,Question,Answer 5662,"Tôi là nhân viên cho một công ty xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vừa qua, công ty chúng tôi có trúng thầu xây dựng một công trình, liên quan đến vấn đề đó, Ban tư vấn cho tôi hỏi: để quản lý chất lượng thi công xây dựng chúng tôi cần thực hiện theo trình tự như thế nào? Ban tư vấn vui lòng hỗ trợ giúp.","Tại Điều 23 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, có quy định: Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau: 1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng. 2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình. 3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình. 4. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình. 5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình. 6. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng (nếu có). 7. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng. 8. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 8332,"Xin chào các luật sư và các thành viên của dân luật. Tôi ở Hà Nội. Năm 2008, tôi có mua một mảnh đất 28m2. Mảnh đất này một phần thuộc mảnh đất của người bán đất, chưa được tách thửa trên giấy tờ. Mảnh đất lớn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người bán. Khi tôi mua đất thì có giấy bán viết tay, giấy có công chứng của phường. Câu hỏi của tôi là: 1. Hiện tại tôi muốn làm giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất trên mang tên tôi, thì tôi có đủ pháp lý để thực hiện điều này không? Nếu có thì tôi phải làm các bước như thế nào? 2. Bên bán đất, họ cho phép tôi chung tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất lớn (nhà tôi + nhà họ). Nếu làm theo phương án này thì tôi cần những thủ tục gì? Rất mong nhận được đóng góp của mọi người. Xin chân thành cảm ơn.","1. Các quy định về tách thửa đất: - Theo quyết định số 97 năm 2004 của UBND thành phố Hà Nội thì sẽ không áp dụng cho việc sang tên nhà đất đối với: Các trường hợp mua bán, chuyển đổi, tặng cho, chia, thừa kế quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (không nằm trong các khu đô thị mới và dự án phát triển nhà ở) có chia tách thửa đất, mà diện tích các thửa đất sau khi chia tách còn ≤ 20m2 (đối với khu vực đô thi), còn ≤ 50m2 (đối với khu vực nông thôn); - Theo quyết định số 26 năm 2008 thì: Điều 3. Kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất ở có diện tích nhỏ hơn mức diện tích tối thiểu ghi tại Điều 1 được quy định như sau: 1. Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại sau khi tách thửa nếu đảm bảo các điều kiện sau thì được cấp Giấy chứng nhận: a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên; b) Có diện tích không nhỏ hơn 30m 2 /thửa ; Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2008. 2. Với hồ sơ thực tế của Nhà bạn: Vì bạn chưa trình bày rõ thời gian nên tôi phải đưa ra 02 căn cứ pháp lý trên và không biết 28 m2 của nhà bạn sẽ thuộc thời gian nào? trước ngày 06/08/2008 hay sau ngày này. 3. Về xử lý tình huống: 3.1. Nếu trước ngày 08/06/2008 thì diện tích đáp ứng được và bạn lại phải xem đến các điều kiện như hợp đồng đã được công chứng chứng thực như thế nào? có hợp pháp không? nếu đầy đủ hợp pháp mà chỉ mặc mỗi việc chưa làm thủ tục sang tên thì có thể xem xét để sang tên vì đây chỉ còn là việc vướng mắc về thủ tục, do đó có thể sang tên và được đứng tên một mình trên giấy chứng nhận. 3.2. Nếu sau ngày 08/06/2008 thì sẽ không bao giờ sang tên được vì vi phạm điều kiện diện tích 3.3 Về vấn đề làm sổ đồng sở hữu thì vì là đồng sơ hữu nên sẽ bị ràng buộc lẫn nhau, hơn nữa cũng phải xem lại nguồn gốc nhà đất được hình thành như thế nào thì mới xem được có căn cứ làm đồng sở hữu hay không." 34729,Cho em hỏi trường hợp nào khi làm hộ chiếu thì mình được miễn lệ phí vậy ạ?,"Hiện nay, tại Thông tư 219/2016/TT-BTC không có quy định về các trường hợp được miễn lệ phí khi cấp hộ chiếu. Tuy nhiên, từ 22/5/2021 tới đây Thông tư 25/2021/TT-BTC thay thế cho Thông tư 219. Khoản 2 Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định các trường hợp sau được miễn lệ phí cấp hộ chiếu: - Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu; - Người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu và những trường hợp vì lý do nhân đạo. Như vậy, thời gian sắp tới, các trường hợp nêu trên sẽ được miễn lệ phí cấp hộ chiếu. Trân trọng!" 30067,"Tuyên bố mất tích khi nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm nhất ngành luật. Chưa được học nhưng em có tìm hiểu trước về luật dân sự. Anh chị cho em hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì tuyên bố mất tích khi nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quỳ anh chị! E-mail: congphuong****@gmail.com","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì tuyên bố mất tích khi: - Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. -Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. - Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. - Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Việc tuyên bố mất tích được quy định tại Điều 68 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 22758,"Tôi và vợ đã kết hôn và có 1 con trai 9 tháng tuổi. Do mâu thuân gia đình, vợ và con tôi về nhà ngoại sống. Khi tôi đến thăm con thì bị vợ tôi cản trở và vợ tôi còn yêu cầu phải chu cấp cho con. Tôi muốn ly hôn và xin hỏi: tôi có được tự do đến thăm con không? nghĩa vụ cấp dưỡng của tôi được pháp luật quy định như thế nào?","Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Về quyền thăm nom và nghĩa vụ cấp dưỡng, khoản 2, 3 Điều 82 của Luật này quy định: ""2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở"". Như vậy, anh hoàn toàn có quyền tự do đến thăm con, đồng thời có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trừ trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó." 1710,"Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu về quy định của pháp luật trong việc cấp thẻ Căn cước công dân. Vì thế, tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Đông Hùng (0127***)","Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân như sau: Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm các hoạt động: a) Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị; b) Trang bị các trang thiết bị cần thiết; c) Thiết lập mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính của cơ sở dữ liệu; d) Tổ chức cơ sở dữ liệu; đ) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu; e) Lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin trong cơ sở dữ liệu; g) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu; h) Vận hành thử, hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu; i) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về những hoạt động trong xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 137/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 7165,Trước đây mình chung khẩu với gia đình chồng. Sau khi ly hôn mình muốn chuyển về cùng bố mẹ. Nhưng mình chưa có nhà riêng mà mình ở với bố mẹ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi. Mình có được làm khẩu riêng không hay phải nhập khẩu vào cùng bố mẹ mình?,"Điều 27 Luật Cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013, trường hợp có cùng chỗ ở hợp pháp được tách hộ khẩu gồm: - Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; - Người đã nhập vào sổ hộ khẩu của người khác mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu. Như vậy, dù bạn đang sống cùng bố mẹ nhưng chưa có nhà riêng thì vẫn được tách khẩu bạn nhé. Thủ tục tách khẩu được quy định như sau: Để được cấp sổ hộ khẩu mới tại cùng địa chỉ cư trú của mẹ bạn thì bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký thường trú. Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại Điều 2 Luật cư trú năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 như sau: - Nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. - Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: + Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; + Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; + Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 26153,Mẫu đơn tặng đất cho con mới nhất hiện nay?,"Thực tế, trước đây, việc tặng cho đất thường được thực hiện bằng cách lập giấy tờ viết tay. Tuy nhiên, do tài sản tặng cho là đất đai có giá trị cao nên giao dịch này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy, pháp luật hiện hành quy định việc tặng cho đất phải được lập thành hợp đồng đầy đủ. Việc làm này nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia giao dịch và tránh những rủi ro phát sinh không đáng có sau này. Bởi hợp đồng tặng cho đất có giá trị pháp lý cao, được coi là căn cứ để Tòa án giải quyết tranh chấp nếu xảy ra. Mẫu đơn tặng đất cho con mới nhất hiện nay Xem chi tiết và tải mẫu đơn tặng đất cho con mới nhất hiện nay tại đây. Tải về Trân trọng!" 11237,"Em là một sinh viên vừa tốt nghiệp, qua quá trình tích góp và vay mượn từ phía gia đình em có một khoản tiền nho nhỏ. Em đã dùng nó để mua căn nhà 10m2 (được xây 2,5 tầng. Em xin được mô tả như sau: Căn nhà em rộng 3m dài 3.3m đất vuông vắn, được mua bán qua các chủ như sau: Năm 1985 bà A có căn nhà 18m2 bán cho bà B. Năm 1997 bà B cắt 10m2 nhà để bán cho ông C. Năm 2007 ông C bán căn nhà (đã xây 2,5 tầng) cho em. Giấy tờ em mua gồm có: 1) Chứng nhận số nhà do UBND cấp năm 2006 cấp cho ông C 2) Phiếu thu đóng thuế đất căn nhà diện tích 18m2 của bà B 3) Các giấy tờ viết tay của A-B-C-em. Các nhà bên cạnh đều không có tranh chấp với em và họ đều được cấp sổ đỏ. Em xin hỏi: a. Nhà em ở là có vi phạm pháp luật không? Vì diện tích bé mà lại xây 2,5 tầng. b. Em có được cấp sổ đỏ không? Nếu có thì em phải làm những thủ tục gì? Nếu không thì nhà của em có bị thu hồi không? c. Nếu trường hợp bị giải tỏa em có được bồi thường không?","Công ty luật vinabiz trả lời như sau: Thứ nhất, thời điểm bạn mua nhà là năm 2007 nên theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Luật Nhà ở 2005 và Luật Công chứng 2006 thì hợp đồng mua nhà của bạn phải được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền công chứng. Trường hợp bạn mua nhà ở bằng hợp đồng viết tay nên theo quy định của pháp luật thì hợp đồng của bạn không được pháp luật thừa nhận. Do đó, trên phương diện pháp lý, bạn chưa phải là chủ sở hữu nhà ở và do đó không thể đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được. Nếu bạn muốn xác lập quyền sở hữu ngôi nhà và quyền sử dụng đất thì bạn phải đến Văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng mua nhà giữa ông C bán cho bạn (trường hợp ông C có quyền chuyển nhượng căn nhà cho bạn theo quy định của pháp luật). Sau đó, bạn làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nơi có tài sản là nhà đất mà bạn mua. Thứ hai, bạn có thể tham khảo thêm quy định tại khoản 1, Điều 8, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau: “Chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định sau đây: 1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau: a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; b) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994; c) Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; d) Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI ""về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991"", Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ""quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991""; đ) Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở. Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; trường hợp mua nhà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) thì ngoài hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư); e) Bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; g) Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó; h) Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2006.” Thứ ba, bạn không nêu rõ nhà ở bạn nói đến được xây dựng ở đâu và thời gian nào nên chúng tôi không thể trả lời bạn về việc xây dựng nhà 2,5 tầng trên diện tích 10m2 thì có đúng quy định pháp luật hay không. Luật Xây dựng không quy định cụ thể việc cấp phép xây dựng nhà ở hay không theo diện tích xây dựng, tuy nhiên tùy từng địa phương các quy định về hạn mức diện tích xây dựng nhà ở lại có những quy định riêng, do vậy bạn không nêu rõ vị trí nhà bạn mua nên chúng tôi không thể nêu nội dung quy định để bạn tham khảo. (Ví dụ: Hiện tại, theo quy định về cấp phép xây dựng của UBND thành phố Hà Nội thì sẽ không cấp phép xây dựng nhà ở với diện tích dưới 15m2) Thứ tư, nếu bạn chứng minh được việc sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chúng tôi đã nêu) thì bạn sẽ được bồi thường nếu bị thu hồi nhà đất theo quy định của pháp luật. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn [Hidden Field] 1" 12733,Vợ chồng đã có con ruột thì có được nhận con nuôi hay không?,"Tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Căn cứ theo quy định hiện hành, pháp luật không cấm việc vợ chồng đã có con ruột không được nhận con nuôi. Chính vì vậy, nếu vợ chồng bạn đáp ứng được các điều kiện được liệt kê trên thì vợ chồng bạn hoàn toàn có thể nhận con nuôi." 5572,"Tôi muốn hỏi một vấn đề như sau: Hiện tại tôi đã làm xong hồ sơ li hôn (các loại giấy tờ cần thiết như đơn xin li hôn, bản sao hộ khẩu của hai vợ chồng,giấy chứng nhận kết hôn,giấy khai sinh của hai con và bản sao chứng minh nhân dân) nhưng khi nộp hồ sơ lên toà án thành phố vinh ( nơi có hộ khẩu của hai vợ chồng) thì toà án nói rằng: "" bây giờ vợ tôi không ở nơi này nữa (vợ tôi đã về hà tĩnh ở với bố mẹ đẻ đã gần 3 năm nhưng hộ khẩu đã cắt sang tp Vinh) nên nói tôi nộp hồ sơ bên toà án huyện Nghi Xuân ,Hà Tĩnh"" Sau đó tôi sang toà án huyện nghi xuân ,hà tĩnh để nộp hồ sơ thì toà án huyện nghi xuân lại nói rằng: ""Vợ tôi hiên cư trú tại đây nhưng không có hộ khẩu ở đây nên không đủ thẩm quyền để giải quyết vậy tôi muốn hỏi là tôi nộp hồ sơ li hôn ở đâu là đúng pháp luật? Toà án Vinh hay toà án Nghi Xuân ( tất nhiên là vợ tôi không đồng ý li hôn)","Chào bạn. Một số ý trao đổi cùng bạn: Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình …(Khoản 1 điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự). Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống (Điều 52 Bộ Luật Dân sự). Như vậy Toà án nơi vợ anh đang sinh sống có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn. Anh phải nộp hồ sơ tại Tòa án Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Thân." 32401,"Bị cận trên 1,5 độ nhưng năm nào cũng phải khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đúng không?","Bị cận trên 1,5 độ nhưng năm nào cũng phải khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đúng không? Em bị cận loạn 2 mắt đều trên 1,5 độ mà năm nào cũng bị gọi về khám nghĩa vụ quân sự khó chịu quá đi, đằng nào cũng khám rồi không phải đi mà vẫn cứ bị khám là sao ạ?" 23070,"Chào Luật sư! Chị tôi là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp thừa kế. Mặc dù tòa đã nhiều lần triệu tập nhưng bị đơn vẫn không đến khiến vụ án bị kéo dài. Nếu lần này bị đơn lại không đến thì vụ án có được đưa ra xét xử hay không? Xin cảm ơn.","Bị đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ. (K 2 Đ 200, K 3 Đ 202 BLTTDS)" 27811,Con dâu có tên trong sổ hộ khẩu có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng không?,"Bố mẹ chồng tôi mất do tai nạn bất ngờ nên không để làm di chúc. Tôi là con dâu, có tên trong sổ hộ khẩu và về ở nhà chồng hơn 10 năm nay. Vậy tôi có được hưởng gì không?" 19301,"Năm 1954 trước khi chuyển vào miền Nam sinh sống, bố tôi có ủy quyền cho bác ruột quản lý và sử dụng một căn nhà tại Hà Nội. Giấy ủy quyền được chứng thực tại cơ quan hành chính, không xác định thời hạn ủy quyền và không được ủy quyền lại. Bác tôi chết năm 2000. Nay bố tôi muốn đòi lại quyền sở hữu căn nhà đó thì có được không?","Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có quyền và nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Như vậy, đối tượng của ủy quyền là công việc, chứ không phải là tài sản nào đó. Việc bố bạn có tài sản là căn nhà tại Hà Nội và đã ủy quyền cho bác bạn quản lý tức là đã giao công việc cho bác bạn được thực hiện nhân danh bố bạn; quyền sở hữu của bố bạn đối với căn nhà vẫn thuộc về bố bạn mà không chuyển giao sang cho bác bạn. Hơn nữa, điều 185 Bộ luật Dân sự quy định về quyền chiếm hữu của người được ủy quyền quản lý tài sản như sau: Khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữi tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Người được ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao. Như vậy, quyền sở hữu căn nhà vẫn luôn thuộc về bố bạn (trừ trường hợp đã chuyển quyền bằng một hợp đồng, giao dịch như mua bán, tặng cho …). Bác bạn chỉ là người đại diện để quản lý, trông nom mà không trở thành chủ sở hữu của căn nhà đó. Hợp đồng ủy quyền giữa bố và bác bạn không có thời hạn thì theo quy định của pháp luật hợp đồng này có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. - Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp: - Hợp đồng ủy quyền hết hạn; - Công việc ủy quyền đã hoàn thành; - Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; - Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. Đối chiếu với quy định trên thì nay bác bạn đã chết do đó ủy quyền giữa bố và bác bạn đương nhiên hết hiệu lực theo quy định của pháp luật. Như vậy, bố bạn vẫn tiếp tục được thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với căn nhà trên, bao gồm: - Quyền chiếm hữu: nắm giữ, quản lý tài sản; - Quyền sử dụng: khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; - Quyền định đoạt: chuyển giao (bán, trao đổi, tặng cho, để thừa kế …) quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Vậy bố bạn không cần phải đòi lại quyền sở hữu căn nhà đó mà từ trước đến giờ vẫn là chủ sở hữu của căn nhà. Nếu chưa có giấy tờ chứng minh quyền tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành thì bố bạn có thể làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà để có thể thực hiện các quyền của chủ sở hữu theo quy định. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà trên được quy định tại Điều 50 Luật đất đai như sau: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: + Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; + Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; + Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; + Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; + Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định như đã nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. - Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Bạn có thể căn cứ vào quy định trên để thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà theo quy định của Luật Đất đai" 14802,"Tôi cho bạn vay 50 triệu đồng. chỉ ghi mấy dòng giấy tay làm tin. nhưng giờ bạn tôi không trả. Việc này vợ bạn có biết nhưng không ký, vợ bạn hiện đang đứng tên một căn nhà. Xin hỏi: tôi có thể khởi kiện đòi lại số tiền được không? Các thủ tục khởi kiện như thế nào? Có thể bán căn nhà của vợ bạn trả nợ được không? Nếu cần có phải làm lại giấy tờ cho vay nợ không hoặc giấy tờ gì khác không? Chi phí khởi kiện như thế nào?thời gian khởi kiện và thi hành án là bao lâu?","Câu hỏi của bạn khá phức tạp, dựa trên những thông tin chung chung mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được trả lời các câu hỏi của bạn như sau: Thứ nhất, về việc bạn có khởi kiện đòi lại số tiền có được không? Bạn có thể khởi kiện đòi là số tiền, pháp luật dân sự quy định đảm bảo quyền công bằng và lợi ích hợp pháp, đặc biệt là bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp cho mọi người dân, trong trường hợp quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, chủ thế bị xâm phạm quyền không thể tự mình giải quyết thì có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Tuy nhiên, trong lĩnh vực dân sự, pháp luật quy định người khởi kiện có nghĩa vụ phải chứng minh về các yêu cầu khởi kiện của mình. Vì vậy, để được tòa thụ lý, bạn cần phải chứng minh việc vay nợ và chưa trả nợ của bạn bạn là có thật. Đây cũng là cơ sở để Tòa án có thể bảo vệ quyền lợi của bạn. Cụ thể, Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự 1. Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự. 2. Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định. [Anchor] Thứ hai, về thủ tục khởi kiện Bạn cần làm đơn khởi kiện và gửi đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn đóng trụ sở chính để được tòa án xem xét, giải quyết theo luật định. Kèm theo đơn kiện, bạn phải gửi các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Hồ sơ cần thiết: - Đơn khởi kiện - Các tài liệu liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ nhà, đất, hợp đồng...) - Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y); - Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao). Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc. Lệ phí: Án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp khởi kiện để đòi nợ theo pháp luật quy định với mức giá ngạch từ 4 triệu đến 400 triệu là 5% giá trị tài sản có tranh chấp, tức 5% của 50 triệu = 2,5 triệu. Thời gian giải quyết: Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Về quyền yêu cầu thi hành án dân sự: Điều 26. Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự Khi ra bản án, quyết định, Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phải giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án. Đối với bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này thì Toà án đã ra bản án, quyết định phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định. (khoản 2 Điều 28)" 26257,Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy hay không?,"Tại Điều 24 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về thủ tục đăng ký trực tuyến như sau: Thủ tục đăng ký trực tuyến 1. Người yêu cầu đăng ký sử dụng tài khoản để đăng nhập vào hệ thống đăng ký trực tuyến và kê khai thông tin, xác thực hồ sơ đăng ký theo quy trình trên giao diện đăng ký trực tuyến. Trường hợp pháp luật có quy định hồ sơ đăng ký phải đính kèm bản điện tử thì người yêu cầu đăng ký gửi đính kèm văn bản này, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 46 Nghị định này. Người yêu cầu đăng ký thực hiện thanh toán phí đăng ký theo quy trình trên giao diện đăng ký trực tuyến hoặc theo phương thức thanh toán được quy định tại pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật khác có liên quan. Hồ sơ đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký trực tuyến và trả kết quả đăng ký áp dụng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Nghị định này. 2. Trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện việc đăng ký trực tuyến thông qua tài khoản của người đại diện thì người đại diện phải kê khai thông tin mã số tài khoản của người được đại diện. Thông tin về biện pháp bảo đảm được đăng ký phải được cập nhật vào tài khoản của người được đại diện, không cập nhật vào tài khoản của người đại diện. 3. Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này, cơ quan đăng ký thực hiện việc từ chối đăng ký thông qua giao diện đăng ký trực tuyến hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký. 4. Trường hợp pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển, về hàng không hoặc pháp luật về hàng hải có quy định khác về thủ tục đăng ký trực tuyến quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó. Căn cứ theo quy định hiện hành, hồ sơ đăng ký trực tuyến có giá trị pháp lý như hồ sơ đăng ký bằng bản giấy." 12887,Mẹ nuôi mất có được tiếp tục nhận người khác làm mẹ nuôi không?,"Căn cứ Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về điều kiện của Người được nhận làm con nuôi cụ thể như sau: 1. Trẻ em dưới 16 tuổi 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây - Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; - Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Mặt khác căn cứ Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi cụ thể như sau: 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này. Như vậy căn cứ quy định của pháp luật nếu bạn và người nhận nuôi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 8 và Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Trình tự và thủ tục sẽ được tiến hành theo các quy định của Luật nuôi con nuôi 2010." 15319,"Kính gửi Luật sư! Năm 2012, công ty em có ký hợp đồng thuê đất để đặt máy móc, thiết bị, hợp đồng có hiệu lực đến ngày 31/12/2013. Năm 2014, bên cty em vẫn tiếp tục thuê nhưng do một số trục trặc giữa hai bên chưa được giải quyết nên chưa ký được phụ lục hợp đồng.  Năm 2015, công ty em có sự thay đổi người đại diện pháp luật, dự định ký phụ lục hợp đồng cho năm 2015 vào 01/11/2015 nhưng hiệu lực hợp đồng là thực hiện cho cả năm 2015. Do không có phụ lục hợp đồng năm 2014 nên bên cho thuê (cá thể kinh doanh) không thể đến cơ quan thuế để mua hóa đơn và đóng các loại thuế (GTGT, TNCN) được, do đó đến hiện tại vẫn chưa giao được hóa đơn cho bên em. Do người đại diện pháp luật năm 2014 (vì một số lý do) không muốn ký ngược phụ lục hợp đồng cho năm 2014 mà muốn ký một biên bản thỏa thuận thuê đất với bên cho thuê để bên cho thuê hoàn tất thủ tục với cơ quan thuế. Xin hỏi Luật sư: 1. Biên bản thỏa thuận này có được cơ quan Thuế chấp nhận để hoàn tất thủ tục xuất hóa đơn cho chúng tôi hay không? 2. Nếu không được thì xin chỉ cho em cách giải quyết với ạ? Rất mong sớm nhận được ý kiến tư vấn của Luật sư. Trân trọng cảm ơn!","​Hợp đồng thuê đất có giá trị trong thời hạn thỏa thuận. Nếu hết thời hạn ghi trong hợp đồng thì không bên nào có thể sử dụng bản hợp đồng đó để thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý được. Việc sử dụng đất của công ty bạn sau thời hạn hợp đồng thì chưa có gì chứng minh đó là quan hệ thuê đất. Pháp luật hiện hành không quy định mặc nhiên có hiệu lực của hợp đồng thuê đất sau khi hết thời hạn thuê mà các bên vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vì vậy, công ty bạn chỉ có một cách duy nhất là ký lại hoặc thanh lý hợp đồng." 23437,"Bà Trần Thị Thái (Hà Nội) hỏi: Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành những quy định về minh bạch tài sản, thu nhập. Tuy nhiên, nếu có vi phạm trong việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập thì sẽ xử lý như thế nào?","Theo quy định tại Nghị định số78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập quy định xử lý vi phạm thì người tổ chức việc kê khai, việc công khai chậm; người kê khai, giải trình chậm; người tổng hợp, báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập chậm so với thời hạn quy định tại Nghị định này mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật như sau: Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với người thực hiện chậm trên 15 ngày đến 30 ngày. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với người thực hiện chậm trên 30 ngày đến 45 ngày. Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một bậc so với hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với người thực hiện chậm trên 45 ngày. Xử lý kỷ luật đối với người kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực. Người kê khai tài sản, thu nhập, người giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật: Đối với cán bộ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Đối với công chức áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức. Đối với viên chức áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức. Đối với người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức. Đối với người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân áp dụng theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, nếu có vi phạm trong kê khai tài sản, cá nhân còn bị xử lý trách nhiệm trong xác minh tài sản, thu nhập. Các vi phạm khác trong minh bạch tài sản thu nhập được xử lý như sau: Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin, tài liệu trong các cơ quan, đơn vị liên quan đến quản lý về đất đai, nhà, công trình kiến trúc, thuế, tài chính, ngân hàng và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời yêu cầu phục vụ xác minh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người tiết lộ thông tin hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập khi chưa được người có thẩm quyền cho phép thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật." 14532,"Tôi có giấy kết hôn với vợ tôi ở địa chỉ nơi tôi cư ngụ,nhưng vợ tôi địa chỉ ở Trà Vinh,và tôi có con chung 5 tuổi,nhưng hiện nay vợ tôi đã ngoại tình và có con chung với chồng khác, nay tôi muốn xin ly hôn đơn phương và quyền nuôi con vậy tôi phải làm sao?","Về nguyên tắc, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án ly hôn sẽ được xác định trên cơ sở thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án đối với các vụ án dân sự. Về vấn đề này, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 xác định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án như sau: “a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này; Như vậy, nếu anh muốn ly hôn thì trước hết anh phải gửi đơn ly hôn đến Tòa án tại Trà Vinh nơi vợ anh hiện đang sinh sống. Thứ hai, về đơn phương xin ly hôn và yêu cầu được nuôi con thì căn cứ theo Điều 91, Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Điều [Điểm neo] 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Điều [Điểm neo] 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Như vậy để được ly hôn và có quyền nuôi con, trong đơn xin ly hôn anh phải đưa ra lý do xin li hôn chính đáng xác thực về tình trạng hôn nhân thực tại của hai vợ chồng và anh phải đưa ra đề nghị được nuôi con.Tòa án tại sẽ thụ lí đơn và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự." 9222,Hành vi nào bị xem là xâm phạm quyền tác giả?,"Căn cứ quy định Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau: Dưới dây là các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả - Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 . - Xâm phạm quyền tài sản. - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo quy định. - Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều 28 và Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 . - Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả. - Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật. - Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. - Khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật. - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định." 23517,Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị sửa đổi hộ chiếu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi chuẩn bị sửa lại hộ chiếu và có một thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn. Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị sửa đổi hộ chiếu được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều đó? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Văn Mạnh (manh***8@gmail.com),"Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị sửa đổi hộ chiếu được quy định tại Điều 8 Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam như sau: - Đối với hồ sơ nộp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Đối với hồ sơ nộp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp có nhu cầu cần hộ chiếu gấp quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này thì giải quyết sớm nhất trong thời hạn quy định. - Trường hợp ngày làm việc trùng hoặc liền với ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết: thời hạn giải quyết được cộng thêm số ngày nghỉ đó theo quy định của Chính phủ. Trên đây là quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị sửa đổi hộ chiếu. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 29/2016/TT-BCA. Trân trọng!" 5627,"Ông tôi chết năm 2000, tài sản của ông tôi là một giấy chứng nhận QSDĐ cấp năm 1994. Ông tôi có 3 người con. Trong đó cha tôi chết năm 2016 (hai người chú vẫn còn sống). Nay phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất nêu trên. Xin hỏi tôi không được thừa kế thế vị vậy mẹ tôi và tôi có được thay thế vào vị trí của cha tôi để được hưởng phần của cha tôi hay không vì theo luật thì cha tôi phải chết trước hặc cùng thời điểm thì tôi là con mới được thừa kế thế vị","Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 thì: Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế ""1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. 2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản."" Như vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Ông bạn chết năm 2000 thì đây là thời điểm mở thừa kế đối với phần di sản của ông bạn để lại. Vào thời điểm ông bạn chết và không để lại di chúc thì tài sản được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì về người thừa kế theo pháp luật như sau: ""1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."" Và tại Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định: ""Điều 613. Người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế."" Tại thời điểm ông bạn mất năm 2000 thì bố bạn còn sống. Do đó bố bạn sẽ được hưởng phần di sản của ông bạn để lại theo hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định thì người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, bố bạn sẽ được hưởng 1/3 di sản của ông bạn để lại. 2/3 di sản còn lại sẽ chia đều cho 2 người chú ruột của bạn. Năm 2016 bố bạn mất nhưng tài sản của ông bạn chưa được chia xong thì bạn và mẹ của bạn sẽ đại diện phần tài sản mà đáng ra bố bạn được nhận khi phân chia tài sản theo pháp luật. Do đó, trường hợp này bạn và mẹ bạn đều có quyền thay mặt bố bạn hưởng 1/3 tài sản của ông bạn để lại. Lưu ý: Trong trường hợp này không xuất hiện thừa kế thế vị như bạn phân tích. Bởi lẽ bố bạn chết sau thời điểm ông của bạn mất. Khi ông bạn mất thì bố bạn đương nhiên được phân chia di sản của ông bạn để lại. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng!" 33597,"Em cho chị chồng em mượn đất đã có sổ đỏ tên vợ chồng em và chị chồng em đã xây nhà nhỏ ở tạm trên đất này từ năm 2004. Đến tháng 12 năm 2012 chị chồng em làm giấy tay bán nhà và đất cho người khác. em có gặp người mua nói là đất của em nhưng họ vẫn không nghe mà đã trả đủ tiền cho chị chồng em rồi. chị chồng em đi khai báo với chính quyền để làm sổ đỏ mới, em nghe va làm đơn đình chỉ rồi nhưng đến nay em chưa nhận được văn bản nào chính thức. Vì thế một người chị chồng khác đã thấy thế lại làm đơn bảo với chính quyền là đất của chị ấy. vậy thì em phải làm gì để giải quyết dứt điểm việc này. em xin luật sư chỉ giúp em. 2. gia đình chồng em có cho vợ chồng em một lô đất tái định cư và vợ chồng em đã xây nhà ở trên đất này từ năm 2001 nhưng nay chị chồng em lại tranh chấp không cho vợ chồng em đăng ký quyền sử dụng. Vậy em nên làm gì xin bác luật sư chỉ giúp. em nghe nói nhà mà đã xây cất và ở trên 10 năm thì là của mình và mình có quyền đi đăng ký quyền sử dụng nhà đất có đúng vậy không bác luật sư.","Thứ nhất về thửa đất vợ chồng bạn đã được cấp giấy chứng nhận thì vợ chồng bạn cân thực hiện quyền quản lý, sử dụng của mình theo quy định pháp luật bằng cách yêu cầu những người đang ở trên thửa đất phải trả lại đất cho vợ chồng bạn. Việc chị chồng bạn không phải là chủ sử dụng mà lập hợp đồng chuyển nhượng cho người khác là vi phạm pháp luật, xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng bạn, vợ chồng bạn có quyền khởi kiện vụ việc này tại tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Đối với mảnh đất tái định cư của vợ chồng bạn thì cần phải xác định hồ sơ giao đất tái định cư như cụ thể của bạn như thế nào thì Luật sư mới tư vấn chi tiêt cho bạn được." 6769,"Vật chính và vật phụ là gì? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm nhất ngành luật. Chưa được học nhưng em có tìm hiểu trước về luật dân sự. Anh chị cho em hỏi, Vật chính và vật phụ là gì? Rất mong nhận được câu trả lời từ quỳ anh chị! E-mail: hoapolang****@gmail.com","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì vật chính và vật phụ được giải thích và quy định như sau - Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. - Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. - Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Định nghĩa về Vật chính và vật phụ được quy định tại Điều 110 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 18774,Quy định về Hội đồng bầu cử Quốc gia?,"Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015 đã thể chế hóa quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định trong Hiến pháp năm 2013, quy định Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập (trước đây gọi là Hội đồng bầu cử ở Trung ương do Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập), có từ 15 đến 21 thành viên, hoạt động theo nguyên tắc chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia: Tổ chức bầu cử ĐBQH; chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử; chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử; quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bản khác sử dụng trong công tác bầu cử…" 23087,"Thế chấp tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Hằng hiện đang sống và làm việc tại Lâm Đồng. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thế chấp tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Thế chấp tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 quy định tại Điều 342, theo đó: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. 1. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. 2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. 3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trên đây là tư vấn về thế chấp tài sản theo Bộ luật dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 20379,Tìm hiểu về phiên tòa sơ thẩm như thế nào?,"Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu tiên của tòa án. Sau khi hòa giải không thành hoặc đối với những vụ án mà pháp luật quy định không được phép hòa giải thì tòa án phải tiến hành phiên xét xử vụ án dân sự. phiên xét xử này được gọi là phiên tòa dân sự. Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải trải qua việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa sơ thẩm tập trung các hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Hội đồng xét xử thực hiện việc xét xử thông qua việc nghe các bên trình bày, tranh luận tại phiên tòa, kiểm tra xác minh các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách quan, áp dụng đúng pháp luật giải quyết vụ án. Tại phiên tòa sơ thẩm tòa án phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án. Theo điều 15 Bộ luật TTDS việc xét xử của tòa án được tiến hành công khai, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp kinh doanh, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Hội đồng xét xử quyết định giải quyết mọi vấn đề thuộc về nội dung vụ án cũng như thủ tục tố tụng bằng việc biểu quyết theo đa số. Phiên tòa sơ thẩm là phiên xét xử lần đầu tiên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự.Tại phiên tòa sơ thẩm tòa án sẽ quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án, xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm căn cứ cho việc thi hành án. Theo quy định của Bộ luật TTDS năm 2004 chủ thể tham gia phiên tòa gồm có người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Những người tiến hành tố tụng được quy định tại điều 52 Bộ luật TTDS năm 2004, gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Việc thay thế thành viên của hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt không thể tham gia xét xử vụ án được quy định tại điều 198 Bộ luật TTDS năm 2004. Trong trường hợp có thẩm phán, hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này thay thế và được tham gia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa ngay từ đầu. Trong trường hợp không có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên hội đồng xét xử hoặc phải đổi chủ tọa mà không có thẩm phán để thay thế thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. theo quy định của Bộ luật TTDS năm 2004 những người tham gia tố tụng tại phiên tòa gồm có: nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; người đại diện của đương sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng; người giám đinh; người phiên dịch. Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 điều 21 Bộ luật TTDS năm 2004 viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia hiên tòa đối với những vụ án do tòa án thu thập chứng hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, quyền sử dụng đất nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần." 10039,Người không trực tiếp nuôi con sẽ bị hạn chế quyền đối với con cái trong trường hợp nào?,"Theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ... 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau: Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; b) Phá tán tài sản của con; c) Có lối sống đồi trụy; d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. 2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Theo đó, người không trực tiếp nuôi con sẽ bị hạn chế quyền đối với con trong các trường hợp sau: - Lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; - Phá tán tài sản của con; - Có lối sống đồi trụy; - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trân trọng!" 2174,Có thể lựa chọn quốc tịch của con không?,"Theo Khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch 2008 về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam: 1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Theo đó, hai bạn cần thỏa thuận bằng văn bản về việc lựa chọn quốc tịch cho con có quốc tịch Singapore nhưng hai bạn chưa có đăng ký kết hôn nên phải tiến hành thủ tục nhận con thì mới có thể đăng ký khai sinh và lựa chọn quốc tịch Singapore cho con." 19980,Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác gì nhau?,"Cửa khẩu quốc gia là cửa khẩu chỉ dành cho người và phương tiện của hai nước có chung đường biên giới có các cặp cửa khẩu đối diện nhau và có sự giao thương qua lại. Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác nhau như sau: [1] Giống nhau - Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia đều là nơi cho phép người, phương tiện, hàng hóa xuất nhập cảnh qua biên giới quốc gia. - Cả hai đều được quản lý bởi các cơ quan chức năng nhà nước như Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường. - Để xuất nhập cảnh qua cả hai loại cửa khẩu, người và phương tiện đều phải đáp ứng các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh. [2] Khác nhau Cửa khẩu quốc tế Cửa khẩu quốc gia Đối tượng xuất nhập cảnh Cho phép người và phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất nhập cảnh. Chỉ cho phép người và phương tiện của Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất nhập cảnh. Loại hình cửa khẩu Có thể là đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc đường hàng không. Thường là đường bộ hoặc đường thủy. Mức độ quan trọng Có vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy giao thương quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế. Có vai trò chủ yếu trong việc giao thương, hợp tác giữa hai nước láng giềng. Ví dụ Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) là cửa khẩu quốc tế đường bộ, cho phép người và phương tiện của Việt Nam và Trung Quốc xuất nhập cảnh. Cửa khẩu quốc gia Xa Mát (Tây Ninh) là cửa khẩu quốc gia đường bộ, chỉ cho phép người và phương tiện của Việt Nam và Campuchia xuất nhập cảnh. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!" 32901,"Xin luật sư cho em hỏi, con em sinh 3/11/1994. Nằm trong nhóm tuổi 25 hết độ tuổi nghĩa vụ. Đến ngày 3/11/2019 hết độ tuổi 25. Hôm trước cơ quan xã gửi giấy gọi khám sức khỏe ngày 31/10/2019. Nếu như vậy sau khi đi khám con em trúng tuyển đợt 1 có bị bắt buộc khám sức khỏe đợt 2 ở huyện không thưa luật sư còn trúng tuyển đợt 2 con em có bị bắt buộc nhập ngũ xin luật sư tư vấn giúp em!","Căn cứ Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về Độ tuổi gọi nhập ngũ như sau: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. => Như vậy, trường hợp con bạn không có trình độ cao đẳng, đại học thì hết 25 tuổi con bạn sẽ không phải nhập ngũ nữa. Tuy nhiên, Theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, có quy định: Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Theo đó, Điều 33 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. => Như vậy: Thời gian khám sức khỏe là tháng 11 - tháng 12 Thời gian gọi nhập ngũ là tháng 2 - tháng 3. Theo thông tin bạn cung cấp thì con bạn đến ngày 3/11/2019 thì hết độ tuổi nhập ngũ. Nhưng 31/10/2019 này thì mới khám sức khỏe thì đến tháng 2 - tháng 3 năm 2020 mới gọi nhập ngũ thì khi này con bạn đã hết tuổi gọi nhập ngũ, cho nên con bạn không phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa. Trên đây là nội dung hỗ trợ. Trân trọng!" 17381,Văn bản quy phạm pháp luật là gì?,"Căn cứ Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định văn bản quy phạm pháp luật : Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau: Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. ... Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp. 2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. 3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. ... Theo quy định trên, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có chứa quy tắc xử sự chung. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần được áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức trên phạm vi cả nước hoặc một bộ phận lãnh thổ, có hiệu lực pháp lý bắt buộc thi hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Hiện nay có các văn bản quy phạm pháp luật sau: [1] Hiến pháp [2] Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội. [3] Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [4] Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. [5] Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [6] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. [7] Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. [8] Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước. [9] Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. [10] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). [11] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. [12] Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. [13] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện). [14] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện. [15] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). [16] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã. Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã có được xem là văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)" 21440,"Vợ tôi làm điều dưỡng trong một bệnh viện huyện, sau khi sinh được nghỉ hộ sản 4 tháng, hiện đã đi làm được 5 tháng. Nay cơ quan yêu cầu vợ tôi phải đi trực chuyên môn theo tua 24 giờ/ngày trực. Luật BHXH Việt Nam không thấy nói đến vấn đề quy định sau sinh bao lâu, con được bao nhiêu tuổi thì phải đi trực chuyên môn, nhờ TTO tư vấn giúp. Cảm ơn TTO! (ys.hoang…@gmail.com)","- Điều 13 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định về quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi như sau: cán bộ, công chức được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Điều 115 Bộ luật Lao động cũng quy định: “Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa”. Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp con của vợ chồng bạn dưới 12 tháng tuổi thì vợ bạn không phải đi trực chuyên môn theo tua 24 giờ/ngày; nếu con của vợ chồng bạn trên 12 tháng tuổi thì vợ bạn phải đi trực chuyên môn theo tua 24 giờ/ngày. * Tôi được con nợ gọi mang giấy nhận nợ tới nhà để thanh toán tiền nợ vay. Tuy nhiên khi đến nhà con nợ, nhân lúc đang tính toán thì con nợ giật xé giấy nhận nợ và không chịu thanh toán tiền vay nợ cho tôi. Tôi có giữ được giấy nhận nợ đã bị xé. Xin hỏi tôi có thể dùng giấy này để kiện người nhận nợ ra tòa yêu cầu trả nợ hay không (giấy nhận nợ không bị gạch chéo)? (Phan Hiệp) - Theo điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2005, hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005 về hợp đồng vay tài sản quy định như sau: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Điều 161 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 cũng quy định: cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp (gọi chung là người khởi kiện) khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004). Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm (điều 427 Bộ luật Dân sự 2005). Căn cứ vào các quy định trên thì giấy nhận nợ của bạn vẫn có giá trị pháp lý như một hợp đồng vay tài sản và là chứng cứ để bạn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc, và tòa án có thẩm quyền chỉ nhận đơn khởi kiện của bạn nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn." 11997,Khái niệm thực hiện hợp đồng là gì?,"Sau khi các bên đã giao kết hợp đồng dưới một hình thức nhất định phù hợp với phápluật và hợp đồng đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu (quy định tại Điều 122 BLDS) thì hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Nghĩa là từ thời điểm đó, các bên trong hợp đồng bắt đầu có quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Theo nội dung của hợp đồng, các bên lần lượt tiến hành các hành vi mang tính nghĩa vụ đúng với tính chất đối tượng, thời hạn, phương thức và địa điểm mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Vì vậy, thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi một bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng của bên kia." 20798,"Cho hỏi: Theo quy định thì thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài được quy định ra sao? Văn bản nào quy định? Mong sớm nhận hồi đáp.","Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 4 Mục 1 Phần II Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, cụ thể như sau: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con. Trân trọng." 15789,"Bạn P.M.T - Email: manhtien.phan82@xxx trình bày: Bố mẹ tôi có 3 người con chung và 2 người con riêng trước của mẹ tôi. Nhà tôi bị quy hoạch nên nhà nước đền bù cho 3 lô đất. Một lô bố mẹ tôi xây nhà, còn lại 2 lô, ý nguyện của bố tôi là để lại cho tôi và chị tôi, còn căn nhà để làm nhà từ đường không được bán nếu không có sự đồng ý của 1 trong 3 người con chung. Tất cả giấy tờ nhà đất đều đứng tên bố tôi. Bố tôi muốn lập di chúc một mình mà không có mẹ tôi có được không? Còn phần 2 người con riêng của mẹ tôi, bố tôi muốn 2 chị em tôi tự thỏa thuận và cho 2 người đó có được không?","heo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau: Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, nếu không có tranh chấp thì mặc dù tất cả giấy tờ nhà đất đều đứng tên bố bạn nhưng vì quyền sử dụng đất này có được sau khi bố mẹ bạn đã kết hôn nên là tài sản chung của bố mẹ bạn. Do đó, bố bạn không thể lập di chúc một mình để định đoạt toàn bộ tài sản vì đó là tài sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu chung của bố mẹ bạn. Do đó, cả bố và mẹ bạn sẽ có quyền định đoạt phần tài sản này cũng như để thừa kế cho ai." 20270,Hoạt động mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại là gì?,"Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định về hoạt động mua bán hàng hóa như sau: Giải thích từ ngữ ... 8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại , theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. ... Theo quy định trên, hoạt động mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại 2005 là hoạt động có tính chất thương mại làm phát sinh nghĩa vụ và quyền của bên bán và bên mua. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Các thời điểm chuyển giao quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa? (Hình từ Internet)" 8211,Để được đăng ký thường trú tại tỉnh thì công dân cần có điều kiện gì?,"Điều 19 Luật cư trú quy định điều kiện để được đăng ký thường trú tại tỉnh rất đơn giản và thuận tiện cho công dân, chỉ cần công dân có chỗ ở hợp pháp là được đăng ký thường trú. Luật cư trú không phân biệt điều kiện được đăng ký thường trú giữa địa bàn nông thôn, miền núi với thị xã thuộc tỉnh, cụ thể như sau: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản." 8866,2. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có được không?,"Căn cứ Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. 4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. 5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. Do đó, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có những căn cứ được quy định trên." 23432,"Cho tôi hỏi, những tổ chức, cá nhân nào là đối tượng được bảo hộ quyền liên quan theo quy định của pháp luật?","Theo quy định tại Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ: Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan 1. Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn). 2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này. 3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình). 4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng). Nguồn: nguoiduatin.vn" 28666,"Mình cần hỏi thủ tục nhập khẩu cho bé mới sinh theo bố hộ khẩu Tp Hồ Chí Minh? Còn bố, mẹ có hộ khẩu tỉnh?","Tại Điều 20 Luật cư trú 2006, có quy định về những trường hợp được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: - Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; - Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; + Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; + Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; + Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; + Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại; - Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; - Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì vợ, chồng bạn có hộ khẩu ở tỉnh nay mong muốn được nhập khẩu cho con ở thành phố thì vợ, chồng bạn phải có hộ khẩu ở thành phố. Hoặc có chỗ ở hợp pháp tạm trú liên tục từ 1 năm trở lên... Luật cư trú 2006 sắp tới đây sẽ hết hiệu lực thay thế bằng Luật cư trú 2020 (có hiệu lực từ 1/7/2021). Theo quy định của luật mới này thì để được nhập khẩu thành phố phải đáp ứng các điều kiện. - Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. - Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi được chủ sở hữu đồng ý và đáp ứng điều kiện về diện tích. Trân trọng!" 24573,Tôi có 1 tiền án được xóa. Nay tôi có nhu cầu đi Đài Loan và phải xin lý lịch tư pháp số 2. Có cách nào để được xóa tội danh trên phiếu tư pháp số 2 hay không vậy?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 43 Luật lý lịch tư pháp 2009 và Khoản 2 Điều 14 Thông tư 13/2011/TT-BTP thì tình trạng án tích trong Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được ghi như sau: - Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”. - Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. - Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian. Theo thông tin anh cung cấp thì anh có một tiền án, đã được xóa án tích, bây giờ muốn xóa thông tin tội danh đã vi phạm trên Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Tuy nhiên, theo quy định trên, phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải thể hiện đầy đủ thông tin về án tích đã có của công dân kể cả án tích đã được xóa và chưa được xóa. Do vậy, anh không thể xóa tội danh trên phiếu lý lịch tư pháp số 2 được. Trân trọng!" 200,Xin cho tôi biết nội dung Thông tư 08a/2010/TT-BTP?,"Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ tư pháp Về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch.Nội dung thông tư là: “Thông tư này ban hành các loại sổ, biểu mẫu hộ tịch; hướng dẫn đối tượng sử dụng; thẩm quyền in, phát hành; cách ghi chép sổ, biểu mẫu hộ tịch; khóa sổ và lưu trữ sổ hộ tịch”" 11178,Tài sản có sau khi ly thân có phải là tài sản chung vợ chồng hay không?,"Vợ chồng tôi kết hôn 2017, do mâu thuẫn nên vợ chồng tôi đã sông ly thân từ 2017. Sau khi ly thân chồng tôi có sống chung với 01 người phụ nữ khác và mua 01 căn hộ chung cư. Bây giờ tôi muốn ly hôn vậy cho hỏi căn hộ chung cư đó sẽ chia thế nào?" 30121,"Cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của con chưa thành niên được xác định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Huyền Thương, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định cụ thể ra sao? Cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của con chưa thành niên được xác định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Huyền Thương (huyenthuong*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật dân sự 2015 thì nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định cụ thể như sau: - Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. - Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì nơi cư trú của con chưa thành niên được xác định là nơi cư trú của cha, mẹ. Trường hợp cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Trên đây là nội dung tư vấn về nơi cư trú của người chưa thành niên. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 12971,"Cho mình hỏi mình đã xóa án tích rồi, trong tờ tư pháp số 1 ghi mình là không có án tích, giờ mình xin tờ tư pháp số 2 thì có ghi như tờ số 1 không?","Điểm b Khoản 2 Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định nội dung về tình trạng án tích trên Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau: Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”; Như vậy, trường hợp của anh, Phiếu lý lịch tư pháp số 1 ghi “không có án tích” là đúng quy định. Điểm b Khoản 2 Điều 43 Luật này quy định nội dung về tình trạng án tích trên Phiếu lý lịch tư pháp số 2 như sau: Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian. Như vậy, trường hợp của anh, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ không còn được ghi “không có án tích”, mà phải ghi cụ thể chi tiết những nội dung quy định nêu trên. Trân trọng!" 15516,"Quyền xác định, xác định lại dân tộc theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Bảo Anh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật đối với pháp nhân qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, quyền xác định, xác định lại dân tộc theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Bảo Anh (baoanh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật dân sự 1995 thì quyền xác định, xác định lại dân tộc được quy định cụ thể như sau: - Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha, mẹ. Trong trường hợp cha và mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau, thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ. - Người đã thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây: + Xác định lại theo dân tộc của người cha hoặc người mẹ, nếu cha, mẹ thuộc hai dân tộc khác nhau; + Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền xác định, xác định lại dân tộc theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 19634,Hồ sơ xác nhận có quốc tịch Việt Nam bao gồm những giấy tờ gì?,"Tại Điều 31 Nghị định 16/2020/NĐ-CP có quy định hồ sơ xác nhận có quốc tịch Việt Nam bao gồm những giấy tờ như sau: Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam 1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4x6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây: a) Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp; b) Giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nhưng trên đó ghi họ tên Việt Nam của người yêu cầu và cha, mẹ của người đó; c) Trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người yêu cầu phải lập bản khai lý lịch, kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này để làm cơ sở xác minh quốc tịch Việt Nam. ... Như vậy, hồ sơ xác nhận có quốc tịch Việt Nam bao gồm những giấy tờ như sau: - Tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam. Xem chi tiết mẫu tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam TP/QT-2020-TKXNCQTVN ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BTP tại đây . - 2 ảnh 4x6 chụp chưa quá 6 tháng; - Bản sao các giấy tờ sau: + Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp; + Giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả Giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nhưng trên đó ghi họ tên Việt Nam của người yêu cầu và cha, mẹ của người đó; Trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam trên, người yêu cầu phải lập bản khai lý lịch, kèm theo một trong các giấy tờ sau: ++ Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến trước ngày 01/7/2009, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam; ++ Giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, căn cước hoặc giấy tờ khác do chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam cấp trước ngày 30/4/1975 hoặc giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956, trong đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc thông tin liên quan đến quốc tịch, công dân Việt Nam. Trân trọng!" 17315,"Nhà tôi có 6 anh chị em, ba mẹ mất từ lâu mẹ mất năm 1990 và ba mất 20/6/2006 không để lại di chúc. Mẹ tôi Nguyễn Thi A là người đứng tên mua nhà (nhà không sổ đỏ và chỉ có giấy viết tay có xác nhận) với diện tích là dài 8m ngang 2,5m nhà bằng lá, nhà sàn. Trong nhà hiện giờ chỉ có tôi và con gái sống, anh chị em của tôi đã ra ở riêng từ lâu và chuyển hộ khẩu đi nơi khác. Tôi là người đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu và con gái tôi là nhân khẩu trong sổ. Sau này tôi có sửa chửa nhà 3lần và nới rộng diện tích nhà ra dài 15m và ngang 4,5m nhà xây lại bằng gạch,đổ nền giả, 1 gác lửng (nhà ven sông). Nay anh chị em của tôi thấy nhà khang trang và có giá nên có ý dòm ngó muốn tranh chấp và chia đều tài sản làm 6 phần bằng nhau. Anh trai thứ 6 của tôi vì nghĩ rằng có tên trong hộ khẩu sẽ dễ chia tài sản hơn nên muốn nhập hộ khẩu về lại đây,tôi kiên quyết không cho và không chịu ký tên bảo lãnh. Anh tôi đòi nộp đơn kiện, nếu bị kiện tôi có bị buộc phải cho anh của tôi nhập hộ khẩu hay không? Về phần phân chia tài sản thừa kế không có di chúc thì sẽ chia theo diện tích nhà cũ 8-2,5m hay chia theo diện tích nhà mà tôi đã sửa chữa 15-4,5? Và tôi có được lấy lại số tiền mà mình đã bỏ ra xây lại nhà hay không? + Còn một chuyện quan trọng là trong giấy khai sinh của tôi họ và tên của mẹ là Nguyễn Thị B (vợ chánh của ba tôi)và bà cũng đã mất. Nhưng mẹ tôi lại là Nguyễn Thị A người đứng tên mua ngôi nhà này (mấy anh chị em của tôi cũng vậy chỉ riêng anh thứ 6 của tôi là đúng họ tên của mẹ Nguyễn Thị A) nhưng không ai biết việc này vì tôi là người giữ hết tất cả giấy tờ trong nhà. Mong luật sư có thể giải đáp thắc mắc của tôi. Trong giấy khai sinh bị như vậy thì tôi có được chia thừa kế cũng như là mấy người còn lại hay chỉ riêng người anh thứ 6 của tôi la được hưởng? Khi tranh chấp có cần sử dụng đến giấy khai sinh hay không? Xin cảm ơn đã đọc tâm sự của tôi. Thân...","Theo luật cư trú thì muốn nhập hộ khẩu, đăng ký nhân khẩu phải được sự đồng ý chủ hộ. Thừa kế di sản do cha mẹ để lại thì các bên phải khai di sản thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản này. Nếu không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án nơi có di sản yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Khi Tòa án giải quyết có xem xét công sức đóng góp nâng cấp sửa chữa căn nhà do anh bỏ ra . Giấy khai sanh chỉ là căn cứ chứ tòa sẽ xem xét ai là đối tượng hưởng di sản thừa kế theo luật gồm các con ngoài ra còn xem xét chồng của mẹ (nếu tài sản chung thì có một nữa là đồng sở hữu do cha em ) là đối tượng được hưởng thừa kế . Nếu mẹ bạn mua căn nhà này riêng thì phải có nghĩa vụ chứng minh đó là tài sản riêng của bà." 11318,"Bà tôi năm 1954 có một mảnh đất 270m2 ở phố Phan Bội Châu - Quận Hai Bà trưng - Hà Nội trong năm đó Bà tôi đi sang pháp và ủy quyền không thời hạn sử dụng đất cho Bà hàng xóm trông nom nhờ đến khi bà tôi về, đến năm 2002 bà tôi về Việt Nam và lâm bệnh nặng đã qua đời đã ủy quyền đòi đất cho chú tôi, đã được công an Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận, chú tôi nay mới bên pháp về và muốn lấy lại mảnh đất trước kia của bà tôi. Chúng tôi có đầy đủ giấy tờ thời đó, có dấu đỏ của nhà nước việt nam thời bấy giờ, và chứng nhận của chính quyền pháp, chúng tôi đã điều tra, và biết mảnh đất đó đang đươc con Bà Hàng xóm đang sử dụng và không có sổ đỏ, điều đáng nói là Bà Hàng xóm đã mất. Vậy chúng tôi có thể đòi lại mảnh đất đó hay không, và cần những thủ tục như thế nào?","Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:""Table Normal""; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:""Times New Roman""; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Chào bạn! Về việc bạn hỏi, tôi có trao đổi như sau: Theo quy định pháp luật thì việc ủy quyền sẽ chấm dứt khi người ủy quyền chết, trường hợp của bạn nêu thì Bà bạn là người ủy quyền đã chết nên việc “ủy quyền không thời hạn sử dụng đất cho Bà hàng xóm trông nom nhờ ” và “ủy quyền đòi đất cho chú tôi ” đều không còn hiệu lực nữa. Khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì người được ủy quyền phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người ủy quyền. Do vậy, căn cứ trên những thông tin mà bạn kể thì có thể đòi lại đất và để giải quyết trường hợp này, Bạn và gia đình nên khẩn trương làm các thủ tục khai nhận di sản thừa kế rồi đến làm việc với con của bà hàng xóm để xin nhận lại tài sản nếu không được chấo thuận thì bạn và gia đình có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để đòi tài sản mà con bà hàng xóm đang trông nom giúp. Các giấy tờ, tài liệu, văn bản mà bạn và gia đình có (Các giấy ủy quyền, giấy chứng nhận của chính quyền….) chính là cơ sở pháp lý để Tòa án xem xét yêu cầu của gia đình bạn. Chúc bạn thành công ! Luật sư Phan Văn Lãng." 12114,"Cách đây 3 tháng tôi có thỏa thuận mua 1 miếng đất nhưng chưa có sổ đỏ, 2 bên có ra chính quyền làm 1 tờ giấy tay để đặt tiền cọc 20 triệu chờ khi nào bên bán làm xong sổ đỏ thì chồng hết số tiền còn lại. Nhưng đến nay bên bán đòi trả lại đúng số tiền đặt cọc để bán đất cho người khác. Xin hỏi luật sư: bên bán làm vậy có vi phạm pháp luật? Tôi làm gì để mua được miếng đất đó? Nếu nhận lại cọc thì tôi có được bồi thường không? Xin luật sư tư vấn giúp, chân thành cảm ơn!","Về nguyên tắc việc đặt cọc là để đảm bảo cho việc xác lập một giao dịch cụ thể trường hợp này đặt cọc để tiến tới hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định bởi Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 358. quy định như sau: 1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản. 2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Đây là sự thỏa thuận của các bên để thực hiện một giao dịch cụ thể, người nhận đặt cọc đã vi phạm nghĩa vụ của mình, nếu hai bên không có thỏa thuận khác thì bạn có thể viện dẫn quy định của điều luật trên để bảo vệ quyền lợi của mình." 8898,"Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì tài sản bao gồm những gì? Quyền sở hữu trí tuệ có được coi là tài sản không? Xin cho biết, pháp luật quy định như thế nào về quyền đối với tài sản của chủ sở hữu?","Theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật Dân sự năm 2005 tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu...) và các quyền tài sản (như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng...). Điều 181 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Vậy, quyền sở hữu trí tuệ được coi là tài sản. Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005, thì quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ( quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó). Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Nguồn: nguoiduatin.vn" 6489,Cầm cố tài sản là gì và việc cầm cố tài sản có bắt buộc lập thành văn bản hay không?,"Cầm cố tài sản được quy định tại Ðiều 326 - Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, ""Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự"". Về hình thức cầm cố tài sản: Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính (Điều 327 - Bộ luật Dân sự 2005). Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 9918,"Hồ sơ đăng ký thường trú được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Kiên Giang. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, hồ sơ đăng ký thường trú của công dân gồm những tài liệu, giấy tờ gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Phương Viễn (vien***@gmail.com)","Ngày 09/9/2014, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Theo đó, hồ sơ đăng ký thường trú là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA. Cụ thể bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú); d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên. Cũng theo quy định này, nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú được xác định như sau: a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hồ sơ đăng ký thường trú. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 35/2014/TT-BCA. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt! Trân trọng!" 24636,"Cần phải có những căn cứ nào để kiểm tra công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Khánh An, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về công tác bồi thường nhà nước, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là cần phải có những căn cứ nào để kiểm tra công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Căn cứ kiểm tra công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTP-BQP sửa đổi Thông tư liên tịch 04/2013/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành, cụ thể như sau: 1. Kế hoạch hằng năm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường. 2. Yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Kết quả của hoạt động theo dõi, đôn đốc công tác bồi thường. 4. Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5. Báo cáo công tác bồi thường. Trên đây là nội dung câu trả lời về căn cứ kiểm tra công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự, theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTP-BQP. Trân trọng!" 6969,"Ba, mẹ em có số đất muốn cho em, nhưng hỏi chính quyền địa phương thi họ bảo em phải lập gia đình (em chưa có gia đình) mới cho được? Cho em hỏi chính quyền địa phương em nói có đúng không? Nếu sai thì như thế nào mới đúng? Thủ tục như thế nào? Pháp luật không có quy định về việc cấm người chưa kết hôn không được tham gia các giao dịch về đất đai. Trong trường hợp này, nếu bạn là người đã thành niên và chưa đăng ký kết hôn thì bạn có thể xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để tham gia ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với bố mẹ bạn để đăng ký chuyển quyền sử dụng đất sang tên bạn.","Theo Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Pháp luật không có quy định về việc cấm người chưa kết hôn không được tham gia các giao dịch về đất đai. Trong trường hợp này, nếu bạn là người đã thành niên và chưa đăng ký kết hôn thì bạn có thể xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để tham gia ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với bố mẹ bạn để đăng ký chuyển quyền sử dụng đất sang tên bạn." 16231,Xin cho tôi hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho các đối tượng nào? Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều!,"Pháp luật hiện nay quy định phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu lý lịch tư pháp được phân thành phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Theo đó, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức sau: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 27710,"Vợ chồng tôi đã ly hơn với nhau gần 01 tháng rồi, về con chung, tài sản chung đề đã giải quyết ổn thỏa. Tuy nhiên, sau này vợ tôi có nợ một số tiền, nghe nói vay để làm ăn gì đấy nhưng thất bại. Nên bị người đó khởi kiện ra Tòa, tôi không rõ là nay tôi đã ly hôn rồi thì tôi có phải chịu trách nhiệm gì về khoản nợ đó của vợ tôi hay không? Mong sớm nhận được phản hồi từ các bạn. Văn Hùng (hung***@gmail.com)","Theo như trường hợp của bạn là hai người đã ly hôn và đã giải quyết vấn đề con chung, tài sản chung ổn thỏa. Khoản nợ của vợ bạn phát sinh khi hai người đã ly hôn có nghĩa đó chính là khoản nợ riêng của vợ bạn, thì đương nhiên nghĩa vụ trả nợ là của riêng người vợ. Theo đó, bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014, có quy định tài sản chung của vợ chồng như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. => Như vậy, khi ly giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ chia đôi tài sản chung của vợ chồng và người vợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vợ là nghĩa vụ riêng của người vợ do đã xác lập sau khi ly hôn, tài sản dùng để trả nợ được lấy từ khối tài sản chung của vợ chồng sau khi chia cho người vợ. Lúc chia tài sản chắc hẳn cũng có dựa vào các yếu tố hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp,... Tuy nhiên, hai bạn đã có sực rạch ròi, đã ly hôn và tài sản đã chia thì bạn an tâm, bạn không có nghĩa vụ phải trả khoản nợ của người vợ nhé. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 34545,Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp nào?,"Tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản: - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế." 26187,Người có tài sản trưng mua là gì?,"Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 Người có tài sản trưng mua là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản thuộc đối tượng trưng mua." 7420,"Thân chào Luật sư ! Vợ tôi đi lao động nước ngoài có ủy quyền cho tôi một Sổ BHXH thời hạn 6 tháng. Do khó khăn về tài chính, tôi có nhờ một cán bộ tại BIDV, anh này cho biết có quen với một cán bộ khác đang làm tại BHXH, đề nhận tiền bảo hiểm trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, hơn sáu tháng tôi vẫn chưa nhận được tiền BH và xin anh này trả lại Sổ BH nhưng anh ta yêu cầu vợ tôi đích thân nhận do ủy quyền đã hết hiệu lực trong khi tôi hoàn toàn không thể liên hệ vời vợ tôi tại nước ngoài. Xin luật sư cho biết trong trường hợp này tôi có quyền nhận lại Sổ BH không? Nếu không, Sổ BH sẽ giải quyết như thế nào, giao cho ai ? Rất mong được luật sư giải đáp/ Trân trọng!","Ủy quyền là xác lập thực hiện các công việc của người đại diện cho người được đại diện, theo đó người nhận ủy quyền sẽ nhân danh và vì quyền lợi của người được ủy quyền, theo quy định của pháp luật thì vợ chồng là người đại diện cho nhau, ủy quyền cho nhau. Khi bạn và vợ bạn đã xác lập với nhau công việc ủy quyền thì bạn chỉ được làm các công việc theo đúng nội dung ủy quyền, phạm vu ủy quyền, thời hạn ủy quyền và khi hết thời hạn này thì văn bản ủy quyền của bạn sẽ hết hiệu lực. Việc bạn đại diện cho vợ mình khi vợ đi lao động ở nước ngoài để thực hiện các thủ tục hưởng các chế độ theo quy định của Bảo hiểm xã hội thì bạn phải liên hệ với Bộ phận hành chính của Bảo hiểm xã hội, do đó cơ quan này sẽ là người tiếp nhận hồ sơ của bạn? cơ quan này sẽ là người tạm thời quản lý sổ BHXH của bạn và vợ bạn sẽ là người nhận lại sổ BHXH này vì ủy quyền đã hết hiệu lực. Tuy nhiên, cơ quan bảo hiểm vẫn có thể trả sổ bảo hiểm cho bạn vì: Việc ủy quyền này là giữa vợ với chồng chứ không phải là những người không có quan hệ thân thích; Việc ủy quyền này là cần thiết vì vợ bạn đang ở nước ngoài; Việc giao cho bạn là có cơ sở vì bạn là người đã trực tiếp nhận ủy quyền và làm việc với BHXH, nhưng chỉ có mỗi vấn đề thời hạn là đã bị hết có thể do các bạn chậm hoặc do chính bảo hiểm xã hội chậm." 9233,Có tiền án tiền sự có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?,"Có tiền án tiền sự có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không? Anh trai tôi năm nay 23 tuổi, có vi phạm tiền án tiền sự về việc lưu trữ, sử dụng xe ăn cắp, phạt 6 tháng tù đã thi hành án xong vào năm 2020, và giờ phường có gửi đơn khám nghĩa vụ quân sự, vậy anh của tôi có đi được không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc." 17557,"Cha mẹ đẻ cho con trai của mình cho cậu ruột (em ruột của mẹ), sau đó cậu đi định cư nước ngoài nhiều năm không liên lạc. Như vậy đứa con trai có thể lấy lại họ gốc của cha mẹ đẻ hay không? Nếu được phải làm những thủ tục như thế nào? Gửi bởi: Hứa Trần Anh Phúc","Người con nuôi chỉ có thể lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi khi việc nuôi con nuôi bị chấm dứt theo quyết định của Tòa án, theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Luật Nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi chỉ có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi: 1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; 2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; 3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; 4. Vi phạm quy định về hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi Nếu việc nuôi con nuôi giữa người cậu ruột và người cháu trai có căn cứ chấm dứt trong trường hợp nêu trên thì có thể tiến hành thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh (người cậu là cha nuôi hiện nay đang định cư ở nước ngoài). Sau khi quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực thì người con nuôi có thể tiến hành thủ tục lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi theo quy định của pháp luật về hộ tịch." 27333,"Xin kính chào LS! Tôi được biết là khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế thì nhà nước sẽ đền bù đất theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định, các trường hợp còn lại thì chủ dự án phải thỏa thuận giá đền bù với dân (thực chất là mua lại của dân). Vậy tôi xin hỏi: khi nhà nước thu hồi đất để giao cho 1 công ty cổ phần để công ty này đầu tư làm khu công nghiệp (đầu tư hạ tầng: mặt bằng,đường, điện, nước...) thì dân ở đây sẽ được đền bù về đất theo giá nào? Giá nhà nước hay giá tự thỏa thuận?  vì tôi thấy mục đích thu hồi là để làm khu công nghiệp (mục đích phát triển kinh tế) nhưng chủ đầu tư lại là một công ty cổ phần, công ty này đầu tư hạ tầng khu công nghiệp để sau này cho các công ty khác vào khu công nghiệp này thuê đất kiếm lợi nhuận, tức là công ty này kinh doanh. Nếu như nhà nước đền bù theo giá nhà nước vậy chẳng khác nào nhà nước lấy đất của dân để mang lại lợi nhuận riêng cho doanh nghiệp? Xin LS giải đáp điều này giúp tôi. Trân trọng cảm ơn LS!","Chào bạn! Khi doanh nghiệp đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng khu công nghiệp, thì cũng chính cơ quan này (thường là UBND tỉnh) ra quyết định thu hồi đất, phê duyệt dự án và phê duyệt giá bồi thường. Như vậy khi nhà nước thu hồi đất sẽ bồi thường cho từng dự án chứ không có bảng giá chung mà chỉ có nguyên tắc chung cho việc bồi thường, nhưng thường giá bồi thường sẽ cao hơn giá trong bảng giá đất mà hàng năm UBND tỉnh ban hành. Chúc bạn thành công. LS HOAN" 29236,"Vì tính chất công việc, tôi thường xuyên sang nước bạn Trung Quốc để thực hiện việc xuất nhập hàng hóa. Có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi. Thắc mắc có nội dung: Khai báo Hải quan khi xuất nhập cảnh có mang tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam được quy định như thế nào?","Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 92/2000/QĐ-NHNN về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt đối với cá nhân xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc giấy chứng minh biên giới do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, có quy định về vấn đề bạn thắc mắc như sau: Cá nhân khi xuất nhập cảnh có mang tiền của nước có chung biên giới và đồng Việt Nam trên mức qui định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: 1. Đối với trường hợp qua cửa khẩu biên giới Việt Nam- Trung Quốc: a/ 6.000 CNY (sáu nghìn Nhân dân tệ Trung quốc); b/ 10.000.000 VND (mười triệu đồng Việt Nam). 2. Đối với trường hợp qua cửa khẩu biên giới Việt Nam- Lào: a/ 3.000.000 LAK (ba triệu kíp Lào); b/ 10.000.000 VND (mười triệu đồng Việt Nam). 3. Đối với trường hợp qua cửa khẩu biên giới Việt Nam - CămPuChia: a/ 1.000.000 KHR (một triệu Riel Căm Pu Chia); b/ 10.000.000 VND (mười triệu đồng Việt Nam). Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 33842,"Ông bà ngoại tôi có 3 người con gái chung. Trước đó, ông ngoại tôi đã có 2 người con trai riêng và sau khi ông ngoại tôi mất bà tôi cũng có một người con riêng. Nay bà tôi cũng đã mất và không để lại di chúc. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ mang tên một mình bà tôi. Vậy những ai sẽ là người được hưởng số tài sản để lại này và hưởng như thế nào?","Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên một mình bà ngoại bạn nhưng thửa đất đó có thể là tài sản riêng của bà bạn hoặc là tài sản chung của ông bà ngoại bạn. Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình: Thực tiễn cho thấy không phải trường hợp nào quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng cũng đều đăng ký tên cả hai vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật yêu cầu phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Đối chiếu với các quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên bà ngoại bạn không có nghĩa là tài sản đó đương nhiên là tài sản riêng của bà bạn. Nếu tài sản đó có trong thời kỳ hôn nhân của ông bà bạn thì đó là tài sản chung của ông bà; trừ trường hợp đó là tài sản do bạn bạn có được sau khi ông mất, hoặc được thừa kế riêng, tặng cho riêng .... Để trả lời câu hỏi của bạn thì chúng tôi chia ra hai trường hợp như sau: 1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bà bạn Vì bà bạn trước khi chết không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật, người thừa kế được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, những người được hưởng di sản do bà bạn để lại ít nhất là 04 (bốn) người, bao gồm ba người con gái chung với ông bạn và một người con riêng của bà bạn. Nếu bà bạn còn có người chồng hợp pháp nào khác hoặc người con đẻ, con nuôi nào khác thì những người này cũng được hưởng di sản theo quy định trên. Nếu bà bạn chỉ có bốn người thừa kế là các con như nêu trên thì bốn người đó sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau là một phần tư di sản tức là một phần tư giá trị quyền sử dụng đất. 2. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của ông bà bạn Ðiều 219 Bộ luật Dân sự quy định: Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Khi ông bà bạn mất quyền sử dụng đất trở thành di sản thừa kế và khi chia di sản đó, chúng ta sẽ mặc nhiên coi di sản của ông là một phần hai giá trị quyền sử dụng đất và di sản của bà cũng là một phần hai giá trị quyền sử dụng đất. Người thừa kế và việc phân chia cụ thể như sau: a. Người thừa kế theo pháp luật của ông ngoại bạn (trường hợp ông không để lại di chúc). Cũng theo quy định của Điều 676 Bộ luật Dân sự nêu trên thì người thừa kế của ông bạn gồm 06 (sáu) người: bà ngoại bạn; ba người con gái chung với bà ngoại; hai người trai riêng của ông. Mỗi người này sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau là một phần sáu di sản (di sản ở đây là một phần hai giá trị quyền sử dụng đất). Sở dĩ bà ngoại bạn được hưởng di sản là vì: người thừa kế được xác định tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm ông bạn mất) và là người còn sống tại thời điểm đó (theo Điều 635 Bộ luật Dân sự). Tại thời điểm ông bạn mất, bà bạn vẫn còn sống nên đương nhiên bà vẫn được chia di sản. Đến nay, khi phân chia di sản thừa kế của ông bạn mà bà đã mất nên phần di sản mà bà được hưởng khi còn sống sẽ được chia cho các đồng thừa kế theo pháp luật của bà, chính là bốn người con gái của bà như đã nêu ở phần 1. Bốn người này sẽ cùng được hưởng di sản mà bà được hưởng từ ông, là một phần sáu di sản thừa kế. b. Người thừa kế theo pháp luật của bà ngoại. Là bốn người con gái như nêu ở phần một. Bốn người này cũng được hưởng phần di sản bằng nhau là một phần tư di sản do bà bạn để lại nhưng di sản ở đây chỉ là một phần hai giá trị quyền sử dụng đất." 12234,"Chào luật sư. Năm 2000 mẹ tôi qua đời đột ngột không để lại di chúc. Nhà tôi có 5 anh chị em. Năm 2002 bố tôi đi bước nữa. Từ khi mẹ tôi mất tới giờ chúng tôi cũng chưa đòi hỏi quyền thừa kế. Gần đây tôi được biết trong sổ đất của gia đình( nhà tôi có 2 miếng đất) có đứng tên người thừa kế là người vợ thứ hai của bố tôi. (tôi cũng không rõ vấn đề này lắm). Liệu đó có phải là di chúc, và nếu bố tôi qua đời thì tất cả đất đai của gia đình sẽ thuộc quyền của bà ấy? Tài sản của mẹ tôi để lại 10 năm trước, liệu anh em chúng tôi có được hưởng, nếu được, chúng tôi phải làm gì? Trong khi từ lúc mẹ tôi mất, bố tôi chỉ cho tiền một mình người anh thứ 2 của tôi. Chúng tôi không được gì và bố tôi bảo""sẽ không cho đứa nào hết, trừ anh ấy"". Chúng tôi chỉ muốn lấy lại tài sản mà mẹ tôi đã để lại lúc mất theo luật thừa kế, liệu có được không? Tôi cũng không hiểu là nếu bây giờ bố tôi mất( không để lại di chúc), thì tất cả tải sản sẽ thuộc về người vợ kế khi bà ấy đứng tên trong sổ đất? Tôi thật sự hoang mang, nhà cửa, đất đai, cây trồng thu hoạch được trên 2 mảnh đất này đều do công sức của mẹ tôi mà có. Chúng tôi không thể nhìn nó rơi vào tay người vợ kế của bố tôi, nếu ông ấy qua đời. Tôi phải làm sao?","Chào bạn ! Vấn đề bạn hỏi tôi xin góp ý như sau : 1. Mẹ bạn qua đời từ năm 2000 thì có thể đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế ( 10 năm ) bạn cần xem kỹ lại ngày và tháng. 2. Tuy nhiên việc người mẹ kế của bạn là người thừa kế tài sản của mẹ bạn thì chắc có sự nhầm lẫn gì đó. 3. Nếu bạn muốn phân chia di sản của mẹ bạn thì có thể khởi kiện tại Toà, trong trường hợp đã hết thời hiệu thì bạn có thể thay thế bằng việc khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung. 4. Trường hợp bố bạn qua đời mà không lập di chúc thì di sản của ông sẽ được phân chia cho các đồng thừa kế của ông gồm ông, bà nội bạn ( nếu họ còn sống ), vợ hợp pháp ( sau hoặc sau nữa ..) cùng 5 anh em bạn, nếu tài sản đó là của bố bạn và người vợ sau thì các thừa kế của ông vẫn được thừa hưởng 50% tài sản đó. Do đó nếu bố bạn qua đời bạn có thể khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản thừa kế trong trường hợp các thành viên trong gia đình không thể thoả thuận được với nhau, tuy nhiên tự dàn xếp trong gia đình luôn là lựa chọn có lợi nhất cho tất cả. Chúc bạn toại nguyện !!!" 19734,"Chào luật sư. Đây là lần đầu tiên em tư vấn về pháp luật. Kính mong luật sư giúp đỡ. Chuyện là cha em có 2 vợ, người vợ trước đã ly hôn và có với nhau 4 người con( 2trai và 2 gái); em là con người vợ sau. sau khi ly hôn không lâu, cha em đã chia cho người con trai lớn vợ trước 200m2 đất để làm ăn, nhưng sau đó anh ấy đã bán đi. Nay người con trai út về xin cha 1 mảnh đất chiều ngang 5m chiều dài 15m đất xây nhà làm ăn, cha đã đồng ý và có ký tên trên UBND xã thừa nhận cho anh ấy bao nhiêu đó đất để xây nhà. Nhưng do mâu thuẫn với mẹ em nên cha đã cho phần đất đó kéo dài thêm rất nhiều và người anh đó cũng có ý định chiếm đoạt phần đất ấy. Trước đó, cha đã hứa sang tên tất cả đất cho em. Bây giờ em đã đủ tuổi và có thể đứng tên tài sản, em muốn lấy lại những gì thuộc về mình. bây giờ em phải làm sao để người anh đó chỉ lấy 1 phần đất như cha đã hứa là chiều ngang 5m chiều dài 15m và trả tất cả phần đất thừa còn lại cho em. Có người bảo bây giờ em phải làm đơn tranh chấp để sau này cha em có cắt phần đất cho anh ấy thì cũng không được, vì đất đang tranh chấp. Mong luật sư giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn ạ.","​Trước khi khẳng định việc cha em cho đất như vậy có đúng không thì cần xem thời điểm xác lập quyền sử dụng đất của cha em với các thửa đất đó như thế nào? Nếu một hoặc cả hai thửa đất đều được xác lập quyền sử dụng trong thời kỳ hôn nhân giữa cha em và mẹ ruột của em thì việc một mình cha em định đoạt quyền sử dụng đất như vậy là không đúng quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình: Điều 28. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung 1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này. Nếu việc định đoạt như vậy của cha em, mẹ ruột em nếu đã đồng ý thì em không có quyền đỏi lại trừ trường hợp thửa đất được cấp cho hộ gia đình trong đó có cha em, mẹ em và em." 28751,"Lúc 19g10 ngày 27-12-2009, tôi và bạn có ghé một cửa hàng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM) để mua đồ. Khi đưa chiếc xe Air Blade Thái lên lề, tôi có hỏi bảo vệ là để xe ở đây phải không? Người bảo vệ gật đầu và nói: “Cứ để đó có người xem”. Tôi và bạn vào cửa hàng, sau 10 phút bước ra thì không thấy xe nữa. Hỏi bảo vệ thì bảo vệ không biết gì. Tôi đã báo sự việc ở công an phường. Người bảo vệ là nhân viên công ty nhưng không ký hợp đồng, chỉ hưởng lương 2,2 triệu đồng/tháng. Khi bàn chuyện đền bù thì phát sinh việc hóa đơn mua xe chỉ ghi 30 triệu đồng trong khi tôi mua giá 56 triệu đồng (khi mua xe nhập nào cũng ghi thế). Chủ cửa hàng nói chỉ đền 50% giá trị còn lại của chiếc xe căn cứ trên hóa đơn. Chiếc xe là do tôi mua trả góp, chỉ mới chạy năm tháng và 5.000km, bị mất là do lỗi hoàn toàn bên cửa hàng. Tôi cảm thấy thật sự bị ức chế vì cách đền bù như vậy.","- Theo thông tin anh cung cấp thì giữa anh và cửa hàng đã hình thành hợp đồng gửi giữ bằng miệng nên anh được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (điều 561, điều 562 Bộ luật dân sự). Mặc dù người bảo vệ không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với chủ cửa hàng, nhưng việc người này hưởng lương 2,2 triệu đồng/tháng là có căn cứ để khẳng định giữa người bảo vệ và chủ cửa hàng đã hình thành hợp đồng lao động bằng miệng. Trong trường hợp của anh, chủ cửa hàng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh vì việc mất xe trên là do lỗi của người bảo vệ (điều 622 Bộ luật dân sự). Về số tiền bồi thường, xin trả lời anh như sau: mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận. Nếu thỏa thuận không thành, anh có thể khởi kiện lên tòa án cấp quận huyện nơi anh cư trú hoặc nơi xảy ra sự kiện mất xe (điều 35 và điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự). Khi giải quyết sự việc, tòa án sẽ thành lập hội đồng khảo giá để xác định giá trị chiếc xe tại thời điểm bị mất. Dựa vào kết quả này, tòa án sẽ yêu cầu chủ cửa hàng bồi thường phù hợp với giá trị thực tế của chiếc xe đã bị mất. Nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu (điều 605 Bộ luật dân sự). Vì vậy, chủ cửa hàng chỉ đồng ý bồi thường cho anh 50% giá trị chiếc xe bị mất dựa trên hóa đơn mua xe là không có căn cứ pháp luật." 18527,"Con trai tôi mắc bệnh nghiện rượu, hiện vẫn đang chữa trị. Vậy cháu có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không ạ?","Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì dựa vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Theo đó, các bệnh về thần kinh, tâm thần dẫn đến việc công dân không đảm bảo điều kiện về sức khỏe để được đi nghĩa vụ quân sự được quy định tại số thứ tự 64 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP bao gồm: 64 Loạn thần do rượu: - Bệnh Corxacop sa sút trí năng, ảo giác, hoang tưởng, say rượu bệnh lý 6 - Hội chứng lệ thuộc rượu 6 Như vậy, trường hợp nếu con chị mắc bệnh nghiện rượu mà bị loạn thần do rượu thì sẽ xếp sức khỏe loại 6 và sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, vì chị không cung cấp cụ thể bệnh của con trai chị có ảnh hưởng như thế nào như lệ thuộc rượu, ảo giác hay không. Do đó, con của chị phải đi khám nghĩa vụ quân sự để được Hội đồng khám kết luận chính xác nhất. Trân trọng!" 23261,"Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở được quy định như thế nào? Dạo gần đây, có nhiều người lạ mặt cứ lén lút vào nhà tôi nhưng không hề trộm cắp bất cứ thứ gì. Cho tôi hỏi, họ làm như vậy có phải đã xâm phạm chỗ ở của tôi không? Pháp luật quy định vấn đề này thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân được quy định tại Điều 73 Hiến pháp năm 2013. Theo đó: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép”. Cụ thể hóa điều trên, Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Hình sự 1999 đã xây dựng cho mình những quy định riêng về quyền cơ bản trên. Điều 46 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”. Điều 124 Bộ luật Hình sự 1999 cũng ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân với quy định về tội xâm phạm chỗ ở của công dân qua việc thực hiện các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân (dùng thủ đoạn gian dối lừa chủ nhà và gia đình họ ra khỏi chỗ ở rồi chiếm luôn chỗ ở; tự ý dọn đồ của chủ nhà ra ngoài để chuyển đồ đạc của mình vào nhà khi chủ nhà đi vắng rồi ở luôn trong nhà…). 3. Chế tài đối với người có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác. * Đối với hành vi được quy định tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2005 có thể áp dụng một số biện pháp xử lý vi phạm tùy theo mức độ nghiêm trọng của hậu quả do hành vi xâm phạm chỗ ở gây ra như sau: – Cảnh cáo; – Phạt tiền. * Chế tài đối với hành vi được quy định tại Điều 124, Bộ luật Hình sự được quy định như sau: – Người nào có một trong các hành vi đã nêu ở mục 2 thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: + Có tổ chức; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; + Gây hậu quả nghiêm trọng. Trường hợp xét thấy nếu để người phạm tội tiếp tục đảm nhiệm chức vụ nhất định thì có thể gây nguy hại cho xã hội, cơ quan có thẩm quyền còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm đối với người phạm tội. 4. Cơ quan có thẩm quyền. * Với hành vi quy định tại Bộ luật dân sự 2005, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm đối với cá nhân có hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là Ủy ban nhân dân các cấp hoặc Tòa án nhân dân tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. * Với hành vi quy định tại Bộ luật Hình sự 1999, cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người phạm tội và áp dụng hình phạt đối với người đó là Tòa án nhân dân. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền bất khả xâm phạm chỗ ở. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 29302,"Kính chào luật sư. Tôi kính mong LS tư vấn cho tôi hướng giải quyết đúng trình tự và đúng pháp luật. Bối cảnh và nguồn gốc đất: - Là đất phi nông nghiệp (Tại 1 quận ở TP Hà nội), do mẹ tôi vỡ hoang ven 1 bờ hồ (Khoảng 100m2), từ những năm đầu 1970 để trồng rau muống cải thiện những năm chiến tranh (Các Chủ tịch xã thời kỳ đó có xác nhận). - Khoảng những năm 1986, gia đình có bốc bùn ao đổ lên để chống úng ngập (Đất trước đó chỉ sát mép nước, hay ngập khi mưa) và mở rộng thành khoảng 200m2, trên đó mẹ tôi trồng rau, cây ăn trái... (Các bản trích lục thửa đất tại địa phương chỉ có 100m2 ban đầu) - Không có tranh chấp, trồng trọt liên tục đến nay  và đóng thuế hàng năm đầy đủ cho 200m2 đất, vẫn giữ 1 số cuống Phiếu thu thuế 1 số năm 80, 90 cho mảnh đất đã mở mang khai phá từ hồ ao. Hiện trạng: - Tuy nhiên đến 2008, Cty điện lực Quận muốn sử dụng 100m2 phía ngoài phần thửa đất ban đầu mẹ tôi canh tác từ năm 1970 (Tức phần tu tạo mở rộng thêm 100m2) và Phường tôi đã tự lập Dự toán lên Quận nhưng chỉ đề cập bồi thường phần hoa màu trên đó mà thôi (Đã bỏ qua phần hỗ trợ công và chi phí tu tạo từ mặt nước thành mặt đất, do không hề khảo sát thực địa so với bản vẽ địa chính và cũng không thông báo hay thoả thuận gì với gia đình tôi về việc có dự án này) . - Đến 2009, do nhu cầu điện của khu dân cư, gđình tôi vẫn để họ thi công trạm điện và không những vậy, họ còn làm vượt ra ngoài quyết định là 100m2  thành 120m2. Gia đình tôi đã khiếu nại yêu cầu bồi thường ngay từ dạo đó. - Sau nhiều lần khiếu nại các cấp để phản đối quyết định này, thì đến nay (Tại 1 cuộc họp 3 bên tháng 8/ 2011- Tôi có biên bản), sau hơn 3 năm, qua nhiều cấp lãnh đạo địa phương và Cty điện lực, họ vẫn trình bày khó khăn về việc giải trình tài chính để bồi thường thiếu sót phần dự toán công tôn tạo (Do dự án đã đóng, QĐ đã lâu... mặc dù gia đình đã làm đơn từ rất nhiều và lâu rồi nhưng không giải quyết triệt để) và không đưa được bất cứ giải pháp hợp lý nào cho gđình. Câu hỏi đặt ra xin Luật sư tư vấn giúp: - Họ đưa lý lẽ Dự án đã đóng, thời gian Quyết định thu hồi đất đã lâu ... liệu đó có đúng pháp luật không hay đây là 1 cách trốn tránh trách nhiệm của các bên. - Chúng tôi nên tiếp tục khởi kiện ở mức độ nào? Xin LS định hướng giúp về cơ sở pháp lý để chúng tôi đòi quyền lợi cho đúng pháp luật? - Như Phó CT Phường nói, theo quy định pháp luật,  mức hỗ trợ tôn tạo nếu được bên Điện lực Quận chi trả (Tương ứng khu vực tôi ở) là 50.000đ/m2 có đúng không? Rất mong nhận được hướng dẫn của Luật sư. Xin cảm tạ và gửi lời chào trân trọng đến luật sư.","Về nguyên tắc khi thu hồi đất để thực hiện các dự án thì chủ đầu tư phải phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện việc giải phóng mặt bằng và bồi thường cho những người bị thu hồi đất. Do đó bạn vẫn có thể yêu cầu họ chi trả tiền bồi thường hỗ trợ. Nếu cơ quan thực hiện thu hồi đất và còn thời hạn khiếu nại hoặc khởi kiện thì bạn có thể khiếu nại đến cơ quan đó để yêu cầu giải quyết quyền lợi của gia đình bạn. Về mức hỗ trợ tôn tạo đất tối đa người sử dụng đất có thể được hưởng sẽ bằng 50% giá trị quyền sử dụng đất của loại đất đó được quy định trong bảng giá đất do UBND tỉnh thành phố trung ương ban hành hàng năm," 29522,"Tôi 23 tuổi, chồng tôi  25 tuổi. hai vợ chồng cưới nhau được hơn 4 năm nhưng chưa đăng kí kết hôn. Ngày 10/9/2013 chồng tôi bị công an bắt và đang tạm giam chờ ngày xét xử. Do gia đình bố mẹ chồng ở xa không tiện việc thăm nuôi trong thời gian chồng tôi bị tạm giam và sau khi đã xét xử, nên tôi muốn xin làm giấy đăng kí kết hôn để tiện việc thăm nuôi chồng tôi. Luật sư cho tôi hỏi trong thời gian chồng tôi đang bị tạm giam như vậy hoặc sau khi xét xử chồng tôi bị đi tù thì chúng tôi có thể đăng kí kết hôn không? Và nếu được thì thủ tục đăng kí kết hôn có khó khăn gì không? Còn nếu không được thì đến bao giờ mới được hay phải đợi đến lúc chồng tôi thi hành án xong? Mong quý Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn.","Nếu căn cứ theo luật thì việc tạm giam không phải là người mất năng lực hành vi dân sự, nên vẫn có quyền đăng ký kết hôn. Tuy nhiên điều khó khăn là chồng em/em phải liên hệ với cơ quan tạm giam để xin giấy giới thiệu để em có thể thay chồng em về quê chồng, xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của chồng em thì mới có thể đăng ký kết hôn! Tuy nhiên theo thực tế thì có lẽ bản thân em khó có thể thực hiện được điều đó!" 22074,"Tôi thấy những bộ đội đi chiến đấu thời chống pháp và chống mỹ. Khi trở về địa phương mà bị thương nặng thì sẽ xác định là thương binh. Vậy cho hỏi, nay nếu đi bộ đội vào thời bình và xảy ra tai nạn gì thì có được xác định là thương binh không?","Tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 31/2013/NĐ-CP, có quy định: Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh): - Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; - Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; - Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; - Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh; - Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự; - Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; - Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; - Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao. => Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật không quy định đi lính trong thời chiến bị thương mới được xác định là thương binh. Mà kể cả trong thời bình một người đi bộ đội hoặc không đi bộ đội nhưng nến bị thương khi thực hiện một trong các nhiệm vụ, công việc trên thì vẫn được xác định là thương binh. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 30269,Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì?,"Hiện nay Bộ luật Lao động 2019 và pháp luật liên quan chưa có định nghĩa cụ thể cho biên bản thanh lý hợp đồng nói chung và hợp đồng lao động nói riêng. Tuy nhiên dựa trên tính ứng dụng thực tế của biên bản thanh lý hợp đồng có thể hiểu sơ lược về biên bản thanh lý hợp đồng như sau: Biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản được lập ra để ghi nhận việc chấm dứt hợp đồng giữa các bên tham gia hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi hợp đồng chấm dứt, đồng thời là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này. Cụ thể biên bản thanh lý hợp đồng lao động chính là văn bản ghi nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động Theo Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau: 1) Hết hạn hợp đồng lao động . 2) Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 3) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. 4) Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động. 5) Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất. 6) Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. 7) Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. 8) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. 9) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 10) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 11) Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc. 12) Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 13) Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động thông dụng? (Hình từ Internet)" 13483,Nghĩa vụ dân sự liên đới được thực hiện như thế nào?,"Điều 298 Bộ Luật dân sự quy định: 1. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên trong có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ ( Ví dụ: những người thừa kế cùng chịu trách nhiệm về khoản nợ của người để lại di sản ). 2. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. 3. Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ. 4. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ" 13574,Hướng dẫn thủ tục cấp trích lục Giấy chứng tử mới nhất 2024?,"Căn cứ Điều 28 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn như sau: Thủ tục đăng ký lại khai tử 1. Hồ sơ đăng ký lại khai tử gồm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai theo mẫu quy định; b) Bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy chứng tử hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ. Nếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và việc đăng ký lại khai tử là đúng pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu; ghi nội dung đăng ký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc Theo đó, thủ tục cấp trích lục Giấy chứng tử mới nhất 2024 được thực hiện như sau: [1] Thành phần hồ sơ - Tờ khai theo mẫu; - Bản sao Giấy chứng tử được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy chứng tử thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan chứng minh được sự kiện chết. [2] Trình tự thực hiện Bước 1: Nộp hồ sơ Ngoài các giấy tờ trong hồ sơ, khi thực hiện thủ tục này, người yêu cầu cũng cần mang theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản chính hoặc bản sao công chứng) còn giá trị sử dụng để xuất trình và chứng minh nhân thân. Bước 2: Công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ. Bước 3: Cấp trích lục Nếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và đúng pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu. Đồng thời, ghi nội dung đăng ký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch. [3] Thời hạn giải quyết Trong 05 ngày làm việc. Trường hợp cần xác minh thêm thông tin thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc." 12351,"Xin chào LS! Em cho một chị gần nhà mượn số tiền 60.000.000đ (Sáu mươi triệu đồng chẵn), em cho chị đó thời gian thanh toán đến cuối năm 2012. Nhưng hiện nay chị ấy đã bỏtrốn không thuê gần nhà em nữa, vậy cho em hỏi LS là bây giờ em muốn lấy lại tiền gốc chứ không tính tiền lời nữa (có giấy vay nợ) tiền lời chị ấy tự đưa ra cao nhưng em không cần tiền lãi chỉ cần lấy tiền gốc, nếu em kiện ra toà thì em cần hồ sơ gì, giấy tờ gì, phải mất bao nhiêu tiền án phí? Nhưng em có lấy lại được tiền không, vậy người mượn sẽ thanh toán cho em như thế nào?","Quan hệ dân sự cho vay giữa bạn và chị hàng xóm trong hợp đồng cho vay có nói đến thời hạn trả nợ là cuối năm 2012, như vậy là bạn chưa có cơ sở để khởi kiện đòi, do chưa đến thời hạn trả thì cucng không có cơ sở kết luận họ bỏ trốn nhằm chiếm đoạt khoản tiền đã vay của bạn /( góc độ pháp lý). Tôi cũng chắc rằng hợp đông vay nợ không có điều khoản "" người vay phải báo cho chủ nợ khi thay đổi chỗ ở"" Do đó bạn sẽ phải chờ đến khi nào đến hạn để kiện đòi hoặc báo công an nếu người vay bỏ trốn. nếu kiện ta tòa bạn cần: - đơn khởi kiện gửi tòa án có thẩm quyền - Giấy tờ chứng minh khoản nợ -bản sao chứng thực chứng minh của bạn - bản sao chứng thực sổ hộ khẩu của bạn về án phí Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch: Giá trị tài s ả n có tranh ch ấ p Mứ c án phí a) Từ 4.000.000 đồng trởxuống 200.000 đồng b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp c) Từ trên 400.000.000 đồngđến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng d) Từ trên 800.000.000 đồngđến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng đ) Từ trên 2.000.000.000 đồngđến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng. khi có bản án có hiệu lực pháp luật- sẽ có cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành nếu bạn có đơn yêu cầu" 23689,Mẫu đơn đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình?,Tại Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP có quy định mẫu đơn đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình như sau: Xem chi tiết mẫu đơn đề nghị hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc đối với người có hành vi bạo lực gia đình ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP tại đây . 12179,Chồng bạn tôi là công chức nhà nước. Mới đây bạn tôi bắt được quả tang chồng bạn tôi bồ bịch trong nhà nghỉ và có chụp lại được ảnh. Luật sư cho hỏi việc làm này của chồng bạn tôi vi phạm luật và bị phạt như thế nào?,"Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng: “1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.” Bên cạnh đó, theo Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn áp dụng chương xv ""các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình"" của bộ luật hình sự năm 1999 do bộ tư pháp- bộ công an- toà án nhân dân tối cao- viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy định về hành vi chung sống như vợ chồng như sau: Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó... Theo Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định: “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;” Theo thông tin bạn cung cấp, mới đây bạn của bạn bắt được quả tang chồng bồ bịch trong nhà nghỉ và có chụp lại được ảnh. Tuy nhiên, căn cứ các quy định trên, chồng của bạn của bạn chỉ có thể bị xử phạt về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng khi bạn của bạn phải có chứng cứ chứng minh chồng bạn chung sống như vợ chồng với người phụ nữa khác: có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…" 31352,"Cháu sinh tháng 12/1996. cháu có một ngôi nhà đang ở ngôi nhà này chưa có sổ đỏ mang tên bố hoặc mẹ cháu mà vẫn cùng chung đất của ông bà nội. Bố mẹ cháu đã li hôn, Nay cháu đã đi học đại học. Nay mọi người đều nói( miệng) đồng ý để cháu cho thuê ngôi nhà này để lấy tiền đi thuê nhà gần nơi học.  Vậy cháu xin hỏi đến tháng 9/2014 cháu đã đủ tuổi và có quyền để tham gia kí hợp đồng thuê nhà cho sinh viên và hợp đồng cho thuê nhà ở không?","Bạn chưa đủ 18 tuổi nên chưa thành niên, vì vậy nhiều việc phải có sự đồng ý của bố hoặc mẹ bạn. Bộ luật dân sự quy định như sau: Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi 1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trên cơ sở đó thì việc nhận ủy quyền và ký thỏa thuận như bạn nêu là chưa đúng quy định pháp luật." 16213,"Xử lý như thế nào khi người chịu trách nhiệm thu tiền hộ chiếm đoạt luôn số tiền thu được? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Minh Phương, hiện nay đang sinh sống ở An Giang, có một tình huống pháp lý rất mong Ban biên tập cho lời khuyên giải quyết. Chuyện là Ngân hàng chính sách xã hội của huyện cho 05 hội viên hội phụ nữ xã vay số tiền xử lý nước sạch là 8.000.000đ/hộ. Chưa đến hạn trả, nhưng 5 hộ gia đình trên đã hoàn trả vốn vay đối với ngân hàng thông qua chị Thanh tổ trưởng tổ vay vốn phụ nữ thu hộ, nhưng bà này không nộp trả ngân hàng. Việc này đã được thừa nhận tại bản án của Tòa án xác nhận đã trả, do bà Thanh lợi dụng tín nhiệm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hỏi: 5 hộ gia đình trên có phải trả khoản tiền trên nữa không? Quy định tại văn bản nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: minh.phuong***@gmail.com","Trường hợp này, cần phải xem xét rằng bà Thanh có phải là người được ủy quyền thu tiền hộ của ngân hàng không? Trường hợp bà Thanh nhận ủy quyền của ngân hàng để thu tiền hộ Trường hợp này, 05 hộ gia đình đã hoàn vốn cho chị Thanh là giao cho đúng người, như vậy 5 hộ này hoàn toàn không có lỗi trong việc số tiền chị chiếm đoạt gây thiệt hại cho Ngân hàng chính sách. Hành vi lạm dụng chiếm đoạt này không phải là chiếm đoạt số tiền của các hộ dân nữa mà là chiếm đoạt tiền của Ngân hàng. Chị Thanh đã bị truy cứu Trách nhiệm hình sự, tuy nhiên trách nhiệm dân sự (hoàn trả số tiền chiếm đoạt) cho Ngân hàng vẫn phải thực hiện. Ngân hàng có thể yêu cầu Tòa án hoàn trả số tiền, bồi thường thiệt hại theo căn cứ phát sinh quy định tại Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp bà Thanh không phải là người được ủy quyền của ngân hàng Trường hợp này, 05 hộ gia đình đã hoàn vốn cho chị Thanh là sai người, lỗi không nằm ở phía ngân hàng chính sách. Do đó, 05 hộ gia đình vẫn phải trả khoản tiền vay cho ngân hàng theo đúng thỏa thuận. Mặc khác, thiệt hại mà 05 hộ gia đình phải gánh chịu thì có thể tiến hành kiện đòi bà Thanh theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử lý khi người chịu trách nhiệm thu tiền hộ chiếm đoạt luôn số tiền thu được. Bạn nên tham khảo thêm Bộ luật dân sự 2015 để hiểu rõ quy định này. Trân trọng!" 27123,"Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (như nhà ở, nhà xưởng) có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không? Nếu phải công chứng, chứng thực thì được quy định ở văn bản nào?","Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai. Ðiều 343 Bộ luật Dân sự quy định: Hình thức thế chấp tài sản: Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Đối với Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai như bạn hỏi thì phải tuân thủ hình thức Hợp đồng theo quy định của Luật Nhà ở. Khoản 3 Điều 93 Luật nhà ở quy định: Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây: - Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng; - Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở; - Thuê mua nhà ở xã hội; - Bên tặng cho nhà ở là tổ chức. Đối chiếu với quy định nêu trên thì Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là tài sản gắn liền với đất phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay, Luật công chứng và Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về chứng thực đã phân biệt rõ hai loại hoạt động công chứng và chứng thực, theo đó công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; còn Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính, chứng thực chữ ký. Để tạo điều kiện cho Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tập trung thực hiện tốt công tác chứng thực bản sao, chữ ký theo quy định của Nghị định số 79/NĐ-CP, đồng thời từng bước chuyển giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện theo đúng tinh thần của Luật công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của tổ chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật. Như vậy, đối với Hợp đồng thế chấp bất động sản (kể cả hình thành trong tương lai) tại những địa bàn đã có tổ chức công chứng thì bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của Luật công chứng. Đối với những địa bàn chưa có tổ chức công chứng thì Hợp đồng thế chấp đó có thể lựa chọn chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực." 8318,"Ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trước ngày 10/01/1982? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Văn Tình. Hiện tôi đang tìm hiểu về các quy định về Luật nghĩa vụ quân sự qua các thời kỳ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, Ban biên tập cho tôi hỏi: Trước ngày 10/01/1982, ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Hi vọng sớm nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Căn cứ theo ĐIều 34 Luật nghĩa vụ quân sự 1960 quy định về thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trước ngày 10/01/1982 như sau: Việc hoãn gọi ra phục vụ tại ngũ trong thời chiến do Hội đồng quốc phòng quyết định. Như vậy, theo quy định này thì thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trước ngày 10/01/1982 thuộc về Hội đồng quốc phòng. Trên đây là nội dung trả lời về thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ. Để nắm rõ hơn thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm Luật nghĩa vụ quân sự 1960. Trân trọng!" 27656,Nội dung của sở hữu Nhà nước được quy định như thế nào?,"Nhà nước là chủ sở hữu và Chính phủ được giao quản lý, thống nhất toàn bộ tài sản của nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam hoặc nước ngoài. Trong phạm vi thẩm quyền của mình Chính phủ sẽ giao việc chiếm hữu, sử dụng, quản lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong những trường hợp luật định, quyết định của Chính phủ về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phải được Quốc hội nhất trí như các dự án đầu tư xây dựng các cảng biển, nhà máy lọc dầu… Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phải thực hiện các quyền năng của mình trong phạm vi pháp luật cho phép: ví dụ như hộ gia đình được giao đất để trồng rừng nhưng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo chương V của Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11… Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được giao theo quy định của pháp luật. Cơ quan, cá nhân, tổ chức được giao tài sản chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo mục đích và thời hạn mà pháp luật quy định.Tài sản đã được giao cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thể bị Nhà nước thu hồi trong những trường họp luật định, người có tài sản bị thu hồi có thể được bồi thường các chi phí đầu tư và thiệt hại xảy ra hậu quả của việc thu hồi. Việc thu hồi đất xảy ra có thể do Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức đã hết thời hạn; hay cá nhân, tổ chức có hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản được giao; cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản được giao không đúng mục đích…" 1599,"Tôi đang là sinh viên, đang tính đi nghĩa vụ quân sự tự nguyên. Nhưng tôi nghe mấy đứa bạn nói rằng thằng nào đang đi học đại học, cao đẳng thì không được đi nghĩa vụ quân sự. Điều này làm tôi vô cùng hoang mang, bởi trước đây tôi cứ nghĩ là mình tự nguyện, đủ điều kiện thì được đi thôi. Cho tôi hỏi, mấy đứa bạn của tôi nói vậy có đúng không? Mong được giải đáp lắm ạ! Xin cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 140/2015/TT-BQP thì công dân đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. Tuy nhiên, Điều 5 Thông tư 140/2015/TT-BQP cũng quy định trường hợp công dân đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình mà tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ khi đáp ứng điểu các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về: tuổi đời, chính trị, sức khoẻ, văn hóa. Như vây, đối với trường hợp của bạn đang là sinh viên, thì nếu bạn có đơn xin tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ khi đáp ứng điểu các tiêu chuẩn sau: 1. Về tuổi đời: - Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. - Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. 2. Tiêu chuẩn chính trị: - Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội. - Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội. 3. Tiêu chuẩn sức khoẻ: - Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. - Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. 4. Tiêu chuẩn văn hóa: - Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7. - Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 ngươi thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi! Trân trọng!" 26340,"Năm 1992 tôi có mua nhà, đất của vợ chồng ông bà L có làm giấy chuyển nhượng viết tay với nhau, tiền nhà tôi đã giao đầy đủ. Nhiều năm qua tôi đã xây dựng nhà cửa ở ổn định, nhưng chưa làm “sổ đỏ”, thì bỗng nhiên con của ông bà L đến đòi nhà, đất mà tôi đang ở và nói rằng giấy tờ mua bán nhà đất của tôi là không hợp pháp và sẽ yêu cầu tòa hủy. Tôi xin hỏi giấy mua bán của tôi viết tay như vậy có hợp pháp không? Tôi có buộc phải trả lại nhà, đất không nếu giấy mua bán bị hủ","Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình do Hội đồng Thẩm phán - Tòa án nhân dân tối cao ban hành năm 2004 thì đối với tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 1-7-1980 đến trước ngày 15-10-1993 mà sau ngày 15-10-1993 mới phát sinh tranh chấp sẽ được Tòa án giải quyết như sau: a. Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 1-7-1980 đến trước ngày 15-10-1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Tòa án hủy hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng vô hiệu. b. Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Tòa án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây: b.1. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; b.2. Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại ủy ban nhân dân có thẩm quyền, ủy ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng; b.3. Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó. Như vậy, tuy hợp đồng mua bán nhà, đất của bà là trái pháp luật nhưng hai bên mua bán đã thực hiện việc giao nhận tiền và nhà, đất và bà đã xây dựng nhà ở trên đất đó mà bên bán không có chuyện phản đối thì nếu có yêu cầu Toà giải quyết tranh chấp hợp đồng thì Toà sẽ căn cứ vào quy định nêu trên để công nhận hợp đồng mua bán có hiệu lực thi hành." 18757,Hồ sơ đăng ký tạm trú tạm vắng gồm có những gì?,"Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú tại đây; Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. (Điều 28 Luật Cư trú 2020 ) Hồ sơ khai báo tạm vắng gồm có: - Trường hợp công dân thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 , hồ sơ gồm: + Đề nghị khai báo tạm vắng; + Văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý, giáo dục người đó. - Trường hợp thuộc quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 : Nội dung khai báo tạm vắng gồm: họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng; lý do tạm vắng; thời gian tạm vắng; địa chỉ nơi đến. (Điều 31 Luật Cư trú 2020 ) Cách làm giấy tạm trú tạm vắng online khi ở trọ? (Hình từ Internet)" 26278,"Trường hợp em muốn xin phiếu lý lịch tư pháp để xin việc làm, vậy cho em hỏi phiếu lý lịch tư pháp có thời hạn là bao lâu? Mong sớm nhận được phản hồi, em xin chân thành cảm ơn!!!","Theo Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì: Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Mục đích quản lý lý lịch tư pháp là để: 1. Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. 2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng. 3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự. 4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Hiện nay, Luật Lý lịch tư pháp 2009 và các văn bản hướng dẫn không có quy định cụ thể về thời hạn phiếu lý lịch tư pháp. Do đó, việc áp dụng thời hạn phiếu lý lịch tư pháp này sẽ căn cứ vào từng văn bản chuyên ngành. Ví dụ: Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ. (Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 ). Trân trọng!" 31725,Giao dịch dân sự vô hiệu do Tòa án tuyên bố là gì?,Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Giao dịch dân sự vô hiệu do Tòa án tuyên bố là giao dịch dân sự vi phạm các quy định của pháp luật nhưng giao dịch chỉ mất hiệu lực khi Tòa án tuyên bố theo yêu cầu của bên có quyền và lợi ích liên quan 11838,"Tôi dự định kinh doanh hệ thống quán cà phê có 1 chút giải trí như đàn guitar, hát với nhau... như vậy ngoài ngành Dịch vụ phục vụ đồ uống 5630 tôi cần phải đăng ký thêm gì nữa không?","Để đăng ký thêm với cơ quan nhà nước khi bạn muốn tổ chức các hoạt động giải trí tại quán cà phê của mình, bạn có thể cân nhắc bổ sung các ngành nghề sau: 900 - 9000 - 90000: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí Nhóm này gồm: Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hoá và giải trí cho khách hàng. Nó bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, tham dự, việc trình diễn trực tiếp, các sự kiện hoặc các các cuộc triển lãm dành cho công chúng; việc cung cấp các kỹ năng nghệ thuật, kỹ năng sáng tác hoặc kỹ thuật cho việc sản xuất các sản phẩm nghệ thuật và các buổi trình diễn trực tiếp. Nhóm này cũng gồm: - Tổ chức các buổi trình diễn kịch trực tiếp, các buổi hoà nhạc và opera hoặc các tác phẩm khiêu vũ và các tác phẩm sân khấu khác: + Hoạt động của các nhóm, gánh xiếc, hoặc các công ty, ban nhạc, dàn nhạc, + Hoạt động của các nghệ sỹ đơn lẻ như các tác giả, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, nhạc sỹ, nhà diễn thuyết, hùng biện hoặc dẫn chương trình, người thiết kế sân khấu và các chủ thầu, v.v…, + Hoạt động của các nhà hát và các phòng hoà nhạc và các cơ sở nghệ thuật khác," 12758,Chồng đứng tên sổ đỏ thì vợ có quyền gì không?,"CCPL: Bộ luật dân sự 2015; Luật hôn nhân gia đình 2014 Tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. => Như vậy, phần tài sản được mua trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung: Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. => khi đăng ký quyền sử dụng đất hình thành trong thời kỳ hôn nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ghi hai vợ chồng trên Sổ đỏ. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp Sổ đỏ đều ghi tên cả vợ và chồng, mà còn tùy vào sự thỏa thuận của đôi bên. ==> Từ những phân tích trên vợ chồng bạn mua nhà nhưng có mình chồng bạn đứng tên thì bạn vẫn có quyền đối với phần tài sản đó, vì nó được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Trường hợp chỉ có chồng bạn đứng tên mà xảy ra tranh chấp, nếu chồng bạn không chứng minh được đó là tài sản riêng của chồng bạn thì ngôi nhà vẫn thuộc sở hữu chung của cả hai vợ chồng. Do đó, tại Điều 217, Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 thì vợ, chồng có quyền ngang nhau và cùng bàn bạc trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Như vậy, bạn có quyền quyết định liên quan đến sử dụng, định đoạt ngôi nhà. Bạn có thể tham khảo thêm: Trường hợp nào làm sổ đỏ trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản riêng? Hướng dẫn xác định tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân" 13776,"Bố mẹ tôi mất để lại cho anh em tôi khối tài sản gồm nhà và đất. Bố tôi mất năm 1968, mẹ tôi mất năm 2008, không để lại di chúc. Nhà và đất anh tôi đã đăng ký đứng tên trong sổ địa chính xã từ 1981-1986 (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy tôi có được phân chia nhà đất mà bố mẹ tôi để lại không?","Bạn là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ bạn (theo khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự) nhưng để được phân chia nhà đất thì bạn phải xác định nhà đất đó có phải là di sản do bố mẹ bạn để lại hay không. Ðiều 634 Bộ luật dân sự quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Theo thông tin bạn cung cấp nhà đất anh bạn đã đăng ký đứng tên nhà đất trong sổ địa chính xã từ năm 1981-1986. Trong trường hợp anh bạn đã được ghi tên trong Sổ địa chính thì rất khó để xác định rằng nhà đất là tài sản thuộc quyền sử dụng của bố mẹ bạn. Việc ghi tên trong sổ địa chính là một trong những căn cứ để anh trai bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì: [Anchor] [Anchor] Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: - Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; ... Anh bạn thuộc trường hợp có tên trong Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993 nên có quyền tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo phân tích ở trên, thửa đất thuộc quyền sử dụng của anh trai bạn, không thể được coi là di sản do bố mẹ bạn để lại và bạn không có quyền chia tài sản này. Tuy nhiên, cũng theo thông tin bạn cung cấp, nhà đất là tài sản do bố mẹ bạn để lại cho hai anh em bạn nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể tìm hiểu những vấn đề sau đây: (i) Nguồn gốc hình thành nhà đất? (Do bố mẹ bạn mua, nhận chuyển nhượng/nhận thừa kế, tặng cho? Do bố mẹ bạn khai hoang?...) (ii) Trước đây, bố mẹ bạn có đứng tên trên bất kỳ giấy tờ gì về nhà đất đó hay không? (Giấy tờ mua bán/thừa kế/tặng cho...) (iii) Việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký tên anh trai bạn trên Sổ địa chính được căn cứ vào đâu? Bố mẹ bạn có giấy tờ chuyển quyền cho anh trai bạn không?... Trong trường hợp, bạn có căn cứ chắc chắn rằng nhà đất là do bố mẹ bạn để lại, chưa được chia cho các anh em, anh trai bạn không phải là chủ sử dụng/sở hữu đối với nhà đất đó thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác định lại chủ sở hữu/sử dụng tài sản. Nếu xác định được bố mẹ bạn là chủ sử dụng/sở hữu đối với nhà đất thì bạn có quyền chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật." 3732,"Chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Quân, có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Nhà đang thế chấp tại ngân hàng có được đưa vào di chúc để chia thừa kế không?","Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp có quyền: - Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. - Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất có quyền đưa tài sản trên vào tài sản di chúc. Nhưng việc đưa tài sản là nhà ở đang thế chấp tại ngân hàng phải thông báo cho ngân hàng biết về việc này. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 18189,"Độ tuổi phải tham gia nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu? Năm nay, tôi 26 tuổi có phải tham gia nghĩa vụ quân sự nữa không?","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Căn cứ Điều 2, Thông tư số 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT quy định đối tượng phải tham gia nghĩa vụ quân sự: Theo đó, công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi. Công dân nam được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ, nếu tình nguyện thì có thể được gọi nhập ngũ. Như vậy, bạn năm nay 26 tuổi không thuộc đối tượng gọi nhập ngũ. Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin" 13614,Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không?,"Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau: Khuyến khích hòa giải ở cơ sở Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định hòa giải tại Tòa án như sau: Hòa giải tại Tòa án Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Theo đó, tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nguyên tắc tiến hành hòa giải cụ thể: Nguyên tắc tiến hành hòa giải 1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. 2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Theo đó, việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn là không bắt buộc. Mục đích của việc này là để khuyến khích hàn gắn mối quan hệ hai bên vợ, chồng. Đối với hòa giải tại tòa án, sau khi nộp đơn ly hôn, thủ tục hòa giải là bắt buộc phải thực hiện tại Tòa án. Thủ tục hòa giải này được thực hiện trong giai đoạn chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý. Ngoài ra, nếu đã nộp đơn ly hôn ở Tòa án thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Như vậy, Nhà nước chỉ khuyến khích hai vợ chồng tự thỏa thuận được những mâu thuẫn của mình và chỉ bắt buộc phải hòa giải khi đã nộp đơn ra Tòa. Trân trọng!" 20007,Tiktoker đăng clip chê người khác nghèo có bị xử phạt hành chính như thế nào?,"Căn cứ Khoản 1 và 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau: Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc; đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm; g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b và c Khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền: Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức 3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức , trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Do đó, theo quy định trên tiktoker N đã đăng tải clip để chê bai người khác nghèo thì sẽ bị xử phạt hành chính, mức xử phạt là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc tiktoker N phải tháo dỡ clip đấy xuống khỏi trang cá nhân tiktok." 3035,"Hiện nay, tôi đang có nhu cầu xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Tôi được biết trong hồ sơ xin cấp phải có Giấy chứng minh nhân dân. Tuy nhiên CMND của tôi đã được cấp quá 15 năm. Xin hỏi CMND của tôi còn giá trị sử dụng hay không?","Theo quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về CMND, quy định tại mục 4, Phần I của Thông tư số 04/1999/TT-BCA/C13 ngày 29/4/1999 của Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về CMND,và quy định tại Khỏan 1, Điều 1 Nghị địnhsố 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chínhphủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về CMND thì khi CMND hết thời hạn sử dụng, ong phải làm thủ tục đổi lại CMND cho đúng quy định của pháp luật." 34089,"Nghĩa vụ của bên vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Hưng, đang tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển tài sản. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là nghĩa vụ của bên vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp cho tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Nghĩa vụ của bên vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 539 Bộ luật Dân sự 2005 được quy định cụ thể như sau: Bên vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây: 1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn; 2. Trả tài sản cho người có quyền nhận; 3. Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác; 4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; 5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trên đây là tư vấn về nghĩa vụ của bên vận chuyển tài sản theo Bộ luật dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc của bạn. Trân trọng!" 18719,"Làm sao để xin cấp lại giấy khai sinh khi không còn hồ sơ gốc? Em có 1 ông bác sinh năm 1947, khi ông sinh ra là ở Hà Nội, và đi vào Sài Gòn sinh sống thì năm 1956 có đi ra tòa hòa giải Sài Gòn làm thế vị khai sanh, năm 1973 có đi trích lục bản sao 1 lần ở phòng lục sự và rồi ông ra nước ngoài ở. Bây giờ muốn sinh hồi hương, thủ tục hồi hương phải có bản khai sanh có mộc của Việt Nam bây giờ. Em có đi tới Sở tư pháp thành phố sinh trích lục lại thế vị khai sanh cho ông nhưng Cán bộ trả lời và có thông báo là không có tờ này vào thời điểm đó, họ nói có thể xin cấp lại khai sanh như phải có tờ Thế vị khai sanh có dấu mộc, không phải tờ photo, mà bác em cũng còn tờ photo không thôi, nên Sở Tư pháp đã không nhận hồ sơ của em khi không có bản chính. Vây xin tư vấn giúp em nếu người ta không còn bản chính thì có được cấp lại khai sanh không. Và phải làm sao? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập ngân hàng hỏi đáp pháp luật. Chân thành cảm ơn!","Theo như bạn trình bày, thì nếu không còn hồ sơ gốc khai sinh thì bạn có thể nói bác của bạn làm thủ tục khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Cụ thể Điều 8 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định hồ sơ và thủ tục khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như sau: 1. Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa được đăng ký khai sinh nhưng có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh. 2. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của người đó thực hiện việc đăng ký khai sinh. 3. Hồ sơ đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm có: Tờ khai đăng ký khai sinh, văn bản cam đoan về việc chưa được đăng ký khai sinh; các giấy tờ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 15/2015/TT-BTP và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ hơn trình tự và thủ tục thực hiện. Trân trọng!" 19026,"Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Tiến Dũng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Tiến Dũng (tiendung*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được quy định cụ thể như sau: - Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. - Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động sau đây theo uỷ quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan: + Thực hiện việc quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được uỷ quyền; + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; tổ chức hòa giải khi có tranh chấp. - Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan có các quyền và nhiệm vụ sau đây: + Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác; + Hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan; + Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 11229,"Gia đình bà Thuận nuôi vịt để tăng thu nhập. Khi lùa vịt về, bà Thuận phát hiện đã có thêm hơn chục con vịt khác nhập vào đàn vịt nhà bà. Bà Thuận đã đi hỏi các gia đình có nuôi vịt gần đó và báo với UBND xã nhưng không thấy gia đình nào báo mất vịt. Bà Thuận đã nuôi ghép số vịt đó cùng đàn vịt của nhà mình. Thời gian sau, ông Tư ở thôn bên đến tìm bà Thuận và nói rằng, số vịt đó là của nhà ông bị lạc nên muốn nhận lại. Bà Thuận không đồng ý trả lại vịt cho ông Tư vì bà đã có công chăm sóc chúng gần hai tháng. Giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn và cùng lên UBND xã để yêu cầu được giải quyết. Vậy, UBND xã phải giải quyết như thế nào? Gửi bởi: Admin Portal","Giữa ông Tư và bà Thuận đã xảy ra tranh chấp về số vịt bị thất lạc. ở tình huống này, cần phải xem xét về việc xác lập quyền sở hữu đối với số gia cầm nói trên. Để giải quyết tình huống trên, cán bộ UBND xã cần vận dụng các quy định tại Điều 243 Bộ luật Dân sự năm 2005 . Theo đó, trong trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc, mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia cầm bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được. Trong trường hợp này, bà Thuận đã báo với UBND xã về số vịt lạc đàn nên trách nhiệm thông báo công khai thuộc về UBND xã. Theo Điều 243 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì số vịt đó thuộc sở hữu của bà Thuận. Thời điểm ông Tư đến gặp bà Thuận để đòi lại số vịt bị thất lạc là đã gần 2 tháng. Do vậy, trong trường hợp này, bà Thuận không phải trả lại số vịt đó cho ông Tư." 15755,Con gái nuôi của tôi thay đổi họ tên và muốn thay lại tên trong sổ hộ khẩu của vợ chồng tôi nhưng ở xa không tiện về công an tại nơi thường trú trước đây của bé để thay đổi thì tôi có thể giúp bé làm thủ tục được không và cần những giấy tờ nào ạ? Bé nhà tôi năm nay 15 tuổi rồi. Tôi xin chân thành cảm ơn.,"Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27 và Điểm b Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Cha nuôi, mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi và thay đổi tên cho con nuôi. Như vậy, theo quy định này, cho phép cha, mẹ nuôi được quyền yêu cầu thay đổi họ, tên của con nuôi. Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 thì việc thay đổi họ, tên khi có căn cứ phát sinh theo quy định của pháp luật dân sự thuộc phạm vi thay đổi hộ tịch. Do vậy, trong trường hợp vợ chồng anh chị yêu cầu thay đổi họ, tên cho con nuôi thì phải làm thủ tục thay đổi hộ tịch, cụ thể là làm thủ tục thay đổi thông tin họ, tên của con nuôi. Về thủ tục, do con nuôi của chị 14 tuổi nên thẩm quyền thực hiện việc thay đổi hộ tịch thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi con nuôi chị thường trú trước đây. (Khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014 thì người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. (Mẫu tờ khai anh/chị có thể nhận tại nơi nộp hồ sơ). Như vậy, theo các quy định trên, chị hoàn toàn có quyền yêu cầu thay đổi họ tên cho con nuôi và là người trực tiếp đi làm hồ sơ thay đổi, pháp luật không quy định bắt buộc con chị phải trực tiếp đi làm thủ tục thay đổi họ, tên. Trân trọng!" 2847,Thời gian vừa qua tôi hay nhận được tin nhắn của một thuê bao lạ. nội dung tin nhắn rất súc phạm danh dự và mang tính phá hoại hạnh phúc gia đình tôi. tôi điện thoại lại thì thuê bao đó đã tắt máy không liên lạc được. đã nhiều lần như vạy rồi. Vạy cho hỏi luật sư là tôi có thể nhờ cơ quan chức năng tìm được số thuê bao đó do ai sử dụng không và tôi có thể kiện chủ thuê bao đó được không. mong luật sư hướng dẫn.,"Chào bạn, Đầu tiên là bạn phải có đơn trình báo với cơ quan công an nơi bạn đang cư trú để yêu cầu được can thiệp, giải quyết. Đơn trình báo cần cung cấp số điện thoại đã nhắn tin và in các nội dung tin nhắn mang tính chất xúc phạm để đính kèm. Căn cứ vào nội dung đơn trình bày và tin nhắn, cơ quan công an sẽ yêu cầu đơn vị viễn thông cung cấp thông tin của người đứng tên số thuê bao này để có cơ sở làm việc và xử lý. Thân mến" 9761,"Việc thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thắng Nam. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Thắng Nam (thangnam*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể như sau: - Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn. - Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây: + Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức; + Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ; + Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn; + Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn quy định tại Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005; + Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí. - Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục sau đây: + Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối; + Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại điểm a khoản này; + Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí; + Thực hiện thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 nếu người nộp đơn sửa chữa thiếu sót đạt yêu cầu hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ quy định tại điểm a khoản này. - Đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 118 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí. - Đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều 109 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bị coi là không được nộp, trừ trường hợp đơn được dùng làm căn cứ để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Trên đây là nội dung tư vấn về việc thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 14361,"Nhà tôi ở phía sau nhà của hộ dân khác, đi nhờ trên đất hộ dân này, nay người ta không cho đi nữa thì pháp luật giải quyết ra sao?","Quyền sử dụng bất động sản liền kề được quy định tại Điều 273 Bộ luật Dân sự 2005: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước, cấp khí gas, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận khác”. Đồng thời, Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề quy định: 1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác… 2. Vị trí, giới hạn chiều dài, rộng, cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. 3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định của khoản 2 điều này mà không có đền bù.” Đối chiếu với trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời bạn như sau: Căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên trên thì gia đình bạn hoàn toàn có quyền để mở lối đi. Nếu hộ gia đình đó cho rằng lối đi này là của riêng họ thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh và việc đền bù sẽ theo thỏa thuận hoặc theo quy định (trừ trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005). Nếu gia đình đó không chấp nhận cho gia đình bạn sử dụng thì để được tiếp tục sử dụng lối đi này, bạn hãy nhờ UBND cấp cơ sở can thiệp bằng việc hòa giải giữa hai bên. Khi UBND cấp cơ sở hòa giải không thành thì việc tranh chấp lối đi sẽ do TAND nơi có bất động sản giải quyết. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 30821,1. Bỏ sổ hộ khẩu giấy thì xác nhận thông tin về cư trú bằng cách nào?,"Căn cứ Điều 17 Thông tư số 55/2021/TT-BCA quy định về nội dung trên như sau: Xác nhận thông tin về cư trú 1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. 2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân. 4. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú. Theo đó, mặc dù đầu năm 2023 sẽ không tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu giấy nữa nhưng công dân vẫn có thể thực hiện xác nhận thông tin cư trú bằng 02 cách: (1) Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú đề nghị cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú (như UBND xã để xác nhận) (2) Gửi yêu cầu xác nhận thông tin cư trú thông qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia." 33774,"Thuận tình ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Thành Luân. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, thuận tình ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thành Luân (thanhluan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thuận tình ly hôn được quy định cụ thể như sau: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Trên đây là nội dung tư vấn về thuận tình ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 33235,"Em là sinh viên trường kinh tế, vừa qua trong lúc trao đổi với nhóm bạn chúng em có bàn về đối chất trong tố tụng dân sự, đứa thì bảo là cần để làm rõ vụ án, đứa bảo là không bắt buộc, thế Ban biên tập vui lòng giải đáp giúp em: Khi xét xử vụ án dân sự có bắt buộc phải đối chất không? Trấn Minh (****@gmail.com)","Căn cứ theo quy định tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định về đối chất như sau: 1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau. 2. Việc đối chất phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất. => Như vậy, nếu không có yêu cầu của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất. Do đó, đối chất không là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 33937,"Bố tôi có con riêng 5 tuổi với người khác không giá thú. Mới đây bố mẹ tôi ly dị, vậy tài sản chung của bố mẹ tôi có phải chia cho người con ngoài giá thú kia không khi họ cũng không đòi hỏi?","Điều 33 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân “gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân..., tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” Khi bố mẹ bạn ly hôn, tài sản chung của bố mẹ bạn sẽ chia theo thỏa thuận, trường hợp không có thỏa thuận sẽ được chia theo luật định (Theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13). Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi”. Như vậy, tài sản chung của bố mẹ bạn khi ly hôn sẽ chia cho bố mẹ bạn theo thỏa thuận hoặc nếu không theo thỏa thuận sẽ chia theo nguyên tắc của pháp luật là chia đôi. Ngoài ra, tòa án nhân dân còn dựa vào một số yếu tố sau để chia tài sản: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Như vậy, về nguyên tắc của pháp luật hôn nhân gia đình, tài sản chung của bố mẹ bạn sẽ không phải chia cho con riêng ngoài giá thú của bố bạn. Nếu không có thỏa thuận gì, tòa án sẽ xác định tài sản chung của bố mẹ bạn và chia đôi số tài sản trên." 5501,Nhận cầm cố tài sản không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?,"Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về trường hợp nhận cầm cố tài sản không chính chủ như sau: Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự .... 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: ... h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền; i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật; k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó; l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố; ... 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền như sau: Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính ... 2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, người có hành vi nhận cầm cố tài sản không chính chủ (nghĩa là không có sự đồng ý của chủ sở hữu của tài sản hoặc không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố) sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn buộc phải nộp lại số tiền có được do thực hiện hành vi vi phạm. Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nhận cầm cố tài sản không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)" 6535,"Ba mẹ tôi có xung dot t  nhưng không muốn ra tòa li dị, nên muốn chuyển bìa đỏ sang tên tôi nhưng vì tôi còn đi học nên sợ sau này có việc gì sẽ rất khó khăn để về giải quyết vì theo ba mẹ tôi muốn viết di chúc.  Cho tôi hỏi nếu viết di chúc thì có an toàn không! Vì ba tôi còn 3 đứa con riêng đang sống ở Huế! Sợ sẽ có tranh chấp sau này hoặc ba tôi thay đổi ý kiến  Xin các luật sư cho tôi được biết rõ hơn về vấn đề này!","Nếu ba mẹ bạn không muốn chia tài sản chung thì hoàn toàn có thể Di chúc lại cho bạn, tuy nhiên bạn cần lưu ý: - Di chúc chỉ có hiệu lực khi Người để lại di chúc chết, di chúc đảm bảo quy định về nội dung và hình thức. - Sau khi di chúc, người để lại di chúc có quyền sửa đổi, thay thế một phần hoặc toàn bộ di chúc. Vì vậy, Khi ba bạn muốn thay đổi nội dung di chúc (liên quan đến phần di sản của ba bạn) thì ông hoàn toàn có quyền làm điều đó, bạn và mẹ bạn không thể ngăn cản được. Trong trường hợp các con riêng của ba bạn được hưởng thừa kế theo quy định tại Điều 669 Bộ Luật Dân sự 2005 thì bạn cũng vẫn phải chia cho họ một phần theo quy định tại Điều 669 "" Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. """ 3789,"Thời gian Tòa hẹn bổ sung đơn kiện có tính vào thời hiệu hay không? Công ty A nợ công ty B (công ty của tôi) một số tiền. Công ty B đã nộp hồ sơ khởi kiện đến tòa án, tuy nhiên Tòa án hẹn trả lời sau 7 ngày làm việc sẽ trả lời, đúng hẹn Tôi đã tới Nhân viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bổ sung hồ sơ và hẹn 6 ngày sau sẽ gặp để trao đổi và trả lời, Đúng hẹn (lần 2) tôi tới thì không gặp trực tiếp nhân viên thụ lý hồ sơ, mà gặp nhân viên nhận hồ sơ, hồ sơ đã được giao nhận, nhân viên tại tòa hẹn 7 ngày tiếp theo sẽ trả lời. (Tất cả những lần Nhân viên tòa nói cần bổ sung hồ sơ đều không ghi biên bản, chỉ có biên nhận đã nhận hồ sơ). Như vậy tổng thời gian hẹn đã lên tới 19 ngày. Có một vấn đề tôi muốn Luật sư tư vấn: 1. Cách làm việc của Nhân viên như trên có đúng nguyên tắc không? Tôi thì nghĩ rằng Nhân viên cần nêu rõ thiếu những hồ sơ nào cần bổ sung và lập biên bản. 2. Thời hiệu khởi kiện đến có bị hết khi phải chờ bổ sung hồ sơ khởi kiện không? Hay chỉ tính bắt đầu từ khi Tòa án nhận hồ sơ khởi kiện (nhận lần đầu tiên)? Vì tôi e ngại rằng: Việc Nhân viên tòa án làm việc như vậy (hẹn rất nhiều lần) sẽ kéo dài và ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện. Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập ngân hàng hỏi đáp pháp luật. Chân thành cảm ơn!","1. Cách làm việc của nhân viên tòa án như vậy là đúng với quy định. Trường hợp của bạn, tòa án đã nhận hồ sơ theo giấy biên nhận nhưng đang yêu cầu bổ sung hồ sơ. Thời hạn yêu cầu bổ sung hồ sơ vẫn nằm trong thời hạn cho phép. Cụ thể, căn cứ theo Khoản 1 Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng; trường hợp đặc biệt, Thẩm phán có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Văn bản thông báo có thể được giao trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho người khởi kiện qua dịch vụ bưu chính và phải ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. 2. Thời hiệu khởi kiên vụ án dân sự là 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại cho đến ngày nộp đơn khởi kiện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày bạn nộp đơn tại Toà án (theo biên nhận đơn) là chưa quá 02 năm nên đơn và hồ sơ của bạn đã được tiếp nhận. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ hơn quy định này." 14525,"Cơ quan nào có thẩm quyền cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao?","Tại Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BNG có quy định cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực như sau: Cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực 1. Cơ quan cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực ở trong nước bao gồm Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Cơ quan cấp hộ chiếu ở trong nước). 2. Cơ quan cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị phía nước ngoài cấp thị thực ở nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện). Như vậy, có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp, gia hạn, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao bao gồm: - Cục Lãnh sự - Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu ngoại giao mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 19311,Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như thế nào?,"Căn cứ Điều 388 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực như sau: Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực 1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: a) Do bên đề nghị ấn định; b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 2. Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng: a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác. Như vậy, thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau: - Vào thời điểm do bên đề nghị ấn định; - Vào thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm, ngoại trừ pháp luật có quy định khác. Trong đó, thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng xác định như sau: + Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; + Đề nghị được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; + Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; + Khi bên được đề nghị thông qua các phương thức khác biết được đề nghị giao kết hợp đồng." 23259,"Em năm nay 18 tuổi và em hiện đang bị bệnh da bọng nước, vậy cho em hỏi với tình trạng bệnh của em như vậy thì em có được đi nghĩa vụ quân sự không ạ? Em cảm ơn.","Tại Tiểu mục 167 Mục 11 Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định Bệnh da bọng nước (Pemphigus, Pemphigoid, Duhring Brocq) được phân loại là 6 điềm Theo Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự quy định.. Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.... Như vậy trường hợp người bị bệnh da bọng nước sẽ có sức khỏe loại 6. Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, nếu bạn bị mắc bệnh da bọng nước thì bạn không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 17585,"Tôi có cho một người quen vay 50 triệu đồng chỉ có giấy viết tay, có hứa là sau 2 tháng sẽ trả tiền nhưng đến nay đã hơn một năm rồi mà người ấy mới chỉ trả được cho tôi 10 triệu. Giờ tôi muốn khởi kiện được không?","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Theo điều 471 Bộ luật dân sự, Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Mà theo điều 401 Bộ luật dân sự: 1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. 2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, giấy vay tiền được lập giữa bạn và bên vay là phù hợp quy định của pháp luật về hình thức. Việc bạn và người hàng xóm viết giấy vay tiền được xem như giữa hai bên đã giao kết hợp đồng vay tài sản và theo đó, phát sinh các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người vay không trả nợ theo đúng thời hạn đã thỏa thuận thì bạn có quyền yêu cầu bên vay thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ này. Nếu bên vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án xét xử, bảo vệ quyền lợi của mình. Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin" 27841,"Nguyên tắc chung để đăng ký quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tàu bay được quy định như thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề quốc tịch của tàu bay, và tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Nguyên tắc chung để đăng ký quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tàu bay được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Liêu Lãm (lamlieu***@gmail.com)","Nguyên tắc chung để đăng ký quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tàu bay được quy định tại Điều 14 Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay như sau: 1. Các quyền đối với tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải được đăng ký theo quy định tại Nghị định này. 2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có các quyền đối với tàu bay mang quốc tịch nước ngoài thì thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luật của quốc gia mà tàu bay mang quốc tịch. 3. Thời điểm đăng ký các quyền đối với tàu bay quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định theo thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc chung để đăng ký quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tàu bay. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 68/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 20137,"Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án dân sự thì có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Bạn đọc Ngọc Nhung, địa chỉ mail nhungn87****@gmail.com hỏi: Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi công tác trong một đơn vị tư pháp, thường xuyên lập hồ sơ vụ án dân sự. Cho tôi hỏi: Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án dân sự thì có nhiệm vụ, quyền hạn gì? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!","Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2016). Theo đó, Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án dân sự thì có nhiệm vụ, quyền hạn như sau: 1. Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 204 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 2. Yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. 3. Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 97 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. (Điều 198 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán khi lập hồ sơ vụ án trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!" 19191,Bố chồng tôi mua một mảnh đất 240m2 từ năm 1996 nhưng lại nhờ em rể đi nộp tiền và phiếu thu tiền mảnh đất đó lại đứng tên em rể của ông chứ không phải đứng tên ông. Em rể ông chỉ đưa lại cho ông tờ pho tô phiếu thu mà không đưa tờ gốc. Năm 2000 bố chồng tôi cho vợ chồng tôi làm nhà ở trên mảnh đất đó nhưng cũng không để ý gì đến thủ tục cho đến bây giờ vợ chồng tôi muốn đi làm sổ đỏ thì có đến hỏi tờ gốc phiếu thu thì em rể của ông làm mất rồi. Vậy trường hợp của tôi Thì phải giải quyết như thế nào xin luật sư hướng dẫn giúp cho. Tôi xin chân thành cảm ơn.,"Vụ việc của gia đình bạn cần xem lại hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó có hợp pháp hay không. Nếu hợp đồng hợp pháp thì người nào tham gia giao dịch và thanh toán tiền thì người đó sẽ được cấp GCN QSD đất. Về nguyên tắc thì ai thanh toán tiền mua đất, đứng tên hợp đồng thì người đó sẽ được cấp GCN QSD đất. Do vậy, để đảm bảo được quyền lợi của bố chồng bạn và vợ chồng bạn thì cần lập văn bản có nội dung xác nhận sự việc nhờ nộp tiền đó để làm căn cứ giải quyết các thủ tục sau này." 21820,"Luật sư cho em hỏi, em có người anh trai tuy chưa kết hôn nhưng đã có con với người khác, và nay cháu tời tuổi đi hoc và khai sinh của cháu lại theo bên quê mẹ. Vậy nếu anh em muốn cho cháu nhập hộ khẩu vô bên anh cua em thì có được không. Và thủ tục cần làm gồm những gì?","Nội dung bạn hỏi được Luật cư trú năm 2006 quy định như sau: ""Điều 13. Nơi cư trú của người chưa thành niên 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; 2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột; c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại; Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này. 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."" Như vậy, nếu cháu của bạn có giấy tờ hợp pháp chứng minh quan hệ huyết thống với anh trai bạn (giấy khai sinh) thì có thể nhập hộ khẩu về nơi anh bạn đang cư trú theo các quy định pháp luật trên." 3028,Quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể chuyển giao cho người khác không?,"Điều 309 Bộ luật dân sự 2005 quy định về chuyển giao quyền yêu cầu, theo đó: 1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ những trường hợp sau đây: a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín; b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận không được chuyển giao quyền yêu cầu; c) Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Như vậy, đối với quyền yêu cầu cấp dưỡng, bên có quyền yêu cầu không được chuyển giao quyền đó cho người thế quyền. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 4990,"Luật sư cho tôi hỏi. Tôi có ký kết hợp đồng lao động với công ty bảo vệ thời gian hợp đồng là 3 tháng, Khi tôi ký kết hợp đồng với công ty. Công ty buộc tôi phải đặt lại CMND bản gốc tại công ty và thu 1 khoản tiền mặt đặt cọc. Tôi đã làm việc tại công ty này từ đầu tháng 10/2014 đến ngày 10/12/2014 tôi viết đơn xin thôi việc nhưng trong điều khoản hợp đồng ký kết có ghi khi thôi việc phải viết trước 45 ngày. Xin hỏi luật sư tôi có phải chờ 45 ngày sau ko ?           Tôi xin thôi việc  vì lý do trong thời gian tôi và các đồng nghiệp làm việc tại đó chúng  tôi không hề nhận được 1 đồng lương nào của công ty mặc dù chúng tôi ko hề vi phạm quy đinh của công ty tính đến thời điểm hiện tại ngày 20/12/2014 chúng tôi vẫn chưa nhận được lương của công ty. Xin hỏi công ty có vi phạm luật không? Nếu chúng tôi muốn được công ty thanh toán tiền lương thì chúng tôi nên làm gi? Rất mong được sự giúp đỡ của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Thứ nhất, Công ty bạn giữ lại chứng minh nhân dân gốc của người lao động là vi phạm quy định của bộ luật lao động. Thứ hai, vì công ty bạn không trả lương đầy đủ theo thỏa thuận của hợp đồng lao động nên bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và chỉ cần báo trước 3 ngày. ( Điều 38, Bộ luật lao động) Thứ ba, để lấy lại được tiền lương, bạn và những người lao động khác trong công ty nên cùng làm đơn yêu cầu công ty trả lương theo đúng quy định của pháp luật. Trường h ợp công ty không trả lương bạn yêu cầu công ty trả lời bằng văn bản. Nếu thấy công ty trả lời không hợp lý bạn có thể đến phòng lao động thương binh xã hội địa phương để yêu cầu hỏi giúp đỡ" 29098,"Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Văn Thiết, tôi đang tìm hiểu quy định về giao dịch bảo đảm, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được quy định tại Điều 32, 33 Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau: - Bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. - Bên nhận ký cược có quyền sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác. - Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. - Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý. Trên đây là nội dung câu trả lời quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Trân trọng!" 29998,Liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dân sự theo quy định mới thì trường hợp nào khi đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp?,Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/05/2021) quy định nội dung trên như sau: - Việc đầu tư vào tài sản thế chấp phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp trong trường hợp: + Bên thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp; + Bên thế chấp đầu tư vào tài sản thế chấp làm phát sinh tài sản mới không thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp. Trân trọng! 29017,Tôi lấy vợ được 2 năm nhưng vợ tôi bỏ về ngoại và nói không quay lại nữa. Tôi đã quyết định viết đơn ly hôn nhưng nay không thể liên lạc được với cô ấy. Vậy cho tôi hỏi có thể ly hôn khi một bên vắng mặt được hay không?,"Việc giải quyết đơn yêu cầu ly hôn được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Bước 1: Thụ lý vụ án. Sau khi bạn nộp đơn yêu cầu ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án sẽ tiến hành các bước để ra Thông báo thụ lý vụ án, đồng thời thông báo cho bị đơn về việc Toà án đã thụ lý vụ án. Trong vụ án ly hôn do bạn khởi kiện, vợ bạn có tư cách là bị đơn, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 58 và Điều 60 Bộ luật Tố tụng dân sự, trong đó có: Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành;Tham gia phiên toà.... Bước 2: Hòa giải và chuẩn bị xét xử. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Tòa án sẽ gửi thông báo về việc tiến hành hòa giải cho nguyên đơn (bạn) và bị đơn (vợ bạn). Tuy nhiên, nếu vợ bạn với tư cách là bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt thì coi như vụ án ly hôn của vợ chồng bạn không tiến hành hoà giải được (theo khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự). Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử. Khi vụ án được đưa ra xét xử, vợ bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp vợ bạn với tư cách là bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi 2011): - Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa. - Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ; Theo quy định nêu trên, khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vợ bạn vắng mặt tại phiên tòa thì vụ án ly hôn của vợ chồng bạn sẽ được Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt vợ bạn." 19997,"Tôi chỉ còn duy nhất một thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân mà thôi tuy nhiên thẻ căn cước của tôi đã hết hạn được 2 tháng, Tôi có thể sử dụng thẻ căn cước này này để thuê phòng khách sạn không?","Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có nghĩa vụ kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: ... 2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp. Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn. Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì khi sử dụng dịch vụ lưu trú thì bắt buộc bạn phải xuất trình các giấy tờ tùy thân cho cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Đối với trường hợp bạn chỉ còn thẻ căn cước và thẻ căn cước của bạn đã hết hạn thì đây vẫn được xem là trường hợp giấy tờ có dán ảnh do cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp do vậy vẫn được chấp nhận theo quy định của pháp luật, tuy nhiên để tránh các rắc rối về pháp lý có thể xảy ra bạn nên thực hiện thủ tục cấp đổi mới thẻ căn cước theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 13583,"Tôi là đảng viên và là công chức xã, hiện tôi đã có gia đình và hai con, gia đình tôi rất hạnh phúc. Nhưng không may tôi bị một người bạn của chồng tôi lừa dụ dỗ tôi đi vào con đường ngoại tình với anh ta mà anh ta chỉ là quần chúng, nhưng gia đình anh ta cũng vẫn hạnh phúc, tôi cũng nhiều lần xin anh ta dừng lại nhưng anh ta không đồng ý anh ta bảo nếu tôi dừng lại thì anh ta không để tôi sống yên, vậy là tôi đành phải chấp nhận. Đến một ngày gần đây vào buổi tối anh ta đến nhà tôi lợi dụng ngoài sân trời tối anh ta có ôm tôi và bị tôi đạp bẩn quần về nhà vợ anh ta hỏi thì anh ấy khai nhận là tại ôm tôi. Vậy là giữa gia đình tôi và gia đình anh ta xảy ra mâu thuẫn. Anh ta có một clip quay chụp tôi với anh ấy nhưng tôi cũng không biết là có thật hay là ghép. Bây giờ vợ chồng anh ấy mang cuốn clip đó cho mọi người xem và bảo nếu tôi không đến xin lỗi thì sẽ đưa đơn kiện. Vậy nếu đưa ra kiện thì tôi bị xử lý thế nào và anh ta bị xử lý thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo thông tin bạn trình bày thì có thể thấy giữa bạn và người bạn của chồng bạn có hành vi ngoại tình, tuy nhiên việc ngoại tình chỉ dừng lại ở mức độ tình cảm, quan hệ lén lút, không có hành vi chung sống với nhau. Tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cấm hành vi: ""c. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;"" Chung sống như vợ chồng được hiểu là là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.... Nếu bạn có hành vi này, bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP: ""1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;"" Nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 như sau: ""1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."" Đối với trường hợp của bạn việc ngoại tình chỉ dừng lại ở việc qua lại về mặt tình cảm, có quan hệ lén lút và do người này ép buộc chứ chị không muốn tiếp tục mối quan hệ đó, chưa có hành vi chung sống với nhau như vợ chồng, cũng không có hậu quả nghiêm trọng gây ra cho phía ra đình bạn của chồng bạn (ví dụ như gia đình ly hôn, hay vợ con tự sát), bạn sẽ không bị xử lý đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Pháp luật cũng không có quy định hay chế tài xử lý đối với hành vi ngoại tình. Do đó nếu vợ chồng người này kiện bạn thì bạn cũng không bị xử lý về mặt pháp luật, tuy nhiên về phía cơ quan bạn có thể bạn sẽ bị xử lý kỷ luật về hành vi ngoại tình, không giữ gìn phẩm chất, đạo đức của một người đảng viên, vấn đề xử lý kỷ luật này phụ thuộc vào quy chế đơn vị chị công tác. Đối với người bạn của chồng bạn, không bị xử lý về mặt pháp luật đối với hành vi ngoại tình, tuy nhiên cũng có thể sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại đơn vị mà người này công tác. Đối với hành vi của vợ chồng người này mang clip cho mọi người xem là xâm phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của bạn, được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Ðiều 37 Bộ luật Dân sự 2005: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.” Ðiều 604 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Như vậy, bạn có thể khởi kiện dân sự để yêu cầu vợ chồng người này bồi thường nếu như hành vi của vợ chồng người này xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn gây thiệt hại. Đồng thời có thể vợ chồng người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999: ""1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.” Trên đây là tư vấn về xử lý hành vi ngoại tình của Đảng viên. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 31180,"Chấm dứt hợp đồng hợp tác khi nào? Xin chào anh chị Thư Ký Luật! Sau khi luật dân sự mới nhất chính thức có hiệu lực, tôi thấy báo chí xôn xao bàn tán và thảo luận nhiều. Tôi cũng có tìm hiểu và có nhiều chỗ chưa rõ, rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho tôi hỏi: Chấm dứt hợp đồng hợp tác khi nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc chấm dứt hợp đồng hợp tác được quy định như sau: - Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây: + Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác; + Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; + Mục đích hợp tác đã đạt được; + Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. - Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật dân sự 2015. - Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc chấm dứt hợp đồng hợp tác được quy định tại Điều 512 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 9038,"Hiện tại tôi 22 tuổi, đang có con nhỏ, có anh trước đây cấp bậc là Hạ sĩ quan phục vụ trong quân đội nhân dân, hiện tại anh đã nghỉ hưu. Và vừa rồi bên phía phường không có giấy gửi tạm hoãn gọi nhập ngũ cho tôi. Như vậy, trường hợp của tôi có được tạm hoãn để chăm sóc cho con không?","Căn cứ điểm d Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Như vậy, mặc dù bạn có anh là Hạ sĩ quan tuy nhiên hiện tại anh đã nghỉ hưu và không trực tiếp phục vụ trong môi trường công an nhân dân, nên bạn sẽ không được tạm hoãn nghĩa vụ lần này. Trân trọng!" 12301,"Mọi người hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn! Thái Duy - Ninh Bình","Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Trong đó, hoạt động môi giới bảo hiểm được hiểu là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì tại Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định như sau: - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm. - Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ: + Thực hiện việc môi giới trung thực; + Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; + Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra. Trên đây là nội dung giải đáp về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Trân trọng!" 21512,Trường hợp nào cơ quan đã đăng ký tạm trú ra quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú?,"Tại Điều 14 Thông tư 55/2021/TT-BCA có quy định về hủy bỏ đăng ký tạm trú như sau: Hủy bỏ đăng ký tạm trú 1. Trường hợp đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng điều kiện và không đúng đối tượng quy định tại Điều 35 Luật Cư trú thì cơ quan đã đăng ký tạm trú ra quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú. Trường hợp phức tạp thì báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký tạm trú xem xét ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký tạm trú. 2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú, cơ quan đã đăng ký tạm trú có trách nhiệm cập nhật việc hủy bỏ đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; thông báo bằng văn bản cho công dân nêu rõ lý do. Như vậy, cơ quan đã đăng ký tạm trú ra quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú trong trường hợp: - Đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền; - Không đúng điều kiện; - Không đúng đối tượng. Trân trọng!" 1796,"Người thành niên theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Minh hiện đang sống và làm việc tại Đồng Tháp. Tôi hiện đang tìm hiểu về quy định của pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi người thành niên theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Người thành niên theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định tại Điều 20, theo đó: Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Trên đây là tư vấn về người thành niên. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ Luật dân sự năm 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 30160,"(PLO)- Ra nước ngoài định cư thì mới bị xoá đăng ký thường trú. Con tôi đi lao động nước ngoài thì luật có buộc tôi phải xoá hộ khẩu của con hay không? nguyen thi da (kalyda19572013@gmail.com)","Theo Khoản 1, Điều 22 Luật cư trú: Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú: a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại; c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này; d) Ra nước ngoài để định cư; đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ. Như vậy, nếu con bà chỉ đi lao động ở nước ngoài mà không định cư tại đó thì không thuộc trường hợp bị xóa đăng ký thường trú." 7103,"Vợ chồng tôi kết hôn năm 2005. Tôi có tài sản riêng là một chiếc xe ô tô do bố mẹ tôi cho làm của để dành và sử dụng khi có em bé. Năm 2007, chồng tôi mở công ty, tôi đồng ý cho chồng tôi sử dụng chiếc xe làm phương tiện đi lại giao dịch với khách hàng mà không hề nhập chiếc xe đó vào tài sản chung. Năm 2009 chồng tôi làm ăn thua lỗ đã tự ý bán chiếc xe của tôi để trả nợ. Vậy chiếc ô tô đó có còn là tài sản riêng của tôi và tôi có quyền đòi lại nó không?","Theo quy định tại Điều 32, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì, “1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. 2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.” Như vậy, nếu nhà và xe thuộc tài sản của bạn mà không nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng thì đó là tài sản riêng của bạn. Theo quy định tại, Điều 33, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì: “1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. 2. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. 5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.” Việc chồng bạn làm ăn, kinh doanh riêng thì không thể dùng tài sản riêng của vợ để trả nợ nếu không được sự chấp thuận và đồng ý. Đồng thời, trong trường hợp này, nếu nhà đất và xe đứng tên quyền sở hữu của bạn nhưng chồng đem bán là hành vi trái pháp luật. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 2758,"Chào Luật Sư. Thu nhập của em hoàn toàn lấy từ lương nhân viên do Công ty trả. Trước tết năm nay, em có ý định làm ăn, bằng việc sẽ bỏ ra một vài trăm triệu để tích trữ bia, nước ngọt về bán và cũng sẽ thanh lý hết hàng sau Tết. Vậy, em muốn hỏi Luật sư: - Kinh doanh mà không đăng ký và không kê khai thu nhập (ví dụ như em lãi được vài chục triệu) như vậy có vi phạm không? - Trường hợp này có gọi là đầu cơ không? Các quy định và xử phạt của Pháp luật VN về đầu cơ như thế nào? Chân thành cảm ơn Luật sư.","Khi phát sinh thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân thì bạn phải có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, trường hợp bạn không kê khai thì cơ quan thuế có quyền truy thu khi phát hiện. Đầu cơ là hành vi lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng hóa hoặc lợi dụng hoàn cảnh như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh để tích trữ hàng hóa nhằm thu lợi bất chính thì mới bị xử lý theo pháp luật. Hành vi của bạn không phải là đầu cơ, tuy nhiên nếu kinh doanh mang tính thường xuyên thì bạn phải thực hiện đăng ký kinh doanh và phải kê khai nộp thuế theo quy định." 18115,"Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề đăng ký hộ tịch. Trong quá trình tìm hiểu tôi có thắc mắc cần được các bạn giải đáp. Đó là: trường hợp người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân theo quy định của pháp luật thì thủ tục đăng ký khai sinh cho họ được thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì trong trường hợp không nhận được kết quả xác minh thì thủ tục đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân được quy định cụ thể như sau: 1. Trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa được đăng ký khai sinh nhưng có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú thực hiện việc đăng ký khai sinh. 2. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó ghi nơi sinh tại Việt Nam và có yêu cầu đăng ký khai sinh thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của người đó thực hiện việc đăng ký khai sinh. 3. Hồ sơ đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gồm có: Tờ khai đăng ký khai sinh, văn bản cam đoan về việc chưa được đăng ký khai sinh; các giấy tờ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Trình tự giải quyết, nội dung đăng ký khai sinh được thực hiện tương tự quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 Điều 26 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 9, Điều 10 của Thông tư này. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 25952,Em có cô bạn gái ở trọ một mình. Hôm trước có người gửi giấy đe dọa là hắn đã quay trộm cảnh sinh hoạt cá nhân của bạn em và sẽ phát tán lên mạng. Bạn gái em rất hoang mang. Xin báo tư vấn cho em làm thế nào để ngăn chặn hành động này. Và nếu hắn nhất định đăng những hình ảnh đó lên mạng thì em phải làm gì? Báo cho ai? Em xin cảm ơn!,"Công ty luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi của bạn: Ðiều 38 Bộ luật Dân sự đã quy định rất rõ về quyền bí mật đời tư: - Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Hành vi của người quay trộm cảnh sinh hoạt cá nhân của bạn bạn là trái quy định của pháp luật. Bạn có thể báo với công an xã, phường để ngăn chặn hành vi này đồng thời ngăn chặn việc phát tán những thông tin đó. Trường hợp người đó cố tình phát tán những hình ảnh đó thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm." 18426,Đăng ký khai sinh lưu động có được không?,"Câu hỏi: Dạ, cho em hỏi, trường hợp sinh con nhưng cha mất và chỉ còn mẹ, vì lý do sức khỏe nên người mẹ không thể đi khai sinh cho con được cũng không có người thân thích. Như vậy, trường hợp này có thể đăng ký khai sinh lưu động không?" 24524,Thời gian để được trở lại quốc tịch Việt Nam sau khi bị tước quốc tịch là bao lâu?,"Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam như sau: Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam 1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Xin hồi hương về Việt Nam; b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. 2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam. 4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam. 5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam. Như vậy, trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam." 3058,"Tôi đang làm cho một công ty có vốn nước ngoài. Công ty tôi có thuê một công ty của việt nam chế tạo và lắp đặt một máy rửa (theo ý tưởng và thiết kế sơ bộ của công ty tôi). Như vậy bên nhà sản xuất (bên B) chịu trách nhiệm thiết kế chi tiết, lập bản dự toán các thiết bị cần cho máy và lắp đặt thành một máy hoàn chỉnh rồi giao cho bên A.   Trong danh mục các thiết bị, bên B ghi chủng loại và nhãn hiệu các thiết bị đều là hàng nhập khẩu và cam kết là hàng mới 100%. Vì vậy khi thành lý hợp đông, Công ty tôi yêu cầu bên B cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ của các thiết bị đã được lắp cho máy. Nhưng bên B không cung cấp được CO của các thiết bị. Công ty tôi từ chối thanh lý hợp đồng vì bên B không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của thiết bị.   Xin hỏi công ty tôi yêu cầu thế có đúng hay không và chúng tôi phải làm gì để hoàn tất thủ tục pháp lý cho việc thanh lý hợp đồng? Rất mong luật sư tư vấn giúp.","Chào Quý Ông/Bà, Việc Bên A yêu cầu Bên B cung cấp CO của thiết bị để chứng minh thiết bị là hàng nhập khẩu mới 100% là có cơ sở. Tuy nhiên, khi đàm phán hợp đồng, Bên A đã thiếu sót khi không đưa chi tiết nội dung này vào hợp đồng, cần rút kinh nghiệm. Nói như thế không có nghĩa là miễn trừ nghĩa vụ chứng minh của Bên A là thiết bị được nhập khẩu và mới 100%. Do đó, nếu bên B không cung cấp được CO thì phải chứng minh bằng các tài liệu khác như tờ khai hải quan, hợp đồng ngọai thương,...có liên quan. Nếu Bên B vẫn không chứng minh được, bên A có thể thỏa thuận lại với Bên B về giá cả hoặc từ chối nhận hàng, đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trân trọng, LS. Nguyễn Hoàng Linh Tel: 0903 93 92 98" 14757,"Tôi kết hôn 2004 đến năm 2006 anh chồng tôi có cho vợ chồng tôi 1 miếng đất nhưng lúc đó tôi không đi ký lúc chuyển nhượng mà trong hồ sơ chỉ có tên chồng tôi là bên nhận cho,đến năm 2009 tôi có mua thêm 1 miếng đất nữa cũng của anh chồng tôi, 2 miếng đất này kế nhau,và cũng làm giấy chuyển nhượng anh cho em mà cũng không có tên của tôi. Đến năm 2010 chồng tôi đã làm lại sổ đất nhập 2 sổ đất này thành 1 sổ và làm giấy chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng cây lâu năm lên đất ở tại đô thị,năm 2010 tôi xây nhà trên đất đó. Vậy đất đó bây giờ là tài sản riêng của chồng tôi hay là tài sản chung của vợ chồng tôi. - Nếu đất đó đã là tài sản riêng của chồng tôi rồi giờ phải làm giấy tờ gì để đất đó trở thành tài sản chung của cả hai vợ chồng được.","Công ty luật vinabiz trả lời như sau: Căn cứ pháp lý : - Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; - Nghị quyết số 02/2000 NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Bạn thân mến, theo quy định tại Điều 27của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về tài sản chung của vợ chồng thì tài sản được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì được xác nhận là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, theo hướng dẫn tại NQ 02/2000 NQ –HĐTP thì “trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 . Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng”. Với trường hợp của bạn, theo như thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất vợ chồng bạn có được trong thời kì hôn nhân. Trên giấy tờ chuyển nhượng không có ghi tên của bạn nhưng hiện tại không có tranh chấp giữa bạn và chồng bạn về mảnh đất đó. Do vậy, theo quy định của pháp luật thì mảnh đất đó là tài sản chung của vợ chồng bạn. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 21886,"Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Quốc tế, trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, theo quy định hiện nay, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đào Lê Anh (anh***@gmail.com)","Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể như sau: Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; c) Chủ trì phối hợp với các bộ có liên quan tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm; d) Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm; đ) Quản lý các Trung tâm Đăng ký của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; e) Thống kê đăng ký biện pháp bảo đảm; tổng hợp và định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ về công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước; g) Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; h) Hợp tác quốc tế về đăng ký biện pháp bảo đảm. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Trân trọng!" 9876,Lãi suất vay tài sản tối đa bao nhiêu?,"Căn cứ quy định Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau: Điều 468. Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Như vậy, theo quy định thì lãi suất vay tài sản được quy định như sau: [1] Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. [2] Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại [1] tại thời điểm trả nợ. Trân trọng!" 29845,Trường hợp nào được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau: Điều 12. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ 1. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn trong trường hợp sau đây: a) Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ; c) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác nhận; d) Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; có quyết định tuyển dụng vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an; đ) Có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài. ... Theo đó, người đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn nếu thuộc các trường hợp dưới đây: - Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; - Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ; - Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác nhận; - Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Có quyết định tuyển dụng vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an; - Có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; - Có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài. Trường hợp nào được thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn? (Hình từ Internet)" 25305,"Hiện tại vợ tôi chuẩn bị sinh cháu đầu lòng nhưng ngặt 1 nỗi gia đình tôi chưa có hộ khẩu tại Hà Nội. Hiện tại hộ khẩu của tôi vẫn ở tỉnh khác, còn vợ tôi đã cắt khẩu tại địa phương và đang đăng ký tạm trú KT3 tại Hà Nội. Do đăng ký tạm trú của vợ tôi từ tháng 10/2009 tính đến nay chưa đủ 1 năm để nhập khẩu tại Hà Nội mà đến tháng 6 tới vợ tôi sinh cháu vậy sinh cháu thì khai sinh ở đâu? Có thể đăng ký theo KT3 được không? Tôi đã mang sổ KT3 ra phường để hỏi nhưng họ không chấp nhận làm khai sinh cho cháu. Nếu đến tháng 10 gia đình chúng tôi mới đủ điều kiện nhập khẩu thì lúc đó khai sinh có được không? Mức xử phạt khai sinh muộn được tính như thế nào?","Theo Điểm a Điều 1 Mục II của Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: “Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú.” Vợ anh không có nơi đăng ký thường trú nhưng đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới nên Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi mà vợ anh đang đăng ký tạm trú KT3 có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con anh." 13953,Cho em hỏi là ngày cấp cmnd của em bị sai. Bây h em phải làm thế nào ạ. Nếu em đến bảo hiểm xã hội thì tới nơi nào để điều chỉnh ạ. Em cám ơn,"theo hướng dẫn tại công văn số 3835/BHXH-CST ngày 27/09/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sai sót các tiêu thức giữa sổ Bảo hiểm xã hội và Giấy chứng minh nhân dân quy định Cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp sổ bảo hiểm xã hội bị mất, hỏng hoặc thay đổi, cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội. Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có thay đổi các nội dung khác thì không phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, như sau: - Số chứng minh nhân dân; - Ngày cấp chứng minh nhân dân; - Nơi cấp chứng minh nhân dân; - Hộ khẩu thường trú. Trường hợp của bạn không cần phải điều chỉnh sổ bảo hiểm xã hội." 22154,Vợ chồng hợp pháp khi đáp ứng đủ điều kiện gì?,"Căn cứ tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn cụ thể như sau: Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy, đối với việc vợ chồng hợp pháp đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kết hôn, bao gồm: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. - Không bị mất năng lực hành vi dân sự. Lưu ý: Sẽ không công nhận vợ chồng hợp pháp đối với một số trường hợp, cụ thể tại điểm a, b, c, d, khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 : - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo. - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Khi nào không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp? (Hình từ Internet)" 5133,Trách nhiệm bảo vệ cơ sở dữ liệu căn cước công dân của cơ quan quản lý căn cước công dân là gì?,"Theo Điều 33 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về bảo vệ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau: - Ứng dụng công nghệ thông tin để nhập, xử lý và kết xuất thông tin về dân cư và căn cước công dân bảo đảm an toàn các dữ liệu theo đúng các nguyên tắc, định dạng các hệ cơ sở dữ liệu; - Bảo đảm an toàn các thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền đưa, xử lý và trao đổi thông tin về dân cư và căn cước công dân; - Bảo vệ an ninh thông tin về dân cư và căn cước công dân trên mạng máy tính; bảo đảm an toàn thông tin lưu trữ trong cơ sở dữ liệu; phòng, chống các hành vi truy nhập, sử dụng trái phép, làm hư hỏng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; - Dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân được lưu trữ trên máy tính chủ đã được thực hiện các biện pháp chống truy nhập trái phép thông qua hệ thống bảo mật của hệ quản trị dữ liệu và hệ điều hành mạng; Trân trọng!" 15745,"Đơn giản hóa thủ tục ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân VN đã đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tại cơ quan đại diện VN ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thu Yến. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến việc ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân VN, Ban biên tập cho tôi hỏi các thủ tục ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân VN đã đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tại cơ quan đại diện VN ở nước ngoài được đơn giản hóa như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (yen***@gmail.com)","Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Tiểu mục 36 Mục I Phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2010 như sau: - Quy định mẫu Tờ khai đang thực hiện kèm theo văn bản quy phạm pháp luật. - Bổ sung quy định về thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện, thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ hộ tịch và cấp giấy tờ hộ tịch theo biểu mẫu của Việt Nam trong văn bản quy phạm pháp luật. Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 50/NQ-CP năm 2010. Trân trọng!" 14332,"Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Chương. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Văn Chương (vanchuong*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 1959 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định cụ thể như sau: Khi ly hôn, việc giao cho ai trông nom, nuôi nấng và giáo dục con cái chưa thành niên, phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái. Về nguyên tắc, con còn bú phải do mẹ phụ trách. Người không giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con. Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết, có thể thay đổi việc nuôi giữ hoặc việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng, giáo dục con cái. Vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi nấng và giáo dục con, mỗi người tuỳ theo khả năng của mình. Trên đây là nội dung tư vấn về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 1959. Trân trọng!" 27947,"Tôi được bố mẹ nuôi tôi nhận làm con nuôi, hiện tại tôi đã lớn và muốn nhận lại cháu ruột của bố mẹ nuôi làm con nuôi (tất cả đều là người Việt Nam). Cho hỏi tôi có được nhận con nuôi trong trường này không? Nhờ tư vấn.","Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định người nhận con nuôi trong nước phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. - Có tư cách đạo đức tốt. Những người sau đây không được nhận con nuôi: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. - Đang chấp hành hình phạt tù. - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. => Hiện nay pháp luật không cấm con nuôi không được nhận cháu ruột của bố mẹ nuôi làm con nuôi, do đó bạn có thể nhận cháu của bố mẹ nuôi làm con nuôi nếu đáp ứng các điều kiện về nhận nuôi con nuôi theo quy định trên. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 27378,"Mong luật sư nhà đất tư vấn giúp tôi Ông Nội tôi lấy 2 bà. Bà cả sinh ra được 2 người 1 trai 1 gái, bà 2 sinh ra được 2 người cũng 1 trai 1 gái trong đó co bố tôi. Ông nội tôi và bà cả mất sớm,đên nam 1991 thì bà nội của tôi tức bà 2 của ông cũng mất.Tất cả đều không viết di chúc hay để lại giấy tờ gì quyền phân chia đất. Năm 2003 bố của tôi mất (tức con trai bà 2 cua ông Nội tôi),và đến năm 2004 bác trai cả cua tôi cũng mất,hiện tại chỉ còn 1 bác gái con của bà cả và 1 cô con cua bà 2 sống, cả 2 đều ở nhà chồng.Bác trai tôi đã mất và có 2 người con trai,bô tôi đã mất và cũng co 2 người con trai,luật sư cho tôi hỏi tôi và em tôi có quyền đươc thừa kế đươc ở trên đất ông bà nội tôi không. Vì hiện tại tôi mẹ tôi và em trai tôi đang sông nhờ ở nhà ngoại. Tôi muốn hỏi làm thế nào để và tôi có thể có quyền sở hữu 1 phần đất ông bà để anh em tôi có chỗ để ở không? Vì hiện tai 2 anh con bác tôi không cho chúng tôi và đuổi chúng tôi nhằm chiếm hết số đất ông bà tôi để lại. Xin cảm ơn!","Theo như bạn trình bày thì ông nội bạn có 2 bà vợ,Tôi không biết việc kết hôn này xảy ra vào thời gian nào. Tôi cứ cho rằng ông nội bạn có 2 người vợ, và cả 2 người này xem như cùng ông nội bạn tại lập nên nhà và đất như bạn nói. Nếu như vậy thì khi ông bà chết không để lại di chúc, tài sản sẽ được chia đều cho 4 người con (2 của bà cả, 2 của bà 2) không phân biệt trai gái. Như vậy bố bạn chết năm 2003 thì bạn và người anh em của bạn có quyền được hưởng phần tài sản mà ông bà nội để lại cho bố bạn. Nếu quyền sử dụng đất nêu trên đã có giấy chứng nhận QSDĐ thì bạn xem ai đứng tên. Nếu là ông bà nội đứng tên thì có thể sẽ thuận lợi cho việc bạn khởi kiện. Nếu là người khác đứng tên thì rất khó để khởi kiện vì khi đó bạn phải chứng minh phần đất đó là do ông bà bạn tạo lập. Toàn bộ thủ tục khởi kiện sẽ do Toà án quận huyện nơi có đất giải quyết. Trước khi bạn gửi đơn ra toà cũng phải làm đơn ra xã để hoà giải. Trường hợp đất chưa có giấy CNQSDĐ thì bạn gửi đơn ra UBND xã để giải quyết. Chúc bạn thành công.LS Lê Văn Hoan, ĐT:0909886635" 31033,Người được nhận làm con nuôi là những người nào?,"Căn cứ quy định Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi như sau: Người được nhận làm con nuôi 1. Trẻ em dưới 16 tuổi 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Theo đó, thì người được nhận làm con nuôi là những người sau đây: - Trẻ em dưới 16 tuổi - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; + Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. - Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. - Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Trân trọng!" 22913,"“Chúng tôi là những người Việt sống xa tổ quốc, muốn được biết về chính sách cho người Việt Nam ở nước ngoài mua nhà trong nước, quy định trong Nghị định 81/2001/NĐ-CP mới ban hành” (bạn đọc Le Duc Tuan).","Nghị định 81/2001/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 5/11/2001 gồm 5 chương, với 19 điều. Văn bản này quy định việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, với nội dung sau: I. Đối tượng được mua nhà tại Việt Nam gồm: 1. Người về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, theo Luật Đầu tư nước ngoài hoặc Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. 2. Người có công đóng góp với đất nước, gồm: - Người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng... - Người có thành tích đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, được chủ tịch nước, Chính phủ tặng bằng khen. - Người tham gia vào ban chấp hành của các tổ chức chính trị - xã hội; người được bầu vào ban chấp hành trung ương hội; người là nòng cốt trong phong trào, tổ chức của kiều bào, có quan hệ với trong nước thông qua Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài. 3. Nhà văn hóa, nhà khoa học và chuyên gia về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam, gồm: - Nhà văn hóa, nhà khoa học được phong học hàm, học vị của Việt Nam hay nước ngoài. - Chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. 4. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đơn đề nghị về sinh sống ổn định tại Việt Nam và được cấp có thẩm quyền chấp thuận. II. Việc mua bán nhà của các đối tượng trên phải được thực hiện bằng hợp đồng, có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những người này có thể tự mình hoặc ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mình tham gia các giao dịch về mua bán nhà ở. Sau khi hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở, người mua bán phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và quyền sử dụng đất ở. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm: đơn đề nghị cấp (theo mẫu), hợp đồng mua bán nhà ở, biên lai nộp thuế và lệ phí liên quan, bản sao các giấy tờ đã nêu ở phần I. III. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, sau khi mua nhà ở và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, có quyền sử dụng để ở, bán, tặng, cho, thừa kế lại cho các đối tượng Việt Nam ở trong nước hoặc cho các đối tượng nêu ở phần I. IV. Người được mua nhà kể trên có thể ủy quyền cho người Việt Nam khác hoặc đối tượng có điều kiện tương tự, được thay mặt mình quản lý, sử dụng nhà ở đã mua." 24794,"Rất mong được Luật sư giúp đỡ về mặt pháp lý về vấn đế sau. Tôi muốn hỏi dùm một trường hợp liên quan về tranh chấp ranh giới đất đai giữa hai gia đình. Gia đình chú tôi ở Trà Vinh làm nghề trồng rẩy (trực tiếp trồng mía, phía gần ranh đất thì trồng dừa được hơn 3 năm nay. Đến thời điểm này thì phía Hộ giáp ranh đất chú tôi trông mía thì họ trồng hoa màu, nhiều năm nay thì không xảy ra tranh chấp gì vì đất có cấm mốc ranh giới, nhưng đến giữa tháng 6 năm 2012 này thì họ đột nhiên gửi Đơn lên ấp kiện gia đình chúng tôi về việc trồng dừa gần ranh, ảnh hưởng đến hoa màu họ trồng cạnh bên. Chính quyền ở ấp đề nghị chú tôi phải di dời những cây dừa đã trồng gần 80 cây cách 1m5 tính từ ranh đất. Chú tôi không đồng ý và cũng hỏi Chính quyền căn cứ vào luật gì, có qui định cụ thể hay không thì họ nói chung chung và họ nói không đồng ý thì chuyển lên xã. Và ngày thứ 4 vừa qua (20 tháng 6 năm 2012) cũng đã xử ở xã  là như vậy mà không căn cứ theo điều luật nào. Tôi muốn hỏi DANLUAT rằng luật đất đai hoặc thông tư và nghị định nào có qui định cụ thể gì đối với cây trông lâu năm như cây dừa không? Trước đây gia đình chú tôi trồng thì hộ đó không ý kiến mà bây giờ Cây dừa đã hơn 3 năm thì thưa kiện như vậy họ có đúng hay không? Gia đình tôi là gia đình liệt sĩ, luôn chấp hành tốt chủ trương của nhà nước. Nếu luật đã có qui định chúng tôi sẽ chấp hành, còn việc xã xử như vậy thì rất thiệt hại cho chú tôi về mặt kinh tế. Chúng tôi canh tác trên đất của mình, và trồng dừa thì chú tôi trồng cách 1m để chừa đường đi, còn hộ kế bên trồng Hoa màu thì trồng sát ranh, như vậy có đúng không. Gia đình tôi cũng đã hứa nếu cây dừa ngã làm hư hại hoa màu thì chúng tôi bồi thương, chúng tôi thương xuyên mé những nhánh nghiên qua hoa màu của họ. Hiện tại thì xã đã xử hòa giải bằng cách đề nghị gia đình tôi dời cây dừa cho đúng 1m5 nhưng gia đình tôi không đồng ý, và  xã đã chuyển đơn khiếu nại lên Tòa án Huyện để giải quyết. Với sự việc như vậy, rất mong DANLUAT góp ý và trả lời để chúng tôi biết mình đã đúng hay sai, làm gì để quyền lợi được bảo đảm...vvv","Tranh chấp của bạn đã qua hòa giải cơ sở nhưng các bên vẫn không hòa giải thành, vì thế Tòa án thụ lý vụ kiện khi có yêu cầu của một trong các bên là đúng thẩm quyền, đúng pháp luật. Điều 265 bộ luật dân sự 2005 quy định. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản 1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. 2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách. Căn cứ vào quy định của pháp luât trên thì việc trồng cây có rễ, hoặc cành sang bất động sản liền kề nếu không được sự đồng ý của chủ sử dụng bất động sản liền kề thì gia đình bạn phải thực hiện việc di dời cây không để lấn sang đất của hộ liền kề." 34010,Vợ đang bỏ đi biệt tích có được nộp đơn ly hôn?,"Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: - Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. - Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. - Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Như vậy, theo quy định như trên nếu vợ bạn đã bị Tòa án tuyên bố mất tích thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn." 30024,"Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua ai?","Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua những người được quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân 1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. 2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền. 3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật. Và căn cứ tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Đại diện theo pháp luật của cá nhân 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. 3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Theo đó, người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật gồm: - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. - Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. - Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 - Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trân trọng!" 13352,"Bố tôi chết năm 2000 có để lại một khối tài sản là mảnh đất thuộc quyền sử dụng riêng của bố tôi. Trước khi chết bố tôi có lập di chúc cho hai anh em tôi được hưởng thừa kế toàn bộ khối tài sản của bố tôi để lại (Bố, mẹ tôi chỉ có hai người con là hai anh em tôi). Trong khi đó mẹ và ông nội, bà nội của tôi vẫn còn sống. Tôi xin hỏi: Mẹ và ông nội, bà nội của tôi không có tên trong di chúc do bố tôi lập có được thừa kế phần di sản của bố tôi để lại không? Nếu được hưởng thì chia như thế nào?","Khối tài sản mà cha anh chết để lại là mảnh đất thuộc quyền sử dụng riêng của cha anh. Khi cha anh qua đời có để lại di chúc nên khối tài sản (Di sản) của cha để lại được chia theo nội dung của bản di chúc. Tuy nhiên, tại điều 669 Bộ luật Dân sự có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 (việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực; thời hạn từ chối di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế- NV) hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1, Điều 643 của Bộ luật Dân sự (người bị kết án về hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ, ngược đãi nghiêm trọng… đối với người để lại di sản hoặc lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản…): 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ ,vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Như vậy, nếu mẹ, ông nội, bà nội của anh không từ chối nhận di sản và họ không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản thì họ vẫn được quyền hưởng phần di sản do cha anh để lại. Phần di sản mà mẹ, ông nội, bà nội của anh mỗi người được hưởng được xác định như sau: Nếu khối di sản của cha anh được chia thừa kế theo pháp luật thì được chia cho những người thừa kế ở hàng thứ nhất gồm: cha, mẹ, vợ và hai con của cha anh, tổng cộng gồm có 5 người. Khối di sản mà cha anh để lại được chia thừa kế theo pháp luật thành 5 suất bằng nhau, mỗi người trong hàng thừa kế thứ nhất nêu trên được hưởng 1 suất. Vậy theo quy định tại điều 669 Bộ luật Dân sự thì mẹ, ông nội, bà nội của anh mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật được xác định như trên. Sau khi trừ đi phần di sản được chia cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là mẹ, ông nội, bà nội của anh thì phần di sản của cha anh để lại sẽ được chia cho hai anh em anh theo kỷ phần được thể hiện tại bản di chúc." 20303,Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất 2024?,Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định mẫu tờ khai đăng ký kết hôn như sau: Tải về mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất năm 2024 Tại đây Trân trọng! 8141,"Tôi hiện đang tìm hiểu về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Tôi được biết sắp tới sẽ có hướng dẫn mới về vấn đề này. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi theo hướng dẫn mới thì việc mô tả về tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông được thực hiện như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Ngọc Anh - Vĩnh Long","Việc mô tả về tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 08/2018/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, (có hiệu lực từ ngày 04/08/2018) theo đó: Việc mô tả về tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới được thực hiện theo hướng dẫn sau đây: a) Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới và tài sản này chưa được đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành tài sản trong trường hợp pháp luật có quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành tài sản thì người yêu cầu đăng ký mô tả số khung của phương tiện giao thông cơ giới theo phiếu xuất xưởng phương tiện hoặc tờ khai hải quan trong trường hợp nhập khẩu phương tiện; b) Trường hợp số khung của phương tiện giao thông cơ giới có ký tự đặc biệt (ví dụ: dấu *; #...) thì người yêu cầu đăng ký, người thực hiện đăng ký ngoài việc kê khai số khung (không bao gồm ký tự đặc biệt) trên phiếu yêu cầu đăng ký hoặc trường “số khung” trên Biểu mẫu điện tử tương tác của hệ thống đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn nêu trên còn phải kê khai đầy đủ số khung (số, chữ và ký tự đặc biệt) tại mục “Mô tả tài sản” trên Phiếu yêu cầu đăng ký hoặc trường “Mô tả” trên Biểu mẫu điện tử tương tác của hệ thống đăng ký trực tuyến. Trường hợp người yêu cầu đăng ký có yêu cầu thông báo thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đến cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền lưu hành tài sản thì người thực hiện đăng ký phải kê khai số máy (nếu có) và biển số của phương tiện giao thông cơ giới. Trên đây là tư vấn về việc mô tả về tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 08/2018/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 23997,Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thời điểm hợp đồng chấm dứt là khi nào?,"Căn cứ tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ... 3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. 4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường. 5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Như vậy , khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. Trân trọng!" 27486,Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?,"Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác như sau: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào; b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông; c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật; đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; đ) Làm nạn nhân tự sát. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, việc xâm phạm quyền riêng tư của người khác có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo hành vi cụ thể, có thể phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm. Hình phạt cụ thể sẽ do Tòa án quyết định. Trân trọng!" 19566,"Tháng 2/2011, gia đình tôi có bán một mảnh đất cho 1 người bà con xa. Vì là chỗ quen biết nên gia đình tôi và bên mua chỉ làm hợp đồng mà không ghi thời hạn giao tiền và giao giấy tờ đất. Bên mua cũng Đến đã đặt cọc số tiền trị giá 1/3 giá trị mảnh đất đó và họ hứa là sau 15 ngày sẽ giao đủ toàn bộ số tiền. Đến nay, nhà tôi đang cần số tiền đó để cho em gái tôi đi du học, nhưng mẹ tôi có hỏi đi hỏi lại bên mua vẫn hẹn và không thanh toán số tiền còn lại vì lí do họ chưa có tiền. Trong khi giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn do gia đình tôi giữ và chưa tiến hành thủ tục sang tên hay chuyển nhượng. Vậy tôi xin hỏi luật sư, nếu gia đình thôi muốn trả lại tiền cọc để bán đất cho người khác thì có được không không? Gia đình tôi có phải bồi thường hợp đồng hay không? Nếu có thì số tiền bồi thường chiếm bao nhiêu % giá trị hợp đồng?","Do Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Hợp đồng CNQSDĐ) không quy định về thời hạn thanh toán, và thời hạn giao giấy tờ về quyền sử dụng đất (QSDĐ), thì bạn có quyền chủ động gửi thông báo cho bên mua, trong đó bạn cần đưa ra một thời hạn hợp lý để đề nghị bên mua tiếp tục thanh toán khoản tiền còn lại (Khoản 2, Điều 285, Bộ luật Dân sự), đồng thời, hai bên sẽ tiến hành thủ tục công chứng (nếu Hợp đồng CNQSDĐ chưa được công chứng), và bàn giao giấy tờ nhà. Sau thời hạn nêu trên, nếu bên mua vẫn không thực hiện những đề nghị mà bạn đưa ra thì bạn mới có cơ sở pháp lý để tuyên bố hủy Hợp đồng CNQSDĐ (Điều 417, Điều 425 Bộ luật Dân sự). Trong trường hợp, có tranh chấp xảy ra, nếu các bên không giải quyết được tranh chấp thông qua hòa giải, thì bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy Hợp đồng CNQSDĐ. Khi Hợp đồng CNQSDĐ bị huỷ bỏ thì Hợp đồng CNQSDĐ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, và bạn phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền đặt cọc đã nhận cho bên mua (Khoản 3 Điều 425 Bộ luật Dân sự), và không phải bồi thường thiệt hại cho bên mua. Lưu ý : Hợp đồng CNQSDĐ phải được công chứng, chứng thực (Khoản 2, Điều 689, Bộ luật Dân sự). Trong trường hợp Hợp đồng CNQSDĐ chưa được công chứng, chứng thực, mà các bên không tiến hành công chứng, chứng thực, thì Hợp đồng CNQSDĐ sẽ bị xem là vô hiệu (Điều 134 Bộ luật Dân sự). CafeLand kết hợp Công ty Đất Luật" 3193,Sử dụng chứng minh nhân dân khi đã có căn cước công dân bị xử phạt như thế nào?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 1t44/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; c) Không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc ... Tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ... 3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân. ... Theo đó, khi công dân cố tình sử dụng chứng minh nhân dân trong các thủ tục hành chính khi đã được cấp căn cước công dân thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000. Lưu ý: Mức tiền phạt trên áp dụng đối với cá nhân (tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ) Trân trọng!" 31115,Người đến thăm người thân bị tạm giữ cần lưu ý gì?,"Trách nhiệm của người đến thăm gặp người bị tạm giữ được quy định tại Điều 8 Luật này như sau: Người đến thăm gặp và người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải chấp hành đúng Nội quy cơ sở giam giữ, quy định về thăm gặp và thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp; có thái độ văn minh, lịch sự, trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Trường hợp vi phạm sẽ bị nhắc nhở hoặc đình chỉ việc thăm gặp. Theo đó, người thân khi đến thăm gặp thân nhân cần tuân thủ nội quy cơ sở tạm giữ nếu không có thể bị nhắc nhở hoăc đình chỉ việc thăm gặp Trân trọng!" 24723,Bồi thường thiệt hại tài sản khi gây tai nạn giao thông bao gồm những gì?,"Căn cứ Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như sau: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định. Như vậy, b ồi thường thiệt hại tài sản khi gây tai nạn giao thông bao gồm: - Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. - Thiệt hại khác." 17281,"Vừa qua, tôi đồng ý ký vào đơn ly hôn khi chồng tôi gửi đơn lên TAND quận Bình Tân. Cán bộ tòa án hẹn 9 ngày sau đến nhận quyết định ly hôn. Sau khi thỏa thuận vợ vhồng tôi quyết định muốn rút lại đơn ly hôn thì có được hay không và quyết định ly hôn cùa tòa đã có hiệu lực chưa? Xin chân thành cảm ơn!","Về việc chị đồng ý ký vào đơn ly hôn khi chồng chị gửi đơn lên TAND quận Bình Tân thì vụ án ly hôn của anh chị thuộc trường hợp thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo quy định tại điểm a mục 9 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: - Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn; - Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; - Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm” Như vậy thời hạn để cả hai vợ chồng thay đổi ý kiến tối đa là 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải không thành. Kể từ ngày chị nộp đơn khởi kiện lên Tòa án quận Bình Tân đến ngày Tòa án hẹn đến lấy Quyết định ly hôn mới chỉ có 9 ngày chưa kể thời gian hòa giải. Như vậy trong khoảng thời gian này, hai vợ chồng chị vẫn có quyền thay đổi ý kiến và rút đơn ly hôn. Khi đó, Tòa án quận Bình Tân đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo khoản đ Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004: “Các đương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án”. Bạn căn cứ theo các quy định nêu trên để áp dụng vào trường hợp của mình." 28798,4. Hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu trong trường hợp nào?,"Tại Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về những trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu như sau: 1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu. 2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. 3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính. Theo đó, hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu trong trường hợp được liệt kê trên. Trân trọng!" 6965,What are procedures for death registration in Vietnam?,"Pursuant to Article 34 of the Law on Civil Status in 2014 stipulating death registration procedures as follows: 1. Persons responsible for death registration shall submit declarations, made according to a set form, and death notices or other substitute papers to the civil status registration agency. 2. Immediately after receiving papers specified in Clause 1 of this Article, if seeing that the death declaration is proper, the justice and civil status officer shall record the death declaration contents in the civil status book and together with the death declarant sign in the civil status book and report to the chairperson of the commune-level People's Committee to issue an extract to the death declarant. The justice and civil status officer shall close civil status information of the deceased person in the electronic civil status database. Best regards!" 10480,"Nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phương Uyên, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Phương Uyên (phuonguyen*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 167 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được quy định cụ thể như sau: - Người đăng ký có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ cùng một giống cây trồng tại nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng. Ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn này. - Để được hưởng quyền ưu tiên, người đăng ký phải thể hiện yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong đơn đăng ký bảo hộ. Trong thời hạn chậm nhất là ba tháng, kể từ ngày nộp đơn đăng ký, người đăng ký phải cung cấp bản sao các tài liệu về đơn đầu tiên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và các mẫu hoặc bằng chứng khác xác nhận giống cây trồng ở hai đơn là một và phải nộp lệ phí. Người đăng ký có quyền cung cấp thông tin, tài liệu hoặc vật liệu cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định theo quy định tại Điều 176 và Điều 178 của Luật này trong thời hạn hai năm sau ngày kết thúc thời hạn hưởng quyền ưu tiên hoặc trong thời hạn thích hợp tuỳ thuộc vào loài của giống cây trồng trong đơn, sau khi đơn đầu tiên bị từ chối hoặc rút bỏ. - Đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên. - Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, việc nộp một đơn khác hoặc công bố hoặc sử dụng giống cây trồng là đối tượng của đơn đầu tiên không bị coi là căn cứ để từ chối đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên. Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc ưu tiên đối với đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 10092,"Ông Đỗ Bảnh (Gò Công, Tiền Giang) hỏi: Vừa qua tôi ký kết với ông Đông là chủ vườn hợp đồng thu mua toàn bộ trái cây trong năm với giá 400 triệu đồng. Để bảo đảm cho giao dịch này, tôi đã đặt cọc trước cho ông Đông 80 triệu đồng. Đến kỳ thu hoạch, do trái cây được giá, ông Đông đề nghị nâng giá trị của hợp đồng lên 600 triệu đồng thì ông mới bán, nếu tôi không đồng ý thì ông ấy sẽ trả lại 80 triệu tiền đặt cọc và đơn phương chấm dứt hợp đồng đã ký. Vậy, tôi nên làm như thế nào trong trường hợp này?","Giữa ông Bảnh và ông Đông đã tiến hành ký kết hợp đồng mua bán trái cây, trong hợp đồng này có khoản đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được thực hiện thì 80 triệu đồng tiền đặt cọc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền của ông Bảnh; nếu ông Bảnh từ chối việc thực hiện hợp đồng bao mua trái cây của ông Đông thì 80 triệu đồng đặt cọc thuộc về ông Đông; nếu ông Đông từ chối việc thực hiện hợp đồng bán trái cây thì ông Đông phải trả cho ông Bảnh gấp đôi số tiền đặt cọc là 160 triệu đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Ông có thể tham khảo thêm nội dung những quy định này tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Về đạo lý, người ta thường nói: Nói lời phải giữ lấy lời/Đừng như con bướm đậu rồi lại bay/Nói chín thì phải làm mười/Nói mười làm chín, kẻ cười người chê. Về nguyên tắc, nếu ông Đông “bẻ kèo” thì vẫn còn lời 40 triệu đồng từ việc trái cây lên giá. Tuy nhiên, trong chuyện làm ăn thì có lúc giá lên, giá xuống, giữ uy tín với nhau để làm ăn lâu dài. Kiện tụng chỉ là giải pháp cuối cùng khi không còn biện pháp nào khác. Vậy nên, kết hợp cả quy định của pháp luật và đạo lý trong giải quyết tranh chấp này theo hướng nâng giá trị hợp đồng đến mức có thể chấp nhận được, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của hai bên." 30474,Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp nào?,"Theo quy định tại Điều 424 bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Hợp đồng đã được hoàn thành; 2. Theo thoả thuận của các bên; 3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện; 4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; 5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại; 6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 18405,"Chồng em sinh năm 95 và được nhận giấy tuyển đi nghĩa vụ, nhưng hiện tại em đang mang thai tháng thứ 2, chồng em là lao động chính và tụi em chưa đăng ký kết hôn vậy chồng em có đủ điều kiện để tạm hoãn nghĩa vụ không ạ?","Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Như vậy, chồng bạn cần chứng minh được mình là người duy nhất nuôi đứa bé, nếu là lao động chính nhưng vợ bạn vẫn có thu nhập trong nhà thì rất khó để được tạm hoãn. Trân trọng!" 28598,Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng giữa công dân Việt Nam với công dân các nước ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam sẽ giải quyết như thế nào?,"Theo các hiệp định này, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng được giải quyết theo các quy phạm xung đột thống nhất. Nguyên tắc chủ yếu được ghi nhận trong các hiệp định tương trợ tư pháp để giải quyết xung đột pháp luật phát sinh trong lĩnh vực này là nguyên tắc luật quốc tịch (lex patrae) của đương sự và nguyên tắc của luật nơi cư trú (lex domicilii) hoặc thường trú của đương sự. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguyên tắc này trong hiệp định có sự khác nhau, ngoài việc sử dụng nguyên tắc chính, các Hiệp định còn sử dụng một số nguyên tắc bổ sung. Chẳng hạn, đối với Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Tiệp Khắc (cũ); Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Cu Ba; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Hungari; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Bungari; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Ba Lan, nguyên tắc chủ đạo để điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng là nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự, đồng thời có bổ sung thêm nguyên tắc nơi cư trú. Các hiệp định này đều quy định. - Nếu vợ, chồng là công dân của nước ký kết này và cùng cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia, thì quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ, chồng được điều chỉnh theo pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân. - Nếu vợ, chồng cùng là công dân một nước mà chồng cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết này, vợ cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết này, vợ cư trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ, chồng được điều chỉnh theo pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân. - Nếu vợ, chồng mà người là công dân của nước ký kết này, người là công dân của nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ, chồng được điều chỉnh theo pháp luật của nước ký kết nơi họ đã hoặc đang cùng thường trú (hoặc nơi cư trú cuối cùng) (Điều 19 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Tiệp khắc; Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Cu Ba; Điều 32 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam Hungari; Điều 21 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Bungari; Điều 24 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Ba Lan). Như vậy, theo các hiệp định trên, pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng, trong trường hợp vợ chồng cùng quốc tịch sẽ là luật quốc tịch của vợ, chồng. Nếu vợ, chồng không cùng quốc tịch thì điều chỉnh theo luật nơi thường trú chung cuối cùng. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Công hòa liên bang Nga, Ucraina, Lào, Mông Cổ, quan hệ nhân thân, tài sản giữa vợ chồng, điều chỉnh chủ yếu theo nguyên tắc luật nơi cư trú (hoặc thường trú) của đương sự. Bên cạnh đó, bổ sung nguyên tắc luật quốc tịch. Nếu vợ, chồng người thường trú trên lãnh thổ nước ký kết này, người thường trú trên lãnh thổ ký kết kia thì quan hệ nhân thân, tài sản giữa vợ chồng theo pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân. Nếu vợ, chồng người là công dân của nước ký kết này, người là công dân của nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và tài sản của họ điều chỉnh theo pháp luật pháp luật của nước ký kết có tòa án đang giải quyết vụ việc hoặc pháp luật của nước ký kết nơi cư trú (thường trú) chung cuối cùng của vợ chồng (Điều 25 hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Nga; Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Ucraina, Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Lào, Điều 25 hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Mông Cổ). Ngoài ra, đa số hiệp định tương trợ tư pháp còn quy định trong trường hợp vợ, chồng không có nơi cư trú (thường trú) chung, thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa họ điều chỉnh theo pháp luật cau nước nơi có tòa án nhân đơn hoặc tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc." 5186,Người đã chuyển đổi giới tính thì có được thay đổi họ tên không?,"Đầu tiên, muốn thay đổi tên thì người yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Quyền thay đổi tên 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; ... Ngoài ra, tại Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ cụ thể như sau: Quyền thay đổi họ 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi; c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ; d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con; đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi; g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ; h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. ... Như vậy, đối với việc người đã chuyển đổi giới tính thì Cá nhân đó có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên khi đã chuyển đổi sang một giới tính khác. Còn đối với việc thay đổi họ, tùy thuộc vào yêu cầu của cá nhân đó mà nếu có nguyện vọng thay đổi cả họ thì vẫn sẽ được cơ quan có thẩm quyền thay đổi trong trường hợp này. Vì căn bản việc thay đổi họ không liên quan gì đến không liên quan đến giới tính theo quy định. Mẫu Đơn xin thay đổi họ tên mới nhất 2023? (Hình từ Internet)" 19498,"Trước tiên, chân thành xin lỗi quý Luật sư vì những sai sót trong trình bày. Tôi đã chỉnh sửa lại theo yêu cầu của Luật sư. Đây là sự việc có thật đang xảy ra tại Ngân hàng nơi tôi đang công tác. Do đó, kính đề nghị Quý Luật sư tư vấn giùm. Năm 2012, bà Vân là chủ sở hữu hợp pháp của QSDĐ&TS (BĐS A) có vay vốn tại VP Bank số tiền 2 tỷ, tài sản thế chấp là BĐS A nhưng không trả được nợ => có khả năng bị phát mãi tài sản. Sau đó, bà Vân nhờ ông Đức vay giùm mình để thanh toán khoản vay tại VP Bank. Hai bên đã ký thỏa thuận với một số điều khoản như sau: Bà Vân ký kết hợp đồng chuyển nhượng BĐS A và đăng bộ, sang tên cho ông Đức, bà Vân vẫn tiếp tục sử dụng & khai thác tài sản. Sau đó, ông Đức sẽ dùng hồ sơ của mình (ban đầu là vay cá nhân, sau đó tất toán khoản vay cá nhân và hiện giờ là Công ty D của ông Đức vay, TSĐB là BĐS A, HĐTC được công chứng & đăng ký GDĐB đầy đủ) tại ACB để vay số tiền 4 tỷ đồng nhằm thanh toán khoản vay tại VP Bank và có thêm một số vốn để kinh doanh. Trong thời gian chờ làm thủ tục sang tên và vay vốn tại ACB, ông Đức đã dùng tiền của mình để thanh toán cho khoản vay của bà Vân tại VP Bank. Tiền lãi vay được 2 bên thỏa thuận là 17%/năm trong suốt thời gian vay tại ACB (thực tế ACB áp dụng lãi suất vay thấp hơn) và sẽ do bà Vân thanh toán. Đồng thời, ông Đức không được chuyển nhượng BĐS A cho bên khác. Đổi lại, bà Vân sẽ thanh toán một khoản chi phí cho ông Đức và được bù trừ vào số tiền vay thực nhận tại ACB. Số tiền bà Vân thực nhận sau khi ACB giải ngân là 3,5 tỷ đồng (do ông Đức đã cấn trừ khoản chi phí theo thỏa thuận). Thực tế, công ty D của ông Đức vay đến 5 tỷ tại ACB. Sau khi nhận tiền vay, đến năm 2013, bà Vân chỉ thanh toán được một phần lãi vay cho ACB và phần tiền lãi còn lại từ đó đến năm 2015 do ông Đức tự bỏ tiền ra để thanh toán. Đến thời điểm năm 2015, ông Đức mất khả năng thanh toán gốc + lãi => khoản vay của Công ty D quá hạn tại ACB. Khi ACB chuẩn bị xử lý tài sản đảm bảo là BĐS A thì mới biết trước đó bà Vân đã có đơn khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên Hợp đồng chuyển nhượng BĐS A với ông Đức là vô hiệu do giả tạo. Theo đó, kính nhờ Quý Luật sư tư vấn giùm: Bà Vân đã có thỏa thuận với ông Đức về việc chuyển nhượng BĐS A để ông Đức có thể vay giùm cho bà Vân, trong khi ACB tại thời điểm đó hoàn toàn không biết về điều này và ông Đức đã thực hiện đúng theo thỏa thuận này. Vậy có thể xem Hợp đồng chuyển nhượng BĐS A là vô hiệu do giả tạo được không? Trong trường hợp tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu thì ACB sẽ làm gì để giảm thiểu rủi ro và có thể thu hồi nợ quá hạn nhanh nhất, hiệu quả nhất? Trân trọng cảm ơn.","Trường hợp này còn phải xem bản án trong vụ kiện giữa bà Vân và ông Đức nếu tòa tuyên giao dịch giữa bà Vân và ông Đức vô hiệu thì quyền lợi của ngân hàng giải quyết theo: Điều 138. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu 1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này. 2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa." 15878,"Tôi tên Nguyễn Hoa hiện là sinh viên năm 2 tại một trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh. Do có nhu cầu đi du lịch nước ngoài cùng bạn nên tôi muốn làm hộ chiếu, tôi hiện ở trọ tại Tp.HCM nên tôi nghĩ chủ nhà có đăng ký lưu trú cho tôi thôi, còn hộ khẩu thường trú của tôi vẫn ở tỉnh, thế thì tôi có được làm hộ chiếu ở thành phố Hồ Chí Minh không? Rất mong các anh/chị hỗ trợ giúp.","Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, có quy định: Người đề nghị cấp hộ chiếu mới (cấp lần đầu, cấp lại khi hộ chiếu hết hạn) nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú. => Như vậy, để xin được cấp hộ chiếu tại thành phố Hồ Chí Minh thì bạn cần phải đăng ký tạm trú dài hạn (kt3) hoặc có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, khi không đáp ứng được điều kiện đó thì bạn phải về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, tạm trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Theo đó, chúng tôi hướng dẫn cho bạn hồ sơ làm hộ chiếu gồm: - 01 tờ khai Mẫu X01; - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3cm x 4cm; - Trẻ em dưới 14 tuổi (nếu có) nộp 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 12800,Tài sản gồm những gì theo Bộ luật Dân sự?,"Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản: Tài sản 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản bao gồm: - Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. - Bất động sản, bao gồm: + Đất đai; + Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; + Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; + Tài sản khác theo quy định của pháp luật. - Động sản. Lưu ý : Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản gồm những gì theo Bộ luật Dân sự? (Hình từ Internet)" 17840,Khám sức khỏe nghĩa vụ thì sau bao lâu có kết quả?,"Khám sức khỏe nghĩa vụ thì sau bao lâu có kết quả? Cho em hỏi, em đang làm việc tại TPHCM thì nhận được lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Nên tôi phải về khám, cho hỏi là sau khi khám xong khi nào mới có kết quả? Công bố tại đâu?" 1590,"Xin hỏi, hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực đối với người nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm những giấy tờ gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy miễn thị thực? Thời hạn cấp Giấy miễn thị thực là bao lâu?","1/ Người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được miễn thị thực Việt Nam. Đối với những người này, hồ sơ gồm: a. 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (theo mẫu); b. 02 tấm ảnh màu mới chụp cỡ 4x6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấm ảnh để rời); c. Hộ chiếu nước ngoài còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ); d. Một trong những giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài sau đây (kèm theo bản chụp để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ): - Giấy đăng ký kết hôn; - Giấy khai sinh; - Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con; - Quyết định nuôi con nuôi. - Các giấy tờ khác có giá trị theo quy định của pháp luật Việt Nam; 2/ Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy miễn thị thực: - Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài - Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. 3/ Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy miễn thị thực trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. //CONTENT" 4774,Hướng dẫn thủ tục xin cấp bản sao giấy khai sinh trực tuyến đơn giản 2024?,"Thủ tục xin cấp bản sao giấy khai sinh trực tuyến đơn giản, các bước tiến hành được thực hiện như sau: Bước 1: Truy cập cổng dịch vụ công quốc gia Địa chỉ truy cập: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html Bước 2: Đăng nhập cổng dịch vụ công quốc gia Nếu chưa có tài khoản thì đăng ký theo hướng dẫn sau đó đăng nhập. Bước 3: Tìm kiếm thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch trên thanh tìm kiếm Bước 4: Chọn cơ quan giải quyết thủ tục Bước 5: Điền thông tin theo yêu cầu của biểu mẫu điện tử tương tác và tải lên hồ sơ Mẫu tờ khai có sẵn để tải Bước 6: Rà soát lại thông tin và nộp hồ sơ. Hướng dẫn thủ tục xin cấp bản sao giấy khai sinh trực tuyến đơn giản 2024? (Hình từ Internet)" 20879,Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được quy định như thế nào?,"1. Khái niệm . Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Mồ mả của cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó. Từ xưa đến nay việc bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kì xã hội nào cũng đề được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng, phong tục tập quán, tôn giáo. 2. Trách nhiệm bồi thường do xâm phạm mồ mả. Điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả gây ra được cấu thành bởi ba yếu tố: Hành vi xâm phạm mồ mả luôn được xác định là hành vi trái pháp luật; lỗi của người có hành vi xâm phạm mồ mả; mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại mồ mả. 2.1 Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác , hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, theo nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật, cho dù hành vi đó không gây ra bất kì thiệt hại nào về tài sản, nhưng nếu hành vi đó được xác định là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Việc xác định đó là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm hay không bị coi là xâm phạm mồ mả của cá nhân. Thứ nhất, người có hành vi cho dù với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết; xâm phạm tính nguyên dạng của xác, của hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả; Thứ hai, người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết (ngoại trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); Thứ ba, người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên hay danh tính của người chết cóxác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ, gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết đó; Thứ tư, người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó. Hành vi của người xâm phạm mồ mả có một trong các dấu hiệu trên là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Căn cứ vào một trong bốn dấu hiệu trên, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường những chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả còn cần phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là hành vi xâm phạm đến không gian (phạm vi), hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ. Bởi vì, vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó, do vậy mọi hành vi làm biến dạng những kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả, cần phải phân biệt với những hành vi không bị coi là xâm phạm mồ mả nhưng thuộc trách nhiệm dân sự khác. Hành vi bịa đặt những giai thoại, tin tức thất thiệt gây tổn hại đến danh dự của người có mồ mả, tạo ra những dư luận không có lợi hoặc làm giảm sút uy tín, danh dự của người có mồ mả cũng là hành vi trái pháp luậtnhưng không thuộc hành vi xâm phạm mồ mả. 2.2 Người xâm phạm mồ mả cho có lỗi đồng thời xét hậu quả của hành vi xâm phạm mồ mả, có thiệt hại xảy ra. Trên cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 604 và Điều 308 BLDS 2005 thì ta có thể thấy rằng BLDS chưa có quy định cụ thể về mức độ lỗi và chỉ quy định về hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng do xâm phạm mồ mả nói riêng thì hình thức lỗi ở đây không nhất thiết phải xét cụ thể rõ ràng. Bởi người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay lỗi vô ý khi gây thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra, tuy nhiên thì có thể xem xét mức độ lỗi để quy định mức bồi thường. Không vì người gây thiệt hại có lỗi cố ý hay vô ý trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thường tăng hay giảm tương ứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt có điều kiện luật định, thì người gây thiệt hại ngoài hợp đồng có thể được miễn giảm mức bồi thường. 2.3 Mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi xâm hại mồ mả Hành vi xâm phạm mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại về tài sản của những người thân thích của cá nhân có mồ mả đồng thời cũng là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả. Tuy nhiên thì không phải thiệt hại nào cũng là hậu quả do một nguyên nhân nhất định mà trên thực tế có thể có nhiều nguyên nhân gây thiệt hại và một nguyên nhân gay nhiều thiệt hại." 7672,Tài khoản định danh điện tử VNeID có bao nhiêu mức độ?,"Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về việc phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử cụ thể như sau: Phân loại mức độ tài khoản định danh điện tử 1. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của người nước ngoài gồm những thông tin quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định này. 2. Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông thì quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này. 3. Tài khoản định danh điện tử của tổ chức gồm những thông tin quy định tại Điều 9 Nghị định này là tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Như vậy, tài khoản định danh điện tử VNeID bao gồm 02 mức độ và mức độ 1 sẽ có độ phực tạp ít hơn mức độ 2." 19357,Đưa nhà đang thế chấp ngân hàng vào di chúc có được không?,"Theo Điều 321 Bộ luật dân sự 2015 thì bên thế chấp có quyền: Quyền của bên thế chấp - Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. - Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. Theo quy định trên thì chủ sở hữu quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất có quyền đưa tài sản trên vào tài sản di chúc. Nhưng việc đưa tài sản là nhà ở đang thế chấp tại ngân hàng phải thông báo cho ngân hàng biết về việc này. Nhà đang thế chấp ngân hàng có được đưa vào di chúc không? (Hình từ Internet)" 27110,Những trường hợp nào áp dụng thừa kế theo pháp luật?,"Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; ... Theo quy định trên, những trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật, bao gồm: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế." 8057,"Bà Hà Thị Hường (Hà Nội) tốt nghiệp đại học ở nước ngoài và hiện công tác trong quân đội. Nay bà làm hồ sơ thi cao học trong nước và nộp công chứng bản dịch văn bằng sang tiếng Việt. Cán bộ tuyển sinh hướng dẫn, bà phải mang bằng đến Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo để chứng nhận. Bà Hường đã mang hồ sơ đến Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục để làm thủ tục chứng nhận văn bằng nhưng được yêu cầu phải có visa hoặc hộ chiếu. Tuy nhiên, visa và hộ chiếu của bà Hường đã nộp cho quân đội. Bà Hường hỏi, trường hợp của bà cần làm gì để hoàn thiện hồ sơ thi cao học?","Căn cứ theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam và Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/7/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: ""Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, người có văn bằng cần gửi kèm theo hồ sơ minh chứng thời gian học ở nước ngoài, gồm một trong các tài liệu liên quan sau: xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại; xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập; bản sao hợp lệ hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh"". Trường hợp người có văn bằng đã tốt nghiệp không còn giữ hộ chiếu, hoặc hộ chiếu đã bị cơ quan thu giữ để lưu hồ sơ (Bộ Quốc Phòng), có thể xin xác nhận của cơ quan/đơn vị đã cử đi học, xác nhận cơ quan/đơn vị đã cử đi và trở về nước sau khi hoàn thành khóa học và đã được cấp bằng. Nếu người có văn bằng không có Giấy xác nhận của cơ quan cử đi học, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục vẫn tiến hành thủ tục thu nhận hồ sơ, sau đó Cục sẽ gửi công văn và email tới cơ sở giáo dục nước ngoài đã cấp bằng cho học viên để xác minh chương trình và văn bằng đó. Thời gian xử lý có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào kết quả trả lời từ phía trường ở nước ngoài." 33313,Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sử dụng đất không?,"Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau: Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ... đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó; ... Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có quy định như sau: Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam 1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. ... Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền nhận thừa kế là quyền sử dụng đất tại Việt Nam nếu thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Nếu không thuộc đối tượng được quy định tại Điều 186 Luật Đất đai 2013 thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được nhận thừa kế phần giá trị của tài sản thừa kế đó (có thể là tiền hoặc tài sản có giá trị tương đương). Trân trọng!" 31349,"Vợ chồng xin ly hôn và khai rằng có đăng ký kết hôn từ trước năm 2000 nhưng đã làm thất lạc giấy đăng ký kết hôn. Đến nay, do thay đổi địa giới hành chính không lưu giữ đủ sổ sách nên không thể xác nhận được việc đăng ký kết hôn. Có thể coi lời khai thống nhất của các đương sự về thời điểm đăng ký kết hôn là chứng cứ xác định có đăng ký kết hôn hay không?","Trong vụ việc ly hôn, trường hợp vợ chồng đều thừa nhận là có đăng ký kết hôn và việc thay đổi địa giới hành chính nên không xác định được việc kết hôn là có thật thì có cơ sở xác định họ đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Hai bên đều thừa nhận có hôn nhân hợp pháp là thừa nhận họ có trách nhiệm với nhau theo quy định của pháp luật về quan hệ hôn nhân hợp pháp, trong đó có quan hệ về tài sản, và cũng chính là trường hợp “Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà đương sự bên kia đưa ra” như quy định tại Khoản 2, Điều 80 Bộ luật Tố tụng Dân sự về trường hợp những tình tiết, sự kiên không phải chứng minh. Việc khai nhận là vợ chồng nếu không có dấu hiệu mạo nhận để chống lại, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ 3 thì không cần thiết phải xác minh thêm. Cũng phải nhấn mạnh lại là đó là trong vụ việc ly hôn và không phát hiện có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba. Trong trường hợp có dấu hiệu mạo nhận là vợ chồng hợp pháp hoặc việc không xuất trình đăng ký kết hôn có dấu hiệu nhằm dấu diếm thời điểm kết hôn, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba thì Tòa án phải xem xét, yêu cầu xuất trình chứng cứ khác để chứng minh. Ví dụ: Anh A đã bán cho anh X một ngôi nhà. Sau này, anh A và chị B khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch mua bán nhà vô hiệu vì anh A tự ý định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Anh X khai rằng anh A và chị B không phải là vợ chồng , hoặc khai rằng thời điểm bán nhà thì anh A chưa kết hôn với chị B, họ dựng lên chuyện là vợ chồng nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này thì anh A và chị B lại phải có nghĩa vụ chứng minh họ là vợ chồng hợp pháp và thời kỳ hôn nhân cụ thể từ khi nào." 7794,"Thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất?","1. Căn cứ pháp lý: Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm. Thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất? (Hình từ Internet) 2. Hồ sơ: - Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính); - Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm; - Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận; - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). - Trường hợp xóa đăng ký khi cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây: + Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính); + Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận; + Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). + Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). 3. Phương thức nộp: - Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; - Nộp trực tiếp; - Qua đường bưu điện; - Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. 4. Cơ quan giải quyết: Văn phòng đăng ký đất đai. 5. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. 6. Lệ phí: được ban hành riêng tại từng địa phương. Trân trọng!" 33829,"Cháu có 1 số vấn đề thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp cháu. Cha và mẹ cháu tính ly hôn và thỏa thuận phân chia tài sản tại nhà. Làm giấy tờ có công chứng tại xã. Cha cháu lấy 1 số tiền và đưa hết quyền sử dụng đất (2 căn nhà và mẫu đất). Luật sư cho cháu hỏi. 1. Giấy chia tài sản có được pháp luật công nhận hay không? Giấy được xã công chứng và các con làm chứng. Nội dung giấy bao gồm thời gian, lý do ly hôn, tài sản phân chia, quyền nuôi dưỡng con, chữ ký cha mẹ và các con. 2. Hiện giờ mẫu đất của gia đình cháu chỉ làm giấy tay chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đứng tên cha cháu. Sau khi ly hôn, mẹ cháu có thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên mẹ cháu được không? Có cần cha cháu phải ký tên chuyển nhượng hay không? Nếu cần mà cha cháu không về ký tên chuyển nhượng thì phải làm sao? 3. Hiện giờ tòa án đang thụ lý ly hôn của cha mẹ cháu, nếu cha cháu đòi phân chia tài sản nữa có được hay không?","1. Thỏa thuận dân sự được xác lập có xác nhận UBND là hợp lệ do đó tài sản được phân định giữa cha mẹ cháu. Khi cha mẹ cháu ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản này để giải quyết, về cơ bản công nhận thỏa thuận này chỉ phân chia các tài sản khác của cha me cháu và xem xét việc nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Khi cha cháu đứng tên giấy tờ nhưng căn cứ giấy thỏa thuận phân chia tài sản có UBND xã công chứng như vậy cha cháu vẫn phải thực hiện theo nội dung này, mặc dù giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất chưa có nhưng Tòa vẫn xem đó là căn cứ phân chia tài sản chung khi cha mẹ cháu ly hôn 3. Như đã nói ở trên, quyết đinh Tòa án xem xét thỏa thuận của cha mẹ cháu do đó cha cháu không có quyền đơn phương chuyển dịch tài sản nào nếu không được sự đồng ý của mẹ cháu và chưa có quyết định có hiệu lực của Tòa án." 23301,"Trước khi mất, mẹ chồng tôi lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh chồng, còn một cậu em bị tàn tật đang ở với vợ chồng tôi thì lại không được hưởng gì. Xin hỏi có thể kiện đòi anh cả phải chia cho một phần tài sản được không?","Theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự về trường hợpgười thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc” thì “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng” và “con đã thành niên mà không có khả năng lao động” vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó. Quyền hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc với những người không có quyền hưởng di sản (người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản). Theo quy định nói trên thì người em chồng của bạn bị tàn tật, không có khả năng lao động sẽ được quyền hưởng một phần di sản mẹ chồng bạn để lại. Giả sử mẹ chồng bạn có 3 người con, di sản của bà để lại trị giá 900 triệu đồng, nếu chia thừa kế theo pháp luật thì mỗi suất sẽ được hưởng 300 triệu đồng. Như vậy, trong trường hợp mẹ chồng bạn lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho một người con thì người con bị tàn tật sẽ được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật là 200 triệu đồng. Nếu người con được hưởng thừa kế theo di chúc không thực hiện việc trả cho người em bị tàn tật phần di sản mà người em phải được hưởng thì người em có quyền khởi kiện người kia ra tòa để đề nghị tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật." 22127,"Bà An ở phường MX thành phố HG tỉnh HG có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: 120m2 đất ở đô thị và 235m2 đất trồng cây lâu năm.Bà An ở trên mảnh đất đó cùng với con gái út là Hà và con trai của Hà, đến đầu năm 2012 bà An chết và không để lại di chúc. Bà An có tất cả 6 người con 4 trai và 2 gái. Trước đó bà An đã chia cho đất con trai cả là Vũ và con thư 3 là Tam(đã chết 1998- vợ con Tam vẫn đang sống trên mảnh đất của Tam) và hai người này đã xây dựng nhà và làm Sổ Đỏ. Hiện tại các con đẻ của bà An và vợ của Tam đều đồng ý để chuyển quyền sử dụng mảnh đất của bà An cho Nga là con thứ 5 của bà An. Khi ra công chứng để làm thủ tục thừa kế mảnh đất đó cho Nga , thì con trai thứ 2 và thứ 4 của bà An ở Miền Nam không thể có mặt, chỉ có Con trai cả là Vũ, vợ của Tam, Nga và con gái út là Hà nên công chứng tỉnh HG không thể chứng nhận chuyển quyền thừa kế cho Nga.Công chứng yêu cầu phải có đủ mặt của tấ cả các con của bà An tại phòng công chứng để làm thủ tục. - Xin luật sư tư vấn để làm thủ tục thừa kế cho Nga (vì điều kiện nên con thứ 2 và thứ 4 của bà An không thể về) -Thủ tục này được quy định tại các văn bản nào? Xin chân thành cám ơn!","Do bà An chết không để lại di chúc vì thế tài sản của bà An để lại phải chia theo pháp luật. Bà An có 6 người con, theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy phải tiến hành chia thừa kế và khai nhận di sản của bà An cho các đồng thừa kế là 06 người con của bà An. Vì thế để khai nhận di sản hoặc nhường toàn bộ di sản cho bà Nga thì phải có mặt của tất cả những người con của bà An để làm thủ tục khai nhận hoặc nhường quyền nhận di sản. Văn phòng công chứng yêu cầu như vậy là đúng luật. Chào bạn" 27209,Làm hộ chiếu phổ thông trong nước lần 2 ở đâu?,"Tại khoản 5, khoản 9 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được bổ sung bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 có quy định về cấp hộ chiếu phổ thông trong nước từ lần thứ 2 như sau: Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước ... 5. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. .... 9. Việc đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông được thực hiện tại trụ sở Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh hoặc trên môi trường điện tử tại cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an. Như vậy, người có đề nghị làm hộ chiếu phổ thông trong nước lần 2 có thể đến làm tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Ngoài ra còn có thể làm hộ chiếu online tại cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an." 8687,"Khoản 1 Điều 196 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án”. Vậy như thế nào là “vụ án do người tiêu dùng khởi kiện”?","Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”. Khoản 2 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: a) Thương nhân theo quy định của Luật thương mại; b) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh”. Như vậy, vụ án do người tiêu dùng khởi kiện là vụ án mà người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình khởi kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật có liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 và khoản 3 Điều 44 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, khoản 1 Điều 196 BLTTDS năm 2015 thì khi thụ lý vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà bên khởi kiện là người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định của BLTTDS. Trên đây là câu trả lời trích dẫn từ văn bản 01/GĐ-TANDTC năm 2016 giải đáp vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại văn bản nêu trên. Trân trọng!" 12437,Bà nội tôi là chị ruột bà nội cô ấy. Chúng tôi có thể kết hôn không?,"Tại khoản 3 điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định các trường cấm kết hôn: “Giữa những người có cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”. Tại khoản 13 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định thì: “Những người có họ trong phạm vi ba đờilà những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba”. Như vậytheo quy định nêu trên thìbà nội bạn và bà nội của người yêu bạn là cùng một cụ sinh ra có nghĩa là cha mẹ đẻ ra 2 bà là đời thứ nhất, bà nội bạn với bà nội của bạn gái bạn là đời thứ 2, bố mẹ các bạn là đời thứ 3, các bạn là đời thứ 4 do đó các bạn vẫn được kết hôn theo quy định của pháp luật." 10581,Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. ... Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện ... 2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây: a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này; ... Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau: Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ ... 2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; ... Như vậy, thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Trân trọng!" 28857,"Xin chào luật sư em tên là Minh sinh năm 1994, bạn gái em tên Hoa sinh năm 1993. Chúng em là anh em nuôi của nhau, bố mẹ em nhận nuôi Hoa cách đây 12 năm từ trại mồ côi. Vừa rồi bọn em ra xã để đăng ký kết hôn nhưng UBND không làm cho bọn em. Và từ chối với lý do rằng quan hệ hôn nhân này là trái thuần phong mỹ tục và anh em nuôi thì không được kết hôn với nhau. Xin hỏi như vậy có đúng không ạ? Và em cần phải làm gì nếu không được đăng ký kết hôn.","Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn “1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.” Trường hợp được hướng dẫn tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình mà UBND xã đã từ chối bạn thực hiện quyền kết hôn được quy định như sau: “2. Cấm các hành vi sau đây: d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;” Trong các hành vi cấm, không có cấm hành vi kết hôn trái thuần phong mỹ tục mà các biểu hiện trái thuần phong mỹ tục đều được thể hiện rõ trong từng trường hợp tại khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình. Theo điểm d, Luật này không cấm hành vi kết hôn giữa anh em nuôi với nhau mà chỉ cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi trong quan hệ nuôi dưỡng. Như vậy anh em nuôi vẫn được kết hôn với nhau một cách bình thường nếu đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại điều 8 Luật hôn nhân và gia đình. Việc kết hôn là quyền của mỗi công dân khi đủ các điều kiện được pháp luật quy định, việc cán bộ UBND ngăn chặn việc kết hôn của hai bạn là trái với quy định của pháp luật và nhiệm vụ và thẩm quyền của UBND, nên bạn có thể khiếu nại về hành vi này của cán bộ tư pháp lên chủ tịch UBND cấp xã yêu cầu giải quyết theo đúng quy định về khiếu nại trong Luật khiếu nại." 21317,"Luật sư cho e hỏi: Bên A kí hợp đồng với bên B về việc chọn mua, trong đó bên B là người mua, đối tượng của hợp đồng là 100 tấn gạo, hợp đồng được kí kết vào ngày 1/1. Giá lúc đó là 7.5tr/tấn . Hai bên thực hiện hợp đồng là ngày 31/1, giá lúc đó là 6.5tr/tấn, lúc này bên A lại ko muốn bán số gạo đó, bên B vẫn quyết định phải mua dù là giá hợp đồng cao hơn giá thực tế. Trong trường hợp này có sự hoàn trả hay ko? Nếu hoàn trả thì phải bồi thường gì ko? Cảm ơn luật sư!","Vấn đề bạn hỏi còn phải xem việc thương lượng giá cả của hợp đồng: hợp đồng ký ngày 1/1, thực hiện ngày 31/1 nhưng thỏa thuận giá gạo theo giá lúc ký hợp đồng hay theo giá lúc giao hàng hay theo giá thị trường thời điểm nào? Một điều vô lý nữa là cho dù giá thực tế thấp hơn giá lúc ký hợp đồng và bên mua chấp nhận mua thì tại sao bên bán lại ko chịu bán? Do vậy, bên bán phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng và thanh toán theo giá cả khi ký hợp đồng vì bên mua đã chấp nhận. Nếu ko thực hiện thì bên mua có quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết và bồi thường. Thân" 9163,"Giám sát việc giám hộ được quy định ra sao? Xin chào các anh chị bên ban tư vấn Thư Ký Luật. Hiện em có một thắc mắc, kính mong anh chị tư vấn giúp em. Anh chị cho em hỏi, việc Giám sát việc giám hộ được quy định ra sao trong trường hợp người được giám hộ có người thân thích hoặc không có người thân thích? Rất mong nhận được sự tư vấn từ quý anh chị! Em xin chân thành cám ơn! E-mail: halinh***@gmail.com","theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc Giám sát việc giám hộ được quy định như sau: - Người được giám hộ có người thân thích: + Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ. + Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ. + Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ. - Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định. Giám sát việc giám hộ được quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 51 Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng!" 11558,"Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Minh, sống tại Tp.HCM, hiện đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tôi đang tìm hiểu về chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Cho tôi hỏi chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)","Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin được quy định tại Điều 4 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau: 1. Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của Luật này. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ. 3. Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tiếp cận thông tin 2016. Trân trọng!" 2772,"Mức tù đối với tội phá hoại, hủy hoại tài sản của người khác là bao nhiêu năm?","Căn cứ Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 , một số khoản được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội mà người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có thể bị phạt tù lên đến 20 năm. Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." 12085,Có được từ chối cấp dưỡng đối với con nuôi sau khi ly hôn?,"Dạ, tôi và chồng tôi có nhận nuôi một bé và có làm thủ tục giấy tờ đầy đủ. Nay hai vợ chồng tôi ly hôn, con nuôi giao cho chồng tôi chăm sóc. Vậy tôi có được từ chối đối với nghĩa vụ cấp dưỡng hay không?" 20881,Vợ có được hưởng thừa kế khi đang ly hôn mà chồng mất?,"Theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác thì: - Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. - Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. - Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. [Vợ có được hưởng thừa kế khi đang ly hôn mà chồng mất? - Ảnh 1] Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Điều 676, Bộ luật dân sự năm 2005: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Với các quy định nói trên thì người vợ hoàn toàn có quyền hưởng di sản thừa kế của chồng. Khi chia di sản thừa kế, người vợ sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi (nếu có) của người chồng. Di sản sẽ được chia đều cho những người này. Luật gia Đồng Xuân Thuận" 18357,Có những biện pháp cưỡng chế thi hành án nào?,"Căn cứ tại Điều 71 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau: Biện pháp cưỡng chế thi hành án 1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án. 2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. 3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. 4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án. 5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ. 6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định. Như vậy, để cưỡng chế thi hành án có thể dùng các biện pháp bao gồm: - Khẩu trừ, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; - Trừ thu nhập của người thi hành án; - Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án; - Khai thác tài sản của người phải thi hành án; - Buộc chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ, vật; - Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc." 27451,"Xin chào luật sư! Tôi đang làm thủ tục ly hôn đơn phương, nhưng gặp phải những khó khăn sao đây xin nhờ luật sư tư vấn. Thứ nhất, Tôi lên ủy ban nhân dân huyện để xin cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn, nhưng bộ phận tư pháp yêu cầu cần có chữ ký của cả hai vợ chồng, vây xin tư vấn giúp tôi, làm sao để tôi có thể xin được cấp bản sao khi không có chữ ký của vợ. Thứ hai, Tôi và vợ có nhiều mâu thuẫn, 2 năm qua không có đời sống ""vợ chồng"" ngủ chung phòng nhưng tôi ngủ riêng dưới sàn nhà, không còn hạnh phúc, không có tiếng nói chung. Nhưng tôi vẫn làm tròn trách nhiệm với gia đình, vì đời sống ngột ngạt tôi muốn được giải thoát, nhưng vợ tôi kiên quyết không đồng ý. Với những lý do trên, tôi sẽ trình bày vào nội dung nào trong 3 nội dung: cuộc sống hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài hay mục đích hôn nhân không đạt được. Thứ 3, Khi hòa giải, luật sư có thể tham gia hay không. ai được tham gia khi hòa giải. Xin chân thành cảm ơn luật sư!","Rất vui khi bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới Oceanlaw. Câu hỏi của bạn, luật sư trả lời như sau: - Thứ nhất, Tôi lên ủy ban nhân dân huyện để xin cấp bản sao giấy chứng nhận kết hôn, nhưng bộ phận tư pháp yêu cầu cần có chữ ký của cả hai vợ chồng, vây xin tư vấn giúp tôi, làm sao để tôi có thể xin được cấp bản sao khi không có chữ ký của vợ. Anh làm bản sao giấy chứng nhận kết hôn tại UBND huyện thì thủ tục đó bắt buộc phải có chữ ký của vợ. Còn nếu anh muốn có bản sao giấy chứng nhận kết hôn mà không cần chữ ký của vợ thì mang bản chính giấy chứng nhận kết hôn đi chứng thực tại UBND xã hoặc văn phòng công chứng. - Thứ hai, Tôi và vợ có nhiều mâu thuẫn, 2 năm qua không có đời sống tình dục, ngủ chung phòng nhưng tôi ngủ riêng dưới sàn nhà, không còn hạnh phúc, không có tiếng nói chung. Nhưng tôi vẫn làm tròn trách nhiệm với gia đình, vì đời sống ngột ngạt tôi muốn được giải thoát, nhưng vợ tôi kiên quyết không đồng ý. Với những lý do trên, tôi sẽ trình bày vào nội dung nào trong 3 nội dung: cuộc sống hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài hay mục đích hôn nhân không đạt được. ""cuộc sống hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài hay mục đích hôn nhân không đạt được"" nội dung này được quy định tại Điều 56, khoản 1, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mục đích của hôn nhân chính là kiến tạo một mái ấm gia đình, thực hiện chức năng sinh sản để duy trì giống nòi của loài người. Trường hợp của bạn, vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, không giải quyết được, 2 năm qua không có đời sống tình dục, như vậy có thể hiểu mục đích của hôn nhân không đạt được. Và khi mục đích của hôn nhân không đạt được thì cuộc hôn nhân đó đã rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được nữa. Bạn có thể trình bày cả 3 nội dung đó trong đơn xin ly hôn. - Thứ 3, Khi hòa giải, luật sư có thể tham gia hay không. ai được tham gia khi hòa giải. Thành phần những người tham gia hòa giải tại Tòa án gồm có: Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải; Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải; Người phiên dịch (nếu đương sự không biết tiếng Việt) hoặc thủ tục ly hôn với người nước ngoài Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự. Luật sư có thể tham gia hòa giải, nhưng đó là hòa giải trước khi hòa giải tại tòa. Luật sư vốn là những người có kinh nghiệm thực tế phong phú, có sự am hiểu sâu sắc về những quy định của pháp luật. Theo qui định của pháp luật trong vụ án ly hôn luật sư không được đại diện theo ủy quyền để giải quyết việc ly hôn , nhưng luật sư có quyền tư vấn trợ giúp cho thân chủ và có vai trò “cố vấn” rất quan trọng. Trong vụ án ly hôn có yêu cầu chia tài sản luật sư được tham gia và có vai trò quan trọng. cần thiết bởi tài sản trong thời kỳ hôn nhân có thể là của hồi môn, có thể là tài sản chung, có thể là tài sản riêng,.. nên khi chia không hề đơn giản – tài sản là công sức, là đóng góp của từng người nên nhiều khi “đụng” đến tài sản là đụng đến vấn đề nhạy cảm là của anh của tôi, là công tôi công anh do vậy rất khó giải quyết." 6996,"Anh Huỳnh Khang quê ở Nam Định. Năm 2002, anh Khang cùng vợ và con gái chuyển đến Lạng Sơn để sinh sống. Năm nay, con gái anh Khang đến tuổi đi học nên anh chị làm hồ sơ xin học cho cháu vào trường tiểu học X nằm trên địa bàn huyện nơi anh chị sinh sống. Theo yêu cầu của nhà trường, anh Khang phải nộp bản sao giấy khai sinh của con gái nên anh đã tới Uỷ ban nhân dân xã nơi thường trú để gặp chị Hoa - cán bộ tư pháp - hộ tịch để làm bản sao giấy khai sinh nhưng chị Hoa từ chối và cho rằng Uỷ ban nhân dân xã không thực hiện đăng ký khai sinh cho cháu nên không có quyền cấp bản sao đó. Anh Khang thấy cách giải thích của chị Hoa chưa thoả đáng và do thời hạn nộp hồ sơ đã sắp hết nên anh tìm gặp chị Tuyết là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã để yêu cầu giải quyết. Chị Tuyết sẽ giải quyết trường hợp trên như thế nào?","Theo giả thiết tình huống đưa ra thì con gái anh Khang năm nay 6 tuổi trong khi đó năm 2002 anh mới chuyển đến Lạng Sơn sinh sống, do đó có thể khẳng định rằng con gái anh Khang không đăng ký khai sinh tại Uỷ ban nhân dân xã nơi vợ chồng anh Khang hiện đang thường trú. Theo Điều 60 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì thẩm quyền cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch được quy định như sau: “ 1. Bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch là bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này, căn cứ vào Sổ hộ tịch hiện đang lưu trữ, để cấp cho người có yêu cầu. 2. Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tư pháp, nơi lưu trữ Sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch. 3. Người yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch có thể gửi đề nghị qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.” Như vậy trong trường hợp này, do con gái anh Khang không đăng ký khai sinh tại Uỷ ban nhân dân xã nơi anh, chị hiện thường trú nên Uỷ ban nhân dân xã đó không thể cấp bản sao giấy khai sinh cho cháu. Như vậy, giải thích của chị Hoa là đúng. Tuy nhiên qua đây có thể thấy cách giải quyết công việc của chị Hoa, cán bộ tư pháp - hộ tịch là chưa linh hoạt và thiếu sự nhiệt tình đối với người dân. Trước nhu cầu của anh Khang, chị hoàn toàn có thể giải thích một cách cặn kẽ hơn và hướng dẫn để anh có thể giải quyết công việc một cách không quá phức tạp. Và trong trường hợp này, là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, chị Tuyết cần hướng dẫn anh Khang đến Phòng Công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện để chứng nhận bản sao giấy khai sinh theo hình thức “sao y bản chính” bằng việc công chứng hoặc chứng thực của các cơ quan này. Đồng thời, chị Tuyết cũng cần có ý kiến nhắc nhở đối với chị Hoa về phong cách làm việc để có thể phục vụ nhân dân một cách tốt hơn." 23107,"Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy định như thế nào? Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong năm 2015 thì thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Ban biên tập nhiều sức khỏe! Đình Chương (chuong***@gmail.com)","Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị được quy định tại Điều 280 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau: 1. Khi phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định. 2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. 3. Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có. 4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định. 5. Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền: a) Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; b) Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; c) Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án. 6. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Trên đây là nội dung quy định về thủ tục phúc thẩm đối với quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2004. Trân trọng!" 33460,"Cho cháu hỏi.nhà cháu trước đây ông nội cháu có 1 mảnh đất rộng 1125m2.ông cháu có làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2000, diện tích là 800m2 đất ở, còn lại là đất vườn.  nhưng năm đó giấy đó chỉ là 1 tờ giấy chứng nhận tạm thời tới khi mình làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức. vậy cho cháu hỏi là giấy đó có được coi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ bìa đỏ ) tạm thời không ạ, và người đứng tên có phải chủ sở hưu mảnh đất đấy không ạ. và giờ cháu muốn làm sổ bìa đỏ thì cần những gì ạ.. cảm ơn luật sư.","Chào bạn! Trường hợp này thì không thể gọi la Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được mà nó được coi là một trong các tài liệu chứng minh việc sử dụng đất đó là hợp pháp được nhà nước giao. Hiện tại bạn không thể thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận vì: 1. Thửa đất được giao cho ông nội bạn nên chỉ có ông bà nội bạn mới là chủ thể thực hiện việc cấp giấy chứng nhận; 2. Trường hợp ông bà, nội của bạn không còn - nếu ông bà nội bạn đã mất thì việc này sẽ rất phức tạp những người đồng thừa kế của ông bà nội bạn sẽ phải thực hiện việc khia nhân thừa kế sau đó mới thực hiện việc cấp giấy chứng nhận. Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư cho trường hợp của bạn. Để có thể tư vấn chi tiết cho bạn phù hợp với tính chất sự việc bạn và gia đình cần cung cấp tài liệu để luật sư nghiên cứu và tư vấn chi tiết cho bạn." 1866,"Chồng em ra ngoài có quan hệ với một cô gái và đã có con ngoài ý muốn. Khi mang thai cô này đã đi nơi khác và khi cái thai to cô ấy về bắt chồng tôi bồi dưỡng để đẻ. Khi sinh con ra, cô ấy mang đứa trẻ ra để dọa nạt, đánh đập cho bé khóc để chồng tôi xót con. Vậy theo luật sư, cô này có quyền nuôi đứa trẻ đó không? Do Kim Thoa (dokimthoa396@gmail.com)","Theo khoản 1 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (có hiệu lực 1-1-2015), con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình. Tại Điều 69 Luật này cũng quy định cha mẹ có nghĩa vụ và quyền: Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội; Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình và giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Như vậy, mặc nhiên mẹ đứa trẻ có quyền và có nghĩa vụ nuôi dưỡng trẻ . Tuy nhiên, theo Điều 86, 87 Luật trên nếu người mẹ có những hành vi ngược đãi con mình thì cha, người giám hộ của con chưa thành niên theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc hạn chế quyền của người mẹ đối với con chưa thành niên. Nếu tòa án hạn chế quyền của người mẹ thì người cha thực hiện quyền chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Trường hợp cha cháu bé muốn yêu cầu tòa án giải quyết việc này thì trước hết ông ấy phải làm thủ tục nhận con. Thủ tục này có thể tốn thời gian nên trước mắt người cha có thể yêu cầu những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây: Người thân thích của cháu bé; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ can thiệp giúp đưa vụ việc mẹ bé có hành vi ngược đãi con ra tòa án giải quyết. Còn việc mẹ cháu bé có được nuôi cháu bé hay không sẽ do tòa án quyết định." 10231,"Thưa luật sư! Anh trai em lái xe tải chạy trên đường quốc lộ thông thoáng, xe anh trai em đi đúng làn đường khi đi đến đoạn đường vòng cung thì va chạm với xe máy khiến người điều khiển xe máy ngã xuống đường chấn thương sọ não và tử vong tại chỗ. Điều đáng nói là anh trai em đi đúng tốc độ, đúng làn đường và hoàn toàn tỉnh táo, thời điểm đang lưu thông trên đường thì cả xe máy và xe tải đều đi song song với nhau nhưng người điều khiển xe máy do không quan sát kĩ và bất ngờ sang đường đã va chạm vào bánh sau xe tải, ngã xuống đường và tử vong. Luật sư cho em hỏi: Trong trường hợp này thì anh trai em có bị phạt tội gì không? Có cách nào để giải quyết ổn thỏa chuyện này không ạ? Xin chân thành cám ơn!","Cơ sở pháp lý Bộ luật Dân sự 2005 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nội dung tư vấn Theo BLDS, Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó. Ngoài ra, theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì ngay cả khi không có lỗi nhưng chủ sở hữu xe vẫn phải bồi thường thiệt do đây là phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Như vậy, trong trường hợp này, anh bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Khoản tiền bồi thường sẽ do hai bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được hai bên có quyền khởi kiện lên tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xác định khoản tiền bồi thường. Khoản tiền bồi thường sẽ được xác định theo nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP như sau: 2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này. 2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ... 2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm. b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng. - Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; - Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. 2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại... d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường." 8742,"Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Thương mại, trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác trừ tàu bay, tàu biển. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ. Cho em hỏi, theo quy định hiện hành, hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu gồm những gì? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Đoàn Thị Mơ (mo***@gmail.com)","Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo đó, hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 51 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể như sau: Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu sau đây: 1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính); 2. Hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tài sản kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia hợp đồng bảo đảm, hợp đồng mua bán (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); 3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây; Bên mua tài sản, bên bán tài sản bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Trân trọng!" 3899,Ai có thẩm quyền trao giấy chứng nhận kết hôn cho người đăng ký?,"Theo Khoản 3 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau: ... 3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Theo đó, tại quy định thì Chủ tích UYBND cấp hueyenj sẽ trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ." 22519,"Ranh giới giữa các bất động sản trong Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Ngọc Ánh, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số vấn đề về ranh giới giữa các bất động sản trong luật dân sự. Ban biên tập cho tôi hỏi: Ranh giới giữa các bất động sản trong Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến Ban biên tập.","Theo quy định tại Điều 270 Bộ luật Dân sự 1995 thì nội dung này được quy định như sau: 1- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp. 2- Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; không được để rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3- Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng, thì người sử dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách. Trên đây là nội dung tư vấn về Ranh giới giữa các bất động sản trong Bộ luật Dân sự 1995. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 1995. Trân trọng!" 28028,Visa có giá trị sử dụng bao nhiêu lần?,"Tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định về hình thức và giá trị sử dụng của thị thực như sau: Hình thức và giá trị sử dụng của thị thực 1. Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử. 2. Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây: a) Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ; b) Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu. 3. Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần; thị thực điện tử và thị thực cấp cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này có giá trị một lần. ... Như vậy, Visa có giá trị sử dụng 01 lần hoặc nhiều lần. Đối với visa điện tử và visa cấp theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thì có giá trị sử dụng 01 lần. Trân trọng!" 4165,"Xin chào luật sư THAI HUNG, Trong thời gian qua được biết luật sư có tư vấn rất nhiều trường hợp liên quan đến nhà đất. Hôm nay tôi xin được nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp của tôi như sau: Tháng 6/2007 tôi có mua một căn nhà tại ấp 1 xã Vĩnh Lộc A huyện Bình Chánh, được chủ đất xây dựng không phép trên đất ""thổ vườn"". Khi mua tôi có được chủ đất làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có xác nhận của chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A. Sau đó tôi có làm đơn xin xác nhận tình trạng nhà và được chủ tịch xã xác nhận như sau: - Nhà xây không phép trên khu vực nông nghiệp. - Không vi phạm lộ giới - KHông tranh chấp - Chưa có quyết định phá dỡ -... Ngoài ra tôi đã có tạm trú không xác định thời hạn trong căn nhà trên. Vậy hôm nay, tôi muốn bán lại căn nhà này thì phải làm thủ tục như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp! Cám ơn luật sư nhiều! Nguyễn Thanh Bình","Việc phường xác nhận nhà xây không phép là thể hiện việc căn nhà trên khi xây dựng không có giấy phép, và từ đó đến nay vẫn không có quyết định xử lý vi phạm thì khả năng có thể sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mà có thể sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tháo dỡ!! Vì vậy anh chỉ có thể bán nhà và vẫn ra phường xác nhận việc chuyển nhượng như anh đã mua." 1395,Lãi suất là gì?,Lãi suất là tỉ lệ phần trăm (%) tính trên vốn đầu tư để xác định lãi của người đầu tư. 33292,Nghi thức kết hôn là gì?,Căn cứ pháp lý: Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 Nghi thức kết hôn là Những quy định của pháp luật về trình tự tiến hành đăng kí kết hôn nhằm thiết lập quan hệ vợ chồng. 33864,Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu bị xử phạt hành chính như thế nào?,"Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. 2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; b) Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định; c) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định; d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định; đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này. Khi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ được chia thành 2 trường hợp: Trường hợp 1: Công dân nam đủ 17 tuổi trong năm không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ bị phạt cảnh cáo. Trường hợp 2: Không phải công dân nam đủ 17 tuổi trong năm không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu. Trân trọng!" 22705,"Em là (bên A), bạn em là (bên B), bạn em muốn cầm giấy tờ nhà đưa em với giá là 100tr nhưng nó là con út, giấy tờ nhà là mẹ nó đứng tên. Gia đình gồm 4 anh em: Vậy xin cho em hỏi là em cầm giấy tờ nhà đó được không? Và cần những thủ tục hay văn bản gì? Và làm hợp đồng như thế nào? Làm hợp đồng viết tay được không? Nếu em cầm của người đó rồi và việc em sợ là gia đình đó sẽ kiện ngược lại em. Vì bạn em không phải chủ quyền nhà. Và nếu cầm được giấy tờ nhà rồi mà bên B không chịu trả lãi suất theo hợp đồng thi em lấy lại tiền vốn lẫn lãi bằng cách nào?","Theo quy định pháp luật thì không có chuyện cầm giấy tờ nhà, vì bản thân tờ giấy nhà cũng chỉ là tờ giấy lộn mà thôi. Bạn muốn cho vay an toàn thì cần làm thủ tục thế chấp tài sản bằng tài sản của người vay hoặc bảo lãnh của người thứ 3 về khoản nợ của người vay. Trong trường hợp của bạn thì giấy tờ nhà đứng tên mẹ của người đi vay. Như vậy, tài sản thuộc về mẹ của người đi vay (nếu còn sống) hoặc của các đồng thừa kế (trong trường hợp bà mẹ chết, không để lại di chúc và bắt buộc phải khai di sản thừa kế). Như vậy, bạn phải thực hiện đầy đủ thủ tục hợp đồng bảo lãnh tại Phòng công chứng và đăng ký bảo lãnh tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (nếu ở Tp.Hồ Chí MInh thì là chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đặt tại mỗi quận). Nếu bạn làm hợp đồng bằng giấy tay thì nó vi phạm về hình thức hợp đồng và có thể bị tuyên vô hiệu. Sau này, ảnh hưởng đến việc bảo đảm khoản vay cho bạn khi người vay mất khả năng chi trả..." 25321,"Mất năng lực hành vi dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Phong, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, mất năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể ra sao? Tòa án có được tự mình ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đình Phong (dinhphong*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì mất năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể như sau: - Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. - Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, Tòa án không được tự mình ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự; mà Toàn án chỉ được ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở yêu cầu của của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan. Trên đây là nội dung tư vấn vềviệc Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 26949,Chuyển chỗ ở bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu?,"Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 có quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau: Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. 2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Như vậy, khi đổi sang chỗ ở mới thì người dân phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu trong vòng 01 năm kể từ ngày chuyển chỗ ở hợp pháp. Đổi sang chỗ ở mới bao lâu thì phải chuyển hộ khẩu? (Hình từ Internet)" 33723,"Năm 1998, bố tôi có mua một mảnh đất của ông A, đất không có sổ đỏ, được cấp theo diện tình nghĩa, có xác nhận hợp pháp của xã, bà con hàng xóm, không có tranh chấp. Tôi muốn hỏi là đất đó có được cấp sổ đỏ hay không, vì tôi đã làm thủ tục đăng ký từ năm 2012 đến nay vẫn chưa có thông báo gì?","Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, căn cứ cơ bản để các bên làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp của gia đình bạn, đất và nhà mà bố bạn mua thuộc diện tình nghĩa đối với các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chưa thể xác định việc mua bán giữa bố bạn và gia đình ông A là chuyển nhượng, tặng cho một cách hợp pháp. Như đã nói, bởi hiện nay không có bất cứ một quy định nào của pháp luật ràng buộc cá nhân, tổ chức nhận nhà ở và quyền sử dụng đất trong trường hợp là nhà tình nghĩa không được quyền chuyển nhượng. Việc mua bán giữa gia đình bạn và gia đình ông A phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Luật đất đai 1993 (thời điểm thực hiện mua bán chịu sự điều chỉnh của Luật này) thì mới được xem là mua bán hợp pháp. Tuy nhiên UBND xã đã xác nhận về việc mua bán này, đây là căn cứ quan trọng để thừa nhận về tính hợp pháp của việc chuyển nhượng. Theo quy định tại điều 100 và 101 Luật đất đai 2013, thì việc sử dụng ổn định từ năm 1998 tới nay và được xác nhận của UBND cấp xã thì nhìn chung đối với diện tích này, gia đình bạn đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ. Do đó việc anh làm thủ tục xin cấp GCNQSĐ và tài sản gắn liền với đất từ năm 2012 mà đến nay chưa được giải quyết, thì gia đình phải yêu cầu UBND thông báo bằng văn bản là việc cấp có được hay không. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước là phải trả lời chính xác, và dựa theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc khiếu nại có thể được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, thời gian giải quyết khiếu nại lần đầu có thể kéo dài từ 45 đến tối đa là 60 ngày. Trong trường hợp vẫn không được giải quyết anh có thể yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại về việc này hoặc khởi kiện UBND cấp xã bằng một vụ án hành chính vì hành vi không giải quyết khiếu nại của công dân." 33305,Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp các thắc mắc sau đây: Việc tự bảo vệ quyền dân sự của công dân được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Việc tự bảo vệ quyền dân sự của công dân được quy định tại Điều 12 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung như sau: Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự . Cụ thể, các nguyên tắc này là: - Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. - Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. - Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. - Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. - Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. Trên đây là nội dung trả lời về việc tự bảo vệ quyền dân sự của công dân. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật Dân sự 2015. Trân trọng!" 1575,Hộ chiếu còn thời hạn dưới nửa năm có được xuất cảnh không?,"Căn cứ Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định điều kiện xuất cảnh như sau: Điều kiện xuất cảnh 1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên; b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực; c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Như vậy, công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện quy định ở trên, trong đó hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên. Do đó, thời hạn hộ chiếu của anh/chị còn 5 tháng không đủ điều kiện để xuất cảnh. Anh/chị có thể làm thủ tục gia hạn hộ chiếu ở Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo quy định. Có được xuất cảnh khi hộ chiếu còn thời hạn dưới nửa năm? (Hình từ Internet)" 19172,"Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn có được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không?","Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau: Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân 1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này. 2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. 3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn thì được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, ngoại trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn có thể bao gồm: - Tài sản do vợ, chồng tạo ra. - Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. - Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. - Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung. - Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, ngoại trừ 3. khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định, quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. - Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. - Thu nhập hợp pháp khác theo quy định. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn có được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không? (Hình từ Internet)" 33995,"Ai là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự? Gia đình tôi có 5 người (bố, mẹ, chị gái, tôi và đứa em trai), mẹ tôi bị mất năng lực hành vi dân sự, bố tôi thì mới qua đời vì tuổi cao. Trong gia đình, tôi là con thứ hai, trên tôi là một chị gái (đã thành niên, anh rể tôi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chưa có con), dưới tôi là đứa em trai (17 tuổi), cả hai đều mắc bệnh di truyền từ mẹ và đều mất năng lực hành dân sự. Ở trường hợp này, tôi (đã thành niên, chưa lập gia đình và có thu nhập khá) có được làm người giám hộ cho: mẹ, chị gái và em trai mình được hay không? Và liệu tôi có thể là người giám hộ cho nhiều người như vậy không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 thì: Trường hợp không có người giám hộ theo quy định thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: 1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. 2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ. 3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 20162,"Xin chào luật sư. Cha tôi bị tên hàng xóm giết chết, trong khi cha tôi là trụ cột chính trong gia đình, mẹ tôi thì đang bị bệnh tim, em tôi thì mới 16 tuổi đang học lớp 11, anh trai tôi thì mới đi bộ đội về không có nghề nghiệp ổn định hiện nay gia đình tôi đang nợ ngân hàng 100 triệu. Vậy xin luật sư cho biết  tôi sẽ được bồi thường những khoảng nào và mức bồi thường là bao nhiêu?","Căn cứ vào các qui định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, cha bạn là nạn nhân trọng vụ án và đã chết, do đó gia đình bạn có thể yêu cầu bồi thường theo các khoản sau: 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Bạn cần liệt kê ra các khoản chi phí hợp lí dựa trên các điểm trên để yêu cầu bên khi có trách nhiệm bồi thường cho gia đình bạn bằng 1 bản án của tòa án." 29582,"Chào luật sư, tôi có thắc mắc sau nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi là kỹ sư dầu khí. Đặc thù công việc buộc tôi phải thường xuyên xa nhà do làm việc chủ yếu ở giàn khoan. Hiện nay tôi muốn mua một căn nhà. Tôi có thể chuyển tiền cho bố tôi để nhờ ông ấy đứng ra mua giúp nhà cho mình. Nhưng người đứng tên chủ quyền và sở hữu ngôi nhà đó là tôi thì có được không? Nếu được thì thủ tục hợp thức hóa như thế nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư đã giành thời gian tư vấn giúp tôi.","Để thực hiện việc mua bán nhà và đăng ký quyền sở hữu căn nhà theo yêu cầu của anh/chị có hai phương án như sau: Phương án thứ nhất, anh/chị có thể đến phòng công chứng để chứng giấy ủy quyền với nội dung ủy quyền cho bố của anh/chị đại diện anh/chị ký kết hợp đồng mua bán căn nhà, đồng thời thực hiện các thủ tục pháp lý và các nghĩa vụ tài chính có liên quan để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở (Giấy Chứng Nhận). Khi đó, bố của anh/chị có thể thực hiện thủ tục mua bán và đăng ký quyền sở hữu nhà ở thay cho anh/chị, và anh/chị vẫn là người đứng tên trên Giấy Chứng Nhận. Phương án thứ hai, bố của anh/chị trực tiếp thực hiện giao dịch mua bán căn nhà và đăng ký quyền sở hữu căn nhà. Sau đó, khi có điều kiện trở về thì anh/chị và bố của anh/chị ký hợp đồng tặng cho nhà và anh/chị thực hiện thủ tục để sang tên Giấy Chứng Nhận cho anh/chị. Tùy theo điều kiện thực tế, anh/chị có thể áp dụng một trong hai phương án trên, tuy nhiên chúng tôi cho rằng việc thực hiện theo ủy quyền thực hiện giao dịch sẽ đơn giản hơn về thủ tục, tiết kiệm chi phí, cũng như sẽ hạn chế được tối đa các tranh chấp có thể phát sinh. CafeLand kết hợp Công ty Đất Luật" 4900,Tôi có mua một chiếc xe theo hình thức trả góp. Tôi muốn hỏi là trả lãi xe máy muộn 1-2 ngày có bị phạt không?,"Căn cứ Điều 440 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: - Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. - Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản. - Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả. Do vậy, việc chậm đóng tiền trả góp hàng tháng để mua xe máy của bạn đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền trả góp). Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, bạn có thể bị áp dụng các hình thức xử lý được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán xe máy như phạt vi phạm, chấm dứt hợp đồng… Bên cạnh đó, bạn còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất theo quy định. Ngoài ra, nếu việc chậm thanh toán làm thiệt hại cho bên bán thì bạn còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu không trả khoản tiền còn thiếu hoặc không trả đủ số tiền đã chậm trả thì bên bán xe có quyền khởi kiện bạn ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự, buộc phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 7980,Hiện nay tôi muốn làm sổ đỏ để khai thác khu vùng trồng cây nhưng vùng đó thuộc khu bảo tồn thưa luật sư tôi phải làm những gi ạ?,"Nếu thửa đất của gia đình bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại luật đất đai năm 2013 sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất: "" Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.""" 23401,"Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu về một số quy định của pháp luật liên quan đến việc cung cấp thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông và có thắc mắc muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Việc phân công Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phụ trách cung cấp thông tin cho công dân được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!","Việc phân công Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phụ trách cung cấp thông tin cho công dân được quy định tại Điều 3 Quyết định 1164/QĐ-BTTTT năm 2018 về Quy chế cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Thông tin và Truyền thông với nội dung như sau: - Bộ trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về việc cung cấp thông tin cho công dân của Bộ Thông tin và Truyền thông và lĩnh vực Bộ trưởng trực tiếp phụ trách. - Các Thứ trưởng chỉ đạo về việc cung cấp thông tin cho công dân thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách. Trên đây là nội dung trả lời về việc phân công Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phụ trách cung cấp thông tin cho công dân. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Quyết định 1164/QĐ-BTTTT năm 2018. Trân trọng!" 27979,Có truy cứu trách nhiệm hình sự khi công an đánh dân không?,"Theo Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 373 Bộ luật hình sự 2015 tội dùng nhục hình được quy định: 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; d) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; đ) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây thương tích hoặc gây thiệt hại về sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Làm người bị nhục hình tự sát. 4. Phạm tội làm người bị nhục hình chết, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Do đó, hành vi đánh em trai bạn của công an có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì công an đấy đã vi phạm với người dưới 18 tuổi. Bạn nên đưa em bạn đi bệnh viện để xác định được tỷ lệ tổn thương là bao nhiêu %. Mức phạt tù sẽ căn cứ vào tỷ lệ tổn thương và kết luận của cơ quan điều tra. Ngoài ra người công an đấy còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trân trọng!" 26141,Có đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nơi đăng ký tạm trú được không?,"Em và chồng sắp cưới của em cùng đăng ký thường trú tại Ninh Thuận, hiện tại bọn em làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy, bọn em muốn đăng ký kết hôn ở Thành phố Hồ Chí Minh có được không, em có đăng ký tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh rồi?" 26330,"Tôi mượn của hàng xóm một cái máy xay lúa, tôi muốn hỏi pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của bên mượn?","Mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Điều 515 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định quyền của bên đi mượn tài sản, theo đó bạn sẽ có những quyền sau: - Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thoả thuận. -Yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận. -Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn. Điều 514 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định nghĩa vụ của bên đi mượn tài sản, theo đó bạn phải có những nghĩa vụ sau đối với anh bạn: -Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa; -Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn; -Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được; -Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn." 13774,Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi nào?,"Căn cứ khoản 7 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sử dụng chỉ dẫn địa lý như sau: Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ... 7. Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây: a) Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; c) Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Như vậy, việc thực hiện các hành vi sau sẽ được xem là sử dụng chỉ dẫn địa lý, bao gồm: - Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; - Lưu thông, chào bán, quảng cáo, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; - Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi nào? (Hình từ Internet)" 827,Tiệm cầm đồ có được sử dụng tài sản cầm cố của người khác hay không?,"Tại Điều 313 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau: 1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. 2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. 3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng , hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp bạn và chủ tiệm cầm đồ không thỏa thuận về việc cho phép chủ tiện được sử dụng xe thì hành vi sử dụng xe của chủ tiệm đã vi phạm pháp luật." 32860,"Học đại học theo hình thức đào tạo từ xa có được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ không? Xin chào anh/chị trong Ban biên tập, tôi tên là Đình Chiến. Hiện tại, tôi đang theo học tại Đại học mở Thành Phố Hồ Chí Minh (hình thức đào tạo từ xa). Trường hợp của tôi có được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự không? Mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (chien_ng***@gmail.com)","Chào bạn, Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Ngoài ra, Điểm g Khoản 1 Điều 5 Thông tư 140/2015/TT-BQP hướng dẫn cụ thể về trường hợp này như sau: Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Trong trường hợp của bạn, do bạn học đại học với hình thức đào tạo từ xa là loại hình thức giáo dục không chính quy, thuộc trường hợp quy định nêu trên nên sẽ không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Ngoài ra, căn cứ vào Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ như sau: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Do vậy, trường hợp của bạn cũng không thuộc trường hợp được miễn gọi nhập ngũ. Trên đây là nội dung tư vấn về thắc mắc có được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ khi học đại học theo hình thức đào tạo từ xa không. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư 140/2015/TT-BQP. Trân trọng!" 17362,Hồ sơ đăng ký thường trú gồm những giấy tờ nào?,"Hồ sơ đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú 2020 bao gồm: - Hồ sơ đăng ký thường trú đăng ký thường trú đối với công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình: + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. + Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp. - Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu đồng ý: + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. + Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú. + Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác. - Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ: + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. + Hợp đồng hoặc văn bản về việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật. + Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. - Hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở: + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; + Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo; + Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng; + Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có công trình phụ trợ là nhà ở. - Hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng: + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; Người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; + Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội; + Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp. Lưu ý: - Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. - Trường hợp người đăng ký thường trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng. - Nếu không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an." 14881,Tôi muốn hỏi là đã ký HĐ chuyển nhượng QSDĐ cách đây 2 năm nhưng chưa làm thủ tục sang tên. Như vậy có vi phạm pháp luật về thủ tục chuyển nhượng QSDĐ không? Liệu có bị xử phạt hành chính không? Nếu xử phạt thì mức xử phạt là bao nhiêu? Quy định trong văn bản nào?,"​Đất đai là tài sản đặc biệt mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng. Do vậy, khi hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì ngoài việc làm hợp đồng công chứng, phải tiến hành thủ tục sang tên trước bạ và đăng bộ theo quy định. Sau khi hoàn tất thủ tục sang tên trước bạ thì pháp luật mới công nhận quyền sử dụng đất cho ngưởi nhận chuyển nhượng. Theo quy định trên, nếu bạn chưa hoàn tất thủ tục sang tên trước bạ và đăng bộ địa chính thì bạn chưa phải là người được công nhận quyền sử dụng dụng hợp pháp của miếng đất do chính bạn đã bỏ tiền ra mua và như vậy sẽ có rủi ro pháp lý phát sinh trong quá trình sử dụng của bạn nếu có tranh chấp...Ngoài ra còn chưa nói đến việc chưa nộp các nghĩa vụ tài chính của hai bên theo quy định pháp luật. Do vậy, hai bên nên tiến hành xác lập các thủ tục này vì muộn còn hơn là ko có." 22130,"Chào luật sư! Tôi hiện tại đang muốn mua một kiot trong chợ (chợ này là của cty tư nhân thành lập). Tôi đặt vấn đề là nếu mua vĩnh viễn như vậy thì có cần 2 bên ra công chứng ko? Thì người bên phía cty bảo là ko,mọi thủ tục đều lên cty giải quyết. Luật sư cho hỏi nếu tôi mua như vậy thì có đc ko?",Mua kiot bản chất là thuê cửa hàng để kinh doanh. Nếu thời hạn thuê quá 6 tháng thì bắt buộc phải công chứng hợp đồng thì mới hợp pháp. Nếu giao dịch là chuyển nhượng (bán đứt) thì phải công chứng hợp đồng và đăng ký sang tên thì mới có hiệu lực pháp luật (giống như mua bán nhà). 3662,"Ban biên tập cho hỏi, theo những tác phẩm khuyết danh sẽ thuộc về ai? Và có được chuyển nhượng tác phẩm khuyết danh không? Mong nhận được phản hồi.","*Chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh. Theo Khoản 11, 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định chủ sở hữu tác phẩm khuyết danh như sau: - Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định. - Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm khuyết danh trừ trường hợp tác phẩm đó đang được cá nhân, tổ chức đang quản lý. *Chuyển nhượng tác phẩm khuyết danh. => Trong trường hợp cá nhân, tổ chức đang quản lý tác phẩm khuyết danh thì tổ chức cá nhân được phép chuyển nhượng tác phẩm khuyết danh (Điều 26 Nghị định 22/2018/NĐ-CP) Ban biên tập phản hồi đến bạn." 30140,"Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như thế nào theo Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hải Yến, tôi sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005, nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (haiyen***@gmail.com)","Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 1995 như sau: - Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, về phương thức bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế, thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 21423,"Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn đối với trường hợp không chuyển phôi tươi được pháp luật quy định như thế nào? Tôi là Thu Hương là một y tá làm vệc tại một tạm y tế của phường tại quận Ninh Kiều TP Cần Thơ, gần đây tôi có tìm hiểu về quy trình thu tinh trong ống nghiệm nhưng có một thắc mắc muốn hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật như sau.  Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn đối với trường hợp không chuyển phôi tươi được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn! Thu Hương (thuhuong***@gmail.com)","Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn đối với trường hợp không chuyển phôi tươi được pháp luật quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, như sau: Kích thích buồng trứng với người cho noãn. - Chọc hút noãn và làm IVF hoặc ICSI với tinh trùng của chồng người nhận để tạo phôi. Nuôi cấy phôi và đông lạnh phôi toàn bộ; - Sau đó, chuẩn bị niêm mạc tử cung người nhận và chuyển phôi sau rã đông. Thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn là kỹ thuật trong đó cho tinh trùng thụ tinh với noãn của người cho noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể. Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung của người nhận đã được chuẩn bị niêm mạc tử cung để làm tổ. Thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn được chia thành hai trường hợp chuyển phôi tươi và không chuyển phôi tươi, với hai trường hợp khác nhau thì quy trình thực hiện cũng khác nhau. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn đối với trường hợp không chuyển phôi tươi được thực hiện theo tuần tự các bước trên. Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn đối với trường hợp không chuyển phôi tươi. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 57/2015/TT-BYT. Trân trọng!" 7112,"Trường hợp xóa đăng ký thường trú. Một người ở một huyện xin đăng ký thường trú tại 01 xã ở một huyện khác, nhưng từ khi đăng ký thường trú không sinh sống tại xã mới đăng ký thường trú mà vẫn sinh sống cùng mẹ tại nơi đăng ký thường trú trước đó (thời gian xin chuyển đến nơi đăng ký thường trú mới đến khi phát hiện là hơn 03 năm). Xin hỏi, đối với trường hợp này phải giải quyết như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ Điều 22 Luật Cư trú 2006 quy định xóa đăng ký thường trú như sau: “Điều 22. Xoá đăng ký thường trú 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú: a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; ) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại; c) Đã có quyết định huỷ đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này; d) Ra nước ngoài để định cư; đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xoá đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ. 2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì cũng có thẩm quyền xoá đăng ký thường trú. 3. Thủ tục cụ thể xoá đăng ký thường trú và điều chỉnh hồ sơ, tài liệu, sổ sách có liên quan do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.” Theo như bạn trình bày, có một người ở một huyện xin đăng ký thường trú tại 01 xã ở một huyện khác, nhưng từ khi đăng ký thường trú không sinh sống tại xã mới đăng ký thường trú mà vẫn sinh sống tại nơi đăng ký thường trú trước đó thì trường hợp này không thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú nêu trên do đó sẽ không xóa đăng ký thường trú ở nơi mới được. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp xóa đăng ký thường trú. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Cư trú 2006 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 31743,"Hiện tại ba em có mua căn hộ và 1 lô shop (lô thương mại tầng trệt) tại một dự án ở Quận 2. Sẽ giao nhà năm 2016,  Giá căn hộ lúc mua là 1tỷ3 (gồm VAT) và đang thanh toán được 30% rồi. Em có 2 câu hỏi. 1. Giờ nếu ba em muốn bán căn hộ này đi, với giá 1tỷ5, thì ba em sẽ phải đóng thuế là bao nhiêu?  Đóng trên số tiền chênh lệch là 200triệu? hay đóng trên số tiền bán ra là 1tỷ5? có văn bản nào hướng dẫn cụ thể không? 2. Nếu ba em để nhận căn hộ luôn, và cho thuê lại, giá dự kiến khoảng 13-14tr/tháng. Vậy có đóng thuế không?  Nếu cho thuê một lô shop thì đóng thuế có khách gì căn hộ không? Người thuê và người cho thuê khai thuế gì và đóng thuế gì?","Có 2 cách tính, nếu có giá mua thì tính theo lợi nhuận là 25%X200 triệu, hoặc ko căn cứ vào giá mua thì tính 2% theo giá bán tức 2%X1,5 tỉ. nếu cho thuê thì đóng tiền thuế thuê cho thuê nhà" 3115,"Tôi có người bạn, vợ mất có để lại di sản là nhà ở đứng tên cùng với chồng. Vợ chồng người bạn có hai con, một cháu 16 tuổi, một cháu 9 tổi. Bố mẹ vợ đều còn sống. Người chồng muốn chia thừa kế nhưng khi đưa bố mẹ vợ và 2 con lên Phòng công chứng để làm Văn bản chia di sản thừa kế thì bị Phòng công chứng từ chối với lý do các con chưa thành niên, nếu cùng ký Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thì sẽ vi phạm khoản 5 điều 144 Bộ luật Dân sự. Vậy, bạn tôi phải làm gì để được phân chia di sản thừa kế?","Vấn đề vướng mắc ở đây là con của vợ chồng anh bạn là người chưa thành niên. Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự về năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì: - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. - Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định trên thì người con nhỏ không thể tự mình xác lập, thực hiện việc phân chia di sản thừa kế với những đồng thừa kế khác, mà phải thực hiện thông qua người đại diện là bố của cháu. Như vậy, trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người chồng (bạn của bạn) sẽ tham gia đồng thời với hai tư cách: một là chính mình với tư cách là người được hưởng di sản thừa kế của vợ, hai là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Tuy nhiên, như bạn đã biết, khoản 5 Điều 144 Bộ luật Dân sự về phạm vi đại diện có quy định:Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định này thì trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, người chồng không thể đại diện cho con chưa thành niên để tặng cho phần di sản của các con cho chính mình được (người đại diện xác lập giao dịch với chính mình). Bạn nên khuyên bạn thực hiện theo hai cách thức: (i) Hoặc làm văn bản khai nhận di sản thừa kế (quy định tại Điều 50 Luật Công chứng): Theo đó, người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. Sau khi lập văn bản khai nhận di sản thừa kế với nội dung trên thì bố mẹ vợ, người chồng và hai con sẽ trở thành đồng chủ sử dụng/sở hữu ngôi nhà mà người vợ để lại và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mang tên cả năm người này. (ii) Hoặc, vẫn có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định tại Điều 49 Luật Công chứng:Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản. Trong văn bản thoả thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác. Nhưng trong phần phân chia di sản thừa kế thì chỉ có bố mẹ vợ tặng cho phần di sản mà họ được hưởng cho bạn của bạn (nếu các bên đồng ý). Phần di sản thừa kế của con chưa thành niên sẽ được giữ nguyên, không tặng cho ai. Sau khi lập văn bản này, bạn của bạn và hai người con của anh sẽ trở thành đồng chủ sử dụng/sở hữu ngôi nhà mà người vợ để lại và cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mang tên ba bố con." 1270,"Yêu cầu ghi biểu mẫu thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Nhật Bảo hiện đang làm việc tại Cần Thơ. Sắp tới giấy chứng minh nhân dân của tôi hết hạn tôi sẽ chuyển qua sử dụng thẻ Căn cước công dân. Nhưng tôi có một thắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Yêu cầu ghi biểu mẫu thẻ Căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! (0978******)","Yêu cầu khi ghi biểu mẫu thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định được pháp luật quy định tại Điều 6 Thông tư 66/2015/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ trưởng Bộ Công ban hành như sau: 1. Ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải cùng một loại mực. 2. Người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó. 3. Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông tư này. Trường hợp thông tin ghi trong cột, mục của biểu mẫu dài thì được viết tắt nhưng phải bảo đảm rõ các thông tin cơ bản. 4. Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen. Trên đây là nội dung trả lời về câu hỏi yêu cầu khi ghi biểu mẫu thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 66/2015/TT-BCA. Trân trọng!" 7397,"Năm 2004, vợ chồng anh Đông và chị Đoài xin ly hôn. Khi giải quyết ly hôn, Toà án công nhận sự thoả thuận của vợ chồng anh chị về việc chị Đoài được giao trực tiếp nuôi cháu Hoa, con chung của anh chị. Anh Đông không phải thực hiện việc cấp dưỡng đóng góp việc nuôi cháu Hoa. Sau khi ly hôn, anh Đông chuyển đi nơi khác sinh sống. Do hoàn cảnh khó khăn đồng thời muốn kết hôn với người khác nên chị Đoài cho cháu Hoa làm con nuôi vợ chồng chị Bắc. Chị Đoài cùng vợ chồng chị Bắc đến UBND xã để đăng ký nuôi con nuôi. UBND xã từ chối việc đăng ký nuôi con nuôi với lý do cần có sự đồng ý của cha đẻ cháu bé. Chị Đoài đưa bản Quyết định công nhận thuận tình ly hôn ra và nói rằng, anh Đông từ lâu không có trách nhiệm nuôi dưỡng cháu Hoa, nên mọi vấn đề liên quan đến cháu Hoa sẽ do chị quyết định. Vậy, UBND xã giải quyết vụ việc này như thế nào?","Trong tình huống nói trên, việc UBND xã từ chối đăng ký nuôi con nuôi do không có mặt của anh Đông, cha đẻ cháu Hoa khi làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi là đúng vì đăng ký nuôi con nuôi là việc Nhà nước công nhận xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, đồng thời làm chấm dứt quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con. Theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, việc nhận người chưa thành niên làm con nuôi bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó. Cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ được cho làm con nuôi có quyền ngang nhau trong việc quyết định có cho trẻ làm con nuôi hay không. Việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi chỉ được thực hiện khi cả cha đẻ và mẹ đẻ của cháu bé thể hiện sự đồng ý bằng cam kết trong Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi. Trong trường hợp này, cháu Hoa là trẻ chưa thành niên và cả cha đẻ, mẹ đẻ đều còn sống nên việc cho cháu làm con nuôi vợ chồng chị Bắc bắt buộc phải có sự đồng ý của cả anh Đông và chị Đoài. Mặc dù sau khi ly hôn, chị Đoài được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con, và anh Đông không có trách nhiệm thực hiện việc cấp dưỡng đóng góp nuôi con nhưng điều đó không có nghĩa là anh Đông không còn quyền làm cha đối với cháu Hoa. Quan hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con là quan hệ tự nhiên, tồn tại bất biến, không thể bị chấm dứt. Do đó, lý do chị Đoài nêu là không hợp lý. Để quan hệ nuôi con nuôi giữa vợ chồng chị Bắc và cháu Hoa có thể xác lập, UBND xã cần yêu cầu vợ chồng anh Bắc và chị Đoài mời anh Đông, cha đẻ cháu Hoa đến làm thủ tục và thể hiện sự tự nguyện đồng ý cho cháu Hoa làm con nuôi bằng việc: - Thể hiện sự đồng ý và ký vào Giấy thoả thuận đồng ý về việc cho và nhận con nuôi; - Có mặt tại trụ sở UBND xã để thể hiện sự tự nguyện đồng ý cho cháu Hoa làm con nuôi khi đăng ký việc cho và nhận con nuôi. Trong trường hợp, anh Đông không đồng ý cho cháu Hoa làm con nuôi, thì quan hệ nuôi con nuôi không thể xác lập. Nếu chị Đoài không có điều kiện để tiếp tục nuôi con thì anh Đông và chị Đoài có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000." 13578,"Người yêu tôi hiện nay đang phải chấp hành án phạt tù. Qua nhiều lầnthăm nuôi, chúng tôi thống nhất sẽ tổ chức đám cưới để cùng nhau hoànthành lời thề hẹn và nhân việc này sẽ là động lực giúp anh cải tạo tốthơn. Tôi đã hỏi cán bộ trại giam thì họ bảo việc tổ chức đám cưới trong trại là không được. Tuy nhiên, để trở thành vợ chồng, hai người có thể đi đăng ký kết hôn. Cho tôi hỏi chúng tôi có được đăng ký kết hôn không, thủ tục đăng ký kết hôn trong trường hợp của chúng tôi ra sao? Nguyễn Thị Ngọc Nhung, quận 5, TP.HCM","Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu cả hai bên thỏa mãn các điều kiện kết hôn và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn (như người đang có vợ có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự, giữa những người có dòng máu về trực hệ…) thì được quyền đăng ký kết hôn. Trong thực tế, cũng có nhiều trường hợp như bạn nêu và đây là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng, không ai cấm người đang thụ án tù bị cấm kết hôn cả. Tuy nhiên, cũng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt, ký vào giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và sẽ được chủ tịch UBND cấp xã ký, cấp cho mỗi bên một bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Nếu đăng ký ở phường của người này thì người kia phải làm giấy xác nhận độc thân. Từ quy định này thấy rằng chồng chưa cưới của bạn muốn đi đăng ký kết hôn thì rất khó nhưng không phải là không thực hiện được. Có thể theo nguyện vọng của hai bạn, cơ quan quản lý trại giam nơi chồng chưa cưới của bạn đang thụ án sẽ làm lệnh trích xuất chồng chưa cưới của bạn để anh này đến phường - nơi một trong hai người cư trú, làm các thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân, khai tờ trình đăng ký kết hôn, ký vào sổ đăng ký kết hôn và ký vào giấy chứng nhận kết hôn... Theo tôi, đã là nguyện vọng chính đáng của các bạn đồng thời nó là câu chuyện nhân văn, thấm đẫm tình người thì chắc chắn sẽ được các cơ quan chức năng hỗ trợ. Có thể với một số trường hợp các bạn sẽ được đặc cách không phải xếp hàng, sẽ được ưu tiên ký giấy, ký sổ trước mặt lãnh đạo phường, cán bộ tư pháp và được cấp giấy chứng nhận kết hôn. Các bạn cứ đề đạt nguyện vọng để được xem xét." 27809,Sử dụng hình ảnh không cần sự đồng ý của người có hình ảnh có được không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật! Việc sử dụng hình ảnh của người khác theo tôi được biết là phải có sự đồng ý của người đó. Tuy nhiên tôi không biết có trường hợp nào ngoại lệ không? Rất mong nhận được sự tư vấn của anh chị!,"Theo quy định hiện hành tại Bộ Luật dân sự 2015 thì có quy định về việc sử dụng hình ảnh người khác mà không cần xin phép, không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ, cụ thể như sau: - Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; - Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Những trường hợp sử dụng hình ảnh không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó được quy định tại Khoản 2 Điều 32 Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng!" 4219,"Vợ chồng tôi kết hôn từ 2015, khi cậu con trai được 2 tuổi thì chồng tôi đi xuất khẩu lao động ở Nam phi. Do ở xa nên giữa chúng tôi có nhiều mâu thuẫn, bất hòa. Tôi muốn làm thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng tôi đang ở nước ngoài có được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! (Minh Anh )","Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Như vậy, mặc dù chồng bạn đang không ở Việt Nam nhưng bạn vẫn có quyền tiến hành ly hôn đơn phương. Do chồng bạn hiện đang ở nước ngoài nên căn cứ Điều 28 và Điều 37 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, bạn có quyền nộp đơn yêu cầu đơn phương ly hôn ra Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi chồng bạn đăng ký thường trú ở Việt Nam. Tuy nhiên, để Tòa án thụ lý bạn phải chứng minh mâu thuẫn trầm trọng giữa hai vợ chồng, chứng minh rằng mục đích hôn nhân không đạt được. Đồng thời, bạn phải có được địa chỉ hiện tại của chồng ở nước ngoài để Tòa án có căn cứ giải quyết và tống đạt hồ sơ. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đơn phương ly hôn khi chồng đang sống ở nước ngoài. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 13633,"Gia đình tôi xã Tân Thuận thuộc tỉnh Bình Thuận, gồm tôi và 3 đứa con, chồng mất sớm. Cụ thể đứa thứ nhất 10 tuổi, đứa thứ hai 7 tuổi và đứa nhỏ nhất 5 tuổi, tất cả đều đang đi học, lương tháng của tôi 3 triệu. Tôi nghe nói hộ nghèo được hỗ trợ nhiều, vậy cho hỏi gia đình tôi như vậy có được xét hộ nghèo không? Nhờ tư vấn.","Căn cứ Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-ttg quy định các tiêu chí để xét hộ nghèo như sau: - Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống. + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. (các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt bao gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.) - Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định vùng nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn phường thuộc thị xã, quận và thành phố. > Kết luận: Theo thông tin bạn cung cấp thì nhà bạn hiện tại có bạn và 3 con vẫn đang sống dựa vào bạn và chưa có thu nhập, và mức thu nhập hàng tháng của bạn là 3 triệu, có nghĩa là bình quân thu nhập người/tháng của gia đình bạn là khoảng 750.000 đồng. Do đó, với mức thu nhập trên cộng với khu vực của bạn thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên thì sẽ được xét công nhận là hộ nghèo. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 3397,"Nam nặng 47kg, cao 1m65 thì có được đi nghĩa vụ không?","Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Căn cứ tiêu chuẩn phân loại theo thể lực (Bảng số 1) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP: LOẠI SỨC KHỎE NAM NỮ Cao đứng (cm) Cân nặng (kg) Vòng ngực (cm) Cao đứng (cm) Cân nặng (kg) 1 ≥ 163 ≥ 51 ≥ 81 ≥ 154 ≥ 48 2 160 - 162 47 - 50 78 - 80 152 - 153 44 - 47 3 157 - 159 43 - 46 75 - 77 150 - 151 42 - 43 4 155 - 156 41 - 42 73 - 74 148 - 149 40 - 41 5 153 - 154 40 71 - 72 147 38 - 39 6 ≤ 152 ≤ 39 ≤ 70 ≤ 146 ≤ 37 Như vậy, trường hợp nam cao 165 cm, nặng 47 kg thì sẽ có sức khỏe loại 2. Ngoài ra, các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI (xem phần chú dẫn khám tuyển). Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30. Ở đây BMI của người nam này là 17.26. Như vậy, từ các quy định trên thì thể lực của người nam này vẫn đảm bảo điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 8612,"Cho hỏi, CCCD của em còn hơn 1 tháng nữa hết hạn thì có làm hộ chiếu được không ạ?","Khoản 1 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định: Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Như vậy, theo quy định chỉ cần thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng thì có thể làm hộ chiếu được, không bắt buộc căn cước công dân phải còn giá trị sử dụng ít nhất bao lâu. Cho nên thẻ căn cước công dân của bạn còn giá trị sử dụng hơn 1 tháng thì cũng có thể làm hộ chiếu được. Trân trọng!" 5144,"Ai có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Kim Huệ sinh sống và làm việc tại Tp. HCM, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá giai đoạn 2004-2014, nhưng tôi không nhớ rõ là được quy định ở điều mấy, nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Ai có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)","Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá được quy định tại Điều 140 Bộ luật tố tụng Dân sự 2004, nội dung này được quy định cụ thể như sau: 1. Người yêu cầu định giá phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Trong trường hợp các bên đương sự không thống nhất được về giá mà yêu cầu Toà án định giá hoặc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 92 của Bộ luật này thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí định giá. Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí định giá. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 28922,"Chào Ban tư vấn. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Mẹ tôi mất có để lại di chúc, phân chia thừa kế cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên Di chúc của mẹ tôi lại không có công chứng. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi di chúc không công chứng thì có hợp pháp không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Minh Hùng - Tiền Giang","Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 về di chúc hợp pháp: "" 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng ."" ==> Như vậy di chúc bằng văn bản không có công chứng vẫn là di chúc hợp pháp nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; - Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Nếu lúc lập di chúc mà bạn minh mẫn, sáng suốt, nội dung di chúc thì không vi phạm điều cấm của pháp luật thì di chúc mẹ bạn để lại dù không công chứng thì đó vẫn là di chúc hợp pháp. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 8586,"Bình đẳng quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 1986 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi là Nhật Anh. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 1986 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Nhật Anh (nhatanh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng được quy định cụ thể như sau: Vợ, chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 còn quy định về các vấn đề khác trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng như sau: - Vợ, chồng có nghĩa vụ chung thuỷ với nhau, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. - Chồng có nghĩa vụ tạo điều kiện cho vợ thực hiện tốt chức năng của người mẹ. - Vợ, chồng có quyền tự do chọn nghề nghiệp chính đáng, tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. - Chỗ ở của vợ chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán. Trên đây là nội dung tư vấn về bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 1986. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 1986. Trân trọng!" 2952,"UBND xã cho thuê đầm nuôi cá trong hợp đồng ghi khi cải tạo sửa chữa đầm xã chịu trách nhiệm các chi phí bỏ ra, đúng hay sai? hay bên thuê đầm khi thuê nếu sử dụng có phát sinh tu sửa phải tự sửa chữa?","Nếu đầm đó do UBND xã quản lý và có quyền cho thuê thì việc sửa chữa bờ đầm trong thời gian thuê do hai bên thỏa thuận. Nội dung thỏa thuận như bạn nêu trên không trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, sẽ dễ phát sinh tranh chấp khi có sự cố xảy ra..." 10906,"Ban biên tập, có nhận được thắc mắc của bạn Hữu Lộc, hiện bạn đang sinh sống tại Hải Phòng. Thắc mắc của bạn như sau: Trong trường hợp muốn biết quyề sử dụng đất đã bị đăng ký biện pháp bảo đảm rồi hay chưa. Vậy thời hạn cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm là quyền sử dụng đất là bao lâu?","Thời hạn cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm là quyền sử dụng đất quy định tại Điều 16 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, cụ thể như sau: - Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. - Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến. - Thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 19269,"Nội dung của biên bản kết quả kiểm phiếu của Tổ trưng cầu ý dân gồm những gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Trần Hoài Anh, quê ở Quảng Bình. Em đang tìm hiểu về hoạt động trưng cầu ý dân và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: biên bản kết quả kiểm phiếu của Tổ trưng cầu ý dân gồm những nội dung gì? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Địa chỉ email của em là an***@gmail.com.","Nội dung của biên bản kết quả kiểm phiếu của Tổ trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 43 Luật Trưng cầu ý dân 2015. Theo đó, nội dung của biên bản kết quả kiểm phiếu của Tổ trưng cầu ý dân bao gồm: a) Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân; b) Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu; c) Số phiếu phát ra; d) Số phiếu thu vào; đ) Số phiếu hợp lệ; e) Số phiếu không hợp lệ; g) Số phiếu tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân; h) Số phiếu không tán thành với mỗi phương án được đưa ra trong phiếu trưng cầu ý dân; i) Những khiếu nại, tố cáo nhận được; những khiếu nại, tố cáo đã giải quyết và kết quả giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung của biên bản kết quả kiểm phiếu của Tổ trưng cầu ý dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015. Trân trọng!" 33070,"Pháp luật hiện hành có quy định việc tặng cho bất động sản phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hay không? Gửi bởi: Nguyên","Bất động sản là các tài sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Tặng cho bất động sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Theo quy định tại Điều 467 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản." 19152,Con sinh ra từ mang thai hộ thì là con của ai?,"Tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Như vậy, khi đứa bé được em gái bạn sinh ra từ việc mang thai hộ thì đứa bé sẽ là con chung của bạn và chồng bạn. Đứa bé không phải là con của em gái bạn mặc dù em gái bạn là người trực tiếp sinh ra. Con sinh ra từ việc mang thai hộ được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)" 6280,"Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thiện Nhi hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang tìm hiểu pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thời điểm giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp cho tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 404 Bộ luật dân sự 2005, theo đó: 1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Trên đây là tư vấn về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 8383,Chồng ép buộc vợ theo tôn giáo của mình có vi phạm pháp luật không?,"Tại Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo. 4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo: a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. 5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. Theo quy định trên ép buộc người khác theo tín ngưỡng, tôn giáo nào đấy là một hành vi bị nghiêm cấm. Chồng ép buộc vợ theo tôn giáo của mình là đang vi phạm pháp luật." 14876,Chú tôi là liệt sỹ có được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất không? Nếu được thì ai là người sử dụng? Gửi bởi: Hoang Van Thao,"Ðiều 631 và Điều 632 Bộ luật Dân sự quy định về quyền thừa kế của cá nhân như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo quy định trên thì bất kỳ người nào cũng có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Và chú bạn cũng có quyền hưởng thừa kế là quyền sử dụng đất theo quy định. Tuy nhiên, câu hỏi của bạn không nêu rõ ràng về việc: người để lại di sản thừa kế là ai, người đó có để lại di chúc hay không, chú bạn đã chết trước hay chết sau người để lại di sản… Do vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một số quy định của pháp luật có liên quan đến trường hợp của bạn để bạn tham khảo và áp dụng vào trường hợp của mình. Tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết) thì di sản do người đó để lại được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật. Và người thừa kế được xác định như sau: - Là người được người để lại di sản định đoạt theo di chúc (nếu có di chúc). - Là người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự: những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Khi xác định người thừa kế nêu trên thì còn phải căn cứ theo các quy định sau: - Quy định tại Ðiều 635 Bộ luật Dân sự về người thừa kế: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. - Quy định tại Ðiều 641 Bộ luật Dân sự về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm: Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Ðiều 677 của Bộ luật này. (Ðiều 677 Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống). Từ quy định nêu trên thì chúng tôi có thể giả định hai trường hợp như sau: 1. Trường hợp thứ nhất: Chú bạn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc của người để lại di sản: * Nếu tại thời điểm mở thừa kế, chú bạn còn sống thì chú bạn sẽ được hưởng di sản theo di chúc đó. Nay do chú bạn đã hi sinh nên phần di sản mà chú được hưởng sẽ được chia cho các thừa kế của chú theo di chúc (nếu chú để lại di chúc) hoặc theo pháp luật (theo Điều 676 Bộ luật Dân sự nêu trên). * Nếu tại thời điểm mở thừa kế, chú bạn đã hi sinh thì chú bạn sẽ không được hưởng di sản theo di chúc. Và phần di sản mà người để lại di sản đã định đoạt cho chú bạn được hưởng theo di chúc sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế của người để lại di sản (căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự). 2. Trường hợp chú bạn được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. * Nếu tại thời điểm mở thừa kế, chú bạn còn sống thì chú bạn được hưởng di sản theo quy định của pháp luật. Nay do chú bạn đã hi sinh nên phần di sản mà chú được hưởng đó sẽ được chia cho các thừa kế của chú theo di chúc (nếu chú để lại di chúc) hoặc theo pháp luật (theo Điều 676 Bộ luật Dân sự nêu trên). * Nếu tại thời điểm mở thừa kế, chú bạn đã hi sinh thì chú bạn không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.Phần di sản mà chú bạn được hưởng sẽ được chia như sau: - Nếu người để lại di sản là bố, mẹ của chú thì phần di sản mà lẽ ra chú được hưởng nếu còn sống sẽ được chia cho các con của chú (theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị). - Nếu người để lại di sản không phải là bố, mẹ của chú, mà là những người khác như vợ chú hay anh chị em của chú … thì phần di sản mà chú được hưởng nếu còn sống sẽ được chia cho những đồng thừa kế khác của người để lại di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Ngoài việc được hưởng di sản hoặc không được hưởng di sản theo những trường hợp nêu trên thì chú bạn còn có thể không được hưởng di sản nếu thuộc các trường hợp sau: - Nếu chú đã từ chối nhận di sản theo Điều 642 Bộ luật Dân sự: + Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. + Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. + Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế. - Nếu chú bạn là người không được quyền hưởng di sản theo Ðiều 643 Bộ luật Dân sự: Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; + Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; + Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; + Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Những người quy định trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Trên đây là quy định pháp luật có liên quan để bạn tham khảo." 14358,Vợ là người Việt Nam muốn ly hôn với chồng là người nước ngoài cùng sống tại Việt Nam giải quyết như thế nào?,"Việc ly hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài cùng thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Theo đó bên có nguyện vọng yêu cầu giải quyết ly hôn làm đơn xin ly hôn gửi tới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi thường trú để yêu cầu giải quyết." 377,Không đăng ký tạm trú phạt bao nhiêu tiền?,"Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: Điều kiện đăng ký tạm trú 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. ...... Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau: Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. ... Như vậy, trong trường hợp sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên mà không đăng ký tạm trú thì sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Lưu ý: Mức phạt tiền quy định như trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ) Không đăng ký tạm trú phạt bao nhiêu tiền? Đăng ký tạm trú ở đâu? (Hình từ Internet)" 952,"Sau khi bố tôi mất, căn nhà chúng tôi đang ở được mẹ tôi làm sổ hồng - sổ chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền trên đất mang tên của 5 người gồm tên bố tôi, mẹ tôi, bà nội, và hai anh em tôi. Nay mẹ tôi muốn bán căn nhà trên nhưng anh em chúng tôi chưa đồng ý. Chúng tôi muốn hỏi xem phần của Mẹ chúng tôi trên tài sản này là như thế nào? Bố tôi mất đến nay mới đc 3 năm, không để lại di chúc.","Theo bạn trình bày thì đây là tài sản chung của 5 người. Vì vậy, khi định đoạt thì cả 5 người cùng đồng ý Nếu mẹ bạn muốn bán phần của bà thì khó, vì phải phân chia trước rồi mới thực hiện việc chuyển nhượng sau. (Phân chia rõ ràng tài sản của từng người)" 32023,"Cháu hiện đang là sinh viên năm nhất, vì trước kia lên nhập học chưa hiểu rõ về hợp đồng thuê nhà trọ nên cháu và các bạn có kí hợp đồng với nhà chủ, trong hợp đồng mới đầu bọn cháu kí chỉ có tên, địa chỉ 2 và trách nhiệm của 2 bên, nhưng trong phần trách nhiệm bên thuê hôm đó không có thời hạn cho thuê,vì nhà chủ nói muốn ở bao lâu cũng được nên chúng cháu đã không chú trọng phần này. Hợp đồng được kí thành 2 bản, nhà chủ giữ 1 bản và 1 bản nhẽ ra chúng cháu phải được giữ từ đầu nhưng ông chủ nói cần đưa lên xã để xác nhận vì tính hay tin nên chúng cháu đồng ý. Hiện nay, chúng cháu muốn chuyển nhà trọ vì nước sinh hoạt không đảm bảo,ảnh hưởng đến sức khỏe, chúng cháu có đặt vấn đề với ông chủ nhưng ông chủ không đồng ý cho chúng cháu chuyển đi, chúng cháu nói quyền ở lại hay không là do chúng cháu và ngay sau đó ông đã cho chúng cháu xem lại bản hợp đồng và dọa nếu c.cháu chuyển đi ông sẽ làm đơn lên nhà trường đuổi học chúng cháu vì đã vi phạm hợp đồng. Trong bản hợp đồng ông đưa nội dung đã thay đổi, có thêm thời hạn cho thuê là 36 tháng ở cả 2 bản trong đó có 1 bản ông đã không đưa cho chúng cháu từ hôm kí hợp đồng tới giờ. Luật sư cho cháu hỏi bản hợp đồng trên có hợp lệ không? và hợp đồng trên 6 tháng không có công chứng thì cháu có quyền hủy hợp đồng không ạ? nếu cháu chuyển đi ( tức là vi phạm hợp đồng) thì nhà trường có quyền đuổi học cháu không?","Đây là một hình thức hợp đồng dân sự về nguyên tắc với thời hạn hợp đồng thuê nhà từ 6 tháng trở lên Hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản và phải được công chứng. Tuy nhiên đối với trường hợp của em việc không được công chứng hợp đồng cũng không ảnh hưởng nhiều đến quyền và nghĩa vụ của hai bên vì em vẫn phải trả tiền cho thời gian em sử dụng phòng trọ. Như đã nêu đây là hợp đồng dân sự vì vậy các bên có thể thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu việc chấm dứt đó là cần thiết phù hợp với điều kiện sử dụng, điều kiện sinh hoạt. Trường hợp em đơn phương chấm dứt hợp đồng này nếu chủ nhà có đưa sự việc tới trường nơi em đang học tập thì cũng không thể làm gián đoạn quá trình học tập của em được. Đó là quan hệ giữa em với người chủ nhà, không phải là em vi phạm kỷ luật của nhà trường nên em không có gì phải sợ nếu muốn chấm dứt hợp đồng thuê đó trước thời hạn." 28100,"Ông nội em có 8 người con 7 người con trai và 1 co con gái, bố em là con trưởng. Ông em mất năm 1987 và để lại một miếng đất lúc đó đất chưa có sổ đỏ. đến lúc nhà nước có chủ trương làm sổ đỏ thì đứng tên bố em bởi vì bố em là con trưởng và các chú cũng đã có đất và có nhà ở nơi khác hết rồi. từ lúc ông em mất đến nay mọi khoản thuế liên quan đến đất đai đều do bố em đóng góp. Mọi việc không có gì vướng mắc nhưng năm 2005 bố em mất nhà em có 4 anh chị em đều đi làm ăn lập nghiệp ở xa còn mỗi mình mẹ em ở quê. cách đây 1 năm các chú em nộp đơn đòi tranh chấp. Đợt vừa rồi nhà nước có chủ trương cấp lại sổ đỏ nên mẹ em đã nộp lại sổ cũ cho ban địa chính của xã (cũng như tất cả mọi người dân trong xã) nhưng đến nay tất cả các hộ gia đình trong xã đều đã nhận được sổ đỏ mới nhưng nhà em vẫn chưa có vì lý do là đất nhà em đang bị tranh chấp. mẹ em đã làm đơn lên xã và xã gọi lên giải hòa nhưng mẹ em không đồng ý chia và xã cũng để lờ đi không giải quyết. cách đây 3 hôm mẹ em lại nộp đơn nhưng xã hẹn 1 tháng nữa mới gọi để giải hòa. anh vui lòng cho em hỏi luật pháp sẽ giải quyết như thế nào? việc tranh chấp đó có cơ sở pháp lý hay không? rất mong nhận được sự tư vấn của anh chi. Cảm ơn anh chị rất nhiều!","Anh tư vấn theo nội dung của thư em gửi như sau: Thứ nhất: Việc tranh chấp di sản thừa kế là tài sản của ông nội để lại hoàn toàn có cơ sở pháp lý. Bởi vì, khi ông Nội em chết đã không để lại di chúc, do vậy về nguyên tắc chung thì di sản đó được chia theo pháp luật. mà cụ thể hơn phải xét từ hàng thừa kế thứ nhất của ông nội em gồm có : "" Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết"" . Như vậy, chú ruột em nộp đơn tranh chấp là có cơ sở pháp luật. phần thứ hai: em hỏi "" pháp luật sẽ giải quyết như thế nào"" - Di sản đó sẽ được chia đều cho những người còn sống thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông nội em như trích dẫn ở trên. - Do Bố em đã chết thì suất thừa kế đó được chia theo quy định của pháp luật, gồm : mẹ của em và 4 anh , chị của em. Tuy nhiên nếu trước đây bố em đã có sổ đứng tên 01 mình (không phải đại diện các thừa kế của ông bà nội) thì tài sản trên thuộc quyền sở hữu của gia đình em và khi giải quyết tranh chấp tòa án sẽ bác đơn các chú." 428,"Cho hỏi, cháu trai của tôi ở quê lên thành phố học, bây giờ tôi muốn để cháu nhập khẩu vào chung gia đình tôi thì có cần giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp không? Mong sớm nhận được phản hồi, xin cảm ơn.","Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định điều kiện đăng ký thường trú như sau: Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: + Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật này quy định hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: 1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; 2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; 3. Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này. Như vậy, theo quy định trên khi bạn cho cháu nhập hộ khẩu thì không cần phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trân trọng!" 15397,"Tôi mua nhà của 1 người quen. Khi ra công chứng mua bán, hai bên đã lăn tay và kí tên vào hợp đồng mua bán nhưng do giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của người bán quá hạn quy định (Phòng Công chứng yêu cầu là 3 tháng), nên Phòng Công chứng không đóng dấu và tạm giữ lại hồ sơ, khi nào người bán làm giấy xác nhận mới sẽ trả. Bên bán và tôi đồng ý như vậy. Cùng với đó tôi trả hết tiền mua nhà, đồng thời người bán chuyền cho tôi toàn bộ hồ sơ về ngôi nhà, tôi đã dọn vào ở kể từ đó. Tuy nhiên đã 6 tháng nay, bên bán không bổ sung giấy tờ kia cho Phòng Công chứng để họ trả hồ sơ mua bán, cố tình tránh mặt, bất hợp tác với tôi. Tôi phải làm gì để giải quyết sự việc trên?","Giữa bạn và chủ ngôi nhà đang phát sinh quan hệ dân sự. Do đó, để giải quyết vấn đề này, trước hết bạn cần thương lượng với chủ nhà để hoàn tất thủ tục công chứng mua bán ngôi nhà theo quy định của pháp luật. Trường hợp chủ nhà không hợp tác, giữa hai bên không thể thương lượng được thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Điều 186 Bộ luật TTDS 2015 quy định: ”Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” Như vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích của mình, bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận nơi mà chủ nhà đang có hộ khẩu thường trú để yêu cầu tòa án buộc chủ nhà hoàn trả lại số tiền mà bạn đã giao cho chủ nhà." 16870,Hình thức thoả thuận về dây họ và nội dung văn bản thoả thuận về dây họ là gì?,"Tại Điều 7 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về hình thức thỏa thuận về dây họ như sau: 1. Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu. 2. Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Tại Điều 8 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về nội dung văn bản thỏa thuận về dây họ như sau: 1. Văn bản thỏa thuận về dây họ có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ họ (nơi chủ họ thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống); b) Số lượng thành viên, họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên; c) Phần họ; d) Thời gian diễn ra dây họ, kỳ mở họ; đ) Thể thức góp họ, lĩnh họ. 2. Ngoài các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này, văn bản thỏa thuận về dây họ có thể có những nội dung sau đây: a) Mức hưởng hoa hồng của chủ họ trong họ hưởng hoa hồng; b) Lãi suất trong họ có lãi; c) Trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ họ; d) Việc chuyển giao phần họ; đ) Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây họ; e) Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ; g) Nội dung khác theo thỏa thuận. Trân trọng!" 17704,"Từ năm 2017, chỉ ly thân có được hưởng thừa kế của chồng không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Kim Liên, hiện đang làm Kế toán tại công ty TNHH MTV Xuân Ngọc, tôi có vấn đề thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Tôi kết hôn từ năm 2013, có tiến hành đăng ký kết hôn tại UBND xã của chồng tôi ở. Đến đầu năm 2015, khi tôi đang mang thai khi phát hiện chồng tôi có bồ nhí nên sau khi sinh con, tôi và anh ấy sống ly thân (tôi là người nuôi con). Tháng 12/2016, tôi có nộp đơn ly hôn ra tòa nhưng chưa được giải quyết. Cho đến đầu năm 2017, anh ta về quê làm lễ cưới hỏi với cô bồ nhí mặc dù chưa hoàn tất thủ tục ly hôn với tôi. Nay chồng tôi bị tai nạn giao thông chết (không có di chúc) thì gia đình bên chồng nói bán nhà của chồng tôi chia tiền cho cô kia chứ không phải tôi. Theo luật tôi có được hưởng thừa kế của anh ấy không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! Email: kim.lien***@gmail.com","Vấn đề của bạn cần phải phân tích dựa trên nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau. Thứ nhất, về quan hệ vợ chồng Pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện hành không có khái niệm ly thân cũng như hệ quả pháp lý của việc ly thân. Tại Khoản 14 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì l y hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, mặc dù vợ chồng bạn đã ly thân hơn một năm và chồng bạn đã nộp đơn ra toà án xin ly hôn nhưng chưa có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án nên quan hệ hôn nhân của bạn vẫn tồn tại. Thứ hai, về việc chia di sản của chồng bạn Như đã nêu ở trên, ở thời điểm hiện tại, bạn và chồng bạn vẫn là vợ chồng và được pháp luật ghi nhận. Việc chồng bạn qua đời mà không để lại di chúc là căn cứ cho việc sẽ chia di sản của chồng bạn theo pháp luật (Điều 650 Bộ luật dân sự 2015). Theo đó, khi chia di sản theo pháp luật, bạn, các con chung của bạn và chồng cùng với bố, mẹ của chồng bạn sẽ nằm ở hàng thừa kế thứ nhất theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Do đó, nếu không có thỏa thuận nào khác, di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người nêu trên. Những người nhà của chồng bạn không có quyền tự định đoạt hoặc tự chia di sản thừa kế của chồng bạn. Ngoài ra, với bồ nhí của chồng bạn, dù đã làm lễ cưới hỏi nhưng pháp luật không thừa nhận người này là vợ của chồng bạn. Do đó, cô ấy không có quyền được nhận bất cứ phần di sản nào khi chia thừa kế theo pháp luật. Ban biên tập cũng tư vấn mở rộng cho bạn, nếu người nhà chồng cứ cố tình tự định đoạt di sản của chồng, bạn có thể làm đơn khởi kiện và nộp tại tòa án nhân dân nơi có căn nhà của chồng để được giải quyết chia di sản theo pháp luật nhé. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc hưởng thừa kế của chồng khi chỉ ly thân. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 10359,"Trước đây khai sinh em không có ngày tháng sinh, tất cả hồ sơ cá nhân gồm CMND các văn bằng chứng chỉ đều không có ngày tháng sinh giờ e muốn bổ sung ngày tháng sinh thì phải làm sao ạ. Việc sửa đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào khi không các giấy tờ không khớp nhau ạ? Mong chờ giải đáp. Xin chân thành cảm ơn! angiang19cm@gmail.com","Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về giá trị pháp lý của Giấy khai sinh như sau: ""1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. 2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. 3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh."" Như vậy, theo quy định của pháp luật về quản lý hộ tịch thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc có giá trị pháp lý và mọi giấy tờ khác của cá nhân đều phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó. Do vậy, ngày tháng năm sinh ghi trên bằng cấp phải phù hợp với Giấy khai sinh. Trong trường hợp của bạn, bạn cần làm thủ tục bổ sung ngày tháng sinh vào Giấy khai sinh và đến các cơ quan có thẩm quyền để bổ sung ngày tháng sinh của bạn trên bằng cấp theo giấy khai sinh (ví dụ, để bổ sung ngày tháng sinh trên bằng cấp, bạn liên hệ nơi cấp bằng cho bạn - Sở GD-ĐT hoặc trường ĐH bạn tốt nghiệp...). Thủ tục bổ sung hộ tịch được quy định tại Điều 29 Luật hộ tịch 2014 như sau: ""1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung"". Do đó, bạn có thể liên hệ Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đã cấp Giấy khai sinh cho bạn để làm thủ tục bổ sung hộ tịch. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng!" 23338,Nói tiếng việt không giỏi thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không?,"Nói tiếng việt không giỏi thì có được nhập quốc tịch Việt Nam không? Dạ, xin hỏi. Tôi có người bạn nước ngoài đang muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất là tiếng việt bạn đó nói chưa tốt. Như vậy, liệu có khả thi không?" 24482,"Em là sinh viên, em thường đến các cửa hàng tiện lợi để học nhóm, em thấy ở đây có bảo vệ, tuy nhiên trên cánh cửa bước vào các cửa hàng này thì các cửa hàng đều dán dòng chữ là: Quý khách tự trông giữ tài sản và vui lòng liên hệ nhân viên của chúng tôi để nhận khóa xe, cho em hỏi họ làm như vậy có đúng không, nếu xe của khách hàng bị mất thì họ có trách nhiệm bồi thường không?","Việc mất xe khi vào mua hàng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên để xác định được việc chủ cửa hàng có phải bồi thường thiệt hại hay không, cần căn cứ vào nhiều yếu tố, các tình tiết cụ thể của vụ việc để xác định trách nhiệm trông giữ, bảo quản xe thuộc về cửa hàng hay của khách hàng. Trường hợp xác định được cửa hàng có trách nhiệm trông giữ xe cho khách (bao gồm cả việc trông giữ xe miễn phí) thì khi xảy ra việc mất tài sản, chủ cửa hàng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng, cụ thể: Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự 2015: - Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Trường hợp tài sản gửi giữ bị hư hỏng, mất thì người giữ tài sản có nghĩa vụ - Phải bồi thường thiệt hại, làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.“(Khoản 4 Điều 557 Bộ luật dân sự năm 2015). Tuy nhiên, trong trường hợp không xác định được có việc gửi giữ hoặc người có trách nhiệm trông giữ xe là khách hàng thì đương nhiên không tồn tại quan hệ pháp luật gửi giữ và chủ cửa hàng cũng không có trách nhiệm phải bồi thường cho khách hàng. Đối với trường hợp của bạn có thể thấy rằng các cửa hàng tiện lợi đã nêu rõ thông tin là yêu cầu khách hàng tự trông xe và có thể liên hệ nhân viên cửa hàng để nhận khóa thì đây là trường hợp không tồn tại quan hệ gửi giữ xe theo quy định của pháp luật do đó những cửa hàng này không có nghĩa vụ phải bồi thường xe cho bạn nếu việc mất cắp xảy ra. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 10924,Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo những điều kiện nào?,"Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các quy định sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Đó là: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính." 12573,"Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Đức Phú, tôi đang tìm hiểu quy định về giao dịch bảo đảm, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được quy định tại Điều 12 Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau: - Các trường hợp phải đăng ký bao gồm: + Thế chấp quyền sử dụng đất; + Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; + Thế chấp tàu bay, tàu biển; + Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định. - Các giao dịch bảo đảm không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu. - Trình tự, thủ tục và thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Trân trọng!" 6204,Việc chấm dứt hôn nhân được quy định như thế nào?,"Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật; Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án." 1682,Đăng ký thường trú có thủ tục như thế nào?,"Theo Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định thủ tục đăng ký thường trú như sau: 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. 2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Trên đây là thủ tục đăng ký thường trú. Trân trọng!" 14018,Lệ phí đăng ký khai tử quá hạn?,Ông em mất được 1 tháng rồi mới đi ra xã đăng ký khai tử thì có phải là quá hạn không ạ? Lệ phí đi khai tử trong trường hợp này là bao nhiêu? 14265,"Gia đình tôi hợp đồng đầu tư trồng mới và chăm sóc mía nguyên liệu. Kế hoạch trả nợ trong 2 năm năm đầu tôi trả 50% như trong hợp đồng, năm 2 năng suất không đạt nguyên nhân do mía xấu, do nguồn đất xấu, một phần mía bị nhiễm bệnh lúc đem ra trồng được 1 năm thì bệnh phát tán khoảng 50% bị bệnh trắng lá. Dẫn đến không đủ trả nợ đầu tư cho công ty. Bây giờ công ty khởi kiện tôi ra tòa để thu hồi công nợ đầu tư. Tôi đã trình bày với công ty là do mía bị bệnh nhưng công ty bác bỏ hoàn toàn, tôi đã thương lượng với công ty xin trả nợ trong 3 - 4 năm nhưng công ty bắt gia đình phải trả trong năm nay. Xin hỏi luật sư nếu gia đình tôi xác nhận diện tích mía trên bị bệnh trắng lá của những người dân xung quanh thì có hiệu lực hay không, nếu tòa xử tôi sẽ phải xử phạt như thế nào? Có phải ở tù không?","​Hợp đồng của gia đình bạn là hợp đồng hợp tác đầu tư, hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm... là loại hợp đồng dân sự. Quyền và nghĩa vụ của các bên thể hiện tại nội dung hợp đồng. Trong trường hợp rủi ro vì thiên tai, thời tiết dẫn đến chậm khả năng trả nợ của gia đình bạn thì gia đình bạn không có lỗi, thậm chí còn được miễn trừ nghĩa vụ do chậm trả nợ. Nếu bên công ty kiện gia đình bạn tới tòa án thì gia đình bạn chỉ có nghĩa vụ trả tiền theo phán quyết của bản án. Đây là quan hệ pháp luật dân sự, tố tụng dân sự nên gia đình bạn sẽ không bị bỏ tù như bạn nghĩ. Gia đình bạn có thể trình bày lý do chậm trả tiền và cung cấp chứng cứ về thu hoạch, rủi ro để tòa án làm căn cứ giải quyết vụ án." 18903,"Ông Mai Thôn (huyện An Minh) hỏi: Do không thể sinh con nên vợ chồng tôi nhận nuôi một đứa con nuôi từ khi mới lọt lòng mẹ. Trong hơn 20 năm qua, chúng tôi rất yêu thương con như con ruột của mình, nhưng lớn lên con tôi rất ngỗ ngược, hắt hủi cha mẹ, phá tán tài sản và không chịu làm gì. Chúng tôi đã tìm đủ mọi cách khuyên can, nhờ đoàn thể giáo dục, chính quyền xử lý nhiều lần, nhưng con tôi vẫn chứng nào tật ấy. Chứng kiến cảnh này, nhiều anh em, bạn bè đã khuyên tôi nên từ bỏ đứa con nuôi này đi; nhưng có người lại nói tất cả các giấy tờ về nhân thân của con tôi đều mang họ của tôi, chúng tôi là cha mẹ của chúng nên không thể từ bỏ đứa con nuôi này được. Vậy, chúng tôi có quyền từ bỏ đứa con ngỗ ngược này không?","Theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi: “Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; 2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; 3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi” Do con nuôi của ông bà đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) nên ông bà có quyền tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi với lý do ngược đãi cha mẹ, phá tán tài sản của cha mẹ nuôi. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ông bà cư trú có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự." 5466,"Giả sử có một người nào đó có trong tay họ tên, địa chỉ, số CMND ... của em (nhưng không có trong tay CMND thật, chỉ là thông tin thôi) thì họ có thể lợi dụng những thông tin đó mạo danh em để đi lừa đảo được không? (chẳng hạn như mở thẻ ATM) ? Và nếu xảy ra trường hợp đó liệu pháp luật có tìm ra kẻ phạm tội thực sự không ạ ? Mong được giải đáp, em xin cám ơn.","Với xã hội thông tin như hiện nay để có được thông tin của người khác về số chứng minh thư và các thông tin khác không mấy khó khăn. Một số đối tượng cũng đã mạo danh người khác để phạm tội. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là việc bạn bị lộ thông tin tên tuổi, chứng minh nhân dân sẽ làm cho người khác có thể dễ dàng mạo danh bạn, lợi dụng thông tin đó để phạm tội. Đối với việc mở thẻ Ngân hàng chẳng hạn, hiện nay một số Ngân hàng chỉ cần có chứng minh thư (không cần bản gốc) có thể mở tài khoản thẻ. Tuy nhiên đó là thủ tục làm thẻ còn khi Ngân hàng tiến hành cấp thẻ cho người dùng thì bắt buộc cá nhân đó phải mang chứng minh thư gốc đến Ngân hàng, kí và nhận thẻ, cũng như Ngân hàng sẽ so sánh giữa hỉnh ảnh người nhận và ảnh trong chứng minh thư, chữ kí.v.v.. Do đó đối tượng không thể lấy thẻ đứng tên bạn được. Mặt khác, nếu có người mạo danh người khác để lừa đảo và thực hiện những hành vi phạm pháp thì cơ quan công an sẽ vào cuộc và chính người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi lừa đảo của mình. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn." 19519,Cho hỏi theo luật mới thì việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân được quy định như thế nào?,"Điều 4 Luật Cư trú 2020 (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân như sau: 1. Công dân thực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường hợp sau đây: a) Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; b) Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; c) Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng; d) Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; địa bàn có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ theo quy định của Luật này; đ) Các trường hợp khác theo quy định của luật. 3. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quy định của luật. Nội dung, thời gian hạn chế quyền tự do cư trú thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền hoặc theo quy định của luật có liên quan. Trân trọng!" 11472,Con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp trong trường hợp nào?,"Đầu tiên, tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định k ể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ thể có 03 trường hợp sau: Trường hợp 1: Quyền được thừa kế theo di chúc theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 . Trường hợp 2: Nếu trường hợp bố mẹ qua đời và không để lại di chúc thì việc thừa kế tài sản sẽ được chia theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 . Đồng thời, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật cụ thể như sau: Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Ngoài ra, tại Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã khẳng định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ như sau: Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này. Như vậy, từ những phân tích và quy định trên, việc con nuôi sẽ được thừa kế tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đáp ứng các điều kiện này. Trường hợp 3: Nếu không có tên trong di chúc nhưng đáp ứng được điều kiện tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì vẫn sẽ được hưởng thừa kế, cụ thể: - Được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: + Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; + Con thành niên mà không có khả năng lao động. - Lưu ý: Không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 . Trân trọng!" 8538,"Giải quyết tranh chấp về hụi, họ, phường được quy định như thế nào?","Trong trường hợp có tranh chấp về hụi họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia hụi họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. * Thời hiệu giải quyết tranh chấp hụi họ. Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm. Nghị định 144/2006/NĐ-CP không quy định về thời hiệu, tuy nhiên phù hợp với các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 nên TANDTC đã có Công văn số 40 hướng dẫn “thụ lý giải quyết tranh chấp về hụi” trong đó quy định về thời hiệu như sau: “1. Đối với hụi được xác lập trước ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì căn cứ vào khoản 3 Điều 159 của Bộ luật TTDS và Điều 427 của Bộ luật dân sự năm 2005, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết đối với tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi là hai năm, kể từ ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. 2. Đối với hụi được xác lập từ ngày Nghị định 144/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm”." 4884,Em là người Việt Nam. Em lấy chồng Canada. Vợ chồng em hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Hiện tại chồng em cũng muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Nhưng vợ chồng em có tham khảo từ nhiều người khác nhau thì họ bảo chồng em phải thôi quốc tịch Canada rồi mới được nhập Quốc tịch Việt Nam. Chứ Việt Nam không cho phép một công dân mang 2 quốc tịch. Vậy có nghĩa là chồng em bắt buộc phải thôi quốc tịch Canada thì mới được nhập quốc tịch Việt Nam ạ?,"Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định như sau: ""Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam ... 3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép."" Như vậy: Căn cứ quy định trích dẫn trên đây thì về ngyên tắc khi muốn nhập quốc tịch Việt Nam thì con gái của bạn phải thôi quốc tịch nước ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người xin nhập quốc tích Việt Nam thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép, thì không phải thôi quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tại Khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: ""2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."" Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người xin gia nhập quốc tịch Việt Nam là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam thì không bắt buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài. Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn lấy chông có quốc tịch Canada, hiện tại vợ chồng bạn đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Trường hợp chồng bạn có nhu cầu xin nhập quốc tịch Việt Nam thì không bắt buộc phải thôi quốc tịch Canada. Đồng nghĩa chồng bạn vẫn có thể xin giữ quốc tịch Canada khi muốn nhập quốc tịch Việt Nam nếu mong muốn xin giữ quốc tịch Canada được Chủ tịch nước xem xét và cho phép. Tuy nhiên, để xin nhập quốc tịch Việt Nam thì chồng bạn phải có tên gọi Việt Nam (do chồng bạn lựa chọn) và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 24952,"Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hương Giang hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định tại Điều 420, theo đó: 1- Một bên có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện đình chỉ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại. 2- Bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc đình chỉ hợp đồng; nếu không thông báo mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường. 3- Khi hợp đồng bị đơn phương đình chỉ thực hiện, thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Trên đây là tư vấn về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 11823,"Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thúy Hạnh. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Thúy Hạnh (thuyhanh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau: - Các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm: + Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; + Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. - Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. - Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. - Trong quá trình thực hiện biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, nếu phát hiện hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 và Điều 215 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trên đây là nội dung tư vấn về biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 3000,Trẻ em đi nước ngoài có bắt buộc phải có phụ huynh đi cùng không?,"Căn cứ theo Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về điều kiện xuất cảnh như sau: Điều kiện xuất cảnh 1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên; b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực; c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng. Theo đó, trẻ em dưới 14 tuổi bắt buộc phải có phụ huynh đi cùng. Đối với trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ cần có visa và hộ chiếu mà không bắt buộc có phụ huynh đi cùng. Trẻ em đi nước ngoài có bắt buộc phải có phụ huynh theo cùng không? (Hình từ Internet)" 19144,Quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như thế nào? Khoản 4 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm thiệt hại khác do luật quy định. Vậy thiệt hại khác do luật quy định là thiệt hại nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: ""Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định."" Tài sản bị mất, bị hủy hoại, hư hỏng là hành vi trái pháp luật của một cá nhân dẫ đến việc tài sản bị mất, hủy hoại hoặc hư hỏng, đối với mất, hủy hoại thì yêu cầu định giá và bồi thường, còn đối với hư hỏng thì xác định bồi thường qua chi phí sửa chữa khôi phục tại công năng ban đầu của tài sản. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản là thiệt hại gián tiếp liên quan đến tài sản bị thiệt hại. Tài sản luôn chứ đụng trong nó những lợi ích nhất định, những lợi ích này sẽ thu được thông qua hành vi khai thác, sử dụng của con người. Lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản có thể được hiểu là những lợi ích vật chất cụ thể mà người bị thiệt hại không thu được kể từ khi tài sản bị xâm phạm (hoa màu không thu hoạch được, xe ô tô bị hư hỏng nặng không thể sử dụng để làm taxi...). Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại: Người bị thiệt hại đã phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, không cho thiệt hại tiếp tục phát sinh hoặc phải bỏ ra chi phí khác để khắc phục thiệt hại. Đối với thiệt hại khác theo pháp luật quy định, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, cũng chưa có văn bản khác quy định nên thường về quy định khác là trường hợp pháp luật dự phòng những trường hợp tương lai phát sinh mà luật không thể dự phòng tới, khi phát sinh trường hợp mới thì cũng được xác định theo quy định này và được điều chỉnh theo quy định này. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 10930,"Bố tôi vừa mất cách đây 02 tuần, đang chịu tang bố thì tôi có giấy gọi đi nhập ngũ, nhà tôi chỉ còn lại bà già yếu và đứa em đang học lớp 3. Vậy cho tôi hỏi tôi đang chịu tang bố thì có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Tình hình nhà tôi thì ai cũng biết nên có cần phải làm giấy tờ, thủ tục gì để gửi xã không? Minh Quân (*****@gmail.com)","Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, có hiệu lực từ 20/11/2018, có quy định việc tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, như sau: - Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: + Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. + Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận. + Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. + Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. + Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định. + Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. + Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. => Như vậy, việc bạn chịu tang bố không đủ cơ sở để xem xét việc bạn có thể được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, thông qua trình bày của bạn sau khi bố mất bạn là lao động duy nhất, bà thì già yếu, em trai thì mới học lớp 3, như vậy bạn là lao động duy nhất trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động và chưa đến tuổi lao động. Như thế bạn có thể làm đơn xin tạm hoãn gửi đến UBND xã để được xem xét bạn nhé. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. Trân trọng!" 1442,"Tôi muốn mua một lô đất đã có số hồng tại đường liên ấp 5-6, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TP.HCM. Phần chi tiết bản đồ hiện trạng vị trí số: 194/2009/TD1 do Công ty TNHH đo đạt và xây dựng Trí Đạt lập ngày 26-8-2009. Xin hỏi, làm sao biết lô đất đó có thuộc diện quy hoạch của Nhà nước, khu vực đó có thể xin lên đất thổ cư và xin giấy phép xây dựng? Hiện tôi cũng rất khó khăn, muốn mua một miếng đất nhỏ để ổn định cuộc sống, do vậy rất sợ mua lầm. Mong được chỉ dẫn.","Theo quy định của Luật đất đai, Nhà nước quản lý đất đai thông qua công tác lập quy hoạch sử dụng đất. Do đó, thửa đất nào cũng thuộc đối tượng lập quy hoạch của Nhà nước. Lâu nay, nhiều người hay hiểu nhầm đất thuộc quy hoạch là đất bị giải tỏa, điều này không hoàn toàn đúng như vậy. Việc lập quy hoạch là để xác định đất thuộc khu vực nào thì làm nhà ở, làm trường học, công sở; đất nào thuộc giao thông, đất nào sử dụng cho nông nghiệp,… Vì vậy, để biết được thửa đất mà mình dự định mua, ông/bà nên làm đơn, cung cấp thông tin về thửa đất như đã trình bày trong thư và gởi đến Phòng Tài nguyên - môi trường quận Bình Tân, nơi đây sẽ có văn bản trả lời cho ông/bà biết rằng thửa đất nêu trên có được quy hoạch dùng làm đất ở hay không." 18541,"Trước khi mất, bố tôi lập di chúc để lại di sản là căn nhà đứng tên chung của bố và mẹ cho mẹ tôi. Đề nghị Quý báo tư vấn, trường hợp này các con có được hưởng di sản không. Mẹ tôi muốn bán căn nhà có cần sự đồng ý của các con không (Gia Bảo).","Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh -Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Bộ Luật dân sự năm 2005 (BLDS) có quy định: Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 219). Căn cứ quy định này, khi bố anh mất, phần tài sản của bố anh trong khối tài sản chung của bố và mẹ anh, tương ứng với ½ giá trị căn nhà, trở thành di sản thừa kế. Điều 631 BLDS quy định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Đồng thời chúng tôi giả thiết, di chúc do bố anh để lại là di chúc hợp pháp. Khi đó, di sản của bố anh để lại, sẽ được phân chia theo di chúc, nghĩa là mẹ anh sẽ là người thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý, Điều 669 BLDS có quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản, gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng (1); Con đã thành niên mà không có khả năng lao động (2). Trường hợp này, họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật. Như vậy, nếu vào thời điểm bố anh mất, mà trong gia đình anh còn những người thuộc đối tượng nêu trên, thì di sản của bố anh là ½ giá trị căn nhà, còn phải chia cho những người này mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Đối với quyền bán nhà, đất: Về nguyên tắc, chủ sở hữu mới có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản (Điều 197 BLDS). Vì vậy, trước hết, người thừa kế phải làm thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế, để chuyển di sản thừa kế thành tài sản của mình theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế. Đối với tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, người thừa kế phải thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền theo quy định của pháp luật đất đai và nhà ở. Sau khi hoàn tất các thủ tục này, người thừa kế (hoặc các đồng thừa kế) trở thành chủ sở hữu mới và có thể định đoạt (bán, trao đổi, tặng cho..) tài sản này. Theo Báo Lao động, ngày 06.08.2011." 18124,"Ai có thẩm quyền quyết định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp khẩn cấp?","Căn cứ Điều 8 Nghị định 73/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền quyết định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ trong trường hợp khẩn cấp gồm: - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định cho phép người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện việc kiểm soát xuất nhập cảnh theo trường hợp khẩn cấp. - Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho phép người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh của Bộ Công an thực hiện việc kiểm soát xuất nhập cảnh theo trường hợp khẩn cấp. Trân trọng!" 279,Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Quyền của chủ hụi khi tham gia chơi hụi khộng có lãi được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!,"Quyền của chủ hụi khi tham gia chơi hụi khộng có lãi được quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau: - Yêu cầu các thành viên trong hụi phải góp phần hụi. - Yêu cầu thành viên được lĩnh hụi nhận các phần hụi khi đến kỳ mở hụi. - Yêu cầu thành viên không góp phần hụi của mình phải hoàn trả phần hụi trong trường hợp chủ hụi đã góp thay cho thành viên đó. - Các quyền khác theo thoả thuận. Trên đây là nội dung trả lời về quyền của chủ hụi khi tham gia chơi hụi khộng có lãi. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Trân trọng!" 27950,"Tôi công tác tại một trường chuyên nghiệp (trường Công lập). Đầu mỗi học kỳ, Nhà trường đều thực hiện ký Hợp đồng giao khoán công việc sản phẩm (theo mẫu C08-HD Ban hành kèm theo Thông tư số 185/2010/TT-BTC  ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính) với đại diện tất cả các Khoa. Công việc nêu trong hợp đồng bao gồm toàn bộ khối lượng theo tiêu chuẩn mà mỗi giáo viên phải thực hiện trong học kỳ (để hưởng lương) và khối lượng giảng dạy thừa. Giáo viên trong biên chế, giáo viên hợp đồng không xác định thời hạn và giáo viên hợp đồng có thời hạn đều chung một loại hợp đồng theo mẫu nêu trên. Tôi xin hỏi, việc ký hợp đồng trên, với tất cả các giáo viên, các công việc như trên là đúng hay sai (giáo viên trong biên chế có phải ký hợp đồng từng học kỳ với khối lượng tiêu chuẩn của họ không)?. Nếu sai thì căn cứ vào văn bản nào để có thể làm rõ.","Đây là cách trả lương theo khối lượng công việc khoán cho tổ đội nhóm mà nhà trường áp dụng. Theo luật lao động việc trả lương và hình thức trả lương do hai bên thỏa thuận và ký hợp đồng. Nếu bạn thấy Thông tư áp dụng đúng việc Đại diện các khoa là đại diện cho giáo viên trong khoa ký hợp đồng giao khoán là hợp lệ tuy nhiên mức khoán chưa đồng đều , thiếu công bằng thì trước hết bạn góp ý với Trưởng khoa xem xét lại để điều chỉnh, còn nếu bạn khiếu nại vượt cấp thì Quản lý nhà trường cũng phải xem xét tình hình chung mà xử lý không chỉ xét riêng từng trường hợp bởi vì hợp đồng khoán này ảnh hưởng cả một khoa chứ không chỉ riêng trường hợp bạn. Do đó bạn nên làm từng bước nhé bạn." 28641,Hợp đồng vận chuyển là gì?,"Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Hợp đồng vận chuyển là Hợp đồng theo đó bên vận chuyển nhận chuyên chở người hoặc tài sản từ một điểm đã định đến một điểm đã định khác theo thỏa thuận. Còn người thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển. Thông thường văn bản hợp đồng vận chuyển người là vé hành khách, còn văn bản hợp đồng vận chuyển hàng hóa là vận tải đơn." 21247,Xin chào luật sư Tôi vừa mới kết thúc thời gian thử việc (thời gian thử việc công ty chưa đóng bảo hiểm cho tôi) )và tôi mới ký h ợp động lao động 1 năm  được 3 tuần. Xin cho tôi biết nếu tôi  đơn phương chấm dứt hợp động một năm mà không cần báo trước  và  toàn bộ ngày công tôi làm trong 3 tuần này tôi cho công ty luôn  thì có được không? Và tôi có phải đền bù gì không? Xin cám ơn,"Bạn nêu nội dung như trên (cho công ty tiền lương 03 tuần làm việc) thì có lẽ bạn đã biết việc chấm dứt hợp đồng lao động của mình là không đúng pháp luật. Điều 423 Bộ luật Lao động quy định như sau: Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. 2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước. 3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này. Như vậy, nếu đề nghị của bạn không được công ty chấp thuận thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm theo Điều 43 trên đây nhưng bạn vẫn được nhận tiền lương cho thời gian đã làm việc." 5910,Công trình trong đô thị cần đáp ứng điều kiện nào để được cấp giấy phép xây dựng?,"Tại Điều 91 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019 và khoản 31 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị như sau: Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị 1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh. 4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật này. 5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95, 96 và 97 của Luật này. Như vậy, công trình xây dựng trong đô thị muốn được cấp giấy phép xây dựng cần đáp ứng điều kiện sau: - Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. - Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. - Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh. - Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định. - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp. Trân trọng!" 20441,"Công dân phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng thì không phải đi nghĩa vụ quân sự có đúng không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hạ Giang, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể ra sao? Công dân phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng thì không phải đi nghĩa vụ quân sự có đúng không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể như sau: 1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. 2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này. 3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ. 4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình: a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực; b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên; c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì công dân được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình khi thuộc trường hợp là thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trên đây là nội dung tư vấn về nghĩa vụ quân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Trân trọng!" 10274,Do mâu thuẫn nên chồng tôi bị người hàng xóm sát hại. Nay cơ quan điều tra yêu cầu tôi xác định phần thiệt hại để cơ quan pháp luật giải quyết việc bồi thường. Tôi phải kê khai như thế nào? Quy định của pháp luật về vấn đề đòi bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm?,"Bộ luật dân sự và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của nạn nhân trước khi chết; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trước khi chết. - Chi phí hợp lý cho việc mai táng nạn nhân, bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các chi phí khác phục vụ cho việc chôn cất hỏa táng nạn nhân theo phong tục, tập quán của địa phương. - Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng như: vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình; con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình; cha, mẹ không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình; em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ, hoặc cha mẹ không có khả năng lao động, không có tài sản để cấp dưỡng cho con; cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình, không còn người khác cấp dưỡng; ông bà nội, ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng. - Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Trường hợp không có những người trên thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng và người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường. Chị có thể căn cứ vào các quy định trên để đòi bồi thường thiệt hại." 17843,Vợ vi phạm quy định Luật Hôn nhân và gia đình có được quyền nuôi con khi ly hôn không?,"Vợ đang vi phạm khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình thì không được quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn có đúng không? Trả lời: Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền nuôi con khi ly hôn được xác định như sau: - Nếu 2 vợ chồng thỏa thuận được với nhau và thỏa thuận đó đảm bảo quyền lợi của con thì thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. - Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con: + Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. + Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. + Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi phải xem xét điều kiện mọi mặt của cha mẹ, nếu ai có điều kiện thuận lợi hơn thì giao con cho người đó nuôi. Theo thông tin anh cung cấp, trường hợp của anh con trên 7 tuổi: Trường hợp này Tòa án vẫn sẽ xem xét điều kiện của cha mẹ và xem xét cả nguyện vọng, mong muốn của con xem con muốn ở cùng với ai. Việc người mẹ có hành vi vi phạm các điều cấm tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng là 1 yếu tố để xem xét người mẹ có đảm bảo các điều kiện để nuôi con hay không? Tuy nhiên, việc xem xét điều kiện này là toàn diện các mặt từ điều kiện kinh tế, nơi ăn chốn ở, thời gian chăm sóc con, cách giáo dục con,... của 2 bên cha mẹ. Do đó việc người mẹ có hành vi vi phạm như trên chưa đủ cơ sở để kết luận họ có được quyền nuôi con hay không. Trân trọng!" 24731,"Tôi đã làm sĩ quan dự bị được 02 năm rồi, vậy cho hỏi tôi cần đáp ứng điều kiện nào được xét thăng quân hàm? Nhờ anh chị giải đáp.","Căn cứ vào Khoản 1 Điều 33 Nghị định 26/2002/NĐ-CP quy định các điều kiện, tiêu chuẩn mà sĩ quan dự bị xét thăng hàm, cụ thể như sau: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ kiên thức năng lực quy định đối với chức vụ đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý, huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động; - Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bị động viên có nhu cầu cấp quân hàm cao hơn cấp quân hàm hiện tại; - Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan năm 1999. Như vậy, bạn đã làm sĩ quan dự bị được 02 năm thì bạn đang giữ hàm thiếu úy, sau hơn 02 năm nếu bạn đủ các điều kiện, tiêu chuẩn trên bạn sẽ được xét thăng quân hàm trung úy. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 5960,"Gia đình chồng tôi họp mặt giải quyết việc gia đình phân chia di sản thừa kế (có di chúc). Thế nhưng họ không cho tôi (con dâu) và những người rể họp nhưng lại cho cháu nội dự. Sau đó, cuộc họp này bị dời lại vì thiếu ông chú. Họ cho rằng dâu, rể chúng tôi là người ngoài không nên không được hưởng thừa kế, không cần họp có đúng vậy không? Phưong bac giang (phuonghanoi_78***0@gmail.com)","Căn cứ vào khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. Như vậy, con dâu (rể) là thành viên trong gia đình như quy định của luật trên. Việc gia đình chồng cho rằng bạn và những người con rể khác không phải là người trong gia đình để không được dự họp thì không đúng pháp luật. Bạn có thể trao đổi lại với chồng mình về việc này để anh ấy có hướng xử lý cho phù hợp. Tuy nhiên, lưu ý với bạn là việc bạn được xem là thành viên trong gia đình khác với việc bạn có được hưởng thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật)." 31955,"Năm nay em 21 tuổi. Nhà e có 5 người,trong đó có mình e và 2 chị. Trong khi đó 2 chị e đã lấy chồng xa nhà không có điều kiện chăm sóc ba mẹ. Ba e thì bị tai biến nhẹ. Mẹ e bị tai nạn giao thôq chân đi lại khó khăn. Em là trụ cột trong gia đình. Cho e hỏi như vậy có thể tạm hoãn nghĩa vụ được ko.😞","Em không thuộc diện tạm hoãn nhập ngũ vì em còn có hai chị chứ không phải là con duy nhất phải nuôi cha mẹ già yếu, đau bệnh không có khả năng lao động." 16703,Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã được quy định như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 59/2023/NĐ-CP , hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân xã có các nội dung như sau: [1] Xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động - Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch hoạt động để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo từng quý, 06 tháng, hằng năm và nhiệm kỳ. - Kế hoạch gồm các nội dung cơ bản: mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí, tổ chức thực hiện và các điều kiện bảo đảm khác cho việc thực hiện Kế hoạch hoạt động. - Kế hoạch hoạt động có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất. - Trên cơ sở Kế hoạch hoạt động, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể để gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát. [2] Phương thức hoạt động - Tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn. - Làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, đối chiếu, tổng hợp thông tin và đánh giá, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị. - Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị bằng văn bản. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. [3] Chế độ báo cáo Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả thực hiện nhiệm vụ hàng quý, 06 tháng năm, nhiệm kỳ, đột xuất khi có yêu cầu hoặc phát sinh. Trân trọng!" 15073,"Vợ chồng tôi là cán bộ công chức, có thời gian công tác trên 9 năm, hiện có con nhỏ. Vợ chồng em trai tôi (cũng có con nhỏ) và vợ chồng tôi đang ở chung với bố mẹ, trong khi nhà cửa chật hẹp, sinh hoạt rất khó khăn. Xin hỏi: trường hợp của tôi có đủ điều kiện để thuê chung cư được không? nếu đủ điều kiện thì hồ sơ thủ tục như thế nào? Rất mong được giải đáp. Cảm ơn!","Hiện nay, việc xem xét, bố trí cho thuê căn hộ chung cư được thực hiện theo Thông báo số 25/TB-HĐND ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về điều kiện được tiếp nhận đơn, xem xét giải quyết việc xin thuê chung cư của công dân trên địa bàn thành phố. Theo đó, đối tượng được tiếp nhận đơn xin thuê chung cư phải đảm bảo các yêu cầu và tiêu chí sau: I. Yêu cầu chung đối với đối tượng xin thuê chung cư: Hộ gia đình có đăng ký hộ khẩu thường trú hợp pháp tại thành phố Đà Nẵng kể từ năm 2005 trở về trước. Đối với hộ đặc biệt nghèo, hộ nghèo phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. II. Tiêu chí về điều kiện được tiếp nhận đơn xem xét giải quyết: 1. Đối tượng xin thuê chung cư thuộc diện ưu tiên 1 - Phụ nữ đơn thân thuộc hộ đặc biệt nghèo, hộ nghèo, đang nuôi con; - Gia đình thuộc hộ đặc biệt nghèo, hộ nghèo; - Gia đình diện chính sách, có công cách mạng (những đối tượng đang được hưởng chính sách đối với người có công); - Cán bộ thuộc diện thu hút của thành phố, đã lập gia đình, đang nuôi con; - Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác từ mười (10) năm trở lên, đã lập gia đình, đang nuôi con. Tất cả các đối tượng thuộc diện ưu tiên 1 phải thuộc diện đặc biệt bức xúc về chỗ ở: Hiện nay đang ở nhà thuê, ở nhờ do từ trước đến nay chưa có nhà ở hoặc đang ở trong nhà có rất đông nhân khẩu với nhiều hộ gia đình cùng chung sống trên diện tích sử dụng rất chật hẹp. 2. Đối tượng xin thuê chung cư thuộc diện ưu tiên 2 - Phụ nữ đơn thân có hoàn cảnh khó khăn, đang nuôi con; - Gia đình thuộc hộ nghèo; - Gia đình diện chính sách, có công cách mạng (những đối tượng đang được hưởng chính sách đối với người có công); - Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác từ năm (05) năm trở lên, đã lập gia đình, đang nuôi con. Tất cả các đối tượng thuộc diện ưu tiên 2 phải thuộc diện bức xúc về chỗ ở; hiện nay đang ở nhà thuê, ở nhờ do từ trước đến nay chưa có nhà ở hoặc đang ở trong nhà có đông nhân khẩu với nhiều hộ gia đình cùng chung sống trên diện tích sử dụng chật hẹp. Do quỹ nhà chung cư của thành phố còn thiếu nhiều so với nhu cầu của công dân. Do đó, hiện nay thành phố đang tập trung xem xét giải quyết đối với đối tượng thuộc diện ưu tiên 1, chưa xem xét các đối tượng khác. Trên cơ sở về điều kiện và tiêu chí tại Thông báo 25/TB-HĐND, đề nghị Bạn đối chiếu với thực tế của hộ mình, nếu đảm bảo yêu cầu và điều kiện về tiêu chí thuộc diện Ưu tiên 1 nêu trên, thì liên hệ Tổ tiếp nhận hồ sơ của Sở LĐTBXH (Địa chỉ số 342 đường Phan Châu Trinh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) để được hướng dẫn làm hồ sơ theo quy định." 23231,"Ông bà ngoại tôi có 5 chị em gái,mẹ tôi là con gái thứ 4 trong nhà.. Các dì khác đều có chỗ ở riềng, Ông bà ngoại gọi bố mẹ tôi về ở vườn nhà ông bà, khi ông bà ở mảnh đất hiện tại chưa làm sổ đỏ. Sau khi chính quyện địa phương tiên hành làm sổ đỏ thì bố mẹ tôi có hỏi ý kiến ông bà là lam thê nào. Ông bà bảo các con về đây ở thì cha mẹ cho các con, làm sổ đỏ đứng tên bố tôi( tức con rể). Hiện giờ ông bà ngoại đã mất hơn 10 năm và gia đình tôi đã sinh sống, cải tạo trên mảnh đât ông bà ngoại đã 25 năm. giờ các dì muốn cắt 1 diện tích vườn để làm đất nhà thờ, bô mẹ em đồng ý nhưng 4 dì còn lại bảo sổ đó đât nhà thơ là tên của 4 di( không có tên mẹ tôi) vơi lý do mẹ tôi đã được phần còn lại trên mảnh vườn. bố mẹ tôi không đồng ý làm thế không phai vi đất dai mà theo tôi biêt đất nhà thờ là sở hữu chung, chỉ cử 1 người làm đại diện quản lý chứ không có quyền chuyển nhượng hoặc mua bán đung không ah? vì lý do đó mà nhùng nhằng mãi, cho tôi hỏi ý kiến bố mẹ tôi như vậy là có đúng hoàn toàn không?","Làm như bố mẹ bạn là đúng rồi, vì nếu đã muốn cắt một phần đất làm đất thờ cúng tổ tiên thì để tên của cả 5 người con là chủ sở hữu là hợp lý nhất. Nếu như mẹ của bạn không có tên trong sổ đỏ thì sau này các vấn đề liên quan đến mảnh đất đó mẹ bạn sẽ không có quyền quyết định vì không phải chủ sở hữu." 1179,"Gia đình em có phòng trọ cho công nhân thuê, khi đi làm khai báo tạm trú cho công nhân, thì công an khu vực chỉ giải quyết cho đăng ký tạm trú với thời hạn 1 tháng, rồi sau đó phải đi đăng ký lại. cho em hỏi như vậy có đúng không? thời gian tạm trú tối đa là bao lâu mới phải đi đăng ký lại?","Điều 30 của Luật Cư trú quy định như sau: - Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. - Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. - Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn. Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại. Căn cứ vào quy định trên, đối với trường hợp của bạn thì bạn phải hướng dẫn người thuê trọ đến làm thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn, sau khi tiến hành thủ tục đăng ký tạm trú, họ sẽ được cấp sổ tạm trú – có giá trị xác định nơi tạm trú của họ và không xác định thời hạn nên được coi tương đương như sổ hộ khẩu. Chỉ trong trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú." 20000,Hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao gồm những giấy tờ gì?,"căn cứ quy định Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao như sau: Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao 1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm: a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định; b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện; d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận; đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên; e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao. .... Như vậy, hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao gồm những giấy tờ sau đây: - 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự, tải về - Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; - 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện; - Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận (01 bản chụp để lưu tại Bộ Ngoại giao). - 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên (01 bản chụp để lưu tại Bộ Ngoại giao). Trân trọng!" 29167,"Tôi kết hôn với vợ tôi là người cùng xã. Sáu tháng sau, vợ tôi sinh một cháu trai. Hàng xóm đồn đại rằng con trai tôi không giống tôi, mà giống anh tư, bạn cũ của vợ tôi. Ban đầu, tôi không tin do trước khi cưới chúng tôi cũng có qua lại nhưng vì nghe nhiều người nói nên tôi về căn vặn và nặng lời với vợ. Đôi lúc tôi còn tuyên bố thằng bé không phải là con tôi. Cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi không nhận con được không?","- Căn cứ Khoản 2 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. - Căn cứ Khoản 2 Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình. => Với quy định trên và thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể yêu cầu tòa án xác định người con mà vợ bạn sinh ra không phải là con của mình, nếu có chứng cứ chứng minh (ADN). Tuy nhiên, bạn không nên nghe lời hàng xóm mà bạn nên nói rõ chuyện này với vợ mình để giải quyết cho hợp tình, hợp lý, tránh gia đình đổ vỡ. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 24228,Bị nám má thì có được tham gia nghĩa vụ quân sự không? Nhờ hỗ trợ giúp. Xin cảm ơn.,"Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định: - Sạm da: + Khu trú vùng má (nám má): Điểm 2 Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Như vậy trường hợp bị nám má sẽ có sức khỏe loại 2. Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Từ các quy định trên thì trường hợp bị nám má, có sức khỏe loại 2. Do đó, vẫn đảm bảo điều kiện sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 16790,"Chào Ban tư vấn, tôi tên Tuyết Mai là nhân viên văn phòng, vì muốn nắm được một số quyền lợi mà người tham gia bảo hiểm như tôi được hưởng, thì Ban tư vấn cho tôi hỏi: Trên thẻ bảo hiểm y tế sẽ có những thông tin gì? Trường hợp nào được tính là tham gia BHYT 5 năm liên tục?","Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm y tế, có quy định: Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc. Theo đó, thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh, một số trường hợp đặc biệt được tính là tham gia BHYT liên tục gồm: + Gián đoạn tối đa không quá 3 tháng + Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia bảo hiểm y tế. + Người lao động (NLĐ) đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia BHYT trước khi đi nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. + NLĐ trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế. + Đối tượng công an, quân đội, cơ yếu khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong công an, quân đội, cơ yếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì thời gian trước đó được tính là thời gian tham gia BHYT. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 2857,Quyền và nghĩa vụ của các thành viên chơi hụi được quy định như thế nào?,"Tại Điều 15 Nghị đinh 19/2019/NĐ-CP quy định về quyền của thành viên như sau: 1. Thành viên trong họ không có lãi có các quyền sau đây: a) Góp một hoặc nhiều phần họ trong một kỳ mở họ; b) Lĩnh họ; c) Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phần họ cho người khác theo quy định tại Bộ luật dân sự; d) Yêu cầu chủ họ hoặc người giữ sổ họ cho xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ; đ) Yêu cầu chủ họ trả phần họ của thành viên không góp phần họ đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; e) Yêu cầu chủ họ thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ họ quy định tại Điều 18 của Nghị định này; g) Yêu cầu thành viên khác thực hiện nghĩa vụ của thành viên quy định tại Điều 16 của Nghị định này; h) Các quyền của thành viên quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9, Điều 10 và Điều 13 của Nghị định này; i) Thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này trong trường hợp chủ họ không thực hiện; k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận về dây họ. 2. Thành viên trong họ có lãi có các quyền sau đây: a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này; b) Đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở họ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này; c) Được lĩnh họ trước các thành viên khác nếu đưa ra mức lãi cao nhất tại kỳ mở họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; d) Hưởng lãi từ thành viên lĩnh họ. 3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau đây: a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi; b) Thỏa thuận về mức hưởng hoa hồng của chủ họ. Tại Điều 16 Nghị đinh 19/2019/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của thành viên như sau: 1. Thành viên trong họ không có lãi có các nghĩa vụ sau đây: a) Góp phần họ theo thoả thuận; b) Thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây họ; c) Tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ trong trường hợp đã lĩnh họ trước thành viên khác; d) Các nghĩa vụ của thành viên trong việc thực hiện quy định tại Điều 10 và khoản 2 Điều 11 của Nghị định này; đ) Trong trường hợp không có chủ họ thì thành viên được giao lập và giữ sổ họ có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12, khoản 5 và khoản 6 Điều 18 của Nghị định này. 2. Thành viên trong họ có lãi có các nghĩa vụ sau đây: a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này; b) Trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh họ khi được lĩnh họ. 3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ sau đây: a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi; b) Trả khoản hoa hồng cho chủ họ khi lĩnh họ theo thỏa thuận. Trên đây là quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia hụi. Trân trọng!" 12885,"Mức bồi thường tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm tối đa là bao nhiêu?","Đầu tiên, tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm cụ thể như sau: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Hiện nay tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở cụ thể như sau: Mức lương cơ sở 1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ: a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này; b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. 2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng. ... Như vậy, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm sẽ được các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tổn thất tinh thần trong trường hợp này là 10 tháng lương cơ sở. Hiện tại mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng và mức bồi thường tổn thất tinh thần tối đa không quá mười lần mức lương cơ sở. Do đó, đối với việc người có hành vi xâm phạm về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm thì mức bồi thường tổn thất tinh thần tối đa chỉ 18 triệu đồng theo quy định của pháp luật." 27055,"Tôi có cho 1 người bạn mượn 1 máy laptop để làm việc, nhưng tối bạn đó thức xem đá banh và có ghi cá độ cho khách, bị công an bắt. Tôi được công an mời lên hỗ trợ điều tra, sau đó được cho về vì tôi không tham gia cá độ và không biết bạn tôi có ghi cá độ. Vậy tôi có được trả lại laptop từ cơ quan điều tra không? Nếu được thì khi nào mới được nhận? Tôi đang rất cần dữ liệu trong laptop vì nó phục vụ công việc hiện tại. Tôi phải làm đơn để xin dữ liệu như thế nào và đơn ấy gửi đến ai? Và tôi có phải trả chi phí gì không?","Mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Điểm b, khoản 2, Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 cũng có quy định về xử lý vật chứng, theo đó, vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2003 có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án (khoản 3, Điều 76 BLTTHS 2003). Như vậy, với trường hợp của bạn, nếu cơ quan điều tra không chủ động trả lại laptop thì bạn có quyền làm đơn đề nghị được nhận lại laptop, trong đơn nêu rõ lý do yêu cầu nhận lại tài sản, các giấy tờ chứng minh tài sản thuộc sở hữu của bạn (hóa đơn mua hàng, giấy bảo hành...). Sau khi nhận đơn, nếu xét thấy việc tạm giữ laptop là không cần thiết thì cơ quan điều tra sẽ trả lại tài sản cho bạn." 26596,"Tôi là một công dân Việt Nam đang học tập tại Nhật Bản. Tôi có người yêu là người Nhật, sắp tới chúng tôi định làm lễ kết hôn. Vì điều kiện không cho phép chúng tôi không thể làm thủ tục kết hôn ở Việt Nam trước được. Chúng tôi định đăng ký kết hôn ở Nhật Bản trước, sau đó mới làm thủ tục hợp pháp hóa đăng ký kết hôn ở Việt Nam. Trang thông tin hỏi đáp và tư vấn pháp luật có thể tư vấn cho chúng tôi trình tự các thủ tục để hợp thức hóa đăng ký kết hôn ở nước ngoài tại Việt Nam được không? Tôi xin chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam. Việc công nhận kết hôn sẽ được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại Điều 17 của Nghị định này. Điều 17 của Nghị định số 24 quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ghi vào sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài như sau: “1. Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn). Trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam, thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn. Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn của công dân Việt Nam cư trú tại nước tiếp nhận. 2. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau: a) Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn (theo mẫu quy định); b) Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; c) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế; d) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu. Trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Hồ sơ ghi vào sổ việc kết hôn phải do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này. 4. Thời hạn giải quyết việc ghi vào sổ việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Tư pháp hoặc cơ quan đại diện nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trong trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc. Trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn, Sở Tư pháp trả lời bằng văn bản cho người có yêu cầu, trong đó nêu rõ lý do. 5. Sau khi thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người yêu cầu Giấy xác nhận về việc đã ghi chú vào sổ các việc hộ tịch (theo mẫu quy định)”. Bạn có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để giải quyết trường hợp của mình." 28081,"Tôi có bác gái, khi bác lấy chồng thì bác trai là một người thông minh và nhanh nhẹn, làm công nhân cho một nhà máy cơ khí nông nghiệp. Sau khi bác trai bị tai nạn lao động, bác trở thành một người thần kinh không ổn định, thường xuyên hành hạ bác gái và bác gái đã không chịu nổi tính cách của bác trai nên đã về sống với mẹ đẻ tại quê, song mọi công việc của nhà chồng bác ấy vẫn lo toan. Cách đây 4 năm, bác trai mất nhưng không để lại di chúc cho ai cả. Hiện nay tất cả giấy tờ chứng minh họ là vợ chồng chỉ còn lại là tờ hôn thú. Vậy tôi xin hỏi luật gia, bác tôi cần làm gì để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trước kia là của chồng?","Theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định về pháp luật thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống phải quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình phía bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án chia cho di sản thừa kế. Luật cũng quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Từ quy định trên cho thấy bác anh và chồng vẫn là quan hệ vợ chồng (vì chưa ly hôn) nên được quyền thừa kế tài sản của nhau theo pháp luật về thừa kế. Nay chồng bác chết, bác muốn sang tên tài sản của chồng sang tên mình thì phải được những người cùng hàng thừa kế đồng ý.." 20404,"Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Ngọc Dương, sống tại Tp.HCM, hiện đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tôi đang tìm hiểu về từ chối yêu cầu cung cấp thông tin. Cho tôi hỏi từ chối yêu cầu cung cấp thông tin quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)","Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin được quy định tại Điều 28 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau: 1. Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây: a) Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này; b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này; c) Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp; d) Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng; đ) Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan; e) Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax. 2. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về từ chối yêu cầu cung cấp thông tin. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tiếp cận thông tin 2016. Trân trọng!" 6835,"Tôi là người Việt Nam, hiện đang sinh sống ở Úc. Tôi có chứng minh thư và hộ chiếu Việt Nam còn giá trị. Con tôi hiện mang quốc tịch Úc, nhưng tôi muốn cháu có quốc tịch Việt Nam. Vậy tôi xin hỏi tôi phải làm những thủ tục gì để làm quốc tịch Việt Nam cho con? Cơ quan nào ở Việt Nam hay Úc giải quyết vấn đền này?","Trường hợp ông/bà có chứng minh thư nhân dân và hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp và còn giá trị thì ông/bà là người có quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam theo các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Mặc dù đang sinh sống tại Úc, song nếu có mong muốn con chưa thành niên của mình (chưa đủ 18 tuổi) có quốc tịch Việt Nam, ông/bà có thể làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con theo các quy định tại Điều 19, 20 và 21 của Luật Quốc tịch Việt Nam. Theo đó, khi có nhu cầu nhập quốc tịch Việt Nam cho con, ông/bà phải nộp 03 bộ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm: (1) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; (2) Bản sao Giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế có giá trị chứng minh con có quốc tịch Úc; (3) Bản khai lý lịch; (4) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian con ông/bà cư trú ở Việt Nam (nếu có), Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Úc cấp đối với thời gian con ông/bà cư trú tại Úc. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; (5) Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt; (6) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam và (7) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam. Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam là con đẻ của ông/bà, có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải đáp ứng một số điều kiện theo khoản 2 Điều 19 của Luật Quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam sẽ được miễn các giấy tờ (5), (6) và (7) nêu trên. Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam là Sở Tư pháp địa phương nơi ông/bà có địa chỉ cư trú (thường trú hoặc tạm trú) tại Việt Nam. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tuân thủ theo quy định tại Điều 21 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nguồn: nguoiduatin.vn" 11416,"Chồng chết, con chưa sinh có được hưởng thừa kế không? Khi chúng tôi kết hôn bố mẹ chồng có tặng cho chồng một mảnh đất để xây nhà. Mấy tháng trước không may chồng tôi bị mất do tai nạn giao thông khi tôi đang mang thai 4 tháng. Khi sự việc xảy ra các anh chị em nhà chồng đòi phải chia mảnh đất mà bố mẹ chồng cho chồng tôi trước kia. Xin hỏi các anh chị em nhà chồng tôi có quyền yêu cầu chia thừa kế không? Đứa con trong bụng tôi có được hưởng phần di sản nào không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! (Minh Huyền)","Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì anh em chồng là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai trong khi hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn nên họ không có quyền hưởng thừa kế tài sản mà chồng chị để lại. Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp này con chị đã thành thai trước thời điểm chồng chị chết, nên con chị có thể được hưởng di sản thừa kế nếu thai nhi sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Như vậy, thai nhi thành thai trong bụng mẹ trước khi người để lại di sản chết và sinh ra trong khoảng thời gian không quá 300 ngày sau khi người để lại di sản chết và còn sống tại thời điểm phân chia di sản thì cũng được hưởng thừa kế; kỷ phần di sản của cháu bé này cũng bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hưởng thừa kế khi chồng chết. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 22093,Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định thế nào?,"Căn cứ Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 về tính sáng tạo của sáng chế có quy định như sau: Trình độ sáng tạo của sáng chế 1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. ... Vậy, Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Ngoài ra, sáng chế đó phải là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Trân trọng!" 22445,"Vừa qua, tôi thấy các vị phụ huynh vì xót con mình bị đánh, khi chưa biết rõ có đúng như con mình nói hay không thì đã tìm đến giáo viên đó chửi bới, thậm chí tự ý đưa hình ảnh giáo viên đó lên mạng xã hội, nhằm tìm kiếm sự đồng tình của cộng đồng mạng. Tôi muốn biết hành vi tự ý đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào? Rất mong Ban biên tập phản hồi. (*****@gmail.com)","Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau: - Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý . Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. - Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: + Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; + Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. - Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. => Như vậy, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý trừ một số trường hợp cụ thể. Theo đó, tại Điểm e, Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, có quy định: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: + Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; + Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác; => Như vậy, với hành vi tự ý đăng hình của người khác lên mạng là không đúng với quy định pháp luật, thiết nghĩ các phụ huynh nên bĩnh tĩnh và cân nhắc hơn về hành vi của mình. Tránh để mình phải vướng vào vòng lao lý. Vì tự ý đăng ảnh người khác lên mạng bên cạnh phải xử phạt hành chính, thì còn phải đối diện với trách nhiệm hình sự về tội xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác khi sự việc chưa được làm rõ mà chúng ta đã quá nôn nóng. Trên đây là nội dung tư vấn. Rất mong những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 22946,Giấy thông hành có phải giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh?,"Căn cứ quy định khoản 4 Điều 4 Thông tư 82/2022/TT-BQP quy định về các hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP như sau: Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP .... 4. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới áp dụng đối với cư dân biên giới quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm: a) Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới; b) Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Giấy tờ do hai Bên thỏa thuận (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 16 tháng 3 năm 2016); c) Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân. Như vậy, Giấy thông hành là một trong những lại giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới áp dụng đối với cư dân biên giới cụ thể: - Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới. - Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Giấy tờ do hai Bên thỏa thuận. - Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân." 32829,"Xin chào các anh chị trong Ban biên tập. Tôi có một câu hỏi rất mong được các anh chị giải đáp. Tôi là nữ, năm nay 23 tuổi. Tôi đã học xong và có bằng trung cấp y. Nay tôi muốn thực hiện nghĩa vụ công an nhân dân. Vậy tôi phải đáp ứng những yêu cầu nào? Rất mong nhận được phản hồi từ anh chị. Trân trọng cảm ơn!","Khoản 1 điều 4 Nghị định 129/2015/NĐ-CP về thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân có quy định đối tượng tuyển chọn như sau: Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Điều 5 Nghị định 129/2015/NĐ-CP quy định 05 tiêu chuẩn tuyển chọn bao gồm: - Có lý lịch rõ ràng. - Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. - Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. - Tốt nghiệp trung học phổ thông. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân tốt nghiệp trung học cơ sở. Ưu tiên tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên môn cần thiết cho công tác, chiến đấu của Công an nhân dân. - Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng và đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 4 và Khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2016/TT-BCA còn quy định về độ tuổi và ngành nghề tuyển chọn công dân nữ thực hiện nghiã vụ tham gia Công an nhân dân như sau: - Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì tuyển chọn đến hết 27 tuổi. - Công dân nữ có trình độ trung cấp y, nếu tự nguyện và Công an đơn vị, địa phương có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Như vậy, nếu bạn thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì bạn có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 3047,"Tài sản thuộc sở hữu chung của bố mẹ tôi. Khi bố mất không có để lại di chúc. Nay, mẹ tôi viết di chúc để lại toàn bộ tài sản đó cho em tôi như vậy có đúng không?","Theo khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự, di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: - Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; - Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Về mặt nội dung của di chúc, di chúc phải ghi rõ: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản; - Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. Đối với trường hợp của bạn, bạn cần chú ý tới nội dung về di sản trong di chúc do mẹ bạn lập. Ðiều 634 Bộ luật dân sự quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, tài sản thuộc quyền sở hữu chung của bố mẹ bạn nên khi lập di chúc, mẹ bạn có quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng. Bạn có thể đọc kỹ lại nội dung của di chúc để xác định xem mẹ bạn để lại di sản là phần tài sản thuộc sở hữu của mình hay là toàn bộ khối tài sản chung vợ chồng. Nếu mẹ bạn chỉ định đoạt phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mẹ thì di chúc được coi là di chúc hợp pháp. Nhưng, nếu di chúc của mẹ bạn định đoạt cả phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bố bạn thì phần di chúc đó sẽ không hợp pháp." 6826,1. Có phải được cấp thẻ Thường trú mới được xin nhập quốc tịch?,"Căn cứ Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam như sau: 1. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam. 2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú. 3. Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Ngoài ra tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định: 1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. 2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. 4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Như vậy, bạn của anh/chị cần phải được cấp thẻ Thường trú tại Việt Nam và đạt những điều kiện được quy định ở trên mới có thể xin nhập quốc tịch Việt." 5124,"Gia đình tôi có vụ việc chia thừa kế di sản của cha mẹ để lại. Trong việc chia di sản này có nhiều vấn đề phức tạp, như có hiện tượng phân tán tài sản và xác định người được chia thừa kế, tài sản của bố mẹ tôi ở nhiều nơi... Chúng tôi hầu hết là chưa hiểu rõ các quy định về thừa kế nhất là thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa kế. Vì vậy chúng tôi rất mong luật sư giải thích rõ hơn về vấn đề này?","Về thời điểm mở thừa kế luật quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Toà án tuyên bố người đó chết có hiệu lực pháp luật. Theo quy định của pháp luật về thừa kế như đã nêu trên, thì việc xác định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng vì tại thời điểm đó mà xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản đó gồm những gì. Việc xác định tài sản của người chết để lại rất quan trọng vì cần đề phòng tình trạng tài sản đó có thể bị người khác phân tán hoặc chiếm đoạt. Thời điểm thừa kế cũng là thời điểm xác định những người thừa kế. Ngoài ra luật còn quy định thời điểm có hiệu lực của di chúc chung giữa vợ và chồng, nếu có thoả thuận là người cuối cùng chết thì di sản của vợ và chồng mới được phân chia. Như vậy để xác định thời điểm thừa kế phải căn cứ vào thời điểm người để lại di sản chết (nếu thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc có thoả thuận của chung của hai vợ chồng như đã nêu ở phần trên). Về địa điểm mở thừa kế pháp luật quy định: Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. Việc pháp luật quy định địa điểm mở thừa kế vì khi chia di sản thừa kế các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành các công việc như kiểm kê ngay tài sản của người đã chết (trong trường hợp cần thiết) hoặc xác định những người thùa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trên đây là những quy định của pháp luật về thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa kế. Anh áp dụng vào trường hợp của gia đình để thực hiện. Trong trường hợp gia đình phát hiện có hiện tượng tẩu tán di sản thì gia đình phải có đơn đề nghi Toà án hoặc chính quyền địa phương can thiệp nhằm bảo vệ di sản thừa kế chờ Toà án phân chia theo quy định của pháp luật.." 20891,Khái niệm “Người tiêu dùng”?,"Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức; Lưu ý: Người tiêu dùng không nhất thiết phải là người MUA! Ví dụ: Người sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người trong gia đình mua sắm… cũng là người tiêu dùng; Người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất hoặc bán lại không được coi là người tiêu dùng. Ví dụ: người mua đường, gạo, bột các loại… về chế biến bánh kẹo hoặc bán lại thì không phải là người tiêu dùng." 9350,Có hình xăm thì có đi nghĩa vụ quân sự không?,"Tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn tuyển quân như sau: 1. Tuổi đời: a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. 2. Tiêu chuẩn chính trị: a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. 3. Tiêu chuẩn sức khỏe: a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS. 4. Tiêu chuẩn văn hóa: a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7. b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên. Như vậy, theo quy định hiện nay về tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự thì không có tiêu chuẩn nào cấm công dân có hình xăm trên người. Bạn có hình xăm nhỏ ở trên cánh tay phải thì bạn vẫn có thể đi nghĩa vụ quân sự nếu như bạn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển quân mà luật quy định như: tuổi đời, chính trị, sức khỏe và văn hóa. Có đi nghĩa vụ quân sự khi có hình xăm không? (Hình từ Internet)" 29216,Giáo viên trường em bị mất xe trong trường học nhưng hiệu trưởng và bảo vệ không nói gì. Họ chỉ mời công an đến xác nhận. Khi người nhà giáo viên nói chuyện thì hiệu trưỏng nói xe của giáo viên là giáo viên tự giữ. Như vậy đúng hay sai?,"Để xác định trách nhiệm của các bên liên quan, bạn cần xem xét kỹ các vấn đề như: (i) Quy định của nhà trường về việc trông giữ xe của giáo viên như thế nào (theo quy chế, nội quy, quy định... do nhà trường ban hành); (ii) Khi giáo viên gửi xe, bảo vệ có viết vé gửi xe không, có sự tiếp nhận về việc gửi giữ xe giữa giáo viên và bảo vệ không... Cụ thể: Về trách nhiệm của bảo vệ: Để xác định trách nhiệm của bảo vệ đối với việc mất xe và yêu cầu bảo vệ bồi thường thiệt hại, cần chứng minh được các yếu tố sau: (i) Chỉ ra được căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự mà bảo vệ phải thực hiện: Nếu có căn cứ chứng minh rằng: Khi gửi xe, giữa bảo vệ và giáo viên đã thiết lập Hợp đồng gửi giữ tài sản; (theo quy định của Bộ luật Dân sự, đó là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công). Theo đó, các bên có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự về Hợp đồng gửi giữ tài sản. Trong đó, người giữ xe (bảo vệ) có nghĩa vụ: Bảo quản tài sản như đã thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ; và phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng (Điều 562 Bộ luật Dân sự). Thực tế, vé gửi xe được coi là giấy tờ chứng minh giữa các bên có hợp đồng gửi giữ. Do vậy, bạn cần có vé xe để chứng minh rằng mình đã gửi xe trong trường. Trong trường hợp không có vé xe nhưng bạn chứng minh được giữa bảo vệ và giáo viên đã có thỏa thuận gửi - giữ xe thông qua hành vi cụ thể thì cũng được coi là căn cứ phát sinh nghĩa vụ của bảo vệ với tư cách là người giữ tài sản (có thể có người làm chứng). (ii) Chứng minh được hậu quả thực tế đã xảy ra đồng thời chứng minh được lỗi của người bảo vệ: tức là chứng minh việc mất xe của bạn là có thực và do lỗi của người bảo vệ. Nếu bạn không làm rõ được những vấn đề nêu trên thì không thể chứng minh được bảo vệ đã vi phạm nghĩa vụ mà họ phải thực hiện đối với bạn. Do không có vi phạm nghĩa vụ nên đương nhiên không phát sinh trách nhiệm dân sự và cũng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu bạn chứng minh được bảo vệ đã vi phạm nghĩa vụ với đầy đủ các yếu tố nêu ở trên thì theo quy định tại Điều 302 và Điều 307, bảo vệ có trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn. Về trách nhiệm của nhà trường: Trong trường hợp này, khi yêu cầu bồi thường thiệt hại, bạn cũng cần lưu ý vấn đề sau: Việc trông xe của bảo vệ chính là nhiệm vụ được nhà trường giao; hay việc trông xe là do bảo vệ tự làm, không liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ trong nhà trường. - Trường hợp thứ nhất: Nếu trong nhiệm vụ của bảo vệ tại nhà trường có nhiệm vụ trông xe cho cán bộ nhân viên thì trách nhiệm bồi thường cho bạn thuộc về nhà trường vì: Điều 618 Bộ luật Dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau: Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. - Trường hợp thứ hai: Nếu việc trông xe là do bảo vệ tự thực hiện, không phải là nhiệm vụ nhà trường giao thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn thuộc về bảo vệ (nếu chứng minh được như đã nêu ở trên)." 8227,Cho tôi hỏi khi CMND hết hạn nhưng không đi đổi lại CMND mà vẫn dùng CMND cũ đó thì có bị phạt không ạ? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu ạ?,"Theo Khoản 2 Mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA thì CMND khi hết hạn phải đổi lại. Do đó trường hợp CMND hết hạn mà không tiến hành đổi lại là hành vi vi phạm về việc sử dụng, cấp đổi CMND. Theo Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sau đây: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân. Như vậy, bạn không đổi lại CMND hết hạn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng. Trân trọng!" 10175,Mẫu đơn thuận tình ly hôn với người nước ngoài hôn năm 2023?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 , yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và là yêu giải quyết vụ việc dân sự. Cho nên mẫu đơn thuận tình ly hôn với người nước ngoài là mẫu số 01-VDS - Đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP. Tải Mẫu Đơn thuận tình ly hôn với người nước ngoài năm 2023 tại đây. Tải về ." 33003,"Xin Các Luật sư cho em 1 lời khuyên tốt Năm 2006 mẹ em đi bước nữa ( lấy chồng ). 2 năm sau thì mẹ của dượng em chết , căn nhà đó bán đi sau đó dượng em và mẹ em mua 1 mảnh đất khác và xây dựng lên , thế nhưng khi lấy dượng em thì mẹ em chỉ đăng ký kết hôn mà không chuyển hộ khẩu về đó và khi làm sổ đỏ cũng không đứng tên mẹ em . Đầu năm nay mẹ em và dượng đã xảy ra vài vấn đề và đang đi đến chiều hướng xấu ... vậy em xin hỏi các luật sư rằng như vậy mẹ em có đc hưởng thừa kế sau hôn nhân không ?",Vấn đề bạn hỏi liên quan đến hai quan hệ về tài sản đó là: tài sản hình thành do nhận thừa kế và tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản hình thành do nhận thừa kế: nếu mẹ của dượng bạn không di chúc tài sản cho mẹ bạn thì mẹ bạn không được hưởng di sản thừa kế do không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật. Tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân: phải xem xét việc dượng bạn đưa tài sản nhận được do thừa kế để sử dụng chung có thỏa thuận gì với mẹ bạn không? tại sao khi làm thủ tục cấp Giấy CN quyền SDĐ lại chỉ ghi tên một mình? và một số thông tin liên quan thì mới có thể biết được mẹ bạn có được nhận phần tài sản sau hôn nhân hay không? 14353,"Vừa qua tôi có mua bán với một số người, khi mua bán đều có chữ ký của bên mua. Nhưng khi tôi mang sổ để lấy tiền thì bên mua lại nói là không phải chữ ký của họ. Vậy tôi có thể kiện họ không; nếu cần thì phải đến cơ quan nào để thẩm định chữ ký? Xin chân thành cám ơn.","1. Khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Khi thực hiện hợp đồng mua bán, các bên phải tuân thủ nguyên tắc chung tại Điều 412 Bộ luật dân sự: - Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; - Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; - Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Theo thông tin bạn cung cấp, khi mua bán hai bên đều có chữ ký xác nhận nhưng người mua đã không thừa nhận chữ ký của họ. Nếu bên mua làm vậy để cố tình không trả tiền mua hàng cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như sau: Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự cũng nêu: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy, bạn có quyền khởi kiện tại toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi khởi kiện, bạn phải làm đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; - Tên, địa chỉ của người bị kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; - Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Bạn có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: - Nộp trực tiếp tại Toà án; - Gửi đến Toà án qua bưu điện. 2. Giám định chữ ký Chữ ký (dạng đặc biệt của chữ viết) và chữ viết có thể thay đổi theo thời gian nhưng nó vẫn mang tính ổn định nhất định và có tính đặc trưng của người tạo ra nó. Việc thẩm định chữ ký và chữ viết nhằm xác định đó có đúng là chữ ký và chữ viết của bên mua hàng hay không, hay đó là chữ ký giả mạo. Để giám định chữ ký và chữ viết bạn có thể yêu cầu giám định tại các tổ chức giám định tư pháp công lập (thông thường ở các tỉnh đều tổ chức giám định tư pháp là Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh, Trung tâm pháp y cấp tỉnh), tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập (Văn phòng giám định tư pháp), người giám định tư pháp theo vụ việc hoặc tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc." 23529,"Chồng tôi có một đứa con riêng cùng sống với gia đình. Khi chết, chồng tôi không để lại di chúc. Vậy xin hỏi, con riêng của chồng tôi có được hưởng gì từ căn nhà của vợ chồng tôi không?","Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho - tặng chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Khi ngươì chồng chết thì căn nhà (tài sản chung của hai vợ chồng), theo quy định được chia làm hai phần khi chia di sản thưà kế, một phần thuộc quyền sở hữu sử dụng của người chồng, phần còn lại thuộc quyền sử dụng của người vợ. Phần của ngươì chồng được đem chia cho những ngươì thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: ông, bà, cha, mẹ đẻ của chồng (nếu còn sống), con riêng của chồng, con đẻ của người vợ với người chồng mỗi ngươì một phần ngang nhau theo điêu 678, 679 Bộ Luật Dân sự. Như vậy, khi phân chia di sản của người chồng, người con riêng sẽ được hưởng một phần ngang với các đối tượng khác cùng hàng thừa kế." 10477,"Chào luật sư cho cháu hỏi cháu nay 17 tuổi cháu chưa làm chứng minh nhân dân mà xã đưa lệnh gọi khám nghĩa vụ quân sự trong giấy có ghi khi đi mang theo giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân. Cháu chưa có chứng minh nhân dân bây giờ đi làm cũng không kịp. Mong luật sư tư vấn cho cháu biết phải làm sao? Nếu không đi đăng ký nghĩa vụ quân sự có ảnh hưởng đến quá trình học tập hay không?","Thứ nhất, Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự: * Phải xuất trình: - Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Ban chỉ huy quân sự huyện. - Giấy chứng minh nhân dân. * Mang theo các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. * Không được uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích khi thực hiện khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe. * Chấp hành nghiêm nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe. Như vậy, bạn bắt buộc phải có chứng minh thư nhân dân khi đi khám sức khỏe. Cũng theo đó Điểm 6 Mục II Thông tư 04/1999/TT-BCA có quy định về thời gian hoàn chỉnh CMND như sau: “Thời hạn hoàn chỉnh trả CMND cho công dân là 15 ngày (ở thành phố, thị xã) và trong thời hạn 30 ngày (ở các địa bàn khác) tính từ ngày làm xong thủ tục cấp CMND theo quy định tại phần II Thông tư này.” Nếu bạn làm chứng minh thư tại thành phố, thị xã thì có thể lấy chứng minh thư nhân dân sau 15 ngày, khi đó bạn mới có thể kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trường hợp có giấy gọi bạn phải bắt buộc khám, nếu bạn không tham gia khám thì bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2013/NĐ-CP. về hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, đánh giá sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự: ""Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.” Mức phạt áp dụng trong trường hợp bạn không đi khám nghĩa vụ quân sự là từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và buộc áp dụng biện pháp khắc phục ""Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự"". Như vậy, nếu bạn không tham gia khám nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi nhập ngũ thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Bạn cần nhanh chóng thực hiện thủ tục cấp chứng minh thư nhân dân, bởi sau khi bạn bị xử phạt hành chính sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục là buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe. Việc này không ảnh hưởng đến việc học tập của bạn hiện nay." 2626,04 thông tin quan trọng về xác nhận cư trú cần lưu ý từ năm 2024?,"Căn cứ Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA quy định về việc giải quyết hồ sơ xác nhận cư trú như sau: Xác nhận thông tin về cư trú 1. Công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật. 2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh. 3. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú theo yêu cầu của công dân. Trường hợp thông tin cần xác nhận về cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 1/2 ngày làm việc. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc. Như vậy, từ năm 2024, có 04 thông tin quan trọng về xác nhận cư trú người dân cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi khi làm thủ tục: [1] Có thể sử dụng ứng dụng VNeID để đăng ký cư trú ngoài các hình thức đăng ký trước đây như trực tiếp tại trụ sở công an hoặc qua cổng dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến khác; [2] Nội dung xác nhận cư trú sẽ bao gồm thông tin nơi cư trú hiện tại và các nơi trước đây, thời gian sống tại từng nơi, hình thức đăng ký và các thông tin cư trú khác có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. [3] Xác nhận cư trú sẽ có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp , thay vì có thời hạn trong 30 ngày như trước đây. Trường hợp thông tin cư trú có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh. [4] Thời hạn giải quyết hồ sơ xác nhận cư trú không quá 1/2 ngày làm việc, trường hợp thông tin không có trong Cơ sở dữ liệu thì thời hạn là 03 ngày làm việc. (Quy định cũ là 03 ngày làm việc với tất cả hồ sơ). 04 thông tin quan trọng về xác nhận cư trú người dân cần biết từ năm 2024? (Hình từ Internet)" 6188,Cửa khẩu quốc tế là gì? Việt Nam có các cửa khẩu quốc tế nào?,"Căn cứ khoản 7 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia 2003 quy định như sau: Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 7. Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa khẩu đường hàng không. ... Căn cứ Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP quy định loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương): Loại hình cửa khẩu biên giới; lối mở biên giới; lối thông quan, đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) 1. Loại hình cửa khẩu biên giới a) Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; b) Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; c) Cửa khẩu phụ (cửa khẩu địa phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. ... Như vậy, cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu được mở cho người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa, vật phẩm của hai bên xuất, nhập cảnh qua biên giới. Cửa khẩu quốc tế có thể là: [1] Cửa khẩu đường bộ Việt Nam có 26 cửa khẩu quốc tế đường bộ: [2] Cửa khẩu đường sắt Việt Nam có 02 cửa khẩu quốc tế đường sắt: - Đồng Đăng - Lạng Sơn - Đi Trung Quốc. - Lào Cai - Hekou (Hà Khẩu) - Trung Quốc. [3] Cửa khẩu đường thủy Việt Nam có 17 cửa khẩu quốc tế đường thủy: - Cảng Cái Lân / Hòn Gai - Quảng Ninh. - Cảng Hải Phòng - Hải Phòng. - Cảng biển nước sâu Nghi sơn, Tĩnh Gia - Thanh Hóa - Cảng Cửa Lò - Nghệ An. - Cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh. - Cảng Chân Mây - Thừa Thiên - Huế - Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng. - Cảng Kỳ Hà - Quảng Nam. - Cảng Dung Quất - Quảng Ngãi. - Cảng Quy Nhơn - Bình Định. - Cảng Ba Ngòi - Khánh Hòa. - Cảng Nha Trang - Khánh Hòa. - Cảng Vũng Tàu - Bà Rịa - Vũng Tàu. - Cảng Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu. - Cảng Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. - Cảng Cần Thơ - Cần Thơ. - Cảng An Thới - Phú Quốc - Kiên Giang. [4] Cửa khẩu đường hàng không Việt Nam có 09 cửa khẩu quốc tế đường hàng không: - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh. - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài - Hà Nội. - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng - Đà Nẵng. - Cảng hàng không quốc tế Cát Bi - Hải Phòng. - Cảng hàng không quốc tế Phú Bài - Thừa Thiên - Huế. - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh - Khánh Hòa. - Cảng hàng không quốc tế Trà Nóc - Cần Thơ. - Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc - Kiên Giang. - Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn -Quảng Ninh. Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia giống và khác gì nhau? (Hình từ Internet)" 22049,Như thế nào là pháp nhân phi thương mại?,"Tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về pháp nhân như sau: Pháp nhân 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. 2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Tại Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về pháp nhân phi thương mại như sau: Pháp nhân phi thương mại 1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên. 2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. 3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, pháp nhân phi thương mại là một tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức theo quy định; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập và không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Như thế nào là pháp nhân phi thương mại? Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu nào? (Hình từ Internet)" 4955,"Một người do chống trả người đang xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại được pháp luật hình sự và pháp luật dân sự quy định như thế nào?","Trong thực tế, có nhiều trường hợp một người, do phải chống trả một người khác đang có hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà gây thiệt hại cho người có hành vi xâm hại. Đây là những trường hợp phòng vệ - tuỳ theo sự tương xứng tính chất, mức độ của sự xâm hại với thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm hại để xác định là phòng vệ chính đáng hay phòng vệ vượt quá giới hạn chính đáng. Trong luật hình sự, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Người có hành vi phòng vệ chính đáng không bị coi là tội phạm. Chỉ khi hành vi chống trả rõ ràng là quá mức cần thiết thì người có hành vi đó mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết là hành vi không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Đây là trường hợp do đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại mà người phòng vệ đã lựa chọn phương tiện hoặc phương pháp chống trả quá mức cần thiết cho người có hành vi xâm hại, trong khi không cần thiết phải gây thiệt hại như vậy. Trong luật dân sự, nguyên tắc bồi thường thiệt hại cũng được xác định dựa trên yếu tố ""phòng vệ chính đáng"" hay ""vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng"". Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại." 17180,Hiện nay các ngân hàng đang áp dụng lãi suất phạt chậm trả gốc là 150% lãi suất cho vay trong hạn. Vậy mong Luật sư hãy cho biết lãi suất phạt chậm trả lãi thì các ngân hàng được áp dụng mức lãi suất tối đa là bao nhiêu%. Dẫn chiếu điều luật nào? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!,"Chào bạn, Trong trường hợp khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. Theo quy định chung, mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. Bạn có thể tham khảo tại Điều 474, 476 Bộ luật dân sự năm 2005 Trân trọng chào bạn." 30030,"Tôi có một người con đẻ, một người con nuôi, đang phân vân không biết chia tài sản thế nào để sau này chúng không kiện nhau. Ý định của tôi là muốn chia đều cho hai đứa, song lo ngại đứa con ruột sẽ kiện con nuôi, cho rằng mình phải được phần nhiều hơn? Mong nhận được tư vấn của các bạn.","Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005: ""Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật"". Bên cạnh đó, Điều 632 Bộ luật dân sự quy định: ""Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật"". Như vậy, bạn có quyền tự do định đoạt tài sản của mình cho người khác. Vì bạn đang có ý định phân chia tài sản cho các con sau khi chết nên để thực hiện ý định này bạn có thể lập di chúc định đoạt tài sản. Nếu bạn đáp ứng các điều kiện khi lập di chúc (tình trạng sức khỏe, di sản, nội dung di chúc, hình thức di chúc...) thì nội dung di chúc sẽ được pháp luật công nhận và di chúc có hiệu lực ngay sau khi bạn qua đời. Khi định đoạt tài sản bằng di chúc, bạn có thể tự do định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ ai, kể cả những người không có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền phân chia tài sản cho con đẻ và con nuôi ngang bằng nhau và con đẻ không có quyền kiện cáo gì. Trong trường hợp không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì sau khi bạn chết, tài sản của bạn sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005: ""Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết... Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau"". Như vậy, dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt con đẻ, con nuôi. Cho dù bạn không lập di chúc định đoạt tài sản của mình thì con nuôi và con đẻ cũng được hưởng phần di sản thừa kế ngang bằng nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không phải cứ được nhận là ""con nuôi"" thì được hưởng thừa kế theo pháp luật. Quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được pháp luật thừa nhận nếu đáp ứng được các điều kiện sau: a) Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phải thuộc trường hợp: được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng (Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010). b) Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt…(Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010). Ngoài ra, khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi còn quy định điều kiện gồm: - Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; - Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; - Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. c) Về thủ tục: Tại thời điểm nhận nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi được đăng ký tại UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hoặc con nuôi (Điều 22 Luật nuôi con nuôi 2010); Như vậy, nếu việc nuôi con nuôi giữa bạn và người con nuôi đã đáp ứng đầy đủ các quy định nêu trên thì quan hệ nuôi đó được pháp luật thừa nhận. Tong trường hợp phải chia thừa kế theo pháp luật, người con nuôi của bạn có quyền hưởng phần di sản thừa kế do bố mẹ nuôi để lại bằng phần di sản thừa kế của con đẻ." 21789,"Chào ban biên tập, mình có vấn đề muốn hỏi sau đây nếu trong trường hợp ở bệnh viện trao nhầm con thì lúc này trách nhiệm thuộc về ai? Mong nhận được sự phản hồi của chuyên viên. Xin cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự 2015 thì bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra được quy định như sau: Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Theo đó, trước hết, bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường cho hai gia đình bị trao nhầm con, sau đó, bệnh viện có thể yêu cầu nhân viên y tế (bác sĩ đỡ đẻ, hộ lý, y tá...) có lỗi trong việc này hoàn trả tiền cho bệnh viện theo quy định. Trong trường hợp nếu nhân viên y tế là cố ý thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Trân trọng!" 29271,Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi nào?,"Căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình trong các trường hợp sau: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; - Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; - Người chưa thành niên về ở với người giám hộ. Lưu ý : Việc đăng ký thường trú phải được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý. Trân trọng!" 30996,"Chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định về lĩnh vực cư trú. Tôi có chút thắc mắc mong được anh chị giải đáp giúp tôi, anh chị cho tôi hỏi trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú có được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú? Mong anh chị giải đáp giúp tôi.","Tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định các trường hợp tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú như sau: 1. Người dưới đây, trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú (trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó): a) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; b) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế; c) Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành. Theo đó người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú. Trân trọng!" 13529,Vợ đang mang thai có được quyền yêu cầu ly hôn không?,"Tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu ly hôn như sau: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, vợ đang mang thai thì chồng không được quyền yêu cầu ly hôn . Ngoài ra chồng cũng được yêu cầu ly hôn khi vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vợ đang mang thai có được quyền yêu cầu ly hôn không? (Hình từ Internet)" 19136,"Chế độ gặp người bào chữa của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng Hỏi - đáp pháp luật, tôi tên là Huỳnh Mai, hiện đang làm kế toán tại công ty cổ phần Mua Hàng Việt, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ các chuyên gia tư vấn. Con trai tôi bị người ta vu oan là ăn trộm một điện thoại Iphone 6S và số tiền 5 triệu đồng nhưng tôi chắc chắn không phải con tôi. Vì con tôi rất ngoan, không chơi game, cũng không có thói xấu nào đáng kể. Gia đình tôi cũng khá giả nên không có lý do gì để con tôi phải trộm cắp cả. Giờ con tôi bị tạm giữ, tôi có mời luật sư để bảo vệ nó. Cho tôi hỏi, con tôi có được gặp luật sư trong thời gian tạm giữ không? (Con tôi mới 14 tuổi). Mong các chuyên gia có thể tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (huynhmai***@gmail.com)","Tạm giữ theo Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Có hiệu lực từ này 01/01/2018) là một biện pháp để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Về chế độ gặp người bào chữa thì trường hợp của con bạn, có thể áp dụng Điều 34 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật này với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên. Đối chiếu với Khoản 3 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) thì: Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa. Như vậy, trường hợp này, con bạn được quyền gặp người bào chữa trong thời gian tạm giữ là 2 lần. Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ gặp người bào chữa của người bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này. Trân trọng!" 28392,Những ai được coi là tác giả của tác phẩm?,"Tác giả là những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là tác giả của tác phẩm. Tác giả bao gồm: - Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ. - Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; có tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt nam (Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP). Ngoài ra, những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình khác được coi là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể; người biên soạn, chủ giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo được coi là tác giả biên soạn, chú giải, tuyển chọn (Điều 13 Luật SHTT). Nguồn: vinalaf.com.vn" 10007,Cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài như thế nào?,"Theo Điều 12 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định về c ấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực như sau: Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế. Như vậy , bạn đã định lại giới tính ở nước ngoài thì phải lấy giấy xác nhận đã xác định lại giới tính đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam được quy định để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế. Trân trọng!" 10990,"Ông nội tôi mất năm 2005 để lại một lô đất, không để lại di chúc, bố tôi cũng mất năm 2011. Đến 2015, mẹ kế của bố tôi và anh chị em của bố tôi muốn bán đất và sang tên cho mẹ kế. Sau khi sang tên và bán được đất rồi, tôi muốn hỏi, tôi có được thừa kế phần mà nếu còn sống bố tôi được hưởng không? Nếu được tôi có thể kiện để đòi lại phần đó không? Gửi bởi: Lê Thị Lan Hương","Vì ông bạn và bố bạn đều mất mà không có di chúc nên trường hợp này di sản được chia theo quy định của pháp luật như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm người có di sản chết và người thừa kế theo pháp luật được xác định theo Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005: “a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại…” Ông bạn có 1 mảnh đất, khi ông bạn mất thì bố bạn vẫn còn sống nên bố bạn vẫn được hưởng thừa kế của ông. Di sản của ông được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Đầu tiên, những người thuộc hàng thừa kế tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Sau khi khai nhận xong, tiến hành đăng ký sang tên quyền sử dụng đất mang tên những người thuộc hàng thừa kế. Khi bố bạn mất thì phần tài sản là quyền sử dụng đất mà bố bạn được hưởng từ ông bạn được chia theo pháp luật cho những thuộc hàng thừa kế thứ nhất, trong đó có bạn (nếu bố bạn không để lại di chúc). Như vậy, bạn có quyền được hưởng một phần di sản thừa kế của bố bạn. Khi đó bạn có quyền kiện đòi phần thừa kế của mình theo quy định tại điều 645 Bộ luật dân sự. “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.” Bạn có thể nộp đơn khởi kiện chia thừa kế tại Tòa án nhân dân quận nơi có bất động sản." 10030,"Cha tôi mất năm 1989, mẹ tôi mất năm 2011, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do mẹ tôi đứng tên. Các anh em trai muốn chuyển tên của mẹ cho người em trai út nhưng những người em gái không đồng ý, trường hợp này giải quyết ra sao?","Theo Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai, trường hợp cha mẹ anh qua đời không để lại di chúc, phát sinh thừa kế theo pháp luật đối với quyền sử dụng đất do người mẹ đứng tên. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, những người thừa kế có quyền thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế, trường hợp không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Đối với trường hợp này, tất cả anh em trong gia đình (những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất) đều có quyền như nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản của cha mẹ để lại (trong đó có quyền sử dụng đất do mẹ anh đứng tên). Trường hợp không thỏa thuận được (hoặc có tranh chấp) thì một trong những người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi tranh chấp chưa được Tòa án giải quyết thì quyền sử dụng đất chưa được chuyển cho bất cứ ai trong những người thừa kế." 20782,Tôi mua 1 chiếc ghe của 1 nguời dân địa phương nhưng ghe đó còn mang tên của 1 công ty đã thanh lý hợp đồng cho người dân này rồi. Giờ Công ty này đòi lấy ghe lại chỉ trả 1 số tiền vậy công ty đó đúng hay sai? Quyền lợi của tôi đối với chiếc ghe này như thế nào?,"Bạn thân mến, câu hỏi của bạn tôi xin được trả lời như sau: Do thông tin bạn cung cấp không rõ người dân địa phương đó có chứng minh được việc mình có được chiếc ghe từ hợp đồng thanh lý tài sản của công ty hay không, nên tôi chia trường hợp để bạn tham khảo như sau: Trường hợp 1: Người dân địa phương kia có chứng cứ để chứng minh chiếc ghe này được họ mua lại từ việc bán thanh lý tài sản của công ty. Như vậy, công ty không có căn cứ gì để đòi lại chiếc ghe mà bạn đã mua, bạn có toàn quyền sở hữu chiếc ghe, có quyền bán lại cho công ty hoặc không. Trường hợp 2: Người dân địa phương có được chiếc ghe của công ty kia một cách không hợp pháp (tức là không có căn cứ pháp luật). Trường hợp này theo quy định pháp luật dân sự thì bạn là người thứ ba ngay tình. 1. Người thứ ba ngay tình là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản nhưng ngay tình. Việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản là việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với Điều 183 Bộ luật Dân sự, tức là không rơi vào các trường hợp sau: - Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; - Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; - Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; - Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; - Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; - Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Tức là, trường hợp bạn mua chiếc ghe đó từ người dân địa phương kia mà không biết và không thể biết về việc người đó không phải là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc ghe hoặc không có quyền bán chiếc ghe đó. Trường hợp này, công ty chỉ có quyền đòi lại chiếc ghe của bạn trong trường hợp quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự như sau: người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu. Quyền lợi của bạn được bảo vệ khi công ty đòi lại chiếc ghe như sau: - Trường hợp 1: Chủ sở hữu tài sản đòi lại tài sản theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự thì người thứ ba ngay tình phải trả lại tài sản mà mình đang chiếm giữ cho chủ sở hữu đích thực của tài sản và lợi ích của họ sẽ được pháp luật bảo vệ bằng cách: + Được yêu cầu bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản ...) + Được hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điển bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. + Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản. Trường hợp thứ 2: Nếu không đúng trường hợp theo Điều 257 Bộ luật Dân sự thì công ty không có quyền đòi lại tài sản hoặc bạn đã chiếm hữu ngay tình theo thời hiệu tại Điều 247 Bộ luật Dân sự là 10 năm đối với chiếc ghe, trừ trường hợp chiếc ghe bạn mua là tài sản của nhà nước. Tức là nếu bạn đã chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai cái ghe trong 10 năm thì công ty trên không có quyền đòi lại chiếc ghe của bạn dù người bán cho bạn có lấy cắp của công ty. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 12232,"Khái niệm quyền định đoạt theo Bộ luật dân sự 1995 như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thái Long hiện đang sống và làm việc tại Đồng Tháp. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi khái niệm quyền định đoạt theo Bộ luật dân sự 1995 như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Khái niệm quyền định đoạt theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định tại Điều 201, theo đó: Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có quyền tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác đối với tài sản. Ngoài ra, theo Bộ luật dân sự 1995 điều kiện định đoạt được quy định như sau: Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản, thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó. Trên đây là tư vấn về khái niệm quyền định đoạt theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 18372,1. Đang học lớp 12 có phải đi nghĩa vụ quân sự?,"Đang học lớp 12 có phải đi nghĩa vụ quân sự? Em đang là học sinh lớp 12, hiện em đang nghỉ hè. Nhưng mới đây em có nhận được phiếu cung cấp thông tin để phục vụ cho đợt khám tuyển nghĩa vụ sắp tới. Vậy Ban biên tập cho em hỏi: Em như vậy thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?" 7922,Bảo hộ quốc tế tính mạng người trên biển là gì?,"Bảo hộ quốc tế tính mạng người trên biển là quy định trong một số điều ước quốc tế về các biện pháp phòng ngừa, tai nạn đối với tính mạng, sức khoẻ của người trên biển, về cứu sinh trên biển, cứu hộ trên biển Ví dụ: Công ước quốc tế bảo hộ tính mạng của người trên biển năm 1974; Nghị định thư liên quan đến công ước bảo hộ tính mạng của người trên biển năm 1978; Công ước quốc tế bảo đảm an toàn các tàu đánh cá năm 1977; Công ước quốc tế về công tác đào tạo, cấp bằng đi biển của thủy thủ năm 1978; các quy chế hướng dẫn thực hiện các công ước liên quan đến các yêu cầu thiết kế, vận hành, phương tiện liên lạc, chống cháy của tàu, Công ước về luật biển năm 1982,.." 26103,"Mẹ tôi sinh năm 1929, thường trú tại P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Trước năm 1992 bà sống tại Hải Phòng, là hội viên Hội Người mù Việt Nam và được hưởng trợ cấp của Sở Thương binh và xã hội TP Hải Phòng. Từ năm 1992 bà chuyển hộ khẩu vào TP.HCM. Do điều kiện chuyển vùng trợ cấp đi lại tốn kém nên tôi không làm. Từ tháng 1-2011, bà được hưởng trợ cấp người cao tuổi tại P.24, Q.Bình Thạnh. Từ tháng 1 đến tháng 7-2011, tiền trợ cấp của bà đều do tôi ra phường lãnh. Vừa rồi phường yêu cầu bà phải tự đi lãnh, nếu không đi được phải có giấy ủy quyền. Tôi đã làm giấy ủy quyền cho bà vì bà không tự đi lại được và phường đã cử cán bộ xuống nhà xác minh, lấy chữ ký của bà và yêu cầu lấy chứng minh nhân dân (CMND) bản gốc. Tuy nhiên bản gốc của bà đã bị mất từ lâu, chỉ có bản photo nên phường nói không giải quyết trường hợp của bà. Xin hỏi tôi phải làm sao để bà vẫn được nhận trợ cấp? Nếu bắt buộc phải làm lại CMND cho bà thì có dịch vụ làm tại nhà hay không? (pinkangel_311@... )","- Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau: Về nguyên tắc, việc nhận/lãnh tiền trợ cấp xã hội hằng tháng phải do người được chi trả trực tiếp đến nhận/lãnh, nếu nhờ người nhận/lãnh thay bắt buộc phải có giấy ủy quyền hợp lệ. Do đó việc phường yêu cầu bà phải có giấy ủy quyền nhận/lãnh thay mẹ của bà là đúng. Theo quy định pháp luật, văn bản ủy quyền cho cá nhân nhận tiền trợ cấp như trong trường hợp này có thể được công chứng tại phòng/văn phòng công chứng hoặc chứng thực chữ ký tại UBND cấp xã. Và dù theo hình thức nào thì thủ tục bắt buộc vẫn là xuất trình một trong các loại giấy tờ tùy thân do pháp luật quy định, đó là CMND hoặc hộ chiếu của người ủy quyền. Do mẹ của bà đã bị mất CMND gốc, chỉ còn bản photo nên trong trường hợp này bắt buộc phải làm lại CMND. Theo quy định tại khoản 2 điều 5 nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3-2-1999, trường hợp bị mất CMND thì phải làm thủ tục cấp lại. Mẹ của bà đã chuyển hộ khẩu vào TP.HCM nên công an quận huyện nơi mẹ bà đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an TP.HCM (459 Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Q.1) sẽ là nơi làm thủ tục cấp lại CMND. Hồ sơ yêu cầu cấp lại CMND bao gồm: - Đơn trình bày nêu rõ lý do cấp lại CMND có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, trong đơn có dán ảnh và đóng dấu giáp lai; - Hộ khẩu photo trang bìa và trang tên người đề nghị (không phải thị thực); - Hai ảnh 3x4. Khi đến làm thủ tục phải xuất trình bản chính hộ khẩu thường trú và kê khai tờ khai CMND theo mẫu. Theo chúng tôi được biết, hiện nay việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến cấp/cấp đổi/cấp lại CMND chỉ có thể làm tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền (như đã nói trên) mà chưa có dịch vụ làm tại nhà. Bà nên liên hệ với Công an quận Bình Thạnh hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an TP.HCM để được hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này." 12052,Trốn nghĩa vụ quân sự có bị phạt tù không?,"Tại Điều 332 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; b) Phạm tội trong thời chiến; c) Lôi kéo người khác phạm tội. Nếu cá nhân có hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trân trọng!" 31377,"Con tôi sinh ngày 15/7/1998, chưa được đăng ký khai sinh nhưng có bản sao hợp lệ giấy tờ cá nhân. Tôi muốn làm giấy khai sinh cho con tôi thì tôi phải đến đâu để làm?","Khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân, cụ thể như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Như vậy, bạn muốn đăng ký khai sinh cho con bạn thì bạn đến Uỷ ban nhân dân xã nơi cư trú để thực hiện. Khi đi bạn mang theo giấy tờ tùy thân theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trân trọng!" 9774,"Dạ, em ở Hà Nội, thường trú Quận Cầu Giấy, năm nay 22 tuổi. Trình độ học vấn của em là có bằng tốt nghiệp lớp 9. Xin hỏi có đủ điều kiện được đi nghĩa vụ công an không?","Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: 1. Có lý lịch rõ ràng. 2. Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. 3. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân. 4. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Như vậy, khu vực của bạn là Hà Nội không thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó, xét về bằng cấp, trình độ bắt buộc phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên mới có thể được tham gia nghĩa vụ công an nhân dân. Trân trọng!" 14189,Mẫu hợp đồng thuê văn phòng chuẩn pháp lý năm 2023?,"Hợp đồng thuê văn phòng là hợp đồng thuê tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. Căn cứ theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau: Hợp đồng thuê tài sản Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, nội dung của hợp đồng thuê văn phòng cũng sẽ cần tuân thủ theo các nội dung cơ bản của hợp đồng thông thường cụ thể là: - Đối tượng của hợp đồng; - Số lượng, chất lượng; - Giá, phương thức thanh toán; - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; - Phương thức giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận một số điều khoản tùy theo tình hình thực tế nhưng phải đảm bảo không trái với quy định pháp luật và đạo dức xã hội. Sau đây là mẫu hợp đồng thuê văn phòng chuẩn pháp lý có thể tham khảo: Tải về chi tiết mẫu hợp đồng thuê văn phòng tại đây tải về Lưu ý: Mẫu hợp đồng chỉ mang tính chất tham khảo Mẫu hợp đồng thuê văn phòng chuẩn pháp lý năm 2023? (Hình từ Internet)" 14712,Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có bắt buộc phải công chứng không?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất ... 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. ... Như vậy, căn cứ các quy định trên, hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp bắt buộc phải thực hiện việc công chứng." 11879,Ép người khác uống rượu bia trong dịp Tết có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?,"Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 , các hành vi bị nghiêm cấm sau đây: Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia 1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. 2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia. 3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. 4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia. 5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập. 6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. 7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên. 8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe. 9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức. 10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia. 11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động. 12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia. 13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định. Theo đó, việc ép một ai đó phải uống rượu bia, nhất là vào những ngày Tết này thì hành vi này được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Ép người khác uống rượu bia trong dịp Tết có phải là hành vi vi phạm pháp luật? (Hình từ Internet)" 890,Người hưởng án treo được đương nhiên xóa án tích trong bao lâu?,"Căn cứ theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc đương nhiên được xóa án tích cụ thể như sau: Đương nhiên được xóa án tích ... 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. ... Theo đó, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới. Do đó, mặc dù bị phạt tù nhưng được hưởng án treo thì sẽ được đương nhiên xóa án tích trong vòng 01 năm. Ngoài ra, không chỉ án treo mà người bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ sau khi đã chấp hành xong án phạt thì trong vòng 01 năm vẫn sẽ được xóa án tích. Trân trọng!" 18275,"Năm 2010, ông A là chủ tịch UBND huyện X đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính xử phạt đối với ông H là 5 triệu đồng vì hành vi nuôi tôm thẻ chân trắng đồng thời phạt bổ sung là hủy toàn bộ số lượng tôm chân trắng trên diện tích nuôi trồng là 2 ha. Ông H không chấp hành nên ông A – Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định cưỡng chế hủy toàn bộ tôm chân trắng trên diện tích 2 ha. Ông H khởi kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định cưỡng chế và yêu cầu Tòa án buộc ông A bồi thường 3,65 tỷ đồng. Khi ông H khởi kiện vụ án hành chính thì ông A đã nghỉ hưu. Như vậy, có phải đưa ông A vào tham gia tố tụng không và với tư cách nào?","Khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “1. Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. 2. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”. Tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn: “Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính là người có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của pháp luật thì người có chức vụ, chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Trường hợp quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do một người cụ thể ký hoặc thực hiện, nhưng người đó ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính với danh nghĩa một chức vụ, chức danh có thẩm quyền thì quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là của người đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó”. Quyết định XPVPHC và Quyết định cưỡng chế thi hành QĐXPVPHC là các quyết định của Chủ tịch UBND huyện X. Từ những căn cứ trên, trong trường hợp này, đối tượng khởi kiện là Quyết định XPVPHC và Quyết định cưỡng chế thi hành QĐXPVPHC; người bị kiện là người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính bị khiếu kiện đó là của Chủ tịch UBND huyện X chứ không phải cá nhân ông A. Do vậy, khi ông H khởi kiện quyết định hình chính của Chủ tịch UBND huyện X do ông A là Chủ tịch UBND huyện ký quyết định đó, nhưng ông A đã nghỉ hưu thì Tòa án không đưa ông A tham gia tố tụng với tư cách người bị kiện; trong trường hợp này thì Chủ tịch UBND huyện X đương nhiệm là người bị kiện, mặc dù không ký quyết định hành chính bị khởi kiện nhưng vì Chủ tịch UBND huyện đương nhiệm kế thừa quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ trước." 21117,"Xin chào luật sư, Tôi tên Kim Thành Hưng, sinh sống và làm việc tại Quận 5, Tp.HCM. Trong quá trình tìm hiểu về thủ tục tố tụng dân sự giai đoạn 2004-2014, tôi cảm thấy mình còn nhiều thiếu xót khi có nhiều vấn đề không hiểu rõ lắm, nên nhờ sự giúp đỡ từ luật sư để giúp tôi bồi dưỡng thêm nguồn kiến thức cho bản thân, cụ thể: Hỏi người giám định trong Tố tụng dân sự 2004 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Kim Thành Hân (thanh_han12**@gmail.com)","Căn cứ theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, việc hỏi người giám định được quy định như sau: 1. Chủ toạ phiên toà yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định. 2. Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên toà có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ, hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án. 3. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên toà thì chủ toạ phiên toà công bố kết luận giám định. 4. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên toà và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nếu xét thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà. Trên đây là nội dung tư vấn về Hỏi người giám định trong Tố tụng Dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 11137,"Ông Nguyễn Thành Hưng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bình Định. Hiện ông Hưng đang muốn chuyển hộ khẩu vào 1 ngôi chùa trên địa bàn tỉnh, ông Hưng đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn thủ tục hành chính này.","Tại Điểm d, Khoản 2, Điều 6 Thông tư 52/2010/TT-BCA ngày 30/11/2010 của Bộ Công an quy định: “Người sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo”. Do vậy, ông Nguyễn Thành Hưng đề nghị đăng ký thường trú vào cơ sở tôn giáo thì hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu - Bản khai nhân khẩu - Giấy chuyển hộ khẩu - Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 của Chính phủ. - Giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc đề nghị ông Hưng liên hệ trực tiếp với cơ quan Công an nơi ông đề nghị đăng ký thường trú để được hướng dẫn chi tiết." 4305,Cha mẹ đẻ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi không?,"ôi muốn hỏi, tôi có đứa con trai lúc 6 tuổi có cho người khác nhận làm con nuôi, nhưng hiện tại chúng tôi sắp ra nước ngoài định cư, chúng tôi muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với người đó. Như vậy, vợ chồng tôi có quyền yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi của người đó không?" 22827,"Em đang là học sinh lớp 12, em có yêu một bạn cùng lớp. Không hiểu vì lí do gì, bạn ở cùng xã với em dù không thân, không chơi với nhau nhưng bạn ấy lại phao tin đồn rằng em và người yêu em đã ăn nằm với nhau. Việc này hoàn toàn là bịa đặt. Vậy em có nên viết đơn khởi kiện không?","Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền nhân thân của con người,được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (Ðiều 37 Bộ luật Dân sự). Việc người bạn cùng xã tung tin đồn trên đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bạn. Do đó, bạn hoàn toàn có quyền gửi đơn khởi kiện tới tòa án hoặc trình báo tới cơ quan công an đến tố cáo hành vi của người bạn đó, và yêu cầu được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình. Hành vi của người bạn cùng xã có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình. Điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: .... a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; Hoặc, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo Điều 122 Bộ luật Hình sự: Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: - Có tổ chức; - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Đối với nhiều người; - Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; - Đối với người thi hành công vụ; - Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." 28053,"gày 20/3/2013 tội bị lấy trộm chiếc laptop trị giá 12 triệu đồng, sau đó tôi báo lên cơ quan công an. Tháng 10/2013, cơ quan công an tìm ra người đã lấy trộm tài sản của tôi là anh A, nhưng anh A đã bán chiếc laptop đó cho anh B (anh B không hề biết tài sản đó là do anh A lấy trộm). Vậy xin hỏi tôi có thể yêu cầu anh B trả lại chiếc laptop cho mình không?","Bộ Luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005) quy định có các loại chiếm hữu tài sản: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật bao gồm: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Trong đó, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là chiếm hữu trong các trường hợp quy đinh tại Điều 183 BLDS: - Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; - Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; - Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; - Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; - Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; - Các trường hợp khác do pháp luật quy định. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là chiếm hữu không thuộc các trường hợp quy định tại điều 183 BLDS 2005. Và việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Theo suy đoán pháp lý thì việc người thứ ba nhận được tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì được coi là chiếm hữu ngay tình. Theo đó, anh B là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình. Chủ sở hữu (tức là chị Hương) có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự: “người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”. Khi đó, quyền lợi của anh B, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ngay tình được bảo vệ như sau: + Được yêu cầu bồi thường thiệt hại (giá trị đòi bồi thường là giá trị của giao dịch mà họ đã xác lập và các thiệt hại khác nếu có như hệ số trượt giá của tài sản ...) + Được hưởng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản kể từ thời điển bắt đầu chiếm hữu đến thời điểm phải hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. + Được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản." 32322,"Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Làm thẻ Căn cước công dân tại đâu? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!","Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về địa điểm làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân: - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; - Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Trên đây là nội dung giải đáp về các nơi có thể làm thẻ căn cước công dân. Để rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Luật Căn cước công dân 2014 bạn nhé. Trân trọng!" 8161,"Tôi có thuê một người trông giữ xe cho khách, do bất cẩn người đó đã làm mất một chiếc xe máy của khách. Người khách bị mất xe đòi tôi bồi thường. Theo quy định của pháp luật, tôi hay người trông giữ xe phải bồi thường?","Điều 622 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định, cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này, trước hết, bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại vì thiệt hại do người làm công gây ra trong khi thực hiện công việc được giao. Sau đó, bạn có quyền yêu cầu người trông giữ xe hoàn trả toàn bộ hay một phần tiền theo quy định của pháp luật. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 29321,Đăng ký giám hộ có được cấp bản chính trích lục không?,Cho mình hỏi vấn đề này: Khi đi đăng ký giám hộ ở Ủy ban xã thì có được bên hộ tịch cấp bản chính trích lục việc đăng ký giám hộ này hay không? 13847,Mức lãi suất nợ quá hạn tối đa hiện nay là bao nhiêu?,"Căn cứ tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Nghĩa vụ trả nợ của bên vay [...] 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ Như vậy, từ các quy định trên, mức lãi suất nợ quá hạn tối đa hiện nay được xác định theo các trường hợp như sau: - Lãi suất nợ quá hạn do các bên tự thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất nợ quá hạn tối đa là 10%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp các bên không có sự thỏa thuận thì lãi suất quá hạn được tính bằng 150% tương đương 1,5 lãi suất vay theo hợp đồng vay. *Lưu ý rằng: Theo quy định tại Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP , các tổ chức tín dụng không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự 2015 . Do đó, lãi suất nợ quá hạn mà các tổ chức tín dụng ấn định có thể vượt quá 20%/năm." 3226,"Cho em hỏi là em năm nay 22 tuổi mới tốt nghiệp cao đẳng và được phường gửi giấy gọi khám NVQS nhưng em có bị viêm da hai bàn chân không biết có được tạm hoãn không ạ? Em có khám sức khỏe qua BHYT ở Da Liễu Thành phố thì có mỗi lần khám mỗi bác sĩ chuẩn đoán khác nhau ạ. Có lần là viêm da tiếp xúc, khi bác sĩ khác lại ghi chuẩn đoán là viêm da kích thích, có bác sĩ lại ghi chuẩn đoán là chàm nứt nẻ và có một lần lâu rồi là viêm da cơ địa. Em đã bị 5 năm rồi mà không khỏi.","Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của công dân được gọi nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ quân sự như sau: - Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, tức là đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng thì thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. - Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS. Đồng thời tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định cách phân loại sức khỏe như sau: Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau: a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Đồng thời, căn cứ Bảng tiêu chuẩn đo thị lực các bệnh da liễu tại Bảng số 11, Phụ lục 1 ban hành ban kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về quy định việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau: 165 Ghẻ: - Thể giản đơn, khu trú, chưa có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hoá... 2 - Thể có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hoá... nhưng còn khu trú 3 - Ghẻ rải rác toàn thân và có biến chứng: Viêm da nhiễm khuẩn, chàm hoá... 4 166 Viêm da dị ứng - Viêm da dị ứng/kích thích 3 - Chàm vi khuẩn 3 - Chàm hóa do bệnh da khác (nấm, tiếp xúc …) 4 - Á sừng liên cầu, á sừng vùng đầu (chàm không rõ nguyên nhân) 2 - Viêm da cơ địa 6 - Viêm da dầu 4 - Tổ đỉa 5 - Viêm da thần kinh + Khu trú 4 + Lan tỏa (nhiều nơi) 5 Như vậy, nếu bị viêm da kích thích thì sức khỏe của bạn có thể vẫn ở Loại 3 => Vẫn đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự. Còn nếu như bạn bị viêm da tiếp xúc hoặc viêm da cơ địa thì chắc chắn không phải tham gia nghĩa vụ quân sự vì lúc này sức khỏe của bạn ở Loại 4 hoặc Loại 6. Trên đây là nội dung hỗ trợ! Trân trọng!" 25140,"Tôi làm giấy khai sinh, nội dung trên giấy khai sinh có ghi số định danh cá nhân. Vậy cho tôi hỏi. Số định danh đó sau này là số căn cước công dân luôn phải không? Mong sớm nhận hồi đáp.","Tại Điều 5 Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 137/2015/NĐ-CP. Có quy định: Điều 5. Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 1. Số Căn cước công dân, số định danh cá nhân đã có trong Giấy khai sinh là số định danh cá nhân của công dân ; các trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh đã có số định danh cá nhân thì sử dụng thông tin về số Căn cước công dân, số định danh cá nhân trong Giấy khai sinh và các thông tin trên thẻ Căn cước công dân, Giấy khai sinh để tiến hành các giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 2. Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo. 3. Mẫu Thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) được in trực tiếp từ hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công dân sử dụng Thông báo này để chứng minh nội dung thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì số định danh trên Giấy khai sinh là số Căn cước công dân được sử dụng sau này. Trân trọng." 8290,Giấy ủy quyền mua bán xe có cần phải công chứng không?,"Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì không có quy định về giấy ủy quyền mà sẽ có quy định về hợp đồng ủy quyền tại Điều 562 Tuy nhiên tại các văn bản pháp luật chuyên ngành khác vẫn có quy định về giấy ủy quyền, ví dụ như tại Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp Qua đó có thể thấy giấy ủy quyền cũng có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng ủy quyền. Tại nội dung quy định về hợp đồng ủy quyền theo Bộ luật Dân sự 2015 thì không có quy định cụ thể yêu cầu phải công chứng hợp đồng ủy quyền Bên cạnh đó, tại Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền thì: Công chứng hợp đồng ủy quyền 1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. 2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. Theo đó, tại Luật Công chứng 2014 cũng chỉ quy định về các quy định chung cần lưu ý khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền chứ không có quy định bắt buộc cần phải công chứng giấy ủy quyền nói chung hay giấy ủy quyền mua bán xe nói riêng Tuy nhiên, đối với việc công chứng giấy ủy quyền thì sẽ giảm thiểu được những vấn đề tranh chấp xảy ra khi thực hiện công việc theo ủy quyền" 27897,"Ở cạnh nhà tôi có 1 khu đất được người ta thuê làm bãi tập kết vật liệu xây dựng, ban đêm (1, 2, 3 giờ sáng) xe chuyển vật liệu về gây ồn làm mất giấc ngủ. Tôi muốn hỏi: cơ sở đó( buôn bán vật liệu) làm vậy có đúng không? Nếu họ sai tôi phải làm thế nào cho đúng pháp luật?","Theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Dân sự năm 2005, khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, chủ sở hữu phải tôn trọng, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền sở hữu để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Như vậy, hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội là trái pháp luật, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, và trật tự, an toàn xã hội thì hành vi ""gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung"" sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, người có hành vi ""Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau"" có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. Như vậy, hành vi gây ồn ào, làm mất trật tự vào ban đêm ở bãi tập kết vật liệu xây dựng là vi phạm pháp luật. Khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008 quy định: ""Công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố cáo mọi hành vi vi phạm hành chính"". Do đó, anh có thể gửi đơn tới Ủy ban nhân dân hoặc Công an xã, phường, thị trấn tố cáo hành vi ""gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung"" của bãi tập kết vật liệu để người có thẩm quyền xử lý theo quy định./." 14410,"Tôi đang tìm hiểu về việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về TTXH và có một thắc mắc như sau: Theo quy định mới nhất thì khi thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về TTXH, Thủ trưởng đơn vị có quyền và trách nhiệm gì? Mong ban biên tập hỗ trợ.","Theo Điều 11 Thông tư 15/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 30/3/2020) quy định trách nhiệm, quyền hạn của Thủ trưởng đơn vị như sau: - Tổ chức, chỉ huy, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nội dung quy định tại Mục 1, Chương II của Thông tư này. - Trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cần thiết cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội. Bố trí cán bộ đủ số lượng, đảm bảo chất lượng thực hiện công tác tiếp công dân; tổ chức thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo quy định. - Tổ chức tiếp, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định. - Quyết định theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định về các nội dung quy định tại Điều 8 của Thông tư này. - Xem xét, ký duyệt hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết việc thực hiện các nội dung quản lý hành chính về trật tự xã hội theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và theo đề xuất của cán bộ, chiến sĩ tiếp công dân. - Kịp thời xử lý các hành vi lợi dụng thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Ban biên tập thông tin đến bạn." 27737,Viêm tuyến tiền liệt có phải đi nghĩa vụ quân sự không?,"Dạ, hiện tại em bị viêm tuyến tiền liệt có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không? Mong được hỗ trợ." 14858,2. Thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam như thế nào?,"Căn cứ Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam như sau: 1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp. 3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. 4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. 5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Theo đó, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ được thực hiện theo trình tự thủ tục như trên. Trân trọng!" 20646,Mua đất đứng tên riêng nhưng vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân vậy có được xem là tài sản riêng không?,"Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ và chồng như sau: 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Như vậy, trong trường hợp của bạn hai bạn chưa có chứng nhận đã ly thân thì vẫn là trong thời kỳ hôn nhân vì vậy chưa đủ căn cứ để xem tài sản này là tài sản riêng của bạn nên khi ly hôn thì tài sản này vẫn được xem là tài sản chung và đem ra chia thừa kế." 34451,Quyền nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn được quy định như thế nào?,"Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Theo quy định này, sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về trách nhiệm nuôi con hoặc theo quyết định của Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Vợ có được giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn nhưng chồng mất không? (Hình từ Internet)" 10822,Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là bao nhiêu?,"Căn cứ Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau: 1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi: a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp. b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp. c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp. d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp. đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố. 2. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài như sau: a) Lệ phí cấp giấy phép lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép; b) Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép. Theo đó, lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng/trường hợp. Trân trọng!" 32928,Có được từ chối bảo hành hàng hóa cho người tiêu dùng khi đã ủy quyền cho người khác thực hiện bảo hành không?,"Tại Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có quy định về trách nhiệm bảo hành hàng hóa , linh kiện, phụ kiện như sau: Trách nhiệm bảo hành hàng hóa , linh kiện, phụ kiện Hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm: 1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp; 2. Cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành. Thời gian thực hiện bảo hành không tính vào thời hạn bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới thì thời hạn bảo hành linh kiện, phụ kiện hoặc hàng hóa đó được tính từ thời điểm thay thế linh kiện, phụ kiện hoặc đổi hàng hóa mới; 3. Cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành; 4. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi. 5. Đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi; 6. Chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng; 7. Chịu trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng cả trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành. Như vậy, trường hợp đã ủy quyền cho người khác thực hiện bảo hành thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa vẫn phải chịu trách nhiệm và không được từ chối bảo hành về hàng hóa, linh kiện do mình cung cấp cho người tiêu dùng. Lưu ý: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 có hiệu lực đến hết 31/12/2023. Có được từ chối bảo hành hàng hóa cho người tiêu dùng khi đã ủy quyền cho người khác thực hiện bảo hành không? (Hình từ Internet)" 8175,"Đầu năm tôi có nhận làm khoán công trình đá hoa cương của cơ sở đá Minh Hoàng trên địa bàn đường 5 mới tại Biên Hòa-Đồng Nai.Ban đầu được lời giới thiệu của một người bạn là anh ruột của chủ cơ sở đá nói trên.lúc đầu chù cơ sờ trên nói làm công dùm mấy cầu thang trường học rồi sau đó sẽ giao khoán lại công trình để làm.vì tin tưởng người bạn là anh của chủ cơ sở nên tôi không làm hợp đồng. Đến khi làm xong công trình đó và làm thêm hai công trình nhỏ nửa vẩn không thấy chù cơ sở thanh toán tiền.Tôi lại bước vào làm tiếp một công trình lớn nữa hi vọng là sẽ lấy được tiền.Nhưng khi làm nữa chừng thì chủ cơ sở cũng không thanh toán gì cả nên tôi nghỉ mấy ngày để chủ cơ sở thanh toán tiền rồi làm tiếp nhưng chủ cơ sở đã không thanh toán mà còn trờ mặt không cho tôi làm nửa và không muốn trả tiền. Nay tôi xin nhờ các anh có cách nào giúp tôi đòi lại được số tiền làm công lúc đầu và số tiền tôi đã làm khoán đó không trong khi trong tay tôi lại không có hợp đồng làm ăn với chủ cơ sở,số tiền đó vào khoảng 40 triệu,mong anh giúp cho.","Bạn hãy gặp chủ cơ sở để xác nhận công nợ, sau khi xác nhận công nợ thì bạn có thể khởi kiện đòi nợ. Chắc bạn làm việc cho chủ đầu tư thì có nhiều người biết chứ? Em cứ yên tâm đi, gặp gở chủ đầu tư để thương lượng trước khi khởi kiện nhé" 14655,"Nhà tôi hiện nay đang khúc mắc về việc tranh chấp đất đai giữa anh chị các con bà cả với miếng đất nhà tôi đang sử dụng. Xin luật sư tư vấn giúp. Năm 1982 bố tôi có kết hôn với mẹ tôi, sinh ra hai chị gái, tôi và em tôi( bị tật nguyền). Trước đó, bố tôi đã từng kết hôn với một người khác, sinh ra 6 người con, sau đó vì Bà ấy mất sớm nên cưới mẹ tôi về làm vợ, mẹ tôi về làm dâu khi các anh chị tôi gần như đã lớn. một nửa trong số họ đã lập gia đình, hiện nay tất cả đều ở riêng. Năm 1989, mẹ tôi có xin được một mảnh đất cách nhà bố tôi ở 3km, chúng tôi sinh sống tại đó  và đóng thuế hàng năm. (mảnh đất do mẹ tôi đúng tên và sổ hộ khẩu cũng do mẹ tôi làm chủ hộ).  Năm 2008, Bố mẹ có làm sổ trao tặng đất đai cho chị gái tôi và tôi, mảnh đất được chia làm 3,chị gái tôi một phần, tôi một phần và mẹ tôi giữ lại một phần. Đất đã được làm sổ đỏ  đứng tên chúng tôi. Năm 2010 bố tôi mất. hiện nay mảnh đất của mẹ tôi đã bán 1 nửa, chỉ còn lại một nửa. Anh trai đầu cùng cha khác mẹ với tôi đang muốn kiện đòi gộp sổ của cả 3 mảnh đất và  và đòi chia một nửa trên tổng diện tích của cả 3 mảnh đất.  Luật sư cho tôi hỏi. Nếu anh tôi đi kiện thì có đất nhà tôi sẽ như thế nào?  Và Tôi nghe anh tôi nói với mọi người chỉ cần có giấy chứng nhận kết hôn của bố và mẹ tôi  thì sẽ lật được nhà tôi, với lý do bố tôi không minh mẫn khi chia đất ( triệu chứng bị lẫn của tuổi già). Ngày ấy bố tôi yếu và run tay nên chỉ điểm chỉ  vào giấy tờ cho tặng đất mà không ký được nhưng có sự chứng kiến của chính quyền khi làm thủ tục cho tặng) vậy anh tôi có  lấy được đất của chúng tôi hay không? Tôi xin cảm ơn luật sư và xin luật sư trả lời giúp","Về nguyên tắc nếu việc tặng cho đất của bố mẹ bạn cho các con nếu được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục, khi tặng cho đất người tặng cho hoàn toàn minh mẫn, tự nguyện và không bị ai ép buộc, đe dọa.....việc chuyển dịch đó sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ. Trường hợp việc tặng cho đó không được thực hiện theo quy định về việc tăng cho quyền sử dụng đất...những người có quyền lợi liên quan có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết sự việc theo quy định." 14845,"Thưa luật sư, vợ tôi có lừa đảo người ta 50 triệu, cũng đã chi tiêu hết, người ta đã tố cáo lên công an và hiện đang giải quyết. Tôi hoàn toàn không biết việc vợ tôi lừa đảo số tiền này. Nên tôi muốn hỏi, trong trường hợp này tôi có nghĩa vụ trả khoản tiền đó không?","Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Như vậy, đối chiếu với quy định trên và trường hợp của bạn là do vợ bạn lừa đảo cũng chi tiêu cá nhân hết đồng thời bạn không biết hành vi của vợ mình thì số tiền phải trả lại đó thuộc nghĩa vụ của vợ bạn chứ không phải của bạn. Tuy nhiên, xét về góc độ tình cảm vợ chồng trong gia đình thì việc bạn trả thay cho vợ mình là một việc nên làm. Trân trọng!" 12032,"Tôi đang làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Tôi nghe nói sẽ phỏng vấn trước khi được cấp đăng ký, nhưng một số người bạn khác thì không phải làm việc này. Chúng tôi có phải làm thủ tục phỏng vấn không, nội dung về vấn đề gì?","Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định thi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài không quy định việc phỏng vấn hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn là một thủ tục bắt buộc. Khoản 1 Điều 16 Nghị định này chỉ quy định: “Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các bên đương sự”. Do vậy, những trường hợp kết hôn theo Nghị định này không nhất thiết phải qua thủ tục phỏng vấn. Tuy nhiên, tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP nói trên thì việc phỏng vấn hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn được quy định là một thủ tục bắt buộc. Khoản 4 Điều 1 Nghị định này nêu rõ: “Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn”. Như vậy, việc phỏng vấn sẽ được tiến hành nhằm kiểm tra, làm rõ sự tự nguyện kết hôn của hai bên nam, nữ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau; hạn chế tình trạng kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác..." 5654,"Tôi tên Nguyễn Minh Anh, tôi có nghe nói qua về phiếu lý lịch tư pháp, nhưng nói thật là chưa hiểu phiếu lý lịch tư pháp là gì? Khi nào thì cần dùng phiếu lý lịch tư pháp? Rất mong các bạn hỗ trợ giúp. (*****@gmail.com)","Tại Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định: Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Tại Điều 3 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định phiếu lý lịch tư pháp được sử dụng khi: - Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. - Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng. - Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự. - Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Bạn có thể tham khảo thêm: - Cách tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp . - Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại? - Ai có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp? Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 4810,"Con trai tôi năm nay 18 tuổi. Khi tôi đưa cháu đến công an huyện để đề nghị cấp chứng minh nhân dân cho cháu thì bị từ chối với lý do con tôi đang điều trị bệnh tâm thần. Vậy cơ quan công an trả lời như trên là đúng hay sai và liệu con tôi có cơ hội được cấp chứng minh nhân dân không? Đoàn Văn Hùng (Từ Liêm, Hà Nội)","Luật sư Vũ Thị Viên (VPLS Đông Hà, ĐT: 0975748357 ) trả lời: Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Cũng theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân. Việc ông Đoàn Văn Hùng đưa con trai 18 tuổi đến cơ quan công an làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiện con trai ông đang điều trị bệnh tâm thần thì cháu thuộc một trong những trường hợp tạm thời chưa được cấp chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03-2-1999 của Chính phủ và được hướng dẫn tại khoản 2 Mục I Thông tư 04/1999 ngày 29-4-1999 của Bộ Công an. Cụ thể, các trường hợp tạm thời chưa được cấp chứng minh nhân dân, gồm: "" - Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại tạm giam, nhà tạm giữ; - Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam; - Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân, người bị bệnh đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác. Những người tuy không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì cũng tạm thời chưa được cấp chứng minh nhân dân"". Đồng thời, tại mục này cũng quy định: ""Các trường hợp trên sau khi chấp hành xong các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, được thay đổi biện pháp ngăn chặn, được trả tự do hoặc khỏi bệnh tâm thần, công dân đem các giấy tờ có liên quan đến công an cấp huyện làm các thủ tục cấp chứng minh nhân dân"". Như vậy, việc cơ quan công an từ chối cấp chứng minh nhân dân cho con trai ông Hùng trong trường hợp nêu trên là không trái với quy định của pháp luật; và khi con trai ông được điều trị khỏi bệnh tâm thần thì cháu được cấp chứng minh nhân dân theo quy định của pháp luật." 963,Kích cỡ ảnh trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh qua biên giới của Trung Quốc là bao nhiêu?,"Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 43/2011/TT-BCA quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh như sau: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh Hồ sơ gồm: - 01 tờ khai “Đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh” theo mẫu TK8 ban hành kèm theo Thông tư này; - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai. - Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, tờ khai phải do bố, mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay, nộp kèm theo bản sao giấy khai sinh và bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa trẻ em với người giám hộ. Tờ khai phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú và đóng dấu giáp lai ảnh. - Người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp cấp lại Giấy thông hành nhập xuất cảnh thì phải nộp lại giấy thông hành đã được cấp, nếu giấy đó còn thời hạn. Như vậy, khi thực hiện đề nghị cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh thì phải chuẩn bị 02 ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh. Do đó kích cỡ ảnh trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh là 4x6cm. Kích cỡ ảnh trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh qua biên giới của Trung Quốc là bao nhiêu? (Hình từ Internet)" 20201,"Cho hỏi trường hợp người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, mà chỉ có tạm trú thì có thể xin cấp Phiếu LLTP ở Việt Nam không?","Khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định: Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. Như vậy, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. Theo Luật Cư trú 2006 thì nơi cư trú bao gồm cả nơi thường trú và tạm trú. Cho nên người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam cũng có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Việt Nam. Trân trọng!" 27704,"Bố tôi đã chết không để lại di chúc, mẹ tôi còn sống. Gia đình tôi muốn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế của cha tôi. Cha, mẹ tôi có số 6 người con, trong đó người anh trai đầu tôi là Phan Sỹ N chết năm 2009. Anh N có hai người con đều trên 18 tuổi, nhưng hai người con của anh N không đồng ý ký tên vào văn bản phân chia di sản mà không nêu lý do. Đã hai năm rồi chúng tôi không làm được các thủ tục cần thiết để phân chia di sản. Vậy xin hỏi chúng tôi phải làm như thế nào cho đúng luật ? Gửi bởi: Phan Thi Nguyet","Do bố bác chết không để lại di chúc nên di sản được chia theo pháp luật. Người thừa kế được xác định theo thứ tự quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Đối với trường hợp bác Phan Sỹ N (anh trai cả của bác) đã chết năm 2009 thì sẽ xảy ra một trong hai trường hợp như sau: (i) Trường hợp thứ nhất: Nếu bác N chết trước bố của bác: Theo quy định tại Ðiều 677 Bộ luật dân sự về thừa kế thế vị, hai người con của bác N sẽ được hưởng phần di sản mà bác N được hưởng nếu còn sống; (ii) Trường hợp thứ hai: Nếu bác N chết sau bố của bác: Tại thời điểm mở thừa kế của bố bác (thời điểm bố bác chết), bác N vẫn được hưởng di sản do bố bác để lại. Đến nay, khi tiến hành phân chia di sản do bố bác để lại, bác N đã chết nên những người thừa kế của bác N sẽ đứng ra hưởng thay phần di sản mà bác N đã được hưởng; trong số những người thừa kế này có hai người con của bác N. Như vậy, khi gia đình bác làm thủ tục phân chia di sản do bố bác để lại thì phải có sự đồng ý của tất cả những người thừa kế của bố bác và của cả hai người con của bác N (với tư cách là người thừa kế thế vị hoặc là người hưởng thay phần di sản của bác N). Gia đình bác nên tiến hành họp mặt những người thừa kế để thỏa thuận những việc như: - Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này; - Cách thức phân chia di sản. Tại cuộc họp này, những người thừa kế có thể tìm hiểu nguyên nhân tại sao người con của bác N không đồng ý ký tên vào văn bản phân chia di sản; từ đó cùng đưa ra hướng giải quyết phù hợp, hài hòa lợi ích của các bên. Trong trường hợp những người thừa kế không thể thỏa thuận để tiến hành phân chia di sản của bố bác theo quy định của pháp luật thì có quyền khởi kiện tới tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản. Khi khởi kiện, người thừa kế phải làm đơn khởi kiện với các nội dung chính quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự: Bác cũng lưu ý, thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế (theo Ðiều 645 Bộ luật dân sự)." 7040,Thủ tục đăng ký kết hôn năm 2024 cần những gì và đến đâu để đăng ký kết hôn đối với công dân ở khu vực biên giới?,"Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký kết hôn như sau: Đăng ký kết hôn 1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú. 2. Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung; b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng; c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng. ... Theo đó, trường hợp công dân Việt Nam ở biên giới kết hôn với ông dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú sẽ thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới và cần nộp các giấy tờ sau: - Giấy tờ tùy thân để chứng minh nhân thân như: CCCD/CMND, hộ chiếu còn giá trị sử dụng; - Tờ khai đăng ký kết hôn; - Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng; - Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng. Trân trọng!" 33933,"Xin hỏi: em thừa kế toàn bộ đất của gia đình, khi làm thủ tục sang tên thì phát hiện ra một phần đất không nằm trong giấy quyền sử dụng đất mà đất đó  không nằm trong giấy quyền sử dụng đất của ai cả. Vậy làm sao để lấy lại quyền sư dụng phần đất đó? Em xin cám ơn! (đất vườn, không có tranh chấp, canh tác từ lúc bải bỏ htx trở về đất củ)","Nếu diện tích đó thuộc thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận nhưng do sai sót trong khi đo đạc thì có thể xin đính chính để tăng diện tích đất ghi trong số theo số đo thực tế. Nếu diện tích đất đó không thuộc thửa đất đã được cấp sổ đỏ, mà là diên tích đất mới cơi nới, mở rộng diện tích thì có thể xem xét cấp GCN QSD đất theo quy định pháp luật. Trường hợp sử dụng đất ổn định theo quy định tại khoản 2, Điều 101 Luật đất đai, hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì sẽ được cấp GCN QSD đất." 13724,Khôi phục lại gái trị sử dụng của hộ chiếu bị mất được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Trước đây tôi có hủy một hộ chiếu do bị mất. Nay tôi đã tìm lại được vậy việc khôi phục lại giá trị sử dụng của hộ chiếu bị mất được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thư Yên (nhinh****@gmail.com),"Khôi phục lại hộ chiếu bị mất được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam như sau: Hộ chiếu đã bị hủy giá trị sử dụng do mất, khi tìm thấy có thể được khôi phục nếu đủ các điều kiện sau: - Hộ chiếu được tìm thấy chưa bị hỏng, còn thời hạn từ 06 tháng trở lên; - Trong hộ chiếu có thị thực của nước ngoài còn giá trị hoặc thuộc trường hợp cấp thiết quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư này. Người thuộc trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều này trực tiếp nộp hộ chiếu, kèm theo đơn đề nghị khôi phục giá trị sử dụng của hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn đề nghị, Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, trả lời kết quả. Trên đây là quy định về việc khôi phục lại giá trị sử dụng của hộ chiếu bị mất. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 29/2016/TT-BCA. Trân trọng!" 29729,"Tôi cùng năm người bạn góp tiền mua chung một căn hộ chung cư để cho người nước ngoài thuê và giao ước với nhau căn hộ này là sở hữu chung của tất cả mọi người với một điều kiện chỉ bán căn hộ này chia tiền sau mười năm kể từ ngày mua. Sau khi cho thuê được bốn năm thì có một người trong số chúng tôi đòi bán nhà để chia tiền trước thời hạn vì giá nhà đất hiện nay đang có nhiều biến động, bốn người còn lại không đồng ý? Trong trường hợp này nên giải quyết như thế nào?","Trước hết phải khẳng định rằng đây là tài sản chung của tất cả những người cùng góp vốn, vì vậy khi muốn phân chia khối tài sản chung này phải được sự đồng ý của những người cùng góp vốn. Điều 224 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về vấn đề chia tài sản chung như sau: - Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia; - Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, nếu các bạn đã thoả thuận chỉ bán căn hộ thuộc sở hữu chung của năm người để chia tiền cho các chủ sở hữu sau mười năm kể từ ngày mua, thì mỗi người trong số các bạn chỉ có quyền yêu cầu bán căn hộ đó để chia khi hết thời hạn đó. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 23719,"Cho hỏi: Theo quy định thì những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc điều kiện lao động loại V ngành vận tải bao gồm những công việc nào? Mong nhận giải đáp.","Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc điều kiện lao động loại V ngành vận tải quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể: STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc Điều kiện lao động loại V 1 Sĩ quan, thuyền viên, kỹ thuật viên, thợ máy các tàu công trình Thường xuyên ăn ở sinh hoạt trên sông, biển; công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng và tiếng ồn lớn.. 2 Lái đầu máy xe lửa Thường xuyên lưu động trên tàu, luôn căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng của tiếng ồn. 3 Lái xe vận tải, có trọng tải 20 tấn trở lên Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao 4 Lái máy xúc dung tích gầu từ 4m 3 trở lên Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn cao. 5 Sĩ quan boong, sĩ quan điện, vô tuyến điện, thủy thủ, cấp dưỡng, phục vụ, bác sĩ, quản trị trưởng trên tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung. 6 Lái xe ôtô chở khách từ 80 ghế trở lên. Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và rung. 7 Máy trưởng, thợ máy phà tự hành, ca nô lai dắt phà và tàu sông có công suất từ 90 CV trở lên. Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của ồn, rung, nóng, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu, tư thế lao động gò bó. 8 Sản xuất vỏ tàu và các sản phẩm từ Composic Tiếp xúc với các hóa chất độc như: butanol, axetol, bông thủy tinh… 9 Làm việc trên đốc nổi Thường xuyên làm việc trong hầm chật hẹp, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của nóng và tiếng ồn cao 10 Lặn kiểm tra tàu, vệ sinh lòng bến, đặt goong phục vụ hạ thủy Công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh 11 Nhân viên điều độ chạy tàu (Điều độ viên trực tiếp chỉ huy chạy tàu tại các trung tâm). Công việc rất phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý. 12 Vận hành cần trục giàn cầu tầu. Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao. 13 Vận hành cần trục chân đế. Làm việc trên cao, độ rung lắc lớn, nguy cơ mất an toàn cao. 14 Vận hành cần trục bánh lốp. Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương. 15 Vận hành xe nâng hàng xếp dỡ Container. Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương. 16 Vận hành xe nâng hàng bách hóa (không phải Container). Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương 17 Lái xe vận tải trong dây chuyền xếp dỡ. Môi trường bụi, ồn, cường độ lao động khẩn trương. 18 Bốc xếp thủ công. Môi trường bụi, ồn, hơi khí độc, cường độ lao động khẩn trương, nặng nhọc nguy hiểm. 19 Trực tiếp làm việc trong Hầm đường bộ Hải Vân (vận hành máy, thiết bị; phòng cháy chữa cháy; bảo dưỡng, vệ sinh hầm; đảm bảo an toàn giao thông, hướng dẫn lánh nạn). Chịu tác động của từ trường lớn do có sự cộng hưởng từ các thiết bị điện; chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, hơi xăng dầu, hơi khí độc, bụi; chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt do ở độ cao 127m so với mặt nước biển; chịu ảnh hưởng của nước thải và hóa chất tẩy rửa từ công tác vệ sinh hầm; làm việc trong điều kiện thiếu dưỡng khí, dễ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông. 20 Khai thác viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam. Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn. 21 Kỹ thuật viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam. Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, điện từ trường. 22 Thuyền viên làm việc trên tàu tìm kiếm cứu nạn, trục vớt tài sản chìm đắm, cứu hộ. Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, thời tiết, căng thẳng thần kinh tâm lý. 23 Giám sát viên, điều hành viên hệ thống hành hải tàu thuyền. Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, điện từ trường siêu cao tần. 24 Kỹ thuật viên điều hành hệ thống hành hải tàu thuyền. Căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, thường xuyên làm việc trên tháp radar cao 50m, chịu ảnh hưởng của ồn, điện từ trường siêu cao tần. 25 Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô công vụ của cảng vụ hàng hải. Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý. 26 Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô phục vụ tiếp tế, kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải đèn biển, luồng hàng hải; đưa đón hoa tiêu hàng hải. Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn. 27 Kiểm tra tàu, thuyền, công trình thủy, báo hiệu hàng hải. Công việc nguy hiểm, chịu tác động của bụi, hơi khí độc. 28 Kiểm tra công trình biển. Làm việc ở ngoài khơi, xa bờ, chịu tác động của sóng, gió. 29 Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa phao tiêu, báo hiệu hàng hải. Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung. 30 Quản lý và vận hành các thiết bị báo hiệu hàng hải trên luồng hàng hải, cửa sông, dọc theo các sông có vận tải thủy. Làm việc ngoài trời, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung. 31 Công nhân quản lý, vận hành đèn biển. Làm việc ngoài khơi, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió. 32 Thợ giàn giáo trong nhà máy đóng tàu Làm việc trên cao, dưới hầm tàu (sâu 20-30m), phải mang vác nặng trong lúc leo trèo. Vị trí làm việc chênh vênh nguy hiểm, môi trường làm việc thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, nóng bụi. Tư thế làm việc gò bó, chật hẹp. Trân trọng." 32762,Tranh chấp bất động sản thì Tòa án nơi nào giải quyết?,"Tranh chấp bất động sản thì Tòa án nơi nào giải quyết? Hiện cậu tôi đang gặp một tranh chấp liên quan tới bất động sản. Số là cậu tôi mua đất ham rẻ nên mua đất không có sổ đỏ, bây giờ xuất hiện người cầm sổ đỏ tới nói đó là đất của họ. Cho tôi hỏi, nếu cậu tôi muốn thưa kiện thì phải làm đơn ở Tòa án nào ạ?" 16064,"Luật sư cho cháu hỏi vấn này với ạ: Việc là như thế này, cách đây mấy năm nhà cháu có mua một mảnh đất nhà hàng xóm và bản thân mảnh đất đó chưa có sổ đỏ, việc mua bán vẫn diễn ra bình thường và được lập thành văn bản nhưng không có công chứng hay chứng thực gì cả và chỉ có sự làm chứng và ký nhận của bác trưởng thôn xóm. Nhưng thời gian gần đây ở chỗ cháu có kế hoạch dồn điền đổi thửa để mở rộng đường của xóm và mảnh đất nhà cháu nằm trong phạm vi bị quy hoạch để mở rộng đường. Và khi đó chính quyền sẽ đền bù một phần đất khác tương ứng với phần đất bị lấn để làm đường. Nhưng cháu băn khoăn vấn đề này là nếu chính quyền có bồi thường phần đất bị quy hoạch cho chủ mảnh đất trước và trong trường hợp vì lòng tham mà người ta không trao trả lại phần bồi thường đó cho nhà cháu thì nhà cháu sẽ phải làm như thế nào ạ? Và mảnh đất đó chưa có sổ đỏ nên nếu xảy ra tranh chấp thì phải dựa vào căn cứ gì để đòi lại phần bồi thường đó không ạ? Cháu rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư và cháu xin chân thành cảm ơn luật sư!","1. Theo quy định hiện hành, mọi giao dịch đất phải được lập thành văn bản có công chứng, vì đất gia đình bạn mua chưa có sổ đỏ nên việc công chứng cũng chưa được thực hiện, và do vậy, pháp luật hiện nay chưa công nhận việc chuyển quyền sử dụng đất giữa hai bên. 2. Sự kiện dồn điền đổi thửa khiến cho thửa đất nằm trong phạm vi bị quy hoạch và chính quyền sẽ xem xét cấp cho chủ sử dụng một thửa đất ở vị trí khác, chủ đất cũ sẽ là người được xem xét. Tuy nhiên, hai bên có thể làm đơn đề nghị ủy ban nhân dân xã công nhận việc chuyển giao quyền sử dụng đất trên thực tế của chủ cũ cho gia đình nhà bạn để gia đình nhà bạn được nhận bồi thường về đất. Nếu chủ đất cũ không thiện chí và có ý lật lọng thì đây là một rủi ro cho gia đình nhà bạn, như đã phân tích ở trên, giao dịch trên chưa được công nhận và sẽ bị tuyên là vô hiệu nếu xảy ra tranh chấp. Hậu quả giải quyết hợp đồng vô hiệu là hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận, tòa sẽ xem xét lỗi của hai bên để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại (gia đình nhà bạn cũng có một phần lỗi là không nhận thức đầy đủ yêu cầu của pháp luật đối với giao dịch nên đã tham gia một giao dịch chưa hợp pháp về trình tự, thủ tục và điều kiện)." 25810,"Chồng biệt tích nhiều năm thì vợ có được tái giá không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Hồng Mai, hiện đang sinh sống tại Khánh Hòa, có vấn đề thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn. Chúng tôi cưới nhau 5 năm thì chồng đi làm ăn xa, từ năm 2008 đến nay chưa về, cũng không có tin tức. Tôi và gia đình đã tìm kiếm và thông báo nhiều lần nhưng vẫn không có thông tin. Nay tôi muốn đi bước nữa với người khác nhưng không biết có được hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: hong.mai***@gmail.com","Ban biên tập đã nhận được tình huống thắc mắc của bạn và rất thông cảm cho tình cảnh của bạn. Về vấn đề tái hôn của bạn, Ban biên tập xin được tư vấn như sau: Trên nguyên tắc, nếu muốn tái hôn, bạn phải làm thủ tục ly hôn với người chồng hiện tại vì Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấm kết hôn nếu một người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác. Bạn không cần phải lo lắng, vì dù chồng bạn đã mất tích thì theo Khoản 2 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì được tòa án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp của bạn, chồng bạn không có mặt nên bạn có thể tiến hành ly hôn theo yêu cầu của một bên. Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 thì: 1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. 2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp của bạn, tuy chồng bạn đi làm ăn xa không có tin tức gì từ 7 năm trước nhưng để có thể yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bạn mất tích thì bạn cần làm đầy đủ các thủ tục thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Nếu đáp ứng các điều kiện thỏa mãn yêu cầu trên mà vẫn không có thông tin xác thực về việc chồng bạn còn sống hay đã chết thì bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bạn mất tích; sau đó làm thủ tục yêu cầu tòa án cho ly hôn với người mất tích. Theo quy định tại Điều 387 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì: 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. 2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc tái giá khi chồng biệt tích nhiều năm. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 18401,Người sinh con ra rồi bỏ rơi con bị xử phạt hành chính thế nào?,"Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em xử lý vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em cụ thể như sau: Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật; b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em. Như vậy, cha mẹ cố ý bỏ rơi con có thể bị xử phạt hành chính với số tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Sinh con ra rồi bỏ rơi con bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)" 27679,"Tình huống: Câu chuyện về Kinh doanh qua mạng và hệ quả pháp lý của giao dịch: Tại nhà Hoa, Hoa đang ngồi ngắm ngắm vuốt vuốt thì Hồng bước vào...trên tay cầm theo cái áo : Hồng: Xin chào tiểu thư ! Hôm nay không phải đi làm hay sao mà ngồi tút tát nhan sắc sớm thế ! Chắc hôm nay có chương trình gì đặc biệt phải không !? Hoa : Lỡm ạ, người đâu và vô duyên thế không biết, con gái con lứa phải « rịu ràng, ruyên ráng » chứ ai lại cứ bô bô như mày thế ! Hồng : Đấy, bạn bè mới có thế thôi đã quở mắng nhau rồi kìa... Hoa : Mà này ! Hôm nay sang đây chơi hay là để gây sự đấy !? Hồng : Híc.. sao lại xuống giọng nhanh thế chứ nị... hôm nay tao mua được cái áo này đẹp mà rẻ cực. Thích quá nên phải mang sang đây khoe ngay với mày. (giơ áo ra khoe) Hoa: Đâu đưa đây xem nào....(ngắm nghía một hồi) : Ôi giời, tưởng gì...tao cũng vừa mua cái áo y hệt thế này hôm trước. Nhưng chỉ khác màu thôi. Tối nay đang định diện đi chơi rồi khoe mày một thể đây. Thế mày mua bao nhiêu tiền mà rẻ ? Hồng : Tao mua có 200 nghìn thôi, rẻ và đẹp quá nên đang định sang bảo mày để mày cùng mua, thế mà đã mua rồi ah ? Hoa: ( sửng sốt ) : Cái gì cơ, 200 nghìn á ? Tao mua những 500 nghìn cơ. Để xem chất liệu có gì khác không nào (sờ sờ kiểm tra) ... Ôi, y hệt, mày mua ở đâu mà chỉ có 200 nghìn thôi ? Hồng : Tao mua ở một shop bán hàng online trên mạng... Hoa : Cái gì ? Sao lại mua trên mạng ? Mày định lừa tao đấy à ? Hồng : Tao rỗi hơi mà đi lừa mày à ? Thế mày không tin à ?!. Đúng là về khoản xinh đẹp, chịu chơi tao không bằng mày nhưng về cái khoản chạy theo công nghệ thì có lẽ mày phải học tao rồi...ha..ha... Cổ nhân nói không sai : « Trời không cho ai hết cái gì và cũng không lấy hết của ai cái gì bao giờ » Hoa : Ôi kinh !, hôm nay lại còn văn veo nữa cơ đấy ! Thế sự thể thế nào mày nói tao nghe coi ! Hồng : Nói thế thôi chứ tao thì tao cũng không hiểu lắm, thấy người ta chào bán, rẻ thì mua thôi ! tao nghe nói vì bán online không mất phí thuê cửa hàng, cũng chẳng cần giấy phép kinh doanh... nên giá bán rẻ hơn so với các cửa hàng quần áo bình thường, giờ người ta mua đồ trên mạng nhiều lắm, đẹp mà rẻ. Hoa: Sao lại thế được, nếu thế thì tại sao tao phải mua hàng đắt hơn gấp đôi với cùng 1 cái áo, thế thì các cửa hàng quần áo mở ra bây giờ thì ai mua nữa ? Mà nếu bán hàng kiểu thế thì bây giờ bán gì cũng online cho nó đỡ mất chi phí hết ah ? Hồng : Mày hỏi tao tao biết hỏi ai ?! Mà thôi, mày thắc mắc làm gì nhiều... rẻ thì mua, đắt thì chịu thua, mình không mua có ai bắt mình mua đâu... ?! Hoa : Nói như mày thì nói làm gì...(suy nghĩ một lát Hoa chợt bừng tỉnh).. Mà này, mày cận thận với mấy cái trò mua bán qua mạng đấy không rồi có ngày chết không kịp ngáp đâu.. Hồng : Cái gì, mày lại định doạ tao đấy à ?! Thời buổi này là thời buổi nào rồi mà mày còn cứ như bà cụ thế !? Hoa : Tao nói thế không phải không có lý do đâu, thực ra cái áo của mày thì tao không biết thật giả thế nào nên cũng không dám ý kiến nhưng mày có biết không, mới tháng trước anh Tam bạn tao cũng nghe lời trèo kéo trên mạng, anh ấy mua cái điện thoại Iphone 5 trên mạng, giá chỉ có 6,5 triệu trong khi giá ngoài thị trường thì rẻ cũng phải hơn 10 triệu. Mày có biết rốt cục thế nào không ? Hồng : Thế nào nào? Hoa : Bên bán nói rằng cái điện thoại có giá trị lớn nên phải trả trước 50% rồi mới giao hàng và nhận nốt tiền, vì tham rẻ anh Tam đã nghe theo và chuyển tiền vào tài khoản cho họ. Hồng : Rồi sao nữa ? Hoa: Thì mày cứ bình tĩnh đã... Sau khi anh Tam chuyển xong 50% họ cũng giao hàng như đã hẹn và đòi tiền luôn, theo thoả thuận anh Tam đã trả hết tiền... Nhận máy rồi anh ấy mang ra của hàng chuyên về điện thoại này thì được biết đó không phải là hàng chính hãng, mặc dù lúc chào hành nó cứ khăng khăng khẳng định là hàng xách tay còn duy nhất một chiếc... Hồng : Lại còn có chuyện đó nữa cơ à ? Hoa : Đấy chỉ là một ví dụ nhỏ thôi, còn nhiều chuyện tày đình lắm ! Hồng : Như thế thì cũng sợ nhỉ !? Thật giả lẫn lộn, chẳng biết thế nào mà lần... Câu hỏi 1. Vâng, thưa luật sư, vậy như bạn em nói, các cửa hàng online bán hàng rẻ hơn do không cần đăng ký kinh doanh, thuê cửa hàng, và những chi phí phụ ... Họ làm như vậy có vi phạm pháp luật gì không ạ? Câu hỏi 2. Vâng thưa luật sư, em cũng đã hiểu hơn rồi ạ, nhưng theo em thấy thì trên thị trường bây giờ có rất nhiều trường hợp mua bán hàng online tại nhà riêng mà ko đăng kí giấy phép kinh doanh, thậm chí còn có hàng loạt các diễn đàn phục vụ việc này, nhưng chưa có bất kì trường hợp nào bị làm sao cả? Thế là thế nào ạ? Câu hỏi 3. Thưa luật sư, em tìm hiểu thì được biết việc mua bán online người bán rất tinh xảo... nếu bị công an hay quản lý thị trường sờ gáy thì họ nói là họ bán quần áo họ ko dùng đến, họ xách tay về muốn thanh lý lại, thì làm sao ạ? Làm thế nào để phân biệt được và có cách xử lý nào để tạo sự công bằng, bình đẳng cho những cơ sở đăng kí kinh doanh hợp pháp không ạ (vừa mất tiền thuê cửa hàng, nhân viên... vừa lại không có khách vì giá thành đắt hơn so với các cửa hàng online...) Câu hỏi 4: Dạ thưa Luật sư, bạn em muốn hỏi bạn trai của bạn ấy bị lừa mua điện thoại như vậy bây giờ anh ấy có cách nào để bảo vệ quyền lợi của mình không ạ?","Bạn của bạn nói như vậy là không đúng. Hoạt động bán hàng online trên được coi là hoạt động thương mại, người thực hiện hoạt động thương mại là các thương nhân. Để được coi là thương nhân, người hoạt động thương mại phải thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo một trong hai hình thức là hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp (các loại hình công ty). Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của thương nhân (Luật thương mại 2005). Điều 49 Nghị định 43/2012/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định: Điều 49. Hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp. Như vậy, theo quy định trên thì chỉ một số hoạt động kinh doanh nhất định quy định tại khoản 2 là không phải thực hiện đăng ký kinh doanh còn lại bắt buộc phải thực hiện. Kinh doanh quy mô nhỏ thì có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh còn kinh doanh quy mô lớn thì phải chuyển sang loại hình doanh nghiệp. Khi đã đăng ký kinh doanh thì thương nhân phải có địa chỉ trụ sở chính. Trụ sở chính có thể đồng thời hoặc không đồng thời là địa điểm kinh doanh. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà thương nhân có thể kinh doanh tại trụ sở chính hoặc lập thêm địa điểm kinh doanh khác. Việc bán hàng online chỉ là một phương pháp, phương tiện để thực hiện hoạt động kinh doanh, thương nhân vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc có mất các chi phí phụ mà bạn nói, tôi không rõ ý bạn là các chi phí nào. Tuy nhiên, khi đã kinh doanh là doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài và các loại thuế, nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước theo quy định của pháp luật. Các chi phí khác mà thương nhân hạn chế được có thể là không phải thuê nhân viên bán hàng, thuê mặt bằng, địa điểm kinh doanh đẹp… Song, để được kinh doanh qua mạng, thương nhân cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định để sử dụng dịch vụ đó. Còn về vấn đề giá thành sản phẩm có rẻ hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào người bán hàng sau khi đã cân đối thu, chi và kế hoạch kinh doanh của mình. Câu hỏi 2: Đó là hiện tượng thực tế vẫn đang xảy ra rất phổ biến và là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng không phải như bạn nói là chưa có bất cứ trường hợp nào bị xử lý, chỉ là việc xử lý chưa hết, chưa triệt để mà thôi. Điều này xuất phát từ cách quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, phát hiện các hành vi vi phạm còn chưa được chặt chẽ. Hành vi vi phạm này do nhiều nguyên nhân: có thể do người kinh doanh không hiểu biết pháp luật, không biết rằng họ phải thưc hiện đăng ký doanh nghiệp trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh; hoặc có thể biết nhưng cố tình trốn tránh để khỏi phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; các cơ quan quản lý không phát hiện hoặc phát hiện nhưng chưa xử lý triệt để… Do đó, cần xiết chặt hoạt động quản lý, tăng cường thanh tra phát hiện hành vi vi phạm và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Câu hỏi 3: Hoạt động bán hàng nhằm mục đích thương mại là hoạt động diễn ra trong thời gian dài, không phải một sớm một chiều và cũng không phải chỉ bán một, hai món đồ mà là hàng loạt các sản phẩm. Do đó, nếu đúng là người bán thực hiện hoạt động kinh doanh thực sự thì những lý do trên không thể trốn tránh và che giấu được hành vi vi phạm, hành vi đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra là các cơ quan quản lý đã thực sự nghiêm minh chưa? Có thẳng tay trừng trị, xử lý minh bạch theo đúng quy định của pháp luật hay không mà thôi. Để tạo sự công bằng cho những cơ sở đăng ký kinh doanh hợp pháp thì biện pháp duy nhất đó là xiết chặt quản lý đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu biết về hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Mức phạt phải phù hợp và đủ để răn đe hành vi vi phạm. Thực ra, bán hàng online là một biện pháp rất hiệu quả để thúc đẩy doanh số bán hàng, được khuyến khích và rất phát triển trong nền kinh tế hiện nay. Do đó, nếu sử dụng dịch vụ bán hàng online mà có thể giúp giảm giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng, miễn là chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Câu hỏi 4: Theo như bạn trình bày thì chiếc điện thoại mà bạn trai cô ấy nhận được không phải hàng chính hãng như đã thông tin trên mạng. Chiếc điện thoại đó có thể là hàng giả. Thông thường các cửa hàng bán hàng online có đăng kèm theo địa chỉ trụ sở, tên thương nhân. Do đó, bạn có thể đến trực tiếp yêu cầu giảm giá hoặc đổi hàng đúng với chất lượng đã đăng trên mạng. Người mua cũng có quyền yêu cầu sự giúp đỡ của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương (nếu có) hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do bị lừa dối (Điều 132 BLDS 2005)." 1640,"Do có mâu thuẫn với các anh tôi nên trước khi chết bố tôi có để lại toàn bộ tài sản thừa kế là một ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng cho tôi nhưng việc thừa kế này sẽ gây ra sự chia rẽ, sứt mẻ tình cảm anh em trong nhà nên tôi không muốn nhận. Vậy tôi có thể từ chối nhận di sản thừa kế của bố tôi để lại hay không?","Khoản 1 Điều 642 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác” Pháp luật chỉ có trừ trường hợp việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì không được từ chối nhận di sản. Do đó, nếu bạn không muốn nhận toàn bộ di sản thừa kế của bố bạn thì bạn hoàn toàn có quyền từ chối nhận di sản trên. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế bạn phải thực hiện các thủ tục để từ chối nhận di sản. Nếu quá thời hạn này mà bạn không có từ chối nhận di sản thì bạn đương nhiên được coi là đồng ý nhận di sản thừa kế. Việc từ chối nhận di sản sản phải được lập thành văn bản; bạn phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế, về việc từ chối nhận di sản." 4480,"Công ty em có sử dụng tên miền của 1 công ty BĐS, vậy cho hỏi công ty em có vi phạm về QSHTT không?","Theo Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ như sau: - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ; - Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng; - Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng. Như vậy, hành vi sử dụng tên miền trùng với công ty BĐS là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ. Công ty BĐS có quyền khởi kiện công ty bạn chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Trân trọng!" 16181,"Có được tự ý Khoan, đục tường nhà là mốc giới chung?","Căn cứ Điều 176 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản như sau: 1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. 2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó. Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ. 3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình. Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, khi khoan đục tường nhà là mốc giới chung thì bạn cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu căn nhà bên cạnh." 9632,Thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện gồm những gì?,"Căn cứ quy định Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau: Thủ tục đăng ký kết hôn 1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. 3. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. 4. Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Như vậy, thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện gồm có: Bước 1: Nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Bước 3: Hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Bước 4: Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trân trọng!" 4346,Sinh viên sẽ bị xóa đăng ký tạm trú trong trường hợp nào?,"Tại Điều 29 Luật cư trú 2020 quy định xóa đăng ký tạm trú như sau: 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này; c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú; e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; g) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó; h) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan đã đăng ký tạm trú có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. 3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú. Như vậy, sinh viên sẽ bị xóa đăng ký tạm trú khi thuộc một trong các trường hợp quy định trên. Trân trọng!" 33078,"Công ty e dự định mua của Công ty A khoảng 100 căn hộ chung cư, giá 1tỷ/căn. Tổng giá trị hợp đồng là 100 tỷ. Hiện nay tòa nhà đang xây dựng phần thô. Em xin hỏi: - Nếu công ty e ký 1 hợp đồng để mua 100 căn hộ của Công ty A thì có đúng luật không? Sau đó khi bán lại cho khách hàng cá nhân thì vẫn ký từng hợp đồng riêng lẻ, như vậy có làm được sổ đỏ cho khách hàng không? - Nếu công ty e ký 100 hợp đồng riêng lẻ rồi sau đó chuyển nhượng từng hợp đồng cho khách hàng thì phần chênh lệch giữa 2 hợp  đồng có tính vào doanh thu của Công ty e được không? Có xuất hóa đơn đỏ cho phần chênh lệch này được không? Em xin cảm ơn Luật sư nhiều.","Việc này của công ty bạn có thể thực hiện được nếu Công ty của bạn có chức năng kinh doanh bất động sản. Sau khi công ty em mua những căn hộ này thì vẫn có quyền bán từng căn hộ riêng lẻ cho khách hàng của mình. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ khi đó sẽ vẫn thuộc nghĩa vụ của chủ đầu tư, nếu công ty bạn bán cho những cá nhân hộ gia đình thì phải nêu rõ vấn đề này cho chủ đầu tư và người mua nhà để họ thấy rõ được quyền và nghĩa vụ của mình." 516,"Chào anh chị, gần đây em được biết mọi người có thể hiến nội tạng sau khi chết để cứu những người khác. Nếu em có nguyện vọng thì đăng ký ở đâu và trình tự thủ tục như thế nào ạ?","*Căn cứ pháp lý: Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006; *Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên, - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. *Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết - Người có đủ điều kiện quy định có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế. - Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. - Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến. - Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định có trách nhiệm sau đây: + Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người; + Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến; + Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến; + Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. - Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến. - Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết. Như vậy, nếu bạn đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sư đầy đủ thì có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết. Bạn có thể đến cơ sở y tế để bày tỏ nguyện vọng của mình, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Bạn sẽ được Trung tâm trực tiếp gặp mặt, tư vấn và hướng dẫn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể cho bạn. Trân trọng!" 5712,Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ được quy định ở đâu? Kính chào ban tư vấn Thư Ký Luật! Trước khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thì tôi cũng đã có tìm hiểu. Tuy nhiên tôi còn nhiều chỗ còn chưa được rõ. Anh/chị cho tôi hỏi: Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời cua quý anh/chị! Tôi xin chân thành cám ơn!,"Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ được quy định như sau: - Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng. - Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại trên. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 424 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 22512,Có được miễn đi nghĩa vụ quân sự với dân quân tự vệ không?,Theo quy định thì dân quân tự vệ có được miễn đi nghĩa vụ quân sự hay không? Nhờ hỗ trợ quy định cụ thể. 11117,Kính Chào Luật Sư ! Nhà cháu ở trên khu đất dài gần 30m mặt tiền khu vực Thị Xã Phú Thọ - Phú Thọ. Ông bà cháu canh tác khu đất vào năm 1979 đến năm 1989 ông bà cháu làm giấy chứng nhận canh tác khu đất với chứng thực của UBND xã. Đến năm 2001 ông bà cháu giao cho bố cháu sử dụng và do điều kiện núc đó eo hẹp bố cháu chỉ làm giấy mượn đất lâu dài vô thời hạn. Từ đó đến nay nhà cháu đóng thuế đất đầy đủ các năm. Nay muốn chuyển mục đích sử dụng đất để làm sổ đỏ. Cháu muốn hỏi luật sư với những giấy tờ trên nhà cháu có thể chuyển mục đích sử dụng đất để làm sổ đỏ được không? Và phí chuyển sử dụng đất và thuế đất theo Luật đất đai là bao nhiêu? Mong luật sư giải đáp! Cháu xin cảm ơn.,"Gia đình bạn muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì trước hết gia đình bạn phải là Người có quyền sử dụng hợp pháp mảnh đất đó. Nếu ông bà bạn còn sống thì gia đình bạn có thể làm lại thủ tục tặng cho và đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nếu ông bà bạn đã mất thì làm thủ tục đăng ký khai nhận thừa kế và làm thủ tục cấp sổ đỏ, chuyển mục đích sử dụng đất. Việc xem xét cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất do UBND huyện quyết định, gia đình bạn có thể phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đổi với Nhà nước khi thực hiện việc chuyển đổi trên, cách tính và số tiền gia đình bạn phải nộp sẽ do Cơ quan tài chính xác định và thống báo cho gia đình bạn biết để nộp vào Ngân sách trước khi cấp sổ đỏ." 3929,Từ ngày 15/11/2023 đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký bao nhiêu tiền?,"Căn cứ quy định biểu mức thu phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm ban hành kèm theo Thông tư 61/2023/TT-BTC quy định như sau: Số TT Nội dung Mức thu 1 Phí đăng ký giao dịch bảo đảm a Đăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm, công trình tạm 80.000 đồng/hồ sơ b Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký 60.000 đồng/hồ sơ c Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi thông báo xử lý tài sản bảo đảm 30.000 đồng/hồ sơ d Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm 20.000 đồng/hồ sơ đ Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm 25.000 đồng/trường hợp Như vậy, kể từ ngày 15/11/2023 thì khi thực hiện đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký sẽ áp dụng mức phí là 60.000 đồng/hồ sơ." 13899,Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên?,"Căn cứ theo Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc. 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc. Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên cho người chưa đủ 14 tuổi. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước. Trân trọng!" 10154,Hiện tại tôi có đang thuê 1 ngôi nhà 4 tầng với giá 6 triệu đồng/ tháng. Hợp đồng thuê nhà bắt đầu từ 1/1/2015 đến ngày 31/12/1015. Thế nhưng chủ nhà bỗng dưng thông báo với tôi sẽ tăng tiền thuê nhà lên 10 triệu đồng/tháng vào tháng sau mà không có bất cứ lý do gìVậy liệu tôi có thể thôi không thuê nhà nữa không khi hợp đồng vẫn chưa hết thời hạn?,"Theo Khoản 3 Điều 132 Luật nhà ở 2014 quy định về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở: “….3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây: a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng; b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận; c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba. 4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.” Như vậy, bạn chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu thuộc một trong các trường hợp đã được liệt kê trên. Ngoài ra, bạn có thể căn cứ vào điều khoản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà (nếu có) đã ký để xác định các trường hợp khác mà bạn được đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu không thuộc các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng thuê nhà mà bạn vẫn cố tình đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bạn có thể phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên thuê nhà do không thực hiện đúng nghĩa vụ với tư cách là bên cho thuê. Bên cho thuê nhà có quyền yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc khởi kiện bạn tới Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp." 8618,Phát hiện cổ vật có cần thông báo cho cơ quan nhà nước không?,"Theo quy đinh tại Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy quy định như sau: Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy 1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một mức tiền thưởng theo quy định của pháp luật; b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước. Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước. Người phát hiện cổ vật đó được thưởng một mức tiền thưởng theo quy định của pháp luật; Do đó người phát hiện cổ vật phải có trách nhiệm báo lại với cơ quan chính quyền địa phương nơi đang ở gần nhất để giao nộp và phối hợp xử lý, bảo vệ cổ vật. Phát hiện cổ vật có cần phải thông báo cho cơ quan Nhà nước không?Phát hiện cổ vật được thưởng bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)" 17688,"Bạn em muốn làm lại giấy khai sinh khi ra ubnd xã thì bạn em ghi lời khai là cha mất sau đó ubnd xã yêu câu có giấy báo tử của cha nhưng cha bạn em mất ở nước ngoài cũng đã lâu rồi không có giấy báo tử, ubnd xã nói là nếu không có giấy báo tử thì ko khai làm giấy khai sinh được. Trích lục lại thì không có, giờ bạn em cần làm giấy khai sinh để có ngày tháng sinh đầy đủ để làm giấy chứng minh nhân dân. Vậy cho e hỏi giờ cần phải làm như thế nào ạ? Xin cảm ơn!","Theo Điều 10 Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định: ""Trường hợp hiện tại thông tin về cha, mẹ, bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ cấp trước đây thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh."" Theo thông tin bạn cung cấp thì bố của bạn đã mất thì bạn phải bổ sung Giấy chứng tử của bố bạn theo quy định. Và thủ tục cấp Giấy chứng tử cho người Việt Nam ở nước ngoài bạn tham khảo tại đây . Ban biên tập phản hồi đến bạn." 18387,"Đưa con ra nước ngoài định cư sau khi ly hôn có được không?Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên Kim Lan, hiện tôi đã ly hôn và được quyền nuôi con, con tôi được hơn 3 tuổi. Nay tôi sắp đi định cư ở nước ngoài, tôi muốn đưa con đi cùng thì có bắt buộc phải có sự đồng ý của ba cháu không? Nếu không có sự đồng ý của ba cháu thì con tôi có thể đi cùng tôi ko? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn. (Kim Lan_098**)","Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Theo đó: ""Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con"" Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi xét xử vụ án ly hôn, anh chị đã thỏa thuận về quyền nuôi con. Về nguyên tắc, việc đưa con ra nước ngoài định cư cũng thuộc vào quyền chăm sóc con, do vậy chị được phép mang con ra nước ngoài không phải xin ý kiến của cha. Vì theo quy định của pháp luật, hiện tại chị mới là người trực tiếp có quyền chăm sóc và nuôi dưỡng con. Ngoài ra, Pháp luật Việt Nam quy định việc xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi chỉ cần có giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của bố hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đưa con ra nước ngoài định cư sau khi ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 3785,"Ông tôi mất và để lại di sản, và tất cả người thừa kế đã thỏa thuận để di sản đó cho bà tôi, văn bản thỏa phân chia di sản đã được công chứng viên chứng nhận và niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã đúng số ngày đúng theo quy định của pháp luật. Hôm trước, có một người tự xưng là con gái ông tôi yêu cầu công chứng viên hủy bỏ văn bản thỏa thuận chia sản di sản đó vì lý do bỏ sót người thừa kế. Vậy Công chứng viên có hủy văn bản đã công chứng đó không?","Theo Khoản 1 Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định các trường hợp công chứng viên được hủy văn bản đã được công chứng, cụ thể như sau: "" Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó."" Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì trong hợp của gia đình bạn, công chứng viên không được phép hủy bỏ văn bản thỏa thuận được phân chia di sản đã được công chứng. Trân trọng!" 7481,Thủ tục xóa án tích theo quy định mới nhất hiện nay?,"Căn cứ vào Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thủ tục xóa án tích và Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì: Thứ nhất, đối với người xóa án tích theo quyết định của Tòa án (bao gồm cả xóa án tích trong trường hợp đặc biệt). - Bước 1 : Người bị kết án nộp hồ sơ xóa án tích đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm; - Bước 2 : Tòa án sẽ chuyển hồ sơ xin xóa án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và sau 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thì Viện kiểm sát sẽ thông báo bằng văn bản và chuyển tài liệu lại cho Tòa án; - Bước 3 : Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận lại tài liệu từ Viện kiểm sát, Tòa án sẽ ra quyết định xóa án tích nếu người bị kết án có đủ điều kiện để xóa án tích; - Bước 4 : Trong thời hạn 05 ngày tiếp theo, Tòa án sẽ gửi quyết định xóa án tích cho người bị kết án; Thứ hai, đối với trường hợp đương nhiên xóa án tích Để được cấp phiếu lý lịch tư pháp, người đương nhiên xóa án tích cần mang theo bản sao CMND/CCCD và tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp đến Sở Tư pháp nơi thường trú/tạm trú để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu sẽ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người bị kết án Trân trọng!" 23631,"Tôi nhập khẩu về Hải Phòng từ tháng 3 năm 2013. Thời điểm này tôi ra UBND phường xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng kí kết hôn ở quê chồng. Cán bộ tư pháp yêu cầu tôi về Hà Giang (nơi tôi cư trú trước đây) xác nhận tình trạng hôn nhân của tôi trước khi tôi chuyển về Hải Phòng. Cán bộ phường ở Hà Giang lại căn cứ vào Thông tư số 01/2008/TT-BTPquy định việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch không cấp giấy cho tôi mà yêu cầu tôi về phường sở tại làm giấy cam đoan, tuy nhiên cán bộ tư pháp tại đây không chấp nhận yêu cầu của tôi. Xin tư vấn cho tôi. Gửi bởi: Trần Ngọc Anh","Căn cứ theo Điều 66 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì: ""1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó ”. Đối chiếu với quy định trên thì Ủy ban nhân dân phường nơi bạn đang cư trú (thường trú) thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho bạn. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm d, mục 1 phần II thông tư số 01/2008/TT-BTPquy định việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì “Đối với những người đã qua nhiều nơi cư trú khác nhau (kể cả thời gian cư trú ở nước ngoài), mà Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xác nhận tình trạng hôn nhân không rõ về tình trạng hôn nhân của họ ở những nơi đó, thì yêu cầu đương sự viết bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú tại địa phương và chịu trách nhiệm về việc cam đoan”. Hiện tại bạn đang ở Hải Phòng (bạn mới nhập khẩu về năm 2013), Ủy ban nhân dân phường ở Hải Phòng - nơi xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn không rõ về tình trạng hôn nhân của bạn, do vậy để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho mình thì tại Ủy ban nhân dân nơi bạn đang cư trú ở Hải Phòng bạn phải viết giấy cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian trước khi về cư trú ở đây (thời gian bạn sống ở Hà Giang) và bạn phải chịu trách nhiệm về việc cam đoan này. - Thủ tục xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định tại Điều 67 Nghị định 158/2008/NĐ-CP như sau: “1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). ... 3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.”" 2133,Đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cần xuất trình giấy tờ gì?,"Tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau: Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Phải xuất trình a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện; b) Giấy chứng minh nhân dân; c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. 2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích. 3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe. 4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Như vậy, khi đi khám nghĩa vụ quân sự cần xuất trình giấy tờ sau: - Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện; - Giấy chứng minh nhân dân; - Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cần xuất trình giấy tờ gì? (Hình từ Internet)" 31756,Những trường hợp nào được xuất ngũ trước thời hạn?,"Căn cứ Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn như sau: Điều kiện xuất ngũ 1. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ. 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này. Như vậy, việc xuất ngũ trước thời hạn trong những trường hợp sau: - Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định. - Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; - Trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện miễn gọi nhập ngũ. - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; - Một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; - Một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên. - Cơ quan Bảo vệ An ninh Quân đội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định không đủ tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Mẫu đơn xin xuất ngũ trước thời hạn mới nhất năm 2023?(Hình từ Internet)" 19246,Yêu cầu được làm giám hộ khi bác già yếu và không có gia đình?,"Về vấn đề giám hộ, Điều 58 Bộ luật Dân sự 2005 quy định như sau: Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Người được giám hộ bao gồm: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu; b) Người mất năng lực hành vi dân sự. 3. Người chưa đủ mười lăm tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ. 4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật này. Như vậy, có thể thấy, pháp luật chỉ quy định hai trường hợp cần có người giám hộ là người chưa thành niên rơi vào trường hợp được quy định tại điểm a khoản 2 nêu trên và người mất năng lực hành vi dân sự. ��? đây, bạn có nói bác bạn 75 tuổi, nếu bác không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự thì không cần người giám hộ và bạn không thể làm người giám hộ cho bác bạn. Về vấn đề chăm sóc cho bác bạn, bạn vẫn có thể chăm sóc bác với tình cảm thân thiết trong gia đình. Bên cạnh đó, có những vấn đề cần phải được pháp luật công nhận bạn mới có thể tiến hành thực hiện thay cho bác bạn, trong trường hợp này bạn có thể đề nghị bác bạn ủy quyền cho bạn làm người đại diện để thực hiện." 32881,Phục vụ trên tàu kiểm ngư bao lâu thì không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa?,"Phục vụ trên tàu kiểm ngư bao lâu thì không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa? Nghe nói, công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư một thời gian thì không phải thực hiện Nghĩa vụ quân sự nữa. Vậy cho hỏi thời gian phục vụ là bao lâu thì được ạ?" 16749,"Thủ tục kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam tham gia tập trận, diễn tập như thế nào?","Theo Điều 5 Nghị định 73/2020/NĐ-CP quy định về kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam tham gia tập trận, diễn tập như sau: Thủ tục kiểm soát xuất nhập cảnh đối với người đi trên phương tiện quốc phòng, an ninh ra, vào lãnh thổ Việt Nam tham gia tập trận, diễn tập như sau: Bước 1: Chậm nhất 48 giờ trước khi xuất cảnh, cơ quan chủ quản thông báo bằng văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho cơ quan cấp trên của đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh để chỉ đạo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thực hiện Bước 2: Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của văn bản, giấy tờ Bước 3: Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh nhập thông tin, kiểm tra, đối chiếu người trong danh sách với cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, nếu phát hiện người không đủ điều kiện xuất cảnh thì báo ngay cho cơ quan chủ quản để cử người thay thế Bước 4: Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh phối hợp với cơ quan chủ quản giám sát, kiểm danh, kiểm diện người xuất nhập cảnh Bước 5: Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh kiểm chứng giấy tờ xuất nhập cảnh của người đi trên phương tiện tham gia tập trận, diễn tập Trường hợp xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động tại cửa khẩu, việc kiểm soát xuất nhập cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động; Trường hợp người đi trên phương tiện không có tên trong danh sách thì lập biên bản với chỉ huy phương tiện và thông báo ngay cơ quan chủ quản phối hợp xử lý. Trân trọng!" 34790,"Chào báo Đời sống & Pháp luật! Hiện nay tôi có 1 số khúc mắc về mua bán đất, rất mong nhận được sự tư vấn. Theo đó, nhà tôi có bán cho bên B 7m2 đất và đã làm giấy nhận tiền. Thực trạng của mảnh đất là chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hiện gia đình tôi đang làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất trên, nhưng chưa xong). Xin được hỏi: Bây giờ gia đình tôi không muốn bán mảnh đất đó nữa. Như vậy, gia đình tôi có phải bồi thường không? Liệu gia đình tôi chỉ hoàn trả đủ tiền lại cho bên B được không? quangnguyen quang","Với câu hỏi của bạn xin được tư vấn như sau: Theo thông tin ở trên thì mảnh đất đó chưa có sổ đỏ, nhưng gia đình bạn đang làm thục tục cấp sổ đỏ. Như vậy, có thể hiểu mảnh đất đó nhà bạn có thể được chuyển nhượng. Còn vấn đề về giấy nhận tiền bán đất của bạn, bạn không cung cấp là đã được đem đi công chứng, chứng thực hay không. Theo đó, sẽ có hai trường hợp xảy ra. Giấy nhận tiền bán đất có công chứng, chứng thực Căn cứ vào Điều 167 Luật Đất Đai 2013 quy định như sau: “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. 2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau: a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này. Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này; b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất. 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”. Theo đó, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản"". Như vậy, hợp đồng mua bán đất của bạn đã có hiệu lực pháp luật từ thời điểm công chứng. Đối với trường hợp này thì gia đình bạn không có quyền hủy quyết định bán mảnh đất trên trừ khi hai bên có thỏa thuận chấp nhận việc hủy hợp đồng đó. Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: "" 1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. 2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. 3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này"". Giấy nhận tiền bán đất không công chứng, chứng thực Do bạn trình bày thông tin chưa rõ thời điểm gia đình bạn bên B giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng là thời điểm nào, vì vậy chúng tôi chia làm 2 trường hợp: Đối với giấy tờ chuyển nhượng trước ngày 1/7/2004 không có xác nhận Hợp đồng chuyển nhượng được giao kết trước ngày 1/7/2007 (thời điểm có hiệu lực của luật công chứng 2006). Khi đó, hợp đồng chuyển nhượng đất không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực vì vậy hợp đồng được giao kết giữa bạn và bên B nếu đáp ứng các điều kiện về năng lực giao kết hợp đồng dân sự cũng như không trái với quy định pháp luật về nội dung hợp đồng (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) và có người làm chứng thì hợp đồng giữa 2 bên được pháp luật thừa nhận. Việc khởi kiện đòi lại đất là quyền của những người liên quan, tuy nhiên trong trường hợp này cơ sở để đòi lại mảnh đất của bạn là rất thấp. Đối với giấy tờ chuyển nhượng sau ngày 1/7/2004 không có xác nhận Hợp đồng chuyển nhượng được giao kết sau ngày 1/7/2007 (thời điểm có hiệu lực của luật công chứng 2006). Theo quy định tại khoản 2 điều 689 Bộ luật Dân sự 2005 “Hình thức chuyển quyền sử dụng đất 1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. 3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này”. Và việc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có công chứng, chứng thực được áp dụng bắt đầu từ năm 1/7/2007. Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật như trên thì hợp đồng bán nhà của bạn chưa có hiệu lực vì đối với các hợp đồng mua bán bất động sản thì bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực pháp luật. Trường hợp của bạn có thể hủy bỏ hợp đồng mua bán đất đó, không phải bồi thường cho bên mua. Với câu hỏi của bạn xin được tư vấn như sau: Theo thông tin ở trên thì mảnh đất đó chưa có sổ đỏ, nhưng gia đình bạn đang làm thục tục cấp sổ đỏ. Như vậy, có thể hiểu mảnh đất đó nhà bạn có thể được chuyển nhượng. Còn vấn đề về giấy nhận tiền bán đất của bạn, bạn không cung cấp là đã được đem đi công chứng, chứng thực hay không. Theo đó, sẽ có hai trường hợp xảy ra. Giấy nhận tiền bán đất có công chứng, chứng thực Căn cứ vào Điều 167 Luật Đất Đai 2013 quy định như sau: “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. 2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau: a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này. Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này; b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất. 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”. Theo đó, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản"". Như vậy, hợp đồng mua bán đất của bạn đã có hiệu lực pháp luật từ thời điểm công chứng. Đối với trường hợp này thì gia đình bạn không có quyền hủy quyết định bán mảnh đất trên trừ khi hai bên có thỏa thuận chấp nhận việc hủy hợp đồng đó. Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: "" 1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. 2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. 3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này"". Giấy nhận tiền bán đất không công chứng, chứng thực Do bạn trình bày thông tin chưa rõ thời điểm gia đình bạn bên B giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng là thời điểm nào, vì vậy chúng tôi chia làm 2 trường hợp: Đối với giấy tờ chuyển nhượng trước ngày 1/7/2004 không có xác nhận Hợp đồng chuyển nhượng được giao kết trước ngày 1/7/2007 (thời điểm có hiệu lực của luật công chứng 2006). Khi đó, hợp đồng chuyển nhượng đất không bắt buộc phải có công chứng, chứng thực vì vậy hợp đồng được giao kết giữa bạn và bên B nếu đáp ứng các điều kiện về năng lực giao kết hợp đồng dân sự cũng như không trái với quy định pháp luật về nội dung hợp đồng (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) và có người làm chứng thì hợp đồng giữa 2 bên được pháp luật thừa nhận. Việc khởi kiện đòi lại đất là quyền của những người liên quan, tuy nhiên trong trường hợp này cơ sở để đòi lại mảnh đất của bạn là rất thấp. Đối với giấy tờ chuyển nhượng sau ngày 1/7/2004 không có xác nhận Hợp đồng chuyển nhượng được giao kết sau ngày 1/7/2007 (thời điểm có hiệu lực của luật công chứng 2006). Theo quy định tại khoản 2 điều 689 Bộ luật Dân sự 2005 “Hình thức chuyển quyền sử dụng đất 1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. 3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này”. Và việc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có công chứng, chứng thực được áp dụng bắt đầu từ năm 1/7/2007. Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật như trên thì hợp đồng bán nhà của bạn chưa có hiệu lực vì đối với các hợp đồng mua bán bất động sản thì bắt buộc phải công chứng mới có hiệu lực pháp luật. Trường hợp của bạn có thể hủy bỏ hợp đồng mua bán đất đó, không phải bồi thường cho bên mua. Luật Gia: ĐỒNG XUÂN THUẬN" 24742,"Xin chào các luật sư ,  Xin phép trình bày với các luật sư tình huống của tôi sau đây: - Tôi là con riêng của cha tôi (có giấy khai sanh do cha tôi đứng tên), cha tôi còn có 3 người con khác, và đang chung sống với mẹ của 3 người này . Nay, cha tôi đã mất. Theo quy định thì tôi được chia 1/10 trong tổng khối tài sản của ông. Nhưng tôi có 1 thắc mắc là hiện nay căn nhà và thửa đất đang ở của cha tôi hiện tại theo tôi được biết là được thừa kế từ ông nội tôi . Và nếu vậy thì phải chia đều cho 5 đồng thừa kế là 4 đứa con và vợ . Xin phép hỏi các luật sự là thủ tục để xác định tài sản đó là tài sản riêng của cha tôi là như thế nào ? Cần có giấy tờ gì và xác nhận ra sao ! Xin chân thành cảm ơn !","Phải làm thủ tục khai di sản thừa kế tại Phòng công chứng, cần mang giấy tờ tùy thân của những người được hưởng thừa kế để kiểm tra, ngoài ra còn có hộ khẩu, chứng minh quan hệ với người để lại thừa kế." 13677,Bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự được giải quyết trên những nguyên tắc nào?,"Điều 605 Bộ luật Dân sự quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau: - Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình. - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường." 29161,Dân quân tự vệ là gì?,"Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định dân quân tự vệ : Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ. ... Như vậy, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Nếu được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; Nếu được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ. Thành phần của dân quân tự vệ được quy định tại Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 bao gồm: - Dân quân tự vệ tại chỗ. - Dân quân tự vệ cơ động. - Dân quân thường trực. - Dân quân tự vệ biển. - Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế. Dân quân tự vệ là gì? Có bắt buộc phải tham gia dân quân tự vệ không? (Hình từ Internet)" 13914,"Thời hạn bao nhiêu ngày thì phải phân công Thẩm phán giải quyết vụ án theo thủ tục Tố tụng Dân sự năm 2004? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Minh Khương sinh sống và làm việc tại Thanh Chương, Nghệ An, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về phân công Thẩm phán giải quyết vụ án giai đoạn 2004-2014, tuy nhiên tôi không nhớ rõ lắm được quy định cụ thể ở đâu ở Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2004, nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Thời hạn bao nhiêu ngày thì phải phân công Thẩm phán giải quyết vụ án? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)","Căn cứ quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004, thời hạn phân công Thẩm phán giải quyết vụ án được quy định như sau: 1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án. 2. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Toà án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu. Trên đây là nội dung tư vấn về thời hạn phân công Thẩm phán giải quyết vụ án. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 32179,"Tôi muốn hỏi tôi có làm mất một chiếc xe gắn máy của vợ tôi, gia đinh vợ bắt tôi viết 1 bản cam kết trả lại xe nhưng bản cam kết đó chỉ có chữ ký của tôi thì liệu có hiệu lực không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo như bạn trình bày, bạn làm mất xe của vợ, gia đình vợ bắt bạn viết bản cam kết trả lại xe, bản cam kết này là giao dịch dân sự giữa bạn và vợ bạn, Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: ""1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.” Hiện nay không có quy định cụ thể về hình thức cũng như hiệu lực của bản cảm kết trong trường hợp của bạn, tuy nhiên đây là giao dịch dân sự do đó bản cam kết phải được lập khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định trên. Theo như bạn trình bày, gia đình vợ bạn ""bắt"" bạn viết bản cam kết, như vậy là không thỏa mãn điều kiện tự nguyện của người tham gia giao dịch, do đó bản cam kết này sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2005: ""Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu."" Theo như bạn trình bày, chiếc xe này là của vợ bạn, nếu không có căn cứ chứng minh đây là tài sản riêng của vợ bạn thì sẽ được xem là tài sản chung của hai vợ chồng bạn. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo quy định tại Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình 2014: ""1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. 2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản; b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình."" Theo quy định trên thì việc chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản này là do hai vợ chồng bạn thỏa thuận. Còn nếu có căn cứ chứng minh đây là tài sản riêng của vợ bạn thì khi bạn sử dụng xe và làm mất xe của vợ bạn thì vợ bạn có quyền đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình mà không cần có bản cam kết. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc làm mất xe của vợ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 18386,Bên ủy quyền có được chấm dứt hợp đồng ủy quyền đang thực hiện không?,"Gia đình tôi có ủy quyền cho một người thực hiện một công việc là bán đất, nay gia đình tôi không muốn bán nữa và muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền (không trả thù lao), do bên được ủy quyền không chịu chấm dứt. Cho hỏi gia đình tôi làm vậy được không? Có phải bồi thường gì không? Nhờ hỗ trợ!" 12423,"Kính chào luật sư! Hiện nay tôi đang có 1 vụ tranh chấp đất đai như sau: Kể từ sau năm 1992, ông nội tôi có đi làm sổ đơ cho thửa đất ở đã lâu là 1200m2, khi làm thì tách cho cháu gái là chị tôi 1 phần đất, nhà nước đã cấp thành 2 sổ đỏ: 522m2 và hơn 900m2. và cũng không biết đất không đúng với thực tế, sau này tôi nhờ cán bộ địa chính về đo thì mới biết. nhưng phần đất hơn 900m2 chị tôi đã bán cho người khác và họ đã làm thủ tục sang tên đổi chủ. còn phần còn lại 522m2 ông nội  cho tôi , bây giờ tôi muốn bán nhưng không được vì đo thực tế còn lại chỉ có 270m2 thôi, vậy là tôi phải bị mất phần đất còn lại sao? ông nội tôi nay đã mất và không để lại di chúc. Và ba tôi đứng thừa kế, chỉ có mình ba tôi thôi, các cô đã mất. nay ba tôi muốn cho tôi phần đất đó. xin luật sư tư vấn giúp!","Phần đất do ông nội đứng tên, nay ông mất thì phải kê khai di sản thừa kế cho tất cả các con. nếu các cô của bạn mất nhưng các cô có con thì các con của các cô sẽ được hưởng phần mà đúng ra các cô được hưởng. Nếu con các cộ từ chối nhận di sản thì ba bạn mới có quyền tặng cho bạn." 31296,"Sau khi kết hôn, một bên được tặng cho và đứng tên giấy chứng nhận sở hữu một căn nhà. Khi ly hôn, một bên đòi chia căn nhà nói trên vì cho rằng căn nhà đó là tài sản chung của vợ chồng như vậy có đúng không?","Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình. Đối chiếu các quy định trên thì nếu bên được cho căn nhà không có thỏa thuận đưa ngôi nhà đó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì đó tài sản riêng của bên được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân trên cơ sở căn cứ vào giấy tặng cho, giấy chứng nhận sở hữu. Như vậy, không có căn cứ để xác định đó là tài sản chung của vợ chồng, do đó việc yêu cầu được chia ngôi nhà là nói trên là không đúng pháp luật." 7325,Các hình thức vay tín chấp của cá nhân được quy định như thế nào?,"Căn cứ vào nhu cầu vay và sử dụng vốn của cá nhân vay tín chấp, cá nhân có thể lựa chọn hình thức vay vốn tiêu dùng hoặc vay trả góp. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN có quy định: (1) Cho vay tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. - Nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ quy định trên bao gồm: + Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; + Chi phí học tập, khám, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao + Chi phí sửa chữa nhà ở. Theo Điều 8 Thông tư 43/2016/TT-NHNN , Công ty tài chính thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay tiêu dùng sau đây: - Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, công ty tài chính và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng. - Cho vay theo hạn mức: Công ty tài chính xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, công ty tài chính thực hiện cho vay từng lần. Mỗi năm ít nhất một lần, công ty tài chính xem xét, xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng (2) Cho vay trả góp: Cho vay trả góp là hình thức cho vay tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng, theo đó công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận trả nợ gốc và lãi tiền vay theo nhiều kỳ hạn. Khi lựa chọn hình thức vay trả góp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay cần phải cân nhắc xem xét về khả năng thanh toán nợ của mình; lãi suất vay; tổ chức cho vay; hợp đồng vay trả góp; kỳ thanh toán,.. để đảm bảo quyền lợi cũng như thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trân trọng!" 33224,Chứng thư điện tử có giá trị pháp lý khi nào kể từ ngày 01/07/2024?,"Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về chứng thư điện tử cụ thể như: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: .... 3. Chứng thư điện tử là giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử. ...... Theo quy định Điều 19 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về giá trị pháp lý của chứng thư điện tử như sau: Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử 1. Thông tin trong chứng thư điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây: a) Chứng thư điện tử được ký bằng chữ ký số của cơ quan, tổ chức phát hành theo quy định của Luật này; b) Thông tin trong chứng thư điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh; c) Trường hợp pháp luật yêu cầu chỉ ra thời gian liên quan đến chứng thư điện tử thì chứng thư điện tử phải có dấu thời gian. 2. Chứng thư điện tử do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Như vậy, chứng thư điện tử là các loại văn bản như: giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản xác nhận, văn bản chấp thuận được phát hành dưới dạng dữ liệu điện tử của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Ngoài ra, kể từ ngày 01/07/2021, chứng thư điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng những điều kiện sau: - Chứng thư điện tử được ký bằng chữ ký số của cơ quan, tổ chức phát hành. Chữ ký số phải tuân theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023. - Thông tin trong chứng thư điện tử phải truy cập và sử dụng được. - Phải có dấu thời gian trong trường hợp pháp luật quy định về việc yêu cầu chỉ ra thời gian liên quan đến chứng thư điện tử Chứng thư điện tử có giá trị pháp lý khi nào kể từ ngày 01/07/2024? (Hình từ Internet)" 1758,"Cho em hỏi: Em mất CMND, bằng lái, nhưng em không có sổ hộ khẩu, em đã nhờ UBND xã làm giấy xác nhận nhận mất CMND và bằng lái. Vậy cho hỏi em có làm lại được giấy phép lái xe không ạ?","Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định hồ sơ xin cấp lại giấy phép lái xe, cụ thể như sau: - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; - Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có); - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3; - Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài). Theo thông tin bạn cung cấp bạn mất CMND, không có hộ khẩu (mất) như vậy khi đi làm lại giấy phép lái xe bạn có thể dùng hộ chiếu còn thời hạn. Giấy xác nhận xác nhận nhận mất CMND và bằng lái của UBND cấp xã không dùng thay thế CMND. Vậy nên Giấy xác nhận xác nhận nhận mất CMND và bằng lái không làm được Giấy phép lái xe. Ban biên tập phản hồi bạn." 20069,"Hiện bố mẹ cháu cho Bác họ vay 30 triệu ( thực ra là bác ấy mượn cho 1 người bạn) .Đã qua thời gian trả là 1 năm mà bác ấy không trả ( vì người bạn của bác ấy không trả ) nên bác cũng không có tiền trả bố mẹ cháu.Bác họ cháu đã nhiều lần đòi nợ mà không được, người đó cứ hứa lần này sang lần khác.hơn 1 năm trời không có tiền lãi nào. Xin hỏi luật sư làm sao để có thể lấy lại số tiền đó,nếu như nhất thiết cách cuối cùng nhờ sự can thiệp của pháp luật có được k? nếu có thì bố mẹ cháu fải làm gì? và nếu không thì k lẽ nhà cháu mất số tiền đó?","Chào bạn! vì nội dung bạn nêu không được rõ nên tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được, tuy nhiên theo tôi gia đình bạn nên hỗ trợ cho người bác của bạn trong việc đòi lại tiền, nếu trong trường hợp giữa gia đình bạn và người bác đó có quan hệ vay tiền được thể hiện trên giấy vay tiền và người bác đó không hỗ trợ gia đình bạn trong việc yêu cầu bên kia trả lại tiền thì trong thời hạn 02 năm bạn phải liên hệ với tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu người bác của bạn và những người có liên quan thanh toán tiền cho gia đình bạn." 2222,"Quy định về bồi thường hỗ trợ nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện là một lần hay mấy lần vậy ạ?","Tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP, có quy định về vấn đề bạn thắc mắc như sau: Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau: ... => Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà ở, công trình thuộc diện không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện thì sẽ được bồi thường 1 lần bạn nhé. Ban biên tập phản hồi thông tin." 16290,Ý nghĩa của dãy 12 số trên thẻ căn cước công dân hiện nay?,"Theo Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân như sau: Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân 1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. 2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân. Theo đó, số căn cước công dân chính là số định danh cá nhân được cấp cho công dân Việt nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về cấu trúc số định danh cá nhân như sau: Cấu trúc số định danh cá nhân Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. Đồng thời căn cứ theo Điều 4 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về mã số trong số định danh cá nhân như sau: Mã số trong số định danh cá nhân 1. Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Theo đó, cấu trúc của số căn cước công dân (số định danh cá nhân) là: - 06 số đầu là: mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh: + 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh; + 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân; + 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân. - 06 số sau: số ngẫu nhiên. Ý nghĩa của dãy 12 số trên thẻ căn cước công dân hiện nay? (Hình từ Internet)" 33601,"Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ như thế nào?","Theo Điều 98 Luật này quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: 1. Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế. 2. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. 3. Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ. 4. Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên khác của gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan. 5. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con. Trân trọng!" 33544,"Tôi tên Huỳnh Mai tôi kết hôn nay đã 26 năm, có với chồng tôi 02 con, đứa lớn vừa học xong đại học, đứa nhỏ thì đang học nghề. Vừa qua, do có việc cần nên tôi tìm lại giấy kết hôn của mình nhưng phát hiện bị mất, nên muốn làm lại, nhưng không biết thủ tục ra sao? Ban biên tập vui lòng hỗ trợ giúp tôi. (***@gmail.com)","Căn cứ pháp lý: - Luật hôn nhân gia đình 2014; - Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch. 1. Điều kiện: - Việc đăng kí kết hôn được thực hiện trước ngày 01/01/2016; - Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn bị mất, phải nộp đủ giấy tờ liên quan theo yêu cầu; - Phải còn sống tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. 2. Hồ sơ gồm: - Tờ khai theo mẫu quy định; - Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người có yêu cầu đăng kí cấp lại giấy chứng nhận đăng kí kết hôn; - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. 3. Thẩm quyền cấp: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng kí kết hôn hoặc Ủy ban nhân dân nơi bạn thường trú hiện tại. 4. Trình tự thực hiện: - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. + Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch. + Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, phải xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này. ** Lưu ý: Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. Trân trọng!" 4688,"Xin chào các luật sư, tôi có 1 thắc mắc mong muốn được các luât sư giải đáp. Bố mẹ tôi kết hôn hợp pháp và sinh ra tôi, ngoài tôi ra bố tôi còn có 2 người con riêng nữa. Năm 1989, bố mẹ tôi mua 1 mảnh đất và do mẹ tôi đứng tên trong giấy tờ mua bán đất đai ( đất chưa có sổ đỏ). Đến năm 1999, bố tôi qua đời. Năm 2002, 2 người anh (con riêng của bố tôi năm nay 38, 40 tuổi) lập gia đình tách ra ở riêng. Năm 2011 mẹ tôi làm sổ đỏ mảnh đất này và bà làm giấy di chúc cho tôi sở hữu toàn bộ mảnh đất này khi bà qua đời. Vậy tôi xin hỏi 2 người anh riêng của tôi sau này có quyền tranh chấp và đòi chia mảnh đất mà tôi đựoc thừa kế không. Nếu họ có quyền đòi chia tài sản ấy thì tôi làm sao giữ được mảnh đất ấy bởi vì 2 anh của tôi đã có 2 mảnh đất khác rồi","Nếu bố mẹ bạn cùng mua đất, sau đó được cấp GCN QSDĐ. Nếu giấy này chỉ cấp cho mình mẹ bạn là không đúng. Vì việc tạo lập cả bố và mẹ. Tuy nhiên, khi được cấp GCN mà chỉ mình mẹ bạn đứng tên thì QSDĐ này là của mẹ bạn (nếu cấp cho cá nhân) và của hộ (nếu cấp cho hộ). Nếu đất đó là của riêng mẹ bạn thì việc mẹ bạn lập di chúc không ai có quyền can thiệp. Còn nếu đất đó là của hộ hoặc của cha mẹ bạn thì mẹ bạn chỉ có quyền lập di chúc cho phần quyền của mẹ bạn mà thôi. Phần của bố bạn thì chia theo luật." 17372,"Vợ chồng tôi có lập một di chúc chung cách đây 2 năm. Hiện nay, vợ tôi đã mất. Tôi muốn sửa đổi một phần nội dung di chúc liệu có được không?","Theo quy định, việc sửa đổi di chúc là hoàn toàn được nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể việc sửa đổi nội dung di chúc chung cua vợ, chồng được quy định tại Điều 664 Bộ Luật Dân sự 2005: 1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. 2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. Vậy đối với trường hợp của ông, nếu ông sửa đổi một phần của di chúc mà liên quan đến phần tài sản của ông thì di chúc đó vẫn có giá trị." 26781,"Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì tài sản bao gồm những gì? Quyền sở hữu trí tuệ có được coi là tài sản không? Xin cho biết, pháp luật quy định như thế nào về quyền đối với tài sản của chủ sở hữu? Gửi bởi: Admin Portal","Theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật Dân sự năm 2005 tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá (như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu...) và các quyền tài sản (như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng...). Điều 181 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Vậy, quyền sở hữu trí tuệ được coi là tài sản. Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005, thì quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật ( quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó). Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản." 8151,Chưa sử dụng dịch vụ có thể yêu cầu trung tâm trả phí?,Chào bạn nội dung bạn hỏi Ban tư vấn Công ty Luật Hưng Nguyên xin trả lời như sau: Trường hợp bạn muốn lấy lại tiền đã nộp tại trung tâm tập thể dục bạn cần xem lại các điều khoản trong Hợp đồng đã ký kết với trung tâm xem có điều khoản quy định về vấn đề này hay không. Bên cạnh đó bạn cần xem lại các điều khoản thể hiện cam kết của trung tâm với khách hàng xem có điều khoản thể hiện sự vi phạm của trung tâm hay không. Trường hợp có sự vi phạm của trung tâm dẫn đến sự chấm dứt thoả thuận được quy định trong hợp đồng thì sẽ là căn cứ để huỷ hợp đồng theo quy định của pháp luật. 17590,"Năm 2024, người bị xóa đăng ký thường trú trong trường hợp nào?","Theo Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định trong năm 2024, người bị xóa đăng ký thường trú trong trường hợp sau đây: [1] Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; [2] Ra nước ngoài để định cư; [3] Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 Luật Cư trú 2020 . [4] Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc Trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; [5] Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; [6] Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 . [7] Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới. Trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 . [8] Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; [9] Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện." 31003,Bên bảo đảm là gì?,"Bên bảo đảm là Bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp." 16975,"Tôi và vợ tôi đang làm thủ tục ly hôn tại Tòa án, Chúng tôi đã được Tòa án mời đến để hòa giải nhiều lần. Xin hỏi, thời gian giữa các lần hòa giải là bao lâu? Thời hạn giải quyết vụ án ly hôn kéo dài mấy tháng?","Thời hạn tòa chuẩn bị xét xử ly hôn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý hồ sơ (kể cả thời gian hòa giải). Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan, thì được gia hạn, nhưng không quá hai tháng. Khi có quyết định xét xử, trong thời hạn một tháng, tòa phải tiến hành xét xử, nếu có lý do chính đáng thời hạn này có thể kéo dài hai tháng (Bộ luật Tố tụng Dân sự không quy định về thời gian giữa các lần hòa giải)." 16794,"Gia đình e có một miếng đất mang tên hộ ông tên cha chồng e, giấy CNQSD đất cấp năm 1995, đến năm 1997 cha mẹ chồng e điều chết hết không để lại di chúc, gia đình bên chồng e có 4 người con, lúc còn sống thì cha mẹ chồng em có nói là miếng đất đó cho vợ chồng em, đến năm 2010 thì chồng em không may chết, vợ chồng e có được 03 người con... Nay em làm giấy chứng nhận mang tên em được không...và làm phải làm bằng cách nào..","Tôi xin nói cụ thể như sau: 1.Thửa đất này cấp cho hộ gia đình, trong đó có cả phần của chồng bạn, nếu anh ở cùng hộ gia đình với bố mẹ. 2.Anh còn được hưởng thừa kế từ bố mẹ của anh, do bố mẹ đã chết. 3. Bạn muốn được sử dụng phần của anh thì cần liên hệ với công chứng để làm thủ tục phân chia Di sản thừa kế, tại Văn phòng CC họ sẽ hướng dẫn cho bạn nhé. Luật quy định chỉ con đẻ và con nuôi mới được thừa kế, con dâu thì không." 6529,"Trong một buổi đi đánh bắt cá ngoài biển tôi vớt được 1 số tài sản: vàng, gốm... bị chìm dưới đáy biển, không xác nhận được chủ là ai. Vậy tôi có quyền sở hữu số tài sản trên không? Gửi bởi: Thiên Hương","Việc xác lập quyền sở hữu của bạn đối với một tài sản phải được xác lập theo các căn cứ xác lập quyền sở hữu quy định tại Ðiều 170 Bộ luật Dân sự, trong đó có việc chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên. Với trường hợp cụ thể của bạn thì có thể căn cứ vào quy định tại Điều 187 Bộ luật Dân sự về quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu để xác định quyền sở hữu như sau: - Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. - Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Ðối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Ðiều này. Như vậy, sau khi vớt được khối tài sản là vàng, gốm... bị chìm dưới biển thì bạn được quyền chiếm hữu số tài sản đó nhưng có nghĩa vụ phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật (do không xác định được chủ sở hữu). Quyền chiếm hữu của bạn đối với tài sản đó sẽ chấm dứt khi bạn giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền." 4463,Sáng chế được coi là có tính mới khi nào?,"Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 về tính mới của sáng chế có quy định như sau: Tính mới của sáng chế 1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên; b) Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó. ... Theo đó , tính mới là điều kiện bảo hộ quan trọng của sáng chế, một sáng chế được cói là có tính mới nếu không thuộc các trường hợp sau: - Trường hợp 1: Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên; - Trường hợp 2: Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó." 28129,"Khi xe lưu thông, chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự. Phải luôn mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực và xuất trình giấy này khi tham gia giao thông. Ông Nông Thanh Báu đi đăng ký ô tô tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Cao Bằng, cán bộ làm thủ tục yêu cầu ông phải mua bảo hiểm ô tô ngay tại nơi đăng ký, nếu không sẽ không được làm thủ tục đăng ký xe. Ông Báu hỏi, xe chưa có biển số mà phải mua bảo hiểm trước rồi mới được đăng ký thì có đúng không?","Thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình cải cách hành chính, Bộ Công an đã ban hành Thông tư quy định về đăng ký xe, đã đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm số lượng giấy tờ khi thực hiện đăng ký xe. Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 15 ngày 4-4-2014 của Bộ Công an thì Giấy chứng nhận bảo hiểm không phải là thủ tục để đăng ký xe. Tuy nhiên khi xe lưu thông, chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia giao thông và xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực. Do đó, cán bộ đăng ký xe phải có trách nhiệm hướng dẫn chủ xe đến cơ quan bảo hiểm mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định. Việc mua bảo hiểm ở đâu, của hãng nào hoàn toàn do chủ xe cơ giới quyết định." 2638,Hủy hoại tài sản nhặt được của người khác có bị phạt tù không?,"Căn cứ quy định Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người nào nhặt được tài sản nhưng làm hỏng, hủy hoại tài sản do mình nhặt được có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự t ội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với các hình phạt sau Hình phạt đối với t ội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến đến 20 năm tùy vào mức độ vi phạm. Bên cạnh đó người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Hủy hoại tài sản nhặt được của người khác có bị phạt tù không? (Hình từ Internet)" 29228,2 người chung cụ được kết hôn với nhau không?,"Bạn Nam – Hòa Bình hỏi: Cho em hỏi, ông nội em và bà ngoại bạn gái là hai anh em ruột. Tức là 2 bọn em có chung cụ thì có kết hôn được không? Em nghe nói những người có họ trong phạm vi 3 đời thì không được lấy nhau. Không biết em có thuộc trường hợp đó không?" 12571,"-Tôi có cháu ngoại nay được 18 tháng tuối, sinh trưởng tại Việt Nam, hiện đã có Pasport mang quốc tịch Mỹ (do Mỹ cấp) nay Tôi muốn làm thêm 01 Pasport khác nữa tại Việt Nam để tiện sử dụng khi qua Mỹ và trở về. Vì chúng tôi dự kiến cho cháu sang bên đó thăm Ông Bà Nội nhưng nghe nói sử dụng Pasport của Mỹ cấp phải trình ký hơi phiền phức. - Xin hỏi: 1- Làm thêm 01 Passport khác tại VN theo quốc tịch VN được không? 2- Nếu được thủ tục gồm những gì? 3- Có phải cháu Tôi đương nhiên có 2 quốc tịch không? Phạm Đình Huy","Chào Bạn, 1. Nếu cháu bạn còn quốc tịch VN thì được xét cấp hộ chiếu theo quy định pháp luật. 2. Thủ tục cấp hộ chiếu được quy định tại Thông tư 08/2009/TTLT-BCA_BNG như sau: Việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu : 1. Đối với trường hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu: a. Về hồ sơ: - 01 tờ khai theo mẫu quy định; - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 x 6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng; - Bản sao hoặc bản chụp giấy tờ dùng làm căn cứ để cấp hộ chiếu (quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này). - Bản sao hoặc bản chụp giấy tờ chứng minh người đề nghị cấp hộ chiếu đang có mặt ở nước sở tại. Đối với trẻ em dưới 14 tuổi: + Trẻ em dưới 14 tuổi có thể được cấp riêng hộ chiếu hoặc cấp chung vào hộ chiếu Việt Nam của cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ nuôi (sau đây gọi chung là cha hoặc mẹ); không cấp chung với hộ chiếu của người giám hộ; chỉ cấp hộ chiếu cho trẻ em đó khi xác định có quốc tịch Việt Nam. + Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu ngoài tờ khai và ảnh theo quy định trên đây thì cần nộp thêm 01 bản sao hoặc bản chụp giấy khai sinh, trong đó xác định rõ quốc tịch Việt Nam của trẻ em đó; trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải nộp kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của trẻ em này; trường hợp trẻ em là con nuôi thì nộp thêm 01 bản sao hoặc bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. + Tờ khai phải do cha, mẹ hoặc người giám hộ ký tên. Nếu tờ khai do người giám hộ ký tên thì phải nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ có giá trị pháp lý xác định là người giám hộ của trẻ em đó. Nếu đề nghị cấp chung vào hộ chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ thì khai chung vào tờ khai của cha hoặc mẹ và nộp 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm của trẻ em đó. - Các giấy tờ nêu tại điểm này, nếu là bản chụp thì cần xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. 3. Người có Quốc tịch VN chỉ mất quốc tịch Việt Nam khi được Chủ tịch nước VN cho phép. Thân ái" 31592,"Liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dân sự thì theo quy định mới nhất tài sản bảo đảm được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng được điều chỉnh ra sao?","Căn cứ Điều 11 Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/05/2021) quy định nội dung trên như sau: 1. Tài sản thuộc sở hữu của chủ thể quyền bề mặt quy định tại khoản 2 Điều 271 của Bộ luật Dân sự được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp tài sản quy định tại khoản này là tài sản gắn liền với đất thì áp dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Nghị định này. 2. Hoa lợi, lợi tức hoặc tài sản khác có được từ việc khai thác, sử dụng tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trân trọng!" 16922,Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật thì công dân 24 tuổi làm căn cước công dân thì 25 tuổi có phải đi cấp lại không? Văn bản nào quy định?,"Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, có quy định: - Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. - Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. => Như vậy, đối trường hợp của bạn, nếu bạn năm nay đã 24 tuổi đi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân thì năm bạn đủ 25 tuổi sẽ không phải đi cấp lại. Khi bạn đủ 40 tuổi mới phải đi thực hiện việc cấp đổi thẻ căn cước công dân. Trân trọng." 22903,"Tôi muốn hỏi: Trường hợp người quản lý của một doanh nghiệp vừa ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với giá trị hơn 500 triệu. Tuy nhiên, việc ký kết này trong lúc người quản lý đang say rượu, nên tôi muốn hỏi hợp đồng đó có hiệu lực không?","Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Căn cứ Điều 128 bộ luật này có quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như sau: Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Như vậy, nếu người quản lý đó chứng minh được lúc ký kết hợp đồng có sử dụng chất kích thích như rượu bia khiến không thể làm chủ hành vi của mình thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Trân trọng!" 30050,"Cách ghi thông tin phiếu giao nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Minh Thư, một sĩ quan công an tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Cách ghi thông tin phiếu giao nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ cá bạn. Chân thành cảm ơn! (0979******)","Cách ghi thông tin phiếu giao nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 66/2015/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ trưởng Bộ Công ban hành như sau: a) Mục (1): ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan của người giao hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu; b) Mục (2): ghi tên cơ quan của người giao hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu; c) Cột “STT”: ghi số thứ tự của từng hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trong danh sách được gửi; d) Các cột “Họ, chữ đệm và tên khai sinh”, “Giới tính”, “Ngày, tháng, năm sinh”: ghi các thông tin của công dân theo hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; đ) Cột “Mã số Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân”: ghi mã số trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân của công dân; e) Mục “Tổng số hồ sơ”: ghi tổng số hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được bàn giao; g) Mục “Cán bộ lập phiếu”: cán bộ lập phiếu ký, ghi rõ họ tên để báo cáo chỉ huy duyệt; h) Mục “Thủ trưởng đơn vị”: Thủ trưởng đơn vị duyệt, ký và ghi rõ họ tên; i) Mục “Giao hồ sơ”: ghi rõ ngày, tháng, năm giao hồ sơ. Bên giao và bên nhận ký ghi rõ họ và tên; k) Mục “Nhận kết quả tra cứu”: ghi rõ ngày, tháng, năm nhận kết quả. Bên giao và bên nhận ký ghi rõ họ và tên. Trên đây là nội dung trả lời về câu hỏi cách ghi thông tin phiếu giao nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần tra cứu theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 66/2015/TT-BCA. Trân trọng!" 27699,Hai người có quyền thừa kế di sản của nhau chết cùng thời điểm thì chia thừa kế thế nào?,"2 vợ chồng A, B có 2 đứa con là C, D. Anh C có vợ là H, anh D độc thân. Ông A chết cùng thời điểm với C thì chia di sản của ông A để lại như thế nào? Ông A không viết di chúc." 26538,"Kính thưa luật sư cho tôi hỏi: Khi một cơ quan báo chí sử dụng hình ảnh trên blog của một cá nhân để minh họa cho bài viết trên báo giấy (báo này do cơ quan trung ương của một hội là một tổ chức chính trị VN phát hành toàn quốc)mà bản thân tác giả blog, tác giả bức ảnh, và người trong ảnh không hề hay biết (chỉ biết do xem khi báo phát hành), thì Tờ báo đó và cụ thể là tác giả bài viết có sử dụng bức ảnh đã vi phạm những quy định nào của pháp luật? Và hình thức xử lý của pháp luật đối với trường hợp đó như thế nào? Nội dung bài viết không đúng với hoàn cảnh ra đời của bức ảnh , tuy không gây thiệt hại gì nhưng cũng ảnh hưởng chút ít đến uy tín của người trong ảnh. Tác giả bức ảnh và người trong ảnh c ó thể khởi kiện tờ báo đó hay không?. Trân trọng cám ơn và mong luật sư của TVPL quan tâm hồi âm sớm. Nguyễn Quốc Thái Email: Quoct***@gmail.com","Hình ảnh trên blog của cá nhân các báo muốn sử dụng cần phải được sự đồng ý của người trong ảnh. Trong trường hợp sử dụng trái phép gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trước hết, người bị xâm hại phải khiếu nại việc sử dụng hình ảnh không được phép. Nếu báo thấy việc sử dụng là sai. Họ phải xin lỗi và đính chính trên báo đã đăng. Thân ái" 33656,"Kính thưa luật sư! Xin luật sư tư vấn cho tôi một việc như sau: Vào năm 2002 gia đình tôi nhận chuyển nhượng một mảnh đất ở, nhưng vì con đường vào nhà tôi chỉ khoảng chưa đến 1m, nên tôi đã viết giấy mượn đường đi của nhà ông bên cạnh để đi là 3m, và tôi đã đi trên con đường đó tới nay, đầu năm 2015 tôi đã đăng ký cấp bìa đỏ, và đã được cấp đất ở, tuy nhiên trong bìa ghi con đường này là 6m, theo quy hoạch, (thực chất đoạn đường này chỉ mình gia đình tôi đi). Vừa rồi nhà bên cạnh biết nên đã làm đơn khiếu nại, cho rằng gia đình tôi tự ý làm và đòi lại con đường này, không cho gia đình tôi đi nữa. tôi biết vậy nên đã đề nghị Cơ quan cấp bìa điều chỉnh lại con đường theo hiện trạng là 3m, và họ đã đồng ý điều chỉnh, tuy nhiên nhà bên cạnh vẫn không đồng ý và muốn lấy lại con đường này. Vậy xin luật sư cho tôi được hỏi, nếu nhà bên cạnh muốn lấy lại con đường này có đúng pháp luật không? Và tôi phải làm gì thì mới giữ lại được con đường này. Cảm ơn luật sư.","Với thông tin bạn nêu thì quyền sử dụng đất đối với 2m bề ngang ngõ đó thuộc về người hàng xóm của bạn nên nếu bạn mong muốn tiếp tục được sử dụng diện tích này thì chỉ còn cách thương lượng với người hàng xóm để đi nhờ tiếp hoặc nhận chuyển nhượng từ người hàng xóm. Trường hợp thửa đất của gia đình bạn chỉ có một lối đi duy nhất như bạn nêu và việc ngõ rộng 1m không thể đảm bảo việc đi lại cho gia đình bạn thì bạn có thể viện dẫn quy định tại Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005 đề đề nghị cơ quan chức năng giúp đỡ giải quyết. Tuy nhiên quan trọng nhất gia đình bạn vẫn nên thương lượng với người hàng xóm, việc thương lượng thành sẽ rất tốt và hiệu quả hơn nhiều. Nội dung chi tiết Điều 275 như sau: 1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. 2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. 3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù." 8038,Cách đây thời gian tôi có làm rơi chứng minh nhân dân. Tôi đã lên công an quận và cấp chứng minh nhân dân mới. Nhưng hiện tại người nhặt trả lại cho tôi. Vậy tôi có thể sử dụng 2 chứng minh nhân dân không?,"Tại Điểm d Khoản 3 Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân do Bộ công an ban hành, có quy định: Những trường hợp mất CMND đã được cấp lại CMND khác, nếu tìm thấy CMND đã mất thì phải nộp lại cho cơ quan công an nơi làm thủ tục cấp lại, người nào nhặt được giấy CMND của người khác phải nộp cho cơ quan Công an. Nghiêm cấm một người sử dụng hai hoặc nhiều CMND. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì bạn phải nộp lại chứng minh nhân dân đã làm mất cho cơ quan công an cấp quận nơi làm thủ tục cấp lại đối với chứng minh nhân dân đã làm mất. Trân trọng." 22040,"Gia đình em và một bà con lận cận có một lối đi chung dẫn vào nhà là đường hẻm cụt đã sử dụng ổn định liên tục trong suốt 30 năm , không hề có tranh chấp với bất kì ai Hiện nay có 1 hộ dân ngoài mặt tiền đường có ý định xây nhà mới và tư ý rào chắn , cơi nới lấn ra lối đi chung này ( phần hẻm này rất hẹp phần ngoài chỉ đủ 1 chiếc xe máy đi vào rộng chừng 1m , phần trong chỉ rộng chừng 2 m mà thôi) Trước hành vi trái pháp luật và thái độ hung hăn gthách thức với lời lẻ vô văn hóa  của hộ lấn chiếm thì buộc gia đình em kiện ra ủy ban xã . Tại buổi hòa giải địa chính xả căn cứ vào sơ đồ bản vẽ buộc họ tháo dở trả lại nguyên hiện trạng lối đi cho bà con ( có lập biên bản ghi rỏ ràng buộc tháo dở) Tuy nhiên hộ này khong chấp nhân và dựng chuyện với lí lẻ là phẩn đất cới nới màu vàng này là đất của họ lí do là trong lúc đo đạc lập sơ đồ bản vẻ Giấy CNQSDD năm 2003 là cơ quan đo đạc đo sai, đo nhầm, đo thiếu phần diện tích này của họ . và gởi đả gởi đơn lên đia chính thành phố yêu cầu vẻ lại nhằm lấn chiếm chiếm đoạt ra thêm Vậy cho em hỏi yêu cầu phi lí này có căn cứ gì hay không? qui trình giải quyết của cơ quan chức năng trong trường hơp này như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho gia đình em . Liệu họ có khả năng thay đổi được bản vẻ nhằm lấn chiếm lối đi của các hộ bên trong được hay không .( họ không hề có bằng chứng hay giáy tớ chứng minh mà chỉ toàn nói miệng)",Trường hợp này khi cơ quan chức năng nhận được đơn thư yêu cầu của người hàng xóm của bạn thì họ phải kiếm tra xác minh hồ sơ liên quan tới thửa đất đó nếu có căn cứ thì họ sẽ tổ chức xác minh đo đạc lại. Ngược lại nếu không có căn cứ họ sẽ không chấp thuận yêu cầu của người hàng xóm của gia đình em. 4689,"Tôi và chồng sông với nhau đã lâu mà không có con, quan bàn bạc thồng nhất thì chúng tôi định nhờ chị ruột tôi hiện cũng đã có chồng, nhờ chị giúp tôi mang thai hộ, nhưng sợ quy định pháp luật khắc khe sẽ phạm pháp. Nên tôi nhờ Ban tư vấn hỗ trợ giúp: Mang thai hộ như thế nào là hợp pháp?","Để được xem là hợp pháp thì việc mang thai hộ xuất phát từ mục đích nhân đạo có nghĩa là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. (Khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014) Theo đó, việc mang thai hộ cần tuân thủ theo các điều kiện theo quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau: 1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. 2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. => Như vậy, hiện nay pháp luật nước ta cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo đó, bạn cần đảm bảo các điều kiện trên để tránh các vấn đề về sau. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 13684,Đợt gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đợt này em vẫn còn học tại trường nhưng khoá học tại trường đã lố thời hạn. Vậy có cách nào để tạm hoãn thêm 01 năm nữa không ạ? Và trường hợp đóng phạt để không đi thì đóng khoảng bao nhiêu và khoảng bao lâu thì sẽ bị gọi lại?,"Chỉ khi thuộc các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì bạn mới được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, cụ thể: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Dân quân thường trực. Thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì bạn mới có cơ sở để được tạm hoãn, trường hợp không có thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Đóng bao nhiêu tiền thì không phải đi nghĩa vụ quân sự? Trường hợp bạn không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ thì sẽ bị xử phạt như sau: Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP : Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. Và buộc phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định. Cho nên dù bạn bị phạt thì cũng phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Nếu không sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 : Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. ... Trân trọng!" 12377,Bao lâu phải đăng ký tạm trú lại?,"Tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 có quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: Điều kiện đăng ký tạm trú 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này. Theo đó, thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần. Do đó, sau 02 năm cá nhân phải đăng ký tạm trú lại. Trân trọng!" 10397,Hướng dẫn cách làm giấy khai sinh cho con mang họ cha khi chưa đăng ký kết hôn?,"Tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền có họ, tên như sau: Quyền có họ, tên 1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. .... Tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau: Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. ... Như vậy, khi chưa đăng ký kết hôn, con sẽ vẫn được đăng ký khai sinh. Tuy nhiên khi làm giấy khai sinh , họ của con sẽ được xác định theo họ mẹ và phần ghi về cha của trẻ sẽ để trống. Do đó, khi muốn làm giấy khai sinh cho con mang họ cha trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì thực hiện các bước sau: Bước 1: Vào thời điểm đăng ký khai sinh thì người cha phải làm làm thủ tục nhận con. Bước 2: UBND sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Bước 3: Cha và mẹ tự thỏa thuận đặt họ cho con theo họ cha hoặc họ mẹ. Hướng dẫn cách làm giấy khai sinh cho con mang họ cha khi chưa đăng ký kết hôn? (Hình từ Internet)" 19266,Trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả thì việc cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả được cấp trong bao nhiêu ngày?,"Tại khoản 1 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tác giả như sau: Cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan 1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này tiến hành cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đề nghị thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan; thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thông tin về đối tượng quyền liên quan, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này tiến hành cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ. ...... Như vậy, trường hợp đề nghị thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trân trọng!" 28014,"Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chấm dứt hiệu lực sử dụng từ 31/12/2022?","Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 , tính từ ngày 01/01/2023 toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng. Để không gây khó khăn trong việc xây dựng hồ sơ nhập học cho con, các bậc phụ huynh có thể sử dụng Giấy xác nhận thông tin về cư trú để thay thế cho sổ hộ khẩu." 9899,Những hành vi nào bị cấm trong xin trở lại quốc tịch Việt Nam?,"Theo Điều 6 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: 1. Các hành vi sau đây bị nghiêm cấm: a) Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch; b) Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam; c) Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; d) Lợi dụng việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam. 2. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; giấy tờ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, giấy tờ được cấp trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này không có giá trị pháp lý, phải bị thu hồi hủy bỏ. 3. Trường hợp người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật Quốc tịch mà bị phát hiện có hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 23 của Nghị định này. Theo đó, những hành vi bị nghiêm cấm trong xin trở lại quốc tịch Việt Nam được quy định như trên. Trân trọng!" 20117,"Chào các bạn Ban biên tập, tôi tên Mỹ Trinh là sinh viên năm 3 trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi hiện đang tìm hiểu về thủ tục Giám đốc thẩm trong tố tụng Dân sự theo quy định hiện hành, nhưng có một vài vấn đề tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm, nhờ đến sự hỗ trờ từ anh/chị ban biên tập, cụ thể: Chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233***)","Căn cứ theo quy định tại Điều 340 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm được quy định như sau: Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm. Đồng thời, có quy định về phạm vi giám đốc thẩm 1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. 2. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Trên đây là nội dung tư vấn về Chuẩn bị phiên toà giám đốc thẩm. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 21815,"Cty chúng tôi (Cty A) nhập 1 máy phay từ Trung Quốc. Nhưng Cty B làm thủ tục mua bán với Cty C (Cty Bán máy) và đã thanh toán cho Cty C rồi. Nhưng tất cả các chứng từ như: invoice, packing list, tờ khai đều xuất cho Cty A. Bây giờ Cty A phải làm hợp đồng để thanh toán cho Cty B. Xin cho hỏi luật sư, trường hợp này thì phải lập hợp đồng như thế nào. Tất cả Cty B và C đều là Cty nước ngoài. Mong sớm nhận được sự tư vấn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn","Như bạn trình bày thì Bên B là bên mua theo hợp đồng và đã thanh toán cho bên bán. Như vậy, hàng hóa đó là của Bên B. Việc không có hóa đơn mà Bên B vẫn thanh toán tiền cho bên bán thì Bên B có nghĩa vụ hoàn thành thủ tục theo quy định pháp luật. Bên bán phát hành hóa đơn cho bên bạn nhưng bên bạn không phải người mua cũng không có thỏa thuận nào về nghĩa vụ thanh toán thì không cần phải trả tiền cho bên bán. Packing list và tờ khai chủ yếu phục vụ cho việc nhập hàng và chỉ thị người nhận hàng chứ không đồng nghĩa là người mua hay chủ sở hữu. Việc lập hợp đồng như thế nào thì trước đó phải nắm rõ các tình tiết cụ thể cũng như ý định và vướng mắc của các bên liên quan mới có hướng giải quyết." 17631,Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân gồm những gì?,"Căn cứ quy định khoản 2 Điều 24 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân như sau: Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân .... 2. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành lập và lưu giữ Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, bao gồm: a) Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân; b) Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân và nhân viên thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân; c) Mô tả các hoạt động xử lý và các loại dữ liệu cá nhân được xử lý theo hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân; d) Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xóa, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có); đ) Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài; e) Mô tả chung về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng; g) Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó. .... Như vậy, theo quy định thì Bên Xử lý dữ liệu cá nhân tiến hành lập và lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân. Theo đó hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân bao gồm: - Thông tin và chi tiết liên lạc của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân; - Họ tên, chi tiết liên lạc của tổ chức được phân công thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân và nhân viên thực hiện xử lý dữ liệu cá nhân của Bên Xử lý dữ liệu cá nhân; - Mô tả các hoạt động xử lý và các loại dữ liệu cá nhân được xử lý theo hợp đồng với Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân; - Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân; thời gian dự kiến để xóa, hủy dữ liệu cá nhân (nếu có); - Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài; - Mô tả chung về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng; - Hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó." 9165,"Có nhất định phải giao con dưới 36 tháng tuổi cho vợ nuôi dưỡng khi vợ chồng ly hôn hay không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Văn, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định cụ thể ra sao? Có nhất định phải giao con dưới 36 tháng tuổi cho vợ nuôi dưỡng khi vợ chồng ly hôn hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đình Văn (dinhvan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định cụ thể như sau: - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Trên đây là nội dung tư vấn về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 20210,Khi có quyết định ly hôn của tòa thì quan hệ hôn nhân cũng chấm dứt?,"Tại Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn như sau: 1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Do đó, theo quy định trên thì khi quyết định ly hôn của Tòa có hiệu lực thì lúc đấy quan hệ hôn nhân mới chính thức chấm dứt. Trân trọng!" 12827,Ông nội em là cổ đông của công ty cổ phần chuyên về bất động sản. Em muốn hỏi sau này ông mất thì em có được thừa kế cổ phần không ạ?,"Khoản 3 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó trở thành cổ đông của công ty. Mà theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; ...... Từ 2 căn cứ nêu trên, có thể thấy khi ông bạn (là cổ đông) mất thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông sẽ được thừa kế cổ phần của ông - trở thành cổ đông của công ty. => Do đó, bạn có được thừa kế cổ phần của ông để trở thành cổ đông của công ty hay không sẽ phụ thuộc vào việc ông có để lại di chúc hay không: - Nếu ông có viết di chúc để lại cổ phần cho bạn và di chúc này hợp pháp thì bạn được thừa kế cổ phần của ông. - Nếu ông không viết di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì cổ phần sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Mà bạn là cháu thuộc hàng thừa kế thứ 2 cho nên chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản hoặc trong trường hợp thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ luật này). Trân trọng!" 33964,"Theo quy định của pháp luật Việt nam thì những trường hợp như thế nào mới được miễn phí trong việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt nam?","Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định các trường hợp được miễn như sau: - Khách mời (kể cả vợ hoặc chồng, con) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân. - Viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của gia đình họ (vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi), không phân biệt loại hộ chiếu, không phải là công dân Việt Nam và không thường trú tại Việt Nam không phải nộp phí trên cơ sở có đi có lại. - Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. - Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam. - Những trường hợp được miễn phí nêu trên, tổ chức thu phí phải đóng dấu “Miễn thu phí” (GRATIC) vào giấy tờ đã cấp. Trên đây là những quy định về trường hợp được miễn phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt nam. Trân trọng!" 1456,"Tôi lấy vợ 1 năm thì gia đình tôi cho vợ chồng tôi 1 mảnh đất (đã công chứng). Mảnh đất đó đứng tên hai vợ chồng tôi. Chúng tôi xây căn nhà nhỏ để ở được 5 năm. Nay vợ chồng tôi ly hôn do mâu thuẫn. Tôi muốn hỏi là tôi phải chia nhà cho vợ tôi bao nhiêu và tôi được bao nhiêu. Căn nhà đó do anh chị tôi cho tặng như vậy anh chị có quyền đòi lại phần cho tặng không. Gửi bởi: Nguyễn Thành Út","Thứ nhất, tài sản đất và nhà là tài sản chung của hai vợ chồng bạn vì khối tài sản đó được cho trong thời kì hôn nhân (theo quy dịnh tại khoản 1 điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Thứ hai, về chia tài sản khi ly hôn. Do nhà và đất là tài sản chung vợ chồng nên khi ly hôn các bên có thể thỏa thuận về việc chia tài sản, nếu không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì tòa sẽ giải quyết Chia tài sản khi ly hôn được tòa áp dụng theo nguyên tắc sau: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.” (khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình). Thứ ba, tài sản do anh chị bạn tặng, đã sang tên 2 vợ chồng bạn, như vậy anh chị bạn không còn lại chủ sở hữu tài sản đó nữa. Do đó, anh chị bạn không được quyền đòi lại khối tài sản đó." 21173,"Nhà em là cửa hàng vật liệu xây dựng, có khách hàng mua vật liệu bên em tin tưởng cho thiếu đến tháng trả một lần nhưng giờ là đã qua mấy tháng rồi mà vẫn chưa trả, tổng cộng gần 50 triệu. Giờ bên em trình báo công an thì có đòi được không?","Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Theo Khoản 1 Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về Quyền khởi kiện vụ án: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, bạn và bên kia đã thiết lập hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng và bên mua có trách nhiệm trả tiền đúng hạn như thỏa thuận. Trường hợp quá thời hạn mà bên mua không trả thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cứ trú để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ hợp pháp bạn cần cung cấp cho Tòa án hợp đồng mua bán, biên nhận hàng hóa vv... Trân trọng!" 22513,Trích lục giấy ly hôn được cấp cho đối tượng nào?,"Căn cứ Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của đương sự: Quyền, nghĩa vụ của đương sự Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây: ... 20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng. 21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án. 22. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này. ... Căn cứ Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn: Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn 1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này. 2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện. 3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Căn cứ Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của bị đơn: Quyền, nghĩa vụ của bị đơn 1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này. 2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện. 3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. ... Căn cứ Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền, nghĩa vụ sau đây: a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 70 của Bộ luật này; b) Có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn. ... Như vậy, trích lục giấy ly hôn được cấp cho đối tượng sau: - Nguyên đơn là người nộp đơn ly hôn - Bị đơn là vợ hoặc chồng của người nộp đơn ly hôn. - Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan." 15854,Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng song vụ là gì?,"Tại Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng như sau: Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng 1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. 4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định. 5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. Như vậy, hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng song vụ như sau: - Các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. - Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng; - Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân thực hiện theo quy định của pháp luật liê quan. - Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định. Trân trọng!" 22282,"Ban biên tập cho tôi hỏi. Với trường hợp của tôi hiện đang bị đau bao tử, phải sử thuốc tây hàng ngày. Vậy cho hỏi, trường hợp của tôi như vậy có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?","Theo quy định tại Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ: - Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: + Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; ... Và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân: - Tiêu chuẩn sức khoẻ: + Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mặt khác tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì: 4. Cách phân loại sức khỏe Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau: a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. 3. Bệnh về dạ dày, tá tràng: STT Bệnh Tật Điểm 1 - Viên dạ dày cấp 2T 2 - Viên loét dạ dày, tá tràng chưng có biến chứng 4 3 - Viêm dạ dày, tá tràng mạn tính 4 4 - Lóe dạ dày, tá tràng có biến chứng (hẹp môn vị, chảy máu... chưa điều trị khỏi) 6 5 - Lóe dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng nội khoa 4 6 - Lóe dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng phẫu thuật 5 7 -Túi thừa dạ dày ảnh hưởng tới sức khỏe ít hay nhiều 4 8 - Ung thư dạ dày 6 => Như vậy, đối với trường hợp bạn, bạn bị bệnh ""dạ dày cấp"" thì sức khỏe của bạn là sức khỏe loại 2 và vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự, còn nếu bạn mắc các bệnh từ STT thứ 2 đến thứ 8 thì bạn vẫn thuộc diện được tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự. Bạn cần đối chiếu kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nếu bạn có sức khỏe loại 4, loại 5 và loại 6 thì bạn mới thuộc diện bị tạm hoãn. Còn nếu sức khỏe đạt loại 1,2,3 thì vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự bạn nhé. Do vậy, trường hợp của bạn cần xác định lại mức độ bệnh, loại bệnh để biết mình có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay không. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 7650,Không sử dụng nhãn hiệu 2 năm có bị chấm dứt hiệu lực không?,"Lúc trước công ty có sản xuất nước ngọt có nhãn hiện ""Thanh thanh"" như do công ty khó khăn nên đã dừng việc sản xuất mặt hàng này được 02 năm. Như hiện giờ công ty đã vực dậy, và quyết định sản xuất lại mặt hàng nước ngọt đó. Vậy giờ công ty có được lấy nhãn hiệu đó để sản xuất kinh doanh không?" 32051,"Em có vay tiền và chậm trả tiền cho bên vay, hiện họ đã khởi kiện ra Tòa án rồi, Tòa đã có thông báo để giải quyết, hiện em đang chờ đến ngày giải quyết thôi. Vậy em xin xuất cảnh ít ngày có được không? Sau đó thì ngày giải quyết em vẫn về tham dự bình thường được không?","Theo Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. - Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. - Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. - Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. - Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. - Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. Theo thông tin bạn cung cấp, hiện bạn đang chờ giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, như vậy bạn thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh. Trân trọng!" 16263,Hội đồng khám sức khỏe đi nghĩa vụ bao gồm những ai?,"Theo quy định Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP , Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện là tổ chức có trách nhiệm khám sức khỏe đi nghĩa vụ đối với công dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm. - Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Trung tâm Y tế cấp huyện hoặc Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa cấp huyện đảm nhiệm. - Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng là cán bộ tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về y tế cấp huyện đảm nhiệm. - Các ủy viên là cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị gồm: + Trung tâm Y tế cấp huyện, bệnh viện đa khoa cấp huyện (nếu có). + Cơ quan y tế cấp huyện, quân y Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và đại diện các đơn vị có liên quan. + Trường hợp cần thiết có thể tăng cường cán bộ, nhân viên y tế cấp tỉnh hoặc quân y Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh quyết định nguồn nhân lực. Lưu ý: Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực từ 01/01/2024 Trân trọng!" 3248,Sinh viên đến ở tập trung trong ký túc xá đăng ký tạm trú ở đâu?,"Căn cứ Điều 13 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về đăng ký tạm trú như sau: 1. Công dân thay đổi chỗ ở ngoài nơi đã đăng ký tạm trú có trách nhiệm thực hiện đăng ký tạm trú mới. Trường hợp chỗ ở đó trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này. 2. Học sinh, sinh viên, học viên đến ở tập trung trong ký túc xá , khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động đến ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động; trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội có thể thực hiện đăng ký tạm trú thông qua cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp chỗ ở đó. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập danh sách người tạm trú, kèm Tờ khai thay đổi thông tin cư trú của từng người, văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp và được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin về nơi tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú. Như vậy , sinh viên khi đến ở tại ký túc xá đại học có thể thực hiện đăng ký tạm trú thông qua cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp ký túc xá nơi ở." 11547,"Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong phòng, chống ma túy được quy định như thế nào?","Điều 6 Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định cá nhân và gia đình có trách nhiệm sau đây: - Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý; - Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh; - Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của người khác; - Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện." 26418,"Cháu tốt nghiệp loại Giỏi, chuyên ngành sư phạm toán CLC Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội tháng 06 năm 2014. Nay cháu muốn nộp hồ sơ vào quý Sở để nếu các sở, ban, ngành thiếu chỉ tiêu thì cháu có thể ứng tuyển.Nhưng điều kiện của cháu không có hộ khẩu ở Đà Nẵng thì có được xét tuyển không ạ?","Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện đều công khai kế hoạch tiếp nhận viên chức giáo dục với nhu cầu tiếp nhận theo từng bộ môn. Hàng năm, vào khoảng đầu tháng 7, thành phố sẽ công bố Kế hoạch xét tuyển viên chức ngành giáo dục theo từng bộ môn từ cấp THPT đến Tiểu học, bạn có thể liên hệ trực tiếp Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc UBND các quận, huyện, website Sở Nội vụ để xem chi tiết. Nếu bạn tốt nghiệp Đại học loại Giỏi thì không nhất thiết phải có hộ khẩu tại Đà Nẵng." 11243,"Tôi và bạn gái quen nhau đã lâu và có ý định kết hôn. Tuy nhiên, bạn gái tôi bị liệt nửa người không tiện di chuyển. Tôi nghe nói pháp luật có quy định về việc kết hôn lưu động. Đề nghị Luật sư tư vấn, quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?","Luật gia Phan Thùy Dung - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP để anh (chị) tham khảo, như sau: - Kết hôn lưu động: “… Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động; 2 Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động; 3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ tịch lưu động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ và tăng cường công tác quản lý hộ tịch tại địa phương.” (Điều 14). - Thủ tục đăng ký kết hôn lưu động: “1. Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký kết hôn lưu động có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động. Tại địa điểm đăng ký lưu động, công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh về điều kiện kết hôn của các bên; hướng dẫn người dân điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký kết hôn; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời hạn trả kết quả đăng ký kết hôn lưu động không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận; 2. Trong thời hạn 05 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, sau đó tiến hành trao Giấy chứng nhận kết hôn cho các bên tại địa điểm đăng ký lưu động.” (Điều 16). Như vậy, kết hôn lưu động được thực hiện khi hai bên nam nữ cùng cư trú trên địa bàn cấp xã và một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được. Do đó, trường hợp bạn gái anh bị liệt nửa người không thể di chuyển được, và anh chị cùng cư trú trên địa bàn cấp xã thì có thể đề nghị Ủy ban nhân dân xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động. Tuy nhiên, ngoài trường hợp nêu trên, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức kết hôn lưu động. Thủ tục đăng ký kết hôn lưu động được quy định tại Điều 16 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ tư pháp." 28222,"Xin chào luật sư! Xin luật sư tư vấn giúp tôi một vấn đề như sau. Nhà tôi và nhà bên cạnh trước kia bằng nhau, sau khi giải toả thì nhà tôi làm lui vô trong và cách mặt đường so với nhà bên cạnh là 4m. Bây gio Nhà bên cạnh mở một cửa kính bên hông (nhìn qua nhà tôi). Chiều cao từ dưới đất lên của cửa kính là 1m và cửa sổ kính có kích thước là 9m2, khi mở cửa kính như vậy vào buổi chiều sẽ phản chiếu ánh nắng vào nhà tôi, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình và nhà bên cạnh sẽ quan sát toàn bộ mọi hoạt động, sinh hoạt của gia đình tôi như vậy cũng đã xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân. cho tôi hỏi luật sư nhà bên cạnh mở cửa sổ kính như vậy có đúng theo qui định không. Xin cảm ơn luật sư!","Theo điều 271 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định: 1. Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. 2. Mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên. Theo điểm 1, khoản 7.12 quy chuẩn xây dựng Việt Nam, phần quy định về kiến trúc đô thị thì : Từ tầng 2 trở lên, các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi . chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh ít nhất 2 mét. khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh. Trường hợp có thỏa thuận về việc mở cửa sổ, nếu thỏa thuận bị hủy bỏ thì việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên không phải thương lượng, xét xử. Vì vậy trường hợp của bạn thì nhà bên cạnh đã vi phạm luật xây dựng về các quy chuẩn xây dựng. Nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau bạn có thể yêu cầu ủy ban nhân dân phường xem xét giải quyết, hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền." 31476,"Tôi đang cần sử dụng Giấy xác nhận số CMND cũ vào một số công việc, vậy tôi có thể xin được Giấy xác nhận số CMND cũ được không?","Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2021/TT-BCA về cấp giấy xác nhận số CMND như sau: Trường hợp trong mã QR code trên thẻ Căn cước công dân không có thông tin về số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp Căn cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân cũ cho công dân khi có yêu cầu. Như vậy, trong trường hợp bạn cần giấy xác nhận số CMND cũ thì bạn có thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận việc cấp thẻ căn cước cấp cho bạn giấy xác nhận số CMND. Trân trọng!" 3746,"Hình thức thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là gì?","Tại khoản 4 Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP có quy định về hình thức thông báo cho khách lưu trú như sau: Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú ... 4. Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau. Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau: a) Đối với khách lưu trú là người Việt Nam, nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại; b) Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an. 5. Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. ... Như vậy, cơ sở lưu trú có trách nhiệm thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú thông qua các hình thức sau: - Đối với khách lưu trú là người Việt Nam: + Nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; + Nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại; - Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an." 13090,"Em lấy chồng được 8 năm hiện 2 vợ chồng ở nhà của ba má để lại, ba chồng thì mất còn lại mẹ chồng, hiện nhà chồng có 7 anh em sống riêng tư,hiện mẹ chồng đang làm giấy cho mỗi người 10m2 đất, tại vì ai cũng có nhà trên đất đó mà chưa có chủ quyền ,nhưng ai cũng có hộ khẩu riêng hết. Vậy cho em hỏi nếu mẹ chồng em cho đất mà ngay nhà em đang ở hiện tại vậy nhà đó sau này mẹ chồng mất nhà đó có phải là của chung không, nếu bán có phải chia cho anh em không?","- Nếu nhà đất đó là tài sản chung của ba mẹ chồng bạn thì việc tách sổ, sang tên cho các con phải có chữ ký của mẹ chồng bạn và tất cả các con thì mới tách sổ được; - Nếu tách thửa đất mà diện tích mỗi thửa chỉ 10m2 thì không đủ điều kiện để tách thửa đất. Bạn xem lại quy định tại địa phương về diện tích tối thiểu để tách thửa đất; - Nếu việc tách thửa được thực hiện đúng thủ tục theo quy định pháp luật và đứng tên cả hai vợ chồng bạn thì sẽ là tài sản chung của hai vợ chồng bạn. Việc quyết định tài sản đó không phụ thuộc vào các anh em nhà chồng bạn nữa." 31302,"Lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh là bao nhiêu? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Ngọc hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh là bao nhiêu? Vấn đề này được quy định tại cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!","Lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: Nội dung Mức thu (Đồng/lần cấp) Cấp giấy phép xuất cảnh 200.000 Cấp công hàm xin thị thực 10.000 Cấp thẻ ABTC của thương nhân APEC - Cấp lần đầu 1.200.000 - Cấp lại 1.000.000 Trên đây là tư vấn về lệ phí cấp giấy phép xuất cảnh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 219/2016/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 32812,"Tôi đang mang thai cháu được 7 tháng, và ở quê tôi con sinh ra đều theo họ cha, vậy tôi muốn hỏi khi đi làm khai sinh cho con tôi có thể mang họ của mẹ được không?","Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán. Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Như vậy, sắp tới bạn đi khai sinh cho con của mình, bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn nên để đứa bé mang họ của ai, không nhất thiết là mang họ của chồng bạn, nếu không có thỏa thuận nào thì họ của đứa bé xác định theo tập quán. Trân trọng!" 19851,Chào Luật sư Xin luật sư cho biết: khi đường điện 220kv đi qua nhà và vườn dân nếu người dân chưa ký vào biên bản thì công trình đường điện có quyền đi ngang qua không thưa luật sư?,Bạn chưa ký biên bản vì không hề biết và chưa được mời ký biên bản thỏa thuận hay là chưa ký vì chưa thống nhất mức đền bù? Nếu là chưa hề biết và chưa được mời ký biên bản thì việc vẫn cho triển khai công trình là ko phù hợp còn nếu vì chưa thống nhất mức đền bù mà chưa ký thì vì tính chất cấp bách và cần thiết thì công trình vẫn có thể tiếp tục còn việc giải quyết ý kiến thì vẫn tiến hành sau. 20867,"Kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Lan Hương. Tôi đang sinh sống và làm việc tại TPHCM, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi như sau: Kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (huong***@gmail.com)","Kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định về công tác tàng thư căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau: 1. Kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên, kinh phí đầu tư phát triển, kinh phí nghiệp vụ, các nguồn kinh phí khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Công an; được sử dụng trong các hoạt động sau đây: a) Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công tác tàng thư căn cước công dân; b) Xây dựng và cải tạo phòng, kho lưu trữ tàng thư căn cước công dân; c) Mua sắm thiết bị, phương tiện, tủ, giá để hồ sơ phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân; d) Bảo quản hồ sơ, tài liệu; đ) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công tác tàng thư căn cước công dân; e) In ấn biểu mẫu phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân; g) Tổ chức các lớp tập huấn, các hoạt động khác phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân. 2. Tổng cục Cảnh sát chủ trì phối hợp với Cục Tài chính, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Kế hoạch và đầu tư và các đơn vị có liên quan báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt kinh phí thường xuyên bảo đảm cho hoạt động công tác tàng thư căn cước công dân. Trên đây là nội dung câu trả lời về kinh phí phục vụ công tác tàng thư căn cước công dân được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 10/2016/TT-BCA. Trân trọng!" 6252,Người khuyết tật là người hạn chế năng lực hành vi dân sự phải không?,"Căn cứu tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về người khuyết tật như sau: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. ... Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau: Hạn chế năng lực hành vi dân sự 1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện. ... Như vậy, với trường hợp người khuyết tật là người bị khiếm khuyết đi bộ phận trên cơ thể và sinh hoạt khó khăn chứ không đồng nghĩa người khuyết là người hạn chế năng lực hành vi dân sự. Do đó, điều kiện về người khuyết tật không phải là một trong những căn cứ để xác định người này có bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Chỉ trừ trường hợp người khuyết tật nghiện ma túy hoặc các chất kinh thích dẫn đến phá hoại tài sản của chính mình và được Tòa ra quyết định công nhận thì lúc này người khuyết tật mới bị hạn chế năng lực hành vi dân sự." 11359,"Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Thái. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật đối với pháp nhân qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hoàng Thái (hoangthai*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật dân sự 1995 thì quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định cụ thể như sau: - Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. - Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý hoặc thân nhân của người đó đồng ý, nếu người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2005. Trân trọng!" 12038,"Xin chào luật sư! Tôi ở Thị Trấn, huyện Yên Thành, Nghệ An. Tại quê tôi đang có dự án xây dựng nhà máy may của Nhật. Vì Dự án đó nên chính quyền giải toả đền bù đất ruộng của dân ( đất trồng 2 lúa). Tuy nhiên dân không thoã thuận với mức đền bù của huyện đưa ra là 68triệu/sào (500m2). Sau đó, chính quyền địa phương đã đến từng nhà thoã thuận và nhiều hộ dân đã ký. Nhưng còn lại khoảng 5 - 7hộ trong đó có tôi chưa ký( vì giá đất quá thấp và họ ghi là đât 1 lúa). Nhưng chính quyền lại doạ là không ký thì sang 2013 là hết nghị định 64 thì không còn quyền lợi. Vậy tôi mong luật sư tư vấn cho tôi là nên ký hay không? Nếu tôi không ký thì có bị cưỡng chế không? Xin chân thành cảm ơn luật sư!","Luật đất đai quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là 20 năm. Hết thời hạn trên, nếu người sử dụng đất chấp hành tốt luật đất đai và có nhu cầu thì được gia hạn thời hạn sử dụng đất.... Đến nay, Nhà nước ta chưa có văn bản pháp lý nào quy định là thu hồi lại đất nông nghiệp sau thời hạn 20 năm (2013) nên chính quyền nói với bạn như vậy là không có căn cứ. Việc có đồng ý mức đền bù hay không là quyền của bạn. Tuy nhiên nếu đa số hộ dân đã chấp thuận đền bù và dự án đã được phê duyệt mà gia đình bạn không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất theo quy định pháp luật." 20709,"Giấy miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam có thời hạn tối đa bao nhiêu năm? Xin chào Ban biên tập, tôi là Huỳnh Nam. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thời hạn, giá trị và hình thức của giấy miễn thị thực được quy định cụ thể ra sao? Giấy miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam có thời hạn tối đa bao nhiêu năm? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Huỳnh Nam (huynhnam*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 82/2015/NĐ-CP về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam thì thời hạn, giá trị và hình thức của giấy miễn thị thực được quy định cụ thể như sau: - Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng. - Giấy miễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết việc riêng. - Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu; các trường hợp sau đây được cấp rời: + Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực; + Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; + Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; + Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực; + Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh. - Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng. Trên đây là nội dung tư vấn về thời hạn, giá trị và hình thức của giấy miễn thị thực. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 82/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 3108,"Chào Luật sư Đào Kim Lân! Tôi có một số việc bất bình trong công ty xin anh tư vấn giùm tôi về mặt pháp luật lao động, tôi có thể khởi kiện công ty ra toà được không.   1>. Tôi ký hợp đồng lao động với công ty làm cán bộ quản lý sản xuất từ tháng 11/2010 tới nay tôi chưa hề vi phạm nội qui công ty nhưng hiện tại lấy lý do thiếu người ở phận kho, công ty đã chuyển tôi qua làm bộ phận kho (công nhân tiếp nguyên liệu, từ ngày 25/04/2011- 26/06/2011, theo quyết định của tổng giám đốc, tuy không có quyết định hạ chức nhưng trong quyết định lại ghi rõ tôi có chức vụ mới là công nhân sản xuất). Nhưng ngày 6/5/2011, phó giám đốc sản xuất lại bắt tôi qua bộ phận sản xuất làm tạp vụ (quét rác trong nhà máy và lau chùi vệ sinh nền nhà) , tôi vẫn làm nhưng anh ấy không cho dùng chổi quyét mà chỉ dùng cây lau nhà và nước để lau nhiều khu vực dơ bẩn trong công ty. Thắc mắc thứ nhất của tôi là khi điều chuyển người lao động khi họ không vi phạm kỷ luật thì có được hạ chức vị của họ không? Họ ghi trong quyết định như vậy có được không?   2 .>   Vào ngày 26/04/2011 tôi bị sốt, đau dạ dày , tôi đã nhắn tin (còn lưu trong diện thoại) xin nghỉ để đi bệnh viện khám bệnh. Kết quả bác sĩ xác định tôi bệnh sốt xuất huyết, viêm dạ dày nên cho nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 26/ 04/ 2011 tới ngày 29/ 04/ 2011. Ngày 3/5 tôi trở lại công ty làm việc đã nộp đủ các giấy tờ liên quan (đơn thuốc, giấy chứng nhận cho nghỉ việc của bác sĩ, đơn xin nghỉ phép, tất cả các giấy tờ nghỉ phép tôi đều photo lại vì biết có thể công ty sẽ gây khó dễ với mình) nhưng cấp trên của tôi cùng ban giám đốc không ký giấy phép. Tôi đã gặp trưởng phòng nhân sự kiêm chủ tịch công đoàn của công ty trình bày sự việc trên thì trưởng phòng nhân sự cũng không giải quyết, nói rằng đó là việc của bộ phận khác Ngày 4/5/2011 tôi hỏi lại cấp trên và ban giám đốc cũng không ký. Cho tới ngày 5/5/2011 tôi nhận được thư mời lên gặp trưởng phòng nhân sự về việc nghỉ không lý do những ngày trên Ngày 5/5 tôi đã đem các giấy tờ liên quan lên gặp tp.nhân sự, sau một hồi xem xét các giấy tờ của tôi thì anh vẫn không giải quyết và nói phải có mặt những người liên quan mới giải quyết Tôi đã nộp đơn khiếu nại lên phòng thanh tra sở lao động và tổng giám đốc   Ngày (14/5/2011) , công ty tổ chức cuộc họp tôi đã trình bày lý do những ngày nghỉ trên có kèm giấy tờ liên quan nhưng công ty lại không chấp nhận vì cho rằng tôi xin nghỉ không đúng thủ tục xin nghỉ của công ty là có bệnh thì phải gọi điện, tôi không gọi mà chỉ nhắn tin là không được, ngoài ra, giấy khám bệnh bác sĩ cho nghỉ ngày 23/5, trong khi tôi xin nghỉ ngày 22/5 ( 4 ngày còn lại là nghỉ đúng ngày khám).Vì vậy công ty lập biên bản tôi không làm đúng thủ tục công ty. Về việc này tôi có giải thích rằng ngày 22/4 tôi sốt cao nên không đi viện ngay được, tuy nhiên tôi đã báo bị bệnh và xin nghỉ. Tới ngày 23/4, tôi mới đi viện khám, và giấy cho nghỉ thì bác sĩ cho nghỉ theo ngày đi khám.  Tuy nhiên ngày 23/4 là ngày tôi được nghỉ phép theo lịch làm việc của công ty. Hôm sau đi làm tôi có nộp đầy đủ giấy tờ trên. Những việc làm trên cho thấy công ty không muốn giải quyết chế độ bảo hiểm cho công nhân viên. Với bản thân tôi gần đây thường ốm đau nhưng theo tổng kết ngày công của tháng 04/2011 thì những ngày ốm đau của tôi là nghỉ không phép, vì vậy lương tháng 04/2011 của tôi công ty cũng không trả đủ (trừ hết phụ cấp theo qui định nghỉ không phép).  Đây là việc làm khó người lao động, có hành vi trù ép nhằm gây sức ép để tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên tôi mong các anh tư vấn giúp tôi trường hợp trên công ty có lý hay không? Nếu kiện ra toà, có thể toà xử thế nào.. Rất mong tin luật sư, địa chỉ email của tôi là dinhdung7179@ymail.com  Tôi xin chân thành cám ơn","Chào bạn ! Qua nội dung bạn trình bày, xin được góp vài ý kiến như sau : 1- Bạn đang công tác bình thường, nếu bị điều chuyển qua bộ phận khác hoặc thay đổi chuyên môn thì bạn phải xin xem xét hoặc khiếu nại, việc bạn không ý kiến xem như bạn chấp nhận thay đổi đó. 2- Khi sức khỏe có vấn đề, bạn nên làm đúng quy định ( điện thoại, gởi đơn v.v...) việc làm đơn nghỉ việc trước khi có giấy BS dễ gây nghi ngờ là hành vi đối phó mà trong trường hợp mối quan hệ giữa bạn và công ty không được thuận lợi thì điều này càng bất lợi cho bạn. 3- Tuy nhiên do bạn đã làm đơn khiếu nại nên bạn cần chờ ( nhớ tường trình toàn bộ sự việc và kém các chứng từ liên quan ), sau khi có quyết định giải quyết, nếu vẫn chưa thỏa đáng bạn có thể khởi kiện ra Tòa Lao động. Thân ái !!!" 23024,"H (14 tuổi 8 tháng) do bị bạn bè lôi kéo đã cùng tham gia vào một cuộc ẩu đả với nhóm thanh niên ở xã bên. Trong khi đánh nhau, H đã dùng dao đâm vào ngực T 03 nhát làm T chết ngay tại chỗ. Sau khi gây án H đã bị cơ quan điều tra bắt và ra quyết định khởi tố về tội giết người. Tuy nhiên gia đình H kéo đến cơ quan Công an phản đối việc khởi tố đối với H vì cho rằng H còn nhỏ, chưa đủ nhận thức và chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Xin hỏi pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?","Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Điều 9 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về phân loại tội phạm: “Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây: 1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm; 2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù; 3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù; 4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về “Tội giết người” như sau: “1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”. Như vậy, căn cứ các quy định ở trên, H bị khởi tố tội giết người khi đã hơn 14 tuổi, là đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây ra nên việc gia đình H phản đối quyết định khởi tố của cơ quan Công an là không có căn cứ pháp luật." 27072,Bộ luật dân sự quy định thế nào về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự?,"Điều 404 Bộ luật dân sự quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự, đó là: 1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 17034,"Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xuất bản, phát hành được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Tuyền hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xuất bản, phát hành được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xuất bản, phát hành được quy định tại Mục A Phần IX Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể: Không quy định bản sao có công chứng; mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người có yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau: - Thủ tục Cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài: Giấy tờ chứng nhận và văn bản thỏa thuận thực hiện bằng tiếng Việt quy định đối với Bằng tốt nghiệp đại học trở lên, Phiếu lý lịch tư pháp và Sổ hộ khẩu hoặc Giấy tờ chứng minh được phép thường trú tại Việt Nam của người đứng đầu văn phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. - Thủ tục chấp thuận bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Tổng biên tập nhà xuất bản: Bằng tốt nghiệp đại học trở lên của nhân sự dự kiến bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc). Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xuất bản, phát hành. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 25760,"Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Họ hưởng hoa hồng được hiểu như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Duy - Quảng Ngãi","Họ hưởng hoa hồng được hiểu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau: Họ hưởng hoa hồng là họ mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia họ, chủ họ có trách nhiệm thu phần họ của các thành viên góp họ để giao cho thành viên được lĩnh họ. Thành viên được lĩnh họ phải trả lãi cho các thành viên khác và phải trả một khoản hoa hồng cho chủ họ. Mức hoa hồng do những người tham gia họ thoả thuận. Trên đây là nội dung trả lời về họ hưởng hoa hồng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Trân trọng!" 19509,"Vợ chồng tôi có khối tài sản chung là một căn nhà và một thổ đất thổ cư(có giấy tờ hợp pháp). Chồng tôi đã làm một bản di chúc viết tay nhưng không có công chứng. Xin cho hỏi, Di chúc này có giá trị không? Hiện nay chồng tôi đang ốm nặng, nếu chồng tôi chết, các con riêng và người vợ trước của ông ấy có quyền thừa kế tài sản của chồng tôi không?","Theo Điều 655 Bộ luật dân sự, di chúc bằng văn bản không có chứng nhận, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ hai đều kiện: người lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa và cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Như vậy, nếu di chúc viết tay của chồng bà thoả mãn hai điều kiện trên thì vẫn có giá trị pháp lý, nếu chồng bà chết thì chỉ có những người được thừa hưởng di sản ghi trong di chúc mới được thừa kế. Trường hợp di chúc của chồng bà không đủ các điều kiện trên thì di chúc đó không hợp pháp, phần tài sản của chồng bà sẽ chia cho những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất là cha, mẹ, vợ và tất cả các con của chồng bà (kể cả con nuôi, con riêng) của ông ấy, mỗi người được hưởng một phần bằng nhau. Nếu vợ trước đã ly hôn với chồng bà thì sẽ không được thừa kế theo pháp luật đối với di sản của chồng bà. Ngoài ra, dù di sản của chồng bà dược chia theo di chúc hay pháp luật thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản ít nhất bằng 2/3 suất của những người thừa kế theo pháp luật: con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; cha, mẹ, vợ chồng của người chết. Trường hợp người đã bị kết án về hành vi cố ý xâm hại tính mạng, sức khỏe; hành hạ, ngược đãi, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản ở mức nghiêm trọng; vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản… thì klhông được quyền hưởng di sản thừa kế" 27957,"Ban biên tập có nhận được câu hỏi gửi về từ một bạn có mail khanh_linh****@gmail.com với nội dung: Tôi có biết trong tháng 11 sẽ có văn bản mới quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Theo đó, tôi hiện đang có nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn chính trị để tuyển quân theo quy định mới nhất, vì tôi tình nguyện để được đi, tuy nhiên gặp một số vấn đề về tiêu chuẩn chính trị, do đó mong Ban biên tập dành chút thời gian phản hồi giúp tôi.","Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, có hiệu lực từ 20/11/2018, về tiêu chuẩn chính trị để công dân nhập ngũ có quy định như sau: - Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. - Theo đó, chúng tôi thông tin thêm đến bạn tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định mới nhất để bạn tham khảo thêm: + Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. + Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. + Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 22008,"Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Quốc Thắng, tôi đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi về thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc của tôi. Xin chân thành cảm ơn! (thang***@gmail.com)","Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu được quy định như sau: Những giấy tờ cần chuẩn bị Lệ phí Căn cứ pháp lý - Khai 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định (X01) - 02 ảnh cỡ 4x6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu (chụp ảnh tại cơ sở chụp ảnh được cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh cho phép) - Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân còn giá trị (xuất trình khi nộp hồ sơ để cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra, đối chiếu) - Sổ tạm trú (nếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú). 200.000 đ (Hai trăm nghìn đồng) - Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. - Chỉ thị 29/2007/CT-TTg về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành. - Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. - Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. - Quyết định 7747/QĐ/A18(P3) ban hành mẫu tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông ở trong nước do Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh ban hành. Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan khác. Trân trọng!" 4634,"Bố tôi là bộ đội, ông được Bộ Quốc phòng giao cho 1 mảnh đất làm nhà để ở từ năm 1992. Thực hiện QĐ 09/2007/QĐ-CP ngày 19/1/2007  thì đơn vị bố tôi đã bàn giao xong đất khu gia đình ra địa phương quản lý. Nay gia đình tôi có nguyện vọng làm GCN QSD đất. Xin luật sư cho biết, để được cấp GCN QSD đất thì bố tôi có phải đóng tiền sử dụng đất trong hạn mức không? (trong hạn mức 200m2). Đất vượt hạn mức sẽ phải đóng tiền thuế như thế nào? - Theo tôi biết, nếu mảnh đất đó được cấp trước 15/10/1993 thì không phải nộp tiền sử dụng đất (trong hạn mức 200m2) phải vậy không thưa luật sư? (theo khoản 1 điều 100 của Luật đất đai năm 2013) - Tại sao Phòng thuế lĩnh vực đất đai của TP có thông báo rằng theo thông tư mới nhất của Bộ Tài chính thì bố tôi vẫn phải đóng thuế 40% giá trị đất ?",Bạn đã trích dẫn thông tin chính xác về việc đất được giao trước 15/10/1993 thì ko phải nộp tiền sử dụng đất trong hạn mức. Như vậy tiền phần đất vượt hạn mức vẫn phải nộp tiền sử dụng đất. Bạn nên liên hệ lại chi cục thuế địa phương bạn xem tiền sử dụng đất thông báo có phải áp dụng cho phần đất vượt hạn mức hay không cũng như tìm hiểu thêm các thông tin mà bạn chưa rõ nhé. 1616,"Giữa gia đình tôi với vợ chồng ông M. có xảy ra việc tranh chấp lối đi. Mặc dù đã có lối đi chung mà nhiều người trong xóm vẫn sử dụng nhưng ông M. vẫn mở cửa phụ để đi trên lối đi của gia đình tôi và còn cho xe tải nặng ra vào thường xuyên làm cho lối đi ngày càng xuống cấp. Tháng 12-2010, TAND tỉnh đã xử phúc thẩm vụ án và tuyên xử vợ chồng tôi thua kiện. Phán quyết này có hợp lý không và nếu không đồng ý thì chúng tôi phải làm sao?","Chúng tôi không thể dựa vào những thông tin do phía ông cung cấp để đưa ra những nhận xét về vụ án. Theo khoản 1 Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì vợ chồng ông có thể thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (gồm có chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao) xem xét. Khi có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của những người này thì Tòa Dân sự TAND Tối cao sẽ giám đốc thẩm bản án. Theo Pháp Luật TP" 33425,"Bố mẹ tôi có mảnh đất ở quê diện tích 146 m2, đã được cấp sổ đỏ tháng 9 năm 2002, sổ đỏ đồng mang tên bố mẹ tôi. Từ năm 1982 trở về trước mảnh đất này do bà ngoại tôi ở (bà ngoại chỉ có 2 con gái, mẹ tôi là con gái thứ hai của bà), mẹ tôi ở cùng với bà và cơm nước cho bà khi bà còn sống, năm 1982 bà ngoại mất, mẹ tôi vẫn sang quét dọn trông nom nhà cửa, do nhà tranh vách đất đã xuống cấp, năm 1985 bố mẹ tôi đã xây lại thành nhà cấp 4 lợp ngói. Bố mẹ tôi đã ở đó cho đến năm 2008 mẹ tôi mất, bố tôi sang ở với anh cả, bản thân tôi đang tại ngũ nên không có điều kiện ở nhà thường xuyên. Lúc này con của bá là chị T(chị ruột mẹ tôi) có đến xin ở nhờ chúng tôi đã đồng ý cho chị ở với điều kiện sau 3 năm trả lại nhà cho bố tôi. Cho đến  nay đã qua 4 năm tôi có trao đổi với chị thu dọn trả nhà cho bố tôi xong chị T viện nhiều lý do không trả nhà theo thỏa thuận (vì là chị em con bá, con dì nên khi cho chị T mượn nhà tôi không làm giấy tờ gì cả). Trong các lý do nêu ra chị T có nói là đây là đất của bà ngoại chúng tôi nên chị là con của bà phải được hưởng một nửa. Vậy tôi xin luật sư tư vấn giúp như vậy có đúng không và cách giải quyết như thế nào. Rất mong hồi âm sớm của luật sư, tôi xin chân thành cám ơn .","Theo quy định chung thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản mất nên đến thời điểm hiện nay thời hiệu khởi kiện đã hết (trừ trường hợp thời hiệu được khôi phục theo quy định pháp luật). Trong trường hợp này, tranh chấp do các bên tự giải quyết. Về việc mượn nhà: Như bạn nêu thì việc cho mượn cách đây chưa lâu (năm 2008) nên việc chứng minh căn nhà của ai có lẽ là không khó. Ngoài ra, gia đình bạn được cấp sổ đỏ nên pháp luật thừa nhận quyền sở hữu của gia đình rồi. Như vậy, gia đình bạn là chủ sở hữu của tài sản thì có toàn quyền đối với tài sản này. Theo đó gia đình bạn có quyền bảo vệ quyền sở hữu theo Điều 169, Điều 255 và Chương XV Bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan. Điều 169 và Điều 255 được đính kèm theo dưới đây để bạn tiện tham khảo. Điều 169. Bảo vệ quyền sở hữu 1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. 2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. 3. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật. Điều 255. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật." 1157,"Tôi được biết là hộ chiếu công vụ có cấp cho cán bộ, công chức. Tuy nhiên, đối với viên chức sự nghiệp công lập thì theo quy định pháp luật có áp dụng không?","Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các đối tượng trong đó có viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: - Người đứng dầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; - Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; - Người giữ vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. Như vậy, đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập thì hộ chiếu công vụ vẫn được áp dụng cho đối tượng trên. Trân trọng!" 13533,"Chào luật sư ! Tôi có một vài thắc mắc kính nhờ luật sư giải đáp giúp: Tôi có mua một căn nhà xây sẵn tại quận 12 từ tháng 10/2011,  diện tích 2,8 x 9,8 m2 và nằm trong diện qui hoạch có đền bù. Toàn bộ lô đất là 704 m2 và được chủ nhà chia nhỏ ra bán. Khi mua bán chúng tôi có lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại. Xin hỏi trường hợp của tôi có đi đăng bộ được không ? Nhà tôi vẫn chưa có số nhà riêng và hiện tôi muốn nhập hộ khẩu về nhà mới mua có được không ? Nếu được thì thủ tục có rườm ra không? Tôi đã có sổ tạm trú tại dc này trên 1 năm rồi. Chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm!","Việc mua bán của bạn và chủ đất có lập vi bằng tại phòng thừa phát lại, về bản chất chỉ là văn bản làm chứng cho giao dịch mua bán giữa bên bán và bên mua. Theo qui định của pháp luật thì các trường hợp chuyển nhượng bất động sản đều phải tuân thủ theo hình thức là phải được công chứng hợp đồng mua bán nhà, nếu không theo hình thức này thì khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Như vậy, trường hợp của bạn không thể đi đăng bộ được vì chưa đúng trình tự thủ tục, hơn nữa căn nhà của bạn mua đang nằm trong diện qui hoạch nên cũng không thể tiến hành việc mua bán được." 2097,Cho tôi hỏi theo quy định pháp luật về bảo đảm thì thời điểm có hiệu lực đối với đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định như sau: Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký. Như vậy, thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển có hiệu lực là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký. Trân trọng!" 1139,Có được bồi thường khi chó nhà hàng xóm thả rông sang cắn chết gà nhà mình không?,"Căn cứ Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 có quy định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Theo quy định trên thì việc nuôi chó mà thả rông không quản lý để sang nhà hàng xóm cắn chết gà thì người chủ của con chó đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Cho nên, trường hợp này gia đình bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà hàng xóm bồi thường thiệt hại cho những con gà bị chết. Chó nhà hàng xóm thả rông sang cắn chết gà nhà mình thì có được bồi thường không? (Hình từ Internet) Theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi thả rong chó của người hàng xóm có thể bị xử phạt như sau: + Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng. + Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự." 26885,"Anh trai tôi có vợ và không có con. Chúng tôi chỉ còn cha. Anh tôi bị đột quỵ qua đời, không để lại di chúc. Tài sản được phân chia cho cha và chị dâu tôi. Sau khi phân chia tài sản, cả 02 cùng đứng tên trên mảnh đất là di sản thừa kế duy nhất anh tôi để lại. Mảnh đất này do anh tôi mua trước khi cưới chị dâu. Sau khi phân chia di sản thừa kế, chị dâu tôi thuyết phục cha công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế và cha tôi làm theo. Sau này xảy ra mâu thuẫn, chị tôi đòi bán mảnh đất trên và sẽ lấy tất cả tiền bán đất đi định cư nước ngoài. Xin hỏi, tài sản của anh tôi chỉ chia cho cha tôi và chị dâu có đúng không, khi anh tôi không để lại di chúc? Về việc bán mảnh đất, chị tôi làm vậy có đúng với quy định của pháp luật? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.","Căn cứ theo Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật: - Không có di chúc; - Di chúc không hợp pháp; - Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Do đó, có thể xác định việc chia di sản do anh trai bạn để lại sẽ được xác định là thừa kế theo pháp luật. Từ đó có thể xác định những người được quyền nhận thừa kế theo pháp luật tại quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về những người thừa kế theo pháp luật như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy việc di sản thừa kế được chia cho cha bạn và chị dâu là đúng với quy định của pháp luật. Xét về việc cha bạn lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế sau khi đã phân chia. Quy định của Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 về từ chối nhận di sản thừa kế như sau: - Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. - Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. - Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Như vậy, cha bạn là người có quyền từ chối nhận di sản thừa kế và lập văn bản về việc từ chối này. Nhưng quy định của luật còn nêu rõ, việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản, trong khi đó văn bản cha bạn công chứng tại thời điểm di sản đã được phân chia xong. Từ đó xác định được rằng việc cha bạn lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế như nội dung bạn cung cấp sẽ không được công nhận theo quy định của pháp luật. Và việc bán mảnh đất trên phải có sự đồng ý của cha bạn. Trên đây là nội dung tư vấn." 24593,"Người thừa kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật dân sự được quy cụ thể như thế nào? Xin chào anh chị Thư Ký Luật! Hiện sau khi luật dân sự có hiệu lực, có nhiều chỗ tôi còn chưa rõ lắm. Anh chị cho tôi hỏi: Di chúc bằng văn bản bao gồm những loại nào? Rất mong nhận được câu trả lời được từ quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau: - Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: + Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; + Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Người thừa kế theo pháp luật theo quy định của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 29503,Trọ bị nhà nước tịch thu thì có bị xóa đăng ký tạm trú không?,"Theo Khoản 1 Điều 29 Luật cư trú 2020 quy định về x óa đăng ký tạm trú như sau: 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này; c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú; e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; g) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó; h) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. Theo đó , người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở là nhà trọ mà đã bị nhà nước tịch thu theo quyết định thì bị xóa đăng ký tạm trú. Trân trọng!" 29693,"Con có quyền nhận cha, mẹ của mình khi cha, mẹ đã chết không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Phong, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền nhận cha, mẹ được quy định cụ thể ra sao? Con có quyền nhận cha, mẹ của mình khi cha, mẹ đã chết không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hoàng Phong (hoangphong*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền nhận cha, mẹ được quy định cụ thể như sau: - Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. - Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha. Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định về quyền nhận con cụ thể như sau: - Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết. - Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền nhận cha, mẹ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 16495,Bao nhiêu tuổi thì đi nghĩa vụ quân sự?,"Theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau: Độ tuổi gọi nhập ngũ Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Ngoài ra căn cứ theo Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân như sau: Tiêu chuẩn tuyển quân 1. Tuổi đời: a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Theo đó, công dân đủ 18 tuổi thì được gọi đi nghĩa vụ quân sự. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi. Với trường hợp công dân đang học cao đẳng, đại học thì kéo dài đến hết 27 tuổi." 24843,"Chuộc lại tài sản đã bán được hiểu như thế nào theo Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Tuyết Trâm, tôi sinh sống và làm việc tại Bình Định. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Chuộc lại tài sản đã bán được hiểu như thế nào theo Bộ luật Dân sự 1995? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (tuyet_tram***@gmail.com)","Việc chuộc lại tài sản đã bán trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 1995 như sau: 1- Bên bán có thể thoả thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại. Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thoả thuận nhưng không quá một năm đối với động sản và năm năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm giao tài sản. Trong thời hạn này bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, nếu không có thoả thuận khác. 2- Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản, phải chịu rủi ro đối với tài sản. Trên đây là nội dung tư vấn về việc chuộc lại tài sản đã bán trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 14279,"Vợ tôi vừa mới sinh con do tôi, do gia đình ít người nên tôi chưa thể đăng ký khai sinh cho con ngay được. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Cha mẹ phải đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn bao nhiêu ngày? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!","Về vấn đề này của bạn thì tại Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. => Như vậy, theo quy định này thì cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con bạn nhé. Nếu cha hoặc mẹ không đăng ký được thì ông hoặc bà hoặc người thân thích có thể đăng ký giúp nhưng vẫn phải tuân theo thời hạn trên bạn nhé. Theo đó, nếu cha mẹ nào vi phạm quy định về thời hạn đăng ký khai sinh cho con nêu trên thì có thể bị cảnh cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Trên đây là nội dung giải đáp về thời hạn đăng ký khai sinh cho con. Trân trọng!" 31694,Ủy thác là gì?,"Ủy thác là Việc giao cho cá nhân, pháp nhân - bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm. Trong luật dân sự, ủy thác là hành vi pháp lý được thực hiện dưới hình thức văn bản - hợp đồng ủy thác, theo đó bên được ủy thác, còn gọi bên nhận làm đại lý được nhân danh và được bên ủy thác, bên giao làm đại lý trả tiền chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để làm một số việc hoặc mua, bán một số hàng hóa nhất định. Bên được ủy thác chỉ được làm và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy thác. Nếu bên được ủy thác hoạt động vượt khỏi phạm vi ủy thác thì phải tự chịu trách nhiệm. Hợp đồng ủy thác phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng." 30348,Quyền chiếm hữu tài sản được quy định như thế nào?,"Theo hệ thống pháp luật các nước Civil Law thì quyền chiếm hữu là một quan hệ thực tế của quyền sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền: quyền sử dụng (usus), quyền thu lợi (fructus) và quyền định đoạt (abusus). Chủ sở hữu thông qua quyền chiếm hữu để thực hiện quyền sử dụng, thu lợi và định đoạt tài sản của mình. Phân loại chiếm hữu tài sản: – Quyền chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế. – Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Trong chiếm hữu không có căn cứ pháp luật dựa vào tiêu chí nhận thức của chủ thể phân chia thành chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiến hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình. Theo Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005, “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản” (Điều 182 BLDS). Các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật gồm: 1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản: trong trường hợp này chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chỉ của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu không bị hạn chế, gián đoạn về mặt thời gian, từ trường hợp chủ sở hữu chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản: Theo đó, khi chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản cho người khác thì người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. 3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền sở hữu , sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu. 4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định. Khi phát hiện ra tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm thì phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết chủ sở hữu là ai thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công an gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện do pháp luật quy định. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm , vật nuôi dưới nước bị thất lạc phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu chưa xác định được chủ sở hữu thì được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu. Việc chiếm hữu tài sản không thuộc các trường hợp trên được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết về việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Ví dụ : mua nhầm phải của kẻ gian mà không biết người bán tài sản không phải là chủ sở hữu của tài sản…. Trong trường hợp này pháp luậtkhông buộc người đó phải biết tính bất hợp pháp của việc chiếm hữu của mình. Phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình với chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình là việc người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu của người đó là không có căn cứ pháp luật. Ví dụ: người mua hàng của trẻ em có giá trị lớn, hoặc biết là của kẻ gian nhưng vẫn mua vì giá rẻ, người mua tài sản là động sản mà pháp luậtquy định bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng người bán phải là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu." 34257,"Sau khi bố mẹ em ly dị thi me em có mua cho em mot ngôi nha, nhưng vì lúc đó em con nhỏ lên chưa đủ tuổi để đứng tên lên bố em là người đứng tên ngôi nhà đó.Bây giờ em đả đủ tuổi nhưng bố em lại có lấy một người vợ khac và có thêm một em trai nữa. vậy xin hoi luật sư về quyền thừa kế ngôi nhà sẽ như nào ạ?","Theo như bạn nói thì căn nhà là do mẹ bạn mua cho bạn sau khi ly hôn bố bạn nhưng vi do bạn chưa đủ tuổi đứng tên tài sản nên lại nhờ bố bạn đứng tên thì xem như là tài sản riêng của bạn do mẹ bạn mua tặng cho. Tuy nhiên, về mặt pháp lý thì căn nhà đứng tên của bố bạn nên bạn và mẹ bạn có giấy tờ gì chứng minh là nhờ bố đứng tên dùm hay không? vì nếu bố bạn ko xác nhận là mình chỉ đứng tên dùm mà nói là nhà của mình thì phải có chứng cứ chứng minh việc đứng tên dùm. Trong trường hợp ko có chứng cứ chứng minh đứng tên dùm và bố bạn cũng ko thừa nhận thì xem như là nhà của bố và nếu sau này bố mất ko để lại di chúc thì bạn chỉ hưởng được một phần di sản với tư cách là một trong những đồng thừa kế của bố thôi." 18188,"Hoạt động xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam tại cửa khẩu thường xuyên diễn ra. Do đó đặt ra việc kiểm soát hoạt động này. Cho mình hỏi mục đích, nguyên tắc kiểm soát xuất nhập cảnh theo quy định mới nhất?","Điều 3 Thông tư 74/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ 15/08/2020) quy định về mục đích, nguyên tắc kiểm soát xuất nhập cảnh như sau: - Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật. - Bảo đảm mọi hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh phải được kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật, nghiêm cấm việc lợi dụng công tác kiểm soát xuất nhập cảnh để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Việc kiểm soát xuất nhập cảnh nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các trường hợp không đủ điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam tại cửa khẩu. - Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế. Trên đây là mục đích, nguyên tắc kiểm soát xuất nhập cảnh theo quy định kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu. Trân trọng!" 3177,"Hợp đồng giữ chỗ thuê bất động sản tại Việt Nam, được ký kết giữa nhà đầu tư Nhật Bản và doanh Nghiệp Việt Nam. Trong đó, các bên thỏa thuận lựa chọn pháp luật Singapore điều chỉnh hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp là SIAC. Như vậy, thỏa thuận trên có vi phạm Điều 769 bên dưới (hoặc quy định nào khác của PLVN) hay không? Theo mình hiểu, đối tượng của HĐ này là bất động sản.","Hợp đồng giữ chỗ thuê bất động sản được hiểu tương tự như hợp đồng đặt cọc thuê bất động sản. Như vậy, Hợp đồng thuê bất động sản là hợp đồng chính, hợp đồng đặt cọc này là hợp đồng phụ nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng chính có đối tượng hợp đồng là bất động sản. Như vậy, trường hợp này sẽ thuộc điều chỉnh Khoản 2 Điều 769 Bộ luật Dân sự 2005, các bên phải tuân theo Pháp luật tại Việt Nam." 2507,Bồi thường tính mạng bị xâm phạm được quy định như thế nào?,"Vấn đề bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 610 Bộ luật dân sự như sau: Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." 2969,Em ly thân với chồng gần 3 năm..hiện tại đã nộp đơn ly hôn lên tòa án và được triệu tập lên nhưng chồng em không có mặt. Tòa nói sẽ xử theo cách khác..nhưng hiện tại đã qua 4 tháng và hết hạn thụ lý ..vẫn không thấy tin tức gì về phía tòa án và người thụ lý vụ của em...mình phải làm thế nào anh tư vấn dùm em..trông khi nhà chồng em thì quen gần hết người trong tòa án... người thụ lý vụ của em hết lần này đến lần khác hẹn em rồi không trả lời gì cả.. em có thể kiện người thụ lý vụ án của em được không..và làm thế nào để có thể ly hôn.,"Chào bạn! Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định: ""“Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa. 2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau: a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ; c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn; d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.” Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên thì tòa án có quyền xét xử vắng mặt chồng bạn nếu toa án đã triệu tập hợp lệ mà chồng bạn cố tình trốn tránh. Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định quyền thay đổi người tiến hành tố tụng (Điều 58 BLTTDS) do vậy, nếu thấy việc giải quyết của thẩm phán là không khách quan thì bạn có thể gửi đơn tới Chánh án tòa án đó để yêu cầu thay đổi thẩm phán hoặc có thể nhờ luật sư tham gia vụ án đó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình bạn." 15604,"Chào anh chị! Hàng tháng, tôi có nhận tiền trợ cấp thương binh và gửi vào tài khoản tiết kiệm riêng đứng tên tôi. Hiện giờ, số tiền này khá lớn. Mới đây, tôi và vợ ly hôn. Vợ tôi đòi chia đôi khoản tiền này vì cho rằng đây là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân. Vợ tôi nói như vậy có đúng không?","Theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm có: - Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Khoản 3 Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (hướng dẫn Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) quy định tài sản riêng khác củ vợ, chồng theo quy định của pháp luật còn là khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Như vậy, theo các căn cứ trên, khoản tiền tiết kiệm riêng từ tiền trợ cấp thương binh là tài sản riêng của bạn và không phải chia khi ly hôn. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn. Trân trọng!" 9555,Hỏi cung là gì? Hỏi cung bị can là gì?,Hỏi cung (hỏi cung bị can) không được định nghĩa là như thế nào. Tuy nhiên theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì hỏi cung là có thể được hiểu là một hoạt động tố tụng do Điều tra viên tiến hành khi có quyết định khởi tố bị can để lấy lời khai của người này về các tình tiết của các hành vi phạm tội. 32418,Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản là bao nhiêu năm?,"Tại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Như vậy, theo quy định như trên, bạn có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời hiệu 03 năm kể từ ngày tài sản của bạn bị thiệt hại. Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản có thời hiệu bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)" 10009,"Sau khi tốt nghiệp ra trường đi làm được một thời gian. Sau khi cưới chồng, tôi ở nhà nội trợ. Nay vì cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc nên vợ chồng tôi ly hôn. Trong thời gian chung sống, tôi không đóng góp gì nhiều cho việc tạo ra tài sản chung của 2 vợ chồng. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi. Với trường hợp của tôi có được chia tài sản gì khi ly hôn không?","Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014, có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: - Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. - Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. => Như vậy, tuy bạn không đóng góp gì việc tạo ra tài sản trong thời kỳ hôn nhân, bạn chỉ ở nhà nội trợ nhưng những tài sản vợ chồng bạn có được sau khi kết hôn vẫn có thể là tài sản thuộc sở hữu của bạn. Việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có nêu: - Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: + Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; + Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; + Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; + Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng => Như vậy, tuy bạn chỉ ở nhà nội trợ nhưng khi chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng bạn, bạn vẫn được chia và nhận phần tài sản của mình. Tòa sẽ dựa vào các yếu tố như hoàn cảnh của bạn, công sức đóng góp của bạn vào tài sản chung đó, việc bạn ở nhà nội trợ cũng góp một phần đóng góp để chồng bạn tạo ra tài sản. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 11216,"Xin luật sư cho em hỏi 1 vấn đề: - Em đang làm ở 1 đơn vị hành chính sự nghiêp (Văn phòng ĐKQSDĐ) đã làm gần 2 năm, trong thời gian làm việc rất cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Đầu năm nay, em được phân công công việc khác, tuy rất cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng vẫn không hoàn thành được tốt ( vì tính chất công việc mới được phân công phức tạp hơn). Tháng truớc, giám đốc có báo sẽ cho em nghĩ việc(vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao).Mới sáng này, giám đốc có họp và nói trong tuần này, nếu không tự làm đơn xin nghĩ, tuần sau giám đốc sẽ ra thông báo thanh lý hợp đồng và sẽ nghĩ việc sau 3 ngày.   Xin luật sư cho em biết, từ khi ra thông báo cho đến khi ra quyết định chấm dứt hợp đồng có phải là 3 ngày không?(Trên hợp đồng ghi  loại hợp đồng là thời vụ, thời hạn là 1/1/2011 đến 31/12/2011. Đây là hợp đồng em ký lần 2 với chỗ làm.Lần đầu thời hạn hợp đồng là 1/12/2009 đến 31/12/2010) Nếu bị nghĩ việc, em sẽ có những chế độ gì?Rất mong luật sư nói cho em biết sớm nhất khi có thể.Em xin chân thành cảm ơn!","​Theo Điều 38 Bộ luật lao động 1 - Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; 2 - Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định. 3 - Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước: c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng... Như vậy, trường hợp trên của bạn thì Văn phòng ĐKQSDĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thời vụ với bạn, thông báo trước 03 ngày là đúng quy định. Vấn đề còn lại là việc lý do cho bạn nghỉ việc là ""thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ"", có hợp lý hay không? Phụ thuộc vào việc xử lý kỷ luật lao động tại cơ quan. Khi nghỉ việc bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có), bảo hiểm xã hội..." 23847,"Lôi mồ mả ông bà lên facebook lăng mạ bị xử lý thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Minh Hằng, hiện đang làm việc tại TP. HCM, có vấn đề rất bức xúc muốn nhờ Ban biên tập hướng dẫn cách xử lý. Tôi và một người hàng xóm, vì có chút mâu thuẫn về tiền bạc nên gần đây thường hay gây gỗ, cãi nhau. Mặc dù đã được tổ dân phố hòa giải nhưng người này vẫn dùng mạng xã hội facebook để đăng tải hình ảnh cá nhân của gia đình tôi kèm theo mồ mả ông bà tôi nữa kèm theo những lời nói lăng mạ, xỉ nhục, chuyện này làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của gia đình tôi. Xin hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có thể thưa chị này được không? Tôi đã từng làm đơn gửi công an phường? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Ban biên tập có thể tư vấn qua mail: minh.hang***@gmail.com","Đầu tiên, Ban biên tập khẳng định danh dự, nhân phẩm của cá nhân phải được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm danh dự,nhân phẩm của cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cụ thể, người nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ phải chịu: Trách nhiệm dân sự: Căn cứ Khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 thì: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Mức bồi thường do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín bao gồm: - Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. - Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trách nhiệm hành chính: Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Trách nhiệm hình sự: Hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự 1999: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Như vậy, trong trường hợp này của bạn, nếu bạn chứng minh được chị họ của bạn có hành vi nói xấu gia đình bạn trên facebook làm ảnh hưởng tới danh dự nhân phẩm nhà bạn thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa để tòa giải quyết. Nếu việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm ở mức nghiêm trọng thì bạn có quyền tố cáo đến cơ quan công an để cơ quan công an truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 18457,Thời gian đi nghĩa vụ công an có giống thời gian đi nghĩa vụ quân sự hay không?,"Tại Khoản 1 Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định như sau: Điều 21. Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ 1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Tại Khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định như sau: Điều 8. Nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân 1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng... Như vậy, thời gian tham gia nghĩa vụ công an và thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự là giống nhau, thời hạn tham gia đều sẽ là 24 tháng." 32364,Hồ sơ đăng ký thường trú khi về ở quê chồng gồm những gì?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Luật cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký thường trú. Hồ sơ đăng ký thường trú .... 2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này. ..... Theo đó, hồ sơ đăng ký thường trú khi về ở quê chồng bao gồm các giấy tờ như sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền. Nếu có văn bản đồng ý về việc đăng ký thì không cần ghi rõ ý kiến trong tờ khai. - Giấy đăng ký kết hôn nhằm chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình. Về quê chồng sống thì thủ tục đăng ký thường trú như thế nào? (Hình từ Internet)." 9809,Năm 2024 đi nhập ngũ trước tết hay sau tết?,"Căn cứ theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau: Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân cụ thể như: Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân .... 4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bên cạnh đó, căn cứ theo Công văn 4267/BQP-TM năm 2023 hướng dẫn về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024 như sau: Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015; Quyết định số 82/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2024; theo đó, năm 2024 tiến hành tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ (tuyển quân) 01 đợt; thời gian giao nhận quân trong 03 ngày, từ ngày 25 đến hết ngày 27 tháng 02 năm 2024 (từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Như vậy, hằng năm thời gian gọi công dân đi nhập ngũ là vào tháng 02 hoặc tháng 03, trừ trường hợp gọi công dân nhập ngũ vì lý do quốc phòng, an ninh. Theo như Công văn hướng dẫn, việc giao nhận quân nhập ngũ năm 2024 được tiến hành trong 03 ngày, từ ngày 25 đến hết ngày 27 tháng 02 năm 2024 (nhằm ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng Âm lịch ). Mặt khác, mùng 1 Tết Âm lịch năm nay rơi vào ngày vào thứ bảy ngày 10/02/2024 dương lịch. Do đó, năm 2024 công dân sẽ đi nhập ngũ sau tết Âm lịch. Ngoài ra, trước thời gian nhập ngũ, công dân nhập ngũ sẽ được gọi đi khám sức khỏe từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Năm 2024 đi nhập ngũ trước tết hay sau tết? (Hình từ Internet)" 9056,"Em chào Luật Sư ạ, xin Luật Sư cho em hỏi em có tát 1 người 1 cái vì tội vu khống cho em lấy của họ cái vợt tôm trị giá 10 ngàn đồng. Do nó bỏ chạy nên đã ngã và 1 cái xe đạp, tuy không có thương tích gì nhưng nó đã báo công an và đi nằm viện, do nó có cái tai bị điếc bẩm sinh nên lấy cớ đó để đi mở tai. Hiện tại gia đình nó đã chạy được 1 cái hồ sơ bệnh án với nội dung là giảm 12% sức khỏe (gãy 1 cái răng và chẹo xương quai hàm) hiện tại hồ sơ đang ở công an huyện Sóc Sơn, gđ e đã chịu bồi thường nhưng không nghe mà đòi 200 triệu, nếu không thì sẽ đưa ra pháp luật. Theo Luật Sư bây giờ gđ e phải làm gì để chứng minh là hồ sơ bệnh án không đúng và hiện giờ nó đã khỏe lại như binh thường rồi ạ, (em thì đang mang trong mình căn bệnh thiểu năng tuần hoàn não) như vậy khi xét xử e sẽ bị kết án như thế nào ạ. Em cảm ơn Luật Sư rất nhiều ạ!","Trường hợp nhận thấy kết luận giám định có nội dung không phù hợp với sự thật em có quyền yêu cầu tổ chức giám định lại các thương tích của người bị hại. Với yêu cầu bồi thường 200 triệu đối với thương tích như vậy là không phù hợp gia đình em có thể không chấp thuận yêu cầu đó. Trường hợp kết luận giám định là chính xác thì với tỷ lệ thương tật như em nêu đã đủ cơ sở để khởi tố vụ án về tội "" Cố ý gây thương tích"" quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự. Cụ thể khoản 1, quy định như sau: ""Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% ......, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm"". Trường hợp cơ quan chức năng khởi tố vụ án em có thể phải chấp hành những hình phạt được quy định như trên.Tuy nhiên khi xem xét quyết định hình phạt hội đồng xét xử cũng căn cứ các tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo." 13868,Người đề nghị cấp giấy phép nhập cảnh hài cốt hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2011/TT-BNG quy định thủ tục cấp Giấy phép như sau: 1. Người đề nghị cấp Giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ gồm: a. 01 đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước theo mẫu số 01/NG-LS ban hành kèm theo Thông tư này; b. Giấy tờ chứng minh người đề nghị thuộc diện nêu tại Điều 5 Thông tư này: - 01 bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người đề nghị; - 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người chết; - 01 bản chụp sổ hộ khẩu của người đề nghị trong trường hợp người chết thuộc diện nêu tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư này; - 01 bản gốc văn bản ủy quyền trong trường hợp người đề nghị thuộc diện nêu tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này; - 01 bản gốc văn bản đề nghị trong trường hợp người đề nghị là cơ quan, đơn vị chủ quản của người chết nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này; c. Giấy tờ chứng minh người chết thuộc diện nêu tại Điều 3 Thông tư này: - Bản gốc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có); - 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết thuộc diện nêu tại điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư này; - 01 bản chụp giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện cấp; - 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt); - 01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương theo mẫu số 02/NG-LS có xác nhận đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang, nếu người chết thuộc diện nêu tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Như vậy, khi bạn đề nghị giấy phép nhập cảnh hài cốt của chồng bạn thì hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ sau: - 01 đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước theo mẫu số 01/NG-LS ban hành kèm theo Thông tư này; - Giấy chứng minh bạn là vợ (thân nhân) của chồng bạn; - Giấy tờ chứng minh chồng bạn là người nước ngoài có đăng ký thường trú tại Việt Nam. Trân trọng!" 25508,Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức nào?,"Căn cứ quy định khoản 2 Điều 30 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua mạng điện tử như sau: Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua mạng điện tử .... 2. Việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức sau đây: a) Gửi tập tin đính kèm thư điện tử; b) Cung cấp mã truy cập một lần; c) Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin. .... Như vậy, việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện bằng các cách thức sau đây: - Gửi tập tin đính kèm thư điện tử; - Cung cấp mã truy cập một lần; - Chỉ dẫn địa chỉ truy cập để tải thông tin." 23727,"Hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một công chức đang làm việc tại một cơ quan nhà nước của tỉnh Điện Biên, sắp tới tôi được cử sang để trao đổi một số vấn đề dân cư với tỉnh Vân Nam, nhưng tôi chưa có Passport. được biết tôi có trách nhiệm phải làm giấy thông hành. Vậy anh/ chị cho tôi hỏi, hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Đỗ Trọng (dotrong***@gmail.com)","Hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được pháp luật quy định được pháp luật quy định tại Điều 5 Thông tư 67/2013/TT-BCA quy định việc cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới cho công dân Việt Nam qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành; như sau: 1. Hồ sơ 01 bộ gồm: a) 01 tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh theo mẫu TK9 ban hành kèm theo Thông tư này; b) 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cmx6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai. 2. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh thì tờ khai do cha, mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay. Trường hợp cha hoặc mẹ đề nghị cấp chung con dưới 16 tuổi vào giấy thông hành xuất, nhập cảnh của cha hoặc mẹ thì khai chung và dán 01 ảnh 3cmx4cm của trẻ em đó vào tờ khai của mình và 01 ảnh 3cmx4cm của trẻ em đó để dán vào giấy thông hành. 3. Đối với cán bộ, công chức nhà nước công tác tại vùng biên giới thì tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan quản lý trực tiếp. 4. Trường hợp đề nghị cấp lại giấy thông hành do bị mất thì nộp kèm đơn trình báo về việc bị mất (đơn không cần xác nhận của Công an cấp xã nơi bị mất). Như vậy, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ tài liệu 1 tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh theo mẫu do pháp luật quy đinh và 2 ảnh mới chụp, cỡ 4cmx6cm theo quy định. Bên cạnh đó, vì bạn là một công chức qua nước bạn để thực hiện việc trao đổi công việc nên phải có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan quản lý trực tiếp của cơ quan nơi bạn làm việc. Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh qua lại biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 67/2013/TT-BCA. Trân trọng!" 5160,"Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định ra sao? Xin chào quý anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật! Sau khi tìm hiểu luật dân sự mới ra đời, tôi có vài điểm thắc mắc kính mong các anh chị giải thích giúp. Anh chị cho tôi hỏi: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị. Tôi xin chân thành cám ơn!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định như sau: - Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. - Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 673 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 17351,"Tự ý livestream World Cup 2018 trên Facebook có bị phạt không? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Trần Tùng sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Cả nước chúng ta đang hường ứng xem ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh World Cup 2018 được tổ chức tại Nga. Và vui hơn khi VTV của Việt Nam chúng ta mua được bản quyền để chúng ta có thể xem bóng đá, tuy nhiên, có một vài người tôi thấy tự ý livestream chia sẻ cho bạn bè cùng xem cùng bình luận cho vui, liệu việc làm đó có vi phạm bản quyền hay không? Hay nói một cách cụ thể: Tự ý livestream World Cup 2018 trên Facebook có bị phạt không? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Trần Tùng (tung_cute123**@gmail.com)","Các quy định của FIFA trong việc bảo vệ bản quyền World Cup 2018 trên lãnh thổ Việt Nam rất cụ thể. Theo đó, trong bản “Chi tiết các quy định của FIFA” có nêu rõ: 1. Chia sẻ sóng sạch : - VTV được phép chia sẻ tín hiệu sạch cho một đơn vị thứ ba để phát sóng trên truyền hình, internet, mobile VỚI ĐIỀU KIỆN: + Có sự chấp thuận bằng văn bản của FIFA. + Ký kết hợp đồng đảm bảo đơn vị thứ ba cũng phải tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ như VTV cam kết với FIFA. + Đảm bảo các biện pháp khóa mã tín hiệu và các biện pháp kỹ thuật để không tràn sóng ra ngoài lãnh thổ. 2. Tiếp phát nguyên vẹn chương trình của VTV (có logo VTV) : - VTV được phép cho một đơn vị thứ ba để tiếp phát sóng trên truyền hình VỚI ĐIỀU KIỆN: + Có sự chấp thuận bằng văn bản của FIFA. + Ký kết hợp đồng đảm bảo đơn vị thứ ba cũng phải tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ như VTV cam kết với FIFA. + Đảm bảo các biện pháp khóa mã tín hiệu để không tràn sóng ra ngoài lãnh thổ. 3. Cấp quyền sử dụng, trích dẫn những clip đặc sắc của trận đấu a. Sử dụng clip trận đấu của VTV (có logo VTV): + Ký kết hợp đồng đảm bảo đơn vị thứ ba cũng phải tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ như VTV cam kết với FIFA (bao gồm các điều khoản kỹ thuật). + Thời lượng < 90 phút/trận đấu và sử dụng không vì mục đích thương mại: Không phải trả phí. + Các trường hợp khác: Trả phí theo các điều khoản cụ thể. Ghi chú: VTV sẵn sàng chấp thuận cho phép các đơn vị sử dụng nếu có văn bản yêu cầu của các cơ quan báo chí theo quy định của FIFA. b. Sử dụng clip trận đấu của các đơn vị khác (chẳng hạn ESPN): Trường hợp có nhu cầu sử dụng clip của các đơn vị khác không phải VTV và không trùng với các chương trình, tín hiệu mà VTV được cấp bản quyền theo hợp đồng với FIFA, đề nghị Quý Đơn vị liên hệ và gửi đề nghị trực tiếp cho FIFA. 4. Sử dụng các bộ nhận diện thương hiệu của FIFA hoặc các tư liệu khác liên quan đến FIFA World Cup 2018: Việc sử dụng bộ nhận diện của FIFA được FIFA quy định rất chặt chẽ, các đơn vị có nhu cầu sử dụng cần liên hệ trực tiếp với FIFA. 5. Làm việc trực tiếp với FIFA để xin được cấp các quyền mà VTV chỉ có quyền không độc quyền: Được phép. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, có quy định: 1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. 2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. 3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. Theo đó, tại Điều 30 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, hành vi xâm phạm quyền phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng được quy định như sau: 1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao bản định hình chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Như vậy, việc sử dụng facebook và một số trang mạng xã hội để livestream các trận đấu của World Cup 2018 có thể vi phạm các cam kết về bản quyền giữa VTV và FIFA, đặc biệt khi hành vi livestream được thực hiện nhằm mục đích quảng cáo cho các nhãn hàng hoặc nhằm mục đích thương mại khác nên Ban biên tập khuyến nghị cá nhân, tổ chức không nên tự ý livestream để không phải gánh chịu hậu quả đáng tiếc trong mùa giải World Cup. Trên đây là những nội dung tư vấn về hành vi tự ý livestream World Cup 2018 trên Facebook có bị xử phạt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản liên quan. Trân trọng!" 31615,"Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi được quy định ra sao? Xin chào ban biên tập, tôi là Hoàng Bảo, đang làm việc tại một tổ chức xã hội, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc nhận nuôi có nuôi, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi được cho làm con nuôi có yêu tố nước ngoài  quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi quy định tại Điều 41 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể như sau: 1. Quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này được áp dụng đối với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam. 2. Hồ sơ của người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi được nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. 3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi; trường hợp từ chối thì phải trả lời cho người nhận con nuôi bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Ngay sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ đối với người được xin nhận làm con nuôi từ gia đình và gửi quyết định cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi mà không có lý do chính đáng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi. Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Sở Tư pháp. Trên đây là nội dung câu trả lời về người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật nuôi con nuôi 2010. Trân trọng!" 3353,"Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thanh Tú. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Thanh Tú (thanhtu*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể như sau: - Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này. - Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. - Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Trên đây là nội dung tư vấn về hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 19258,Ai cần phải đăng ký giám hộ?,"Theo Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám hộ như sau: Giám hộ 1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ). 2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu. 3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ. Theo đó, việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch, kể cả người đó là người giám hộ đương nhiên hoặc người giám hộ được chỉ định. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ. Mẫu Đơn đăng ký giám hộ mới nhất 2023? Việc chấm dứt giám hộ xảy ra trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)" 5523,Mức thu lệ phí khi ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ ở trong nước làm con nuôi là bao nhiêu?,"Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí như sau: Mức thu lệ phí 1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi : a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp. b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp. c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp. d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp. đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố. 2. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức nuôi con nuôi nước ngoài như sau: a) Lệ phí cấp giấy phép lần đầu: 65.000.000 đồng/giấy phép; b) Lệ phí cấp gia hạn giấy phép: 35.000.000 đồng/giấy phép. Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi như sau: Trường hợp miễn, giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi 1. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với các trường hợp sau: a) Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; b) Người nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn; c) Người có công với cách mạng nhận con nuôi. 2. Giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với các trường hợp sau: a) Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài; b) Nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài; c) Trường hợp nhận con nuôi thuộc cả hai trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này thì người nộp lệ phí được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí theo quy định tại Điểm a hoặc Điểm b Khoản này. 3. Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi. Như vậy, trường hợp ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ làm con nuôi ở trong nước thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký nuôi. Mức thu lệ phí khi ba dượng đăng ký nhận con riêng của vợ ở trong nước làm con nuôi là bao nhiêu? (Hình từ Internet)" 3438,"Vợ chồng tôi vô sinh, đã có 1 người con nuôi. Nay muốn nhận thêm 1 bé nữa về làm con nuôi thì có được không? Pháp luật có cho phép nhận nhiều người về làm con nuôi không?","Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định những hành vi sau bị cấm: - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em. - Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi. - Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. - Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số. - Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước. - Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi. - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Theo đó không có quy định cấm việc 1 người được nhận nhiều người làm con nuôi, cũng như giới hạn số lượng con nuôi. Như vậy vợ chồng bạn được nhận nuôi thêm 1 bé nếu đáp ứng các điều kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. Trân trọng!" 14406,"Em định mua đất xây phòng trọ cho sinh viên thuê. Nhưng người bán đất cho không có sổ đỏ, chỉ bán bằng hình thức viết tay. Để đảm bảo giá trị pháp lý khi mua đất em cần phải làm những thủ tục nào?  Xin luật sư tư vấn giùm em. cảm ơn các luật sư nhiều","Chào bạn, Theo thông tin bạn cung cấp ,tôi xin có tư vấn như sau: Để đảm bảo giá trị pháp lý khi mua đất bạn cần phải mua miếng đất đã có giấy tờ chủ quyền hợp pháp và làm các thủ tục sang nhượng quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật như có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công chứng,đóng lệ phí trước,đăng bộ sang tên. Nếu bạn mụa bằng giấy tay và đất không có sổ đỏ thì việc mua bán đó là trái quy định của pháp luật và hợp đồng đó cũng không có giá trị pháp lý. Chào thân ái, Luật sư Bùi Thị Thùy Vân" 11627,"Áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoàng Văn Minh, sống tại Tp.HCM, hiện đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục. Tôi đang tìm hiểu về việc áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin. Cho tôi hỏi áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)",Áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin được quy định tại Điều 16 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau: Luật này áp dụng chung cho việc tiếp cận thông tin của công dân. Trường hợp luật khác có quy định về việc tiếp cận thông tin mà không trái với quy định tại Điều 3 của Luật này thì được thực hiện theo quy định của luật đó. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về áp dụng pháp luật về tiếp cận thông tin được quy định. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tiếp cận thông tin 2016. Trân trọng! 18399,"Ngày 26/8/2014 anh trai tôi đang trên đường đi làm việc bằng xe mô tô. Trong lúc rẽ qua ngã tư, thì anh tôi bị 1 xe ô tô khách 16 chỗ có chở khách trên xe, đâm vào xe anh  tôi, lái xe là người lái xe thuê. Hậu quả là anh tôi bị tử vong. Từ chỗ các xe va chạm đến chỗ anh ngã, xe mô tô của anh tôi rê khoảng 15- 20m. Anh tôi mất ngay lúc ngã. Nên gia đình tôi ko biết đc ai đi đúng đi sai. Khi gia đình tôi đến Công an điều tra hỏi thì họ trả lời là: khi đi qua ngã tư thì xe phân phối nhỏ phải nhường đường cho xe phân phối lớn. Tuy nhiên, nếu xe ô tô không đi quá tốc độ và khi va chạm với phương tiện khác phải phanh lại thì hậu quả đâu nghiêm trọng như vậy? Tôi xin hỏi các luật sư, bên gây tai nạn sẽ phải bồi thường và có trách nhiệm với gia đình tôi như thế nào? Trong khi vợ anh tôi đang mang bầu và sức khỏe yếu đang ở nhà nghỉ ngơi, chưa có công việc ổn định. ( Trong khi lo mai táng cho anh tôi nhà xe - anh trai lái xe có 1 khoản tiền nhỏ đến thắp hương cho anh.)  Thực ra anh ấy đi 1 mình, sự việc xảy ra anh ấy bất tỉnh ngay nên nhà tôi không biết sự thật đúng sai thế nào? Mà bên gây tai nạn là dân lái xe nên họ đã chạy trước công an, sửa đi sự chính xác của sự việc cũng nên. Sau đó công an đã kết luận sự việc cũng do anh trai tôi đi quá tốc độ và đi không đúng ( khi qua ngã ba, ngã tư xe phân phối nhỏ phải nhường đường cho xe lớn hơn). Nhưng xe ô tô đi với tốc độ cũng có vừa phải đâu ( từ chỗ hai xe va chạm đến chỗ anh trai tôi nằm xuống cách 15-20m, xe máy của anh trai tôi thi hỏng không đi lại được nữa. Anh trai tôi đang công tác trong 1 công ty thuộc tập đoàn Viettel. Tôi xin hỏi luật sư anh trai tôi như vậy thì công ty Viettel có trách nhiệm gì với anh trai tôi? anh tôi được hưởng những chế độ gì của công ty? Vợ, đứa con trong bụng của anh tôi được hưởng chế độ như thế nào?","Thiệt hại vật chất trong vụ việc bao gồm những khoản sau: Chi phí lo ma chay, chi phí nuôi con cho đến khi 18 tuổi (kể cả con đã thành thai và sinh ra còn sống), chi phí lo cho cha mẹ (người chết) nếu lúc còn sống người này có trách nhiệm lo cho cha mẹ cho đến khi cha mẹ chết, tổn thất về mặt tinh thần (tối đa 60 tháng lương tối thiểu - 1.150.000đ). Bên nào có lỗi thì phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần lỗi. Theo như bạn mô tả thì có thể lỗi hỗn hợp nghĩa là cả 2 bên đều có lỗi chứ không riêng gì người bị hạii. Nếu không ý với kết luận của công an thì người vợ làm đơn khiếu nại gửi cơ quan công an và Viện kiểm sát cùng cấp. Về trách nhiệm của Người sử dụng lao động: Do tai nạn xảy ra trên đường người lao động tới nơi làm việc nên nếu Người sử dụng lao động có mua bảo hiểm tai nạn thì bên bảo hiểm sẽ có trách nhiệm." 27986,"Mẹ tôi muốn tách và chia một thửa đất cho các con thì cần phải làm những thủ tục gì và có phải nộp những loại phí gì không, mức phí là bao nhiêu? - Nhà tôi có một thửa đất là cái ao thả cá được hình thành từ trước những năm 1990, năm 2013 tôi cho lấp đi để làm vườn, hàng năm gia đình tôi vẫn nộp thuế sử dụng đất đầy đủ. Vậy tôi hỏi thửa đất đó có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ không?","a, Căn cứ theo Điều 64 Quyết định 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2015 của UBND thành phố Hà Nội: - Hộ gia đình cá nhân nộp tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (01) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Trình tự giải quyết thực hiện theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 432014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất nôp 01 bộ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị tách thửa đất (theo mẫu) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính). Trong thời hạn 10 ngày làm viêc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm trích đo địa chính thửa đất, kiểm tra đủ điều kiện tách thửa theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện tách thửa thì trả hồ sơ và có văn bản trả lời người sử dụng đất biết; trường hợp đủ điều kiện tách thửa thì có văn bản hướng dẫn người sử dụng đất liên hệ với cơ quan công chứng để làm thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định; sau khi người sử dụng đất nộp bổ sung hợp đồng giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đã được công chứng hoặc chứng thực, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký biến động cho người sử dụng đất theo quy định. Quá trình trích đo địa chính thửa đất nếu phát hiện thực tế sử dụng đất có sai lệch về hình thể, kích thước, diện tích so với Giấy chứng nhận đã cấp, nếu được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận sử dụng ổn định, không tranh chấp lấn chiếm, thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh các thông tin sai lệch đó đồng thời với việc cấp lại Giấy chứng nhận. Về việc nộp các loại phí và lệ phí: - Phí thẩm định căn cứ theo Quyết định 47/2014/QĐ-UBND ngày 20/4/2014 của UBND thành phố Hà Nội. - Lệ phí địa chính căn cứ theo Quyết định 60/2014/QĐ-UBND ngày 20/4/2014 của UBND thành phố Hà Nội. - Phí dịch vụ công căn cứ theo Quyết định 2663/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 và Quyết định số 3980/QĐ-UBND ngày 24/7/2014 của UBND thành phố Hà Nội. b, Việc cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ được quy định tại quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND TP Hà Nội, cụ thể: Việc ông/bà hỏi về thửa đất ao, gia đình đã chuyển mục đích sang đất vườn có được cấp Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) hay không? Do ông/bà không cho biết việc sử dụng đất có giấy tờ hợp pháp hay không có giấy tờ nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể được, Tùy theo từng trường hợp cụ thể, việc cấp Giấy chứng nhận căn cứ theo một trong các Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND TP Hà Nội. Vậy, đề nghị ông/bà liên hệ với UBND cấp xã (nơi có đất) để được cung cấp thông tin về nguồn gốc và quá trình sử dụng thửa đất để được cung cấp thêm thông tin về thửa đất khi thực hiện đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận lần đầu." 27220,"Gia đình tôi (gồm 4 người: bố, mẹ, chị gái tôi và tôi) được quyền sử dụng diện tích 500m2 đất, sổ đỏ hộ gia đình cấp năm 2000. Năm 2002 bố tôi ký tên vào hợp đồng chuyển nhượng cho ông A một phần diện tích 250m2. Thời điểm đó, mẹ, chị tôi và tôi không biết, cũng không ký vào hợp đồng. Sau khi nhận chuyển nhượng, ông A. tiến hành sang tên và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 250m2. Nay mẹ, chị tôi và tôi khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng này. Xin hỏi, hợp đồng này có vô hiệu không? Nếu vô hiệu thì do vi phạm về hình thức hay lừa dối? (nguyethang@.....)","Theo Điều 109 Bộ luật dân sự, các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ gia đình theo phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Vì vậy, nếu quyền sử dụng đất trên là tài sản chung của hộ gia đình và khi xác lập hợp đồng chuyển nhượng một phần diện tích đất thuộc QSDĐ chung của hộ gia đình nêu trên, chỉ có ba của bạn thực hiện mà không được sự đồng ý của các thành viên từ đủ 15 tuổi còn lại thì hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ trên sẽ không có giá trị. Sau khi vụ việc đã được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất, các thành viên còn lại của hộ gia đình bạn có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nêu trên vô hiệu vì không tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự. Căn cứ vào các bằng chứng được cung cấp bởi các bên và tình hình thực tế, Tòa án sẽ tuyên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nêu trên vô hiệu toàn bộ, vô hiệu một phần hoặc không bị vô hiệu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nêu trên chỉ bị vô hiệu về mặt hình thức nếu không tuân thủ quy định của pháp luật khi xác lập giữa hai bên (phải được chứng thực tại UBND cấp xã hoặc công chứng tại Phòng công chứng). Việc yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ trên vô hiệu do lừa dối phải do một trong hai bên giao dịch yêu cầu vì ""lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó"". Theo Điều 137 Bộ luật dân sự, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường." 14145,Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha con?,"Tại Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con như sau: Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con 1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. 2. Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm: a) Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch; c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này. .... Như vậy, UBND xã là cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh và đăng ký nhận cha con." 17425,Di sản được quy định như thế nào?,"Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì di sản được quy định như sau: - Di sản: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác." 5989,Hình thức xét tuyển công chức,"Căn cứ Điều 11 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức xét tuyển công chức như sau: Xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng như sau: 1. Vòng 1 Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2. 2. Vòng 2 a) Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; b) Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn); c) Thang điểm: 100 điểm. Trân trọng!" 20911,Cho em hỏi khám nghĩa vụ quân sự sức khỏe xếp loại 4 mà tại sao em bị gửi giấy khám hằng năm hoài vậy. Luật sư có thể cho em cách viết đơn kiện không ạ?,"Theo quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy đinh: ""Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi."" Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì: ""3. Tiêu chuẩn sức khỏe: a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS."" Trường hợp bạn có sức khỏe loại 4 thì thuộc trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, hằng năm để phục vụ cho công tác tuyển quân nhập ngũ thì Ban chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân trong diện nhập ngũ. Do đó, bạn thuộc diện tạm hoãn nhập ngũ vào các năm trước do không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe chứ không đương nhiên được miễn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho tất cả các năm. Tuy nhiên năm nay bạn vẫn có lệnh gọi khám sức khỏe thì bạn phải nghiêm chỉnh chấp hành. Do bạn là đối tượng đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 13655,"Mẹ tôi 61 tuổi, gia đình tôi thuộc hộ nghèo, hiện mẹ đang ở 1 mình còn tôi thì đi làm xa ít về. Vậy cho tôi hỏi mẹ tôi được hưởng trợ cấp người cao tuổi hay không và nếu được thì bà được hưởng bao nhiêu/tháng và làm thủ tục ở đâu?","Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Theo quy định Điều 17 Luật Người cao tuổi 2009 thì Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng thì được hưởng chính sách bảo trợ xã hội trong đó có trợ cấp hằng tháng. Trường hợp năm nay mẹ bạn 61 tuổi, thuộc hộ nghèo nhưng có con cái thì chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp cho người cao tuổi nêu trên. Trân trọng!" 12659,Nhiều người cùng gây tai nạn thì việc bồi thường được quy định như thế nào?,"Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thì được quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 : Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Do đó, trong trường hợp nhiều người gây tai nạn giao thông thì những người đó liên đới bồi thường cho người thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Trân trọng!" 3049,"Chế độ gặp của thân nhân người bị tạm giữ dưới 18 tuổi được áp dụng như thế nào? Xin chào các chuyên gia của Ngân hàng hỏi đáp pháp luật, tôi tên là Văn Hùng, hiện đang công tác tại Ngân hàng Saccombank, có một vấn đề nhỏ muốn nhờ các chuyên gia tư vấn. Cháu trai tôi hiện đang sống tại TP. HCM, trong một lần về quê chơi có quen được một cô gái. Thời gian ở quê, vì thấy cháu tôi quen gái trong làng nên bọn trai làng hùa nhau chặn đánh cháu ấy. Vì bị ép quá nên cháu tôi chạy về nhà lấy con dao bầu ra và chém bị thương một người trong số đó. Giờ cháu ấy đã bị bắt tạm giữ, cha mẹ của cháu rất lo, đã bỏ hết công ăn việc làm về quê thăm. Giờ tôi đang sắp xếp để dắt 2 anh chị đi thăm cháu. Cho tôi hỏi, chế độ thăm gặp trong trường hợp này được quy định như thế nào? (Cháu tôi mới 15 tuổi). Xin chân thành cảm ơn! (vanhung***@gmail.com)","Đầu tiên, cần phải làm rõ tạm giữ được áp dụng trong trường hợp nào? Theo Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ này 01/01/2018) thì: Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Về chế độ thăm gặp thì theo Điều 34 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018): Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự quy định tại Điều 22 của Luật này với số lần thăm gặp được tăng gấp đôi so với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người đủ 18 tuổi trở lên. Trong đó, Khoản 1 Điều 22 quy định về chế độ thăm gặp cho người từ đủ 18 tuổi trở lên như sau: Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ. Như vậy, trường hợp này, cháu bạn được gặp thân nhân 2 lần trong thời gian tạm giữ, mỗi lần gặp không quá một giờ. Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ gặp của thân nhân người bị tạm giữ dưới 18 tuổi. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này. Trân trọng!" 5168,"Chào luật sư, Tôi có 1 khu đất bán theo hình thức giấy tay, tôi có nhờ cô A bán với giá là 160 triệu đồng, nhưng cô A bán cho anh B với giá là 200 triệu. Nhưng do anh B muốn gặp trực tiếp chủ đất là tôi để thỏa thuận làm giấy tờ nên trên giấy tờ chúng tôi thỏa thuận là 200 triệu. Xin cho tôi hỏi phần tiền chênh lệch chúng tôi giao cho cô A thì sẽ làm giấy tờ như thế nào, và nếu trong quá trình mua bán không khả thi, chúng tôi phải hoàn tiền lại cho anh B thì phần tiền chênh lệch chúng tôi giao cho cô A phải giải quyết như thế nào? Mong luật sư giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn","Bạn bán đất theo giấy tờ tay có nghĩa giao dịch này không được pháp luật thừa nhận nên các bên liên quan tự mình chịu trách nhiệm. Theo thông tin bạn nêu, bạn giao cho A bán đất giá 160 triệu đồng và A bán được 200 triệu đồng nên nếu không có thỏa thuận khác thì được hiểu khoản chênh lệch 40 triệu đồng A sẽ là người được hưởng. Thỏa thuận giữa bạn với B nếu không ảnh hưởng đến A thì không sao, nếu ảnh hưởng, bạn phải có sự thống nhất với A." 4825,Lệ phí xin cấp giấy chứng nhận độc thân là bao nhiêu?,"Tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định: c) Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). - Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (đăng ký lại kết hôn); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ; xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác; đăng ký hộ tịch khác. - Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử, đăng ký lại khai tử); kết hôn (bao gồm: đăng ký kết hôn mới, đăng ký lại kết hôn); giám hộ, chấm dứt giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc; thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch có yếu tố nước ngoài; ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; đăng ký hộ tịch khác. - Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp. - Miễn, giảm lệ phí hộ tịch theo quy định tại Điều 10 Luật Phí và lệ phí và khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch. Theo Điều 10 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định về miễn, giảm phí, lệ phí như sau: 1. Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật. 2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án. 3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền. 4. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền. Và khoản 1 Điều 11 Luật Hộ tịch 2014 quy định lệ phí hộ tịch như sau: 1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau: a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Theo Tiểu mục 16 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau: Lệ phí: - Mức lệ phí cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. - Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật. Theo đó quy định trên, mức lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mỗi tỉnh sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và một số đối tượng quy định trên được miễn lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trân trọng!" 15780,"Thưa luật sư,  Cho tôi hỏi, tôi có hợp đồng ủy quyền quyền sử dụng đất, trong hợp đồng có ghi: Tôi có quyền bán tặng cho thế chấp... Vậy tôi có được làm hợp đồng công chứng sang tên cho con tôi được hay không. Năm nay cháu đã 19 tuổi. Nếu được thì thủ tục pháp lí như thế nào? Kính mong các Luật sư tư vấn giúp tôi!","Thứ nhất: Bạn là người đại diện theo ủy quyền có toàn quyền nhân danh Chủ sở hữu tài sản để định đọa tài sản như: Bán, chuyển nhượng, tặng cho... theo đúng quy định của pháp luật. Thứ hai: Người nhận chuyển nhượng ở độ tuổi 19 là hoàn toàn nhận được, thậm trí tuổi có thể thấp hơn hoặc chưa đủ tuổi thanh niên (trong trường hợp này người đại diện theo pháp luật sẽ đại diện ký kết hợp đồng), quyền có tài sản luôn được pháp luật bảo vệ, Về thủ tục: Bước 1. Liên hệ với Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng nơi có đất để làm hợp đồng tặng cho, hồ sơ chuẩn bị: CMND, SHK, ĐKKH chủ tài sản, người nhận ủy quyền, người mua, Sổ đỏ, hợp đồng ủy quyền. Bước 2. Ký hợp dồng mua bán (nhớ là mua bán nhé, tặng cho thuế 10% đấy, mua bán chỉ có 2% thôi) có công chứng; Bước 3. Nộp hồ sơ sang tên tại UBND cấp huyện nơi có đất." 15264,"Tôi dự kiến mua một lô đất tại quận..., TP.HCM, diện tích 58,8m2 nằm trong khuôn viên một lô đất lớn khoảng 900m2 (trong đó có 750m2 đất ở đô thị, còn lại là đất trồng cây lâu năm). Lô đất lớn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất (theo mẫu mới) năm 2010. Chủ đất được lấy sổ ra nhưng trên sổ đóng dấu nợ thuế do chưa có hướng dẫn mới về việc thu thuế chuyển mục đích sử dụng đất. Do còn nợ thuế nên chủ đất dự kiến cùng tôi làm hợp đồng hứa mua bán tại phòng công chứng (đặt cọc 70%), sau khi công chứng hứa mua bán, chủ đất sẽ xin giấy phép để tôi xây dựng nhà. Sau khi xây dựng nhà xong đóng tiếp 15% giá trị đất, phần còn lại (15%) sẽ được thanh toán sau khi chủ đất đã đóng thuế, tôi đã xây xong nhà và công chứng sang tên đổi chủ tại phòng công chứng. Vậy tôi muốn hỏi việc công chứng hứa mua bán như trên có hợp lệ không? Nếu chủ đất cũng hứa bán cho người khác nữa thì sao? Làm sao để biết chắc chủ đất sẽ bán cho tôi đúng phần diện tích, vị trí đã thỏa thuận?","Theo thư của ông, tôi hiểu ông nhận chuyển nhượng tại vị trí là đất ở và chưa có nhà xây trên đất (ghi trong giấy chứng nhận). Theo quy định của quyết định 19/2009/QĐ-UBND ngày 25-1-2009 của UBND TP.HCM, điều kiện về diện tích như thế sẽ không được phép tách thửa. Tuy nhiên, nếu tại vị trí chuyển nhượng có nhà ở thì sẽ thỏa mãn điều kiện về diện tích để được phép tách thửa và chuyển nhượng. Về nguyên tắc thì pháp luật không cấm các bên chuyển nhượng nhà, đất thực hiện việc hứa mua bán bằng một hợp đồng. Tuy nhiên, do đây là một dạng hợp đồng mua bán có điều kiện nên trong nội dung hợp đồng này cần mô tả chi tiết quyền và nghĩa vụ các bên, các công đoạn phải thực hiện. Khi các công đoạn (điều kiện) này hoàn tất và thỏa mãn được điều kiện mà pháp luật quy định buộc phải có để chuyển nhượng nhà đất thì các bên phải thực hiện việc chuyển nhượng theo hình thức mà pháp luật đã định (ký hợp đồng mua bán nhà có xác nhận của công chứng). Hay nói cách khác là các bên hứa với nhau sẽ xin phép xây dựng và hoàn công nhà xong sẽ ký hợp đồng mua bán (tách thửa và chuyển nhượng) có xác nhận của công chứng. Nếu hợp đồng hứa mua bán có xác nhận của công chứng thì về nguyên tắc là công chứng viên đã bảo đảm tính hiệu lực của hợp đồng hứa mua bán. Nếu hợp đồng này bị tòa án tuyên bố vô hiệu và do lỗi của công chứng thì công chứng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu chủ nhà đã hứa bán nhà cho ông mà còn hứa bán cho người khác nữa là hành vi gian dối, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cafeland.vn - Theo Địa Ốc TTO" 24832,"Hiện nay, trong các giấy tờ có liên quan của tôi đều mang họ Lý, mà riêng trong hộ khẩu của gia đình Ba tôi thì tôi lại mang họ Nguyễn, theo họ của Ba tôi. Lúc còn đi học trong giấy khai sinh tôi mang họ Lý có như vậy tôi học cho đến ra Đại học và đi làm. Mà Ba tôi là họ Nguyễn, Mẹ tôi cũng họ Nguyễn. Tôi cũng không rõ nguyên do tại sau lúc đi khai sinh cho tôi thì mang họ Lý, không phải họ của Ba tôi. Nguyên nhân, do cán bộ hộ tịch viết sai hay lý do khách quan nào khác ? Nên bây giờ tôi muốn đổi họ lại theo họ của Ba tôi, khi đi đến cơ quan có thẩm quyền thì cán bộ không cho tôi đổi lại họ của Ba tôi. Tức là họ Nguyễn Vậy tôi phải làm sao ? Tôi rất mông được sự giải đáp của ví vị, để tôi biết cách đổi lại họ ! Chân thành cảm ơn!","Chào bạn, Theo quy định của pháp luật về hộ tịch thì Giấy khai sinh là giấy gốc, mọi giấy tờ khác phải phù hợp với Giấy khai sinh. Bạn muốn đổi họ thì phải nêu được lý do chính đáng và được bên quản lý hộ tịch đồng ý. Chúc bạn thành công!" 16771,"Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ là gì? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật, Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn của quý anh chị. Anh chị cho tôi hỏi, Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ là gì? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!","Theo quy định hiện hành tại Bộ Luật dân sự 2015 thì cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. - Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. - Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác. - Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ được quy định tại Điều 49 Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng!" 1318,Cơ quan nào có quyền thu hồi Căn cước công dân?,"Tại Khoản 4 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân được quy định: a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Do đó, cơ quan có thẩm quyền thu hồi thẻ căn cước công dân là cơ quan quản lý căn cước công dân. Trân trọng!" 30595,"Hai vợ chồng tôi ly hôn được 2 năm, con đang ở với vợ tôi, năm nay cháu được 8 tuổi. Tôi thấy vợ tôi chăm sóc con không tốt nên muốn đón cháu về để nuôi dạy, chăm sóc. Cho tôi hỏi nếu bây giờ tôi muốn thay đổi người nuôi con sau ly hôn thì có phải hỏi ý kiến của con không? Xin cảm ơn!","Khoản 3 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau: - Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Theo quy định này, khi con từ đủ 07 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét đến nguyện vọng của con. Ở độ tuổi này, con đã nhận thức và hiểu được mong muốn của bản thân mình. Vì vậy mà cần phải cân nhắc, tôn trọng đến ý kiến cá nhân của con. => Do đó trong trường hợp của bạn, con bạn năm nay đã 8 tuổi thì khi yêu cầu thay đổi người nuôi con sẽ phải hỏi ý kiến của con. Trân trọng!" 1078,Đăng ký kết hôn tại nơi có hộ khẩu mới được không? Vợ tôi mới chuyển khẩu vào nhà người thân vậy có thể làm giấy kết hôn ngay tại nơi có hộ khẩu mới của vợ tôi được không. Hay phải đợi thêm thời gian mấy tháng mới làm được? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 về thẩm quyền đăng ký kết hôn thì: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây: a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ; b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn; c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch. Như vậy, trong tình huống của bạn, chỉ cần vợ tương lai của bạn đã được chuyển khẩu vào sổ hộ khẩu của gia đình người thân thì ngay tại thời điểm đó, bạn và vợ tương lai đã có quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn taị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi vợ bạn có hộ khẩu. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đăng ký kết hôn tại nơi có hộ khẩu mới. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hộ tịch 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 22838,Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thủ tục cấp như thế nào?,"Theo Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau: 1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. 2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương. 5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó. Trên đây là toàn bộ thủ tục để cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trân trọng!" 2754,"Ban biên tập cho tôi hỏi: Vợ chồng tôi đã có 02 con đẻ, nay muốn nhận thêm 01 đứa con nuôi nữa thì có được phép không? Có vi phạm hoặc bị xử lý kỷ luật Đảng không vì cả hai vợ chồng tôi đều là Đảng viên? Mong Ban biên tập có thể cung cấp thông tin giúp tôi, chân thành cảm ơn rất nhiều Đinh Chính (dinh_***@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này. Tuy nhiên, vợ chồng Anh/Chị là Đảng viên nên cần phải tuân theo các quy định của Đảng. Cụ thể: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 thì trường hợp Đảng viên vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ ba) sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách; trường hợp Đảng viên có hành vi gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định thì sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng bằng hình thức khai trừ. Trường hợp của vợ chồng Anh/Chị đã có 02 con đẻ, và Anh/Chị nhận thêm 01 người con nuôi thì không bị xem là vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình bởi đứa trẻ này không phải do vợ chồng Anh/Chị sinh ra. Do đó, không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật Đảng nêu trên. Như vậy, chỉ cần Anh/Chị đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 và không vi phạm quy định tại Điều 27 Quy định 102 thì vợ chồng Anh/Chị có thể nhận nuôi con nuôi mà không bị xử lý kỷ luật Đảng. Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị! Trân trọng!" 4877,Quyền của bên cầm giữ tài sản là gì? Chào anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật. Hiện tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ phía anh chị. Anh chị cho em hỏi: Quyền của bên cầm giữ tài sản là gì? Tôi xin chân thành cám ơn! SĐT: 01274221***,"Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền của bên cầm giữ bao gồm: - Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ. - Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ. - Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. - Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Quyền của bên cầm giữ tài sản được quy định tại Điều 348 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 21600,"Tôi có kiện công ty TNHH X về việc thanh toán tiền trong hợp đồng thuê nhà. Trong quá trình giải quyết vụ án về tranh chấp hợp đồng dân sự, công ty vẫn hoạt động, nhưng khi chuẩn bị mở phiên tòa xét xử thì công ty bị giải thể. Vậy vụ án có được tiếp tục giải quyết không hay phải chấm dứt? (Trần Văn Nghi, TP.HCM)","Trả lời của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoài Phương, Giảng viên trường ĐH Luật TP.HCM: Vấn đề ông hỏi được quy định tại Điều 62 Bộ luật Tố tụng dân sự: Nếu bị đơn là một tổ chức mà trong quá trình tố tụng tại tòa án, tổ chức đó giải thể thì vụ án sẽ vẫn được tiếp tục giải quyết và các chủ thể khác phải kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của tổ chức đó như sau: - Nếu tổ chức bị giải thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của họ phải tiếp tục tham gia tố tụng tại tòa án. - Nếu tổ chức bị giải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức được giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng; Như vậy, trong trường hợp của ông, cá nhân là thành viên của công ty X hoặc người đại diện của công ty phải tiếp tục tham gia tố tụng tại tòa án. TS Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ )" 21343,Ly hôn thuận tình là gì?,"Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn thuận tình như sau: Ly hôn thuận tình Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Theo đó, có 2 trường hợp ly hôn : Thuận tình ly hôn là việc cả hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận các vấn đề liên quan đến ly hôn. Ly hôn theo yêu cầu của một bên (hay còn gọi là ly hôn đơn phương) là việc ly hôn xuất phát từ ý chí của một bên, vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành. Thuận tình ly hôn là gì? Thuận tình ly hôn có cần phải đóng lệ phí hay không? (Hình từ Internet)" 30017,Trước đây người hàng xóm bên cạnh nhà tôi có viết giấy mượn tôi khoảng không gian phía trên phần đất của con tôi để mở cửa sổ trên tầng ba. Tại thời điểm đó tôi đang trông nhà thay cho con tôi. Nay con tôi trở về quản lý nhà và muốn sửa lại nhà nên đã yêu cầu người hàng xóm này không được mở cửa sổ sang phần đất của gia đình nhưng người hàng xóm không đồng ý vì cho rằng đã có thỏa thuận mượn trước đây. Vậy việc con tôi yêu cầu người hàng xóm không được trổ cửa sang phần đất của gia đình là đúng hay sai? Quy định pháp luật trong trường hợp này như thế nào?(N.V.T),"Theo thông tin bác cung cấp, người hàng xóm đã viết giấy mượn khoảng không gian phía trên phần đất với bác chứ không phải với con bác. Con bác hoàn toàn không biết việc cho mượn này. Do đó, việc thỏa thuận mượn khoảng không để mở cửa sổ của người hàng xóm là vô hiệu. Căn cứ khoản 2, Điều 265 - Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản thì: Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác. Nay con bác yêu cầu người hàng xóm không được trổ cửa sang phần đất của gia đình bác là đúng pháp luật. Nếu người hàng xóm muốn trổ cửa sổ thì phải được sự đồng ý của con bác." 8124,"Thưa Luật sư, Vợ chồng tôi đã lấy nhau được hơn 2 năm, đã có 1 cháu 18 tháng tuổi, có khai sinh đầy đủ (nhưng địa chỉ đăng ký khai sinh lại lấy địa chỉ nhà bố mẹ vợ). Gần đây do mẫu thuẫn nên vợ tôi bế con về bên ngoại ở. Chúng tôi đã ký đơn thuận tình ly hôn nhưng chưa nộp ra tòa vì chưa có đủ hồ sơ.  Trong thời gian này tôi có qua nhà bên vợ yêu cầu cho gặp con tôi thì ông bà ngoại khóa cửa không cho ai ra ngoài, tôi gọi điện vào thì rút dây ĐT cố định và tắt ĐT di động. Tôi bấm chuông và đập cửa gọi thì gọi Cảnh sát 113 đến tố tôi tội quấy rối. Tôi yêu cầu vợ tôi bế con ra ngoài để tôi gặp hoặc để tôi bế con về nhà rồi sẽ trả về với mẹ sau một vài tiếng nhưng ông bà k đồng ý, không mở cửa cho ra (vợ tôi đã gần 30t). Vợ tôi lúc đồng ý lúc không. Vợ chồng con tôi đã có đăng ký tạm trú tại nơi ở mới (nhưng hộ khẩu thường trú của 2 ng vẫn giữ ở địa chỉ bố mẹ như trước khi cưới). Vậy xin hỏi luật sư tôi có quyền khởi kiên về việc bắt cóc con không ? Nếu có thì kiện bố mẹ vợ hay với vợ ? Thủ tục như thế nào, cần những giấy tờ gì?  Rất mong sớm có hồi âm của Luật sư. Xin trân trọng cảm ơn trước. Le Duy Duc Anh","Chào bạn, Bạn không tố cáo tội đó được vì mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con cái, hơn nữa trong luật hình sự chỉ có tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134) nên không áp dụng vào trường hợp của bạn được. Trường hợp tòa quyết định cho bạn được quyền trực tiếp nuôi con thì bạn mới có thể tố cáo họ không thi hành án. Trân trọng!" 2342,"Cập nhật thông tin đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Nhi hiện đang sống và làm việc tại Kiên Giang. Tôi đang tìm hiểu về việc đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Cập nhật thông tin đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Cập nhật thông tin đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2011/TT-BNG hướng dẫn thủ tục đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Ngoại giao ban hành, theo đó: 1. Người đã đăng ký công dân có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đại diện trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có sự thay đổi các chi tiết nhân thân đã khai trong Phiếu đăng ký công dân để Cơ quan đại diện cập nhật vào Sổ đăng ký công dân. 2. Người đề nghị cập nhật thông tin đăng ký công dân nộp 01 bộ hồ sơ gồm: - 01 Phiếu đăng ký công dân đã được khai đầy đủ, có thể dưới hình thức khai trực tuyến trên trang tin điện tử của Cơ quan đại diện; - 01 phong bì có dán sẵn tem và địa chỉ người nhận trong trường hợp đương sự muốn nhận kết quả qua đường bưu điện. 3. Hồ sơ đề nghị cập nhật thông tin đăng ký công dân được nộp trực tiếp tại Cơ quan đại diện hoặc gửi qua đường bưu điện. 4. Cơ quan đại diện giải quyết và thông báo kết quả bằng văn bản cho đương sự trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trên đây là tư vấn về cập nhật thông tin đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 02/2011/TT-BNG. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 24026,"Bố em có bồ, bán dấu mẹ em vài miếng đất mà bà không biết để nuôi gái già 5 năm nay rồi, giờ nếu ông bà li dị thì số đất đai còn lại em phải làm sao để giữ lại hết, mẹ em có thể sang tên chuyển nhượng lại miếng đất còn lại cho mẹ hoặc con trai không? Chứ giờ bà không cam tâm để bố em hiến nốt cho gái đâu ạ. Mong anh chị em hướng dẫn tư vấn giúp em, em phải làm gì và làm như thế nào để đúng luật? Con bồ này hiên ngang, thách thức gia đình em có thể đánh cho nó 1 trận nhớ đời không? Có bị vi phạm pháp luật không?","Thứ nhất, đối với việc bán đất. Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Theo Điều 35 Luật này thì: 1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. 2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: a) Bất động sản; b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Theo quy định trên thì việc chuyển nhượng bất động sản thuộc sở hữu chung vợ chồng thì phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Do đó, việc bố bạn tự ý bán đất mà không có chữ ký của mẹ bạn là không có giá trị pháp lý. Do đó, Hợp đồng mua bán đất bị vô hiệu; khi đó, hai bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu mảnh đất thuộc quyền sở hữu của riêng của bố bạn thì việc chuyển nhượng là hợp pháp. Như đã trình bày, việc định đoạt bất động sản trong thời kỳ hôn nhân phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng, do đó, nếu mẹ bạn muốn chuyển nhượng số đất còn lại cho bạn phải được sự đồng ý của bố bạn. Khi ly hôn, về nguyên tắc tài sản sẽ chia làm đôi, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên. Thứ hai, đánh ghen có vi phạm pháp luật không? Trường hợp gia đình muốn đánh cho người tình của bố một trận nhớ đời thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, người đánh ghen có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cố ý gây thương tích. Theo Khoản 2a Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp nặng hơn, người đánh ghen gây thương tích thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. ... Ngoài ra, nếu việc đánh ghen nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Trân trọng!" 10465,Thuê nhà ở làm văn phòng có cần công chứng hợp đồng không?,"Căn cứ theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định về công chứng hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau: Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở 1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. 2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. ... Như vậy, khi thuê nhà ở làm văn phòng thì hợp đồng thuê văn phòng lúc này sẽ không cần công chứng, việc có công chứng hay không sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trân trọng!" 22343,"Vợ chồng tôi cưới nhau được 3 năm, chồng là tài xế xe tải không may gây ra tai nạn giao thông, nên phải thi hành hình phạt tù 3 năm, nay đã chấp hành được một thời gian. Bố mẹ bên chồng đã mất một thời gian, có để lại một miếng đất. Vì không để lại di chúc nên nay anh em bên chồng thực hiện việc chia thừa kế theo pháp luật. Nay chồng tôi đang đi tù vậy Ban biên tập cho hỏi. Chồng tôi hiện nay đang đi tù có được hưởng di sản thừa kế không? Mong sớm nhận phản hồi.","Tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại: - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Tại Khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Về những người không được quyền hưởng di sản ... - Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Như vậy, nếu chồng bạn bạn bị kết án phạt tù vì những hành vi cố ý gây thương tích với bố mẹ chồng của bạn thì anh trai bạn sẽ không được hưởng di sản thừa kế do bố mẹ chồng bạn để lại. Còn đây chồng bạn thi hành hình phạt tù do vi phạm quy định về điều khiển phương tiện đường bộ nên chồng bạn vẫn được hưởng phần di sản của bố mẹ chồng bạn được chia theo pháp luật. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 33511,"Tình huống: Ngôi nhà của Chị H và anh B là tài sản chung hai vợ chồng. Sau một thời gian chung sống, anh B có quan hệ với người đàn bà khác nên chị H và anh B làm thủ tục ly hôn. Trong thời gian chờ giải quyết của Tòa án, anh B đã thay khóa cửa, không cho chị H vào nhà. Xin hỏi hành động của anh B có trái pháp luật không? Chị H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình?","Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2005 “Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”. Như vậy, hành vi của anh B chồng chị H thay khóa cửa nhà không cho mẹ con chị H vào nhà là trái pháp luật. Tài sản là ngôi nhà đang ở là tài sản chung đang có tranh chấp liên quan đến vụ án ly hôn giữa 2 vợ chồng, được Tòa án cấp có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và con chưa thành niên có chỗ ở ổn định trong thời gian chờ Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn, chị H có quyền yêu cầu Tòa án đang thụ lý giải quyết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 99 và Điều 102 Bộ Luật Tố tụng dân sự để ngăn chặn hành vi trái pháp luật, cụ thể trong trường hợp này Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hành vi không cho mẹ con chị H vào nhà làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt bình thường của hai mẹ con chị." 14976,Nhận cầm cố sổ hộ khẩu thì có bị phạt không?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; c) Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; d) Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật; đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú; e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú; g) Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú; h) Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú. Theo đó, nếu bạn nhận cầm cố sổ hộ khẩu thì có thể bị cơ quan có thẩm quyền phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Trân trọng!" 12609,"Xin hỏi, tôi và một cô gái đã có chồng quan hệ với nhau. Sau đó, đứa con mà cô gái đó đang nuôi cùng với chồng là con tôi. Đứa bé được ghi trong giấy khai sinh họ tên cha là người khác. Tôi muốn nhận lại đứa bé thì phải làm cách nào để được công nhận đó là con tôi? Mong được ban chuyên môn giải đáp. Xin cảm ơn","Theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 và Khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Theo Khoản 1 Điêu 89 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định việc xác định con như sau: - Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. Theo đó, bạn cần thỏa thuận để bạn và bên gia đình của cô gái kia tham gia xét nghiệm. Kết quả giám định ADN là chứng cứ quan trọng chứng minh bạn là cha đẻ của đứa bé. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ chứng minh bạn là cha hợp pháp của đứa bé. Viết đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết việc nhận cha, con gửi đến Tòa án nơi cư trú của chị kia để được giải quyết. Trân trọng!" 15214,"Chào anh chị! Tôi có thắc mắc rất mong nhận được giải đáp tư vấn từ anh chị. Chồng chị Hiền có vay nợ công ty tài chính và vẫn đóng tiền hàng tháng. Đến tháng 10/2013, chồng chị có bị bắt tạm giam và đến nay vẫn chưa xét xử. Công ty tài chính gọi điện liên tục để yêu cầu đóng tiền. Chị có trình bày hoàn cảnh gia đình: chồng chị đang bị tạm giam, chị nuôi con nhỏ nên không có dư để trả nợ và xin họ gia hạn đóng tiền để chồng về trả nợ. Tuy nhiên, công ty yêu cầu chị Hiền trả tiền thay chồng. Vì chị không trả được nên công ty gửi giấy báo chấm dứt hợp đồng và sẽ kiện chồng chị ra tòa. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này chị Hiền có phải thay chồng ra tòa và thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho chồng không? Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của anh chị. Xin kính chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!","Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng thì vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ sau: - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; - Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; - Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Trường hợp của chị Hiền, bạn không nói rõ số tiền chồng chị Hiền vay nhằm mục đích gì và dùng vào việc gì, do đó: + Nếu việc vay tiền của chồng chị Hiền phát sinh từ các giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của pháp luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan và vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện theo quy định của pháp luật như vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình và các giao dịch phù hợp với quy định về đại diện quy định tại Điều 24, 25, và 26 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Căn cứ xác lập địa diện giữa vợ và chồng; Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh; Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chúng nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng). Như vậy, nếu chồng chị Hiền vay để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, tiêu dùng của gia đình và chị biết về việc đó thì theo các quy định của pháp luật chị Hiền sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm cùng chồng về khoản tiền mà chồng chị đã vay.Trong trường hợp chồng chị bị khởi kiện ra tòa thì chị Hiền cũng sẽ liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ tài chính này cùng chồng, theo đó chị Hiền phải tiến hành nghĩa vụ trả khoản nợ thay cho chồng. Nếu chồng chị Hiền vay tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân chứ không phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình và chị không hề biết đến việc vay tiền đó thì về nguyên tắc chị Hiền không phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản nợ này. Tức là trong trường hơp này khi chồng chị bị khởi kiện ra tòa, chị Hiền cũng sẽ bị triệu tập nhưng với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, chị Hiền phải đưa ra các tình tiết, tài liệu chứng minh rằng chị không hề biết về việc chồng vay tiền của công ty tài chính. Như vậy, trong trường hợp này chị Hiền sẽ không phải trả nợ thay cho chồng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn. Trân trọng!" 22636,"Ban biên tập cho tôi hỏi vấn đề sau: Tôi có xây một căn nhà lá trên bờ kè dọc đất để trồng coi ruộng lúa của nhà tôi. Hiện hàng xóm có kêu tôi đăng ký thường trú ở căn nhà lá đó nhưng tôi không biết có được không? Mong Ban biên tập tư vấn. Xin cảm ơn Phi (090***)","Theo Điều 19 Luật Cư trú 2006 thì điều kiện để được đăng ký thường trú tại tỉnh được quy định như sau: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP bao gồm: a) Nhà ở; b) Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; c) Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Theo quy định của Luật Đất đai thì đất nông nghiệp không phải là đất để xây dựng nhà ở, Anh/Chị dựng một nhà lá nhỏ trên bờ kè dọc đất để trông coi lúa thì không được coi là chỗ ở hợp pháp theo quy định nêu trên. Do đó, nhà lá của Anh/Chị không được coi là nơi ở hợp pháp đủ điều kiện để đăng ký thường trú . Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị! Trân trọng!" 22041,"Bán đấu giá tài sản theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hải Liên hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang tìm hiểu pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi bán đấu giá tài sản theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp cho tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Bán đấu giá tài sản được quy định tại Điều 452 Bộ luật dân sự 1995, theo đó: 1- Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu hoặc pháp luật có quy định. Tài sản chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2- Người bán đấu giá là cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định. Ngoài ra, theo Bộ luật dân sự 1995 thì thông báo đấu giá được quy định như sau: 1- Người bán đấu giá phải thông báo công khai tại nơi bán đấu giá và trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục các tài sản bán đấu giá chậm nhất là bảy ngày đối với động sản, ba mươi ngày đối với bất động sản trước ngày bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2- Chủ sở hữu và những người có liên quan đến tài sản bán đấu giá phải được thông báo về việc bán đấu giá để tham gia định giá khởi điểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trên đây là tư vấn về bán đấu giá tài sản theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 19011,Việc áp dụng các quy định của Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia được thực hiện như thế nào?,"Theo Điều 39 Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11, việc áp dụng các quy định của Nghị quyết này trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia được thực hiện như sau: a) Đối với những vụ án đã được Toà án thụ lý nhưng chưa được xét xử sơ thẩm hoặc đã tạm đình chỉ việc giải quyết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực; những vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị hợp lệ nhưng chưa được xét xử phúc thẩm trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực; những vụ án mà bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực bị kháng nghị nhưng chưa được xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì áp dụng những quy định của Nghị quyết này để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; b) Đối với những vụ án đã được Toà án giải quyết theo đúng các văn bản pháp luật trước đây và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào các quy định của Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; c) Đối với những vụ án về đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, về ủy quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân mà Toà án đã bác yêu cầu đòi lại nhà do chưa đủ điều kiện lấy lại nhà ở, nay đương sự lại có đơn khởi kiện thì Toà án thụ lý giải quyết như một vụ án dân sự mới. Thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia." 27297,"Bố mẹ tôi kết hôn năm 1950 và sinh được 3 người con (Tôi sống ở quê với bố mẹ, 2 anh định cư ở Hà Nội). Tài sản bố mẹ tạo dựng được là 689m2 đất, nhà 2 tầng diện tích 260m2 (hiện nay tôi đang ở trong ngôi nhà và quản lý phần diện tích đó). Mẹ tôi đột ngột qua đời năm 2007, không để lại di chúc. Năm 2009, bố tôi qua đời có để lại di chúc là diện tích đất và nhà sẽ cho con út (tôi) và tôi có trách nhiệm thờ cũng tổ tiên, chăm lo phần mộ các cụ trong gia đình và để dịp lễ tết an em gặp mặt nhau. Di chúc do bố tôi viết tay, khi hoàn toàn tỉnh táo và có mặt cả ba anh em chúng tôi, có 2 ông hàng xóm làm chứng. Tuy nhiên, tháng 1 năm 2014, có dự án đường cao tốc chạy qua phần diện tích đất bố mẹ tôi để lại (chiếm khoảng 430m2) và có kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng. Hai anh trai tôi nghe chị dâu xúi giục nên đã yêu cầu chia di sản thừa kế của bố mẹ. Tôi không muốn tài sản bố mẹ để lại bị chia năm sẽ bảy rồi bán cho người ngoài, tôi có đề xuất tiền đền bù sẽ chia cho ba anh em, nhưng anh chị tôi không chịu. Hai anh tôi tự gặp nhau trên Hà Nội và tự chia di sản của bố mẹ để lại và về quê yêu cầu tôi kí nếu không sẽ khởi kiện ra Tòa án. Luật sư cho tôi hỏi, hai anh của tôi làm vậy có đúng không? Việc đòi chia di sản như vậy có hợp pháp không?","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực 01/01/2006 quy định rất rõ về quyền thừa kế của cá nhân tại Điều 631: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Bên cạnh đó, luật cũng quy định rất rõ thế nào là di chúc hợp pháp. Điều 652 quy định di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau: 1. a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép; b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Di chúc do cha của bạn để lại được xác định là di chúc bằng văn bản. Điều 650 Bộ luật Dân sự quy định, di chúc bằng văn bản có thể được lập dưới các hình thức sau: 1) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; 2) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; 3) Di chúc bằng văn bản có công chứng; 4) Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Với quy định trên, cha của bà đã lựa chọn hình thức lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Việc lập di chúc phải tuân theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 của Bộ luật này. Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản 1. Di chúc phải ghi rõ: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản; đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Điều 654. Người làm chứng cho việc lập di chúc Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Do vậy, bạn cần đối chiếu hình thức và nội dung di chúc của cha với các quy định nêu trên để xác định tính hợp pháp của di chúc. Về phân chia di sản thừa kế: Nếu di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo ý chí của người để lại di sản (trừ trường hợp chia kỷ phần bắt buộc cho con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không có khả năng lao động). Bạn có thể khởi kiện yêu cầu thực hiện di chúc. Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin" 32983,"Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển quy định thế nào?","Điều 16 Luật Cư trú 2020 (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định về nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển như sau: 1. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này. Đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ. 2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Trân trọng!" 8171,"Tôi vừa mua chiếc điện thoại Samsung galaxy S5 tại một Cửa hàng điện máy ở Phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội. Nội dung của Phiếu bảo hành là đổi mới trong vòng 1 tuần và phụ kiện là 1 năm nếu do lỗi của nhà sản xuất. Sau nửa tháng sử dụng, máy có hiện tượng hao pin rất nhanh nên tôi mang đi bảo hành. Nhân viên cửa hàng giải thích rằng linh kiện điện tử xuất xưởng có thể có xác xuất bị lỗi, đồng thời yêu cầu tôi trả khoản tiền 1 triệu đồng để thay pin chân cắm và bộ sạc. Xin cho tôi hỏi: 1. Yêu cầu của cửa hàng điện máy với tôi như vậy có đúng không? 2. Có người nói cửa hàng còn phải bồi thường cho tôi có đúng không?","1. Theo quy định tại Điều 21 Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành theo thỏa thuận của các bên hoặc bắt buộc bảo hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện được bảo hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp; chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng… Điều 446 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định: Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền. Như vậy, theo quy định của pháp luật, cửa hàng điện máy có trách nhiệm bảo hành điện thoại cho bạn theo đúng cam kết ghi trong Phiếu bảo hành và chịu mọi chi phí sửa chữa trong thời hạn bảo hành. 2. Nếu cửa hàng điện máy không thực hiện, theo quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010, bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà họ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết." 22292,"Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thu thập thông tin giọng nói và ADN được quy định như thế nào?","Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Căn cước 2023 quy định như sau: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chia sẻ, cung cấp, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu căn cước 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau đây: a) Chia sẻ, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo quy định của Luật này; b) Thông báo kịp thời thông tin, tài liệu về căn cước của người dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác cho cơ quan quản lý căn cước; c) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì phải chuyển cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh. 2. Người được giao nhiệm vụ cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây: a) Kiểm tra thông tin, tài liệu của người dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật, điều chỉnh thông tin; b) Giữ gìn, bảo vệ thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc làm hư hỏng tài liệu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật, điều chỉnh. 3. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm sau đây: a) Tổ chức quản lý việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu; b) Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ. Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau đây: - Chia sẻ, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo quy định của Luật Căn cước 2023 ; - Thông báo kịp thời thông tin, tài liệu về căn cước của người dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác cho cơ quan quản lý căn cước; - Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì phải chuyển cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh." 11806,"Ban biên tập cho tôi hỏi, tôi là sĩ quan dự bị vậy tôi phải đi khám định kỳ mấy năm 1 lần? Mong nhận được phản hồi sớm.","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 26/2002/NĐ-CP quy định thời gian khám sức khỏe định kỳ cho sĩ quan dự bị, cụ thể như sau: ""Sĩ quan dự bị đã sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên, được kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 năm một lần; sĩ quan dự bị chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên được kiểm tra sức khỏe khi có nhu cầu động viên; kết quả kiểm tra sức khỏe được lưu vào hồ sơ sĩ quan dự bị."" Như vậy, nếu bạn đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên, thì bạn được kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 năm một lần. Còn nếu bạn chưa xếp vào đơn vị dự bị động viên thì bạn được kiểm tra sức khỏe khi có nhu cầu động viên. Trân trọng!" 31000,"Dạ, tôi lấy chồng được 01 năm và vừa rồi tôi được bác ruột tặng cho 1 lô đất, tặng riêng cho tôi. Tôi thắc mắc là vì chúng tôi đã cưới nhau nên tài sản này là tài sản chung hay sao?","Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau: 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Như vậy, có thể thấy tài sản được tặng cho riêng mà bác ruột tặng cho bạn lô đất đó, mặc dù là trong thời kỳ hôn nhân nhưng vẫn được xem là tài sản riêng của bạn khi không có sự thỏa thuận khác Trân trọng!" 25936,"Việc tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành theo những thủ tục nào?","Việc tiếp nhận vật chứng, tài sản tạm giữ được tiến hành theo thủ tục sau đây: 1. Thủ kho có trách nhiệm trực tiếp nhận, kiểm tra hiện trạng vật chứng, tài sản tạm giữ và nhập kho thi hành án. Việc giao nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải được lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm giao nhận; số lượng; chủng loại, hiện trạng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ, có so sánh với biên bản thu giữ ban đầu của cơ quan Công an hoặc Tòa án. Cơ quan thi hành bản án dân sự chỉ tiếp nhận tài sản đủ và đúng với hiện trạng ghi trong biên bản thu giữ ban đầu . Trong trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ giao, nhận bị thay đổi so với biên bản thu giữ ban đầu thì Thủ trưởng cơ quan bên giao, bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, kết luận và cơ quant hi hành án dân sự chỉ nhận khi đã được các cơ quan có thẩm quyền làm rõ về những thay đổi đó. Biên bản giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận, chữ kí của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, nếu có. 2. Trường hợp vật chứng, tài sản tạm giữ được bàn giao dưới hình thức gói niêm phong, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận khi có kết quả giám định rõ số lượng, chủng loại, chất lượng của từng loại vật chứng, tài sản tạm giữ trong gói niêm phong đó của cơ quan có thẩm quyền. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ là các chất ma túy, cơ quan thi hành án dân sự chỉ nhận dưới hình thức gói niêm phong kèm theo kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền. Khi giao, nhận phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của vật chứng, tài sản được niêm phong, có chữ ký của bên giao, bên nhận. Trường hợp niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu khả nghi trên đó thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ tiếp nhận khi có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền." 24836,"Xin được hỏi Luật sư? Tôi đang chuẩn bị thành lập công ty TNHH 1 thành viên, ngành nghề kinh doanh là cho vay cầm đồ và thanh toán điện tử. Tôi rất băn khoăn về những vấn đề sau: 1- Làm thế nào để cho vay không vi phạm về lãi suất và như thế nào bị coi là cho vay nặng lãi? 2- Việc cho vay cầm đồ phải có Hợp đồng rõ ràng, nhưng tôi chưa biết nên thiết kế mẫu hợp đồng cho vay cầm đồ như thế nào để phù hợp với qui định của pháp luật? 3- Khi phải thanh lý đồ cầm cố tôi có được quyền tự quyết định việc thanh lý tài sản mà khách hàng đã cầm cố hay không? hay tôi phải tổ chức bán đấu giá thông qua sở tài chính? Rất mong được Luật sư tư vấn Tôi xin trân trọng cảm ơn","Chào bạn. Xin tư vấn trường hợp của bạn hỏi để tham khảo như sau: 1/- Về lãi suất cho vay được quy định tại điều 476 Bộ luật dân sự: Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Điều 163 Bộ luật hình sự quy định tội cho vay nặng lãi khi cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột. 2/- Về hợp đồng cho vay, bạn có thể tham khảo tại mục 4 chương XVIII Bộ luật dân sự. 3/- Tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điều 336 Bộ luật dân sự. Thân chào" 21080,"Trước đây chồng tôi thường uống rượu, về nhà gây gổ, đánh, chửi vợ con. Nhờ địa phương hỗ trợ giáo dục nên đã giảm hẳn, nhưng gần đây nhiều khi trở chứng, lầm lỳ, không nói năng, gia đình trở nên rất căng thẳng. Xin cho biết đó có phải là hành vi bạo lực gia đình (BLGĐ)?","Theo Luật Phòng, chống BLGĐ, BLGĐ là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Các hành vi sau đây được pháp luật thừa nhận là BLGĐ: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. Với quy định nêu trên cho thấy, hành vi gây áp lực thường xuyên về tâm lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng được coi là hành vi BLGĐ." 26314,Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?,"Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội." 10650,"Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hồng Thanh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hồng Thanh (hongthanh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được quy định cụ thể như sau: - Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. - Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. - Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau: - Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. - Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trên đây là nội dung tư vấn về việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 16272,Bố mẹ tặng cho đất cho cả 02 vợ chồng nhưng sổ đỏ chỉ đứng tên 01 người có được không?,"Tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung như sau: Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung 1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. ... Đồng thời tại Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về đăng ký tài sản chung của vợ chồng như sau: Đăng ký tài sản chung của vợ chồng ... 2. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng. ... Theo đó, khi bố mẹ tặng cho đất cho cả 02 vợ chồng thì sẽ do 02 vợ chồng đứng tên trong sổ đỏ, trừ trường hợp cả 02 có thỏa thuận về việc chỉ có 01 người đứng tên Nếu trường hợp chỉ có một người đứng tên trong sổ đỏ mà vợ chồng muốn thay đổi thêm tên người còn lại vào thfi sẽ thực hiện thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi sổ đỏ để ghi tên của cả vợ và chồng Trân trọng!" 12967,"Tôi kết hôn đã được 10 năm, nhưng hai vợ chồng tôi không có con, nay tôi muốn nhận con nuôi, tuy nhiên chồng tôi không đồng ý. Vậy theo quy định của pháp luật, tôi có quyền nhận con nuôi riêng không?","Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi thì: ""Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của hai người là vợ chồng"". Do đó chị đã kết hôn và muốn nhận con nuôi thì phải có sự đồng ý của cả chồng chị nhận cháu bé là con nuôi chung của cả hai vợ chồng, không thể nhận con nuôi riêng của vợ (chồng) được. Ngoài ra khi nhận con nuôi vợ chồng chị còn phải đáp ứng các điều kiện như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi, có tư cách đạo đức tốt… Cảm ơn chị đã gửi câu trả lời về cho chúng tôi. Chúc chị luôn vui. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 12792,Bị viêm dạ dày có phải đi nghĩa vụ quân sự không?,"Xin hỏi, trường hợp em bị viêm dạ dày ăn uống không được ngon miệng. Vậy em có phải đi nghĩa vụ quân sự không ạ?" 4199,"Cho tôi hỏi sự khác nhau giữa tách khẩu và chuyển khẩu? Văn bản nào quy định vấn đề này? Chân thành cảm ơn!","Tách khẩu và chuyển khẩu là hai thủ tục phổ biến liên quan đến quá trình cư trú của công dân. Theo Luật Cư trú 2006 thì tách khẩu và chuyển khẩu có một số điểm khác biệt chính sau đây: Tiêu chí Tách khẩu Chuyển khẩu Điều kiện Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: + Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; + Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Hồ sơ Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp luật định. - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. - Sổ hộ khẩu (hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây). Thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an cấp huyện nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến. Hệ quả Sổ hộ khẩu mới khác ra đời Chuyển từ Sổ hộ khẩu này sang Sổ khác Trên đây là nội dung tư vấn về phân biệt tách khẩu và chuyển khẩu. Trân trọng!" 21349,"Xin chào quý báo, tôi là Nông Văn H. (quê Bắc Cạn), hiện tại sinh sống ở Hà Nội. Tôi bị câm điếc bẩm sinh và làm việc cho một trung tâm bảo trợ xã hội. Để thuận tiện cho việc chi trả lương cũng như chuyển tiền về quê, tôi có nhờ người đưa ra ngân hàng để lập tài khoản ATM. Tuy nhiên, khi đến đó, ngân hàng từ chối làm cho tôi với lý do không đủ năng lực hành vi dân sự. Thắc mắc lý do này, tôi gửi thư đến báo mong được các luật sư, luật gia tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Một người được xem là không đủ hay hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể tại Điều 23 Bộ luật Dân sự 2005. Theo đó: “1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự...”. Căn cứ những quy định trên, một cá nhân chỉ bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự khi đã có quyết định của Tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, bạn vẫn là người có năng lực hành vi đầy đủ và được tham gia vào các giao dịch dân sự một cách tự do và phải được đối xử một cách bình đẳng. Trong trường hợp này, theo pháp luật, bạn vẫn được thực hiện các giao dịch, được làm thẻ ATM. Nhân viên ngân hàng từ chối việc mở thẻ cho bạn là sai quy định. Theo khoản 1 Điều 4 Luật người khuyết tật 2010, người khuyết tật có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Nghiêm cấm hành vi kì thị, phân biệt đối xử người khuyết tật. Khoản 3 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 định nghĩa: “Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó”. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, mức phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000." 13377,Nghị định 87/NĐ-CP về mức xử phạt Hôn nhân và gia đình còn hiệu lực không? Việc tổ chức cưới tảo hôn mức phạt tối đa là bao nhiêu? Căn cứ vào nghị định nào?,"Nghị định số 87/2001/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chỉ hết hiệu lực một phần, phần hết hiệu lực là Điều 9 và Điều 14. Do đó hành vi tảo hôn bị xử phạt theo Điều 6 Nghị định 87/2001/NĐ-CP Điều 6. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó; b) Tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn. Như vậy theo quy định thì mức phạt tối đa là 200.000 đồng. Bạn cần chú ý thêm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP quy định, trong trường hợp áp dụng phạt tiền thì mức phạt tiền cụ thể đối với một vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt (mức trung bình của khung tiền phạt là trung bình cộng của mức phạt tối thiểu và mức phạt tối đa trong khung tiền phạt)." 26576,Bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong trường hợp nào?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 85 Luật này cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; b) Phá tán tài sản của con; c) Có lối sống đồi trụy; d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Theo đó, nếu cha của cháu bạn rơi vào các trường hợp như trên thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của người này đối với cháu của bạn." 33526,"Vợ chồng tôi có thế chấp ngôi nhà mình đang ở để vay một khoản tiền là 500 triệu đồng nhưng sắp đến hạn trả nợ mà vẫn không có khả năng trả, như vậy ngôi nhà sẽ bị xử lý như thế nào thưa luật sư? Quyền sở hữu đất và tài sản trên đất của tôi có bị ảnh hưởng không?","Theo quy định tại khoản 1 điều 56 nghị định số 163/2006/NĐ-CP thì tài sản được đem ra xử lý khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nếu như đã đến hạn mà vợ chồng chị không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì phải xử lý tài sản bảo đảm. Nếu như hai bên có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên Nếu như hai bên không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thì sẽ thực hiện bán đấu giá tài sản.Nếu như vợ chồng chị chỉ thế chấp ngôi nhà mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì tài sản sẽ được xử lý theo quy định tại khoản 2 điều 68 nghị định 163/2006/NĐ-CP như sau: Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy trong trường hợp này bên nhận thế chấp ngôi nhà sẽ có quyền sử dụng quyền sử dụng đất đó. Anh chị có thể lập hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất hoặc cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với ngôi nhà." 21490,"Theo quy định cũ (giai đoạn từ năm 1997-2005) thì hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác được quy định cụ thể như thế nào? Và vấn đề này được quy định ở đâu? Email: naa**@gmail.com","Hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác được quy định tại Điều 120 Bộ luật Dân sự 1995 như sau: 1- Những tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật, thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2- Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác; b) Họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên; c) Mức đóng góp tài sản, nếu có; phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên; d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên; đ) Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi tổ hợp tác; e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác; g) Các thoả thuận khác. Trên đây là nội dung quy định về hợp đồng hợp tác của tổ hợp tác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 1995. Trân trọng!" 24116,Bị sỏi thận thì không thể đi nghĩa vụ?,Cho hỏi trường hợp bị sỏi thận thì có thể đi nghĩa vụ không ạ? 1305,Kỳ họp Quốc hội có bao nhiêu hình thức làm việc?,"Căn cứ Điều 94 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau: Các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội 1. Các phiên họp toàn thể của Quốc hội. 2. Các phiên họp do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp. 3. Các phiên họp do Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về các nội dung trong chương trình kỳ họp thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách. 4. Các phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về các nội dung thuộc chương trình kỳ họp. 5. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội mời Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định. 6. Ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể, phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội, ý kiến góp ý bằng văn bản của đại biểu Quốc hội có giá trị như nhau và được tập hợp, tổng hợp đầy đủ để báo cáo Quốc hội. Như vậy, theo quy định trên, các kỳ họp của Quốc hội có thể được tổ chức dưới các hình thức làm việc như sau: - Phiên họp toàn thể của Quốc hội; - Phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung thuộc chương trình kỳ họp Quốc hội; - Phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội thuộc lĩnh vực phụ trách; - Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội; - Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội. Trân trọng!" 31764,Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi mất giấy chứng sinh được thực hiện như thế nào?,"Tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con như sau: Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ. Như vậy, thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi mất giấy chứng sinh được thực hiện như sau: Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp mất giấy chứng sinh thì nộp: - Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; - Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Nội dung khai sinh gồm có: - Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; - Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; - Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Bước 3: Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Lưu ý hướng dẫn trên không áp dụng đối với: - Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam thuộc các trường hợp sau: + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; - Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam thuộc trường hợp: + Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; + Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi mất giấy chứng sinh được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)" 25835,Những trường hợp nào xin thôi quốc tịch Việt Nam không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân?,"Căn cứ tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về miễn thủ tục xác minh về nhân thân như sau: Miễn thủ tục xác minh về nhân thân Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân: 1. Người dưới 14 tuổi; 2. Người sinh ra và định cư ở nước ngoài; 3. Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên; 4. Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình. Như vậy, những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân: - Người dưới 14 tuổi; - Người sinh ra và định cư ở nước ngoài; - Người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên; - Người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình. Trân trọng!" 23329,Theo quy định hiện hành thì có phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải được thực hiện bằng tiền không?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy, theo quy định nêu trên thì các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Do đó không nhất thiết phải bồi thường bằng tiền mà dựa vào sự thỏa thuận. Trân trọng!" 28952,"Bố mẹ tôi có 1 căn nhà xây dựng năm 1992. Năm 1999 mẹ tôi qua đời, năm 2009 bố tôi lấy vợ 2 (có đăng kí kết hôn), năm 2011 thì bố tôi bị bệnh qua đời. Hiện tại căn nhà đã sang tên cho tôi, em trai tôi và người vợ 2 của bố. Tôi xin hỏi nếu chia tài sản chung là căn nhà trên thì mỗi người được chia như thế nào? Thủ tục ra sao?","1. Việc phân chia ngôi nhà Hiện nay, căn nhà đã được đăng ký sang tên cho bạn, em trai bạn và người vợ thứ hai của bố bạn nên việc phân chia căn nhà do ba người tự thỏa thuận và thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu xét về nguồn gốc tài sản (là tài sản thuộc sở hữu của bố mẹ bạn khi còn sống) thì tài sản là ngôi nhà được chia như sau: Vì ngôi nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn nên khi bố, mẹ bạn chết, tài sản được chia cho những người thừa kế của mỗi người: a. Đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn (1/2 giá trị ngôi nhà). Năm 1999, mẹ bạn chết trước, không để lại di chúc nên phần sở hữu nhà ở của mẹ bạn được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo thứ tự quy định tại Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự. Theo đó, những người được hưởng di sản của mẹ bạn gồm: - Bố bạn (với tư cách chồng của người để lại di sản); - Bạn và em trai bạn (với tư cách con đẻ của người để lại di sản); - Những người thừa kế khác (thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu có); Nếu ngoài bố bạn, bạn và anh trai bạn, mẹ bạn không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, là 1/3 di sản do mẹ bạn để lại; tức là, mỗi người sẽ được hưởng 1/6 giá trị ngôi nhà. b. Đối với phần tài sản thuộc sở hữu của bố bạn (1/2 giá trị ngôi nhà). Theo thông tin bạn cung cấp, năm 2009, bố bạn kết hôn lần hai, đến năm 2011 thì bố bạn chết, không để lại di chúc. - Di sản của bố bạn để lại sẽ bao gồm: + 1/2 giá trị ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của bố bạn trong khối tài sản chung vợ chồng; + Và 1/6 giá trị ngôi nhà: đây là phần di sản mà bố bạn được hưởng do mẹ bạn để lại như đã nêu ở trên. Theo đó, di sản do bố bạn để lại là 2/3 giá trị ngôi nhà. - Người thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản do bố bạn để lại gồm: + Người vợ thứ hai của bố bạn (với tư cách là vợ của người để lại di sản); + Bạn và em trai bạn (với tư cách con đẻ của người để lại di sản); + Những người thừa kế khác (thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu có); Nếu ngoài ba người nêu trên, bố bạn không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì mỗi người (người vợ thứ hai của bố bạn, bạn, em trai bạn) sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, là 1/3 di sản do bố bạn để lại. 2. Thủ tục phân chia. Để phân chia tài sản chung là ngôi nhà, trước hết ba người là bạn, em trai bạn và người vợ thứ hai của bố bạn phải thỏa thuận xác định rõ phần của từng người, có thể phân chia nhà (nếu việc phân chia nhà đủ điều kiện và có thể phân chia được theo quy định của pháp luật); hoặc phân chia theo giá trị bằng tiền của ngôi nhà. Thủ tục được thực hiện như sau: a. Công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung. Bạn có thể đến bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản để yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung (theo Điều 42 Luật công chứng). Bạn nộp hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau đây: - Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; - Dự thảo văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung (nếu có); - Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; - Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; - Bản sao giấy tờ khác. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức công chứng thụ lý hồ sơ và thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung theo quy định của Luật công chứng và văn bản hướng dẫn. b. Đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở. Sau khi công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung, các bên có trách nhiệm thực hiện theo những cam kết đã thỏa thuận trong văn bản. Người được hưởng quyền sở hữu ngôi nhà sẽ có quyền đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà ở tại Văn phòng đăng ký đất đai." 29572,"Gia đình tôi có 4 anh chị em cùng chung sống trong gia đình ở Thành phố Hà Tĩnh.  Gia đình tôi có sở hữu quyền sử dụng đất với diện tích là 1150m2 (trong đó đất ở 470m2, còn lại là đất vườn).  Hiện nay bố mẹ chúng tôi muốn tách diện tích này cho 4 người con (tức chia ra 4 Giấy CNQSDĐ) thì cần phải làm những thủ tục gì ? những mẫu văn bản nào phải làm theo mẫu hành chính ? lệ phí ?","Muốn tách đất cho con thi cần tiến hành hợp đồng tặng cho quyên sử dụng đất cho 4 người con có công chứng hay chứng thự theo đúng hinh thức quy định. Sau đó, tiến hành đăng bộ trước bạ để cơ quan chức năng tách thành 4 sổ cho 4 người con được cho đất. Lưu ý là phải đảm bảo diện tích tách thửa tối thiểu theo quy định của địa phương bạn nhé." 23323,"Các hình thức thông báo trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Thùy Liên, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Quận 10, Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Các hình thức thông báo trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 54/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hành thì Các hình thức thông báo trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được quy định như sau: 1. Bàn về chủ trương công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tự giải toả công trình, vật kiến trúc lấn chiếm hành lang trật tự, an toàn giao thông. 2. Bàn về việc thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở các đoạn đường, đoạn sông, bến đỗ, nơi họp chợ... 3. Tham gia ý kiến về biện pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. 4. Tham gia ý kiến về sáng kiến góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; phòng ngừa và đấu tranh chống đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, các loại tội phạm hoạt động trên các phương tiện và tuyến giao thông. 5. Góp ý kiến về lề lối, thái độ, tác phong làm việc của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân. 6. Đề nghị biểu dương khen thưởng những gương người tốt, việc tốt; kiến nghị, đề nghị xử lý các trường hợp cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân sai phạm, thiếu trách nhiệm, yếu kém về phẩm chất và năng lực công tác. Trên đây là nội dung tư vấn về Các hình thức thông báo trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 54/2009/TT-BCA. Trân trọng!" 14752,Hành vi quay lén được hiểu dưới góc độ pháp luật?,"Pháp luật hiện không có định nghĩa giải thích thế nào là hành vi quay lén mà căn cứ theo thực tế hành vi quay lén có thể hiểu là việc một hoặc nhiều người sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại, máy quay,... có chức năng ghi hình và lưu giữ lại hình ảnh để quay một hoặc nhiều người khác khi chưa có sự đồng ý của người bị quay. Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 ban hành quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau: Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, mọi cá nhân đều có đời sống riêng tư và có quyền bí mật cá nhân. Do vậy, hành vi quay lén khi chưa có sự cho phép của người đó được xem là thu thập, lưu giữ hình ảnh, thông tin riêng tư là hành vi trái pháp luật. Quay lén người khác tắm phạm tội gì theo quy định pháp luật? Mức phạt ra sao đối với hành vi quay lén người khác tắm như thế nào? (Hình từ Internet)" 33715,Các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các trường hợp miễn gọi nhập ngũ như sau: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Ngoài ra quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân như sau: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; - Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Trong trường hợp trên của bạn, bạn không thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Bạn có thể ra UBND xã để xác nhận hoãn nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 33802,Sơ yếu lý lịch tự khai là gì?,"Sơ yếu lý lịch là bản khai thông tin cá nhân bắt buộc phải có trong hồ sơ học tập hay xin việc của mỗi cá nhân. Mẫu sơ yếu lý lịch tự khai cung cấp thông tin cá nhân, nhân thân, tiểu sử… Khi trình bày, cần nêu rõ cách ᴠiết sơ yếu lý lịch tự khai theo từng mục của ѕơ уếu lý lịch tự khai, từ lịch ѕử bản thân cho tới các mối quan hệ gia đình. Sơ yếu lý lịch tự khai, hay còn gọi là lý lịch tự thuật, là một tài liệu được sử dụng để cung cấp thông tin cá nhân, gia đình, học vấn, kinh nghiệm làm việc và các thành tích của bản thân cho các mục đích như: - Xin việc: Giúp nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển. - Xin học bổng: Giúp tổ chức xét duyệt học bổng đánh giá năng lực và hoàn cảnh của ứng viên. - Tham gia các hoạt động xã hội: Giúp ban tổ chức đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp với tiêu chí của hoạt động. Sơ yếu lý lịch tự khai là một tài liệu quan trọng để giới thiệu bản thân với các tổ chức, do vậy cần được viết một cách cẩn thận và chu đáo. Việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và trung thực sẽ giúp tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng hoặc ban tổ chức và tăng cơ hội thành công. Sơ yếu lý lịch tự khai là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch tự khai mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 5665,"Tôi đang học ở Anh với Visa Du học sinh. Nay tôi muốn sang các nước Châu Âu khác (như Pháp, Đức, Hà Lan) thì có phải xin Visa không? Tôi đang ở Anh, vậy có thể xin Visa Du lịch sang Úc ngay tại Anh không hay phải trở về Việt Nam để xin Visa ? Xin cho biết thủ tục để xin visa Du Lịch Châu Âu, Úc","Trang Web của Bộ Nhập Cư Đa Văn Hóa và Bản Địa www.immi.gov.au đăng tải thông tin liên quan đến các yêu cầu về nộp đơn xin visa. Thông tin liên quan về việc nộp đơn xin visa du lịch có thể được tìm thấy tại http://www.immi.gov.au/allforms/applying.htm Thông tin cụ thể liên quan đến việc học tập tại Úc có thể được tìm thấy tại http://www.immi.gov.au/study/index.htm Chi tiết hơn, anh Lâm Dũng, chuyên viên tư vấn, công ty Uniworld, khuyên bạn như sau: Nước Anh là một trong những quốc gia thuộc khối Cộng đồng chung Châu Âu, do đó công dân Anh sẽ được miễn thị thực Visa đối với một số nước trong khối. Tuy rằng em đang ở Anh nhưng em lại là du học sinh Việt Nam cho nên em cần phải có Visa nhập cảnh nếu em muốn đi du lịch đến Úc hoặc các nước khác trong khối Cộng đồng chung Châu âu. Tuy nhiên thủ tục xin Visa du lịch tại Anh sẽ không khó khăn lắm đối với trường hợp của em. (Vì Visa du lịch là loại Visa tạm thời và ngắn hạn cho nên em có thể xin tại Anh mà không cần phải về Việt Nam nếu như Visa du học tại Anh của em còn giá trị lâu dài). Thậm chí sau khi tốt nghiệp tại Anh, em cũng có thể xin chuyển học tiếp tại Úc hoặc tại các nước khác trong khối Cộng đồng chung Châu âu. Về thủ tục xin Visa, em nên liên hệ Đại sứ quán Úc hoặc các nước mà em muốn đến du lịch để biết về yêu cầu thủ tục hồ sơ như thế nào, sau đó em sẽ hoàn tất đơn xin Visa theo yêu cầu và nộp tại Anh." 25513,"Vừa qua em có cho bạn cùng phòng mượn xe máy, laptop, điện thoại để đi cầm cố và 1 số tiền mặt. Cụ thể em cho bạn mượn xe máy cầm cố là 20 triệu đồng, do gần quá thời hạn cầm cố nên em đã đóng lãi 600000đ cho 10 ngày lãi. Một thời gian sau bố của bạn đó đã đưa em 20triệu cộng 800000đ tiền lãi 10 ngày kế tiếp để lấy xe. Về chiếc laptop thì chủ phòng trọ em có cầm laptop của em vì 1 vài lý do riêng (không phải cầm cố) sau đó bạn này có nói với chủ trọ em là cắm cái laptop này lấy 3triệu, lúc đầu em hoàn toàn không biết gì (laptop chủ trọ vẫn cầm từ trước) Về chiếc điện thoại, vẫn trong thời gian bạn này cầm cố xe em, em cần xe để đi lại nên có cho bạn này mượn điện thoại để gọi cho người nhà trợ giúp lấy xe em ra, do phải đi làm nên em để điện thoại lại cho bạn này mượn để gọi điện. Đến chiều thì em gọi điện hỏi về chiếc xe thì không liên lạc được, về phòng cũng không thấy ai. Đến tối em lên mạng thì bạn đó nhắn tin nói cắm điện thoại em 6triệu rồi. Rồi bạn đó có gửi cho em giấy cầm cố, trong giấy lại ghi tên của em mạc dù em hoàn toàn không biết gì. Hiện giờ bạn này đã bỏ trốn và em cũng không liên lạc với gia đình bạn đó được. Tất cả trường hợp trên em đều có địa chỉ của người nhận cầm cố tại Hà Nội và em đang giữ chứng minh thư của bạn này và em cũng biết địa chỉ nhà ở in cho em hỏi là Bây giờ em muốn làm đơn khiếu nại thì em cần phải làm những bước nào và gửi cho ai? Chính quyền địa phương nơi bạn đó ở hay chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc. Em xin chân thành cảm ơn.","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: 1. Theo thông tin bạn nêu thì việc cho mượn đồ giữa bạn với người bạn ấy là quan hệ dân sự (hợp đồng vay tài sản). Do vậy, nếu đến hạn trả nợ mà người bạn ấy không trả tiền đúng hạn thì bạn có thể khởi kiện tới tòa án nơi cậu ấy cư trú (đang trực tiếp sinh sống) để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. 2. Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164(*) Bộ luật tố tụng dân sự; CMND và hộ khẩu của bạn; Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người vay tiền; Giấy tờ, tài liệu chứng minh có việc vay mượn tiền… và các chứng cứ khác (nếu có). 3. Theo quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án thì bạn có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí khi khởi kiện vụ án tranh chấp dân sự như vậy, mức tiền tạm ứng án phí trong trường hợp này là 2,5% giá trị số tiền mà bạn đòi nợ. Nếu tòa án chấp nhận yêu cầu của bạn thì người thua kiện phải trả tiền cho bạn và phải chịu án phí tương đương với 5% giá trị số tiền mà họ phải trả ban. 4. Thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong vụ án dân sự theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự là không quá 4 tháng, nếu vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng. Tuy nhiên, thực tiễn các vụ án tranh chấp dân sự thường kéo dài cả năm… do nhiều lý do khác nhau. 5. Nếu bạn không thể liên lạc được với người vay tiền, không biết địa chỉ của người đó ở đâu thì bạn không thể khởi kiện vụ án dân sự được mà chỉ còn cách là gửi đơn trình báo tới công an, nơi bạn đã giao tiền cho người đó để được giải quyết. Nếu trong quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin theo quy định mà công an có căn cứ xác định người vay tiền của bạn bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì người đó sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự. Đồng thời, người đó vẫn phải có trách nhiệm hoàn lại số tiền đã chiếm đoạt của bạn. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án mà đối tượng này hoàn trả lại cho bạn số tiền trên thì sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Nếu đối tượng đó không trả tiền bạn thì bị tăng mức hình phạt và sẽ không được xóa án tích… 6. Khi bạn có đơn trình báo thì công an sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin theo đơn của bạn. Thời hạn để công an kiểm tra, xác minh nguồn tin và trả lời bạn theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự là 20 ngày, nếu phức tạp có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng. Nếu bạn trình báo sự việc với công an mà sau đó công an không có đủ căn cứ xử lý hình sự đối với người vay tiền thì sẽ có văn bản trả lời bạn. Khi đó bạn có thể khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự để đòi nợ." 21565,Thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng được không?,"Căn cứ Điều 296 Bộ luật dân sự 2015 và Điều 308 Bộ luật dân sự 2015 , giải quyết trường hợp của bạn như sau: - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Với quy định này thì việc một công ty thực hiện thế chấp một mảnh đất cho 3 ngân hàng là hoàn toàn thực hiện được. - Việc xử lý tài sản khi có nghĩa vụ thanh toán đến hạn mà không thanh toán như sau: + Khi một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. + Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. - Thứ tự ưu tiên thanh toán như sau: + Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng. + Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước. + Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm. Như vậy, việc công ty thực hiện thế chấp một mảnh đất cho 3 ngân hàng là hoàn toàn được và việc xử lý nghĩa vụ đến hạn được thực hiện theo thứ tự ưu tiên thanh toán. Trân trọng!" 216,Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn theo Bộ luật Dân sự 2015,"Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn theo Bộ luật Dân sự 2015. Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!" 8281,Hành vi mượn hoặc cho mượn căn cước công dân có bị xử phạt không?,"Đầu tiên, tại khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về việc làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả là những hành vi bị cấm. Đồng thời, tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân ... 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả; c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân; đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật. ... Như vậy, từ những quy định trên thì hành vi mượn hoặc cho mượn căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Đồng thời, buộc nộp lại thẻ Căn cước công dân đối với hành vi mượn hoặc cho người khác mượn theo quy định của pháp luật. Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ). Hành vi mượn hoặc cho mượn căn cước công dân có bị xử phạt không? (Hình từ Internet)" 14007,Đang chung sống như vợ chồng với người này mà kết hôn với người khác có được không?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Các trường hợp cấm kết hôn theo Khoản 2 Điều 5 Luật này như sau: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; … Như vậy, theo quy định như trên việc người đang chung sống như vợ chồng với bạn, mà kết hôn với người khác không nằm trong các trường hợp cấm kết hôn. Cho nên nếu người đàn ông kia và người phụ nữ mà người này kết hôn nếu đáp ứng các điều kiện như trên thì vẫn được phép kết hôn." 24810,"Tôi mua đất của ông A và đã trả một phần tiền mua đất. Nay ông A muốn hủy hợp đồng mua, bán đất và trả lại tiền cho tôi. Tôi có quyền yêu cầu ông A trả thêm lãi suất theo quy định của ngân hàng hay không?","Theo Điều 425 Bộ luật Dân sự, một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng tiền thì phải trả bằng hiện vật. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại. Đối với trường hợp cụ thể của bạn, nếu muốn bên bán phải trả thêm tiền lãi suất ngân hàng, bạn phải chứng minh được bên bán có lỗi trong việc ngưng thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất trên. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 33469,"Tình nghĩa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, Tôi là Thành Nhân. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ. Cho tôi hỏi, tình nghĩa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 được quy định cụ thể ra sao? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thành Nhân (thanhnhan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì tình nghĩa vợ chồng được quy định cụ thể như sau: Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 còn quy định về các vấn đề khác trong mối quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng như sau: - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. - Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. - Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. - Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người. Trên đây là nội dung tư vấn về tình nghĩa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Trân trọng!" 16255,Đăng ký nghĩa vụ quân sự là gì?,Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. 31199,"Đối tượng nào được cấp giấy thông hành biên giới Việt - Lào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hồng Anh, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Đối tượng nào được cấp giấy thông hành biên giới Việt - Lào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (hong_anh***@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 41/2011/TT-BCA hướng dẫn cấp giấy thông hành biên giới cho công dân Việt Nam sang Lào và giấy phép đến các tỉnh, thành phố của Việt Nam cho công dân Lào do Bộ Công an ban hành thì những đối tượng sau đây sẽ được cấp giấy thông hành biên giới Việt - Lào: 1. Đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới gồm: a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở tỉnh có chung đường biên giới với Lào có nhu cầu sang tỉnh biên giới đối diện của Lào để công tác hoặc giải quyết việc riêng. b) Cán bộ, viên chức, công nhân không có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh có chung đường biên giới với Lào thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào (kể cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các tỉnh khác hoặc của các Bộ, ngành Trung ương) để công tác. 2. Đối tượng được cấp giấy phép đến các tỉnh, thành phố của Việt Nam là công dân Lào nhập cảnh Việt Nam bằng giấy thông hành biên giới do Công an tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam của Lào cấp để công tác hoặc giải quyết việc riêng. Trên đây là nội dung quy định về đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt - Lào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 41/2011/TT-BCA. Trân trọng!" 23673,Danh mục bệnh được miễn gọi nghĩa vụ quân sự?,"Theo Mục 3 Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về danh mục 10 loại bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: 1 Tâm thần 2 Động kinh 3 Bệnh Parkinson 4 Mù một mắt 5 Điếc 6 Di chứng do lao xương, khớp 7 Di chứng do phong 8 Các bệnh lý ác tính 9 Người nhiễm HIV 10 Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng" 4989,"Xin chào, tôi là Thanh Nhã. Trước đây, vì cần tiền để giải quyết một số công việc cá nhân, do đó tôi đã thế chấp quyền sử dụng đất và căn nhà trên đất của mình đang sinh sống tại ngân hàng để vay tiền. Hiện tại, giá đất và căn nhà này đang lên cao nên tôi muốn bán để lấy tiền trả nợ ngân hàng. Số còn lại sẽ kiếm một căn nhà nào đó nhỏ hơn để sinh sống. Hiện tại tôi không có tiền để giải chấp quyền sử dụng đất và căn nhà. Vậy cho tôi hỏi, tôi có được bán đất và căn nhà này khi chưa giải chấp hay không? Mong nhận được giải đáp cụ thể trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn các bạn. Thanh Nhã (thanhnha@gmail.com)","Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 thì người thế chấp tài sản tại ngân hàng được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đang thế chấp tại ngân hàng của bạn không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Do đó, về nguyên tắc bạn không được tự ý thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản với đất đang thế chấp tại ngân hàng. Do đó, để được tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản với đất đang thế chấp tại ngân hàng thì trước tiên bạn phải thực hiện giải chấp tại ngân hàng. Điều đó, đồng nghĩa với việc bạn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình với ngân hàng (trả khoản nợ vay + lãi suất + các nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận) để giải chấp quyền sử dụng đất và tài sản với đất đang thế chấp tại ngân hàng. Tuy nhiên, Bộ Luật dân sự 2015 cũng quy định người thế chấp tài sản tại ngân hàng mà tài sản đó không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp nếu được ngân hàng (bên nhận thế chấp) đồng ý. Do đó, bạn có thể liên hệ với ngân hàng để thỏa thuận với ngân hàng về việc bạn có thể chuyển ngượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất đang thế chấp tại ngân hàng. Sau khi thỏa thuận được và được ngân hàng đồng ý (bằng văn bản) và ra thông báo giải chấp thì bạn có thể thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để thực hiện hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn về việc bán nhà đang thế chấp tại ngân hàng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng tham khảo thông tin tại Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng!" 9333,"Thưa luật sư! Vừa qua tôi có mua một miếng đất nông nghiệp, đã làm hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán đất không công chứng vì đất chưa được cấp sổ đỏ (do bên bán chưa đóng thuế để lấy sổ ra). Theo tôi được biết thì hợp đồng mua bán đất không công chứng thì không được pháp luật công nhận, vậy còn hợp đồng đặt cọc thì sao? Có thể dựa vào hợp đồng đặt cọc để ép bên bán phải lấy sổ ra rồi thực hiện việc mua bán theo đúng quy định của pháp luật hay không? Nếu họ không thiện chí thì có thể kiện ra tòa để đòi tiền cọc và tiền phạt hợp đồng hay không? Xin cám ơn luật sư!","Như bạn trình bày ơ đây có 02 quan hệ pháp luật: Một là quan hệ pháp luật đặt cọc và đây là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, do đó nếu hợp đồng đặt cọc mà quy định là bảo đảm cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng thì các bên phải tuân thủ việc ký kết và thực hiện hợp đồng, nếu vi phạm thì sẽ xử lý tiền đặt cọc. Hai là hợp đồng mua bán, đương nhiên hợp đồng mua bán chuyển nhượng của các bạn là vô hiệu và sẽ không đúng với tinh thần đặt cọc và nếu các bên đã ký hợp đồng mua bán vô hiệu về hình thức, lỗi của các bên là như nhau nên không dẫn đến việc xử lý lỗi trong đặt cọc. Trường hợp này các bên sẽ hoàn trả những gì đã nhận của nhau kể cả đặt cọc hay mua bán." 18473,Người thân trực hệ là gì?,"Căn cứ khoản 17 khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người thân trực hệ: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. ... Như vậy, người thân trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Cụ thể như sau: - Ông bà sinh ra cha mẹ thì ông bà và cha mẹ người thân trực hệ. - Cha mẹ sinh ra con thì cha mẹ và con là người thân trực hệ và ông bà cũng có cùng dòng máu trực hệ với con. Người thân trực hệ là gì? Người thân trực hệ có được truyền máu cho nhau hay không? (Hình từ Internet)" 19372,"Hai vợ chồng tôi tiết kiệm được 500 triệu và tôi đưa cho vợ tôi đi gửi tiết kiệm. Sổ tiến kiệm đứng tên vợ tôi. Vừa qua, vợ tôi bị tai nạn giao thông không thể đi lại được và mất trí nhớ, tôi cần rút tiền tại ngân hàng. Vậy tôi cần làm thủ tục gì để có thể thực hiện việc rút khoản tiền này ra?","Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự: Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Vì vợ bạn mất trí nhớ không làm chủ được nhận thức và hành vi vì vậy các giao dịch liên quan đến cô ấy phải thông qua người giám hộ. Vì vậy, bạn đề nghị Tòa án để làm thủ tục tuyên bố vợ là người mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố vợ bạn là người mất năng lực hành vi dân sự thì bạn là người giám hộ đương nhiên theo quy định khoản 1 Điều 62 Bộ Luật dân sự Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự 1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ. Khi đó bạn có quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với vợ bạn theo các quy định của Bộ Luật dân sự như sau: Điều 67. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây: 1. Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; 2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; 3. Quản lý tài sản của người được giám hộ; 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Điều 68. Quyền của người giám hộ Người giám hộ có các quyền sau đây: 1. Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ; 2. Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; 3. Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Điều 69. Quản lý tài sản của người được giám hộ 1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình. 2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. 3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Theo quy định trên bạn sẽ là người đại diện cho vợ để thực hiện việc rút khoản tiền tiết kiệm 500 triệu đứng tên vợ tại ngân hàng. Trong trường hợp này bạn có thể rút một phần tiền để thực hiện giao dịch vì lợi ích của vợ bạn như chi phí để phục vụ việc chữa bệnh, chăm sóc cho vợ bạn (thể hiện hóa đơn hóa đơn viện phí...). Bạn yêu cầu ngân hàng cho bạn rút khoản tiền đó. Tuy nhiên với việc rút toàn bộ số tiền trên thì bạn cần phải có thêm sự đồng ý của người giám sát giám hộ (khoản 2 Điều 69 Bộ Luật dân sự). Khoản 1, Điều 59 Bộ Luật dân sự: “Điều 59. Giám sát việc giám hộ 1. Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ. Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ”." 19343,Em bị mất giấy phép lái xe do hiện tại đang ở xa em có thể gửi hình và hồ sơ gốc cho người thân còn cấp lại được không ạ?,"Căn cứ Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về cấp lại giấy phép lái xe Truờng hợp 1: Bạn có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe. ... Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe. Như vậy, trong trường hợp này bạn phải có mặt để chụp ảnh trực tiếp. Trường hợp 2: Bạn có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung: a) Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết; b) Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành. Như vậy, trong trường hợp này bạn phải có mặt để thực hiện phần bài thi của mình thì mới được cấp lại giấy phép lái xe. Tóm lại, bạn không thể ủy quyền cho người thân thực hiện thủ tục cấp lái giấy phép lái xe mà phải trực tiếp thực hiện các thủ tục. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 29941,"Nội quy phiên tòa dân sự được quy định như thế nào trong Bộ Luật tố tụng dân sự 2004? Xin chào anh/chị trong Ban biên tập. Em hiện nay đang là sinh viên tại Học viện hành chính quốc gia. Trong quá trình học tập, em có thắc mắc muốn nhờ anh/chị tư vấn giúp em. Anh/chị cho em hỏi là: Nội quy phiên tòa dân sự được quy định như thế nào trong Bộ Luật tố tụng dân sự 2004? Em hy vọng Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc giúp em. Chân thành cảm ơn! Bích Thảo (0908***)","Nội quy phiên tòa dân sự được quy định tại Điều 209 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau: 1. Những người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Toà án triệu tập tham gia phiên toà. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà. Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ được chủ toạ phiên toà cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu. 2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định khác của pháp luật ban hành nội quy phiên toà. Trên đây là quy định về nội quy phiên tòa dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2004. Trân trọng!" 23726,Điều kiện để hợp đồng đặt cọc có hiệu lực là gì?,"Đầu tiên, căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Đồng thời, theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về giao dịch dân sự như sau: Giao dịch dân sự Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Từ những quy định trên, hợp đồng đặt cọc cũng được xem là một giao dịch dân sự. Chính vì vậy, để hợp đồng đặt cọc có hiệu lực pháp luật thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây: - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội." 11056,"Tôi nghe nhiều người đề cập đến thẻ tạm trú và sổ tạm trú mà không phân biệt được hai hình thức giấy tờ này. Nhờ anh chị giải đáp giùm. Cảm ơn rất nhiều! Thu Trinh (trinh***@gmail.com)","Thắc mắc của chị đồng thời cũng là thắc mắc của nhiều người. Để giúp chị phân biệt sự khác nhau giữa hai loại giấy tờ về cư trú này, Ban biên tập thể hiện nội dung qua bảng so sánh dưới đây: Tiêu chí Sổ tạm trú Thẻ tạm trú Đối tượng được cấp - Công dân Việt Nam; - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống. Người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Cơ quan cấp Công an xã/phường/thị trấn CQ có thẩm quyền thuộc Bộ Ngoại giao gồm: Cục Lễ tân Nhà nước - Hà Nội; Sở ngoại vụ TP.HCM -TP.HCM. Thời hạn Tối đa 24 tháng Từ 01 năm đến 05 năm nhưng ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày. Hồ sơ - Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở muốn làm hồ sơ tạm trú; - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; - Trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. - Công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó ghi rõ các thông tin: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ của người đề nghị cấp thẻ tạm trú (tham khảo mẫu NA6 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA); + Đối với trường hợp thay biên chế hoặc bổ sung biên chế mới của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú cần ghi rõ họ tên, chức danh của người được thay biên chế hoặc người được bổ sung biên chế; - Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú (theo mẫu NA8 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA), có xác nhận của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; - Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người nước ngoài; - Trường hợp người nước ngoài thuộc diện tăng biên chế của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì ngoài các giấy tờ trên, cần bổ sung công hàm của Bộ Ngoại giao nước cử thông báo về việc tăng biên chế. Thời hạn giải quyết 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ. 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Xử lý khi hết hạn Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn. Đề nghị cấp thẻ tạm trú mới. Căn cứ pháp lý - Luật cư trú 2006; - Luật cư trú sửa đổi 2013; - Thông tư 35/2014/TT-BCA. - Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014; - Thông tư 04/2016/TT-BNG. Trên đây là một số điểm phân biệt cơ bản giữa sổ tạm trú và thẻ tạm trú. Hy vọng có thể giúp chị giải đáp thắc mắc. Cảm ơn chị đã ghé thăm Ngân hàng Pháp luật. Chúc chị sức khỏe và thành đạt. Trân trọng!" 17041,"Xin hỏi thông tin đổi CMND 12 sang CCCD, số có đổi không? Mong sớm nhận được phản hồi!","Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định: Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau: 1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số: a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân; b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân. 2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục. 3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân. Như vậy, khi làm thủ tục đổi CMND sang thẻ căn cước thì sẽ không được giữ nguyên số tuy nhiên các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Trân trọng!" 7528,"Tôi có ba chị em, một em gái đang sống ở Úc. Kinh tế đang gặp khó khăn nên chị em tôi đã bàn bạc và thống nhất bán căn nhà mà mẹ tôi đã qua đời để lại chia làm ba và em gái tôi được chia một phần. Xin hỏi khi em gái tôi về VN để nhận phần di sản được chia này (khoảng 800 triệu đồng) có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không, nếu có thì phải đóng bao nhiêu phần trăm trên tổng số tiền được nhận, và có phải làm thủ tục gì để được nhận không? (ĐÀO THỊ TÚ NGA)","Đối với trường hợp này, vì chị không nêu rõ việc mẹ chị chết có để lại di chúc hay không và căn nhà này có thuộc sở hữu của duy nhất mẹ chị hay không, nên tôi sẽ tư vấn cho chị dựa theo giả định là mẹ chị mất không để lại di chúc và di sản để lại là căn nhà thuộc sở hữu của duy nhất mẹ chị, ba chị em chị là những đồng thừa kế duy nhất. Dựa trên cơ sở này, tôi đưa ra tư vấn như sau: Do mẹ chị mất không để lại di chúc nên căn cứ theo điều 675 Bộ luật dân sự, ba chị em sẽ thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật. Theo đó, căn cứ theo điều 676 Bộ luật dân sự, ba chị em sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Để nhận được phần di sản này, ba chị em phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản đối với căn nhà do mẹ để lại. Trường hợp ba chị em nhận di sản thừa kế là căn nhà (ba chị em cùng đứng tên căn nhà) thì sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân căn cứ theo khoản 4, điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012 quy định về thu nhập được miễn thuế: “4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau”. Tuy nhiên, theo yêu cầu của chị, căn nhà này sẽ được bán đi để chia lại cho người em ở Úc. Do đó, về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân của em gái chị, khi chuyển nhượng căn nhà này, có hai trường hợp có thể xảy ra như sau: 1. Nếu em gái chị chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác tại Việt Nam thì em gái chị sẽ được miễn thuế, căn cứ theo điểm b.1.1.2 khoản 1, điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC. 2. Nếu em gái chị đã có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác tại Việt Nam thì căn cứ theo điểm b khoản 4 điều 17 thông tư 92/2015/TT-BTC, trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỉ lệ sở hữu bất động sản. Do đó, em gái chị sẽ chịu thuế theo tỉ lệ sở hữu căn nhà. Cụ thể mức thuế suất em gái chị phải chịu là 1/3 của 2% giá trị chuyển nhượng căn nhà (2% giá trị chuyển nhượng là mức thuế suất áp dụng đối với trường hợp chuyển nhượng bất động sản theo khoản 12, điều 2 nghị định 12/2015/NĐ-CP)." 22811,"Hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản là động sản được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Hành chính trường Đại học Luật TP.HCM. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác trừ tàu bay, tàu biển. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ. Cho em hỏi, theo quy định hiện hành, hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản là động sản khác gồm những gì? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Bùi Ngọc Quyên (quyen***@gmail.com)","Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo đó, hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản là động sản là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể như sau: Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi, sửa chữa sai sót, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng tài sản là động sản khác sau đây: a) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính); b) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp trong trường hợp phiếu yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm (01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu); c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu), trừ các trường hợp sau đây: Bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp bao gồm nhiều cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho một cá nhân hoặc một pháp nhân trong số đó yêu cầu đăng ký; người yêu cầu đăng ký là người được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; d) Giấy tờ chứng minh đối với trường hợp không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này, nếu có. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về hồ sơ đăng ký thế chấp tài sản là động sản. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Trân trọng!" 22378,"Tôi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) từ gia đình ông Hoàn từ năm 2010 có chứng thực tại UBND xã. Nhưng từ đó đến nay vợ chồng ông Hoàn không cung sổ bìa đỏ cho tôi tách thửa. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình? (Văn Nam, Phú Thọ)","Luật gia Vũ Thị Hường – Công ty Luật TNHH Everest trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi của anh, chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 pháp luật để anh tham khảo như sau: “Bên chuyển nhượng QSDĐ có các nghĩa vụ sau đây: 1. Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận; 2. Giao giấy tờ có liên quan đến QSDĐ cho bên nhận chuyển nhượng.” (Điều 699). “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.” (khoản 1 Điều 302). Căn cứ các quy định pháp luật viện dẫn ở trên, anh có quyền yêu cầu ông Hoàn cung cấp giấy chứng nhận QSDĐ để tiến hành đăng ký sang tên QSDĐ. Trong trường hợp, bên chuyển nhượng cố tình không giao các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất (vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng) thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên nhận chuyển nhượng. Do đó, anh có quyền làm đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ tới tòa án có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật." 5304,Dùng giấy tờ khác để thực hiện thủ tục khai sinh cho con được không?,"Tại Khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 về thủ tục đăng ký khai sinh có quy định: 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. Theo đó , ngoài giấy chứng sinh thì bạn còn có thể sử dụng văn bản có người làm chứng xác nhận hoặc giấy cam đoan về việc sinh để thay thế. Trân trọng!" 29726,"Xin hỏi các luật sư! Ông bà nội tôi sinh được 8 người con, và đang sinh sống trên mảnh đất 400m2 đứng tên ông nội tôi, trên mảnh đất ấy ông đã cho bố tôi (là con cả) và chú tôi (là con út) xây nhà, mỗi nhà 70m2 (thoả thuận cho xây bằng miệng). 2 ngôi nhà được xây lên và sử dụng từ năm 1990 đến nay. Vậy nhờ các LS tư vấn: Nếu khi ông nội tôi qua đời mà không để lại di chúc,  6 người con còn lại của ông bà kiện đòi chia đất, khi đó bố và chú tôi có bị buộc phải phá nhà để trả lại 1 phần đất cho những người được thừa kế còn lại hay không? Nếu phải phá thì bố tôi và chú tôi được tiền bồi thường ngôi nhà ntn?","Trường hợp ông bà nội mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia theo luật cho là đồng thừa kế (là các con là 8 người) trong đó có cha bạn và ông chú mà ông nội đã cho cất nhà trên phần đất bạn nêu trên khi ông còn sống. Phần nhà đã xây nếu chia theo luật thì các đồng thừa kế khi chia di sản phải hoàn giá trị đầu tư xây nhà cho cha bạn và ông chú. Nếu cha bạn và ông chú có ý định giữ nhà để ở thì căn cứ phần chia cho mỗi người nếu giá trị được chia đều cho mỗi người hưởng thừa kế mà nhỏ hơn phần đất xây nhà hiện hữu thì cha bạn hoặc chú phải hoàn lại giá trị vượt quá cho các đồng thừa kế còn lại. Tuy nhiên để tự giải quyết trong gia đình vớ nhau cần phải phải định rõ giá trị tài sản đã đầu tư và các bên phải đạt được thỏa thuận tự nguyện với nhau khi khai nhận di sản thừa kế, nếu không thống nhất được các bên có quyền khởi kiện ra tòa để phân chia di sản thừa kế này. Chúc gia đình sớm đạt được thỏa thuận như mong muốn." 32058,Thỏa thuận chung là gì?,"Thỏa thuận chung là Hai hay nhiều bên đồng ý về những vấn đề gì đó có quan hệ đến các bên sau khi đã bàn bạc, trao đổi. Ví dụ: Thỏa thuận những vấn đề về nguyên tắc ký kết hợp đồng." 14544,Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền được quy định như thế nào?,"(Khoản 2 Điều 144 BLDS 2005) – Thẩm quyền của người đại diện bị giới hạn bởi nội dung ghi trong hợp đồng ủy quyền hay giấy ủy quyền. – Thẩm quyền đại diện tùy thuộc vào từng loại ủy quyền: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn. Nếu được sự đồng ý của người được đại diện thì người đại diện có thể ủy quyền cho người khác" 28034,Xâm phạm thi thể phải bồi thường những khoản chi phí nào?,Nhờ tư vấn trường hợp cá nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường những chi phí nào theo quy định của pháp luật? 27767,"Khi xây dựng nhà ở thì tôi cần đặt giàn giáo cạnh nhà hàng xóm để xây nhà, tuy nhiên lại ngại va chạm vì nhà hàng xóm và bên tôi không có qua lại lâu nay, họ cũng lại gây khó dễ cho bên mình. Cho hỏi có được đặt giàn giáo cạnh nhà hàng xóm để xây nhà không?","Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo Điều 248 Bộ luật này: Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: 1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền. 2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền. 3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn. Như vậy, trong trường hợp này nhà bạn được quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để đặt giàn giáo xây dựng, đây là nhu cần thiết để xây dựng nhà ở, bạn cần thỏa thuận với bên kia để không gây khó dễ cho bạn. Trân trọng!" 7625,"Tôi có một căn nhà không ở nên đã bán cho một người quen. Theo thỏa thuận, tiền bán nhà được trả làm 3 lần, lần trả cuối vào cuối tháng 2/2016 và với số tiền bằng 1/3 trị giá căn nhà. Nhưng đến thời điểm này, người mua nhà nói gom tiền chưa đủ đề nghị cho thiếu lại đến tháng 5/2016. Mặc dù chưa trả đủ tiền nhưng người mua nhà cứ yêu cầu tôi giao nhà trước, khi trả đủ tiền mới làm giấy tờ. Tôi đang rất băn khoăn về điều này. Vậy, tôi có nên đáp ứng yêu cầu đó không?","Nếu người mua chưa trả đủ tiền theo thời gian đã thỏa thuận, tốt nhất chị nên thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản 4 Điều 452 Bộ luật Dân sự quy định một trong những quyền của bên bán nhà ở, đó là: Không giao nhà khi chưa nhận đủ tiền nhà như đã thỏa thuận." 8483,Có được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con?,"Tôi và vợ đã ly hôn mười mấy năm nay và tôi đều chu cấp đầy đủ cho con, nay con tôi đã 22 tuổi, đi làm và có thu nhập. Tôi có được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng không?" 16414,"Xin cho mình hỏi. Mình muốn sáng tên sổ hồng từ mẹ. Sổ hồng và hộ khẩu mẹ đứng tên (ba mất, ông bà ngoại mất, ông bà nội mất) và mình có 5 anh chị em. Vậy cần thủ tục và hồ sơ như thế nào. Mong sớm nhận được hướng dẫn từ luật sư.","Trước hết để biết thủ tục cụ thể như thế nào thì cần phải xác định nhà đất đó có phải là tài sản chung của cha mẹ bạn không? Nếu là tài sản chung của cha mẹ bạn thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản của cha bạn vì cha bạn đã qua đời. Khi đó thủ tục sẽ gồm các bước: 1 khai nhận di sản thừa kế của cha bạn, 2 thực hiện thủ tục sang tên cho bạn nếu mẹ bạn và anh chị em ruột của bạn cùng đồng ý. Trường hợp đây là tài sản riêng của mẹ bạn thì mọi việc sẽ đơn giản hơn tức là không phải thực hiện việc khai nhận di sản. Tức là bạn và mẹ chỉ cần thực hiện một bước đó là lập văn bản chuyển quyền sử dụng có thể là hợp động chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất giữa hai mẹ con sau đó đăng ký với cơ quan chuyên môn." 70,"Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Thúy Hà sinh sống và làm việc tại Trảng Bàng, Tây Ninh. Trước đây tôi có mua của chị tôi một hecta đất nông nghiệp, vì chưa có nhu cầu sử dụng nên vẫn để chị tiếp tục canh tác, tuy nhiên nay đến thời hạn như đã giao trước đó, là giao đất lại cho tôi, tuy nhiên, công tác dọn dẹp các loại cây trồng đó vẫn chỉ thực hiện một nửa, vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự ở thời điểm bộ luật Dân sự 1995 vẫn còn hiệu lực được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 291 Bộ luật Dân sự 1995, chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định như sau: - Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết mà nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần. - Bên cạnh đó, pháp luật có quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự: + Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn; chỉ được thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn, khi có sự đồng ý của người có quyền; nếu người có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và người có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ được xem như đã hoàn thành đúng thời hạn. + Trong trường hợp các bên không thoả thuận và pháp luật không quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý. Trên đây là nội dung tư vấn về chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật Dân sự 1995. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật Dân sự 1995. Mong rằng những chia sẽ trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Trân trọng!" 682,Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của cha mẹ khi ly hôn?,"Khi ly hôn, cha hoặc mẹ nếu là người không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nếu con dưới 18 tuổi hoặc con đã trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con cái do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Người trực tiếp nuôi con cần hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con...do đó không nên từ chối thực hiện cấp dưỡng nuôi con." 18119,Di chúc của người không minh mẫn nhưng được công chứng thì có hiệu lực hay không?,"Căn cứ Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về di chúc hợp pháp như sau: 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này. 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Theo đó, di chúc được lập khi người lập di chúc không minh mẫn thì không hợp pháp, cho nên di chúc này không có hiệu lực áp dụng. Công chứng viên công chứng di chúc này còn có thể bị xử phạt." 22137,"Thưa Luật sư, gia đình chị gái tôi có 3 cháu, 2 cháu gái đã lập gia đình còn cháu trai 17 tuổi hiện là lao động chính trong nhà nhưng không may cháu bị tai nạn giao thông chết. Nhà cháu thuộc diện hộ nghèo, mẹ cháu bị tâm thần, bây giờ cháu mất đi thì gia đình cháu đã nghèo lại thêm khó khăn hơn. Người gây tai nạn có bồi thường với số tiền 120 triệu đồng, số tiền bồi thường như thế có thỏa đáng chưa? Mong Luật sư tư vấn cho gia đình cháu.","Gây tai nạn giao thông làm chết người thuộc trường hợp Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau: 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Nội dung nêu trên được hướng dẫn chi tiết bởi Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP. Thời điểm cấp dưỡng: Theo Khoản 2 Điều 539 Bộ luật Dân sự 2015 thì Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết. Đối với người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết. Ở đây, người gây tai nạn có trách nhiệm bồi thường và cấp dưỡng cho chị của bạn đến khi chị bạn chết. Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi không thể tính chính xác số tiền được bồi thường và mức cấp dưỡng cụ thể. Chúng tôi đưa ra những căn cứ trên bạn dựa vào đó để tính mức bồi thường và mức cấp dưỡng trong trường hợp của mình. Mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1,39 triệu đồng/tháng. Do đó, bạn nên thỏa thuận lại với người gây tai nạn về mức bồi thường cao hơn. Nếu không thỏa thuận được thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi người gây tai nạn cư trú giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trân trọng!" 27326,"Xin hỏi, pháp luật quy định thế nào về bảo lãnh trong hoạt động tín dụng?","Theo quy định tại Bộ luật Dân dự hiện hành, bảo lãnh là dùng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ (người vay), nếu người vay không trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ thì xử lý tài sản của người bảo lãnh để trừ nợ. Cụ thể, theo Điều 361 Bộ luật Dân sự 2005, bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Về quyền yêu cầu của bên bảo lãnh, theo Ðiều 367 Bộ luật Dân sự 2005, khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác." 5561,"Thực hiện giám sát hải quan đối với hoạt động của vệ sinh tàu bay, thợ máy, đón tiễn khách, khu vực thiết bị phục vụ mặt đất thuộc cảng hàng không quốc tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi thường có việc phải bay quốc tế. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc thực hiện giám sát hải quan đối với hoạt động của vệ sinh tàu bay, thợ máy, đón tiễn khách, khu vực thiết bị phục vụ mặt đất thuộc cảng hàng không quốc tế được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Anh Đức (duc***@gmail.com)","Thực hiện giám sát hải quan đối với hoạt động của vệ sinh tàu bay, thợ máy, đón tiễn khách, khu vực thiết bị phục vụ mặt đất thuộc cảng hàng không quốc tế được quy định tại Điều 20 quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 3280/QĐ-TCHQ quy định như sau 1. Đối tượng giám sát: Hoạt động của các đơn vị nêu trên khi lên tác nghiệp và xuống tàu bay tại vị trí lưu đỗ. 2. Thời gian giám sát: Khi có hoạt động lên và xuống tàu bay của các đơn vị. 3. Công việc giám sát: Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trên đây là quy định về thực hiện giám sát hải quan đối với hoạt động của vệ sinh tàu bay, thợ máy, đón tiễn khách, khu vực thiết bị phục vụ mặt đất thuộc cảng hàng không quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3280/QĐ-TCHQ năm 2016. Trân trọng!" 8354,Sao chép cuộc biểu diễn đã được ghi hình lên video mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn bị phạt như nào?,"Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa đổi, thay thế bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP về h ành vi xâm phạm quyền sao chép cuộc biểu diễn như sau: 1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép cuộc biểu diễn đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm hoặc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Như vậy, hành vi lấy nguồn bản ghi hình cuộc biểu diễn để sao chép mà không được phép phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phụ hậu quả như trên. Trân trọng!" 31871,Đã từ chối nhận di sản thừa kế có thể lấy lại tài sản đó không?,"Ông Minh vợ mất đã lâu. Sau khi vợ mất, ông làm ăn và mua được 01 căn nhà và 01 mảnh đất: 1 mảnh đất Thành phố.Hồ Chí Minh, 1 căn ở Đà Lạt. Ông có 02 người con là Thanh và An. Khi ông mất, ông muốn chia đều 02 tài sản trên cho 02 người con nhưng không lập di chúc. Thanhuy nhiên theo thỏa thuận Thanh sẽ nhận căn nhà ở Đà Lạt có giá trị thấp hơn nhiều so với mảnh đất ở Thành phố Hồ Chí Minh và đã công chứng từ chối nhận phần chênh lệch giá trị của căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh so với căn nhà ở Đà Lạt. Mảnh đất ở Tp.Hồ Chí Minh được để lại cho An theo thỏa thuận. Thanh và An thỏa thuận sẽ cùng nhau xây dãy phòng trọ cho thuê trên mảnh đất ở Thành phố.Hồ Chí Minh. Sau một thời gian, do mâu thuẫn phát sinh, Thanh yêu cầu chia lại di sản thừa kế. Xin hỏi, việc Thanh đòi chia lại di sản thừa kế có phù hợp với quy định của pháp luật không? Nếu không, liệu Thanh có nhận lại được phần chênh lệch hoặc phần tiền mình đã bỏ ra xây dựng trên mảnh đất ở Tp.Hồ Chí Minh không?" 33615,"Hợp đồng thế chấp đảm bảo cho hợp đồng tín dụng nay đã hết hạn (hợp đồng tín dụng). Khách hàng hoàn thành việc trả nợ. Nay khách hàng muốn vay khoản vay mới, Ngân hàng lập Hợp đồng tín dụng mới và yêu cầu công chứng Phụ lục hợp đồng thế chấp trước đây với nội dung thay đổi nghĩa vụ bảo đảm là hợp đồng tín dụng mới được ký. Khi yêu cầu công chứng Phụ lục hợp đồng thì Công chứng viên từ chối việc công chứng xin hỏi đúng hay sai?","Khi hợp đồng tín dụng cũ đã hết hạn, khách hàng hoàn thành việc trả nợ tức là các bên đã thanh lý hợp đồng và không có ràng buộc về nghĩa vụ với nhau trong hợp đồng này nữa. Hợp đồng tín dụng đã hết hiệu lực. Do đó, hợp đồng thế chấp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng tín dụng cũng hết hiệu lực. Khi hai bên ký hợp đồng tín dụng mới thì phải có hợp đồng thế chấp mới (phụ lục hợp đồng thế chấp mới) để bảo đảm cho nghĩa vụ của khách hàng đối với các điều khoản vay mới được ký kết trong hợp đồng. Không thể dùng hợp đồng (phụ lục hợp đồng) thế chấp cũ để bảo đảm cho các điều khoản ký kết trong hợp đồng mới được. Theo quy định tại Điều 357, Bộ luật Dân sự năm 2005, việc thế chấp tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây: “1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt; 2. Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; 3. Tài sản thế chấp đã được xử lý; 4. Theo thoả thuận của các bên.” Do đó, các công chứng viên từ chối việc công chứng phụ lục hợp đồng thế chấp trong trường hợp này là đúng. Nguồn: moj.gov.vn" 532,"Thủ tục đổi sổ tạm trú hư hỏng được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Trong quá trình công tác, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Tôi thấy một số tài liệu có đề cập đến công tác cấp sổ tạm trú cho công dân tuy nhiên không phân tích rõ. Cho tôi hỏi, trường hợp sổ tạm trú bị hư hỏng thì thủ tục đổi lại sổ được tiến hành ra sao? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Minh Tài (tai***@gmail.com)","Ngày 09/9/2014, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Thủ tục đổi sổ tạm trú hư hỏng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 3 Điều 17 Thông tư 35/2014/TT-BCA. Cụ thể được minh họa bằng bảng sau: Điều kiện Sổ tạm trú bị hư hỏng Hồ sơ - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; - Sổ tạm trú (đối với trường hợp sổ tạm trú bị hư hỏng hoặc hết thời hạn sử dụng). Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn phải đổi, cấp lại sổ tạm trú cho công dân. Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về thủ tục đổi sổ tạm trú hư hỏng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 35/2014/TT-BCA và các văn bản liên quan. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt! Trân trọng!" 3979,Chưa học hết lớp 8 có được đi nghĩa vụ quân sự không?,"Chưa học hết lớp 8 có được đi nghĩa vụ quân sự không? Chưa học hết lớp 8 có được đi Nghĩa vụ quân sự không? Em học đến hết học kì I năm lớp 8 thì không học nổi nữa nên em nghỉ ở nhà đi làm công cho người ta. Em chưa tốt nghiệp cấp 2. Năm nay em 18 tuổi và năm sau sẽ có đơn gọi nhập ngũ, em rât muốn đi nhưng không biết với trình độ văn hóa như em thì có được gọi không ạ?" 28063,"Xin chào quý anh chị trong Ban biên tập! Tôi có vấn đề thắc mắc cần sự tư vấn của anh chị. Dạo gần đây, tôi có nghe nói nhiều vụ chủ nhà phải ngồi tù vì giết kẻ trộm, đánh kẻ trộm bị thương nặng,...Vậy cho tôi hỏi Phòng chống kẻ trộm như thế nào cho đúng luật ạ? Rất mong nhận được phản hồi từ anh chị. Tôi xin cám ơn và kính chúc anh chị sức khỏe!","1. Không nên đặt bẫy điện để phòng trộm: Việc phòng ngừa trộm cắp là việc làm cần thiết, song các biện pháp chống trộm phải phù hợp với quy định của pháp luật. Đặt bẫy điện để chống trộm là hành vi khá nguy hiểm và thực tế cũng đã xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc, thậm chí gây thiệt hại đến tính mạng của người khác. Khoản 7 Điều 7 Luật Điện lực 2004 nghiêm cấm hành vi sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này. Lỗi vi phạm về việc đặt bẫy điện tùy tính chất, mức độ bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Không nên đánh trộm: Việc tự ý vào nhà người khác là phạm pháp, vào để trộm cắp tài sản thì càng không được. Nhưng như vậy không có nghĩa là bắt được trộm thì chủ nhà được quyền đánh đập. Dù là kẻ trộm, họ vẫn được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ. Tuy nhiên có những trường hợp dù không muốn, người phát hiện kẻ trộm vẫn buộc phải dùng vũ lực để khống chế. Đó khi kẻ trộm kháng cự hoặc hành hung để tẩu thoát hoặc có những hành vi nguy hiểm đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ. Nhưng những biện pháp phòng vệ phải là cần thiết với hành vi xâm hại và không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Những nội dung này được quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 về Phòng vệ chính đáng. 3. Không nên la hét khi phát hiện ra kẻ trộm: Khi phát hiện có trộm bạn nên nghe ngóng, quan sát để quyết định làm gì tiếp theo. - Nếu trộm chưa vào nhà, bạn nên bật đèn, gọi người nhà dậy. - Nếu ở nhà một mình nên đóng chặt cửa phòng, vờ gọi người bên cạnh. - Trong trường hợp trộm đột nhập phòng ngủ, cách an toàn nhất là giả vờ ngủ, không nên mạo hiểm đuổi bắt. - Nếu khi về nhà phát hiện có trộm thì không vào nữa, bạn nên gọi điện báo cho công an hoặc ban quản lý khu nhà. 4. Nghe theo lời yêu cầu khi bị kẻ trộm khống chế: Khi bị khống chế, bạn cần phải bình tĩnh nhận định tình hình, nghe theo yêu cầu của kẻ trộm để bảo bảm an toàn tính mạng, sức khỏe. Nếu có thể, bạn nên ghi nhớ đặc điểm nhận dạng của trên trộm, không nên chống trả trực tiếp trừ khi có khả năng phòng vệ. Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi bản thân bị xâm hại đến lợi ích chính đáng thì bạn có quyền phòng vệ tương ứng với mức độ bị tấn công. Tuy nhiên, nếu chưa phải là biện pháp cuối cùng thì nên hạn chế việc tấn công lại kẻ trộm để tránh bị kẻ trộm làm nguy hại đến sức khỏe, tính mạng hoặc vì quá nóng giận mà vượt qua mức phòng vệ chính đáng. Nếu bị khống chế, bạn nên ngoan ngoãn làm theo yêu cầu của kẻ trộm rồi bí mật kêu gọi người ứng cứu. Trên đây là quan điểm của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 6281,Chồng không cấp dưỡng cho vợ sau khi ly hôn có bị phạt không?,"Căn cứ Điều 57 Nghị định 114/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: + Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật; + Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, nếu bạn khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng mà chồng bạn từ chối cấp dưỡng hoặc trốn tránh cấp dưỡng thì có thể bị xử phạt với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị bắt buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng." 11833,Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự hiện nay gồm những ai?,"Căn cứ tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên. 2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, đối với điều kiện về người đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự cụ thể là: - Công dân nam từ đủ 17 tuổi có quốc tịch Việt Nam; - Công dân nữ từ đủ 18 tuổi. quốc tích Việt Nam có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân. Người không đi học nhưng biết chữ có thể tham gia nghĩa vụ quân sự được không? (Hình từ Internet)" 10688,Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?,"Theo quy định Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ cụ thể như: Thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này. 2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này. Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự . Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện còn có thẩm quyền quyết định đối với miễn gọi đi nghĩa vụ quân sự." 28215,Trẻ en dưới 14 tuổi được cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử không?,"Tại Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 có quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh như sau: Giấy tờ xuất nhập cảnh 1. Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: a) Hộ chiếu ngoại giao; b) Hộ chiếu công vụ; c) Hộ chiếu phổ thông; d) Giấy thông hành. đ) Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 2. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn. 3. Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: a) Ảnh chân dung; b) Họ, chữ đệm và tên; c) Giới tính; d) Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh; đ) Quốc tịch; e) Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; g) Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; h) Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại; i) Thông tin khác do Chính phủ quy định. Như vậy, trẻ em dưới 14 tuổi không được cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp mà được cấp hộ chiếu không gắn chíp điện tử hoặc cấp theo thủ tục rút gọn. Trân trọng!" 16321,"Tôi ở chung một nhà với cha mẹ và anh chị em nhưng nay tôi có vợ và sắp có con mà gia đình không đồng ý. Vậy tôi muốn tách hộ khẩu riêng ra nhưng chung 1 địa chỉ có được không, vì tôi muốn khi con tôi sinh ra phải được nhập hộ khẩu của tôi. Tôi phải làm gì và thủ tục ra sao. Xin cảm ơn sự tư vấn của luật sư.","Về câu hỏi của bạn Văn phòng luật sư Trương Anh Tú xin trả lời như sau: Thứ nhất, về vấn đề tách hộ khẩu của bạn: trình tự, thủ tục nhập, tách hộ khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú. Tại điểm a, khoản 1, Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định: “1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu”. Như vậy, trường hợp của bạn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu tách sổ hộ khẩu, có cùng một chỗ ở hợp pháp thì bạn có đủ điều kiện để được tách hộ khẩu. Và trong trường hợp này, quyền được tách hộ khẩu của bạn không phụ thuộc vào sự đồng ý hay không đồng ý của chủ hộ. Về trình tự, thủ tục xin tách hộ khẩu: - Hồ sơ tách sổ hộ khẩu (Khoản 2, Điều 27 Luật Cư trú 2006): + Sổ hộ khẩu; + Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu). - Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu: Bạn chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên và nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu tại: + Công an quận, huyện - đối với thành phố trực thuộc Trung Ương. + Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh - đối với tỉnh. - Thời hạn giải quyết (Khoản 3, Điều 27, Luật Cư trú 2006): Luật quy định trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả cho bạn; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bạn bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thứ hai, về vấn đề nhập khẩu cho con sắp ra đời vào cùng hộ khẩu với bạn: Giấy khai sinh của con bạn sẽ được làm tại UBND xã/phường/thị trấn nơi người mẹ đăng ký thường trú (theo Khoản 1, Điều 13, Nghị định 158/2005/NĐ-CP). Còn vấn đề nhập khẩu cho con, Điều 13 Luật cư trú 2006 quy định: “Nơi cư trú của người chưa thành niên 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.” Như vậy, bạn có thể nhập hộ khẩu cho con theo hộ khẩu của bạn hoặc của vợ bạn đều được. Để làm thủ tục nhập khẩu cho con, bạn chuẩn bị bộ Hồ sơ gồm: + Bản sao giấy khai sinh của con; + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của Bố, mẹ (nếu có); + Bản sao sổ hộ khẩu gia đình; + Tờ khai bổ sung nhân khẩu (theo mẫu của cơ quan công an cấp quận, huyện) (Theo hướng dẫn tại Khoản 1, 2 Điều 6, thông tư 35/2014/TT-BCA) Luật sư cũng xin lưu ý với bạn: Để khai sinh tên con mang họ của bạn và làm thủ tục nhập khẩu cho con theo hộ khẩu của bạn trong trường hợp bạn và “vợ” (mẹ của con bạn) chưa đăng ký kết hôn tại thời điểm con được sinh ra thì bạn phải làm thủ tục nhận con tại UBND xã/phường/thị trấn nơi đăng ký khai sinh cho bé." 9579,"Chồng tôi thu nhập 25 triệu đồng/tháng nhưng khi ly hôn, tôi nuôi con và chồng chỉ chu cấp mỗi tháng 2 triệu đồng. Tôi có được phép kiện đòi chồng chu cấp nhiều hơn cho con không luật sư?","Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau: “Điều 116. Mức cấp dưỡng 1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Ngoài ra, theo điểm b khoản 3 Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015: “3. Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây: a) Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; b)Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; c) Đã có đủ điều kiện khởi kiện; d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”. Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp bạn không thỏa thuận được với chồng bạn về tăng thêm khoản tiền cấp dưỡng cho con thì bạn có quyền nộp đơn gửi đến Tòa án để được giải quyết. Tuy nhiên, bạn cần cung cấp đầy đủ các bằng chứng chứng minh khoản tiền cấp dưỡng như hiện nay là 2 triệu đồng mỗi tháng không đủ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con bạn." 13962,"Lúc trước do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ điều kiện để nuôi dạy con nên vợ chồng tôi đã cho con đi làm con nuôi người khác. Mấy năm gần đây vợ chồng tôi làm ăn có dư tiền và muốn nhận lại con, không muốn con đi làm con nuôi người khác nữa. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi cha mẹ ruột có thể yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi không? Chân thành cảm ơn! Nhã Trúc - An Giang","Theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì: Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; 2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; 3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; 4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này. Theo quy định tại Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi gồm: 1. Cha mẹ nuôi. 2. Con nuôi đã thành niên. 3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi. 4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này: a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; b) Hội liên hiệp phụ nữ. ==> Như bạn trình bày thì trước đây do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không thể nuôi con nên bạn đã cho con làm con nuôi. Hiện tại thì bạn muốn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Theo quy định trên đây thì chỉ thuộc 4 trường hợp trên mới có căn cứ để yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Dù cha mẹ ruột có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi mà không thuộc các trường hợp nêu trên thì cũng không có căn cứ để chấm dứt. Do đó, đối với trường hợp của bạn thì bạn có thể yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi con đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 34393,"Xin hỏi: Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam được quy định như thế nào trong Nghị định 16/2020/NĐ-CP?","Theo Điều 33 Nghị định 16/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/3/2020) quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam như sau: 1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam lập 1 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4x6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây: a) Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp; b) Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam. Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch. Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu. Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết. Trân trọng!" 18490,Trẻ bị bỏ rơi sẽ do ai đăng ký khai sinh?,"Tại Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau: Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi 1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. 2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. 3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi"". Như vậy, khi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã lập biên bản và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày. Nếu hết thời hạn niêm yết thông báo trẻ bị bỏ rơi mà không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ thì cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ sẽ đăng ký khai sinh cho trẻ. Trẻ bị bỏ rơi sẽ do ai đăng ký khai sinh? Có được đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi mà không có biên bản xác nhận trẻ bị bỏ rơi không? (Hình từ Internet)" 5337,"Tôi đang làm việc tại TPHCM, đơn vị tôi có 55 công đoàn viên thì Ban chấp hành công đoàn gồm mấy người? Xin tư vấn giúp tôi.","Theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 thì: ""3. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. a. Khi khuyết Ủy viên Ban Chấp hành ở cấp nào, thì Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể hoặc Ban Chấp hành cấp đó bầu bổ sung. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung trong nhiệm kỳ Đại hội đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần ba (1/3) và Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không vượt quá một phần hai (1/2) số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định."" Tại Điểm 9.2 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014 thì: 9.2. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn mỗi cấp do đại hội công đoàn cấp đó quyết định, theo quy định sau: - Ban chấp hành công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên. - Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên: Từ 03 đến 15 ủy viên. Công đoàn cơ sở có từ 3.000 đoàn viên trở lên không quá 19 ủy viên. - Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Không quá 27 ủy viên. Riêng ban chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 35 ủy viên. - Ban chấp hành công đoàn ngành trung ương và tương đương, ban chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 39 ủy viên; Trường hợp công đoàn ngành trung ương, LĐLĐ tỉnh, thành phố có từ 100.000 đoàn viên trở lên ban chấp hành không quá 49 ủy viên. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Mình không quá 55 ủy viên. Trường hợp cần phải tăng thêm số lượng ban chấp hành vượt quá quy định phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. số lượng ban chấp hành tăng thêm không vượt quá 10% so với quy định trên. Như vậy, Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ban chấp hành công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng!" 19644,"Nhà tôi có một mảnh đất do cha và mẹ vợ tôi đứng tên quyền sử dụng. Năm 2010 mẹ vợ tôi bệnh nặng chết, cha vợ thì mất tích từ năm 2007. Chúng tôi muốn sang tên quyền sử dụng đất cho em vợ tôi đứng tên thì phải làm sao?","Vì mảnh đất thuộc quyền sử dụng đất của bố mẹ vợ bạn nên có hai vấn đề cần giải quyết là: (i) Đối với phần quyền sử dụng đất của mẹ vợ bạn: Vì mẹ bạn đã chết nên quyền sử dụng đất được xác định là di sản thừa kế của mẹ bạn và được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế sẽ được hướng dẫn dưới đây. (ii) Đối với phần quyền sử dụng đất của bố vợ bạn: Vì bố vợ bạn đã mất tích nên thủ tục sẽ phức tạp hơn. Dưới đây sẽ đưa ra hướng giải quyết vấn đề này. 1. Về việc bố vợ bạn đã mất tích từ năm 2007 Gia đình bạn có thể làm thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người đã mất tích hoặc tuyên bố một người đã chết theo quy định của pháp luật dân sự. Với mỗi trường hợp thì hậu quả pháp lý và quan hệ về tài sản sẽ được quy định khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra cả hai trường hợp để gia đình bạn căn cứ vào tình hình thực tiễn có thể lựa chọn cách giải quyết tốt nhất. a. Tuyên bố một người mất tích * Căn cứ yêu cầu tuyên bố một người mất tích: Ðiều 78 Bộ luật Dân sự quy định: Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. * Trình tự, thủ tục tuyên bố một người mất tích: - Nộp đơn: Gia đình bạn nộp đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích (nội dung đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự). Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó (theo Khoản 3 Điều 330 Bộ luật Tố tụng dân sự). - Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có nơi cư trú cuối cùng (điểm b Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011). - Thủ tục giải quyết: Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Toà án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn công bố thông báo, Toà án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Toà án ra quyết định tuyên bố mất tích (Điều 331 và Điều 332 Bộ luật Tố tụng dân sự). * Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích: Theo quy định tại Điều 75, Điều 76, Điều 77, Điều 79 và Điều 80 Bộ luật Dân sự thì tài sản của một người sẽ được giao cho một người quản lý. Trong trường hợp người bị tuyên bố mất tích trở về thì sẽ được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao. Theo quy định nêu trên, nếu gia đình bạn làm thủ tục yêu cầu tòa tuyên bố bố vợ bạn đã mất tích thì phần quyền sử dụng đất của bố vợ bạn sẽ không được chuyển quyền cho bất kỳ ai và em trai bạn sẽ không được đứng tên chủ sử dụng đất đối với phần đất đó. b. Tuyên bố một người là đã chết * Căn cứ yêu cầu tuyên bố một người là đã chết (Điều 81 Bộ luật Dân sự): - Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Ðiều 78 của Bộ luật này. * Trình tự, thủ tục tuyên bố một người là đã chết: theo quy định từ Điều 335 đến Điều 339 Bộ luật Tố tụng dân sự. * Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết (Điều 82 Bộ luật Dân sự): - Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết. - Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Như vậy, gia đình bạn có thể làm thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố việc bố vợ bạn là đã chết theo quy định nêu trên. Tài sản thuộc quyền sử dụng/ sở hữu của bố bạn sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. 2. Làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với di sản của bố mẹ vợ bạn để lại Sau khi làm thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố một người là đã chết đối với trường hợp của bố bạn thì gia đình bạn có thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với di sản là quyền sử dụng đất do bố mẹ vợ bạn để lại. * Người thừa kế: Nếu mẹ bạn để lại di chúc thì phần di sản của mẹ bạn được chia cho những người được chỉ định trong di chúc. Nếu mẹ bạn không để lại di chúc thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo Điều 676 Bộ luật Dân sự. Phần di sản thừa kế của bố vợ bạn cũng được chia cho những người thừa kế theo Điều 676 Bộ luật Dân sự. Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (trong đó có em vợ và vợ bạn). * Công chứng văn bản thừa kế. - Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có bất động sản. - Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Giấy chứng tử của mẹ vợ bạn; + Quyết định của tòa án tuyên bố một người mất tích đối với trường hợp của bố vợ bạn. + Giấy tờ tùy thân của các thừa kế; + Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của các con …). - Thủ tục: Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng, trong văn bản, những người thừa kế khác có thể tặng cho toàn bộ quyền hưởng di sản cho em vợ bạn. * Sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế thì em vợ bạn nộp một bộ hồ sơ đến cơ quan nhà đất có thẩm quyền để đăng ký sang tên người đó. - Cơ quan tiến hành: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. - Hồ sơ: Bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác theo quy định. - Thủ tục: Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho em vợ bạn." 27818,Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi bán sản phẩm có sử dụng tên nhãn hiệu gắng với địa lý mà nguyên liệu sản xuất không xuất phát từ khu vực đó như thế nào?,"Căn cứ quy định khoản 16, khoản 17 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp như sau: Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp ... 16. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 8 đến khoản 13 Điều này. 17. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Điều này; b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Điều này; c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này; d) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 15 Điều này; đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này. Như vậy, hành vi bán sản phẩm có sử dụng tên nhãn hiệu gắng với địa lý mà nguyên liệu sản xuất không xuất phát từ khu vực đó sẽ có các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau: - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm + Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm + Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm + Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm - Hình thức xử phạt bổ sung: + Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm. Trân trọng!" 24967,Cho mình hỏi một trường hợp bên mình có người lao động đăng ký kết hôn năm 2019 do nhà có tang và sau đó lại dịch COVID nên chưa tổ chức được đám cưới. Giờ tổ chức đám cưới thì người lao động có được nghỉ 3 ngày kết hôn theo luật không? Giấy tờ kết hôn thì đã đăng ký vào năm 2019 thì liệu bên mình cho họ nghỉ có bị vi phạm gì trong luật không?,"Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động kết hôn được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương 03 ngày khi kết hôn. Theo đó, khi kết hôn, người lao động chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động để được giải quyết cho nghỉ theo quyền lợi của mình. Pháp luật ghi nhận quyền của người lao động trong trường hợp kết hôn thì được nghỉ, không bắt buộc thời điểm đăng ký kết hôn và thời điểm tổ chức hôn lễ phải trong cùng 1 năm hay 1 tháng hay 1 thời điểm nào nhất định, miễn là người lao động chưa nghỉ thì được nghỉ khi kết hôn. Do vậy, doanh nghiệp bên chị phải giải quyết cho người lao động nghỉ hưởng nguyên lương để bảo đảm quyền lợi của họ. Trân trọng!" 22365,"Có được đòi tài sản khi người tặng cho không thực hiện lời hứa? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trần Ngọc Phương, sống tại Huế. Trước đây tôi có quen một người và người ấy hứa sẽ tặng cho tôi một căn nhà, chúng tôi viết giấy tay và có chữ ký của các bên. Đến nay, đã khá lâu nhưng người ấy không giao nhà cho tôi. Cho tôi hỏi tôi có được kiện đòi tài sản hay không? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)","Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp vướng mắc của bạn như sau: Điều 457 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Điều 469 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về việc tặng cho bất động sản: 1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên đối chiếu với trường hợp của bạn, mặc dù giữa hai bạn có thỏa thuận bằng văn bản về việc tặng cho tài sản nhưng thỏa thuận này không có hiệu lực. Bởi lẽ, căn nhà là bất động sản và pháp luật yêu cầu việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký. Hơn nữa, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho bất động sản là thời điểm đăng ký hoặc thời điểm chuyển giao tài sản. Vì hợp đồng tặng cho của hai bạn không có hiệu lực nên bạn không thể kiện đòi tài sản này được. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật lao động 2015. Trân trọng!" 25318,Thuê cộng tác viên làm việc thì ký hợp đồng gì?,"Khi thuê cộng tác viên làm việc thì 02 bên vẫn phải giao kết hợp đồng thỏa thuận về khối lượng công việc, thời gian hoàn thành công việc, thời gian trả thù lao, mức lương, và các thỏa thuận khác nhằm bảo vệ lợi ích các bên và không trái với quy định pháp luật. Hiện nay, khi thuê cộng tác viên làm việc thì người sử dụng lao động và cộng tác viên có thể ký hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Hợp đồng dịch vụ Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Theo đó, khi ký hợp đồng dịch vụ với cộng tác viên thì công tác viên là người cung cấp dịch vụ làm việc cho bên sử dụng dịch vụ là người sử dụng lao động. Ngoài ra, cộng tác viên và người sử dụng lao động cũng có thể giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 như sau: Hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động. 2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động và cộng tác viên có tể giao kết hợp đồng dịch vụ hoặc hợp đồng lao động tùy theo nhu cầu của 02 bên." 34179,"Vật chia được và vật không chia được trong Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Minh Quân, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Nha Trang. Tôi cần tìm hiểu một số vấn đề về vật chia được và vật không chia được trong Bộ luật Dân sự. Ban biên tập cho tôi hỏi: Vật chia được và vật không chia được trong Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến Ban biên tập.",Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật Dân sự 2005 thì nội dung này được quy định như sau: 1. Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. 2. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia. Trên đây là nội dung tư vấn về vật chia được và vật không chia được trong Bộ luật Dân sự 2005. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 2005. Trân trọng! 23268,Cha đã mất có được làm thủ tục nhận cha hay không?,"Căn cứ Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau: 1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. 2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha. Như vậy, mặc dù cha bạn đã mất thì bạn vẫn có quyền nhận cha." 4280,"Xin hỏi, Ông nội tôi (đã chết nam 2009)  ông tôi có diện tích đất nông nghiệp là 612m2. Hiên nay (2013) nhà nước cấp sổ đỏ giao quyền sử dung đất. Ông tôi có 7người con 3 người con trai (đã chêt) và đều có gia đình ra ỏ riêng, 4 người con gái đã đi xây dựng gia đình. Nhưng trong 4 cô con gái có một cô ơ với ông nội tôi đến nam 40 tuổi mới đi xây dựng gia đình. Hiện nay cô tôi đang sư dụng gieo cấy diện tích trên .Vậy tôi muốn hỏi, muốn làm thủ tục để cô tôi đươc đứng tên sổ đỏ phải làm thủ tục như thế nào? Và trong trường hơp gia đình chúng tôi muốn vân đứng tên ông nội tôi có đươc không và nếu đươc thủ tục như thế nào?","Theo quy định của pháp luật khi ông nội bạn mất thì phải tiến hành thủ tục khai nhận Di sản thừa kế theo quy định pháp luật. Do bạn chưa trình bày cụ thể ông bạn mất có để lại di chúc, hay không để lại di chúc lên rất khó để tư vấn cụ thể cho bạn được. Do vậy bạn nên chuẩn bị hồ sơ giấy tờ tài liệu sau: + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Giấy chứng tử; + Giấy khai sinh các con của ông nội bạn; + Sổ hộ khẩu của các con; + Các giấy tờ khác nếu có;" 18463,"Với lý do con còn nhỏ, tôi không đồng ý ký đơn ly hôn, vậy anh ấy có thể đơn phương gửi đơn ra tòa được không? Sống với nhau hơn chục năm, có 2 con, gần đây chồng tôi quan hệ tình cảm với người khác và đòi ly hôn. Vì các con còn nhỏ, tôi sợ việc ly hôn sẽ ảnh hưởng đến các cháu nên không đồng ý ký. Luật có quy định khi nào vợ chồng không được phép ly hôn?","Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Điều 56 Luật này còn quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tta án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của luật này thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”. Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên thì vợ, chồng sẽ không được yêu cầu ly hôn trong các trường hợp sau: - Trường hợp thứ nhất: Vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn (lưu ý: trong trường hợp này thì người vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn). - Trường hợp thứ hai: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn nhưng tòa án xác định không đủ căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Các căn cứ về việc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được hướng dẫn chi tiết tại mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán ngày 23/12/2000, cụ thể như sau: “a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được. a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt”." 12050,Trường hợp nào căn cước công dân còn hạn nhưng bị mất giá trị sử dụng?,"Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây: a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; d) Xác định lại giới tính, quê quán; đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; e) Khi công dân có yêu cầu. 2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây: a) Bị mất thẻ Căn cước công dân; b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam. Theo đó, căn cước công dân còn hạn sử dụng nhưng đã hết giá trị sử dụng nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau: - Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; - Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; - Xác định lại giới tính, quê quán; - Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam. Khi thẻ căn cước công dân hết hạn sử dụng thì công dân cần phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước công dân khác Theo quy định tại Điều 46 Luật Căn cước 2023 thì thẻ căn cước công dân được cấp trước ngày 01/7/2024 thì sẽ được sử dụng đến khi thẻ hết hạn. Cho nên đối với trường hợp thẻ căn cước công dân hết giá trị sử dụng phải đổi trước ngày 01/7/2024 thì không cần làm thủ tục đổi thành thẻ căn cước Trường hợp nào căn cước công dân còn hạn nhưng bị mất giá trị sử dụng? (Hình từ Internet)" 4819,"Tôi sang Đài Loan được gần 10 năm nay và chưa xin thôi quốc tịch Việt Nam. Mới đây công an phường đến thông báo xóa tên tôi khỏi sổ hộ khẩu thường trú với lý do ""không có mặt trên nước Việt Nam"". Có phải tôi đã bị tước quốc tịch không?","1. Theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì khi công dân vắng mặt tại nơi thường trú quá 6 tháng mà không khai báo tạm vắng, không có lý do chính đáng thì có thể bị xóa tên khỏi sổ hộ khẩu. Đây là căn cứ để công an phường xóa tên bạn khi bạn đã ở nước ngoài được 10 năm. 2. Tuy nhiên việc xóa tên khỏi sổ hộ khẩu không liên quan gì tới quốc tịch của bạn. Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, việc tước quốc tịch chỉ áp dụng với những công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có hành động gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, uy tín của quốc gia. Việc tước quốc tịch như vậy thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. Như vậy, bạn vẫn là công dân Việt Nam nếu không bị tước quốc tịch theo quy định trên hay đã xin thôi quốc tịch và được chấp nhận." 4998,"Tôi có một khoản nợ 3 tỷ cho vay nhưng người vay cố tình không trả, có tiền nhưng chỉ dùng vào việc đề đóm, bài bạc. Nay tôi muốn lấy nợ nhưng không biết Làm thế nào để đòi nợ theo đúng quy định của pháp luật và giải quyết nhanh nhất?","Theo quy định của pháp luật dân sự, việc bạn cho vay tiền với khoản nợ 3 tỷ đồng tức là giữa hai người đã hình thành hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015. “Điều 463. Hợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Do vậy, khi đến hạn trả nợ, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Đến nay, nếu đến hạn trả nợ mà người vay có tiền nhưng không chịu trả bạn, căn cứ điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay, bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc người vay đó trả nợ cho bạn. “Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Đây là giao dịch vay tài sản không có tài sản bảo đảm nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên buộc bên vay phải trả tiền cho bạn thì những tài sản của người vay nợ (nếu có) sẽ được cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại để trả cho những người cho vay như bạn." 3876,"Tôi cho ông Thanh vay 50 triệu đồng. Thời gian gần đây, tôi mượn ông Thanh chiếc xe máy để đi lại nhưng không may đã để mất trộm. Tôi và ông Thanh cùng thỏa thuận là sẽ đền bù cho ông Thanh 60 triệu đồng. Xin hỏi, tôi có thể bù trừ số tiền đã cho ông Thanh vay được không? Nếu được thì tôi phải trả bao nhiêu cho ông Thanh?","Căn cứ Điều 378 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ như sau: 1. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác. 2. Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. 3. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi đã có sự bù trừ nghĩa vụ giữa các bên thì quan hệ nghĩa vụ dân sự đó coi như bị chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Do đó bạn và ông Thanh có thể bù trừ nghĩa vụ cho nhau. Tuy nhiên, khi bù trừ nghĩa vụ cho nhau, thường không có sự ngang bằng tuyệt đối trong các quan hệ nghĩa vụ khác nhau nên pháp luật dự liệu rằng trong trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Do đó bạn phải thanh toán cho ông Thanh phần chênh lệch khi bù trừ nghĩa vụ là 10 triệu đồng. Trên đây là nội dung tư vấn." 25558,"Nhà tôi đang nằm trong dự án lấy đất của nhà nước, để làm đường Quốc Lộ. Đất đang sử dụng 100% là thổ cư, có sổ đỏ chính chủ. Giá đất hiện đang giao dịch mua bán tại khu vực nhà tôi khoảng 15 triệu - 20 triệu/m2. Khi chính quyền phường xã tổ chức họp những nhà nằm trong dụ án, họ đưa ra một cái giá cho chúng tôi như sau: - Đền bù 2 triệu/m2 - Mua tái định cư thì giá 4 triệu/m2 Khu vực tái định cư được biết là một khu mới san lấp, ở xa trung tâm thành phố hơn khu vực nhà tôi, cơ sở hạ tầng, tất cả đều kém hơn khu vực nơi chúng tôi đang sinh sống và làm ăn. Vậy theo LS việc đền bù như vậy là họ tính như thế nào? có được gọi là thỏa đáng đối với những người dân hay không? rất nhiều hoàn cảnh sẽ rơi vào cảnh mất nhà ""Tôi sẽ nêu cụ thể ở bài sau"". Điều 14. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ 1. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP) và các Điều 44, 45 và 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP) thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ. 2. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau: a) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch; b) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này. 3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước. 4. Nhà nước điều tiết một phần lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi quy định tại Điều 17 Nghị định này.","Việc áp dụng mức bồi thường hỗ trợ với mức giá cụ thể tùy thuộc vào vị trí đất và bảng giá đất được UBND tỉnh thành phố thuộc trung ương ban hành hàng năm. Giá đất đền bù, bồi thường không phải là giá đất trong giao dịch thường ngày. Về nguyên tắc các văn bản của nhà nước chỉ quy định, điều chình trên cơ sở nguyên tắc chung. Người sử dụng đất có thể thực hiện các quyền của mình như khiếu nại tố cáo...hoặc yêu cầu được đền bù bằng đất thay vì nhận tiền..." 8805,Tất cả tài sản tặng cho trong thời kì hôn nhân có phải tài sản chung của vợ chồng không?,"Cho em hỏi, trong thời kì hôn nhân, vợ chồng em được hai bên nội, ngoại tặng cho một số tài sản. Có phải tất cả tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng không? Em cảm ơn!" 10804,Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân?,"- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. - Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi theo quy định trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo." 12369,"Gần đây tôi thấy một tài khoản bán hàng online sử dụng các hình ảnh của tôi để quảng bá sản phẩm son của họ, anh chị cho tôi hỏi trường hợp này họ có phạm tội không tôi có thể kiện được không?","Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau: 1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. 3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, trường hợp người khác đăng tải hình ảnh cá nhân của bạn khi chưa có sự đồng ý của bạn là vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp việc sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh theo quy định đã được trích dẫn ở trên . Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 6445,Tôi có xin vào làm ở 1 cửa hàng ăn.họ yêu cầu cần nộp sổ hộ khuẩn photo công chứng.nhưng do đia phương thay đôi địa giới hành chính nên phải đi làm lại sổ khác chưa lấy về được.vậy cho hỏi phải xin những loại giấy nào đề chưng minh thay cho sổ hộ khẩu.,"Trường hợp của bạn, trước mắt bạn có thể đến cơ quan công an địa phương xin giấy xác nhận là mình có hộ khẩu thường trú tại địa phương để nộp cho chủ cửa hàng . Sau đó khi nào làm được sổ mới thì bổ sung sau." 7945,Chồng ngoại tình và muốn đơn phương ly hôn có được không?,"Tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Theo tiết a.1 tiểu mục a Mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định căn cứ cho ly hôn (Điều 89) như sau: 1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được. a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình , đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; Người chồng chỉ có quyền đơn phương ly hôn khi chứng minh được lỗi của người vợ dẫn đến hôn nhân rơi vào tình trạng trầm trọng. Tuy nhiên, chồng của bạn là người ngoại tình, là người có lỗi làm cho tình trạng hôn nhân của cả hai trở nên trầm trọng nhưng chồng bạn lại đơn phương ly hôn thì sẽ không được Tòa án giải quyết. Chồng ngoại tình và muốn đơn phương ly hôn có được không? (Hình từ Internet)" 896,"Chị ruột xin con nuôi (con của em trai) lúc cháu 10 tuổi, nay cháu 20 tuổi, trước đây không làm thủ tục xin con nuôi. Trường hợp này, làm thủ tục nhận nuôi con nuôi như thế nào?","Trường hợp trên có thể làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21-3-2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi . Cụ thể, theo Điều 24, Điều 25 Nghị định 19/2011/NĐ-CP: Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế 1. Người nhận con nuôi phải làm tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế và nộp cho UBND cấp xã, nơi người đó thường trú. Trong tờ khai, cần ghi rõ ngày, tháng, năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng. 2. Kèm theo tờ khai phải có các giấy tờ sau đây: a) Bản sao giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận con nuôi; b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi; c) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi, nếu có; d) Giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi, nếu có. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế 1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã cử công chức tư pháp – hộ tịch phối hợp Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh; nếu cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều còn sống, quan hệ cha mẹ và con giữa các bên vẫn đang tồn tại, các bên có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau trên thực tế như cha mẹ và con, thì UBND cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi. 2. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cả người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đều phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên." 26871,"Quyền thế chấp của Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc được giao đất không thu tiền sử dụng đất được quy định như thế nào?","Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Theo quy định của Luật Đất đai, người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được sử dụng đất thông qua hình thức: - Giao đất không thu tiền sử dụng đất; - Giao đất có thu tiền sử dụng đất; - Thuê đất. Đối với mỗi hình thức sử dụng đất thì quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất là khác nhau và được quy định cụ thể trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn. Khoản 2 Điều 173 Luật Đất đai 2013 quy định như sau: Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất ... 2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, trường hợp tổ chức sử dụng đất thông qua hình thức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì đúng như bạn nói, tổ chức này không được quyền thế chấp quyền sử dụng đất đó tại tổ chức tín dụng. Quyền thế chấp của Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc được giao đất không thu tiền sử dụng đất được quy định như thế nào? (Hình từ Internet) Căn cứ Điều 166, 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất như sau: Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất 1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. 3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. 5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. 6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp , góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này. 2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau: a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này. Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này; b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất. 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Như vậy , cá nhân, hộ gia đình hoàn toàn có quyền thế chấp QSDĐ có nguồn gốc được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Trân trọng!" 28490,Năm 1990 gia đình tôi có mua mảnh đất với diện tích 190 m2 bằng giấy tay để làm đường đi vào nhà (không có xác nhận của UBND xã) và vì làm đường đi vào nhà nên tôi cũng không làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau này nhiều hộ dân đến mua phần đất liền kề với mãnh đất tôi mua để sinh sống và cũng đi trên phần đất của tôi và còn tranh chấp phần đất mà tôi đã mua bằng giấy tay. vậy xin hỏi tôi theo quy định của luật đất đai thì phần đất mà tôi mua có được pháp luật thừa nhận hay không?,"Đất mau bán bằng giấy viết tay là ko theo đúng hình thức do pháp luật quy định nên dĩ nhiên là chưa được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp với nhau thì giấy tay, người làm chứng giao dịch, các tài liệu chứng từ khác...là những căn cứ để cơ quan chức năng xem xét giải quyết một cách hợp lý." 34638,Điều kiện đăng ký tạm trú,"Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2021 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này. Như vậy, khi sang nơi mới khác ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động như trường hợp của anh thì sẽ phải thực hiện việc đăng ký tạm trú." 14724,2. Trường hợp nào làm thẻ Căn cước công dân không phải nộp lệ phí?,"Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC Các trường hợp miễn, không phải nộp lệ phí như sau: 1. Các trường hợp miễn lệ phí a) Đổi thẻ căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính; b) Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật; c) Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa. 2. Các trường hợp không phải nộp lệ phí a) Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân; b) Đổi thẻ căn cước công dân theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân; c) Đổi thẻ căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân. Trường hợp công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu thì không phải nộp lệ phí. Vì thế, khi bạn đủ 14 tuổi đi làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân lần đầu thì không phải nộp lệ phí." 9363,"Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Bảy Phong là cán bộ đã về hưu, vì nhu cầu tìm hiểu, nhờ Ban biên tập hỗ trợ cụ thể: Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123***)","Căn cứ theo quy định tại Điều 269 Bộ luật Dân sự 1995, nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội được quy định như sau: Khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, chủ sở hữu phải tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền sở hữu để gây mất trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Trên đây là nội dung tư vấn về Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật Dân sự 1995. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho cô/chú. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 29410,"Ở khu phố của gia đình tôi đang ở có một cháu bé 1 ngày tuổi bị bỏ rơi. Hiện gia đình tôi đang nuôi dưỡng và có ý nhận cháu làm con nuôi. Gia đình đã báo chính quyền, nay tôi xin hỏi những thủ tục sau này đăng ký khai sinh cho cháu.","Nghị định 123/2015 ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch quy định việc đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau: Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho UBND hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; UBND xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. Sau khi lập biên bản theo quy định nêu trên, UBND cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở UBND trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”. Trên đây là những quy định chung về các thủ tục cần làm khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi và các thủ tục cần thiết làm giấy khai sinh cho cháu. Còn sau này gia đình anh muốn nhận cháu làm con nuôi thì phải làm các thủ tục về nhận con nuôi" 17710,"Dạ, em ở Vĩnh Phúc, làm công nhân xây dựng, em muốn lên Sài Gòn và thuê nhà tầm 2 tháng để làm việc. Trường hợp này có cần phải đăng lý tạm trú không?","Căn cứ Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về khai báo tạm trú như sau: 1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. 2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần 3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này. Như vậy, về nguyên tắc công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. Do đó, trường hợp của bạn phải khai báo tạm trú. Trân trọng!" 8857,"Vợ chồng chị N nhận một cháu là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng tại tỉnh Bắc Ninh làm con nuôi. Vợ chồng chị dự định sẽ đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND xã T, là nơi vợ chồng chị đăng ký hộ khẩu thường trú. Vậy UBND xã T có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi hay không?","Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Nuôi con nuôi và khoản 1 Điều 2 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện việc đăng ký việc nuôi con nuôi. Theo quy định trên thì UBND xã T không có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Vợ chồng chị N phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng cháu bé." 758,"Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Quang Tuấn, là sinh viên năm nhất trường Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh, ở quê tôi lên Tp học tập, tôi được biết như tôi phải đăng ký tạm trú tại cơ quan công an cấp xã. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi: Thời hạn tạm trú tối đa của công dân là bao lâu?","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, có quy định về vấn đề bạn hỏi như sau: Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và quy định tại Thông tư này, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú. Mỗi hộ gia đình đăng ký tạm trú thì được cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ. Học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Danh sách bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nguyên quán; dân tộc; tôn giáo; số chứng minh nhân dân; nghề nghiệp, nơi làm việc; nơi thường trú; nơi tạm trú, thời hạn tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng. Như vậy, theo quy định thì thời hạn tạm trú tối đa của công dân tối đa không quá hai bốn tháng. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 7220,Gia đình anh bạn tôi ( gọi tắt là anh A) có 5 anh em . khi ba của anh đó mất có để lại di chúc 1 căn nhà chia đều cho mẹ của anh A và 5 người con Như vậy theo di chúc thì phần của mẹ anh A là 50% có đúng không hay là chia đều ra 6 phần Mẹ của anh A bây giờ muốn để lại toàn phần của bà cho anh A thì phải lập ra di chúc hay hoặc muốn giải quyết dứt điểm thì có thể làm giấy mua bán bằng cách bán toàn bộ phần cũa bà cho anh A có được không. Mong luật sư trả lời dùm tôi .,"Việc thừa kế quyền sử dụng đất căn cứ vào nội dung di chúc theo thông tin bạn cung cấp có hiệu lực hay bị vô hiệu một phần còn tuỳ thuộc vào nguồn gốc căn nhà. Trường hợp căn nhà là tài sản riêng của ba anh A thì ba anh A lập di chúc để lại di sản thừa kế cho mẹ anh A và 5 người con thành 06 phần bằng nhau là hợp pháp. Trường hợp căn nhà là tài sản chung do ba mẹ anh A tạo lập trong thời kỳ hôn nhân thì di chúc trên bị vô hiệu một phần. Bởi vì 50% căn nhà thuộc quyền sở hữu của mẹ anh A nên 50% căn nhà còn lại thuộc về những người thừa kế theo di chúc gồm mẹ của anh A và 05 người còn lại, mỗi người được hưởng 1/6 di sản thừa kế. Muốn giải quyết dứt điểm để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu toàn bộ phần tài sản là phần nhà đất của mẹ anh A cho anh A thì phải tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế nhà của ba anh A, đồng thời thực hiện thủ tục chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng, quyền sở hữu phần của mẹ anh A cho anh A." 27222,"Năm 2005 ông nội tôi có làm di chúc để lại một lô đất thổ cư 5m*30m , trên lô đất này có một căn nhà gỗ lợp tôn. Lô đất này được chia cho bố tôi 2m*30m và người cô của tôi 3m*30m.lúc này bố tôi đã ra ở riêng còn người cô vẫn ở trong căn nhà này để chăm sóc ông nội tôi. Sau đó người cô tôi đã bỏ tiền ra xây lại một căn nhà cấp 4 trên lô đất này ( diện tích nhà 5m*30m).Năm 2006 ông tôi qua đời và di chúc đã được đọc . hiện giờ bố tôi muốn thực hiện di chúc thì bố tôi được hưởng 2m*30m đất thổ cư hay là 2m*30m căn nhà cấp 4 này .","Điều quan trọng của việc thừa hưởng di sản thừa kế của người chết để lại là phải xác định tài sản nào thuộc tài sản của người chết để lại và di sản lúc để lại còn bao nhiêu so với lúc lập di chúc. Theo bạn trình bày thì ông bạn có di chúc cho bố bạn, và bạn cần xác định tài sản lúc ông chết để lại là gì? mảnh đất hay cả đất và nhà, những nội dung bạn cung cấp cho thấy ông bạn chỉ để lại tài sản là đất, còn nhà do cô bạn bỏ tiền xây. Do đó cơ sở để xác định di sản mà bố bạn được hưởng chỉ là diện tích quyền sử dụng đất, nếu thỏa thuận được chia thì tốt, nếu không phải giải quyết tranh chấp tại tòa án. Trong trường hợp này có thể bố bạn sẽ được giá trị bằng tiền tương đương với số diện tích đất." 26305,"Cụ em sinh được 4 người con( 3 bà, 1 ông) và nhận nuôi 1 ông con nuôi.Cụ bà em mất năm 1968 ,cụ ông mất năm 1972. Khi cụ mất không để lại di chúc Mảnh đất được để lại cho ông em sử dụng, sau khi cụ em mất anh chị em của ông em sống với nhau hòa thuận không điều tiếng gì. Năm 2003 vợ của ông con nuôi có kiện đòi thừa kế 1 phần mảnh đất gia đình em đang ở.Vậy xin hỏi bà ấy có quyền được khởi kiện không và trong trường hợp này tòa sẽ xử như thế nao? (Ông em được cấp sổ đỏ năm 1994 và không ai phản đối gì đến khi việc khởi kiện xảy ra)","Điều 645, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Cụ bà bạn mất từ năm 1968, cho đến nay (năm 2015) là 47 năm, đã hết thời hiệu khởi kiện về chia thừa kế. Cụ ông bạn mất năm 1972 đến nay là 43 cũng đã hết thời hiệu khời kiện thừa kế. Tuy nhiên, điểm 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình quy định về việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau: “a. Sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết. a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ. a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung”. Cụ ông, cụ bà bạn mất không có di chúc, đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế, theo quy định trên chỉ có thể áp dụng quy định về chia tài sản chung để giải quyết nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận đây là tài sản chung chưa chia. Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp thì các đồng thừa kế là anh em của ông bạn đã thừa nhận quyền sử dụng mảnh đất của ông bạn, không có ý kiến phản đối khi ông bạn làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, hiện nay người con nuôi của ông bạn là một trong các đồng thừa kế cũng không đủ điều kiện khởi kiện vì quyền sử dụng đất lúc này đang đứng tên ông bạn. Người vợ của con nuôi ông bạn không phải là một trong các đồng thừa kế nên đương nhiên không có quyền khởi kiện trong trường hợp này." 29830,Tin tức thời sự có được bảo hộ quyền tác giả hay không?,"Những tin tức thời sự thuần tuý đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin mà không có tính sáng tạo thì không được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Do đó việc đăng tải lại những nội dung này không cần xin phép tác giả. Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả 1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin. …… Trích dẫn Luật Sở hữu trí tuệ" 11543,"Công ty A nhờ công ty B môi giới để mua bán với công ty C, sau đó Công ty A yêu cầu công ty B nhân danh công ty A kí hợp đồng mua bán với công ty C luôn. nhưng sau đó công ty A không nhận sản phẩm vì lý do hàng hóa không đạt chất lượng. vậy tôi muốn hỏi nêu có nghĩa vụ phát sinh thì công ty A hay công ty B phải chịu trách nhiệm?",:Chào bạn! Để xác định trách nhiệm thuộc về ai thì trước hết bạn phải xem công ty B có được Công ty A ủy quyền hợp pháp hay không. Trong hợp đồng ủy quyền (hoặc giấy ủy quyền) đó có quy định rõ phạm vi ủy quyền hay không để từ đó xác định trách nhiệm của mỗi bên. Vì vậy Luật sư tạm chia những trường hợp như sau: Trường hợp 1: Công ty B được ủy quyền hợp pháp và thực hiện theo đúng nội dung bên A ủy quyền thì trách nhiệm thuộc về bên A theo quy định tại khoản 2 Điều 586 BLDS 2005 “ Bên ủy quyền có trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền” Trường hợp 2: Bên B được ủy quyền hợp pháp tuy nhiên lại thực hiện vượt quá phạm vi đại diện mà bên ủy quyền không biết hoặc không buộc phải biết thì bên B phải chịu trách nhiệm về phần vượt quá phạm vi đại diện. Còn nếu bên A biết hoặc phải biết về việc bên B thực hiện vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch thì bên A phải chịu trách nhiệm. Cuối cùng là nếu bên A và bên B cùng cố ý thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền gây thiệt hại cho C thì bên A và bên B cùng liên đới bồi thường.(theo quy định tại điều 146 BLDS 2005) Trường hợp 3: Bên B không được ủy quyền hợp pháp thì bên B phải chịu trách nhiệm với C trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (theo khoản 1 điều 145 BLDS 2005) 19382,Làm giấy khai sinh ở đâu?,"Căn cứ theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định ngắn gọn về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau: Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Như vậy, việc làm giấy khai sinh sẽ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của cha hoặc mẹ là nơi có thẩm quyền thực hiện đăng ký khai sinh. Cha, mẹ, ông, bà, người thân thích hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng phải làm giấy khai sinh cho trẻ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế. Trường hợp làm giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì phải thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 . Làm giấy khai sinh ở đâu? Làm giấy khai sinh cần chuẩn bị giấy tờ gì? Bao lâu sau khi sinh thi làm giấy khai sinh cho con? (Hình từ Internet)" 33865,Luật Đất đai 2013 có phân biệt sự khác nhau giữa giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất hay không?,"Luật Đất đai 2013 đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa việc giao đất có thu tiền sử dụng đất với thuê đất tại các điều: Điều 55, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây: 1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở; 2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; 3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để kết hợp cho thuê. 4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng. Trong khi đó, cho thuê đất theo Điều 56: 1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây: a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của luật này; c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê; e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp; g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc. 2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh." 27895,"Vợ chồng em có mua một mảnh đất trồng cây công nghiệp lâu năm( cây ca phê) với diện tích là 5740m2 với giá là 125 triệu đồng. khi mua bán chúng em chỉ làm việc với anh chồng mà không có chị vợ. nhưng chị vợ vẫn biết là anh chồng bán rẫy. vì sổ đỏ vẫn đứng tên người bán đầu tiên là anh A, (ngày xưa khi mua bán vời nhau giữa anh A và người bán cho em bây giờ là anh B vẫn chưa làm thục tục sang tên nên tên trong sổ đỏ vẫn là tên anh A  hai bên chỉ có giấy tờ mua bán tay với nhau thôi)  giờ bán cho em nếu muốn làm được sổ đỏ thì phải có anh A ký giấy tờ. nên anh B đã gọi điện nhờ anh A đến để ký giấy tờ. khi mọi giấy tờ pháp lý đã xong, chúng em cũng đã đưa cho anh B số tiền là 115 triệu đông ( giữ lại 10 triệu hen khi làm xong sổ đỏ sẽ trả hết) khi chúng em đang làm sổ đỏ thì chị vợ anh B đứng ra kiện. chị đưa ra hai phương án một là chúng tôi đưa thêm cho chị 30 triệu nữa chị sẽ rút đơn về và ký giấy tờ cho chúng tôi làm sổ đỏ, hai là chị   sẽ kiện và mảnh đất đấy chị vẫn làm, Chúng em đã đồng ý đưa thêm tiền cho chị vợ ( vì không muốn ra tòa kiện tụng) nhưng phải có mặt cả anh chồng để giải quyết một lần cho xong  nhưng chị không đồng ý , chị bảo chúng em chỉ đưa tiền cho chị rồi chị rút đơn về chúng em sẽ làm sổ đỏ nhưng sẽ không có mặt anh chồng, nếu khi chúng em đưa tiền cho chị vợ rôi anh chồng lại về kiện thì sao?( vì húng em vẫn giữ 10 triệu) Chị ơi giờ em phải làm sao đây? chị giúp em với giờ chị vợ đã giữ đơn lên xã rồi, sổ đỏ không làm được, mảnh đất không được canh tác. chị làm ơn giúp em càng sớm càng tốt được không chị, em xin cảm ơn chị nhiều","1. Cần xem lại bản chất giao dịch giữa anh B và bạn. Bạn không nói rõ quá trình thương lượng, đàm phán, làm việc với B, hai bên đã xác lập văn bản cụ thể ràng buộc trách nhiệm hai bên như thế nào. Do vậy, đặt ra hai trường hợp như dưới đây để cùng phân tích giá trị pháp lý cũng như hậu quả việc giao kết: 1.1 Nếu giao dịch giữa hai bên là hợp đồng mua bán: Nếu bạn và B ký hợp đồng mua bán thì khi có tranh chấp, hợp đồng này sẽ bị coi là vô hiệu vì: (1) quyền sử dụng đất chưa thuộc về B nên không thể là đối tượng trong hợp đồng mua bán giữa bạn và B; (2) hợp đồng vô hiệu hình thức (không được công chứng); (3) hợp đồng vô hiệu về chủ thể (do không được vợ B ký). Hậu quả hợp đồng vô hiệu là: hai bên trả lại cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải bồi thường (trường hợp này có thể lỗi 50/50). 1.2 Nếu giao dịch giữa hai bên là hợp đồng đặt cọc: Theo đó B nhận tiền của bạn để cam kết sẽ liên hệ với chủ sử dụng đất để người này ký hợp đồng cũng như sang tên cho bạn thì B phải có trách nhiệm thực hiện, nếu không thực hiện được sẽ phải trả lại tiền cho bạn và bị phạt một khoản tiền tương đương. 2. Yêu cầu của vợ B: Bạn nghiên cứu những tư vấn của luật sư, đối chiếu với trường hợp cụ thể để xác định: nếu hai bên giao kết hợp đồng mua bán mà không có sự đồng ý, không có chữ ký của vợ B, nay phát sinh việc vợ B đòi tiền thì cần thiết phải: xác lập văn bản giữa vợ chồng B và A để (1) xác nhận việc mua bán giữa hai bên A-B; (2) xác nhận việc vợ chồng B đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất này cho bạn và cách thức thực hiện là: hai vợ chồng B sẽ liên hệ để A trực tiếp ký hợp đồng và sang tên cho bạn, đồng thời vợ chồng B cam kết chịu trách nhiệm về thuế/phí phát sinh đối với giao dịch này. Nếu vi phạm, vợ chồng B sẽ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh cho bạn. Nếu việc này vẫn không được vợ B không đồng ý thì không thể kiểm soát được những rủi ro mà chị này có thể gây ra, khiến cho bạn không thể hoàn tất được thủ tục sang tên từ A sang cho mình, hoặc ngay cả khi việc sang tên từ A sang cho bạn đã hoàn tất, B cũng có thể khiếu nại, khiếu kiện về việc sang tên này (vì thực tế vợ chồng B đã quản lý, ,sử dụng đất dựa trên quan hệ mua từ A). Trường hợp xấu nhất, nếu không thể thỏa thuận với vợ của B, bạn cần nghĩ tới phương án là phải khởi kiện ra tòa để giải quyết, buộc vợ chồng B phải hoàn tất thủ tục nhận chuyển nhượng từ A, sau đó chuyển nhượng lại cho bạn; hoặc là B phải trả lại tiền cho bạn." 30981,"Danh mục thông tư, quyết định cần rà soát, sửa đổi liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú?","Tại Công văn 1472/VPCP-KSTT năm 2023 yêu cầu khẩn trương rà soát, sửa đổi các Thông tư, Quyết định, văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú khi thực hiện các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Danh mục thông tư, quyết định cần rà soát, sửa đổi liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 1472/VPCP-KSTT năm 2023 gồm: Tải d anh mục thông tư, quyết định cần rà soát, sửa đổi liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư: Tại đây" 16572,"Chiếm hữu công khai theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Hằng hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi chiếm hữu công khai theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Chiếm hữu công khai theo Bộ luật dân sự 2005 được quy định tại Điều 191, theo đó: Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. Ngoài ra, theo Bộ luật dân sự 2005 thì chiếm hữu liên tục được quy định như sau: Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu. Trên đây là tư vấn về chiếm hữu công khai theo Bộ luật dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 31523,"Trong lúc cán bộ hộ tịch đang tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu Huy là con của vợ chồng anh Quang và chị Minh thì anh Trung đến khẳng định cháu Huy là con đẻ của anh với chị Minh. Anh Trung đề nghị cán bộ tư pháp xác nhận anh là cha cháu bé và ghi tên anh vào Giấy khai sinh của cháu Huy. Cán bộ tư pháp hộ tịch đã tạm dừng việc đăng ký khai sinh và mời chị Minh đến UBND xã để xác minh sự việc. Khi tới Uỷ ban, cả chị Minh và anh Quang khẳng định cháu Huy là con chung của vợ chồng anh chị. Trong trường hợp này, cán bộ tư pháp cần giải quyết như thế nào?","Để giải quyết vụ việc, cán bộ tư pháp hộ tịch cần nắm vững các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về cách xác định con chung và các quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch để giải quyết. - Về việc xác định cha của cháu Huy Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định việc xác định con chung như sau: con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Căn cứ vào quy định này, về mặt pháp lý cán bộ tư pháp hộ tịch có thể khẳng định, vào thời điểm đăng ký khai sinh, cháu Huy đương nhiên được xác định là con chung của anh Quang và chị Minh, bởi vì: + Anh Quang và chị Minh có quan hệ hôn nhân hợp pháp (đã đăng ký kết hôn); + Cháu Minh được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa anh Quang và chị Minh; + Anh Quang khẳng định cháu Huy là con chung của mình với chị Minh. - Về việc đăng ký khai sinh cho cháu Huy Với cơ sở pháp lý nêu trên, cán bộ tư pháp cần tiến hành việc đăng ký khai sinh cho cháu Huy với sự xác định anh Quang là cha và chị Minh là mẹ của cháu bé. Việc anh Trung khiếu nại và tranh chấp quyền làm cha với anh Quang - chồng chị Minh không làm ảnh hưởng đến việc đăng ký khai sinh cho cháu Huy. - Về giải quyết yêu cầu của anh Trung Anh Trung không có quan hệ hôn nhân với chị Minh nhưng lại tranh chấp với anh Quang, chồng chị Minh về quyền làm cha đối với cháu Huy. Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình. Theo đó, nếu anh Trung muốn xác định mình là cha của cháu Huy, anh Trung cần nộp đơn khởi kiện tới Toà án nhân dân cấp huyện. UBND cấp xã không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp quyền làm cha của anh Trung, đồng thời, UBND cấp xã cũng không phải dừng việc đăng ký khai sinh cho cháu Huy. Từ những phân tích trên, cán bộ tư pháp hộ tịch cần giải quyết như sau: - Tiếp tục tiến hành việc đăng ký khai sinh cho cháu Huy với xác định anh Quang là cha và chị Minh là mẹ của cháu bé; - Giải thích cho anh Trung hiểu rằng cơ quan đăng ký hộ tịch không có cơ sở để xác định anh Trung là cha của cháu Huy và không được phép ghi tên anh Trung vào giấy khai sinh của cháu. Nếu anh Trung vẫn tiếp tục khiếu nại thì hướng dẫn anh Trung làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu nhận con của mình." 17767,Do đi làm tại Tp.HCM và có dự định kết hôn tại đây nơi tạm trú. Tôi có thể ủy quyền cho bố mình ở Hà Nội xin giấy chứng nhận độc thân không? Cảm ơn!!!,"Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định: 1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con. 2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền. Theo Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Vì vậy, về việc xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bạn hoàn có thể ủy quyền cho người khác mà không cần phải đích thân thực hiện. Trong trường hợp này bố bạn sẽ đến ủy ban xã nơi thường trú của bạn để làm thủ tục xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Trân trọng!" 26318,"Nhờ Luật sư tư vấn về Hợp đồng chuyển nhượng BĐS - Ông Nguyễn Văn A có thế chấp QSD đất và TSGLVĐ cho Ngân hàng (NH). Cùng thời điểm đó, Ông A ký ủy quyền cho NH với nội dung sau: 1. Bên NH được quyền và nhân danh Ông A toàn quyền quản lý, sử dụng, định đoạt, ký hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê và mọi hợp đồng khác theo quy định của pháp luật. 2. Bên NH được thay mặt ông A quyết định về giá cả , phương thức thanh toán, kể cả việc nhận tiền do chuyển nhượng. Trong phạm vi ủy quyền, bên NH được liên hệ cơ quan nhà nước để tiến hành ký, nhận các thủ tục về hành vi đã nhận ủy quyền, được tự định đoạt mọi vấn đề liên quan đến nội dung nhận ủy quyền 3. Trong phạm vi ủy quyền, bên NH được quyền lập, ký tên trên các giấy tờ liên quan, thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp luật quy định có liên quan đến hành vi ủy quyền 4. Hợp đồng ủy quyền này không hủy ngang theo ý chí một bên. Nếu một trong hai bên muốn chấm dứt thực hiện hợp đồng này phải có sự đồng ý của bên kia, nếu không có sự đồng ý của hai bên mọi thay đổi đều không  có giá trị pháp lý. Về thời hạn ủy quyền: cho đến khi hoàn tất công việc Xin hỏi Luật sư: Trường hợp này, NH tự ý chuyển nhượng bất động sản trên cho người khác có đúng hay không khi Ông A không thanh toán nợ đúng hạn theo hợp đồng  Xin bổ sung thêm Hợp đồng ủy quyền được VPCC chứng nhận Xin chân thành cảm ơn","Bản chất của sự việc này là Ngân hàng đã xử lý tài sản thế chấp theo Hợp đồng tín dụng giữa ông A với Ngân hàng. Ngân hàng phải thực hiên việc xử lý tài sản theo quy định chung là phải khởi kiện ông A sau đó mới có căn cứ xử lý tài sản ông A đã thế chấp. Nếu chỉ căn cứ hợp đồng ủy quyền ngân hàng đã chuyển nhượng cho người khác khi không có sự đồng ý, tham gia của ông A là không phù hợp với các quy định của pháp luật bạn nhé." 31931,"Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập, tôi là Tùng Anh, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc nhận nuôi có nuôi, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?  Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan được quy định tại Điều 20 Luật nuôi con nuôi 2010 và được hướng dẫn bởi Điều 8 và Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến. Điều 8. Trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi 1. Việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Luật Nuôi con nuôi và do công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện. 2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú nhưng không phải là nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện như sau: a) Trường hợp cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình phối hợp lấy ý kiến của những người liên quan. b) Trường hợp không thể cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi lấy ý kiến của những người liên quan. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan và gửi kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã có yêu cầu. 3. Việc lấy ý kiến phải thể hiện bằng văn bản và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này. Điều 9. Yêu cầu về kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan 1. Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi. 2. Khi lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Luật Nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch phải tư vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình. Trường hợp cho trẻ em làm con nuôi là giải pháp cuối cùng vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì công chức tư pháp – hộ tịch phải tư vấn đầy đủ cho những người liên quan về mục đích nuôi con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyền, nghĩa vụ đối với con theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi, nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác. 3. Trường hợp những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật nuôi con nuôi 2010. Trân trọng!" 16233,"Các bác luật gia cho em hỏi: Em kết hôn năm 1995, bố mẹ có cho 1 khuôn đất nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mãi đến năm 2009 em mới làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất đứng tên mình em (không có tên vợ trong giấy, nhà xây năm 2000). bây giờ ly dị căn nhà đất đó được toà sử chia đôi. Vậy bố em có quyền lấy lại đất đã cho không? Nhà được coi là tài sản chung của 2 vợ chồng, vậy đất có được coi là tài sản riêng của chồng không?","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”. Theo đó, điểm b mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cụ thể: “Trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật này, tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng”. Như vậy, trường hợp các tài sản có giá trị lớn hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là tài sản chung của vợ chồng. Nếu phát sinh tranh chấp đối với khối tài sản này, bạn phải có nghĩa vụ chứng minh tài sản này là tài sản riêng theo quy định viện dẫn ở trên. Khi giải quyết ly hôn tại Tòa án, bạn cần liệt kê rõ các tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, bạn yêu cầu Tòa án xác định giá trị khối tài sản chung và phân chia khối tài sản này theo các nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Như vậy, đối với mảnh đất chỉ mang tên bạn nếu vợ chồng bạn có tranh chấp thì bạn cần phải chứng mình được miếng đất đấy là do bố mẹ bạn cho tặng riêng bạn thì đấy được coi là tài sản riêng của bạn." 17389,"Chào anh Tuấn. Anh Tuấn cho em hỏi một số thủ tục về đất và nhà ở: 1. Đất ""Ba của em"" ở Xuân Thời Thượng huyện Hóc Môn TPHCM, đã chuyển mục đích sử dụng đất lên nhà ở, đã có sổ hồng (trong đó bao gồm nhà ở khoảng 120m2 và đất là 1100m2), nhưng đang nợ tiền thuế đất . Ba em có đứng tên xây nhà (có giấy phép xây dựng) 96m2 trên phần đất còn lại. Vậy anh Tuấn cho em hỏi: Nhà này có làm thủ tục cấp sổ hồng được không? (Nếu được) anh Tuấn cho em biết thủ tục như thế nào? Chi phí ra sao? 2. Nếu không được, anh Tuấn cho em biết thủ tục phải làm như thế nào để được tách thửa và làm thủ tục cấp sổ hồng cho căn nhà mới xây xong? 3. Ba em cho căn nhà mới xây xong và kèm theo khoảng 300m2 đất nối dài theo nhà này, thì thủ tục có làm được không anh? và làm như thế nào? Cám ơn anh!!!! em Tâm","- Như em nêu, toàn bộ diện tích đất của Ba của em đã có chủ quyền (sổ hồng) rồi mà, đâu cần làm thủ tục xin cấp sổ hồng nữa. Nếu Ba của em đã xin phép xây dựng nhà (trên phần đất 96m2) thì bây giờ Ba của em nên đi làm thủ tục hoàn công và cập nhật diện tích xây dựng cho căn nhà này đi. - Bây giờ nếu Ba của em, muốn cho em phần đất 300 m2 bao gồm cả căn nhà này phải không? theo quy định với diện tích đó thì có thể tách thửa và sang tên cho em được, nhưng hạn chế ở chỗ là hiện tại Ba của em chưa ""trả nợ"" cho nhà nước nên không thể sang tên cho em. Việc cho tặng nhà đất giữa cha mẹ cho con không phải nộp thuế đâu em ạ, có thể mình chỉ phải nộp một vài loại lệ phí hành chính như; Lệ phí công chứng, chi phí đo vẽ và lệ phí cấp chủ quyền." 22851,"Thưa luật sư. Vợ chồng tôi có mua 1 căn nhà trị giá 470.000.000 tại huyện Cần Giuộc - Long An có diện tích là 40m2 1 trệt của bà Nguyễn Thị Bích Thủy. Lúc chúng tôi tìm mua, nhà xây chưa xong nhưng chúng tôi đã đặt cọc trước tiền mua nhà từ ngày 3/10/2014, ban đầu là giấy đặt cọc viết tay với bà Thủy là 80.000.000 sau đó bà Thủy yêu cầu đặt cọc thêm 190.000.000, tôi thấy tiền cọc ngày càng tăng nên đã yêu cầu bà Thủy phải ra công chứng hợp đồng đặt cọc, khi đi công chứng thì người đứng tên chủ sở hữu là Nguyễn Hoàng Được với diện tích 300m2 (bà Thủy xây nhà liền kề đề bán, 40m2 nhà chúng tôi mua nằm trong đó) nhưng người nhận tiền là Nguyễn Thị Bích Thủy, chúng tôi chuyển hết tiền bên giấy đặt cọc viết tay sang hợp đồng công chứng tổng là 270.000.000 vào ngày 24/11/2014. Sau khi nhà xây xong vợ chồng tôi chuyển đến nhà mới ở đồng thời cũng đặt cọc thêm tiền cho bà Thủy là 150.000.000 nữa, mỗi lần nhận tiền bà Thủy có ký nhận và ghi rõ ngày tháng. Vợ chồng nhiều lần nhắc bà Thủy đi chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở cho chúng tôi nhưng bà Thủy hẹn lần hẹn lượt cho tới bây giờ chúng tôi mới biết chuyện bà Thủy đã tách sổ và chuyển nhượng quyền sử dụng cho người khác đứng tên là Lý Ngọc Bổn sở hữu diện tích 120m2 (3 căn trong đó có căn nhà của vợ chống tôi), đồng thời bà thủy đã đem sổ nhà đất này đi cầm 1 tỷ. Vợ chồng tôi đã kiện lên công an huyện cần Giuộc từ ngày 9/10/2015 nhưng đến nay vẫn chưa được tin tức gì. chúng tôi được công an cho biết bà Thủy lùa đảo trường hợp như chúng tôi rất nhiều ở khu vực này. Kính thưa luật sư, luật sư tư vấn giúp chúng tôi bây giờ phải đi tới đâu để kiện và phải cần những đơn gì, hồ sơ như thế nào để đòi lại quyền chuyển nhượng sử dụng đất. và với diện tích 40m2 chúng tôi có được tách sổ riêng không. Chân thành cảm on luật sư","Việc bà Thủy dùng thủ đoạn gian dối để nhận tiền đặt cọc của bạn nhưng lại mang đất chuyển nhượng cho người khác để lấu tiền, mang đất đi cầm để lấy tiền của nhiều ngườii rồi né tránh trách nhiệm...là có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự. Vì vậy, để xử lý vấn đề này thì bạn cần làm đơn tố giác tội phạm về hành vi lửa 9da5o chiếm đoạt tài sản của bà Thủy để gởi đến cơ quan điều tra công an huyện Cấn Giuộc để thuộc thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác tội phạm và giải quyết theo quy định. Khi đã gởi đơn tố giác tội phạm tại cơ quan này thì bạn có quyền theo dõi việc giải quyết và được thông tin kết quả giải quyết theo quy định. Trường hợp nếu thấy lâu mà không có tăm hơi gì thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại gởi thủ trưởng cơ quan điều tra để yêu cầu giải quyết." 5646,Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền tranh chấp đất đai như thế nào?,"Đầu tiên, để việc ủy quyền có hiệu lực và đúng pháp luật cần phải công chứng hợp đồng ủy quyền trong trường hợp này, các bên phải chuẩn bị bản sao các loại giấy tờ dưới đây và xuất trình đầy đủ bản chính của các loại giấy tờ này: - Giấy tờ nhân thân của các bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn. - Phiếu yêu cầu công chứng ghi rõ nội dung yêu cầu. - Giấy tờ chứng mình quan hệ hôn nhân của bên uỷ quyền: Do quyền sử dụng đất có thể thuộc quyền sử dụng của nhiều người trong đó là vợ chồng hoặc là của một người độc thân. Do đó, khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền, cần phải nộp giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc bản án/quyết định giải quyết ly hôn có hiệu lực của Toà án để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở… - Giấy tờ về đất đai tranh chấp (nếu có): Nếu đất đai đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì các bên cần photo sổ đỏ, sổ hồng, nếu không có sổ đỏ, sổ hồng thì có thể nộp giấy tờ, tài liệu liên quan đến đất đai này. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền tranh chấp đất đai bao gồm một số nội dung như sau: Căn cứ tại Điều 565, 566 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền cụ thể như sau: - Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền: Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công việc ủy quyền. Uy quyền lại cho người thứ ba thực hiện các hành vi được ủy quyền nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Lưu ý: Hình thức của hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu và không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Có nghĩa vụ thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi được ủy quyền, thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền. Khi hết hạn của hợp đồng hoặc khi thực hiện xong việc được uỷ quyền, bên được uỷ quyền phải giao lại kết quả công việc và giấy tờ, phương tiện đã nhận từ bên uỷ quyền. Tại Điều 567, 568 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền như sau: - Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền: Có quyền kiểm soát các hành vi thực hiện giao dịch của bên được ủy quyền. bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền phải chuyển giao lại tài sản, các giấy tờ, phương tiện cần thiết thực hiện việc ủy quyền trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Có nghĩa vụ phải xác định rõ phạm vi quyền, nghĩa vụ mà người đại diện cho mình sẽ thực hiện, cung cấp thông tin, giấy tờ, phương tiện cần thiết cho bên được ủy quyền thực hiện công việc. Thanh toán chi phí hợp lý do bên được ủy quyền bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền. Trân trọng!" 10628,Xác định lại dân tộc có được yêu cầu đổi thông tin trên bằng tốt nghiệp không?,"Căn cứ Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền xác định, xác định lại dân tộc như sau: 1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình. 2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Bên cạnh đó tại Điều 22 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân Ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định về c ác trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau: Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau: 1. Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch; 2. Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính; 3. Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch; 4. Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh. Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc bạn nhận lại con ruột của mình thì có quyền được xác định lại dân tộc của con của bạn. Theo đó, các giấy tờ tùy thân và bằng cấp cũng cần được đổi lại. Bên cạnh đó, bằng tốt nghiệp của con bạn cũng thuộc trường hợp được quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ." 33192,Ai có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp?,"Căn cứ tại Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp 1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. 2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. 3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Như vậy , những người sau có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: - Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã." 20205,"Cách đây hai năm tôi có mượn giúp anh bạn cùng xóm một số tiền, nhưng không may là sau đó anh ấy đã chết (anh ấy có viết giấy nợ tay). Bây giờ tôi mang nợ người ta. Xin hỏi bạn tôi chết rồi thì vợ con anh ấy có trách nhiệm trả nợ không?","Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 637 Bộ luật dân sự, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đồng thời theo qui định tại điều 683 Bộ luật dân sự về thứ tự ưu tiên thanh toán cũng qui định về việc sử dụng di sản để lại của người chết để thanh toán các khoản nợ của họ lúc còn sống. Như vậy, vợ con người bạn đã chết phải trả nợ cho bạn trong phạm vi di sản để lại của người ấy. Nếu di sản còn lại (sau khi thanh toán các khoản: chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng còn thiếu; tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; tiền công lao động; tiền bồi thường thiệt hại; thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước; tiền phạt) không đủ để trả nợ cho bạn thì họ không còn nghĩa vụ phải trả nợ cho bạn. Trường hợp vợ con người bạn đã chết không chịu trả nợ theo qui định trên, bạn có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu họ phải trả nợ cho bạn. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 33467,"Mất năng lực hành vi dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Hảo, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, mất năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể ra sao? Tòa án có được tự mình ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hoàng Hảo (hoanghao*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 thì mất năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể như sau: - Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. - Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì khi phát hiện một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, Tòa án không được tự mình ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự; mà Toàn án chỉ được ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan và kết luận giám định pháp y tâm thần. Trên đây là nội dung tư vấn về việc tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 26558,"Ngày 02/9/2014 vừa qua, chồng tôi muốn đánh tôi nên đã dàn cảnh đánh con trai tôi, anh ta rút dây thắt lưng quất vào người cháu. Chỉ chờ tôi lên tiếng, anh ta quay lại quật tới tấp vào người tôi (anh ta không muốn tôi đến nhà ngoại). Anh ta đánh tôi trước mặt con trai chúng tôi và trước mặt mẹ chồng, người ngoài không ai dám làm chứng. Anh ta thường xuyên chửi bới, nhục mạ danh dự, nhân phẩm tôi bằng những lời khiếm nhã (thậm chí khi tôi gửi Đơn ly hôn ra tòa, anh ta lại càng nhục mạ tôi và chửi bới cha mẹ tôi). Những lời chửi bới đó là anh ta nhắn tin cho tôi. Vậy những hành vi trên của anh ta có vi phạm pháp luật không và mức xử phạt nào? Tôi xin cảm ơn!","Điều 49 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình như sau: “Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”. Đồng thời, Điều 51 của Nghị định số 167 quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau: “Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình; c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này”. Như vậy, chồng bạn đã có hành vi xâm hại sức khỏe đối với các thành viên gia đình và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình. Bạn có thể đối chiếu với các quy định nêu trên để xác định mức xử phạt hành chính đối với hành vi của chồng bạn. Trường hợp, các hành vi nêu trên của chồng bạn nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, chồng bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự và sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm." 18149,"Gần nhà tôi có 1 đầm chứa nước của ủy ban nhân dân xã sử dụng cho hệ thống thủy lợi tưới tiêu của xã. Năm 1988 nhà tôi có đắp bờ ngăn 2 đầu và làm ao sử dụng nuôi thủy sản cho tới nay. Trong quá trình đắp đập và nuôi thủy sản gia đình tôi không làm cản trở dòng chảy nước vẫn lưu thông bình thường, không có tranh chấp. nhưng ao đó cũng không có xác nhận xử dụng của xã hay huyện. Mà chỉ là ao nhà tôi tự ngăn hồ để sử dụng. Nay nhà tôi bị giải tỏa vì có sân golf và khu nghỉ dưỡng đang chuẩn bị xây dựng vậy cho tôi hỏi cái ao đó tôi sử dụng lâu năm rồi có được đền bù hay không xin cảm ơn!","Về nguyên tắc người sử dụng đất hợp pháp mới là người được bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất, nếu toàn bộ diện tích ao đó vẫn thuộc quyền quản lý của UBND xã thì gia đình bạn không được bồi thường về giá trị quyền sử dụng đất. Tuy nhiên gia đình bạn vẫn được bồi thường đền bù với phần công sức cái tạo, tôn tạo ao đầm đó theo quy định về trường hợp Nhà nước thu hồi đất tại Nghị định số 47/2014/NĐ- CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Đất đai năm 2013. Đó là nội dung tư vấn của Luật sư cho trường hợp của bạn, rất tiếc nội dung tư vấn chưa thể chi tiết hơn vì nhiều thông tin và tài liệu về vụ việc còn thiếu." 14771,Giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức có bị vô hiệu không?,"Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu." 29171,"Nghĩa vụ của người hưởng dụng trong quan hệ dân sự là gì? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là tân sinh viên ĐH Luật Hà Nội. Vì cũng mới vào trường nên em chưa được học gì nhiều, tuy nhiên em cũng muốn tìm hiểu trước một số vấn đề. Em có đọc trước luật nhưng có nhiều điều còn chưa rõ. Anh chị cho em hỏi: Nghĩa vụ của người hưởng dụng trong quan hệ dân sự là gì? Rất mong nhận được câu trả lời của các anh chị. Em xin chân thành cám ơn!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ của người hưởng dụng được quy định như sau: - Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định. - Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản. - Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình. - Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản. - Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng. Nghĩa vụ của người hưởng dụng trong quan hệ dân sự được quy định tại Điều 262 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 20249,"Tại một gia đình, Ông Tổng đang ở nhà trong thì ông Lệ phăm phăm chạy sang sang. Ông Lệ: (Hằm hằm bước vào) Ông Tổng đâu rồi, ông Tổng có nhà không? Ông Tổng: Có chuyện gì vậy ông Lệ? Ông vào trong nhà cho xơi nước đã.. mà hôm nay ông không đi cày hay sao mà lại sang đây giờ này? (Vừa nói ông Tổng vừa chạy trong nhà ra và hai người cãi vã ngoài sân) Ông Tráng: Nước nôi gì? Ông định chơi đểu tôi có phải không?! Người làng người nước với nhau, ông có cơm ăn thì ông cũng phải dè lại cho tôi bát cháo chứ! Ông Tổng: Ô kìa ông Lệ, có chuyện gì từ từ nói, việc gì mà ông cứ phải làm ầm ĩ lên thế!? Bình thường ông đâu có mất bình tĩnh như vậy… Ông Lệ: Không ầm ĩ sao được, Ông ra ngoài đồng mà đánh cái con la già của ông về đi… đang lúc nước xôi - lửa bỏng, ruộng của bà con thi tôi nhận cày khoán cả rồi, thuê được cái máy cày của ông thì chưa dùng đã hỏng, bố con tôi đã hì hục sửa từ hôm qua đến giờ mà chẳng được. Ông ra mà đưa về rồi trả tiền tôi để tôi đi thuê máy khác. Ông Tổng: Ô hay, cái nhà ông này lạ nhỉ? Hợp đồng thuê máy giữa tôi và ông trong vòng một tháng, bây giờ mới được một tuần ông đã bảo tôi lấy máy về là thế nào? Ông Lệ: Ông là ông quá đáng lắm, ông lừa tôi để bây giờ tôi sống giở chết dở, mấy ngày nay chỉ có ăn rồi đi sửa máy thôi, chẳng làm ăn được gì, bà con người ta đang chửi tôi ngoài đồng kia kìa, ông ra mà nghe.. Ông Tổng: Chuyện ông làm gì để bà con nói ông thì tôi không biết, tôi chỉ biết là cho ông thuê máy để đi cày thôi. Mà ông cũng thấy đấy, cái máy cày đó tôi định đầu tư để vụ này bố con tôi cày thuê kiếm tý nhưng đùng một cái thằng con tôi nó đòi đi ra tỉnh học, một mình tôi chẳng làm ăn được gì nên mới đành phải cho ông thuê… lúc bàn giao máy ông đã kiểm tra ký lưỡng rồi còn gì… Mà này, tôi nói cho ông biết là ông sử dụng máy của tôi, ông làm máy hỏng thì ông phải có trách nhiệm sửa chứ sao ông lại gọi tôi là thế nào? Ông Lệ: Này, ông đừng có mà đổ lỗi cho tôi nhé, máy của ông quá cũ, linh kiện, kỹ thuật không đảm bảo, vậy mà ông vẫn cố tình cho tôi thuê, bây giờ hỏng nặng thì ông ra mà đưa máy về nhé, thôi ông trả tiền tôi đã đặt cọc đi… Mà tôi cũng nói cho ông biết nhé, máy không cày được, tôi làm nhỡ việc của bà con thì ông đi mà chịu trách nhiệm bồi thường cho bà con đấy.. Ông Tổng: Ông đừng có vớ vẩn, căn cứ vào đâu mà ông nói thế? Tại sao ông không bảo là ông làm hỏng máy của tôi thì ông phải sửa chữa, khôi phục lại trạng thái ban đầu cho tôi đi! Ông Lệ: Này, ông đừng có kiếm cớ hòng chạy làng với tôi nhé! Tôi sẽ không để cho ông yên đâu?! Ông Tổng: Ông đã nói thế thì tôi cũng chẳng còn gì để nói với ông nữa, ông về mà lo sửa chữa máy đền cho tôi đi! (Nói rồi ông Tổng đi vội vào nhà đóng cửa lại, ông Lệ đứng ngẩn người một lúc rồi mặt hằm hằm bước đi) Câu hỏi 1. Khổ lắm Luật sư ạ, chuyện như thế mà ông Lệ cứ nằng nặc yêu cầu tôi phải bồi thường tổn thất cho ông ấy, không chỉ thế ông ấy còn đòi tôi phải chịu trách nhiệm vì nhỡ việc của bà con làng xóm nữa chứ. Xin hỏi Luật sư ông Lệ yêu cậu tôi như vậy có đúng không ạ?","Qua trình bày của ông, có thể nhận thấy giữa ông và ông Lệ đã giao kết một hợp đồng thuê tài sản, cụ thể là ông đã cho ông Lệ thuê chiếc máy cày của mình với mục đích đi cày thuê cho bà con trong làng. Trong quan hệ thuê tài sản, pháp luật quy định bên cho thuê có nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản trong suốt thời gian thuê. Cụ thể, Điều 485 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: 1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa. 2. Trong trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê: a) Sửa chữa tài sản; b) Giảm giá thuê; c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được hoặc tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết. 3. Trong trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa. Như vậy, căn cứ quy định nêu trên thì với tư cách là người cho thuê, ông có nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của chiếc máy cày trong suốt thời gian một tháng cho ông Lệ thuê như hai bên đã thỏa thuận. Hiện nay, chiếc máy cày đã bị hư hỏng nặng và không thể hoạt động bình thường đúng như công năng vốn có thì ông có nghĩa vụ sửa chữa, khắc phục để ông Lệ tiếp tục thuê. Trường hợp chiếc máy cày không thể sửa chữa được mà không do lỗi của bên thuê dẫn tới việc mục đích thuê không đạt được thì ông Lệ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên để làm được điều này thì bên thuê có nghĩa vụ phải chứng minh mình không có lỗi trong việc chiếc máy cày bị hỏng. Câu hỏi 2. Chẳng giấu gì Luật sư từ hôm chuyện xảy ra đến nay, ngày nào ông Lệ cũng xúi giục bà con đến cổng nhà tôi chửi rủa làm tôi ăn không ngon ngủ không yên không những thế ông ấy còn cho kẻ vẽ ở các bờ tường trong làng để nhục mạ tôi. Xin hỏi Luật sư ông Lệ làm như vậy có vi phạm pháp luật không? Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Như vậy, việc ông Lệ xúi giục bà con đến cổng nhà ông chửi rủa và kẻ vẽ ở bờ tường với mục đích nhục mạ ông là hành vi vi phạm pháp luật. Ông có quyền yêu cầu ông Lệ ngay lập tức chấm dứt hành vi trên, trường hợp ông Lệ không chấm dứt mà vẫn tiếp tục thì ông có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền buộc ông Lệ chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại về vật chất và bù đắp tổn thất về tinh thần (nếu có). Câu hỏi 3. Vì máy hỏng trong lúc ông Lệ thuê và sử dụng máy, tôi muốn bắt đền ông Lệ chuyện này được không ạ? Như đã trả lời ở câu hỏi trước, với tư cách người cho thuê tài sản thì ông có nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê trong suốt thời gian cho thuê. Tuy nhiên, bên thuê cũng có nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê và sử dụng tài sản đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận. Vấn đề ở đây là cần xác định xem nguyên nhân dẫn tới việc chiếc máy cày bị hỏng là gì? Do bản thân chiếc máy cày đã cũ, chất lượng giảm sút hay do việc ông Lệ sử dụng không đúng cách, không đúng công dụng. Trường hợp chứng minh được rằng chiếc máy bị hỏng do lỗi của ông Lệ thì ông có quyền yêu cầu ông Lệ bồi thường giá trị thiệt hại thực tế để sửa chữa chiếc máy. Câu hỏi 4. Đúng là không hiểu nhau thì việc gì cũngcó thể xảy ra, cứ hòn bấc ném đi, hòn chì quăng lại chẳng biết đến bao giờ…khổ thế chứ nị…Nhân đây xin Luật sư phân giải cũng như cho chúng tôi lời khuyên để giữ được tình làng, nghĩa xóm ạ! Theo tôi, ông và ông Lệ cần bình tĩnh, không nên gây căng thẳng, cả hai cần phải có thái độ thiện chí để cùng nhau giải quyết vụ việc, tránh mất đoàn kết. Hai ông có thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và xác định xem lỗi dẫn tới chiếc máy cày bị hỏng thuộc về ai, bên nào có lỗi thì có trách nhiệm sửa chữa hoặc trả chi phí để bên kia sửa. Trường hợp hai ông không thể tự thương lượng giải quyết được thì có thể mời một người có uy tín trong làng (ví dụ Trưởng thôn) đứng ra làm trung gian hòa giải. Đây chỉ là tranh chấp nhỏ, vậy nên các bên nên hợp tác với nhau, tránh làm lớn chuyện vừa mất tình làng, nghĩa xóm, vừa tốn kém thời gian và chi phí cho cả hai bên. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Như vậy, các tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp như quy định nêu trên thì đủ điều kiện tham gia thành lập công ty cổ phần. Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 cũng quy định: tổ chức, cá nhân có thể góp vốn để thành lập doanh nghiệp bằng tiền mặt, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết ký thuật… hoặc các tài sản khác ghi trong Điều lệ doanh nghiệp. Do đó, trường hợp bạn cháu không có tiền thì có thể góp vốn bằng các loại tài sản trên. Câu hỏi 3. Nói ra kể cũng xấu hổ, bố cháu đã đầu tư cho cháu học xong cái bằng cao đẳng nghề, ngành kế toán nhưng mà cháu cũng chưa hiểu biết gì mấy… Cháu xin hỏi là nếu bố cháu, cháu và bạn cháu xin thành lập công ty cổ phần có được không ạ? Cũng xin trình bày thêm với Luật sư là bố cháu chưa qua trường lớp đào tạo nào, bạn cháu cũng chỉ mới học hết lớp 12, về trình độ pháp luật có yêu cầu gì không ạ? Trong trường hợp cháu, bố cháu và bạn cháu không thuộc một trong các trường hợp bị cấm tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 như vừa nêu trên đây thì cả ba người đều đủ điều kiện để góp vốn tham gia thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, có một vấn đề cần lưu ý là công ty mà cháu dự định thành lập hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề gì? Nếu các ngành nghề mà cháu dự định đăng ký kinh doanh thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện đó. Có thể là điều kiện về vốn pháp định (tức vốn điều lệ tối thiểu) hoặc điều kiện về chứng chỉ hành nghề của người đại diện theo pháp luật, người quản lý chuyên môn hoặc nhân viên công ty… Như vậy, đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường, pháp luật không yêu cầu điều kiện về trình độ chuyên môn của những người tham gia góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Chỉ cần có mức vốn phù hợp, có đầu óc kinh doanh và khả năng quản lý, điều hành thì cháu cùng với bố và bạn có thể thành lập công ty cổ phần và thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật./." 30387,"Quy định mới nhất về cách xác định mối quan hệ với chủ hộ về vấn đề cư trú, nhờ anh/chị hướng dẫn giúp em, em cảm ơn!","Khoản 4 Điều 6 Thông tư 55/2021/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/7/2021) quy định về cách xác định mối quan hệ với chủ hộ như sau: Mối quan hệ giữa thành viên hộ gia đình với chủ hộ trong hộ gia đình được xác định như sau: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột; người giám hộ, ở nhờ, ở mượn, ở thuê, cùng ở nhờ, cùng ở thuê, cùng ở mượn. Trân trọng!" 31389,"Minh bạch tài sản, thu nhập là gì?","Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận." 18304,Có được tự ý thay đổi chủ hộ không?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Thông tư 55/2021/TT-BCA có quy định như sau: Trường hợp có sự thay đổi về chủ hộ thì phải có ý kiến của chủ hộ trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản) hoặc ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên trong hộ gia đình hoặc văn bản của Tòa án quyết định chủ hộ. Trường hợp chủ hộ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì ngoài ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên hộ gia đình phải có thêm Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, theo quy định như trên trong điều kiện bình thường nếu bạn muốn thay đổi chủ hộ thì phải có ý kiến của vợ bạn (chủ hộ) về việc thay đổi chủ hộ trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Cho nên bạn không thể tự ý quyết định việc thay đổi chủ hộ được." 16797,Có phải tham gia nghĩa vụ quân sự khi bị bệnh lao đã khỏi bệnh?,"3 năm trước em bị lao có hang, phổi tràn khí trung thất e trong dịch họng có BK - e khỏi đã được 2 năm rồi hiện tại em có thuộc đối tượng gọi tham gia nghĩa vụ quân sự không ạ?" 1801,"(PLO)- Nhiều bạn đọc thắc mắc nhà chưa được cấp ""giấy hồng"", nhà chỉ có giấy mua bán (giấy tay), kê khai nhà đất năm 1999 thì làm sao để chứng minh là chỗ hợp pháp để đăng ký thường trú. Nhà tôi mua (giấy tay) ở được tám năm nhưng chưa được cấp “giấy hồng” thì có được xem là chỗ ở hợp pháp để làm hộ khẩu hay không? Nguyễn Văn Tiến(tỉnh Đồng Nai); Pham Thi Bich Hang (ptbhang_maytrangbay@gmail.com); Phuong Hang (hangminhminh12695@yahoo.com)","Theo khoản 1 Điều 6 nghị định 31 ngày 18-4-2014 của chính phủ về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; - Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó); - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép); - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; - Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã); - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác; - Giấy tờ của tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; - Giấy tờ có xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên… Như vậy, trường hợp của bạn để chứng minh là chỗ ở hợp pháp khi đăng ký thường trú thì bạn cần phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở." 33610,"Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Anh Tuấn (Đồng Nai). Cho em hỏi, Tòa ra quyết định và thi hành án trong khi chưa điều tra xác thực là người đưa đơn có đầy đủ kinh tế riêng để nuôi con thì em có thể làm đơn khiếu nại không ạ? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Theo quy định trên thì điều kiện để trực tiếp chăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con được hiểu bao gồm: + Điều kiện về kinh tế: Có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, có chỗ ở hợp pháp,…đảm bảo cho con được học tập, vui chơi,… + Điều kiện về nhân thân: Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của nhà nước, không có hành vi vi phạm pháp luật,…đảm bảo cho con được phát triển trong môi trường lành mạnh, văn minh. Ngoài các điều kiện trên còn xem xét thêm một số điều kiện khác như về thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con,… Theo thông tin bạn trình bày thì Tòa ra bản án và giao con cho người đưa đơn trong khi chưa xem xét các điều kiện về kinh tế riêng. Tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau: Điều 271. Người có quyền kháng cáo Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Nếu bạn có căn cứ cho rằng việc Tòa ra bản án mà chưa xem xét các điều kiện trực tiếp để nuôi con và nếu bạn thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì bạn có quyền làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của Tòa trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa ra bản án. Đơn kháng cáo có các nội dung chính sau đây: + Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; + Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo; + Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; + Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; + Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc điều tra điều kiện kinh tế để được quyền nuôi con. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 8880,"Đầu tháng 10 vừa rồi nhà mẹ em đang trong tình trạng thế chấp ngân hàng,do kẹt tiền nên mẹ em do quen biết nên đả có vay mượn một người quen số tiền 100 triệu đồng và người cho vay bắt phải viết hợp đồng đặt cọc nhà đất với giá 100 triệu đặt cọc cho trị giá căn nhà là 500 triệu đồng.có hẹn 6 tháng sau sẻ lấy nhà,trong hợp đồng có ghi ai phá vở hợp đồng sẻ bị đền tiền cọc. cho em hỏi với trường hợp như nhà mẹ em do lúc ký không phải là vì bán nhà mà chỉ do cần vay tiền và có người thứ ba làm chứng là chỉ ký cho việc vay tiền. cho em hỏi khi đủ tiền trả lại tiền cọc mẹ em có cần phải đền tiền hợp đồng không.em chân thành cãm ơn.mong sự giúp đở của quý luật sư",Việc vay 100 triệu bằng cách đặt cọc nhà đất 100 triệu đặt cọc cho trị giá căn nhà 500 triệu đồng chưa đúng. Đó là hình thức thế chấp căn nhà trị giá 500 triệu bằng cách cho chủ nợ giữ giấy tờ nhà để đảm bảo việc trả cho khoản vay 100 triệu thì chính xác hơn. Khi bạn thay toán xong 100 triệu đồng coi như hoàn tất nghĩa vụ trả nợ thì thế chấp này mặc nhiên xóa bỏ ( trừ trường hợp bạn có công chứng hợp đồng thế chấp tài sản thì phải ra công chứng làm thủ tục giải chấp ). Xin báo bạn rõ như vậy. Chào bạn. 10285,"Theo quy định hiện hành thì người thừa kế sẽ được hưởng di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở theo di chúc hoặc theo pháp luật. Vậy: Trường hợp nào sẽ không được hưởng thừa kế nhà, đất?","Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì những trường hợp sau đây không được quyền hưởng di sản (bao gồm nhà, đất): - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; - Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; - Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; - Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Như vậy, khi thuộc vào các trường hợp nêu trên thì cá nhân sẽ không được quyền hưởng di sản (bao gồm nhà, đất). Ngoại lệ: Những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Trân trọng!" 14555,"Tôi bị mất khai sinh bản gốc, khi làm lại thì được cấp trích lục khai sinh (bản sao) và nhận câu trả lời từ năm 2016 nó có giá trị như bản gốc.Tôi muốn hỏi cán bộ tư pháp trả lời như vậy có đúng không, trong khi nơi tôi làm thủ tục nhập học cứ yêu cầu phải xuất trình bản gốc? Trần Na","Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch 2014, điều kiện đăng ký lại khai sinh là đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất. Như vậy, nếu bản chính giấy khai bị mất và sổ hộ tịch (sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch) cũng bị mất thì mới thuộc trường hợp đăng ký lại khai sinh. Trường hợp mất bản chính Giấy khai sinh nhưng vẫn còn sổ hộ tịch thì cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch (trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính). Thủ tục yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch được quy định tại Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) như sau: - ""Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. - Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu”. Mặc dù không có quy định thể hiện rõ Trích lục khai sinh (bản sao) có giá trị như bản chính nhưng đây là văn bản có hiệu lực pháp lý để chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân. Trong trường hợp giấy khai sinh bản chính đã bị mất thì Trích lục khai sinh (bản sao) là căn cứ pháp lý có giá trị để chứng minh việc khai sinh. Đồng thời, nội dung Trích lục khai sinh (bản sao) cũng tương đồng với giấy khai sinh bản chính nên thực tế Trích lục khai sinh (bản sao) có thể được coi là có giá trị như bản chính." 34475,"Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Linh Lan. Tôi đang công tác tại một công ty quản lý quỹ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, công ty tôi đang có nhu cầu bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán. Vậy xin cho hỏi điều kiện để bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty quản lý quỹ là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.","Hiện nay, nội dung về điều kiện bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty quản lý quỹ đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 86/2016/NĐ-CP. Theo đó, công ty quản lý quỹ được phép bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán khi đáp ứng các điều kiện sau: a) Không trong tình trạng bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động trong vòng 03 tháng tính đến thời Điểm nộp hồ sơ; b) Đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này và có vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định; c) Có tối thiểu 01 nhân viên tại bộ phận tư vấn đầu tư để tư vấn cho khách hàng. Nhân viên nghiệp vụ tại bộ phận tư vấn đầu tư phải đáp ứng quy định tại Điểm a, d Khoản 3 Điều 11 Nghị định này, có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán hoặc đáp ứng quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 11 Nghị định này và không được kiêm nhiệm làm việc tại các bộ phận nghiệp vụ quản lý quỹ, quản lý tài sản, bộ phận đầu tư và các bộ phận thực hiện giao dịch tài sản cho quỹ, khách hàng ủy thác. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty quản lý quỹ . Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 86/2016/NĐ-CP. Trân trọng!" 7682,"Cha, mẹ có được quản lý tài sản riêng của con chưa đủ tuổi vị thành niên hay không?","Căn cứ Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền có tài sản riêng của con như sau: 1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con. 2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập. 3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này. Như vậy, việc con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự quản lý tài sản riêng, nhưng với trường hợp của bạn tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý và được giao lại khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ." 16937,"Dạ cho em hỏi là muốn làm giấy không tiền án tiền sự cho người nước ngoài (quốc tịch Mỹ) khi ở Việt nam thì làm ở đâu ạ? Hiện tại, họ đã về nước nhưng giờ muốn đi qua Úc thì bên đó yêu cầu phải có giấy không tiền án tiền sự khi ở Việt Nam ạ?","Theo quy định tại Luật lý lịch tư pháp 2009 thì phiếu lý lịch tư pháp (hay trên thực tế thường có tên gọi là giấy xác nhận không tiền án tiền sự) là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp Tại Khoản 1 Điều 7 Luật lý lịch tư pháp 2009 có quy định: ""Điều 7. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp 1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình."" Và tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 Luật lý lịch tư pháp 2009 có quy định: ""Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp 1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có: a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;"" Như vậy: Căn cứ các trích dẫn trên đây thì trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam có nhu cầu được cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định. Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam có nhu cầu được cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình phải nộp hồ sơ xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam, hồ sơ bao gồm: - Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp - Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; - Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp Tại Khoản 2 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp 2009 có quy định: ""Điều 45. Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 ... 2. Cá nhân nộp Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và các giấy tờ kèm theo tại các cơ quan sau đây: a) Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh; b) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia."" Như vậy: Trường hợp người nước ngoài có nhu cầu được cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình tại Việt Nam thì nộp hồ sơ tại: - Trường hợp còn cư trú tại Việt Nam: Sở Tư pháp nơi cư trú; - Trường hợp không còn cư trú tại Việt Nam: Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Do đó: Đối với trường hợp người nước ngoài có cư trú tại Việt Nam nhưng hiện tại đã rời Việt Nam chuyển ra nước ngoài sinh sống mà có nhu cầu được cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình tại Việt Nam thì nộp hồ sơ đề nghị tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để được giải quyết theo thẩm quyền. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 34327,Chấp nhận giao kết hợp đồng là gì?,Chấp nhận giao kết hợp đồng là Việc trả lời đồng ý chấp nhận toàn bộ và không có điều kiện khác kèm theo lời đề nghị của một chủ thể khi được người khác đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng dân sự. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn trả lời chấp nhận giao kết do bên đề nghị đưa ra. 19887,Hợp đồng hợp tác kinh doanh có bắt buộc phải công chứng khi ký kết không? Nội dung của hợp đồng  hợp tác kinh doanh phải có các nội dung nào?,"Tại Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2020 , có quy định: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm các nội dung: - Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: + Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; + Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; + Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; + Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; + Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; + Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. - Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì hợp đồng hợp tác kinh doanh là một dạng của giao dịch dân sự, vậy nên nếu hợp đồng thỏa mãn các điều kiện của Bộ luật dân sự thì hợp đồng đó vẫn có điều kiện. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 , có quy định về điều kiện của hợp đồng dân sự như sau: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. => Như vậy, cả trong Bộ luật dân sự và Luật đầu tư không có quy định bắt buộc hợp đồng hợp tác kinh doanh phải công chứng, chứng thực thì mới có hiệu lực. Vậy nên, nếu các bên có mong muốn được công chứng, chứng thực. Hoặc để tránh những vướng mắc pháp lý về sau thì có thể lựa chọn công chứng chứng thực, còn luật thì không bắt buộc. Trân trọng." 30010,Tôi đang thắc mắc là: Tôi nghe bạn tôi nói hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng thì mới có hiệu lực đúng không? Quê tôi người ta có thể lên xã để chứng thực bình thường.,"Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau: - Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: - Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này. Như vậy, theo quy định trên thì đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn có thể chứng thực tại địa phương cụ thể UBND xã và không cần phải công chứng, đồng thời vấn đề chứng thực này không ảnh hưởng gì đến giá trị pháp lý của nó. Trân trọng!" 26443,"Ông Trần Bình bán bò mẹ đang mai thai cho ông Tú, cả 2 đều biết bò mẹ đang mang thai. Ông T thỏa thuận với ông Bình rằng ông Bình sẽ nuôi bò mẹ giúp ông Tú, khi ông Tú đi học nông nghiệp về sẽ nhận chuyển giao từ ông Bình. Trong thời gian ông Tú đi học, bò mẹ sinh ra bê con và được ông Bình nuôi. Lúc chuyển giao, ông Tú đòi cả bò mẹ và bê con. Xin hỏi, ông Bình có phải giao cả bê cho ông Tú không?","Căn cứ Điều 109 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hoa lợi như sau: - Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. - Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Như vậy có thể xác định được bê con là hoa lợi theo định nghĩa của luật. Từ đó có thể xác định được quyền sở hữu đối với bê con theo quy định của Khoản 2 Điều 161 Bộ luật dân sự 2015 như sau: - Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do đó, ông Bình chỉ phải giao bò mẹ cho ông Tú, còn bê con được xác định thuộc quyền sở hữu của ông Tú ( trừ trường hợp 2 ông có thỏa thuận khác). Trên đây là nội dung tư vấn." 27171,Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp nào?,"Căn cứ theo Điều 34 Luật Căn cước 2023 quy định về khóa, mở khóa căn cước điện tử cụ thể như sau: Khóa, mở khóa căn cước điện tử 1. Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây: a) Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa; b) Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; c) Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước; d) Khi người được cấp căn cước điện tử chết; đ) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. 2. Căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp sau đây: a) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa; b) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; c) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước; d) Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa. 3. Khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử. 4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử. 5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục khóa, mở khóa căn cước điện tử. Như vậy, theo quy định trên thì căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây: - Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa; - Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; - Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước; - Khi người được cấp căn cước điện tử chết; - Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Lưu ý: Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024! Trân trọng!" 19186,"Kiện đòi tài sản dựa trên biên bản nợ như thế nào? Công ty tôi là công ty thương mại, có bán hàng cho một khách hàng cá nhân, có làm hợp đồng mua bán trực tiếp với vị khách này nhưng vị khách này lại yêu cầu chúng tôi viết hóa đơn về một công ty khác nhưng vẫn ký biên bản xác nhận nợ với công ty chúng tôi. Đã gần 2 năm nay người khách này không còn lấy hàng của chúng tôi nữa. Công ty tôi muốn đưa ra tòa án để giải quyết. Hợp đồng và hóa đơn không thống nhất, vậy chỉ với biên bản xác nhận nợ thì công ty tôi có thể nhờ tòa án giải quyết được không và nếu đưa được ra tòa án thì đơn kiện sẽ gửi cho tòa án cấp nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 thì: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Công ty bạn có bán hàng cho một khách hàng cá nhân, có làm hợp đồng mua bán trực tiếp với vị khách này, vị khách hàng này ký biên bản xác nhận với công ty bạn, vì vậy hợp đồng mua bán này hoàn toàn có hiệu lực theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Điều 440 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền như sau: 1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Vì vậy, vị khách hàng này phải có nghĩa vụ trả tiền cho công ty bạn theo đúng thỏa thuận giữa hai bên. Vì câu hỏi trên không nêu rõ tình huống cụ thể, vì vậy chúng tôi chia trường hợp và tư vấn cho bạn như sau: Trường hợp 1: Vị khách hàng là cá nhân đó trực tiếp nhận hàng, là người trực tiếp viết giấy nợ, và ghi hóa đơn về cho công ty nhưng mua hàng với tư cách các nhân Trong trường hợp này, người này có nghĩa vụ trả nợ cho công ty bạn theo đúng hợp đồng đã ký kết với công ty bạn. Khi công ty bạn kiện ra tòa yêu cầu Tòa án giải quyết thì người này chịu trách nhiệm với tư cách cá nhân và công ty bạn có thể gửi đơn kiện lên Tòa án nhân dân cấp Huyện, nơi người đó thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Trường hợp 2: Vị khách hàng là cá nhân đó trực tiếp nhận hàng, là người trực tiếp viết giấy nợ và ghi hóa đơn về công ty nhưng do sự ủy thác của công ty. Trong trường hợp này, công ty của vị khách hàng này có nghĩa vụ trả nợ cho công ty bạn theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết, công ty bạn có thể gửi đơn kiện lên Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi công ty đó đăng ký đặt trụ sở chính. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về kiện đòi tài sản dựa trên biên bản nợ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 17599,Bồi thường hỗ trợ đối với nhà ở công trình trong hành lang bảo vệ an toàn được quy định như thế nào?,"Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được quy định tại Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP như sau: Điều 18. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không 1. Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau: a) Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. b) Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không lớn hơn 70% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn tương đương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. c) Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương. 2. Nhà ở, công trình được xây dựng trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt: a) Nếu chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp phải chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm đáp ứng các điều kiện đó. b) Trường hợp phá dỡ một phần, phần còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ đầu tư lưới điện cao áp có trách nhiệm: Chi trả, bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ hoặc bồi thường di dời nhà ở công trình theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. c) Trường hợp nhà ở, công trình không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này, mà phải dỡ bỏ hoặc di dời, thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất." 18558,Xử lý đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền sẽ thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã?,"Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước. Chi tiết, về thẩm quyền xử lý, Điểm e Khoản 1 Điều 69 và Điểm h Khoản 1 Điều 70 Luật Hộ tịch 2014 xác định: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp (trong đó có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014) trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật; - Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền thu hồi, hủy bỏ giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (trong đó có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014) trái quy định của Luật này, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật. Như vậy, theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp trên mới có quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn không đúng thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp dưới chứ không phải Tòa án hay chính cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn không đúng thẩm quyền sẽ tự thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn không đúng thẩm quyền đó. Do đó, trường hợp UBND xã cấp sai thì cấp huyện sẽ hủy và cấp huyện thực hiện việc cấp sai thì cấp tỉnh sẽ hủy." 14064,Có được kết hôn khi là người đang chấp hành án treo hay không?,"Tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện để được kết hôn như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Và các trường hợp bị cấm kết hôn tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 . Bao gồm: 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Như vậy, nếu cả 2 bạn đáp ứng các điều kiện trên và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn thì dù bạn trai bạn đang chấp hành án treo thì vẫn được kết hôn bạn nhé. Có được kết hôn khi là người đang chấp hành án treo hay không? (Hình từ Internet)" 17982,"Đầu tháng 10-2016, một nhóm người Đài Loan thuê chị H. (ngụ Cần Đước, Long An) vận động một số người dân sống tại khu vực này đem CMND lên TP.HCM cho thuê 2 triệu đồng/cái. Những người này ký vào 4-5 loại giấy tờ mở tài khoản và thẻ ATM. Chị N. (sống gần nhà chị H.) cho biết: “Từ đầu tháng đến giờ đã có nhiều người được H. trả tiền như vậy. Họ đều là bà con nghèo, làm nghề chài lưới, không biết mình đã ký vào những loại giấy tờ gì, có phạm luật hay không?”.","Trong trường hợp trên, nếu các đối tượng đã bắt người dân đưa CMND và ký tên để thực hiện giao dịch (mở tài khoản, mua hàng trả góp...) thì có thể xem xét hành vi vi phạm pháp luật của những đối tượng này. Trong một số giao dịch luôn đòi hỏi người tham gia phải có CMND nhằm xác định nhân thân. Vì vậy nếu hồ sơ giao dịch thể hiện đủ thông tin bao gồm chữ ký xác nhận giao dịch, CMND đính kèm thì các giao dịch này được xem là hợp pháp. Thế nhưng một số giao dịch có thủ tục bắt buộc người đứng tên trên CMND phải trực tiếp đến giao dịch, có thủ tục ghi nhận lại hình ảnh của họ tại điểm giao dịch thì hồ sơ dù có chữ ký cùng với CMND vẫn chưa đủ điều kiện đáp ứng giao dịch có hiệu lực. Đối với những giao dịch có quy trình như vậy, nếu không đáp ứng đủ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên giao dịch đó vô hiệu. Do đó những người dân trong trường hợp trên chỉ cần chứng minh việc họ không có mặt tại thời điểm thực hiện giao dịch, họ vì thiếu hiểu biết mà ký vào các giấy tờ do người khác yêu cầu trong khi không nhận thức được các giao dịch đó nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ gì cho mình. Họ có thể yêu cầu tòa tuyên giao dịch vô hiệu do bị “lừa dối” theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2005. Còn đối với người sử dụng CMND của người khác sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền 1-2 triệu đồng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP (sử dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật). Theo các chuyên gia pháp lý, Nghị định 05/1999/NĐ-CP Chứng minh nhân dân quy định CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do công an cấp. Giấy này chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân. CMND nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ VN. Bên cạnh đó, công dân được sử dụng CMND của mình làm giấy tờ tùy thân trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch. Mọi công dân phải có trách nhiệm mang theo CMND và xuất trình khi có người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Luật cũng không cho phép việc cho thuê hoặc mượn CMND của người khác." 12551,Có thể xin giữ quốc tịch nước ngoài khi xin trở lại quốc tịch Việt Nam hay không?,"Tại Khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch 2008 về các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam, cụ thể như sau: 5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam. Như vậy, với quy định trên thì bạn muốn xin giữ quốc tịch nước ngoài đồng thời xin trở lại quốc tịch Việt Nam là không được ngoại trừ các trường hợp nêu trên. Trân trọng!" 9642,Đồng sở hữu chủ là gì?,Đồng sở hữu chủ là những người có quyền sở hữu chung 6234,"Em tên Quân năm nay 16 tuổi. Em học hành chăm chỉ và có nhận được một khoản học bổng, sau đó nhờ ba mẹ đứng tên đầu tư hộ nên hiện tại có được một số vốn. Gần đây em đọc báo thấy đất đang có giá nên em muốn đầu tư nhưng ba  mẹ lại không muốn, em muốn hỏi 18 tuổi thì em mới có thể tự mình mua đất đai được chưa? Nếu chưa thì bao nhiêu tuổi. Xin giúp em giải đáp.","Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau: - Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. - Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. - Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Bên cạnh đó tại Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau: - Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. - Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự - Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. Như vậy theo quy định hiện hành đối chiếu với trường hợp của bạn đề cập thì 18 tuổi bạn vẫn chưa thể tự mình mua đất mà phải đủ 18 tuổi mới có thể xem là người thành niên và có thể tự mình đứng ra mua đất đai. Ngoài ra, theo nguyên tắc đủ 18 tuổi được tính là khi qua ngày sinh nhật lần thứ 18 của một người. Trân trọng!" 34176,Thẻ căn cước bị bong tróc không sử dụng được nữa thì xử lý như thế nào?,"Căn cứ quy định Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước 1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; e) Xác lập lại số định danh cá nhân; g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. 2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này; b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Như vậy, theo quy định thì nếu như thẻ căn cước bị hư hỏng dẫn đến không sử dụng được nữa thì người dân có thể yêu cầu cấp lại thẻ căn cước mới để tiếp tục sử dụng." 22021,Người yêu cầu đăng ký khai sinh lưu động không biết chữ thì xử lý ra sao?,"Theo khoản 4 Điều 25 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau: Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử lưu động ... 4. Trường hợp người yêu cầu không biết chữ thì công chức tư pháp - hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch. Quy định này cũng được áp dụng đối với thủ tục đăng ký kết hôn lưu động tại Điều 26 của Thông tư này. ... Theo đó , trường hợp người yêu cầu đăng ký khai sinh lưu động không biết chữ thì công chức tư pháp - hộ tịch trực tiếp ghi Tờ khai, sau đó đọc cho người yêu cầu nghe lại nội dung và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Tờ khai. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch phải đọc lại nội dung giấy tờ hộ tịch cho người yêu cầu nghe và hướng dẫn người đó điểm chỉ vào Sổ hộ tịch. Trân trọng!" 13332,Bản án ly hôn có gửi về cho UBND xã nơi đăng ký kết hôn không?,"Tòa án xét xử xong vụ ly hôn của 2 vợ chồng tôi. Chúng tôi không muốn để ông bà 2 bên biết. Nhưng bản án này có gửi về gia đình, hay gửi về địa phương không vậy?" 30621,Muốn nhận trực tiếp nuôi đứa con sau khi vợ chồng chị gái ly hôn thì làm thế nào?,"Xin chào anh chị! Tôi có vấn đề thắc mắc, mong nhận được giải đáp từ anh chị như sau: Chị Hoa và anh Đức kết hôn năm 2012 và có một người con trai. Năm 2015, anh chị ly dị và đứa bé về ở với mẹ. Năm 2016, anh Đức lĩnh án 7 năm tù, còn chị Hoa thì đi lấy chồng mới và không muốn mang con về nhà chồng mới. Anh Minh là em của chị Hoa muốn trực tiếp nuôi đứa trẻ được không? Nếu được thì cần những giấy tờ, thủ tục nào? Mong anh chị tư vấn. Xin trân trọng cảm ơn! Trả lời: Căn cứ điểm b khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau: 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. ... 5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Người thân thích; Người thân thích theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Như vậy, anh Minh có thể đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc cháu, vì anh Đức và chị Hoa không còn khả năng, điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đứa trẻ nữa, đồng thời anh còn là em của chị Hoa nên anh có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi đứa trẻ. Để thay đổi người trực tiếp nuôi con, anh Minh cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi cư trú bao gồm: - Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con; - Bản án ly hôn; - Bản sao sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân - Bản sao giấy khai sinh của con; - Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con." 30072,"Em vay của ngân hàng ppf 20tr hàng tháng trả là 1400. Đến tháng 7 năm 2014 là em hết hợp đồng... hạn nộp của em là từ ngày 1-4 hàng tháng nhưng tháng 6 em nọp trể hẹn 2 ngày là ngày 6/6/2014 e mới nộp, bên ngân hàng PPFcó gọi điện thoại yêu cầu em thanh toán tiền phạt là 250k vì ngày 9/9 họ mới nhận được tiền, nhưng em nói e nọp ngày 6/6 có biên lai thì họ yêu cầu em fax biên lai lên ngân hàng cho họ xem, em đã fax lên nhưng 2 ngày sau họ lại gọi đt yêu cầu em nộp phạt vì biên lai đó ko có giá trị họ chỉ cần biết là họ nhận tiền muôn 3 ngày. Ngày nào nhân viên bên ngân hàng cũng gọi đt tơi mấy cuộc có lúc mờ sáng có lúc trưa nắng có lúc nữa đêm, họ gọi nc rất khjnh thường người khác yêu cầu em nộp phạt nhưng em ko nộp vì e đã hoàn tất các khoảng tiền rồi còn tiền phạt e ko nộp.  Bây giờ tiền phạt của em lên 500k họ nói nếu em ko nộp sẽ kiện em... Vậy luật sư cho em hỏi e có bị kiện không, em có quyền kiện họ vì làm ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của em ko khj ngày nào họ cũng gọi đt tới mấy cuộc để đe dọa này nọ, mẹ em nghe đt cũng rất sợ nói em nộp phạt nhưng e thấy ko lí do gì mình phải nọp cả...","Bạn cần cung cấp thêm các thông tin như : hàng tháng trả 1400 là trả 1triệu 400 nghìn hay bao nhiêu, và mùng 6/6/2014 bạn đã gửi tiền đến 9/9 ngân hàng mới nhận được tiền...Luật sư đề nghị bạn cung cấp thông tin chính xác để có thể tư vấn tốt nhất như: Thời hạn vay trong bao nhiêu lâu ? bắt đầu từ thời gian nào? lãi xuất hàng tháng là bao nhiêu?" 19092,"Sau khi cho con đi làm con nuôi, cha mẹ còn quyền hạn gì đối với con ruột của mình nữa hay không? Và cha mẹ đẻ có quyền nhận lại con được không?","Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con đã cho đi làm con nuôi Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Luật Nuôi con nuôi quy định Hệ quả của việc nuôi con nuôi : 1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. 3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. 4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. Như vậy, về măt pháp lí kể từ ngày giao nhận con nuôi cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lí dịnh đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi, nếu như giữa cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ không có thỏa thuận gì khác. [Sau khi cho con đi làm con nuôi, cha mẹ đẻ có quyền gì? - Ảnh 1] Sau khi cho con đi làm con nuôi, cha mẹ đẻ có quyền gì? Chấm dứt việc nuôi con nuôi Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; 2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; 3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; 4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Khi có một trong các căn cứ nêu trên và theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu thì việc nuôi con nuôi sẽ chấm dứt. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau : 1. Cha mẹ nuôi. 2. Con nuôi đã thành niên. 3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi. 4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010: a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; b) Hội liên hiệp phụ nữ. Về hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi: 1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó. 3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 được khôi phục. 4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi. Như vậy, nếu việc con đã cho đi làm con nuôi trở về với cha mẹ đẻ, thì các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt sẽ được khôi phục lại. Căn cứ pháp lí: - Luật Nuôi con nuôi năm 2010; - Nghị định số 19/2011/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Nuôi con nuôi. Luật gia Đồng Xuân Thuận" 210,Đang làm việc mà có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự phải làm sao?,Đang làm việc mà có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự phải làm sao? Mình đang làm việc tại công ty công nghệ được 3 năm. Mới đây mẹ mình ở quê có gọi lên là do đi khám đủ sức khỏe nên được gọi đi nghĩa vụ. Bây giờ mình phải làm sao? Đi nghĩa vụ có mất việc luôn không? 31466,Trốn nghĩa vụ quân sự năm 2024 phạt bao nhiêu năm tù?,"Tại Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tội trốn nghĩa vụ quân sự như sau: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự 1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; b) Phạm tội trong thời chiến; c) Lôi kéo người khác phạm tội. Theo đó, công dân được gọi đi nghĩa vụ quân sự nhưng trốn sẽ có mức phạt tù lên đến 05 năm. Tuy nhiên tùy phụ thuộc vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm và phán quyết cuối cùng của Tòa án sẽ có hình phạt cụ thể. Trân trọng!" 11778,Điều kiện nhận nuôi con nuôi.,"Vợ chồng tôi đã kết hôn được năm năm rồi nhưng chưa có con (tôi 34 tuổi, vợ 30 tuổi). Ở gần nhà có một cháu bé năm nay đã tròn 16 tuổi, mồ côi cha mẹ nên chúng tôi muốn nhận cháu làm con nuôi. Vợ chồng tôi và cháu hoàn toàn không có quan hệ họ hàng gì cả. Vậy vợ chồng tôi có thể nhận cháu làm con nuôi không?" 20417,Xin chào luật sư. Tôi là một giáo viên tiểu học. Tôi có một đứa con riêng sinh năm 2000. Hiện tôi đã kết hôn lần 2 và chúng tôi có một con chung sinh năm 2011. Chồng hiện tại của tôi mới kết hôn lần đầu và cũng không có con riêng. Anh ấy rất mong có một đứa con chung thứ hai với tôi nhưng vì tôi là một giáo viên và cũng là một đảng viên nên tôi rất băn khoăn không biết liệu trong trường hợp của tôi có được phép sinh con thứ ba hay không? Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Nếu được phép thì tôi cần trình văn bản gì cho lãnh đạo của tôi để được hưởng chế độ khi sinh con và để không bị kỉ luật? Tôi xin chân thành cảm ơn.,"Thứ nhất về vấn đề bạn là công chức, viên chức mà sinh con thứ ba thì phải chịu hình thức ""khiển trách"" theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thứ hai , công chức, viên chức là đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình ngoài việc xem xét xử lý kỷ luật hành chính còn phải xem xét, xử lý kỷ luật về đảng theo quy định. Thứ ba, về chế độ hưởng chế độ thai sản, bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật." 20838,"Xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một học viên của Trường trung cấp cảnh sát nhân dân V, gần đây có tìm hiểu về việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, có một thắc mắc tôi muốn được hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp như sau: Xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Quang Huy (0978******)","Xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội được pháp luật quy định tại Điều 8 Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau: Sau khi tiếp nhận dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, Đội trưởng Đội căn cước công dân thực hiện như sau: 1. Thẩm định dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, báo cáo Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội về kết quả thẩm định. Đối với trường hợp đủ Điều kiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này; đối với trường hợp đủ Điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác hoặc trường hợp không đủ Điều kiện thì xem xét phê duyệt trả dữ liệu điện tử cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho nơi làm thủ tục để xử lý theo quy định tại Điểm b, c, đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư này. 2. Chuyển dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân hợp lệ lên Trung tâm căn cước công dân quốc gia. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc xử lý dữ liệu điện tử đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BCA . Trân trọng!" 34140,"Xử lý Chứng minh nhân dân cũ khi chuyển qua dùng thẻ căn cước công dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đức Sáu, công chức nhà nước đã về hưu, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong dữ liệu quốc gia về dân cư. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là việc xử lý Chứng minh nhân dân cũ khi chuyển qua dùng thẻ căn cước công dân được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Xử lý Chứng minh nhân dân cũ khi chuyển qua dùng thẻ căn cước công dân được quy định tại Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA Quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau: - Đối với Chứng minh nhân dân 9 số: + Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận Chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân; + Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân. - Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục. - Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số mà làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất cho công dân. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc xử lý Chứng minh nhân dân cũ khi chuyển qua dùng thẻ căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 07/2016/TT-BCA. Trân trọng!" 23330,Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất 2024?,Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định mẫu tờ khai đăng ký kết hôn như sau: Xem chi tiết Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất 2024 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP tại đây . 8135,"Quyền của bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ là gì? Xin chào anh chị Thư Ký Luật! Sau khi luật dân sự mới nhất chính thức có hiệu lực, tôi thấy báo chí xôn xao bàn tán và thảo luận nhiều. Tôi cũng có tìm hiểu và có nhiều chỗ chưa rõ, rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho tôi hỏi: Quyền của bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ là gì? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền của bên cung ứng dịch vụ được quy định như sau: - Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc. - Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ. - Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ. Quyền của bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 518 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 31008,"Trách nhiệm của tổ trưởng và ban điều hành tổ hợp tác. Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về Trách nhiệm của tổ trưởng và ban điều hành tổ hợp tác như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!",Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 151/2007/NĐ-CP tổ chức hoạt động tổ hợp tác thì: Tổ trưởng tổ hợp tác có trách nhiệm sau: a) Là người đại diện cho tổ hợp tác xác lập các giao dịch dân sự vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác; b) Tổ chức thực hiện và điều hành các hoạt động của tổ hợp tác. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Trách nhiệm của tổ trưởng tổ hợp tác. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 151/2007/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng! 33023,"Em không biết có quy định nào khống chế thời gian kê khai di sản kể từ thời điểm người để lại di sản chết không? Vì em xem Luật Dân Sự hình như không thấy quy định việc này . Tuy nhiên em nghỉ nếu không khống chế thì sau 10 năm, 20 năm mới kê khai","Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có qui định nào liên quan đến việc qui định khống chế thời gian khai di sản thừa kế cả mà chỉ có qui định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ ngày để lại di sản chết được qui định tại điều 645 BLDS 2005, cụ thể như sau: Điều 645. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế." 23460,Con trong giá thú và con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế như nhau hay không?,"Tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc; b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trường hợp ba của bạn mất nhưng không để lại di chúc thì di sản mà ba để lại sẽ được chia theo pháp luật. Pháp luật hiện hành không có sự phân biệt con trong giá thú và con ngoài giá thú khi hưởng thừa kế theo pháp luật. Chính vì vậy, con trong giá thú và con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế như nhau. Con trong giá thú và con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế như nhau hay không? (Hình từ Internet)" 30525,Hộ gia đình em đang sinh sống tại xã hòa thạnh tam bình vĩnh long. Gia đình em có 4 ha đất cây lâu năm được ubnd huyện giao năm 1995 và đã đựợc cấp Gcnqsdđ. 10ha đất nuôi trồng thủy sản trong đó 4ha nhận chuyển nhượng 4 ha năm 2001 6 ha ubnd cho thuê năm 1997. 12 ha đất trồng cây lâu năm được ubnd giao năm 2000. Đất của em vượt hạn mức bao nhiêu ha.phần vượt hạn mức giải quyết như thế nào . Em có quyền chuyển đổi chuyển nhượng toàn bộ hay ko. Vì sao?,"Trước hết về nguyên tắc người sử dụng đất được phép xin chuyển mục đích sử dụng đất, được phép thực hiện việc chuyển nhượng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chuyển nhượng, chuyển mục đích, chỉ có phần đất nào thuộc quyền sử dụng của gia đình em thì mới được phép chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích. Đối với diện tích đất thuê, đất được giao khoán... thì gia đình em chỉ có thể quản lý sử dụng theo đúng mục đích khi được cơ quan có thẩm quyền giao." 3122,Người thừa kế đều có quyền từ chối nhận di sản thừa kế đúng không?,Theo quy định pháp luật về dân sự thì có phải tất cả người thừa kế đều có quyền từ chối nhận di sản thừa kế? 12016,"Việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được thực hiện theo thủ tục nào?","Khoản 2 Điều 42 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan như sau: Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan ... 2. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thực hiện theo thủ tục như sau: a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; b) Thành phần hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm: Đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (theo Mẫu số 06 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này); Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này; Chứng cứ (nếu có); Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ; d) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân; đ) Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp. Theo quy định nêu trên, việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được thực hiện theo thủ tục sau: Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ; Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 01 tháng. Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp trong thời hạn 15 ngày làm việc. *Lưu ý: Đối với tổ chức, cá nhân nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà không thực hiện theo đung yêu cầu những không thuộc trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Hướng dẫn chi tiết thủ tục hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan? (Hình từ Internet)" 12477,"Gia đình tôi có 7 anh chị em 6 nữ và 1 nam. Khi bố mẹ tôi qua đời không để lại di chúc, do em trai tôi thường xuyên đánh đập người chị cả (chưa có chồng) nên chúng tôi đã kiện và đề nghị chia đám đất do bố mẹ để lại, nay chúng tôi muốn chia đám đất mà bố mẹ tôi để lại làm 7 phần nhưng trước đó em trai tôi đã xây một căn nhà ở giữa đám đất do bố mẹ tôi để lại mà không được sự đồng ý của mọi người. Vậy tôi muốn hỏi việc chia tài sản sẽ được giải quyết như thế nào? Và chúng tôi có phải bồi thường ngôi nhà không nếu có thì bồi thường thế nào?","Theo thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn mất không để lại di chúc. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 675 BLDS năm 2005 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Theo đó thì tài sản bố mẹ bạn để lại là khối di sản được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2005 thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” Theo đó thì 7 anh em bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Về ngôi nhà đã được xây trên mảnh đất thì được giải quyết như sau: Theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất này là di sản thừa kế bố mẹ bạn để lại chưa chia. Do đó, khối di sản này thuộc sở hữu chung của các đồng thừa kế. Em trai bạn xây nhà không được sự đồng ý của các đồng thừa kế còn lại là trái với quy định của pháp luật, do vậy các đồng thừa kế không phải bồi thường ngôi nhà trên." 1991,"(PLO)- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. Khi người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Năm 2004, bà nội tôi đến UBND xã lập di chúc để lại căn nhà cho dì tư. Năm 2009, bà nội tôi thay đổi di chúc để lại căn nhà đó cho cậu bảy. Nay bà nội tôi kêu tôi chở ra UBND xã để thay đổi di chúc cho nhà cho người khác. Tôi muốn biết bà nội tôi lập tới ba di chúc cho một căn nhà thì di chúc nào có hiệu lực (cả ba di chúc UBND xã đều chứng)? Khanh(Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật TP.HCM)","Căn cứ Điều 646, 662 Bộ luật Dân sự thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc được quy định như sau: - Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. - Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. - Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ. Đồng thời, tại khoản 5 Điều 667 bộ luật trên quy định hiệu lực pháp luật của di chúc đối với trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật. Như vậy, trường hợp bạn hỏi thì di chúc mà bà nội bạn lập sau cùng là di chúc có hiệu lực pháp luật theo quy định nêu trên." 29057,Những thủ tục để làm Phụ lục hợp đồng thế chấp bổ sung phần tài sản trên đất khi không thay đổi giá trị tài sản thế chấp được quy định như thế nào?,"Việc yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký được thực hiện khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: a) Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên thế chấp, bên nhận thế chấp; b) Thay đổi tên hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp của một bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp; c) Rút bớt tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; d) Bổ sung tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; đ) Khi tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình thành. Đối chiếu với trường hợp của bạn: Trước đây, bạn đã ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất); nay bạn bổ sung tài sản thế chấp là tài sản gắn liền với đất (bằng việc ký Phụ lục hợp đồng thế chấp). Do vậy, bạn thuộc trường hợp bổ sung tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm d nêu trên và bạn phải yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký. Hồ sơ đăng ký thay đổi gồm: - Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (01 bản chính); - Phụ lục đồng thế chấp bổ sung phần tài sản trên đất (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính); - Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản sao có chứng thực), trừ trường hợp người yêu cầu đăng ký xuất trình bản chính văn bản ủy quyền thì chỉ cần nộp 01 bản sao để đối chiếu" 15040,"Xin Chào văn phòng Luật Sư Hải Phòng, Tôi muốn hỏi 1 chuyện như sau. Tôi có 1 người bạn lúc đó đang mang thai, nhờ tôi tìm 1 người nhận con của cô ấy làm con nuôi.và tôi đã tìm được người thích hợp. Sau khi đã bàn bạc và thống nhất (Nhưng không thông qua bất cứ giấy tờ nào) đến ngày sinh tôi đưa cô ấy đi làm hồ sơ sinh ở bệnh viện. và lấy tên người khác để làm giấy chứng sinh(đã thống nhất như vậy) sau khi sinh xong, người nhận con nuôi đã chi trả hết toàn bộ chi phí sinh nở và bồi dưỡng thêm cho cô ấy. Rồi bế con về. Nhưng ít hôm sau cô ấy gọi điện cho tôi và muốn đòi lại đứa con.Bây giờ phải giải quyết như thế nào? Nếu pháp Luật can thiệp.Mặc dù tất cả giấy tờ , thủ tục nhập viện đều không mang tên của cô ấy. Xin Các luật sư tại Hải Phòng cho tôi lời giải đáp. Tôi Xin Chân Thành cám ơn.","Với thắc mắc của bạn, Luật sư tư vấn luật online đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: Theo như những gì chị kể thì trên giấy tờ thì bạn của bạn không có quan hệ gì đối với đứa con mình đã sinh ra (sau khi sinh con ra, lấy tên của người khác làm chứng sinh) Tuy nhiên, qua việc giám định AND cũng có thể chứng minh được cô ấy có là mẹ đứa bé hay không, đó lại là tình huống khác. Vì thế nên việc bạn của bạn muốn đòi lại quyền nuôi con cần được tòa án quyết định bằng một bản án trong trường hợp cô ấy có yêu cầu khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền. Tuy nhiên, khi xem xét toàn bộ chứng cứ của vụ kiện, tòa án sẽ cân nhắc đến hành vi cho người nhận nuôi đứa con sơ sinh của cô ấy ngay tại bệnh viên, để xem xét với hành vi trên có do hoàn cảnh bắt buộc gì hông, hay chỉ từ sự vô trách nhiệm của cô ấy để xem xét điều kiện có tiếp tục giao cho quyền được tiếp tục nuôi con nữa hay không." 16337,"Tôi là một kĩ sư muốn tham gia sản xuất nông nghiệp Xin được hỏi về điều kiện để được thuê đất nông nghiệp đối với cá nhân? thủ tục xin thuê đất nông nghiệp?các nghĩa vụ phải thực hiện khi thuê đất nông nghiệp?các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp?","Về trình tự thủ tục thuê đất nông nghiệp: + Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin thuê đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất +Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin thuê đất về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp đủ điều kiện và gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; + Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm xem xét lại hồ sơ; trường hợp đủ điều kiện thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; + Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra các trường hợp xin thuê đất, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất. Cách thức thực hiện: Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin thuê đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Thành phần, số lượng hồ sơ: + Thành phần hồ sơ, bao gồm: đơn xin thuê đất. + Số lượng hồ sơ: không quy định Thời hạn giải quyết: Không quá năm mươi (50) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Chính sách ưu đãi đối với đất nông nghiệp của nhà nước hiện nay: Đảng và nhà nước ta luôn có những chính sách ưu đãi cho nông dân và những doanh nghiệp có chương trình phối hợp tiêu thụ những sản phẩm nông nghiệp do nông dân sản xuất thông qua các chính sách thuế hoặc chính sách ưu đãi tiền sử dụng đất. Do câu hỏi của bạn quá rộng nên luật sư rất khó để tư vấn chính xác cho bạn. Trân trọng./." 18893,Hợp pháp là gì? Bất hợp pháp là gì? Ví dụ về hành vi hợp pháp?,"Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về khái niệm ""Hợp pháp là gì? Bất hợp pháp là gì?"". Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản: - Hợp pháp là hành vi, hoạt động được cho phép bởi luật pháp và được bảo vệ bởi nhà nước. Hành vi hợp pháp không vi phạm bất kỳ quy định, luật lệ nào và không gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. - Ngược lại, bất hợp pháp là hành vi, hoạt động bị cấm bởi luật pháp và có thể bị xử phạt bởi nhà nước. Hành vi bất hợp pháp vi phạm các quy định, luật lệ và có thể gây ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Một số ví dụ về hành vi hợp pháp như sau: - Đi xe máy trên đường phố với đầy đủ giấy tờ và tuân thủ luật giao thông. - Mua bán nhà đất hợp pháp. - Kinh doanh ngành nghề với giấy phép đăng ký đầy đủ. - Hành nghề luật sư sau khi đã được cấp phép. - Đi bầu cử. *Nội dung Hợp pháp là gì? Bất hợp pháp là gì? Ví dụ về hành vi hợp pháp? chỉ mang tính chất tham khảo. Hợp pháp là gì? Bất hợp pháp là gì? Ví dụ về hành vi hợp pháp? (Hình từ Internet)" 11206,"Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đức Phương, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đức Phương (ducphuong*****@gmail.com)","Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể như sau: - Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký; - Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó; - Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó; - Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh. Trên đây là nội dung tư vấn về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 13738,Con đã tự đi làm có cần cấp dưỡng nữa không?,"Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; 2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; 3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; 4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; 5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn; 5. Trường hợp khác theo quy định của luật. Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt nếu người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp của bạn, mặc dù con của bạn đã có công việc và có thu nhập, tuy nhiên cháu lại chưa thành niên do Bộ luật Dân sự quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Vì vậy bạn vẫn phải cấp dưỡng cho con bạn cho đến khi đã thành niên." 25237,"Năm 1994 gia đình tôi được UBND huyện giao đất sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; Theo quyết định thì diện tích đất là 15,7 ha; đất trống là 15,7 ha; Thời hạn sử dụng là 50 năm kể từ ngày ra quyết định; xin nói thêm là mới chỉ có sổ lâm bạ chứ chưa có bìa đỏ, hay bìa hồng gì cả. Nay gia đình tôi muốn chuyển nhượng một phần diện tích được giao đó cho người khác có được không; Thủ tục thế nào; xin Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!","Điều 113 Luật đất đai quy định: ""Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không phải là đất thuê có các quyền và nghĩa vụ sau đây: 1. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này; 2. Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác; 3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp chuyển nhượng có điều kiện theo quy định của Chính phủ; 4. Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất; 5. Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó; 6. Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này; 7. Thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh; 8. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh."" Như vậy, theo quy định của luật đất đai thì bạn có thể được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất. Tuy nhiên, bạn cũng cần xem lại Quyết định giao đất xem có điều khoản nào quy định hạn chế việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất của gia đình bạn hay không. Nếu gia đình bạn đủ điều kiện được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần phải xin cấp GCN QSD đất rồi mới thực hiện được thủ tục chuyển nhượng theo quy định pháp luật (Điều 66, Nghị định 84/2007/NĐ-CP)." 12548,"Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được quy định ra sao? Xin chào anh chị Thư Ký Luật! Sau khi luật dân sự mới nhất chính thức có hiệu lực, tôi thấy báo chí xôn xao bàn tán và thảo luận nhiều. Tôi cũng có tìm hiểu và có nhiều chỗ chưa rõ, rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho tôi hỏi: Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được quy định như sau: - Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. - Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại tại quy định trên xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác. Xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được quy định tại Điều 508 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 24801,Người có tài sản trưng dụng là gì?,"Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 Người có tài sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng." 11376,"Tổ hợp tác và nội dung của hợp đồng hợp tác được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 1995? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Thái Chính, tôi sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Tổ hợp tác và nội dung của hợp đồng hợp tác được quy định như thế nào trong Bộ luật Dân sự 1995? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (01263***)","Tổ hợp tác và nội dung của hợp đồng hợp tác trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005 được quy định tại Điều 120 Bộ luật Dân sự 1995 như sau: 1- Những tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự. Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật, thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2- Hợp đồng hợp tác có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác; b) Họ, tên, nơi cư trú của tổ trưởng và các tổ viên; c) Mức đóng góp tài sản, nếu có; phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên; d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ trưởng, của các tổ viên; đ) Điều kiện nhận tổ viên mới và ra khỏi tổ hợp tác; e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác; g) Các thoả thuận khác. Trên đây là nội dung tư vấn về tổ hợp tác và nội dung của hợp đồng hợp tác trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 1995. Trân trọng!" 20177,Làm căn cước công dân có bị thu hồi sổ hộ khẩu không?,"Theo Điều 26 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định như sau: Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 và thay thế Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. 2. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. 3. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm chuyển Sổ hộ khẩu đã thu hồi kèm hồ sơ đăng ký cư trú vào tàng thư hồ sơ cư trú và bảo quản, lưu trữ Sổ tạm trú đã thu hồi theo quy định. Theo đó, khi người dân đi làm các thủ tục mà dẫn đến thay đổi các thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì mới bị thu hồi còn đi làm căn cước công dân sẽ không bị thu hồi sổ hộ khẩu." 30036,"Nhà tôi có 3 anh em, hiện tại tôi và anh tôi đã lập gia đình và sống ở hai nơi khác nhau, em tôi thì mất năng lực hành vi dân sự theo giấy xác nhận của Bác sỹ và đang ở chung với mẹ. Mới đây mẹ tôi mất vì bị bệnh, còn bố thì mất từ lâu. Vậy cho tôi hỏi bây giờ em tôi do ai giám hộ, tôi giám hộ có được không? Cảm ơn.","Căn cứ Khoản 2 Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự như sau: “2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.” Như vậy, với quy định trên thì người giám hộ cho em bạn là người anh đầu. Nếu bạn muốn làm người giám hộ cho em bạn thì có thể thỏa thuận với anh bạn hoặc chứng minh anh trai của mình không đủ điều kiện theo Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 thì bạn sẽ là người giám hộ cho em mình. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 32799,Căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật là gì?,"Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật gồm: - “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau: + Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh; + Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh. - “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ. - “Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn. - “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; + Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; + Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết. - Việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn” quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2014 phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 17210,Vợ chồng tôi đều có hộ khẩu thường trú tại cơ quan làm việc ở Hà Nội và đang thuê nhà tại quận Hoàng Mai. Tôi sắp sinh con vậy tôi có được nhập hộ khẩu con vào theo hộ khẩu cơ quan được không? Nếu không được thì tôi có thể khai sinh và nhập họ khẩu cho con theo ông bà ở quê (không phải là Hà Nội) được không? thủ tục như thế nào?,"Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 107/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì, ""Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó"". Do hai vợ chồng bạn đều có địa chỉ thường trú tại cơ quan nên sau khi sinh cháu hai bạn sẽ đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật hộ tịch và nhập khẩu cho cháu theo địa chỉ nơi bạn làm việc mà không phải nhập khẩu theo địa chỉ thường trú của ông bà. Hồ sơ để tiến hành nhập hộ khẩu như sau: - Bản photo giấy khai sinh (kèm bản chính đối chiếu). - Bản photo giấy Đăng ký kết hôn của bố mẹ. - Bản photo sổ hộ khẩu để nộp, đồng thời đem theo bản chính của sổ hộ khẩu để nhân viên nhận hồ sơ đối chiếu, kiểm tra. - Xin tờ khai bổ sung nhân khẩu, hộ khẩu ở Công an quận, điền đầy đủ thông tin và đem theo khi nhập khẩu cho cháu." 28148,Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền?,"Căn cứ Điều 565 Bộ luật dân sự 2015 , Điều 567 Bộ luật dân sự 2015 nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ủy quyền như sau: Nghĩa vụ của bên được ủy quyền 1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó. 2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền. 3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền. 4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền. 5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này. Nghĩa vụ của bên ủy quyền 1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc. 2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. 3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền: Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ. Nghĩa vụ của bên ủy quyền: Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao. Trân trọng!" 33834,Con năm nay 19 tuổi. Năm con 18 ba mẹ con có mua 1 căn nhà. Sau đó quyết định cho con đứng tên. Sau khi làm xong thủ tục giữa con và bên bán nhà ra ủy ban để đóng dấu làm sổ đỏ. Họ yêu cầu con phải có giấy đăng kí kết hôn thì mới chấp thuận. Vậy cho con hỏi con đã đủ tuổi để đứng tên nhà chưa và ủy ban làm như vậy đúng hay không? Nếu sai bây giờ con yêu cầu họ làm lại có được không? Và phải làm như thế nào ?,"Quyền có tài sản là quyền của bạn, bạn đã là người thành niên (Trên 18 tuổi) thì bạn tự mình có thể tham gia giao dịch mà không cần người đại diện (cha, mẹ đại diện cho con dưới thành niên), do đó bạn được toàn quyền quyết định, thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhà đất. Hợp đồng là cơ sở để cơ quan nhà nước đăng ký trước bạn nhà đất khi mua cho bạn. Theo Luật hôn nhân và gia đình thì Nam từ đủ 20 tuổi trở lên và Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện kết hôn. Nếu bạn là Nam thì bạn không cần có giấy kết hôn hay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, còn nếu bạn là nữ (vì bàn 19 tuổi) thì bạn phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để nhận chuyển nhượng nhà đất vì Quyền sử dụng đất có trong thời kỳ hôn nhân phải được ghi tên cả vợ và chồng do đó bạn phải chứng minh là mình đã có vợ chồng hay chưa." 3230,Anh chị tôi chưa đăng ký kết hôn và đã bỏ nhau gần 1 năm. Hiện hai cháu ở với tôi và mẹ tôi (một cháu 6 tuổi và một cháu 3 tuổi ). Tôi đang là học sinh và mẹ tôi đã già yếu. Tôi có thể yêu cầu anh chị tôi phải cấp dưỡng nuôi hai cháu cho đến khi trưởng thành không?,"Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em 2004 thì trẻ em không phân biệt giới tính, con trong giá thú hay ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung, con riêng, không phân biệt tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,.. đều được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Luât nghiêm cấm hành vi bỏ rơi con. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Trong trường hợp người cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Như vậy, mẹ bạn (là bà nội/ngoại của cháu) theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 là người giám hộ nên có quyền yêu cầu Tòa án buộc anh, chị của bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho hai con. Về trách nhiệm hành chính: Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định mức xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em không rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật. Luật gia Đồng Xuân Thuận" 34194,Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào?,"Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm cho không xác định được người nào chết trước ( sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế kế vị" 24722,"Tôi hiện đang du học ở nước ngoài, hôn nhân không đạt mục đích, cả hai hiện nay đều có cuộc sống riêng nên giờ tôi muốn ly hôn nhưng vợ tôi không đồng ý. Tôi không có điều kiện để về Việt Nam nên tôi muốn gửi đơn xin ly hôn về Việt Nam qua đường bưu điện thì có được chấp nhận không? Tôi không thể về Việt Nam dự phiên tòa thì tòa có xử cho tôi ly hôn được không? Tôi có thể cung cấp chứng cứ bằng hình ảnh về việc cả hai đã có cuộc sống riêng kèm theo hồ sơ ly hôn. Nếu được thì tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì để gửi về?","Về việc gửi đơn xin ly hôn tới tòa án Việt Nam qua đường bưu điện Hiện nay, pháp luật cho phép người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng phương thức gửi qua bưu điện. Điều 166 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 về việc gửi đơn khởi kiện đến tòa án quy định như sau: Điều 166. Gửi đơn khởi kiện đến Toà án 1. Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: a) Nộp trực tiếp tại Toà án; b) Gửi đến Toà án qua bưu điện. 2. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Do đó, bạn được quyền gửi đơn xin ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền. Cácgiấy tờ, tài liệu để xin ly hôn tại Việt Nam cần chuẩn bị là: - Đơn xin ly hôn (theo mẫu); - Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); - Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực); - Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực - nếu có); - Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực); Về việc xin xử ly hôn vắng mặt Theo quy định tại Điều 202 được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 thì trong một số trường hợp Tòa án vẫn có thể tiến hành xét xử khi vắng mặt các đương sự của vụ án dân sự. “Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây: 1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt; 2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa; 3. Các trường hợp quy định tại điểm b và điểm d khoản 2 Điều 199 của Bộ luật này.” Theo quy định trên, khi không thể tham gia phiên tòa các đương sự có thể cử người đại diện tham gia phiên tòa thay cho mình hoặc viết đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Song, đối với vụ việc ly hôn, theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, cụ thể là: “người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.” Như vậy, nếu bạn không có điều kiện về Việt Nam để tham gia phiên tòa, bạn phải làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt tới Tòa án." 33444,2. Khi nào công dân phải làm thủ tục gia hạn đăng ký tạm trú?,"Theo Điều 28 Luật cư trú 2020 quy định hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú như sau: 1. Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. 2. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú. Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo đó, trước khi kết thức thời hạn tạm trú đã đăng ký thì trong thời hạn 15 ngày công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định." 22770,Thủ tục lưu giữ di chúc theo ủy quyền được quy định như thế nào?,"Lưu giữ di chúc theo ủy quyền là việc người lập di chúc ủy quyền cho cơ quan công chứng hoặc một cá nhân khác giữ bản di chúc của mình. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. Trong trường hợp cơ quan công chứng nhà nước lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật công chứng. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây: - Giữ bí mật nội dung di chúc; - Giữ gìn, bảo quản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hỏng thì phải báo ngay cho người lập di chúc; - Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng." 31560,"Tôi có đứa em do nghị ngợm và bị ngã dẫn đến hơi ""ngờ nghệch"" một tí và thời điểm đó Toà án nơi gia đình em tôi cư trú đã ra quyết định tuyên bố em tôi người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Nay em tôi đã có dấu hiệu khỏi bệnh và sau khi đi khám về thì đã có kết luận của bệnh viện là em tôi đã hoàn toàn khỏi bệnh. Vậy cho tôi hỏi là khi có kết luận của bệnh viện thì Quyết định trước đây của Toà án có tự động hết hiệu lực hay không?","Theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 thì: Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như vậy có thể thấy, việc có kết luận của cơ quan khám chữa bệnh rằng em bạn đã khỏi hẳn bệnh thì điều đó không có nghĩa là quyết định trước đây của Toà án sẽ hết hiệu lực. Gia đình em bạn, hoặc em bạn sẽ phải làm thủ tục và gửi hồ sơ tới Toà án đó để huỷ quyết định trước đó của Toà án đã đưa ra, lúc đó thì em bạn mới không còn bị xem là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trân trọng!" 31587,"Sổ đỏ có thể đứng tên 2 người và được lập thành 2 bản cho trường hợp 2 người là bạn bè cùng nhau hùng vốn mua BĐS Kính chào Luật Sư, Tôi xin hỏi luật sư cho trường hợp của tôi như sau: Hiện tôi và một người bạn đã cùng nhau tham gia hùn tiền (mỗi bên 1/2 giá của BĐS) để mua một nền đất của một chủ đầu tư xây dựng dự án BĐS dưới hình thức góp vốn chung với nhà đầu tư. Quá trình góp vốn vẫn chưa hoàn tất và còn lại 4 đợt thanh toán. Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng góp vốn với chúng tôi, 1 bản chủ đầu tư giữ, 1 bản bạn của tôi giữ. Trong hợp đồng ký kết với chủ đầu tư:   + đại diện bên góp vốn có đủ tên của tôi và người bạn, cả 2 người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với hợp đồng   + chữ ký của bên góp vốn có 2 chữ ký của tôi và bạn của tôi. Hiện tại các hóa đơn thanh toán tiền đều ghi nhận cả tôi và bạn tôi góp 1/2 số tiền cho mỗi lần thanh toán. Tôi xin hỏi, nếu như người bạn của tôi nắm giữ tất cả giấy tờ giao dịch của BĐS cho đến lúc tôi đang viết bài này ( vẫn đang trong quá trình góp vốn, và hợp đồng góp vốn đã ký kết ) và tiếp tục nắm giữ sau đó thì tôi có những bất lợi gì? nếu có tranh chấp xảy ra thì tôi có bị thiệt không? Thêm vào đó, trong tương lai gần khi hoàn thành xong các đợt thanh toán của quá trình góp vốn, và tiến hành làm sổ đỏ. Trong trường hợp của chúng tôi, có thể làm 2 sổ đỏ cho cùng 1 BĐS mà chúng tôi đã mua như trên hay không? Và trong sổ đỏ có thể đứng tên cả hai người (bao gồm cả tôi và người bạn) hay không? Mong luật sư giải đáp và cho tôi lời khuyên để tôi có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tôi sau này! Trân trọng cảm ơn! Khoa","Chào bạn, Việc bạn của bạn nắm giữ tất cả các giấy tờ giao dịch trên thì bạn sẽ có một số bất lợi về sau nếu như tranh chấp xảy ra bạn khó có đủ chứng cứ chứng minh cho việc hai người cùng giao dịch trên. Theo quy định hiện nay, nếu hai người cùng sử dụng mảnh đất đó thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận riêng cho từng người và trên mỗi giấy ghi là “cùng sử dụng đất với người kia”. Trân trọng chào bạn." 26709,"Vợ chồng tôi đã có 1 con chung và 1 con riêng của chồng. Vừa rồi tôi đi siêu âm nói tôi có thai (2 thai), cho hỏi nếu tôi sinh đôi 2 cháu bé nữa thì vợ chống tôi có vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về dân số không?","Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số về những trường hơp sinh không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau: 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống. 7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Đối chiếu quy định trên, vợ chồng bạn đã có con riêng và con chung nay lại sinh thêm con là vi phạm quy định sinh một hoặc hai con." 3673,Được biết sắp tới sẽ áp dụng cấp hộ chiếu điện tử cho công dân đủ 14 tuổi. Vậy thời hạn của hộ chiếu gắn chíp điện tử là bao lâu?,"Khoản 2 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định: Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn (Khoản 2 Điều 6). Tại Khoản 2a Điều 7 Luật này quy định: Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn. Như vậy, theo quy định này thì Hộ chiếu có gắn chíp điện tử sẽ cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, thời hạn là 10 năm và không được gia hạn. Trân trọng!" 33501,"Nhà tôi có một mảnh đất 90 mét vuông . Nhà tôi gồm bố tôi , mẹ tôi và  hai anh em tôi , và cùng sống trong mảnh đất trên , bố tôi là chủ sở hữu . Năm 2013 Bố tôi làm ăn kinh doanh cần có vốn nên cả gia đình nhất trí để bố tôi đi cầm sổ đỏ tại ngân hàng để vay 600 triệu . Khi làm thủ tục ở phòng công chứng, Nhân viên công chứng có hỏi là có chia cho các con hay vợ không , nếu không chia thì vợ và các con phải làm thủ tục từ chối di sản thừa kế là mảnh đất 90 mét vuông ở trên thì mới vay được . Gia đình tôi đã chọn phương án là mẹ tôi và 2 anh em tôi làm thủ tục từ chối di sản thừa kế . Cho đến tháng 8 năm 2014 bố tôi tự nhiên đột ngột qua đời , không có di chúc  . Tôi rất lo lắng việc mẹ tôi và hai anh em tôi có được hưởng thừa kế như bình thường không ? và các hàng thừa kế khác có quyền thừa kế không (Tại vì bố tôi còn có 3 cô chú là em ruột và các chú ruột của bố tôi vẫn còn sống )? và các thủ tục cần thiết nếu được thừa kế .","1. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tài sản có toàn quyền định đoạt đối với tài sản của mình. Nếu ngôi nhà đó là tài sản riêng của bố bạn thì chỉ cần mình bố bạn ký vào hợp đồng thế chấp là có thể thực hiện thủ tục vay vốn ngân hàng được rồi. Nếu ngôi nhà đó là tài sản chung của bố mẹ bạn thì chỉ cần bố mẹ bạn ký hợp đồng thế chấp là được. Nếu tài sản chung của hộ gia đình thì mới đòi hỏi có chữ ký, ý kiến của các anh, chị em bạn. 2. Theo quy định của pháp luật thì thừa kế là việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản đối với tài sản của người đã chết cho cá nhân còn sống hoặc chuyển dịch cho tổ chức. Khi chủ sở hữu tài sản còn sống thì vấn đề thừa kế chưa được đặt ra, người có di sản có thể lập di chúc nhưng di chúc đó cũng chưa có hiệu lực (đến khi người có di chúc chết). Vì vậy, việc cán bộ ngân hàng yêu cầu gia đình bạn phải thực hiện các thủ tục về thừa kế khi vay vốn là không đúng pháp luật, không cần thiết và không có giá trị pháp lý. 3. Vấn đề từ chối di sản, khước từ di sản được quy định tại Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó, ""thời hạn từ chối di sản là 6 tháng, kể từ ngày mở thừa kế"" (ngày người có di sản chết). Vì vậy, khi bố bạn chưa chết mà anh chị em bạn đã từ chối nhận di sản là chưa có giá trị pháp lý. Nếu nay bố bạn qua đời không để lại di chúc thì di sản của bố bạn thuộc về hàng thừa kế thứ nhất (ông bà bạn, mẹ bạn và các anh, chị, em bạn ) theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005." 17024,"Việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quỳnh Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Quỳnh Anh (quynhanh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 thì việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được quy định cụ thể như sau: - Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây: + Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; + Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; + Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật; + Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; + Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; + Trường hợp khác do pháp luật quy định. - Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự 2015 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn về việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 263,"Sau khi vợ lớn của chồng tôi chết, chồng tôi cưới tôi về và chung sống với nhau gần 30 năm. Chồng tôi có 1 con riêng và chung sống với tôi có 1 con chung. Cách đây 3 tháng vì cơn đau tim đột ngột, chồng tôi đã qua đời. Giờ con riêng của chồng tôi yêu cầu chia thừa kế tài sản của cha. Trường hợp này, tôi phải chia thừa kế cho đứa con của chồng tôi như thế nào?","Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình: Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Nếu chồng chị không để lại di chúc, cha, mẹ ruột của chồng chị không còn ai, chị và con ruột của chị, cùng đứa con của chồng chị đều cùng hàng thừa kế thứ nhất. Những người cùng hàng thừa kế sẽ được chia thừa kế phần di sản bằng nhau (trong số tài sản của chồng chị)." 1815,Giao dịch dân sự do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình có bị vô hiệu không?,Giao dịch dân sự do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì bị vô hiệu ( Ví dụ: Ký hợp đồng bán nhà trong khi đang bị say rượu ). Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. 29273,2. Người dưới 16 tuổi hành hung người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?,"Theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134 , 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này. Do đó, theo quy định trên người dưới 16 tuổi hành hung người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như phạm tội cố ý gây thương tích rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng." 16842,"Tôi ở thôn Thọ Lộc, xã Xuân Bình, Sông Cầu, Phú Yên, nằm trong dự án đang thi công bờ kè chống sói mòn đầm Cù Mông. Nhà tôi có một phần diện tích nhà ở và đất nuôi trồng thủy sản (Đìa tôm). Nhà tôi có nhận được thông báo từ Trung tâm phát triển quỹ đất và Ủy ban nhân dân thị xã Sông Cầu về việc giải tỏa đền bù, với mức giá đền bù cho đất nuôi trồng thủy sản là 27.000đ/m2 (nhưng không có giấy quyết định thu hồi và đền bù đất như các hộ lân cận khác), trong khi các hộ khác được đến bù là 48.000đ/m2; 68.000đ/m2;... Tôi muốn biết khung giá đền bù cho đất nuôi  trồng thủy sản nói chung và hỗ trợ chuyển đổi việc làm, đầm Cù Mông nói riêng được tính như thế nào?  Và quy định đền bù này nằm trong Nghị định, quyết định nào của Luật đất đai (số công văn, ngày tháng năm)?","Hện nay thì mỗi địa phương đều ban hành khung giá đất để làm cơ sở tính đền bù giải tỏa hay tính tiền sử dụng đất, các nghĩa vụ tài chính về đất đai... Do vậy, muốn biết chính xác về đơn giá đất cho từng loại để làm cơ sở tính giải tỏa đền bù thì phải liên hệ ban đền bù địa phương. Trường hợp có sự không bình đẳng, công khai trong vệc giải quyết thì có quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại" 17388,"Cho hỏi, mục đích, ý nghĩa, nội dung đăng ký khai sinh là gì?","1.1. Mục đích, ý nghĩa đăng ký khai sinh Khai sinh là sự kiện hộ tịch xác định sự ra đời tồn tại của mỗi cá nhân. Việc đăng ký khai sinh, cấp Giấy khai sinh có ý nghĩa pháp lý đầu tiên chứng minh nhân thân của công dân cá nhân từ khi sinh ra cho đến chết (họ, chữ đệm và tên; độ tuổi; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán...) là cơ sở pháp lý chứng minh quyền, nghĩa vụ của cá nhân đó trong các mối quan hệ xã hội (quan hệ cha mẹ và con; các quyền về thừa kế, quyền đi học, bầu cử, ứng cử...). Các loại giấy tờ này có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân và có giá trị sử dụng toàn cầu. 1.2. Nội dung đăng ký khai sinh Nội dung đăng ký khai sinh là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó. Luật hộ tịch quy định nội dung đăng ký khai sinh bao gồm: a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Số định danh cá nhân là số được cấp cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại với người khác. Số định danh cá nhân cũng chính là số thẻ căn cước công dân được cấp khi công dân đủ 14 tuổi. Cấu trúc sổ định danh; trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ. Đối với việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh, Luật hộ tịch quy định ""thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự"". Theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, việc xác định quốc tịch được thực hiện theo các quy định về căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam, xác định quốc tịch của trẻ em trong một số trường hợp cụ thể (sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hoặc tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam)... Theo quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, việc xác định họ, tên của người được khai sinh được thực hiện như sau: - Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. - Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. - Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Theo quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành, việc xác định dân tộc được thực hiện như sau: - Cá nhân sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ. - Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có người yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây: xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau; xác định lại dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác nhau mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai. - Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó." 5732,Kính gửi Luật sư Ba em có 1 người cô ruột. Sống chung với ba em đã gần 20 năm. Bà ấy có gửi 1 số vàng trong ngân hàng ACB. Nhưng hiện nay đã không còn minh mẫn và có lẽ sắp mất nên chắc sẽ không có di chúc. Em muốn họi luật sư là nếu bà ấy mất mà không để lại di chúc thì Toàn bộ số vàng đó sẽ bị ngân hàng lấy hết hay là sao . Nhà em đang rất lo lắng . Mong Luật sư giải đáp giúp em. Nhà em cần phải làm những thủ tục gì để số vàng đó ko bị ngân hàng lấy mất. Em xin cám ơn luật sư nhiều,"Do cô của bạn không còn minh mẫn nên không thể lập di chúc, tuy nhiên gia đình bạn cũng không cần quá lo lắng về số vàng của cô bạn gửi tại ngân hàng. Theo quy định thì số vàng mà cô bạn gửi tại ngân hàng sẽ được thanh toán cho những người thừa kế hợp pháp của cô bạn sau khi cô bạn chết. Những người thừa kế hợp pháp được xác định bao gồm: Bố mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột, ông bà,...... Trường hợp của cô bạn có người thừa kế theo pháp luật nên không sở mất số vàng đó nhé. Gia đình bạn cứ yên tâm và chăm sóc cô bạn những ngày cuối đời." 20461,Người nước ngoài tới đâu để xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?,Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người nước ngoài để được kết hôn với người Việt Nam thì xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ở đâu? Mong sớm nhận phản hồi. 25246,Theo quy định tại Nghị định 100 ngày 8/9/2008 của Chính phủ thì thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS là 25% trên thu nhập tính thuế và trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Tôi không hiếu rõ lắm khi nào thì là 25% khi nào thì 2% Xin luật sư giải thích rõ hơn. Xin cảm ơn!,"Cụ thể cách tính như sau: Thu nhập chịu thuế = Giá chuyển nhượng bất động sản (BĐS) theo từng lần chuyển nhượng - Giá mua và các chi phí liên quan x Thuế suất 25% Các chi phí liên quan được trừ căn cứ vào chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật liên quan đến quyền sử dụng đất, chi phí cải tạo đất, cải tạo nhà, chi phí san lấp mặt bằng, đầu tư xây dựng nhà ở, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất, các chi phí khác liên quan đến chuyển nhượng BĐS. Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Giá chuyển nhượng BĐS là giá theo hợp đồng tại thời điểm chuyển nhượng. Một số ý trao đổi cùng bạn." 16443,"Luật sư cho tôi hỏi, tôi đã già và muốn làm di chúc tài sản cho các con, thì tôi cần những thủ tục như thế nào và cần các loại giấy tờ nào?","I. Thủ tục lập di chúc Vì bác không nêu rõ bác muốn lập di chúc dưới hình thức nào nên chúng tôi xin được đưa ra trường hợp sau: 1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Theo Điều 633 Bộ luật Dân sự 2015, đối với loại di chúc này thì bác phải tự viết và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Di chúc gồm các nội dung chủ yếu: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung trên di chúc có thể có các nội dung khác. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. 2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Theo Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015, nếu bác không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Bác phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 3. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực Theo quy định tại Điều 635 và 636 Bộ luật Dân sự 2015, bác có thể lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã theo thủ tục sau: - Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Bước 2: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. - Bước 3: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. -Bước 4: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc. Lưu ý: Nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. II. Các giấy tờ cần chuẩn bị - Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu của người lập di chúc và người hưởng di sản; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất; - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản nếu tài sản đó phải đăng kí quyền sở hữu: đăng ký xe ô tô/ xe máy; sổ tiết kiệm….." 2286,Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung mới nhất hiện nay?,Văn bản thỏa thuận lối đi chung bao gồm các nội dung như sau: - Thông tin của các bên tham gia thảo thuận. - Nội dung cam đoan của các bên. - Chữ ký xác nhận của các bên tham gia Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung như sau: Tải Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung mới nhất hiện nay tại đây. Tải về. Trân trọng! 625,Người giám hộ cho con chưa thành niên có thể là những ai?,"Tại Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 quy định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây: - Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. - Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. - Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. Trân trọng!" 396,Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả?,"Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định như sau: Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả 1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng; h) Tác phẩm nhiếp ảnh; i) Tác phẩm kiến trúc; k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. ... Như vậy theo quy định trên thì các loại hình tác phẩm được được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: - Các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. - Tác phẩm phái sinh phải không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh thì quyền bảo hộ mới được phát sinh. Bản vẽ thiết kế công trình kiến trúc có được bảo hộ quyền tác giả?(Hình từ Internet)" 2929,"Theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì nếu trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung thì chế độ tài sản của vợ chồng có chấm dứt không?","Căn cứ Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau: - Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. - Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. ... Như vậy, khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì chế độ tài sản của vợ chồng không bị chấm dứt. Trân trọng!" 9284,"Hiện nay một số siêu thị lớn, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê...đang phát triển dịch vụ hỗ trợ khách hàng giữ ôtô (có thu phí). Cụ thể, khách hàng chỉ việc xuống xe tại điểm đến và giao xe của mình cho nhân viên của nhà hàng, siêu thị... lái xe đi đậu tại nơi quy định. Đến khi khách về, nhân viên phục vụ phải lái xe trả cho khách ngay tại điểm khách đến. Xin hỏi sẽ giải quyết như thế nào nếu: 1. Khách hàng phát hiện mất cắp đồ đạc trên xe khi nhận lại xe do nhân viên phục vụ giao. 2. Trong khi nhân viên phục vụ lái xe mang đến địa điểm gửi xe, chẳng may đụng xe làm hư hại xe của khách. 3. Nhân viên phục vụ lái xe của khách đi luôn. Thế Hưng (thehung158@...)","- Trước hết, việc khách hàng giao cả xe và chìa khóa xe cho nhân viên của nhà hàng cần phải có bằng chứng ghi nhận, chẳng hạn là thẻ giữ xe hoặc giấy biên nhận... mới có bằng chứng để yêu cầu bồi thường khi xảy ra sự cố được. Theo quy định tại khoản 1, điều 560, Bộ luật dân sự, khách hàng phải báo trước cho người giữ xe biết về tài sản hiện có trong xe để có thể có biện pháp bảo quản thích hợp và sẽ phải bồi thường khi tài sản đó bị mất. Trường hợp nhân viên phục vụ lái xe đến địa điểm gửi xe nhưng chẳng may đụng làm hư xe hoặc lái xe của khách đi luôn thì chủ nhà hàng, khách sạn... sẽ phải bồi thường cho khách hàng, sau đó những người chủ này phải tự giải quyết việc yêu cầu nhân viên của mình bồi hoàn lại khoản tiền mà mình đã phải bồi thường cho khách hàng (theo điều 618 Bộ luật dân sự)." 10941,04 trường hợp người nước ngoài được xét cho thường trú tại Việt Nam?,"Tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định 04 trường hợp người nước ngoài được xét cho thường trú tại Việt Nam bao gồm: (1) Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước. (2) Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam. (3) Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh. (4) Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước." 34301,"Vợ chồng tôi kết hôn được 15 năm nay, đã có 2 cháu đang học THCS. Chúng tôi đã ly thân từ 3 năm nay nhưng vì nhiều lý do chúng tôi chưa làm thủ tục ly hôn. Xin hỏi trong trường hợp của chúng tôi, việc phân chia tài sản được pháp luật quy định như thế nào nếu chúng tôi không thỏa thuận được?","Thời gian ly thân vẫn được xác định là trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Về trường hợp của vợ chồng bạn, dù đã ly thân từ năm 2013 nhưng chưa làm thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật nên quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại. Việc chia tài sản sẽ thực hiện theo thủ tục chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp: + Việc chia tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. + Việc chia tài nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: (1) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; (2) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; (3) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; (4) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; (5) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; (6) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp không được phép chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo quy định của pháp luật, vợ chồng bạn có quyền thỏa thuận về việc chia tài sản. Nội dung của văn bản thỏa thuận bao gồm các thông tin cơ bản như: tên, tuổi, nơi ở của 2 vợ chồng, tài sản được chia, thỏa thuận chia, quyền và nghĩa vụ của các bên, thời điểm việc chia tài sản có hiệu lực, các thỏa thuận khác và phải có chữ ký của hai vợ chồng…Việc chia tài sản phải lập thành văn bản phải được công chứng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hai vợ chồng bạn không thỏa thuận được về việc chia tài sản chung, bạn có thể làm đơn yêu cầu phân chia tài sản chung gửi đến tòa án cấp huyện nơi vợ chồng đang cư trú để giải quyết việc phân chia tài sản theo đúng quy định pháp luật." 31559,"Xin chào luật sư, Tôi muốn hỏi LS 1 số thông tin, rất mong nhận được câu trả lời: Tôi có ý định mua 1 mảnh đất ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh: - diện tích trên sổ ghi 5 x 23 m, chủ đất nói lộ giới 6m - mục đích sử dụng đất: trồng cây lâu năm - thời gian sử dụng: 2020 - Nguồn gốc sử dụng: Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất Tôi có thể chuyển đổi đất này thành đất ở được không? Nếu chuyển đổi thì số tiền tôi cần nộp là bao nhiêu? Những thông tin nếu tôi cần xác nhận về đất có bị tranh chấp, quy hoạch, đóng thuế thì liên hệ ở đâu thì được? Rất mong LS bớt chút thời gian trả lời, tôi trân thành cảm ơn!","Trường hợp chuyển mục đích thì phải đónng 100% tiền chênh lệch, do bạn không nói rõ vị trí tên đường nên tôi ko thể cung cấp giá chính xác được. Giả sử khu vực trên 2 triệu/1m2 thì thuế là 2 triệu X23 X5=230 triệu" 11149,"Để bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần những điều kiện gì, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong bao lâu?","Điều kiện của người bảo lãnh Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây: 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2. Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh. Tư vấn Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài Phạm vi bảo lãnh 1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này; b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh. 2. Người bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. 3. Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do người bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp ấn định tính từ thời điểm người bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động. Hợp đồng bảo lãnh 1. Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản. 2. Hợp đồng bảo lãnh phải có những nội dung chính sau đây: a) Phạm vi bảo lãnh; b) Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia Hợp đồng bảo lãnh; c) Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; d) Xử lý tài sản của người bảo lãnh. 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp quy định chi tiết nội dung của Hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý Hợp đồng bảo lãnh. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 1. Doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp có thể thỏa thuận với người bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 2. Việc cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong Hợp đồng bảo lãnh. 3. Việc xác lập, thực hiện biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc ký quỹ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật." 7827,Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được tiến hành như thế nào?,"Tại Điều 636 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được tiến hành như sau: Bước 1: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Bước 2: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Bước 3: Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc. Lưu ý: Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng." 13810,Xin hỏi có được không? Nếu được thì xin luật sư tư vấn tôi phải làm những thủ tục nào?,"Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác định cha cho con nếu các bên tự nguyện và không có tranh chấp thuộc thẩm quyền của cơ quan hộ tịch. Cụ thể trong trường hợp trên thuộc UBND cấp tỉnh vì có yếu tố nước ngoài. Hồ sơ xin nhận con bao gồm: 1. Đơn xin nhận con theo mẫu quy định; 2. Bản sao giấy CMND (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là con; 3. Bản sao giấy khai sinh của người được nhận là con; 4. Giấy tờ tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh mối quan hệ cha, mẹ, con như: thư từ, phim, ảnh, băng, đĩa hình, kết quả giám định y học, người làm chứng... 5. Bản sao sổ hộ khẩu của người được nhận là con. Ngoài ra, đối với trường hợp trong khai sinh con đã có khai về cha là tên một người đàn ông khác thì hồ sơ phải có văn bản từ chối nhận con của người đó và tường trình của người mẹ cam kết người cha trong khai sinh không phải là cha ruột của đứa bé. Các văn bản nói trên đều phải có xác nhận chữ ký của đương sự tại UBND cấp xã. Hồ sơ lập thành 1 bộ nộp tại Sở Tư pháp; thời hạn giải quyết là 45 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau khi nhận được Quyết định công nhận việc cha nhận con, người mẹ sẽ tiến hành thủ tục cải chính lại họ tên cha cho con trong giấy khai sinh và hộ khẩu." 6802,"Có được thay đổi tên trên giấy khai sinh hay không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trần Minh Thùy, sống tại Huế. Tôi trùng tên với em họ của tôi nên tôi muốn thay đổi tên của mình để tránh sự nhầm lẫn. Cho tôi hỏi tôi có được quyền thay đổi tên hay không? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)","Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn về cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời vướng mắc của bạn như nhau: Khoản 1 Điều 28 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về trường hợp cá nhân được quyền đổi tên: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu như bạn chứng minh được việc sử dụng tên hiện tại gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc đổi tên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền thay đổi tên của cá nhân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng!" 4968,Người thế chấp không trả được nợ thì ngân hàng có được phép bán đấu giá đất đang thế chấp không?,"Tại Điều 323 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền của bên nhận thế chấp như sau: 1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp. 2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp. 3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng. 4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật. 5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. 7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. Tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định ác trường hợp xử lý tài sản bảo đảm như sau: 1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. 3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định. Tại khoản 1 Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 quy định phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau: 1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: a) Bán đấu giá tài sản; b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; d) Phương thức khác. Theo như quy định nêu trên, trường hợp người thế chấp không trả được nợ thì ngân hàng có quyền bán đấu giá tài sản đã nhận thế chấp để thu hồi nợ của khoản vay theo đúng quy định của pháp luật." 32940,"Trước đây nhà tôi đã được trao Quyết định cấp biển số nhà, nhưng đã bị thất lạc. Nay tôii muốn xin cấp lại Quyết định này thì thủ tục thế nào? Xin cảm ơn. Người hỏi: Ngô Thương Huyền ( 08:43 15/03/2011)","Về câu hỏi này, mời bạn tham khảo Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 8/3/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà." 6946,"Con gái tôi bị lừa bán sang Trung Quốc, 10 năm sau cháu trốn được về. UBND xã có mời ra để giải quyết và bảo con tôi không còn hộ khẩu ở nhà nữa. Tôi không hiểu tại sao lại như vậy? Chính quyền xã còn mời cả Công an huyện đến và các anh này cũng bảo là con gái tôi không còn hộ khẩu ở quê nhà. Mong được tư vấn để con tôi, vốn chịu nhiều bất hạnh, được hưởng quyền cư trú như mọi người. Trong trường hợp bị cắt, thủ tục nhập lại thế nào?","Theo Luật Cư trú năm 2006, ngoài cắt chuyển hộ khẩu, trường hợp bị xóa đăng ký thường trú gồm: chết, bị tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết, ra nước ngoài để định cư. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành về cư trú, không có quy định về việc một cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú trong thời gian bao lâu sẽ bị xóa đăng ký thường trú. Con gái chị đi khỏi nơi cư trú từ năm 1991. Tại thời điểm này chưa có Luật cư trú và các vấn đề về hộ khẩu được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 04/HĐBT ngày 7/1/1988 và Nghị định số 51/CP ngày 10/5/1997. Theo các văn bản đó, người nào vắng quá 6 tháng không có lý do rõ ràng thì cơ quan đăng ký hộ khẩu nơi thường trú xóa tên trong sổ hộ khẩu. Khi người ấy trở về sẽ xét đăng ký hộ khẩu trở lại. Ngoài ra, người từ 15 tuổi trở lên có việc riêng phải vắng mặt qua đêm khỏi nơi đang thường trú của mình phải khai báo tạm vắng. Người đi vắng khỏi nơi đã đăng ký hộ khẩu thường trú quá 6 tháng mà không khai báo tạm vắng, không có lý do chính đáng sẽ bị xóa tên trong sổ hộ khẩu; khi trở lại phải khai xin đăng ký lại hộ khẩu thường trú. Như vậy, việc con gái chị không có mặt tại nơi cư trú trong thời gian 10 năm và bị cơ quan có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ khẩu (công an huyện) xóa tên trong Sổ hộ khẩu gia đình là phù hợp với quy định pháp luật tại thời điểm đó. Luật Cư trú năm 2006 quy định công dân có quyền tự do cư trú. Vì vậy, nếu con gái chị không thuộc một trong các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú thì có thể liên hệ công an xã để làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật. Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú là: 1. Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. 2. Người bị tòa án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treohoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế. 3. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành." 25627,"Bố tôi là cổ đông của một công ty cổ phần nhà nước, ngày ông mất không để lại di chúc, giờ đc sự thống nhất của cả gia đình là muốn để tôi thay ông làm cổ đông của công ty, bản thân tôi đang là nhân viên hợp đồng 68 của một trường học công lập. Tôi muốn hỏi, như vậy tôi có đc sang tên cổ phần từ bố tôi không, nếu không gia đình tôi sẽ sang tên cho em tôi ( đang là sinh viên năm 3 đại học) và nếu được thì cần làm những thủ tục gì.","Căn cứ nội dung bạn trình bày thì trước tiên để hợp pháp quyền thừa kế của bạn đối với cổ phần cha bạn thì bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng đối với số cổ phần trên. Sau khi hoàn thiện thủ tục thừa kế thì bạn liên hệ với công ty để hoàn tất thủ tục xác nhận hoặc cấp đổi giấy chứng nhận cổ đông, cổ phiếu theo quy định." 11591,Mức bồi thường có thể được giảm trong trường hợp nào?,"Theo khoản 2 Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. ... Đồng thời, theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự ... 2. Về khoản 2 Điều 585 của Bộ luật Dân sự Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tòa án tuyên buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại thì không có điều kiện thi hành án. Ví dụ: Một người vô ý làm cháy nhà người khác gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng. Người gây thiệt hại có tổng tài sản là 100.000.000 đồng, thu nhập trung bình hàng tháng là 2.000.000 đồng. Mức thiệt hại này là quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại. ... Theo đó, nếu trường hợp tài xế xe công nghệ gây ra thiệt hại với lỗi vô ý hoặc không có lỗi và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế thì có thể xem xét giảm nhẹ mức bồi thường thiệt hại. Tức là có căn cứ chứng minh rằng nếu Tòa án tuyên buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại thì không có điều kiện thi hành án thì có người có trách nhiệm bồi thường có thể được giảm nhẹ mức bồi thường Trân trọng!" 5706,"Kính gửi luật sư  Tôi có những điều chưa hiểu về hành vy cho vay nặng lãi ,kính mong luật sư tư vấn :   Vào ngày 23/9/2012 tôi có mượn số tiền 20,000,000 với thời hạn là 2 tháng đến 23/ 11/2012 phải trả tiền và lãi suất chủ nợ đưa ra : 20%/1 tháng ( 4,000,000/1 tháng ) và tôi đồng ý.Mỗi tháng tôi đều gửi lãi đầy đủ qua ngâ hàng để chuyển vào số tài khoản của chủ nợ,đến thời hạn trả tiền gốc nhưng do hoàn cảnh khó khăn lại thất nghiệp nên tôi  xin kéo dài thêm 3 tháng mong cố gắng kiềm tiền trả nợ và tôi vẫn đóng tiền lãi hàng tháng 4,000,000 đ. Tôi đóng 5 tháng là 20,000,000 đ đến thời hạn phải trả tiền gốc , tôi vẫn chưa có đực việc làm và con tôi lại đau bệnh ,có gọi và xin với chủ nợ cho giảm lãi  suất còn 10% ( trả thêm 10,000,000 đ) để chấm đứt nợ này vì tôi và chủ nợ là chỗ quen biết nên tôi cố gắng xin giảm lãi nhưng chủ nợ không bớt bắt phải trả đủ 20tr nữa, tôi đã xin hết lời nhưng bên chủ nợ dứt khoát không chịu và thởi gian gần đây có những  tin nhắn đe dọa và còn thuê giang hồ quấy phá gia đình tôi. Tôi rất lo sợ và không biết phải làm cách nào vì hoàn cảnh quá khó  khăn tôi xin với chủ nợ cho trả thêm 10tr đó là số tiền anh chị tôi giúp đở, vì tôi sợ ảnh hưởng đến gia đình nhưng bên chủ nợ bắt buộc tôi không trả đủ sẽ bị giang hồ xử,tâm trạng tôi rất hoang mang và lo sợ,tôi có thể làm đơn kiện và gửi đến cơ qua an nào để được giải quyết. Mong luật sư tư vấn và giúp đỡ","Với lãi suất cho vay như vậy là rất cao, tuy nhiên để khép hành vi cho vay nặng lãi vào tội cho vay nặng lại thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như: Người cho vay lấy việc cho vay làm nguồn thu nhập chính..... Trường hợp của bạn, theo tôi bạn có thể làm đơn trình báo với công an và yêu cầu xem xét giải quyết về trường hợp cho vay với lãi suất cao và đe dọa hành hùng." 13988,Việc bầu cử trưởng thôn và tổ trưởng tổ dân phố sẽ do ai quyết định?,"Căn cứ theo Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về những nội dung Nhân dân bàn và quyết định như sau: Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định 1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức. 2. Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác. 3. Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. 4. Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. 5. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. 6. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội. Theo đó, nhân dân trong cộng đồng dân cư sẽ bàn và quyết định việc bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố. Quy trình bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)" 18128,"Bố mẹ em vừa qua đời vì tai nạn giao thông, dưới em còn hai đứa em đang học tiểu học, bây giờ em là người duy nhất trong gia đình kiếm ra tiền để nuôi gia đình, vậy em có được hoãn nghĩa vụ quân sự không vậy mấy anh chị?","Các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 cụ thể như sau: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. ... Như vậy trong trường hợp này có thể thấy bố mẹ bạn vừa mất vì tai nạn giao thông dưới bạn còn hai đứa em nhỏ bạn đang là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân chưa đến tuổi lao động thì đây được xem là trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật . Bạn có thể làm đơn để xin xác nhận về trường hợp khó khăn của gia đình mình sau đó nộp cho chủ tịch ủy ban nhân dân xã, các cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 18587,"Tôi đã ly hôn từ năm 2002 và tôi được quyền nuôi con, lúc đó con tôi mới 2 tuổi rưỡi. Hàng tháng chồng tôi phải góp phí tổn nuôi con là 200.000 đồng theo quyết định của Toà án cho đến khi con tôi trưởng thành hoặc có quyết định khác của Toà án. Hiện nay tôi đang làm hợp đồng với mức lương 300.000/tháng, ngoài ra không có thu nhập thêm. Cuộc sống của hai mẹ con gặp rất nhiều khó khăn. Tôi đã nói chuyện với bố của con tôi để hai người cùng thoả thuận nhưng anh ấy không đồng ý và bảo là việc đó cứ để pháp luật giải quyết. Tôi đã làm đơn gửi lên Toà án nhân dân quận Đống Đa, HN nhưng TA yêu cầu tôi phải xác nhận được mức thu nhập hiện tại của bố cháu. Tôi có đến Hội C. nơi anh ấy làm Giám đốc Quỹ C. nhiều lần xin họ cung cấp mức lương của anh ấy để tôi hoàn thành thủ tục hồ sơ gửi Toà án nhưng tôi đã bị từ chối. Tôi không biết làm thế nào để tôi hoàn thành hồ sơ gửi đến tòa án. Tôi có thể làm đơn gửi tới tòa án yêu cầu anh ấy tăng mức cấp dưỡng nuôi con lên được không? TAND quận Đống Đa có thể thẩm định thu nhập của bố con tôi giúp tôi được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Điều 53 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Theo đó, gia đình bạn đang gặp nhiều khó khăn, cộng với giá cả thị trường đang leo thang, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu chồng bạn phải tăng tiền trợ cấp nuôi con nhiều hơn nữa. Trường hợp chồng bạn không đồng ý, bạn hãy gởi đơn đến toà án nhờ can thiệp. Về nguyên tắc, khi bạn khởi kiện một vấn đề gì đó tại toà án thì bạn phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho toà. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặt biệt, nếu bạn không thể tự mình thu thập chứng cứ được thì toà án sẽ xem xét, thu thập giúp bạn. Tài sản cho chung, chồng không được quyết định riêng * Chị gái tôi hiện đang có hai con nhỏ. Đứa lớn lên 9, đứa nhỏ lên 2. Hoàn cảnh sống rất khó khăn. Trước khi lấy chị tôi, anh ta đã có 1 đứa con riêng. Sau khi hai người lấy nhau, bố mẹ chồng cho một mảnh đất 30m2 để xây nhà ở riêng. Chồng chị tôi thường xuyên đánh đập và đuổi chị ra khỏi nhà. Tôi muốn biết nếu hai người ly hôn thì tòa có cho chị tôi nuôi cả hai đứa bé không? Nếu chồng chị tôi viết giấy tặng ngôi nhà cho đứa con riêng của ông ấy thì có hợp pháp không? Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 18503,"Vợ tôi gửi đơn xin ly hôn xuống tòa án huyện, tòa án cũng đã gửi giấy thông báo cho tôi, nhưng tôi còn bận nhiều công việc không thể về được. Vậy tôi có thể hẹn lại khoảng 3 tháng nữa tôi về để giải quyết việc ly hôn được không. Nếu được tôi phải làm những gì? Xin chân thành cảm ơn!","Văn bản hợp nhất Bộ luật tố tụng dân sự 2013 quy định rất rõ tại Khoản Điều 175 về quyền và nghĩa vụ của người được thông báo văn bản tố tụng, theo đó“Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có. Trong trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn Xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc Xin gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn, nhưng không quá mười lăm ngày” Do vậy, nếu bạn bận quá nhiều công việc không thể về được thì hoàn toàn có thể làm đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án và nêu rõ lý do chính đáng để thuyết phục bên Tòa gia hạn cho bạn, tuy nhiên, thời hạn là 3 tháng sẽ không được chấp nhận mà tối đa chỉ được 15 ngày theo quy định của pháp luật. Thêm vào đó, khoản 2 Điều 150 cũng nêu rõ “…Người có nghĩa vụ thi hành các văn bản tố tụng đã được cấp, tống đạt hoặc thông báo hợp lệ phải nghiêm chỉnh thi hành; trường hợp không thi hành hoặc thi hành không đúng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” Bạn hãy cân nhắc sắp xếp công việc cho hợp lý để không vi phạm pháp luật." 18521,"Chào luật sư , em có vấn đề này muốn hỏi luật sư   Trước đây em có 1 lô đất và em đã bán cho em của em và có công chứng ở xã, nhưng vì kẹt tiền em đã bán lại lô đất trên cho người khác, khi làm giấy tờ bán đất thì địa chính xã không vào đo đất, do địa chính xã nghĩ là anh em nên họ vẫn ký giấy bán cho em được bán. Nay em của em đòi lô đất trên và kiện ra xã, em có nói sẽ hoàn tiền lại theo giá tri hiên tại cho em của em hoặc mua lại lô đất sát đó cho em của em nhưng em của em không chịu vẫn đòi lấy lại lô đất mà em đã bán, như vậy thì em phải giải quyết như thế nào nhờ luật sư tư vấn giúp em, em có phải đi tù không luật sư .","Tôi nghĩ, việc giữa anh em trong nhà nên người em không nỡ tố cáo bạn đâu, nhất là khi bạn cũng đã nêu thiện chí. Vấn đề còn lại chỉ là quan hệ dân sự. Dĩ nhiên em bạn có quyền đòi lại lô đất đó và người mua sau sẽ phải trả lại theo quy định chung. Khi đó, bạn sẽ phải trả lại tiền và bồi thường thiệt hại (nếu có cho người mua sau. Theo tôi, bạn nên cố gắng thương lượng với em và người mua đất thì hơn." 12082,"Xin cho hỏi, trường hợp tôi bị mất tất cả giấy tờ tùy thân như giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam thì tôi có thể sử dụng các giấy tờ nào khác để chứng minh mình là người có quốc tịch Việt Nam ạ? Có thể sử dụng giấy khai sinh được không?","Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam. Ở nước ta thì mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, người đã nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Một người khi cần thiết phải chứng minh mình là người có quốc tịch Việt Nam thì phải có các giấy tờ theo quy định của pháp luật về Quốc tịch Việt Nam. Theo đó, Theo quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam: - Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ; - Giấy chứng minh nhân dân; - Hộ chiếu Việt Nam; - Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Do đó, trường hợp bạn là công dân Việt Nam bị mất các giấy tờ tùy thân như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu Việt Nam thì có thể sử dụng giấy khai sinh để chứng minh mình có quốc tích Việt Nam. Trường hợp Giấy khai sinh của bạn không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ bạn. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 26139,"Tôi tên là Bích Ly, địa chỉ mail bich_ly_****@gmail.com, tôi muốn hỏi: Hồ sơ đề nghị gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi hiện đang công tác tại một cơ quan ngoại giao thuộc Châu Âu, có Đại sứ quán tại Việt Nam nên rất quan tâm tới vấn đề này. Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!","Hồ sơ đề nghị gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước được hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 03/2016/TT-BNG hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề nghị cấp thị thực do Bộ Ngoại giao ban hành. Theo đó, người đề nghị gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ nộp 01 bộ hồ sơ gồm: 1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 01 năm; 2. 01 bản chính văn bản cử đi nước ngoài theo quy định tại Điều 4 Thông tư này. Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Hồ sơ đề nghị gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước, được quy định tại Thông tư 03/2016/TT-BNG. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!" 96,Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Người được trở lại quốc tịch Việt Nam có bắt buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, tại Khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định như sau: Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép: - Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; - Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; - Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. => Như vậy, theo quy định này thì người trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ không phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu thuộc các trường hợp nêu trên hoặc các trường hợp đặc biệt nếu được Chủ tịch nước cho phép bạn nhé. Trân trọng!" 1385,"Hiện tại tôi có tìm hiểu quy định về công tác tàng thư thẻ Căn cước công dân. Nên có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là ai có thẩm quyền phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!  Trần Trang - Thanh Hóa","Ai có thẩm quyền phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân quy định tại Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BCA quy định về công tác tàng thư căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: - Lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân của các cơ quan, tổ chức nước ngoài. - Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân trong phạm vi toàn quốc và yêu cầu của cơ quan, tổ chức nước ngoài khi được lãnh đạo Bộ Công an ủy quyền. - Thủ trưởng cơ quan quản lý tàng thư căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác, cung cấp thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân trong phạm vi đơn vị quản lý. Trên đây là nội dung về những người có thẩm quyền phê duyệt yêu cầu tra cứu, khai thác thông tin, tài liệu trong tàng thư căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 10/2016/TT-BCA. Trân trọng!" 20458,"Tôi ở phường Nông Trang, do mất sổ hộ khẩu. Vậy tôi cần làm những thủ tục gì và đi làm lại vào ngày nào ?","Điều kiện cấp lại sổ hộ khẩu: Khoản 2, Điều 24 Luật cư trú quy định Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được cấp đổi, bị mất thì được câp lại. - Thủ tục cấp lại Sổ hộ khẩu: Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật cư trú; Điểm a, Khoản 2 và Khoản 6 Điều 10 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú quy định hồ sơ cấp lại Sổ hộ khẩu gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh; quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. - Thẩm quyền cấp Sổ hộ khẩu: Trưởng Công an quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh. Như vậy, anh (chị) có hộ khẩu thường trú ở phường Nông Trang, thành phố Việt Trì thì anh (chị) đến Công an thành phố Việt Trì để được hướng dẫn và làm thủ tục cấp lại Sổ hộ khẩu." 2240,"Tôi năm nay 33 tuổi, làm việc tại cơ quan quân sự huyện. Tôi và chồng có chung một con gái năm nay 11 tuổi, Tuy nhiên, chúng tôi đang chuẩn bị tiến hành ly hôn nhưng gặp một số vấn đề khá phức tạp rất cần sự tư vấn của luật sư. Cả tôi và chồng đều tranh chấp quyền nuôi con. ( Chồng tôi năm nay 38 tuổi, làm việc trong quân đội) trước kia làm việc xa nhà nhưng nay có thể chuyển về gần nhà. Tuy nhiên, trong những năm qua sự chăm sóc giáo dục con phần nhiều là do tôi .Chồng tôi là người đàn ông khá vô tâm ít quan tâm đến việc học hành của con cái. Vừa qua tôi bị cơ quan có thẩm quyền kết luận quan hệ bất chính với người đàn ông khác do chính chồng tôi tố cáo và bị chuyển công tác xa nhưng có thể gần nhà bố mẹ đẻ. (Nơi đây thuận lợi trong việc nuôi dạy con gái như: Bố, mẹ tôi là hưu trí, quan tâm chăm sóc cháu từ nhỏ, nhà lại gần trường học và gần nơi tôi công tác..)Mặt khác tôi bị bệnh u xơ tử cung không còn khả năng sinh con nữa. Nay với những khó khăn như vậy kính mong luật sư cho tôi biết tôi có thuận lợi gi trong việc tranh chấp nuôi con?","Việc 02 vc chồng ly hôn con trên 9 tuổi thì tòa sẽ quyết định theo nguyện vọng của trẻ khi có tranh chấp giành quyền quyền nuôi con. Do vậy nếu em muốn nuôi con thì khi tòa triệu tập Con em CẦN PHẢI KHAI LÀ MONG MUỐN Ở VỚI MẸ"". việc bị kết luận quan hệ bất chính là yếu tố bất lợi cho em." 196,"Do A có hành vi gây rối trật tự công cộng nên chủ tịch UBND xã B xử phạt 2 triệu đồng. Vì A không có tiền nộp phạt nên UBND buộc A phải lao động công ích (dọn vệ sinh) tại xã 10 ngày. Trong thời gian đó con trâu của ông C vào trụ sở UBND ăn cỏ đã bị anh A đánh gãy chân. Ông C yêu cầu UBND xã bồi thường nhưng UBND xã từ chối. Do đó, ông C khởi kiện vụ án hành chính. Việc ông C khởi kiện UBND xã như vậy có đúng không?","Điều 28 của Luật Tố tụng hành chính quy định về những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau: “Điều 28. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án 1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. 2. Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống. 4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”. Điều 25 của Bộ luật Tố tụng dân sự (đã được sửa đổi năm 2011) quy định: “Điều 25. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. 3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự. 4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này. 5. Tranh chấp về thừa kế tài sản. 6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật. 9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. 10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.” Như vậy, tranh chấp phát sinh từ việc anh A đánh gãy chân con trâu của ông C mà không chịu bồi thường là tranh chấp dân sự. Do vậy, ông C khởi kiện hành chính về hành vi của A là không đúng và theo quy định của Luật Tố tụng hành chính thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ án." 6419,Giá thuê mua nhà ở xã hội được pháp luật quy định như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội như sau: Giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội ... 2. Giá thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án không vượt quá 15% tổng chi phí đầu tư; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 58 của Luật Nhà ở vào giá thuê mua nhà ở xã hội. Bên thuê mua phải nộp lần đầu 20% giá trị nhà ở và nộp phần còn lại theo định kỳ do bên cho thuê mua và bên thuê mua thỏa thuận, tính từ thời điểm bàn giao nhà ở đó; thời hạn thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày bên cho thuê mua bàn giao nhà ở cho bên thuê mua. ... Như vậy, đối với giá thuê mua nhà ở xã hội được pháp luật quy định dựa trên cơ sở tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở, lãi vay và lợi nhuận của dự án không vượt quá 15% của tổng chi phí đầu tư. Tuy nhiên, người cho thuê mua nhà ở xã hội không được tính các khoản ưu đãi của Nhà nước và giáo thuê mua nhà ở xã hội, bao gồm: - Được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. - Được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán. - Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được vay vốn với lãi suất thấp hơn và thời gian vay dài hơn so với trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán. - Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê thì được hỗ trợ toàn bộ kinh phí này. Trân trọng!" 26322,Nữ có thể đi nghĩa vụ quân sự tình nguyện được không? Em đang 2K2 ạ.,"Khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. Và theo quy định tại Điều 30 Luật này thì: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn sinh năm 2002, thì hiện tại bạn vẫn đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ. Nếu có nhu cầu bạn có thể làm đơn gửi Ban chỉ huy quân sự xã, khi đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân thì bạn có thể được gọi nhập ngũ. Trân trọng!" 34039,"Bố mẹ tôi đã hoàn thành xong thủ tục và đã có quyết định công nhận thuận tình ly hôn của tòa án. Căn cứ vào biên bản hòa giải đoàn tụ hông thành và sự thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn đựơc lập ngày 22 tháng 5 năm 2006 giữa nguyên đơn là mẹ tôi, bị đơn là bố tôi và người có quyền lợi liên quan là tôi.  Căn cứ: -Điều 90; Điều 92; Điều 94; Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình. -Điểm b khoản 1 điều 50 Luật đất đai. -Khoản 1 điều 27; Điều 187; Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự. Quyết định 1, Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau: -Công nhận thuận tình ly hôn giữa mẹ tôi và bố tôi. -Về con chung: Có 1 con chung là tôi sinh ngày 28/9/1988. Ly hôn bố tôi trực tiếp nuôi con. Tạm hoãn việc góp cấp dưỡng nuôi con của mẹ tôi. -Về tài sản chung: Hai bên thống nhất để con trai là tôi sở hữu tài sản không định giá gồm: 01 nhà ba gian xây gạch lợp ngói 28,4m2, 01 mái vảy tôn trước nhà 7.1m2, 01 khu chăn nuôi lợn + gà + WC xây gạch lợp ngói móc 27,6m2...(tất cả các công trình trên thử đất số 30 tờ bản đồ số 7 thôn Hà Lâm, Xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội), sử dụng thửa đất số 30 tờ bản đồ số 7 thôn Hà Lâm, Xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà nội diện tích 180m2 nơi có các công trình tôi sở hữu, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 22/12/1998 mang tên bố tôi. Tôi xin hỏi, trong trường hợp của tôi, đến nay giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất 180m2 được nêu trong qyết định đó vẫn mang tên bố tôi thì tôi có quyền sử dụng hay bán mảnh đất đó hay không? Mong sự giúp đỡ của quý cơ quan! Xin chân thành cảm ơn.","Quyết định của Tòa án là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan của mình. Chỉ khi nào bạn đã đứng tên chủ sở hữu tài sản thì bạn mới có toàn quyền đối với nó theo quy định pháp luật. Bạn muốn đứng tên trong Giấy chứng nhận QSDĐ thì bạn phải làm thủ tục sang tên theo quy định hiện hành. Bạn muốn bán đất nhưng Giấy chứng nhận đang tên bố bạn thì bạn không thể tự ký các giấy tờ để bán theo các quy định có liên quan đến việc bán bất động sản. Cho đến khi Quyết định của Tòa án được thi hành thì bạn mới có quyền sử dụng mảnh đất, trừ trường hợp các bên tự thỏa thuận." 127,Nhập cư là gì?,"Nhập cư là Việc công dân, vì các lí do chính trị, kinh tế, chiến tranh, tôn giáo, chủng tộc, đoàn tụ gia đình đến một quốc gia khác để sinh sống lâu dài hoặc tạm thời." 22879,"Xin chào ban biên tập, Tôi tên Khánh Thùy sinh sống tại Quận Bình Tân, Tp.HCM. Tôi hiện có tham gia phiên Tòa dân sự với tư cách nguyên đơn, do đó mà tôi có tìm hiểu về các thủ tục Tố tụng Dân sự để khi đến Tòa khỏi phải bỡ ngỡ. Tuy nhiên, dù có cố gắn tìm hiểu nhưng tôi có một số thắc mắc cần lắm sự giúp đỡ từ ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa được quy định như thế nào theo Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện tại? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Khánh Thùy(khanh_thuy369**@gmail.com)","Căn cứ theo quy định tại Điều 261 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa được quy định như sau: Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Bên cạnh đó, Bộ này này còn có quy định phát biểu của Kiểm sát viên như sau: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. Trên đây là nội dung tư vấn về Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 19424,"Quy định đối với người thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật dân sự 2005 như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thái hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi quy định đối với người thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật dân sự 2005 như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005, theo đó: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Trên đây là tư vấn về quy định đối với người thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 31375,Xâm phạm đời tư cá nhân bị phạt như thế nào?,"Xâm phạm đời tư cá nhân của người khác sẽ bị xử lý kỉ luật hoặc xử lý vi phạm hành chính về hành vi này, nếu còn vi phạm thì có thể phạt tù. Cho đến nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về bí mật đời tư là gì, phạm vi của bí mật đời tư là như thế nào, mà chỉ có một số quy định như trong Bộ luật Dân sự (Ðiều 38), Luật Giao dịch điện tử (khoản 2 Điều 46) quy định quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; thư từ, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn, bí mật và việc kiểm soát các loại này được thực hiện khi pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng Bộ luật Hình sự (Điều 125) có quy định: Người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì tùy trường hợp sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm, phạt tù đến hai năm. Những khiếm khuyết nói trên đã dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định bí mật đời tư của cá nhân và phạm vi của nó. Điều đáng nói là một khi pháp luật chưa xác định được rõ ràng những khái niệm này thì việc bảo vệ quyền bí mật đời tư, xử lý các trường hợp được xem là xâm phạm bí mật đời tư không khỏi dẫn đến những tranh cãi, bất nhất, không nghiêm minh." 8929,"Nhờ Luật Sư tư vấn trường hợp: Gia đình tôi gồm con riêng A,B,C,D của bố đẻ và con riêng E,F,J,H của Dì, 2 người kết hôn và có tài sản là GCN QSDĐ nay bố và dì muốn tặng quyền sử dụng đất cho tôi là D( con đẻ của bố ) khi lên UBND xã làm thủ tục tặng cho thì cán bộ xã yêu cầu phải có biên bản họp gia đình. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ấy lúc trước để : ""Hộ"" vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này thì tài sản là GCN QSDD ấy thuộc tài sản riêng của bố mẹ tôi hay là gồm có tất cả các thành viên trong gia đinh và có cần làm biên bản họp gia đình giữa hai bên anh em con riêng của bố, dì tôi không?","Liên quan đến thắc mắc của bạn, Khoản 29, Điều 3, Luật Đất đai 2013 có quy định: ""29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất."" Theo quy định tại khoản này thì tại thời điểm Nhà nước cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình có bao nhiều người đang sống chung, có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng thì từng đó người có quyền sở hữu chung đối với mảnh đất đc cấp GCNQSDĐ. Do vậy, nếu bố và dì bạn muốn để lại tài sản là mảnh đất thuộc sở hữu chung như vậy cho bạn thì cần có 1 trong số các giấy tờ như sau: - Biên bản họp gia đình về việc tất cả những người chung quyền sở hữu thống nhất để lại tài sản đó cho bạn; - Hoặc giấy tờ về việc cho tặng/ bán lại cho bạn phần quyền tài sản mà họ đang sở hữu." 34710,Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là bao nhiêu?,"Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bao gồm: - Lệ phí đăng ký cư trú (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện). - Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện). - Lệ phí hộ tịch (trong đó có lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân). - Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đối với cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện). - Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất. - Lệ phí cấp giấy phép xây dựng. - Lệ phí đăng ký kinh doanh. Theo đó, lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ do Hội đồng nhân dân từng tỉnh quy định. Ví dụ: - Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại TPHCM là 3.000 đồng/trường hợp (CSPL: Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND ) - Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Hà Nội là 3.000 đồng/vụ việc (CSPL: Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ) - Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Đà Nẵng là 15.000 đồng/bản (CSPL: Nghị quyết 341/2020/NQ-HĐND ) - Lệ phí cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Hải Phòng là 5.000 đồng/lần (CSPL: Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND ). Trân trọng!" 11222,"Vợ tôi vay số tiền trên 4 tỷ của ba chủ nợ để kinh doanh ở chợ,lãi suất 5%/tháng gần 2 năm nay.Tất cả bằng giấy tay. Quá trình thanh toán tiền lãi đầy đủ.   Nhưng đến thời điểm hiện nay mất khả năng chi trả vì mua bán ế ẩm và thua lỗ {lượng hàng hóa hiện còn gần 1 tỷ}.Sắp đến thời hạn hợp đồng vay, các chủ nợ sẽ kiện tụng, xin hỏi:    -Vấn đề thuộc hình sự hay dân sự.    -Trường hợp này{vẫn đang kinh doanh},tòa án có cho thời gian trả nợ dần ?    -Bán nhà trả nợ thì chỉ đủ thanh toán cho 1 chủ,quyền của mình hay chủ nợ nhiều nhất có quyền?Nếu không còn cách nào thanh toán,vợ tôi có bị đi tù? án bao nhiêu ?","Trường hợp này là Quan hệ tranh chấp dân sự, do vậy Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết chứ không phải cơ quan công an giải quyết. Trong trường hợp vỡ nợ như thế này, thì tốt hơn hết là gia đình bạn rà soát xem lại có còn tài sản nào hay không. Nếu việc bán nhà chỉ đủ khả năng trả cho một chủ nợ, vì vậy tôi khuyên bạn nên chuyển nhượng ngôi nhà này cho người thân đứng tên gấp. Nếu không thì khi ra Tòa thi hành án sẽ cưỡng chế bán tài sản của bạn. Như Luật sư đã nói, Việc này là quan hệ tranh chấp dân sự không thuộc hình sự. Do vậy vợ của anh không bị xử lý trách nhiệm hình sự và cũng không phải ở tù. P/S: nếu chỉ một mình vợ anh đứng ra vay mượn, anh không hề biết khoảng vay mượn này từ vợ của anh, thì coi như 1/2 tài sản chung của vợ chồng anh do anh nắm giữ, cơ quan pháp luật sẽ không đụng đến 1/2 tài sản này của anh (trừ khi anh chứng minh được điều đó)" 20235,Xin hỏi Luật sư nội dung như sau: Năm 2009 tôi làm nhà và hượp đòng làm cửa với một công ty. Sau khi nghiệm thu công trình vì chưa đáp ứng yêu cầu trong hợp đồng tôi yêu cầu công ty chỉnh sửa lại theo hợp đồng rồi thyanh toán đầy đủ theo hợp đồng với số tiền 31.000.000/ 35.000.000 đ. Tuy nhiên phía công ty không thực hiện và đến ngày 27/12/âm lịch Giáp ngọ Công ty thê một nhóm người giang hồ vào nhà tôi ( Trong lúc nhà tôi đi vắng) tháo toàn bộ hệ thống cửa với 9 bộ trị giá 31.000.000 đồng và phá toàn bộ hệ thống lancan ( lan can làm không đúng hợp đồng mà tôi yêu cầu khắc phục) ngoài ra nhóm giang hồ còn thách thức pháp luật viết bậy bôi nhọ lên tường. cầm hung khi đe dọa những người dân xung quanh. Nhận được tin báo công an đã đến hiện trường xem xét sau đó có mời đương sự tới giải quyết với thỏa thuận : Bên phía công ty sẽ lắp lại toàn bộ hệ thống cửa và lan can. Tôi có trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại 4.000.000  đồng . Tuy nhiên sau khi thỏa thuận xong phía công ty không thực hiện còn dùng điện thoại đe dọa sẽ giết hết nhà tôi. Tôi đã kêu cứu đến công an Huyện nhưng sự việc vẫn êm lặng trôi qua hơn một tháng. Vậy bây giờ tôi phải viết đơn gửi cho ai. Xin cảm ơn luật sư,"Nguồn gốc của quan hệ này là dân sự trên cơ sở hợp đồng thi công lắp đặt cửa cho ngôi nhà của bạn. Sự việc chưa được hoàn tất khi bên thi công vi phạm hợp đồng... sự việc sẽ không nghiêm trọng nếu hai bên thỏa thuận được với nhau cách thức giải quyết. Tuy nhiên việc những người thi công cho gia đình bạn đưa người đến tháo dỡ đồ đạc vật dụng của gia đình bạn như vậy là hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của công dân.... . Sự việc cũng đã được cơ quan chức năng lập biên bản và có biện pháp xử lý. Hiện tại họ vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình đồng thời còn đe dọa bạn. Như vậy bạn có thể tố cáo sự việc tới cơ quan chức năng để giải quyết theo đúng quy định. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì trong vòng 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn thư tố cáo của công dân cơ quan công an phải tiến hành xác minh làm rõ sự việc, nếu có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan công an phải kiến nghị Viện Kiểm sát cùng cấp ra quyết định khởi tố vụ án. Hết thời hạn này nếu cơ quan công an không trả lời, không có quyết định.... bạn và gia đình có thể khiếu nại đến chính cơ quan đó hoăc phản ánh sự việc tới VKS cùng cấp hoặc gửi đơn thư tới cơ quan cấp trên trực tiếp của công an huyện." 738,"Tôi có cho chị Danh ở gần nhà vay số tiền là 70.000.000 đồng bao gồm cả vàng có giấy chứng nhận của UBND xã nơi thường trú làm chứng và tôi có cầm sổ đỏ để làm thế chấp. Nhưng đến hạn chị không trả cho gia đình tôi, gia đình tôi đã làm đơn đưa ra tòa án huyện Tiền Hải. TAND huyện đã xử và yêu cầu gia đình tôi phải trả lại sổ đỏ cho chị Danh và chi Danh phải trả lại số tiền đó cho gia đình tôi, tới bây giờ gần một năm mà chị A không trả tiền và vàng cho tôi. Gia đình tôi đã lên phòng thi hành án huyện Tiền Hải hỏi thì được thông báo là chị Danh đã đem sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng. Cho tôi hỏi về việc phán sử của TAND có đúng không?","1. Trường hợp bạn hỏi, chúng tôi không có bản án và hồ sơ xét xử vụ việc, do vậy không thể khẳng định Toà án nhân dân huyện Tiền Hải phán xử có đúng hay không. Tuy nhiên, với nội dung như bạn nêu, chúng tôi nhận thấy bạn cho chị Danh ở gần nhà vay tiền bao gồm cả vàng, bạn cầm sổ đỏ của chị Danh, đến hạn chị Danh không trả nợ, chị đã khởi kiện tại Toà án để đòi tiền và vàng, vì thế Toà án tuyên buộc chị Danh trả tiền, vàng cho bạn và bạn trả lại sổ đỏ cho chị Danh là có cơ sở quy định tại Bộ luật Dân sự về hợp đồng dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. 2. Về việc thi hành bản án mà chị Danh phải trả tiền, vàng cho bạn thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, bạn phải làm đơn yêu cầu thi hành án gửi Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tiền Hải để Chi cục Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án, thụ lý và tổ chức thi hành vụ việc. Đối với tài sản của chị Danh đem thế chấp tại ngân hàng mà không sử dụng số tiền vay được trả nợ cho bạn và việc thế chấp với ngân hàng thực hiện sau khi có bản án của bạn, thì có thể bị kê biên để thi hành án theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự: Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên hướng dẫn đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Toà án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo mà không có người khởi kiện thì cơ quan thi hành án xử lý tài sản để thi hành án. Kể từ thời điểm có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án mà tài sản bị bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố cho người khác, người phải thi hành án không thừa nhận tài sản là của mình thì bị kê biên, xử lý để thi hành án." 6048,Hủy hợp đồng thuê nhà giữa chừng thì bị mất 2 tháng tiền nhà đúng không?,Em cho thuê nhà trả trước 3 tháng nay mới đươc 1 tháng người ta không thuê nữa người ta đòi em trả lại tiền. Có phải em chỉ cần trả tiền cọc còn tiền nhà 2 tháng người ta chưa ở em được lấy đúng không ạ? Trong hợp đồng thuê không có nội dung này ạ. 3337,"Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Quân, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Minh Quân (minhquan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng được quy định cụ thể như sau: - Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. - Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trên đây là nội dung tư vấn về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 5045,Vay vàng nhưng trả bằng tiền có được không?,"Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau: 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. ... Như vậy, theo quy định trên bạn vay vàng nhưng có thể trả nợ thì có thể trả bằng tiền nếu bên cho vay đồng ý. Trong trường hợp này bạn không thể tự ý quyết định việc trả nợ bằng tiền cho người cho vay, mà phải có thỏa thuận với người cho vay xem người này có đồng ý hay không." 6354,Is it permissible for sister to marry her adoptive brother in Vietnam?,"Pursuant to Article 8 of the Law on Marriage and Family in 2014 stipulating conditions for getting married in Vietnam as follows: 1. A man and a woman wishing to marry each other must satisfy the following conditions: a /The man is full 20 years or older, the woman is full 18 years or older; b/ The marriage is voluntarily decided by the man and woman; c/ The man and woman do not lose the civil act capacity; d/ The marriage does not fall into one of the cases prescribed at Points a, b, c and d, Clause 2, Article 5 of this Law. 2. The State shall not recognize marriage between persons of the same sex. Pursuant to Clause 2, Article 5 of the same Law stipulating prohibited acts as follows: a/ Sham marriage or sham divorce; b/ Underage marriage, forcing a person into marriage, deceiving a person into marriage, obstructing marriage; c/ A married person getting married to or cohabitating as husband and wife with another person, or an unmarried person getting married to or cohabitating as husband and wife with a married person; d/ Getting married or cohabitating as husband and wife between people of the same direct blood line; relatives within three generations; adoptive parent and adopted child; or former adoptive parent and adopted child, father-in-law and daughter-in-law, mother-in-law and son-in-law, or stepparent and stepchild; dd/ Demanding property in marriage; e/ Forcing a person into divorce; deceiving a person into divorce; obstructing divorce; g/ Giving birth with assisted reproductive technology for commercial purpose, commercial gestational surrogacy, prenatal sex selection, cloning; h/ Domestic violence; i/ Taking advantage of marriage and family rights for human trafficking, labor exploitation or sexual abuse or committing another act for self-seeking purposes. As regulations above, marriage is the right of citizen as long as you meet all requirements as prescribed in Law. In your case, marriage between you and your adoptive brother is not prohibited as long as both you meet all requirements prescribed above." 28629,Thư điện tử có được xem là nguồn chứng cứ trong hoạt động tố tụng dân sự không?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định như sau: Nguồn chứng cứ Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: 1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. 2. Vật chứng. 3. Lời khai của đương sự. 4. Lời khai của người làm chứng. 5. Kết luận giám định. 6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. 7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. 8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. 9. Văn bản công chứng, chứng thực. 10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định. Căn cứ theo khoản 3 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về xác định chứng cứ trong hoạt động tố tụng dân sự như sau: Xác định chứng cứ 1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. 2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. 3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc. 5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa. 6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. 11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định. Như vậy, chứng cứ được thu thập từ các nguồn khác nhau, trong đó có dữ liệu điện tử. Thông điệp dữ liệu điện tử có thể được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Vậy nên, thư điện tử được xem là nguồn chứng cứ trong hoạt động tố tụng dân sự và được xếp vào loại thông điệp dữ liệu điện tử." 1330,"Gia đình tôi được thưa hưởng một mảnh đất thổ cư 92,4m2(sổ đỏ)từ bà nội tôi cho.do cha tôi đứng tên và được UBND huyện cấp năm 2001.Vào khoảng năm 2003 thì cha tôi qua đời sau đó thì mẹ tôi cũng qua đời vào năm 2005.Vì không có di trúc nên 4 chị em tôi làm tờ thỏa Thuận chuyển QSDĐ sang cho tôi đứng tên và được UBND huyện cấp vào năm 2006. Vào tháng 5 năm 2013 thì ông nhà bên cạnh yêu cầu tôi cho ông mượn QSDĐ(sổ đỏ) do tôi đứng tên để tách thửa 43,55m2 sang cho ông, vì ông cho là đã mua của cha tôi.Tôi không đồng ý và tôi đã gửi đơn yêu cầu hòa giải tại UB khu vực.tại đây ông ấy đã đưa ra tờ bán nền nhà được viết bằng tay do bà nội tôi bán và có chữ ký của cha tôi và chú tôi vào năm 1990.Tôi không đồng ý vì trên phần đất mà tôi đang ở được xác định là thiếu đi 36m2. Vậy tôi phải làm sao?","Công ty luật vinabiz trả lời như sau: Theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP “Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình”: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993, pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua, bán phát canh thu tô chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức. Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Toà án huỷ hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng khi: Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng; hoặc đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó. => Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà nội bạn và người hàng xóm được xác lập vào năm 1990, thuộc khoảng thời gian từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 theo như quy định trên. Theo đó, việc người hàng xóm mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn để tách thửa là không phù hợp quy định pháp luật. Vì thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng nên tôi đưa ra hai giả thiết như sau: + Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì hợp đồng bị vô hiệu, nên người hàng xóm của bạn không thể mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn để thực hiện việc tách thửa. + Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện: Bạn có trình bày phần đất bạn ở được xác định thiếu 36 m2. Nếu trên phần đất này, người hàng xóm của bạn đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm qui định về quy hoạch và gia đình bạn cũng không phản đối việc đó, thì hợp đồng chuyển nhượng được này được chấp nhận đối với phần đất này. Còn phần đất bạn đang ở, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn thì thuộc quyền sử dụng của bạn. Người hàng xóm không có quyền mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn để thực hiện việc tách thửa. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 32800,"Hiện nay nước ta có nhiều vùng khó khăn còn chưa có điện sinh hoạt. Tôi có chút thắc mắc là hoạt động kinh doanh điện tại vùng nông thôn, hải đảo có được miễn giấy phép hoạt động điện lực không? Xin giải đáp giúp tôi Minh Tú - Kiên Giang","Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 36/2018/TT-BCT thì Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực như sau: ""1. Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. 2. Phát điện có công suất lắp đặt dưới 01 MW (01 MWp đối với nhà máy điện mặt trời lắp đặt tại 01 địa điểm và 01 điểm đấu nối) để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. 3. Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. 4. Điều độ hệ thống điện quốc gia và điều hành giao dịch thị trường điện lực."" Như vậy, đối với hoạt động kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo vẫn phải xin phép hoạt động điện lực. Tuy nhiên, Kinh doanh điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo mua điện với công suất nhỏ hơn 50 kVA từ lưới điện phân phối để bán điện trực tiếp tới khách hàng sử dụng điện tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo sẽ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Trên đây là quy định về những trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Trân trọng!" 33337,Quay lén phim trong rạp phim có phải là hành vi vi phạm bản quyền?,"Căn cứ khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau: 1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. 2. Mạo danh tác giả. 3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả. 4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó. 5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này. 7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểmi khoản1 Điều 25 của Luật này. 8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản1 Điều25 của Luật này. ... Theo khoản 5 Điều 35 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hành vi xâm phạm các quyền liên quan được quy định: 1. Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. 2. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. 3. Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. 4. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. 5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng. … Hành vi quay lén phim trong rạp chiếu phim là hành vi vi phạm bản quyền. Trong trường hợp của bạn B là đang sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả và cả không được phép của tổ chức phát sóng (rạp chiếu phim) nên có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Quay lén phim trong rạp phim có phải là hành vi vi phạm bản quyền (Hình từ Internet)" 23547,Cha mẹ tôi là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Tôi được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Tôi có phải là công dân Việt Nam không? Có quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước Việt Nam không ?,"Căn cứ khoản 5 Điều 3; khoản 2 Điều 5; khoản 1 Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam, Theo trình bày của bạn, cha mẹ bạn là người nước ngoài nhưng không xác định rõ họ là công dân nước ngoài hay là người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam, do đó chúng tôi xin trả lời với bạn như sau: Nếu cha mẹ bạn là người không quốc tịch thì bạn có quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Bạn sẽ có các quyền công dân và phải làm tròn nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam theo quy định pháp luật. Nếu cha mẹ bạn là công dân nước ngoài thì bạn không có quốc tịch Việt Nam, không là công dân Việt Nam. Do đó, bạn cũng không có quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước Việt Nam." 23120,"Chồng tôi là lái xe. Mới đây chồng tôi không may làm va quệt, gây tai nạn cho người đi đường. Họ bị gãy tay, tổn thương nhiều bộ phận trong cơ thế. Khi đàm phán về bồi thường, nạn nhân đòi bồi thường mức rất cao mà gia đình tôi khó đảm đương được. Xin hỏi pháp luật quy định thế nào trong trường hợp như của chồng tôi?","Tại Điều 609 Bộ luật Dân sự quy định về việc xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm như sau: “1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.” Nếu giữa bạn với người bị tai nạn không thể thoả thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại, thì bạn có thể nộp đơn khởi kiện, yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, nạn nhân phải có đầy đủ chứng cứ để chứng minh các khoản bồi thuờng thiệt hại mà nạn nhân yêu cầu là chi phí hợp lý và hợp lệ như: biên lai thu tiền, hoá đơn v.v" 7409,Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đăng ký thường trú trong trường hợp vợ về ở với chồng?,"Tại khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020 có quy định về hồ sơ đăng ký thường trú đối với trường hợp vợ về ở với chồng như sau: Hồ sơ đăng ký thường trú 1. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này. 3. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. ... Như vậy, khi đăng ký thường trú trong trường hợp vợ về ở với chồng thì cần chuẩn bị giấy tờ tờ sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư , Cơ sở dữ liệu về cư trú." 23623,Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được quy định ra sao?,"1. Khi người bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không còn ở trong tình trạng đã bị tuyên bố thì chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 2. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này." 16366,Tôi có 2 đứa con 16 tuổi và 3 tuổi. Nếu vợ chồng tôi ly hôn thì hai con của chúng tôi có được chia tài sản không?,"Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).Bên cạnh đó, ly hôn còn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con sau ly hôn cũng như quyền tài sản của hai vợ chồng. Pháp Luật Hôn nhân và gia đình không quy định cha mẹ khi ly hôn phải chia tài sản cho con cái. Việc chia tài sản hay không chia tài sản cho con hoàn toàn thuộc quyền quyết định của cha, mẹ. Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình quy định nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn của cha, mẹ tại các Điều 81, 82, 83 và 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Theo đó, với hai con của anh chị lần lượt là 16 tuổi và 3 tuổi thì anh chị có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con." 32709,"Trước khi mất, ông nội giao mảnh đất cho bố tôi thừa kế, nay chú tôi ở Pháp yêu cầu được chia một nửa diện tích này. Ông nội tôi sinh được 2 người con, bố tôi và người em đã định cư ở Pháp 25 năm nay. Bà tôi mất sớm, chú đi xa nên ông ở cùng gia đình tôi. Năm 1990, ông qua đời, để lại mảnh đất cho bố tôi và từ đó đến nay việc đóng thuế được thực hiện đầy đủ. Tháng 9/2015, bố tôi qua đời, để lại di chúc cho mẹ và chị em tôi ngôi nhà đó. Vài tháng sau, chú tôi dẫn con về, yêu cầu được hưởng phần thừa kế. Xin hỏi trong trường hợp này chú tôi có quyền yêu cầu được chia thừa kế không? Khúc Hồng Nhung","Dựa theo những thông tin bạn cung cấp có thể tạm chia thành 2 trường hợp như sau: - Trường hợp thứ nhất: Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông bạn: Vì những thông tin bạn cung cấp không nêu rõ ông bạn có để lại di chúc và di chúc đó có hợp pháp hay không nên trong trường hợp ông bà có để lại di chúc hợp pháp thì di sản được chia theo di chúc. Trường hợp không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Theo điều 676 Bộ luật Dân sự 2005, bố bạn, chú bạn sẽ được một phần bằng với phần của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bên cạnh đó, ông bạn đã mất cách đây khoảng 16 năm, mà theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2005 ""thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế"". Tuy nhiên, căn cứ quy định tại tiết a.3, điểm a khoản 2.4 mục 2 chương 1 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/08/2004, việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế không áp dụng trong trường hợp sau: “a. Trường hợp trong thời hạn 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau: a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung”. Như vậy, theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, mặc dù đã hết thời hiệu yêu cầu chia thừa kế, tuy nhiên nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại điểm a vừa viện dẫn thì chú bạn vẫn có thể khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chia tài sản chung của các đồng thừa kế. Trong trường này tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết. - Trường hợp 2: Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bố bạn. Theo quy định tại Điều 166 Luật Đất Đai 2013, quyền của người sử dụng đất được nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nếu bố bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông là chủ sử dụng mảnh đất đó, trong trường hợp này chú bạn không có quyền đòi chia tài sản thừa kế là mảnh đất. Trên đây là một số tình huống và cách giải quyết căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật về vấn đề thừa kế, bạn có thể đối chiếu để áp dụng cho trường hợp của gia đình mình." 15381,Phải chứng minh những gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn?,Câu hỏi: Tôi và vợ đã đưa ra quyết định ly hôn. Tôi muốn giành quyền nuôi con vì điều kiện của tôi có thể chăm lo cho con được đầy đủ hơn. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi phải chứng minh những gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! 33002,Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là gì?,"Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là Quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Đó là những quan hệ về nhân thân và về tài sản phát sinh giữa vợ chồng, cha mẹ và con. Quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình gồm 3 yếu tố: chủ thể, quyền và nghĩa vụ hôn nhân gia đình vàkhách thể." 30398,"Tôi được nâng lương từ 2,34 lên 2,67 từ 01/11/2014. Đến tháng 12/2014 tôi nghỉ chế độ thai sản. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi được hưởng chế độ tài sản ở mức lương 2,34 hay 2,67.Tôi xin cảm ơn","​Tại khoản 1 điều 35 Luật BHXH quy định: Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Như vậy, khi tính mức lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản thì có 5 tháng là mức lương theo hệ số 2,34 và 1 tháng là mức lương theo hệ số 2,67." 7024,Đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ thì có được đi nghĩa vụ không? Nhờ hỗ trợ quy định giúp.,"Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, có quy định: Đau vai gáy do: - Thoái hóa cột sống cổ: + Mức độ nhẹ: Điểm 3 + Mức độ vừa: Điểm 4 + Mức độ nặng: Điểm 5 Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe của công dân tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Như vậy trường hợp bị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ sẽ có sức khỏe loại 3, 4 hoặc 5 (tùy mức độ). Và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe để tuyển quân như sau: Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Từ các quy định trên thì người bị đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ nếu ở mức độ nhẹ và được xác định có sức khỏe loại 3 thì vẫn đảm bảo điều kiện về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự, những trường hợp khác thì không đảm bảo điều kiện sức khỏe. Trân trọng!" 10322,"Bố tôi vừa mới mất, gia đình tôi còn một em nhỏ học lớp 7, hiện tôi là lao động chính trong gia đình. Xin hỏi tôi có được tạm hoãn tham gia nghĩa vụ hay không?","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019) các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự như sau: a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe; b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%; d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định; e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. h) Dân quân thường trực. Như vậy, với trường hợp của bạn hiện đang là lao động chính trong gia đình, hiện đang nuôi một người thân là người chưa tới tuổi lao động nên sẽ thuộc trường hợp được tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định tại điều này. Trân trọng!" 26892,"Chào luật sư, con trai tôi đi nghĩa vụ quân sự được 02 năm, sắp được xuất ngũ. Tôi nghe nói là khi xuất ngũ thì sẽ nhận được khoản tiền từ nhà nước có đúng không ạ? Số tiền này được tính như thế nào?","Theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì: ""3. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ: a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ;"" Tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ như sau: ""1. Ngoài chế độ bảo hiểm xã hội một lần được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở. 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. 3. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. 4. Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú."" Như vậy, khi một binh sỹ, hạ sỹ quan xuất ngũ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường theo quy định của pháp luật như phân tích ở trên. Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng!" 30507,Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của hành vi cho người khác sử dụng giấy thông hành để qua lại biên giới là bao lâu?,"Căn cứ quy định khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính như sau: Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau: a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây: Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. .... Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của hành vi cho người khác sử dụng giấy thông hành để qua lại biên giới là 01 năm Trân trọng!" 8589,"Đơn vị chúng tôi đang triển khai một công trình xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước. Chủ đầu tư đã tổ chức xong đấu thầu và ký hợp đồng với một công ty xây dựng, tuy nhiên khi triển khai thi công nhà thầu có quyết định giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho một xí nghiệp trực thuộc mình đứng ra tổ chức thi công, đồng thời được sử dụng con dấu và tài khoản của xí nghiệp để giao dịch, thực hiện bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng, ký kết các biên bản nghiệm thu giai đoạn, hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh quyết toán, hồ sơ nghiệm thu khối lượng hoàn thành và cáckhối lượng xây lắp và các giấy tờ liên quan (trừ hợp đồng và thanh lý hợp đồng) Kính hỏi Bộ Xây dựng việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền như trên có tuân thủ theo quy định của Pháp luật không?","Việc nhà thầu sau khi đấu thầu, ký hợp đồng xây dựng giao nhiệm vụ và ủy quyền cho một xí nghiệp trực thuộc mình thực hiện toàn bộ các công việc trong hợp đồng (trừ ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng) thì đơn vị trực thuộc phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong hồ sơ thầu và nếu có sự thay đổi thì phải được chủ đầu tư chấp thuận." 32158,"Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng phương thức nào?","Điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định các phương thức khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau: Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công ... 2. Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh. Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau: a) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; b) Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID; c) Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp; d) Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. ... Theo quy định nêu trên, có 04 hình thức khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau: - Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia; - Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID; - Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp; - Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành." 20579,"Tôi có hộ khẩu tại tỉnh K. Từ 2007-2009, tôi đi xuất khẩu lao động tại Malaysia làm thuyền viên, sau đó tôi về lại tỉnh sinh sống cho đến nay. Tôi có đến Sở Tư pháp tỉnh K để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp, được hẹn 15 ngày, sau đó lại hẹn tiếp 45 ngày rồi vẫn không có vì cán bộ ở đó nói rằng phải gửi hồ sơ đi TP.HCM hay Hà Nội để xác minh thêm. Vậy cho hỏi hồ sơ của tôi phải mất khoảng bao lâu? Tôi nghe nói phải gửi qua Malaysia để xác minh, rất mất nhiều thời gian?","- Theo nội dung câu hỏi trên thì anh thuộc trường hợp công dân Việt Nam đã có thời gian cư trú ở nước ngoài. Do đó, theo khoản 1 điều 45, khoản 1 điều 48, điều 49, điều 52, điều 53 Luật lý lịch tư pháp (LLTP) năm 2009 thì thời hạn cấp phiếu LLTP là không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ của anh. Thủ tục yêu cầu cấp phiếu này gồm tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP, bản chụp chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, bản chụp hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú. Trong trường hợp giấy tờ kèm theo yêu cầu cấp phiếu LLTP không đầy đủ hoặc giả mạo thì sở tư pháp có quyền từ chối cấp nhưng phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Như vậy, đã quá thời hạn luật định mà anh chưa được cấp phiếu LLTP và Sở Tư pháp tỉnh K cũng chưa có văn bản nào từ chối cấp phiếu này cho anh, do đó anh có quyền khiếu nại đến giám đốc sở này. Thời hạn khiếu nại lần đầu là 45 ngày (trừ khi có trở ngại khách quan thì là 60 ngày), kể từ ngày hết thời hạn 20 ngày giải quyết yêu cầu cấp phiếu LLTP như đã nêu trên. Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh K có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của anh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu hết thời hạn này, giám đốc sở không giải quyết khiếu nại hoặc đã giải quyết khiếu nại nhưng anh không đồng ý thì anh có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND tỉnh K hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân tỉnh K. Trường hợp anh không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND tỉnh K hoặc hết thời hạn giải quyết khiếu nại (tức hết 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại của anh) mà chủ tịch UBND tỉnh này không giải quyết thì anh có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân tỉnh." 32538,"Chào luật sư! Kính mong luật sư giải đáp cho em một vấn đề liên quan đến chia di sản thừa kế. Gia đình nhà chồng em là cháu ngoại của bà, bà lúc còn sống đã làm thủ tục cho tặng chồng 500m2 đất đã cấp GCNQSDĐ đứng tên chồng em( năm 2007). Bà ngoại chồng em co 3 người con: Mẹ chồng em, một cậu và một bác nữa, nhưng mẹ chồng em mất sớm còn lại chồng em ở với bà từ năm 1993-2010 thì bà mất. Khi cho chồng em 500m2 đất chính bà ra phường tự cắt đất và làm sổ đỏ. Tháng 12/2010 bà mất để lại 100 triệu và 06 chỉ vàng cùng với 01 sổ đỏ đứng tên bà có diện tích là 750m2. Sau khi bà chết bà bác kia nói: “chồng em phải chia cho bác ý 100m2 đất nếu không bác ý sẽ kiện” Về phần tài sản còn lại của cụ thì gia đình họp và có sự thừ nhận của chính quyền xã laị cho bà bác kia 100 tr và 6 chỉ vàng. Khi còn sống bà ngoại cũng cho ông cậu kia 700m2 đất đã đứng tên ông cậu. Vậy em xin hỏi, nếu khởi kiện thì chồng em có phải chia cho bác kia đất không? Gửi bởi: khuat thi oanh","Câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề tặng cho bất động sản. Bạn hỏi về vấn đề 500m2 đất chồng bạn được bà ngoại tặng cho, đã làm thủ tục tặng cho và chồng bạn đã được cấp GCNQSDĐ, nay bà ngoại mất, bác của chồng bạn đòi phải chia mảnh đất đó, như vậy có đúng luật không? Căn cứ các quy định của pháp luật dân sự về vấn đề này, tôi xin được tư vấn cho bạn như sau: Điều 465 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về Hợp đồng tặng cho tài sản như sau: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận. Như vậy, ở đây, bà ngoại chồng bạn có toàn quyền tặng cho tài sản thuộc quyền sở hữu của bà cho người khác mà không cần sự đồng ý của bất kỳ người nào khác, chỉ cần người được tặng cho (tức chồng bạn) đồng ý nhận. Ở đây, tài sản mà bà ngoại tặng cho chồng bạn là bất động sản, vậy căn cứ theo Điều 467 Bộ luật Dân sự 2005 về tặng cho bất động sản như sau: Điều 467. Tặng cho bất động sản 1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Căn cứ theo khoản 1 Điều 467 thì việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký trong trường hợp pháp luật quy định phải đăng ký. Theo như bạn nói, bà ngoại chồng bạn lúc còn sống, đã làm thủ tục tặng cho chồng bạn 500m2 đất đã cấp GCNQSDĐ đứng tên chồng em( năm 2007). Như vậy, ở đây có thể hiểu là việc tặng cho chồng bạn mảnh đất 500m2 đã được bà ngoại chồng bạn thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tặng cho bất động sản. Căn cứ theo khoản 2 Điều 467 “Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký”. Điều đó có nghĩa là kể từ thời điểm chồng bạn được cấp GCNQSDĐ thì việc tặng cho mảnh đất giữa bà ngoại chồng bạn cho chồng bạn đã hoàn tất, 500m2 đất đó đã trở thành tài sản của chồng bạn và không ai có quyền tranh chấp, ngay cả bà ngoại chồng bạn cũng không được quyền đòi lại. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì việc bác bạn khởi kiện để đòi chồng bạn phải chia cho bác một phần trong diện tích của mảnh đất 500m2 là điều không thể, không có căn cứ pháp luật." 15281,Xin hỏi luật sư những thủ tục hành chính (giấy tờ) cần thiết để xin cấp dưỡng cho con sau ly hôn. Cám ơn tư vấn của luật sư!,"Cấp dưỡng được Tòa án quyết định đối với người cha hoặc mẹ với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tạo ra thu nhập. Mức cấp dưỡng, hình thức, cách thức thực hiện việc cấp dưỡng do các bên tự thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định, căn cứ vào điều kiện thu nhập và điều kiện cấp dưỡng mà Tòa án ấn định mức cấp dưỡng. Căn cứ vào bản án thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng nộp tiền cấp dưỡng tại cơ quan thi hành án hoặc nộp trực tiếp cho người được cấp dưỡng hoặc người trực tiếp nuôi con chung sau ly hôn." 22267,"Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G3 được quy định như thế nào? Bạn đọc Hoàng Ngọc, địa chỉ mail hoangng****@gmail.com hỏi: Tôi rất quan tâm tới các hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Tôi có nghiên cứu sơ bộ các hoạt động này theo các quy định pháp luật, nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa rõ. Cho tôi hỏi: Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G3 được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!","Đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G3 được quy định tại Điều 33 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, theo đó: 1. Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử: a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp Luật Việt Nam, có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngành nghề cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; b) Đã đăng ký tên miền sử dụng để cung cấp dịch vụ trong trường hợp cung cấp dịch vụ trên Internet; c) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với quy mô hoạt động; d) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể Điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký và thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Nội dung này được hướng dẫn chi tiết bởi Thông tư 24/2014/TT-BTTTT. Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi G3, được quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. Trân trọng!" 34876,Trách nhiệm của Cảnh sát môi trường được quy định như thế nào?,"Căn cứ Điều 8 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của Cảnh sát môi trường được quy định như sau: 1. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. 2. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng, sử dụng phương tiện, áp dụng các biện pháp công tác Công an theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp phòng ngừa, khắc phục. 3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, của Bộ Công an và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về công việc mình đã tiến hành. 4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch công tác, chuẩn bị kỹ nội dung làm việc; dự kiến các tình huống đột xuất và phương án giải quyết các tình huống đó. Nội dung kế hoạch công tác phải được sự phê duyệt của lãnh đạo đơn vị. Trách nhiệm của Cảnh sát môi trường được quy định như trên. Cảnh sát môi trường có những trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet) Những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm? Theo Điều 9 Thông tư 83/2019/TT-BCA những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm bao gồm: 1. Tiết lộ bí mật, tin tức, tài liệu vụ việc đang điều tra, xác minh khi chưa được phép công khai đối với những người không có trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp nhận được yêu cầu cung cấp tin tức, tài liệu của các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan khác có liên quan về nội dung vụ việc do mình được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra, xác minh thì phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. 2. Lợi dụng danh nghĩa công tác đến các cơ quan, tổ chức hoặc gặp riêng cá nhân để gây khó khăn, phiền hà, nhận quà biếu dưới mọi hình thức. 3. Tùy tiện tiếp xúc với đối tượng đang bị điều tra và những người có liên quan đến các vụ việc đang điều tra. Trường hợp đối tượng tự ý tìm gặp thì phải báo ngay cho lãnh đạo đơn vị biết để có hướng xử lý. Chỉ được tìm hiểu, xác minh những nguồn tin, đơn, thư tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được lãnh đạo phân công. 4. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trên đây là quy định những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm. Công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường như thế nào? Căn cứ Điều 10 Thông tư 83/2019/TT-BCA công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường được quy định như sau: 1. Cơ quan Cảnh sát môi trường phải bố trí địa điểm thuận lợi để tiếp cá nhân, đại diện các cơ quan, tổ chức và bố trí cán bộ trực ban 24/24 giờ trong ngày để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tại nơi tiếp phải có hòm thư góp ý để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Phải phân công cán bộ theo dõi việc giải quyết, trả lời cho người gửi đơn, thư theo quy định. 2. Mọi đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải được ghi vào sổ theo quy định và chuyển ngay đến lãnh đạo có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Đối với những đơn, thư không liên quan đến công tác của Cảnh sát môi trường hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Cảnh sát môi trường thì trả lại và giải thích rõ cho người gửi hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người có đơn, thư biết theo quy định của pháp luật. 4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được nhận, giải quyết đơn, thư tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở Cơ quan, trừ trường hợp cấp bách cá nhân đến báo tin về tội phạm, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, phải kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật. 5. Cán bộ trực ban tại Cơ quan Cảnh sát môi trường phải mặc trang phục theo đúng điều lệnh Công an nhân dân; có thái độ tôn trọng, lịch sự, đúng mực, tận tâm giải quyết những yêu cầu chính đáng của cá nhân; không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; không được gây khó khăn đối với người của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đến liên hệ công tác. Cơ quan Cảnh sát môi trường phải bố trí địa điểm thuận lợi để tiếp cá nhân, đại diện các cơ quan, tổ chức và bố trí cán bộ trực ban 24/24 giờ trong ngày để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trân trọng!" 23118,Các trường hợp nào được miễn nghĩa vụ quân sự,"Theo Khoản 2 Điều này có quy định miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Trân trọng!" 25385,Thanh niên có việc làm ổn định có được miễn nghĩa vụ quân sự?,"Căn cứ tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định về miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau: Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ ... 2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. ... Như vậy, các trường hợp miễn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự bao gồm: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Theo quy định trên thì các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự không bao gồm trường hợp người đang có công việc làm ổn định. Do đó, công dân đủ tuổi, sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không thuộc các trường hợp miễn gọi nghĩa vụ quân sự thì vẫn bị gọi tham gia nghĩa vụ quân sự, không kế đến việc đang có công việc làm ổn định hay không. Thanh niên có việc làm ổn định có được miễn nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)" 26336,"Tôi sinh năm 1991, hiện tôi chưa kết hôn, người yêu tôi sinh năm 1993. Chúng tôi xác định đến với nhau nhưng hiện tại có một số người thân của hai bên gia đình có ý ngăn cản không cho đến với nhau vì chúng tôi có quan hệ họ hàng với nhau. Cụ thể: - Về bên họ nội: tôi và người yêu không có quan hệ họ hàng thân thích. - Về bên họ ngoại: thì ông ngoại tôi, người sinh ra mẹ tôi và cụ ngoại cô ấy, người sinh ra ông ngoại cô ấy,người mẹ cô ấy gọi là ông nội, là 2 anh em ruột. Về vai vế bên ngoại mẹ cô ấy gọi mẹ tôi là cô họ. Hiện tại cụ ngoại cô ấy, ông bà ngoại tôi và mẹ tôi đều đã mất. Tôi có tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình nhưng chưa rõ về cách tính quan hệ cùng họ trong phạm vi 3 đời và không rõ nếu chúng tôi kết hôn như vậy thì có vi phạm pháp luật không?","Tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định những điều kiện kết hôn, ngoài các điều kiện như nam từ đủ20 tuổi trở lên, nữ từđủ 18 tuổi trở lên, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bị mất năng lực hành vi dân sựthì còn phải không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Theo đó, một trong các trường hợp cấm kết hôn là: ""Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời"".Xét về mặt khoa học, việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống để nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái, sự phát triển bền vững và hạnh phúc của gia đình. Xét về yếu tố phong tục, tập quán, đạo đức xã hội Việt Nam thì việc cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau còn có tác dụng làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình, phù hợp với truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thuật ngữ ""Những người có họ trong phạm vi ba đời"" đã được giải thích tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình. Theo giải thích này thì: ""Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba"". Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn thì có thể phân tích như sau: - Bố, mẹ của ông ngoại bạn và cụ ngoại cô ấy là đời thứ nhất; - Ông ngoại bạn và cụ ngoại cô ấy là đời thứ hai; - Bố bạn và ông ngoại cô ấy là đời thứ ba; - Bạn và bố cô ấy là đời thứ tư; - Cô ấy là đời thứ năm. Qua đó, có thể thấy nếu hai bạn kết hôn thì không vi phạm quy định cấm kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên, thực tiễn ở Việt Nam cho thấy rất nhiều gia đình sẽ không chấp nhận việc những người có quan hệ họ hàng kết hôn với nhau. Vì vậy, để hôn nhân của hai bạn thật sự hạnh phúc, hai bạn cần giải thích, thuyết phục gia đình hai bên chấp nhận mối quan hệ này." 26967,"Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Khi xác lập một hợp đồng thì các bên luôn mong hợp đồng đó được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, vì nhiều trường hợp khác nhau mà hợp đồng đó có thể bị vô hiệu, đó là các trường hợp nào? Ban biên tập hỗ trợ giúp. (***@gmail.com)","Hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể: Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: - Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; - Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 có quy định các trường hợp, hợp đồng dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này. Cụ thể hợp đồng dân sự vô hiệu khi: - Vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; - Hợp đồng vô hiệu do giả tạo; - Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; - Do bị nhầm lẫn; - Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; - Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; - Do không tuân thủ quy định về hình thức; - Do có đối tượng không thể thực hiện được. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 15400,Cho vay có trả lãi thì phải đảm bảo lãi suất tối đa không được vượt quá bao nhiêu % trong 1 tháng?,"Tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất cho vay có lãi như sau: Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Như vậy, khi cho vay có trả lãi thì lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nghĩa là lãi không quá 1,666%/tháng, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Mẫu Hợp đồng cho vay tiền mới nhất hiện nay? Cho vay có lãi phải đảm bảo lãi suất tối đa không được vượt quá bao nhiêu % trong 1 tháng? (Hình từ Internet)" 9793,"Tôi có một thắc mắc về việc mua lại phần vốn góp, rất mong nhận sự hỗ trợ sớm của Luật sư. Hai cá nhân cùng góp  vốn thành lập Công ty TNHH 2  thành viên trở lên, trong đó thành viên A góp quyển sử dụng đất, thành viên B góp tiền mặt. Sau khi Cty được thành lập, một cá nhân C muốn mua lại 40% giá trị vốn góp của thành viên A. Vậy, trong TH này cá nhân C có được mua lại phần vốn góp là quyền sử dụng đất hay không. Căn cứ pháp luật nào quy đinh điều này. Những lưu ý trong TH chuyển nhượng này là gì. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Luật sư./.","Khi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì còn phải tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và pháp luật về đất đai. Trong trường hợp này C có thể được mua lại phần vốn góp là quyền sử dụng đất của A khi A chuyển nhượng một hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho C theo quy định tại điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: 1. Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; 2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.” Trước tiên, A phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho C (người không phải là thành viên) nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán. Sau khi đáp ứng đúng các điều kiện trên thì A phải chuyển nhượng phần vốn góp là giá trị quyền sử dụng đất của mình cho C bằng một hợp đồng chuyển nhượng. Và công ty phải làm thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh về thay đổi tỷ lệ vốn góp và Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại Điều 40 và Điều 42 nghị định 43/2010/NĐ-CP." 30402,"Dạ cho em hỏi, một người biệt tích năm 2017 đến 2018 và sau đó trở về đến đầu năm 2020 lại biệt tích đến đầu năm 2021. Như vậy, tổng thời gian biệt tích là 02 năm thì Tòa liệu có tuyên người đó mất tích không?","Căn cứ Khoản 1 Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau: Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Như vậy, thời gian biệt tích phải là 02 năm liền trở lên. Trong trường hợp của bạn đề cập thì người này mặc dù tổng thời gian biệt tích 02 năm nhưng cách đó một năm 2019 người này vẫn có mặt tại nơi cư trú. Do vậy, không thể tuyên người này mất tích theo quy định pháp luật. Trân trọng!" 21881,"Thời hạn của quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự được quy định ra sao? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là tân sinh viên ĐH Luật Hà Nội. Vì cũng mới vào trường nên em chưa được học gì nhiều, tuy nhiên em cũng muốn tìm hiểu trước một số vấn đề. Em có đọc trước luật nhưng có nhiều điều còn chưa rõ. Anh chị cho em hỏi: Thời hạn của quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời của các anh chị. Em xin chân thành cám ơn!",Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì thời hạn của quyền hưởng dụng quy định như sau: - Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. - Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn như quy định trên. Thời hạn của quyền hưởng dụng trong pháp luật dân sự được quy định tại Điều 260 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng! 1045,"Dạ, hai vợ chồng em đã ly hôn Tòa quyết định giao con cho chồng nuôi. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi muốn bé được đi học gần trường hơn thì có được thỏa thuận lại tôi là người trực tiếp nuôi con không?","Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; ... Như vậy, đối với trường hợp để con của bạn đi học gần trường là một mục đích chính đáng và là lợi ích cho con thì hai người hoàn toàn có thể thỏa thuận lại việc này. Trân trọng!" 3835,Cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác có được không?,"Căn cứ Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về cầm cố tài sản như sau: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của người đem cầm cố. Cho nên, trong trường hợp này do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc quyền sở hữu của con bạn cho nên việc cầm cố này không đúng quy định của pháp luật." 12908,"Bác tôi hiện đang bị thụ án treo do Tòa án phạt về tội gây rối trật tự công cộng. Nay, bác tôi muốn bán nhà và chuyển sang tỉnh khác sinh sống để thuận lợi cho cuộc sống và công việc của gia đình. Xin hỏi, bác tôi có thể chuyển nơi cư trú hay không? Bác tôi làm sao để rút ngắn thời gian thử thách của án treo?","Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Chuyển nơi cư trú Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 9/9/2014 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Luật Cư trú, các trường hợp dưới đây tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú: 1. Người dưới đây, trong thời gian bị hạn chế quyền tự do cư trú thì tạm thời chưa được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú (trừ trường hợp có sự đồng ý cho thay đổi nơi cư trú bằng văn bản của cơ quan đã áp dụng biện pháp đó): a) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; b) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế; c) Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành. 2. Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú thì không giải quyết các thủ tục về đăng ký thường trú, tạm trú tại những địa phương mà Tòa án cấm người đó cư trú. Như vậy, với quy định nêu trên, để được chuyển nơi cư trú sang tỉnh khác thì bác bạn cần có văn bản đồng ý của tòa án đã ra quyết định áp dụng án treo cho bác bạn. Trường hợp bạn được tòa án cho phép thay đổi nơi cư trú, thủ tục xin thay đổi (chuyển hộ khẩu) như sau: Theo điều 21 Luật Cư trú năm 2006 về thủ tục đăng ký thường trú, người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật Cư trú; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Rút ngắn thời gian thử thách của án treo Việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo thực hiện theo Thông tư 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC. Nguyên tắc rút ngắn thời gian thử thách của án treo 1. Tuân thủ quy định của pháp luật. 2. Bảo đảm chính sách khoan hồng, nhân đạo xã hội chủ nghĩa. 3. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được hưởng án treo. 4. Khuyến khích người được hưởng án treo tự giác phấn đấu, tích cực học tập, lao động, chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định thi hành án và nghĩa vụ của người được hưởng án treo. Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo 1. Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau: a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo; b) Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án; c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản. 2. Người được hưởng án treo một năm chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ một tháng đến một năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên. 3. Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu sau đó có tiến bộ mới thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ. 4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận. Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo 1. Khi người được hưởng án treo có đủ điều kiện được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án treo cư trú xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo; Thủ trưởng đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tổ chức cuộc họp để lập hồ sơ và đề nghị cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo. 2. Cuộc họp xét, đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo của Ủy ban nhân dân cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì với thành phần tham gia gồm đại diện lãnh đạo Công an, Mặt trận tổ quốc, Tư pháp cấp xã, người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. Cuộc họp xét, đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo của đơn vị quân đội do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng đơn vị quân đội chủ trì với thành phần tham gia gồm đại diện các tổ chức đoàn thể trong đơn vị quân đội, người được giao trực tiếp giám sát, giáo dục người được hưởng án treo. 3. Hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội gồm có: a) Bản sao bản án. Đối với trường hợp xét rút ngắn thời gian thử thách từ lần thứ hai trở đi thì bản sao bản án được thay bằng bản sao quyết định thi hành án treo; b) Văn bản đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo (trong đó phải ghi rõ họ, tên, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; tội danh, thời hạn phạt tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách; số bản án hình sự, số quyết định thi hành án hình phạt tù cho hưởng án treo; thời gian thử thách đã chấp hành, thời gian thử thách còn lại; tóm tắt quá trình phạm tội của người được hưởng án treo, mối quan hệ gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con), nhận xét của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo; đề nghị mức rút ngắn thời gian thử thách); c) Quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người được hưởng án treo lập công (nếu người được hưởng án treo đã được khen thưởng hoặc lập công); d) Kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật (nếu người được hưởng án treo bị mắc bệnh hiểm nghèo); đ) Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người được hưởng án treo (nếu họ có đơn đề nghị); e) Bản sao quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo (nếu đã được rút ngắn thời gian thử thách của án treo). 4. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án hình sự, văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan thi hành án và chuyển hồ sơ, văn bản đề nghị cho Tòa án cấp huyện nơi người được hưởng án treo cư trú, Tòa án quân sự khu vực nơi người được hưởng án treo làm việc xem xét, quyết định. Đồng thời sao gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc rút ngắn thời gian thử thách của án treo. Văn bản đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nội dung sau: Căn cứ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho người được hưởng án treo; họ tên, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; tội danh, thời hạn phạt tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách; số bản án hình sự, số quyết định thi hành án hình phạt tù cho hưởng án treo; thời gian thử thách đã chấp hành, thời gian thử thách còn lại; tóm tắt quá trình phạm tội của người được hưởng án treo, mối quan hệ gia đình (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con), nhận xét của cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo; đề nghị mức rút ngắn thời gian thử thách. Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật. Luật gia Đồng Xuân Thuận" 1240,"Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Nam, hiện là giáo viên công tác tại Hà Nội. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định về Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cho tôi hỏi: Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)","Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1309/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì nội dung này được quy định như sau: a) Phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định; b) Cấp kinh phí cho Đề án theo đúng nội dung, tiến độ triển khai thực hiện Đề án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài Bộ Tài chính thì các Bộ ngành khác có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch, tổ chức đưa nội dung quyền con người vào các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc quyền quản lý của bộ, ngành mình; tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quyền con người cho đội ngũ cán bộ, giảng viên theo sự phân công của Ban điều hành Đề án; b) Chủ động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của Bộ Tài chính trong đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 1309/QĐ-TTg năm 2017. Trân trọng!" 7800,"Cho em hỏi ạ, khi mình đi đăng ký kết hôn có cần xuất trình giấy khám sức khỏe hay không? Vợ chồng em đều là người Việt ạ.","Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm: - Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu không thường trú tại xã nơi đăng ký kết hôn. - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Như vậy, hồ sơ không yêu cầu giấy khám sức khỏe. Cho nên khi đi đăng ký kết hôn công dân không cần phải xuất trình giấy khám sức khỏe. Trân trọng!" 16966,"Doanh nghiệp A và nhà máy in B ký hợp đồng dịch vụ in ấn tài liệu. Do nhầm lẫn về thời hạn hợp đồng nên nhà máy in B không hoàn thành công việc đúng thời hạn như thỏa thuận. Trong trường hợp này, doanh nghiệp A có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại không?","Khoản 4 Điều 524 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định trả tiền dịch vụ như sau: ""Trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.""Mặt khác, Điều 526 Bộ luật Dân sự 2005 quy định việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ: ""Sau khi đã kết thúc thời hạn dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, còn bên thuê dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thoả thuận cho đến khi công việc được hoàn thành."" Như vậy, trong trường hợp nhà máy in B không hoàn thành công việc đúng thời hạn thì doanh nghiệp A có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu nhà máy in B vẫn tiếp tục thực hiện công việc khi đã hết hạn hợp đồng và nếu doanh nghiệp A biết mà không phản đối thì hợp đồng dịch vụ được tiếp tục thực hiện cho đến khi công việc hoàn thành" 8288,"1. Giao dịch giữa hai doanh nghiệp có cùng người đại diện theo pháp luật, có được không?","Tại Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 quy định phạm vi đại diện, theo đó: 1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây: a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; b) Điều lệ của pháp nhân; c) Nội dung ủy quyền; d) Quy định khác của pháp luật. 2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình. Theo Điều 67 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận: 1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với đối tượng sau đây phải được Hội đồng thành viên chấp thuận: a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty; b) Người có liên quan của người quy định tại điểm a khoản này; c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ; d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này. 2. Người nhân danh công ty ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan và lợi ích có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng thành viên phải quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận hợp đồng, giao dịch trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo và thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này. Thành viên Hội đồng thành viên có liên quan đến các bên trong hợp đồng, giao dịch không được tính vào việc biểu quyết. 3. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu theo quyết định của Tòa án và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết không đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Người ký kết hợp đồng, giao dịch, thành viên có liên quan và người có liên quan của thành viên đó tham gia hợp đồng, giao dịch phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó. Như vậy, hai doanh nghiệp của bạn có thể ký kết hợp đồng giao dịch với nhau nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận." 790,"Tôi có một miếng đất 10ha nay muốn lập di chúc để chia lại cho các con, tôi có sáu người con, bốn con trai và hai con gái, tôi muốn chia cho mỗi con trai 2ha và mỗi con gái 1ha như vậy có được hay không?","Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về khái niệm di chúc như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo Điều 626 Bộ luật này người lập di chúc có quyền sau đây: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Như vậy, theo quy định như trên di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân, cá nhân lập di chúc có quyền phân định di sản cho từng người thừa kế. Do đó bạn có quyền phân chia di sản của bạn theo ý của bạn. Tuy nhiên khi lập di chúc bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của luật. Trân trọng!" 18427,Ai có quyền yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn cho vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng ... 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. ... Như vậy, các chủ thể có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự bao gồm: Người thân thích của một bên vợ hoặc chồng, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ. Trân trọng!" 5824,Công dân có những quyền gì về cư trú?,"Yêu cầu cơ bản đặt ra đối với Luật cư trú là phải vừa bảo đảm thể hiện quyền tự do cư trú của công dân, vừa phải bảo đảm cho công tác quản lý cư trú có hiệu quả cao. Vì vậy, tại Chương II của Luật cư trú đã quy định đầy đủ, cụ thể quyền và trách nhiệm của công dân về cư trú. Theo đó, Điều 9 Luật cư trú quy định công dân có những quyền sau về cư trú: - Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; - Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình; - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật." 4082,"Em là công Nhân em nợ chủ 13 triệu đồng, chủ lấy xe em sử dụng xe mà chưa có sự đồng ý của em. Vậy họ có vi phạm pháp luật không?","Điều 465 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau: 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, việc cho vay tiền là quan hệ dân sự. Nếu có người nợ tiền nhưng đến hạn mà không trả, bên cho vay có thể khởi kiện tại Tòa án nơi người đó cư trú để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này, việc chủ nợ bạn tự ý sử dụng xe của bạn là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Người sử dụng trái phép tài sản trong trường hợp này có thể bị xử phạt hành chính. Khoản 1d Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Trân trọng!" 1331,"Danh sách cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử bao gồm những cửa khẩu nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Ngọc Hiền, tôi đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Danh sách cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử bao gồm những cửa khẩu nào? Văn bản pháp luật nào quy định về các cửa khẩu này? Mong Ban biên tập có thể giải đáp thắc mắc của tôi. Xin chân thành cảm ơn! (hien***@gmail.com)","Danh sách cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử được quy định tại Phụ lục II Nghị định 07/2017/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bao gồm: I. DANH SÁCH CỬA KHẨU ĐƯỜNG KHÔNG 1. Sân bay quốc tế Nội Bài; 2. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; 3. Sân bay quốc tế Cam Ranh; 4. Sân bay quốc tế Đà Nẵng; 5. Sân bay quốc tế Cát Bi; 6. Sân bay quốc tế Cần Thơ; 7. Sân bay quốc tế Phú Quốc; 8. Sân bay quốc tế Phú Bài. II. DANH SÁCH CỬA KHẨU ĐƯỜNG BỘ 1. Cửa khẩu quốc tế Móng Cái/Quảng Ninh; 2. Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị/Lạng Sơn; 3. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai/Lào Cai; 4. Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn/Nghệ An; 5. Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo/Hà Tĩnh; 6. Cửa khẩu quốc tế Cha Lo/Quảng Bình; 7. Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo/Quảng Trị; 8. Cửa khẩu quốc tế Bờ Y/Kon Tum; 9. Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài/Tây Ninh; 10. Cửa khẩu quốc tế Xa Mát/Tây Ninh; 11. Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên/An Giang; 12. Cửa khẩu quốc tế Sông Tiền/An Giang; 13. Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên/Kiên Giang. III. DANH SÁCH CỬA KHẨU ĐƯỜNG BIỂN 1. Cửa khẩu Cảng Hòn Gai/Quảng Ninh; 2. Cửa khẩu Cảng Hải Phòng/Hải Phòng; 3. Cửa khẩu Cảng Nha Trang/Khánh Hòa; 4. Cửa khẩu Cảng Đà Nẵng/Đà Nẵng; 5. Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn/Bình Định; 6. Cửa khẩu Cảng Vũng Tàu/Bà Rịa - Vũng Tàu; 7. Cửa khẩu Cảng Thành phố Hồ Chí Minh/Thành phố Hồ Chí Minh. Trên đây là nội dung quy định về danh sách cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 07/2017/NĐ-CP. Trân trọng!" 10781,"Nội dung trên Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm những gì? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn như sau: Tôi đang nhờ đơn vị dịch vụ xin giúp tôi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng. Cho tôi hỏi, nếu được cấp, Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng của tôi sẽ gồm những gì? Mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng có nội dung chính quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật An toàn thông tin mạng 2015 sau đây: a) Tên doanh nghiệp, tên giao dịch của doanh nghiệp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có); địa chỉ trụ sở chính tại Việt Nam; b) Tên của người đại diện theo pháp luật; c) Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép; d) Sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được phép kinh doanh. Trên đây là quy định về nội dung trên Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật An toàn thông tin mạng 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 27650,"Nhà em ở tỉnh Nam Định, ông cố của em có 2 người vợ. Người vợ lớn chính là mẹ của bà nội em. Ông cố chết có để lại 1 mảnh đất mà không viết di chúc để lại cho ai. Rồi bà cố em cung chết , bà nhỏ không có con cái đến bây giờ thì bà cũng mất. Bà nội em co phải là người thừa kế thứ nhất theo pháp luật Việt Nam không? Bà nội em trước khi bà nhỏ chết thì đang ở TPHCM . Bây giờ bà nội em ra để hưởng quyền thừa kế theo pháp luật thì cháu của bà nhỏ cản trở và giấu đi sổ đỏ của mảnh đất. Bà nội em đã cắt hộ khẩu ở Lâm Đồng về lại Nam Định, cháu của bà nhỏ lại chính là chủ tịch xã của xã Trực Đại, tỉnh Nam Định. Bà nôi em đã nhiều lần nộp đơn báo mất sổ đỏ để được làm lại sổ đỏ khác nhưng chủ tịch xã vẫn chưa trả lời và chỉ gửi giấy hẹn. Những người xung quanh mảnh đất của ông cố em lại đang cố tình lấn vào mảnh đất đó. Kính mong luật sư giải đáp dùm em thắc mắc này, nếu được xin luật sư có thể chỉ gia đình em cách thức làm thủ tục đơn từ để có thể làm lại giấy tờ đất.","Thứ nhất: bạn hỏi bà nội của bố bạn có phải là người thừa kế thứ nhất hay không? Theo quy định của pháp luật bà nội của bố bạn là người thừa kế thộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, việc có phải là người thừa kế duy nhất hay không thì liên quan đến nhiều yếu tố. Nếu hôn nhân của ông cố vào các bà cố được công nhân là hôn nhân hợp pháp thì. Di sản của ông cố sẽ được chia cho hàng thừa kết thứ nhất gồm hai bà cố và bà nội bố bạn. Khi bà cố (vợ lớn của ông cố) mất thì bà nội bố bạn là người thừa kế duy nhân di sản của bà cố. Còn bà cố thứ hai mất do không có con nên không có hàng thừa kế thứ nhất vì vậy những người thuộc hàng thừa kế thứ hai hưởng di sản thừa kế của bà ấy. Đối vơi mảnh đất của ông cố với các dữ kiên bạn đưa ra theo tôi vì đây là cuộc hôn nhân tư ngày xưa vì vậy pháp luật hội ấy có thể công nhận chế đội hôn nhân đã thê do đó khi ông cô chết mảnh đất của ông được chia cho ba người thừa kế đó là hai bà cố và bà nội bố bạn. Khi bà cố thứ nhất chết bà nội bố bạn được thừa kế toàn bộ tài sản của bà cố thứ nhất vì vậy bà nội bố bạn được 2/3 mảnh đất đó. Còn 1/3 mảnh đất thuộc quyền thừa kế của bà cố thứ hai. Khi bà cố thứ hai chết không có người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên các người thuộc hàng thừa kế thứ hai của bà ấy được hưởng. Như vậy, theo tôi bà nội bạn chỉ được 2/3 mảnh đất hiện tại mà thôi. Tất cả những đề cập trên chi là giả thiết sự việc của bạn nêu ra tương đối phức tạp cần phải đối chiếu quy định của pháp luật qua từng thời kỳ vì vậy bạn cần phải cung cấp các thông tin dữ liệu đầy đủ mới có thể tư vấn chính xác được. Còn đối với việc yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết bạn có thể bảo bà nội bố bạn viết đơn lên Chủ tịch UBND huyện nơi có mảnh đất để giải quyết. Việc cấp GCNQSĐ không thuộc thẩm quyền của UBND xã. Một vài trao đổi về vấn đề bạn quan tâm, chúc bạn sớm hoàn thành thủ tục giúp bà nội của bố bạn." 12729,"Tôi hiên đang tạm trú tại một phường này, nay tôi muốn làm tạm trú sang phương khác cho con tôi 12 tuổi. Nay tôi đã nhờ đươc địa chị của nhà người bạn để con tôi tạm trú ở đó có được không?","Theo quy định tại Luật Cư trú 2006 thì công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, tạm trú. Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, trong đó: - Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. - Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. - Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú 2006 thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Tuy nhiên, nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác thì người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ. Mặt khác, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Như vậy: Trường hợp cha mẹ đồng ý thì con chưa đủ 18 tuổi có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ. Do đó: Trường hợp vợ chồng bạn đang tạm trú tại một phường này, nhưng nhất trí cho con bạn đăng ký tạm trú tại phường khác (có chỗ ở hợp pháp thông qua việc xin ở nhờ nhà người bạn của bạn), xét về mặt pháp lý thì được xem là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 2383,Có được góp vốn vào doanh nghiệp bằng giấy nợ không? Đây là nội dung thắc mắc Ban biên tập nhận được từ email xuancg***@gmail.com. Bạn đọc mong Ban biên tập có thể hồi âm trong thời gian sớm nhất.,"Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản . Theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 thì: Điều 35. Tài sản góp vốn 1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam . 2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn. Điều 37. Định giá tài sản góp vốn 1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. 2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. 3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận. Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế. Như vậy, Anh/Chị có thể sử dụng giấy nợ để góp vốn vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, giấy nợ phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị! Trân trọng!" 6271,Người nước ngoài thuộc trường hợp nào để được đăng ký thường trú?,"Theo Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về các trường hợp được xét cho thường trú thì chỉ những trường hợp người nước ngoài sau sẽ được xem xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam: [1] Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước. [2] Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam. [3] Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh. [4] Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước Ngoài ra, đối với một số trường hợp người nước ngoài còn cần đáp ứng thêm điều kiện khác, cụ thể là: - Đối với người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị. - Đối với nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh phải đảm bảo thời gian tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên Trân trọng!" 1339,Không có nhà thì có đăng ký thường trú được không?,"Căn cứ quy định Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau: Điều kiện đăng ký thường trú ... 2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. 3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. 4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng; c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú. 5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý. 6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú; b) Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở; c) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ. ... Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người không có nhà vẫn được đăng ký thường trú nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Không có nhà thì có đăng ký thường trú được không? (Hình từ Internet)" 25912,"CN VCB Đông Sài Gòn đang thuê tòa nhà của công ty Trần Thành để làm trụ sở, và từ đó đến giờ chi nhánh tự thuê dịch vụ bảo vệ ở ngoài để bảo vệ chi nhánh cũng như bảo vệ xe của khách hàng khi đến giao dịch. Và bây giờ Công ty Trần Thành muốn kiêm luôn dịch vụ này và hàng tháng mình trả tiền thuê bảo vệ tòa nhà cũng như tiền bảo vệ xe của khách hàng cho công ty. Nhưng e xem lại giấy phép kinh doanh của công ty Trần Thành thì không kinh doanh về lĩnh vực này. vậy công ty có được phép làm dịch vụ này không chị? nếu được thì khi xuất hóa đơn ghi như thế nào ?. công ty Trần Thành và CN e phải làm thêm một hợp đồng về dịch vụ bảo vệ và trông giữ xe nữa hay là làm thêm phụ lục hợp đồng chung với hợp đồng thuê nhà. nếu thế thì chi phí được tính chung vào chi phí tiền thuê nhà hay là chi thuê dịch vụ bảo vệ riêng. e đang cần tư vấn gấp vấn đề này nên chi giúp em nhé. e cảm ơn.","- Về nguyên tắc KD là DN có chức năng KD HH, DV gì được KD HH, DV đó nếu không là vi phạm về chức năng KD. - Luật DN cũ (2005) thì qui định rõ chức năng KD trên Giấy chứng nhận ĐKKD còn luật DN mới 2014 hiệu lực 1/7/2015 thì ko qui định chi tiết trên Giấy chứng nhận ĐKKD nữa mà qui định trong Điều lệ hoạt động của cty. - Về DV trông giữ xe đạp, xe máy mà cty Trần Thành cung cấp cho cty em là 1 loại DV thương mại nên phải xin ý kiến của UBND Phường và thực hiện việc thu theo qui định của Chị cục thuế nơi có DV này, ngoài ra cty Trần Thành lên Sở KH và ĐT TPHCM hỏi xem có phải đăng ký bổ sung ngành nghề KD theo luật DN mới 2014 không, nếu phải thì đăng ký bổ sung và ngược lại. - Đối với DV bảo vệ như các cty bảo vệ thì phải có Giấy phép con của bên Công An (cổ đông sáng lập phải ít nhất có 2 người học Đại học Luật) và đăng ký bổ sung vào ngành nghề KD của cty Trần Thành là KD DV bảo vệ thì cuối tháng mới lập hóa đơn DV bảo vệ cho cty em được (chức năng này cty Trần Thành cũng lên Sở KH và ĐT để được hướng dẫn thủ tục). - Khi bên đối tác đủ các đk về KD DV trông xe, DV bảo vệ thì NH em ký với cty đó 1 hợp đồng thuê DV trông xe, DV bảo vệ cho các KH của bên em và hàng tháng xuất hóa đơn GTGT DV trông xe, DV bảo vệ cho cty em. - Đây là 1 khoản chi phí quản lý nên NH em hạch toán vào CP DV thuê ngoài (thuê bảo vệ) chứ ko phải là chi phí thuê nhà nhé." 11846,"Điều kiện của người giám sát việc giám hộ là gì? Xin chào các anh chị bên ban tư vấn Thư Ký Luật. Hiện em có một thắc mắc, kính mong anh chị tư vấn giúp em. Anh chị cho em hỏi, Điều kiện của người giám sát việc giám hộ là gì? Rất mong nhận được sự tư vấn từ quý anh chị! Em xin chân thành cám ơn! E-mail: tuantun***@gmail.com",Theo quy định pháp luật hiện hành tại Bộ Luật dân sự 2015 thì điều kiện của người giám sát việc giám hộ quy định như sau: - Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân; - Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; - Có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát. Điều kiện của người giám sát việc giám hộ được quy định tại Khoản 3 Điều 51 Bộ Luật dân sự 2015. Trân trọng! 2867,"Vợ chồng tôi có một con chung 06 tháng tuổi. Chúng tôi gần đây có mâu thuẫn trầm trọng, nên đã ly thân. Tôi muốn ly hôn, nhưng vợ tôi cho rằng con còn quá nhỏ, nên không đồng ý. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu tôi vẫn nhất quyết muốn ly hôn thì Tòa án có thụ lý đơn và giải quyết không? (Nguyễn Đức Nhật- Nghệ An)","Luật gia Lê Thị Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để anh tham khảo, như sau: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: ""1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”(Điều 51) Như vậy, trong trường hợp này, con anh mới được 06 tháng tuổi, nên anh không có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương. Nếu như đời sống vợ chồng đã lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể hàn gắn, mục đích hôn nhân không đạt được và anh muốn ly hôn thì phải chờ đến khi con anh từ đủ 12 tháng trở lên thì anh mới có quyền đơn phương ly hôn." 10324,"Tôi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có công chứng vào năm tháng 9/2013 (giấy chứng nhận cấp năm 1993), nhưng lúc đó tôi chưa làm thủ tục sang tên. Tháng 10/2014 tôi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để nộp hồ sơ thì được trả lời là đất cấp cho hộ gia đình mà trong hộ khẩu chỉ có hai cha con (người vợ kết hôn trước năm 1987 nhưng có sổ hộ khẩu khác) nên yêu cầu tôi về văn phòng công chứng làm giấy ủy quyền để người con trong hộ khẩu ủy quyền cho người mẹ. Nhưng phòng công chứng lại yêu cầu làm lại hợp đồng chuyển nhượng. Vây tôi phải làm sao trong trường hợp này?","Quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình nên việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định tại Ðiều 109 Bộ luật Dân sự về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình: - Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận. - Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Theo quy định trên, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Hiện nay, việc xác định chủ sở hữu tài sản chung của hộ gia đình được dựa trên căn cứ là “Sổ hộ khẩu” của gia đình. Theo đó, những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền đất mang tên “Hộ gia đình” sẽ là những người có quyền sở hữu/sử dụng chung tài sản đó. Đối chiếu với trường hợp của bạn, sổ hộ khẩu gia đình chỉ có hai người là bố và con thì cả hai người này sẽ là chủ sử dụng thửa đất chung đó. Tuy nhiên, về người vợ thì cần lưu ý: mặc dù vợ không đứng tên trong sổ hộ khẩu gia đình nhưng hai vợ chồng đã kết hôn từ năm 1987 và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 1993 nên quyền sử dụng đất này được coi là tài sản chung vợ chồng, do đó, người vợ cũng là một trong các đồng chủ sử dụng thửa đất của hộ gia đình. Như vậy, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ gia đình thì: bố, mẹ, con đều phải ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập từ năm 2013 không có đầy đủ các thành viên trong hộ gia đình ký vào nên không hợp pháp. Do vậy, bạn phải lập lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mới để tất cả các thành viên trong hộ gia đình cùng ký vào văn bản này, sau đó tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký nhà đất theo quy định của pháp luật." 5388,"Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Huỳnh Nhân là học viên trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 3. Trong quá trình tìm hiểu về công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân, tôi có vấn đề thắc mắc nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)","Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân được quy định tại Điều 2 Thông tư 44/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: 1. Thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân nhằm thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ công an; bảo đảm quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam và người nước ngoài trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; tạo điều kiện để công dan tham gia giám sát, kiểm tra, chống quan liêu, phiền hà, tiêu cực trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân. 2. Thực hiên dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh nhằm xây dựng lực lượng quản lý xuất, nhập cảnh Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế trong tình hình mới. Trên đây là nội dung tư vấn về mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 44/2009/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 5199,Điều kiện đăng ký khai sinh lưu động là gì?,"Căn cứ Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau: Các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động 1. Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động. Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động. Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động. 2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động. 3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí thời gian, kinh phí, nhân lực để thực hiện đăng ký hộ tịch lưu động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với hình thức phù hợp, bảo đảm mọi sự kiện sinh, tử, kết hôn của người dân được đăng ký đầy đủ. Theo đó, điều kiện đăng ký khai sinh lưu động là: - Trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; - Cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ. Ngoài ra, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh lưu động. Điều kiện đăng ký khai sinh lưu động là gì? (Hình từ Internet)" 9473,"Cho em hỏi, sổ hộ khẩu nhà em có ông ngoại em đứng tên, giờ ông ngoại em đã mất, em muốn đứng tên trong sổ hộ khẩu đó có được không và thủ tục cần những gì? Em xin chân thành cảm ơn. (hoàng linh)","Theo quy định tại Điều 22 Luật cư trú, người thuộc một trong các trường hợp sau thì bị xóa thường trú: a) Chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; b) Được tuyển dụng vào Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân ở tập trung trong doanh trại; … Như vậy đối với trường hợp ông ngoại của anh/chị Linh, gia đình cử người đại diện đến Công an TP. Biên Hòa để xoá thường trú. Theo quy định tại Điều 25 Luật cư trú, sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cử một người trong hộ làm chủ hộ. Như vậy anh/chị Linh muốn đứng lên làm chủ hộ thì anh/chị Linh phải từ đủ 18 tuổi trở lên, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và được thành viên trong gia đình đồng ý cử làm chủ hộ. Nếu đầy đủ các điều kiện trên anh/chị Linh đến Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP Biên Hòa để xóa khẩu của ông ngoại và thay đổi chủ hộ. Thủ tục xóa khẩu gồm: giấy chứng tử của ông ngoại; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (ký hiệu HK02). Thủ tục thay đổi chủ hộ gồm: phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (ký hiệu HK02). Trân trọng./." 28849,Tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì có được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu không?,"Tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định về dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu như sau: Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: 1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca; 2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; 3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; 4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; 5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. 6. Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có; 7. Dấu hiệu chứa bản sao tác phẩm, trừ trường hợp được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó. Như vậy, tác phẩm có chứa bản sao tác phẩm nhưng đã được phép của chủ sở hữu tác phẩm đó thì vẫn được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Ngược lại nếu chứa bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu tác phẩm thì sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Trân trọng!" 1397,Khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu sẽ chấm dứt?,Tại Điều 118 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu sẽ chấm dứt trong 06 trường hợp sau: (1) Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; (2) Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; (3) Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; (4) Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; (5) Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn; (6) Trường hợp khác theo quy định của luật. 14477,"Xây trụ cổng trên phần ngõ đi chung làm che lấp phần ngõ nhà phía ngoài xử lý thế nào? Tôi và gia đình hàng xóm có một lối đi chung, nhà tôi ở phía ngoài. Phần ngõ đi chung này có nguồn gốc từ đất của 2 gia đình cắt ra để làm ngõ đi tự ngày xưa, ngõ đi chung này đã được thể hiện trên bản đồ địa chính thi trấn và đa được thị trấn giải bê tông và lắp đèn chiếu sáng. Khoảng 3 năm trước có tiến hành xây 2 trụ cổng ngõ trên phần ngõ đi chung (trụ cổng cách đất nhà họ khoảng 10m) làm lấp 1/2 cổng ngõ nhà tôi. Vậy tôi nên làm thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền lối đi qua như sau: 1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định. 3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù. Như vậy, quyền về lối đi chung do các bên có bất động sản liền kề thỏa thận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Về trình tự giải quyết lối đi chung được thực hiện trước hết là bước hòa giải tại cơ sở theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 như sau: 1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. 2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. 4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. 5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trong trường hợp người hàng xóm tự ý xây dựng trên phần lối đi chung mà không có sự đồng ý của chủ bất động sản liền kề thì gia đình bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án về vấn đề này để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi xây trụ cổng trên phần ngõ đi chung làm che lấp phần ngõ nhà phía ngoài. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 26317,"Vừa qua xảy ra một số vụ việc lạm dụng quyền được sử dụng súng đe dọa người khác, tôi xin hỏi theo quy định pháp luật người làm những công việc gì sẽ được trang bị súng? (Đỗ Ngọc Thiều)","Theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), những lực lượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm: - Quân đội nhân dân. - Công an nhân dân. - Dân quân tự vệ. - Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu. - An ninh hàng không. - Lực lượng Kiểm ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo Điều 6 Thông tư 01/2014/TTLT-BNNPTNT-BCA ngày 22/1/2014 quy định về trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của lực lượng kiểm lâm và các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, các đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm: “1. Cục Kiểm lâm. 2. Chi cục kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là chi cục kiểm lâm). 3. Hạt kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Hạt kiểm lâm huyện). 4. Hạt kiểm lâm vườn quốc gia, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ. 5. Kiểm lâm vùng, Đội kiểm lâm đặc nhiệm, Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng. 6. Trạm kiểm lâm địa bàn, Trạm kiểm lâm cửa rừng”. Điều 14 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 còn quy định người sử dụng vũ khí còn phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây: “1. Người được sử dụng vũ khí phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Có phẩm chất, đạo đức tốt; b) Có sức khoẻ phù hợp; c) Được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí. 2. Người sử dụng vũ khí không thuộc lực lượng vũ trang, ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí”." 13424,"Bà Lan bị tai nạn lao động, nguy hiểm tới tính mạng. Do biết mình không qua khỏi, bà nói với bác sĩ thực hiện phẫu thuật về ý định phân chia di sản của mình cho 02 người con đã trên 18 tuổi. Sau khi nghe bà Lan nói, bác sĩ đã ghi chép lại và ký tên. Xin hỏi, lời nói này có được pháp luật công nhận là di chúc? Mong Ban biên tập tư vấn về trường hợp này.","Căn cứ Khoản 1 Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau: - Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Tuy nhiên luật cũng quy định về điều kiện công nhận tính hợp pháp của di chúc miệng tại Khoản 5 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 như sau: - Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Như vậy việc chỉ có 1 bác sĩ làm chứng đã khiến cho di chúc miệng không thỏa mãn điều kiện của luật đưa ra. Do đó, di chúc miệng của bà Lan không được công nhận. Từ đó, di sản thừa kế của bà cho 2 người con sẽ được chia theo pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn." 15685,"Em với chồng vừa ly hôn, em muốn đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi muốn đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ thì phải làm sao? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp em trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Ngọc Yến - yen*****@gmail.com","- Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân được quyền đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ. - Thủ tục đăng ký thay đổi họ tên cho con được quy định tại Điều 28 Luật hộ tịch 2014, cụ thể như sau: 1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. - Theo quy định tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi. - Theo quy định tại Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền cải chỉnh hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên. ==> Theo quy định của pháp luật thì bạn được quyền thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ. Tùy thuộc vào độ tuổi của con bạn mà bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện để yêu cầu cải chính hộ tịch cho con. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 9242,"Tôi ở Mỹ, còn vợ chưa cưới của tôi ở trong nước. Chúng tôi có 1 con chung và cháu mang họ mẹ. Tôi muốn về nước để đăng ký kết hôn với cô ấy (vì tôi vẫn còn hộ khẩu ở VN); điền tên vào phần người cha vào giấy khai sinh của con (cháu vẫn giữ nguyên họ) thì cần làm những thủ tục gì?","1. Theo quy định của pháp luật VN, để được ghi tên vào phần người cha trong giấy khai sinh của trẻ em, bạn phải làm thủ tục đăng ký nhận con. 2. Nếu bạn vẫn còn là công dân Việt Nam thì việc đăng ký nhận con được tiến hành theo quy định tại Nghị định số 83/1998/ND-CP ngày 10/10/1998. Theo đó, việc đăng ký nhận con được tiến hành tại UBND xã, phường nơi cư trú của người được nhận làm con, nếu việc nhận con là tự nguyện và không có tranh chấp. 3. Thủ tục cần xuất trình khi đăng ký nhận con gồm: - Giấy khai sinh của người con - Sổ hộ khẩu của người con - Chứng minh thư nhân dân của người có đơn yêu cầu - Các giấy tờ cần thiết khác chứng minh quan hệ cha con (như xác nhận của người mẹ hoặc nhân chứng...). Trong trường hợp trẻ em dưới 9 tuổi thì còn phải có sự đồng ý của người đang nuôi dưỡng trẻ em. Nếu trẻ trên 9 tuổi thì phải được sự đồng ý của trẻ." 29068,Làm thế nào để xác định nơi cư trú của người chưa thành niên?,"Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau: Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định như sau: - Là nơi cư trú của cha, mẹ theo quy định; - Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; - Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú được xác định theo nơi cư trú do cha, mẹ thỏa thuận; - Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú xác định theo quyết định của Tòa án. Lưu ý: Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác. Làm thế nào để xác định nơi cư trú của người chưa thành niên? (Hình từ Internet)" 26633,"Cho tôi hỏi tài khoản ngân hàng mang tên bố tôi, hiện ông đã già không quá minh mẫn, nếu ông ủy quyền cho tôi quản lý tài khoản ( sổ tiết kiệm ) thì tôi phải ra đâu để làm thủ tục và sau khi được ủy quyền tôi sẽ có quyền lợi và nghĩ vụ gì? Bố tôi có quyền gì?","- Nếu bố bạn cho bạn số tiền đó thì có thể làm hợp đồng tặng cho hoặc lập di chúc. - Nếu bố bạn chỉ muốn ủy quyền cho bạn giữ hộ, rút tiền hộ (không cho) thì hai bố con có thể lập hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc có xác nhận của chính ngân hàng có tài khoản đó." 34473,"Luật sư cho em hỏi. Cty em được 1 cty khác uỷ quyền toàn bộ cho sử dụng 1 chiếc xe ô tô con mà không lấy thù lao(cty em mua BH và lấy chi xăng dầu), như vậy có được chấp thuận không? Cty đó vẫn trích khấu hao thì có được chấp nhận? Em cảm ơn luật sư.","Chào bạn! Việc ủy quyền là giao dịch dân sự. Theo quy định của bộ luật dân sự thì việc ủy quyền có thể có thù lao hoặc không có thù lao (theo sự thỏa thuận của các bên). Việc ủy quyền sử dụng xe không làm thay đổi chủ sở hữu tài sản. Do vậy, chiếc xe đó vẫn là tài sản của công ty cũ và quyền định đoạt thuộc về công ty cũ. Việc trích khấu hao theo sự thỏa thuận của các bên. Thân!" 10533,"Hôm trước tôi có đi chung xe máy với hai người bạn khác, khi đến ngã tư thì chúng tôi có va chạm với một người đang điều khiển xe máy theo hướng ngược lại. Hậu quả là người này bị gãy tay chi phi điều trị hết 10 triệu, do hai người kia không có tiền nên người này đã yêu cầu tôi trả trước toàn bộ chi phí, nếu không trả sẽ khởi kiện đến tòa án. Cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có bắt buộc phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ không? Nếu có thì hai bạn của tôi có phải thanh toán lại cho tôi không?","Căn cứ Điều 289 Bộ luật dân sự 2015 quy định: - Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. - Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. => Như vậy, với quy định trên cùng với thông tin bạn đưa ra thì bên bị gây thiệt hại có quyền yêu cầu bạn thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nếu bạn đã thực hiện thanh toán toàn bộ chi phí là 10 triệu thì bạn có quyền yêu cầu hai người còn lại thanh toán lại cho bạn. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 21439,Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển gồm những gì?,"1. Căn cứ pháp lý: - Nghị định 99/2022/NÐ-CP ; - Thông tư 202/2016/TT-BTC . 2. Hồ sơ : a. Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển sau đây: - Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính); - Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã cấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); - Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận về việc chấm dứt nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm; - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). b. Trường hợp xóa đăng ký khi cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển sau đây: - Các giấy tờ nêu tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này; - Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển gồm những gì? (Hình từ Internet) 3. Phương thức nộp: - Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; - Nộp trực tiếp; - Qua đường bưu điện; - Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm. 4. Cơ quan giải quyết: Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. 5. Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc. 6. Lệ phí: 20.000 đồng/hồ sơ. Trân trọng!" 8045,Quyền tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam tại Điều 60 Luật Đầu tư có phải áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài không?,"Quyền này được áp dụng cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Cụ thể, cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được trực tiếp hoặc thông qua đại lý để tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam; được làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân khác có cùng loại sản phẩm sản xuất tại Việt Nam; được quyết định giá bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho mình sản xuất hoặc cung ứng; trường hợp hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát giá thì giá bán được thực hiện theo khung giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố." 30518,Tài sản chung là quyền sử dụng đất có bắt buộc phải đứng tên cả hai vợ chồng không?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung như sau: Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung 1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này. Theo đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Thủ tục để hai vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? (Hình từ Internet)" 24050,"Tôi muốn sang nhượng, chuyển nhượng mặt bằng mà tôi đang thuê tại thành phố Đồng Hới cho một người khác. Vì trong quá trình sử dụng mặt bằng này, tôi làm ăn kinh doanh không được tốt nên muốn chuyển nhượng lại mặt bằng để thu hồi vốn và chuyển sang làm nghề khác. Vậy tôi có được quyền chuyển nhượng mặt bằng không?","Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự theo đó: - Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Việc chuyển nhượng, chuyển giao mặt bằng cho một bên thứ ba còn phụ thuộc vào việc bạn và bên cho thuê mặt bằng đã có thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng khi giao kết: - Nếu bạn và bên cho thuê mặt bằng đã thỏa thuận là bạn được quyền sang nhượng lại mặt bằng này khi không có nhu cầu thì bạn có quyền sang nhượng. - Và ngược lại, nếu bạn không có nhu cầu thuê mặt bằng nữa thì bắt buộc bạn phải thanh lý hợp đồng với bên cho thuê mặt bằng mà không được sang nhượng cho bên thứ ba. Nếu việc chuyển nhượng cho một bên thứ ba của bên thuê không được thỏa thuận trong hợp đồng thì việc chuyển nhượng của bên thuê cần phải có sự đồng ý của bên cho thuê mặt bằng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 2445,"Tôi có thấy nhà anh Vương có 01 khối gỗ đã bỏ nhiều năm, nên tôi đã hỏi xin khối gỗ đó anh Vương đồng ý. Khi mang khối gỗ đó về tôi đã điêu khắc, chế tạo nó thành 01 tác phẩm ""long phụng"". Thấy đẹp có rất nhiều người hỏi mua, và tôi đã bán tác phẩm đó với giá 15 triệu. Thấy thế anh Vương đã qua đòi tôi chia đôi số tiền vì khối gỗ đó là của anh Vương. Vậy cho tôi hỏi tôi có phải chia đôi số tiền đó không?","Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã xin anh Vương khối gỗ đó và anh Vương đã đồng ý, có nghĩa bạn và anh Vương đã giao kết hợp đồng tặng cho tài sản bằng miệng và hợp đồng có hiệu lực thì bạn là chủ sở hữu hợp pháp của khối gỗ đó. Theo Khoản 1 Điều 227 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành. Như vậy, bạn là chủ sở hữu cũng là tác giả tác phẩm ""long phụng"" nên bạn không cần phải chia đôi số tiền bạn được nhận do bán tác phẩm đó cho anh Vương. Ban biên tập phản hồi bạn." 18222,3. Thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam như thế nào?,"Căn cứ Điều 25 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam như sau: 1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp. 3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. 4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. 5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Như vậy, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ được thực hiện theo trình tự thủ tục như trên. Trân trọng!" 22627,"Kính chào anh chị! Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Ông Dũng có mua của ông Linh 01 miếng đất trị giá 200.000.000 đồng. Ông Dũng đã đưa trước cho ông Linh số tiền là 100.000.000 đồng và hai bên thống nhất sau khi ông Linh làm xong thủ tục sang nhượng tên trong sổ đỏ thì ông Dũng sẽ trả hết số tiền còn lại. Tuy nhiên, ông Linh không làm bìa đỏ được nên 2 bên đã xảy ra tranh chấp. UBND xã có gọi 2 ông lên hòa giải nhưng không thành. Trong biên bản hòa giải có yêu cầu 2 ông phải giữ nguyên hiện trạng của mảnh đất, không được trồng trọt hoặc thay đổi trạng thái của mảnh đất. Sau khi hòa giải, ông Linh có dựng một hàng rào bao quanh miếng đất và dựng chòi để bảo vệ tài sản. Vì cho rằng ông Linh đang vi phạm biên bản thỏa thuận nên ông Dũng đã phá hàng rào, phá nhà chòi trên mảnh đất đang tranh chấp. Vậy ông Dũng có bị xử lý hình sự không? Xin chân thành cảm ơn!","Trong trường hợp đất đang bị tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa được giải quyết dứt điểm bằng một bản án hay quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì chưa thể xác định chủ sử dụng đất là ai. Vì vậy, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ thực hiện theo biên bản hòa giải, giữ nguyên hiện trạng của đất, cụ thể là tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó. Theo thông tin bạn cung cấp, Ông Linh đã có hành vi dựng hàng rào và nhà chòi để bảo vệ tài sản đang tranh chấp. Do đó, khi có căn cứ xác thực chứng minh hành vi của ông Linh là cố tình thay đổi hiện trạng trong phạm vi đất đang tranh chấp thì ông Dũng nên báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp kịp thời ngăn chặn. Việc ông Dũng phát hiện, ngăn chặn và tháo dỡ hàng rào và nhà chòi mà ông Linh tự ý xây trên đất đang bị tranh chấp chưa thể coi là hành vi hủy hoại tài sản để xử lý hình sự được, vì việc xây của ông Linh là trái luật, sẽ không được pháp luật bảo vệ. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn. Trân trọng!" 23506,"Tôi năm nay 20 tuổi và hiện đang học nghề tại một tiệm sửa chữa xe mô tô do ông H làm chủ. Cách đây mấy ngày tôi được giao sửa một chiếc xe của khách hàng, sau khi sửa xong thấy khách chưa đến lấy xe nên tôi tranh thủ lấy xe của khách chạy đi công việc cá nhân. Do bất cẩn, tôi điều khiển xe tông vào ông N cũng đang điều khiển xe máy làm cả hai xe đều bị hư hỏng, về người thì không bị thiệt hại gì? Sau đó khách hàng sửa xe và cả ông N đều yêu cầu tôi bồi thường thiệt hại. Xin hỏi họ yêu cầu như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không? (Nguyễn Hữu Long, Đà Nẵng)","Trả lời: Điều 622 BLDS 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật” và Khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”. Xe mô tô là phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ (Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005). Căn cứ vào các quy định trên, thì quyền yêu cầu bồi thường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hư hỏng của chiếc xe khách hàng và xe của ông N như sau: Đối với thiệt hại gây ra cho xe của ông N - người bị bạn tông vào, do bạn tự ý lấy xe của khách đi mà không được sự đồng ý của chủ tiệm và gây ra thiệt hại, tức là thiệt hại gây ra không phải khi đang thực hiện công việc được chủ giao mà hoàn toàn do lỗi của bạn vì bạn đã chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó trái pháp luật. Do vậy, ông N có quyền yêu cầu một mình bạn phải bồi thường thiệt hại cho ông N. Đối với thiệt hại gây ra chiếc xe máy do khách hàng giao cho tiệm ông H sửa chữa, khách hàng chỉ có quyền yêu cầu ông H có trách nhiệm bồi thường chứ không phải yêu cầu bạn bồi thường. Bởi vì ông H với tư cách là chủ tiệm có nghĩa vụ trông giữ, bảo quản khi thực hiện việc nhận sửa xe. Bạn đang học nghề tại tiệm ông H, dù bạn là người trực tiếp gây hư hỏng chiếc xe này của khách nhưng ông H phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu Ông H có yêu cầu thì bạn phải có trách nhiệm hoàn trả cho ông H một khoản tiền theo quy định vì trong trường hợp này bạn đã có lỗi tự ý lấy xe đi và bất cẩn gây tai nạn. Ls Phạm Phùng Trọng Nghĩa ww.fdvn.vn Bài đăng trên Báo Tuổi trẻ 24h Miền trung ngày 30/10/2012." 27505,Đất được miễn tiền thuê đất có được thế chấp không?,"Căn cứ điểm đ khoản 2, khoản 4 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của họ, gia đình, cá nhân sử dụng đất: Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ... 2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây: .. đ) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật; ... 4. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Như vậy, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ như trường hợp không được miễn, không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trường hợp đất được miễn tiền thuê đất thì người sử dụng đất vẫn được quyền thế chấp, nhưng chỉ được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 30539,"Giữa tháng 4 năm 2014, chúng tôi gửi thư chào hàng tới công ty X với nội dung bán 250 tấn sắt thép các loại. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên hiện giờ công ty chúng tôi không muốn bán nữa. Chúng tôi có thể rút lại thư chào hàng được không thưa luật sư?","Việc công ty của anh gửi thư chào hàng tới đối tác X chính là gửi thư đề nghị giao kết hợp đồng. Bộ luật Dân sự quy định về thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, như sau: “1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây: a) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. 2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.” Theo đó, công ty anh chỉ có thể rút lại đề nghị giao kết hợp đồng khi có một trong hai điều kiện sau: - Thời điểm công ty X nhận được thông báo về việc rút lại đề nghị trước hoặc cùng lúc với thời điểm nhận được đề nghị. - Trong đề nghị giao kết hợp đồng anh đã gửi cho công ty X có nội dung nêu rõ về việc được rút lại đề nghị khi có một điều kiện phát sinh và điều kiện đó phát sinh thì công ty anh có quyền rút lại đề nghị. Trường hợp công ty X đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng rồi hoặc trong đề nghị không nói về điều kiện phát sinh việc rút lại đề nghị, thì công ty anh có thể thông báo hủy hợp đồng theo quy định tại Điều 393 BLDS: “Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”. Vì anh không nói rõ nội dung của thư chào hàng và các tình tiết cụ thể, nên anh có thể căn cứ vào các trường hợp trên để xử lý cho phù hợp." 20222,Thể chế là gì?,"Thể chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo." 12862,"Tôi là quân nhân nhân chuyên nghiệp có bằng lái xe B2 do Bộ Quốc phòng cấp. Hiện tại tôi đã xuất ngũ 01 năm. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi đã xuất ngũ 01 năm muốn đổi giấy phép lái xe quân sự sang dân sự được không? Chân thành cảm ơn! Minh Ngọc - ngoc*****@gmail.com","Theo quy định tại Mục 4.4.2 Thông tư liên tịch 27/2003/TTLT-BGTVT-BQP thì: Đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự: - Quân nhân, công nhân viên quốc phòng, công chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ có giấy phép lái xe quân sự hợp lệ, còn hiệu lực do yêu cầu nhiệm vụ đặc biệt khi đổi sang giấy phép lái xe dân sự phải có công văn đề nghị của cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng. - Quân nhân, công nhân viên quốc phòng, công chức quốc phòng có giấy phép lái xe quân sự hợp lệ khi thôi phục vụ trong quân đội (kể cả người được nghỉ hưu theo chế độ), còn đủ các điều kiện về độ tuổi và sức khoẻ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Bộ luật lao động được đổi sang giấy phép lái xe dân sự cùng hạng trong thời gian 6 tháng kể từ ngày có quyết định thôi phục vụ trong quân đội. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì Quyết định ra quân tính đến ngày làm thủ tục đổi quá thời hạn 06 tháng đối với giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp sẽ không được đổi giấy phép lái xe. ==> Theo quy định trên đây thì thời hạn đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự là 06 tháng kể từ ngày thôi phục vụ trong quân đội. Như bạn trình bày thì bạn là quân nhân chuyên nghiệp hiện đã xuất ngũ 01 năm. Do đó, bạn không thể đổi giấy phép lái xe quân sự sang giấy phép lái xe dân sự. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 16096,"Tôi và chồng tôi có hộ khẩu thường trú tại tỉnh khác, đăng ký tạm trú ở huyện T. Khi tôi làm thủ tục ly hôn đơn phương gửi lên toà án huyện T, chồng tôi khai đã chuyển đi huyện khác cư trú (chồng tôi là công nhân quốc phòng có trụ sở làm việc trên địa bàn huyện T). Tôi đã rút đơn ly hôn vì Thư ký toà án giải thích là không thuộc thẩm quyền. Tòa án T ra quyết định đình chỉ. Sau đó được luật sư tư vấn, tôi làm đơn kháng cáo quyết định đình chỉ của toà T, xin được tiếp tục ly hôn. Nhưng toà phúc thẩm đã bác kháng cáo của tôi, giữ nguyên quyết định đình chỉ. Nay tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đưa giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu và giấy khai sinh của con. Xin hỏi: Nếu tôi tiếp tục gửi đơn lên Toà Thanh Trì thì Toà có đủ thẩm quyền giải quyết ly hôn không? Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì?","1. Thẩm quyền giải quyết của tòa án huyện T . Vụ án ly hôn là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự. Khi yêu cầu ly hôn, bạn phải gửi đơn đến tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Về thẩm quyền theo lãnh thổ, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: - Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này; - Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này; - Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản. Theo quy định trên, bạn phải gửi đơn xin ly hôn đến tòa án nơi cư trú của chồng bạn. Nơi cư trú được xác định theo quy định của Luật Cư trú và văn bản hướng dẫn. Theo đó, Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của công dân như sau: - Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. - Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. - Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. - Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Ngoài ra, vì chồng bạn là công nhân quốc phòng nên bạn có thể xác định nơi cư trú theo Điều 16 Luật Cư trú về nơi cư trú của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân: - Nơi cư trú của người đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc đangphục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân. - Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này. Đối chiếu với các quy định nêu trên, thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ đối với vụ án ly hôn của bạn được xác định là một trong hai nơi, cụ thể: - Trường hợp thứ nhất: Nếu chồng bạn có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú như nêu trên thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nơi chồng bạn cư trú; - Trường hợp thứ hai: Nếu chồng bạn không có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn thuộc tòa án nơi đơn vị của chồng bạn đóng quân. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn và chồng bạn có hộ khẩu thường trú tại huyện khác, không phải huyện T (nơi đơn vị chồng bạn đóng quân), nghĩa là chồng bạn có nơi cư trú theo khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú. Do đó, thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân nơi chồng bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Tòa án nhân dân huyện T không có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn này nên việc đình chỉ vụ án là đúng. Nếu muốn ly hôn, bạn gửi đơn yêu cầu đến tòa án nơi chồng bạn có hộ khẩu thường trú. 2. Hồ sơ cung cấp khi yêu cầu ly hôn . Khi yêu cầu ly hôn, bạn phải nộp đơn xin ly hôn tại tòa án có thẩm quyền. Kèm theo đơn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (Khoản 3 Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự). Theo đó, bạn phải nộp kèm theo đơn xin ly hôn bản sao hợp lệ các giấy tờ: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng, giấy khai sinh của các con (nếu có), giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sửdụng tài sản (nếu có yêu cầu)." 3356,"Xin cho cháu hỏi: Nhà cháu có thửa đất 2000m2, đất có từ thời ông cố, sau này kê khai theo nghị định 299 bà nội cháu đứng tên kê khai, năm 1990 bà nội chết, ba cháu sử dụng diện tích đất nói trên. Sau này nhà nước cấp sổ đỏ cho gia đình có 200 m2 đất ở. Xin cho hỏi cháu có thể chuyển tất cả diện tích còn lại thành diện tích đất ở được không theo luật đất đai và nghị định 181. Do cháu xuống UBND xã Thì họ nói do đăng ký Nghị định 299 là bà nội còn bây giờ sổ đỏ đứng tên ba cháu nên không được.","1. Theo quy định của pháp luật thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nếu gia đình bạn chấp hành tốt pháp luật đất đai, đất phù hợp với quy hoạch định chuyển đổi và có nhu cầu thì tiến hành thủ tục theo quy định. 2. Việc cán bộ UBND xã trả lời gia đình bạn như vậy là không đúng. Bây giờ ba của bạn đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ba bạn có quyền thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật." 30625,Trong đăng ký biện pháp bảo đảm thì người yêu cầu đăng ký có những nghĩa vụ gì?,"Tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về nghĩa vụ của người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm như sau: 2. Nghĩa vụ của người yêu cầu đăng ký, của người yêu cầu cung cấp thông tin: a) Kê khai, cung cấp trung thực, đầy đủ, chính xác về thông tin thuộc Phiếu yêu cầu đăng ký, Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và phải chịu trách nhiệm về thông tin này; chịu trách nhiệm về tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký; b) Nộp phí, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về giá, pháp luật khác có liên quan; thanh toán phí chuyển khoản, phí sử dụng dịch vụ thanh toán khác không bằng tiền mặt (nếu có) trong trường hợp thực hiện việc nộp phí, giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác bằng thanh toán không dùng tiền mặt; thanh toán cước phí dịch vụ bưu chính trong trường hợp hồ sơ đăng ký, giấy tờ, tài liệu, kết quả đăng ký, bản sao văn bản chứng nhận đăng ký, kết quả cung cấp thông tin được chuyển, trả thông qua dịch vụ bưu chính; thanh toán chi phí trong trường hợp trả kết quả đăng ký, bản sao văn bản chứng nhận đăng ký, kết quả cung cấp thông tin qua cách thức khác theo thỏa thuận giữa cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 51 Nghị định này; cung cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ nộp phí, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều này; c) Chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong việc giả mạo tài liệu, chữ ký hoặc con dấu trong hồ sơ đăng ký; d) Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan trong trường hợp thuộc điểm c khoản này hoặc trong trường hợp không thực hiện việc đăng ký khi có căn cứ quy định tại Nghị định này mà gây thiệt hại cho cơ quan đăng ký, cho tổ chức, cá nhân khác. 3. Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì người yêu cầu đăng ký có quyền lựa chọn cung cấp một trong giấy tờ, tài liệu sau đây vào trong hồ sơ đăng ký: Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng tín dụng hoặc văn bản khác có thông tin về việc thuộc diện được miễn nghĩa vụ nộp phí đăng ký, thanh toán giá dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán khác (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Việc nộp giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản này chỉ thực hiện một lần trong đăng ký cùng một biện pháp bảo đảm. 4. Tổ chức, cá nhân tự tra cứu thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều 50 Nghị định này có quyền sử dụng mã số sử dụng cơ sở dữ liệu được cấp để tra cứu thông tin; có nghĩa vụ nộp phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Theo đó, người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có nghĩa vụ kê khai, cung cấp trung thực, đầy đủ, chính xác về thông tin thuộc Phiếu yêu cầu đăng ký, Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin và phải chịu trách nhiệm về thông tin này; Chịu trách nhiệm về tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm, giấy tờ, tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký... và các nội dung khác theo quy định." 16620,"Gia đình tôi vì muốn ra mặt đường để tiện việc buôn bán nên được người quen giới thiệu mua lại căn nhà cấp bốn gần mặt đường. Tuy giá bán rẻ nhưng ngôi nhà này hiện đang thế chấp ngân hàng. Tôi muốn hỏi luật sư, việc mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng được pháp luật quy định như nào và cần làm các thủ tục gì để tránh rủi ro sau này?","Hiện nay, việc mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng luôn luôn có những sự rủi ro (như trường hợp tài sản bị xử lý do vi phạm nghĩa vụ bảo đảm thì bên chủ nhà rõ ràng sẽ không thể thực hiện được giao kết hợp đồng mua bán đó với bạn). Tuy nhiên, để tránh những rủi ro không đáng có, pháp luật cũng quy định nhất định về vấn đề này. Thứ nhất, việc bán nhà khi đang thế chấp ngân hàng Căn cứ Khoản 3 Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp thì trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản thì bên thế chấp không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý. Như vậy, đối với căn nhà định mua bán đang được thế chấp tại ngân hàng, nếu được sự đồng ý của ngân hàng, giữa gia đình bạn và bên bán ngôi nhà sẽ được thực hiện việc mua bán này. Thứ hai, các thủ tục cần làm liên quan đến mua bán nhà đang thế chấp ngân hàng Có hai trường hợp nếu bạn thực hiện thủ tục mua bán nhà khi nhà đang thế chấp. Trường hợp thứ nhất: Bên vay thay thế một tài sản bảo đảm khác để thay thế cho ngôi nhà đang thế chấp. Trong trường hợp này, để tránh những rủi ro không đáng có gia đình bạn có thể lựa chọn cách ký hợp đồng đặt cọc theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, gia đình bạn sẽ chuyển trước cho bên chủ nhà một số tiền đặt cọc để đảm bảo rằng khi có điều kiện giao kết hợp đồng, bên chủ ngôi nhà sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng một phần thửa đất cho bạn. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được chứng thực tại UBND xã hoặc tại các tổ chức hành nghề công chứng. Sau đó, chủ nhà sẽ tiến hành thỏa thuận với ngân hàng để thay thế tài sản bảo đảm là ngôi nhà với một tài sản bảo đảm khác và giải chấp căn nhà đó. Sau khi có sổ đỏ, chủ nhà và bạn sẽ tiến hành giao kết hợp đồng ở văn phòng công chứng. Trường hợp thứ hai: Gia đình bạn và người chủ ngôi nhà cùng với ngân hàng lập một thỏa thuận ba bên liên quan đến việc thanh toán tiền mua nhà giữa bên bán và bên mua cũng như việc thanh toán tiền nợ vay của bên bán đối với ngân hàng, thỏa thuận được lập phải công chứng. Theo thỏa thuận này, gia đình bạn sẽ nộp một khoản tiền bằng với tiền mua nhà vào một tài khoản tại ngân hàng nhận thế chấp. Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán cả gốc lẫn lãi của khoản vay, sau đó tiến hành giải chấp căn nhà và đưa sổ cùng số tiền thừa (nếu có) cho bên mua. Sau đó, bạn làm thủ tục sang tên tại Phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký đất đai – thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ nhà đất tại Chi cục thuế cấp huyện nơi có bất động sản. Nếu hồ sơ hoàn thiện, đúng và đầy đủ, trong khoảng thời hạn tối đa 30 ngày, bạn có thể nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã sang tên." 23314,"Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang, Khánh Hòa. Trong quá trình làm việc, tôi có tìm hiểu thêm về hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển. Tuy nhiên, một vài vấn đề tôi chưa nắm rõ. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành, hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu gồm những gì? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đào Ngọc Dung (0127****)","Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo đó, hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 33 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể bao gồm: Trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu sau đây: 1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính); 2. Hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực); 3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Trân trọng!" 12162,"Vợ chồng anh Tình, chị Duyên đã có một con chung. Do muốn anh Tình xuất cảnh ra nước ngoài làm ăn bằng việc kết hôn giả với Việt kiều nên hai vợ chồng đã bàn với nhau và thực hiện việc ly hôn giả từ năm 2004. Việc xuất cảnh không thành nhưng anh Tình và chị Duyên vẫn chung sống mà không đăng ký kết hôn. Tháng 6 năm 2006, chị Duyên sinh thêm một con gái. Anh Tình mang Giấy chứng sinh của cháu bé đến Ủy ban nhân dân để đăng ký khai sinh cho con. Do biết rõ về việc anh Tình và chị Duyên dù có ly hôn nhưng thực tế vẫn chung sống với nhau nên cán bộ tư pháp – hộ tịch đã vận dụng quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Trong trường hợp cán bộ tư pháp – hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn” để đăng ký khai sinh cho cháu bé theo thủ tục thông thường. Việc giải quyết đăng ký khai sinh cho con của anh Tình, chị Duyên trong trường hợp này có đúng pháp luật không?","Theo quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Trong trường hợp cán bộ tư pháp – hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn” là một quy định mới, có tính chất là quy phạm tùy nghi, nhằm tạo điều kiện để cơ quan đăng ký hộ tịch có thể vận dụng giải quyết nhanh chóng việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trong trường hợp biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ. Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét trong tình huống là cán bộ tư pháp – hộ tịch có được vận dụng quy định này để đăng ký khai sinh theo thủ tục thông thường cho con của anh Tình và chị Duyên hay không? Quy định chung về thủ tục đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn làm căn cứ để xác định các tin về cha, mẹ trẻ, tư đó ghi các thông tin cần thiết vào phần khai về người cha và phần khai về người mẹ trong Giấy khai sinh của trẻ. Tuy nhiên, theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đồng thời xuất phát từ thực tế là các cán bộ tư pháp – hộ tịch ở cơ sở, nhất là ở khu vữ nông thôn có thể nắm vững nhân thân của dân cư trên địa bàn nên pháp luật cho phép trong trường hợp biết rõ về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ thì không cần xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn khi khai sinh cho trẻ. Điều kiện cần thiết để có thể vận dụng quy định này là người có trách nhiệm đăng ký kết hôn phải biết rõ và khẳng định chắc chắn về quan hệ hôn nhân hợp pháp của cha mẹ trẻ. Trong trường hợp này, mặc dù anh Tình và chị Duyên trên thực tế vẫn chung sống với nhau nhưng về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa họ đã chấm dứt từ năm 2004 bằng việc ly hôn tại Tòa án. Muốn được công nhận quan hệ hôn nhân lại theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại, giữa anh Tình và chị Duyên mới tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp. Trong tình huống này, cán bộ tư pháp – hộ tịch biết rõ về tình trạng hôn nhân của anh Tình và chị Duyên và cần khẳng định: Vào thời điểm anh Tình đến đăng ký khai sinh cho con thì giữa anh Tình và chị Duyên không tồn tạo quan hệ hôn nhân hợp pháp. Như vậy, tình trạng hôn nhân của anh Tình và chị Duyên không thỏa mãn điều kiện để áp dụng quy định cho phép miễn xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn, và con của chị Duyên sinh ra không đương nhiên được xác định là con chung của anh Tình và chị Duyên. Do vậy, cán bộ tư pháp – hộ tịch cần giải quyết như sau: Phân tích để anh Tình hiểu được những bất lợi của việc sống chung không đăng ký kết hôn, vận động anh Tình và chị Duyên đăng ký kết hôn lại. Sau khi hoàn thành việc đăng ký kết hôn mới thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con của họ. Lúc này cháu bé mới được xác định là con chung theo nguyên tắc xác định cha, mẹ, con theo quy định tại ĐIều 63 Luật Hôn nhân và gia đình: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”. Nếu anh Tình, chị Duyên chưa muốn hoặc không muốn thực hiện thủ tục đăng ký kết ngay, mà chỉ muốn đăng ký khai sinh cho chuyển nhượng thì phải áp dụng thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú để đăng ký khai sinh cho cháu bé. Trong trường hợp này, nếu anh Tình muốn được xác định là cha của cháu bé và ghi tên mình vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của cháu bé thì phải làm thủ tục đăng ký nhận con. Cán bộ tư pháp – hộ tịch sẽ kết hợp giải quyết cùng lúc 2 thủ tục đăng ký nhận con và đăng ký khai sinh (tương tự như Tình huống “Hủy Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn”)." 16681,Phòng vệ làm chết người có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?,"Tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về các tình tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; m) Phạm tội do lạc hậu; n) Người phạm tội là phụ nữ có thai; o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; r) Người phạm tội tự thú; s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ. Như vậy, trường hợp chồng bạn có hành vi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có thể được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật." 22435,Mã căn cước công dân có bao nhiêu số và có ý nghĩa gì?,"Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau: Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân 1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. 2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định về cấu trúc số định danh như sau: Cấu trúc số định danh cá nhân Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. Theo đó, thông qua các quy định trên, mã căn cước công dân chính là mã số định danh cá nhân bao gồm 12 số và có ý nghĩa như sau: - 3 số đầu: mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh. - 3 số tiếp theo: mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh. - 6 số là số ngẫu nhiên. 079 là mã căn cước công dân tỉnh nào? (Hình từ Internet)" 23917,"Xâm phạm tính mạng, phải cấp dưỡng gia đình nạn nhân thế nào?","Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại về tính mạng có nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những nghĩa vụ chủ yếu của người đã gây ra thiệt hại. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết phần nghĩa vụ này như sau: Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm. b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng. - Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; - Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; - Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Bản chất của cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, việc người thân có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng không phải là thay người bị thiệt hại nuôi dưỡng con của họ, mà chỉ là việc đóng góp tiền bạc cùng những người trực tiếp nuôi dưỡng những người con chưa thành niên này mà thôi. Cũng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006 khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường. Luật gia Đồng xuân Thuận" 19012,"Thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ?","Điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ được quy định như thế nào? Chào các bạn trong Ban biên tập. Tôi là phóng viên báo T. Hiện tại, tôi đang thực hiện chuyên đề về hợp tác quốc tế trong công tác giải quyết vụ án hình sự. Tôi được biết, Việt Nam có ký kết với một số quốc gia trên thế giới các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và vấn đề hình sự trong đó có quy định về dẫn độ tội phạm. Vậy trường hợp công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ thì điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân này được quy định ra sao? Nội dung này tôi có thể tìm hiểu thêm tại đâu? Rất mong nhận được sự hỗ trợ giải đáp từ Ban biên tập. Trả lời: Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng về chính trị - xã hội cũng như pháp lý, góp phần thể chế hoá và thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, tăng cuờng hội nhập, hợp tác quốc tế đã được ghi nhận trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta. Hợp tác quốc tế góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm có yếu tố nước ngoài nói riêng. Hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hoá hiện nay. Theo đó, trong tình hình tội phạm diễn biến ngày một phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Không ít trường hợp công dân Việt Nam sau khi phạm tội tìm cách tẩu thoát ra nước ngoài ẩn nấp. Trong những trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam không thể tự mình bắt và dẫn công dân về nước để chịu trách nhiệm hình sự. Tình trạng này cũng xảy ra phổ biến đối với công dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Do vậy, theo chính sách tương trợ tư pháp, hoạt động dẫn độ tội phạm được thỏa thuận giữa các quốc gia, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở cả phạm vi trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trường hợp công dân Việt Nam bị chính quyền nước bạn từ chối dẫn độ dẫn đến khó khăn trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ được quy định tại Điều 500 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 . Theo đó: Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ có thể được thi hành tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện: 1. Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ; 2. Hành vi phạm tội mà công dân Việt Nam bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 3. Bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ. Thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ cần đáp ứng điều kiện nào? (Hình từ Internet)" 7708,Tôi muốn hỏi luật sư không có giấy đkkh thì làm thủ tục cấp giấy khai sinh cho con như thế nào?,"Khi em đi đăng ký kết hôn thì cùng lúc người cha của đứa trẻ đứng ra nhận con, như thế sẽ có tên cả cha và mẹ trong khai sinh" 3829,Những cơ quan nào có thẩm quyền trong hoạt động cung cấp thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm?,"Tại Điều 52 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về n hững cơ quan nào có thẩm quyền trong hoạt động cung cấp thông tin đăng ký biện pháp bảo đảm như sau: Cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong hoạt động cung cấp thông tin 1. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; cơ quan có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 10 Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật về đất đai, về khai thác, sử dụng tài nguyên biển, về hàng không hoặc pháp luật về hàng hải có quy định khác. 2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc đăng ký quyền lưu hành tài sản. 3. Tòa án nhân dân, Trọng tài, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, người có thẩm quyền của các cơ quan này. 4. Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên. 5. Cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của luật, người có thẩm quyền của cơ quan này. Theo đó , Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; Tòa án nhân dân; Trọng tài; Viện kiểm sát nhân dân; Cơ quan điều tra... và một số cá nhân, tổ chức khác sẽ có thẩm quyền trong hoạt động cung cấp thông tin. Trân trọng!" 23436,Khi nào không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp?,"Đâu tiên, theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ban hành về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, có một trường hợp mặc dù không đăng ký kết hôn vẫn được coi là vợ chồng hợp pháp trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước 03/01/1987: Căn cứ tại Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều khoản chuyển tiếp thì đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 . Lưu ý: Có thể còn một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật." 26047,Sử dụng sách không nêu tên thật của tác giả bị xử phạt như nào?,"Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP về h ành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm như sau: 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Theo đó, sử dụng sách không nêu tên thật của tác giả sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, còn buôc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch và sửa lại đúng tên tác giả đối với hành vi vi phạm. Trân trọng!" 13024,Một người có được làm con nuôi của nhiều người không?,"Căn cứ Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định người được nhận làm con nuôi : Người được nhận làm con nuôi 1. Trẻ em dưới 16 tuổi 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Như vậy, theo quy định, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Một người có được làm con nuôi của nhiều người không? (Hình từ Internet)" 17980,Lệnh gọi nhập ngũ năm 2024 phải đưa trước bao nhiêu ngày?,"Căn cứ quy định Điều 34 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân như sau: Thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian, số lượng gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); quyết định gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai; quyết định điều chỉnh số lượng, thời gian gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân đối với cấp tỉnh theo quy định tại Điều 33 của Luật này. ..... 6. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ; Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Lệnh gọi nhập ngũ, gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày. Như vậy, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ năm 2024 phải được giao cho công dân trước thời gian ghi trong lệnh 15 ngày. Lệnh gọi nhập ngũ năm 2024 phải đưa trước bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)" 31814,Xác định quốc tịch cho con của người không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam?,"Theo khoản 1 Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau: Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam 1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. ... Đồng thời tại Điều 17 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch như sau: Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch 1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Theo đó, khi xác định quốc tịch cho con của người không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam cần lưu ý một số điều sau: [1] Có 01 bên cha mẹ là người Việt Nam thì xác định quốc tịch cho trẻ là Việt Nam [2] Trường hợp trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam và cả cha và mẹ là người không quốc tịch thì xác định quốc tịch cho trẻ là Việt Nam [3] Trường hợp trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam." 9517,"Vừa qua, em có tìm hiểu về thủ tục cấp một số văn bằng chứng chỉ, tuy nhiên vẫn chưa được rõ: Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ là gì? Và cần đáp ứng những yêu cầu gì? Các anh/chị hỗ trợ giúp em.","Tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định: Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ là tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong đó ghi chép đầy đủ những nội dung tiếng Việt như bản chính mà cơ quan đó đã cấp. Theo đó thì sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ phải được ghi chép chính xác, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn. Trường hợp nội dung văn bằng chứng chỉ có sai xót thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 32998,"Vợ chồng tôi cưới nhau năm 2015 nhưng do sống chung xảy ra nhiều mâu thuẫn, 2016 tôi có nộp đơn ly hôn lên Tòa, Tòa bác đơn ly với lý do vợ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tôi nghe nói, nếu Tòa đã bác đơn ly hôn thì tôi không có quyền nộp đơn ly hôn nữa đúng không?","Theo Điểm c Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các trường hợp trả đơn của Tòa cụ thể như sau: ""Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại"" Như vậy, theo quy định Điều luật trên vụ án ly hôn mà Tòa án bác đơn không nằm trong trường hợp Tòa trả đơn nên yêu cầu ly hôn của bạn sẽ được Tòa thụ lý và giải quyết. Trân trọng!" 29536,Luật sư chuyển sang làm công chứng viên có được không?,"Tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 có quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau: Tiêu chuẩn công chứng viên Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên: 1. Có bằng cử nhân luật; 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; 3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này; 4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; 5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng. Ngoài ra tại Điều 10 Luật Công chứng 2014 có quy định về miễn đào tạo nghề công chứng như sau: Miễn đào tạo nghề công chứng 1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng: a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. 2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng. Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng. 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này. Như vậy, trường hợp bạn đang làm luật sư, nếu đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn công chứng viên thì được xét bổ nhiệm công chứng viên. Trong trường hợp bạn là luật sư có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên thì được miễn đào tạo nghề công chứng, chỉ phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng. Luật sư chuyển sang làm công chứng viên có được không? (Hình từ Internet)" 27008,Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân dùng để làm gì?,"Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân : Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ... 2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, ... Theo quy định trên, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, dùng để xác nhận tình trạng hôn nhân hiện tại của một cá nhân. Đăng ký kết hôn là mục đích sử dụng phổ biến nhất của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Khi cá nhân muốn đăng ký kết hôn thì cần nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho cơ quan đăng ký kết hôn để chứng minh rằng cá nhân chưa kết hôn với ai khác. Ngoài ra, giấy tờ này có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như mua bán nhà đất, vay vốn ngân hàng,... Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân dùng để làm gì? Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân năm 2024? (Hình từ Internet)" 18927,Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như thế nào?,"Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn; b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 2. Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác. 4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia: a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn. c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng. d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên. 5. Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc. 6. Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản được chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định. Trân trọng!" 22860,Chưa nộp thuế thì có được xuất cảnh không?,"Tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định c ác trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau: 1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. 2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. 3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. 4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. 5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. 7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. 8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh. 9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Như vậy, người chưa nộp thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh nếu như là người Việt Nam xuất cảnh định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Trường hợp này, con gái của bạn bay sang Pháp để định cư nhưng nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh vì lý do chưa nộp thuế là đúng quy định của pháp luật." 20261,"Tôi có cho thuê quán, hai bên kí hợp đồng một năm nhưng không có công chứng. Bây giờ hai bên xảy ra tranh chấp như sau: Trong hợp đồng có ghi khi bên thuê hoặc bên cho thuê muốn lấy lại thì báo trước một tháng. Do tôi lấy lại làm việc riêng, sau thời gian vài tháng, bên thuê quay lại thuê tôi như mọi người xung quanh lúc đó tăng tiền thuê. Hai bên ổn thỏa. Bây giờ bên thuê chuyển đi, tôi bắt bồi thường hư hại tài sản, hư hỏng hết nền nhà (trong hợp đồng có ghi phải bồi thường khi hư hại), bên thuê không đồng ý, nên tôi dữ lại tiền cọc không trả. Bây giờ bên thuê quay ngược lại nói khi trước chưa hết hợp đồng mà tôi tăng tiền thuê nên tôi phải bồi thường vì chưa hết hạn hợp đồng mà tăng tiền. Nhưng thiết nghĩ, tôi đã lấy lại nhà cho thuê sau đó mấy tháng bên kia đòi cho thuê lại là đã một lần thuê mới. Tôi có vi phạm điều gì không? Tôi có được quyền giữ lại tiền cọc hay không? Câu chuyện hơi lằng nhằng. Mong mọi người có thể giúp đỡ giải đáp. Cảm ơn rất nhiều.","Trừ khi bạn đã thanh lý hợp đồng cũ hoặc trong hợp đồng mới có quy định là thay thế hợp đồng cũ, bằng không, quyền và nghĩa vụ phát sinh trong thời gian hiệu lực của hợp đồng cũ vẫn còn giá trị. Nếu hai bên không có thỏa thuận gì khác thì quyền yêu cầu bồi thường hoặc phạt vi phạm là 02 năm kể từ ngày vi phạm nên bên kia có cơ sở cho yêu cầu của mình. Đối với hợp đồng sau, bạn có quyền giữ tiền đặt cọc nếu trong hợp đồng này có quy định mục đích của khoản đặt cọc này như bạn nêu." 7204,"Do tin tưởng, tôi đã bị lừa khi bà A nói có thể xin việc cho tôi. Tôi đã đưa cho bà A số tiền là 55 triệu đồng. nay tôi muốn tố cáo thì làm thế nào? Tôi có bằng chứng là: Giấy nhận tiền có chữ ký 2 bên, băng ghi âm cuộc nói chuyện, các tin nhắn trên Face book, zalo và trên điện thoại, có người làm chứng. Nếu bà A bị tòa kết án tù mà chưa bồi thường số tiền trên thì tôi lấy lại tiền như thế nào?","Vụ việc trên có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, bạn nên trình báo với công an địa phương về sự việc và sẽ được hướng dẫn. Nếu hành vi của bà A đã nói có đủ cấu thành tội phạm thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và bạn sẽ được trả lại tiền." 20685,"Trong lúc bà tôi bị bệnh nặng, bà có lập di chúc cho người cháu gái được thừa kế nhà của mình. Nhưng khi bà hết bệnh, người cháu đối xử rất lạnh nhạt và có ý muốn chiếm đoạt nhà của bà. Bà tôi có thể xin hủy bỏ di chúc đã lập được không?","Theo Điều 665 Bộ luật dân sự, bà của bạn có thể hủy bỏ, hoặc làm di chúc mới thay thế di chúc hiện có. Nếu không thể tự mình viết giấy hủy bỏ hoặc di chúc mới bà có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Bà phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của bà và ký vào bản di chúc. Bà có thể nhờ bất cứ ai làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc, người có quyền nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc, người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Nếu muốn bà còn có quyền yêu cầu các cơ quan công chứng hoặc UBND phường chứng nhận bản di chúc mới." 17613,"Hiện nay tôi đang đi lao động tại nước ngoài và giờ tôi muốn làm đơn ly hôn với chồng hiện đang sinh sống tại việt nam, vậy tôi cần làm như thế nào?","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Theo quy định tại các điều 27, 34, 35 và điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn trong trường hợp một bên đương sự đang ở nước ngoài và một bên ở Việt Nam thì sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú. Như vậy, theo quy định nêu trên thì để được giải quyết ly hôn thì bạn phải nộp hồ sơ ly hôn cùng tài liệu kèm theo đến Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi chồng bạn đang cư trú ở Việt Nam; cụ thể tài liệu kèm theo gồm: Hộ chiếu, Giấy đăng ký kết hôn, Giấy khai sinh của các con, thẻ tạm trú tại nước ngoài…v.v. Đơn ly hôn cùng các giấy tờ kèm theo phải có xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam tại đất nước bạn đang sinh sống. Về cách thức gửi đơn ly hôn và tài liệu kèm theo tới Tòa án bạn có thể lựa chọn 02 phương thức: Nộp trực tiếp tại Toà án; Gửi đến Toà án qua bưu điện. Trường hợp nếu vì bận công việc mà bạn không thể về Việt Nam bạn có thể gửi đơn xin ly hôn và tài liệu kèm theo qua bưu điện đến Tòa án nhân dân tỉnh nơi chồng bạn đang ở. Sau khi nhận được đơn xin ly hôn của bạn Tòa án sẽ thưc hiện các thủ tục tố tụng để giải quyết yêu cầu xin ly hôn của bạn (thụ lý vụ án, yêu cầu Bị đơn có ý kiến, yêu cầu anh làm bản tự khai và gửi cho tòa án…). Quá trình giải quyết vụ án, nếu có đầy đủ căn cứ cho ly hôn theo quy định của pháp luật bạn sẽ được Tòa án giải quyết cho ly hôn mà không bắt buộc phải về Việt Nam. Theo bạn trình bày thì hai bạn không tranh chấp về tài sản, con cái nên bạn có thể làm đơn đề nghị xin xét xử vắng mặt. Trường hợp, cần tư vấn cụ thể bạn có thể gửi mail hoặc gọi điện trực tiếp cho Luật sư. Cảm ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục! Nguồn: Công ty Luật Cương Lĩnh/Nguoiduatin" 17444,"Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định ra sao? Rất mong sớm nhận hồi đáp thắc mắc nói trên.","Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Phần II Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, cụ thể như sau: Trình tự thực hiện - Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. - Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy/phiếu tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. - Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con và Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu. Cách thức thực hiện : Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con (một hoặc hai bên) nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. Trân trọng." 26057,Cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì mẹ có quyền khởi kiện không?,"Tại Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm: Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. 3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Như vậy, nếu có căn cứ xác định con là con chung của vợ chồng mà người cha chối bỏ, phủ nhận trách nhiệm, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì người mẹ có quyền làm đơn khởi kiện và Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết." 11847,"Ban biên tập vui lòng hỗ trợ giúp: trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? (********@gmail.com)","Tại Điều 5 Pháp lệnh dân số năm 2003 có quy định trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số như sau: 1. Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số. 4. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: a) Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; b) Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số; c) Cung cấp các loại dịch vụ dân số; d) Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 8442,Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay được quy định như thế nào?,"Tại Điều 40 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký đối với tàu bay như sau: Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với tàu bay 1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì Cục Hàng không Việt Nam ghi, cập nhật thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) và nội dung được đăng ký, nội dung được thay đổi, nội dung được xóa, nội dung thuộc thông báo xử lý tài sản bảo đảm vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 05b, Mẫu số 06b, Mẫu số 07b hoặc Mẫu số 08b tại Phụ lục cho người yêu cầu đăng ký theo cách thức quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Nghị định này. 2. Trường hợp đăng ký thay đổi do rút bớt tài sản bảo đảm thì Cục Hàng không Việt Nam ghi, cập nhật nội dung xóa đăng ký đối với tài sản được rút bớt vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam. Theo đó, sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký thì Cục Hàng không Việt Nam ghi, cập nhật thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) và nội dung được đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu. Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)" 30776,"Luật sư cho tôi hỏi: Tôi và vợ tôi kết hôn vào năm 2008, có đăng ký kết hôn và có với nhau 01 con chung sinh ngày 30/09/2009. Thời gian đầu chúng tôi sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng sau một chuyến đi một mình về ngoại thăm gia đình của vợ tôi. Vợ tôi có quen một người mà sau nay tôi mới phát hiện đang sống tại  Hồ Chí Minh là vợ tôi đã ngoại tình ngay tại Thành phố đà nẵng. Khi biết tôi đã biết xự việc vợ tôi có bỏ nhà vào thành phố Hồ Chí Minh ở một thời gian. Sau đó tôi có nộp đơn xin thuận tình ly hôn. Trong khi chờ tòa giải quyết, vì nghĩ đến sự phát triển của con và có thể tha thứ được nên chúng tôi rút đơn và về sống chung với nhau. Sau khi về sống chung với nhau vợ tôi có xin đi làm công nhân tại công ty điện tử foster "" trước khi kết hôn với tôi vợ tôi làm nghề matxa"". Nhưng làm được một thời gian thì bảo là cực khổ và không lam nữa. Bỏ chông bỏ con đi làm lai nghề matxa. Nay chúng tôi đã nộp đơn thuận tình ly hôn và vợ tôi đã thống nhất con do tôi nuôi dưỡng. Vây cho tôi hỏi tôi có được quyền yêu cầu hạn chế thăm con của vợ tôi vì tôi không muôn con tôi phải ảnh hưởng tính cách của một người mẹ mất hết nhân phẩm đó","Trừ trường hợp vợ bạn bị tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự theo điều 23 BLDS thì bạn mới có quyền hạn chế quyền thăm con của vợ bạn. ""Điều 23. Hạn chế năng lực hành vi dân sự 1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.""" 27493,Theo quy định của pháp luật dân sự thì việc khám nghiệm tử thi được thực hiện trong những trường hợp nào? Nhờ tư vấn.,"Căn cứ Khoản 4 Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Có sự đồng ý của người đó trước khi chết; - Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết; - Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định. Trân trọng!" 32554,Bác có hoàn cảnh khó khăn nhận cháu ruột làm con nuôi được không?,"Em trai tôi bị tai nạn mất, 1 mình em dâu nuôi 3 đứa con nhỏ, tôi là bác muốn nhận 1 đứa 3 tuổi làm con nuôi có được không? Thực ra hoàn cảnh nhà tôi cũng khó khăn, cũng không giàu có gì nhưng muốn đỡ đần cho em dâu. Như vậy có được không thưa Luật sư." 19587,Chứng minh nhân dân còn hạn đến 2026 được sử dụng đến khi nào?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024) quy định như sau: Quy định chuyển tiếp 1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. 2. Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp. 3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024. 4. Quy định về việc sử dụng căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước quy định tại Luật này cho đến khi văn bản quy phạm pháp luật đó được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Theo đó, đối với chứng minh nhân dân còn hạn đến 2026 thì chỉ có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Trân trọng!" 5426,"Nội dung di chúc có nhiều điều không hợp lý, chúng tôi có quyền đề nghị tòa hủy di chúc của cha mẹ hay không? Trường hợp, chúng tôi tự thỏa thuận phân chia khác có được không? Khi còn sống cha mẹ tôi đã lập di chúc thừa kế tài sản cho các con. Do anh chị em chúng tôi mâu thuẫn nên đã kiện ra tòa án chia thừa kế. Nội dung di chúc có nhiều điều không hợp lý, có người khuyên chúng tôi đề nghị tòa hủy di chúc. Cho hỏi chúng tôi có quyền đề nghị tòa hủy di chúc của cha mẹ hay không? Trường hợp, chúng tôi tự thỏa thuận phân chia khác với di chúc thì có được không?","1.Quyền lập của người lập di chúc? Theo Điều 648 BLDS 2005, thì người lập di chúc có quyền có các quyền sau: (i) – Chỉ định người thừa kế; trất quyền hưởng di sản của người thừa kế; (ii) – Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; (iii) - Dành một phần trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; (iv) – Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; (v) - Chỉ định người giữ di chúc, quản lý di sản, phân chia di sản. Và: “Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung” (Điều 633 – BLDS 2005) Theo trình của bạn thì cha mẹ bạn đã lập di chúc để định đoạt, chia di sản thừa kế cho các con. Đây là quyền của cha, mẹ bạn nên những người thừa kế phải tôn trọng. Việc bạn cho rằng: “nội dung di chúc có nhiều điều không hợp lý” đó mới là ý kiến chủ quan của bạn. Vì “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 646 – BLDS 2005) Nếu muốn hủy di chúc bạn phải chứng minh di chúc mà cha, mẹ bạn đã lập thiếu một trong các điều kiện để một di chúc được coi là “hợp pháp” như sau: Một di chúc được coi là hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện sau: (i) – Người lập di chúc, minh mẫn sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, hoặc cường ép; (ii) - Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái pháp luật ( Khoản 1 - Điều 652 BLDS 2005) Nếu các bạn không chứng minh được “nhiều điều không hợp lý” trong nội dung di chúc vi phạm các điều kiện trên và nội dung di chúc đã rõ ràng thì các bạn có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện theo cách chia di sản cho các con của cha, mẹ bạn khi lập di chúc. Trường hợp “nhiều điều không hợp lý” đó dẫn đến các hiểu khác nhau về nội dung di chúc và những người thừa kế theo di chúc đều không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì coi như không có di chúc và việc chia di sản được áp dụng theo quy định về thừa kế theo pháp luật BLDS 2005: Điều 673 – Giải thích di chúc: “Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiều khác nhau, thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc, thì con như không có di chúc và di sản được thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của nội dung di chúc, thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực”. 2.Những người thừa kế theo di chúc có quyền thỏa thuận phân chia khác di chúc được không? Theo quy định tại Điều 684 BLDS 2005 thì: 1.Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế, thì phần di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2.Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật, thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác, thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. 3.Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản, thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản”. Ngoài ra, pháp luật về thừa kế còn quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 669) và việc từ chối hưởng di sản của người thừa kế (Điều 642), nên các bạn có thể áp dụng các quy định của pháp luật trên vào trường hợp cụ thể. Như vậy, mặc dù có di chúc nhưng người thừa kế theo di chúc vẫn có thể thỏa thuận phân chia khác với nội dung di chúc nếu tất cả những người này đều nhất trí. Vì bạn không trình bày rõ “nội dung di chúc có nhiều điều không hợp lý” cụ thể là gì nên chúng tôi cung cấp một số thông tin để bạn tham khảo. Bạn nên cung cấp bản di chúc cho luật sư để nhận được tư vấn đầy đủ hơn." 32037,Khách sạn tự ý chiếm giữ căn cước công dân của khách hàng bị phạt bao nhiêu tiền?,"Căn cứ theo điểm a khoản 2, điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. ... 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này. Dựa theo quy định này thì hành vi tự ý chiếm giữ thẻ căn cước công dân của khách hàng có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ chịu mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng một hành vi vi phạm, tức là sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP . Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại căn cước công dân đã chiếm giữ của khách hàng." 34608,"Cha, mẹ có được bán tài sản riêng của con chưa thành niên hay không? Xin chào Ban biên tập, tôi là Văn Toàn, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể ra sao? Cha, mẹ có được bán tài sản riêng của con chưa thành niên hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Văn Toàn (vantoan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự được quy định cụ thể như sau: - Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. - Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. - Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện. Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: - Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý. - Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác. - Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý hoặc nhờ người khác quản lý. - Trường hợp người chưa đủ 15 tuổi thì việc định đoạt tài sản của người đó do cha mẹ hoặc người quản lý thực hiện nhưng phải vì lợi ích của người đó, nếu người đó từ đủ 09 tuổi trở lên thì cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản phải xem xét nguyện vọng của người đó. - Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ. - Trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì được tự định đoạt tài sản riêng của mình. Trên đây là nội dung tư vấn về việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 28555,Lương tháng bao nhiêu mới được quyền nuôi con khi ly hôn?,"Dạ, em đang làm thủ tục ly hôn vợ em, hai vợ chồng em có con 5 tuổi. Hiện tại, kinh tế hai bên cũng tương đương nhau, thu nhập của em là 9 triệu/tháng, còn vợ em là 8 triệu/tháng. Như vậy, với thu nhập bao nhiêu thì tòa sẽ giao con cho em nuôi phải không?" 16084,"Em và chồng sắp cưới của em cùng đăng ký thường trú tại Ninh Thuận, hiện tại bọn em làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vậy, bọn em muốn đăng ký kết hôn ở Thành phố Hồ Chí Minh có được không, em có đăng ký tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh rồi?","Theo khoản 4 Điều 5 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: - “Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú”. Mặt khác, về thẩm quyền đăng ký kết hôn căn cứ Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định: - “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”. Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch theo đó: - Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, các bên nam, nữ có thể yêu cầu thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của một trong hai bên. Đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu một trong hai bạn đã đăng ký tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh thì cả hai có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên hai bạn vẫn bắt buộc phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi thường trú của mỗi người thì mới có thể thực hiện được thủ tục đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng!" 24851,Mức xử phạt đối với người không đổi Căn cước công dân đã hết hạn như thế nào?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. ..... Theo Điểm a Khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định về mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin như sau: - Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm; Có giá trị đến/Date of expiry; ... Tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân ....... 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; Theo đó, để biết thẻ Căn cước công dân còn thời hạn sử dụng hay không, bạn có thể dựa vào ngày tháng năm hết hạn ghi trong mặt trước của thẻ Căn cước công dân hoặc dựa vào độ tuổi của bản thân để xác định. Nếu bạn không thực hiện đổi thẻ Căn cước công dân khi thẻ đã hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Người không đổi Căn cước công dân đã hết hạn bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)" 17433,"Cho tôi hỏi tôi ở trọ và đã đăng ký tạm trú tạm vắng hồi tháng 2 năm 2018 và bây giờ chủ trọ lại nói đưa chứng minh photo công chứng để đăng ký nữa. Tôi muốn biết là đăng ký tạm trú tạm vắng đăng ký 1 lần hay nhiều lần. Mong nhận được trả lời sớm, Tôi xin cám ơn.","Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Ng­ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn (Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006). Điều 17 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định về việc cấp sổ tạm trú như sau: Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và quy định tại Thông tư này, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú. ... Như vậy, theo quy định này thì thời hạn tạm trú xác định theo đề nghị của công dân, tối đa 24 tháng, khi hết thời hạn tạm trú thì có thể làm thủ tục gia hạn (nếu sổ tạm trú còn thời hạn) hoặc làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú (nếu sổ hết thời hạn sử dụng). Đối với trường hợp của bạn, đã đăng ký tạm trú hồi tháng 2 năm 2018, việc thời hạn tạm trú của bạn còn hay hết cần phải căn cứ vào thời hạn mà chủ nhà đề nghị khi đăng ký tạm trú. Do đó, nếu hết thời hạn thì theo yêu cẩu chủ nhà bạn cứ cung cấp giấy tờ cần thiết để chủ nhà làm thủ tục gia hạn. Trân trọng!" 10536,"Tôi là người phụ nữ Việt mang quốc tịch Đài loan, tôi muốn kết hôn với người Việt Nam và trú ngụ tại Việt Nam, xin hỏi hai chúng tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì và cần làm như thế nào?","Trường hợp của chị là kết hôn có yếu tố nước ngoài (vì chị là người có quốc tịch Đài Loan). Trong trường hợp này thì pháp luật Việt Nam quy định như sau: Theo quy định tại điều 7 Nghị định 24/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm: 1. Tờ khai đăng ký kết hôn 2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc Tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó 3. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình 4. Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế như Giấy thông hành hoặc Thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài) 5. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau) Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, hồ sơ đăng ký phải kèm theo: 1. Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó; 2. Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc đã ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; 3. Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; 4. Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó; 5. Đối với người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cần lưu ý những giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật), được dịch ra tiếng Việt và phải chứng thực chữ ký người dịch theo đúng quy định pháp luật. Chị cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp. Thời gian giải quyết hồ sơ là không quá 25 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, trong trường hợp Sở Tư pháp cần xác định thì thời gian xác minh không quá 10 ngày làm việc." 26774,"Gia đình tôi có 04 chị gái, 02 anh trai, còn tôi là con trai út trong gia đình. Sáu anh chị tôi đã có gia đình riêng và đã tách hộ khẩu từ lâu. Năm 2006, cha ruột tôi có đến trực tiếp UBND xã làm tờ di chúc chỉ đích danh tôi là người thừa kế một căn nhà, một miếng đất thổ quả và khoảng 5 công ruộng, tất cả di sản này đều có sổ đỏ và trong tờ di chúc này có chữ ký đồng ý của 02 anh trai, mẹ ruột tôi và cũng được Ban Tư Pháp xã chứng thực. Đến năm 2015, cha tôi đã qua đời vì bệnh già. Vậy xin được Qúy cơ quan chỉ rõ thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng số di sản do cha ruột tôi để lại cho tôi. Nhân đây cũng xin được giải đáp khi làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng cho tôi, 06 anh chị tôi có phải ký vào văn bản nào nửa không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2005 thì: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.” Như vậy, nếu toàn bộ tài sản, quyền sử dụng đất mà bạn nêu trên thuộc quyền sở hữu, sử dụng của riêng cha bạn thì bạn có quyền hưởng di sản thừa kế do cha bạn để lại theo nội dung di chúc được UBND xã chức thực hợp pháp. Vì là tài sản của riêng cha bạn và nay bạn được hưởng thừa kế nên bạn có thể dùng các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của cha bạn để lại đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện để làm thủ tục đăng ký trước bạ sang tên theo quy định chứ không phải làm thủ tục chuyển nhượng nào khác. Bạn có thể tham khảo thêm các quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để biết thêm về trình tự thử tục trước khi liên hệ Văn phòng đăng ký sử dụng đất để đảm bảo việc thực hiện việc sang tên của bạn được nhanh chóng, thuận lợi. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục chuyển nhượng di sản thừa kế theo di chúc. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 27707,Người hiến tạng có những quyền lợi gì?,"Căn cứ Điều 17 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người như sau: 1. Người đã hiến mô được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ sở y tế. 2. Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi sau đây: a) Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí; b) Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; c) Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế; d) Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người. Theo đó, người hiến tạng khi còn sống thì sẽ có những quyền lợi được nêu trên. Trân trọng!" 12124,"Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015, con trai tôi không đỗ vào trường đại học nào. Năm nay cháu đang tiếp tục ôn luyện để tham dự kỳ thi năm 2016. Tuy nhiên, vừa qua tôi con được lệnh gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Xin hỏi Tòa soạn, những trường hợp nào được tạm hoãn nhập ngũ. Trường hợp con tôi bị cận thị 2 điop thì có được miễn nhập ngũ hay không? – Nguyễn Hoàng Long","Ngày 16/12/2015, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số: 140/2015/TT-BQP “Quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ”. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/1/2016. Theo Điểm c, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này hướng dẫn: Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. Còn tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư trên hướng dẫn: Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: - Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được UBND xã xác nhận. - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định. - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. - Đang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Như vậy theo thư bạn viết, con bạn bị cận thị 2 điop, do đó căn cứ vào Điểm c, Khoản 3 Điều 4 Thông tư số: 140/2015/TT-BQP thì trường hợp của con trai bạn sẽ không gọi nhập ngũ. var bodywidth = 500;$('#abody object, #abody embed').each(function() {if ($(this).attr('width') > bodywidth) {$(this).attr('width', bodywidth);}});$(document).ready(function() {$('#abody img, #abody table').each(function() { if ($(this).width() > bodywidth) { $(this).width(bodywidth).height('auto'); } });window.setTimeout(function(){ $('#abody img, #abody table').each(function() { if ($(this).width() > bodywidth) { $(this).width(bodywidth).height('auto'); } });}, 5000);$('#abody div.poll, #abody div.pollright').each(function() {var voteid = $(this).attr('voteid');$.ajax({type: ""POST"",url: ""/ajax/votebox.aspx"",data: { id: voteid }}).done(function(msg) {$('#votebox' + voteid).html(msg).show();$('#votebox' + voteid + ' .poll').show();$('.votebutton').click(function (e) {e.preventDefault();var id = $(this).attr('rel');var votetype = $(this).attr('votetype');$('#loadingvote' + id).css('display', 'inline');if (votetype == 0) {var order = $('input:radio[name=vote' + id + ']:checked').val();if (parseInt(order) == 'NaN') {alert('Bạn chưa chọn mục nào.'); return false;}logvote(id, order);}else if (votetype==1){var arr=$('input:checkbox[name=vote' + id + ']:checked');if(arr.length==0){alert('Bạn chưa chọn mục nào.'); return false;}for(i=0; i 0) { Galleria.run('.galleria'); }try {if ($('#abody table.image.center img').length > 0 && $('#abody table.image.center img').attr('src').toLowerCase() == $('.avatar img').attr('src').toLowerCase()) {$('.avatar span').html($('#abody table.image.center td.image_desc').html());$('#abody table.image.center').remove();}}catch(e){}try {var i = 0;var summary = $.trim($('.summary').html().toLowerCase()).replace(/-/g, '').replace(/,/g, '').replace(/\./g, '').replace(/ /g, '');$('#abody p, #abody div, #abody strong').each(function() {if (i > 10) return;i++;if($.trim($(this).html().toLowerCase()) == '' || $.trim($(this).html().toLowerCase()).replace(/-/g, '').replace(/,/g, '').replace(/\./g, '').replace(/ /g, '') == summary){ $(this).remove(); }});}catch(e){} Sỹ Điền .aritcle-vote {margin-bottom: 10px;}.article-like, .article-dislike {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #B52323;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-liked, .article-disliked {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #BBBBBD;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-like span, .article-dislike span {padding: 0 10px 0 8px;background: #B52323;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;}.article-liked span, .article-disliked span {padding: 0 10px 0 8px;background: #BBBBBD;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;} 0 Thích bài viết 0 Không thích bài viết function LikeArticle(contentid,ratingtype,option){if(ratingtype==1){var cookie= getcookie(""likearticle1"");var check=contentid+""-""+ratingtype;if(cookie!=undefined && cookie==check){alert(""Bạn đã bình chọn rồi"");return false;}}$.ajax({type: ""POST"",url: ""/ajax/likearticle.aspx"",data: { contentid: contentid, ratingtype: ratingtype, option:option },cache: true}).done(function (msg) {if (parseInt(msg) != undefined && parseInt(msg) > 0) {var result=parseInt(msg);if(result==1){//likevar count=parseInt($('#article-like').html());count=count+1;$('#article-like').html(count);}else if(result==2){//dislikevar count=parseInt($('#article-dislike').html());count=count+1;$('#article-dislike').html(count);}}});return false;} .demo-table {width: 100%;border-spacing: initial;word-break: break-word;/*table-layout: auto;*/line-height: 1.8em;color: #333;}.demo-table th {background: #999;padding: 5px;text-align: left;color: #FFF;}.demo-table td {border-bottom: #f0f0f0 1px solid;padding: 5px;}.demo-table td div.feed_title {text-decoration: none;color: #00d4ff;font-weight: bold;}.demo-table ul {margin: 0;padding: 0;}.demo-table li {cursor: pointer;list-style-type: none;display: inline-block;color: #F0F0F0;text-shadow: 0 0 1px #666666;font-size: 20px;}.demo-table .highlightstar, .demo-table .selected {color: #F4B30A;text-shadow: 0 0 1px #F48F0A;} Đánh giá bài viết: ★ ★ ★ ★ ★" 10646,"Chủ nhà không cho người thuê vào nhà vì chậm trả tiền thuê, có được không?","Xin chào anh chị trong Ban biên tập. Tôi có một vấn đề thắc mắc rất mong được anh chị giải đáp. Chị Hiền thuê nhà của bà Lành để ở và kinh doanh tính đến nay là 3 năm. Tháng rồi, vì khó khăn trong việc xoay vòng vốn nên chị chậm trả tiền thuê mất 2 tuần. Bà Lành lấy lại phòng và khóa cửa lại không cho chị vào. Chị Hiền đã trình báo lên UBND phường nhưng họ nói chị phải trả số tiền quá hạn 2 tuần đó thì sẽ được vào nhà, nếu không sẽ bị tố cáo tội xâm phạm gia cư bất hợp pháp. Lúc thuê nhà, hai bên chỉ có hợp đồng miệng và bà Lành không đăng ký tạm trú tạm vắng cho chị Hiền. UBND phường nói như vậy có đúng không? Chị Hiền có thể kiện bà Lành không? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ anh chị. Trân trọng cảm ơn!" 1905,"Cho em hỏi, trường hợp người thân trong gia đình dùng sổ hộ khẩu đi vay tín chấp nếu không có khả năng trả nợ thì những người thân trong gia đình có bị ảnh hưởng gì không ạ?","Theo quy định tại Điều 372, Bộ luật Dân sự 2005 thì việc vay tín chấp được xác định: “Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm. Trường hợp của bạn, người thân trong gia đình dùng sổ hộ khẩu để thực hiện việc vay tài sản không thuộc trường hợp vay tín chấp theo quy định. Do đó, để xác định được hậu quả pháp lý khi người vay không trả được nợ thì cần căn cứ vào những thỏa thuận giữa người vay và người cho vay. Từ đó mới có cơ sở xác định những người thân trong gia đình có bị ảnh hưởng gì hay không." 3091,"Chào Ban tư vấn, vừa qua có một người bạn hỏi tôi, giờ vợ chồng cậu ấy đều thuận tình ly hôn, do đó mà có ý định nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn, thế thì sau khi phía Tòa án xem xét đơn mà không có gì cần chỉnh sửa thì cậu ấy cần nộp tạm ứng án phí hay tạm ứng lệ phí? Hay nói cách khác thì khi nào người khởi kiện cần nộp lệ phí? (hoa***@gmail.com)","Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí như sau: 1. Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. 2. Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm. 3. Tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm. 4. Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Tòa án, lệ phí nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự và các khoản lệ phí khác mà luật có quy định. => Như vậy, với yêu cầu giải quyết việc dân sự (thuận tình ly hôn) thì cần phải nộp tạm ứng lệ phí theo quy định bạn nhé. Cụ thể căn cứ vào Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp dân sự không có giá ngạch là 300 000 đồng. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí (150.000đ) Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 1052,"Cơ quan tôi có bán thanh lý tài sản, người mua đến đặt cọc sau đó không đấu giá hoặc trả giá thấp hơn giá khởi điểm. Vậy người đó có được hoàn tiền đặt cọc không? Xin cho biết các văn bản liên quan? Gửi bởi: Vũ Quang Huy","Tại khoản 2 Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “ Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về nhận đặt cọc nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc trừ trường hợp có thoả thuận khác.” Như vậy, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về nhận đặt cọc nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và mọt khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Trường hợp khi thanh lý tài sản người mua đến đặt cọc sau đó không đấu giá hoặc trả giá thấp hơn giá khởi điểm mà trong hợp đồng đặt cọc quy định rất rõ ràng và người mua vi phạm dẫn đến việc không giao kết được hợp đồng dân sự thì bên nhận đặt cọc sẽ không phải hoàn trả lại tài sản đặt cọc và bồi thường khoản tiền tương đương." 21668,"Thưa luật sư , em có một số vấn đề thắc mắt , xin các luật sư tư vấn cho em!                                                     Có 1 người vay của em 400tr , hiện đã hết thời hạn hợp đồng ( hợp đồng công chứng ) , em đã làm đơn khởi kiện ở tòa án dân sự nhưng tòa lấy lí do là đã đi xác minh là bị đơn không có địa chỉ rõ ràng , không cư trú tại địa chỉ mà em cung cấp nên yêu cầu em rút đơn khởi kiện , em đã đồng ý và viết đơn xin rút đơn khởi kiện với lí do ( hiện nay tôi không biết bị đơn ở đâu nên , không thể liên lạc được nên rút đơn để tìm bí đơn và thỏa thuận ) . Nay em đã xác minh lại , địa chỉ em cung cấp cho tòa là hoàn toàn chính xác , bị đơn hiện đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú . Khi làm giấy rút đơn khởi kiện em có xin toà giấy xác nhận là bị đơn không có ở địa chỉ mà em cung cấp thì tòa không cho . Vậy nay em có thể nộp đơn tố cáo cho công an và viện kiểm sát để yêu cầu điều tra và khởi tố hình sự hay không ? Hoặc làm đơn kiện dân sự ở tòa lần 2 hay không? ( Em muốn yêu cầu xử lí hình sự hơn )! Xin tư vấn cho em!","Về bản chất đây là quan hệ dân sự nên việc em lưa chọn khởi kiện tại tòa là chính xác, tuy nhiên nghĩa vụ của người khởi kiện là phải cung cấp thông tin về người bị kiện (các thông tin về họ tên, địa chỉ......) vì không xác định rõ địa chỉ của bị đơn nên tòa trả lại đơn là có căn cứ. Nay em đã xác định được địa chỉ chính xác của bị đơn nên em có quyền tiếp tục thực hiện việc khởi kiện vụ án dân sự. Tuy nhiên nếu người này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì em có căn cứ đế tố cáo người đó về hành vi "" lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"" được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự Nộ dung điều luật như sau: Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm; e) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này. Em có thể tố cáo hanh vi của người đó tại Công an quận huyện nơi người đó có địa chỉ thường trú để được giải quyết theo quy định." 32966,Tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự như thế nào?,"Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn công dân được gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự như sau: - Tuổi đời: + Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. + Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. - Tiêu chuẩn chính trị: + Thực hiện theo Thông tư liên tịch 50/2016/TTLT-BQP-BCA quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. + Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ. + Lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. - Tiêu chuẩn sức khỏe: + Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự . + Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. + Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS. - Tiêu chuẩn văn hóa: + Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. + Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7. + Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên." 14023,Thủ tục đăng ký giám hộ như thế nào?,"Theo khoản 1 Điều 13 Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 , thủ tục đăng ký giám hộ như sau: Trình tự thực hiện đăng ký giám hộ: Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký giám hộ nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền. Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; - Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận. Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu thấy yêu cầu đăng ký giám hộ đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. - Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Trích lục đăng ký giám hộ và Sổ đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu. Cách thức thực hiện: - Người có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký giám hộ; - Người thực hiện việc đăng ký giám hộ có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến." 29094,Giấy chứng nhận kết hôn là gì? Có ý nghĩa pháp lý như thế nào?,"Theo khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về giấy chứng nhận kết hôn như sau: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 7. Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. ... Theo đó, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn Ý nghĩa pháp lý của giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thể hiện ở những điểm sau: - Chứng minh quan hệ vợ chồng hợp pháp : Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là căn cứ để xác định mối quan hệ vợ chồng hợp pháp giữa hai bên nam, nữ. Trên cơ sở mối quan hệ vợ chồng hợp pháp này, các bên có các quyền và nghĩa vụ như: quyền được sống chung, quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, quyền sở hữu tài sản chung, quyền thừa kế, quyền yêu cầu ly hôn,... - Là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình : Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là căn cứ để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình, chẳng hạn như: tranh chấp về quyền nuôi con, chia tài sản chung, cấp dưỡng,... - Là căn cứ để thực hiện các thủ tục hành chính khác : Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là căn cứ để thực hiện các thủ tục hành chính khác, chẳng hạn như: xin cấp hộ khẩu, xin cấp giấy khai sinh cho con,... Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là một giấy tờ quan trọng, có ý nghĩa pháp lý to lớn trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Giấy chứng nhận kết hôn thiếu chữ ký thì có giá trị pháp lý hay không? (Hình từ Internet)" 3833,"Hiện tại, để thực hiện thủ tục mua bán đất thì tất cả thành viên trong gia đình đã đủ tuổi thành niên phải cùng nhau ký vào hợp đồng mua bán vì đây là tài sản chung của hộ gia đình. Tuy nhiên, khi ra làm việc tại UBND cấp xã thì họ lại căn cứ vào sổ hộ khẩu để xác định thành viên cần ký tên. Vậy trong trường hợp này UBND cấp xã làm như vậy có đúng hay không?","Tại Khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2006 có quy định về sổ hộ khẩu như sau: "" Điều 24. Sổ hộ khẩu 1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. "" Theo đó, sổ hộ khẩu có thể hiểu như là giấy tờ để xác định nơi thường trú của công dân. Tại Khoản 16 và Khoản 29 Điều 3 Luật đât đai 2013 định nghĩa về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và hộ gia đình sử dụng đất như sau: .................. 16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. ................... 29. Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. "" Từ những quy định trên ta thấy rằng, việc có tên hay không có tên trong sổ hộ khẩu không ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai của người sử dụng đất bởi quyền sở hữu của người sử dụng đất sẽ được ghi nhận tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chứ không phải ghi nhận tại sổ hộ khẩu. Vì vậy, việc UBND cấp xã căn cứ vào sổ hộ khẩu để xác định quyền sử dụng của các thành viên trong gia đình là không thực sự phù hợp. Trên đây là nội dung trả lời về ảnh hưởng của sổ hộ khẩu đến quyền sở hữu đất đai. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật đất đai 2013. Trân trọng!" 20444,"Xin Chào Luật Sư !   Xin Luật Su Tư Vấn Giúp Về Việc Xin Cấp Quyền Sử Dụng Đất 50 Năm .  Gia đình tôi đang sinh sống và kinh doanh trên mảnh đất, mà gia đình chúng tôi đã khai hoang phục hóa từ nhũng năm 1990 và có giấy xác nhận khai hoang phục hóa năm 1995 - 1996 . Nay gia đình chúng tôi muốn mở rộng kinh doanh sản xuất trên mảnh đất đó và muốn xin phép chính quyền địa phương cấp giấy phép sử dụng đất 50 năm .  Vậy  xin  luật sư hãy tư vấn giúp tôi về những thủ tục xin cấp phép sử dụng đất bao gầm những thủ tục , giấy tờ liên quan đến việc xin cấp phép sử dụng đất 50 năm .        P/S : Hiện tại gia đình tôi có giấy xác nhận khai hoang phục hóa với diên tích 13.000 m2 .  Bây giờ chúng tôi muốn xin giấy phép sử dụng đất 50 năm với diện tích là 5.000 m2 còn lại 8.000m2 trả lạ cho nhà nước.  Xin hỏi luật sư 8.000m2 đất mà tôi đã tôi đã có công khai hoang phục hóa cộng vói cơ sở vật chất trên mảnh đất có được đền bù hay không ?","1. Theo nội dung thông tin bạn đưa ra thì thửa đất đó là đất khai hoang, gia đình bạn đã sử dụng ổn định, liên tục từ trước ngày 15/10/1993 (ngày luật đất đai năm 1993 có hiệu lực). Do vậy, nếu đến nay thửa đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và không có tranh chấp thì gia định bạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 4, Điều 50 Luật đất đai và có thể được công nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ thửa đất đó mà không phải nộp tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất sẽ căn cứ vào loại đất (Điều 13 Luật đất đai) thể hiện trong hồ sơ địa chính hoặc căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất. 2. Nếu trường hợp sử dụng đất của gia đình bạn không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 50 Luật đất đai và không đủ điều kiện để được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (cấp GCN lần đầu). Đồng thời thửa đất đó đang được Nhà nước quản lý thì bạn có thể lựa chọn hình thức xin được giao đất (có thu tiền hoặc không thu tiền sử dụng đất) hoặc thuê đất thời hạn 50 năm (trả tiền 1 lần hoặc trả tiền hàng năm) theo quy định của pháp luật. 3. Bạn có thể tham khảo trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất được quy định tại Điều 122 Luật đất đai như sau: ""Điều 122. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất 1. Việc nộp hồ sơ xin giao đất, thuê đất được quy định như sau: a) Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài xin giao đất, thuê đất nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất. Hộ gia đình, cá nhân xin giao đất, thuê đất nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất; b) Hồ sơ xin giao đất, thuê đất gồm đơn xin giao đất, thuê đất; dự án đầu tư của tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có dự án đầu tư và bản sao giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư có chứng nhận của công chứng nhà nước. 2. Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất đã được giải phóng mặt bằng được quy định như sau: a) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao, xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và trao quyết định giao đất hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất; b) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày người được giao đất, thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất, tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất. 3. Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng được quy định như sau: a) Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc giới thiệu địa điểm; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao, xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và trao quyết định giao đất hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất; b) Căn cứ vào quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; c) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng và người được giao đất, thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất.""." 30957,Ban biên tập hãy tư vấn giúp tôi vấn đề sau đây: Việc xác định quốc tịch cho trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam được thực hiện như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Việc xác định quốc tịch cho trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 với nội dung như sau: - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. - Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con . Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Trên đây là nội dung trả lời về việc xác định quốc tịch cho trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Trân trọng!" 34193,"Năm 1985  chị A được Công ty cho 01 lô đất (không giấy tờ) đến năm 2000 chị A cho lại em trai B lô đất này (có giấy viết tay giữa hai bên k chứng thực) đến năm 2001 anh B nộp các loại thuế, năm 2004 anh B lập gia đình với chị C đến 2009 ly hôn về tài sản tự thỏa thuận. Chị C sau khi ly hôn đã bỏ đi nơi khác. Vậy giờ Cơ quan chức năng có thể cấp GCNQSD Đ và tài sản trên đất cho anh B được không?","Việc có cấp cho anh B hay không còn phụ thuộc vào hồ sơ có trong địa chính xã, vì vậy em liên hệ UBND xã để được hướng dẫn và biết chính xác" 33107,Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?,"Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là Hình thức trách nhiệm dân sự đặt ra là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng đã gây ra thiệt hại, theo đó, bên có hành vi vi phạm phải bù đắp những tổn hại vật chất do mình gây ra." 23732,"Tôi có mua một căn nhà nằm trong phần đất đồng sở hữu, mọi giấy tờ và thủ tục đều hoàn tất. Vừa rồi tôi có nộp hồ sơn lên phòng TNMT Q12 để xin chuyển quyền sử dụng sau một thời gian phòng TNMT có văn bảng thông báo như sau: Qua kiểm tra hồ sơ, UBND Q12 có ý kiến sau: Ngày 25/09/2012, phòng TNMT Q12 có công văn số 998/TNMT về việc xin ý liến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phố hướng dẫn các trường hợp chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Ngày 21/12/2012, sở TNMT có công văn số 7063/TNMT-VPĐK về việc đăng ký chuyển nhượng một phần nhà, đất nhưng không xác định cụ thể phần nhà, đất chuyển nhượng vì trường hợp còn có ý kiến chưa thống nhất hướng dẫn giải quyết cho các quận. huyện, sở TNMT đã kính trình báo xin ý kiến tổng cục. Tuy nhiên, đến nay UBND Q12 chưa nhận được công văn hướng dẫn . Do đó UBND Q12 tạm thời chưa giải quyết hồ sơ của ông. Qua văn bảng trên tôi xin hỏi:  1/ Tôi có thể tìm những công văn ở trên ở đâu? 2/ Theo nội dung công văn trên thì chưa biết đến khi nào tôi mới được chuyển quyền sử dụng, vậy tôi có thể dùng giấy tờ gì thay thế cho giấy tờ sử dụng nhà đất hay không? 3/ Nếu việc này kéo dài có gây khó khăn gì cho căn nhà tôi mới mua hay không? Xin cảm ơn luật sư!","Chào bạn! Với nội dung thông tin bạn nêu có lẽ diện tích nhà và đất bạn nhận chuyển nhượng không đủ điều kiện để được tách thửa nên yêu cầu của bạn chưa được giải quyết. Theo quy định của UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định diện tích tối thiểu để được tách thửa tại quận 12 như sau: Đối với thửa đất chưa có nhà ở để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa đất phải có diện tích tối thiểu là 80m2 và mặt tiền không nhỏ hơn 5m, đối với đất đã có nhà thì diện tích tối thiểu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 4m. Trường hợp bạn chưa thể tách thửa được bạn vẫn có quyền đăng ký với tư cách đồng sở hữu giống như người đã chuyển nhượng cho bạn. Về nguyên tắc hợp đồng chuyển nhượng của bạn nếu đảm bảo các quy định và đã được công chứng bạn vẫn có quyền sử dụng và thực hiện các quyền của mình theo quy định chung." 7251,"Mẹ tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, cuối năm 2013 bố tôi mất, để lại một ngôi nhà, bố tôi không để lại di chúc, bố mẹ tôi chỉ có một người con là tôi. Vậy tôi có quyền hưởng thừa kế ngôi nhà đó có đúng không? Ngôi nhà đó có phải là tài sản chung của vợ chồng tôi hay là tài sản của riêng tôi?","Thứ nhất, ngôi nhà của bố bạn để lại, không có di chúc nên sẽ được phân chia theo pháp luật. Căn cứ vào Điều 676 Người thừa kế theo pháp luật: ""Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết..."" Bạn là người thừa kế duy nhất của bố bạn. Do vậy, bạn được hưởng thừa kế ngôi nhà do bố bạn để lại. Thứ hai, tài sản do bố bạn để lại khi chia thừa kế theo pháp luật là tài sản riêng của bạn. Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình quy đinh: Tài sản chung của vợ chồng ""1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung"" Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng ""1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung"" Như vậy, trong trường hợp này, ngôi nhà của bạn do được thừa kế từ bố bạn thì nó là tài sản riêng của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đồng ý nhập nó vào khối tài sản chung của vợ chồng thì nó được coi là tài sản chung của vợ chồng bạn." 23489,Ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các nước ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam sẽ giải quyết như thế nào?,"Theo các hiệp định, vấn đề ly hôn giữa công dân các nước ký kết được xác định theo nguyên tắc: - Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì luật áp dụng để giải quyết ly hôn là luật quốc tịch của cả hai vợ chồng. - Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó (khoản 2 Điều 25 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Liên Xô, khoản 1, 2 Điều 20 Hiệp định với Cu Ba, Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Hunggari, khoản 1, 2 Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Bungari, khoản 2 Điều 32 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Đức)." 8344,Cơ quan điều hành của pháp nhân?,"Pháp nhân là gì? Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, được thành lập hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Cơ quan điều hành của pháp nhân theo quy định của pháp luật Thứ nhất, pháp nhân phải có cơ quan điều hành: Cơ quan điều hành của pháp nhân là tổ chức đầu não của pháp nhân, điều hành mọi hoạt động bên trong cũng như tham gia vào hoạt động bên ngoài của pháp nhân. Cơ quan điều hành của pháp nhân quyết định những công việc hàng ngày của pháp nhân, hoạt động theo nghị quyết và điều lệ của pháp nhân. Mỗi pháp nhân khác nhau có cơ quan điều hành khác nhau. Thứ hai, tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan điều hành tuỳ thuộc vào từng loại hình pháp nhân, được quy định trọng điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. Với tư cách là cơ quan đầu não của pháp nhân, cơ quan điều hành của pháp nhân có vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của pháp nhân. Căn cứ pháp luật: Điều 89 Bộ luật Dân sự 2005. ""Điều 89: Cơ quan điều hành của pháp nhân 1.Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. 2.Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân""." 12969,"Tôi là giám đốc công ty , tôi uỷ quyền cho đội trưởng thi công công trình xây dựng . Nhưng sau khi ứng tiền cho đội trưởng thì đội trưởng không thanh toán tiền cho dân và không thi công nữa. Khi tôi vào thi công tiếp , thì bị dân đến đòi nợ , tôi đã tập hợp đơn nợ của dân lại và chuyển cho công an kinh tế điều tra giải quyết. Trong khi công an đang điều tra chưa xong . thì hôm trước tôi vàocông trình bịmột số đối tượngchặn xe và đòi tiền, tôi không biết chúng là ai vì việc mua bán vật tư là do tên độitrưởng trực tiếp mua bán vớichúng, chúng đã xì hơi xe củatôi và không cho tôi đi, tôi đã làm đơn trình báo công an, công an đã giúp đỡ đưa xe tôi về huyện và lập biên bản tạm giữ cho tới khi nào tôi giải quyết xong nợ với dân thì mới trả xe . mà 7 ngày nay tôi vẫn chưa thấy họ giải quyết gì . Tôi rất mong luật sư tư vấn giúp , như vậy phải làm thế nào?","Chào anh! Liên quan đến các thông tin anh cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau: 1. Về nguyên tắc, người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm cuối cùng đối với toàn bộ giao dịch do người được uỷ quyền xác lập liên quan đến công việc thực hiện theo hợp đồng uỷ quyền. Sau đó người uỷ quyền có thể yêu cầu người được uỷ quyền bồi thường lại cho mình toàn bộ những thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện đúng công việc uỷ quyền. 2. Việc một số đối tượng chặn xe của anh để đòi nợ như vậy là vi phạm pháp luật, anh có thể báo cơ quan công an để giải quyết theo thẩm quyền. 3. Tuy nhiên việc cơ quan công an giữ xe của anh để yêu cầu anh trả nợ cho dân xong mới trả xe là trái pháp luật. Anh có thể làm đơn khiếu nại gửi tới thủ trưởng cơ quan công an đã có hành vi giữ xe trái pháp luật của anh để được giải quyết theo thẩm quyền. Trân trọng!" 20976,"Trong trường hợp vụ án có nhiều tài sản đang tranh chấp nhưng tài sản đó lại nằm ở nhiều địa bàn khác huyện, khác tỉnh. Nếu phải định giá tài sản thì Hội đồng định giá ở huyện nơi Tòa án thụ lý vụ án có thể thực hiện việc định giá tài sản ở tất cả các huyện hoặc tỉnh khác được không hay phải thành lập nhiều Hội đồng định giá để thực hiện việc định giá ở từng nơi riêng biệt ?","Về vấn đề này, Luật không có quy định nào cấm, do đó Hội đồng định giá có quyền được định giá ở trong vùng lãnh thổ hay ngoài vùng lãnh thổ của địa phương nơi Tòa án thụ lý vụ án. Trong thực tiễn xét xử, giải quyết các vụ án dân sự cũng rất ít có trường hợp Hội đồng định giá của huyện A lại sang huyện B, C, D… hay các tỉnh khác để tiến hành định giá tài sản vì sẽ gặp nhiều bất lợi trong hoạt động và tốn kém về kinh phí đi lại. Thông thường khi có tài sản đang tranh chấp nhưng nằm ở các địa phương khác nhau mà cần phải định giá các tài sản đó, thì Tòa án đã thụ lý vụ án thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự." 10331,Bị tiktoker đăng clip chê nghèo thì có được bồi thường không?,"Theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Như vậy, theo quy định trên người bị tiktoker N đăng clip lên chê bai nghèo có thể được bồi thường vì bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Trân trọng!" 3938,"Thực hiện nghĩa vụ quân sự là 02 năm, vậy đi nghĩa vụ công an nhân dân là bao lâu? Mong sớm nhận được phản hồi, chân thành cảm ơn!","Khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2019) quy định: 1. Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây: a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ. ... Theo Luật Công an nhân dân 2014 thì: Hằng năm, Công an nhân dân được tuyển chọn công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Công an nhân dân với thời hạn là ba năm. Như vậy, so với quy định hiện hành thì tới đây thời hạn thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân chỉ còn 24 tháng, rút ngắn 12 tháng, quy định này là phù hợp đảm bảo tương quan với thời gian công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng như việc thực hiện chế độ, chính sách giữa các đối tượng này. Trân trọng!" 16067,Mình đang học bổ túc thì có được miễn đi nghĩa vụ không? Mong luật sư trả lời giúp ạ!,"Điều 2 khoản 1 điểm c Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT quy định thì bạn đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục thì bạn được TẠM HOÃN gọi nhập ngũ. Nghị định 38/2007/NĐ-CP quy định thì chỉ nhứng đối tượng sau được MIỄN gọi nhập ngũ: 1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1. 2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ. 3. Một con trai của thương binh hạng 2. 4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên." 10953,"Gia đình em hiện đang có chút vấn đề về quyền thừa kế, mong đc anh chị tư vấn giúp, e cảm ơn:     - Ông bà nột em có 7 người con, ông nội thì mất đã lâu rồi, khi e còn nhỏ, ko nhớ rõ, còn bà nội thì mất từ năm 2006. Khi mất bà bà có để lại 1 mảnh đất và ko có di chúc kèm theo.     - Sau khi bà mất, đáng nhẽ mảnh đất đó phải đc chia đều cho 7 người con, nhưng bác trai cả ko chia cho ai cả, bác xây tường rao kín xung quanh khu đất, chung với khu đất nhà bác (đất nhà bác liền kề với mảnh đất bà nột e để lại). Bác lấy lí do đất ông bà để lại ko chia ra, rồi sau đó tìm cách làm sổ đỏ đứng tên bác cho mảnh đất đó nhưng chưa được do vấp phải sự phải đối của một số anh em.     - Trong số 7 anh em, có người ko đồng tình với cách giải quyết của bác cả, muốn chia đều cho 7 anh em trong gia đình, vì thế xảy ra tranh chấp, nhưng ko phải 6 người còn lại, ai cũng đồng ý chia đất ra. Có người đồng ý để bác cả giữ trọn số đất, có người muốn chia đất nhưng sợ uy bác cả nên ko dám đi kiện, chỉ ậm ờ thái độ rất thiếu trách nhiệm: ""ai kiện đc thì tôi cũng lấy phần, ko ai kiện thì thôi đành để bác cả lấy tất"".     - Gia đình e cũng đã nhờ đến chính quyền địa phương, lên xã thì xã bảo về thôn, về thôn thì thôn cứ làm khó dễ (do có sự móc ngoặc của bác cả). họ yêu cầu họp gia đình và tự giải quyết (bó tay họp mà giải quyết đc thì đưa lên chính quyền làm gì)     Vậy e muốn nhờ các anh chị tư vấn giúp:     - Phải làm thế nào  để đòi quyền lợi cho mọi người trong gia đình, thủ tục ra làm sao?     - Do yêu cầu công việc, bố em thường xuyên phải đi công tác xa, ít khi ở nhà, mẹ e có thể thay bố e để giải quyết giấy tờ thủ tục được không, có cần giấy ủy quyền gì ko?     - Trách nhiệm của những người tham gia sẽ ra sao, những người ko muốn kiện vẫn muốn đc chia đất chẳng nhẽ ko cần có chút trách nhiệm gì, e nghĩ quá trình tranh chấp sẽ cần đầu tư time và tiền bạc, ko thể bắt 1 người còng lưng gánh cho người khác được.      - Trong 7 người, có 1 bác đã mất, việc thực hiện thừa kế cho bác ấy sẽ tiến hành thế nào? Em mong nhận đc sự tư vấn từ anh chị luật sư, em xin cảm ơn.","Thứ nhất, vì khi bà nội bạn mất không để lại di chúc, nên theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005, di sản do ông bà nội bạn để lại sẽ được chia theo các quy định về thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau: Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy , di sản do ông bà bạn để lại sẽ phải được chia đều cho 7 người con. Thứ hai, về việc yêu cầu chia lại di sản, trong trường hợp không thể hòa giải, một trong những người được hưởng quyền thừa kế có thể kiện ra Tòa án nhân dân với Hồ sơ khởi kiện như sau: + Đơn khởi kiện (theo mẫu) + Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế; + Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế; + Bản kê khai các di sản; + Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản; + Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có). Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Thứ ba, đối với trường hợp người bác đã mất, thì quyền thừa kế được thừa kế thế vị như sau: Điều 677. Thừa kế thế vị Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống." 23791,"Thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình như thế nào? Năm 1999 tôi mua 1 mảnh đất thổ cư 400m2 và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lúc đó tôi chưa lập gia đình). Đến năm 2016 do có chủ trương cấp lại giấy mới nên tôi đổi lại giấy chứng nhận theo mẫu mới. Năm 2016 tôi có nhu cầu vay vốn và đem mảnh đất đi thế chấp tại ngân hàng. Khi ngân hàng xong thủ tục, tôi mang đi công chứng hợp đồng thế chấp thì phòng công chứng không chấp nhận, vì cấp cho hộ gia đình chứ không phải riêng tôi, yêu cầu tôi có tất cả những người có tên trong hộ khẩu ủy quyền cho tôi thì mới được. Tôi xin trình bày là đất này tôi mua lúc chưa lập gia đình, tôi đưa họ xem giấy chứng nhận cũ họ cũng không chịu. Trong hộ khẩu gia đình tôi có con nhỏ mới 10 tuổi. 2 cháu nhập nhờ để đi học thì sao có thể làm giấy ủy quyền được. Vậy tôi phải làm sao mới thế chấp được mảnh đất này để vay vốn làm ăn? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo thông tin bạn cung cấp, 400m2 đất thổ cư của bạn được cấp năm 1999, cấp riêng cho bạn, sau đó, bạn lập gia đình. Năm 2016, nhà nước có chủ trương cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nên đổi lại, sau khi cấp lại thì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cấp cho hộ gia đình như vậy, đây được xem là tài sản chung của cả hộ gia đình, không phải là tài sản riêng của bạn. Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 quy định Sở hữu chung: ""Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung."" Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 quy định về định đoạt tài sản chung: ""1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. 4. Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại."" Theo quy định trên, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình là những người đã thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, phải xác định năm 2016 trong sổ hộ khẩu gia đình của nhà bạn có mấy nhân khẩu, thì khi thế chấp quyền sử dụng đất phải được sự đồng ý của các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu gia đình trong năm 2016. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luạt về thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 28123,"Năm 2024, các giấy tờ nào có giá trị chứng minh thông tin về cư trú?","Tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2022/NĐ-CP có quy định các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú như sau: Khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công ... 3. Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú. Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. 4. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Như vậy, các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: + Thẻ Căn cước công dân + Chứng minh nhân dân + Giấy xác nhận thông tin về cư trú + Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trân trọng!" 15769,"Hôm nay ngày 14/02/2012. Tôi mua căn nhà và đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do UBND TP Biên Hòa cấp ngày 04/02/2012. Nay tôi làm thủ tục sang tên, đổi sổ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ không đồng ý đổi sổ mà chỉ cho tôi đứng tên ở mục nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý. Vậy các tác giả vui lòng giải đáp cho tôi: Tại sao tôi không được đứng tên ở trang đầu của giấy chứng nhận.","Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hiện tại, anh chị đang sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Giấy chứng nhận được UBND TP Biên Hòa cấp ngày 04/02/2012. Như vậy, Giấy chứng nhận này đã được cấp theo mẫu quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường Quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Đây là mẫu Giấy chứng nhận mới nhất theo quy định hiện hành). Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT, các trường hợp được ghi xác nhận thay đổi vào cột ""Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý"" sau khi cấp Giấy chứng nhận bao gồm: 1) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đổi tên 2) Trường hợp chuyển đổi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thành tổ chức kinh tế của hộ gia đình cá nhân đó hoặc chuyển đổi hình thức doanh nghiệp mà không thuộc trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất 3) Trường hợp doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế cho thuê, cho thuê lại đất 4) Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 5) Trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không hình thành pháp nhân mới 6) Trường hợp xoá đăng ký thế chấp hoặc xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 7) Trường hợp thay đổi diện tích do sạt lở tự nhiên một phần thửa đất 8) Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất 9) Trường hợp được phép gia hạn sử dụng đất 10) Trường hợp chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang giao đất có thu tiền 11) Trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận 12) Trường hợp có thay đổi đối với những hạn chế về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận thì ghi ""Hạn chế về... (ghi nội dung hạn chế và thông tin thay đổi) theo hồ sơ số.... (ghi số thứ tự của hồ sơ đăng ký biến động)""; 13) Trường hợp chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư bán căn hộ và làm thủ tục đăng ký biến động đợt đầu 14) Trường hợp thay đổi số thứ tự thửa đất 15) Trường hợp thay đổi tên đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 16) Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp phát hiện có sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin trên Giấy chứng nhận 17) Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp cho nhiều thửa đất mà người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất Như vậy trường hợp biến động do chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất không thuôc các trường hợp ghi xác nhận thay đổi vào cột ""Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý"". Mặt khác, theo quy định tại điểm đ) khoản 1 Điều 19 Thông tư 17/2009/TT-BTNMT, trường hợp biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do nhận chuyển quyền sử dụng toàn bộ hoặc một phần thửa đất, tài sản gắn liền với đất bằng hình thức chuyển nhượng thì được cấp Giấy chứng nhận. Do đó, đối với trường hợp của anh chị, khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không ghi xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận cũ mà sẽ cấp cho anh chị Giấy chứng nhận mới, trong đó thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận." 7573,"Xin chào luât sư! Em có một vấn đề xin hỏi luật sư. Khi các doanh nghiệp thu hồi đất nông nghiệp mà có một số hộ gia đình chưa đồng ý, thì trường hợp như thế nào bị cưỡng chế thu hồi đất, và trường hợp nào không bị cưỡng  chế thu hồi đất. Gia đình em có mấy sào trồng rau là nguồn kinh tế trực tiếp cho gia đình. Có doanh nghiệp muốn thu hồi đất làm các dự án. Gia đình em không muốn bán thì phải làm như thế nào ạ? Kính mong luât sư giải đáp giúp em với. Em xin trân thành cám ơn luật sư!","Chào bạn, Việc thu hồi đất để làm dự án thì phải có dự án cụ thể đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép. Muốn thu hồi đất phải có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền ban hành, giá đền bù bao nhiều căn cư theo phương án đền bù tổng thể & chi tiết đã được phê duyệt. Khi đã có quyết định thu hồi đất, sau 30 ngày mà không tự nguyện di dời thì hoàn toàn có thể bị cưỡng chế thực hiện. Vụ việc của bạn, theo cách trình bày của bạn thì tôi có cảm giác là doanh nghiệp đó muốn mua đất của gia đình bạn để thu gom đất làm dự án gì đó. Nếu chưa có dự án thì việc bán hay không tùy vào quyết định của bạn, không có cưỡng chế. Ngay cả khi có dự án thì việc áp giá đền bù hiện tại cũng khá có lợi cho người sử dụng đất. Trân trọng!" 30715,"Chào anh chị! Tôi có thắc mắc rất mong nhận được giải đáp tư vấn từ anh chị. Minh và Long làm chung công ty và họ phát hiện ra mình có tình cảm với nhau. Cặp đôi đồng tính này dọn về sống chung với nhau. Một thời gian sau, họ muốn cùng đứng tên nhận bé Dũng (1 tuổi) làm con nuôi có được không?","Theo Khoản 1 Khoản 2 Điều 14 Luật con nuôi 2010 thì đối với người nhận con nuôi phải thỏa mãn các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. - Không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không đangchấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; không đang chấp hành hình phạt tù; không phải là người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 8 Luật này cũng quy định rằng Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Như vậy trong trường hợp của Minh và Long, vì pháp luật không công nhận hôn nhân đồng tính nên Minh và Long trên phương diện pháp lý thì không phải là vợ chồng. Do đó , 2 người không thể cùng đứng tên nhận con nuôi. Nếu muốn nhận bé Dũng làm con nuôi thì chỉ một người có đầy đủ các điều kiện nêu trên đứng tên nhận. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn. Trân trọng!" 2851,Khai sai sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi bị phạt hành chính như thế nào?,"Theo Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi, theo đó: Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi; b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; c) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước; d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; b) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; c) Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này; c) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này. Như vậy, khi anh, chị, em khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm." 27524,"Kính gửi luật sư : Phạm văn Phất Lời đầu tiên tôi xin chúc sức khỏe luật sư và gia đình mạnh khoẻ. Tôi xin có một số vấn đề xin được hỏi luật sư như sau: Năm 2008 vợ chông tôi có mua một mảnh đất ( thuộc đất giãn dân của thị trấn, mảnh đất đó đứng tên một cá nhân khác.) nhưng tôi được biết khi thị trấn bán đất giãn dân thì một số mảnh đất đã đứng khống tên trong đó có mảnh đất của tôi mua khi UBND huyện biết được điều đó đã không cấp sổ đỏ cho những mảnh đất đứng không tên người dân). Khi vợ chồng tôi mua mảnh đất đó cũng làm đầy đủ thủ tục mua lại mảnh đất đó (trong hồ sơ mua lại đất của UBND Thị Trấn  Phòng địa chính  ghi tên  của vợ chồng tôi vào hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tôi nộp tiền giá trị mảnh đất cho UBND Thị trấn và có phiếu thu của UBND Thị trấn)  nhưng dến nay (năm 2010) vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Vậy tôi xin hỏi   Giờ tôi phải làm sao để được cấp sổ đỏ  và tôi cần phải làm những thủ tục gì để được cấp sổ đỏ? ( cũng xin nói với luật sư rằng tôi cũng đã hỏi nhiều lần ông trưởng phòng địa chính của UBND Thị trấn về việc làm sổ đỏ nhưng họ trả lời đang làm thủ tục và phải chờ) Không biết tôi phải chờ đến bao giờ??? và giờ tôi muốn xây nhà ở trên mảnh đất đó được không? Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Xin chúc luật sư nhiều sức khoẻ. Nghiêm Hồng Quân Ứng Hoà - Hà Nội)","Chào bác, Trước hết cần phải khẳng định rằng theo quy định của pháp luật, UBND Thị trấn không có quyền trực tiếp chuyển nhượng (bán- như bác nói) hay cấp quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Như vậy, gia đình bác chỉ có thể có được quyền sử dụng thửa đất đó thông qua nhận chuyển nhượng QSD đất của hộ gia đình, các nhân khác hoặc trúng đấu giá QSD đất do UBND thị trấn đứng ra tổ chức. Do không có hồ sơ mua lại đất như bác nói nên luật sư khó có thể phân tích tính hợp pháp của hồ sơ đó để có thể biết được vướng mắc trong việc cấp sổ đỏ là do đâu. Tuy nhiên, căn cứ vào phiếu thu của UBND thị trấn và biên bản giao đất (nếu có) bác có thể yêu cầu UBND thị trấn cung cấp các thông tin liên quan đến việc cấp sổ đỏ cho gia đình bác. Trân trọng." 9975,"Trước khi kết hôn, chồng tôi được bố mẹ cho đứng tên sổ đỏ nhà 3 tầng, 60m2. Sau khi kết hôn chồng tôi thế chấp vay ngân hàng, tôi không hề hay biết gì. Đến khi làm ăn thua lỗ, chồng tôi luôn đánh đập, tôi không chịu được nữa nên đã làm đơn ra tòa xin đơn phương ly hôn. Trong thời gian tòa án giải quyết ly hôn tôi mới biết chồng tôi có khoản vay ngân hàng rất lớn như vậy. Tôi muốn hỏi khi chồng tôi vay nợ tôi không hề biết gì thì bây giờ khi ly hôn tôi có phải cùng anh ta trả số nợ đó không?",Nếu khoản vay phục vụ mục đích cá nhân thì chồng chị tự chịu trách nhiệm. Nếu có tài sản thế chấp thì ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp thu hồi tiền vay. 2856,Tôi muốn xin visa đi Na Uy thăm thân nhân thì phải có những giấy tờ gì? Xin cảm ơn. (Ho Van Quan),"- Để xin được visa nhập cảnh Na Uy thăm thân nhân, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau: + Đơn xin visa theo mẫu, điền đầy đủ thông tin. + 02 ảnh 4x6 (kiểu ảnh hộ chiếu). + Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng (bản chính và 2 bản photo). + Chứng minh nhân dân (bản chính và 2 bản photo). + Thư bảo lãnh hoặc thư mời của người đang định cư ở Na Uy. + Giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân nhân giữa người thân của bạn ở Na Uy và bạn. + Sổ hộ khẩu (bản photo toàn bộ các trang). + Danh sách những thành viên trong gia đình. + Giấy khai sinh của bạn. + Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của bạn. + Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, sao kê tài khoản ngân hàng của bạn. + Lịch trình đi lại + Lệ phí xét hồ sơ. + Các giấy tờ liên quan trong hồ sơ phải được dịch ra tiếng Anh và có đóng dấu xác nhận của cơ quan tổ chức có thảm quyền. + Ngoài ra bạn có thể sẽ được yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác, ngoài những giấy tờ đã nêu ở trên tùy từng trường hợp." 8028,"Giải thích giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên Lan Ngọc, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Ban biên tập cho tôi hỏi: Giải thích giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến Ban biên tập.","Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 1995 thì nội dung này được quy định như sau: 1- Việc giải thích giao dịch dân sự phải căn cứ vào ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch và mục đích của giao dịch đó. 2- Trong trường hợp giao dịch dân sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch, theo tập quán nơi giao dịch được xác lập; nếu bên mạnh thế về kinh tế đưa vào giao dịch dân sự nội dung bất lợi cho bên yếu thế về kinh tế, thì khi giải thích giao dịch dân sự phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế. Trên đây là nội dung tư vấn về Giải thích giao dịch dân sự trong Bộ luật Dân sự 1995. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 1995 và các văn bản có liên quan khác. Trân trọng!" 8477,Điều lệ của một pháp nhân cần phải có những nội dung gì?,"Điều 88 - Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về điều lệ của pháp nhân như sau: 1. Trong trường hợp pháp luật quy định pháp nhân phải có điều lệ thì điều lệ của pháp nhân phải được các sáng lập viên hoặc đại hội thành viên thông qua; điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định. 2. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên gọi của pháp nhân; b) Mục đích và phạm vi hoạt động; c) Trụ sở; d) Vốn điều lệ, nếu có; đ) Cơ cấu tổ chức; thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác; e) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên; g) Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ; h) Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể pháp nhân. 3. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận trong trường hợp pháp luật có quy định. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 34271,Hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm những giấy tờ gì?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT quy định về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất như sau: Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất ... 2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thuộc trường hợp ""dồn điền đổi thửa""; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có: a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK. Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển quyền tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau: ""Nhận ... (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất) ...m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền); tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là ... m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là ... m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)""; b) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định. Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế; c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; d) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư; đ) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất. ... Như vậy, hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm những giấy tờ sau đây: - Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK; Tải về mẫu đơn đăng ký biến động đất đai: Tại đây - Hợp đồng, văn bản về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp; - Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư; - Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất. Trân trọng!" 26138,"Xin chào Tư vấn pháp luật. Tháng vừa rồi tôi vừa mất ví trong đó có giấy phép lái xe, bằng lái xe và chứng minh thư (theo mẫu 9 số). Nay tôi đã làm lại được chứng minh thư mẫu mới nhưng là mẫu 12 số. Hồ sơ gốc lúc mua xe tôi sơ ý nộp hết cho cơ quan công an mà quên mất không công chứng. Tuy nhiên tất cả các giấy tờ đều mang tên chính chủ của tôi. Vậy hiện nay tôi có thể làm lại được giấy phép đăng kí xe mới dựa trên Chứng minh thư mới không?. Tôi đã có giấy xác nhận thay đổi chứng minh thư từ số cũ sang số mới. Cảm ơn!","Theo Nghị định số 170/NĐ-CP ngày 19/11/2007 về Chứng minh nhân dân và quyết định 446/QĐ-TTg ngày 11/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án sản xuất, cấp và quản lý Chứng minh thư nhân dân, từ ngày 21/9/2012, Bộ Công an đã tổ chức cấp Chứng minh nhân dân theo mẫu mới. CMND theo mẫu mới gồm 12 chữ số tự nhiên và CMND theo mẫu cũ gồm 9 chữ số tự nhiên. Cả hai mẫu CMND này đều có giá trị sử dụng như nhau. Như vậy bạn có thể làm lại được giấy phép đăng kí xe mới dựa trên chứng minh thư mới." 23021,Điều kiện xác định người thứ ba ngay tình để được bảo vệ quyền lợi là gì?,"Căn cứ tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 thì quy định về một giao dịch dân sự có hiệu lực như sau: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Dựa trên căn cứ pháp lý về bảo vệ người thứ ba ngay tình quy định tại Điều 133 và Điều 117 quy định về điều kiện một giao dịch dân sự có hiệu lực thì để xác định người thứ ba ngay tình cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: 1) Người thứ ba phải có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự; 2) Người thứ ba đã đạt được mục đích của giao dịch; 3) Tài sản giao dịch hợp pháp; 4) Mục đích và nội dung giao dịch không trái pháp luật và đạo đức xã hội; 5) Giao dịch được xác lập đúng trình tự theo quy định pháp luật; 6) Trước khi người thứ ba tham gia giao dịch dân sự đã có một giao dịch dân sự trước đó được xác lập, thực hiện nhưng giao dịch đó vô hiệu; 7) Người thứ ba phải ngay tình, tức là không biết hoặc không thể biết rằng mình đang giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản; Trân trọng!" 2117,Chính thức ban hành Luật Giao dịch điện tử 2023?,"Ngày 22/06/2023, Luật Giao dịch điện tử 2023 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua. Luật Giao dịch điện tử 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2024, bao gồm 8 chương, 53 Điều luật với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung cụ thể: - Chương I: Những quy định chung. - Chương II: Thông điệp dữ liệu. - Chương III: Chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. - Chương IV: Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. - Chương V: Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước. - Chương VI: Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử. - Chương VII: Quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử, - Chương VIII: Điều khoản thi hành. Theo quy định Điều 2 Luật Giao dịch điện tử 2023 , đối tượng áp dụng Luật này là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia giao dịch điện tử hoặc có liên quan đến giao dịch điện tử . Chính thức ban hành Luật Giao dịch điện tử 2023? (Hình từ Internet)" 6679,"Luật sư cho em hỏi, em sinh năm 1992, em tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2012.Thời điểm này em bị cận thị nên đi khám sức khỏe em không trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Năm 2013 em đi phẫu thuật mắt, cuối năm đó em đi khám sức khỏe nhưng cũng không có giấy báo trúng tuyển. Sau đó tháng 10/2014 em đăng kí đi học lớp trung cấp chuyên nghiệp và đây cũng là khóa học trung cấp, đại học, cao đẳng đầu tiên của em nhưng sau đó em bị gọi đi khám sức khỏe và được thử máu tức là chỉ chờ lệnh nhập ngũ thôi, nhưng trước đó em đi khám sức khỏe em có trình giấy xác nhận tạm hoãn nghĩa vụ của trường thì cán bộ quận nói em nghỉ học quá 6 tháng nên không được tạm hoãn. Em đọc trong thông tư 13 thì em thấy đây là lần tạm hoãn đầu tiên của em và những lần trước do em không đủ sức khỏe nên không được gọi, vậy em có bị tạm hoãn nghĩ vụ quân sự theo luật không ạ. Cám ơn luật sư.","Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau: Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì: Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: “1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ. 2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động. 3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. 4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ. 5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu. 6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định. 7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên. 8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận. 9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm: a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; c) Trường cao đẳng, đại học; d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. 10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên. 11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ”. Tại Điều 2 Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13/9/2011 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ “Hướng dẫn khoản 4, khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều 3 Nghị định 38/2007/NĐ-CP” đã quy định rất cụ thể: “1. Đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ: a) Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ và học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội, trường ngoài quân đội theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng. b) Công dân đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo hình thức giáo dục chính quy tập trung gồm: Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học; Trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề; Các đại học, trường cao đẳng, trường đại học; Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương; Các trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam. c) Học viên đang học tập trung theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở hoặc cấp trung học phổ thông tại các cơ sở giáo dục. d) Công dân đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo mười hai tháng trở lên. 2. Công dân nêu tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung đầu tiên, trường hợp tiếp tục học tập ở các khoá khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Thời gian một khóa đào tạo tập trung được tính từ ngày nhà trường quy định có mặt nhập học (ghi trong giấy báo nhập học) đến khi tốt nghiệp khoá học. Một khoá học chỉ thực hiện ở một trình độ đào tạo, trường hợp đào tạo liên thông phải liên tục không gián đoạn. 3. Những công dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình: a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại khoản 2 Điều này; b) Đang học nhưng bị buộc thôi học; c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ sáu tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; d) Hết thời hạn học tập tại trường một khoá học; đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường; 4. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ. Công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nếu tình nguyện thì có thể được tuyển chọn, gọi nhập ngũ”. Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn đang theo học tại lớp trung cấp chuyên nghiệp thì bạn được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, trường hợp bạn nghỉ học quá 6 tháng mà không có lý do chính đáng thì bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Nhà nước." 18817,Xin đổi tên có phải thông qua cha mẹ?,"Em trên 18 tuổi, giờ em muốn thay đổi tên thì tự em đi thay đổi hay là phải nhờ cha mẹ?" 2320,"Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là người Việt Nam, còn chồng tôi là người Hàn. Tôi vừa sinh con ở Hàn nhưng chưa đăng ký khai sinh, bây giờ tôi muốn đưa con về Việt Nam đăng ký khai sinh ở UBND huyện, thì hồ sơ chuẩn bị những gì?","Căn cứ Khoản 2 Điều 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam như sau: Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây: - Tờ khai theo mẫu quy định; - Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có; - Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài. Trân trọng!" 30962,Có thể nhận Căn cước công dân tại nhà không?,"Theo Điều 10 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: 1. Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm: a) Trả thẻ Căn cước công dân và cập nhật dữ liệu kết quả phê duyệt cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ban đầu; b) Cập nhật dữ liệu kết quả phê duyệt cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và kiến nghị xác lập lại số định danh cá nhân (nếu có) theo quy định. 2. Đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm: a) Trả thẻ Căn cước công dân, Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân (nếu có). Đối với trường hợp công dân đăng ký trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu thì bàn giao thẻ Căn cước công dân, Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân (nếu có) cho đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để trả cho công dân. b) Chuyển hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân về tàng thư căn cước công dân nơi công dân đăng ký thường trú theo quy định; c) Xóa dữ liệu cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên phần mềm thu nhận hồ sơ căn cước công dân sau 06 tháng kể từ ngày thu nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Theo quy định trên, công dân có thể đăng ký trả kết quả tại địa chỉ theo yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền sẽ giao cho đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để trả cho công dân. Vậy, bạn có thể đăng ký để được nhận Căn cước công dân tại nhà." 17978,"Theo như tôi biết thì đối với trường hợp bình thường thì thời gian được nghỉ thai sản là 06 tháng. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi đối với trường hợp của mang thai hộ thì lao động nữ được nghỉ thai sản bảo lâu? Mong sớm nhận được phản hồi từu Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Kim Ngân - ngan*****@gmail.com","Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì lao động nữ mang thai hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Bảo hiểm xã hội; Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời điểm ghi trong văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ. ==> Như vậy theo quy định trên đây thì lao động nữ mang thai hộ sẽ được nghỉ thai sản cho đến khi giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ. Thời gian nghỉ thai sản tối thiểu là 60 ngày, thời gian nghỉ tối đa là 06 tháng. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, gồm: - Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ; - Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; - Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập; - Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con; - Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ; - Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ; - Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời hạn nộp hồ sơ là không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc (Khoản 6 Điều 5 Nghị định 115/2015/NĐ-CP) Mức hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 33371,"Em có đứng tên một hợp đồng vay trả góp cho bạn mua điện thoại 5490.000 đồng. Nhưng sau khi mua điện thoại xong, bạn em không thanh toán 2 tháng tiền trả góp trong kì hạn là 12 tháng. Tiền mỗi tháng phải trả là 504.000. Bạn em có trả trước là 504.000 đồng. Vậy e có bị liên lụy và ảnh hưởng gì không vậy? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Qua những thông tin bạn cung cấp, hiểu rằng trên thực tế bạn của bạn là người có nhu cầu mua điện thoại và cũng là người đang trực tiếp giữ chiếc điện thoại là đối tượng của hợp đồng bạn đứng tên. Về bản chất, hợp đồng bạn đứng tên trong trường hợp này là hợp đồng mua trả chậm, trả dần- bên mua có nghĩa vụ trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một khoảng thời gia được hai bên xác định sau khi bên mua nhận vật. Trong đó, để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán thì bạn đã ký hợp đồng vay vốn từ một tổ chức tín dụng liên kết với người bán hàng. Về vấn đề này, Điều 461 Bộ luật dân sự 2005 quy định như sau: 1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Như vậy, với tư cách là người đứng tên bên mua trên hợp đồng mua trả chậm, trả dần, quyền và lợi ích của bạn phụ thuộc vào nội dung cụ thể của hợp đồng; theo quy định của pháp luật thì bạn có nghĩa vụ sau: Thanh toán tiền mua vật theo đúng mức đóng và thời gian như đã thỏa thuận trong hợp đồng và chỉ được chuyển giao quyền sở hữu vật sau khi hoàn thành việc thanh toán. Tuy không phải là người trực tiếp mua bán trên thực tế nhưng bởi đứng tên trên hợp đồng nên bạn phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Bởi vậy, trong trường hợp này, nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng theo đúng nội dung hợp đồng thì tổ chức tài chính sẽ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ: xử lý tài sản bảo đảm… Trong trường hợp này, bạn nên thỏa thuận với bạn của mình để giải quyết sự việc một cách thấu đáo nhất. Trong trường hợp bạn của bạn không thực hiện việc thanh toán cũng như không trả lại chiếc điện thoại là đối tượng của hợp đồng thì bạn có thể sử dụng các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình. Cụ thể, bạn có quyền đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình theo quy định Điều 256 Bộ luật dân sự 2005: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này Đồng thời, bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có tổn thất đối với tài sản theo quy định tại Điều 260 Bộ luật dân sự 2005. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nghĩa vụ thanh toán hợp đồng trả góp điện thoại. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 2001,Tôi năm nay 24t. ông bà tôi sinh dc 9 người con.ba tôi là con út.trước năm 2003 ông nôi tôi chuyển quyền sử dụng đất cho ba tôi để canh tác.đến năm 2003 ông tôi mất và không có để lại di chúc.và trong khoảng thời gian đó ba tôi vẫn canh tác trên thửa đất trên.đến 2006 thì bà nội tôi mất và cũng không để lại di chúc.trong khoảng thời gian này ba tôi vẫn canh tác và cải tạo nó.đến 2010 thì ba tôi qua đời cũng không để lại di chúc.lúc này quyền sử dụng đất là ba tôi đứng tên.khoảng thời gian sau tôi nhận được giấy thừa kế của nhà nước công nhận.1 căn nhà cho mẹ tôi đứng tên và hơn 4000m2 đất do tôi đứng tên.đến 2014 tôi có như cầu bán 4000m2 đất trên vì lý do công việc. thì các người con thứ đòi phần tài sản của mình. lưu ý( trước khi bà tôi mất có chia cho các con thứ 1 khoảng tiền và khoảng tiền đó tương đương với giá đất hiện đó nhưng chỉ có người trong gia đình biết và chỉ bằng miệng thôi) . Vây kính thưa luật sư nếu các người con thứ kiên tôi ra tòa án thì tôi có phải chia số tài sản đó cho họ không?,"Nếu nguồn gốc đất của ông bà (chết không có di chúc) thì phải chia đều làm 9 phần cho 9 người con, vì vậy e cần kiểm tra xem lý do tại sao ba em đứng tên chủ sở hữu hay trên trên sổ là đại diện đồng thừa kế." 14276,Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh đúng không?,"Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 giải thích khái niệm về Giấy khai sinh như sau: Giải thích từ ngữ ... 6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.” Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền được khai sinh như sau: Quyền được khai sinh, khai tử 1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. 2. Cá nhân chết phải được khai tử. 3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. 4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định. Như vậy, trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử. Nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. Đồng nghĩa với việc cha mẹ có quyền khai sinh cho con khi con được sinh ra dù cho con có sống được hay không." 24725,Mẫu đơn xin cấp lại căn cước công dân bị mất?,Khi công dân bị mất căn cước công dân thì điền vào mẫu khai căn cước công dân sau đó nộp cho cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại Căn cước công dân. Căn cứ Mẫu CC01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định tờ khai căn cước công dân. Tải về tờ khai căn cước công dân: Tại đây Trân trọng! 18666,Trẻ vị thành niên là gì?,"Trẻ vị thành niên là khái niệm chưa được thống nhất về mặt pháp lý tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo thông thường, trẻ vị thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi. Vị thành niên nghĩa là ""chưa đủ tuổi trưởng thành"" hay ""chưa là người lớn"" là một khái niệm chưa được thống nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 12 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 18- 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 10 - 16 tuổi. Trên thế giới, các nước có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau: nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 - 30 tuổi. Ở nhiều quốc gia, bao gồm Úc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Croatia và Colombia, trẻ vị thành niên được xác định là một người dưới tuổi 18. Trong khi Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, trẻ vị thành niên là người dưới 20 tuổi. Pháp luật New Zealand quy định trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi là thích hợp, nhưng hầu hết các quyền của tuổi trưởng thành được giả định ở độ tuổi thấp hơn: ví dụ, giao kết hợp đồng và có một ý chí là có thể hợp pháp ở tuổi 15. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi. Có thể thấy rằng độ tuổi vị thành niên còn chưa thống nhất giữa các nước trên thế giới. Như vậy, có thể hiểu đơn giản trẻ vị thành niên là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm. Trẻ vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)" 3493,Hồ sơ đăng ký khai sinh của trẻ em có 02 quốc tịch gồm những gì?,"Tại Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài như sau: Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài 1. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: a) Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. b) Việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em khi đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam về quốc tịch. 2. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con khi đăng ký khai sinh, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không xác nhận thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ, nhưng để trống phần ghi về quốc tịch trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh. Theo đó, hồ sơ đăng ký khai sinh đối với trẻ em có 02 quốc tịch như sau: [1] Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp và cư trú tại Việt Nam gồm: - Giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) - Văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam. [2] Tờ khai [3] Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có Trân trọng!" 31582,"Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thúy Loan, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Thúy Loan (thuyloan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được quy định cụ thể như sau: - Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đó. - Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 15189,"Quyền của bên giữ tài sản theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thành hiện đang sống và làm việc tại Đồng Nai. Tôi hiện đang tìm hiểu pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi Quyền của bên giữ tài sản theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Quyền của bên giữ tài sản được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự 1995, theo đó: Bên giữ tài sản có các quyền sau đây: 1- Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận; 2- Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công; 3- Có thể yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không thời hạn; 4- Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu huỷ nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản. Trên đây là tư vấn về quyền của bên giữ tài sản theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 24939,"Vợ chồng tôi có 1 con gái sinh năm 2005, chúng tôi đã li hôn năm 2009. Khi li hôn chúng tôi có thỏa thuận với nhau là mảnh đất và nhà đang ở chung không chia tài sản mà để lại cho con. Hiện nay chúng tôi muốn sang tên sở hữu nhà đất cho con gái. Xin hỏi luật sư là việc sang tên cho con có thực hiện được không? Có quy định gì về tuổi của cháu khi nhận tài sản trên không?  Thủ tục sang tên như thế nào? (Hiện nay cô ấy và con đang ở ngôi nhà đó, giấy tờ mang tên chung 2 người, tôi thì dã chuyển chỗ ở đi nơi khác không thể trực tiếp sang tên)","Khi ly hôn hai người thỏa thuận xử lý tài sản chung là để lại cho con là sự tự nguyện của hai người , tuy nhiên cháu còn bé theo quy định của pháp luật cháu chưa đủ điều kiện để đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất( vì bố mẹ là người giám hộ đương nhiên sẽ chồng chéo trong trường hợp cụ thể này) . Do đó việc sang tên cho cháu lúc này là chưa thể thực hiện được, đến khi cháu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự: 1. Về tính hợp pháp của việc tặng cho nhà Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên (điều 18). Tuy nhiên, người chưa thành niên vẫn có năng lực pháp luật dân sự, là khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự từ khi người đó sinh ra (điều 14) và năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế (điều 16). Một trong những nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản (điều 15). Do đó, một cá nhân 14 tuổi vẫn có quyền sở hữu tài sản với một trong những nguồn gốc xác lập là được tặng, cho tài sản. Đối với con chưa thành niên, cha mẹ vừa là người đại diện theo pháp luật vừa là người giám hộ (điều 58 và điều 141). Tuy nhiên, người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó (khoản 5 điều 144). Đối với trường hợp của bạn, con là người chưa thành niên, vợ chồng bạn không thể tham gia với nhiều tư cách pháp lý: vừa là bên tặng cho, vừa là người đại diện và giám hộ cho bên nhận tặng cho. Như vậy, để không vi phạm quy định của pháp luật, trong hợp đồng tặng cho nhà cho hai con, tuy hợp đồng thể hiện tên của hai người con, nhưng người con đã thành niên sẽ đồng thời là người đại diện cho người em chưa thành niên của mình để nhận tặng cho nhà từ cha mẹ. Hoặc, để thay thế cho hợp đồng tặng cho, vợ chồng bạn có thể thực hiện tặng cho thông qua văn bản (giấy) cam kết tặng cho nhà cho hai con. Hợp đồng tặng cho nhà hay văn bản cam kết tặng cho nhà phải được chứng thực bởi ủy ban nhân dân có thẩm quyền hoặc được chứng nhận bởi tổ chức hành nghề công chứng theo quy định pháp luật. Việc tặng cho nhà phải đáp ứng các điều kiện luật định như căn nhà tặng cho không có tranh chấp, không đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án và đã có giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, đồng thời cả hai vợ chồng bạn phải đồng ý ký tên trong văn bản hay hợp đồng tặng cho. Pháp luật đất đai và nhà ở không có quy định cụ thể về việc người chưa thành niên (cụ thể là người dưới 16 tuổi) có được đứng tên trên giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu, sử dụng bất động sản hay không. Tuy nhiên, thông qua các quy định pháp luật dân sự nêu trên, có thể thấy quyền đối với tài sản của người chưa thành niên là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế cấp giấy chứng nhận tại nhiều địa phương, người từ 16 tuổi trở lên đã có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận. Đối với người dưới 16 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ; hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên. Như vậy, việc tên và cách ghi tên của người chưa thành niên được thể hiện trong giấy chứng nhận như thế nào là tùy thuộc cơ quan có thẩm quyền từng địa phương." 24433,Người giám hộ có thể là người đại diện khi nào?,"Căn cứ theo Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của cá nhân như sau: Đại diện theo pháp luật của cá nhân 1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. 3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Mặt khác theo Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ cụ thể như: Người được giám hộ 1. Người được giám hộ bao gồm: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; c) Người mất năng lực hành vi dân sự; d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. 2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu. Như vậy, người giám hộ có thể là người đại diện theo pháp luật đối với đối tượng thuộc các trường hợp như sau: - Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ. - Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ thuộc những trường hợp dưới đây: + Cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự. + Cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. + Cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. + Cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con. + Cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ. - Người mất năng lực hành vi dân sự. - Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đối với trường hợp này người giám hộ là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. Người giám hộ có thể là người đại diện khi nào? (Hình từ Internet)" 18267,Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định như thế nào? Chào anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật. Hiện tôi có một thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ phía anh chị. Anh chị cho em hỏi: Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cám ơn! SĐT: 01268521***,Theo quy định hiện nay tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định: - Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. - Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 353 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng! 6746,"Tôi có giấy Chứng minh nhân dân (CMND) do Công an tỉnh Hưng Yên cấp từ năm 2002. Năm 2012, tôi chuyển hộ khẩu về TP. Hải Phòng, nhưng chưa làm lại giấy CMND. Nay tôi muốn đổi giấy CMND sang thẻ Căn cước công dân thì làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại đâu và cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận số CMND cũ và Căn cước công dân mới cấp là cùng một người? Hồng Thu","Theo nội dung câu hỏi thì bà đã đăng ký thường trú tại TP. Hải Phòng. Hiện nay, TP. Hải Phòng đã triển khai thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân. Vì vậy, theo quy định tại Điều 26 và Khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân; Khoản 2 Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 1/2/2016 của Bộ Công an thì bà có thể tiến hành thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại Công an quận nơi bà đăng ký thường trú hoặc Công an TP. Hải Phòng. Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA; Điều 13 Thông tư 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm lập Giấy xác nhận số CMND đã được cấp lần gần nhất khi công dân có yêu cầu xác nhận số CMND cũ. Như vậy, bà nộp hồ sơ xin cấp thẻ Căn cước công dân tại cơ quan Công an nào thì cơ quan đó có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận số CMND khi bà yêu cầu." 31804,"Ban biên tập hãy giải đáp thắc mắc sau đây: Thông báo về việc kháng cáo bản án dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Quốc Thiên - Đồng Nai","Thông báo về việc kháng cáo bản án dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 277 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung như sau: - Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo. - Đương sự có liên quan đến kháng cáo được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án. Trên đây là nội dung giải đáp về việc thông báo về việc kháng cáo. Trân trọng!" 27415,"Nhờ các Luật sư giúp đỡ... Hộ ông A có một mảnh đất nương - đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK - tại xã B đã được cấp GCNQSDĐ từ năm 1994. Năm 1998, Hộ ông A chuyển đi tỉnh khác làm ăn, sinh sống. Mảnh nương của ông A bỏ hoang không sử dụng. Ông C thấy mảnh nương bỏ hoang nên đã sử dụng để trồng màu từ năm 2000 đến nay. Năm 2013, ông A  về lại xã B đòi lại đất ông C đang sử dụng của gia đình. Ông A có gửi đơn ra UBND xã B yêu cầu giải quyết, vậy theo các LS thì trong trường hợp này ông A có đòi lại được đất không? Nếu UBND xã không hòa giải được và chuyển đơn của ông A ra tòa thì tòa án sẽ phán quyết như thế nào? Rất mong các luật sư tư vấn giúp, nếu cần thêm thông tin liên quan  cho rõ ràng sự việc thì mong các luật sư cứ đặt thêm câu hỏi cho cháu ạ.","Luật đất đai quy định: ""Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây: 1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; 3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; 5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; 6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai."" Bộ luật dân sự quy định: ""Ðiều 256. Quyền đòi lại tài sản Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Ðiều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Ðiều 257 và Ðiều 258 của Bộ luật này. Ðiều 258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa."". Do vậy, ông A có thể căn cứ vào các quy định pháp luật trên để đòi lại quyền sử dụng đất của mình. Ông A chỉ có thể bị thua kiện nếu trước đó đã có quyết định của UBND cấp huyện thu hồi thửa đất đó của ông A do bỏ hoang không sử dụng hoặc hủy bỏ GCN QSD đất của ông A do cấp sai." 29990,Không xác định được nơi cư trú thì địa điểm mở thừa kế ở đâu?,"Dạ, cho em hỏi người để lại thừa kế là toàn bộ tài sản nhưng không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người đó thì xác định địa điểm mở thừa kế như thế nào?" 5536,"Các hành vi bị nghiêm cấm khi đăng ký hộ tịch. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Thúy, đang sinh sống ở Lâm Đồng, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi hành vi nào bị nghiêm cấm khi đăng ký hộ tích? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (minh Thúy_091**)","Các hành vi bị nghiêm cấm khi đăng ký hộ tịch được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Hộ tịch 2014, theo đó, nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây: - Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch; - Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch; - Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch; - Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch; - Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch; - Đưa hối lộ, mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch; - Lợi dụng việc đăng ký hộ tịch hoặc trốn tránh nghĩa vụ đăng ký hộ tịch nhằm động cơ vụ lợi, hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước hoặc trục lợi dưới bất kỳ hình thức nào; - Người có thẩm quyền quyết định đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký hộ tịch cho bản thân hoặc người thân thích theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình; - Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trên đây là quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi đăng ký hộ tịch. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hộ tịch 2014. Trân trọng!" 31408,Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ được thực hiện như thế nào?,1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ mình lập di chúc; 2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại cơ quan công chứng theo quy định tại điều 658 của BLDS. 8119,"Cho tôi hỏi: Vừa rồi tôi có bị CSGT giữ xe máy, nhưng tôi bị mất CMND và giấy phép lái xe thì có lấy được xe không(tôi vẫn có đăng ký xe nhưng không chính chủ)?","Theo Khoản 2 Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA quy định việc trả lại trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ cụ thể như sau: ""1. Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. 2. Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau: a) Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận. Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. c) Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ."" Như vậy, khi đến nhận lại xe bạn cần các giấy tờ sau: – Quyết định trả lại phương tiện đang bị tạm giữ – Chứng minh thư nhân dân và các giấy tờ có liên quan của người đến nhận – Nếu ủy quyền cho người khác đến nhận lại xe bị tạm giữ thì phải có văn bản ủy quyền. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn bị mất CMND và Giấy phép lái xe thì bạn có thể thay thế bằng hộ chiếu các giấy tờ chứng minh nhân thân của bạn. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 9072,Trường hợp nào cơ sở giam giữ có thể không đồng ý cho người bị tạm giam gặp thân nhân?,"Theo đó, tại Khoản 4 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về trường hợp thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn; c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ; d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A; đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác; e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp; g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên; h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này. Theo đó, trong trường hợp được quy định phía trên thì việc thăm gặp của con bạn nếu không vi phạm những trường hợp phía trên thì có thể được tiếp nhận. Trân trọng!" 2564,Khách hàng không cư trú phải đáp ứng điều kiện gì khi tham gia bảo lãnh ngân hàng?,"Đầu tiên là quy định điều kiện đối với khách hàng theo Điều 11 Thông tư 11/2022/TT-NHNN như sau: Yêu cầu đối với khách hàng 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; b) Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp; c) Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. ..... Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định khách hàng không cư trú thì sẽ có các yêu cầu như sau: Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú và phải đáp ứng một trong những yêu cầu sau (khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài không phải đáp ứng yêu cầu này): a) Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư; b) Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng gồm số dư tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và chứng chỉ tiền gửi của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh; c) Bên nhận bảo lãnh là người cư trú. ... Như vậy đối với trường hợp khách hàng không cư trú thì tổ chức tín dụng chỉ được bảo lãnh cho khách hàng là tổ chức (trừ tổ chức tín dụng ở nước ngoài) phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đối với khách hàng: + Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư là thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật nước tiếp nhận đầu tư hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó, ngoài ra còn có thể đầu tư theo các hình thức khác do pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định + Khách hàng phải có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ thông qua hoạt động ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh hoặc có bảo đảm đủ 100% giá trị bảo lãnh bằng tài sản của khách hàng bao gồm số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại chính tổ chức tín dụng. - Nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp. - Bên nhận bảo lãnh là người cư trú. - Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Trân trọng!" 31509,Giá trị giao dịch trên 20 triệu có bắt buộc phải lập hợp đồng?,"Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không có quy định nào về mức giá trị của hợp đồng là bao nhiêu thì phải lập hợp đồng. Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận của các bên với nhau nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng được tạo lập do sự thỏa thuận và tự nguyện của các bên. Hiện nay, phù hợp với quy định thanh toán không dùng tiền mặt, nên những doanh nghiệp nhỏ thường quy định hợp đồng có giá trị từ 20 triệu trở lên được ký kết bằng văn bản. Theo quy định thì căn cứ khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau: 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. ... Tuy nhiên để đảm bảo quyền và nghĩa vụ chính đáng của các bên, các doanh nghiệp nên ký hợp đồng kinh tế bằng văn bản, làm cơ sở cho doanh nghiệp xử lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi một bên tham gia vi phạm hợp đồng. Giá trị giao dịch trên 20 triệu có bắt buộc phải lập hợp đồng? (Hình từ Internet) Trân trọng!" 1771,"Mức thu phí cấp visa có giá trị 1 lần cho người nước ngoài vào Việt Nam là bao nhiêu? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Ngọc hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi mức thu phí cấp visa có giá trị 1 lần cho người nước ngoài vào Việt Nam là bao nhiêu? Vấn đề này được quy định tại cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập!","Mức thu phí cấp visa có giá trị một lần cho người nước ngoài vào Việt Nam được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó: Mức thu phí cấp visa có giá trị 1 lần cho người nước ngoài vào Việt Nam là 25 USD/chiếc. Trên đây là tư vấn về mức thu phí cấp visa có giá trị 1 lần cho người nước ngoài vào Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 219/2016/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 5354,"Hiện tại tôi đang sống ở Vũng Tàu. Tôi cưới vợ vào năm 2005, trong thời gian sinh sống với vợ tôi thì tôi nhận thấy vợ tôi có những biểu hiện bất thường. Tôi chắc đó là bệnh tâm thần. Ngày qua ngày thì vợ tôi càng có biểu hiện rõ hơn. Tôi và vợ có 1 đứa con hơn 5 tuổi và hiện tại đang ở bên nhà ngoại ở cùng với mẹ nó. Với lý do là ở cùng với mẹ nó thì vợ có thể đỡ bệnh hơn nên tôi cũng để cho nó ở với mẹ. Hiện tại tôi muốn ly hôn với vợ tôi được không? Tôi có thể được quyền nuôi con được không?","Theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình (HNGĐ) 2014: “Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” Như vậy, trong trường hợp này thì anh vẫn có quyền được yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Theo Điều 81 luật HNGĐ 2014. “Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” Hiện tại, con anh đã hơn 5 tuổi. Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau: + Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; + Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ. + Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên). Như vậy, anh vẫn có thể giành được quyền nuôi con của anh." 15541,"Ngày 20/01/2012, khoảng 8h30’. Mẹ tôi trên đường đi chợ về, mẹ tôi đi xe đạp sát lề phải thì bất ngờ xe múc đất chạy từ phía sau càng tới hút mẹ tôi vào gầm xe, hậu quả, xe cán dập nát chân phải của mẹ tôi và mẹ tôi phải cưa chân, vị trí mỏm cụt đến sát háng là 10cm. Xe múc đất là xe của một Công ty xây dựng đang thi công đoạn đường gần nhà tôi, vào thời điểm đó xe đang chạy về đơn vị chuẩn bị nghỉ Tết, nơi xảy ra tai nạn không nằm trong khu vực công trình đang thi công, do xe múc đất là xe bánh hơi nên vận tốc của xe nhanh hơn xe đạp. Mẹ tôi được đưa đi cấp cứu và điều trị tại BV Chợ Rẫy gần 2 tháng, tổng chi phí  điều trị và ăn ở hết  63 triệu. Bên công ty có xuống thăm hỏi và ứng trước số tiền là 70 triệu đồng. Hiện tại mẹ tôi đã về nhà. Đại diện công ty có xuống thăm hỏi và yêu cầu gia đình tôi đưa ra mức bồi thường. Mẹ tôi năm nay 46 tuổi, mẹ tôi là nông dân nên cũng không có thu nhập ổn định nên gia đình tôi lấy mức thu nhập trung bình là 3 triệu/tháng và đến hết tuồi lao động là còn 9 năm. Do vết thương của mẹ tôi là vết thương lớn nên các bác sĩ nói ít nhất là 6 tháng mới có thể gắn chân giả được. Tôi cũng đã liên hệ với công ty làm chân giả và họ đưa ra mức giá là từ 70 triệu đến 130 triệu và gia đình tôi lấy mức giá trung bình là 100 triệu cho chi phí chân giả. Gia đình tôi tính như sau: 3 triệu x 75% x 12 tháng x 9 năm = 243 triệu + 100 triệu chi phí chân giả, tổng là 343 triệu. Đại diện công ty nói mức giá trên quá cao nên gia đình tôi đã giảm còn: 3 triệu x 70% x 12 tháng x 8 năm = 201,6 triệu + 100 triệu chi phí chân giả, tổng là 301,6 triệu. Hiện giờ công ty nói vẫn còn cao và đưa ra mức hỗ trợ là 150 triệu, gia đình tôi không chấp nhận, bên công ty tăng thêm 30 triệu, rồi 20 triệu nữa, tổng là 200 triệu, gia đình tôi cũng không chấp nhận. Xin hỏi Luật sư là gia đình tôi tính mức bồi thường như vậy có hợp lý và đúng pháp luật không? Nếu ra tòa thì mẹ tôi có được bồi thường như gia đình tôi đã tính như trên không? Nếu gia đình tôi tính sai thì cách tính mức bồi thường như thế nào?  Trường hợp công ty không chấp nhận bồi thường và bỏ tài sản thì khi thanh lý tài sản mẹ tôi có được hưởng số tiền thanh lý tài sản theo mức bồi thường không? (được biết giá thị trường  giá trị tài sản là khoảng 400 triệu đồng) Xin các Luật sư tư vấn giúp gia đình tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!","Trước tiên, xin chia sẻ với bạn về rủi ro của mẹ bạn và gia đình trong tai nạn giao thông đáng tiếc kể trên. Vấn đề bạn hỏi, luật sư xin được tư vấn như sau: 1, Về khoản tiền gia đình bạn yêu cầu bồi thường và đã nhận tạm ứng. Đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì mức bồi thường như trên là đã thỏa đáng (270 triệu, tính cả tạm ứng). Nếu vụ việc có được đưa ra giải quyết tại tòa án thì con số cũng sẽ không cao lên mà có thể còn bị thấp đi nữa. 2. Bạn nói, tài sản thanh lý là tài sản nào? việc gia đình bạn quản lý tài sản này phải đúng theo quy định của pháp luật, nếu không thì lỗi lại thuộc về gia đình bạn đó. Vì theo tôi hiểu thì đó là tài sản của công ty kia, hiện gia đình bạn đang quản lý, họ đồng ý việc này là để đảm bảo trách nhiệm bồi thường cho gia đình bạn, có đúng không? Nếu cần tư vấn thêm thì bạn vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin hơn, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn." 2071,Pháp luật quy định như thế nào về tuyên bố mất tích? Thủ tục tuyên bố như thế nào ạ?,"Một người được xem là mất tích khi trong suốt một thời gian dài không ai biết người đó đang ở đâu, đang sống hay đã chết. Tuy vậy, về mặt pháp lý, chỉ có tòa án là nơi duy nhất có quyền phán quyết (tuyên bố) một người nào đó có mất tích hay không, theo những thủ tục chặt chẽ. Theo qui định tại Bộ luật dân sự, khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan (thường là cha mẹ, vợ chồng, con …), Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Điều này có nghĩa là người có quyền và lợi ích liên quan sẽ phải nộp “Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích” đến Tòa án nơi người biệt tích đó cư ngụ trước đây. Tòa sẽ xem xét và nếu có đủ yếu tố theo luật định thì sẽ ban hành một Quyết định về việc này. Thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Việc tuyên bố một người là mất tích có ý nghĩa khá quan trọng, vì sẽ dẫn theo những hậu quả pháp lý liên quan đến việc giải quyết tài sản, quan hệ nhân thân … của người đó. Cụ thể : Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn. Tài sản của người mất tích sẽ được quản lý như trường hợp ""người vắng mặt"". Sau đó, nếu quá 3 năm kể từ ngày Tòa tuyên bố mất tích mà vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống thì cũng theo yêu cầu của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án sẽ xem xét và tuyên bố ""đã chết"". Lúc này, tài sản của người mất tích sẽ trở thành tài sản của người đã chết - trở thành di sản và được chia theo qui định của pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một người đã bị tuyên bố là mất tích (hay thậm chí là đã chết) lại ... trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống. Khi đó, theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án sẽ ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích trước đây. Lúc này, người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản của mình. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Hai người muốn tiếp tục là vợ chồng thì phải đi đăng ký kết hôn lại." 31293,Cho hỏi: Sử dụng trái phép logo có bản quyền của công ty khác bị phạt bao nhiêu?,"Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: 1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; ... Việc sử dụng logo công ty nhưng không xin phép là hành vi vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ và sẽ bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp), tùy thuộc mức độ vi phạm mà mức xử phạt sẽ khác nhau. Cụ thể như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng: a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. ... Trân trọng!" 5226,Xác định thiệt hại ngoài hợp đồng như thế nào?,"Bồi thường thiệt hại 1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Được xác định là những thiệt hại do việc mất mát, hư hỏng tài sản hoặc những chi phí cho sự sửa chữa, thay thế tài sản hoặc ngăn chặn sự xâm phạm tài sản… Việc xác định thiệt hại trong trường hợp này thường dễ dàng hơn vì thiệt hại về tài sản luôn được định giá cụ thể bằng số liệu cụ thể. 2. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Được xác định là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại,…Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, tòa phải dựa vào các chứng cứ do đương sự cung cấp (chẳng hạn như hóa đơn tiền viện phí) để quyết định mức bồi thường cho phù hợp. 3. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Bao gồm các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. 2.4. Thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm Bao gồm chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Tuy từng trường hợp, ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị xâm phạm nhưng không vượt quá mười hai tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định." 3456,"Vợ chồng tôi đăng ký tạm trú tại Quận 4, TP Hồ Chí Minh nhưng hộ khẩu tại Quảng Bình. Hiện nay, con tôi đã đăng ký khai sinh tại nơi tạm trú là Quận 4, TP Hồ Chí Minh, tôi muốn đăng ký hộ khẩu cho con tại Quảng Bình thì Công an yêu cầu phải có xác nhận của Quận 4, TP Hồ Chí Minh về việc bé chưa đăng ký hộ khẩu. Cho hỏi: thủ tục đăng ký thường trú trong trường hợp này được thực hiện thế nào?","Điều 13 Luật Cư trú 2006 quy định: 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. 2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Khỏan 2a Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định: Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau: a) Trẻ em đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh; 3. Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Như vậy, khi con của bạn có đầy đủ các điều kiện, thủ tục theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được cơ quan Công an có thẩm quyền tại Quảng Bình xem xét, giải quyết đăng ký thường trú. Trân trọng!" 15949,Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo,"Căn cứ Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014 Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: 1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. 2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; b) Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. 4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Như vậy, trường hợp của bạn thỏa một trong các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do bạn là người thân thích cùng hàng của với em gái bạn. Tuy nhiên nếu muốn mang thai hộ thì bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên." 21503,"Trong giấy phép sử dụng đất có tên bố mẹ tôi, tuy nhiên đất thuộc sở hữu của gđ tôi bây giờ là do mẹ tôi được cấp từ năm 1990 và bố mẹ tôi ko có đăng kí kết hôn do bố đã có 1 người vợ trước mẹ tôi. Vậy nếu bây giờ bố hoặc mẹ tôi mất thì sẽ chia tài sản như thế nào?? Những người con riêng của bố tôi có được thừa kế không? Mẹ tôi sinh được 2 người con gái. Hãy tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!","Trường hợp bạn nêu, đất được hiểu là tài sản chung của hai người, nếu không xác định được theo phần thì nguyên tắc chung là mỗi người 1/2 khi chia. Di sản của mỗi người là 1/2 tài sản này cùng những tài sản khác của họ (nếu có). Như vậy, nếu có di chúc thì chia di sản theo di chúc. Nếu không có di chúc, di sản của người nào thì các đồng thừa kế (bao gồm cả con riêng) của người đó được hưởng. Người nào là con chung của 2 người đó thì được hưởng phần di sản của cả 2 người. Hai người này không phải vợ chồng nên không được thừa kế theo pháp luật đối với vợ chồng." 6388,"Bên chấp nhận chữ ký điện tử là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Thanh Thảo (email: thao***gmail.com). Em đang tìm hiểu về hoạt động giao dịch điện tử và có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp về khái niệm bên chấp nhận chữ ký điện tử. Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.","Khái niệm bên chấp nhận chữ ký điện tử đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 26 Luật Giao dịch điện tử 2005. Theo đó, bên chấp nhận chữ ký điện tử được hiểu là: bên đã thực hiện những nội dung trong thông điệp dữ liệu nhận được trên cơ sở tin vào chữ ký điện tử, chứng thư điện tử của bên gửi. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm bên chấp nhận chữ ký điện tử. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005. Trân trọng!" 30949,Trường hợp nào được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2023?,"Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ. Theo đó, các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2023 cụ thể như sau: - Công dân chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe. - Công dân là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. - Công dân là con một của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. - Công dân có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. - Công dân thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định. - Là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. - Công dân đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. - Công dân là dân quân thường trực." 573,Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi các thắc mắc sau đây: Thẻ căn cước công dân bị thu hồi trong những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Tại Khoản 1 Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về trường hợp thu hồi thẻ căn cước công dân như sau: Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tại Khoản 4 Điều này có quy định thể thẩm quyền thu hồi thẻ căn cước công dân như sau: Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân. Trong đó, cơ quan quản lý căn cước công dân gồm: - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; - Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Trên đây là nội dung giải đáp về thẩm quyền và trường hợp thu hồi thẻ căn cước công dân. Trân trọng!" 30627,Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất năm 2024?,"Người yêu cầu cung cấp thông tin phải điền Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin tại trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin hoặc gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin để được cung cấp thông tin theo yêu cầu. Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin được sử dụng theo Mẫu số 01a hoặc Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2018/NĐ-CP . Tải về Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất năm 2024 dành cho cá nhân - Mẫu số 01a tại đây . Tải về Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin mới nhất năm 2024 dành cho cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin thông qua tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp - Mẫu số 01b tại đây ." 549,Cho tôi hỏi điểm khác biệt giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành?,"Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2009 tác giả được hiểu là cá nhân trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Như vậy tác giả là một cá nhân cụ thể. Cũng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và luật dân sự: nếu không có hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu, tác giả sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm (quy định tài điều 19 và 20 Luật sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu quyền tác giả: Theo quy định tại khoản 3 Điều 740 Bộ luật dân sự: Trong trường hợp tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao việc thì quyền tài sản thuộc về cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc bên giao việc theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Tại Điều 36 Luật sở hữu trí tuệ 2009 cũng quy định: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này. Như vậy có thể hiểu: Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả (khi là 2 chủ thể khác nhau) là: Tác giả luôn luôn có quyền nhân thân đối với tác phẩm còn chủ sở hữu quyền tác giả chỉ có quyền tài sản và có thể có quyền công bố đối với tác phẩm. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 29752,"Tôi là người gốc Việt, quốc tịch Đức, nay có ý định về Việt Nam làm việc. Xin hỏi tôi có thể mang ôtô về dùng tạm, được miễn thuế, trong thời gian ở Việt Nam không?","1. Theo Thông tư liên tịch số 03 của Bộ Ngoại giao, Tổng cục Hải quan, ban hành ngày 6/6/2000 hướng dẫn thi hành Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng về một số chính sách với người Việt Nam ở nước ngoài, những trường hợp sau sẽ được tạm nhập khẩu miễn thuế 01 xe ôtô 4 chỗ trong thời gian làm việc để phục vụ việc đi lại: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian 1 năm trở lên, theo lời mời của cơ quan nhà nước Việt Nam, có xác nhận của cơ quan mời. Cơ quan nhà nước Việt Nam gồm Quốc hội, Chính phủ, VKSND Tối cao, các cơ quan cấp bộ, ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh. 2. Việc tạm nhập xe được quy định như sau: - Người Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu tạm nhập ôtô thì việc tạm nhập phải được thực hiện trong 6 tháng đầu kể từ khi đến nhận công việc tại Việt Nam; - Ôtô phải là loại tay lái thuận theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu tạm nhập là ôtô đã qua sử dụng thì chất lượng phải đảm bảo 70% trở lên, người nhập phải xuất trình giấy tờ chứng minh là chủ sở hữu xe; - Trường hợp ôtô của người Việt Nam ở nước ngoài bị hư hỏng do tai nạn không thể sử dụng được, có xác nhận của cơ quan công an, thì chỉ được xem xét giải quyết tạm nhập xe khác thay thế khi thời gian làm việc tại Việt Nam phải còn từ 6 tháng trở lên và đã hoàn thành thủ tục thanh lý ôtô cũ tại cục hải quan cấp tỉnh nơi cấp giấy phép tạm nhập; - Ôtô tạm nhập phải được tái xuất sau đó. Trường hợp biếu, tặng thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm đơn đề nghị được tạm nhập khẩu miễn thuế ôtô kèm theo văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước Việt Nam đã mời mình, với nội dung sau: - Tên, số hộ chiếu, quốc tịch; - Tên chương trình, dự án làm việc với cơ quan nhà nước Việt Nam; - Thời gian công tác tại Việt Nam; - Nhãn hiệu và các thông số kỹ thuật xe; - Cửa khẩu nhập hàng. Đơn kèm các chứng từ nhập khẩu liên quan đến ôtô nộp tại cục hải quan cấp tỉnh nơi đóng trụ sở của cơ quan nhà nước Việt Nam mời người Việt Nam định cư ở nước ngoài về làm việc tại Việt Nam. Trường hợp địa phương không có tổ chức hải quan thì hồ sơ nộp tại cục hải quan cấp tỉnh thuận tiện nhất." 11118,Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào?,"Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm nhất ngành luật của ĐH Sài gòn. Vì mới học năm nhất nên em chưa được học các môn chuyên ngành, tuy nhiên em cũng có niềm đam mê và muốn nghiên cứu trước các văn bản, các luật, bộ luật. Sau khi Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực em cũng có tìm hiểu đôi chút, tuy nhiên có đôi chỗ chưa rõ. Rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho em hỏi: Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị!" 23337,Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại được người nhập cảnh mang theo trong hành lý tại cảng hàng không quốc tế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có quen một người bạn ở nước ngoài đã lâu nay cô ấy muốn về Việt Nam thăm lại quê hương. Cô ấy thắc mắc không biết trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại được người nhập cảnh mang theo trong hành lý tại cảng hàng không quốc tế được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Như Ngọc (ngoc**8@gmail.com),"Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại được người nhập cảnh mang theo trong hành lý tại cảng hàng không quốc tế được quy định tại Điều 9 quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 3280/QĐ-TCHQ quy định như sau 1. Trường hợp người nhập cảnh có mang theo hàng hóa nhập khẩu thương mại trong hành lý, đã được đăng ký theo hình thức hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thực hiện: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hải quan: a) Tiếp nhận tờ khai hải quan từ người nhập cảnh; a.1) Tiến hành kiểm tra trạng thái tờ khai hải quan trên Hệ thống (đủ điều kiện đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan); a.2) Trường hợp tờ khai đã được thông quan trên Hệ thống: tiến hành kiểm tra số lượng kiện, trọng lượng hàng hóa; a.3) Các cảnh báo của Hệ thống (nếu có); b) Xử lý kết quả kiểm tra: b.1) Phù hợp xác nhận hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát; b.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp: xử lý theo quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 35 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) thực hiện theo quy định tại Khoản 11 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, công chức thực hiện như sau: a) Trường hợp qua kiểm tra hàng hóa không phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật: Xác nhận nội dung “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs đối với trường hợp khai báo điện tử trên Hệ thống; b) Trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, lập biên bản, xử lý theo quy định. Bước 3: Lưu trữ hồ sơ: theo quy định. 2. Trường hợp người nhập cảnh có mang theo hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, giấy thông báokết quả kiểm tra chuyên ngành của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nhưng không xuất trình được 01trong những giấy nêu trên khi thực hiện thủ tục hải quan, thì công chức hải quan thực hiện như sau: Bước 1: Tiếp nhận tờ khai hải quan Khi kiểm tra hồ sơ phát hiện hàng hóa thuộc diện phải xuất trình giấy phép nhập khẩu, giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành mà người nhập cảnh không xuất trình được giấy nêu trên, thì công chức từ chối tiếp nhận tờ khai hải quan bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ. Bước 2: Yêu cầu người nhập cảnh xuất trình hàng hóa để kiểm tra hàng hóa, lập Biên bản tạm giữ hàng hóa với lý do hàng hóa nhập khẩu chưa có giấy phép. Bước 3: Xử lý hàng hóa tạm giữ: a) Lập Giấy biên nhận theo mẫu HQ05/GBNTG kèm theo quy trình này, trả người nhập cảnh 01 bản; tạm giữ hàng hóa; b) Niêm phong kiện hàng hóa có chữ ký của chủ hàng trên niêm phong; c) Chuyển về kho tạm giữ tại Chi cục Hải quan để xử lý tiếp như sau: c.1) Trong vòng 30 ngày; c.1.1) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp xuất trình giấy phép hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành thì tiến hành thủ tục đăng ký tờ khai hải quan giấy hoặc điện tử (nếu người nhập cảnh có mã số thuế) để thông quan lô hàng; c.1.2) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp không xuất trình giấy phép hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành, xin tái xuất thì báo cáo Chi cục trưởng xử lý theo quy định; c.2) Quá 30 ngày kể từ ngày người nhập cảnh mang theo hàng hóa đến cửa khẩu mà không có người đến làm thủ tục thì xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Bộ Tài chính; Bước 4: Lưu giữ hồ sơ theo quy định. 3. Trường hợp người nhập cảnh mang theo hành lý vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định, đã đăng ký tờ khai hải quan giấy nhưng không đủ tiền nộp thuế: a) Lập Giấy biên nhận theo mẫu HQ05/GBN kèm theo công văn này để tạm giữ, đưa vào kho tạm giữ tại Chi cục Hải quan; b) Thực hiện xử lý như sau: b.1) Trong vòng 30 ngày: b.1.1) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp nộp đủ tiền thuế, thông quan lô hàng; b.1.2) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp không có tiền nộp thuế và xin tái xuất hàng hóa, báo cáo Chi cục trưởng để thực hiện hủy tờ khai theo quy định và phê duyệt cho phép tái xuất; b.2) Quá 30 ngày kể từ ngày người nhập cảnh mang hàng hóa đến cửa khẩu mà không có người đến nộp thuế thì xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Bộ Tài chính. Trên đây là quy định về Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại được người nhập cảnh mang theo trong hành lý tại cảng hàng không quốc tế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 3280/QĐ-TCHQ năm 2016. Trân trọng!" 20016,"Thưa luật sư! Nhà tôi có 2 thửa đất một đứng tên bố tôi,một đứng tên cả bố và mẹ tôi. bố tôi đã mất được 2 năm và không để lại di chúc.Giờ mẹ tôi muốn chia 2 thửa đất đó cho 4 anh em chúng tôi.xin hỏi luật sư đầu tiên phải làm những thủ tục gì? về thủ tục xác nhận quyền thừa kế như thế nào? Thủ tục chia đất tách sổ đỏ? Rất mong được sự giúp đỡ của luật sư! Xin cảm ơn!","Hai thửa đất (một mang tên bố bạn và một mang tên cả bố lẫn mẹ bạn) nếu là tài sản chung trong hthời gian hôn nhân thì là tài sản chung của cả bố lẫn mẹ bạn nên sau khi bố bạn mất không để lại di chúc thì hai thửa đất này sẽ chia đôi: một nữa là tài sản của mẹ bạn và một nữa là di sản thừa kế của bố bạn để lại được chia đều cho 5 người (gồm mẹ bạn và 4 ngươi con mỗi người một phần bằng nhau). Đó là nguyên tắc chia theo quy định của pháp luật thừa kế và các đồng thừa kế của bố bạn cần tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan công chứng và đăng bộ, trước bạ quyền sử dụng đất để sang tên người được nhận. Trong trường hợp các thành vên trong gia đình thống nhất chia cả hai thửa đất thành 4 phần đều nhau cho 4 người con thì cần phải có ý kiến đồng ý của mẹ bạn và tiến hành thủ tục phân chia, cho nhận tại cơ quan công chứng và làm các thủ tục đăng ký quyền sử dụng, nghĩa vụ tài chính với nhà nước như trên đã nêu. Thân mến" 2791,"Cô ấy có thói quen khiến tôi rất khó chịu là thường xuyên xem lén điện thoại của chồng. Điện thoại tôi lưu nhiều nội dung quan trọng về công việc nên không muốn ai đọc, ngay cả vợ. Tôi nhiều lần nhắc nhở nhưng cô ấy không thay đổi. Tôi muốn hỏi quy định nào của pháp luật điều chỉnh về việc này không, để tôi muốn nói với vợ rằng đây là hành vi đến luật pháp cũng không ủng hộ, mong cô ấy dừng việc này lại.","Theo pháp luật hiện hành, quyền bí mật đời tư của cá nhân được quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể: “1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ 15 tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2017 Bộ Luật Dân sự 2005 sẽ được thay thế bởi Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền bí mật đời tư quy định tại Điều 38 của Bộ luật mới này được quy định chi tiết hơn, cụ thể: “Điều 38: Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 vừa trích dẫn ở trên đã khẳng định rõ quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền bất khả xâm phạm của mỗi công dân và được pháp luật bảo vệ. Với trường hợp của bạn, hành vi “xem lén” điện thoại của vợ bạn có thể coi là hành vi vi phạm pháp luật và đã xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của bạn. Về việc xử phạt đối hành vi vợ “xem lén” điện thoại của chồng: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Mức phạt tiền từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác” theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 1999 với mức phạt cao nhất lên đến 2 năm tù. Tuy nhiên, với hành vi xem lén điện thoại, thư tín, điện tín, email của vợ hoặc chồng thì hiện tại pháp luật chưa có chế tài xử phạt cụ thể. Do đó, nếu vợ bạn chỉ “xem lén” mà không tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư thì sẽ không bị xử phạt." 22840,"Thanh lý nguyên vật liệu gia công theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Ngọc Yến hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thanh lý nguyên vật liệu gia công theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Thanh lý nguyên vật liệu gia công được quy định tại Điều 561 Bộ luật dân sự 1995, theo đó: Khi hợp đồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Ngoài ra, theo Bộ luật dân sự 1995 thì việc thanh toán tiền công trong hợp đồng gia công được quy định như sau: 1- Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, nếu không có thoả thuận khác. 2- Trong trường hợp không có thoả thuận về mức tiền công, thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền. 3- Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình. Trên đây là tư vấn về thanh lý nguyên vật liệu gia công theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 33959,Chào Ban tư vấn của Ngân hàng Pháp luật. Tôi là Minh Thanh hiện đang sống và làm việc tại Long An. Công ty tôi ký hợp đồng với đối tác. Trong hợp đồng có điều khoản quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng. Điều khoản này do 2 bên tự thỏa thuận mức phạt. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi pháp luật có khống chế mức phạt vi phạm hợp đồng hay không? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!,"Theo quy định tại Điều 301 Luật Thương mại 2005 thì ""Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này."" Theo quy định tại Khoản 2 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 ""Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác."" ==> Như vậy, theo quy định của Luật Thương mại thì mức phạt vi phạm hợp đồng có khống chế ở mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, còn theo Bộ luật Dân sự thì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận. Do đó, để áp dụng đúng mức phạt được quy định cần phân biệt rõ quan hệ nào do Luật Dân sự điều chỉnh, quan hệ nào là do Luật Thương mại điều chỉnh. Các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng ngay từ khi ký kết hợp đồng để tránh những rắc rối, tranh chấp về vấn đề áp dụng luật khi có vi phạm. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 23825,"Chào luật sư ! Ba tôi mất năm 1998, mẹ tôi mất năm 2000, nhưng không để lại di chúc. căn nhà của ba mẹ tôi hiện nay do tôi đứng tên hộ khẩu, làm đại diện để giải quyết việc đền bù. Ba mẹ tôi có 5 người con, một người đã định cư sang nước ngoài và nhập quốc tịch. một người đã mất cách đây 40 năm, khi anh ấy mất thì vợ anh ấy đang mang thai được 5 tháng rưỡi...đứa bé sinh ra lấy họ mẹ,và sau đó bà ấy cũng lập gia đình khác.... Hiên nay chúng tội chưa có văn bản thỏa thuận nào về tài sản đó cả. và căn nhà đó vẫn chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất. Aanh em tôi định sau khi đền bù nhà thì dùng số tiền đó chia đều ...nhưng đứa cháu nhiều năm không gặp đó xuất hiện và đòi 1 phần tài sản cho người ba đã mất của nó. Nó đã theo mẹ từ nhỏ và mang họ mẹ...không liên lạc với chúng tôi một thời gian dài, bây giờ lại đòi chia tài sản... Vậy xin hỏi luật sư căn nhà đó được phân chia như thế nào?và người cháu mang họ mẹ đó có được quyền thừa kế tài sản hay không? Xin luật sư xem xét giúp. xin cảm ơn!","Trong trường hợp Ngôi nhà đó không phân chia được bằng hiện vật (ngăn các phòng ra) thì được phân chia theo giá trị. Hàng thừa kế thứ nhất gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con cái của người chết. Theo quy định tại Điều 677 BLDS thì trường hợp người con kia của anh bạn được thừa kế thế vị phần mà anh bạn còn sống nếu được hưởng. Người cháu đó mang họ ai không quan trọng và cũng không là mất đi quyền thừa kế thế vị của nó. Chúc bạn có cách xử lý thấu đáo trong trường hợp này!" 31090,Hộ chiếu phổ thông có thời hạn bao lâu?,"Căn cứ Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh: Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh 1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm. 2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau: a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn; b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn; c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. 3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn. Theo đó, hộ chiếu phổ thông có thời hạn sau: - 10 năm đối với hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; - 05 năm đối với hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi; - 12 tháng đối với hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn." 4461,"Chào anh chị! Tôi có một tình huống gửi đến anh chị, mong anh chị tư vấn giúp. Chị Hoa và anh Minh yêu nhau và chị Hoa có thai. Anh Minh chối bỏ trách nhiệm và bắt chị Hoa đi phá. Vì lương tâm, chị vẫn để lại cái thai. 6 tháng sau, anh Minh kết hôn với người khác và cũng có con sau đó. Sinh xong, chị Hoa có nhắn tin bảo anh Minh chu cấp để nuôi con nhưng anh Minh một mực không chịu. Vậy chị Hoa có quyền kiện anh Minh đòi chu cấp không? Xin cảm ơn!","- Theo Khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Như vậy, việc chị Hoa và anh Minh không đăng kí kết hôn không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ cha con giữa anh Minh và đứa bé. - Điều 110 Luật này quy định việc cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.” Như vậy, anh Minh có trách nhiệm phải cấp dưỡng cho đứa bé. Tuy nhiên, để anh Minh chu cấp tiền nuôi dưỡng cháu thì phải có giấy xác nhận anh Minh là cha đẻ của đứa bé. Nếu anh Minh không muốn nhận con, còn chị Hoa lại muốn xác định cha cho con thì đã có tranh chấp về việc xác định cha cho con. Khi đó, Khoản 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “” Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật này.” Do đó, nếu anh Minh và chị Hoa khôn thỏa thuận được với nhau thì chị Hoa có quyền làm đơn gửi đến Tòa án quận/huyện nơi cư trú của anh Minh ( trường hợp hai bên thỏa thuận thì có thể nộp đơn tại Tòa án nơi chị Hoa cư trú), yêu cầu xác định anh Minh là cha của đứa bé, đồng thời yêu cầu anh Minh phải cấp dưỡng cho cháu. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn. Trân trọng!" 14587,Tôi là Vũ Thị yên quê quán xã Tiền Phong Huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng muốn luật sư cho biết và giúp đỡ: Mẹ tôi có sổ đỏ mang tên chủ sử dụng là bà Phạm Thị Tợt sổ đỏ được cấp năm 1997 đến năm 2004 mẹ tôi chuyển quyền sử dụng cho vợ chồng tôi nay anh cả đã có đất ở nơi khác về đòi và bảo sổ đỏ mẹ tôi chuyển không có chữ ký của anh em như vậy có đúng không?,Nếu đất là tài sản riêng của mẹ bạn thì việc bà đã chuyển cho bàn như thế nào cũng ko cần bất cứ ý kiến nào của con cái vì là tài riêng nên bà có quyền định đoạt. Nếu đất là tài sản chung của bố và mẹ bạn thì việc bàn tự ý chuyển toàn bộ cho bạn là chưa hợp pháp vì có phần di sản thừa kế của bố bạn nên các đồng thừa kế của bố bạn có quyền tranh chấp. 15430,Hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông tại Việt Nam năm 2024 gồm những gì?,"Căn cứ theo Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 3 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định về việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước như sau: Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước 1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. 2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm: a) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 của Luật này; b) Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân; trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu; c) Bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp không có bản sao thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. ... Như vậy, theo quy định trên thì h ồ sơ làm hộ chiếu Việt Nam năm 2024 gồm những giấy tờ sau đây: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước. Tải mẫu tờ khai tại đây: (Tải về) - 02 ảnh chân dung; - Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước. - Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng." 22279,"Cơ quan tôi đã ký hợp đồng thuê nhà tại phòng công chứng năm 2009, năm 2010 có ký 1 phụ lục điều chỉnh giá nhưng không công chứng. Vậy phụ lục này có hiệu lực không? Gửi bởi: Nguyễn Văn Đức","Ðiều 423 Bộ luật Dân sự quy định về việc sửa đổi hợp đồng dân sự như sau: - Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Trong trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức đó. Đối chiếu với trường hợp của cơ quan bạn: Hợp đồng thuê nhà năm 2009 được lập thành văn bản có công chứng theo quy định của pháp luật nên tất cả các hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng này cũng phải được công chứng theo quy định. Vậy, cơ quan bạn có thể tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thuê nhà đã ký. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng , giao dịch được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 51 Luật Công chứng 2014: - Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng , giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. - Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng , giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng , giao dịch." 13433,"Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và thẩm quyền xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo Luật Xuất bản 2004 được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn! Thiện Thanh - Bình Dương","Đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và thẩm quyền xử lý xuất bản phẩm vi phạm được quy định tại Điều 28 Luật Xuất bản 2004, theo đó: 1. Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu do mình cấp giấy phép xuất bản. Trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ thù lao cho người đọc xuất bản phẩm lưu chiểu. Trên đây là tư vấn về đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và thẩm quyền xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo Luật Xuất bản 2004. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 23219,"Nội dung công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào quý ban biên tập, tôi tên Huỳnh Trinh là học viên trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân 3. Trong quá trình tìm hiểu về công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân, tôi có vấn đề thắc mắc nhờ Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Nội dung công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (0123**)","Nội dung công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân được quy định tại Điều 4 Thông tư 44/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành, cụ thể như sau: Công tác quản lý xuất, nhập cảnh bao gồm các công việc liên quan đến giải quyết thủ tục cho người xuất cảnh, nhập cảnh; kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ở cửa khẩu; thủ tục thường trú, tạm trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam; thủ tục tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú; kiểm tra cư trú đối với người nước ngoài; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về xuất, nhập cảnh; giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh Trên đây là nội dung tư vấn về Nội dung công tác quản lý xuất, nhập cảnh của Công an nhân dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Thông tư 44/2009/TT-BCA. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 11028,Nghĩa vụ được bảo đảm trong phạm vi nào?,"Căn cứ theo Điều 293 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm như sau: Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm 1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. 2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. 3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm được quy định như sau: - Có thể bảo đảm 01 phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Tuy nhiên, nếu 02 bên không thỏa thuận về phạm vi thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. - Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. - Đối với trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm." 25123,Có được rút đơn kháng cáo ly hôn khi Tòa đã thụ lý đơn?,"Khoản 3 Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau: - Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Như vậy, hoàn toàn có quyền rút đơn kháng cáo ly hôn trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc ngay tại phiên tòa xét xử phúc thẩm. Trân trọng!" 20248,"Một chiếc xe chở đất vô tình làm đứt dây điện dẫn vào nhà tôi. Lái xe tuy đã nối lại nhưng tôi yêu cầu phải thay dây mới nhưng lái xe không chịu. Ước tính số tiền mua dây tầm 1,5 triệu. Vậy mức thiệt hại đó đã đủ tố tụng hình sự chưa?","Vụ việc của gia đình bạn là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo các quy định của bộ luật dân sự. Thiệt hại do lỗi vô ý nên chỉ phải bồi thường, không thể xử lý hình sự. Nếu không thỏa thuận được thì bạn có quyền kiện người đã làm đứt dây điện của bạn tới tòa án nơi người đó cư trú và ""nếm trải"" sự gian nan của tố tụng dân sự. Chi phí, công sức để theo một vụ kiện như thế sẽ lớn hơn nhiều chục lần số tiền mà bạn định đòi..." 9798,Giao xe máy cho người có nồng độ cồn trong người điều khiển gây tai nạn chết người có bị phạt tù không?,"Tại Điều 264 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau: 1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Theo như quy định nêu trên thì người nào giao xe máy cho người có nồng độ cồn điều khiển gây tai nạn chết người thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Mức phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào hậu quả của hành vi và quyết định của Tòa án. Trân trọng!" 7387,"Đánh đập, đe dọa yêu cầu trả nợ thì có vi phạm không? Tôi và cô A làm cùng cơ quan. Chồng tôi kinh doanh có vay tiền của cô A (hai bên cùng có lợi có giấy viết tay chữ kí cả 2 vợ chồng).Do làm ăn thua lỗ bị phá sản mất hết tất cả nên chưa có tiền trả cô A. Chúng tôi đến khất xin tiền lãi, gốc sẽ trả dần hàng tháng. Cô A không chấp nhận đã dẫn theo 1 nhóm người chặn đường tôi đi làm về nói sẽ ủy quyền số nợ trên cho nhóm người này đòi rồi ra về.Họ đã lăng mạ, chửi bới, đánh đập (không gây thương tích) ép tôi phải trả tiền cho họ và đe dọa đến cuộc sống của tôi. Tôi bị xúc phạm rất sợ hãi, tinh thần hoảng loạn không kêu lên được. Vậy cô A và nhóm người kia có phạm tội không, họ sẽ bị xử lí thế nào nếu tôi viết đơn trình báo công an? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Tại Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau: 1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. 4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. 5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Tại Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP còn quy định về việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt theo Nghị định như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Ngoài ra, trong trường hợp những người này có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội làm nhục người khác như sau: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Căn cứ vào quy định này thì nếu phát hiện ra người nào đó có hành vi phạm tội thì người phát hiện có quyền tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Như vậy, trong trường hợp của bạn những người này lăng mạ, chửi bới, đánh đập (không gây thương tích) ép bạn phải trả tiền cho họ và đe dọa đến cuộc sống của bạn thì bạn có thể trình báo đến cơ quan Công an địa phương của bạn để được bảo vệ quyền lợi cho mình. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi đánh đập, đe dọa yêu cầu trả nợ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 30546,"Admin cho em hỏi. Em đi khám ở bệnh viện, bác sĩ bảo bị thoát vị bẹn và có giấy khám. Vậy có cần phải đi theo giấy mời đi khám nghĩa vụ bên xã gọi không ạ?","Theo quy định về Khoản 8 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 thì trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Hơn nữa, tại Điều 5 Nghị định 120/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính quốc phòng cơ yếu quy định về mức phạt hành vi vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự và kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự theo đó các trường hợp không có mặt tại nơi sơ tuyển hoặc kiểm tra sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ không bị xử phạt nếu thuộc các trường hợp có lý do chính đáng. (Xem các trường hợp có lý do chính đáng TẠI ĐÂY ) Như vậy, mặc dù anh đã đi khám tại bệnh viện tuy nhiên anh vẫn phải chấp hành lệnh gọi khám nghĩa vụ quân sự theo giấy mời. Trường hợp anh không có mặt để kiểm tra sức khỏe có thể được xem là hành vi trống tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Do đó, nếu anh được bệnh viện xác nhận thoát vị bẹn thì có thể mang theo giấy xác nhận đến để Hội đồng khám nghĩa vụ xem xét. Bên cạnh đó, mời anh tham khảo bài viết sau: Đóng bao nhiêu tiền thì không phải đi nghĩa vụ quân sự? Trân trọng!" 28407,Lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ là bao nhiêu?,"Tại Biểu mức thu lệ phí cư trú ban hành kèm theo Thông tư 75/2022/TT-BTC có quy định về lệ phí nhập hộ khẩu như sau: Như vậy, lệ phí nhập hộ khẩu cho vợ thực chất là lệ phí đăng ký thường trú. Do đó khi nộp hồ sơ nhập khẩu cho vợ thì phải đóng 20.000 đồng đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc 10.000 đồng trong trường hợp nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến." 5070,"Hộ khẩu của chồng tôi ở Hà Nội, chúng tôi đăng ký kết hôn tại Hà Nội. Vì tôi là con duy nhất, bố lại mất sớm nên sau khi kết hôn 2 vợ chồng chuyển về TP. Hưng Yên làm việc và sống tại nhà mẹ đẻ tôi. Cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn nên tôi muốn ly hôn. Vì công việc nên tôi muốn nộp đơn ly hôn ở Hưng Yên có được không? Hồ sơ xin ly hôn đơn phương gồm những giấy tờ gì và thời gian giải quyết trong bao lâu? (Anh Thư)","Trường hợp đơn phương ly hôn thì theo quy định của Điều 27, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) thì bạn sẽ phải nộp đơn tại tòa án nơi bị đơn cư trú. Như vậy, tòa án quận(huyện) thuộc Hà Nội nơi chồng bạn đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết việc ly hôn của bạn. Trong trường hợp bạn muốn thực hiện việc ly hôn tại tòa án ở Hưng Yên thì theo điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS quy định “Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình…..”. Để được tòa án nhân dân TP. Hưng Yên thụ lý giải quyết thì bạn và chồng bạn cần có văn bản thỏa thuận yêu cầu, đồng ý giải quyết tranh chấp ly hôn tại tòa án TP.Hưng Yên. Trong trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể nộp đơn ở Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi cư trú, làm việc của một trong hai bên vợ hoặc chồng. Hồ sơ xin ly hôn đơn phương bao gồm: + Đơn xin ly hôn theo mẫu. + Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; + Bản sao sổ hộ khẩu. + Bản sao chứng minh nhân dân. + Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia). + Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có). Sau khi nhận được hồ sơ xin ly hôn, Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết về việc thụ lý vụ án . Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trong thời hạn 04 tháng. Nếu vụ án có tính chất phức tạp thì có thể kéo dài thêm nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 02 tháng." 33911,"Em kết hôn với chồng là người Nhật. Chúng em quyết định sẽ sinh sống tại Việt Nam và em quyết định theo họ chồng. Em đã làm xong thủ tục hộ tịch để thay đổi họ theo chồng. Tuy nhiên em cũng muốn thay đổi họ trên hộ chiếu thì phải làm thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn! Ngọc Trân - tran*****@gmail.com","Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-BCA thì trường hợp đề nghị sửa chi tiết trang nhân thân trong hộ chiếu ( điều chỉnh họ , tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân) của người từ đủ 14 tuổi trở lên thì nộp hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh đó. Thủ tục sửa đổi họ trên hộ chiếu: 1. Hồ sơ gồm (Điều 6 Thông tư 29/2016/TT-BCA) - 01 tờ khai Mẫu X01; - 02 ảnh mới chụp, cỡ 4cm x 6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. - Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 01 năm - Giấy tờ pháp lý chứng minh việc thay đổi hộ tịch 2. Nơi nộp hồ sơ: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú, tạm trú hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an (Khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2016/TT-BCA). Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 31165,"Hộ chiếu của em sắp hết hạn (8/8/2011). Ngày 7/7/2011 em cầm hộ chiếu ra công anh XNC Nam Định để xin đổi hộ chiếu (hộ khẩu em tại Tp.Nam Định). Chờ đợi cả buổi mới được tiếp nhận thì được trả lời ở đó ko nhận hộ chiếu còn thời hạn trên 30 ngày và bảo cầm về. Liệu câu trả lời đó có đúng ko? Cầm hộ chiếu về rồi đến ngày ra làm thì lại mất 1 lần nữa cầm về vì lý do chứng minh thư cũ, phải đổi chứng minh mới. Nếu như thế thì hộ chiếu lại không có công dụng bằng chứng minh thư nhân dân?","Ngày 22/7/2011, Phòng kiểm soát TTHC nhận được email của anh. Theo thủ tục “Cấp đổi hộ chiếu phổ thông tại Công an cấp tỉnh” thì thành phần hồ sơ bao gồm: 1. 01 tờ khai theo mẫu quy định. 2. 04 ảnh mới chụp, cỡ 4x6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng. 3. Đổi hộ chiếu (hộ chiếu còn giá trị ít nhất 30 ngày; hộ chiếu còn thời hạn nhưng hết trang dành cho thị thực hoặc vì lý do khác), ngoài giấy tờ quy định như hồ sơ cấp lần đầu, phải nộp hộ chiếu đó để làm căn cứ cấp đổi. 4. Tờ khai đề nghị đổi hộ chiếu không phải xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú. Để có được các thông tin thêm về thủ tục hành chính trên, đề nghị anh truy cập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính: http://csdl.thutuchanhchinh.vn/ho_so_tthc/nam_dinh/t_ndh_019367_tt để tìm hiểu về thủ tục cấp đổi hộ chiếu phổ thông. Theo quy định thủ tục hành chính này phải được công khai tại trụ sở cơ quan giải quyết thủ tục hành chính (công an XNC Nam Định)./." 22555,"Tôi (Mạnh) mua 1 căn nhà 2 tầng (của vợ chồng Hùng Hoa) với diện tích đất 100m2, số tiền 2 tỷ ở  xã Minh Thành, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh. Vợ chồng Hùng Hoa đã làm hợp đồng chuyển nhượng có công chứng tại phòng công chứng của tỉnh  Quảng Ninh. Tôi đã chuyển 1,9tỷ cho Hùng Hoa. Theo hợp đồng thì tôi nhận toàn bộ hồ sơ để đi làm sang tên Quyền sử dụng đất. Vợ chồng Hùng Hoa sau khi làm hợp đồng đã đi sang Pháp thăm con. Tôi mang hồ sơ gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng, bản sao công chứng hộ khẩu, chứng minh nhân dân của cả 2 bên mua bán đến nộp tại Phòng ĐK QSDĐ huyện Yên Hưng. Nhưng đến nay đã 20 ngày mà chưa thấy có phản hồi gì.  Tôi đến hỏi thì ông trưởng phòng nói rằng: Hồ sơ đang chuyển xuống UBND xã Minh Thành để thẩm định thực địa và hình như nhà đất đó đang có tranh chấp. Tôi đến gặp chủ tịch UBND xã Minh Thành thì được biết: Hiện nay xã đã nhận được 29 lá đơn của bà con trong xã tố cáo vợ chồng Hùng Hoa vay nợ của họ, tổng số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng, trong đó có một số đơn nói Hùng Hoa ghi giấy biên nhận vay tiền để xây ngôi nhà 2 tầng đó. Chủ tịch nói như vậy mảnh đất và ngôi nhà này có tranh chấp nên không xác nhận và yêu cầu vợ chồng Hùng Hoa phải có mặt để viết giấy ủy quyền cho tôi mới là hợp lệ để giải quyết. Tôi xin hỏi Luật sư: như vậy hợp đồng mua bán nhà của tôi có còn giá trị không? Việc khiếu kiện kia là tranh chấp dân sự phải không? Và nó có ảnh hưởng đến việc sang tên chuyển nhượng đất của tôi như thế nào? Luật sư chỉ cách tháo gỡ cho tôi với","Thứ nhất: hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất và là đúng pháp luật và có hiệu lực. Các bên đã thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận vì vậy bạn có quyền sử dụng mảnh đất đó. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó có việc xác định tình trạng đất có tranh chấp hay không? nhằm mục đích bảo vệ quyền của các bên liên quan đang tranh chấp. Thứ hai: Theo trình bày của bạn thì việc vay nợ của chủ bán đất không liên quan gì đến mảnh đất của bạn. Đất tranh chấp phải được hiểu là những tranh chấp trực tiếp liên quan đến quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này đất của bạn có mua có tranh chấp khi mảnh đất này đã được sử dụng làm vật bảo đảm cho một khoản vay, trong trường hợp này không được chuyển nhượng trừ trường hợp hai bên thỏa thuận thanh lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Việc các chủ nợ cho chủ bán đất cho bạn vay và chủ đất bán đất cho bạn là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau có thể nói là không liên quan. Việc bán đất của chủ đất có thể nhằm mục đích trả nợ cho các chủ nợ. UBND căn cứ vào việc chủ đất còn nợ để xác định đất đó đang tranh chấp là không có cơ sở pháp lý. (trừ trường hợp bảo đảm như đã nói ở trên) Để bản vệ quyền lợi chính đáng của mình bạn có thể yêu cầu Phòng Tài nguyên và môi trường xác minh để làm rõ vấn đề trên. Nếu không đồng ý bạn có thể làm thủ tục khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của UBND xã và phòng Tài nguyên và môi trường. Thứ ba: bạn hỏi tranh chấp kia có phải là tranh chấp dân sự hay không? Ls khẳng định đó là tranh chấp dân sự, Nếu mảnh đất đó không phải là đối tượng đảm bảo cho khoản nợ thì hợp đồng của bạn hoàn toàn hợp pháp và có giá trị pháp lý và không ảnh hưởng gì đến việc đăng ký quyền sử dụng đất của bạn" 19005,"Tàu biển thế chấp bị chìm, bảo hiểm chi trả cho ai?","Doanh nghiệp SNB hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hải. Do nhu cầu phát triển, DN cần mua thêm 1 tàu mới nhằm phục vụ hoạt động vận tải đường biển. Sau khi thẩm định, ngân hàng đồng ý cho vay với tài sản thế chấp là chính con tàu mà DN sẽ mua. Ngoài ra, ngân hàng còn yêu cầu DN mua thêm bảo hiểm cho tàu biển, công ty bán bảo hiểm là công ty con của ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu mua thêm bảo hiểm có đúng không? Trong trường hợp tàu bị chìm và không trục vớt được thì bảo hiểm sẽ chi trả tiền cho ai?" 15252,"Tôi xin được luật sư tư vấn cho trường hợp của gia đình tôi như sau: - Bà nội tôi li dị với ông nội năm 28 tuổi và có 2 con. Bác tôi ở với ông, còn bố tôi ở với bà. Bà tôi và bố tôi ở lại căn nhà ở quê do tổ tiên ông nội để lại, còn ông nội và bác tôi đi nơi khác sống ( không có tranh chấp gì ). - Năm 1986 bố mẹ tôi lấy nhau và cùng sống với bà. Thời điểm này bố tôi là sĩ quan quân đội mới ra trường, còn mẹ tôi là nhân viên cửa hàng ăn uống không có tiền, cuối năm 1986 bà tôi mua 1 mảnh đất ngoài thành phố (80 m2 sau này bố mẹ tôi mua thêm 20 m2 nữa) nhưng cho bố mẹ tôi đứng tên. Năm 1987 bố mẹ tôi làm nhà trên mảnh đất này và cả nhà chuyển ra đây sinh sống (có cả bà tôi ). Hiện nay cả nhà tôi vẫn đang sống tại đây. - Năm 1990 bà tôi bán căn nhà ở quê đi, số tiền bán được bà cũng cho bố mẹ tôi để làm lại nhà ở thành phố và mua xe máy cho bố tôi.( có xác nhận của người mua là mua của bà tôi ) - Năm 1991 bà tôi mua 1 mảnh đất khác ở quê cũng cho bố mẹ tôi đứng tên. Năm 1993 bố tôi ra quân và về đây làm nhà mở cửa hàng sửa chữa, quá trình làm ăn không tốt nên bố tôi nói với bà bán đi để lấy tiền chạy đi nước ngoài lao động (có xác nhận của người mua là mua của bà tôi, mảnh đất này hiện nay trị giá khoảng 1 tỷ đồng).Hai mảnh đất ở quê đều có xác nhận của UBND xã trước đây là tài sản của bà tôi. - Năm 1995 bố tôi đi nước ngoài đến đầu năm 2009 về nước, năm 1998 mẹ tôi đi sang cùng với bố tôi đến năm 2003 thì về. Trong suốt  thời gian mẹ tôi đi thì bà ở nhà chăm sóc 2 anh em tôi còn nhỏ .Từ năm 2003 mẹ tôi về nước thì có số vốn của 2 vợ chồng nên mẹ tôi có mua mấy mảnh đất và hiện giờ có giá trị rất lớn. - Từ 2009 đến nay bố mẹ tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn nên mẹ tôi làm đơn ra tòa án tỉnh xin đơn phương li hôn với bố tôi (mẹ tôi có hộ khẩu thường trú tại thành phố thuộc tỉnh, bố tôi hộ khẩu tại huyện cùng thuộc tỉnh này, trong thời gian mẹ tôi làm đơn ra tòa thì bố tôi đang làm việc tại 1 công ty ở bên campuchia) Trước đó không có  bất cứ 1 cuộc hòa giải nào ở (khu dân cư, phường, thành phố). Gần đây bố tôi về nước và tòa án tỉnh đã triệu tập bố mẹ tôi đến hòa giải lần 1 không thành công. -  Bố mẹ tôi đã thảo luận với nhau về phân chia tài sản nếu như ly hôn, mẹ tôi thì muốn chỉ chia đôi giữa 2 vợ chồng vì lấy lý do pháp luật chỉ chia cho vợ và chồng và tất cả tài sản đều đứng tên 2 bố mẹ tôi , còn bố tôi thì muốn để lại cho bà căn nhà hiện tại đang ở (vì trước đây bà bỏ tiền ra mua nhưng cho bố mẹ đứng tên) để cho bà dưỡng già và hàng tháng bố mẹ tôi phải chu cấp tiền cho bà để bà ăn uống (vì bà tôi không có lương hưu), trừ đi căn nhà này thì số còn lại (trị giá rất lớn so với căn nhà mà muốn để cho bà) đứng tên chung 2 vợ chồng thì bố mẹ tôi chia đôi.        Vậy tôi xin hỏi ý kiến tư vấn của luật sư những vấn đề sau đây: 1. Tòa án tỉnh chấp nhận thụ lý  và giải quyết đơn xin ly hôn của mẹ tôi như vậy là đúng hay sai ? (vì bố tôi là bị đơn mà trong khoảng thời gian mẹ tôi gửi đơn li hôn thì bố tôi lại đang làm việc tại campuchia, nơi đăng ký kết hôn của bố mẹ tôi là tại quê và trước khi hòa giải tại tòa lần 1 thì chưa có một lần hòa giải tại cơ sở nào) 2. Nếu bố mẹ tôi li hôn thì bà tôi có được căn nhà và bố mẹ tôi có phải chu cấp hàng tháng cho bà hay không?  Nếu muốn để lại căn nhà đó cho bà tôi mà mẹ tôi không chịu thì phải làm gì để giành được căn nhà đó cho bà tôi. (Vì mẹ tôi có quan hệ với người làm ở tòa án tỉnh nên tôi lo sẽ bị xử ép) 3. Nếu bố mẹ tôi không thỏa thuận được về tài sản mà yêu cầu tòa giải quyết thì bà tôi có thể làm đơn kiện để đòi hỏi quyền lợi của mình trong số tài sản chung của bố mẹ tôi hay không ( nhà ở, tiền ăn uống hàng tháng, tiền ma chay lúc bà tôi mất,...). Liệu khả năng đòi được căn nhà đó cho bà tôi có khả quan không ? Tôi xin cảm ơn và mong luật sư giải đáp cụ thể giúp tôi và gia đình tôi cũng như bà tôi ! Kính chúc luật sư và gia đình mạnh khỏe !","Chào bạn! Vấn đề bạn hỏi tôi xin đựơc trả lời như sau: 1. Theo điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ việc ly hôn của cá nhân người Việt Nam thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện. Tuy nhiên tại khoản 3 quy định: ""3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện."" Như vậy, toà án tỉnh căn cứ vào khoản 3 và cho rằng bố bạn làm việc tại Campuchia nên có yếu tố nước ngoài do đó vụ việc thuộc thẩm quyền của toà cấp tỉnh. Việc hoà giải ở cấp cơ sở là không bắt buộc nếu chỉ tranh chấp về vấn đề hôn nhân, trường hợp có tranh chấp về tài sản là bất động sản thì việc hoà giải ở cấp cơ sở (cấp xã) là bắt buộc. 2. Việc bố mẹ bạn ly hôn thì việc cấp dưỡng nuôi con (nếu con chưa đủ 18 tuổi) sẽ do 2 bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận thì đề nghị toà giải quyết. Việc cấp dưỡng cho cha mẹ không liên quan đến việc ly hôn. Việc bà bạn có giành được căn nhà hay không còn phục thuộc vào việc bố và bà bạn chứng minh nguồn gốc của một số tài sản hiện nay do bố mẹ bạn đứng tên từ tiền của bà bạn. Tuy nhiên, xét về mặt lý thì bà bạn rất yếu vì những lý do sau: Việc để bố mẹ bạn đứng tên nhà đất không lập thành văn bản. Trước đây bà bạn đã bán nhà và cho bố mẹ bạn tiền để mua nhà đất. Việc tặng cho này là tự nguyện và không có điều kiện. Trên đây là một số ý kiến để bạn tham khảo. Chúc bạn giải quyết vấn đề ổn thoả. LS Lê Văn Hoan" 33940,"Xin chào Luật sư Em kết hôn với 1 người Pháp đã được 5 năm , nay em muốn ly hôn: 1, cần phải làm những thủ tục gì và nộp hồ sơ ở đâu ? 2, nếu (đơn phương) hoặc 2 bên đều đồng ý ly hôn thì khoản bao lâu em mới có thể lấy chồng khác được ? 3, tài sản sẽ phân chia như thế nào ? Rất mong Luật sư quan tâm. xin cám ơn","Em cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau: 1. đơn kiện yêu cầu ly hôn (đơn phương), hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đến tòa án cấp tỉnh nơi em đăng ký thường trú. Kèm theo đơn là Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, CMND và hộ khẩu của em, khai sinh con (nếu có) và passport, visa của chồng (nếu thuận tình). 2. Căn cứ theo pháp luật hiện hành thì thời hạn giải quyết ly hôn và chia tài sản khi ly hôn là 04 tháng, nếu vì những trở ngại khách quan thì không quá 06 tháng (điều 27 và điều 179 Bộ luật TTDS 2004). Tuy nhiên thông thường nếu cả hai cùng có mặt tại VN và thuận tình thì thời gian khoảng 03 tháng, nếu chồng em ở nước ngoài thì thời gian có thể kéo dài hơn do việc gởi thư từ, hoặc ủy thác tư pháp để thu thập chứng cứ. Sau khi có bản án có hiệu lực em có thể xin xác nhận tình trạng độc thân và lấy chồng mới! 3. Về tài sản thì tài sản riêng của ai thuộc về người đó, tài sản chung nguyên tắc là chia đôi nhưng vẫn có thể phải xem xét đến hoàn cảnh, tình trạng tài sản và công sức đóng góp của mỗi bên." 11701,"Cha tôi và bác tôi được thừa hưởng từ ông bà một căn nhà theo biên bản họp gia đình từ năm 1981. Ông bà mất đi. Do điều kiện chật chội, cha tôi ra ngoài ở. Bác tôi và gia đình ở lại trên căn nhà đó. Sau đó, bác tôi đã làm hợp đồng thuê của nhà nước. Hợp đồng hiện tại đứng tên vợ và các con của bác tôi. Nay các con của bác tôi có ý định làm sổ đỏ cho căn nhà này, không có ý định để tên bố tôi vào sổ đỏ và cho rằng ngôi nhà này thuộc quyền sở hữu của họ. Tôi xin hỏi: Bố tôi có quyền thừa kế một nửa căn nhà theo biên bản họp của gia đình không? Nếu có thì các thủ tục cần làm như thế nào?","Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình - có quyền để lại di sản cho người thừa kế. Tuy nhiên, đối với căn nhà đề cập trên không thuộc sở hữu của Ông bà mà thuộc sở hữu của Nhà nước (thực tế là vợ con của người bác đang đứng tên thuê của Nhà nước). Vì vậy, Biên bản họp gia đình từ năm 1981 hoặc các bên tiếp tục thỏa thuận cùng khai nhận thừa kế đều không có giá trị pháp lý để thực hiện. Bố của ông không có quyền yêu cầu được phân chia di sản thừa kế đối với căn nhà. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994, Nhà nước thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà ở có điều kiện cải thiện chỗ ở. Bố của ông đã dọn ra ngoài ở, không đứng tên hợp đồng thuê nhà của Nhà nước nên không đủ điều kiện để xin mua hóa giá. Trong khi, vợ và các con của người Bác trực tiếp ở và có hợp đồng thuê nhà nên sẽ được xét cho mua và sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở." 25405,Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người nước ngoài bao gồm những gì?,"Căn cứ quy định khoản 1 Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định các hồ sơ đăng ký thường trú đối với người nước ngoài bao gồm những giấy tờ như sau: - Đơn xin thường trú. - Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp. - Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú. - Bản sao hộ chiếu có chứng thực. - Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú. - Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài được bảo lãnh bởi cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam. Trân trọng!" 23156,"Tôi đưa đơn ra tòa ly dị bao lâu thì tôi có thể lấy chồng trong lúc tôi không liên lạc được với chồng tôi? Chúng tôi kết hôn được 3 năm nhưng chưa từng sống với nhau? chồng tôi là việt kiều Mỹ, sau khi kết hôn xong anh ấy về nước và có liên lạc với tôi mấy lần. Nhưng hai năm nay thì tôi không liên lạc được, nghe đâu gia đình anh ấy đã chuyển chỗ ở.",Văn phòng luật sư Triệu Dũng và Cộng sự xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau: Bạn thông qua Đại sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam để nhờ các nhà chức trách Mỹ tìm kiếm giúp địa chỉ gia đình chồng chưa hoặc dùng mọi biên pháp thông báo tìm kiếm chưa? Nếu sau hai năm không thể tìm kiếm được thì bạn đề nghị Tòa án cấp tỉnh (thành phố ) tuyên bố mất tích và đương nhiên sẽ làm sẽ làm thủ tục ly hôn không cần có chồng bạn. Sau khi Tòa án có bản án hoặc Quyết định thì bạn có thể lấy chồng khác. Thời gian Tòa giải quyết trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. 24181,"Em và bạn gái đã quen nhau được hơn 03 năm và chúng em có dự định kết hôn. Do bạn gái của em là cháu ruột của vợ chú nên tụi em đang lo lắng là có được kết hôn với nhau không? Em nghe nói những người có mối quan hệ họ hàng, thông gia trong gia đình không được kết hôn với nhau. Mong anh chị tư vấn giúp em với ạ.","Tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: ""1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."" Tại Điểm a, b và d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia định 2014 quy định cấm kết hôn trong những trường hợp sau: ""a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; ... d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"" Như vậy, theo quy định thì cấm kết hôn với những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Trong trường hợp này bạn và bạn gái không có quan hệ huyết thống, họ hàng. Theo đó hai bạn hoàn toàn có thể kết hôn với nhau nếu không vi phạm các điều cấm khác của pháp luật. Trân trọng!" 19121,Đến đâu để làm thủ tục đặt tên cho con?,"Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con có cha, mẹ là công dân Việt Nam như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh cho con có cha, mẹ là công dân Việt Nam như sau: 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ. Đối với con của công dân Việt Nam, việc đăng ký khai sinh được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh với các thủ tục theo quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014. Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn và chồng là công dân Việt Nam, do đó việc đăng ký khai sinh cho con sẽ được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bạn hoặc chồng cư trú. Và cac sthur tục đăng ký khai sinh cho con(thủ tục đặt tên và các thủ tục khác liên quan đến tư cách công dân của con) được thực hiện theo thủ tục tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 như đã đề cập ở trên." 24073,"Chào dân luật a, dân luật cho tôi hỏi: tôi và chồng tôi kết hôn được 5 năm và có 2 con, hiện nay chồng tôi đang ngoại tình với một học sinh lớp 12, 18 tuổi, cô ta có biết a ta đã có gia đình, vậy theo pháp luật thì chồng tôi và cô học sinh kia sẽ bị xử lý như thế nào ạ. Tôi chân thành cảm ơn.","Cơ sở của bạn đưa ra chưa thật sự rõ ràng, pháp luật có quy định về những vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình có thể chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự, cụ thể: Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là bạn nên có biện pháp tốt nhất để giúp chồng bạn và xây dựng gia đình âm no, hạnh phúc Chúc bạn năm mới nhiều niềm vui." 9532,"Thưa luật sư, vợ chồng em bị vô sinh hiếm muộn nên đến nay vẫn chưa có con. Năm 2010 vợ chồng em đã đi bệnh viện Từ Dũ 3 lần chuyển phôi nhưng không mang thai. Năm 2016 làm tại Bệnh viện An Sinh nhưng được 6 tuần là bì sẩy thai, vợ em bị tử cung đôi. Thưa luật sư trường hợp như vợ chồng em có được nhờ người mang thai hộ không?","Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì mang thai hộ có hai dạng là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Pháp luật hiện hành chỉ cho phép thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; việc mang thai hộ vì mục đích thương mại bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện dưới mọi hình thức. Trong đó, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên, được lập thành văn bản và phải đáp ứng đủ các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật. Theo đó, theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định cụ thể như sau: Đối với vợ chồng nhờ người mang thai hộ: - Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; - Vợ chồng đang không có con chung; - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Đối với người mang thai hộ: - Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; - Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; - Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; - Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Như vậy: Vợ chồng không có con chung và có xác nhận của cơ sở y tế về việc vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì có thể nhờ người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Do đó: Vợ chồng bạn có thể liên hệ với cơ sở y tế để thăm khám và xác định xem vợ bạn có thể mang thai và sinh con hay không (vợ bạn bị tử cung đôi), trương hợp nếu xác định vợ bạn không thể mang thai và sinh con được, thì vợ chồng bạn có thể yêu cầu cơ sở y tế xác nhận về việc vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Sau khi có xác nhận của cơ sở y tế với nội dung như trên thì vợ chồng bạn có thể nhờ người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng mang thai hộ. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 34580,Muốn kết hôn cần đáp ứng điều kiện gì?,"Theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau: Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Như vậy, muốn kết hôn, nam và nữ phải đáp ứng điều kiện sau: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. - Kết hôn phải được thực hiện dựa trên quyết định tự nguyện của hai bên. - Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự. - Kết hôn không thuộc các trường hợp bị cấm: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo. + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn , cản trở kết hôn. + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng." 4084,Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là gì?,"Trách nhiệm Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, theo đó, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lí, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH về tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người bị thiệt hại do tự than nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ngay cả khi không có lỗi." 31915,"Mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người bị phạt tù bao nhiêu năm?","Căn cứ tại Điều 154 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người 1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Vì mục đích thương mại; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; d) Đối với từ 02 người đến 05 người; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Đối với 06 người trở lên; d) Gây chết người; đ) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, đối với hành vi mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người có thể bị phạt tù đến mức cao nhất là chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, đồng thời cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người bị phạt tù tối đa bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)" 1227,"Quyền của bên giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản là gì? Xin chào anh chị Thư Ký Luật! Sau khi luật dân sự mới nhất chính thức có hiệu lực, tôi thấy báo chí xôn xao bàn tán và thảo luận nhiều. Tôi cũng có tìm hiểu và có nhiều chỗ chưa rõ, rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho tôi hỏi: Quyền của bên giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản là gì? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì quyền của bên giữ tài sản: - Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận. - Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công. - Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn. - Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản. Quyền của bên giữ tài sản trong hợp đồng gửi giữ tài sản được quy định tại Điều 558 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 25033,Xin cho biết nếu đơn xin ly hôn chỉ có chữ ký của một trong hai vợ chồng thì Tòa án có giải quyết không? Trường hợp cả hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn nhưng không thống nhất được việc nuôi con sau khi ly hôn thì giải quyết như thế nào?,"Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HNGĐ) quy định vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Như vậy, pháp luật không bắt buộc cả người vợ và người chồng cùng ký vào đơn yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Chỉ cần một bên có nguyện vọng ly hôn, nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Tòa án xem xét, giải quyết. Việc ly hôn trong trường hợp này sẽ được Tòa án xác định là tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, khi người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn. Theo Điều 90 Luật HNGĐ, trong trường hợp vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn, sau khi hòa giải không thành, nếu Tòa án xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Nếu các bên không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của người vợ và con thì Tòa án quyết định việc phân chia tài sản và nuôi con sau khi ly hôn. Khi đó, vụ việc không được coi là thuận tình ly hôn nên Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn theo thủ tục giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Theo Điều 92 Luật HNGĐ, sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp các bên không có thỏa thuận khác." 34203,Thủ tục đăng ký kết hôn với người Việt Nam ở trong nước,"1. Căn cứ pháp lý: - Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 . - Điều 11 và Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 . - Điều 2 và Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP . 2. Điều kiện: - Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. + Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. + Không bị mất năng lực hành vi dân sự. + Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. - Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. 3. Hồ sơ: - Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu không thường trú tại xã nơi đăng ký kết hôn. - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu. Thủ tục đăng ký kết hôn với người Việt Nam ở trong nước (Hình từ Internet) 4. Phương thức nộp: Hồ sơ đăng ký kết hôn do hai bên nộp trực tiếp và cùng có mặt tại UBND cấp xã. 5. Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. 6. Thời hạn giải quyết: - Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. - Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. 7. Lệ phí: Được miễn Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn. Trân trọng!" 16431,Chào luật sư vợ tôi làm việc cho 1 cty có vốn đầu tư nước ngoài từ tháng 11/2010 theo thỏa thuận ban đầu thì vợ tôi sẽ được kí hợp đồng vào tháng 1/2011.Vào tháng 1/2011 thì vợ tôi phát hiện mang thai hơn 10 tuần tuổi có nghĩa là vợ tôi mang thai trước khi vào làm tại cty từ 1 đến 2 tuần. Vợ tôi có báo cho cty nhưng cty nói là không ảnh hưởng gì tới việc ký hợp đồng (lúc đó gần tết công việc rất nhiều và cty đang thiếu nguồn lao động nghiêm trọng) Cho tới nay là tháng 3 vợ tôi có hỏi về việc ký hợp đồng thì cty nói là đang mang thai không được ký hợp đồng chị có thể làm tiếp hay nghỉ việc cũng được. Vậy luật sư vui lòng cho hỏi cty làm vậy có đúng không trong trường hợp này vợ tôi nên làm gì rất mong được sự tu vấn từ luật sư,"Chào anh, Theo quy định tại Điều 32 - Bộ luật lao động và Điều 7.4 của Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động thì “Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức”. Do đó, vợ anh hiện nay đương nhiên làm làm việc chính thức tại công ty. Việc ký hợp đồng chỉ là thủ tục mà thôi. Theo những gì anh trình bày thì tôi cho rằng việc công ty không ký hợp đồng vì lý do mang thai là vi phạm Điều 111.3 của Bộ luật lao động: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.” Vì vậy, vợ anh nên trao đổi với công ty và yêu cầu công ty ký kết hợp đồng như thỏa thuận. Trong trường hợp công ty vẫn không thực hiện thỏa thuận, vợ anh có thể khởi kiện ra tòa nhờ bảo vệ quyền lợi (vợ anh nhớ giữ lại những chứng từ nhận lương để làm bằng chứng về sau). Chúc vợ chồng anh nhiều may mắn." 1108,"Gửi giữ di chúc được quy định ra sao? Xin chào anh chị Thư Ký Luật! Hiện sau khi luật dân sự có hiệu lực, có nhiều chỗ tôi còn chưa rõ lắm. Anh chị cho tôi hỏi: Gửi giữ di chúc được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời được từ quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc gửi giữ di chúc được quy định như sau: - Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. - Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng. - Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây: + Giữ bí mật nội dung di chúc; + Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc; + Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng. Việc gửi giữ di chúc được quy định tại Điều 641 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 4844,"Xin kính chào, Tôi có quốc tịch Mỹ, vì không về Việt Nam được, nên vợ tôi ở Việt Nam đã nộp đơn đơn phương xin ly hôn đã được một năm, và tôi được biết là thêm một năm nữa thì giấy tờ mới được hoàn tất. Tôi xin hỏi, làm cách nào đề tôi theo dõi tiến trình ly hôn mà không phải thông qua vợ tôi? Bao lâu thì sẽ có quyết định ly hôn? , tôi muốn tự mình theo dõi hồ sơ. Làm thế nào để giải quyết nhanh hơn việc ly hôn?. Quyết định ly hôn của tòa có gửi cho tôi không? Chi phí là bao nhiêu trong trường hợp này? Xin cám ơn!","Nội dung bạn hỏi, Ban tư vấn Công ty Luật Hưng Nguyên xin trả lời như sau: Trường hợp bạn đang ở nước ngoài mà vợ bạn làm đơn ly hôn đơn phương thì bạn cần liên hệ với Toà án và cung cấp địa chỉ chính xác ở nước ngoài để Toà án tống đạt các giấy tờ trong quá trình giải quyết vụ án. Vì bạn là một bên trong vụ việc ly hôn nên bạn có quyền được biết, được Toà án thông báo các thông tin trong quá trình giải quyết vụ việc. Việc giải quyết ly hôn nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự hợp tác của các bên trong quá trình giải quyết vụ việc và việc tống đạt giấy tờ tài liệu ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam. Mức án phí còn tuỳ thuộc vào việc ly hôn có liên quan đến tài sản hay không. Trường hợp bạn là một bên trong vụ việc ly hôn thì bạn đương nhiên phải được nhận quyết định ly hôn của Toà án." 17038,Tôi muốn hỏi một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự được không?,"Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì: 1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản. 3. Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. (Điều 324 - Bộ luật Dân sự năm 2005) Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 23228,"Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định gì về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn?","Luật Hôn nhân gia đình số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19/06/2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tại Điều 59 như sau: “1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”" 14028,"Cty em (bên A) có hợp đồng mua bán với Bên B , trong HĐ có ghi rõ thanh toán 30% giá trị khi ký HĐ, 70% còn lại khi nhận được thông báo giao hàng. Vì bên B yêu cầu phải Fax hóa đơn vào mới thanh toán nên bên em đã photo hóa đơn ra và ghi ngày 06/09 fax vào cho B (chưa có ghi trên hóa gốc, chỉ là bảng photo thôi). Lý do bên em nhận hóa đơn đầu vào cũng như hàng hóa  của nhà sản xuất trể nên qua tháng 10 mới giao hàng và giao hóa đơn cho bên B. Nên lúc này em thực ghi hóa đơn gốc là ngày 01/10; Nhưng bên B đã căn cứ hóa đơn photo và kê khai thuế vào T09 mất rồi. Vậy TH này em phải xử lý thế nào? Cty em chỉ fax bảng photo thôi có cơ sở nào cty em vi phạm Luật thuế không? Luật sư hãy giúp em với!!!!","Theo quy định ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống. Hóa đơn sẽ được xuất cho bên mua, bên mua căn cứ vào hóa đơn đó để thực hiện việc kê khai thuế. Trong trường hợp này bên B chỉ căn cứ vào bản hóa đơn photo để kê khai thuế là không phù hợp với quy định của pháp luật, bên B nên liên hệ với cơ quan quản lý thuế để được hướng dẫn thêm." 27634,"Chào luật sư! Bố tôi có vay một số tiền 50 triệu đồng (giấy vay nợ viết tay và có chữ kí của bố) nay đã quá hạn trả. Tuy nhiên, hiện nay bố tôi đã mất (hơn 50 ngày). Vậy, xin hỏi luật sư, mẹ và tôi có fải chịu trách nhiệm về khoản vay này không? Nếu có thì cụ thể trách nhiệm như thế nào? Mong luật sư giải đáp! Cảm ơn luật sư.","Chào bạn! Nếu khi còn sống, Bố của bạn có làm giấy vay mượn tiền (Giấy tay không có công chứng chứng nhận) và số tiền này Bố của bạn vay nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho gia đình. Thì nay, nếu Bố của bạn đã mất sẽ có 2 trường hợp xảy ra: + Nếu Bố của bạn mất mà không có tài sản để lại, thì mẹ của bạn vẫn phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền này (căn cứ điều 25 Luật HNGĐ năm 2000) + Nếu Bố của bạn mất mà có tài sản để lại (phát sinh quan hệ thừa kế) thì trước khi phân chia kỷ phần thừa kế cho các đồng thừa kế thì phải thanh toán các nghĩa vụ (khoản nợ) mà do Bố của bạn để lại sau đó phần còn lại mới chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. chúc bạn may mắn Thân ái!" 26617,Chào luật sư ! Tôi mua chung cư tái định cư-có quyết định giao nhà của người tái định cư.Tôi muốn nhập hộ khẩu vào căn nhà trên (tôi đã có hộ khẩu TP rồi và muốn chuyển hộ khẩu về căn nhà tái định cư) có được không  ? xin vui long Luật sư tư vấn. về căn hộ tái định cư _tôi muốn người tái định cư làm di chúc thừa kế căn hộ tái định cư (vì căn hộ này chưa có sổ hồng_ chỉ có quyết định giao nhà )để tránh trường hợp rắc rối với con cái người tái định cư  nếu không may người tái định cư chết như vậy có được không ? và thủ tục làm di chúc như thế nào và cơ quan nào xác nhận di chúc này ?xin cảm ơn,"chào bạn! - Bạn muốn nhập hộ khẩu vào căn nhà này, theo quy định tại điều 20 Luật cư trú có hiệu lực ngày 01/07/2007; thì chủ nhà phải làm văn bản cho bạn thuê, muộn, ở nhờ tại đại chỉ nơi bạn muốn nhập hộ khẩu. Bạn nên liên hệ Công an cấp quận huyện nơi bạn muốn nhập hộ khẩu để được hướng dẫn thủ tục và lấy những mẫu đơn cần thiết. - Nếu người bán nhà cho bạn cũng có ý muốn như bạn ""lập di chúc"" thì bạn và người này nên liên hệ với cơ quan công chứng để được hướng dẫn việc lập di chúc này. Khi đi bạn nên mang theo những giấy tờ nhân thân của người này (chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu, giấy kết hôn (nếu có) và những giấy tờ liên quan đến tài sản muốn để lại theo di chúc để cơ quan công chứng kiểm tra. thân ái!" 27402,Xin được hỏi Luật sư hai nội dung sau: 1- Khi một người được ủy quyền theo hợp đồng để dùng tài sản đó đem thế chấp thi khi ký hợp đồng thế chấp nên ghi bên thế chấp là bên có tài sản và người được ủy quyền là người đại diện theo hợp đồng uỷ quyền hay ghi thẳng tên người được ủy quyền lên hợp đồng. 2- Người được ủy quyền đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật của 1 công ty cổ phần thì khi ký hợp đồng thế chấp người đó có thể ký với 2 tư cách vừa là bên thế chấp tài sản vừa là bên vay vốn không Trân trọng!,"1/ Bên thế chấp là người có tài sản. Người được ủy quyền ký với tư cách đại diện của người có tài sản (bên thế chấp). 2/ Pháp luật không cấm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thực tế, người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền để người khác ký thay." 22972,"Tôi năm nay 35 tuổi. Mới đây, vợ chồng tôi đã làm đơn ra tòa. Vợ chồng tôi có chung với nhau 1 con nhỏ. Nhưng khi chồng làm đơn xin ly hôn với lý do tôi ngoại tình, anh ấy tuyên bố người vợ sẽ không được chia tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Xin hỏi luật sư như vậy có đúng không?","Việc ngoại tình không phải là căn cứ để làm mất quyền được chia tài sản khi ly hôn. Không có lý do làm mất quyền được chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn. Về nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn là: Tài sản chung vợ chồng được chia đôi nhưng có xét đến nguồn gốc tài sản và ưu tiên quyền lợi phụ nữ, trẻ em. Tài sản chung vợ chồng để chia là giá trị tài sản sau khi trừ đi các khoản nợ chung vợ chồng (nếu có). Về nguyên tắc thì trước tiên hai vợ chồng tự thoả thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung vợ chồng. Nếu hai bên không thể thống nhất được với nhau về việc phân chia tài sản chung và có yêu cầu thì toà án mới thụ lý giải quyết. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng 1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. 2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. 3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường. Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này. Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình 1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn 1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. 2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng; b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này; c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này; d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai. 3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này." 11256,"Nghĩa vụ bảo lãnh khi bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản, cá nhân chết được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Viết Phụng, tôi đang tìm hiểu quy định về giao dịch bảo đảm, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là trong trường hợp bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản, cá nhân chết thì nghĩa vụ bảo lãnh được quy định như thế nào?  Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Trường hợp bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản, cá nhân chết nghĩa vụ bảo lãnh được quy định tại Điều 48 Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau: - Trong trường hợp bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản thì việc bảo lãnh được giải quyết như sau: + Nếu nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp bên bảo lãnh không thanh toán đầy đủ trong phạm vi bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thanh toán phần còn thiếu; + Nếu nghĩa vụ bảo lãnh chưa phát sinh thì bên được bảo lãnh phải thay thế biện pháp bảo đảm khác, trừ trường hợp có thoả thuận khác. - Trong trường hợp bên bảo lãnh là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì việc bảo lãnh được giải quyết như sau: + Nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải do chính bên bảo lãnh thực hiện theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bảo lãnh chấm dứt; + Nếu việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không phải do chính bên bảo lãnh thực hiện thì bảo lãnh không chấm dứt. Người thừa kế của bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 637 Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 Bộ luật Dân sự. Người thừa kế đã thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh thì có các quyền của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh. Trên đây là nội dung câu trả lời quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh là doanh nghiệp bị phá sản, cá nhân chết. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP. Trân trọng!" 25176,"Tôi tên Duyên, có chồng là Hùng vợ chồng tôi đã lấy nhau 05 năm vẫn chưa có con. Chúng tôi muốn nhờ người mang thai hộ. Tôi muốn hỏi tôi có thể nhờ em nuôi của tôi mang thai hộ được không? Em nuôi của tôi được ba mẹ tôi làm thủ tục xin con nuôi theo pháp luật và sống với gia đình tôi từ nhỏ.","Căn cứ Khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người được nhờ mang thai hộ phải đủ các điều kiện sau: - Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; - Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; - Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; - Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; - Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. Theo đó, tại Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích nghĩa của từ người thân thích như sau: Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Như vậy, theo quy định hiện hành thì người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng bên vợ hoặc bên chồng đối chiếu với khái niệm về người thân thích nêu trên thì trường hợp của bạn, em nuôi của bạn cũng được xem là người thân thích nên bạn có thể nhờ mang thai hộ. Trân trọng!" 31299,Bộ Luật dân sự quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự như thế nào?,"Theo quy định tại Điều 302 Bộ Luật dân sự thì: Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng ( như gặp thiên tai...) thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Lưu ý: Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền." 30735,"Ông A và bà B đã được UBND xã X, huyện Thanh Oai cấp Giấy chứng nhận kết hôn số 28, quyển 01 ngày 26/10/1993. Ngày 10/3/2013, UBND xã X, huyện Thanh Oai lại cấp cho ông A và bà B Giấy chứng nhận kết hôn (đăng ký lại) số 41, quyển 01/2013 Với lý do bản chính Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ gốc đăng ký kết hôn năm 1993 đã ghi sai chữ đệm trong phần họ và tên của bà B, nên cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã X đã làm thủ tục đăng ký lại việc kết hôn cho ông A, bà B. Việc giải quyết như vậy của cán bộ Tư pháp - hộ tịch xã X có đúng quy định không?","Việc cán bộ Tư pháp – hộ tịch xã X, huyện Thanh Oai giải quyết như vậy là không đúng, vì theo quy định tại Điều 46 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, thì chỉ: “Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại”. Trường hợp trên, do Sổ gốc và bản chính Giấy chứng nhận kết hôn năm 1993 của công dân vẫn còn, nên cán bộ Tư pháp – hộ tịch xã X phải căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của công dân để hướng dẫn công dân làm thủ tục điều chỉnh phần chữ đệm đã ghi sai trong Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn năm 1993 theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn (đăng ký lại) như trên của UBND xã X là không đúng Với quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tich; vì vậy, UBND huyện Thanh Oai phải ra quyết định thu hồi, hủy Giấy chứng nhận kết hôn (đăng ký lại) đã cấp cho ông A, bà B năm 2013." 9423,"Từ ngày 01/7/2024, Thẻ Căn cước có thể dùng thay cho các loại giấy tờ nào?","Căn cứ theo Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định về giá trị sử dụng của thẻ căn cước cụ thể như sau: Giá trị sử dụng của thẻ căn cước 1. Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau. 3. Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi. 4. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được cấp thẻ căn cước theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tại Điều 22 Luật Căn cước 2023 cũng quy định người dân được tích hợp vào thẻ Căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. Như vậy, từ những quy định trên, có thể thấy từ ngày 01/7/2024, Thẻ Căn cước có thể dùng thay cho các loại giấy tờ sau đây để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác sau khi đã được tích hợp thông tin: - Thẻ bảo hiểm y tế - Sổ bảo hiểm xã hội - Giấy phép lái xe - Giấy khai sinh - Giấy chứng nhận kết hôn - Giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. - Trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau thì thẻ Căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh là hộ chiếu, giấy thông hành. Từ ngày 01/7/2024, Thẻ Căn cước có thể dùng thay cho các loại giấy tờ nào? (Hình từ Internet)" 19655,"Tôi cho người quen vay 70 triệu đồng, do quen biết đã lâu nên tôi không làm giấy biên nhận. Nay tôi muốn đòi lại khoản tiền đã cho vay nhưng người đó không trả, và nói rằng không có bằng chứng. Luật sư tư vấn, tôi phải làm gì để lấy lại được khoản tiền đã cho vay? (Trần Thái Toàn – Bắc Ninh)","Luật gia Vũ Thị Nhung - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh tham khảo như sau: - Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định hình thức của hợp đồng: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định” (Khoản 1 Điều 401) - Hợp đồng vay tài sản: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định” (Điều 471) - Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác” (Điều 4) Theo quy định trên, có thể xác định giữa anh và người quen đã xác lập một hợp đồng vay tiền bằng lời nói. Giao dịch dân sự không được lập thành văn bản nhưng trong trường hợp này vẫn được pháp luật thừa nhận. Như vậy, khi đến hạn trả nợ người quen của anh phải hoàn trả cho anh tài sản cùng và trả lãi nếu hai bên có thỏa thuận trước. Khi quyền lợi của anh bị xâm phạm, anh có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết." 23655,Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?,"Khoản 2 Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi chung sống như vợ chồng với người 16 tuổi như sau: Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về độ tuổi kết hôn như sau: Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định: Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức ... 4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Theo quy định nêu trên , người có hành vi chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu như hành vi này được duy trì khi đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án. Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)" 28909,"Năm 2011, vợ chồng tôi có nhận một trẻ sơ sinh bị mẹ bỏ rơi ở Phòngkhám đa khoa Liên An, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Khi phòng khám giao đứa bé có làm biên bản, có hai người làm chứng ký tên. Sau khi nhận đứa bé về nuôi, tôi có đến UBND xã Vĩnh Lộc B để đăng ký khai sinh cho bé. Xã đã làm thủ tục giao đứa trẻ cho vợ chồng tôi nuôi và thông báo trên truyền thông đại chúng để tìm mẹ đứa bé. Sau một tháng rao tin mà không có ai đến nhận bé, UBND xã Vĩnh Lộc B hướng dẫn tôi về UBND phường Bình Hưng Hòa B - nơi tôi cư trú để làm thủ tục đăng ký khai sinh và đăng ký nhận con nuôi. Tôi liên hệ với UBND phường Bình Hưng Hòa B nhưng nơi đây không làm mà hướng dẫn tôi ngược về xã. Tôi về xã, xã lại hướng dẫn tôi làm phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, do lúc đó hai vợ chồng tôi có hộ khẩu thường trú ở Khánh Hòa nên không có điều kiện về quê làm. Vừa rồi, tôi đã nhập được hộ khẩu ở TP.HCM, làm xong phiếu lý lịch tư pháp và tôi đã liên hệ đến UBND phường Bình Hưng Hòa B để tiếp tục làm thủ tục nhận con nuôi. Tuy nhiên, cán bộ ở phường này từ chối vì phải xin ý kiến chỉ đạo cấp trên. Vậy giờ tôi phải làm sao? Bà Phan Thị HL (Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM)","Sau khi xem xét hồ sơ của bà L., chúng tôi thấy biên bản giao trẻ bị bỏ rơi cho người nhận nuôi hộ được lập từ năm 2011 mà đến nay bà mới đến liên hệ đăng ký khai sinh. Vì thế phường phải đi xác minh và hỏi ý kiến cấp trên. Bây giờ bà L. có thể liên hệ lại với phường để làm khai sinh cho đứa bé. Sau khi có giấy khai sinh thì phường sẽ tiếp tục làm thủ tục nhận con nuôi. Thủ tục nhận con nuôi gồm các giấy tờ sau: Hồ sơ nhận con nuôi cần phải có đơn nhận con nuôi (theo mẫu), CMND và hộ khẩu, phiếu lý lịch tư pháp của vợ chồng người nhận con nuôi, giấy đăng ký kết hôn, giấy khám sức khỏe từ cấp huyện trở lên của hai vợ chồng, văn bản xác nhận tình trạng nhà ở, thu nhập. Hồ sơ của đứa bé gồm: giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, hộ khẩu (nếu có)." 28796,"Khởi kiện việc bác sĩ tắc trách trông công việc có được không? Mẹ tôi đi khám tổng quát và phát hiện có khối u tại cổ, theo Bác sĩ tại bệnh viện siêu âm và chuẩn đoán là bị Bứu tuyến giáp, khẳng định là lành tính và có tư vấn để mổ lấy bứu. Trong quá trình chữa trị, bác sĩ có thông báo kết quả sinh thiết là UNG THƯ TUYẾN GIÁP. Với sự chủ quan của gia đình chúng tôi do không hiểu biết nhiều về y học. Nhưng với đội ngũ Bác sĩ như vậy dẫn đến chuẩn đoán ban đầu về khối u bị sai lầm và tiến hành phẩu thuật không cần đợi kết quả sinh thiết, dẫn đến ca mổ gặp sự cố và hiện tại bệnh nhân đang chạy đua với tử thần. Với sự việc như vậy, tôi có thể khiếu nại, khởi kiện bệnh viện được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ vào Điều 618 Bộ luật dân sự 2005: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật” Như vậy, trường hợp này Nếu các y bác sĩ điều trị cho mẹ bạn cõ lỗi trong việc khám, chữa bệnh cho mẹ bạn thì bệnh viện sẽ phỉa bồi thường thiệt hại về dân sự cho gia đình bạn. Luật Khiếu nại 2011 quy định: "" Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình."" Như vậy, bạn không thể làm đơn tố cáo bởi không liên quan đến quyết định hành chính nào và đây là cơ sở bệnh viện tư nhân. Trong trường hợp này bạn nên làm đơn tố cáo gửi đến bệnh viện trên. ""Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức."" Tại Điều 12. Nguyên tắc xác định thẩm quyền trong Luật Tố cáo 2011 cũng quy định: ""1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết."" Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc khởi kiện bác sĩ tắc trách trong công việc. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 844,"Chào luật sư, Xin Luật sư tư vấn gúp chúng tôi!!! Năm 2009 vợ chồng tôi có mua một thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay do chúng tôi muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất ở để xây dựng nhà ở thì mới phát hiện là thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thửa đất trước đây người chuyển nhượng chỉ không trùng khớp với nhau. Sau khi định vị lại mảnh đất trên Sổ đỏ, hàng xóm ở đó cho biết đã có người mua 03 thửa liền kề, trong đó có thửa tôi đang đứng tên trên Sổ đỏ. Tôi đã mời chủ của 03 thửa đất đó lên để đối chiếu Sổ đỏ với bản đồ địa chính thì Sổ đỏ của ông ấy không phải 03 thửa đất liền kề như đã nói mà thửa của tôi nằm giữa nhưng ông ấy vẫn không cho tôi cắm cọc phân ranh vì cho là ông đã mua 03 miếng liền kề. Chúng tôi cùng mua đất của 01 chủ. Chủ dất xác nhận đã bán cho ông ấy 03 thửa liền kề nhưng đã làm giấy tờ lộn cho ông ấy và cả tôi và đề nghị đổi lại cho chúng tôi. Tuy nhiên, lại đổi thửa đất khác cho tôi chứ không phải thửa đất trước đây đã chỉ tôi và tôi không đồng ý đổi vì không đúng thửa trước đây (thửa trước đây chỉ tôi ông ấy đã bán cho người khác) và thái độ ông ấy ngay từ đầu không hợp tác với chúng tôi để tìm ra mảnh đất chúng tôi đang sở hữu mà còn thách thức tôi cắm cọc phân ranh cũng như thưa kiện. Vậy liệu tôi kiên quyết giữ lại và sử dụng thửa đất đang sở hữu thì có đúng pháp luật không? Có quy định nào quy định trường hợp như vậy chúng tôi phải trả lại đất cho ông ấy và nhận thửa đất ông ấy đề nghị chuyển nhượng lại không? Chúng tôi đã làm đơn yêu cầu UBND xã giải quyết ranh đất đối với thửa đất đang sở hữu nhưng UBND xã nói trường hợp này chúng tôi phải làm việc với chủ đất và chấp nhận việc ông ấy đổi đất khác cho chúng tôi và có thể yêu cầu ông ấy bồi thường một khoản tiền do không phải vị trí thửa đất trước đây chỉ và không nhận đơn yêu cầu của chúng tôi. UBND xã trả lời vậy có đúng pháp luật không? Theo tôi nghĩ khi tôi cầm Sổ đỏ nghĩa là tôi hoàn toàn có quyền sử dụng thửa đất này và quyền chấp nhận trả cho ông ấy hay không như vậy có đúng không? Mong Luật sư tư vấn giúp chúng tôi để chúng tôi có hướng giải quyết vấn đề mà vẫn đảm bảo quyền lợi của chúng tôi cũng như không sai pháp luật. Cám ơn luật sư rất nhiều.","Về nguyên tắc thì bạn hiểu không sai, tuy nhiên đây là trường hợp có sự nhầm lẫn về tài sản - thửa đất được chuyển nhượng cho bạn. Để giải quyết sự việc này có thể các bên thương lượng với nhau 3 bên thương lượng với nhau và cũng cần phải xác định việc chuyển nhượng cho gia đình bạn được thực hiện trước hay thực hiện sau? Đây là vụ việc về tranh chấp quyền sử dụng đất theo nội dung của hợp đồng nên việc giải quyết quan hệ này cần phải có cả 3 bên tham gia là chủ đất, bạn và người nhận chuyển nhượng 3 thửa đất đó." 10496,Chồng tôi làm đơn xin ly hôn tôi với lý do tôi ngoại tình và tuyên bố tôi sẽ không được chia tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Tôi xin hỏi luật pháp quy định như thế nào trong trường hợp này?,"Theo quy định của Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 thì một bên có quyền đơn phương xin ly hôn nếu như nhận thấy tình trạng hộn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được thì tòa án sẽ xem xét giải quyết cho ly hôn. Ngoại tình cũng là hành vi được xem xét cho tình trạng hôn nhân trầm trọng. Nếu như đã được sự nhắc nhở, hòa giải từ gia đình tổ chức... mà tình hình không cải thiện, thì đó cũng là căn cứ cho ly hôn. Về phần tài sản chung của vợ chồng, nguyên tắc sẽ được chia đôi, không bị hạn chế bởi chuyện ngoại tình, do vậy chị vẫn có quyền được chia khối tài sản chung đó, cho dù chuyện ngoại tình là có thật. Trường hợp nếu khối tài sản chỉ đứng tên một người thì người đứng tên có nghĩa vụ chứng minh (nếu cho rằng đó là tài sản riêng của mình) khi ra toà phải chứng minh có hợp đồng tặng cho hoặc được thừa kế riêng. Tòa sẽ xác định những đóng góp của chị từ khi lấy chồng để đảm bảo quyền và lợi ích của chị khi ly hôn vẫn được chia tài sản." 1570,"Thời điểm, địa điểm mở thừa kế theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thiên Trang hiện đang sống và làm việc tại Bình Dương. Tôi hiện đang tìm hiểu pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi thời điểm, địa điểm mở thừa kế theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Thời điểm, địa điểm mở thừa kế được quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự 1995, theo đó: 1- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này. 2- Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản. Trên đây là tư vấn về thời điểm, địa điểm mở thừa kế theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 15655,Những người nào thì được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc?,"Căn cứ Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này. Như vậy, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động của người lập di chúc là người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Trân trọng!" 28445,"Em với vợ em vừa đăng ký kết hôn. Mới đây em lấy giấy đăng ký kết hôn ra xem thì thấy số chứng minh nhân dân trên giấy khai sinh của em bị sai. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi bị sai số chứng minh nhân dân trên giấy đăng ký kết hôn thì phải làm sao? Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Tuấn - Tiền Giang","Theo quy định tại Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký kết hôn của bạn sẽ có thẩm quyền cải chính tại giấy đăng ký kết hôn bị sai số chứng minh nhân dân. Về trình tự, thủ tục đăng ký cải chính hộ tịch, căn cứ Điều 28 Luật hộ tịch 2014 quy định: - Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm: + Mẫu tờ khai đăng ký việc cải chính hộ tịch (Phụ lục V kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP) + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân của chồng + Bản chính giấy chứng nhận kết hôn đến Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu cải chính hộ tịch. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu, đồng thời, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. ==> Như bạn chỉ cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn để yêu cầu cải chính lại giấy đăng ký kết hôn theo trình tự thủ tục nêu trên. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 27250,Tổ chức nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam trái phép có bị phạt tiền không?,"Tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau: 7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC; b) Vào, ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan, tổ chức đó; c) Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú; d) Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép; đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép. e) Người nước ngoài không chấp hành quyết định buộc xuất cảnh Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền, tiếp tục cư trú tại Việt Nam. Người nào có hành vi tổ chức nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam trái phép thì ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định của pháp luật." 26708,"Hiện tại, tôi có đứa cháu 19 tuổi vào TP.HCM, tôi là ông nội của nó, nó chưa có vợ. Bây giờ tôi muốn cho nó nhập vào hộ khẩu của tôi được không? Nếu được thì quy định tại văn bản nào?","Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi năm 2013 (sửa đổi Điều 20 Luật Cư trú 2006) quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương như sau: ""Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột. ..."" Như vậy, trường hợp cháu bạn 19 tuổi đang độc thân và về ở với bạn thì được nhập khẩu. Trân trọng!" 23533,"Mẹ tôi được phân chia số tiền từ đất đai do ông bà để lại cho 3 người con. Do mẹ tôi ở xa nên nhờ người em nhận giúp số tiền này. Nhưng đến khi mẹ tôi lên gặp trực tiếp người em này để lấy số tiền trên thì ông ta chỉ đưa mẹ tôi 60 triệu, số tiền còn lại khi nào mẹ tôi có bị gì thì ông ta lo. Xin hỏi mẹ tôi có thể đòi lại số tiền trên được hay không? Tôi có quyền đòi lại số tiền nay cho mẹ tôi không?","Ðiều 169 Bộ luật Dân sự có quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu như sau: - Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. - Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. - Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp, số tiền là do mẹ bạn được hưởng từ việc phân chia di sản của ông bà bạn để lại nên không ai có quyền giữ lại số tiền đó của mẹ bạn. Mẹ bạn có thể tự mình (thương lượng, thỏa thuận) yêu cầu người em trả lại số tiền đó. Nếu chú bạn cố tình không trả lại mẹ bạn số tiền thì mẹ bạn có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án giải quyết. Trong trường hợp, mẹ bạn không tự thực hiện thủ tục để lấy lại số tiền thì có thể ủy quyền cho bạn thay mặt mẹ bạn thực hiện các thủ tục đó." 4772,"Chào luật sư! Tôi có một số vấn đề mong luật sư trả lời giúp. Ngày 23/03/2015 tôi có thuê nhà ở cho công nhân của công ty làm việc tại Thanh Hóa. Chúng tôi có làm hợp đồng 3 tháng (4.200.000/tháng). sau khi hết hợp đồng không gia hạn thêm và vẫn tiếp tục ở đến ngày 31/11/2015. Trước khi tôi trả phòng tôi có đến trả tiền nhà những ngày còn lại: Tôi trả tiền tháng 10 và 8 ngày của tháng 11 (từ ngày 23/11-30/11) Tuy nhiên chủ nhà bảo tôi chưa trả tiền tháng 9. Mặc dù tháng 9 tôi đã thanh toán và có phiếu chi. Và dẫn đến cãi nhau. Mặc dù tôi đưa ra phiếu chi nhưng bà chủ nhà vẫn cố tình bảo tôi chưa trả. Và còn bảo tôi giả mạo chữ ký và chưa nhận số tiền ấy và bắt tôi trả tiền tháng 9 nữa. Tôi đã bảo bà chủ nhà có thể ra cơ quan có thẩm quyền (trước tiên là ủy ban xã) khiếu nại và gọi tôi đến giải quyết. Thêm chút thông tin đó là: - Chủ nhà là bà già đã 88 tuổi. Gần như mọi thứ vẫn minh mẫn. Nhưng có rất nhiều thông tin bà này chuyên hay ghê gớm quỵt tiền và nói điêu đến nối con cái bà cũng sợ và không 1 người con nào ở được với bà, bà rất hay sang phòng tôi chửi bới và nói xấu tôi khắp nơi. - Trước tôi không rõ nên thấy bà già viết chữ khó khăn nên ở phần ""NGƯỜI NHẬN"" trong phiếu chi, tôi chỉ bảo bà ký chữ không bảo ghi rõ họ tên. Vậy phiếu chi chỉ có chữ ký của bà ấy có hợp lệ không? Luật sư cho tôi hỏi vấn đề này thì nếu đưa ra nơi có thẩm quyền liệu tôi có đòi được lẽ công bằng không. Và có thể xác minh được đó là chữ ký mạo hay không? Rất mong được sự tư vẫn của luật sư. Tôi cảm ơn!","Chào bạn, Đối với những tranh chấp dân sự nhỏ thì bạn có thể gởi đơn đến tư pháp phường/xã để nơi đây mời hai bên đến giải quyết. Khi đến giải quyết, bạn mang theo phiếu chi có chữ ký nhận của bà già đề trình bày và đề nghị bạn xem xét lại vấn đề kỹ càng vì chính đây là chữ ký nhận tiền của bà chứ ai mà giả mạo đề lừa gạt bà làm chi. Hơn nữa, tiền thuê nhà là thỏa thuận trả vào thời gian nào trong hợp đồng chắc có quy định và nếu bạn còn nợ thì với tính khí của bà ta có thể để yên đến ngày cuối cùng được không? Trường hợp bà ta không thừa nhận thì phải lkhởi kiện ra tòa và yêu cầu tòa án tiến hành giám định chữ ký nhằm làm cơ sở giải quyết vụ tranh chấp này. Thân chào bạn" 33741,Chưa nhập hộ khẩu nhà chồng có được khai sinh cho con theo quê quán của cha không?,"Theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử như sau: Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch. Dẫn chiếu khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định giải thích từ ngữ như sau: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh. Như vậy, việc bạn chưa nhập khẩu vào nhà chồng không ảnh hưởng đến việc chọn quê quán cho con khi đăng ký giấy khai sinh. Do đó, bạn có thể thỏa thuận của bạn và chồng hoặc theo tập quán khi đăng ký khai sinh. Trân trọng!" 34550,Tội ngoại tình có bị đi tù không?,"Căn cứ theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Như vậy, người phạm tội ngoại tình đến mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các biểu hiện quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 và có thể bị phạt tù như sau: - Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm, phạt tù từ 03 tháng - 01 năm: Một trong hai bên/cả hai bên ly hôn; đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm. - Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm: Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; vẫn duy trì quan hệ khi đã có quyết định của Toà huỷ việc kết hôn/buộc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng trái luật" 27519,"“Tôi chuẩn bị ly hôn với vợ tại tòa án Mỹ. Tôi muốn hỏi bản án này có được phía Việt Nam công nhận không, và sau khi ly hôn, tôi có thể về Việt Nam xây dựng gia đình mới không?” (bạn đọc Nguyen Thanh Tan).","Theo Pháp lệnh Công nhận và thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài, đối với các vụ kiện dân sự, hôn nhân & gia đình, đương sự phải làm thủ tục lên tòa án ở Việt Nam để công nhận các phán quyết đó. Tuy nhiên theo luật này, tòa án Việt Nam chỉ công nhận các phán quyết của tòa án thuộc quốc gia đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về vấn đề này (thường gọi là hiệp định tương trợ tư pháp). Đối với các quốc gia chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp, như Mỹ, đương sự phải gửi đơn lên Sở Tư pháp nơi mình cư trú trước khi xuất cảnh. Sở Tư pháp sẽ chuyển hồ sơ lên Bộ Tư pháp xin thừa nhận tính phù hợp pháp luật Việt Nam của bán án nước ngoài. Ý kiến của Bộ Tư pháp là căn cứ xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn để bạn có thể lập gia đình mới với công dân Việt Nam." 967,"Điều kiện thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung. Hiện nhà tôi thuộc mua góp đã thanh toán xong nhưng chưa có sổ đỏ, nhà do ba, mẹ đứng tên. Chồng thì mất sớm. Hộ khẩu có anh nhưng đang sinh sống và định cư nước ngoài, hộ khẩu thì có ba mẹ, tôi và 2 đứa con. Hiện do nhu cầu cần vốn để kinh doanh, muốn sang tên thế chấp nhà, thì cần giấy tờ gì? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ Điều 117 Luật nhà ở 2014 quy định về các hình thức giao dịch về nhà ở như sau: Giao dịch về nhà ở bao gồm các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở. Căn cứ Điều 118 Luật nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch như sau: 1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn; c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. 2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận: a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này; d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đ) Nhận thừa kế nhà ở; e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ. 3. Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường. Như vậy, căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 118 Luật nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch nêu trên, một trong các điều kiện bắt buộc để nhà ở tham gia giao dịch thế chấp là phải có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhà của bạn mới mua trả góp xong và chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chưa đủ điều kiện để tham gia giao dịch thế chấp. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật nhà ở 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 4322,Em đã từng kết hôn với người nước ngoài tại Malaysia bây giờ đang tiến hành ly hôn nhưng em muốn biết sau khi chính thức ly hôn thì bao lâu em mới có thể tiếp tục kết hôn lại và nếu như trường hợp là cũng ở nước Malaysia thì hồ sơ cần thiết ở Việt Nam là gì? Em tiếp tục xin tờ xác nhận độc thân ở Việt Nam có phải là như vậy không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: ""Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này."" Nam nữ nếu đủ các điều kiện trên và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì được phép kết hôn. Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không quy định về thời gian được kết hôn sau khi ly hôn. Tuy nhiên bạn đang có ý định kết hôn cũng với người Malaysia nên tùy thuộc vào quy định về hôn nhân và gia đình Malaysia quy định mà có thể sẽ có quy định về thời gian được phép kết hôn tiếp sau khi ly hôn. Nếu bạn tiếp tục kết hôn với người nước ngoài, hồ sơ kết hôn theo quy định tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP gồm có: - Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định; - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó; - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; - Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam; Như vậy, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ theo quy định trên và những giấy tờ khác nếu có theo quy định về hôn nhân gia đình Malaysia để tiến hành đăng ký kết hôn tại Malaysia. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thời gian sau ly hôn để đủ điều kiện kết hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 4580,Hiến tạng là gì?,"Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau: Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ... 6. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết. ... Theo quy định, hiến tạng là việc một người tự nguyện hiến tặng một phần cơ quan hoặc mô của cơ thể mình cho người khác khi còn sống hoặc sau khi chết. Việc hiến tạng được thực hiện với mục đích nhân đạo để cứu sống hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị suy tạng. Có hai loại hiến tạng: - Hiến tạng khi còn sống: Một người có thể hiến tặng một phần gan, thận, phổi, tụy hoặc ruột của mình cho người khác khi còn sống. - Hiến tạng sau khi chết: Một người có thể hiến tặng tim, gan, thận, phổi, tụy, giác mạc, da, xương, van tim và tủy xương sau khi chết. Việc hiến tạng có nhiều lợi ích sau: - Cứu sống người khác: Hiến tạng có thể cứu sống hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị suy tạng. - Giúp ích cho cộng đồng: Hiến tạng là một hành động nhân đạo giúp ích cho cộng đồng. - Mang lại niềm vui cho gia đình người nhận: Hiến tạng có thể mang lại niềm vui và hy vọng cho gia đình người nhận. Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo! Hướng dẫn đăng ký hiến tạng online mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)" 11187,"Tổng hợp 11 loại giấy tờ, tài liệu dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp năm 2024?","Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định 11 loại giấy tờ, tài liệu dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp khi công dân đăng ký cư trú như sau: (1) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở); (2) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong); (3) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; (4) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; (5) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; (6) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình; (7) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; (8) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; (9) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm; (10) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; (11) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức). Tổng hợp 11 loại giấy tờ, tài liệu dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp năm 2024? (Hình từ Internet)" 23996,Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm những gì?,"Căn cứ quy định Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện được gia hạn giấy phép lao động như sau: Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động 1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày. 2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này. 3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp. Như vậy, đ iều kiện được gia hạn giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam gồm có: - Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày. - Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định 152/2020/NĐ-CP . - Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp." 5533,Chi phí hoạt động robot được khấu trừ thuế không?,"Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau: 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. ... Vì rô bốt là tài sản nên chi phí hoạt động rô bốt được coi là chi phí thực tế phạt sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy chi phí hoạt động rô bốt được khấu trừ vào thu nhập doanh nghiệp khi đáp ứng có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật. Trân trọng!" 32898,2. Chỉ có cán bộ công chức mới thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ?,"Căn cứ Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ như sau: 1. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 2. Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: a) Người đứng dầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; c) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; d) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; đ) Người giữ vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước. 3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu. 4. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài. 5. Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại khoản 4 Điều này đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác. 6. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xem xét cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này cho những người không thuộc diện quy định tại Điều này. Trân trọng!" 22529,Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như thế nào là hợp pháp? Cho con hỏi một gia đình có 6 người con mà cha mất còn mẹ đau mà đất đai trong gia đình cần bán đất để có tiền lo cho mẹ đau mà người con trai thứ không chấp nhận cho bán mà còn một người con trai đầu với 4 người con gái chấp nhận bán đất để lo cho mẹ. Vậy xin hỏi người mẹ có thể được ủy quyền cho một người con đứng ra bán đất không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Theo quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết: 1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản. 2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. 3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự. 4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Có thể thấy, khi bố bạn mất thì đương nhiên tài sản chung của bố mẹ bạn sẽ được chia đôi, và phần tài sản của bố bạn sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Vậy, khi mà bạn và 4 người con khác muốn bán ngôi nhà để chữa bệnh cho mẹ thì buộc cũng phải có sự đồng ý của người con còn lại vì người đó cũng có 1 phần sở hữu giá trị của ngôi nhà đó. Nếu người kia không đồng ý thì không thể thực hiện được việc bán này, trừ trường hợp bạn hoặc những người còn lại có yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế tới Tòa án, sau khi đã chia xong và người con không đồng ý bán nhà đã có phần của mình thì mẹ bạn và những người muốn bán nhà hoàn toàn có thể thực hiện được việc này. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hợp pháp. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 34283,"Giải quyết tài sản của người bị tuyên bố đã chết trở về như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Trần Viết Hoàn, có vấn đề thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp ạ. Vừa rồi, gia đình tôi làm thủ tục tuyên bố một người thân trong gia đình đã chết vì thấy người này biệt tích cả chục năm nay. Khi chúng tôi đang làm thủ tục chia thừa kế phần di sản mà người này để lại thì bỗng nhiên người này về. Mọi người rất vui mừng. Tuy nhiên, ở đây lại nảy sinh rắc rối là chúng tôi chia làm hai phe, một bên bảo vẫn tiếp tục chia thừa kế vì tòa đã phán người này chết. Một bên bảo không được chia nữa vì người này còn sống. Cho tôi hỏi trường hợp này chúng tôi phải làm sao cho đúng? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Trần Viết Hoàn, cư xá Lữ Gia, quận 11, TP.HCM.","Với tình huống của bạn, Ban biên tập Thư Ký Luật nhận định, trường hợp này, mọi người trong gia đình phải dừng ngay việc chia thừa kế. Vì theo Khoản 1 Điều 73 Bộ luật dân sự 2015, khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Đồng thời, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Như vậy, việc bạn và gia đình phải làm trước mắc là phải yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết để khôi phục lại các quan hệ nhân thân và tài sản cho người đó. Trong trường hợp vẫn cố chia thừa kế thì sau khi người này trở về, bạn và mọi người trong gia đình vẫn phải trả lại. Vì Khoản 3 Điều 73 Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định rõ: Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Vì đã biết người này còn sống, đã trở về mà vẫn cố chia nhau tài sản thì mọi người nếu nghiêm trọng còn có thể phạm phải tội chiếm giữ trái phép tài sản của người khác và bị truy cứu theo Bộ luật hình sự 1999. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giải quyết tài sản của người bị tuyên bố đã chết trở về. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 23124,Mất dấu vân tay có được làm căn cước công dân không?,"Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về thu nhận vân tay công dân trong làm Căn cước công dân như sau: Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay phải (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út); Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay trái (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út); Thu nhận vân tay phẳng của 2 ngón cái chụm; Thu nhận vân tay lăn 10 ngón theo thứ tự: Ngón cái phải, ngón trỏ phải, ngón giữa phải, ngón áp út phải, ngón út phải, ngón cái trái, ngón trỏ trái, ngón giữa trái, ngón áp út trái, ngón út trái. Trường hợp không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được. Như vậy, trong trường hợp không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì tình trạng vân tay của công dân sẽ được mô tả và nhập thông tin và tiếp tục các thủ tục để làm Căn cước công dân. Do đó, trong trường hợp bị mất vân tay bạn vẫn có thể làm Căn cước công dân và cần phải thông báo cho cơ quan công an nơi thực hiện thủ tục thu nhận thông tin làm Căn cước công dân về tình trạng vân tay của bạn sẽ để được ghi nhận lại và tiếp tục thụ tục làm Căn cước công dân. Có làm được căn cước công dân không nếu bị mất dấu vân tay? (Hình từ Internet)" 3025,"Cho tôi hỏi hỏi một dự án đã thế chấp QSDĐ và tài sản hình thành trên đất cho Ngân Hàng A, nay Ngân Hàng B muốn cho khách hàng vay để mua căn hộ thuộc dự án đó, tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay. Vậy có những biện pháp nào để giảm thiểu rủi ro cho Ngân Hàng B hay không. Mình có nghe nói là NH B nên đề nghị chủ đầu tư tiến hành giải chấp từng phần dự án đang thế chấp đó tại NH A, như vậy có được hay không? nếu được thì trình tự tiến hành đối với NH B như thế nào để rủi ro là thấp nhất? Mong ban biên tập trả lời giúp!","Việc chủ đầu tư có thể giải chấp từng phần tài sản trong dự án đang được thế chấp có được hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào quyền quyết định của Ngân hàng A, và giấy tờ pháp lý của từng phần tài sản thế chấp (dự kiến được giải chấp) liệu có phù hợp cho việc giải chấp và thế chấp riêng hay không theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, Ngân hàng A đồng ý cho phép giải chấp từng phần dự án, và phần dự án này có thể giải chấp và thế chấp theo quy định của pháp luật thì chủ tài sản được quyền thế chấp tài sản (sau khi được giải chấp) cho Ngân hàng B để vay vốn theo thỏa thuận giữa chủ tài sản và Ngân hàng B. Trình tự thủ tục tiến hành thế chấp tài sản giữa chủ tài sản và Ngân hàng B phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật như: hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản và được công chứng (Điều 343; Khoản 2, Điều 689, Bộ luật Dân sự), tài sản thế chấp (kể cả tài sản hình thành trong tương lai) phải được đăng ký thế chấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và bên thế chấp phải giao giấy tờ tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp (Khoản 1, 2 Điều 717, Bộ luật Dân sự). CafeLand kết hợp Công ty Đất Luật" 16808,"Đề nghị quý báo cho biết nguyên đơn trong vụ án dân sự có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán được phân công giải quyết vụ án trong những trường hợp nào? Dương Quang Minh (Đống Đa, Hà Nội).","Theo quy định tại Điều 46, 47 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì thẩm phán phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây: - Thẩm phán đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần II Nghị quyết 01/ 2005/NĐ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân đân Tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất ""Những quy định chung"" của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 thì ""Người thân thích của đương sự là người có quan hệ sau đây với đương sự: là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự; là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự; là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự; là cháu ruột của đương sự, mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột"". - Thẩm phán đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó. - Có căn cứ rõ ràng cho rằng thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết 01/2005/NĐ-HĐTP thì ngoài các trường hợp trên, đương sự có thể có căn cứ rõ ràng để khẳng định là thẩm phán không vô tư trong khi làm nhiệm vụ trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...). Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án dân sự, kiểm sát viên, thẩm phán và thư ký tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm vụ án đó. - Thẩm phán và hội thẩm nhân dân cùng trong một hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; - Thẩm phán đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; - Thẩm phán đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là kiểm sát viên, thư ký tòa án. VietBao.vn (Theo_Hà Nội Mới )" 2635,"Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định ra sao? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên luật năm nhất, em đang tự tìm hiểu những quy định về luật dân sự. Anh chị cho em hỏi: quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!","Theo quy định hiện nay tại Bộ luật dân sự 2015 thì mốc giới ngăn cách các bất động sản đươc quy định như sau: - Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình. - Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó. - Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ. - Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý. - Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình. - Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quy định về mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định tại Điều 176 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 17782,"Mẹ tôi đang tham gia giao thông thì có ông cụ đi bộ sang đường. Lúc đó, trước mặt mẹ tôi có 2 thanh niên đi trước. Họ thấy ông cụ sang đường nhưng vẫn lách lên. Theo đà, mẹ tôi vẫn đi và không kịp phản ứng gây ra va chạm. Lúc đó không rõ mẹ tôi đi với tốc độ khoảng 20 đến 30km/h. Ngay lập tức mẹ tôi đưa ông cụ đi viện và gọi người lên trông ông ở viện, sau đó quay lại hiện trường. Lúc quay lại hiện trường thì thấy công an lập biên bản và lấy khai của người dân xung quanh. Ông cụ vào viện được một lúc, chụp chiếu thì có hiện tượng tụ máu ở não. Hiện tại ông đang phẫu thuật. Cho tôi hỏi, nếu trường hợp xấu nhất ông cụ qua đời thì mẹ tôi sẽ phải chịu những trách nhiệm gi và có bị truy tố không?","Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 của Bộ luật hình sự thì người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Đồng thời, theo quy định tại điểm 4.1 Mục I của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự: “a. Làm chết một người; b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”. Trường hợp mà bạn nêu, cần phải chờ Biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan công an để xác định lỗi. Nếu như mẹ bạn vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, dẫn đến tai nạn làm cho ông cụ chết thì mẹ bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 202 của Bộ luật hình sự. Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự, mẹ của bạn còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 584 và Điều 591 của Bộ luật dân sự. Cụ thể, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 như sau: “1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”." 30182,"Xin chào luật sư. Em hiện sống tại Ninh Thuận, có gặp khó khăn về vấn đề cho mượn tiền không giấy tờ. Mong được luật sư tư vấn. Em và người mượn tiền có quan hệ tình cảm. Quen nhau qua mạng xã hội, gia đình người ấy sống tại tp. phan thiết, gia đình em sống tại ninh thuận. Trong thời gian quen, chùng em đã về ra mắt hai bên gia đình. Nhưng người đó chỉ đưa em về nhà chú ruột vì người ấy nói cha mẹ hiện đang sinh sống ở nước ngoài. Gia đình em yêu cầu có đại diện gia đình anh tới nhà mới chấp nhận cho quen. Anh đã đưa chú ruột đến nhà em chơi, thăm nhà. Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 8/2013 bạn trai của em đã mượn của em số tiền gần 200 triệu đồng. Không có giấy tờ nào, chỉ có các chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng. Nhưng những chứng từ chuyển tiền đó khống có cái nào chuyển vào tài khoản của anh. Mà chuyển qua tài khoản của chủ ruột anh, qua 1 người bạn của anh hiện đang làm công an tp. phan thiết và vào tài khoản của một số người khác. Trong đó cũng có một số lần em đưa tiền trực tiếp cho anh. Nhưng đến tháng 9/2013 anh trốn đi, không có liên lạc được. Em chỉ có thể liên lạc được với chú của anh. Người chú ấy nói cũng bị anh lừa một số tiền và cũng đang tìm anh để đòi nợ. Trước đó em không cho gia đình biết việc cho bạn trai mượn khoản tiền lớn như vậy. Nhưng khi khó khăn em phải nhờ gia đình giúp đỡ về tài chính, nên gia đình em đã can thiệp giúp. Khi em và mẹ em đến nhà người chú để tìm hiểu thì được biết cha mẹ anh ấy đang sinh sống tại tp. phan thiết. Mẹ làm tại điện lực phan thiết, cha là giám đốc chi nhánh, kiêm trợ lý cho tổng giám đốc cty cổ phần Đức Khải tại tp. HCM, gia đình rất khá giả. Em và mẹ đã liên lạc trực tiếp với cha người ấy (ông Nguyễn Hòa) đã được ống ấy khẳng định con trai ông là tay lừa đảo chuyên nghiệp ở phan thiết. Ông cũng nhận trách nhiệm làm cha và sẽ giúp trả phần tiền mà con trai ông lừa gạt của em. Nhưng qua rất nhiều hẹn trả từ tháng 12/2013 đến nay nhưng ông ấy chưa trả 1 đồng nào. Đến giờ em hoàn toàn không liên lạc được với người ấy, cha của người ấy cũng nói là không có liên lạc. Vậy em xin hỏi, nếu người cha đã hứa như vậy nhưng cứ kéo dài thời gian mãi không trả thì em có thể làm gì? Và người ấy sẽ phạm tội thế nào nếu em nhờ pháp luật can thiệp? Rất mong được luận sư tư vấn giúp em. Và xin luật sư không đưa công khai bài viết này của em.","- Theo thông tin bạn nêu thì vụ việc của bạn có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự. - Tuy nhiên, chứng cứ pháp lý của bạn rất yếu, khó có căn cứ để đấu tranh với tên ""lừa đảo chuyên nghiệp"" đó. Nếu có nhiều người cùng gửi đơn tố giác và còn có những người làm chứng khác thì mới chứng minh được hành vi, thủ đoạn gian đối của kẻ đó nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại. - Bạn có thể gửi đơn tới công an để được xem xét giải quyết theo pháp luật." 30758,"Cho em hỏi là ông nội của em năm nay đã 83 tuổi, nhưng ông vẫn còn đi lại được nhưng phải chống gậy, mắt ông nhìn hơi kém. Ông muốn em viết bản di chúc cho ông. Cho nên chưa thể tự tay thay ông nội em viết được vì sợ không hợp pháp nên em chưa viết. Vậy em nhờ các anh chị tư vấn cho em được rõ hơn ạ?","Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Di chúc bằng văn bản bao gồm: - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. - Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. - Di chúc bằng văn bản có công chứng. - Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Di chúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây: (1) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; (2) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện trên. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Do đó: Trường hợp ông của bạn không thể tự mình viết di chúc được thì có thể nhờ bạn viết thay và thực hiện cụ thể như sau: - Trường hợp 1: Ông bạn có thể lập di chúc miệng Nếu tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Khi đó, phải có ít nhất hai người làm chứng về việc lập di chúc và ngay sau khi ông bạn thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ông bạn thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà ông bạn còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. - Trường hợp 2: Ông bạn có thể lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng Trường hợp ông của bạn không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ bạn (hoặc người khác) viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Ông bạn phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Yêu cầu đối với người làm chứng đối với bản di chúc của ông bạn Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc trên, trừ những người sau đây: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông bạn. - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 25087,"Xin hỏi trường hợp nào được miễn, giảm tiền tạm ứng án phí? (Thanh Mai, Hà nội)","Miễn giảm tiền tạm ứng án phí, án phí thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đều có thể tiếp cận công lý, hạn chế các trường hợp vì lý do tài chính mà Tòa án không thụ lý vụ án Khi giải quyết tòa án giải quyết VADS, các đương sự phải chịu án phí theo quy định của pháp luật, tùy theo loại VADS, trên cơ sở lợi ích, mức lỗi của họ trong quan hệ pháp luật tòa án giải quyết trong VADS. Tuy vậy, do tính chất của từng loại vụ án, điều kiện kinh tế của đương sự, trong một số trường hợp pháp luật quy định việc miễn, giám án phí. Miễn giảm tiền tạm ứng án phí, án phí thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân đều có thể tiếp cận công lý, hạn chế các trường hợp vì lý do tài chính mà Tòa án không thụ lý vụ án, làm cho quyền lợi hợp pháp của người dân không được đảm bảo, quyền khởi kiện không thể thực hiện trên thực tế. Điều 134 BLTTDS quy định: “án phí, mức án phí đối với mỗi loại vụ án cụ thể…các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, các trường hợp được miễn hoặc không phải nộp án phí…chưa được quy định trong Bộ luật này do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định” Ngày 27/02/2009, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án; Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009. Để triển khai thi hành Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án, ngày 30/6/2009 Toà án nhân dân tối cao đã có công văn số 98/TANDTC-KHXX hướng các Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp, các đơn vị trực thuộc Toà án nhân dân tối cao cần thực hiện đúng các vấn đề sau: “…Đối với các vụ việc đã được Toà án thụ lý để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hoặc theo thủ tục phúc thẩm trước ngày Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án có hiệu lực pháp luật (ngày 01/7/2009) nhưng sau ngày 01/7/009 Toà án mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, thì các quyết định về án phí, lệ phí Toà án được thực hiện theo quy định của Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ “về án phí, lệ phí Tòa án” và các văn bản trước đây về án phí, lệ phí Toà án; trường hợp theo quy định của Nghị định số 70/CP mà đương sự phải chịu án phí, lệ phí Toà án, nhưng theo quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án thì đương sự không phải chịu hoặc được miễn, giảm án phí, lệ phí Toà án, thì áp dụng quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án đối với họ” Điều 10 Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12 về án phí, lệ phí (pháp lệnh) quy định những trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí, án phí bao gồm: Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hành chính; Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm; Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm. Đối với các trường hợp miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí: Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng.; Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh; Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ; Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (Điều 11 Pháp lệnh) Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Tòa án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, án phí. (Khoản 1 – Điều 14 Pháp lệnh)" 31060,Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm những gì?,"Căn cứ quy định Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau: Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam 1. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây: a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam; b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; c) Bản khai lý lịch; d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; đ) Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; e) Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; g) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam. 2. Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn. 3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. Như vậy, Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây: - Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam. Tải về - Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; - Bản khai lý lịch; - Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; - Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; - Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; - Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam." 34119,"Vợ chồng tôi muốn lập di chúc để lại tài sản cho con nhưng có một số nội dung muốn giữ bí mật cho đến khi công bố. Tôi muốn hỏi có nơi nào nhận trông giữ di chúc bí mật không? Nếu có, pháp luật quy định thế nào về việc này?","​Theo bạn trình bày, vợ chồng bạn muốn người khác trông giữ bí mật bản di chúc của mình. Theo quy định tại Ðiều 665 Bộ luật dân sự năm 2005 về việc gửi giữ di chúc: 1. Người lập di chúc có thể yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. 2. Trong trường hợp cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng. 3. Cá nhân giữ bản di chúc có các nghĩa vụ sau đây: a) Giữ bí mật nội dung di chúc; b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc; c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng. Như vậy, để lưu giữ bản di chúc, người lập di chúc có thể lựa chọn các cách thức lưu giữ di chúc như sau: - Tự mình giữ di chúc: Việc người lập di chúc tự mình lưu giữ di chúc sẽ bảo đảm cho việc giữ gìn bí mật của bản di chúc, chỉ người lập di chúc biết được toàn bộ nội dung di chúc cho đến khi người đó chết. - Yêu cầu cơ quan công chứng lưu giữ di chúc: Cần lưu ý rằng, cơ quan công chứng, chứng thực di chúc có thể là cơ quan công chứng hoặc Uỷ bản nhân dân xã, phường, thị trấn; nhưng Bộ luật dân sự cũng như pháp luật về công chứng, chứng thực đều quy định chỉ có cơ quan công chứng mới thực hiện việc lưu giữ di chúc. - Gửi người khác lưu giữ bản di chúc: Để bảo đảm cho việc phân chia di sản sau khi người lập di chúc chết đúng với mong muốn của mình, người lập di chúc cũng có thể gửi di chúc cho một người mà mình có quan hệ chặt chẽ khi còn sống và có thể đặt niềm tin vào người này. Người lập di chúc nên viết rõ một số thông tin cơ bản về người gửi giữ bản di chúc trong bản di chúc. Với ba cách thức để lưu giữ di chúc như trên, pháp luật Việt Nam có quy định chặt chẽ việc gửi giữ di chúc thông qua yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng. Cụ thể, tại Điều 60 Luật công chứng năm 2014 quy định về nhận lưu giữ di chúc như sau: 1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc. 2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc. Như vậy, nếu vợ chồng bạn yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc của mình thì bạn yên tâm về trình tự, thủ tục và mức độ an toàn (giữ bí mật cao độ); bởi khi nhận lưu giữ di chúc, Công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt vợ chồng bạn, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho vợ chồng bạn. Tuy nhiên, nếu nhờ tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ di chúc thì vợ chồng bạn sẽ mất thêm một khoản tiền phí lưu giữ di chúc. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định nghĩa vụ của người lưu giữ di chúc như sau: - Giữ bí mật nội dung di chúc; - Giữ gìn, bảo quản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hỏng phải báo ngay cho người lập di chúc; - Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của hai người làm chứng. Theo các quy định nói trên, vợ chồng bạn hoàn toàn có thể nhờ người khác hoặc tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc, những người này có nghĩa vụ phải giữ bí mật nội dung di chúc của vợ chồng bạn và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (như đã trình bày ở trên), bảo đảm an toàn cho đến lúc công bố di chúc. Thạc sĩ – Luật sư Phạm Thanh Bình Công ty Luật Bảo Ngọc – Hà Nội" 22755,"Tôi bị bệnh nên không thể có con, do đó mà vợ chồng chúng tôi có nhờ chị gái tôi đã có gia đình mang thai hộ, thủ tục chúng tôi thực hiện theo đúng quy định pháp luật rồi. Nhưng hiện vẫn còn lăn tăn việc làm giấy chứng sinh cho con như thế nào, nên ban biên tập vui lòng hỗ trợ giúp: Thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ do mang thai hộ được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định tại đâu để tôi có thể tham khảo thêm. Tuyết Mai (mai****@gmail.com)","Tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT có quy định thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh gồm: - Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản - nhi; - Nhà hộ sinh; - Trạm y tế cấp xã; - Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ. Theo đó, tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT, có quy định thủ tục cấp giấy chứng sinh cho trẻ do mang thai hộ như sau: ..... Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra. Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này tuy nhiên Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2015/TT-BYT, cụ thể: Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01 hoặc Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm: Mang thai hộ như thế nào là hợp pháp? Tổ chức đưa người ra nước ngoài mang thai hộ bị xử lý thế nào? Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 29818,Cơ quan thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước hiện nay là ở đâu?,"Theo Điều 5 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định về cơ quan thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước hiện nay như sau: Cơ quan thu lệ phí 1. Ủy ban nhân dân cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước và lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi. 2. Sở Tư pháp thu lệ phí đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam. 3. Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp) thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; lệ phí cấp, gia hạn giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài. 4. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước." 8650,"1. Chồng làm giám đốc, vợ làm nội trợ thì ai được nuôi con khi ly hôn?","Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, theo quy định trên pháp luật không có quy định cụ thể về nghề nghiệp của các bên trong ly hôn để được quyền nuôi con mà xét nhiều yếu tố khác nhau như: Tinh thần, thời gian chăm sóc, điều kiện chăm sóc, phúc lợi khác (y tế, trường học...) trong đó vấn đề thu nhập cũng là một trong các yếu tố đó để Tòa xem xét giao con cho vợ hoặc chồng nuôi." 19306,"Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho hộ gia đình, cá nhân sau khi thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội quy định như thế nào?","Q uy định tại Điều 56, quy định ""Về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở..."", ban hành kèm theo Quyết định số 13/2013 ngày 24-4-2013 của UBND TP Hà Nội, như sau: 1- Hộ gia đình, cá nhân sau khi thực hiện xong việc DĐĐT đất sản xuất nông nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện nơi có đất; văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện nơi có đất là cơ quan thẩm tra, giải quyết. Hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp lại GCNQSDĐ (theo mẫu); - Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người đề nghị cấp lại GCNQSDĐ (bản photocopy). - Hợp đồng chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp đã được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (bản chính); hoặc biên bản công nhận kết quả bắt thăm thửa đất để sản xuất nông nghiệp (bản chính hoặc bản sao chứng thực). - GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003 (bản sao chứng thực). 2- Trình tự giải quyết: - Văn phòng đăng ký QSDĐ có trách nhiệm: thẩm tra hồ sơ; làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính), trích sao hồ sơ địa chính; xác nhận vào đơn đề nghị cấp lại GCNQSDĐ; in giấy chứng nhận gửi kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất, trích sao hồ sơ địa chính, hồ sơ đề nghị cấp lại GCNQSDĐ; đồng thời gửi số liệu địa chính đến chi cục thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có) đối với trường hợp người SDĐ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện các công việc tại văn phòng đăng ký QSDĐ là không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu gửi số liệu địa chính, chi cục thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính gửi lại văn phòng đăng ký QSDĐ. Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện lập tờ trình đề nghị UBND quận, huyện, thị xã cấp giấy chứng nhận. - Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, tờ trình của văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện, UBND quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, ký giấy chứng nhận. - Sau khi UBND quận, huyện, thị xã ký giấy chứng nhận, trong thời hạn: không quá 3 ngày làm việc, văn phòng đăng ký QSDĐ căn cứ thông báo thuế của chi cục thuế để thông báo cho người được cấp giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (thời gian người xin cấp giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ tài chính không tính vào thời gian giải quyết thủ tục cấp lại giấy chứng nhận). - Trong thời hạn không quá 1 ngày làm việc sau khi người được cấp giấy chứng nhận nộp đủ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, văn phòng đăng ký QSDĐ có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận đã cấp (hoặc thu các giấy tờ gốc về QSDĐ), vào sổ cấp giấy chứng nhận và trao giấy chứng nhận cho người được cấp, đồng thời cập nhật, chỉnh lý biến động QSDĐ vào hồ sơ địa chính và gửi báo cáo về Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) để cập nhật, chỉnh lý biến động QSDĐ vào hồ sơ địa chính của thành phố. Trường hợp thực hiện thủ tục chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp mà hồ sơ đề nghị đăng ký biến động chỉ có giấy tờ về QSDĐ theo quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì ngoài thời gian thực hiện thủ tục theo quy định nêu trên, còn được cộng thêm thời gian không quá 10 ngày làm việc để phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện thực hiện việc thẩm tra, xác nhận điều kiện cấp giấy chứng nhận." 10632,Cách đơn phương ly hôn khi chồng ngoại tình?,"Theo khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 56 Luật này quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Đối chiếu các quy định trên với trường hợp của bạn, do chồng bạn có hành vi ngoại tình và thường xuyên đánh chửi vợ nhưng lại không chịu đồng ý ly hôn khi bạn yêu cầu. Trong trường hợp này bạn có quyền được đơn phương xin ly hôn. Nếu có đủ căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn. Căn cứ để xác định hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng được quy định tại mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000, cụ thể: “a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình; a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được…”. Như vậy, với trường hợp của bạn, nếu người người chồng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình và bạn cảm thấy không thể tiếp tục chung sống được nữa thì có thể nộp đơn xin ly hôn theo yêu cầu của một bên kèm theo các chứng cứ để chứng minh cho việc ngoại tình, bạo lực gia đình… gửi đến tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi vợ chồng bạn cư trú để yêu cầu xem xét, giải quyết." 16340,"Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là sinh viên năm nhất ngành luật của ĐH Sài gòn. Vì mới học năm nhất nên em chưa được học các môn chuyên ngành, tuy nhiên em cũng có niềm đam mê và muốn nghiên cứu trước các văn bản, các luật, bộ luật. Sau khi Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực em cũng có tìm hiểu đôi chút, tuy nhiên có đôi chỗ chưa rõ. Rất mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho em hỏi: Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định như sau: Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật dâm sự 2015. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm được quy định tại Điều 619 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 9272,"Cây xoan nhà bà T có cành vươn sang vườn nhà bà H. Bà H đã nhiều lần yêu cầu bà T chặt tỉa những cành xoan vươn sang đất nhà bà, nhưng bà T không thực hiện. Sau một trận mưa to, một cành xoan lớn đã gãy và rơi xuống chuồng lợn nhà bà H làm vỡ mái ngói và làm chết một con lợn bột. Bà H yêu cầu bà T phải đền cho bà con lợn bị chết và phần mái ngói bị vỡ và bà T phải chặt ngay những cành xoan còn vươn sang phần đất nhà bà. Bà T không đáp ứng yêu cầu của bà H. Bà T cho rằng, do trời mưa nên cây bị gãy, đó là hiện tượng khách quan xảy ra ngoài ý muốn nên bà không có lỗi. Trong tình huống này, ông Trưởng xóm cần hòa giải như thế nào?","Mâu thuẫn phát sinh giữa bà T và bà H do các yêu cầu của bà H đối với bà T về thiệt hại do cây cối gây ra. Ở tình huống này, phát sinh hai vấn đề pháp lý sau: nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản; bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Ông Trưởng xóm khi hào giải giữa hai gia đình cần vận dụng Điều 265 và 626 Bộ luật Dân sự năm 2005. Về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản Theo quy định tại khoản 2 Điều 265 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt qua ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp này, cành xoan của nhà bà T vươn sang phần đất nhà bà H. Bà H đã nhiều lần yêu cầu bà T tỉa cành nhưng bà T không thực hiện. Như vậy, bà T đã vi phạm quy định về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản. Bà T phải có trách nhiệm chặt tỉa những cành xoan còn vươn sang đất nhà bà H. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Cành xoan của nhà bà T trên phần đất nhà bà H đã bị gãy đã làm thiệt hại cho nhà bà H. Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối gãy đổ gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép. Trong trường hợp này, mặc dù bà T lấy lý do là cành cây gãy do trời mưa to nhưng đó không phải là điều kiện bất khả kháng. Hơn nữa, bà H đã nhiều lần yêu cầu bà T phải chặt tỉa cành từ trước đó nhưng bà T không thực hiện. Do vậy, bà T phải có trách nhiệm bồi thường cho bà H mọi thiệt hại do cành xoan gãy gây ra." 28293,"Căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Vũ Thương. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Vũ Thương (vuthuong*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được quy định cụ thể như sau: - Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 196 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 mà không cần được sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền (sau đây gọi là người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng): + Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; + Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thoả thuận với ng­ười nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng; + Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. - Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng. - Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nư­ớc có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây: + Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền; + Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; + Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác; + Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định. - Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng và khung giá đền bù quy định tại điểm d khoản 3 Điều 195 Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trên đây là nội dung tư vấn về căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 32687,Tôi đang là sinh viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Nay tôi yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Vậy tôi có phải nộp lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp hay không? Nếu phải nộp lệ phí thì tôi nộp bao nhiêu và phải xuất trình những giấy tờ gì?,"Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 174/2011/TT-BTC ngày 02/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp, mức thu lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với học sinh, sinh viên là 100.000đ/người/lần cấp. Với mức thu trên, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cấp 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần cấp. Trường hợp yêu cầu cấp trên 02 Phiếu trong một lần cấp thì từ Phiếu thứ 03 trở đi phải nộp 3.000đ/Phiếu. Để thống nhất trong việc triển khai thực hiện Thông tư số 174/2011/TT-BTC trong toàn quốc, ngày 08/02/2012, Bộ Tư pháp đã có Công văn số 736/BTP-TTLLTPQG gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong đó có lưu ý các Sở Tư pháp khi xác định đối tượng yêu cầu cấp Phiếu là học sinh, sinh viên để áp dụng mức thu nêu trên cần yêu cầu Người cấp Phiếu xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực thẻ học sinh, thẻ sinh viên đang còn giá trị hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục, đào tạo nơi học sinh, sinh viên đó đang học tập. Theo các quy định trên, để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, bạn phải nộp lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Mức lệ phí là 100.000đ/lần cấp. Bạn được cấp 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần cấp. Trường hợp yêu cầu cấp trên 02 Phiếu trong một lần cấp thì từ Phiếu thứ 03 trở đi phải nộp 3.000đ/Phiếu. Để Sở Tư pháp nơi bạn nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp áp dụng mức lệ phí này, bạn phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực thẻ sinh viên đang còn giá trị hoặc giấy xác nhận của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội xác nhận bạn là sinh viên của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội." 5548,"Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản là gì? Xin chào anh chị Thư Ký Luật! Em có một thắc mắc, rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị. Anh chị cho em hỏi: Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản là gì? Em xin chân thành cám ơn! Thanh Hùng, HN.","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ của bên nhận cầm cố được quy định như sau: - Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. - Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. - Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản được quy định tại Điều 313 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 30736,"Tôi coi phong thủy ở một số nơi họ bảo tên tôi khá xấu làm ăn khó phát triển được. Tôi muốn được đổi tên mới, thủ tục thực hiện ra sao, mong được giải đáp? Hiện tôi 21 tuổi.","Theo quy định tại Điều 28 Bộ Luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; - Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; - Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; - Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; - Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; - Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. Như vậy, nếu tên của anh không gây nhầm lẫn hay ảnh hưởng tới danh dự nhân phẩm nhưng anh có mong muốn đổi tên vì không thích thì sẽ không được cơ quan thẩm quyền chấp nhận thực hiện thủ tục đổi tên. Trân trọng!" 3548,Phiếu trưng cầu ý dân như thế nào không hợp lệ?,"Theo Điều 41 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định phiếu trưng cầu ý dân không hợp lệ như sau: Phiếu trưng cầu ý dân không hợp lệ 1. Những phiếu trưng cầu ý dân sau đây là phiếu không hợp lệ: a) Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ trưng cầu ý dân phát ra; b) Phiếu không có dấu của Tổ trưng cầu ý dân; c) Phiếu đánh dấu nhiều hơn một phương án được chọn theo quy định; d) Phiếu bỏ trống tất cả các phương án; đ) Phiếu có viết thêm nội dung khác. 2. Trường hợp có phiếu trưng cầu ý dân được cho là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ trưng cầu ý dân đưa ra để toàn Tổ xem xét, quyết định. Tổ trưng cầu ý dân không được gạch xóa hoặc sửa chữa trên phiếu trưng cầu ý dân. Những phiếu trưng cầu ý dân sau đây là phiếu không hợp lệ: Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ trưng cầu ý dân phát ra; Phiếu không có dấu của Tổ trưng cầu ý dân; Phiếu đánh dấu nhiều hơn một phương án được chọn theo quy định; Phiếu bỏ trống tất cả các phương án; Phiếu có viết thêm nội dung khác." 5687,"Nội dung phải thảo luận tập thể trong Đoàn thanh tra của Công an nhân dân hoặc Tổ xác minh trước khi trình cấp có thẩm quyền ký duyệt, thực hiện được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Nguyễn Thùy Dương, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Quận 6, Tp.HCM. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Nội dung phải thảo luận tập thể trong Đoàn thanh tra của Công an nhân dân hoặc Tổ xác minh trước khi trình cấp có thẩm quyền ký duyệt, thực hiện được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo. 2. Đề cương yêu cầu người bị khiếu nại, người bị tố cáo giải trình về những nội dung liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo. 3. Dự thảo báo cáo kết quả thanh tra hoặc báo cáo kết quả xác minh, kết luận nội dung khiếu nại, tố cáo. 4. Đề xuất kiến nghị xử lý đối với người bị khiếu nại, người bị tố cáo khi xác định người bị khiếu nại, người bị tố cáo có vi phạm; đề xuất xử lý người tố cáo sai sự thật, người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. 5. Dự thảo kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại. 6. Các cuộc họp của Đoàn thanh tra hoặc Tổ xác minh phải được lập thành biên bản. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Trưởng đoàn hoặc Tổ trưởng quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định xác minh, kết luận. Trên đây là nội dung tư vấn về Nội dung phải thảo luận tập thể trong Đoàn thanh tra của Công an nhân dân hoặc Tổ xác minh trước khi trình cấp có thẩm quyền ký duyệt, thực hiện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24. Trân trọng!" 15050,Thẻ căn cước có thể dùng để thay thế hộ chiếu khi xuất nhập cảnh từ 01/7/2024?,"Tại khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định về giá trị sử dụng của thẻ căn cước như sau: Giá trị sử dụng của thẻ căn cước 1. Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau. 3. Thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được cấp thẻ căn cước phải xuất trình thẻ căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người được cấp thẻ xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được in, tích hợp vào thẻ căn cước; trường hợp thông tin đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, người được cấp thẻ phải cung cấp giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh các thông tin đã thay đổi. ... Theo đó, thẻ căn cước còn có thể sử dụng thay cho hỗ chiếu khi xuất nhập cảnh nhưng không phải lúc nào thẻ cước cước cũng có thể thay thế cho hộ chiếu. Chỉ trong trường hợp công dân Việt Nam xuất nhập cảnh sang nước ngoài mà nước đó và Việt Nam có ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau thì lúc này thẻ căn cước của công dân mới có gái trị thay thế cho hộ chiếu" 23541,Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?,"Điều 713. Chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất: “1. Hợp đồng thuê quyền sử dụng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a ) Hết thời hạn thuê và không được gia hạn thuê; b) Theo thỏa thuận của các bên; c) Nhà nước thu hồi đất; d) Một trong các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận hoặc theo qui định của pháp luật; đ) Bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết mà trong hộ gia đình của người đó không còn thành viên nào khác hoặc có nhưng không có nhu cầu tiếp tục thuê; e) Diện tích đất thuê không còn do thiên tai; g) Các trường hợp khác do pháp luật quy định. 2. Khi hợp đồng thuê quyền sử dụng đất chấm dứt, người thuê quyền sử dụng đất phải khôi phục tình trạng đất như khi nhận đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác. Tài sản gắn liền với đất được giải quyết theo thỏa thuận của các bên” Trong trường hợp đơn phương chấm dứt: Điều 464. Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự: “1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định; 2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; 3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán; 4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.” 709. Chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất. “Khi bên thuê chậm trả tiền thuê quyền sử dụng đất theo thỏa thuận thì bên cho thuê có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất. Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả đủ tiền trong thời gian đã thuê kể cả lãi đối với khoản tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán”." 1684,"Kính chào luật sư, xin làm ơn hướng dẫn cho trường hợp sau: Bà nội tôi để lại di chúc cho 03 người con; Bác, Chú và Ba tôi. Ba tôi (hiện ở Mỹ) có làm di chúc cho 07 anh em chúng tôi. Nay cụ muốn uỷ quyền  cho một người con độc nhất (em tôi) để đứng ra kê khai uỷ quyền thừa kế cho căn nhà nói trên. Xin luật sư giải đáp và hướng dẫn cho những thắc mắc sau; 1-Ba tôi làm hợp đồng uỷ quyền ở Mỹ rồi gởi về VN cho em tôi. (Trong hợp đồng uỷ quyền có nên ghi thời hạn là"" vô thời hạn "" không? Xin làm ơn giải thích. 2-Sau khi làm xong Hợp đồng uỷ quyền thì em tôi có thể phối hợp với Bác và Chú tôi kê khai di sản thừa kế? 3-Trong trường hợp Bác và Chú tôi không chịu phối hợp thì gia đình chúng tôi có thể tự kê khai di sản thừa kế được không?","Chào bạn, Xin trả lời các câu hỏi như sau: 1. Theo quy định, nếu HĐUQ không ghi thời hạn thì được xác định thời hạn UQ sẽ là 1 năm. Thông thường, ít khi người ta ghi vô thời hạn mà để tránh thời hạn 1 năm theo luật, HĐUQ thường ghi là Thời hạn ủy quyền được tính cho đến khi hoàn thành xong các nghĩa vụ đã được ghi trong HĐ này. 2. Nếu đã làm HĐUQ định đoạt, em của bạn có toàn quyền phối hợp với bác và chú bạn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. 3. Nếu họ không phối hợp, gia đình bạn không thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế được mà phải khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản thừa kế theo di chúc. Chú ý: Tôi giả thiết di chúc hợp pháp và không còn những người khác liên quan đến di chúc này ngoại trừ 3 người mà bạn đã nêu." 24441,"Thông tin nguồn gốc của trẻ em được nhận làm con nuôi quốc tế có được tiết lộ không? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Chánh, đang sinh sống tại Hà Tĩnh, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi thông tin nguồn gốc của trẻ em được nhận làm con nuôi quốc tế có được tiết lộ không? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Ngọc Chánh_090**)","Việc lưu giữ thông tin nguồn gốc của trẻ em được nhận làm con nuôi quốc tế được quy định cụ thể tại Điều 30 Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, theo đó: 1. Các cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết phải đảm bảo giữ kín những thông tin do họ lưu giữ về nguồn gốc của trẻ em, đặc biệt là những thông tin liên quan đến danh tính của cha mẹ của trẻ em cũng như lý lịch y tế của trẻ em. 2. Các cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết phải đảm bảo để trẻ em hoặc người đại diện của trẻ em được tiếp cận những thông tin này theo sự hướng dẫn thích hợp trong phạm vi được pháp luật của Nước đó cho phép. Trên đây là tư vấn về việc lưu giữ thông tin nguồn gốc của trẻ em được nhận làm con nuôi quốc tế. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Công ước La Haye 1993. Trân trọng!" 34155,"Nội dung phải thảo luận hoặc tham gia ý kiến tập thể của các thành viên Đoàn thanh tra của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Hoàng Thùy Dương, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Quận 9, Tp.HCM. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Nội dung phải thảo luận hoặc tham gia ý kiến tập thể của các thành viên Đoàn thanh tra của Công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. Kế hoạch tiến hành một cuộc thanh tra của Đoàn thanh tra. 2. Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung liên quan đến cuộc thanh tra. 3. Nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình, báo cáo bổ sung (nếu có) những vấn đề chưa rõ liên quan đến nội dung thanh tra. 4. Nhận xét, đánh giá nội dung báo cáo giải trình của đối tượng thanh tra với Đoàn thanh tra. 5. Biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra và việc hủy bỏ biện pháp xử lý khi xét thấy không còn cần thiết. 6. Dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra. 7. Đoàn thanh tra thảo luận công khai, dân chủ các vấn đề khác liên quan đến cuộc thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra quyết định. Việc thảo luận phải lập thành biên bản. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định thanh tra. Trên đây là nội dung tư vấn về Nội dung phải thảo luận hoặc tham gia ý kiến tập thể của các thành viên Đoàn thanh tra của Công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 24/2009/TT-BCA-V24. Trân trọng!" 7567,"Một công ty khác đã sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của công ty tôi, vậy cho hỏi công ty đó có bị xử phạt cạnh tranh không lành mạnh?","Theo Khoản 2 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. Như vậy, hành vi sử dụng kiểu dáng bao bì của hành hóa công ty bạn là hành vi xâm phạm đến chỉ dẫn thương mại. Theo Điểm a, b Khoản 1 Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể như sau: - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ Như vậy, hành vi công ty khác đã sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của công ty bạn được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 24017,"Xin chào luật sư! Tôi tên Thành Danh sinh sống và làm việc tại Kiên Giang. Vừa qua tôi có tìm hiểu về các trường hợp cần thay đổi địa vị tố tụng trong vụ án dân sự qua các giai đoạn, tuy nhiên tôi không nhớ rõ lắm là được quy định ở đâu của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, nên nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Trường hợp nào thì thay đổi địa vị tố tụng trong vụ án dân sự? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư, chân thành cảm ơn! (012333**)","Căn cứ theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, Trường hợp thay đổi địa vị tố tụng trong vụ án dân sự được quy định như sau: 1. Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn. 2. Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn. Trên đây là nội dung tư vấn về Trường hợp thay đổi địa vị tố tụng trong vụ án dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 11974,"(PLO)- Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Vợ, chồng tôi cưới nhau được sáu năm và có một đứa con. Gần đây, chúng tôi mâu thuẫn về tiền bạc, cách làm ăn nên vợ chồng tôi đã ly thân. Vợ tôi gửi đơn nhờ ủy ban hòa giải đoàn tụ nhưng sau hai lần hòa giải mà chúng tôi cũng không hàn gắn được. Tôi đã nộp đơn ly hôn và tòa án đã thụ lý nhưng thẩm phán lại mời lên để hòa giải đoàn tụ nữa. Tôi muốn tòa xử ly hôn mà không hòa giải được không? Cuong (cuong…@gmail.com)","Theo Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Tại Điều 54 Luật trên quy định sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy, việc ủy ban tổ chức hòa giải đoàn tụ cho vợ chồng bạn là việc nhà nước khuyến khích thực hiện. Còn khi tòa án giải quyết vụ án ly hôn thì bắt buộc phải hòa giải để các bên đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án, nếu hòa giải không thành thì tòa án xét xử vụ án theo quy định pháp luật. Như vậy, việc thẩm phán tổ chức hòa giải cho vợ, chồng bạn đoàn tụ là bắt buộc và đúng pháp luật." 1448,"Xin chào các Luật sư cũng như các thành viên của DanLuat. Tôi có thắc mắc về sổ đỏ như sau mong các Luật sư trợ giúp. Bố mẹ tôi được ông bà để lại cho 1 mảnh đất mặt đường với diện tích hơn 46m2. Mặt đường rộng 4,5m sâu 10,8m cuối lô rộng 4,35m. Năm 2002 bố mẹ tôi xây dựng nhà. ban đầu dự tính xây hết phần đất 4,5m mặt đường. Nhưng do nhà phía sau vẫn đang đi ngõ cạnh nhà nên 2 bên làm bản cam kết. GD tôi để ra 0,3mx5.8m(chiều dài xây nhà) để làm ngõ. Các luật sư cho tôi hỏi. Trong sổ đỏ cấp năm 2003: tại sao bố mẹ tôi lại chỉ được quyền sử dụng trên diện tích 46m2. Phần đất 0.3m để làm ngõ tại sao lại không có trong sơ đồ thửa đất? Và tại sao nó lại được chuyển thành đất công(bm tôi không phải nộp phí trên diện tích đất ngõ đó)?","Theo quy định của luật đất đai thì Nhà nươc chỉ công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân (cấp GCN QSD đất lần đầu) nếu diện tích đất đó không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch. Do vậy, có thể gia đình bạn chỉ có 46m2 đất phù hợp với quy hoạch, phần diện tích đất còn lại không phù hợp với quy hoạch nên không được cấp GCN QSD đất. Cũng có một số trường hợp diện tích đất trong GCN QSD đất so với diện tích đất thực tế khác nhau do sai số đo đạc, do đất lấn, chiếm... Vì vậy, gia đình bạn cần kiểm tra lại hiện trạng đất, số liệu trên hồ sơ địa chính và quy hoạch sử dụng đất của địa phương để có câu trả lời thỏa đáng." 1377,"Tôi có mua một miếng đất ở Phú Quốc do tiền cha mẹ tôi cho. Chỉ mình tôi đứng tên trên sổ hồng của miếng đất đó. Và đó là tài sản riêng trước hôn nhân. Tôi chưa đăng ký tài sản riêng trước khi kết hôn. Hiện tôi mới làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Tôi có ý định đi nước ngoài sống một khoảng thời gian với chồng, nên muốn ủy quyền toàn phần lại cho cha mẹ khi cần thiết có thể thay tôi giao dịch mua bán, tôi nghe nói khi làm ủy quyền công chứng phải có chồng tôi ký tên, tuy nhiên chồng tôi không sở hữu đất này cũng như không đóng góp tiền để mua đất, và hiện chồng tôi cũng đang sống tại nước ngoài, đi về rất khó khăn. Xin cho tôi hỏi cá nhân tôi có đủ pháp lý để ký tên ủy quyền cho mẹ ruột không? Đối với trường hợp bán mảnh đất này, có cần chồng tôi ký tên trên hợp đồng mua bán không? Và để làm giấy ủy quyền cho mẹ ruột tôi cần giấy tờ gì?","Theo Điều 43 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định tài sản riêng của vợ chồng như sau: 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm có tài sản do mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản đã được thừa kế riêng, được trao tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản đã được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại một số điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản để phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà căn cứ theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản đã được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợ và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 44 LHNGĐ 2014 quy định Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản riêng: 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ/ chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý được thì bên kia có quyền quản lý khối tài sản đó. Việc quản lý tài sản cần phải bảo đảm lợi ích của người sở hữu tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của từng người được thanh toán từ khối tài sản riêng của người đó. 4. Đối với trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi và lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất cho cuốc sống gia đình thì việc định đoạt tài sản đó phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Đối chiếu với những quy định trên thì mảnh đất mà bạn được bố mẹ bạn tặng cho trước khi đăng ký kết hôn là tài sản riêng của bạn, và bạn có quyền định đoạt bán mảnh đất này, do vậy bạn có thể ủy quyền cho mẹ bạn thực hiện giao dịch chuyển nhượng mảnh đất đó mà không cần sự đồng ý của người chồng." 7497,Các hoạt động chứng thực chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ gồm những gì?,"Căn cứ quy định khoản 3 Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2023 (Hiệu lực từ ngày 01/07/2024) quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ như sau: Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ ... 3. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thực hiện các hoạt động sau đây: a) Phát hành chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ để xác nhận và duy trì trạng thái hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể ký thông điệp dữ liệu; b) Thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; c) Kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ và duy trì trạng thái hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; không sử dụng rào cản kỹ thuật, công nghệ để hạn chế việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; d) Cung cấp thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; đ) Liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; e) Cấp dấu thời gian trong hoạt động công vụ. ... Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ thực hiện các hoạt động sau đây: - Phát hành chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ để xác nhận và duy trì trạng thái hiệu lực chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể ký thông điệp dữ liệu; - Thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; - Kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ và duy trì trạng thái hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ; - Không sử dụng rào cản kỹ thuật, công nghệ để hạn chế việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; - Cung cấp thông tin cần thiết để chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ; - Liên thông với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia để bảo đảm cho việc kiểm tra hiệu lực chữ ký số chuyên dùng công vụ; - Cấp dấu thời gian trong hoạt động công vụ. Trân trọng!" 27267,"(PLO)- Đây là câu hỏi mà nhiều bạn đọc thắc mắc. Tôi và hai người bạn (là sinh viên) hùn tiền thuê căn nhà trọ được gần một tháng nhưng chưa đăng ký tạm trú. Tối đó, chúng tôi bị cảnh sát khu vực nhắc nhở phải đi đăng ký tạm trú nếu không lần tới kiểm tra chúng tôi sẽ bị phạt tiền. Ngày hôm sau thì chị chủ nhà trọ cho biết chị ấy bị phạt 200.000 đồng vì không đăng ký tạm trú cho chúng tôi. Xin cho tôi hỏi, xử phạt chủ nhà trọ rồi sao còn đòi phạt chúng tôi? Nếu chủ nhà không đi đăng ký tạm trú thì chúng tôi tự đi được không? Quan Tien Phung(quan_tien1995@gmail.com);Bich Phuong Tran(lyly94_tiengiang@yahoo.com)","Theo điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 167 ngày 12-11-2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì c á nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đồng thời, tại khoản 4, Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Lưu ý, theo quy định trên thì cả chủ nhà cho thuê nhà trọ và cá nhân bạn đều bị xử phạt nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú. Việc anh cảnh sát khu vực nhắc nhở bạn vậy là đúng quy định, nếu bạn không đăng ký tạm trú thì bạn sẽ bị xử phạt tiền chứ không phải như bạn hiểu là chỉ có chủ nhà trọ mới bị xử phạt. Thông thường là chủ nhà trọ đi làm thủ tục đăng ký tạm trú cho sinh viên nhưng nếu họ không đi đăng ký thì bạn đến công an xã, phường, thị trấn để đăng ký. Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có : - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đốivớicáctrường hợpphải khai bản khai nhân khẩu); - Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên;trường hợpngười cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. - Xuất trình CMND hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú." 32534,"Trường hợp đối chất trong tố tụng dân sự 2004 được quy định như thế nào? Xin chào quý Ban biên tập, em tên Trung Hải là sinh viên trường đại học Luật Tp. HCM, vừa qua em có đi thực tế phiên tòa dân sự về tranh chấp đất đai. Em thấy tại phiên tòa, tòa án có thực hiện công việc là đối chất giữa hai bên. Cho em hỏi: Trường hợp đối chất trong tố tụng dân sự 2004 được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! Trung Hải (hai45**@gmail.com)","Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, đối chất được quy định như sau: - Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau. - Việc đối chất phải được ghi thành biên bản, có chữ ký của những người tham gia đối chất. Trên đây là nội dung tư vấn về Trường hợp đối chất trong tố tụng dân sự 2004. Mong rằng những giải đáp trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 16019,Vợ chồng trúng sổ xố là tài sản chung hay riêng?,"Chào anh chị tôi có một chút thắc mắc cần giải đáp, Tôi có một người bạn, tháng trước chồng của bạn ấy mới trúng được 2 tấm vé số trị giá 3 tỷ đồng, cho tôi hỏi khi người chồng trúng xổ số thì đó tài tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng trong thời ký hôn nhân. Mong anh chị giải đáp giúp tôi." 27040,Người ở nước ngoài làm đơn xin ly hôn với người trong nước nhưng chỉ gửi đơn đến Tòa án Việt Nam xin ly hôn thì giải quyết như thế nào?,"Việc giải quyết ly hôn căn cứ vào từng trường hợp cụ thể như sau: - Nếu nguyên đơn không về nước để có mặt tại Tòa án và bị đơn đồng ý ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định; - Nếu nguyên đơn không về nước để có mặt tại Tòa án và bị đơn không đồng ý ly hôn, khi đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án mà nguyên đơn vẫn không về nước: nếu xác định được lý do nguyên đơn ở nước ngoài không về nước để đến Tòa án giải quyết ly hôn là do hoàn cảnh không thể về nước được hoặc về nước nhưng do vụ án giải quyết chưa xong thì hết hạn ở lại Việt Nam và xét thấy đủ căn cứ cho thấy không thể tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân đó nữa thì Tòa án vẫn xử cho ly hôn. Tòa án chỉ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong trường hợp nếu có tranh chấp về tài sản, con cái hoặc những vấn đề khác mà không có mặt nguyên đơn sẽ không giải quyết được thì mới tạm đình chỉ giải quyết vụ án." 15420,"Thế nào là trả lại tài sản thuê khoán theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Sỹ Kha, tôi sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thế nào là trả lại tài sản thuê khoán theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (kha_ng***@gmail.com)","Việc trả lại tài sản thuê khoán được quy định tại Điều 493 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Trên đây là nội dung tư vấn về việc trả lại tài sản thuê khoán. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 8322,Hợp đồng vay tiền có bắt buộc phải công chứng không?,"Căn cứ quy định Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: Điều 463. Hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Căn cứ quy định Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn như sau: Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn 1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây: a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch; c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng; d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành không bắt buộc hợp đồng vay tiền bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên để đảm bảo cho hợp đồng có tính pháp lý thì việc thực hiện công chứng đối với hợp đồng vay tài sản là một trong các phương thức được lựa chọn." 13298,"Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đức Chinh. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Đức Chinh (ducchinh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được quy định cụ thể như sau: - Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. - Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. - Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. - Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. - Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. Trên đây là nội dung tư vấn về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 26393,Điều kiện đăng ký thường trú hiện nay là gì?,"Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau: Điều kiện đăng ký thường trú 1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. 2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. 3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. 4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng; c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú. 5. Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý. 6. Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú; b) Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở; c) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ. 7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. 8. Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Theo đó, hiện nay để đăng ký thường trú công dân phải đáp ứng các điều kiện thuộc các trường hợp bao gồm: - Có chỗ ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình thì được đăng ký tại chỗ ở hợp pháp đó, nếu có chỗ ở hợp pháp nhưng không thuộc sở hữu của mình thì được đăng ký tại chỗ ở hợp pháp đó nếu: + Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; + Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; + Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. - Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi: + Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. - Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; + Người đại diện cơ sở tín ngưỡng; + Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; + Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú. Ngoài ra, còn một số trường hợp khác theo quy định nêu trên. Trân trọng!" 26518,"Căn nhà hiện tại tôi đang ở là do ba tôi đứng tên hộ khẩu, giữa ba mẹ tôi không có giấy đăng kí kết hôn, mẹ tôi cũng không có tên trong hộ khẩu, trong hộ khẩu chí có tên ba tôi, chú tôi và tôi. Ba tôi đi theo vợ nhỏ từ năm 2005 cho đến nay là không về nhà ở nữa, tiền xây và sửa nhà đều do mẹ tôi và tôi. Vậy tôi xin hỏi luật sư là nếu bây giờ tôi muốn làm sổ đỏ thì tôi có đứng tên được hay không? Hay là sẽ do ba tôi, người đứng tên hộ khẩu đứng tên? Còn về việc nhận tiền đền bù thì sẽ do ai nhận? nếu ba tôi nhận thì tôi có được chia phần không?Vì vợ nhỏ của ba tôi rất dữ, bà ta không cho ba tôi phụ giúp gì cho mẹ con tôi hết, hiện tôi đang rất băn khoăn về vấn đề này, xin luật sư hãy giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn","Chào bạn! Việc cấp chủ quyền nhà đất, không phải cứ do chủ hộ là người đứng tên (trừ những tài sản của hộ gia đình, thông thường là đất nông nghiệp thôi) mà quan trọng là nguồn gốc nhà và đất đó là của ai, do ai kê khai và đăng ký sử dụng với cơ quan nhà nước. Bạn cho tôi biết là nguồn gốc căn nhà đất này ở đâu mà có (ông bà để lại, hay mua bán, nhận thừa kế...) khi biết rõ nguồn gốc và quá trình sử dụng thì mới có thể ""trả lời"" cho bạn là ai có thể đứng tên chủ quyền và ai là những người có quyền lợi liên quan tới nó và cũng như thủ tục sẽ làm như thế nào. Mong bạn thông tin lại cho tôi, tôi sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ hơn. Thân ái!" 9000,Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú?,"Cháu trai tôi vừa đủ 18 tuổi đã quan hệ luyến ái với người yêu cùng tuổi và có thai. Gia đình tôi cho phép các cháu đi đăng ký kết hôn (ĐKKH) nhưng không được chấp nhận với lời giải thích chưa đủ điều kiện quy định về độ tuổi ĐKKH và gia đình hai bên đã tổ chức ""cưới chui"" cho hai cháu. Tôi xin hỏi: Việc không cho phép ĐKKH như vậy có đúng không và cháu tôi phải làm gì để làm giấy khai sinh cho con? Trả lời: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn thì ""Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên""... Như vậy cháu trai ông mới đủ 18 tuổi, UBND xã không chấp nhận và giải thích chưa đủ điều kiện về độ tuổi ĐKKH là đúng quy định của pháp luật. Việc tổ chức ""cưới chui"" của cháu ông được gọi là tảo hôn và đây là hành vi mà pháp luật cấm. Nên cuộc hôn nhân này không hợp pháp được quy định tại Khoản 2, Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: ""Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi"". Điều này cũng có nghĩa là cháu ông không được phép đứng tên trong giấy khai sinh hợp pháp của con đẻ mà chỉ có thể áp dụng hình thức khai sinh cho con ngoài giá thú. Theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì: 5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Vì chưa được đăng ký kết hôn và muốn điền đầy đủ thông tin về người cha trong giấy khai sinh (để con mang họ của cha) thì đồng thời với việc đăng ký khai sinh, cháu trai ông cần thực hiện thủ tục nhận con. UBND cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh để ghi tên người cha vào giấy khai sinh. Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 12 ngày." 1000,Ban biên tập hãy giải đáp giúp em thắc mắc sau đây: Những tài sản nào thuộc sở hữu toàn dân? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!,"Theo quy định tại Điều 197 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Trên đây là nội dung trả lời về tài sản thuộc sỡ hữu toàn dân. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 19499,"Khái niệm quyền sử dụng theo Bộ luật dân sự 1995 như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hà Trang hiện đang sống và làm việc tại Tiền Giang. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật dân sự Việt Nam qua từng thời kỳ. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi khái niệm quyền sử dụng theo Bộ luật dân sự 1995 như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Khái niệm quyền sử dụng theo Bộ luật dân sự 1995 được quy định tại Điều 198, theo đó: Quyền sử dụng là quyền của chủ sử dụng khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Người không phải là chủ sử dụng cũng có quyền sử dụng tài sản trong các trường hợp được chủ sử dụng chuyển giao quyền sử dụng hoặc do pháp luật quy định. Ngoài ra, theo Bộ luật dân sự 1995 thì quyền sử dụng của chủ sử dụng được quy định như sau: Trong trường hợp chủ sử dụng trực tiếp thực hiện quyền sử dụng tài sản thuộc sử dụng của mình, thì chủ sử dụng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình, nhưng không được gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Trên đây là tư vấn về khái niệm quyền sử dụng theo Bộ luật dân sự 1995. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 1995. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 10648,Công dân có thể đăng ký kết hôn vào ngày Valentine Trắng không?,"Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau: Thủ tục đăng ký kết hôn 1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Theo đó, công dân muốn đăng ký kết hôn thì có thể đến cơ quan đăng ký kết hôn vào khoảng thời gian cơ quan này làm việc để nộp tờ khai và phải cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. Như vậy, ngày Valentine Trắng năm 2024 rơi vào ngày thứ năm trong tuần, là ngày làm việc của các cơ quan đăng ký kết hôn. Vậy nên, vào ngày Valentine trắng, công dân có thể đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn trong khung giờ làm việc của các cơ quan này trong ngày. Trân trọng!" 21617,"Tôi có đặt một lô hàng đồ ngủ, đồ mặc nhà, nhưng khi nhận lô hàng thì không đúng chủng loại như ban đầu có thỏa thuận giữa đôi bên, hiện hàng đã được tôi trả về, nhưng tôi muốn tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia tư vấn là bên bán giao hàng không đúng chủng loại thì bên mua có quyền làm gì? Vấn đề này được quy định tại đâu?",Tại Điều 439 Bộ luật dân sự 2015 có quy định trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây: 1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận. 2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại. 3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng. Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng! 19620,"Trên đường đi làm về, tới đoạn dường vắng tôi có thấy túi nilong đỏ nằm giữa đường nên định lấy quăng vào đống rác, tuy nhiên khi cầm lên thì phát hiện đó là thuốc phiện và heroin, do đường vắng không có ai nên tôi có đem về nhà cất giấu, tuy nhiên đây là chất nguy hiểm, nên tôi muốn biết việc tôi nhặt được Herôin, thuốc phiện đem về nhà cất giấu thì có phạm tội không?","Tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu. => Như vậy, trường hợp này ngay khi nhặt được bạn nên báo ngay cho cơ quan công an gần nhất biết vì đây là ma túy (heroin, thuốc phiện), tuy nhiên nên có chứng cư chứng minh là hàng mà bạn nhặt được, ví dụ là camera an ninh ở cột điện gần nhất,... Tuy nhiên, bạn đã đem về nhà để cất giấu thì đó là hành vi tàng trữ, cụ thể theo quy định tại Điều 253 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 70 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: 1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam; c) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam; e) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít; g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội; h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; i) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm: a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1.200 gam; b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 1.800 mililít. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng 1.200 gam trở lên; b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích 1.800 mililít trở lên. 5. Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì được quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc khoản nào, thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản đó. 6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đồng thời, tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP có quy định rõ: “ Tàng trữ trái phép chất ma túy ” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này. => Như vậy, căn cứ quy định trên thì hành vi cất giấu ma túy (thuốc phiện, heroin) của bạn đã cấu thành nên Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng và chúc sức khỏe!" 4783,"Nhờ Ban tư vấn hãy giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi quyền của cá nhân đối với quốc tịch theo Luật Quốc tịch Việt Nam 1988 được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Thùy An","Quyền của cá nhân đối với quốc tịch được quy định tại Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam 1988, theo đó: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; mọi thành viên của các dân tộc đều có quốc tịch Việt Nam. Những người có quốc tịch Việt Nam bao gồm những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và những người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này. Trên đây là tư vấn về quyền của cá nhân đối với quốc tịch theo Luật Quốc tịch Việt Nam 1988. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 15350,"Mặc dù chưa ly hôn với vợ nhưng tôi đã cưới và kết hôn với chị Lý. Theo yêu cầu của vợ cũ, tòa án đã tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật giữa tôi và chị Lý. Trong thời gian chung sống với nhau được 5 năm, tôi và chị Lý đã cùng nhau mua được một căn nhà. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật, quan hệ tài sản giữa tôi và Lý được giải quyết như thế nào? - Nguyễn Ngọc Anh (Nam Đồng, Đống Đa)","Điều 12 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc anh và chị Lý khi tòa án tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật như sau: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng; Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này”. Dẫn chiếu điều 16 Luật Hôn nhân gia đình, anh, chị Lý tự thỏa thuận và thống nhất cách thức phân chia căn nhà đã cùng nhau mua được trong thời kỳ chung sống như vợ chồng. Trong trường hợp anh chị không thể tự thỏa thuận thì việc phân chia căn nhà đó sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Điều 224 Bộ luật Dân sự quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: “Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia”. Như vậy, việc phân chia tài sản chung của anh chị do hai người tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được một trong các bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật viện dẫn trên đây." 29832,"Năm 1980 Bố mẹ tôi có mua một mảnh đất với diện tích 500m2 (sau đó họ cho thêm gần 500m2 không lấy tiền) là đất vườn của một người khác (trên giấy tờ chuyển nhượng đất ghi giao đất để làm nhà, có xác nhận của UBND thị trấn). Đến nay khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được UBND thị trấn cho biết chỉ được cấp 120m2 là đất ở; diện tích còn lại phải làm thủ tục chuyển đổi; về thuế với nhà nước thì gia đình tôi là gia đình chính sách nên nhà nước không thu thuế. Như vậy với diện tích chỉ có 120m2 được coi là đất ở là đúng hay sai?","Theo thông tin bạn cung cấp thì diện tích đất nhà bạn nhận chuyển nhượng và được cho từ năm 1980, đang sử dụng từ năm 1980 đến nay có mục đích sử dụng là đất vườn. Theo quy định tại Điều 87 Luật Đất đai thì khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xác định đất vườn là đất ở được thực hiện như sau: - Đất vườn, ao được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư. - Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì diện tích đất vườn, ao đó được xác định là đất ở. - Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định theo giấy tờ đó. - Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày Luật Đất đai có hiệu lực thi hành và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định như sau: + Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình; + Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương; + Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất. - Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì diện tích đất ở có vườn, ao được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 83 (Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương) và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai (Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở). Vậy, bạn có thể xem gia đình mình thuộc trường hợp nào theo quy định nêu trên để xem UBND thị trấn xác định phần diện tích đất vườn được công nhận là đất ở của gia đình bạn là đúng hay sai." 23367,"Bạn Nguyễn Trang Anh (Nam Định) hỏi: Tôi và bạn trai yêu nhau, nhưng khi biết gia đình nhau thì ra hai gia đình là bà con. Ông nội bạn trai tôi và bà nội của tôi là anh em ruột. Vậy chúng tôi tiến đến hôn nhân được không ạ? Xin giúp đỡ tôi, vì gia đình hai bên bây giờ ngăn cản chúng tôi mà chúng tôi không biết phải làm sao.","Kết hôn được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (HN&GĐ) về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Theo đó, bạn cần đáp ứng các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐ 2014: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự; Việc kết hôn không thuộc một trong các điều cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c, và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. Điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014 có quy định cấm kết hôn “giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”. Theo đó Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 có giải thích những người có họ trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Áp dụng vào trường hợp của bạn, có thể xác định cụ bạn - người sinh ra ông nội của bạn trai và bà nội bạn - là đời thứ nhất. Ông nội của bạn trai và bà nội của bạn là đời thứ hai. Cha mẹ bạn và cha mẹ người bạn trai là đời thứ ba. Còn bạn và bạn trai của bạn là đời thứ tư. Do vậy, bạn và bạn trai của bạn không nằm trong trường hợp “những người có họ trong phạm vi ba đời” và không thuộc trường hợp cấm kết hôn. Theo quy định của pháp luật, việc kết hôn là do hai bên nam nữ tự nguyện quyết định mà không ai có quyền được ngăn cản, kể cả là bố mẹ, họ hàng. Trong trường hợp này, trước hết bạn phân tích quy định pháp luật cho bố mẹ bạn hiểu, chia sẻ về tình cảm của các bạn để được gia đình thông cảm và có thể nhờ đến sự tác động, vận động của các cơ quan nhà nước ở địa phương về HN&GĐ (ví dụ như đại diện Hội Phụ nữ)." 6650,"Bây giờ tôi muốn hủy quyền thừa kế mà tôi đã lập thì cần những thủ tục gì và mất cước phí bao nhiêu? Khi tôi lên xã xin hủy cán bộ xã yêu cầu tôi viết đơn xin hủy và phải trả 7 triệu tiền phí và thủ tục. Vậy đúng hay sai? Xin chân thành cảm ơn! Người hỏi: nguyenvankhue ( 03:41 21/11/2012)","Về câu hỏi này, mời bạn tham khảo Chương XXII, phần thứ tư, Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội (Các quy định về thừa kế)." 1332,"Chồng cũ không có việc làm, không nơi ở ổn định nên giờ tôi muốn là người nuôi con. Tôi cần những bằng chứng gì để thuyết phục tòa án? Tôi ly hôn năm 2013, theo phán quyết của tòa án, quyền giám hộ nuôi con thuộc về người cha. Giờ tôi biết anh ấy không có việc làm, không có nơi ở ổn định nên muốn đòi quyền này. Tôi phải làm thủ tục gì? Cần những bằng chứng gì? Đơn của tôi gửi đến đâu trong khi chồng cũ không có nơi ở ổn định?","Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Để đảm bảo quyền lợi của con sau ly hôn, theo Điều 84 của luật này, pháp luật cho phép được thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên. Như vậy, để được trực tiếp nuôi con, bạn cần làm đơn gửi Tòa án nơi chồng cũ đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú để được giải quyết. Kèm theo đơn là các tài liệu chứng minh người chồng cũ không còn đủ điều kiện để nuôi con như: Quyết định cho thôi việc, Giấy xác nhận hưởng bảo hiểm thất nghiệp… Bạn cần lưu ý, việc chỗng cũ thất nghiệp không phải là căn cứ duy nhất và quyết định việc tòa án sẽ giao con cho bạn nuôi. Việc giao con cho ai trực tiếp nuôi, tòa án phải căn cứ quyền lợi về mọi mặt của đứa trẻ. Hơn nữa, thực tế giải quyết các trường hợp xin thay đổi người người trực tiếp nuôi con sau ly hôn cho thấy cha, mẹ không có việc làm không đồng nghĩa không có thu nhập bởi họ vẫn có thể có thu nhập từ cho thuê tài sản, lãi tiết kiệm, cổ tức, được người khác tặng cho... Do vậy, ngoài các tài liệu về việc chồng cũ không có việc làm bạn cần phải bổ sung các tài liệu khác chứng minh việc giao con cho mẹ nuôi sẽ tốt hơn so với giao con cho cha nuôi." 25444,"Cho tôi hỏi, tôi giờ muốn ly hôn đơn phương và giành quyền nuôi con. Chồng tôi thì không đồng ý. 2 vợ chồng tôi quê Nam Định, hiện tại chồng tôi đang làm việc tại quận Đống Đa, Hà Nội. Tôi muốn nộp đơn tại Tòa án quận Đống Đa nơi chồng tôi đang làm việc có được không? Mong anh chị giải đáp.","Theo Khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì ly hôn, tranh chấp về nuôi con, là những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định: “ 1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; …” Ngoài ra, Điểm a Khoản 1 Điều 39 quy định thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: - Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này. Theo các quy định nêu trên, trường hợp ly hôn đơn phương thì có thể gửi đơn tại Tòa án nhân cấp quận/huyện nơi bị đơn có nơi cư trú hoặc làm việc. Do đó, bạn có thể nộp đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa nơi chồng bạn làm việc. Tuy nhiên, khi nộp đơn tại Tòa án nơi chồng bạn làm việc, bạn cần phải xin thêm xác nhận của cơ quan nơi chồng bạn đang làm việc. Trân trọng!" 17676,Trình tự miễn giảm học phí đối với học sinh trung học cơ sở ở thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như thế nào?,"Khoản 2 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về trình tự miễn giảm học phí đối với học sinh trung học cơ ở thôn đặc biệt khó khăn như sau: Hồ sơ thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ... 2. Trình tự thực hiện: Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí học tập nộp Đơn (theo mẫu tại Phụ lục II; Phụ lục III; Phụ lục IV; Phụ lục V; Phụ lục VI, Phụ lục VII Nghị định này) và bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc một trong các giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều này để minh chứng thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc hệ thống giao dịch điện tử. ... Theo đó, việc miễn giảm học phí đối với học sinh trung học cơ sở thôn đặc biệt khó khăn được thực hiện như sau: Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) học sinh phổ thông thuộc đối tượng được miễn giảm học phí: + Nộp Đơn đề nghị miễn giảm học phí + Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc một trong các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí đến cơ sở giáo dục" 9153,"Tôi nay cũng đã 55 tuổi, có vợ đã ly hôn và con ở nước ngoài, tôi sống cùng thằng em trai, tôi có một suy nghĩ thế này: do thấy gia đình nó cũng khó khăn nên tôi có ý định làm hợp đồng tặng, cho nó căn nhà tuy nhiên, tôi sẽ ra một số điều kiện trong hợp đồng như là lo làm ăn, chăm lo con cái, không nhậu nhẹt,... nếu nó thực hiện đúng như thế trong vòng 05 năm thì sau 05 năm căn nhà sẽ là của nó, nếu không thực hiện được tôi sẽ lấy lại, việc ra điều kiện như thế có được không? Tôi có đòi lại được nhà được không khi nó không thực hiện theo sự thỏa thuận đó?","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 thì bên tặng, cho có thể yêu cầu bên được tặng, cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng, cho. Điều kiện tặng, cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. => Như vậy, theo quy định trên thì bác có thể thỏa thuận với em trai mình vế các điều kiện tặng, cho nhà như bác có nhắc đến, lưu ý là không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trường hợp sau khi nhận cho tài sản mà em bác không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết thì căn cứ khoản 3 Điều 462 Bộ luật dân sự 2015 về tặng cho tài sản có điều kiện trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, bác có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng và chúc bác sức khỏe!" 31242,"Trước đây, sau khi mẹ tôi mất, ba tôi có lập di chúc chia tài sản cho anh em chúng tôi. Lúc đó, ba tôi nói gửi chú tôi cất giữ di chúc. Nhưng không ngờ, chú tôi lại đột ngột qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim. Lúc đó, đau buồn vì sự ra đi của chú tôi, ba tôi và cả anh em chúng tôi cũng không quan tâm lắm đến bản di chúc chú đang cất giữ. Nay, ba tôi lại qua đời. Chúng tôi đã nhờ người trong gia đình chú tìm dùm di chúc nhưng tìm không được. Trường hợp này, chúng tôi chia thừa kế của ba tôi theo phương thức nào?","Theo khoản 1 Điều 666 Bộ luật Dân sự: Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người cùng hàng thừa kế được chia di sản bằng nhau. Xin lưu ý với anh, theo khoản 2 Điều 666 nói trên: Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc." 27989,Giấy cam kết lối đi chung có giá trị pháp lý không?,"Giấy cam kết lối đi chung trên cơ bản là một văn bản thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện cam kết về việc sử dụng lối đi chung. Đồng thời căn cứ tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau: Khái niệm hợp đồng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Có thể thấy, thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên về lối đi chung và hợp đồng đều hình thành dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất ý kiến của các bên tham gia giao kết. Cho nên, giấy cam kết về lối đi chung cũng có giá trị pháp lý giống như hợp đồng và có thể là tài liệu, chứng cứ khi xảy ra tranh chấp. Mẫu giấy cam kết lối đi chung năm 2023? Mẫu giấy cam kết về lối đi chung có giá trị pháp lý không? (Hình từ Internet)" 10989,Người không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế theo pháp luật không?,"Người mất để lại di chúc của một phần di sản thừa kế, nhưng sau mới phát hiện ra một phần di sản của người mất không có trong di chúc. Vậy Ban biên tập cho hỏi. Những người không có tên trong di chúc, vậy họ có được hưởng phần di sản không được nhắc đến trong di chúc không?" 12425,"Luật sư cho em hỏi? Em có đứa cháu năm nay nó 16 tuổi, cháu mồ côi cha mẹ hiện đang sống với ông bà ngoại. Khi bố mẹ cháu mất không viết di chúc cho ai. Tài sạn đệ lai là 1 ngôi nhà cấp 4 và 5 sào đất lô cao su. Nay em muốn làm toàn bộ hồ sơ mang tên cháu nhưng bên nội cháu không đồng ý. Ho muốn toàn bộ sồ sơ mang tên ông nội cháu. L uật sư cho em hỏi làm như thế có đúng với luật thừa kế không. Mong luật sư giúp em.","Theo quy định của bộ luật dân sự 2005 thì phần tài sản của bố mẹ cháu bạn để lại sẽ được chia như sau. - Tổng khối tài sản chung hai vợ chồng chia đôi. -Phần tài sản của mẹ cháu sẽ chia làm 3 phần: ông ngoại, bà ngoại, cháu. - Phần tài sản của bố cháu sẽ chia làm 3 phần: ông nội, bà nội, cháu. Nếu bà nội đã mất (tình huống của bạn nêu ra không nói rõ bà nội còn hay mất) thì phần tài sản này sẽ chia làm hai phần: ông nội và cháu. Chính vì vậy: 1. Nếu bà nội cháu mất ông nội cháu chỉ được hưởng 1/4 tài sản ba mẹ cháu để lại. 2. Nếu bà nội cháu còn sống thì bên ông bà nội sẽ được hưởng 1/3 tài sản ba mẹ cháu để lại. Việc bên nội đòi hết tài sản đứng tên ông nội là vi phạm quy định của pháp luật thừa kế." 20066,Con tôi sinh năm 2009 nhưng từ đó đến nay tôi chưa nhập khẩu cho cháu. Vậy cho tôi hỏi thông tin chi tiết về thủ tục giấy tờ cũng như mức phí phải nộp và tôi làm muộn vậy thì có phải nộp phạt không? Mức phạt là bao nhiêu? Xin chân thành cảm ơn!,"Cảm ơn bạn đã quan tâm đến Cổng thông tin điện tử thành phốHải Phòng. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: 1. Theo quy định tại khoản 3 điều 6 Nghị định 107/2007/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cưtrú thì, ""Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khaisinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em cótrách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó"". Khoản 1 điều 8nghị định 107 quy định: ""Người nào vi phạm quy định của pháp luật cư trúthì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạmhành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồithường theo quy định của pháp luật."" Như vậy nếu bạn vi phạm nghĩa vụ đăng ký thường trú cho conmới sinh thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt theo quy định tại điều11 Nghị định 73/2010/ND-CP, cụ thể, quy định hành vi vi phạm quy định về đăngký và quản lý cư trú như sau: “Phạt tiền từ 100.000đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thựchiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; b) Không thựchiện đúng quy định về điều chỉnh, bổ sung hoặc những thay đổi khác trong sổ hộkhẩu, sổ tạm trú; c) Không thựchiện đúng những quy định về khai báo tạm vắng; d) Không chấphành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuấttrình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú khi cơ quan cóthẩm quyền yêu cầu kiểm tra”. 2. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục: Công an cấpquận, huyện nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu bố, mẹ không cùng hộ khẩu thườngtrú); nơi cư trú chung của bố, mẹ (nếu bố, mẹ có cùng hộ khẩu thường trú). Thời hạn giải quyết: Tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồsơ hợp lệ. 3. Hồ sơ đăng ký bao gồm: - Tờ khai bổ sung nhân khẩu, hộ khẩu (mẫu lấy tại Công anquận, huyện) - Đơn xin nhập hộ khẩu quá hạn, có xác nhận của CAphường. - Bản sao giấy khai sinh (công chứng, chứng thực) - Bản photo giấy Đăng ký kết hôn của bố mẹ . - Bản photo sổ hộ khẩu - Đem theo bản chính của những giấy tờ trên để đổichiếu." 32452,"Vợ chồng tôi kết hôn năm 2012, sau 1 năm chúng tôi ly thân và anh ấy bỏ đi từ đó đến nay. Nay tôi muốn xin ly hôn nhưng không rõ địa chỉ của anh ấy ở đâu, gia đình bố mẹ đẻ cũng không biết. Hiện anh vẫn còn một số tài sản để ở nhà như xe máy, đồng hồ…Tôi có thể yêu cầu tòa án tuyên bố về sự vắng mặt của chồng tôi và bàn giao việc quản lý tài sản của chồng tôi cho tào án không?","Theo quy định của Bộ luật Dân sự (Điều 74) khi một người biệt tích sáu tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và có thể yêu cầu toà án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt quy định tại Điều 75 của Bộ luật này. Về quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 75) quy định: Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho những người sau đây quản lý: Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý. Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý. Tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý. Trong trường hợp không có những người được quy định tại Khoản 1 Điều này thì toà án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì toà án chỉ định người khác quản lý tài sản. Luật cũng quy định nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 75): Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các nghĩa vụ sau đây: Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình; bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của toà án. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho toà án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Về tuyên bố một người mất tích: Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì toà án giải quyết cho ly hôn. Từ quy định nêu trên bạn nghiên cứu vận dụng." 34435,"Liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh, tôi có một thắc mắc như sau: Theo quy định mới nhất thì đơn vị thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm gì? Mong ban biên tập hỗ trợ.","Theo Điều 7 Thông tư 19/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định trách nhiệm của đơn vị thực hiện dân chủ trong công tác quản lý xuất nhập cảnh như sau: - Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích các chủ trương, chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác quản lý xuất nhập cảnh; các quy định về thủ tục xuất nhập cảnh. - Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ phải kịp thời hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân bổ sung một lần theo quy định; trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, không giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh hoặc đến thời hạn mà chưa giải quyết xong phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Khi xử lý người vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, nếu cần áp dụng các biện pháp xử lý, ngăn chặn theo thẩm quyền được giao thì đơn vị thực hiện công tác quản lý xuất nhập cảnh phải lập biên bản hoặc ra quyết định theo quy định của pháp luật. - Tiếp nhận, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tin báo, tố giác về tội phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an; mọi phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tin báo, tố giác về tội phạm đều phải được ghi vào sổ và chuyển tới lãnh đạo có thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết. - Xử lý hoặc phối hợp xử lý theo quy định những người có hành vi gây rối trật tự tại nơi giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh. Ban biên tập thông tin đến bạn." 33330,"Ông bà tôi chết có để lại di chúc 1 căn nhà cho 4 người con bằng 4 kỷ phần thừa kế bằng nhau trong đó có 1 phần thừa kế của mẹ tôi tuy nhiên mẹ tôi đã chết từ trước khi ông Tôi lập di chúc vây chúng tôi có được hưởng quyền thừa kế không?, Căn nhà được thừa kế nằm trong khu vực Giải phòng mặt bằng và được Nhà nước đền bù 1 số tiền và 1 căn hộ chung cư. Sau khi mở di chúc của Ông tôi thì được chia làm 4 kỷ phần thừa kế như nhau, chúng tôi thống nhất ủy quyền cho Cậu tôi đứng ra nhận tiền đề bù và căn hộ sau đó 3 người kia làm giấy ủy quyền bán căn hộ được đền bù GPMB mà không báo cho tôi thế có vi phạm phám luật không? Số tiền đền bù còn lại Cậu tôi giữ toàn bộ và không trả lại cho 3 đồng thừa kế mặc dù chúng tôi đã rất nhiều lần yêu cầu và họp gia đình có biên bản  vậy có vi phạm pháp luật không Tôi có thể khởi kiện ra Tòa về việc chiếm giữ trái phép số tiền thừa kế của tôi được không?? Theo ý  kiến luật sư tôi có nên khởi kiện ra Tòa hay không ?","Khoản 2 điều 667 Bộ luật dân sự quy định: Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật. và khoản 1 điều 675 quy định: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; Như vậy, phần di sản mà ông bà của bạn chỉ định để lại cho mẹ bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Do mẹ bạn chết trước thời điểm người lập di chúc chết nên phát sinh thừa kế thế vị: các con của mẹ bạn được hưởng phần di sản mà nếu mẹ bạn còn sống sẽ được hưởng. Do đó, nếu trong gia đình không thống nhất việc phân chia cho phù hợp và có phát sinh tranh chấp thi phải khởi kiện tại TAND để yêu cầu phân chia di sản thừa kế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày người để lại di sản chết." 17819,"Ông tôi có 5 người con. Trong đó, cậu Út là con ruột của ông nhưng câu chỉ mới 16 tuổi, đang học bên Mỹ. Ông tôi lập di chúc để lại di sản cho mỗi người con đầu (cậu Hai tôi). Vậy, khi ông mất mà cậu tôi chưa đủ 18 tuổi thì có được hưởng phần di sản nào không hay thực hiện theo di nguyện của ông?","Cậu Út bạn nếu chưa đủ mười tám tuổi thì gọi là người chưa thành niên theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015. Đồng thời, căn cứ vào Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng. - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Trường hợp này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản. Như vậy, cậu Út của bạn vẫn được hưởng một phần di sản mà không phụ thuộc vào di chúc. Trên đây là nội dung tư vấn từ Ban biên tập. Trân trọng!" 5121,Hướng dẫn sử dụng VNeID thay giấy xác nhận cư trú?,"Sau đây là cách bước hướng dẫn sử dụng VNeID thay giấy xác nhận cư trú: Bước 1: Tải ứng dụng VNeID - Hệ điều hành Android: Mở ứng dụng CH Play => Tìm VNEID => Chọn Cài đặt để tải ứng dụng VNEID. - Hệ điều hành IOS: Mở ứng dụng App store => Tìm VNEID => Chọn Cài đặt để tải ứng dụng VNEID. Bước 2: Mở ứng dụng trên App Store/CH Play và đăng ký tài khoản ứng dụng VNEID. - Người dân điền số định danh cá nhân và số điện thoại để đăng ký - Nhập thông tin hợp lệ, ấn Đăng ký thì hiển thị giao diện quét mã QR code thẻ CCCD, người dân đưa mã QR trên thẻ CCCD gắn chip vào khung hình. Trường hợp quét QR code hợp lệ hệ thống tự động điền các thông tin trong QR code thẻ chip vào mẫu (form) đăng ký tài khoản (Trường hợp Không quét được QR code? hệ thống chuyển sang giao diện Nhập thông tin đăng ký tài khoản. Công dân nhập thông tin còn trống) - Sau khi ấn nút Đăng ký , hệ thống sẽ gửi yêu cầu xác thực thông tin sang Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư. Trường hợp Đạt thì hệ thống gửi tin nhắn SMS và thực hiện xác thực (Trường hợp Không đạt sẽ hiển thị thông báo đề nghị công dân điều chỉnh lại thông tin). - Xác thực OTP, người dân nhập mã OTP được gửi về điện thoại để tiến hành xác thực - Sau khi xác thực thành công, người dân thiết lập mật khẩu để hoàn thành việc đăng ký. Bước 3: Đăng nhập tài khoản ứng dụng VNEID Người dân nhập số định danh cá nhân và mật khẩu vừa đăng ký để đăng nhập tài khoản ứng dụng VNEID. Bước 4: Đăng ký tài khoản mức 1 - Sau khi đăng nhập, lựa chọn Đăng ký tài khoản mức 1 - Tại màn hình hướng dẫn đăng ký tài khoản mức 1, chọn Bắt đầu - Chọn Tôi đã hiểu để bắt đầu thực hiện đăng ký tài khoản mức 1 - Thực hiện quét NFC trên thẻ CCCD gắn chíp (đối với thiết bị không hỗ trợ NFC- Công nghệ kết nối không dây tầm ngắn, thì sẽ thực hiện quét mã QR Code trên thẻ CCCD gắn chíp) - Sau khi quét xong NFC (hoặc QR Code), hiển thị thông tin của người dân, chọn Tiếp tục để tiếp tục thực hiện chụp ảnh chân dung - Sau khi xem xong video lựa chọn Bỏ qua để tiến hành chụp ảnh chân dung và thực hiện chụp ảnh chân dung theo hướng dẫn - Người dân kiểm tra lại thông tin, nhập địa chỉ email (không bắt buộc) và chọn Xác nhận thông tin đăng ký để hoàn tất đăng ký tài khoản mức 1. Bước 5: Kích hoạt tài khoản - Sau khi công dân đăng ký tài khoản mức 1 xong, người dân kích hoạt bằng các cách chọn Kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên màn hình giới thiệu ứng dụng VNEID hoặc chọn Kích hoạt tại màn hình Đăng nhập - Người dân nhập số định danh cá nhân và số điện thoại và ấn Gửi yêu cầu thì hệ thống sẽ kiểm tra mức độ tài khoản - Nếu là tài khoản ứng dụng VNEID sẽ hiển thị thông báo Tài khoản của bạn chưa được định danh điện tử. Nếu là tài khoản mức 1/mức 2 nhưng đã được kích hoạt sẽ hiển thị thông báo Tài khoản của bạn đã thực hiện kích hoạt. Nếu là tài khoản mức 1/mức 2 chưa kích hoạt, thì sẽ kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt. Bước 7: Kiểm tra thiết bị đang dùng để kích hoạt - Thiết bị đang dùng để kích hoạt không được gắn với tài khoản mức 1/mức 2 nào sẽ hiển thị thông báo kích hoạt tài khoản. Hoặc thiết bị đang dùng để kích hoạt đang được kích hoạt để sử dụng với một tài khoản mức 1/mức 2 khác sẽ hiển thị thông báo kích hoạt tài khoản trên thiết bị khác. - Nhập mã kích hoạt hệ thống gửi về tin nhắn SMS, người dân nhập đúng mã OTP được gửi về số điện thoại đăng ký. - Thiết lập mật khẩu (Bước này chỉ áp dụng cho các trường hợp công dân chưa có tài khoản trước khi được phê duyệt) - Thiết lập mật khẩu (passcode): người dân thiết lập passcode gồm 6 chữ số để sử dụng cho các tiện ích trong ứng dụng - Thiết lập câu hỏi bảo mật: người dân thiết lập 2 câu hỏi và trả lời bất kỳ trong danh mục câu hỏi bảo mật để thực hiện bảo mật tài khoản. Bước 8: Sau khi kích hoạt tài khoản, người dân mở ứng dụng VNeID và Chọn Ví giấy tờ Bước 9: Chọn Thông tin cư trú Bước 10: Đăng nhập mật khẩu để kiểm tra thông tin cư trú, bao gồm: - Thông tin về hành chính như: Họ tên, số định danh cá nhân, dân tộc, quốc tịch, quê quán… - Thông tin cư trú: Nơi thường trú, tạm trú, nơi ở hiện tại. - Thành viên khác trong hộ gia đình: Họ tên, ngày sinh, giới tính, quan hệ với chủ hộ…" 5114,"Xin các luật sư cho hỏi: Bố mẹ tôi sinh được 7 anh chị em nay tất cả đã trưởng thành. Bố mẹ tôi ở cùng với anh cả. Bố tôi mất năm 2000 còn mẹ tôi mất năm 2011. Trước khi mất, bố tôi có để lại 1 tờ di chúc nhưng tôi biết là không hợp lệ, vì nó không được lập theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó ông nói đại ý rằng: số đất đai và tài sản này là do ông bà tạo lập, sau này các con cháu ai ở phải có trách nhiệm trông nom , gìn giữ để thờ cúng tổ tiên, không được bán, cho hoặc chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, khi địa phương làm GCN QSD đất vợ chồng anh cả đòi bố mẹ tôi phải cho anh chị đứng tên trong Sổ đỏ, nếu không anh chị sẽ ra ở riêng. Cực chẳng đã bố mẹ tôi phải đồng ý. Nay bố mẹ tôi đều đã mất, anh cả tôi bảo sổ đỏ đứng tên ai thì đất đai là của người đó. Như vậy mai đây anh chị cả tôi bán, hoặc cho đi thì sao . Chúng tôi chỉ muốn thực hiện ý nguyện mà bố tôi đã dặn lại trong di chúc nhưng chẳng biế làm thế nào. Mong các Luật Sư chỉ dẫn. Xin cám ơn.","Về nội dung vấn đề của bạn, tôi xin tư vấn như sau. Vì bạn không nói rõ việc lập di chúc của bố mẹ bạn vì sao mà bạn cho là không hợp pháp nên theo tôi. Nếu di chúc định đoạt tài sản của bố, mẹ bạn là hợp pháp thì phải thực hiện theo ý nguyện. Căn cứ ĐIều 670 BLDS 2005 Di sản dùng vào việc thờ cúng 1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng. Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng. Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật. 2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Như vậy nếu bố mẹ bạn đã di nguyện sử dụng phần tài sản là nhà đất dùng vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên không được bán thì đó là phần hương hỏa không được bạn, anh trai bạn chỉ là người bảo quản, trông non sử dụng không có quyền định đoạt. Hoặc trường hợp di chúc của bố, mẹ bạn lập không theo quy định của pháp luật thì bạn có quyền yêu cầu chia thừa kế của bố, mẹ bạn theo pháp luật. Chào bạn" 34875,Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp dân là bao lâu?,"Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau: Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp 1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày. 2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu. Theo đó, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện trong thời hạn: - Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. - Thời hạn không quá 15 ngày trong trường hợp: + Người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên hoặc trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích - Trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax hoặc bằng các hình thức khác thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu. *Xem chi tiết về danh sách các bưu cục, điểm tiếp nhận hồ sơ lý lịch tư pháp của bưu điện thành phố Hà Nội tại đây Trân trọng!" 11895,Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình trong trường hợp nào?,"Căn cứ theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú như sau: Điều kiện đăng ký thường trú 1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. 2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; b) Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; c) Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. ... Theo đó, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc Bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ. Trân trọng!" 33503,"Tôi đang làm thủ tục kết hôn với một người là sỹ quan quân đội thuộc tiểu đoàn 3, lữ đoàn 144. Bạn trai tôi làm hồ sơ cưới vợ, trong đó có thủ tục xác minh lý lịch của bên nữ và trên lữ đoàn có yêu cầu tôi nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Tôi đến UBND xã Thượng Mỗ - huyện Đan Phượng - Hà Nội xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nhưng cán bộ tư pháp nói trường hợp của tôi không được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân giấy mẫu chung mà phải làm đơn viết tay, sau đó chính quyền sẽ xác nhận luôn trên giấy viết tay đó. Nhưng khi nộp đơn viết tay đó thì trên lữ đoàn 144 họ không chấp nhận đơn đó mà bắt buộc phải nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đúng mẫu chung của toàn quốc. Khi tôi sang UBND xã trình bày là như vậy thì họ hỏi tôi muốn đăng ký kết hôn ở đâu, tôi nói muốn đăng ký luôn ở ủy ban địa phương luôn thì họ không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và nói rằng nếu đăng ký kết hôn ở tại xã mình đang sinh sống thì không được cấp giấy; chỉ có đi đăng ký kết hôn ở địa phương khác thì mới được cấp giấy. Xin hỏi trường hợp của tôi, có được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không? Giấy xác nhận là theo mẫu chung hay là viết tay có xác nhận ạ?","Theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, chứng thực) thì thủ tục đăng ký kết hôn giữa các công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam được quy định như sau: “1. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại chương V của Nghị định này. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận. 2. [Điểm neo] Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày. 3. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng”. Trường hợp mà bạn nêu, nếu như việc đăng ký kết hôn được tiến hành ở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi bạn cư trú thì bạn không cần phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mình mà bạn trai bạn cần phải xin xác nhận của thủ trưởng đơn vị về tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp việc đăng ký kết hôn được tiến hành ở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bạn trai bạn thì bạn cần phải xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mình. Theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 06/2012/NĐ-CP) thì bạn nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi bạn cư trú. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ký và cấp cho đương sự Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định). Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày." 32250,Trách nhiệm tài sản là gì?,"Trách nhiệm tài sản là Hình thức trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng kinh tế (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng kinh tế). Trách nhiệm tài sản có hai hình thức: phạt vi phạm hợp đồng kinh tế với mức tiền phạt từ 2% - 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm theo loại vi phạm đối với từng loại hợp đồng kinh tế và bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị số tài sản bị mất mát, hư hỏng, số chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do việc vi phạm gây ra." 5189,Việc đăng ký thường trú được thực hiện thế nào? Điều kiện để được đăng ký thường trú là gì?,"Theo quy định tại Điều 18 Luật Cư trú thì Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ. Điều kiện để được đăng ký thường trú: Theo quy định tại Điều 19 Luật Cư trú thì công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản." 31258,Theo quy định thi có những nguồn nào được dùng làm nguồn thông tin để đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 77/2020/NĐ-CP quy định các nguồn sau được dùng để để đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xuât nhập cảnh: - Tờ khai, biểu mẫu và thông tin thu thập khi thực hiện thủ tục cấp giấy tờ cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; cấp giấy tờ xuất nhập cảnh cho công dân Việt Nam hoặc trong quy trình kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu; - Khai thác thông tin trong hồ sơ quản lý xuất nhập cảnh và các cơ sở dữ liệu xuất nhập cảnh đã được chuẩn hóa, chuyển đổi; khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua kết nối, chia sẻ; - Tiếp nhận, xử lý thông tin do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp có liên quan đến xuất nhập cảnh của người nước ngoài và công dân Việt Nam. Trên đây là các nguồn thông tin được thu thập, cập nhật đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Trân trọng!" 22897,"Trước năm 1975, ông bà tôi có cho ông Mẫm ở nhờ trên phần đất thuộc quyền sử dụng của tôi. Phần đất đó tôi có đủ giấy tờ và sổ đỏ chứng minh, bản thân ông Mẫm cũng thừa nhận đất đó là của tôi, tôi đã đề nghị ông Mẫm mua với giá 2 lượng vàng nhưng ông không có khả năng mua nên tôi đòi lại. Do phát sinh mâu thuẫn phải kiện ra tòa án huyện, và tòa đã xử cho ông ấy được phép đăng ký sử dụng lại phần đất đã ở nhờ đó và phải trả 60.000đồng/m2 cho tôi. Quyền sử dụng đất đã xác nhận là đúng quy trình cấp đất và tại thời điểm cấp đất không có tranh chấp. Vậy tôi muốn hỏi quy định của pháp luật trong trường hợp này như thế nào?","Căn cứ khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 24/8/1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 quy định về:Cho mượn, cho ở nhờ nhà ở giữa cá nhân với cá nhân: “3. Trong trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở không được xác định trong hợp đồng, thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ được lấy lại nhà ở, nếu các bên không có thoả thuận khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ biết trước ít nhất là sáu tháng. Trong trường hợp bên mượn, bên ở nhờ không có chỗ ở khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác, thì tuỳ từng trường hợp mà được tiếp tục sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ở đang mượn, đang ở nhờ cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2005 và các bên phải ký kết hợp đồng thuê nhà ở theo quy định của Bộ luật Dân sự; giá thuê nhà ở được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 3 của Nghị quyết này; nếu bên mượn, bên ở nhờ không chịu ký kết hợp đồng thì phải trả lại nhà; nếu bên cho mượn, bên cho ở nhờ không chịu ký kết hợp đồng thì bên mượn, bên ở nhờ được tiếp tục ở nhà đang mượn, đang ở nhờ cho đến ngày 1 tháng 7 năm 2005.” Điều 256 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Quyền đòi lại tài sản Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.” Căn cứ Khoản 20 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”. Căn cứ các quy định nêu trên, ông đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên ông là chủ sở hữu hợp pháp đối với toàn bộ diện tích đất này. Ông Mẫm là người được cho ở nhờ nên phải giao lại nhà và đất cho ông theo đúng quy định của pháp luật." 11389,Hợp đồng thuê khoán tài sản là hợp đồng dân sự hay kinh tế? Em muốn cho thuê khoán cơ sở sản xuất kinh doanh thì cần đề cập giấy đăng ký kinh doanh vào trong hợp đồng hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Theo căn cứ từ Điều 501 đến Điều 511 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hợp đồng thuê khoán tài sản như sau: Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có nghĩa vụ trả tiền thuê. Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Thời hạn thuê khoán do các bên thoả thuận theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán. Giá thuê khoán do các bên thoả thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định khi đấu thầu. Nếu cơ sở sản xuất bạn muốn cho thuê thuộc sở hữu của cá nhân bạn thì bạn không cần đề cập tới giấy đăng ký kinh doanh trong hợp đồng mà cần phải có thông tin cá nhân của bạn, còn nếu cơ sở sản xuất bạn muốn cho thuê thuộc sở hữu của doanh nghiệp do bạn làm người đại diện thì cần đề cập tới giấy đăng ký kinh doanh khi làm hợp đồng. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hợp đồng thuê khoán tài sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 3202,Khi lập giấy cam kết chịu trách nhiệm thì cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?,"Theo Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giấy cam kết chịu trách nhiệm cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau: - Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. - Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. - Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. - Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. - Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự." 1513,Chú có thể gửi giúp cháu mẫu đơn xin ly hôn vào địa chỉ mail này được không ạ!,"Chào bạn, Có thể sử dụng mẫu đơn bên dưới: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------ ĐƠN XIN LY HÔN Kính gửi: TÒA ÁN . . . . . . . . . . . . . Tôi tên: ....................................................................... năm sinh : ........................... CMND (Hộ chiếu) số: ........................................................ ngày và nơi cấp : .................. Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) .................................. Xin được ly hôn với: ........................................................... năm sinh :............................. CMND (Hộ chiếu) số:......................................................... ngày và nơi cấp :................... Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ) .............................................. * Nội dung xin ly hôn: (A1) ........................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * Về con chung: (A2) ....................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... * Về tài sản chung: (A3) ................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Ngày .............. tháng............năm................... Người làm đơn (Ký tên - Ghi rõ họ và tên)" 13287,"Ban biên tập cho tôi hỏi. Theo quy định của pháp luật dân sự thì trong trường hợp bên có nghĩa vụ thanh toán khoản vay nhưng không thực hiện việc thanh toán như đã giao hẹn, thì các bên có thể tự thỏa thuận về mức lãi suất chậm trả đó không? Mong sớm nhận phản hồi.","Tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, có quy định: 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. => Như vậy, theo quy định trên thì lãi suất, kể cả phần lãi suất phải thực hiện thanh toán do không thực hiện việc thanh toán như đã đúng hẹn các bên giao dịch đều được tự thỏa thuận. Nhưng việc thỏa thuận không được vượt quá 20% năm của khoản tiền chậm trả đó. Mức vượt quá 20% năm của khoản tiền chậm trả sẽ không có hiệu lực. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 12586,"Tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân thuộc quản lý của cơ quan nào? Tôi xin tự giới thiệu, tôi tên là Trung Kiên, hiện đang làm tiểu đội trưởng Tiểu đội 7 thuộc Sư đoàn 5 Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong tiểu đội của tôi, có một quân nhân trong thời gian tại ngũ đã trốn ra ngoài ăn nhậu và có đánh nhau gây thương tích nặng cho một người dân ở bên ngoài. Hiện giờ, anh ta đã bị bắt đem về, theo chỉ thị của cấp trên thì anh ta phải bị tạm giam để chờ xử lý. Nhưng tôi hiện giờ lại không rõ cơ quan nào quản lý việc tạm giam này nên muốn nhờ tư vấn. Mong sớm nhận được phản hồi chi tiết. Chân thành cảm ơn! (trungkien***@gmail.com)","Tạm giam, tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn, cưỡng chế để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Với câu hỏi của bạn, Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 10 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể như sau: a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam (sau đây gọi là cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng); b) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương thực hiện quản lý tạm giữ, tạm giam đối với trại tạm giam, nhà tạm giữ khu vực thuộc phạm vi quản lý; c) Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh thực hiện quản lý tạm giữ đối với Buồng tạm giữ của đồn biên phòng. Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi ""Tạm giữ, tạm giam trong Quân đội nhân dân thuộc quản lý của cơ quan nào?"". Bạn nên tham khảo chi tiết Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 để hiểu rõ nội dung này. Trân trọng!" 15297,"Thưa luật sư, hiện tại tôi đã nghỉ thai sản được 4 tháng. Tôi được biết cơ quan bảo hiểm đã chi trả tiền thai sản vào tài khoản công ty tôi (BP Kế toán đã xác nhận). Tuy nhiên, khi liên hệ để đến nhận tiền thì BP Thủ quỹ báo thì khi nào người lao động đi làm lại (sau 6 tháng) công ty mới chi trả. Xin luật sư tư vấn việc công ty chi trả như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.","Theo quy định hiện hành thì lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi sinh con sẽ được nghỉ 06 tháng thai sản và nhận một số khoản tiền trợ cấp thai sản như: tiền trợ cấp một lần (bằng 02 lần mức lương cơ sở), tiền hưởng chế độ thai sản (06 tháng tiền lương đóng BHXH), tiền dưỡng sức sau sinh đối với lao động nữ sinh con mà 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa được phục hồi, phải nghỉ dưỡng sức (mỗi ngày nghỉ bằng 30% mức lương cơ sở ). Về thời gian giải quyết chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau: - Trong 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động. - Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội. - Trong 10 ngày, kể từ nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả tiền thai sản cho người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Căn cứ theo các quy định nêu trên thì chị phải nộp hồ sơ trong 45 ngày, kể từ ngày chị trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản. Sau tối đa 20 ngày, kể từ ngày chị nộp đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì chị sẽ được giải quyết và chi trả trợ cấp. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Còn trường hợp của chị, cơ quan BHXH đã giải quyết chi trả, tuy nhiên phía công ty giữ lại chưa thanh toán cho chị thì chị có thể khiếu nại lên Giám đốc công ty để được giải quyết. Ban biên tập thông tin đến chị! Trân trọng!" 21825,Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự trong các trường hợp nào?,"Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự trong các trường hợp nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Phương, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Vũng Tàu, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự trong các trường hợp nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!" 17879,"Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba được quy định như thế nào? Xin chào quý anh chị tư vấn bên Thư Ký Luật! Em là sinh viên khoa luật năm nhất, ĐH Quốc gia HN. Em thì chưa được học môn luật dân sự. Tuy nhiên em và cùng một số bạn nữa cũng đang tự tìm hiểu. Em có một thắc mắc, mong anh chị tư vấn giúp. Anh chị cho em hỏi: Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba quy định như sau: Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Việc thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba được quy định tại Điều 283 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 5836,"Khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu trưng cầu ý dân?","Căn cứ Điều 42 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định việc khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu trưng cầu ý dân được thực hiện như sau: Khiếu nại, tố cáo về kiểm phiếu Những khiếu nại, tố cáo tại chỗ về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc kiểm phiếu do Tổ trưng cầu ý dân tiếp nhận, giải quyết. Việc giải quyết phải được lập thành biên bản. Trong trường hợp Tổ trưng cầu ý dân không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ trưng cầu ý dân vào biên bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi kết thúc việc kiểm phiếu. Những khiếu nại, tố cáo tại chỗ về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc kiểm phiếu do Tổ trưng cầu ý dân tiếp nhận, giải quyết. Việc giải quyết phải được lập thành biên bản. Trong trường hợp Tổ trưng cầu ý dân không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ trưng cầu ý dân vào biên bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi kết thúc việc kiểm phiếu." 20717,"Xin chào anh chị, gia đình tôi đang làm hộ chiếu cho con trai tôi để đi du lịch nước ngoài cùng gia đình, năm nay con trai tôi 12 tuổi. Tôi có chút thắc mắc thì khi con tôi làm thủ tục cấp hộ chiếu thì cháu sẽ được cấp hộ chiếu trong thời hạn bao lâu? Xin giải đáp giúp tôi.","Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 29/2016/TT-BCA về thời hạn của hộ chiếu như sau: "" 1. Hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm, trừ các trường hợp sau: a) Công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước bằng hộ chiếu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp, có nhu cầu được cấp hộ chiếu mà không đủ điều kiện để làm thủ tục cấp lại hộ chiếu theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này thì được xem xét cấp hộ chiếu có thời hạn không quá 01 năm để trở lại nước ngoài; b) Công dân Việt Nam thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh (quy định tại Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP), nếu được Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho xuất cảnh (theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 136/2007/NĐ-CP) thì thời hạn hộ chiếu cấp cho công dân này do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. 2. Hộ chiếu có thời hạn 05 năm được cấp cho công dân Việt Nam thuộc các trường hợp sau: a) Trẻ em dưới 14 tuổi; b) Hộ chiếu cấp chung cho công dân Việt Nam và trẻ em dưới 09 tuổi là con của công dân đó."" Theo đó, đối với công dân Việt nam là trẻ em dưới 14 tuổi thì sẽ được cấp hộ chiếu có thời hạn 05 năm. Trên đây là ý kiến tư vấn hỗ trợ của chúng tôi đối với yêu cầu của bạn. Trân trọng!" 30245,"Chào Luật sư, em có thắc mắc một chút vấn đề như thế này: Hiện nay trên sổ hộ khẩu có ghi thông tin số CMND không? Căn cứ vào quy định nào? Em cảm ơn!","Khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2006 quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Mẫu HK08 ban hành theo Thông tư 36/2014/TT-BCA: Tại mục thông tin cá nhân gồm có: Họ và tên:…………………………………………………..................... Họ và tên gọi khác (nếu có): ……………………...................……….. Ngày, tháng, năm sinh: ….../...…/…............Giới tính:……………… Nguyên quán:…………………………………................……………. Dân tộc:………….................. Quốc tịch:…………………………….. Nghề nghiệp, nơi làm việc:……................…………………………… ………………………………………………...............………………… Nơi thường trú trước khi chuyển đến:……………………............... ………………………………………………………………….............. Theo đó, Sổ hộ khẩu này không quy định thông tin về số CMND. Trân trọng!" 8374,Người nước ngoài có thể mua nhà khi chưa đến Việt Nam không?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về giải thích từ ngữ như sau: 1. Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau: 1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Căn cứ Điều 160 Luật Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau: 1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. 2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật. 4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Căn cứ Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau: 1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam. 2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Theo đó, nếu người bạn có quốc tịch Trung Quốc của bạn muốn mua nhà ở tại Việt Nam thì phải đáp ứng 02 điều kiện là đã được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, người bạn Trung Quốc của bạn chưa nhập cảnh vào Việt Nam nên theo quy định của pháp luật hiện hành người bạn này sẽ không đủ điều kiện để mua nhà ở tại Việt Nam. Trong trường hợp này, bạn cần tư vấn cho người bạn Trung Quốc là trước hết phải tiến hành nhập cảnh vào Việt Nam rồi sau đó mới tiến hành mua nhà ở theo đúng quy định pháp luật Việt Nam." 15289,Sử dụng Căn cước công dân giả có phải là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm?,"Khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến căn cước công dân như sau: Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Cản trở thực hiện các quy định của Luật này. 2. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật. 3. Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. 4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân. 5. Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. 6. Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật. 7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả. 8. Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. 9. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật. Theo đó, pháp luật quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng thẻ Căn cước công dân giả. Cho nên công dân không được phép sử dụng thẻ Căn cước công dân giả. Sử dụng Căn cước công dân giả bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)" 1146,"Xin chào luật sư Ông Hùng mua 1 mảnh đất của Ông Thang mặt tiền 14 m, làm bìa thành 2 Mảnh. mảnh 1 mặt tiền 7m bán cho gđ bà Ngan (hồ sơ sổ đỏ 11/2008 chuyển nhượng trực tiếp từ ông Thang sang cho ba Nga, chữ kí của người mua gđ bà Nga là do ông Hung giả mạo ký ), Mảnh thứ 2 mặt tiền 7m sỏ đỏ sang tên gđ ông Hùng.  Giữa 2 mảnh lại xây tường rào tạm 2 lớp rò như sau: gđ bà nga mặt tiền 6,5m, gd Ông hùng 7,5m . mảnh của ông hùng bán cho em năm 2009 đo thực tế mặt tiền 7,5m và có giấy viết tay 95 triệu, khi làm bìa đỏ có 7m thôi với giá 20 triệu cấp sổ 2010. Gđ em xây nhà xong năm 2003 thì bà gđ bà nga kiện gđ em lấn chiếm đất mặt tiền 0,5m.   - Gđ em có phải trả 0,5 m đất đó không, sổ đỏ của gd bà Nga do ông hùng giả mạo ký thì sổ đỏ có hợp pháp không? Ông Hùng giả mạo chữ ký như vậy có chịu trách nhiệm gì không?","Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực văn bản chuyển nhượng. Hai Bên phải ký trước mặt người có thẩm quyền chứng thực. Nếu giao dịch không tự nguyện, chữ ký trong văn bản chuyển nhượng là giả mạo thì văn bản đó không có giá trị pháp lý. Những người có quyền lợi liên quan có thể yêu cầu Tòa án hủy bỏ văn bản chuyển nhượng đó. Nếu việc giả mạo chữ ký là thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì mới cấu thành tội phạm (lừa đảo), trong nội dung sự việc bạn nêu chưa thấy có dấu hiệu phạm tội. Nếu việc mua bán, chuyển nhượng nêu trên có sai lệch mốc giới, lấn sang phần đất nhà bạn thì bạn có thể yêu cầu UBND xã hòa giải, nếu hòa giải không thành thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự." 20742,"Chuyện là lúc trước em theo họ cha là người dân tộc, nhưng sau đó cha mẹ ly hôn, em theo mẹ là người Kinh, nên có làm thủ tục thay tên đổi họ. Nay chỉ có 02 mẹ con sống chung với nhau, nhưng vừa qua phía bên xã có gọi em khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự. Thế thì đối với người từng thay tên đổi họ như em thì có được đi nghĩa vụ quân sự không? Rất mong các anh/chị phản hồi. (************@gmail.com)","Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, có quy định về tiêu chuẩn tuyển quân như sau: 1. Tuổi đời: a) Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. b) Công dân nam được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. 2. Tiêu chuẩn chính trị: a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. b) Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng. 3. Tiêu chuẩn sức khỏe: a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng. c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS. 4. Tiêu chuẩn văn hóa: a) Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7. b) Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên. => Như vậy, nếu bạn đáp ứng được các quy định nêu trên thì bạn đủ tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự bạn nhé. Còn trường hợp bạn thay tên đổi họ thì nó không ảnh hưởng gì đến tiêu chuẩn tuyển quân cả. Theo đó, bạn có thể tham khảo thêm các trường hợp miễn giảm đi nghĩa vụ quân sự theo Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP. Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 12868,Em muốn hỏi là em với người yêu của e có với nhau 1 cậu con trai được 3 tuổi. Nhưng người yêu em không chịu nhận đứa trẻ với lý do là không phải con của anh ta. Em muốn hỏi là e có thể đâm đơn kiện đòi chu cấp và nuôi dưỡng đứa bé được không?,"Nếu bạn có cơ sở xác định rằng đứa con do bạn sinh ra cũng chính là đứa con của người đàn ông đó và nay người đó không chịu nhận con, không có trách nhiệm đối với đứa con thì bạn là mẹ đứa trẻ hoàn toán có quyền làm đơn gởi tòa án để đề nghị xác định cha cho con. Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết vụ việc để xác định nếu đúng ngừoi đàn ông đó là cha đưa bé sẽ tuyên xác định cha cho cháu bé và yêu cầu người đó phải có trách nhiệm cấp dưỡng để nuôi cháu bé đến khi tròn 18 tuổi." 19805,"Tôi kết hôn với chồng tôi, là người Mỹ, tại Sở Tư pháp tp Hồ Chí Minh. Khi sinh một con gái chung, chúng tôi quyết định cho bé chỉ lấy quốc tịch Hoa Kỳ. Nay chúng tôi ly dị, tôi nuôi con gái. Xin hỏi, tôi có thể làm đơn xin cho con tôi được nhận quốc tịch Việt Nam không?","Theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nếu chị muốn con gái mình có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho cháu. Tuy nhiên, chị cần lưu ý điều kiện để cháu được nhập quốc tịch Việt Nam là phải cư trú tại Việt Nam, có nghĩa là cháu đã về Việt Nam sinh sống. Trường hợp cháu là con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thì chị sẽ là người đứng tên trong Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam được làm thành 03 bộ nộp tại Sở Tư pháp nơi chị cư trú. Theo quy định tại Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em gồm có các giấy tờ: a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu); b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; c) Bản khai lý lịch (theo mẫu) và một số giấy tờ khác như Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ; Văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc chọn quốc tịch Việt Nam cho con… Chị có thể liên hệ với Sở Tư pháp nơi chị cư trú để có thêm thông tin về hồ sơ, trình tự, thủ tục để tiến hành thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con gái theo đúng quy định." 18736,"Em là sinh viên năm nhất khi thuê phòng thì chưa làm giấy tờ gì chủ nhà chỉ nói 1triệu600 1 tháng. Em dọn vào ở và đóng tiền nhà được 1tr400 vào ngày 23/12. Đến nay e muốn chuyển đi thì chủ nhà bảo em phải đóng thêm 600 và tiền điện nước. Chủ nhà nói rằng từ 23/12 đến 31/12 là 400 rồi tháng này phải đóng hết 1tháng nữa. Nhưng theo em được biết những nơi em từng ở thì từ 23/12 đến 23/1 mới được tính là 1 tháng. Vậy em phải làm sao, em nên đóng thêm 200 và tiền điện nước hay 600 ạ","Chào bạn, Đối với những khu nhà trọ thì thường là chủ nhà sẽ gắn đồng hồ điện nước riêng để đo đếm và tính tiền cho từng phòng trọ, còn việc họ thanh toán tiền cho đơn vị cung cấp điện nước là chuyện riêng của họ vì đó là trách nhiệm của người đứng thuê bao đồng hồ. Theo đó, chu kỳ thanh toán tiền điện nước của người thuê phòng trọ cũng phải tính tròn tháng 30 ngày tính từ ngày họ vào ở. Như vậy trường hợp của bạn là 30 ngày tình từ ngày 23/12. Nếu từ 23/12 đến ngày 31/12 là mới có 8 ngày sao lại sử dụng đến 400k là vô lý, đó là cách tính ăn gian và lợi dụng việc chưa thỏa thuận rõ ràng với nhau để trục lợi mà thôi. Thân chào" 34498,Trẻ em có bổn phận gì?,"Căn cứ Luật Trẻ em 2016 quy định bổ phận của trẻ em như sau: [1] Bổn phận của trẻ em đối với gia đình (Quy định tại Điều 37 Luật Trẻ em 2016 ) - Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ. - Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em. [2] Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác (Quy định tại Điều 38 Luật Trẻ em 2016 ) - Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. - Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè. - Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác. - Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác. [3] Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội (Quy định tại Điều 39 Luật Trẻ em 2016 ) - Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình. - Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em. - Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật. [4] Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước (Quy định tại Điều 40 Luật Trẻ em 2016 ) - Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. - Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em. [5] Bổn phận của trẻ em với bản thân (Quy định tại Điều 41 Luật Trẻ em 2016 ) - Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân. - Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể. - Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang. - Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. - Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân." 9331,"Xin chào luật sư! Tôi tên Tuấn Vĩnh sinh sống và làm việc tại Cần Thơ. Vừa qua tôi có tìm hiểu về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại thủ tục bắt đầu phiên tòa dân sự giai đoạn 2004-2014, tuy nhiên tôi không nhớ rõ lắm là được quy định ở đâu của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, nên nhờ luật sư hỗ trợ giúp, cụ thể: Công nhận sự thoả thuận của đương sự được quy định ra sao? Mong sớm nhận được câu trả lời từ luật sư, chân thành cảm ơn! (012333**)","Căn cứ Điều 220 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định như sau: 1. Chủ toạ phiên toà hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án. 2. Quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng xem thêm tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 12574,"Chào Luật sư và các bạn! Gia đình tôi có mua đất, xây nhà từ năm 1995, trong hợp đồng mua bán đất có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú. Đến nay gia đình tôi làm sổ đỏ thì cơ quan chức năng yêu cầu các thành viên trong gia đình bán đất phải ký tên xác nhận. Liệu có cần các thành viên trong gia đình họ xác nhận không vì hiện tại có người đang ở nước ngoài? Và tôi cũng mua đất trước năm 2005 khi có luật đất đai mới liệu áp dụng luật đất đai năm 2005? Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!","Việc này chính quyền địa phương yêu cầu gia đình bạn như vậy là chưa phù hợp quy định của pháp luật về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm: Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp này có thể gia đình bạn đang rơi vào tình huống được quy định tại khoản 2 Điều 100, nếu rơi vào trường hợp đó thì gia đình bạn vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định." 24418,"Xin kính chào luật sư! Tôi hiện nay ở TPHCM. Chồng tôi ở Đà Lạt. Chúng tôi đã đăng ký kết hôn dưới sự phản đối kịch liệt của ba mẹ tôi. Và tôi đã dọn ra ngoài sống riêng.Tôi có 2 câu hỏi cần sự tư vấn của luật sư: 1. Bây giờ tôi muốn nhập khẩu vào hộ khẩu gia đình chồng ở Đà Lạt thì tôi phải làm các thủ tục nào? Khi cắt nhân khẩu tại TPHCM, tôi có thể tự đi cắt được không và có cần phải có sự đồng ý của chủ hộ khẩu là ba ruột tôi không? Hay chỉ cần sự đồng ý của nơi tôi sẽ chuyển đến? Nếu thủ tục cần sự đồng y của ba ruột tôi nhưng ba tôi không đồng cắt khẩu thì tôi phải làm sao? 2. Nếu tôi chưa nhập khẩu vào hộ khẩu gia đình chồng, khi sinh con thì con tôi có được phép nhập khẩu vào hộ khẩu gia đình chồng hay không? Hay là phải nhập vào hộ khẩu gia đình mẹ? Tôi rất mong nhận được sự tư vấn và câu trả lời sớm từ luật sư. Tôi chân thành cám ơn!","Khi nhập khẩu bắt buộc em phải cắt khẩu tại TP HCM và có sự đồng ý của chủ hộ (ba hoặc mẹ em- người đứng tên chủ hộ khẩu) và đem sổ hộ khẩu đến công an để cắt khẩu. sau đó em mới có thể nhập khẩu tại Đà Lạt được. Nếu ba em từ chối thì xem như em không thể cắt khẩu, đây là chuyện gia đình nen em cần xem lại việc mình làm đúng không để có cách nói chuyện Nếu chưa nhập khẩu vào gia đình chồng, con em vẫn có thể nhập hộ khẩu vào gia đình chồng, nhưng hồ sơ nhâp khẩu cho con em khá rắc rối. Lúc đó muốn nhập vào gia đình chồng, thì em phải làm tường trình và có xác nhận của công an tại TP HCM (nơi em ở) về việc và lý do không nhập tại tp HCM" 1837,"Vào năm 2000 em gái chồng tôi có mua 1 căn nhà chung cư ( lúc còn độc thân) và em gái của chồng tôi đứng tên sổ đỏ 1 mình. Vào năm 2006 cô lập gia đình và sang định cư ở Mỹ ( Sang Mỹ mới đăng ký kết hôn). Nay cô em đó muốn cho tặng lại căn nhà chung cư đó cho vợ chồng tôi (anh ruột và chị dâu). Và hiện tại cô em gái này vẫn còn hộ khẩu ở Việt Nam.  Nay cô em gái đó định sẽ về Việt Nam và sang tên căn nhà đó lại cho vợ chồng tôi xin hỏi thủ tục như thế nào và gồm những giấy tờ gì? Có cần xác nhận giấy tờ gì bên Mỹ hay không? Hoặc có cần chữ ký của chồng cô ấy không? Đó là tài sản riêng của cô ấy. Vì lần này cô ấy chỉ về Việt Nam có 1 mình mà không có chồng về cùng.  Xin Quý luật sư tư vấn giúp em cần chuẩn bị những giấy tờ hay thủ tục gì trước khi ra công chứng?","Điều 43 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về Tài sản riêng của vợ, chồng: 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhà mà em bạn có được trước thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của em bạn. Do vậy, em bạn có quyền định đoạt căn nhà và không cần chữ ký của chồng cô ấy. Theo quy định tại Điều 120, 122 Luật Nhà ở 2014 các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng tặng cho nhà ở và hợp đồng phải được công chứng, chứng thực. Như vậy, em bạn và bạn cần phải thực hiện các bước như sau: Bước 1: Đến cơ quan công chứng lập hợp đồng tặng cho nhà ở. Bước 2: Hồ sơ thực hiện việc sang tên quyền sở hữu nhà gồm: – Hợp đồng công chứng đã lập. – Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở. – Chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu của cả hai bên. – Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân (nếu có). - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai để tiến hành sang tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Trân trọng!" 5762,Dịch vụ đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trực tuyến kết hợp với dịch vụ nhận hồ sơ và trả kết quả qua bưu chính Viettel Bình Dương được áp dụng kể từ thời gian nào?,"Ngày 17-6-2016, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel đã làm lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về việc đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến kết hợp dịch vụ nhận hồ sơ và trả kết quả qua bưu chính Viettel Bình Dương và cũng là thời điểm chính thức thực hiện phương thức đăng ký này." 10732,"Những nội dung đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân biết được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Thùy Linh, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Quận 3, Tp.HCM. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Những nội dung đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân biết được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 53/2009/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. Thủ tục, thời gian thẩm duyệt, kiểm tra thi công và nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với dự án, công trình xây dựng và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. 2. Thủ tục và thời gian cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 3. Thủ tục và thời gian cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. 4. Thủ tục và thời gian cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy. 5. Hình thức, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; thủ tục giải quyết, xử lý các vụ cháy, nổ. 6. Thủ tục và thời gian phê duyệt phương án chữa cháy. 7. Thủ tục, lệ phí và thời gian kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Trên đây là nội dung tư vấn về Những nội dung đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, cơ sở và cá nhân biết. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 53/2009/TT-BCA. Trân trọng!" 8413,"Kính nhờ quý luật sư giải đáp cho tôi sự việc sau: vào năm 1968,tôi cùng gia đình về Minh Lương sinh sống nhưng chưa có đất đai và nhà cửa nên gia đình tôi phải ở nhà trọ. Má tôi thì bán bánh canh,tôi thì đi làm thuê cho trại cây T.H lương một tháng 12.000đ. Đến năm 1971,tôi lấy tiền làm công của tôi mua miếng đất nền nhà trị giá 10.000đ (là miếng đất hiện giờ tôi đang ở,ngang 4,8m,dài 16m). Năm 1972,tôi mua cây gỗ của chủ tôi là trại cây T.H về cất nhà và trừ nợ dần hàng tháng. Nhà cất xong,cha mẹ và các em tôi cùng ở. Đến 1973,tôi cưới vợ và cùng về ở chung.Năm 1976,tôi ra riêng cất thêm 1 căn nhà làm trại mộc. Đến năm 1991 thì ba tôi mất,nhà còn lại mẹ tôi và em út (cô H) tôi ở. Năm 1996,vợ chồng cô H tôi lên Sài Gòn làm ăn và sinh sống. Căn nhà lúc bấy giờ đã bị mụt và sập. Năm 2001,tôi làm ăn thất bại nên đành phải bán căn nhà làm mộc để trả nợ. Định về mua thêm đất cất nhà ở gần má thì má tôi không cho,má tôi khóc và nói: ""Nhà này giờ không còn ai ở nữa,có mình má,con về cất lại ở để thờ cúng ba con đi,vì đất này ngày xưa là con mua"". Tôi thì không chịu vì sợ còn anh em,sau đó tôi ra kể cho em trai thứ 4 (là chú S) của tôi về chuyện má kêu về cất nhà lại ở,chú S trả cũng trả lời:""đất nhà là của anh thì a giờ cứ về cất lại mà ở đi,anh em thì ai cũng có nhà hết rồi,không ai về ở đâu"". Sau đó,tôi mới kêu người em thứ 6 (là cô T) 2 anh em cùng nhau cất lại 1 lúc 2 cái nhà co 3 vách cho đỡ tốn chi phí.năm 2010,má tôi buộc tôi phải lấy 50 triệu đồng là tiền mà tôi đã cất lại nhà lần thứ 2. Má tôi thì đã già,mỗi lần gặp tôi bà lại khóc,tôi chịu không nổi,vì lòng hiếu thảo nên tôi đã nhận số tiền 50 triệu đó mà không thông qua vợ con. Tôi giấu mãi đến bây giờ vợ tôi mới biết và không đồng ý,sau đó đòi trả lại 50 triệu. Phần nền nhà thì cô T buộc má tôi phải bán cho cô T, giá cả thì tự cô T quyết định là 100 triệu đồng,sau đó thì chia cho chú S. 20 triệu đồng,cô H. 80 triệu đồng mà không có ý kiến của tôi và không chia cho tôi.                                       Thưa quý luật sư,câu chuyện còn dài,gia đình còn nhiều mâu thuẫn. Nhờ quý luật sư cho tôi biết là tôi xin trả lại số tiền nhà này có được không? Nếu phần chia tài sản thì tôi có được hưởng không? Tôi xin chân thành cảm ơn.","Nếu bạn có tài liệu, chứng cứ chứng minh là thửa đất đó có được do bạn mua và chưa định đoạt cho ai thì bạn có quyền đòi lại thửa đất đó. Đối với tài sản trên đất (nhà) thì ai bỏ tiền ra xây dựng thì người đó được hưởng giá trị ngôi nhà đó. Nếu cô T có chứng cứ chứng minh là bạn đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cô T và đã nhận đủ tiền thì bạn ít còn cơ hội đòi lại nhà." 30351,Kết hôn là gì?,Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. 14765,Di chúc bị thất lạc thì chia thừa kế thế nào?,"Tại Điều 642 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về di chúc bị thất lạc, hư hại như sau: Di chúc bị thất lạc, hư hại 1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. 2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc. 3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về việc chia thừa kế như sau: Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, trường hợp di chúc bị thất lạc thì sẽ được chia thừa kế như sau: - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản." 13676,"Chào các luật sư. Sau vụ việc xảy ra ngày8/8/2015, chi tiết  ở link  http://danluat.thuvienphapluat.vn/giet-nguoi-khi-bi-dap-pha-tai-san-va-bao-ve-nguoi-than-135592.aspx . Gia đình tôi liên tiếp bị đe dọa gây tổn hại đến tinh thần và sức khỏe người thân trong gia đình. Hiện em gái đang học cấp 3 đã bị dọa phải xin tạm nghỉ học. Gia đình đã trình báo sự việc với cơ quan chức năng cấp xã và cấp huyện nhưng chưa được giải quyết. Người thân trong gia đình đang rất hoang mang lo lắng khi chi có phụ nữ ở nhà, lúc nào cũng đóng chặt cửa không dám ra ngoài. Gia đình đã nhiều lần trình báo lên công an huyện nhưng chưa được giải quyết vì không đủ bằng chứng. Không thể trông cậy công an thì phải tự bảo vệ mình. Hôm nay, tôi chở em gái đi học bằng xe máy và có đưa cho em gái 1 bình xịt hơi cay, còn tôi thì mang theo người đèn pin phóng điện.  Tôi và em gái mang theo công cụ hỗ trợ như vậy có bị coi là tàng trữ vũ khí trái phép không? Nếu có thì cho em hỏi những công cụ hỗ trợ nào được phép mang theo người và sử dụng khi có người trực tiếp đe dọa đến sức khỏe người thân?","Chào bạn! NỘI DUNG BẠN QUAN TÂM ĐƯỢC QUY ĐỊNH TẠI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SAU: Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 Thông tư 30/2012/TT-BCA ngày 29/5/2012 Nghị định 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 Quyết định 404/QĐ-BNV ngày 15/7/1995 Thông tư số 10/2002/TT-BCA ngày 26/8/2002 ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRANG BỊ, SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ, VŨ KHÍ THÔ SƠ Theo nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2012. Quân đội nhân dân. Công an nhân dân. Công an xã, dân quân tự vệ. Kiểm lâm, đội kiểm tra chống buôn lậu hải quan, hải quan cửa khẩu, đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường. Ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức , doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Ban bảo vệ tổ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ trật tự an ninh phương xã. Trường, trung tâm huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động. An ninh hàng không. Thi hành án dân sự. Thanh tra chuyên nghành thủy sản, lực lượng kiểm ngư. Trung tâm chữa bệnh giáo dục lao động xã hội. HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP MUA CÔNG CỤ HỖ TRỢ Theo nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2012. Bộ hồ sơ bao gồm: Công văn đề nghị cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ (Có ghi đầy đủ tên cơ quan, đơn vị, điện thoại, nêu rõ số lượng, chủng loại, và sự cần thiết phải sử dụng công cụ hỗ trợ) gửi phòng PC64 – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nới đơn vị đóng trụ sở. Các đơn vị thuộc Trung ương nộp hồ sơ tại C64 - Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an. Bản sao Quyết định thành lập đơn vị. Quyết định thành lập phòng, ban, tổ bảo vệ chuyên trách (áp dụng đối với cơ quan, doanh nghiệp trang bị cho lực lượng bảo vệ). Giấy giới thiệu người đến liên hệ xin giấy phép, giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đến liên hệ nộp tại phòng PC64 – Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đóng trụ sở. Các đơn vị thuộc Trung ương nộp hồ sơ tại C64 – Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an. Bạn tham khảo quy định tại Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ như sau: Khoản 9, Điều 3 Quy định: "" Công cụ hỗ trợ gồm : a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ; d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn; đ) Động vật nghiệp vụ.""/ "" Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này. 2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 3. Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. 4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí được giao. 5. Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. 6. Cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 7. Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép. 8. Vận chuyển, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn. 9. Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 10. Mua bán trái phép, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 11. Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. 12. Hành vi khác vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. "" ."" Điều 11. Giao nộp, tiếp nhận và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ 1. Tổ chức, cá nhân phải khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất trong các trường hợp sau đây: a) Không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào; b) Phát hiện, thu nhặt được. 2. Cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương phải tổ chức ngay việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tổ chức, cá nhân khai báo, giao nộp. 3. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản. Trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án ở giai đoạn xét xử thì Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định việc xử lý. 4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền, kinh phí phục vụ cho việc tiếp nhận, thu gom, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ giao nộp. "" Điều 30. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ 1. Công cụ hỗ trợ được trang bị cho các đối tượng theo quy định của pháp luật. 2. Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với công an nhân dân; chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng khác.""." 18882,"Thời gian sắp tới sẽ tiến hành cập nhật, sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Xin hỏi những hành vi nào bị nghiêm cấm? Mong được giải đáp theo quy định mới nhất.","Theo Điều 5 Nghị định 87/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/09/2020) quy định về những hành vi không được làm khi sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử gồm có: - Cung cấp thông tin không đúng sự thật khi đăng ký hộ tịch trực tuyến. - Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; làm sai lệch thông tin, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái pháp luật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; khai thác, sử dụng hoặc tiết lộ thông tin từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử không đúng quy định, xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. - Phá hoại cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Trân trọng!" 11743,Trường hợp giao tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền giao đó được coi là tiền gì?,"Tại Điều 37 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về trường hợp không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước như sau: Trường hợp không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước. Như vậy, trường hợp giao tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền giao đó được coi là tiền trả trước." 10835,"Anh chị cho em hỏi người nước ngoài nếu mua bất động sản ở Việt Nam thì cần yêu cầu thủ tục gì, và có được đứng tên sở hữu không? Cám ơn anh chị!","Bạn phỉa làm rõ là Đất hay Nhà, nếu là đất thì Cá nhân người nước ngoài không được còn là nhà ở thương mại thì được Theo Quy định của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/06/2008 thì người nước ngoài thuộc các trường hợp sau đây sẽ được mua nhà và sở hữu nhà ở tại Việt Nam Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam: 1. Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó; 2. Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định; 3. Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; 4. Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam; 5. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản, có nhu cầu về nhà ở cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở. Điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam 1. Cá nhân nước ngoài phải đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ chứng nhận hoạt động đầu tư tương ứng với hình thức đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Thời hạn được sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam 1. Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong thời hạn tối đa là 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Thời hạn này được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ khi hết thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đối tượng quy định tại khoản này phải bán hoặc tặng cho nhà ở đó. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sở hữu nhà ở tương ứng với thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho doanh nghiệp đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu được tính từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp khi hết hạn đầu tư hoặc khi giải thể, phá sản thì nhà ở của doanh nghiệp quy định tại khoản này được xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về phá sản và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 và được áp dụng thí điểm trong thời hạn năm năm. Do đó kể từ ngày 01/01/2014 việc mua nhà và sở hữu nhà ở Việt Nam sẽ bị tạm dừng thực hiện để chờ Văn bản pháp luật mới thay thế, có hiệu lực thi hành." 26725,Ai được ra lệnh cấm xuất cảnh?,"Bộ trưởng, chủ tịch tỉnh có quyền ra quyết định chưa cho xuất cảnh với người đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính. Theo Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 94/2015/NĐ-CP), công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: 1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. 2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. 3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. 4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. 5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. 6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ. Thẩm quyền thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh được quy định như sau: a) Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này. b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ; chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21 Nghị định này. c) Bộ trưởng Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này. d) Bộ trưởng Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này. đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này. Như vậy, căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, với trường hợp công dân bị tình nghi phạm tội nhưng vụ án chưa được khởi tố để điều tra thì vẫn có thể được xuất cảnh bởi điều luật quy định phải thuộc trường hợp “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm” (vụ án đã được khởi tố, điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự) Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (hiện chưa có hiệu lực thi hành), người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh. Như vậy, quy định mới này đã cho phép cơ quan tiến hành tố tụng được phép ra lệnh tạm hoãn xuất cảnh đối với công dân ngay cả khi chưa khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với họ." 10727,"Bố mẹ chồng tôi có 3 người con 2 con trai đầu và 1 con gái năm nay 15 tuổi . Trong đó, người con gái bị tàn tật (bị cụt một chân) từ khi sinh ra. Năm ngoái, bố chồng tôi chết có để lại di chúc chia tài sản cho 2 con trai đầu và mẹ chồng. Tôi xin hỏi theo quy định pháp luật thì người tàn tật có được hưởng di sản thừa kế không? Em chồng tôi có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện chia di sản thừa kế được không ? thủ tục ra sao ?","Theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005 về trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng” và “con đã thành niên mà không có khả năng lao động” vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó. Theo quy định nói trên thì người em chồng của bạn bị tàn tật, không có khả năng lao động sẽ được quyền hưởng một phần di sản bố chồng bạn để lại. Thời hạn chia thừa kế vẫn còn nên em chồng bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện chia di sản thừa kế - Luật sư Nguyễn Hồng Thái. Nếu hai người con được hưởng thừa kế theo di chúc không thực hiện việc trả cho người em bị tàn tật phần di sản mà người em phải được hưởng thì người em có quyền khởi kiện người kia ra tòa để đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Thời hạn chia thừa kế vẫn còn nên em chồng bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện chia di sản thừa kế. Điều 586 BLDS 2005 có quy định: “Hợp đồng ủy quyền phải lập thành văn bản; nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, thì hợp đồng ủy quyền phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền”. Hợp đồng ủy quyền phải có những nội dung sau: Thời hạn ủy quyền, nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng. Người được em chồng bạn ủy quyền sẽ ký vào đơn khởi kiện và thay mặt em chồng bạn thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn trong vụ kiện về chia di sản thừa kế." 34168,"Tôi có cháu là con ngoài giá thú của em gái tôi, do khi sinh cháu bố cháu không đến hỏi han gì nên cháu đã mang họ của mẹ. Vậy xin quý cơ quan cho biết cháu mang họ mẹ thì có ảnh hưởng gì đến chuyện nhận cha con với bố của cháu không? Và liệu cháu có được thay đổi từ họ mẹ sang họ cha được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch thì: Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây: a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán; b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch; c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này; d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra. đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch. Như vậy, đối với trường hợp của cháu bạn, do cháu bạn được sinh ra khi bố mẹ cháu chưa đăng ký kết hôn (con ngoài giá thú), bố cháu cũng không thăm nom, hỏi han và công nhận cháu là con, vì vậy cháu được đăng ký khai sinh theo thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú và mang họ của người mẹ là đúng với quy định của pháp luật về hộ tịch. Việc cháu mang họ của người mẹ sẽ không ảnh hưởng gì đến các quyền về trẻ em của cháu: quyền khám sức khỏe y tế, quyền đi học, tuy nhiên do cháu chưa được người cha công nhận là con và người mẹ chưa có yêu cầu xác định cha cho con tại cơ quan Tòa án có thẩm quyền nên cháu sẽ bị hạn chế một số quyền: quyền thừa kế từ người cha, quyền được người cha chăm nom, cấp dưỡng… Nhưng nếu người cha sau này có mong muốn nhận cha con với cháu thì dù cháu mang họ mẹ cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc nhận cha con này và kết hợp với thủ tục nhận cha con thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thay đổi họ cho cháu từ họ mẹ sang họ cha theo sự thỏa thuận của cha mẹ cháu. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thay đổi họ cho con ngoài giá thú theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 28079,Bạn trai tôi làm trong Cục đường sông Việt Nam. Một lần đi ca nô để kiểm tra trên sông không may ca nô bị đắm. Trên ca nô có 10 người và bạn tôi là người lái ca nô. Rất may không có thiệt hại về người xảy ra. Công an đã lấy lời khai và điều tra nhưng cơ quan bạn tôi làm việc đã xin về giải quyết nội bộ. Bạn tôi đã cố gắng khắc phục hậu quả và đền bù thiệt hại cho cơ quan. Xin hỏi bạn tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu có thì bạn tôi có được làm thủ tục đăng kí kết hôn hay không?,"1. Về vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự Khoản 1 Điều 212 của Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm”. Điểm 3 và điểm 7 Mục I Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 07/01/2005 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ quy định: “3. Người điều khiển phương tiện giao thông vận tải vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không, thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a,b,c khoản 1 Điều 186 Bộ luật hình sự; phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 186 Bộ luật hình sự, nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản như sau: a) Làm chết một hoặc hai người; b) Gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của một đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các nạn nhân từ 41% trở lên; d) Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị tương đương từ 5 tấn gạo đến 15 tấn gạo; đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các nạn nhân từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản với giá trị tương đương từ 5 tấn gạo đến 15 tấn gạo; e) Gây thiệt hại về tài sản với giá trị tương đương từ trên 15 tấn gạo đến 45 tấn gạo”. Bạn trai của bạn gây tai nạn tuy không gây thiệt hại về tính mạng nhưng bạn không nêu rõ những thiệt hại khác về sức khỏe và tài sản của người khác như thế nào, cho nên phải xem xét thực tế. Nếu tai nạn gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm 3 Mục I của Thông tư liên ngành số 02 thì bạn trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 212 của Bộ luật Hình sự. 2. Về vấn đề đăng ký kết hôn Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Điều 9. Điều kiện kết hôn Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: 1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; 2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; 3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này. Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: 1. Người đang có vợ hoặc có chồng; 2. Người mất năng lực hành vi dân sự; 3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; 4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; 5. Giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, nam nữ nếu đáp ứng đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9 và không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có thể đăng ký kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình không quy định cấm đăng ký kết hôn đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn trai của bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hai bạn vẫn có thể đăng ký kết hôn." 9994,"Người hàng xóm dùng vách tường nhà của tôi để che mưa và làm mái nhà bếp, nhà kho. Khói của bếp làm đen cả bức tường, đen cả cửa sổ gây mất thẩm mỹ và có thể hư hỏng về sau. Hơn thế nữa, mấy tạ muối ăn mà người hàng xóm để sát vách tường của tôi, làm cho tường nhà hư hỏng nặng. Tôi xin hỏi: Tôi phải làm gì với hành vi trên của người hàng xóm? Xin cảm ơn! Gửi bởi: Nguyễn Thành Nhiên","Ðiều 169 Bộ luật dân sự có quy định về bảo vệ quyền sở hữu như sau: - Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. - Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật. Theo thông tin bạn cung cấp, người hàng xóm của bạn đã có hành vi làm hư hỏng tài sản của bạn nên bạn có quyền yêu cầu người hàng xóm chấm dứt hành vi của họ. Trong trường hợp người hàng xóm vẫn tiếp tục hành vi, dẫn đến hư hỏng tài sản của gia đình bạn thì bạn có quyền yêu cầu người hàng xóm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ðiều 604 Bộ luật dân sự quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: - Tài sản bị mất; - Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại." 14277,"Kính chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi! Tôi và chồng tôi kết hôn được 6 năm, cuộc sống hôn nhân từ khi lấy nhau đến giờ rất ngột ngạt! Anh ấy lấy tôi như để trả thù đời, bao năm qua tôi nhẫn nhịn để làm tròn bổn phận của con dâu trong gia đình, sống trong gia đình chồng như cái bóng, tiếng là vợ chồng nhưng chúng tôi có kinh tế độc lập, ai làm người đó hưởng, tôi nuôi con. Gần đây chồng tôi được cơ quan cử đi tu nghiệp sinh ở nước ngoài và có gọi điện về đề nghị ly hôn, tôi thấy không cần thiết phải duy trì cuộc hôn nhân hình thức này, vì khi cưới tôi anh ấy biết tôi đang có thai với người tôi yêu- và đứa con này là duy nhất! LUẬT SƯ CHO BIẾT LY HÔN NHƯ TRƯỜNG HỢP CỦA TÔI CẦN những giấy tờ gì?  Thủ tục ly hôn như thế nào? Ai có quyền nuôi con vì trên giấy khai sinh vẫn lấy tên chồng tôi là cha của đứa trẻ","Chào bạn! Nội dung bạn hỏi Luật sư có ý kiến như sau: Căn cứ luật hôn nhân gia đình, các văn bản hướng dẫn Luật hôn nhân gia đình , bộ Luật tố tụng Dân sự để ly hôn bạn cần những giấy tờ sau: - Giấy đăng ký kết hôn ( bản chính) - Đơn xin ly hôn ( có thể mua ở tòa án- hoặc tự viết theo hướng dẫn) - bản sao sổ hộ khẩu ( chứng thực) - bản sao giấy khai sinh của con - các giấy tờ khác chứng minh về taì sản ( nếu có) - xác nhận của UBND phường, xã nơi chồng bạn cư trú về việc chồng bạn xuất cảnh đi nước ngoài - bản sao chứng minh nhân dân của bạn Các giấy tờ trên bạn nộp ở tòa án nhân dân tỉnh - thẩm quyền xử lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài thuộc tòa án tỉnh, nếu có địa chỉ ở nước ngoài, tòa án sẽ ủy thác tư pháp để lất bản tự khai của chồng bạn- sau khi có văn bản này tòa sẽ có phán quyết Vấn đề nuôi con- do con có trong thời kỳ hôn nhân nên người con này vẫn là ""con"" của chồng bằng chứng là anh ta vẫn là cha của đứa bé trên giấy khai sinh, do đó anh ta có quyền nuôi đứa con này- khi tòa phán quyết nếu bạn và chồng không thỏa thuận được! Trân trọng! Luật sư: Phạm Tiến Quyển" 23604,Chính sách thuế đối với con liệt sĩ khi được nhận quyền sử dụng đất quy định như thế nào?,"Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi xin xác định rõ hai vấN đề sau: 1/ Thân nhân liệt sĩ Theo khoản 1 Điều 14 - Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đã quy định: ""Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp ""Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ"" bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; Vợ hoặc chồng; Con; Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ. …”. Như vậy, con liệt sĩ là thân nhân liệt sĩ. 2/ Thân nhân liệt sĩ khi được nhận quyền sử dụng đất không thuộc đối tượng được miễn, giảm lệ phí trước bạ mà chỉ được xem xét, hỗ trợ giảm tiền sử dụng đất khi được nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể: Điều 7, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai có quy định: “Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng khi cấp Giấy chứng nhận và việc miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với Cách mạng.” Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 về việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở đã quy định: “Thân nhân của liệt sĩ quy định tại khoản 1 Điều 14 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ... được hỗ trợ 70% tiền sử dụng đất”. Vậy, trường hợp bạn hỏi, con liệt sĩ (hay là thân nhân liệt sỹ) khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vẫn thực hiện các nghĩa vụ thuế như những trường hợp nhận chuyển nhượng thông thường khác và chỉ được hỗ trợ tiền sử dụng đất." 5373,Hoàn thành nghĩa vụ quân sự được hưởng các chế độ gì?,"Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ như sau: a) Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ; b) Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó; c) Được trợ cấp tạo việc làm; d) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp; đ) Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật; e) Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; g) Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo. Khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ, bạn sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định như trên. Trân trọng!" 22875,"Có được bổ sung thông tin về ngày, tháng, năm sinh vào giấy khai sinh không?","Căn cứ Điều 18 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về bổ sung thông tin hộ tịch như sau: 1. Giấy tờ hộ tịch quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật hộ tịch có giá trị sử dụng mà không phải bổ sung thông tin hộ tịch còn thiếu so với biểu mẫu hộ tịch hiện hành. 2. Giấy tờ hộ tịch được cấp hợp lệ kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà thông tin hộ tịch còn thiếu thì được bổ sung, nếu có giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hợp lệ chứng minh. Yêu cầu ghi bổ sung quốc tịch Việt Nam chỉ thực hiện đối với giấy tờ hộ tịch được cấp kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, sau khi xác định người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam. 3. Trường hợp cá nhân đã được đăng ký khai sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh không ghi ngày, tháng sinh thì được bổ sung ngày, tháng sinh theo Giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế nơi cá nhân sinh ra. Trường hợp không có Giấy chứng sinh, không có văn bản xác nhận của cơ sở y tế thì ngày, tháng sinh được xác định như sau: a) Đối với người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày, tháng sinh đó. Trường hợp ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân không thống nhất thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ được cấp hoặc xác nhận hợp lệ đầu tiên. b) Đối với người không có hồ sơ, giấy tờ cá nhân hoặc hồ sơ, giấy tờ cá nhân không có ngày, tháng sinh thì cho phép người yêu cầu cam đoan về ngày, tháng sinh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. c) Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này, thì ngày, tháng sinh là ngày 01 tháng 01 của năm sinh; trường hợp xác định được tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày 01 của tháng sinh. 4. Trường hợp cơ quan thực hiện việc bổ sung thông tin hộ tịch không phải cơ quan đăng ký hộ tịch trước đây, thì sau khi giải quyết phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến cơ quan đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch; nếu cơ quan đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì thông báo đến Bộ Ngoại giao. Như vậy, có thể bổ sung thông tin về ngày, tháng, năm sinh vào giấy khai sinh theo quy định trên. Đối với trường hợp trên của bạn, nếu có đủ căn cứ xác định rằng khi đi ghi tên vào sổ hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch nhầm lẫn trong việc ghi tên thì bạn có thể cải chính lại thông tin hộ tịch theo như quy định pháp luật. Trân trọng!" 3635,"Em tên Tài 17 tuổi,  vào một lần đi dự tiệc, e có uống say. Em chở một anh bạn em về nhà, bằng xe mio 110. Trên đường về, em va quẹt vào 2 người đi trên 1 chiếc xe máy siruis 110.  Em và người đi cùng em phải vào bên viện chợ rẫy.  Em thì bị máu bầm tụ trong não, người ngồi sau em thì bị gãy chân. Bên phía xe kia thì 1 người bị gãy tay, 1 người phải mổ ruột. Sau khi xuất viện về, công an có mời tất cả 4 người trong vụ tai nạn lên tường trình vụ việc. Và em được biết là người lái xe siruis 110 cũng say rượu và chưa đủ tuổi lái xe.  Gia đình 4 người cũng đã hòa giải, và gia đình em cũng phụ 10 triệu đồng cho ca mổ của người bị mổ ruột. Trong thời gian chờ đợi quyết định của bên công an, chưa biết ai đúng ai sai.  Gia đình người mổ ruột lại đòi thêm tiền bồi thường. Cho em hỏi trong trường hợp này, gia đình em có phải bồi thường thêm không ?  có nên bồi thường thêm không ?",Do chưa xác định được phần lỗi của mỗi bên và thiệt hại thực tế các bên gặp phải nên việc gia đình người phải mổ ruột yêu cầu bồi thường là chưa có căn cứ rõ ràng. Nếu bạn chấp nhận bồi thường thì phải yêu cầu người phải mổ ruột và gia đình làm cam kết không đòi thêm tiền bồi thường! 6496,Mẫu đơn thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mới nhất 2024?,"việc giải quyết tài sản chung theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết định về tài sản chung của trong thời kì hôn nhân của vợ chồng. Cho nên khi vợ chồng ly hôn, tòa án sẽ ưu tiên xét tới thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng. Tham khảo mẫu đơn thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại đây." 34258,"Gia đình tôi đang có những vướng mắc trong giao dịch dân sự qua người đại diện và có cả việc giao dịch của người đại diện vượt quá phạm vi đại diện. Tuy nhiên đến thời điểm này vụ việc đang được hai bên bàn bạc cùng tháo gỡ mà chưa đến mức yêu cầu Toà án giải quyết. Vì vậy tôi rất mong được luật sư tư vấn về quy định của pháp luật trong trường hợp hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện và trường hợp người đại diện thực hiện vượt quá thẩm quyền.","Bộ luật Dân sự quy định: Đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện; quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo uỷ quyền; người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập. Khi giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh, quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch. Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện và gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Trên đây là những điểm cơ bản của pháp luật quy định về người đại diện và các giao dịch dân sự do người đại diện thực hiện, chị vận dụng vào trường hợp cụ thể của gia đình." 8225,Tình huống: Người thành niên và người chưa thành niên có gì khác nhau trong quan hệ pháp luật dân sự?,"Ðiều 18 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Người thành niên là người đã phát triển hoàn chỉnh về thể chất, trí tuệ, tinh thần và phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ về thể chất, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Căn cứ vào đặc điểm thể chất và trí tuệ của từng nhóm đối tượng như trên, pháp luật nước ta có những chế định riêng đối với nhóm đối tượng này trong từng lĩnh vực cụ thể, như: Dân sự, hình sự, xử phạt vi phạm hành chính,… Trong quy định pháp luật dân sự, điểm khác biệt cơ bản của người thành niên và người chưa thành niên là năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Điều 17 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Theo quy định các Điều 19, 20, 21, 22, 23 Bộ luật Dân sự năm 2005, năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau: - Đối với người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể: + Mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. + Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Đối với người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được quy định như sau: + Người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. + Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Người không có năng lực hành vi dân sự: Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện" 32110,"Xin chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định về phân cấp, quản lý công chức viên chức người lao động tại đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.","Theo quy định tại Điều 12 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định 518/QĐ-BTP năm 2019 thì: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (trừ Trường Đại học Luật Hà Nội và Học viện Tư pháp), Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý được phân cấp quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức của đơn vị như sau: 1. Quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức của đơn vị như quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7 và 9 Điều 11 Quy chế này. Đối với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ lãnh đạo cấp Phòng được thực hiện sau khi Lãnh đạo Bộ phụ trách phê duyệt về chủ trương. 2. Về tuyển dụng, tiếp nhận, thuyên chuyển viên chức: - Tổ chức tuyển dụng viên chức của đơn vị sau khi Lãnh đạo Bộ phụ trách phê duyệt kế hoạch tuyển dụng; ký hợp đồng làm việc trên cơ sở kết quả tuyển dụng và trúng tuyển đã được Lãnh đạo Bộ phụ trách phê duyệt; cử người hướng dẫn tập sự cho người được tuyển dụng; bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức sau khi người tập sự đạt kết quả tập sự; - Tiếp nhận, thuyên chuyển viên chức sau khi được Lãnh đạo Bộ phụ trách phê duyệt. 3. Về quản lý hợp đồng lao động: Ký, thay đổi, chấm dứt hợp đồng đối với một số loại công việc của đơn vị theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở cơ cấu, số lượng đã được Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị phê duyệt. Trên đây là quy định về Thẩm quyền của người đứng đầu phân công quản lý công chức, viên chức tại đơn vị sự nghiệp Bộ Tư pháp. Trân trọng!" 11430,Khi 1 bên đề nghị hủy hợp đồng bên đề nghị đó được tòa chấp nhận cho hủy hợp đồng và phải bồi thường hợp đồng cho bên kia. Vậy bên kia có thể yêu cầu tòa án bắt bên hủy bồi thường về tinh thần . ví dụ về việc mua bán căn hộ. ng hủy là bên bán. trong thời gian còn bảo hành mà căn hộ không đạt yêu cầu . nước bồn cầu hay trào ngược ảnh hưởng tới ng mua vay có được bthuong về tinh thần không ?xin cam on moi ng .,"Trong một vụ kiện tại tòa án, bên nguyên đơn khởi kiện bị dơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, thì bên bị đơn cũng có quyền phản tố yêu cầu bên nguyên đơn phải có trách nhiệm/ nghĩa vụ về việc bồi thường cho mình hoặc các vấn đề khác. Tuy nhiên yêu cần phản tố đó có được tòa án chấp nhận hay không lại là vấn đề khác." 14611,Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trường hợp người chồng là người Campuchia khi lấy vợ Việt Nam thì có được nhập tịch không?,"Tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể bao gồm: - Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; + Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; + Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; + Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: + Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; + Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; + Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu người Campuchia kết hôn với người Việt Nam thì sẽ là một trong những trường hợp được nhập tịch nếu đáp ứng các điều kiện còn lại: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; Trân trọng." 27460,"Tôi có người em hiện đang cư trú tại Xã Cát Lâm, huyện Phù Cát, tỉnh Bình định. Vào ngày 23 tháng 11 năm 2014, hai vợ chồng em tôi đi đang lưu thông bằng xe mô tô trên quốc lộ 1, đến đoạn cầu Ông Chết thuộc thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định thì bị xe tải của Công ty Nhật Minh lưu thông cùng chiều va chạm từ phía sau đến xe của em tôi (vị trí xảy ra va chạm thuộc phần đường dành cho xe mô tô). Hậu quả làm vợ của em tôi là Nguyễn Thị Hồng Hoa 37 tuổi tử vong sau khi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình định, em tôi phải điều trị một thời gian, xe mô tô bị hư hỏng nặng. Đến ngày 27/11/2014 Công an huyện An nhơn đã mời hai bên đương sự đến lập biên bản, lập hiện trường vụ tại nạn. Vậy nay em tôi muốn cơ quan chức năng sớm giải quyết vụ việc. Xin Luật sư tư vấn: - Trường hợp này  có cần phải phải làm đơn đề nghị đến cơ quan chức năng không? - Nếu có làm đơn thì phải làm đơn gửi đến những cơ quan nào? - Theo quy định của pháp luật, trường hợp này em tôi có được bồi thường thiệt hại như thế nào?","1. Vụ việc tai nạn giao thông với vợ chồng em bạn thuộc thẩm quyền giải quyết ban đầu là của đội cảnh sát giao thông, công an thị xã An Nhơn (nơi xảy ra tai nạn), sau khi hoàn tất hồ sơ, đủ căn cứ xử lý hình sự thì sẽ chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra, công an thị xã An Nhơn để xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự. Theo thông tin bạn nêu thì lái xe đâm vào xe máy từ phía sau gây tai nạn tử vong 1 người và 1 người bị thương tích... như vậy là hậu quả nghiêm trọng và có dấu hiệu hình sự theo quy định tại Điều 202 BLHS. 2. Nếu công an giao thông chưa vào cuộc thì gia đình bạn có thể gửi đơn trực tiếp tới cơ quan này hoặc cơ quan điều tra để được xem xét giải quyết. Thời hạn xác minh nguồn tin là 20 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì không quá 2 tháng thì cơ quan công an phải có kết luận về vụ việc có xử lý hình sự hay không . Nếu không đồng ý với quyết định đó thì gia đình bạn có thể khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp. 3. Ngoài ra, gia đình em bạn còn được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 609 và Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2005, cụ thể như sau: ""Điều [Anchor] 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm 1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. 2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Điều [Anchor] 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.""" 8552,Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố được quy định như thế nào?,"Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hạinếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó." 23482,"Tôi muốn nhận mua một căn nhà cấp 4 giá tương đối nhưng khi đọc hợp đồng ủy  quyền xác lập ngày 21 tháng 12 năm 2010 thì thấy tại điều thời hạn ủy quyền ghi nội dung là thời hạn ủy quyền đến khi thực hiện xong công việc được ủy quyền hoặc chấm dứt theo quy định của pháp luật. Vậy thì  thời hạn ủy quyền đó đến thời điểm 18 tháng 7 năm 2013 người được ủy quyền có thể thực hiện các quyền theo nội dung ủy quyền không. Theo tôi hiểu thì thời hạn thì phải có ghi thời gian có hạn nhưng nội dung ghi chung chung, khó hiểu. do nhu cầu nhà ở đi học và làm cho tiện nếu tôi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất thì hợp đồng này có giá trị pháp lý không? Rất mong chị trả lời sớm. Trong khi chờ đợi tôi chân thành cảm ơn","Căn cứ điều 582 BLda6n sự Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. Do vậy nếu trong hợp đồng không ghi thời hạn thì xem như đến thời điểm này hợp đồng nói trên không cón giá trị" 3508,"Cha tôi sinh ra và lớn lên tại Quãng Ngãi, lớn lên lập gia đình tại Khánh Hoà, và tôi được sinh ra tại đó. Hộ khẩu và CMND của tôi ghi nguyên quán là Quãng Ngãi, các văn bản, giấy tờ khác ghi quê quán là Khánh Hoà. Tôi hiện nay lập gia đình và sống tại Cần Thơ, vừa mới sinh cháu trai tại Cần Thơ. Vậy: Con tôi sẽ được ghi trên giấy khai sinh có quê quán tại đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn!","Tại điểm e mục 1 phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịchquy định về việc xác định họ và quê quán khi khai sinh như sau:“Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ.” Theo quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ cha mẹ con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó”. Như vậy anh/chị phải lấy giấy khai sinh làm căn cứ, như vậy nếu giấy khai của anh/chị phần ghi quê quán ở đâu thì Giấy khai sinh của con anh/chị sẽ theo đó được ghi nhận." 2954,Hàng xóm cất giữ di chúc thì ai là người công bố?,Căn cứ Khoản 2 Điều 647 Bộ luật dân sự 2015 quy định về công bố di chúc như sau: Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc. Trân trọng! 4475,"Khi mua nhà, tôi nhận bàn giao toàn bộ trang thiết bị cũng như hệ thống cấp thoát nước từ chủ cũ, hệ thống thoát nước thải ngầm được dẫn qua nền nhà của hộ phía ngoài vì đường dẫn này buộc phải đi qua nhà họ và nhiều năm nay không có chuyện gì xảy ra. Gần đây hai gia đình có xích mích, hộ phía ngoài đã bịt đường dẫn nước thải của nhà tôi và yêu cầu gia đình tôi phải thanh toán cho họ 70 triệu đồng thì họ mới tiếp tục cho tôi sử dụng đường dẫn nước thải. Họ làm và yêu cầu tôi như vậy có đúng không? Viết Xuân (Tiên Du, Bắc Ninh)","Khi anh mua nhà thì hệ thống thoát nước thải đã hình thành và sử dụng qua thời gian không có tranh chấp, khiếu kiện gì. Do đó, anh có toàn quyền tiếp tục sử dụng đường ống dẫn nước thải đó. Theo quy định tại điều 277 - Bộ luật Dân sự thì trong trường hợp vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Việc họ bịt đường ống và yêu cầu anh phải thanh toán với số tiền 70 triệu đồng là vô lý. Gia đình phía ngoài đồng ý cho nhà phía trong xây dựng hệ thống thoát nước thải đi qua nhà mình chính là một giao dịch dân sự đã được xác lập và giao dịch dân sự này hoàn toàn không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Theo đó, khi muốn chấm dứt giao dịch dân sự này hoặc yêu cầu anh phải trả tiền để tiếp tục được sử dụng đường dẫn nước thải, nhà phía ngoài phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết chứ không thể tùy tiện chấm dứt giao dịch dân sự đã xác lập một cách hợp pháp. Anh cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi quyền và lợi ích của anh bị vi phạm" 31488,Chủ sở hữu quyền tác giả giao nhiệm vụ cho tác giả thì có đồng thời là tác giả không?,"Căn cứ Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả 1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác. ... Như vậy, chủ sở hữu quyền tác giả giao nhiệm vụ cho tác giả sẽ không đồng thời là tác giả. Họ chỉ có các quyền tài sản tại Điều 20 và quyền nhân thân được quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Luật Sở hữu trí tuệ 2005 . Các quyền nhân thân khác vẫn thuộc về tác giả. Trân trọng!" 33647,"Xin hỏi theo quy định pháp luật hiện hành về hôn nhân gia đình thì có phải tài sản riêng của vợ, chồng là những tài sản bắt buộc phải có trước khi kết hôn?","Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau: 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. 2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này. Như vậy, không phải chỉ tài sản riêng của vợ, chồng là những tài sản bắt buộc phải có trước khi kết hôn mà có thể tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân và các trường hợp khác đã nêu trên vẫn được xem là tài sản riêng của vợ chồng. Trân trọng!" 19755,Tôi qua định cư đã được 2 năm nhưng chưa nhập quốc tịch nước này. Xin hỏi tôi có còn quốc tịch Việt Nam không ? Tôi có thể mua nhà và đứng tên nhà ở Việt Nam không”?,"Công ty luật vinabiz trả lời như sau: Theo quy định tại Điều 7 Luật quốc tịch Việt Nam có hiệu lực từ 1/7/2009 thì: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”. Thực hiện chính sách đó, Luật Quốc tịch đã quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam; nếu không đăng ký trong thời hạn nói trên coi như mất quốc tịch Việt Nam. Về vấn đề mua và đứng tên sở hữu nhà tại Việt Nam: Theo Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai (có hiệu lực từ 1/9/2009) thì: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam: a) Người có quốc tịch Việt Nam; b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.” Như vậy, nếu sau ngày 1/7/2009, chị đến cơ quan đại diện Việt Nam tại Canada để đăng ký giữ quốc tịch Việt Namthì chị vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp chị và các thành viên trong gia đình về sinh sống tại ViệtNam từ 3 tháng trở lên thì sau ngày 1/9/2009, chị có thể được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam. Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn" 11605,Xe gặp nạn ai là người phải bồi thường cho hành khách? Em tôi đi về quê bằng xe khách và chiếc xe khách đã không may gặp tai nạn. Do em tôi ngồi ở ghế đầu nên đã bị thương khá nặng. Vậy xin hỏi ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường cho em tôi? Mức bồi thường thế nào? Xin cảm ơn,"Giữa em bạn và chủ xe đã phát sinh quan hệ hợp đồng vận chuyển hành khách. Theo quy định tại khoản 1 Điều 533 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại, bên vận chuyển phải bồi thường. Áp dụng điều 609, việc bồi thường gồm: + Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của em bạn. + Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của em bạn. Nếu thu nhập thực tế không ổn định hoặc không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc em bạn trong thời gian điều trị. Nếu em bạn bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc em bạn. + Một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà em bạn phải gánh chịu do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Theo quy định tại điều 605, việc bồi thường tuân theo nguyên tắc: “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Do vậy, trên cơ sở xác định thiệt hại do sức khỏe của em bạn bị xâm phạm, gia đình bạn và chủ xe có thể thỏa thuận về hình thức và mức bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp, hai bên không thể thỏa thuận được hoặc chủ xe trốn tránh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, em bạn hoặc người đại diện của em bạn có thể khởi kiện chủ xe ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chủ xe cư trú (hoặc có trụ sở) để được giải quyết. Bạn cần lưu ý việc mua bảo hiểm cho hành khách là nghĩa vụ bắt buộc của chủ xe. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Theo Điều 14 Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, ""trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại”. Trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho em bạn thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm mà chủ xe tham gia bảo hiểm." 30168,"Chào luật sư. Mình muốn xưng hô vầy cho thân thiện. Mình tên Cường trong gia đình là cháu nội (mình có 2 người anh và 2 người chị). Ông Bà Nội mình có căn nhà ngay trung tâm TP. Mỹ Tho. Ông Bà Nội có 4 người con (Cô 4- sống độc thân, Ba mình- thứ 5, Chú 7- quốc Tịch Úc và Cô Út- có gia đình). Trước năm 1975, Ông Nội mình mất nên quyền sở hữu nhà do Bà Nội đứng tên và giấy tờ này là trước năm 1975. Đến năm 1996 thì Ba mình mất, quyền sở hữu nhà này vẫn là của bà Nội mình. Do không hiểu biết về pháp luật nên giấy tờ nhà này vẫn thuộc chế độ cũ. Đến năm 2000 thì bà Nội mình mất, bà nội không để di chúc cho ai cả. Ghi chú: Nhà này là nhà thờ từ xưa đến giờ. Và Ba Mình, 5 anh chị em mình, Cô Út và gia đình Cô Út điều nhập hộ khẩu ở Xã Tân Mỹ Chánh. Đến năm 2005 hay 2006 gì đó mình không nhớ rõ, lúc đó mình đi học ở TPHCM thì nhà có gọi điện về để chứng giấy tờ nhà, lúc đó được 02 người Cô và Chú giải thích do giấy tờ nhà chế độ cũ nên nếu thời gian này không làm giấy tờ mới sẽ bị Nhà nước tịch thu nhà, vì vậy kêu 5 anh em mình ký vô hợp đồng cho tặng nhà gì đó. Với Nội dung là toàn bộ quyền sở hữu nhà đất sẽ do Cô 4- sống độc thân đứng tên sở hữu , trong đó có Cô Út ký tên đồng ý cho Cô 4 đứng tên sở hữu (trong hợp đồng đó có kêu lăn tay và ghi vài chữ là trong tình trạng tỉnh táo). Sau khi thủ tục hoàn tất thì chỉ có Cô 4- độc thân 1 mình đứng tên sở hữu, kể cả Sổ hộ khẩu. Đến năm 2008 có 1 người con của Cô Út vì muốn học trường PTTH ở TP. Mỹ Tho, nên đã xin Cô 4- độc thân cho nhập hộ khẩu để dễ đi học. vì vậy Cô 4- độc thân đã cho nhập Hộ khẩu. Và nhập từ đó cho đến nay. Vì vậy xin Luật Sư vài câu hỏi: 1/ Sau này Cô 4 muốn bán nhà này đi thì 5 anh em mình có quyền can thiệp hay không? Nếu không thì sau khi bán nhà xong Cô 4 mình có phải chia tài sản này cho 5 anh em mình không? 2/ Sau này nếu Cô 4 mình mất (mà không để lại di chúc) thì ai sẽ được quyền sở hữu căn nhà này. Nếu không có di chúc thì người con của Út có tên trong Hộ Khẩu cùng với Cô 4 có phải là người thừa kế nhà này không? 3/ Và Chú 7- quốc Tịch Úc có được quyền sở hữu căn nhà này không? chỉ nghe người ta nói là căn nhà này sau khi Cô 4 mất là của chú 7, chứ không của ai cả, như vậy có đúng không? Sau này muốn bán thì 5 anh em mình có quyền can thiệp hay được chia tài sản không? Mình rất mong được luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.","1/ Việc 5 anh em bạn đã ký tên tặng cho toàn bộ quyền được thừa kế di sản hợp pháp của mình cho cô Út đã làm chấm dứt quyền được sở hữu hợp pháp của anh em bạn. Do vậy, nếu sau này cô Út bạn có bán nhà thì không phải xin phép hay phải chia chác gì đối với anh em bạn. 2/ Nếu sau này cô Út bạn mất không để lại di chúc thì di sản của cô bạn sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất thì di sản sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ hai Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản." 32669,"Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định ra sao? Xin chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em là tân sinh viên ĐH Luật Hà Nội. Vì cũng mới vào trường nên em chưa được học gì nhiều, tuy nhiên em cũng muốn tìm hiểu trước một số vấn đề. Em có đọc trước luật nhưng có nhiều điều còn chưa rõ. Anh chị cho em hỏi: Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời của các anh chị. Em xin chân thành cám ơn!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định như sau: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật được quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 6847,Ai là người có thẩm quyền cho bộ đội xuất ngũ?,"Theo quy định tại Điều 44 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 , người có thẩm quyền cho bộ đội xuất ngũ hằng năm là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đối với chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên quyết định xuất ngũ đối với từng hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền; tổ chức lễ tiễn hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giao quân. Trân trọng!" 17911,Người chưa thành niên phạm tội có áp dụng hình phạt tù có thời hạn không?,"Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tù có thời hạn như sau: Tù có thời hạn Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau: 1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; 2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Theo đó, pháp luật ghi nhận về hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau: - Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: + Nếu bị kết án mà điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; + Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định. - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: + Nếu bị kết án mà điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; + Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định. Trân trọng!" 32508,"Chào ban biên tập, em năm nay 18 tuổi, bố em bị nhiễm chất độc màu da cam và đã mất, vậy trường hợp của em có được miễn nghĩa vụ quân sự không ạ? Nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp em. Thành Minh - Đồng Tháp (***@gmail.com)","Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, có hiệu lực từ 20/11/2018 có quy định: Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây: a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một. b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ. c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân. đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. => Như vậy, theo quy định của pháp luật thì một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên được miễn nghĩa vụ quân sự. Trường hợp năm nay bạn 18 tuổi ,bố bạn bị nhiễm chất độc da cam và đã mất, vậy để bạn được miễn phải đi nghĩa vụ quân sự nếu đáp ứng đồng thời 2 điều kiện sau: + Là con đối tượng đã bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên + Chưa có con khác trong gia đình được miễn gọi nhập ngũ. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 10406,Giấy tờ xác định thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định là những giấy tờ nào?,"Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 11 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định như sau: Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định căn cứ vào thời gian và nội dung có liên quan đến mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau đây: - Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; - Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất; - Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất; - Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; - Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất; - Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký. Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú; - Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất; - Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan; - Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; - Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký. * Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ có sự không thống nhất thì thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày tháng năm sử dụng đất sớm nhất. * Trường hợp không có một trong các loại giấy tờ hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất." 1288,"Tôi xin hỏi về mẫu hợp đồng góp vốn cho bốn người không cần đem ra công chứng mà vẫn được pháp lý công nhận. vd như tôi cần mua một chiếc xà lan 900tr trong đó có một người hùn là 350tr, một ngườ thì hùn 150 tr và hai người con lại mỗi người hùn 200tr. Thi tôi sẽ soạn họp đồng góp vốn như thế nào. Cám ơn các bạn đã quan tâm tới","Việc góp vốn này là giữa 04 người là cá nhân với nhau hay có bên nào là pháp nhân hay không? Việc lựa chọn hình thức hợp đồng để ký kết phụ thuộc vào mục đích của việc các bên hướng đến là gì. Còn số tiền như bạn nêu là tương ứng của mỗi phần mà các bên sẽ góp vào, bạn có thể thỏa thuận làm sao trong hợp đồng thể hiện quyền và lợi ích của các bên góp vốn tương ứng với phần tiền họ góp vào, Trách nhiệm cũng như quyền của các bên trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản này." 24595,Nộp đơn ở đâu đối với tranh chấp về giao dịch dân sự?,"Sau khi đi công tác về thì không thấy xe, khi hỏi ra thì mới biết chồng tôi đã bán xe cho người khác, chỉ làm giấy tay. Vì chiếc xe này là chúng tôi mua trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung nên giờ tôi muốn nộp đơn khởi kiện đến tòa án để yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và hoàn trả lại xe thì phải nộp đơn đến tòa án nào? Cảm ơn!" 8891,Thẻ Căn cước công dân có thời hạn sử dụng bao lâu?,"Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân như sau: Người được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân 1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân. 2. Số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân. Bên cạnh đó, theo Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân cụ thể: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Như vậy, theo quy định pháp luật nay, không có quy định về thời hạn của Căn cước công dân. Mặc dù vậy, theo quy định công dân phải đổi lại thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Từ đó có thể hiểu rằng, thời hạn của Căn cước công dân được giới hạn theo từng mốc tuổi. Có nghĩa rằng thời hạn của Căn cước công dân có thể được tính kể từ ngày cấp đến ngày công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi hoặc 60 tuổi. Trường hợp đã đổi thẻ trước mốc tuổi đổi thẻ theo quy định trong vòng 02 năm thì không cần phải đổi lại mà sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Công dân bị thu hồi và tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)" 32237,Con đã có quốc tịch Mỹ thì có thể có thêm quốc tịch Việt Nam không?,"Tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam, theo đó: 1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. 2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. 4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, theo đó: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài: 1. Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam. 2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 3. Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó. 4. Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng. 5. Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, khi con bạn đã có quốc tịch Mỹ của cha và muốn có thêm quốc tịch của Việt Nam thì con bạn cần đáp ứng được tất cả các điều kiện tại Điều 9 của Nghị định nêu trên thì con bạn được phép mang hai quốc tịch Việt Nam và Mỹ. Có thể có thêm quốc tịch Việt Nam không khi con đã có quốc tịch Mỹ? (Hình từ Internet)" 21992,Trường hợp nào công dân bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký đi nghĩa vụ quân sự?,"Tại Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định các trường hợp bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau: Đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây: a) Chết; b) Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị; c) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 hoặc Điều 14 của Luật này. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều này phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định. Khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định: Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật. Theo đó, có 6 trường hợp công dân công dân bị đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự: (1) Chết; (2) Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị; (3) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; (4) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; (5) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. (6) Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 9169,"Chị tôi và chồng đã có 2 con với nhau, khi chị tôi mang thai cháu thứ 3 thì chồng chị mất không có di chúc. Cháu thứ 3 sau đó đã mất ngay tại thời điểm sinh. Vậy cháu có được nhận tài sản từ cha đã mất không?",Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế như sau: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo đó người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì mới được xem là người thừa kế. Cháu của chị sinh ra và mất ngay cho nên không được xem là người thừa kế cho nên sẽ không được nhận thừa kế từ người cha đã mất. Trân trọng! 5595,"Thưa Luật sư, nếu bây giờ em làm mất chứng minh nhân dân thì làm lại thẻ căn cước hay chứng minh nhân dân nhỉ? Nếu làm lại thẻ căn cước thì những giấy tờ liên quan trước đó thì sao? Mong được giải đáp!","Theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014 thì Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Kể từ ngày 01/01/2016 ngày Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực thì: - Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. - Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Như vậy, khi bạn mất chứng minh nhân dân, nếu bạn có yêu cầu làm thẻ căn cước thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp thẻ căn cước công dân. Đối với những địa phương chưa áp dụng cấp thẻ căn cước thì bạn làm thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân thực hiện theo Điều 22 của Luật này: 1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau: a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định; b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định. Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị; c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục; d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục; đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát. 2. Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trân trọng!" 22110,"Em có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn. Gia đình em có mượn bên B 20 triệu đồng, có viết giấy nợ. Sau đó, gia đình em có đưa cho bên B sổ đỏ do ba em đứng tên để bên kia đi vay để trừ vào số tiền nợ. Tính đến nay đã được 7 tháng nhưng bên B vẫn chưa vay được tiền. Nay bên B đòi gia đình em trả tiền với số tiền lãi là 21 triệu và tiền vay là 20 triệu thì mới trả lại sổ đỏ. trong giấy nợ không hề ghi lãi suất bao nhiêu, và cũng không có thỏa thuận thế chấp sổ đỏ. Vậy bây giờ gia đình em làm sao để lấy lại sổ đỏ được ạ, liệu gia đình em có thể báo mất và đề nghị cấp lại sổ đỏ không ạ. Xin luật sư tư vẫn giúp em. Em xin cảm ơn.","1/ Đây là quan hệ vay mượn tài sản nên nếu hai bên không tự giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện ra tòa án để thụ lý và giải quyết theo quy định. 2/ Gia đình em không thể báo mất sổ đỏ để xin cấp lại sổ khác vì làm như vậy là trái quy định, qua mặt chính quyền và không giải quyết được tận gốc vấn đề càng sinh ra rối rắm trong điều kiện nếu được cấp phó bản sổ đỏ thì hóa ra miếng đất có đến hai sổ đỏ." 5183,"Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thúy Hồng, hiện đang công tác tại một ngân hàng thương mại, vì yêu cầu công việc nên tôi có thắc mắc sau tôi chưa nắm rõ mong sớm nhận phản hồi. Cụ thể thắc mắc của tôi như sau: Trách nhiệm của văn phòng đăng ký đất đai liên quan đến biện pháp bảo đảm được quy định ra sao?","Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, cụ thể như sau: Đăng ký biện pháp bảo đảm; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; xóa đăng ký biện pháp bảo đảm; - Trường hợp người yêu cầu đăng ký gửi Phiếu yêu cầu đăng ký và đã được đăng ký nhưng sau đó phát hiện Phiếu yêu cầu đăng ký đó trùng với Phiếu yêu cầu đã đăng ký trước đó thì người yêu cầu đăng ký nộp Phiếu yêu cầu xóa đăng ký đối với những yêu cầu đăng ký trùng lặp. Người yêu cầu đăng ký phải nộp phí đăng ký đối với những yêu cầu đăng ký trùng lặp. - Trường hợp đăng ký thay đổi về bên nhận bảo đảm trong nhiều biện pháp bảo đảm đã đăng ký thì người yêu cầu đăng ký có thể nộp một bộ hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi về bên nhận bảo đảm đối với tất cả các biện pháp bảo đảm đó gồm: Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký; văn bản ủy quyền (nếu có); danh mục các số đăng ký cần đăng ký thay đổi. Đối với trường hợp người yêu cầu đăng ký đã kê khai cụ thể số lượng hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc địa chỉ kho hàng trên Phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc trên Biểu mẫu điện tử tương tác của hệ thống đăng ký trực tuyến đã được đăng ký và số lượng hàng hóa tăng hoặc có thay đổi về địa chỉ kho hàng so với mô tả ban đầu thì người yêu cầu đăng ký thực hiện việc đăng ký thay đổi theo thủ tục được quy định tại khoản 3 Điều 18 và Điều 52 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP. - Trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng, mà thông tin về một trong các bên hoặc các bên tham gia biện pháp bảo đảm, hợp đồng tại thời điểm xóa đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu thì người yêu cầu đăng ký thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi trước khi thực hiện thủ tục xóa đăng ký đối với trường hợp đăng ký trực tuyến. Nếu việc đăng ký thực hiện qua phương thức nộp trực tiếp, qua đường bưu điện, qua thư điện tử thì người yêu cầu đăng ký nộp đồng thời Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi và Phiếu yêu cầu xóa đăng ký đến Trung tâm Đăng ký để thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi và xóa đăng ký. Trong trường hợp bên nhận bảo đảm yêu cầu xóa nhiều biện pháp bảo đảm đã đăng ký, thì người yêu cầu đăng ký chỉ nộp một Phiếu yêu cầu xóa đăng ký; văn bản ủy quyền (nếu có); danh mục các số đăng ký cần xóa. Ban biên tập thông tin đến bạn." 8658,"Tôi là kế toán trong công ty, khi làm việc tại công ty tôi đã được bàn giao cho một cái máy tính để làm việc. Khi tôi ra về tôi đều khóa cửa cận thận và để máy tính vào tủ. Hôm 15/09 công ty tôi bị trộm bẻ khóa và lấy đi máy tính mà công ty giao cho tôi. Buổi sáng khi đến công ty, tôi phát hiện ra sự việc trên nên đã báo cho cơ quan công an. Họ cũng đã đến lập biên bản và ghi nhận công ty tôi bị trộm đột nhập và bẻ khóa. Hiện tại bên phía công ty tôi đang yêu cầu tôi phải bồi thường tiền tương ứng với giá trị của máy tính đã bị mất. Cho tôi hỏi, công ty tôi yêu cầu bồi thường như vậy có hợp lý hay không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Bộ luật dân sư 2005 ghi nhận nguyên tắc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao giờ yếu tố lỗi của người gây thiệt hại với hậu quả xảy ra đều phải có mỗi quan hệ nhân quả thì mới đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khoản 3, điều 130, Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường” Ở đây pháp luật lao động cũng đã đưa ra dự liệu các trường hợp tài sản của công ty bị hư hỏng mà người lao động phải bồi thường, những trường hợp người lao động không phải bồi thường mặc dù tài sản công ty giao cho người lao động quản lý, sử dụng bị hư hỏng. Trở lại với trường hợp của bạn, máy tính bạn được công ty giao cho sử dụng và quản lý khi sử dụng xong, hết giờ làm bạn đều cất vào tủ và khóa cửa phòng đầy đủ trước khi ra về. Bên cạnh đó, biên bản cơ quan lập khi xem xét hiện trường bị mất máy tính đã ghi nhận ổ khóa bị bẻ, có dấu hiệu của hành vi trộm cắp tài sản. Vì vật căn cứ theo trường hợp “sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” thì trường hợp này bạn không phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bồi thường khi làm mất tài sản của công ty. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật lao động năm 2012 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 20680,Trường hợp nào Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ?,"Tại Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cử, chỉ định người giám hộ như sau: Cử, chỉ định người giám hộ 1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ. Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ. Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này. 2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ. 3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ. 4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ. Như vậy , Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ trong trường hợp có sự tranh chấp giữ những người giám hộ." 7785,"Chị gái em kết hôn và đã có em bé được hơn 2 tuổi. Gần đây, chị phát hiện chồng có bồ và công khai trên các trang mạng xã hội. Hơn thế nữa, họ còn đòi cưới nhau. Quá sốc, chị có đăng bài viết lên trang eva (là hội kín) và tâm sự (có đăng kèm ảnh của chồng). Sau này, có 1 người bạn của chị gái chia sẻ lên Facebook cá nhân (không nhắc đến tên mà chỉ chia sẻ - có ảnh), mọi người đọc được và share. Chồng chị sau đó bị chuyển công tác. Giờ chồng đang kiện người bạn. Em muốn hỏi: 1. Chồng chị gái em có thể kiện người bạn này được không? 2. Chị gái em có thể kiện chồng tội ngoại tình được không?","Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Về khởi tố người bạn tung ảnh ngoại tình Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự về tội làm nhục người khác thì: ""1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm"". Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo, quay clip... Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Nếu hành vi làm nhục người khác cấu thành một tội độc lập thì tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì người em này chỉ chia sẻ ảnh mà trước đó chị này (bồ) đã đăng lên facebook, em này không nhắc đến tên mà chỉ chia sẻ - có ảnh. Theo quy định của pháp luật thì chỉ trong trường hợp này nếu hành vi nêu trên nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại điều 121 BLHS hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính . Còn đơn thuần chỉ là chia sẻ ảnh thì không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, nếu chỉ là hành vi chia sẻ ảnh nêu trên khiến người đàn ông kia bị chuyển công tác, và hiện tại ông ta muốn khởi tố người em đó là chưa đủ cơ sở. Có thể kiện về tội ngoại tình được không? Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, tại Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;…” Do đó, trong trường hợp người vợ và người chồng chưa ly hôn nhưng nếu có căn cứ người chồng đó đã có hành vi chung sống với người phụ nữ khác, người phụ nữ đó lại đó có bẩu thì người chồng thì đủ cơ sở để kết luận người chồng đã vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ một chồng, vi phạm điều cấm của pháp luật. Vì thế, người vợ có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã đề nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người chồng và người phụ nữ đó. Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định: ""1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Tại Điều 127 BLHS cũng quy định như sau: “1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. 2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.” Như vậy, nếu như người vợ có bằng chứng về việc người chồng có ngoại tình và có con với người phụ nữ khác, sau đó bên cơ quan, đoàn thể nơi bạn công tác nhận được thông tin này thì có thể anh sẽ phải chịu những biện pháp giáo dục, kỷ luật tùy theo điều lệ của cơ quan, tổ chức nơi bạn làm việc… Nếu như sau khi giáo dục, người chồng này vẫn tiếp tục hành vi của mình, dẫn đến gia đình tan vỡ, vợ chồng ly hôn hoặc có những hậu quả nghiêm trọng khác thì người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 147 Bộ Luật hình sự. Còn theo như thông tin mà bạn cung cấp nêu trên thì chồng của người này mới chỉ dự định sẽ cưới mà không có căn cứ hay bằng chứng gì thêm thì người chồng này không thể truy cứu trách nhiệm hành chính hay hình sự về tội ngoại tình được. Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật. Luật gia Đồng Xuân Thuận" 19365,"Tôi chuẩn bị nộp hồ sơ kết hôn với một anh Việt kiều. Tôi nghe nói khi dự phỏng vấn kết hôn tại Sở Tư pháp các bên phải xuất trình đủ các bằng chứng, tài liệu về mối quan hệ, để chứng minh hôn nhân là sự thật. Tôi muốn biết chính xác pháp luật quy định về vấn đề này thế nào? Các tài liệu, bằng chứng ấy là gì? Nếu chúng tôi không có hoặc có nhưng không đầy đủ theo yêu cầu của Sở Tư pháp thì hôn nhân của chúng tôi có được chấp nhận không?","- Pháp luật hiện hành có quy định trong hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kết hôn, Sở Tư pháp sẽ tiến hành phỏng vấn các đương sự. Nội dung phỏng vấn xoay quanh các vấn đề: tính tự nguyện của việc kết hôn; khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Phương pháp phỏng vấn sẽ là cán bộ hộ tịch hỏi, đương sự trả lời từng câu, từng vấn đề một. Cán bộ hộ tịch sẽ ghi chép đầy đủ vào biên bản và có ý kiến đề xuất trình lãnh đạo quyết định. Trong các quy định về đăng ký hộ tịch, ngoài hồ sơ kết hôn theo quy định, không có văn bản nào yêu cầu phải có đủ bằng chứng, tài liệu về mối quan hệ giữa hai bên kết hôn. Tuy nhiên, trong thực tế ngoài việc trả lời phỏng vấn bằng miệng, nếu thấy cần thiết cán bộ hộ tịch có thể yêu cầu các bên kết hôn xuất trình bằng chứng, tài liệu về mối quan hệ giữa hai người, nếu có. Chẳng hạn như: thư từ, hóa đơn điện thoại, hình ảnh (đính hôn, cưới, du lịch); giấy chuyển tiền, quà; bằng chứng về các lần sang Việt Nam của người hôn phối: vé máy bay, visa, tờ khai hải quan, sổ tạm trú, danh sách lưu trú khách sạn..., bằng chứng về tổ chức cưới, như: hợp đồng tiệc cưới với nhà hàng, thiệp cưới... Những tài liệu, bằng chứng nêu trên chỉ có giá trị tham khảo, Sở Tư pháp có thể sẽ lưu giữ (bản sao) những tài liệu đó, nếu thấy cần thiết. Như vậy, để việc phỏng vấn kết hôn được chu đáo và hiệu quả, các bên kết hôn nên chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, bằng chứng về mối quan hệ như đã kể trên, tinh thần là ""có tới đâu, chứng minh tới đó"", và ""càng nhiều, càng tốt""." 13826,Hậu quả khi giám đốc chi nhánh tự ý thay mặt công ty ký hợp đồng ngoài phạm vi cho phép?,"Theo Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện như sau: 1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch; b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện. 2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình , trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch. 3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. 4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Theo đó, nếu bạn tự ý thực hiện giao dịch mà không có sự đồng ý của công ty trong khi bạn không có tư cách đại diện thực hiện giao dịch này thì giao dịch trên không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ với công ty bạn, bạn phải tự chịu trách nhiệm với giao dịch trên và thực hiện các nghĩa vụ nói trên." 28475,Bao nhiêu tuổi thì được gọi đi nghĩa vụ quân sự?,"Căn cứ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau: Độ tuổi gọi nhập ngũ Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. Như vậy, về nguyên tắc, công dân đủ 18 tuổi thì được gọi đi nghĩa vụ quân sự. Độ tuổi gọi đi nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Tuy nhiên, đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học được tạm hoãn gọi đi nghĩa vụ thì độ tuổi gọi đi nghĩa vụ quân sự được kéo dài đến hết 27 tuổi." 18692,Mẫu giấy thông hành từ ngày 15/8/2023 có gì thay đổi so với trước đây?,"Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 31/2023/TT-BCA quy định về mẫu giấy thông hành như sau: Quy cách kỹ thuật chung của giấy thông hành : - Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên giấy thông hành; - Ngôn ngữ sử dụng trong giấy thông hành: tiếng Việt và tiếng Campuchia đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia; tiếng Việt và tiếng Lào đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào; tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc; - Số trang trong giấy thông hành không kể trang bìa: 16 trang đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia và giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào, 28 trang đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc; - Kích thước theo chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75mm; đ) Bìa giấy thông hành là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao; - Toàn bộ nội dung in trong giấy thông hành được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả. Các mẫu giấy thông hành: - Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia, trang bìa màu xanh tím (mẫu GTHVN-C); - Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào, trang bìa màu xanh da trời (mẫu GTHVN-L); - Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cán bộ, công chức, trang bìa màu nâu (mẫu GTHVN01-TQ); - Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cư dân biên giới, trang bìa màu ghi xám (mẫu GTHVN02-TQ). Như vậy, về quy cách kỹ thuật chung của giấy thông hành và các mẫu giấy thông hành từ ngày 15/3/2023 không có gì thay đổi so với quy định về giấy thông hành hiện tại." 28840,"Anh, chị cho em hỏi hợp đồng dân sự là gì? Các điều kiện có hiệu lực của họp đồng dân sự ạ?","Điều 388 BLDS quy định: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đủ 4 điều kiện: Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Thông thường các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó. Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ. Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng." 16430,Giấy chứng nhận độc thân có giá trị sử dụng bao nhiêu tháng?,"Tại Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau: Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp. 2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác. 3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận. Như vậy, giấy chứng nhận độc thân có giá trị sử dụng 06 tháng kể từ ngày cấp. Trân trọng!" 3922,"Xin chào luật sư! Tôi có một vấn đề pháp lý sau đay muốn hỏi luật sư. Chị gái tôi có con với bạn trai nhưng hai người không làm đám cưới. Sau đó một thời gian anh ta đi lấy vợ nhưng hai người không có con chung. Trong một lần gặp gỡ, hai người (chị gái tôi và anh ta) đi chung xe và bị chết trong một tai nạn giao thông. Sau đó bà nội của đữa trẻ muốn nhận cháu nhưng gia đình nhà ngoại chúng tôi không đồng ý. Vậy xin  hỏi luật sư bà nội của cháu tôi có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết hay không? Và ai là người có quyền khởi kiện trong trường hợp của gia đình tôi? Xin chân thành cảm ơn luật sư!","Ðiều 61 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về trường hợp bạn hỏi như sau: ""Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau: 1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ; 2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ. Ðiều 60. Ðiều kiện của cá nhân làm người giám hộ Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ: 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; 3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ."". Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì ông nội, bà nội và ông ngoại bà ngoại có quyền giám hộ (chăm sóc, nuôi dưỡng) em bé trên như nhau. Tất nhiên, để được giành quyền nuôi cháu nội thì ông bà nội phải có chứng cứ chứng minh về mặt pháp lý mình là ""ông bà nội"" và đủ điều kiện làm người giám hộ theo quy định tại Điều 60 BLDS nêu trên. Trong vụ việc trên nếu bên nào (ông, bà) không trực tiếp nuôi cháu bé thì có thể khởi kiện bên kia yêu cầu thay đổi người giám hộ để Tòa án xem xét, giải quyết." 2213,"Lúc làm giấy khai sinh, vợ tôi mang tênlà họ Lường. Sau này bố vợ tôi tìm được bố mẹ đẻ (ông nội của vợ tôi) lấy họlại thành họ Hà. Lúc đó mọi giấy tờ của vợ tôi (như bằng tốt nghiệp các cấp)đều mang tên họ Lường. sau này gia đình tôi chuyển vào huyện Đắc Tô - Kon Tumsống, khi đi đăng ký hộ khẩu thường trú công an huyện đã hướng dẫn gia đình tôighi tên vợ tôi ở sổ hộ khẩu mới là con nuôi (quan hệ với chủ hộ là con nuôi)đến nay việc này làm ảnh hưởng đến rất nhiều cuộc sống của tôi. Vậy tôi viếtthư này mong bộ tư pháp hướng dẫn để vợ tôi chứng minh là con của bố vợ tôi.","Thực tế, vợ anh là con đẻ củabố vợ anh, việc này đã được xác lập tại giấy khai sinh khi bố vợ anh chưa nhậnđược bố đẻ họ Hà. Tuy nhiên, do vợ anh không làm các thủ tục để thay đổihọ theo bố, nay có nhiều phiền phức muốnđổi họ theo bố đẻ thì sẽ căn cứ vào quyết định nhận cha của bố để đề nghị đổi họcủa vợ anh theo họ bố. Vợ anh có thể căn cứ các điều 36, 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CPđể thực hiện thủ tục này." 33213,"Xin luật sư cho tôi hỏi là : Ông nội và bà nội tôi có căn nhà năm 1954 . Năm 1983 , bà mất , năm 1992 , ông mất. Ông bà có 5 người con , cha tôi là người con trai thứ nhất sinh năm 1929, còn lại là 4 cô em gái , 1 người đã chết năm 2002 ( chồng mất và không có con ) . Năm 1954 cha tôi đi tập kết ra bắc , năm 1976 - trở về sài gòn ở - năm 1977 - do gia đình các em xích mích với tôi nên tôi phải quay ra bắc lại . Năm 1987 , tôi trở về sài gòn sinh sống cùng ông nội và các cô . Năm 1991 , các cô tôi lại đuổi gia đình tôi đi . Căn nhà của ông bà tôi để lại chưa có sổ hồng , chỉ có kê khai 1977 cùng giấy mua bán tay của ông tôi . Năm 1999 , cô tôi đăng ký kê khai nhà đất . Năm 2001 nhà nước quy hoạch lấy 1 phần nhà làm đường , được tiền bồi thường 35 triệu , các cô tôi đã gọi cha tôi đến ký bản giấy tay , do các cô tôi tự viết và nói cha tôi nhận 10 triệu và không được nhận phần nhà nữa (không có sự hiện diện của chúng tôi ) , do cha  tôi không biết chữ , không biết đọc và chỉ viết tên trong giấy tay . Các cô tôi đã bán 1 phần căn nhà khoảng 15m năm 2009 bằng giấy tay , không hỏi ý kiến cha tôi . Ngày 13/5/2009 , tôi nộp hồ sơ được UBND phường hòa giải  , anh em tự giải quyết thương lượng với nhau , nhưng không thành Ngày 27/7/2009 - tôi được cha tôi ủy quyền gửi đơn yêu cầu phân chia tài sản chung đến tòa án thì tôi hỏi tòa án , tòa án yêu cầu phải có giấy sổ hồng . Hiện nay tôi chưa đi liên hệ được ở nơi nào . Tháng 5/7/2010 cha tôi mất . Nay tôi xin hỏi với những giấy tờ trên , tôi có thể liên hệ tòa án để phân chia tài sản hay không ? Và bằng cách nào ? Hay tôi chỉ có thể nộp đơn xin ngăn chặn tại UBND phường không cho làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho căn nhà hay không ? Vì hiện nay cô tôi đang cư ngụ tại căn nhà đó . Hoặc tôi có thể nộp đơn tại UBND quận xin ngăn chặn được không ? Tòa án sẽ giải quyết như thế nào ? Xin chân thành cám ơn !","Chào bạn, Không hiểu sao bài của bạn đề ngày 14/9/2010 mà đến bây giờ mới gửi đến Luật sư để tư vấn. Về việc của bạn, ý kiến của tôi như sau: 1. Qua nội dung bạn kể thì có nghĩa tòa án thụ lý nhưng trước đó cần phải có sổ hồng (có lẽ chưa chính xác lắm vì sổ hồng là cho công trình còn sổ đỏ là cho đất-có sổ đỏ cũng được mà). Thực ra không nhất thiết như vậy, ví dụ Điều 136 Luật Đất đai quy định là có giấy tờ thuộc khoản 1, 2, 5 Điều 50 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. 2. Về nguyên tắc, đất đang có tranh chấp thì UBND sẽ không cho giao dịch. Tuy nhiên việc bạn nêu lại không đơn giản, ví dụ có thể đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản (bạn hết quyền đòi chia di sản) nên trong một số trường hợp người ta có thể quyết khác đi, đó là chưa kể đến việc cố tình hay vô ý làm sai. 3. Tòa quyết như thế nào chủ yếu dựa trên chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa. Khi đó bạn phải cố gắng thuyết phục được tòa là bạn có lý. Chúc bạn thành công!" 640,Cây ở vỉa hè đổ vào nhà có được bồi thường không?,"Trước nhà tôi có cây do nhà nước trồng ở vỉa hè. Vừa qua do có mưa giông làm đổ cây vào nhà chúng tôi, khiến nhà tôi bị hư hại. Vậy tôi có được bồi thường hay không?" 26253,"Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thành, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Minh Thành (minhthanh*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định cụ thể như sau: - Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng. - Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng. - Trong trường hợp đã được thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng. Trên đây là nội dung tư vấn về quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 20381,Chủ tịch nước sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?,"Tại Điều 88 Hiến pháp 2013 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước như sau: Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất; 2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; 3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá; 4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam; 5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; 6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước. Theo đó , Chủ tịch nước có nhiệm vụ công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;... Ngoài ra, Chủ tịch nước còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định. Trân trọng!" 26255,Mua đất giấu vợ ly hôn có phải chia không?,"Căn cứ Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 , việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn 1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. 2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: ... Ngoài ra, theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 , quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản riêng hay tài sản chung như sau: Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. … Như vậy, quyền sử dụng đất mà người chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp người chồng có được từ thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trường hợp người chồng dấu vợ đi mua đất thì cần xét đây là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp quyền sử dụng đất này là tài sản riêng của chồng trong thời kỳ hôn nhân thì khi ly hôn sẽ không phải chia quyền sử dụng miếng đất này. Và ngược lại, nếu quyền sử dụng đất đó là tài sản chung thì khi ly hôn thì phải thực hiện chia quyền sử dụng đất này." 34276,"Chi phí cho luật sư được quy định như thế nào theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004? Xin chào quý Ban biên tập, tôi tên Bảo Linh sinh sống và làm việc tại Tp. HCM, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tôi có tìm hiểu về chi phí cho luật sư giai đoạn 2004-2014, nhưng tôi không nhớ rõ là được quy định ở điều mấy Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Chi phí cho luật sư được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (01233**)","Chi phí cho luật sư được quy định tại Khoản 2 Điều 144 Bộ luật tố tụng Dân sự 2004, nội dung này được quy định cụ thể như sau: - Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thoả thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của Văn phòng luật sư và theo quy định của pháp luật. - Bên cạnh đó, Bộ luật này còn quy định chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thoả thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật. + Chi phí cho người phiên dịch, cho luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thoả thuận khác. + Trong trường hợp Toà án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Toà án trả. Trên đây là nội dung tư vấn về Chi phí cho luật sư. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Bộ luật tố tụng Dân sự 2004. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 18085,Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định như thế nào?,Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. – Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. – Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. 32872,"Tôi và chồng tôi là anhTrần quốc Chiến kết hôn năm 2001, và đến năm 2002 tôi và anh ý có một cô con gái. Được 11 tháng sau đó tôi phát hiện ra anh ý nghiện và vi phạm pháp luật. Sau đó anh bị công an bắt  và bị kết án 20 năm. Kể từ ngày đó đến thời điểm này tôi vẫn thăm nuôi anh bình thường, nhưng mấy năm gần đây anh ý ngày càng có những đòi hỏi về tiền bạc nhiều hơn trước nên tôi không thể đáp ứng được. Nay tôi muốn hỏi thủ tục xin ly hôn và mong mọi người tư vấn cho trường hợp của tôi.","Trước hết bạn nên nói chuyện với anh ấy một lần cuối cùng về việc bạn không thể đáp ứng được những đòi hỏi của anh ấy. Nếu anh ấy đồng ý thay đổi là tốt, nếu anh ấy không thay đổi được thì bạn đề cập đến việc ly hôn. Nếu anh ấy đồng ý ly hôn thì cả hai làm đơn xin thuận tình ly hôn và gửi đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi anh ấy cư trú trước khi chấp hành hình phạt tù. Nếu anh ấy không đồng ý thì bạn vẫn có quyền yêu cầu xin ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014: ""Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn"" . Bạn làm đơn xin ly hôn và gửi hồ sơ xin ly hôn đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi anh ấy cư trú trước khi chấp hành hình phạt tù. Hồ sơ gồm: Đơn xin ly hôn; Bản chính giấy đăng ký kết hôn; Bản sao hộ khẩu; Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng ; Bản sao giấy khai sinh của con chung; Các giấy tờ chứng minh về tài sản (nếu có) ; bản án, quyết định thi hành án phạt tù của chồng bạn (nếu bạn có). Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án đó sẽ ủy thác cho Tòa án địa phương, nơi có trại giam mà chồng bạn đang chấp hành hình phạt tù để lấy lời khai, ý kiến của chồng bạn. Cuối cùng, Tòa án sẽ tiến hành xử ly hôn vắng mặt chồng bạn theo quy định pháp luật." 22107,"Ông bà có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hay không?","Căn cứ Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau: 1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên: a) Người thân thích; b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; d) Hội liên hiệp phụ nữ. 3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Như vậy, do bạn là người thân thích của cháu cho nên có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của người cha đối với cháu bạn." 9534,Tử tù có thể hiến xác được không?,"Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác ban hành năm 2006 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”. Tuy nhiên hiện Việt Nam vẫn chưa có các quy định hay cơ sở pháp lý để tiến hành được việc hiến và ghép mô tạng của tử tù. Chính điều này cũng gây khó khăn cho nguyện vọng hiến xác của một số tử tù, đơn cử như trường hợp của bị cáo Kỳ. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia về luật, để có thể thực hiện di nguyện của tử tù được hiến xác thì chúng ta phải thay đổi hình thức thi hành án tử hình đối với những trường hợp này.Có những trường hợp tử tù muốn hiến tặng một bộ phận cơ thể của họ cho người thân đang bệnh nặng, chờ đợi được cấy ghép tạng mới có thể cứu chữa được thì chúng ta phải có những qui định pháp luật để họ thực hiện mong muốn này vì mục đích nhân đạo." 12119,Cha mẹ không cấp dưỡng cho con ngoài giá thú thì bị phạt bao nhiêu?,"Căn cứ Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng: Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật; b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, cha hoặc mẹ từ chối cấp dưỡng cho con ngoài giá thú thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc phải thực hiện việc cấp dưỡng theo quy định." 12441,Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lại quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?,"Theo Điều 705. Nghĩa vụ của bên cho thuê quyền sử dụng đất: Bên cho thuê quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ sau đây: “1. Đăng kí việc cho thuê quyền sử dụng đất; 2. Chuyển giao đất cho bên thuê đủ diện tích, đúng vị trí, số hiệu, hạng đất, loại đất và tình trạng đất như đã thỏa thuận; 3. Cho thuê quyền sử dụng đất trong thời hạn được giao, được thuê; 4. Kiểm tra, nhắc nhở bên thuê bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích 5. Nộp thuế sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; 6. Báo cho bên thuê về quyền của người thứ ba đối với đất thuê” – Điều 706. Quyền của bên cho thuê quyền sử dụng đất Bên cho thuê quyền sửu dụng đất có các quyền sau đây: “1. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất trả đủ tiền thuê; 2. Yêu cầu bên thuê quyền sử dụng đất chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị sử dụng của đất; nếu bên thuê không chấm dứt ngay hành vi vi phạm thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, yêu cầu bên thuê trả lại đất đang thuê và bồi thường thiệt hại; 3. Yêu cầu bên thuê trả lại đất khi thời hạn cho thuê đã hết”" 31998,"Chào luật sư, hiện tôi đang muốn mua một căn nhà có thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng. Tôi muốn hỏi là giao dịch mua bán nhà, đất thế chấp có được pháp luật bảo vệ hay không? Quy trình trong mua bán nhà thế chấp là gì? Có an toàn không. Chân thành cám ơn.","Theo quy định tại khoản 4 Điều 718 Bộ luật Dân sự 2005 thì bên thế chấp “ được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý ”. Qua đó cho thấy, pháp luật không cấm thực hiện giao dịch đối với nhà đất đã thế chấp nhưng các giao dịch mua bán liên quan đến nhà, đất này chỉ được thực hiện khi được Bên đang nhận thế chấp đồng ý. Vì vậy, để thực hiện việc mua bán nhà đất đang thế chấp một cách an toàn các bên (Bên thế chấp, Bên nhận thế chấp và người nhận chuyển nhượng tài sản thế chấp) ký Biên bản thỏa thuận Ba Bên về việc giải quyết khoản tiền vay, trước khi thực hiện thủ tục mua, bán nhà ở theo quy định pháp luật. Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này, chúng tôi cũng cung cấp thêm một số thông tin có liên quan để khách hàng lưu ý khi mua nhà ở hình thành trong tương đang thế chấp từ chủ đầu tư trong dự án nhà ở. Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014 của liên Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Ngân Hàng Nhà nước về hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai thì trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự khác thì doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (rút bớt tài sản thế chấp) trước khi bán nhà ở trong dự án đó cho khách hàng. Do đó, khi mua bán nhà ở từ chủ đầu tư thì khách hàng cũng cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến vấn đề này trước khi ký kết hợp đồng. CafeLand kết hợp Công ty Đất Luật" 10999,"(PLO)- Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tôi có nghe nói là người nước ngoài được sở hữu nhà ở Việt Nam. Thế nhưng, tôi muốn biết là họ được sở hữu nhà ở chung cư hay riêng lẻ và có quy định về thời hạn tối đa được quyền sở hữu nhà ở hay không? Cuong (cuongus_resilient@gmail.com)","Theo Điều 75 Nghị định 99 ngày 20-10-2015 của Chính phủ quy định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở như sau: 1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho UBND cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở. Theo Luật Nhà ở năm 2014, thì cá nhân nước ngoài có thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm (kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận). Đối với tổ chức nước ngoài thì thời hạn sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Như vậy, bạn có thể tham khảo quy định pháp luật nêu trên về trường hợp bạn hỏi." 31771,"Cha mẹ tôi đã ly hôn từ năm 1983. Mẹ con tôi có mua nhà ra sống riêng vào năm 1992, mẹ tôi đứng tên chủ hộ. Nay mẹ tôi muốn chuyển quyền sở hữu cho tôi nhưng khi làm thủ tục giấy tờ thì cơ quan hỏi giấy chứng nhận ly hôn, nếu không thì phải có sự xác nhận của cha tôi. Nhưng trước năm 1990 nhà ngoại tôi bị cháy nên giấy đó không còn nữa, đến tòa án thì bộ phận lưu trữ hồ sơ báo đã trên 30 năm, không còn nữa.","Khi cá nhân làm thủ tục chuyển quyển sở hữu/sử dụng nhà đất cần xác định nhà đất đó thuộc quyền sử dụng/sở hữu của ai, ai sẽ là người có quyền tiến hành các thủ tục đó. Đối với trường hợp của bạn, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định nhà đất đó là tài sản riêng của mẹ bạn, hay là tài sản chung của vợ chồng (nếu mẹ bạn có kết hôn với người khác). Để chứng minh nhà đất là tài sản riêng của mẹ bạn, mẹ bạn cần chứng minh: (i) Nhà đất do mẹ bạn được tặng cho/thừa kế riêng (xuất trình văn bản tặng cho/thừa kế hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở có ghi thông tin này); hoặc (ii) Từ khi ly hôn đến nay, mẹ bạn không đăng ký kết hôn với ai. Theo đó, mẹ bạn phải xuất trình Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. - Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Điều 66 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP): Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó. [Anchor] - Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Điều 67 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP): + Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). + Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao Giấy chứng tử. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này. + Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc viên chức Lãnh sự ký và cấp cho đương sự Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định). + Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh là 5 ngày. Đối chiếu với trường hợp của bạn: cha mẹ bạn đã ly hôn từ năm 1983 nên khi xin Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, mẹ bạn phải xuất trình trích lục Bản án/Quyết định ly hôn theo quy định. Nếu mẹ bạn đã làm mất Bản án/Quyết định ly hôn mà không thể xin tòa án cấp lại thì rất khó khăn cho việc xin giấy xác nhận. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành xác minh thông tin (hỏi những người có liên quan như: cha bạn, ông bà, hàng xóm...)." 25756,Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nội dung khám sức khỏe năm 2024 được quy định như thế nào?,"Căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có quy định về việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự ... 2. Nội dung khám sức khỏe a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác; b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy; c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này. ... 4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. ... Theo đó, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2024 là từ ngày 1 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12. Nội dung khám sức khỏe bao gồm: - Khám về thể lực; - Khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu theo quy định; - Trường hợp công dân có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác; - Xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; - Phân loại sức khỏe. Trân trọng!" 32690,"Việc thế chấp tài sản bị hủy bỏ, chấm dứt trong trường hợp nào?","1. Việc thế chấp tài sản có thể bị hủy bỏ nếu được bên nhận thế chấp đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Việc thế chấp tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt. b) Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. c) Tài sản thế chấp đã được xử lý. d) Theo thỏa thuận của các bên." 30014,"Mới đây, gần nhà tôi có người chết và ông ta có để lại di chúc. Tuy nhiên, tôi có nghe được rằng di chúc đó không hợp pháp theo quy định pháp luật. Vậy cho tôi hỏi: Di chúc không hợp pháp thì phải chia di sản thừa kế như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!","Về vấn đề này của bạn thì tại Điểm b Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: "" Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: ........... b) Di chúc không hợp pháp; "" Như vậy, theo quy định này thì có thể thấy, nếu di chúc không hợp lệ thì di sản sẽ được chia theo pháp luật, tức chia theo hàng thừa kế bạn nhé. Trên đây là nội dung trả lời về việc chia di sản khi di chúc không hợp pháp. Để rõ hơn thông tin về vấn đề này thì bạn có thể tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 2015. Trân trọng!" 8525,Đăng ký khai sinh trễ cho con có bị phạt không?,"Theo Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Như vậy, hiện tại chưa có quy định nào xử phạt hành chính về việc đăng ký khai sinh cho con muộn. Bạn đăng ký khai sinh muộn cho bé thì có thể sẽ bị nhắc nhở hay phạt cảnh cáo." 31952,"Chào Luật Sư! Bên công ty em có hợp đồng cung ứng dịch vụ bốc xếp cho khách hàng. Đã ký 02 lần hợp đồng thời hạn 1 năm. Và trong bảng hợp đồng có ghi rõ"" hợp đồng này có hiệu lực 12 tháng kể từ tháng 10/2013. Khi hết hạn hợp đồng trên, nếu một trong hai bên không muốn gia hạn tiếp thì hợp đồng được thanh lý"". Nhưng tới 12/2014 công ty kia vẫn không chịu ký lại hợp đồng mới. Đồng thời lại vẫn sử dụng dịch vụ bên em. Vậy luật sư cho em hỏi : doanh thu những tháng đó em vẫn xuất hóa đơn bình thường, vậy đây có được ghi nhận doanh thu hợp lệ không ạ? Mong luật sư tư vấn giúp em. Thân chào!","Như bạn nêu thì chỉ là việc bên bạn thực hiện dịch vụ nhưng các bên không ký kết hợp đồng bằng văn bản. Việc không ký hợp đồng văn bản có thể đưa đến những bất tiện như không quy định quyền, nghĩa vụ của các bên, các bên không đề cập đến chế tài,... do đó khi có tranh chấp xảy ra thì phải dẫn chiếu đến các văn bản pháp luật liên quan, sẽ phức tạp hơn nhiều so với các bên quy định trong hợp đồng. Các bên phát hành hóa đơn và thanh toán tiền đúng theo hình thức pháp luật quy định (ví dụ về giá trị 20 triệu đồng phải qua ngân hàng) thì việc hạch toán không vấn đề gì." 2393,Đối với người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc thì có được làm chứng việc lập di chúc hay không?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Như vậy, có thể thấy đối với người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc sẽ không được làm chứng cho việc lập di chúc. Trân trọng!" 20631,"Nhà hàng xóm sử dụng hai bếp lò than lớn để nấu nướng sát vách tường nhà tôi làm bức tường ngay phòng ngủ rất nóng không thể nằm ngủ được, nếu lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và đồ dùng trong nhà. Nhưng khi tôi qua nói nhờ để lò than ra ngoài thì người ta nói sân nhà họ thì họ có quyền, không gian ai người đó sử dụng thì đúng hay sai. Trường hợp như thế mình phải xử lý như thế nào?","Với vụ việc đó thì bạn có thể yêu cầu Tổ dân phố, UBND phường hòa giải, nhắc nhở gia đình hàng xóm. Nếu có chứng cứ về việc sử dụng bếp than của gia đình hàng xóm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự." 13239,"Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào? Xin chào quý anh chị tư vấn bên Thư Ký Luật! Em là sinh viên khoa luật năm nhất, ĐH Quốc gia HN. Em thì chưa được học môn luật dân sự. Tuy nhiên em và cùng một số bạn nữa cũng đang tự tìm hiểu. Em có một thắc mắc, mong anh chị tư vấn giúp. Anh chị cho em hỏi: Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị!","Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 việc một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ được quy định như sau: - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản. - Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. - Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn. Việc một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 296 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 4384,"Theo quy định mới thì việc bảo đảm thực hiện dân chủ trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự thực hiện như thế nào? Cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 126/2020/TT-BCA (Có hiệu lực từ 15/01/2021) thì nội dung này được quy định như sau: - Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự. - Khi tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm (kể cả khi tự phát hiện dấu hiệu của tội phạm), nếu có căn cứ xác định tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định, các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền xác minh, khởi tố, điều tra của cơ quan mình thì ra Quyết định phân công giải quyết hoặc Quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời, thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin, tố giác tội phạm biết theo quy định của pháp luật. - Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải báo ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 32226,Thủ tục cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC tại địa phương thực hiện như thế nào từ ngày 02/8/2023?,"Căn cứ theo Mục B Phần 2 Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công an ban hành kèm theo Quyết định 5358/QĐ-BCA năm 2023 hướng dẫn về quy trình thực hiện đối với thủ tục cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC tại địa phương như sau: Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ hợp lệ: cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, xem xét, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản đồng ý cho phép doanh nhân được sử dụng thẻ ABTC đối với trường hợp doanh nhân đủ điều kiện hoặc có văn bản trả lời đối với trường hợp không đủ điều kiện. Cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành văn bản đồng ý cho phép doanh nhân được sử dụng thẻ ABTC; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do. Bước 3: Nhận kết quả Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp văn bản cho phép sử dụng thẻ ABTC có thể đăng ký nhận kết quả trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích." 28843,"(PLO)- Hiện không có bất kỳ quy định nào xử phạt người sinh con thứ ba. Vợ chồng bà Trần Thanh Hải (tỉnh Hòa Bình) không thuộc diện công chức nhà nước. Mới đây, vợ chồng bà Hải sinh con thứ 3, khi đi làm giấy khai sinh cho con, cán bộ hộ tịch bắt vợ chồng bà viết bản kiểm điểm và nộp phạt hành chính. Bà Hải hỏi, cán bộ hộ tịch xử lý như vậy có đúng quy định pháp luật không?","Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã quy định rõ về nghĩa vụ của các cặp vợ chồng trong việc giữ mô hình gia đình có từ một đến hai con. “Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản: 1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; 2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; 3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”. Trong một số trường hợp đặc biệt, được quy định tại Nghị định số 20/2010 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số thì có một số trường hợp được coi là không vi phạm quy định việc sinh một hoặc hai con như sau: “Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con: 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên; 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên; 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi; 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận; 6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống; 7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.” Nghị định số 18/2011 ngày 17/3/2011 của Chính phủ về sửa đổi khoản 6 Điều 2 “Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con” thuộc Nghị định số 20/2010 ngày 08/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số như sau: “6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống”. Theo Nghị định 176/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực kể từ 31/12/2013 (thay thế Nghị định 114/2006) thì không có chế tài “xử lý việc sinh con thứ ba” cũng như các văn bản, chính sách hiện hành không có bất kỳ quy định nào xử phạt người sinh con thứ ba, đặc biệt là khi tiến hành khai sinh cho trẻ. Quyền được khai sinh cho trẻ là quyền đã được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Do đó việc cán bộ hộ tịch bắt vợ chồng bà Hải nộp phạt hành chính và viết bản kiểm điểm là không có căn cứ pháp lý." 20395,Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước bao gồm những giấy tờ gì?,"Tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước bao gồm những giấy tờ sau: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp; Lưu ý: Đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì cần có Giấy khám sức khỏe và văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế." 15039,Chính sách hỗ trợ vay vốn để thuê mua nhà ở xã hội như thế nào?,"Theo Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ vay vốn để thuê mua nhà ở xã hội bao gồm: [1] Vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội theo các hình thức như sau: - Vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cho từng thời kỳ. - Vay tại các tổ chức tín dụng với lãi suất được chỉ định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ. [2] Đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo hình thức vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội bao gồm: - Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. - Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. - Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp. - Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân. - Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức. [3] Mức vay vốn: Tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua nhà. [4] Thời hạn vay: Thời hạn vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Lưu ý: - Để được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, các đối tượng được áp dụng chính sách ưu đãi phải đáp ứng các điều kiện được vay vốn và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng minh. - Ngoài chính sách vay vốn đãi để mua nhà ở xã hội thì còn có ưu đãi vay vốn đối với đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình quy định chi tiết tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ." 8023,Mẹ tôi mãn hạn tù nhưng chưa được xóa án tích. Cho hỏi trong điều kiện này tôi có kết hôn với người trong ngành CAND được không?,"Theo quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình thì trường hợp bạn nêu không bị pháp luật cấm, miễn là các bạn đảm bảo đầy đủ các điều kiện về tuổi, đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không bị cưỡng ép. Tuy vậy, các bạn cần tìm hiểu xem ngành công an có những quy định nội bộ về vấn đề này hay không để thực hiện." 7525,Mục tiêu Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 là gì?,"Căn cứ Mục 2 Điều 1 Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 quyết định mục tiêu Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, phấn đấu thực hiện được Mục tiêu Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam cụ thể như sau: - Mục tiêu chung: + Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; + Xây dựng gia đình là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước. - Mục tiêu cụ thể: + 100% gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp, phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình, đặc biệt quan tâm hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số. + 100% gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại. + 100% địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở. + 100% địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã. + 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. + Hằng năm 90% vụ việc bạo lực gia đình được giải quyết theo quy định pháp luật; + Hằng năm 100% người bị bạo lực gia đình được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; + Hằng năm 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em." 2304,"Bố mẹ cháu C mới mất vì tai nạn giao thông, hiện cháu mới 8 tuổi. Ông bà nội, ông bà ngoại thống nhất cử bác ruột làm giám hộ, có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý tài sản do bố mẹ cháu C để lại. Đề nghị cho biết, để làm giám hộ, bác ruột của cháu C phải có những điều kiện gì? phải đăng ký tại đâu và phải nộp những giấy tờ gì?","Về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ, Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau: “Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ: 1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; 3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.” Về thẩm quyền đăng ký giám hộ được quy định tại Điều 19 Luật Hộ tịch: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.” Như vậy, theo quy định này thì bác ruột của cháu C có thể lựa chọn cơ quan đăng ký giám hộ là UBND cấp xã nơi mình cư trú hoặc UBND cấp xã nơi cư trú của cháu C (trong trường hợp hai bác cháu không cùng nơi cư trú ). Về thủ tục đăng ký giám hộ cử được quy định tại Điều 20 Luật Hộ tịch như sau: “1. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.” Như vậy, theo quy định này thì bác ruột cháu C khi đăng ký giám hộ phải nộp 02 loại giấy tờ sau: 1. Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định; 2. Văn bản cử người giám hộ, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ (theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Bộ luật dân sự 2005)." 19718,Đề xuất giảm phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp?,"Cụ thể, tại Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2023 , Chính phủ có yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan khẩn trương rà soát và đề xuất giảm mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để khuyến khích thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, một số nhiệm vụ đáng chú ý khác mà Chính phủ còn yêu cầu là nghiên cứu, xây dựng giải pháp triển khai thí điểm cấp Phiếu, lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID theo yêu cầu tại Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2023 . - Phân quyền cho Sở Tư pháp khai thác, tra cứu Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để phục vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm tăng tính chủ động, chịu trách nhiệm, giảm thời gian, chi phí thực hiện. - Tham mưu cho Chính phủ báo cáo Quốc hội thí điểm phân cấp việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tại thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An, trình Chính phủ sớm nhất có thể. - Đẩy mạnh số hóa, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ cấp Phiếu lý lịch tư pháp và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Đề xuất giảm mức phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp? 154 thủ tục hành chính yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp? (Hình từ Internet)" 29533,Khi nào di chúc bằng văn bản cần có người làm chứng?,"Căn cứ Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản có người làm chứng : Di chúc bằng văn bản có người làm chứng Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Như vậy, di chúc bằng văn bản cần có người làm chứng trong trường hợp người lập di chúc không tự viết di chúc. - Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng và người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Lưu ý: Người làm chứng phải có ít nhất 02 người." 959,"Quy trình trữ lạnh mô tinh hoàn trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định như thế nào?  Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Bảo Châu tôi và chồng tôi đã kết hôn được 4 năm nhưng vẫn chưa có em bé, gần đây tôi có tìm hiểu về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có một thắc mắc muốn được hỏi Ba biên tập như sau. Quy trình trữ lạnh mô tinh hoàn trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn! Bảo Châu (baochau***@gmail.com)","Trữ lạnh mô tinh hoàn là kỹ thuật trong đó mô tinh hoàn được sinh thiết, tìm tinh trùng và đông lạnh, lưu giữ trong môi trường bảo quản lạnh. Khi cần thiết có thể rã đông tách lấy tinh trùng để sử dụng. Quy trình trữ lạnh mô tinh hoàn trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định Khoản 2 Điều 19 Thông tư 57/2015/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau: a) Tiến hành khám, làm xét nghiệm và tư vấn cho người bệnh tương tự trường hợp lấy tinh trùng bằng thủ thuật; b) Tiến hành sinh thiết lấy mô tinh hoàn, cho vào đĩa chứa môi trường để rửa sạch; c) Xé nhỏ mô tinh hoàn bằng nhíp chuyên dụng, xác định sự hiện diện của tinh trùng, đánh giá độ di động dưới kính hiển vi đảo ngược; d) Tách rời từng ống sinh tinh để tiến hành đông lạnh; đ) Nhỏ và trộn đều chất bảo quản lạnh vào các ống sinh tinh đã được tách rời, lắc đều và cho vào ống nghiệm trữ lạnh; e) Để ống nghiệm ở nhiệt độ phòng, sau đó hạ nhiệt độ theo chương trình; g) Cho mẫu vào bình ni tơ lỏng và bảo quản. Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập về quy trình trữ lạnh mô tinh hoàn trong phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được pháp luật quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 57/2015/TT-BYT. Trân trọng!" 3592,Người cho thuê nhà chết thì hợp đồng thuê nhà có đương nhiên chấm dứt không?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 131 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở ... 2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng; b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; c) Nhà ở cho thuê không còn; d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống; đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác. Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 của Luật này. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 133 Luật Nhà ở 2014 quy định về quyền tiếp tục thuê nhà ở như sau: Quyền tiếp tục thuê nhà ở 1. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ sở hữu không có người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và người đang thuê nhà ở được tiếp tục thuê theo quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. ... Đối chiếu với các quy định trên, người cho thuê nhà chết thì hợp đồng thuê nhà không đương nhiên chấm dứt. Trong trường hợp người cho thuê nhà chết mà thời hạn thuê nhà vẫn còn thì bên thuê nhà có thể tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà đã ký." 10507,Mù màu có phải đi nghĩa vụ quân sự không?,"Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì dựa vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Theo đó, các bệnh về mắt dẫn đến việc công dân không đảm bảo điều kiện về sức khỏe để được đi nghĩa vụ quân sự được quy định tại số thứ tự 15 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP bao gồm: Mù màu (mù 1 màu hoặc toàn bộ) => 6 điểm. Như vậy, nếu anh bị mù màu 1 màu hoặc toàn bộ (sức khỏe loại 6) thì sẽ không đủ điều kiện để tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, anh phải thực hiện lệnh gọi khám để được Hội đồng khám nghĩa vụ quân sự kết luận chính xác nhất." 4679,Cha dượng mẹ kế có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ ruột không?,"Cha dượng/mẹ kế là vợ/chồng hợp pháp của cha mẹ ruột. Do vậy, cha dượng/mẹ kế vẫn được hưởng di sản thừa kế của người đã chết. Có 02 trường hợp để xét chia di sản thừa kế cho cha dượng, mẹ kế như sau: Chia theo pháp luật: Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Người thừa kế theo pháp luật 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo đó, vì cha dượng, mẹ kế là vợ chồng hợp pháp của cha/ mẹ ruột nên đối tượng này sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất được nhận di sản thừa kế. Do vậy, cha dượng/mẹ kế sẽ nhận được phần di sản thừa kế với những người cùng hàng thừa kế với mình. Chia theo di chúc: Nếu di chúc của người chết để lại là di chúc hợp pháp thì phải theo quy định Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì phải thực hiện đúng với di chúc. Tuy nhiên, nếu trường hợp cha dượng/mẹ kế không được hưởng di sản thì có thể căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc để chia cho họ phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Cha dượng mẹ kế có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ ruột không? (Hình từ Internet)" 31181,"Luật sư cho tôi hỏi, tôi đã kết hôn. Mẹ tôi đang có thẻ tiết kiệm ở ngân hàng, nay muốn tặng riêng cho tôi làm tài sản riêng. Vậy thủ tục phải làm như thế nào? Có phải đi công chứng như tặng cho QSD đất hay không? Sau khi tặng cho, tôi tiếp tục gởi lại thẻ tiết kiệm và phải thay thẻ mới qua tên tôi thì tiền tiết kiệm đó có bị xem là tài sản chung của vợ chồng không. Tôi không muốn vợ chồng phải làm giấy tờ xác nhận tài sản riêng. Xin LS tư vấn cho ạ. Cảm ơn luật sư.","Chào bạn, Sổ (thẻ) tiết kiệm thực chất là tiền nên việc tặng cho sổ chính là tặng cho tiền (ngân hàng không có thủ tục chuyển tiếp tên trong sổ tiết kiệm) và việc này không nhất thiết phải công chứng. Đơn giản là mẹ bạn hoặc bạn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng (bạn ký giấy tờ). Bạn muốn lập bằng chứng về quyền sở hữu riêng đối với số tiền này thì bạn có thể yêu cầu công chứng, tuy nhiên trong thực tế khi phát sinh tranh chấp cũng không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro bằng việc có công chứng. Trân trọng!" 2081,"Tôi có hộ khẩu ở Bình Dương. Năm 2006 vợ chồng tôi kết hôn nhưng sống chung được một năm thì vợ tôi bỏ nhà đi đến nay. Trước đó, chúng tôi đã cùng ký vào đơn ly hôn và đơn xác nhận số tiền tôi cấp cho vợ tôi khi ly hôn. Thế nhưng khi tôi lên tòa án thị xã Thủ Dầu Một nộp đơn xin ly hôn thì nhân viên tòa án không nhận hồ sơ và bảo tôi phải nộp đơn nơi vợ tôi đăng ký hộ khẩu. Trước kia vợ tôi có hộ khẩu ở tỉnh Bình Định, còn nay cô ấy bảo đã chuyển hộ khẩu nhưng không nói cho tôi biết ở đâu. Hiện tôi chỉ biết vợ tôi làm việc cho một công ty ở huyện Dĩ An (Bình Dương). Mong luật sư hướng dẫn để tôi hoàn tất thủ tục ly hôn. D.TH.TR.","- Theo điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, đối với những tranh chấp về hôn nhân và gia đình (như ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn), tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là tòa án nơi bị đơn là cá nhân cư trú, làm việc. Nếu không biết địa chỉ thường trú, tạm trú của người vợ, anh có thể nộp đơn đến TAND cấp huyện nơi người vợ đang làm việc để được xem xét, giải quyết việc ly hôn." 27149,"Quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật, trường Đại học Vinh. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, một vài vấn đề em chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho em hỏi, hiện nay, quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định ra sao? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Lưu Phương Thoan (0167****)","Từ ngày 15/10/2017, Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản (sau đây gọi chung là đăng ký cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm); quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm Theo đó, quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 59 Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Cụ thể như sau: 1. Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có quyền tìm hiểu hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được lưu giữ trong số đăng ký, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm. 2. Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm để phục vụ hoạt động chuyên môn thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của cơ quan mình. Việc tìm hiểu thông tin trong trường hợp này không phải trả phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quyền yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 102/2017/NÐ-CP. Trân trọng!" 33582,Xử lý tài sản cầm cố được quy định như thế nào?,"– Trường hợp có nhiều tài sản cầm cố: Trong trường hợp tài sản được dùng để cầm cố có nhiều vật thì bên nhận cầm cố được chọn tài sản cụ thể để xử lý, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận cầm cố chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. – Cần chú ý, khi quyết định tiến hành xử lý tài sản cầm cố, cần xác định được hai vấn đề cơ bản. Vấn đề thứ nhất là thời điểm bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự và vấn đề thứ hai chính là chứng minh được bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận, tài sản cầm cố sẽ được xử lý theo phương thức các bên đã thống nhất cụ thể trong nội dung hợp đồng cầm cố. Nếu các bên không thỏa thuận trước, đương nhiên tài sản cầm cố sẽ được đưa ra bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Cách thức kể trên cũng được áp dụng trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp. Khi quy định về “Xử lý tài sản thế chấp”,Điều 355 Bộ luật Dân sự năm 2005 khẳng định “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này”." 26349,"“Cha tôi muốn bán căn nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông. Tôi đồng ý nhưng hai em tôi lại cản, không cho bán. Các em tôi có quyền làm như vậy không?” (Lê Thị Thanh Hà, quận 7, TP HCM)","Điều 201 Bộ luật Dân sự quy định: “Chủ sở hữu có quyền tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác đối với tài sản”. Theo đó, nếu căn nhà thực sự là tài sản riêng của cha chị thì ông có toàn quyền bán căn nhà này. Các con không có quyền ngăn cản. Nhưng nếu căn nhà là tài sản chung của cha mẹ chị, và mẹ chị đã qua đời không để lại di chúc định đoạt phần nhà thuộc quyền sở hữu của bà thì nay cha của chị có thể định đoạt nửa căn nhà thuộc quyền sở hữu của ông. Phần còn lại (di sản người mẹ để lại) thuộc quyền thừa kế của cha, mẹ của mẹ chị (tức ông, bà ngoại nếu còn sống), chồng (cha của chị) và các con. Nếu cha của chị muốn bán luôn phần này thì phải được sự đồng ý của tất cả người thừa kế (trong đó có các em của chị). Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án nơi có căn nhà đó xem xét, giải quyết." 33324,"Ông bà tôi sinh được 5 anh em 3 trai, 2 gái. Ông bà tôi mất năm 1978 không để lại di chúc thừa kế đât đai, bố tôi là con trưởng nuôi các anh em ăn học từ đấy, bây giờ mỗi người lập gia đình ở mỗi nơi bây giờ về đòi chia đất của ông cha để lại. Bố mẹ tôi đóng thuế đất từ năm ông bà mất. Vậy các cô chú về đòi đất như vậy có đúng không, bố tôi mất từ năm 1995, mẹ tôi bây giời làm bìa đỏ tên mẹ nhưng các cô chú không nghe. Vậy xin hỏi luật sư mẹ con tôi phải làm thế nào?","Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì những người em của bố bạn là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của ông bà bạn để lại, vì vậy họ có quyền yêu cầu chia di sản đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản chết. Ông bà đã mất từ năm 1978 nên thời hiệu khởi kiện không còn. Như vậy, nếu các bên không tự thương lượng được thì di sản thừa kế vẫn giữ nguyên hiện trạng và tòa án không thụ lý để giải quyết, trừ trường hợp tòa án có lý do để thụ lý theo quy định pháp luật. Đất đang có tranh chấp thì Ủy ban có cơ sở để không cấp bìa đỏ." 30789,Công dân đang nợ thuế đối với Nhà nước có được thôi quốc tịch Việt Nam?,"Tại Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 có quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam như sau: Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam 1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. 2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam; d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án; đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng. 3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam. 5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam. Như vậy, Công dân đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam thì chưa được thôi quốc tịch Việt Nam. Đang nợ thuế đối với Nhà nước có được thôi quốc tịch Việt Nam? (Hình từ Internet)" 11919,Khi nào cá nhân bị xóa đăng ký tạm trú?,"Tại Điều 29 Luật Cư trú 2020 quy định về xóa đăng ký tạm trú như sau: 1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này; c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú; e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác; g) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó; h) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan đã đăng ký tạm trú có thẩm quyền xóa đăng ký tạm trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. 3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký tạm trú. Như vậy, khi cá nhân thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ bị xóa đăng ký tạm trú. Trân trọng!" 19460,"In Vietnam, can a 90-year-old old man renew his citizen’s identity card?","Pursuant to Article 21 of the 2014 Law on Citizen Identification stipulating age eligible for renewal of citizen’s identity cards: 1. A citizen’s identity card must be renewed when a citizen reaches full 25 years, full 40 years and full 60 years. 2. Citizen’s identity cards which are granted, renewed or re-granted within 2 years before a citizen reaches the age specified in Clause 1 of this Article remain to be valid until he/she reaches the subsequent age eligible for card renewal. Pursuant to applicable laws, a 90-year-old old man can renew his citizen’s identity card." 15951,"Việc điều chỉnh thông tin hộ tịch cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Ngọc, đang sinh sống ở Bình Thuận, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi việc điều chỉnh thông tin hộ tịch cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được quy định thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Xuân Ngọc_093**)","Việc điều chỉnh thông tin hộ tịch cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được quy định tại Điều 60 Luật Hộ tịch 2014, theo đó: Các sự kiện hộ tịch của cá nhân ngay sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch đều phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Cơ quan đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về mọi thông tin hộ tịch được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Trường hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khác với thông tin trong Sổ hộ tịch thì phải điều chỉnh cho phù hợp với Sổ hộ tịch. Trên đây là quy định về việc điều chỉnh thông tin hộ tịch cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hộ tịch 2014. Trân trọng!" 24291,Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất năm 2024?,Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA quy định tờ khai thay đổi thông tin cư trú như sau: Tải về tờ khai thay đổi thông tin cư trú mới nhất năm 2024 Tại đây Trân trọng! 5100,"Kính chào LS! Tôi muốn chuyển hộ khẩu từ tphcm về quê, Tôi có giấy được nhập hộ khẩu ở quê rồi vậy giờ tôi cần giấy tờ gì nữa không?","Chào bạn! Trường hợp của bạn luật sư Nguyễn Thạch Thảo tư vấn cho bạn như sau: Theo qui định của luật cư trú thì bạn cần các thủ tục sau: Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp 1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. 2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú. Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này. 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu 1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. 2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây: a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau: a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến. 6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu: a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh; b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà tr­ường và cơ sở giáo dục khác; c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể; đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đ­ưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế. Chúc bạn thành công." 7289,"Tôi tên là Phạm Như Liễu, hiện tai sống tại quận 9. Từ năm 1996 cô ruột( chị của ba) cho một miếng đất khoảng 110m2 bằng miệng và  không có giấy tờ gì hết. Năm 2002 gia đình tôi được phường xây cho một ngôi nhà tình thương và sống cho đến bây giờ. Nay gia đình tôi định xây lại nhà mới, đập bỏ nhà cũ nhưng không có sổ đỏ để hoàn tất giấy phép xây dựng nhà ở. Vậy tôi phải làm sao để có giấy chứng nhận quyền sử dụng  đất nhà ở và xây dựng nhà mới?  Xin cám ơn!","Thứ nhất: Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa cô bạn và ban không lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực là sai quy định. Pháp luật quy định đói với loại hợp đồng này bắt buộc phải lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực và phải làm thủ tục đăng ký lại quyền sử dụng đất. Vì vậy, về mặt pháp lý mảnh đất trên vấn thuộc quyền sử dụng của cô bạn. Thứ hai: do không có tranh chấp giữa cô bạn và bạn vì vậy chỉ cần hợp thức hóa thủ tục là bạn có thể đăng ký quyền sử dụng đất cho mình. Trong trường hợp này, theo tôi bạn và cô bạn nên lập lại một hợp đồng tặng cho đúng theo quy định sau đó bạn đến văn phòng quản lý nhà đất cấp huyện đển làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho mình. Bạn phải nộp lệ phí trước bạ. Sau khi làm xong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn làm thủ tục xin cấp phép xây dựng. Với kinh nghiệm của mình tôi thấy việc hợp thức hóa mảnh đất của bạn là cần thiết tránh những bất trắc sau này. Đặc biệt khi cô bạn mất." 25472,Chồng ngoại tình thì chia tài sản ly hôn ra sao?,Cho em hỏi về luật li dị. Bố mẹ em cưới nhau 30 năm rồi và có 5 người con gái. Giờ bố mẹ em muốn li dị. Mà đúng hơn là mẹ em muốn li dị (chắc bố cũng đồng ý ngay) vì lí do bố em ngoại tình có con riêng và hay đánh đập mẹ em. Và cho em hỏi về phần chia tài sản thế nào. Cụ thể là về 1 miếng đất tự tân tạo của 2 người và đất chưa có sổ đỏ. 22189,Khi ly hôn có phải cùng chịu trách nhiệm trả nợ không?,"Chào Ban tư vấn, tôi là Như Hạnh, trước đây tôi và chồng có vay ngân hàng một khoản tiền để làm ăn kinh doanh và vẫn đang trong quá trình trả nợ. Hiện tại tôi và chồng đã ly hôn. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi tôi có phải cùng chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn không? Khi còn trong thời kỳ hôn nhân thì tôi cũng có phụ chồng trả nợ, nhưng hiện tại thì quan hệ hôn nhân đã chấm dứt. Mong Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề trên trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn!" 4845,Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?,"Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật tố tụng dân sự, Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân." 9674,Công dân xác lập lại số định danh cá nhân thì cấp đổi hay cấp lại thẻ căn cước?,"Theo Điều 24 Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024) quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau: Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước 1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; e) Xác lập lại số định danh cá nhân; g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. 2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm: a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này; b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam. Theo đó, khi công dân xác lập lại số định danh cá nhân thì sẽ thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước thay vì cấp lại thẻ căn cước. Việc cấp lại thẻ căn cước chỉ áp dụng đối với trường hợp: - Bị mất thẻ căn cước - Thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được - Được trở lại quốc tịch Việt Nam Trân trọng!" 16780,Em chào anh/chị! Em đang có 1 trường hợp người quen trong TP.HCM muốn thành lập hiệp hội (cụ thể là hiệp hội dành cho những người yêu mèo). Vậy cho em hỏi làm thế nào để thành lập hiệp hội ở Việt Nam?,"Trước hết về tên gọi tại Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định: 1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội). ... Như vậy ở đây bạn được quyền thành lập hội (hiệp hội) yêu mèo để gắn kết những người có cùng sở thích. Tuy nhiên, việc thành lập hội phải đáp ứng điều kiện, trình tự, thủ tục pháp luật quy định: Điều kiện thành lập hội (Điều 5): - Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ. - Có điều lệ; - Có trụ sở; - Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội: + Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; + Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; + Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; + Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội; + Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký thanh gia thành lập hiệp hội. Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể. Lưu ý: Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận. Thực hiện thành lập Ban vận động thành lập hội theo Điều 6 Nghị định này. Hồ sơ xin phép thành lập hội gồm: 1. Đơn xin phép thành lập hội. 2. Dự thảo điều lệ. 3. Dự kiến phương hướng hoạt động. 4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. 5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội. 6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội. 7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có). Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập hội (Điều 14): - Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã. Trân trọng!" 4143,"Tôi hiện đang tìm hiểu về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp. Tôi được biết sắp tới sẽ có hướng dẫn mới về vấn đề này. Vậy anh/chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi theo hướng dẫn mới thì phương thức trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!  Nguyễn Liên - Tiền Giang","Phương thức trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 18 Thông tư 08/2018/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, (có hiệu lực từ ngày 04/08/2018) theo đó: 1. Thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký; thông tin về kê biên tài sản thi hành án hoặc thông tin về giải tỏa kê biên tài sản thi hành án tại Cơ quan thi hành án dân sự được gửi theo một trong các phương thức sau đây: a) Trực tiếp; b) Qua đường bưu điện; c) Qua thư điện tử; d) Qua hệ thống đăng ký trực tuyến. 2. Việc trao đổi thông tin qua thư điện tử được thực hiện sau khi có văn bản thông báo địa chỉ thư điện tử chính thức của bộ phận làm đầu mối trao đổi, tiếp nhận thông tin. Văn bản điện tử là văn bản được số hóa từ văn bản gốc, có chữ ký và con dấu của cơ quan trao đổi thông tin, sử dụng định dạng tệp dữ liệu theo chuẩn kỹ thuật (PDF). Trên đây là tư vấn về phương thức trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 08/2018/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 13959,"Một năm sau ly hôn, tôi chuẩn bị đi bước nữa với đồng nghiệp góa vợ, xin hỏi khi kết hôn cần những giấy tờ đặc biệt gì? Mỹ Trà","Theo thông tin bạn nêu, cả bạn và người chồng sắp cưới đều không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: -Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; - Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; - Giữa người từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Thủ tục đăng ký kết hôn a. Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải nộp Tờ khai theo mẫu quy định cho cơ quan có thẩm quyền và xuất trình chứng minh nhân dân; - Trong trường hợp một người cư trú tại xã/ phường/ thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã/ phường/ thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. - Trong trường hợp đăng ký kết hôn có người đang trong thời hạn công tác/ học tập/ lao động ở nước ngoài về nước làm thủ tục đăng ký kết hôn thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. - Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân - Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày xác nhận. b. Ngay sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc c. Khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải có mặt. Như vậy, pháp luật chỉ quy định thủ tục đăng ký kết hôn chứ không có quy định cụ thể về thủ tục đăng ký kết hôn lần đầu và đăng ký kết hôn lần thứ hai. Tuy nhiên bạn cần lưu ý: Nếu đăng ký kết hôn lần thứ hai thì “giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân” của hai bạn là các giấy tờ chứng minh hiện các bạn đang độc thân như: quyết định của tòa án cho bạn ly hôn hoặc giấy chứng tử của người vợ đã chết (đối với người chồng sau của bạn). Nếu những giấy tờ này đã được cấp quá 6 tháng thì cần có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của các bạn (sau khi ly hôn hoặc sau khi vợ chết)." 15503,"Em và vợ thuận tình ly hôn, trong quyết định của tòa có ghi rõ là người mẹ phải trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, trách nhiệm của em là cấp dưỡng một tháng là 1 triệu. Nhưng hoàn cảnh hiện tại của em là: Mẹ em đang phải lãnh án tù 12 năm, nhà cửa hiện tại ngân hàng đang hóa giá, em đi dạy học và làm thêm nhưng lương hàng tháng phải trả nợ cho ba ngân hàng, do làm vất vả và tâm lý nên có bệnh. Vợ em viết đơn lên thi hành án buộc em phải cấp dưỡng. Hiện tại cuộc sống của em vô cùng khó khăn, phải đi ở nhờ nhà người khác. Vậy em phải làm thế nào. Xin cảm ơn!","Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Sau khi ly hôn, bạn không trực tiếp nuôi con nên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình, trong đó có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của tòa án. Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình về như sau: Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Đối chiếu với trường hợp của bạn, khi bạn lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế (lương thấp, phải trả nợ ngân hàng hàng tháng, không có nhà phải đi ở nhờ, bản thân có bệnh phải chạy chữa...) thì bạn có thể thỏa thuận với người vợ đã ly hôn về việc: (i) Giảm mức cấp dưỡng mà bạn phải cấp dưỡng cho con; (ii) hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể gửi đơn đến tòa án yêu cầu giải quyết." 7615,Đăng ký người phụ thuộc là con dưới 14 tuổi bắt buộc phải có giấy khai sinh,"Theo Điểm g Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với con được quy định như sau: g.1.1) Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có). g.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm: g.1.2.1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có). g.1.2.2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật. g.1.3) Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm: g.1.3.1) Bản chụp Giấy khai sinh. g.1.3.2) Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề. g.1.4) Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Như vậy, theo quy định nêu trên trường hợp người phụ thuộc chưa được cấp chứng minh nhân dân thì bắt buộc phải có giấy khai sinh của người đó. Trong một số trường hợp trên giấy khai sinh sẽ ghi rõ mối quan hệ giữa người phụ thuộc với người nộp thuế." 28896,"Vợ chồng anh Tình, chị Duyên đã có một con chung. Do muốn anh Tình xuất cảnh ra nước ngoài làm ăn bằng việc kết hôn giả với Việt kiều nên hai vợ chồng đã bàn với nhau và thực hiện việc ly hôn giả từ năm 2004. Việc xuất cảnh không thành nhưng anh Tình và chị Duyên vẫn chung sống mà không đăng ký kết hôn. Tháng 6 năm 2006, chị Duyên sinh thêm một con gái. Anh Tình mang Giấy chứng sinh của cháu bé đến Uỷ ban nhân dân để đăng ký khai sinh cho con. Do biết rõ về việc anh Tình và chị Duyên dù có ly hôn nhưng thực tế vẫn chung sống với nhau nên cán bộ tư pháp - hộ tịch đã vận dụng quy định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Trong trường hợp cán bộ tư pháp - hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn” để đăng ký khai sinh cho cháu bé theo thủ tục thông thường. Việc giải quyết đăng ký khai sinh cho con của anh Tình, chị Duyên trong trường hợp này có đúng pháp luật không? Gửi bởi: Admin Portal","Quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Trong trường hợp cán bộ tư pháp - hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn” là một quy định mới, có tính chất là quy phạm tuỳ nghi, nhằm tạo điều kiện để cơ quan đăng ký hộ tịch có thể vận dụng giải quyết nhanh chóng việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trong trường hợp biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ. Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét trong tình huống là cán bộ tư pháp - hộ tịch có được vận dụng quy định này để đăng ký khai sinh theo thủ tục thông thường cho con của anh Tình và chị Duyên hay không? Quy định chung về thủ tục đăng ký khai sinh trong trường hợp thông thường yêu cầu người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn làm căn cứ để xác định các thông tin về cha, mẹ trẻ, từ đó ghi các thông tin cần thiết vào phần khai về người cha và phần khai về người mẹ trong Giấy khai sinh của trẻ. Tuy nhiên, theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đồng thời xuất phát từ thực tế là cán bộ tư pháp - hộ tịch ở cơ sở, nhất là ở khu vực nông thôn có thể nắm vững nhân thân của dân cư trên địa bàn nên pháp luật cho phép trong trường hợp biết rõ về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ trẻ thì không cần xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn khi khai sinh cho trẻ. Điều kiện cần thiết để có thể vận dụng quy định này là người có trách nhiệm đăng ký kết hôn phải biết rõ và khẳng định chắc chắn về quan hệ hôn nhân hợp pháp của cha mẹ trẻ. Trong trường hợp này, mặc dù anh Tình và chị Duyên trên thực tế vẫn chung sống với nhau nhưng về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa họ đã chấm dứt từ năm 2004 bằng việc ly hôn tại Toà án. Muốn được công nhận quan hệ hôn nhân của mình, anh Tình và chị Duyên phải làm thủ tục đăng ký kết hôn lại theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn”. Chỉ sau khi đăng lý kết hôn lại, giữa anh Tình và chị Duyên mới tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp. Trong tình huống này, cán bộ tư pháp - hộ tịch biết rõ về tình trạng hôn nhân của anh Tình và chị Duyên và cần khẳng định: vào thời điểm anh Tình đến đăng ký khai sinh cho con thì giữa anh Tình và chị Duyên không tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp. Như vậy, tình trạng hôn nhân của anh Tình và chị Duyên không thoả mãn điều kiện để áp dụng quy định cho phép miễn xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn, và con của chị Duyên sinh ra không đương nhiên được xác định là con chung của anh Tình và chị Duyên. Do vậy, cán bộ tư pháp - hộ tịch cần giải quyết như sau: Phân tích để anh Tình hiểu được những bất lợi của việc chung sống không đăng ký kết hôn, vận động anh Tình và chị Duyên đăng ký kết hôn lại. Sau khi hoàn thành việc đăng ký kết hôn mới thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con của họ. Lúc này cháu bé mới được xác định là con chung theo nguyên tắc xác định cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”. Nếu anh Tình, chị Duyên chưa muốn hoặc không muốn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ngay, mà chỉ muốn đăng ký khai sinh cho con thì phải áp dụng thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú để đăng ký khai sinh cho cháu bé. Trong trường hợp này, nếu anh Tình muốn được xác định là cha của cháu bé và ghi tên mình vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của cháu bé thì phải làm thủ tục đăng ký nhận con. Cán bộ tư pháp - hộ tịch sẽ kết hợp giải quyết cùng lúc 2 thủ tục đăng ký nhận con và đăng ký khai sinh (tương tự như Tình huống ""Huỷ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn"")." 21773,"Chào luật sư. Tôi tên là Tuyết Mai, tôi muốn hỏi  luật sư về vấn đề sau : Nhà tôi đang sinh sống trên mảnh đất đã có đầy đủ sổ đỏ do chính quyền cấp. Nhưng các cô, chú của tôi bỗng nhiên chỉ định người bán đi phần đất phía sau nhà tôi mà không có sự đồng ý từ ba mẹ tôi. Hiện người bán cho người xới đất để chồng trọt nhưng gia đình tôi không đồng ý vì đó là phần đất nhà tôi. Hiện tôi phải làm thế nào, nhờ luật sư giúp đỡ. Thành thật cám ơn!","Nếu đất nhà bạn đã có sổ đỏ và đã được cấp sổ đỏ hợp pháp thì gia đình bạn chính là chủ sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất này do đó bạn có đầy đủ các quyền năng như: Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (theo dạng chuyện nhượng), do đó bạn có quyền bảo các quyền này của mình Bạn yêu cầu người mua phải trả lại nguyên trạng, có thể bạn tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ là UBND hay Công an. Bạn nên nhở đã là chủ sử dụng thì bạn có quyền: - Tự bảo vệ bằng mọi biện pháp hợp pháp; - Hoặc yêu cầu Cơ quan nhà nước bảo vệ; Nếu người vi phạm cố tình vi phạm sẽ bị xem xét xử lý theo quy định" 14964,Không có di chúc thì di sản được chia như thế nào?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 650 Bộ luật này thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Như vậy, khi cha bạn mất không để lại di chúc thì di sản của cha bạn sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ Điều 651 Bộ luật này có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. 2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. 3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định như trên, bạn và các anh em sẽ được chia phần di sản bằng nhau khi chia thừa kế theo pháp luật. Trân trọng!" 16306,"Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau đây: Chủ họ, hụi, biêu, phường được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!","Chủ họ, hụi, biêu, phường được quy định tại Điều 5 Nghị định 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau: Chủ họ, hụi, biêu, phường là người tổ chức, quản lý họ, thu các phần họ và giao các phần họ đó cho thành viên được lĩnh họ trong mỗi kỳ mở họ cho tới khi kết thúc họ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Chủ họ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trên đây là nội dung trả lời về quy định chủ họ, hụi, biêu, phường. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Trân trọng!" 17925,Bên nhận ủy quyền đơn phương chấm dứt ủy quyền thì bên ủy quyền có cần trả thù lao không?,"Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền như sau: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền 1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý. Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt. 2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có. Qua đó có thể thấy pháp luật hiện nay không quy định rằng nếu bên nhận ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì bên ủy quyền phải trả thù lao cho cho bên nhận ủy quyền Do đó, việc có trả thù lao hay không sẽ dựa vào sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên đồng ý thì bên ủy quyền vẫn sẽ thanh toán thù lao cho bên nhận ủy quyền và tỷ lệ thanh toán cũng vẫn sẽ tùy theo sự thỏa thuận" 1761,"Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác có trách nhiệm gì?","Căn cứ Điều 24 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác: - Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây: + Đến nơi có xác để lấy bộ phận cơ thể người hoặc lấy xác; + Phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu; + Khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng xác; + Tổ chức mai táng di hài sau khi không còn nhu cầu sử dụng. - Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trân trọng!" 18208,"Người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì đi tù bao nhiêu năm?","Căn cứ quy định Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau: Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, theo quy định thì người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Theo đó người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trân trọng!" 20197,"Tôi mượn xe của bác tôi, nhưng sau đó tôi lại cho Toàn bạn tôi mượn. Trong khi sử dụng xe máy thì Toàn đâm vào cột điện nên xe của bác tôi gãy yếm đi thay hết 2 triệu đồng.  Cho tôi hỏi tôi hay bạn tôi phải bồi thường thiệt hại cho bác tôi?","Theo Khoản 4 Điều 496 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên mượn tài sản, cụ thể như sau: ""Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn."" -> Chủ thể bồi thường thiệt hại được xác định như sau: Trường hợp 1: Khi bạn cho Toàn (bạn của bạn) mượn xe bác bạn không hề biết. Như vậy, bạn là bên mượn tài sản trong hợp đồng mượn tài sản. Cho nên, bạn sẽ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hai về sự hư hỏng của chiếc xe cho bác của bạn. Trường hợp 2: Khi bạn cho Toàn mượn xe, mà bác của bạn biết và đồng ý hay không có ý kiến gì. Như vậy, trong tình huống này Toàn là bên mượn tài sản trong hợp đồng mượn tài sản. Cho nên, Toàn là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sự hư hỏng của chiếc xe cho bác của bạn. Vậy nên, việc bạn hay Toàn bồi thường thiệt hại cho bác của bạn sẽ tùy thuộc vào việc bác của bạn cho ai mượn xe. Trân trọng!" 25744,"Quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ do ai quyết định?","Liên quan đến pháp luật về nghĩa vụ quân sự xin hỏi: Ai sẽ có thẩm quyền quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ? Có phải UBND huyện không? Trả lời: Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 44 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết xuất ngũ như sau: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ quan, tổ chức phải tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ. Như vậy, theo quy định trên thì đối với thẩm quyền quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng còn UBND huyện là cơ quan tổ chức tiếp nhận hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ . Ai sẽ có thẩm quyền quyết định xuất ngũ hằng năm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ? (Hình từ Internet) Đang đi nghĩa vụ mà sức khỏe không tốt có được xuất ngũ trước thời hạn? Con trai tôi đi nghĩa vụ quân sự từ hồi đầu năm nay, mới đây cháu có gọi về báo là thường xuyên bị đau nửa đầu, sức khỏe không được tốt, không đảm bảo được việc huấn luyện. Nếu tôi xin cho con đi khám mà sức khỏe không đảm bảo thì có được xin xuất ngũ trước khi hết hạn đi nghĩa vụ không? Trả lời: Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về điều kiện xuất ngũ như sau: - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này thì được xuất ngũ. - Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này. Khoản 3a Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP hướng dẫn cụ thể về điều kiện xuất ngũ như sau: … Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau: Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. ... Như vậy, việc con bạn có được xuất ngũ trước thời hạn hay không thì sẽ phải phụ thuộc vào kết luận của Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền. Nếu những người có thẩm quyền này kết luận con bạn không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ thì cháu sẽ được xuất ngũ trước thời hạn. Công an nghĩa vụ khi xuất ngũ được hưởng các chế độ nào? Tôi tham gia nghĩa vụ công an gần được 2 năm, sắp tới sẽ kết thúc và xuất ngũ. Cho tôi hỏi khi xuất ngũ tôi được hưởng những chế độ chính sách thế nào? Xin cảm ơn! Trả lời: Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2019/NĐ-CP và khoản 3 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định chế độ, chính sách đối với công dân tham gia nghĩa vụ công an như sau: - Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ; - Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó; - Được trợ cấp tạo việc làm; - Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp; - Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thi khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật; - Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; - Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 và khoản 1 Điều 48 của Luật này, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo. Trân trọng!" 3885,"Tôi cho anh D. vay 100 triệu đồng có giấy tờ ký nhận đầy đủ, được một tháng tôi đến đòi lại tiền thì anh D. nói không còn tiền trả do làm ăn thua lỗ. Tìm hiểu, tôi biết anh D. đang nợ nhiều người khác số tiền khá lớn và anh ta đang làm thủ tục đi nước ngoài. Xin hỏi làm cách nào tôi đòi được số tiền nói trên và không để anh D. đi nước ngoài khi chưa trả xong nợ?","- Trong nội dung đề nghị tư vấn, anh không nêu rõ thỏa thuận vay có kỳ hạn hay không kỳ hạn. Do đó, anh cần xác định rằng quyền đòi nợ của anh chỉ phát sinh khi kỳ hạn trả nợ đã đến đối với thỏa thuận vay có kỳ hạn, hoặc thời hạn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà anh thông báo cho anh D. đã hết đối với thỏa thuận vay không kỳ hạn. Chúng tôi tư vấn dựa trên giả thuyết quyền đòi nợ của anh đã phát sinh như sau: căn cứ điều 161 và điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, anh có quyền khởi kiện anh D. tại tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh nơi anh D. cư trú, làm việc nếu các bên không có thỏa thuận khác để yêu cầu anh D. thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận vay. Đồng thời theo quy định tại khoản 3, điều 21, nghị định 136 ngày 17-8-2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân VN đối với các trường hợp chưa được xuất cảnh vì “đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế”, anh có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không cho anh D. xuất cảnh trong thời gian chờ giải quyết vụ kiện." 6803,Sổ hụi (họ) có nhất thiết phải giao cho chủ hụi giữ?,"Tại Điều 12 Nghị định 19/2019/NĐ-CP có quy định về sổ họ như sau: 1. Chủ họ phải lập và giữ sổ họ, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ họ. Trường hợp dây họ không có chủ họ thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ họ. 2. Sổ họ có các nội dung sau đây: a) Các nội dung của thỏa thuận về dây họ quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; b) Ngày góp phần họ, số tiền đã góp họ của từng thành viên; c) Ngày lĩnh họ, số tiền đã lĩnh họ của thành viên lĩnh họ; d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của thành viên khi góp họ và lĩnh họ; đ) Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của dây họ. Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ hụi thì chủ hụi sẽ không nhất thiết phải giữ sổ hụi." 30786,"Hiện tôi đang muốn mua một căn nhà có thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng. Tôi muốn hỏi là giao dịch mua bán nhà, đất thế chấp có được pháp luật bảo vệ hay không? Quy trình trong mua bán nhà thế chấp là gì? Có an toàn không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Khoản 4 Điều 718 Bộ luật Dân sự 2005 thì bên thế chấp “được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý”. Qua đó cho thấy, pháp luật không cấm thực hiện giao dịch đối với nhà đất đã thế chấp nhưng các giao dịch mua bán liên quan đến nhà, đất này chỉ được thực hiện khi được Bên đang nhận thế chấp đồng ý. Vì vậy, để thực hiện việc mua bán nhà đất đang thế chấp một cách an toàn các bên (Bên thế chấp, Bên nhận thế chấp và người nhận chuyển nhượng tài sản thế chấp) ký Biên bản thỏa thuận Ba Bên về việc giải quyết khoản tiền vay, trước khi thực hiện thủ tục mua, bán nhà ở theo quy định pháp luật. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mua bán nhà ở thế chấp. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 27143,"Trường hợp công dân đăng ký khai sinh năm 1991 (theo mẫu sổ cũ) không có Mục ghi về nơi cư trú và năm sinh của cha mẹ. Nay, công dân có yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh thì ghi như thế nào?","Về nguyên tắc nội dung của bản chính Giấy khai sinh khi cấp lại hoặc bản sao Giấy khai sinh sao từ Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo đúng những nội dung trong Sổ đăng ký khai sinh đã ghi; những nội dung trong Giấy khai sinh có, nhưng trong Sổ đăng ký khai sinh không có thì để trống, những nội dung trong Sổ đăng ký khai sinh có mà trong Giấy khai sinh không có, thì không ghi. Nếu trong Giấy khai sinh còn để trống nhiều phần ghi như: quốc tịch; phần khai về cha, mẹ mà có căn cứ bổ sung thì yêu cầu công dân kết hợp làm thủ tục bổ sung hộ tịch, sau đó cấp lại bản chính Giấy khai sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh Với đầy đủ nội dung đã được bổ sung." 18937,Cha mẹ đăng ký khai sinh có thể chọn quốc tịch cho con được không?,"Căn cứ Điều 36 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục đăng ký khai sinh như sau: 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; trường hợp trẻ em có quốc tịch nước ngoài thì không ghi nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật này. Công chức làm công tác hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. 3. Chính phủ quy định thủ tục đăng ký khai sinh đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này. Như vậy, việc lựa chọn quốc tịch cho con khi đăng ký khai sinh xảy ra trong trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài. Trường hợp vợ chồng bạn là người Việt Nam đang ở Việt Nam thì không được lựa chọn quốc tịch cho con mà con của bạn phải theo quốc tịch Việt. Đăng ký khai sinh có thể chọn quốc tịch cho con được không? (Hình từ Internet)" 30162,"Thời gian đi nghĩa vụ quân sự bao lâu? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Văn Hùng hiện đang sống tại Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh. Năm nay tôi đã đủ tuổi và được nhận giấy triệu tập đi nghĩa vụ quân sự. Tôi muốn biết thời gian đi nghĩa vụ quân sự năm 2017 là bao lâu? Vấn đề này được quy định tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.","Thời gian đi nghĩa vụ quận sự được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, theo đó: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Như vậy theo quy định trên đây Ban biên tập Thư Ký Luật sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Hiện nay thời gian đi nghĩa vụ quân sự là 24 tháng. Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau: Nghĩa vụ quân sự hay còn gọi là quân dịch, theo định nghĩa đơn giản nhất là nghĩa vụ mà một cá nhân hay một nhóm người thực hiện trong quân đội hoặc lực lượng dân quân, cho dù họ phải thực hiện một công việc đã được sắp xếp trước và không được lựa chọn. Hiện nay hàng năm hàng năm chỉ gọi nhập ngũ 1 lần vào tháng 2 hoặc tháng 3. Nếu như trước đây một năm có 2 đợt nhập ngũ là vào tháng 2 hoặc tháng 3, tháng 8 hoặc tháng 9 thì từ 1/1/2016 thì mỗi năm chỉ có một đợt gọi nhập ngũ. Trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi nhập ngũ lần thứ 2. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ. Tương ứng với 1 đợt gọi nhập ngũ vào tháng 2 hoặc tháng 3, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bắt đầu từ 01/11 đến hết 31/12 hàng năm. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thời gian đi nghĩa vụ quận sự. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Trân trọng!" 8324,"Di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ sau 03 tháng kể từ thời điểm lập di chúc? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Toàn, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân và quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, hình thức của di chúc được quy định cụ thể ra sao? Di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ sau 03 tháng kể từ thời điểm lập di chúc? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đình Toàn (dinhtoan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 thì hình thức của di chúc được quy định cụ thể như sau: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Trong đó: - Di chúc bằng văn bản bao gồm: + Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. + Di chúc bằng văn bản có người làm chứng. + Di chúc bằng văn bản có công chứng. + Di chúc bằng văn bản có chứng thực. - Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt. Trên đây là nội dung tư vấn về hình thức của di chúc. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 7696,"Xin Luật sư tư vấn cho tôi trường hợp sau: HĐQT công ty tôi phê duyệt gói thầu A, và giao cho ban Tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện. Ban TGĐ chỉ định thầu cho chi nhánh (có đủ tư cách, có đăng ký và hạch toán phụ thuộc công ty, là chi nhánh của chính công ty). Xin hỏi việc chỉ định thầu trên là đúng hay sai? Và xin được viện dẫn văn bản? Trân trọng cảm ơn!","Luật sư Nguyễn Thanh Hòa trả lời: Vì chi nhánh không có tư cách pháp nhân nên không thể ký hợp đồng với chính công ty của mình được. điều này vi phạm vào BLDS : Điều 144. Phạm vi đại diện 5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác." 6456,Tổng hợp 08 điểm mới đáng chú ý của Luật Giao dịch điện tử 2023?,"Ngày 17/07/2023 vừa qua, Luật Giao dịch điện tử 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5. Trong đó 08 điểm mới đáng chú ý của Luật Giao dịch điện tử 2023 như sau: Thứ nhất: Về phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử 2023 (Điều 2 Luật Giao dịch điện tử 2023 ) - Phạm vi áp dụng của Luật này chỉ quy định về việc thực hiện giao dịch bằng phương thức điện tử và không quy định về nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch. - Trường hợp luật khác quy định hoặc không quy định giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử thì sẽ áp dụng theo quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023 . - Trường hợp, luật khác quy định không được thực hiện giao dịch bằng phương thức điện tử thì thực hiện theo quy định của luật đó. Thứ hai: Bổ sung khái niệm ""chữ ký điện tử"", ""chữ ký số"", hợp đồng điện tử"", dữ liệu số”, “dữ liệu chủ”, “môi trường điện tử”, “chứng thư điện tử”, “dịch vụ chứng thực chữ ký số”, “người trung gian” (Điều 3 Luật Giao dịch điện tử 2023 ) Thứ ba: Quy định cụ thể, chi tiết hơn về các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử (Điều 6 Luật Giao dịch điện tử 2023 ) Thứ tư: Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, có giá trị như bản gốc và có giá trị dùng làm chứng cứ (Điều 9, Điều 10, Điều 11 Luật Giao dịch điện tử 2023 ) Thứ năm: Về chữ ký điện tử - Sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về chữ ký điện tử, chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký số. - Trong đó, chữ ký số có thể được xem là chữ ký điện tử nếu đáp ứng các điều kiện theo pháp luật quy định (khoản 3 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 ). - Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài. - Công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài. Thứ sáu: Hợp đồng điện tử (Điều 34, Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2023 ) - Giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử là việc thông qua sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng. - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Thứ bảy: Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước (Chương V Luật Giao dịch điện tử 2023 ) Gồm 3 loại giao dịch: - Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước. - Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau. - Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, dữ liệu trong cơ quan nhà nước được chia sẻ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Thứ tám: Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử Bổ sung quy định cụ thể các loại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; tài khoản giao dịch điện tử; trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử. Tổng hợp 08 điểm mới đáng chú ý của Luật Giao dịch điện tử 2023? (Hình từ Internet)" 21365,"Đã trả nợ nhưng vẫn bị chủ nợ đòi thì phải làm sao? Chồng em từng vay tiền của một người với lãi suất 10%/năm. Sau một thời gian, chồng em đã trả hết số tiền cả vốn lẫn lời. Nhưng sau đó, người chủ nợ đó gọi điện thoại tới em và nói là chồng em thiếu 15 triệu đồng mà sao không thấy trả. Người chủ nợ này cũng không có chứng cứ gì chứng minh về khoản nợ này. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Chân thành cảm ơn!","Về việc đã trả nợ nhưng vẫn bị chủ nợ đòi pháp luật có một số quy định như sau: Trước hết, theo quy định tại Điều 471 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” Pháp luật không quy định cụ thể hình thức của hợp đồng vay tài sản, theo đó, hợp đồng có thể được hình thành bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Theo Khoản 1 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay: “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn;” Như vậy, theo quy định của pháp luật, chồng bạn sẽ phải thực hiện việc trả nợ. Điều 424 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định rằng, hợp đồng sẽ chấm dứt khi được hoàn thành. Có nghĩa, nếu chồng bạn đã trả đầy đủ số nợ cho bên chủ nợ thì hợp đồng vay nợ giữa chồng bạn và bên cho vay sẽ chấm dưt. Cụ thể, như bạn nói, chồng bạn đã trả đầy đủ các khoản nợ, theo đó, hợp đồng đã chấm dứt, các bên không còn quyền và nghĩa vụ liên quan với nhau. Mặt khác, người chủ nợ không có chứng cứ gì chứng minh việc chồng bạn vẫn còn thiếu 15 triệu. Như vậy, người này sẽ không có căn cứ để khởi kiện, bởi vì khi khởi kiện, người khởi kiện phải gửi kèm theo các giấy tờ, chứng cứ có liên quan để chứng minh việc khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Mặt khác, nếu chồng bạn vẫn còn giữ các giấy tờ liên quan đến việc trả nợ thì bên cho vay sẽ không thể đòi chồng bạn trả tiền theo quy định của pháp luật được. Trên đây là tư vấn về cách giải quyết khi đã trả nợ nhưng vẫn bị chủ nợ đòi. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này." 26203,"Mượn tiền không trả thì xử lý như thế nào? Tôi có cho người bạn hàng xóm mượn ba triệu đồng, trong thời gian quen biết thân, và tin tưởng nhau. Người bạn đó của tôi có kiểu góp vốn làm ăn, là mươi triệu đồng, trong lúc vợ người bạn sinh em bé, tôi có đi vay giùm cho người bán 10 triệu đồng nữa, tổng cộng là 23 triệu. Tới thời hạn thỏa thuận trả, người ta không trả và bỏ đi xa, sau nhiều lần liên lạc giải quyết nhưng bất thành,khi tôi cho mượn hoặc vay dùm. Vì tin tưởng tôi không làm giấy tờ gì, chỉ có vài tin nhắn qua lại, vậy cho tôi hỏi, tôi có thể khởi kiện người đó như thế nào với tội danh gì? Mong nhận được tư vấn của ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Căn cứ Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghãi vụ trả nợ của bên vay như sau: 1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. 3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Căn cứ Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau: 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Như vậy, trong trường hợp bạn và người bạn của mình thoả thuận cho vay tiền bằng miệng mà đến thời hạn trả nợ theo thoả thuận mà người bạn này không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bạn thì vi phạm quy định của Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay tài sản. Nếu sau nhiều lần yêu cầu trả nợ mà người bạn của bạn vẫn không trả nợ và bạn có căn cứ chứng minh về thoả thuận giữa hai người về khoản nợ (như người làm chứng, giấy tờ, văn bản có liên quan đến thảo thuận...) thì có thể khởi kiện đến Toà án yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục dân sự. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi mượn tiền không trả. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 6111,"Chị tôi lập gia đình được 10 năm có 1 con chung, hiện nay hạnh phúc gia đình bị đỗ vỡ chị tôi đã nộp đơn ra tòa xin ly hôn được 1 tháng. Tòa đã 3 lần gửi giấy chịu tập anh rễ tôi nhưng anh ta không ra gặp tòa và nói nhất quyết không chịu ly hôn với chị tôi lấy cớ là để lo cho con (hiện nay đang sống cùng gia đình chị tôi). Nếu như vậy chị tôi có được tòa xử ly hôn không? hay là phải sống bị ràng buột bởi anh ta. Nếu muốn tòa cho chị tôi ly hôn thì chị tôi phải làm sao? Xin chi tư vấn dùm chị tôi.Xin cám ơn! ( phivan27@gmail.com )","Tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau: Theo quy định tại điều 200 Bộ luật TTDS quy định “bị đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chình đáng thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”. Như vậy theo quy định của pháp luật nêu trên thì chị bạn vẫn được tòa xử cho ly hôn mà không phải làm thêm bất kỳ một thủ tục gì, nhưng do chồng của chị bạn vắng mặt không có lý do nên thủ tục tố tụng sẽ phải kéo dài hơn mà thôi." 24980,Hàng xóm của tôi thường xuyên hát karaoke từ 9 giờ tới hơn 12 giờ khuya. Tôi thường xuyên bị mất ngủ vì tiếng ồn. Tôi đã báo với tổ trưởng dân phố để nhắc nhở nhưng vẫn không có tác dụng gì? Xin hỏi vấn đề này quy định cụ thể như thế nào?,"Điều 8 của Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội quy định: “Điều 8. Hành vi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau; b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung. 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sau đây: dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. 3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm khoản 2 Điều này thì bị tịch thu tang vật, phương tiện”. Như vậy, nếu hàng xóm của bạn hát karaoke, gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng." 10840,"Ban biên tâp cho tôi hỏi: Cách đòi tiền hụi khi người chơi hụi hốt xong nhưng không đóng lại tiền hụi chết. Vì họ nói bị thiếu nợ quá nhiều chỉ trả cho em mỗi tháng 100 ngàn. Tiền thiếu em tổng cộng 6 triệu. Trong khi hui chết họ phải đóng cho em 900 ngàn/tháng. Em có thể nào đòi lại tiền này không, họ thiếu em cũng hơn 2 năm rồi? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ Điều 479 Bộ luật dân sự 2005 thì: Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi. Chơi có có thể thực hiện dưới dạng: chơi họ có lãi và chơi họ không có lãi. Họ có lãi theo Điều 17 Nghị định 144/2006/NĐ-CP: là họ mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia họ, thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh họ có nghĩa vụ tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ. Hộ không có lãi theo Điều 11 Nghị định 144/2006/NĐ-CP: là họ mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia họ, thành viên được lĩnh họ nhận các phần họ khi đến kỳ mở họ và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Thành viên đã lĩnh họ có nghĩa vụ tiếp tục góp họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ. Về mặt nghĩa vụ thì thành viên phải có trách nhiệm góp phần họ theo thỏa thuận và trả tiền hoa hồng cho chủ họ (nếu như là họ có lãi). Nếu như thành viên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc góp họ thì trách nhiệm của thành viên đó được thực hiện như sau: Trong trường hợp thành viên không góp phần họ khi đến kỳ mở họ thì thành viên đó phải thanh toán đủ phần họ còn thiếu tương ứng với thời gian chưa thanh toán cho đến thời điểm kết thúc họ và bồi thường thiệt hại nếu có. Trong trường hợp thành viên không góp phần họ, chủ họ đã góp các phần họ thay cho thành viên đó thì thành viên phải trả cho chủ họ các phần họ chậm trả và khoản lãi đối với các phần họ chậm trả. Mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm trả các phần họ. Như thế, trong trường hợp này thành viên chơi họ đã vi phạm quy định về thời hạn góp họ theo thỏa thuận. Để đòi lại khoản tiền góp và tiền lãi khi kết thúc chơi họ thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nơi người chơi họ đang cư trú để đòi lại quyền lợi của mình và các thành viên chơi họ khác. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cách đòi tiền hụi. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 7063,Nội dung sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh gồm những vấn đề gì?,"Tại tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2023 có quy định nội dung sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau: Phạm vi, nội dung sơ kết 1.1. Phạm vi sơ kết Việc sơ kết được thực hiện trên phạm vi địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tại các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Mốc thời gian lấy thông tin, số liệu sơ kết: tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 (ngày Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực thi hành) đến ngày 30 tháng 6 năm 2023. 1.2. Nội dung sơ kết Việc sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tập trung vào các nội dung cơ bản sau: - Kết quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; - Tồn tại, hạn chế trong thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và nguyên nhân; - Những bất cập trong các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Đề xuất, kiến nghị. Như vậy, nội dung sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau: - Kết quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; - Tồn tại, hạn chế trong thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và nguyên nhân; - Những bất cập trong các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Đề xuất, kiến nghị. Nội dung sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ Internet)" 19297,Hai người đi đăng ký kết hôn có nhất thiết phải có mặt cả hai không?,"Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung trên như sau: 1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc. Như vậy, về nguyên tắc thì thủ tục đăng ký kết hôn phải có mặt hai người, trường hợp của bạn thì cả hai phải đến UBND để đăng ký kết hôn. Trân trọng!" 7123,"Trường hợp nào được bổ sung tên trong danh sách cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Nguyễn Như Anh. Hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại TP. Đà Nẵng. Tôi có tìm hiểu một vài tài liệu trên mạng và muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp: Trường hợp nào được bổ sung tên trong danh sách cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân? Rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Email của tôi là an***@gmail.com.","Trường hợp được bổ sung tên trong danh sách cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã được quy định cụ thể tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 25 Luật Trưng cầu ý dân 2015. Theo đó, trường hợp được bổ sung tên trong danh sách cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân được quy định như sau: - Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc được Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân. - Cử tri quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri tại nơi có trại tạm giam, nhà tạm giữ, nơi có cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và được bổ sung tên vào danh sách cử tri tại nơi người đó đăng ký thường trú hoặc tạm trú, nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp được bổ sung tên trong danh sách cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Trưng cầu ý dân 2015. Trân trọng!" 31301,"Xin chào công ty Luật TNHH Everest, tôi có một thắc mắc kính mong luật sư giải đáp: Tôi năm nay 48 tuổi, vợ tôi mất cách đây đã 02 năm. Tôi có hai cô con gái đều đã lập gia đình và đều lấy chồng ở xa. Tôi có cô cháu gái ruột 19 tuổi, nay tôi muốn nhận cháu làm con nuôi nhưng khi ra UBND xã làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì được UBND xã trả lời là không đáp ứng đúng điều kiện. UBND xã trả lời như vậy đúng hay sai? Liệu tôi có được nhận cháu tôi làm con nuôi không? (Võ Huỳnh Đức- Yên Bái)","Luật gia Lê Thị Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có liên quan để anh tham khảo, như sau: - Người được nhận làm con nuôi: “1. Trẻ em dưới 16 tuổi. 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi” (Điều 8). - Điều kiện đối với người nhận con nuôi: “1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt. 2. Những người sau đây không được nhận con nuôi: a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; c) Đang chấp hành hình phạt tù; d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này” (Điều 14). Căn cứ theo quy định viện dẫn thì anh không thể nhận cháu gái của mình làm con nuôi do cháu anh đã hơn 18 tuổi. UBND xã trả lời như vậy là đúng." 4341,Hai vợ chồng lập chung một di chúc có được không?,"Theo quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Luật cũng quy định về các đối tượng để được lập di chúc bao gồm: - Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc Di chúc được lập thành văn bản hoặc được lập bằng miệng. Quyền của người lập di chúc được quy định như sau: - Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. - Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. - Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. - Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. - Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Không có quy định về việc lập di chúc chung đối với 2 cá nhân. Vì di chúc là ý chí nguyện vọng về việc chia định đoạt tài sản của một cá nhân sau khi chết. Vậy nên nếu vợ chồng bạn có mong muốn lập di chúc thì phải lập thành 2 bản di chúc khác nhau, không được lập trong 1 bản bạn nhé. Tuy là 2 bản nhưng việc mong muốn chia tài sản của vợ chồng bạn thể hiện trong di chúc có thể đồng nhất với nhau. Hai vợ chồng lập chung một di chúc có được không? (Hình từ Internet)" 15002,Bộ luật dân sự quy định giao dịch dân sự có điều kiện như thế nào?,"Đây là những điều kiện mà các bên thỏa thuận để xác định việc phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự Bộ luật dân sự quy định. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ. Tuy nhiên trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra." 15999,"Rất mong quý Luật sư tư vấn: Chỗ ở cũ đã đăng ký hộ khẩu thường trú gồm hộ khẩu của bố đẻ tôi và hộ khẩu của gia đình tôi. Gia đình tôi chuyển đổi chỗ ở hợp pháp mới trên địa bàn khác phường, cùng quận thuộc TP trực thuộc TW (bố đẻ tôi cũng chuyển và sống cùng gia đình tôi tại địa chỉ nhà mới). Vậy, quý Luật sư tư vấn giúp trình tự, thủ tục chuyển hộ khẩu sang địa chỉ mới (cả 2 hộ khẩu của gia đình tôi và bố đẻ tôi) Tôi xin chân thành cảm ơn.","Chào bạn, Bạn nói là đã có chỗ ở hợp pháp thì việc còn lại chỉ là thủ tục chuyển hộ khẩu từ nơi cũ đến nơi mới. Vì là trong cùng một quận nên chủ hộ đem hộ khẩu và giấy tờ nhà đến công an quận và làm theo hướng dẫn của công an. Thông thường, người đứng tên chủ hộ cũng đứng tên nhà ở thì thủ tục khá nhanh, khoảng 1 tuần. Trân trọng!" 8510,"Trách nhiệm của người nộp đơn, người khiếu nại và đại diện trong việc thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?","Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN quy định trách nhiệm của người nộp đơn, người khiếu nại và đại diện như sau: (1) Người nộp đơn, người khiếu nại và đại diện của người nộp đơn, người khiếu nại có trách nhiệm bảo đảm sự trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho Cục Sở hữu trí tuệ trong quá trình xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo các quy định sau đây: - Mọi tài liệu giao dịch phải được người nộp đơn, người khiếu nại hoặc đại diện của người nộp đơn, người khiếu nại tự xác nhận bằng chữ ký của minh và con dấu của tổ chức (nếu có). Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần phải được công chứng hoặc chứng thực thì phải được thực hiện theo quy định đó. - Mọi bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt đều phải có cam kết của người nộp đơn, người khiếu nại hoặc đại diện của người nộp đơn, người khiếu nại bảo đảm là dịch nguyên văn từ tài liệu đó trừ trường hợp bản dịch tiếng Việt đã được công chứng xác nhận bản dịch; - Trường hợp đại diện của người nộp đơn, người khiếu nại là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, người đại diện cho tổ chức đổ ký tài liệu giao dịch phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. (2) Người nộp đơn hoặc người khiếu nại phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả và nghĩa vụ phát sinh do đại diện của người nộp đơn thực hiện trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. (3) Đại diện của người nộp đơn, người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước người nộp đơn, người khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 11865,"Chào Luật sư! Em mới vào là ở công ty và em kiểm tra thấy trên hợp đồng kinh tế ghi sai địa chỉ trụ sở của công ty. Luật sư cho em hỏi như vậy có phải làm phụ lục điều chỉnh không, và sai như vậy bên thuế họ có phạt không? Em cảm ơn Luật sư!","Đối với mỗi giao dịch, hợp đồng, các thông tin về chủ thể hợp đồng phải được ghi đầy đủ, chính xác. Ngoài ra trong hợp đồng cũng nên thỏa thuận rõ, khi có thay đổi thông tin chủ thể, các bên phải thông báo cho nhau và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin cung cấp. Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng, có bất kỳ vướng mắc cần giải quyết, hai bên sẽ nắm được các thông tin đầy đủ của phía bên kia để có những trao đổi thông tin, trường hợp vướng mắc không giải quyết được bằng thương lượng, thông tin chính xác về chủ thể là cơ sở để các bên tiến hành khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền đề nghị giải quyết. Ngoài ra, thông tin chính xác và nhất quán về chủ thể trong hợp đồng và trong hóa đơn, chứng từ cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan thuế xem xét các báo cáo tài chính, báo cáo thuế của doanh nghiệp. Nếu bạn phát hiện thông tin trụ sở chính của đối tác đang bị phản ánh sai trong hợp đồng, bạn cần báo cáo lãnh đạo để làm phụ lục sửa đổi bổ sung cho phù hợp để đảm bảo giao dịch được hợp pháp, an toàn tránh những rủi ro có thể gặp phải như những phân tích phần trên." 26716,Thành viên tham gia hụi phải đáp ứng những điều kiện nào?,"Tại Điều 5 Nghị đinh 19/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện làm thành viên như sau: 1. Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự. Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. 2. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ. Theo đó, để tham gia hui, thành viên phải đáp ứng các điều kiện trên theo quy định pháp luật." 3382,"Pháp luật quy định phiếu lý lịch tư pháp bao gồm phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Xin cho hỏi, phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho các đối tượng nào? Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều!","Pháp luật hiện nay quy định phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu lý lịch tư pháp được phân thành phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Theo đó, theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức sau: - Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. - Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 16657,"Gia đình bà Bồ Thị Tư có 5.000m2 đất tại phường An Phú, TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương, sử dụng từ năm 1976. Năm 2000, địa phương thông báo, đất của gia đình bà nằm trong quy hoạch dự án của nhà đầu tư Becamex. Tuy nhiên, gia đình không nhận được văn bản nào về vấn đề này. Năm 2009, gia đình bà Tư có đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà nhưng không được UBND phường chấp thuận. Tháng 8/2014, Công ty Becamex thỏa thuận mua lại đất của gia đình bà Tư với giá 1.500 đồng/m2, tuy nhiên gia đình bà không đồng ý. Từ khi quy hoạch đến nay đã hơn 15 năm, gia đình bà Tư không được phép xây dựng hay kinh doanh liên quan đến quyền sử dụng đất và cũng không nhận được thông tin về quy hoạch. Bà Tư đề nghị cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp giải quyết để gia đình bà được thực hiện các quyền của người sử dụng đất.","Việc bà Bồ Thị Tư cho rằng chỉ nhận được thông báo bằng miệng là đất của gia đình bà nằm trong quy hoạch thực hiện dự án của nhà đầu tư Becamex mà không nhận được văn bản quy hoạch là không đúng thực tế vì, khu đất của bà thuộc thửa đất số 8, tờ bản đồ D1, diện tích 4.978m2 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện (nay là thị xã) Thuận An cấp năm 2000 thuộc Dự án Khu định cư Việt – Sing do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp TNHH một thành viên Becamex IDC làm chủ đầu tư. Dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt năm 2003. Khoản 2, Điều 32 Luật Xây dựng năm 2003 và Khoản 1, Điều 53 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 không có quy định công bố quy hoạch xây dựng phải gửi văn bản quy hoạch cho tổ chức, cá nhân trong khu quy hoạch, chỉ quy định phải công bố rộng rãi, công khai quy hoạch. Đối chiếu quy định trên, chủ đầu tư đã niêm yết công khai thông tin quy hoạch Khu định cư Việt – Sing tại địa điểm quy hoạch Dự án. Ngoài ra, bà Bồ Thị Tư đã biết được thông tin đất của bà nằm trong khu quy hoạch theo thông báo miệng của UBND phường An Phú và qua nhiều lần chủ đầu tư đến trao đổi về quy hoạch và thỏa thuận giá đền bù với gia đình bà. Do vậy, việc UBND phường An Phú không gửi văn bản quy hoạch Dự án Khu định cư Việt – Sing cho gia đình bà Bồ Thị Tư là đúng quy định pháp luật. Việc gia đình bà Tư xin tách thửa và chuyển mục đích sử dụng đất để xin phép xây dựng là không có cơ sở xem xét, giải quyết, bởi từ khi có quyết định phê duyệt quy hoạch Khu định cư Việt – Sing, chủ đầu tư đã nhiều lần thỏa thuận về giá bồi thường đối với gia đình bà (năm 2003, 2007, 2014…) nhưng chưa thống nhất, nên chưa thực hiện việc bồi thường, giải tỏa theo quy định và chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện các hạng mục công trình liên quan đến diện tích đất của gia đình bà Tư theo quy hoạch đã được phê duyệt. Hiện nay chủ đầu tư tiếp tục thỏa thuận về giá bồi thường đối với bà Bồ Thị Tư. Do đó, việc bà Tư xin tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất để xin phép xây dựng là không thể xem xét giải quyết." 13981,Liên quan đến quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì có phải:Chỉ có vợ hoặc chồng mới được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đúng không?,"Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Như vậy, không chỉ có vợ hoặc chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn mà cả hai người hoặc Cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu này khi có những căn cứ trên. Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trân trọng!" 7751,"Danh sách các thủ tục không phải trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú?","Theo Công văn 1472/VPCP-KSTT năm 2023 có 267 thủ tục hành chính sẽ phải bãi bỏ yêu cầu xuất trình, nộp sổ hộ khẩu, giấy xác nhận cư trú và phải hoàn thiện các quy trình điện tử trước ngày 20/03/2023 theo yêu cầu của Chính phủ. Danh mục thủ tục hành chính có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Công văn 1472/VPCP-KSTT năm 2023 như sau: Tải d anh mục thủ tục hành chính có yêu cầu nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận của địa phương nơi cư trú: Tại đây Danh sách các thủ tục không phải trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú? Danh mục Danh mục thông tư, quyết định cần rà soát, sửa đổi liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú? (Hình từ Internet)" 6757,"Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai có được thế chấp để vay vốn hay không? Gửi bởi: Hoàng thị tường vi","Điều 1, Điều 2 Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/ 2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy định như sau: “1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.” “2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm: a) Tài sản được hình thành từ vốn vay; b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.” Đối chiếu với quy định trên thì quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không thuộc tài sảnbảo đảm và không được tham gia giao dịch bảo đảm đồng nghĩa với việc quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai không được thế chấp để vay vốn." 14465,"Năm 2003, tôi có mua lô đất ở Củ Chi và đã được UBND huyện cấp số đỏ. Nay tôi muốn tặng cho con tôi thì đuợc biết có nguời khiếu kiện tôi về lô đất này nên UBND xã tạm dừng không thụ lý hồ sơ chuyển tên cho con tôi, như vậy có đúng không?Hiệu lực của việc khiếu kiện này từ lúc UBND huyện cấp sổ đỏ từ 2003 có còn hiệu lực không? Tôi phải làm thế nào để được giải quyết? (Nguyễn Quan Phúc, xnktphochiminh@...)","Theo quy địnhtại điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính màngười khiếu nại cho rằng xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình. Trong trườnghợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì nhữngtrở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nạitheo đúng thời hiệu, thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếunại. Ở đây, lô đấtcủa bạn đã có quyết định và được cấp giấy chứng nhận vào năm 2003. Nếu ngườiđang tranh chấp với bạn khiếu nại quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất này của UBND huyện Củ Chi, thì thời hiệu khiếu nại đã hết. Theo điều 32Luật khiếu nại, tố cáo (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005), việc khiếu nại nàysẽ không được thụ lý. Như vậy, bạncần xác định rõ “người khiếu kiện” mà bạn nêu trong câu hỏi thực hiện hành vinào: khiếu nại việc UBND huyện Củ Chi cấp giấy chứng nhận cho bạn ? Hay gửi đơntranh chấp quyền sử dụng đất với bạn? 2. Trườnghợp tranh chấp quyền sử dụng đất: Thứ nhất, theo quy định tại điều 106 Luật đấtđai, người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất khi cócác điều kiện sau: (i) có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (ii) đất không cótranh chấp; (iii) quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; và(iv) đất còn trong thời hạn sử dụng. Trong trườnghợp tặng cho quyền sử dụng đất của bạn, nếu có người gửi đơn tranh chấp quyềnsử dụng đất thì bạn (chủ thể tặng cho) đã không đáp ứng được điều kiện luậtđịnh để thực hiện quyền tặng cho. Việc tặng cho chỉ có thể tiếp tục được thựchiện khi tranh chấp đã được giải quyết. Thứ hai, pháp luật đất đai hiện hành khôngquy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất trong trường hợpnhư của bạn. Do đó, khi tranh chấp diễn ra, cần phải giải quyết xong tranh chấpthì người có quyền sử dụng đất mới có thể thực hiện được quyền của mình. Thứ ba, về thủ tục giải quyết tranh chấp: - Theo điều 135Luật đất đai 2003, tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại UBND cấp xã trướckhi đưa đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Thời hạn hòa giải là 30 ngày kểtừ ngày UBND cấp xã nhận được đơn. - Trường hợphòa giải không thành, tranh chấp sẽ được đưa đến cơ quan có thẩm quyền giảiquyết. Do đất của bạn đã được cấp giấy chứng nhận nên theo quy định tại điều136 Luật đất đai 2003, tranh chấp này sẽ do tòa án nhân dân thụ lý giải quyết. Như vậy, bạncần liên hệ với UBND xã để xúc tiến việc hòa giải với phía bên kia, và/ hoặcnếu hòa giải không thành thì gửi đơn đến TAND giải quyết. Cafeland.vn - Theo Địa Ốc TTO" 8909,Bị sỏi thận có được miễn nghĩa vụ quân sự không?,Bị sỏi thận có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Em bị sỏi thận 0.8 mm có miễn nghĩa vụ quân sự không ạ? Hay sỏi nhỏ quá họ có cho đi không. Mong Luật sư giải đáp giúp ạ. Em xin chân thành cảm ơn. 6169,"Thẩm quyền sản xuất quản lý ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành từ ngày 15/8/2023 thuộc về ai?","Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 31/2023/TT-BCA quy định về sản xuất, quản lý ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành như sau: Sản xuất, quản lý ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành 1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hợp đồng với Viện Khoa học và công nghệ để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất ấn phẩm trắng có kỹ thuật bảo an và cung cấp kịp thời theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành. 2. Cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành phải quản lý ấn phẩm trắng theo quy định. ... Theo đó, thẩm quyền sản xuất, quản lý ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành quy định cụ thể là: - Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hợp đồng với Viện Khoa học và công nghệ để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất ấn phẩm trắng; - Cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy thông hành phải quản lý ấn phẩm trắng Lưu ý: Thông tư 31/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 Trân trọng!" 25495,"Không đăng ký tạm trú, người thuê trọ hay chủ trọ là người bị phạt?","Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau: Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. ... 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và h khoản 2, các điểm b và c khoản 4 Điều này. 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và g khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này. Qua đó có thể thấy theo quy định pháp luật không nêu rõ người thuê trọ hay người chủ trọ sẽ bị phạt khi không đăng ký tạm trú. Tức là cả người chủ trọ và người thuê trọ đều có thể là người bị phạt nếu không đăng ký tạm trú - Trường hợp có thỏa thuận chủ trọ có trách nhiệm đăng ký tạm trú cho người thuê trọ nhưng không thực hiện thì người chủ trọ sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng - Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận người thuê trọ tự đăng ký tạm trú thì người thuê trọ sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng *Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt sẽ gấp 02 lần (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP )" 16090,Đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống tại nước ngoài. Hiện tôi đang muốn thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn và có thắc mắc mong được ban biên tập tư vấn giúp tôi. Việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thanh Tùng (tung***@gmail.com),"Đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài như sau: 1. Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau hoặc với người nước ngoài. Trường hợp đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn đó không được trái với pháp luật của nước sở tại. 2. Hai bên nam, nữ yêu cầu đăng ký kết hôn phải nộp giấy tờ sau đây: a) Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định); hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn; b) Bên kết hôn là công dân Việt Nam, tùy từng trường hợp phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân sau đây: - Trường hợp công dân Việt Nam có thời gian thường trú tại Việt Nam, trước khi xuất cảnh đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi người đó thường trú trước khi xuất cảnh cấp. - Trường hợp công dân Việt Nam đã có thời gian cư trú ở nhiều nước khác nhau thì phải nộp thêm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi đã cư trú cấp. Trường hợp không thể xin được xác nhận tình trạng hôn nhân tại các nơi đã cư trú trước đây thì người đó phải nộp văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trong thời gian cư trú ở các nơi đó và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam đoan. Nội dung cam đoan phải thể hiện rõ về thời gian, giấy tờ tùy thân, địa Điểm cư trú và tình trạng hôn nhân. Ví dụ: Tôi tên là Nguyễn Văn A, mang hộ chiếu số………, hiện đang cư trú tại……………, cam đoan trong thời gian cư trú tại…………………, từ ngày.... đến ngày... và thời gian cư trú tại ………………, từ ngày.... đến ngày..., không đăng ký kết hôn với ai. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về nội dung cam đoan của mình. - Trường hợp công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó có quốc tịch cấp. - Trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài không đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài nhưng thường trú ở nước thứ ba thì phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó thường trú cấp; c) Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn (Trích lục ghi chú ly hôn); d) Bên nam hoặc bên nữ là người nước ngoài phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ Điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp; đ) Trường hợp công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài; công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài kết hôn với nhau hoặc công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì bên nam và bên nữ phải nộp thêm Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp không quá 06 tháng, xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi. 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cán bộ lãnh sự nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, trường hợp cần thiết thì tiến hành các biện pháp xác minh. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, kết quả thẩm tra, xác minh cho thấy các bên đăng ký kết hôn có đủ Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì cán bộ lãnh sự báo cáo Thủ trưởng Cơ quan đại diện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. 4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Cơ quan đại diện tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ. Khi đăng ký kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Cơ quan đại diện. Cán bộ lãnh sự hỏi ý kiến hai bên nam nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn; hướng dẫn hai bên nam, nữ ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ đăng ký kết hôn. Mỗi bên vợ, chồng được nhận một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Trích lục kết hôn (bản sao) được cấp theo yêu cầu. 5. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn theo thông báo của Cơ quan đại diện thì phải có văn bản đề nghị được gia hạn thời gian tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày, kể từ ngày Thủ trưởng Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì cán bộ lãnh sự báo cáo Thủ trưởng Cơ quan đại diện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu. Trên đây là quy định về việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP để hiểu rõ hơn về điều này. Trân trọng!" 23149,"Cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì khi đăng ký hộ tịch? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Trinh, đang sinh sống ở Long An, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì khi đăng ký hộ tịch? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Ngọc Trinh_097**)","Quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân được quy định tại Điều 6 Luật Hộ tịch 2014, theo đó, quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân được quy định như sau: 1. Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam có quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Quy định này cũng được áp dụng đối với công dân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. 2. Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con thì các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Đối với các việc đăng ký hộ tịch khác hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thì người có yêu cầu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc ủy quyền. 3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật. Trên đây là quy định về quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của cá nhân. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hộ tịch 2014. Trân trọng!" 8447,Mất hộ chiếu phổ thông có phải báo mất không?,"Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 28 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất: Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất ... 2. Việc hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông được quy định như sau: a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hộ chiếu phổ thông bị mất, người bị mất hộ chiếu trực tiếp nộp hoặc gửi đơn báo mất theo mẫu cho Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Công an cấp huyện, cấp xã hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc trên môi trường điện tử tại cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an. Trường hợp vì lý do bất khả kháng, thời hạn nộp hoặc gửi đơn báo mất có thể dài hơn nhưng trong đơn phải giải thích cụ thể về lý do bất khả kháng; ... Theo đó, công dân bị mất hộ chiếu phổ thông thì trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày phát hiện hộ chiếu phổ thông bị mất phải trực tiếp nộp hoặc gửi đơn báo mất. Công dân bị mất hộ chiếu phải trực tiếp nộp hoặc gửi đơn báo mất cho một trong các cơ quan sau: - Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh; - Công an cấp huyện, cấp xã; - Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi; - Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu; - Môi trường điện tử tại cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công của Bộ Công an." 312,"Cho em hỏi, nếu một người không để lại di chúc, nhưng từ trước tới giờ có một người bạn thân, sống với nhau từ bé. Nay người kia mất thì người bạn này có thuộc hàng thừa kế theo pháp luật để có thể nhận di sản không?","Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Như vậy, theo quy định nêu trên mặc dù là bạn thân. Tuy nhiên, pháp luật không liệt kê đối tượng này vào hàng thừa thế theo pháp luật. Do đó, người này không được hưởng di sản theo thừa kế nêu trên. Trân trọng!" 25015,"1) Tổng Giám đốc Ký giấy ủy quyền cho phó tổng giám đốc được ký các văn bản, hợp đồng kinh tế mua bán vật tư vật liệu...nay phó tổng làm ăn thua lỗ (công trình phó tự tìm việc tự kinh doanh tự hạch toán lỗ lãi, công ty chỉ thu phí quản lý). Các bên cung ứng vật tư kiện ra tòa đòi nợ, hỏi luật sư: Tổng Giám đốc có chịu trách nhiệm gì không? 2) Nếu phải chịu trách nhiệm chính làm thế nào để lách qua việc này. ( Vì phó giám đốc ký hợp đồng mua và tự hạch toán lỗ lãi)","Theo Bộ luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp thì Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp có thể là Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người khác. Như bạn trình bày thì có lẽ là Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt mình nhưng là nhân danh công ty để xác lập và thực hiện các hợp đồng giao dịch vì lợi ích của công ty. Nếu người được ủy quyền vượt quá hay không làm đúng như nội dung ủy quyền thì phải tự chịu trách nhiệm về việc ủy quyền của mình. Còn nếu người được ủy quyền đã làm đúng thì công ty phải chịu trách nhiệm. Còn nếu người được ủy quyền đã làm sai nhưng người ủy quyền vẫn chấp thuận thì người ủy quyền phải chịu trách nhiệm. Còn về mặt tổ chức hoạt động Giám đốc, Tổng Giám đốc và Phó của các vị này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, điều leej, nội quy công ty..." 17460,"Bố chồng tôi có hai người vợ. Người vợ đầu ông lấy năm 1948 và có một con trai. Năm 1950 ông lấy mẹ chồng tôi và có hai người con, trong đó có chồng tôi. Vợ cả ở tại gia đình chồng còn bố mẹ chồng tôi mua nhà ở riêng từ năm 1961 có xác nhận của chính quyền và sống ổn định cho tới nay. Năm 1991 bố chồng tôi chết không để lại di chúc. Năm 1998 bà cả và con trai bà đứng tên khởi kiện đòi chia thừa kế mảnh đất mà mẹ chồng tôi đang sử dụng.... Sau khi cả gia đình gồm toàn bộ các đồng thừa kế hòa giải và thỏa thuận việc phân chia thừa kế đã cắt thêm cho hai mẹ con bà cả 50m2 đất có biên bản thỏa thuận được UBND phường xác nhận. Sau đó, tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án chia thừa kế. Tháng 5 năm 2010 khi mẹ chồng tôi làm hồ sơ cấp “sổ đỏ” thì mẹ con bà cả lại làm đơn kiến nghị UBND phường không cấp “sổ đỏ” cho tôi và yêu cầu chia lại thừa kế. Căn cứ vào đơn kiến nghị của bà cả UBND phường ra thông báo dừng việc làm “sổ đỏ” cho mẹ chồng tôi với lý do có tranh chấp và yêu cầu gia đình tôi phải họp gia đình lại để phân chia thừa kế thì mới cấp “sổ đỏ” cho tôi. Đề nghị luật sư tư vấn cho tôi: Họ yêu cầu như vậy có đúng không? Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?","Trường hợp của mẹ chồng bà có đầy đủ điều kiện phù hợp với quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 50 Luật đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất: “Hộ gia đình, công nhận đang sử dụng đất ổn định, được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận chứng cứ tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15-10-1993, nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15-10-1993”. Như vậy việc UBND phường xác định kiến nghị của mẹ con bà cả là tranh chấp và đã dừng việc cấp giấy chứng nhận cho mẹ chồng bà là sai quy định của pháp luật. Bà cả và con trai bà cả không còn có quyền lợi gì trên mảnh đất mà bà đang sử dụng nữa, bởi các lý do sau: - Theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng Dân sự về hậu quả của việc đình chỉ vụ án dân sự trong trường hợp các đương sự đã thỏa thuận được với nhau thì người khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó nữa. Điều đó khẳng định bà cả và con trai bà cả vĩnh viễn không còn quyền yêu cầu việc chia di sản thừa kế mà bố chồng bà để lại. - Hơn nữa bố chồng bà đã chết đến nay đã 19 năm, nếu có yêu cầu chia thừa kế thì thời hiệu để khởi kiện chia thừa kế đã hết. Mặt khác năm 1998 tất cả các đồng thừa kế đã cùng thỏa thuận việc chia thừa kế nên việc chia thừa kế được chấm dứt từ năm 1998. Như vậy nếu các đồng thừa kế có kiến nghị thì đây không phải là một loại tranh chấp để cơ quan chức năng căn cứ không cấp Giấy chứng nhận cho mẹ chồng bà. Trường hợp mẹ chồng bà muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình thì mẹ chồng bà có thể khiếu nại hành vi hành chính của UBND phường đã không tuân thủ quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật định." 10714,Chia thừa kế theo di chúc miệng,"Ông em bị tai nạn, lúc hấp hối có di chúc miệng để lại toàn bộ tài sản của ông cho bố em trước sự chứng kiến của nhiều người. Đến nay ông mất được 3 tháng rồi thì bố em và các bác họp lại để chia thừa kế. Các bác không đồng ý cho bố em nhận căn nhà đó theo di chúc của ông. Như vậy có đúng không ạ?" 14186,"Ban tư vấn hãy giải đáp giúp em vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Em thường hay bị nhầm lẫn giữa khái niệm lưu trú và tạm trú. Do đó Ban tư vấn hãy giúp em phân biệt tạm trú và lưu trú. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Hiền - Đồng Nai","Căn cứ pháp lý: - Luật Cư trú 2006 - Luật Cư trú sửa đổi 2013 PHÂN BIỆT TẠM TRÚ VÀ LƯU TRÚ Tiêu chí Tạm trú Lưu trú Khái niệm Tạm trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi thường trú của mình; phải đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Đối tượng Ng­ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó Người đến lưu trú Đối thượng thực hiện Người tạm trú hoặc chủ hộ Đại diện gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ; Người đến lưu trú đối với trường hợp lưu trú tại nhà ở của gia đình, nhà ở tập thể mà chủ gia đình, nhà ở tập thể đó không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn đó Thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến phải thực hiện đăng ký tạm trú Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau Cách thức thực hiện Trực tiếp tại cơ quan Công an xã, phường, thị trấn Trực tiếp hoặc bằng điện thoại hoặc qua mạng Internet, mạng máy tính. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 29827,Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự năm 2024?,"Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được xác định là yêu cầu giải quyết việc dân sự. Vì vậy, mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng chính là mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự. Theo đó, Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự năm 2024 là Mẫu số 01-VDS tại Danh mục 33 biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP . Dưới đây là Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự năm 2024: Tải về Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự năm 2024: Tại đây . Mẫu đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự năm 2024? (Hình từ Internet)" 14552,"Có thể thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn không? Vợ chồng tôi có 1 cháu gái 20 tháng tuổi, hiện nay vợ tôi muốn li hôn, tôi không đồng ý vì 2 lý do: 1 là muốn hàn gắn, 2 là vì con tôi còn nhỏ quá. Vợ tôi đã đơn phương gửi đơn li hôn lên Tòa án. Hiện nay chúng tôi đã li thân. Vợ tôi muốn nuôi con nhưng vì cô ấy có thể sẽ chuyển địa điểm sinh sống về quê (cách xa chỗ chúng tôi ở hiện tại) sau li hôn nên tôi muốn nhận nuôi con. Con tôi bây giờ không còn phụ thuộc vào mẹ nhiều (không còn bú nữa, cháu được nuôi bộ từ bé). Điều kiện kinh tế của tôi hơn hẳn vợ nhiều. Tôi đã từng tự tay chăm con từ bé nên có thể nuôi cháu mà ko cần mẹ. Vậy tôi có thể có quyền nuôi con không, nếu tòa xử cho cháu ở với mẹ thì có thể yêu cầu phân chia thời gian để tôi có thể ở với cháu (VD hàng tháng cháu có 1 tuần ở với tôi)? Trường hợp vợ tôi nuôi con nhưng tái hôn với người khác mà không ở với con (có thể gửi bên ngoại nuôi) thì tôi có thể có quyền nuôi con không? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập ngân hàng hỏi đáp pháp luật vì tại đia phương có nhu cầu thừa phát lại rất lớn. Chân thành cảm ơn!","Về nguyên tắc, việc nuôi con sẽ do vợ chồng bạn tự thỏa thuận, trừ trường hợp không thỏa thuận được thì quyền nuôi con sẽ do Tòa án quyết định. Thông thường, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác. Cụ thể, theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Trong trường hợp tòa đã giao con cho vợ bạn nuôi nhưng vợ bạn lại tái hôn và giao con cho bên ngoại nuôi thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình 2014, bạn có thể dựa vào những cơ sở sau để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Ngoài ra, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hôn nhân gia đình 2014 để nắm rõ hơn quy định này. Trân trọng!" 12804,Người đang chấp hành hình phạt tù chung thân có được ghi tên vào danh sách cử tri không?,"Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định các trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên, được bổ sung tên vào danh sách cử tri như sau: Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. Đối với người bị phạt tù chung thân thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. Có được ghi tên vào danh sách cử tri khi đang chấp hành hình phạt tù chung thân không? (Hình từ Internet)" 27684,"Trong thời gian thử việc, thì ngày nghỉ lễ có được trả lương hay không? Vì tôi đang thử việc mà sắp tới là giỗ tổ hùng vương trùng 14/4 ngày chủ nhật nên được nghỉ bù sang ngày thứ 2. Cảm ơn!","Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). Tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012 có định nghĩa: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Như vậy, Người lao động được xác định là người làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động và họ sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết. Ở đây, trong thời gian thử việc thì chưa được coi là người lao động, vì thế việc trả lương hay không trả lương vào ngày lễ là tùy thuộc theo quy định công ty. Trân trọng!" 11988,Về việc xóa tên trong sổ hộ khẩu. Cho mình hỏi chú mình mất thì ai có trách nhiệm đi xóa đăng ký thường trú cho chú? Xin cảm ơn.,"Theo Điểm a Khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú 2006 thì chú bạn chết là trường hợp bị xoá đăng ký thường trú. Khoản 2 Điều 11 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định về thủ tục xóa đăng ký thường trú trong trường hợp này như sau: - Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì Hồ sơ bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. ký thường trú. - Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký thường trú phải xóa tên công dân trong sổ đăng ký thường trú và trong sổ hộ khẩu; - Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh điều chỉnh hồ sơ đăng ký thường trú trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, thông báo cho tàng thư căn cước công dân và Công an phường, xã, thị trấn nơi có người bị xóa đăng ký thường trú; - Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm thông báo Công an huyện. Sau khi điều chỉnh hồ sơ trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, Công an huyện có trách nhiệm thông báo cho tàng thư căn cước công dân. Như vậy thì đại diện hộ gia đình sẽ có trách nhiệm thực hiện xóa đăng ký thường trú cho người đã chết. Trân trọng!" 8426,"Vợ chồng bà Trần Thị Phương Thảo là viên chức Nhà nước, hiện đang sinh sống và công tác tại tỉnh Ninh Bình. Do khó khăn về nhà ở nên vợ chồng bà có nguyện vọng vay vốn từ gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa lại nhà ở của mình. Vừa qua, ngày 19/12/2014 vợ chồng bà có đến một số ngân hàng thương mại tỉnh Ninh Bình để hỏi vay từ gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng thì được trả lời, tỉnh Ninh Bình không có dự án nhà ở phù hợp để hưởng gói hỗ trợ này nên tỉnh không triển khai dự án. Bà Thảo muốnđược biết, gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng có được triển khai ở tỉnh Ninh Bình không? Vợ chồng bà đều là viên chức Nhà nước thuộc đối tượng bổ sung trong Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ có thuộc diện được vay không?","Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ (gói 30.000 tỷ đồng) là chương trình cho vay ưu đãi về lãi suất được thực hiện trên phạm vi cả nước. Như vậy, gói 30.000 tỷ đồng có được triển khai ở tỉnh Ninh Bình. Nếu người vay đáp ứng được các điều kiện quy định tại các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng, NHNN về chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ và các quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này. Điều kiện để được vay vốn từ gói hỗ trợ nhà ở Để được vay vốn hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng của Chính phủ để xây dựng/sửa chữa lại nhà ở của mình, khách hàng cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại các văn bản sau: - Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21/8/2014 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ; - Thông tư số 17/2014/TT-BXD ngày 18/11/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác định về đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở; - Thông tư số 32/2014/TT-NHNN ngày 18/11/2014 của NHNN hướng dẫn về quy chế cho vay hỗ trợ nhà ở; - Các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng của NHNN (hiện nay là Quyết định 1627) và văn bản hướng dẫn trong hệ thống của ngân hàng thương mại. Theo quy định hiện hành, các điều kiện để được vay vốn từ gói hỗ trợ nhà ở của Chính phủ bao gồm: Về phương án vay vốn: Có mục đích vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh kể từ ngày 21/8/2014 (không bao gồm chi phí thuế) để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình. Về khả năng tài chính: Người vay cần chứng minh có đủ vốn tối thiểu là 30% tổng chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở và có khả năng trả nợ vay ngân hàng đầy đủ, đúng hạn. Các điều kiện khác như xác định đối tượng vay vốn, tính pháp lý của mảnh đất, hiện trạng nhà ở, đơn đề nghị... cần đáp ứng theo quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BXD ngày 18/11/2014 của Bộ Xây dựng. Căn cứ kiến nghị của bà Trần Thị Phương Thảo, đối chiếu với các quy định hiện hành, NHNN xét thấy chưa có đủ thông tin để trả lời bà Thảo có thuộc đối tượng và đủ các điều kiện vay vốn gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ hay không. Do vậy, NHNN đề nghị vợ chồng bà Thảo cần làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ để được hướng dẫn thủ tục hồ sơ, xem xét, thẩm định, quyết định cho vay theo đúng cơ chế tín dụng hiện hành và quy định tại Thông tư hướng dẫn của NHNN và Bộ Xây dựng." 15756,Thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định như thế nào?,"Thứ tự ưu tiên thanh toán được quy định tại Điều 683 Bộ luật dân sự như sau: Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng. 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu. 3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. 4. Tiền công lao động. [ưu tiên thanh toán] 5. Tiền bồi thường thiệt hại. 6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước. 7. Tiền phạt. 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác. 9. Chi phí cho việc bảo quản di sản. 10. Các chi phí khác." 21844,"Vợ chồng tôi có một đứa con chung 9 tuổi. Đề nghị Luật sư tư vấn, chúng tôi muốn ly hôn mà không cần có sự hòa giải của Tòa án có được không? Chúng tôi đã tự thỏa thuận được việc chia tài sản nhưng cả hai bên đều đòi quyền nuôi con, vậy Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? (Thanh Tâm - Hải Phòng)","Luật gia Nguyễn Mỹ Linh - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật HN&GĐ) để anh (chị) tham khảo, như sau: Thuận tình ly hôn: ""Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn” (Điều 55). “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con” (khoản 2 Điều 81). Như vậy, Tòa án chỉ công nhận thuận tình ly hôn trong trường hợp cả hai vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được hết về việc chia tài sản, quyền nuôi con, đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, con. Trường hợp này của anh (chị) vẫn chưa thỏa thuận được về quyền nuôi con nên khi ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi. Do con của vợ chồng anh (chị) đã được 9 tuổi, nên Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của cháu bé để giải quyết việc ai là người có quyền nuôi con." 32636,"Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác?","Căn cứ Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: - Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác. - Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến. - Mua bán mô, bộ phận cơ thể người; mua bán xác. - Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. - Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi. - Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. - Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời. - Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. - Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não." 18246,Hồi nhỏ em có phẫu thuật thay tim bẩm sinh năm 8 tuổi. Giờ em 20 tuổi rồi thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không ạ?,"Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 nhập ngũ theo tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP. Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP thì dựa vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau: - Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1; - Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2; - Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3; - Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4; - Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5; - Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6 Theo đó, bệnh tim bẩm sinh mà công dân không đảm bảo điều kiện về sức khỏe để được đi nghĩa vụ quân sự được quy định tại số thứ tự 101 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP bao gồm: Bệnh tim bẩm sinh: + Chưa gây rối loạn huyết động đáng kể: 5 điểm; + Có rối loạn về huyết động: 6 điểm; + Đã được can thiệp hoặc phẫu thuật trước 16 tuổi: 4 điểm. Như vậy, trường hợp anh đã phẫu thuật tim bẩm sinh từ năm 8 tuổi thì sức khỏe sẽ thuộc loại 4. Mà sức khỏe thuộc loại 4 thì anh sẽ không đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trân trọng!" 2008,"Từ lúc có thông báo thụ lý hồ sơ li hôn đơn phương thì bao nhiêu ngày tòa mới gọi lên hòa giải lần 1, mình có thông báo từ lúc 6/9/2018 nhưng tới nay vẫn không thấy tòa gọi lên để giải quyết, vì chồng mình sắp chuyển đi nơi khác sống thì phải làm sao ạ?","Theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này. Điều 205 Bộ luật này quy định: 1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn. 2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Như vậy, theo quy định trên thì hiện nay Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định thời điểm mở phiên hòa giải cụ thể là bao nhiêu ngày kể từ ngày thụ lý. Vì vậy, tùy từng trường hợp mà Thẩm phán sẽ linh hoạt ấn định thời điểm mở phiên hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sao cho phù hợp. Theo Điều 203 Bộ luật này thì thời hạn chuẩn bị xét xử án ly hôn là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Trân trọng!" 8824,"Liên quan đến việc bổ nhiệm công chứng viên, tôi thắc mắc đối với người từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có được bổ nhiệm công chứng viên không? Mong sớm nhận phản hồi.","Tại Điều 13 Luật công chứng 2014, có quy định: Điều 13. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý. - Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. => Căn cứ theo quy định trên thì những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý; đã bị kết án về tội phạm do cố ý; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính thì mới không được bổ nhiệm công chứng viên. Còn nếu một người mà đã được xóa án tích về tội do vô ý và thỏa mãn các điều kiện, tiêu chuẩn thì vẫn được bổ nhiệm công chứng viên theo quy định. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 1033,Pháp luật có bắt buộc người nhận con nuôi phải hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi hay không?,Xin giải đáp giúp chúng tôi thắc mắc sau đây: Anh em tôi đang tranh cãi về vấn đề người nhận con nuôi có bắt buộc phải hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi trở lên hay không? Không ai nhường ai nên chúng tôi đành phải nhờ đến các bạn giải đáp giúp chúng tôi thắc mắc đó để kết thúc buổi tranh luận vô bổ ngày hôm nay? 26767,"Nếu vật chứng là tài sản, không xác định được chủ sở hữu chung nhưng Cơ quan điều tra chưa ra thông báo tìm kiếm chủ sở hữu thì giải quyết như thế nào?","Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Bộ luật hình sự, thì: “1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với: a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành. 2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. 3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước”. Như vậy, đối với tài sản là vật chứng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật hình sự thì sẽ bị tịch thu, sung quỹ nhà nước mà không cần phải thông báo tìm kiếm chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Đới với tài sản là vật chứng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật hình sự, thì về nguyên tắc chung, để có quyết định xử lý, các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định ai là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của tài sản đó. Nếu xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì trả lại tài sản đó 8 cho họ; trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định tại Điều 239 của Bộ luật dân sự, thì vật bị coi là không xác định được chủ sở hữu nếu sau một năm (đối với động sản), kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu; sau năm năm (đối với bất động sản), kể từ ngày thông báo công khai mà vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 76 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, thì “Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử...”. Như vậy, trường hợp vật chứng là tài sản không xác định được chủ sở hữu và cơ quan điều tra chưa ra thông báo tìm kiếm chủ sở hữu thì ở giai đoạn chuẩn bị xét xử Tòa án phải tiến hành việc thông báo tìm kiếm chủ sở hữu; nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà vẫn không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp của tài sản đó thì khi xét xử, Hội đồng xét xử cần giao tài sản là vật chứng cho cơ quan chức năng bảo quản và trong phần quyết định của bản án cần ghi rõ nếu trong thời hạn quy định tại Điều 239 của Bộ luật dân sự mà chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản là vật chứng có yêu cầu thì sẽ xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự; hết thời hạn này, tài sản sẽ được sung quỹ Nhà nước." 27462,"Tôi mua một căn hộ chung cư tại Hà Nội, do ông A đứng tên hợp đồng. Khi mua chỉ có giấy viết tay. Chúng tôi làm cam kết (có công chứng) với nội dung: Ông A uỷ quyền cho tôi quản lý và sử dụng căn hộ. Nay tôi muốn cho thuê diện tích trên, vậy thủ tục như thế nào?","Bạn mua căn hộ chung cư nhưng chỉ làm giấy viết tay mà chưa làm các thủ tục sang tên căn hộ; mặt khác giấy uỷ quyền của người chủ cũ cũng chỉ ghi là uỷ quyền cho bạn ""quản lý và sử dụng căn hộ này"" nên về mặt pháp lý, bạn chưa phải là chủ sở hữu. Bạn chưa có đầy đủ các quyền như chủ sở hữu do vậy chưa có quyền cho thuê lại diện tích trên. Điều 489 Bộ luật dân sự quy định: ""Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản. Nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở nên phải có chứng nhận công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền"". Trên thực tế, bạn vẫn có thể cho thuê lại căn hộ này nhưng hợp đồng thuê nhà của bạn với bên thuê sẽ không hoàn tất được các thủ tục như quy định tại điều luật trên. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp xảy ra tranh chấp, quyền lợi của bạn sẽ không được pháp luật bảo vệ." 5427,Em có một người bạn đang bị tạm giam vì tội trộm cắp tài sản ở huyện. Sáng nay 13/7 em vừa nhận được giấy quyết định tạm giam của bạn. Thì cho em hỏi là trong thời gian tạm giam em có được đi thăm bạn em không?,"Theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định: Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ. Mặt khác, tại Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại. Như vậy, bạn không được thăm người bạn đó khi đang bị tạm giam. Trân trọng!" 27399,Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip ở tỉnh khác được thực hiện như thế nào?,"Theo quy định Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 , thủ tục làm căn cước công dân gắn chip ở tỉnh khác được thực hiện như sau: Bước 1: Công dân đến Cơ quan có thẩm quyền cấp Căn cước công dân tại nơi mình tạm trú cụ thể: - Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an. - Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương. Bước 2: Điền thông tin. Công dân điền thông tin vào tờ khai theo mẫu Cơ quan đưa. Bước 3: Tiếp nhận thông tin Cán bộ Công an nơi tiếp nhận thông tin có trách nhiệm thực hiện các công việc như sau: - Đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân. - Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng. - Thu nhận vân tay. - Chụp ảnh chân dung. - In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên. - Thu lệ phí theo quy định. Bước 4: Cán bộ Công an thu lại CMND Bước 5: Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Bước 6: Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn. Trân trọng!" 22182,Visa của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được cấp thông qua hình thức nào?,"Tại Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quả cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định hình thức và giá trị sử dụng của thị thực như sau: Hình thức và giá trị sử dụng của thị thực 1. Thị thực được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử. Thị thực cấp qua giao dịch điện tử là thị thực điện tử. 2. Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ các trường hợp sau đây: a) Cấp thị thực theo cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với trẻ em dưới 14 tuổi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ; b) Cấp thị thực theo danh sách xét duyệt nhân sự của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài tham quan, du lịch bằng đường biển hoặc quá cảnh đường biển có nhu cầu vào nội địa tham quan, du lịch theo chương trình do doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam tổ chức; thành viên tàu quân sự nước ngoài đi theo chương trình hoạt động chính thức của chuyến thăm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tàu, thuyền neo đậu. ... Như vậy, visa của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được cấp thông qua 03 hình thức là: - Cấp vào hộ chiếu; - Cấp rời hoặc - Cấp qua giao dịch điện tử." 9880,"Người dân đăng ký khai sinh có cần phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hay không?","Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định như sau: Bãi bỏ, thay thế một số cụm từ quy định tại các nghị định ... 2. Bãi bỏ cụm từ “trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú” tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau: Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch 1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú. ... Tại khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 quy định nội dung đăng ký hộ tịch gồm: Nội dung đăng ký hộ tịch 1. Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: a) Khai sinh; b) Kết hôn; c) Giám hộ; d) Nhận cha, mẹ, con; đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; e) Khai tử. ... Theo quy định khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định như sau: Điều khoản thi hành ... 3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Như vậy, từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ hết giá trị sử dụng. Việc đăng ký khai sinh là đăng ký hộ tịch. Căn cứ theo quy định trên, khi đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nơi cư trú để đăng ký khai sinh thì mọi người không cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Người dân đăng ký khai sinh có cần phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hay không? Thủ tục đăng ký khai sinh năm 2023? (Hình từ Internet)" 18586,"Đòi tiền ký sổ nợ như thế nào? Năm 2013, cơ quan kiểm lâm địa phương tôi có ăn tiệc ở nhà tôi và mẹ tôi cho ký sổ nợ. Bình thường ăn xong các cơ quan sẽ kí sổ và mấy ngày sau sẽ tới trả tiền hoặc chuyển khoản cho mẹ tôi. Nhưng tới nay là năm 2016, cơ quan đó cứ hứa hẹn và không chịu trả tiền cho mẹ tôi. Vậy giờ tôi cần làm thế nào để đòi được nợ? Mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Chân thành cảm ơn!","Việc mẹ bạn cho phía cơ quan kiểm lâm ký nợ khi tới ăn tại nhà theo quy định của pháp luật dân sự thì giữa hai người đã hình thành hợp đồng vay tài sản. Khoản 1 Điều 474 Bộ Luật dân sự 2005 quy định: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Theo đó, khi đến hạn, bên phía cơ quan đó có nghĩa vụ trả lại cho bạn số tiền đã nợ. Nếu không có thỏa thuận về thời hạn thì mẹ bạn có quyền đòi lại khoản nợ đó bất kỳ khi nào. Bạn ký sổ nợ cho cơ quan đó tức là có giấy tờ, căn cứ xác minh rằng bên họ nợ khoản tiền của mẹ bạn. Trường hợp này, trước hết mẹ bạn đề nghị phía bên cơ quan đó trả khoản nợ này. Nếu họ tiếp tục hứa hẹn và không chịu trả tiền, mẹ bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án Nhân dân cấp huyện, nơi cơ quan đó đặt trụ sở theo quy định tại Điều 35 và Điều 39, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, cơ quan này phải thực hiện trách nhiệm dân sự đối với khoản nợ của mình. Đây là giao dịch vay tài sản không có tài sản bảo đảm nên sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bên vay phải trả tiền cho mẹ bạn. Nếu bên vay tiếp tục không trả nợ cho mẹ bạn, mẹ bạn có thể nhờ cơ quan thi hành án yêu cầu bên đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ này. Trên đây là quy định về đòi tiền ký sổ nợ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này." 8957,Cung cấp thông tin không đúng về độ tuổi để được đăng ký kết hôn thì xử lý như thế nào?,"Căn cứ tại khoản điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây: a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch; ... Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch là hành vi bị cấm. Do đó, hành vi cung cấp thông tin không đúng về độ tuổi để được đăng ký kết hôn là hành vi bị cấm. Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau: Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn ... 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn; b) Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn. ... Như vậy, hành vi cung cấp thông tin không đúng về độ tuổi để được đăng ký kết hôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt đối với hành vi này là phạt tiền: từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tại khoản 3, khoản 4 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 có quy định như sau: Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn ... 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, hành vi cung cấp thông tin không đúng về độ tuổi để được đăng ký kết hôn còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể: kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp. Trân trọng!" 31829,"Xin chào luật sư, xin luật sư giải đáp thắc mắc giùm tôi vấn đề như sau: Tôi và chồng có 1 con chung, chúng tôi sinh con và làm mọi giấy tờ cho cháu tại lãnh sự quán Fukuoka tại Nhật Bản. Hiện nay, cháu đã về Việt Nam và tôi muốn nhập khẩu cho cháu theo hộ khẩu của bố mẹ tôi ở Hải Phòng. Nhưng công an quận có yêu cầu chúng tôi phải xin giấy xác nhận là chưa nhập khẩu cho cháu theo bố chồng ở Hà Tĩnh. Hiện nay do quan hệ không được tốt, bố chồng tôi không đưa hộ khẩu để chồng tôi đi xin giấy xác nhận. Hỏi: Trường hợp này công an yêu cầu loại giấy tờ này có phù hợp không?","Mời bạn tham khảo bài viết sau: Thủ tục đăng ký thường trú cho con sinh ra ở nước ngoài? Theo đó, Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP là một trong các giấy tờ sau : a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; - Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó); - Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép); - Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; - Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; - Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã); - Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác; - Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; - Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; - Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó. b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản; c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú; d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức). Hiện nay, Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Như vậy, đối với trường hợp xin nhập khẩu cho cháu vào hộ khẩu của ông bà ngoại ở Hải Phòng thì chỉ cần có văn bản cho ở nhờ nhà ở của ông bà ngoại có công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng. => Công an quận yêu cầu phải xin giấy xác nhận là chưa nhập khẩu cho cháu theo ông bà nội ở Hà Tĩnh là không phù hợp. Trên đây là nội dung hỗ trợ. Trân trọng!" 21858,"Xin chào, tôi tên Kim Nhung vừa qua tôi có nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án, nhưng không biết khi nào thì Tòa án thụ lý vụ án, pháp luật có quy định thời gian cụ thể thời gian là bao lâu không? Các bạn hỗ trợ giúp tôi với nhé. (0123***)","Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: |+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; + Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này; + Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; + Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. => Như vậy, kể từ ngày bạn nộp đơn, trong thời hạn 03 ngày làm việc Chánh án phân công thẩm phản xem xét đơn của bạn, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công thẩm phán sẽ xem xét có thụ lý đơn của bạn hay không. Nên tổng thời gian để biết có thụ lý vụ án hay không là 08 ngày nhé. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng!" 13924,"Tôi có nguyện vọng muốn nhận đứa cháu gọi tôi bằng bà dì làm con nuôi, tôi đã thực tế nuôi cháu từ khi cháu sinh ra (2004) nhưng UBND xã từ chối lấy căn cứ là khoản 6 Điều 13 Luật Nuôi con nuôi để từ chối. Tôi không phải là Bà ngoại ruột của cháu. Gửi bởi: Nguyen Thi Thu Thuy","- Khoản 6 Điều 13 Luật Nuôi con nuôi có quy định cấm việc “Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi”. Quy định này nhằm đảm bảo cho việc nuôi con nuôi không làm thay đổi thứ bậc trong quan hệ gia đình. Như vậy, trường hợp bạn là bà của trẻ, mặc dù không phải là bà ngoại ruột mà xin nhận trẻ làm con nuôi đã vi phạm quy định nêu trên. Việc UBND xã từ chối yêu cầu đăng ký nuôi con nuôi dựa trên căn cứ pháp luật đã nêu là hợp pháp. Tuy nhiên bạn đã nuôi cháu bé từ năm 2004 nên bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục giám hộ đối với đứa trẻ." 33165,Có được nhận nuôi hai con nuôi cùng lúc không?,"Vợ chồng tôi hiếm muộn nên muốn nhận con nuôi, và cụ thể là muốn nhận luôn cả 2 con cùng một lúc. Vợ chồng tôi không biết là có được nhận nuôi hai con một lần không? Và khi nghỉ thai sản thì có được nghỉ 7 tháng như sinh đôi không? Mong Ban biên tập tư vấn giúp, xin cảm ơn rất nhiều" 14848,Lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam là bao nhiêu?,"Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC có quy định về mức thu lệ phí nhập quốc tịch Việt Nam là 3.000.000 đồng/trường hợp. Bên cạnh đó tại Điều 5 Thông tư 281/2016/TT-BTC cũng có quy định về các trường hợp miễn phí, lệ phí như sau: - Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. - Người không quốc tịch xin nhập quốc tịch Việt Nam, người mất quốc tịch xin trở lại quốc tịch Việt Nam mà có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú. - Người di cư từ Lào được phép cư trú xin, xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú được miễn phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam. Trân trọng!" 10356,"Tôi có hứa cho cháu tôi nửa công đất. Tuy nhiên tôi có yêu cầu cháu tôi làm giúp tôi một việc (tôi không tiện nhắc, việc này không trái pháp luật) trước khi tôi cho. Hai bên có làm giấy tay để làm tin. Nay cháu tôi đã thực hiện xong, nhưng tôi lại không muốn cho nữa. Vậy xin hỏi nếu tôi có bị kiện thì tôi có bị mất nửa công đất trên hay không? Nhờ tư vấn ạ.","Căn cứ theo thông tin bạn cung cấp thì trường hợp này là tặng cho tài sản có điều kiện. Căn cứ Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Theo quy định này thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cháu bạn thực hiện một nghĩa vụ nào đó trước khi bạn tặng cho đất (Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội). Tuy nhiên nếu sau khi cháu bạn hoàn thành xong nghĩa vụ mà bạn không giao đất thì bạn phải thanh toán nghĩa vụ mà cháu bạn đã thực hiện. Trường hợp này bạn sẽ không bị mất đất nếu cháu bạn kiện bạn ra Tòa. Trân trọng!" 27271,Tới đâu để cấp lại thẻ căn cước công dân?,"Căn cứ Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân: 1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an; 2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương; 4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết. Như vậy, bạn có thể lựa chọn một trong số các cơ quan theo quy định như trên để tiến hành thủ tục cấp lại thẻ căn cước công dân." 31306,"Cháu tôi năm nay 14 tuổi, bố mẹ nó lại mới mất vì tai nạn giao thông. Tôi là cậu, năm nay 24 tuổi muốn nhận cháu làm con nuôi có được không?","Khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: “1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt."" Tuy nhiên, tại Khoản 3 Điều này lại có quy định như sau: “3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này”. Theo quy định này, nếu cậu nhận cháu làm con nuôi thì sẽ không cần đáp ứng 02 điều kiện say đây: - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Như vậy, nếu cậu hơn cháu 10 tuổi thì vẫn được nhận cháu làm con nuôi. Trân trọng!" 10809,Có quốc tịch nước ngoài có được tham gia vào lực lượng công an nhân dân Việt Nam không?,"Căn cứ Điều 5 Thông tư 55/2019/TT-BCA quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn công dân vào công an nhân dân như sau: 1. Tiêu chuẩn chính trị Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định, tại Thông tư số 44/2018/TT-BCA ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn về chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và các tiêu chuẩn sau: a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước; b) Có năng lực, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; c) Trung thực, tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, ý thức cảnh giác cách mạng cao, giữ gìn và bảo vệ bí mật nhà nước. 2. Phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt. 3. Văn bằng, chứng chỉ Đã tốt nghiệp và được cấp bằng (hoặc chứng chỉ) tốt nghiệp và bảo đảm một trong các tiêu chuẩn sau: a) Đối tượng tuyển chọn quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này yêu cầu phải tốt nghiệp đào tạo trình độ đại học trở lên; b) Đối tượng tuyển chọn quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này yêu cầu phải tốt nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng (bao gồm cả trung cấp nghề, cao đẳng nghề), đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Tuyển chọn để bố trí làm công tác nghiệp vụ Công an hoặc tham mưu, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực theo chức năng của Công an nhân dân chỉ tuyển người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên. 4. Tuổi đời Từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi (tính đến ngày quyết định tuyển chọn); công dân có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I, dược sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành y học, dược học và các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này tuyển chọn đến 35 tuổi, chức danh giáo sư, phó giáo sư tuyển chọn đến 40 tuổi. 5. Sức khỏe Đủ tiêu chuẩn sức khỏe tuyển chọn vào Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an và các quy định sau: a) Chiều cao: đối với nam từ 1m64 trở lên; đối với nữ từ 1m58 trở lên; b) Thị lực: thị lực không kính mỗi mắt đạt 9-10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt từ 18-20/10; c) Tuyển công dân có trình độ khoa học công nghệ bố trí làm công tác khoa học công nghệ, gồm: kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ thuật hình sự, thông tin, cơ yếu, an ninh mạng, tác chiến điện tử, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; người có trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I, dược sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành y học, dược học; có chức danh giáo sư, phó giáo sư: được hạ thấp 02 (hai) cm đối với từng giới so với quy định tại điểm a Khoản này; có thể cận, viễn thị nhưng không quá 3 điốp mỗi mắt. 6. Năng khiếu Công dân được tuyển chọn để bố trí ở những đơn vị làm công tác nghiệp vụ công an phải là người bình tĩnh, nhạy bén, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, có các tiêu chuẩn cần thiết về năng khiếu công an do các đơn vị trực thuộc Bộ Công an quy định đối với từng hệ lực lượng (nếu có). Như vậy, trong quy định tuyển chọn không có quy định nào liên quan tới việc người thuộc quốc tịch nước ngoài không thể tham gia vào lực lượng công an nhân dân nên người có quốc tịch nước ngoài vẫn có thể tham gia vào lực lượng công an nhân dân. Để đổi quốc tịch nước ngoài sang quốc tịch Việt Nam thì cần gì? Căn cứ Điều 24 Luật quốc tịch 2008 quy định về hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam như sau: 1. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây: a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; c) Bản khai lý lịch; d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ; đ) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam; e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này. 2. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Vậy, trong luật đã quy định rõ về hồ sơ cần để có thể xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Trân trọng!" 16894,"Người không viết, không nói được có lập được di chúc không?","Cho hỏi: Người bị tai biến không nói được, không viết được nhưng vẫn ngồi nghe được và vẫn nhận thức được thì có việc lập di chúc được thực hiện như thế nào?" 4120,Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh là bao lâu?,"Tại Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh như sau: 1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau: a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này; c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm; d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng; đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. 2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh. Theo đó, trường hợp bạn bị tạm hoãn xuất cảnh do chưa nộp thuế thu nhập cá nhân thì thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được kết thúc khi bạn hoàn thành xong nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định." 24735,Những nội dung cần chú ý khi khởi kiện ly hôn năm 2024?,"Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp ly hôn đơn phương có thể kể đến như: - Vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình; - Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng; - Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Về con chung: Người xin ly hôn đơn phương phải trình bày rõ vợ chồng có mấy người con, yêu cầu đối với quyền nuôi con cũng như cấp dưỡng như thế nào. Nếu muốn nuôi con thì yêu cầu người còn lại cấp dưỡng bao nhiêu. Hoặc bản thân có thể cấp dưỡng bao nhiêu để người kia được nuôi con. Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Về tài sản chung: Về nguyên tắc theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 , nếu trong thời kỳ hôn nhân có tài sản chung thì khi ly hôn tài sản đó sẽ chia đôi. Tuy nhiên, Tòa sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để quyết định phân chia tài sản, các căn cứ gồm có như sau: - Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; - Công sức đóng góp của vợ, chồng; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Về nợ chung: Theo nguyên tắc tại Điều 60 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung và muốn Tòa chia thì cũng nêu rõ thông tin, căn cứ và yêu cầu chia các khoản nợ đó. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia." 28170,"Chị Vũ Thị Phương (Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) hỏi: Tôi được cha mẹ cho đứng tên quyền sở hữu một căn hộ trị giá 1,5 tỷ đồng làm của hồi môn trước khi tôi bước lên xe hoa theo chồng về làm dâu. Do chưa có nhu cầu sử dụng, tôi cho thuê căn hộ với giá 04 triệu đồng/tháng lấy tiền thêm nuôi các con ăn học. Thời gian gần đây, công việc của chồng tôi không được thuận lợi, thu nhập bị giảm sút, không nuôi nổi vợ con. Bị tâm lý ức chế, mâu thuẫn vợ chồng ngày càng nghiêm trọng, chồng tôi làm đơn đến tổ hòa giải về ly hôn và chia đôi số tài sản của hai vợ chồng trước khi khởi kiện đến Tòa nhưng tôi không đồng ý? Trong trường hợp này, tổ hòa giải phải làm thế nào?","Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Căn hộ là của hồi môn của cha mẹ cho riêng chị Phương nên bất luận cho trước khi kết hôn hay sau khi kết hôn đều là tài sản riêng của chị Phương, trừ trường hợp chị Phương đã có văn bản nhập căn hộ này vào tài sản chung của vợ chồng và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Do vậy, tổ hòa giải cần phân tích cho anh ấy hiểu về chế độ tài sản và cố gắng tìm kiếm việc làm, chi tiêu tiết kiệm, phụ giúp vợ việc nhà và chăm sóc con cái để hàn gắn tình cảm vợ chồng. Ca dao Việt Nam có câu: “Chồng em áo rách em thương/Chồng người áo gấm, xông hương mặc người”, về phía chị Phương không nên nặng nhẹ, coi thường chồng mới mong rằng “trong ấm, ngoài êm”, cứu vãn cuộc hôn nhân có nguy cơ đổ vỡ." 8193,Trường hợp nào không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự? Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong một vụ án dân sự năm 2015 thì những trường hợp không được làm người đại diện bao gồm trường hợp nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Ban biên tập nhiều sức khỏe! Á Châu (0909***),"Những trường hợp không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 75 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau: 1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật: a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện; b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự. 3. Cán bộ, công chức trong các ngành Toà án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật. Trên đây là nội dung quy định về những trường hợp không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2004. Trân trọng!" 8147,Tại sao công ty tài chính được cho vay với lãi suất cao?,"Căn cứ khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định lãi suất vay sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm. Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau: Giải thích từ ngữ ... 4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính , công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này. Do đó , công ty tài chính không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 mà còn chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản quy định khác. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay tiêu dùng như sau: Lãi suất cho vay tiêu dùng 1. Lãi suất cho vay tiêu dùng của công ty tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. 2. Công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng. ... Ngoài ra, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay như sau: Lãi suất cho vay 1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao. ... Có thể thấy rằng, pháp luật cho phép các công ty tài chính tự ấn định mức lãi suất và phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Như vậy , mức lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận và công ty tài chính sẽ được tự ấn định mức lãi suất cho vay riêng. Hơn hết, khi tự ấn định mức lãi suất còn phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Do đó , trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa, việc các công ty tài chính cho vay lãi suất cao hơn 20% theo quy định của Bộ luật Dân sự là không vi phạm pháp luật và không thể bị xử phạt. Tại sao công ty tài chính được cho vay với lãi suất cao? (Hình từ Internet)" 15181,Tôi đăng ký kinh doanh hộ cá thể từ ngày 06/09/2014.Do trường hợp giấy phép đăng ký kinh doanh được cấp muộn so với dự kiến ban đầu là 10 ngày.Do vậy tôi đã bị mất mối hàng và hiện tại tôi vẫn chưa có mối hàng làm trong năm nay. Bây giờ tôi vẫn mới chỉ có 1 tờ giấy ĐKKD và tôi chưa làm bất cứ các thủ tục nào cả. Vậy cho tôi hỏi tôi phải làm những thủ tục gì để theo đúng quy định,"Lên cơ quan thuế làm thủ tục đăng ký thuế đi bạn, chậm trễ bị phạt nặng lắm đấy" 4589,"Chú của em năm 2007 có vay nợ 50 triệu đồng của 1 người. Trên giấy nợ chỉ có ghi số tiền nhận qua các lần và tổng tiền là 50 triệu đồng, không ghi thời hạn phải trả, không ghi lãi suất. Và hiện đã có lệnh truy nã của cơ quan công an năm 2007. Tuy nhiên gia đình chú em có gặp bên cho vay nhiều lần để yêu cầu được trả nợ theo đúng số tiền 50 triệu, nhưng bên cho vay không đồng ý mà đòi hỏi phải trả theo lãi suất của ngân hàng, gia đình đã ra cơ quan công an để làm việc nhiều lần nhưng bên kia vẫn không đồng ý. Gia đình chú em là thuộc hộ nghèo của địa phương. Giờ gia đình rất muốn giải quyết cho dứt điểm việc trên, như vậy nếu trả tiền cho bên kia thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Hình thức truy cứu nếu có như thế nào? Và có phải trả theo lãi suất ngân hàng không?","BẠn chưa trình bày rõ lý do & chi tiết vụ việc làm sao dẫn đến việc chú bạn bị phát lệnh truy nã. Khi bị truy nã thì có nghĩa là vụ việc có dấu hiệu hình sự rồi. Khá nghiêm trọng đấy Trường hợp vay tiền của chú bạn được xem như hình thức vay tiền không thời hạn, không lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành. Trong trường hợp này, khi bên cho vay muốn lấy lại tiền thì cần thông báo trước một thời gian nhất định để bên vay hoàn lại tiền. Nếu chỉ là thuần túy vay mượn bình thường thì không đến mức bị truy nã. Theo kinh nghiệm tôi đánh giá vụ việc có tình tiết phức tạp khác." 31751,Những trường hợp nào bên mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho nhà chung cư bị doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm?,"Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau: Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc ... 3. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau: a) Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật. b) Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. c) Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. ... Như vậy , doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong các trường hợp sau: - Nhà chung cư chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật. - Nhà chung cư không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc - Nhà chung cư có biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. - Nhà chung cư đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Trân trọng!" 12257,"Chiều tối 29/01/2015, gia đình nội tôi họp về chuyện gia đình tại nhà cháu. Gia đình có 5 anh em trai, họp được 1 lúc thì xảy ra cãi nhau do không đồng nhất ý kiến, có 3 bác đã về, còn lại 1 chú và bố tôi. Sau đó, có tiếng to, vợ của chú nghe cãi nhau, liền chạy qua nhà cháu kéo chồng về, chú không về còn đánh mợ gãy cả sống mũi. Sau đó mọi người đưa mợ về nhà, còn nhà tôi đóng cửa lại. Một lúc sau chú qua nhà đập cửa ầm ầm, gọi mở cửa. Tôi định mở cửa thì thấy 1 con dao đưa vào qua khe cửa nên ko dám mở cửa và bảo chú về nhà, có gì mai nói chuyện. Chú cứ đập của liên tục, sau đó mang 1 cái rựa qua đập vào nhà tôi, đòi mở cửa cho bằng được, cửa kính đã vỡ và gỗ đã hỏng 1 phần. Lúc đó, tôi gọi công an phường tới giải quyết. Hiện công an đang giữ 1 cái rựa và 1 cái dùi do chú đang cầm trên tay để đập vào nhà tôi. Tôi xin hỏi sự việc như trên thì chú có bị xử lý không","Bạn không cung cấp đầy đủ các thông tin như: hành vi của chú bạn cụ thể như thế nào, hành vi đó nhằm mục đích gì... Do vậy, rất khó để xác định được hành vi của chú bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hay không hoặc có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Tuy nhiên, nếu hành vi của chú bạn là nguyên nhân gây ra hư hỏng tài sản của nhà bạn (cửa kính vỡ và gỗ hỏng một phần) thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chú bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả đó. Ðiều 604 Bộ luật Dân sự quy định: Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm (theo Ðiều 608 Bộ luật Dân sự): - Tài sản bị mất; - Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Vậy, gia đình bạn có thể xác định thiệt hại tài sản để yêu cầu chú bạn bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả." 26540,"Trước đây tôi góp cổ phần trong một doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp gặp khó khăn, tôi đã dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm nghĩa vụ vay vốn ngân hàng cho công ty, Hiện nay, công ty hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể và không thực hiện nghĩa vụ trả lãi hàng tháng cho ngân hàng nên ngân hàng đã làm thủ tục kiện và phát mại tài sản để thu hồi vốn. Đề nghị luật sư tư vấn: Tôi phải làm thế nào để yêu cầu công ty trả lại tài sản cho tôi. (Đỗ Văn Quang – Hà Nam)","Luật gia Bùi Việt Hòa - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật để anh tham khảo như sau: Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp: “2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp” (khoản 2 Điều 201). Theo thông tin anh cung cấp thì doanh nghiệp của anh hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể. Nhưng theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp của anh phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Do vậy, Ngân hàng có quyền yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng trước khi giải thể. Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: Xử lý tài sản thế chấp “Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này” (Điều 355) Xử lý tài sản cầm cố ""Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố"" (Điều 336) Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố ""Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó"" (Điều 338). Vì anh đã tự nguyện dùng tài sản thuộc quyền sở hữu/sử dụng của anh để đảm bảo cho nghĩa vụ của doanh nghiệp tại Ngân hàng nên khi doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ đó thì bạn phải phối hợp với ngân hàng trong việc xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác. Như vậy, nếu không muốn bị Ngân hàng phát mại tài sản thuộc quyền sử dụng của anh thì anh có thể thỏa thuận lại với Doanh nghiệp về việc ưu tiên thanh toán khoản nợ của ngân hàng trước khi giải thể." 23317,Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký trong trường hợp có nhiều tài sản thế chấp trong một hợp đồng thế chấp bao gồm giấy tờ gì?,"Tại Điều 16 Thông tư 07/2019/TT-BTP có quy định về đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký như sau: Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký 1. Trường hợp có nhiều tài sản thế chấp trong một hợp đồng thế chấp mà các bên có yêu cầu đăng ký thay đổi với nội dung vừa rút bớt vừa bổ sung một hoặc một số tài sản thế chấp mà không thuộc trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP (ví dụ: rút bớt 01 thửa đất đã thế chấp, bổ sung 02 tài sản gắn liền với đất) thì người yêu cầu đăng ký chỉ cần nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu đăng ký thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP. 2. Đối với trường hợp đăng ký thay đổi quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này thì trong Phiếu yêu cầu, các bên kê khai chi tiết về tài sản rút bớt, gồm các thông tin sau: tên dự án, địa chỉ dự án và các thông tin khác để xác định được cụ thể tài sản rút bớt (ví dụ: rút bớt tài sản là căn hộ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì kê khai số của căn hộ, diện tích căn hộ, số tầng, tên tòa nhà...). Trường hợp rút bớt nhiều căn hộ, công trình xây dựng trong cùng một dự án đầu tư xây dựng nhả ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng thì các bên lập danh mục căn hộ, công trình xây dựng và mô tả chi tiết các thông tin như thông tin kê khai về tài sản rút bớt tại khoản này. 3. Trường hợp đã đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, nay người sử dụng đất xây công trình xây dựng không phải là nhà ở trên đất và có nhu cầu đăng ký bổ sung tài sản thế chấp thì các bên có thể yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trước hoặc cùng với việc đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký. Như vậy, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký trong trường hợp có nhiều tài sản thế chấp trong một hợp đồng thế chấp bao gồm giấy tờ sau: - Phiếu yêu cầu đăng ký thay đổi (01 bản chính); - Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp (trừ trường hợp đăng ký thay đổi đối với tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai đã hình thành quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP ) hoặc Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản về bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo thỏa thuận của các bên (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) hoặc Văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; - Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận; - Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu). Lưu ý: Hồ sơ trên được áp dụng đối với trường hợp có nhiều tài sản thế chấp trong một hợp đồng thế chấp mà các bên có yêu cầu đăng ký thay đổi với nội dung vừa rút bớt vừa bổ sung một hoặc một số tài sản thế chấp mà không thuộc trường hợp xóa đăng ký. Mẫu đơn yêu cầu đăng ký thay đổi, sửa chữa nội dung đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)" 15030,Xin hỏi khi có người làm thủ tục hiến xác và thông báo thì cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác cần có những trách nhiệm gì?,"Căn cứ Khoản 3 Điều 19 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định về nội dung trên như sau: Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến xác, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây: - Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan về hiến xác; - Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; - Cấp thẻ đăng ký hiến xác cho người hiến. Trân trọng!" 17328,"Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng gồm những gì? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn như sau: Tôi đang chuẩn bị giấy tờ để xin cấp phép kinh doanh dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng nhưng chưa nắm hồ sơ cần chuẩn bị gồm những gì. Mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Trường hợp của bạn, pháp luật có quy định tại Khoản 1, 2 Điều 43 Luật An toàn thông tin mạng 2015. Cụ thể như sau: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được lập thành năm bộ, gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trong đó nêu rõ loại hình sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng sẽ kinh doanh; b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương; c) Bản thuyết minh hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật; d) Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ; đ) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật. Trên đây là quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật An toàn thông tin mạng 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 9704,Trước khi lập di chúc bắt buộc phải đi khám tổng quát?,"Tôi hiện tại, muốn lập di chúc để lại nhà đất cho con tôi. Hiện tại, sức khỏe của tôi vẫn còn tốt. Không biết theo quy định thì tôi có bắt buộc phải đi khám sức khỏe tổng quát để biết về tình trạng sức khỏe của mình không?" 23435,Cấp bản sao trích lục hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc cấp bản sao trích lục hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Minh Thư (thu****@gmail.com),"Cấp bản sao trích lục hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 18 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài như sau: 1. Cơ quan đại diện đang lưu trữ Sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao trích lục hộ tịch theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trường hợp cá nhân đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện nay về cư trú tại Việt Nam thì Bộ Ngoại giao thực hiện cấp bản sao trích lục hộ tịch. 2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu cấp bản sao trích lục từ Sổ hộ tịch, Thủ trưởng Cơ quan đại diện cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. 3. Việc cấp bản sao trích lục hộ tịch tại Bộ Ngoại giao được thực hiện tương tự quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp Bộ Ngoại giao chưa nhận được Sổ hộ tịch từ Cơ quan đại diện chuyển lưu, thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao đề nghị Cơ quan đại diện cung cấp thông tin. Cơ quan đại diện có trách nhiệm trả lời Bộ Ngoại giao trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả trả lời của Cơ quan đại diện, Bộ Ngoại giao cấp cho người yêu cầu bản sao trích lục. Trên đây là quy định về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch tại Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP để hiểu rõ hơn về điều này. Trân trọng!" 14594,Người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?,"Căn cứ Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định tiêu chuẩn của người ứng cử: Tiêu chuẩn của người ứng cử 1. Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội. 2. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương. Như vậy, người ứng cử phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: (1) Người ứng cử đại biểu Quốc hội - Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. - Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. - Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. - Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. (2) Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân - Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. - Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. - Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. - Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm." 24644,"Tôi và anh A kết hôn năm 2010, đến năm 2011 vợ chồng tôi có một đứa con trai. Trải qua thời gian chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, đến năm 2015, vợ chồng tôi ly hôn, tòa án giao cho tôi nuôi dưỡng con và chồng tôi có nghĩa vụ trợ cấp tiền nuôi con đến năm 18 tuổi. Tuy nhiên, đến nay tôi chưa nhận được tiền nuôi con từ chồng cũ. Chồng tôi còn nói là theo quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình, chỉ cần tôi kết hôn với người khác thì anh ấy sẽ không phải trợ cấp tiền nuôi con nữa. Xin hỏi là chồng tôi nói như vậy có đúng không và nếu tôi kết hôn lần nữa thì làm cách nào để con tôi có thể tiếp tục nhận tiền trợ cấp từ cha?","Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ, trong trường hợp vợ chồng ly hôn, sau khi ly hôn “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” cho dù điều kiện kinh tế, mức sống của người trực tiếp nuôi con như thế nào, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Như vậy, căn cứ vào quy định trên, sau khi vợ chồng bạn ly hôn, chồng bạn là người không trực tiếp nuôi con nên có nghĩa vụ về cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Chồng bạn buộc phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và quyết định ly hôn Tòa án đã tuyên. Bên cạnh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con, vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn cũng được đặt ra. Cụ thể, Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”. Về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: “1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình; 2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi; 3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng; 4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết; 5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn; 6. Trường hợp khác theo quy định của luật”. Áp dụng quy định trên vào trường hợp của bạn, chồng bạn chỉ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn khi con bạn thuộc các trường hợp 1, 2, 3, 4, 6 ở trên. Riêng đối với trường hợp 5 được áp dụng đối với nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Tức là, việc bạn kết hôn với người khác không làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn đối với con bạn mà chỉ làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn với bạn (nếu có). Trong trường hợp chồng bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình theo quyết định của Tòa án, bạn có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án (kèm theo Quyết định đến Chi cục thi hành án nơi bạn ly hôn) để đề nghị Chi cục Thi hành án tiến hành thủ tục yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ." 926,"Chào Ban biên tập, tôi tên Nguyễn Huy, tôi mới tốt nghiệp Đại học Luật ra, vừa hay có kỳ thi tuyển công chức, thấy mình đáp ứng đủ các điều kiện theo yêu cầu nên có đến mua hồ sơ dự thi. Khi về nhà làm thì tôi thấy có yêu cầu về lý lịch tư pháp, trong đó có phiếu lý lịch tư pháp nhưng tôi vẫn chưa rõ lắm cụm từ này, nên Ban biên tập hỗ trợ giúp: Lý lịch tư pháp là gì? Phiếu lý lịch tư pháp là như thế nào? (*****@gmail.com)","Tại Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định: Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Bên cạnh đó, chúng tôi thông tin thêm đến bạn mục đích quản lý lý lịch tư pháp: - Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. - Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng. - Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự. - Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Có thể tham khảo thêm tại: Cách tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp (276696) Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại? (276674) Ai có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp? (276686) Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn. Trân trọng!" 27084,Bình đẳng giới có mục tiêu như thế nào?,"Nước ta đang tiến hành thực hiện các công việc nhằm bình đăng giữa nam và nữ trong các quan hệ xã hội. Vậy Ban bien tập cho tôi hỏi: Mục tiêu của bình đẳng giới là gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! Trả lời: Bình đẳng giới được hiểu là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Theo đó, tại Điều 4 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định về mục tiêu của bình đăng giới như sau: Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Trên đây là nội dung giải đáp về mục tiêu của bình đẳng giới. Mục tiêu của bình đẳng giới được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)" 26264,Công dân nước ngoài muốn nhập quốc tịch Việt Nam bắt buộc phải nói được tiếng việt ở mức giao tiếp?,"Căn cứ Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau: 1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. 2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. Như vậy, một trong những yếu tố để được nhập quốc tịch Việt Nam là biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam, vấn đề này mang tính linh hoạt và cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét khi bạn làm thủ tục, còn nếu bạn thuộc một trong những trường hợp tại Khoản 2 nêu trên thì không phải đáp ứng điều kiện trên. Trân trọng!" 14880,Công dân Việt Nam có phải về nước để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài không?,"Căn cứ Điều 8 Thông tư 07/2023/TT-BNG quy định về nơi đăng ký kết hôn với người nước ngoài như sau: Thẩm quyền đăng ký kết hôn Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ là công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với nhau hoặc với người nước ngoài. Ngoài ra, căn cứ Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BNG quy định về cơ quan đại diện có thẩm quyền làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài như sau: Thẩm quyền đăng ký hộ tịch ... 2. Đối với những nước mà Việt Nam có từ hai Cơ quan đại diện trở lên thì thẩm quyền đăng ký hộ tịch thuộc Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự mà người yêu cầu cư trú. 3. Đối với những nước hoặc vùng lãnh thổ chưa có Cơ quan đại diện thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện thuận tiện nhất. Như vậy, công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài không bắt buộc phải về nước để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Công dân có thể tới các cơ quan đại diện của Việt Nam tại khu vực lãnh sự nơi công dân đang cư trú để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Đối với những nước mà Việt Nam có từ hai Cơ quan đại diện trở lên thì công dân Việt Nam tới làm thủ tục tại Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự mà công dân đang cư trú. Còn với những nước chưa có Cơ quan đại diện của Việt Nam thì công dân tới Cơ quan đại diện tại nước kiêm nhiệm hoặc nơi thuận tiện nhất để đăng ký kết hôn . Công dân Việt Nam có phải về nước để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài không? (Hình từ Internet)" 22545,"Ngân hàng tôi có nhận thế chấp tài sản của bên thứ 3 (ông X, bà Y) là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở căn hộ số 516, tầng 5 tòa nhà X quận XX theo Hợp đồng thế chấp số 01. Hợp đồng thế chấp số 01 có công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm (Nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm là thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà). Nửa năm sau, căn hộ được cấp Giấy chứng nhận sở hữu cho ông X, bà Y (sổ hồng). Ngân hàng đã phải nộp lại Hợp đồng mua bán căn hộ bản chính cho bên xây chung cư để cầm lại sổ hồng. Tuy nhiên, thời điểm này bên thế chấp không phối hợp với ngân hàng ký hợp đồng thế chấp để đi đăng ký thế chấp cho sổ hồng. Vậy, Hợp đồng thế chấp số 01 có bị vô hiệu không? Ngân hàng đã có đủ căn cứ pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm của bên thứ 3 không? Muốn đăng ký thế chấp vào bìa 4 của sổ hồng thì có phải ký Hợp đồng thế chấp mới không?","Theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu khi “không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này”. Do đó, trường hợp Hợp đồng số 01 đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 122 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Hợp đồng số 01 vẫn có hiệu lực pháp luật. Trường hợp có căn cứ xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 56 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì việc xử lý tài sản thế chấp là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm. Trường hợp Ngân hàng muốn đăng ký thế chấp tài sản là nhà ở và thể hiện nội dung đăng ký thế chấp nhà ở vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thìcác bên phải ký hợp đồng thế chấp mới." 6556,"Vui lòng cho tôi hỏi: Khi cha, mẹ ở xa không trực tiếp đi khai sinh cho con được mà ông bà đi. Thì khi ông bà đi thực hiện thủ tục khai sinh cho cháu thì cần những giấy tờ gì? Mong sớm nhận hồi đáp.","Tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định Trách nhiệm đăng ký khai sinh: - Tờ khai đăng ký khai sinh; - Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp); Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. - Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân; giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn); sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ). Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có quy định: Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh. => Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi ông, bà đi thực hiện việc khai sinh cho cháu thì phải có các giấy tờ: - Giấy chứng sinh. - Giấy tờ tùy thân của ông, bà - Giấy đăng ký kết hôn của cha, mẹ bé - Sộ hộ khẩu của cha, mẹ bé - Văn bản thống nhất về nội dung khai sinh (Họ, tên, dân tộc, nơi sinh.... ) Trân trọng." 911,"Nhà hàng xóm đi qua bờ ruộng nhà em nhưng năm 2002 lại thuê địa chính xã cắt trộm luôn 3m đất ruộng nhà em vào sổ đỏ làm đường đi mà ko được sự đồng ý của nhà em. Nhà e có đầy đủ giấy tờ đất đai và lời khai của trưởng xóm và các nhân chứng nhiều tuổi trong xóm về việc xưa nay nhà họ ko có đường đi mà chỉ đi nhờ trên bờ ruộng nhà em. Năm 2005 nhà em đổ đất san bằng ruộng để trồng cây có xin phép xã, sau khi san đã mất đi bờ ruộng xưa nên nhà em cắt cho họ con đường mới rộng 1,5m dài 80m vào hết diện tích đất, nhưng gia đình họ ko chịu đòi đúng 3m đường đi như sổ đỏ và bản đồ địa chính xã mà trước đó họ đã âm thầm tự ý vẽ ra. Hai gia đình tranh chấp năm 2007 họ kiện lên tòa án tp bị thua, từ đó đến nay họ kiện liên tục từ xã lên tp gây nhiều mệt mỏi cho gia đình em. Vậy luật sư cho em hỏi bản đồ địa chính xã và sổ đỏ do tự ý họ vẽ ra, ko chứng minh được nguồn gốc đất thì có fai là phạm luật ko, gia đình em có thể kiện cán bộ địa chính xã và gd họ về tội gì?""","Việc này của gia đình bạn đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực của tòa án có thẩm quyền, hiện tại là việc thi hành bản án đó. Luật sư không rõ gia đình bạn đã yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án này chưa, nếu từ thời điểm bản án có hiệu lực đến nay gia đình bạn vẫn chưa yêu cầu cơ quan chức năng thi hành bản án thì đến thời điểm này cũng đã hết thời hạn yêu cầu thi hành bản án." 32844,"Tôi và chồng cũ ly hôn cách đây 01 năm. Tòa án đã phán quyết cho tôi trực tiếp nuôi con và chồng tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, đến đây đã 01 năm tôi vẫn không nhận được một đồng cấp dưỡng nuôi con nào từ chồng tôi. Tôi muốn báo chính quyền, công an, Tòa án để xử lý anh ta có được không? Anh ta sẽ bị xử lý như thế nào?","Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật. Như vậy: Đối với trường hợp vợ chồng bạn ly hôn, Tòa án đã hán quyết cho bạn trực tiếp nuôi con và chồng cũ của bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chung của hai người. Do đó, chồng cũ của bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con theo phán quyết của Tòa án và theo quy định của pháp luật. Trường hợp, chồng cũ của bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là trái với quy định của pháp luật. ** Tại Điều 186 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định: ""Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."" Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp chồng cũ của bạn có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe mà không thuộc trường hợp phạm Tội không chấp hành án thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì chồng cũ của bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mặt khác, Tại Điểm a Khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP có quy định: ""Điều 52. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động thi hành án dân sự ... 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;"" Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì trường hợp chồng cũ của bạn không thực hiện việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo bản án đã có hiệu lực pháp luật thì có thể bị phạt tiề từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. ** Tại Khoản 2 Điều 54 Nghị định 167/2018/NĐ-CP có quy định: ""Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: ... 2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật."" Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp chồng cũ của bạn có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ngoài ra, trường hợp chồng cũ của bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn mà còn tiếp tục không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (được quy định tại Tại Điều 186 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017). Trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì chồng cũ của bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 14660,"Thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Bạn đọc Hải Khánh, địa chỉ email: khanh***@gmail.com hỏi: Xin chào Ban biên tập, em hiện đang là sinh viên khối ngành khoa học tự nhiên. Bọn em đang học về Pháp luật đại cương, trong đó có các quy định về pháp luật tố tụng qua từng thời kỳ. Nên, cho em hỏi: Giai đoạn 2010-2015, việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập trả lời giúp em. Em xin cám ơn!","Việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 289 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau: - Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị, nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 288 của Bộ luật này. - Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà giám đốc thẩm. Trên đây là nội dung quy định về việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2004. Trân trọng!" 9647,"Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Công Anh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 43 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được quy định cụ thể như sau: 1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 2. Tình trạng án tích: a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”; b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian. 3. Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”; b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Lý lịch tư pháp 2009. Trân trọng!" 1670,"Vợ chồng tôi có một số tài sản chung. Nay vợ chồng xảy ra mâu thuẫn và chuẩn bị đưa đơn ra tòa. Tôi muốn hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về đăng ký tài sản chung của vợ chồng cũng như việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản và chia tài sản này khi ly hôn","Theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Nghị định 126/2014 ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình có quy định như sau: Về đăng ký tài sản chung của vợ chồng (Điều 12 của Nghị định) 1. Tài sản chung của vợ chồng phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 của Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu. 2. Đối với tài sản chung của vợ chồng đã được đăng ký và ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ, chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất để ghi tên của cả vợ và chồng. 3. Trong trường hợp tài sản chung được chia trong thời kỳ hôn nhân mà trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên cả vợ và chồng thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở văn bản thỏa thuận của vợ chồng hoặc quyết định của tòa án về chia tài sản chung. Về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng (Điều 13) 1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu. Về hậu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: 1. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. 2. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng. 3. Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Từ quy định nêu trên chị nghiên cứu vận dụng vào trường hợp của mình khi chia tài sản khi ly hôn...." 26118,"Cho hỏi: Theo quy định thì thẩm quyền đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài thuộc về cơ quan nào? Mong sớm nhận hồi đáp.","Thẩm quyền đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 5 Mục I Phần II Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, cụ thể như sau: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ là công dân Việt Nam thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tư pháp cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Cơ quan phối hợp: Không. Trân trọng." 14222,Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có các quyền và nghĩa vụ gì?,"Căn cứ quy định khoản 3 Điều 56 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan như sau: Theo đó tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả có các quyền và nghĩa vụ sau đây: - Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền; tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng; - Xây dựng danh mục tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền; tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan đang quản lý; phạm vi ủy quyền; hiệu lực hợp đồng ủy quyền; kế hoạch và kết quả hoạt động thu, phân chia tiền bản quyền; - Xây dựng biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền căn cứ vào các nguyên tắc theo quy định; - Thu, phân chia tiền bản quyền theo quy định tại điều lệ của tổ chức và văn bản ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thỏa thuận về mức hoặc tỷ lệ phần trăm, phương thức và thời gian phân chia tiền bản quyền; theo nguyên tắc công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật. Việc thu, phân chia tiền bản quyền từ các tổ chức tương ứng của nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; - Được giữ lại một khoản tiền trên tổng số tiền bản quyền thu được để chi cho việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thỏa thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền. Lưu ý: Mức tiền giữ lại được điều chỉnh trên cơ sở thỏa thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền và có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền thu được; - Phân chia tiền bản quyền thu được từ việc cấp phép khai thác, sử dụng cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan sau khi trừ chi phí được giữ lại trên tổng số tiền bản quyền thu được theo quy định. - Báo cáo hằng năm và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Được thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển văn hóa, khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác; - Hợp tác, ký kết các thỏa thuận đại diện có đi có lại với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan; - Thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, bảo đảm các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền được quyền ứng cử, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo, quản lý, kiểm soát của tổ chức. Trân trọng!" 27249,Cho em hỏi NVQS bây giờ 1 năm tuyển 2 đợt hay còn 1 đợt. Mấy anh hiểu biết giải đáp cho em với ạ?,"Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ trong năm như sau: Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Như vậy, theo quy định trên thì hiện nay NVQS hàng năm tuyển 1 đợt vào tháng hai hoặc tháng ba, trừ một số ngoại lệ. Trân trọng!" 843,"Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh không có giấy ủy quyền cho người khác quản lý nhà ở, nay nếu có yêu cầu đòi lại nhà có được giải quyết hay không?","Nếu không có hợp đồng giao dịch bằng văn bản thì phía người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải chứng minh là có giao dịch trong thực tế hoặc phía người đang quản lý, sử dụng nhà thừa nhận là họ đang quản lý, đang ở nhà của chủ sở hữu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nếu có tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện." 3820,"Thế nào là thời hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Đức Tuấn, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thời hiệu được quy định như thế nào trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (tuan***@gmail.com)","Thời hiệu trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 được quy định tại Điều 154 Bộ luật Dân sự 2005 như sau: Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trên đây là nội dung tư vấn về thời hiệu trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 2005. Trân trọng!" 34722,"Trong thời gian kết hôn, bố mẹ chồng có cho vợ chồng tôi một căn nhà. Căn nhà cũng đã sang tên cho chồng tôi. Hiện vợ chồng tôi đang chuẩn bị làm thủ tục ly hôn do anh có hành vi ngoại tình, vậy tôi có được hưởng tài sản là căn nhà đã được bố mẹ chồng cho trong thời kỳ hôn nhân?","Điều 33 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định: 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Quy định này có thể hiểu, nếu bố mẹ chồng chỉ ghi nhận việc cho nhà là chỉ cho con trai thì con dâu sẽ không được hưởng. Nếu việc tặng cho không ghi nhận việc này hoặc không có căn cứ cụ thể về việc tặng cho riêng thì tài sản sẽ được coi là tài sản chung của hai vợ chồng do đây là tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân. Do đó, khi ly hôn nếu đã xác định được đây là tài sản riêng của chồng thì căn nhà này vẫn thuộc về chồng bạn, bạn không được quyền chia tài sản. Trường hợp chồng bạn không chứng minh được là tài sản riêng thì xác định là tài sản chung của hai vợ chồng, khi đó, căn nhà sẽ được chia theo nguyên tắc chia đôi. Trân trọng!" 20679,Các hành vi nào bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?,"Căn cứ Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình: Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; ... Theo đó, nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Yêu sách của cải trong kết hôn; - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính - Bạo lực gia đình; - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Luật hôn nhân và gia đình được áp dụng năm 2024 là luật nào? (Hình từ Internet)" 16030,Tôi đang tìm hiểu các quy định về ngân sách nhà nước về lực lượng dự bị động viên. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì những công việc nào được Ngân sách tỉnh chi cho huy động lực lượng dự bị động viên? Xin giải đáp giúp tôi.,"Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 39-CP năm 1997 hướng dẫn Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên thì Ngân sách tỉnh chi cho nhiệm vụ xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm các công việc sau đây; 1. Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương; 2. Trả lương và các khoản phụ cấp cho quân nhân dự bị theo quy định tại khoản 1a Điều 23 của Nghị định này; 3. Xây dựng, trang bị phương tiện cho sở chỉ huy và doanh trại bảo đảm huấn luyện lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương tỉnh; 4. Dự trữ vật chất bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương tỉnh; 5. Đền bù thiệt hại phương tiện và các khoản chi phí khác do Uỷ ban nhân dân các cấp huy động để phục vụ cho huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu trong thời bình; 6. Huy động, bàn giao các đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thường trực của quân đội; 7. Huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh; 8. Trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị khi tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; 9. Thực hiện chế độ chính sách đối với nhân lực được tỉnh huy động theo quy định tại khoản 5 Điều 14 của Pháp lệnh; 10. Tập huấn động viên, in ấn sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất cho công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; 11. Chi cho các công việc khác có liên quan. Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng!" 1346,TSCĐ phục vụ hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế khấu trừ toàn bộ hay phân bổ theo tỷ lệ?,"Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số đối với phần thuế phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế GTGT. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng phần thuế này, trường hợp không hạch toán riêng được thì phân bổ theo tỷ lệ % trên doanh thu. (Khoản 2 Điều 14 TT 219/2013/TT-BTC)" 16051,Trong giấy đăng ký kết hôn thì tên tôi là Nguyễn Hồng Phước tuy nhiên trong giấy khai sinh thì tên tôi lại là Nguyễn Văn Phước. Vậy tôi có thể thay đổi thay đổi tên trong giấy khai sinh theo giấy đăng ký kết hôn được không? Mong ban biên tập hỗ trợ.,"Theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị của giấy khai sinh như sau: - Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. - Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. - Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh. => Như vậy, trong trường hợp của bạn thì bạn chỉ có thể điều chỉnh tên đệm trong giấy đăng ký kết hôn để giống với tên đệm trong giấy khai sinh. Vì theo quy định thì Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh nếu như có sai sót. Ban biên tập thông tin đến bạn." 33340,"Ngày 25/02/2005, lực lượng thanh tra liên ngành của UBND xã X, huyện Y, tỉnh H tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm trên địa bàn quản lý đã phát hiện tại khách sạn Bình Minh (do ông Nguyễn Bình M làm chủ) đang sử dụng hai nhân viên là Nguyễn Hồng T sinh năm 1990 và Lê Minh Q sinh năm 1991 làm công việc phục vụ bàn, bar tại quầy bar của khách sạn. Có ý kiến cho rằng, việc sử dụng lao động của khách sạn Bình Minh như vậy là vi phạm pháp luật lao động. Chủ tịch UBND xã X cần xử lý tình huống trên như thế nào?","Đây là tình huống sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của họ. Để giải quyết tình huống trên đúng pháp luật, cần vận dụng các quy định về thẩm quyền của UBND xã; các quy định nghiêm cấm sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của họ... đã được quy định trong pháp luật lao động; pháp luật phòng, chống mại dâm. Xác định việc sử dụng lao động chưa thành niên đang làm công việc phục vụ bàn, bar tại quầy bar của khách sạn Bình Minh có vi phạm pháp luật không? - Điều 121 Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006) quy định: “... Cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”. - Điểm b khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003 quy định: “Khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaokê, xoa bóp, tắm hơi và các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có trách nhiệm: không sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ”. - Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 09/12/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi tại các cơ sở dịch vụ lưu trú: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê và cơ sở lưu trú khác gồm phòng bảo vệ; quầy bar, lễ tân; bộ phận phục vụ buồng với các công việc bảo vệ; lễ tân; phục vụ buồng, phòng; phục vụ bàn, bar. Đối chiếu với các quy định nêu trên, có thể kết luận việc sử dụng lao động chưa thành niên đang làm công việc phục vụ bàn, bar tại quầy bar của khách sạn Bình Minh là vi phạm pháp luật lao động. Thẩm quyền giải quyết vụ việc - Theo khoản 2 Điều 181, Điều 185, khoản 4 Điều 187 Bộ luật Lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002 và năm 2006), UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình... Thanh tra nhà nước về lao động có chức năng thanh tra chính sách lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương thực hiện thanh tra nhà nước về lao động. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền: quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Theo khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, UBND các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻ em được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khoẻ, lứa tuổi trong phạm vi địa phương. - Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 về xử phạt hành chính vi phạm pháp luật lao động: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người lao động chưa thành niên theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành được quy định tại Điều 121 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002. - Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP quy định: “Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền... phạt tiền đến 20.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính....”. Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP quy định: “Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền... phạt tiền đến 20.000.000 đồng, áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này”. Đối chiếu với quy định trên, Chủ tịch UBND huyện Y có thẩm quyền để xử lý vụ việc, UBND xã X không đủ thẩm quyền đình chỉ việc sử dụng lao động chưa thành niên đang làm công việc phục vụ bàn, bar tại quầy bar của khách sạn Bình Minh. Các bước mà Chủ tịch UBND xã X cần tiến hành trong thẩm quyền của mình - Chỉ đạo lực lượng thanh tra tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Bình M về hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của họ; - Chuyển giao ngay biên bản cùng các tài liệu có liên quan đến UBND huyện Y để Chủ tịch UBND huyện giải quyết theo thẩm quyền." 2464,"Mong luật sư tư vấn khi vợ chồng đã ly hôn và Tòa đã giao con cho vợ, người chồng cấp dưỡng và không bị hạn chế việc thăm nom con. Nhưng vợ cản trở điều đó thì phạt hành chính ra sao?","Căn cứ Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về h ành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau. Như vậy, hành vi trên thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định. Trân trọng!" 24652,Hướng dẫn viết thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch đúng nhất?,"Thành phần gia đình là một mục bắt buộc trong sơ yếu lý lịch. Mục này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hoàn cảnh gia đình, nguồn gốc xuất thân của người viết. Cách viết thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch đúng nhất - Vị trí: Mục này thường được đặt ở phần thông tin nhân thân, ngay sau mục họ tên, ngày tháng năm sinh. - Nội dung: Mục này cần ghi rõ thành phần gia đình của tất cả các thành viên trong gia đình, bao gồm: + Họ tên + Năm sinh + Nghề nghiệp + Nơi ở - Cách ghi: + Tên các thành viên trong gia đình phải viết hoa chữ cái đầu. + Niên đại cần ghi đầy đủ năm, tháng, ngày. + Nghề nghiệp cần ghi rõ tên ngành nghề, chức danh. + Nơi ở cần ghi rõ địa chỉ cụ thể. Lưu ý: - Trong trường hợp người viết là con nuôi, con riêng, con dâu, con rể,... thì cần ghi rõ mối quan hệ với người nuôi dưỡng, cha mẹ đẻ,... - Trong trường hợp người viết là người độc thân, thì cần ghi rõ là ""Chưa lập gia đình"". - Trong trường hợp người viết là người đã ly hôn, thì cần ghi rõ là ""Đã ly hôn"" và nêu rõ thông tin của người chồng/vợ cũ. - Mục thành phần gia đình cần được viết trung thực, chính xác, không được tẩy xóa, sửa chữa. - Người viết cần chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong mục này. Dưới đây là mẫu sơ yếu lý lịch xin việc mới nhất năm 2024: Xem chi tiết và tải về mẫu sơ yếu lý lịch xin việc mới nhất năm 2024 Tại đây" 12642,"Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Đây là câu hỏi mà em rất mong nhận được sự tư vấn từ các anh chị trong Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn. Em là Trần Quỳnh Trang (email: n***gmail.com), hiện đang sống tại Đà Nẵng.","Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử đã được quy định cụ thể tại Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005. Theo đó, điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử được quy định như sau: 1. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây: a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng; b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký; c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện; d) Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện. 2. Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là bảo đảm các điều kiện an toàn quy định tại khoản 1 Điều này. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2005. Trân trọng!" 29826,"Tôi vay tiền ngân hàng để mua xe bằng cách thế chấp tài sản là chính chiếc xe của mình đã mua trong vòng 3 năm. Đến nay đã quá hạn mà tôi chưa thanh toán xong tiền nợ, vậy chiếc xe của tôi bị xử lý như thế nào?","Bên nhận thế chấp tài sản có các quyền sau đây (Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2005): - Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó; - Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp; - Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; - Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng; - Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; - Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai; - Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật và được ưu tiên thanh toán. Như vậy, theo quy định của pháp luật, trong trường hợp đến hạn trả nợ mà anh A không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu bạn giao chiếc xe đó cho ngân hàng để xử lý. Việc xử lý chiếc xe được thực hiện theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Ngân hàng được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản thế chấp. Tiền bán chiếc tàu được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho ngân hàng sau khi trừ chi phí bảo quản, bán chiếc xe và các chi phí cần thiết khác có liên quan để bán chiếc xe; việc thanh toán cho ngân hàng theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bạn; nếu tiền bán còn thiếu thì bạn phải trả tiếp phần còn thiếu đó (Theo Điều 355 Bộ luật Dân sự năm 2005)." 1594,Thủ tục sử dụng sổ đỏ vay ngân hàng quy định như thế nào?,Dựa trên quy định từ Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật Dân sự 2015 thì thủ tục sử dụng sổ đỏ để vay ngân hàng được thực hiện như sau: Bước 1 : Khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nộp hồ sơ tại ngân hàng. Bước 2 : Ngân hàng thẩm định hồ sơ và tài sản bảo đảm (sổ đỏ). Bước 3 : Ngân hàng thông báo kết quả thẩm định cho khách hàng. Bước 4 : Hai bên ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản. Bước 5 : Ngân hàng giải ngân cho khách hàng. 19402,"Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Họ đầu thảo được hiểu như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!","Họ đầu thảo được hiểu theo quy định tại Điều 19 Nghị định 144/2006/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau: Họ đầu thảo là họ mà theo sự thoả thuận giữa những người tham gia họ, chủ họ được lĩnh toàn bộ các phần họ trong một kỳ mở họ và không phải trả lãi cho các thành viên khác. Trong các kỳ mở họ khác, thành viên trả lãi cao nhất được lĩnh họ và phải trả lãi cho các thành viên khác. Trên đây là nội dung trả lời về họ đầu thảo. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 144/2006/NĐ-CP. Trân trọng!" 7524,"Cháu Hùng (tám tuổi) đùa nghịch làm cháu Sinh (sáu tuổi) ngã gãy tay phải nằm viện để điều trị. Trong trường hợp này, ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cháu Sinh?","Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau: - Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. - Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật Dân sự (Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý). Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Như vậy, trong trường hợp này cháu Hùng mới có tám tuổi nên cha mẹ cháu Hùng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho cháu Sinh. Nguồn: nguoiduatin.vn" 34506,Cử người quản lý di sản là một trong những người thừa kế có được không?,"Căn cứ Điều 616 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về người quản lý di sản như sau: 1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. 2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. 3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý. Do cha bạn mất không để lại di chúc cho nên bạn và những người thừa kế khác có quyền thỏa thuận và cử ra người quản lý di sản, trường hợp bạn và những người thừa kế khác không thỏa thuận cử được người quản lý di sản thì tất cả những người thừa kế bao gồm cả bạn là người quản lý di sản. Cử người quản lý di sản là một trong những người thừa kế có được không? (Hình từ Internet)" 217,Xin giấy xác nhận độc thân để làm gì?,"Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ, khi làm thủ tục đăng ký kết hôn, nam, nữ phải nộp bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay còn gọi là giấy xác nhận độc thân, cụ thể: Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ... 2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng. ... Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định, một trong các hành vi bị nghiêm cấm là: Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ... 2. Cấm các hành vi sau đây: ... c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; ... Theo đó, tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau: Tài sản chung của vợ chồng 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. ... Tại khoản 1 Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; 3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; 4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; 5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; 6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. Như vậy, xin giấy xác nhận độc thân nhằm mục đích: - Dùng để đăng ký kết hôn: khi cá nhân muốn đăng ký kết hôn phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho cơ quan hộ tịch theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP . (Bởi vì, theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ) - Mục đích mua bán, chuyển nhượng đất đai tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: khi mua bán đất đai, cần phải có xác nhận tình trạng độc thân để kiểm tra người mua, người bán có đang trong quan hệ hôn nhân với người khác không nhằm không bỏ sót những người đồng sở hữu khác khi thực hiện chuyển quyền tài sản đó cho người khác. - Mục đích vay vốn ngân hàng: khi vay vốn ngân hàng, các ngân hàng thường yêu cầu cung cấp đăng ký kết hôn, giấy xác nhận độc thân để xác định tình trạng hôn nhân của người vay. Thông qua đó để xác định những cá nhân có nghĩa vụ trả nợ. Xin giấy xác nhận độc thân để làm gì? Ở đâu? Mỗi cá nhân sẽ được cấp bao nhiêu giấy xác nhận độc thân? (Hình từ Internet)" 9339,"Mẹ tôi có chung sống với 1 người năm 1981 và có 1 con chung (ko có đkkh). Sau đó người đàn ông đó bỏ đi mất biệt đến nay cũng ko biết tin tức gì. Năm 1984 mẹ có gặp ba tôi và sống cùng nhau đến tận hiện tại và có 3 con chung. Bây giờ mẹ tôi muốn làm giấy đkkh với ba tôi thì có cần phải làm thủ tục ly hôn với người trước không ạ? Vì tôi nghe người ta nói sống chung trước năm 1986 sẽ đều là vợ chồng, tha thiết chờ câu trả lời ạ. Chân thành cảm ơn! Thùy Linh - linh*****@gmail.com","Theo quy định tại Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 thì: Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì: “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; - Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; - Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết. ==> Như bạn trình bày thì mẹ bạn đã chung sống với 1 người năm 1981 và có 1 con chung và không đăng ký kết hôn. Sau đó, người đàn ông ấy biệt tích không có tin tức gì. Năm 1984 mẹ bạn ba tôi và sống cùng nhau đến tận hiện tại và có 3 con chung và cũng không đăng ký kết hôn. Từ những thông tin bạn cung cấp và quy định của pháp luật chúng tôi sẽ phân tích như sau: Theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. ""Người đang có vợ hoặc có chồng"" theo hướng dẫn trên là người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết. Đối với 2 cuộc hôn nhân này đều diễn ra trước thời điểm ngày 03-01-1987. Tuy nhiên, đối với cuộc hôn nhân thứ nhất thì người đàn ông đó bỏ đi biệt tích, nếu như người đàn ông đó được Tòa án tuyên bố là đã chết thì cuộc hôn nhân thứ nhất đó coi như chấm dứt, ba mẹ bạn đã gặp và chung sống với nhau từ năm 1984 thì không đăng ký kết hôn họ vẫn được công nhận là vợ chồng, nếu muốn đăng ký kết hôn thì không cần phải làm thủ tục ly hôn. Còn nếu như người đó không được Tòa án tuyên bố mất tích thì cuộc hôn nhân đó vẫn còn tồn tại. Do đó, dù mẹ bạn gặp và chung sống với ba bạn từ năm 1984 thì vẫn xem như là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy, nếu muốn đăng ký kết hôn với bố bạn thì phải làm thủ tục ly hôn. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 2231,"Tôi có nhận thế chấp 1 căn nhà bằng giấy viết tay trong vòng 3 năm, bắt đầu từ tháng 2/2012 với ông A. Nguồn gốc ngôi nhà là: nhà của cha mẹ cho 2 anh em ông A (có công chứng). Trong hợp đồng thế chấp thì ông A ký hợp đồng, và người em là người làm chứng. Khi nhận thế chấp thì tôi ký hợp đồng cho ông A thuê nhà đó. Sau khi tìm hiểu thì được biết ông A đã bán nhà này cho người em. Tôi phải liên hệ với ai và làm như thế nào để xác định nhà đã chuyển nhượng cho em trai. Tôi có thể tới nhà đó để ở hay cho người khác thuê không vì trong hợp đồng thế chấp có ghi: trong thời hạn 3 năm có quyền sử dụng nhà. Tôi phải làm như thế nào để lấy lại tiền nhận thế chấp nhà, hoặc lấy nhà theo hợp đồng thế chấp được không? Gửi bởi: Thanh Thanh","Bạn không nêu rõ trong câu hỏi nhưng có thể hiểu rằng: bạn cho ông A vay tiền và nhận bảo đảm là nhà ở. Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi không đi sâu vào tìm hiểu ngôi nhà có phải là tài sản hợp pháp của ông A hay không và mặc nhiên coi hai bên đã thực hiện giao dịch theo đúng trình tự, thủ tục luật định. 1. Về việc bạn hỏi: bạn có thể tới nhà đó để ở hay cho người khác thuê không. Bộ luật Dân sự quy định Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Bên thế chấp có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thỏa thuận. Bên nhận thế chấp được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp. Từ quy định trên có thể thấy rõ, thế chấp chỉ là một biện pháp để đảm bảo cho nghĩa vụ dân sự của ông A đối với bạn. Việc thế chấp này không đương nhiên chuyển quyền sở hữu ngôi nhà từ ông A sang bạn. Do vậy, bạn không thể thực hiện quyền của chủ hữu như: đến ngôi nhà đó để ở hoặc cho người khác thuê. 2. Để lấy lại tiền đã cho vay thì đương nhiên bạn phải tìm gặp ông A và yêu cầu ông A thực hiện nghĩa vụ với mình. Nếu được thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết. Trong đơn khởi kiện, bạn cần nêu rõ: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Toà án nhận đơn khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người khởi kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; - Tên, địa chỉ của người bị kiện; - Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; - Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; - Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; - Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án; Khi yêu cầu tòa giải quyết thì bạn có thể xuất trình các giấy tờ, tài liệu chứng minh nghĩa vụ của ông A với mình. Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc bạn có được lấy luôn ngôi nhà là tài sản thế chấp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ngôi nhà có đúng là sở hữu hợp pháp của bên thế chấp hay không, thỏa thuận của các bên có hợp pháp không, các bên có thực hiện đúng thủ tục quy định của pháp luật hay không... Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý với bạn: Theo như thông tin bạn cung cấp thì hợp đồng thế chấp có hiệu lực ba năm từ tháng 02/2012 nên có thể thấy rằng nghĩa vụ của ông A vẫn chưa đến thời hạn thực hiện. Nếu chưa khẳng định chắc chắn ông A đã vi phạm nghĩa vụ với mình thì bạn chưa nên khởi kiện ra tòa để giải quyết, bạn nên tìm gặp ông A trước." 31967,"Tôi bị mất Chứng minh nhân dân, tôi phải làm lại Chứng minh nhân dân mới, nhưng qua tìm hiểu tôi thấy hiện tại đã cấp thẻ Căn cước công dân. Tôi đang phân vân và muốn hỏi rõ thẻ Căn cước công dân và Chứng minh nhân dân mới (loại 12 số) khác nhau như thế nào?","Chúng tôi xin đưa ra so sánh chi tiết như sau: 1/ Định nghĩa: + Chứng minh nhân dân 12 số: Căn cứ Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. + Thẻ Căn cước công dân: Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 thì Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân 2/ Năm cấp: + Chứng minh nhân dân 12 số: 2012 + Thẻ Căn cước công dân: 2016 3/ Thời hạn sử dụng: + Chứng minh nhân dân 12 số: 15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại. Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 57/2013/TT-BCA + Thẻ Căn cước công dân: Được tính theo độ tuổi phải đổi thẻ như sau: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Theo Điều 5 Thông tư 61/2015/TT-BCA 4/ Thời gian thực hiện thủ tục: + Chứng minh nhân dân 12 số: Tại thành phố, thị xã: Cấp mới, cấp đổi: Không quá 07 ngày làm việc. Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Không quá 20 ngày làm việc. Các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày làm việc. Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP. + Thẻ Căn cước công dân: Tại thành phố, thị xã: Cấp mới, cấp đổi: Không quá 07 ngày làm việc. Cấp lại: không quá 15 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Không quá 20 ngày làm việc. Các khu vực còn lại: Không quá 15 ngày làm việc. Theo Điều 25 Luật căn cước công dân 2014. 5/ Kích cỡ, hình dạng thẻ: + Chứng minh nhân dân 12 số: Hình chữ nhật: - Chiều dài 85,6mm. - Chiều rộng 53,98mm. Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA. + Thẻ Căn cước công dân: Hình chữ nhật, bốn góc được cắt tròn: - Chiều dài 85,6 mm. - Chiều rộng 53,98 mm. - Độ dày 0,76 mm. Theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA. 6/ Nội dung mặt trước của thẻ: + Chứng minh nhân dân 12 số: - Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm. - Có giá trị đến (ngày, tháng, năm). - Tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. - Chữ ""Chứng minh nhân dân"". - Số CMND (12 số) - Họ và tên khai sinh. - Họ và tên gọi khác. - Ngày tháng năm sinh. - Giới tính. - Dân tộc. - Quê quán. - Nơi thường trú. Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA. + Thẻ Căn cước công dân: - Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân. - Có giá trị đến. - Tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. - Dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”. - Số. - Họ và tên. - Ngày, tháng, năm sinh. - Giới tính. - Quốc tịch. - Quê quán. - Nơi thường trú. Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA. 7/ Nội dung mặt sau của thẻ: + Chứng minh nhân dân 12 số: - Mã vạch 02 chiều. - Ô trên: vân tay ngón trỏ trái. - Ô dưới: vân tay ngón trỏ phải. - Đặc điểm nhận dạng. - Ngày tháng năm cấp CMND - Chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu. Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA. Hình ảnh: + Thẻ Căn cước công dân: - Trên cùng là mã vạch hai chiều; - Ô trên: vân tay ngón trỏ trái. - Ô dưới: vân tay ngón trỏ phải của người được cấp thẻ Căn cước công dân. - Đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ. - Ngày, tháng, năm cấp thẻ Căn cước công dân. - Họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân. Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA. 8/ Vật liệu làm thẻ: + Chứng minh nhân dân 12 số: Chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt. Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 57/2013/TT-BCA. + Thẻ Căn cước công dân: Chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt. Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA. 9/ Mức phí cấp mới, đổi, cấp lại: + Chứng minh nhân dân 12 số: Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera) - Cấp mới: 30.000 đồng. - Cấp đổi: 50.000 đồng. - Cấp lại: 70.000 đồng. Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh) - Cấp mới: 20.000 đồng. - Cấp đổi: 40.000 đồng. - Cấp lại: 60.000 đồng. Theo Điều 2 Thông tư 155/2012/TT-BTC. + Thẻ Căn cước công dân: - Đổi: 50.000 đồng. - Cấp lại: 70.000 đồng. Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 170/2015/TT-BTC." 25271,"Cha mẹ sinh tôi ra với hình hài là nam giới nhưng không hiểu sao tôi lại thích làm phụ nữ và tôi yêu một người nam. Nhiều lần tôi thuyết phục gia đình cho tôi đi chuyển giới và gia đình cũng đồng cảm với tôi. Cho tôi hỏi khi nam chuyển thành nữ thì những giấy tờ hộ tịch của tôi có được chuyển không? Luật quy định như thế nào?  Phạm Thái Tài (quận Bình Thạnh, TP.HCM)","Bộ luật Dân sự 2015 có hai điều riêng biệt: Xác định lại giới tính (Điều 36) và Chuyển đổi giới tính (Điều 37) . Xác định lại giới tính áp dụng với người sinh ra không rõ ràng là nam hay nữ, còn chuyển đổi giới tính áp dụng với những ai có nhu cầu thay đổi giới tính bẩm sinh của mình. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính. Việc xác định lại giới tính hay chuyển đổi giới tính đều phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cũng tại hai Điều 36 và 37 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính đều có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan. Vì thế, về nguyên tắc thì kể từ ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực), sau khi chuyển giới hợp pháp, bạn có quyền đăng ký thay đổi những giấy tờ hộ tịch của mình. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 chỉ mới cho phép cá nhân được xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính; còn cách thức, thủ tục, trình tự thực hiện ra sao thì vẫn phải chờ hướng dẫn tiếp." 24311,Thủ tục đăng ký nhận cha con được thực hiện như thế nào?,"Tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con như sau: Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con 1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. Như vậy, thủ tục đăng ký nhận cha con được thực hiện như sau: Bước 1: Nộp tờ khai đăng ký nhận cha con theo mẫu quy định Nộp chứng cứ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Lưu ý: Khi đăng ký nhận cha con thì các bên phải có mặt. Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ trên. Nếu thấy việc nhận cha con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. Trân trọng!" 27755,"Khi nào thì bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên?","Căn cứ tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau: Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên 1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; b) Phá tán tài sản của con; c) Có lối sống đồi trụy; d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. 2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Như vậy, cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; - Phá tán tài sản của con; - Có lối sống đồi trụy; - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. - Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này. Trân trọng!" 2310,Trường hợp nào cá nhân có quyền thay đổi tên?,"Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Quyền thay đổi tên 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong các trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của con mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; - Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; - Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; - Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; - Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; - Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; - Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định." 19537,"Em năm nay 15 tuổi. Mẹ em đã mất được hơn một năm nay, nhà em giờ chỉ còn mình em và bố. Bố em thường xuyên uống rượu bia và đánh đập, hành hạ em. Trước khi mẹ em mất, nhà em có một mảnh đất diện tích 200 m2. Sau thời gian hơn 6 tháng mẹ em mất bố em đã bán đi một nửa mảnh đất ấy. Xin hỏi khi mẹ em mất, mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ mà em là con gái thì em có được hưởng số tài sản đó không? Bố em bảo con gái đi lấy chồng là hết không được gì hết. Em muốn hỏi thêm nữa là bố em hành hạ, đánh đập em như thế có vi phạm pháp luật không?","Công ty Luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau: Tại điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của các con chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, đạo đức xã hội. Tại điều 64 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con. Tóm lại nếu bố bạn có hành vi hành hạ, đánh đập thì bố bạn đang có hành vi vi phạm pháp luật. Để ngăn cản những hành vi đó, bạncần nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Tổ hòa giải… để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Trong trường hợp bố không nhận rõ được hành vi sai trái của mình mà vẫn có hành vi ngược đãi, hành hạ con cái thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, bố bạn có thể phạm tội hành hạ người khác được quy định tại điều 110 Bộ luật Hình sự. Về phần tài sản trong trường hợp này, tài sản chung của bố mẹ bạn có 200m2 đất. Sau khi mẹ bạn mất, tài sản chung sẽ được chia đôi cho bố cháu một nửa, nửa kia là di sản thừa kế của mẹ bạn và được chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: “vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” (điều 676 Bộ luật Dân sự). Như vậy, theo quy định của pháp luật thì bạn được hưởng thừa kế tài sản một phần trong khối tài sản của mẹ mình. Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần liên hệ với tòa án nơi bạn đang cư trú yêu cầu được hưởng thừa kế tài sản của mẹ bạn để lại." 18486,Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như thế nào về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn?,"Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19/06/2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn: “1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.” Bạn có thể tham khảo thêm các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 để biết thêm chi tiết." 30565,Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?,"Căn cứ quy định tại Điều 5 Điều lệ của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 49/2004/QĐ-BNV , nhiệm vụ của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam gồm: - Tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và cụ thể hóa, hướng dẫn các chính sách, chế độ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán. - Tổ chức và tham gia nghiên cứu khoa học về tài chính, kế toán, kiểm toán. - Tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán khi có yêu cầu. - Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên giúp đỡ nhau nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tài chính, kế toán và kiểm toán. - Quản lý hoạt động chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của Hội viên; tuyên truyền, giáo dục Hội viên chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nhà nước và giữ gìn, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. - Tham gia tổ chức bồi dưỡng, thi tuyển, cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán và quản lý hành nghề đối với đội ngũ kế toán và kiểm toán theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Làm tròn trách nhiệm đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Hợp tác với các Hội Khoa học - Kỹ thuật trong nước, các Hiệp hội Kế toán Quốc tế, khu vực và Hội Kế toán các nước theo quy định của Nhà nước. - Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức thành viên và Hội viên." 13340,"Tôi và vợ đã ly hôn, có 1 đứa con chung, hiện nay đang ở với mẹ. Trong thời gian vừa rồi, mẹ cháu đã thay đổi họ của con tôi từ họ của tôi sang họ của mẹ mà không cho tôi biết. Vậy, tôi có quyền yêu cầu đổi lại họ, tên cũ cho cháu được không?","Điều 27 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ như sau: 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi; c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ; d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con; đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi; g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ; h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ. Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chsinh về hộ tịch như sau : 1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó. … Như vậy, nếu con bạn là người dưới 18 tuổi thì việc thay đổi họ, tên cho con phải có sự đồng ý của cha, mẹ cháu, phải được thể hiện rõ trong Tờ khai yêu cầu; nếu cháu từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của cháu. Trân trọng!" 33186,Cho hỏi xin cấp Phiếu LLTP số 1 cho người nước ngoài đã từng tạm trú ở Việt Nam ở đâu? Hiện tại họ không ở Việt Nam.,"Khoản 1 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 có quy định: Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. Như vậy, người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. Theo Luật Cư trú 2006 thì nơi cư trú bao gồm cả nơi thường trú và tạm trú. Cho nên người nước ngoài đã từng tạm trú tại Việt Nam cũng có thể xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp tại Việt Nam. Điểm b Khoản 2 Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 cũng có quy định về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 như sau: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Như vậy, trường hợp này người nước ngoài có thể xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 ở Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Trân trọng!" 6631,"Tôi là Trương Thị Điệp, cha chồng tôi là Nguyễn Văn Lang có ba người con: Nguyễn Trúc, Nguyễn Trãy( chồng tôi), Nguyễn Thị Quế. Quê quán: vức I, thôn Thượng Hòa, xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi. Ông Nguyễn Văn Lang có lô đất sát dừa ông bà khai hoang từ thời xa xưa( trước năm 1945) với diện tích trên ba héc ta. Ông Nguyễn Lang đã mất từ năm 1942, chồng tôi (Nguyễn Trãy) và anh chồng tôi (Nguyễn Trúc) được giao lại tài sản trên nhưng không có làm di chúc và ông Trúc cũng bỏ đi xa một thời gian ( 1946 ->1952) khi ông Trúc về thì cùng chồng tôi đồng sử dụng đầm dừa nước trên. Đến  năm 1968,  chiến tranh xảy ra khốc liệt thì ông Trúc lại một lần nữa dẫn vợ con trốn đi xa tránh làn tên lửa đạn. Ông Nguyễn Trãy(chồng tôi) cùng vợ con ở lại bám trụ quê hương, giữ làng, chống giặc ( xin nói thêm tôi được nhà nước trao tặng huân chương kháng chiến hạng ba) và đồng thời sử dụng và sở hữu mảnh đất nói trên. Mãi đến năm 1976, ông Trúc mới đưa vợ con trở về quê hương. Sau đó cùng ông Nguyễn Trãy sử dụng mảnh đất trên. Từ sau khi ông Trúc mất năm 1992 và chồng tôi mất năm 1990 thì chỉ có ông Nguyễn Tử Long( con ông Nguyễn Trúc) khai phá 1692m2 để làm hồ nuôi tôm còn lại vẫn nguyên hiện trạng cũ, các con của Nguyễn Trúc và Nguyễn Trãy không ai cải tạo thêm bớt gì và ai cần sử dụng theo nhu cầu thì lấy về sử dụng, vì ông Trúc và ông Trãy mất đi cũng không hề để lại giấy tờ nào cả nên Long, Năm , Bảy ( con ông Trúc) và tôi cùng Hoa, Lý, Bàn, Tiết ( con tôi) cùng tham gia quản lý và khai thác lá dừa về lợp nhà và lợp chuồng bò, vì tính chất của đất sát dừa nước là không cần người chăm sóc. Theo trích lục sao kê bản đồ địa chính trước năm 2013 thì diện tích đất này chưa có người kê khai sở hữu tài sản. Năm 2013, các con của ông Nguyễn Trúc tự ý đứng ra kê khai quyền sở hữu đất đai mà không thông báo cho gia đình chúng tôi( diện tích đất này chưa có GCNQSD đất và không có di chúc, những người lớn tuổi trong làng đều xác nhận cho tôi là đất do ông bà để lại cho chồng và anh chồng tôi ). hiện tại mảnh đất này thuộc dự án kè chống sạt lỡ đường cứu hộ cứu nạn di dân tái định cư neo đậu tàu thuyền đập Cà Ninh hạ lưu sông Trà Bồng. Vậy tôi xin hỏi theo luật thừa kế của Nhà nước, gia đình tôi có được quyền sử dụng đất và hưởng tiền bồi thường từ sát dừa này không? Nếu có, tôi và các con tôi được hưởng bao nhiêu? Khi khiếu nại về quyền này tôi phải làm việc với cơ quan nào? Tôi đang được hưởng chế độ của người có công cách mạng, nhưng cuộc sống còn rất khó khăn, nếu tôi đưa đơn ra tòa án thì tôi có được miễn giảm lệ phí hầu tòa hay không? Nếu được thì bao nhiêu phần trăm? Nếu không tôi phải đóng lệ phí bao nhiêu với tổng diện tích trên ba héc ta. nếu ra tòa tôi cần có chứng cứ gì để chứng minh tôi có quyền được thừa kế tài sản? Xin hỏi thêm là theo nội dung như tôi nêu thì UBND các cấp đã đưa quyết định là gia đình tôi hoàn toàn không được hưởng ( căn cứ luật 2013) như vậy đúng hay sai? Chúng tôi đã đệ đơn lên UBND xã, huyện nhưng các cơ quan này đã tạo ra chứng cứ sai sự thật, giải quyết không minh bạch. Chúng tôi cũng đã gởi đơn lên UBND tỉnh nhưng chưa được giải quyết. Gia đình tôi tha thiết xin nhờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền can thiệp giải quyết vấn đề này mà không có sự tư lợi. Tôi xin nói thêm về một số vấn đề như sau : Địa chính và UBND xã lừa dối tạo ra những chứng cứ phi thực tế trong việc xác nhận quyền sở hữu các lô đất đang tranh chấp .( kể cả cấp huyện ) Biên bản hòa giải thì có lần tôi ký xong rồi sau đó chem vào những lời khai không thực tế, lúc thì bắt tôi ký vào tờ giấy trắng rồi sau đó mới thành lập văn bản( cho rằng lập biên bản không kịp). Ghi những lời khai khống. Tôi là người khi có chiến tranh đã ở lại địa phương chống giặc , được nhà nước trao huân chương kháng chiến, vậy mà UBND xã Bình đông , huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho rằng tôi đã bỏ làng theo địch .Nên không canh tác trên mãnh đất đang tranh chấp. Thưa Luật sư như vậy có hợp lý không ? Rất mong được giải đáp từ chương trình. Chân thành cảm ơn!","Chào bà Trương Thị Điệp! Đây là trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất, quá trình giải quyết tranh chấp qua việc hòa giải nếu không thành thì bà và gia đình có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án có thẩm quyền theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự. Việc bà đề nghị UBND huyện, tỉnh giải quyết tranh chấp trong trường hợp này là chưa phù hợp. Nhưng nếu bà và gia đình khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện cũng như UBND tỉnh. Với trường hợp khởi kiện thì bà sẽ phải có nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, án phí sẽ được tính trên cơ sở số diện tích đất tranh chấp x giá đất/1m2 theo thang bảng giá của tình ban hành. Khi nộp tạm ứng án phí bà sẽ phải nộp 50% án phí tạm tính. Đối với trường hợp là người có công với cách mạng sẽ được xem xét miễn, giảm án phí. Đó là nội dung tư vấn của luật sư cho trường hợp bà nêu, bà có thể tiếp tục gửi câu hỏi về diễn đàn để được các luật sư tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp với luật sư của công ty luật Bách Dương để nhận sự tư vấn trực tiếp. Chúc bà mạnh khỏe và sớm giải quyết được vụ việc!" 25187,"Chào luật sư! Tôi có mua một mảnh đất khoảng 100m2, có thỏa thuận ký với chủ đất. Tôi đã xây một căn nhà trên phần đất  này. Nhưng hiện tại mảnh đất này chưa có sổ đỏ. Tôi muốn làm hộ khẩu hoặc chuyển khẩu có được không? Thủ tục cần những gì.  (Tôi có đi hỏi thì được trả lời rằng cần phải có giấy thường trú, và đất không có tranh chấp thì có thể được). Mong luật sư giải đáp cặn kẽ. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe!","Bạn cần phải có xác nhận nhà ở hợp pháp của UBND phường, xã. Nếu có giấy xác nhận này thì bạn sẽ được nhập khẩu Thu tục nhập hộ khâu: Theo điều 21 Luật Cư trú 2006 ban hành ngày 29/11/2006 quy định Thủ tục đăng ký thường trú: 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này. 3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn phải cung cấp giấy chuyển hộ khẩu, được quy định tại khoản 3 Điều 28 Luật Cư trú 2006 như sau: 3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau: a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến. 6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu: a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh; b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác; c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể; đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế." 32465,Em muốn ly hôn với chồng nhưng em không có chứng minh nhân dân của chồng. Vậy cho hỏi em có được làm đơn ly hôn không?,"Theo Khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nội dung của đơn khởi kiện (đơn ly hôn), cụ thể như sau: - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có); - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện; - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có); - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Như vậy, đơn ly hôn bạn không cần ghi rõ chứng minh nhân dân của bị đơn (chồng bạn) chỉ cần bạn ghi đầy đủ thông tin tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 29006,"Kính chào Luật sư! Xin nhờ Luật sư tư vấn giúp đỡ gia đình tôi 1 việc như sau. Năm 1998 bố tôi có mua 1 mảnh đất, thuộc đất nhà nước cho thuê sử dụng lâu dài làm Kiot. Có giấy được quyền sử dụng và biên lai thanh toán. Nay bố tôi đã mất, mẹ tôi muốn cho tôi mảnh đất đó, nhưng do đất không có sổ đỏ nên không chuyển nhượng được. Vậy xin nhờ các luật sư giúp đỡ tôi là phải làm thế nào để tôi có thể nhận được mảnh đất mẹ tôi cho trên. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!",​Trước hết như thông tin bạn cung cấp thì kiot này bố mẹ bạn được Nhà nước cho thuê bằng quyết định cho thuê đất và chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.... nếu đúng là đất thuê thì mẹ bạn bây giờ và kể cả bố bạn nếu còn sống cũng không thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được. Chỉ có trường hợp sử dụng đất với hình thức được Nhà nước giao đất.... - không phải trường hợp được thuê quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất mới có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì bản chất quyền sử dụng đất của kiot đó không thuộc toàn quyền của bố mẹ bạn. Người sử dụng đất thuê cũng được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên Giấy chứng nhận sẽ ghi hình thức sử dụng đất là đất thuê 19698,"Kinh phí thực hiện liên thông các thủ tục khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi được lấy từ đâu? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Thảo, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp Vinh, Nghệ An. Có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là kinh phí thực hiện liên thông các thủ tục khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi được lấy từ đâu? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!","Kinh phí thực hiện liên thông các thủ tục khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi được quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch 05/2015/BTP-BCA-BYT thủ tục liên thông khai sinh cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi, cụ thể như sau: - Kinh phí thực hiện liên thông các thủ tục hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. - Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Thông tư liên tịch này, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí thực hiện liên thông các thủ tục hành chính để tổng hợp chung vào dự toán kinh phí của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện; đồng thời, có thể huy động nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Trên đây là nội dung câu trả lời về kinh phí thực hiện liên thông các thủ tục khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 05/2015/BTP-BCA-BYT. Trân trọng!" 13599,"Vợ chồng ở nhà thuê của tư nhân, khi ly hôn giải quyết như thế nào?","Việc phân chia quyền sử dụng nhà ở khi vợ chồng ly hôn đối với nhà ở thuê của tư nhân phải bảo đảm quyền lợi của chủ nhà cho thuê và thực hiện như sau: Nhà ở thuê của tư nhân (đang còn thời hạn thuê): 1. Chủ nhà đồng ý cho vợ chồng cùng tiêp tục thuê nhà - Vợ chồng tự thỏa thuận diện tích thuê của mỗi bên - Mỗi bên ký lại hợp đồng thuê nhà với chủ nhà 2. Chủ nhà đồng ý cho vợ hoặc chồng tiếp tục thuê - Vợ chồng tự thỏa thuận về người được tiếp tục thuê - Thanh toán cho bên không thuê tiền sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới nếu có" 22747,Gửi hồ sơ yêu cầu tuyên bố mất tích mới nhất năm 2023 ở đâu?,"Tại điểm b khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ cụ thể như sau: Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ ... 2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết; ... Như vậy, việc gửi hồ sơ yêu cầu tuyên bố mất tích đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích đó là Toà án nơi mà người bị yêu cầu tuyên bố mất tích có nơi cư trú cuối cùng trước khi mất liên lạc." 6400,"Chào các luật sư! Tôi có 1 người dì vay mượn 1 số tiền khoảng 700-800 triệu (trong đó có 500t dì dùng sổ đỏ của tôi để thế chấp ,còn lại là vay nóng không thế chấp với lãi suất rất cao ). Số tiền trên đa phần đều có giấy nợ nhưng trong đó không ghi % lãi suất. Sau 1 thời gian trả lãi thì không còn khả năng trả đã bỏ trốn đi nơi khác . Gia đình tôi rất lo lắng cho gì và động viên dì chủ động đt liên lạc và hẹn thời gian trả nợ cho họ,và cũng cần thời gian để kiếm được tiền .Sau đó tôi được biết 1 vài chủ nợ đã gửi đơn lên chính quyền địa phương với lý do lừa đảo . Tôi đã liên lạc với người đang giữ sổ đỏ của tôi mà dì đã thế chấp ,tôi không muốn làm to chuyện mà ảnh hưởng đến gia đình nên đã chấp nhận cho họ giữ sổ đỏ đến khi dì tôi có khả năng trả .Và họ cũng đã đông ý không thưa kiện và cho thời giàn trả nợ . Tôi xin hỏi liệu sau này khi trả được thanh toán cả số nợ trên hoặc 1 phần nào đó dì tôi có bị truy tố trách nhiệm hình sự hay tội gì không ? Tôi hiện tại đang sống tại nước ngoài, nhưng sắp tới tôi phải quay lại VN để giải quyết.Vì trước khi xảy ra vụ việc tôi đã mua lại ngôi nhà dì đang sinh sống ,sau khi dì bỏ trốn thì ngôi nhà đó bị khóa xich từ bên ngoài,bôi bẩn,vẽ chữ tranh chấp,và vất rác khắp nơi. Xin hỏi tôi có thể nhờ chính quyền địa phương giải quyết được không, vì hiện h tôi vẫn đang chờ chính quyền cấp sổ đỏ mới?","Chào bạn. Việc gì bạn vay nợ và đã bỏ trốn là đã có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu gì bạn chủ động để lại địa chỉ liên lạc hoặc báo cáo với chính quyền địa phương về việc tạm vắng tại địa phương thì có thể không bị truy cuu TNHS về tội lạm dụng tín nhiệm. Việc bạn đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà của gì bạn (nếu có hợp đồng hợp pháp) thì bạn có thể yêu cầu chính quyền địa phương can thiệp, bảo vệ tài sản cho bạn." 22481,Có thể đăng ký nhu cầu nhận con nuôi ở nơi ở hiện tại không?,"Điều 16 Luật nuôi con nuôi 2010 có quy định về đăng ký nhu cầu nhận con nuôi như sau: Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết. Theo đó công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú. Nơi ở hiện tại của công dân có thể là nơi thường trú hoặc không, nếu như nơi ở hiện tại là nơi thường trú thì công dân có thể đến Sở Tư pháp tại đó để đăng ký. Nói cách khác công dân không để đăng ký nhu cầu nhận con nuôi ở nơi khác với nơi đang đăng ký thường trú được." 11494,Ly hôn xong thì xin giấy chứng nhận độc thân ở đâu?,"Tại Điều 21 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau: Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. 2. Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu. Như vậy, ly hôn xong có thể xin giấy chứng nhận độc thân ở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú. Trường hợp không có nơi thường trú nhưng có nơi đăng ký tạm trú thì xin giấy chứng nhận độc thân ở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú. Lưu ý: Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trên được áp dụng cho công dân Việt Nam, cả công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu. Ly hôn xong thì xin giấy chứng nhận độc thân ở đâu? Giấy chứng nhận độc thân có giá trị sử dụng bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)" 30185,"Năm 2010 và năm 2011 tôi là (hộ kinh doanh cá thể Trần Văn Anh). tôi có mua sắm một số máy móc. cụ thể: Máy bóc vỏ lụa hạt điều và oto con 7 chỗ,cả hai tài sản trên mang tên Trần Văn Anh. Ngày 25 tháng 12 năm 2013 tôi nhận thông báo chính sách thuế thay đổi.Tháng 01 năm 2014 tôi phải thành lập công ty TNHH do tôi Trần Văn Anh làm giám đốc.Hóa đơn hộ Trần Văn Anh phải Hủy theo quy định, không xuất kịp tài sản lên công ty. Vậy tôi xin hỏi? tài sản cố định của hộ Trần Văn Anh do tôi đứng tên có được đưa vào khấu hao sử dụng tài sản cho công ty thành lập mới của tôi không? hoặc biện pháp sử lý tài sản trên. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Căn cứ điểm g, khoản 1, Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, quy định. “Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định: 1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình: g) Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận”. Căn cứ tiết b1, điểm 2.15, khoản 2 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, quy định “Hoá đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn,...được thực hiện như sau: b) Bên có tài sản góp vốn,… là tổ chức, cá nhân kinh doanh: b.1. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản”. Căn cứ quy định trên. Trường hợp TSCĐ góp vốn vào doanh nghiệp là cá nhân kinh doanh thì phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản" 2135,Có được ly hôn khi chồng đang lãnh án tù treo không?,"Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Bên cạnh đó, tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia. Bên cạnh đó, tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQQ-CP quy định về án treo như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Như vậy , theo quy định hiện hành thì việc thụ lý án treo không thuộc trường hợp không được ly hôn. Bên cạnh đó, người lãnh án treo vẫn có thể đến tham dự thủ tục ly hôn nên chị hoàn toàn có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn nếu cho rằng hôn nhân đã rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được." 6,"(PLO)- Hợp đồng thuê nhà là giao dịch dân sự trên cơ sở các bên tự nguyện, bình đẳng khi giao kết. Tôi có thuê một căn nhà, hợp đồng thuê là sáu tháng (đặt cọc ba tháng có công chứng). Nay còn một tháng nữa là hết thời hạn hợp đồng thì chủ nhà yêu cầu tôi phải ở cho đến khi có người thuê. Thời hạn thanh lý hợp đồng, chủ nhà yêu cầu phải ba tháng nữa. Trong hợp đồng thuê nhà có ghi rõ là khi hết hạn hợp đồng, bên thuê trả nhà, bên chủ nhà trả cọc. Vậy giờ tôi phải làm sao? Trang (phamthuytrang8295@gmail.com)","Hợp đồng thuê nhà là giao dịch dân sự trên cơ sở các bên tự nguyện, bình đẳng khi giao kết. Nếu một bên muốn thay đổi nội dung hợp đồng mà nội dung đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội thì phải được bên kia đồng ý và có thể phải tuân theo về mặt hình thức thì mới có giá trị để thực hiện. Theo nội dung bạn nêu, nếu giá trị tiền đặt cọc nhỏ và bạn không muốn mất thời gian thì cách đơn giản nhất là thỏa thuận với chủ nhà. Trường hợp không thỏa thuận được thì có thể gửi đơn tới UBND cấp xã để hòa giải hoặc khởi kiện ra tòa án để giải quyết." 33156,"Trong thời kỳ hôn nhân, chồng tôi có vay 30 triệu đồng. Nay vợ chồng tôi muốn ly hôn thì sau khi ly hôn tôi có phải chịu trách nhiệm về khoản nợ đó không? Tôi có phải cùng chồng chi trả 30 triệu đồng đó không? Vì khi chồng tôi vay thì tôi không sử dụng đồng nào trong đó cả. Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi Thảo Hiếu - TPHCM","Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: 1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; 2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Ngoài ra, Khoản 2 Điều 27 Luật này cũng có quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này. Như vậy, theo nguyên tắc thì việc vay tiền nếu nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì chị cũng phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn. Tuy nhiên, nếu việc vay tiền này không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình. Theo đó, nếu việc vay tiền của chồng chị nhằm phục vụ lợi ích cá nhân không phải nhu cầu của gia đình thì chị không có nghĩa vụ phải trả nợ khoản tiền này. Tuy nhiên, khi ly hôn Tòa án sẽ chứng minh việc vay tiền của chồng chị nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hay phục vụ lợi ích cá nhân. Căn cứ vào đó sẽ xác minh chị có nghĩa vụ liên đới phải chịu trách nhiệm về khoản nợ đó hay không chị nhé. Ban biên tập thông tin đến chị! Trân trọng!" 24367,"Mẹ chồng và chồng tôi cầm cố sổ đỏ để vay ngân hang 500 triệu, đã quá hạn thanh toán là 2 tháng nhưng chồng tôi mới chỉ trả cho ngân hang được 30 triệu. Vậy nếu chồng tôi không thể trả nợ thì ngân hang sẽ xử lý như thế nào, việc nợ quá hạn sẽ được ngân hang tiến hành trong thời gian là bao lâu? Ngôi nhà mà chồng tôi đã cầm cố cố sẽ được xử lý ra sao? Gửi bởi: huong","Câu hỏi của bạn khá phức tạp, qua các thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau: Về vấn đề cầm cố tài sản, khác với quy định của Bộ luật Dân sự 1995 quy định tài sản cầm cố chỉ là động sản, theo Điều 326 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS), “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.” Ở đây, không có sự phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản nhưng có sự phân biệt giữa việc chuyển giao tài sản hay không chuyển giao tài sản. Trong trường hợp gia đình bạn không chuyển giao căn nhà đó cho bên ngân hàng thì được coi là thế chấp sổ đỏ chứ không phải cầm cố Theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên cũng có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Về vấn đề trả nợ của gia đình bạn, tôi xin được tư vấn như sau: Theo quy chế cho vay hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, khi đến kì hạn trả nợ gốc và lãi, nếu khách vay không trả đúng hạn và không được điều chỉnh kì hạn nợ vay hoặc không được gia hạn nợ thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số nợ còn lại sang nợ quá hạn. Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định này để đưa việc tính nợ quá hạn tại các ngân hàng theo đúng thông lệ quốc tế, giúp phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng. Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn, nếu trong hợp đồng tín dụng không có thỏa thuận về thời gian chậm trả tiền và cũng không có văn bản đề nghị gia hạn nợ hoặc nếu ngân hàng nơi cho gia đình bạn vay không cho phép điều chỉnh kỳ hạn nợ vay hoặc không được gia hạn nợ thì toàn bộ số nợ (nợ gốc và lãi) đều được chuyển sang số nợ quá hạn và áp mức lãi suất tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Về việc bạn hỏi, nợ quá hạn sẽ được ngân hàng tiến hành trong thời gian bao lâu. Tôi xin tư vấn như sau: Khi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi xẩy ra, ngân hàng phải tìm biện pháp thích hợp để xử lý. Có hai biện pháp cơ bản để giải quyết tình trạng đó, đó là biện pháp khai thác và biện pháp thanh lý các tài sản đảm bảo cho khoản vay của khách. Trong thực tế, việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào quan điểm của từng ngân hàng, và thái độ, sự cố gắng của khách trong việc trả nợ ngân hàng. Vì vậy, không có một thời gian cụ thể cho việc ngân hàng nơi gia đình bạn vay vốn sẽ tiến hành xử lý nợ quá hạn, không thể trả được của gia đình bạn. Về việc bạn hỏi ngôi nhà mà chồng bạn đã cầm cố sẽ được xử lý như sau: Như đã nói ở trên, các ngân hàng sẽ linh động trong cách xử lý, tuy nhiên, thường có một trong hai cách sau được áp dụng: Biện pháp khai thác hoặc thanh lý ngôi nhà * Biện pháp khai thác (chủ yếu chỉ áp dụng với doanh nghiệp, có khả năng khôi phục kinh doanh để trả nợ). Đây là biện pháp cũng được nhiều ngân hàng lựa chọn áp dụng trong việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Thực chất của phương pháp này, chính là việc ngân hàng tạo điều kiện để người nợ có thời gian để khác phục các khó khăn, làm ăn hiệu qủa và trả nợ ngân hàng nhanh nhất. Dĩ nhiên khi áp dụng phương pháp này ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tinh thần trách nhiêm cao, có phương án thích hợp để trả nợ cho ngân hàng. Để thực hiện phương pháp này ngân hàng có thể thực hiện một số công việc sau : + Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo ra và thu được lợi nhuận. Ngân hàng có thể điều chỉnh hợp đồng tín dụng, gia hạn nợ, giảm quy mô hoàn trả trước mắt, hoặc cho vay thêm vốn để khách hàng có những phương thức sản xuất nhất định, thu hồi vốn + Nếu nguyên nhân của các khó khăn là do các rủi ro thiên tai, hoả hoạn dẫn đến khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ, không đúng hạn..vv thì ngân hàng có thể gia hạn nợ, điều chỉnh hợp đồng cho vay như chuyển khoản nợ sang thành cho vay trung hạn, buộc khách hàng bổ xung thêm tài sản cầm cố thế chấp để ngân hàng tăng thời hạn cho vay. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này cần chú ý điểm sau : - Tài sản cầm cố thế chấp thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng nhằm có cơ sở để thanh lý tài sản sau này * Biện pháp thanh lý các tài sản đảm bảo của khoản vay : Trong trường hợp ngân hàng thấy rằng việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi được nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý nhằm thu được nợ từ khách hàng. Biện pháp thanh lý được thực hiện khi người đi vay không sẵn lòng chi trả , có các hành động trốn tránh trách nhiệm, lừa đảo, tình hình tài chính là không thể cứu vãn được. + Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, mà các tài sản này ngân hàng có đủ giấy tờ hợp pháp và có thể phát mại theo quy định của luật pháp để thu nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc xiết nợ đưa vào sử dụng, hoặc đem góp liên doanh ..vv. Tuy nhiên Trong thực tế có nhiều khách hàng gian lận trong việc khai báo giá trị tài sản thế chấp mà ngân hàng không phát hiện ra nhất là tình trạng dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau ..vv thì ngân hàng có thể phát mại tài sản song phải chờ quyết định phân chia số tiền ngân hàng được nhận. Như vậy, có thể nói trong trường hợp gia đình bạn, nếu hoàn toàn không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng cách thứ hai là thanh lý tài sản cầm cố. Tức là ngân hàng sẽ phát mại ngôi nhà của gia đình theo quy định của luật pháp để thu nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc xiết nợ đưa vào sử dụng, hoặc đem góp liên doanh…" 13722,Khái niệm di chúc chung của vợ chồng là gì?,"“Di chúc chung của vợ chồng là di chúc chung để định đoạt tài sản chung của vợ chồng” Với tư cách là đồng sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản vợ, chồng có quyền định đoạt tài sản chung bằng nhiều cách, trong đó có quyền định đoạt tài sản chung bằng cách lập di chúc. Di chúc chung vợ, chồng có thể coi là một loại di chúc đặc biệt so với di chúc cá nhân. Di chúc chung vợ, chồng thể hiện sự đồng thuận vợ, chồng trong việc định đoạt tài sản chung. Chủ thể lập di chúc chung không phải là cá nhân mà là hai người: vợ và chồng, trên cơ sở bàn bạc, thoả thuận đi đến thống nhất lập di chúc để định đoạt khối tài sản chung và thống nhất nội dung của di chúc đó. Tuy nhiên, cần phân biệt sự thoả thuận này với việc thoả thuận giữa các chủ thể khi cùng nhau thiết lập các loại hợp đồng. Di chúc chung tuy có sự thoả thuận nhưng hoàn toàn không phải là một dạng hợp đồng. “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nào đó, từ đó làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên” Di chúc chung có sự thoả thuận, nhưng các chủ thể thoả thuận ở cùng một bên – bên để lại di sản. Sự thoả thuận của các bên khi lập di chúc chung không nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên kia mà sự thoả thuận đó nhằm thống nhất ý chí chung của hai bên vợ, chồng trong việc định đoạt tài sản chung của vợ, chồng cho người thứ ba khác, tổ chức hay Nhà nước và phân định tài sản cho người thừa kế cũng như việc thực hiện các quyền khác của người lập di chúc." 33658,"Từ 01/7/2021, không biết khi muốn gửi thông tin phản ánh về cư trú thì phải gửi bằng những cách thức nào?","Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 55/2021/TT-BCA (Có hiệu lực từ 01/7/2021) thì việc gửi thông tin phản ánh về cư trú của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức có thể thông qua các hình thức dưới đây: - Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú; - Điện thoại, đường dây nóng do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; - Hòm thư góp ý, hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. - Trang thông tin điện tử của Công an các đơn vị, địa phương; - Qua các phương tiện thông tin đại chúng. Trân trọng!" 20220,"Chào luật sư Tên em là Tuân, hồi tháng 6 em có quen một cô gái và yêu cô ấy rôi có quan he trai gái với cô ấy, mọi truyện trơ nên phức tạp khi em biết cô ấy có chồng và chồng đang bên nước ngoài, đợt giáp tết chồng cô ấy về và biết truyện của tôi và cô ấy nên anh ta hẹn tôi và sảy ra mâu thuẫn đã đâm vài nhát dao vào đùi tôi nhưng vế thương nhẹ nên không sao cả, sau đợt đó tôi không còn liên lạc gì với vợ chồng họ nữa, nhưng thông qua bạn bè tôi biết họ sống khoonghanhj phúc từ trước và sau truyện đó họ lại càng không tin tưởng nhau, chồng cô ấy vẫn đi nước ngoài, họ đang có ý định li hôn. Vậy tôi xin hỏi là nếu họ li hôn thì em có bị liên luỵ gì không ạ và nếu anh ta có kiện em thì em bị tội gì ạ. Em xin cảm ơn.","Chào bạn! Trường hợp nêu trên thì nếu bạn quan hệ thuận tình với cô ấy và không biết cô ấy đã có chồng thì trách nhiệm pháp lý đối với bạn sẽ không đặt ra. Theo Nghị định 110 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình và Bộ luật hình sự chỉ quy định xử phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Thân ái!" 26441,"Anh, Chị tư vấn viên cho tôi hỏi, cha mẹ có KT3 ở Tp Hồ Chí Minh, có được đăng ký khai sinh cho con ở Tp Hồ Chí Minh Không?","Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 có quy định. Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Và tại Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh 1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật. 2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh... Theo đó, hồ sơ đăng ký gồm tờ khai và giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Còn về giấy tờ của bố mẹ khi làm thủ tục được nêu tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP: Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp một bên vợ hoặc chồng có KT3 ở TP Hồ Chí Minh thì con của người đó sẽ được đăng ký khai sinh tại Tp Hồ Chí Minh. Vậy nên để được khai sinh cho con tại tp Hồ Chí Minh thì một bên vợ hoặc chồng có căn cứ xác định đang cư trú tại TP Hồ Chí Minh là được bạn nhé. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 3566,"Cho tôi hỏi, tôi ở Quảng Bình và sắp tới muốn ra Nam Định để làm may tại xưởng thủ công. Vậy em có cần phải khai báo tạm vắng ở quê không? Em dự định đi 1 năm ạ.","Theo Điều 31 Luật cư trú 2020 có quy định công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây: ... c) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài. Và tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về khai báo tạm vắng như sau: Việc khai báo tạm vắng đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây: - Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc tại địa điểm tiếp nhận khai báo tạm vắng do cơ quan đăng ký cư trú quy định; - Số điện thoại hoặc hộp thư điện tử do cơ quan đăng ký cư trú thông báo hoặc niêm yết; - Trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú; - Ứng dụng trên thiết bị điện tử. Như vậy, trường hợp chị đi làm xa hơn từ 12 tháng trở lên thì sẽ thực hiện khai báo tạm vắng, nếu dưới khoảng thời gian này thì không cần khai báo. Chị có thể tới Công an xã để thực hiện thủ tục trên. Nội dung khai báo tạm vắng bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng; lý do tạm vắng; thời gian tạm vắng; địa chỉ nơi đến. Trân trọng!" 4040,Cho em hỏi nhà em có 3 người thân đến ở lại chơi vài ngày rồi về. Công an có đến kiểm tra lưu trú và bị xử phạt mỗi người 200k và chủ hộ là bố em bị phạt 200k có đúng không ạ? Em cảm ơn.,"Căn cứ Điều 30 Luật cư trú 2020 có quy định về lưu trú và thông báo lưu trú như sau: 1. Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và cá c cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú ; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. 2. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. 3. Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú. 4. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. 5. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Đồng thời Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc thông báo lưu trú thuộc về trách nhiệm của chủ hộ. Trong trường hợp này, gia đình bạn không thực hiện thông báo lưu trú cho người thân khi đến nhà chơi thì chủ hộ là ba của bạn sẽ bị xử phạt. Vì vậy, việc công an tiến hành xử phạt với cả những người thân đến lưu trú ở nhà bạn là không đúng với quy định. Trân trọng!" 14787,"Tôi đang tìm hiểu các quy đinh của pháp luật về các trình tự, thủ tục cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp; lập Lý lịch tư pháp; tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; cấp Phiếu lý lịch tư pháp; quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Xin cho hỏi, theo quy định thì các đối tượng quản lý lý lịch tư pháp được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều!","Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, một số đối tượng cụ thể sẽ bị quản lý lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì các đối tượng quản lý lý lịch tư pháp bao gồm: - Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. - Người nước ngoài bị Toà án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật. - Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Toà án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng!" 6939,"Hiện nay sổ đỏ của nhà tôi mang tên ông bà tôi. Trước đây ông bà cho bố tôi phần ở mặt đường và đã làm sổ đỏ cho nhà tôi, phần còn lại vẫn mang tên ông bà nhưng giờ ông bà tôi đã mất, chỉ còn bác cả.Nhà tôi muốn cắt phần nửa mặt đường cho bác cả và đổi lại bác cả cắt phần sau cho nhà tôi nhưng tôi không biết làm thủ tục như thế nào? (Cường Phạm, caocuongtheanh@...)","Về việc phân chia nhà do được thừa kế. Theo thư trình bày thì gia đình ông/bà hiện nay có 2 căn nhà: 1/ Căn nhà phía trước thuộc mặt tiền đường, có nguồn gốc do ông bà nội tặng cho phần nhà này cho một người con trai, và người con trai này đã được cấp giấy chứng nhận chủ quyền. Như vậy, về nguyên tắc thì căn nhà này thuộc quyền sở hữu riêng cùa người con trai, không thuộc quyền sử dụng chung với các thừa kế khác khi ông bà nội qua đời. 2/ Căn nhà phía sau tiếp giáp với căn nhà phía trước, thuộc quyền sở hữu của ông/bà nội. Do đó, sau khi ông/bà nội qua đời thì căn nhà này là di sản thừa kế và các đồng thừa kế sẽ là người có quyền thừa hưởng. Những người thừa kế có thể tạm xác định là những người con ruột của ông/bà nội. Như vậy, căn nhà này muốn lập thủ tục hoán đổi nhà thì trước tiên, các đồng thừa kế phải lập thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại phòng công chứng có thẩm quyền nơi có căn nhà. Sau đó, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận cho các đồng thừa kế. Do việc hoán đổi một phần nhà nên trước khi các bên đến Phòng công chứng có thẩm quyền nơi có căn nhà để làm thủ tục sang nhượng, một trong các bên phải nhờ một công ty có chức năng đo đạc để lập bản vẽ chuyển nhượng một phần nhà và bản vẽ này phải có kiểm tra, phê duyệt của Phòng tài nguyên và môi trường hay Phòng quản lý đô thị quận/huyện, nếu việc tách thửa phù hợp với diện tích tối thiểu được phép tách thửa, nhập thửa theo quy định của từng địa phương. Sau khi lập bản vẽ được kiểm tra, các bên có thể lập thủ tục sang nhượng một phần nhà tại Phòng công chứng có thẩm quyền như đã nêu ở trên. Theo Địa Ốc TTO" 8101,"Xin nhờ luật sư tư vấn: gia đình em có một mảnh đất, đã đươc cấp giấy sử dụng của UBND huyện năm 1978, đến năm 1991, gia đình có bán một mảnh đất trong diện tích sử dung, trong giấy gốc khi bán ghi cắt 160 m2, những lúc làm sổ đỏ gia đình mua đất lại làm lên 180 m2, và thời điểm bán đất nhà nước chưa quy hoạch đường, nay đã quy hoạch đường và cắt vào phần đất của hộ gia đình mua đất làm diện tích theo giấy sử dụng đất bị hạ xuống, hiện nay ranh giới giữa gia đinh em và hộ mua đất chưa đươc xác định rõ ràng, vậy trong trường hợp này tòa sẽ giải quyết thế nào. Mong luật sư giúp đỡ","Quyền sử dụng đất của gia đình hàng xóm được xác lập trên cơ sở văn bản chuyển nhượng giữa gia đình bạn với gia đình người đó năm 1991. Do vậy, nếu có tranh chấp về diện tích hay ranh giới đất thì căn cứ vào các giấy tờ chuyển nhượng mà hai bên đã ký kết trước đây để xác định (hợp đồng chuyển nhượng, biên bản bàn giao, sơ đồ thửa đất...)." 1959,"Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Đình Phong, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến quốc tịch. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam được quy định như thế nào? được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Đình Phong (dinhphong*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể bao gồm: - Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; + Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; + Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; + Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; + Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: + Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; + Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; + Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. - Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. - Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Trân trọng!" 28644,"Công chức tư pháp hộ tịch có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?","Căn cứ khoản 1 Điều 73 Luật Hộ tịch 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của công chức tư pháp hộ tịch như sau: - Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch; - Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch; - Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch; - Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; - Cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; - Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn. - Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử; - Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; - Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức; - Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư." 4918,"Tôi và cô ấy tình cơ yêu sau sau lần ăn cưới đứa em họ, hai chúng tôi có bà con xa. Cho tôi hỏi nam nữ có quan hệ họ hàng thì có được kết hôn không? Mong sớm nhận được phản hồi.","Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau: 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Pháp luật nghiêm cấm việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Như vậy, vì bạn chưa trình bày rõ mối quan hệ bà con ở đây là như thế nào, nếu hai người không thuộc các trường hợp trên thì được quyền kết hôn. Trân trọng!" 17432,Hồ sơ đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu gồm những giấy tờ gì?,"Căn cứ khoản 1 Điều 21 Luật Cư trú 2020 quy định hồ sơ đăng ký thường trú: Hồ sơ đăng ký thường trú 1. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp. ... Theo đó, công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. Hồ sơ đăng ký thường trú gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; Tải về - Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp, bao gồm: + Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp; + Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; + Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; + Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; + Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; + Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình; + Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; + Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; + Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. + Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; + Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức). Trân trọng!" 31708,Công dân nhận thông báo kết quả đăng ký thường trú như thế nào?,"Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 55/2021/TT-BCA về việc tiếp nhận hồ sơ và thông báo về kết quả đăng ký cư trú có quy định như sau: Tiếp nhận hồ sơ và thông báo về kết quả đăng ký cư trú .. 4. Việc thông báo về kết quả đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, điều chỉnh thông tin về cư trú, tách hộ, khai báo tạm vắng được thực hiện dưới hình thức văn bản, tin nhắn điện tử đến hộp thư điện tử hoặc điện thoại, trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, ứng dụng trên thiết bị điện tử, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. ... Theo đó, việc thông báo về kết quả đăng ký thường trú được thực hiện dưới hình thức văn bản, tin nhắn điện tử đến hộp thư điện tử hoặc điện thoại, trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú, ứng dụng trên thiết bị điện tử, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. Trân trọng!" 31782,"Tôi đi làm và định cư tại Mỹ từ năm 2010, đến năm 2017 bà nội tôi qua đời và để lại thừa kế cho tôi 1 ngôi nhà cấp 4 trên diện tích đất 200 mét vuông. Như vậy tôi có quyền sở hữu di sản mà bà nội tôi để lại cho tôi được không?","Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật Nhà Ở 2014 nêu rõ các hình thức mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, cụ thể như sau: "" Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật"" Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 186 Luật đất đai 2013 quy định như sau: ""Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam."" Như vậy, nếu bạn là người Việt Nam định cư tại nước ngoài và được phép mua nhà, sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bạn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất do bà nội bạn thừa kế lại cho bạn. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 15537,Cho cháu hỏi 1 số vấn đề như sau ạ: 1. Có tranh chấp về thừa kế ngôi nhà 100m2 do cha mẹ để lại thì có được kiện thẳng ra tòa không? 2. Ngôi nhà đang do con gái sử dụng và muốn sửa lại thành quán cà phê thì có được không?  3. Cô con gái thường xuyên vắng nhà thì những văn bản tố tụng của tòa sẽ gửi cho ai để không bị vi phạm pháp luật tố tụng? Cháu cảm ơn ạ.,"​1/ Tranh chấp này liên quan đến nhà đất nên trước khi kiện phải có biên bản hòa giải của Ủy ban cấp xã. 2/ Bạn nên đăng ký đầy đủ khi kinh doanh. Mời bạn tham khảo điều luật của Luật Xây dựng để biết mình có thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng hay không: Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng 1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm: a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư; c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính; d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình; đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này; e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc; i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt; k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ. 3. Giấy phép xây dựng gồm: a) Giấy phép xây dựng mới; b) Giấy phép sửa chữa, cải tạo; c) Giấy phép di dời công trình. 4. Công trình cấp đặc biệt và cấp I được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng được thẩm định theo quy định của Luật này. 5. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3/ Có thể ủy quyền cho người khác hoặc đề nghị không tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định pháp luật." 21488,Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động gồm những gì?,"Căn cứ quy định Điều 17 Nghị định 152/2020/NĐ-CP bị thay thế bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động như sau: [1] Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động, tải về [2] 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. [3] Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp. [4] Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. [5] Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật. [6] Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định [7] Một trong các giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp. Lưu ý: Giấy tờ quy định tại [3] , [4] , [6] và [7] là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, Nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 15625,Công dân nữ có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không?,"Căn cứ tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩ vụ quân sự cụ thể như sau: Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên. 2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên. Và tại khoản 2 Điều 6 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về nghĩa vụ phục vụ tại ngũ như sau: Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ ... 2. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ. Theo đó, công dân nữ tham gia nghĩa vụ quân sự trong trường hợp: - Công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân thuộc đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự. - Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự tự nguyện và quân đội có nhu cầu sẽ được phục vụ tại ngũ. Như vậy, nghĩa vụ quân sự không phải nghĩa vụ bắt buộc với công dân nữ. Công dân nữ có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không? Những ngành nghề chuyên môn trình độ đại học của nữ phù hợp yêu cầu Quân đội nhân dân? (Hình từ Internet)" 19243,"Em có một người chị đã thôi chồng và đã được tòa án xử cho ly hôn và chia tài sản vào năm 2007 và tòa án có giải quyết cho chồng chị phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 2 đứa con. Nhưng đến nay chồng chị vẫn không hề thực hiện nghĩa vụ của mình, được biết cơ quan thi hành án có gửi thư mời đến anh này để giải quyết nhưng anh vẫn không đi. Từ đó đến nay cơ quan thi hành án vẫn không giải quyết vụ việc này. Vậy luật sư cho em hỏi chị em phải làm sao để buộc anh này thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho 2 đứa con của chị? Và đến thời điểm này chị em còn thời gian để yêu cầu chồng chị thực hiện nghĩa vụ trên không? Nếu trước đó chồng chị em có làm đơn xin được miễn chấp hành việc cấp dưỡng, thì giờ chị em có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án bắt chồng chị cấp dưỡng không? Em rất mong luật sư giúp em giải đáp thắc mắc này","Theo quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực. Cụ thể: "" Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án 1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn. 2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. 3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án."" Vì bạn không nói rõ việc cấp dưỡng được thực hiện theo phương thức nào nên tôi chia ra làm 2 trường hợp: - Cấp dưỡng 1 lần vào thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật: 2007 - 2013 là 6 năm, quá thời hạn, không được yêu cầu; - Cấp dưỡng theo tháng: thời hạn 05 năm tính theo từng kỳ (VD: Đối với lần cấp dưỡng đầu tiên: 05 năm kể từ ngày đến hạn lần cấp dưỡng đầu tiên). Như vậy, nếu người chồng vẫn đang có nghĩa vụ cấp dưỡng (con chưa tròn 18 tuổi hoặc có nhược điểm về thể chất ...) thì người vợ vẫn có thể viết đơn yêu cầu thi hành án phần cấp dưỡng vẫn còn hiệu lực. Việc làm đơn xin miễn chấp hành việc cấp dưỡng phải gửi lên Tòa án ra bản án và cơ quan thi hành án. Tòa sẽ xem xét và ra phán quyết phù hợp với tình hình thực tế của người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng." 12850,"Xin cho em hỏi: Hiện tại e có cho một cá nhân vay tiền có hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo (giấy CNQSDĐ) và một hợp đồng uỷ quyền xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp bên thế chấp vi phạm HĐTC trên. Cả 2 HĐ đều đc công chứng tại phòng công chứng tư. Nhưng em lại không đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký QSDĐ ở UBND có thẩm quyền được (họ nói họ chỉ cho đăng ký thế chấp với tổ chức là ngân hàng, còn cá nhân thì không, tự quản lý). Em có tham khảo trên internet nhưng vẫn không được rõ ràng. Vậy xin cho em hỏi, 2 hợp đồng trên của em với người thế chấp là có đúng pháp luật không? Và nếu đúng pháp luật thì nếu xảy ra trường hợp bên thế chấp không có khả năng trả cả vốn và lãi (chung chung là vi phạm một trong các điều nằm trong HĐTC) thì em có quyền áp dụng HĐUQ để xử lý tài sản đảm bảo nhặm thu hồi vốn hay không? Nếu không thì trình tự như thế nào để em thu hồi vốn và lãi phát sinh (nếu có) Còn nếu cá nhân như em không được làm HĐTC như trên thì em phải làm HĐ như thế nào để có thể cho người trên vay mà vẫn đảm bảo quyền lợi của mình (bao gồm cả tài sản của mình) không bị mất mát. Em xin cảm ơn đã trả lời.","Trường hợp như bạn nêu, hợp đồng thế chấp là chưa được pháp luật thừa nhận, vì vậy toà án có thể tuyên vô hiệu căn cứ vào yêu cầu của một bên liên quan. Về hợp đồng uỷ quyền xử lý tài sản bảo đảm: Tôi không biết hợp đồng của bạn như thế nào nào không thể tư vấn cụ thể được do đó chỉ gợi ý như sau: - Nếu căn cứ theo hợp đồng thế chấp thì phần uỷ quyền này nhiều khả năng vô hiệu, các phần khác (nếu có) không bị ảnh hưởng này. - Nếu không liên quan đến HĐTC thì bạn căn cứ vào phạm vi uỷ quyền để thực hiện công việc được uỷ quyền. Theo tôi, điều khoản về vay tiền không bị ảnh hưởng từ nội dung bị vô hiệu (nếu có)." 30167,"Xin chào các luật sư, Nhờ luật sư tư vấn dùm trường hợp sau: Tôi có tham gia Công ty CP được thành lập từ tháng 5/2006. Theo thỏa thuận ban đầu tôi cùng một số thành viên góp vốn. Nhưng tôi không đủ tiền nên chưa góp đủvốn. Khi góp một phần vốn đó, Công ty cũng không cấp cho tôi giấy xác nhận cổ đông, không có Biên bản họp cổ đông, cũng không lập sổ cổ đông. Hiện nay, tôi đã nghỉ việc ở Công ty đó. Tôi muốn hỏi mấy điểm sau: - Tôi có được coi là cổ đông Công ty không. Khi tôi nghỉ việc thì các quyền lợi của cổ đông đối với tôi còn không? - Công ty có mời tôi đến để thỏa thuận chia lại theo kiểu góp vốn kinh doanh dưới dạng cho vay vốn và chỉ được hưởng theo lợi nhuận gia tăng do Công ty quyết định. Điều này có hợp lệ hay không? - Công ty cũng mời tôi trở lại làm việc vẫn dưới tư cách cổ đông, xét thấy tôi có thể sẽ tham gia trở lại được (vì tôi đang thất nghiệp) thì Công ty và tôi phải làm thủ tục gì theo pháp luật để tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh và lập sổ cổ đông (với việc tôi là cổ đông từ thời điểm thành lập)? Rất mong nhận được sự tư vấn của các luật sư. Xin chân thành cảm ơn!","Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Theo quy định của luật doanh nghiệp : Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây: a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty. Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó. 4. Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh . Do đó nếu bạn là cổ đông sáng lập công ty ngay từ mới thành lập thì tên bạn phải có trong điều lệ và trong giấy chứng đăng ký kinh doanh, nếu không có tên bạn không phải là cổ đông., việc bạn không làm việc cho công ty không chấm dứt tư cách cổ đông của bạn. Nếu bạn không có tên trong giấy chứng nhận kinh doanh, phải làm thủ tục thay đổi nội dung đã đăng ký kinh doanh, do huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó và trở thành cổ đông sáng lập và có tên trong giấy đăng ký kinh doanh. Việc bạn cho công ty vay vốn phải làm hợp đồng công chứng và lải suất phải theo luật định." 28326,Tặng cho động sản có bắt buộc phải lập văn bản không? Tôi được người bạn hứa tặng cho con trai tôi một chiếc xe máy trị giá 20 triệu đồng nếu đậu đại học. Nay đã có kết quả là con trai tôi đã đậu đại học. Tôi biết vấn đề này là điều tế nhị nhưng tôi sợ sau này nhỡ không may có xảy ra chuyện gì thì cũng sẽ có giấy tờ rõ ràng. Tôi muốn hỏi việc bạn tôi cho con trai tôi chiếc xe máy đó tôi muốn làm hợp đồng có được không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!,"Theo quy định tại Điều 458 Bộ luật dân sự 2015 về tặng cho bất động sản thì: 1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Như vậy, theo quy định của pháp luật chỉ trong trường hợp tài sản tặng cho là bất động sản thì việc tặng cho phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tặng cho bất động sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 11798,Những quyền lợi khi tham gia nghĩa vụ quân sự 2024?,"Khi tham gia nghĩa vụ quân sự 2024 , hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng những quyền lợi sau: Chế độ nghỉ phép (quy định tại Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP ) - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; Thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. - Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. + Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh. + Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ đủ điều kiện được nghỉ phép năm theo quy định nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán chế độ nghỉ phép như sau: ++ Mức tiền thanh toán cho một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh theo quy định tại thời điểm không nghỉ phép; số ngày được thanh toán cao nhất của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ là 10 ngày. Không được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường và thời gian được tính là ngày đi đường. + Thủ trưởng cấp trung đoàn và tương đương trở lên chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đối với các trường hợp được thanh toán chế độ nghỉ phép tại đơn vị. + Không giải quyết chế độ thanh toán bằng tiền đối với các trường hợp đủ điều kiện được nghỉ phép đặc biệt theo quy định. - Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt Thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành. Chế độ phụ cấp thêm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ và chế độ phụ cấp khuyến khích đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ (quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2016/NĐ-CP ) - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ hai mươi lăm trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng. - Khoản phụ cấp thêm này không áp dụng đối với: + Hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; + Hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ đi học, dự thi tuyển sinh; + Hạ sĩ quan, binh sĩ đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội và các trường hợp khác. - Hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ, hàng tháng được hưởng phụ cấp khuyến khích mức 0,2 so với mức lương cơ sở. Một số chế độ, chính sách khác đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ (quy định tại Điều 5 Nghị định 27/2016/NĐ-CP ) - Được miễn tiền cước khi chuyển tiền, bưu phẩm, bưu kiện; - Được cấp 04 tem thư/tháng, giá tem thư theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và được cấp cùng kỳ phụ cấp quân hàm hàng tháng. - Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên nếu vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hóa, sức khoẻ, độ tuổi thì được tham gia tuyển sinh theo quy định của Bộ Quốc phòng và được cộng Điểm ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành. Chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ (quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP ) - Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định được trợ cấp khó khăn đột xuất trong các trường hợp sau đây: + Khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế thì được trợ cấp mức 3.000.000 đồng/suất/lần; + Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên hoặc điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên thì được trợ cấp mức 500.000 đồng/thân nhân/lần; + Chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất theo quy định được thực hiện không quá 02 lần/năm đối với một hạ sĩ quan, binh sĩ; hoặc không quá 02 lần/năm đối với mỗi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ; + Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người. - Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập thì theo quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần, trợ cấp tạo việc làm, cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ (quy định tại Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP ) - Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp xuất ngũ một lần, cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ được tính như sau: + Dưới 01 tháng không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; + Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở; + Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng được hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở. - Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng, khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. - Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ. - Hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được đơn vị trực tiếp quản lý tổ chức buổi gặp mặt chia tay trước khi xuất ngũ, mức chi 50.000 đồng/người; được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú theo quy định hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và phụ cấp đi đường từ đơn vị về nơi cư trú. Chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ (quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP ) - Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó. Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm. - Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; Trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đó đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm. - Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; Trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; Cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành. - Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó. - Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ theo quy định, khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; Trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo. Chế độ Bảo hiểm xã hội (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP ) - Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. - Trường hợp trước khi nhập ngũ, có thời gian làm việc, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, nếu xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH theo quy định và do Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng giải quyết. - Trường hợp trước khi nhập ngũ có thời gian làm việc, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, sau đó xuất ngũ về cơ quan cũ hoặc các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, tiếp tục đóng BHXH thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau này để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Trân trọng!" 23756,Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là khi nào?,"Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì: Khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân ... 4. Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai theo quy định tại Điều 33 của Luật này do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm như sau: Số lần, thời điểm gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân trong năm Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai. Đối với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tiến hành khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm. Lệnh gọi khám sức khỏe phải được giao cho công dân trước thời điểm khám sức khỏe 15 ngày. Trân trọng!" 9525,"Khi đi làm căn cước công dân, người bị cận có được đeo kính khi chụp ảnh chân dung?","Tại Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA có quy định về thu thập thông tin công dân khi làm căn cước công dân như sau: Sau khi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ thu nhận thông tin công dân thực hiện như sau: 1. Tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. a) Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. b) Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. c) Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. 2. Lựa chọn loại cấp Căn cước công dân (cấp, đổi, cấp lại) và tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng của công dân. 3. Thu nhận vân tay của công dân theo các bước như sau: Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay phải (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út); Thu nhận vân tay phẳng của 4 ngón chụm bàn tay trái (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út); Thu nhận vân tay phẳng của 2 ngón cái chụm; Thu nhận vân tay lăn 10 ngón theo thứ tự: Ngón cái phải, ngón trỏ phải, ngón giữa phải, ngón áp út phải, ngón út phải, ngón cái trái, ngón trỏ trái, ngón giữa trái, ngón áp út trái, ngón út trái. Trường hợp không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được. 4. Chụp ảnh chân dung của công dân Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai. 5. In Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên; cán bộ thu nhận thông tin công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên. 6. In Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên. 7. Thu lệ phí theo quy định. 8. Thu hồi Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ đối với trường hợp công dân làm thủ tục đổi từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân. 9. Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân. 10. Ngay trong ngày làm việc, cán bộ thu nhận thông tin công dân có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho bộ phận phân loại hồ sơ, chuyển Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) nơi công dân đăng ký thường trú. Công an cấp xã trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư phải tiến hành kiểm tra xác minh và thực hiện phê duyệt, cập nhật thông tin công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Căn cứ theo quy định hiện hành, hiện nay khi đi làm căn cước công dân, công dân không được đeo kính khi chụp ảnh chân dung làm căn cước công dân. Có được đeo kính khi chụp ảnh chân dung làm căn cước công dân nếu bị cận hay không? (Hình từ Internet)" 27670,"Anh ruột tôi lập Gđ năm 2008,chung sống sau 3 tháng vợ anh tôi xé giấy chứng nhận kết hôn rồi bỏ đi và đến nay vẫn chưa làm thủ tục ly dị, mặc dù cả 2 đang sống ly thân. Xin hỏi luật sư trong khoảng thời gian này năm 2011, nếu cha mẹ tôi làm thủ tục cho tặng tài sản là căn nhà đang sống chung với anh tôi và tôi (chưa lập GD) cho 2 anh em tôi đứng tên đồng sở hữu căn nhà nêu trên, thì vợ của anh tôi có được chia nữa phần tài sản của anh tôi hay không? Và nếu sau này tôi lập gia đình, lúc đó cha mẹ mới làm thủ tục tặng tài sản cho 2 anh em tôi đồng sở hữu, thì xin hỏi luật sư, lúc đó vợ tôi có được hưởng phần tài sản của cha mẹ tôi tặng cho tôi không? Nhờ luật sư tư vấn thêm các thủ tục pháp lý về tài sản cha mẹ tặng cho con đẻ cần những giấy tờ và thủ tục gì và liên hệ nơi nào để làm? Mong nhận được hồi âm của luật sư. Xin chân thành cảm ơn Luật sư và trân trọng kính chào","Nếu cha mẹ tặng cho tài sản cho con mà chỉ ghi tên con ruột (không ghi tên người con dâu), thì tài sản đó là của riêng. Người vợ không được chia phần, trừ khi làm giấy tờ lại mình nhập vào tài sản chung của vợ chồng, thì lúc đó mới phân chia. Hồ sơ tặng cho nhà bao gồm: Toàn bộ giấy tờ nhà; bản sao HK + CMND hai bên; Hôn thú cha mẹ; giấy khai sinh con (để chứng minh không thuộc diện nộp thuế TNCN, phí trước bạ)... Bạn liên hệ tổ chức hành nghề Công chứng để yêu cầu công chứng giao dịch theo luật định." 8470,Di chúc bao gồm những nội dung chủ yếu nào?,"Căn cứ Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung di chúc như sau: Nội dung của di chúc 1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Ngày, tháng, năm lập di chúc; b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; d) Di sản để lại và nơi có di sản. 2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác. 3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Đối chiếu với quy định này thì di chúc bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Ngày, tháng, năm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản. - Các nội dung khác. Trân trọng!" 28316,Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong trường hợp Tòa án tuyên bố chết và đã phân chia di sản xong hết. Nếu người bị tuyên bố chết đó quay về thì người đó có được đòi tài sản đã chia rồi không? Mong giải đáp.,"Theo Khoản 3 Điều 73 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quan hệ tài sản đối với người bị tuyên bố chết mà còn sống cụ thể như sau: - Có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. - Nếu trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trên đây là cách giải quyết về tài sản của người bị tuyên bố chết mà còn sống. Ban biên tập phản hồi đến bạn." 1255,Xin hỏi luật sư vợ chồng lấy nhau được 2 năm và có với nhau một bé gái 11 tháng tuổi và vợ tôi viết đơn ly dị khi cháu bé đươc 6 tháng tuổi và để cho tôi nuôi cháu từ 6 tháng tuổi đến nay và tòa an có gọi tôi để giả quyêt . Tôi muốn đứa bé được ở với mẹ vì cháu cần được sự chăm sóc và yêu thương của người mẹ vì con tôi còn quá nhỏ. Tôi muốn cô ấy chăm sóc đứa trẻ. Tôi là đàn ông lên chăm sóc cũng không được tốt. Nhưng ra tòa cô ấy không nhận nuôi đứa bé. Như vậy đứa bé sẽ được giả quyết như thế nào? Và trách nhiệm bên nào phải nuôi? Và tiền trợ cấp cho đứa trẻ theo quy định của pháp luật là bao nhiêu? Xin luật sư giả đáp giúp tôi để tôi được nắm rõ hơn.,"Trường hợp bạn hỏi có lẽ thuộc trường hợp hiếm gặp trong suốt quá trình tôi theo nghề vì thông thường, lý do này hay lý do khác, các bên sẽ giành nhau quyền nuôi con hoặc ít nhất một bên có nhu cầu trực tiếp nuôi con. Có lẽ các bạn đang còn khá trẻ thì phải! Theo nguyên tắc chung, khi ly hôn, con chưa đủ 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ nuôi. Nếu hai bên không thoả thuận được thì toà sẽ giao cho một bên nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của người con. Như vậy, trường hợp của bạn, nhiều khả năng toà sẽ giao con cho mẹ nuôi. Tiền cấp dưỡng cũng được toà quyết định khi xử căn cứ vào điều kiện của người cấp dưỡng và nhu cầu cuộc sống của đứa con. Bạn lưu ý là: nuôi con vừa là quyền nhưng cũng vừa là trách nhiệm của bố mẹ. Đã là trách nhiệm thì không nhiễm nhiên từ chối mà được." 29618,Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp có thời hạn trong bao lâu?,"Thời hạn của văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp được quy định như sau: Sáng chế được bảo hộ 20 năm. Giải pháp hữu ích được bảo hộ là 10 năm. Kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm Đối với nhãn hiệu là 10 năm, nhưng có thể được gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần và không giới hạn số lần gia hạn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị đình chỉ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu đó trong 5 năm liên tục. Giấy chứng nhận này cung có thể bị huỷ bỏ hiệu lực theo yêu cầu của người khác trong trường hợp Giấy chứng nhận này được cấp cho ngươì không có quyền nộp đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp có giá trị từ ngày cấp đến ngày sớm nhất trong những ngày sau: Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày được cấp văn bằng. hoặc ngày kết thúc 10 năm kể từ ngày người có quyền nộp đơn, hoặc người được người có có quyền nộp đơn cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào, hoặc ngày kết thúc 15 năm (Điều 93 Luật SHTT). Nguồn: vinalaf.com.vn" 16951,"Anh Phùng Bảy (thị xã Hà Tiên) hỏi: Cha mẹ tôi có hộ khẩu ở Thái Bình, nhưng lâu nay sinh sống với tôi ở Kiên Giang. Vậy, khi cắt khẩu ở Thái Bình để chuyển nhập khẩu vào gia đình tôi thì có cần giấy tiếp nhận của Công an nơi chuyển đến không? Thủ tục và thẩm quyền giải quyết quy định như thế nào?","Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Cư trú thì: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ khi cấp sổ hộ khẩu mới. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến. Nghiêm cấm việc yêu cầu công dân phải có giấy đồng ý cho đăng ký thường trú của cơ quan Công an nơi chuyển đến mới cấp giấy chuyển hộ khẩu. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu); Giấy chuyển hộ khẩu. Trường hợp trên quan hệ gia đình là cha, mẹ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về mối quan hệ nêu trên. Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh." 22305,"Nguyên tắc khi đăng ký hộ tịch. Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Thắng, đang sinh sống ở Tiền Giang, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi khi tiến hành đăng ký hộ tịch thì phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Ngọc Thắng_098**)","Nguyên tắc khi đăng ký hộ tịch được quy định tại Điều 5 Luật Hộ tịch 2014, theo đó, khi tiến hành đăng ký hộ tịch thì phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân. 2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. 4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này. Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú. 5. Mọi sự kiện hộ tịch sau khi đăng ký vào Sổ hộ tịch phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. 6. Nội dung khai sinh, kết hôn, ly hôn, khai tử, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch là thông tin đầu vào của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 7. Bảo đảm công khai, minh bạch thủ tục đăng ký hộ tịch. Trên đây là quy định về nguyên tắc khi đăng ký hộ tịch. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hộ tịch 2014. Trân trọng!" 14405,"Năm 2001, tôi mua một căn nhà với giấy viết tay được những người hàng xóm chứng nhận. Người bán, vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nay thấy giá đất tăng cao, đã kiện đòi lại. TAND địa phương chấp nhận và tuyên buộc tôi phải trả căn nhà này. Như vậy đúng hay sai?","Theo quy định của Bộ luật Dân sự tại Điều 443 về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở thì hợp đồng phải được lập thành văn bản, có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. Hợp đồng mua bán nhà không thỏa mãn các điều kiện kiện sẽ bị coi là vô hiệu. Hậu quả, các bên phải hoàn trả nhau những gì đã nhận: Bên mua trả lại nhà, bên bán trả lại tiền nhà đã nhận. Bên nào có lỗi trong việc làm cho hợp đồng bị vô hiệu sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên kia. Với quy định trên, nếu việc mua bán nhà của bạn chỉ làm giấy viết tay, không công chứng, chứng thực, thì việc tòa án xử chấp nhận cho bên bán lấy lại là đúng. Tuy nhiên, khi xét xử, tòa án sẽ xem xét đến quyền và lợi ích chính đáng của bên mua, lý do bên bán nhà đòi lại nhà có chính đáng không... Trong trường hợp cụ thể, tòa án có thể buộc bên bán phải thanh toán cho bên mua khoản tiền nhất định do bên mua đã sửa chữa, cải tạo, bảo dưỡng căn nhà. Thạc sĩ Phạm Thanh Bình Văn phòng Luật sư Hồng Hà" 491,Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bao lâu?,"Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu thừa kế: Thời hiệu thừa kế 1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này. 2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. 3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm, địa điểm mở thừa kế: Thời điểm, địa điểm mở thừa kế 1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. ... Như vậy, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế được quy định như sau: - Thời hiệu là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm người có tài sản chết. - Thời hiệu là 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm người có tài sản chết." 22303,Người dân bắt buộc sử dụng căn cước công dân từ ngày 01/01/2025?,"Tại Điều 45 Dự thảo Luật Căn cước công dân quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau: Quy định chuyển tiếp 1. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. 2. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên. Theo quy định tại dự thảo thì chứng minh nhân dân còn thời hạn cấp trước ngày Luật có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Ngày 25/10/2023, tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 đang diễn ra, Quốc hội đã thảo luận về Dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi . Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh thì quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân. Có ý kiến đề nghị quy định tiếp tục sử dụng chứng minh nhân dân song song với thẻ căn cước đến khi hết thời hạn theo quy định bảo đảm thuận tiện cho người dân trong một số giao dịch dân sự. Đối với vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương. Do đó, việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện. Vì vậy đối với quy định bắt buộc sử dụng căn cước công dân từ năm 2025 là khả thi Người dân bắt buộc sử dụng căn cước công dân từ ngày 01/01/2025? (hình từ Internet)" 980,"Mẹ tôi cách đây 02 tháng bị bệnh nặng nên có nói miệng là sẽ chia tài sản cho các con. Sau đó mẹ tôi qua đời (tuần trước) thì anh chị em không nghe theo việc chia tài sản của mẹ mà bắt đầu tranh giành tài sản. Tuy nhiên, khi mẹ trên giường bệnh và lúc chia tài sản thì tôi có ghi âm lại lời nói của mẹ. Vậy anh chị trong Ban biên tập cho tôi hỏi việc chia tài sản bằng lời nói của mẹ tôi có hiệu lực pháp luật không? Nếu lời nói của mẹ tôi không có hiệu lực thì đoạn ghi âm của tôi có thể sử dụng để làm bằng chứng cho việc chia tài sản không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi Thanh Thanh (016***)","Theo quy định tại Khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Trong trường hợp mẹ Anh/Chị lập di chúc miệng và đáp ứng điều kiện nêu trên thì di chúc miệng (lời nói của mẹ Anh/Chị) được xem là hợp pháp và các con phải thực hiện theo. Về đoạn ghi âm của Anh/Chị: Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Đoạn ghi âm có thể được xác định là tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử và là nguồn của chứng cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Việc xác định chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Như vậy, đoạn ghi âm của Anh/Chị chỉ được coi là chứng cứ chứng minh khi nó được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của Anh/Chị về xuất xứ của đoạn ghi âm đó. Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó thì đoạn ghi âm của Anh/Chị chỉ được xem là tài liệu liên quan, có giá trị tham khảo chứ không thể có giá trị chứng minh. Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị! Trân trọng!" 20301,"Gia đình tôi xảy ra sự việc, con tôi lái xe gây tai nạn làm bị thương nhiều người, trong đó có một người bị thương nặng, hiện vẫn phải điều trị tại bệnh viện. Khi hai bên đứng ra thương lượng về bồi thường thì gia đình bị hại đưa ra nhiều yêu cầu chi phí cho nhiều khoản chi. Tôi thấy còn có những khoản chi bất hợp lý như tiền thu nhập của người bị hại, tiền người chăm sóc, phục vụ... Nay gia đình rất mong luật sư nói rõ thêm quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này, để gia đình nắm rõ?","Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố như: Phải có thiệt hại xảy ra (bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần); Phải có hành vi trái pháp luật; Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại; phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. Khi giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường, nếu những thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án mới giải quyết. Trong vụ án về tai nạn giao thông thì việc bồi thường trách nhiệm dân sự thường các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra công an; Viện kiểm sát và Tòa án) luôn tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên, hướng cho các bên tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải quyết việc bồi thường. Để xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm: Chi phí hợp lý cho cứu chữa, bổ dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút (tiền thuê người đi cấp cứu, tiền thuốc, tiền mua thiết bị y tế, chi chiếu, chụp, xét nghiệm, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ dẫn của bác sỹ; tiền viện phí, tiền mua thuốc, tiếp đạm, thuốc bổ, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại, các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mua xe đẩy, xe lăn, tiền hỗ trợ để phục hồi chức năng). Các khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền lương, tiền công của người bị hiệt hại của những tháng trước khi họ bị tai nạn, nay do tai nạn họ không có thu nhập. Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (tiền tàu xe đi lại, tiền thuê nhà trọ), nếu người chăm sóc có thu nhập thực tế ổn định thì xác định khoản thu nhập của họ bị mất để chăm sóc nạn nhân. Trong trường hợp người bị hại sau khi đã điều trị mà mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (do bị liệt cột sống, bị mù lòa, liệt hai chi, bị tâm thần nặng…, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn 81% trở lên), chỉ tính thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động. Như luật sư đã phân tích thì vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luật quy định chi tiết, cụ thể nhưng về nguyên tắc thì hai bên đương sự tự thỏa thuận với nhau và cơ quan pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của họ. Nếu không thỏa thuận được thì yầu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật và Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ như đã phân tích ở trên để giải quyết việc bồi thường, bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự." 14522,Những điểm mới trong đăng ký thường trú là gì?,"Công an TPHCM vừa tổ chức Hội nghị tập huấn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn cho lực lượng Công an TPHCM tại Hội trường Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Theo đó, có một số điểm mới liên quan đến việc đăng ký thường trú, cho thuê, cho ở nhờ... được hướng dẫn cụ thể trong Văn bản hướng dẫn số 417 của Công an TPHCM. Cụ thể, theo quy định mới, điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại TPHCM phải đăng ký tạm trú liên tục hai năm trở lên đối với các quận và một năm trở lên đối với các huyện. Thời gian đăng ký tạm trú được tính bằng tổng thời gian tạm trú liên tục tại một hoặc nhiều chỗ ở khác nhau trong phạm vi thành phố. Ngoài ra, sổ đăng ký tạm trú phải theo mẫu của Bộ Công an và thời gian đăng ký tạm trú chỉ có thời hạn là 24 tháng. Trước khi hết thời hạn tạm trú 30 ngày, người dân phải đến cơ quan công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú. Theo quy định cũ, việc cho thuê nhà ở, cho ở nhờ... phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 5m2 sàn/người; còn theo quy định mới thì điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, hiện TPHCM chưa đưa ra quy định về mức diện tích bình quân nên tạm thời vẫn áp dụng diện tích 5m2 sàn/người trong khi chờ quy định mới. Việc giải quyết cho các đối tượng đăng ký thường trú tại thành phố ở khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú cũng mở rộng hơn. Ngoài vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột... thì những người thành niên còn độc thân về ở với anh, chị, em, cô, dì, chú, bác ruột cũng được giải quyết. Nhân khẩu không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, thanh niên xung phong đã bị xóa hộ khẩu, thì giải quyết không cần phải có ý kiến của hội đồng nghĩa vụ quân sự. Nhân khẩu đào ngũ, bỏ ngũ về địa phương chỉ giải quyết đăng ký thường trú lại khi có quyết định xử lý của Bộ tư lệnh TPHCM. Nhân khẩu có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng... mà bỏ trốn, nếu không có quyết định hoặc thông báo bắt tập trung trở lại thì giải quyết đăng ký thường trú. Nhân khẩu từng có hộ khẩu ở TPHCM mà đã bị xóa khỏi hộ khẩu do đi vắng quá sáu tháng không lý do nếu không phải đối tượng truy nã, người bị cấm đăng ký thường trú tại TPHCM thì cũng sẽ được giải quyết. var bodywidth = 500;$('#abody object, #abody embed').each(function() {if ($(this).attr('width') > bodywidth) {$(this).attr('width', bodywidth);}});$(document).ready(function() {$('#abody img, #abody table').each(function() { if ($(this).width() > bodywidth) { $(this).width(bodywidth).height('auto'); } });window.setTimeout(function(){ $('#abody img, #abody table').each(function() { if ($(this).width() > bodywidth) { $(this).width(bodywidth).height('auto'); } });}, 5000);$('#abody div.poll, #abody div.pollright').each(function() {var voteid = $(this).attr('voteid');$.ajax({type: ""POST"",url: ""/ajax/votebox.aspx"",data: { id: voteid }}).done(function(msg) {$('#votebox' + voteid).html(msg).show();$('#votebox' + voteid + ' .poll').show();$('.votebutton').click(function (e) {e.preventDefault();var id = $(this).attr('rel');var votetype = $(this).attr('votetype');$('#loadingvote' + id).css('display', 'inline');if (votetype == 0) {var order = $('input:radio[name=vote' + id + ']:checked').val();if (parseInt(order) == 'NaN') {alert('Bạn chưa chọn mục nào.'); return false;}logvote(id, order);}else if (votetype==1){var arr=$('input:checkbox[name=vote' + id + ']:checked');if(arr.length==0){alert('Bạn chưa chọn mục nào.'); return false;}for(i=0; i 0) { Galleria.run('.galleria'); }try {if ($('#abody table.image.center img').length > 0 && $('#abody table.image.center img').attr('src').toLowerCase() == $('.avatar img').attr('src').toLowerCase()) {$('.avatar span').html($('#abody table.image.center td.image_desc').html());$('#abody table.image.center').remove();}}catch(e){}try {var i = 0;var summary = $.trim($('.summary').html().toLowerCase()).replace(/-/g, '').replace(/,/g, '').replace(/\./g, '').replace(/ /g, '');$('#abody p, #abody div, #abody strong').each(function() {if (i > 10) return;i++;if($.trim($(this).html().toLowerCase()) == '' || $.trim($(this).html().toLowerCase()).replace(/-/g, '').replace(/,/g, '').replace(/\./g, '').replace(/ /g, '') == summary){ $(this).remove(); }});}catch(e){} Theo congan .aritcle-vote {margin-bottom: 10px;}.article-like, .article-dislike {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #B52323;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-liked, .article-disliked {display: inline-block;margin-right: 10px;font-size: 13px;line-height: 30px;height: 30px;border-radius: 3px;border: 1px solid #BBBBBD;padding-right: 10px;box-shadow: 0px 1px 2px 1px rgba(0,0,0,.26);}.article-like span, .article-dislike span {padding: 0 10px 0 8px;background: #B52323;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;}.article-liked span, .article-disliked span {padding: 0 10px 0 8px;background: #BBBBBD;color: white;font-weight: bold;margin-right: 5px;display: inline-block;} 0 Thích bài viết 0 Không thích bài viết function LikeArticle(contentid,ratingtype,option){if(ratingtype==1){var cookie= getcookie(""likearticle1"");var check=contentid+""-""+ratingtype;if(cookie!=undefined && cookie==check){alert(""Bạn đã bình chọn rồi"");return false;}}$.ajax({type: ""POST"",url: ""/ajax/likearticle.aspx"",data: { contentid: contentid, ratingtype: ratingtype, option:option },cache: true}).done(function (msg) {if (parseInt(msg) != undefined && parseInt(msg) > 0) {var result=parseInt(msg);if(result==1){//likevar count=parseInt($('#article-like').html());count=count+1;$('#article-like').html(count);}else if(result==2){//dislikevar count=parseInt($('#article-dislike').html());count=count+1;$('#article-dislike').html(count);}}});return false;} .demo-table {width: 100%;border-spacing: initial;word-break: break-word;/*table-layout: auto;*/line-height: 1.8em;color: #333;}.demo-table th {background: #999;padding: 5px;text-align: left;color: #FFF;}.demo-table td {border-bottom: #f0f0f0 1px solid;padding: 5px;}.demo-table td div.feed_title {text-decoration: none;color: #00d4ff;font-weight: bold;}.demo-table ul {margin: 0;padding: 0;}.demo-table li {cursor: pointer;list-style-type: none;display: inline-block;color: #F0F0F0;text-shadow: 0 0 1px #666666;font-size: 20px;}.demo-table .highlightstar, .demo-table .selected {color: #F4B30A;text-shadow: 0 0 1px #F48F0A;} Đánh giá bài viết: ★ ★ ★ ★ ★" 3286,Người body shaming người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?,"Tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau: Tội làm nhục người khác 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, người body shaming dẫn đến nhân phẩm, danh dự của người khác bị xúc phạm nghiêm trọng nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà người body shaming người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng và nặng nhất đến 05 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 bị thay thế bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội vu khống như sau: Tội vu khống 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Vì động cơ đê hèn; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên c) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, người body shaming nguời khác có hành vi vu khống bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, hình phạt nhẹ nhất là bịa đặt, loan tin không đúng nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và nặng nhất là đến 07 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát hoặc vì động cơ đê hèn. Trân trọng!" 29880,Nhóm các quyền liên quan đến giá trị tinh thần của chủ thể được quy định như thế nào?,"Trong nhóm này, cá nhân có các quyền sau: – Quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín (Điều 37) – Quyền bí mật đời tư (Điều 38): Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. – Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46): Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. – Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo (Điều 47): Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. – Quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48): Quyền tự do đi lại, tự do cư trú của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. – Quyền lao động (Điều 49): Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. – Quyền tự do kinh doanh (Điều 50): Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật. – Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51): Cá nhân có quyền tự do nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khác." 33357,"Thưa luật sự, Em muốn hỏi: Đối với 1 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho 1 cá nhân thì có được không ạ? Nếu được thì cách thức thực hiện thế nào ạ? Mong luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn ạ!","Nếu công ty này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Sổ đỏ thì họ có đầy đủ các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai trong đó bao gồm cả quyền chuyển nhượng. Người nhận chuyển nhượng có thể là cá nhân. Về thủ tục chuyển nhượng thì Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải tuân thủ đúng quy định như được công chứng. Sau khi ký hợp đồng công chứng thì thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất theo quy định chung của pháp luật. Nộp hồ sơ đăng ký biến động tại cơ quan quản lý đất đai của địa phương nơi có thửa đất đó. Nộp thuế, lệ phí theo quy định phù hợp với giá trị quyền sử dụng đất tại địa phương nơi có thửa đất đó (vì mỗi địa phương có quy định về giá đất riêng) Thuế chuyển quyền sử dụng đất hiện nay được quy định là 2%, lệ phí trước bạ được quy định là 0.5% giá trị quyền sử dụng đất." 26011,Cho em hỏi một câu như sau: Em có một thửa đất mang tên em nhưng em đang cần tiền gấp nhưng vay ngân hàng thì chờ lâu quá. Em hỏi là giờ em đưa ra hiệu cầm đồ có được cầm cố không? Và như vậy có vi phạm pháp luật không? Và nếu vi phạm pháp luật thì nằm ở khoản nào.,"Theo quy định của pháp luật thì không thể mang GCN QSD đất đi cầm cố ở tiệm cầm đồ được. Bạn chỉ có thể sử dụng ""bìa"" đó để đăng ký thế thấp cho hợp đồng thế chấp QSD đất. Nếu bạn mang GCN QSD đất đi cầm cố thì việc cầm cố đó không có giá trị pháp lý (GCN QSD đất không phải là tài sản) và nếu có tranh chấp thì pháp luật không bảo vệ bên nhận cầm cố. Tuy nhiên với những tiệm cầm đồ thì đôi khi bạn không cần có GCN QSD đất họ vẫn cho bạn vay tiền..." 34786,"Ngày 22/10/2007, Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin đã tiến hành xét xử công khai vụ kiện ly hôn giữa tôi và chồng tôi là ông Lê Xuân Nam tại bản án số 12 tòa án đã tuyên chia tài sản cho tôi diện tích 8525m 2 nằm trong diện tích đất 17050m 2 tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W 844786 thửa đất số 37 tờ bản đồ số 22 và chia cho ông Lê Xuân Nam diện tích 8525m 2 nằm trong diện tích đất 17050m 2 tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số W 844786 thửa đất số 37 tờ bản đồ số 22 Sau khi ly hôn tôi đã rời khỏi địa phương đi làm ăn, sinh sống tại Đăk Nông. Phần diện tích đất được chia tôi cho ông Lê Diễn là em ruột của ông Lê Xuân Nam để thay tôi quản lý sử dụng. Đến tháng 2/2012 ông Lê Xuân Nam viết giấy tay chuyển nhượng cho ông Lê Xuân San diện tích 7000m 2.  Đến ngày 13/5/2013, tôi mới phát hiện ông Lê Xuân Nam đã chuyển nhượng cho ông Lê Xuân San khi đo đạc lại thực tế thì tôi còn lại diện tích 6000m2 không đủ diện tích như bản án đã tuyên cho tôi. Lý do giấy chứng nhận quyền sử dụng dất số W844786 cấp với diện tích là 17 050m2 là sai so với diện tích thực tế vì diện tích thực tế từ trước tới nay là 13 000m2. Nay tôi yêu cầu ông Nam lấy diện tích đất thực tế 13 000m2 chia đôi. Tôi nhận 6500 ông Nam nhận 6500m2 nhưng ông Nam không chịu.  Thực tế từ khi bản án có hiệu lực tôi không biết phải yêu cầu thi hành án như thế nào? Vậy tôi kính trình bày đến quý luật sư mong được sự quan tâm tư vấn của quý luật sư. Tôi xin chân thành cám ơn.","Mời bạn tham khảo 1 số quy định của Luật Thi hành án dân sự như sau: Điều 3 1 . Đơn yêu cầu thi hành án 1. Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây: a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; c) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; d) Nội dung yêu cầu thi hành án; đ) Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. 2. Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân. Trường hợp người yêu cầu thi hành án trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự thì phải lập biên bản ghi rõ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của người lập biên bản. Biên bản có giá trị như đơn yêu cầu thi hành án. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. 3. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này. Điều 3 2 . Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án 1. Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây: a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự; b) Gửi đơn qua bưu điện. 2. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi" 25350,"Tôi có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương, sau khi chuyển chỗ ở khác thì bị mất hộ khẩu. Tôi xin cấp lại bản nhì hộ khẩu được không?","Đã đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương, nay có chỗ ở hợp pháp mới thì ông cần liên hệ Công an xã, phường, thị trấn để làm thủ tục xin thay đổi nơi thường trú, nếu thuộc trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu. Kết hợp việc di chuyển chỗ ở, ông xin cấp sổ hộ khẩu thường trú tại nơi ở mới. Cụ thể, theo quy định tại Điều 23, Điều 28 Luật Cư trú: Điều 23. Thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp 1. Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. 2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú. Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu 1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. 2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây: a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau: a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. 4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. 5. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếp nhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phải chuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho Công an cùng cấp nơi người đó chuyển đến. 6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu: a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh; b) Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác; c) Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; d) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể; đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, quản chế." 6620,"Dạ, thông thường thì nam, nữ muốn đăng ký kết hôn sẽ đến UBND xã làm thủ tục, vậy Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký kết hôn không?","Căn cứ Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng lý kết hôn như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. 2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Như vậy, đối với việc đăng ký kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp được viện dẫn trên. Trân trọng!" 26360,"Thưa luật sư. Năm1991 tôi có mua một căn nhà ở phía sau của người bán họ ở phía trước nên họ chừa cho tôi một lối ra vào(con hẻm) rộng 1.1 met. Khi tôi mua xong tôi có làm cửa rào ra vào luôn khóa từ mười mấy năm nay chỉ riêng một mình nhà tôi đi. Nhưng nay tôi lại bị hộ kế bên, giáp ranh với hẻm nhà tôi, họ bán nhà họ phía trước họ ở phía sau. Khi bán họ không chừa lối đi. Họ đòi đi chung với lối đi nhà tôi vì lí do họ có cửa sau nhưng cửa sau đó lúc trước là để ra phơi quần áo vì cuối căn nhà họ còn mảnh đất trống 2.5m vuông (nhưng hiện nay họ đã xây dựng phần đất 2.5 m vuông đó). Với lý do có cửa sau họ có quyền mở cửa mặt tiền và đi chung với con hẻm nhà tôi không? Còn phần tôi trên sổ đỏ có vẽ con hẻm và có giấy xác nhận của phường hẻm này là hẻm cụt, nhà tôi có cửa rào luôn khóa với 3 lí do đó tôi có quyền không cho họ đi chung được không? Trước khi nhận được lời giải đáp. Tôi chân thành cám ơn luật sư.","Chào Ông! Về vấn đề ông hỏi chưa đủ cơ sở để trả lời ông chính xác. Tuy nhiên, tôi có vài ý trao đổi cùng ông như sau: Căn cứ vào khoản 2, điều 217 – Bộ Luật dân Sự năm 2005, nếu nguồn gốc hẽm cụt mà ông đã nêu là lối đi chung cho các bất động sản liền kề thì các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Trường hợp hẽm cụt là lối đi thuộc quyền sở hữu của riêng gia đình ông đã được xác nhận của cơ quan chức năng, có thể hiện rõ trên bản vẽ hiện trạng nhà đất thì sẽ giải quyết theo 02 trường hợp sau: 1. Ông yêu cầu hộ gia đình kế bên thương lượng với nhà phía trước mà họ đã bán dành cho họ lối đi ra bên ngoài. 2. Trên thực tế nếu thực sự hiện nay họ không có lối đi ra đến đường công cộng thì căn cứ vào qui định khoản 1, khoản 2 điều 275- Bộ Luật Dân Sự năm 2005 : Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. Dựa vào những qui định trên ông xem lại trường hợp cụ thể của mình để có sự giải quyết phù hợp." 13048,Quy định đặt họ cho con năm 2024 như thế nào?,"Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 và quy định khác có liên quan, quy định đặt họ cho con năm 2024 bao gồm các nội dung như sau: [1] Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. (Theo khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 ) [2] Xác định họ đặt cho con: (Theo khoản 2 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 ) Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh. - Nếu không có thỏa thuận thì đặt họ cho con theo tập quán. - Nếu chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. [3] Xác định đặt họ cho con trong một số trường hợp không xác định được cha mẹ đẻ: - Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. - Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. *Cha đẻ, mẹ đẻ là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 . [4] Công dân được thay đổi họ trong các trường hợp như sau: (Theo Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 ) - Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại - Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi. - Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ. - Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con. - Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình. - Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi. - Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ. - Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. *Lưu ý: Việc thay đổi họ cho người từ đủ 09 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Quy định đặt họ cho con năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)" 11607,"Mẹ và cha tôi đã ly hôn, đã được tòa án tỉnh Kiên Giang xét xử phúc thẩm và chia tài sản, đồng thời giải quyết nợ. Trong thời gian này, mẹ tôi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sang tên mẹ, như bản án đã nêu. Tuy nhiên các chủ nợ yêu cầu xét xử Giám đốc thẩm và Tòa án tối cao có thông báo là đã nhận được đơn yêu cầu của mấy chủ nợ. Nhưng không thông báo là đình chỉ thi hành án. Vậy tài sản của mẹ em đã được chia, có làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tên mẹ em hay không. Vì phòng tài nguyên huyện nói là phải đình chỉ và không được làm.","Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm tuyên án. Bản án của Tòa án đang có hiệu hành pháp luật thì nguyên tắc hiến định mà Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 136: Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm. Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã có hiệu lực pháp luật thì chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có quyền kháng nghị để xem xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án hoặc kháng nghị, tạm đình chri thi hành án thì bản án phúc thẩm vẫn có hiệu lực và được thi hành. Việc Tòa án có thông báo đã nhận đơn của các chủ nợ yêu cầu xét xử giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nhưng không có văn bản yêu cầu hoãn thi hành án hoặc kháng nghị, tạm đình chỉ thi hành án, thì bản án phúc thẩm đó vẫn được thi hành. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện nói là phải đình chỉ và không được làm là không có cơ sở pháp luật." 11024,Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn?,"Đầu tiên, tại Điêu 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn như sau: Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. 2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây: a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ; b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn; c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch. Đồng thời, tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 cũng quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn cụ thể như sau: Thẩm quyền đăng ký kết hôn 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. 2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn , cụ thể: - Đối với trường hợp kết hôn không có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. - Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa: + Công dân Việt Nam với người nước ngoài; + Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; + Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; + Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn." 18035,"Tôi lấy chồng người Thái Lan và sang định cư ở Thái Lan. Tôi đã xin thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Thái Lan. Nay tuổi cao, tôi xin hồi hương về Việt Nam thì có được trở lại quốc tịch Việt Nam không?","Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam thì được thôi quốc tịch Việt Nam là căn cứ mất quốc tịch Việt Nam. Điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người đã mất quốc tịch Việt Nam xin hồi hương về Việt Nam, có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh quốc gia, khoản 2 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Căn cứ các quy định nêu trên, bạn thuộc trường hợp được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam. Bạn có thể làm đơn và hồ sơ để xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, bạn phải tuân thủ các điều kiện đối với người xin trở lại quốc tịch Việt Nam được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam như sau: Thứ nhất, phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam. Thứ hai, khi được trở lại quốc tịch Việt Nam thì bạn phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép: + Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; + Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; + Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." 1298,Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành được quy định ra sao? Kính chào ban tư vấn Thư Ký Luật! Trước khi Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thì tôi cũng đã có tìm hiểu. Tuy nhiên tôi còn nhiều chỗ còn chưa được rõ. Anh/chị cho tôi hỏi: Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành được quy định ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời cua quý anh/chị! Tôi xin chân thành cám ơn!,"Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành được quy định như sau: - Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành. - Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành được quy định tại Điều 449 Bộ luật dân sự 2015. Trân trọng!" 7885,Người già neo đơn không có người thân khi mất thì ai sẽ là người đăng ký khai tử?,"Tại Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 có quy định về thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử như sau: 1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử. 2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử. Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp người già neo đơn không có người thân mất thì công chức tư pháp - hộ tịch sẽ thực hiện đăng ký khai tử cho cụ. Ai sẽ là người đăng ký khai tử khi người già neo đơn không có người thân mất? (Hình từ Internet)" 18784,Những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi bốn đời đăng ký kết hôn với nhau được không?,"Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình 1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. ... Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Điều kiện kết hôn 1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này. 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo quy định này, pháp luật chỉ cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Vì vậy, những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi bốn đời có thể đăng ký kết hôn với nhau nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây: - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; - Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; - Không bị mất năng lực hành vi dân sự. Những người có quan hệ họ hàng trong phạm vi bốn đời đăng ký kết hôn với nhau được không? (Hình từ Internet)" 32797,Người chồng biệt tích bao nhiêu năm thì người vợ có thể kết hôn với chồng mới?,"Tại Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân như sau: Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án. Tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc tuyên bố chết như sau: 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. 2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Căn cứ theo quy định hiện hành, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sau 02 năm, 03 năm hoặc 05 năm, bạn có thể yêu cầu tòa án sẽ tuyên bố chết đối với người chồng. Sau khi được tòa án tuyên bố chồng bạn đã chết, bạn có thể kết hôn với người chồng mới. Người vợ có thể kết hôn với chồng khi người chồng cũ biệt tích bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)" 10378,"+ Những quy định của pháp luật và điều kiện để tách hộ gia đình ra ở riêng. + Gia đình tôi có thửa đất 300m2 do cha ông để lại. Bố mẹ tôi sinh được 5 người con 3 trai, 2 gái; cả 5 người đều đã có gia đình riêng, có 4 người thoát ly hiện sống trên thành phố có nhà cửa khang trang, riêng tôi làm ruộng xây dựng gia đình, ở chung cùng bố mẹ ở mảnh đất đó. Năm 1993, Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình tôi và tôi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2004, bố mẹ tôi qua đời không để lại di chúc. Năm 2009, anh chị em chúng tôi về đề nghị vợ chồng tôi chia mảnh đất đó thành 1/3 để xây nhà thờ để cúng tổ tiên nhưng vợ chồng tôi chưa đồng ý (vì vợ chồng tôi đã xây căn nhà kiên cố thay căn nhà gỗ lá bố mẹ tôi để lại). Các chị em tôi nói rằng nếu vợ chồng tôi không đồng ý thì họ sẽ đề nghị chính quyền giải quyết chia đều mảnh đất đó cho 5 người. Xin hỏi anh chị em đề nghị như vậy có đúng không?","Về vấn đề tách hộ khẩu, Luật Cư trú quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một nguời có năng lực hành vi dân sự đấy đủ làm chủ hộ để hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị em ruột, cháu ruột thì có thể cấp chung một sổ hộ khẩu. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách hộ khẩu bao gồm: Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách hộ khẩu. Khi tách hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, phiếu khai báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ (nếu được chủ hộ đồng ý cho nhập khẩu). Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết tách hộ khẩu. Trường hợp không giải quyết việc tách hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Vấn đề chia thừa kế của anh em anh: Nguồn gốc mảnh đất này là do cha mẹ để lại, mặc dù anh là người đứng tên và cũng là người duy nhất có hộ khẩu thường trú tại mảnh đất này. Nhưng theo Luật Dân sự và Luật Đất đai thì nguồn gốc đất là của cha ông để lại, nếu phát sinh việc chia thừa kế thì 5 anh em có quyền như nhau, nhưng anh có lợi thế hơn là anh có hộ khẩu ở đây và sinh sống từ bé ở ngôi nhà này. Việc anh chị em đề xuất với anh cắt 1/3 mảnh đất để xây nhà thờ, thờ cúng tổ tiên là hợp lý, hợp tình. Anh cần bàn bạc cụ thể để cho anh chị em được thực hiện ý định của mình và ý định đó cũng phù hợp với đạo đức xã hội" 9100,"Hiện tại, chồng tôi bồ bịch trai gái lăng nhăng, tôi không còn muốn tiếp tục chung sống. Xin luật sư tư vấn cho tôi biết nếu tôi đơn phương ly dị thì số tài sản hiện có là hai căn nhà đứng tên cả hai vợ chồng, và cả số cổ phần tại công ty trên phân chia như thế nào? Số cổ phần trong công ty hiện chồng tôi đứng tên thì tôi có quyền lợi trong đó không, vì công ty được thành lập sau thời gian chúng tôi lấy nhau?","Công ty luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi: Theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân gia đình năm 2000, tất cả các tài sản do vợ chồng tạo ra hoặc thu nhập do lao động, sản xuất kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ kinh doanh đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng đều được phân chia theo nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân gia đình. Trong trường hợp của chị, các tài sản bao gồm số cổ phần tại công ty và hai căn nhà đứng tên anh chị đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân gia đình, việc phân chia tài sản do chị và chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận, tòa án sẽ căn cứ vào hoàn cảnh của mỗi bên và công sức đóng góp của mỗi bên khi xác lập tạo dựng tài sản đó để xác định có thể chia đôi tài sản hay không." 7231,"Chào Ban tư vấn, em có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Trước đây em với bạn trai em có con với nhau, bạn trai em không muốn đăng ký kết hôn. Do đó sau khi sinh con em đã làm giấy khai sinh cho con và không để tên cha. Hiện nay con em đã 3 tuổi, bạn trai em đổi ý và muốn bổ sung tên cha vào giấy khai sinh. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh gồm những thủ tục gì? Mong được giải đáp giúp. Cảm ơn! Thủy Tiên - Tiền Giang","Căn cứ pháp lý: - Luật Hộ tịch 2014 - Thông tư 15/2015/TT-BTP 1. Thủ tục đăng ký nhận cha Theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014. ""Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp."" Do trường hợp của bạn không có tranh chấp nên thủ tục đăng ký xác định cha cho con được thực hiện như sau: + Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. + Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. + Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có văn bản quy định trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật. + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. + Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. 2. Thủ tục bổ sung thông tin vào giấy khai sinh + Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của con bạn + Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. + Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. + Công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung. ==> Như vậy thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh gồm 2 bước là đăng ký nhận cha và bổ sung thông tin vào giấy khai sinh. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 23805,"Vợ chồng tôi mua một ngôi nhà và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Sau đó ít lâu, chồng tôi qua đời không để lại di chúc. Tôi tiếp tục ở tại ngôi nhà đó. Ba người con của chúng tôi sống tại nhà riêng. Nay tôi muốn lập di chúc cho một người con của chúng tôi thừa kế ngôi nhà này có được không? Di chúc có cần các con tôi thỏa thuận đồng ý hay cơ quan nhà nước xác nhận không?","Theo các quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Hôn nhân và gia đình, ngôi nhà mà vợ chồng bà đã mua và được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là tài sản chung của vợ chồng bà. Do vậy, bà và chồng bà có quyền sở hữu ngang nhau đối với tài sản đó. Khi ông nhà mất đi không để lại di chúc, theo pháp luật, một nửa ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của ông được xác định là di sản thừa kế và phải được chia theo pháp luật. Căn cứ các chế định về thừa kế theo pháp luật, bà và ba người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, mỗi người được hưởng một kỷ phần bằng nhau đối với di sản ông nhà để lại. Như vậy, mặc dù bà vẫn sống tại ngôi nhà đó nhưng bà chỉ có quyền sở hữu và định đoạt (chuyển nhượng, tặng cho, đổi, để lại di chúc...) đối với một nửa ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của bà cùng một phần tư phần nhà thuộc di sản của chồng bà để lại. Ba người con của bà mỗi người có quyền thừa kế một phần tư phần nhà thuộc di sản của chồng bà (đã mất). Vì vậy, khi bà lập di chúc đối với ngôi nhà này, nó sẽ chỉ có giá trị đối với phần nhà thuộc sở hữu của bà. Phần còn lại sẽ bị vô hiệu. Nếu muốn có quyền định đoạt đối với toàn bộ ngôi nhà, bà phải được các đồng thừa kế, tức là các con của bà có văn bản từ chối quyền thừa kế đối với di sản của chồng bà để lại. Việc từ chối này phải được thông báo với UBND xã, phường, thị trấn hoặc Công chứng nhà nước. Sau khi có được quyền định đoạt toàn bộ ngôi nhà, bà có thể lập di chúc cho bất kỳ người con nào của mình hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào mà không cần sự thỏa thuận, đồng ý của các con bà hoặc người khác. Theo quy định tại chế định Thừa kế- Bộ luật Dân sự, di chúc được lập thành văn bản, có thể do người lập di chúc tự viết và ký nhận hoặc có thể có người làm chứng, được cơ quan chức năng chứng thực hoặc công chứng. Nếu di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì di chúc phải do chính tay người để lại di chúc viết, có chữ ký, ghi đầy đủ họ tên của người lập di chúc. Nếu người để lại di chúc không thể tự tay viết di chúc thì có thể nhờ người khác viết nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc ký, điểm chỉ trước mặt người làm chứng. Người làm chứng ký xác nhận vào bản di chúc. Người làm chứng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, từ 18 tuổi trở lên và không là người được trao quyền thừa kế trong di chúc hoặc người có quyền lợi liên quan đến nội dung di chúc. Ngoài ra, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên lập di chúc và công chứng, chứng thực tại nhà riêng của người lập di chúc hoặc tại trụ sở ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú." 19999,"Sống trên tàu, thuyền cũng được xem là chỗ ở hợp pháp có đúng không? Căn cứ quy định.","Khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020 (Có hiệu lực từ 01/07/2021) quy định: Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật. Theo như quy định này thì tàu, thuyền được sử dụng để sinh sống thuộc quyền sở hữu của công dân sẽ được xem là chỗ ở hợp pháp. Trân trọng!" 32034,"Chào Luật Sư, Tôi muốn hỏi về chuyện hộ khẩu của chị dâu tôi. Chị dâu tôi đã ly hôn với anh tôi được khoảng 7 tháng rồi. Trước khi ly hôn thì chị ấy đã bỏ nhà tôi về bên nhà trọ chị của chị ấy sống được hơn 1 năm. Giờ gia đình tôi muốn cắt hộ khẩu chị ấy thì công an địa phương không đồng ý làm, họ nói rằng phải có sự đồng ý của chị ấy mới làm được. Nhưng chẳng phải luật đã đề rõ là người bỏ địa phương đi trên 6 tháng thì chủ hộ có quyền tách hộ khẩu người đó sao? Nhờ Luật Sư tư vấn giúp tôi cách nào để có thể cắt được hộ khẩu của chị ấy vì Mẹ tôi nhiều lần nhắc chị ấy đi tách khẩu thì chị ấy nhất quyết không đi. Nhiều lần lên công an hỏi thì công an còn trả lời rằng giờ luật không còn áp đặt vấn đề quyền lợi của người có tên trong hộ khẩu nữa thì có vấn đề gì đâu mà lo. Nhưng 1 người bạn của Mẹ tôi làm việc buôn bán đất đai nói rằng luật đặt ra như vậy nhưng nhiều khi họ vẫn đòi có đủ người trong hộ khẩu ký tên đồng ý thì mới có thể làm được vì cô ấy làm nhiều hồ sơ đất đai có gặp mấy trường hợp như vậy rồi. Vậy chẳng phải rất khó khăn cho chúng tôi sao? Rất mong được Luật Sư tư vấn. Cám ơn Luật Sư!","Việc này người phải quan tâm tới số hộ khẩu phải là chị dâu cũ của bạn mới đúng, chị này nhập hộ khẩu vào nhà bạn là có quan hệ hôn nhân với anh trai bạn, nay hai người đã chia tay thì không có lý do gì để tiếp tục đăng ký thường trú theo số hộ khẩu của gia đình bạn hết. Thứ hai rõ ràng trường hợp này gia đình bạn không thể tự ý đi tách số hộ khẩu để buộc chị dâu cũ của bạn ra khỏi hộ khẩu nhà bạn. Trường hợp chị này tiếp tục ở lại trên sổ hộ khẩu của gia đình bạn thì cũng không ảnh hưởng tới quyền lợi của gia đình bạn nếu có liên quan tới đất đai vì: hiện tại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì chỉ cần người có tên trên giấy chứng nhận đó. Hiện tại nhà nước cũng không cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình nữa nên sẽ không có khó khăn gì. Tiếp đó là trường hợp phát sinh quan hệ thừa kế thì con dâu cũng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Hàng thừa kế được quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn." 7759,"Dạ, em muốn hỏi, hiện tại em đang sống chung với ba, mẹ, có một số tài sản riêng mà ông nội tặng. Số tài sản này có được xem là tài sản chung của ba mẹ không? Vì nó được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của ba, mẹ.","Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra , thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Như vậy, về nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra. Quay lại trường hợp mà bạn đề cập khi tài sản của bạn do ông bạn tặng và không phải do ba, mẹ bạn tạo ra mặc dù được hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì đây không phải là tài sản chung của ba, mẹ bạn. Trân trọng!" 1197,Công dân có các quyền cơ bản nào?,"Các quyền cơ bản của công dân được pháp luật quy định từ Điều 19 đến Điều 43 Hiến pháp 2013 bao gồm một số quyền cơ bản sau: - Quyền được sống - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - Quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, được bảo vệ danh dự, uy tín - Quyền có nơi ở hợp pháp, bất khả xâm phạm về nơi ở - Quyền tự do đi lại, cư trú - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí - Quyền được bình đẳng về giới tính - Các quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, biểu quyết khi trưng cầu dân ý - Các quyền tự do kinh doanh, làm việc - Cuyền được bảo đảm an sinh xã hội Trân trọng!" 7775,"Con dâu tôi vừa mới sinh cháu. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi có thể thay bố mẹ của cháu làm thủ tục khai sinh cho cháu được không? Nơi làm thủ tục đăng ký khai sinh ở đâu ? (Minh Hoa - Hà Nội)","Luật gia Phan Thùy Dung - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời: Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 có liên quan để ông (bà) tham khảo, như sau: -Trách nhiệm đăng ký khai sinh: “1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động” (Điều 15). -Thẩm quyền đăng ký khai sinh:""Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.""(Điều 13). -Thủ tục đăng ký khai sinh: “1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật."" (khoản 1 Điều 16). ""2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tư pháp - hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.""(khoản 2 Điều 16). Như vậy, trong trường hợp cha mẹ không thể khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác có trách nhiệm đăng ký khai sinh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ. Ông (bà) nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh." 8363,Thời hiệu khởi kiện đòi nợ là bao lâu?,"Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau: Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ngoài ra, tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định hình thức của hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Như vậy, thời hiệu để bên cho vay khởi kiện đòi nợ là 03 năm kể từ nay bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình Trân trọng!" 31581,"Tôi gần đây thường xuyên đi công tác, nghe tin vợ có thai tôi cũng thấy lạ và phát hiện trong thời gian này vợ có qua lại với người khác. Hiện tại vợ tôi đang mang thai với người đó thì tôi có thể ly hôn không?","Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Điều 51 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, trong thời gian này vợ bạn đang mang thai nên bạn không có quyền ly hôn. Bạn cần lưu ý con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân đều được pháp luật công nhận là con chung của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp bạn không thừa nhận con thì phải làm đơn gửi đến Tòa án để Tòa án xem xét việc từ chối nhận con. Trân trọng!" 11082,Có được đổi người công bố di chúc khi người được chỉ định từ chối công bố?,"Căn cứ Điều 647 Bộ luật dân sự 2015 quy định công bố di chúc như sau: 1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc. 2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc. 3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. 4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. 5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, theo quy định trên, người được chỉ định công bố di chúc mà từ chối việc công bố thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc đó. Bạn và anh em trong nhà nên thỏa thuận để có một người công bố di chúc thay anh P." 18811,Tài sản thế chấp được quy định như thế nào?,"Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 thì tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên thế chấp. Bên thế chấp không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản, là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch. Theo quy định tại điểm 2 khoản 2 Điều 1 Nghị định số 11/2012/ NĐ – CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ – CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm thì tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: “a) Tài sản được hình thành từ vốn vay; b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất”" 7539,"Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là Phong trào nhân đạo lớn nhất thế giới, hoạt động trên toàn cầu, bao gồm Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và 190 Hội quốc gia. Liên quan đến vấn đề này, anh chị cho em hỏi pháp luật có quy định về việc tham gia hoạt động chữ thập đỏ của tổ chức, cá nhân không ạ? Mong anh chị tư vấn giúp em, em cảm ơn anh chị  Hữu Vinh (vinh***@gmail.com)","Việc tham gia hoạt động chữ thập đỏ của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 2 Nghị định 03/2011/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Hoạt động chữ thập đỏ như sau: - Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ ở một địa phương phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để được hướng dẫn, thông tin về đối tượng, địa bàn nhu cầu và cách thức tổ chức hoạt động chữ thập đỏ; khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để được hướng dẫn, thông tin về đối tượng, địa bàn, nhu cầu và phối hợp thực hiện. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế ở nước ngoài khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ tại Việt Nam phải liên hệ với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để được hướng dẫn thủ tục, thông tin về đối tượng, địa bàn, nhu cầu và phối hợp thực hiện. - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là đầu mối tiếp nhận và phối hợp với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thực hiện các dự án quốc tế, tài trợ quốc tế và các hoạt động quốc tế khác liên quan đến hoạt động chữ thập đỏ trong trường hợp hoạt động chữ thập đỏ được thực hiện từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối tiếp nhận và phối hợp thực hiện hoạt động chữ thập đỏ do tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thực hiện trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trên đây là nội dung quy định về việc tham gia hoạt động chữ thập đỏ của tổ chức, cá nhân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 03/2011/NĐ-CP. Trân trọng!" 12679,Thời điểm giao kết hợp đồng là gì?,"Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm hợp đồng được coi là đã giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kí vào văn bản. Đối với hợp đồng phải được công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm được chứng nhận, chứng thực, đăng kí, cho phép." 16685,"Thẩm quyền xác nhận về việc trước đây công dân đã đăng ký thường trú được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Thuận. Trong quá trình làm việc, tôi gặp một số vướng mắc mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, cơ quan hay cá nhân nào có thẩm quyền xác nhận về việc trước đây công dân đã đăng ký thường trú? Vấn đề này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Thành Đạt (dat***@yahoo.com)","Ngày 09/9/2014, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP. Theo đó, thẩm quyền xác nhận về việc trước đây công dân đã đăng ký thường trú là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 35/2014/TT-BCA. Cụ thể như sau: Thẩm quyền xác nhận: Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì có thẩm quyền xác nhận việc công dân trước đây đã có hộ khẩu thường trú. Để bạn nắm rõ hơn vấn đề này, Ban biên tập gửi tới bạn thông tin về cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú như sau: - Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. - Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cũng theo quy định này, hồ sơ đề nghị xác nhận bao gồm: - Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh công dân trước đây có hộ khẩu thường trú (nếu có). Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xác nhận và trả kết quả cho công dân; trường hợp không xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Nội dung xác nhận bao gồm các thông tin cơ bản của từng cá nhân: Họ và tên, tên gọi khác (nếu có), ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nguyên quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú, ngày, tháng, năm đăng ký thường trú, ngày, tháng, năm xóa đăng ký thường trú. Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về thẩm quyền xác nhận về việc trước đây công dân đã đăng ký thường trú. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Luật cư trú 2006, Thông tư 35/2014/TT-BCA và các văn bản liên quan. Chúc bạn sức khỏe và thành đạt! Trân trọng!" 29289,Thủ tục chuyển hộ khẩu được thực hiện như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú Thủ tục đăng ký thường trú 1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. 2. Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Như vậy, thủ tục chuyển hộ khẩu được thực hiện như sau: Bước 1: Đăng ký thường trú và nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan đăng ký cư trú nơi ở mới. Cơ quan đăng ký cư trú có: - Công an xã, phường, thị trấn. - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và vào sổ hộ khẩu. *Lưu ý: Việc chuyển hộ khẩu phải được thực hiện trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký tại nơi ở mới. Trân trọng!" 13236,"Q là chiến sỹ hiện công tác ở một đồn biên phòng trên biên giới Tây bắc Tổ quốc. Q yêu H là người cùng xã với mình. Kỳ nghỉ phép vừa rồi họ quyết định cưới nhau. Họ ra UBND xã đăng ký kết hôn. Khi xem xét các giấy tờ, thủ tục thì UBND xã thấy Q thiếu Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nên chưa thực hiện việc đăng ký và yêu cầu Q về đơn vị lấy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân rồi mới đăng ký. Q thắc mắc không biết có phải UBND xã gây khó dễ cho mình không? thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào?","Điều 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định thủ tục đăng ký kết hôn như sau: - Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì Thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại chương V của Nghị định nói trên. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 06 tháng, kể từ ngày xác nhận. - Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. - Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng. Theo các quy định trên, việc UBND xã yêu cầu anh Q về đơn vị lấy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là đúng chứ hoàn toàn không phải gây khó dễ gì. Anh Q chỉ cần trở lại đồn biên phòng nơi mình công tác làm giấy xác nhận hiện tại anh Q là người chưa có vợ (hoặc không có vợ) về nộp cho UBND xã cho đủ hồ sơ, thủ tục để đăng ký kết hôn." 3189,Bất khả xâm phạm là gì?,"Bất khả xâm phạm là Không ai có thể xâm phạm đến, đụng đến quyền của một thực thể, một chủ thể không bị xâm phạm đến một số đối tượng của mình được luật quốc tế công nhận, luật quốc gia quy định. a) Quyền tuyệt đối của quốc gia, bao gồm bất khả xâm phạm về độc lập, lãnh thổ, biên giới trên bộ, trên biển, trên không; chủ quyền, an ninh của dân tộc. b) Quyền cơ bản của công dân bao gồm bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, chỗ ở, thư tín. Mọi việc bắt, giữ, giam người, khám chỗ ở, kiểm soát thư tín,... phải do các cơ quan có thẩm quyền và phải theo đúng pháp luật. c) Quyền bất khả xâm phạm của đại biểu quốc hội, nghị sĩ. d) Quyền bất khả xâm phạm của cơ quan ngoại giao, nhân viên ngoại giao." 22411,"Tôi kết hôn với chồng tôi, là người Mỹ, tại Sở Tư pháp tp Hồ Chí Minh. Khi sinh một con gái chung, chúng tôi quyết định cho bé chỉ lấy quốc tịch Hoa Kỳ. Nay chúng tôi ly dị, tôi nuôi con gái. Xin hỏi, tôi có thể làm đơn xin cho con tôi được nhận quốc tịch Việt Nam không?","Theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, nếu chị muốn con gái mình có quốc tịch Việt Nam thì phải làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho cháu. Tuy nhiên, chị cần lưu ý điều kiện để cháu được nhập quốc tịch Việt Nam là phải cư trú tại Việt Nam, có nghĩa là cháu đã về Việt Nam sinh sống. Trường hợp cháu là con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) thì chị sẽ là người đứng tên trong Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con. Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam được làm thành 03 bộ nộp tại Sở Tư pháp nơi chị cư trú. Theo quy định tại Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam cho trẻ em gồm có các giấy tờ: a) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu); b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; c) Bản khai lý lịch (theo mẫu) và một số giấy tờ khác như Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam; Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ; Văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc chọn quốc tịch Việt Nam cho con… Chị có thể liên hệ với Sở Tư pháp nơi chị cư trú để có thêm thông tin về hồ sơ, trình tự, thủ tục để tiến hành thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con gái theo đúng quy định." 7403,"Chào anh chị! Tôi có vấn đề cần  sự tư vấn giải đáp của anh chị như sau: Tôi được một người họ hàng tặng một cái tủ lạnh, khi tặng họ không đề ra điều kiện gì cả. Tuy nhiên, vừa qua tôi và gia đình đó xảy ra mâu thuẫn nên họ sang đòi lại cái tủ lạnh. Cho tôi hỏi họ có quyền đòi lại chiếc tủ lạnh đã tặng cho tôi không? Xin chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản thì Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.” Chiếc tủ lạnh là tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu nên hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản theo quy định tại Điều 458 Bộ luật này. Mặt khác, theo Điều 238 Bộ luật này thì : Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao. Căn cứ vào các Điều luật trên, kể từ lúc bạn nhận chiếc tủ lạnh thì bạn đã là chủ sở hữu của chiếc tủ lạnh, đồng nghĩa với việc người họ hàng kia không còn là chủ sở hữu của chiếc tủ lạnh đó nữa. Do vậy, họ không có quyền đòi lại chiếc tủ lạnh đã tặng cho bạn. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của bạn. Trân trọng!" 24910,Chia quyền sử dụng đất mà vợ chồng được nhà nước cho thuê như thế nào?,"Quyền sử dụng đất mà vợ chồng hoặc chỉ một bên vợ hoặc chồng được Nhà nước cho thuê là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn, tùy từng trường hợp mà việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng được giải quyết như sau: Trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm, cả hai bên cùng có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất: quyền sử dụng đất chia như chia các tài sản khác: các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Sau khi chia, các bên phải ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất hàng năm, chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất: bên có nhu cầu sử dụng tiếp tục sử dụng đất và ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất và không có thỏa thuận khác, thì căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên không sử dụng, bên sử dụng phải thanh toán cho bên không sử dụng một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất mà người không sử dụng đất được hưởng vào thời điểm chia tài sản ly hôn. Trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, hai bên cùng có nhu cầu sử dụng đất: hai bên thỏa thuận về việc sử dụng đất và thanh toán cho nhau phần tiền thuê đất đã nộp trong thời gian thuê còn lại. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp vợ chồng đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê, chỉ một bên có nhu cầu sử dụng toàn bộ diện tích đất và không có thỏa thuận khác: bên sử dụng đất phải thanh toán cho bên kia một nửa số tiền thuê đất tương ứng với thời gian thuê đất còn lại kể từ thời điểm chia tài sản khi ly hôn. Nếu các bên đã đầu tư vào tài sản có trên đất mà không có thỏa thuận khác thì căn cứ vào tài sản và công sức đầu tư của bên không sử dụng đất, bên tiếp tục thuê đất phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị tài sản đã đầu tư trên đất vào thời điểm chia tài sản khi ly hôn." 6216,Hướng dẫn cách cài đặt vân tay cho VNeID chỉ 02 bước đơn giản mới nhất 2024?,"Cách cài đặt vân tay cho VNeID chỉ 02 bước đơn giản mới nhất 2024 được thực hiện như sau: Bước 1: Đầu tiên, hãy mở ứng dụng VNeID trên điện thoại > Tiến hành nhập mật khẩu và chọn Đăng nhập > Sau khi vào trang chủ của ứng dụng, nhấn chọn vào phần trang Cá nhân ở góc dưới bên phải để quản lý. Bước 2: Truy cập ứng dụng và chọn vào mục cài đặt > Nhấn chọn bật tính năng Đăng nhập bằng vân tay > Xác nhận dấu vân tay trùng với vân tay mở khóa điện thoại để hoàn tất cài đặt vân tay. Hướng dẫn cách cài đặt vân tay cho VNeID chỉ 02 bước đơn giản mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 20471,"Luật sư xin cho hỏi, tôi đi nghĩa vụ vào tháng 3 năm 2017. Nếu ra quân đúng hạn là tháng 3 năm 2019. Tôi xin hỏi khi tôi hoàn thành nghĩa vụ chưa hết 2 năm thì tôi có được phép ra quân trước hạn không? Tôi là con một, ba mẹ đều đã chết. Cảm ơn đã đọc tin. Rất mong nhận được phản hồi!","Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Tại Điều 43 Luật này có quy định về điều kiện xuất ngũ trước thời hạn. Theo đó, Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của Luật này. Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP. Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn khi có một trong các điều kiện sau: a) Hội đồng giám định sức khỏe từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền kết luận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau: - Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; - Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%. c) Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xác nhận là gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện miễn gọi nhập ngũ quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, cụ thể như sau: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên. d) Cơ quan Bảo vệ An ninh Quân đội báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Như vậy, nếu như bạn muốn được xuất ngũ trước thời hạn thì cần có đủ các điều kiện nêu trên. Theo trình bày bạn là con một, ba mẹ đều đã chết thì không thuộc căn cứ được xuất ngũ trước thời hạn. Trân trọng!" 33198,"Chào anh  Em muốn hỏi về thủ tục giấy ủy quyền cho người thân thay mặt đi đấu giá lô đất được nhà nước bán đấu giá. Em gái của em hiện đang  ở nước ngoài, (đã rời khỏi Việt Nam 8 tháng), nhưng vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam muốn mua lô đất đấu giá của nhà nước nhưng không có ở VietNam để tham gia buổi đấu giá vậy em tôi có thể ủy quyền cho người thân tham gia đấu giá mua đất không? Nếu được thì thủ tục làm giấy ủy quyền như thế nào? Có cần hai người (người Ủy quyền và người được Ủy quyền) phải ra công chứng không?","Việc em bạn đang ở nước ngoài thì không thể tiến hành ủy quyền được bạn ah, việc ủy quyền phải được tiến hành ở cơ quan công chứng, chứng thực, có chữ ký của cả người ủy quyền và người nhận ủy quyền. Cho nên trường hợp em bạn đang không ở Việt Nam thì sẽ không thực hiện việc ủy quyền được." 20152,"Trường hợp phạm tội cụ thể khi xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là trường hợp nào?","Điều 129 chỉ quy định một trường hợp phạm tội, có khung hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm, là tội phạm ít nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội cần xác định hành vi cụ thể từng hành vi phạm tội cho phù hợp với điều văn của điều luật như: cản trở công dân thực hiện quyền hội họp khác với cản trở công dân thực hiện quyền lập hội, khác với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Căn cứ để xác định các hành vi này cũng khác nhau. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo Điều 129, Tòa phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ, chỉ áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội nếu có nhiều tình tiết tăng nặng, không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ. Đây cũng là một trong rất ít trường hợp quy định mức cao nhất của khung hình phạt có một năm tù. Điều này cho thấy chính sách hình sự của nhà nước ta đối với người phạm tội chủ yếu lấy giáo dục là chính hoặc giải quyết bằng những biện pháp hành chính; việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đối với những trường hợp cần thiết. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." 26099,2. Xin đi học lại lớp 12 có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?,"Xin đi học lại lớp 12 có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không? Em trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, nhưng bây giờ em 18 tuổi và xin đi học lớp 12 có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?" 20641,Trường hợp con đi thoát ly có được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ không?,"Ông bà ngoại tôi có 3 người con, nhưng đến năm 1995 thì bác cả tôi đi thoát ly (vào Tây nguyên sinh sống làm ăn). Năm 2018 ông bà tôi mất, không để lại di chúc, tài sản ông bá để lại hiện do bố tôi quản lý. Vậy cho hỏi, bác cả tôi thoát ly có được nhận di sản thừa kế không?" 8825,"Cho em hỏi vấn đề này: Công ty em có thuê một căn nhà dân (nguyên căn) để làm văn phòng, có hợp đồng thuê nhà ký kết giữa 2 bên và có chứng thực. Nhưng chủ thuê nhà là cá nhân nên không thể xuất hóa đơn GTGT, và tiền điện, nước mỗi tháng là ghi tên của chủ thuê nhà, nhưng do công ty em chi trả những chi phí này. Vậy công ty em làm sao đưa vào chi phí để quyết toán thuế ạ ?","- Đối với tiền thuê nhà : Chủ nhà đem hợp đồng cho thuê nhà đóng thuế môn bài, kê khai nộp thuế và xin mua hóa đơn tại cơ quan thuếđể cung cấp hóa đơn cho công ty bạn. - Đối với tiền điện nứơc bạn thực hiện theo hứong dẫn của thông tư 130/2008/TT-BTC: lập bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh." 30626,"Kính chào luật sư, Cho tôi được tư vấn trường hợp của chị tôi với. Hiện tại Cty của chị tôi đã làm thủ tục xin nghĩ kinh doanh từ 1/1/2011 và đã trả HĐGTGT lại cho chi cục thuế. Trong thời gian chờ đợi các thủ tục để thu hồi công nợ và làm các thủ tục khác thì Cty của chị tôi có vấn đề này cần được tư vấn, đó là: Hiện tại Cty có mấy chiếc xe tải và xe con, muốn trả lại cho thành viên góp vốn bằng TSCĐ thì phải làm sao, thủ tục như thế nào để các thành viên này có thể lấy xe đó đêm đi góp vốn ở Cty khác hay là bán cho Cty khác. Mong luật sư tư vấn sớm cho. Xin chân thành cảm ơn luật sư,","Nếu công ty tiến hành thủ tục giải thể thì có thể trả lai thành viên bằng tài sản cố định, sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ của công ty. Tài sản này sẽ được định giá do Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành. Sau khi nhận được từ công ty, thành viên có thể góp vốn hoặc bán cho người khác." 14422,"Việc là thế này: anh trai tôi (30 tuổi) điều khiển xe máy xảy ra tai nạn giao thông với 1 thanh niên tầm 19 tuổi cũng đi xe máy. A trai tôi chết tại chỗ. Thanh niên kia thương nhẹ bây giờ đã hồi phục. Công an giao thông đã có kết quả là cả 2 cùng đi sai, cùng chen lấn phần lòng đường. Hiện tại bên gia đình thanh niên kia chưa có bồi thường cho gia đình tôi. Vậy xin hỏi là trường hợp như vậy gia đình tôi có được bồi thường về dân sự không? Mức bồi thường áp dụng như thế nào? Gia đình tôi phải làm đơn gì và gửi lên đâu để được giải quyết về dân sự? (Tôi xin mẫu đơn đó). Về hình sự thì bên đó có phải chịu không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó. Theo bạn trình bày thì lỗi gây tai nạn giao thông là do cả hai người cùng đi sai, cùng lấn phần lòng đường, trường hợp anh trại bạn bị xâm phạm tính mạng (đã chết) nên người kia phải có trách nhiệm bồi thường. Căn cứ Điều 610, 617 Bộ luật dân sự 2005 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau: Người kia phải có trách nhiệm bồi thường các khoản bao gồm: - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc anh trai bạn trước khi chết; - Chi phí hợp lý cho việc mai táng: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm niệm, các khoản chi phí khác phục vụ cho việc chon cất hoặc hỏa táng. - Tiền cấp dưỡng cho những người mà anh trai bạn đang có nghĩa vụ cấp dưỡng. Bên cạnh đó, anh trai bạn còn được bồi thưởng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tình thần cho vợ, con của anh trai bạn. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tình thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được về các khoản bồi thường và bên người gây thiệt hại không có ý định bồi thường thì gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người gây thiệt hại đang cư trú để yêu cầu giải quyết. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm bồi thường khi người bị hại cũng có lỗi. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 13420,Tiền trúng số có phải là thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân hay không?,"Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau: 1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số , tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này. 2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. 3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Do đó, khoản thu nhập từ tiền trúng xổ số được xem là khoản thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng anh. Trân trọng!" 34021,"Xin hỏi, hiện nay theo luật thì độ tuổi nhỏ nhất để tham gia dân quân tự vệ là bao nhiêu tuổi? Đối với nam.","Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ. Như vậy, đối với dân quân tự vệ thì độ tuổi thấp nhất tiếp nhận vào là đủ 18 tuổi theo quy định pháp luật nêu trên, vì ở độ tuổi này về sức khỏe, cũng như tâm sinh lý và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để tham gia một cách tốt nhất. Trân trọng!" 17941,"Đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động phải thông báo trước bao nhiêu ngày?","Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau: a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ. ... Như vậy, theo quy định trên, nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày. Trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì người lao động phải thông báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 30 ngày trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc. Thời hạn báo trước đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau: Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù Ngành, nghề, công việc đặc thù và thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 và điểm d khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động như sau: 1. Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm: a) Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay; b) Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; c) Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài; d) Trường hợp khác do pháp luật quy định. 2. Khi người lao động làm ngành, nghề, công việc quy định tại khoản 1 Điều này đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động này thì thời hạn báo trước như sau: a) Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên; b) Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng. Theo đó , đối với những lao động làm việc trong các ngành, nghề, công việc đặc thù như: Nhân viên ngành hàng không; người quản lý doanh nghiệp; thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc hoặc cho thuê làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài thì thời hạn thông báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được xác định như sau: - Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên - Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng. Đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động phải thông báo trước bao nhiêu ngày? (Ảnh từ Internet)" 33702,"Tôi có sự việc này xin hỏi luật sư trả lời cho tôi: Cách đây 1 tháng cháu tôi (22 tuổi, chưa lập gia đình riêng) khi đang diều khiển xe máy đi theo hướng Nam ra Bắc, khi đến địa phận huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị thì bị một xe ca chạy theo hướng Bắc - Nam đâm vào làm cháu tôi tử vong ngay tại chổ. Ví trí cháu nằm ở bên phải đường. Tuy nhiên hôm đó do trời mưa quá to nên mọi đấu vết đều bị xóa sạch và khi gia đình tôi đến nhận xác của cháu thì tất cả mọi biên bản hiện trường đều đã được Công An lập xong, anh trai tôi đến chỉ việc ký biên bản và đem cháu về để lo phần hậu sự cho cháu thôi. Chiếc xe ca đâm cháu tôi cũng bị bắt giữ cùng với tài xế sau đó. Theo những người dân chứng kiến tại lúc đó thì nói rằng do chiếc xe ca vượt  xe tải nên đã quẹt vào cháu tôi rồi gây tai nạn và công an cũng thấy có vệt  bánh xe ca gần phía bên làn đường dành cho xe đi ngược chiều ( bên phải). Tuy nhiên sau một thời gian điều tra và hoàn tất mọi thủ tục thì bên Công An lại bảo là lỗi hổn hợp. Họ nói là cả hai đều đúng, cả hai đều sai và khuyên gia đình tôi nên thương lượng với bên người gây tai nạn. Vậy xin luật sư cho tôi biết cụ thể nếu thương lượng thì phải thương lượng như thế nào, bên gây tai nạn phải đền bù cho gia đình tôi những khoản gì và theo điều luật nào? Gia đình tôi cần làm những thủ tục gì? Tôi cũng xin nói thêm, sau khi gây tại nạn thì tài xế bị bắt nhưng người nhà của anh ta có đến viếng cháu.           Tôi cũng xin hỏi thêm điều này: Xe máy mà cháu tôi điều khiển là xe mới mua, vậy khi bị tai nạn thì có được bảo hiểm đền bù cho người ngồi trên xe không? Theo bộ luật nào quy định diều đó? Xin luật sư trả lời cụ thể cho tôi. Xin chân thành cảm ơn! và luôn chờ câu trả lời của các luật sư.","Tài xế điều khiển xe gây tai nạn giao thông gây chết người là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng rồi. Nếu có căn cứ về lỗi và vi phạm của tài xế cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự về vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại điều 202 BLHS. Đối với bồi thường thiệt hại, theo bộ luật dân sự chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Xe khách là nguồn nguy hiểm cao độ vì thế chủ xe phải có nghĩa vụ bồi thường cho gia đình bạn. Điều 610 Bộ luật dân sự 2005. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. 2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Các bên có quyền thương lượng, nếu không thương lượng được thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật." 11015,"Tôi có câu hỏi thắc mắc, mong ban biên tập tư vấn. Ngày 27/05/2018 công ty tôi có kí hợp đồng mua bán thiết bị camera cho công ty X và công ty X hứa sẽ thanh toán tiền mua hàng vào ngày 15/06/2018 (không có thỏa thuận trong hợp đồng). Nhưng đến ngày đó công ty X không thanh toán. Tôi muốn phạt vi phạm hợp đồng với công ty X được không? Tôi cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 418 Bộ Luật dân sự 2015 về thỏa thuận phạt vi phạm, cụ thể: “1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. 2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. 3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.” Điều khoản phạt hợp đồng là điều khoản tùy nghi, đây là điều khoản mà các bên tự thỏa thuận với nhau, nếu có đưa vào hợp đồng thì mới được áp dụng, nếu trong hợp đồng không có nội dung phạt vi phạm thì xem như hai bên không thỏa thuận. Như vậy, công ty X chỉ hứa sẽ thanh toán tiền vào ngày 15/06/2018 mà không nêu rõ trong hợp đồng nên công ty bạn không thể áp dụng điều khoản phạt vi phạm hợp đồng với công ty X. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà anh/chị thắc mắc. Anh/chị nên tham khảo chi tiết tại Bộ Luật dân sự 2015 để nắm rõ hơn về quy định này. Trân trọng!" 5216,Con có được quyền thừa kế thế vị tài sản của ông bà khi cha mẹ thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản không?,"Căn cứ tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp không được hưởng di sản như sau: Người không được quyền hưởng di sản 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. ... Bên cạnh đó, Công văn 64/TANDTC-PC 2019 giải đáp một số thắc mắc về kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự và tố tụng hành chính tại điều 4 Về dân sự như sau: Trường hợp con của người để lại di sản vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự là những trường hợp không được quyền hưởng di sản nhưng người con này lại chết trước hoặc cùng người để lại di sản thì con của người này có được hưởng thừa kế thế vị đối với di sản do ông bà để lại hay không? Điều 652 của Bộ luật Dân sự quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống...”. Theo quy định tại Điều 652 nêu trên thì: Không phải cứ con chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng di sản. Thừa kế thế vị là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ không được hưởng di sản của người cha. Do vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị. Như vậy, khi cha, mẹ thuộc trường hợp không được thừa kế di sản thì con của người đó cũng không được thừa kế thế vị tài sản đó vì về cơ bản thì người đó không có quyền hưởng di sản để cho con thừa kế lại quyền đó. Lưu ý rằng thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp thừa kế theo pháp luật, không áp dụng cho trường hợp thừa kế theo di chúc." 18947,"Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thành Lâm, đang tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển tài sản. Nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập giải đáp cho tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển tài sản được quy định tại Điều 541 Bộ luật Dân sự 2005 được quy định cụ thể như sau: Bên thuê vận chuyển có các nghĩa vụ sau đây: 1. Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận; 2. Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trong trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường. Trên đây là tư vấn về nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển tài sản theo Bộ luật dân sự 2005. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Bộ luật dân sự 2005. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc của bạn. Trân trọng!" 17484,"Nhờ các anh chị tư vấn giúp ,nếu hai vợ chồng sau khi kết hôn và làm đầy đủ thủ tục đăng kí tại cơ quan mọi thứ hợp lệ ; và mình muốn con cái sau này không mang họ cha , Một là theo họ của vợ , Hai theo họ cùa bà nội Ba theo họ của mình tự nghĩ ra và đặt cho con  Xin hỏi như vậy có được không ,nhưng chắc chắn đó là con của hai vợ chồng minh rồi .và mình sẽ làm mọi cách để con không theo họ của mình ,dù pháp luật có nói ""không ."" Nhờ Anh Chị tư vấn giúp .Thân mến !","Chào bạn! Theo tiết e Điểm 1 Mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP về xác định họ: “Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không có quyết định công nhận việc nhận cha cho con, thì họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người mẹ."" Vì vậy, cháu bé có thể theo họ mẹ nếu hai vợ chồng bạn thỏa thuận nhưng không thể mang họ bà nội" 25282,"Thời hạn và phạm vi sử dụng giấy thông hành biên giới Việt - Lào được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Văn Nam, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Thời hạn và phạm vi sử dụng giấy thông hành biên giới Việt - Lào được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (09063***)","Thời hạn và phạm vi sử dụng giấy thông hành biên giới Việt - Lào được quy định tại Điều 3 Thông tư 41/2011/TT-BCA hướng dẫn cấp giấy thông hành biên giới cho công dân Việt Nam sang Lào và giấy phép đến các tỉnh, thành phố của Việt Nam cho công dân Lào do Bộ Công an ban hành như sau: 1. Đối với giấy thông hành biên giới: a) Giấy thông hành biên giới cấp riêng cho từng người, có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp, không được gia hạn và có giá trị sử dụng trong phạm vi tỉnh biên giới đối diện của Lào. Người mang giấy thông hành biên giới nếu có nhu cầu đến các địa phương khác của Lào phải được cơ quan cấp tỉnh nơi nhập cảnh của Lào cấp giấy phép. b) Công dân Việt Nam mang giấy thông hành biên giới được xuất nhập cảnh qua cửa khẩu gần nhất. 2. Đối với giấy phép đến các tỉnh, thành phố của Việt Nam: a) Giấy phép có giá trị 15 ngày kể từ ngày cấp và không quá thời hạn tạm trú cấp tại cửa khẩu hoặc được gia hạn. b) Người mang giấy phép được đi đến các tỉnh, thành phố của Việt Nam trong thời hạn ghi trên giấy phép. Trên đây là nội dung quy định về thời hạn và phạm vi sử dụng giấy thông hành biên giới Việt - Lào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 41/2011/TT-BCA. Trân trọng!" 5485,"""Tôi đi du học ở nước ngoài, đã bị cắt hộ khẩu, nay về nước muốn kết hôn thì cơ quan nào sẽ xác nhận tình trạng độc thân cho tôi? Thủ tục đăng ký gồm những gì?"" (Chi Mai, Long Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu )","Theo quy định tại các Điều 17 và 18 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (có hiệu lực thi hành từ 1/4/2006) thì thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn quy định như sau: - Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại UBND cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ. - Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. - Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó... Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận. - Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày." 30643,"Kính Gửi Các Anh Chị Tôi  sinh năm 1988. Năm 1993 Bác tôi xuất ngũ về địa phương nhưng bị thương nặng. Mất sức lao động 81% nên được hưởng chế độ của nhà nước. Thời điểm Bác tôi làm đơn nhận tôi làm con nuôi là năm 1993. Được chính quyền địa phương công nhận và được sự đồng ý của bố mẹ tôi. Kể từ đó tôi đều hưởng mọi chế độ của nhà nước, từ cấp tiểu học đến lúc tôi học cao đẳng và ra trường. Hồ sơ tôi đi học hay làm việc đều mang tên cha nuôi là Bác tôi. Hộ khẩu cũng mang tên tôi và Bác tôi.  Năm 2008 UBND xã có gọi gia đình tôi lên và cắt chế độ con nuôi của tôi, vì con nuôi không hợp pháp. Tức là Bác tôi không nuôi được bản thân nên không được nhận con nuôi. Chỉ nói bằng miệng không có văn bản. Tôi muốn hỏi UBNN Xã làm thế có đúng không. Tôi xin chân thành cảm ơn.",Việc nhận con nuôi và hủy bỏ quyết định nhận con nuôi phải thể hiện bằng văn bản mới có giá trị pháp lý. Việc cán bộ xã nói với bạn như vậy không ảnh hưởng gì tới quan hệ cha - con nuôi của bạn. Nếu UBND xã ra quyết định bằng văn bản để hủy bỏ quyết định nhận con nuôi của bác bạn thì bác bạn và bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính. 7850,"Khi ông T chết có để lại thừa kế 1.000m2 đất trồng lúa do Nhà nước giao trong thời hạn 10 năm và cho anh B và chị C là người thừa kế theo pháp luật. Nhưng chị C cho rằng anh B là công chức nhà nước, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên không được quyền thừa kế 1.000m2 quyền sử dụng đất đó. Vậy ý kiến trên của chị C có đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?","Tại khoản 3 Điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai quy định hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước. Quy định trên chỉ không cho phép hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước, mà không cấm quyền nhận thừa kế. Vì vậy, mặc dù anh B là công chức nhà nước, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp những vẫn có quyền nhận thừa kế đất trồng lúa cho ông T là bố anh để lại. Do đó ý kiến của chị C cho rằng anh B là công chức nhà nước, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên không được thừa kế quyền sử dụng đất là không đúng pháp luật hiện hành." 10936,Bồi thường ứng trước không hoàn lại là gì?,Căn cứ pháp lý: Thông tư 14/2015/TT-BGTVT Bồi thường ứng trước không hoàn lại là việc bồi thường bằng tiền hoặc bằng các hình thức phù hợp khác mà người vận chuyển phải trả cho hành khách trong các trường hợptheo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào việc xác định mức thiệt hại thực tế của hành khách. 31930,"Tôi tên : Ừng Xỉu Lình , thường trú : ấp 11, xuân tây, cẩm mỹ, đồng nai . Ngày 7/1/2014 tôi có nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp tại phòng Tư Pháp Biên Hòa Đồng Nai , lịch hẹn lấy lý lịch tư pháp của tôi là ngày 28/01/2014 nhưng đã hơn tháng nay tôi vẫn chưa được cấp lý lịch tư pháp , Mỗi ngày tôi đều gọi điện lên phòng tư pháp hỏi kết quả nhưng đều trả lời là chưa có , công an địa phương chưa có xác nhận , tôi muốn có một lý do chính đáng theo luật lý lịch tư pháp không quá 20 ngày là có kết quả , nhưng tại sao đã hơn 01 tháng mà vẫn không cấp cho tôi , có phải cơ quan nhà nước bận rộn trong việc ăn tết vẫn chưa đi làm mà không có thời gian , hay là vấn đề khác, hay tại hồ sơ của tôi không đầy đủ , ...nay tôi muốn có câu trả lời chính đáng từ sở tư pháp đồng nai .(ừng xỉu lình )","Ngày 07/01/2014, Phòng Hành chính Tư pháp – Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp số 01 của công dân Ừng Xỉu Lình. Ngay trong ngày 07/01/2014, Sở Tư pháp đã gửi Phiếu xác minh lý lịch tư pháp số 174/STP-LLTP đối với trường hợp của công dân Ừng Xỉu Lình đến Công an tỉnh Đồng Nai để xác minh. Do thời điểm nghĩ tết và trường hợp công dân Ừng Xỉu Lình có quá trình cư trú tại 02 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai nên đến ngày 11/02/2014, Công an tỉnh Đồng Nai có Thông báo số 788 về kết quả xác minh lý lịch tư pháp của công dân Ừng Xỉu Lình . Ngay trong ngày 11/02/2014, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Nai đã cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 789/STP-LLTP cho công dân Ừng Xỉu Lình. Trân trọng./." 21414,"Xin chào Luật sư! Tôi có 1 mảnh đất 152 mét vuông của bà ngoại để lại. Bà ngoại tôi ở cùng mẹ tôi từ nhỏ, đến năm 1987 bà tôi có mua 1 mảnh đất ở Hưng Yên và cùng mẹ tôi chuyển ra Hưng Yên sống. Đến năm 2000 bà ngoại tôi mất nhưng tên chủ đất vẫn đứng tên ngoại tôi. Và từ khoảng thời gian bà tôi mất đến nay mẹ tôi vẫn sống ở mảnh đất đó. Vừa rồi mẹ tôi vừa mất tôi muốn chuyển tên chủ đất cho tôi. Tôi có ra xã hỏi thị họ bảo viết giấy như sau: Do bà tôi có 4 người con gái ( chỉ có mẹ tôi ở với bà ) nên phải viết giấy Phân chia tài sản thừa kế và chứng nhận của 3 người con còn lại của cụ ( sống ở Hà Nội ) là đồng ý nhượng lại toàn bộ đất cho tôi. Nhưng bà ngoại tôi lại còn 3 người con chồng hiện chỉ còn 1 người là con trai, Luật sư cho tôi hỏi như vậy bác trai con chồng của bà tôi có liên quan gì tới mảnh đất  này ko, khi viết giấy Phân chia tài sản chỉ cần sự đồng ý của 3 người con ruột của cụ hay còn xin ý kiến của bên phía con chồng của cụ nữa. Mà chỉ có tôi và mẹ tôi sống với bà từ nhỏ trên mảnh đất này, vậy liệu tôi có thể chuyển thẳng tên cho tôi mà không cần sự đồng ý của các người con kia của cụ được không. Tiền mua đất này không liên quan gì đến ông ngoại vì ông ngoại tôi mất năm 78, và khi rời quê chồng bà ngoại tôi để lại mảnh đất của chồng để xây nhà thờ tổ mà không bán. Nên tôi nghĩ tiền mua mảnh đất nầy là của bà ngoại và chỉ liên quan đến con ruột của cụ đúng không ạ. Xin luật sư cho ý kiến. Tôi xin cảm ơn.","Theo thông tin bạn cung cấp bà ngoại của bạn có 4 người con ruột (bốn chị em gái của mẹ bạn) và 3 người con riêng của người chồng thứ hai của bà như vậy về quan hệ huyết thống giữa bà với 3 người con này là không có. Mảnh đất trên bà ngoại bạn xác lập quyền sử dụng trong thời kỳ hôn nhân với người chồng thứ hai. Bạn cũng không có bằng chứng khẳng định đây là tài sản riêng của bà ngoại bạn? Nay bạn muốn thực hiện việc khai nhận thừa kế đối với di sản trên tôi trả lời bạn như sau: Về hàng thừa kế thứ nhất của người để lại sản gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết ; ( Điều 676 Bộ luật Dân sự) . Nếu 3 người bác như bạn nói là con riêng của chồng thứ hai của bà bạn thì họ sẽ không thuộc hàng thừa kế di sản của bà ngoại bạn. Do đó những người thừa kế đối với tài sản riêng của bà ngoại bạn chỉ bao gồm mẹ bạn và những người dì của bạn. Mẹ bạn mất sau bà ngoại nên khi phân chia di sản riêng của bà ngoại bạn, bạn sẽ được thụ hưởng với tư cách là người kế vị. Tuy nhiên nếu di sản trên là tài sản chung của bà ngoại bạn với người chồng thứ hai thì lúc này những người được thụ hưởng di sản lúc này gồm: các con ruột của bà ngoại bạn và các con ruột của người chồng thứ hai của bà bạn. Họ là những người thừa kế của người chồng thứ hai của bà ngoại bạn. Việc bạn muốn chuyển thẳng tên người sử dụng đất từ bà ngoại sang tên mình mà không cần sự dông ý của các người con kia là không thực hiện được. Bạn bắt buộc phải thực hiện khai nhận thừa kế." 23603,Người đại diện cho người bị tâm thần sẽ chấm dứt trong trường hợp nào?,"Theo quy định tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của hành vi đại diện như sau: Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện ... 4. Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây: a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục; b) Người được đại diện là cá nhân chết; c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Như vậy, đối với việc người đại diện cho người bị tâm thần sẽ chấm dứt khi: - Người bị tâm thần đã được chữa khỏi bệnh. - Người bị tâm thần đã mất. - Pháp nhân đại diện cho người bị tâm thần đã không còn tồn tại." 26392,Tự ý vào nhà người khác có bị coi là xâm phạm chỗ ở không? Hành vi xâm phạm chỗ ở người khác bị xử phạt thế nào?Cảm ơn!,"Khoản 9 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Điều 22 Hiến pháp 2013 quy định: 1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. 2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 3. Việc khám xét chỗ ở do luật định. Như vậy, việc việc tự ý vào nhà người khác khi không được đồng ý được xem là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác. Tùy trường hợp mà hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS. Xử phạt hành chính: Hiện nay không có quy định cụ thể về hành vi xâm phạm chỗ ở người khác sẽ bị phạt hành chính, theo đó hành vi xâm phạm chỗ ở có thể bị xử phạt từ 2 đến 3 triệu đồng theo Khoản 4h Điều 13 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, trường hợp xâm phạm trái phép chỗ ở để gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì có thể bị xử phạt theo Điều 15 Nghị định này. Xử lý Hình sự: Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trân trọng!" 26326,"Gia đình tôi thuê của người bạn tầng trệt của để ở và mở hiệu may , đặc coc 24 triệu giá 4 triệu 1 tháng hợp đồng 2 năm có công chứng . Sau khi vào ở 1 tháng xảy ra mâu thuẩn do tiền điện bên chủ nhà không đồng ý như trong hợp đồng , tổ trưởng giải quyết như trong hợp đồng nên bên cho thuê càng khó chịu gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của gia đình do ở chung nhà . Khu vực tầng trên có cửa ráo , còn tầng trệt là lối đi nên họ tùy ý ra vào dắt theo người lạ khuyến người thân tôi rất bất an . Sau một thời gian nhà em quyết định dọn đi nhưng không biết làm thế nào lấy lại tiền cọc vì không có sô tiền đó thì gia đình không thể xoay thêm để thanh toán tiền nàh và đặc cọc chỗ mới . Nên tôi muốn nhờ Ls tư vần dùm :   1-/ Trong hợp đồng có khoảng "" trước thời hạn , bên B muốn trả nhà phải báo trước ít nhất 30 ngày để 2 bên thanh lý hợp đồng "" , vậy nếu tôi làm theo có thể lấy lại cọc trước khi đi không hay sẽ bi cho là "" bể "" hợp đồng và mất cọc    2-/ Bộ luật dân sự  Điều 498 khoảng 2 điều C có thể áp dụng để đơn phương chấm dứt hợp đồng và lấy lại cọc không vì các tấng trên do em gái người sở hữu sử dụng chủ nhà không hề sử dụng . 3-/ bộ luật dân sự điều 131 và 132 có thể áp đụng để đòi lại tiền cọc không , do tiền điện trước khi dọn vào ở thỏa thuận giá nhà nước qui định sau đó chủ nhà đòi tăng cao lên theo mức phòng trọ và không chịu thỏa thuận mà la lối chửi bới gây mất trật tự và ảnh hưởng uy tính tiệm .  Gia đình tôi vốn thêu nhà để ở và mở tiệm may suốt nhiều năm qua chưa bao giờ khó xử thế này , hoàn cảnh cũng túng nghèo một mẹ một con nên nếu không thể áp dụng những cách trên mong luật sư tìm dùm cách giảm sự hao tốn tới thấp nhất dùm vì số tiền đặc cọc đó giờ vẫn còn nợ mà vô cớ mất thế này thật chẳng biết sống thế nào .!! Cảm ơn cô chú luật sư .",Chào bạn ! Nếu việc thuê nhà có rắc rối thì trước hết bạn nên bàn bạc với chủ nhà để khắc phục hoặc yêu cầu chấm dứt. Trong trường hợp không thể thỏa thuận thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa để được giải quyết. Các điều khoản trong HĐ có giá trị thực hiện hoặc áp dụng hay không sẽ do Tòa quyết định dựa trên cơ sở các đk co phù hợp pháp luật hoặc đạo đức xã hội hay không? HĐ được lập đúng quy định hay không? người cho thuê có các giấy tờ theo quy định hay không....Tuy nhiên do HĐ ký kết giấy tay nên thường bị tuyên vô hiệu và các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã giao nhận ( kể cà tiền cọc ). Thân !!! 20320,1. Phát hiện trẻ em bị bỏ rơi phải báo cho cơ quan nào?,"Căn cứ Khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định như sau: Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. Như vậy, theo quy định như trên, khi phát hiện có trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, bạn cần thông báo ngay cho Ủy ban nhân đân hoặc công an cấp xã nơi bạn phát hiện trẻ này bị bỏ rơi." 19690,Khi công dân Việt Nam xuất nhập cảnh cần những giấy tờ nào?,"Căn cứ Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 sửa đổi, bổ sung bởi điểm a điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định các giấy tờ xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam bao gồm: - Hộ chiếu ngoại giao; - Hộ chiếu công vụ; - Hộ chiếu phổ thông; - Giấy thông hành. - Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hộ chiếu Việt Nam có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu Việt Nam không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn. - Thông tin trên hộ chiếu Việt Nam bao gồm: + Ảnh chân dung; + Họ, chữ đệm và tên; + Giới tính; + Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh; + Quốc tịch; + Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; + Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; + Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại; + Thông tin khác do Chính phủ quy định." 19103,Thanh lý hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?,"Tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 có quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở như sau: Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở 1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. 2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. 3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. 4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở. Như vậy, hiện nay việc cho thuê nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu. Chính vì vậy, đối với hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà ở cũng sẽ không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên nếu các bên có nhu cầu công chứng thì vẫn có thể thực hiện. Mẫu hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 24018,"Tôi làm ở Tổ chức tín dụng. Hiện đang cho vay công trình xây dựng (nhà xưởng sản xuất). Đất nhà xưởng đã có sổ đỏ. Xin hỏi hiện nay công trình đã xây dựng xong, đã có hồ sơ hoàn công, bản vẽ hoàn công. Trước khi cho vay bên tôi (TCTD) đã ký với khách hàng hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai (nhà xưởng và mmtb của dự án). Vậy khi tài sản hình thành có quy định nào bắt buộc Khách hàng phải đăng ký thêm quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (nhà xưởng) trên sổ đỏ không? Nếu không có quy định bắt buộc và khách hàng không đăng ký thì việc ký phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản sau khi hình thành này có chặt chẽ cho TCTD không?","Về nguyên tắc, sau khi công trình xây dựng hoàn công đầy đủ thì chủ đầu tư phải tiến hành thủ tục để được công nhận quyền sở hữu đối với công trình xây dựng trên đất. Đều này đảm bảo cho chủ đầu tư về quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất và chắc chắn chủ đầu tư nào cũng phải tiến hành thủ tục này cho dù công trình có thế chấp hay ko có thế chấp. Về gốc độ bên cho vay, bạn nên xem lại trách nhiệm của bên đi vay về vấn đề này được quy định như thế nào trong hợp đồng vay tín dụng để yêu cầu thực hiện cho đúng thỏa thuận. Nếu trách nhiệm quy định là phải tiến hành đăng ký để được công nhận công trình xây dựng mà họ không thực hiện thì khi nếu có phát mãi tài sản để trả nợ vay nhưng công trình xây dựng chưa được công nhận quyền sở hữu thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến bên cho vay." 24809,Hồ sơ đăng ký thường trú đối với nhà thuê bao gồm những gì?,"Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2020 về hồ sơ đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ có quy định như sau: Hồ sơ đăng ký thường trú .. 3. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này bao gồm: a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. ... Theo đó, hồ sơ đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ bao gồm những giấy tờ sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định. Trân trọng!" 10783,"Yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Trần Dũng. Hiện tại, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tôi có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Trần Dũng (trandung*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được quy định cụ thể như sau: - Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế. - Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó; + Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế; + Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế. - Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ. - Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế. Trên đây là nội dung tư vấn về yêu cầu đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Trân trọng!" 31266,Tài sản thừa kế trong di chúc có được thay đổi nếu có sự biến động hay không?,"Cho tôi hỏi, tôi muốn lập di chúc sớm để bảo vệ quyền được hưởng thừa kế của các con sau này. Tuy nhiên, nếu chẳng may tôi phải thanh lý trước một số tài sản có trong di chúc thì di chúc tôi đã lập có bị ảnh hưởng gì không? Xin cảm ơn." 17112,"Ông bà nội tôi sinh được 5 người con 3 gái 2 trai, tôi là cả, em trai tôi là thứ hai hiện đã Xd gia đình và ở riêng,  còn 3 em gái tôi, (em gái thứ3 đã mất năm 2009) một em đã đi lấy chồng hiện đã có gia đình ổn định, một em lấy chồng đã bỏ ra tòa  năm 1984. Trước khi em tôi bỏ chồng công tác tại một trung tâm y tế huyện khác, toàn bộ hộ khẩu đã cắt đi và cơ quan em tôi bố chí đất ở tại huyện đó, nhưng em tôi không ở và bán đi lấy tiền, công tác được 8 năm tức là 1991 em tôi nghỉ theo chế độ nhà nước ( nghỉ một cục) sau đó em tôi bị lừa bán sang trung quốc đến năm 2014 mấy tìm về ở với anh cả. Nhưng do quá trình thất lạc ông ( ông nội, bà nôi, em gái( thứ 3) lâm bênh mất và cả quá trình chăm sóc lúc ốm đau đều do bố tôi lo cho đến bây giờ) riêng em trai tôi( thứ 2), em gái tôi ( thứ 3) cũng không có trách nhiệm gì về công việc mai táng hoặc lúc ốm đau, trước khi mất (ông nội, bà nội, em có bàn giao thừa kế bằng miệng bố tôi được thừa hưởng miếng đất của ông nội bà nội ,cô dại để lại, vì lúc đó bố tôi ở riêng trên cùng mảnh đất đó do ông nội, bà nội, cô dại cho,và đã có sổ đổ riêng do cơ quan quản lý nhà đất cấp. vây tôi xin hỏi tôi có được thừa kế mảnh đất của ông nội, bà nôi, cô dại để lại không?","Theo quy định của Bộ luật dân sự về phần thừa kế thì trường hợp di chúc của ông, bà nội bạn và cô bạn nếu hợp pháp thì phải chia di sản thừa kế theo di chúc. Trường hợp di chúc không hợp pháp thì phải chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật khi đó theo Điều 676 Bộ luật Dân sự thì bạn chỉ làn người thừa kế thứ hai của ông bà nội và cô bạn. Cũng theo quy định đó thì bạn chỉ được hưởng di sản thừa kế nếu không còn người thừa kế thuộc hàng thứ nhất. Có nghĩa nếu ông bà nội và cô bạn có người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất rồi thì bạn là người thuộc hàng thứ 2 sẽ chưa được hưởng di sản thừa kế của ông bà nội của bạn." 22638,"Anh Lê Giang (huyện Kiên Lương) hỏi: Chúng tôi kết hôn được hơn 10 năm, có hai con chung và hai mảnh đất đều đứng tên tôi. Năm 2008, vợ tôi bỏ đi theo người tình cũ để lại cho tôi hai con thơ dại. Do nợ nần từ trước, cộng với làm ăn thất bát nên tôi đã bán cả hai mảnh đất này đi, chỉ để lại ngôi nhà và miếng đất thổ cư. Nay vợ tôi quay về giải quyết việc hôn nhân và tranh chấp tài sản. Vậy trường hợp này, Tòa án có chấp nhận yêu cầu của cô ấy đòi chia cả phần đất mà tôi đã bán hay không?","Về nguyên tắc: đây là tài sản chung của vợ chồng nên mọi giao dịch phải được cả hai vợ chồng đồng ý và ký tên. Tuy nhiên, Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30”: khoản 1 Điều 30 quy định: “Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình”. Vậy nên, việc anh chuyển nhượng đất nhằm trang trải nợ nần cũ, mới do làm ăn thất bát và nuôi con được xem là nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Còn việc phán quyết hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu, hay không vô hiệu là thẩm quyền của Hội đồng xét xử." 31208,TS - Xin chào! Em năm nay gần tròn 20 tuổi vậy có còn trong diện làm con nuôi quốc tế không? Em muốn sang định cư ở Canada nhưng không có người thân bên đó vậy có thể nhận bố mẹ nuôi là người Canada được không vậy? Em có thể liên hệ với ai để hỏi về thủ tục nhận con nuôi? Xin cám ơn rất nhiều! (Quang Vinh Nguyễn),"Trả lời của ông Sajeev Chowdhury - Tổng lãnh sự, Lãnh sự quán Canada tại TP.HCM: Trước đây, Canada và Việt Nam chưa ký kết hiệp ước về việc xin con nuôi. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, trong chuyến thăm của thủ tướng Phan Văn Khải tại Canada, cả 2 nước đã đưa ra được thỏa thuận mới nhất về vấn đề này. Theo đó, ngay từ tháng tới, việc nhận con nuôi đã có thể được xúc tiến. Tuy nhiên, do thỏa thuận còn quá mới nên hiện nay chúng tôi vẫn chưa nhận được văn bản triển khai cụ thể. Ngay khi có thông tin mới nhất về thủ tục, điều kiện... chúng tôi sẽ đăng tải trên trang web của mình tại địa chỉ: www.vietnam.gc.ca . Bạn có thể liên lạc lại với chúng tôi trong thời gian tới để biết thêm về những thông tin mới, đặc biệt là vấn đề quy định tuổi để xin con nuôi vì theo bạn cho biết, bạn đã 20 tuổi. TS Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ )" 5869,Nộp hồ sơ xin cấp thẻ thường trú ở đâu?,"Tại Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA có quy định về giải quyết thường trú đối với người nước ngoài như sau: Giải quyết thường trú 1. Thủ tục, thẩm quyền giải quyết thường trú thực hiện theo Điều 41 và Điều 42 của Luật. 2. Xác định thời gian đã tạm trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài xin thường trú: a) Người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên theo quy định tại khoản 3 Điều 40 của Luật được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú. b) Giấy tờ chứng minh đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ trước năm 2000 theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 42 của Luật gồm một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận cư trú tạm thời; sổ đăng ký tạm trú; đơn giải trình về thời gian đã tạm trú tại Việt Nam, có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người không quốc tịch tạm trú. 3. Nơi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết cho thường trú: a) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. b) Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 của Luật nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú. Như vậy, người nước ngoài có nhu cầu xin cấp thẻ thường trú thì cần nộp hồ sơ tại: - Cục Quản lý xuất nhập cảnh trong trường hợp: + Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước. + Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam. - Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú đối với trường hợp: + Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh. + Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước. Trân trọng!" 21614,Nội dung Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin gì?,"Theo Điều 17 nội dung Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây: a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ; b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn; c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch. Trân trọng!" 25895,"Tôi đang làm việc tại Bình Dương, sắp tới đây là hết thời gian nghỉ thai sản 6 tháng của tôi, tôi phải đi làm lại nhưng vì con còn nhỏ nên tôi muốn ở nhà chăm sóc cháu. Liên hệ với nhân sự của công ty để nghỉ thêm chế độ thai sản thì không được chấp nhận. Dù tôi đã cho biết hoàn cảnh của tôi. Vậy cho hỏi. Trường hợp của công ty tôi có bị pháp luật xử lý không? Nếu có thì mức xử lý thế nào?","Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định. - Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng N hư vậy theo quy định trên thì thời gian nghỉ thai sản trước và sau sinh là 06 tháng (đối với trường hợp sinh 1 con/ 1 lần) , cho dù bất kỳ lý do nào bạn cũng không thể được nghỉ thêm và được hưởng chế độ thai sản. Nên việc công ty trả lời bạn về việc không cho nghỉ thêm chế độ thai sản trên là đúng pháp luật. Vậy nên không có chế tài nào xử phạt khi họ làm đúng trách nhiệm và quyền hạn. Nhưng bạn có thể thỏa thuận với công ty về việc nghỉ phép hàng năm theo chế độ (theo quy định của pháp luật lao động thì người lao động được 12 ngày phép trong 1 năm). Và trong trường hợp bạn có mong muốn nghỉ thêm thì bạn có thể thỏa thuận với công ty về việc nghỉ việc không lương trong một khoản thời gian để chăm con. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 14652,Niềng răng có đi nghĩa vụ công an được không ạ? Em niềng được gần 2 năm cũng sắp tháo rồi ạ? Ngoài ra em răng khỏe không có răng sâu nào ạ.,"Để được tuyển chọn vào nghĩa vụ công an, thí sinh phải đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, bao gồm nhiều tiêu chí. Cụ thể, căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 45/2019/TT-BCA thì: Chỉ công nhận đủ sức khỏe để tuyển chọn đối với công dân có sức khỏe Loại 1 (một), Loại 2 (hai) và đáp ứng các chỉ số đặc biệt bao gồm: 1. Không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy. 2. Màu và dạng tóc bình thường. 3. Không bị rối loạn sắc tố da. 4. Không có các vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da. 5. Không bấm lỗ ở tai (đối với nam), ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức. 6. Không mắc các bệnh mạn tính, bệnh xã hội. 7. Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân. Riêng về tiêu chuẩn sức khỏe đối với phân loại sức khỏe theo bệnh tật về răng, căn cứ Tiểu mục 2 Mục II Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư 45/2019/TT-BCA thì các bệnh, tật về răng ảnh hưởng đến việc không đủ sức khỏe để tham gia nghĩa vụ công an bao gồm: sâu răng, mất răng,... Việc niềng răng không ảnh hưởng đến kết quả khám sức khỏe để tham gia nghĩa vụ công an nhân dân. Tuy nhiên, để được tham gia nghĩa vụ công an, bạn sẽ phải đáp ứng các điều kiện khác về sức khỏe. Trân trọng!" 7266,"Em chào Thư Viện Pháp Luật! Em ở Nam Định, em có chút thắc mắc muốn nhờ các luật sư tư vấn giùm em. Nhà em có mua của bác ( chị ruột của bố em) 1 miếng đất năm 1992, vì là chỗ anh em nên không có giấy tờ gì, chỉ trả tiền-cắt đất rồi nhà em cứ vậy dựng nhà lên rồi ở thôi. Đến năm 1993, đất nhà e vẫn nằm trong đất nhà bác em trên mặt giấy tờ. Năm 2005, bác em có làm sổ đỏ cho mảnh đất nhà bác ấy, thì phần đất nhà em không có giấy tờ gì cả cho đến nay. Bây giờ nhà em có xin xã cấp sổ đỏ, thì em thấy bảo phải mất 1 số tiền khá lớn, Vậy cho em hỏi các luật sư là nhà em muốn xin cấp sổ đỏ, thì thủ tục như thế nào, và có mất tiền để được làm không ạ? Em cám ơn nhiều!","Như bạn nói thì có thể phần đất mà bác bạn bạn cho bạn nguồn gốc không có giấy tờ về nhà đất nên phần diện tích này bây giờ xin cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất sẽ thuộc diện khai hoang… hoặc một lý do nào đó do đó sẽ mất tiền sử dụng đất khi cấp sổ. Cũng có thể năm 2005 khi cấp đất phần diện tích đất của nhà bác bạn đủ trong hạn mức nên họ đã không cấp phần đã bán cho bạn, trong trường hợp này trong hồ sơ sẽ thể hiện việc đã bán cho nhà bạn nên nhà bạn lại được cấp, bạn xem kỹ xem thuộc diện gì để xác định tiền sử dụng đất cho phù hợp. Nhìn chung bạn nên làm việc trực tiếp với UBND cấp xã để xem lý do họ đưa ra là gì? Trên cơ sở đó các luật sư sẽ tư vấn cho bạn xem có phù hợp không?" 1427,"Thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Quang Hiền, tôi sinh sống và làm việc tại TPHCM. Hiện tại, tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về năng lực hành vi dân sự qua từng thời kỳ. Ban biên tập cho tôi hỏi: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội được quy định như thế nào trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập! (hien***@gmail.com)","Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016 được quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự 2005 như sau: Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Trên đây là nội dung tư vấn về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016. Để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết thêm tại Bộ luật dân sự 2005. Trân trọng!" 4032,Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt bao nhiêu tiền?,"Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như: Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính ..... 2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. .... Ngoài ra, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau: Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú; b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng; ..... Thông qua quy định trên, nhập hộ khẩu cho con là việc thực hiện đăng ký cư trú của người chưa thành niên. Theo đó, nơi đăng ký cư trú cho con chính là nơi cư trú của cha mẹ theo quy định tại Luật Cư trú 2020 . Mặt khác tại khoản 6 Điều 19 Luật Cư trú 2020 , cha mẹ phải có trách nhiệm đăng ký cư trú cho con khi đã đủ điều kiện đăng ký. Chính vì vậy nếu đã đủ điều kiện nhưng cha mẹ nhập hộ khẩu cho con muộn thì được xem là hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nhập hộ khẩu cho con muộn có bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)" 25429,Có được nhận con của người thân làm con nuôi không?,Vợ chồng em trai và em dâu sắp sinh con khoảng tháng 2.2020. Tôi muốn nhận nuôi bé thì có được không? Thủ tục như thế nào ạ? Tôi chưa có gia đình như vậy có được không? Mong sớm nhận phản hồi. 251,"Tôi và chồng tôi hiện đang sinh sống và làm việc ở xã Yên Thường huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tôi có nguyên quán ở xã Yên Thường huyện Gia Lâm. Chồng tôi ở Vĩnh Tuy, Bình Giang, Hải Dương. Chúng tôi có con nhỏ 2 tháng tuổi. Tôi đã nhập khẩu cho chồng và con tôi tại xã Yên Thường huyện Gia Lâm. Tôi là chủ hộ nhưng sổ hộ khẩu lại ghi quê quán của con trai tôi là Vĩnh Tuy, Bình Giang, Hải Dương. Việc ghi như vậy có đúng không hay là ghi theo chủ hộ?","Theo điểm e khoản 1 Phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch thì “khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha mẹ”. Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau: “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ cha mẹ, con, phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó”. Do đó, giấy khai sinh là văn bản, căn cứ gốc buộc các giấy tờ khác như hộ khẩu, CMND... phải quy định theo.. Vì vậy, nếu giấy khai sinh của con chị ghi quê quán là xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang, Hải Dương thì phần ghi quê quán trong hộ khẩu của con chị phải được ghi là xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương." 29296,Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam thì đăng ký như thế nào?,"Căn cứ Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023 quy định khai báo tạm trú: Khai báo tạm trú 1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú có trách nhiệm yêu cầu người nước ngoài xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam để thực hiện khai báo tạm trú trước khi đồng ý cho người nước ngoài tạm trú. Trường hợp đồn, trạm Biên phòng tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì đồn, trạm Biên phòng có trách nhiệm thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi người nước ngoài tạm trú. 2. Việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài thực hiện qua môi trường điện tử hoặc phiếu khai báo tạm trú. Trường hợp khai báo qua phiếu khai báo tạm trú, người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào phiếu khai báo tạm trú và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú. 3. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú hoặc khi có sự thay đổi thông tin trong hộ chiếu phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này. Theo đó, người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú. Cơ sở lưu trú bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật. Thời gian đăng ký tạm trú là trong vòng 12 giờ. Trường hợp ở địa bàn vùng sâu, vùng xa thì thời gian không quá 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú. Việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài thực hiện qua môi trường điện tử hoặc phiếu khai báo tạm trú. Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm trú online cho người nước ngoài năm 2024? (Hình từ Internet)" 28032,Ai là người được ký giấy báo tử khi người thân mất tại bệnh viện?,"Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2020/TT-BYT có quy định về việc cấp, cấp lại Giấy báo tử như sau: Quy định về việc cấp, cấp lại Giấy báo tử 1. Cấp Giấy báo tử Sau khi xác định tình trạng người bệnh đã tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy báo tử quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Người thân thích của người tử vong theo quy định tại Khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy báo tử được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho người thân thích của người tử vong để làm thủ tục khai tử và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ... Tại khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời. Từ các căn cứ trên, người thân thích sẽ là người quyền ký giấy báo tử khi người thân mất tại bệnh viện. Cụ thể, người thân thích là những người: - C ó quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng; - Cùng dòng máu về trực hệ: được hiểu là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ); - Có họ trong phạm vi ba đời: được hiểu là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ). Ai là người được quyền ký giấy báo tử khi người thân mất tại bệnh viện? (Hình từ Internet)" 6126,"Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp em vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho em hỏi đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ có được kết hôn? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Kim Anh - anh*****@gmail.com","Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cấm thực hiện các hành vi sau: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Yêu sách của cải trong kết hôn; - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; - Bạo lực gia đình; - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. ==> Theo quy định trên đây thì không cấm người đang chấp hành hình phạt cảm tạo không giam giữ kết hôn. Do đó người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ có thể đang ký kết hôn. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 11235,Tôi có sinh bé đc 3 tháng tuổi nhưng 2 vợ chồng đến bây giờ mới đăng ký kết hôn vậy tôi muốn hỏi là có con trước khi đăng ký kết hôn khi đi làm khai sinh cho con cần thủ tục gì ạ?,"Khoản 3 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau: Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. => Do đó, trường hợp bạn đi đăng ký khai sinh cho con được sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. Bạn tiến hành đăng ký khai sinh cho con tại UBND xã nơi cư trú của cha, mẹ. Hồ sơ bạn cần chuẩn bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau: - Tờ khai đăng ký khai sinh; - Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; - Giấy chứng nhận kết hôn; - Văn bản thỏa thuận thừa nhận là con chung; - Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trân trọng!" 2974,Xin hỏi theo quy định mới thì có giải thích cụ thể hơn việc áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong dân sự không? Cụ thể ra sao liên quan đến các biện pháp bảo đảm?,"Căn cứ Điều 4 Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/05/2021) quy định áp dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau: 1. Trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không, hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó. Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm bị tuyên bố phá sản thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật về phá sản. 2. Trường hợp các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thỏa thuận khác với quy định tại Nghị định này mà phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, không vi phạm giới hạn việc thực hiện quyền dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên. 3. Trường hợp chủ sở hữu tài sản và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác thì áp dụng quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản. 4. Trường hợp thỏa thuận có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng các bên không xác định rõ hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo đảm mà nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp bảo đảm quy định tại Bộ luật Dân sự thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa thuận này. Trân trọng!" 25412,"Tôi hiện đang sống tại Tp.HCM có thuê nhà nguyên căn tại Quận 4, tôi định cho sinh viên hoặc nhân viên văn phòng thuê lại lầu trên để tiết kiệm chi phí, cho hỏi việc này có phải xin ý kiến chủ nhà không?","Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Theo Điều 475, 480 Bộ luật này thì: Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận. Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý. Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, theo quy định trên thì bạn có quyền cho thuê lại nhà đang thuê nhưng phải có sự đồng ý của chủ nhà. Trường hợp bạn tự ý cho thuê lại nhà là hành vi vi phạm hợp đồng. Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thỏa thuận thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) theo Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, bên cho thuê cũng có quyền phạt vi phạm hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận rõ về vấn đề này. Trên đây là nội dung tư vấn về việc cho thuê lại tài sản. Để hiểu hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 2015. Trân trọng!" 21070,"Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định như thế nào?","Hiến pháp năm 2013 quy định nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân như sau: 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong các trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. 3. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 4. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. 5. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 6. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. 7. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. 8. Công dân Việt Nam không bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ. 9. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Theo Tài liệu Hỏi - Đáp về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." 26335,Tôi có nhà muốn cho người nước ngoài thuê. Xin hỏi điều kiện và thủ tục cho thuê là gì? Mức thuế đối với hoạt động cho thuê nhà được quy định như thế nào?,"Việc cho cá nhân người Việt Nam, người nước ngoài hay công ty (Việt Nam hay nước ngoài) thuê nhà để ở, làm văn phòng… là một hoạt động kinh doanh và phải tiến hành làm thủ tục đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Bạn có thể liên hệ với phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi có căn nhà định cho thuê để được cung cấp mẫu đơn đăng ký kinh doanh và được hướng dẫn làm thủ tục cụ thể. Việc thuê và cho thuê phải được lập thành hợp đồng; hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng, chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sau khi ký kết hợp đồng cho thuê nhà, chủ nhà phải làm thủ tục khai báo tạm trú cho người thuê nhà tại cơ quan Công an địa phương. Nội dung khai báo: Xuất trình hộ chiếu, tờ khai xuất nhập cảnh, chứng nhận tạm trú và thị thực (nếu thuộc diện có thị thực); khai vào bản khai tạm trú theo mẫu; lập danh sách người nước ngoài khai báo tạm trú và nộp tại Công an phường xã sở tại và thông báo số lượng người nước ngoài tạm trú cho Công an phường, xã sở tại biết; lưu giữ phiếu khai báo tạm trú cùng danh sách người nước ngoài tạm trú để xuất trình khi có yêu cầu. Hộ cá thể khi hoạt động kinh doanh phải kê khai nộp các loại thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng. Mức thuế suất thuế môn bài phải nộp căn cứ vào số vốn đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ cho thuê nhà, văn phòng là 10%. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân (Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiền công, thù lao). Biểu thuế đối với cá nhân cư trú: TN tính thuế đến 5 triệu/tháng: 5%; Trên 5 tr-10tr 10%; Trên 10 tr- 18tr 15%; Trên 18tr- 32tr 20% ; Trên 32 tr- 52 tr 25%; Trên 52-80 tr 30%; Trên 80tr 35%). Điều kiện nhà cho thuê: - Có địa chỉ cụ thể, nằm ngoài khu vực an ninh, quốc phòng; - Riêng biệt (không cùng chung căn hộ hoặc cùng chung cửa đi với căn hộ khác). - An toàn về cấu trúc, xây dưng. - Bảo đảm điều kiện an ninh, trật tự,vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy. - Không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng." 11238,"Em muốn hỏi tòa án có thể xử vắng mặt em được không, khi em là người nộp đơn? Chuyện là vì có nhiều mâu thuẫn nên em quyết định nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn cho vợ chồng em. Nhưng đến ngày ra tòa thì em lại có chuyến công tác đột xuất ở nước ngoài nên không thể tham dự được. Vậy tòa có thể xử vắng mặt em được không? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập ngân hàng hỏi đáp pháp luật. Chân thành cảm ơn!","Nếu bạn là nguyên đơn mà vắng mặt lần thứ nhất thì có thể làm đơn đề nghị xét xử vắng mặt, tòa án sẽ xem xét giải quyết mà không có sự tham gia của bạn, hoặc bạn có thể nhờ người đại diện để tham dự phiên tòa. Trường hợp lần thứ nhất vắng mặt mà không có người đại diện hoặc không có đơn xin xét xử vắng mặt thì tòa sẽ được hoãn. Nếu lần thứ 2 tòa triệu tập mà bạn vẫn không có mặt thì coi như bạn từ bỏ vụ kiện và tòa sẽ tuyên đình chỉ vụ án. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau: 1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa. 2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau: Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ hơn quy định này. Trân trọng!" 6904,"Thu nhận thông tin để cấp, đổi lại thẻ căn cước công dân theo quy định mới như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một công chức đang công tác trong một cơ quan nhà nước, tôi được biết pháp luật có quy định sẽ cấp, đổi lại giấy chứng minh nhân dân trước đây sang thẻ căn cước công dân. Vậy anh/chị cho tôi hỏi việc thu nhận thông tin để cấp, đổi lại thẻ căn cước công dân theo quy định mới được pháp luật quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn! Thanh Hoa (0978******)","Thu nhận thông tin để cấp, đổi lại thẻ căn cước công dân theo quy định mới được pháp luật quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin thực hiện như sau: 1. Thu Chứng minh nhân dân, cắt góc và trả lại cho công dân (nếu có); thu thẻ Căn cước công dân đối với trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân. 2. Nhập thông tin về loại cấp thẻ Căn cước công dân (cấp, đổi, cấp lại), thông tin nhân thân, đặc Điểm nhận dạng của công dân. 3. Thu nhận vân tay của công dân: Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái. Trường hợp nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được. 4. Chụp ảnh chân dung của công dân. 5. In Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp công dân có Điều chỉnh thông tin so với thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trước đây hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì phải nhập thông tin về căn cứ, nội dung Điều chỉnh và in Phiếu Điều chỉnh thông tin căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên. Cán bộ thu nhận thông tin ký, ghi rõ họ tên vào Phiếu này và lưu vào hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. 6. Thu lệ phí đối với trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân theo quy định. 7. Giao giấy hẹn trả kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân. 8. Cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin cuối ca hoặc cuối buổi tiếp dân, bàn giao hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho cán bộ phân loại hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trên đây là nội dung câu trả lời về việc thu nhận thông tin để cấp, đổi lại thẻ căn cước công dân. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 11/2016/TT-BCA . Trân trọng!" 33523,"Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoài Nam, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn về vấn đề hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết được quy định như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết như sau: - Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. - Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây: Thứ nhất, vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Toà án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Bộ luật dân sự 2005 thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này thì do đã có quyết định ly hôn rồi nên quyết định ly hôn đó sẽ vẫn có hiệu lực pháp luật vì trong nhiều trường hợp khi vơ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chết thì bên còn lại muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân đó để có thể đến với mối quan hệ khác vì vậy mà có nhiều trường hợp sau khi được hủy bỏ quyết định tuyên bố chết thì vợ hoặc chồng đã kết hôn với một người khác, việc kết hôn này sẽ được sự bảo vệ của pháp luật nên sẽ công nhận quyết định ly hôn trước đó. Thứ hai, vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. - Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trong trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Mặt khác, căn cứ vào Điều 338 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về việc gửi đơn lên Tòa án để yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết. Theo đó, Điều 338 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết. 2. Đơn yêu cầu Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải có đủ các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 312 của Bộ luật này. 3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống”. Khi nhận được đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết thì Tòa án sẽ tiếp nhận đơn và xem xét xem có nhận đơn hay không. Theo quy định tại Điều 339 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu, xem xét xem có thể nhận đơn hay không. Trong trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tueyen bố một người là đã chết, trong quyết định này Tòa án phải quyết định hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự 2005. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 32617,Thế nào là mẹ đơn thân?,"Mẹ đơn thân là người phụ nữ nuôi dạy con cái một mình mà không có chồng hoặc bạn đời bên cạnh. Đây là một cụm từ không còn quá xa lạ; thậm chí còn được coi như một xu hướng của những người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Trên thực tế, mẹ đơn thân chỉ những người phụ nữ đang nuôi con khi đã góa chồng hoặc đã ly hôn và chưa tái hôn hoặc chưa từng có chồng. *Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo! Thế nào là mẹ đơn thân? Mẫu đơn xin làm mẹ đơn thân mới nhất 2024? (Hình từ Internet)" 20415,"Gửi Tổ tư vấn! Tôi cho người bạn mượn số tiền 200 triệu đồng và đã làm giấy hẹn tháng 8/2010 sẽ trả lại toàn bộ số tiền, nhưng trên cơ sở tình cảm bấy lâu tôi đồng ý cho mượn tiếp vẫn số tiền đó là 200 triệu động , nhưng không làm lại giấy cam kết ngày trả. Nhưng nay đột ngột người ấy qua đời do tai nạn thì tôi phải làm gì để lấy lại số tiền? Và trách nhiệm của những người liên quan đối với người ấy thì sao (ví dụ như: vợ con người ấy chẳng hạn)? Giấy nợ đó tôi kiện ra tòa liệu có còn hiệu lực hay không? Cám ơn Tổ tư vấn!","Theo như tình huống của bạn mình có thể phân tích như sau: Khi bạn cho người kia mượn tiền làm giấy hẹn ngày trả nhưng do tình cảm nên đồng ý cho người kia mượn tiếp vẫn số tiền đó – có nghĩa là bạn đã cho vay nợ mà không gia hạn trả ,đến bây giờ người đó đột ngột qua đời – bạn không thể yêu cầu người đó trả nợ cho bạn được ðnhững người thừa kế của người đó có nghĩa vụ trả lại sỗ tiền đó cho bạn tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà họ nhận được (theo điều 637 BLDS 2005) . 1.Trả lời câu hỏi : “tôi phải làm gì để lấy lại số tiền” Bạn có thể trình bày cho họ để nhận lại sỗ tiền .Nếu họ không đồng ý trả lại số tiền nếu muốn lấy lại số tiền bạn cần phải khởi kiện ra tòa .Vấn đề ở đây là bị đơn là những người thừa kế tài sản chứ không phải là “người nợ bạn” ,như vậy bạn sẽ áp dụng thời hạn kiện là 3 năm kể từ ngày mở thừa kế (điều 645 BLDS 2005). 2.Trả lời câu hỏi : Giấy nợ đó tôi kiện ra tòa liệu có còn hiệu lực hay không? Giấy vay nợ cả bạn chỉ chứng minh được bạn có cho người đó mượn tiền không chứng minh được người đó chưa trả tiền cho bạn.Vậy khi ra tòa bạn cần chứng minh là người đó chưa trả tiền cho bạn (hay giấy ghi nợ của bạn chưa đủ chứng cứ pháp lý yêu cầu những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho bạn. 3.Trả lời cho câu hỏi : “Và trách nhiệm của những người liên quan đối với người ấy thì sao (ví dụ như: vợ con người ấy chẳng hạn)?” Trong tình huống bạn chỉ nêu lên người này mượn tiền bạn mà không nói là mượn cho ai, với mục đích gì? Không thể xác định trách nhiệm của những người liên quan đối với người ấy (đây là trường hợp họ không phải là người thừa kế nếu họ là người thừa kế thì họ phải có nghĩa vụ như câu trả lời thứ hai trên)." 24602,"Trường hợp nào được xếp vào nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt? Chào ban biên tập Thư ký luật, tôi là Mai, đang sinh sống ở Thanh Hóa, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Trẻ em thuộc nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ được nhận những ưu đãi, hỗ trợ nhất định. Vậy trường hợp nào xếp vào nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Kim Mai_097**)","Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật trẻ em 2016, theo đó: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây: a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; b) Trẻ em bị bỏ rơi; c) Trẻ em không nơi nương tựa; d) Trẻ em khuyết tật; đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; e) Trẻ em vi phạm pháp luật; g) Trẻ em nghiện ma túy; h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; k) Trẻ em bị bóc lột; l) Trẻ em bị xâm hại tình dục; m) Trẻ em bị mua bán; n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải Điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; o) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc. Trên đây là quy định về nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật trẻ em 2016. Trân trọng!" 2561,"Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư ký luật, tôi là Đoàn, đang sinh sống ở Cam Ranh, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Nội dung quy định quản lý nhà nước về trẻ em được quy định như thế nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Đoàn_097**)","Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em được quy định tại Điều 8 Luật trẻ em 2016, theo đó: Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em bao gồm: 1. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em. 2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, Mục tiêu quốc gia về trẻ em. 3. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. 4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em. 5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em. 6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. 7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 8. Hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em. Trên đây là quy định về nội dung quản lý nhà nước về trẻ em. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật trẻ em 2016. Trân trọng!" 30690,Chồng không chịu ra tòa thì có ly hôn được không?,"Xin chào quý anh chị trong Ban biên tập! Tôi có vấn đề thắc mắc mong được anh chị giải đáp giúp. Chị Hoa lấy chồng năm 2016. Trong thời gian chung sống, chồng chị thường xuyên say xỉn rồi chửi bới, đánh đập chị. Chị muốn ly hôn nhưng người chồng không chịu ra tòa, còn bảo chị sẽ không bỏ anh ta được nếu anh ta không ra tòa. Anh ta nói vậy có đúng không? Có cách nào mà chồng không ra tòa nhưng chị Hoa vẫn ly hôn được không. Rất mong nhận được phản hồi từ anh chị. Xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe!" 15481,26 thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 01/7/2024?,"Căn cứ tại Điều 9 Luật Căn cước 2023 quy định về thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau: 26 thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: [1] Họ, chữ đệm và tên khai sinh. [2] Tên gọi khác. [3] Số định danh cá nhân. [4] Ngày, tháng, năm sinh. [5] Giới tính. [6] Nơi sinh. [7] Nơi đăng ký khai sinh. [8] Quê quán. [9] Dân tộc. [10] Tôn giáo. [11] Quốc tịch. [12] Nhóm máu. [13] Số chứng minh nhân dân 09 số. [14] Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp. [15] Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện. [16] Nơi thường trú. [17] Nơi tạm trú. [18] Nơi ở hiện tại. [19] Tình trạng khai báo tạm vắng. [20] Số hồ sơ cư trú. [21] Tình trạng hôn nhân. [22] Mối quan hệ với chủ hộ. [23] Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình. [24] Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích. [25] Số thuê bao di động, địa chỉ thư điện tử. [26] Thông tin khác theo quy định của Chính phủ. 26 thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)" 27706,Căn cứ nào được sử dụng để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự? Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong năm 2015 thì căn cứ nào dùng để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Ban biên tập nhiều sức khỏe! Hoài Kiên (hoai_kien***@gmail.com),"Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 283 Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 như sau: Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: - Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; - Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; - Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Trên đây là nội dung quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2004. Trân trọng!" 12596,"Tìm hiểu quy định của pháp luật về việc đăng ký biện pháp tài sản trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất. Tôi có thắc mắc mong muốn nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Thẩm quyền của chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai về việc đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào?","Thắc mắc về vấn đề bạn hỏi được quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm, có quy định như sau: - Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) th ực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Bên cạnh đó tại Điều 62 Nghị định cũng quy định về thủ tục cung cấp thông tin như sau: Sau khi nhận phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hợp lệ, người thực hiện đăng ký tra cứu thông tin trong sổ đăng ký hoặc cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm; cung cấp thông tin bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn quy định tại Điều 16 của Nghị định này và trả kết quả theo một trong các phương thức quy định tại Điều 17 của Nghị định này. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 34234,"Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Thúy Hằng, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định cụ thể như sau: 1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày. 2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu. Trên đây là nội dung tư vấn về thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Lý lịch tư pháp 2009. Trân trọng!" 20467,"Ba tôi mất để lại tôi nhà và đất, mẹ tôi chung sống với ba tôi trong thời gian ngắn không có hôn thú (pháp luật không công nhận là vợ chồng). Tôi đã chuyển quyền sử dụng đất sang tên tôi và giờ đã chuyển quyền sử dụng đất sang tên chồng tôi, nay em tôi (con của mẹ tôi, ba tôi không nhận là con, trong khai sanh không có tên cha, hiện tại chưa sác minh được có phải con của ba tôi không) khởi kiện đòi phân chia tài sản(phần tài sản do ba tôi để lại nay đã chuyển sang cho chồng tôi đứng tên). Luật sư cho tôi hỏi: nếu đó la con ba tôi thì em tôi có quyền đòi lại phần tài sản do ba tôi để lại giờ đã chuyển sang tên chồng tôi không?","Trường hợp ba bạn chết không để lại di chúc, người em bạn có căn cứ là con của ba bạn thì người đó có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án chia thừa kế di sản của ba bạn theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 687 Bộ luật dân sự năm 2005 về Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới: ""Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác"". Như vậy, di sản của ba bạn đã được bạn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thửa kế, tức là đã được phân chia di sản, nay xuất hiện thêm người thừa kế mới là em bạn thì bạn có nghĩa vụ thanh toán cho em bạn một khoản tiền tương ứng với phần thừa kế, trừ trường hợp bạn và em bạn có thoả thuận khác." 11097,"Vợ chồng tôi ly hôn do chồng cũ không quan tâm nhiều đến gia đình. Tòa án đã xử cho tôi được nuôi con và anh ấy được thăm nom, nay tôi muốn cấm không cho chồng cũ thăm nom con. LS cho tôi hỏi trường hợp của tôi muốn cấm chồng cũ thăm con thì tôi phải làm gì? Hằng (090***)","Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: 1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. 2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Như vậy, chị không thể cản trở chồng cũ của chị thăm con vì đây là quyền của cha, mẹ - người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Tuy nhiên, có những trường hợp pháp luật quy định người trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu Tòa án hạn chế thăm nom con trong những trường hợp nhất định mà làm ảnh hưởng xấu đến con, cụ thể như : - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; - Phá tán tài sản của con; - Có lối sống đồi trụy; - Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Theo thông tin chị cung cấp, chồng chị không dành thời gian nhiều cho gia đình thì không thuộc một trong những trường hợp nêu trên nên việc chị muốn ngăn cấm chồng chị không được thăm con là trái quy định của pháp luật. Chồng chị không thể làm ảnh hưởng xấu đến con bởi hành vi không dành thời gian cho gia đình, chỉ khi nào chồng chị có những hành vi kể trên thì chị mới có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của chồng chị. Nếu không, về mặt pháp luật, không ai có quyền hạn chế quyền chăm sóc, thăm nom con. Ban biên tập thông tin đến chị! Trân trọng!" 15486,"Nội dung của hợp đồng thuê xe ô tô, xe máy cá nhân được quy định như thế nào?","Theo Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của hợp đồng cụ thể như sau: Nội dung của hợp đồng 1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. 2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: a) Đối tượng của hợp đồng; b) Số lượng, chất lượng; c) Giá, phương thức thanh toán; d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên; e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g) Phương thức giải quyết tranh chấp . Như vậy, nội dung của hợp đồng thuê xe ô tô, xe máy cá nhân được quy định, bao gồm: - Đối tượng của hợp đồng là xe ô tô, xe máy cá nhân - vật không tiêu hao và khi trả lại phải đảm bảo nguyên vẹn tình trạng lúc giao nhận (trừ tiêu hao tự nhiên). Vì vậy trong hợp đồng cần ghi rõ đặc điểm của xe ô tô như: + Nhãn hiệu và màu sắc xe + Dung tích, xi lanh + Số khung, số máy + Biển số, ngày cấp + Tình trạng xe + Giá cả và phương thức thanh toán. + Trách nhiệm của mỗi bên nếu vi phạm hợp đồng. + Nếu xảy ra tranh chấp sẽ giải quyết bằng phương thức gì." 7284,Người quản lý di sản thừa kế phải có nghĩa vụ gì?,Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế được quy định thế nào? Chào quý ban tư vấn Thư Ký Luật! Tôi đang tìm hiểu luật dân sự mới có hiệu lực. Tuy nhiên có một số điểm tôi vẫn chưa được rõ! Kính mong anh chị tư vấn giúp! Anh chị cho tôi hỏi: Nghĩa vụ của người quản lý di sản thừa kế được quy định thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị! Tôi xin chân thành cám ơn! 12749,Bồi thường thiệt hại do người làm công người học nghề gây ra là gì?,"Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005 Bồi thường thiệt hại do người làm công người học nghề gây ra là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật." 24953,Làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu?,"Đầu tiên, tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn cụ thể như sau: Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn. 2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây: a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ; b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn; c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch. Đồng thời, tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 cũng quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau: Thẩm quyền đăng ký kết hôn 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. 2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Như vậy, từ những quy định trên, khi làm giấy đăng ký kết hôn , hai bên nam nữ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã, cụ thể: - Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể: + Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; + Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; + Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài. Làm giấy đăng ký kết hôn ở đâu? Hồ sơ đăng ký kết hôn năm 2024 gồm những gì? (Hình từ Internet)" 25622,"Chào Luật Sư Em có vấn đề này muốn nhờ luật sư tư vấn giúp em Cách đây khoảng 10 ngày em có lên mạng tìm mua điện thoại. Em đã vào trang web kimiphone... em thấy iphone 4s 16g bán với giá 6.300.000. em liên hệ với nhân viên tư vấn bên đó em có hỏi sau điện thoại bán với giá rẻ vậy, thì nhân viên đó nói hôm nay công ty có chương trình khuyến mãi giảm giá 60% nên em đặt mua iphone 4s 16g. Em hỏi có phải là hàng chính hãng của mỹ không thì nhân viên đó nói la hàng chính hãng của mỹ bảo hành 2năm có phiếu bảo hành của nhà sản xuất bên apple. nhân viên bên đó nói là công ty quân đội làm ăn uy tín. Chiều hôm đó em ra ngân hàng agribank em chuyển 6.300.000 vnđ vào stk của bên công ty đó. Thì khoảng ba hôm sau em nhận được điện thoại qua đường bưu điện (EMS). Khi em mở hộp ra thì trong đó la điện thoại iphone 5 trung quốc. Em liên hệ lại người tư vấn cho em thì người đó nói là bên kho xuất lộn hàng, mà nay là nửa tháng rồi bên đó diện đủ lý do là mấy người quản lý bận này nọ, hộp gì đó để anh quản lý gọi lại cho em mà em chẳng thấy đâu, cửa hàng đó ở Đà Nẵng còn em ở TPHCM, em mới biết mình bị lừa. Điện thoại bên đó gửi thì em còn giữ đầy đủ trong hộp. Xin cho em hỏi là em có thể kiện công ty đó không và kiện như thế nào? ngoài ra còn có cách nào để lấy lại tiền đó không. Nếu em lên mạng xã hội em nêu tên trang web hay những nguời đó ra để cảnh báo mọi ngừời thì em có vi phạm pháp luật không. Mong luật sư tư vấn giúp em","Việc mua bán hàng qua mạng tìềm ẩn rất nhiều rủi ro, chưa nói đến là chứa đựng dấu hiệu lừa đảo mà bao lâu nay các phương tiện truyền thông, báo đài đã cảnh báo rất nhiều nhưng rất tiếc là bạn đã không quan tâm, cảnh giác dẫn đến việc bị lừa bán hàng Trung Quốc. Theo như bạn mô tả thì giữa bạn với đơn vị bán hàng đã hình thành quan hệ giao dịch mua bán hàng điện thoại và chiếc điện thoại trị giá 6,3 triệu đồng được xác định là iphone 4s hàng chính hiệu của Mỹ. Bạn đã cẩn thận hỏi rất rõ ràng các vấn đề liên quan nhưng khi nhận hàng thì vẫn là hàng Trung Quốc và bên bán hàng viện lý do xuất lộn hàng nhưng ko biết đến bao giờ mới đổi hàng cho bạn. Do vậy nên bạn đã biết vì sao chiếc điện thoại này giá rẻ như thế. Rõ ràng đây là trò gian lận thuơng mại chứ ko phải nhân đợt khuyến mãi giảm giá 60% gì cả. Theo ý kiến của luật sư, nếu bạn đã có đủ bằng chứng chứng minh việc giao hàng ko đúng theo thỏa thuận gây thiệt hại cho bạn thì bạn nên tìm đến tận trụ sở bên bán ở Đà Nẵng để yêu cầu họ giải quyết triệt để cho bạn chứ bạn ko thể ở TP. HCM mà yêu cầu họ giải quyết cho bạn vì hiện nay, việc cách trở địa lý là một lợi thế của họ. Ngoài ra, việc bạn cảnh báo những người khác không nên thận trọng khi mua hàng qua mạng của đơn vị này ko có gì là vi phạm pháp luật và đây là trách nhiệm của mọi công dân trong việc thông tin, cảnh giác tđối với những hành vi vi phạm pháp luật." 2229,Tôi đã lập gia đình riêng và có 2 con. Do một số bất đồng trong quan hệ sui gia và cảm thấy khó an tâm khi con rể không lo lắng chăm sóc vợ con và gia đình.  Nay mẹ tôi làm di chúc chỉ muốn chuyển quyền thừa kế tài sản cho cá nhân tôi và sau này là các con của tôi mà không muốn số tài sản này được chia sẻ với con rể.  Vậy mẹ tôi phải làm thế nào?,"Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Chào chị! Về việc chị hỏi, tôi có trao đổi như sau: Theo quy định pháp luật thì tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Do vậy, trong trường hợp chị được mẹ cho thừa kế theo di chúc thì đó là tài sản được thừa kế riêng của chị, tài sản chị được thừa kế này chỉ bị coi là tài sản chung của vợ chồng chị khi vợ chống chị có thỏa thuận thống nhất tài sản được thừa kế riêng của chị là tài sản chung của hai vợ chồng. Mẹ chị chỉ cần lập di chúc theo quy định và trong đó có nội dung khẳng định để lại tài sản cho riêng con gái. Chúc chị khỏe và thành công !" 18016,Người lập di chúc cần phải có những giấy tờ gì,"Người lập di chúc cần phải có những giấy tờ sau: - Chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khác (hộ chiếu, chứng minh sĩ quan, giấy chứng nhận công nhân viên quốc phòng, giấy kiểm tra tạm thời) đang còn trong thời hạn sử dụng, hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thường trú của người lập di chúc; - Bản chính giấy tờ hợp lệ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản để lại thừa kế; - Các giấy tờ chứng minh tài sản chung hay tài sản riêng để phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; - Giấy khám sức khỏe của người lập di chúc (Do bệnh viện hoặc trung tâm y tế quận, huyện lập)." 9592,"Chồng tôi đi khỏi nhà từ năm 2006, tôi đã bỏ nhiều công sức tìm kiếm nhưng không có thông tin gì. Trong quá trình chung sống, vợ chồng tôi có một con và tích lũy được một số tài sản. Nay tôi muốn bán số tài sản đó và tính chuyện kết hôn với người khác, nhưng bị gia đình nhà chồng ngăn cản. Đề nghị luật sư cho biết, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?","- Điều 78 Bộ luật Dân sự hiện hành (BLDS 2005) quy định, khi một người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích... Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Căn cứ quy định trên, bà Hà Thị Mai có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân nơi cư trú, kèm theo chứng cứ chứng minh chồng của bà đã biệt tích 2 năm liền trở lên để yêu cầu tuyên bố ông ấy mất tích. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm chồng của bà trên các phương tiện thông tin đại chúng. 15 ngày sau khi hết thời hạn 4 tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo, Tòa án sẽ mở phiên họp xét đơn của bà. Nếu đủ căn cứ, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố chồng của bà mất tích (theo quy định tại các điều 330, 331, 332 Bộ luật TTDS). Sau khi có quyết định tuyên bố chồng của mình bị mất tích, bà có thể gửi đơn xin ly hôn đến Tòa án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình, bà sẽ được Tòa án giải quyết cho ly hôn và quyết định cho ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay cả khi chồng của bà trở về hay có tin tức xác thực là còn sống (quy định tại Khoản 3 Điều 80 BLDS). Việc chia tài sản chung khi ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình, dựa trên nguyên tắc chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì phát triển tài sản đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Khối tài sản thuộc chồng của bà sẽ được giao cho cha, mẹ chồng hoặc người thân thích của chồng quản lý, nếu không có những người này thì Tòa án chỉ định người quản lý (quy định tại Điều 79 BLDS)." 1794,"Kính chào quý Luật sư ! Tôi có một vấn đề cần sự tư vấn của quý luật sư như sau: Ba mẹ tôi kết hôn năm 1985 và có 3 người con chung, tôi (26 tuổi), em gái 20 tuôi (bị bệnh thiểu năng) và một em gái nhỏ năm nay 11 tuổi (hiện đang định cư với mẹ tôi tại Hoa Kỳ).  Do trong quá trình chung sống, ba tôi thường hay nhậu nhẹt say xỉn và đánh đập mẹ tôi nên vào năm 2006 ba mẹ tôi đã ly hôn. Trong quyết định ly hôn, phần con chung là mẹ tôi nuôi hết; phần tài sản chung (bao gồm căn nhà gia đình tôi đang ở tại vũng tàu), căn nhà này đứng tên cả ba và mẹ tôi,  đã tự thỏa thuận xong. Sau khi ly hôn, mẹ tôi sang nước ngoài định cư và mỗi tháng đều gửi tiền về nuôi dương chúng tôi. Khi ký đơn ly dị, ba tôi đã yêu cầu mẹ tôi lập một giấy thỏa thuận tay rằng nếu sau 3 năm kể từ ngày mẹ tôi sang nước ngoài mà không về việt nam thì phần tài sản chung sẽ do ba tôi toàn quyền định đoạt. Năm 2008, mẹ tôi về Việt nam để lo thủ tục bảo lãnh em gái út sang định cư với mẹ để tiện việc chăm sóc, ba tôi  đã gây rất nhiều trở ngại cản trở mẹ tôi lo thủ tục cho em gái út (vì lúc đó bé út sống với ba, và mỗi tháng mẹ tôi gửi tiền về nuôi  dưỡng). Rất khó khăn mẹ tôi mới lo được thủ tục cho em út sang định cư cùng mẹ. Hỏi: Nay mẹ tôi muốn khởi kiện ra tòa yêu cầu tòa án chia lại tài sản chung là căn nhà đứng tên chung giữa ba và mẹ tôi thì có được không? Vì nghe nói trong thời gian qua, ba tôi đã nhiều lần rao bán căn nhà trên nhưng vì đứng tên sở hữu 2 người nên chưa bán được . Trường hợp nếu ba tôi đem thế chấp căn nhà trên thì có được không? Nếu căn nhà trên đã được thế chấp cho ngân hàng thì trong trường hợp mẹ tôi khởi kiện yêu cầu tòa án phân chia tài sản chung thì có được hay không? Xin cám ơn quý Luật sư.","1. Theo thông tin bạn nêu thì ba mẹ bạn đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, đối với tài sản do hai bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của bố mẹ bạn về việc chia tài sản chung chưa có hiệu lực pháp luật (chưa công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận và đăng ký theo quy định pháp luật). Do vậy, đến nay nhà đất trên vẫn là tài sản chung của bố mẹ bạn. Việc định đoạt phải có sự đồng ý của cả hai người. Nếu không có ý kiến của mẹ bạn thì ba bạn không thể thế chấp, bán, chuyển nhượng được căn nhà đó theo quy định pháp luật. Nếu ba bạn tự ý thế chấp hoặc bán căn nhà trên thì mẹ bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu. 2. Trong vụ việc của gia đình bạn, tốt nhất là bố mẹ bạn nên thỏa thuận để chia tài sản chung tránh mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của hai bên. Nếu không tự thỏa thuận được thì có thể đề nghị Tòa án chia tài sản sau ly hôn theo quy định pháp luật." 10035,"Luật sư cho tôi hỏi: Mẹ vợ tôi có 2 người con 1 trai, 1 gái, bây giờ mẹ vợ tôi đang sống cùng gia đình vợ chồng tôi. Mẹ vợ tôi năm nay đã 80 tuổi và có một mảnh đất đã mua từ rất lâu. Bây giờ mẹ vợ tôi muốn làm di chúc thì nên làm di chúc như thế nào là hợp lý và đúng theo pháp luật. Xin văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.","Chào bạn! Di chúc là ý nguyện của người lập, thể hiện đúng mong muốn của người lập di chúc về phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ. Di chúc có nhiều hình thức, tuy nhiên nếu có điều kiện bạn nên đưa bà cụ đến cơ quan công chứng lập di chúc vì nơi đó sẽ trực tiếp kiểm tra, xác minh hồ sơ và hướng dẫn các thủ tục chính xác nhằm tránh phát sinh tranh chấp về sau. Tuy nhiên việc định đoạt tài sản như thế nào, để lại cho ai thừa hưởng v.v...tùy thuộc vào ý muốn của bà cụ và không ai có quyền can thiệp hoặc tác động vào các quyết định đó. Thân ái !!!" 4751,"Tôi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. Nay có nhu cầu xây nhà để ở và đã làm hợp đồng chuyển nhượng mảnh đất gồm 250m2 đất thổ cư và 400m2 đất nông nghiệp. Phòng tài nguyên và môi trường đã từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với lý do là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quyền sử dụng phần đất nông nghiệp trên mảnh đất nói trên. Như vậy có đúng không?","Vì bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nên việc bạn sử dụng đất nông nghiệp phải tuân thủ quy định tại Điều 73 Luật Đất đai về đất nông nghiệp do tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng như sau: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để thực hiện dự án đầu tư. Như vậy, để được sử dụng đất nông nghiệp, bạn phải có dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng theo thông tin bạn cung cấp thì bạn nhận chuyển nhượng mảnh đất gồm 250m2 đất thổ cư và 400m2 đất nông nghiệp với mục đích là xây dựng nhà để ở nên bạn không thuộc đối tượng được sử dụng đất nông nghiệp theo quy định nêu trên." 33744,Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển bao gồm những giấy tờ gì?,"Tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển như sau: 3. Hồ sơ xóa đăng ký bao gồm Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03c tại Phụ lục (01 bản chính) và nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực): a) Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm; b) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; c) Hợp đồng hoặc văn bản khác không thuộc điểm b khoản này đã có hiệu lực pháp luật chứng minh về việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm; d) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm l khoản 1 Điều 20 Nghị định này. Như vậy, hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển sẽ bao gồm một số giấy tờ sau: - Phiếu yêu cầu theo Mẫu; - Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp; - Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án; - Hợp đồng hoặc văn bản khác đã có hiệu lực pháp luật chứng minh về việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm; - Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân. Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu biển bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)" 23767,Người nước ngoài bị trục xuất sau bao lâu thì được quay lại Việt Nam?,"Căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định các trường hợp chưa cho nhập cảnh như sau: Các trường hợp chưa cho nhập cảnh 1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này. 2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng. 3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú. 4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. 5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực. 6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực. 7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh. 8. Vì lý do thiên tai. 9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy, đối với việc người nước ngoài bị trục xuất trong chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực thì sẽ không được quay lại Việt Nam. Do đó, người nước ngoài bị trục xuất muốn quay lại Việt Nam thì phải qua 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực và đáp ứng các điều kiện theo quy định về nhập cảnh thì sẽ được phép vào Việt Nam. Trân trọng!" 8574,Tôi sinh ở Việt Nam và hiện giờ đang sinh sống tại Campuchia. Tôi rời khỏi Việt Nam từ nhỏ cùng với gia đìn nên không có giấy tờ gì cả. Hiện nay tôi muốn được nhận lại quốc tịch Việt Nam. Xin hỏi tôi nên làm như thế nào? Xin cảm ơn!,"Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 19 như sau: “1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam; d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam”. “3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép”. Căn cứ theo Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/09/2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014, Điều 5 quy định về một số điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam như sau: “Các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau: 1. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó. 2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú. Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú. 3. Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam”. Điều 7 quy định các loại giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam như sau: “1. Các giấy tờ quy định tại điểm b, đ, e và g khoản 1 Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam được quy định như sau: a) Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó. b) Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp. Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hòa nhập theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này, nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình; c) Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con; d) Bản sao Thẻ thường trú; đ) Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó”. Nếu bạn đáp ứng được các quy định trên thì có điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam." 4170,"Trách nhiệm của Thủ trưởng trong lãnh đạo, quản lý đơn vị xây dựng lực lượng Công an nhân dân được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Khánh Ngân, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Quận 10, Tp.HCM. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Trách nhiệm của Thủ trưởng trong lãnh đạo, quản lý đơn vị xây dựng lực lượng Công an nhân dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.","Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2010/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau: 1. Việc quản lý, điều hành đơn vị phải đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể bàn bạc thống nhất, Thủ trưởng đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình. 2. Hàng tháng, quý, 6 tháng, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm duy trì sinh hoạt đơn vị để kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả công tác của đơn vị, chỉ rõ những ưu, khuyết điểm và đề ra các giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác trong thời gian tới. Hàng năm, Thủ trưởng đơn vị phải chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả công tác của đơn vị và hiệu quả công tác của từng cá nhân, nhận xét vào phiếu nhận xét cán bộ của cán bộ, chiến sĩ để lưu vào hồ sơ cán bộ. 3. Khi tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác hàng năm của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị gồm toàn thể cán bộ, chiến sĩ (nếu đơn vị có số lượng dưới 30 cán bộ, chiến sĩ) hoặc đại biểu các đơn vị cấp dưới và các tổ chức đoàn thể quần chúng (nếu đơn vị có số lượng từ 30 cán bộ, chiến sĩ trở lên). Thủ trưởng đơn vị và cấp phó phải có báo cáo kiểm điểm về công tác lãnh đạo, chỉ huy đơn vị theo phân công và tiếp thu, giải đáp những ý kiến tham gia của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. 4. Thủ trưởng đơn vị phải thực hiện đúng các quy định, quy trình, quy chế về công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân; các mặt công tác xây dựng lực lượng phải được bàn bạc thống nhất trong cấp ủy và lãnh đạo đơn vị. 5. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm quản lý cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và phải chịu trách nhiệm liên đới về các hành vi sai phạm, tiêu cực, vi phạm quy trình, quy chế công tác của cán bộ, chiến sĩ thuộc mình trực tiếp quản lý. Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm của Thủ trưởng trong lãnh đạo, quản lý đơn vị xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 04/2010/TT-BCA. Trân trọng!" 1829,"Việc xác định cha, mẹ được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Khải Quân, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc xác định cha, mẹ được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Khải Quân (khaiquan*****@gmail.com)","Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc xác định cha, mẹ được quy định cụ thể như sau: - Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. - Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Trên đây là nội dung tư vấn về việc xác định cha, mẹ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trân trọng!" 26204,"Quy định về đăng ký lại việc kết hôn. Vợ, chồng có đăng ký kết hôn, đang chung sống với nhau nhưng không có tên trong sổ đăng ký kết hôn tại địa phương. Trường hợp này giải quyết như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!","Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch về điều kiện đăng ký lại việc kết hộng thì: Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. Đồng thời, Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về Thủ tục đăng ký lại kết hôn như sau: 1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: a) Tờ khai theo mẫu quy định; b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này. 4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây. Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc đăng ký lại việc kết hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 123/2015/NĐ-CP để nắm rõ quy định này. Trân trọng!" 21525,"Gia đình tôi có mảnh đất tại Đường Láng, Hà Nội, đã được cấp Giấy chứng nhận QSDD từ năm 2007. Nay kiểm tra lại giấy tờ thì không biết Giấy CNQSDD bị mất từ lúc nào. Xin cho biết, việc này có ảnh hưởng gì không và muốn làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm gì?","Gia đình bà có thể làm thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận QSDD. Thủ tục xin cấp lại được quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm: - Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 15/ĐK Đơn xin cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Ban hành kèm Thông tư số: 09/2007/TT-BTNMT); - Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi mất giấy; - Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời cấp lại Giấy chứng nhận mới; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Về thời gian thực hiện thủ tục cấp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 88/2009/NĐ-CP: Không quá ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ." 3211,"Kính chào Luật sư, Tôi kết hôn năm 1990 đến năm 1992 Má chồng tôi có cho vợ chồng tôi miếng đất, nhưng trong giấy tờ cho và QSDĐ chỉ để mình tên chồng tôi đứng (không có văn bản nào chứng minh là tài sản riêng), đến năm 1994 vợ chồg tôi cất nhà trên mảnh đất đó cho đến nay. Tháng 08/2010 chồng tôi đưa đơn ly hôn, tôi thuận tình ly hôn và về tài sản tôi nói không lấy để lại cho hai con tôi (tất cả đã qua tuổi 18 )chồng tôi đồng ý chia căn nhà đó làm 3 phần ), và chồng tôi có làm giấy tay cam kết khi bán nhà sẽ chia cho con tôi mỗi đứa 1 phần. Nhưng chỉ trong vòng 2 tuần thì chồng tôi kết hôn với một người đàn bà khác (chồng tôi đã chung sống với người này gần 4 năm) tôi có đề nghị ra công chứng và đưa tên hai con tôi cùng vào chủ quyền nhà thì chồng tôi không đồng ý nói chỉ làm di chúc chứ không chịu ra công chứng. Như vậy Luật Sư cho tôi hỏi trường hợp bây giờ nếu tôi đòi bán căn nhà nêu trên thì sẽ phân chia như thế nào?và tài sản đó có gọi là tài sản chung không? hay là tài sản riêng của chồng tôi ? và như cam kết có xác nhận của xã và lăn vân tay của chồng tôi là nếu bán thì chia cho con tôi mỗi đứa 1 phần? Rất mong được sự tư vấn và giải đáp từ Luật sư trong thời gian sớm nhất. Tôi chân thành cảm ơn","Trả lời Chào bạn. Phần đất do mẹ chồng cho chung vợ chồng. Sau đó, vợ chồng cùng bỏ tiền ra làm nhà. Tuy, GCN đối với đất do chồng chị đứng tên sử dụng. Nhưng có cơ sở để xác định đây là tài san chung của vợ chồng. Tài sản này, chưa được phân chia bằng quyết định hoặc bản án sau khi ly hôn. Nhưng, có căn cứ để xác định có sự thoả thuận giữa vợ chồng phân chia tài sản này thành 03 phần (Cam kết có xác nhận của xã). Trong đó, 02 con mỗi người được hưởng một phần. Nếu chồng chị không chịu phân chia. Chị và các con có quyền yêu cầu Toà án phân chia tài sản bằng vụ kiện ""Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản"" (theo cam kết). Thân ái" 10608,Trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp chưa đăng ký kết hôn nhưng đã sinh con. Vậy cho tôi hỏi: Việc chưa đăng ký kết hôn có được làm khai sinh cho con hay không? Văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!,"Như chúng ta được biết thì trẻ em sinh ra có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Theo đó thì tại Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: "" Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. "" Theo quy định này thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con bạn nhé. Tuy nhiên, do bạn chưa đăng ký kết hôn nên việc làm khai sinh cho con của bạn sẽ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau: "" Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. "" Từ quy định này, việc đăng ký khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn thì phần thông tin về người cha sẽ để trống . Vì vậy, để ghi tên cha vào khai sinh của con thì phải làm thủ tục nhận cha, con theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 bạn nhé. Cụ thể, Điều này quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: 1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc. "" Ngoài ra, nếu không muốn làm thủ tục nhận cha con thì khi đăng ký khai sinh cho con, vợ chồng chỉ cần có văn bản thừa nhận đó là con chung của nhau thì thông tin về người cha sẽ được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con . Trên đây là nội dung trả lời về việc đăng ký khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Hộ tịch 2014. Trân trọng!" 8871,Bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm nào?,"Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai như sau: Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai 1. Bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành. 2. Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai với người thứ ba được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 23 Nghị định này. Như vậy, bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành. Tài sản hình thành trong tương lai có thể làm tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không? Thời điểm bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với tài sản hình thành trong tương lai? (Hình từ Internet)" 24875,"Bố tôi bị bệnh nặng đã lâu, trước khi mất có để lại di chúc miệng trước mặt tôi và anh trai tôi chia đều tài sản cho hai anh em tôi. Đề nghị Luật sư cho biết di chúc miệng của bố tôi có hợp pháp không? Di sản của bố tôi có thể chia theo di chúc miệng trên không?","Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS) quy định về di chúc miệng: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực” (khoản 5 Điều 652) “Người làm chứng cho việc lập di chúc Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; 3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự” (Điều 654) Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, chị và anh trai chị không đáp ứng điều kiện là người làm chứng cho việc lập di chúc của bố chị vì đều là người thừa kế theo di chúc, nên di chúc miệng của bố chị được coi là không hợp pháp theo khoản 5 Điều 652 BLDS, do đó, chị và anh trai chị không thể khai nhận di sản thừa kế theo di chúc miệng trên. Trường hợp di chúc miệng của bố chị không hợp pháp, theo quy định của pháp luật, di sản của bố chị sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 676 BLDS quy định về người thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố chị gồm: mẹ ruột của chị, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của bố chị, các con đẻ, con nuôi của bố chị. Mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau." 21079,Việc đăng ký khai sinh cho con khi không xác định được cha được thực hiện như thế nào?,"Theo quy định Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/NĐ-CP; trong Sổ hộ tịch ghi rõ Trẻ chưa xác định được cha, mẹ. Do đó, việc bạn H không xác định được đâu là cha đứa bé thì có thể ra Ủy ban nhân dân xã nơi trẻ đang cư trú đăng ký khai sinh." 30694,Bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc có quyền và nghĩa vụ gì?,"Tại Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc như sau: (1) Bên đặt cọc có quyền, nghĩa vụ: - Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị; - Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý; - Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc. Chi phí hợp lý là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; - Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc; - Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015 , luật khác liên quan quy định. (2) Bên nhận đặt cọc có quyền, nghĩa vụ: - Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc; - Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; - Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc; - Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc; - Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015 , luật khác liên quan quy định. Trân trọng!" 4985,Làm căn cước công dân mặc áo thun được không?,"Tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA có quy định về chụp ảnh chân dung để làm thẻ Căn cước công dân như sau: Thu nhận thông tin công dân ... 4. Chụp ảnh chân dung của công dân Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai. .. Tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau: Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân 1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân. 2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung ; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết. ... Như vậy, hiện hành pháp luật không quy định khi người dân làm căn cước công dân bắt buộc phải mặc áo gì. Do đó công dân vẫn có thể mặc áo thun khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên phải đảm bảo trang phục nghiêm túc, lịch sự. Ngoài ra trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai. Làm căn cước công dân mặc áo thun được không? (Hình từ Internet)" 32697,Thủ tục lập di chúc đối với công chứng viên tại nhà riêng của người yêu cầu lập di chúc được thực hiện như thế nào?,"Căn cứ Khoản 2 Điều 639 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này. Và theo Điều 636 bộ luật này có quy định về thủ tục như sau: 1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc. 2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng. Trân trọng!" 7275,Có thể thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn nếu mang thai?,"Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về việc thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ như sau: 1. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn trong trường hợp sau đây: a) Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, Dân quân tự vệ nam một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi; b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ; c) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác nhận; d) Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; có quyết định tuyển dụng vào công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an; đ) Có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài. Theo đó , trong trường hợp chị mang thai chị có thể thông báo xin thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Bên cạnh đó , trong trường hợp chị vẫn muốn tiếp tục tham gia thì có thể lựa chọn tạm hoãn và tiếp tục thực hiện khi không còn thuộc trường hợp tạm hoãn." 21339,"Quy cách trên thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có nghe nói về việc sử dụng thẻ Căn cước công dân, tôi rất tò mò với hình thức của thẻ Căn cước này, nên tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Quy cách trên thẻ Căn cước công dân được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Minh Khánh (091655***)","Quy cách trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 61/2015/TT-BCA quy định về mẫu Thẻ căn cước công dân do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành như sau: Quy cách a) Hai mặt của thẻ Căn cước công dân in hoa văn màu xanh nhạt. Nền mặt trước thẻ Căn cước công dân gồm: hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn, các họa tiết trang trí. Nền mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các hoa văn được kết hợp với các họa tiết đường cong vắt chéo đan xen; b) Quốc huy và ảnh của công dân được in màu trực tiếp trên thẻ Căn cước công dân; c) Màu sắc của các chữ trên thẻ Căn cước công dân - Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; các thông tin cá nhân của người được cấp thẻ Căn cước công dân; ảnh vân tay ngón trỏ trái, ảnh vân tay ngón trỏ phải, ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; thông tin về đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ Căn cước công dân; họ, chữ đệm và tên, chữ ký của người có thẩm quyền cấp thẻ Căn cước công dân màu đen; - Dòng chữ “CĂN CƯỚC CÔNG DÂN”, số thẻ Căn cước công dân màu đỏ; - Các chữ: Số; họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; quê quán; nơi thường trú; có giá trị đến; đặc điểm nhân dạng; ngón trỏ trái; ngón trỏ phải; ngày, tháng, năm; chức danh của người có thẩm quyền cấp thẻ Căn cước công dân màu xanh; d) Phoi bảo an được gắn ở mặt sau thẻ Căn cước công dân; đ) Mã vạch hai chiều lưu trữ thông tin cơ bản của công dân được cấp thẻ Căn cước công dân màu đen. Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quy cách trên thẻ Căn cước công dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 61/2015/TT-BCA. Trân trọng!" 19672,"(PLO)- Vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng tôi lấy nhau 17 năm và có tạo lập chung một số tài sản. Nay anh ấy muốn ra làm ăn riêng nên có đề nghị tôi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để tiện việc kinh doanh và tôi đã đồng ý. Tuy nhiên, tôi muốn biết pháp luật có quy định trường hợp nào bị cấm chia tài sản chung của vợ chồng hay không vì chúng tôi cùng còn nợ tiền một số người? Pham Thi Hang(hang…@gmail.com)","Theo Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng bạn có quyền thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung (trừ trường hợp việc phân chia bị vô hiệu theo Điều 42 luật này). Lưu ý với bạn, tạiĐiều 42 luật này quy định việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; 2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây: a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị tòa án tuyên bố phá sản; d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của luật này, Bộ luật Dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, vợ chồng bạn có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp quy định tại Điều 42 nêu trên)." 26000,"2. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế",- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. - Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản. 30180,"Ban biên tập cho tôi hỏi, đối với trường hợp người đặt hàng nhưng không thực hiện việc thanh toán tiền và nhận hàng thì có thể kiện họ phạm tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản không?","Tại Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015, có quy định: Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ... => Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bên đặt hàng chưa thanh toán tiền, đã hẹn lịch nhận hàng nhưng bên mua không thực hiện việc nhận hàng và thanh toán tiền cho bên bán. Với trường hợp này người đặt hàng không thể bị truy tố về tôi lừa đảo chiểm đoạt tài sản được. Bởi để truy cứu với tội trên thì người đặt hàng phải có hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của người bán hàng. Nhưng với thông tin của bạn thì người mua hàng chỉ mới có hành vi lừa đảo chứ chưa chiểm đoạt tài sản -> Vậy nên không thể truy cứu hình sự về tội trên. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn." 32742,Giám thị trại giam được hưởng mức phụ cấp đặc thù là bao nhiêu?,"Căn cứ quy định khoản 1 Điều 2 Quyết định 10/2013/QĐ-TTg quy định về mức phụ cấp như sau: Mức phụ cấp 1. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với: a) Giám thị, Chính trị viên, Phó giám thị trại giam, trại tạm giam; b) Trợ lý giam giữ, Trợ lý giáo dục, Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Quản giáo, Vệ binh, Cảnh vệ tư pháp, Bác sĩ, nhân viên quân y khám chữa bệnh cho phạm nhân và bị can ở các trại giam, trại tạm giam. ... Như vậy, hiện nay giám thị trại giam được hưởng mức phụ cấp đặc thù là 25%. Trân trọng!" 15227,Có được sát nhập tài sản riêng của vợ thành tài sản chung không?,"Theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung như sau: Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung 1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. 2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. 3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Theo đó, tài sản riêng của vợ có thể được sát nhập vào tài sản chung nếu cả hai có thỏa thuận. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trân trọng!" 33247,"Đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh khi mẹ chỉ có sổ tạm trú như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Nguyễn Anh Tuấn, hiện đang sinh sống và làm việc tại TPHCM. Tôi có thắc mắc về việc đăng ký khai sinh cho con tôi nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể là tôi và vợ tôi đã kết hôn được 2 năm nhưng chúng tôi vẫn chưa có thời gian để đi đăng ký kết hôn. Cách đây nửa tháng, vợ tôi đã sinh một bé gái và chúng tôi vẫn chưa làm giấy khai sinh cho cháu. Nay chúng tôi muốn làm giấy khai sinh cho cháu nhưng vấn đề là bên vợ tôi không có hộ khẩu, chỉ có sổ tạm trú. Vậy chúng tôi có thể đăng ký được khai sinh cho cháu không? Mong Ban biên tập giải đáp thắc mắc giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! (09098***)","Chào bạn, Về thời hạn đăng ký khai sinh cho cháu được quy định tại Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Như vậy, vợ chồng bạn nên đăng ký khai sinh cho cháu đúng thời hạn nêu trên. Và về thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định cụ thể tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú 2006 thì: Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Điều này được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP như sau: Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố. Như vậy, dựa vào các quy định nêu trên thì trong trường hợp này vợ của bạn đã có sổ tạm trú nên vợ chồng bạn hoàn toàn có thể đăng ký khai sinh cho cháu tại nơi tạm trú và hiện nay pháp luật cũng không quy định cụ thể về thời gian tạm trú bao lâu thì mới được đăng ký khai sinh. Bạn có thế đến Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi vợ bạn đăng ký tạm trú để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con theo đúng thời hạn quy định để tránh tình trạng vi phạm và bị xử phạt hành chính. Trên đây là nội dung tư vấn về việc đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh khi mẹ chỉ có sổ tạm trú. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hộ tịch 2014 và các văn bản pháp luật có liên quan. Trân trọng!" 31443,Hợp đồng ủy quyền có được ủy quyền bằng lời nói cho người được ủy quyền không?,"Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền cụ thể như sau: Hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Có thể thấy, hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận của các bên mà trong đó: - Bên ủy quyền có thể sẽ phải trả thù lao cho bên nhận ủy quyền nếu các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. - Bên được ủy quyền sẽ thay mặt bên ủy quyền thực hiện công việc, giao dịch, hợp đồng, thoả thuận cho bên ủy quyền với người thứ ba. Do đó, hợp đồng ủy quyền được coi là một giao dịch dân sự và hình thức của giao dịch dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 là bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Hình thức giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. ... Như vậy, hợp đồng ủy quyền hoàn toàn có thể được thể hiện bằng lời nói. Tuy nhiên, nếu luật quy định việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì các bên phải thực hiện theo quy định này của luật. Trong trường hợp nếu luật không có quy định khác thì hợp đồng ủy quyền của các bên hoàn toàn có quyền được lập bằng lời nói. Và điều kiện để hợp đồng ủy quyền bằng lời nói có hiệu lực được nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Do đó: - Về chủ thể giao kết hợp đồng uỷ quyền: Phải có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập Trong lúc giao kết hợp đồng ủy quyền phải hoàn toàn tự nguyện. - Mục đích và nội dung của hợp đồng uỷ quyền không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hợp đồng ủy quyền có được ủy quyền bằng lời nói cho người được ủy quyền không? Người được ủy quyền có thể ủy quyền lại bằng lời nói không? (Hình từ Internet)" 27196,Đối tượng nào phải khai báo tạm vắng?,"Tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 có quy định đối tượng phải khai báo tạm vắng bao gồm: - Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách; - Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; - Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp đã được nêu trên, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài. Mẫu phiếu khai báo tạm vắng mới nhất 2023? Cá nhân không khai báo tạm vắng bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)" 13459,"Năm 2008, Tôi có 1 miếng đất rẫy, nhà xa nên tôi không chăm sóc được, nên có nhờ 1 người A chăm sóc giùm, người A thấy đất trống không làm gì thì có bàn với tôi là hùn vốn để trồng tràm sau 4 năm thì chia đôi. Tôi đồng ý Tôi không làm hợp đồng cho thuê đất, chỉ làm hợp đồng trồng cây lâu năm, tôi cũng ko lấy tiền thuê đất, nhưng bản hợp đồng tôi không ghi thời gian bắt đầu, hay thời gian kết thúc chỉ ghi là 4 năm Sau 2 năm trồng tràm thì bên A lại đưa bản hợp đồng đó ra và nói ko có ngày bắt đầu, nên muốn ngày bắt đầu là 27/12/2010 và kết thúc là 4 năm sau đó. Như vậy bên A có đúng không? và tôi phải làm gì để lấy lại đất và phần tràm của mình. Phần hùn hạp vốn cũng không được ghi trong bản hợp đồng, cũng không có điều khoản để hủy hợp đồng, chỉ ghi phần chịu trách nhiệm trước pháp luật, và hợp đồng cũng không có xã công nhận. Xin nhờ giúp đỡ giùm","Điều 405 Bộ luật dân sự quy định :"" Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác "". Do hợp đồng hùn vốn trồng tràm của bạn ghi thời hạn 4 năm nhưng không ghi ngày bắt đầu thực hiện và ngày kết thúc thì phải tính thời hạn bắt đầu từ ngày ký hợp đồng. Bạn có thể khởi kiện yêu cầu chia số tràm phần của mình được hưởng theo hợp đồng." 24992,Những quy định về thay đổi tên trong quyền nhân thân của công dân là gì?,"Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi tên như sau: 1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi; e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính; g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định. 2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. 3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ. Trên đây là những quy định về thay đổi tên trong quyền nhân thân của một công dân. Trân trọng!" 21184,Mẫu hộ chiếu hiện nay được quy định như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu như sau: Quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu: - Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử; - Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng; - Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh; - Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm, 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng; - Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm; - Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm; - Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử; - Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao; - Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1; k) Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO. Các mẫu hộ chiếu: - Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG); - Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV); - Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT). Theo đó, hiện nay có 03 mẫu hộ chiếu được làm theo quy cách riêng theo quy định của pháp luật. Trân trọng!" 8248,Trường hợp nào được hoãn thi hành án dân sự dân sự?,"Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008 , được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 , Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp sau đây: - Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án; - Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định; - Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác; - Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc tài sản được kê biên nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm; - Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự; - Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận; - Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; - Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án. Trân trọng!" 25776,Vô tình khiến tăm cố định bánh kem đâm mù mắt bạn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?,"Theo Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: 1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Pháp luật quy định người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và áp dụng hình phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến đến 03 năm. Như vậy, việc vô tình khiến tăm cố định bánh kem đâm mù mắt bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, và còn tùy thuộc vào tỷ lệ thương tổn cơ thể của người đó là bao nhiêu thì sẽ áp dụng mức phạt tiền phù hợp. Vô tình khiến tăm cố định bánh kem đâm làm mù mắt bạn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)" 22940,Quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa là gì?,"Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền sở hữu tài sản như sau: Quyền sở hữu Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có quy định về các loại hàng hóa bao gồm: Giải thích từ ngữ .. 2. Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai. ... Như vậy, theo các quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa là quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu về các loại tài sản bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai." 24397,Đăng ký khai sinh cho con tại nơi sinh có được không?,"Căn cứ Điều 13, Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây: 1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam: a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; 2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam: a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam; b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam. Như vậy, theo quy định như trên, bạn chỉ có thể đăng ký khai sinh cho con của bạn tại ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi bạn cư trú. Cho nên bạn không thể đăng ký khai sinh cho con tại TP. HCM được." 23765,"Tôi có một người bạn là người Pháp muốn đăng ký một Nhãn hiệu tại Việt Nam. Luật sư có thể cho tôi biết, bạn của tôi có thể sử dụng tiếng Pháp trong hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam hay không?","- Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay, tất cả các thông tin trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải sử dụng tiếng Việt. Như vậy, tiếng Pháp sẽ không được chấp nhận sử dụng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, đối với những đơn nhãn hiệu của Chủ đơn nước ngoài, việc sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh khi mô tả hàng hóa, dịch vụ sẽ rất hữu ích cho việc xem xét của xét nghiệm viên. Điều này sẽ giúp các xét nghiệm viên hiểu chính xác hơn bản chất của một hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp chưa rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mô tả hàng hóa, dịch vụ sau khi nộp đơn (nếu có) có thể được thuận lợi chấp nhận hơn. - Ngoài ra, theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, trường hợp cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì phải nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp hợp pháp tại Việt Nam. Bạn của bạn là người Pháp, do vậy, có thể ủy quyền cho một Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp uy tín để thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam." 13581,Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai khác nhau như thế nào?,"Việc phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai được thực hiện như sau: Nội dung Tài sản hiện có Tài sản hình thành trong tương lai Khái niệm (theo Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 ) Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai sẽ bao gồm: - Tài sản chưa hình thành. - Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch. Thời gian xác lập quyền sỡ hữu Trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch tài sản Sau thời điểm xác lập giao dịch tài sản đối với tài sản đã hình thành Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Tất cả tài sản hiện có. Trừ trường trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 , luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm. (theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ) Không áp dụng đối với tài sản hình thành trong tương lai là quyền sử dụng đất. (theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ) Không áp dụng với tài sản thuộc trường trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm. (theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ) Rủi ro khi sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Thấp Cao Nội dung so sánh trên chỉ mang tính chất tham khảo" 16534,"Gia đình Tôi có vụ tranh chấp đất đai và khiếu nại đến UBND Huyện. Sau đó UBND Huyên  đã giải quyết khiếu nại của  gia đình Tôi với kết quả gia đình Tôi thua. Sau đó gia đình  khiếu nại đến UBND Tỉnh và Tỉnh vẫn giải quyết như Huyện. Sau đó  nhà Tôi có Tờ trình gởi UBND Tỉnh báo cáo  đã tìm ra chứng cứ chứng minh sự lừa đảo của Bên tranh chấp và được UBND tỉnh giao Thanh tra Tỉnh thụ lý. Tại Biên bản làm việc tháng 12 Tôi có hứa tháng 1 sẽ cung cấp đầy đủ hồ sơ. Nhưng do Tết nên sau đó Tôi có Giấy cam kết cung cấp hồ sơ trước 15/3. Trong thời gian này Tôi đã tìm đủ chứng cứ nhưng do chồng tôi là viên chức nhà nước khuyên Tôi thời điểm bầu cử không nên tiến hành các việc khiếu nại, mặt khác Tôi cũng chưa được ai hướng dẫn về thời hiệu phải nộp chứng cứ nên Tôi chưa cung cấp chứng cứ cho Thanh tra Tỉnh. Ngoài ra Tôi nhắn tin cho cán bộ Thanh tra xin nộp chậm cũng không nhận được yêu cầu gì. Sau bầu cử (21/6/2011) Tôi có làm Đơn cung cấp chứng cứ. Ngày 30/7/2011 Tôi lại nhận được văn bản UBND tỉnh xếp hồ sơ vì ""đến nay Bà Thanh chưa cung cấp chứng cứ"". Vậy nay Tôi phải làm sao để khiếu nại tiếp? Mong Quý Luật sư giúp đỡ. Tôi đã tìm được chứng cứ chứng minh sự lừa đảo của Bên tranh chấp. Vậy Tôi có thể tố cáo hoặc làm gì để ngăn chặn việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bên tranh chấp. Mong Quý Luật sư giúp đỡ.","Qua những tình tiết vụ việc của chị, tôi xin được hỏi thêm một số tình tiết để làm rõ sự việc: Việc giải quyết khiếu nại của chị tại các cấp, khiếu nại lần 2 chị có được nhận bằng văn bản hay tham gia trực tiếp giải quyết hay không? Trong trường hợp này việc khiếu nại của chị đã là khiếu nại lần 2, nếu chị đã nhận văn bản hay tham gia trực tiếp giải quyết vụ việc thì chiếu theo khoản 5 điều 32 luật khiếu nại tố cáo năm 1998, do đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 nên cơ quan không tiếp tục thụ lý đơn khiếu nại. - Theo nguyên tắc Chị không thể khiếu nại tiếp tục, việc nhận được văn bản do UBND Tỉnh gửi là để bổ sung hoặc thay đổi nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 nhưng chị đã không cung cấp trong khoảng thời gian giải quyết khiếu nại lần 2. - Trường hợp Chị tìm được những chứng cứ mới, chứng minh bên tranh chấp có hành vi lừa đảo, và những chứng cứ mới có thể thay đổi kết quả của việc giải quyết khiếu nại. Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại điều 46 luật khiếu nại tố cáo năm 1998, lúc này khi tìm ra những chứng cứ mới có lợi cho Chị trong việc giải quyết vụ việc trên, tức là Chị đã không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 . Nếu muốn tiếp tục theo đuổi vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân Chị được khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án. Như vậy, nếu Chị chưa đồng ý với quyết định của cơ quan thiết nghĩ Chị nên nộp đơn khởi kiện vụ án hành chính để được giải quyết một cách thoả đáng nhất." 16144,"Tôi đã đặt cọc mua nhà cho chủ nhà. Chỉ còn 2 ngày nữa là chúng tôi sẽ giao kết hợp đồng mua bán nhà. Tuy nhiên chủ nhà lại đổi ý không muốn bán nữa. Tôi thắc mắc rằng không biết mình có được nhận lại tiền cọc không do lúc tôi đưa tiền cọc cho chủ nhà thì không đề cập đến vấn đề này. Ngoài ra tôi có được chủ nhà bồi thường không? Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Anh - anh*****@gmail.com","Theo quy định tại Khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015: Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. ==> Như vậy, đối với trường hợp của bạn do bạn và chủ nhà không thỏa thuận về vấn đề sẽ trả lại cọc nếu như không giao kết hợp đồng thì sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Do chủ nhà là bên nhận cọc không thực hiện hợp đồng bán nhà nên chủ nhà phải trả lại cho bạn phần tiền đã đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công!" 32152,"Xin chào , Cho tôi xin hỏi 1 số vấn đề về kế thừa tài sản và di sản. Tôi xin trình bày tình huống như sau: Bố tôi vừa mất (tháng 05 năm 2009), ông không để lại di chúc cho gia đình. Trước đây bố tôi công tác tại 01 công ty CP được CP hoá từ 1 đơn vị Nhà nước năm 2007. Ông nắm giữ 8% CP cổ đông sáng lập, là Uỷ viên HĐQT gồm 05 thành viên, chức vụ công tác: Phó tổng giám đốc. Năm 2008, cty tăng vốn lên gấp 2 (17tỷ đồng) nhưng bố tôi không tham gia góp vốn nên so CP nắm giữ còn lại là 4%. Tôi xin hỏi : 1. Thủ tục thừa kế tài sản, di sản. 2. Chủ tịch HĐQT của công ty họp với 03 Ủy viên HĐQT còn lại quyết định thêm 01 Uỷ viên vào hội đồng mà không thông qua Đại hội đồng cổ đông. Việc này có đúng luật không? 3. Theo điều lệ của công ty, Uỷ viên HĐQT là người: nắm giữ hoặc được ủng hộ tối thiểu là 5% CP hoặc là người am hiểu ngành nghề công ty đang kinh doanh sản xuất. Tôi có thể kế thừa CP của bố tôi la 4% cộng với 1% cổ đông ủng hộ ứng cử vào HĐQT được không? Tôi cũng có 1 thời gian tham gia công tác tại công ty này trong 01 năm với vị trí Giám đốc của 01 trong 04 công ty thành viên. 4. Theo luật kế thừa, tôi vẫn là cổ đông sáng lập của công ty có đúng không. Nếu đúng thì xin  cho biết quyền lợi của cổ đông sáng lập ? Xin chân thành cám ơn .","Xin chào anh/chị, Theo quy định về thừa kế tại Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì khi bố anh mất, những người sau đây được thừa kế số cổ phần của bố anh: - ông nội, bà nội (nếu còn sống) - mẹ của anh - tất cả các con Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ quy định về thừa kế trong công ty TNHH hai thành viên. Xin trích Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2005 như sau: Điều 45. Xử lý phần vốn góp trong các trường hợp khác 1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty. 2. Trong trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ. 3. Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên; b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên; c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản. 4. Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. 5. Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác. Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. 6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây: a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này. Do đó, anh chị liên hệ cơ quan công chứng để hoàn tất thủ tục khia nhận di sản thừa kế đối với số cổ phần của bố anh sau đó liên hệ công ty và Sở Kế hoạch và Đầu tư đề điều chỉnh thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. 2/ Quyền của cổ đông sáng lập được quy định tại Điều 84 Luật Doanh nghiệp năm 2005 Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập 1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh; b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua; c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập; d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập; đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ. 3. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây: a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty. Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó. 4. Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. 3/ Việc bổ sung ủy viên HĐQT thược thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (Điều 96 Luật Doanh nghiệp năm 2005)" 16497,Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua những hình thức nào?,"Theo Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài cụ thể như sau: Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài 1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Như vậy, người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức: - Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định. - Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ." 10460,"Tôi quen với bạn gái là người nước ngoài (Đài Loan), bạn gái tôi lớn hơn tôi 19 tuổi theo giấy tờ. Khi chúng tôi đăng ký kết hôn tại tỉnh DT, chúng tôi bị từ chối đăng ký kết hôn 6 tháng với lý do không trả lời được 7 câu hỏi khi phỏng vấn và cán bộ tư pháp nói những câu hỏi này ảnh hưởng đến gia đình, hạnh phúc, tiến bộ,...Nội dung những câu hỏi như sau: 1/ Tôi có biết tên chồng cũ của bạn gái tôi không? (bạn gái tôi và chồng cũ ly hôn gần 20 năm, người chồng là người Nhật, tên Nhật. Tôi không biết tại sao tên người chồng cũ này có ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng tôi). 2/ Tôi có biết tên cha mẹ bạn gái tôi không? (cha mẹ bạn gái tôi đã mất hơn 10 năm và là người nước ngoài). 3/ Bạn gái tôi biết tên cha mẹ tôi không? (bạn gái tôi là người nước ngoài, ko phải là người việt định cư nước ngoài, tiếng Việt đối với họ rất khó mặc dù tôi đã dạy rất nhiều lần. Tôi đã dẫn bạn gái tôi ra mắt gia đình, và gia đình tôi ai cũng biết chúng tôi quen nhau). 4/ Bạn gái tôi có giúp gia đình tôi về mặt tài chính hay không? (tất nhiên là không, chúng tôi quen nhau hơn 3 năm trong điều kiện làm chung công ty, phải rất vất vả để có thể trao đổi về ngôn ngữ và tìm hiểu nhau. Chúng tôi phát sinh tình cảm từ con tim phải khổ cực, gian nan để quyết định đăng ký kết hôn, chứ không xuất phát từ tiền bạc hay tài chính). 5/ Tôi biết thu nhập chính xác của bạn gái tôi không? (tôi là nhân viên làm công ăn lương, bạn gái tôi là người kinh doanh, là chủ doanh nghiệp thi thu nhập sẽ không cố định). Vậy mà cán bộ tư pháp cho rằng tôi là không biết). 6/ Tôi có nhớ ngày tổ chức đám cưới bên Đài Loan không? (tôi nhớ ngay dịp Tết âm lịch năm 2011, vì sẵn dịp đi Đài Loan thăm bạn gái, chúng tôi vừa mở tiệc vừa ra mắt gia đình. Vào khoảng đầu tháng 2 dương lịch. Còn chính xác thì tôi không thể nhớ vì trong 3 năm chúng tôi mở tiệc chúc mừng và ra mắt bạn bè gia đình rất nhiều. Thế là cán bộ tư pháp bảo tôi không nhớ chính xác ngày.) 7/ Câu thứ 7 thì tôi không nhớ. Khi tôi thắc mắc hỏi cán bộ tư pháp tỉnh, cán bộ tư pháp trả lời đó là sự thử thách. Nhưng chính vì sự thử thách đó mà chúng tôi tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, bỏ dở công việc chỉ vì 1 tờ giấy đăng ký kết hôn. Điều đó là áp lực đè nặng lên chúng tôi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tiền bạc, thời gian, đồng thời gián tiếp làm cuộc sống hạnh phúc của chúng tôi có sự sứt mẻ nghiêm trọng. Tôi đã trình bày hình ảnh, thư từ, tất cả nội dung quá trình quen nhau sau 3 năm. Nhưng tất cả những gì chúng tôi cố gắng vung đắp trong thời gian 3 năm là vô nghĩa. Tôi là người con của gia đình và xã hội, tôi sống và lớn lên đều tôn trọng gia đình và luật pháp. Tôi phải làm sao trong trường hợp này khi 6 tháng sau chúng tôi phải làm lại giấy tờ từ đầu: tốn thời gian, tiền bạc, tinh thần,.","Bạn gái của bạn là người Đài Loan, do vậy cuộc hôn nhân của bạn thuộc quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, theo đó hai bên phải tuân thủ các quy định về thủ tục kết hôn như sau: Về điều kiện kết hôn quy định tại Điều 10 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP: “1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; người nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 2. Trong việc kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam, trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hôn; ngoài ra, còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.” Và các quy định về hồ sơ kết hôn, không thuộc trường họp bị từ chối đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP: “1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối trong các trường hợp sau đây: a) Một hoặc cả hai bên đương sự chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật Việt Nam; b) Bên đương sự là người nước ngoài chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật của nước mà người đó là công dân hoặc thường trú (đối với người không quốc tịch); c) Việc kết hôn không do nam, nữ tự nguyện quyết định; d) Có sự lừa dối, cưỡng ép kết hôn; đ) Một hoặc cả hai bên đương sự là người đang có vợ, đang có chồng; c) Một hoặc cả hai bên đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự; g) Các đương sự là những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời; h) Các đương sự đang hoặc đã từng là cha mẹ nuôi và con nuôi, bố chồng và con dâu, mẹ vợ và con rể, bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng; i) Các đương sự cùng giới tính (nam kết hôn với nam, nữ kết hôn với nữ). 2. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn là giả tạo, không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, xâm hạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.” Nếu thỏa mãn các yêu cầu trên thì bạn sẽ được tiến hành đăng ký kết hôn. Thủ tục phỏng vấn như bạn nêu là một thủ tục bắt buộc được thực hiện trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn: về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Tuy nhiên qua bạn trình bày, thì việc phỏng vấn của cán bộ Sở Tư pháp đã có những câu hỏi không thể hiện rõ được bản chất sự việc mà pháp luật yêu cầu, do đó đã gây khó khăn cho hai bạn. Như vậy trên cơ sở hồ sơ bạn có và biên bản phỏng vấn có chữ ký của cán bộ phỏng vấn, bạn có quyền đề nghị Sở Tư pháp thực hiện theo đúng các quy định về điều kiện kết hôn, nếu như bạn vẫn không được giải quyết thỏa đáng thì bạn có thể khiếu nại theo quy định tại Luật Khiếu nại, tố cáo." 14535,Khám nghiệm tử thi được thực hiện khi nào?,"Tại khoản 4 Điều 33 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc khám nghiệm tử thi như sau: 4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết; b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết; c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định. Như vậy, theo quy định thì việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi có sự đồng ý của người đó trước khi chết, có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết hoặc theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định. Khám nghiệm tử thi được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)" 7324,"Cách thức rút khỏi Công ước La Haye 1993 là gì? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Bình, đang sinh sống tại Hà Nội, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi cách thức rút khỏi Công ước La Haye 1993 được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Xin cám ơn. (Ngọc Bảo_098**)","Cách thức rút khỏi Công ước La Haye 1993 được quy định cụ thể tại Điều 47 Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, theo đó: 1. Bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước cũng có thể rút khỏi Công ước bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan lưu chiểu. 2. Việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn 12 tháng kể từ khi cơ quan lưu chiểu nhận được thông báo đó. Nếu trong thông báo nêu rõ việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một thời hạn dài hơn 12 tháng thì việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau khi chấm dứt thời hạn đó kể từ khi cơ quan lưu chiểu nhận được thông báo. Trên đây là tư vấn về cách thức rút khỏi Công ước La Haye 1993. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Công ước La Haye 1993. Trân trọng!" 2554,Anh ruột có được là người giám hộ đương nhiên của em chưa thành niên không?,"Theo Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên cụ thể như sau: Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây: 1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. 2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. 3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ. Như vậy, đối với việc anh ruột sẽ được là người giám hộ đương nhiên của em chưa thành niên khi: - Em không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ. - Em có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ. Ngoài ra, việc anh chị ruột giám hộ em chưa đủ thành niên phải tính từ anh chị lớn nhất rồi giảm dần nếu không đáp ứng đủ điều kiện làm người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh chị ruột cụ thể là người giám hộ của em chưa thành niên." 6311,Nếu ly hôn mà cả người bố và người mẹ đều không có điều kiện nuôi con thì xử lý như thế nào?,"Căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. 4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. ... Theo đó, khi ly hôn mà cả bố và mẹ mà không có đủ điều kiện nuôi con thì người con sẽ được giao cho người giám hộ nuôi. Trân trọng!" 27330,"Chào luật sư, cho tôi xin hỏi trường hợp của chồng tôi: Chồng tôi sinh 28/09/1986, nhưng trong lúc đi khai sinh thì bố chồng lại khai sinh là 04/06/1986( năm đi làm khai sinh 1992), trong quá trình đi học thì mẹ lại khai là 28/09/1986, do vậy suốt quá trình học bằng cấp  là 28/09/1986, sau khi đi họa trung cấp thì nhà trường bắt buộc nộp khai sinh thì lại không trùng khớp với bằng cấp. gia đình có xin điều chỉnh bằng cấp nhưng do gia đình sơ ý làm mất một số giấy tờ trong đó có bằng cấp một và học bạ cấp 2,3 do vậy k thể chỉnh sửa bằng được, sở GD đề nghị phải có giấy chấp nhận sai sót của nhà trường mới làm được nhưng các thầy cô cũ đã nghĩ nên k ai chấp nhận làm đơn điều chỉnh đó, vậy cho em hỏi gia đình em có thể xin điều chỉnh ngày sinh giấy khai sinh cho chồng em được không thủ tục như thế nào, rất mong được luật sư cho ý kiến để em được rõ thêm, chân thành cám ơn.","Chào em. Muốn điều chỉnh lại ngày sinh trong giấy khai sinh là 28/9 (thay vì đã đăng ký và ghi trong khai sinh là ngày 4/6) thì phải có giấy chứng sinh của bệnh viện, tổ chức y tế nơi chồng em đã sinh ra xác định ngày sinh là ngày 28/9. Nếu có thì đến tại UBND phường xã đã cấp giấy khai sinh để sinh điều chỉnh lại ngày tháng sinh cho đúng với giấy chứng sinh. Thân chào" 14518,"Anh em tôi thừa kế cổ phiếu của Mẹ,vì phải chia số cổ phiếu cho mỗi người nên chúng tôi lập vi bằng ở VP Thừa phát lại. Nay khi chúng tôi nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân để đóng thuế thì NV ở chi cục thuế cho rằng vi bằng ko thay thế được văn bản thỏa thuận phân chia tài sản cuả phòng Công chứng và yêu cầu tôi phải trình quyết định hay công văn nào của Luật pháp công nhận vi bằng có giá trị. Nay xin được giải đáp thắc mắc trên. Mong được sự giúp đỡ. Cám ơn rất nhiều.","Còn tùy thuộc vào mục đích yêu cầu nếu phân chia cổ phiếu cần sự thỏa thuận các bên thì công chứng nhà nước về quyền sở hữu cũng như sang nhượng cổ phiếu là cần thiết và bắt buộc phải làm, còn vi bằng cũng có giá trị pháp lý khi ghi nhận hành vi làm bằng chứng về giao dịch đã có giữa các bên , vi bằng cũng đăng ký Sở tư pháp mà bạn, tất nhiên cũng có giá trị pháp lý quan trọng khi xem xét có thực tế xảy ra giao dịch có ai làm chứng hay không?" 33207,"Tôi có thửa đất chưa có nhu cầu sử dụng nên có một người bạn rủ tôi hợp tác kinh doanh. Trong đó, họ ra tiền đầu tư kinh doanh trên thửa đất của tôi, lời chia đôi. Trường hợp này, nếu tôi có nhu cầu chuyển nhượng thửa đất thì có thực hiện được không? Nếu họ không chia đủ và đúng tiền lời thì tôi có quyền hủy bỏ hợp đồng không?","Chị có thể yên tâm thực hiện ý định trên, vì Điều 730 Bộ luật Dân sự đã có quy định bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có các quyền sau đây: 1. Được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; 2. Được chuyển nhượng, để thừa kế phần góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; 3. Được nhận lại quyền sử dụng đất đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi thời hạn góp vốn đã hết; 4. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận góp vốn không thực hiện việc thanh toán phần lợi nhuận đúng thời hạn hoặc thanh toán không đầy đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo mọi việc thuận lợi về sau, chị và bên hùn vốn cần phải lập hợp đồng nêu rõ các nội dung theo quy định gồm: tên, địa chỉ của các bên; quyền, nghĩa vụ của các bên; loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; thời hạn sử dụng đất còn lại của bên góp vốn; thời hạn góp vốn; giá trị quyền sử dụng đất góp vốn; quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn; trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng (Điều 728- Bộ luật Dân sự)." 26925,Năm 2024 người sinh năm nào phải đổi thẻ CCCD?,"Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân như sau: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Như vậy, độ tuổi phải đổi thẻ CCCD là đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Do đó năm 2024, người sinh năm 1999, 1984 và 1964 bắt buộc phải đổi thẻ CCCD mới. Năm 2024 người sinh năm nào phải đổi thẻ CCCD? (Hình từ Internet)" 7768,"Kính chào Quý luật sư ! Kính nhờ quý luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề như sau:      Tôi có một người bạn, do anh ấy có quan hệ với người phụ nữ khác nên dẩn đến vợ chồng anh ấy quyết định ly hôn và giao quyền nuôi đứa con 5 tuổi cho vợ. Tuy nhiên, người vợ vì không ưa anh ấy cho nên đã tìm cách làm cho đứa con không chịu gặp bố, không chịu nói chuyện với bố. Người vợ không thể hiện việc ngăn cấm nhưng lại tác động trên đứa con, còn đứa con thì bữa thì vui vẻ nói chuyện, bữa thì lại không chịu tiếp xúc với bố, cứ hôm trước con gái anh ấy và anh ấy vui vẻ nói chuyện vói nhau thì ngày hôm sau thái độ của con gái anh ấy lại khác, không nói chuyện, không tiếp xúc với bố, không chịu đi chơi với bố. Hoặc là canh giờ anh ấy hay về thăm con thì người vợ dẫn con đi chơi nơi khác để bố con không thể tiếp xúc với nhau. Anh bạn của tôi rất bất bình nhưng không có bằng chứng gì chứng minh việc người vợ ngăn cản nên không thể làn đơn xin tòa chuyển quyền nuôi con.Theo tôi được biết người vợ của anh ấy dựa vào việc anh ấy có quan hệ bất chính sẽ không được quyền nuôi con nên chị ta cứ thách thức đối với anh bạn của tôi vì nghĩ rằng anh bạn của tôi sẽ không làm được gì. Như vậy anh bạn của tôi sẽ làm gì để đảm bảo quyền được thăm nom của mình, làm gì để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình, và anh bạn tôi có quyền nuôi con hay không? Và có biện pháp chế tài nào để cho người vợ đó không cư xử như thế nữa hay không? Xin chân thành cám ơn Quý luật sư. Trân trọng kính chào quý luật sư.","Người cha có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan Thi hành án có thẩm quyền để thi hành QUYỀN THĂM NOM CHĂM SÓC GIÁO DỤC CON CHUNG CHƯA THÀNH NIÊN. Căn cứ đơn Thi hành án sẽ ra Quyết định thi hành và có biện pháp cưỡng chế thi hành. Qua nhiều lần mà không thi hành được, thì người cha có thể làm đơn thay đổi người nuôi con hoặc có thể yêu cầu Thi hành án chuyển hồ sơ sang Cơ quan Công an đề nghị xử lý về hành vi không chấp hành án." 1396,Xin chào luật sư Tôi có một thắc mắc rất mong được luật sư giải đáp Trường hợp của tôi như sau:  Ông A góa vợ giờ muốn đi bước nữa. Được mai mối ông A đã quen với bà B. Sau một hồi qua lại bà B muốn ông A giúp đỡ một khoản vốn để làm ăn. Ông A tự nguyện chuyển cho bà B khoản tiền là 300.000.000 đồng vào tài khoản cá nhân. Sau đó bà B không ở cùng ông A nữa vì lý do hai người không hợp nên không thể ở chung. Vậy ông A có đủ cơ sở pháp lý để đòi lại số tiền mình đã cho bà B hay không. Nếu bà B nhất định không chịu trả lại số tiền mà ông A đã chuyển cho với lý do làm ăn lỗ vốn và đã mất hết thì ông A có đủ bằng chứng để khởi kiện bà B đã chiếm đoạt tài sản của mình không? Điều kiện đặt ra là ông A có phiếu chuyển tiền của ngân hàng nhưng không có giấy vay nợ của bà B.,"Theo thông tin mà bạn đã nêu thì ông A hoàn toàn có quyền khởi kiện bà B để đòi khoản tiền 300.000.000 đồng đó. Pháp luật không bắt buộc việc vay nợ phải lập thành văn bản nên chỉ cần phiếu chuyển tiền của Ngân hàng là đủ căn cứ xác định có việc ông A đã chuyển số tiền đó cho bà B. Nếu bà B không chứng minh được việc nhận tiền là tặng cho, trả nợ.. thì bà B phải có trách nhiệm trả khoản tiền đó cho ông A. Nếu bà B đã tiêu hết số tiền đó thì phải trả bằng tài sản khác." 33960,Em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh/chị hay không?,"Căn cứ Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em như sau: Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Như vậy, theo quy định như trên, nếu bạn không sống chung với anh của bạn thì bạn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho anh của bạn." 4178,"Hướng dẫn gia hạn hộ chiếu phổ thông hết hạn, sắp hết hạn online năm 2024?","Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định hộ chiếu phổ thông không được gia hạn. Vì vậy, khi hộ chiếu phổ thông hết hạn hoặc sắp hết hạn thì công dân có thể làm thủ tục cấp đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước. Thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông online trong nước năm 2024 được thực hiện như sau: Bước 1 : Truy cập vào trang web Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam https://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn/ Bước 2 : Chọn ""Chọn mục này để khai thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu"" Bước 3 : Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu Bước 4 : Chọn ""Kiểm tra lại thông tin đã khai"" Bước 5 : Kiểm tra lại thông tin tờ khai và chọn ""Kết thúc"" để hoàn thành việc khai tờ khai Lưu ý : Giấy tờ cần chuẩn bị khi đề nghị cấp hộ chiếu như sau: - File ảnh chân dung: Mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông nền trắng.; - Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để xuất trình; - Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp hộ chiếu; - Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân; trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu; Trân trọng!" 31506,"Tôi tên Nhân, năm nay 35 tuổi. Tôi đã ly hôn với vợ được 02 năm. Khi ly hôn chúng tôi thỏa thuận là tôi sẽ chu cấp cho con 5.000.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, tôi nhận thấy vợ tôi dùng tiền của mình chu cấp cho con không được như số tiền tôi chu cấp nên đã không gửi tiền kể từ tháng thứ 9. Tôi muốn hỏi là tôi có được xem là trốn nghĩa vụ chu cấp không? Trốn nghĩa vụ chu cấp có bị phạt tù không?","Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau: - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Bên cạnh đó, Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật. - Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật. Tại quy định Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cũng quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm Như vậy, theo quy định hiện nay quy định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngay cả khi ly hôn. Việc không cấp dưỡng cho con có thể bị phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng trường hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là 02 năm tù. Đối chiếu với trường hợp của bạn, thì hành vi của bạn được xem là từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi này nguy hiểm đến tính mạng của con bạn thì bạn có thể sẽ bị phạt tù. Trân trọng!" 16265,"Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Hưng hiện đang sống và làm việc tại Bến Tre. Tôi hiện đang tìm hiểu về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.","Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng được quy định tại Mục A Phần XII Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể: Mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định người yêu cầu có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau: - Thủ tục Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đầu tư: Văn bản cho phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Quyết định phê duyệt dự án, quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ hoặc phần dự án đề nghị chuyển nhượng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh bất động sản hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP. - Thủ tục Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định việc đầu tư: Văn bản cho phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Quyết định phê duyệt dự án, quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ hoặc phần dự án đề nghị chuyển nhượng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh bất động sản hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có vốn điều lệ đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 3 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP. - Thủ tục Gia hạn thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài: Giấy chứng nhận đối với nhà ở. Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chào thân ái và chúc sức khỏe!" 2055,Ông của tôi ủy quyền cho tôi được đại diện ông quản lý công ty trong thời hạn 2 năm. Tuy nhiên khi chỉ hết 1 năm thì ông tôi đột ngột qua đời. Vậy trong trường hợp này thời hạn 1 năm còn lại trong giấy ủy quyền còn giá trị không? Mong ban biên tập hỗ trợ.,"Theo Khoản 3 Điều 140 Bộ Luật dân sự 2015 quy định đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp: - Theo thỏa thuận; - Thời hạn ủy quyền đã hết; - Công việc được ủy quyền đã hoàn thành; - Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; - Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; - Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này; - Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được. => Như vậy cá nhân ủy quyền chết là một trong những trường hợp dẫn tới chấm dứt đại diện theo ủy quyền. Do đó, khi ông bạn qua đời thì hợp đồng ủy quyền quản lý công ty sẽ chấm dứt mặc dù chưa hết thời hạn. Ban biên tập thông tin đến bạn." 25063,Ai có nghĩa vụ mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho nhà chung cư?,"Căn cứ tại khoản 9 Điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD có quy định về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư như sau: Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư ... 9. Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. 10. Bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 11. Các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Và tại điểm i khoản 1 Điều 39 Thông tư 02/2016/TT-BXD có quy định về quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư như sau: Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà chung cư 1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì các chủ sở hữu có quyền và trách nhiệm sau đây trong quản lý, sử dụng nhà chung cư: ... i) Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; k) Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì chủ sở hữu được quyền sử dụng nhà chung cư, được thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại các Điểm b, c, d, e và k Khoản 1 Điều này. Như vậy , trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cho nhà chung cư theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thuộc về: - Chủ đầu tư; - Các chủ sở hữu nhà chung cư trong trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu có nhiều chủ sở hữu." 12101,Trả lại tài sản cầm cố được quy định như thế nào?,"Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 339 của Bộ luật dân sự 2005 thì tài sản cầm cố, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, nếu không có thoả thuận khác. Như vậy, việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng dân sự nhưng cũng có thể được đặt bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Trong mọi trường hợp, cầm cố tài sản đều là sự thỏa thuận từ các bên về tài sản và nghĩa vụ của các bên, bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ dân sự." 1426,Nhận dạng trực tiếp là gì?,Nhận dạng trực tiếp là cho người nhận dạng tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nhận dạng. 11912,"Em mới mua đất ở P. Phú Mỹ, TP. TDM. T. Bình Dương, em đang định xây nhà, và đăng ký ở đây. Nhà em ở H. Dầu Tiếng, T. Bình Dương. Vậy em muốn đăng ký KT2 thì phải cần thủ tục gì, mọi thứ chi tiết một tí vì em không phải dân luật. Nhưng em muốn đăng ký KT2 vì không muốn tách hộ khẩu với gia đình. Thêm một vấn đề nửa, Sang năm em định có vợ, mà vợ phải chung hộ khẩu với em, và ở dưới Bình Dương luôn, Vậy cho em hỏi, nếu có KT2 rồi thì em nhập Vợ em vào đâu: KT1 hay KT2 Em đang rất hoan mang, Xin được sự giúp đỡ. Em cam ơn rất nhiều.","Thủ tục đăng ký sẽ bao gồm: Tờ khai báo nhân khẩu theo mẫu quy định, bản sao CMND, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liên với đất... Khi nào bạn xây dựng nhà xong và hoàn công thì mới đăng ký vào nhé bạn. Muốn đăng ký cho vợ thì sau khi cưới vợ bạn đến công an nới trước đây đã đăng ký tiếp tục đăng ký cho vợ bạn vào." 21908,"Tuần rồi, đang chạy xe trên đường ở nông thôn, tôi bị 1 cháu bé 9 tuổi mới biết đi xe đạp đâm vào. Hôm đó, tôi chạy xe cũng khá chậm, dù tránh được nhưng bánh xe của cháu bé vẫn vẹt bô xe của tôi. Cháu bé té, bị xây sát nhẹ ở tay, không chảy máu, có thể giơ tay lên xuống bình thường và đầu bị sưng. Tôi đã dẫn cháu đi bác sĩ và bác sĩ nói cháu chỉ bị ngoài da. Hôm đó, nhiều người dân ở đó cũng làm chứng là lỗi hoàn toàn do cháu bé. Tôi cũng đã chịu tiền khám và mua thuốc, nhưng gia đình bên đó vẫn đòi giữ giấy chứng minh của tôi. Chiều hôm đó, tôi đã điện thoại lại hỏi thăm và hôm sau đi ngang thì thấy bé đã khỏe và chạy xe đạp đi chơi. Hôm nay, tôi điện thoại để xin lại giấy tờ thì gia đình bên đó đòi tôi phải chịu tiền thuốc là 540 ngàn đồng, tiền đi chụp X- quang ở tay. Theo các anh chị, giờ tôi phải xử trí thế nào? Tôi có phải chịu tiền thuốc đó không khi lỗi tai nạn không phải là do tôi gây ra? Chân thành cảm ơn. Dũng Nguyễn (nguyen******@gmail.com)","Theo khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 6.3.2006 theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005, về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: 1.1. Phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS. 1.2. Phải có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật. 1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. 1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại. a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. 2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 2.1. Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Theo Khoản 1 Điều 609 BLDS 2005 về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm: “1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.” Theo đó, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP có hướng dẫn cụ thể thực hiện điều 609 BLDS như sau: Phần I: Về những quy định chung. 4. Chi phí hợp lý Các khoản chi phí hợp lý quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 609, các điểm b và c khoản 1 Điều 610 và điểm a khoản 1 Điều 611 BLDS là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí. Mục 2.1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có). Theo đó, trong trường hợp của bạn, bạn tham gia giao thông và gây thiệt hại cho người đi đường, mặc dù là lỗi vô ý nhưng bạn phải bồi thường cho người đó. Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Bạn có thể tham khảo quy định trên. Các chi phí này phải có giấy tờ, hóa đơn, chứng từ và cơ sở thực tế để chứng minh." 34842,Tôi là công nhân đang làm việc tại Bình Dương. Trong thời gian ở đây tôi có chung sống như vợ chồng với một người nhưng không có đăng ký kết hôn và có mua được một căn nhà. Tuy nhiên sau một thời gian chúng tôi thấy không hợp và chia tay. Vậy tài sản được chia như thế nào? Mong ban biên tập hỗ trợ.,"Theo Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy đinh: - Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. => Như vậy khi chia tay mà không có giấy đăng ký kết hôn thì tài sản sẽ được chia theo thỏa thuận của hai bên. Trong trường hợp không thể chia được theo thỏa thuận thì bạn có thể nhờ tòa án xét xử theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015. Ban biên tập thông tin đến bạn." 14600,Tôi có người cháu đang sinh sống tại khu vực biên giới Tây Ninh. Do hoàn cảnh gia đình nên cháu muốn được nhận làm con nuôi của người Campuchia (gia đình họ ở gần biên giới với Việt Nam). Tôi muốn biết rõ hơn về các thủ tục nhận con nuôi để làm các thủ tục cho cháu.,"Theo Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi thì thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được quy định như sau: Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi phải có đơn kèm theo các giấy tờ sau đây do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp: Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận về việc người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nước đó; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe; Hai ảnh mới nhất, chụp toàn thân, cỡ 9 cm x 12 cm hoặc 10 cm x 15 cm. Giấy tờ quy định nêu trên phải được dịch ra tiếng Việt, lập thành 2 bộ hồ sơ. Người nhận con nuôi phải nộp 2 bộ hồ sơ của mình kèm theo 2 bộ hồ sơ của trẻ em được nhận làm con nuôi cho UBND cấp xã nơi thường trú của trẻ em được nhận làm con nuôi; mỗi bộ hồ sơ của trẻ em gồm các giấy tờ quy định tại điều 18 của Luật Nuôi con nuôi. Khi nộp hồ sơ, người nhận con nuôi phải xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại UBND cấp xã theo quy định tại khoản 1 điều 40 của Nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan theo quy định tại điều 9 của Nghị định này và có văn bản gửi Sở Tư pháp kèm theo 1 bộ hồ sơ của người nhận con nuôi và 1 bộ hồ sơ của trẻ em để xin ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của UBND cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, thì UBND cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi và tiến hành giao nhận con nuôi theo thủ tục quy định tại điều 10 của Nghị định này; trường hợp Sở Tư pháp không đồng ý thì UBND cấp xã trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người nhận con nuôi. Từ quy định nêu trên bạn nghiên cứu và đến UBND xã nơi cháu có hộ khẩu thường trú để được hướng dẫn làm các thủ tục cho cháu"