url
stringlengths
47
237
tags
sequencelengths
0
8
question
stringlengths
10
547
answer
stringlengths
23
10.7k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-sat-trong-mau-bao-nhieu-la-binh-thuong-vi
[ "Xét nghiệm sắt", "Thừa sắt", "Thiếu máu thiếu sắt", "Sắt", "Thiếu máu" ]
Chỉ số sắt huyết thanh bình thường ở nam giới là bao nhiêu?
Bình thường Sắt huyết thanh Nam: 70 - 175 mcg / dL hoặc 12,5 - 31,3 micromole mỗi lít (mcmol / L).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-sat-trong-mau-bao-nhieu-la-binh-thuong-vi
[ "Xét nghiệm sắt", "Thừa sắt", "Thiếu máu thiếu sắt", "Sắt", "Thiếu máu" ]
Nồng độ sắt huyết thanh cao bất thường ở nam giới là bao nhiêu?
Nồng độ sắt cao bất thường sẽ ở mức trên 198 mcg / dL đối với nam và trên 170 mcg / dL đối với nữ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-van-chuyen-co2-trong-mau-vi
[ "CO2", "Phân áp oxy", "Phân áp CO2", "Nồng độ CO2 trong máu", "Hô hấp" ]
CO2 trong máu được vận chuyển như thế nào?
Trong quá trình chuyển hóa, CO2 sinh ra trong tế bào, do tính khuếch tán cao, CO2 trong máu động mạch đi qua mao mạch mô chỉ trong giây lát rồi trở về tĩnh mạch. Trong huyết tương, CO2 được chuyên chở dưới ba dạng: CO2 hòa tan, CO2 tạo các hợp chất cacbamin với protein huyết tương và CO2 thủy hóa thành H2CO3 khi phân ly.Trong hồng cầu, CO2 cũng ở ba dạng tương tự nhưng với tỷ lệ khác nhau. CO2 được vận chuyển về phổi và thải ra ngoài mỗi phút từ 200ml (lúc nghỉ) đến 8.000 ml (lúc vận động mạnh).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-van-chuyen-co2-trong-mau-vi
[ "CO2", "Phân áp oxy", "Phân áp CO2", "Nồng độ CO2 trong máu", "Hô hấp" ]
Phân áp CO2 ảnh hưởng đến sự vận chuyển CO2 trong máu như thế nào?
Phân áp CO2: Lượng CO2 toàn phần trong máu phụ thuộc chủ yếu vào phân áp CO2 trong máu. Phân áp CO2 tăng làm tăng lượng CO2 trong máu và ngược lại.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/su-van-chuyen-co2-trong-mau-vi
[ "CO2", "Phân áp oxy", "Phân áp CO2", "Nồng độ CO2 trong máu", "Hô hấp" ]
Trong trường hợp bệnh nhân hen phế quản hoặc COPD suy hô hấp nặng, việc chỉ định thở O2 liều cao có thể gây ra tác động nào?
Nồng độ CO2 bình thường trong máu có tác dụng duy trì nhịp hô hấp. Nồng độ CO2 tăng lên làm tăng hô hấp. Trong những trường hợp bệnh nhân hen phế quản hoặc COPD suy hô hấp nặng nếu chỉ định thở O2 liều cao sẽ làm giảm nhanh chóng nồng độ CO2 trong máu sẽ gây ức chế trung tâm hô hấp và ngưng thở ở bệnh nhân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-ky-thuat-chup-cat-lop-vi-tinh-mach-mau-nao-vi
[ "Chụp CT", "Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não", "Chụp cắt lớp vi tính", "mạch máu não", "Dị dạng mạch máu não", "Phình mạch máu não" ]
Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não là kỹ thuật gì và nó được sử dụng để chẩn đoán những bệnh lý nào?
Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn giúp khảo sát các mạch máu não. Bằng phương pháp tiêm vào máu một lượng thuốc cản quang, sau đó sử dụng một máy quét để thu lại các hình ảnh của mạch máu và tái tạo hình ảnh đó bằng phần mềm ảnh 3 chiều trên máy tính.Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh lý mạch máu não, chụp cắt lớp vi tính mạch máu não có thể chẩn đoán được các bệnh lý như dị dạng mạch máu não, phình mạch não, phình mạch máu não vỡ gây xuất huyết não, thông động mạch cảnh xoang hang, hay các trường hợp nhồi máu não do tắc động mạch não hay xoang tĩnh mạch,...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-ky-thuat-chup-cat-lop-vi-tinh-mach-mau-nao-vi
[ "Chụp CT", "Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não", "Chụp cắt lớp vi tính", "mạch máu não", "Dị dạng mạch máu não", "Phình mạch máu não" ]
Những trường hợp nào được chỉ định chụp cắt lớp vi tính mạch máu não?
Chỉ định chụp cắt lớp vi tính mạch máu não:Các trường hợp nghi bất thường mạch máu não như chảy máu dưới nhện, chảy máu nhu mô não, chảy máu não thất...Dị dạng mạch máu não, động kinh nghi do dị dạng mạch máu nãoĐột quỵ nhồi máu não.Rò động tĩnh mạch màng cứng, thông động mạch cảnh xoang hang.Huyết khối tĩnh mạch, xoang tĩnh mạch não.Các trường hợp dị dạng mạch máu vùng da đầu.Các trường hợp u màng não cần đánh giá nguồn mạch nuôi u...Theo dõi sau điều trị bệnh lý mạch máu não. Trong trường hợp có kim loại (vật liệu sau nút mạch hoặc chỉ phẫu thuật) có thể gây nhiễu với các máy chụp thông thường, thì với máy chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng (hay phổ) lại có thể khử nhiễu và đánh giá được vùng quanh vật liệu kim loại đó (ở BV Vinmec Time City có máy chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng có thể làm được việc này).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-ky-thuat-chup-cat-lop-vi-tinh-mach-mau-nao-vi
[ "Chụp CT", "Chụp cắt lớp vi tính mạch máu não", "Chụp cắt lớp vi tính", "mạch máu não", "Dị dạng mạch máu não", "Phình mạch máu não" ]
Những nguy cơ tai biến nào có thể xảy ra khi chụp cắt lớp vi tính mạch máu não?
Một số tai biến có thể xảy ra do tiêm thuốc cản quang như:Sốc phản vệ: Sau khi tiêm thuốc, trong vòng khoảng 1 giờ xuất hiện các triệu chứng như ngứa, mày đay, phát ban, phù mạch, nôn, co thắt phế quản gây khó thở, thở rít, phù thanh quản gây khó thở, rút lõm lồng ngực, tụt huyết áp, sốc, bệnh nhân có thể mất ý thức. Cần xử trí theo phác đồ chống sốc phản vệ của bộ y tế.Suy thận do thuốc cản quang: Là tình trạng xuất hiện suy thận cấp hoặc tăng mức độ suy thận xuất hiện sau khi sử dụng thuốc cản quang, trong đó cần loại trừ các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến chức năng thận. Thường xuất hiện trong vòng khoảng 3 ngày sau khi sử dụng thuốc cản quang. Biểu hiện là tăng creatinin huyết thanh trên 25% hoặc 44 μmol/l (0.5 mg/dl)Cơn bão giáp: Là một tình trạng nặng, nguy hiểm đến tính mạng trên những bệnh nhân đang bị bệnh lý cường tuyến giáp. Chính vì vậy việc khai báo tiền sử bệnh tật trước khi chụp tuyến giáp là rất cần thiết.Nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi nên những đối tượng là phụ nữ có thai, nhất là thai trong 3 tháng đầu thai kỳ cần cân nhắc kỹ trước khi chụp và khi chụp thường có áo bằng chì để bảo vệ vùng bụng.Một số trường hợp có phản ứng giống dị ứng như cảm thấy ngứa nhẹ, tuy nhiên các phản ứng này thường nhanh chóng biến mất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nghiem-phap-kich-thich-acth-acth-stimulation-test-vi
[ "Nghiệm pháp kích thích ACTH", "Xét nghiệm cortisol máu", "Bệnh Addison", "Suy vỏ thượng thận", "Bệnh Cushing", "Chẩn đoán hình ảnh" ]
Nghiệm pháp kích thích ACTH được thực hiện như thế nào?
2.1 Nghiệm pháp sẽ được thực hiện như sau: Lấy 01 mẫu máu tĩnh mạch Tiêm ACTH (tiêm bắp tay, ACTH loại tổng hợp) Lấy các mẫu máu tĩnh mạch sau 30 phút hoặc 60 phút hoặc ở 2 thời điểm nêu trên (tùy thuộc lượng ACTH được tiêm) 2.2 Các xét nghiệm được thực hiện trong nghiệm pháp Định lượng ACTH: thường được thực hiện trước khi tiến hành nghiệm pháp. Với các mẫu máu lấy trong nghiệm pháp: Định lượng Cortisol, Aldosteron, 17OH-progesterone (Tùy theo từng mục đích chẩn đoán). Cùng với xét nghiệm máu, định lượng cortisol và 17-ketosteroids nước tiểu có thể cũng được thực hiện (Mẫu nước tiểu 24 giờ).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nghiem-phap-kich-thich-acth-acth-stimulation-test-vi
[ "Nghiệm pháp kích thích ACTH", "Xét nghiệm cortisol máu", "Bệnh Addison", "Suy vỏ thượng thận", "Bệnh Cushing", "Chẩn đoán hình ảnh" ]
Người bệnh cần chuẩn bị như thế nào để thực hiện nghiệm pháp kích thích ACTH?
Cần hạn chế vận động và ăn thức ăn có hàm lượng cao carbohydrate (nhóm bột, đường) trong khoảng 12 đến 24 giờ trước khi thực hiện nghiệm pháp. Có thể cần nhịn ăn 6 giờ trước khi thực hiện nghiệm pháp. Tạm thời ngừng dùng các thuốc (ví dụ như hydrocortisone) có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm cortisol máu. Nên biết một số thông tin: Khi lấy máu xét nghiệm/khi tiêm có thể gây đau ít/nhiều. Một số người cảm thấy đỏ bừng, lo lắng hoặc buồn nôn sau khi tiêm ACTH. Nếu làm xét nghiệm bằng mẫu nước tiểu 24 giờ thì cần phải thu thập đầy đủ toàn bộ lượng nước tiểu (vì kết quả xét nghiệm sẽ là kết quả đo được/lít nhân với thể tích nước tiểu, đồng thời có thể nồng độ bài tiết chất cần xét nghiệm ra nước tiểu sẽ không giống nhau ở tất cả mọi lúc).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nghiem-phap-kich-thich-acth-acth-stimulation-test-vi
[ "Nghiệm pháp kích thích ACTH", "Xét nghiệm cortisol máu", "Bệnh Addison", "Suy vỏ thượng thận", "Bệnh Cushing", "Chẩn đoán hình ảnh" ]
Nghiệm pháp kích thích ACTH có thể được sử dụng để đánh giá những vấn đề gì?
Nghiệm pháp kích thích ACTH giúp đánh giá xem tuyến thượng thận hay tuyến yên bình thường. Nghiệm pháp thường được làm khi có những biểu hiện nghi ngờ bệnh lý tuyến thượng thận, chằng hạn như bệnh Addison do suy vỏ thượng thận hay do thiếu hormon tuyến yên; bệnh Cushing (do tuyến yên tiết quá nhiều ACTH) hoặc hội chứng Cushing (do cường vỏ thượng thận),... Nghiệm pháp cũng được sử dụng để đánh giá sự hồi phục của tuyến yên và tuyến thượng thận sau điều trị. Là tiêu chuẩn vàng để đánh giá mức độ bệnh tăng sản tuyến thượng bẩm sinh ở những trường hợp khó.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/6-tac-dung-phu-neu-ban-bo-sung-qua-nhieu-vitamin-d-vi
[ "Hấp thụ vitamin D", "Vitamin D", "Nhiễm độc vitamin D", "Thiếu hụt vitamin D", "Vitamin D3", "Vitamin D2", "Thừa vitamin D" ]
Vitamin D đóng vai trò gì trong cơ thể?
Vitamin D có liên quan đến sự hấp thụ canxi, chức năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của xương, cơ và tim. Nó có tự nhiên trong thực phẩm và cũng có thể được sản xuất bởi cơ thể khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/6-tac-dung-phu-neu-ban-bo-sung-qua-nhieu-vitamin-d-vi
[ "Hấp thụ vitamin D", "Vitamin D", "Nhiễm độc vitamin D", "Thiếu hụt vitamin D", "Vitamin D3", "Vitamin D2", "Thừa vitamin D" ]
Làm thế nào để xác định mức độ vitamin D trong máu?
Nhiễm độc vitamin D xảy ra khi nồng độ trong máu tăng trên 150 ng / ml (375 mol / l). Vì vitamin được lưu trữ ở chất béo trong cơ thể và được giải phóng vào máu từ từ. Do đó, ảnh hưởng của độc tính có thể kéo dài trong vài tháng sau khi bạn ngừng sử dụng chất bổ sung.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/6-tac-dung-phu-neu-ban-bo-sung-qua-nhieu-vitamin-d-vi
[ "Hấp thụ vitamin D", "Vitamin D", "Nhiễm độc vitamin D", "Thiếu hụt vitamin D", "Vitamin D3", "Vitamin D2", "Thừa vitamin D" ]
Liều lượng vitamin D3 tối ưu để bổ sung là bao nhiêu?
Mặc dù mức vitamin D là 30 ng / ml (75mmol / l) thường được coi là đầy đủ, và lượng Vitamin D khuyến nghị duy trì mức 40 - 80ml (100 - 200mmol / l). Nếu lượng vitamin D trên 100 ng / ml (250 mmol / l) có thể có hại. Ngày càng có nhiều người bổ sung vitamin D. Nhưng hiếm khi thấy người có lượng vitamin này trong máu rất cao. Một nghiên cứu gần đây đã xem xét dữ liệu từ hơn 20.000 người trong khoảng thời gian 10 năm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có 37 người có mức trên 100 ng / ml (250mmol / l). Chỉ có một người có độc tính thực sự, ở mức 364 ng / ml (899 mmol / l). Trong một nghiên cứu trường hợp, một phụ nữ có mức 476 ng / ml (1.171nmol / l) sau khi bổ sung 186.900 IU vitamin D3 mỗi ngày trong hai tháng. Đây là con số khổng lồ gấp 47 lần giới hạn trên an toàn thường được khuyến nghị là 4.000 IU mỗi ngày. Người phụ nữ này được đưa vào bệnh viện sau khi cô cảm thấy mệt mỏi, hay quên, buồn nôn, nôn, nói chậm và xuất hiện các triệu chứng khác. Mặc dù chỉ những liều cực lớn mới có thể gây độc tính nhanh, nhưng ngay cả những người ủng hộ mạnh mẽ các chất bổ sung này cũng khuyên bạn nên giới hạn trên 10.000 IU mỗi ngày.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-nhieu-nguoi-hay-bi-chay-nuoc-mui-khi-thoi-tiet-thay-doi-vi
[ "Thời tiết thay đổi", "Cảm lạnh", "Ngứa mũi", "Chảy nước mũi", "Sổ mũi", "Viêm mũi dị ứng" ]
Nguyên nhân nào khiến lớp niêm mạc trong hốc mũi bị kích thích và dẫn đến chảy nước mũi?
Cấu trúc hốc mũi được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt niêm mạc lại được bao phủ một lớp thảm nhầy có chức năng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn gây hại. Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, khối u, dị vật,... làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô hoạt động mạnh hơn khiến cho dịch tiết nhiều hơn bình thường và tạo nên hiện tượng chảy nước mũi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-nhieu-nguoi-hay-bi-chay-nuoc-mui-khi-thoi-tiet-thay-doi-vi
[ "Thời tiết thay đổi", "Cảm lạnh", "Ngứa mũi", "Chảy nước mũi", "Sổ mũi", "Viêm mũi dị ứng" ]
Tại sao khi thời tiết thay đổi, nhiều người lại bị chảy nước mũi?
Mũi có 2 chức năng chính là làm ấm không khí và lọc vi khuẩn trước khi đưa vào phổi. Hai chức năng này được thực hiện nhờ lông mũi và các chất nhầy trong khoang mũi.Giao mùa, nắng mưa thất thường, thay đổi thời tiết tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gia tăng trong khi cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó sẽ dẫn đến các triệu chứng về đường hô hấp như viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi, và đặc biệt là chảy nước mũi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-nhieu-nguoi-hay-bi-chay-nuoc-mui-khi-thoi-tiet-thay-doi-vi
[ "Thời tiết thay đổi", "Cảm lạnh", "Ngứa mũi", "Chảy nước mũi", "Sổ mũi", "Viêm mũi dị ứng" ]
Ngoài việc giữ ấm cho cơ thể, những biện pháp nào khác giúp ngăn ngừa chảy nước mũi khi thay đổi thời tiết?
Ngoài việc giữ ấm cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như kim ngân hoa, thương nhĩ tử, bạc hà,... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng chảy nước mũi khi thay đổi thời tiết. Khi quấn khăn quanh mũi và miệng lúc đi ra ngoài, không khí sẽ được làm ấm qua lớp khăn trước khi bạn hít vào. Bạn cũng sẽ thở ra hơi ẩm vào khoảng không gian đó giúp làm ẩm không khí. Làm ấm và ẩm không khí giúp các xoang trong mũi không phải sản xuất nhiều độ ẩm và mũi bạn sẽ không bị chảy nước mũi nữa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-gay-dau-dau-sau-gay-te-tuy-song-vi
[ "Thuốc giảm đau", "morphin", "Lỗ thủng màng cứng", "Rò rỉ dịch não tủy", "Gây tê tuỷ sống" ]
Gây tê tủy sống là gì và nó hoạt động như thế nào?
Về mặt giải phẫu, có 3 lớp màng bao bọc tủy sống theo thứ tự từ ngoài vào trong là màng cứng - màng nhện - màng mềm. Gây tê tủy sống là thủ thuật vô cảm, trong đó bác sĩ tiêm thuốc gây tê hoặc thuốc giảm đau vào khoang nằm giữa màng nhện và màng mềm của cột sống. Thuốc tê sẽ gây tê liệt dẫn truyền thần kinh từ vùng tủy sống, giúp làm giảm đau các khu vực nhất định trên cơ thể.Ưu điểm của phương pháp gây tê tủy sống là thao tác đơn giản, có tác dụng nhanh, tỷ lệ thất bại thấp, sử dụng liều thuốc tối thiểu và giúp giãn cơ tốt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-gay-dau-dau-sau-gay-te-tuy-song-vi
[ "Thuốc giảm đau", "morphin", "Lỗ thủng màng cứng", "Rò rỉ dịch não tủy", "Gây tê tuỷ sống" ]
Nguyên nhân chính gây đau đầu sau khi gây tê tủy sống là gì?
Nguyên nhân của hiện tượng đau đầu sau gây tê tủy sống là do rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng. Hiện tượng rò dịch não tủy làm giảm áp lực nội sọ, khiến các cấu trúc nội sọ nhạy cảm (như tĩnh mạch, màng não, các dây thần kinh sọ,...) bị kéo xuống dưới, gây đau đầu với triệu chứng đặc trưng là đau tăng khi bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng. Ngoài ra, tình trạng giảm áp lực nội sọ còn có thể gây giãn mạch máu nội sọ với biểu hiện đau đầu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-gay-dau-dau-sau-gay-te-tuy-song-vi
[ "Thuốc giảm đau", "morphin", "Lỗ thủng màng cứng", "Rò rỉ dịch não tủy", "Gây tê tuỷ sống" ]
Những biện pháp nào có thể được thực hiện để hạn chế đau đầu sau khi gây tê tủy sống?
Để hạn chế tình trạng đau đầu sau gây tê tủy sống, đã có nhiều biện pháp được nghiên cứu áp dụng như:Cải tiến đầu kim tiêm tủy sống để hạn chế rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng, giảm đau đầu hiệu quả;Sử dụng caffeine, cosyntropin, theophylline, sumatriptan,... Cơ chế tác dụng giảm đau đầu sau gây tê tủy sống của caffeine là làm giảm áp lực trong não, giúp co mạch máu não.Trên lâm sàng, để hạn chế tác dụng phụ đau đầu, các bác sĩ thường sử dụng kim gây tê đầu nhỏ, đầu kim hình bút chì (tách những sợi màng cứng ra, giúp đóng lỗ thủng màng cứng nhanh hơn); cho bệnh nhân uống coca và khuyên người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế thay đổi tư thế.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cat-lop-vi-tinh-he-dong-mach-canh-co-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Tiêm thuốc cản quang", "Hẹp động mạch cảnh", "Chụp CT động mạch cảnh", "Chụp cắt lớp vi tính động mạch cảnh", "Hệ động mạch cảnh", "Mạch máu thần kinh" ]
Chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang là gì và kỹ thuật này có ưu điểm gì so với các kỹ thuật khác?
Chụp cắt lớp vi tính (tên tiếng Anh là Computed tomography và viết tắt là CT) sử dụng kỹ thuật chụp X quang cắt lớp, dữ liệu thu về sẽ được hệ thống máy tính xử lý để tạo ra các hình ảnh. Với sự phát triển của các thuật toán và tốc độ máy tính, hệ thống máy tính sẽ tạo ra các hình ảnh ở các hướng khác nhau (MPR), tạo ảnh theo thể tích 3D, MIP hay tạo ảnh xóa nền.Chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mạch máu tiên tiến, không xâm nhập, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao đang được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán các bệnh lý mạch máu thần kinh. Chụp hệ động mạch cảnh bằng kỹ thuật cắt lớp vi tính giúp làm giảm nguy cơ tai biến so với thủ thuật xâm nhập trong chụp mạch số hóa xóa nền.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cat-lop-vi-tinh-he-dong-mach-canh-co-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Tiêm thuốc cản quang", "Hẹp động mạch cảnh", "Chụp CT động mạch cảnh", "Chụp cắt lớp vi tính động mạch cảnh", "Hệ động mạch cảnh", "Mạch máu thần kinh" ]
Trong trường hợp nào thì chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang không được thực hiện?
Chụp CT hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang không được thực hiện nếu người bệnh chống chỉ định với thuốc cản quang. Chống chỉ định tương đối trong các trường hợp vùng khám có nhiều kim loại gây nhiễu ảnh hoặc người bệnh có thai.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chup-cat-lop-vi-tinh-he-dong-mach-canh-co-tiem-thuoc-can-quang-vi
[ "Tiêm thuốc cản quang", "Hẹp động mạch cảnh", "Chụp CT động mạch cảnh", "Chụp cắt lớp vi tính động mạch cảnh", "Hệ động mạch cảnh", "Mạch máu thần kinh" ]
Quy trình chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang bao gồm những bước nào?
3.1 Chuẩn bị Ê-kíp thực hiện chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang gồm có bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và kỹ thuật viên điện quang. Về phương tiện cần có: Máy chụp cắt lớp vi tính đa lát từ 4 dãy trở lên, phim và hệ thống lưu trữ hình ảnh. Ngoài ra, cần các thuốc và vật tư y tế gồm: Bơm tiêm, kim tiêm, thuốc cản quang, dung dịch sát khuẩn, găng tay, bông, băng, cồn gạc, hộp thuốc cấp cứu tai biến thuốc cản quang,... Về người bệnh, nhân viên y tế sẽ giải thích với người bệnh về quy trình, mục đích của thủ thuật để người bệnh hợp tác thực hiện với bác sĩ. Người bệnh sẽ được giải thích về các nguy cơ tai biến và sẽ ký vào bản cam kết tiến hành thủ thuật. Người bệnh cần tháo bỏ các trang sức như khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc,... nếu có. Nhịn ăn, uống ít nhất 4 giờ trước khi thực hiện. Nếu người bệnh quá kích thích, không nằm yên, bác sĩ sẽ chỉ định cho thuốc an thần. 3.2. Các bước tiến hành chụp CT hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang Người bệnh được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn chụp cắt lớp vi tính. Người bệnh được đặt sẵn đường truyền tĩnh mạch đủ lớn. Ê-kíp thực hiện tiến hành di chuyển bản chụp vào trong máy chụp. Người bệnh cần nằm yên trong toàn bộ quá trình chụp khoảng 15-30 phút Sau khi kết thúc chụp, người bệnh cần nằm theo dõi khoảng 30 phút trước khi ra về. Hình ảnh chụp chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang sẽ được kỹ thuật viên xử lý và chuyển tới bác sĩ chẩn đoán. Hình ảnh thu được sẽ được dựng hình MIP, MPR, VRT để bộc lộ bệnh lý. Chụp cắt lớp vi tính hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc đối quang đạt yêu cầu khi thấy rõ, đầy đủ, chính xác hệ thống động mạch cảnh-đốt sống trên các hình ảnh tái tạo.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xu-tri-cap-cuu-phu-phoi-cap-huyet-dong-vi
[ "Phù phổi cấp huyết động", "Rối loạn chức năng thất trái", "Phù phổi cấp", "Rối loạn nhịp tim", "Hồi sức cấp cứu" ]
Phù phổi cấp huyết động là gì và nguyên nhân gây ra nó?
Phù phổi cấp huyết động là một cấp cứu khẩn trương, gây ra tình trạng suy hô hấp cấp tính nếu phát hiện, chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, bệnh có khả năng hồi phục nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp nặng, nguy cơ tử vong cao. Là sự tăng đột ngột áp lực dịch trong lòng mao mạch làm cho huyết tương thoát vào khoảng kẽ và phế nang mà không có tổn thương các phế nang về mặt giải phẫu. Thường do các nguyên nhân sau dẫn đến phù phổi cấp này: * **Bệnh tim mạch** * Bệnh van tim, đặc biệt là bệnh van hai lá và van động mạch chủ. * Cơn tăng huyết áp (nhất là do u tuỷ thượng thận). * Nhồi máu cơ tim * Viêm cơ tim * Suy tim nặng * **Bệnh ngoài tim** * Bệnh thận, thường gặp nhất là viêm cầu thận: * Viêm cầu thận cấp ở trẻ em (do tăng thể tích máu). * Viêm cầu thận mạn ở người lớn: suy thận giai đoạn cuối hoặc tăng huyết áp. * Các thủ thuật: chọc tháo màng phổi quá nhanh, truyền dịch quá nhiều và nhanh
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xu-tri-cap-cuu-phu-phoi-cap-huyet-dong-vi
[ "Phù phổi cấp huyết động", "Rối loạn chức năng thất trái", "Phù phổi cấp", "Rối loạn nhịp tim", "Hồi sức cấp cứu" ]
Những dấu hiệu nhận biết phù phổi cấp huyết động là gì?
Cơn khó thở * Bứt rứt, vật vã, vã mồ hôi * Bệnh nhân ngồi thở. Nhịp thở nhanh, cánh mũi phập phồng, thở gắng sức, co kéo cơ hô hấp. * Nếu diễn tiến nặng có thể lơ lơ, nhịp thở chậm. **Biểu hiện tim mạch** * Ban đầu, bệnh nhân có biểu hiện ho nhiều, ho khan, sau đó khạc ra nhiều bọt hồng. * Khi bác sĩ nghe phổi có thấy tiếng ran ẩm nhỏ hạt ở hai đáy phổi, về sau ran ẩm to hạt khắp cả hai trường phổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xu-tri-cap-cuu-phu-phoi-cap-huyet-dong-vi
[ "Phù phổi cấp huyết động", "Rối loạn chức năng thất trái", "Phù phổi cấp", "Rối loạn nhịp tim", "Hồi sức cấp cứu" ]
Phương pháp điều trị phù phổi cấp huyết động gồm những gì?
**Các biện pháp hỗ trợ ban đầu** * Cung cấp oxy đầy đủ * Để bệnh nhân ở tư thế nửa ngồi * Dùng thuốc * Morphine sulphate: Morphine được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch 2-5mg mỗi lần và nhắc lại sau 10-25 phút nếu còn cho đến khi có tác dụng. * Furosemide: Liều ban đầu từ 20-40 mg tiêm thẳng tĩnh mạch sau đó có thể tăng liều và nhắc lại sau vài phút cho đến khi đáp ứng đầy đủ. Liều có thể tăng đến tối đa là 2000mg. * Nitroglycerin: Nên dùng đường truyền tĩnh mạch với liều bắt đầu là 10 mg/phút và tăng dần tuỳ theo đáp ứng. * Nitroprusside:Liều khởi đầu là 0,25 mg/kg/phút. * Các thuốc tăng co bóp cơ tim được chỉ định sau khi đã dùng các biện pháp ban đầu trên và bệnh nhân bị huyết áp thấp hoặc sốc tim. * **Thở máy** * Thở máy không xâm lấn (Mask thở) được sử dụng ngay nếu tình trạng khó thở cấp diễn ra nhanh. Thở máy không xâm lấn sẽ giúp cải thiện tình trạng khó thở và giảm nguy cơ đặt nội khí quản. Theo dõi sát tình trạng khó thở của bệnh nhân. * Đặt nội khí quản thở máy (Thở máy xâm lấn): Sẽ tiến hành ngay nếu tình trạng ban đầu lơ mơ, hôn mê, tím tại. Hoặc thở máy không xâm lấn không thể cải thiện tình trạng suy hô hấp và diễn tiến lâm sàng ngày càng xấu đi. * **Chạy thận nhân tạo cấp hoặc siêu lọc máu** * Được chỉ định ở những bệnh nhân có bệnh thận hoặc không đáp ứng với lợi tiểu, thuốc nội khoa. * **Theo dõi huyết động** * Đối với tình trạng diễn tiến nặng nguy kịch và theo dõi điều trị bệnh nhân phải được tiến hành theo dõi các chỉ số huyết động bởi máy móc hiện đại hơn để kịp thời điều chỉnh các rối loạn. * **Chú ý và giải quyết các nguyên nhân nếu có thể gây ra tình trạng phù phổi huyết động.** Các nguyên nhân gây phù phổi cấp huyết động thường gặp là: * Tăng huyết áp. * Nhồi máu cơ tim cấp hoặc bệnh mạch vành cấp. * Hở van tim cấp (do nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc...) * Các bệnh viêm cơ tim, bệnh cơ tim... * Các rối loạn nhịp tim mới xảy ra hoặc quá tải thể tích (truyền nhiều dịch quá) ở bệnh nhân đã có rối loạn chức năng thất trái. Phù phổi cấp là một cấp cứu nội khoa đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy dấu hiệu bất thường, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, bệnh thận mạn tính,... Cần cho bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-phuong-phap-loc-mau-trong-hoi-suc-vi
[ "Thay huyết tương", "Chạy thận nhân tạo", "Lọc máu liên tục cấp cứu", "Lọc máu trong hồi sức", "Lọc máu" ]
Lọc máu trong hồi sức được chỉ định cho những trường hợp nào?
Lọc máu trong hồi sức là những phương pháp được thực hiện nhằm lọc ra khỏi máu các chất độc nội sinh hoặc ngoại sinh, dịch, điện giải,... Lọc máu được thực hiện trong các trường hợp cấp cứu bệnh nhân nặng bị suy thận, suy gan, suy tim nặng, rối loạn đông máu, viêm tụy cấp, suy đa tạng,... Nhờ có các phương pháp lọc máu trong hồi sức, tỷ lệ cứu sống bệnh nhân cao hơn rất nhiều so với trước kia.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-phuong-phap-loc-mau-trong-hoi-suc-vi
[ "Thay huyết tương", "Chạy thận nhân tạo", "Lọc máu liên tục cấp cứu", "Lọc máu trong hồi sức", "Lọc máu" ]
Chỉ định lọc màng bụng cấp cứu khi nào?
Lọc màng bụng cấp cứu hay còn gọi là thẩm phân phúc mạc cấp cứu là biện pháp thẩm tách máu liên tục nhờ sự trao đổi một số chất giữa máu và dịch lọc trong ổ bụng thông qua màng bán thấm là phúc mạc. Lọc màng bụng cấp cứu được chỉ định khi bệnh nhân bị suy thận cấp do các nguyên nhân khác nhau.Lọc màng bụng được chỉ định khi bệnh nhân bị suy thận cấpBệnh nhân bị thiểu niệu, vô niệu, Kali máu >6.5 mmol/l, ure >35 mmol/l. Trong một số trường hợp ngộ độc, lọc màng bụng giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể khi không có điều kiện lọc máu nhân tạo. Lọc màng bụng cấp cứu không thực hiện với các bệnh nhân bị viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, tắc ruột, tưới máu kém các tạng, dò ổ bụng, dò cơ hoành, viêm da, ghép động mạch chủ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-phuong-phap-loc-mau-trong-hoi-suc-vi
[ "Thay huyết tương", "Chạy thận nhân tạo", "Lọc máu liên tục cấp cứu", "Lọc máu trong hồi sức", "Lọc máu" ]
Các bước tiến hành lọc máu cấp cứu bằng kỹ thuật thận nhân tạo là gì?
Trước khi thực hiện, người bệnh và người nhà sẽ được nhân viên y tế giải thích kỹ về bệnh và kỹ thuật lọc máu.Để tiến hành thay huyết thương bằng chạy thận nhân tạo cấp cứu, bác sĩ sẽ chọn đường vào mạch máu. Các đường vào mạch máu có thể sử dụng là đường tĩnh mạch đùi, đường tĩnh mạch dưới đòn, đường tĩnh mạch trong,... Trong đó, vào đường tĩnh mạch đùi bằng cách đặt catheter theo kỹ thuật Seldinger là phương pháp phổ biến nhất do dễ thực hiện, phù hợp với lọc máu cấp cứu, đảm bảo lưu lượng máu tốt, ổn định.Các bước thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể:Bước 1: lắp bộ lọc thậnBước 2: đuổi hơiBước 3: kiểm tra hoạt động và sự an toàn của vòng tuần hoàn ngoài cơ thể.Bước 4: lắp người bệnh vào vòng tuần hoàn ngoài cơ thể theo thứ tự như sau:Bơm heparin liều tấn công, sau đó đặt heparin liều duy trì nếu sử dụng phương pháp thẩm tách máu liên tục.Đặt bơm máu với tốc độ 100ml/phút, khi máu đến bầu tĩnh mạch, nối dây tĩnh mạch với kim FAV tĩnh mạch.Kiểm tra và điều chỉnh các thông số như tốc độ máu, hệ số siêu lọc, thời gian lọc máu,... sau đó tiến hành lọc máu.Nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ người bệnh trong quá trình lọc máu, khi kết thúc lọc máu ghi đầy đủ số liệu vào phiếu theo dõi lọc máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-phai-xet-nghiem-sang-loc-khang-bat-thuong-truoc-khi-truyen-mau-vi
[ "Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường", "Kháng thể bất thường", "Thiếu máu tán huyết", "Xét nghiệm", "Sàng lọc kháng thể" ]
Kháng thể bất thường trong cơ thể hình thành như thế nào?
Kháng thể bất thường hệ hồng cầu là các kháng thể đồng loài, chỉ xuất hiện sau một quá trình miễn dịch khi cơ thể người bệnh (hoặc sản phụ) tiếp xúc trực tiếp với một hoặc nhiều kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của người hiến máu (hoặc của con), nhưng các kháng nguyên này lại không có trên bề mặt hồng cầu của chính họ. Kháng thể bất thường hệ hồng cầu thường xuất hiện ở những người bệnh được truyền máu nhiều lần hoặc ở những sản phụ mang thai, đẻ nhiều lần.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-phai-xet-nghiem-sang-loc-khang-bat-thuong-truoc-khi-truyen-mau-vi
[ "Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường", "Kháng thể bất thường", "Thiếu máu tán huyết", "Xét nghiệm", "Sàng lọc kháng thể" ]
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh kháng thể bất thường?
Trường hợp truyền máu không hòa hợp kháng nguyên nhóm máu càng nhiều có khả năng cơ thể tạo ra kháng thể bất thường cao Sự không hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu: Điều kiện bắt buộc phải có là sự không hòa hợp kháng nguyên nhóm máu hồng cầu giữa người hiến máu và người nhận, phải có sự bất đồng kháng nguyên nhóm máu giữa mẹ và con.Khả năng kích thích sinh kháng thể của kháng nguyên: Không phải bất cứ một kháng nguyên nào cũng tạo được một hiện tượng miễn dịch với cường độ như nhau, tính sinh miễn dịch của các kháng nguyên của nhóm máu và giữa các kháng nguyên trong cùng một hệ thống nhóm máu thì cũng khác nhau, khả năng hình thành kháng thể chống D của hệ Rh là mạnh nhất (50%), sau đó đến kháng thể chống K của hệ Kell (5%).Số lần, khoảng cách truyền máu cho người bệnh: Số lần truyền máu không hòa hợp kháng nguyên nhóm máu càng nhiều, khoảng thời gian giữa các lần truyền máu đủ để cơ thể sinh kháng thể là những yếu tố thuận lợi để cơ thể tạo ra kháng thể bất thường.Mức độ đáp ứng miễn dịch ở từng cá thể: Mỗi cá thể có đáp ứng miễn dịch khác nhau với cùng một loại kháng nguyên nhóm máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tai-sao-phai-xet-nghiem-sang-loc-khang-bat-thuong-truoc-khi-truyen-mau-vi
[ "Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường", "Kháng thể bất thường", "Thiếu máu tán huyết", "Xét nghiệm", "Sàng lọc kháng thể" ]
Kháng thể bất thường có thể gây ra những ảnh hưởng gì đối với thai phụ và thai nhi?
Kháng thể bất thường trong huyết thanh của người mẹ có thể gây vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh 3.1 Đối với thai phụGây tai biến truyền máu: Người bệnh có kháng thể bất thường nếu được truyền máu mà hồng cầu của người hiến máu có kháng nguyên tương ứng thì sẽ xảy ra phản ứng truyền máu.Phản ứng truyền máu có thể là phản ứng tan máu cấp với những biểu hiện lâm sàng rất nguy kịch và trầm trọng nếu không xử trí kịp thời người bệnh có thể tử vong hoặc phản ứng tan máu muộn với các biểu hiện tan máu ngoài lòng mạch, xuất hiện sau truyền máu vài tuần, người bệnh thường có những biểu hiện: sốt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, tăng bilirubin trong máu.Lựa chọn máu truyền cho người bệnh khó vì đa ngưng kết ở giai đoạn kháng antiglobulin.3.2 Đối với thai nhiKháng thể bất thường có sẵn trong huyết thanh của người mẹ có thể gây bệnh thiếu máu thai nhi và thai chết lưu, vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh nếu có bất đồng kháng nguyên nhóm máu giữa mẹ và con.Có 2 thể lâm sàng bệnh vàng da tan máu miễn dịch trẻ sơ sinh do bất đồng giữa mẹ và con: Thiếu máu tan máu sơ sinh do bất đồng hệ máu Rh và thiếu máu tan máu sơ sinh do bất đồng không thuộc nhóm máu Rh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-benh-do-virus-adeno-vi
[ "Viêm phổi", "Bệnh lây nhiễm", "Viêm họng", "Virus Adeno", "Viêm đường hô hấp dưới", "Viêm đường hô hấp trên", "Viêm kết mạc" ]
Bệnh do virus Adeno là gì và tác nhân gây bệnh là gì?
Bệnh do virus Adeno là một bệnh virus cấp tính và thường bị nhiễm ở đường hô hấp. Hội chứng lâm sàng của bệnh do virus Adeno rất đa dạng, trong đó nếu bị nhiễm ở đường hô hấp trên thì triệu chứng nổi trội là viêm mũi. Còn nhiễm virus ở ở đường hô hấp dưới thì có thể là viêm phế quản nhỏ và viêm phổi.Adeno – tác nhân gây bệnhVirus Adeno thuộc họ Adenoviridae, loại virus này được chia ra thành hai nhóm chính là nhóm gây bệnh ở chim là Avi Adenovirus và nhóm gây bệnh ở động vật có vú là Mastadenovirus. Loại virus gây bệnh ở người chủ yếu thuộc nhóm Mastadenovirus này. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phân lập được 47 typ huyết thanh ở người và một số loài động vật khác. Trong đó:Týp 1-5, 7, 14 và 21 vừa gây bệnh viêm họng hạch vừa gây bệnh viêm kết mạc.Týp 40 và 41 thường gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.Týp 5, 8, 19 thường gây ra các bệnh nặng hơn .Virus Adeno có bộ gen di truyền là ADN chuỗi kép với kích thước từ 70 - 80 nm. Loại virus này có thể tồn tại và còn khả năng gây nhiễm ở 360C là trong 7 ngày, 220C trong 14 ngày còn 40C là trong 70 ngày. Đây là một loại virus có sức đề kháng tương đối bền vững. Tuy nhiên Virus Adeno có thể bị mất độc lực nhanh và chết ở 560C từ 3 đến 5 phút.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-benh-do-virus-adeno-vi
[ "Viêm phổi", "Bệnh lây nhiễm", "Viêm họng", "Virus Adeno", "Viêm đường hô hấp dưới", "Viêm đường hô hấp trên", "Viêm kết mạc" ]
Nêu những bệnh lý thường gặp do Virus Adeno gây ra?
Như đã nói ở trên, Virus Adeno có nhiều typ huyết thanh gây bệnh và những túp huyết thanh khác nhau có thể gây ra các bệnh lý khác nhau.Sau đây là một số bệnh lý thường gặp do Virus Adeno gây ra:Bệnh sốt viêm họng - kết mạcThường do typ huyết thanh 3 và 7 gây nên. Bệnh sẽ có đặc điểm sốt cấp tính ở trẻ em và xuất hiện dịch. Tuy nhiên, một số trường hợp sốt viêm họng nhưng lại không xuất hiện viêm kết mạc.Bệnh viêm kết mạc 2 bên, phù mi mắt và các tổ chức xung quanh hốc mắtBệnh này sẽ bắt đầu bởi những cơn sốt nhẹ trong khoảng 3-5 ngày kèm theo viêm mũi, viêm họng, sưng hạch 2 bên cổ, đau mắt, sợ ánh sáng, mắt mờ,... Đến khoảng 7 ngày sau thì bệnh nhân xuất hiện những đám thâm nhiễm tròn, nhỏ trên giác mạc. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% bệnh nhân xuất hiện tình trạng này và nếu như không được điều trị thì rất có thể tạo thành những đám loét. Bệnh lý thường kéo dài trong 2 tuần, trường hợp bệnh nặng thì có thể để lại những vết mờ trên giác mạc, những vết này có thể giảm đi trong vài tuần hoặc để lại sẹo vĩnh viễn.Bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người lớnBệnh lý này thường do týp 4 và typ 7 gây ra. Biểu hiện tiêu biểu của bệnh nhân là sốt đến 390C, viêm họng với triệu chứng ho, sổ mũi và sưng hạch bạch huyết vùng cổ. Khi bác sỹ tiến hành thăm khám thì có thể phát hiện dấu hiệu sưng phù họng lan tỏa đến amidan. Trong trường hợp, bệnh tiến triển đến viêm phổi thì bệnh nhân cần phải khám phổi và tiến hành chụp X quang để phát hiện vùng phổi bị thâm nhiễm.Bệnh tiêu chảy cấpThường do Virus Adeno typ 40 và túp 41 gây ra. Bệnh lý này sẽ gặp nhiều ở tuổi trẻ.Bệnh viêm bàng quang xuất huyếtDo Virus Adeno týp 11 và 21 gây nên.Dịch viêm giác - kết mạcVirus Adeno typ 8, 9 và 37 gây ra, bệnh thường lan truyền thành dịch và có liên quan tới nguồn lây chung là đau mắt và khăn mặt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-benh-do-virus-adeno-vi
[ "Viêm phổi", "Bệnh lây nhiễm", "Viêm họng", "Virus Adeno", "Viêm đường hô hấp dưới", "Viêm đường hô hấp trên", "Viêm kết mạc" ]
Các phương thức lây truyền của các bệnh do Virus Adeno là gì?
Bệnh lý do Virus Adeno thường có các phương thức lây truyền sau đây:Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người qua đường hô hấp.Lây qua niêm mạc do bơi lội hoặc nguồn nước rửa bị ô nhiễm do dịch tiết từ mắt, mũi, phân của bệnh nhân.Tiếp xúc gián tiếp qua đồ dùng của bệnh nhân bị nhiễm Virus Adeno.Lây truyền qua giọt nước bọt như các hạt khí thông qua đường hô hấp.Lây truyền qua bể bơi bị nhiễm Virus Adeno.Quá trình lây nhiễm của các bệnh do Virus Adeno thường xảy ra ở các phòng khám bệnh, gặp nhiều nhất là ở các phòng khám mắt. Những nhân viên y tế trong phòng khám sẽ rất dễ bị lây bệnh, và họ sẽ là những nguồn lây bệnh tiếp theo cho gia đình và những người xung quanh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuoc-khang-sinh-metronidazol-tac-dung-lieu-dung-va-luu-y-su-dung-vi
[ "Metronidazol", "Vi khuẩn kỵ khí", "Dược", "Lỵ amip", "Nhiễm khuẩn răng miệng" ]
Metronidazol có tác dụng gì đối với các loại vi khuẩn?
Metronidazol có tác dụng diệt khuẩn tốt trên các vi khuẩn kỵ khí (sinh trưởng trong môi trường không có oxy). Các vi khuẩn kị khí có mặt ở nhiều vị trí trong cơ thể người, trong đó tập trung nhiều tại khoang miệng, ống tiêu hoá,...Ngoài ra, metronidazol cũng thể hiện tác dụng trên một số vi sinh vật nguyên sinh như trùng roi âm đạo (T. vaginalis), lỵ amip (E. histolytica), Giardia lamblia,...Do đó, kháng sinh metronidazol thường được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn với tác nhân gây bệnh có thể từ vi khuẩn kị khí hoặc nguyên sinh bào như nhiễm khuẩn răng miệng, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn phụ khoa,...Metronidazol còn tác dụng trên vi khuẩn Helicobacter pylori – tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng; bởi vậy có thể được là 1 lựa chọn trong phác đồ phối hợp tiệt trừ vi khuẩn HP.Do thuốc có thể được sử dụng cho khá nhiều trường hợp nhiễm khuẩn, liều sử dụng hàng ngày của metronidazol cũng khá đa dạng, thay đổi tùy theo chỉ định.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuoc-khang-sinh-metronidazol-tac-dung-lieu-dung-va-luu-y-su-dung-vi
[ "Metronidazol", "Vi khuẩn kỵ khí", "Dược", "Lỵ amip", "Nhiễm khuẩn răng miệng" ]
Những tác dụng phụ thường gặp nhất của Metronidazol là gì?
Tác dụng phụ thường gặp của metronidazol chủ yếu trên đường tiêu hoá: buồn nôn, nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hoá,... Miệng có vị kim loại cũng là một triệu chứng khá phổ biến. Người bệnh có thể uống thuốc sau khi ăn để hạn chế các tác dụng không mong muốn kể trên tại đường tiêu hoá.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuoc-khang-sinh-metronidazol-tac-dung-lieu-dung-va-luu-y-su-dung-vi
[ "Metronidazol", "Vi khuẩn kỵ khí", "Dược", "Lỵ amip", "Nhiễm khuẩn răng miệng" ]
Điều gì có thể xảy ra khi sử dụng Metronidazol kết hợp với đồ uống có cồn?
Không sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu) trong thời gian sử dụng metronidazol do nguy cơ gặp phải phản ứng nghiêm trọng kiểu disulfiram, có thể gây tử vong. Triệu chứng thường gặp của phản ứng kiểu disulfiram bao gồm nóng bừng mặt, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn,...Nước tiểu của bệnh nhân sử dụng metronidazol có thể có màu nâu đỏ đậm. Hiện tượng này là bình thường và sẽ biến mất khi dừng thuốc.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vitamin-tong-hop-hoat-dong-nao-vi
[ "Vitamin và khoáng chất", "Vitamin D", "Vitamin tổng hợp", "Vitamin C", "vitamin A", "Dị tật bẩm sinh" ]
Vitamin tổng hợp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hay không?
Nhiều người tin rằng uống vitamin tổng hợp có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, nhưng bằng chứng vẫn chưa thực sự rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy vitamin tổng hợp có liên quan đến việc giảm nguy cơ đau tim và tử vong, trong khi những nghiên cứu khác cho thấy không có tác dụng này. Trong hơn một thập kỷ, nghiên cứu Sức khỏe Bác sĩ II đã điều tra các tác động của việc sử dụng vitamin tổng hợp hàng ngày ở hơn 14.000 bác sĩ nam, trung niên. Nó không tìm thấy mối liên quan với việc uống vitamin bổ sung và giảm các cơn đau tim, đột quỵ hoặc tử vong. Một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng trong số phụ nữ uống vitamin tổng hợp trong ít nhất 3 năm có liên quan đến nguy cơ tử vong vì bệnh tim thấp hơn 35%.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vitamin-tong-hop-hoat-dong-nao-vi
[ "Vitamin và khoáng chất", "Vitamin D", "Vitamin tổng hợp", "Vitamin C", "vitamin A", "Dị tật bẩm sinh" ]
Liều lượng vitamin tổng hợp như thế nào là phù hợp?
Liều dùng là một yếu tố quan trọng để xem xét khi dùng vitamin tổng hợp. Mặc dù liều cao của một số vitamin và khoáng chất là tốt, nhưng đối với một số vitamin nếu tiêu thụ ở một lượng lớn có thể gây hại nghiêm trọng. Liều lượng thích hợp thường phụ thuộc vào độ hòa tan, trong đó vitamin được phân thành hai nhóm: Hòa tan trong nước: Cơ thể trục xuất lượng vitamin dư thừa. Hòa tan trong chất béo: Vì cơ thể không có cách nào dễ dàng để loại bỏ những thứ này, lượng dư thừa có thể tích lũy trong thời gian dài. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm A, D, E và K. Trong khi vitamin E và K tương đối không độc hại, vitamin A và D có thể có tác dụng độc hại nếu bị lạm dụng. Phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn thận với lượng vitamin A của mình, vì lượng dư thừa có liên quan đến dị tật bẩm sinh. Độc tính vitamin D là cực kỳ hiếm và khó có thể phát triển từ việc sử dụng vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, độc tính vitamin A phổ biến hơn. Nếu bạn dùng vitamin tổng hợp và ăn nhiều thực phẩm đậm đặc chất dinh dưỡng, bạn có thể dễ dàng vượt quá lượng khuyến cáo hàng ngày của nhiều chất dinh dưỡng. Khoáng chất cũng có thể có hại ở liều cao. Ví dụ, quá nhiều chất sắt có thể gây nguy hiểm cho những người không cần nó. Một rủi ro khác là sản xuất bị lỗi, điều này có thể khiến vitamin tổng hợp chứa lượng chất dinh dưỡng lớn hơn nhiều so với dự định.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vitamin-tong-hop-hoat-dong-nao-vi
[ "Vitamin và khoáng chất", "Vitamin D", "Vitamin tổng hợp", "Vitamin C", "vitamin A", "Dị tật bẩm sinh" ]
Những nhóm người nào cần bổ sung vitamin tổng hợp?
Vitamin tổng hợp không phải là phù hợp với tất cả mọi người và thậm chí có thể gây hại cho một số cá nhân. Tuy nhiên, một số nhóm người nhất định có thể được hưởng lợi từ vitamin tổng hợp, bao gồm: Người cao tuổi; Hấp thụ vitamin B12 giảm dần theo tuổi. Người lớn tuổi cũng có thể cần nhiều canxi và vitamin D hơn. Người ăn chay; Vì vitamin B12 chỉ được tìm thấy trong thực phẩm động vật. Do đó, nguy cơ thiếu vitamin B12 sẽ cao hơn nếu tuân theo chế độ ăn uống từ thực vật. Bạn cũng có thể thiếu canxi, kẽm, sắt, vitamin D và axit béo omega-3 Phụ nữ có thai và cho con bú. Những phụ nữ này nên tham khảo ý kiến ​​nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của họ, vì một số chất dinh dưỡng có hại. Ví dụ, vitamin A dư thừa có thể gây ra dị tật bẩm sinh Những người khác có thể được hưởng lợi từ vitamin tổng hợp bao gồm những người đã trải qua phẫu thuật giảm cân, ăn kiêng ít calo, ăn không ngon miệng hoặc không nhận đủ chất dinh dưỡng từ việc chỉ ăn một loại thực phẩm Vitamin tổng hợp không phải là một phép màu cho sức khỏe tối ưu. Bằng chứng cho thấy bổ sung vitamin có cải thiện sức khỏe cho hầu hết mọi người chưa rõ ràng. Trong một số trường hợp, chúng thậm chí có thể gây hại. Nếu bị thiếu chất dinh dưỡng nào thì tốt nhất là bổ sung với chất dinh dưỡng cụ thể đó. Ngoài ra, bạn không nên dùng vitamin tổng hợp để khắc phục chế độ ăn uống kém. Ăn một chế độ ăn cân bằng của thực phẩm tươi, nguyên chất sẽ có tác dụng đảm bảo sức khỏe tốt trong thời gian dài.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-chan-doan-va-dieu-tri-viem-ke-vi
[ "Chức năng thận", "Rối loạn chuyển hoá", "Viêm thận", "Suy thận cấp", "Hoại tử ống thận cấp", "Viêm thận kẽ", "Viêm ống thận mô kẽ" ]
Viêm thận kẽ là gì?
Viêm thận kẽ là một dạng viêm thận ảnh hưởng đến mô kẽ của thận xung quanh ống thận. Phân loại viêm thận kẽ có thể theo nguyên nhân hoặc tình trạng diễn biến của bệnh. Viêm thận kẽ phân loại theo diễn biến của bệnh gồm viêm ống thận mô kẽ cấp tính và mạn tính. Bên cạnh đó, phân loại viêm thận kẽ theo nguyên nhân gây bệnh gồm có:Viêm thận kẽ do vi khuẩn được gọi là viêm thận - bể thậnViêm thận kẽ không do vi khuẩn được gọi là viêm thận kẽ. Các căn nguyên gây ra viêm thận kẽ có thể là do nhiễm độc hoặc rối loạn chuyển hóa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-chan-doan-va-dieu-tri-viem-ke-vi
[ "Chức năng thận", "Rối loạn chuyển hoá", "Viêm thận", "Suy thận cấp", "Hoại tử ống thận cấp", "Viêm thận kẽ", "Viêm ống thận mô kẽ" ]
Chẩn đoán viêm thận kẽ như thế nào?
Viêm thận kẽ chiếm khoảng 10-15% các trường hợp suy thận cấp tại thận với triệu chứng mô học điểm hình gồm đáp ứng viêm, phù nề và tổn thương tế bào ống thận. Mặc dù thuốc là thủ phạm chính chiếm tới 70% các trường hợp viêm thận kẽ nhưng các nguyên nhân khác như bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn miễn dịch hoặc không rõ nguyên nhân vẫn có thể xảy ra. Các biểu hiện lâm sàng thiết yếu trong chẩn đoán viêm thận cấp gồm:Sốt: gặp trong hơn 80% các trường hợpĐau khớp, tăng bạch cầu ái toàn máu: gặp trong hơn 80% các trường hợpBan da: gặp trong khoảng 25-50% các trường hợpĐái máu (90%), đôi khi đái mủ (có cả bạch cầu ái toan) và trụ bạch cầuCó thể có protein niệu nhất là trong các trường viêm thận kẽ do thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) gây nên.Nhuộm Wright có thể phát hiện bạch cầu ái toan niệu
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-chan-doan-va-dieu-tri-viem-ke-vi
[ "Chức năng thận", "Rối loạn chuyển hoá", "Viêm thận", "Suy thận cấp", "Hoại tử ống thận cấp", "Viêm thận kẽ", "Viêm ống thận mô kẽ" ]
Điều trị viêm thận kẽ như thế nào?
Phương pháp điều trị viêm thận kẽ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và diễn biến tình trạng (viêm kẽ thận cấp tính hoặc viêm kẽ thận mạn tính) bệnh được chia làm các dạng sau:Viêm thận kẽ cấp tính do nhiễm độc thận:Trường hợp suy thận cấp chức năng do thuốc: ngừng ngay thuốc gây ra suy thận và bù thể tích tuần hoàn duy trì áp lực tĩnh mạch trung tâm từ 8-10 mmHg. Điều chỉnh huyết áp, duy trì huyết áp tâm thu 90-130 mmHg. Nếu được điều trị sớm thì chức năng thận của bệnh nhân có thể hồi phục và không để lại di chứngTrường hợp hoại tử ống thận cấp do nhiễm độc: cần phải điều trị tích cực bằng cách ngừng các thuốc gây độc, đảm bảo cân bằng nước- điện giải, điều trị triệu chứng của suy thận cấp, lọc máu ngoài thậnViêm thận kẽ cấp tính do cơ chế miễn dịch- dị ứng: điều trị bằng cách ngừng ngay các thuốc gây độc cho thận, sử dụng liệu pháp corticoid trong một vài trường hợp và điều trị suy thận cấpViêm thận kẽ mãn tính do nhiễm độc: không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân viêm thận kẽ mạn tính do nhiễm độc thuốc có gốc phenaxetin và các thuốc nhóm non- steroid khác. Trước hết phải ngưng sử dụng các thuốc này và hầu hết bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng như điều chỉnh cân bằng điện giải, điều trị triệu chứng suy thận
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuoc-gaviscon-tac-dung-lieu-dung-va-luu-y-su-dung-vi
[ "trào ngược dạ dày thực quản", "GERD", "Gaviscon", "Dược", "Ợ chua", "Ợ nóng" ]
Tại sao thuốc Gaviscon® có tác dụng hiệu quả đối với bệnh trào ngược dạ dày thực quản?
Bệnh lý GERD xảy ra khi dịch dạ dày (có tính axit) trào ngược lên phần thực quản, khoang miệng của người bệnh; tình trạng này thường xuyên tái diễn, dần dần gây ra tổn thương niêm mạc tại các cơ quan trên, dẫn đến các triệu chứng ợ nóng hay bỏng rát vùng ngực của bệnh.Hiện tượng này thường xuất hiện sau các bữa ăn, và hay gặp trên một số đối tượng như phụ nữ mang thai, người béo phì, thừa cân,...Thành phần hoạt chất của Gaviscon® bao gồm Natri alginate, Natri bicarbonat và Canxi cacbonat. Sau khi uống, các thành phần này sẽ phản ứng với axit dịch dạ dày để tạo thành một lớp màng ở phía trên dịch dạ dày, từ đó hạn chế tình trạng trào ngược lên phía thực quản ở trên.Mặt khác, thành phần canxi cacbonat và natri bicarbonat (có tính kiềm) sẽ cho tác dụng trung hoà axit dịch vị, giúp dịch dạ dày có pH gần trung tính hơn, do đó làm dịu nhẹ các triệu chứng đau, bỏng rát (do tổn thương niêm mạc thực quản) nếu tình trạng trào ngược xảy ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuoc-gaviscon-tac-dung-lieu-dung-va-luu-y-su-dung-vi
[ "trào ngược dạ dày thực quản", "GERD", "Gaviscon", "Dược", "Ợ chua", "Ợ nóng" ]
Liều dùng và thời điểm sử dụng Gaviscon® như thế nào?
Hiện trên thị trường phổ biến 2 loại sản phẩm Gaviscon® là Hỗn dịch uống Gaviscon (gói 10ml) và Hỗn dịch uống Gaviscon Dual Action (gói 10 ml). Thành phần hoạt chất của 2 sản phẩm là hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên thuốc Gaviscon Dual Action có hàm lượng canxi cacbonat trong mỗi gói nhiều hơn (325 mg) so với thuốc Gaviscon (160 mg). Do đó Gaviscon Dual Action có thể hiệu quả hơn để làm giảm tình trạng đau, khó chịu do axit gây ra tại dạ dày.Liều dùng:+ Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: uống 1 – 2 gói/lần, tối đa 4 lần/ngày.+ Thuốc có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.Thời điểm dùng thuốc:+ Lượng axit dịch vị được tiết ra nhiều nhất sau mỗi bữa ăn (với mục đích hỗ trợ tiêu hoá thức ăn) và buổi đêm – đây cũng là những thời điểm hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản thường xảy ra. Do vậy, nên uống thuốc sau bữa ăn và thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ.+ Gaviscon® có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các loại thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng; nguyên nhân là do Gaviscon® làm thay đổi pH của dịch dạ dày, hoặc có thể tạo phức khó tan với các thuốc khác dùng kèm. Do đó, thời điểm sử dụng các thuốc khác nên cách xa ít nhất 2 tiếng với thời điểm sử dụng Gaviscon®.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thuoc-gaviscon-tac-dung-lieu-dung-va-luu-y-su-dung-vi
[ "trào ngược dạ dày thực quản", "GERD", "Gaviscon", "Dược", "Ợ chua", "Ợ nóng" ]
Những đối tượng nào cần thận trọng khi sử dụng Gaviscon®?
Trẻ em < 12 tuổi không được khuyên dùng thuốc này do chưa có đầy đủ nghiên cứu sử dụng thuốc trên đối tượng này. Chỉ nên sử dụng thuốc cho trẻ nếu được chỉ định bởi bác sĩ.Thành phần của thuốc có chứa hàm lượng Natri cao, do đó đó lưu ý khi sử dụng trên người bệnh cần hạn chế muối như bệnh nhân suy tim, suy thận,...Thuốc có thể gây ra hiện tượng đầy hơi do phản ứng của thành phần canxi cacbonat và natri cacbonat với axit dịch vị tạo thành khí CO2. Tình trạng táo bón cũng có thể gặp phải.Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tuyen-thuong-than-va-benh-ly-tuyen-thuong-than-vi
[ "Nghiệm pháp kích thích ACTH", "Xét nghiệm cortisol máu", "Chẩn đoán hình ảnh", "Bệnh Addison", "Bệnh Cushing", "Suy vỏ thượng thận" ]
Tuyến thượng thận là gì và vị trí của nó như thế nào?
Tuyến thượng thận gồm hai khối nhỏ nằm úp phía trên thận, tiết một số hormone quan trọng liên quan đến điều hòa huyết áp, chất điện giải và đường huyết.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tuyen-thuong-than-va-benh-ly-tuyen-thuong-than-vi
[ "Nghiệm pháp kích thích ACTH", "Xét nghiệm cortisol máu", "Chẩn đoán hình ảnh", "Bệnh Addison", "Bệnh Cushing", "Suy vỏ thượng thận" ]
Nêu các bệnh lý liên quan đến vỏ thượng thận và biểu hiện của chúng?
Suy vỏ thượng thận: Bệnh Addison Cường vỏ thượng thận: + Cường vỏ thượng thận loại chuyển hóa: Bệnh Cushing, bệnh Conn + Cường hormon sinh dục nam của vỏ thượng thận (hypercorlicisme androénique)
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tuyen-thuong-than-va-benh-ly-tuyen-thuong-than-vi
[ "Nghiệm pháp kích thích ACTH", "Xét nghiệm cortisol máu", "Chẩn đoán hình ảnh", "Bệnh Addison", "Bệnh Cushing", "Suy vỏ thượng thận" ]
Bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH) là gì và nguyên nhân chính của nó?
Là bệnh di truyền, biểu hiện của bệnh là tình trạng rối loạn tổng hợp hormon vỏ thượng thận. Nguyên nhân chính là do đột biến gen CYP21A2 dẫn đến thiếu men 21-hydroxylase, được đặc trưng bởi sự gia tăng sản phẩm chuyển hóa trung gian 17-OH progesterone (17-OHP) và sản phẩm cuối cùng của các con đường tổng hợp hormon tuyến thượng thận aldosterone và cortisol giảm, androgen tăng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-thuc-hien-sieu-am-he-mach-canh-vi
[ "Chẩn đoán hình ảnh", "Quy trình thực hiện siêu âm hệ mạch cảnh", "Siêu âm", "Siêu âm Dopple.", "Hẹp động mạch cảnh", "Động mạch cảnh", "Siêu âm mạch cảnh" ]
Động mạch cảnh là gì và vì sao bệnh lý liên quan đến động mạch cảnh lại nguy hiểm?
Động mạch cảnh là mạch máu xuất phát từ động mạch chủ ngực hướng lên phía trên để nuôi dưỡng não bộ. Động mạch cảnh gồm các đoạn động mạch cảnh chung sau đó tách thành hai nhánh động mạch cảnh trong và động mạch cảnh ngoài ngoài ở vùng cổ phía trên sụn giáp, ngang đốt sống cổ thứ 4.Các mảng xơ vữa hình thành trong thành động mạch cảnh làm giảm lượng máu lên não tạo thành bệnh lý động mạch cảnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây đột quỵ dẫn đến tử vong.Khi tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc các bệnh ở động mạch cảnh càng cao. Ở người dưới 60 tuổi, tỷ lệ chỉ chiếm 1%, tuy nhiên ở người cao tuổi trên 80, tỷ lệ mắc bệnh động mạch cảnh lên đến 10%.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-thuc-hien-sieu-am-he-mach-canh-vi
[ "Chẩn đoán hình ảnh", "Quy trình thực hiện siêu âm hệ mạch cảnh", "Siêu âm", "Siêu âm Dopple.", "Hẹp động mạch cảnh", "Động mạch cảnh", "Siêu âm mạch cảnh" ]
Siêu âm hệ động mạch cảnh và động mạch đốt sống là phương pháp chẩn đoán như thế nào?
Siêu âm hệ động mạch cảnh và động mạch đốt sống là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dễ thực hiện, nhanh chóng, tiện lợi và chính xác hình ảnh các mạch máu ở cổ. Siêu âm mạch cảnh giúp chẩn đoán hình ảnh các mạch máu ở cổ Động mạch cảnh với nhiệm vụ quan trọng là dẫn máu lên não để nuôi dưỡng bộ não. Vì vậy, các tổn thương ở động mạch cảnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Sử dụng phương pháp siêu âm động mạch cảnh và động mạch đốt sống giúp bác sĩ đánh giá tình trạng hệ mạch này và sớm đưa ra phương án điều trị nếu có dấu hiệu bệnh lý.Siêu âm động mạch cảnh và động mạch đốt sống là phương pháp thực hiện dễ dàng, nhanh chóng với chi phí thấp và là lựa chọn hàng đầu của bác sĩ chuyên khoa khi có các nghi ngờ bệnh lý tại mạch cảnh.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-thuc-hien-sieu-am-he-mach-canh-vi
[ "Chẩn đoán hình ảnh", "Quy trình thực hiện siêu âm hệ mạch cảnh", "Siêu âm", "Siêu âm Dopple.", "Hẹp động mạch cảnh", "Động mạch cảnh", "Siêu âm mạch cảnh" ]
Trong những trường hợp nào bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm động mạch cảnh và động mạch đốt sống?
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện siêu âm động mạch cảnh và động mạch đốt sống trong các trường hợp như sau:● Bệnh nhân có dấu hiệu tai biến nhẹ, thoáng qua hoặc có tiền sử tai biến, các dấu hiệu tai biến nhẹ có thể xuất hiện không quá 24h và biến mất ngay sau đó. Có thể là toàn bộ các triệu chứng của tai biến hoặc một vài triệu chứng của nó.● Bác sĩ nghe thấy những âm thanh bất thường của động mạch cảnh trong quá trình thăm khám.● Có các nghi ngờ về sự yếu đi, sự phình hay bóc tách các lớp của thành động mạch cảnh, xơ vữa hay hẹp tắc động mạch đốt sống.● Được chỉ định thực hiện trước và sau các phẫu thuật liên quan đến động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch vành, động mạch ngoại biên...● Phương pháp này có thể thực hiện đối với những bệnh nhân lớn tuổi, người có nguy cơ đột quỵ cao như một cách dự phòng bệnh, đặc biệt đối với người lớn hơn 70 tuổi mắc các bệnh như: Tiểu đường, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu... ● Người bệnh có các chấn thương vùng cổ.● Người bệnh thiếu máu cục bộ thoáng qua.● Xuất hiện chứng mù thoáng qua có thể là do hẹp động mạch cảnh gây ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-sieu-am-noi-soi-vi
[ "Siêu âm", "Tổn thương thành thực quản", "Thành dạ dày", "Quy trình siêu âm nội soi", "Siêu âm nội soi" ]
Siêu âm nội soi là gì và điểm khác biệt của nó so với nội soi ống mềm thông thường?
Siêu âm nội soi là kỹ thuật kết hợp giữa cả thủ thuật nội soi và siêu âm thực hiện cùng lúc, trong đó đầu dò siêu âm được áp sát với các tổn thương phát sinh khi bác sĩ cần thăm dò qua đường nội soi như: Tổn thương thành thực quản, dạ dày, ruột, gan, tụy mật.Siêu âm nội soi được đánh giá là một trong những thành tựu quan trọng nhất ở lĩnh vực tiêu hóa trong những năm gần đây.Siêu âm nội soi khác nội soi ống mềm thông thường ở điểm: Nội soi ống mềm thông thường giúp các bác sĩ có thể quan sát và đánh giá được bề mặt của ống tiêu hóa bệnh nhân nhưng nó không cho phép nhận định được sự xâm lấn của các tổn thương cũng như những bất thường nằm ở phía dưới lớp biểu mô phủ. Vì vậy, với phương pháp nội soi, kỹ thuật đã gắn vào đầu của ống nội soi một đầu dò có thể tiến hành thăm khám bằng siêu âm từ trong lòng ống tiêu hóa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-sieu-am-noi-soi-vi
[ "Siêu âm", "Tổn thương thành thực quản", "Thành dạ dày", "Quy trình siêu âm nội soi", "Siêu âm nội soi" ]
Trong những trường hợp nào bệnh nhân được chỉ định siêu âm nội soi?
2.1 Chẩn đoán thấy các bất thường ở dưới niêm mạc của ống tiêu hóaPhân biệt một tổn thương ở thành ống tiêu hóa hay từ bên ngoàiCần đánh giá kích thước và cấu trúc khối uĐánh giá độ lớn của các nếp niêm mạc dạ dàyChẩn đoán varices ở thực quản và dạ dàyChẩn đoán giai đoạn của các khối u đường tiêu hóaChẩn đoán một số bệnh lý của tụy và đường mậtĐánh giá các giai đoạn của ung thưXác định vị trí của các u nội tiếtPhát hiện sỏi và và giun trong ống mật chủ2.2 Các chỉ định khácĐánh giá kết quả điều trị varicesBệnh lý viêm nhiễm đường ruộtBệnh lý nhu động thực quảnLoét lành tính đang liền sẹoĐánh giá nguy cơ chảy máu ổ loétDẫn lưu nang giả tụy dưới sự hướng dẫn của SANSViêm tụy mạnChọc hút tế bào kim nhỏ dưới sự hướng dẫn SANSChẩn đoán và phân loại ung thưPhá hủy đám rối thần kinh tạng để giảm đauCo thắt thực quản.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/quy-trinh-sieu-am-noi-soi-vi
[ "Siêu âm", "Tổn thương thành thực quản", "Thành dạ dày", "Quy trình siêu âm nội soi", "Siêu âm nội soi" ]
Liệt kê dụng cụ cần chuẩn bị cho chỉ định siêu âm nội soi.
Máy siêu âm nội soi, máy hút, nguồn sáng, màn hình, ống ngậm miệngMáy theo dõi mạch, huyết áp, spO2Thuốc Seduxen, buscopan, midazolam, fentanyl hoặc propofol01 bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, 1 điều dưỡng, 1 bác sĩ gây mêMáy siêu âm nội soi dùng trong chẩn đoán tiêu hóa với đầu dò Radian với các tần số 7,5MHz, 10MHz, 12MHz.