hungnm/viBioGPT-7B-instruct-qlora-adapter
Updated
•
11
answer
stringlengths 8
9.04k
| question
stringlengths 12
6.17k
|
---|---|
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Răng bạn hiện tại có mủ dưới lợi gây đau nhức nhiều. Bạn có thể đến phòng khám răng hàm mặt bệnh viện để được thăm khám, chụp phim và tư vấn cho bạn được chính xác
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Răng cháu hiện tại có mủ ở dưới lợi nhưng khi đau cháu sẽ không ngủ được (quá đau). Tuy nhiên chỉ vài ngày là hết mà thỉnh thoảng nó lại bị đau. Chị cháu bảo là trước chị cháu cũng bị như vậy chỉ là đau răng tuổi dậy thì thôi. Bác sĩ cho cháu hỏi đau răng kèm có mủ dưới lợi là bệnh gì? Cháu có cần đi chữa trị không? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Triệu chứng nốt mụn đỏ vùng dưới lưỡi, đau khi chạm vào gợi ý tình trạng mụn viêm vùng lưỡi, nếu nốt mụn không to thêm và tự hết trong 7-10 ngày thì bạn không cần quá lo lắng.
Trong trường hợp nốt mụn to dần hoặc nốt mụn tồn tại trên 02 tuần không hết thì bạn cần đến bác sĩ để khám kiểm tra. Đối với các nốt lớn mặt trên lưỡi thì bạn có thể đến phòng khám Tai mũi họng để bác sĩ khám kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em thấy mặt dưới, phía cuống lưỡi của mình có 2 nốt mụn nhỏ, đỏ xung quanh, ở giữa có nhân trắng, đau nhẹ khi dùng đầu lưỡi chạm vào. Đồng thời, phía cuống lưỡi mặt trên cũng có các nốt lớn nổi lên, không gây đau. Bác sĩ cho em hỏi cuống lưỡi nổi mụn nhỏ là dấu hiệu bệnh gì? Có phải em đang mắc bệnh gì không hay chỉ bị nhiệt miệng bình thường? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Các triệu chứng sốt, đau họng, amidan có mủ tái đi tái lại nhiều lần gợi ý tình trạng viêm amidan mạn. Tình trạng viêm amidan của chị tái đi tái lại thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt bản thân do đó có chỉ định cắt amidan để điều trị hiệu quả tình trạng trên.
Viêm amidan mạn không phải là nguy cơ ung thư vòm họng, tuy vậy bạn nên đến phòng khám Tai mũi họng để khám, nội soi kiểm tra nhằm xác định có đúng là chị đang có tình trạng viêm amidan mạn hay không, đồng thời tầm soát thêm một số nguyên nhân gây sốt, đau họng khác.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Từ tháng 4/2020, em mới xuất hiện lần đầu triệu chứng viêm amidan có mủ và sốt. Tuy nhiên, kể từ thời gian đó trở đi, bệnh tái phát nhiều lần (khoảng 1,2 tháng bị 01 lần), nhất là sau khi bị cảm tình trạng viêm nặng hơn lúc bình thường (sốt và có mủ, không tự khỏi được). Tình trạng trên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của bản thân. Bác sĩ cho em hỏi viêm amidan có mủ kèm sốt tái phát nhiều lần phải làm sao? Em có nguy cơ bị ung thư vòm họng không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Các dấu hiệu: nghẹt mũi, vướng họng có thể gặp trong các bệnh lý viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan, trào ngược dạ dày - thực quản,... Bạn có thể đến phòng khám Tai mũi họng để nội soi mũi xoang, họng - thanh quản kiểm tra và tư vấn điều trị hiệu quả.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Dạo gần đây, mỗi tối ngủ con hay bị nghẹt mũi kèm theo vướng họng nhưng không có đờm, đặc biệt là lúc nằm xuống. Còn ban ngày chỉ thấy vướng họng. Bác sĩ cho con hỏi nghẹt mũi kèm vướng họng là dấu hiệu bệnh gì? Con cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tăng tiết mồ hôi nguyên phát thường do rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh thực vật (cường giao cảm) gây nên; Yếu tố tinh thần, cảm xúc (lo âu, căng thẳng), sử dụng rượu bia, cà phê, thiếu ngủ là những tác nhân kích hoạt tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn.
Tăng tiết mồ hôi thứ phát xảy ra sau khi mắc một số bệnh lý như đái tháo đường, cường giáp, bệnh gút, ung thư, nhiễm trùng, béo phì hoặc phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh; tùy từng người, có biểu hiện tăng tiết mồ hôi vị trí khác nhau (nách, bàn tay, ngực...).
Bạn có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật; bạn nên đến bệnh viện khám chuyên khoa nội, ngoại lồng ngực để xác định nguyên nhân và tìm phương thức điều trị phù hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị tăng tiết mồ hôi, nhất là vùng mặt và ngực ra rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi tăng tiết mồ hôi ở vùng mặt và ngực có điều trị được không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Biểu hiện sau khi ngủ dậy có cảm giác ho khi nhẹ khi nặng có kèm theo khó thở mà tiếng thở khàn khàn cảm giác ho như có gì mắc ở cổ vào buổi sáng: có thể do bệnh lý viêm họng, viêm amydal, viêm dạ dày trào ngược,...
Bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng, chuyên khoa nội để tìm nguyên nhân gây tình trạng trên; đồng thời em nên hạn chế: căng thẳng, thức ăn mặn, béo, tinh bột, thịt đỏ, rượu bia, thuốc lá (nếu có); chia nhỏ bữa ăn;tăng cường rau, cá, thịt nạc trắng (heo, gà, ếch..).
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em có biểu hiện sau khi ngủ dậy có cảm giác ho khi nhẹ khi nặng, có kèm theo khó thở mà tiếng thở khàn khàn cảm giác ho như có gì mắc ở cổ. Vậy bác sĩ cho em hỏi ho sau ngủ dậy kèm khó thở có sao không? Chỉ mỗi buổi sáng em mới bị ho, ngủ dậy đánh răng xong là hết. Em cảm ơn bác sĩ tư vấn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Với triệu chứng mô tả, thông thường đây có thể là bệnh lý tại chỗ vùng lưỡi, cụ thể là viêm lưỡi, cũng có thể liên quan đến cấu trúc
răng bên cạnh. Ở độ tuổi bạn và triệu chứng này, ung thư lưỡi thường ít xảy ra. Tuy nhiên, bạn vẫn cần được khám và loại trừ bệnh lý
ác tính này bằng sinh thiết tại chỗ lưỡi. Bạn nên sắp xếp hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí thích hợp.
Trong thời gian đó, bạn có thể tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc họng miệng, rửa mũi mỗi ngày. Bạn nên tránh thức ăn có tẩm ướp nhiều gia vị, thức ăn dầu mỡ nhiều hoặc thức ăn chất cứng có thể gây chậm lành vết thương.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị rát lưỡi hơn một tuần nay, đi khám bác sĩ bảo là bị viêm lưỡi nhưng uống thuốc mấy ngày nay cũng không thấy đỡ lắm. Em soi gương thấy bờ lưỡi trái gần cuống lưỡi có nổi đỏ lên như một cục u nhỏ. Em cũng thấy đau nhiều chỗ đó mấy hôm rồi và đau hàm trong bên trái khi nhai thức ăn nữa. Vậy bác sĩ cho em hỏi rát lưỡi kèm nổi u ở bờ lưỡi có phải ung thư lưỡi không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo như mô tả, có thể bạn đang bị triệu chứng ù tai. AI-Doctor đã có bài viết về ù tai. Mặc dù, ù tai gây khó chịu, đây thường không phải triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng.
Tuy nhiên, vì nguyên nhân ù tai có thể từ tai ngoài, tai giữa như các bệnh lý viêm nhiễm, hoặc từ tai trong như các rối loạn tuần hoàn tai, bạn nên sắp xếp đến khám với bác sĩ chuyên khoa để có thể tìm nguyên nhân bệnh, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em sinh năm 1976. Khoảng 1 tuần nay, em bị bên tai trái kêu ro ro như có con gì bên trong rất khó chịu mà không có dịch chảy ra. Bác sĩ cho em hỏi có tiếng kêu trong tai là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Về điều trị viêm mũi dị ứng, hiện tại chưa ghi nhận phương pháp xông mũi với nước muối sinh lý như một liệu pháp điều trị. Thay
vào đó, bạn có thể dùng nước muối sinh lý dưới định dạng bình xịt mũi hoặc dụng cụ bơm rửa mũi để vệ sinh hằng ngày. Nếu tình
trạng vẫn không cải thiện, bạn nên khám với bác sĩ chuyên khoa để có đánh giá và lựa chọn điều trị thích hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em hay bị viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi, hắt hơi. Bác sĩ cho em hỏi viêm mũi dị ứng kèm chảy nước mũi điều trị thế nào? Em có thể xài máy xông mũi để xông nước muối sinh lý được không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn có xuất hiện cơn nặng tức vùng trước ngực xuất hiện về đêm nên đến khám ngay bác sĩ tim mạch để tìm nguyên nhân hay gặp như các bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh lý động mạch vành.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em đột nhiên bị nặng ngực, hơi thở yếu hơn bình thường và kèm theo mệt mỏi và lạnh 2 cánh tay. Sau một lúc nghỉ ngơi, em mới đỡ lại và triệu chứng đó xuất hiện ban đêm. Vậy bác sĩ cho em hỏi nặng ngực kèm hơi thở yếu vào ban đêm có sao không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Với các triệu chứng bạn mô tả thường là viêm mũi họng thông thường, có thể do thay đổi thời tiết, độ ẩm hoặc do nhiễm virus, không nên lạm dụng kháng sinh với trẻ 4 tháng tuổi.
Bạn nên sử dụng nước muối ấm nhỏ mũi cho trẻ, có thể giảm ho bằng các thuốc ho thảo dược như Prospan. Tình trạng không cải thiện sau 1 tuần hoặc nếu ho tăng lên, sốt bạn nên đem trẻ đi khám để bác sĩ có phác đồ điều trị thích hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em sinh cháu được 4 tháng. Hiện tại, em bị mũi họng có đờm, em uống kháng sinh, các kiểu thuốc long đờm mà không khỏi, ho vẫn có đờm, mũi vẫn có dịch đờm rất khó chịu. Vậy bác sĩ cho em hỏi mũi họng có đờm sau sinh nên dùng thuốc gì? Em vẫn dùng bình rửa mũi, xịt mũi, thuốc giảm ho, tiêu đờm mà không khỏi. Mong bác sĩ tư vấn, em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng bạn đưa ra thường là do viêm niêm mạc lưỡi hoặc viêm họng làm các hạt lympho quanh họng nổi lên dẫn đến các hiện tượng rát họng và nuốt vướng. Đa số sẽ tự mất đi và không cần đến kháng sinh.
Bạn nên vệ sinh họng miệng bằng nước muối sinh lý, hạn chế đồ ăn uống lạnh, ngậm họng bằng các thuốc giảm viêm tại chỗ như Strepsil, Alphachoay, Dorithricin để giảm nhẹ triệu chứng. Nếu tình trạng không đỡ sau 1-2 tuần nên đi khám Tai mũi họng.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
1 tuần nay, em có hiện tượng khô họng, đau rát ở vùng lưỡi và khi nuốt có cảm giác cộm cộm. Em có dùng thuốc kháng sinh mấy ngày nay rồi mà không hết. Vậy bác sĩ cho em hỏi khô họng, đau rát vùng lưỡi là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Men gan cao vẫn có thể cắt amidan được. Theo bác sĩ, bạn nên sử dụng thuốc súc họng và xịt họng thường xuyên. Như vậy sẽ giảm tần suất viêm nhiễm ở họng. Nếu đã áp dụng như vậy mà vẫn không đỡ đau họng thì bạn có thể đến thăm khám tại khoa Tai Mũi Họng. Hiện tại vẫn có phương pháp cắt amidan bằng Coblator có thể áp dụng với bệnh nhân có men gan cao.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Hiện tại, em bị viêm amidan và men gan cao. Vậy bác sĩ cho em hỏi viêm amidan kèm men gan cao điều trị thế nào? Có phương pháp cắt amidan nào vẫn thực hiện được khi bị men gan cao không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Ho không phải là triệu chứng điển hình của ung thư vòm họng. Nhưng nếu có triệu chứng nổi hạch cổ thì đó là dấu hiệu nguy hiểm cần phải thăm khám và loại trừ những tổn thương ác tính.
Bác sĩ tư vấn bạn nên đến thăm khám tại khoa Tai Mũi Họng để được nội soi, xác định nguyên nhân ho và loại trừ những nguyên nhân nguy hiểm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị ho, sốt, nghẹt mũi, ù tai, đau đầu. Em ho suốt 1 tháng nay rồi, em có coi trên Vinmec giống các triệu chứng ung thư vòm họng nhưng em không có triệu chứng chảy máu mũi và sưng hạch. Vậy bác sĩ cho em hỏi ho kéo kèm chảy máu mũi có phải ung thư vòm họng không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng của bạn có thể liên quan đến những bệnh lý viêm nhiễm nhưng cũng không loại trừ các tổn thương u cục ở vùng mũi họng. Theo bác sĩ, để có thể chẩn đoán chính xác và loại trừ những nguyên nhân nguy hiểm. Bạn nên đến thăm khám tại khoa Tai Mũi Họng để loại trừ những nguyên nhân nguy hiểm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mỗi buổi sáng trước khi ngủ dậy thì đờm chỗ cổ họng rất nhiều nên sáng nào, em cũng phải khạc ra. Tình trạng này kéo dài khoảng gần 1 năm trở lại đây, em thấy cơ thể cũng bình thường. Nhưng hôm nay, khi khạc ra thì có ít máu tươi trong đờm và khạc khoảng 3 đến 4 lần thì số lượng máu cũng hết. Trước phần ngực có hơi nóng rát cổ giống như bị viêm sưng. Vậy bác sĩ cho em hỏi đờm nhiều ở cổ họng kèm khạc ra máu tươi có sao không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Nếu người nhiễm HIV đã điều trị ARV và đạt giảm tải lượng vi rút trong máu dưới mức phát hiện thì khả năng lây nhiễm HIV thường rất thấp, vì vậy sử dụng bàn chải đánh răng của người nhiễm HIV có nguy cơ nhiễm HIV nhưng tỉ lệ thấp. Vì vậy, bạn nên đi khám và làm xét nghiệm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu đang bầu 34 tuần, buổi sáng cháu có lấy nhầm bàn chải của người HIV đánh răng. Răng cháu bị chảy máu khá nhiều vì cháu bị viêm lợi. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi dùng chung bàn chải với người nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm không? Người nhiễm bệnh đã đánh răng trước lúc cháu đánh răng là 5 tiếng. Trước khi đánh răng cháu cũng rửa lại bàn chải lần nữa xong mới đánh. Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Rụng tóc thành mảng có kèm đóng vảy da và mụn mủ như bạn mô tả có thể là bệnh nấm da đầu nặng. Bạn cần đi khám bác sĩ Da Liễu để có chỉ định xét nghiệm thì mới có chẩn đoán chính xác và có chỉ định điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị rụng tóc tới nay đã 6 năm, rụng từng mảnh lớn, có cả gàu và những mụn mủ. Em có uống thuốc mọc tóc nhưng mọc 1 thời gian thì lại rụng, tóc em ra rất yếu, những cọng tóc thường gãy ngang khi còn trên đầu. Vậy bác sĩ cho em hỏi rụng tóc thành từng mảng lớn kèm yếu tóc có sao không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn có triệu chứng mũi xoang, lại đang cho con bú, để điều trị đúng phương pháp thì bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được chẩn đoán và tư vấn điều trị an toàn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em vừa mới sinh bé được 3 tháng. Do em bị viêm xoang nên gần đây hay bị sổ mũi, ho và cứ đêm thức cho bé bú em lại bị như vậy (bé bú mẹ hoàn toàn). Bác sĩ cho em hỏi viêm xoang, sổ mũi sau sinh khắc phục thế nào? Có cách nào giảm triệu chứng sổ mũi, ho của em mà không cần dùng thuốc? Nếu phải dùng thuốc thì thuốc nào sẽ ít hoặc không ảnh hưởng đến bé? Bé sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu em dùng thuốc tây? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo như bạn mô tả, bạn cảm giác bị sưng họng, có đờm, không đau,... triệu chứng của bạn khá mơ hồ, đây có thể là triệu chứng của viêm họng mạn tính, có thể viêm mũi xoang hoặc cũng có thể viêm họng do trào ngược. Vậy, để tư vấn điều trị cho bạn rất khó, bạn nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ Tai mũi họng thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị cho bạn. Bạn có thể đặt hẹn khám chuyên khoa Tai mũi họng qua hệ thống tổng đài đặt hẹn AI-Doctor.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mấy ngày gần đây, tự nhiên họng em như kiểu bị sưng như có đờm, hơi khó chịu vùng họng như kiểu có cái gì đó nhưng không thấy đau. Vậy bác sĩ cho em hỏi sưng kèm khó chịu vùng họng có sao không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tiểu són, hay tiểu không tự chủ , là tình trạng bệnh cũng hay gặp, thường khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, bối rối, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống. Bệnh có nhiều mức độ, thỉnh thoảng xảy ra, nhưng có trường hợp hay xảy ra khi người bệnh hắt hơi, ho cũng bị. Tiểu són không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau gây ra.
Nguyên nhân có thể được chia 2 loại như sau:
Tiểu són tạm thời. là do một số loại thực phẩm ăn, uống hoặc do thuốc, do kích thích bàng quang và tăng lượng nước tiểu như: Bia rượu, caphe, nước có ga, thuốc tim mạch, huyết áp,...
Tiểu són do bệnh hay thay đổi cơ thể như: Mang thai, thay đổi tuổi tác, tăng sản tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản, rối loạn thần kinh do đột quỵ, Parkinson, chấn thương cột sống,...
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em hay bị són tiểu khi vận động. Vậy bác sĩ cho em hỏi són tiểu khi vận động nguyên nhân do đâu? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bệnh Basedow là nguyên nhân gây cường giáp thường gặp nhất, bệnh có bướu to lan tỏa và không căng đau, lồi mắt, bệnh thường gặp ở nữ giới,...
Những biến chứng của bệnh Basedow như:
Lồi mắt ác tính , mắt lồi nhanh, có thể đẩy hẳn nhãn cầu ra khỏi hốc mắt gây mù, hoặc loét giác mạc.
Tim mạch: loạn nhịp tim như ngoại tâm thu nhĩ , cuồng nhĩ, rung nhĩ, suy tim.
Cơn nhiễm độc giáp: là biến chứng nặng đáng sợ nhất, tỷ lệ tử vong cao.
Loãng xương nếu không được điều trị, do hormon tuyến giáp cản trở việc hấp thu canxi vào xương.
Ngoài ra, người bị Basedow đang mang thai có thể gây sảy thai, sinh non, rối loạn chức năng tuyến giáp của thai nhi.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi biến chứng nguy hiểm của bệnh Basedow là gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Trường hợp của bạn đau bụng dưới, đã đi khám xét nhiều lần, siêu âm, xét nghiệm máu nước tiểu và đã điều trị nhưng chưa có kết quả tốt. Bác sĩ khuyên bạn có thể đến cơ sở y tế lớn như AI-Doctor, để bác sĩ chuyên khoa khám xét, cần thiết làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, Citi bụng,... khám loại trừ bệnh lý phụ khoa. Từ đó có chẩn đoán xác định mà có kế hoạch điều trị, không nên để kéo dài bệnh, dẫn đến những biến chứng không tốt.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu năm nay 24 tuổi. Khoảng 1 tháng trước, cháu bị đau bụng dưới, đau lan qua hông sau nhưng khi ấn vào không đau nhói, kèm theo đi tiểu nhiều nhưng không đau rát. Cháu có đi khám siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu, và nước tiểu nhưng kết quả bình thường. Bác sĩ kết luận cháu bị nhiễm khuẩn tiết niệu, cho thuốc về uống. Tình trạng cháu không thuyên giảm đi khám lại lần 2 siêu âm ổ bụng kết quả vẫn bình thường. Bác sĩ kê đơn thuốc cho cháu uống. Cơn đau của cháu giảm lúc đau lúc không. Sau một thời gian uống thuốc cháu bị táo bón. Hiện giờ, cháu lại đau hơn cảm giác đau nóng rát khi ấn vào sẽ đau nhói.
Vậy bác sĩ cho cháu hỏi đau bụng dưới kèm tiểu nhiều là bệnh gì? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Đau đầu có nhiều nguyên nhân: Đau đầu kiểu căng, đau đầu vận mạch,... đối với tình trạng đau của bạn, bạn cần đi khám bác sĩ nội thần kinh để khám và có phác đồ điều trị. Ngoài ra, bạn cần uống nhiều nước, tập thể dục, tránh thức khuya.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị đau đầu, đau nhức, căng da đầu, cảm giác nặng đầu, đau ảnh hưởng đến đau mắt, ù tai, nhức tai, đứng dậy choáng. Cơn đau có thể kéo dài 2 - 3 ngày hoặc hơn, uống giảm đau mà không đỡ, nhạy cảm với tiếng ồn. Cơn đau làm em khó chịu. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau đầu, đau mắt kèm ù tai có nguy hiểm không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn cần đi khám bác sĩ để khám và kiểm tra để phát hiện bệnh và có kế hoạch điều trị. Ngoài ra, bạn cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, tránh thức khuya.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em thấy trong não hay nặng đầu, đau đầu, cảm thấy khó thở, trong người khó chịu, mắt hay lơ mơ. Vậy bác sĩ cho em hỏi nặng đầu, khó thở kèm mắt lơ mơ có sao không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Thức khuya và dùng điện thoại nhiều là một trong những yếu tố làm khởi phát cơn đau đầu. Bạn cần hạn chế thức khuya và dùng điện thoại nhiều, tăng cường tập thể dục, uống nhiều nước. Nếu bạn vẫn còn đau đầu thì khám bác sĩ nội thần kinh để kiểm tra thêm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu bị đau đầu, chóng mặt theo cường độ là hàng ngày, cháu thường xuyên thức khuya và dùng điện thoại khá nhiều do tình hình dịch bệnh phải giãn cách ở nhà. Trước đó, cháu cũng bị chấn thương do tai nạn. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi đau đầu kèm chóng mặt thường xuyên là bệnh gì? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Triệu chứng chóng mặt mới xuất hiện thường là do Rối loạn tiền đình, tuy nhiên cần phải loại trừ một nguyên nhân quan trọng và nguy hiểm hơn đó là do tổn thương trong não, cụ thể là đột quỵ não. Để xác định được cần phải khám và chụp hình sọ não.
Do vậy, trong những trường hợp như vậy, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Trước đây, em sinh hoạt bình thường, 6h30 - 7h dậy, nhưng sáng nay khi ngủ dậy lúc 6h30 thì em bị choáng, chóng mặt đến lúc này là 10h. Bác sĩ cho em hỏi đột nhiên choáng kèm chóng mặt là bệnh gì? Em nên xử lý thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Đau phía sau đầu là một triệu chứng khá chung chung và có thể do rất nhiều nguyên nhân. Khi đứng dậy cảm giác chóng mặt và tối sầm thì hai nguyên nhân thường gặp có thể là rối loạn tiền đình hoặc hạ huyết áp tư thế. Về những triệu chứng này thì em khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh là phù hợp nhất.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Năm nay, em 28 tuổi. 1 tháng gần đây, em hay bị đau phía sau đầu và chóng mặt khi đứng dậy là tối sầm không nhìn thấy gì cả. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau sau đầu kèm chóng mặt khi đứng dậy là bệnh gì? Em cần khám gì? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng đau đầu của bạn còn cần rất nhiều thông tin để chẩn đoán (thời gian cơn đau, tính chất cơn, cường độ cơn, các triệu chứng khác kèm theo, các dấu hiệu thần kinh cần thăm khám), ngoài ra có thể cần chụp sọ não (CT hoặc MRI).
Do vậy, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị phù hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em hay bị đau đầu ở gáy, đôi khi bị đau cả hai bên thái dương và cả bị căng 2 bên hốc mắt (các cơn đau không liên tục), thi thoảng có buồn nôn. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau đầu ở gáy kèm căng hai hốc mắt có sao không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn có xét nghiệm bạch cầu trong máu ngoại vi 10.200 là bình thường. Tuy nhiên, bạn cần khám bệnh chứ không chỉ nhìn vào một chỉ số xét nghiệm để biết tình trạng sức khỏe bình thường hay không. Không có chế độ ăn nào ổn định số lượng bạch cầu. Nếu số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm so với chỉ số bình thường của tuổi thì đó là biểu hiện bệnh lý trong rất nhiều bệnh và cần khám.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bạch cầu trong máu của cháu là 10200. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi bạch cầu trong máu là 10200 có cao không? Cháu có cần ăn uống thế nào để lượng bạch cầu trong máu ổn định? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (Chronic Myeloid Leukemia- CML) là một bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tuỷ mạn ác tính, đặc trưng bởi sự tăng sinh các tế bào dòng bạch cầu hạt có biệt hóa trưởng thành, hậu quả là số lượng bạch cầu tăng cao ở máu ngoại vi với đủ các tuổi của dòng bạch cầu hạt. Là bệnh ác tính của hệ tạo máu gây nên bởi một đột biến chuyển đoạn, gọi là nhiễm sắc thể Philadelphia (Ph). Chuyển đoạn này tạo điều kiện để gen ABL trên nhiễm sắc thể số 9 kết hợp với gen BCR trên nhiễm sắc thể số 22, tạo thành tổ hợp gen BCR-ABL. Protein tạo thành từ tổ hợp gen này có hoạt tính tyrosine kinase rất mạnh, đây là cơ chế chính gây tăng sinh bất thường không kiểm soát được các tế bào dòng bạch cầu hạt.
Thời gian trước đây, trước khi có sự ra đời của Imatinib, bệnh bạch cầu tủy mạn có tiên lượng xấu. Khoảng 5-10% bệnh nhân tử vong trong vòng 2 năm chẩn đoán, 10% - 15% tử vong sau mỗi năm.
Đa số, bệnh nhân tử vong trong giai đoạn tăng tốc hoặc chuyển bạch cầu cấp. Bệnh cầu tủy mạn chiếm khoảng 15% bệnh bạch cầu ác tính ở người trưởng thành. Tại Mỹ, năm 2022 ước tính có khoảng 8860 người được chẩn đoán mới bệnh bạch cầu tủy mạn, khoảng 1220 người chết do bệnh bạch này. Vào những năm 2000, đã có một cuộc cách mạng lớn trong điều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, đánh dấu bằng sự ra đời của Imatinib. Đây là thế hệ đầu tiên của thuốc ức chế đặc hiệu tyrosine kinase trên BCR-ABL. Khoảng 98% bệnh nhân CML đạt đáp ứng huyết học hoàn toàn và 82% đạt đáp ứng di truyền tế bào hoàn toàn, tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 5 năm đạt 89% và chỉ có 6% tiến triển sang giai đoạn sau của bệnh khi điều trị với Imatinib.
Mục tiêu điều trị là đạt đáp ứng di truyền tế bào hoàn toàn trong vòng 12 tháng và tiếp tục giữ đáp ứng này sau 12 tháng. Những bệnh nhân nào không thể đạt đáp ứng huyết học hoàn toàn sau 3 - 6 tháng nên được thay đổi điều trị. Những bệnh nhân đã đạt được mục tiêu điều trị sau 12 tháng đầu sẽ được theo dõi định kỳ bằng kỹ thuật FISH và sinh học phân tử.
Bất cứ mức độ tái phát nào về sinh học phân tử cũng nên được thay đổi điều trị. Nếu kết quả sinh học phân tử dao động trong khi bệnh nhân vẫn còn đạt đáp ứng di truyền tế bào hoàn toàn thì nên được theo dõi sát hơn và xem xét lại sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Chẩn đoán sớm bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, điều trị và theo dõi đáp ứng kỹ lưỡng để có thể phát hiện sớm những trường hợp cần thay đổi điều trị.
Việc lựa chọn phương thức điều trị phù hợp ở những bệnh nhân kháng Imatinib như: tăng liều Imatinib, sử dụng các thuốc ức chế tyrosine kinase thế hệ sau hoặc ghép tế bào gốc tạo máu để tăng tỷ lệ đáp ứng và kéo dài thời gian sống còn cho bệnh nhân.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị chẩn đoán bệnh bạch cầu tủy mạn. Bác sĩ cho em hỏi có thể chữa khỏi bệnh bạch cầu tủy mạn hoàn toàn không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng này có thể là viêm da tiếp xúc, bạn cần tới khám bác sĩ Da liễu sớm và ngưng tất cả các kem thoa vùng mặt và thuốc uống.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Da mặt em hiện đang nổi mụn li ti, mụn mủ quanh mặt, cảm giác ngứa da rất nhiều và da nóng. Vậy bác sĩ cho em hỏi nổi mụn mủ li ti kèm ngứa da điều trị thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Sau zona thần kinh thường để lại sẹo, thuốc trị sẹo cháu có thể mua Hiruscar thoa ngày 2 lần, thoa 1 tháng sau đó có thể đến khám bác sĩ da liễu được tư vấn điều trị thêm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu bị sẹo sau khi khỏi zona. Bác sĩ cho cháu hỏi sẹo sau khỏi Zona nên dùng thuốc nào điều trị? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng này là biểu hiện của mày đay, nếu cháu có nuốt nghẹn và sốt sợ là mày đay cấp diễn biến nặng, bạn nên vào bệnh viện được thăm khám và điều trị. Khi đi khám bạn sẽ được làm xét nghiệm để kiểm tra cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu hay bị dị ứng kiểu thời tiết từng mảng hơi sưng. Nhưng dạo gần đây là những nốt chấm đỏ trên da thường xuyên. Ngày nào em cũng bị và có ngày bị khoảng mấy lần, kèm theo là mệt mỏi, hơi sốt và ngực phải đau như bị nghẹn. Vậy bác sĩ cho em hỏi dị ứng thời tiết nổi chấm đỏ trên da điều trị thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Các biểu hiện bao gồm, tăng tiết nước bọt, đầy hơi, tức hoặc nóng rát vùng giữa ngực, ợ hơi, ợ chua thường gặp là các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản. Hiện nay, trào ngược thực quản là bệnh lý khá phổ biến liên quan đến cuộc sống ngày càng nhiều căng thẳng, các bữa ăn không điều độ, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay chua đồng thời sử dụng bia rượu.
Một nguyên nhân thường gặp ở người Việt Nam là nhiễm Helicobacter Pylori. Trong trường hợp bạn đã áp dụng các biện pháp điều chỉnh lối sống như ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, hạn chế bia rượu,... nhưng không cải thiện, bạn nên khám Bác sĩ chuyên khoa Nội Tiêu Hóa để được tư vấn cụ thể thêm và có thể xem xét nội soi thực quản dạ dày kiểm tra.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị tăng tiết nước bọt, thường xuyên hắt hơi, đầy hơi, thỉnh thoảng thấy đau tức ở ngực. Vậy bác sĩ cho em hỏi thường xuyên hắt hơi kèm đau tức ngực là bệnh gì? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế có thể là biểu hiện của bệnh lý liên quan chức năng tiền đình, bệnh lý gây ảnh hưởng hoặc tổn thương vùng tiểu não hoặc do thiếu máu, một số các thuốc sử dụng cũng có thể gây tác dụng phụ chóng mặt.
Nếu triệu chứng chóng mặt xảy ra thường xuyên, kèm theo đó có thể các biểu hiện vã mồ hôi, lạnh, buồn nôn, nôn ói thì bạn nên sắp xếp khám chuyên khoa Nội Thần Kinh. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng bao gồm stress, ngủ không đủ giấc, thường xuyên ngồi xe hơi đi lại quãng đường xa hoặc đi máy bay tần suất dày.
Để giảm chóng mặt, bạn nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, hạn chế thay đổi tư thế nhanh, đột ngột.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Dạo này, em ngồi dậy hay chóng mặt. Em tập thể dục xíu cũng chóng mặt và em có hiện tượng hơi ớn lạnh, dù em không có sốt. Em có bị viêm xoang mấy năm. Vậy bác sĩ cho em hỏi ngồi dậy hay chóng mặt kèm ớn lạnh có sao không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Khi chúng ta bị lạnh thì phản ứng cơ thể sẽ co mạch ngoại vi để dồn máu về vùng trung tâm, giữ ấm trung tâm. Tuy nhiên, sự co mạch quá mức có thể gây biểu hiện tím đầu chi, đau tê thậm chí thiếu máu và hoại tử chi. Bệnh cảnh này thường gặp trong hội chứng Raynaud. Nếu tần suất bạn bị thường xuyên hoặc thời gian tím chi kéo dài, chậm hồi phục bạn nên xem xét khám chuyên khoa Tim Mạch để đánh giá, tim nguyên nhân và điều trị. Bạn có thể áp dụng biện pháp dự phòng như giữ ấm cơ thể, mang găng tay, hạn chế caffeine, thuốc lá và giảm căng thẳng.
Các biểu hiện khó thở, tức ngực khi vận động nặng hoặc khi tức giận là biểu hiện của tình trạng đáp ứng giao cảm sinh lý. Tuy nhiên, nếu đáp ứng này trở nên quá mức gây ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, bạn cần khám kiểm tra đề tìm thêm các nguyên nhân khác như hội chứng cường giao cảm, rối loạn dạng cơ thể,.....
Việc hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu...cũng như việc tập luyện nhẹ nhàng vừa sức như Yoga có thể giúp cải thiện các dấu hiệu trên.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Khi em lạnh hoặc tắm nước lạnh là người em trở nên tím, lòng bàn tay và phần trắng ở những ngón tay là thấy tím đậm nhất, tay chân cũng chuyển sang màu tím. Em bị khó thở khi em vận động mệt và khi em tức giận thì em bị khó thở rất nhiều, không lấy hơi để thở được và chóng mặt tức lòng ngực. Bác sĩ cho em hỏi người tím tái khi tắm nước lạnh kèm khó thở là bệnh gì? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Qua triệu chứng bạn kể thì có khả năng bạn bị đau do căng cơ thành ngực, chưa loại trừ các nguyên nhân đau liên quan đến tim mạch, phổi,... Bạn cần đi khám để bác sĩ có thể hỏi thêm thông tin, thăm khám cũng như chỉ định những cận lâm sàng cần thiết để có thể có được chẩn đoán xác định.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Trước đây, em có đi khám và bác sĩ bảo là em bị bệnh thiếu máu nhẹ, không cần uống thuốc hay gì cả nhưng tầm khoảng 4 ngày nay em cảm thấy cơ thể đau phần ngực và cảm giác khó thở. Khi em tập trung thì cảm thấy cơ thể bình thường và lúc em tập thể dục thì không cảm thấy khó thở. Khi tập thì em nhận thấy giảm đau ngực, khoảng được vài tiếng thì nó lại đau. Lúc em gồng ngực hay ưỡn ngực thì nó đau. Em làm cách động tác ấy nhiều thì giảm đau nhưng mà không làm hay lúc ngủ dậy là nó đau. Ưỡn ngực hay gồng nhiều thì nó đau ít hơn lúc ngủ dậy.
Vậy bác sĩ cho em hỏi thiếu máu nhẹ kèm đau ngực có sao không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo mô tả của bạn, bác sĩ ghi nhận bạn có một số triệu chứng sau: Mệt, khó thở, tay chân tê lạnh, mờ mắt khi gắng sức (giận, làm việc nặng), choáng váng khi thay đổi tư thế nhanh (ngồi lâu sang đứng), mạch nhanh (> 100 lần/ phút)
Với tuổi của bạn, đây có thể là dấu hiệu của: Thiếu máu (thường nhất là thiếu máu thiếu sắt), hạ huyết áp tư thế, hoặc hiếm hơn có thể là bệnh tim mạch (rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh..)
Bạn cần đi khám sớm để chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em 18 tuổi. Em hay bị khó thở, thở gấp, tay chân dần tê lạnh đi, mắt thì nhìn mơ hồ, không nói được gì khi nóng giận quá mức hoặc làm việc nặng quá. Khi ngồi lâu trên 1 - 2 phút đứng lên thì em bị choáng váng, trước mắt tối sầm, đi loạng choạng. Bình thường thì em thở hơi khó khăn 1 chút, phải hít sâu 1 hơi rồi thở ra mới dễ chịu, nhịp tim bình thường của em cũng hơi nhanh khoảng 104 đến 108 trên 1 phút. Bác sĩ cho em hỏi khó thở, tay chân tê lạnh có nguy hiểm không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Sau khi mổ tràn khí màng phổi thì bạn cần tập thở phục hồi chức năng để phổi nở ra. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn và theo dõi. Vấn đề ống dẫn lưu cũng cần phải theo dõi, các bác sĩ sẽ xử lý để rút dẫn lưu khi tình trạng phổi, màng phổi ổn định. Vấn để chỗ đau của em thì sau khi mổ nên theo dõi nếu cần thì nên trao đổi với bác sĩ điều trị để có phương án xử trí.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị tràn khí phổi và kén khí phổi. Em đã qua phẫu thuật được 8 ngày. Khi đi chụp lại, bác sĩ bảo phổi em vẫn bị xẹp, bảo em tập hít thở thông thường và bằng bóng. Khi em tập hít thở, chỗ phổi mổ của em bị đau lại và chảy dịch qua ống dẫn lưu nhiều. Vậy bác sĩ cho em hỏi chảy dịch nhiều sau mổ tràn khí phổi có nguy hiểm không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Nếu tình trạng khạc đờm ra máu bạn phải đi khám nội soi tai mũi họng để phát hiện các vấn đề có thể gây khịt khạc ra máu như u vòm họng, u họng thanh quản, các u máu của vùng mũi họng hoặc một đôi lúc có thể xuất phát từ thực quản, khí - phế quản. Đôi khi, tình trạng viêm mũi vận mạch cũng rất dễ chảy máu mũi mức độ nhẹ dẫn đến tình trạng đờm có ít máu, bạn cũng không nên quá lo lắng. Bệnh của bạn đã kéo dài một thời gian vì vậy nên đi khám.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em sinh năm 1991 từ tháng 1 năm nay, cổ họng của em có dấu hiệu khạc đờm ra máu, hơi khó thở, thỉnh thoảng có ho khàn. Khi ngủ dậy hay bắt đầu ăn thì 2 hàm nó tê buốt. Tình trạng này kéo dài đến hôm nay vẫn còn, em sợ là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Vậy bác sĩ cho em hỏi khạc đờm ra máu kèm khó thở có phải ung thư vòm họng không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Thông thường, viêm mũi họng mới dẫn đến viêm tai giữa. Nếu gần đây bạn bị ngạt mũi, khó thở và có đờm nghĩa là bạn đang có một đợt viêm cấp tính vùng mũi họng. Bạn nên đi khám để bác sĩ cho đơn thuốc phù hợp, đồng thời đánh giá thêm tình trạng về tai giữa cho bạn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Trước đây, em bị viêm tai giữa sau đó gây viêm mũi. Mấy ngày gần đây, em có cảm giác nghẹt mũi khó thở, có đờm vướng ở cổ. Bác sĩ cho em hỏi viêm tai giữa kèm viêm mũi điều trị thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Khi sử dụng giọng nói không đúng cách hoặc khi viêm nhiễm không được điều trị kịp thời vùng thanh quản có thể gây nên tình trạng phù nề dưới niêm mạc dây thanh, dẫn đến rối loạn sự rung động của sóng niêm mạc dây thanh và làm rối loạn giọng nói. Tình trạng này nếu để kéo dài sẽ khó chữa và không có thuốc đặc hiệu.
Phương pháp điều trị hiệu quả thường là sử dụng liệu pháp giọng nói (voice therapy) để luyện tập lại giọng của mình. Bạn nên đến các cơ sở khoa Tai mũi họng có khoa thanh học để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này. Ngoài ra cũng cần phát hiện các yếu tố đi kèm như hội chứng trào ngược, dị ứng sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cách đây hơn 1 năm, em đi dạy và dùng giọng nói quá nhiều nên hay bị khản tiếng, đau rát cổ họng. Em đi khám tại bệnh viện quốc tế thì kết quả là viêm thanh quản mãn tính, bác sĩ bảo chỉ hạn chế nói nhiều chứ không có cách nào khác. Từ đó đến giờ, em không đi khám họng lại làn nào, lâu lâu trở trời em lại bị đau rát cổ họng rất khó chịu. Em đi hỏi mua thuốc thì người ta không bán vì em đang cho con bú. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau rát cổ họng, khản tiếng khi cho con bú nên điều trị thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Triệu chứng của bạn có thể nghĩ đến bệnh lý viêm amidan hốc bã đậu, đây không phải là bệnh lý về ung thư. Bạn cần đến thăm khám ở bệnh viện, có thể bác sĩ sẽ tư vấn can thiệp cắt amidan nếu quá to và gây cản trở đến đường ăn và thở của mình. Tuy nhiên, triệu chứng như vậy ít nghĩ đến u cục và ung bướu.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Hiện tại, amidan của cháu rất to, có cả những đốm mụn to ở chân amidan. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi amidan to, nổi đốm mụn có phải ung thư không? 2 tuần gần đây có 1 cái hạch to 2cm bên dưới hàm. Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Triệu chứng mà bạn mô tả có thể gặp trong bệnh lý viêm xoang. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn thì cần phải thăm khám mới biết chính xác nguyên nhân. Bác sĩ tư vấn bạn có thể uống những thuốc long đờm như acemuc và tích cực xịt mũi và nhỏ mũi. Nếu sau 2-3 ngày không đỡ, bạn có thể đến khám lại tại bệnh viện để nhận được điều trị phù hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em hiện đang bị đau mũi (phía trước vòm mũi - gần với mắt) và đau đầu. Đầu thì đau từng cơn chứ không đau liên tục. Em bị như thế anyf khoảng hơn 1 tuần. Bên trong có cảm giác như có đờm, nhưng khạc ra thì không có. Em đã test covid và kết quả âm tính. Hiện tại em không sốt, không bị ho, không mất khứu giác - vị giác. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau mũi kèm đau đầu từng cơn là bệnh gì? Em cần uống loại thuốc nào cho phù hợp? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Hiện tượng khô nước bọt là do có rối loạn trong tiết nước bọt, có thể do sỏi tuyến nước bọt, viêm tuyến nước bọt,... Bạn nên khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được kiểm tra tư vấn tuyến nước bọt cho bạn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Nước bọt của con không phải dạng lỏng như bình thường mà đặc và rất nhiều bọt. Miệng lúc nào cũng có cảm giác khô, mặc dù uống 2 lít nước mỗi ngày. Bác sĩ cho con hỏi nước bọt đặc kèm khô miệng là dấu hiệu bệnh gì? Cách khắc phục thế nào? Con cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn đã xạ trị 30 liều, hiện không rõ bạn xạ trị điều trị ung thư vòm hay ung thư hạ họng - thanh quản,... Sau xạ 1 tháng, bạn nuốt còn đau và thậm chí nuốt khó là triệu chứng thông thường sau xạ trị do niêm mạc vùng hầu - họng bị bỏng do xạ trị. Bạn nên thăm khám tại đơn vị xạ trị để bác sĩ xạ trị tư vấn điều trị tiếp cho bạn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Tôi có xạ trị xong 30 tia. Bây giờ đã được hơn 1 tháng, nhưng hiện tại cổ họng tôi nuốt bị đau. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi nuốt đau sau xạ trị ung thư có sao không? Nguyên nhân do đâu? Tôi cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo như bạn mô tả, bạn bị ngạt mũi, chảy mũi, mũi có mùi hôi khó chịu,... đây là triệu chứng của viêm mũi xoang. Tuy nhiên, để đánh giá đúng viêm mũi xoang bạn cần được bác sĩ Tai mũi họng khám lâm, sàng, kết hợp cận lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị viêm xoang khá nặng, đã chữa nhiều lần nhưng bệnh chỉ giảm khi uống thuốc, dừng thuốc là bệnh trở lại ngay. Triệu chứng: ngày nào cũng chảy nước mũi (chảy rất nhiều), thường xuyên bị nghẹt 1 bên mũi (bịt mũi còn lại gần như không thở được), hắt hơi thường kèm theo mùi hôi thối khó chịu. Ngoài ra gần đây, hậu môn của em bị ngứa và chảy ít dịch, khi rặn thì có phần 1 phần nhỏ nhô ra (không rặn thì thụt lại), khá giống biểu hiện của bệnh trĩ. Vậy bác sĩ cho em hỏi viêm xoang kèm chảy nước mũi điều trị thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Mẹ bạn năm nay 67 tuổi; tình trạng sức khỏe lúc khỏe lúc mệt, mất ngủ, triệu chứng tụt canxi. Theo bác sĩ, bạn nên đưa mẹ đi kiểm tra tổng quát sức khỏe để kiểm tra toàn diện (xét nghiệm máu đầy đủ, chẩn đoán hình ảnh, đo loãng xương,...).
Vấn đề bổ sung calci không khó. Tuy nhiên cần điều trị bệnh nếu mẹ bạn có phát hiện bệnh lý đi kèm khác nếu có (bệnh về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,....).
Sau khi kiểm tra đầy đủ thì bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bổ sung cho mẹ bạn phù hợp (thiếu calci D3 thì bổ sung hằng ngày, nếu có loãng xương thì cần điều trị thêm vấn đề loãng xương và theo dõi).
Người lớn tuổi nên lưu ý chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên hạn chế thức ăn nhiều đường, dầu mỡ, không nên ăn quá mặn. Tăng cường ăn nhiều rau xanh và tập thể dục thường xuyên vừa sức khỏe (không gắng sức).
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Mẹ của em có hay bị tụt canxi và cứ lúc khỏe lúc mệt. Vậy bác sĩ cho em hỏi người bệnh tụt canxi nên điều trị thế nào, kèm theo chế độ ăn uống ra sao, đặc biệt mẹ thường xuyên bị mất ngủ? Mẹ em năm nay 67 tuổi. Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Đối với đái tháo đường tuýp 1 là sự thiếu hụt insulin tuyệt đối; bạn cần dùng insulin hằng ngày để điều chỉnh đường máu. Nguyên tắc dinh dưỡng của đái tháo đường:
Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.
Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.
Duy trì được cân nặng lý tưởng.
Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tổn thương thận...
Phù hợp với thói quen ăn uống (food habit) của bệnh nhân.
Chế độ ăn uống tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, cắt giảm các thực phẩm nhiều chất béo, đường, carbohydrate. Các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là những nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan tốt cho người tiểu đường. Vì vậy, bạn có thể dùng ngũ cốc từ thành phần có hạt nhưng không đường hoặc đường kiêng một cách hợp lý.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có uống được ngũ cốc không? Ngũ cốc từ thành phần các loại hạt như: Óc chó, hạt chia, hạt điều, hạnh nhân, yến mạch, hạt sen, mè đen, mè vàng, gạo lứt, gạo nếp cẩm, đỗ xanh thưa bác sĩ. Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Triệu chứng sốt có nhiều nguyên nhân: nhiễm virus, nhiễm vi khuẩn, nấm,...Thông thường nếu theo dõi tình trạng sốt > 3 ngày không đỡ thì phải đến bệnh viện để khám và kiểm tra.
Bạn đã có triệu chứng sốt 1 tuần kèm theo đau đầu chóng mặt, ăn vào nôn mửa thì nên đến bệnh viện để khám chuyên khoa và làm xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị sốt cách đây 1 tuần mà vẫn chưa khỏi. Hiện giờ, em chỉ còn sốt nhẹ nhưng đau đầu, chóng mặt rất nhiều, không ăn được gì, ăn vào là nôn, không thể tỉnh táo, người lúc nào cũng nóng. Bác sĩ cho em hỏi sốt, chóng mặt kèm nôn có sao không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Viêm niệu đạo thường do vi khuẩn lây qua đường tình dục (lậu, Chlamydia, tạp khuẩn,...). Đôi khi do nấm và virus gây nên. Nguyên tắc cơ bản của điều trị là loại bỏ tác nhân gây bệnh bằng thuốc kháng sinh và phải điều trị cho cả đối tác tình dục nữa.
Tuy nhiên, các vi khuẩn gây bệnh lây qua đường tình dục (gây viêm niệu đạo) hiện nay kháng thuốc nhiều vì vậy việc điều trị phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa và làm các xét nghiệm nuôi cấy tìm tác nhân gây bệnh từ đó có kháng sinh điều trị thích hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi điều trị viêm niệu đạo như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo như các triệu chứng bạn mô tả, có vẻ như bạn bị bàng quang tăng hoạt. Bàng quang tăng hoạt được gây ra bởi nhiều nguyên nhân:
Nhiễm khuẩn
Tổn thương thần kinh (thường là tủy sống )
Sỏi hoặc U đường tiết niệu
Yếu tố tinh thần
Về điều trị thì bên cạnh việc điều trị nguyên nhân gây nên bàng quang tăng hoạt cần phải phối hợp thêm các biện pháp khác như:
Điều chỉnh chế độ ăn: Kiêng các thức uống kích thích bàng quang như nước uống có gas, trà, cà phê.
Luyện tập cơ sàn chậu (kegel)
Thuốc giảm phản xạ bàng quang (ức chế thụ thể muscarinic)
Vấn đề điều trị có khỏi hoàn toàn hay không và phải điều trị trong bao lâu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên bàng quang tăng hoạt.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị tiểu nhiều, cứ tiểu xong lại buồn tiểu luôn. Ngày có 24 giờ lúc nào em cũng trong tình trạng buồn tiểu. Ngày em có khi làm nhiều lúc quên đi nhưng buổi tối rất khó chịu, lúc nào cũng muốn tiểu. Em có khám ở bệnh viện thì bác sĩ bảo em bị bàng quang tăng hoạt. Vậy bác sĩ cho em hỏi có thể chữa khỏi hoàn toàn bàng quang tăng hoạt không? Nếu có thuốc thì phải uống bao lâu? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Ngáy là hậu quả của sự rung động do luồng khí của các mô mềm vòm họng, đặc biệt là khẩu cái mềm. Rung động trong mũi hầu phát triển tùy thuộc vào các yếu tố tương tác, bao gồm khối lượng, độ cứng, các phần đính kèm của phần rung động, vận tốc và hướng của luồng không khí.
Ngáy thường xảy ra ở đường hô hấp đã bị xâm nhập bởi các cấu trúc, bao gồm: Hàm nhỏ hoặc hàm đưa ra sau, lệch lỗ mũi, viêm mũi là nguyên nhân gây sưng nề các mô, béo phì (ngưng thở khi ngủ), tật lưỡi to, phì đại khẩu cái mềm, thành bên họng dày.
Cần thiết phải chẩn đoán được căn nguyên gây ngáy để điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện lối sống lành mạnh, không uống rượu bia, tránh béo phì, tư thế ngủ đúng,... để phòng ngừa tình trạng ngủ ngáy.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi làm sao để hết ngủ ngáy thưa bác sĩ? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Thông thường, khi hạ đường huyết, cơ thể sẽ có xu hướng tự nhiên là tìm kiếm thức ăn, các thay đổi về dịch thể của cơ thể sẽ có xu hướng làm bệnh nhân ăn ngon miệng hơn, đó là sinh lý tự nhiên.
Vì vậy, hạ đường huyết không phải là nguyên nhân gây chán ăn ở con bạn. Nhưng nếu con bạn không chịu ăn cả ngày có thể dẫn đến hạ đường huyết và các biến chứng khác. Cần tìm kiếm những nguyên nhân làm con bạn không chịu ăn, bao gồm bệnh về thể chất, stress tinh thần...
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Con em 16 tuổi, cháu tự nhiên chán ăn cả ngày nay. Người mệt mỏi không ăn uống được gì. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi đột nhiên chán ăn, người mệt mỏi có phải do hạ đường huyết không? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng môi của bạn gọi là chàm môi, có thể đi kèm tình trạng viêm da cơ địa ở vùng khác trên cơ thể. Chàm môi có thể kéo dài và nặng hơn khi tiếp xúc với 1 số tác nhân sau:
Hóa chất trong kem đánh răng, nước súc miệng, son môi hoặc thức ăn nhiều gia vị (mặn, cay).
Thuốc uống
Môi trường quá nóng, khô
Thói quen cắn môi, liếm môi
Bạn cần tránh các tác nhân đã kể trên, và uống nhiều nước, tránh thức uống và thực phẩm có cồn, dùng kem hoặc son dưỡng không hương liệu, không màu. Nếu đã thử các cách trên mà tình trạng vẫn không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để đánh giá về: tình trạng nhiễm trùng, tác nhân dị ứng, điều trị bằng thuốc thoa và thuốc uống (nếu cần).
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Môi cháu bị khô, bong da (không đau), đã 6 năm nay rồi, nó giống như viêm môi bong vảy nhưng bôi dưỡng ẩm nhiều vẫn chẳng khỏi. Bác sĩ cho cháu hỏi môi khô bong da lâu năm điều trị thế nào? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Vùng da từ đùi xuống cổ chân của bạn lúc nào cũng ngứa và ngứa tăng lên khi bạn vận động? Không biết là bạn bị 1 bên chân hay cả 2 bên, và có kèm triệu chứng gì khác ngoài ngứa như: da đỏ, nổi mụn nước, tróc vảy da, phù chân? Bạn đã điều trị gì rồi? Bạn nên đến khám chuyên khoa Da liễu để khám trực tiếp, khai thác các triệu chứng đầy đủ để có thể chẩn đoán và điều trị đúng, giúp cải thiện tình trạng da của bạn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị ngứa mẩn lan rộng từ đùi xuống gần cổ chân nóng lên hoặc vận động thì nó ngứa như rôm sảy, còn bình thường thì nó vẫn ngứa. Vậy bác sĩ cho em hỏi mẩn ngứa lan rộng từ đùi xuống cổ chân có sao không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
MCV là chỉ số đánh giá thể tích của hồng cầu, MCH đánh giá lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu. Theo kết quả này, bác sĩ nghi ngờ bạn có thể mang gen đột biến Thalassemia. Bạn nên thực hiện xét nghiệm điện di huyết sắc tố.
Trường hợp kết quả điện di huyết sắc tố bình thường thì cần phải thực hiện xét nghiệm tìm đột biến gen Thalassemia. Nếu bạn không thiếu máu thì không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn chỉ cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều sắt như thịt bò, thịt lợn... Bệnh Thalassemia là bệnh di truyền nên cần kiểm tra con bạn có mang gen đột biến hay bệnh thalassemia hay không.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em nam giới năm nay 30 tuổi. Vừa rồi, em khám sức khỏe tổng quát thấy lượng hồng cầu cao là 634, chỉ số MCV và MCH thấp (MCV: 68 và MCH :21.6). Bác sĩ cho em chỉ số MCV và MCH thấp có sao không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo kết quả xét nghiệm của bạn thì tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lym cao hơn và bạch cầu Gran thấp hơn dải tham chiếu bình thường so với cùng lứa tuổi, giới (tùy từng phòng xét nghiệm có khác nhau)
Tuy nhiên sự tăng giảm này không nhiều, nếu các chỉ số khác như dòng hồng cầu, dòng tiểu cầu, số lượng bạch cầu... hoàn toàn bình thường, bạn không nên lo lắng quá.
Thực tế có một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân có kết quả chỉ số này ngoài dải bình thường vẫn khỏe mạnh. Bạn nên định kì một năm một lần kiểm tra theo dõi lại xét nghiệm này.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em có chỉ số xét nghiệm Lym (%) 54;7 và Gran (%) 39;6. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số Lym (%) 54;7 và Gran (%) 39;6 có ý nghĩa gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn có thể bị di chứng xơ dính tai giữa, có thể có tổn thương 1 phần tai trong sau viêm. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số các khả năng có thể xảy ra đối với tình trạng bệnh của mình. Bạn cần được khám, nội soi tai mũi họng và đo kiểm tra thính lực chuyên sâu tại cơ sở y tế chuyên khoa để có chẩn đoán và hướng điều trị hợp lý.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em làm nghề bên âm thanh. Em bị viêm tai không mủ, tai phải. Em bị viêm năm nay nữa là 6 năm. 2 năm trước, em đi nội soi thì bị viêm, còn bây giờ tình trạng không bị viêm nữa. Nhưng khi tai tiếp nhận âm thanh cảm giác đau nóng rát ù ù, điển hình như âm thanh trầm, gà kêu,... Bác sĩ cho em hỏi viêm tai không mủ kèm nóng rát tai là bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Loét bàn chân của người tiểu đường thường là đường mất liên tục trên da khiến vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập qua ổ loét. Nếu đường huyết không ổn định thì vết loét sẽ bị nhiễm trùng, có thể gây biến chứng viêm xương, hoại tử chi và cắt cụt chi. Khi có bất kỳ vết thương nào ở bàn chân của người tiểu đường, người bệnh cần đi khám để tránh bị biến chứng.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 39 tuổi bị tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ cho em hỏi người bị loét bàn chân tiểu đường có dấu hiệu thế nào? Cách điều trị thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Đau đầu vận mạch hay còn gọi là đau đầu Migraine. Người ta gọi là đau đầu vận mạch vì nó thường do tình trạng co thắt mạch, có tính chất đau như mạch đập.
Tuy nhiên, tình trạng đau đầu này do rất nhiều nguyên nhân gây ra và tùy vào mức độ đau và tần số xuất hiện cơn mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với những trường hợp đau nhẹ, bệnh nhân có thể tự thử sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để giảm đau. Nhưng nếu sau sử dụng tình trạng không cải thiện thì bạn nên đến gặp nhân viên y tế sớm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em đi khám bác sĩ bảo đau đầu do mạch máu. Bác sĩ cho em hỏi đau đầu do mạch máu có phải đau đầu vận mạch không? Em nên uống thuốc gì cho hợp lý và tránh tái phát? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Say xe xuất phát từ những chuyển động gây kích thích lên hệ thống thần kinh tiền đình. Nói cách khác đây cũng là một tình trạng rối loạn chức năng tiền đình, không liên quan đến huyết áp hoặc tình trạng tưới máu não. Vậy nên người bình thường, không có tình trạng bệnh lý gì vẫn có thể mắc chứng say xe.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi có phải thiếu máu não hay huyết áp thấp gây say xe không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tùy vào độ dày của giác mạc mà có thể mổ lại hay không. Nếu giác mạc mỏng có thể mổ Phakic ICL. Bạn cần lưu ý gì trước khi mổ đi khám chuyên sâu để để đánh giá tình trạng mắt hiện tại.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cách đây 4 năm, cháu có mổ mắt cận thị lasik nhưng không may cháu bị tái cận lại. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi tái cận sau 4 năm mổ mắt cận thị lasik có sao không? Cháu có thể mổ cận thị lại lần 2 không? Nếu mổ được thì cháu có thể dùng những phương pháp nào? Cháu cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Khi mức cholesterol quá thấp, kéo dài có rất nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của cơ thể, bao gồm:
Nguy cơ đột quỵ xuất huyết cao hơn xảy ra khi mạch máu vỡ và chảy máu trong não;
Chứng mất trí nhớ và suy giảm trí nhớ;
Tăng nguy cơ ung thư máu và nhiễm trùng huyết;
Tăng nguy cơ mắc cúm nặng, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng da;
Nguy cơ tử vong cao hơn do nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường hô hấp;
Tăng nguy cơ lo lắng và trầm cảm;
Xu hướng tự sát;
Hành vi bạo lực và hiếu chiến gia tăng;
Tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson và ung thư;
Các nguyên nhân có thể gây ra mức cholesterol thấp bao gồm: Di truyền và điều này là phổ biến ở trẻ em dưới 1 tuổi; Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc cường giáp; Suy thượng thận; Bệnh gan; Suy dinh dưỡng; Hấp thu kém; Thiếu mangan; Bệnh bạch cầu; Chế độ ăn uống ít chất béo.
Hiện chưa có thuốc nào để tăng cholesterol toàn phần. Có thể sử dụng thuốc statin để gia tăng nồng độ HDL. Điều quan trọng cần lưu ý là thuốc statin có thể có những tác dụng phụ không mong muốn, do vậy thuốc và liều cần được điều chỉnh cho phù hợp từng cá nhân. Khi sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng bởi mức cholesterol thấp, thuốc chống trầm cảm có thể được khuyến nghị sử dụng. Bên cạnh các loại thuốc, tốt nhất vẫn là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để điều chỉnh nồng độ cholesterol. Ngay cả như thế, điều này cũng nên là quyết định dưới sự trao đổi kỹ càng với bác sĩ.
Một số thực phẩm sau đây có thể tham khảo để bổ sung cho sự cân bằng cholesterol của bạn:
Dầu ô liu: Trong dầu ô liu, các nhà khoa học tìm thấy một chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch. Dầu ô liu làm tăng HDL và làm giảm tác động xấu của LDL. Nhưng nên nhớ dầu ô liu nên sử dụng ở nhiệt độ thấp - bạn có thể sử dụng dầu trong trộn salad, chế biến nước sốt và thêm hương vị cho thực phẩm.
Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như các loại lúa mạch, yến mạch, gạo lứt, các loại đậu nguyên hạt, bắp nguyên hạt, vừng nguyên hạt... giàu chất xơ và làm tăng mức độ HDL. Nên dùng ít nhất 2 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.
Cá béo: Axit béo omega-3 được tìm thấy trong cá rất quan trọng trong việc giảm mức LDL, trong khi tăng mức HDL. Có thể chọn cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi...,và nên dùng tối thiểu 2 phần cá mỗi tuần.
Hạt chia: Hạt chia là một nguồn axit béo omega-3 và chất xơ thực vật tốt. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ hạt chia giúp tăng mức HDL và giảm LDL. Nên thêm hạt chia vào đồ ăn sáng, sữa chua, bột yến mạch hoặc sinh tố.
Quả bơ: Bơ là một trong những loại trái cây tốt nhất cho sức khỏe. Bơ chứa hàm lượng folate cao là chất béo không bão hòa đơn, nó giúp tăng mức HDL và giảm mức LDL, do đó làm giảm nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim. Hơn nữa, chúng có chất xơ giúp tiêu hóa tốt.
Rượu vang đỏ: Uống rượu vang đỏ trong chừng mực đã được chứng minh là làm tăng mức độ HDL. Ngoài ra, nó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch. Một lượng rượu vang đỏ vừa phải được định nghĩa là một ly mỗi ngày cho phụ nữ và hai ly cho nam giới.
Ngoài ra còn những cách khác để cải thiện nồng độ cholesterol của bạn:
Tập thể dục hàng ngày - Đây là một trong những cách quan trọng nhất để tăng mức HDL. Chỉ cần đi bộ nhanh trong 10 - 15 phút mỗi ngày cũng sẽ giúp tăng HDL.
Giảm cân - giúp giảm LDL và tăng HDL.
Duy trì hệ thống tiêu hóa tốt - Điều này rất cần thiết vì hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến mức cholesterol của bạn. Có thể dùng sữa chua và các thực phẩm giàu chế phẩm sinh học khác để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Năm nay tôi 42 tuổi, cao 1,56, nặng 47 kg thường xuyên bị thiếu lượng cholesterol trong máu, cholesterol toàn phần 3.3 (tiêu chuẩn 3.9 - 5.2). Vậy bác sĩ cho tôi hỏi chỉ số cholesterol toàn phần thấp có sao không? Tôi cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Việc có điều trị được hoàn toàn bệnh khớp thái dương hàm hay không phụ thuộc vào tình trạng, mức độ của bệnh.
Nếu bệnh ở giai đoạn sớm, chưa có tổn thương thực thể về khớp, chức năng nhai chưa bị ảnh hưởng nhiều thì có thể phục hồi được hoàn toàn.
Nếu bệnh đã diễn ra nhiều năm, có tổn thương về khớp (mòn chỏm lồi cầu), chức năng nhai bị ảnh hưởng nhiều (hay bị trật khớp khi nhai)... thì có thể chỉ phục hồi được ở một mức độ nhất định.
Ngoài ra, việc phục hồi còn phụ thuộc vào sự từ bỏ các thói quen xấu của người bệnh (nhai lệch 1 bên, nghiến răng, thói quen đưa hàm sang 2 bên tạo tiếng kêu khớp...).
Bạn nên đến khám chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn tốt hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi bệnh khớp thái dương hàm có thể trị khỏi hoàn toàn không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo như bạn mô tả thì có thể bạn bị viêm quanh cuống răng, áp xe cuống răng hoặc đau dây thần kinh số V...
Bạn nên đến khám chuyên khoa sớm để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Bạn nên tránh để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng phức tạp hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị đau nhức răng, chủ yếu bị về đêm và đầu sáng. Em bị cả răng hàm trên và dưới, mỗi lần lên cơn đau là kéo đau lên cả 1 nửa bên đầu. Mỗi lần bị như thế thì em uống nước lạnh hoặc ngậm viên đá lạnh là nó dịu xuống. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau nhức răng kèm đau đầu là bệnh gì? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bệnh dày sừng nang lông có thể tẩy tế bào sừng bằng Các AHA như Axit salicylic 5-10%, Azeleic 2%, ....nhưng phải có chỉ định của BS
Biện pháp điều trị tốt nhất là dùng các sản phẩm bôi AHA, và giữ ẩm cho da kèm uống Zinc và vitamin A.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị dày sừng nang lông. Vậy bác sĩ cho em hỏi người bị dày sừng nang lông có nên tẩy tế bào chết không? Em có nên tẩy bằng phương pháp vật lý không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo như bạn mô tả, bác sĩ chẩn đoán bạn bị bệnh mày đay cấp tính. Nguyên nhân gây ra gây nên bệnh này có rất nhiều nguyên nhân, và việc xác định nguyên nhân cũng thường là rất khó khăn.
Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da Liễu, để bác sĩ có chỉ định xét nghiệm tìm nguyên nhân và kê đơn thuốc điều trị cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị ngứa khoảng gần 2 tuần nay dạng như mề đay, ngứa nhiều vào buổi tối và ban đêm. Em bị ngứa nhiều vị trí khác nhau nốt tớ nốt nhỏ đều có cảm giác như gãi đến đâu ngứa đến đó từng đám. Có khi ngứa cả đêm có khi ngứa vài tiếng có khi vài phút tắm xong lúc là khỏi. Em có uống thuốc thấy đỡ nhưng dừng lại bị nhiều. Trong thời gian bị bệnh, em ăn uống sinh hoạt bình thường không dùng mỹ phẩm lạ, không ăn đồ lạ, không uống thuốc lạ. Bác sĩ cho em hỏi nổi mẩn ngứa kéo dài 2 tuần điều trị thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Khi răng bị viêm tủy thì tủy bị viêm bên trong cần phải lấy hết, hệ thống ống tủy ở giữa răng phải được làm sạch triệt để và được hàn kín lại. Công việc này gọi là chữa tủy hay hút tủy. Khi các ống tủy được làm sạch thì cục thịt lồi ra ở nướu răng cũng sẽ hết.
Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được điều trị răng ngay.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Phía trên nướu răng con có cục thịt lồi ra, con đi khám nói là bị viêm tủy răng bên trong. Vậy bác sĩ cho con hỏi viêm tủy răng bên trong phải điều trị thế nào? Con cảm ơn. |
Được giải đáp bởi
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo lý thuyết thì nếu như răng bị mất ở ngay trước răng khôn mọc thẳng thì có thể di chuyển răng khôn ra trước đến vị trí răng mất. Tuy nhiên có nhiều yếu tố quyết định việc chuyển răng có thanh công hay không.
Do bạn mô tả chưa rõ răng bị mất ở vị trí nào nên tôi không thể tư vấn cụ thể giúp bạn được. Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được khám, chụp film và được tư vấn cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 29 tuổi, không có tiền sử về bệnh. Em đã nhổ 1 răng khôn hàm dưới cho mọc lệch, gây đau nhức. Hiện tại, em đã hồi phục tốt. Em còn 1 răng khôn hàm dưới mọc thẳng và tròn răng. Do hàm dưới gần đó, em bị mất 1 răng nhai. Vậy bác sĩ cho em hỏi sau nhổ răng khôn bị đau nhức có sao không? Em có thể rời răng lại để không phải nhổ răng khôn không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Cảm giác cổ giật nhẹ bạn mô tả không rõ là bạn nhìn thấy có giật ở cổ thật sự hay là cảm giác như vậy? Bạn nói bạn kiểm soát được nó là bạn có thể điều khiển giật hay không giật ở cổ theo ý bạn hay không? Bệnh Parkinson thì khả năng thấp vì biểu hiện giật ở cổ không phải là triệu chứng điển hình của bệnh, hơn nữa Parkinson cũng thường gặp ở người có tuổi chứ rất ít gặp ở người trẻ. Nếu thực sự có động tác giật ở vùng cổ thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để tìm nguyên nhân và điều trị (nếu cần thiết).
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 20 tuổi rồi, mấy tháng gần đây em có hiện tượng ở cổ như giật nhẹ, cảm giác khó chịu như hội chứng chân không nghỉ. Mặc dù em vẫn kiểm soát được nó. Vậy bác sĩ cho em hỏi cảm giác cổ giật nhẹ có phải mắc bệnh parkinson không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Nhức đầu phía sau nửa đầu phải, đau đỉnh đầu có thể chỉ là một triệu chứng đau đầu thông thường, một thể bệnh đau đầu nguyên phát lành tính, hoặc có thể là biểu hiện một bệnh lý phức tạp hơn. Với các triệu chứng bạn mô tả như vậy hiện chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân.
Do vậy, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, có thể cần chụp MRI sọ não, để chẩn đoán nguyên nhân bệnh và điều trị phù hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em hay nhức đầu, đau phía sau nửa đầu phải, đau đỉnh đầu. Bác sĩ cho em hỏi hay nhức kèm đau phía sau nửa đầu có nghiêm trọng không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn mắc chứng rối loạn giấc ngủ, mức độ khá nặng vì đến 5 - 6h sáng mới ngủ được, ngoài ra có kèm theo chóng mặt, có thể có rất nhiều nguyên nhân. Mỗi trường hợp cần các thuốc và phương pháp điều trị khác nhau.
Trong mọi trường hợp thì người bệnh đều không nên tự mua thuốc ngủ để uống, vì nguy cơ lạm dụng thuốc, gây nghiện mà có thể lại không hiệu quả. Bạn cần đi khám chuyên khoa Thần kinh để được chẩn đoán chính xác và kê đơn thuốc phù hợp.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em thường xuyên bị mất ngủ, phải đến 5 - 6h sáng mới ngủ được. Em cũng thường xuyên bị chóng mặt. Vậy bác sĩ cho em hỏi thường xuyên mất ngủ kèm chóng mặt có sao không? Em có nên mua thuốc ngủ uống không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Nếu người đang có thai, thường khi thai 25 - 26 tuần, bác sĩ cho làm nghiệm pháp dung nạp glucose, với uống 75g glucose, sau đó xét nghiệm glucose lần lượt: Lần 1 đói (lúc chưa uống đường), glucose lần 2 sau 1h, và lần 3 sau 2h. Nếu nghiệm pháp bình thường: Glucoe lần 1 < 5,3 mmol/l, lần 2 < 10.1 mmol/l, lần 3 < 8,7 mmol/l . Nếu chỉ cần rối loạn 1 trong 3 lần thì người đó bị đái đường thai kỳ.
Trường hợp của bạn lần 3: 10 mmol/l bất thường là đã bị đái đường thai kỳ. Đối với đái đường thai kỳ, bạn nên thực hiện chế độ ăn kiêng ngọt không đường, hạn chế tinh bột, năng vận động thể dục , xét nghiệm đường máu lúc đói và sau ăn 2h , mỗi tháng. Trường hợp đường máu không ổn định thì có chỉ định dùng insulin chích, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ không rõ trường hợp của bạn có phải do có thai không? Đối với tiểu đường thai kỳ thì sau khi sinh hầu hết đường máu bình thường trở lại.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em đi xét nghiệm đường huyết glucose l1 là 4.65, glucose l2 là 8.65, glucose l3 là 10.0. Bác sĩ bảo em bị đái tháo đường. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị đái tháo đường như thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị tiểu buốt và ra máu, đây là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu gợi ý bệnh viêm bàng quang xuất huyết. Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ, do cấu trúc giải phẫu niệu quản ngắn, gần vùng hậu môn.
Việc điều trị nhiễm trùng đường tiểu cũng đơn giản, chủ yếu là kháng sinh, và điều trị nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu không điều trị tích cực, nhiễm trùng có thể lan lên từ bàng quang lên thận gây viêm thận bể thận, bệnh cảnh sẽ năng lên.
Do vậy, người bệnh phải đi khám sớm, để bác sĩ chuyên khoa nội tiết niệu khám xét, cần thiết làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, hoặc cần thiết cấy vi khuẩn, để có hướng chọn lựa kháng sinh cho điều trị. Bạn nên uống nhiều nước trong ngày, vệ sinh sính dục tốt, tránh nín tiểu.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị đi tiểu buốt và ra máu hồng. Bác sĩ cho em hỏi tiểu buốt kèm ra máu hồng là bệnh gì? Em nên uống thuốc gì để điều trị? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tình trạng của bạn tiểu rắt, tiểu lắt nhắt nhiều lần, cảm giác như tiểu không hết,đau vùng hạ vị. Đây là trường hợp bị nhiễm trùng đường tiểu, khả năng viêm bàng quang.
Nguyên nhân của nhiễm trùng đường tiểu có nhiều, như: Sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt, đái đường, bàng quang thần kinh,.... Việc điều trị đơn giản, chủ yếu dùng kháng sinh, điều trị nguyên nhân, nhưng nếu không điều trị, tình trạng nhiễm trùng lan lên trên gây viêm thận bể thận, bệnh sẽ phức tạp hơn.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em đi tiểu nhiều lần mà tiểu không hết, em cũng hay đau bụng dưới ở bên trái. Vậy bác sĩ cho em hỏi tiểu nhiều lần kèm đau bụng dưới là bệnh gì? Có phải em bị viêm đường tiết niệu không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Suy thận mãn là tình trạng suy giảm chức năng thận từ từ trải qua 1 thời gian dài từ 5 - 10 năm hoặc lâu hơn. Hiện nay, người ta chia suy thận mãn làm 5 giai đoạn dựa trên độ lọc cầu thận, suy thận mãn giai đoạn 1 - 2- nhẹ; Giai đoạn 4 - 5 là giai đoạn cuối, điều trị lúc này cần phương pháp điều trị thay thế thận như: Chạy thận nhân tạo, hoặc lọc màng bụng liên tục, hoặc ghép thận. Đối với giai đoạn 3 là giai đoạn trung gian, nếu không điều trị tốt sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối.
Việc điều trị suy thận mãn chủ yếu là làm chậm sự tiến triển từ giai đoạn này sang sang giai đoạn kế. Điều trị nguyên nhân là quan trọng như đái đường, tăng huyết áp, sỏi thận,... Ngoài ra là các điều trị hỗ trợ khác, bao gồm chế độ ăn.
Nói chung, bạn nên được khám định kỳ và theo dõi với bác sĩ chuyên khoa về thân tại cơ sở y tế như AI-Doctor.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi suy thận mãn tính giai đoạn 3 có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Khi một người buồn tiểu nhưng bắt phải đi tiểu ngay không ngăn được thì được gọi là tiểu không tự chủ, Tình trạng này đã gây không ít khó chịu và bất tiện trong cuộc sống. Đây là chứng bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp ở tuổi trung niên hay ở phụ nữ. Tiểu không tự chủ có thể kèm theo các triệu chứng như, tiểu nhiều lần, đau rát khi tiểu , rò rỉ nước tiểu.
Nguyên nhân gây tiểu không tự chủ thường gặp:
Nhiễm trùng đường tiểu.
Thuốc lợi tiểu, cà phê, bia rượu.
Những rối loạn vùng cơ sàn chậu.
Táo bón kéo dài...
Tình trạng của bạn, bác sĩ khuyên bạn nên đến cơ sở y tế như AI-Doctor để khám xét, xác định bệnh và nguyên nhân mà điều trị. Tất nhiên nên đến bác sĩ chuyên khoa nội hay ngoại tiết niệu, phải khám trực tiếp , cần thiết sẽ làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm... để xác định nguyên nhân mà có kế hoạch điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em gặp tình trạng khó kiểm soát khi buồn tiểu. Khi buồn tiểu là em phải đi liền, không ngăn được và tiểu nhiều lần trong ngày, đêm có khi trên 2 lần, cảm giác cứ như muốn đi tiểu liền khi tiếp xúc với nước. Vậy bác sĩ cho em hỏi tiểu không tự chủ nguyên nhân do đâu? Cách điều trị thế nào? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Tiểu buốt, rắt biểu hiện tình trạng đường tiểu (thường gặp là đường tiểu dưới) đang bị kích thích. Nguyên nhân hay gặp do nhiễm trùng, thay đổi PH nước tiểu, uống ít nước hoặc ở nữ tiền mãn kinh hoặc sau mãn kinh.
Tình trạng của bạn nên khám bệnh, xét nghiệm nước tiểu, máu, siêu âm bụng (đánh giá bàng quang, sỏi tiết niệu) để có chẩn đoán chính xác và điều trị đúng.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho cháu hỏi tiểu buốt kèm tiểu rắt là dấu hiệu bệnh gì? Cháu có đi mua thuốc uống thì người ta kê cho cháu đơn thuốc viêm đường tiết niệu, cháu uống được mấy ngày nhưng không thấy tình trạng tiểu buốt giảm. Nước tiểu cháu vẫn bình thường, không bị đục. Mong bác sĩ tư vấn, cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp nhiều khả năng bạn có vấn đề ở cột sống cổ, gây ra rối loạn thần kinh thực vật (mặt bừng nóng) và rối loạn giấc ngủ. Vậy tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện nơi có bác sĩ chuyên khoa Thần kinh và phương tiện chẩn đoán đầy đủ (MRI, CT) để xác định chẩn đoán, từ đó sẽ có kế hoạch điều trị cụ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em đang mất ngủ tầm 1 tuần trở lại đây, đứng dậy thì thấy không sao, nhưng nằm xuống như ngủ thì lại nhói đầu, đau dây chằng ở cổ sau, mặt thì cứ bừng bừng nóng. Vậy bác sĩ cho em hỏi mất ngủ kèm đau dây chằng ở cổ sau là bệnh gì? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn bị đau đầu vận mạch, theo bác sĩ thì có thể chữa được, nếu đảm bảo không có tổn thương thực thể đáng kể trong não, vì tùy theo nguyên nhân mà điều trị. Nếu đúng là chỉ “đau đầu vận mạch”, cần điều trị kết hợp: dùng thuốc, thay đổi lối sống, ăn uống thích hợp sẽ hạn chế được tần suất cơn đau, mức độ đau và có thể dùng thuốc dự phòng. Nếu có thể bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh sẽ giúp bạn thoát khỏi căn bệnh này.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em là dân văn phòng 28 tuổi. Bác sĩ cho em hỏi đau đầu vận mạch có điều trị được không? Em bị 6 tháng nay có uống thuốc giảm đau nhưng không khỏi. Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp nhiều khả năng bạn bị nhức đầu do mạch máu, thường là do căn nguyên mạch máu co giãn bất thường gây nên, có thể do căng thẳng, chế độ ăn uống, hoặc các căn nguyên nguy hiểm khác trong não (dị dạng mạch não,...).
Vì thời gian bị bệnh mới chỉ 2 ngày, dấu hiệu mới chỉ có đau đầu, chưa có các dấu hiệu khác kèm theo như chóng mặt, buồn nôn, sợ ánh sáng, tiếng động,... có giảm đau khi dùng thuốc giảm đau thông thường hay không,.. nên nếu chưa thể đến được bệnh viện để thăm khám thì mình có thể dùng thuốc giảm đau thông thường (paracetamol nếu không bị dị ứng), điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt.
Nếu vẫn còn đau đầu thì bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa Thần kinh để thăm khám.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Hai ngày nay, tự nhiên em bị đau đầu (ở phần trán), cảm giác như mạch máu giật, đau nhiều rồi giảm dần, thành hơi nhưng nhức. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau đầu nhiều ở phần trán là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Các triệu chứng hắt xì, chảy dịch mũi trong, nghẹt mũi gợi ý tình trạng viêm mũi dị ứng, tuy vậy nếu bạn xuất hiện triệu chứng mất mùi thì cần khám, nội soi mũi xoang kiểm tra để tầm soát một số bệnh lý gây mất mùi như polyp mũi xoang, u vùng mũi, khứu giác. Trong trường hợp không ghi nhận các bệnh lý u hoặc polyp vùng mũi xoang thì bạn nên điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng và theo dõi mức độ cải thiện tình trạng mất mùi sau điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em có triệu chứng hắt xì, chảy dịch mũi trong, nghẹt mũi vào ban đêm, cũng gần 1 năm. Mấy tháng gần đây, em bị mất mùi, không gửi được mùi trừ khi vận động thể thao mới gửi được 1 chút rồi bị mất lại. Vậy bác sĩ cho em hỏi chảy dịch mũi trong kèm nghẹt mũi ban đêm là bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Các triệu chứng ho, ngứa họng, nhảy mũi thường xuyên gợi ý tình trạng viêm mũi họng dị ứng. Trong trường hợp các triệu chứng trên thường xuyên và kéo dài thì bạn nên cân nhắc điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, các biện pháp như súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày kết hợp với uống nước ấm cũng có thể cải thiện một phần tình trạng trên.
Bạn nên đến phòng khám Tai mũi họng để bác sĩ khám kiểm tra và tư vấn điều trị hiệu quả tình trạng ho, ngứa họng, nhảy mũi thường xuyên.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Cháu bị ho thường xuyên, cứ từng cơn 1, có khi thấy ngứa họng rồi hắt xì với lại về đêm thỉnh thoảng lại ho. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi ho thường xuyên kèm ngứa họng điều trị thế nào? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị hôi miệng, đánh răng ngày 4 - 5 ngày vẫn không sạch. Hôi miệng do nhiều nguyên nhân: Thứ nhất là vi khuẩn, thức ăn, thuốc lá, rượu, bia, viêm nướu, sâu răng, nhiễm trùng xoang, amidan, thực quản - dạ dày.
Bạn nên đến phòng khám răng bệnh viện để được thăm khám xác định nguyên nhân gây hôi miệng để điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị hôi miệng. Ngày em đánh răng 4 - 5 lượt xong vẫn có cảm giác có mùi. Lưỡi mặc dù đánh sạch ngày 2 lần nhưng vẫn bị bám trắng. Mùi nặng khó chịu nhất là khi sáng thức dậy. Vậy bác sĩ cho em hỏi hôi miệng kèm lưỡi có mảng trắng phải khắc phục thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Ngủ ngáy xảy ra khi dòng khí được hít thở qua mũi và miệng bị ngăn cản hoặc tắc nghẽn bởi nhiều yếu tố. Có thể do viêm xoang, viêm mũi dị ứng, do biến dạng mũi như lệch vách ngăn; do các vấn đề trong cơ vùng họng và cơ lưỡi; do lạm dụng bia rượu hoặc thuốc ngủ, béo phì, Viêm Amygdale,...
Bạn nên hạn chế: Căng thẳng,thức ăn mặn, béo, tinh bột, thịt đỏ, rượu bia, thuốc lá (nếu có); chia nhỏ bữa ăn; tăng cường rau, cá, thịt nạc trắng( heo, gà, ếch,...), tập thể dục đều hàng ngày ít nhất nửa giờ.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Năm nay, con 18 tuổi và ngủ hay bị ngáy to. Bác sĩ cho con hỏi cải thiện ngủ ngáy to như thế nào? Con cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn có thể giặt chung với quần áo của người HIV, nếu quần áo của người HIV có dính máu, mủ, tinh dịch của người nhiễm HIV, bạn nên ngâm riêng trong dung dịch Javen, sau đó giặt quần áo riêng bằng xà phòng.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho cháu hỏi có nên giặt quần áo chung với người nhiễm HIV/ AIDS không? Cháu cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn tiếp xúc với người bệnh thủy đậu có nguy cơ mắc thủy đậu, bệnh thủy đậu lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp, lây qua đường không khí.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho con hỏi tiếp xúc với người mới mắc thủy đậu có lây nhiễm không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Chảy máu cam thường do nhiều nguyên nhân. Có thể chảy máu mũi trước (90% các trường hợp), hoặc chảy máu mũi sau, ít gặp hơn. Các nguyên nhân có thể do tổn thương các mạch máu tại xoang mũi do tác động cơ học như ngoáy mũi, hắt hơi mạnh, yếu tố làm dễ như: Thời tiết khô, lạnh hoặc quá nóng gây giãn mạch máu, mạch máu mẫn cảm và dễ vỡ. Các nhiễm trùng gây viêm tại chỗ: viêm mũi, viêm xoang, viêm loét mũi,...
Các khối u trong mũi: u mạch máu dưới mũi, polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm họng, ung thư vòm họng,...
Các bệnh lý toàn thân: Bị rối loạn đông máu kèm theo các bệnh cấp tính: cúm, sởi, thủy đậu, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét,...Bệnh về máu: xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, rối loạn chảy máu, giảm prothrombine, giãn mao mạch,...Thiếu vitamin C, K, Sử dụng nhiều chất hóa học như cocain, aspirin, amoniac, thuốc kháng viêm, thuốc xịt mũi và một số thuốc gây dị ứng.
Vì thế, bạn nên khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được khám và chẩn đoán chính xác căn nguyên của tình trạng chảy máu cam, điều trị đúng để tránh các biến chứng.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Phụ nữ 40 tuổi thường chảy máu cam. Những hôm thấy mệt thì dễ bị. Vậy bác sĩ cho em hỏi thường xuyên chảy máu cam là biểu hiện bệnh gì? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Trường hợp của bạn thì việc khám trực tiếp là rất quan trọng. Đau có thể tại chỗ từ bệnh lý của mắt hoặc đau do ảnh hưởng từ một cơ quan khác như bệnh lý toàn thân, đau đầu trong các bệnh lý xoang, bệnh lý thần kinh... Các thông tin bạn cung cấp lại rất hạn chế.
Vì thế, bạn nên khám bệnh trực tiếp với bác sĩ để được khám và chẩn đoán xác định, từ đó có hướng điều trị phù hợp, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em bị đau đầu nhức mắt từ hôm qua, không có ho, không hắt xì, chỉ một cái, không bị sổ mũi. Em chỉ đau đầu hai bên thái dương, hốc mắt lúc đảo qua lại thì đau nhức. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau đầu nhức mắt là dấu hiệu của bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Hiện tượng bóng đè, hay là chứng liệt do ngủ (sleep paralysis) xảy ra ngay trước khi ngủ hay ngay khi thức giấc, người bệnh cảm thấy bị liệt toàn thân, tỉnh táo mà không thể cử động được chân tay, giống như mình bị ma quỷ đè vậy. Có thể nghe hoặc nhìn thấy ảo giác ghê sợ. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục. Tuy nhiên, lúc đó, ý thức của con người đã hoàn toàn tỉnh táo, nhưng lại có cảm giác tê liệt và bị bóng đè.
Bóng đè không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây lo lắng. Trừ khi bệnh nặng, nói chung đây không được xem là bệnh lý cần điều trị, chỉ cần giảm bớt stress và ngủ đủ giấc.
Trường hợp tình trạng bóng đè ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, nên khám bệnh ở chuyên khoa tâm thần kinh để được tư vấn và điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em thường xuyên bị bóng đè, và mỗi lần đều bị lâu. Bác sĩ cho em hỏi thường xuyên bị bóng đè cần khắc phục thế nào? Em cần dùng thuốc gì để can thiệp không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Mụn trong ống tai gây đau tai, ù tai khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng viêm tai ngoài. Đây là hiện tượng sinh lý bệnh bình thường, do tổ chức da ống tai ngoài có những tuyến bã, khi tắc tuyến bã sẽ hình thành mụn. Bạn nên vệ sinh tai hợp lý, tránh ráy tai thường xuyên.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Hiện tại, em bị mọc mụn sưng đỏ trong ống tai gây đau nhức khó chịu, nó lên mụn trong tai nhiều lần. Vậy bác sĩ cho em hỏi mọc mụn sưng đỏ trong ống tai gây đau nhức là bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Nếu 1 bên mắt sưng đỏ nhưng không đau, có ngứa khả năng có thể dị ứng, bạn cần đưa em đến khám tại bác sĩ chuyên khoa Mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em của em một bên mắt bị sưng đỏ không đau nhưng có cảm giác ngứa nhẹ, sưng không mở được mắt, chỉ ti hí. Vậy bác sĩ cho em hỏi mắt sưng đỏ kèm ngứa mắt có sao không? Phương pháp điều trị thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Trường hợp bạn có thể di dời răng số 8 được nhưng trường hợp này khó, phức tạp. Bạn nên đến phòng khám răng hàm mặt bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 29 tuổi, không có tiền sử về bệnh. Em đã nhổ 1 răng khôn hàm dưới do mọc lệch, gây đau nhức. Hiện tại, em đã hồi phục tốt. Em còn 1 răng khôn hàm dưới mọc thẳng và tròn răng. Do hàm dưới gần đó em bị mất 1 răng nhai. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau nhức sau nhổ răng khôn hàm dưới có sao không? Em có thể di dời răng để không phải nhổ răng khôn không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị sưng đau dưới hàm, nhai và mở miệng khó. Bạn nên đến phòng khám răng hàm mặt bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán, chụp phim và điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 21 tuổi. Hiện em đang có triệu chứng đau dưới hàm. Sưng 1 bên má nuốt nước bọt khó, nhai và mở miệng khó, có biểu hiện bị sốt nhẹ. Người lúc nào cũng trong trạng thái mệt. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau dưới hàm, khó nhai kèm sốt có sao không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn nhổ răng số 8 được 5 tuần mà vẫn còn đau, bạn nên đến phòng khám răng hàm mặt bệnh viện để được thăm khám và điều trị cho chính xác.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em nhổ răng số 8 được 5 tuần mà vẫn rất đau, thậm chí ê buốt nửa hàm phía bên nhổ răng. Em đi khám bác sĩ nhổ răng bảo vết nhổ không sao nhưng em thấy đau, giật nửa bên mặt. Vậy bác sĩ cho em hỏi đau ê buốt hàm sau khi nhổ răng số 8 có sao không? Em cảm ơn. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Loạn năng khớp thái dương hàm là rối loạn liên quan đến các cơ nhai, đến khớp thái dương hàm hoặc cả hai. Nhưng vỡ biểu hiện của căn bệnh này thường không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí có người tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu phát hiện chậm sẽ rất khó điều trị và gây ra nhưng khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em mỗi lần há miệng to bị đau hàm, nhai đồ ăn thì bị đau. Em đi khám nha khoa một lần thì bác sĩ bảo bị rối loạn thái dương hàm. Bác sĩ bảo về hạn chế nhai đồ dai cứng, nếu bị đau nhiều thì mua thuốc giảm đau. Vậy bác sĩ cho em hỏi điều trị rối loạn thái dương hàm như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị viêm quanh răng nha chu viêm. Bạn nên đến phòng khám răng hàm mặt bệnh viện để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra bệnh nha chu và điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Bác sĩ cho em hỏi bệnh viêm quanh răng (viêm nha chu) điều trị như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn há miệng nghe tiếng kêu ở khớp thái dương hàm, bạn bắt đầu có triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm, bạn nên ăn nhai đều hai bên phải trái. Bạn nên đến phòng khám răng hàm mặt bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em há miệng to nghe tiếng kêu khớp bên trái hàm. Em ăn uống bình thường không đau hay sưng viêm gì, chỉ nghe tiếng kêu khớp hàm thôi. Vậy bác sĩ cho em hỏi há to miệng có tiếng kêu khớp ở thái dương hàm có sao không? Em cảm ơn bác sĩ. |
Chào bạn,
Để trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bạn bị hôi miệng được 06 năm, ngày càng hôi bạn nên đến phòng khám răng hàm mặt bệnh viện để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây hôi miệng và điều trị.
Trân trọng! | Chào bác sĩ,
Em năm nay 31 tuổi. Em bị hôi miệng được 6 năm nay rồi, giờ ngày càng hôi nặng. Vậy bác sĩ cho em hỏi hôi miệng kéo dài 6 năm là bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ. |
Vietnamese-Medical-QA is a question-answering dataset in the healthcare domain, collected from edoctor and vinmec.
from datasets import load_dataset
# Load dataset from huggingface
qa_dataset = load_dataset("hungnm/vietnamese-medical-qa")
# print a QA example
print(qa_dataset['train'][0])
{
"question": "Chào bác sĩ,\nRăng cháu hiện tại có mủ ở dưới lợi nhưng khi đau cháu sẽ không ngủ được (quá đau). Tuy nhiên chỉ vài ngày là hết mà thỉnh thoảng nó lại bị đau. Chị cháu bảo là trước chị cháu cũng bị như vậy chỉ là đau răng tuổi dậy thì thôi. Bác sĩ cho cháu hỏi đau răng kèm có mủ dưới lợi là bệnh gì? Cháu có cần đi chữa trị không? Cháu cảm ơn.",
"answer": "Chào bạn,\nĐể trả lời câu hỏi trên, bác sĩ xin giải đáp như sau:\nRăng bạn hiện tại có mủ dưới lợi gây đau nhức nhiều. Bạn có thể đến phòng khám răng hàm mặt bệnh viện để được thăm khám, chụp phim và tư vấn cho bạn được chính xác\nTrân trọng!"
}
Version Details:
Update Plan: We will keep updating as we gather additional data.
This dataset can be used for any purpose, whether academic or commercial, under the terms of the Apache 2.0 License.
@misc{vietnamese-medical-qa,
title={Vietnamese Medical QA: Question Answering dataset for medical in Vietnamese},
author={Hung Nguyen},
year={2024},
}