text
stringlengths 0
1.43M
|
---|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 20/QĐ UBND
Bình Phước, ngày 04 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 1665/QĐ UBND ngày 15/7/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Qui hoạch hệ thống bãi chôn lấp, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 639/TTr STNMT ngày 20/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm quy hoạch
Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn phù hợp với chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020; quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Tiếp cận phương thức quản lý chất thải rắn của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay, đồng thời phù hợp với điều kiện Việt Nam. Áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận, các công nghệ nước ngoài có chọn lọc phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ công nghệ của Việt Nam và của tỉnh Bình Phước. Tìm cách giảm tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp, nhằm giảm thiểu tác động môi trường, chi phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và tăng hiệu quả sử dụng đất.
Quy hoạch phân bố hợp lý địa điểm và xây dựng các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh sao cho mỗi khu xử lý chất thải rắn sẽ phục vụ 1 địa bàn huyện hoặc thị xã. Ưu tiên các khu xử lý chất thải rắn nguy hại và ưu tiên trên địa bàn đô thị, KCN tập trung. Quy hoạch và xây dựng khu xử lý chất thải rắn phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
2. Mục tiêu quy hoạch
2.1. Mục tiêu chung
Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, trung bình mỗi huyện có một khu xử lý chất thải rắn nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Bình Phước từ nay đến năm 2020 gắn với quy hoạch phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn được thiết lập.
Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống bảo đảm sức khỏe cộng đồng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2015
Thu gom trên 95% chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị, công nghiệp, dịch vụ và du lịch;
Thu gom trên 50% chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực nông thôn;
Thu gom và xử lý trên 95% chất thải rắn nguy hại và 100% chất thải rắn y tế;
Phấn đấu 50% hộ gia đình, 100% doanh nghiệp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 50% các tuyến đường trong đô thị có trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, 80% khu vực công cộng có thùng chứa chất thải rắn;
Trên 95% cơ sở tiểu thủ công nghiệp xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Định hướng đến năm 2020
Thu gom 100 % chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực đô thị, công nghiệp, dịch vụ và du lịch;
Thu gom trên 70% chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực nông thôn;
Thu gom và xử lý 100% chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn y tế;
Phấn đấu 70% hộ gia đình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; 70% các tuyến đường trong đô thị có trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, 90% khu vực công cộng có thùng chứa chất thải rắn;
100% cơ sở tiểu thủ công nghiệp xử lý các loại chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
3. Nội dung quy hoạch
3.1. Dự báo khối lượng chất thải rắn đến năm 2020:
a) Nguồn phát thải
Phát sinh từ các hoạt động của dân cư và hoạt động sản xuất công nghiệp, bao gồm chất thải khu dân cư, nơi công cộng, chất thải từ các hoạt động thương mại, dịch vụ, bệnh viện, chất thải công nghiệp, xây dựng.
b) Dự báo tổng lượng phát thải chất thải rắn
Chỉ tiêu tính toán:
+ Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: thị xã Phước Long 0,60kg/người/ngày; thị xã Đồng Xoài 0,84kg/người/ngày; thị xã Bình Long 0,58kg/người/ngày; huyện Bù Gia Mập 0,35kg/người/ngày; huyện Lộc Ninh 0,43kg/người/ngày; huyện Bù Đốp 0,37kg/người/ngày; huyện Hớn Quản 0,42kg/người/ngày; huyện Đồng Phú 0,45kg/người/ngày; huyện Bù Đăng 0,62kg/người/ngày; huyện Chơn Thành 0,65kg/người/ngày. Mục tiêu thu gom tại các khu vực đô thị là 95% đến năm 2015, 100% đến năm 2020. Mục tiêu thu gom tại các khu vực nông thôn là 50% đến năm 2015, 70% đến năm 2020;
+ Lượng chất thải rắn công nghiệp: 0,1 tấn/ha/ngày; trong đó, chất thải rắn công nghiệp nguy hại tính bằng 10% lượng chất thải rắn công nghiệp. Mục tiêu thu gom là 70%, 95%, 100% tương ứng với năm 2010, 2015, 2020;
+ Lượng chất thải rắn y tế: Chất thải rắn y tế thông thường là 0,3kg/giường bệnh/ngày. Chất thải rắn y tế nguy hại là 0,25kg/giường bệnh/ngày đối với bệnh viện; 0,2 kg/giường bệnh/ngày đối với phòng khám; 0,15 kg/giường bệnh/ngày đối với trạm y tế xã, phường.
Tổng lượng chất thải rắn cần thu gom (ước tính):
Loại chất thải
Năm 2010
(tấn/năm)
Đến năm 2015
(tấn/năm)
Đến năm 2020
(tấn/năm)
Chất thải rắn sinh hoạt
48.773
128.387
182.765
Chất thải rắn công nghiệp
60.057
765.138
1.212.287
Chất thải rắn y tế
339
339
339
Tổng
109.169
893.864
1.395.391
(Chi tiết tại phụ lục I kèm theo)
3.2. Quy hoạch địa điểm khu xử lý, chôn lấp chất thải rắn:
a) Quy định về lựa chọn địa điểm
Quỹ đất đủ lớn hoặc có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Có khoảng cách phù hợp tới các nguồn phát sinh chất thải. Xây dựng khu xử lý chất thải rắn chung cho các đô thị, các khu công nghiệp gần nhau. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại cần có khu xử lý riêng.
Có khoảng cách ly an toàn tới các điểm dân cư, khu đô thị, khu du lịch, giải trí, di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan sinh thái và các điểm, công trình nhạy cảm khác.
Phải phù hợp các tiêu chí liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường, kỹ thuật xây dựng và vận hành, địa chất thủy văn...ở từng huyện, thị xã. Tầm quan trọng của các tiêu chí được đặt trong mối tương quan chung của các yếu tố đó.
Điều kiện giao thông, cung cấp điện nước thuận lợi và được sự chấp thuận của cộng đồng.
b) Công nghệ xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn đô thị: ưu tiên áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận, các công nghệ nước ngoài phù hợp với điều kiện kinh tế, có hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường. Xử lý chất thải rắn theo phương pháp khu liên hợp xử lý (tái chế, tái sử dụng, chế biến phân hữu cơ,…) và chôn lấp hợp vệ sinh.
Đối với chất thải rắn bệnh viện nguy hại thì tiêu hủy riêng bằng phương pháp thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng.
Chất thải rắn công nghiệp: Cần xử lý tập trung kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau như đốt, chôn lấp hợp vệ sinh, xử lý cơ học, hóa lý.
c) Mô hình cơ sở xử lý chất thải rắn
Xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn theo mô hình khu liên hợp xử lý chất thải rắn: Áp dụng cho 06 khu xử lý chất thải rắn qui hoạch mới.
Đối với các bãi rác cũ: trước mắt đầu tư nâng cấp cải tạo các hạng mục chủ yếu, bảo đảm vệ sinh môi trường theo qui định. Về lâu dài, đầu tư xây dựng theo mô hình khu liên hợp xử lý chất thải rắn.
d) Xác định vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn
Ngoài 04 khu xử lý chất thải rắn hiện tại thuộc các huyện, thị xã: Thị xã Đồng Xoài (khu xử lý chất thải rắn tại ấp 1, xã Tiến Hưng); huyện Lộc Ninh (bãi rác tại ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh); huyện Bù Đốp (bãi rác tại ấp 3, xã Hưng Phước); huyện Đồng Phú (bãi rác tại ấp Suối Đôi, xã Tân Hưng). Quy hoạch 06 khu xử lý chất thải rắn mới cho 06 huyện, thị xã: Thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản (vị trí tại ấp 2, Xã Minh Tâm); thị xã Phước Long (vị trí tại thôn 7, xã Long Giang); huyện Bù Gia Mập (vị trí tại thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa); huyện Bù Đăng (vị trí tại Thôn 1, xã Đoàn Kết); huyện Chơn Thành (02 vị trí tại ấp 5, xã Minh Lập và ấp Bào Teng, xã Minh Quang).
(Chi tiết tại phụ lục II kèm theo)
3.3. Quy hoạch hệ thống thu gom chất thải rắn
a) Nguyên tắc xây dựng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Cải tạo nâng cấp quy hoạch mới địa điểm các điểm tập kết chất thải rắn hoặc trạm trung chuyển tại các huyện, thị xã theo nguyên tắc 2 3 xã/phường/thị trấn gần nhau được bố trí thành 01 cụm thu gom. Tuyến thu gom vận chuyển được thiết kế theo nguyên tắc xác định khoảng cách ngắn nhất của các tuyến đường chính tại các huyện, thị xã nối liền từ điểm tập kết đến nơi xử lý. Hiện tại, các xã/phường/thị trấn của mỗi huyện, thị xã có thể bố trí 1 điểm tập kết chất thải rắn cho 2 đến 3 xã/phường/thị trấn ở gần nhau, cự li thu gom về điểm tập kết tối đa khoảng 1,0 km. Khu vực nông thôn, mỗi thôn ấp dân cư tập trung hoặc 4 5 thôn ấp nhỏ ở gần nhau có thể hình thành một điểm tập kết chất thải rắn. Mỗi điểm tập kết chất thải rắn có diện tích khoảng 200m2. Về lâu dài, bố trí xây dựng ở mỗi huyện tối thiểu 01 trạm trung chuyển hợp vệ sinh để chứa chất thải rắn, đồng thời cải tạo, nâng cấp hoặc thay thế dần các các điểm tập kết thu gom chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường ở các xã, phường.
Đối với chất thải rắn thải công nghiệp: bố trí hợp lý các tuyến thu gom, vận chuyển phù hợp với các tuyến giao thông vận tải chính của tỉnh và sự phát triển ngành công nghiệp, ưu tiên cho các KCN, CCN (có thể kết hợp với các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt). Riêng đối với chất thải nguy hại phải được vận chuyển trực tiếp đến nơi xử lý tập trung mà không qua các trạm trung chuyển.
Đối với chất thải rắn y tế: Khuyến khích vận chuyển bằng xe tải đông lạnh có thùng kín; xe tải có thùng kín bằng thép không rỉ, có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô. Các bệnh viện, trung tâm y tế phải bố trí lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại. Trung tâm y tế, bệnh viện của các huyện, thị xã chịu trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các trạm y tế, phòng khám.
b) Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn của các hộ dân được đựng trong bao nilon dung tích 5,10,15 lít tùy mức độ thải của từng hộ sau khi thực hiện phân loại chất thải rắn. Tổ chức thực hiện thu gom hàng ngày bằng xe đẩy tay. Dọc các tuyến đường chính, các điểm dân cư ven quốc lộ, các khu công cộng phải bố trí các thùng chất thải rắn loại 200 250 lít. Xe đẩy tay thu gom các bao chất thải rắn và vận chuyển đến điểm tập trung, chất thải rắn thải được xe ép chất thải rắn vận chuyển tới bãi đổ tập trung.
Chất thải rắn chợ: Thu gom và giải quyết triệt để trong ngày không để tồn đọng. Đối với chất thải rắn chợ trung tâm, chợ lớn cần phải có thùng chứa chất thải rắn tập trung hợp vệ sinh. Cần thiết phải bố trí các trạm trung chuyển chất thải rắn. Các hộ kinh doanh phải có dụng cụ đựng chất thải rắn riêng của mình, nhân viên vệ sinh của chợ phải thường xuyên thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra thùng chứa tập trung. Sau mỗi ngày hoạt động, rác chợ phải được thu gom triệt để lên xe ép rác để vận chuyển về khu xử lý. Đối với các chợ nhỏ, việc thu gom chất thải rắn sẽ được tiến hành sau mỗi buổi tan chợ, nhân viên vệ sinh thu gom chất thải rắn và vận chuyển chất thải rắn bằng xe đẩy tay tới điểm tập trung.
Chất thải rắn công nghiệp: Chất thải rắn thải phải được phân riêng thành 2 loại: Chất thải rắn không độc hại và chất thải rắn có chứa các chất độc hại. Việc thu gom và phân riêng do các xí nghiệp, nhà máy tự đảm nhận. Chất thải rắn thải sau khi phân loại được lưu chứa trong các thùng chứa chất thải rắn riêng để được vận chuyển riêng cho từng loại. Đối với KCN, các thùng chứa chất thải rắn của KCN có thể được tập trung tại một chỗ, đối với các cơ sở công nghiệp có quy mô nhỏ, lượng chất thải rắn sinh ra ít, có thể tiến hành thu gom như một hộ dân sinh hoạt thông thường.
Chất thải rắn y tế: Các bệnh viện, các cơ sở y tế nhất thiết phải trang bị cho các khoa khám và chữa bệnh, các khu vực công cộng và các khu điều trị tối thiểu 3 loại thùng chứa chất thải rắn có màu sắc khác nhau với quy định cụ thể: thùng màu xanh dùng đựng chất thải rắn thải sinh hoạt (không nguy hại) như rau cỏ, vỏ trái cây, thức ăn dư thừa và các loại chất thải rắn tương tự; thùng màu đỏ dùng để đựng các loại chất thải rắn như bông băng phẫu thuật, kim tiêm, ống nhựa, giấy, túi nilon, các chất dễ cháy và đặc biệt một số phòng, bộ phận còn dùng để đựng các mô phẫu thuật; thùng màu vàng dùng để đựng chai lọ, vỏ đồ hộp, sành sứ và các loại chất thải khác bằng kim loại. Chất thải rắn sinh hoạt (trong thùng màu xanh) sẽ được xe thu gom mang đi xử lý tập trung hàng ngày, chất thải rắn y tế đựng trong các thùng đỏ sẽ được đem đốt trong lò đốt chuyên dụng, chất thải rắn trong thùng vàng có thể đem chôn lấp hoặc tái sử dụng dưới dạng phế liệu.
(Bản đồ quy hoạch phân bố các tuyến thu gom và trạm trung chuyển chất thải rắn đề xuất chi tiết trong Phụ lục 1 Bộ bản đồ của báo cáo).
4. Các dự án ưu tiên đầu tư
4.1. Giai đoạn 2011 2012: Đề xuất 02 dự án ưu tiên, gồm:
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn cho các đô thị khu vực phía Nam Quốc lộ 13, công suất 100 150 tấn/ngày, vị trí tại khu đất 10,8ha thuộc ấp 2, xã Minh Tâm, huyện Hớn Quản.
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị Phước Long, công suất 100 150 tấn/ngày, vị trí tại khu đất 5 6 ha thuộc thôn 7, xã Long Giang, thị xã Phước Long.
4.2. Giai đoạn 2012 2015: Đề xuất 06 dự án ưu tiên, gồm:
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị Bù Đăng, công suất 100tấn/ngày, vị trí tại khu đất 04ha thuộc Thôn 1, xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng.
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị Đồng Phú, công suất 50tấn/ngày, vị trí tại khu đất 22,78ha thuộc ấp suối Đôi, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú.
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị Bù Gia Mập, công suất 50 tấn/ngày, vị trí tại khu đất 10,8ha thuộc thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập.
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị Lộc Ninh, công suất 50 tấn/ngày, vị trí tại khu đất 04ha thuộc ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh, huyện Lộc NInh.
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị Bù Đốp, công suất 50 tấn/ngày, vị trí tại khu đất 4,18ha thuộc ấp 3, xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp.
Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn đô thị Phú Riềng, công suất 50 tấn/ngày, vị trí dự kiến tại khu đất khoảng 10 ha thuộc xã Phú Trung, huyện Bù Gia Mập.
5. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn từ Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 2020; vốn ngân sách trung ương, vốn địa phương; nguồn vốn tài trợ nước ngoài; nguồn vốn vay dài hạn, vốn huy động từ các nhà đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác.
6. Ưu đãi đầu tư
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư thực hiện theo các quy định hiện hành.
7. Các giải pháp chủ yếu
7.1. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong việc thực hiện sản phẩm công ích theo qui định của pháp luật.
7.2. Phải tiến hành lập dự án đầu tư và xây dựng khu xử lý chất thải rắn cho các huyện, thị xã lâu dài để đáp ứng cho yêu cầu phát triển đô thị và công nghiệp hiện tại và tương lai. Đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn theo đúng tiêu chuẩn về xây dựng, tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
7.3. Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên ngành về quản lý chất thải rắn cho tỉnh. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo hình thức BOT, BT... Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá cho công tác vệ sinh môi trường đô thị. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh đô thị, xây dựng quy chế thu phí và lệ phí vệ sinh đô thị, biện pháp chế tài, xử phạt hành chính.
7.4. Củng cố, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, vận hành chất thải rắn. Hình thành các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động công ích hoặc dịch vụ công .
7.5. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp, hiệu quả cho địa phương.
7.6. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học, xây dựng một số mô hình thu gom, xử lý chất rắn điển hình phục vụ cho vệ sinh môi trường đô thị.
7.7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý chất thải rắn. Tăng cường công tác giáo dục nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị. Tạo thói quen thu gom và phân loại rác từ các hộ gia đình Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu lượng rác thải bình quân đầu người mỗi ngày dưới 1kg/người ngày.
8. Tổ chức thực hiện
8.1. Sở Xây dựng:
Tổ chức công bố quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan lập Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch này; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các địa phương, các chủ đầu tư trong việc thực hiện nội dung quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Thẩm định các công trình xây dựng các khu xử lý chất thải rắn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo quy hoạch.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các huyện, thị xã lập danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên để bố trí vốn (ngân sách, ODA và các nguồn vốn khác), trong đó, tập trung theo hướng xã hội hóa.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh để trình UBND tỉnh xem xét, ban hành theo quy định.
Hằng năm, lập báo cáo định kỳ, đột xuất tổng hợp tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
8.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Cân đối, bố trí vốn ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy hoạch đã được phê duyệt. Hướng dẫn các nhà đầu tư về các cơ chế, chính sách đầu tư.
8.3. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn đã được phê duyệt. Hướng dẫn các nhà đầu tư các cơ chế, chính sách tài chính.
Tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành khung giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
8.4. Sở Khoa học và Công nghệ: Thẩm định các công nghệ, thiết bị xử lý, tái chế chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát và nghiệm thu công nghệ xử lý chất thải rắn trong và ngoài nước.
8.5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về đất đai; tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách ưu đãi về đất đai cho hoạt động quản lý chất thải rắn.
Quản lý nhà nước về môi trường đối với hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế và UBND các huyện, thị xã định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình quản lý chất thải rắn tại các Khu, Cụm công nghiệp, Khu kinh tế và các xí nghiệp riêng lẻ trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế định kỳ kiểm tra, giám sát việc quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì các chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Chủ trì, phối hợp với các ngành thẩm định thành phần và tính chất chất thải rắn có xuất xứ từ nước ngoài nhập khẩu vào tỉnh.
8.6. Sở Y tế:
Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất thải rắn y tế. Thường xuyên giám sát tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn ý tế nguy hại có nguồn gốc từ hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt Quy chế quản lý chất thải rắn y tế ban hành kèm theo Quyết định định số 43/2007/QĐ BYT ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
8.7. Ban Quản lý Khu kinh tế:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống nhất về quản lý chất thải rắn trong phạm vi mình quản lý.
Phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý chất thải rắn tại các KCN, Khu kinh tế.
8.8. UBND các huyện, thị xã:
Tổ chức các hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn địa phương theo qui định.
Phối hợp với Sở Xây dựng công bố công khai quy hoạch quản lý chất thải rắn.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý Khu kinh tế; Chủ tịch UBND huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Lợi
PHỤ LỤC I
DỰ BÁO TỔNG LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN CẦN THU GOM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 (Kèm theo Quyết định số 20/QĐ UBND ngày 04/01/2011 của UBND tỉnh)
Bảng 1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt:
Stt
Huyện/thị
Lượng CTR sinh hoạt cần thu gom
(Tấn/năm)
2010
2015
2020
1
TX.Phước Long
8686,80
11390,40
13899,60
2
TX. Đồng Xoài
16189,20
28303,20
34538,40
3
TX. Bình Long
6181,20
13345,20
16286,40
4
H. Bù Gia Mập
5317,20
11854,80
19238,40
5
H. Lộc Ninh
1051,20
10994,40
17121,60
6
H. Bù Đốp
1072,80
4662,00
7124,40
7
H. Hớn Quản
2210,40
8539,20
13856,40
8
H. Đồng Phú
3592,80
9064,80
14090,40
9
H. Bù Đăng
1242,00
18986,40
29959,20
10
H. Chơn Thành
3229,20
11246,40
16650,00
Tổng
48.773
128.387
182.765
Bảng 2. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp:
STT
Huyện, thị xã
Lượng chất thải rắn công nghiệp cần thu gom (tấn/năm)
Năm 2010
Năm 2015
Năm 2020
1
TX Phước Long
2309,62
5497,22
11863,22
2
TX Đồng Xoài
3192,69
9907,12
21267,14
3
TX Bình Long
1827,89
4317,61
6370,72
4
H. Bù Gia Mập
11730,22
20004,86
31459,67
5
H. Lộc Ninh
5037,26
436930,24
645410,25
6
H. Bù Đốp
2591,90
4974,43
8645,16
7
H. Hớn Quản
7845,05
42147,13
108667,44
8
H. Đồng Phú
6934,70
161349,88
242598,94
9
H. Bù Đăng
10624,04
19212,79
32785,24
10
H. Chơn Thành
7964,29
60796,52
103221,07
Tổng
60.057,66
765.137,81
1.212.288,85
Bảng 3. Khối lượng chất thải rắn y tế:
Huyện/thị
Số giường
Lượng chất thải y tế
CTYT nguy hại
CTYT thông thường
Kg/ngày
Tấn/năm
Kg/ngày
Tấn/năm
TX.Phước Long
149
35,3
12,708
44,7
16,092
TX. Đồng Xoài
635
155
55,8
190,5
68,58
TX. Bình Long
164
44,3
15,948
55,2
19,872
H. Bù Gia Mập
90
18
6,48
27
9,72
H. Lộc Ninh
180
41
14,76
54
19,44
H. Bù Đốp
85
19,5
7,02
25,5
9,18
H. Hớn Quản
65
13
4,68
19,5
7,02
H. Đồng Phú
105
23,5
8,46
31,5
11,34
H. Bù Đăng
196
40,2
14,472
52,8
19,008
H. Chơn Thành
95
21,5
7,74
28,5
10,26
Tổng
1.764
411,3
148,068
526,2
190,512
PHỤ LỤC II
QUY HOẠCH ĐỊA ĐIỂM KHU XỬ LÝ, CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020
Stt
Tên huyện/thị
Bãi chất thải rắn
Đề xuất quy hoạch địa điểm
Vị trí
Diện tích
1
TX.Phước Long
Hiện tại
QH mới
thôn 7, xã Long Giang
5 6 ha
2
TX. Đồng Xoài
Hiện tại
Hiện tại
ấp 1, xã Tiến Hưng
11,7 ha
3
TX. Bình Long
Hiện tại
QH mới
(sử dụng chung bãi chất thải rắn QH mới cho huyện Hớn Quản)
ấp 2, Xã Minh Tâm
10,8 ha
4
H. Bù Gia Mập
Chưa có
QH mới
Thôn Tân Lập, xã Phú Nghĩa
10,8 ha
5
H. Lộc Ninh
Hiện tại
Hiện tại
ấp Thạnh Biên, xã Lộc Thạnh
4 ha
6
H. Bù Đốp
Hiện tại
Hiện tại
ấp 3, xã Hưng Phước
4,18 ha
7
H. Hớn Quản
Hiện tại
QH mới
ấp 2, Xã Minh Tâm
10,8 ha
8
H. Đồng Phú
Hiện tại
Hiện tại
ấp Suối Đôi, xã Tân Hưng
22,78 ha
9
H. Bù Đăng
Hiện tại
QH mới
Thôn 1, xã Đoàn Kết
4 ha
10
H. Chơn Thành
Hiện tại
QH mới
(02 vị trí)
ấp 5, xã Minh Lập
(xử lý CTRNH)
2 ha
ấp Bào Teng, xã Minh Quang
35 ha
|
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 04/QĐ BTC
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CẤP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS)
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Trưởng Ban triển khai TABMIS Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế cấp, quản lý và sử dụng tài khoản đăng nhập Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Trưởng Ban triển khai TABMIS Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị tham gia hệ thống TABMIS chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 3; Ban triển khai TABMIS; Các bộ, cơ quan ngang Bộ (để phối hợp); STC, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW; Các đơn vị thuộc BTC; Dự án cải cách tài chính công; Lưu: VT, KBNN
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Sỹ Danh
QUY CHẾ
CẤP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ KHO BẠC (TABMIS) (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ BTC ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy chế này quy định các nội dung liên quan đến hoạt động cấp, quản lý, sử dụng tài khoản đăng nhập của các thành viên tham gia Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), nhằm đảm bảo số lượng tài khoản đăng nhập hệ thống được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, đáp ứng được các yêu cầu về thực hiện giao dịch, khai thác dữ liệu trên hệ thống và quản trị ứng dụng.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng trong hoạt động cấp, quản lý, sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS đối với các thành viên tham gia khai thác, sử dụng các chức năng và quản trị ứng dụng TABMIS;
Các thành viên tham gia TABMIS quy định tại Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về trách nhiệm, quyền hạn đối với các thành viên tham gia TABMIS được cấp tài khoản đăng nhập TABMIS để trực tiếp thực hiện nhập, phê duyệt giao dịch, khai thác dữ liệu trên hệ thống và quản trị ứng dụng phải thực hiện các quy định tại Quy chế này.
Điều 3. Giải thích một số thuật ngữ
1. Tập trách nhiệm: Tập trách nhiệm là một tập hợp các chức năng ứng dụng được định nghĩa riêng cho người sử dụng theo mức độ phân quyền khi sử dụng TABMIS. Tập trách nhiệm có 3 loại:
1.1. Tập trách nhiệm thao tác nghiệp vụ: Là tập trách nhiệm để nhập hoặc phê duyệt giao dịch và khai thác dữ liệu;
1.2. Tập trách nhiệm quản trị ứng dụng: Là tập trách nhiệm để cập nhật thông tin dữ liệu cấu hình ứng dụng; quản lý thông tin tài khoản đăng nhập TABMIS, tập trách nhiệm của tài khoản đăng nhập TABMIS; theo dõi giám sát trạng thái các giao dịch, cây phê duyệt giao dịch trên hệ thống;
1.3. Tập trách nhiệm phát triển ứng dụng: Là tập trách nhiệm để đăng ký bổ sung các chức năng, báo cáo mới được phát triển, nâng cấp, bảo trì ứng dụng; tra cứu, cập nhật thông tin các bảng dữ liệu ngay từ mức ứng dụng.
2. Người sử dụng TABMIS: Người sử dụng TABMIS (gọi tắt là người sử dụng) là cán bộ, công chức thuộc đối tượng được nêu tại Điều 2 Quy chế này. Người sử dụng TABMIS được cấp tài khoản đăng nhập TABMIS để sử dụng trong suốt quá trình vận hành, khai thác dữ liệu, quản trị ứng dụng.
3. Tài khoản đăng nhập TABMIS: Là tài khoản dùng để đăng nhập vào ứng dụng để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong TABMIS. Tài khoản này xác định danh tính, phạm vi thao tác nghiệp vụ của từng người hoặc một nhóm người sử dụng trên TABMIS, bao gồm các yếu tố: Tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập và các tập trách nhiệm được phân quyền tương ứng với nhiệm vụ được giao. Tài khoản đăng nhập TABMIS có 3 loại, gồm: tài khoản quản trị ứng dụng, tài khoản người sử dụng, tài khoản khai thác dữ liệu;
3.1. Tài khoản quản trị ứng dụng: Là tài khoản đăng nhập TABMIS để thực hiện cập nhật thông tin dữ liệu cấu hình ứng dụng; quản lý thông tin tài khoản đăng nhập TABMIS, tập trách nhiệm; theo dõi giám sát trạng thái các giao dịch, cây phê duyệt trên hệ thống; xử lý các vấn đề làm ảnh hưởng chức năng hệ thống; đăng ký các chức năng, báo cáo mới được nâng cấp; bảo trì ứng dụng; xem cấu trúc các bảng dữ liệu hệ thống ngay tại mức ứng dụng;
3.2. Tài khoản người sử dụng: Là tài khoản đăng nhập TABMIS để thực hiện nhập hoặc phê duyệt giao dịch, truy vấn và khai thác dữ liệu trên TABMIS;
3.3. Tài khoản khai thác dữ liệu: Là tài khoản đăng nhập TABMIS chỉ được gán các tập trách nhiệm để thực hiện truy vấn, khai thác dữ liệu trong hệ thống.
4. Cấp mới khoản đăng nhập: Là việc cấp tài khoản đăng nhập cho người sử dụng TABMIS tại thời điểm được cấp chưa có tài khoản đăng nhập TABMIS.
5. Cấp đổi tài khoản đăng nhập: Là việc cấp tài khoản đăng nhập cho người sử dụng trên cơ sở tận dụng lại tài khoản đăng nhập không còn sử dụng.
6. Cấp lại tài khoản đăng nhập: Là việc kích hoạt lại tài khoản đăng nhập đã bị thu hồi.
7. Thu hồi tài khoản đăng nhập: Là việc thực hiện hết hiệu lực tài khoản đăng nhập (Tài khoản không còn hoạt động trong TABMIS).
Điều 4. Nguyên tắc cấp tài khoản đăng nhập TABMIS
1. Việc cấp tài khoản đăng nhập TABMIS phải theo đúng đối tượng quy định tại Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao đảm bảo nguyên tắc bảo mật, an toàn, hiệu quả.
2. Số lượng tối đa tài khoản đăng nhập TABMIS cấp cho một đơn vị được căn cứ vào quy mô tổ chức, biên chế và đặc điểm hoạt động của từng đơn vị tham gia TABMIS, đảm bảo nguyên tắc thực hiện đầy đủ quy trình nghiệp vụ, hệ thống vận hành ổn định, tiết kiệm, cụ thể như sau:
2.1. Đảm bảo hoạt động giao dịch tại các đơn vị được thực hiện bình thường, đúng tiến độ và yêu cầu của nghiệp vụ; các hoạt động khai thác dữ liệu trên TABMIS phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và hiệu năng của hệ thống;
2.2. Các cán bộ làm nhiệm vụ quản trị ứng dụng TABMIS được cấp tài khoản quản trị ứng dụng phù hợp với nhiệm vụ được giao;
2.3. Các cán bộ làm công tác xử lý trung tâm tại tỉnh, kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS tại các đơn vị KBNN, quản lý phân bổ ngân sách và lệnh chi tiền thuộc cơ quan Tài chính các cấp được cấp tài khoản người sử dụng;
2.4. Các cán bộ làm công tác kiểm soát chi, phân bổ dự toán đầu tư tại các Phòng, bộ phận kiểm soát chỉ được cấp tài khoản người sử dụng theo hạn mức số lượng tài khoản đăng nhập phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ, đảm bảo sử dụng hiệu quả;
2.5. Lãnh đạo đơn vị nếu không tham gia trực tiếp vào quy trình phê duyệt giao dịch trên TABMIS, các Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ tham gia truy vấn, khai thác dữ liệu trên TABMIS được cấp tài khoản khai thác dữ liệu theo hạn mức số lượng tài khoản đăng nhập phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ.
3. Nguyên tắc gán các tập trách nhiệm đối với tài khoản đăng nhập TABMIS:
3.1. Tài khoản quản trị ứng dụng được gán các tập trách nhiệm quản trị ứng dụng, các tập trách nhiệm phát triển ứng dụng đúng theo nhiệm vụ của người sử dụng tham gia quản trị ứng dụng hay phát triển, nâng cấp ứng dụng TABMIS;
3.2. Tài khoản người sử dụng được gán các tập trách nhiệm thao tác nghiệp vụ đúng theo nhiệm vụ của người sử dụng tham gia nhập, phê duyệt giao dịch hoặc khai thác dữ liệu trong TABMIS. Đối với đơn vị dự toán cấp 1 cấp 2 trực tiếp tham gia TABMIS, tài khoản người sử dụng có thể được cấp theo tên không định danh để sử dụng chung theo phân công của đơn vị, đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả và xác định rõ trách nhiệm;
3.3. Tài khoản khai thác dữ liệu được gán các tập trách nhiệm khai thác dữ liệu đúng theo nhiệm vụ của người sử dụng tham gia trong TABMIS. Tài khoản khai thác dữ liệu có thể được cấp theo tên không định danh để sử dụng chung theo phân công của đơn vị, đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả và xác định rõ trách nhiệm.
Điều 5. Thẩm quyền cấp và quản lý tài khoản đăng nhập TABMIS
1. Trưởng Ban triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN chịu trách nhiệm tổ chức cấp mới và quản lý tài khoản đăng nhập TABMIS; xem xét, quyết định và tổ chức cấp lại, cấp đổi hoặc thu hồi tài khoản đăng nhập TABMIS đã được cấp;
2. Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) thực hiện thủ tục cấp mới, cấp lại, cấp đổi, thu hồi và quản lý tài khoản đăng nhập, đồng thời thực hiện thủ tục cập nhật cây phê duyệt giao dịch tập trách nhiệm tham gia của người sử dụng trên hệ thống theo nhiệm vụ của Bộ phận xử lý trung tâm TABMIS quy định tại Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Định dạng tên và mật khẩu đăng nhập TABMIS
1. Tài khoản quản trị ứng dụng
Tài khoản quản trị ứng dụng được thiết lập theo định dạng sau:
XXXX KB Tên Họ Tên đệm
Trong đó:
XXXX: Mã hiệu Kho bạc Nhà nước được quy định tại Thông tư số 212/2009/TT BTC ngày 06/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS);
Tên Họ Tên đệm: Là Tên, Họ, Tên đệm của cán bộ được cấp tài khoản, viết liền không dấu.
2. Tài khoản người sử dụng
2.1. Trường hợp cấp cho người sử dụng thuộc các đơn vị thuộc cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp, tài khoản người sử dụng được thiết lập theo định dạng sau:
XXXX YY Tên Họ Tên đệm
Trong đó:
XXXX: Mã hiệu Kho bạc Nhà nước được quy định tại Thông tư số 212/2009/TT BTC của Bộ Tài chính ngày 06/11/2009 hướng dẫn thực hiện Kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS);
YY: Viết tắt loại hình đơn vị nơi người sử dụng đang công tác, cụ thể:
KB: Các đơn vị thuộc hệ thống KBNN;
TC: Các cơ quan Tài chính các cấp;
Tên Họ Tên đệm: Là Tên, Họ, Tên đệm của cán bộ được cấp tài khoản, viết liền không dấu.
2.2. Trường hợp cấp cho người sử dụng thuộc các đơn vị dự toán cấp I, II được quy định tại Thông tư số 107/2008/TT BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, tài khoản người sử dụng được thiết lập theo định dạng sau:
XXXX CCC Tên Họ Tên đệm
Trong đó:
XXXX: Mã hiệu Kho bạc Nhà nước được quy định tại Thông tư số 212/2009/TT BTC ngày 06/11/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS);
CCC: Mã chương của các đơn vị dự toán cấp I, II nơi người sử dụng công tác;
Tên Họ Tên đệm: Là Tên, Họ, Tên đệm của người sử dụng (hoặc tên chung) được cấp tài khoản, viết liền không dấu.
Ví dụ: 0003 013 NGATDOTHIHONG hoặc 0003 013 CV1;
Trong đó:
0003: Mã Sở giao dịch Kho bạc Nhà nước
013: Chương Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
NGATDOTHIHONG: Tên riêng của người sử dụng tham gia TABMIS;
CV1: Chuyên viên 1 (Tên không định danh cấp cho đơn vị để tham gia TABMIS).
3. Tài khoản khai thác dữ liệu
Tài khoản khai thác dữ liệu được thiết lập theo định dạng sau:
XXXX YY Chức danh hoặc tên đơn vị Z
Trong đó:
XXXX và YY: Tương tự như quy định tại khoản 2 của Điều này
Chức danh hoặc tên đơn vị: Là chức danh của lãnh đạo đơn vị đối với trường hợp cấp cho Lãnh đạo; là tên của đơn vị (Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ) đối với trường hợp cấp cho đơn vị. Các thông tin này được ghi không có dấu;
Z: Số thứ tự bắt đầu từ 1 được thiết lập cho cho từng đơn vị, từng mã kho bạc;
Ví dụ: 0061 KB BANLANHDAO 1;
0061 TC PHONGNGANSACH 1;
Trong đó:
0061: Mã Kho bạc Nhà nước Hải Phòng;
KB: Các đơn vị thuộc hệ thống KBNN;
TC: Các cơ quan Tài chính các cấp;
BANLANHDAO: Là chức danh của Lãnh đạo đơn vị.
PHONGNGANSACH: Là tên của đơn vị (Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ).
4. Mật khẩu
Mật khẩu tài khoản đăng nhập TABMIS là một tổ hợp có ít nhất 8 ký tự, bao gồm cả chữ và số. Mật khẩu mới được đổi lại phải khác với mật khẩu cũ theo quy định.
Điều 7. Tài khoản quản trị ứng dụng
1. Đối tượng được cấp
1.1. Cán bộ Cục Tin học và Thống kê thuộc Bộ Tài chính, Cục Công nghệ thông tin thuộc Kho bạc Nhà nước (KBNN) được phân công nhiệm vụ xử lý các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến chức năng ứng dụng, quản trị, nâng cấp, bảo trì ứng dụng TABMIS;
1.2. Cán bộ Phòng xử lý trung tâm Vụ Kế toán Nhà nước thuộc Kho bạc Nhà nước được phân công nhiệm vụ thực hiện cấp và quản lý tài khoản đăng nhập TABMIS; thiết lập các tập trách nhiệm; theo dõi giám sát trạng thái các giao dịch, cây phê duyệt giao dịch trên hệ thống; cập nhật dữ liệu cấu hình ứng dụng và danh mục dùng chung của hệ thống;
1.3. Các đối tượng khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Phạm vi trách nhiệm trên TABMIS
Tài khoản này được gán các tập trách nhiệm quản trị ứng dụng hoặc tập trách nhiệm phát triển ứng dụng cụ thể, tùy theo từng người sử dụng, phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được phân công nêu trong Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 8. Tài khoản người sử dụng
1. Đối tượng được cấp
Cán bộ, công chức thuộc các đơn vị thành viên tham gia TABMTS quy định tại Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được cấp tài khoản người sử dụng, bao gồm:
1.1. Cơ quan Tài chính:
a. Cán bộ làm công tác quản lý, phân bổ dự toán ngân sách, cấp phát lệnh chi tiền tại cơ quan Tài chính các cấp được giao nhiệm vụ nhập liệu trên hệ thống;
b. Lãnh đạo các Vụ, phòng nghiệp vụ tham gia TABMIS thuộc Bộ Tài chính;
c. Trưởng phòng nghiệp vụ tham gia TABMIS thuộc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố;
d. Giám đốc Sở Tài chính (hoặc người được ủy quyền) kiểm soát chứng từ theo quy định;
e. Trưởng phòng Tài chính quận, huyện, thị xã (hoặc người được ủy quyền) theo quy định.
1.2. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước:
a. Cán bộ làm công tác Kế toán Nhà nước tại các đơn vị KBNN;
b. Kế toán trưởng đơn vị Kho bạc Nhà nước các cấp (hoặc người được ủy quyền) kiểm soát chứng từ theo quy định;
c. Cán bộ làm công tác kiểm soát các khoản chi đầu tư và chi chương trình mục tiêu có tính chất đầu tư từ Ngân sách Nhà nước tại các đơn vị KBNN;
d. Trưởng phòng Kiểm soát chi KBNN cấp tỉnh;
e. Giám đốc Kho bạc Nhà nước các cấp (hoặc người được ủy quyền) kiểm soát chứng từ theo quy định.
1.3. Các đơn vị dự toán:
a. Cán bộ làm công tác kế toán tại các đơn vị dự toán cấp I, II được quy định tại Thông tư số 107/2008/TT BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính tham gia phân bổ dự toán ngân sách trên TABMIS;
b. Lãnh đạo đơn vị (hoặc người được ủy quyền) kiểm soát chứng từ phân bổ dự toán của các đơn vị dự toán cấp I, II theo quy định tại Thông tư số 107/2008/TT BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính theo quy định.
1.4. Các đối tượng khác tham gia TABMTS được cấp theo yêu cầu quy trình nghiệp vụ.
2. Phạm vi trách nhiệm trên TABMS
Tài khoản này được gán các tập trách nhiệm cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên TABMIS phù hợp với phân công nhiệm vụ tại đơn vị nêu trong Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Các đơn vị tham gia TABMIS, trong trường hợp được cấp tài khoản sử dụng theo tên không đích danh, có trách nhiệm tổ chức, phân công cho từng cán bộ trong nội bộ đơn vị sử dụng tài khoản, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu và xác định rõ trách nhiệm của người tham gia.
Điều 9. Tài khoản khai thác dữ liệu
1. Đối tượng được cấp
Tài khoản khai thác dữ liệu được cấp chung cho lãnh đạo đơn vị, cấp chung cho các đơn vị trực thuộc (Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ) tham gia TABMIS để truy vấn và khai thác dữ liệu trong hệ thống.
1.1. Tài khoản khai thác dữ liệu được cấp chung cho lãnh đạo đơn vị:
Các đơn vị được cấp tài khoản khai thác dữ liệu có tên chung để lãnh đạo đơn vị trực tiếp khai thác dữ liệu trên hệ thống, bao gồm:
a. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính tham gia vào TABMIS;
b. Kho bạc Nhà nước, các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước;
c. Sở Tài chính các tỉnh, thành phố; Phòng Tài chính quận, huyện;
d. KBNN các tỉnh, thành phố; KBNN các quận, huyện;
e. Các đơn vị khác tham gia trong trường hợp cần thiết để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.
1.2. Tài khoản khai thác dữ liệu cấp chung cho các đơn vị nghiệp vụ:
Các đơn vị được cấp tài khoản khai thác dữ liệu có tên không đích danh để các đơn vị trực thuộc (Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ) truy vấn và khai thác dữ liệu trên hệ thống, bao gồm:
a. Các Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ làm công tác thống kê, tổng hợp số liệu tại các đơn vị tham gia TABMIS;
b. Các Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ làm công tác thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị tham gia TABMIS.
2. Phạm vi trách nhiệm trên TABMIS
Tài khoản này được gán các tập trách nhiệm cụ thể để thực hiện khai thác dữ liệu tùy theo lĩnh vực, phù hợp với phân công nhiệm vụ tại đơn vị nêu trong Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Các đơn vị tham gia TABMIS, trong trường hợp được cấp tài khoản khai thác dữ liệu theo tên không đích danh, có trách nhiệm tổ chức, phân công cho từng cán bộ trong nội bộ đơn vị sử dụng tài khoản, đảm bảo an toàn, bảo mật dữ liệu và xác định rõ trách nhiệm của người tham gia.
Điều 10. Hạn mức số lượng tài khoản đăng nhập TABMIS
Căn cứ vào tình hình thực tế triển khai TABMIS và điều kiện cụ thể của các đơn vị, Trưởng Ban triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN quy định hạn mức số lượng tài khoản đăng nhập TABMIS đối với từng loại hình, đơn vị thành viên tham gia TABMIS;
Trong quá trình sử dụng, Trưởng Ban triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN quyết định việc bổ sung hoặc cắt giảm số tài khoản đăng nhập TABMIS so với hạn mức đã quy định theo đề nghị bằng văn bản của các đơn vị phù hợp với tình hình cụ thể.
Điều 11. Quy trình thực hiện cấp, quản lý và sử dụng tài khoản đăng nhập
1. Các đơn vị đầu mối gửi yêu cầu
Việc lập và gửi các yêu cầu được thực hiện bởi các đơn vị đầu mối sau:
a. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đối với các yêu cầu của đơn vị mình;
b. Vụ Kế hoạch Tài chính thuộc các Bộ, ngành tham gia TABMIS đối với yêu cầu của Bộ, ngành;
c. Sở Tài chính đối với các yêu cầu của Sở Tài chính và các phòng Tài chính trên địa bàn tỉnh, thành phố;
d. Các Vụ nghiệp vụ thuộc Kho bạc Nhà nước đối với các yêu cầu của đơn vị mình;
e. Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố đối với các yêu cầu của Kho bạc Nhà nước tỉnh và các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố.
2. Quy trình cấp mới; cấp lại, cấp đổi tài khoản đăng nhập
2.1. Đối tượng được cấp tài khoản đăng nhập:
a. Các trường hợp cấp mới:
(1) Tuyển dụng cán bộ mới tham gia TABMIS;
(2) Luân chuyển cán bộ từ đơn vị (Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ) không tham gia TABMIS sang đơn vị (Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ) có tham gia TABMIS;
(3) Luân chuyển cán bộ từ tỉnh này sang tỉnh khác;
(4) Các trường hợp cấp mới khác (nếu có).
b. Các trường hợp cấp đổi:
Luân chuyển cán bộ đã được cấp tài khoản đăng nhập từ đơn vị này sang đơn vị khác, tiếp tục tham gia TABMIS trong cùng một tỉnh.
c. Các trường hợp cấp lại:
(1) Kích hoạt lại các tài khoản đã bị thu hồi theo quyết định của Trưởng Ban Triển khai TABMIS;
(2) Các trường hợp cấp lại khác (nếu có).
2.2. Trình tự cấp mới, cấp lại, cấp đổi tài khoản đăng nhập:
a. Các đơn vị thành viên tham gia TABMIS gửi văn bản đề nghị cấp tài khoản cho đơn vị đầu mối căn cứ yêu cầu thực tế tại đơn vị.
b. Chậm nhất là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị thành viên, đơn vị đầu mối (quy định tại Khoản 1, Điều 11 Quy chế này) xem xét, tổng hợp danh sách đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi tài khoản đăng nhập TABMIS và gửi văn bản về Kho bạc nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) theo Mẫu số 01/TKNSD TABMIS hoặc Mẫu số 02/TKNSD TABMIS được quy định trong Phụ lục kèm theo Quyết định này. Trường hợp cần thiết phải thực hiện ngay để đáp ứng yêu cầu công việc, đơn vị đầu mối có thể sử dụng hình thức gửi qua thư điện tử, fax để thực hiện trước, đồng thời gửi văn bản theo quy định.
c. Trên cơ sở văn bản đề nghị của các đơn vị đầu mối, Kho bạc Nhà nước (Phòng Xử lý trung tâm thuộc Vụ kế toán nhà nước) thực hiện cấp mới, cấp lại, cấp đổi tài khoản đăng nhập trên TABMIS, như sau:
Trường hợp đề nghị cấp tài khoản đăng nhập của đơn vị trong hạn mức số lượng tài khoản đăng nhập được quy định, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) thực hiện cấp mới, cấp lại, cấp đổi tài khoản đăng nhập;
Trường hợp đề nghị cấp tài khoản đăng nhập của đơn vị vượt quá hạn mức số lượng tài khoản đăng nhập được quy định, Trưởng Ban triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN xem xét quyết định việc cấp mới, cấp lại, cấp đổi tài khoản đăng nhập;
Việc thực hiện cấp tài khoản đăng nhập cho người sử dụng tuân thủ theo đúng nguyên tắc cấp tài khoản đăng nhập quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
d. Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị đầu mối, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) thực hiện xong việc cấp mới, cấp lại, cấp đổi tài khoản đăng nhập và gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện theo Mẫu số 03/TKNSD TABMIS được quy định trong Phụ lục của Quyết định này tới đơn vị đầu mối, đồng thời gửi mật khẩu đăng nhập qua thư điện tử trực tiếp đến người sử dụng TABMIS trong trường hợp được cấp mới, cấp lại, cấp đổi tài khoản đăng nhập;
Trường hợp từ chối các yêu cầu cấp tài khoản của đơn vị, Trưởng Ban triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN có văn bản thông báo cho đơn vị, trong đó nêu rõ lý do không cấp tài khoản đăng nhập;
e. Người được cấp tài khoản đăng nhập thực hiện đổi mật khẩu ngay sau khi nhận được qua thư điện tử theo đúng quy trình bảo mật.
3. Quy trình thu hồi tài khoản đăng nhập
3.1. Các trường hợp thu hồi:
a. Cán bộ nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác ra khỏi các đơn vị thành viên tham gia TABMIS;
b. Cán bộ được luân chuyển từ đơn vị (Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ) tham gia TABMIS sang đơn vị (Vụ, phòng, bộ phận nghiệp vụ) không tham gia TABMIS hoặc bị buộc ngừng sử dụng TABMIS;
c. Cán bộ được luân chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác;
d. Tài khoản sử dụng không hiệu quả, ít sử dụng (thực hiện theo quyết định của Trưởng Ban Triển khai TABMIS);
e. Các trường hợp thu hồi khác (nếu có).
3.2. Trình tự thu hồi tài khoản:
a. Thu hồi tài khoản căn cứ văn bản đề nghị của đơn vị:
(1) Khi phát sinh các trường hợp cần thu hồi tài khoản đăng nhập, các đơn vị thành viên tham gia TABMIS có trách nhiệm gửi cho các đơn vị đầu mối bằng văn bản, đồng thời đôn đốc người sử dụng hoàn thành xử lý các giao dịch dở dang trên TABMIS theo quy trình thu hồi tài khoản đăng nhập.
(2) Thủ trưởng đơn vị thành viên tham gia TABMIS có trách nhiệm đổi lại và quản lý mật khẩu tài khoản đăng nhập của người sử dụng ngay sau khi người sử dụng hoàn thành xử lý giao dịch dở dang
(3) Chậm nhất là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị thành viên, đơn vị đầu mối tổng hợp danh sách đề nghị thu hồi tài khoản đăng nhập TABMIS và gửi văn bản về Kho bạc nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) theo Mẫu số 01/TKNSD TABMIS hoặc Mẫu số 02/TKNSD TABMIS được quy định trong Phụ lục kèm theo Quyết định này. Trường hợp cần thiết phải thực hiện ngay để đáp ứng yêu cầu công việc, đơn vị đầu mối có thể sử dụng hình thức gửi qua thư điện tử, fax để thực hiện trước đồng thời gửi văn bản theo quy định.
(4) Trên cơ sở văn bản đề nghị của các đơn vị đầu mối, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ kế toán nhà nước) thực hiện thu hồi tài khoản đăng nhập trên TABMIS.
(5) Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị đầu mối, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) thực hiện xong thu hồi tài khoản đăng nhập và gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện tới đơn vị.
b. Thu hồi tài khoản khẩn cấp:
(1) Trường hợp khẩn cấp do đơn vị phát hiện người sử dụng có tài khoản đăng nhập hệ thống vi phạm về vận hành hệ thống, cần phải thu hồi ngay tài khoản đăng nhập để đảm bảo an toàn dữ liệu. Thủ trưởng đơn vị có tài khoản đăng nhập cần phải thu hồi chịu trách nhiệm kịp thời đổi lại mật khẩu và quản lý tài khoản đăng nhập để ngăn chặn việc truy cập TABMIS của người sử dụng. Sau đó, phối hợp Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) thực hiện đầy đủ quy trình thu hồi hoặc cấp lại tài khoản đăng nhập tùy theo từng tình huống cụ thể.
(2) Đối với trường hợp khẩn cấp do quản trị ứng dụng phát hiện phát hiện người sử dụng có tài khoản đăng nhập vi phạm về vận hành hệ thống, cần phải thu hồi tài khoản đăng nhập để đảm bảo an toàn dữ liệu, Kho bạc nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) tạm thời khóa mật khẩu đăng nhập của người sử dụng. Sau đó, báo cáo ngay Trưởng Ban Triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN xem xét để xử lý tùy theo từng tình huống cụ thể.
c. Thu hồi tài khoản đăng nhập trong trường hợp khác:
Ngoài các trường hợp thu hồi tài khoản nêu trên, việc thu hồi tài khoản đăng nhập có thể thực hiện theo trường hợp sau:
Định kỳ Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) tiến hành rà soát các tài khoản đăng nhập đã được cấp nhưng sử dụng không hiệu quả và trình Trưởng Ban Triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN gửi văn bản thông báo cho đơn vị về việc thu hồi tài khoản đăng nhập. Căn cứ ý kiến giải trình của đơn vị hoặc sau 10 ngày không có ý kiến giải trình của đơn vị bằng văn bản (kể từ ngày gửi thông báo), Trưởng Ban Triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN xem xét, quyết định việc thu hồi tài khoản đăng nhập.
Căn cứ quyết định của Trưởng Ban Triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) thực hiện thu hồi tài khoản đăng nhập.
4. Quy trình thay đổi cây phê duyệt giao dịch, nhiệm vụ tham gia của người sử dụng trên TABMIS
4.1. Các đơn vị thành viên tham gia TABMIS gửi danh sách đề nghị thay đổi cây phê duyệt giao dịch, nhiệm vụ tham gia của người sử dụng cho đơn vị đầu mối căn cứ yêu cầu thực tế tại đơn vị.
4.2. Chậm nhất là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị thành viên, đơn vị đầu mối xem xét, tổng hợp danh sách đề nghị thay đổi cây phê duyệt giao dịch, nhiệm vụ tham gia của người sử dụng trên TABMIS và gửi văn bản về Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) theo Mẫu số 04/TKNSD TABMIS hoặc Mẫu số 05/TKNSD TABMIS được quy định trong Phụ lục kèm theo Quyết định này. Trường hợp cần thiết phải thực hiện ngay để đáp ứng yêu cầu công việc, đơn vị đầu mối có thể sử dụng hình thức gửi qua thư điện tử, fax để thực hiện trước, đồng thời gửi văn bản theo quy định.
4.3. Trên cơ sở văn bản đề nghị của các đơn vị đầu mối, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ kế toán nhà nước) xem xét ngay nội dung yêu cầu:
a. Trường hợp nội dung yêu cầu trên thực tế không cần thiết thay đổi cây phê duyệt giao dịch, nhiệm vụ tham gia trên TABMIS, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) gửi thư điện tử trao đổi cụ thể với đơn vị đầu mối nêu rõ lý do hoặc hướng dẫn các đơn vị đầu mối cách thức thực hiện;
b. Trường nội dung yêu cầu cần thiết thay đổi cây phê duyệt giao dịch, nhiệm vụ tham gia trên TABMIS, chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) thực hiện xong việc thay đổi này trên TABMIS, đảm bảo, các nguyên tắc sau:
Cập nhật cây phê duyệt giao dịch khi không còn các giao dịch dở dang của người sử dụng;
Cập nhật quyền tham gia của người sử dụng trên TABMIS tuân thủ theo đúng nguyên tắc gán các tập nhiệm đối với tài khoản đăng nhập quy định tại Khoản 3, Điều 4 trong Quyết định này.
5. Quy trình thực hiện các nội dung khác
5.1. Các đơn vị thành viên tham gia TABMIS gửi các yêu cầu khác thuộc nhiệm vụ của Bộ phận xử lý trung tâm TABMIS quy định tại Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009 cho đơn vị đầu mối căn cứ yêu cầu thực tế tại đơn vị.
5.2. Chậm nhất là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đơn vị thành viên, đơn vị đầu mối xem xét, tổng hợp, phân loại danh sách yêu cầu và gửi yêu cầu bằng thư điện tử về đúng đối tượng xử lý, cụ thể như sau:
Đối với yêu cầu thuộc trách nhiệm của Bộ phận Xử lý trung tâm Trung ương quy định tại Khoản 1, Điều 10 của Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009, đơn vị đầu mối gửi yêu cầu về Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước; Hòm thư điện tử: [email protected]) theo Mẫu số 06/TKNSD TABMIS quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này;
Đối với yêu cầu thuộc trách nhiệm của Bộ phận Xử lý trung tâm tỉnh quy định tại Khoản 2, Điều 10 của Quyết định số 1209/QĐ BTC ngày 28/5/2009, đơn vị đầu mối gửi yêu cầu về Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính (Xử lý trung tâm tỉnh) theo Mẫu số 07/TKNSD TABMIS (đối với trường hợp yêu cầu kết hợp tài khoản dự toán) quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này;
5.3. Chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đơn vị, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước), Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính (Xử lý trung tâm tỉnh) thực hiện xong các yêu cầu và gửi thư điện tử thông báo kết quả cho đơn vị;
Trường hợp yêu cầu không thuộc quy trình xử lý nghiệp vụ của Xử lý trung tâm, Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước), Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính (Xử lý trung tâm tỉnh) gửi thư điện tử thông báo cho đơn vị nêu rõ lý do hoặc hướng dẫn các đơn vị đầu mối cách thức thực hiện.
Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
1. Trách nhiệm của đơn vị tham gia TABMIS có cán bộ, công chức được cấp tài khoản quản trị ứng dụng
1.1. Triển khai thực hiện các công việc quản trị ứng dụng hệ thống theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời phát hiện các vấn đề và phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý dứt điểm, đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, ổn định, thông suốt; tổ chức quản lý dữ liệu hệ thống một cách đầy đủ, nhất quán trong suốt vòng đời ứng dụng;
1.2. Thực hiện các yêu cầu về điều chỉnh, bổ sung thông tin người sử dụng và tài khoản đăng nhập TABMIS và kịp thời thông báo cho đơn vị đầu mối; cấp các tập trách nhiệm cho người sử dụng đúng theo nguyên tắc gắn tập trách nhiệm cho tài khoản đăng nhập tại Điều 4 Quy chế này;
1.3. Hướng dẫn vận hành hệ thống và giám sát việc hướng dẫn và tình hình thực hiện của các đơn vị, người sử dụng; giám sát và theo dõi việc sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS; kịp thời phát hiện và điều chỉnh các sai sót trong quá trình vận hành để có biện pháp điều chỉnh phù hợp; hướng dẫn các đơn vị thực hiện các công việc liên quan đến người sử dụng và tài khoản đăng nhập TABMIS;
1.4. Triển khai thực hiện nghiêm túc, chính xác các quy định về an toàn bảo mật hệ thống thông tin ngành Tài chính.
2. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia TABMS có cán bộ, công chức được cấp tài khoản người sử dụng và tài khoản khai thác dữ liệu
2.1. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc (nếu có) vận hành hệ thống theo đúng các quy định, hướng dẫn, giám sát các cán bộ trong đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao trên TABMIS;
2.2. Triển khai thực hiện các quy định về bảo mật, an toàn hệ thống tại đơn vị theo đúng các quy định hiện hành. Chấp hành đúng các quy định về an toàn thông tin của ngành Tài chính khi tham gia TABMIS;
2.3. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các đơn vị liên quan trong việc xử lý các vấn đề về người sử dụng và tài khoản đăng nhập TABMIS, đảm bảo các giao dịch dở dang được xử lý hết trước khi đề nghị điều chỉnh thông tin tài khoản đăng nhập TABMIS; thực hiện đúng, kịp thời các yêu cầu của KBNN về việc bổ sung, điều chỉnh người sử dụng và tài khoản đăng nhập TABMIS;
2.4. Thông báo kịp thời với KBNN (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán nhà nước) về các sự cố phát sinh trong quá trình sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS để được hướng dẫn, phối hợp xử lý theo đúng yêu cầu, kỹ thuật nghiệp vụ. Chỉ được xử lý các sự cố sau khi có hướng dẫn cụ thể của KBNN (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán nhà nước);
2.5. Đối với đơn vị được cấp tài khoản khai thác dữ iiệu hoặc cấp tài khoản người sử dụng theo tên không đích danh có trách nhiệm tổ chức phân công nội bộ rõ ràng, cụ thể các cán bộ, công chức của đơn vị sử dụng loại tài khoản này để nhập, truy vấn và khai thác dữ liệu trên hệ thống, đảm bảo nguyên tắc hiệu quả, an toàn, bảo mật dữ liệu và xác định rõ trách nhiệm.
Điều 13. Trách nhiệm của cán bộ, công chức sử dụng tài khoản quản trị ứng dụng
1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo mật, an toàn hệ thống tại đơn vị theo đúng các quy định hiện hành. Chấp hành đúng các quy định về an toàn thông tin của ngành Tài chính khi tham gia TABMIS;
2. Tuyệt đối không được phép cho người khác sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS và mật khẩu của mình để thực hiện các nghiệp vụ trên TABMIS trong bất kỳ tình huống nào;
3. Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc quản trị ứng dụng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời phát hiện các vấn đề và phối hợp với các cá nhân, đơn vị liên quan xử lý dứt điểm, đảm bảo hệ thống vận hành an toàn thông suốt; thực hiện quản lý dữ liệu hệ thống một cách đầy đủ, thống nhất trong suốt vòng đời ứng dụng;
4. Chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về điều chỉnh, bổ sung thông tin người sử dụng và tài khoản đăng nhập TABMIS và kịp thời thông báo cho đơn vị đầu mối; tiến hành cấp mới tài khoản đăng nhập TABMIS theo đúng định mức quy định; tuyệt đối chấp hành đúng nguyên tắc gán các tập trách nhiệm cho người sử dụng quy định, tại Điều 4 Quy chế này. Kiểm tra giám sát việc sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS của đơn vị để đảm bảo tăng cường hiệu năng hệ thống;
5. Định kỳ hàng quý, tiến hành rà soát các tài khoản đăng nhập không sử dụng trên TABMIS hoặc các tài khoản đăng nhập sử dụng chưa đúng phạm vi nhiệm vụ để trình Trưởng Ban triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN xem xét ra quyết định thu hồi;
6. Tham gia hướng dẫn vận hành hệ thống, giám sát và theo dõi việc sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS của người sử dụng; kịp thời phát hiện và điều chỉnh các sự cố trong quá trình vận hành để cung cấp giải pháp xử lý, khắc phục; hướng dẫn các đơn vị thực hiện các công việc liên quan đến người sử dụng và tài khoản đăng nhập TABMIS.
Điều 14. Trách nhiệm của cán bộ, công chức sử dụng tài khoản người sử dụng và tài khoản khai thác dữ liệu
1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo mật, an toàn hệ thống tại đơn vị theo đúng các quy định hiện hành. Chấp hành đúng các quy định về an toàn thông tin của Bộ Tài chính khi tham gia TABMIS;
2. Tuyệt đối không được phép cho người khác mượn tài khoản đăng nhập TABMIS và mật khẩu của mình để thực hiện các thao tác nghiệp vụ trên TABMIS. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao trên hệ thống theo quy định;
3. Tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước (Phòng xử lý trung tâm thuộc Vụ Kế toán Nhà nước) trong quá trình sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS;
4. Trường hợp phát hiện các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống, phải thông báo ngay về trung tâm hỗ trợ TABMIS theo quy trình hỗ trợ từ xa của hệ thống;
5. Đối với các cán bộ, công chức sử dụng tài khoản được cấp chung để nhập, khai thác dữ liệu, tuyệt đối không tiết lộ mật khẩu cho các cán bộ, công chức khác không có trách nhiệm nhập, khai thác dữ liệu. Trường hợp thay đổi người sử dụng, các cán bộ, công chức mới tiếp nhận bàn giao tài khoản khai thác dữ liệu phải đổi lại mật khẩu theo đúng quy trình bảo mật
Điều 15. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, sử dụng trái phép tài khoản đăng nhập TABMIS của người khác để thực hiện các công việc không thuộc chức năng nhiệm vụ của mình trên TABMIS;
2. Cố tình sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS được cấp để thực hiện các thao tác nghiệp vụ không thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao trên TABMIS;
3. Cố tình sử dụng tài khoản đăng nhập TABMIS được cấp để thực hiện các thao tác nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống; tác động đến các tiến trình, làm ảnh hưởng đến các giao dịch trên TABMIS;
4. Cấp các trách nhiệm quản trị ứng dụng và phát triển ứng dụng cho các đối tượng không đúng theo quy định;
5. Thực hiện các hành động ảnh hưởng đến bảo mật hệ thống, làm ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu, làm ảnh hưởng đến an toàn tài sản.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách nhiệm thực hiện
1. Tất cả các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý và vận hành TABMIS trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế này
2. Các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý và vận hành TABMIS vi phạm chế độ trách nhiệm, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý như sau:
2.1. Xử lý vi phạm hành chính: áp dụng một trong các hình thức kỷ luật hành chính được quy định trong Pháp lệnh cán bộ công chức;
2.2. Bồi thường thiệt hại vật chất: cá nhân trực tiếp gây ra tổn thất tiền tài sản phải bồi thường vật chất hoặc tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị truy cứu mức độ hình sự; cá nhân thuộc diện bị liên đới trách nhiệm sẽ bị xem xét bồi thường về vật chất tùy theo mức độ vi phạm.
Điều 17. Sửa đổi, bổ sung
Căn cứ thực tế tình hình triển khai TABMIS và đề nghị của các đơn vị liên quan, Trưởng ban triển khai TABMIS Tổng Giám đốc KBNN xem xét, tổng hợp các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung các quy định của Quy chế này và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định./.
ĐƠN VỊ YÊU CẦU …..(9)......
Mẫu số 01/TKNSD TABMIS (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ BTC ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CẤP MỚI, CẤP LẠI, CẤP ĐỔI, THU HỒI TÀI KHOẢN ĐĂNG NHẬP TABMIS
(Kèm theo công văn số... ngày... tháng... năm...)
1. Luồng phê duyệt giao dịch của cán bộ nhập giao dịch trên TABMIS
STT
Tên cán bộ nhập
Tên tài khoản đăng nhập
Chức vụ
Nhiệm vụ được giao trên TABMIS (Quyền)
Cán bộ duyệt 1
Cán bộ duyệt 2
Lý do
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
2
3
4
5
6
7
8
I
Đơn vị … (Mã số Kho bạc)
1
Họ tên người nhập
…
KTV
Thu, chi, sổ cái,…
Họ tên người duyệt
Cán bộ mới tuyển dụng
2
Họ tên người nhập
…
KTV
…
Họ tên người duyệt
II
Đơn vị … (Mã số kho bạc)
1
Họ tên người nhập
KTV
Thu, chi, sổ cái, …
Họ tên người duyệt
III
Đơn vị … (Mã số kho bạc)
1
Họ tên người nhập
…
CV
Nhập lệnh chi tiền
Họ tên người duyệt 1
Họ tên người duyệt 2
…
…
2. Thời gian hoàn thành xử lý giao dịch dở dang: (10)………………………..
Cách ghi chép:
(1): Số thứ tự.
(2): Tên người sử dụng nhập giao dịch trên TABMIS.
(3): Tên tài khoản đăng nhập
(4): Chức vụ.
(5): Nhiệm vụ tham gia trên TABMIS.
(6): Tên người sử dụng duyệt giao dịch trên TABMIS.
(7): Tên người sử dụng duyệt các giao dịch (cấp phê duyệt 2) trên TABMIS nếu người sử dụng nhập lệnh chi tiền.
(8): Nêu cụ thể lý do đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi hoặc thu hồi tài khoản đăng nhập của người sử dụng nhập giao dịch.
(9): Tên đơn vị đầu mối gửi yêu cầu, đề xuất.
(10): Ngày hoàn thành xử lý giao dịch dở dang.
ĐƠN VỊ YÊU CẦU …..(8)......
Mẫu số 02/TKNSD TABMIS (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ BTC ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
CẤP MỚI, CẤP LẠI, CẤP ĐỔI, THU HỒI TÀI KHOẢN ĐĂNG NHẬP TABMIS
(Kèm theo công văn số.../…. ngày... tháng... năm...)
1. Luồng phê duyệt giao dịch của cán bộ duyệt giao dịch trên TABMIS
STT
Tên cán bộ duyệt
Tên tài khoản đăng nhập
Chức vụ
Nhiệm vụ được giao trên TABMIS (Quyền)
Danh sách cán bộ dưới quyền
Lý do
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1
2
3
4
5
6
7
I
Đơn vị … (Mã số Kho bạc)
1
Họ tên người duyệt
…
KTT
Duyệt chứng từ thu, chi, sổ cái, phân bổ ngân sách
Họ tên người nhập 1
Thu hồi tài khoản. Do nghỉ hưu
Họ tên người nhập 2
2
Họ tên người duyệt
…
KTT
Duyệt chứng từ thu, chi, sổ cái, phân bổ ngân sách
Họ tên người nhập 1, 2…
Cấp lại tài khoản do đi học nước ngoài về.
II
Đơn vị … Kho bạc)
1
Họ tên người duyệt
…
TP
Duyệt lệnh chi tiền, phân bổ ngân sách
Họ tên người nhập 1
Cấp mới do trưởng phòng mới bổ nhiệm
2. Thời gian hoàn thành xử lý giao dịch dở dang: (9)………………………..
Cách ghi chép:
(1): Số thứ tự.
(2): Tên người sử dụng duyệt giao dịch trên TABMIS.
(3): Tên tài khoản đăng nhập TABMIS của người sử dụng duyệt giao dịch trên TABMIS.
(4): Chức vụ.
(5): Nhiệm vụ tham gia trên TABMIS.
(6): Danh sách người sử dụng nhập giao dịch dưới sự kiểm soát các giao dịch trên TABMIS của người sử dụng duyệt.
(7): Nêu cụ thể lý do đề nghị cấp mới, cấp lại, cấp đổi hoặc thu hồi tài khoản đăng nhập người sử dụng duyệt.
(8): Tên đơn vị đầu mối gửi yêu cầu, đề xuất.
(9): Ngày hoàn thành xử lý giao dịch dở dang.
Mẫu số 03/TKNSD TABMIS (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ BTC ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
DANH SÁCH CẤP TÀI KHOẢN ĐĂNG NHẬP TABMIS (Kèm theo công văn số... /...ngày... tháng...năm...)
STT
Họ tên
Tên tài khoản đăng nhập
Chức vụ
Nhiệm vụ được giao trên TABMIS (Quyền)
Mã nhân viên trên TABMIS
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1
2
3
4
5
6
7
I
Đơn vị … (Mã số Kho bạc)
1
…
…
KTV
Quản lý sổ cái, thu, chi, phân bổ ngân sách.
Cấp mới tài khoản
2
…
…
KTV
Quản lý sổ cái
Thu hồi tài khoản
II
Đơn vị … (Mã số Kho bạc)
1
…
…
…
…
…
…
Cách ghi chép:
(1): Số thứ tự.
(2): Tên người sử dụng TABMIS.
(3): Tên tài khoản đăng nhập TABMIS.
(4): Chức vụ.
(5): Nhiệm vụ tham gia trên TABMIS.
(6): Mã nhân viên được ghi sau khi hoàn thành tạo mới tài khoản đăng nhập trên TABMIS.
(7): Nêu rõ trường hợp cấp mới, cấp đổi, cấp lại, thu hồi tài khoản đăng nhập.
ĐƠN VỊ YÊU CẦU …..(10)......
Mẫu số 04/TKNSD TABMIS (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ BTC ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
THAY ĐỔI LUỒNG PHÊ DUYỆT GIAO DỊCH, NHIỆM VỤ THAM GIA CỦA NGƯỜI NHẬP GIAO DỊCH (Kèm theo công văn số... /… ngày... tháng... năm...)
1. Thông tin hiện tại
STT
Tên cán bộ nhập
Tên tài khoản đăng nhập
Chức vụ
Nhiệm vụ được giao trên TABMIS (Quyền)
Cán bộ duyệt 1
Cán bộ duyệt 2
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
2
3
4
5
6
7
8
I
Tên đơn vị (Mã số Kho bạc)
1
Trần An
0061 KB ANTRAN
KTV
Nhập dự toán
Lê Lan
2
…
…
…
…
II
Tên đơn vị (Mã số kho bạc)
1
Lê Vân
0062 KB VANLE
KTV
Nhập thu
Nguyễn Hương
2
…
…
…
…
2. Thông tin yêu cầu, đề xuất thay đổi
STT
Tên cán bộ nhập
Tên tài khoản đăng nhập
Chức vụ
Nhiệm vụ được giao trên TABMIS (Quyền)
Cán bộ duyệt 1
Cán bộ duyệt 2
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
2
3
4
5
6
7
8
I
Tên đơn vị (Mã số Kho bạc)
1
Trần An
0061 KB VANTO
KTV
Nhập Thu, chi, sổ cái
Lê Lan
Thay đổi nhiệm vụ mới, Không nhập dự toán
2
…
…
…
…
…
II
Tên đơn vị (Mã Kho bạc)
1
Lê Vân
0062 KB VANLE
KTV
Thu, chi, sổ cái
Nguyễn Hương
Thêm nhiệm vụ mới
2
…
…
…
…
…
3. Thời gian hoàn thành xử lý giao dịch dở dang: (9)………………………..
Cách ghi chép:
(1): Số thứ tự.
(2): Tên người sử dụng nhập giao dịch trên TABMIS.
(3): Tên tài khoản đăng nhập TABMIS của người sử dụng nhập giao dịch trên TABMIS.
(4): Chức vụ.
(5): Nhiệm vụ tham gia trên TABMIS.
(6): Tên cán bộ phê duyệt cấp 1 giao dịch trên TABMIS.
(7): Tên cán bộ phê duyệt cấp 2 giao dịch trên TABMIS.
(8): Ghi chú nội dung cần điều chỉnh.
(9): Ngày hoàn thành xử lý giao dịch dở dang của cán bộ nhập giao dịch.
(10): Tên đơn vị đầu mối gửi yêu cầu, đề xuất.
ĐƠN VỊ YÊU CẦU …..(9)......
Mẫu số 05/TKNSD TABMIS (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ BTC ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
THAY ĐỔI LUỒNG PHÊ DUYỆT GIAO DỊCH, NHIỆM VỤ THAM GIA CỦA NGƯỜI PHÊ DUYỆT (Kèm theo công văn số... ngày... tháng... năm...)
1. Thông tin hiện tại
STT
Tên cán bộ duyệt
Tên tài khoản đăng nhập
Chức vụ
Nhiệm vụ được giao trên TABMIS (Quyền)
Danh sách cán bộ dưới quyền
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1
2
3
4
5
6
7
I
Đơn vị … (Mã số Kho bạc)
1
Trần An
0061 KB ANTRAN
Phó phòng KT
Duyệt chứng từ thu, chi, sổ cái, phân bổ ngân sách
Lê Lan
Lê Vân
2
Lê Hoa
0061 KB HOALE
KTT
Duyệt chứng từ thu, chi, sổ cái, phân bổ ngân sách
Lâm Hưng
II
Đơn vị … (Mã số Kho bạc)
1
…
…
TP
Duyệt lệnh chi tiền, phân bổ ngân sách
Họ tên người nhập 1
…
2. Thông tin yêu cầu, đề xuất thay đổi
STT
Tên cán bộ duyệt
Tên tài khoản đăng nhập
Chức vụ
Nhiệm vụ được giao trên TABMIS (Quyền)
Danh sách cán bộ dưới quyền
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1
2
3
4
5
6
8
I
Đơn vị … (Mã số Kho bạc)
1
Trần An
0061 KB ANTRAN
KTT
Duyệt chứng từ thu, chi, sổ cái, phân bổ ngân sách
Lê Lan
Lê Vân
Trần An được bổ nhiệm KTT. Lê Hoa bổ nhiệm Phó giám đốc.
Lâm Hưng
II
Đơn vị … (Mã số Kho bạc)
1
Họ tên người duyệt
…
TP
Duyệt lệnh chi tiền, phân bổ ngân sách
Họ tên người nhập 1, 2
3. Thời gian hoàn thành xử lý giao dịch dở dang: (8)…
Cách ghi chép:
(1): Số thứ tự.
(2): Tên người sử dụng duyệt giao dịch trên TABMIS.
(3): Tên tài khoản đăng nhập TABMIS của người sử dụng duyệt giao dịch trên TABMIS
(4): Chức vụ.
(5): Nhiệm vụ tham gia trên TABMIS.
(6): Danh sách người sử dụng nhập giao dịch dưới sự kiểm soát các giao dịch trên TABMIS của người sử dụng duyệt.
(7) Ghi chú nội dung cần điều chỉnh.
(8) Ngày hoàn thành xử lý giao dịch trên TABMIS của cán bộ duyệt giao dịch.
(9): Tên đơn vị đầu mối gửi yêu cầu đề xuất.
ĐƠN VỊ YÊU CẦU …..(1)......
Mẫu số: 06/TKNSD TABMIS (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ BTC ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
PHIẾU YÊU CẦU, ĐỀ XUẤT
Cán bộ yêu cầu: (2)..................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ:(3)............................................................................................................
Ngày phát sinh yêu cầu, đề xuất: (4)..........................................................................................
Nội dung chi tiết yêu cầu hỗ trợ: (5)...........................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Trường hợp đổi mật khẩu tài khoản đăng nhập, cần cung cấp thêm các thông tin của người sử dụng TABMIS như sau:
Tên tài khoản đăng nhập: .........................................................................................................
Số điện thoại của người sử dụng: ............................................................................................
Địa chỉ thư điện tử của người sử dụng:.....................................................................................
Cách ghi chép:
(1): Tên đơn vị đầu mối gửi yêu cầu, đề xuất
(2): Tên cán bộ của đơn vị đầu mối gửi yêu cầu, đề xuất
(3): Số điện thoại của cán bộ gửi yêu cầu.
(4): Ngày phát sinh yêu cầu, đề xuất
(5): Nội dung chi tiết yêu cầu, đề xuất. Lưu ý đối với 2 trường hợp dưới đây, phải cung cấp chi tiết các thông tin sau:
+ Thiết lập ký hiệu viết tắt tài khoản: cung cấp mã tài khoản tự nhiên, các đoạn mã theo dõi kết hợp với mã tài khoản tự nhiên.
+ Phương thức thu: cung cấp mã ngân hàng 8 số do Ngân hàng Nhà nước cấp, mã tài khoản tự nhiên, loại tiền, số hiệu tài khoản mở tại Ngân hàng.
Lưu ý: Tiêu đề thư điện tử đơn vị gửi: Yêu cầu hỗ trợ Tên tỉnh Nội dung tóm tắt yêu cầu.
ĐƠN VỊ YÊU CẦU …..(4)......
Mẫu số 07/TKNSD TABMIS (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ BTC ngày 04/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
PHIẾU KẾT HỢP TÀI KHOẢN
Cán bộ gửi yêu cầu: (1).............................................................................................................................................
Số điện thoại liên hệ: (2)............................................................................................................................................
Nội dung yêu cầu: (3)................................................................................................................................................
Mã quỹ
TKTN
NDKT
Cấp NS
Mã ĐVQHNS
Mã địa bàn
Mã chương
Mã ngành KT
CTMT
Mã Kho bạc
Mã nguồn
Mã dự phòng
01
9216
9999
4
1059651
99999
999
821
99999
0312
49
000
Cách ghi chép:
(1): Tên cán bộ gửi yêu cầu của đơn vị đầu mối liên hệ của tỉnh.
(2): Số điện thoại của cán bộ yêu cầu.
(3): Nêu diễn giải nội dung yêu cầu. Điền đầy đủ 12 giá trị phân đoạn cần kết hợp trong bảng.
(4): Tên đơn vị đầu mối gửi yêu cầu, đề xuất.
Lưu ý: Tiêu đề thư điện tử đơn vị gửi: Năm tháng ngày Yêu cầu hỗ trợ Tên tỉnh Nội dung tóm tắt yêu cầu.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/2012/QĐ UBND
Hà Giang, ngày 04 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG, CHỨC DANH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ CP ngày 07 tháng 9 tháng 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cử Nghị định số 02/2010/ND CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông lư Liên tịch số 03/TTLT BNV BTC BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Liên bộ: Bộ Nội vụ Bộ Tài chính Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2011/NQ HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi Nghị quyết sổ: 02/2010/NQ HĐND ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định về số lượng, chức danh cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:
1. Xã, phường, thị trấn loại I: Gồm 25 cán bộ, công chức;
2. Xã loại II (Có từ 5000 dân trở lên): Gồm 23 cán bộ, công chức;
3. Xã loại II (Có dưới 5000 dân): Gồm 23 cán bộ, công chức;
4. Phường, thị trấn loại II: Gồm 23 cán bộ, công chức.
Các chức danh cán bộ, công chức được quy định cụ thể tại các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 767/2010/QĐ UBND ngày 26 tháng 3 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về số lượng, chức danh cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;
Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể các xã, phường, thị trấn để bố trí số lượng, chức danh cán bộ, công chức theo đúng quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: Chính phủ; Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, LĐ TB&XH; Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; TTrTỉnh ủy; TTr HĐND tỉnh; CT, các PCT UBND tỉnh; Đoàn ĐBQH Khóa XIII tinh Hà Giang; Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; TTr HĐND, UBND các huyện, thành phố; Trung tâm Công báo tỉnh; Lưu: VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Đàm Văn Bông
PHỤ LỤC SỐ 1
CÁC CHỨC DANH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI VỚI XÃ PHƯỜNG, THỊ TRẤN LOẠI I (Ban hành kèm theo Quyết định sổ 01/2012/QĐ UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh)
TT
Chức danh
Nhiệm vụ
Ghi chú
1
Bí thư Đảng ủy
2
Phó Bí thư Đảng uỷ
3
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
4
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
5
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
6
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phụ trách khối Kinh tế
7
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phụ trách khối Văn hoá xã hội
8
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
9
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
10
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
11
Chủ tịch Hội Nông dân
12
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
13
Chỉ huy trưởng Quân sự
14
Trưởng Công an
15
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Văn phòng HĐND UBND
16
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Văn phòng Đảng uỷ và công tác thống kê
17
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Chỉ huy phó Quân sự và công tác Thi đua khen thưởng
18
Văn phòng Thống kê
Phụ trách : Văn thư Lưu trữ và cải cách hành chính "một cửa"
19
Tài chính Kế toán
20
Tư pháp Hộ tịch
21
Tư pháp hộ tịch
Phụ trách: Phó trưởng công an
22
Văn hóa xã hội
23
Văn hóa xã hội
Phụ trách: Lao động TB&XH
24
Địa chính Nông nghiệp Xây dựng và Môi trường
Phụ trách: Địa chính, giao thông, xây dựng, tài nguyên, môi trường và xây dựng nông thôn mới
Đối với xã
Địa chính Xây dựng Đô thị và Môi trường
Phụ trách địa chính, giao thông xây dựng, quản lý đô thị ,tài nguyên, môi trường và xây dựng nông thôn mới
Đối với thị trấn
Phụ trách: Địa chính, giao thông, xây dựng và xây dựng nông thôn mới
Đối với phường
25
Địa chính Nông nghiệp Xây dựng và môi trường
Phụ trách: Nông Lâm nghiệp và công tác Khuyến nông
Đối với xã
Địa chính xây dựng Đô thị và Môi trường
Phụ trách: Nông Lâm nghiệp và công tác Khuyến nông
Đối với thị trấn
Phụ trách: Quản lý đô thị, Tài nguyên Môi trường
Đối với phường
PHỤ LỤC SỐ 2
CÁC CHÚC DANH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI VỚI XÃ LOẠI II CÓ TỪ 5000 DÂN TRỞ LÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh)
TT
Chức danh
Nhiệm vụ
Ghi chú
1
Bí thư Đảng uỷ
2
Phó Bí thư Đảng uỷ
3
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
4
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
5
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
6
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phụ trách khối Kinh tế
7
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phụ trách khối Văn hoá xã hội
8
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
9
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
10
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
11
Chủ tịch Hội Nông dân
12
Chù tịch Hội Cựu chiến binh
13
Chỉ huy trường Quân sự
14
Trường Công an
15
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Văn phòng HĐND UBND, Cải cách hành chính “một cửa” và Văn thư Lưu trữ
16
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: LĐ TB&XH và Văn phòng Đảng ủy
17
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Chi huy phó Quân sự, Thống kê và công tác Thi đua khen thường
18
Tài chính Kế toán
19
Tư pháp Hộ tịch
20
Tư pháp Hộ tịch
Phụ trách: Phó trưởng Công an
21
Văn hoá Xã hội
22
Địa chính Nông nghiệp Xây dựng và Môi trường
Phụ trách: Địa chính, giao thông, xây dụng, tài nguyên, môi trường và xây đựng nông thôn mới
23
Địa chính Nông nghiệp Xây dựng và Môi trường
Phụ trách: Nông Lâm nghiệp và công tác Khuyến nông
PHỤ LỤC SỐ 3
CÁC CHỨC DANH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI VỚI XÃ LOẠI II CÓ DƯỚI 5000 DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 04/01/2012 của UBND tỉnh)
TT
Chức danh
Nhiệm vụ
Ghi chú
1
Bi thư Đảng uỷ
2
Phó Bí thư Đảng uỷ
3
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
4
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
5
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
6
Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân
7
Chù tịch Uỳ ban Mặt trận Tổ quốc
8
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
9
Chù tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
10
Chủ tịch Hội Nông dân
11
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
12
Chỉ huy trưởng Quân sự
13
Trưởng Công an
14
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Văn phòng HĐND UBND, Cải cách hành chính “một cửa” và Văn thư Lưu trữ
15
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Văn phòng Đảng Ủy và công tác Thống kê
16
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Chỉ huy phó Quân sự và công tác Thi đua khen thưởng
17
Tài chính Kế toán
18
Tư pháp Hộ tịch
19
Tư pháp Hộ tịch
Phụ trách: Phó trường Công an
20
Văn hoá Xã hội
21
Văn hoá Xã hội
Phụ trách: Lao dộng TB&XH
22
Địa chính Nông nghiệp Xây dựng và Môi trường
Phụ trách: Địa chính, giao thông, xây dựng, tài nguyên, môi trường và xây dựng nông thôn mới
23
Địa chính Nông nghiệp Xây dựng và Môi trường
Phụ trách: Nông Lâm nghiệp và công tác Khuyến nông
PHỤ LỤC SỐ 4
CÁC CHỨC DANH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐỐI VỚI PHƯỜNG, THỊ TRẤN LOẠI II (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngàv 04/01/2012 của UBND tỉnh)
TT
Chức danh
Nhiệm vụ
Ghi chú
1
Bí thư Đảng uỷ
2
Phó Bí thư Đảng uỷ
3
Chủ tịch Hội đồng nhân dân
4
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
5
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
6
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phụ trách khối Kinh tế
7
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Phụ trách khối Văn hóa xã hội
8
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
9
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
10
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
11
Chủ tịch Hội Nông dân
12
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
13
Chỉ huy trưởng Quân sự
14
Trưởng Công an
15
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Văn phòng HĐND UBND, Cải cách hành chính “một cửa” và Văn thư Lưu trữ
16
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Văn phòng Đảng uỷ và công tác Thống kê
17
Văn phòng Thống kê
Phụ trách: Chỉ huy phó Quân sự và công tác Thi đua khen thưởng
18
Tài chính Kế toán Kế hoạch
19
Tư pháp Hộ tịch
20
Tư pháp Hộ tịch
Phụ trách: Phó trưởng Công an
21
Văn hoá Xã hội
22
Văn hoá Xã hội
Phụ trách: Lao dộng TB&XH
23
Địa chính Xây dựng Đô thị và Môi trường
Phụ trách: Địa chính, giao thông, xây dựng, quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường và xây dựng nông thôn mới
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/QĐ UBND
Điện Biên, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số: 63/2010/NĐ CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Điện Biên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên (có danh mục cụ thể kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH Mùa A Sơn
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ UBND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Điện Biên)
PHẦN 1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN
STT
TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ
LĨNH VỰC TỔ CHỨC HỘI, TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1.
Công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh
2.
Phê duyệt Điều lệ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
3.
Cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
4.
Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
5.
Đổi tên Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
6.
Đặt văn phòng đại diện tại địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước
7.
Thành lập pháp nhân trực thuộc hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
8.
Tự giải thể đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP HUYỆN
1.
Công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH ĐIỆN BIÊN
I. LĨNH VỰC TỔ CHỨC HỘI, TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1. Công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Tổ chức đề nghị công nhận Ban vận động thành lập Hội chuẩn bị hồ sơ và nộp tại phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ thẩm định, trình Giám đốc Sở ký Quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hội;
Bước 3. Trả kết quả cho tổ chức có yêu cầu.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên.
Thành phần hồ sơ:
Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
Số lượng hồ sơ:
02 bộ
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định hành chính
Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
Yêu cầu, điều kiện quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ CP:
Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên.
Yêu cầu, điều kiện quy định tại Khoản 1 điều 1 Thông tư số 11/2010/TT BNV:
Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu (Trưởng ban) ban vận động thành lập hội thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ Luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Điều 1 Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
2. Phê duyệt Điều lệ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đại hội thành lập hội kết thúc, ban lãnh đạo hội chuẩn bị hồ sơ và gửi đến Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Giám đốc Sở duyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp điều lệ hội có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thì hướng dẫn ban lãnh đạo hội hoàn chỉnh điều lệ hội phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3. Tiếp nhận quyết định của UBND tỉnh chuyển về và trả kết quả cho tổ chức theo đường công văn.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên.
Thành phần hồ sơ:
Điều lệ và biên bản thông qua điều lệ hội;
Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội;
Chương trình hoạt động của hội;
Nghị quyết đại hội;
Văn bản đề nghị phê duyệt điều lệ hội.
Số lượng hồ sơ:
01 bộ
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định phê duyệt
Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ Luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
Các Điều 12, 13 Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Điều 4 Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
3. Cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ban vận động hội chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì viết giấy biên nhận và thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Giám đốc Sở duyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3. Tiếp nhận quyết định của UBND tỉnh chuyển về và trả kết quả cho tổ chức theo đường công văn.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên.
Thành phần hồ sơ:
Đơn xin phép thành lập hội;
Dự thảo điều lệ;
Dự kiến phương hướng hoạt động;
Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội;
Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội;
Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
Số lượng hồ sơ:
02 bộ
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định hành chính
Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ;
Có điều lệ;
Có trụ sở;
Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ Luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
Các Điều: 5, 6, 7, 9 Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
4. Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ban Lãnh đạo Hội chuẩn bị hồ sơ xin chia tách, sáp nhập, hợp nhất hội theo quy định nộp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Giám đốc Sở duyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3. Tiếp nhận quyết định của UBND tỉnh chuyển về và trả kết quả cho tổ chức theo đường công văn.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên.
Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
Đề án chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội, trong đề án phải có phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động, phân định chức năng, quyền hạn, lĩnh vực hoạt động và trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện;
Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
Dự kiến chương trình hoạt động hội hình thành mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội;
Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người dự kiến đứng đầu ban vận động thành lập hội mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu (Trưởng ban) ban vận động thành lập hội thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Danh sách những người trong ban vận động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;
Giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách; sáp nhập; hợp nhất hội.
Số lượng hồ sơ:
01 bộ
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định hành chính
Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
Điều 25 Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Điều 11 Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
5. Đổi tên Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ban Lãnh đạo Hội chuẩn bị hồ sơ xin đổi tên hội nộp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Giám đốc Sở duyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3. Tiếp nhận quyết định của UBND tỉnh chuyển về và trả kết quả cho tổ chức theo đường công văn.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên.
Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị đổi tên hội, trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết phải đổi tên hội;
Nghị quyết đại hội của hội về việc đổi tên hội;
Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung;
Trường hợp đồng thời có sự thay đổi về ban lãnh đạo hội thì gửi kèm theo biên bản bầu ban lãnh đạo (có danh sách kèm theo), đối với người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Số lượng hồ sơ:
01 bộ
Thời hạn giải quyết:
45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định hành chính
Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Điều 12 Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
6. Đặt văn phòng đại diện tại địa phương đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Đối với hội có phạm vi hoạt động trong cả nước, khi đặt văn phòng đại diện tại tỉnh Điện Biên, phải chuẩn bị hồ sơ xin phép và nộp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Giám đốc Sở duyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3. Tiếp nhận quyết định của UBND tỉnh chuyển về và trả kết quả cho tổ chức theo đường công văn.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên.
Thành phần hồ sơ:
Đơn xin phép đặt văn phòng đại diện trong đó nêu rõ sự cần thiết đặt văn phòng đại diện;
Dự kiến nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;
Giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện;
Bản sao quyết định thành lập hội, điều lệ hội.
Số lượng hồ sơ:
02 bộ
Thời hạn giải quyết:
30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định hành chính
Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Điều 7 Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
7. Thành lập pháp nhân trực thuộc hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Khi có nhu cầu thành lập pháp nhân trực thuộc hoạt động trong các lĩnh vực phù hợp với điều lệ hội mà chưa có quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ thành lập, hội chuẩn bị hồ sơ nộp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Giám đốc Sở duyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3. Tiếp nhận kết quả của UBND tỉnh chuyển về và trả kết quả cho tổ chức theo đường công văn.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên.
Thành phần hồ sơ:
Đề án thành lập pháp nhân, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải thành lập, sự phù hợp với điều lệ hội và quy định của pháp luật;
Dự thảo quy chế hoạt động (hoặc điều lệ) của pháp nhân;
Giấy tờ hợp lệ liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt trụ sở của pháp nhân; văn bản xác nhận tài sản của pháp nhân (nếu có);
Danh sách dự kiến và sơ yếu lý lịch của ban lãnh đạo pháp nhân.
Số lượng hồ sơ:
01 bộ
Thời hạn giải quyết:
60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản trả lời
Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ Luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Điều 5 Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
8. Tự giải thể đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, huyện, xã
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ban lãnh đạo hội chuẩn bị hồ sơ đề nghị giải thể hội nộp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo Giám đốc Sở duyệt trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 3. Tiếp nhận quyết định của UBND tỉnh chuyển về và trả kết quả cho tổ chức theo đường công văn hoặc trực tiếp.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Phòng Tổ chức công chức Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên;
Thông qua hệ thống Bưu chính.
Thành phần hồ sơ:
Đơn đề nghị giải thể hội;
Nghị quyết giải thể hội;
Bản kê tài sản, tài chính;
Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ.
Số lượng hồ sơ:
01 bộ
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ các loại hồ sơ hợp lệ và Hội đã thanh toán hết các khoản nợ (nếu có)
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Sở Nội vụ tỉnh Điện Biên
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định hành chính
Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
Hội tự giải thể trong các trường hợp sau:
Hết thời hạn hoạt động;
Theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức;
Mục đích đã hoàn thành.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ Luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
Các Điều 14, 26, 27, 28 Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP HUYỆN
1. Công nhận Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Tổ chức đề nghị công nhận Ban vận động thành lập Hội chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Phòng Nội vụ UBND cấp huyện. Công chức tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết; nếu chưa đầy đủ, hợp lệ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2. Phòng Nội vụ thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký Quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hội;
Bước 3. Trả kết quả cho tổ chức có yêu cầu.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Phòng Nội vụ UBND cấp huyện
Thành phần hồ sơ:
Đơn xin công nhận ban vận động thành lập hội, trong đơn nêu rõ tên hội, tôn chỉ, mục đích của hội, lĩnh vực mà hội dự kiến hoạt động, phạm vi hoạt động, dự kiến thời gian trù bị thành lập hội và nơi tạm thời làm địa điểm hội họp;
Danh sách và trích ngang của những người dự kiến trong ban vận động thành lập hội: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; trú quán; trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn.
Số lượng hồ sơ:
02 bộ
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Phòng Nội vụ cấp huyện
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định hành chính
Lệ phí (nếu có):
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Không
Yêu cầu, điều kiện để thực hiện TTHC:
Yêu cầu, điều kiện quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ CP:
Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên.
Yêu cầu, điều kiện quy định tại Khoản 1 điều 1 Thông tư số 11/2010/TT BNV:
Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu (Trưởng ban) ban vận động thành lập hội thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Bộ Luật Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;
Điều 6 Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Điều 1 Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
|
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/QĐ BKHĐT
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC RÀ SOÁT DANH SÁCH DOANH NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Luật Thống kê ngày 26 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ TTg ngày 24 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 1271/QĐ TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành rà soát danh sách các loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước có đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2011 theo Phương án rà soát được ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Giám đốc các doanh nghiệp thuộc các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã nêu tại Điều 1 có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và kịp thời thông tin theo nội dung được yêu cầu.
Điều 3. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục trưởng Cục Thuế, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho việc rà soát, cập nhật thông tin về số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã có đến thời điểm rà soát, đồng thời cùng thống nhất với cơ quan Thống kê về kết quả rà soát doanh nghiệp này.
Điều 4. Thành lập Tổ thường trực chỉ đạo rà soát doanh nghiệp cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
1. Cấp Trung ương:
a) Thành phần Tổ thường trực chỉ đạo rà soát doanh nghiệp cấp Trung ương gồm:
Ông Nguyễn Bích Lâm Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê Tổ trưởng;
Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp, Tổng cục Thống kê Tổ phó;
Vụ trưởng Vụ Phương pháp chế độ thống kê và Công nghệ thông tin, Tổng cục Thống kê thành viên;
Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ, Tổng cục Thống kê thành viên;
Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê thành viên;
Giám đốc Trung tâm tin học thống kê khu vực I, Tổng cục Thống kê thành viên;
Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành viên;
Đại diện lãnh đạo Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành viên;
Đại diện lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành viên;
Đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác xã, Bộ KHĐT thành viên;
Đại diện Tổng cục Thuế Bộ Tài chính thành viên.
b) Tổ thường trực chỉ đạo rà soát doanh nghiệp cấp Trung ương có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chỉ đạo triển khai thực hiện việc rà soát doanh nghiệp theo Phương án được ban hành kèm theo Quyết định này. Tổ thường trực chỉ đạo rà soát doanh nghiệp cấp Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc rà soát và thẩm định danh sách doanh nghiệp trên phạm vi cả nước và các địa phương.
2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Thành phần Tổ thường trực chỉ đạo, rà soát doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:
Cục trưởng Cục Thống kê Tổ trưởng;
Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo Cục Thuế.
b) Tổ thường trực chỉ đạo, rà soát doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai việc rà soát doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Phương án được ban hành kèm theo Quyết định này và hướng dẫn Tổ thường trực chỉ đạo, rà soát doanh nghiệp cấp Trung ương.
Điều 5. Tổ thường trực chỉ đạo rà soát doanh nghiệp cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổ trưởng Tổ thường trực chỉ đạo, rà soát doanh nghiệp cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có tên tại Điều 4 và các cá nhân, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: Như Điều 6; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp chỉ đạo); Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế (để phối hợp chỉ đạo); Cục Thống kê 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Sở KHĐT, Cục Thuế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Lưu: VT, TCTK (5 bản).
BỘ TRƯỞNG Bùi Quang Vinh
PHƯƠNG ÁN
RÀ SOÁT DANH SÁCH DOANH NGHIỆP (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ BKHĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
I. MỤC ĐÍCH RÀ SOÁT DANH SÁCH DOANH NGHIỆP
Thống kê đầy đủ số lượng doanh nghiệp hiện có theo tình trạng hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn từng tỉnh, thành phố và toàn quốc, phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển doanh nghiệp của quốc gia, từng địa phương, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp;
Lập danh sách đầy đủ doanh nghiệp phục vụ cho việc thu thập thông tin của các loại hình doanh nghiệp phục vụ Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp theo Quyết định số 1271/QĐ TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG RÀ SOÁT DANH SÁCH DOANH NGHIỆP
A. Đối tượng, phạm vi và đơn vị rà soát doanh nghiệp
Là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành lập, chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp 2005; hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành lập, chịu sự điều tiết bởi các Luật chuyên ngành như Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Luật sư … đã/chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước ngày 31/12/2011. Riêng các doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý sẽ được triển khai rà soát theo kế hoạch riêng trong Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012.
Cụ thể, gồm:
1. Doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thực tế đang hoạt động
• Đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, gồm:
Doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước do trung ương và do địa phương quản lý hoạt động theo loại hình công ty TNHH có một hoặc nhiều thành viên;
Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn nhà nước chiếm giữ lớn hơn 50%.
• Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, gồm:
Hợp tác xã;
Doanh nghiệp tư nhân;
Công ty hợp danh;
Công ty TNHH tư nhân (kể cả công ty TNHH có vốn nhà nước chiếm giữ nhỏ hơn hoặc bằng 50%);
Công ty cổ phần không có vốn nhà nước;
Công ty cổ phần có vốn nhà nước chiếm giữ nhỏ hơn hoặc bằng 50%.
• Đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, gồm:
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài;
Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài.
2. Doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm các doanh nghiệp thực tế đã đăng ký kinh doanh đến thời điểm 31/12/2011 nhưng thực tế chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vì các lý do như: đang trong quá trình xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất, tuyển dụng lao động, …
3. Doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh, gồm các doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh ít nhất từ 1 năm trở lên tại thời điểm 31/12/2011 vì các lý do như: đại tu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, chờ chuyển đổi loại hình SXKD, cổ phần hóa, …
Lưu ý: danh sách các doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh trong mục này không bao gồm các doanh nghiệp chỉ tạm ngừng SXKD dưới 1 năm, sau đó tiếp tục hoạt động SXKD trở lại (loại doanh nghiệp này quy ước xếp vào mục 2 doanh nghiệp thực tế đang hoạt động).
4. Doanh nghiệp không tìm thấy hoặc không xác minh được, gồm các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hoặc cấp mã số thuế nhưng thực chất không tham gia kinh doanh trong một thời gian dài vì các lý do khác nhau không thể xác minh được.
5. Doanh nghiệp thuộc đối tượng khác, gồm các doanh nghiệp không thuộc các đối tượng kể trên, như các doanh nghiệp đã giải thể, chuyển đi tỉnh, thành phố khác, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp xuống hộ cá thể, …
B. Nội dung rà soát danh sách doanh nghiệp
Nội dung rà soát danh sách doanh nghiệp gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, loại hình doanh nghiệp, mã số thuế, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, ngành sản xuất kinh doanh chính (là ngành tạo ra giá trị sản xuất kinh doanh lớn nhất. Nếu không xác định được theo giá trị sản xuất thì căn cứ vào ngành sử dụng nhiều lao động nhất).
III. CÁC BẢNG DANH MỤC ÁP DỤNG TRONG LẬP VÀ RÀ SOÁT DANH SÁCH DOANH NGHIỆP
1. Bảng phân ngành kinh tế: Áp dụng bảng hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam 2007 (chỉ phân loại theo ngành cấp I).
2. Bảng danh mục loại hình doanh nghiệp: Gồm 03 loại hình doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp nhà nước: mã số 1
Gồm: (1) DNNN trung ương: (2) DNNN địa phương; (3) Cty TNHH nhà nước trung ương; (4) Cty TNHH nhà nước địa phương; (5) Cty cổ phần có vốn nhà nước trên 50%.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước: mã số 2
Gồm: (6) Hợp tác xã; (7) DN tư nhân; (8) Cty hợp danh; 9) Cty TNHH tư nhân, Cty TNHH có vốn nhà nước ≤ 50%; (10) Cty cổ phần không có vốn nhà nước; (11) Cty cổ phần có vốn nhà nước ≤ 50%
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: mã số 3
Gồm: (12) DN 100% vốn nước ngoài; (13) DN nhà nước liên doanh với nước ngoài; (14) DN khác liên doanh với nước ngoài.
3. Bảng danh mục các đơn vị hành chính: áp dụng bảng danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam 2007, ban hành theo Quyết định số: 124/2004/QĐ TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và những thay đổi đã cập nhật đến thời điểm 31/12/2011: gồm 10 chữ số; trong đó: 2 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, TP; 3 chữ số tiếp theo là mã huyện/quận (thị xã, TP thuộc tỉnh) và 5 chữ số tiếp theo là mã xã/phường/thị trấn.
IV. NGUỒN THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP RÀ SOÁT DANH SÁCH DOANH NGHIỆP
1. Nguồn thông tin, gồm:
Danh sách các doanh nghiệp đã thu được phiếu số 1A và các doanh nghiệp trong danh mục các doanh nghiệp lập danh sách hiện có đến thời điểm 31/12/2010 trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2011 (có tại Cục Thống kê tỉnh, thành phố).
Danh sách các doanh nghiệp được cơ quan thuế cấp mã số thuế trong năm 2011 (do Tổng cục Thống kê gửi về các Cục Thống kê tỉnh, thành phố).
Danh sách các doanh nghiệp mới đăng ký thành lập năm 2011 (do Tổng cục Thống kê gửi về Cục Thống kê tỉnh, thành phố).
Cơ sở dữ liệu về các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp đã được đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch Đầu tư, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố, các Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp giấy phép và quản lý.
Cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với các doanh nghiệp/cơ sở do Cục Thuế tỉnh, thành phố cấp mã số thuế và quản lý.
Danh sách các doanh nghiệp thuộc đối tượng và phạm vi rà soát có được từ Cục Đăng ký kinh doanh, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các nguồn thông tin khác.
2. Phương pháp rà soát danh sách doanh nghiệp
Thống nhất phạm vi rà soát doanh nghiệp: Là các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập.
Biểu mẫu thu thập thông tin phục vụ cho việc rà soát danh sách doanh nghiệp: Gồm các thông tin cơ bản trong biểu mẫu kèm theo.
Tiến hành rà soát:
+ Cục Thống kê các tỉnh, thành phố có trách nhiệm cung cấp danh sách và một số chỉ tiêu định danh của các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thực tế đang hoạt động đến 31/12/2011.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố có trách nhiệm cung cấp danh sách và một số chỉ tiêu định danh các doanh nghiệp đã được cấp đăng ký kinh doanh có đến thời điểm 31/12/2011.
+ Cục Thuế các tỉnh, thành phố có trách nhiệm cung cấp danh sách và một số chỉ tiêu định danh của các doanh nghiệp đã được cấp và còn mã số thuế có đến thời điểm 31/12/2011.
Căn cứ vào nguồn thông tin chủ yếu do 3 cơ quan quản lý doanh nghiệp đã nêu trên. Cục Thống kê là cơ quan đầu mối và chủ trì, cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tiến hành rà soát danh sách doanh nghiệp với các thông tin cơ bản về số lượng, tên, địa chỉ, loại hình, ngành SXKD, tình trạng hoạt động; bao gồm các công việc sau:
+ Thống nhất danh sách các doanh nghiệp do 3 cơ quan quản lý có danh mục giống nhau.
+ Đối với các doanh nghiệp do 3 cơ quan quản lý còn có sự khác biệt, Tổ thường trực chỉ đạo rà soát và phân công điều tra viên xác minh thực tế bằng một trong các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương như: trực tiếp đến doanh nghiệp, gọi điện thoại, email, … sau đó 3 cơ quan phải thống nhất 1 danh sách doanh nghiệp.
V. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH RÀ SOÁT DANH SÁCH DOANH NGHIỆP
Bước 1. Chuẩn bị phương án: Thời gian thực hiện từ ngày 10 đến 30/12/2011, gồm các công việc:
a. Ra Quyết định tổ chức rà soát;
b. Xây dựng phương án rà soát;
c. Gửi Quyết định và phương án rà soát danh sách doanh nghiệp tới các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện.
Bước 2. Chuẩn bị và triển khai rà soát danh sách doanh nghiệp tại địa phương: Thời gian thực hiện từ 1/1/2012 đến 15/2/2012, gồm các công việc:
a. Thành lập Tổ thường trực chỉ đạo rà soát danh sách doanh nghiệp tại tỉnh, thành phố;
b. Các tỉnh, thành phố tiến hành tuyển chọn điều tra viên, giám sát viên và hướng dẫn nghiệp vụ, triển khai hoạt động lập và rà soát danh sách doanh nghiệp theo quy định của phương án rà soát.
Bước 3: Nhập tin, tổng hợp báo cáo: thời gian thực hiện từ 15/2/2012 đến 28/2/2012, gồm các công việc:
a. Nhập tin danh sách doanh nghiệp theo các loại hình. Chương trình nhập tin danh sách doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê thiết kế và gửi các tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện. Riêng danh sách các doanh nghiệp đã điều tra năm 2011, Tổng cục Thống kê sẽ có hướng dẫn cụ thể để các tỉnh, thành phố kết xuất từ cơ sở dữ liệu doanh nghiệp điều tra năm 2011;
b. Thẩm định và nghiệm thu danh sách doanh nghiệp: Do Tổ thường trực chỉ đạo rà soát doanh nghiệp cấp tỉnh, thành phố thực hiện;
c. Lập báo cáo và cơ sở dữ liệu danh sách doanh nghiệp, gồm:
Báo cáo số lượng doanh nghiệp có tại thời điểm 31/12/2011 trên địa bàn tỉnh, thành phố theo mẫu Biểu 02 RSDS gửi kèm theo phương án.
Cơ sở dữ liệu danh sách doanh nghiệp đã hoàn thành rà soát: theo mẫu Biểu 01 RSDS gửi kèm theo phương án.
Bước 4. Gửi báo cáo và truyền tin cơ sở dữ liệu danh sách doanh nghiệp: Thời gian thực hiện trước ngày 15/3/2012, gồm:
Truyền tin về Tổng cục Thống kê: Báo cáo số lượng doanh nghiệp có tại thời điểm 31/12/2011 trên địa bàn tỉnh, thành phố (Biểu 02 RSDS) và cơ sở dữ liệu danh sách doanh nghiệp đã hoàn thành rà soát (Biểu 01 RSDS)
Riêng Báo cáo số lượng doanh nghiệp có tại thời điểm 31/12/2011 trên địa bàn tỉnh, thành phố (Biểu 02 RSDS) gửi về Tổng cục Thống kê và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bằng văn bản có chữ ký và đóng dấu xác nhận của cơ quan Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, thành phố.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng cục Thống kê cấp kinh phí để bảo đảm yêu cầu thu thập thông tin rà soát danh sách doanh nghiệp. Kinh phí thực hiện do Tổng cục Thống kê phân bổ theo kế hoạch kinh phí của năm 2012.
Tổ trưởng Tổ thường trực chỉ đạo rà soát Trung ương và Tổ trưởng Tổ thường trực chỉ đạo rà soát cấp tỉnh, thành phố, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Chánh Văn phòng Tổng cục Thống kê có trách nhiệm đảm bảo kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện tốt cuộc rà soát danh sách doanh nghiệp theo phương án quy định.
Tỉnh, TP: ………………………………………….
Kính gửi: Vụ Thống kê Công nghiệp, Tổng cục Thống kê
1. BÁO CÁO SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP ĐÃ ĐƯỢC RÀ SOÁT THỜI ĐIỂM 31/12/2011 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, TP
Mã ngành kinh tế (VSIC 2007) cấp I
Tổng số doanh nghiệp thuộc các loại hình
1. Số doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập thực tế đang hoạt động
2. Số doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa đi vào hoạt động
3. Số doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh
4. Số doanh nghiệp không tìm thấy hoặc không xác minh được
5. Số doanh nghiệp thuộc đối tượng khác
A
B
1 = 2+3+4+5+6
2
3
4
5
6
TỔNG SỐ
Chia theo loại hình DN:
1. DN nhà nước
2. DN ngoài QD
3. DN có vốn ĐTNN
Chia theo ngành KT (cấp I)
NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
A
KHAI KHOÁNG
B
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO
C
SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, KHÍ ĐỐT, NƯỚC NÓNG, HƠI NƯỚC VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
D
CUNG CẤP NƯỚC; HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI, NƯỚC THẢI
E
XÂY DỰNG
F
BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ; SỬA CHỮA Ô TÔ, MÔ TÔ, XE MÁY VÀ XE CÓ ĐỘNG CƠ KHÁC
G
VẬN TẢI KHO BÃI
H
DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG
I
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
J
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG VÀ BẢO HIỂM
K
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
L
HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
M
HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ
N
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, AN NINH QUỐC PHÒNG VÀ BẢO ĐẢM XÃ HỘI BẮT BUỘC
O
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
P
Y TẾ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Q
NGHỆ THUẬT, VUI CHƠI VÀ GIẢI TRÍ
R
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ KHÁC
S
HOẠT ĐỘNG LÀM THUÊ CÁC CÔNG VIỆC TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH, SẢN XUẤT SẢN PHẨM VẬT CHẤT VÀ DỊCH VỤ TỰ TIÊU DÙNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
T
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN QUỐC TẾ
U
2. SỐ DOANH NGHIỆP THỰC TẾ TỒN TẠI TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM 31/12/2011 CHIA THEO CÁC TÌNH TRẠNG HOẠT ĐỘNG:
Tổng số DN
Chia ra:
DN Nhà nước
DN ngoài NN
DN FDI
Tổng số
Chia ra:
1. DN thực tế đang hoạt động
2. DN đã đăng ký nhưng chưa hoạt động
3. DN tạm ngừng sản xuất
4. DN không tìm thấy
5. DN thuộc đối tượng khác
GIÁM ĐỐC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (Ký tên, đóng dấu)
CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ (Ký tên, đóng dấu)
Ngày tháng năm 2012 CỤC TRƯỞNG CỤC THỐNG KÊ (Ký tên, đóng dấu)
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/2012/QĐ UBND
Ninh Thuận, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH NINH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2462/TTr SNV ngày 27 tháng 12 năm 2011 và Báo cáo kết quả thẩm định số 1447/BC STP ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ Phụ lục 16 ban hành kèm theo Quyết định số 115/2007/QĐ UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 Sở, ban, ngành thuộc tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Thanh
QUY ĐỊNH
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH NINH THUẬN (Kèm theo Quyết định số 01/2012/QĐ UBND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
I. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 81/2002/NĐ CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 97/2009/QĐ TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 02/2010/TT BKHCN ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 01/2011/TT BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (theo mẫu BM 04 01 01);
Quyết định thành lập (trừ trường hợp tự thành lập);
Danh sách nhân lực khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ (theo mẫu BM 04 01 02);
Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức khoa học và công nghệ (theo mẫu BM 04 01 03);
Hồ sơ của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm:
+ Quyết định bổ nhiệm.
+ Lý lịch khoa học.
+ Bản sao văn bằng đào tạo cao nhất.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở: 01 ngày;
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 10 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 03 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
II. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi hoạt động khoa học và công nghệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 81/2002/NĐ CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 97/2009/QĐ TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 02/2010/TT BKHCN ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 01/2011/TT BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Văn bản đề nghị đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Văn bản liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng, cụ thể như sau:
+ Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, của một bên hợp tác, liên kết được ủy quyền hoặc biên bản của những người sáng lập về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, của một bên hợp tác, liên kết được ủy quyền hoặc biên bản của những người sáng lập về việc đổi tên của tổ chức khoa học và công nghệ.
+ Bản sao quyết định đổi tên cơ quan quyết định thành lập, cơ quan quản lý trực tiếp hoặc thay đổi cơ quan quyết định thành lập, cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ (có chứng thực hợp pháp).
+ Hồ sơ của người đứng đầu.
+ Hồ sơ về vốn đăng ký.
+ Hồ sơ về trụ sở chính;
Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ (theo mẫu BM 04 01 04).
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở;
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 03 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
III. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đổi tên tổ chức khoa học và công nghệ
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 81/2002/NĐ CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 97/2009/QĐ TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 02/2010/TT BKHCN ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 01/2011/TT BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Văn bản đề nghị đổi tên tổ chức khoa học và công nghệ;
Quyết định đổi tên tổ chức khoa học và công nghệ.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở;
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 03 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
IV. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đổi tên cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 81/2002/NĐ CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 97/2009/QĐ TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 02/2010/TT BKHCN ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 01/2011/TT BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Công văn đề nghị đăng ký đổi tên cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ;
Bản sao quyết định đổi tên cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ (có chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở;
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 03 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
V. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 81/2002/NĐ CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 97/2009/QĐ TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 02/2010/TT BKHCN ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 01/2011/TT BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Công văn đề nghị đăng ký thay đổi trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ;
Văn bản về trụ sở chính;
Giấy chứng nhận cũ đã được cấp.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở;
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 03 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
VI. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thay đổi vốn theo yêu cầu của tổ chức khoa học và công nghệ
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 81/2002/NĐ CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 97/2009/QĐ TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 02/2010/TT BKHCN ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 01/2011/TT BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Công văn đề nghị đăng ký thay đổi vốn của tổ chức khoa học và công nghệ;
Văn bản về vốn của tổ chức khoa học và công nghệ;
Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ (theo mẫu BM 04 01 04).
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở;
Phòng Quản lý Khoa học và công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 03 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
VII. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký gia hạn hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ (trường hợp giấy chứng nhận cũ hết thời hạn)
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 81/2002/NĐ CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 97/2009/QĐ TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 02/2010/TT BKHCN ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 01/2011/TT BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Công văn đề nghị đăng ký gia hạn giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ;
Giấy chứng nhận cũ đã được cấp.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở;
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 03 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: Theo quy định của pháp luật.
VIII. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ (trường hợp giấy chứng nhận bị rách, nát)
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 81/2002/NĐ CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 97/2009/QĐ TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 02/2010/TT BKHCN ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 01/2011/TT BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ bị rách, nát.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở;
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 03 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
IX. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ (trường hợp mất giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ)
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 81/2002/NĐ CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 97/2009/QĐ TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 02/2010/TT BKHCN ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;
Thông tư số 01/2011/TT BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập của tổ chức khoa học và công nghệ có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Công văn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
Xác nhận của cơ quan Công an về việc khai báo mất giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
Giấy biên nhận của cơ quan Báo, Đài về việc nhận đăng thông báo mất giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tờ báo đã đăng thông báo này.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở;
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 03 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
X. Thủ tục cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 80/2007/NĐ CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ và chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
Nghị định số 96/2010/NĐ CP ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ và Nghị định số 80/2007/NĐ CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ và chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT BKHCN BTC BNV ngày 18 tháng 6 năm 2008 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Tài Chính và Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 02 bộ, mỗi bộ gồm:
Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ (theo mẫu BM 04 01 05);
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có chứng thực);
Dự án sản xuất, kinh doanh.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở: 01 ngày;
Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 15 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 03 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: doanh nghiệp không phải nộp lệ phí khi đăng ký cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
XI. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Chuyển giao Công nghệ năm 2006;
Nghị định số 133/2008/NĐ CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;
Nghị định số 103/2011/NĐ CP ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 133/2008/NĐ CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;
Quyết định 18/2006/QĐ BTC ngày 28 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 02 bộ, mỗi bộ gồm:
Đơn đề nghị đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (theo mẫu BM 03 01 11);
Hợp đồng phải được các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký của các bên, đóng dấu giáp lai vào các trang của hợp đồng và phụ lục, nếu một trong các bên tham gia hợp đồng là tổ chức.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ Chuyên ngành: 01 ngày;
Phòng Quản lý Khoa học chuyên ngành kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 10 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 03 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
XII. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán bệnh trong y tế
1. Cơ sở pháp lý:
Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Nghị định số 07/2010/NĐ CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử;
Thông tư số 08/2010/TT BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn khai báo, cấp phép và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
Thông tư số 76/2010/TT BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (theo mẫu BM 03 01 01);
Phiếu khai báo thiết bị X quang chẩn đoán y tế (theo mẫu BM 03 01 02);
Phiếu khai báo nhân viên bức xạ (theo mẫu BM 03 01 03);
Báo cáo đánh giá an toàn khi đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế (theo mẫu BM 03 01 04);
Bản sao các văn bản, tài liệu kèm theo gồm:
+ Quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký hành nghề.
+ Hồ sơ kiểm định máy và tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin và thiết bị (trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin đã khai báo, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải tiến hành xác định lại các thông số kỹ thuật của thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế).
+ Hợp đồng dịch vụ xác định liều chiếu xạ cá nhân.
+ Bản dịch các tài liệu tiếng nước ngoài (nếu có)
+ Giấy chứng nhận đã qua đào tạo về an toàn bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
+ Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm.
+ Phiếu khám sức khoẻ (theo mẫu của Bộ Y tế quy định).
+ Nội quy làm việc tại cơ sở, Quy trình vận hành thiết bị X quang, các ký hiệu cảnh báo.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ Chuyên ngành;
Phòng Quản lý Khoa học chuyên ngành kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 05 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
XIII. Thủ tục khai báo cơ sở bức xạ, thiết bị y tế
1. Cơ sở pháp lý:
Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Nghị định số 07/2010/NĐ CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử;
Thông tư số 08/2010/TT BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn khai báo, cấp phép và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
Thông tư số 76/2010/TT BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ:
a) Hồ sơ khai báo cơ sở bức xạ, thiết bị y tế: 01 bộ, gồm:
Phiếu khai báo thiết bị X quang chẩn đoán y tế (theo mẫu BM 03 01 02).
Phiếu khai báo nhân viên bức xạ (theo mẫu BM 03 01 03).
Bản sao lý lịch nguồn bức xạ; trường hợp lý lịch nguồn bức xạ bị mất hoặc bị thất lạc, tổ chức, cá nhân phải tiến hành xác định lại hoạt độ, tên đồng vị phóng xạ (đối với nguồn phóng xạ) và các thông số kỹ thuật của thiết bị (đối với thiết bị bức xạ);
b) Hồ sơ của người đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ: 01 bộ, gồm:
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (theo mẫu BM 03 01 07).
Các giấy tờ kèm theo:
+ Giấy chứng nhận đã qua đào tạo về an toàn bức xạ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
+ Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhiệm.
+ Phiếu khám sức khoẻ (theo mẫu của Bộ Y tế quy định).
+ 03 ảnh cỡ 3x4.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ Chuyên ngành;
Phòng Quản lý Khoa học chuyên ngành kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 05 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
XIV. Thủ tục đăng ký cấp phép hoạt động và cấp phép nâng cấp, mở rộng phạm vi, mục đích hoạt động của cơ sở bức xạ, nâng cấp thiết bị y tế
1. Cơ sở pháp lý:
Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Nghị định số 07/2010/NĐ CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử;
Thông tư số 08/2010/TT BKHCN ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn khai báo, cấp phép và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
Thông tư số 76/2010/TT BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ: 01 bộ, gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (theo mẫu BM 03 01 01).
Báo cáo phân tích an toàn đối với việc thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ (theo mẫu BM 03 01 05);
b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ: 01 bộ, gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (theo mẫu BM 03 01 01).
Báo cáo phân tích an toàn đối với việc chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ (theo mẫu BM 03 01 06);
c) Hồ sơ gia hạn giấy phép hoạt động cơ sở bức xạ: 01 bộ, gồm:
Đơn đề nghị gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ (theo mẫu BM 03 01 08).
Phiếu khai báo nhân viên bức xạ (theo mẫu BM 03 01 03).
Báo cáo đánh giá an toàn khi đề nghị cấp giấy phép sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế (theo mẫu BM 03 01 04).
Giấy phép đã được cấp;
d) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép: 01 bộ, gồm:
Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép (theo mẫu BM 03 01 09).
Các giấy tờ kèm theo:
+ Bản gốc giấy phép cần sửa đổi.
+ Các văn bản xác nhận thông tin sửa đổi cho các trường hợp thay đổi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
+ Hợp đồng chuyển nhượng thiết bị bức xạ;
e) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép: 01 bộ, gồm:
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép (theo mẫu BM 03 01 10);
Các giấy tờ kèm theo:
+ Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất giấy phép và giấy biên nhận của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất giấy phép khi đề nghị cấp lại giấy phép do bị mất.
+ Bản gốc giấy phép khi đề nghị cấp lại giấy phép do bị rách, nát.
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay hồ sơ cho Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ Chuyên ngành;
Phòng Quản lý Khoa học chuyên ngành kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 05 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
XV. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Nghị định số 159/2004/NĐ CP ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ;
Thông tư số 04/2011/TT BKHCN ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo định số 03/2007/QĐ BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ;
Quyết định số 03/2007/QĐ BKHCN ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Bộ Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả khoa học và công nghệ;
Quyết định số 2376/2010/QĐ UBND ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy chế đăng ký lưu giữ và sử dụng kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận.
3. Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
01 Phiếu đăng ký kết quả (theo mẫu BM 04 01 13);
01 bản giấy đối với Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu (đã hoàn thiện sau khi nghiệm thu chính thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ); Phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát; bản đồ; bản vẽ; ảnh. Bản giấy Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu và Phụ lục tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát phải đóng bìa cứng, gáy vuông;
01 bản điện tử đối với Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, Phụ lục tổng hợp số liệu điều tra/khảo sát, các báo cáo đề tài nhánh và các chuyên đề nghiên cứu. Bản điện tử phải sử dụng các định dạng là Word (phần mở rộng là doc) hoặc Excel (phần mở rộng là xls) hoặc Acrobat (phần mở rộng là pdf). Đối với các định dạng Word và Excel phải sử dụng font chữ tiếng Việt Unicode (Time New Roman) theo TCVN 6009:2001. Bản điện tử phải được ghi trên đĩa quang và không được đặt mật khẩu;
Chứng từ xác nhận nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (nếu có).
4. Quy trình và thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và chuyển ngay đến Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở;
Phòng Quản lý Khoa học công nghệ cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ và tham mưu lãnh đạo Sở xem xét: 03 ngày;
Lãnh đạo Sở xem xét, giải quyết: 01 ngày;
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao trả kết quả cho cá nhân, tổ chức: 01 ngày.
5. Phí, lệ phí: theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
XVI. Thủ tục giải quyết khiếu nại
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Nghị định số 136/2006/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
2. Thẩm quyền giải quyết: Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
3. Thủ tục:
Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
Trường hợp khiếu nại được ủy quyền thì việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được ủy quyền cư trú.
Trường hợp khiếu nại là người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú;
Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là thủ trưởng cơ quan. Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua nguời đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc trong điều lệ của tổ chức. Người đứng dầu có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật;
Không thụ lý giải quyết đối với các trường hợp sau:
+ Quyết định hành chính,hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
+ Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.
+ Người đại diện không hợp pháp.
+ Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết.
+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết lần 2.
+ Việc khiếu nại đã được tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Tòa án.
4. Quy trình và thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc (trường hợp phức tạp 45 ngày làm việc);
Trường hợp đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, thì không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại trong thời hạn thực hiện là 05 ngày;
Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý trong thời hạn thực hiện là 05 ngày;
Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm phải thụ lý:
+ Thanh tra Sở tiếp nhận hồ sơ, trình Giám đốc ra quyết định thụ lý trong thời hạn thực hiện là 05 ngày.
+ Thực hiện nghiệp vụ: 20 ngày bao gồm các bước công việc như: gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại (trường hợp phức tạp là 35 ngày làm việc).
+ Giám đốc Sở ra quyết định giải quyết khiếu nại: 05 ngày.
+ Quyết định được gởi cho người khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên quan và quyết định phải được công bố công khai.
Sơ đồ luân chuyển hồ sơ:
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/2012/QĐ UBND
Hậu Giang, ngày 3 tháng 1 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 63/2007/NĐ CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan Nhà nước;
Căn cứ Chỉ thị số 03/2007/CT BBCVT ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Bộ Bưu chính, viễn thông về việc tăng cường đảm bảo an ninh thông tin trên mạng Internet;
Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ BTTTT ngày 9 tháng 4 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về ban hành Danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng Công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và bảo mật trên môi trường mạng trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: VP. Chính phủ (HN TPHCM); Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; TT: TU, HĐND tỉnh, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; VP.TU, các Ban đảng; UBMTTQ, các đoàn thể tỉnh; Như Điều 3; Cơ quan Báo, Đài tỉnh; Công báo tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh Lưu: VT. XĐ
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Công Chánh
QUY CHẾ
VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2012/QĐ UBND ngày 3 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
2. Quy chế này áp dụng đối với tất cả cơ quan, đơn vị quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
3. Đối với lực lượng vũ trang (Công an, Quân sự) ngoài việc thực hiện theo quy định chung còn thực hiện theo quy định riêng của ngành trong đảm bảo an ninh thông tin, bảo mật trên môi trường mạng.
Điều 2. Mục đích đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng
1. Giảm thiểu được các nguy cơ gây sự cố mất an toàn thông tin và đảm bảo an ninh thông tin trong quá trình tham gia hoạt động trên môi trường mạng.
2. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, bảo mật trên môi trường mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn, an ninh thông tin (ATANTT): Bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, các dịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con người gây ra. Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tin nhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy. An toàn, an ninh thông tin bao hàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máy tính và an toàn mạng.
2. Tính tin cậy: Đảm bảo thông tin chỉ có thể được truy nhập bởi những người được cấp quyền sử dụng.
3. Tính toàn vẹn: Bảo vệ sự chính xác và đầy đủ của thông tin và các phương pháp xử lý.
4. Tính sẵn sàng: Đảm bảo những người được cấp quyền có thể truy nhập thông tin và các tài sản liên quan ngay khi có nhu cầu.
5. TCVN 7562: 2005: Tiêu chuẩn Việt Nam về mã thực hành quản lý ATTT.
6. ISO 17799:2005: Tiêu chuẩn Quốc tế cung cấp các hướng dẫn quản lý an toàn bảo mật thông tin dựa trên quy phạm công nghiệp tốt nhất (tập quy phạm cho quản lý an toàn bảo mật thông tin).
7. ISO 27001: 2005: Tiêu chuẩn Quốc tế về quản lý bảo mật thông tin do Tổ chức Chất lượng Quốc tế và Hội đồng Điện tử Quốc tế xuất bản vào tháng 10/2005.
8. Hệ thống thông tin: là một tập hợp và kết hợp của các phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức.
Chương II
NỘI DUNG ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN
Điều 4. Các biện pháp quản lý vận hành trong công tác an toàn, an ninh thông tin và bảo mật
1. Đối với các cơ quan, đơn vị:
a) Trang bị đầy đủ các kiến thức bảo mật cơ bản cho cán bộ công chức, viên chức trước khi cho phép truy nhập và sử dụng hệ thống thông tin;
b) Cần bố trí công chức chuyên trách về an toàn hệ thống thông tin. Công chức này cần phải có các kiến thức về an toàn, an ninh thông tin trước khi tiến hành các hoạt động quản lý hay kỹ thuật nghiệp vụ;
c) Cần hủy bỏ quyền truy nhập hệ thống thông tin, đảm bảo việc thu hồi lại tất cả các tài sản liên quan tới hệ thống thông tin (khóa, thẻ nhận dạng,…) đối với nhân viên đã chấm dứt hợp đồng và đảm bảo khả năng vẫn truy nhập được vào các hồ sơ được tạo ra bởi nhân viên đó;
d) Xác định và phân bổ đầu tư cần thiết để bảo vệ hệ thống thông tin.
2. Đối với công chức chuyên trách tại các cơ quan đơn vị:
a) Được Thủ trưởng đơn vị đảm bảo điều kiện học tập, tiếp thu công nghệ, kiến thức an toàn bảo mật thông tin;
b) Chịu trách nhiệm tham mưu chuyên môn và vận hành an toàn hệ thống thông tin của đơn vị theo nhiệm vụ được Thủ trưởng đơn vị phân công;
c) Cần cập nhật cấu hình chuẩn cho các thành phần của hệ thống khi tiến hành cài đặt và thiết lập cấu hình chặt chẽ nhất cho các sản phẩm an toàn thông tin nhưng vẫn duy trì yêu cầu hoạt động của hệ thống thông tin;
d) Cấu hình hệ thống thông tin chỉ cung cấp những chức năng thiết yếu nhất; cấm, hạn chế sử dụng chức năng, cổng giao tiếp mạng, giao thức, và dịch vụ không cần thiết;
đ) Sao lưu thông tin ở mức người dùng và mức hệ thống (bao gồm trạng thái hệ thống thông tin) và lưu trữ thông tin sao lưu tại nơi an toàn. Đồng thời tổ chức kiểm tra thông tin sao lưu để đảm bảo tính sẵn sàng và toàn vẹn thông tin;
e) Triển khai cơ chế chống virus, thư rác cho những hệ thống xung yếu hiện hữu (firewall, mail server,…) và tại các máy trạm, máy chủ, các thiết bị di động trong mạng. Tổ chức sử dụng cơ chế chống virus, thư rác để phát hiện và loại trừ những đoạn mã độc hại (virus, trojan, worms…) được truyền tải bởi: Thư điện tử, tập tin đính kèm từ Internet, thiết bị lưu trữ tháo lắp khai thác lỗ hổng của hệ thống thông tin. Đồng thời cập nhật cơ chế chống virus, thư rác thường xuyên sao cho phù hợp với quy trình và chính sách quản lý cấu hình hệ thống thông tin của tổ chức. Cần cân nhắc việc sử dụng phần mềm chống virus từ nhiều hãng phân phối khác nhau (sử dụng một hãng cho máy chủ và hãng khác cho máy trạm);
g) Thực hiện việc đánh giá, báo cáo các rủi ro và mức độ nghiêm trọng các rủi ro đó. Các rủi ro đó có thể xảy ra do sự truy cập trái phép, sử dụng trái phép, mất, thay đổi hoặc phá hủy thông tin và hệ thống thông tin.
Điều 5. Các biện pháp quản lý kỹ thuật cho công tác an toàn an ninh thông tin
1. Các cơ quan, đơn vị tổ chức quản lý các tài khoản của hệ thống thông tin, bao gồm: Tạo mới, kích hoạt, sửa đổi, vô hiệu hóa và loại bỏ các tài khoản. Đồng thời tổ chức kiểm tra các tài khoản của hệ thống thông tin ít nhất 01 lần/năm và triển khai các công cụ tự động để hỗ trợ việc quản lý các tài khoản của hệ thống thông tin.
2. Hệ thống thông tin giới hạn một số hữu hạn lần đăng nhập sai liên tiếp. Hệ thống tự động khóa tài khoản hoặc cô lập tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định trước khi tiếp tục cho đăng nhập nếu liên tục đăng nhập sai vượt quá số lần quy định.
3. Tổ chức theo dõi, và kiểm soát tất cả các phương pháp truy nhập từ xa (quay số, Internet…) tới hệ thống thông tin bao gồm cả sự truy nhập có chức năng đặc quyền. Hệ thống cần có quá trình kiểm tra, cho phép ứng với mỗi phương pháp truy nhập từ xa và chỉ cho phép những người thật sự cần thiết truy nhập từ xa vào. Đồng thời tổ chức triển khai cơ chế tự động giám sát và điều khiển các truy nhập từ xa.
4. Cần thiết lập phương pháp hạn chế truy cập mạng không dây; giám sát và điều khiển truy nhập không dây. Tổ chức sử dụng chứng thực và mã hóa để bảo vệ truy nhập không dây tới hệ thống thông tin.
5. Hệ thống thông tin cần ghi nhận ít nhất các sự kiện sau: Quá trình đăng nhập hệ thống, các thao tác cấu hình hệ thống và quá trình truy xuất hệ thống. Đồng thời ghi nhận đầy đủ các thông tin trong các bản ghi nhật ký để xác định những sự kiện nào đã xảy ra, nguồn gốc và các kết quả của sự kiện để có cơ chế bảo vệ và lưu giữ nhật ký trong một khoảng thời gian nhất định.
6. Tổ chức quản lý định danh người dùng.
7. Hệ thống thông tin cần ngăn chặn hoặc hạn chế các sự cố gây ra do tấn công từ chối dịch vụ (DOS). Công chức chuyên trách có thể sử dụng các thiết bị đặt tại biên của mạng lọc gói tin để bảo vệ các thiết bị bên trong, tránh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tấn công từ chối dịch vụ. Đối với hệ thống thông tin cho phép truy nhập công cộng thì có thể được bảo vệ bằng cách tăng dung lượng, băng thông hoặc thiết lập hệ thống dự phòng.
Điều 6. Xây dựng quy chế nội bộ đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
1. Các cơ quan đơn vị quản lý hành chính Nhà nước phải ban hành quy chế nội bộ, đảm bảo quy định rõ các vấn đề sau:
a) Mục tiêu và phương hướng thực hiện công tác đảm bảo an toàn an ninh cho hệ thống thông tin;
b) Nguyên tắc phân loại và quản lý mức độ ưu tiên đối với các tài nguyên của hệ thống thông tin (phần mềm, dữ liệu, trang thiết bị…);
c) Quản lý phân quyền và trách nhiệm đối với từng cá nhân khi tham gia sử dụng hệ thống thông tin;
d) Quản lý và điều hành hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị bảo vệ mạng một cách an toàn;
đ) Kiểm tra, rà soát và khắc phục sự cố an toàn an ninh của hệ thống thông tin sử dụng các biện pháp trong Điều 4 và Điều 5 của Quy chế;
e) Nguyên tắc chung sử dụng an toàn và hiệu quả đối với toàn bộ cá nhân tham gia sử dụng hệ thống thông tin;
g) Báo cáo tổng hợp tình hình an toàn, an ninh của hệ thống thông tin theo định kỳ;
h) Tổ chức thực hiện.
2. Các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế an toàn, an ninh thông tin cho đơn vị căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý an toàn của bộ tiêu chuẩn TCVN 7562:2005 và ISO/IEC 17799:2005 tại Phụ lục I kèm theo Quy chế, để có sự lựa chọn áp dụng phù hợp từng cơ quan, đơn vị mình.
Điều 7. Xây dựng và áp dụng quy trình đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
1. Các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính phải xây dựng và áp dụng quy trình đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống thông tin nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây sự cố, tạo điều kiện cho việc khắc phục và truy vết trong trường hợp có sự cố xảy ra. Nội dung của quy trình có thể chia làm các bước cơ bản như:
a) Lập kế hoạch bảo vệ an toàn, an ninh cho hệ thống thông tin;
b) Xây dựng hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin;
c) Quản lý và vận hành hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin;
d) Kiểm tra đánh giá hoạt động của hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin;
đ) Bảo trì và nâng cấp hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin.
2. Các cơ quan, đơn vị tham khảo các bước cơ bản để xây dựng khung quy trình đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thông tin tại Phụ lục II kèm theo Quy chế và tiêu chuẩn Quốc tế ISO 27001:2005.
Chương III
TRÁCH NHIỆM ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính Nhà nước
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế này và chiụ trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh trong công tác bảo vệ an toàn, an ninh thông tin của cơ quan, đơn vị mình.
2. Khi có sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin, kịp thời áp dụng mọi biện pháp để khắc phục và hạn chế thiệt hại, ưu tiên sử dụng lực lượng kỹ thuật ATANTT của đơn vị và lập biên bản, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Sở Thông tin và Truyền thông. Trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị, phải báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, hỗ trợ.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tham gia khắc phục sự cố và thực hiện đúng theo hướng dẫn.
4. Phối hợp với đoàn kiểm tra để việc triển khai công tác kiểm tra khắc phục sự cố diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả; đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin khi đoàn kiểm tra yêu cầu.
5. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại cơ quan, đơn vị và gửi về Sở Thông tin và Truyền thông định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 12).
Điều 9. Trách nhiệm của công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính Nhà nước
1. Nghiêm chỉnh thi hành các quy chế nội bộ, quy trình về ATANTT của cơ quan, đơn vị cũng như các quy định khác của pháp luật, nâng cao ý thức cảnh giác và trách nhiệm đảm bảo an ninh thông tin tại đơn vị.
2. Khi phát hiện sự cố phải báo cáo ngay với cấp trên và bộ phận chuyên trách để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
3. Hưởng ứng, tham gia các chương trình đào tạo, hội nghị về an toàn an ninh thông tin do Sở Thông tin và Truyền thông đề ra.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Tham mưu UBND tỉnh về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên địa bàn tỉnh và phối hợp Văn phòng UBND tỉnh trong việc đảm bảo an toàn an ninh cho các hệ thống thông tin cấp tỉnh.
2. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, hội nghị tuyên truyền an toàn, an ninh thông tin trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3. Tùy theo mức độ sự cố, phối hợp Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) và các đơn vị có liên quan hướng dẫn xử lý, ứng cứu các sự cố thông tin.
4. Hướng dẫn, giám sát các đơn vị xây dựng quy chế và thực hiện việc đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống thông tin theo quy định của Nhà nước.
Chương IV
CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN
Điều 11. Kế hoạch kiểm tra hàng năm
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tiến hành công tác kiểm tra an toàn, an ninh thông tin tại tất cả các đơn vị hành chính tỉnh, cấp huyện định kỳ hàng năm tối thiểu 01 lần.
2. Tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính khi có dấu hiệu vi phạm an toàn an ninh trong hệ thống thông tin.
Điều 12. Quan hệ phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan
1. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để thành lập Đoàn kiểm tra và triển khai, báo cáo công tác kiểm tra an toàn, an ninh thông tin trên quy mô toàn tỉnh.
b) Tổ chức xử lý các hành vi vi phạm an toàn, an ninh thông tin gây thiệt hại cho hệ thống thông tin thuộc các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;
c) Tuyên truyền công tác an toàn, an ninh thông tin tại các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.
2. Văn phòng UBND tỉnh:
a) Cử bộ phận chuyên trách an toàn, an ninh thông tin phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra, đánh giá công tác an toàn, an ninh thông tin;
b) Phối hợp xây dựng các tiêu chí và quy trình kỹ thuật kiểm tra công tác an toàn, an ninh thông tin.
3. Trách nhiệm của Công an tỉnh:
a) Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra công tác an toàn, an ninh thông tin;
b) Điều tra và xử lý các trường hợp vi phạm an toàn, an ninh thông tin theo thẩm quyền.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Khen thưởng:
a) Đưa công tác đảm bảo ATANTT trên môi trường mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là một trong những tiêu chí thi đua khen thưởng cuối năm của khối, cụm và là cơ sở để Sở Nội vụ đề xuất UBND tỉnh xét khen thưởng các cá nhân, đơn vị theo quy định của pháp luật;
b) Hàng năm, Sở Thông tin và Truyền thông dựa trên các điều tra, báo cáo công tác ATANTT của các cơ quan, đơn vị để xác lập bảng xếp hạng ATANTT; báo cáo UBND tỉnh và Ban thi đua khen thưởng tỉnh làm tiêu chí xét khen thưởng.
2. Xử lý vi phạm:
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử ltheo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 14. Điều khoản thi hành
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC I
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA ISO 17799:2005 DÙNG ĐỂ XÂY DỰNG QUY CHẾ NỘI BỘ ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: ……/2011/QĐ UBND ngày tháng năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
1. Chính sách an toàn, an ninh thông tin:
Chỉ thị và hướng dẫn về an toàn, an ninh thông tin
2. An ninh tổ chức:
a) Hạ tầng an ninh thông tin: Quản lý an ninh thông tin trong tổ chức;
b) An ninh đối với bên truy cập thứ ba: Duy trì an ninh cho các phương tiện xử lý thông tin của các tổ chức và tài sản thông tin do các bên thứ ba truy cập.
3. Phân loại và kiểm soát tài sản:
a) Trách nhiệm giải trình tài sản: Duy trì bảo vệ tài sản;
b) Phân loại thông tin tài sản: Đảm bảo mỗi loại tài sản có mức bảo vệ thích hợp
4. An ninh cá nhân:
a) An ninh trong định nghĩa công việc và nguồn nhân lực:Giảm rủi ro do các hành vi sai sót của con người;
b) Đào tạo người sử dụng: Đảm bảo người sử dụng nhận thức được các mối đe dọa và các vấn đề liên quan đến an ninh thông tin;
c) Đối phó với các sự cố an ninh: Giảm thiểu thiệt hại từ các trục trặc và sự cố an ninh, theo dõi, rút kinh nghiệm.
5. An ninh môi trường và vât lý:
a) Phạm vi an ninh: Ngăn ngừa việc truy cập, gây hại và can thiệp trái phép vào vùng an ninh và thông tin nghiệp vụ;
b) An ninh thiết bị: Để tránh mất mát, lỗi hoạch các sự cố khác liên quan đến tài sản gây ảnh hưởng tới các hoạt động nghiệp vụ;
c) Kiểm soát chung: Ngăn ngừa làm hại hoặc đánh cắp thông tin và các phương tiện xử lý thông tin.
6. Quản lý truyền thông và hoạt động:
a) Thủ tục vân hành và trách nhiệm vân hành hệ thống: Đảm bảo các phương tiện xử lý thông tin hoạt động đúng và an toàn;
b) Lập kế hoạch hệ thống và công nhận: Giảm thiểu rủi ro và lỗi hệ thống;
c) Bảo vệ chống lại phần mềm cố ý gây hại: Bảo vệ tính toàn vẹn của phần mềm thông tin;
d) Công việc quản lý: Duy trì tính toàn vẹn và sẳn sàng của dịch vụ truyền đạt và xử lý thông tin;
đ) Quản trị mạng: Đảm bảo việc an toàn, an ninh thông tin trên mạng và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
g) Trao đổi thông tin: Ngăn ngừa mất mát, thay đổi hoặc sử dụng sai thông tin được trao đổi giữa các đơn vị.
7. Kiểm soát truy cập:
a) Các yêu cầu nghiệp vụ đối với kiểm soát truy cập: Kiểm soát truy cập thông tin;
b) Quản lý truy cập người dùng: Để tránh các truy cập không được cấp phép vào hệ thống;
c) Trách nhiệm của người dùng: để tránh các truy cập của người dụng không được cấp phép;
d) Kiểm soát truy cập mạng: Bảo vệ các dịch vụ mạng;
đ) Kiểm soát truy cập hệ điều hành: Tránh truy cập vào các máy tính không được phép;
g) Kiểm soát truy cập ứng dụng: Tránh truy cập trái phép vào hệ thống;
h) Giám sát truy cập hệ thống và giám sát sử dụng hệ thống: Để phát hiện các hoạt động không được cấp phép;
i) Kiểm soát truy cập từ xa: Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi sử dụng các phương tiện di động.
8. Phát triển và duy trì hệ thống:
a) Yêu cầu an ninh đối với các hệ thống: Để đảm bảo các yêu cầu an ninh được đưa vào trong quá trình xây dựng hệ thống;
b) An ninh trong hệ thống ứng dụng: Để ngăn ngừa mất mát, thay đổi hoặc lạm dụng cơ sở dữ liệu người sử dụng trong các hệ thống ứng dụng;
c) Các kiểm soát mật mã hóa: Để bảo vệ tính tin cậy, xác thực hoặc toàn vẹn của thông tin;
d) An ninh các File hệ thống: Đảm bảo rằng các dự án công nghệ thông tin và các hoạt động hỗ trợ được quản lý một cách an toàn;
đ) An ninh quá trình hỗ trợ và phát triển: Duy trì an ninh của phần mềm và thông tin hệ thống ứng dụng.
9. Sự tuân thủ:
a) Tuân thủ các yêu cầu pháp lý: Để tránh bất kỳ các vi phạm luật hình sự và dân sự, các nghĩa vụ có tính luật pháp, nguyên tắt và bất kỳ yêu cầu an ninh nào;
b) Soát xét của chính sách an ninh và yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo việc tuân thủ của hệ thống với các chính sách và tiêu chuwrn an ninh của Tổ quốc;
c) Xem xét kiểm tra hệ thống: Để tối đa tính hiệu lực để giảm thiểu sự can thiệp tới quy trình kiểm tra hệ thống đó.
PHỤ LỤC II
CÁC BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG KHUNG QUY TRÌNH ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN (Ban hành kèm theo Quyết định số: ……/2011/QĐ UBND ngày tháng năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Bước 1. Lập kế hoạch bảo vệ an toàn cho hệ thống thông tin
Thành lập bộ phận quản lý an toàn, an ninh thông tin
Xây dựng định hướng cơ bản cho công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong đó chỉ rõ:
+ Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
+ Phương hướng và văn bản pháp quy, tiêu chuẩn cần tuân thủ và tham khảo.
+ Ước lượng nhân lực và kinh phí đầu tư.
Lập kế hoạch xây dựng hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin:
+ Xác định và phân loại các nguy cơ gây sự cố an toàn, an ninh thông tin.
+ Rà soát và lập danh sách các đối tượng cần được bảo vệ với những mô tả đầy đủ về: nhiệm vụ; chức năng; mức độ quan trọng và các đặc điểm đối tượng (đối tượng ở đây có thể là phần mềm, máy chủ, quy trình tác nghiệp thuộc cơ quan, đơn vị…)
+ Xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho các đối tượng trong danh sách cần được bảo vệ: Nguyên tắc quản lý, vân hành; các giải pháp bảo vẹ và khắc phục sự cố…
+ Liên lạc và phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), Sở Thông tin và Truyền thông cũng như các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và cung cấp dịch vụ an toàn mạng.
+ Lập dự trù kinh phí đầu tư cho hệ thống bảo vệ.
Bước 2. Xây dựng hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin
Tổ chức đội ngũ nhân viên chuyên trách, đủ năng lực đảm bảo an toàn an ninh thông tin.
Xây dựng hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin theo kế hoạch
Bước 3. Quản lý và vận hành hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin
Vân hành và quản lý chặt chẽ trang thiết bị, phần mềm theo đúng quy định đã đặt ra.
Khi phát hiện sự cố cần nhanh chóng xác định nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục và báo cáo sự cố cho các cơ quan chức năng.
Cài đặt đầy đủ và thường xuyên cập nhật phần mềm theo hướng dẫn chủa nhà cung cấp
Bước 4. Kiểm tra đánh giá hoạt động của hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin
Thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động của hệ thống bảo vệ an toàn an ninh thông tin nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống thông tin nói chung.
Báo cáo tổng kết tình hình theo định kỳ.
Bước 5. Bảo trì và nâng cấp hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống bảo vệ an toàn, an ninh thông tin. Cần nhanh chóng mở rộng, nâng cấp hoặc thay đổi khi cần thiết.
|
CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/NQ CP
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012
Năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nền kinh tế nước ta đã có chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt khoảng 6%; nông nghiệp phát triển ổn định, sản lượng lương thực đạt mức cao nhất từ trước đến nay; sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá; khu vực dịch vụ, du lịch tiếp tục đà phát triển. Xuất khẩu tăng gấp hơn 3 lần so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra; nhập siêu giảm mạnh; bội chi ngân sách nhà nước giảm; các cân đối về tiền tệ, tín dụng được kiểm soát; thị trường ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ từng bước ổn định; dự trữ ngoại tệ tăng; tốc độ tăng giá giảm dần; các chính sách an sinh xã hội được quan tâm; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện; các lĩnh vực xã hội có tiến bộ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng được tăng cường, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; công tác đối ngoại tiếp tục đạt được kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số hạn chế, yếu kém: Sản xuất gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào tăng cao, khó tiếp cận vốn, hiệu quả kinh doanh giảm sút; lạm phát, lãi suất tín dụng tuy có giảm nhưng vẫn còn cao; áp lực lạm phát và bất ổn định kinh tế vĩ mô còn lớn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết,… đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng và quyết tâm cao hơn nữa của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong thời gian tới. Năm 2012, tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, là năm khởi đầu thực hiện chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2012 có ý nghĩa rất quan trọng, vừa bảo đảm giải quyết những khó khăn trước mắt, tạo nguồn lực cần thiết để bảo đảm an sinh xã hội, vừa tạo tiền đề vững chắc góp phần thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 2015 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 2020.
Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 đã được Quốc hội thông qua là: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2012 như sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6% 6,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 11% 12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, trong điều kiện cho phép, phấn đấu giảm nhập siêu xuống dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu; bội chi ngân sách phấn đấu dưới 4,8% GDP; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội khoảng 33,5% GDP; chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 46%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 16,6%; số giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 21,5 giường. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 79%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 70%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%.
Để thực hiện có kết quả các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các giải pháp chủ yếu sau đây:
Phần thứ nhất.
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2012
I. TẬP TRUNG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ
1. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là chính sách lãi suất, cho vay tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 khoảng 15% 17%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 14% 16%, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô.
Thực hiện các giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức tín dụng ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực: nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động, các dự án hiệu quả; kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích ở mức hợp lý; tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ cho vay bằng ngoại tệ để đảm bảo tăng trưởng tín dụng ngoại tệ phù hợp khả năng huy động và chủ trương hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế.
Điều hành tỷ giá, thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
Thực hiện các biện pháp đồng bộ, hiệu quả để kiểm soát thị trường ngoại tệ và thị trường vàng; phối hợp với Bộ Công an, các cơ quan chức năng, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh vàng, thu đổi ngoại tệ trái pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng; thực hiện tốt công tác dự báo và công khai, minh bạch thông tin thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại tệ, vàng; có giải pháp phù hợp để quản lý, kiểm soát được luân chuyển vốn, tín dụng giữa các thị trường này.
2. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Thực hiện các biện pháp thích hợp để tiết kiệm chi, tăng thu ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 xuống dưới 4,8% GDP. Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước, chống thất thu, thu hồi số tiền nợ đọng thuế, nhất là các khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên, hàng hóa nhập khẩu, chuyển giá. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng xã hội. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai nộp thuế. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống chuyển giá. Rà soát hoàn thiện cơ chế và cơ sở pháp lý để bảo đảm kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động đặt cược, trò chơi có thưởng. Phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước để ưu tiên giảm bội chi và dành để trả nợ.
Hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện tiết kiệm, tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước,…
Tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi trong cân đối ngân sách nhà nước, các khoản chi được quản lý qua ngân sách nhà nước; vay về cho vay lại; bảo lãnh vay của Chính phủ; các khoản chi từ các quỹ tài chính Nhà nước; các khoản vay, tạm ứng của các Bộ, địa phương. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chế tài xử lý các vi phạm pháp luật về sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm thực thi luật pháp nghiêm minh. Thực hiện minh bạch hóa chi tiêu của ngân sách nhà nước và đầu tư công.
Nghiên cứu, trình Chính phủ định hướng, giải pháp cải cách tiền lương khu vực hành chính nhà nước gắn với việc đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công. Bảo đảm kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương; thực hiện chính sách xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia. Quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình, dự án cấp quốc gia, cấp địa phương; các chính sách, chương trình, dự án an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia, bảo đảm nợ trong giới hạn an toàn, giảm thiểu nghĩa vụ nợ và hạn chế rủi ro; hạn chế nợ dự phòng, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay về cho vay lại và bảo lãnh của Chính phủ; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay để tạo nền tảng vững chắc cho an toàn tài chính quốc gia. Bố trí nguồn trả nợ các khoản vay nước ngoài đến hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan, địa phương:
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 1792/CT TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Rà soát, sắp xếp danh mục các dự án đầu tư của Nhà nước theo mục tiêu ưu tiên đầu tư; bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2011 nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án trọng điểm, cấp bách, hiệu quả, có khả năng hoàn thành trong năm 2012. Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011, thu hồi về ngân sách Trung ương các khoản này để bổ sung vốn cho các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2012. Năm 2012 không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh cấp bách. Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả, phân bổ vốn và sử dụng không đúng đối tượng.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát các công trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ.
c) Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các Bộ, cơ quan liên quan theo nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 37 TB/TW ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp. Xây dựng, ban hành, thực hiện cơ chế, chính sách thích hợp để từng bước giá dịch vụ công thực hiện theo cơ chế thị trường gắn với chính sách hỗ trợ hợp lý đối với người nghèo, đối tượng chính sách. Đổi mới cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị gắn với cơ chế đặt hàng và giao nhiệm vụ cụ thể.
d) Các Bộ, cơ quan, địa phương quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách, tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm chủ trương của Chính phủ về ưu tiên tập trung vốn đầu tư cho các công trình, dự án hiệu quả, có khả năng hoàn thành trong năm 2012; không ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, đề án sử dụng kinh phí, vốn ngân sách khi không cân đối được nguồn.
3. Tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả, tổ chức tốt thị trường trong nước
a) Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan, địa phương:
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường, nhất là những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đủ các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá. Có biện pháp hiệu quả để bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là những thời điểm khó khăn, thiên tai, dịch bệnh.
Rà soát, triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thị trường; cùng với Bộ Tài chính, Bộ Công an và các địa phương phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng quản lý thị trường, thanh tra giá trong việc kiểm tra, kiểm soát giá cả, thị trường, ngăn chặn đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nhất là các thời điểm mùa vụ, các dịp lễ, Tết,… Xử phạt nghiêm minh các vi phạm pháp luật về giá cả, thị trường.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam đến năm 2020; chú trọng phát triển thương mại nông thôn, nhất là hệ thống các chợ, hợp tác xã thương mại dịch vụ, hộ kinh doanh. Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng cơ chế phù hợp khuyến khích phát triển thương mại điện tử. Thực hiện chính sách và áp dụng các biện pháp thích hợp tạo lập mối liên kết giữa nhà sản xuất với tổ chức phân phối và người tiêu dùng để hình thành những kênh lưu thông hàng hóa ổn định, gắn với quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong quý III năm 2012 trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại; có cơ chế phù hợp để khuyến khích sự phối hợp tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và có giải pháp thiết thực để các Bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp xây dựng và triển khai kế hoạch đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bảo đảm gắn với thực tiễn, hoạt động thực chất, hiệu quả. Đẩy mạnh thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi tiêu dùng.
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, cơ quan, địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quy định về quản lý giá. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy định về quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, mặt hàng thực hiện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống. Xử lý kịp thời, nghiêm minh, các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý giá; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hiện tượng đầu cơ nâng giá.
c) Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, các Bộ, cơ quan chức năng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát để bảo đảm giá thuốc chữa bệnh, giá sữa ở mức hợp lý; ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi tăng giá bất hợp lý, góp phần bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
d) Các Bộ, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá đối với những mặt hàng thuộc diện Nhà nước đang quản lý và các dịch vụ giáo dục, y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động thực hiện các biện pháp để giá những mặt hàng thuộc diện Nhà nước đang quản lý như điện, than cho sản xuất điện, nước sạch,.. thực hiện lộ trình giá theo cơ chế thị trường, bảo đảm khuyến khích được đầu tư sản xuất và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; đồng thời chú trọng dự báo tác động do biến động giá của các mặt hàng này đối với chỉ số giá tiêu dùng để có giải pháp kiểm soát phù hợp. Thực hiện cơ chế, chính sách thích hợp để giá các dịch vụ giáo dục, y tế từng bước thực hiện theo cơ chế thị trường gắn với chính sách hỗ trợ hợp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ này.
đ) Các Bộ, cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước phối hợp với Bộ Công thương, các Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, hiệp hội ngành hàng tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống phân phối, lưu thông, trước hết là hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống: lương thực, xăng dầu, thép, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu,…
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
g) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, công khai, minh bạch.
h) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chương trình bình ổn giá, trên cơ sở đó tiếp tục tổ chức, thực hiện các biện pháp phù hợp với khả năng, điều kiện của từng địa phương để bình ổn giá; kiểm tra, giám sát để bảo đảm các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ưu đãi thực hiện chương trình bình ổn giá đúng mục đích, hiệu quả; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát thị trường, giá cả trên địa bàn, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chủ động phối hợp với các tỉnh lân cận, các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng, tạo lập vùng vành đai thực phẩm, rau xanh và hệ thống lưu thông phân phối thuận tiện, hiệu quả để có đủ nguồn cung thường xuyên, giá cả hợp lý.
i) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các Bộ, cơ quan, địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin, truyền thông phổ biến, tuyên truyền chủ trương, cơ chế, chính sách; cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tiền tệ, giá cả, thị trường kịp thời, chính xác, đầy đủ, rõ ràng để các doanh nghiệp, nhân dân hiểu, tích cực ủng hộ và tham gia thực hiện.
4. Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu
a) Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Thương mại, xác định những quy định về quản lý xuất, nhập khẩu cần sửa đổi, bổ sung nhằm tạo thuận lợi cho xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất; kiểm soát để không tạm nhập tái xuất các loại phế liệu, thực phẩm chất lượng kém gây ô nhiễm môi trường. Phấn đấu mức nhập siêu năm 2012 bằng mức thực hiện năm 2011; trong điều kiện cho phép phấn đấu giảm tỷ lệ nhập siêu xuống dưới 10%.
Trong quý II năm 2012 hoàn thành việc xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 2020, định hướng đến năm 2030.
Chủ động điều chỉnh bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh bổ sung: các cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ đối với các sản phẩm, ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế và khả năng cạnh tranh; quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại. Phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kiểm định chất lượng hàng xuất khẩu. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi phí đầu vào, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường, phổ biến kịp thời thông tin thị trường thế giới, nhất là đối với các thị trường và mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, thay đổi chính sách, áp dụng các biện pháp bảo hộ; nghiên cứu, áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thương vụ, xúc tiến thương mại tại nước ngoài; tăng cường quảng bá và bảo hộ thương hiệu xuất khẩu của Việt Nam tại nước ngoài; cảnh báo sớm nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống phá giá, chống trợ cấp, tự vệ để chủ động đối phó, ngăn chặn. Tăng cường triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình thương hiệu quốc gia, bảo đảm phù hợp với thực tế, tiết kiệm, hiệu quả.
Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA); phổ biến, hướng dẫn, có giải pháp phù hợp hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tại các thị trường đã có FTA; chủ động, tích cực trong đàm phán FTA nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.
Triển khai thực hiện Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ. Phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, ban hành hoặc đề xuất ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế, tín dụng, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ,… để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp hàng tiêu dùng; khuyến khích liên kết các ngành sản xuất, chuẩn hóa sản phẩm.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất, bảo đảm chất lượng và khả năng cạnh tranh, sản phẩm có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu trong nước sớm đi vào sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.
Thực hiện các biện pháp kiểm soát nhập khẩu một cách đồng bộ và hiệu quả, nhất là đối với các nhóm các mặt hàng không thiết yếu, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được và bảo đảm chất lượng. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, công bố danh mục các mặt hàng không thiết yếu, danh mục các mặt hàng trong nước đã sản xuất được, danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho sản xuất và đời sống.
Thúc đẩy việc ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau với các thị trường xuất khẩu lớn, tiềm năng; có giải pháp giảm thiểu, khắc phục các rào cản kỹ thuật, giảm chi phí cho hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy, hải sản.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại, gian lận giá nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các mặt hàng xăng, dầu, thuốc lá, khoáng sản…
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Điều hành chính sách thuế linh hoạt nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu; giảm dần, hạn chế xuất khẩu các loại khoáng sản, nông, lâm sản… thô chưa qua chế biến. Tiếp tục cải cách thủ tục thuế và thông quan, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa.
Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện đúng quy định về việc sử dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị trong nước đã sản xuất được, bảo đảm chất lượng.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách để thu hút, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các luồng vốn vào ra, đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII); rà soát các quy định về quản lý ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút kiều hối và các nguồn vốn nước ngoài; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo các luồng vốn vào ra.
đ) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ quản lý sản xuất và quản lý ngành:
Tiếp tục rà soát, xây dựng, ban hành các quy định về quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng nhập khẩu, bảo đảm kiểm soát được chất lượng, phù hợp với thực tế nước ta và thông lệ quốc tế, ngăn chặn được việc nhập khẩu hàng hóa có tiêu chuẩn chất lượng lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu, hàng hóa không khuyến khích, cần hạn chế nhập khẩu.
Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, địa phương đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho hàng xuất khẩu; xây dựng cơ chế hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp xử lý tranh chấp thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu hàng hóa Việt Nam.
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng nông sản, lâm sản, thủy sản xuất khẩu; xây dựng, ban hành và thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn cần thiết để kiểm soát, ngăn ngừa các vi phạm quy định về chất lượng hàng xuất khẩu.
g) Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu.
h) Bộ Giao thông vận tải rà soát, hoàn thiện quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống bến bãi vận tải, giao nhận, kho tập kết hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường hàng không, đường biển.
II. TẬP TRUNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ, ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG THEO HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ, KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
1. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế
a) Tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
+ Rà soát, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư; chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng bảo đảm tính hợp lý, hiệu quả, có thứ tự ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để huy động các nguồn lực như: vốn, đất đai, nhân lực, năng lượng,... cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tập trung vốn đầu tư của Nhà nước và các nguồn lực khác cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tăng cường thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào các ngành, vùng kinh tế có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh. Rà soát, xây dựng cơ chế ưu đãi hợp lý đối với các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép và quản lý các dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên; không cấp phép mới, rút giấy phép đối với các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
+ Trong quý I năm 2012 trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Trong quý II năm 2012 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế phân cấp quản lý đầu tư theo hướng bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội của cả nước, của ngành, vùng, địa phương trong ngắn, trung và dài hạn. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan Trung ương theo hướng trực tiếp quản lý một số lĩnh vực: khai thác tài nguyên, khoáng sản, sòng bạc, trò chơi điện tử có thưởng, các dự án quan trọng, quy mô lớn, sử dụng nhiều đất đai, tài nguyên, điện, nước, ảnh hưởng lớn đến môi trường.
+ Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2012 Đề án tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công theo hướng nguồn vốn của Nhà nước tập trung để đầu tư các công trình, dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, ngành, vùng, địa phương. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công; sửa đổi quy chế phân cấp quản lý đầu tư công, trước hết là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc: ngân sách cấp nào do cấp đó quyết định đầu tư; phải xác định được nguồn vốn, khả năng bảo đảm vốn mới quyết định đầu tư dự án cụ thể.
+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ trong phạm vi cả nước, từng Bộ, cơ quan, địa phương, đơn vị. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong việc triển khai thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng trong đầu tư công.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển; tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, có biện pháp phù hợp để tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích các hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP), đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng.
+ Tổng kết, đánh giá toàn diện đầu tư trực tiếp nước ngoài; nghiên cứu sửa đổi các cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài; xác định, công bố danh mục khuyến khích đầu tư, danh mục hạn chế đầu tư và danh mục cấm đầu tư; chính sách khuyến khích, thu hút các tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực vốn lớn, công nghệ mạnh đầu tư vào Việt Nam. Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài, bảo đảm sự chủ động gắn với trách nhiệm của địa phương và tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát của các Bộ, cơ quan Trung ương. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài, nhất là vi phạm về sử dụng đất đai, tài nguyên, chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
+ Nghiên cứu, xây dựng Đề án đổi mới căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng lựa chọn đối tác có trọng tâm trọng điểm, khắc phục căn bản tình trạng hành chính hóa, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012. Phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan chức năng nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh các loại giá và dịch vụ công, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tạo nguồn vốn để tái đầu tư phát triển các dịch vụ công.
+ Nghiên cứu, xây dựng Nghị định về đầu tư trung hạn, trình Chính phủ trong quý I năm 2012; xây dựng Kế hoạch đầu tư 3 năm 2013 2015, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012.
Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
+ Rà soát, điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách huy động vốn qua thị trường tài chính, thị trường chứng khoán để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt là khu vực doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả thị trường tài chính thông qua phát triển các tổ chức định chế tài chính trung gian, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính; hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng giao dịch; công khai, minh bạch thông tin thị trường.
+ Nghiên cứu, xây dựng cơ chế tài chính đối với hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) để tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng.
+ Thực hiện đúng quy định về bảo lãnh của Chính phủ; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn, bảo đảm đúng mục đích và hiệu quả.
+ Tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xổ số lành mạnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
+ Tiếp tục rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước và lợi ích hợp pháp của người dân; xây dựng các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng đất của các dự án đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; kiên quyết thu hồi đất sử dụng không đúng quy định của pháp luật về đất đai, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ làm giá, tăng giá, trục lợi, vi phạm quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bảo đảm quyền lợi của người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và đưa công trình vào sử dụng. Rà soát, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định bắt buộc về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, dự án đầu tư.
+ Phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có giải pháp trước mắt và lâu dài để nâng cao năng lực các chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát dự án, năng lực quản lý các công trình giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dự án, công trình giao thông, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, trình Chính phủ Đề án đổi mới cơ chế quản lý xây dựng; Đề án nâng cao chất lượng đầu tư, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản giai đoạn 2011 2020.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định bắt buộc về tiêu chuẩn công nghệ, chuyển giao công nghệ đối với các doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan, địa phương xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với các doanh nghiệp; rà soát, tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định bắt buộc về sử dụng, đào tạo lao động, các cơ chế, chính sách về tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, các chế độ đãi ngộ người lao động trong doanh nghiệp.
Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động rà soát, điều chuyển vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2012 trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2012; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn, đặc biệt là các nguồn vốn FDI, ODA cho các công trình cơ sở hạ tầng, các dự án công nghệ cao,…
Ngân hàng Phát triển Việt Nam rà soát, tập trung nguồn vốn tín dụng nhà nước để đầu tư các dự án xây dựng cơ sở chế biến; nông sản, lâm sản, thủy sản, sản xuất hàng xuất khẩu; trồng rừng nguyên liệu tập trung, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả; các dự án phát triển hạ tầng nuôi trồng thủy sản; các dự án chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, xây dựng kho chứa, bảo quản nông, thủy sản và trồng rau, hoa công nghệ cao; các dự án thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao; cơ sở hạ tầng về giao thông, cấp nước, nhà ở xã hội;…
b) Tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững.
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tín dụng, an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng và điều kiện thực tế, bảo đảm hoạt động tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả; tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng về chất lượng tín dụng và chấp hành quy định pháp luật về hoạt động tín dụng.
+ Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; kiểm soát tỷ lệ nợ xấu; bảo đảm việc trích lập dự phòng rủi ro; bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống; cảnh báo sớm rủi ro hệ thống.
+ Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011 2015; trong đó tập trung phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, trước hết là trong các cơ quan nhà nước, thu thuế, phí dịch vụ điện, điện thoại, nước… Rà soát, hoàn thiện các quy định về sử dụng thẻ thanh toán quốc tế ở nước ngoài, mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền ngoại tệ.
+ Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp và lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc không để xảy ra đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát, từng bước nâng cao năng lực tài chính quản trị và điều hành để phát triển hệ thống lành mạnh, an toàn, và hiệu quả. Kiên quyết xử lý dứt điểm những ngân hàng yếu kém; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
+ Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, công khai minh bạch thông tin thị trường tài chính, nhất là các thị trường trái phiếu, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản.
+ Điều hành kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển sử dụng trái phiếu Chính phủ, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với khả năng của thị trường, tiến độ giải ngân, sử dụng vốn. Thực hiện tái cơ cấu danh mục nợ trái phiếu Chính phủ, tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tăng cường quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm, công tác trợ giúp pháp lý bảo đảm minh bạch, công khai, đúng quy định, góp phần bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, ngân hàng, tín dụng.
c) Tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
+ Rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và mô hình về thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, tách biệt chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; có biện pháp phù hợp để tăng cường kỷ luật tài chính, thực thi luật pháp trong doanh nghiệp nhà nước. Đối với những doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước tiếp tục giữ 100% vốn, cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, mô hình tổ chức theo đúng các quy định tại Luật doanh nghiệp. Chú trọng đổi mới cơ chế quản trị doanh nghiệp.
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài Nhà nước; tạo môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là về cơ hội và mức độ tiếp cận của các doanh nghiệp đối với các nguồn lực như: đất đai, vốn, tín dụng, nhân lực, cơ sở hạ tầng thông tin,…; xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp tạo sự phát triển hiệu quả, bền vững các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức kinh tế tập thể.
+ Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp, bảo đảm tuân thủ quy định về quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.
+ Thanh tra, kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
+ Chủ trì lựa chọn thí điểm tái cơ cấu tài chính một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Phối hợp các Bộ, cơ quan xây dựng, triển khai các giải pháp nhằm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
+ Rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước, cơ chế quản lý, giám sát tài chính, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước.
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Tiếp tục thực hiện thoái vốn nhà nước tại những doanh nghiệp đã cổ phần hóa và không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý giá của Nhà nước (như xăng dầu, điện, than,…) để xác định đúng lãi, lỗ, nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay nợ, sử dụng vốn vay, thanh toán nợ của doanh nghiệp nhà nước. Kiên quyết thực hiện việc giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả, mất vốn nhà nước.
+ Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách đẩy mạnh huy động vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thí điểm các hình thức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, tín dụng nông nghiệp, tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ với biện pháp hỗ trợ hoặc bảo đảm hợp lý từ phía Nhà nước.
+ Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Tổng cục quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính.
Các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09 NQ/TW ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp nhà nước kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác pháp chế; tăng cường kỷ luật tài chính, thực thi pháp luật trong doanh nghiệp,… Phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương trong kiểm tra, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế.
Các Bộ, cơ quan, địa phương, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước:
+ Thực hiện nghiêm túc, có kết quả phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khẩn trương lập phương án, triển khai tái cơ cấu từng doanh nghiệp phù hợp với chủ trương của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào cơ cấu lại tổ chức, đổi mới quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh theo tư duy hiện đại, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh theo nguyên lý thị trường.
+ Rà soát các doanh nghiệp thành viên, công ty liên doanh, liên kết để đẩy nhanh công tác cổ phần hóa, thoái vốn tại các ngành, lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ vốn. Rà soát danh mục đầu tư, kiên quyết cắt giảm, hoãn các dự án không cần thiết, kém hiệu quả. Tập trung vốn đầu tư vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không đầu tư ngoài ngành, nhất là các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán. Có phương án, kế hoạch thoái vốn đối với các khoản đầu tư ra ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính theo lộ trình phù hợp.
+ Kiểm soát chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh; tiết giảm 5 10% chi phí quản lý, tập trung giảm giá thành sản phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Hoàn thiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trình Chính phủ trong quý II năm 2012. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và liên kết giữa các loại quy hoạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy hoạch ở các Bộ, ngành, địa phương, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch vùng với quy hoạch ngành. Kịp thời đề xuất với cấp có thẩm quyền xử lý những tồn tại trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch.
Tổng kết, đánh giá 10 năm phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất; tổ chức Hội nghị vùng kinh tế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Rà soát, đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu…; xử lý kiên quyết, công khai, đúng pháp luật các công trình, dự án vi phạm quy định. Đánh giá lợi thế so sánh về địa kinh tế; đề xuất các giải pháp để phát huy hiệu quả các khu này.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, xây dựng các cơ chế, chính sách mới nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng của các vùng biển Việt Nam.
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề án “Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
b) Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan, địa phương kiểm tra, đánh giá, lựa chọn các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế cạnh tranh thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động nguồn lực đầu tư phát triển để nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng, giảm tỷ trọng hàng gia công, hàng sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên.
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch; tăng cường chỉ đạo, phối hợp xây dựng quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch.
d) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để nâng cao năng lực vận chuyển hành khách công cộng ở các đô thị lớn; phát triển hình thức vận tải đa phương thức, cải thiện hệ thống phương tiện và dịch vụ vận tải để đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông, đặc biệt ở các thành phố lớn.
đ) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia; Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa đến năm 2020.
e) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị; quản lý xây dựng theo quy hoạch; chỉ đạo các địa phương nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung ở các đô thị, đẩy mạnh tốc độ lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu tại các đô thị,…; tập trung chỉ đạo nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội, quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên; tiếp tục tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn theo Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
3. Tập trung nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương.
Tiếp tục chỉ đạo tập trung nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đến các địa bàn hành chính cấp xã.
Phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chỉ đạo triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 2020.
Xây dựng các mô hình tổ chức sản xuất mới trong nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có nhu cầu, có tiềm năng thị trường trong và ngoài nước, các sản phẩm chịu tác động lớn của thị trường trong và ngoài nước như đường, muối, … để xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng này.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống kho dự trữ một số hàng hóa nông sản chủ lực, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa đi đôi với phát triển công nghiệp chế biến.
Rà soát, hoàn thiện và phối hợp thực hiện các quy định phù hợp về hỗ trợ tín dụng, kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, nhất là các sản phẩm xuất khẩu có kim ngạch lớn.
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm sản xuất nông nghiệp; rà soát, xây dựng chính sách hỗ trợ hợp lý khuyến khích nông dân, doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm đối với những sản phẩm thiết yếu, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nông dân.
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương chỉ đạo, định hướng, khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng vốn tín dụng đối với người nghèo, khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
4. Bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng
a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Tập trung chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, có giải pháp đồng bộ, quyết liệt để các nhà thầu xây dựng đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng, tiến độ các công trình, dự án điện, bàn giao và đưa vào sử dụng.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về sản xuất, cung ứng và tiêu dùng điện; kiểm tra, giám sát sử dụng điện của các doanh nghiệp, dự án đầu tư, bảo đảm sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về sản xuất, cung ứng và sử dụng điện.
Chỉ đạo ngành điện cung ứng điện đủ phục vụ sản xuất; năm 2012 hạn chế đến mức tối đa việc cắt điện. Rà soát, thực hiện nghiêm túc Chương trình tiết kiệm điện quốc gia với các biện pháp cụ thể, phù hợp để khuyến khích sử dụng tiết kiệm điện.
b) Các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi cho những công trình, dự án điện đẩy nhanh tiến độ thi công, bàn giao và đưa vào sử dụng, công tác di dân, giải phóng mặt bằng; xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch cụ thể tiết kiệm điện trong sản xuất vả tiêu dùng trong phạm vi từng Bộ, cơ quan, địa phương.
c) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về cơ chế, chính sách đối với việc sản xuất, cung ứng và sử dụng điện; thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình với nội dung thiết thực để tăng cường vận động, khuyến khích các doanh nghiệp và nhân dân sử dụng tiết kiệm điện.
III. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC, ĐẨY NHANH ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 2020
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các Bộ, cơ quan, địa phương hoàn thành quy hoạch của Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực cả nước giai đoạn 2011 2020; trong đó chú trọng việc phối hợp, liên kết trong đào tạo; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp, gắn chặt với nhu cầu của ngành, địa phương và toàn xã hội.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương có các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu công nghệ cao chủ động làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, các cơ sở giáo dục, đào tạo để bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực về số lượng, chất lượng theo nhu cầu ngành nghề của doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời có cơ chế, chính sách phù hợp, cải thiện điều kiện sinh hoạt, làm việc của người lao động, nhất là về bữa ăn, chỗ ở và phương tiện đi lại, làm việc.
2. Nâng cao chất lượng nhân lực
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2011 2020 trong quý I năm 2012.
Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, đại học đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2012.
Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; các đề án phát triển giáo dục vùng kinh tế xã hội khó khăn và vùng đồng bào dân tộc; củng cố vững chắc việc phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên; đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012 Đề án phổ cập tiếng Việt cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt.
Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 2011 đến năm học 2014 2015, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 2012; điều chỉnh tăng học phí theo lộ trình, góp phần thúc đẩy tăng cường tự chủ, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp xã hội hóa giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới để phục vụ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 2015, trình Chính phủ trong quý I năm 2012.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương, Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Đề án đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trình Chính phủ cho ý kiến trong quý II năm 2012 trước khi trình Ban Chấp hành Trung ương để có Nghị quyết về nội dung này.
b) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển dạy nghề 2011 2020 trong quý I năm 2012.
Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.
Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề; đề xuất giải pháp xử lý những vấn đề mới phát sinh, báo cáo Chính phủ trong quý II năm 2012.
Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới và phát triển dạy nghề, Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn; huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên dạy nghề theo từng nghề; đa dạng hóa các hình thức, các phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất, phát triển mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn, mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo. Đầy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề.
c) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, cơ quan, địa phương có biện pháp đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ việc xây dựng ký túc xá sinh viên theo Chương trình xây dựng ký túc xá cho sinh viên.
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội bố trí đủ vốn để thực hiện chương trình cho vay học sinh, sinh viên.
đ) Các Bộ, cơ quan, địa phương phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các chủ đầu tư chủ động tổ chức đào tạo nhân lực chất lượng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các ngành đặc thù.
e) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam; Chương trình phát triển gia đình Việt Nam bền vững.
g) Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi giai đoạn 2011 2020, tập trung chỉ đạo thực hiện sau khi Đề án được phê duyệt.
h) Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thành xây dựng “Đề án thí điểm đào tạo chung nguồn một số chức danh tư pháp”. Tiếp tục hoàn chỉnh và khẩn trương tổ chức thực hiện “Đề án tổng thể nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Tư pháp”.
i) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2012 Đề án phát triển nhân lực trình độ cao và đội ngũ trí thức.
3. Đẩy nhanh ứng dụng khoa học và công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 2015. Hoàn thiện việc xây dựng, triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 2020. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học và Công nghệ trình Chính phủ, Quốc hội thông qua.
Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2012 Đề án tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ; trong đó tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập; đổi mới cơ bản việc xây dựng và quản lý nhà nước các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Nhà nước; đổi mới cơ chế tài chính và phương thức đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.
Tăng cường kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
Tập trung xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước trong nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là các lĩnh vực có nhu cầu và tiềm năng phát triển; thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm phục vụ quốc phòng, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế biển, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tập trung nguồn lực để thực hiện các chương trình, đề án khoa học và công nghệ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hoàn thành thủ tục pháp lý và đưa Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia đi vào hoạt động.
Ban hành cơ chế, chính sách để khắc phục cơ bản tình trạng phân tán ngân sách nhà nước đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Đẩy mạnh xã hội hóa; huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển khoa học công nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi cũng như có giải pháp đủ mạnh để doanh nghiệp đầu tư hình thành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh theo hướng tập trung ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hình thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Phát triển mạnh các hoạt động xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ đăng ký và khai thác sáng chế trong các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ việc quản lý, xác lập, khai thác, bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Đẩy mạnh thực thi quyền sở hữu trí tuệ; ngăn chặn các hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép.
Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đầy đủ cho các lĩnh vực theo hướng tăng tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.
Tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, pháp lý, nhân lực, kỹ thuật, an toàn cho phát triển điện hạt nhân. Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ cơ chế, chính sách đào tạo nhân lực và xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ phát triển điện hạt nhân. Tích cực triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.
IV. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE, BẢO ĐẢM ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN
1. Bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 2015. Thẩm định mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn lực các dự án của từng Chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và tổng hợp phương án phân bổ vốn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và thực hiện giao cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương trước ngày 31 tháng 01 năm 2012.
Tiếp tục tích cực đàm phán với các tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ, tổ chức nước ngoài để huy động các nguồn lực bên ngoài, vay vốn ưu đãi để bổ sung nguồn vốn phục vụ mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, cho vay học sinh, sinh viên, cho vay hộ nghèo và các mục tiêu an sinh xã hội khác.
b) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 2020.
Hoàn thiện và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 2015; trong đó chú trọng tập trung chỉ đạo và nguồn lực để giảm nghèo 4% đối với các huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, theo đúng lộ trình: Chiến lược, chương trình quốc gia về Bình đẳng giới; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em; Chương trình hành động phòng, chống mại dâm; Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 2020, …
Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn; tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 2015.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công, chính sách đối với thanh niên xung phong, chính sách trợ cấp xã hội; đẩy nhanh việc giải quyết những tồn đọng về xác nhận, công nhận người tham gia kháng chiến được hưởng chính sách ưu đãi. Đa dạng hóa các hình thức, các mô hình trợ giúp xã hội và cứu trợ xã hội. Giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện bình đẳng giới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Rà soát, quy hoạch, đầu tư các cơ sở cai nghiện và quản lý sau cai nghiện; các cơ sở phục hồi chức năng, nuôi dưỡng, điều dưỡng, chăm sóc và tư vấn cho người có công, các đối tượng chính sách xã hội; có chính sách hỗ trợ cai nghiện tại cộng đồng.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng đối với người nghèo, cho vay đối với học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác.
d) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương: tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đôn đốc, hướng dẫn, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách và các giải pháp để đẩy mạnh, triển khai có hiệu quả các Chương trình hỗ trợ, giải quyết nhà ở cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn về chỗ ở, các đối tượng chính sách xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Tập trung nghiên cứu Quỹ tiết kiệm nhà ở, các Đề án về nhà ở cho các đối tượng khó khăn, đối tượng chính sách xã hội.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương hướng dẫn, tổ chức tốt việc theo dõi, đánh giá tác động và thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh để chủ động sử dụng quỹ dự phòng thiên tai, dịch bệnh và tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội để khắc phục hậu quả, bảo đảm nhanh chóng phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
e) Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc như chính sách đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, chính sách di dân, tái định cư cho đồng bào du canh, du cư, trung tâm cụm xã, Dự án hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
Rà soát, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2011 2020. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế xã hội đặc thù cho các vùng dân tộc, miền núi giai đoạn 2011 2015.
g) Các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý; đề xuất giải pháp phù hợp theo hướng xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng để lồng ghép nội dung, tinh gọn đầu mối quản lý, điều hành trong tình hình mới, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Tập trung giải quyết việc làm
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với tạo việc làm, tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách tạo việc làm, giải quyết việc làm và đào tạo nghề, nhất là đối với người nghèo, lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, các vùng đô thị hóa. Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu; tăng cường công tác dự báo về cung cầu lao động; phát triển các hoạt động giới thiệu việc làm, tư vấn, thông tin thị trường lao động.
Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là các thị trường có thu nhập cao, an toàn cho người lao động; thực hiện tốt các chính sách, chương trình, đề án về xuất khẩu lao động; tăng cường đào tạo nghề, trang bị kiến thức và các hỗ trợ cần thiết cho người đi lao động xuất khẩu.
Thực hiện các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động; thực hiện tốt các quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách hỗ trợ khác cho người lao động bị mất việc làm; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh trong doanh nghiệp.
Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác an toàn lao động, cải thiện điều kiện và môi trường lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, tiến bộ trong doanh nghiệp.
3. Nâng cao chất lượng công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
a) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Chủ động giám sát dịch tễ để phát hiện, phòng chống sớm, không để các dịch bệnh lớn xảy ra, đặc biệt là các bệnh dịch mới phát sinh … Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào sử dụng các bệnh viện đầu tư bằng vốn trái phiếu Chính phủ; tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, nhất là những bệnh viện chuyên khoa như ung bướu, nhi, chấn thương chỉnh hình, tim mạch ..
Triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; kiểm soát để tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế. Nghiên cứu, cải cách chế độ bảo hiểm y tế theo hướng bảo hiểm bắt buộc theo mức tối thiểu đối với tất cả các đối tượng; có cơ chế, chính sách để khu vực tư nhân tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ này. Triển khai đồng bộ Đề án mở rộng diện ứng dụng và sản xuất thuốc Metanol.
Tiếp tục kiện toàn, củng cố và phát triển hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, mạng lưới y tế dự phòng. Triển khai thực hiện Chuẩn quốc gia y tế dự phòng tại các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Phát triển y tế nông thôn; triển khai áp dụng Chuẩn Quốc gia về y tế xã mới cho giai đoạn 2011 2020.
Quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, nhất là khu vực tư nhân, việc kê đơn, sử dụng thuốc, chống lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém, ảnh hưởng không có lợi đến sức khỏe người bệnh.
Tiếp tục nâng cấp các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh y học cổ truyền. Đẩy mạnh phát triển đông dược và dược liệu, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong điều trị bệnh.
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của các bệnh viện công; nghiên cứu để điều chỉnh khung viện phí gắn với nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt là ở các khu vực đô thị lớn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ y tế; khuyến khích phát triển các bệnh viện ngoài công lập.
Tăng cường đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập; mở rộng các hình thức đào tạo nhằm bảo đảm nhân lực cho các cơ sở y tế trong thời gian tới. Chú trọng đào tạo chuyên sâu, đào tạo để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Tiếp tục triển khai mở rộng việc luân phiên cán bộ từ tuyến trên về tuyến dưới để nâng cao chất lượng điều trị, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên; đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ toàn diện đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Bảo đảm đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị, thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc, quản lý nhập khẩu, lưu thông, cung ứng thuốc chữa bệnh; kiểm soát việc đấu thầu, mua thuốc, sử dụng thuốc; kiểm soát chặt chẽ giá thuốc, chất lượng thuốc chữa bệnh. Xây dựng Quy hoạch phát triển sản xuất và lưu thông phân phối thuốc.
Tổng kết, đánh giá và có biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; khuyến khích phát triển dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Tăng cường huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống quản lý và xử lý chất thải y tế.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chiến lược giai đoạn 2011 2020 về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; dân số và sức khỏe sinh sản; phòng chống suy dinh dưỡng; Chương trình quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 2020 và tầm nhìn 2030. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục và thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốc độ tăng dân số hợp lý, giảm mạnh chênh lệch giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Triển khai công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe cho người cao tuổi.
b) Các Bộ, cơ quan, địa phương chủ động xây dựng, áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi hợp lý về đất đai, giải phóng mặt bằng, nguồn nhân lực, tín dụng … trong phạm vi quản lý để đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
4. Bảo đảm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân
a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan; địa phương:
Rà soát cơ chế, chính sách, xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế; có cơ chế hợp lý khuyến khích sáng tạo của tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2012 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam.
Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với hỗ trợ phát triển du lịch, đặc biệt là những di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận. Phối hợp với các địa phương quản lý tốt các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao, bảo đảm tiết kiệm, an ninh trật tự xã hội; huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức các lễ hội, không sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội.
Hoàn thành quy hoạch hệ thống các cơ sở văn hóa, thể thao mới đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2012.
b) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có giải pháp nâng cao chất lượng, tăng cường quản lý các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản; tăng phủ sóng phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số tới các vùng sâu, vùng xa miền núi. Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ vào hoạt động thông tin, truyền thông. Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Tổ chức giao ban, họp báo thường xuyên để thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí về tình hình phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường phát triển các dịch vụ viễn thông và internet; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
V. TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Tăng cường phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cho các cơ sở nghiên cứu, dự báo về thiên tai, biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn phục vụ sản xuất và đời sống, Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, ưu tiên nguồn lực cho các vùng xung yếu, ven biển. Tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu để lồng ghép vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội của các ngành, vùng, địa phương và trên phạm vi cả nước.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình nâng cấp đê biển, đê sông, giải pháp chống ngập úng cho các thành phố lớn; chủ động chỉ đạo ứng phó có hiệu quả với thiên tai bão lũ; đồng thời có giải pháp kịp thời, hiệu quả chống hạn phục vụ sản xuất và đời sống; tiếp tục thực hiện tốt chương trình bố trí dân cư, di dân ra khỏi những vùng có nguy cơ cao về thiên tai.
c) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, phổ biến thiết kế các mẫu nhà ở điển hình và hướng dẫn xây dựng để ứng phó với bão lũ, thiên tai, bảo đảm phù hợp với đặc điểm và điều kiện của các tỉnh, địa bàn, khu vực thường xảy ra bão lũ, thiên tai, …
2. Tăng cường bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan địa phương:
Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 2015. Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về những vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2012 2020.
Rà soát, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, trong đó chú trọng các văn bản xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự các vi phạm về môi trường; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tập trung giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường ở các làng nghề, khu công nghiệp, khu đô thị.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trường. Chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhất là việc quản lý, khai thác các dòng sông với các nước có liên quan.
Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên, hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, giảm thiểu tác động đến môi trường. Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế phân cấp quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, chú trọng các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nước và các lĩnh vực ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép và quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản; không gia hạn, bổ sung hoặc cấp mới giấy phép khai thác tài nguyên, khoáng sản cho các doanh nghiệp không bảo đảm đúng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản.
b) Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình chống thất thoát, thất thu nước sạch; Chương trình xử lý chất thải rắn; các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước tại các đô thị; chỉ đạo các địa phương hoàn thành việc lập quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức triển khai quy hoạch thoát nước, cấp nước, xử lý chất thải rắn 4 vùng kinh tế trọng điểm và quy hoạch hệ thống xử lý chất thải y tế sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp, kịp thời các quy định, cơ chế chính sách liên quan đến việc thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản để làm vật liệu xây dựng, bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, năng lượng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình vật liệu xây dựng không nung, lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
c) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp, kịp thời các quy định, cơ chế, chính sách, quy hoạch phát triển các loại khoáng sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao, bảo đảm sử dụng tiết kiệm khoáng sản, năng lượng, bảo vệ môi trường.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương hướng dẫn, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng; tăng cường bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; khuyến khích phát triển nhanh rừng sản xuất. Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để bảo đảm quyền lợi và khuyến khích nhân dân tham gia trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lý, hiệu quả. Phối hợp chỉ đạo, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng.
đ) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, rà soát, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về các chính sách thuế, phí, lệ phí liên quan đến bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản.
VI. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ, TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
1. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
a) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 2020; trong đó tập trung cải cách chế độ công chức công vụ theo Luật Cán bộ, công chức đã có hiệu lực. Ban hành, triển khai thí điểm tiến tới áp dụng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống hành chính nhà nước. Tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm chính sách phát hiện, thu hút, bố trí và đãi ngộ người tài năng trong công vụ.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm quản lý thống nhất của Trung ương và phát huy chủ động, sáng tạo, sát thực tế của địa phương và cơ sở, nhất là các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản, ngân sách; gắn phân cấp với tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp trên và chịu trách nhiệm của cấp dưới, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.
Phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát, nghiên cứu, xây dựng công bố tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ pháp luật đối với cán bộ, công chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
Xây dựng và triển khai thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Chủ trì triển khai và phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức và tổ chức thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh.
Chú trọng phát triển nhân lực ngành tổ chức nhà nước tại các bộ, ngành và địa phương; kiện toàn tổ chức các đơn vị và đội ngũ làm công tác dự báo; chế độ tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ công chức làm công tác dự báo.
Xây dựng và trình Chính phủ Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức. Đôn đốc và kịp thời hướng dẫn việc xây dựng cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường thanh tra công vụ, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật hành chính và nâng cao đạo đức công vụ.
b) Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện có kết quả Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường kiểm soát thủ tục hành chính. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm túc đơn giản hóa các thủ tục hành chính đã được Chính phủ thông qua. Nâng cao chất lượng tham vấn người dân và doanh nghiệp trong các hoạt động cải cách thủ tục hành chính.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; xây dựng hành lang pháp lý chung về đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư dự án tuân thủ và thực hiện các nội dung được cấp chứng nhận đầu tư để thu hồi hoặc chuyển những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chậm triển khai hoặc chủ đầu tư không đủ năng lực cho chủ đầu tư khác có năng lực. Tăng cường minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp; thực hiện một đầu mối quản lý và cung cấp thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp.
Nghiên cứu, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về đấu thầu. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về lập và theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch, Luật Đầu tư công và mua sắm công gắn với quá trình xây dựng Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quy hoạch, Nghị định về kế hoạch đầu tư trung hạn; Luật hợp tác xã (sửa đổi), …
Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, phân tích, dự báo vĩ mô trong quá trình hoạch định và điều hành thực hiện chính sách.
d) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Khẩn trương nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ trong việc nghiên cứu, đề xuất các nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 của Chính phủ.
Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phân công và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh toàn khóa Quốc hội khóa XIII. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các luật, pháp lệnh, việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành; kiện toàn tổ chức pháp chế để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, nhất là việc bảo đảm chất lượng, tiến độ đề ra.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, lập dự kiến xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; nghiên cứu xây dựng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 của Quốc hội khóa XIII, bảo đảm cơ bản hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, trong đó ưu tiên đưa vào Chương trình các dự án luật liên quan đến các đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, pháp luật về hình sự, dân sự, bổ trợ tư pháp.
Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ để trình Quốc hội thông qua hình thức và nội dung văn bản quy phạm pháp luật về việc hợp nhất Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, dễ tiếp cận, thuận tiện cho việc áp dụng thi hành.
Khẩn trương xây dựng, trình sửa đổi bổ sung các luật liên quan đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng một số luật nhằm cụ thể hóa các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Hộ tịch, Luật Chứng thực, …
Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định về trợ giúp pháp lý cho người nghèo; hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo theo Nghị quyết số 80/NQ CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về chính sách giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 2020; dự thảo Quyết định quy định chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã, phường.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 32 CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành luật của cán bộ, nhân dân.
Chú trọng tập trung nguồn lực và cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn sâu để đẩy nhanh việc soạn thảo, góp ý; bảo đảm tiến độ, chất lượng thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật.
đ) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Đô thị, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, xây dựng mới các cơ chế, chính sách có liên quan như: cơ chế, chính sách về cấp phép xây dựng; chính sách và cơ chế quản lý phát triển đô thị, … để thay thế Nghị định số 02/2006/NĐ CP ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về Quy chế khu đô thị mới; chính sách về phát triển và quản lý nhà ở cho thuê; chính sách về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư; chính sách về cải tạo các khu chung cư, các nhà ở và khu tập thể cũ để thay thế Nghị quyết số 34/2004/NQ CP của Chính phủ về cải tạo chung cư cũ; cơ chế về quản lý chất lượng công trình xây dựng, …
Rà soát, triển khai quy hoạch nông thôn mới, chỉ đạo triển khai xây dựng nhà mẫu tại các điểm dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về kinh tế trong lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Nghiên cứu trình Chính phủ Đề án nâng cao năng lực quản lý kinh tế trong lĩnh vực xây dựng. Xây dựng cơ sở dữ liệu giá xây dựng, công bố chỉ số giá xây dựng; tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình cho tất cả các loại công trình và công nghệ xây dựng mới.
Thực hiện các nhiệm vụ được giao nêu trong Chỉ thị số 2196/CT TTg ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản.
e) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Tập trung kiện toàn bộ máy làm công tác lao động thương binh và xã hội các cấp; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường năng lực làm việc và hiệu suất công tác thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Tăng cường công tác thanh tra lao động thương binh và xã hội, tập trung thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực nhạy cảm dễ nảy sinh tiêu cực như: các dự án đầu tư, viện trợ, các đơn vị chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản công, đất công, xuất khẩu lao động, bảo hiểm xã hội, xác nhận và hưởng chính sách người có công, vay vốn tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp; xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật.
g) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính; công bố công khai, minh bạch đầy đủ, kịp thời thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền; tập trung nguồn lực, bảo đảm thực thi hiệu quả việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Tăng cường và nâng cao chất lượng tham vấn người dân và doanh nghiệp.
2. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
b) Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào các giải pháp phòng ngừa, tăng cường tính công khai, minh bạch; phối hợp với Bộ Công an xây dựng, trình Chính phủ ban hành quy định bảo vệ người phát hiện, tố cáo tham nhũng.
c) Bộ Công an chỉ đạo tăng cường công tác phát hiện, điều tra và phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phát hiện, điều tra các vụ án tham nhũng.
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan rà soát lại các quy định cụ thể trong quản lý để phòng chống tham nhũng trong hệ thống ngân hàng.
đ) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, tập trung giải quyết hiệu quả các khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự và những vấn đề phát sinh trong hoạt động thi hành án dân sự.
e) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương xây dựng chương trình tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng gắn với việc thực hiện “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
VII. TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
1. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
a) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển quân đội. Nâng cao chất lượng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới. Tiếp tục củng cố và tăng cường khả năng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của bộ đội, đẩy mạnh xây dựng đơn vị chính quy; tăng cường khả năng đối phó với những nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Tích cực, chủ động phòng chống thiên tai, bão lũ, cứu hộ cứu nạn, phòng chống dịch bệnh và các vấn đề xã hội như tai nạn giao thông, tội phạm, ma túy,…
Bám sát quy hoạch tổ chức lực lượng theo yêu cầu nhiệm vụ mới; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại tổ chức, biên chế của các cơ quan, đơn vị; giữ vững ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, doanh trại cho các đơn vị; chú trọng ưu tiên đơn vị mới thành lập, di chuyển, xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận vũ khí trang bị mới, các đơn vị đóng quân ở biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Duy trì hệ số kỹ thuật, bảo quản sửa chữa tăng hạn và bổ sung thêm các vũ khí, trang bị, khí tài mới; thực hiện đầu tư các chương trình mua sắm, sản xuất, cải tiến vũ khí trang bị, tập trung sản xuất phụ tùng, thiết bị kỹ thuật thay thế (hạn chế nhập khẩu), tiếp tục đầu tư đồng bộ, từng bước hiện đại hóa vũ khí trang bị cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, các sư đoàn bộ binh đủ quân, các đơn vị kỹ thuật. Nâng cao chất lượng các sản phẩm công nghiệp quốc phòng, phát huy hiệu quả đầu tư chương trình Công nghiệp quốc phòng thực hiện Nghị quyết số 06 NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI, tiếp tục thực hiện chiến lược Biển, triển khai Đề án 1492 giai đoạn 2 và chương trình đóng tàu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, …
Bảo đảm cho quân đội tham gia tích cực hiệu quả vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án kinh tế lớn, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển và bảo vệ rừng vành đai biên giới, quy hoạch xây dựng các Khu kinh tế quốc phòng; đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội, kết hợp sản xuất kinh tế với bảo đảm quốc phòng an ninh.
Thực hiện tốt đường lối đối ngoại quân sự, hợp tác quốc phòng, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, đa phương, hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng, xây dựng biên giới hòa bình, hợp tác cùng phát triển. Đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững.
b) Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở pháp lý nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, bảo đảm an toàn các sự kiện quan trọng trong năm 2012. Xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48 CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Thực hiện các giải pháp đồng bộ để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn; tăng cường phòng chống cháy nổ và các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và nhân dân về thế trận an ninh nhân dân kết hợp với nền quốc phòng toàn dân, đấu tranh, phòng ngừa, phòng chống tội phạm.
Tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh kinh tế, ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch phá hoại kinh tế. Tập trung bảo vệ an ninh các công trình trọng điểm, các lĩnh vực mũi nhọn như tài chính, tiền tệ, đầu tư, môi trường, xây dựng cơ bản, an ninh năng lượng, lương thực. Kịp thời phát hiện, tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo giải quyết các sai phạm trong hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Triển khai hiệu quả các phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự, kinh tế, môi trường, công nghệ cao, nhất là tội phạm ma túy. Tăng cường công tác phát hiện, đấu tranh với tội phạm kinh tế trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nhất là tội phạm kinh tế trong lĩnh vực buôn lậu vàng, ngoại tệ.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài thuộc nhóm các dự án đầu tư có điều kiện. Chỉ đạo các địa phương thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư các dự án trồng rừng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh để giao đất trồng rừng tại các khu vực này cho nhân dân và các đơn vị vũ trang, gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ quốc phòng, an ninh.
d) Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; tiếp tục tăng cường thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của những người có thẩm quyền, có trách nhiệm; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ khi mới phát sinh, nhất là những vụ khiếu kiện đông người liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài; nghiên cứu, thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết tình trạng công dân tập trung đông người khiếu kiện về Trung ương.
đ) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan, địa phương:
Triển khai thực hiện tốt Luật Tương trợ tư pháp và triển khai các hoạt động nghiên cứu để chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung Luật này.
Khẩn trương hoàn thành và tổ chức triển khai Đề án giải quyết án tồn đọng, nhằm góp phần bảo đảm trật tự xã hội và ổn định các quan hệ kinh tế, dân sự.
Bảo đảm thực hiện đúng tiến độ Đề án “Xây dựng trụ sở làm việc, kho vật chứng cho các cơ quan thi hành án dân sự và xây dựng các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tư pháp theo Nghị quyết số 49 NQ/TW, giai đoạn 2011 2015”.
e) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn. Phát động năm 2012 là năm trật tự kỷ cương về an toàn giao thông; giảm tai nạn giao thông xuống 5 10%.
g) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
2. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại
a) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan:
Chủ động nghiên cứu, tham mưu, xác định trọng tâm hợp tác, xây dựng các chương trình, đề án hợp tác thiết thực để nâng tầm và phát triển quan hệ theo chiều sâu, ổn định, thực chất, tạo lợi ích đan xen trong quan hệ với các nước láng giềng, khu vực, các đối tác chiến lược, các nước lớn và các nước bạn bè truyền thống; thúc đẩy hợp tác với các đối tác tiềm năng ở các khu vực. Khẩn trương thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng lần thứ XI; chủ động, tích cực tham gia và phát huy vai trò, sáng kiến tại các diễn đàn đa phương quan trọng, trong đó có ASEAN.
Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế, tổ chức triển khai hiệu quả Chỉ thị số 41 CT/TW ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chủ động tham mưu, cảnh báo về các vấn đề kinh tế quốc tế nhằm đóng góp vào điều hành kinh tế xã hội của Chính phủ và các Bộ, ban ngành. Nâng cao hiệu quả theo dõi, đôn đốc việc triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế đạt được trong khuôn khổ các chuyến thăm cấp cao. Hỗ trợ các Bộ, ngành, doanh nghiệp triển khai các hoạt động kinh tế đối ngoại, bao gồm mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA và công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển trong nước, thúc đẩy xuất khẩu lao động, thu hút du lịch, …
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tham mưu chiến lược, dự báo và đề xuất các chính sách, chủ trương triển khai đường lối hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh công tác vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt về việc vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường và tháo gỡ các vướng mắc kinh tế, thương mại.
Tiếp tục thúc đẩy giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước, xử lý tốt các vấn đề nảy sinh; tích cực trao đổi với các nước liên quan để thúc đẩy hợp tác trên biển; kiên quyết đấu tranh trước mọi hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam ở Biển Đông.
Tích cực triển khai ngoại giao văn hóa; vận động Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận mới các di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam. Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; vận động mạnh mẽ, hiệu quả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác bảo hộ công dân.
Tiếp tục thúc đẩy triển khai thực hiện Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường công tác ngoại vụ địa phương; tăng cường điều phối giữa các cơ quan chính phủ trong công tác đối ngoại.
b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các thỏa thuận về hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm: Thực hiện nghiêm túc các cam kết; khai thác các lợi thế của các thỏa thuận này đem lại cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam; tận dụng không gian chính sách đã đạt được trong đàm phán để xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh và phát triển các quy định về quản lý thận trọng nền kinh tế tài chính; tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế để xây dựng năng lực quản lý bao gồm khung pháp lý và đào tạo nguồn nhân lực.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan, địa phương xây dựng Đề án Hội nhập quốc tế về giáo dục và khoa học, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2012.
d) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao triển khai thực hiện tốt Luật Tương trợ tư pháp và triển khai các hoạt động nghiên cứu để chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung Luật này; thực hiện tốt các Hiệp định tương trợ tư pháp đã ký kết với các nước, đề xuất việc mở rộng hợp tác về tương trợ tư pháp với các nước, vùng lãnh thổ, góp phần tăng cường quan hệ đối tác hiệu quả, bền vững giữa nước ta và các nước, vùng lãnh thổ, nhất là về kinh tế, đầu tư, thương mại, phòng chống tội phạm.
đ) Các Bộ, cơ quan phối hợp để kiện toàn cơ chế, tổ chức và hoạt động của các phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ.
Phần thứ hai.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào Nghị quyết này và Chương trình công tác năm 2012 của Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện ngay trong tháng 01 năm 2012 chương trình hành động cụ thể của Bộ, cơ quan, địa phương; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian, đơn vị chủ trì thực hiện.
Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp trong Nghị quyết, các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; phân công một đồng chí lãnh đạo chủ trì, chỉ đạo trực tiếp triển khai thực hiện Nghị quyết. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với việc bảo đảm an sinh xã hội, phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình công tác đã đề ra; tổ chức giao ban hàng tháng để kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết. Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết hàng tháng, hàng quý, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 hàng tháng và tháng cuối quý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện việc kiểm tra, giám sát, nắm tình hình thực hiện Nghị quyết để báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ hàng tháng.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức quán triệt, phổ biến Nghị quyết sâu rộng trong các ngành, các cấp; tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hiểu, tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Chú trọng tăng cường phối hợp triển khai thực hiện giữa các Bộ, cơ quan, địa phương; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết; nêu cao ý thức cộng đồng trách nhiệm đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai thực hiện.
Chủ động thực hiện việc theo dõi, giám sát để có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời và linh hoạt; tổ chức các nhóm chuyên trách để nghiên cứu, ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc liên quan đến tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn để kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành kịp thời, hiệu quả. Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm hoạt động công vụ; tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ và cơ quan nhà nước. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, tập trung chỉ đạo giải quyết những kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết trong lĩnh vực và chức năng, nhiệm vụ được giao cho từng Bộ, cơ quan, địa phương. Chủ động thông tin đầy đủ, kịp thời, đồng thời tăng cường việc trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân dân, doanh nghiệp về các cơ chế, chính sách, đặc biệt là các cơ chế, chính sách gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường chỉ đạo và phối hợp các phương tiện thông tin đại chúng tập trung làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012.
5. Các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm điểm, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm tiếp theo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10 tháng 12 năm 2012. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của từng Bộ, cơ quan, địa phương, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 12 năm 2012.
Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Văn phòng TW và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; UB Giám sát tài chính QG; Kiểm toán Nhà nước; Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Lưu: Văn thư, KTTH (5b)
TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
|
BỘ TÀI CHÍNH KHO BẠC NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/TB KBNN
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
THÔNG BÁO
TỶ GIÁ HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ THÁNG 01 NĂM 2012
Căn cứ Quyết định số 108/2009/QĐ TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 128/2008/TT BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước thông báo tỷ giá hạch toán kế toán và báo cáo thu chi ngoại tệ tháng 01 năm 2012, áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước như sau:
1/ Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) tháng 01 năm 2012 là 1 USD = 20.813 đồng.
2/ Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác của tháng 01 năm 2012 được thực hiện theo phụ lục đính kèm công văn này.
3/ Tỷ giá hạch toán trên được áp dụng trong các nghiệp vụ:
Quy đổi và hạch toán thu, chi NSNN bằng ngoại tệ kể cả các khoản thu hiện vật có gốc bằng ngoại tệ.
Quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của Kho bạc Nhà nước.
Đề nghị các cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước căn cứ vào tỷ giá được thông báo để hạch toán và báo cáo thu chi ngoại tệ theo chế độ quy định ./.
Nơi nhận: VPQH, VPCP, VP CTN; Viện KSNDTC, Toà án NDTC; VP TW Đảng, Ban đối ngoại TW Đảng; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP, cơ quan TW của các đoàn thể; Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; NH PT VN; Kiểm toán nhà nước; KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; STC các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các Cục, Vụ trực thuộc BTC; Lưu: VT; THPC.
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Tạ Anh Tuấn
(Kèm theo Thông báo số 01/TB KBNN ngày 03 tháng 1 năm 2012 của Kho bạc Nhà nước)
Kho bạc Nhà nước thông báo tỷ giá giữa Việt Nam đồng với các loại ngoại tệ áp dụng trong thống kê kể từ ngày 01/01/2012 cho đến khi có thông báo mới như sau:
TÊN NƯỚC
TÊN NGOẠI TỆ
Ký hiệu ngoại tệ
VND/Ngoại tệ
Bằng số
Bằng chữ
SLOVAKIA
SLOVAKKORUNA
09
SKK
966
MOZAMBIQUE
MOZAMBICAN METICAL
10
MZN
780
NICARAGUA
CORDOBA ORO
11
NIO
906
NAM TƯ
NEW DINAR
12
YUM
CHÂU ÂU
EURO
14
EUR
26,936
GUINÉ BISSAU
GUINEA BISSAU PESO
15
GWP
HONDURAS
LEMPIRA
16
HNL
1,097
ALBANIA
LEK
17
ALL
194
BA LAN
ZLOTY
18
PLN
6,115
BULGARIA
LEV
19
BGN
13,777
LIBERIA
LIBERIAN DOLLAR
20
LRD
291
HUNGARY
FORINT
21
HUF
87
SNG (NGA)
RUSSIAN RUBLE( NEW)
22
RUB
648
MÔNG CỔ
TUGRIK
23
MNT
15
RUMANI
LEU
24
RON
6,254
TIỆP KHẮC
CZECH KORUNA
25
CZK
1,048
TRUNG QUỐC
YAN RENMINBI
26
CNY
3,297
CHDCND TRIỀU TIÊN
NORTH KOREAN WON
27
KPW
160
CUBA
CUBAN PESO
28
CUP
20,813
LÀO
KIP
29
LAK
3
CAMPUCHIA
RIEL
30
KHR
5
PAKISTAN
PAKISTAN RUPEE
31
PKR
232
ARGENTINA
ARGENTINE PESO
32
ARS
4,843
ANH VÀ BẮC IRELAND
POUND STERLING
35
GBP
32,062
HÔNG KÔNG
HONG KONG DOLLAR
36
HKD
2,679
PHÁP
FRENCH FRANC
38
FRF
2,802
THỤY SĨ
SWISS FRANC
39
CHF
22,123
CHLB ĐỨC
DEUTSCH MARK
40
DEM
9,396
NHẬT BẢN
YEN
41
JPY
268
BỒ ĐÀO NHA
PORTUGUESE ESCUDO
42
PTE
92
GUINÉE
GUINEA FRANC
43
GNF
3
SOMALIA
SOMA SHILING
44
SOS
13
THÁI LAN
BAHT
45
THB
656
BRUNEI DARUSSALAM
BRUNEI DOLLAR
46
BND
16,004
BRASIL
BRAZILIAN REAL
47
BRL
11,159
THỤY ĐIỂN
SWEDISH KRONA
48
SEK
3,016
NA UY
NORWEGIAN KRONE
49
NOK
3,471
ĐAN MẠCH
DANISH KRONE
50
DKK
3,625
LUCXEMBOURG
LUXEMBOURG FRANC
51
LUF
456
ÚC
AUSTRALIAN DOLLAR
52
AUD
21,111
CANADA
CANADIAN DOLLAR
53
CAD
20,387
SINGAPORE
SINGAPORE DOLLAR
54
SGD
16,006
MALAYSIA
MALAYSIAN RINGGIT
55
MYR
6,559
ALGÉRIE
ALGERIAN DINAR
56
DZD
275
YEMEN
YEMENI RIAL
57
YER
97
IRAQ
IRAQI DINAR
58
IQD
18
LIBYA
LEBANESE DINAR
59
LYD
16,628
TUNISIA
TUNISIAN DINAR
60
TND
13,893
BỈ
BELGIAN FRANC
61
BEF
456
MAROC
MOROCCAN DIRHAM
62
MAD
2,425
COLOMBIA
COLOMBIAN PESO
63
COP
11
CÔNG GÔ
CFA FRANC BEAC
64
XAF
41
ANGOLA
KWANZA REAJUSTADO
65
AOR
223
HÀ LAN
NETHERLANDS GUILDER
66
NLG
8,340
MALI
CFA FRANC BEAC
67
XOF
41
MYANMA
KYAT
68
MMK
3,247
AI CẬP
EGYPTIAN POUND
69
EGP
3,452
SYRIA
SYRIAN POUND
70
SYP
385
LI BĂNG
LIBIAN POUND
71
LBP
14
ETHIOPIA
ETHIOPIAN BIRR
72
ETB
1,209
IRELAND
IRISH POUND
73
IEP
23,308
THỔ NHĨ KỲ
NEW TURKISH LIRA
74
TRY
10,858
ITALY
ITALIAN LIRA
75
ITL
9
PHẦN LAN
MARKKA
76
FIM
3,091
MEXICO
MAXICAN PESO
77
MXN
1,487
PHILIPPINES
PHILIPINE PESO
78
PHP
475
PARAGUAY
GUARANI
79
PYG
5
HY LẠP
DRACHMA
80
GRD
54
ẤN ĐỘ
INDIAN RUPEE
81
INR
393
SRI LANKA
SRILANCA RUPEE
82
LKR
183
BANGLADESH
TAKA
83
BDT
254
INDONESIA
RUPIAH
84
IDR
2
ÁO
SCHILLING
85
ATS
1,336
QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ
SDR
86
SDR
ECUADOR
SUCRE
87
ECS
1
NEW ZEALAND
NEWZELAND DOLLAR
88
NZD
16,070
DJIBOUTI
DJIBOUTI FRANC
89
DJF
119
TÂY BAN NHA
SPANISH PESETA
90
ESP
110
PERU
NUEVO SOL
92
PEN
7,720
PANAMA
BALBOA
93
PAB
20,813
ĐÀI LOAN
NEW TAIWAN DOLLAR
94
TWD
687
MA CAO
PATACA
95
MOP
2,602
IRAN
IRANIAN RIAL
96
IRR
2
CÔ OÉT
KUWAITI DINAR
97
KWD
74,727
HÀN QUỐC
WON
98
KRW
18
KHỐI CÁC NƯỚC XHCN
RÚP CHUYỂN NHƯỢNG
100
RCN
20,813
ĐÔNG ĐỨC
EAST GERMAN MARK
101
DDM
9,396
AFGHANISTAN
AFGHAN AFGHANI
102
AFN
485
BAHAMAS
BAHAMIAN DOLLAR
103
BSD
20,813
BAHRAIN
BAHARAINI DINAR
104
BHD
54,771
BARBADOS
BARBADOS DOLLAR
105
BBD
10,459
BELIZE
BELIZE DOLLAR
106
BZD
10,673
MADAGASCAR
MALAGASY ARIARY
107
MGA
10
ISRAEL
NEW ISRAELI SHEKEL
108
ILS
5,464
JAMAICA
JAMACAN DOLLAR
109
JMD
242
BOLIVIA
BOLIVIANO
110
BOB
3,034
COSTA RICA
COSTA RICAN COLON
111
CRC
41
GHANA
CEDI
112
GHC
2
GUATEMALA
QUETZAL
113
GTQ
2,665
MAURITANIA
OUGUIYA
114
MRO
72
NEPAL
NEPALESE RUPEE
115
NPR
247
NIGERIA
NAIRA
116
NGN
128
SIERRA LEONE
LEONE
117
SLL
5
NAM PHI
RAND
118
ZAR
2,552
LESOTHO
RAND
119
ZAR
2,552
URUGUAY
PESO URUGUAYO
120
UYU
1,051
VENEZUELA
BOLIVAR
121
VEF
4,852
CYPRUS
CYPRUS POUND
122
CYP
52,033
TIỆP KHẮC (CŨ)
CZECH KORUNA
123
CSK
1,048
SLOVENIA
TOLAR
124
SIT
115
SOLOMON ISLANDS
SOLOMON ISLANDS DOLLAR
125
SBD
156,961
ZAMBIA
KWACHA
126
ZMK
4
ZIMBABWE
ZIMBABWEAN DOLLAR
127
ZWD
55
ICELAND
ICELAND KRONA
128
ISK
170
RWANDA
RWANDA FRANC
129
RWF
35
MONTSERRAT
EAST CARIBEAN DOLLAR
130
XCD
7,795
SAINT HELENA
ST. HELENA POUND
131
SHP
13,503
SAINT KITTS AND NEVIS
EAST CARIBEAN DOLLAR
132
XCD
7,795
SAINT LUCIA
EAST CARIBIAN DOLLAR
133
XCD
7,795
LATVIA
LATVIAN LATS
134
LVL
38,585
ARMENIA
ARMENIAN DRAM
135
AMD
54
ARUBA
ARUBAN GUILDER
136
AWG
11,693
GIOOC ĐA NI
JORDANIAN DINAR
137
JOD
29,397
KAZAKHSTAN
TENGE
138
KZT
141
HAITI
GOURDE
139
HTG
516
KENYA
KENYAN SHILING
140
KES
245
MOLDOVA
MOLDOVAN LEU
141
MDL
1,790
QATA
QATARI RIAL
142
QAR
5,716
WALLIS & FUTUNA ISLANDS
CFP FRANC
143
XPF
227
FRENCH POLYNESIA
CFP FRANC
144
XPF
227
MAURITIUS
MAURITUS RUPEE
145
MUR
719
ST. VINCENT& THE GRENADINES
EAST CARIBIAN DOLLAR
146
XCD
7,795
USSR
RUP XO VIET
147
USR
648
ĐÔNG SAHARA
MOROCCAN DIRHAM
148
MAD
2,425
LITHUANIA
LITHUANIAN LITAS
149
LTL
7,804
SAMOA
TALA
150
WST
50,517
UZBEKISTAN
UZBEKISTAN SUM
151
UZS
12
VANUATU
VATU
152
VUV
225
GIBRALTA
GIBRALTAR POUND
153
GIP
13,515
OMAN
RIAL OMANI
154
OMR
53,367
SWAZILAND
LILANGENI
155
SZL
2,552
FALKLAND ISLANDS (MALVINAS)
FALKLAND ISLANDS POUND
156
FKP
13,515
GRENADA
EAST CARIBIAN DOLLAR
157
XCD
7,795
FIJI
FIJI DOLLAR
158
FJD
38,154
UGANDA
UGANDA SHILING
159
UGX
8
CAPE VERDE
CAPE VERDE ESCUDO\
160
CVE
243
NETH. ANTILLES
NETH.ANTILLIAN GUILDER
161
ANG
11,819
UKRAINA
HRYVNIA
162
UAH
2,591
CAYMAN ISLANDS
CAYMAN ISLANDS DOLLAR
163
KYD
25,382
UNITED ARAB EMIRATES
UAE DIRHAM
164
AED
5,667
MALDIVES
RUFIYAA
165
MVR
1,365
COMOROS
COMORO FRANC
166
KMF
55
CHILÊ
UNIDADES DE FOMENTO
167
CLF
40
CỘNG HOÀ CÔNG GÔ
FRANC CONGOLAIS
168
CDF
23
ERITREA
NAKFA
169
ERN
1,388
ZAMBIA
DALASI
170
GMD
726
ANGÔLA
ANGOLAN KWANZA
171
AOA
223
CHILÊ
CHILEAN PESO
172
CLP
40
COOK ISLANDS
NEW ZWALAND DOLLAR
173
NZD
16,010
ESTONIA
KROON
174
EEK
1,779
GEORGIA
LARI
175
GEL
12,472
ANGUILLA
EAST CARIBIAN DOLLAR
176
XCD
7,795
NEW CALEDONIA
CFP FRANC
177
XPF
227
ANTIGUA AND BARBUDA
EAST CARIBIAN DOLLAR
178
XCD
7,795
BERMUDA
BERMUDIAN DOLLAR
179
BMD
20,813
BURUNDI
BURUNDI FRANC
180
BIF
16
CROATIA
KUNA
181
HRK
3,588
GUYANA
GUYANA DOLLAR
182
GYD
104
MALTA
MALTESE LIRA
183
MTL
6,108
SEYCHELLES
SEYCHELLESS RUPEE
184
SCR
1,601
NAMIBIA
NAMIBIA DOLLAR
185
NAD
2,549
EL SALVADOR
EL SALVADOR COLON
186
SVC
2,381
NAMIBIA
RAND
187
ZAD
2,549
LESOTHO
LOTI
188
LSL
2,552
TURKMENISTAN
MANAT
189
TMM
1
SÃO TOMÉ AND PRÍNCIPE
DOBRA
190
STD
1
Ả RẬP XÊÚT
SAUDI RYAL
191
SAR
5,550
MEXICO
MEX.UNIDAD DE INVERSIOR
192
MXV
1,487
BHUTAN
NGULTRUM
193
BTN
392
SUDAN
SUDANESE DINAR
194
SDD
104
BOLIVIA
MVDOL
195
BOV
3,034
SURINAME
SURINAME DOLLAR
196
SRD
6,404
BELARUS
BELARUSIAN RUBLE
197
BYB
2
BOSNIA AND HERZEGOVINA
CONVERTIBLE MARKS
198
BAM
14,052
AZERBAIJAN
AZERBAIJANIAN MANAT
199
AZN
26,513
BOTSWANA
PULA
200
BWP
157,079
ECUADOR
UNIDAD DE VALOR CONSTANTE(UVC)
201
ECV
1
TONGA
PAANGA
202
TOP
36,501
DOMINICA
EAST CARIBIAN DOLLAR
203
XCD
7,795
TRINIDAD AND TOBAGO
TRINIDAD &TOBACO DOLLAR
204
TTD
3,257
ANDORRA
ANDORRAN PESETA
205
ADP
111
CỘNG HOÀ DOMINICANA
DOMINICAN PESO
206
DOP
541
ĐÔNG TIMOR
RUPIAH
207
IDR
2
PAPUA NEW GUINEA
KINA
209
PGK
45,743
TAJIKISTAN
TAJIK RUBLE
210
TJR
13
MACEDONIA
DENAR
211
MKD
439
TANZANIA
TANZANIAN SHILLING
212
TZS
13
KYRGYZSTAN
SOM
213
KGS
450
MALAWI
KWACHA
214
MWK
129
|
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/2012/TT BTC
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC THÔNG QUAN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM DỊCH
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL UBTVQH11 ngày 29/4/2004;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL UBTVQH10 ngày 25/7/2001;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; Nghị định số 119/2008/NĐ CP ngày 28/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 02/2007/NĐ CP ngày 05/01/2007 của Chính phủ về kiểm dịch thực vật;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn việc thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thủy sản (sau đây gọi chung là kiểm dịch).
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện phải kiểm dịch (sau đây gọi tắt là chủ hàng); các Chi cục Hải quan, công chức hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (bao gồm cả làm thủ tục hải quan điện tử), các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Thông quan hàng hóa nhập khẩu phải kiểm dịch
1. Trường hợp chủ hàng nộp Giấy thông báo miễn kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thì Chi cục Hải quan làm thủ tục và thông quan hàng hóa, không yêu cầu nộp Giấy đăng ký kiểm dịch.
2. Trường hợp chủ hàng nộp Giấy đăng ký kiểm dịch thì Chi cục Hải quan liên quan căn cứ vào địa điểm kiểm dịch ghi tại Giấy đăng ký kiểm dịch để thực hiện thông quan hàng hóa theo một trong 2 trường hợp sau:
2.1. Trường hợp địa điểm kiểm dịch tại cửa khẩu và cảng nội địa (ICD):
a) Đối với lô hàng đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan ICD: khi chủ hàng nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch (bản chính) thì Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan ICD thông quan hàng hóa.
b) Đối với lô hàng đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu: khi chủ hàng xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch (bản chính) thì Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục chuyển cửa khẩu; khi chủ hàng nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch (bản chính) thì Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thông quan hàng hóa.
Trường hợp Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, khi chủ hàng nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện thông quan hàng hóa và chuyển hồ sơ theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
2.2. Trường hợp địa điểm kiểm dịch tại khu cách ly kiểm dịch, nhà máy, xí nghiệp, kho bảo quản, địa điểm kiểm tra hải quan ngoài khu vực cửa khẩu:
a) Đối với lô hàng đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu:
a.1) Khi chủ hàng nộp Giấy vận chuyển hàng hóa (bản chính) do cơ quan kiểm dịch cấp thì Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục để chủ hàng đưa hàng về địa điểm kiểm dịch theo Giấy đăng ký kiểm dịch. Tại ô Ghi chép khác trên tờ khai hải quan (bản lưu hải quan và bản lưu người khai hải quan), công chức hải quan ghi “Hàng chờ kết quả kiểm dịch; ngày, tháng, năm”, ký tên, đóng dấu công chức.
a.2) Khi chủ hàng nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch (bản chính) thì Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc thông quan hàng hóa.
b) Đối với lô hàng đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:
b.1) Khi chủ hàng xuất trình Giấy vận chuyển hàng hóa (hoặc giấy tờ có liên quan đến việc cho phép vận chuyển hàng hóa về địa điểm kiểm dịch) do cơ quan kiểm dịch cấp thì Chi cục Hải quan cửa khẩu giải quyết thủ tục chuyển cửa khẩu theo quy định. Chủ hàng có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa để thực hiện kiểm dịch.
b.2) Khi chủ hàng nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu thông quan hàng hóa.
c) Thời hạn chủ hàng phải nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày mang hàng về địa điểm kiểm dịch. Trường hợp chủ hàng nộp chậm hoặc không nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.
Điều 3. Thông quan hàng hóa xuất khẩu phải kiểm dịch
1. Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá thuộc diện phải kiểm dịch, chủ hàng nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kiểm dịch xuất khẩu (gọi chung là Giấy chứng nhận kiểm dịch) do cơ quan kiểm dịch cấp cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm thủ tục xuất khẩu.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu đã được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch trong nội địa, đến cửa khẩu được đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo đề nghị của người mua hàng hoặc quy định của nước nhập khẩu, chủ hàng phải nộp 01 bản photo coppy, xuất trình bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu để Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục xuất, xác nhận vào bản sao, chuyển cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu lưu theo dõi.
Điều 4. Thông quan hàng hoá phải kiểm dịch đối với một số trường hợp khác
1. Hàng hoá tạm nhập tái xuất:
a) Khi làm thủ tục tạm nhập: thực hiện thông quan như đối với hàng nhập khẩu theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này.
b) Khi làm thủ tục tái xuất: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất căn cứ vào kết quả kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện xuất khẩu của cơ quan kiểm dịch để làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá.
2. Hàng hoá tạm xuất tái nhập:
a) Khi làm thủ tục tạm xuất: thực hiện thông quan như đối với hàng xuất khẩu theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này.
b) Khi làm thủ tục tái nhập: Thực hiện thông quan như đối với hàng nhập khẩu theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư này.
3. Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển:
a) Trường hợp hàng hoá được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
b) Trường hợp hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển có qua lãnh thổ Việt Nam hoặc có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam thì thực hiện như đối với hàng tạm nhập tái xuất theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
4. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch:
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (bao gồm cả hàng hoá, hành lý mang theo người khi xuất cảnh, nhập cảnh) thuộc diện phải kiểm dịch: chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch, Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan chỉ thông quan hàng hoá, hành lý khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch.
5. Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới:
Hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới thực hiện kiểm dịch theo quy định tại điểm b, mục 3, phần I, Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT BCT BTC BGTVT BNNPTNT BYT NHNN ngày 31/01/2008 của liên Bộ Công thương, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Ngân hàng nhà nước.
Điều 5. Trách nhiệm của chủ hàng
1. Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành và thông quan hàng hóa theo hướng dẫn tại Thông tư này khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch.
2. Có trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa đối với lô hàng được đưa về địa điểm kiểm dịch ngoài địa bàn quản lý hải quan để thực hiện các yêu cầu về kiểm dịch.
3. Nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa theo đúng thời hạn quy định.
4. Thực hiện quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền đối các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến thủ tục kiểm dịch và thủ tục hải quan.
Điều 6. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan
1. Thực hiện thủ tục hải quan theo quy định hiện hành và thông quan hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu phải kiểm dịch theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Theo dõi hồ sơ các lô hàng giao cho chủ hàng mang về bảo quản chờ kết quả kiểm dịch. Trước 05 ngày, ngày hết hạn nộp giấy chứng nhận kiểm dịch, có văn bản thông báo chủ hàng đến nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch để hoàn thành việc thông quan hàng hóa.
3. Xử lý vi phạm quy định về nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch:
a) Trường hợp chủ hàng nộp chậm Giấy chứng nhận kiểm dịch quy định tại điểm c khoản 2.2 Điều 2 Thông tư này thì lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nộp chậm chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 18/2009/NĐ CP ngày 18/02/2009 của Chính phủ, trừ trường hợp nộp chậm do phải kéo dài thời gian kiểm dịch, được cơ quan kiểm dịch thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan làm thủ tục.
b) Trường hợp sau khi đã thông báo nhưng chủ hàng không nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định thì lập hồ sơ vi phạm (gồm: văn bản đề nghị điều tra lô hàng, văn bản thông báo chủ hàng nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch, hồ sơ hải quan của lô hàng), chuyển cho lực lượng điều tra chống buôn lậu trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch những chủ hàng vi phạm, bị xử lý theo quy định tại điểm a, hoặc điểm b khoản này để cơ quan kiểm dịch áp dụng biện pháp kiểm dịch hàng hóa tại cửa khẩu đối với những lần nhập khẩu sau của chủ hàng vi phạm. Việc thông báo được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc kể từ ngày xử lý vụ việc.
4. Xử lý đối với hàng hóa không đáp ứng yêu cầu kiểm dịch:
a) Hàng hóa được phép tái chế: căn cứ quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho chủ hàng mang hàng về tái chế, trên tờ khai ghi “hàng hoá được tái chế theo Quyết định số … ngày …”; trường hợp lô hàng được bảo quản tại khu cách ly hoặc kho bảo quản thì chủ hàng thực hiện tái chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Khi chủ hàng nộp bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền lô hàng đáp ứng yêu cầu nhập khẩu thì hoàn thành việc thông quan hàng hóa.
b) Hàng hóa buộc tiêu huỷ: căn cứ quyết định của cơ quan có thẩm quyền, xác nhận “Hàng hoá bị tiêu huỷ theo Quyết định số … ngày …, biên bản tiêu huỷ hàng hoá ngày …” lên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để hoàn thành thủ tục hải quan lô hàng.
c) Hàng hóa buộc tái xuất: căn cứ quyết định của cơ quan có thẩm quyền, làm thủ tục tái xuất hàng hóa theo quy định đối với hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả lại. Không giải quyết tái xuất hàng hóa vào khu phi thuế quan của Việt Nam. Hồ sơ hải quan, không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận nhận lại hàng của chủ hàng nước ngoài. Khi làm xong thủ tục tái xuất, ghi số, ngày của quyết định buộc tái xuất lên tờ khai nhập khẩu và tờ khai xuất khẩu để thanh khoản tờ khai lô hàng.
5. Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin, hồ sơ hải quan; tham gia hội đồng tư vấn, xử lý và những việc liên quan khác khi có yêu cầu.
6. Hướng dẫn chủ hàng đăng ký kiểm dịch đối với trường hợp chủ hàng không xác định được hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch khi khai báo hải quan.
7. Phối hợp với cơ quan kiểm dịch cùng kiểm tra hàng hóa đối với lô hàng vừa phải kiểm tra hải quan vừa phải kiểm dịch, nhằm hạn chế việc chủ hàng phải xuất trình hàng hóa nhiều lần cho cơ quan chức năng.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2012 và thay thế các nội dung hướng dẫn về thủ tục thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch nêu tại Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT/BTC BNN BTS ngày 14/3/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản (nay sát nhập với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
2. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp vướng mắc phát sinh đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để xem xét giải quyết ./.
Nơi nhận: VPTƯ Đảng, VP Quốc Hội, VP Chủ tịch nước,VPCP; Viện kiểm sát NDTC, Toà án NDTC; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; VP BCĐ TW về phòng chống tham nhũng; Kiểm toán Nhà nước; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; Phòng TM &CN Việt Nam; Công báo; Website Chính phủ; Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Website BTC; Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ, Website HQ; Lưu VT, TCHQ.
KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 30/QĐ UBND
Hà Tĩnh, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO ĐẤT CÓ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH PHI NÔNG NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Xét Đơn xin giao đất đề ngày 24/3/2011 (kèm hồ sơ) của Công ty TNHH Nam Giang; đề nghị của UBND huyện Thạch Hà tại Tờ trình số 553/TTr UBND ngày 01/7/2011 và đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại công văn số 2786/STN.MT QH ngày 30/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao cho Công ty TNHH Nam Giang (địa chỉ trụ sở chính; xóm 6, xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) 580,0 m2 đất (năm trăm tám mươi mét vuông đất) tại xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (đất giao nằm trong số diện tích đất đã được UBND huyện Thạch Hà thu hồi tại các Quyết định 1097, 1102, 1105, 1107, 1109, 1110/QĐ UBND ngày 08/10/2010) để sử dụng vào mục đích cơ sở sản xuất kinh doanh (xây dựng Cửa hàng xăng dầu)
Thời hạn sử dụng đất: 50 (năm mươi) năm, kể từ ngày ban hành Quyết định giao đất.
Hình thức: Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Vị trí, ranh giới khu đất được xác định theo Tờ trích đo khu đất do Trung tâm Kỹ thuật Địa chính và Công nghệ thông tin Hà Tĩnh đo vẽ ngày 10/4/2011, Sở Tài nguyên và Môi trường duyệt ngày 13/4/2011 và Bản vẽ Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất (tỷ lệ 1/500) được UBND tỉnh duyệt ngày 16/5/2011.
Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này:
Công ty TNHH Nam Giang có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và các quy định khác của pháp luật hiện hành; Thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa dự án vào sử dụng đúng tiến độ theo Giấy chứng nhận đầu tư số 28121000116 ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh; nếu sau thời hạn 12 tháng liền mà không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì UBND tỉnh sẽ thu hồi đất và không hoàn trả chi phí đầu tư trên đất;
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND huyện Thạch Hà, UBND xã Tượng Sơn và các cơ quan có liên quan xác định mốc giới, bàn giao đất trên thực địa cho Công ty TNHH Nam Giang; chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc thực hiện việc chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; định kỳ phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra việc sử dụng đất của Công ty TNHH Nam Giang để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Nam Giang, Thủ trưởng các cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: Như Điều 3; Lưu: VT, Sở TN và MT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Đình Sơn
|
BỘ CÔNG AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/2012/TT BCA
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VÀ BAN HÀNH CÁC LOẠI BIỂU MẪU, SỔ THEO DÕI SỬ DỤNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠM GIỮ, TẠM GIAM
Căn cứ Nghị định số 89/1998/NĐ CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam; Nghị định số 98/2002/NĐ CP ngày 27 tháng 11 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam; Nghị định số 09/2011/NĐ CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ CP ngày 07 tháng 11 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ trưởng Bộ Công an quy định và ban hành các loại biểu mẫu, sổ theo dõi sử dụng trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam của Công an các đơn vị, địa phương như sau:
Điều 1. Các loại biểu mẫu, sổ theo dõi sử dụng trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam
1. Biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam gồm 26 loại biểu mẫu có ký hiệu từ TG1 đến TG26 (có danh mục và quy cách kèm theo).
2. Sổ theo dõi sử dụng trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam gồm 18 loại sổ có ký hiệu từ STG1 đến STG18 (có danh mục và quy cách kèm theo).
Điều 2. In ấn các loại biểu mẫu, sổ theo dõi
1. Các loại biểu mẫu, sổ theo dõi sử dụng trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam phải được in ấn theo đúng quy định về nội dung, quy cách, hình thức biểu mẫu, sổ theo dõi ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Công an các đơn vị, địa phương có nhu cầu về biểu mẫu, sổ theo dõi lập dự trù số lượng gửi về Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp để có kế hoạch in, cấp phát.
Trên cơ sở đề xuất của Công an các đơn vị, địa phương. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp lập kế hoạch, dự trù kinh phí và tổ chức in ấn, cấp phát hoặc hướng dẫn cho các đơn vị, địa phương in.
Điều 3. Quản lý, sử dụng biểu mẫu, sổ theo dõi
1. Các loại biểu mẫu, sổ theo dõi sử dụng trong công tác quản lý tạm giữ, tạm giam phải quản lý chặt chẽ theo quy định của Bộ Công an và sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm.
2. Việc ghi các thông tin, số liệu trong biểu mẫu, sổ theo dõi phải bảo đảm đầy đủ, chính xác, đúng quy định.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2012 và thay thế Quyết định số 1092/QĐ BCA(C11) ngày 06/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các loại biểu mẫu, sổ sử dụng trong công tác theo dõi quản lý tạm giữ, tạm giam.
2. Tổng Cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra theo dõi việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) để có hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận: Các đ/c Thứ trưởng (để chỉ đạo thực hiện); Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ; Công an các tỉnh, TP trực thuộc TƯ; Các Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Lưu: VT, C81.
BỘ TRƯỞNG Thượng tướng Trần Đại Quang
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/KH UBND
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 2015
Thực hiện Quyết định số 1259/QĐ TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Triển khai Chương trình “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý quy hoạch giai đoạn 2011 2015” của Thành ủy Hà Nội.
Căn cứ nội dung kế hoạch quy hoạch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 2015, UBND Thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 2015 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Tổ chức triển khai các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng huyện; các quy hoạch chuyên ngành; Hoàn chỉnh các quy chế, quy định quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng tại khu vực nông thôn theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Chính phủ phê duyệt.
Phân công cụ thể cho các sở ngành liên quan, UBND các quận huyện thị xã để chủ động triển khai thực hiện đúng kế hoạch đề ra theo lĩnh vực quản lý.
Đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện các quy hoạch được khả thi, kịp thời theo đúng tiến độ và trình tự ưu tiên.
2. Yêu cầu:
Các quy hoạch cần được tiến hành khẩn trương, đảm bảo chất lượng, đồng bộ, có sự phối hợp giữa các Bộ ngành, Sở ngành, địa phương và các đơn vị tư vấn có liên quan, đáp ứng tiến độ kế hoạch.
Kế hoạch thực hiện đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, phù hợp thực tiễn đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển. Làm cơ sở lựa chọn đầu tư có trọng tâm, không dàn trải, tập trung cho các dự án trọng điểm, hạ tầng khung, tạo động lực phát triển cho Thủ đô và góp phần tạo sự đột phá, chuyển biến trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị trên toàn thành phố.
Kiểm tra, giám sát có hiệu quả đối với các đồ án quy hoạch trong triển khai xây dựng và quản lý quy hoạch xây dựng.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI:
1. Phạm vi và thời gian thực hiện:
Kế hoạch triển khai thực hiện trên toàn bộ 29 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, trong đó tập trung thực hiện giai đoạn 2011 2012.
2. Nội dung kế hoạch
2.2. Chỉ đạo tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch:
(Tổng số khoảng 160 đồ án và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc theo Danh mục dự kiến Kế hoạch quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và Danh mục tại Quyết định 1332/QĐ UBND ngày 23/3/2009 của UBND Thành phố).
Các quy hoạch ngành và chuyên ngành: (khoảng 20 đồ án) quy hoạch mạng lưới các công trình: y tế, giáo dục, thương mại, công nghiệp, cây xanh, tư pháp… và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, nghĩa trang,… theo đúng các nhiệm vụ được Thành phố giao (các quy hoạch ngành, chuyên ngành chưa hoàn thành tại Quyết định 1332/QĐ UBND ngày 23/3/2009 của UBND Thành phố); đảm bảo sự đồng bộ, tránh chồng chéo với các quy hoạch xây dựng.
Quy hoạch chung: (18 đồ án) Tại khu vực đô thị, tập trung các quy hoạch lớn, cơ bản là: 5 đô thị vệ tinh, 01 thị xã Sơn Tây, 03 thị trấn sinh thái, 09 thị trấn thuộc huyện. Dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2012.
Quy hoạch xây dựng Vùng huyện: (14 đồ án) Tập trung các quy hoạch lớn, cơ bản trên địa bàn các huyện (khu vực nông thôn hành lang xanh) theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng huyện Sóc Sơn có đặc thù riêng, được thực hiện chuyển tiếp theo Thông tư 10/2010/TT BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng (Điều 16). Dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2012.
(Tập trung các quy hoạch lớn, cơ bản trên địa bàn Thành phố theo định hướng của Quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ duyệt, làm cơ sở triển khai các quy hoạch tiếp theo).
Quy hoạch phân khu đô thị: (38 đồ án)
Tập trung các quy hoạch phân khu tại đô thị trung tâm, được giới hạn bởi đường vành đai 4, thuộc khu vực phía Bắc và phía Nam sông Hồng, trong đó:
+ 03 Quy hoạch phân khu (do Bộ Xây dựng chỉ đạo và tổ chức thực hiện): Khu trung tâm hành chính chính trị Ba Đình; Khu Hoàng Thành Thăng Long và Khảo cổ 18 Hoàng Diệu; Khu vực di tích Thành Cổ Loa.
+ 17 Quy hoạch phân khu tại Chuỗi khu đô thị (phía Đông đường vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng) đã được phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch. Dự kiến hoàn thành trong tháng 01/2012.
+ 03 Quy hoạch phân khu: Hồ Gươm và phụ cận; Khu phố cổ; Khu vực Hồ Tây và xung quanh.
+ 15 Quy hoạch phân khu còn lại tại đô thị trung tâm sẽ được tiếp tục triển khai theo tiến độ UBND Thành phố giao.
Các đồ án Quy hoạch phân khu còn lại tại Đô thị trung tâm dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 12/2012.
Quy hoạch chi tiết: (55 đồ án) Chỉ xác định lập các quy hoạch trọng điểm, cấp thiết trên cơ sở các dự án ưu tiên tại định hướng Quy hoạch chung và sẽ được cập nhật vào các quy hoạch phân khu theo quy định; Các Quy hoạch chi tiết một số khu đô thị mới, khu chức năng đô thị… sẽ do các Chủ đầu tư thực hiện, đảm bảo phù hợp với các Quy hoạch phân khu. Trong đó, khoảng 08 quy hoạch quan trọng dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 10/2012. Các quy hoạch còn lại sẽ được tiếp tục triển khai, chủ yếu là các quy hoạch hai bên tuyến đường được đầu tư xây dựng theo hình thức BT, BOT, PPT… và do các Chủ đầu tư thực hiện.
Quy hoạch đặc thù: (08 đồ án) Chủ yếu là các quy hoạch các khu di tích danh lam thắng cảnh, các quy hoạch phòng thủ quan trọng. Riêng các quy hoạch phòng thủ dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2012.
Lưu ý: Đối với các Quy hoạch Trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn thuộc các xã, thị trấn (tại khu vực nông thôn); các quy hoạch xây dựng cải tạo, nâng cấp các khu dân cư hiện có (tại khu vực phát triển đô thị) và một số quy hoạch chi tiết khác theo yêu cầu của địa phương sẽ do UBND các Quận, huyện, thị xã tổ chức lập quy hoạch phù hợp với định hướng Quy hoạch chung và Quy định quản lý đối với khu vực “Hành lang xanh”.
Thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch trong các đồ án quy hoạch và quy định quản lý liên quan đã ban hành đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Đặc biệt các dự án tạo sự đồng bộ tại khu vực phía Đông Vành đai 4 (các dự án đợt 1 được phép triển khai sau khi đã rà soát, không phải điều chỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại khu vực huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông, khu vực Đông Anh, Đông Anh Mê Linh), phát triển hài hòa đô thị phía Bắc và phía Nam hai bên sông Hồng.
Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị: (06 quy chế) xác định các quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc toàn Thành phố, các quy chế quan trọng cho các khu vực đặc thù cần tập trung phát triển (phố cổ, phố cũ, Hồ Gươm, phố cũ Hà Đông), khu vực Hành lang xanh. Dự kiến hoàn thành trong tháng 9/2012. Riêng khu vực Hành lang xanh và khu phố Cũ Hà Đông dự kiến hoàn thành vào Quý I/2014.
3. Kế hoạch 05 năm, kế hoạch hàng năm:
Căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng và giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch được duyệt, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch quy hoạch 05 năm, kế hoạch hàng năm. Trong kế hoạch 05 năm và hàng năm cần xác định rõ danh mục công trình trọng điểm, các dự án cụ thể để bố trí vốn đầu tư cho phù hợp.
Căn cứ Kế hoạch 05 năm của Thành phố, quy hoạch ngành lĩnh vực, quy hoạch xây dựng toàn Thành phố, các đơn vị được giao xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn 05 năm và hàng năm để triển khai thực hiện.
4. Các chương trình ưu tiên đầu tư:
Đầu tư xây dựng cải tạo phát triển đô thị mới và các cơ sở kinh tế xã hội chính.
+ Cải tạo các khu chung cư cũ; Phát triển các khu đô thị mới phía Đông đường vành đai 4, Đông Anh, Mê Linh Đông Anh.
+ Nhà ở xã hội và tái định cư; Công viên cây xanh và hồ điều tiết nước.
+ Phát triển hệ thống trung tâm thương mại và văn hóa, thể thao; xây dựng trung tâm tài chính, triển lãm quốc tế và TDTT Đông Anh.
+ Thực hiện việc di dời các cơ sở cao đẳng, đại học, y tế ở khu vực nội đô. Xây dựng các cụm trường đại học mới và các tổ hợp y tế đa chức năng theo quy hoạch.
+ Chương trình, kế hoạch để đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý đô thị.
Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối thuộc lĩnh vực giao thông, cấp nước, cấp điện và thoát nước thải.
5. Giải pháp tổ chức thực hiện:
5.1. Về nguồn vốn:
Nguồn vốn ngân sách: UBND Thành phố ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác lập quy hoạch bằng nguồn vốn ngân sách của Thành phố. Đặc biệt tập trung vào giai đoạn trước mắt (2011 2012) và các đồ án mang tính trọng điểm như Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch các tuyến đường quan trọng, cải tạo các khu chung cư cũ xuống cấp,…
Nguồn vốn khác: UBND Thành phố cho áp dụng cơ chế huy động vốn và năng lực tổ chức lập quy hoạch đối với các tổ chức kinh tế trong việc lập quy hoạch xây dựng thực hiện theo Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 17/TT BXD ngày 30/9/2011 của Bộ Xây dựng về việc “khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng vốn khác (không thuộc vốn ngân sách nhà nước) để thực hiện quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị vận dụng các quy định tại Thông tư này để xác định và quản lý chi phí”. Các tổ chức kinh tế tham gia tổ chức lập quy hoạch sẽ được xem xét ưu tiên trong giai đoạn triển khai tiếp theo trên cơ sở tuân thủ theo Quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
5.2. Về nguồn nhân lực:
Đối với các Quận, huyện, thị xã: Chủ động sắp xếp cán bộ và kiến nghị bổ sung các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ đủ điều kiện thực hiện việc tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã tổ chức lập, thẩm định trình phê duyệt các quy hoạch thuộc thẩm quyền và các nhiệm vụ được giao, đặc biệt các cán bộ có trình độ nghiệp vụ trong lĩnh vực ngành đào tạo: Kiến trúc, quy hoạch, giao thông và chuẩn bị kỹ thuật.
Đối với các Sở ngành liên quan: tăng cường công tác tổ chức, sắp xếp đội ngũ cán bộ khoa học, hợp lý, kết hợp đẩy nhanh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực được giao; Phối hợp với các quận, huyện, thị xã để có kế hoạch thực hiện, kết hợp với các trường như: Đại học Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông, trường Đào tạo cán bộ ngành xây dựng, tổ chức lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ… nhằm nâng cao trình độ năng lực trong công tác quản lý về quy hoạch, kiến trúc.
Thực hiện cải cách hành chính tiến tới giảm thiểu thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết từ khâu chuẩn bị đầu tư dự án, thiết kế đến thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng và xây dựng. Xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân, mối quan hệ phối hợp trong xây dựng, phát triển và quản lý đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của đô thị.
5.3. Về khoa học công nghệ:
Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng, phát triển và quản lý, cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đô thị. Huy động các nguồn lực để đầu tư cho công nghệ thông tin trong công tác quản lý không gian đô thị toàn Thành phố, đặc biệt tại Thành phố trung tâm và các khu vực có ý nghĩa quan trọng, phục vụ công tác kiểm soát phát triển đô thị theo định hướng kinh tế tri thức.
Huy động tiềm năng trí tuệ, phát huy vai trò của các chuyên gia, nhà khoa học, các công dân có kinh nghiệm trong công tác tư vấn, đặc biệt là các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cao trong nước và nước ngoài đã tham gia thực hiện tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và tiến độ đồ án, nhằm tiếp cận kinh nghiệm và các phương pháp nghiên cứu, quản lý quy hoạch tiên tiến trên thế giới và khu vực gắn với điều kiện thực tế trong nước và Thủ đô Hà Nội.
5.4. Về cơ chế, chính sách:
Xây dựng cơ chế, chính sách quản lý và khai thác nguồn lực đất đai, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với các chương trình phát triển liên quan tạo điều kiện tối đa tạo động lực phát triển đô thị. Đổi mới công tác quản lý đất đai và phát triển thị trường bất động sản. Huy động các nguồn vốn từ xã hội để đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và cải tạo chỉnh trang đô thị.
Nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ cho phép áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù về quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển và quản lý đô thị của Thủ đô. Đặc biệt trong quản lý đầu tư phát triển các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu. Trong đó quan tâm các cơ chế, chính sách tạo nguồn vốn.
Kiến nghị Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội thực hiện theo cơ chế đặc thù về quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và thành phần hồ sơ quy hoạch để các dự án đầu tư trọng điểm có thể triển khai sớm trên cơ sở khớp nối, phù hợp với quy hoạch tổng thể. Cụ thể: đối với một số đồ án Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu thành phần hồ sơ tuân thủ theo quy định, phân tán thành 02 Giai đoạn thực hiện:
+ Giai đoạn 1 (Quy hoạch cơ bản): Tập trung hoàn thành phê duyệt các bản vẽ Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan, Quy hoạch giao thông và ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch (về sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan, giao thông).
+ Giai đoạn 2: Hoàn thiện đầy đủ thành phần hồ sơ còn lại (đảm bảo phù hợp với hồ sơ giai đoạn I đã được phê duyệt). Thời gian cho phép hoàn thành sau khoảng 6 ÷ 9 tháng.
Ngoài ra có cơ chế chính sách tháo gỡ để đẩy nhanh việc cải tạo, xây dựng mới các chung cư xuống cấp, góp phần sớm hoàn thành công tác lập quy hoạch, đặc biệt tại khu vực nội đô.
5.5. Về công tác phối hợp:
Tăng cường trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan của Thành phố với các Bộ ngành liên quan để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong công tác triển khai các quy hoạch ngành và chuyên ngành và các công việc liên quan đến việc lập quy hoạch xây dựng và đầu tư xây dựng. Đặc biệt việc áp dụng linh hoạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thông tư, nghị định hoặc các văn bản đã ban hành vào thực tiễn phát triển tại Hà Nội.
Thông qua Hội đồng thẩm định quy hoạch xây dựng Thành phố Hà Nội để thẩm định các đồ án quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thành phố. Đối với các đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình, UBND quận, huyện, thị xã phối hợp với các ngành chức năng Thành phố tham gia thực hiện công tác lập thẩm định trình duyệt quy hoạch, đảm bảo cập nhật đầy đủ thông tin, tiết kiệm thời gian, tránh chỉnh sửa hay điều chỉnh sau khi Quy hoạch được phê duyệt.
Tăng cường giao ban giữa Sở Quy hoạch Kiến trúc với các Quận, huyện, thị xã và các ngành liên quan theo kế hoạch, nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện các công việc được giao, đảm bảo sự đồng bộ trong công tác quản lý.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phân công trách nhiệm:
a) Sở Quy hoạch Kiến trúc:
Chủ trì công tác triển khai thực hiện Kế hoạch lập quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 2015. Chịu trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng báo cáo UBND thành phố nội dung và tiến độ thực hiện định kỳ 3 tháng/1 lần.
Tổ chức lập quy hoạch, thẩm định trình phê duyệt các đồ án quy hoạch theo kế hoạch và nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm quản lý và khai thác các hồ sơ quy hoạch, phục vụ công tác quản lý quy hoạch kiến trúc trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu áp dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý quy hoạch kiến trúc cho các đô thị.
Phối hợp với Sở Nội vụ và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, đề xuất giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch kiến trúc.
Tham gia hướng dẫn, góp ý nội dung quy hoạch đối với các đồ án quy hoạch do các Quận, huyện, thị xã thực hiện theo lĩnh vực được giao.
b) Các sở ngành liên quan:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Hà Nội: Bố trí nguồn kinh phí trình UBND Thành phố phê duyệt, hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán theo quy định; Xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực tài chính. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các Sở ngành liên quan sớm hoàn thành: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tại các Huyện; Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực; Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị (Quy hoạch giao thông; Quy hoạch cấp thoát nước; Quy hoạch cấp điện; Quy hoạch xử lý chất thải rắn; Quy hoạch nghĩa trang…) theo các Nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt, làm cơ sở triển khai Quy hoạch xây dựng theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
+ Chỉ đạo lập kế hoạch, chương trình cải tạo chỉnh trang đô thị, chương trình phát triển đô thị, kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội kỹ thuật; quản lý chặt chẽ các quỹ đất dự kiến để phát triển các công trình, các khu chức năng quan trọng của đô thị theo đúng quy hoạch.
Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội: xây dựng quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị. Tổ chức thực hiện các đồ án quy hoạch theo nhiệm vụ được giao, đặc biệt các quy hoạch phân khu thuộc đô thị trung tâm.
Sở Nội vụ: Tập trung xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử. Tổ chức đào tạo, tuyển dụng, tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Sở Khoa học và Công nghệ: Nghiên cứu, trình UBND thành phố cơ chế về quản lý, ứng dụng về khoa học và công nghệ. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ phục vụ trong việc thực hiện quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Xây dựng chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực phát triển nhân lực về khoa học và công nghệ, chương trình hội nhập quốc tế của thành phố về khoa học và công nghệ.
+ Ban Thi đua thành phố chủ trì phát động năm thi đua với chủ đề “2012 Năm đồng khởi Quy hoạch xây dựng” có kiểm tra, giám sát và đánh giá kịp thời.
c) UBND quận, huyện, thị xã:
Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch thuộc địa bàn mình quản lý theo nhiệm vụ được giao, lấy ý kiến tham gia góp ý nội dung quy hoạch của Sở Quy hoạch Kiến trúc và các ngành liên quan trước khi phê duyệt đồ án quy hoạch.
Thực hiện việc quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại địa phương.
Chủ động rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2. Lộ trình triển khai:
Giai đoạn 2011 2012 (các quy hoạch ưu tiên): Khoảng 78 đồ án (bao gồm các đồ án Quy hoạch chung: các đô thị Vệ tinh, thị trấn sinh thái, thị trấn Huyện lỵ, thị xã; Quy hoạch xây dựng vùng huyện; quy hoạch phân khu đô thị…) và 04 quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc các khu vực quan trọng. Tập trung công tác lập, thẩm, duyệt các quy hoạch quan trọng (bao gồm cả đô thị và nông thôn) phục vụ công tác quản lý và tạo động lực phát triển kinh tế xã hội tại mỗi địa phương phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Giai đoạn 2013 2015 (các quy hoạch còn lại):
+ Triển khai lập Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường theo hình thức BOT, BTO, BT… đối với các tuyến đường chính, các tuyến đường vành đai, đường xuyên tâm quan trọng.
+ Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết cải tạo tất cả các chung cư cũ đã xuống cấp thuộc thành phố Trung tâm.
+ Tiến hành hoàn thiện các quy hoạch phân khu đô thị tại Khu vực nêm xanh, khu vực hai bên sông Hồng, sông Đuống; Quy hoạch các khu di tích, danh lam thắng cảnh; Quy hoạch chung hệ thống công trình không gian ngầm Thành phố và các quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc còn lại.
+ Hoàn thành các Quy hoạch thuộc địa giới hành chính các Quận, huyện, thị xã như: Các điểm dân cư nông thôn thuộc các xã, thị trấn (đối với khu vực nông thôn), các quy hoạch xây dựng cải tạo, nâng cấp các khu dân cư (đối với khu vực phát triển đô thị) và sẽ được cụ thể, bổ sung chi tiết khi triển khai tại các địa phương (tùy thuộc vào ranh giới phát triển đô thị tại các đô thị vệ tinh và thị trấn sinh thái sau khi Quy hoạch xây dựng Vùng huyện, quy hoạch phân khu được phê duyệt).
Việc triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2003 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là cơ sở pháp lý cho triển khai các dự án đầu tư xây dựng đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được giao đưa Quy hoạch chung vào thực tiễn./.
Nơi nhận: TT Thành ủy; TT HĐND TP; Đ/c Chủ tịch UBND TP; Các đ/c Phó Chủ tịch UBNDTP; Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã; Viện Quy hoạch Xây dựng HN; VPUB: CPVP, PVP, các phòng CV; Lưu: VT (130 bản); XDHI
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Khôi
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 12/QĐ UBND
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Bộ Y tế quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu;
Căn cứ Quyết định số 1868/QĐ UBND ngày 22 tháng 4 năm 2011 của UBND Thành phố về việc ban hành bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế;
Căn cứ công văn số 10638/QLD KD ngày 04 tháng 8 năm 2011 của Cục Quản lý Dược Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế và Chánh Văn phòng UBND Thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: Như điều 3; Văn phòng Chính phủ; Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính; Bộ Y tế; Thường trực: Thành ủy, HĐND TP; Chủ tịch, các PCT UBND TP; C/PVP UBND TP; LĐ CSXH, TH; HCTC; Lưu VT, KSTT (3b).
CHỦ TỊCH Nguyễn Thế Thảo
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐ UBND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội)
PHẦN I: DANH MỤC CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG:
STT
Tên thủ tục hành chính
Ghi chú
I
Lĩnh vực: Dược
1
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (hộ kinh doanh cá thể)
1.1. Tên TTHC:
Đề nghị đổi tên thành: Thẩm định điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã; doanh nghiệp chỉ sản xuất thuốc dùng ngoài từ dược liệu; cơ sở sản xuất, chế biến và đóng gói dược liệu)
Lý do: Thay đổi theo Điều 12 Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu
1.2. Thành phần hồ sơ:
Đề nghị đổi mẫu đơn:
+ Đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
+ Đổi thành: Đơn đề nghị thẩm định điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
+ Lý do: Theo điểm a, khoản 1, điều 12 Thông tư 16/2011/TT BYT.
Thay đổi nội dung: Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
+ Lý do: Thay đổi theo Công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
Bỏ: Các tài liệu khác nếu có theo khoản 1 điều 12 Thông tư 16/2011/TT BYT.
1.3. Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sửa đổi từ Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân và Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế thành Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế.
Lý do: Do sự phân công của Sở Y tế theo chức năng, nhiệm vụ của các phòng.
1.4. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Bổ sung:
+ Bìa hồ sơ
+ Mục lục hồ sơ
+ Bản kê khai danh sách nhân sự
+ Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
Thay đổi mẫu đơn thành Đơn đề nghị thẩm định điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Lý do: Thực hiện mẫu quy định tại Thông tư 16/2011/TT BYT và công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược Bộ Y tế
1.5. Căn cứ pháp lý:
Bổ sung:
Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19/4/2011 về Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu.
Công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
2
Thủ tục cấp gia hạn/bổ sung phạm vi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (Hộ kinh doanh cá thể)
2.1. Tên TTHC: Gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đã được thẩm định điều kiện sản xuất thuốc theo Quyết định số 15/2008/QĐ BYT ngày 21/4/2008 của Bộ Y tế và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có hiệu lực đến ngày 31/12/2010 (cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã; doanh nghiệp chỉ sản xuất thuốc dùng ngoài từ dược liệu; cơ sở sản xuất, chế biến và đóng gói dược liệu)
Lý do: Thay đổi theo Điều 12 Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu
2.2. Thành phần hồ sơ:
Đề nghị đổi mẫu Đơn:
+ Đơn đề nghị gia hạn/bổ sung phạm vi GCN đủ điều kiện kinh doanh thuốc của cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đổi thành: Đơn đề nghị gia hạn GCN đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
+ Lý do: Theo khoản 3, điều 12 Thông tư 16/2011/TT BYT.
Thay đổi nội dung: Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
+ Lý do: Thay đổi theo Công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
Bỏ: Các tài liệu khác (nếu có) theo khoản 1 điều 12 Thông tư 16/2011/TT BYT.
2.3. Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sửa đổi từ Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân và Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế thành Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế.
Lý do: Do sự phân công của Sở Y tế theo chức năng, nhiệm vụ của các phòng.
2.4. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Bổ sung:
+ Bìa hồ sơ
+ Mục lục hồ sơ
+ Bản kê khai danh sách nhân sự
+ Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
Thay đổi mẫu đơn thành Đơn đề nghị gia hạn GCN đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Lý do: Thực hiện mẫu quy định tại Thông tư 16/2011/TT BYT và công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược Bộ Y tế
2.5. Căn cứ pháp lý:
Bổ sung:
Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19/4/2011 về Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu.
Công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
3
Thủ tục cấp gia hạn/bổ sung phạm vi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc: Cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (Hộ kinh doanh cá thể)
3.1. Tên TTHC: Bổ sung phạm vi kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã; doanh nghiệp chỉ sản xuất thuốc dùng ngoài từ dược liệu; cơ sở sản xuất, chế biến và đóng gói dược liệu)
Lý do: Thay đổi theo Điều 12 Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu
3.2. Thành phần hồ sơ:
Đề nghị đổi mẫu Đơn:
+ Đơn đề nghị gia hạn/bổ sung phạm vi GCN đủ điều kiện kinh doanh thuốc của cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đổi thành: Đơn đề nghị thẩm định bổ sung điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
+ Lý do: Theo khoản 2, điều 12 Thông tư 16/2011/TT BYT.
Thay đổi nội dung: Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
+ Lý do: Thay đổi theo Công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
Bỏ: Các tài liệu khác (nếu có) theo khoản 1 điều 12 Thông tư 16/2011/TT BYT.
3.3. Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sửa đổi từ Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân và Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế thành Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế.
Lý do: Do sự phân công của Sở Y tế theo chức năng, nhiệm vụ của các phòng.
3.4. Tên mẫu đơn, tờ khai:
Bổ sung:
+ Bìa hồ sơ
+ Mục lục hồ sơ
+ Bản kê khai danh sách nhân sự
+ Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
Thay đổi mẫu đơn thành Đơn đề nghị gia hạn GCN đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Lý do: Thực hiện mẫu quy định tại Thông tư 16/2011/TT BYT và công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược Bộ Y tế
3.5. Căn cứ pháp lý:
Bổ sung:
Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19/4/2011 về Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu.
Công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Y TẾ HÀ NỘI:
I. Lĩnh vực Dược và Mỹ phẩm:
1. Thủ tục thẩm định điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã; doanh nghiệp chỉ sản xuất thuốc dùng ngoài từ dược liệu; cơ sở sản xuất, chế biến và đóng gói dược liệu)
a. Trình tự thực hiện:
Tổ chức hoặc Cá nhân:
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ tại Sở Y tế. Nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ có ghi ngày hẹn trả kết quả.
Sở Y tế:
Tiếp nhận hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thụ lý giải quyết. Trả kết quả cho công dân theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
b. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của Sở Y tế (số 4 Sơn Tây Ba Đình Hà Nội).
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ:
1. Đơn đề nghị thẩm định điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
2. Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh thuốc;
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
4. Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật
Bản kê khai danh sách nhân sự và mô tả chức năng nhiệm vụ
Sơ đồ tổ chức bộ máy liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất thuốc;
Danh mục trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc;
Sơ đồ bố trí các thiết bị, máy và dụng cụ sản xuất chính;
Sơ đồ tổng thể mặt bằng sản xuất và hướng di chuyển của nhân viên, nguyên liệu, bao bì;
Sơ đồ kho bảo quản thuốc;
5. Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
Số lượng hồ sơ: 01 bộ được đóng thành bộ (quyển) chắc chắn có trang bìa; mục lục hồ sơ (theo mẫu); các trang tiếp theo được sắp xếp theo đúng mục lục hồ sơ.
Các bản sao trong hồ sơ là bản chứng thực sao y bản chính theo đúng các quy định hiện hành về chứng thực hoặc là bản sao y bản chính do giám đốc cơ sở đóng dấu chứng nhận và các cơ sở tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các bản sao có trong hồ sơ.
d. Thời hạn giải quyết:
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ tại Sở Y tế.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân,
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
h. Lệ phí:
Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp: 3.000.000đ/1 lần thẩm định (theo Quyết định số 59/2008/QĐ BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính).
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bìa hồ sơ
Mục lục hồ sơ
Đơn đề nghị thẩm định điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Bản kê khai danh sách nhân sự
Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, các điều kiện trang thiết bị kỹ thuật chuyên môn.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Dược ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005
Nghị định số 79/2006/NĐ CP của Chính phủ ngày 09/8/2006 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược năm 2005.
Thông tư số 02/2007/TT BYT ngày 24/1/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19/4/2011 về Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu.
Công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC
Tên cơ sở:
Địa chỉ trụ sở:
Địa chỉ sản xuất:
Điện thoại:
Fax:
Người liên hệ: Số điện thoại:
MỤC LỤC HỒ SƠ
STT
Danh mục hồ sơ
Có
1
Đơn đề nghị thẩm định điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
□
2
Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn (Bản sao)
□
3
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuốc (Bản sao)
□
4
Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật
□
5.1. Bản kê khai danh sách nhân sự và mô tả chức năng nhiệm vụ
□
5.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của cơ sở liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất thuốc
□
5.3 Danh mục trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc
□
5.4. Sơ đồ bố trí các thiết bị, máy móc và dụng cụ sản xuất chính
□
5.5. Sơ đồ tổng thể mặt bằng sản xuất và hướng di chuyển của nhân viên, nguyên phụ liệu, bao bì.
□
5.6. Sơ đồ kho bảo quản thuốc
□
6
Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
□
7
Tài liệu khác (nếu có):
7.1 ......................................................................
7.2 ......................................................................
7.3 ......................................................................
□
..................................... (Tên cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: .........../.......
Hà Nội, ngày tháng năm 20....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU VÀ CẤP GIẤY CNĐĐKKD THUỐC
Kính gửi: Sở Y tế thành phố Hà Nội
1. Tên cơ sở/doanh nghiệp:
2. Địa chỉ trụ sở:
Điện thoại liên hệ: Fax: ..........
3. Căn cứ Thông tư số 16/2011/TT BYT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ Y tế quy định điều kiện cơ bản sản xuất thuốc từ dược liệu, Cơ sở/doanh nghiệp đề nghị Bộ Y tế (Cục Quản lý dược)/Sở Y tế thẩm định điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc cho ...... (tên doanh nghiệp/cơ sở) tại địa chỉ sản xuất: ..............
Với phạm vi sản xuất thuốc từ dược liệu, dạng bào chế: ........................................................
............................................................................................................................................ (ghi rõ dây chuyền hoặc dạng bào chế đề nghị thẩm định).
Người quản lý chuyên môn: DS.............................................................................................
chứng chỉ hành nghề dược số ..... do Sở Y tế .................... cấp ngày ... tháng... năm...... Số điện thoại liên hệ: ..............
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận: Như trên; Lưu:
Giám đốc doanh nghiệp/cơ sở (Ký tên và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
..................................... (Tên cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 20....
BẢN KÊ KHAI DANH SÁCH NHÂN SỰ
STT
Họ tên
Năm sinh
Giới tính
Trình độ chuyên môn
Công việc được phân công
Bộ phận
1
2
…
…
…
…
…
………, ngày … tháng … năm …….. Giám đốc cơ sở (Ký tên, đóng dấu)
..................................... (Tên cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
DANH MỤC
TỰ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Tên cơ sở: ................................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở: ...........................................................................................................................
Số điện thoại: .......................... Fax: ....................... Email: ..........................................................
3. Địa chỉ nơi kiểm tra: ..................................................................................................................
4. Tên người quản lý chuyên môn: ...............................................................................................
Chứng chỉ hành nghề số: ...........................do Sở Y tế.......... cấp ngày....../...../..........................
5. Dạng bào chế đề nghị kiểm tra: (đánh dấu vào ô trống)
a. Thuốc dạng rắn
Hoàn cứng ¨
Hoàn mềm ¨
Viên nén ¨
Viên nén bao ¨
Viên nang ¨
Cốm, bột ¨
........................... (ghi rõ dạng bào chế) ¨
b. Thuốc dạng lỏng
Thuốc nước uống ¨
Thuốc nước dùng ngoài ¨
Dầu gió ¨
........................... (ghi rõ dạng bào chế) ¨
c. Thuốc dạng mềm
Cao thuốc ¨
Cao dán ¨
............................. (ghi rõ dạng bào chế) ¨
d. Các dạng thuốc khác
Thuốc thang ¨
………………… (ghi rõ dạng bào chế) ¨
II. THÔNG TIN ĐỢT KIỂM TRA
1. Quyết định kiểm tra số:………ngày……./……/………của ...............................................
.............................................................................................................................................
2. Lần kiểm tra thứ: ............................................................................................................
3. Thời gian kiểm tra:
Từ ................................................ tới .......................................................................
4. Danh sách Đoàn kiểm tra:
STT
Họ và tên
Đơn vị
Chức vụ
1
2
3
4
5
6
III. DANH MỤC KIỂM TRA
STT
Nội dung kiểm tra
Nhận xét
PHẦN 1. QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU
1.
Dược liệu đưa vào sản xuất thuốc có đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm chất lượng không?
2.
Dược liệu đưa vào sản xuất thuốc có nguồn gốc rõ ràng và có kiểm tra chất lượng (nhận biết cảm quan, định tính, soi bột dược liệu, sắc ký ...) ?
3.
Có tổ chức nuôi trồng dược liệu tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc tại cơ sở không?
4.
Việc mua dược liệu phục vụ sản xuất tại cơ sở có hợp đồng với đơn vị cung cấp không?
5.
Đơn vị cung cấp dược liệu cho cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không?
6.
Cơ sở có lập hồ sơ và lưu các thông tin về nguồn cung cấp, nguồn gốc, phương pháp thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu phục vụ sản xuất thuốc không?
7.
Có lưu mẫu dược liệu và nguyên liệu theo từng lần nhập kho hoặc từng lô nguyên liệu?
8.
Có sẵn các mẫu dược liệu đối chiếu để sử dụng trong các phép thử nghiệm so sánh như kiểm tra bằng mắt thường, kính hiển vi, sắc ký và các phương pháp khác không?
9.
a) Mẫu đối chiếu có phù hợp với mục đích sử dụng?
b) Có danh mục mẫu dược liệu đối chiếu không?
c) Các mẫu dược liệu đối chiếu có được bảo quản ở điều kiện thích hợp không?
d) Mẫu dược liệu đối chiếu có ghi đầy đủ tên Việt Nam, tên khoa học?
e) Mẫu dược liệu đối chiếu có được ghi rõ nguồn gốc xuất xứ (thông tin về ngày thu hái, nơi thu hái nếu có) và quy định về hạn sử dụng?
10.
Các mẫu dược liệu đối chiếu đã được kiểm tra đạt chất lượng dùng làm mẫu đối chiếu không?
11.
Có hồ sơ và quy trình lấy mẫu để kiểm tra, kiểm nghiệm dược liệu không?
12.
Hồ sơ và quy trình có được phê duyệt bởi người phụ trách chuyên môn không?
13.
Có đủ nhân sự để thực hiện việc lấy mẫu, kiểm tra và kiểm nghiệm dược liệu không?
14.
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện việc kiểm tra và kiểm nghiệm về dược liệu không?
15.
Các kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn đối với các nguyên liệu có được ghi chép và lưu giữ không?
PHẦN 2. QUY ĐỊNH VỀ NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO
I
Nhân sự
16.
Có đầy đủ nhân sự cho các hoạt động của các bộ phận không?
a) Nhân viên sơ chế/xử lý, chế biến dược liệu?
b) Nhân viên bào chế, chế biến và sản xuất ?
c) Nhân viên kiểm tra chất lượng?
d) Nhân viên kho bảo quản?
17.
Nhân viên có đủ trình độ và kinh nghiệm phù hợp cho các bộ phận sản xuất không?
18.
Có bản mô tả chức năng nhiệm vụ của các cán bộ chủ chốt và các nhân sự trong sản xuất, kiểm nghiệm và kho bảo quản không?
19.
Có sơ đồ phân công và bố trí, sắp xếp nhân sự không?
20.
Phụ trách các bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng, kho bảo quản có kiến thức chuyên môn/kinh nghiệm về dược liệu không?
21.
Có sự phân tách rõ ràng nhân sự trong sản xuất, kiểm nghiệm bằng văn bản không?
22.
Có phân công nhân sự chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động sau không?
a) Sơ chế/xử lý, chế biến dược liệu?
b) Chiết xuất và xử lý cao chiết?
c) Pha chế, chế biến và sản xuất?
d) Đóng gói, dán nhãn?
đ) Kho bảo quản?
e) Kiểm tra chất lượng?
h) Bảo dưỡng, bảo trì nhà xưởng, thiết bị
23.
Các cá nhân chịu trách nhiệm giám sát có được đào tạo và có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong các lĩnh vực được phân công sau không?
a) Sơ chế/xử lý, chế biến dược liệu?
b) Chiết xuất và xử lý cao chiết?
c) Pha chế, chế biến và sản xuất?
d) Đóng gói, dán nhãn?
đ) Kho bảo quản?
e) Kiểm tra chất lượng?
h) Bảo dưỡng, bảo trì nhà xưởng, thiết bị?
II
Đào tạo
24.
Hồ sơ nhân sự, đào tạo:
a) Có hồ sơ nhân sự không?
b) Hồ sơ có thể hiện rõ trình độ và quá trình đào tạo nhân sự không?
c) Hồ sơ có được lưu giữ không ?
25.
Kế hoạch đào tạo:
a) Có kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo về thực hành sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản thuốc cho nhân viên không?
b) Có kế hoạch đào tạo chuyên sâu về nhận biết, sơ chế, chế biến, chiết xuất, sản xuất thuốc từ dược liệu không?
26.
Chương trình đào tạo:
a) Có chương trình đào tạo cập nhật chuyên môn cho các nhân viên tham gia quá trình sản xuất không?
b) Chương trình đào tạo có được xem xét phê duyệt ban hành chính thức hay không?
c) Chương trình đào tạo có được thực hiện không?
d) Kết quả đánh giá và hồ sơ đào tạo có được ghi chép lại, và lưu không?
27.
Có huấn luyện về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cho nhân viên không?
PHẦN 3. QUY ĐỊNH VỀ NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ
I
Quy định chung
28.
Nhà xưởng có được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô sản xuất không?
29.
Nhà xưởng có được thiết kế và xây dựng thích hợp để đảm bảo vận hành tiện lợi, bảo dưỡng và vệ sinh thuận lợi không?
30.
Nhà xưởng có được bố trí cách xa hoặc có biện pháp cách ly với các nguồn ô nhiễm không?
31.
Mặt bằng có kích thước, thiết kế và xây dựng thích hợp cho sản xuất, kho bảo quản và kiểm tra chất lượng không?
32.
Có xử lý nước thải, khí thải, chất thải và việc xử lý đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, chấp thuận không ?
33.
Các nhà vệ sinh:
a) Không được mở trực tiếp vào khu vực sản xuất?
b) Có được thông gió tốt?
II
Khu vực bảo quản
34.
Khu vực bảo quản có đủ rộng để bảo quản các dạng nguyên liệu và thành phẩm khác nhau không ?
35.
Khu vực bảo quản có cách biệt phù hợp để bảo quản:
a) Các loại nguyên liệu ban đầu không?
b) Các sản phẩm trung gian ?
c) Sản phẩm biệt trữ?
d) Sản phẩm chờ đóng gói?
đ) Thành phẩm ?
36.
Các khu vực bảo quản có đóng kín và có khoá ở nơi cần thiết hay không?
37.
Có khu vực bảo quản riêng dành cho dung môi hoặc nguyên liệu dễ cháy không?
38.
Có khu vực biệt trữ đối với thành phẩm trước khi xuất xưởng không?
39.
Có khu vực tách biệt dành cho nguyên liệu bị loại bỏ không?
40.
Có đủ giá kệ sắp xếp dược liệu bảo quản trong kho để đảm bảo không có dược liệu nào không được xếp trên giá, kệ?
41.
Khu vực bảo quản có được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và giữ vệ sinh sạch sẽ không?
42.
Nguyên liệu có được bảo quản cách sàn nhà không?
43.
Các dược liệu có được bao gói/sắp xếp riêng và ghi nhãn đầy đủ không?
44.
Có sổ theo dõi xuất nhập và bảo quản dược liệu, tá dược không?
45.
Có khu vực riêng để bảo quản các loại dược liệu có mùi, dược liệu có độc hay có tính chất đặc biệt không?
46.
Có khu vực bảo quản cao chiết, dịch chiết, bột dược liệu riêng biệt không?
47.
Khu vực bảo quản, đặc biệt khu vực có bụi thải ra có vệ sinh không?
48.
Có đủ dụng cụ, thiết bị theo dõi độ ẩm, nhiệt độ và có sổ theo dõi, ghi chép lại không?
49.
Có thực hiện việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng không ?
50.
Các điều kiện bảo quản có được duy trì theo các yêu cầu không?
51.
Khu vực bảo quản có được thông gió tốt không?
52.
Có xây dựng xây dựng và áp dụng hệ thống nhãn theo dõi tình trạng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm ?
III. Khu vực sơ chế /xử lý và chế biến dược liệu
53.
Có khu vực riêng sơ chế /xử lý và chế biến dược liệu?
54.
a) Có sân phơi dược liệu?
b) Sân phơi có đảm bảo vệ sinh?
55.
a) Có lò hay tủ sấy dược liệu không?
b) Các thiết bị sấy dược liệu có theo dõi, khống chế được nhiệt độ sấy không?
56.
Có trang bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết phục vụ quá trình sơ chế/xử lý dược liệu không?
57.
a) Có quy trình sơ chế, xử lý và chế biến dược liệu không?
b) Trong quy trình có chú ý những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu khi sơ chế/chế biến không?
58.
Khu vực sơ chế/xử lý dược liệu:
a) Có tách biệt với các khu vực sản xuất thuốc khác không?
b) Có được xây dựng, thiết kế thông thoáng, đảm bảo dễ dàng lau rửa, an toàn vệ sinh không?
c) Có thuận lợi cho việc di chuyển của nguyên liệu và dễ dàng làm vệ sinh không ?
d) Có các khu vực làm tinh sạch và loại bỏ tạp chất, đất cát, các bộ phận dùng không dùng đến; khu vực để rửa, cắt, sấy khô và xử lý dược liệu thô không?
đ) Có vệ sinh sạch sẽ không?
59.
Có khu vực chế biến dược liệu không?
a) Có tách biệt với các khu vực sản xuất thuốc khác không?
b) Có được xây dựng, thiết kế thông thoáng, đảm bảo dễ dàng lau rửa, an toàn vệ sinh không?
c) Có vệ sinh sạch sẽ không?
60.
Khu vực nghiền cắt dược liệu có các biện pháp và thiết bị lọc bụi để giảm bớt tối đa việc nhiễm bẩn vào bột dược liệu và gây bụi ra môi trường không?
61.
Có hệ thống nước sạch đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt để rửa dược liệu hoặc tối thiểu nước uống để chế biến dược liệu không?
IV. Khu vực sản xuất
62.
Thiết kế, bố trí các phòng sản xuất có thích hợp đảm bảo nguyên tắc một chiều đối với việc lưu chuyển của nguyên liệu, nhân viên, sản phẩm, rác thải để phòng ngừa các sản phẩm bị trộn lẫn và/hoặc nhiễm chéo không?
63.
Có các khu vực xác định và được kiểm soát thích hợp cho các công việc sau không:
a) Biệt trữ/bảo quản nguyên liệu, bao bì ?
b) Bảo quản bán thành phẩm ?
c) Cho các thao tác sản xuất, chế biến?
d. Cho các hoạt động kiểm nghiệm ?
đ) Biệt trữ và bảo quản thành phẩm?
e) Bảo quản các nguyên liệu, bao bì bị loại bỏ?
h) Các khu vực phụ trợ cho sản xuất: phòng nghỉ, khu vực bảo dưỡng thiết bị, khu vệ sinh?
64.
Việc bố trí các khu vực sản xuất có đảm bảo:
a) Trật tự công việc?
b) Thuận tiện cho việc giám sát?
c) Thuận tiện cho liên lạc ?
65.
Nhà xưởng có đảm bảo các yêu cầu sau không:
a) Có gọn gàng và sạch sẽ không?
b) Có được bảo trì, bảo dưỡng ở tình trạng tốt: không bong sơn, không có vết nứt tường, trần, sàn không?
c) Đường dây điện và đường ống dẫn hơi, đường ống nước nóng có an toàn không?
66.
Hệ thống thiết bị chiếu sáng có được thiết kế và lắp đặt đầy đủ đảm bảo các công việc được tiến hành chính xác không?
67.
Sàn nhà, tường và trần có được xây dựng bằng vật liệu thuận lợi cho việc vệ sinh, làm sạch dễ dàng và nếu cần, có thể tẩy uế được?
V. Khu vực kiểm tra chất lượng
68.
Có khu vực riêng biệt để kiểm tra chất lượng không?
69.
Khu vực kiểm tra chất lượng có được bố trí tách biệt khỏi khu vực sản xuất, kho bảo quản không?
70.
Phòng kiểm tra chất lượng có được thiết kế phù hợp với các hoạt động sẽ tiến hành tại đó không?
71.
Có bố trí các khu vực bảo quản mẫu, chất chuẩn, dung môi, thuốc thử và hồ sơ tài liệu riêng không?
72.
Phòng kiểm tra độ nhiễm khuẩn, kiểm nghiệm vi sinh vật có được bố trí riêng không?
73.
Phòng kiểm tra chất lượng có được trang bị đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ các công việc tại chỗ không?
VI. Hệ thống phụ trợ
74.
Nhà xưởng có hệ thống xử lý không khí hoặc điều hòa tách riêng cho các khu vực khác nhau không?
a) Cho khu vực sản xuất?
b) Cho khu vực kiểm tra chất lượng?
c) Cho khu vực kho, bảo quản?
d) Cho khu vực kiểm nghiệm vi sinh
75.
Hệ thống xử lý nước:
Có chương trình, kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra chất lượng nước không?
76.
Hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải trong khu vực sản xuất:
b) Các đường thoát nước có đủ lớn không?
c) Có được thiết kế và trang bị để tránh trào ngược không?
d) Các đường dẫn nước thải có được xây dựng kín không?
đ) Nước thải, chất phế thải, phế liệu có được xử lý thích hợp không?
77.
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
a) Có trang bị đủ trang thiết bị, phương tiện cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy không?
b) Các thiết bị này có còn hiệu lực hoạt động không?
VII. Trang thiết bị sản xuất
78.
Nhà máy có được trang bị đủ các thiết bị cần thiết phù hợp cho việc sản xuất các sản phẩm thuốc không?
79.
Các thiết bị có được thiết kế, lựa chọn, bố trí lắp đặt và bảo dưỡng thích hợp không?
80.
Có các biện pháp phòng tránh chất bôi trơn, chất làm lạnh, ... (các hóa chất được dùng trong vận hành của máy móc, thiết bị), tiếp xúc với thuốc thành phẩm hoặc các thành phần của thuốc không?
81.
Bề mặt của thiết bị tiếp xúc với bất kỳ nguyên liệu thô, sản phẩm chờ đóng gói, sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm có được làm bằng vật liệu trơ (ví dụ thép không rỉ) không?
82.
a) Cân và các thiết bị đo lường có được hiệu chuẩn theo quy định không?
b) Việc hiệu chuẩn có được thực hiện đầy đủ và kết quả hiệu chuẩn có được ghi chép và lưu giữ lại không?
83.
a) Có xây dựng các quy trình hướng dẫn việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ không?
b) Các quy trình hướng dẫn việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ đảm bảo có được tuân thủ đầy đủ không?
VII. Khu vực cân
84.
Có khu vực riêng biệt, ngăn cách vật lý để cân phân lô sản phẩm không
85.
Khu vực cân có đảm bảo sạch, đủ ánh sáng không?
86.
Cân có còn trong thời hạn hiệu chuẩn không?
87.
Có những biện pháp thận trọng để tránh nhiễm chéo trong khi cân không?
88.
Các dụng cụ dùng để cân (đồ đựng, cân, phễu hứng, dao trộn, pipet, v.v..) có sạch không?
89.
Các dụng cụ đó có được để ở nơi thích hợp không bị ô nhiễm không?
90.
Các đồ đựng nguyên liệu được cân có được làm sạch trước khi mở không?
91.
Sau khi cân, các đồ đựng nguyên liệu đã cân có được bịt kín lại không?
92.
Các nguyên liệu hoặc thành phần cho mỗi lô được nhận diện đúng và tách biệt sau khi cân không?
a) Tên của nguyên liệu hay thành phần?
b) Số lô và số kiểm tra khác của nguyên liệu hoặc thành phần?
c) Số lô của sản phẩm?
d) Số lượng được cân?
đ) Chữ ký/tên viết tắt của người cân và người kiểm tra?
93.
Có quy trình viết thành văn bản về xử lý, cân, đong, đo đếm và cấp phát:
a) Nguyên liệu ban đầu?
b) Vật liệu bao bì?
c) Sản phẩm trung gian?
d) Sản phẩm chờ đóng gói?
94.
Trước khi cân và cấp phát, mỗi đồ đựng nguyên liệu có được kiểm tra xem có dán nhãn đúng, kể cả nhãn phê duyệt của bộ phận kiểm tra chất lượng hay không?
VIII. Khu vực vệ sinh
95.
Có khu vực vệ sinh và giải lao tách biệt với khu vực sản xuất không?
96.
Phòng thay đồ và giữ quần áo, khu vực tắm rửa vệ sinh có thuận lợi, dễ dàng tiếp cận và phù hợp với số người sử dụng không?
97.
Khu vực vệ sinh có sạch sẽ không?
98.
Có sẵn các quy trình hướng dẫn vệ sinh cá nhân (như cách thức rửa tay và sát trùng) không ?
PHẦN 4. QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH VÀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH
99.
Có ban hành các quy trình để hướng dẫn việc vệ sinh và bảo dưỡng nhà xưởng không?
100.
Các quy trình hướng dẫn vệ sinh có bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm làm vệ sinh không?
b) Lịch trình xác định cho việc làm vệ sinh không?
c) Mô tả rõ phương pháp, thiết bị và các nguyên vật liệu được sử dụng không?
d) Hướng dẫn bảo quản các thiết bị sạch khỏi bị nhiễm bẩn không?
đ) Có hồ sơ ghi chép đầy đủ các công việc đã thực hiện hay không?
e) Hướng dẫn và quy định tình trạng vệ sinh của thiết bị?
101.
Các chất dùng làm vệ sinh có phải hóa chất gia dụng hoặc hóa chất được phép dùng trong ngành y tế không?
102.
Có biện pháp để xử lý thường xuyên chất thải từ bộ phận sản xuất không?
103.
Thùng đựng chất thải có được đánh dấu rõ ràng và được vệ sinh, xử lý thường xuyên không?
104.
a) Có biện pháp bảo vệ nhân viên tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại, các dược liệu có khả năng gây dị ứng;
b) Có đầy đủ găng tay, mũ và quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, đi giày dép phù hợp trong quá trình chế biến?
105.
Nhân viên có được đào tạo về thực hành vệ sinh cá nhân không?
106.
Nhân viên có thực hiện quy định, hướng dẫn rửa tay, vệ sinh cá nhân trước khi vào khu vực sản xuất không?
107.
Nhân viên có được trang bị quần áo bảo hộ lao động thích hợp không?
108.
a) Có biển hướng dẫn và quy định về việc kiểm soát ra vào đối với các khu vực sản xuất, kiểm nghiệm, kiểm nghiệm vi sinh và khu vực kho không?
b) Các hướng dẫn và quy định này có được thực hiện nghiêm túc không?
PHẦN 5. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ TÀI LIỆU
109.
Có hồ sơ lô cho mỗi lô sản xuất không?
110.
Tất cả các hồ sơ:
a) Có ghi rõ thời gian không?
b) Có được ký duyệt bởi người chịu trách nhiệm không?
c) Và đối với các giai đoạn quan trọng có được ký duyệt cùng với người giám sát không?
d) Có được giữ tại nơi làm việc trong toàn bộ quá trình hoạt động không?.
đ) Có được lưu giữ và sẵn sàng cho việc thanh tra ít nhất (02) năm sau khi hết hạn dùng của lô thuốc không?.
111.
Hồ sơ lô có chỉ rõ các thông tin sau không:
a) Tên, nồng độ, hàm lượng của sản phẩm?
b) Ngày sản xuất?
c) Số lô?
d) Những thay đổi trong công thức gốc hoặc những thay đổi trong quá trình sản xuất và đã được người có trách nhiệm của cơ sở ký duyệt?
đ) Công thức của lô?
e) Số lô của từng thành phần?
g) Các SOP được sử dụng?
h) Sản lượng thu được ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, cả giá trị tuyệt đối và giá trị % so với lý thuyết.?
i) Ghi chép lại từng giai đoạn tuân theo?
k) Ghi chép lại tất cả các thiết bị chính được sử dụng?
l) Ghi chép lại tất cả các mẫu, kết quả kiểm tra trong quá trình.?
m) Mẫu nhãn trên bao bì cuối cùng?
n) Nhận dạng bao bì, chai lọ, nút đậy được sử dụng.?
o) Kiểm tra điều kiện môi trường, thiết bị trước khi bắt đầu và trong quá trình sản xuất, đóng gói ?
112.
Có đầy đủ tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm đối với :
a) Nguyên liệu ban đầu không?
b) Bán thành phẩm?
c) Thành phẩm không?
113.
Hồ sơ về tiêu chuẩn đối với dược liệu, nguyên liệu và bao bì tối thiểu có các thông tin sau không:
Đối với dược liệu
a) Tên goi (tên khoa học) và mã nội bộ (nếu có)?
b) Nguồn gốc (nơi thu hái hoặc nhà cung cấp)?
c) Mô tả cảm quan?
d) Số lô (nếu có)?
đ) Hạn dùng (nếu có)?
e) Tiêu chuẩn chất lượng hoặc tham chiếu dược điển (nếu có)?
Đối với nguyên liệu khác và bao bì
a) Tên gọi và mã nội bộ (nếu có)?
b) Nhà cung cấp và nhà sản xuất?
c) Hạn dùng?
d) Số lô ?
đ) Mô tả cảm quan?
e) Tham chiếu đến chuyên luận Dược điển (nếu có) ?
g) Tiêu chuẩn chất lượng hoặc các yêu cầu về định tính và định lượng, giới hạn cho phép ?
114.
Tiêu chuẩn thành phẩm có các thông tin sau không:
a) Tên sản phẩm và mã tham khảo (nếu có)?
b) Tên thành phần/hoạt chất?
c) Công thức hoặc tham chiếu công thức?
d) Mô tả dạng bào chế và chi tiết đóng gói?
đ) Hướng dẫn lấy mẫu và kiểm nghiệm hoặc tham chiếu đến quy trình kiểm nghiệm?
e)Yêu cầu về định tính và định lượng?
g) Điều kiện bảo quản và các thận trọng nếu có?
h) Hạn dùng?
115.
Việc kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm có thực hiện theo đúng hướng dẫn của hồ sơ đăng ký thuốc đã được duyệt không?
116.
Tất cả các sản phẩm sản xuất tại nhà máy có công thức bào chế gốc trong đó mô tả chi tiết đầy đủ quá trình sản xuất không?
117.
Có xây dựng các biện pháp loại bỏ các dược liệu sau khi chế biến nếu không đạt tiêu chuẩn chất lượng không?
118.
Có thiết lập các hướng dẫn chế biến trong đó liệt kê các thao tác khác nhau được tiến hành trên dược liệu không, trong đó:
a) Có quy định về thời gian và nhiệt độ sấy không?
b) Có quy định về việc thái và nghiền nhỏ không?
c) Có quy định về phương pháp để kiểm tra về kích thước tiểu phân xay, nghiền và trộn không?
119.
Có quy định việc sàng lọc và loại bỏ các tạp chất lạ trong quá trình chế biến không?
120.
Có các chỉ dẫn trong việc sản xuất các chế phẩm cao từ dược liệu, trong đó ghi rõ dung môi chiết, thời gian và nhiệt độ chiết, phương pháp cô đặc không?
121.
Có quy định để đảm bảo sự đồng nhất của mỗi lô chế biến không?
122.
Có quy trình thực hiện việc vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị sau mỗi lô sản xuất không?
123.
Có quy trình hướng dẫn bảo quản các thiết bị, dụng cụ nhà xưởng đã được vệ sinh sạch khỏi bị nhiễm bẩn không?
124.
Các quy trình thao tác chuẩn có được tuân thủ đầy đủ không?
125.
Có lưu trữ các bản ghi chép về thời gian, nhiệt độ và các điều kiện bảo quản khác trước khi phân phối không?
126.
Có các bản ghi chép cho phép xác định nhanh chóng tất cả khách hàng đã mua thuốc của một lô/mẻ xác định không?
127.
Các bản ghi chép có chỉ rõ thời gian, số lượng, cách thức bao gói và gửi hàng của từng lô sản phẩm cho khách hàng không?
128.
Các bản ghi chép có được lưu giữ không?
PHẦN 6. QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
129.
Có đủ các tiêu chuẩn chất lượng của tất cả các nguyên liệu ban đầu hoặc nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất không?
130.
Các tiêu chuẩn chất lượng có được xét duyệt chấp nhận bởi người có trách nhiệm không?
131.
Các nguyên liệu ban đầu có được kiểm tra, kiểm nghiệm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn không?
132.
Có những ghi chép về tồn kho trên nhãn bao bì/thùng chứa để có thể đối chiếu được không?
133.
Có chương trình quay vòng tồn kho theo nguyên tắc hết hạn trước ra trước (FEFO) và nhập trước – xuất trước (FIFO) đối với nguyên liệu ban đầu không?
134.
Có các loại nhãn khác nhau (VD: màu sắc) để dễ phân biệt tình trạng sản phẩm như biệt trữ, chấp nhận và loại bỏ hay không ?
135.
Các nguyên liệu ban đầu có được ghi nhãn không, kể cả tên ghi trong tiêu chuẩn kỹ thuật?
136.
Có các thông tin sau đây trên nhãn không:
a) Tên của các nguyên liệu?
b) Số lô?
c) Số kiểm nghiệm ?
d) Ngày xuất/loại bỏ ?
e) Ngày thử nghiệm lại/ngày hết hạn ?
137.
Các nguyên liệu còn tồn kho có được định kỳ kiểm tra để đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng không?
138.
Các thẻ kho có được định kỳ đối chiếu không?
139.
Nếu có sự sai lệch ở các thẻ kho, có ghi chép và lý giải không?
140.
Các nguyên liệu bị loại bỏ có được huỷ hoặc trả lại ngay cho nhà cung cấp không?
141.
Các vật liệu bao bì đã in có được bảo quản và được cấp phát dưới sự giám sát nghiêm ngặt không?
142.
Sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói
a) Các sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói có được biệt trữ để chờ kiểm tra chất lượng và tránh nhầm lẫn không?
b) Mỗi lần xuất có được kiểm tra để xem có phù hợp với hồ sơ cấp phát không?
d) Nếu sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm chờ đóng gói có khả nghi hoặc không đạt tiêu chuẩn, thì có được giữ lại biệt trữ để thanh tra, kiểm tra chất lượng và xử lý không?
đ) Tất cả các lần xuất sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói kể cả những lần xuất bổ sung theo yêu cầu của sản xuất có chứng từ đầy đủ không?
143.
Có khu vực lấy mẫu để kiểm tra chất lượng không?
a) Khu vực lấy mẫu có được trang bị hệ thống xử lý không khí thích hợp nhằm đảm bảo tránh nhiễm bẩn và nhiễm chéo nguyên liệu được lấy mẫu hay không?
b) Có quy định việc lấy mẫu do bộ phận kiểm tra chất lượng hoặc do nhân viên khác được bộ phận kiểm tra chất lượng chỉ định tiến hành ?
c) Có qui trình lấy mẫu không ?
144.
Có những thông tin sau đây đối với mỗi lần lấy mẫu không?
a) Tên của người lấy mẫu ?
b) Số lượng mẫu lấy được ?
c) Số lượng đồ đựng lấy mẫu ?
d) Ngày lấy mẫu ?
145.
a) Có quy định về việc dán nhãn chỉ rõ các thùng, bao bì nguyên liệu được lấy mẫu không?
b) Quy định có được tuân thủ chặt chẽ hay không?
146.
Có quy trình mô tả việc đánh số lô, việc nhận diện của các loại nguyên vật liệu, thành phẩm không:
a) Nguyên liệu ban đầu?
b) Vật liệu bao bì?
c) Sản phẩn trung gian?
d) Sản phẩm chờ đóng gói?
đ) Thành phẩm?
147.
Hệ thống đánh số lô có đảm bảo truy cứu được toàn bộ các mẻ trong cùng một lô sản xuất không?
148.
Việc cấp số lô và mẻ đó có được ghi chép ngay các thông tin sau không?
a) Ngày cấp số?
b) Nhận diện sản phẩm?
c) Quy mô của lô hoặc mẻ?
149.
Có tiến hành kiểm tra môi trường và các điều kiện sản xuất có đáp ứng theo quy định hay không?
a) Có đủ sáng không?
b) Có nhiệt độ và độ ẩm có nằm trong giới hạn yêu cầu không?
150.
Tất cả các kiểm tra trong quá trình sản xuất theo yêu cầu có được ghi chép vào lúc thực hiện không?
151.
Có đặc biệt chú ý tới vấn đề nhiễm chéo trong chế biến không?
a) Có đặc biệt chú ý bảo vệ sản phẩm khỏi bị nhiễm bởi các mảnh kim loại, thuỷ tinh và gỗ không?
b) Các lưới, dây, chày và cối có được kiểm tra xem có bị mòn, rạn nứt trước và sau khi dùng không?
c) Các cuộc kiểm tra và kết quả có được ghi lại không?
đ) Chỉ có một sản phẩm hoặc một lô trong tủ sấy vào bất cứ thời điểm nào?
152.
Các máy dập viên không có môi trường kín riêng có được đặt tại một khoang riêng biệt không?
153.
Có tiến hành các thử nghiệm về trọng lượng và độ cứng của viên được tiến hành trong các thao tác dập viên?
154.
Có tiến hành cân các nang trong suốt các thao tác đóng nang không?
155.
Các viên nén hoặc viên nang lấy từ một khoang hoặc trạm dập viên hoặc đóng nang để thử nghiệm hoặc dùng vào các mục đích khác được thu thập lại và huỷ theo đúng cách không?
156.
Các vỏ nang rỗng có được bảo quản trong những điều kiện tránh được bị khô và nứt hoặc những tác động của độ ẩm không?
157.
Mực dùng để in các viên bao và viên nang có phải là phẩm màu thực phẩm không và có được coi như nguyên liệu sản xuất không?
158.
Các chất lỏng hoặc kem và thuốc bôi được sản xuất sao cho bảo vệ được sản phẩm không bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc loại khác không?
159.
Các hệ thống kín có được sử dụng để sản xuất và chuyển các chất lỏng hoặc kem và thuốc bôi không?
160.
Nước dùng để sản xuất các chất lỏng hoặc kem và thuốc và thuốc bôi ít nhất đạt tiêu chuẩn chất lượng nước uống được và có giới hạn vi khuẩn trong khoảng chấp nhận được không?
161.
Có quy định giới hạn báo động và giới hạn hành động đối với việc theo dõi môi trường sản xuất, và các biện pháp được thực hiện khi giới hạn này bị vượt quá không?
162.
Có quy định về việc sử dụng bổ sung bán thành phẩm của lô trước vào lô kế tiếp không? Tỷ lệ sử dụng và thời gian bảo quản được phép sử dụng không?
163.
Có quy trình cho việc tái chế các sản phẩm không đạt và sản phẩm bị trả về không?
164.
Có tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát và ghi lại tất cả các kết quả kiểm tra trong quá trình sản xuất không?
165.
Có kiểm tra kiểm soát môi trường sản xuất theo đúng quy trình sản xuất và hồ sơ lô không?
166.
Kiểm tra trong sản xuất và kiểm tra chất lượng của bột dược liệu:
a) Các dược liệu thô có được nghiền riêng rẽ không?
b) Có các lưu ý đặc biệt cho quá trình nghiền dược liệu thô mà được nghiền liên tục trong cùng một máy tạo thành sản phẩm? và thông số sản lượng có được kiểm tra?
c) Có thực hiện việc kiểm tra chất lượng bột dược liệu đã trộn theo tiêu chuẩn không (cảm quan, hàm lượng, độ đồng đều)?
167.
Có các tiêu chuẩn của bao bì đóng gói trực tiếp và bao bì in sẵn không?
168.
Có sẵn các SOP đối với các hoạt động tiếp nhận, lấy mẫu, thử nghiệm nguyên liệu bao bì không?
169.
Bao bì tới có được bảo quản trong khu vực được kiểm soát cho tới khi được chấp nhận nhập kho hay không?
170.
Có sẵn các SOP cho các hoạt động dán nhãn, đóng gói không?
171.
Các hoạt động dán nhãn và đóng gói có được phân cách cơ học để phòng tránh lẫn lộn ?
172.
Có các khu vực biệt trữ riêng biệt và an toàn cho các thành phẩm đợi lệnh xuất xưởng không?
173.
Có SOP cho việc bảo quản thành phẩm xuất xưởng tại khu vực gửi hàng không?
174.
Có sẵn các SOP cho việc bảo quản thuốc nói chung không?
175.
Có chương trình phòng chống côn trùng, loài gặm nhấm không?
a) Có thực hiện theo chương trình đề ra không?
b) Có sử dụng các chất diệt côn trùng không?
c) Có các biện pháp để kiểm soát việc sử dụng chất diệt côn trùng nhằm phòng tránh việc ô nhiễm sản phẩm thuốc không?
d) Có hồ sơ ghi chép việc sử dụng các chất diệt côn trùng này không?
đ) Việc bảo quản chất diệt côn trùng có được kiểm soát không?
176.
Các bao bì, thùng đựng có được bảo quản cách mặt đất đảm bảo cho phép vệ sinh và nhận dạng đúng không?
PHẦN 7. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
177.
Bộ phận kiểm tra chất lượng có độc lập với các bộ phận khác không?
178.
Phòng kiểm tra chất lượng có được thiết kế phù hợp, đảm bảo đủ chỗ để bố trí cho các trang thiết bị dụng cụ chuyên môn, hồ sơ tài liệu và không gian làm việc cho nhân viên không?
179.
Có được trang bị các máy móc, dụng cụ thích hợp cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chuẩn và xử lý dữ liệu không?
180.
Các thiết bị phân tích có phù hợp với phương pháp kiểm nghiệm và đáp ứng được yêu cầu kiểm tra chất lượng không?
181.
Có các thiết bị để kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý không? Liệt kê.
182.
Đối với các chỉ tiêu mà cơ sở chưa thực hiện được có hợp đồng với các Đơn vị có đủ điều kiện và có chức năng kiểm nghiệm thuốc để thực hiện việc kiểm nghiệm cho mỗi lô thuốc sản xuất tại cơ sở không?
183.
Người quản lý bộ phận kiểm tra chất lượng có trình độ và kinh nghiệm phù hợp không?
184.
Nhân sự của đơn vị kiểm tra chất lượng có đủ chuyên môn về các sản phẩm thuốc từ dược liệu để tiến hành các công việc sau không:
a) Các phép thử định tính, định lượng?
b) Kiểm tra sự giả mạo?
c) Sự có mặt của nấm mốc, hoặc côn trùng?
d) Sự không đồng nhất của lô hàng dược liệu?
185.
Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân viên về kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, sản phẩm không?
186.
Có ban hành quy định về sổ tay kiểm nghiệm để ghi chép lại các kết quả, các tính toán, số liệu và nhận xét có liên quan đến việc phân tích không?
187.
Có hồ sơ phân tích và các phiếu phân tích không?
188.
Hồ sơ phân tích có đầy đủ các thông tin về mẫu, phương pháp thử, kết quả phân tích không?
189.
Hồ sơ phân tích có đủ các thông tin tối thiểu sau không?
a) Tên mẫu, nguồn gốc/nơi sản xuất?
b) Số lô, hạn dùng, yêu cầu phân tích?
c) Ngày nhận mẫu, người nhận mẫu?
d) Tình trạng mẫu khi nhận và trước khi phân tích?
đ) Kết quả phân tích (kể cả các phép tính toán)?
190.
Có các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cho công tác kiểm nghiệm không?
a) Dược điển (Việt Nam và nước ngoài)?
b) Các tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất?
191.
Các hồ sơ phân tích có được lưu vào sổ kiểm nghiệm cùng với các kết quả phân tích không?
192.
Các phiếu phân tích, kiểm nghiệm có chữ ký xác nhận của kiểm nghiệm viên và người giám sát chất lượng không?
193.
Có lưu tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm cho bán thành phẩm của các sản phẩm sản xuất không?
194.
Có lưu các tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm cho các thành phẩm sản xuất không?
195.
Tất cả các phép thử kiểm tra chất lượng có được thẩm định không?
196.
Phòng kiểm tra chất lượng có đủ các quy trình mô tả quá trình lấy mẫu, thử nghiệm, ghi chép tài liệu và các tiêu chí chính xác cho việc xuất xưởng không?
197.
Có lập đề cương, chương trình theo dõi độ ổn định của thuốc thành phẩm không?
198.
Có thiết lập các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi độ ổn định của thuốc từ dược liệu không?
199.
Có đầy đủ các số liệu nghiên cứu về độ ổn định của thành phẩm thuốc từ dược liệu theo những điều kiện bảo quản nhất định không?
200.
Các phép thử xây dựng cho đề cương nghiên cứu độ ổn định của thuốc có dựa theo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm không?
201.
Các mẫu theo dõi độ ổn định có được bảo quản trong bao bì thương phẩm hay không ?
PHẦN 8. QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU NẠI VÀ THU HỒI SẢN PHẨM TẠI CƠ SỞ
I
Khiếu nại về sản phẩm
202.
Có ban hành quy trình bằng văn bản để xử lý tất cả các khiếu nại về sản phẩm không?
203.
Có phân công người chịu trách nhiệm, chuyển tiếp, xem xét và đánh giá những khiếu nại về sản phẩm không?
204.
Việc xử lý khiếu nại sản phẩm có được ghi chép bằng văn bản và được lưu giữ trong đó có các thông tin sau không:
a) Người khiếu nại?
b) Lý do khiếu nại?
c) Cách thức xử lý và trả lời khiếu nại?
II
Sản phẩm bị trả lại
205.
Có những quy trình bằng văn bản để tiếp nhận và kiểm tra các sản phẩm bị trả lại không?
206.
Có lập hồ sơ theo dõi các sản phẩm bị trả lại không?
207.
Hồ sơ theo dõi các sản phẩm bị trả lại có được lưu giữ và ghi chép với các thông tin tối thiểu như sau không:
a) Tên và hàm lượng của sản phẩm?
b) Số lô?
c) Dạng bào chế?
d) Lý do trả về?
đ) Thời gian trả về?
208.
Các sản phẩm trả về có được nhận diện rõ và bảo quản tại khu vực cách ly không?
III
Thu hồi sản phẩm
209.
Có quy trình bằng văn bản để xử lý việc thu hồi sản phẩm và quy định người có thẩm quyền quyết định thu hồi sản phẩm không?
210.
Có qui trình bằng văn bản chỉ rõ sự khẩn cấp của việc tiến hành thu hồi một sản phẩm kể cả hành động phong toả không?
211.
Có hồ sơ và báo cáo về thu hồi sản phẩm bao gồm cả kết quả của việc thu hồi sản phẩm và hành động phong toả?
212.
Sản phẩm thu hồi có được bảo quản tại nơi an toàn để đảm bảo tránh nguy cơ có thể được đưa vào tái lưu thông, sử dụng mà chưa tiến hành điều tra, đánh giá hay không?
PHẦN 9. THANH TRA VÀ TỰ THANH TRA
213.
Có quy trình tự thanh tra cơ sở không?
214.
Có thành lập ban thanh tra không?
215.
Có kế hoạch thanh tra không?
216.
Việc tự thanh tra có được ghi chép và viết thành văn bản không?
217.
Có hệ thống tự thanh tra từng khu vực sản xuất và kiểm tra chất lượng không?
218.
Có lập báo cáo tự thanh tra không ?
219.
Quy trình thanh tra có được tuân thủ để đảm bảo rằng các hành động sửa chữa thích hợp được thực hiện không?
Ghi chú: Đối với mỗi câu hỏi trong Danh mục cần ghi rõ ý kiến nhận xét, trong trường hợp không có phải ghi rõ không đáp ứng được yêu cầu cụ thể nào.
2. Thủ tục bổ sung phạm vi kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã; doanh nghiệp chỉ sản xuất thuốc dùng ngoài từ dược liệu; cơ sở sản xuất, chế biến và đóng gói dược liệu)
a. Trình tự thực hiện:
Tổ chức hoặc Cá nhân:
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ tại Sở Y tế. Nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ có ghi ngày hẹn trả kết quả.
Sở Y tế:
Tiếp nhận hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thụ lý giải quyết. Trả kết quả cho công dân theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
b. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của Sở Y tế (số 4 Sơn Tây Ba Đình Hà Nội).
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ:
1. Đơn đề nghị thẩm định bổ sung điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
2. Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược
3. Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã cấp;
4. Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật (nếu bổ sung lần đầu) hoặc báo cáo những thay đổi về nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật có liên quan đến việc bổ sung phạm vi sản xuất so với lần trước (nếu bổ sung những lần sau). Cụ thể:
Bản kê khai danh sách nhân sự và mô tả chức năng nhiệm vụ (theo mẫu)
Sơ đồ tổ chức bộ máy liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất thuốc;
Danh mục trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc;
Sơ đồ bố trí các thiết bị, máy và dụng cụ sản xuất chính;
Sơ đồ tổng thể mặt bằng sản xuất và hướng di chuyển của nhân viên, nguyên liệu, bao bì;
Sơ đồ kho bảo quản thuốc;
5. Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
Số lượng hồ sơ: 01 bộ được đóng thành bộ (quyển) chắc chắn có trang bìa; mục lục hồ sơ (theo mẫu); các trang tiếp theo được sắp xếp theo đúng mục lục hồ sơ.
Các bản sao trong hồ sơ là bản chứng thực sao y bản chính theo đúng các quy định hiện hành về chứng thực hoặc là bản sao y bản chính do giám đốc cơ sở đóng dấu chứng nhận và các cơ sở tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các bản sao có trong hồ sơ.
d. Thời hạn giải quyết:
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ tại Sở Y tế.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
h. Lệ phí:
Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp: 3.000.000đ/1 lần thẩm định (theo Quyết định số 59/2008/QĐ BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính).
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bìa hồ sơ
Mục lục hồ sơ
Đơn đề nghị thẩm định bổ sung điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Bản kê khai danh sách nhân sự
Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, các điều kiện trang thiết bị kỹ thuật chuyên môn.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Dược ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005
Nghị định số 79/2006/NĐ CP của Chính phủ ngày 09/8/2006 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược năm 2005.
Thông tư số 02/2007/TT BYT ngày 24/1/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19/4/2011 về Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu.
Công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC
Tên cơ sở:
Địa chỉ trụ sở:
Địa chỉ sản xuất:
Điện thoại:
Fax:
Người liên hệ: Số điện thoại:
MỤC LỤC HỒ SƠ
STT
Danh mục hồ sơ
Có
1
Đơn đề nghị thẩm định bổ sung điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
□
2
Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn (bản sao)
□
3
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đã cấp (bản sao)
□
4
Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật
□
5.1. Bản kê khai danh sách nhân sự và mô tả chức năng nhiệm vụ
□
5.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của cơ sở
□
5.3 Danh mục trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc
□
5.4. Sơ đồ bố trí các thiết bị, máy móc sản xuất chính
□
5.5. Sơ đồ tổng thể mặt bằng sản xuất và hướng di chuyển của nhân viên, nguyên phụ liệu, bao bì.
□
5.6. Sơ đồ kho bảo quản
□
5
Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
□
6
Tài liệu khác (nếu có):
6.1 ......................................................................
6.2 ......................................................................
6.3 ......................................................................
□
..................................... (Tên cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: .........../.......
Hà Nội, ngày tháng năm 20....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU VÀ CẤP GIẤY CNĐĐKKD THUỐC
Kính gửi: Sở Y tế thành phố Hà Nội
1. Tên cơ sở: .......................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở: ..................................................................................................................
Điện thoại liên hệ ................................................. Fax: ........................
Cơ sở chúng tôi đã được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc số ................................, ngày .................. tháng .......... năm ....................., tại địa chỉ sản xuất: ................................................................. với phạm vi kinh doanh, sản xuất thuốc từ dược liệu, dạng bào chế: .........................................................
......................................................................................... (ghi rõ dạng bào chế đã được cấp);
Người quản lý chuyên môn: DS ............................................................................ (họ và tên)
Cơ sở đề nghị Sở Y tế Hà Nội thẩm định bổ sung điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc cho doanh nghiệp/cơ sở, tại địa chỉ sản xuất: .................................................
Phạm vi sản xuất thuốc từ dược liệu, dạng bào chế bổ sung: .................................................
(ghi rõ dây chuyền hoặc dạng bào chế đề nghị thẩm định bổ sung)
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận: Như trên; Lưu:
Giám đốc doanh nghiệp/cơ sở (Ký tên và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
..................................... (Tên cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 20....
BẢN KÊ KHAI DANH SÁCH NHÂN SỰ
STT
Họ tên
Năm sinh
Giới tính
Trình độ chuyên môn
Công việc được phân công
Bộ phận
1
2
…
…
…
…
…
………, ngày … tháng … năm …….. Giám đốc cơ sở (Ký tên, đóng dấu)
..................................... (Tên cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
DANH MỤC
TỰ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Tên cơ sở: ................................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở: ...........................................................................................................................
Số điện thoại: .......................... Fax: ....................... Email: ..........................................................
3. Địa chỉ nơi kiểm tra: ..................................................................................................................
4. Tên người quản lý chuyên môn: ...............................................................................................
Chứng chỉ hành nghề số: ...........................do Sở Y tế.......... cấp ngày....../...../..........................
5. Dạng bào chế đề nghị kiểm tra: (đánh dấu vào ô trống)
a. Thuốc dạng rắn
Hoàn cứng ¨
Hoàn mềm ¨
Viên nén ¨
Viên nén bao ¨
Viên nang ¨
Cốm, bột ¨
........................... (ghi rõ dạng bào chế) ¨
b. Thuốc dạng lỏng
Thuốc nước uống ¨
Thuốc nước dùng ngoài ¨
Dầu gió ¨
........................... (ghi rõ dạng bào chế) ¨
c. Thuốc dạng mềm
Cao thuốc ¨
Cao dán ¨
............................. (ghi rõ dạng bào chế) ¨
d. Các dạng thuốc khác
Thuốc thang ¨
………………… (ghi rõ dạng bào chế) ¨
II. THÔNG TIN ĐỢT KIỂM TRA
1. Quyết định kiểm tra số:………ngày……./……/………của ...............................................
.............................................................................................................................................
2. Lần kiểm tra thứ: ............................................................................................................
3. Thời gian kiểm tra:
Từ ................................................ tới .......................................................................
4. Danh sách Đoàn kiểm tra:
STT
Họ và tên
Đơn vị
Chức vụ
1
2
3
4
5
6
III. DANH MỤC KIỂM TRA
STT
Nội dung kiểm tra
Nhận xét
PHẦN 1. QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU
1.
Dược liệu đưa vào sản xuất thuốc có đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm chất lượng không?
2.
Dược liệu đưa vào sản xuất thuốc có nguồn gốc rõ ràng và có kiểm tra chất lượng (nhận biết cảm quan, định tính, soi bột dược liệu, sắc ký ...) ?
3.
Có tổ chức nuôi trồng dược liệu tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc tại cơ sở không?
4.
Việc mua dược liệu phục vụ sản xuất tại cơ sở có hợp đồng với đơn vị cung cấp không?
5.
Đơn vị cung cấp dược liệu cho cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không?
6.
Cơ sở có lập hồ sơ và lưu các thông tin về nguồn cung cấp, nguồn gốc, phương pháp thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu phục vụ sản xuất thuốc không?
7.
Có lưu mẫu dược liệu và nguyên liệu theo từng lần nhập kho hoặc từng lô nguyên liệu?
8.
Có sẵn các mẫu dược liệu đối chiếu để sử dụng trong các phép thử nghiệm so sánh như kiểm tra bằng mắt thường, kính hiển vi, sắc ký và các phương pháp khác không?
9.
a) Mẫu đối chiếu có phù hợp với mục đích sử dụng?
b) Có danh mục mẫu dược liệu đối chiếu không?
c) Các mẫu dược liệu đối chiếu có được bảo quản ở điều kiện thích hợp không?
d) Mẫu dược liệu đối chiếu có ghi đầy đủ tên Việt Nam, tên khoa học?
e) Mẫu dược liệu đối chiếu có được ghi rõ nguồn gốc xuất xứ (thông tin về ngày thu hái, nơi thu hái nếu có) và quy định về hạn sử dụng?
10.
Các mẫu dược liệu đối chiếu đã được kiểm tra đạt chất lượng dùng làm mẫu đối chiếu không?
11.
Có hồ sơ và quy trình lấy mẫu để kiểm tra, kiểm nghiệm dược liệu không?
12.
Hồ sơ và quy trình có được phê duyệt bởi người phụ trách chuyên môn không?
13.
Có đủ nhân sự để thực hiện việc lấy mẫu, kiểm tra và kiểm nghiệm dược liệu không?
14.
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện việc kiểm tra và kiểm nghiệm về dược liệu không?
15.
Các kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn đối với các nguyên liệu có được ghi chép và lưu giữ không?
PHẦN 2. QUY ĐỊNH VỀ NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO
I
Nhân sự
16.
Có đầy đủ nhân sự cho các hoạt động của các bộ phận không?
a) Nhân viên sơ chế/xử lý, chế biến dược liệu?
b) Nhân viên bào chế, chế biến và sản xuất ?
c) Nhân viên kiểm tra chất lượng?
d) Nhân viên kho bảo quản?
17.
Nhân viên có đủ trình độ và kinh nghiệm phù hợp cho các bộ phận sản xuất không?
18.
Có bản mô tả chức năng nhiệm vụ của các cán bộ chủ chốt và các nhân sự trong sản xuất, kiểm nghiệm và kho bảo quản không?
19.
Có sơ đồ phân công và bố trí, sắp xếp nhân sự không?
20.
Phụ trách các bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng, kho bảo quản có kiến thức chuyên môn/kinh nghiệm về dược liệu không?
21.
Có sự phân tách rõ ràng nhân sự trong sản xuất, kiểm nghiệm bằng văn bản không?
22.
Có phân công nhân sự chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động sau không?
a) Sơ chế/xử lý, chế biến dược liệu?
b) Chiết xuất và xử lý cao chiết?
c) Pha chế, chế biến và sản xuất?
d) Đóng gói, dán nhãn?
đ) Kho bảo quản?
e) Kiểm tra chất lượng?
h) Bảo dưỡng, bảo trì nhà xưởng, thiết bị
23.
Các cá nhân chịu trách nhiệm giám sát có được đào tạo và có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong các lĩnh vực được phân công sau không?
a) Sơ chế/xử lý, chế biến dược liệu?
b) Chiết xuất và xử lý cao chiết?
c) Pha chế, chế biến và sản xuất?
d) Đóng gói, dán nhãn?
đ) Kho bảo quản?
e) Kiểm tra chất lượng?
h) Bảo dưỡng, bảo trì nhà xưởng, thiết bị?
II
Đào tạo
24.
Hồ sơ nhân sự, đào tạo:
a) Có hồ sơ nhân sự không?
b) Hồ sơ có thể hiện rõ trình độ và quá trình đào tạo nhân sự không?
c) Hồ sơ có được lưu giữ không ?
25.
Kế hoạch đào tạo:
a) Có kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo về thực hành sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản thuốc cho nhân viên không?
b) Có kế hoạch đào tạo chuyên sâu về nhận biết, sơ chế, chế biến, chiết xuất, sản xuất thuốc từ dược liệu không?
26.
Chương trình đào tạo:
a) Có chương trình đào tạo cập nhật chuyên môn cho các nhân viên tham gia quá trình sản xuất không?
b) Chương trình đào tạo có được xem xét phê duyệt ban hành chính thức hay không?
c) Chương trình đào tạo có được thực hiện không?
d) Kết quả đánh giá và hồ sơ đào tạo có được ghi chép lại, và lưu không?
27.
Có huấn luyện về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cho nhân viên không?
PHẦN 3. QUY ĐỊNH VỀ NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ
I
Quy định chung
28.
Nhà xưởng có được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô sản xuất không?
29.
Nhà xưởng có được thiết kế và xây dựng thích hợp để đảm bảo vận hành tiện lợi, bảo dưỡng và vệ sinh thuận lợi không?
30.
Nhà xưởng có được bố trí cách xa hoặc có biện pháp cách ly với các nguồn ô nhiễm không?
31.
Mặt bằng có kích thước, thiết kế và xây dựng thích hợp cho sản xuất, kho bảo quản và kiểm tra chất lượng không?
32.
Có xử lý nước thải, khí thải, chất thải và việc xử lý đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, chấp thuận không ?
33.
Các nhà vệ sinh :
a) Không được mở trực tiếp vào khu vực sản xuất?
b) Có được thông gió tốt?
II
Khu vực bảo quản
34.
Khu vực bảo quản có đủ rộng để bảo quản các dạng nguyên liệu và thành phẩm khác nhau không ?
35.
Khu vực bảo quản có cách biệt phù hợp để bảo quản :
a) Các loại nguyên liệu ban đầu không?
b) Các sản phẩm trung gian ?
c) Sản phẩm biệt trữ?
d) Sản phẩm chờ đóng gói?
đ) Thành phẩm ?
36.
Các khu vực bảo quản có đóng kín và có khoá ở nơi cần thiết hay không?
37.
Có khu vực bảo quản riêng dành cho dung môi hoặc nguyên liệu dễ cháy không?
38.
Có khu vực biệt trữ đối với thành phẩm trước khi xuất xưởng không?
39.
Có khu vực tách biệt dành cho nguyên liệu bị loại bỏ không?
40.
Có đủ giá kệ sắp xếp dược liệu bảo quản trong kho để đảm bảo không có dược liệu nào không được xếp trên giá, kệ?
41.
Khu vực bảo quản có được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và giữ vệ sinh sạch sẽ không?
42.
Nguyên liệu có được bảo quản cách sàn nhà không?
43.
Các dược liệu có được bao gói/sắp xếp riêng và ghi nhãn đầy đủ không?
44.
Có sổ theo dõi xuất nhập và bảo quản dược liệu, tá dược không?
45.
Có khu vực riêng để bảo quản các loại dược liệu có mùi, dược liệu có độc hay có tính chất đặc biệt không?
46.
Có khu vực bảo quản cao chiết, dịch chiết, bột dược liệu riêng biệt không?
47.
Khu vực bảo quản, đặc biệt khu vực có bụi thải ra có vệ sinh không?
48.
Có đủ dụng cụ, thiết bị theo dõi độ ẩm, nhiệt độ và có sổ theo dõi, ghi chép lại không?
49.
Có thực hiện việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng không ?
50.
Các điều kiện bảo quản có được duy trì theo các yêu cầu không?
51.
Khu vực bảo quản có được thông gió tốt không?
52.
Có xây dựng xây dựng và áp dụng hệ thống nhãn theo dõi tình trạng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm ?
III. Khu vực sơ chế /xử lý và chế biến dược liệu
53.
Có khu vực riêng sơ chế /xử lý và chế biến dược liệu?
54.
a) Có sân phơi dược liệu?
b) Sân phơi có đảm bảo vệ sinh?
55.
a) Có lò hay tủ sấy dược liệu không?
b) Các thiết bị sấy dược liệu có theo dõi, khống chế được nhiệt độ sấy không?
56.
Có trang bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết phục vụ quá trình sơ chế/xử lý dược liệu không?
57.
a) Có quy trình sơ chế, xử lý và chế biến dược liệu không?
b) Trong quy trình có chú ý những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu khi sơ chế/chế biến không?
58.
Khu vực sơ chế/xử lý dược liệu:
a) Có tách biệt với các khu vực sản xuất thuốc khác không?
b) Có được xây dựng, thiết kế thông thoáng, đảm bảo dễ dàng lau rửa, an toàn vệ sinh không?
c) Có thuận lợi cho việc di chuyển của nguyên liệu và dễ dàng làm vệ sinh không ?
d) Có các khu vực làm tinh sạch và loại bỏ tạp chất, đất cát, các bộ phận dùng không dùng đến; khu vực để rửa, cắt, sấy khô và xử lý dược liệu thô không?
đ) Có vệ sinh sạch sẽ không?
59.
Có khu vực chế biến dược liệu không?
a) Có tách biệt với các khu vực sản xuất thuốc khác không?
b) Có được xây dựng, thiết kế thông thoáng, đảm bảo dễ dàng lau rửa, an toàn vệ sinh không?
c) Có vệ sinh sạch sẽ không?
60.
Khu vực nghiền cắt dược liệu có các biện pháp và thiết bị lọc bụi để giảm bớt tối đa việc nhiễm bẩn vào bột dược liệu và gây bụi ra môi trường không?
61.
Có hệ thống nước sạch đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt để rửa dược liệu hoặc tối thiểu nước uống để chế biến dược liệu không?
IV. Khu vực sản xuất
62.
Thiết kế, bố trí các phòng sản xuất có thích hợp đảm bảo nguyên tắc một chiều đối với việc lưu chuyển của nguyên liệu, nhân viên, sản phẩm, rác thải để phòng ngừa các sản phẩm bị trộn lẫn và/hoặc nhiễm chéo không?
63.
Có các khu vực xác định và được kiểm soát thích hợp cho các công việc sau không:
a) Biệt trữ/bảo quản nguyên liệu, bao bì ?
b) Bảo quản bán thành phẩm ?
c) Cho các thao tác sản xuất, chế biến?
d. Cho các hoạt động kiểm nghiệm ?
đ) Biệt trữ và bảo quản thành phẩm?
e) Bảo quản các nguyên liệu, bao bì bị loại bỏ?
h) Các khu vực phụ trợ cho sản xuất: phòng nghỉ, khu vực bảo dưỡng thiết bị, khu vệ sinh?
64.
Việc bố trí các khu vực sản xuất có đảm bảo:
a) Trật tự công việc?
b) Thuận tiện cho việc giám sát?
c) Thuận tiện cho liên lạc ?
65.
Nhà xưởng có đảm bảo các yêu cầu sau không:
a) Có gọn gàng và sạch sẽ không?
b) Có được bảo trì, bảo dưỡng ở tình trạng tốt: không bong sơn, không có vết nứt tường, trần, sàn không?
c) Đường dây điện và đường ống dẫn hơi, đường ống nước nóng có an toàn không?
66.
Hệ thống thiết bị chiếu sáng có được thiết kế và lắp đặt đầy đủ đảm bảo các công việc được tiến hành chính xác không?
67.
Sàn nhà, tường và trần có được xây dựng bằng vật liệu thuận lợi cho việc vệ sinh, làm sạch dễ dàng và nếu cần, có thể tẩy uế được?
V. Khu vực kiểm tra chất lượng
68.
Có khu vực riêng biệt để kiểm tra chất lượng không?
69.
Khu vực kiểm tra chất lượng có được bố trí tách biệt khỏi khu vực sản xuất, kho bảo quản không?
70.
Phòng kiểm tra chất lượng có được thiết kế phù hợp với các hoạt động sẽ tiến hành tại đó không?
71.
Có bố trí các khu vực bảo quản mẫu, chất chuẩn, dung môi, thuốc thử và hồ sơ tài liệu riêng không?
72.
Phòng kiểm tra độ nhiễm khuẩn, kiểm nghiệm vi sinh vật có được bố trí riêng không?
73.
Phòng kiểm tra chất lượng có được trang bị đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ các công việc tại chỗ không?
VI. Hệ thống phụ trợ
74.
Nhà xưởng có hệ thống xử lý không khí hoặc điều hòa tách riêng cho các khu vực khác nhau không?
a) Cho khu vực sản xuất?
b) Cho khu vực kiểm tra chất lượng?
c) Cho khu vực kho, bảo quản?
d) Cho khu vực kiểm nghiệm vi sinh
75.
Hệ thống xử lý nước:
Có chương trình, kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra chất lượng nước không?
76.
Hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải trong khu vực sản xuất:
b) Các đường thoát nước có đủ lớn không?
c) Có được thiết kế và trang bị để tránh trào ngược không?
d) Các đường dẫn nước thải có được xây dựng kín không?
đ) Nước thải, chất phế thải, phế liệu có được xử lý thích hợp không?
77.
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
a) Có trang bị đủ trang thiết bị, phương tiện cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy không?
b) Các thiết bị này có còn hiệu lực hoạt động không?
VII. Trang thiết bị sản xuất
78.
Nhà máy có được trang bị đủ các thiết bị cần thiết phù hợp cho việc sản xuất các sản phẩm thuốc không?
79.
Các thiết bị có được thiết kế, lựa chọn, bố trí lắp đặt và bảo dưỡng thích hợp không?
80.
Có các biện pháp phòng tránh chất bôi trơn, chất làm lạnh, ... (các hóa chất được dùng trong vận hành của máy móc, thiết bị), tiếp xúc với thuốc thành phẩm hoặc các thành phần của thuốc không?
81.
Bề mặt của thiết bị tiếp xúc với bất kỳ nguyên liệu thô, sản phẩm chờ đóng gói, sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm có được làm bằng vật liệu trơ (ví dụ thép không rỉ) không?
82.
a) Cân và các thiết bị đo lường có được hiệu chuẩn theo quy định không?
b) Việc hiệu chuẩn có được thực hiện đầy đủ và kết quả hiệu chuẩn có được ghi chép và lưu giữ lại không?
83.
a) Có xây dựng các quy trình hướng dẫn việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ không?
b) Các quy trình hướng dẫn việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ đảm bảo có được tuân thủ đầy đủ không?
VII. Khu vực cân
84.
Có khu vực riêng biệt, ngăn cách vật lý để cân phân lô sản phẩm không
85.
Khu vực cân có đảm bảo sạch, đủ ánh sáng không?
86.
Cân có còn trong thời hạn hiệu chuẩn không?
87.
Có những biện pháp thận trọng để tránh nhiễm chéo trong khi cân không?
88.
Các dụng cụ dùng để cân (đồ đựng, cân, phễu hứng, dao trộn, pipet, v.v..) có sạch không?
89.
Các dụng cụ đó có được để ở nơi thích hợp không bị ô nhiễm không?
90.
Các đồ đựng nguyên liệu được cân có được làm sạch trước khi mở không?
91.
Sau khi cân, các đồ đựng nguyên liệu đã cân có được bịt kín lại không?
92.
Các nguyên liệu hoặc thành phần cho mỗi lô được nhận diện đúng và tách biệt sau khi cân không?
a) Tên của nguyên liệu hay thành phần?
b) Số lô và số kiểm tra khác của nguyên liệu hoặc thành phần?
c) Số lô của sản phẩm?
d) Số lượng được cân?
đ) Chữ ký/tên viết tắt của người cân và người kiểm tra?
93.
Có quy trình viết thành văn bản về xử lý, cân, đong, đo đếm và cấp phát:
a) Nguyên liệu ban đầu?
b) Vật liệu bao bì?
c) Sản phẩm trung gian?
d) Sản phẩm chờ đóng gói?
94.
Trước khi cân và cấp phát, mỗi đồ đựng nguyên liệu có được kiểm tra xem có dán nhãn đúng, kể cả nhãn phê duyệt của bộ phận kiểm tra chất lượng hay không?
VIII. Khu vực vệ sinh
95.
Có khu vực vệ sinh và giải lao tách biệt với khu vực sản xuất không?
96.
Phòng thay đồ và giữ quần áo, khu vực tắm rửa vệ sinh có thuận lợi, dễ dàng tiếp cận và phù hợp với số người sử dụng không?
97.
Khu vực vệ sinh có sạch sẽ không?
98.
Có sẵn các quy trình hướng dẫn vệ sinh cá nhân (như cách thức rửa tay và sát trùng) không ?
PHẦN 4. QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH VÀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH
99.
Có ban hành các quy trình để hướng dẫn việc vệ sinh và bảo dưỡng nhà xưởng không?
100.
Các quy trình hướng dẫn vệ sinh có bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm làm vệ sinh không?
b) Lịch trình xác định cho việc làm vệ sinh không?
c) Mô tả rõ phương pháp, thiết bị và các nguyên vật liệu được sử dụng không?
d) Hướng dẫn bảo quản các thiết bị sạch khỏi bị nhiễm bẩn không?
đ) Có hồ sơ ghi chép đầy đủ các công việc đã thực hiện hay không?
e) Hướng dẫn và quy định tình trạng vệ sinh của thiết bị?
101.
Các chất dùng làm vệ sinh có phải hóa chất gia dụng hoặc hóa chất được phép dùng trong ngành y tế không?
102.
Có biện pháp để xử lý thường xuyên chất thải từ bộ phận sản xuất không?
103.
Thùng đựng chất thải có được đánh dấu rõ ràng và được vệ sinh, xử lý thường xuyên không?
104.
a) Có biện pháp bảo vệ nhân viên tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại, các dược liệu có khả năng gây dị ứng;
b) Có đầy đủ găng tay, mũ và quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, đi giày dép phù hợp trong quá trình chế biến?
105.
Nhân viên có được đào tạo về thực hành vệ sinh cá nhân không?
106.
Nhân viên có thực hiện quy định, hướng dẫn rửa tay, vệ sinh cá nhân trước khi vào khu vực sản xuất không?
107.
Nhân viên có được trang bị quần áo bảo hộ lao động thích hợp không?
108.
a) Có biển hướng dẫn và quy định về việc kiểm soát ra vào đối với các khu vực sản xuất, kiểm nghiệm, kiểm nghiệm vi sinh và khu vực kho không?
b) Các hướng dẫn và quy định này có được thực hiện nghiêm túc không?
PHẦN 5. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ TÀI LIỆU
109.
Có hồ sơ lô cho mỗi lô sản xuất không?
110.
Tất cả các hồ sơ:
a) Có ghi rõ thời gian không?
b) Có được ký duyệt bởi người chịu trách nhiệm không?
c) Và đối với các giai đoạn quan trọng có được ký duyệt cùng với người giám sát không?
d) Có được giữ tại nơi làm việc trong toàn bộ quá trình hoạt động không?.
đ) Có được lưu giữ và sẵn sàng cho việc thanh tra ít nhất (02) năm sau khi hết hạn dùng của lô thuốc không?.
111.
Hồ sơ lô có chỉ rõ các thông tin sau không:
a) Tên, nồng độ, hàm lượng của sản phẩm?
b) Ngày sản xuất?
c) Số lô?
d) Những thay đổi trong công thức gốc hoặc những thay đổi trong quá trình sản xuất và đã được người có trách nhiệm của cơ sở ký duyệt?
đ) Công thức của lô?
e) Số lô của từng thành phần?
g) Các SOP được sử dụng?
h) Sản lượng thu được ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, cả giá trị tuyệt đối và giá trị % so với lý thuyết.?
i) Ghi chép lại từng giai đoạn tuân theo?
k) Ghi chép lại tất cả các thiết bị chính được sử dụng?
l) Ghi chép lại tất cả các mẫu, kết quả kiểm tra trong quá trình.?
m) Mẫu nhãn trên bao bì cuối cùng?
n) Nhận dạng bao bì, chai lọ, nút đậy được sử dụng.?
o) Kiểm tra điều kiện môi trường, thiết bị trước khi bắt đầu và trong quá trình sản xuất, đóng gói ?
112.
Có đầy đủ tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm đối với :
a) Nguyên liệu ban đầu không?
b) Bán thành phẩm?
c) Thành phẩm không?
113.
Hồ sơ về tiêu chuẩn đối với dược liệu, nguyên liệu và bao bì tối thiểu có các thông tin sau không:
Đối với dược liệu
a) Tên goi (tên khoa học) và mã nội bộ (nếu có)?
b) Nguồn gốc (nơi thu hái hoặc nhà cung cấp)?
c) Mô tả cảm quan?
d) Số lô (nếu có)?
đ) Hạn dùng (nếu có)?
e) Tiêu chuẩn chất lượng hoặc tham chiếu dược điển (nếu có)?
Đối với nguyên liệu khác và bao bì
a) Tên gọi và mã nội bộ (nếu có)?
b) Nhà cung cấp và nhà sản xuất?
c) Hạn dùng?
d) Số lô ?
đ) Mô tả cảm quan?
e) Tham chiếu đến chuyên luận Dược điển (nếu có) ?
g) Tiêu chuẩn chất lượng hoặc các yêu cầu về định tính và định lượng, giới hạn cho phép ?
114.
Tiêu chuẩn thành phẩm có các thông tin sau không:
a) Tên sản phẩm và mã tham khảo (nếu có)?
b) Tên thành phần/hoạt chất?
c) Công thức hoặc tham chiếu công thức?
d) Mô tả dạng bào chế và chi tiết đóng gói?
đ) Hướng dẫn lấy mẫu và kiểm nghiệm hoặc tham chiếu đến quy trình kiểm nghiệm?
e) Yêu cầu về định tính và định lượng?
g) Điều kiện bảo quản và các thận trọng nếu có?
h) Hạn dùng?
115.
Việc kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm có thực hiện theo đúng hướng dẫn của hồ sơ đăng ký thuốc đã được duyệt không?
116.
Tất cả các sản phẩm sản xuất tại nhà máy có công thức bào chế gốc trong đó mô tả chi tiết đầy đủ quá trình sản xuất không?
117.
Có xây dựng các biện pháp loại bỏ các dược liệu sau khi chế biến nếu không đạt tiêu chuẩn chất lượng không?
118.
Có thiết lập các hướng dẫn chế biến trong đó liệt kê các thao tác khác nhau được tiến hành trên dược liệu không, trong đó:
a) Có quy định về thời gian và nhiệt độ sấy không?
b) Có quy định về việc thái và nghiền nhỏ không?
c) Có quy định về phương pháp để kiểm tra về kích thước tiểu phân xay, nghiền và trộn không?
119.
Có quy định việc sàng lọc và loại bỏ các tạp chất lạ trong quá trình chế biến không?
120.
Có các chỉ dẫn trong việc sản xuất các chế phẩm cao từ dược liệu, trong đó ghi rõ dung môi chiết, thời gian và nhiệt độ chiết, phương pháp cô đặc không?
121.
Có quy định để đảm bảo sự đồng nhất của mỗi lô chế biến không?
122.
Có quy trình thực hiện việc vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị sau mỗi lô sản xuất không?
123.
Có quy trình hướng dẫn bảo quản các thiết bị, dụng cụ nhà xưởng đã được vệ sinh sạch khỏi bị nhiễm bẩn không?
124.
Các quy trình thao tác chuẩn có được tuân thủ đầy đủ không?
125.
Có lưu trữ các bản ghi chép về thời gian, nhiệt độ và các điều kiện bảo quản khác trước khi phân phối không?
126.
Có các bản ghi chép cho phép xác định nhanh chóng tất cả khách hàng đã mua thuốc của một lô/mẻ xác định không?
127.
Các bản ghi chép có chỉ rõ thời gian, số lượng, cách thức bao gói và gửi hàng của từng lô sản phẩm cho khách hàng không?
128.
Các bản ghi chép có được lưu giữ không?
PHẦN 6. QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
129.
Có đủ các tiêu chuẩn chất lượng của tất cả các nguyên liệu ban đầu hoặc nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất không?
130.
Các tiêu chuẩn chất lượng có được xét duyệt chấp nhận bởi người có trách nhiệm không?
131.
Các nguyên liệu ban đầu có được kiểm tra, kiểm nghiệm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn không?
132.
Có những ghi chép về tồn kho trên nhãn bao bì/thùng chứa để có thể đối chiếu được không?
133.
Có chương trình quay vòng tồn kho theo nguyên tắc hết hạn trước ra trước (FEFO) và nhập trước – xuất trước (FIFO) đối với nguyên liệu ban đầu không?
134.
Có các loại nhãn khác nhau (VD: màu sắc) để dễ phân biệt tình trạng sản phẩm như biệt trữ, chấp nhận và loại bỏ hay không ?
135.
Các nguyên liệu ban đầu có được ghi nhãn không, kể cả tên ghi trong tiêu chuẩn kỹ thuật?
136.
Có các thông tin sau đây trên nhãn không:
a) Tên của các nguyên liệu?
b) Số lô?
c) Số kiểm nghiệm ?
d) Ngày xuất/loại bỏ ?
e) Ngày thử nghiệm lại/ngày hết hạn ?
137.
Các nguyên liệu còn tồn kho có được định kỳ kiểm tra để đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng không?
138.
Các thẻ kho có được định kỳ đối chiếu không?
139.
Nếu có sự sai lệch ở các thẻ kho, có ghi chép và lý giải không?
140.
Các nguyên liệu bị loại bỏ có được huỷ hoặc trả lại ngay cho nhà cung cấp không?
141.
Các vật liệu bao bì đã in có được bảo quản và được cấp phát dưới sự giám sát nghiêm ngặt không?
142.
Sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói
a) Các sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói có được biệt trữ để chờ kiểm tra chất lượng và tránh nhầm lẫn không?
b) Mỗi lần xuất có được kiểm tra để xem có phù hợp với hồ sơ cấp phát không?
d) Nếu sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm chờ đóng gói có khả nghi hoặc không đạt tiêu chuẩn, thì có được giữ lại biệt trữ để thanh tra, kiểm tra chất lượng và xử lý không?
đ) Tất cả các lần xuất sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói kể cả những lần xuất bổ sung theo yêu cầu của sản xuất có chứng từ đầy đủ không?
143.
Có khu vực lấy mẫu để kiểm tra chất lượng không?
a) Khu vực lấy mẫu có được trang bị hệ thống xử lý không khí thích hợp nhằm đảm bảo tránh nhiễm bẩn và nhiễm chéo nguyên liệu được lấy mẫu hay không?
b) Có quy định việc lấy mẫu do bộ phận kiểm tra chất lượng hoặc do nhân viên khác được bộ phận kiểm tra chất lượng chỉ định tiến hành ?
c) Có qui trình lấy mẫu không ?
144.
Có những thông tin sau đây đối với mỗi lần lấy mẫu không?
a) Tên của người lấy mẫu ?
b) Số lượng mẫu lấy được ?
c) Số lượng đồ đựng lấy mẫu ?
d) Ngày lấy mẫu ?
145.
a) Có quy định về việc dán nhãn chỉ rõ các thùng, bao bì nguyên liệu được lấy mẫu không?
b) Quy định có được tuân thủ chặt chẽ hay không?
146.
Có quy trình mô tả việc đánh số lô, việc nhận diện của các loại nguyên vật liệu, thành phẩm không:
a) Nguyên liệu ban đầu?
b) Vật liệu bao bì?
c) Sản phẩn trung gian?
d) Sản phẩm chờ đóng gói?
đ) Thành phẩm?
147.
Hệ thống đánh số lô có đảm bảo truy cứu được toàn bộ các mẻ trong cùng một lô sản xuất không?
148.
Việc cấp số lô và mẻ đó có được ghi chép ngay các thông tin sau không?
a) Ngày cấp số?
b) Nhận diện sản phẩm?
c) Quy mô của lô hoặc mẻ?
149.
Có tiến hành kiểm tra môi trường và các điều kiện sản xuất có đáp ứng theo quy định hay không?
a) Có đủ sáng không?
b) Có nhiệt độ và độ ẩm có nằm trong giới hạn yêu cầu không?
150.
Tất cả các kiểm tra trong quá trình sản xuất theo yêu cầu có được ghi chép vào lúc thực hiện không?
151.
Có đặc biệt chú ý tới vấn đề nhiễm chéo trong chế biến không?
a) Có đặc biệt chú ý bảo vệ sản phẩm khỏi bị nhiễm bởi các mảnh kim loại, thuỷ tinh và gỗ không?
b) Các lưới, dây, chày và cối có được kiểm tra xem có bị mòn, rạn nứt trước và sau khi dùng không?
c) Các cuộc kiểm tra và kết quả có được ghi lại không?
đ) Chỉ có một sản phẩm hoặc một lô trong tủ sấy vào bất cứ thời điểm nào?
152.
Các máy dập viên không có môi trường kín riêng có được đặt tại một khoang riêng biệt không?
153.
Có tiến hành các thử nghiệm về trọng lượng và độ cứng của viên được tiến hành trong các thao tác dập viên?
154.
Có tiến hành cân các nang trong suốt các thao tác đóng nang không?
155.
Các viên nén hoặc viên nang lấy từ một khoang hoặc trạm dập viên hoặc đóng nang để thử nghiệm hoặc dùng vào các mục đích khác được thu thập lại và huỷ theo đúng cách không?
156.
Các vỏ nang rỗng có được bảo quản trong những điều kiện tránh được bị khô và nứt hoặc những tác động của độ ẩm không?
157.
Mực dùng để in các viên bao và viên nang có phải là phẩm màu thực phẩm không và có được coi như nguyên liệu sản xuất không?
158.
Các chất lỏng hoặc kem và thuốc bôi được sản xuất sao cho bảo vệ được sản phẩm không bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc loại khác không?
159.
Các hệ thống kín có được sử dụng để sản xuất và chuyển các chất lỏng hoặc kem và thuốc bôi không?
160.
Nước dùng để sản xuất các chất lỏng hoặc kem và thuốc và thuốc bôi ít nhất đạt tiêu chuẩn chất lượng nước uống được và có giới hạn vi khuẩn trong khoảng chấp nhận được không?
161.
Có quy định giới hạn báo động và giới hạn hành động đối với việc theo dõi môi trường sản xuất, và các biện pháp được thực hiện khi giới hạn này bị vượt quá không?
162.
Có quy định về việc sử dụng bổ sung bán thành phẩm của lô trước vào lô kế tiếp không? Tỷ lệ sử dụng và thời gian bảo quản được phép sử dụng không?
163.
Có quy trình cho việc tái chế các sản phẩm không đạt và sản phẩm bị trả về không?
164.
Có tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát và ghi lại tất cả các kết quả kiểm tra trong quá trình sản xuất không?
165.
Có kiểm tra kiểm soát môi trường sản xuất theo đúng quy trình sản xuất và hồ sơ lô không?
166.
Kiểm tra trong sản xuất và kiểm tra chất lượng của bột dược liệu:
a) Các dược liệu thô có được nghiền riêng rẽ không?
b) Có các lưu ý đặc biệt cho quá trình nghiền dược liệu thô mà được nghiền liên tục trong cùng một máy tạo thành sản phẩm? và thông số sản lượng có được kiểm tra?
c) Có thực hiện việc kiểm tra chất lượng bột dược liệu đã trộn theo tiêu chuẩn không (cảm quan, hàm lượng, độ đồng đều)?
167.
Có các tiêu chuẩn của bao bì đóng gói trực tiếp và bao bì in sẵn không?
168.
Có sẵn các SOP đối với các hoạt động tiếp nhận, lấy mẫu, thử nghiệm nguyên liệu bao bì không?
169.
Bao bì tới có được bảo quản trong khu vực được kiểm soát cho tới khi được chấp nhận nhập kho hay không?
170.
Có sẵn các SOP cho các hoạt động dán nhãn, đóng gói không?
171.
Các hoạt động dán nhãn và đóng gói có được phân cách cơ học để phòng tránh lẫn lộn ?
172.
Có các khu vực biệt trữ riêng biệt và an toàn cho các thành phẩm đợi lệnh xuất xưởng không?
173.
Có SOP cho việc bảo quản thành phẩm xuất xưởng tại khu vực gửi hàng không?
174.
Có sẵn các SOP cho việc bảo quản thuốc nói chung không?
175.
Có chương trình phòng chống côn trùng, loài gặm nhấm không?
a) Có thực hiện theo chương trình đề ra không?
b) Có sử dụng các chất diệt côn trùng không?
c) Có các biện pháp để kiểm soát việc sử dụng chất diệt côn trùng nhằm phòng tránh việc ô nhiễm sản phẩm thuốc không?
d) Có hồ sơ ghi chép việc sử dụng các chất diệt côn trùng này không?
đ) Việc bảo quản chất diệt côn trùng có được kiểm soát không?
176.
Các bao bì, thùng đựng có được bảo quản cách mặt đất đảm bảo cho phép vệ sinh và nhận dạng đúng không?
PHẦN 7. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
177.
Bộ phận kiểm tra chất lượng có độc lập với các bộ phận khác không?
178.
Phòng kiểm tra chất lượng có được thiết kế phù hợp, đảm bảo đủ chỗ để bố trí cho các trang thiết bị dụng cụ chuyên môn, hồ sơ tài liệu và không gian làm việc cho nhân viên không?
179.
Có được trang bị các máy móc, dụng cụ thích hợp cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chuẩn và xử lý dữ liệu không?
180.
Các thiết bị phân tích có phù hợp với phương pháp kiểm nghiệm và đáp ứng được yêu cầu kiểm tra chất lượng không?
181.
Có các thiết bị để kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý không? Liệt kê.
182.
Đối với các chỉ tiêu mà cơ sở chưa thực hiện được có hợp đồng với các Đơn vị có đủ điều kiện và có chức năng kiểm nghiệm thuốc để thực hiện việc kiểm nghiệm cho mỗi lô thuốc sản xuất tại cơ sở không?
183.
Người quản lý bộ phận kiểm tra chất lượng có trình độ và kinh nghiệm phù hợp không?
184.
Nhân sự của đơn vị kiểm tra chất lượng có đủ chuyên môn về các sản phẩm thuốc từ dược liệu để tiến hành các công việc sau không:
a) Các phép thử định tính, định lượng?
b) Kiểm tra sự giả mạo?
c) Sự có mặt của nấm mốc, hoặc côn trùng?
d) Sự không đồng nhất của lô hàng dược liệu?
185.
Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân viên về kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, sản phẩm không?
186.
Có ban hành quy định về sổ tay kiểm nghiệm để ghi chép lại các kết quả, các tính toán, số liệu và nhận xét có liên quan đến việc phân tích không?
187.
Có hồ sơ phân tích và các phiếu phân tích không?
188.
Hồ sơ phân tích có đầy đủ các thông tin về mẫu, phương pháp thử, kết quả phân tích không?
189.
Hồ sơ phân tích có đủ các thông tin tối thiểu sau không?
a) Tên mẫu, nguồn gốc/nơi sản xuất?
b) Số lô, hạn dùng, yêu cầu phân tích?
c) Ngày nhận mẫu, người nhận mẫu?
d) Tình trạng mẫu khi nhận và trước khi phân tích?
đ) Kết quả phân tích (kể cả các phép tính toán)?
190.
Có các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cho công tác kiểm nghiệm không?
a) Dược điển (Việt Nam và nước ngoài)?
b) Các tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất?
191.
Các hồ sơ phân tích có được lưu vào sổ kiểm nghiệm cùng với các kết quả phân tích không?
192.
Các phiếu phân tích, kiểm nghiệm có chữ ký xác nhận của kiểm nghiệm viên và người giám sát chất lượng không?
193.
Có lưu tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm cho bán thành phẩm của các sản phẩm sản xuất không?
194.
Có lưu các tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm cho các thành phẩm sản xuất không?
195.
Tất cả các phép thử kiểm tra chất lượng có được thẩm định không?
196.
Phòng kiểm tra chất lượng có đủ các quy trình mô tả quá trình lấy mẫu, thử nghiệm, ghi chép tài liệu và các tiêu chí chính xác cho việc xuất xưởng không?
197.
Có lập đề cương, chương trình theo dõi độ ổn định của thuốc thành phẩm không?
198.
Có thiết lập các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi độ ổn định của thuốc từ dược liệu không?
199.
Có đầy đủ các số liệu nghiên cứu về độ ổn định của thành phẩm thuốc từ dược liệu theo những điều kiện bảo quản nhất định không?
200.
Các phép thử xây dựng cho đề cương nghiên cứu độ ổn định của thuốc có dựa theo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm không?
201.
Các mẫu theo dõi độ ổn định có được bảo quản trong bao bì thương phẩm hay không ?
PHẦN 8. QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU NẠI VÀ THU HỒI SẢN PHẨM TẠI CƠ SỞ
I
Khiếu nại về sản phẩm
202.
Có ban hành quy trình bằng văn bản để xử lý tất cả các khiếu nại về sản phẩm không?
203.
Có phân công người chịu trách nhiệm, chuyển tiếp, xem xét và đánh giá những khiếu nại về sản phẩm không?
204.
Việc xử lý khiếu nại sản phẩm có được ghi chép bằng văn bản và được lưu giữ trong đó có các thông tin sau không:
a) Người khiếu nại?
b) Lý do khiếu nại?
c) Cách thức xử lý và trả lời khiếu nại?
II
Sản phẩm bị trả lại
205.
Có những quy trình bằng văn bản để tiếp nhận và kiểm tra các sản phẩm bị trả lại không?
206.
Có lập hồ sơ theo dõi các sản phẩm bị trả lại không?
207.
Hồ sơ theo dõi các sản phẩm bị trả lại có được lưu giữ và ghi chép với các thông tin tối thiểu như sau không:
a) Tên và hàm lượng của sản phẩm?
b) Số lô?
c) Dạng bào chế?
d) Lý do trả về?
đ) Thời gian trả về?
208.
Các sản phẩm trả về có được nhận diện rõ và bảo quản tại khu vực cách ly không?
III
Thu hồi sản phẩm
209.
Có quy trình bằng văn bản để xử lý việc thu hồi sản phẩm và quy định người có thẩm quyền quyết định thu hồi sản phẩm không?
210.
Có qui trình bằng văn bản chỉ rõ sự khẩn cấp của việc tiến hành thu hồi một sản phẩm kể cả hành động phong toả không?
211.
Có hồ sơ và báo cáo về thu hồi sản phẩm bao gồm cả kết quả của việc thu hồi sản phẩm và hành động phong toả?
212.
Sản phẩm thu hồi có được bảo quản tại nơi an toàn để đảm bảo tránh nguy cơ có thể được đưa vào tái lưu thông, sử dụng mà chưa tiến hành điều tra, đánh giá hay không?
PHẦN 9. THANH TRA VÀ TỰ THANH TRA
213.
Có quy trình tự thanh tra cơ sở không?
214.
Có thành lập ban thanh tra không?
215.
Có kế hoạch thanh tra không?
216.
Việc tự thanh tra có được ghi chép và viết thành văn bản không?
217.
Có hệ thống tự thanh tra từng khu vực sản xuất và kiểm tra chất lượng không?
218.
Có lập báo cáo tự thanh tra không ?
219.
Quy trình thanh tra có được tuân thủ để đảm bảo rằng các hành động sửa chữa thích hợp được thực hiện không?
Ghi chú: Đối với mỗi câu hỏi trong Danh mục cần ghi rõ ý kiến nhận xét, trong trường hợp không có phải ghi rõ không đáp ứng được yêu cầu cụ thể nào.
3. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đã được thẩm định điều kiện sản xuất thuốc theo Quyết định số 15/2008/QĐ BYT ngày 21/4/2008 của Bộ Y tế và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có hiệu lực đến ngày 31/12/2010 (cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đăng ký hộ kinh doanh, hợp tác xã; doanh nghiệp chỉ sản xuất thuốc dùng ngoài từ dược liệu; cơ sở sản xuất, chế biến và đóng gói dược liệu)
a. Trình tự thực hiện:
Tổ chức hoặc Cá nhân:
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ tại Sở Y tế. Nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ có ghi ngày hẹn trả kết quả.
Sở Y tế:
Tiếp nhận hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thụ lý giải quyết. Trả kết quả cho công dân theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
b. Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của Sở Y tế (số 4 Sơn Tây Ba Đình Hà Nội).
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ:
1. Đơn đề nghị gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc;
2. Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn;
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
4. Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật
Bản kê khai danh sách nhân sự và mô tả chức năng nhiệm vụ (theo mẫu)
Sơ đồ tổ chức bộ máy liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất thuốc;
Danh mục trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc;
Sơ đồ bố trí các thiết bị, máy và dụng cụ sản xuất chính;
Sơ đồ tổng thể mặt bằng sản xuất và hướng di chuyển của nhân viên, nguyên liệu, bao bì;
Sơ đồ kho bảo quản thuốc;
5. Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 05 năm qua theo quy định của Bộ Y tế
Số lượng hồ sơ: 01 bộ được đóng thành bộ (quyển) chắc chắn có trang bìa; mục lục hồ sơ (theo mẫu); các trang tiếp theo được sắp xếp theo đúng mục lục hồ sơ.
Các bản sao trong hồ sơ là bản chứng thực sao y bản chính theo đúng các quy định hiện hành về chứng thực hoặc là bản sao y bản chính do giám đốc cơ sở đóng dấu chứng nhận và các cơ sở tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các bản sao có trong hồ sơ.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d. Thời hạn giải quyết:
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ tại Sở Y tế.
e. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức Cá nhân
f. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Y tế
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
h. Lệ phí:
Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp: 3.000.000đ/1 lần thẩm định (theo Quyết định số 59/2008/QĐ BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính).
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bìa hồ sơ
Danh mục tài liệu
Đơn đề nghị gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
Bản kê khai danh sách nhân sự
Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm qua theo quy định của BYT
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đạt yêu cầu về cơ sở vật chất và các điều kiện trang thiết bị kỹ thuật chuyên môn.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Dược ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005
Nghị định số 79/2006/NĐ CP của Chính phủ ngày 09/8/2006 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược năm 2005.
Thông tư số 02/2007/TT BYT ngày 24/1/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của Luật Dược và Nghị định 79/2006/NĐ CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược.
Thông tư 16/2011/TT BYT ngày 19/4/2011 về Quy định nguyên tắc sản xuất thuốc từ dược liệu và lộ trình áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) đối với cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu.
Công văn số 10638/QLD KD ngày 4/8/2011 của Cục Quản lý Dược ban hành Danh mục kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu.
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU VÀ GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC
Tên cơ sở:
Địa chỉ trụ sở:
Địa chỉ sản xuất:
Điện thoại:
Fax:
Người liên hệ: Số điện thoại:
MỤC LỤC HỒ SƠ
STT
Danh mục hồ sơ
Có
1
Đơn đề nghị gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
□
2
Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn (bản sao)
□
3
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao)
□
4
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 05 năm qua theo quy định của Bộ Y tế
□
5
Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật
5.1. Bản kê khai danh sách nhân sự và mô tả chức năng nhiệm vụ
□
5.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của cơ sở
□
5.3 Danh mục trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc
□
5.4. Sơ đồ bố trí các thiết bị, máy móc sản xuất chính
□
5.5. Sơ đồ tổng thể mặt bằng sản xuất và hướng di chuyển của nhân viên, nguyên phụ liệu, bao bì.
□
5.6. Sơ đồ kho bảo quản
□
6
Danh mục tự kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc từ dược liệu
□
7
Tài liệu khác (nếu có):
7.1 ......................................................................
7.2 ......................................................................
7.3 ......................................................................
□
..................................... (Tên cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: .........../.......
Hà Nội, ngày tháng năm 20....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH THUỐC
Kính gửi: Sở Y tế thành phố Hà Nội
1. Tên cơ sở: .......................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở: ..................................................................................................................
Điện thoại liên hệ ................................................. Fax: ........................
Cơ sở chúng tôi đã được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc số ................................, ngày .................. tháng .......... năm ....................., tại địa chỉ sản xuất: ................................................................. với phạm vi kinh doanh, sản xuất thuốc từ dược liệu, dạng bào chế: .........................................................
......................................................................................... (ghi rõ dạng bào chế đã được cấp);
Người quản lý chuyên môn: DS ............................................................................ (họ và tên)
chứng chỉ hành nghề dược số ...................................... do Sở Y tế .................................. cấp ngày ......... tháng .......... năm ........................... Số điện thoại liên hệ: ...............................
Cơ sở đề nghị Sở Y tế Hà Nội gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc cho doanh nghiệp/cơ sở, tại địa chỉ sản xuất: ....................................................................................................................................
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận: Như trên; Lưu:
Giám đốc doanh nghiệp/cơ sở (Ký tên và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
..................................... (Tên cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm 20....
BẢN KÊ KHAI DANH SÁCH NHÂN SỰ
STT
Họ tên
Năm sinh
Giới tính
Trình độ chuyên môn
Công việc được phân công
Bộ phận
1
2
…
…
…
…
…
………, ngày … tháng … năm …….. Giám đốc cơ sở (Ký tên, đóng dấu)
..................................... (Tên cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
DANH MỤC
TỰ KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
1. Tên cơ sở: ................................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở: ...........................................................................................................................
Số điện thoại: .......................... Fax: ....................... Email: ..........................................................
3. Địa chỉ nơi kiểm tra: ..................................................................................................................
4. Tên người quản lý chuyên môn: ...............................................................................................
Chứng chỉ hành nghề số: ...........................do Sở Y tế.......... cấp ngày....../...../..........................
5. Dạng bào chế đề nghị kiểm tra: (đánh dấu vào ô trống)
a. Thuốc dạng rắn
Hoàn cứng ¨
Hoàn mềm ¨
Viên nén ¨
Viên nén bao ¨
Viên nang ¨
Cốm, bột ¨
........................... (ghi rõ dạng bào chế) ¨
b. Thuốc dạng lỏng
Thuốc nước uống ¨
Thuốc nước dùng ngoài ¨
Dầu gió ¨
........................... (ghi rõ dạng bào chế) ¨
c. Thuốc dạng mềm
Cao thuốc ¨
Cao dán ¨
............................. (ghi rõ dạng bào chế) ¨
d. Các dạng thuốc khác
Thuốc thang ¨
………………… (ghi rõ dạng bào chế) ¨
II. THÔNG TIN ĐỢT KIỂM TRA
1. Quyết định kiểm tra số:………ngày……./……/………của ...............................................
.............................................................................................................................................
2. Lần kiểm tra thứ: ............................................................................................................
3. Thời gian kiểm tra:
Từ ................................................ tới .......................................................................
4. Danh sách Đoàn kiểm tra:
STT
Họ và tên
Đơn vị
Chức vụ
1
2
3
4
5
6
III. DANH MỤC KIỂM TRA
STT
Nội dung kiểm tra
Nhận xét
PHẦN 1. QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU
1.
Dược liệu đưa vào sản xuất thuốc có đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm chất lượng không?
2.
Dược liệu đưa vào sản xuất thuốc có nguồn gốc rõ ràng và có kiểm tra chất lượng (nhận biết cảm quan, định tính, soi bột dược liệu, sắc ký ...) ?
3.
Có tổ chức nuôi trồng dược liệu tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thuốc tại cơ sở không?
4.
Việc mua dược liệu phục vụ sản xuất tại cơ sở có hợp đồng với đơn vị cung cấp không?
5.
Đơn vị cung cấp dược liệu cho cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không?
6.
Cơ sở có lập hồ sơ và lưu các thông tin về nguồn cung cấp, nguồn gốc, phương pháp thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu phục vụ sản xuất thuốc không?
7.
Có lưu mẫu dược liệu và nguyên liệu theo từng lần nhập kho hoặc từng lô nguyên liệu?
8.
Có sẵn các mẫu dược liệu đối chiếu để sử dụng trong các phép thử nghiệm so sánh như kiểm tra bằng mắt thường, kính hiển vi, sắc ký và các phương pháp khác không?
9.
a) Mẫu đối chiếu có phù hợp với mục đích sử dụng?
b) Có danh mục mẫu dược liệu đối chiếu không?
c) Các mẫu dược liệu đối chiếu có được bảo quản ở điều kiện thích hợp không?
d) Mẫu dược liệu đối chiếu có ghi đầy đủ tên Việt Nam, tên khoa học?
e) Mẫu dược liệu đối chiếu có được ghi rõ nguồn gốc xuất xứ (thông tin về ngày thu hái, nơi thu hái nếu có) và quy định về hạn sử dụng?
10.
Các mẫu dược liệu đối chiếu đã được kiểm tra đạt chất lượng dùng làm mẫu đối chiếu không?
11.
Có hồ sơ và quy trình lấy mẫu để kiểm tra, kiểm nghiệm dược liệu không?
12.
Hồ sơ và quy trình có được phê duyệt bởi người phụ trách chuyên môn không?
13.
Có đủ nhân sự để thực hiện việc lấy mẫu, kiểm tra và kiểm nghiệm dược liệu không?
14.
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để thực hiện việc kiểm tra và kiểm nghiệm về dược liệu không?
15.
Các kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn đối với các nguyên liệu có được ghi chép và lưu giữ không?
PHẦN 2. QUY ĐỊNH VỀ NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO
I
Nhân sự
16.
Có đầy đủ nhân sự cho các hoạt động của các bộ phận không?
a) Nhân viên sơ chế/xử lý, chế biến dược liệu?
b) Nhân viên bào chế, chế biến và sản xuất ?
c) Nhân viên kiểm tra chất lượng?
d) Nhân viên kho bảo quản?
17.
Nhân viên có đủ trình độ và kinh nghiệm phù hợp cho các bộ phận sản xuất không?
18.
Có bản mô tả chức năng nhiệm vụ của các cán bộ chủ chốt và các nhân sự trong sản xuất, kiểm nghiệm và kho bảo quản không?
19.
Có sơ đồ phân công và bố trí, sắp xếp nhân sự không?
20.
Phụ trách các bộ phận sản xuất, kiểm tra chất lượng, kho bảo quản có kiến thức chuyên môn/kinh nghiệm về dược liệu không?
21.
Có sự phân tách rõ ràng nhân sự trong sản xuất, kiểm nghiệm bằng văn bản không?
22.
Có phân công nhân sự chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động sau không?
a) Sơ chế/xử lý, chế biến dược liệu?
b) Chiết xuất và xử lý cao chiết?
c) Pha chế, chế biến và sản xuất?
d) Đóng gói, dán nhãn?
đ) Kho bảo quản?
e) Kiểm tra chất lượng?
h) Bảo dưỡng, bảo trì nhà xưởng, thiết bị
23.
Các cá nhân chịu trách nhiệm giám sát có được đào tạo và có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong các lĩnh vực được phân công sau không?
a) Sơ chế/xử lý, chế biến dược liệu?
b) Chiết xuất và xử lý cao chiết?
c) Pha chế, chế biến và sản xuất?
d) Đóng gói, dán nhãn?
đ) Kho bảo quản?
e) Kiểm tra chất lượng?
h) Bảo dưỡng, bảo trì nhà xưởng, thiết bị?
II
Đào tạo
24.
Hồ sơ nhân sự, đào tạo:
a) Có hồ sơ nhân sự không?
b) Hồ sơ có thể hiện rõ trình độ và quá trình đào tạo nhân sự không?
c) Hồ sơ có được lưu giữ không ?
25.
Kế hoạch đào tạo:
a) Có kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo về thực hành sản xuất, kiểm nghiệm và bảo quản thuốc cho nhân viên không?
b) Có kế hoạch đào tạo chuyên sâu về nhận biết, sơ chế, chế biến, chiết xuất, sản xuất thuốc từ dược liệu không?
26.
Chương trình đào tạo:
a) Có chương trình đào tạo cập nhật chuyên môn cho các nhân viên tham gia quá trình sản xuất không?
b) Chương trình đào tạo có được xem xét phê duyệt ban hành chính thức hay không?
c) Chương trình đào tạo có được thực hiện không?
d) Kết quả đánh giá và hồ sơ đào tạo có được ghi chép lại, và lưu không?
27.
Có huấn luyện về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cho nhân viên không?
PHẦN 3. QUY ĐỊNH VỀ NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ
I
Quy định chung
28.
Nhà xưởng có được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô sản xuất không?
29.
Nhà xưởng có được thiết kế và xây dựng thích hợp để đảm bảo vận hành tiện lợi, bảo dưỡng và vệ sinh thuận lợi không?
30.
Nhà xưởng có được bố trí cách xa hoặc có biện pháp cách ly với các nguồn ô nhiễm không?
31.
Mặt bằng có kích thước, thiết kế và xây dựng thích hợp cho sản xuất, kho bảo quản và kiểm tra chất lượng không?
32.
Có xử lý nước thải, khí thải, chất thải và việc xử lý đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, chấp thuận không ?
33.
Các nhà vệ sinh :
a) Không được mở trực tiếp vào khu vực sản xuất?
b) Có được thông gió tốt?
II
Khu vực bảo quản
34.
Khu vực bảo quản có đủ rộng để bảo quản các dạng nguyên liệu và thành phẩm khác nhau không ?
35.
Khu vực bảo quản có cách biệt phù hợp để bảo quản :
a) Các loại nguyên liệu ban đầu không?
b) Các sản phẩm trung gian ?
c) Sản phẩm biệt trữ?
d) Sản phẩm chờ đóng gói?
đ) Thành phẩm ?
36.
Các khu vực bảo quản có đóng kín và có khoá ở nơi cần thiết hay không?
37.
Có khu vực bảo quản riêng dành cho dung môi hoặc nguyên liệu dễ cháy không?
38.
Có khu vực biệt trữ đối với thành phẩm trước khi xuất xưởng không?
39.
Có khu vực tách biệt dành cho nguyên liệu bị loại bỏ không?
40.
Có đủ giá kệ sắp xếp dược liệu bảo quản trong kho để đảm bảo không có dược liệu nào không được xếp trên giá, kệ?
41.
Khu vực bảo quản có được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và giữ vệ sinh sạch sẽ không?
42.
Nguyên liệu có được bảo quản cách sàn nhà không?
43.
Các dược liệu có được bao gói/sắp xếp riêng và ghi nhãn đầy đủ không?
44.
Có sổ theo dõi xuất nhập và bảo quản dược liệu, tá dược không?
45.
Có khu vực riêng để bảo quản các loại dược liệu có mùi, dược liệu có độc hay có tính chất đặc biệt không?
46.
Có khu vực bảo quản cao chiết, dịch chiết, bột dược liệu riêng biệt không?
47.
Khu vực bảo quản, đặc biệt khu vực có bụi thải ra có vệ sinh không?
48.
Có đủ dụng cụ, thiết bị theo dõi độ ẩm, nhiệt độ và có sổ theo dõi, ghi chép lại không?
49.
Có thực hiện việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng không ?
50.
Các điều kiện bảo quản có được duy trì theo các yêu cầu không?
51.
Khu vực bảo quản có được thông gió tốt không?
52.
Có xây dựng xây dựng và áp dụng hệ thống nhãn theo dõi tình trạng nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm ?
III. Khu vực sơ chế /xử lý và chế biến dược liệu
53.
Có khu vực riêng sơ chế /xử lý và chế biến dược liệu?
54.
a) Có sân phơi dược liệu?
b) Sân phơi có đảm bảo vệ sinh?
55.
a) Có lò hay tủ sấy dược liệu không?
b) Các thiết bị sấy dược liệu có theo dõi, khống chế được nhiệt độ sấy không?
56.
Có trang bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết phục vụ quá trình sơ chế/xử lý dược liệu không?
57.
a) Có quy trình sơ chế, xử lý và chế biến dược liệu không?
b) Trong quy trình có chú ý những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu khi sơ chế/chế biến không?
58.
Khu vực sơ chế/xử lý dược liệu:
a) Có tách biệt với các khu vực sản xuất thuốc khác không?
b) Có được xây dựng, thiết kế thông thoáng, đảm bảo dễ dàng lau rửa, an toàn vệ sinh không?
c) Có thuận lợi cho việc di chuyển của nguyên liệu và dễ dàng làm vệ sinh không ?
d) Có các khu vực làm tinh sạch và loại bỏ tạp chất, đất cát, các bộ phận dùng không dùng đến; khu vực để rửa, cắt, sấy khô và xử lý dược liệu thô không?
đ) Có vệ sinh sạch sẽ không?
59.
Có khu vực chế biến dược liệu không?
a) Có tách biệt với các khu vực sản xuất thuốc khác không?
b) Có được xây dựng, thiết kế thông thoáng, đảm bảo dễ dàng lau rửa, an toàn vệ sinh không?
c) Có vệ sinh sạch sẽ không?
60.
Khu vực nghiền cắt dược liệu có các biện pháp và thiết bị lọc bụi để giảm bớt tối đa việc nhiễm bẩn vào bột dược liệu và gây bụi ra môi trường không?
61.
Có hệ thống nước sạch đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt để rửa dược liệu hoặc tối thiểu nước uống để chế biến dược liệu không?
IV. Khu vực sản xuất
62.
Thiết kế, bố trí các phòng sản xuất có thích hợp đảm bảo nguyên tắc một chiều đối với việc lưu chuyển của nguyên liệu, nhân viên, sản phẩm, rác thải để phòng ngừa các sản phẩm bị trộn lẫn và/hoặc nhiễm chéo không?
63.
Có các khu vực xác định và được kiểm soát thích hợp cho các công việc sau không:
a) Biệt trữ/bảo quản nguyên liệu, bao bì ?
b) Bảo quản bán thành phẩm ?
c) Cho các thao tác sản xuất, chế biến?
d. Cho các hoạt động kiểm nghiệm ?
đ) Biệt trữ và bảo quản thành phẩm?
e) Bảo quản các nguyên liệu, bao bì bị loại bỏ?
h) Các khu vực phụ trợ cho sản xuất: phòng nghỉ, khu vực bảo dưỡng thiết bị, khu vệ sinh?
64.
Việc bố trí các khu vực sản xuất có đảm bảo:
a) Trật tự công việc?
b) Thuận tiện cho việc giám sát?
c) Thuận tiện cho liên lạc ?
65.
Nhà xưởng có đảm bảo các yêu cầu sau không:
a) Có gọn gàng và sạch sẽ không?
b) Có được bảo trì, bảo dưỡng ở tình trạng tốt: không bong sơn, không có vết nứt tường, trần, sàn không?
c) Đường dây điện và đường ống dẫn hơi, đường ống nước nóng có an toàn không?
66.
Hệ thống thiết bị chiếu sáng có được thiết kế và lắp đặt đầy đủ đảm bảo các công việc được tiến hành chính xác không?
67.
Sàn nhà, tường và trần có được xây dựng bằng vật liệu thuận lợi cho việc vệ sinh, làm sạch dễ dàng và nếu cần, có thể tẩy uế được?
V. Khu vực kiểm tra chất lượng
68.
Có khu vực riêng biệt để kiểm tra chất lượng không?
69.
Khu vực kiểm tra chất lượng có được bố trí tách biệt khỏi khu vực sản xuất, kho bảo quản không?
70.
Phòng kiểm tra chất lượng có được thiết kế phù hợp với các hoạt động sẽ tiến hành tại đó không?
71.
Có bố trí các khu vực bảo quản mẫu, chất chuẩn, dung môi, thuốc thử và hồ sơ tài liệu riêng không?
72.
Phòng kiểm tra độ nhiễm khuẩn, kiểm nghiệm vi sinh vật có được bố trí riêng không?
73.
Phòng kiểm tra chất lượng có được trang bị đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ các công việc tại chỗ không?
VI. Hệ thống phụ trợ
74.
Nhà xưởng có hệ thống xử lý không khí hoặc điều hòa tách riêng cho các khu vực khác nhau không?
a) Cho khu vực sản xuất?
b) Cho khu vực kiểm tra chất lượng?
c) Cho khu vực kho, bảo quản?
d) Cho khu vực kiểm nghiệm vi sinh
75.
Hệ thống xử lý nước:
Có chương trình, kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra chất lượng nước không?
76.
Hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải trong khu vực sản xuất:
b) Các đường thoát nước có đủ lớn không?
c) Có được thiết kế và trang bị để tránh trào ngược không?
d) Các đường dẫn nước thải có được xây dựng kín không?
đ) Nước thải, chất phế thải, phế liệu có được xử lý thích hợp không?
77.
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
a) Có trang bị đủ trang thiết bị, phương tiện cho hệ thống phòng cháy, chữa cháy không?
b) Các thiết bị này có còn hiệu lực hoạt động không?
VII. Trang thiết bị sản xuất
78.
Nhà máy có được trang bị đủ các thiết bị cần thiết phù hợp cho việc sản xuất các sản phẩm thuốc không?
79.
Các thiết bị có được thiết kế, lựa chọn, bố trí lắp đặt và bảo dưỡng thích hợp không?
80.
Có các biện pháp phòng tránh chất bôi trơn, chất làm lạnh, ... (các hóa chất được dùng trong vận hành của máy móc, thiết bị), tiếp xúc với thuốc thành phẩm hoặc các thành phần của thuốc không?
81.
Bề mặt của thiết bị tiếp xúc với bất kỳ nguyên liệu thô, sản phẩm chờ đóng gói, sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm có được làm bằng vật liệu trơ (ví dụ thép không rỉ) không?
82.
a) Cân và các thiết bị đo lường có được hiệu chuẩn theo quy định không?
b) Việc hiệu chuẩn có được thực hiện đầy đủ và kết quả hiệu chuẩn có được ghi chép và lưu giữ lại không?
83.
a) Có xây dựng các quy trình hướng dẫn việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ không?
b) Các quy trình hướng dẫn việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ đảm bảo có được tuân thủ đầy đủ không?
VII. Khu vực cân
84.
Có khu vực riêng biệt, ngăn cách vật lý để cân phân lô sản phẩm không
85.
Khu vực cân có đảm bảo sạch, đủ ánh sáng không?
86.
Cân có còn trong thời hạn hiệu chuẩn không?
87.
Có những biện pháp thận trọng để tránh nhiễm chéo trong khi cân không?
88.
Các dụng cụ dùng để cân (đồ đựng, cân, phễu hứng, dao trộn, pipet, v.v..) có sạch không?
89.
Các dụng cụ đó có được để ở nơi thích hợp không bị ô nhiễm không?
90.
Các đồ đựng nguyên liệu được cân có được làm sạch trước khi mở không?
91.
Sau khi cân, các đồ đựng nguyên liệu đã cân có được bịt kín lại không?
92.
Các nguyên liệu hoặc thành phần cho mỗi lô được nhận diện đúng và tách biệt sau khi cân không?
a) Tên của nguyên liệu hay thành phần?
b) Số lô và số kiểm tra khác của nguyên liệu hoặc thành phần?
c) Số lô của sản phẩm?
d) Số lượng được cân?
đ) Chữ ký/tên viết tắt của người cân và người kiểm tra?
93.
Có quy trình viết thành văn bản về xử lý, cân, đong, đo đếm và cấp phát:
a) Nguyên liệu ban đầu?
b) Vật liệu bao bì?
c) Sản phẩm trung gian?
d) Sản phẩm chờ đóng gói?
94.
Trước khi cân và cấp phát, mỗi đồ đựng nguyên liệu có được kiểm tra xem có dán nhãn đúng, kể cả nhãn phê duyệt của bộ phận kiểm tra chất lượng hay không?
VIII. Khu vực vệ sinh
95.
Có khu vực vệ sinh và giải lao tách biệt với khu vực sản xuất không?
96.
Phòng thay đồ và giữ quần áo, khu vực tắm rửa vệ sinh có thuận lợi, dễ dàng tiếp cận và phù hợp với số người sử dụng không?
97.
Khu vực vệ sinh có sạch sẽ không?
98.
Có sẵn các quy trình hướng dẫn vệ sinh cá nhân (như cách thức rửa tay và sát trùng) không ?
PHẦN 4. QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH VÀ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH
99.
Có ban hành các quy trình để hướng dẫn việc vệ sinh và bảo dưỡng nhà xưởng không?
100.
Các quy trình hướng dẫn vệ sinh có bao gồm:
a) Phân công trách nhiệm làm vệ sinh không?
b) Lịch trình xác định cho việc làm vệ sinh không?
c) Mô tả rõ phương pháp, thiết bị và các nguyên vật liệu được sử dụng không?
d) Hướng dẫn bảo quản các thiết bị sạch khỏi bị nhiễm bẩn không?
đ) Có hồ sơ ghi chép đầy đủ các công việc đã thực hiện hay không?
e) Hướng dẫn và quy định tình trạng vệ sinh của thiết bị?
101.
Các chất dùng làm vệ sinh có phải hóa chất gia dụng hoặc hóa chất được phép dùng trong ngành y tế không?
102.
Có biện pháp để xử lý thường xuyên chất thải từ bộ phận sản xuất không?
103.
Thùng đựng chất thải có được đánh dấu rõ ràng và được vệ sinh, xử lý thường xuyên không?
104.
a) Có biện pháp bảo vệ nhân viên tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại, các dược liệu có khả năng gây dị ứng;
b) Có đầy đủ găng tay, mũ và quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, đi giày dép phù hợp trong quá trình chế biến?
105.
Nhân viên có được đào tạo về thực hành vệ sinh cá nhân không?
106.
Nhân viên có thực hiện quy định, hướng dẫn rửa tay, vệ sinh cá nhân trước khi vào khu vực sản xuất không?
107.
Nhân viên có được trang bị quần áo bảo hộ lao động thích hợp không?
108.
a) Có biển hướng dẫn và quy định về việc kiểm soát ra vào đối với các khu vực sản xuất, kiểm nghiệm, kiểm nghiệm vi sinh và khu vực kho không?
b) Các hướng dẫn và quy định này có được thực hiện nghiêm túc không?
PHẦN 5. QUY ĐỊNH VỀ HỒ SƠ TÀI LIỆU
109.
Có hồ sơ lô cho mỗi lô sản xuất không?
110.
Tất cả các hồ sơ:
a) Có ghi rõ thời gian không?
b) Có được ký duyệt bởi người chịu trách nhiệm không?
c) Và đối với các giai đoạn quan trọng có được ký duyệt cùng với người giám sát không?
d) Có được giữ tại nơi làm việc trong toàn bộ quá trình hoạt động không?.
đ) Có được lưu giữ và sẵn sàng cho việc thanh tra ít nhất (02) năm sau khi hết hạn dùng của lô thuốc không?.
111.
Hồ sơ lô có chỉ rõ các thông tin sau không:
a) Tên, nồng độ, hàm lượng của sản phẩm?
b) Ngày sản xuất?
c) Số lô?
d) Những thay đổi trong công thức gốc hoặc những thay đổi trong quá trình sản xuất và đã được người có trách nhiệm của cơ sở ký duyệt?
đ) Công thức của lô?
e) Số lô của từng thành phần?
g) Các SOP được sử dụng?
h) Sản lượng thu được ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, cả giá trị tuyệt đối và giá trị % so với lý thuyết.?
i) Ghi chép lại từng giai đoạn tuân theo?
k) Ghi chép lại tất cả các thiết bị chính được sử dụng?
l) Ghi chép lại tất cả các mẫu, kết quả kiểm tra trong quá trình.?
m) Mẫu nhãn trên bao bì cuối cùng?
n) Nhận dạng bao bì, chai lọ, nút đậy được sử dụng.?
o) Kiểm tra điều kiện môi trường, thiết bị trước khi bắt đầu và trong quá trình sản xuất, đóng gói ?
112.
Có đầy đủ tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm đối với :
a) Nguyên liệu ban đầu không?
b) Bán thành phẩm?
c) Thành phẩm không?
113.
Hồ sơ về tiêu chuẩn đối với dược liệu, nguyên liệu và bao bì tối thiểu có các thông tin sau không:
Đối với dược liệu
a) Tên goi (tên khoa học) và mã nội bộ (nếu có)?
b) Nguồn gốc (nơi thu hái hoặc nhà cung cấp)?
c) Mô tả cảm quan?
d) Số lô (nếu có)?
đ) Hạn dùng (nếu có)?
e) Tiêu chuẩn chất lượng hoặc tham chiếu dược điển (nếu có)?
Đối với nguyên liệu khác và bao bì
a) Tên gọi và mã nội bộ (nếu có)?
b) Nhà cung cấp và nhà sản xuất?
c) Hạn dùng?
d) Số lô ?
đ) Mô tả cảm quan?
e) Tham chiếu đến chuyên luận Dược điển (nếu có) ?
g) Tiêu chuẩn chất lượng hoặc các yêu cầu về định tính và định lượng, giới hạn cho phép ?
114.
Tiêu chuẩn thành phẩm có các thông tin sau không:
a) Tên sản phẩm và mã tham khảo (nếu có)?
b) Tên thành phần/hoạt chất?
c) Công thức hoặc tham chiếu công thức?
d) Mô tả dạng bào chế và chi tiết đóng gói?
đ) Hướng dẫn lấy mẫu và kiểm nghiệm hoặc tham chiếu đến quy trình kiểm nghiệm?
e)Yêu cầu về định tính và định lượng?
g) Điều kiện bảo quản và các thận trọng nếu có?
h) Hạn dùng?
115.
Việc kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm có thực hiện theo đúng hướng dẫn của hồ sơ đăng ký thuốc đã được duyệt không?
116.
Tất cả các sản phẩm sản xuất tại nhà máy có công thức bào chế gốc trong đó mô tả chi tiết đầy đủ quá trình sản xuất không?
117.
Có xây dựng các biện pháp loại bỏ các dược liệu sau khi chế biến nếu không đạt tiêu chuẩn chất lượng không?
118.
Có thiết lập các hướng dẫn chế biến trong đó liệt kê các thao tác khác nhau được tiến hành trên dược liệu không, trong đó:
a) Có quy định về thời gian và nhiệt độ sấy không?
b) Có quy định về việc thái và nghiền nhỏ không?
c) Có quy định về phương pháp để kiểm tra về kích thước tiểu phân xay, nghiền và trộn không?
119.
Có quy định việc sàng lọc và loại bỏ các tạp chất lạ trong quá trình chế biến không?
120.
Có các chỉ dẫn trong việc sản xuất các chế phẩm cao từ dược liệu, trong đó ghi rõ dung môi chiết, thời gian và nhiệt độ chiết, phương pháp cô đặc không?
121.
Có quy định để đảm bảo sự đồng nhất của mỗi lô chế biến không?
122.
Có quy trình thực hiện việc vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị sau mỗi lô sản xuất không?
123.
Có quy trình hướng dẫn bảo quản các thiết bị, dụng cụ nhà xưởng đã được vệ sinh sạch khỏi bị nhiễm bẩn không?
124.
Các quy trình thao tác chuẩn có được tuân thủ đầy đủ không?
125.
Có lưu trữ các bản ghi chép về thời gian, nhiệt độ và các điều kiện bảo quản khác trước khi phân phối không?
126.
Có các bản ghi chép cho phép xác định nhanh chóng tất cả khách hàng đã mua thuốc của một lô/mẻ xác định không?
127.
Các bản ghi chép có chỉ rõ thời gian, số lượng, cách thức bao gói và gửi hàng của từng lô sản phẩm cho khách hàng không?
128.
Các bản ghi chép có được lưu giữ không?
PHẦN 6. QUY ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
129.
Có đủ các tiêu chuẩn chất lượng của tất cả các nguyên liệu ban đầu hoặc nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất không?
130.
Các tiêu chuẩn chất lượng có được xét duyệt chấp nhận bởi người có trách nhiệm không?
131.
Các nguyên liệu ban đầu có được kiểm tra, kiểm nghiệm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn không?
132.
Có những ghi chép về tồn kho trên nhãn bao bì/thùng chứa để có thể đối chiếu được không?
133.
Có chương trình quay vòng tồn kho theo nguyên tắc hết hạn trước ra trước (FEFO) và nhập trước – xuất trước (FIFO) đối với nguyên liệu ban đầu không?
134.
Có các loại nhãn khác nhau (VD: màu sắc) để dễ phân biệt tình trạng sản phẩm như biệt trữ, chấp nhận và loại bỏ hay không ?
135.
Các nguyên liệu ban đầu có được ghi nhãn không, kể cả tên ghi trong tiêu chuẩn kỹ thuật?
136.
Có các thông tin sau đây trên nhãn không:
a) Tên của các nguyên liệu?
b) Số lô?
c) Số kiểm nghiệm ?
d) Ngày xuất/loại bỏ ?
e) Ngày thử nghiệm lại/ngày hết hạn ?
137.
Các nguyên liệu còn tồn kho có được định kỳ kiểm tra để đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng không?
138.
Các thẻ kho có được định kỳ đối chiếu không?
139.
Nếu có sự sai lệch ở các thẻ kho, có ghi chép và lý giải không?
140.
Các nguyên liệu bị loại bỏ có được huỷ hoặc trả lại ngay cho nhà cung cấp không?
141.
Các vật liệu bao bì đã in có được bảo quản và được cấp phát dưới sự giám sát nghiêm ngặt không?
142.
Sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói
a) Các sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói có được biệt trữ để chờ kiểm tra chất lượng và tránh nhầm lẫn không?
b) Mỗi lần xuất có được kiểm tra để xem có phù hợp với hồ sơ cấp phát không?
d) Nếu sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm chờ đóng gói có khả nghi hoặc không đạt tiêu chuẩn, thì có được giữ lại biệt trữ để thanh tra, kiểm tra chất lượng và xử lý không?
đ) Tất cả các lần xuất sản phẩm trung gian và sản phẩm chờ đóng gói kể cả những lần xuất bổ sung theo yêu cầu của sản xuất có chứng từ đầy đủ không?
143.
Có khu vực lấy mẫu để kiểm tra chất lượng không?
a) Khu vực lấy mẫu có được trang bị hệ thống xử lý không khí thích hợp nhằm đảm bảo tránh nhiễm bẩn và nhiễm chéo nguyên liệu được lấy mẫu hay không?
b) Có quy định việc lấy mẫu do bộ phận kiểm tra chất lượng hoặc do nhân viên khác được bộ phận kiểm tra chất lượng chỉ định tiến hành ?
c) Có qui trình lấy mẫu không ?
144.
Có những thông tin sau đây đối với mỗi lần lấy mẫu không?
a) Tên của người lấy mẫu ?
b) Số lượng mẫu lấy được ?
c) Số lượng đồ đựng lấy mẫu ?
d) Ngày lấy mẫu ?
145.
a) Có quy định về việc dán nhãn chỉ rõ các thùng, bao bì nguyên liệu được lấy mẫu không?
b) Quy định có được tuân thủ chặt chẽ hay không?
146.
Có quy trình mô tả việc đánh số lô, việc nhận diện của các loại nguyên vật liệu, thành phẩm không:
a) Nguyên liệu ban đầu?
b) Vật liệu bao bì?
c) Sản phẩn trung gian?
d) Sản phẩm chờ đóng gói?
đ) Thành phẩm?
147.
Hệ thống đánh số lô có đảm bảo truy cứu được toàn bộ các mẻ trong cùng một lô sản xuất không?
148.
Việc cấp số lô và mẻ đó có được ghi chép ngay các thông tin sau không?
a) Ngày cấp số?
b) Nhận diện sản phẩm?
c) Quy mô của lô hoặc mẻ?
149.
Có tiến hành kiểm tra môi trường và các điều kiện sản xuất có đáp ứng theo quy định hay không?
a) Có đủ sáng không?
b) Có nhiệt độ và độ ẩm có nằm trong giới hạn yêu cầu không?
150.
Tất cả các kiểm tra trong quá trình sản xuất theo yêu cầu có được ghi chép vào lúc thực hiện không?
151.
Có đặc biệt chú ý tới vấn đề nhiễm chéo trong chế biến không?
a) Có đặc biệt chú ý bảo vệ sản phẩm khỏi bị nhiễm bởi các mảnh kim loại, thuỷ tinh và gỗ không?
b) Các lưới, dây, chày và cối có được kiểm tra xem có bị mòn, rạn nứt trước và sau khi dùng không?
c) Các cuộc kiểm tra và kết quả có được ghi lại không?
đ) Chỉ có một sản phẩm hoặc một lô trong tủ sấy vào bất cứ thời điểm nào?
152.
Các máy dập viên không có môi trường kín riêng có được đặt tại một khoang riêng biệt không?
153.
Có tiến hành các thử nghiệm về trọng lượng và độ cứng của viên được tiến hành trong các thao tác dập viên?
154.
Có tiến hành cân các nang trong suốt các thao tác đóng nang không?
155.
Các viên nén hoặc viên nang lấy từ một khoang hoặc trạm dập viên hoặc đóng nang để thử nghiệm hoặc dùng vào các mục đích khác được thu thập lại và huỷ theo đúng cách không?
156.
Các vỏ nang rỗng có được bảo quản trong những điều kiện tránh được bị khô và nứt hoặc những tác động của độ ẩm không?
157.
Mực dùng để in các viên bao và viên nang có phải là phẩm màu thực phẩm không và có được coi như nguyên liệu sản xuất không?
158.
Các chất lỏng hoặc kem và thuốc bôi được sản xuất sao cho bảo vệ được sản phẩm không bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc loại khác không?
159.
Các hệ thống kín có được sử dụng để sản xuất và chuyển các chất lỏng hoặc kem và thuốc bôi không?
160.
Nước dùng để sản xuất các chất lỏng hoặc kem và thuốc và thuốc bôi ít nhất đạt tiêu chuẩn chất lượng nước uống được và có giới hạn vi khuẩn trong khoảng chấp nhận được không?
161.
Có quy định giới hạn báo động và giới hạn hành động đối với việc theo dõi môi trường sản xuất, và các biện pháp được thực hiện khi giới hạn này bị vượt quá không?
162.
Có quy định về việc sử dụng bổ sung bán thành phẩm của lô trước vào lô kế tiếp không? Tỷ lệ sử dụng và thời gian bảo quản được phép sử dụng không?
163.
Có quy trình cho việc tái chế các sản phẩm không đạt và sản phẩm bị trả về không?
164.
Có tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát và ghi lại tất cả các kết quả kiểm tra trong quá trình sản xuất không?
165.
Có kiểm tra kiểm soát môi trường sản xuất theo đúng quy trình sản xuất và hồ sơ lô không?
166.
Kiểm tra trong sản xuất và kiểm tra chất lượng của bột dược liệu:
a) Các dược liệu thô có được nghiền riêng rẽ không?
b) Có các lưu ý đặc biệt cho quá trình nghiền dược liệu thô mà được nghiền liên tục trong cùng một máy tạo thành sản phẩm? và thông số sản lượng có được kiểm tra?
c) Có thực hiện việc kiểm tra chất lượng bột dược liệu đã trộn theo tiêu chuẩn không (cảm quan, hàm lượng, độ đồng đều)?
167.
Có các tiêu chuẩn của bao bì đóng gói trực tiếp và bao bì in sẵn không?
168.
Có sẵn các SOP đối với các hoạt động tiếp nhận, lấy mẫu, thử nghiệm nguyên liệu bao bì không?
169.
Bao bì tới có được bảo quản trong khu vực được kiểm soát cho tới khi được chấp nhận nhập kho hay không?
170.
Có sẵn các SOP cho các hoạt động dán nhãn, đóng gói không?
171.
Các hoạt động dán nhãn và đóng gói có được phân cách cơ học để phòng tránh lẫn lộn ?
172.
Có các khu vực biệt trữ riêng biệt và an toàn cho các thành phẩm đợi lệnh xuất xưởng không?
173.
Có SOP cho việc bảo quản thành phẩm xuất xưởng tại khu vực gửi hàng không?
174.
Có sẵn các SOP cho việc bảo quản thuốc nói chung không?
175.
Có chương trình phòng chống côn trùng, loài gặm nhấm không?
a) Có thực hiện theo chương trình đề ra không?
b) Có sử dụng các chất diệt côn trùng không?
c) Có các biện pháp để kiểm soát việc sử dụng chất diệt côn trùng nhằm phòng tránh việc ô nhiễm sản phẩm thuốc không?
d) Có hồ sơ ghi chép việc sử dụng các chất diệt côn trùng này không?
đ) Việc bảo quản chất diệt côn trùng có được kiểm soát không?
176.
Các bao bì, thùng đựng có được bảo quản cách mặt đất đảm bảo cho phép vệ sinh và nhận dạng đúng không?
PHẦN 7. QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
177.
Bộ phận kiểm tra chất lượng có độc lập với các bộ phận khác không?
178.
Phòng kiểm tra chất lượng có được thiết kế phù hợp, đảm bảo đủ chỗ để bố trí cho các trang thiết bị dụng cụ chuyên môn, hồ sơ tài liệu và không gian làm việc cho nhân viên không?
179.
Có được trang bị các máy móc, dụng cụ thích hợp cho việc lấy mẫu, phân tích, hiệu chuẩn và xử lý dữ liệu không?
180.
Các thiết bị phân tích có phù hợp với phương pháp kiểm nghiệm và đáp ứng được yêu cầu kiểm tra chất lượng không?
181.
Có các thiết bị để kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý không? Liệt kê.
182.
Đối với các chỉ tiêu mà cơ sở chưa thực hiện được có hợp đồng với các Đơn vị có đủ điều kiện và có chức năng kiểm nghiệm thuốc để thực hiện việc kiểm nghiệm cho mỗi lô thuốc sản xuất tại cơ sở không?
183.
Người quản lý bộ phận kiểm tra chất lượng có trình độ và kinh nghiệm phù hợp không?
184.
Nhân sự của đơn vị kiểm tra chất lượng có đủ chuyên môn về các sản phẩm thuốc từ dược liệu để tiến hành các công việc sau không:
a) Các phép thử định tính, định lượng?
b) Kiểm tra sự giả mạo?
c) Sự có mặt của nấm mốc, hoặc côn trùng?
d) Sự không đồng nhất của lô hàng dược liệu?
185.
Có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân viên về kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, sản phẩm không?
186.
Có ban hành quy định về sổ tay kiểm nghiệm để ghi chép lại các kết quả, các tính toán, số liệu và nhận xét có liên quan đến việc phân tích không?
187.
Có hồ sơ phân tích và các phiếu phân tích không?
188.
Hồ sơ phân tích có đầy đủ các thông tin về mẫu, phương pháp thử, kết quả phân tích không?
189.
Hồ sơ phân tích có đủ các thông tin tối thiểu sau không?
a) Tên mẫu, nguồn gốc/nơi sản xuất?
b) Số lô, hạn dùng, yêu cầu phân tích?
c) Ngày nhận mẫu, người nhận mẫu?
d) Tình trạng mẫu khi nhận và trước khi phân tích?
đ) Kết quả phân tích (kể cả các phép tính toán)?
190.
Có các tiêu chuẩn chất lượng cần thiết cho công tác kiểm nghiệm không?
a) Dược điển (Việt Nam và nước ngoài)?
b) Các tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất?
191.
Các hồ sơ phân tích có được lưu vào sổ kiểm nghiệm cùng với các kết quả phân tích không?
192.
Các phiếu phân tích, kiểm nghiệm có chữ ký xác nhận của kiểm nghiệm viên và người giám sát chất lượng không?
193.
Có lưu tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm cho bán thành phẩm của các sản phẩm sản xuất không?
194.
Có lưu các tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm cho các thành phẩm sản xuất không?
195.
Tất cả các phép thử kiểm tra chất lượng có được thẩm định không?
196.
Phòng kiểm tra chất lượng có đủ các quy trình mô tả quá trình lấy mẫu, thử nghiệm, ghi chép tài liệu và các tiêu chí chính xác cho việc xuất xưởng không?
197.
Có lập đề cương, chương trình theo dõi độ ổn định của thuốc thành phẩm không?
198.
Có thiết lập các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi độ ổn định của thuốc từ dược liệu không?
199.
Có đầy đủ các số liệu nghiên cứu về độ ổn định của thành phẩm thuốc từ dược liệu theo những điều kiện bảo quản nhất định không?
200.
Các phép thử xây dựng cho đề cương nghiên cứu độ ổn định của thuốc có dựa theo tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm không?
201.
Các mẫu theo dõi độ ổn định có được bảo quản trong bao bì thương phẩm hay không ?
PHẦN 8. QUY ĐỊNH VỀ KHIẾU NẠI VÀ THU HỒI SẢN PHẨM TẠI CƠ SỞ
I
Khiếu nại về sản phẩm
202.
Có ban hành quy trình bằng văn bản để xử lý tất cả các khiếu nại về sản phẩm không?
203.
Có phân công người chịu trách nhiệm, chuyển tiếp, xem xét và đánh giá những khiếu nại về sản phẩm không?
204.
Việc xử lý khiếu nại sản phẩm có được ghi chép bằng văn bản và được lưu giữ trong đó có các thông tin sau không:
a) Người khiếu nại?
b) Lý do khiếu nại?
c) Cách thức xử lý và trả lời khiếu nại?
II
Sản phẩm bị trả lại
205.
Có những quy trình bằng văn bản để tiếp nhận và kiểm tra các sản phẩm bị trả lại không?
206.
Có lập hồ sơ theo dõi các sản phẩm bị trả lại không?
207.
Hồ sơ theo dõi các sản phẩm bị trả lại có được lưu giữ và ghi chép với các thông tin tối thiểu như sau không:
a) Tên và hàm lượng của sản phẩm?
b) Số lô?
c) Dạng bào chế?
d) Lý do trả về?
đ) Thời gian trả về?
208.
Các sản phẩm trả về có được nhận diện rõ và bảo quản tại khu vực cách ly không?
III
Thu hồi sản phẩm
209.
Có quy trình bằng văn bản để xử lý việc thu hồi sản phẩm và quy định người có thẩm quyền quyết định thu hồi sản phẩm không?
210.
Có qui trình bằng văn bản chỉ rõ sự khẩn cấp của việc tiến hành thu hồi một sản phẩm kể cả hành động phong toả không?
211.
Có hồ sơ và báo cáo về thu hồi sản phẩm bao gồm cả kết quả của việc thu hồi sản phẩm và hành động phong toả?
212.
Sản phẩm thu hồi có được bảo quản tại nơi an toàn để đảm bảo tránh nguy cơ có thể được đưa vào tái lưu thông, sử dụng mà chưa tiến hành điều tra, đánh giá hay không?
PHẦN 9. THANH TRA VÀ TỰ THANH TRA
213.
Có quy trình tự thanh tra cơ sở không?
214.
Có thành lập ban thanh tra không?
215.
Có kế hoạch thanh tra không?
216.
Việc tự thanh tra có được ghi chép và viết thành văn bản không?
217.
Có hệ thống tự thanh tra từng khu vực sản xuất và kiểm tra chất lượng không?
218.
Có lập báo cáo tự thanh tra không ?
219.
Quy trình thanh tra có được tuân thủ để đảm bảo rằng các hành động sửa chữa thích hợp được thực hiện không?
Ghi chú: Đối với mỗi câu hỏi trong Danh mục cần ghi rõ ý kiến nhận xét, trong trường hợp không có phải ghi rõ không đáp ứng được yêu cầu cụ thể nào.
|
BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/2012/TTLT BCT BTC
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 14/2009/TTLT BCT BTC NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2009 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VÀ BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP CHỨNG NHẬN VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU KIM CƯƠNG THÔ NHẰM THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA QUY CHẾ CHỨNG NHẬN QUY TRÌNH KIMBERLEY
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 44/2011/NĐ CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley đối với kim cương thô được ký kết vào ngày 05 tháng 11 năm 2002 tại Interlaken, Thụy Sĩ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông cáo số PK P/006/05/2011 ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Chủ tịch Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley về việc công nhận Vương quốc Swaziland là thành viên của Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley;
Thực hiện chỉ thị số 1600/2002/CT QHQT VPCP ngày 13 tháng 12 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc Việt Nam tham gia Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu kim cương thô;
Căn cứ Nghị quyết 68/NQ CP ngày 27 tháng 12 năm 1010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT BCT BTC ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của Quy chế Chứng nhận Quy trình Kimberley (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT BCT BTC) như sau:
Điều 1. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 12, mục II như sau:
Một (01) bản sao Giấy chứng nhận KP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản sao này có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 2. Sửa đổi khoản 1 Điều 14, mục III như sau:
1. Đối với thương nhân
Thương nhân khi làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP đối với các lô hàng kim cương thô xuất khẩu phải nộp cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu những giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận KP. Trong đơn thương nhân cam kết kim cương thô xuất khẩu không phải là kim cương xung đột (bản chính có chữ ký và đóng dấu của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của của thương nhân);
b) Bản khai hoàn chỉnh Giấy chứng nhận KP theo hướng dẫn tại Phụ lục VII gồm một (01) bản gốc và ba (03) bản sao;
c) Giấy chứng nhận KP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đã được Phòng quản lý xuất nhập khẩu xác nhận nhập khẩu;
d) Hoá đơn thương mại (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu);
đ) Phiếu đóng gói (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu);
e) Hợp đồng gia công và định mức gia công đã đăng ký với cơ quan Hải quan (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu).
Điều 3. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau:
“Điều 15a. Nộp tờ khai hải quan và vận tải đơn
1. Thương nhân phải nộp cho Phòng quản lý xuất nhập khẩu tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải tương đương (bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời có kèm bản chính để đối chiếu) trong vòng mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng kim cương thô xuất khẩu.
2. Trong trường hợp thương nhân vi phạm quy định của khoản 1 Điều này, Phòng Quản lý xuất nhập khẩu xem xét tạm ngừng cấp Giấy chứng nhận KP cho các lô hàng xuất khẩu tiếp theo của thương nhân. Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ gửi công văn thông báo tới cơ quan Hải quan về vi phạm của thương nhân để cơ quan Hải quan xem xét tạm ngừng làm thủ tục hải quan cho các lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu kim cương thô tiếp theo của thương nhân”.
Điều 4. Bổ sung danh sách các nước thành viên của Quy chế chứng nhận Quy trình Kimberley quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT BCT BTC như sau:
Số thứ tự: 49, tên nước thành viên: Swaziland, chữ viết tắt: SZ
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 02 năm 2012.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thành Biên
Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Kiểm toán nhà nước; Cục kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp); Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Công Thương; Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Công Thương; Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Tài chính; Phòng QLXNK khu vực Hà Nội, Phòng QLXNK khu vực TP. Hồ Chí Minh; Vụ Pháp chế Bộ Công Thương; Vụ Pháp chế Bộ Tài chính; Lưu: VT, XNK (Bộ Công Thương) (15), VT, TCHQ (Bộ Tài chính) (15).
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 08/QĐ UBND
Bến Tre, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HUỶ BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BẾN TRE
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 31/TTr SKHCN ngày 19 tháng 12 năm 2011 và Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 2003/TTr VPUBND ngày 27 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; 01 thủ tục hành chính bị hủy bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre có trách nhiệm triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Hiếu
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HUỶ BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ UBND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
Tên thủ tục hành chính
Số TTHC
Ghi chú
I. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
01
Cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
145430
Được sửa đổi, bổ sung
02
Cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ.
157985
Được sửa đổi, bổ sung
II. LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
03
Kiểm định các phương tiện đo
060557
Huỷ bỏ
|
BỘ CÔNG AN BỘ NGOẠI GIAO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/2012/TTLT/BCA BNG
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 04/2002/TTLT/BCA BNG NGÀY 29/01/2002 VÀ THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2009/TTLT/BCA BNG NGÀY 12/5/2009 CỦA BỘ CÔNG AN BỘ NGOẠI GIAO TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP CẢNH
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ CP ngày 10/12/2010 và Nghị quyết số 61/NQ CP ngày 17/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Căn cứ Nghị định số 21/2001/NĐ CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Bộ Công an và Bộ Ngoại giao thống nhất như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT/BCA BNG ngày 29/01/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
1. Sửa đổi khoản 2 Mục I như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “công văn đề nghị” tại dòng thứ ba điểm a thành cụm từ “văn bản đề nghị kiểm tra, xét duyệt nhân sự cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo mẫu N2 ban hành kèm theo Thông tư này”;
b) Sửa đổi cụm từ “nộp đơn” tại dòng thứ nhất điểm b thành cụm từ “nộp đơn bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài nhập cảnh theo mẫu N3 ban hành kèm theo Thông tư này”.
2. Sửa đổi cụm từ “đơn (theo mẫu quy định)” tại dòng thứ hai, điểm a khoản 1 Mục II thành cụm từ “Tờ khai đề nghị cấp thị thực Việt Nam theo mẫu N1 ban hành kèm theo Thông tư này”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Mục IV như sau:
a) Sửa đổi cụm từ “văn bản đề nghị” tại dòng thứ tư điểm a và dòng thứ tư điểm b thành cụm từ “tờ khai đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung thị thực và gia hạn tạm trú theo mẫu N5 ban hành kèm theo Thông tư này”.
b) Sửa đổi nội dung tại điểm d như sau:
Người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú nộp 01 bộ hồ sơ cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh). Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú gồm các loại giấy tờ sau:
+ Văn bản đề nghị cấp thẻ tạm trú theo mẫu N7A; bản khai thông tin về người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú theo mẫu N7B ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Hộ chiếu của người xin cấp thẻ tạm trú;
+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện xem xét cấp thẻ tạm trú là một trong các loại giấy tờ như: giấy phép lao động, giấy xác nhận là Trưởng Văn phòng đại diện, thành viên Hội đồng quản trị hoặc các giấy tờ khác có giá trị chứng minh đủ điều kiện cấp thẻ tạm trú.
Thẻ tạm trú được cấp riêng cho từng người theo mẫu N8 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sửa đổi, bổ sung Mục VI và Mục VII như sau:
“VI. Thủ tục cấp thẻ thường trú
1. Người nước ngoài thuộc diện quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu thường trú tại Việt Nam nộp 01 bộ hồ sơ và làm thủ tục tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Hồ sơ xin thường trú tại Việt Nam gồm các loại giấy tờ sau:
Đơn xin thường trú theo mẫu N9A; bản tự khai lý lịch theo mẫu N9B ban hành kèm theo Thông tư này;
04 ảnh mới chụp, cỡ 3 x 4 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.
Bản chụp hộ chiếu (xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác (nếu có).
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người xin thường trú và Công an cấp tỉnh nơi người đó xin thường trú biết quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Công an cấp tỉnh chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cấp thẻ thường trú sau khi nhận được thông báo về quyết định đồng ý cho thường trú của Thủ tướng Chính phủ.
2. Người nước ngoài thuộc diện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ và làm thủ tục xin thường trú ở Việt Nam tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi xin thường trú.
a) Hồ sơ xin thường trú gồm các loại giấy tờ sau:
Đơn xin thường trú theo mẫu N9A ban hành kèm theo Thông tư này;
04 ảnh mới chụp, cỡ 3 x 4 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.
Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân hoặc của nước mà người đó thường trú cấp;
Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân;
Giấy bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài xin thường trú ở Việt Nam theo mẫu N10 ban hành kèm theo Thông tư này;
Giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam;
Bản chụp hộ chiếu (xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác (nếu có).
b) Các giấy tờ nêu trong hồ sơ (trừ giấy bảo lãnh và hộ chiếu) phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
c) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thẩm tra, xác minh và báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì thời gian trên có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
d) Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người xin thường trú và Công an cấp tỉnh nơi người đó xin thường trú biết về quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an. Công an cấp tỉnh chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cấp thẻ thường trú trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo về quyết định đồng ý cho thường trú của Bộ trưởng Bộ Công an.
đ) Thẻ thường trú được cấp riêng cho từng người theo mẫu N11 ban hành kèm theo Thông tư này.
e) Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, người nước ngoài được chấp thuận cho thường trú ở Việt Nam phải đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh nơi thường trú để nhận thẻ thường trú. Quá thời hạn nêu trên, người được chấp thuận cho thường trú không đến nhận thẻ mà không có lý do chính đáng thì thẻ thường trú mặc nhiên hết giá trị.
VII. Thủ tục cấp đổi thẻ thường trú
Định kỳ 03 năm một lần, người được cấp thẻ thường trú phải có mặt tại Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú để làm thủ tục cấp đổi thẻ thường trú. Việc xin cấp đổi thẻ thường trú được thực hiện trong thời hạn 90 ngày tínhđến ngày phải có mặt. Người xin cấp đổi thẻ thường trú nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
+ 01 tờ khai cấp lại thẻ thường trú theo mẫu N9C ban hành kèm theo Thông tư này;
+ 02 ảnh mới chụp, cỡ 3 x 4 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu.
+ Thẻ thường trú:
+ Bản chụp hộ chiếu (xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu).
Trường hợp chưa hết thời hạn 03 năm (tính từ ngày cấp thẻ), người được cấp thẻ có nhu cầu thay đổi nội dung ghi trong thẻ thường trú thì nộp hồ sơ và làm thủ tục như xin cấp đổi thẻ thường trú.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp đổi thẻ thường trú, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, quyết định. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có văn bản trả lời trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh cấp thẻ mới trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT/BCA BNG ngày 12/5/2009 hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Mục III như sau:
Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (mẫu TT01).
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG Trung tướng Tô Lâm
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Sơn
Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, các đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
Ảnh photo in 4x6 cm (1) See note
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP THỊ THỰC VIỆT NAM Application for a Vietnamese Visa
Mẫu (Form) N1
1 Họ tên (chữ in hoa): .......................................................................................................... Full name (in capital letters)
Tên khác (nếu có): ................................................................................................................ Other name (if any)
2 Sinh ngày ….. tháng ….. năm …………….. 3 Giới tính: Nam □ Nữ □ Date of birth (day, month, year) Sex Male Female
4 Nơi sinh: ........................................................................................................................... Place of birth
5 Quốc tịch gốc: …………………….. 6 Quốc tịch hiện nay: .................................................... Nationality at birth Current nationality
7 Tôn giáo: .......................................................................................................................... Religion
8 Nghề nghiệp: ……………………….. 9 Nơi làm việc: ............................................................ Current occupation/Profession Employer and employer's address
10 Địa chỉ thường trú: .......................................................................................................... Home address (Permanent address)
……………………………………….. Số điện thoại/Email: .......................................................... Telephone/Email
11 Thân nhân (Family members):
Quan hệ Relationship
Họ tên Full name
Ngày sinh Date of birth
Quốc tịch Nationality
Địa chỉ thường trú Permanent address
Bố (Father)
Mẹ (Mother)
Vợ/chồng (Spouse)
Con (Children)
Con (Children)
12 Hộ chiếu số/ giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu số: ………………… loại (2) ……………………… Number of passport/ Document in lieu of a passport Type of passport
Cơ quan cấp: ………………………. có giá trị đến ngày ........................................................... Issuing authority: Expiry date (day, month, year)
13 Ngày nhập xuất cảnh Việt Nam gần nhất (nếu có): ............................................................ Date of the latest entry into Viet Nam (if any)
14 Dự kiến nhập cảnh Việt Nam ngày ………………..; tạm trú ở Việt Nam ………………… ngày Proposed date of entry: Proposed length of stay in Viet Nam: days
15 Mục đích nhập cảnh: ....................................................................................................... Purpose of entry
16 Dự kiến địa chỉ tạm trú: ................................................................................................... Proposed temporary address in Viet Nam
17 Cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh (nếu có): Hosting organization or individual in Viet Nam (if any)
Cơ quan, tổ chức: tên ......................................................................................................... Name of hosting organization
Địa chỉ: ................................................................................................................................ Address
Cá nhân: họ tên .................................................................................................................. Hosting individual (full name)
Địa chỉ ................................................................................................................................. Address
Quan hệ với bản thân ............................................................................................................ Relationship to the applicant
18 Người dưới 14 tuổi đi cùng (nếu có): Accompanying child(ren) under 14 yeas old (if any)
Ảnh photo in 4x6 cm (under 14 years old) (1) See note
Ảnh photo in 4 x 6 cm (under 14 years old) (1) See note
Số TT Items
Họ và tên Full name
Ngày sinh Date of birth
Quốc tịch Nationality
Số hộ chiếu Passport number
Quan hệ với bản thân Relationship to the applicant
19 Đề nghị cấp thị thực: một lần □ nhiều lần □ Entries requested: Single Multiple
20 Đề nghị khác liên quan việc cấp thị thực (nếu có): ............................................................. Other requests (if any)
............................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật. I swear that the above declarations are true and correct to the best of my knowledge and belief.
Làm tại: ……….. ngày … tháng … năm ….. Done at date (day, month, year) Người đề nghị ký, ghi rõ họ tên Signature and full name of the applicant
Ghi chú/Note:
(1) Mỗi người khai 01 bản, dán ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu Each applicant completes one form, stick a recent (4x6) photo on a white background, straight looking, without hat or sunglasses.
(2) Nếu là hộ chiếu thì ghi rõ phổ thông, công vụ hay ngoại giao; nếu là giấy tờ thay hộ chiếu thì ghi rõ tên giấy tờ đó If document is a passport, please specify its type: Ordinary, Official/Service or Diplomatic; for document in lieu of passport, please specify its name
Mẫu N2
Tên cơ quan/ tổ chức
Trụ sở tại:
Điện thoại:
Số: ………………
V/v nhập cảnh của khách nước ngoài
Kính gửi: CỤC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH (BỘ CÔNG AN)
(Cơ quan, tổ chức)………….. đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét việc nhập cảnh của …. khách nước ngoài, cụ thể như sau:
Số TT
Họ và tên
(chữ in hoa)
Giới tính
Ngày tháng năm sinh
Quốc tịch
Số, loại hộ chiếu
Chức vụ hoặc nghề nghiệp
Gốc
Hiện nay
Được nhập xuất cảnh Việt Nam…… lần, từ ngày ……../……./…… đến ngày ……../……./……
Với mục đích:........................................................................................................................
Chương trình hoạt động tại các địa phương:..........................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Dự kiến địa chỉ tạm trú tại:.....................................................................................................
............................................................................................................................................
Cơ quan, tổ chức đón tiếp, quản lý:.......................................................................................
Đề nghị Cục Quản lý XNC: (1)
Thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam tại nước…………………. để cấp thị thực.
Giải quyết cho khách nhận thị thực tại cửa khẩu……………….. lý do......................................
............................................................................................................................................
Vấn đề khác (nếu có) (2)......................................................................................................
Nơi nhận:
Thủ trưởng cơ quan/ tổ chức
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
............................................................................................................................................
Ghi chú:
(1) Mục nào không ghi thì gạch chéo (/) ở phần chừa trống.
(2) Trường hợp khách thuộc diện miễn thị thực theo quy định, thì mục này ghi “khách được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam”.
Mẫu (Form) N3
ĐƠN BẢO LÃNH CHO THÂN NHÂN LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH (1) VISA SPONSORING APPLICATION FOR FAMILY MEMBERS' VISIT
I Người bảo lãnh (Details of the sponsor):
1 Họ và tên (chữ in hoa): ............................................................ 2 Giới tính: Nam □ Nữ □ Full name (in capital letters) Sex Male Female
3 Sinh ngày ……….. tháng ……… năm …………. 4 Quốc tịch hiện nay: ................................. Date of birth (day, month, year) Current Nationality
5 Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ thường trú số: ...................................................... Identity Card/Passport/Permanent Resident Card number
Ngày cấp: ……………………… Cơ quan cấp: ......................................................................... Issue date Issuing authority
6 Nghề nghiệp:................................ 7 Nơi làm việc: ............................................................ Current occupation/profession Employer and employer's address
8 Địa chỉ thường trú/tạm trú tại Việt Nam: (2) ......................................................................... Permanent/temporary residential address in Viet Nam
9 Điện thoại liên hệ/Email Contact telephone number/Email: ....................................................
II Người nước ngoài được bảo lãnh (Detail of the sponsored visa applicant):
Họ và tên (chữ in hoa) Full name (in capital letters) Giới tính (Sex)
Ngày tháng năm sinh Date of birth
Quốc tịch (Nationality)
Số hộ chiếu Passport number
Nghề nghiệp Current occupation/ profession
Quan hệ với người bảo lãnh Relationship to the sponsor
Gốc (At birth)
Hiện nay (Current)
III Đề nghị Cục quản lý xuất nhập cảnh (Detailed requests to Immigration Department):
1 Giải quyết cho những người có tên ở Mục II trên nhập xuất cảnh Việt Nam một lần □ hoặc nhiều lần □ từ ngày ……/…../……. đến ngày ……../……../………… To grant an single entry □ or multiple entries □ permission to Viet Nam for people listed in Part II, with a proposed length of stay from / / (day, month, year) to / / (day, month, year)
2 Mục đích/ Purpose of entry: ...............................................................................................
3 Dự kiến địa chỉ tạm trú ở Việt Nam: ................................................................................... Proposed temporary address in Viet Nam
4 Thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam tại ……………….. nước: ………………………….. để cấp thị thực. To notify the Vietnam Embassy/Consulate at …………….. in (country) ………………………… for visa issuance
5 Cho nhận thị thực tại cửa khẩu, tên cửa khẩu (nếu có yêu cầu): ..........................................
............................................................................................................................................
To grant permission to pick up visa upon arrival at the ……………… Checking point (if it's requested)
Lý do/ Reason: .....................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật. I swear that the above declarations on this form are true and correct to the best of my knowledge and belief.
Xác nhận (Certified by) (3) (Ký, ghi rõ họ tên chức vụ, đóng dấu) Signature, full name, title and seal
Làm tại ….., ngày ….. tháng ….. năm ……. Done at date (day, month, year) Người bảo lãnh (ký, ghi rõ họ tên) The sponsor (signature and full name)
Ghi chú/Note:
(1) Mẫu này dùng cho công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên có nhu cầu mời, bảo lãnh cho người nước ngoài (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột) nhập cảnh thăm thân. Mỗi người kê khai 1 bản gửi trực tiếp đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. This form is used by Vietnamese permanent citizens and foreigners being a permanent resident or granted a length of stay exceeding six months in Viet Nam to lodge application for entry into Viet Nam for his/her sponsored family members (father, mother, spouse, children, brother, sister). To apply please submit a completed form in person at the Immigration Department Ministry of Public Security.
(2) Công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú thì ghi địa chỉ thường trú; người nước ngoài tạm trú thì ghi địa chỉ tạm trú For Vietnamese permanent residents and permanent resident foreigners, please state the permanent residential address in Viet Nam; for temporary resident foreigners, please state the temporary residential address.
(3) Nếu người bảo lãnh là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài thường trú thì phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi người đó thường trú. If the sponsor is a Vietnamese permanent residents or a permanent resident foreigner, certification from the People's Committee of the local Ward/Commune where he/she resides is required.
Nếu người bảo lãnh là người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập. If the sponsor is a temporary resident foreigner in Viet Nam, the certification from his/her local employer or receiving agency/organization is required.
Mẫu (Form) N5
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP, BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THỊ THỰC, GIỚI HẠN TẠM TRÚ (1) Application for visa issuance, replacement, modification, or stay extension
(Dùng cho người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam) To be completed by temporary resident foreigner in Viet Nam
1 Người đề nghị/Details of the applicant:
Họ tên (chữ in hoa): .......................................................................... Giới tính: Nam □ Nữ □ Full name (in capital letters) Sex Male Female
Sinh ngày ………….. tháng …….. năm ……… Quốc tịch: ........................................................ Date of birth (day, month, year) Current Nationality
Hộ chiếu số: ……………….. có giá trị đến ngày ……./……./…….. Nghề nghiệp: ...................... Passport number Expiry date (day, month, year) Current Occupation/Profession
Ngày nhập cảnh Việt Nam: …../…../………… Mục đích nhập cảnh:........................................... Date of latest entry into Viet Nam Purpose of entry
Địa chỉ tạm trú ở Việt Nam: ................................................................................................... Current residential address in Viet Nam
Điện thoại liên hệ/Email Contact telephone number/email .........................................................
2 Cơ quan/tổ chức hoặc thân nhân ở Việt Nam mời, bảo lãnh: Details of the hosting organization/employer or individual in Viet Nam
2.1. Cơ quan, tổ chức: tên/Name of the hosting organization/employer .....................................
Địa chỉ/Address ....................................................................................................................
Điện thoại liên hệ/Email Contact telephone number/Email .........................................................
2.2. Thân nhân bảo lãnh (họ tên): ……………………….. Ngày sinh: ……/…../…….. Sponsoring family member (full name) Date of birth (day, month, year)
Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ thường trú số: .......................................................... Number of Identity card/Passport/ Permanent Residence Card
Cấp ngày/Date of issue: ……………………… Cơ quan cấp/ Issuing authority: ..........................
Quan hệ với người được đề nghị/Relationship to the applicant ................................................
Địa chỉ thường trú/tạm trú tại Việt Nam: ................................................................................. Permanent/temporary residential address in Viet Nam
Điện thoại liên hệ/Email Contact telephone number/Email .........................................................
3 Nội dung đề nghị (điền vào 01 trong 03 nội dung sau)/Details of request (please complete 01 of the 03 following appropriate items):
3.1. Cấp thị thực: một lần □ nhiều lần □ có giá trị đến ngày: …../…../........... Visa requested Single Multiple Valid to (day, month, year)
3.2. Bổ sung, sửa đổi thị thực/ Visa modified as: ...................................................................
3.3. Gia hạn tạm trú đến ngày/ Extension of stay to the date (day, month, year):....../....../..........
Lý do/ Reasons for the request: ...........................................................................................
4 Những điều cần trình bày thêm/ Additional explanations: ...................................................
............................................................................................................................................
Làm tại ………………, ngày ….. tháng ….. năm ……. Done at date (day, month, year)
Xác nhận (2)/Certified by (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu) Signature, full name, title and seal
Người bảo lãnh/The sponsor (ký, ghi rõ họ tên) Signature and full name
Người đề nghị/The applicant (ký, ghi rõ họ tên) Signature and full name
Ghi chú/Note for (1), (2)
(1) Mỗi người khai 1 bản, kèm hộ chiếu gửi trực tiếp đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (To apply, please submit in person 01 completed application form enclosed with your passport at the Immigration Office).
(2) Xác nhận của thủ trưởng cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đối với trường hợp do cơ quan, tổ chức bảo lãnh. Xác nhận của Trưởng công an phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú trong trường hợp cá nhân bảo lãnh. (Certified by the head of the hosting organization/employer of the applicant if the host is an organization/employer. Certified by the Chief Police of the Ward/Commune where the sponsor resides if the host is an individual)
Mẫu N7A
Tên cơ quan/tổ chức Trụ sở tại: Điện thoại: Số: ………….. Đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
………….., ngày … tháng … năm ……..
Kính gửi: ……………………………………………………….
Đề nghị quý cơ quan xem xét cấp thẻ tạm trú cho ……….. người nước ngoài sau đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Công việc đảm nhận
(thông tin chi tiết từng người kèm theo)
Nơi nhận:
Thủ trưởng cơ quan/tổ chức (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức vụ)
Mẫu N7B
THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐỀ NGHỊ CẤP THẺ TẠM TRÚ (1)
(kèm theo công văn số ……… ngày …/…/……… của …………………. ) (2)
Ảnh
(3)
1 Họ và tên (viết chữ in hoa): ...............................................................................................
2 Sinh ngày … tháng … năm ……………….. 3 Giới tính: nam □ nữ □
4 Quốc tịch gốc: ………………………… 5 Quốc tịch hiện nay: ...............................................
6 Tôn giáo: ………………………………. 7 Nghề nghiệp: ........................................................
8 Chức vụ: ..........................................................................................................................
9 Hộ chiếu/ giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu số: ......................................................................
loại (4): ................................................................................................................................
cơ quan cấp: …………………………… có giá trị đến ngày: .....................................................
10 Địa chỉ cư trú, nơi làm việc ở nước ngoài trước khi nhập cảnh Việt Nam:
Địa chỉ cư trú: .....................................................................................................................
Nơi làm việc: ......................................................................................................................
11 Nhập cảnh Việt Nam ngày:…………………… với mục đích ................................................
............................................................................................................................................
12 Đã được phép tạm trú đến ngày: .....................................................................................
13 Địa chỉ đang tạm trú và làm việc ở Việt Nam:
Địa chỉ tạm trú: ...................................................................................................................
Làm việc với cơ quan/tổ chức: ............................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
14 Đề nghị cấp thẻ tạm trú:
Thời hạn từ ngày: ……………………… đến ngày: .................................................................
Địa chỉ tạm trú: ...................................................................................................................
Mục đích tạm trú (5): ...........................................................................................................
+ Làm việc với cơ quan/tổ chức: ...........................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
+ Sống cùng ông/bà: ……………………............ quan hệ ........................................................
Ghi chú (1), (2), (3), (4), (5):
(1) Đóng dấu treo của cơ quan/tổ chức vào phía bên trái bên cạnh tiêu đề này
(2) Công văn theo mẫu N5A
(3) Dán 01 ảnh mới chụp, cỡ 3x4 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, có đóng dấu giáp lai của cơ quan/tổ chức đề nghị cấp thẻ tạm trú; kèm theo 01 ảnh rời cùng kiểu để cấp thẻ
(4) Nếu là hộ chiếu thì ghi rõ phổ thông, công vụ hay ngoại giao; nếu là giấy tờ thay hộ chiếu thì ghi rõ tên giấy tờ đó.
(5) Nộp kèm giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam (tùy trường hợp mà nộp giấy tờ thích hợp như: giấy phép lao động; quyết định bổ nhiệm chức danh trong doanh nghiệp; người thuộc biên chế Văn phòng đại diện, Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam; giấy đăng ký kết hôn; giấy khai sinh)
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý
1. Người mang thẻ này được miễn thị thực Việt Nam.
2. Người mang thẻ này phải:
Xuất trình thẻ khi nhà chức trách yêu cầu.
Bảo quản, giữ gìn thẻ cẩn thận.
Làm thủ tục xin cấp thẻ mới nếu có nhu cầu thay đổi nội dung ghi trong thẻ.
Có văn bản trình báo ngay với cơ quan cấp thẻ khi thẻ bị hư hỏng, thất lạc.
3. Nghiêm cấm các hành vi: làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, mua bán, cho người khác mượn và sử dụng thẻ.
Important information
1. The holder of this card does not require a Vietnamese visa.
2. The cardholder must:
Show the card to the authorities on request.
Keep this card carefully.
Apply for a new card if any change or alteration of its particulars is required.
Immediately report in writing to the issuing office in case of damage or loss of the card.
3. Any case of forgery, unofficial alteration, mutilation or sale of this card is strictly prohibited, as is its lending for unlawful use.
Mẫu (form) N8
3x4 cm
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Socialist Republic of Viet Nam
Thẻ tạm trú Temporary residence card
Số (No): …………………… (1)
Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp cho: Issued by the Immigration Department to
Họ tên ………………………………………… Full name Giới tính (Sex): nam (M) □ nữ (F) □
Sinh ngày ..... tháng ... năm ............. Date of birth (day, month year)
Mang hộ chiếu của (Holding the passport of): ….........
…………………………………………………….............
Số (Passport number): ………………………...............
Cơ quan, tổ chức bảo lãnh (Sponsoring agency/organization): ............……….………………….
………………………………….............…………………
Thẻ này có giá trị đến ngày ……./…./……….. This card expires on (date, month, year)
Cấp ngày ….. tháng ….. năm …… Date of issue (day, month, year) Trưởng phòng Chief of Division
Thuyết minh:
(1): bao gồm mã số và ký hiệu cho từng loại đối tượng nhập cảnh như quy định tại Thông tư liên Bộ.
+ Kích thước mẫu bằng kích thước hộ chiếu. In 2 mặt.
+ Sử dụng hai thứ tiếng Việt và tiếng Anh.
+ Thẻ có vân nền màu xanh, ở giữa có hình quốc huy chìm.
+ Khi in có kỹ thuật bảo vệ.
ảnh photo in 3 x 4 cm (1) See note
ĐƠN XIN THƯỜNG TRÚ
APPLICATION FOR PERMANENT RESIDENT STATUS
(Dùng cho người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam) To be completed by temporary resident foreigner in Viet Nam
Mẫu (Form) N9A
Kính gửi/Attention to: …………………………….. (1)
1 Họ và tên (viết chữ in hoa): ................................................................................................ Full name (in capital letters)
Họ và tên khác (nếu có): ....................................................................................................... Other name (if any)
2 Sinh ngày ….. tháng ….. năm …………….. 3 Giới tính: Nam □ Nữ □ Date of birth (day, month, year) Sex Male Female
4 Quốc tịch gốc: …………………….. 5 Quốc tịch hiện nay: .................................................... Nationality at birth Current nationality
6 Tôn giáo: .......................................................................................................................... Religion
7 Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu số: ............................................................... Number of passport or other document in lieu of passport
Cơ quan cấp: …………………………… Có giá trị đến ngày ………./………/............................... Issuing authority Expiry date (day, month, year)
8 Nghề nghiệp, nơi làm việc ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam: Profession/Occupation, employer and employer's address before coming to Viet Nam
Nghề nghiệp: ...................................................................................................................... Occupation/Profession
Nơi làm việc: ...................................................................................................................... Employer and employer's address
10 Trình độ: ......................................................................................................................... Qualifications
Học vấn (bằng cấp, học vị): ................................................................................................ Education (degree/ academic certificate)
Tay nghề chuyên môn (ngành, bậc): .................................................................................... Professional skills (field, level)
11 Nhập cảnh Việt Nam ngày: ……../………./……… được tạm trú đến ngày …../…./................ Latest entry date into Viet Nam Permitted temporary stay until
12 Mục đích nhập cảnh: ....................................................................................................... Purpose of entry
Mẫu (Form) N9B
BẢN TỰ KHAI LÝ LỊCH (1) CURRICULUM VITAE
(Dùng cho người nước ngoài xin thường trú) (To be completed by temporary resident foreigner when applying for permanent residency)
1 Họ và tên (viết chữ in hoa): ........................................................ 2 Giới tính: Nam □ Nữ □ Full name (in capital letters) Sex Male Female
3 Sinh ngày ………….. tháng …….. năm ……… 4 Quốc tịch: ................................................ Date of birth (day, month, year) Current nationality
5 Nơi sinh: .......................................................................................................................... Place of birth
6 Dân tộc: …………………………………. 7 Tôn giáo: ............................................................ Ethnicity Religion
8 Địa chỉ ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam: .................................................................... Home country address before coming to Viet Nam
............................................................................................................................................
9 Địa chỉ tạm trú tại Việt Nam: số nhà: …………….. đường/phố/thôn....................................... Current temporary residential address in Viet Nam (No.) street, road/village
……………………………………………….. phường/xã ............................................................. ward/commune
quận/huyện ………………………………. thành phố/tỉnh ........................................................... district city/province
10 Nghề nghiệp: .................................................................................................................. Current occupation/profession
11 Nơi làm việc: Tên cơ quan/tổ chức .................................................................................. Employer (institution/organization)
Địa chỉ: ................................................................................................................................ Employer’s address
Điện thoại/ Email (Telephone No./Email: .................................................................................
12 Trình độ: ......................................................................................................................... Qualifications
Học vấn (bằng cấp, học vị): ................................................................................................ Education (degree/academic certificate)
Tay nghề chuyên môn (ngành, bậc): .................................................................................... Professional skill (field, level)
Trình độ tiếng Việt (nói, nghe, đọc, viết): .............................................................................. Vietnamese language skills (speaking, listening, reading, writing)
13 Quá trình hoạt động của bản thân (tóm tắt từ lúc 18 tuổi đến nay, từng thời gian làm gì, ở đâu): Personal history in brief, from the age of 18 to present (what did you do? Where did you reside?)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tham gia tổ chức chính trị, xã hội (tên tổ chức, ngày tham gia, chức vụ hoặc chức danh trong tổ chức): Participation in political party or social organization affiliation (name, date of your membership, your position or title in the party/organization)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
14 Quan hệ gia đình/ Family members
Cha: Họ tên ………………………………. sinh ngày ….. tháng ….. năm ................................... Father (full name) Date of birth (day, month, year)
Quốc tịch (Nationality): …………….. Nghề nghiệp (Occupation/Profession): ..............................
Chỗ ở hiện nay (Current residential address): ..........................................................................
............................................................................................................................................
Mẹ: Họ tên ………………………………. sinh ngày ….. tháng ….. năm .................................... Mother (full name) Date of birth (day, month, year)
Quốc tịch (Nationality): …………….. Nghề nghiệp (Occupation/Profession): ..............................
Chỗ ở hiện nay (Current residential address): ..........................................................................
............................................................................................................................................
Vợ/chồng: Họ tên ………………………………. sinh ngày ….. tháng ….. năm .......................... Spouse (full name) Date of birth (day, month, year)
Quốc tịch (Nationality): …………….. Nghề nghiệp (Occupation/Profession): ..............................
Chỗ ở hiện nay (Current residential address): ..........................................................................
............................................................................................................................................
Con (Children):
Số TT Items
Họ tên Giới tính Full name Sex
Ngày sinh Date of birth
Quốc tịch Nationality
Nghề nghiệp Occupation/ Profession
Chỗ ở hiện nay Current residential address
Anh chị em ruột (Brothers/sisters):
Số TT Items
Họ tên Giới tính Full name Sex
Ngày sinh Date of birth
Quốc tịch Nationality
Nghề nghiệp Occupation/ Profession
Chỗ ở hiện nay Current residential address
Tôi xin cam đoan những nội dung khai trên là đúng sự thật. I swear that the above statement are true and correct to the best of my knowledge and belief.
Làm tại ….., ngày … tháng … năm …… Done at date (day, month, year) Người khai (Ký và ghi rõ họ tên) Signature and full name
Ghi chú Note on the mark (1):
Bản tự khai lý lịch phải kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp (bản chính) do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin thường trú là công dân cấp. Trường hợp người nước ngoài thường trú ở nước khác trước khi đến Việt Nam, thì phải có thêm Phiếu lý lịch tư pháp (bản chính) do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó đang thường trú cấp. This curriculum vitae must be enclosed with a criminal antecedent record/police check (original) of the applicant issued by the relevant authority of country of which the applicant is a citizen. If the applicant is a permanent resident of another country which is not his/her home country before coming to Viet Nam, the curriculum vitae must also be enclosed with a criminal antecedent record/police check (original), issued by the relevant authority of the country where the applicant is permanently residing.
Mẫu (Form) N9C
TỜ KHAI CẤP LẠI THẺ THƯỜNG TRÚ APPLICATION FOR RENEWAL/REPLACEMENT OF A PERMANENT RESIDENT CARD
(Dùng cho người nước ngoài đã được phép thường trú) (To be completed by permanent resident foreigner in Viet Nam)
ảnh pho to in 3x4 cm (1) See note
1 Họ và tên (viết chữ in hoa): ............................................................................................... Full name (in capital letters)
Họ và tên khác (nếu có): ....................................................................................................... Other names (if any)
2 Sinh ngày ….. tháng …….. năm ……… 3. Giới tính: Nam □ Nữ □ Date of birth (day, month, year) Sex Male Female
4 Nơi sinh: .......................................................................................................................... Place of birth
5 Quốc tịch gốc: ……………………….. 6 Quốc tịch hiện nay: ................................................ Nationality at birth Current nationality
7 Nghề nghiệp: .................................................................................................................... Current occupation/profession
8 Nơi làm việc: Tên cơ quan/tổ chức ..................................................................................... Employer (institution/organization)
Địa chỉ: ................................................................................................................................ Employer's address
Điện thoại/Email (Telephone number/Email): ...........................................................................
9 Nơi thường trú: Permanent residential address
số nhà …………… đường/phố/thôn ....................................................................................... No. road, street/ village
phường/xã ……………………………….. quận/huyện ............................................................... ward/ Commune district
thành phố/ tỉnh ……………………………. Điện thoại/Email: ...................................................... city/Province Telephone number/Email
10 Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu số: ............................................................. Number of passport or other document in lieu of a passport
Cơ quan cấp: …………………….. Có giá trị đến ngày … tháng … năm .................................... Issuing authority Expiry date (day, month, year)
11 Giấy chứng nhận thường trú/thẻ thường trú số: ................................................................ Number of permanent residence certificate/card
Cơ quan cấp: ………………………….. ngày cấp: .................................................................... Issuing authority Date of issue (day, month, year)
12 Quan hệ gia đình Family members
Quan hệ Relationship
Họ tên Full name
Ngày sinh Date of birth
Quốc tịch Nationality
Nghề nghiệp Occupation/ Profession
Chỗ ở hiện nay Current residential address
Cha Father
Mẹ Mother
Vợ/ chồng Spouse
Con Children
Anh, chị, em ruột Brother/sister
13 Đề nghị (details requested):
+ Đổi thẻ thường trú: see note (2) Renewal
+ Cấp lại thẻ thường trú lý do: Bị mất □ Bị hỏng □ Lý do khác: Replacement (state the reason) Lost Destroyed Other reasons
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật. I swear that the above statement are true and correct to my best of my knowledge and belief.
Xác nhận của UBND phường, xã nơi người nước ngoài thường trú (3) Certified by the People's Committee of the Ward/Commune where the applicant resides
Làm tại ….., ngày … tháng … năm …… Done at date (day, month, year) Người làm đơn ký, ghi rõ họ tên Signature and full name of the applicant
Ghi chú Note on mark:
(1) Dán ảnh mới chụp, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu; sau khi dán đóng dấu giáp lai của UBND phường, xã và kèm theo 03 ảnh rời để cấp thẻ. Please stick a recent photo on white background, straight looking face, without hat or sun glasses, with a certified seal by the People's Committee of the Ward/ Commune and enclose 03 copies of same photo.
(2) Theo quy định của pháp luật: cứ 3 năm 1 lần người nước ngoài thường trú phải đến cơ quan quản lý XNC và làm thủ tục đổi thẻ thường trú Pursuant to the regulations: Every 3 years the permanent resident foreigner must apply in person for a replacement of permanent resident card at the Immigration Office
(3) Chủ tịch UBND phường, xã ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức danh. Nếu không đồng ý với điểm nào từ mục 6 đến mục 11 trong tờ khai này, thì ghi rõ lý do. The Chairman of the People's Communes of the Ward/Commune certifies with his/her signature, seal full name and title. Any disagreements with any item from 6 to 11 of this form must be clearly stated
Mẫu N10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
GIẤY BẢO LÃNH
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM (1)
I NGƯỜI BẢO LÃNH:
1 Họ và tên: ........................................................................................................................
2 Sinh ngày … tháng … năm ……………. 3 Giới tính: nam □ nữ □
4 Địa chỉ thường trú (ghi theo sổ hộ khẩu) ............................................................................
............................................................................................................................................
5 Giấy chứng minh nhân dân số: ..........................................................................................
cấp ngày: …………………… cơ quan cấp: .............................................................................
6 Nghề nghiệp: …………….. Nơi làm việc hiện nay: ...............................................................
............................................................................................................................................
II. NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH:
Số TT
Họ và tên (chữ in hoa)
Giới tính
Ngày sinh
Quốc tịch
Số hộ chiếu
Nghề nghiệp
Quan hệ với người bảo lãnh
III NỘI DUNG BẢO LÃNH:
1 Bảo lãnh cho thân nhân nêu ở Mục II được thường trú tại địa chỉ:
............................................................................................................................................
2 Đảm bảo về cuộc sống cho thân nhân sau khi được thường trú (2)
a. Về nhà ở: Người bảo lãnh cung cấp hoặc cho ở cùng nhà □
Người được bảo lãnh tự mua □
b. Về nguồn sống thường xuyên:
Người bảo lãnh cung cấp tài chính để nuôi dưỡng □
Người được bảo lãnh tự túc □
Tôi xin cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật.
Xác nhận của UBND phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú (3)
Làm tại ……., ngày …. tháng …. năm ….. Người bảo lãnh (ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú (1), (2), (3):
(1) Mỗi người làm 2 bản gửi kèm đơn xin thường trú (mẫu N7)
(2) Tại khoản 2 Mục III, người bảo lãnh chọn cách nào thì gạch chéo vào ô □ tương ứng và nộp kèm theo giấy tờ chứng minh về việc đó. Cụ thể như sau:
+ Nếu gạch ô ở điểm a, thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh đã có nhà ở hợp pháp hoặc có nguồn tài chính hợp pháp để đảm bảo sẽ có nhà ở cho người được bảo lãnh.
+ Nếu gạch ô ở điểm b, thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh người bảo lãnh có khả năng cung cấp tài chính để nuôi dưỡng thường xuyên người được bảo lãnh, hoặc nộp giấy tờ tường trình và chứng minh người được bảo lãnh có khả năng tự đảm bảo cuộc sống sau khi được phép thường trú.
(3) Chủ tịch UBND phường, xã ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên, chức danh. Nếu không đồng ý với điểm nào ghi tại Mục I của tờ bảo lãnh này thì cần ghi rõ lý do.
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý
1. Người mang thẻ này được miễn thị thực Việt Nam.
2. Người mang thẻ này phải:
Xuất trình thẻ khi nhà chức trách yêu cầu.
Bảo quản, giữ gìn thẻ cẩn thận.
Làm thủ tục xin cấp thẻ mới nếu có nhu cầu thay đổi nội dung ghi trong thẻ.
Có văn bản trình báo ngay với cơ quan cấp thẻ khi thẻ bị hư hỏng, thất lạc.
Định kỳ 3 năm kể từ ngày cấp, trực tiếp đến cơ quan cấp thẻ đổi thẻ mới.
3. Nghiêm cấm các hành vi: làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, mua bán, cho người khác mượn và sử dụng thẻ.
IMPORTANT INFORMATION
1. The holder of this card does not require a Vietnamese visa.
2. The cardholder must:
Show the card to the authorities on request.
Keep this card carefully.
Apply for a new card if any change or alteration of its particulars is required.
Immediately report in writing to the issuing office in case of damage or loss of the card.
Apply in person at the issuing office for a replacement of the card every three years since it is issued.
3. Any case of forgery, unofficial alteration, mutilation or sale of this card is strictly prohibited, as is its lending for unlawful use.
N11
3x4 cm
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Socialist Republic of Viet Nam
THẺ THƯỜNG TRÚ TEMPORARY RESIDENCE CARD
Số (No): …………………… (1)
Công an tỉnh/TP .............................. cấp Issued by the Public Security of Province/City to
Họ tên ………………………………………… Full name Giới tính (Sex): nam (M) □ nữ (F) □
Sinh ngày ..... tháng ... năm ............. Date of birth (day, month year)
Mang hộ chiếu của (Holding the passport of): ….........
…………………………………………………….............
Số (Passport number): ………………………...............
Thường trú tại: ........................................................... Is permitted to reside permanentily at
…………………………………………………….............
Cấp ngày ….. tháng ….. năm …… Date of issue (day, month, year) TRƯỞNG PHÒNG QUẢN LÝ XNC Chief of Immigration Office
Thuyết minh:
(1): Bao gồm mã số và ký hiệu cho từng loại đối tượng được cấp thẻ thường trú. Ký hiệu thẻ ghi cụ thể như sau:
ĐB: + Cấp cho người đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại;
+ Cấp cho người có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
BL: cấp cho người có vợ, chồng, con, cha, mẹ là công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam.
NK: Cấp cho người được phép thường trú mà không cần thủ tục bảo lãnh.
+ Kích thước thẻ bằng kích thước hộ chiếu.
+ Có vân nền màu vàng nhạt, ở giữa có hình quốc huy chìm.
+ Khi in có kỹ thuật bảo vệ.
Mẫu TT 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ VỀ VIỆT NAM THƯỜNG TRÚ (Dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)
Ảnh 4x6 cm (1)
1 Họ và tên trong hộ chiếu/giấy tờ do nước ngoài cấp: .........................................................
Họ và tên Việt Nam: ………………………. 2 Giới tính: Nam □ Nữ □
3 Ngày, tháng, năm sinh: ………………….. 4 Nơi sinh: ..........................................................
5 Địa chỉ thường trú ở nước ngoài: ......................................................................................
Điện thoại: …………………… Fax: ………………… E mail: .....................................................
6 Quốc tịch nước ngoài (nếu có): .........................................................................................
7 Hộ chiếu/giấy tờ do nước ngoài cấp:
Số: ……………......................................................……….. ngày cấp: ………./…....…/..........
Cơ quan cấp: ……………………..................………. có giá trị đến ngày: …../……/..................
8 Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
9 Nghề nghiệp hiện nay: .......................................................................................................
10 Tóm tắt quá trình sinh sống và làm việc ở nước ngoài; nơi và địa chỉ làm việc:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
11 Trình độ:
Học vấn (bằng cấp, học vị): .................................................................................................
Chuyên môn kỹ thuật (ngành, bậc): ......................................................................................
12 Tôn giáo: ........................................................................................................................
13 Tổ chức chính trị đã, đang tham gia (mục đích, lý do, thời gian tham gia):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
14 Địa chỉ thường trú ở Việt Nam trước khi ra nước ngoài định cư (nếu có):
............................................................................................................................................
15 Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện nay của cha, mẹ, vợ, chồng, con:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
16 Lý do, mục đích đề nghị về Việt Nam thường trú: .............................................................
............................................................................................................................................
17 Địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú tại Việt Nam: ..............................................................
............................................................................................................................................
18 Giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú (theo quy định tại điểm 5, khoản A, Mục II của Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT BCA BNG):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
19 Trường hợp đề nghị về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (theo quy định tại điểm 6, khoản A, Mục II của Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT BCA BNG):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
20 Trường hợp đề nghị về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo thì phải kèm theo các giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam (quy định tại điểm 7 khoản A, Mục II của Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT BCA BNG):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
21 Trẻ em dưới 14 tuổi cùng về thường trú (họ tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, quan hệ với bản thân):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ảnh 4 x 6cm (của trẻ em đi cùng)
Tôi xin cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật Làm tại ………., ngày … tháng … năm 201 … Người làm đơn (ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: (1) Kèm theo 03 ảnh mới chụp cỡ 4x6 cm phông nền trắng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, hai ảnh dán vào 02 bộ hồ sơ, 01 ảnh để rời. Trường hợp trẻ em khai cùng trong đơn thì dán ảnh vào góc bên trái dưới đơn, ghi rõ họ tên phía sau ảnh.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 12/QĐ UBND
Đồng Nai, ngày 03 tháng 01 năm 2012.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BÃI BỎ, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH ĐỒNG NAI
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình 1874/TTr SNV ngày 21 tháng 10 năm 2011 và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 2251/TTr VP ngày 30 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Công bố bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ, gồm: 08 thủ tục hành chính mới ban hành; 15/67 thủ tục hành chính sửa đổi, 02/67 thủ tục hành chính bị bãi bỏ và 50/67 thủ tục hành chính giữ nguyên đã được công bố tại Quyết định số 2375/QĐ UBND ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2375/QĐ UBND ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH Đinh Quốc Thái
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 02/QĐ BTC
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 152/2011/TT BTC NGÀY 11/11/2011 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2011/NĐ CP NGÀY 8 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính nội dung tại Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 7, Thông tư số 152/2011/TT BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường như sau:
Tại Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 7, Thông tư số 152/2011/TT BTC ngày 11/11/2011
Đã in: “2.3.4…”.
Sửa lại là: “2.3.3… ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ./.
Nơi nhận: Thủ tướng Chính phủ, các Phó thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng Trung ương; Toà án nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công báo; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính; Website Tổng cục Thuế; Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Lưu: VP, TCT (VT, CS). Huy
TUQ. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Nguyễn Đức Chi
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 04/QĐ UBND
Trà Vinh, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ MỚI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố mới kèm theo Quyết định này 10 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh (kèm theo phụ lục).
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tống Minh Viễn
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Kèm theo Quyết định số 04/QĐ UBND ngày 03/01/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Phần 1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ MỚI
Stt
Tên thủ tục hành chính
I. Lĩnh vực đất đai
1
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài) đối với trường hợp không có tài sản gắn liền với đất hoặc có tài sản nhưng không có nhu cầu chứng nhận quyền sở hữu hoặc có tài sản nhưng thuộc quyền sở hữu của người khác.
2
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đối với trường hợp tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất
3
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đối với trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.
4
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đối với trường hợp người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
5
Cấp lại giấy chứng nhận bị mất đối tượng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài
6
Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và giao đất hoặc cho thuê đất đối với dự án đầu tư
7
Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế không theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và giao đất hoặc cho thuê đất đối với dự án đầu tư
8
Giao đất hoặc thuê đất đã được giải phóng mặt bằng hoặc không phải giải phóng mặt bằng đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
9
Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lỡ tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu chính, cấp (hạng) nhà, công trình; thay đổi thông tin về quyền sở hữu rừng cây.
II. Lĩnh vực môi trường
1
Thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/QĐ UBND
Quảng Bình, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC, HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO, HOẠT ĐỘNG, BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ GIAI ĐOẠN 2012 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 73/2003/NĐ CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương;
Căn cứ Quyết định số 799/QĐ TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo;
Căn cứ Thông tư 117/2009/TT BQP ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở;
Căn cứ Thông tư 79/2010/TT BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ Quốc phòng ban hành quy định chương trình bồi dưỡng, tập huấn cán bộ và huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt;
Căn cứ Thông tư 85/2010/TT BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT BQP BLĐTBXH BNV BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Liên Bộ Quốc phòng, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2011/NQ HĐND ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 4 về phê chuẩn Đề án tổ chức, huấn luyện, đào tạo, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ giai đoạn 2012 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tổ chức, huấn luyện, đào tạo, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ giai đoạn 2012 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, lấy xây dựng chất lượng chính trị, độ tin cậy là chính; tổ chức biên chế gọn, chặt chẽ, đầy đủ các thành phần lực lượng theo quy định; trang bị vũ khí phù hợp; được bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, giáo dục chính trị, pháp luật huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực, hiệu quả; khả năng sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới, thực sự là lực lượng tin cậy bảo vệ cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân. Sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi tình huống có thể xảy ra.
II. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
Trên cơ sở tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của tỉnh năm 2011, tiếp tục củng cố, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của tỉnh theo hướng ổn định đến năm 2016, bảo đảm tỷ lệ dân quân tự vệ cấp tỉnh đạt 1,62%, tỷ lệ dân quân tự vệ cấp huyện đạt 1,4 2,3% so với dân số; tỷ lệ tự vệ trong các cơ quan Nhà nước đạt từ 10 20% so với cán bộ, công nhân viên; trong các doanh nghiệp đạt tỷ lệ 1,2 10% so với tổng số lao động, cụ thể:
Dân quân tự vệ phòng không: Xây dựng, củng cố dân quân tự vệ phòng không bảo đảm tỷ lệ 2,6 2,7% so với tổng dân quân tự vệ. Tiếp tục duy trì, củng cố đại đội pháo phòng không 37mm 1 nữ dân quân thường trực thành phố Đồng Hới; đại đội pháo phòng không 37mm 1 tự vệ Điện lực Quảng Bình; 16 trung đội, 17 khẩu đội súng máy phòng không 12,7mm, trong đó Quảng Trạch, Bố Trạch, thành phố Đồng Hới, Lệ Thủy mỗi huyện tổ chức 3 trung đội, 02 khẩu đội; các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Ninh mỗi huyện tổ chức 02 trung đội, 02 khẩu đội.
Dân quân tự vệ pháo binh: Xây dựng, củng cố dân quân tự vệ pháo binh bảo đảm tỷ lệ 1,1 1,2% so với tổng dân quân tự vệ. Tiếp tục duy trì, củng cố 07 trung đội cối 82mm của các huyện, thành phố (mỗi huyện, thành phố 01 trung đội); 04 khẩu đội ĐKZ gồm các huyện Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, thành phố Đồng Hới; 14 khẩu đội cối 60mm (mỗi huyện, thành phố 02 khẩu đội).
Xây dựng mới 01 đại đội pháo 85mm nòng dài dân quân tự vệ trên địa bàn huyện Quảng Trạch tạo nguồn mở rộng lực lượng khi có lệnh của cấp trên.
Dân quân thường trực: Tiếp tục củng cố duy trì tiểu đội dân quân thường trực xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy.
Xây dựng mới tiểu đội dân quân thường trực xã Dân Hóa huyện Minh Hóa.
Xây dựng tiểu đội dân quân luân phiên thường trực biên chế trong trung đội cơ động của các xã biên giới gồm Kim Thủy (Lệ Thủy), Thượng Trạch (Bố Trạch), Trường Sơn (Quảng Ninh), Thanh Hóa (Tuyên Hóa), mỗi xã xây dựng 01 tiểu đội.
Dân quân tự vệ cơ động: Duy trì, củng cố 10 trung đội dân quân cơ động của huyện, thành phố, trong đó Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy mỗi huyện 02 trung đội; các huyện, thành phố còn lại 01 trung đội và 159 trung đội dân quân cơ động của xã, phường, thị trấn (mỗi cấp xã 01 trung đội).
Dân quân tự vệ biển: Duy trì, củng cố 02 trung đội dân quân biển gồm Quảng Phúc (Quảng Trạch), Hải Trạch (Bố Trạch); 16 tiểu đội dân quân tự vệ biển gồm: Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam, Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy); Thanh Trạch, Đức Trạch, Nhân Trạch (Bố Trạch); Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng Xuân, Quảng Thọ (Quảng Trạch); Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh, tự vệ biển Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Đồng Hới); Hải Ninh (Quảng Ninh).
Dân quân tự vệ tại chỗ: Duy trì, củng cố 70 trung đội, 429 tiểu đội và 963 tổ dân quân tự vệ của các xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức.
Nghiên cứu, khảo sát thành lập các đơn vị tự vệ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có tổ chức Đảng, công ty cổ phần chưa tổ chức lực lượng tự vệ.
Dân quân tự vệ trinh sát, công binh, thông tin, y tế, phòng hóa: Duy trì, củng cố 01 tiểu đội, 158 tổ trinh sát; 02 tiểu đội, 150 tổ công binh; 02 tiểu đội, 159 tổ thông tin; 161 tổ y tế; 22 tổ phòng hóa của các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức.
III. ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, HUẤN LUYỆN DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã
Đào tạo đội ngũ cán bộ quân sự Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực chuyên môn quân sự tương đương sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên; có trình độ lý luận chính trị, quản lý Nhà nước về quốc phòng ở cơ sở. Phấn đấu đến năm 2016 có 100% Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trong đó có 30 40% đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở.
a) Đào tạo hoàn thiện trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở
Đối tượng đào tạo: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã đã qua đào tạo tại Trường Quân sự tỉnh.
Nội dung đào tạo: Hoàn thiện chương trình theo Quyết định 73/2008/QĐ BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 và chương trình Trung cấp lý luận chính trị;
Thời gian đào tạo: Tập trung 4 tháng tại Trường Quân sự tỉnh;
Chỉ tiêu đào tạo: 86 học viên.
b) Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở
Hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn, chương trình, thời gian, cơ sở đào tạo:
Thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 58/2010/NĐ CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ và Điều 21 Thông tư số 85/2010/TT BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng; Quyết định số 73/2008/QĐ BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 117/2009/TT BQP ngày 30 tháng 12 năm 2009, Thông tư số 101/2010/TT BQP ngày 29 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thông tư số 138/2010/TT BQP ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Chỉ tiêu đào tạo:
+ Trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở: 122 học viên.
+ Cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở: 117 học viên.
2. Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ dân quân tự vệ
Thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Dân quân tự vệ và Điều 22 Thông tư 85/2010/TT BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng và Thông tư số 79/2010/TT BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ Quốc phòng và các văn bản hướng dẫn của cấp trên.
3. Huấn luyện dân quân tự vệ nòng cốt
Chương trình, nội dung huấn luyện cho các đối tượng dân quân tự vệ thực hiện theo Thông tư số 79/2010/TT BQP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Bộ Quốc phòng.
Thời gian: 15 ngày đối với chiến sỹ năm thứ nhất; 12 ngày đối với dân quân tự vệ cơ động, phòng không, pháo binh, công binh, thông tin, trinh sát, phòng hóa, y tế, dân quân tự vệ biển; 07 ngày đối với dân quân tự vệ tại chỗ; 60 ngày đối với dân quân thường trực.
Tổ chức huấn luyện, luyện tập các phương án theo yêu cầu nhiệm vụ nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở.
Diễn tập, hội thao, hội thi dân quân tự vệ thực hiện theo Điều 24 Thông tư số 85/2010/TT BQP ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Bộ Quốc phòng và quy định của cấp trên.
IV. HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
Thực hiện theo các Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43 của Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Dân quân tự vệ.
V. BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ
Thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật Dân quân tự vệ; quy định tại các Điều 21, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 của Nghị định số 58/2010/NĐ CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ; Điều 2 Nghị định số 79/2011/NĐ CP ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh và của cơ quan có thẩm quyền liên quan.
VI. KINH PHÍ BẢO ĐẢM
Nguồn kinh phí gồm:
Ngân sách Trung ương hỗ trợ;
Ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức lực lượng tự vệ;
Quỹ Quốc phòng An ninh;
Các nguồn thu hợp pháp khác.
Căn cứ nguồn thu của địa phương và ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm để phân bổ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Hàng năm lập kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng, bảo đảm chế độ chính sách đối với lực lượng DQTV; chỉ đạo, hướng dẫn Ban CHQS các huyện, thành phố, Ban CHQS cơ quan, tổ chức ở cơ sở lập kế hoạch triển khai thực hiện công tác DQTV chặt chẽ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả; hướng dẫn kiểm tra việc lập dự toán bảo đảm cho công tác xây dựng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động của lực lượng DQTV trên địa bàn toàn tỉnh.
Phối hợp với các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo Ban CHQS cơ quan, tổ chức cơ sở lập kế hoạch xây dựng lực lượng tự vệ; chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, xây dựng kế hoạch động viên nền kinh tế quốc dân, chuẩn bị cơ sở hậu cần, kỹ thuật tại chỗ và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo công tác DQTV trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của Luật DQTV, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ, ngành liên quan.
Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định giao chỉ tiêu đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở cho các địa phương, đơn vị; chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn việc tuyển sinh theo quy định; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ Ban CHQS cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương và thực hiện tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự theo chỉ tiêu được giao; phối hợp với cơ sở đào tạo giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo;
Hàng năm phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết công tác DQTV, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch & Đầu tư: Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh lập kế hoạch bảo đảm ngân sách chi cho nhiệm vụ xây dựng, huấn luyện, đào tạo, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng DQTV; hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán, thanh quyết toán ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác quốc phòng ở các sở, ngành và các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Sở Nội vụ: Hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện xét tuyển, cử tuyển đối tượng đào tạo đúng quy định, sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã trong và sau đào tạo.
Sở Tài nguyên Môi trường: Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh khảo sát, xây dựng thao trường huấn luyện, trường bắn cơ bản, các trận địa phòng không DQTV phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện công tác DQTV, quốc phòng ở địa phương; chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Đề án tổ chức, huấn luyện, đào tạo, hoạt động, bảo đảm chế độ, chính sách lực lượng đối với lực lượng DQTV giai đoạn 2012 2016 nghiêm túc, có hiệu quả.
Chỉ đạo Ban CHQS huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức lực lượng DQTV giai đoạn 2012 2016 trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt báo cáo Bộ CHQS tỉnh; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự toán ngân sách bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân trên địa bàn.
Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương và thực hiện tuyển sinh đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo chỉ tiêu được giao; phối hợp với cơ sở đào tạo giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo.
Hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, DQTV theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng DQTV thuộc quyền trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
Hàng năm chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn lập kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân, dự toán ngân sách bảo đảm công tác quốc phòng, DQTV báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thành phố.
Bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng dân quân theo quy định của Luật DQTV; thực hiện sơ, tổng kết theo quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Hữu Hoài
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 02/QĐ BNN TCTL
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT "QUY HOẠCH THỦY LỢI LƯU VỰC SÔNG KONE HÀ THANH LA TINH"
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ CP ngày 03/01/2008, Nghị định số 75/2009/NĐ CP ngày 10/09/2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ BNN KH ngày 20/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản Iý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét văn bản góp ý số 1826/SNN QLXDCT ngày 29/6/2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định;
Xét tờ trình số 377/TTr VQHTL 19/8/2011 của Viện Quy hoạch thủy lợi kèm theo hồ sơ dự án “Rà soát Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Kone Hà Thanh La Tinh” của Viện Quy hoạch thủy lợi lập;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Kone Hà Thanh La Tinh với các nội dung chính sau:
I. Phạm vi vùng quy hoạch
Lưu vực sông Kone Hà Thanh La Tinh nằm ở phía Nam tỉnh Bình Định. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng nghiên cứu là 4.194 km2, gồm phần lớn đất đai của các huyện: An Nhơn, Phù Cát, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, 9 xã của huyện Phù Mỹ và thành phố Quy Nhơn. Dân số trong vùng nghiên cứu khoảng 1.160.000 người chiếm khoảng 71,8% dân số toàn tỉnh Bình Định.
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, nguồn nước, tổ chức hành chính lưu vực sông Kone Hà Thanh La Tinh tỉnh Bình Định được chia làm 6 vùng quy hoạch: Bắc sông La Tinh, Nam La Tinh Bắc sông Kone, Vĩnh Thạnh, Nam sông Kone, Tân An Đập Đá, sông Hà Thanh.
(Chi tiết tại Phụ lục I: Phân vùng quy hoạch thủy lợi)
II. Mục tiêu quy hoạch
Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi hợp lý nhằm khai thác một cách có hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên nước phục vụ các nhu cầu: tưới, sinh hoạt, phát điện, chống lũ và tiêu úng phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đến năm 2020.
III. Phương án quy hoạch
1. Quy hoạch cấp nước
1.1. Cấp nước nông nghiệp
Chỉ tiêu cấp nước: Tần suất tưới thiết kế P = 75%.
Giải pháp thủy lợi đối với các vùng là nâng cấp, hoàn chỉnh các công trình hiện trạng và kiên cố hóa hệ thống kênh mương để phát huy hết năng lực tưới thiết kế đồng thời tận dụng triệt để nguồn nước sẵn có trên lưu vực, xây dựng hồ chứa, đập dâng và trạm bơm phối kết hợp cả 3 loại công trình nhỏ, vừa và lớn, đảm bảo yêu cầu dùng nước cho các ngành, cụ thể:
a) Vùng Bắc sông La Tinh
Quản lý 16 công trình hiện trạng có chất lượng tốt đảm bảo tưới 453 ha cây trồng;
Nâng cấp hoàn chỉnh kết hợp kiên cố hóa kênh mương 41 công trình hiện trạng chưa đảm bảo chất lượng, tận dụng nguồn nước sông La Tinh xây dựng các hồ chứa vừa, nhỏ để tưới.
Diện tích các loại cây trồng được tưới sau quy hoạch là 13.776 ha đạt 82,99% yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Diện tích còn lại nằm rải rác ở vùng đồi gò, giải pháp thủy lợi khó khăn, kém hiệu quả xem xét chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
b) Vùng Nam La Tinh Bắc sông Kone
Quản lý 55 công trình hiện trạng để duy trì diện tích đã tưới: lúa Đông Xuân 3.214 ha, lúa Hè Thu 3.731 ha và lúa Mùa 2.783 ha; đồng thời nâng cấp, hoàn chỉnh và kiên cố hóa kênh mương 25 công trình hiện trạng đảm bảo tưới 9.420 ha cây trồng các loại gồm lúa Đông Xuân 3.619 ha, lúa Hè Thu 3.192 ha, lúa Mùa 440 ha, màu và cây CNNN 2.169 ha; tận dụng triệt để nguồn nước trên các lưu vực sông suối, xây dựng mới 4 công trình đảm bảo tưới 25.862 ha cây trồng các loại gồm lúa Đông Xuân 7.526 ha, lúa Hè Thu 7.526 ha và Màu + cây CNNN 10.810 ha.
Diện tích tưới được sau quy hoạch là 43.009 ha gồm lúa Đông Xuân 14.359 ha, lúa Hè Thu 14.448 ha, lúa Mùa 3.223 ha, Màu+cây CNNN 10.979 ha đảm bảo 100% yêu cầu tưới đối với lúa và 77,74 % đối với Màu + cây CNNN.
c) Vùng Nam sông Kone
Kết nối khai thác các công trình Hồ Định Bình, Hồ Núi Một và sử dụng nguồn nước sau thủy điện An Khê Ka Nak đến 2020 diện tích được tưới là 23.180 ha gieo trồng, đảm bảo 99,3% yêu cầu tưới.
d) Vùng Tân An Đập Đá
Đầu tư chiều sâu phát huy hiệu quả tưới của hệ thống Tân An Đập Đá, kiên cố hóa hệ thống kênh để nâng cao hiệu quả sử dụng lưu lượng cơ bản của sông Kone với nguồn cấp nước chủ yếu từ điều tiết của Hồ Định Bình, Hồ Núi Một, Thủy điện An Khê Ka Nak.
Diện tích được tưới sau quy hoạch đạt 98% diện tích canh tác lúa 2 vụ, diện tích còn lại khoảng 238 ha sử dụng bơm, tát từ nguồn nước hồi quy dọc sông Tân An, Đập Đá.
đ) Vùng lưu vực sông Hà Thanh
Duy trì 33 công trình hiện trạng có chất lượng tốt và nâng cấp hoàn chỉnh 7 công trình hư hỏng, đồng thời xây dựng mới 10 công trình, đảm bảo tưới sau quy hoạch 8.833 ha, gồm lúa Đông Xuân 4.127 ha, lúa Hè Thu 3.542 ha, lúa mùa 434 ha và 730 ha màu.
Diện tích được tưới sau quy hoạch đạt 95,4 % diện tích yêu cầu tưới cho lúa 2 vụ; phần diện tích còn lại chủ yếu là diện tích trồng màu giải pháp thủy lợi khó khăn, kém hiệu quả xem xét chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
e) Vùng Vĩnh Thạnh:
Tu sửa, nâng cấp các công trình đã xây dựng;
Hoàn thành kênh N1 Định Bình tưới 1.017 ha phía hữu sông Kone của huyện Vĩnh Thạnh, kéo dài kênh N1, xây dựng xi phông chuyển nước từ hồ Định Bình qua Sông Kone tưới cho 300 ha và bổ sung nước cho hồ Hòn Lập đảm bảo tưới hết diện tích thiết kế. Xây dựng kênh tả N2 phối hợp với hệ thống hồ Hòn Lập để tưới 380ha. Bên cạnh việc nâng cấp sửa chữa các công trình đã có và làm mới một số công trình như đã nói ở trên cần nghiên cứu làm các công trình nhỏ lẻ trên các sông, suối để bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu vùng xa có nước sinh hoạt và sản xuất.
Diện tích được tưới sau quy hoạch là 4.241 ha 64,43% diện tích các loại cây trồng. Diện tích còn lại gồm đất màu và nương rẫy không bố trí được giải pháp thủy lợi tưới, đề nghị chuyển đổi sang trồng mì.
1.2. Cấp nước công nghiệp
Đến năm 2020 Bình Định sẽ hình thành 7 khu công nghiệp và 17 cụm công nghiệp với nhu cầu nước cho công nghiệp đến năm 2020 là 316.060 m3/ngày. Nguồn cung cấp lấy từ sông Kone, hồ Long Mỹ, hồ Núi Một và hồ Định Bình, Hội Sơn.
Khu kinh tế mở Nhơn Hội có diện tích khoảng 12.000 ha và dân số từ 13 15 vạn người xây dựng nhà máy nước tại đập Thạnh Hòa bơm chuyển 3m3/s qua đường ống dẫn cấp cho khu kinh tế Nhơn Hội.
1.3. Cấp nước sinh hoạt
a) Cấp nước đô thị
Thành phố Quy Nhơn hiện đã được cấp 45.000 m3/ngày đêm lấy từ sông Hà Thanh và sông Kone. Tổng nhu cầu nước cho Thành phố Quy Nhơn đến năm 2015 tới 100.000 m3/ngày đêm; về lâu dài cấp nước cho Thành phố Quy Nhơn và các trung tâm đô thị nguồn cấp từ sông Kone.
Tổng nhu cầu nước của các thị xã Bình Định, Phú Phong và các thị trấn ở phía Nam Bình Định là 16.713 m3/ngày đêm; nguồn cấp từ sông Kone và sông Hà Thanh.
b) Cấp nước sạch nông thôn
Giữ nguyên các công trình cấp nước nhỏ lẻ có chất lượng tốt; bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống công trình đảm bảo yêu cầu cấp nước nông thôn.
Ưu tiên xây dựng hệ thống cấp nước tập trung vùng đông dân cư, các khu công nghiệp, các xã đồng bằng ven biển. Nguồn nước cấp từ các sông Kone, Hà Thanh và La Tinh; sử dụng nước ngầm ở mức hạn chế cho những nhu cầu bức thiết.
1.4. Cấp nước cho thủy sản
Đến 2015 diện tích nuôi tôm khoảng 2.082 ha, đến 2020 diện tích nuôi tôm dự kiến khoảng 1.783 ha. Giải pháp cấp nước ngọt gồm:
Dự án hệ thống cấp nước ngọt cho khu nuôi tôm trên cát Phù Mỹ có diện tích là 140 ha, nguồn từ hồ Hội Sơn.
Dự án hệ thống cấp nước ngọt cho khu nuôi tôm Cát Hải diện tích 20 ha, nguồn nước trên sông La Tinh.
Dự án sửa chữa nâng cấp hồ Hóc Hòm Phù Mỹ cấp nước cho trại giống thủy sản cấp 1. Phần còn lại nguồn cấp từ Hồ Định Bình và đập Văn Phong.
1.5. Cấp nước duy trì dòng chảy hạ lưu
Lượng nước duy trì dòng chảy kiệt tại đập Bình Thạnh 5,33 m3/s; tại cầu Diêu Trì 1,2 m3/s; tại đập Cây Ké 1,01 m3/s.
2. Quy hoạch tiêu úng
2.1. Phân vùng tiêu
Lưu vực sông Kone Hà Thanh La Tinh có 10 vùng tiêu:
1. Vùng tiêu Bắc Đập Đá gồm toàn bộ diện tích xã Nhơn Hạnh (huyện An Nhơn), xã Cát Thắng, xã Cát Chánh (huyện Phù Cát), xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước).
2. Vùng tiêu Bắc sông Kone gồm diện tích xã Nhơn Hưng, xã Nhơn An, xã Nhơn Phong, xã Nhơn Khánh (huyện An Nhơn), một phần xã Phước Quang (huyện Tuy Phước).
3. Vùng tiêu Gò Tràm gồm diện tích thị trấn Bình Định (huyện An Nhơn), xã Phước Hưng, một phần xã Phước Quang (huyện Tuy Phước).
4. Vùng tiêu Tân An gồm một phần xã Nhơn Khánh (huyện An Nhơn), xã Phước Hòa, Phước Sơn, một phần xã Phước Quang, Phước Hiệp (huyện Tuy Phước).
5. Vùng tiêu Cầu Bà Ri gồm diện tích xã Phước Nghĩa, một phần xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước).
6. Vùng tiêu Hà Thanh Trường Úc gồm diện tích của phường Bùi Thị Xuân, phường Trần Quang Diệu (thành phố Quy Nhơn).
7. Vùng tiêu Bắc hạ lưu sông Hà Thanh gồm diện tích của xã Phước An, thị trấn Tuy Phước và một phần xã Phước Thành.
8. Vùng tiêu Nam đập Phú Hòa gồm diện tích phường Quang Trung, một phần phường Đống Đa (thành phố Quy Nhơn).
9. Khu tiêu Bắc Nam đường Hùng Vương gồm một phần xã Nhơn Bình, Nhơn Phú.
10. Vùng tiêu Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân gồm diện tích phường Bùi Thị Xuân, một phần diện tích của phường Trần Quang Diệu.
2.2. Yêu cầu tiêu
Tần suất thiết kế 10%.
Khu vực đô thị Thành phố Quy Nhơn tính với mưa 1 ngày max; Tiêu chí tiêu mưa 1 ngày, tiêu 1 ngày.
Các khu vực khác tính với mưa 3 ngày max; Tiêu chí tiêu mưa 3 ngày, tiêu 5 ngày.
Tiêu thời kỳ lũ sớm, lũ tiểu mãn và lũ muộn. Hệ số tiêu thiết kế trung bình cho khu vực hạ lưu sông Kone là 7,52 l/s/ha và sông Hà Thanh là 8,1 l/s/ha đảm bảo ăn chắc 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu; Hệ số tiêu thiết kế cho đô thị thành phố Quy Nhơn là 9,03 l/s/ha.
2.3. Giải pháp tiêu
Địa hình vùng nghiên cứu có độ dốc lớn, lũ tập trung nhanh, rút nhanh làm cho mực nước trong sông với lũ muộn chỉ ngập khoảng 1 ngày. Giải pháp tiêu úng chủ yếu tiêu tự chảy vào các trục thoát lũ của các sông Kone và sông Hà Thanh sau khi lũ rút qua các tràn dưới đê.
Vùng tiêu Bắc Đập Đá và Bắc Sông Kone được tiêu qua trục tiêu úng thoát lũ Đập Đá.
Vùng tiêu Gò Tràm, vùng tiêu Tân An, vùng tiêu cầu Bà Ri được tiêu qua trục tiêu Tân An.
Vùng tiêu Bắc hạ lưu sông Hà Thanh được tiêu qua trục tiêu Núi Thơm.
Vùng tiêu Hà Thanh Trường Úc được tiêu qua trục tiêu Hà Thanh.
Vùng tiêu Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân được tiêu qua trục tiêu Bàu Lác.
Vùng tiêu Bắc Nam đường Hùng Vương được tiêu qua trục tiêu cây Me, Sông Cát và trục tiêu Chợ Dinh.
Vùng tiêu Nam đập Phú Hòa được tiêu qua trục tiêu Hà Thanh.
Các trục tiêu trên vừa để chống úng đảm bảo sản xuất nông nghiệp đồng thời thoát lũ để giảm thiệt hại tài sản và tính mạng người dân.
3. Quy hoạch phòng chống lũ
3.1. Vùng bảo vệ
Vùng bảo vệ bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng hạ lưu sông Kone Hà Thanh nằm trong ranh giới hành chính của thành phố Quy Nhơn (đô thị loại 1 có diện tích tự nhiên 169,15 km2) và huyện Tuy Phước, An Nhơn, 6 xã thuộc huyện Phù Cát (Cát Chánh, Cát Tiến, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Nhơn và Cát Tường) với diện tích tự nhiên 89.164 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp 29.124 ha.
3.2. Tiêu chuẩn phòng chống lũ
Đối với vùng nghiên cứu giải pháp là thích nghi và giảm nhẹ thiên tai trong đó: Chống lũ sớm, lũ tiểu mãn, lũ muộn với tần suất thiết kế 10% đảm bảo sản xuất ăn chắc 2 vụ lúa và giảm thiệt hại lũ chính vụ với sự tham gia điều tiết lũ và cắt lũ cho hạ du của hệ thống công trình hồ chứa lớn trên thượng nguồn kết hợp với hệ thống đê bao cấp V (Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I tính với chống lũ chính vụ 5%); các vùng sản xuất chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10%.
3.3. Các giải pháp phòng chống lũ
Giải pháp phi công trình: gồm trồng rừng, dự báo, cảnh báo, thông tin tuyên truyền, chuẩn bị phòng chống lụt bão theo phương châm “4 tại chỗ”, xây dựng các điểm tránh trú bão, lụt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.
Giải pháp công trình:
Cải tạo hệ thống đê điều, khai thông dòng chảy sông, suối vùng hạ du làm trục tiêu úng thoát lũ chính như sông Đập Đá, sông Thị Lụa, sông Tân An, sông Gò Tràm, nhánh sông Bà Ri, sông Trường Úc, sông Cát, sông Cây Me, sông Hà Thanh Cầu Đôi, sông Chợ Dinh, sông Núi Thơm.
Tôn nền vượt lũ 5 % (đối với công trình quan trọng vượt lũ 1%) trong trường hợp không có đê hoặc quy mô đê hạn chế.
Xây dựng các hồ chứa phía thượng nguồn góp phần giảm lũ.
3.4. Giải pháp cụ thể với các vùng
a) Đối với lưu vực sông Kone
Cải tạo các tuyến thoát lũ sông Đập Đá, sông Thị Lụa, sông Tân An, sông Gò Tràm, nhánh sông Bà Ri với giải pháp cơ bản là:
Tiếp tục giữ gìn, duy tu những đoạn sông đã được bảo vệ ổn định bờ bằng hàng tre qua nhiều năm; những đoạn còn lại cần lát mái chống sạt lở bờ sông đồng thời mở rộng khoảng 20 cầu tràn dọc tuyến tỉnh lộ 640 với độ rộng mỗi cầu tràn 200 m.
Tu bổ, cải tạo lòng dẫn, nâng cấp, hoàn chỉnh các tuyến đê hiện có trong đó thân đê được gia cố bằng vật liệu cứng để chống lũ và kết hợp giao thông; cao trình đê đảm bảo, chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10%.
b) Đối với hạ lưu sông Hà Thanh thuộc thành phố Quy Nhơn
Tuyến tiêu úng thoát lũ Đập Đá chấp nhận cho lũ tràn phía tả sông, chiều sâu tràn nước dao động từ (0,5 ¸ 1,5) m; các khu vực phía hữu lên đê bao bảo vệ các khu dân cư xã Nhơn Hưng, Nhơn Hạnh, Cát Chánh, Phước Thắng với tần suất thiết kế 10%.
Đối với tuyến thoát lũ Thị Lụa kể từ cầu Thiết Trụ ra đến cầu đường sắt dài khoảng 2,835 Km tuyến đê bao đã được xây dựng xong đảm bảo chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10%; từ cầu đường sắt ra đến cửa chấp nhận cho lũ tràn vào phía tả sông Đập Đá.
Đối với phía hữu sông Đập Đá là trục tiêu La Vĩ (kể từ mặt cắt E6 tại An Lợi) chảy tới Bình An chia thành 2 nhánh, một nhánh chảy về khu vực cống Lão Đông còn một nhánh chảy về Cống Hà Gạch và tràn Tân Giản. Bao đê chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10% đến Bình An (mặt cắt E9 + 800m) còn lại bỏ ngỏ cho chảy tràn về phía Đông qua hệ thống cống và tràn đê Đông.
Nhánh Gò Tràm chảy qua đập Tháp Mão qua cầu đường sắt và cầu Quốc lộ 1A xuống đập Gò Đậu và đập Hà Bạc, Nha Phu, cầu Gò Bồi rồi ra cửa Tân Giản vào đầm Thị Nại. Phía bờ tả sông Gò Tràm có tuyến đê bao kết hợp đường giao thông liên xã nối liền từ đập Bình Thạnh đi Hòa Phong, Nhạn Tháp, Thanh Danh, qua trụ sở UBND xã Nhơn Hưng, Nhơn An, đập Gò Đậu và kết thúc tại thôn An Hòa (mặt cắt GC8) dài khoảng 15,235 km, tuyến đê bao chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10% đã được xây dựng, phần dưới, sau mặt cắt GC9 chấp nhận cho tràn và ngập lũ.
Tuyến Trường Úc: Cải tạo hệ thống đê điều, khai thông dòng chảy, tạo dòng chảy thông thoáng, nạo vét lớp đất đá bồi lấp ở đáy tại cầu Lò Vôi từ 4,7 m lên 35,6 m (bằng chiều rộng của cầu hiện có); Cao trình đê đảm bảo chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10% và kết hợp giao thông.
Tuyến sông Cát:
+ Đoạn từ cửa vào đến cầu số 8: Cải tạo hệ thống đê điều, khai thông dòng chảy, tạo dòng chảy thông thoáng, nạo vét lớp đất đá bồi lấp ở đáy Cầu số 8 từ 16 m lên 36,17 m (bằng chiều rộng của cầu hiện có); Hành lang thoát lũ hai bên tả, hữu tùy theo địa hình thực tế bố trí chiều rộng nhỏ nhất 10 m và lớn nhất 80 m; Cao trình đê đảm bảo chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10% và kết hợp giao thông.
+ Đoạn từ cầu số 8 đến tràn Quy Nhơn 3: Cải tạo kênh tiêu đáy rộng 40 m, bờ kênh cao hơn mặt ruộng 0,5¸1m nhằm chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10% và kết hợp giao thông.
Tuyến sông Cây Me:
+ Tả tuyến sông Cây Me:
Đoạn từ cửa vào đến cầu số 7: Cải tạo hệ thống đê điều, khai thông dòng chảy, tạo dòng chảy thông thoáng, nạo vét lớp đất đá bồi lấp ở đáy cầu số 7 từ 50 m lên 76,4 m (bằng chiều rộng của cầu hiện có); hành lang thoát lũ rộng 10 m; Cao trình đê đảm bảo chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10% và kết hợp giao thông.
Đoạn hạ lưu cầu số 7 ra đến tràn Quy Nhơn 2: Cải tạo kênh tiêu đáy rộng 40 m, bờ kênh cao hơn mặt ruộng 0,5 1,0m chống lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ muộn 10% và kết hợp giao thông.
Khi chưa xây dựng xong hệ thống công trình chống lũ như phương án quy hoạch thì dọc phía Tây đường Quốc lộ 19 từ thành phố Quy Nhơn đi thị trấn Tuy Phước bố trí hành lang thoát lũ từ cầu số 7 đến cầu dài đường sắt với khẩu độ 65 m để tiêu thoát lũ từ phía tả sông Hà Thanh và sông Chợ Dinh qua cầu Mới và cầu Cao với 2 kênh thoát lũ rộng 15 m ra khu tiếp nhận lũ qua cống, tràn trên đê Đông tiêu vào đầm Thị Nại. Sau khi hệ thống đê bao xây dựng xong thì 2 tuyến thoát lũ này sẽ làm nhiệm vụ tiêu nước đô thị cho khu II và khu III.
+ Hữu tuyến sông Cây Me: Cải tạo hệ thống đê điều đảm bảo chống lũ chính vụ 5% và kết hợp giao thông.
Tuyến sông Hà Thanh: Cải tạo hệ thống đê điều, khai thông dòng chảy, tạo dòng chảy thông thoáng, nạo vét lớp đất đá bồi lấp ở đáy cầu Sông Ngang từ 24 m lên 71,5 m; cầu Đôi từ 30 m lên 68 m (bằng chiều rộng của cầu hiện có). Bố trí hành lang thoát lũ trên cơ sở tuyến đê cũ, từ mép sông sang mỗi bên biến đổi từ 10 m đến 200 m. Cao trình đê đảm bảo chống lũ chính vụ tần suất 5% và kết hợp giao thông.
Tuyến sông chợ Dinh: Cải tạo hệ thống đê điều, khai thông dòng chảy, tạo dòng chảy thông thoáng từ đập Phú Xuân đến tràn Quy Nhơn 1, lòng dẫn có B đáy nhỏ nhất 40 m; mở rộng cầu Chợ Dinh từ 20 lên 40 m; đê bao chống lũ chính vụ 5% và kết hợp giao thông.
Tuyến Núi Thơm: Từ An Hòa đến nhập lưu sông Trường Úc cải tạo khơi thông dòng chảy đảm bảo đáy rộng 15 m, bờ kênh cao hơn mặt ruộng 0,5÷1m, nhằm chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10% và kết hợp giao thông.
Tuyến Bầu Lác: Từ hồ Bầu Lác đến nhập lưu nhánh sông Hà Thanh cải tạo khơi thông dòng chảy đảm bảo đáy rộng 15 m, bờ kênh cao hơn mặt ruộng 0,5¸1m nhằm chống lũ sớm, muộn, tiểu mãn 10% và kết hợp giao thông.
Khu vực nằm giữa đệ Đông và đường Quy Nhơn đi Nhơn Hội:
+ Đối với các trục tiêu úng thoát lũ sau cống: đảm bảo mặt cắt thoát lũ, có chiều rộng nhỏ nhất bằng 1,5 lần chiều rộng của cống.
+ Đối với các trục tiêu úng thoát lũ sau tràn: đảm bảo mặt cắt thoát lũ, có chiều rộng nhỏ nhất bằng chiều rộng của tràn + thêm mỗi bên 10 m.
+ Đối với các trục tiêu úng thoát lũ trước và sau cầu Hà Thanh 1, 2, 3, 4, 5 phải đảm bảo mặt cắt thoát lũ có chiều rộng nhỏ nhất bằng chiều rộng của cầu.
c) Đối với các khu đô thị, công nghiệp
Phương án quy hoạch chống được lũ chính vụ 5% và lũ thực tế tháng 11 năm 2009 cho 4 khu vực đô thị, công nghiệp thuộc phường Nhơn Bình, Nhơn Phú thành phố Quy Nhơn, cụ thể:
Khu II (Khu dân cư Quy hoạch 2, trường Đại học Quang Trung, trường Cao đẳng sư phạm): Hữu sông Cây Me, Tả sông Hà Thanh, sông Chợ Dinh và Tây Quốc lộ 19 đi Tuy Phước có cao độ mặt đất tự nhiên biến đổi từ +2,2÷+5,8m, hướng dốc từ Tây sang Đông (xuôi theo dòng chảy của sông Cây Me), cao trình nền chọn: Khu vực 2 (Vân Hà) + 4,2m; Khu trường Đại học Quang Trung, trường Cao đẳng sư phạm, khu quy hoạch dân cư 6: +2,7 m.
Khu III (Khu dân cư Quy hoạch 3, nhà máy xử lý nước thải 1B): Đông Quốc lộ 19 đi Tuy Phước, Bắc đường Hùng Vương, Tây Đê Đông và hữu hạ lưu sông Cây Me có cao độ mặt đất tự nhiên biển đổi từ +0,3÷+1,9 m, hướng dốc từ Tây sang Đông (xuôi theo dòng chảy của sông Cây Me và Chợ Dinh), cao trình, nền chọn: Khu vực Phía Nam kể từ đường Quốc lộ 19 đi Tuy Phước (đường Đào Tấn), khu vực Tây Định, Lương Nông và khu vực cụm công nghiệp Nhơn Bình + 2 m; khu vực chợ Dinh +2,8 m.
Khu IV (Khu đô thị mới Nam Hùng Vương, khu dân cư Tây và Đông Võ Thị Sáu, cụm công nghiệp Nhơn Bình); Tả sông Hà Thanh và Tây Đê Đông + Hữu sông chợ Dinh có cao độ mặt đất tự nhiên biến đổi từ +0,4÷+2,3 m, hướng dốc từ Tây sang Đông xuôi theo dòng chảy của sông Hà Thanh và Chợ Dinh), cao trình nền: Khu vực (phía Tây) kẹp giữa sông Hà Thanh và sông Dinh, cao độ + 3,5 m; Khu vực Bắc đập Phú Hòa và Nam Cầu Đôi +2,0÷+2,5 m (Khu đô thị mới Nam Hùng Vương).
Khu V (Khu dân cư Quy hoạch 5); Hữu sông Hà Thanh và phía Tây Quốc lộ 1Đ và phía Đông giáp ao cá Bác Hồ có cao độ mặt đất tự nhiên biến đổi từ +0,5÷+1,8 m, hướng dốc từ Tây Nam sang Đồng Bắc (xuôi theo dòng chảy của sông Hà Thanh), cao trình nền: Phía Tây Nam + 2,6 m; phía Đông Bắc + 2,0 m.
Xây dựng một số trạm bơm tiêu cho 04 khu đô thị nói trên khi có mưa lớn tại chỗ khi mực nước lũ các sông đang còn cao.
Khu vực trường Đại học Quang Trung: Hoàn trả khẩu độ thoát lũ bằng khẩu độ cầu Mới rộng 59 m, đồng thời đảm bảo hành lang thoát lũ chạy dọc sát phía Tây Quốc lộ 19 không nhỏ hơn 65 m, hạ lưu cầu Mới và cầu Cao xây dựng 2 tuyến kênh thoát nước đô thị, cửa ra nhập vào tuyến tiêu úng thoát lũ sông Cây Me chiều rộng đáy kênh 20 m, mái 1:1, bờ kênh rộng 5m, cao trình bờ đầu kênh +3,4 m và cao độ bờ cuối kênh +3,2 m.
Khu vực ngoài đê Đông (kể từ hạ lưu các tràn số 1,2,3 đến giáp đường Quy Nhơn đi khu kinh tế Nhơn Hội): Bố trí các công trình hạ tầng cơ sở không gây cản trở dòng chảy lũ, khuyến cáo chọn cao trình chống ngập lũ theo tần suất thiết kế 1% với mực nước lũ (Hmax + 0,3) tương đương + 2,5÷+2,6 m.
Đối với các công trình quan trọng, khu sơ tán dân khuyến cáo cao trình nền tối thiểu bằng cao trình mực nước lũ 1% + độ cao an toàn 0,3m; cụ thể: Khu vực cầu Diêu trì (+8,25 + 0,3)m, cầu Sông Ngang (+5,64 + 0,3)m, đập Cây Dừa (+4,65 + 0,3)m, cầu Lò Vôi (+4,42 +0,3)m, cầu số 7 (+3,93 + 0,3)m, cầu số 8 (+3,82 + 0,3)m, đập Phú Hòa (+3,38 + 0,3)m và cầu Đôi (+2,81 + 0,3)m.
IV. Kinh phí và trình tự thực hiện quy hoạch
1. Giai đoạn đến năm 2015
Tập trung xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu cấp bách, các công trình đã rõ về kỹ thuật.
a) Công trình cấp nước
Nâng cấp, hoàn chỉnh và kiên cố hóa hệ thống kênh mương 22 công trình với tổng vốn đầu tư khoảng 271 tỷ đồng.
Xây mới 7 công trình tưới với tổng vốn đầu tư khoảng 1.281 tỷ đồng (đã bao gồm cả hệ thống Văn Phong đang xây dựng).
b) Công trình phòng chống lũ và tiêu thoát nước
Xây dựng đê, khơi thông dòng chảy 4 tuyến tiêu thoát lũ sông Hà Thanh, Trường Úc, sông Cát, Cây Me với tổng vốn đầu tư khoảng 1.268 tỷ đồng.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU
TT
Tên Công Trình
Vốn đầu tư (109 đ)
I
Các công trình cấp nước tưới
1.267,89
1
HT.Văn Phong
837,00
2
HT đập+kênh Thượng Sơn
136,27
3
Hồ Thuận Phong
130,00
4
Hồ Đá Mài
57,00
5
Kênh N1 hồ Thuận Ninh
43,90
6
Hồ Núi Tháp
41,25
7
Hồ Suối Đuôc
22,47
II
Các công trình tiêu thoát lũ
482,63
1
Tuyến Cây Me
125,92
2
Tuyến sông chợ Dinh
307,21
3
Mở rộng cầu Lò Vôi, cầu số 7,8 cầu Đôi và đập Cây Dừa và Phú Hòa
49,50
Tổng cộng (I+II)
1.750,52
2. Giai đoạn sau 2015
Triển khai thực hiện các công trình còn lại trên cơ sở điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ, mục tiêu, quy mô công trình cho phù hợp định hướng phát triển của giai đoạn và thực tế phát triển kinh tế xã hội.
a) Công trình cấp nước
Nâng cấp 71 công trình với tổng vốn đầu tư khoảng 271 tỷ đồng.
Xây mới 11 công trình với tổng vốn đầu tư khoảng 477 tỷ đồng.
b) Công trình phòng chống lũ và tiêu thoát nước
Xây dựng đê, khơi thông dòng chảy 7 tuyến tiêu thoát lũ Thị Lụa, Đập Đá, Tân An, Gò Tràm, Liên Huyện, Bà Ri, Núi Thơm.
Xây dựng 10 cầu tràn, mỗi cầu rộng 200m trên đường 640.
Nâng cấp, mở rộng cầu Lò Vôi, cầu Cây Dừa, cầu số 7, cầu số 8, cầu Đôi, tràn Phú Hòa tăng khả năng tiêu thoát lũ cho khu đô thị mở rộng thành phố Quy Nhơn (các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú).
Tổng vốn đầu tư khoảng 860 tỷ đồng bảo vệ thêm khoảng 34.042 ha.
3. Tổng kinh phí thực hiện quy hoạch
Tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch ước khoảng 4.430 tỷ đồng trong đó giai đoạn đến năm 2015 cần 2.822 tỷ đồng và giai đoạn sau 2015 cần 1.608 tỷ đồng.
TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
TT
Hạng mục
Số lượng
DT sau QH (ha)
Tổng vốn (109đ)
(cái)
Tưới
Tiêu
TỔNG TOÀN VÙNG NGHIÊN CỨU
302
125.445
74.312
4.429,969
I
Giai đoạn đến 2015
210
106.211
4.685
2.821,754
1
Nâng cấp
198
74.479
4.685
271,49
Công trình hiện trạng không nâng cấp
176
49.546
0
0,00
Công trình hiện trạng cần nâng cấp
22
24.933
0
271,49
2
Xây mới
12
31.732
4.685
2.550,264
a
Cấp nước
7
31.732
0
1.281,474
HT. Văn Phong
1
20.318
0
837,00
Công trình khác
6
10.414
0
444,474
b
Phòng chống lũ và tiêu nước
5
0
4.685
1.268,79
Biện pháp công trình
5
0
4.685
1.256,11
Biện pháp phi công trình chống lũ
0
0
12,68
II
Giai đoạn sau 2015
92
19.234
69.627
1.608,215
1
Nâng cấp
71
8.652
0
271,039
2
Xây mới
21
10.582
69.627
1.337,176
a
Cấp nước
11
10.582
0
477,104
b
Phòng chống lũ và tiêu nước
10
0
69.627
860,072
Biện pháp công trình
10
69.627
847,392
Biện pháp phi công trình chống lũ
0
0
12,68
Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch được huy động từ nhiều nguồn, nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA), đóng góp của người dân vùng hưởng lợi và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dụng công trình, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 2; Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; UBND tỉnh Bình Định; Sở NN và PTNT tỉnh Bình Định; Lưu VT, TCTL.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đào Xuân Học
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 02/QĐ BNN TCTL ngày 03 tháng 01 năm 2012)
Phụ lục I
PHÂN VÙNG QUY HOẠCH THỦY LỢI
TT
Vùng thủy lợi
Ftn (km2)
Dân số (người)
Các đơn vị hành chính
1
Bắc sông La Tinh
299,49
112.051
Thuộc huyện Phù Mỹ bao gồm đất đai các xã: Mỹ Trinh, Mỹ Thọ, Mỹ Hòa, Mỹ Quang, Mỹ Chánh, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, TT Phù Mỹ, Mỹ Chánh Tây.
2
Nam La Tinh Bắc sông Kone
933,41
307.370
Thuộc huyện Phù Cát (trừ Cát Chánh, Cát Tiên, một phần Cát Thắng) một phần huyện Tây Sơn gồm đất đai các xã: Bình Thạnh, Bình Tân, Bình Thuận, Tây An, Tây Vinh, Tây Bình, một phần TT Phú Phong, một phần huyện An Nhơn bao gồm các xã: Nhơn Mỹ, Nhơn Thành, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, TT Ngô Mây.
3
Vĩnh Thạnh
982,99
32.422
Toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh.
4
Nam sông Kone
598,23
138.748
Thuộc huyện An Nhơn gồm các xã: Nhơn Hòa, Nhơn Lộc, Nhơn Phúc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ, một phần huyện Tây Sơn bao gồm các: xã Tây Xuân, Tây Phú, Bình Tường, Tây Giang, Vĩnh Thịnh, Tây Thuận, Bình Hòa, Vĩnh An và một phần TT Phú Phong.
5
Tân An Đập Đá
223,58
253.820
Nằm trong hệ thống tưới của Tân An Đập Đá kể từ ngã ba Bình Thạnh tới đầm Thị Nại, các xã Phước Hải, Phước Hưng, Phước Quang, Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Hiệp, Phước Lộc, TT Tuy Phước, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Nghĩa (Huyện Tuy Phước), một phần huyện An Nhơn gồm các xã Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Hưng, TT.Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hạnh một phần huyện Phù Cát gồm các xã Cát Chánh, Cát Tân, một phần Cát Thắng.
6
Sông Hà Thạnh
1.156,3
319.122
Toàn bộ huyện Vân Canh, thành phố Quy Nhơn và một phần huyện Tuy Phước gồm các xã Phước An, Phước Thành, Phước Mỹ, TT Diêu Trì.
Tổng
4.194,0
1.160.719
|
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 02/2012/QĐ UBND
Quận 9, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2008/QH12 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2009 và bổ sung Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 2011);
Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Tư pháp Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Quận, tại Tờ trình số 104/TT TP ngày 26 tháng 12 năm 2011 về việc ban hành Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn Quận 9,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn Quận 9.
Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn Quận 9, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Quận và Ủy ban nhân dân 13 phường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức triển khai cho cơ quan, đơn vị và địa phương mình.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 7 (bảy) ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 10/2010/QĐ UBND ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Quận 9 về việc ban hành Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011 trên địa bàn Quận 9.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc quận, các thành viên Hội đồng Phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Quận 9 và Ủy ban nhân dân 13 phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Ánh Hồng
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2012/QĐ UBND ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Quận 9)
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; triển khai sâu rộng, đều khắp tất cả các ngành, các cấp và các phường trên toàn địa bàn quận nhằm phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân.
2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được thực hiện trên cơ sở phối hợp thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị và phường, nhiệm vụ trọng tâm, những phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của quận.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và biện pháp tuyên truyền, phù hợp với đặc điểm yêu cầu của từng cơ quan, đơn vị và từng phường. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền các văn bản pháp luật; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; phát triển kinh tế, xã hội và giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn quận.
II. NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Nội dung:
Luật: Luật Phòng chống, tham nhũng; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Đất đai; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Dân sự; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Giao thông đường bộ; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Nhà ở; Luật Tố tụng hành chính, Luật Nuôi con nuôi; Luật Thi hành án hình sự; Luật Công chức; Luật Thi hành án dân sự, Luật Người khuyết tật; Luật Thanh tra; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự; Luật An toàn vệ sinh thực phẩm; Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo hiểm, Luật Lao động, Luật Môi trường; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp… và những văn bản hướng dẫn thực hiện.
Nghị định: Nghị định số 69/2011/NĐ CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về quy định xử lý vi phạm hành chính về y tế và phòng chống HIV/AIDS; Nghị định số 83/2010/NĐ CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm; Nghị định số 158/2005/NĐ CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2005/NĐ CP ; Nghị định số 61/2009/NĐ CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đối tượng:
Căn cứ vào tình hình, đặc điểm mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 13 phường phối hợp phân loại đối tượng để lựa chọn chuyên đề pháp luật cho phù hợp với thực tế, chức năng và nhiệm vụ để triển khai.
a) Đối với cán bộ, công chức:
Cần chọn những luật cho phù hợp với đối tượng để tuyên truyền như: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thi hành án Dân sự, Luật Thi hành án hình sự; Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; Luật Công chức; Luật Nuôi con nuôi… và những văn bản hướng dẫn thực hiện.
b) Cán bộ chiến sĩ Công an:
Trên cơ sở Kế hoạch chung, Trưởng Công an quận chọn nội dung cho phù hợp để xây dựng kế hoạch cho đơn vị và tạo điều kiện để 100% cán bộ chiến sĩ công an tham dự đầy đủ các buổi triển khai làm cơ sở đánh giá, xếp loại cán bộ chiến sĩ công an hàng năm.
c) Đối tượng học sinh:
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tư pháp và Quận đoàn phối hợp tổ chức và chọn những nội dung hình thức cho phù hợp.
Kết hợp với môn học giáo dục công dân, giáo dục truyền thông, cần tập trung phổ biến Luật Bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em; Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống ma túy... và những văn bản pháp luật có liên quan.
d) Đối tượng là doanh nghiệp:
Phối hợp với Liên đoàn Lao động quận, Bảo hiểm xã hội, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế để tuyên truyền Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo hiểm, Luật Lao động, Luật Môi trường; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế thu nhập cá nhân... và những văn bản hướng dẫn thực hiện.
đ) Đối tượng là nhân dân:
Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân một số Luật cơ bản liên quan đến đời sống như: Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Giao thông đường bộ; Luật Môi trường, Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Phòng, chống ma túy…
III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Về tổ chức:
Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của quận, các cơ quan, đơn vị và UBND 13 phường tổ chức triển khai, mỗi quý họp một lần, vào tháng cuối của quý, mời Ban Tuyên giáo Quận ủy, Liên đoàn Lao động, Hội Luật gia cùng dự;
Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch có tổ chức đánh giá những mặt mạnh, yếu kịp thời phản ánh và đề xuất những biện pháp để giải quyết.
Tiếp tục củng cố đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp quận và mạng lưới tuyên truyền viên pháp luật ở 13 phường. Giao Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động của Báo cáo viên và tuyên truyền viên của phường.
2. Về hình thức và biện pháp tuyên truyền:
Biện pháp chủ yếu để tăng cường đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở như tuyên truyền miệng, phát tài liệu gấp dạng hỏi đáp, Hội thảo, Hội thi. Những nội dung tuyên truyền do cơ quan, đơn vị và phường tự chọn cho phù hợp hay phối hợp với các phường để cùng tổ chức.
Phòng Tư pháp phải thông tin, phân phối kịp thời các thông tin pháp luật thông qua các tài liệu gấp dạng hỏi, đáp cho các cơ quan, đơn vị và phường.
Tờ tin Quận 9 tăng cường bài viết có nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật, thông qua những vụ việc cụ thể đã được xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Cần có phụ trang đăng toàn văn nội dung các Luật, Pháp lệnh, Nghị định mới ban hành... để tạo điều kiện cho người dân có nhu cầu tìm hiểu được thuận lợi hơn;
Các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 13 phường căn cứ vào Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch thực hiện, trong quá trình tổ chức triển khai, nếu cơ quan, đơn vị và phường không có Báo cáo viên, đề nghị liên hệ Phòng Tư pháp (yêu cầu phải báo cáo trước từ 5 đến 7 ngày để mời Báo cáo viên).
Để có cơ sở đánh giá và báo cáo kịp thời cho quận và Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ quan, đơn vị và phường phải kịp thời báo cáo về cho Hội đồng theo từng tháng, quý, 6 tháng và năm. Thời gian cụ thể như sau:
+ Báo cáo tháng, vào ngày 15 đến ngày 17 hàng tháng;
+ Báo cáo quý, vào ngày 15 đến ngày 17 của tháng cuối quý;
+ Báo cáo 6 tháng vào ngày 25 đến 30 của tháng 6 và Báo cáo năm vào ngày 25 đến 31 tháng 12.
Báo cáo gửi về Phòng Tư pháp (cơ quan thường trực của Hội đồng).
3. Đối với Báo cáo viên pháp luật cấp quận:
Các Báo cáo viên pháp luật được dự tập huấn pháp luật, hội thảo chuyên đề do Sở Tư pháp Thành phố và Phòng Tư pháp tổ chức. Hàng quý, 6 tháng các Báo cáo viên họp sơ kết công tác tuyên truyền pháp luật năm của Hội đồng;
Hội đồng và Ủy ban nhân dân 13 phường phải thông báo rộng rãi họ tên , địa chỉ và chuyên đề báo cáo của từng Báo cáo viên đã đăng ký. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức liên hệ trong quá trình tuyên truyền pháp luật. Báo cáo viên hoạt động theo đúng với Quy chế Báo cáo viên pháp luật của Bộ Tư pháp đã ban hành.
4. Tủ sách pháp luật:
Tủ sách pháp luật được lập tại cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân 13 phường và khu phố (ấp) văn hóa. Năm 2012 trên cơ sở dự trù kinh phí các phường trang bị thêm sách cho Tủ sách phường và khu phố. Việc quản lý và sử dụng sách theo đúng Quy chế “Xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn” của Bộ Tư pháp.
Các phường kịp thời bổ sung sách pháp luật mới cho phù hợp với yêu cầu sử dụng của cán bộ và nhân dân, chú trọng bổ sung sách pháp luật phổ thông, sách hỏi, đáp pháp luật. Khai thác có hiệu quả tài liệu trong tủ sách pháp luật. Xây dựng phong trào đọc sách pháp luật trong cán bộ và nhân dân, đa dạng hóa loại hình tủ sách pháp luật, đẩy mạnh việc luân chuyển sách pháp luật giữa tủ sách phường với khu phố (có tủ sách pháp luật).
5. Hoạt động hòa giải cơ sở:
Trong năm 2012, Ủy ban nhân dân 13 phường kiện toàn lại các Tổ Hòa giải theo hướng nơi nào đã có và đang hoạt động thì Chủ tịch Ủy ban ra quyết định công nhận, nơi nào chưa có thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường kết hợp với các tổ chức thành viên Mặt trận chọn, giới thiệu để dân bầu Tổ Hòa giải, sau đó bầu Tổ trưởng Tổ Hòa giải. Căn cứ vào biên bản bầu Tổ trưởng Tổ Hòa giải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường xem xét để công nhận Tổ Hòa giải bằng quyết định.
6. Hoạt động của công tác trợ giúp pháp lý:
Giao Phòng Tư pháp quận phối hợp với phường chưa có Cộng tác viên trợ giúp pháp lý để giới thiệu người làm Cộng tác viên. Việc giới thiệu phải đúng với quy định.
Hàng năm, bổ sung hay điều chỉnh Tổ trợ giúp pháp lý cho phù hợp với điều kiện hoạt động của các Cộng tác trợ giúp pháp lý ở phường. Phòng Tư pháp cần nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý”. UBND phường quan tâm, hỗ trợ Tổ Trợ giúp pháp lý để tổ hoạt động có hiệu quả cao.
7. Văn phòng luật sư, điểm tư vấn pháp luật:
Các phường cần phối hợp với các ngành có liên quan, kiểm tra những Văn phòng luật sư, điểm tư vấn pháp luật đang hoạt động trên địa bàn mình, nhằm phát hiện kịp thời những điểm tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, dịch vụ pháp lý hoạt động không có Giấy chứng nhận hoạt động để báo cáo cơ quan có chức năng xử lý kịp thời.
IV. KINH PHÍ:
Thực hiện theo Thông tư số 63/2005/TT BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tài chính; Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT BTC BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 93/2006/QĐ UBND ngày 29 tháng 6 năm 2006 về quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trên đây là Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn Quận 9 đề nghị Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Quận và 13 phường phối hợp triển khai thực hiện đạt kết quả./.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 03/QĐ UBND
Trà Vinh, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố sửa đổi, bổ sung kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính và bãi bỏ 17 thủ tục hành chính (kèm theo phụ lục) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường đã được công bố theo Quyết định số 1619/QĐ UBND ngày 24/8/2009 và Quyết định số 550/QĐ UBND ngày 01/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tống Minh Viễn
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/QĐ BGDĐT
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ CP ngày 19/03/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2005/NĐ CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ TTg ngày 30/09/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 2020”;
Căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng Thẩm định Quốc gia Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp Trung học Cơ sở;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Quốc gia và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp Trung học Cơ sở (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 3 (để t/h); Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để b/c); Các Thứ trưởng (để biết); Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội, Ban Khoa giáo TW (để b/c); Website Chính phủ; Công báo (để p/h); Website Bộ GD&ĐT (để t/h); Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND các tỉnh, Thành phố trực thuộc TW (để p/h) Lưu: VT, Vụ GDTrH.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển
CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ BGDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Giới thiệu
2. Các nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình
3. Mục tiêu
4. Nội dung chương trình
5. Phương pháp dạy học
6. Kiểm tra, đánh giá
7. Điều kiện thực hiện chương trình
PHẦN THỨ HAI: GỢI Ý NỘI DUNG DẠY HỌC TỪNG CẤP LỚP
1. Lóp 6
2. Lớp 7
3. Lớp 8
4. Lớp 9
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN TIẾNG ANH THÍ ĐIỂM CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Giới thiệu
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực thông tin, tri thức về khoa học, kỹ thuật, giáo dục và văn hóa. Trong bối cảnh đó, tiếng Anh đóng vai trò là một công cụ giao tiếp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của đất nước và hội nhập khu vực, cũng như đối với sự giao lưu văn hóa giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh là một trong những năng lực cơ bản cần được hình thành cho thế hệ trẻ Việt Nam. Do vậy, việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông nói chung, cấp trung học cơ sở (THCS) nói riêng, cần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh. Việc dạy và học tiếng Anh ở cấp THCS góp phần giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, làm phong phú kinh nghiệm cuộc sống, phát huy năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa và xã hội của chính dân tộc mình, đặt nền tảng cho việc tiếp tục học ở các cấp học cao hơn, học tập suốt đời và sự phát triển toàn diện của học sinh.
Chương trình tiếng Anh THCS là sự nối tiếp chương trình tiếng Anh Tiểu học. Chương trình nhằm tiếp tục hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp ngôn ngữ tiếng Anh để đạt trình độ tương đương với Cấp độ A2 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ (CEFR). Chương trình được thiết kế trên cơ sở những đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, có tính đến những thay đổi về thể chất và tinh thần, nhu cầu và khả năng của học sinh ở cấp THCS.
Chương trình tiếng Anh THCS được thiết kế nhằm thực hiện kế hoạch dạy tiếng Anh ở cấp THCS, với thời lượng là 420 tiết (gồm cả số tiết ôn tập và kiểm tra, đánh giá) cho bốn cấp lớp 6, 7, 8, và 9. Thời lượng được phân phối cho mỗi cấp lớp như sau:
Lớp 6: 105 tiết
Lớp 7: 105 tiết
Lớp 8: 105 tiết
Lớp 9: 105 tiết
Văn bản chương trình tiếng Anh THCS là cơ sở pháp lý để:
● Quản lý việc dạy và học tiếng Anh ở cấp THCS;
● Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình;
● Biên soạn, lựa chọn tài liệu dạy và học tiếng Anh, bao gồm sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn giáo viên, các tài liệu tham khảo và học liệu điện tử;
● Định hướng phương pháp dạy và học tiếng Anh ở trường THCS;
● Thiết kế và lựa chọn đồ dùng và thiết bị dạy học;
● Đánh giá kết quả học tập của học sinh;
● Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên sư phạm và cán bộ quản lý các cấp.
2. Các nguyên tắc xây dựng và phát triển chương trình
Chương trình tiếng Anh THCS được xây dựng và phát triển theo các nguyên tắc cơ bản sau:
● Đáp ứng nhu cầu và khả năng học tiếng Anh của học sinh, phù hợp với yêu cầu và khả năng của xã hội đối với môn tiếng Anh.
● Đảm bảo phát triển ở học sinh tình cảm và thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh, với ngôn ngữ tiếng Anh, với đất nước, con người, nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh, đồng thời cung cấp cho các em những trải nghiệm học tập tích cực và thú vị.
● Đảm bảo việc học tiếng Anh góp phần vào sự phát triển chung của học sinh, vào việc đề cao các giá trị đạo đức và văn hóa phù hợp với việc tham gia của các em vào đời sống xã hội Việt Nam.
● Đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh cho học sinh. Năng lực ngôn ngữ giao tiếp là khả năng sử dụng hệ thống ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp để giao tiếp có hiệu quả, phù hợp với những ngữ cảnh giao tiếp có nghĩa. Năng lực ngôn ngữ giao tiếp được thực hiện chủ yếu thông qua luyện tập thực hành tích hợp bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Hệ thống kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp.
● Ở các lớp 6 và 7, các kỹ năng giao tiếp khẩu ngữ vẫn được tiếp tục ưu tiên phát triển thông qua các nhiệm vụ giao tiếp nghe nói tương tác, dựa trên nền tảng mà học sinh đã học được qua Chương trình tiếng Anh Tiểu học. Ở các lớp 8 và 9, các kỹ năng đọc và viết sẽ được phát triển cân bằng với các kỹ năng nghe và nói.
● Nội dung chương trình được xây dựng và phát triển trên cơ sở hệ thống chủ điểm/chủ đề liên quan chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa và phù hợp với môi trường học tập và sinh hoạt của học sinh. Hệ thống chủ điểm/chủ đề được thiết kế lặp lại có mở rộng qua các năm học theo hướng đồng tâm xoáy trôn ốc nhằm củng cố và nâng cao năng lực giao tiếp của học sinh.
● Đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm của quá trình dạy và học. Năng lực ngôn ngữ giao tiếp của học sinh được phát triển thông qua hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong mối tương tác với học sinh và các tài liệu học tập, theo những chiến lược và phương thức học tập hiệu quả, trong các tình huống giao tiếp có ý nghĩa, qua đó khuyến khích học sinh từng bước nâng cao khả năng tự học.
● Đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy và học tiếng Anh giữa các cấp Tiểu học, THCS và THPT.
● Đảm bảo tính linh hoạt và mềm dẻo của chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện dạy và học tiếng Anh khác nhau giữa các vùng miền và địa phương ở Việt Nam.
● Đảm bảo sau khi học xong Chương trình tiếng Anh THCS, học sinh đạt trình độ năng lực giao tiếp tiếng Anh tương đương với Cấp độ A2 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ (CEFR).
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu chung
Dạy và học tiếng Anh ở THCS nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh một cách chủ động và tự tin, tạo tiền đề cho việc sử dụng tiếng Anh như một công cụ trong học tập và trong đời sống xã hội, góp phần hình thành thói quen học tập suốt đời, tạo cơ sở cho việc hoàn thiện bản thân để trở thành những công dân có trách nhiệm trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Về tổng thể, sau khi học xong Chương trình tiếng Anh THCS, học sinh có thể đạt được năng lực giao tiếp tiếng Anh tương đương Cấp độ A2 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ. Cụ thể là:
Có khả năng hiểu các câu nói và các cách diễn đạt được sử dụng thường xuyên liên quan đến những lĩnh vực gần gũi nhất trong đời sống thường nhật (ví dụ như các thông tin rất cơ bản về cá nhân, gia đình, mua bán, cộng đồng địa phương và công việc). Có thể giao tiếp trong các tình huống cơ bản và đơn giản đòi hỏi các trao đổi thông tin đơn giản và trực tiếp về các vấn đề gần gũi và quen thuộc. Có thể sử dụng các cách nói đơn giản để nói về bản thân, môi trường gần gũi và những vấn đề liên quan đến nhu cầu trực tiếp.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi kết thúc Chương trình tiếng Anh THCS, học sinh có khả năng:
● Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp dưới dạng nghe, nói (đối thoại, độc thoại), đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật ở trình độ tương đương cấp độ A2 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ;
● Có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hóa của các nước nói tiếng Anh trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những điểm mạnh và giá trị của nền văn hóa dân tộc mình;
● Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh; biết sử dụng tiếng Anh làm công cụ tích hợp các nội dung dạy và học khác trong chương trình;
● Hình thành và sử dụng các phương pháp, phương thức và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài lớp học.
Chương trình tiếng Anh THCS cụ thể hóa các mục tiêu trên thành các Mục tiêu thể hiện (Performance objectives) qua bốn kỹ năng giao tiếp: nghe, nói (đối thoại, độc thoại), đọc, viết, theo bốn cấp lớp. Cụ thể là Lớp 6 cấp độ A2.1, Lớp 7 Cấp độ A2.2, Lớp 8 Cấp độ A2.3, Lớp 9 Cấp độ A2.4.
Lớp 6
Hết lớp 6, học sinh có khả năng:
Nghe
● Nhận biết và nhắc lại được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau.
● Nghe hiểu các chỉ dẫn ngắn và đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong lớp học.
● Nghe hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản, trong khoảng 60 từ về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao,....
● Nghe hiểu nội dung chính các trao đổi thông tin giữa các bạn cùng tuổi về các chủ đề được quy định trong phần nội dung.
Nói
● Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ngắn và đơn giản khác nhau.
● Nói được các chỉ dẫn ngắn và đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong lớp học.
● Hỏi và trả lời ngắn gọn về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao,....
● Nói những câu đơn giản, liền ý, có gợi ý về các chủ đề quen thuộc.
Đọc
● Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản trong khoảng 80 từ về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao,....
● Đọc hiểu nội dung chính các thư cá nhân, thông báo, đoạn văn ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề quen thuộc (có thể có một số từ, cấu trúc mới).
Viết
● Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 40 từ về các chủ đề trong chương trình như: gia đình, nhà trường, bạn bè, lễ hội, danh lam thắng cảnh, danh nhân, truyền hình, thể thao,....
● Viết các thư, bưu thiếp, tin nhắn hoặc ghi chép cá nhân ngắn, đơn giản liên quan đến nhu cầu giao tiếp hàng ngày ... trong phạm vi các chủ đề được quy định trong phần nội dung.
Lớp 7
Hết lớp 7, học sinh có khả năng:
Nghe
● Nhận biết và nhắc lại được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu đơn giản khác nhau.
● Nghe hiểu các chỉ dẫn ngắn và đơn giản sử dụng trong các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học.
● Nghe hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản, trong khoảng 80 từ về các chủ đề trong chương trình như: sở thích, âm nhạc và nghệ thuật, điện ảnh, giao thông, năng lượng, ...
● Nghe hiểu các mô tả đơn giản về người, đồ vật, sự việc ... liên quan đến các chủ đề quen thuộc.
Nói
● Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu đơn giản khác nhau.
● Nói được các chỉ dẫn ngắn sử dụng trong các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học.
● Trao đổi các thông tin cơ bản về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: sở thích, âm nhạc và nghệ thuật, điện ảnh, giao thông, năng lượng, ...
● Trình bày có chuẩn bị trước và có gợi ý về các chủ đề được quy định trong phần nội dung.
Đọc
● Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản trong khoảng 100 từ về các chủ đề trong chương trình như: sở thích, âm nhạc và nghệ thuật, điện ảnh, giao thông, năng lượng, ...
● Đọc hiểu nội dung chính các mẫu tin, thực đơn, quảng cáo, các văn bản, tài liệu ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề quen thuộc (có thể có một số từ, cấu trúc mới).
Viết
● Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 60 từ về các chủ đề trong phạm vi chương trình như: sở thích, âm nhạc và nghệ thuật, điện ảnh, giao thông, năng lượng, ...
● Viết một đoạn ngắn, đơn giản, có gợi ý mô tả các sự kiện, hoạt động cá nhân liên quan đến các chủ đề được quy định trong phần nội dung.
Lớp 8
Hết lớp 8, học sinh có khả năng:
Nghe
● Nhận biết và nhắc lại được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép cơ bản khác nhau.
● Nghe hiểu các chỉ dẫn đơn giản và cơ bản sử dụng trong giao tiếp hàng ngày gắn với các chủ đề đã học.
● Nghe hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản, trong khoảng 100 từ về các chủ đề trong chương trình như: hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống ở nông thôn, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội trên thế giới, thảm họa thiên nhiên, khoa học và công nghệ, …
● Nghe hiểu nội dung chính các thông báo đơn giản được nói rõ ràng về dự báo thời tiết, ở bến tàu xe, sân bay, ... liên quan đến các chủ đề quen thuộc.
Nói
● Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép cơ bản khác nhau.
● Nói được các chỉ dẫn đơn giản sử dụng trong giao tiếp hàng ngày gắn với các chủ đề đã học.
● Tham gia các hội thoại ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong chương trình như: hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống ở nông thôn, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội trên thế giới, thảm họa thiên nhiên, khoa học và công nghệ, cuộc sống hành tinh khác, …
● Mô tả và so sánh có gợi ý về các chủ đề được quy định trong phần nội dung.
Đọc
● Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản trong khoảng 120 từ về các chủ đề quen thuộc như: hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống ở nông thôn, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội trên thế giới, thảm họa thiên nhiên, khoa học và công nghệ, cuộc sống hành tinh khác, …
● Đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các chỉ dẫn, thông báo, biển báo, ... các văn bản, tài liệu ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề quen thuộc.
● Đọc hiểu và đoán được nghĩa của từ mới dựa vào ngữ cảnh.
Viết
● Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 80 từ về các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như hoạt động vui chơi giải trí, cuộc sống ở nông thôn, phong tục tập quán, truyền thống lễ hội trên thế giới, thảm họa thiên nhiên, khoa học và công nghệ, cuộc sống hành tinh khác, …
● Viết các hướng dẫn, chỉ dẫn, thông báo,... ngắn, đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc.
Lớp 9
Hết lớp 9, học sinh có khả năng:
Nghe
● Nhận biết và nhắc lại được âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép và câu phức cơ bản khác nhau.
● Nghe hiểu các chỉ dẫn đơn giản và cơ bản sử dụng trong các tình huống giao tiếp rộng hơn như các thông báo công cộng.
● Nghe hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản, trong khoảng 120 từ về các chủ đề trong chương trình như: môi trường địa phương, cuộc sống thành thị, đất nước nói tiếng Anh, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế giới, ...
● Nghe hiểu nội dung chính các loại văn bản đơn giản như chuyện kể, các mô tả, lời giải thích, thảo luận ... về các chủ đề được quy định trong phần nội dung.
Nói
● Phát âm được các âm, trọng âm, ngữ điệu và nhịp điệu trong các câu ghép và câu phức cơ bản khác nhau.
● Nói được các chỉ dẫn đơn giản sử dụng trong các tình huống giao tiếp rộng hơn như các thông báo công cộng.
● Thảo luận ngắn và đơn giản về các chủ đề trong chương trình như: môi trường địa phương, cuộc sống thành thị, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế giới, ...biết bắt đầu, duy trì và kết thúc hội thoại.
● Kể lại các câu chuyện có gợi ý, sự kiện đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc.
Đọc
● Đọc hiểu nội dung chính, nội dung chi tiết các bài đối thoại, độc thoại đơn giản trong khoảng 140 từ về các chủ đề có trong chương trình như: môi trường địa phương, cuộc sống thành thị, đất nước nói tiếng Anh, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế giới, ...
● Đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các mẩu tin, câu chuyện kể, các bảng biểu, ... các văn bản, tài liệu ngắn, đơn giản thuộc phạm vi chủ đề được quy định trong phần nội dung.
● Đọc hiểu và đoán được nghĩa của từ mới dựa vào suy luận, nhận biết tổ chức của đoạn văn ngắn, đơn giản.
Viết
● Viết có hướng dẫn một đoạn ngắn, đơn giản khoảng 100 từ về các chủ đề có trong chương trình như: môi trường địa phương, cuộc sống thành thị, đất nước nói tiếng Anh, du lịch, tuổi trưởng thành, tiếng Anh trên thế giới, ...
● Viết tóm tắt có hướng dẫn nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn theo chủ đề được quy định trong phần nội dung. Sử dụng được các phương tiện liên kết văn bản.
4. Nội dung chương trình
Chương trình tiếng Anh THCS được thiết kế nhằm thực hiện kế hoạch dạy tiếng Anh ở THCS, với thời lượng là 420 tiết, mỗi tiết 45 phút cho bốn cấp lớp 6, 7, 8, và 9. Nội dung chương trình nhằm phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ của học sinh trong môi trường học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh. Nội dung dạy học trong chương trình tiếng Anh THCS gồm có: Hệ thống chủ điểm, Hệ thống chủ đề, Năng lực giao tiếp, Kiến thức ngôn ngữ, Học cách học.
4.1. Hệ thống chủ điểm
Chương trình tiếng Anh THCS có bốn chủ điểm (themes) sau:
Our Communities
Thông qua chủ điểm này, học sinh học cách sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các lĩnh vực gần gũi trong đời sống hàng ngày, qua đó hiểu biết thêm về đất nước, con người, nền văn hóa của cộng đồng và đất nước mình, biết tôn trọng những vai trò khác nhau của từng cá thể trong việc xây dựng và phát triển một xã hội hiện đại.
Our Heritage
Trong chủ điểm này, học sinh học cách sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các chủ đề liên quan đến đất nước, con người, nền văn hóa truyền thống, qua đó có thêm hiểu biết về những giá trị truyền thống của đất nước, biết cách giới thiệu các nét đẹp của văn hóa dân tộc mình với người nước ngoài.
Our World
Thông qua chủ điểm này, học sinh sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các lĩnh vực liên quan đến đất nước, con người, nền văn hóa của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh, qua đó có thêm hiểu biết và biết trân trọng các nét đẹp của các nền văn hóa trên thế giới.
Visions of the Future
Trong chủ điểm này, học sinh sử dụng tiếng Anh để giao tiếp về các chủ đề liên quan đến đời sống tương lai của các em, qua đó bước đầu có được suy nghĩ và ý tưởng về các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống trong tương lai của bản thân và xã hội.
Bốn chủ điểm nói trên được lặp lại có mở rộng qua các cấp lớp, nhờ đó học sinh có thể củng cố và phát triển năng lực giao tiếp trong khuôn khổ một khung chương trình thống nhất tạo điều kiện cho nhu cầu sử dụng tiếng Anh ngày một tăng và tận dụng năng lực nhận thức ngày càng phát triển của các em.
4.2. Hệ thống chủ đề
Hệ thống chủ đề (Topics) được cụ thể hóa từ bốn chủ điểm. Chương trình tiếng Anh THCS đưa ra một danh mục các chủ đề mẫu cho mỗi chủ điểm và cho từng lớp. Giáo viên và người biên soạn tài liệu có thể sử dụng hệ thống chủ đề này hoặc điều chỉnh, sửa đổi các chủ đề cho phù hợp với các chủ điểm tùy theo nhu cầu, hứng thú và khả năng học tập nhằm phát triển năng lực giao tiếp của học sinh.
Các chủ đề ứng với bốn chủ điểm chia theo cấp lớp được đề xuất trong các bảng dưới đây:
Theme
Our Communities
Lớp
Theme
Our Heritage
Lớp
Topics
● My new school
● My home
● My friends, ...
6
Topics
● Our Tet Holiday
● Natural wonders of Vietnam
● Famous Vietnamese people, ...
6
● My hobbies
● Healthy living
● Community services, ...
7
● Music and arts in Vietnam
● Vietnamese foods and drinks
● The first university, ...
7
● Leisure activities
● Life in the countryside
● Peoples of Vietnam, ...
8
● Our customs and traditions
● Festivals in Vietnam
● How we used to live in the past, ...
8
● Local environment
● Life in the city
● Teenagers, ...
9
● Folk tales and legends
● Man made wonders of Vietnam
● Vietnam then and now,...
9
Theme
Our World
Lớp
Theme
Visons of the Future
Lớp
Topics
● Television
● Sports and games
● Cities of the world, ...
6
Topics
● Schools of the future
● Robots
● Our homes of the future, ...
6
● Traffic
● Movies
● Recipes and eating habits, ...
7
● Sources of energy
● Travelling in the future
● An overcrowded world, ...
7
● Pollution
● Festivals in the world
● Natural disasters, ...
8
● Communication
● Science and technology
● Life on other planets, ...
8
● English speaking countries
● Tourism
● English in the world, ...
9
● Space travel
● Changing roles in society
● My future career, ...
9
4.3. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp (Communicative competences) là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để tham gia vào quá trình giao tiếp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách phù hợp với tình huống/ ngữ cảnh có nghĩa. Hệ thống chủ điểm và chủ đề đóng vai trò là phương tiện cung cấp các ngữ cảnh khác nhau cho học sinh sử dụng kiến thức ngôn ngữ để thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh và phát triển năng lực giao tiếp. Trong nội dung chương trình, năng lực giao tiếp được thể hiện qua các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp. Mỗi chủ đề bao gồm 2 – 3 chức năng và nhiệm vụ giao tiếp. Các chức năng và nhiệm vụ giao tiếp này là cơ sở để xây dựng các đơn vị bài học.
4.4. Kiến thức ngôn ngữ
Kiến thức ngôn ngữ (Linguistic knowledge) giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp. Kiến thức ngôn ngữ bao gồm:
Ngữ âm
Ngữ âm trong Chương trình tiếng Anh THCS gồm: các nguyên âm, nguyên âm đôi, bán nguyên âm, phụ âm, tổ hợp phụ âm; trọng âm từ, nhịp điệu và ngữ điệu câu cơ bản trong tiếng Anh. Ngữ âm giúp củng cố và phát triển các kiến thức và kỹ năng học sinh đã học trong chương trình.
Từ vựng
Số lượng từ vựng được quy định trong chương trình tiếng Anh THCS là khoảng 800 1000 từ (không bao gồm các từ đã học ở tiểu học). Đây là những từ thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ. Những từ này cần được giới thiệu lặp đi lặp lại, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa, trong phạm vi các chủ đề do chương trình quy định.
Ngữ pháp
Trong chương trình tiếng Anh THCS, các cấu trúc ngôn ngữ và hiện tượng ngữ pháp được giới thiệu thông qua ngữ cảnh. Nội dung ngữ pháp bao gồm:
● Câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán; câu khẳng định, câu phủ định; câu đơn, câu ghép, câu phức.
● Động từ ở các thời/thể hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành; động từ tình thái, động từ nguyên thể, danh động từ, cụm động từ (động từ đa thành tố); thể bị động; câu điều kiện (loại 1 và loại 2); mệnh đề quan hệ; lời nói trực tiếp và gián tiếp; danh từ đếm được, danh từ không đếm được, sở hữu cách của danh từ; số đếm, số thứ tự; so sánh tính từ; đại chỉ định, đại từ nghi vấn, đại từ quan hệ, đại từ phản thân, đại từ sở hữu; các giới từ, trạng từ, liên từ thông dụng; mạo từ xác định, mạo từ không xác định.
Các kiến thức ngôn ngữ kể trên được trình bày chi tiết trong cột Language Items của từng cấp lớp trong Phần thứ hai của chương trình. Giáo viên và người biên soạn tài liệu dạy học cần lựa chọn các mục trong cột Language Items sao cho phù hợp với từng chủ đề, nhu cầu, hứng thú và khả năng học tập của học sinh, cần ưu tiên sử dụng các hiện tượng ngôn ngữ có tần suất cao đó là những hiện tượng ngôn ngữ mà học sinh sử dụng thường xuyên trong giao tiếp.
4.5. Học cách học
Học cách học (Learning how to learn) là cách thức học tập khác nhau giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh trong và ngoài lớp học một cách có hiệu quả. Một số cách thức học tập cơ bản mà chương trình tiếng Anh THCS cần hình thành để giúp học sinh:
● Học cách xác định mục tiêu, quy trình, kỹ thuật học tập nhằm đạt kết quả giao tiếp cao. Hình thành động cơ, hứng thú học tập. Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong giao tiếp, từ đó tự đánh giá và điều chỉnh hoạt động giao tiếp phù hợp với mục tiêu của chương trình;
● Có cách thức, kỹ thuật học các mặt của kiến thức ngôn ngữ như: nhận biết, thực hành, ôn tập, củng cố các kiến thức ngôn ngữ (học ngữ âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp);
● Có cách thức luyện tập các kỹ năng giao tiếp như: sử dụng ngôn ngữ phi lời nói trong nghe nói tương tác, nghe/đọc hiểu nội dung chính, nội dung cụ thể, nghe/đọc đoán nghĩa qua ngữ cảnh, giải thích bảng, biểu...;
● Có cách thức sử dụng sách giáo khoa, từ điển, tài liệu hỗ trợ học tập (bao gồm cả tài liệu tương tác ứng dụng công nghệ thông tin), biết tìm kiếm, sử dụng và lưu trữ thông tin, biết sử dụng kênh hình, kênh chữ, kênh tiếng;
● Có cách thức học tích cực, tham gia vào các hoạt động tương tác giữa học sinh với giáo viên, theo cặp, trong nhóm một cách tích cực và hợp tác;
● So sánh, đối chiếu một số nét tương đồng và khác biệt (ngữ âm, từ ngữ, cấu trúc, cách diễn đạt) giữa tiếng Anh với tiếng mẹ đẻ.
Các cách thức học tập nêu trên cần được thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu dạy học và trong quá trình dạy học trên lớp. Giáo viên cần giúp học sinh hình thành và phát triển các cách thức học tập phù hợp với điều kiện dạy học và năng lực học tập, qua đó tự điều chỉnh quá trình học tập của các em. Các cách thức học tập giúp học sinh tiếp tục học tập tích cực và có hiệu quả, và trở thành những người có khả năng tự học một cách độc lập trong tương lai.
5. Phương pháp dạy học
Đường hướng chủ đạo trong dạy tiếng Anh ở trường THCS là đường hướng Dạy Ngôn ngữ Giao tiếp (Communicative Language Teaching CLT) phù hợp đặc điểm tâm lý của học sinh đang chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi vị thành niên. Mục tiêu của học tập là phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong những tình huống cuộc sống hàng ngày. Để đạt mục tiêu này, việc giảng dạy tiếng Anh ở cấp THCS cần tập trung vào phương pháp lấy việc học làm trung tâm. Giáo viên phải coi học sinh là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập và vai trò của giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh.
Các hoạt động luyện tập ngôn ngữ kết hợp tăng cường độ trôi chảy, mạch lạc với độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ. Việc sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa là yếu tố cơ bản để đạt được trình độ thành thạo bất kỳ mức độ năng lực giao tiếp nào. Điều này đòi hỏi học sinh phải tương tác với giáo viên, bạn học cùng lớp, sách giáo khoa, và các nguồn học liệu khác. Để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động trên lớp như: luyện tập cá nhân, luyện tập theo cặp, luyện tập theo nhóm và luyện tập cả lớp.
Các nhiệm vụ học tập được thiết kế có tính linh hoạt, có khả năng cá thể hóa, giúp học sinh có thể liên hệ đến cuộc sống và môi trường xã hội của bản thân, sử dụng được những hiểu biết và kiến thức nền của mình trong luyện tập ngôn ngữ. Các hoạt động học tập được thiết kế nhằm tăng cường ý thức tự chịu trách nhiệm về việc học tập của bản thân, đồng thời rèn luyện cho học sinh tinh thần và khả năng làm việc theo nhóm, đội, v.v. Các hoạt động học tập cũng nhằm bước đầu hình thành và rèn luyện một số kỹ năng và chiến lược học ngoại ngữ cơ bản cho học sinh.
Các hoạt động luyện tập ngôn ngữ có thể được thiết kế dưới các hình thức khác nhau, mang tính thi đua, cạnh tranh như: trò chơi, cuộc thi, đố vui,... nhằm tạo hứng thú cho học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Để gây hứng thú cho học sinh và tăng hiệu quả của việc dạy học cũng nên áp dụng các phương tiện dạy học đa dạng, áp dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các hoạt động học tập. Học sinh cần được khuyến khích sử dụng tiếng Anh tối đa trong lớp học.
6. Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện nhằm cung cấp thông tin phản hồi về thành tích và kết quả học tập mà học sinh đạt được trong quá trình cũng như tại thời điểm kết thúc một giai đoạn học tập, góp phần khuyến khích và định hướng học sinh trong quá trình học tập, giúp giáo viên và nhà trường đánh giá và điều chỉnh việc giảng dạy môn Tiếng Anh một cách hiệu quả ở cấp THCS.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của Chương trình tiếng Anh THCS, dựa trên Mục tiêu thể hiện (Performance objectives) đối với bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết được quy định đối với các lớp 6, 7, 8, và 9.
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo hai phương thức: thường xuyên và định kỳ. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học trên lớp học. Trong quá trình dạy học, cần chú ý đến việc đánh giá thường xuyên nhằm giúp học sinh và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong chương trình. Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện vào các thời điểm ấn định trong năm học để đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu.
Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành thông qua các hình thức khác nhau như: định lượng (cho điểm) và định tính (nhận xét, xếp loại), kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá của học sinh. Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phương pháp dạy và học được áp dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra nói (đối thoại, độc thoại) và kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kỹ năng và kiến thức ngôn ngữ, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
Các hình thức kiểm tra cần đa dạng, bao gồm kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra cuối học kỳ và kiểm tra cuối năm.
7. Điều kiện thực hiện chương trình
● Đảm bảo đủ thời lượng giảng dạy. Chương trình tiếng Anh được thiết kế để thực hiện kế hoạch dạy học với thời lượng 420 tiết (gồm cả số tiết ôn tập và kiểm tra, đánh giá).
● Học sinh bắt đầu vào Lớp 6 cần đạt trình độ tương đương với Cấp độ A1 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ, theo quy định trong chương trình tiếng Anh tiểu học.
● Giáo viên phải có trình độ cao đẳng/đại học chuyên ngành sư phạm tiếng Anh hoặc phải có chứng chỉ sư phạm đáp ứng chuẩn nghiệp vụ giáo viên với trình độ năng lực tiếng Anh tương đương cấp độ B2 trở lên của Khung tham chiếu Chung Châu Âu về Ngôn ngữ.
● Giáo viên cần được tập huấn đầy đủ để dạy Chương trình này theo phương thức quy định.
o Đối với giáo viên đã đạt chuẩn nghiệp vụ, công tác bồi dưỡng giáo viên cần được thực hiện thường xuyên và giáo viên cần được hỗ trợ ở nhà trường trong quá trình giảng dạy theo Chương trình này.
o Đối với những giáo sinh hiện đang theo học tại các cơ sở sư phạm, các khóa đào tạo giáo viên sư phạm cần được thực hiện trên cơ sở Chương trình này.
● Số lượng học sinh cho một lớp học không vượt quá quy định ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
● Phải có đủ trang thiết bị tối thiểu để trợ giúp việc dạy học (như thiết bị nghe nhìn và tư liệu điện tử).
● Đội ngũ quản lý nhà trường được bồi dưỡng về nội dung và cách thức quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình này nhằm đảm bảo khả năng hỗ trợ đội ngũ giáo viên của nhà trường trong quá trình thực hiện chương trình.
PHẦN THỨ HAI: GỢI Ý NỘI DUNG DẠY HỌC TỪNG CẤP LỚP
1. Lớp 6
3 tiết/tuần x 35 tuần = 105 tiết
THEMES
TOPICS
COMMUNICATIVE COMPETENCES
LANGUAGE ITEMS
1. Our Communities
My new school
My home
My friends
● Asking and answering questions about school activities
● Talking about what we like and don’t like about school
● Talking about family members, housework and jobs
● Asking and answering questions about where someone lives and works
● Describing personal appearance and characteristics
● Talking about activities friends often do together
● Write a description about a friend
● Talking about how people prepare for Tet
Holiday
● Describing what people do at Tet Holiday
● Expressing concern and giving advice
● Identifying natural wonders in the country
● Describing natural wonders in the country
● Making comparision between natural wonders
● Asking and answering about famous people
● Expressing admiration for famous people of the past
Pronunciation
Vowels
Diphthongs
Consonants
Consonant clusters
Word stress
Sentence stress
Rhythm and intonation
Vocabulary
Words to describe school activities
Words to talk about family members
Words to describe personal appearance and characteristics
Words to describe activities people do at traditional Tet Holiday
Words to describe natural wonders in the country
Words to talk about famous VietNamese people
Words to talk about types of TV programmes
Words to talk about popular sports and games
Words to describe world famous sports stars
Words to describe landmarks and features of cities around the world
Words to express preferences about school activities and subjects in the future
Words to talk about the kinds of work robots can do
Words to describe life on a space station
Grammar
Present simple, present continuous, future simple, past simple, present perfect
Going to (review)
Simple sentences
Compound sentences
Modals: can/ cannot, could, must/ must not, may, should/ should not, would, ought to
Wh questions: what, which, where, when, who, whom, why, how (how long, how high, how often...)
Yes/No questions
Imperatives: commands (positive/ negative)
Nouns (countable/uncountable)
Adjectives
Comparatives of adjectives
Possessive case
Possessive pronouns: mine, yours, his, hers, its, ours, theirs
How/what about + verb ing (review)
Why don’t we ...?
like + verb ing
Indefinite quantifiers: some, any, a few, a little, lots of, a lot of
Prepositions of position, time,... : in, at, on, next to, behind, between, from, to ...
Adverbial phrases: by bike, by car, by bus...
Adverbs of frequency: always, usually, often, sometimes, occasionally, rarely, never, once/ twice a week...
Conjunctions: and, but, because ... Articles: (a)n, the
2. Our Heritage
Our Tet Holiday
Natural wonders of VietNam
Famous Vietnamese people
3. Our World
Television
Sports and games
Cities of the vvorld
● Identifying types of TV programmes in the world
● Talking about someone’s favourite programme(s)
● Exchanging information about TV programmes
● Talking about popular sports and games in the world
● Asking and answering questions about world famous sports stars
● Identifying landmarks in cities around the world
● Comparing features of cities around the world
4. Visions of the Future
Schools of the future
Robots
Our homes of the future
● Predicting what schools will be like in the future
● Expressing preferences about school activities and subjects in the future
● Talking about the kinds of work robots can do in various environments
● Expressing agreement and disagreement about the role of robots in our lives
● Predicting what homes will be like in the future
● Describing differences or/and similarities between homes of the future and homes now
Ghi chú: Các nội dung trong cột Communicative Competences và Language Items có thể đổi chỗ giữa các chủ điểm trong phạm vi một lớp.
2. Lớp 7
3 tiết/tuần x 35 tuần = 105 tiết
THEMES
TOPICS
COMMUNICATIVE COMPETENCES
LANGUAGE ITEMS
1. Our Communities
My hobbies
Healthy living
Community services
● Talking about types of hobbies
● Talking about collecting things as a preferred hobby
● Expressing agreement and disagreement and explain reasons
● Talking about features of a healthy lifestyle
● Comparing healthy and unhealthy habits
● Persuading someone to adopt a healthy lifestyle
● Talking about types of Community services
● Asking and answering questions about community services
● Talking about different types of music
and arts in Viet Nam
● Asking and answering questions about music and arts
● Writing informal letter of invitation
● Identifying types of traditional foods and drinks
● Talking about typical traditional foods and drinks
● Asking and answering questions about someone’s favourite food and drink
● Making arrangements for a trip to the Temple of Literature
● Talking about the history of the Temple of Literature
● Talking about traffic in the world
● ldentifying road signs
● Talking about rules of traffic
● Identifying types of films
● Asking and answering questions about movie stars
● Talking about someone’s favourite film
● Talking about different types of eating habits among countries in the world
● Describing popular recipes
● Identifying types and sources of energy
● Talking about advantages and disadvantages of each type of energy resources in the future
● Talking about types of transport in the future
● Distinguishing facts and opinions
● Talking about over population
● Talking about causes and effects of population growth
● Giving advice about how to reduce world population
Pronunciation
Vowels
Diphthongs
Consonants
Consonant clusters
Word stress
Sentence stress
Rhythm and intonation
Vocabulary
Words to talk about hobbies, collections
Words to describe healthy living
Words to talk about types of Community services
Words to talk about music and arts
Words to describe VietNamese foods and drinks
Words to talk about the history of the
Temple of Literature
Words to talk about traffic, means of transport and road signs
Words to talk about movies and film stars
Words to describe recipes and eating habits
Words to talk about types and sources of energy
Words to talk about types of transport in the future
Words to talk about causes and effects of population growth
Grammar
Present simple, present continuous, future simple, past simple (review)
Used to
Simple sentences
Compound sentences
Modals: can/ cannot, could, must/ must not, may, should/ should not, would,...
Wh questions: what, which, where, when,
who, whom, why, how (how long, how high, how far, ...)
“It" indicating distance
too/either
so/neither
Yes/No questions
Tag questions
like/prefer + to infinitive (review and cont.)
like + gerund
Imperatives: commands (positive/ negative)
Nouns (countable/uncountable)
Adjectives
Comparisons: like, (not} as...as, not the same as, different from
Superlatives of adjectives
Possessive case
Possessive pronouns: mine, yours, his, hers, its, ours, theirs
Reflexive pronouns: myself, yourself, herself...
Indefinite quantifiers: some, any, a few, a little, lots of, a lot of
Prepositions of position, time,... : in, at, on, next to, behind, between, from, to ...
Conjunctions: and, but, because ...
Articles: (a)n, the, (no article)
Adverbial phrases
Adverbs of frequency
2. Our Heritage
Music and arts in
Viet Nam
Vietnamese foods and drinks
The first university
3. Our World
Traffic
Movies
Recipes and eating habits
4. Visions of the Future
Sources of energy
Travelling in the future
An overcrowded world
Ghi chú: Các nội dung trong cột Communicative Competences và Language Items có thể đổi chỗ giữa các chủ điểm trong phạm vi một lớp.
3. Lớp 8
3 tiết/tuần x 35 tuần = 105 tiết
THEMES
TOPICS
COMMUNICATIVE COMPETENCES
LANGUAGE ITEMS
1. Our Communities
Leisure activities
Life in the countryside
Peoples of Viet Nam
● Identifying children’s leisure activities
● Asking for and reporting information about different leisure activities
● Talking about what children like or dislike to do in leisure activities
● Talking about the daily routine of a child in the countryside
● Talking about price, quantity and size of goods in the market
● Talking about cultural diversity in the country
● Asking for and responding information about different cultural groups in the country
● Talking about customs and traditions in the past
● Expressing obligation and prohibition about customs in the past
● Identifying popular traditional festivals
● Talking about how people celebrate their festivals
● Expressing different points of view about traditional festivals
● Describing traditional homes and habitual actions in the past
● Reporting past events
● Talking about types of pollution
● Talking about causes and effects of pollution
● Giving advice about how to reduce world pollution
● Identifying popular world festivals
● Talking about how people celebrate their festivals
● Expressing different points of view about festivals
● Describing natural disasters in the world
● Warning people about natural disasters
● Expressing sympathy for people affected by natural disasters
● Talking about means of communication in the future
● Making and receiving mobile phone calls and text messages
● Talking about types and roles of science and technology in the future
● Expressing agreement and disagreement about how science and technology can help us solve problems in the future
● Talking about the possibility or probability of life on other planets
● Predicting what other life forms might be like
Pronunciation
Vowels
Diphthongs
Consonants
Consonant clusters
Word stress
Sentence stress
Rhythm and intonation
Vocabulary
Words to talk about leisure activities
Words to talk about life in the countryside
Words to talk about different cultural groups in the country
Words to talk about customs and traditions
Words to describe festivals in Viet Nam
Words to describe traditional homes and habitual actions in the past
Words to describe pollution
Words to talk about festivals in the world
Words to talk about natural disasters
Words to talk about communication
Words to describe science and technology in the future
Words to talk about life on other planets
Grammar
Present simple, present simple with future meaning, present continuous, present perfect; future simple, future continuous; past simple, past continuous, past perfect.
Gerund (some use)
Modal verbs: can, could, must, may, might, should, would, ought to...
Verbs + to infinitive
Wh questions: what, which, where, when, who, whom, why, how, ...
Yes/No questions
Questions words before to infinitive
Be about to
Would you mind...?
Types sentences: Simple/ Compound / Complex sentences
Conditional sentences: Types I, Type II
The passive (present, past and future)
Reported speech: commands, requests and advice
Indirect questions with "if" or “whether ” Comparatives and superlatives of adjectives (review)
Adverbs of frequency, comparatives of adverbs
Prepositions of position/ time (in, at, on after, before,…)
Nouns: countable and uncountable
Possessive pronouns: mine, yours, his, hers, its, ours, theirs
Indefinite quantifiers: some, any, a few, a little, lots of, a lot of,…
Adverbial phrases: by bike, by car, ...
Article: a, an, the
2. Our Heritage
Our customs and traditions
Festivals in Viet Nam
How we used to live in the past
3. Our World
Pollution
Festivals in the world
Natural disasters
4. Visions of the Future
Communication
Science and technology
Life on other planets
Ghi chú: Các nội dung trong cột Communicative Competences và Language Items có thể đổi chỗ giữa các chủ điểm trong phạm vi một lớp.
4. Lớp 9
3 tiết/tuần x 35 tuần = 105 tiết
THEMES
TOPICS
COMMUNICATIVE COMPETENCES
LANGUAGE ITEMS
1. Our Communities
Local environment
Life in the city
Teenagers
● Describing important places in the local environment
● Accepting and declining invitations to visit places in the local environment
● Talking about the daily routine of a child in the city
● Talking about price, quantity and size of goods in a shop
● Expressing opinions about life in the city
● Talking about teenagers’ interests
● Communicating thoughts, feelings and opinions to other people
● Narrating a folk tale or a legend
● Making judgements about characters’ behaviour in folk tales and legends
● Identifying popular man made wonders of VietNam
● Describing a man made wonder in Viet Nam
● Inquiring about how to protect and preserve the man made wonders of Viet Nam
● Talking about key events in our history
● Exchanging information about what we can learn from our history
● Expressing admiration for our history and values
● Talking about capitals and places of interest of some typical English speaking countries
● Talking about people and cultures of some typical English speaking countries
● Talking about some popular places in the world people want to visit
● Giving reasons why tourists come to our country
● Talking about English as a means of international communication
● Sharing experience in learning English
● Encouraging people to use English for study purposes
● Describing life on a space station
● Talking about possibilities of space tourism in the future
● Talking about male and female roles in domestic life
● Negotiating male and female roles in future domestic life
● Talking about future jobs
● Asking for and giving reasons for future career choices
● Expressing approval and disapproval of future career choices
Pronunciation
Vowels
Diphthongs
Consonants
Consonant clusters
Word stress
Sentence stress
Rhythm and intonation
Vocabulary
Words to describe local environments
Words to talk about the daily routine of a child in the city
Words to talk about price, quantity and size of goods in a shop
Words to indicate teenagers’ interests
Words to talk about folk tales and legends
Words to describe man made wonders of the past in Viet Nam
Words to name key events in our history
Words to express admiration for our history and values
Words to talk about people and cultures of some typical English speaking countries
Words to talk about tourism in the world
Words to talk about English as a means of international communication
Words to talk about possibilities of space tourism in the future
Words to talk about male and female roles in domestic life
Words to talk about reasons for future career choices
Grammar
Present simple, present continuous, present perfect; future simple, future continuous, future perfect; past simple, past continuous tense, past perfect.
Past simple vs. present perfect
Past simple with wish
Modal verbs with if
Modal verbs: may, might,...
Phrasal verbs
suggest + verb ingl suggest (that) + subject + should
The passive (review)
Gerunds after some verbs: like, dislike, love, enjoy, hate...+ Verb ing
Infinitive (verbs + to infinitive)
Questions words before to infinitive
Direct and reported speech
Reported speech, here and now words
Conditional sentences (review): Type I and Type II
Adjective + that clause
Adverb clauses of result, reasons, concession (although/ though)
Relative pronouns
Relative clauses (defining and non defining)
Connectives: and, but, because, or, so, therefore, however, ...
2. Our Heritage
Folk tales and legends
Man made wonders of Viet Nam
Viet Nam then and now
3. Our World
English speaking countries
Tourism
English in the world
4. Visions of the Future
Space travel
Changing roles in society
My future career
Ghi chú: Các nội dung trong cột Communicative Competences và Language Items có thể đổi chỗ giữa các chủ điểm trong phạm vi một lớp.
PHỤ LỤC
Common Reference Levels: global scale
Proficient User
C2
Can understand with ease virtually everything heard or read. Can summarise information from different spoken and written sources, reconstructing arguments and accounts in a coherent presentation. Can express him/herself spontaneously, very fluently and precisely, differentiating finer shades of meaning even in more complex situations.
C1
Can understand a wide range of demanding, longer texts, and recognize implicit meaning. Can express himself/herself fluently and spontaneously without much obvious searching for expressions. Can use language flexibly and effectively for social, academic and professional purposes. Can produce clear, well structured, detailed text on complex subjects, showing controlled use of organisational patterns, connectors and cohesive devices.
B2
Can understand the main ideas of complex text on both concrete and abstract topics, including technical discussions in his/her field of specialisation. Can interact with a degree of fluency and spontaneity that makes regular interaction with native speakers quite possible without strain for either party. Can produce clear, detailed text on a wide range of subjects and explain a viewpoint on a topical issue giving the advantages and Independent disadvantages of various options.
Independent User
B1
Can understand the main points of clear standard input on familiar matters regularly encountered in work, school, leisure, etc. Can deal with most situations likely to arise whilst travelling in an area where the language is spoken. Can produce simple connected text on topics which are familiar or of personal interest. Can describe experiences and events, dreams, hopes and ambitions and briefly give reasons and explanations for opinions and plans
Basic User
A2
Can understand sentences and frequently used expressions related to areas of most immediate relevance (e.g. very basic personal and family information, shopping, local geography, employment). Can communicate in simple and routine tasks requiring a simple and direct exchange of information on familiar and routine matters. Can describe in simple terms aspects of his/her background, immediate environment and matters in areas of immediate need.
A1
Can understand and use familiar everyday expressions and very basic phrases aimed at the satisfaction of needs of a concrete type. Can introduce himself/herself and others and can ask and answer questions about personal details such as where he/she lives, people he/she knows and things he/she has. Can interact in a simple way provided the other person talks slowly and clearly and is prepared to help.
(Resource: Common European Framework of Reference for Languages: Learning, Teaching, Assessment, CUP, 2001)
|
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN CÁN SỰ ĐẢNG TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Số: 01/NQ/BCS
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2012
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC NĂM 2012 CỦA NGÀNH TÒA ÁN NHÂN DÂN
Năm 2011, ngành Tòa án nhân dân triển khai các nhiệm vụ công tác trong bối cảnh kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực, các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì mức tăng trưởng khá, quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định, uy tín và vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới tiếp tục được nâng cao. Bên cạnh đó tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; suy thoái kinh tế, khủng hoảng nợ công đã làm chậm đà phục hồi của kinh tế thế giới; khủng hoảng chính trị tại Bắc phi Trung đông ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh nhiều nước và tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Trong nước xuất hiện nhiều yếu tố gây bất ổn định về kinh tế, xã hội như: lạm phát, giá cả tăng cao, tình trạng thất nghiệp tăng; tình hình tội phạm và tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính có tính chất và diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường các hoạt động chống phá; từ đó đã đặt ra nhiều thách thức đối với công tác của ngành Tòa án nhân dân. Do có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án các cấp và sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, công chức trong toàn ngành, các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân trong năm qua tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả góp phần ổn định chính trị, kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của ngành Tòa án nhân dân vẫn còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm cần rút kinh nghiệm và kiên quyết khắc phục trong thời gian tới. Trong đó tình trạng án quá hạn luật định, tỷ lệ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán còn cao; việc thiếu nguồn tuyển dụng cán bộ ở một số địa phương, vùng, miền…; tình trạng vi phạm kỷ luật công vụ, vi phạm pháp luật của một số cán bộ, công chức. Mặt khác, thực tiễn công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án của ngành Tòa án nhân dân trong năm 2011 cho thấy tình hình tội phạm và các tranh chấp dân sự còn diễn biến phức tạp cùng với các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân có xu hướng gia tăng theo Luật tố tụng hành chính, dự báo số lượng các vụ án hành chính mà Tòa án phải giải quyết sẽ tăng rất lớn trong năm 2012 và các năm tiếp tục. Việc xác định Tòa án có vị trí trung tâm, xét xử là hoạt động trọng tâm trong cải cách tư pháp đang đặt ra cho ngành Tòa án nhân dân nhiệm vụ phải đổi mới tổ chức và hoạt động của mình.
Để triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Tòa án nhân dân trong năm 2012, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao quyết nghị:
I. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC CẦN TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO TRONG NĂM 2012
1. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động của ngành Tòa án nhân dân nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử các loại vụ án thuộc thẩm quyền, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong đó tiếp tục xác định việc đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá; thực hiện tốt và nâng cao trách nhiệm công tác tổng kết kinh nghiệm hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất, tiếp tục thực hiện công tác giám đốc kiểm tra án theo chuyên đề, làm tốt công tác giám đốc thẩm, tái thẩm các loại vụ án. Tập trung làm tốt công tác hòa giải trong công tác giải quyết các vụ việc dân sự và tăng cường đối thoại trong công tác giải quyết các vụ án hành chính; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật; đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử theo hướng đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án; tập trung chỉ đạo kiên quyết hạn chế triệt để tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm; giải quyết dứt điểm các vụ án lớn, trọng điểm. Xây dựng cơ chế và chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các đơn khiếu nại về tố tụng, đơn tố cáo cán bộ và các đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nâng cao chất lượng xét xử và bảo đảm nguyên tắc 2 cấp xét xử, giảm tối đa những vụ việc phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Tập trung xem xét và giải quyết dứt điểm các trường hợp khiếu nại kéo dài chưa giải quyết xong; làm tốt công tác thi hành án hình sự của ngành Tòa án nhân dân.
2. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49 NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong đó gắn việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành với việc thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp; đặc biệt chú trọng các văn kiện đã được thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết 11 của Quốc hội khóa 13 ngày 9/11/2011 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI ngày 31/12/2011 về: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.”.
Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp. Trong năm 2012 cần tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện các đề án theo sự phân công của Bộ Chính trị và Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, đặc biệt là Đề án thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực theo Kết luận số 79 KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị và Đề án tăng cường cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ cho ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các đề án khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp, đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của các cơ quan tổ chức và công dân đối với hoạt động của Tòa án.
3. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn ngành; chỉ đạo việc xây dựng đề án trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập Vụ Thi đua khen thưởng và giáo dục chính trị tư tưởng tại Tòa án nhân dân tối cao. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” với phương châm “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với việc tiếp tục triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, năm 2012 với chủ đề: “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của Thẩm phán, cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân”. Kịp thời khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác và tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước của ngành Tòa án nhân dân.
4. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán, cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh là công tác đột phá quan trọng góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2012. Tiếp tục thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch, luân chuyển đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp; tập trung làm tốt công tác đánh giá cán bộ và lựa chọn cán bộ có đủ trình độ và năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức phẩm chất tốt, có quan điểm đổi mới và quan điểm quần chúng tốt; hết lòng, hết sức phụng sự công lý, phục vụ nhân dân để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của Tòa án nhân dân các cấp. Kiến nghị các giải pháp về cải tiến tiền lương và chế độ chính sách cán bộ tương xứng với lao động đặc thù của ngành Tòa án nhân dân.
Tập trung các giải pháp đồng bộ, có lộ trình đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án các cấp để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành Tòa án với các hình thức như: đào tạo Thẩm phán, đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo chuyên gia pháp luật và đào tạo các chức danh khác. Đảm bảo cán bộ khi được quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hoặc ngạch, bậc thẩm phán cao hơn phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức bổ sung nhằm nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ ở cương vụ mới. Cùng với việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần chú trọng việc đào tạo các kiến thức xã hội; khả năng sử dụng các kỹ thuật tiên tiến và kỹ năng thực hiện công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ, Thẩm phán. Kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngoài để tăng cường đội ngũ cán bộ phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong 6 tháng đầu năm 2012 xây dựng xong đề án đào tạo nguồn cán bộ Tòa án là con em dân tộc thiểu số, gia đình chính sách ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tập trung cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên để triển khai nhằm bổ sung cán bộ cho Tòa án ở các địa phương này.
5. Chỉ đạo khẩn trương tiến hành việc tổng kết thực hiện các quy định của Hiến pháp 1992 và tham gia nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và Tòa án các cấp nói riêng trong quá trình thực hiện chủ trương sửa đổi Hiến pháp. Nghiên cứu cơ chế giải quyết tại Tòa án đối với các vi phạm hành chính liên quan tới hạn chế các quyền tự do của công dân. Khẩn trương hoàn thiện các dự án Luật, Pháp lệnh được giao chủ trì soạn thảo theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét thông qua; hoàn thành việc tổng kết xây dựng dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi, bổ sung); tham gia tích cực vào việc nghiên cứu các đề tài khoa học, soạn thảo các dự án luật khác có liên quan. Đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử; thường xuyên rà soát, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử của các Tòa án.
6. Tăng cường và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế; tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế liên quan tới công tác Tòa án; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào các định chế tài phán quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tiếp tục tăng cường thực hiện thỏa thuận hợp tác quốc tế với Tòa án tối cao các nước mà Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các nước bạn Lào và Cămpuchia. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án tăng cường năng lực cho ngành Tòa án Lào và Cămpuchia mà ta đã ký kết. Trình Ban Bí thư cho ý kiến về việc đăng cai tổ chức: “Diễn đàn cải cách tư pháp các nước châu Á, Thái Bình Dương” tại Việt Nam và tổ chức thực hiện khi được phép.
7. Tập trung kinh phí và xác định trọng điểm đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc cho Tòa án nhân dân các cấp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động hiện nay của các Tòa án và có tính đến việc đổi mới mô hình tổ chức Tòa án các cấp theo tinh thần Nghị quyết số 49 NQ/TW của Bộ Chính trị và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường hơn nữa việc bổ sung các trang thiết bị làm việc của Tòa án các cấp.
8. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án theo Đề án tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tòa án giai đoạn 2011 2015. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án theo quy định của pháp luật; đổi mới thủ tục hành chính tư pháp và cải tiến phương thức chỉ đạo, điều hành ở Tòa án các cấp theo hướng phân công, phân cấp hợp lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm công tác đối với từng cấp Tòa án, từng bộ phận, cá nhân trong cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm túc “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân” theo đúng quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; tiếp tục và kiên quyết thực hiện chủ trương định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo theo đúng quy định của Chính phủ; triển khai và thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng, chống tham nhũng và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường kỷ luật công vụ và công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm theo đúng quy định. Phát huy trách nhiệm và vai trò những đứng đầu của các cơ quan, đơn vị, các Tòa án; nếu để xảy ra tiêu cực tham nhũng mà đơn vị và tổ chức, cơ sở đảng không tự phát hiện, đấu tranh xử lý thì người lãnh đạo trực tiếp và người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, ngược lại nếu đơn vị, tổ chức, cơ sở đảng tự phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh thì được xem xét biểu dương, khen thưởng.
9. Chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức tốt Hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân và các Tòa án địa phương. Tại hội nghị cần tập trung phân tích các ưu điểm cũng như khuyết điểm, thiếu sót trong các mặt công tác năm 2011, tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, thiếu sót trong năm 2012.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Đồng chí thành viên Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi chức trách và nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào Nghị quyết này để chỉ đạo, lãnh đạo các đơn vị thuộc quyền phụ trách tổ chức thực hiện tốt công tác nhiệm vụ trọng tâm công tác đề ra trong Nghị quyết.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức quán triệt Nghị quyết tới toàn thể cán bộ, Đảng viên thuộc quyền quản lý; trên cơ sở điều kiện, tình hình cụ thể và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân.
3. Đề nghị Đảng ủy Tòa án nhân dân tối cao phối hợp chỉ đạo, lãnh đạo và động viên đảng viên và quần chúng trong Đảng bộ tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2012 đã được Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao thông qua tại Nghị quyết này.
4. Đề nghị các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương các ban, ngành, cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương phối hợp với Ban cán sự đảng và lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo việc tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đối với ngành Tòa án nhân dân với chủ đề trong năm 2012 và những năm tiếp tục là “Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của Thẩm phán, cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân”.
5. Giao cho Văn phòng Ban cán sự chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ, Văn phòng, Ban thư ký, Vụ Thống kê Tổng hợp và các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao đôn đốc, theo dõi, kiểm tra định kỳ việc thực hiện Nghị quyết và báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
Nơi nhận: Đ/c UVBCT, CT nước: Trương Tấn Sang (để b/c xin ý kiến chỉ đạo) Đ/c UVBCT, TT Ban BT: Lê Hồng Anh (để b/c xin ý kiến chỉ đạo) Ban Bí thư Trung ương Đảng; Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c Ban Bí thư); Văn phòng Chính phủ (để b/c Thủ tướng Chính phủ) Ban Tổ chức Trung ương; (để phối hợp) Ủy ban Kiểm tra Trung ương; (để phối hợp) Đảng ủy khối các cơ quan TW; (để phối hợp) Thường trực các tỉnh ủy, thành ủy thuộc TW; (để phối hợp) Các đ/c thành viên BCSĐ TANDTC (để thực hiện); Thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC; Bí thư BCS đảng, Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực hiện); Lưu VPBCS.
TM. BAN CÁN SỰ ĐẢNG BÍ THƯ Trương Hòa Bình
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 02/QĐ UBND
Đắk Nông, ngày 03 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại cơ quan hành chính ở địa phương;
Căn cứ Quyết định 315/QĐ UBND ngày 06/3/2008 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành kế hoạch thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính tại tỉnh Đắk Nông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1251/TTr SKH ngày 28 tháng 9 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giải quyết thủ tục hành chính một cửa liên thông đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1162/QĐ UBND ngày 03/8/2009 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc ban hành Quy định giải quyết thủ tục hành chính một cửa liên thông đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Diễn
QUY ĐỊNH
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/QĐ UBND ngày 03/01/2012 của UBND tỉnh Đắk Nông)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Thủ tục hành chính một cửa liên thông đối với dự án đầu tư theo Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là cơ chế giải quyết các công việc của tổ chức, cá nhân (nhà đầu tư) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả cuối cùng từ khâu chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án, đến khi đưa dự án vào hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện theo quy trình một đầu mối tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch (gọi tắt là Trung tâm).
2. Trung tâm thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả trong việc giải quyết các thủ tục hành chính nhà nước đối với dự án thu hút đầu tư trong quy hoạch trên địa bàn tỉnh (trừ các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế của tỉnh).
Điều 2. Các nguyên tắc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính một cửa liên thông
1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
2. Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời hạn giải quyết công việc của nhà đầu tư.
3. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho nhà đầu tư.
4. Đảm bảo vai trò phối hợp liên thông của Trung tâm trong mối quan hệ với các cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của nhà đầu tư.
5. Nhận yêu cầu và trả kết quả cho nhà đầu tư tại một đầu mối là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh.
6. Nhà đầu tư khi có nhu cầu giải quyết các thủ tục đầu tư, triển khai dự án có thể liên hệ một đầu mối là Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cơ quan chuyên môn.
Điều 3. Các Cơ quan có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm trong việc thực hiện Cơ chế một cửa liên thông
Văn phòng UBND tỉnh.
Các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Giao thông Vận tải, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội; Công an tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh; các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và các cơ quan có liên quan khác.
UBND các huyện, thị xã.
Chương II
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ
Điều 4. Thủ tục hành chính một cửa liên thông
Tổ chức thực hiện Cơ chế một cửa liên thông trong việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh bao gồm các chủ trương đầu tư và các thủ tục khác như: đánh giá tác động môi trường, đăng ký đầu tư/ cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy, và công việc khác để triển khai thực hiện dự án.
Ngoài các hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông của Quy định này, việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ các lĩnh vực khác áp dụng theo quy định hiện hành của UBND tỉnh và hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 5. Thời gian tiếp nhận giải quyết hồ sơ
Thời gian làm việc trong giờ hành chính (không kể ngày nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ theo quy định). Mốc thời điểm để xác định thời gian giao nhận hồ sơ được tính trong giờ hành chính. Nếu giao hồ sơ trước 11 giờ 30 phút được tính trong ngày; nếu giao hồ sơ sau 13 giờ 30 phút tính qua ngày hôm sau.
Điều 6. Giao nhận hồ sơ
Hồ sơ chỉ được tiếp nhận khi hội đủ các yếu tố đã được niêm yết công khai theo Bộ thủ tục hành chính, Cơ sở giữ liệu quốc gia, Trang tin điện tử và Quy định này.
Các cơ quan có liên quan cử người trực tiếp giao nhận hồ sơ theo cơ chế này. Sau đó, ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển hồ sơ qua mạng Internet.
Điều 7. Hình thức trưng cầu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
Trung tâm gửi văn bản lấy ý kiến các sở, ban, ngành có liên quan (trừ Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước được lấy ý kiến có văn bản trả lời theo thời hạn đã quy định tại Điều 13, 14, 15 của Quy định này; nếu quá thời gian mà không có văn bản trả lời, xem như đồng ý và chịu trách nhiệm về sự đồng ý mặc định này.
Điều 8. Nơi tiếp nhận và trả kết quả đầu tư
Nơi tiếp nhận và trả kết quả đầu tư cho nhà đầu tư được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Trung tâm.
Chương III
QUY TRÌNH THỦ TỤC, THỜI GIAN VÀ QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Điều 9. Tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm, người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu, kiểm tra hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh; cập nhật vào sổ theo dõi giải quyết hồ sơ, viết Giấy biên nhận hồ sơ có đầy đủ nội dung của hồ sơ và ghi rõ ngày trả kết quả cho nhà đầu tư.
Trường hợp nhà đầu tư gửi hồ sơ đến các cơ quan khác thì các cơ quan này có trách nhiệm chuyển hồ sơ lại cho Trung tâm.
2. Trung tâm có trách nhiệm chuyển hồ sơ, kèm theo Phiếu lưu chuyển hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định.
Điều 10. Tại các cơ quan liên quan
1. Việc tiếp nhận hồ sơ tại các cơ quan liên quan phải được cập nhật vào sổ theo dõi giải quyết hồ sơ và Giấy biên nhận hồ sơ, có ghi rõ ngày trả kết quả giải quyết hồ sơ.
2. Các cơ quan liên quan xử lý công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thời gian quy định tại Chương III của Quy định này.
Điều 11. Trả kết quả hồ sơ
Sau khi nhận lại kết quả giải quyết hồ sơ từ các cơ quan liên quan, người làm công tác chuyên môn kiểm tra, xác nhận lại kết quả giải quyết và chuyển hồ sơ, kèm theo Phiếu lưu chuyển hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư. Thời hạn Trung tâm trả lại kết quả cho nhà đầu tư là 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đã được cấp thẩm quyền ký duyệt.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thu các khoản phí và lệ phí (nếu có) theo quy định.
Mô hình một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư:
Điều 12. Chuẩn bị dự án đầu tư
1. Hồ sơ dự án đề nghị chủ trương đầu tư: 07 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc (có dấu đỏ), mỗi bộ gồm có:
a) Hồ sơ:
Văn bản đề nghị chủ trương đầu tư; (theo mẫu).
Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư.
Ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy đối với các công trình dự án liên quan đến an ninh quốc phòng các xã biên giới, dân tộc, có ý nghĩa chính trị xã hội quan trọng không kể mức vốn; dự án di dân, tái định cư dưới 200 hộ; các dự án có yếu tố nước ngoài; dự án có quy mô sử dụng đất từ 200 ha đến dưới 1000 ha.
Sơ đồ vị trí khu đất, mặt nước dự án đầu tư được giới hạn các điểm góc hệ tọa độ VN2000 do nhà đầu tư cung cấp.
Trường hợp dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh bất động sản, khoáng sản bổ sung Phương án đầu tư sơ bộ, sản xuất kinh doanh, thăm dò khoáng sản (nhà đầu tư lập và tự chịu trách nhiệm).
Trường hợp thành lập bệnh viện, cơ sở y tế; trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và trường bậc học mầm non đến phổ thông trung học bổ sung Đề án thành lập, chứng chỉ hành nghề của Giám đốc, Hiệu trưởng.
Dự án đầu tư vào khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án có quy mô: nhóm B, nhóm C theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ, dự án di dân, tái định cư từ 200 hộ trở lên, dự án có quy mô từ 200 ha đến 1.000 ha, nhà đầu tư bổ sung báo cáo năng lực tài chính và phải ký quỹ đầu tư.
b) Hồ sơ xin thỏa thuận địa điểm đầu tư (Sau khi có chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh).
Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư (theo mẫu).
2. Quy trình và thời hạn giải quyết:
a) Chấp thuận chủ trương đầu tư:
Thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị về chủ trương thực hiện dự án của nhà đầu tư, Trung tâm có văn bản lấy ý kiến các sở, ban, ngành liên quan;
Thời hạn trong 05 ngày làm việc, các cơ quan được lấy ý kiến trả lời bằng văn bản cho Trung tâm;
Thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản trả lời ý kiến của các cơ quan liên quan về chủ trương thực hiện dự án của nhà đầu tư, Trung tâm tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Trung tâm, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đối chiếu với các quy hoạch, chương trình đầu tư của tỉnh, kèm theo tờ trình gửi Văn phòng UBND tỉnh;
Kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh xem xét quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận về chủ trương thực hiện dự án:
+ Đối với dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh thời hạn 05 ngày làm việc; đối với các dự án có quy mô nhóm B, nhóm C theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ, dự án di dân, tái định cư từ 200 hộ trở lên, dự án có quy mô từ 200 ha đến 1.000 ha thời hạn tối đa không quá 15 ngày làm việc;
+ Đối với các dự án phải có ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương, thời hạn 04 ngày làm việc, UBND tỉnh có văn bản gửi lấy ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan. Sau khi nhận được văn bản trả lời ý kiến của Bộ, ngành Trung ương; thời hạn 02 ngày, UBND tỉnh chuyển văn bản của Bộ ngành Trung ương cho Sở Kế hoạch và Đầu tư; thời hạn 02 ngày, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định, đồng thời Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo tiến độ xử lý hồ sơ cho Trung tâm và nhà đầu tư biết; thời hạn 03 ngày, UBND tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về chủ trương; Văn phòng UBND tỉnh trả kết quả cho Trung tâm trả cho nhà đầu tư, đồng thời gửi cho Sở Kế hoạch đầu tư lưu và theo dõi.
Dự án đầu tư vào khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án có quy mô: nhóm A, nhóm B có vốn đầu tư gấp 2 lần tổng mức đầu tư tối thiểu theo Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ, dự án di dân, tái định cư từ 100 hộ trở lên, dự án có quy mô từ 200 ha đến 1.000 ha, dự án có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, giáo dục và dự án có tính chất liên quan đến an ninh quốc phòng, biên giới, tôn giáo, dân tộc, ảnh hưởng môi trường (trên 200 hộ), nhà đầu tư bổ sung báo cáo năng lực tài chính.
Dự án nằm trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt, nhà đầu tư không cần phải xin chủ trương đầu tư nếu đáp ứng các yêu cầu cơ bản của dự án như: địa điểm, lĩnh vực, sản phẩm.
Dự án chưa có địa điểm đầu tư, nhà đầu tư có văn bản đề nghị giới thiệu địa điểm gửi Trung tâm. Thời hạn 01 ngày làm việc, Trung tâm có văn bản gửi các ngành liên quan (UBND các huyện, thị xã là cơ quan phối hợp). Thời hạn 06 ngày làm việc, các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã có văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư gửi về Trung tâm (sau bước này, thực hiện điểm a, khoản 2, Điều 13).
b) Thỏa thuận địa điểm: thời hạn giải quyết 15 ngày làm việc.
Thời hạn 01 ngày làm việc, Trung tâm chuyển văn bản đề nghị thoả thuận địa điểm đầu tư cho các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã.
Thời hạn 10 ngày làm việc, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã lập hồ sơ thoả thuận địa điểm đầu tư gửi cho Văn phòng UBND tỉnh.
Thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã gửi, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận địa điểm đầu tư và gửi kết quả cho Trung tâm đồng thời gửi cho đơn vị có liên quan biết và theo dõi.
Điều 13. Cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Dự án thuộc diện đăng ký đầu tư (kể cả dự án có vốn đầu tư nước ngoài):
Có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện và Dự án không thuộc đối tượng do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
a) Hồ sơ: Thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông.
b) Quy trình và thời hạn giải quyết:
Thời hạn giải quyết không quá 09 ngày làm việc, cụ thể:
Thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm gửi hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, xây dựng tờ trình kèm theo hồ sơ gửi cho Văn phòng UBND tỉnh.
Thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ do Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư và trả kết quả cho Trung tâm để trả cho nhà đầu tư theo quy định, đồng thời gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi.
2. Đối với dự án thuộc diện thẩm tra:
a) Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
Hồ sơ: Thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông.
b) Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng Việt Nam hoặc dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
Ngoài hồ sơ dự án thuộc diện thẩm tra tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 của Điều 14, bổ sung:
Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
c) Trường hợp đăng ký đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh doanh; thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh, ngoài các thủ tục tại điểm a, khoản 1 và điểm a, khoản 2 của Điều 14, nhà đầu tư nộp kèm theo:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
d) Số lượng hồ sơ:
Trường hợp thẩm tra dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ đăng ký dự án đầu tư, trong đó ít nhất có một bộ hồ sơ gốc (có dấu đỏ).
Trường hợp thẩm tra dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND tỉnh: nhà đầu tư nộp 8 bộ hồ sơ đăng ký dự án đầu tư, trong đó ít nhất có một bộ hồ sơ gốc.
3. Quy trình và thời hạn giải quyết:
a) Dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh: thời hạn giải quyết không quá 24 ngày làm việc, cụ thể:
Thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan của tỉnh.
Thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của Trung tâm, các cơ quan liên quan trả lời ý kiến bằng văn bản.
Thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Trung tâm tổng hợp ý kiến gửi hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
Thời hạn 07 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, xây dựng tờ trình kèm theo hồ sơ gửi cho Văn phòng UBND tỉnh.
Thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ do Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi, Văn phòng UBND tỉnh xem xét hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư và trả kết quả cho và trả kết quả cho Trung tâm để trả cho nhà đầu tư theo quy định, đồng thời gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi.
b) Dự án cần có ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương:
Thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm có trách nhiệm gửi hồ sơ xin ý kiến các cơ quan liên quan của Tỉnh, đồng thời có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh gửi hồ sơ xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan.
Thời hạn 11 ngày làm việc, các cơ quan liên quan trả lời kết quả cho Trung tâm.
Thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận được ý kiến của các Bộ ngành trung ương do UBND tỉnh chuyển tới và ý kiến của các sở, ngành liên quan, Trung tâm tổng hợp ý kiến gửi hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
Thời hạn 07 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định, báo cáo thẩm tra kèm theo tờ trình gửi cho Văn phòng UBND tỉnh.
Thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ do Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi, Văn phòng UBND tỉnh xem xét hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư và trả kết quả cho và trả kết quả cho Trung tâm để trả cho nhà đầu tư theo quy định, đồng thời gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi.
c) Dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ:
Thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm gửi hồ sơ xin ý kiến các cơ quan liên quan của Tỉnh, đồng thời có văn bản tham mưu cho UBND tỉnh gửi hồ sơ xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương có liên quan.
Thời hạn 11 ngày làm việc, các cơ quan liên quan trả lời kết quả cho Trung tâm.
Thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận được ý kiến của các Bộ ngành trung ương do UBND tỉnh chuyển tới và ý kiến của các Sở, ngành liên quan, Trung tâm tổng hợp ý kiến gửi hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
Thời hạn 07 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo thẩm tra có công văn gửi cho Văn phòng UBND tỉnh.
Thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét hồ sơ trình UBND tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng UBND tỉnh xin ý kiến UBND tỉnh có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư và trả kết quả cho cho Trung tâm để trả cho nhà đầu tư theo quy định, đồng thời gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi.
Điều 14. Chuẩn bị triển khai dự án
1. Hồ sơ giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Lập dự án đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng Việt Nam;
Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án dưới 15 tỷ đồng Việt Nam trở xuống.
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ CP, ngày 18/4/2011 của Chính phủ.
2. Hồ sơ xin giao đất, thuê đất, bao gồm:
a) Hồ sơ dự án không phải giải phóng mặt bằng: Thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông.
b) Hồ sơ dự án phải giải phóng mặt bằng: Thực hiện theo Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông.
c) Hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Số lượng hồ sơ: 02 bộ, trong đó có 1 bộ gốc.
Hồ sơ: Theo Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông.
3. Quy trình và thời hạn giải quyết việc giao đất, cho thuê đất:
a) Đối với dự án không giải phóng mặt bằng, thời hạn giải quyết không quá 20 ngày làm việc:
Thời hạn 01 ngày làm việc, Trung tâm tổng hợp hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường;
Thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét hồ sơ kèm theo tờ trình gửi cho Văn phòng UBND tỉnh;
Thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Sở Tài nguyên và Môi trường gửi, Văn phòng UBND tỉnh xem xét hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận thu hồi đất, giao đất cho nhà đầu tư và trả kết quả cho Trung tâm và gửi văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi.
Thời hạn 01 ngày làm việc, Trung tâm trả kết quả cho nhà đầu tư và hướng dẫn nhà đầu tư đến Sở tài nguyên và Môi trường làm thủ tục giao đất, cho thuê đất.
Thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường giao đất tại thực địa, lập và ký kết hợp đồng giao đất, cho thuê đất với nhà đầu tư.
b) Trường hợp dự án giao đất, cho thuê đất phải giải phóng mặt bằng, quy định thêm:
Sau khi nhận được quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, trong thời hạn 03 ngày UBND các huyện, thị xã ra thông báo thu hồi đất.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm xét duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất để giao hoặc cho thuê thực hiện dự án đầu tư.
Khi dự án tiến hành xong các thủ tục giải phóng mặt bằng, tiếp tục thực hiện các bước như điểm a, khoản 3, Điều 14;
Thời gian trên không kể thời gian khảo sát, lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư; thời gian nhà đầu tư làm thủ tục nộp tiền sử dụng đất.
Điều 15. Mối quan hệ giải quyết trong quá trình thực hiện một cửa liên thông
1. Khi tiếp nhận hồ sơ do Trung tâm chuyển đến, các cơ quan liên quan có trách nhiệm xem xét lại tính đầy đủ và tính chính xác của hồ sơ, tiếp nhận và giải quyết theo quy định đối với hồ sơ hợp lệ.
Đối với các hồ sơ không hợp lệ các cơ quan liên quan có trách nhiệm thông báo hoặc có văn bản gửi lại cho Trung tâm và nhà đầu tư biết. Trong đó phải nêu rõ nguyên nhân, lý do hồ sơ không hợp lệ, đồng thời đề nghị nhà đầu tư bổ sung hồ sơ hoặc điều chỉnh hồ sơ.
2. Trường hợp các cơ quan liên quan giải quyết hồ sơ chậm trễ (do bất kỳ nguyên nhân nào) cũng phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết (thông qua Trung tâm). Nội dung và nguyên nhân chậm trễ hoặc sai sót phải được ghi nhận cụ thể trong Phiếu lưu chuyển hồ sơ.
3. Trong trường hợp hồ sơ hoặc các quy định pháp luật điều chỉnh còn vướng mắc, chưa rõ ràng, cụ thể, đề nghị Trung tâm có văn bản gửi trực tiếp không qua đường bưu điện tới các sở, ngành liên quan. Các sở, ngành liên quan có trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể trong thời gian sớm nhất không quá 02 ngày làm việc và chịu trách nhiệm về nội dung hướng dẫn trả lời.
4. Lãnh đạo phòng, bộ phận của các cơ quan liên quan đến cơ chế một cửa liên thông là đầu mối liên hệ để trao đổi thông tin trong quá trình giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư.
Chương IV
CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 16. Phòng làm việc, trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
1. Diện tích phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12 của Quyết định số 93/2007/QĐ TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
2. Trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quy định tại khoản 2, Điều 12 của Quyết định số 93/2007/QĐ TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Điều 17. Kinh phí thực hiện Cơ chế một cửa liên thông
Kinh phí thực hiện cơ chế một cửa liên thông được ngân sách Nhà nước chi theo dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 18. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông đảm bảo số lượng, chất lượng, thời gian theo quy định là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác hàng năm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp và của cán bộ, công chức của cơ quan đó.
2. Cán bộ, công chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ về thực hiện cơ chế một cửa liên thông được xem xét, khen thưởng hàng năm theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định hoặc cản trở việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa liên thông này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý, kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Trách nhiệm Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh
1. Về chủ trương đầu tư: là đầu mối, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến việc xin chủ trương đầu tư của các nhà đầu tư, tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình UBND tỉnh.
2. Về triển khai dự án đầu tư: là đầu mối dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến việc triển khai dự án đầu tư với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã. Nếu gặp khó khăn vướng mắc gì thì phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ kịp thời.
3. Tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phục vụ tốt cho việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông, xây dựng Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phù hợp với Quy định này.
4. Bố trí phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại nơi thuận tiện nhất, đảm bảo văn minh, lịch sự, có diện tích đủ điều kiện làm việc và phương tiện cần thiết phục vụ tốt cho triển khai cơ chế một cửa liên thông.
5. Xác định cơ quan có liên quan và quy trình cho từng dự án, trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ; nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức các hình thức thông báo, tuyên truyền rộng rãi về chủ trương và các quy định của UBND tỉnh trong việc triển khai Quyết định này.
7. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, theo dõi việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
8. Dự án nằm trong khu công nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh thực hiện nhiệm vụ xúc tiến kêu gọi đầu tư; còn quy trình thủ tục đầu tư dự án thực hiện theo hướng dẫn của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các quy định của pháp luật hiện hành.
9. Định kỳ hàng tháng, tổng hợp ý kiến đánh giá chất lượng hành chính công của Quyết định này; tổng hợp quy trình giải quyết hồ sơ của từng dự án, gửi báo cáo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sáu tháng, 01 năm, Trung tâm báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện Cơ chế một cửa liên thông gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình UBND tỉnh.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư theo Luật Đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, thống nhất tổng hợp nắm tình hình toàn diện về công tác đầu tư, chủ động tham mưu, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư, tổng hợp báo cáo cho UBND tỉnh.
2. Về chủ trương đầu tư:
Thẩm định hồ sơ do Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh chuyển đến, trong thời gian chậm nhất 03 ngày trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định chủ trương đầu tư.
3. Về triển khai dự án đầu tư:
Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai dự án đầu tư, đề xuất kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết.
Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác đầu tư cho UBND tỉnh vào các kỳ báo cáo thường xuyên gửi UBND tỉnh.
Điều 21. Trách nhiệm của Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
1. Chỉ đạo việc triển khai Cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan, đơn vị; nghiêm túc triển khai tổ chức thực hiện Quyết định này.
2. Tổ chức việc tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh theo đúng thời hạn quy định; niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết đối với từng hồ sơ công việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cần thiết cho người làm công tác chuyên môn thực hiện các quy định của Quyết định này.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, báo cáo kịp thời những vướng mắc, tổng kết rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện Cơ chế một cửa liên thông; có hình thức khen thưởng đối với công chức, viên chức hoặc bộ phận chuyên môn thực hiện tốt; đồng thời, có hình thức kiểm điểm, phê bình, kỷ luật đối với người làm công tác chuyên môn hoặc bộ phận chuyên môn không hoàn thành chức trách trong quá trình thực hiện cơ chế này.
5. Các đơn vị có liên quan bố trí kinh phí và nhân sự đầy đủ, đảm bảo cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cơ chế một cửa liên thông đạt hiệu quả.
6. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ quý, 6 tháng, 9 tháng, năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
7. Báo Đắk Nông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Nông và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền việc thực hiện cơ chế này.
8. Những dự án đầu tư với quy mô lớn có liên quan đến môi trường, đời sống an sinh xã hội, tái định cư, an ninh, biên giới trên địa bàn tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh lấy ý kiến các cơ quan liên quan theo quy định hoặc trưng cầu ý kiến của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội có liên quan. Sau khi có chủ trương đầu tư, UBND tỉnh thông báo cho các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh, cơ sở biết để giám sát và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phát huy tính dân chủ trong quần chúng nhân dân.
9. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xem xét và đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp để thực hiện đạt hiệu quả cao.
|
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 01/CT VKSTC
Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2012
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2012
Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động khó lường, suy thoái kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu chấm dứt, các thế lực thù định tiếp tục chống phá cách mạng nước ta dưới nhiều hình thức, tình hình biển Đông vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Trong nước, các thành tựu về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại đã tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, khó khăn thách thức cũng không nhỏ, kinh tế tăng trưởng không bền vững, đời sống nhân dân khó khăn do lạm phát; tình hình tội phạm gia tăng, nhất là trong lĩnh vực môi trường, tội phạm về ma túy... Năm nay, Đảng và Nhà nước xác định tiếp tục thắt chặt tín dụng, lựa chọn mô hình tăng trưởng hợp lý, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, cũng là năm triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến lược như tái cơ cấu nền kinh tế, bổ sung, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện, đẩy mạnh cải cách tư pháp,... Tình hình đó sẽ tác động nhiều mặt đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân.
Năm 2012, ngành Kiểm sát nhân dân xác định là năm hoạt động: “Đổi mới, Chất lượng, Kỷ cương, Hướng về cơ sở”. Toàn Ngành tập trung thực hiện tốt những mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra; nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà, hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát; thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự, các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, kiểm sát thi hành án và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Ngành trong sạch, vững mạnh, đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng, không ngừng nâng cao về chất lượng, đề cao kỷ luật, kỷ cương, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, thiết thực góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ngành Kiểm sát nhân dân trong việc tham gia ý kiến vào quá trình xây dựng Hiến pháp(sửa đổi, bổ sung), các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các đề án về cải cách tư pháp.
II. CHỈ TIÊU CƠ BẢN
Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt những chỉ tiêu công tác trên mọi lĩnh vực hoạt động của Ngành, trong đó tập trung vào các chỉ tiêu cơ bản sau:
Không có trường hợp nào bị tạm giữ, tạm giam quá thời hạn luật định thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát;
Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra đẩy nhanh tiến độ giải quyết án; phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%;
Hạn chế thấp nhất tỉ lệ trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, tỉ lệ trả hồ sơ không quá 06%;
Không để xảy ra việc đình chỉ điều tra bị can vì không phạm tội hoặc Toà án tuyên bị cáo không phạm tội do lỗi chủ quan của Viện kiểm sát khi thực hiện các quyền năng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
Nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị về hình sự,dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính. Kháng nghị phúc thẩm hình sự được chấp nhận đạt tỉ lệ trên 70%; kháng nghị phúc thẩm dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính đạt tỉ lệ trên 80%; kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các loại án đạt tỉ lệ trên 85%;
Định kỳ hàng quý các đơn vị Viện kiểm sát cấp trên có thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ với Viện kiểm sát cấp dưới;
Tham gia xây dựng pháp luật theo phân công, đảm bảo về chất lượng và tiến độ, thực hiện tốt công tác hướng dẫn nghiệp vụ trong Ngành;
Tăng cường công tác quản lý, giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm công vụ và tinh thần phục vụ nhân dân cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; đề cao kỷ luật, phấn đấu không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm bị xử lý hình sự hoặc kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
Chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong Ngành.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
Để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu cơ bản nêu trên, toàn Ngành tập trung thực hiện có chất lượng và hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội
Ngành kiểm sát tổ chức chu đáo việc nghiên cứu, học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, trên cơ sở đó xây dựng và thực hiện tốt chương trình hành động của các cấp uỷ Đảng, các đơn vị trong Ngành; nhất là các Nghị quyết về xây dựng Đảng, xây dựng và thực thi pháp luật thuộc trách nhiệm của các cơ quan tư pháp và ngành Kiểm sát nhân dân.
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp trong Ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011 2020 theo Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79 KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị.
2. Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
2.1. Tiếp tục triển khai các biện pháp thực hiện tốt chủ trương của Đảng về: “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với Cơ quan điều tra; phấn đấu tăng tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm; không làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.
Đề ra các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra theo quy định tại Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự, bảo đảm việc khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn, việc điều tra và xử lý của Cơ quan điều tra có căn cứ, đúng pháp luật.
Kiểm sát chặt chẽ việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án và bị can. Có biện pháp cụ thể để quản lý, theo dõi chặt chẽ các vụ án tạm đình chỉ, định kỳ rà soát, tích cực đôn đốc Cơ quan điều tra truy bắt bị can trốn,... để phục hồi điều tra.
Tập trung đẩy nhanh việc giải quyết các vụ án trọng điểm, các vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; các vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần hoặc có khiếu kiện gay gắt. Từng bước khắc phục và tiến tới chấm dứt tình trạng điều tra vụ án kéo dài vi phạm quy định tố tụng hình sự về thời hạn điều tra.
2.2. Nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử, trọng tâm là: “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa”. Viện kiểm sát các cấp có biện pháp để phát huy trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử. Phối hợp với Tòa án tổ chức tốt các phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm để rút kinh nghiệm về kỹ năng thẩm vấn, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Đối với các vụ án phức tạp, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm thì lãnh đạo đơn vị phải trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa.
2.3. Tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự để phát hiện và kiến nghị chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong việc điều tra, xét xử vụ án, trong hoạt động trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động công tố.
Kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định của Toà án để phát hiện vi phạm, kịp thời kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm. Nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị án hình sự.
3. Nâng cao chất lượng công tác điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
Tiếp tục đổi mới hoạt động, kiện toàn tổ chức, bộ máy cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương nhằm làm tốt hơn nhiệm vụ thu thập, quản lý và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm trong hoạt động tư pháp; nâng cao số lượng, chất lượng khởi tố, điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền, các kiến nghị về phòng ngừa vi phạm, tội phạm.
4. Đẩy mạnh công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, vụ án hành chính; công tác kiểm sát thi hành án; công tác giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp
4.1. Củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ làm công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Luật tố tụng hành chính; tham gia đầy đủ và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên tại các phiên tòa, phiên họp, thực hiện tốt việc kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. Có cơ chế để thực hiện tốt công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm; hạn chế thấp nhất các bản án, quyết định của Tòa án bị hủy có lỗi của Kiểm sát viên không làm tốt công tác kiểm sát. Chú trọng phát hiện các vi phạm của Toà án trong lĩnh vực này để kiến nghị khắc phục kịp thời.
4.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự. Kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định thi hành án và tổ chức đưa người bị kết án phạt tù đi chấp hành án. Theo dõi và kiểm sát chặt chẽ các trường hợp được hoãn thi hành án, tạm đình chỉ thi hành án và các trường hợp trốn thi hành án. Kiểm sát chặt chẽ việc tuân theo pháp luật tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, bảo đảm chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành án phạt tù; khắc phục tình trạng giam giữ không đảm bảo về thủ tục, để quá hạn tạm giữ, tạm giam, việc phạm tội mới trong trại; đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật. Chú trọng công tác kiểm sát trực tiếp việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành án hình sự tại các cơ quan thi hành án hình sự và các tổ chức liên quan. Thực hiện tốt công tác kiểm sát việc xét đặc xá, xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và các loại hình phạt khác theo quy định của pháp luật.
4.3. Đề ra các biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự; tập trung kiểm sát việc xác định các vụ việc chưa có điều kiện thi hành, các việc thi hành án dân sự có điều kiện thi hành nhưng để kéo dài, các việc thi hành án phức tạp, nhất là những việc cưỡng chế, kê biên bán đấu giá tài sản để thi hành án; tăng cường công tác kiểm sát trực tiếp hoạt động thi hành án dân sự tại cơ quan thi hành án.
4.4. Tiếp tục chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài; chủ động giải quyết ngay các vụ, việc mới phát sinh thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát. Tăng cường kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về dân sự.
4.5. Viện kiểm sát cấp trên phải tổng hợp những vi phạm của các cơ quan tư pháp để thông báo, hướng dẫn Viện kiểm sát cấp dưới nhận diện vi phạm, rút kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng kiểm sát. Thông qua công tác kiểm sát, chú trọng phát hiện những hạn chế, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước, nguyên nhân, điều kiện phát sinh vi phạm, tội phạm, để kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước biện pháp khắc phục.
5. Công tác xây dựng pháp luật
Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan hữu quan hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng các văn bản pháp luật theo Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội; tập trung nghiên cứu xây dựng thông tư hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện tốt việc tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992. Tích cực tham gia xây dựng Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), nhất là những vấn đề liên quan đến ngành Kiểm sát nhân dân. Chủ trì nghiên cứu, xây dựng Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) và các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Quốc hội.
6. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Ngành
Tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy Đảng đối với công tác cải cách tư pháp và hoạt động của ngành Kiểm sát. Các cấp Kiểm sát thường xuyên báo cáo và tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để tăng thêm các nguồn lực cho hoạt động và xây dựng Ngành.
Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong toàn ngành; tổ chức quán triệt, triển khai công tác xây dựng Đảng trong ngành Kiểm sát nhân dân, phấn đấu xây dựng các tổ chức Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, triển khai cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh; kỷ cương và trách nhiệm”. Chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng kiến thức mọi mặt, đề cao trách nhiệm cho mỗi cán bộ, đảng viên để thực hiện tốt nhất lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ kiểm sát phải: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hệ thống Viện kiểm sát nhân dân theo Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79 KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị. Đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ, khẩn trương kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy và cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ và chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực kiểm sát. Tuân thủ quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước và của Ngành trong công tác cán bộ.
Báo cáo ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng biên chế và số lượng Kiểm sát viên các cấp để đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cải cách tư pháp. Tập trung tháo gỡ vướng mắc để tuyển dụng đủ số biên chế còn thiếu. Chấn chỉnh và chấm dứt ngay tình trạng không tích cực tuyển đủ biên chế theo quy định. Cán bộ mới được tuyển dụng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước, của Ngành, được bổ sung chủ yếu cho Viện kiểm sát cấp huyện và nhiệm vụ tăng thêm như các đơn vị kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính và thi hành án.
Rà soát xác định cơ cấu Kiểm sát viên mỗi cấp, bố trí cán bộ hợp lý ở Viện kiểm sát các cấp để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; đặc biệt chú trọng chất lượng cán bộ, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và xây dựng được chuyên gia đầu ngành ở các đơn vị nghiệp vụ. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác nhận xét, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.
Đề xuất việc xây dựng Học viện Kiểm sát; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa trình độ cán bộ về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, về quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt Quy chế và Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 2015. Tập trung đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cho số cán bộ mới tuyển dụng, đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để tạo nguồn bổ nhiệm Kiểm sát viên. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện Chiến lược cán bộ của ngành Kiểm sát trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tổ chức cuộc thi Kiểm sát viên giỏi ở mỗi cấp kiểm sát, tiến tới tổ chức Hội nghị Kiểm sát viên tiêu biểu toàn Ngành vào cuối năm 2012.
Đẩy mạnh và đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu các chuyên đề nghiệp vụ theo hướng phục vụ thiết thực cho hoạt động kiểm sát, tránh hình thức, thiếu khả thi. Phát huy vai trò của Hội đồng khoa học Ngành.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về nghiệp vụ, đề cao việc tự kiểm tra của từng cấp kiểm sát, từng đơn vị nghiệp vụ trong Ngành; tập trung kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy chế của Ngành, chỉ đạo của Viện kiểm sát cấp trên, việc thực hiện các chỉ tiêu công tác. Qua đó, tăng cường trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Viện kiểm sát các cấp và giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan. Xác minh kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp cán bộ của Ngành vi phạm.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các đề án phát triển Báo Bảo vệ pháp luật, Tạp chí kiểm sát và Trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát nhân dân tối cao để phục vụ tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền của Ngành. Nâng cao chất lượng, nhất là tính thời sự và hàm lượng khoa học của các tin, bài, ấn phẩm phát hành, góp phần nâng cao vị thế của ngành Kiểm sát trên các phương tiện thông tin đại chúng.
7. Công tác hậu cần, tài chính
Tiếp tục nghiên cứu đề xuất với Đảng, Nhà nước các chính sách, chế độ đối với cán bộ ngành Kiểm sát; đổi mới trang phục, cấp hiệu, giấy chứng nhận Kiểm sát viên và cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các đề án về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện làm việc phục vụ công tác để từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát các cấp trong giai đoạn tới.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo thực hiện đúng quy định, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí. Tăng cường kiểm tra các dự án, công trình. Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của cấp ủy và chính quyền địa phương. Đề xuất Chính phủ cho phép triển khai xây dựng trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tối cao mở rộng.
8. Hợp tác quốc tế
Mở rộng quan hệ hợp tác với Viện kiểm sát, Viện Công tố các nước, các tổ chức quốc tế; Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia; Thực hiện tốt công tác tương trợ tư pháp về hình sự. Nghiên cứu, đề xuất việc đàm phán ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với các nước, nhất là các nước có nhiều công dân Việt Nam cư trú. Thực hiện các hoạt động thiết thực hưởng ứng “Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Lào 2012”. Triển khai các dự án quốc tế để tăng cường năng lực xây dựng và thực thi pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát nhân dân, nhất là đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ.
9. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
Chủ động bám sát kế hoạch, nhiệm vụ chính trị của Ngành và địa phương để xác định đúng công việc trọng tâm, trọng điểm cần triển khai thực hiện, nhất là những nhiệm vụ phục vụ cho yêu cầu xây dựng và thực thi pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng Ngành.
Hoàn thiện quy chế nghiệp vụ, quy định trong các lĩnh vực công tác của Ngành. Đề cao trách nhiệm của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị, Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp.
Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, hướng mạnh các hoạt động về cơ sở; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời nắm bắt và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động kiểm sát. Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đổi mới tổ chức và hoạt động, tăng cường công tác tổng kết thực tiễn và việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng pháp luật, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Viện kiểm sát địa phương, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
Tích cực, chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự xây dựng các Quy chế phối hợp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các Chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội của Viện kiểm sát các cấp.
Đổi mới công tác tham mưu, tổng hợp, có các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu, tổng hợp của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đổi mới căn bản công tác thống kê, xây dựng Chỉ thị chuyên đề về thống kê tội phạm để công tác thống kê là công cụ quan trọng giúp lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Triển khai thực hiện Đề án phát triển thống kê ngành Kiểm sát giai đoạn năm 2011 2020. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ và chỉ đạo, điều hành chung của toàn Ngành.
Toàn Ngành hưởng ứng và thực hiện tốt các phong trào thi đua, gắn chỉ tiêu thi đua với chỉ tiêu công tác, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác kiểm sát năm 2012.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Cùng với việc thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, chức vụ (Vụ 1) xây dựng văn bản hướng dẫn Viện kiểm sát các cấp thực hiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự và hướng dẫn việc áp dụng Điều 139, Điều 140 Bộ luật hình sự đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng, hoạt động tín dụng để tránh “hình sự hóa” quan hệ dân sự, kinh tế. Quản lý, theo dõi và chỉ đạo giải quyết kịp thời các yêu cầu bồi thường oan, sai trong hoạt động tư pháp thuộc trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát.
2. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội (Vụ 1A) hướng dẫn các Viện kiểm sát địa phương tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ án về tai nạn giao thông để hưởng ứng “Năm an toàn giao thông”. Phối hợp với cơ quan hữu quan của các ngành xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng pháp luật về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
3. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng (Vụ 1B) nghiên cứu, hướng dẫn toàn Ngành về các biện pháp phối hợp giữa Viện kiểm sát các cấp đối với những vụ án do Viện kiểm sát cấp trên truy tố, ủy quyền cho cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
4. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy (Vụ 1C) nghiên cứu xây dựng Báo cáo “Thực trạng tội phạm và tệ nạn xã hội về ma túy ở Việt Nam nguyên nhân và những kiến nghị phòng ngừa”; hướng dẫn Viện kiểm sát địa phương rà soát các “tụ điểm phức tạp” về ma túy, xác định nguyên nhân và có kiến nghị phòng ngừa. Tiếp tục theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và báo cáo kết quả việc thực hiện Thông tư liên tịch về trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
5. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh (Vụ 2) chủ trì phối hợp với cơ quan hữu quan của các ngành xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn quy định của Bộ luật hình sự về một số tội xâm phạm an ninh quốc gia còn có nhận thức khác nhau trong quá trình xử lý vụ án. Tham mưu cho lãnh đạo Viện tổ chức Hội nghị giao ban công tác kiểm sát phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị vùng Tây Bắc. Chủ trì xây dựng chuyên đề: “Tình hình người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, nguyên nhân và những giải pháp xử lý”.
6. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự (Vụ 3) phối hợp với Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh xây dựng chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự” để tổ chức tập huấn toàn Ngành.
7. Vụ Hợp tác quốc tế làm tốt nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan đầu mối trong tương trợ tư pháp về hình sự. Xây dựng Hiệp định mẫu tương trợ tư pháp về hình sự để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đàm phán, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với các nước. Nghiên cứu, đề xuất để Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia Hiệp hội Công tố viên thế giới.
8. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra.
9. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự (Vụ 5), có trách nhiệm xây dựng chuyên đề nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm và xây dựng báo cáo tổng hợp, rút kinh nghiệm kỹ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự liên quan đến nhà, đất.
10. Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, lao động, kinh tế và phá sản doanh nghiệp (Vụ 12) xây dựng báo cáo tổng hợp, rút kinh nghiệm kỹ năng kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai. Tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Luật tố tụng hành chính trong ngành Kiểm sát nhân dân.
11. Vụ kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù (Vụ 4) xây dựng chuyên đề “Kỹ năng kiểm sát phát hiện vi phạm khi tiến hành kiểm sát tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam” để hướng dẫn Viện kiểm sát địa phương; tổ chức sơ kết 01 năm triển khai thực hiện Luật thi hành án hình sự trong ngành Kiểm sát nhân dân.
12. Vụ Kiểm sát thi hành án (Vụ 10) phối hợp với Tổng cục thi hành án dân sự của Bộ tư pháp thống nhất các tiêu chí số liệu về thi hành án dân sự và phối hợp với Cục thống kê tội phạm xây dựng biểu mẫu thống kê nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự. Tham mưu cho lãnh đạo Viện tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật thi hành án dân sự.
13. Vụ Khiếu tố (Vụ 7) tăng cường quản lý, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc giải quyết đơn của các đơn vị trong toàn Ngành, nhất là các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Phối hợp với các cơ quan tư pháp ở Trung ương nghiên cứu xây dựng danh mục đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
14. Viện kiểm sát quân sự Trung ương chỉ đạo hệ thống Viện kiểm sát quân sự thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành, góp phần bảo vệ pháp chế, xây dựng quân đội tinh nhuệ, chính quy, từng bước hiện đại.
15. Viện khoa học kiểm sát chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục nghiệp vụ, cơ quan hữu quan của các ngành liên quan để tổng kết Hiến pháp, xây dựng pháp luật; xây dựng danh mục các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật thuộc trách nhiệm của ngành Kiểm sát, định rõ thời gian hoàn thành trong năm 2012 và những năm tiếp theo; khẩn trương hoàn thành việc nghiên cứu đề xuất thành lập Trung tâm tội phạm học của ngành Kiểm sát.
16. Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thành Đề án bổ sung biên chế, số lượng Kiểm sát viên và Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội; hoàn thành và triển khai thực hiện đề án về phát triển nguồn nhân lực ngành Kiểm sát giai đoạn 2011 2020, đề án kiện toàn tổ chức cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực dân sự hành chính; tham mưu cho Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng Đề án về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Kiểm sát giai đoạn 2012 2020, để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; triển khai áp dụng thí điểm đề án tuyển chọn, bổ sung tạo nguồn cán bộ lãnh đạo trẻ; tổ chức tập huấn về công tác tổ chức cán bộ mà trọng tâm là nhận xét đánh giá cán bộ, quy hoạch, luân chuyển cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; đề xuất phương án để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng Ban Cán sự đảng giúp Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng chương trình hành động để thực hiện Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong toàn Ngành.
17. Vụ Kế hoạch Tài chính (Vụ 11) tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị dự toán, Viện kiểm sát cấp dưới trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách, tài sản được giao. Thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí, đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Triển khai Đề án tăng cường năng lực cho ngành Kiểm sát giai đoạn III.
18. Cục Thống kê tội phạm xây dựng và triển khai các phần mềm quản lý công tác của Ngành; phối hợp với các đơn vị hoàn thiện các chỉ tiêu thống kê và biểu mẫu thống kê nghiệp vụ, thống kê liên Ngành, bảo đảm công tác thống kê là công cụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; tăng cường kiểm tra, đối chiếu số liệu thống kê, nâng cao vai trò tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua công tác thống kê của Ngành.
19. Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với các đơn vị xây dựng hệ thống sổ, mẫu báo cáo công tác, hệ thống chỉ tiêu công tác; sửa đổi, bổ sung Quy chế về thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong Ngành, để phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Xây dựng Cổng thông tin điện tử của Ngành.
20. Ban Thanh tra phối hợp cùng Văn phòng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và theo dõi, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra ở Viện kiểm sát các cấp; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế kiểm tra.
21. Các cơ quan báo chí của Ngành và Viện kiểm sát nhân dân các cấp tập trung tuyên truyền việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các quy định mới của pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; công tác cải cách tư pháp của Ngành, các chủ trương của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát, thông tin, trao đổi nghiệp vụ và hoạt động của Ngành.
22. Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát Hà Nội và Phân hiệu Trường tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị hữu quan tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp cho đội ngũ cán bộ của Ngành. Phối hợp với Viện kiểm sát các tỉnh mở lớp để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Viện kiểm sát địa phương. Phối hợp triển khai đào tạo cử nhân luật cho cán bộ trong ngành. Hoàn thành Đề án xây dựng Học viện kiểm sát để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung Chỉ thị này xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, quy định cụ thể nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, phân công lãnh đạo đơn vị phụ trách và biện pháp triển khai thực hiện hiệu quả ở đơn vị; hướng dẫn công tác với Viện kiểm sát cấp dưới; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện và báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định.
Chánh Văn phòng, Trưởng Ban thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao giúp Viện trưởng theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.
Nơi nhận: Chủ tịch nước (để báo cáo); Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (để báo cáo); U. ban Tư pháp Quốc hội (để báo cáo); Các đồng chí l.nh đạo VKSND tối cao; Các VKSND tỉnh, thành phố thuộc TW; Viện kiểm sát Quân sự Trung ương; Các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao; Lưu: VT, TH.
VIỆN TRƯỞNG Nguyễn Hòa Bình
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 58/2011/QĐ UBND
Tây Ninh, ngày 31 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ ẤP, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 190/2007/NĐ CP , ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ CP , ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Thông tư số 02/2008/TT BLĐTBXH , ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ CP , ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Căn cứ Nghị quyết số 51/2011/NQ HĐND , ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 622/TTr SNV, ngày 27 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Huỳnh Văn Quang
QUY ĐỊNH
MỨC HỖ TRỢ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ ẤP, KHU PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH. (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2011/QĐ UBND ngày 31/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh )
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quy định này quy định mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố theo quy định tại Quyết định số 37/2010/QĐ UBND ngày 05 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh (riêng các chức danh Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự, Dân quân tự vệ cấp xã, Ấp, khu Đội trưởng đã được hưởng theo quy định tại Quyết định số 32/2011/QĐ UBND ngày 31/8/2011 của UBND tỉnh)
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ
Để đảm bảo thực hiện thống nhất mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố, các địa phương theo phân cấp thẩm quyền cần thực hiện một số nguyên tắc sau:
1. Phải rà soát, thống kê, lập danh sách đủ số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố đang làm việc thuộc đối tượng hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định này và tổ chức thực hiện tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội có thẩm quyền.
2. Quá trình thực hiện mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đảm bảo công khai, dân chủ, đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục, đối tượng và thanh, quyết toán kịp thời, đầy đủ mức hỗ trợ theo quy định này.
3. Việc lập hồ sơ, thủ tục và dự toán kinh phí thực hiện mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đảm bảo chính xác, trung thực, rõ ràng và theo đúng quy định của pháp luật.
4. Khi Chính phủ ban hành quy định mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng thực hiện mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định này.
5. Chỉ hỗ trợ cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố trong thời gian đang công tác.
Chương II
MỨC HỖ TRỢ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Điều 3. Mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Những người hoạt không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố quy định tại Điều 1 của quy định này, được ngân sách hỗ trợ kinh phí để tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 Nghị định số 190/2007/NĐ CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ như sau:
1. Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013, ngân sách hỗ trợ đóng 16%, cá nhân đóng 4% để tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của mức đóng bằng 20% so với lương tối thiểu chung.
2. Từ tháng 01 năm 2014 trở đi ngân sách hỗ trợ 17%, cá nhân đóng 5% để tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của mức đóng bằng 22% so với lương tối thiểu chung.
Ngoài mức hỗ trợ trên, cá nhân có thể tự tham gia mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013
Ngân sách cấp xã hỗ trợ 16% so với mức lương tối thiểu của mức đóng bằng 20% so với lương tối thiểu.
2. Từ tháng 01 năm 2014 trở đi
Ngân sách cấp xã hỗ trợ 17% so với mức lương tối thiểu của mức đóng bằng 22% so với lương tối thiểu.
Nếu cấp xã không đủ kinh phí hỗ trợ thì ngân sách cấp huyện cấp bổ sung để thực hiện hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố; trường hợp ngân sách cấp huyện vẫn không cân đối được thì ngân sách tỉnh cấp bổ sung.
Điều 5. Khi Chính phủ có quyết định bổ sung đối tượng, số lượng những người hoạt không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố thì mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 3, Điều 4 của quy định này được áp dụng đối với các đối tượng, số lượng được bổ sung.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ban ngành tỉnh
1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai, đôn đốc, thanh, kiểm tra việc thực hiện mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, định kỳ vào cuối tháng 12 hàng năm, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện theo quy định này.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn, kiểm tra các huyện, thị xã lập dự toán kinh phí, thực hiện chi trả, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định này.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Bảo hiểm xã hội huyện, thị xã về nghiệp vụ để thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định này.
4. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai, thực hiện, định kỳ vào đầu tháng 12 hàng năm, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ tổng hợp) về kết quả thực hiện mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định này.
5. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai, thực hiện mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở địa phương, lập hồ sơ, thủ tục và dự toán kinh phí thực hiện chi trả, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phân cấp thẩm quyền và hướng dẫn của cơ quan Bảo hiểm xã hội có thẩm quyền.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Mức hỗ trợ này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy định này.
3. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện mức hỗ trợ tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ảnh kịp thời về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý./.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 57/2011/QĐ UBND
Tây Ninh, ngày 31 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH TĂNG MỨC HỖ TRỢ CỦA TỈNH CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ ẤP, KHU PHỐ.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2010/NQ HĐND, ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa VII, kỳ họp thứ 20 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố thuộc tỉnh Tây Ninh;
Căn cứ Nghị quyết số 50/2011/NQ HĐND, ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh, khóa VIII, kỳ họp thứ 3 về việc điều chỉnh tăng mức hỗ trợ của tỉnh cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 622/TTr SNV, ngày 27 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh tăng mức hỗ trợ của tỉnh cho 22 chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố và phần truy lại cho 03 chức danh Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự, Dân quân tự vệ cấp xã, ấp, khu Đội trưởng từ ngày 01/5/2011 theo Nghị quyết số 30/2011/NQ HĐND, ngày 26/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 32/2011/QĐ UBND, ngày 31/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực.
1. Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố được hỗ trợ tăng thêm chia ra 04 nhóm tăng như sau:
a) Nhóm 1, tăng từ 511.000 đồng/người/tháng lên 581.000đ/người/tháng.
b) Nhóm 2, tăng từ 438.000 đồng/người/tháng lên 498.000đ/người/tháng.
c) Nhóm 3, tăng từ 292.000 đồng/người/tháng lên 332.000đ/người/tháng.
d) Nhóm 4, tăng từ 219.000 đồng/người/tháng lên 249.000đ/người/tháng.
2. Thời gian áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
3. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương của cấp xã, cấp huyện; trong trường hợp cấp xã, cấp huyện không đảm bảo nguồn thì ngân sách tỉnh sẽ cấp bổ sung.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Huỳnh Văn Quang
|
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BỘ Y TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 43/2011/TTLT BLĐTBXH BYT
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY TỰ NGUYỆN
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 147/2003/NĐ CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
Căn cứ Nghị định số 94/2011/NĐ CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
Liên bộ: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn về:
1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với Phòng điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe thuộc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn).
2. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
3. Quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi tắt là cơ sở cai nghiện).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 147/2003/NĐ CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 147/2003/NĐ CP) và Nghị định số 94/2011/NĐ CP ngày 18 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ CP quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 94/2011/NĐ CP).
2. Cơ quan cấp giấy phép hoạt động và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
3. Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở cai nghiện thực hiện điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe
1. Cơ sở vật chất phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 147/2003/NĐ CP và các điều kiện cụ thể sau:
a) Đối với phòng chuyên môn thực hiện việc điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe:
Để được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 25 của Thông tư số 41/2011/TT BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Thông tư số 41/2011/TT BYT) phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
Khu vực thực hiện cắt cơn, giải độc, cấp cứu có diện tích sử dụng tối thiểu 5m2/người cai nghiện;
Khu vực theo dõi sau cắt cơn, phục hồi sức khỏe: Diện tích sử dụng tối thiểu 5m2/người cai nghiện; có các tiện nghi sinh hoạt thông thường (nhà vệ sinh chung; giường, chiếu, chăn, màn riêng cho mỗi người) để có thể bảo đảm thời gian lưu người cai nghiện ma túy tối thiểu là 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu cắt cơn, giải độc;
Có đủ thiết bị y tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT BYT và các thiết bị theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
Có đủ thuốc hỗ trợ cắt cơn, giải độc, thuốc cấp cứu và các loại thuốc cần thiết khác theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Về biện pháp, phương tiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tính mạng cho cán bộ, nhân viên và người cai nghiện: Đáp ứng các quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2006/TTLT BLĐTBXH BCA ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công an hướng dẫn công tác phối hợp bảo đảm an ninh trật tự và trang bị, quản lý sử dụng công cụ hỗ trợ cho Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 19/2006/TTLT BLĐTBXH BCA);
c) Về hệ thống điện, hệ thống nước, thiết bị phòng cháy, chữa cháy hệ thống xử lý nước thải, chất thải: Đáp ứng các quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2010/TTLT BLĐTBXH BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 35/2010/TTLT BLĐTBXH BTNMT).
2. Về nhân sự phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 94/2011/NĐ CP, cụ thể như sau:
a) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải có giấy chứng nhận đã qua tập huấn về công tác quản lý cai nghiện ma túy do cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan Y tế cấp tỉnh trở lên cấp;
b) Người phụ trách chuyên môn và người trực tiếp thực hiện cai nghiện, phục hồi sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 Thông tư số 41/2011/TT BYT và các điều kiện sau:
Có giấy chứng nhận đã qua tập huấn phương pháp điều trị cai nghiện ma túy do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
Là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở cai nghiện.
c) Các nhân viên khác làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn với chuyên ngành phù hợp nhiệm vụ được giao và quy mô hoạt động của cơ sở cai nghiện.
Điều 4. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở cai nghiện thực hiện giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách; lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng; phòng chống tái nghiện
1. Cơ sở vật chất phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 147/2003/NĐ CP và các điều kiện cụ thể sau:
a) Có khu ăn, nghỉ, sinh hoạt của người đến cai nghiện: Diện tích nhà ở tối thiểu là 5m2/người cai nghiện; có các tiện nghi sinh hoạt thông thường (tối đa 10 người trên một nhà vệ sinh; có giường, chiếu, chăn, màn riêng cho mỗi người) bảo đảm điều kiện ăn, ở, sinh hoạt cho người cai nghiện hợp vệ sinh, trong thời gian cai nghiện.
b) Có khu vực và trang thiết bị phù hợp để tổ chức các hoạt động giáo dục, học văn hóa, chính trị pháp luật; vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ; có đầy đủ tài liệu giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách cho người nghiện ma túy theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT BLĐTBXH BGD&ĐT BYT ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy.
c) Cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức lao động trị liệu, hướng nghiệp, dạy nghề, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện:
Có xưởng dạy nghề hoặc phòng học nghề có trang thiết bị phù hợp với chương trình, giáo trình mục tiêu, nội dung từng nghề được tổ chức tại cơ sở;
Diện tích đất cho hoạt động lao động trị liệu và lao động sản xuất phải bảo đảm phù hợp cho từng loại nghề được tổ chức tại cơ sở;
Việc tổ chức lao động trị liệu phải có kế hoạch phân công phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, giới tính của người nghiện ma túy; tùy từng nghề cụ thể mà bố trí làm việc từ nhẹ đến nặng, từ công việc giản đơn đến phức tạp.
d) Khu vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao:
Có phòng tập thể dục, luyện tập dưỡng sinh, hình thể, sân chơi thể thao để phục hồi sức khỏe;
Có thiết bị luyện tập phục hồi chức năng cần thiết.
đ) Có biện pháp, phương tiện bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tính mạng cho cán bộ, nhân viên và người cai nghiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 19/2006/TTLT BLĐTBXH BCA .
e) Có hệ thống điện, hệ thống nước, thiết bị phòng cháy, chữa cháy hệ thống xử lý nước thải, chất thải hoạt động ổn định theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 35/2010/TTLT BLĐTBXH BTNMT .
2. Về nhân sự phải đáp ứng các quy định tại Điểm 2 Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 94/2011/NĐ CP và các điều kiện cụ thể như sau:
a) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện hoặc người phụ trách cai nghiện, phục hồi phải có:
Giấy xác nhận có thời gian làm công tác cai nghiện, phục hồi từ đủ 12 tháng trở lên do các cơ sở được phép hoạt động cai nghiện ma túy cấp;
Giấy chứng nhận đã qua tập huấn về công tác quản lý cai nghiện ma túy do cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội hoặc cơ quan Y tế cấp tỉnh trở lên cấp.
b) Các nhân viên khác làm việc tại cơ sở cai nghiện phải có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn với chuyên ngành phù hợp nhiệm vụ được giao và quy mô hoạt động của cơ sở cai nghiện.
Điều 5. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở cai nghiện thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi
Cơ sở cai nghiện thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 94/2011/NĐ CP phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 147/2003/NĐ CP và các điều kiện quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.
Chương 3.
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, THU HỒI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy gồm các giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở cai nghiện tự nguyện do nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở cai nghiện khác.
c) Bản kê khai cơ sở vật chất hiện có của cơ sở, gồm: Bản kê khai cơ sở vật chất; bản kê khai thiết bị; bản sao có chứng thực giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy, bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xử lý nước thải, chất thải.
d) Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện về nhân sự theo quy định của Thông tư này, gồm: Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận tốt nghiệp từ trình độ cao đẳng trở lên của người đứng đầu cơ sở cai nghiện; danh sách trích ngang và bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên làm việc tại cơ sở cai nghiện.
đ) Riêng đối với cơ sở quy định tại Điều 3 và Điều 5 Thông tư này phải có thêm bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh về điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe của phòng chuyên môn thực hiện việc điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh về điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy gồm các giấy tờ sau:
a) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Báo cáo chi tiết tình hình tổ chức và kết quả hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện đề nghị gia hạn giấy phép trong 05 năm liên tục gần nhất, gồm: Thông tin chung về cơ sở, những thay đổi về cơ sở vật chất, nhân sự, kết quả hoạt động cụ thể từng năm, những kiến nghị, đề xuất.
Điều 7. Thủ tục cấp, gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
1. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở cai nghiện do cơ quan, tổ chức, cá nhân được lập thành 01 bộ và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Lao động Thương binh và Xã hội) nơi đặt trụ sở của cơ sở cai nghiện.
Riêng hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động phải gửi đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước khi hết hạn tối thiểu là 30 ngày làm việc.
2. Thủ tục và thời hạn xem xét cấp, gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy gửi hồ sơ về Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội). Khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi cho cơ sở cai nghiện ma túy phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân đến làm thủ tục đề nghị cấp, gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy mà hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
c) Trong thời gian 20 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và 15 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phải tổ chức thẩm tra điều kiện, hồ sơ của cơ sở và báo cáo kết quả thẩm tra với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh). Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến bằng văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở cai nghiện;
d) Trong thời gian 20 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và 15 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp hoặc gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho các cơ sở; nếu không cấp hoặc gia hạn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy:
a) Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; 01 bản lưu tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) nơi Cơ sở cai nghiện đóng trụ sở và 01 bản cho cơ sở cai nghiện đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy;
b) Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Thay đổi, thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
1. Thay đổi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy:
Trường hợp cơ sở cai nghiện muốn thay đổi phạm vi hoạt động trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này và báo cáo chi tiết tình hình tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện tự nguyện kể từ lần được cấp hoặc gia hạn giấy phép gần nhất, trong đó nêu rõ phương án hoạt động sau khi thay đổi phạm vi hoạt động, phương án giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
2. Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy:
a) Trường hợp cơ sở cai nghiện có vi phạm thuộc diện bị thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo quy định tại Điểm 2 Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 94/2011/NĐ CP, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập biên bản, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của cơ sở vi phạm;
b) Căn cứ đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ra Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy đối với các cơ sở cai nghiện vi phạm pháp luật. Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy được gửi đến các cơ quan, đơn vị sau:
Cơ sở bị thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy;
Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ);
Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Kế hoạch Đầu tư và Công an tỉnh nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở;
Cơ quan chủ quản của cơ sở cai nghiện.
3. Trình tự thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng chuyên môn thuộc cơ sở cai nghiện:
a) Trường hợp phòng chuyên môn thuộc cơ sở cai nghiện có vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế có trách nhiệm lập biên bản và thu hồi theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ Y tế để thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở vi phạm;
b) Giám đốc Sở Y tế ra Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng chuyên môn thuộc cơ sở cai nghiện đã được Giám đốc Sở Y tế cấp. Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được gửi đến các cơ quan, đơn vị sau:
Cơ sở cai nghiện bị thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Thanh tra Bộ);
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội);
Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch Đầu tư và Công an tỉnh nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở;
Cơ quan chủ quản của cơ sở cai nghiện.
c) Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng chuyên môn thuộc cơ sở cai nghiện đã được Bộ trưởng Bộ Y tế cấp. Quyết định thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được gửi đến các cơ quan, đơn vị sau:
Cơ sở cai nghiện bị thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội);
Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch Đầu tư và Công an tỉnh nơi cơ sở cai nghiện đóng trụ sở;
Cơ quan chủ quản của cơ sở cai nghiện.
Chương 4.
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 9. Tiếp nhận người nghiện ma túy
Khi tiếp nhận người nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
1. Kiểm tra, khám sức khỏe ban đầu và lập hồ sơ cai nghiện cho người nghiện ma túy.
2. Phổ biến quy chế, nội quy và các quy định khác có liên quan đến hoạt động cai nghiện của cơ sở.
3. Hướng dẫn, tư vấn cho người nghiện ma túy hoặc gia đình của người nghiện ma túy hoặc người giám hộ của người nghiện ma túy cam kết thực hiện các quy định trong quá trình cai nghiện cho người nghiện ma túy.
Điều 10. Xử lý vi phạm đối với người đang cai nghiện ma túy
1. Trường hợp người đang cai nghiện ma túy vi phạm nội quy thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp đưa vào buồng cách ly hoặc chấm dứt hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy, người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải lập biên bản có đại diện của cơ sở cai nghiện, chứng kiến của người cai nghiện khác tại cơ sở và người nghiện ma túy vi phạm.
2. Mẫu biên bản về vi phạm cam kết cai nghiện được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Bàn giao người đã cai nghiện ma túy về gia đình và cộng đồng
Khi hết thời hạn cai nghiện, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm:
1. Cấp giấy chứng nhận đã cai nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bàn giao người đã cai nghiện cho gia đình hoặc người giám hộ.
3. Gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú bản sao giấy chứng nhận đã cai nghiện ma túy; nhận xét kết quả cai nghiện, phục hồi; tài liệu vi phạm quy chế, nội quy trong thời gian cai nghiện (nếu có).
Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 147/2003/NĐ CP
1. Cơ sở cai nghiện báo cáo tình hình hoạt động và kết quả cai nghiện ma túy cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) nơi cơ sở cai nghiện đặt trụ sở và cơ quan chủ quản của cơ sở cai nghiện trước ngày 20 hàng tháng.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp kết quả cai nghiện ma túy của cơ sở trên địa bàn quản lý cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ hằng quý và cả năm. Báo cáo quý phải gửi trước ngày 20 của tháng cuối quý; báo cáo năm phải gửi trước ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Trong thời gian hoạt động cai nghiện ma túy, nếu xảy ra các sự cố như: Mất trật tự an toàn xã hội, tai nạn, chết người, cơ sở cai nghiện có trách nhiệm báo cáo trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự cố đến các cơ quan chức năng nơi cơ sở cai nghiện đặt trụ sở.
Điều 13. Các biểu mẫu sử dụng trong hoạt động cai nghiện ma túy
1. Đơn xin cai nghiện ma túy và khai báo tình trạng nghiện của người nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Sổ theo dõi cai nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Sổ theo dõi người cai nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Báo cáo tình hình hoạt động và kết quả cai nghiện ma túy theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 và 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Quy định nội dung phối hợp giữa cơ sở cai nghiện với các cơ quan quản lý nhà nước
1. Phối hợp với cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội trong việc đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn của người làm công tác cai nghiện, phục hồi; được phổ biến, cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và những thông tin cần thiết về giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm để làm tốt công tác cai nghiện, phục hồi sức khỏe cho người nghiện ma túy.
2. Phối hợp cơ quan y tế trong việc đào tạo, tập huấn chuyên môn, kỹ thuật y tế và hỗ trợ trong việc điều trị cắt cơn, giải độc, cấp cứu người nghiện ma túy; chăm sóc, quản lý, giám sát người nghiện ma túy bị nhiễm HIV.
3. Phối hợp cơ quan công an trong việc đào tạo, tập huấn công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, sử dụng công cụ hỗ trợ và các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của người cai nghiện ma túy.
4. Kinh phí thực hiện việc phối hợp quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này do các cơ sở cai nghiện chịu trách nhiệm chi trả.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Công an ở địa phương rà soát, thống kê các cơ sở cai nghiện chưa được cấp phép, cơ sở đang hoạt động và chuẩn bị thành lập mới;
b) Chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, Sở Y tế kiểm tra và xử lý nghiêm những cơ sở cai nghiện ma túy trái phép.
2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) phối hợp với Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định của Thông tư này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội) có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Công an tỉnh trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện trên địa bàn;
b) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật liên quan trong hoạt động cai nghiện ma túy trên địa bàn quản lý;
c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp và Công an tỉnh trong việc rà soát, thống kê các cơ sở cai nghiện chưa được cấp phép, cơ sở đang hoạt động và chuẩn bị thành lập mới; kiến nghị đình chỉ hoạt động và xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở cai nghiện hoạt động không giấy phép trên địa bàn.
4. Sở Y tế có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định của Thông tư này;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức thẩm định và cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho phòng chuyên môn của cơ sở cai nghiện;
5. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong việc kiểm tra các biện pháp giữ gìn trật tự, an toàn xã hội tại cơ sở cai nghiện và phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm những cơ sở cai nghiện vi phạm pháp luật;
b) Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quyết định đình chỉ hoạt động của các cơ sở cai nghiện hoạt động không giấy phép. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh áp dụng biện pháp cưỡng chế đình chỉ hoạt động của các cơ sở cai nghiện hoạt động không giấy phép.
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2012.
2. Thông tư liên tịch số 15/2004/TTLT BLĐTBXH BYT ngày 12 tháng 11 năm 2004 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trọng Đàm
Nơi nhận: Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Cổng TTĐT Chính phủ); Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế (để b/c); HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở LĐTBXH, Sở Y tế, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế; Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế; Lưu: VT, PC Bộ LĐTBXH, VT, PC Bộ Y tế.
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC THIẾT BỊ Y TẾ TỐI THIỂU (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
STT
Trang thiết bị y tế phòng cắt cơn, giải độc
Đơn vị tính
Số lượng
1
Ống nghe
cái
02
2
Huyết áp kế
bộ
01
3
Nhiệt kế y học 42oC
cái
02
4
Bộ khám tai mũi họng
bộ
01
5
Bộ tiểu phẫu thuật và hộp đựng
bộ
01
6
Hộp dụng cụ y tế (dao, kéo, panh, cầm máu)
7
Bộ mở, đặt khí quản
bộ
01
8
Bình ôxy nhỏ (3 khối)
cái
01
9
Bóng bóp tay trợ hô hấp
bộ
01
10
Máy hút đờm nhỏ (cơ động)
cái
01
1
Đèn gù
cái
02
12
Đèn hồng ngoại
cái
01
13
Đèn khử trùng cực tím (AVB)
bộ
02
14
Máy hủy kim tiêm
cái
01
15
Máy điện châm
cái
01
16
Máy massage
cái
01
17
Cọc truyền dịch
cái
02
18
Tủ thuốc
cái
01
19
Bô vịt
cái
01
20
Bộ thụt tháo
cái
02
21
Bộ rửa dạ dày
bộ
01
22
Nồi hấp dụng cụ
bộ
01
23
Tủ đầu giường
cái
10
24
Xe đẩy phát thuốc
cái
01
25
Xe đẩy dụng cụ có bánh xe
cái
01
26
Băng ca xếp
cái
02
27
Giường cấp cứu
cái
01
28
Xe đạp lực kế
cái
01
29
Dụng cụ, phương tiện phục hồi chức năng
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC THUỐC Y TẾ TỐI THIỂU (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
STT
Thuốc cấp cứu (Tên thuốc và hàm lượng)
ĐV
Số lượng
STT
Cơ sở thuốc tủ trực (Tên thuốc và hàm lượng)
ĐV
Số lượng
1
Naloxon 0,4 mg
ống
5
33
Nabica 50g 100g
gói
2
2
Hydrocorition 100mg
ống
10
34
Nospa 40mg
viên
200
3
Dopamin 200mg/5ml
ống
4
35
Nospa 40mg/2ml
ống
10
4
Adrenaline 1mg
ống
20
36
Aller F
viên
30
5
Uabain 0,25mg
ống
5
37
Cholopheramin 4mg
viên
200
6
Atropin 1/4mg
ống
10
38
Histalong 10mg
viên
50
7
Calcium Sandoz 3,375g/10ml
ống
20
39
Peritol 4mg
viên
50
8
Heptamyl 0,125g
ống
5
40
Diclophenac 50mg
viên
50
9
Morphin (chlorhyđrat) 0,01g
ống
20
41
Diclophenac 75 mg
ống
10
10
Diaphylin 0,48g/5ml
ống
5
42
Danzen 10mg
viên
20
11
Depersonlon 30mg
ống
5
43
Alphachymotrypsine 1mg
ống
5
12
Thuốc xịt Terbutalin
lọ
2
44
Camphona 100mg
ống
10
13
Diphehydramin 10mg
ống
5
45
Cortonyl 25ml
lọ
2
46
Stugeron 25mg
viên
60
STT
Cơ sở thuốc tủ trực (Tên thuốc và hàm lượng)
ĐV
Số lượng
47
Heptamyl 0,125g
viên
50
1
Seduxen 10mg
ống
20
48
Dd Glucose 30%
chai
10
2
Seduxen 5mg
viên
200
49
Dd Nacl 9%
chai
10
3
Tisecin 0,5mg
viên
200
50
Glucoza 5%
chai
20
4
Ciprofloxacin 500mg
viên
50
51
Lactat Ringer 1000ml
chai
20
5
Cephalexin 500mg
viên
50
52
Cortibion 8g
lọ
5
6
Erythronmycin 500mg
viên
20
53
Thuốc mỡ Salycylate
tuýp
5
7
Flagyl 250mg
viên
30
54
Thuốc mỡ Phenergan 2%
tuýp
2
8
Contrim f 960 mg
viên
20
55
Thuốc mỡ Cidermex 15g
tuýp
2
9
Gentamycin 80mg
ống
10
56
Thuốc mỡ Tetracielin
tuýp
20
10
Ampixilin 250mg
viên
200
57
Ôxy già
chai
10
11
Penicilin 500 đv
ống
20
58
Dentanalgin
lọ
2
12
Streptomicine 1g
lọ
20
59
Dầu khuynh diệp
lọ
2
13
INH
viên
200
60
Dầu mù u
lọ
3
14
Rifampicin 1g
viên
200
61
Cloracin 4%
lọ
5
15
Efferalgan 500mg
viên
10
62
Trivita
viên
100
16
Paracetamol 500mg
viên
200
63
Magne B6
viên
100
17
Diantalvic 30mg
viên
20
64
Vitamin B2 2mg
viên
200
18
Lidocain 2%
ống
50
65
B.Complex C
viên
100
19
Ambro 30mg
viên
50
66
Vitamin B1 250mg
viên
1000
20
Dextrothophan 30mg
viên
40
67
Biocalcium 650mg
viên
100
21
Topsidin 200mg
viên
48
68
Vitamin B12 1000
ống
50
22
Bromhexin 8mg
viên
20
69
Vitamin B6 25mg
ống
50
23
Theophylin 100mg
viên
100
70
Rotunda 30mg
viên
100
24
Maalox 500mg
viên
20
71
Tyropas
viên
200
25
Ramitidin 150mg
viên
20
72
Nasolin
lọ
3
26
Methionin 9,25g
viên
100
73
Salonpas
hộp
6
27
Loperamide 2mg
viên
50
74
BSI 1%
lọ
3
28
Bar 75mg
viên
60
75
Oresol
gói
10
29
Phosphalugel 12,38g
gói
10
76
Attane 2mg
viên
50
30
Sorbitol 5g
gói
20
77
Cồn 70o
chai
20
31
Smecta 3g
gói
10
78
Ôxy già
chai
20
32
Duphalac
gói
10
79
Providin
chai
2
PHỤ LỤC 3
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1) Tên cơ sở cai nghiện (2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
(3)….., ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (GIA HẠN) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY (4)
Kính gửi:
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Sở Lao động Thương binh và Xã hội (5)………
1. Tên cơ sở cai nghiện (2):....................................................................................................
2. Tên giao dịch (nếu có):......................................................................................................
3. Điện thoại……………………………..Fax………………..E mail...............................................
4. Quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện số … ngày … tháng … năm … của (6)......................
............................................................................................................................................
5. Tài khoản tại Ngân hàng (nếu có):......................................................................................
Tiền Việt Nam:
Ngoại tệ:
6. Họ và tên người đứng đầu Cơ sở cai nghiện:.....................................................................
Đề nghị cấp (gia hạn) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy với nội dung hoạt động là (7) .....
............................................................................................................................................
Cơ sở cai nghiện cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Giám đốc hoặc Người đứng đầu Cơ sở cai nghiện (Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
1. Tên cơ quan quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
2. Tên đầy đủ của Cơ sở cai nghiện
3. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính của cơ sở.
4. Khi xin cấp giấy phép thì chỉ ghi xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.
5. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố.
6. Tên cơ quan ra quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện.
7. Ghi phạm vi hoạt động theo quy định tại Nghị định 147/2003/NĐ CP , Nghị định 94/2011/NĐ CP hoặc Thông tư này.
PHỤ LỤC 4
MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP (GIA HẠN) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
BỘ LĐ TBXH/SỞ LĐ TBXH Cục PCTNXH/Chi cục hoặc Phòng PCTNXH (1)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP (GIA HẠN) GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
Cục phòng, chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội/Chi cục, Phòng phòng chống tệ nạn xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tiếp nhận hồ sơ, đề nghị cấp (gia hạn) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy của (2) …………………………. đề nghị cấp (gia hạn) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.
Địa điểm:...............................................................................................................................
Điện thoại:.............................................................................................................................
Đã nhận hồ sơ đề nghị cấp (gia hạn) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy hợp lệ ngày … tháng … năm … với nội dung hoạt động … theo quy định tại điều … của Nghị định 147/2003/NĐ CP , Nghị định 94/2011/NĐ CP và quy định … Thông tư số… gồm:
……………….
……………….
……………….
Số phiếu tiếp nhận (3): ………………….
(4)……….., ngày … tháng … năm … Người tiếp nhận hồ sơ (Ghi rõ chức danh) (Ký tên) Họ và tên của người ký
1. Phiếu dùng cho cơ quan Cục PCTNXH hoặc Chi cục, Phòng PCTNXH.
2. Tên đầy đủ của Cơ sở cai nghiện.
3. Ghi số phiếu tiếp nhận/năm nhận hồ sơ/ký hiệu của cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp (gia hạn) Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.
4. Ghi địa danh cấp tỉnh, thành phố của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
PHỤ LỤC 5
MẪU GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
I. MẶT TRƯỚC CỦA GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: ……/BLĐTBXH GPHĐCNMT
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 147/2003/NĐ CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; Nghị định số 94/2011/NĐ CP ngày 18/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ CP ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31/12/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Cho phép (1)..............................................................................................................
Tên giao dịch:........................................................................................................................
Cơ quan chủ quản (nếu có):...................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính của cơ sở:...............................................................................................
Điện thoại: …………………… Fax: ………………. E mail:..........................................................
Số tài khoản:………….............…………….. Tại.......................................................................
được phép (2)........................................................................................................................
cho người nghiện ma túy.
Điều 2: (1)..............................................................................................................................
Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về cai nghiện, phục hồi.
Điều 3: Giấy phép này có hiệu lực từ ngày … tháng … năm ... đến ngày … tháng … năm …
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
II. MẶT SAU CỦA GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
1. Lần 1: Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ký tên, đóng dấu)
2. Lần 2: Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ký tên, đóng dấu)
3. Lần 3: Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ký tên, đóng dấu)
4. Lần 4: Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ký tên, đóng dấu)
5. Lần 5: Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ký tên, đóng dấu)
1. Tên đầy đủ của Cơ sở cai nghiện.
2. Ghi phạm vi hoạt động theo quy định tại Nghị định 147/2003/NĐ CP , Nghị định 94/2011/NĐ CP hoặc Thông tư này.
PHỤ LỤC 6
MẪU ĐƠN TỰ NGUYỆN CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ KHAI BÁO TÌNH TRẠNG NGHIỆN (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
(1)…… ngày … tháng … năm …
ĐƠN TỰ NGUYỆN CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ KHAI BÁO TÌNH TRẠNG NGHIỆN
Họ và tên người khai báo:......................................................................................................
Nơi ở hiện nay:......................................................................................................................
Khai báo và xin cai nghiện ma túy cho (2)…….tôi tên là tuổi. Nam/Nữ. Làm nghề …………………… tại ……………… hiện đang cư trú tại......................................................................................................... như sau:
1. Tình trạng nghiện:
Nguyên nhân nghiện ma túy:...................................................................................................
Bắt đầu sử dụng ma túy từ tháng … năm ...............................................................................
Loại ma túy thường sử dụng:.................................................................................................
Số lần sử dụng trong ngày: ……………… lần/ngày
Hình thức sử dụng (Hút, hít, tiêm chích):.................................................................................
2. Tình trạng cai nghiện: Số lần đã cai nghiện: …………….lần.
Các hình thức đã cai nghiện (3)...............................................................................................
3. Tình trạng vi phạm pháp luật (nếu có).
Số lần giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng…..lần.
Hiện tại có bị xử lý hành chính: giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự không (?)……Biện pháp xử lý hành chính.........................
4. Tình trạng sức khỏe:
Đang mắc bệnh (4).................................................................................................................
5. Hoàn cảnh gia đình:
Hoàn cảnh kinh tế gia đình:..................................................................................................
Gia đình có người thân quản lý, chăm sóc không?................................................................
6. Xin đăng ký cai nghiện cắt cơn tại: ..................................................................................
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Người khai báo (Ký và ghi rõ họ tên)
1. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính của cơ sở.
2. Bản thân hoặc mối quan hệ với người nghiện ma túy (con, cháu…)
3. Cai tại gia đình và cộng đồng Cơ sở chữa bệnh…
4. Tên các bệnh.
PHỤ LỤC 7
MẪU BIÊN BẢN VỀ VIỆC VI PHẠM CAM KẾT CAI NGHIỆN (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
TÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN ................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
(1)….., ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN
Về việc vi phạm cam kết cai nghiện tại ……………….
Hôm nay, hồi ……giờ … ngày … tháng … năm … tại (2)..........................................................
.............................................................................................................................................
Chúng tôi gồm (3):..................................................................................................................
1. .........................................................................................................................................
2. .........................................................................................................................................
Với sự chứng kiến của anh (chị) (4)
1. .........................................................................................................................................
2. .........................................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản vi phạm cam kết xin cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện đối với anh (chị) ……. đang cai nghiện theo Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy số..................................................................................
đã có các hành vi vi phạm (5):.................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Hình thức xử lý:
Đưa vào phòng cách ly ¨ Thời gian:......................................................................
Chấm dứt hợp đồng dịch vụ cai nghiện và thông báo về địa phương ¨
Người vi phạm (Ký và ghi rõ họ tên)
Người chứng kiến (Ký và ghi rõ họ tên)
Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở cai nghiện (Ký và ghi rõ họ tên)
1. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính của cơ sở.
2. Địa điểm xử lý vi phạm.
3. Đại diện Cơ sở cai nghiện.
4. Người cai nghiện ma túy khác.
5. Ghi cụ thể các vi phạm.
PHỤ LỤC 8
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ CAI NGHIỆN MA TÚY (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1) Tên cơ sở cai nghiện (2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
(3)….., ngày … tháng … năm …
GIẤY CHỨNG NHẬN
Đã cai nghiện ma túy
Tên cơ sở cai nghiện (2)........................................................................................................
Chứng nhận anh (chị):...........................................................................................................
Cư trú tại:.............................................................................................................................
Đã hoàn thành đợt cai nghiện tại:...........................................................................................
theo nội dung:......................................................................................................................
từ ngày … tháng … năm ... đến ngày … tháng … năm … theo Hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy số: …/HĐDV CSCN ngày … tháng … năm …
Vào sổ số: ……../GCN CSCN
Giám đốc hoặc Người đứng đầu cơ sở cai nghiện (Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
1. Tên cơ quan quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
2. Tên đầy đủ của Cơ sở cai nghiện.
3. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính của cơ sở.
PHỤ LỤC 9
MẪU HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ CAI NGHIỆN MA TÚY (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
TÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN (1) ……………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …….HĐDV
(2)….., ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ CAI NGHIỆN MA TÚY
Căn cứ Quyết định thành lập cơ sở cai nghiện.....................................................................
............................................................................................................................................
Căn cứ Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy ..................................................................
với nội dung hoạt động.........................................................................................................
............................................................................................................................................
Xét đơn tự nguyện cai nghiện ma túy và khai báo tình trạng nghiện ma túy của
Ông (bà): ……..............………………. ngày … tháng … năm ….,
Hôm nay, ngày … tháng … năm …..
Tại: .....................................................................................................................................
Chúng tôi gồm có:
Bên A: Tên Cơ sở ...............................................................................................................
1. Ông (bà) ………………………………. Giám đốc; (3)
2. Ông (bà) ………………………………. Phụ trách cai nghiện phục hồi;
Bên B: Người cai nghiện ma túy và thân nhân người nghiện
1. Người cai nghiện:
Họ và tên: ……………..……………………………..; Năm sinh: ................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Gia đình hay người giám hộ:
Họ và tên: ……………..……………………………..; Năm sinh: ................................................
Địa chỉ: ..............................................................................................................................
............................................................................................................................................
Điện thoại: .........................................................................................................................
Quan hệ với người nghiện là: .............................................................................................
Hai bên thống nhất ký hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy với các điều khoản sau:
Điều 1: Trách nhiệm của cơ sở cai nghiện ma túy
Tên Cơ sở cai nghiện (1)........................................................................................................
có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy cho Anh (Chị)……. với nội dung..............................
Điều 2. Trách nhiệm của người cai nghiện, gia đình hay người giám hộ
1. Đối với người đến cai nghiện:
a. Chịu sự quản lý, giáo dục, giám sát của cán bộ cơ sở cai nghiện.
b. Tuân thủ quy chế, nội quy, quy trình cai nghiện, phục hồi; thực hiện chế độ lao động, học tập, điều trị, chữa bệnh theo các quy định của pháp luật liên quan trong quá trình cai nghiện ma túy.
c. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành, nếu gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Đối với gia đình hay người giám hộ:
a. Chấp hành nội quy, quy định thăm người đang cai nghiện ma túy tại cơ sở; thực hiện cam kết đúng thời gian cai nghiện, không xin về trước thời hạn.
b. Có trách nhiệm về những hành vi vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật và bồi thường về vật chất đối với những vi phạm mà người thân đang cai nghiện ma túy gây ra.
c. Thanh toán đầy đủ mọi chi phí, đúng hạn cho người thân đang cai nghiện theo hợp đồng dịch vụ; chi phí đưa đi cấp cứu, chuyển viện (nếu có).
Điều 3: Thỏa thuận các khoản thu tiền dịch vụ như sau:
1. Tiền ăn:
Ăn sáng:
Ăn chính:
2. Tiền xét nghiệm:
Xét nghiệm ma túy:
Xét nghiệm HIV/AIDS (nếu có):
3. Tiền thuốc:
Thuốc cắt cơn:
Thuốc thông thường:
4. Tiền văn hóa thể dục, thể thao:.........................................................................................
5. Tiền điện, nước, vệ sinh:....................................................................................................
6. Tiền vật dụng cá nhân:.......................................................................................................
7. Tiền đóng góp cơ sở vật chất:...........................................................................................
8. Chi phí phục vụ quản lý:.....................................................................................................
9. Tiền học nghề (nếu có):......................................................................................................
Tổng cộng:............................................................................................................................
(Bằng chữ):...........................................................................................................................
Cơ sở cai nghiện có trách nhiệm thu, chi đúng mục đích các khoản kinh phí theo đúng nội dung theo quy định của Giấy phép hoạt động cai nghiện và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
Hợp đồng dịch vụ có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm … và kết thúc vào ngày … tháng … năm …
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy cần thiết thay đổi; bổ sung nội dung, hai bên thỏa thuận để thực hiện.
Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng. Bên nào vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định hiện hành.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B (3) (Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN A (4) (Ký tên, đóng dấu)
1. Tên đầy đủ của Cơ sở cai nghiện.
2. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính của cơ sở.
3. Giám đốc hoặc người đứng đầu Cơ sở cai nghiện.
4. Người cai nghiện hoặc gia đình hay người giám hộ.
ĐĂNG KÝ ĐẾN THĂM THÂN NHÂN
TRONG QUÁ TRÌNH CAI NGHIỆN TẠI TRUNG TÂM (Sau 10 ngày cắt cơn giải độc vào ngày thứ 7, Chủ nhật)
STT
Họ và tên
Quan hệ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
PHỤ LỤC 10
MẪU SỔ THEO DÕI CAI NGHIỆN (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
TÊN CƠ SỞ CAI NGHIỆN (1) ....................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
SỔ THEO DÕI
CAI NGHIỆN MA TÚY
Họ và tên (2): …................................………………………………….Tuổi:…..............................
Nơi ở hiện nay: …….............................................................………………………………………
Cai nghiện tại ………………………………. theo Hợp đồng dịch vụ số … từ ngày … tháng … năm đến ngày … tháng … năm…
Họ và tên người theo dõi:……......................................................................……………………….
Chức danh: .........................................................................………………………………………….
(3)……….., ngày … tháng … năm ……….
1. Tên đầy đủ của Cơ sở cai nghiện.
2. Họ và tên người cai nghiện ma túy.
3. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính của cơ sở.
CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY ...................…………………
I. BỆNH ÁN
ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN NGHIỆN MA TÚY (Dùng cho Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện)
A. HÀNH CHÍNH:
1. Họ và tên (chữ in hoa): ………………………….. Nam ¨ Nữ ¨
2. Sinh ngày ££ ££ ££££ Tuổi ££
3. Trình độ văn hóa: .............................................................................................................
4. Nghề nghiệp: …………………………………. 5. Dân tộc: .....................................................
6. Nơi làm việc: ...................................................................................................................
7. Mức thu dịch vụ:
a. 100% ¨ b. Giảm ¨ c. Miễn ¨
8. Cha và mẹ: ......................................................................................................................
9. Vợ (chồng): .....................................................................................................................
10. Họ, tên, địa chỉ người nhà khi cần báo tin: .......................................................................
........................................................................................................... điện thoại ……………
11. Đến cai nghiện hồi………giờ …..ngày……tháng…….năm……….
B. BỆNH ÁN:
I. TÌNH TRẠNG NGHIỆN MA TÚY:
1. Quá trình sử dụng ma túy:
Sử dụng ma túy lần đầu tiên: ngày ... tháng … năm ….
Lý do sử dụng ma túy: ........................................................................................................
Trong những ngày gần đây:
+ Có sử dụng hàng ngày không a. có ¨ b. không ¨
+ Ngày sử dụng mấy lần: …… lần/ngày
+ Mỗi lần sử dụng bao nhiêu (ghi số: ml, bi, viên, tép, chỉ…) ………
+ Nếu không sử dụng có chịu được không:
a. chịu được ¨ b. không chịu được ¨
Đã dùng những loại ma túy nào: ..........................................................................................
Đã sử dụng bằng những cách nào?
a. Hút ¨ b. Hít ¨ c. Nuốt ¨ d. Tiêm, chích ¨ e. Cách khác ¨
Sử dụng ma túy lần gần đây nhất vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …
2. Số lần cai nghiện:
Lần này là lần cai nghiện thứ mấy:.......................................................................................
Cai nghiện lần thứ nhất tại: …………, Thời gian cai nghiện được bao lâu...............................
bằng phương pháp nào (ATK, cai vo,…)................................................................................
Lý do tái nghiện:...................................................................................................................
Cai nghiện lần thứ hai tại: ……….Thời gian cai nghiện được bao lâu…………bằng phương pháp nào (ATK, cai vo,…)............................................................................................................................................
Lý do tái nghiện: ..................................................................................................................
3. Các bệnh kèm theo (tên bệnh, mức độ):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
4. Đặc điểm liên quan:
Có thường xuyên sử dụng: a. Rượu ¨ b. Thuốc lá ¨
Có cơ địa dị ứng: ¨
5. Trong gia đình còn ai nghiện ma túy (ghi rõ: cha, mẹ, anh, chị, em…)................................
.............................................................................................................................................
II. KHÁM BỆNH:
1. Toàn thân (da, niêm mạc, hệ thống hạch, tuyến giáp)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Mạch: …….. lần/phút Huyết áp: …….../…….mHg
Nhiệt độ: ……..oC Cân nặng: …………….kg
Nhịp thở: … lần/phút
2. Các cơ quan:
Hô hấp: .............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần hoàn...........................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiêu hóa:.............................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Thận tiết niệu, sinh dục:......................................................................................................
.............................................................................................................................................
Mắt:....................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Tâm thần:
Biểu hiện chung (tỉnh táo, lẫn lộn, bực dọc, trầm cảm…):.......................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Biểu hiện khác:....................................................................................................................
.............................................................................................................................................
4. Xét nghiệm ma túy trong nước tiểu (TEST nhanh)
.............................................................................................................................................
5. Tóm tắt bệnh án:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
III. CHUẨN ĐOÁN KHI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN:
Nghiện ma túy loại:..............................................................................................................
Bệnh kèm theo:...................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
IV. HƯỚNG ĐIỀU TRỊ:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày … tháng … năm …. Y, bác sĩ làm bệnh án (Ký, ghi rõ họ tên)
Họ và tên người cai nghiện:...................................................................................................
.............................................................................................................................................
II. PHẦN ĐIỀU TRỊ (Tiếp)
Giờ, ngày, tháng
Diễn biến bệnh
Điều trị
Số trang theo diễn biến bệnh và thời gian cai nghiện cho người nghiện ma túy.
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SAU ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN, GIẢI ĐỘC VÀ PHỤC HỒI SỨC KHỎE
1. Sự giúp đỡ của gia đình (nếu có):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2. Các hoạt động của người nghiện trong tháng (lao động sản xuất, tham gia các tổ chức xã hội, văn hóa, thể thao…)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Tình trạng sức khỏe (khỏe mạnh hay mắc các bệnh).........................................................
............................................................................................................................................
4. Tình trạng tâm lý (thỏa mãn hay lo lắng, bồn chồn lo âu vì vấn đề gì).................................
............................................................................................................................................
5. Những biểu hiện nghi vấn tái sử dụng ma túy (đi một mình, gặp bạn nghiện).
............................................................................................................................................
6. Đề xuất của người nghiện: ..............................................................................................
............................................................................................................................................
7. Kết luận: (những tiến bộ, khuyết điểm thiếu sót của đối tượng)..........................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
8. Những công việc cần làm để giúp đỡ đối tượng tháng sau:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
……….ngày … tháng … năm …. Người theo dõi (Ký, ghi rõ họ tên)
Mỗi tháng 1 trang, số trang tùy theo thời gian cai nghiện cho đối tượng.
PHỤ LỤC 11
MẪU SỔ THEO DÕI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
SỔ THEO DÕI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
TẠI CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN
NĂM…………
ĐƠN VỊ LẬP SỔ: ……………………………………………………...................................
.........................................…………………………………….
NGƯỜI LẬP SỔ (Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC HOẶC NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ SỞ CAI NGHIỆN (Ký tên, đóng dấu)
NĂM…………
STT
Họ và tên
Năm sinh
Địa chỉ
Dân tộc
Trình độ văn hóa (lớp)
Nghề nghiệp hiện nay
Tình trạng làm việc
Số tiền án
Số tiền sự
Năm bắt đầu nghiện
Số lần đã cai nghiện
Loại đối tượng
Nam
Nữ
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Nơi cư trú trước khi vào Cơ sở cai nghiện
Được miễn phí cai nghiện
Được giảm phí cai nghiện
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Cai nghiện, chữa trị tại Cơ sở cai nghiện
Tình hình sức khỏe khi vào Cơ sở
Thời gian được học văn hóa (tháng)
Học nghề
Ghi chú
Ngày vào cơ sở cai nghiện
Theo hợp đồng dịch vụ cai nghiện ma túy
Thời gian thực tế đã chữa trị tại Cơ sở
ngày ra khỏi cơ sở (Ngày, số chứng nhận)
Mắc các bệnh khác
Chuyển viện (ngày, tên bệnh viện)
Học xóa mù chữ
Học phổ cập tiểu học
Học trên tiểu học
Tên nghề đã được học
Thời gian học (tháng)
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
HƯỚNG DẪN CÁCH GHI SỔ THEO DÕI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI CÁC CƠ SỞ CAI NGHIỆN TỰ NGUYỆN
I. Phạm vi và đối tượng ghi sổ:
Sổ này dùng cho các Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, dùng ghi chép hàng ngày tình hình đối tượng nghiện được đưa vào cai nghiện, phục hồi tại cơ sở.
II. Đối tượng ghi sổ: là người nghiện ma túy vào cai nghiện tại Cơ sở.
III. Thời gian mở sổ: theo quý
Ngày mở sổ: ngày 16 tháng cuối quý trước;
Ngày khóa sổ: ngày 15 tháng cuối quý báo cáo.
Ví dụ: Sổ quý I năm 2012, ngày mở sổ: 16/12/2011; ngày khóa sổ: ngày 15/3/2012.
IV. Cách ghi chép:
Cột 1: Ghi thứ tự của đối tượng vào cai nghiện tại Cơ sở.
Cột 2: Ghi họ tên của đối tượng.
Cột 3, 4: Ghi năm sinh của đối tượng, nam ghi vào cột nam, nữ ghi cột nữ.
Cột 5: Ghi hộ khẩu thường trú của đối tượng.
Cột 6: Ghi địa chỉ cư trú của đối tượng khi đối tượng vào cai nghiện tại Cơ sở.
Cột 7: Ghi rõ đối tượng thuộc dân tộc nào, nếu là người nước ngoài thì ghi quốc tịch của đối tượng.
Cột 8: Ghi lớp học cao nhất đối tượng đã đạt được.
Ví dụ: Lớp 7/10 (hệ 10 năm), 9/12 (hệ 12 năm) hoặc cao đẳng, đại học… Nếu không biết chữ ghi “không biết chữ”.
Cột 9: Ghi nghề nghiệp của đối tượng, nếu không có nghề nghiệp thì ghi số “0”.
Cột 10: Nếu đối tượng hiện tại không có việc làm thì ghi (X).
Cột 11, 12: Ghi số tiền án, tiền sự (nếu có) vào cột tương ứng.
Cột 13: Ghi năm bắt đầu nghiện ma túy (thông qua lời khai của đối tượng hoặc qua điều tra khảo sát).
Cột 14: Ghi số lần đối tượng đã qua cai nghiện trước khi vào Cơ sở cai nghiện lần này.
Cột 15, 16: Đối tượng thuộc diện miễn hay giảm phí cai nghiện thì đánh dấu (x) vào ô thích hợp.
Cột 17: Ghi ngày, tháng, năm đối tượng vào Cơ sở cai nghiện.
Cột 18: Ghi số, ngày, tháng, năm của Hợp đồng dịch vụ.
Cột 19: Ghi thời gian thực tế đối tượng cai nghiện tại Cơ sở.
Cột 20: Ghi ngày, tháng, năm đối tượng ra khỏi Cơ sở cai nghiện có giấy chứng nhận.
Cột 21: Ghi các bệnh kèm theo mà đối tượng mắc phải.
Cột 22: Nếu đối tượng phải chuyển viện thì ghi ngày chuyển và tên viện chuyển đến.
Cột 23, 24, 25: Ghi thời gian đối tượng được học văn hóa vào cột có cấp học tương ứng (nếu có).
Cột 26, 27: Ghi tên nghề và thời gian đối tượng được học ở Cơ sở (nếu có).
Cột 28: Ghi chú những trường hợp không thể ghi rõ trong cột. Ví dụ: thời gian cai nghiện ma túy của đối tượng không đúng với thời gian Hợp đồng dịch vụ do trốn, chuyển viện hoặc được bảo lãnh,…
PHỤ LỤC 12
MẪU BÁO CÁO VỀ CAI NGHIỆN, PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
Tên cơ sở cai nghiện (1): …… …………………………………….
BÁO CÁO
VỀ CAI NGHIỆN, PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY Kỳ báo cáo: Tháng…năm… (Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…)
Ngày báo cáo: Ngày .../…/…......
Đơn vị nhận báo cáo: ………….
I. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH:
Số TT
Chỉ tiêu
Tổng số
Thời gian cai nghiện
Giới tính
Độ tuổi
Ghi chú
lượt người
< 1 tháng
1 3 tháng
3 6 tháng
> 6 tháng
Nam
Nữ
Dưới 18T
Trên 18T
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
Số đối tượng quản lý đầu kỳ
2
Số đối tượng cuối kỳ
3
Số đối tượng tăng, giảm trong kỳ
3.1
Số vào
3.2
Số ra
4
Tình hình quản lý đối tượng trong kỳ
4.1
Số vụ đối tượng gây rối, mất trật tự…
4.2
Số đối tượng bỏ trốn
5
Công tác cai nghiện, phục hồi trong kỳ
5.1
Số đối tượng điều trị cắt cơn
5.2
Số đối tượng được điều trị các bệnh khác
5.3
Số đối tượng được giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách
5.4
Số đối tượng tham gia lao động trị liệu
5
Số đối tượng được cấp giấy chứng nhận cai nghiện
Ghi chú: Các cột từ 1 9 ghi theo tổng số lượt người được cai nghiện
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG:
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày … tháng … năm … Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở cai nghiện (Ký tên, đóng dấu)
1. Dùng cho các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
PHỤ LỤC 13
MẪU BÁO CÁO VỀ CAI NGHIỆN, PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
Ủy ban nhân dân: …(2).....…… …………………………………….
BÁO CÁO
VỀ CAI NGHIỆN, PHỤC HỒI CHO NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY Kỳ báo cáo: Quý…năm… (Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…)
Ngày báo cáo: Ngày .../…/…
Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số TT
Tên cơ sở cai nghiện
Tổng số đang quản lý
Tình hình tăng, giảm đối tượng trong kỳ
Tình hình quản lý ĐT
Độ tuổi
Độ tuổi
Thời gian cai nghiện
Công tác cai nghiện phục hồi
Số được cấp giấy chứng nhận
Ghi chú
Số đầu kỳ
Số vào
Số ra
Số cuối kỳ
Số vụ gây rối
Số bỏ trốn
Nam
Nữ
< 18 tuổi
> 18 tuổi
< 1 tháng
1 3 tháng
3 6 tháng
> 6 tháng
Số điều trị cắt cơn
Số được điều trị các bệnh khác
Số được giáo dục
Số tham gia lao động
1
Cơ sở cai nghiện …
2
Cơ sở cai nghiện …
Ghi chú: Các cột từ 1 20 ghi tổng số lượt người cai nghiện
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày … tháng … năm … Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở cai nghiện (Ký tên, đóng dấu)
2. Dùng cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Cơ quan chủ quản của các Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 49/KH UBND
Tuyên Quang, ngày 31 tháng 12 năm 2011
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 30 KL/TU NGÀY 02/8/2011 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XV) VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Kết luận số 30 KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 30 KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 2010, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Nghị quyết số 06 NQ/TU) và Kết luận số 30 KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Kết luận số 30 KL/TU).
2. Yêu cầu
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 30/11/2006 và Kết luận số 30 KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để các thành phần kinh tế và nhân dân nắm vững, chủ động tham gia thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 135/QĐ UBND ngày 5/4/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 2010, định hướng đến năm 2020, đồng thời xây dựng chương trình hành động cụ thể thực hiện Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế lâm nghiệp và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành, đơn vị được giao tại Kế hoạch này.
II. NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ chung
Giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2011 2015: 1.922.909 triệu đồng
Quản lý bảo vệ 2.112.557 lượt ha rừng, bình quân 422.511,4 ha/năm
Khoanh nuôi, tái sinh 7.400 ha rừng tự nhiên (phòng hộ, đặc dụng).
Trồng rừng mới 80.500 ha, trong đó trồng 78.000 ha rừng tập trung (trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 5.500 ha; rừng sản xuất 72.500ha); trồng cây phân tán (quy diện tích) 2.500 ha.
Duy trì, nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng đạt trên 60%
Khai thác 29.230 ha rừng trồng sản xuất, sản lượng gỗ 2.668.000 m3; 106.400 tấn tre nứa các loại.
Sản phẩm chế biến: Giấy và bột giấy 663.200 tấn; các sản phẩm gỗ chế biến 30.000 m3.
Danh mục các Đề án, Dự án ưu tiên:
Dự án quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 2020.
Đề án kiện toàn, thành lập các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.
Dự án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp.
Đề án nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp.
Dự án lập quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng.
2. Nhiệm vụ của các ngành, đơn vị
2.1. Công tác thông tin, tuyên truyền
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Biên soạn tài liệu, hướng dẫn nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, về vai trò lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng và các quy định liên quan.
b) Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền để nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cơ quan tổ chức và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp.
c) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Tuyên Quang
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị Quyết số 06 NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 2010, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 30 KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020 trên các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức để nhân dân làm nghề rừng, sống gần rừng nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.
2.2. Quy hoạch bảo vệ rừng
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 2020 phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 2020; chú trọng rà soát điều chỉnh hợp lý quy hoạch phân 3 loại rừng.
Tiếp tục kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Đề án giao rừng trồng gắn với giao đất lâm nghiệp thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất, trên địa bàn.
Xây dựng kế hoạch giao rừng cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp hàng năm, phấn đấu hoàn thành giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2015.
Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cố định ở những nơi đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; hoàn thành các dự án giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố trong việc rà soát quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, lập phương án giao bổ sung đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ gia đình ở những thôn, xã thiếu đất sản xuất nông nghiệp.
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/2008/CT UBND ngày 23/7/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc tăng cường quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 11/2008/QĐ UBND ngày 23/7/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Tổ chức thanh tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý đối với các tổ chức, cá nhân đã được giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nhưng sử dụng kém hiệu quả, sai mục đích.
c) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Phối hợp thực hiện rà soát, điều chỉnh hợp lý quy hoạch phân 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất); xây dựng và thực hiện tốt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020; Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2015 cấp huyện, xã.
Tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện hoàn thành Đề án giao rừng trồng thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; xây dựng phương án và triển khai thực hiện giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo thẩm quyền, đảm bảo đúng quy hoạch.
Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy theo quy định của pháp luật, bảo đảm duy trì diện tích canh tác ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất.
Tiếp tục thực hiện nghiêm Quyết định số 245/1998/QĐ TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 04/2008/CT UBND ngày 23/7/2008 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 11/2008/QĐ UBND ngày 23/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành và tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường kiểm tra, nắm tình hình cơ sở, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2.3. Về phát triển rừng
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xây dựng phương án hỗ trợ các chủ rừng trong việc quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng; quản lý, bảo vệ diện tích rừng ven lộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái trên địa bàn toàn tỉnh.
Chủ động phối hợp với Công ty Cổ phần giấy An Hòa nghiên cứu, đề xuất cơ chế liên doanh trồng rừng nguyên liệu giấy giữa Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân có đất trồng rừng để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài cho nhà máy sản xuất; xây dựng phương án quản lý gỗ nguyên liệu giấy trong vùng quy hoạch của Công ty cổ phần Giấy An Hòa;
Nghiên cứu, đề xuất các hình thức liên doanh liên kết, tích tụ đất lâm nghiệp để phát triển trồng rừng sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.
Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng mới rừng, trồng cây phân tán theo đúng quy định của Nhà nước và của tỉnh.
Nghiên cứu, hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật, bổ sung loài cây trồng rừng vào cơ cấu cây trồng rừng của tỉnh.
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp hoàn thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở; quản lý chặt chẽ giống cây lâm nghiệp, nâng cao chất lượng cây giống trồng rừng.
b) Sở Khoa học và Công nghệ
Đề xuất các đề tài, dự án khoa học về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về hệ thống canh tác, về cơ giới hoá các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến lâm sản hàng hoá.
Hướng dẫn việc nghiên cứu, đề xuất các đề tài, dự án khoa học công nghệ về đánh giá, quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của tỉnh, trong đó có cơ chế chính sách huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát triển mạnh công nghiệp chế biến lâm sản với công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Đề xuất cụ thể các biện pháp quản lý các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo việc kinh doanh chế biến lâm sản phải gắn với rừng nguyên liệu ổn định, bền vững.
đ) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
Căn cứ chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2011 2015, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thực hiện trong các năm tiếp theo, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát, đề ra các biện pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện các mục tiêu Nghị quyết, Kết luận đã đề ra.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị liên quan, rà soát lại quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, yêu cầu các doanh nghiệp đã được quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bàn phải có cơ chế quản lý, phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch được phê duyệt;
Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc thuộc trách nhiệm của địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm, quản lý chặt chẽ việc khai thác vận chuyển, tiêu thụ lâm sản trên địa bàn, đi đôi với đẩy mạnh trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu đã quy hoạch cho các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản của tỉnh; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, phối hợp các Ban quản lý dự án trồng rừng cấp cơ sở trên địa bàn tiếp tục tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển lâm nghiệp theo quy định của Trung ương (chính sách hỗ trợ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ, hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, dự án hỗ trợ gạo cho đồng bào trồng rừng thay thế nương rẫy...)
d) Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện mở rộng đối tượng được vay vốn trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh.
đ) Các Công ty lâm nghiệp của tỉnh
Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Xây dựng các phương án nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lâm nghiệp: phương án điều chế rừng; phương án kinh doanh rừng bền vững; phương án cấp chứng chỉ rừng; đa dạng hóa các loại hình kinh doanh lâm nghiệp; Áp dụng công nghệ cao, biện pháp đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
2.4. Khai thác sử dụng rừng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp
a) Sở Công Thương
Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 2015.
Đôn đốc việc triển khai các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa và các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai đầu tư Nhà máy sản xuất giấy tráng phấn cao cấp.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm chế biến lâm sản của tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến lâm sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
b) Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát huy tiềm năng rừng, để phát triển du lịch sinh thái, tập trung tại các điểm Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, Khu du lịch sinh thái Na Hang, rừng đặc dụng Cham chu, điểm du lịch núi Dùm...
2.5. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng Kiểm lâm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp.
Xây dựng Quy hoạch các khu rừng đặc dụng của tỉnh để tổ chức quản lý theo quy định tại Nghị định số 117/2010/NĐ CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ; rà soát, đề xuất củng cố, kiện toàn, thành lập mới các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Nội vụ
Rà soát, xây dựng phương án kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh.
(Chi tiết có biểu kế hoạch thực hiện kèm theo)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kế hoạch này chỉ nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chính, các Sở, Ban, Ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Kết luận số 30 KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 201l 2015, định hướng đến năm 2020 để tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể, thiết thực, phân công rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ xong trong tháng 02/2012. Đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và hàng tháng có báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này về Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp).
2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này. Định kỳ (quí, năm) báo cáo kết quả thực hiện và tổng hợp những vướng mắc, nội dung cần bổ sung, điều chỉnh báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, nhằm thực hiện có hiệu quả Kết luận số 30 KL/TU ngày 02/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) và tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết số 06 NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) đã đề ra./.
Nơi nhận: Thường trực Tỉnh uỷ; (báo cáo) Thường trực HĐND tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh; Các PCT UBND tỉnh; Chánh VP, các PCVP UBND tỉnh; Các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh; UBND huyện, thành phố; Trưởng, Phó TP KT; TH; Chuyên viên NLN; Lưu VT (Hoà)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Chẩu Văn Lâm
BIỂU KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 30 KL/TU NGÀY 02/8/2011
CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XV) VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Kèm theo Kế hoạch số: 49/KH UBND ngày 31/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TT
Nội dung công việc
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp/Thành phần tham gia
Thời gian hoàn thành
1
Biên soạn tài liệu, hướng dẫn nội dung tuyên truyền về vai trò lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng về đất đai và các quy định liên quan
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố
Quí IV/2011
2
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về vai trò lợi ích của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng
UBND các huyện, thành phố
Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Thông tin và truyền thông
Thường xuyên
3
Xây dựng và triển khai thực hiện phương án quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy
UBND các huyện, thành phố
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT
Quí I/2012
4
Tổ chức thanh tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý đối với các tổ chức, cá nhân đã được giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp nhưng sử dụng kém hiệu quả, sai mục đích
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Nông nghiệp và PTNT, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
Thường xuyên
5
Xây dựng Đề án quản lý bảo vệ diện tích rừng ven lộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái
Sở Nông nghiệp và PTNT
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
Quí I/2012
6
Hoàn thiện hồ sơ giao đất, cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thành phố, Các Công ty Lâm nghiệp, BQL rừng
Quí IV/2012
7
Phối hợp với Công ty Cổ phần giấy An Hòa nghiên cứu, đề xuất cơ chế liên doanh trồng rừng nguyên liệu giấy giữa Công ty Cổ phần giấy An Hòa với các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân có đất trồng rừng để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài cho nhà máy
Sở Nông nghiệp và PTNT
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Công ty Cổ phần giấy An Hòa
Quí II/2012
8
Xây dựng phương án quản lý gỗ nguyên liệu giấy trong vùng quy hoạch nguyên liệu của Công ty cổ phần Giấy An Hòa
Sở Nông nghiệp và PTNT
Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, Công an tỉnh, Công ty Cổ phần giấy An Hòa
Quí I/2012
9
Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích, thu hút đầu tư, huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố
Quí I/2012
10
Nghiên cứu, hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật, bổ sung loài cây trồng vào cơ cấu cây trồng rừng của tỉnh
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Khoa học và Công nghệ
Quí I/2012
11
Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 2015
Sở Công Thương
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố
Quí II/2012
12
Đề xuất các biện pháp quản lý các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo việc kinh doanh chế biến lâm sản phải gắn với vùng nguyên liệu ổn định bền vững
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố
Quí III/2012
13
Xây dựng đề án phát huy tiềm năng rừng, để phát triển du lịch sinh thái tập trung tại các điểm Khu du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái Tân Trào, Khu du lịch sinh thái Na Hang, rừng đặc dụng Cham Chu, điểm du lịch núi Dùm…
Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch
Sở Nông nghiệp và PTNT
Quí I/2012
14
Lập quy hoạch rừng đặc dụng; rà soát, đề xuất củng cố, kiện toàn, thành lập mới các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố
Quí I/2012
15
Rà soát, xây dựng phương án kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với quy định của nhà nước và điều kiện thực tế của tỉnh
Sở Nội vụ
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện, thành phố
Quí II/2012
16
Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở các cấp
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Nội vụ, UBND huyện, thành phố
Quí I/2012
17
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố trong việc rà soát quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, lập phương án giao bổ sung đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ gia đình ở những thôn xã thiếu đất sản xuất nông nghiệp
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Nông nghiệp và PTNT, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
Quí II/2012
18
Xây dựng để thực hiện phương án kinh doanh rừng bền vững; xây dựng phương án Điều chế rừng, phương án cấp chứng chỉ rừng
Các chủ rừng
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường
Quí II/2012
19
Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, mở rộng đối tượng được vay tới hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động tín dụng, đầu tư phát triển kinh tế lâm nghiệp
Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường
Quí II/2012
20
Quy hoạch phát triển vùng trồng rừng nguyên liệu, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân phát triển vùng nguyên liệu theo đúng quy hoạch.
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện
Quí II/2012
21
Xây dựng Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố
Quí II/2012
22
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở trong đó chú trọng việc công nhận nguồn giống
Sở Nông nghiệp và PTNT
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện, thành phố, các Công ty lâm nghiệp
Quí II/2012
23
Xây dựng Dự án phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện Tuyên Quang
Sở Nông nghiệp và PTNT
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố
Quí II/2012
24
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 2020 các cấp, gắn với rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng
Cấp tỉnh
Sở Nông nghiệp và PTNT
UBND huyện, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường
Quí III/2012
Cấp huyện, xã
UBND các huyện, thành phố
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường, thị trấn
Quí IV/2012
25
Hoàn thành Đề án giao rừng trồng thuộc Chương trình 327 và Dự án 661 đã quy hoạch lại là rừng sản xuất đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; xây dựng phương án và triển khai thực hiện giao rừng cho các tổ chức, hộ đình, cá nhân theo thẩm quyền
UBND các huyện, thành phố
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, phường, thị trấn
Năm 2012
26
Đề xuất các đề tài, dự án khoa học về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống cây lâm nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về hệ thống canh tác, về cơ giới hoá các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến lâm sản; các đề tài, dự án bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu rừng phòng hộ, đặc dụng.
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở Nông nghiệp và PTNT
Theo kế hoạch cụ thể từng năm
27
Đôn đốc việc triển khai các giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa và các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh.
Sở Công Thương
Công ty cổ phần Giấy An Hoà
Thường xuyên
28
Xây dựng thực hiện Dự án phục hồi độ che phủ của rừng Văn hóa lịch sử ATK Tân Trào
Sở Nông nghiệp và PTNT
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố
Quí 2013
29
Đôn đốc triển khai đầu tư Nhà máy sản xuất giấy tráng phấn cao cấp
Sở Công Thương
Công ty cổ phần Giấy An Hoà, Sở Khoa học và Công nghệ
Quí IV/2014
30
Thực hiện hoàn thành các dự án giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh
Sở Tài nguyên và Môi trường
UBND huyện, thành phố
Năm 2015
|
BỘ QUỐC PHÒNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 244/2011/TT BQP
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO CÁC DOANH NGHIỆP QUÂN ĐỘI CHI TRẢ TIỀN LƯƠNG THÁNG VÀ KINH PHÍ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN SĨ QUAN, QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP NGHỈ CHUẨN BỊ HƯU
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí để giải quyết chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu của các doanh nghiệp quân đội tại Công văn số 6695/VPCP KGVX ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp quân đội chi trả tiền lương tháng và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ chuẩn bị hưu như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ kinh phí chi trả tiền lương tháng và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu của các doanh nghiệp quân đội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các doanh nghiệp quốc phòng an ninh trong quân đội (doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh do quân đội quản lý) theo quy định tại Nghị định số 104/2010/NĐ CP ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh.
2. Các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng có mô hình tổ chức, biên chế của tổ chức quân sự (có cơ quan chính trị; điều tra, thanh tra; tác chiến, huấn luyện quân sự...); có nhiệm vụ dự bị động viên; làm nhiệm vụ trên địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, nếu sản xuất kinh doanh bị lỗ.
Điều 3. Mức hỗ trợ
1. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này, được hỗ trợ 100% kinh phí chi trả tiền lương tháng và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ chuẩn bị hưu.
2. Đối với doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này, được hỗ trợ 70% kinh phí chi trả tiền lương tháng và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ chuẩn bị hưu.
3. Tiền lương tháng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bao gồm: Tiền lương theo cấp bậc quân hàm, ngạch bậc và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Trường hợp, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ chuẩn bị hưu trong năm 2011 nhưng đến năm 2012 mới nhận sổ hưu thì thời gian nghỉ chuẩn bị hưu trong năm 2012 được xem xét hỗ trợ kinh phí theo hướng dẫn tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
Điều 4. Nguồn kinh phí, thời gian hỗ trợ
1. Nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Điều 3 Thông tư này do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng.
2. Thời gian hỗ trợ từ năm 2012 đến 2015.
Điều 5. Trách nhiệm, quy trình tổ chức thực hiện
1. Đối với các cơ quan, đơn vị có doanh nghiệp
Tổ chức quán triệt, phổ biến cho các doanh nghiệp thuộc quyền về nội dung Công văn số 6695/VPCP KGVX ngày 23/9/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí để giải quyết chính sách đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu của các doanh nghiệp quân đội và Thông tư này. Hàng năm, căn cứ vào dự toán đề nghị hỗ trợ ngân sách của các doanh nghiệp thuộc quyền, tổng hợp, báo cáo Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách Tổng cục Chính trị, Cục Tài chính Bộ Quốc phòng) để tổng hợp báo các Bộ Quốc phòng. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện và tổng hợp thanh quyết toán theo quy định.
2. Đối với các doanh nghiệp
Vào quý IV hàng năm, căn cứ vào số lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ chuẩn bị hưu trong năm tới, lập dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ theo mức quy định tại Điều 3 Thông tư này, báo cáo cấp trên cho đến Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách Tổng cục Chính trị và Cục Tài chính Bộ Quốc phòng) để tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và đưa vào dự toán ngân sách hàng năm; thanh quyết toán theo quy định.
3. Cục Chính sách Tổng cục Chính trị
Chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính, Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng, tổng hợp kinh phí hỗ trợ của các doanh nghiệp đề nghị, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện và phối hợp giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
4. Cục Tài chính Bộ Quốc phòng
Căn cứ vào mức hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ đối với từng doanh nghiệp, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp lập dự toán kinh phí hỗ trợ, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, đề nghị Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí hỗ trợ; thực hiện việc cấp phát và thanh quyết toán theo quy định.
5. Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xác định, báo cáo Bộ Quốc phòng quyết định loại hình tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ và Bộ Quốc phòng; phối hợp giải quyết các vướng mắc, phát sinh.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2012.
2. Kinh phí hỗ trợ đối với các doanh nghiệp quân đội hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
3. Thời gian nghỉ chuẩn bị hưu của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Quyết định số 149/2002/QĐ BQP ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Bộ Quốc phòng về việc quy định chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp quân đội có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách) để xem xét, giải quyết./.
BỘ TRƯỞNG Đại tướng Phùng Quang Thanh
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2811/QĐ UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BIỂN, ĐẢO VÀ ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 25/2009/QĐ TTg ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo;
Căn cứ Quyết định số 373/QĐ TTg ngày 23 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 158/2007/QĐ TTg ngày 09 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1955/QĐ TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2093/QĐ UBND ngày 15 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06 NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 20/KH UBND ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Quyết định số 1955/QĐ TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Ngọc Thọ
KẾ HOẠCH
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BIỂN, ĐẢO VÀ ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2811/QĐ UBND ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
I. QUAN ĐIỂM, YÊU CẦU, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA KẾ HOẠCH
1. Tình hình chung
Tỉnh Thừa Thiên Huế có dân số 1.087.579 người (01/4/2009), tổng diện tích đất 503.320,53 ha, với địa hình đa dạng: núi đồi, đồng bằng, biển, đầm phá và đảo Sơn Chà. Thừa Thiên Huế nằm trong 28 tỉnh thành ven biển Việt Nam; là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Biển Đông (trong đó có vùng biển của tỉnh Thừa Thiên Huế) là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; là nơi tập trung nhiều tài nguyên, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế biển như thủy sản, hàng hải, du lịch, khoáng sản, giao thông… Vì vậy Thừa Thiên Huế có điều kiện để phát triển nền kinh tế nhanh và bền vững, thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế và khu vực.
Biển, đảo và vùng ven biển Thừa Thiên Huế có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, mở rộng giao lưu quốc tế và khu vực. Vùng biển Thừa Thiên Huế có đường bờ biển dài 128km tiếp cận với ngư trường biển Đông; có hơn 20km vùng núi đá ven biển từ cửa Lăng Cô đến Sơn Chà là vùng có đa dạng sinh học cao của khu vực. Hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai diện tích hơn 22.000 ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á, là vùng sinh thái đất ngập nước đặc thù ở vùng bờ. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, vùng bờ nhằm phát triển kinh tế xã hội chưa thật hợp lý gây ra nhiều nguy cơ tác động xấu đến môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên (tái tạo và không tái tạo),... dẫn đến xung đột giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững.
Vùng ven biển Thừa Thiên Huế còn là nơi chịu sự tương tác mạnh mẽ của các hoạt động lục địa sông biển và là nơi thường xảy ra nhiều tai biến thiên nhiên như: xâm nhập mặn, lốc, bão, lũ lụt, trượt lỡ, xói lỡ bờ biển, sự cố biến dạng cồn cát, hạn hán, gió Tây Nam khô nóng... và chịu ảnh hưởng, tác động mạnh của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Vùng ven bờ là nơi có sự tập trung, gia tăng dân số cao và mở rộng các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản... làm gia tăng những xung đột về môi trường và xã hội; mặt khác, nhận thức của đa số đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên biển một cách hiệu quả, bền vững chưa được nâng cao. Cán bộ, công chức các cấp, các ngành và các địa phương vùng biển có hạn chế trong việc ưu tiên, đặt lợi ích của quốc gia lên trên, giữ gìn và làm tốt công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, đảo, đầm phá.
Vì vậy, đòi hỏi khách quan với vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, đảo và đầm phá, là phải xây dựng, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Quan điểm
Công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá của tỉnh phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tuyên truyền biển, đảo; cụ thể hoá các yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền trong Nghị quyết số 27/2007/NQ CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09 NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Nâng cao nhận thức chung của mọi người về sự cần thiết phải đẩy mạnh quản lý việc khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường biển, vùng ven biển và hải đảo, phù hợp với các nội dung định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam; bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành và chính quyền các địa phương các huyện ven biển;
Tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá trên địa bàn tỉnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ thường xuyên trước mắt và lâu dài, nhằm nâng cao ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển của nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là các địa phương ven biển, đầm phá; góp phần khẳng định thực hiện chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; thông qua nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tỉnh, từng bước khẳng định Thừa Thiên Huế là một tỉnh mạnh về biển;
Kết hợp chặt chẽ tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá trên địa bàn tỉnh; đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ quan hệ hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức quốc tế trên các lĩnh vực: kinh tế, khoa học công nghệ, chống đói nghèo, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá;
Huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền. Kết hợp có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước với thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tuyên truyền;
Phát huy thế mạnh của khoa học và công nghệ, các phương tiện thông tin và truyền thông hiện đại, tuyên truyền trực quan như pa nô, áp phích tập trung tại 5 huyện ven biển, đầm phá và thành phố Huế, đặc biệt là Internet, phát thanh, truyền hình để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nhằm tác động sâu rộng, kịp thời và hiệu quả đến cộng đồng xã hội.
3. Yêu cầu
Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở trong việc thực hiện tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá của tỉnh; thường xuyên tổng hợp cung cấp thông tin có định hướng, đảm bảo xác định rõ về nội dung và phù hợp với từng nhóm đối tượng và thời điểm để thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền.
Thực hiện tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp với các chương trình, chính sách trong từng lĩnh vực riêng biệt có liên quan đến Kế hoạch của tỉnh.
Tiến hành các hoạt động tuyên truyền một cách chủ động, tích cực và thường xuyên, liên tục; coi trọng việc đổi mới nội dung, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; lồng ghép công tác tuyên truyền biển, đảo và đầm phá với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,chương trình, đề án chuyên môn của các sở, ngành, địa phương.
Đảm bảo sự phối hợp tốt và chặt chẽ giữa các lực lượng làm công tác biển, đảo và đầm phá; phát huy sức mạnh tổng hợp trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân ở các địa phương vùng biển, đảo, đầm phá.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá trong tình hình mới.
4. Mục tiêu
Đến năm 2015, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vị trí, tầm quan trọng và sự cần thiết phải tổ chức, quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, đảo và đầm phá một cách hiệu quả, bền vững, được nâng cao rõ rệt. Cán bộ, công chức các cấp, các ngành và các địa phương ven biển có ý thức trong việc ưu tiên, đặt lợi ích chung của quốc gia lên trên, theo hướng chia sẻ, giữ gìn và làm tốt công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển, đảo và đầm phá. Các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp có ý thức tốt hơn trong việc tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về biển; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đảo và đầm phá trên cơ sở xây dựng lối ứng xử tích cực, thân thiện với môi trường và chủ động hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực liên quan.
5. Phạm vi thực hiện Kế hoạch
Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, hạn chế trùng lặp về nội dung với các đề án, nhiệm vụ tuyên truyền khác đã và đang thực hiện, Kế hoạch này đặt trọng tâm tuyên truyền tổng thể phát triển kinh tế biển, đảo và đầm phá, khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá của tỉnh. Các nội dung khác được đưa vào có tính chất bổ sung, hoàn chỉnh tính tổng thể của Kế hoạch.
Kế hoạch được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, ưu tiên một số nội dung liên quan mật thiết đến đời sống chính trị kinh tế xã hội của các huyện ven biển: Phong Điền, Quãng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc.
Về thời gian, trước hết các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch được xác định tập trung cho giai đoạn từ nay đến năm 2015. Trên cơ sở đánh giá, tổng kết những kết quả đã làm được, đề xuất điều chỉnh về mục tiêu, yêu cầu và các nội dung cho giai đoạn sau.
II. CÁC NỘI DUNG CHÍNH VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo
a) Mục tiêu
100% cán bộ, công chức cơ quan quản lý nhà nước về biển, đảo và đầm phá (ngành tài nguyên và môi trường); trên 80% cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước các lĩnh vực khai thác biển đảo và đầm phá (sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện); 100% cán bộ, chiến sĩ các đơn vị cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, công an nhân dân các vùng biển, đảo được tập huấn và trang bị tài liệu phổ biến những kiến thức pháp lý cơ bản về biển, đảo,đầm phá và cập nhật những văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo và đầm phá;
Trên 70% cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn ven biển được tập huấn và trang bị tài liệu phổ biến những kiến thức pháp lý cơ bản về biển và cập nhật những văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá;
Hầu hết ngư dân và một bộ phận cán bộ, viên chức và người lao động các đơn vị sự nghiệp nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trên vùng biển tỉnh được tập huấn và trang bị tài liệu phổ biến những kiến thức pháp lý cơ bản về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá;
Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về biển, đảo, đầm phá và các cơ quan quản lý nhà nước các ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến khai thác biển, đầm phá; các trường, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng chính trị hành chính trong tỉnh, Đài Phát thanh Truyền hình, cơ quan báo chí trung ương và địa phương…
b) Nhiệm vụ cụ thể
Sở Tài nguyên và Môi trường phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật, các nội dung (cụ thể hoá các nội dung) pháp lý cơ bản về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá trên địa bàn của tỉnh;
Các sở, ngành liên quan, địa phương ven biển tham mưu quản lý nhà nước về biển, đảo, đầm phá:
+ Phổ biến, cập nhật những văn bản pháp luật chuyên ngành trong nước về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo, đầm phá cho cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang thực thi nhiệm vụ trên khu vực biển, đảo, đầm phá.
+ Tìm hiểu, phân tích và phổ biến về những khác biệt của hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến hoạt động trên biển của Việt Nam so với pháp luật một số nước trong khu vực mà các cơ quan, đơn vị nhà nước cần lưu ý khi làm việc, tiếp xúc, đồng thời phổ biến những điều luật Việt Nam tham gia ký kết với các nước trong khu vực;
+ Lựa chọn, đưa một số cán bộ, công chức thuộc các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về biển, đảo, các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước các ngành, nghề, khai thác biển đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài và các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tại các trường Đại học luật, hành chính trong nước về pháp luật biển để trở thành đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên về pháp luật biển của tỉnh;
+ Mời các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước đến giảng dạy, tập huấn pháp luật về biển, đảo và đầm phá cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về biển, đảo, đầm phá.
c) Hình thức, sản phẩm tuyên truyền
Cập nhật các đầu sách hệ thống hoá các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế về biển; các tài liệu tra cứu, hướng dẫn thi hành, áp dụng pháp luật về biển được sử dụng thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị chuyên ngành và các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các lĩnh vực liên quan khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá;
Tập huấn, phổ biến pháp luật nhằm:
+ Phổ biến hệ thống kiến thức pháp luật cơ bản về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo và đầm phá;
+ Trang bị kiến thức pháp luật chuyên sâu cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các cấp trong tỉnh;
+ Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong nước về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo và đầm phá cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị vũ trang, đơn vị sự nghiệp và ngư dân hoạt động tại các vùng biển, ven biển, hải đảo, đầm phá;
Xây dựng các chuyên mục hỏi đáp pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá trên báo, tạp chí địa phương, Đài Phát thanh Truyền hình, các trang tin điện tử trong tỉnh.
Tổ chức biên tập tài liệu, phổ biến kết quả của các công trình nghiên cứu, sáng tạo về quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá;
Tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế và các khoá bồi dưỡng ở nước ngoài về pháp luật biển quốc tế, về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá để trao đổi, chia sẻ thông tin, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè và các tổ chức quốc tế, đồng thời bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia.
2. Nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, đảo
a) Mục tiêu
Trên 70% doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hộ gia đình sinh sống tại các vùng ven biển, đầm phá có hoạt động gắn với khai thác, sử dụng tài nguyên biển, đầm phá được tuyên truyền để nhận thức được những hành vi khai thác, sử dụng quá mức, hủy diệt tài nguyên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, đảo, đầm phá cần tránh hoặc hạn chế cũng như các giải pháp mà cộng đồng có thể chủ động khắc phục, phục hồi môi trường tự nhiên của biển;
100% số xã, phường, thị trấn vùng ven biển, hải đảo được tuyên truyền để nâng cao nhận thức về những vấn đề nan giải, bất cập, mâu thuẫn chủ yếu giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên vùng ven biển, hải đảo và các nguy cơ, hiểm họa liên quan đến chính lợi ích của các cộng đồng trên địa bàn ven biển, hải đảo;
Trên 70% các hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở các vùng biển được thông tin, nâng cao nhận thức, hiểu biết về phát triển bền vững nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng vào quá trình xây dựng và giám sát thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ của tỉnh;
Khuyến khích, động viên việc học tập, phổ biến kinh nghiệm trong cộng đồng về những điển hình đã có những thành công hoặc triển vọng trong việc tổ chức các hình thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ vùng ven biển, đảo, đầm phá; khuyến khích các huyện có biển thi đua trong việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế biển bền vững, xóa đói giảm nghèo;
Phát huy vai trò của các tổ hòa giải cơ sở và ban công tác mặt trận ở các xã, thị trấn ven biển trong việc giải quyết, tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích kinh tế xã hội giữa các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, đảo và đầm phá.
b) Nhiệm vụ cụ thể
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân các huyện, thị xã ven biển chủ động xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch, nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo (lồng ghép vào chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá) của từng địa phương;
Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tuyên truyền, cổ động trong cộng đồng xã hội về quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với từng nhóm đối tượng khai thác, sử dụng tài nguyên biển, đầm phá hoặc sinh sống ở vùng ven biển, trên đảo và đầm phá (ngư dân, thanh thiếu niên, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cán bộ quản lý cấp xã,...), gồm các nội dung chính sau:
+ Các kiến thức tổng hợp về vai trò, giá trị của tài nguyên biển, đảo, đầm phá trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của tỉnh bao gồm: các tài nguyên sinh vật biển (các loài nguy cấp quý hiếm, các hệ sinh thái biển, đất ngập nước cần được ưu tiên bảo vệ hoặc hạn chế khai thác), tài nguyên khoáng sản biển, tiềm năng vị thế và các dạng tài nguyên khác có thể tái tạo hoặc không tái tạo trên các vùng ven biển, vùng biển, đảo và đầm phá Thừa Thiên Huế; ý nghĩa, sự cần thiết phải đẩy mạnh bảo vệ môi trường biển, đầm phá gắn với sự phát triển bền vững;
+ Vai trò, ý nghĩa của cộng đồng, nhất là các cộng đồng dân cư ven biển, đảo, đầm phá trong quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ; các hành động khai thác, sử dụng tài nguyên cần khuyến khích, được phép hoặc hạn chế và không được phép; các hành động bảo vệ môi trường biển, đầm phá cần làm ngay và các hành động hủy hoại môi trường cần bị cộng đồng loại bỏ;
+ Các chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đầm phá của các địa phương; các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trong ngành, lĩnh vực;
+ Tình hình quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá trên quy mô địa phương và những vấn đề tồn tại, bất cập mà cộng đồng cần lưu ý, quan tâm;
+ Nội dung lồng ghép các vấn đề về kinh tế với giải quyết các chính sách xã hội đối với các xã ven biển, đầm phá đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang chú trọng giải quyết xoá đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, bất bình đẳng giới, lao động nhập cư trái phép, di dân tự do;
+ Hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố trong việc tổ chức các diễn đàn, hội nghị tham vấn hàng năm về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá;
Các sở, ngành, các địa phương huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về các biện pháp bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá trong sản xuất, xây dựng ý thức làm sạch bờ biển, hạn chế xả thải không đạt tiêu chuẩn hoặc các chất thải nguy hại ra biển, đầm phá,...;
Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố khảo sát nắm tình hình cơ sở, nghiên cứu tổng kết thực tiễn, phổ biến và nhân rộng, có hình thức khen thưởng kịp thời cho tổ chức, cá nhân điển hình đã thành công hoặc có nhiều triển vọng trong việc quản lý, tổ chức các hình thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá; tổng kết, đánh giá và khen thưởng các địa phương (cấp huyện, cấp xã) có mô hình phát triển kinh tế biển, đầm phá bền vững;
Huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở địa phương trong phát động các phong trào thi đua, lập thành tích về bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá; phản biện, giám sát xã hội đối với việc thực hiện các dự án, công trình khai thác, sử dụng tài nguyên biển, đảo và đầm phá;
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hỗ trợ, cung cấp thông tin, tư vấn cho cộng đồng trong việc tham gia vào quá trình hoạch định chính sách, ra quyết định quản lý của cơ quan chính quyền, giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá.
c) Hình thức, sản phẩm tuyên truyền
Tổ chức các phong trào, các sự kiện có ý nghĩa thiết thực, tác động trực tiếp tới nhận thức chung của cộng đồng như: kỷ niệm Ngày Đại dương thế giới (8/6), Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1/6 7/6) hàng năm, Ngày nghề cá Việt Nam;...
Tổ chức cho phóng viên báo chí, người dân, học sinh, sinh viên, ngư dân và người lao động tham quan thực tế, nghe phổ biến hoặc xem phim tài liệu về các hoạt động bảo tồn và khai thác bền vững một số hệ sinh thái biển (rạn san hô, rừng ngập mặn, đầm phá, thảm cỏ biển,...), các mô hình khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đầm phá thành công, công trình xử lý môi trường có hiệu quả; tổ chức một số đoàn đại biểu của cộng đồng tham dự các hội nghị, hội thảo và tham quan, học tập kinh nghiệm về các mô hình thành công tại một số địa phương trong và ngoài nước;
Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo và các quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên biển thuộc các ngành, lĩnh vực cho các đối tượng là công chức xã, phường, thị trấn ven biển, đảo và đầm phá; cán bộ lãnh đạo tổ chức cơ sở Đảng, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp ở các địa phương ven biển, ngư dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong các ngành nghề khai thác, sử dụng biển, đảo, đầm phá;
Tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo theo chủ đề, có sự tham gia của đại diện ngư dân, các tầng lớp, thành phần trong cộng đồng có liên quan đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo, đầm phá;
Công khai hoá các thông tin trên website của các cấp chính quyền địa phương về việc đăng ký các cam kết bảo vệ môi trường và đánh giá tình hình thực hiện cam kết bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý;
Xây dựng và phổ biến các tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quản lý, khai thác, sử dụng bền vững một số loại tài nguyên và bảo vệ môi trường trong các ngành (nông lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, kho vận, xếp dỡ hàng hoá tại cảng biển,…) và cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Thanh tra chuyên ngành thủy sản, môi trường, hàng hải,...).
3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển
a) Mục tiêu
100% cán bộ công chức làm nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về biển, đảo, đầm phá ở địa phương; 100% cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn vùng ven biển, đảo, đầm phá và 100% cán bộ, công chức có trách nhiệm liên quan trực tiếp đến công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống lụt bão ở huyện, thị xã, thành phố và phần lớn cán bộ, quản lý, cán bộ khoa học hoạt động trên địa bàn ven biển, biển, đảo, đầm phá được tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức đối với cộng động nhằm phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường vùng bờ, trên biển;
Cơ quan báo chí, các trung tâm thông tin, phát triển khoa học công nghệ; các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; các tổ chức xã hội nghề nghiệp; các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề kinh tế biển, đầm phá; chính quyền các huyện, xã ven biển, đầm phá hàng năm có kế hoạch chủ động tiến hành tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các đối tượng liên quan, đặc biệt là ngư dân về phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, đầm phá;
Các đơn vị chức năng thuộc lực lượng Quân đội, Công an là lực lượng trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu nạn, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, đầm phá đồng thời là lực lượng tuyên truyền quan trọng về phòng, chống, kiểm soát, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển tại các vùng ven biển, đảo, đầm phá;
Chính quyền địa phương ven biển có phương án huy động nhanh chóng các lực lượng tình nguyện viên trong cộng đồng; làm tốt công tác động viên người dân tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường trên địa bàn.
b) Nhiệm vụ cụ thể
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương liên quan tổ chức khảo sát tình hình thực tế, xác định nhu cầu tuyên truyền phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường vùng bờ trong phạm vi địa bàn tỉnh;
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh… thường xuyên phối hợp tổ chức các hội thảo, tập huấn, phổ biển kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, đảo, đầm phá cụ thể là:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường các cấp, cơ quan báo chí, thông tin khoa học công nghệ và các cơ quan liên quan có kế hoạch tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành các ấn phẩm thông tin khoa học thường thức, hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa thiên tai, khắc phục sự cố môi trường biển, đầm phá; các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn về đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động nghề cá trên biển, đầm phá.
+ Các cơ quan chuyên môn, đơn vị thực thi trong hệ thống phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp trong tỉnh có kế hoạch tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức và phát tài liệu hướng dẫn, tổ chức cộng đồng dân cư tập dượt phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, đảo và đầm phá;
+ Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, ngư dân, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và các cơ sở công lập khác tại các vùng ven biển,đảo, đầm phá có kế hoạch phổ biến kiến thức; xây dựng phương án phòng ngừa thiên tai, tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển khi được chính quyền huy động; thành lập các lực lượng tình nguyện viên trong cơ quan, đơn vị để sẵn sàng tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, đầm phá khi được chính quyền huy động.
Các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố từng bước xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tổ chức các hoạt động tình nguyện, xung kích trong cộng đồng; xây dựng các cơ chế, chính sách đảm bảo hoạt động liên tục và có hiệu quả của đội ngũ tuyên truyền viên, có các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có thành tích nổi bật trong công tác phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục thiên tai, sự cố môi trường biển, đầm phá.
c) Hình thức, sản phẩm tuyên truyền
Các ấn phẩm, phim tư liệu phục vụ công tác tuyên truyền phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển, đầm phá;
Các hội nghị, hội thảo, tập huấn và hình thức tập dượt về phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường được thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Xây dựng, quảng bá thương hiệu Biển Thừa Thiên Huế
a) Mục tiêu
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược thương hiệu biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung vào các nhóm thương hiệu sau đây:
+ Các sản vật tự nhiên, hoặc sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, đảo, đầm phá có giá trị tiêu dùng và uy tín, chất lượng trên thị trường, có tên gọi, địa chỉ xuất xứ hàng hoá;
+ Các khu dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các vùng biển, đầm phá của tỉnh có chất lượng sinh thái môi trường cao đã có thương hiệu và đạt đẳng cấp quốc tế và khu vực;
+ Các địa điểm và quần thể tham quan ven biển, đảo, đầm phá có giá trị văn hoá lịch sử và thương mại, các khu bảo tồn biển, đất ngập nước.
Cộng đồng dân cư sống ven biển, đầm phá và cộng đồng nói chung phấn đấu trở thành “Đại sứ tiếp thị” trong việc tạo dựng và bảo vệ thương hiệu vùng miền tại địa bàn địa phương và cho thương hiệu biển Thừa Thiên Huế.
Các doanh nghiệp, hiệp hội kinh doanh các ngành, nghề khai thác biển, đầm phá chủ động và tích cực tham gia thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu đối với các lĩnh vực, ngành nghề có thương hiệu, đạt đẳng cấp quốc tế hoặc khu vực:
+ Công nghiệp khai thác, chế biến, xuất khẩu và dịch vụ hậu cần tài nguyên khoáng sản vùng bờ;
+ Công nghiệp vận tải tàu biển và dịch vụ hàng hải;
+ Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
b) Nhiệm vụ cụ thể
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, chính quyền địa phương liên quan xác định và lồng ghép các nội dung xây dựng, quảng bá thương hiệu Biển Thừa Thiên Huế với thương hiệu Biển Việt nam và trong Chương trình thương hiệu quốc gia; chủ trì, phối hợp với hiệp hội kinh tế trong các ngành, nghề khai thác biển, đầm phá định hướng cho các doanh nghiệp đổi mới chiến lược khai thác, chế biến sản phẩm từ biển, đầm phá phục vụ xuất khẩu dựa trên tiêu chí các thương hiệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn về phát triển bền vững và thân thiện với môi trường;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng chương trình quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, hải sản thân thiện với môi trường; thúc đẩy gắn Nhãn chứng nhận thân thiện với môi trường của các tổ chức quốc tế có uy tín; quảng bá các khu bảo tồn biển, các loài động vật quý hiếm, các hệ sinh thái biển và ven biển cần được bảo vệ;
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch ưu tiên xúc tiến đầu tư nước ngoài vào các ngành, nghề, địa phương có mục tiêu nâng tầm thương hiệu đạt đẳng cấp quốc tế và khu vực; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện có biển kêu gọi đầu tư khai thác các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí trên một số vùng đặc thù có tiềm năng du lịch;
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, khảo sát và xây dựng phương án tổ chức một số sự kiện lớn, có tầm quan trọng quốc gia về văn hoá thể thao và du lịch biển; quảng bá thương hiệu Biển Thừa Thiên Huế;
Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Quỹ Bảo vệ môi trường Thừa Thiên Huế có kế hoạch tài trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ biển, đầm phá dịch vụ liên quan đến biển, đầm phá thân thiện với môi trường và khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển, đầm phá;
Các doanh nghiệp, hiệp hội các ngành, nghề khai thác biển, đầm phá có kế hoạch tổ chức tập huấn nâng cao ý thức cho người lao động và trong cộng đồng về xây dựng, củng cố và bảo vệ thương hiệu Biển Thừa Thiên Huế.
c) Hình thức, sản phẩm tuyên truyền
Tổ chức sự kiện kinh tế, văn hoá thể thao và du lịch tại các địa phương ven biển, đầm phá; các giải thưởng hàng năm của tỉnh hoặc các hiệp hội kinh tế trên cơ sở các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường biển,đầm phá;
Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về thương hiệu biển cho các cơ quan, đơn vị ở các huyện, thị xã, thành phố;
Các tin bài và ấn phẩm để quảng bá thương hiệu biển cho các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Góp phần nâng cao vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế của Thừa Thiên Huế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá
a) Mục tiêu
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và toàn xã hội về tiến trình lịch sử, vị trí và vai trò của dân tộc Việt Nam trong quá trình quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; hình thành, củng cố ý thức ngày càng sâu sắc trong các tầng lớp cán bộ và nhân dân phát huy lợi thế của một tỉnh ven biển và ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, đảo, đầm phá trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao nhận thức cộng đồng kết hợp với giáo dục, tuyên truyền tinh thần yêu nước, biển, đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Tăng cường quan hệ hợp tác với bạn bè quốc tế về phát triển kinh tế, tài nguyên và môi trường biển, đảo và đầm phá; chủ động chia sẻ thông tin và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ trên cơ sở giữ vững nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, hòa bình, ổn định, cùng có lợi.
b) Nhiệm vụ cụ thể
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; trao giải, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đóng góp vì sự nghiệp biển, đảo, đầm phá của tỉnh; chủ trì tổ chức các hình thức triển lãm, phổ biến thông tin tư liệu và giới thiệu thành tựu khoa học công nghệ biển của Thừa Thiên Huế;
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, địa phương ven biển quy hoạch các địa điểm, địa danh, công trình lịch sử văn hoá biển, đảo và đầm phá;
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, vận động và cùng với các lực lượng vũ trang củng cố và giử vũng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vùng biển, đảo, đầm phá;
Các sở, ngành, địa phương có kế hoạch triển khai các nhiệm vụ tuyên truyền; tài trợ cho việc biên soạn, dịch thuật, tổ chức các hình thức giới thiệu và phát hành các ấn phẩm, các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về vai trò, vị trí của ngành, lĩnh vực, địa bàn trong phát triển kinh tế xã hội, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đầm phá và các thành tựu hội nhập quốc tế về biển, đảo, đầm phá thuộc nội dung chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý; tổ chức họp báo, hội nghị, hội thảo khoa học và chỉ đạo các cơ quan báo chí của địa phương kịp thời đưa tin, bài có giá trị góp phần nâng cao vị thế địa phương biển, đầm phá của trên trường quốc tế; trao giải thưởng cho các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng tốt và sâu rộng đến các tầng lớp trong xã hội và bạn bè quốc tế về quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đầm phá;
Các đài Phát thanh Truyền hình và các đài phát thanh, tiếp phát truyền hình cấp huyện chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng về chủ đề khẳng định vị thế, bảo vệ chủ quyền quốc gia và các thành tựu hợp tác quốc tế của Việt Nam, của địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo, đầm phá;
Hàng năm, các sở, ngành, địa phương có kế hoạch tổ chức các buổi nói chuyện thời sự về các chủ đề nâng cao vị thế địa phương biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá của tỉnh.
c) Hình thức, sản phẩm tuyên truyền
Các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí của địa phương;
Các sản phẩm phát thanh truyền hình, điện ảnh xây dựng hình tượng về những tấm gương điển hình trong xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo, đầm phá;
Các hội nghị, hội thảo, triển lãm và ấn phẩm, công trình nghiên cứu, tin bài về vị thế địa phương biển, đầm phá của tỉnh và các thành tựu hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo, đầm phá;
III. TIẾN ĐỘ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện
a) Giai đoạn 2011 – 2012
Xây dựng kế hoạch, các dự án chi tiết và triển khai các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch;
Tổ chức khảo sát, nắm bắt nhu cầu tuyên truyền thực tế ở các ngành, các địa phương ven biển, đầm phá. Chọn một số các xã ven biển, đầm phá của các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc làm điểm, tập trung triển khai tuyên truyền;
Tiếp thu và cụ thể hoá các tài liệu nghiệp vụ tuyên truyền chủ yếu;
Tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên.
b) Giai đoạn 2012 2014
Tiếp tục triển khai sâu, rộng các nội dung chính của Kế hoạch;
Nhân rộng các nhóm đối tượng tuyên truyền và địa phương làm điểm của công tác tuyên truyền;
Tổ chức sơ kết chỉ đạo thực hiện hàng năm.
c) Cuối năm 2015
Tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện Kế hoạch;
Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Trung ương về kết quả thực hiện và kiến nghị các công việc cho giai đoạn tiếp theo.
2. Kinh phí và cơ chế tài chính thực hiện Kế hoạch
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền thuộc Kế hoạch dự kiến khoảng 5.500 triệu đồng (Phụ lục kèm theo).
b) Cơ chế tài chính
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền trong Kế hoạch do các sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng và đăng ký kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định. Nguồn kinh phí triển khai được bố trí trong dự toán hàng năm của các cơ quan chủ trì thực hiện dự án;
Kinh phí bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ: tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ biển, đầm phá phục vụ sản xuất và dân sinh có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu tuyên truyền phục vụ cho công tác ở địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu Biển Thừa Thiên Huế; phát động các phong trào, vận động nhân dân địa phương khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo, đầm phá bền vững; tổ chức tập dượt phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai, sự cố trên biển, đảo, đầm phá; đào tạo xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên của địa phương;
Các Sở, ban ngành có nhiệm vụ được giao chủ động sử dụng kinh phí thường xuyên của đơn vị tổ chức xây dựng ý tưởng, đề cương của các chương trình dự án phù hợp với mục tiêu nói trên để tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về kinh phí, kinh nghiệm, kỹ thuật và công nghệ.
Kinh phí quản lý, điều hành tổng hợp Kế hoạch được trích một phần từ kinh phí thuộc kế hoạch và bố trí bổ sung thêm trong kinh phí hoạt động thường xuyên cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ; hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch ở các sở, ngành, các địa phương; phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Công an để huy động các đơn vị vũ trang đang làm nhiệm vụ tại vùng ven biển, đảo và đầm phá tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tổng hợp báo cáo kết quả, tiến độ cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan báo chí dành thời lượng đưa tin, bài, chuyên mục về các nội dung thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tuyên truyền thuộc phạm vi Kế hoạch.
3. Các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch đúng tiến độ và hiệu quả;
4. Sở Tài chính có tránh nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ngành và địa phương, tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch. Đồng thời, đề xuất huy động các nguồn vốn khác theo quy định pháp luật để tổ chức thực hiện Kế hoạch.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế ở địa phương; chủ động bố trí kinh phí và biên chế, bố trí cán bộ làm công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá; chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình của địa phương chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
6. Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng thời lượng phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo, đầm phá trên địa bàn tỉnh.
7. Trên cơ sở Kế hoạch này, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả triển khai về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị chủ động báo cáo và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHUYÊN MÔN THUỘC KẾ HOẠCH ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BIỂN, ĐẢO VÀ ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành kèm theo Quyết định số 2811/QĐ UBND ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT
Nhiệm vụ/Dự án chuyên môn
Thời gian thực hiện
Kinh phí (Triệu đồng)
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Ghi chú
1
Xây dựng và phổ biến hệ thống kiến thức pháp lý cơ bản về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, đảo và đầm phá Thừa Thiên Huế
2011 2012
300
Sở Tài nguyên và Môi trường
Các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan
2
Xây dựng hệ thống thông tin, truyền thông, tư liệu về Quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá Thừa Thiên Huế
2011 2015
650
Sở Tài nguyên và Môi trường
Sở Thông tin và Truyền thông, Các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan
3
Xây dựng và thực hiện đề án tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức lực lượng tình nguyện viên và các hình thức tự quản trong cộng đồng tham gia về phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố môi trường biển, đảo và đầm phá TT Huế.
2011 2015
700
Sở Tài nguyên và Môi trường
Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh, các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan
4
Xây dựng hệ thống tài liệu tuyên truyền định hướng báo chí và dư luận về chủ trương, chính sách của Thừa thiên Huế trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đảo và đầm phá.
2011 2011
300
Sở Thông tin và Truyền thông
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan
5
Tuyên truyền và phổ biến các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ biển và đại dương trong nước và nước ngoài và khả năng áp dụng tại đại bàn vùng biển, đầm phá TT Huế.
2011 2015
450
Sở KH&CN
Sở, ngành và địa phương có liên quan
6
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên về biển đảo và đầm phá ở các cấp.
2011 2015
400
Sở Thông tin và Truyền thông
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, sở, ban, ngành và địa phương có liên quan
7
Biên soạn các tài liệu hướng dẫn lực lượng vũ trang tham gia tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, môi trường và an ninh vùng biển đảo và đầm phá.
2011 2013
200
BCH Biên phòng tỉnh;
Sở TN&MT, các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan
8
Xây dựng và thực hiện đề án tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo và đầm phá vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục phổ thông (tỉnh quản lý) giai đoạn 2011 – 2015.
2011 2015
450
Sở Giáo dục và Đào tạo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TN&MT, các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan
9
Xây dựng tài liệu các dự án kêu gọi đầu tư vào khu vực biển, đảo và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
2012 2013
200
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban ngành và địa phương có liên quan
10
Đề án nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững cho vùng Tam Giang Cầu Hai, ven biển của tỉnh
2012 – 2014
500
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban ngành và địa phương có liên quan
11
Chương trình quảng bá các sản vật, sản phẩm biển Thừa Thiên Huế thân thiện với môi trường.
2011 2015
450
Sở NN&PTNT
Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành, địa phương ven biển và các tổ chức, cá nhân liên quan
Các nguồn tài trợ khác
12
Tổ chức thi sáng tác và triển lãm các tác phẩm mỹ thuật, nghiếp ảnh cổ động về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biern, đảo và đầm phá của tỉnh.
Xây dựng các cụm Panô tuyên truyền biển, đảo và đầm phá tại 5 huyện có biển và thành phố Huế.
Tủ sách về biển, đảo, đầm phá tại Thư viện tỉnh và địa phương. (ưu tiên địa phương ven biển)
2012 2015
650
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Sở NN&PTNT, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, các địa phương ven biển và các tổ chức, cá nhân liên quan
Các nguồn tài trợ khác
13
Lập và thực hiện Dự án phim tài liệu tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững vùng ven biển, đảo và đầm phá Thừa Thiên Huế.
2011 2012
250
Sở Tài nguyên và Môi trường
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan
Các nguồn tài trợ khác
Tổng cộng
5.500
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6448/QĐ UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 2015
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống mại dâm số 10/2003/PL UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI;
Căn cứ Nghị định số 178/2004/NĐ CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm;
Căn cứ Quyết định số 155/2007/QĐ TTg ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm;
Căn cứ Quyết định số 679/QĐ TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011 2015;
Xét đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố tại Tờ trình số 3619/TTr LĐTBXH PCTNXH ngày 05 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng các Sở ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; TT/TU, TT HĐND TP, TT/UB; Văn phòng Thành ủy và các Ban của Thành ủy; Ban Văn hóa Xã hội HĐND TP; Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các Đoàn thể TP; Các Sở ngành TP; UBND các quận huyện; Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội TP; TV BCĐ Phòng, chống tội phạm và TNXH; VPUB: Các PVP, các Phòng CV; Lưu: VT, (VX/LC) D.
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Minh Trí
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2011 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 6448/QĐ UBND ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Thực hiện Nghị định số 178/2004/NĐ CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm, Quyết định số 155/2007/QĐ TTg ngày 25 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm và Quyết định số 679/QĐ TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 2015.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế xã hội và thực trạng tệ nạn xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố triển khai Kế hoạch phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2011 2015 như sau:
I. Dự báo tình hình hoạt động mại dâm trên địa bàn thành phố
Trong những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp thực hiện Chương trình mục tiêu "3 giảm" nhờ đó tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội được kéo giảm một cách rõ rệt, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố được bảo đảm; một số tụ điểm ma túy và đường dây mại dâm đã được triệt phá; song song đó thành phố cũng tập trung đưa người nghiện ma túy và người bán dâm vào các cơ sở chữa bệnh để chữa bệnh, giáo dục và rèn luyện phục hồi hành vi nhân cách. Thông qua các biện pháp này, trên địa bàn thành phố đã hỗ trợ và giúp đỡ phục hồi nhân cách cho hàng ngàn người, làm giảm đáng kể tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục trong cộng đồng dân cư, ngày càng có nhiều khu phố, ấp được công nhận các danh hiệu văn hóa. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số cơ học nhanh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đã nảy sinh những vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có tệ nạn mại dâm với hình thức hoạt động biến tướng ngày càng tinh vi đã gây ảnh hưởng tác động xấu đến thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống, nhất là các đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Trước tình hình thực trạng hoạt động mại dâm trên địa bàn thành phố, dự báo trong giai đoạn 2011 2015 tình hình tệ nạn mại dâm vẫn còn diễn biến phức tạp chủ yếu tập trung trên một số tuyến đường trọng điểm (cụ thể: phường Phạm Ngũ Lão, phường Bến Nghé, phường Đa Kao quận 1; phường 17, phường 19, phường 25 quận Bình Thạnh; phường 7, phường 9 quận Phú Nhuận; phường 9, quận 5; phường 3, quận 10; phường 5, phường 17 quận Gò Vấp; phường Bình Trị Đông B quận Bình Tân; phường Trung Mỹ Tây, phường Thạnh Lộc quận 12; xã Bà Điểm huyện Hóc Môn; một số tuyến đường và cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" dễ phát sinh tệ nạn mại dâm như: đường Ngô Văn Năm, đường Phạm Ngũ Lão, đường Bùi Viện, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm quận 1; đường Phan Đăng Lưu, Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, đường Nguyễn Văn Lượng, quận Gò Vấp; đường Cộng Hòa, phường 13 quận Tân Bình; Công viên Hòa Bình, Công viên Văn Lang, quận 5) và có 54 phường, xã, thị trấn có một số điểm, tụ điểm và tuyến đường hoạt động mại dâm, đã và đang được Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội các cấp tập trung chuyển hóa.
II. Quan điểm mục tiêu
1. Quan điểm:
a) Xác định mại dâm là một tệ nạn xã hội gây hậu quả xấu, làm suy đồi đạo đức, lối sống; phá vỡ thuần phong mỹ tục, hạnh phúc gia đình, là một trong những nguyên nhân trực tiếp lây truyền HIV/AIDS ảnh hưởng đến sức khỏe giống nòi, tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Để phòng, chống và kéo giảm tệ nạn mại dâm xây dựng gia đình văn hóa, xã hội văn minh, lành mạnh, phải xem công tác phòng, chống mại dâm là việc làm thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi tính kiên trì và sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò lãnh đạo của cấp ủy, của Chính quyền địa phương các cấp là hết sức quan trọng.
b) Thực hiện đồng bộ giữa "Xây" và "chống", lấy phòng ngừa là chính, đấu tranh triệt phá các băng nhóm tội phạm tổ chức đường dây cung cấp môi giới mại dâm phải tiến hành song song với các hoạt động xây dựng môi trường xã hội lành mạnh; đồng thời với việc kiến nghị hoàn thiện về hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách cho các đối tượng
2. Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Phòng ngừa, kiểm soát, kéo giảm và tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức góp phần bảo vệ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với đời sống xã hội, xây dựng và phát triển con người Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
a) 100% phường, xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức với các hoạt động truyền thông đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác phòng chống mại dâm.
b) Đấu tranh triệt phá các đường dây, ổ nhóm hoạt động mại dâm và xử lý nghiêm minh 100% số vụ việc vi phạm được phát hiện. Từng bước kéo giảm tệ nạn mại dâm và xây dựng địa bàn lành mạnh tại những tụ điểm, tuyến đường thuộc phường xã, thị trấn trọng điểm về tệ nạn mại dâm; cụ thể như sau:
Năm 2012 chuyển hóa 40% (20) phường xã, thị trấn trọng điểm cơ bản không có tệ nạn mại dâm.
Năm 2013 chuyển hóa 40% (20) phường xã, thị trấn cơ bản không có tệ nạn mại dâm.
Năm 2014 2015 tập trung chuyển hóa cơ bản 20% (14) phường xã, thị trấn còn lại.
Trong quá trình chuyển hóa các tụ điểm phức tạp, một mặt duy trì và giữ vững kết quả chuyển hóa các phường xã, thị trấn đã được chuyển hóa, mặt khác không để phát sinh các tụ điểm mới, nếu có phải triệt phá ngay.
c) Tổ chức giáo dục, tư vấn tâm lý, dạy văn hóa, dạy nghề, giải quyết việc làm và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho số người bán dâm có hồ sơ quản lý tại cộng đồng gắn với chương trình an sinh xã hội của địa phương nhằm giúp cho người hoàn lương an tâm, ổn định cuộc sống.
d) 100% cán bộ trực tiếp làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội và cán sự xã hội tình nguyện được tập huấn, nâng cao năng lực về tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống mại dâm.
III. Nội dung và giải pháp thực hiện
A. Giải pháp phòng ngừa:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức:
Các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với từng giới, từng lứa tuổi trên địa bàn dân cư, đến các đối tượng: chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ, chủ nhà cho thuê hoặc chủ mặt bằng cho thuê không để người thuê hoạt động mại dâm trá hình, số nam, nữ thanh niên đang phục vụ tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm"; những người lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các đối tượng học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên về sự tác hại của mại dâm và hậu quả của tệ nạn này nhằm phòng ngừa lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tổ chức tuyên truyền về Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Nghị định số 178/2004/NĐ CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Quyết định số 679/QĐ TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS; đồng thời gắn với giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục các giá trị thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần Quyết định số 343/QĐ TTg ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, biểu dương các gương người tốt việc tốt, phổ biến những mô hình tiêu biểu và kinh nghiệm trong công tác phòng, chống mại dâm, tạo công luận trên báo chí, phát thanh, truyền hình để lên án mạnh mẽ đối với cá nhân, tập thể vi phạm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành để tệ nạn mại dâm tồn tại và phát triển trên địa bàn quản lý.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phòng, chống mại dâm, xây dựng nếp sống văn minh, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố; đồng thời thiết lập mạng lưới cộng tác viên truyền thông để kịp thời cung cấp thông tin tuyên truyền về phòng, chống mại dâm như (sách mỏng, tờ rơi, tranh áp phích, sổ tay và các phóng sự, phim ảnh...) đến tận cơ sở, từng gia đình để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. Thiết lập "đường dây nóng" về phòng, chống mại dâm, công bố rộng rãi cho người dân biết để phản ánh, tố giác tệ nạn mại dâm đến cơ quan chức năng để kịp thời xử lý một cách triệt để và kiên quyết.
Xây dựng bộ công cụ truyền thông phòng, chống mại dâm, về nếp sống văn minh, lành mạnh, xây dựng giáo trình giảng dạy cho đội ngũ giảng viên gắn với các hoạt động giáo dục phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cuộc vận động "Xây dựng gia đình văn hóa", phong trào "Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" với phong trào "Xây dựng phường xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm".
2. Công tác tiếp nhận, chữa trị, giáo dục, dạy nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm:
Tiếp nhận người bán dâm tái phạm và người bán dâm không có nơi cư trú nhất định đưa vào cơ sở chữa bệnh để tổ chức chữa bệnh, giáo dục hành vi nhân cách, dạy nghề nhằm giúp họ hòa nhập cộng đồng và sớm ổn định cuộc sống.
Khảo sát, đánh giá các mô hình hiện có tại cộng đồng để hỗ trợ người bán dâm hoàn lương và người chưa thành niên bị xâm hại tình dục được ổn định tâm lý, hòa nhập với cộng đồng.
Đối với người bán dâm có nơi cư trú tại thành phố đã chấp hành xong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở chữa bệnh, được giải quyết về địa phương nơi cư trú thì xem xét hỗ trợ giải quyết các vấn đề: nhập hộ khẩu, làm chứng minh nhân dân, hỗ trợ tư vấn tâm lý, học nghề, tạo việc làm, giải quyết việc làm, chăm sóc các dịch vụ y tế; nhất là đối với các bệnh hiểm nghèo, vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội, v.v...
Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tiếp cận, truyền thông, tư vấn bằng các biện pháp thực hiện chương trình giảm tác hại, ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm giúp chuyển đổi nhận thức, thay đổi hành vi để không tiếp tục hoạt động mại dâm; đồng thời có biện pháp bảo vệ, ngăn chặn đối với chủ chứa, môi giới mại dâm, bảo kê ép buộc người hoàn lương quay lại hoạt động mại dâm.
Đa dạng hóa các mô hình hoạt động của nhóm đồng đẳng, cụ thể: mô hình Câu lạc bộ "Phụ nữ vươn lên", "Bạn giúp bạn", "Lá chắn"... để thu hút nhiều người tham gia, thông qua các hình thức sinh hoạt chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm và sinh hoạt cộng đồng của nhóm để nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng; đồng thời qua đó giúp cán bộ công tác xã hội tiếp cận, hỗ trợ người mại dâm đang hoạt động và giúp đỡ người hoàn lương tự tin hòa nhập cộng đồng. Thông qua các mô hình để gắn với chương trình giảm tác hại phòng, tránh lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.
3. Tăng cường năng lực cho cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội:
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn và cán bộ làm công tác tại cơ sở chữa bệnh về nghiệp vụ quản lý, giám sát, tư vấn giúp đỡ người bán dâm hoàn lương, các kiến thức về phòng chống HIV/AIDS và các dịch vụ hỗ trợ.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về tệ nạn mại dâm, chế độ báo cáo định kỳ, tổ chức điều tra, khảo sát và đề xuất các giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp xử lý đối tượng vi phạm các hành vi mại dâm, liên quan đến mại dâm cho phù hợp.
Tổ chức hội thảo, sơ kết, tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa.
B. Các giải pháp đấu tranh, ngăn chặn:
1. Tăng cường công tác đấu tranh, phá án mại dâm:
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch ngành nghề kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" và thực hiện tốt Nghị định số 178/2004/NĐ CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ, buộc các cơ sở kinh doanh dịch vụ ký bản cam kết gửi về Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn và được niêm yết công khai để Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung bản cam kết của cơ sở.
Tổ chức nắm tình hình về địa bàn, đối tượng tổ chức hoạt động mại dâm để tập trung lập các chuyên án đấu tranh triệt phá các điểm, tụ điểm, tuyến đường, các đường dây, tổ chức hoạt động mại dâm và các cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" hoạt động mại dâm; nhất là đối với mại dâm cao cấp và xử lý nghiêm minh 100% số vụ việc, đường dây hoạt động mại dâm được phát hiện nhằm góp phần kéo giảm tình hình phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn. Thường xuyên tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các địa bàn giáp ranh liên tỉnh, liên quận, huyện, liên phường, xã, thị trấn.
Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong phòng ngừa, đấu tranh chuyên án và điều tra, xét xử các vụ án liên quan đến mại dâm cho lực lượng Công an, Kiểm sát viên, Thẩm phán các cấp.
Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở dịch vụ Internet nhằm xóa các điểm Internet đen, các trang web đen phát tán việc giới thiệu những hình ảnh khiêu dâm, kích dục và thông tin về hoạt động mại dâm trên mạng.
Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các Đoàn, Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm; đặc biệt là vai trò trách nhiệm và chất lượng của Tổ kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội của các phường, xã, thị trấn.
b) Đẩy mạnh xử lý vi phạm về tệ nạn mại dâm:
(1) Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội các cấp phát huy vai trò tham mưu và nòng cốt của lực lượng Công an để tăng cường công tác phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các thành viên của Đoàn, Đội kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội. Đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm mại dâm trá hình tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ và các tụ điểm, tuyến đường trên địa bàn dân cư, nhất là các địa bàn giáp ranh. Xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan đến hoạt động mại dâm theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Tăng cường và đẩy mạnh biện pháp đấu tranh của các cơ quan chức năng để chủ động triệt phá các đường dây gái gọi cao cấp, tổ chức mại dâm có quy mô lớn và các hoạt động biểu hiện khiêu dâm, kích dục phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh đúng người, đúng tội, chú ý:
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" có biểu hiện hoạt động mại dâm phải được xử lý nghiêm minh, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc xử lý theo Luật hình sự; đồng thời chú trọng các hình thức xử án lưu động để răn đe, giáo dục chung và phải được tổ chức kiểm điểm trước khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân nơi cơ sở kinh doanh dịch vụ hoặc cá nhân vi phạm.
Đối với người mua dâm: Nếu là cán bộ, đảng viên thì thông báo cho tổ chức Đảng nơi đảng viên sinh hoạt để kiểm điểm; nếu là cán bộ, công chức thì phải xử lý nghiêm khắc theo Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và theo Điều 27 của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; Các trường hợp khác thì xử lý theo quy định.
Đối với người bán dâm, những đối tượng khiêu dâm, kích dục, mại dâm nam và mại dâm đồng tính thì xử lý theo quy định.
IV. Phân công tổ chức thực hiện
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
Chủ trì phối hợp với Công an thành phố, các Sở ngành có liên quan tham mưu các chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm hàng năm và cả giai đoạn 2011 2015; đồng thời tổng hợp kết quả thực hiện của các Sở ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội và các địa phương để báo cáo và tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố.
Phối hợp với Công an thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội thành phố tập trung chuyển hóa địa bàn trọng điểm của 54 phường xã, thị trấn thuộc 20 quận, huyện không có tệ nạn mại dâm; đồng thời không để phát sinh các tụ điểm phức tạp mới.
Chủ động phối hợp với các cơ quan báo, đài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông, xây dựng trang web tuyên truyền phòng chống mại dâm trên mạng.
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các Sở ngành, đoàn thể có liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác, kinh phí hỗ trợ cho công tác phá án mại dâm. Phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành về hoạt động văn hóa và phòng chống tệ nạn mại dâm, chủ yếu là kiểm tra hành chính nhằm ngăn chặn các hành vi "nhạy cảm" của cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các chương trình an sinh xã hội, nâng cao chất lượng tổ chức quản lý, giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề và rèn luyện phục hồi hành vi nhân cách cho người bán dâm tại cơ sở chữa bệnh.
Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và Ủy ban phòng chống AIDS thành phố củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động các Câu lạc bộ hiện có; đồng thời gắn việc xây dựng các mô hình dịch vụ xã hội để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ về tâm lý, giáo dục, dạy nghề, hướng nghiệp tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người mại dâm hoàn lương; phối hợp với Ủy ban phòng chống AIDS thành phố thực hiện các chương trình giảm tác hại, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, an toàn về tình dục, sức khỏe sinh sản...
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về lối sống lành mạnh, tác hại, hậu quả của tệ nạn mại dâm và các biện pháp phòng chống để người dân nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của xã hội trong công tác phòng ngừa, phòng chống tệ nạn mại dâm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phòng ngừa việc sử dụng các phương tiện thông tin trong hoạt động tổ chức mại dâm, quản lý các website, blog cá nhân, các hình thức khác trên Internet, trang web với các nội dung độc hại, đồi trụy và tăng cường quản lý chặt chẽ việc phát hành các sách báo, phim ảnh, không để các hình ảnh khiêu dâm, trụy lạc phát tán.
Phối hợp với Công an thành phố xây dựng cơ chế xử lý đối với các đối tượng chủ chứa, môi giới gái mại dâm chào hàng trên mạng và các trang web đen góp phần xây dựng môi trường thông tin được văn minh, lành mạnh.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về tác hại của tệ nạn mại dâm trên địa bàn dân cư, gắn cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", các phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa, đưa phong trào "Xây dựng phường xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm" trong công tác bình xét các tiêu chuẩn văn hóa, danh hiệu văn hóa hàng năm.
Phối hợp các Sở, ngành liên quan và các quận, huyện tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch các ngành nghề kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" trên địa bàn thành phố; đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch để ngăn chặn, xử lý các hoạt động mại dâm; xử lý nghiêm các cơ sở để lưu hành các ấn phẩm, băng đĩa độc hại, đồi trụy. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý hoạt động văn hóa, dịch vụ, du lịch và tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc xử lý vi phạm hành chính các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa xã hội, du lịch để xảy ra tệ nạn mại dâm.
4. Sở Y tế, Ủy ban Phòng, chống AIDS thành phố:
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh, điều trị cho đối tượng mại dâm tại cơ sở chữa bệnh; tăng cường kiểm tra việc cấp giấy phép, kiểm tra việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ và xử lý nghiêm các vi phạm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ y học cổ truyền dạy ấn huyệt, massage, xông hơi xoa bóp hoạt động không đúng chức năng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện các quy định về phòng chống HIV/AIDS, quản lý và điều trị bệnh AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho người bán dâm.
Phối hợp với các Sở ngành nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình nhóm đồng đẳng phòng ngừa. Tiếp tục đẩy mạnh và nhân rộng mô hình "Tiến lên phía trước" nhằm hỗ trợ phụ nữ bán dâm, người hoàn lương và nạn nhân bị buôn bán trở về tái hòa nhập cộng đồng; đồng thời đẩy mạnh chương trình giảm tác hại thông qua các dịch vụ chăm sóc y tế, đảm bảo sức khỏe cho người hoàn lương, ổn định cuộc sống.
5. Sở Tư pháp:
Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm; nghiên cứu, tham mưu theo quy định pháp luật về các hành vi vi phạm tệ nạn mại dâm đáp ứng với yêu cầu tình hình, đặc điểm của thành phố. Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương bổ sung, điều chỉnh các quy định pháp luật phòng chống tệ nạn mại dâm phù hợp với tình hình mới.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân quận huyện tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch đối với các ngành nghề kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" trên địa bàn; đồng thời kiện toàn, chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cá nhân, đơn vị đúng theo quy định của pháp luật; cung cấp đầy đủ các thông tin về những doanh nghiệp thuộc một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được cấp phép hoạt động để địa phương phối hợp quản lý.
7. Sở Công Thương:
Tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm tệ nạn mại dâm và các biến tướng trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
8. Sở Tài chính:
Hướng dẫn cơ quan tài chính các cấp xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm và thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt để đáp ứng kịp thời kinh phí phòng chống tệ nạn mại dâm cho Sở ngành, quận huyện và hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, quận huyện hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí thu được từ xử lý vi phạm hành chính của các cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm tệ nạn xã hội và huy động kinh phí tổ chức thực hiện công tác phòng chống tệ nạn mại dâm từ các nguồn khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
9. Sở Nội vụ:
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính nghiên cứu đề xuất chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả với chức trách và nhiệm vụ được phân công.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo, các Trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn:
Nghiên cứu đưa chương trình giáo dục giới tính, chương trình phòng, chống mại dâm, ma túy, HIV/AIDS, bằng các hình thức phù hợp vào nhà trường. Tăng cường biện pháp kiểm tra, quản lý để kịp thời ngăn chặn tệ nạn mại dâm, ma túy xâm nhập trong học sinh, sinh viên.
Xây dựng quy chế quản lý học sinh, sinh viên trong và ngoài nhà trường, các ký túc xá để giáo dục học sinh, sinh viên có nếp sống, lối sống lành mạnh không vi phạm tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn mại dâm nói riêng.
11. Công an thành phố:
Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung chuyển hóa địa bàn không có tệ nạn mại dâm. Tăng cường điều tra, triệt phá các tổ chức, các đường dây, tụ điểm trên địa bàn 54 phường xã, thị trấn thuộc 20 quận huyện trọng điểm về tệ nạn mại dâm, không để phát sinh tụ điểm phức tạp mới, nếu có phải triệt phá ngay. Truy tố các đối tượng hoạt động mại dâm và lập hồ sơ đối tượng mại dâm đưa vào cơ sở chữa bệnh; đồng thời thống nhất với Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Tòa án nhân dân thành phố đưa vào diện án điểm hàng năm các vụ án mại dâm điển hình.
Phối hợp với Bộ đội Biên phòng thành phố và Công an quận, huyện đấu tranh và triệt phá các hoạt động mại dâm trên tuyến đường sông, bến cảng. Gắn công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm với chương trình phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố.
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch phòng, chống mại dâm trong từng giai đoạn và hỗ trợ công tác an ninh trật tự, bảo vệ cơ sở chữa bệnh khi có yêu cầu.
Phối hợp chặt chẽ với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác điều tra phá án các tổ chức, đường dây mại dâm liên tỉnh, lừa đảo đưa người từ các tỉnh lên thành phố hoặc đưa người ra nước ngoài bán dâm, môi giới kết hôn trái phép với người nước ngoài.
Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội thành phố các Sở, ngành liên quan và các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" để phát sinh tệ nạn xã hội và xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm nhằm góp phần kéo giảm tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố.
12. Bộ đội Biên phòng thành phố:
Phối hợp với Phòng Cảnh sát đường thủy Công an thành phố, Công an các quận, huyện thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát các tàu thuyền cập bến cảng và các chốt trực để kịp thời ngăn chặn, xử lý tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý kết hợp phòng, chống mua bán người ở khu vực biên giới ven biển, bến cảng.
13. Viện Kiểm sát nhân dân thành phố:
Tăng cường chỉ đạo hệ thống các cơ quan thuộc ngành ở các địa phương phối hợp chặt chẽ với Công an thành phố và quận, huyện trong công tác điều tra, truy tố các vụ án mại dâm.
14. Tòa án nhân dân thành phố:
Tăng cường chỉ đạo hệ thống các cơ quan thuộc ngành ở các địa phương trong công tác xét xử các vụ án mại dâm. Phối hợp với Công an thành phố và quận, huyện nhanh chóng đưa ra xét xử lưu động các vụ án về tội phạm mại dâm có tổ chức, mại dâm vị thành niên kịp thời và nghiêm minh tạo lòng tin cho quần chúng trong đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố:
Phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân quận huyện chỉ đạo các tổ chức thành viên ở các cấp tổ chức thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" kết hợp với phong trào "Xây dựng, phường, xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm", phát động phong trào toàn dân lên án, phát hiện, tố giác tội phạm mại dâm để phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành hoạt động phòng chống tệ nạn mại dâm, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS một cách có hiệu quả.
Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức giám sát các hành vi hoạt động mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ và ở một số nơi công cộng trên địa bàn dân cư và có biện pháp tổ chức kiểm điểm các tổ chức, cá nhân vi phạm tệ nạn mại dâm và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước.
16. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố:
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các hoạt động truyền thông, giáo dục đối với chị em phụ nữ; nhất là số phụ nữ đang làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nữ công nhân sinh sống tại các nhà trọ, phụ nữ nhập cư có nhiều hoàn cảnh khó khăn và có nguy cơ cao dễ sa vào tệ nạn mại dâm.
Tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình câu lạc bộ nữ Chủ nhà trọ để hỗ trợ, giúp đỡ và tư vấn cho nữ công nhân tại các khu nhà trọ, nhà cho thuê. Vận động đối với chủ cho thuê mặt bằng, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" cam kết không để tệ nạn mại dâm xảy ra tại nơi kinh doanh dưới bất cứ mọi hình thức.
Xây dựng, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình hỗ trợ người mại dâm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng để tuyên truyền phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS gắn với chương trình giảm tác hại và tạo điều kiện hỗ trợ, vận động họ tham gia sinh hoạt câu lạc bộ do Hội tổ chức và được giải quyết các chương trình an sinh xã hội; đồng thời lồng ghép với việc triển khai thực hiện Đề án 343 của Chính phủ về công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
17. Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
Phát huy tính tích cực vai trò của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Học sinh của Thành đoàn để nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp thanh niên tiếp tục phát huy truyền thống của Đoàn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước đây; nhất là trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay nhằm góp phần xây dựng thành phố năng động, sáng tạo, văn minh, nghĩa tình. Trên cơ sở đó, phát động mạnh mẽ phong trào đấu tranh phòng chống, ngăn chặn tệ nạn mại dâm trong lứa tuổi thanh niên.
Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở ngành có liên quan tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng một số nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của thanh niên nhất là trong học sinh, sinh viên.
18. Liên đoàn Lao động thành phố:
Phối hợp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở địa phương để đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông một cách thường xuyên, liên tục trong đội ngũ công nhân lao động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn mại dâm, nhất là nữ công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp gắn với việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội của chính quyền địa phương; đồng thời vận động công nhân và người lao động chấp hành các quy định pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mại dâm. Tăng cường các hoạt động truyền thông sâu rộng trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt công tác phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định của pháp luật liên quan.
19. Hội Nông dân thành phố:
Vận động nông dân tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống mại dâm, vận động nhân dân lên án tố giác tệ nạn mạn dâm góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững.
20. Hội Cựu chiến binh thành phố:
Vận động cán bộ Hội tích cực tham gia công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm, tố giác những hiện tượng mại dâm ở nơi công cộng hoặc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" trên địa bàn ở từng khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân; đồng thời vận động nhân dân và con em Hội Cựu chiến binh gương mẫu không tham gia vào tệ nạn mại dâm, góp phần xây dựng hình ảnh người cựu chiến binh mẫu mực, xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, ấp văn hóa nhằm đẩy mạnh phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc" trong giai đoạn mới của đất nước.
21. Ủy ban nhân dân quận huyện, phường xã, thị trấn:
Xây dựng và trình Cấp ủy Đảng ban hành chương trình, Nghị quyết chuyên đề về công tác phòng, chống mại dâm tại địa phương nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống mại dâm.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát và chỉ đạo cơ quan Công an quận huyện lập chuyên án triệt xóa các tổ chức, đường dây đối tượng môi giới, bảo kê mại dâm. Tập trung chỉ đạo Đội kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" có biểu hiện phát sinh tệ nạn mại dâm.
Chỉ đạo các phòng, ban tăng cường công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội tập trung đấu tranh, ngăn chặn và kéo giảm tệ nạn mại dâm trên địa bàn quản lý. Đặc biệt là đối với địa bàn trọng điểm cần phải tập trung chuyển hóa theo kế hoạch phòng, chống tệ nạn mại dâm của Ủy ban nhân dân thành phố.
Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền và các hoạt động truyền thông về phòng chống tệ nạn mại dâm với những hình thức, biện pháp đa dạng và phong phú; phát động đấu tranh, tố giác, lên án tội phạm hoạt động mại dâm trên địa bàn dân cư, góp phần xây dựng gia đình văn hóa, khu phố (ấp) văn hóa, tiến tới xây dựng phường, xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn văn hóa, không có tệ nạn ma túy, mại dâm.
Kết hợp việc xây dựng chuyển hóa địa bàn phường xã, thị trấn lành mạnh, không có tệ nạn ma túy, mại dâm cùng với việc đẩy mạnh chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, hỗ trợ cho người mại dâm hoàn lương các chương trình an sinh xã hội, dạy nghề, giải quyết việc làm, vay vốn làm ăn v.v...
Tổ chức rà soát quy hoạch lại các ngành nghề kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" trên địa bàn quản lý và phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cấp phép và thường xuyên tăng cường kiểm tra, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Vận động chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ, chủ cho thuê mặt bằng cam kết không để xảy ra tình trạng hoạt động mại dâm tại cơ sở kinh doanh dưới bất cứ hình thức nào.
Giao chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể hàng năm cho các phường xã, thị trấn về giải quyết tình hình các tệ nạn xã hội và tệ nạn mại dâm. Địa phương nào còn để xảy ra tệ nạn mại dâm kéo dài thì tiến hành kiểm điểm, phê bình và có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với người đứng đầu theo quy định của pháp luật.
Duy trì chế độ giao ban Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội quận, huyện, phường, xã, thị trấn, nhằm kịp thời kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm một số hiệu quả trong công tác chuyển hóa địa bàn và đề ra kế hoạch hoạt động của địa phương trong thời gian tiếp theo.
Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với lực lượng Dân quân, Dân phòng, Ban bảo vệ khu phố, tổ dân phố và ban ngành đoàn thể, thường xuyên tổ chức tuần tra, chốt chặn, kiểm tra, giám sát tại địa bàn trọng điểm đang chuyển hóa; nhất là đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ vi phạm tệ nạn mại dâm. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đối tượng mại dâm vi phạm lần đầu theo tinh thần Nghị định số 163/2003/NĐ CP của Chính phủ.
V. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 2015 được xây dựng từ các nguồn:
Nguồn ngân sách Trung ương thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Nguồn ngân sách thành phố được phân bổ trực tiếp cho các Sở ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể và quận huyện.
Từ các nguồn vận động, xã hội hóa.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp cùng Sở Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm trình Ủy ban nhân dân thành phố.
VI. Chế độ thông tin, báo cáo
Hàng quý, 6 tháng và hàng năm các Sở ngành, Ủy ban nhân dân quận huyện báo cáo kết quả công tác triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống tệ nạn mại dâm và kế hoạch thực hiện của năm tiếp theo gửi về Thường trực công tác phòng chống tệ nạn mại dâm (Sở Lao động Thương binh và Xã hội, thông qua Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội, số 153 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
Thường trực công tác phòng chống tệ nạn mại dâm (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tổng hợp tình hình và thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả việc thực hiện Kế hoạch này./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 29/2011/QĐ UBND
Tuyên Quang, ngày 31 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN KHU VỰC, PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ VÀ PHÂN VỊ TRÍ ĐẤT NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 123/2007/NĐ CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Thông tư số 145/2007/TT BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số số 188/2004/NĐ CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 301/2006/QĐ UBNDT ngày 27/11/2006, Quyết định số 05/2007/QĐ UBDT ngày 06/9/2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 278/Tr TNMT ngày 16/11/2011 về việc đề nghị ban hành quy định phân khu vực, phân loại đường phố, phân vị trí đất và giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân khu vực, phân loại đường, phố và phân vị trí đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo hệ thống biểu sau:
1. Đối với nhóm đất nông nghiệp
a) Đất trồng cây hàng năm, gồm:
Biểu số 01NH/PL CHN phân loại đất trồng cây hàng năm huyện Na Hang;
Biểu số 01LB/PL CHN phân loại đất trồng cây hàng năm huyện Lâm Bình;
Biểu số 01CH/PL CHN phân loại đất trồng cây hàng năm huyện Chiêm Hoá;
Biểu số 01HY/PL CHN phân loại đất trồng cây hàng năm huyện Hàm Yên;
Biểu số 01SD/PL CHN phân loại đất trồng cây hàng năm huyện Sơn Dương;
Biểu số 01YS/PL CHN phân loại đất trồng cây hàng năm huyện Yên Sơn;
Biểu số 01TP/PL CHN phân loại đất trồng cây hàng năm thành phố Tuyên Quang.
b) Đất trồng cây lâu năm, gồm:
Biểu số 02NH/PL CLN phân loại đất trồng cây lâu năm huyện Na Hang;
Biểu số 02LB/PL CLN phân loại đất trồng cây lâu năm huyện Lâm Bình;
Biểu số 02CH/PL CLN phân loại đất trồng cây lâu năm huyện Chiêm Hoá;
Biểu số 02HY/PL CLN phân loại đất trồng cây lâu năm huyện Hàm Yên;
Biểu số 02SD/PL CLN phân loại đất trồng cây lâu năm huyện Sơn Dương;
Biểu số 02YS/PL CLN phân loại đất trồng cây lâu năm huyện Yên Sơn;
Biểu số 02TP/PL CLN phân loại đất trồng cây lâu năm thành phố Tuyên Quang.
c) Đất trồng rừng sản xuất, gồm:
Biểu số 03NH/PL RSX phân loại đất trồng rừng sản xuất huyện Na Hang;
Biểu số 03LB/PL RSX phân loại đất trồng rừng sản xuất huyện Lâm Bình;
Biểu số 03CH/PL RSX phân loại đất trồng rừng sản xuất huyện Chiêm Hoá;
Biểu số 03HY/PL RSX phân loại đất trồng rừng sản xuất huyện Hàm Yên;
Biểu số 03SD/PL RSX phân loại đất trồng rừng sản xuất huyện Sơn Dương;
Biểu số 03YS/PL RSX phân loại đất trồng rừng sản xuất huyện Yên Sơn;
Biểu số 03TP/PL RSX phân loại đất trồng rừng sản xuất thành phố Tuyên Quang.
d) Đất nuôi trồng thuỷ sản, gồm:
Biểu số 04NH/PL NTS phân loại đất nuôi trồng thuỷ sản huyện Na Hang;
Biểu số 04LB/PL NTS phân loại đất nuôi trồng thuỷ sản huyện Lâm Bình;
Biểu số 04CH/PL NTS phân loại đất nuôi trồng thuỷ sản huyện Chiêm Hoá;
Biểu số 04HY/PL NTS phân loại đất nuôi trồng thuỷ sản huyện Hàm Yên;
Biểu số 04SD/PL NTS phân loại đất nuôi tròng thuỷ sản huyện Sơn Dương;
Biểu số 04YS/PL NTS phân loại đất nuôi trồng thuỷ sản huyện Yên Sơn;
Biểu số 04TP/PL NTS phân loại đất nuôi trồng thuỷ sản thành phố Tuyên Quang.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp:
a) Đất ở nông thôn các vị trí còn lại:
Biểu số 05NH/PL ONT phân loại đất ở nông thôn còn lại huyện Na Hang;
Biểu số 05LB/PL ONT phân loại đất ở nông thôn còn lại huyện Lâm Bình;
Biểu số 05CH/PL ONT phân loại đất ở nông thôn còn lại huyện Chiêm Hoá;
Biểu số 05HY/PL ONT phân loại đất ở nông thôn còn lại huyện Hàm Yên;
Biểu số 05SD/PL ONT phân loại đất ở nông thôn còn lai huyện Sơn Dương;
Biểu số 05YS/PL ONT phân loại đất ở nông thôn còn lại huyện Yên Sơn;
Biểu số 05TP/PL ONT phân loại đất ở nông thôn còn lại thành phố Tuyên Quang.
b) Đất ở đô thị:
Biểu số 06NH/PL OĐT phân loại đất ở đô thị huyện Na Hang;
Biểu số 06CH/PL OĐT phân loại đất ở đô thị huyện Chiêm Hoá;
Biểu số 06HY/PL OĐT phân loại đất ở đô thị huyện Hàm Yên;
Biểu số 06SD/PL OĐT phân loại đất ở đô thị huyện Sơn Dương;
Biểu số 06YS/PL OĐT phân loại đất ở đô thị huyện Yên Sơn;
Biểu số 06TP/PL OĐT phân loại đất ở đô thị thành phố Tuyên Quang.
Điều 2. Quy định phân khu vực, phân loại đường phố và phân vị trí đất tại Điều 1 của Quyết định này là căn cứ để xác định giá đất thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ CP .
Điều 3. Giao Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Cục thuế tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Thay thế Quyết định số 39/2010/QĐ UBND ngày 28/12/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định phân khu vực, phân loại đường phố và phân vị trí đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Bộ Tài nguyên và Môi trường; (báo cáo) Cục KTVB Bộ Tư pháp; (báo cáo) Thường trực Tỉnh uỷ; (báo cáo) Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo) Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; (báo cáo) Chủ tịch UBND tỉnh; Các Phó CT UBND tỉnh; Ban Kinh tế NS HĐND tỉnh; Như Điều 4; (Thi hành) Các Phó VPUBND tỉnh; Trung tâm Công báo; Trưởng, Phó TP: KT, TH, QH; Chuyên viên ĐC; Lưu: VT (T80).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phạm Minh Huấn
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 27/2011/QĐ UBND
Tuyên Quang, ngày 31 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2009/QĐ UBND NGÀY 18/8/2009 CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÁC DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRONG VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẬP TRUNG ĐẾN NĂM 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 181/2004/NĐ CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 142/2005/NĐ CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Quyết định số 142/2009/QĐ TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT BTC BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Bộ Tài chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Nghị quyết số 40/2011/NQ HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khoá XVII, kỳ họp thứ 3 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 13/2009/NQ HĐND ngày 23/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1529/TTr SNN ngày 22 tháng 10 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 09/2009/QĐ UBND ngày 18/8/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 09/2009/QĐ UBND ngày 18/8/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung đến năm 2015 như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục I ‘‘Danh mục và quy mô chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung’’ (chi tiết có Phụ lục I kèm theo).
2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục II ‘‘Quy mô của dự án trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung’’ (Chi tiết có Phụ lục II kèm theo).
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
‘‘Điều 7. Hỗ trợ đầu tư
7.1. Về cây trồng: Hỗ trợ một lần giá trị giống cho sản xuất vụ đầu, mức hỗ trợ tối đa cho từng loại cây trồng cụ thể như sau:
a) Cây lúa chất lượng cao, cây lạc, cây đậu tương, cây rau (khoai tây, cà chua, rau khác):
Cây lúa chất lượng cao: 1.700.000 đồng/ha;
Cây lạc: 6.000.000 đồng/ha;
Cây đậu tương: 1.300.000 đồng/ha;
Khoai tây: 18.000.000 đồng/ha;
Cà chua: 4.000.000 đồng/ha;
Rau khác: 4.300.000 đồng/ha.
b) Cây cam, cây bưởi và cây chuối:
Cây cam: 11.000.000 đồng/ha;
Bưởi: 6.600.000 đồng/ha;
Cây chuối: 5.200.000 đồng/ha.
7.2. Về vật nuôi: Hỗ trợ một lần cho tổ chức, cá nhân chăn nuôi trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cụ thể:
a) Chăn nuôi lợn:
Chăn nuôi lợn sinh sản: Mức hỗ trợ tối đa 1.500.000 đồng/con lợn nái sinh sản; 3.000.000 đồng/con lợn đực giống ngoại (đủ tiêu chuẩn giống theo quy định).
Chăn nuôi lợn thịt hướng nạc: Mức hỗ trợ tối đa 200.000 đồng/con.
b) Chăn nuôi trâu, bò:
Hỗ trợ kinh phí giám định, bình tuyển chất lượng đàn trâu, bò đực; trâu, bò cái sinh sản phục vụ công tác cải tạo, nâng cao chất lượng đàn trâu, bò. Mức hỗ trợ 10.000 đồng/con.
Hỗ trợ mua trâu, bò đực giống (đủ tiêu chuẩn giống theo quy định): Mức hỗ trợ tối đa 10.000.000 đồng/con trâu, 7.000.000 đồng/con bò.
Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò (trâu, bò cái sinh sản; trâu, bò thương phẩm): Mức hỗ trợ tối đa 2.000.000 đồng/con; trồng mới cỏ cho chăn nuôi trâu, bò, mức hỗ trợ tối đa 15.000.000 đồng/ha.
c) Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng):
Gia cầm sản xuất giống: Hỗ trợ một lần tối đa 20.000 đồng/con.
7.3. Về nuôi trồng thuỷ sản
a) Đối với nuôi thuỷ sản bằng lồng trên mặt nước lớn (sông, hồ thuỷ điện Tuyên Quang, hồ thuỷ lợi có diện tích mặt nước từ 05 ha trở lên). Hỗ trợ một lần giá trị về giống, mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/lồng đối với lồng nuôi cá truyền thống; 1.600.000 đồng/lồng đối với lồng nuôi cá đặc sản (cá Chiên, cá Bỗng).
b) Đối với nuôi cá ruộng: hỗ trợ một lần giá trị về giống cho sản xuất vụ đầu. Mức hỗ trợ tối đa 4.500.000 đồng/ha.
c) Đối với nuôi cá ở eo ngách trên hồ thuỷ điện Tuyên Quang (có diện tích mặt thoáng từ 03 ha trở lên): Hỗ trợ một lần giá trị về giống, mức hỗ trợ tối đa 7.000.000 đồng/ha, nhưng không quá 70.000.000 đồng/eo ngách.
7.4. Về thiệt hại do sâu bệnh, dịch bệnh, thiên tai
Nhà nước hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân thực hiện dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Quyết định 142/2009/QĐ TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh".
4. Sửa đổi khoản 8.1, bổ sung khoản 8.2 Điều 8 như sau:
"Điều 8. Về khuyến nông
8.1. Kinh phí tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất vận dụng theo mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Điều 5, Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT BTC BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của liên Bộ: Tài Chính Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông.
Số lượng người được tập huấn: 100% số chủ dự án và chủ hộ thực hiện dự án.
8.2. Hỗ trợ chi phí quản lý dự án: Mức hỗ trợ bằng 2% kinh phí ngân sách cấp cho thực hiện dự án, tối đa 10.000.000 đồng/dự án trong đó: Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố 1%, Uỷ ban nhân dân xã 1%. Nếu chủ dự án là tổ chức thì hỗ trợ thêm 1% cho chủ dự án, mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/dự án".
5. Sửa đổi Điều 10 như sau:
‘‘Điều 10. Hỗ trợ xúc tiến thương mại
10.1. Hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng thương hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm (khi sản phẩm được công nhận). Mức hỗ trợ tối đa 100.000.000 đồng.
10.2. Hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung chi phí thuê gian hàng khi tham gia Hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm của vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn. Mức hỗ trợ tối đa 4.000.000 đồng/lần/năm đối với hội chợ cấp tỉnh tổ chức, 10.000.000 đồng/lần/năm đối với hội chợ ngoại tỉnh, hỗ trợ tham gia hội chợ quốc tế tuỳ theo chương trình cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt’’.
6. Sửa đổi, khoản 1, khoản 2, Điều 11 như sau:
"Điều 11. Thẩm định dự toán, quản lý, thanh quyết toán vốn
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện, thành phố, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố lập dự toán kinh phí thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn, tổng hợp vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước tháng 10 hàng năm.
b) Thẩm định, phê duyệt, quyết toán kinh phí hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, tổng hợp kinh phí thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung của các huyện, thành phố vào dự toán ngân sách hàng năm, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để cấp huyện chủ động tổ chức thực hiện".
7. Bổ sung điểm d khoản 4 và khoản 6 Điều 12
"Điều 12: Trách nhiệm của các cấp, các ngành
4. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
d) Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31 tháng 12 hàg năm để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
6. Sở Tài chính hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố về trình tự, thủ tục cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện dự án trên địa bàn huyện, thành phố; hướng dẫn các chủ dự án lập thủ tục tiếp nhận kinh phí hỗ trợ và quyết toán đúng quy định hiện hành của Nhà nước bảo đảm chặt chẽ, đơn giản, dễ thực hiện."
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Văn phòng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thường trực Tỉnh ủy; Bí thư Tỉnh ủy; (Báo cáo) Thường trực HĐND tỉnh; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; Các đ/c Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ; Như Điều 3 (thực hiện); Trung tâm Công báo; Chánh VP, các Phó CVP UBND tỉnh; TP, PTP khối NCTH; Các chuyên viên; Lưu: VT, (Hoa.110)
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Chẩu Văn Lâm
PHỤ LỤC I
DANH MỤC VÀ QUY MÔ
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung
Loại cây trồng, vật nuôi
ĐVT
Quy mô vùng
Điều kiện khác
A
CÂY TRỒNG
1
Cây lạc
ha
>50
2
Cây đậu tương
ha
>50
3
Cây cam
ha
>20
4
Cây bưởi
ha
> 20
5
Rau
ha
>20
6
Cây chuối
ha
>50
7
Cây lúa chất lượng
ha
>200
B
VẬT NUÔI
1
Giống lợn nái sinh sản
con
từ 30 con trở lên
Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân, HTX, Doanh nghiệp) nuôi theo hình thức tập trung không hỗ trợ nuôi theo nhóm hộ
2
Giống trâu, bò
con
từ 15 con trở lên
3
Lợn thịt hướng nạc
con
từ 150 con trở lên
4
Lợn đực giống ngoại
con
từ 2 con trở lên
5
Gia cầm sản xuất giống nuôi thường xuyên (không tính gia cầm dưới 7 ngày tuổi)
con
từ 300 con trở lên
C
THỦY SẢN
1
Cá lồng
lồng
>30
Lồng có thể tích hữu ích từ 9m3 trở lên
2
Cá ruộng
ha
>3
3
Cá nuôi ở eo ngách lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang
ha/eo ngách
>3
PHỤ LỤC II
QUY MÔ DỰ ÁN
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hoá tập trung
TT
Loại cây trồng
ĐVT
Quy mô của dự án trong vùng sản xuất
Điều kiện khác
A
CÂY TRỒNG
1
Cây lạc
ha
>10
Nhóm hộ
2
Cây đậu tương
ha
>10
3
Cây cam
ha
>5
Hộ, cá nhân thuộc dự án có từ 0,5 ha trở lên
4
Cây bưởi
ha
> 5
5
Rau
ha
>5
Nhóm hộ
6
Cây chuối
ha
>25
7
Cây lúa chất lượng
ha
>50
B
VẬT NUÔI
1
Giống lợn nái sinh sản
con
từ 30 con trở lên
Chủ đầu tư phải nuôi theo hình thức tập trung không hỗ trợ theo nhóm hộ
2
Giống trâu, bò
con
từ 15 con trở lên
3
Lợn thịt hướng nạc
con
từ 150 con trở lên
4
Lợn đực giống ngoại
con
từ 2 con trở lên
5
Gia cầm sản xuất giống nuôi thường xuyên (không tính gia cầm dưới 7 ngày tuổi)
con
từ 300 con trở lên
C
THỦY SẢN
1
Cá lồng
lồng
30 đến 100
Hộ, cá nhân vùng sản xuất hàng hóa tập trung có từ 3 lồng cá trở lên
2
Cá ruộng
ha
3 đến 20
Hộ, cá nhân thuộc dự án có từ 0,5 ha trở lên liền khoảnh
3
Cá nuôi ở eo ngách lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang
ha/eo ngách
3 đến 10
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2813/QĐ UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2012
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 11/2011/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ TU ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Tỉnh uỷ, Nghị quyết số 15/2011/NQ HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công theo dõi, chỉ đạo, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và triển khai các giải pháp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012, với các nội dung sau:
I. NHIỆM VỤ, CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ YẾU
1. Chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2012
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì theo dõi, tham mưu đề xuất chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu:
Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng từ 12,2 12,5%;
Trong đó: Các ngành dịch vụ tăng trên 13%;
Công nghiệp xây dựng tăng 14,5 15%; Nông lâm ngư nghiệp tăng 2,3 2,5%.
Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người (GDP) đạt 1.500 USD;
Tổng đầu tư toàn xã hội: 13.500 tỷ đồng.
b) Sở Tài chính theo dõi, tham mưu đề xuất chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu:
Thu ngân sách Nhà nước đạt 5.062,6 tỷ đồng. c) Sở Công Thương theo dõi chỉ tiêu:
Giá trị xuất khẩu hàng hoá đạt 400 triệu USD.
d) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi chỉ tiêu:
Doanh thu du lịch tăng 25%.
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chỉ tiêu:
Năng suất lúa bình quân đạt trên 55tạ/ha; Sản lượng lương thực có hạt trên 301 nghìn tấn;
Tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch: 58%;
Trồng 4.500 ha rừng, tỷ lệ che phủ rừng: 57,1%;
e) Sở Y tế theo dõi chỉ tiêu:
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh 0,2‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,12%;
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 15,3%.
g) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội theo dõi chỉ tiêu:
Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,5 8% ( theo chuẩn thời kỳ 2011 2015);
Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề: 48%;
Tạo việc làm mới cho trên 16.600 người;
h) Sở Xây dựng theo dõi chỉ tiêu:
Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom 85%;
Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý đạt 80%;
2. Các chương trình và dự án trọng điểm
a) Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND các huyện thành phố Huế tổ chức thực hiện Chương trình nâng cấp và phát triển đô thị; trọng tâm là đô thị Huế, Thuận An, Hương Trà, Hương Thủy, thị trấn Sịa, cửa ngõ phía Bắc (thị trấn Phong Điền).
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình trọng điểm về phát triển du lịch; trọng tâm là Festival Huế 2012 và sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2012 với chủ đề “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển – Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử”; hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến 2020 và định hướng đến 2030.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Chương trình trọng điểm về phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; tập trung đôn đốc các dự án Trường trung học cơ sở chất lượng cao Nguyễn Tri Phương, trường chuyên Quốc Học, trường PTTH Trần Văn Kỷ (giai đoạn 2), trường PTTH Nguyễn Chí Thanh và các dự án thuộc chương trình kiên cố hóa trường học, nhà vệ sinh.
d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình trọng điểm về xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội; chú trọng theo dõi dự án hồ Tả Trạch, hồ Thủy Yên Thủy Cam, thủy lợi Tây Nam Hương Trà, các dự án tu bổ đê kè, sông biển xung yếu.
đ) Phân công theo dõi các dự án trọng điểm khác:
Sở Giao thông Vận tải theo dõi, đôn đốc tiến độ dự án cầu đường bộ qua sông Hương; đôn đốc xúc tiến dự án Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài; dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Phò Trạch Huế (BOT), dự án hầm đường bộ Phú Gia, Phước tượng; dự án nâng cấp Quốc lộ 49A đoạn Huế A Lưới, nâng cấp, mở rộng QL 49B đoạn Thuận An Vinh Hiền Lộc Bình QL1A, đường 74...
Sở Y tế theo dõi, đôn đốc các dự án nâng cấp, xây mới trạm y tế xã, trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa phía Nam, bệnh viện đa khoa phía Bắc và các bệnh viện chuyên khoa tỉnh; các dự án của bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện thực hành trường Đại học Y Dược Huế, Trung tâm ung bướu...
UBND thành phố Huế chỉ đạo thực hiện dự án chỉnh trang mở rộng cửa ngõ phía Bắc, phía Nam; các dự án chỉnh trang, dự án tái định cư trong vùng di tích; phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu đô thị thực hiện các dự án nâng cấp đô thị.
II. THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Về ổn định kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các chủ đầu tư tiếp tục rà soát tiến độ đầu tư, quy mô của các dự án để có kế hoạch giải pháp hỗ trợ, điều chuyển kịp thời vốn cho các công trình quan trọng, cấp bách; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Quyết định số 2406/QĐ TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 về ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 2015.
b) Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách nhà nước ở từng đơn vị, từng khu vực kinh tế và loại thu; thực hiện thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, nhất là trong các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, cho thuê mặt bằng, ăn uống… Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong kê khai nộp thuế qua mạng cho khoảng 500 doanh nghiệp, củng cố trang tin điện tử của ngành thuế để hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác theo nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
c) Sở Công Thương tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, kiểm soát đầu cơ nâng giá, bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn giá những hàng hóa thiết yếu; khuyến khích sử dụng hàng sản xuất trong nước.
2. Quản lý quy hoạch, huy động và quản lý các nguồn vốn đầu tư
a) Sở Xây dựng hoàn thành các dự án quy hoạch thuộc đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức công bố công khai các quy hoạch được phê duyệt và kiểm soát thực hiện theo quy hoạch, nhất là quản lý kiến trúc đô thị; hoàn thành phương án quy hoạch phát triển quỹ đất bán đấu giá thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2011 2015. Phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính thực hiện kế hoạch phát triển quỹ đất nhà ở xã hội phục vụ tái định cư và các đối tượng thu nhập thấp.
b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện kế hoạch thu tiền sử dụng đất đấu giá năm 2012.
c) Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát cơ cấu quỹ đất để xây dựng kế hoạch đấu giá thu tiền sử dụng đất, đấu thầu dự án nhằm khai thác tối đa vốn huy động từ quỹ đất trong các khu đô thị.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành liên quan tiếp tục làm việc với các Bộ, ngành Trung ương về vốn cho các Chương trình, dự án quan trọng như: Đề án Phát triển hạ tầng đô thị Thừa Thiên Huế; dự án Bảo tồn, tôn tạo Kinh thành Huế; đề án Phát triển kinh tế tổng hợp vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai, các dự án an sinh xã hội... Tham mưu UBND tỉnh xây dựng đề án Cơ chế đặc thù cho di tích Cố đô Huế để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ.
Tiếp tục rà soát, tham mưu UBND tỉnh xử lý những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách nhà nước, ODA, trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư của nhà nước; hỗ trợ chủ đầu tư, các nhà thầu trong việc thực hiện dự án. Tham mưu điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2012 kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Rà soát tham mưu UBND tỉnh thu hồi hoặc chuyển những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chậm triển khai hoặc chủ đầu tư không đủ năng lực. Đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn ODA, FDI.
đ) Sở Tài chính tổ chức quán triệt và thực hiện các quy định về thanh quyết toán vốn bồi thường giải phóng mặt bằng; nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ đối với các hộ dân có tiền bồi thường GPMB thấp hơn tiền đất tái định cư.
e) UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn. Kiện toàn và nâng cao năng lực, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; đề xuất quy trình thủ tục và các chế tài trong bồi thường GPMB, cơ chế phối hợp giữa Chủ đầu tư và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
g) Ban quản lý phát triển khu đô thị mới, các địa phương phối hợp với các ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án đô thị, các dự án tái định cư.
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN)
a) Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục phổ thông. Củng cố và phát triển mạng lưới giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng tạo cơ hội cho người lao động được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
Tiếp tục chuẩn hoá cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề theo hướng đầu tư nghề trọng điểm; ưu tiên đầu tư các trường phục vụ các khu kinh tế, khu công nghiệp, các trung tâm dạy nghề cấp huyện.
b) Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập và sử dụng quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp (sử dụng 10% lợi nhuận trước thuế) để đẩy mạnh hoạt động KHCN trong các doanh nghiệp, nhất là hoạt động nghiên cứu và triển khai. Hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Đại học Huế và các tổ chức KHCN của Trung ương trên địa bàn.
4. Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh và tiếp cận vốn, đất đai; khuyến khích tiết kiệm, giảm chi phí, phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tổ chức thực hiện quỹ khuyến công, ưu tiên hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với chuyển đổi nghề ở khu vực nông thôn. Thúc đẩy sản xuất hàng xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, thiết bị công nghệ lạc hậu, hàng hóa vật tư trong nước đã sản xuất được, nhất là hàng ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường...
Hỗ trợ khai thông thị trường các sản phẩm chủ lực như bia, xi măng, dệt may, du lịch... Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với các lễ hội lớn...
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước; đối mới hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển thị trường mới... Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển trên địa bàn tỉnh. Định kỳ tổ chức gặp mặt doanh nghiệp với lãnh đạo tỉnh, các ngành liên quan.
5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước
a) Các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cải cách hành chính và Kế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính năm 2012. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, vận hành khai thác các phần mềm dùng chung và GISHue. Kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền các cấp; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là quản lý chính quyền đô thị. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thực hiện nghiêm túc quy định về phối hợp trong giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện đăng ký kinh doanh, giám sát đầu tư qua mạng.
Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kịp thời chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân. Các cấp, các ngành có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng cho các cơ quan báo chí truyền thông, bảo đảm thông tin đầy đủ, minh bạch, góp phần tạo đồng thuận trong tất cả các ngành, các cấp và toàn dân nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các thành viên UBND tỉnh theo chức năng và nhiệm vụ được phân công tập trung chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội, các chương trình, đề án và các dự án trọng điểm nói trên nhằm thực hiện thành công Kế hoạch phát triển KTXH năm 2012.
2. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm về kết quả tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công chủ trì hoặc được giao nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các các chương trình, đề án và các dự án trọng điểm.
3. Căn cứ nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Quyết định này; các sở, ngành, địa phương tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình bám sát các công việc được giao để xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của ngành, địa phương mình, với phương châm tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm để có biện pháp phân công, chỉ đạo, điều hành kiên quyết, đạt hiệu quả cao. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu của UBND tỉnh.
4. Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương tổ chức quán triệt đến từng cán bộ, công chức, các đơn vị, bộ phận trực thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý nhằm phát huy cao độ tinh thần thi đua đẩy mạnh sản xuất quyết tâm vượt qua khó khăn thực hiện thành công Kế hoạch năm 2012, làm tiền đề thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2011 2015.
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình công tác năm 2012 của UBND tỉnh và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, chỉ thị năm 2012 của UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Cao
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2012
CỦA UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Ban hành kèm theo Quyết định số 2813/QĐ UBND ngày 31/12/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012)
Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình xây dựng nghị quyết chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2012 và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình công tác năm 2012 với các nội dung chính sau:
I. CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN THÔNG QUA UBND TỈNH
STT
CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
THỜI GIAN THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
I
CÁC ĐỀ ÁN THÔNG QUA UBND TỈNH THƯỜNG KỲ
1.
Kế hoạch biên chế hành chính năm 2013
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Tháng 4
Kế hoạch trình HĐND tỉnh
2.
Kế hoạch biên chế sự nghiệp năm 2013
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Kế hoạch trình HĐND tỉnh
3.
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT XH 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ phát triển KT XH 6 tháng cuối năm 2012
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II 20/5
Báo cáo trình HĐND tỉnh
4.
Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình trọng điểm 6 tháng đầu năm và kế hoạch 6 tháng cuối năm 2012
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II 20/5
Báo cáo trình HĐND tỉnh
5.
Báo cáo chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh 06 tháng đầu năm 2012, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2012
Văn phòng UBND tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II 20/5
Báo cáo
6.
Báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, gian lận thương mại và thực hành tiết kiệm 6 tháng đầu năm 2012
Thanh tra tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II 20/5
Báo cáo trình HĐND tỉnh
7.
Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012
Sở Tài chính
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II 20/5
Báo cáo trình HĐND tỉnh
8.
Quy định mức học phí cụ thể hàng năm đối với đào tạo nghề, đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng tại trường công lập đào tạo chương trình đại trà do tỉnh quản lý
Sở Tài chính
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Đề án trình HĐND tỉnh
9.
Báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân 6 tháng đầu năm 2012
Thanh tra tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II 20/5
Báo cáo trình HĐND tỉnh
10.
Báo cáo tổng hợp trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri tại kỳ họp giữa năm 2012
Văn phòng UBND tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Báo cáo trình HĐND tỉnh
11.
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV 10/11
Báo cáo trình HĐND tỉnh
12.
Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình trọng điểm năm 2012 và kế hoạch chương trình trọng điểm năm 2013
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV 10/11
Báo cáo trình HĐND tỉnh
13.
Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 và nhiệm vụ dự toán ngân sách năm 2013
Sở Tài chính
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý IV 10/11
Báo cáo trình HĐND tỉnh
14.
Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2012, phương án phân bổ vốn đầu tư XDCB năm 2013
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV 10/11
Báo cáo trình HĐND tỉnh
15.
Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh năm 2012 nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2013
Văn phòng UBND tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV 10/11
Báo cáo
16.
Báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013
Thanh tra tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý IV 10/11
Báo cáo trình HĐND tỉnh
17.
Báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, gian lận thương mại, thực hành tiết kiệm năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013
Thanh tra tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV 20/11
Báo cáo trình HĐND tỉnh
18.
Báo cáo tổng hợp trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri tại kỳ họp cuối năm 2012
Văn phòng UBND tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý IV 10/11
Báo cáo trình HĐND tỉnh
19.
Báo cáo quyết toán ngân sách 2011
Sở Tài chính
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý IV 10/11
Báo cáo trình HĐND tỉnh
20.
Phương án giá đất năm 2013
Sở TN&MT
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý IV 10/11
Phương án, Tờ trình trình HĐND tỉnh
21.
Chương trình công tác của UBND tỉnh năm 2013
Văn phòng UBND tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV
Chương trình trình UBND tỉnh
II
CÁC CHƯƠNG TRÌNH KT XH TRỌNG ĐIỂM TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2012
1.
Kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm về nâng cấp và phát triển đô thị; trọng tâm là thành phố Huế, đô thị Thuận An, Hương Thủy, Hương Trà, thị trấn Sịa, cửa ngõ phía Bắc (thị trấn Phong Điền)
Sở Xây dựng
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Tháng 1
Kế hoạch
2.
Kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm về phát triển du lịch
Sở VH, TT & DL
Đ/c Ngô Hòa
Tháng 1
Kế hoạch
3.
Kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm về phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
Sở GD&ĐT
Đ/c Ngô Hòa
Tháng 1
Kế hoạch
4.
Kế hoạch triển khai Chương trình trọng điểm về xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội
Sở NN&PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Tháng 1
Kế hoạch
III
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN THEO NGÀNH, LĨNH VỰC
1.
Lĩnh vực kinh tế tổng hợp
1
Quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh.
Sở Tư pháp
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Đề án trình HĐND tỉnh
2
Quy định về mức chi cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Sở Tư pháp
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Đề án trình HĐND tỉnh
3
Đề án Điều chỉnh phí tham quan di tích Huế
Trung tâm BTDTCĐ Huế
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Đề án trình HĐND tỉnh
4
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 2015
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Quy hoạch trình HĐND tỉnh
5
Quy hoạch khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Sở Xây dựng
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Quy hoạch trình HĐND tỉnh
6
Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 11 NQ/TU ngày 10/12/2002 của Tỉnh ủy (khóa XII) về phát triển giáo dục đào tạo (kèm dự thảo Nghị quyết về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước)
Sở Giáo dục và Đào tạo
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Báo cáo trình Tỉnh ủy
7
Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 34 NQ/TU ngày 21/9/2005 của Tỉnh ủy (khóa XII) thực hiện Nghị quyết 46 NQ/TW về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” (kèm dự thảo Nghị quyết về xây dựng TT Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu của KV miền Trung và cả nước)
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Báo cáo trình Tỉnh ủy
8
Báo cáo 3 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị
Sở KH&ĐT
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Tháng 5
Báo cáo trình Tỉnh ủy, Bộ Chính trị
9
Đề án về chế độ phụ cấp cho Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư (thôn, bản, tổ dân phố) trên địa bàn tỉnh.
Sở Nội vụ
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Đề án trình HĐND tỉnh
10
Quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020
Sở TN&MT
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Đề án trình HĐND tỉnh
11
Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 02 NQ/TU ngày 23/6/2006 của Tỉnh ủy về phát triển khu kinh tế, đô thị Chân Mây Lăng Cô
BQL KKT Chân Mây Lăng Cô
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý III
Báo cáo trình Tỉnh ủy
12
Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết 06 NQ/TU ngày 15/6/2007 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (kèm dự thảo Nghị quyết về lãnh đạo triển khai thực hiện Đề án xây dựng vùng kinh tế tổng hợp Tam Giang Cầu Hai)
Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở NN&PTNT và các sở, ngành, địa phương phối hợp)
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý III
Báo cáo trình Tỉnh ủy
13
Đề án sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh
Sở Tài chính
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I IV
Đề án trình HĐND tỉnh
2.
Lĩnh vực văn hóa xã hội
14
Đề án đặt tên đường tại thị trấn Phú Đa
UBND huyện Phú Vang
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Đề án trình HĐND tỉnh
15
Đề án đặt tên đường tại thị trấn Phong Điền
UBND huyện Phong Điền
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Đề án trình HĐND tỉnh
16
Đề án Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho vận động viên
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Đề án trình HĐND tỉnh
17
Quy hoạch thiết chế văn hóa đến năm 2020
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Đề án trình HĐND tỉnh
18
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2025
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Quy hoạch trình HĐND tỉnh
19
Quy hoạch ngành Phát thanh và Truyền hình đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Đài PT&TH tỉnh
Đ/c Ngô Hòa
Quý III
Đề án trình HĐND tỉnh
20
Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý IV
Đề án trình HĐND tỉnh
21
Đề án đặt tên đường phố tại các huyện, thị xã, thành phố Huế
UBND các địa phương
Đ/c Ngô Hòa
Quý I IV
Đề án trình HĐND tỉnh
3.
Lĩnh vực nội chính, quốc phòng và an ninh
22
Quy định về huy động, quản lý và sử dụng Quỹ quốc phòng, an ninh (sửa đổi Nghị quyết số 8e/2007/NQ HĐND ngày 15/8/2007 của HĐND tỉnh)
BCH QS tỉnh/ Sở Tài chính
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Đề án trình HĐND tỉnh
23
Đề án Bảo đảm chế độ chính sách cho lực lượng dân quân từ năm 2013 và những năm tiếp theo
BCH QS tỉnh/ Sở Tài chính
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II IV
Đề án trình HĐND tỉnh
24
Đề án thành lập các thị trấn: La Sơn, Vinh Thanh, An Lỗ, Thanh Hà, Điền Lộc,...
UBND các huyện
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II IV
Đề án trình HĐND tỉnh và trình Chính phủ
25
Điều chỉnh tăng mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn (sửa đổi Nghị quyết số 9m/2007/NQ HĐND ngày 12/12/2007 của HĐND tỉnh)
Sở Nội vụ
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý III IV
Đề án trình HĐND tỉnh
II. CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN THUỘC THẨM QUYỀN CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH
STT
CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
THỜI GIAN THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
1.
Lĩnh vực Kinh tế tổng hợp
1
Quy hoạch chung các đô thị được định hướng là đô thị loại V: La Sơn, Vinh Thanh, An Lỗ, Thanh Hà, Điền Lộc, Điền Hải, Phong Mỹ, A Đớt, Hồng Vân, Vinh Hiền
UBND các địa phương liên quan
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I IV
Quy hoạch
2
Kế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính năm 2012
Văn phòng UBND tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Tháng 1
Kế hoạch
3
Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của UBND tỉnh năm 2012
Văn phòng UBND tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Tháng 1
Kế hoạch
4
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Hương Thủy đến năm 2020
UBND thị xã Hương Thủy
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Tháng 1
Quy hoạch
5
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 các huyện: Phú Vang, Nam Đông, A Lưới, thị xã Hương Trà
UBND các huyện, thị xã Hương Trà
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Quy hoạch
6
Kế hoạch xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
7
Kế hoạch nâng hạng chỉ số PCI năm 2012
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
8
Kế hoạch xúc tiến đầu tư vào các KCN tỉnh năm 2012
BQL các KCN tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
9
Kế hoạch thu tiền sử dụng đất năm 2012
Sở Tài chính
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
10
Đề án Phát triển khuyến nông tỉnh giai đoạn 2012 2025
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Đề án
11
Đề án Kiểm kê, rà soát diện tích rừng và đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp tỉnh
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Đề án
12
Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 2015
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Kế hoạch
13
Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 2015
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Kế hoạch
14
Đề án Thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Đề án
15
Kế hoạch thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 18/QĐ TTg ngày 11/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ
Ban Dân tộc
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Kế hoạch
16
Kế hoạch sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn năm 2012
Ban ĐMPTDN
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Kế hoạch
17
Đề cương Quy hoạch điện lực cấp huyện
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Đề cương Quy hoạch
18
Đề án Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Festival 2012
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Đề án
19
Đề án xây dựng thương hiệu một số sản phẩm đặc sản địa phương để đưa vào kênh phân phối toàn quốc
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Đề án
20
Kế hoạch thực hiện CTMTQG Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 2015
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Kế hoạch
21
Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác Chợ giai đoạn 2012 2015
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Kế hoạch
22
Kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2011 2015)
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Tháng 1
Kế hoạch
23
Đề án Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm cộng đồng về biến đổi khí hậu đến các xã, phường trên địa bàn tỉnh
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Đề án
24
Kế hoạch thực hiện CTMTQG Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 2015
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Kế hoạch
25
Kế hoạch thực hiện CTMTQG Khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường giai đoạn 2012 2015
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Kế hoạch
26
Kế hoạch Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Kế hoạch
27
Kế hoạch sắp xếp các khu nhà, đất sở hữu nhà nước trên địa bàn đến năm 2015
Sở Xây dựng/ Sở TN&MT
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Kế hoạch
28
Phương án sắp xếp trụ sở các cơ quan HCNN, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn đến năm 2015
Sở Tài chính
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Kế hoạch
29
Kế hoạch thực hiện CTMTQG Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 2015
Sở Thông tin và Truyền thông
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Kế hoạch
30
Kế hoạch Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển các KCN của tỉnh năm 2012
BQL các KCN tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Kế hoạch
31
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Phú Đa, diện tích 250 ha
BQL các KCN tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I II
Quy hoạch
32
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Điền đến năm 2020
UBND huyện Quảng Điền
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I II
Quy hoạch
33
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Phong Điền đến năm 2020
UBND huyện Phong Điền
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I II
Quy hoạch
34
Quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường tránh phía Tây thành phố Huế
Sở Xây dựng
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Quy hoạch
35
Quy hoạch chung xây dựng đô thị Bình Điền
UBND thị xã Hương Trà
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Quy hoạch
36
Đề án phát triển đàn bò lai giai đoạn 2012 2015
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Đề án
37
Đề án Phát triển chăn nuôi đến năm 2020
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Đề án
38
Đề án nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước ngành Bảo vệ thực vật
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Đề án
39
Kế hoạch kiểm soát hoạt động khai thác nghề lừ trên vùng đầm phá Thừa Thiên Huế
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Kế hoạch
40
Kế hoạch sắp xếp nghề cố định Đăng, Đáy, Rớ giàn… trên vùng đầm phá Thừa Thiên Huế
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Kế hoạch
41
Quy hoạch đới bờ để phân vùng các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng bờ biển tỉnh đến năm 2020
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Quy hoạch
42
Quy hoạch hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh đến năm 2020
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Quy hoạch
43
Kế hoạch cập nhập cơ sở dữ liệu Gis Huế (giai đoạn 2012 2015)
Sở thông tin truyền thông
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Kế hoạch
44
Quy hoạch tổng thể cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (rà soát điều chỉnh)
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Quy hoạch
45
Điều chỉnh Quy hoạch phát triển chợ, siêu thị, Trung tâm TM đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Quy hoạch
46
Đề án Xúc tiến thương mại của tỉnh giai đoạn 2011 2015
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Đề án
47
Quy hoạch chi tiết khu làng nghề truyền thống kết hợp dịch vụ du lịch tại khu quy hoạch trục đường 1A Tự Đức
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Quy hoạch
48
Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ V về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước (giai đoạn từ nay đến 2020)
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Kế hoạch
49
Đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Đề án
50
Quy hoạch chi tiết với tỷ lệ 1/500 dự án Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Quy hoạch
51
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các thị trấn huyện lỵ: Phú Lộc, Phong Điền, Sịa, Khe Tre
UBND các địa phương
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý III
Quy hoạch
52
Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 2020 định hướng 2030
Sở Giao thông vận tải
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý III
Quy hoạch
53
Đề án chuyển đổi cây trồng
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý III
Đề án
54
Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế (rà soát điều chỉnh)
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý III
Quy hoạch
55
Kế hoạch rà soát sử dụng đất lâm nghiệp
Sở Nông nghiệp và PTNT
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý III
Kế hoạch
56
Đề án thành lập Trung tâm dịch vụ KT XH Môi trường vùng dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế
Ban Dân tộc
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý III
Đề án
57
Đề án xây dựng đời sống văn hoá công nhân lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
BQL các KCN tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý III
Đề án
58
Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 KCN Tứ Hạ, giai đoạn II
BQL các KCN
Đ/c P.N.Thọ
Quý III IV
Quy hoạch
59
Đề án Khảo sát, lập danh mục và kế hoạch phát triển sản phẩm mang thương hiệu Huế
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý III
Đề án
60
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
Sở Thông tin và TT
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý III IV
Quy hoạch
61
Đề án tổng thể phân loại đô thị Thừa Thiên Huế là đô thị loại I
Sở Xây dựng
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV
Đề án
62
Đề án Phân loại đô thị Thuận An đạt chuẩn đô thị loại IV
UBND huyện Phú Vang
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV
Đề án
63
Quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh giai đoạn 2011 2020, định hướng đến năm 2030
Sở Giao thông vận tải
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý IV
Quy hoạch
64
Đề án Công tác bảo vệ môi trường trong ngành công thương tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng 2020
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý IV
Đề án
65
Kế hoạch khôi phục và phát triển nghề, làng nghề và sản xuất sản phẩm xuất khẩu năm 2013 2015
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý IV
Kế hoạch
66
Quy hoạch chi tiết với tỷ lệ 1/500 Khu công nghệ cao
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý IV
Quy hoạch
2.
Lĩnh vực văn hóa xã hội
67
Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 2015 trên địa bàn tỉnh
Sở LĐ,TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
68
Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG Việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 2015 trên địa bàn tỉnh
Sở LĐ,TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
69
Đề án Phát triển thể thao thành tích cao
Sở VHTT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Đề án
70
Kế hoạch thực hiện CTMTQG Văn hóa giai đoạn 2012 2015
Sở VHTT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
71
Đề án phát triển dịch vụ tại các điểm di tích cố đô Huế
Trung tâm BTDTCĐ Huế
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Đề án
72
Kế hoạch thực hiện CTMTQG Giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 2015
Sở Giáo dục và Đào tạo
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
73
Đề án nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ
Sở GD&ĐT
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Đề án
74
Kế hoạch hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 27/7/2012)
Sở LĐ,TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
75
Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2012
Sở LĐ,TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
76
Kế hoạch năm 2012 thực hiện Đề án Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 2015
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
77
Kế hoạch trợ giúp xã hội và PHCN cho người tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 2020
Sở LĐ,TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
78
Kế hoạch giảm nghèo nhanh cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao năm 2012
Sở LĐ,TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
79
Kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ giai đoạn 2012 2015
Sở LĐ,TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
80
Kế hoạch đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia
Sở Giáo dục và Đào tạo
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
81
Kế hoạch thực hiện CTMTQG Y tế giai đoạn 2012 2015
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
82
Kế hoạch thực hiện CTMTQG Dân số KHHGĐ giai đoạn 2012 2015
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
83
Kế hoạch thực hiện CTMTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012 2015
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
84
Kế hoạch thực hiện CTMTQG phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 2015
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
85
Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược dân số sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 2020
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
86
Đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu của KV miền Trung và cả nước
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Đề án
87
Đề án phát triển ngành dược Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Đề án
88
Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về Y Dược học cổ truyền giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Kế hoạch
89
Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 2015, định hướng đến năm 2020
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Kế hoạch
90
Đề án phát triển nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Đề án
91
Chiến lược phát triển gia đình VN đến 2020, tầm nhìn 2030
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Kế hoạch
92
Kế hoạch phòng chống bạo lực gia đình đến năm 2020
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Kế hoạch
93
Kế hoạch phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú tỉnh
Sở GD&ĐT
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Kế hoạch
94
Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 2020
Sở Lao động, TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Kế hoạch
95
Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển văn hóa VN đến năm 2020
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý III
Kế hoạch
96
Kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc VN đến năm 2020
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý III
Kế hoạch
97
Đề án quy hoạch khảo cổ học trên địa bàn tỉnh đến 2020
Sở VH,TT&DL
Đ/c Ngô Hòa
Quý IV
Đề án
98
Kế hoạch quản lý tổng thể khu di sản Huế
Trung tâm BTDTCĐ Huế
Đ/c Ngô Hòa
Quý IV
Kế hoạch
99
Kế hoạch trợ giúp cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012 2015
Sở Lao động, TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý IV
Kế hoạch
3.
Lĩnh vực Nội chính, quốc phòng và an ninh
100
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức năm 2012
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
101
Kế hoạch bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã, cấp huyện nhiệm kỳ 2011 2016
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
102
Kế hoạch cải cách hành chính năm 2012
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
103
Kế hoạch hoạt động khối thi đua năm 2012
Sở Nội vụ
Đ/c Lê Trư ng Lưu
Quý I
Kế hoạch
104
Kế hoạch kiểm tra văn bản QPPL năm 2012
Sở Tư pháp
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
105
Đề án Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp giai đoạn 2012 2015
Sở Tư pháp
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I II
Đề án
106
Kế hoạch tổ chức cắm biển khu vực cấm, địa điểm cấm
Công an tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
107
Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 2015
Công an tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
108
Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 2015
Công an tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
109
Kế hoạch thực hiện Đề án tăng dày và tôn tạo mốc quốc giới Việt Nam Lào tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Kế hoạch
110
Kế hoạch công tác giáo dục quốc phòng an ninh năm 2012
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
111
Kế hoạch thực hiện đề án tăng cường nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012
Sở Tư pháp
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
112
Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Sở Tư pháp
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Kế hoạch
113
Kế hoạch tuyển dụng công chức năm 2012
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Kế hoạch
114
Kế hoạch đào tạo Đại học, Cao đẳng ngành Quân sự cơ sở năm 2012
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Kế hoạch
115
Kế hoạch Tổ chức đón và lễ cải táng liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào đưa về nước
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Kế hoạch
116
Kế hoạch Diễn tập khu vực phòng thủ thị xã Hương Thủy và thị xã Hương Trà năm 2012
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý III
Kế hoạch
117
Kế hoạch diễn tập huy động lực lượng, phương tiện tham gia làm nhiệm vụ trên biển
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý III
Kế hoạch
118
Kế hoạch tuyển dụng công chức
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý III
Kế hoạch
119
Chương trình hành động Phòng chống tội phạm mua bán người
Công an tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV
Chương trình
Yêu cầu các đồng chí thành viên UBND tỉnh theo lĩnh vực phụ trách thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình công tác năm 2012 của UBND tỉnh. Chương trình công tác năm 2012 sẽ được điều chỉnh, bổ sung theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Trên cơ sở danh mục này, Văn phòng UBND tỉnh sẽ tham mưu xây dựng chương trình công tác hàng tháng trình UBND tỉnh thông qua để gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện./.
DANH MỤC
BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ NĂM 2012 CỦA UBND TỈNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 2813/QĐ UBND ngày 31/12/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012)
STT
CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
THỜI GIAN THỰC HIỆN
SẢN PHẨM/ HÌNH THỨC VB
1.
Quyết định ban hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản QPPL
Sở Tư pháp
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Quyết định QPPL
2.
Quyết định ban hành quy định về trình tự giải quyết thủ tục thực hiện dự án của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Quyết định
3.
Quyết định ban hành Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Quyết định
4.
Quyết định ban hành Quy chế Tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh (sửa đổi)
Sở Nội vụ
(Ban Thi đua Khen thưởng)
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Quyết định
5.
Quyết định ban hành Đơn giá cây trồng, vật nuôi, đơn giá nhà ở, công trình kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường
Sở NN&PTNT/Sở Xây dựng
Đ/c Lê Trường Lưu
Tháng 2
Quyết định
6.
Quyết định ban hành Bộ đơn giá dịch vụ công ích đô thị năm 2012
Sở Xây dựng
Đ/c Lê Trường Lưu
Tháng 2
Đề án
7.
Quyết định ban hành quy định sửa đổi về chế độ đào tạo, bồi dưỡng (thay thế Quyết định số 1812/2008/QĐ UBND)
Sở Tài chính
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Quyết định
8.
Quyết định quy định mức giá xử lý nước thải KCN Phú Bài
BQL các KCN tỉnh
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Quyết định
9.
Quyết định quy định giá đất tại các KCN tỉnh
BQL các KCN tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Quyết định
10.
Quyết định ban hành Quy định việc quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh và giữa các ngành
Sở Thông tin và Truyền thông
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Quyết định
11.
Quyết định ban hành Quy định xây dựng, triển khai và khai thác các phần mềm ứng dụng trong CQNN
Sở Thông tin và Truyền thông
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Quyết định
12.
Quyết định ban hành Quy định tạm thời việc tổ chức xét, công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Quyết định
13.
Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 598/2009/QĐ UBND ngày 25/3/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu và triển khai có sử dụng ngân sách nhà nước địa phương
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Tháng 1
Quyết định
14.
Quyết định điều chỉnh Quyết định 2344/2007/QĐ UBND ngày 18/10/2007 của UBND tỉnh phê duyệt quy định định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Quyết định
15.
Quyết định ban hành quy định quản lý thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 2015 xét đến năm 2020
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Quyết định
16.
Điều chỉnh Quyết định số 38/2010/QĐ UBND ngày 05/10/2010 của UBND tỉnh Quy chế đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh
Sở Tài chính
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Quyết định QPPL
17.
Quyết định ban hành Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Quyết định
18.
Quyết định ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II III
Quyết định
19.
Quyết định phân cấp quản lý, sử dụng công chức, viên chức
Sở Nội vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II III
Quyết định
20.
Quyết định ban hành Quy định quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Sở Ngoại vụ
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Quyết định
21.
Quyết định ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Quyết định
22.
Quyết định ban hành Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào các KCN tỉnh
BQL các KCN tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Quyết định
23.
Quyết định ban hành quy chế phối hợp Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh với BCH phòng chống lụt bão và TKCN tỉnh
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Quyết định
24.
Quyết định giao chỉ tiêu tập huấn, huấn luyện, diễn tập quân nhân dự bị năm 2012
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Quyết định
25.
Quyết định ban hành Quy chế quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý II
Quyết định
26.
Quyết định ban hành Quy định về tổ chức và quản lý bến thuyền du lịch
Sở Giao thông vận tải
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Quyết định
27.
Quyết định ban hành Quy định về tiêu chuẩn phương tiện
Sở Giao thông vận tải
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Quyết định
28.
Quyết định ban hành Quy định về quản lý vận tải khách đường thủy nội địa
Sở Giao thông vận tải
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý II
Quyết định
29.
Quyết định ban hành Quy trình hướng dẫn các bước tiếp nhận công bố hợp quy các sản phẩm vật liệu xây dựng
Sở Xây dựng
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Quyết định
30.
Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 742/2007/QĐ UBND ngày 16/3/2007 của UBND tỉnh quy định về quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh
Sở Thông tin và Truyền thông
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Quyết định
31.
Quyết định sửa đổi Quyết định số 4043/2005/QĐ UBND của UBND tỉnh quy định một số chính sách Dân số và KHHGĐ
Sở Y tế
Đ/c Ngô Hòa
Quý II
Quyết định
32.
Quyết định về việc phân công, phân cấp công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
Sở Xây dựng
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý III
Quyết định QPPL
33.
Quyết định ban hành Quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trên địa bàn tỉnh (sửa đổi, bổ sung)
Thanh tra tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý III
Quyết định QPPL
34.
Quyết định ban hành Quy định về thẩm quyền trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh (sửa đổi, bổ sung)
Thanh tra tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý III
Quyết định QPPL
35.
Quyết định ban hành Quy định việc xây dựng, tích hợp hệ thống dữ liệu và công khai thông tin trên môi trường mạng về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cáo, kiến nghị, phản ánh
Thanh tra tỉnh/ Văn phòng UBND tỉnh
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý III
Quyết định
36.
Quyết định ban hành Quy định quản lý và sử dụng vốn ODA trên địa bàn tỉnh
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV
Quyết định
37.
Quyết định về việc ban hành quy định về điều hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2013
Sở Tài chính
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý IV
Quyết định
38.
Quyết định phê duyệt Đề cương Quy hoạch Phát triển điện lực các huyện, thị xã, thành phố (9 đơn vị hành chính)
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý IV
Quyết định
39.
Quyết định sửa đổi Quyết định 1591/2006/QĐ UBND ngày 28/6/2006 của UBND tỉnh về Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét tặng Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý IV
Quyết định
40.
Chỉ thị về việc tổ chức thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước và các văn bản hướng dẫn
Sở Tư pháp
Đ/c Nguyễn Văn Cao
Quý I
Chỉ thị
41.
Chỉ thị về việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh
Sở Tư pháp
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Chỉ thị
42.
Chỉ thị phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2012
Sở Nội vụ
Đ/c Lê Trường Lưu
Quý I
Chỉ thị
43.
Chỉ thị về củng cố, tăng cường quản lý về công tác văn thư lưu trữ
Sở Nội vụ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Chỉ thị
44.
Chỉ thị về tăng cường công tác thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh
Sở Khoa học và Công nghệ
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Chỉ thị
45.
Chỉ thị về tăng cường quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp
Sở Tài nguyên và Môi trường
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý I
Chỉ thị
46.
Chỉ thị về việc đẩy mạnh công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” trên địa bàn tỉnh
Sở Lao động, TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Chỉ thị
47.
Chỉ thị về tăng cường công tác đào tạo nghề
Sở Lao động, TB&XH
Đ/c Ngô Hòa
Quý I
Chỉ thị
48.
Chỉ thị về việc thực hiện kiểm toán năng lượng đối với doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm
Sở Công Thương
Đ/c Phan Ngọc Thọ
Quý II
Chỉ thị
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
|
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 39/2011/QĐ UBND
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC THU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ ĐỐI VỚI Ô TÔ CHỞ NGƯỜI DƯỚI 10 CHỖ NGỒI (KỂ CẢ LÁI XE), BAO GỒM CẢ Ô TÔ BÁN TẢI VỪA CHỞ NGƯỜI VỪA CHỞ HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 124/2011/TT BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ;
Căn cứ Nghị quyết số 19/2011/NQ HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khoá VIII, nhiệm kỳ 2011 2016, kỳ họp thứ 3 về quy định, điều chỉnh, bổ sung một số loại phí và lệ phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng tại Công văn số 2252/STC QLNS ngày 30 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe), bao gồm cả ô tô bán tải vừa chở người vừa chở hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là 15% trên giá tính lệ phí trước bạ.
Giá tính lệ phí trước bạ là giá do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành phù hợp với quy định của Nhà nước và tình hình thực tế trên địa bàn thành phố trong từng thời kỳ.
Điều 2. Quản lý và sử dụng lệ phí thu được
Tổ chức cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ có trách nhiệm kê khai và nộp lệ phí trước bạ đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật Quản lý Thuế và Thông tư số 124/2011/TT BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
Điều 3. Cục Thuế thành phố Đà Nẵng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 và thay thế Quyết định số 07/2009/ QĐ UBND ngày 25 tháng 02 năm 2009 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định mức thu, quản lý và sử dụng lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc Sở Tài chính; Cục trưởng Cục Thuế thành phố; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Võ Duy Khương
|
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 40/2011/QĐ UBND
Đà Nẵng, ngày 31 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ VỆ SINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ CP;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 63/2002/TT BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 19/2011/NQ HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 2016, kỳ họp thứ 3 quy định, điều chỉnh, bổ sung một số loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố;
Theo đề nghị của Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng tại Công văn số 2252/STC QLNS ngày 30 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quyết định này quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Đối tượng nộp phí vệ sinh
Đối tượng nộp phí vệ sinh là các hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải và xử lý (đối với rác nguy hại), kể cả các hộ dân cư ở các đường phố chưa có tên hoặc đã có tên nhưng chưa phân loại.
Điều 3. Mức thu phí vệ sinh và cơ quan thu
1. Mức thu phí vệ sinh quy định tại Phụ lục đính kèm Quyết định này.
2. Cơ quan thu phí:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô thị Đà Nẵng.
b) Các đơn vị, tổ chức cá nhân khác có hoạt động cung ứng dịch vụ vệ sinh, thu gom, vận chuyển rác thải và xử lý đối với rác thải nguy hại.
Điều 4. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền thu phí vệ sinh
1. Chế độ thu nộp: Thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế, Thông tư số 63/2002/TT BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT BTC.
2. Chế độ quản lý và sử dụng tiền phí vệ sinh thu được: Cơ quan thu phí được sử dụng số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ công tác thu phí; hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải; xử lý (đối với rác thải nguy hại) và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế.
Điều 5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 và thay thế Quyết định số 51/2010/QĐ UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 7. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục thuế thành phố; Giám đốc Kho Bạc Nhà nước Đà Nẵng; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Đà Nẵng và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Võ Duy Khương
PHỤ LỤC
MỨC THU PHÍ VỆ SINH (Kèm theo Quyết định số 40/2011/QĐ UBND ngày 31 tháng12 năm 2011 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Số TT
Đối tượng
Mức thu
Đơn vị tính
Số tiền
I
Hộ gia đình không sản xuất, kinh doanh
1
Hộ mặt đường, tầng trệt nhà tập thể cao tầng
đồng/hộ/tháng
20.000
2
Hộ trong kiệt, hẻm; Hộ chung cư, nhà tập thể cao tầng (trừ tầng trệt)
đồng/hộ/tháng
15.000
3
Hộ chung cư thu nhập thấp, phòng trọ, nhà tạm
đồng/hộ/ tháng
10.000
II
Hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại nhà ở
1
Đường phố loại 1,2
đồng/hộ/tháng
60.000
2
Đường phố loại 3, 4, 5; Đường phố chưa phân loại; Đường phố chưa đặt tên
đồng/hộ/tháng
45.000
3
Kiệt, hẻm
đồng/hộ/tháng
30.000
III
Trường học, nhà trẻ, cơ quan HCSN, KTX sinh viên, doanh trại lực lượng vũ trang
1
Lượng rác thải dưới 01m3/ tháng
đồng/đơn vị/tháng
100.000
2
Lượng rác thải từ 1m3/ tháng trở lên
đồng/m3 rác
125.000
IV
Doanh nghiệp, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng kinh doanh ăn uống
đồng/m3 rác
160.000
V
Bệnh viện, cơ sở y tế
1
Rác thải sinh hoạt tại trạm y tế phường, xã
đồng/đơn vị/tháng
100.000
2
Rác thải sinh hoạt tại Bệnh viện và các cơ sở y tế khác
đồng/m3 rác
160.000
VI
Nhà máy, cơ sở sản xuất
Rác thải sinh hoạt
đồng/m3 rác
160.000
VII
Nhà ga, bến tàu, bến xe và khu vực khác
đồng/m3 rác
160.000
VIII
Các hộ buôn bán nhỏ vỉa hè
đồng/hộ/ngày
1.500
IX
Rác thải nguy hại
1
Rác thải y tế nguy hại
1.1
Bệnh viện; Trung tâm y tế quận, huyện.
đồng/kg
10.000
1.2
Trạm y tế xã
đồng/đơn vị/tháng
200.000
1.3
Trạm y tế phường
đồng/đơn vị/tháng
300.000
1.4
Cơ sở y tế tư nhân có thực hiện thủ thuật
đồng/đơn vị/tháng
300.000
1.5
Cơ sở y tế tư nhân không thực hiện thủ thuật
đồng/đơn vị/tháng
200.000
2
Rác thải công nghiệp nguy hại
2.1
Xử lý bằng phương pháp đốt
đồng/kg
6.000
2.2
Xử lý bằng phương pháp đóng rắn
đồng/kg
5.000
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 249/2011/NQ HĐND
Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỨC THÙ LAO ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐÃ NGHỈ HƯU GIỮ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO CHUYÊN TRÁCH TẠI CÁC HỘI CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;
Căn cứ Quyết định số 68/2010/QĐ TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Hội có tính chất đặc thù;
Căn cứ Thông tư số 11/2010/TT BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;
Căn cứ Quyết định số 30/2011/QĐ TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 1786/TTr UBND ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc quy định chế độ mức thù lao đối với người nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số: 45/BC VHXH ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Ban Văn hóa xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo tại các Hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng.
Những người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội có tính chất đặc thù được thành lập theo Điều 33, Nghị định số 45/2010/NĐ CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.
2. Chế độ thù lao.
Mức thù lao hàng tháng đối với những người đã nghỉ hưu giữ chức danh Chủ tịch các Hội có tính chất đặc thù, cụ thể như sau:
(Mức phụ cấp tính đơn vị là lần so với mức lương tối thiểu chung)
TT
Các cấp hội
Chức vụ
Mức phụ cấp
1
Hội cấp tỉnh
Chủ tịch
5,0
2
Hội cấp huyện, thị xã, thành phố
Chủ tịch
3,2
3
Hội cấp xã, phường, thị trấn
Chủ tịch
1,0
Mức thù lao hàng tháng đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh Phó Chủ tịch các Hội có tính chất đặc thù giao cho UBND tỉnh căn cứ vào hướng dẫn của Trung ương và thực tế hoạt động của Hội để quyết định mức thù lao cho phù hợp.
Đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo tại nhiều Hội thì được hưởng chế độ thù lao tại một hội.
3. Nguồn kinh phí chi trả.
Nguồn kinh phí chi trả chế độ thù lao được ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Thời điểm áp dụng: Thực hiện từ ngày 01/01/2012.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết theo qui định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XIII, kỳ họp thứ 03 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2011./.
CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Tùng
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2178/QĐ UBND
Hậu Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ V/v lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Xét Tờ trình số 648/TTr SKH&ĐT KT ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 với các nội dung chính sau:
1. Tên của dự án: Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.
2. Quan điểm quy hoạch:
2.1. Quan điểm phát triển:
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đưa ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển nhanh, bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban chấp hành Trung ương khóa X.
Chuyển đổi nhanh, mạnh từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, quy mô hộ gia đình sang phương thức chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại. Trên cơ sở hình thành các vùng khuyến khích phát triển phát triển chăn nuôi tập trung gắn với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhằm đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và tạo cơ hội tốt để người dân có thể làm giàu từ chăn nuôi.
Khai thác tối ưu hiệu quả sử dụng quỹ đất sản xuất nông nghiệp dành cho phát triển chăn nuôi. Trên cơ sở phối hợp tốt giữa Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và Quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận các cơ sở chăn nuôi tập trung buộc phải di dời hoặc thu hút các nhà đầu tư vào vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo đúng tiến độ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, tạo cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành chăn nuôi và công nghệ giết mổ gia súc, gia cầm như: sản xuất và nhân các giống chất lượng cao, sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y nhất là khâu xây dựng chuồng trại và xử lý chất thải trong chăn nuôi, công nghệ giết mổ tiên tiến, hiện đại với sự tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.
Đi đôi với đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi cần tăng cường công tác quản lý thông qua việc nâng cao năng lực quản lý ngành nhất là công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; kiểm soát và xử lý chất thải; công tác giám sát sản phẩm chăn nuôi,…nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.
2.2. Mục tiêu phát triển:
Đến năm 2020, ngành chăn nuôi của tỉnh cơ bản chuyển sang phương thức chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp, hiện đại đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh, môi trường chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm,…
Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 9,46%/năm giai đoạn 2011 2015 và 8,5%/năm giai đoạn 2016 2020.
Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 20% năm 2015 và đạt 35% năm 2020.
Sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 đạt 48,1 nghìn tấn. Trong đó: thịt heo 36,9 tấn, thịt gia cầm 10,8 nghìn tấn, thịt trâu 94 tấn, thịt bò 191 tấn; sản lượng thịt hơi các loại năm 2020 đạt 81,8 nghìn tấn. Trong đó, thịt heo 66,2 nghìn tấn, thịt gia cầm 15,1 nghìn tấn, thịt trâu 154 tấn, thịt bò 263 tấn.
Sản lượng trứng gia cầm đạt 172 triệu quả trứng năm 2015 và 241 triệu quả trứng năm 2020.
3. Quy hoạch chăn nuôi đến năm 2020.
3.1. Quy mô đàn các loại vật nuôi chính:
Quy mô đàn heo: năm 2015 là 230 nghìn con, trong đó nuôi tập trung 34,5 nghìn con (15%); năm 2020 là 400 nghìn con, trong đó nuôi tập trung 240 nghìn con (60%).
Quy mô đàn gà: năm 2015 là 1.500 nghìn con, trong đó nuôi tập trung 602 nghìn con (40%); năm 2020 là 2.400 nghìn con, trong đó nuôi tập trung 2.044 nghìn con (85%).
Quy mô đàn vịt: năm 2015 là 3.500 nghìn con, trong đó nuôi có kiểm soát của ngành Thú y theo hướng an toàn dịch bệnh là 398 nghìn con (11%); năm 2020 là 4.600 nghìn con, trong đó nuôi có kiểm soát của ngành Thú y theo hướng an toàn dịch bệnh 2.857 nghìn con (62%).
Quy mô đàn trâu: năm 2015 là 2 nghìn con; năm 2020 là 3 nghìn con.
Quy mô đàn bò: năm 2015 là 3,3 nghìn con; năm 2020 là 3,8 nghìn con.
3.2 Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tập trung:
a) Các vùng đủ điều kiện phát triển chăn nuôi tập trung độc lập với tổng diện tích đất nông nghiệp là 99.702 ha.
b) Các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm:
Huyện Phụng Hiệp: bố trí 02 vùng, cụ thể như sau:
+ Vùng 1: diện tích 270 ha thuộc ấp Bào Môn và ấp Hòa Phụng C, xã Hòa An.
+ Vùng 2: diện tích 250 ha thuộc ấp 6 và ấp 7, xã Hòa An.
Huyện Vị Thủy: bố trí 01 vùng, diện tích 150 ha thuộc xã Vĩnh Trung.
Huyện Long Mỹ: bố trí 03 vùng, cụ thể như sau:
+ Vùng 1: diện tích 200 ha thuộc xã Xà Phiên.
+ Vùng 2: diện tích 100 ha thuộc khu phát triển chăn nuôi thủy cầm kết hợp nuôi trồng thủy sản nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc xã Lương Nghĩa.
+ Vùng 3: diện tích 230 ha thuộc vùng đầu tư, phát triển chăn nuôi hướng ngoại nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc xã Lương Nghĩa.
3.3. Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung:
Toàn tỉnh bố trí 10 cụm cơ sở giết mổ tập trung, cụ thể như sau:
a) TP. Vị Thanh: bố trí 01 cụm phụ trách các xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến và các phường 1, 3, 4, 5, 7 (thành phố Vị Thanh); xã Vị Đông (huyện Vị Thủy).
b) Huyện Long Mỹ: bố trí 02 cụm, gồm:
Cụm phía Tây: phụ trách các xã: Vĩnh Viễn, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên (huyện Long Mỹ); xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh) và xã Vĩnh Thuận Tây (huyện Vị Thủy).
Cụm phía Đông: phụ trách các xã: Thuận Hòa, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông, Long Trị, Long Trị A, Long Bình và thị trấn Long Mỹ, Trà Lồng (huyện Long Mỹ).
c) Huyện Vị Thủy: bố trí 01 cụm phụ trách các xã: Vị Thanh, Vị Bình, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường, Vị Trung, Vị Thắng, Vị Thủy và thị trấn Nàng Mau (huyện Vị Thủy).
d) Huyện Châu Thành A: bố trí 02 cụm, gồm:
Cụm cơ sở giết mổ tập trung phía Tây: phụ trách các xã: Trường Long Tây, Trường Long A, Tân Hòa, Nhơn Nghĩa A, thị trấn Bảy Ngàn, Một Ngàn (huyện Châu Thành A).
Cụm cơ sở giết mổ tập trung phía Đông: phụ trách các xã: Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh và thị trấn Rạch Gòi, Cái Tắc (huyện Châu Thành A); xã: Thạnh Hòa, Long Thạnh, Tân Long (huyện Phụng Hiệp); xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành).
e) Huyện Phụng Hiệp: bố trí 02 cụm, gồm:
Cụm phía Bắc: phụ trách các xã: Tân Bình, Bình Thành, Phụng Hiệp, Hòa Mỹ, Hòa An và thị trấn Kinh Cùng.
Cụm phía Nam: phụ trách các xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng, Phương Phú, Phương Bình và thị trấn Cây Dương, thị trấn Búng Tàu.
f) Thị xã Ngã Bảy: bố trí 01 cụm phụ trách các phường: Lái Hiếu, Hiệp Thành, Ngã Bảy và xã: Hiệp Lợi, Đại Thành, Tân Thành.
g) Huyện Châu Thành: bố trí 01 cụm phụ trách các xã: Phú Hữu A, Phú Hữu, Đông Phước, Đông Phước A, Phú An, Đông Phú và thị trấn Ngã Sáu.
4. Tổng vốn đầu tư.
Để thực hiện phương án quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư ước tính khoảng 1.499 tỷ đồng, trong đó:
4.1. Vốn đầu tư của doanh nghiệp, hộ gia đình 1.102 tỷ đồng (73,49%), bao gồm:
Vốn đầu tư để phát triển đàn gia súc, gia cầm bố mẹ.
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuồng trại, nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị phục vụ chăn nuôi và giết mổ của trang trại chăn nuôi tập trung.
Vốn đầu tư để sang nhượng đất đai.
4.2. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 362 tỷ đồng (24,14%), bao gồm:
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và cụm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, bao gồm: hệ thống giao thông và hệ thống điện phục vụ phát triển chăn nuôi.
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung ở những địa bàn trọng điểm trong trường hợp chưa thu hút được nhà đầu tư.
Vốn đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải di dời đến nơi quy hoạch.
Vốn đầu tư hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quảng bá thương hiệu sản phẩm chăn nuôi và thực hiện các chương trình dự án ưu tiên giai đoạn 2011 2020.
Vốn đầu tư hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
4.3. Nguồn vốn khác 35,6 tỷ đồng (2,37%), bao gồm: vốn tài trợ của các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến sản phẩm chăn nuôi cho các hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ, đào tạo và quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.
Biểu bảng vốn đầu tư đến năm 2020
Số TT
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
(triệu đồng)
Tổng đầu tư
Chia ra
Tổng
2011 2015
2016 2020
Giá trị (triệu đồng)
%
2011 2015
2016 2020
TỔNG ĐẦU TƯ
1.499.004
387.926
1.041.078
A
Phân theo hạng mục đầu tư
I
Đầu tư phát triển sản xuất
1.238.200
82,60
294.460
873.740
1
Chi phí sang nhượng đất chăn nuôi
ha
296
89
207
450
133.200
8,89
39.960
93.240
2
Chi phí xây dựng cơ sở chăn nuôi
1.035.000
69,05
254.500
780.500
Đàn heo
Con
200.000
50.000
150.000
3,9
780.000
52,03
195.000
585.000
Đàn gà
103 con
1.500
350
1.150
170
255.000
17,01
59.500
195.500
3
Chi phí đầu tư cơ sở giết mổ
Cơ sở
20
6
14
3.500
70.000
4,67
21.000
49.000
II
Đầu tư cơ sở hạ tầng
186.548
12,44
66.576
119.972
1
Giao thông
18,59
10,72
7,87
167.249
11,16
62.716
104.533
Mở mới
Km
5,80
1,56
4,24
22.000
127.600
8,51
34.320
93.280
Nâng cấp
Km
12,79
9,16
3,63
3.100
39.649
2,65
28.396
11.253
2
Điện trung thế
Km
29,69
5,94
23,75
650
19.299
1,29
3.860
15.439
III
Chi phí đào tạo nghề
Người
2100
1260
840
1,5
3.150
0,21
1.890
1.260
IV
Chi phí khác
71.106
4,74
25.000
46.106
B
Phân theo nguồn
I
Ngân sách nhà nước
361.889
24,14
102.966
258.923
1
Hỗ tợ phát triển sản xuất
136.639
9,12
22.000
114.639
2
Đầu tư cơ sở hạ tầng
186.548
12,44
66.576
119.972
3
Đào tạo nghề
3.150
0,21
1.890
1.260
4
Chi phí khác
35.553
2,37
12.500
23.053
II
Doanh nghiệp và hộ đầu tư
1.101.562
73,49
235.568
698.992
1
Vốn tự có
495.703
33,07
94.227
279.597
2
Vốn vay
605.859
40,42
141.341
419.395
III
Nguồn vốn khác
35.553
2,37
12.500
23.053
5. Thời gian thực hiện:
Dự án thực hiện trong giai đoạn 2011 2020. Định kỳ 5 năm sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch nhằm phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của địa phương.
6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
6.1. Về thị trường tiêu thụ:
Khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ, hiện đại đồng thời mở rộng liên kết giữa các trang trại chăn nuôi tập trung với các cơ sở giết mổ và chế biến này nhất là các cơ sở đang hoạt động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam, nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm chăn nuôi lớn, ổn định, đa dạng đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, quy mô lớn xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm và tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm chăn nuôi. Hỗ trợ thành lập các hợp tác xã giết mổ, thu mua, chế biến sản phẩm chăn nuôi với các chính sách hỗ trợ thiết thực về vốn, thuế,…Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,…
6.2. Về sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Khuyến khích, kêu gọi đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm công suất lớn, công nghệ hiện đại nhằm chủ động cung ứng lượng lớn thức ăn chăn nuôi trong tỉnh và các vùng lân cận. Mở rộng liên kết, hợp tác giữa nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Trang trại chăn nuôi trong phát triển chăn nuôi. Riêng đối với thức ăn chăn nuôi cho gia súc nhai lại cần tận dụng đất thổ cư, đất vườn,…trồng các loại cỏ năng suất cao để cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ, kịp thời nhất là trong mùa nước nổi.
Cơ quan khuyến nông của tỉnh cần lên kế hoạch tập huấn thường xuyên kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân trong tỉnh nhất là khâu chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các loại thức ăn, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
6.3. Giải pháp về khoa học công nghệ, đào tạo và khuyến nông:
a) Khoa học và công nghệ:
Sản xuất giống: tập trung đầu tư, phát triển đàn đực giống tốt và chọn lọc đàn nái chất lượng cao, nâng cao tỷ lệ thụ tinh, giảm số lần thụ tinh và chi phí cho một lần thụ tinh; khuyến khích thành lập các cơ sở chuyên sản xuất con giống gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng chuồng trại: đảm bảo khoảng cách giữa các dãy chuồng và mật độ nuôi hợp lý. Tùy theo tình hình thực tế của chủ cơ sở có thể áp dụng các kiểu chuồng tiên tiến, hiện đại vào hoạt động chăn nuôi.
Chăm sóc, nuôi dưỡng: thực hiện tốt các chỉ tiêu kỹ thuật theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển ban hành, trước mắt là đối với trang trại chăn nuôi gà công nghiệp và trang trại chăn nuôi heo đạt tiêu chí xác định kinh tế trang trại.
Xử lý chất thải: xử lý nghiêm đối với các hộ nuôi chưa có hoặc có công trình xử lý chất thải nhưng không đạt tiêu chuẩn theo quy định; đưa nhanh công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, có khả năng tận dụng chất thải để sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống (phân hữu cơ vi sinh, biogas).
Quản lý dịch bệnh: kết hợp biện pháp phòng chống dịch bệnh tổng hợp từ khâu chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng vắc xin, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, tiêu độc sát trùng,… theo quy trình chăn nuôi khép kín từ trang trại đến bàn ăn.
b) Đào tạo:
Tiếp tục hỗ trợ kinh phí mở các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức kinh doanh, quản lý trang trại, quản lý hợp tác xã, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu; nghiên cứu, chọn lọc tiến đến áp dụng các mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường tiên tiến vào chăn nuôi của tỉnh.
c) Khuyến nông:
Kiện toàn mạng lưới và có sự kết hợp nhịp nhàn giữa lực lượng khuyến nông và Chăn nuôi, Thú y từ tỉnh đến cơ sở đồng thời bổ sung nguồn kinh phí hoạt động để mua sắm mới vật tư, trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác khuyến nông và chăn nuôi, thú y.
6.4. Giải pháp về quản lý an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường:
a) Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm:
Cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải cam kết thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y đồng thời không sử dụng các chất cấm sử dụng trong hoạt động chăn nuôi. Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thẩm tra, cấp và giám sát việc thực hiện các nội dung quy định về điều kiện vệ sinh Thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên cơ sở đó, tiến hành xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định này.
b) Xử lý chất thải và quản lý môi trường trong chăn nuôi:
Cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Môi trường; thử nghiệm và nhân rộng các mô hình xử lý chất thải tiên tiến như xử lý toàn bộ chất thải bằng phương pháp biogas kết hợp phát điện, xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi,…
6.5. Giải pháp về huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ vốn cho phát triển chăn nuôi tập trung:
Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung được huy động trực tiếp từ nguồn ngân sách, lồng ghép trong các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh; tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước để nghiên cứu thử nghiệm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và giết mổ,… trước mắt là chương trình chuyển giao công nghệ nuôi heo và gà theo hướng an toàn sinh học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung huy động vốn để xây dựng chuồng trại, đầu tư sản xuất, kinh doanh,…thông qua các hình thức sở hữu khác như: thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty cổ phần về chăn nuôi và giết mổ tập trung; tỉnh ban hành chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế, vốn vay và lãi suất cho vay đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung để thu hút, kêu gọi đầu tư, phát triển chăn nuôi theo hướng quy hoạch của tỉnh.
6.6. Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung và di dời các cơ sở chăn nuôi, giết mổ vào vùng quy hoạch:
Các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển chăn nuôi trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành về đất đai, thuế (bao gồm thuế đất, thuế thu nhập cá nhân) trong một thời gian nhất định, vốn vay ngân hàng và lãi suất cho vay,…Đồng thời, được hỗ trợ để xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các chương trình Hội chợ, triển lãm sản phẩm chăn nuôi,…
Nghiên cứu, ban hành chính sách mới phù hợp với điều kiện của địa phương như: hỗ trợ chi phí di dời theo đầu con hoặc theo quy mô chuồng trại (m2 chuồng trại) với mức hỗ trợ phù hợp (có thể từ 20 30% so với chi phí xây dựng mới chuồng trại), hỗ trợ nguồn vốn vay và lãi suất cho vay đối với các hộ buộc phải di dời hoặc đầu tư, xây dựng mới chuồng trại vào trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.
Vận động và có chính sách hỗ trợ thiết thực đối với những hộ gia đình nằm trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung nhưng không có nguyện vọng đầu tư, phát triển chăn nuôi phải di dời ra khỏi vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.
6.7. Quy chế quản lý trong các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung:
Tiêu chí xem xét, cấp phép đối với cơ sở chăn nuôi tập trung trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung là diện tích tối thiểu từ 2.000 m2 trở lên; số lượng vật nuôi chủ yếu tối thiểu của hộ chăn nuôi heo nái từ 20 con và hộ chăn nuôi heo thịt từ 100 con trở lên; hộ chăn nuôi gà 2.000 con trở lên; có vị trí phù hợp theo quy định, chuồng trại phải được đầu tư theo hướng hiện đại (trước mắt là chuồng kín) và cơ sở được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Quản lý quy trình kỹ thuật chăn nuôi và xử lý môi trường chăn nuôi đảm bảo tuân thủ các quy định tại Pháp lệnh Thú y năm 2004 và Nghị định số 33/2005/NĐ CP ngày 15/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn sinh học,…do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung không bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng sang chăn nuôi, việc đầu tư, phát triển chăn nuôi hay không là do chủ sử dụng đất quyết định, nhưng nhà nước chủ trương khuyến khích các hộ dân này đầu tư, phát triển chăn nuôi tập trung hoặc liên kết góp vốn, sang nhượng cho hộ dân khác đầu tư, phát triển chăn nuôi tập trung theo quy hoạch của tỉnh.
Các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung cũng như các tổ chức, cá nhân khác không được phép xây dựng nhà ở, các công trình công cộng vào trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung (được tính từ ranh vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung đến ranh giới thành phố, thị xã, thị trấn, các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, công sở, trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên xã) theo quy định.
Trong khuôn viên trang trại, diện tích xây dựng chuồng trại phải đảm bảo không vượt quá 25% đối với trại chăn nuôi heo và không vượt quá 40% đối với trại chăn nuôi gà, diện tích còn lại trồng cây lâu năm hoặc cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.
Đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô vừa và nhỏ có trách nhiệm xử lý chất thải, nước thải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định đồng thời phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố. Riêng đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Giao việc tổ chức, quản lý các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung cho UBND các huyện, thị xã, thành phố có vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung. UBND các huyện, thị xã, thành phố có thể thành lập ban quản lý cho tất cả các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi hoặc cho từng vùng tùy theo tình hình thực tế của từng huyện, trong đó có sự tham gia quản lý của các chủ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Ban quản lý vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tổ chức, quản lý theo đúng quy định của nhà nước.
7. Tổ chức thực hiện Quy hoạch:
7.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang:
Công bố Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 đã được phê duyệt theo quy định.
Phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ những nội dung của quy hoạch đã được duyệt.
Xây dựng kế hoạch hàng năm, các dự án ưu tiên đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch và dự án này.
7.2. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai, thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch đã được duyệt.
Lồng ghép các chương trình, dự án của tỉnh về xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển chăn nuôi tại vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung hoặc buộc phải di dời đến nơi quy hoạch, thực hiện tốt các quy định của nhà nước về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.
7.3. Các tổ chức chính trị xã hội và cơ quan truyền thông:
Các tổ chức chính trị xã hội các cấp và cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện tốt Quy hoạch; giới thiệu nhằm nhân rộng các mô hình sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm tiên tiến, hiệu quả, bền vững đồng thời nêu gương tiêu biểu những nông dân chăn nuôi giỏi lồng ghép với việc tiếp thị quảng bá thương hiệu và các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.
7.4. Các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:
Chủ cơ sở chăn nuôi và chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung chủ động đăng ký phương án phát triển chăn nuôi hoặc phương án di dời với cơ quan chức năng theo quy định để được hướng dẫn các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch theo Luật Đấu thầu, kế hoạch vốn, đảm bảo trình tự và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: Như Điều 3; Lưu: VT, KT . NgH D\2011\QD\ QH co so giet mo gia suc 2020
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thành Nhơn
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4141/QĐ UBND
Bình Dương, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;
Căn cứ Quyết định số 81/2007/QĐ TTg ngày 05/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 12/2007/QĐ BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1096/TTr SCT ngày 19/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:
A. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ.
I. Quy định tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật.
Việc lựa chọn địa điểm phát triển chợ phải phù hợp với quy hoạch này đồng thời đảm bảo điều kiện theo quy định hiện hành của các ngành liên quan như: vị trí xây dựng chợ phải nằm ngoài hành lang bảo vệ đường bộ và các quy định hiện hành của ngành giao thông; về thiết kế chợ: các hạng mục của công trình chợ phải đảm bảo theo "tiêu chuẩn Việt Nam 351: 2006 " Chợ Tiêu chuẩn thiết kế" được ban hành tại Quyết định số 13/2006/QĐ BXD ngày 19/4/2006 của Bộ Xây Dựng và các văn bản có liên quan khác.
Việc thiết kế xây dựng chợ phải có đầy đủ các công trình phụ như bãi giữ xe, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải phù hợp với quy mô chợ; hệ thống điện phải đảm bảo an toàn, có trang bị dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy đúng theo quy định chuyên ngành ...
Ngoài ra, việc đầu tư khai thác và quản lý chợ phải thực hiện theo Nghị định 114/2009/NĐ CP ngày 23/12/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ CP về phát triển và quản lý chợ.
II. Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ.
1. Thị xã Thủ Dầu Một.
Trong tương lai địa bàn này sẽ tách thêm quận mới nằm ở trung tâm thành phố mới Bình Dương. Trên địa bàn quận mới đã có chợ Hòa Lợi (loại II), chợ Phú Chánh AB và chợ Phú Chánh C (loại III) do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) đầu tư hoàn chỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ nay đến 2020, mạng lưới chợ trên địa bàn Thủ Dầu Một được quy hoạch như sau:
1.1. Giai đoạn 2012 2015:
Giải tỏa 01 chợ: chợ Tương Bình Hiệp (xây mới tại địa điểm khác).
Cải tạo, nâng cấp 06 chợ: Thủ Dầu Một, Vinh sơn, Bình Điềm, Chợ nông sản Phú Hòa, Bến Thế, Phú Văn.
Xây dựng mới 04 chợ: Chánh Mỹ (xã Chánh Mỹ), Phú Thuận (phường Phú Lợi), Tân Định An (phường Định Hòa), chợ Tương Bình Hiệp.
1.2. Giai đoạn 2016 2020: Tiếp tục chỉnh trang và bảo dưỡng các chợ để duy trì hoạt động. Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 16 chợ. Giai đoạn 2016 2020 không phát triển thêm chợ. (Phụ lục kèm theo)
2. Thị xã Thuận An.
2.1. Giai đoạn 2012 2015:
Giải tỏa 01 chợ: giải tỏa chợ Lái Thiêu cũ (xây mới tại địa điểm khác).
Cải tạo, nâng cấp 01 chợ: chợ Vĩnh Phú.
Xây dựng mới 03 chợ: An Sơn, Lái Thiêu, chợ khu phố Bình Hòa (phường Lái Thiêu).
2.2. Giai đoạn 2016 2020:
Xây dựng mới 05 chợ: chợ Hưng Định, chợ của Công ty TNHH bất động sản Lê Gia (phường An Phú), chợ KDC 3 2, chợ KDC Việt Sing, chợ Bình Giao.
Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 21 chợ, đến năm 2020 sẽ có 26 chợ theo quy hoạch và 02 chợ đêm. (Phụ lục kèm theo)
3. Thị xã Dĩ An.
3.1. Giai đoạn 2012 2015:
Cải tạo, xây dựng lại 03 chợ: Nội Hóa, Đông Hòa, Tân Quý.
Xây dựng mới 01 chợ: chợ khu làng Đại học.
3.2. Giai đoạn 2016 2020:
Giải tỏa 01 chợ: chợ Ngãi Thắng để xây mới tại địa điểm khác.
Cải tạo, nâng cấp 02 chợ: Đông Thành, Tân Đông Hiệp.
Như vậy, đến năm 2020 trên địa bàn sẽ có 15 chợ. (Phụ lục kèm theo)
4. Huyện Tân Uyên.
Địa bàn huyện Tân Uyên sẽ tách thêm huyện mới là huyện Tân Thành. Trung tâm huyện mới ở xã Tân Thành đã có chợ Tân Thành, hiện nay chợ Tân Thành trong tình trạng xuống cấp, vì vậy phải đầu tư xây dựng lại với quy mô chợ loại II cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ nay đến năm 2020, mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Tân Uyên được quy hoạch như sau:
4.1.Giai đoạn 2012 2015:
Giải tỏa 02 chợ: chợ Tân Ba, Tân Định ( Xây mới tại địa điểm khác).
Cải tạo, nâng cấp 03 chợ: Lạc An, Tân Thành, Tân Bình.
Xây dựng mới 11 chợ: Đất Cuốc, Vĩnh Tân, Tân Định, Thạnh Phước, Tân Mỹ, Bình Mỹ, Thạnh Hội, Bạch Đằng, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Ba.
4.2. Giai đoạn 2016 2020:
Cải tạo mở rộng chợ Thường Tân.
Xây dựng mới chợ Phú An II (thị trấn Uyên Hưng + xã Bình Mỹ).
Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn có 22 chợ và đến năm 2020 sẽ có 23 chợ. (Phụ lục kèm theo)
5. Huyện Phú Giáo.
5.1. Giai đoạn 2012 2015:
Cải tạo, nâng cấp 02 chợ: An Bình, Tân Hiệp.
Xây dựng mới 04 chợ: An Long, Tam Lập, Phước Sang, An Thái.
5.2. Giai đoạn 2016 2020:
Giải tỏa 01 chợ: Chợ Phước Hòa (xây dựng mới ở địa điểm khác).
Cải tạo, mở rộng 01 chợ: Chợ Phước Vĩnh.
Xây dựng mới 01 chợ: chợ Phước Hòa.
Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn có 09 chợ và đến năm 2020 sẽ có 10 chợ. (Phụ lục kèm theo)
6. Huyện Bến Cát.
Địa bàn huyện Bến Cát sẽ tách thêm huyện mới thuộc phía Bắc Bến Cát ( Bàu Bàng ); Trung tâm huyện mới ở xã Lai Uyên hiện đã có chợ Bầu Bàng do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) đầu tư hoàn chỉnh với quy mô chợ loại II, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ nay đến 2020, mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Bến Cát được quy hoạch như sau:
6.1. Giai đoạn 2012 2015:
Giải tỏa 01 chợ: chợ Lai Khê để xây dựng mới tại địa điểm khác
Cải tạo, nâng cấp 06 chợ: Phú Thứ, Cây Trường, Long Bình (Long Nguyên), Trừ Văn Thố, Bến Cát, Lai Uyên.
6.2. Giai đoạn 2016 2020: Xây mới 05 chợ: Hòa Lợi, Thới Hòa, Tân Định, An Điền, Tân Hưng.
Như vậy, đến năm 2020 địa bàn huyện sẽ có 18 chợ. (Phụ lục kèm theo)
7. Huyện Dầu Tiếng.
7.1. Giai đoạn 2012 2015:
Cải tạo, nâng cấp 05 chợ: Minh Tân, Long Hòa, Bến Súc, Định Hiệp, Minh Hòa.
Xây dựng mới 05 chợ: Long Tân, An Lập, Định Thành, Định An, Minh Thạnh.
7.2. Giai đoạn 2016 2020: Xây dựng mới 01 chợ: Chợ đầu mối Dầu Tiếng. Như vậy, đến năm 2015 trên địa bàn sẽ có 13 chợ và đến năm 2020 sẽ có 14 chợ. (Phụ lục kèm theo).
Bảng tổng hợp số lượng chợ đến năm 2015 và đến năm 2020
Địa bàn
Chợ hiện hữu
Chợ giữ nguyên
Giai đoạn 2012 2015
Giai đoạn 2015 2020
Giải tỏa
Cải tạo
Xây mới
Số chợ
Giải tỏa
Cải tạo
Xây mới
Số chợ
Thủ Dầu Một
13
6
1
6
4
16
0
0
16
Thuận An
19
17
1
1
3
21
0
5
26
Dĩ An
14
8
0
3
1
15
1
2
1
15
Tân Uyên
13
7
2
3
11
22
1
1
23
Phú Giáo
6
2
0
2
4
10
1
1
1
10
Bến Cát
13
6
1
6
1
13
0
5
18
Dầu Tiếng
8
3
0
5
5
13
0
1
14
Toàn tỉnh
86
49
5
26
29
110
2
04
14
122
Giai đoạn 2012 2015: Trên địa bàn tỉnh giải tỏa 05 chợ ( Tương Bình Hiệp, Lái Thiêu, Tân Ba, Tân Định, Lai Khê ); Phát triển mới 29 chợ, đưa tổng số chợ đến cuối năm 2015 là 110 chợ. Giai đoạn 2016 2020, trên địa bàn tỉnh giải tỏa thêm 02 chợ (Ngãi Thắng, Phước Hòa); phát triển mới thêm 14 chợ, đưa tổng số chợ đến cuối năm 2020 là 122 chợ.
B. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.
I. Quy định tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật.
Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh.
Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.
Đối với siêu thị: tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, bưu điện, điện thoại.
Đối với trung tâm thương mại: hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
Tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Siêu thị tổng hợp hạng I: diện tích kinh doanh tối thiểu là 5.000 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 20.000 tên hàng.
Siêu thị tổng hợp hạng II: diện tích kinh doanh tối thiểu là 2.000 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 10.000 tên hàng.
Siêu thị tổng hợp hạng III: diện tích kinh doanh tối thiểu là 500 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 4.000 tên hàng.
Siêu thị chuyên doanh hạng I: diện tích kinh doanh tối thiểu là 1.000 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 2.000 tên hàng.
Siêu thị chuyên doanh hạng II: diện tích kinh doanh tối thiểu là 500 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 1.000 tên hàng.
Siêu thị chuyên doanh hạng III: diện tích kinh doanh tối thiểu là 250 m2; danh mục mặt hàng kinh doanh tối thiểu là 500 tên hàng.
Trung tâm thương mại hạng I: diện tích kinh doanh tối thiểu là 50.000 m2.
Trung tâm thương mại hạng II: diện tích kinh doanh tối thiểu là 30.000 m2.
Trung tâm thương mại hạng III: diện tích kinh doanh tối thiểu là 10.000 m2
(Căn cứ theo Quyết định 1347/2004/QĐ BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương Mại nay là Bộ Công Thương).
II. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại.
1. Thị xã Thủ Dầu Một.
1.1. Giai đoạn 2012 2015: Đầu tư phát triển mới 04 trung tâm thương mại, gồm có:
Trung tâm thương mại MC Bình Dương Plaza: do Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ TNHH Một thành viên đầu tư tại phường Hiệp Thành.
Trung tâm thương mại và dân cư phường Phú Lợi: thuộc địa bàn phường Phú Lợi do Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Bình Dương liên doanh cùng Công ty Surbana Land International (Việt Nam) PTE LTD đầu tư (đất Sư Đoàn 7 đã giao).
Trung tâm thương mại Phú Cường: thuộc địa bàn phường Phú Cường, do Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại, thông tin, hội chợ, triển lãm, sàn giao dịch điện tử, đấu giá cấp vùng: nằm trong quy hoạch thành phố mới Bình Dương, do công ty Becamex làm chủ đầu tư.
1.2. Giai đoạn 2016 2020: Đầu tư xây dựng 04 trung tâm thương mại, gồm có:
Trung tâm thương mại dịch vụ Bạch Đằng: thuộc phường Phú Cường do công ty Biconsi làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại Phú Mỹ: thuộc phường Phú Mỹ do Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Phúc Cường làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại Đông Đô: nằm trong thành phố mới Bình Dương do Công ty Becamex làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại Phú Hòa: địa bàn phường Phú Hòa, kêu gọi đầu tư.
2. Thị xã Thuận An.
2.1. Giai đoạn 2012 2015: Xây dựng mới 05 trung tâm thương mại:
Trung tâm thương mại và chợ Lái Thiêu: địa bàn phường Lái Thiêu.
Trung tâm thương mại Top Point Vina: địa bàn phường Bình Hòa.
Trung tâm thương mại The Canary (Guocoland): địa bàn phường Bình Hòa.
Trung tâm thương mại Contentment: địa bàn xã Vĩnh Phú.
Trung tân thưong mại Tổng hợp Lotte số 3: địa bàn phường Lái Thiêu.
2.2. Giai đoạn 2016 2020: Xây mới 04 trung tâm thương mại:
Trung tâm thương mại Gò Cát: địa bàn phường Lái Thiêu, hiện đang kêu gọi đầu tư.
Trung tâm thương mại Bình Giao: địa bàn phường Thuận Giao, do Công ty U&I làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại KDC Việt Sing: địa bàn phường An Phú, do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại Carven: địa bàn phường Thuận Giao, do Công ty Cổ phần Carven làm chủ đầu tư.
Xây mới 02 siêu thị:
Siêu thị An Phú: địa bàn phường An Phú, kêu gọi đầu tư.
Siêu thị Bình Hoà: địa bàn phường Bình Hòa, kêu gọi đầu tư.
3. Thị xã Dĩ An.
3.1. Giai đoạn 2012 2015: Đầu tư phát triển mới 02 siêu thị:
Siêu thị Co.op Mart An Bình: địa bàn phường An Bình, do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sài Gòn Bình Dương ( Sài Gòn Co.op) làm chủ đầu tư.
Siêu thị Đông Hòa: địa bàn phường Đông Hòa, do Công ty Giày Thái Bình hợp tác Big C đầu tư.
3.2. Giai đoạn 2016 2020: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 04 trung tâm thương mại, trong đó:
Siêu thị Bình An: địa bàn phường Bình An, kêu gọi đầu tư.
Trung tâm thương mại Đại học quốc gia: địa bàn phường Đông Hòa, kêu gọi đầu tư.
Trung tâm thương mại Bình Thắng: địa bàn phường Bình Thắng, kêu gọi đầu tư.
Trung tâm thương mại Tân Bình: địa bàn phường Tân Bình, kêu gọi đầu tư.
Trung tâm thương mại Sóng Thần II: địa bàn phường Dĩ An, kêu gọi đầu tư.
4. Huyện Tân Uyên.
4.1. Giai đoạn 2012 2015: Đầu tư phát triển mới 02 siêu thị và 01 trung tâm thương mại, trong đó:
Siêu thị Khánh Bình: địa bàn xã Khánh Bình, hiện đang kêu gọi đầu tư.
Siêu thị Quang Vinh III: địa bàn xã Hội Nghĩa, dự án do Công ty TNHH Quang Vinh làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại Tân Phước Khánh: địa bàn thị trấn Tân Phước Khánh, do Công ty vật liệu & Xây dựng Bình Dương làm chủ đầu tư.
4.2. Giai đoạn 2016 2020: Đầu tư phát triển mới 03 siêu thị và 02 trung tâm thương mại, trong đó:
Siêu thị Thái Hòa: địa bàn xã Thái Hòa, kêu gọi đầu tư.
Siêu thị Tân Thành: địa bàn xã Tân Thành, kêu gọi đầu tư.
Siêu thị Cổng Xanh: địa bàn xã Tân Bình, kêu gọi đầu tư.
Trung tâm thương mại Uyên Hưng: địa bàn thị trấn Uyên Hưng, do Công ty Biconsi làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại Nam Tân Uyên: địa bàn xã Tân Hiệp, kêu gọi đầu tư.
5. Huyện Phú Giáo.
5.1. Giai đoạn 2012 2015: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị: Siêu thị Phước Hoà, địa bàn xã Phước Hòa, hiện nay đang kêu gọi đầu tư.
5.2. Giai đoạn 2016 2020: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 01 trung tâm thương mại, trong đó:
Siêu thị Tân Hiệp: địa bàn xã Tân Hiệp, kêu gọi đầu tư.
Trung tâm thương mại Phước Vĩnh: địa bàn thị trấn Phước Vĩnh, kêu gọi đầu tư.
6. Huyện Bến Cát.
6.1. Giai đoạn 2012 2015: Đầu tư phát triển mới 01 siêu thị và 03 trung tâm thương mại, trong đó:
Siêu thị kết hợp với chợ khu công nghiệp Bàu Bàng: địa bàn xã Bàu Bàng, do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại Mỹ Phước II: địa bàn thị trấn Mỹ Phước, do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Bình Dương ( Becamex IDC ) làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại GS Hàn Quốc: địa bàn thị trấn Mỹ Phước, do tập đoàn GS Hàn Quốc làm chủ đầu tư.
Trung tâm thương mại Tân Định: địa bàn xã Tân Định, kêu gọi đầu tư.
6.2. Giai đoạn 2016 2020: Đầu tư phát triển mới 01 trung tâm thương mại, trong đó: trung tâm thương mại Thới Hoà, địa bàn xã Thới Hòa, kêu gọi đầu tư.
7. Huyện Dầu Tiếng.
7.1. Giai đoạn 2012 2015: Đầu tư phát triển 01 siêu thị: Siêu thị Dầu Tiếng, hiện đang kêu gọi đầu tư.
7.2. Giai đoạn 2016 2020: Đầu tư 01 Trung tâm thương mại (do Uỷ ban nhân dân huyện chọn địa điểm).
Bảng tổng hợp mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại
Huyện Thị xã
Số lượng Siêu thị
Trung tâm thương mại
Hiện hữu
Phát triển mới
Tổng số đến năm 2020
Hiện hữu
Phát triển mới
Tổng số đến năm 2020
Thị xã Thủ Dầu Một
5
0
5
2
8
10
Thị xã Thuận An
1
2
3
2
9
11
Thị xã Dĩ An
2
3
5
3
4
7
Huyện Tân Uyên
0
5
5
0
3
3
Huyện Phú Giáo
0
2
2
0
1
1
Huyện Bến Cát
2
1
3
0
4
4
Huyện Dầu Tiếng
0
1
1
0
1
1
Tổng cộng
10
14
24
7
30
37
III. Tổng hợp diện tích đất và vốn đầu tư phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
Từ nay đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư cho 73 chợ (cải tạo, nâng cấp 30 chợ, xây mới 43 chợ) và 14 siêu thị, 30 trung tâm thương mại. Nhu cầu sử dụng đất là 84,9 ha, Vốn khái toán đầu tư là 8.458 tỷ đồng (Vốn ngân sách địa phương căn cứ vào chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới). Ngoài ra còn có nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho hai dự án chợ đầu mối nông sản, tuỳ thuộc vào từng dự án mà Trung ương quyết định mức vốn hỗ trợ.
Cụ thể nhu cầu sử dụng diện tích đất, vốn cho từng địa bàn, loại hình và giai đoạn đầu tư như sau:
Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
ĐVT: m2
Địa bàn
Giai đoạn 2012 2015
Giai đoạn 2016 2020
Đến 2020
Chợ
ST TTTM
Tổng
Chợ
ST TTTM
Tổng
Tx Thủ Dầu Một
15.524
136.515
152.039
0.000
32.028
32.028
184.067
Tx Thuận An
10.712
78.154
88.866
11.500
66.596
78.096
166.962
Tx Dĩ An
3.671
33.000
36.671
561
41.372
41.933
78.604
H. Tân Uyên
28.864
41.400
70.264
4.544
90.000
94.544
164.808
H. Phú Giáo
11.258
30.000
41.258
1.105
15.000
16.105
57.363
H. Bến Cát
26.316
77.130
103.446
27.000
25.000
52.000
155.446
H. Dầu Tiếng
26.836
5.000
31.836
10.000
0.000
10.000
41.836
Tổng
123.181
401.199
524.380
54.710
269.996
324.706
849.086
Bảng tổng hợp nhu cần vốn đầu tư
ĐVT: Tỷ đồng
Địa bàn
Khái toánvốn đầu tư chợ
khái toán vốn ST, TTTM
Tổng nhu cầu vốn
Địa bàn
NS
DN
Tổng vốn
DN
(1)
(2)
(3)=(1)+(2)
(4)
(5) = (3) + (4)
Tx.Thủ Dầu Một
0,00
677,00
677.00
2.552,00
3.229,00
Gđ: 2012 2015
0,00
677,00
677,00
1.424,00
2.101,00
Gđ: 2016 2020
0,00
0,00
0,00
1.128,00
1.128,00
Tx. Thuận An
2,00
25,00
27,00
1.941,67
1.968,67
Gđ: 2012 2015
0,00
14,00
14,00
1.390,00
1.404,00
Gđ: 2016 2020
2,00
11,00
13,00
551,67
564,67
Tx. Dĩ An
0,00
22,00
22,00
1.005,00
1.027,00
Gđ 2012 2015
0,00
15,00
15,00
170,00
185,00
Gđ: 2016 2020
0,00
7,00
7,00
835,00
842,00
Huyện Tân Uyên
10,00
67,00
77,00
837,00
914,00
Gđ: 2012 2015
10,00
54,00
64,00
230,00
294,00
Gđ: 2016 2020
0,00
13,00
13,00
607,00
620,00
Huyện Phú Giáo
15,50
3,00
18,50
260,00
278,50
Gđ: 2012 2015
12,50
0,00
12,50
40,00
52,50
Gđ: 2016 2020
3,00
3,00
6,00
220,00
226,00
Huyện Bến Cát
9,00
97,00
106,00
830,00
936,00
Gđ: 2012 2015
9,00
35,00
44,00
630,00
674,00
Gđ: 2016 2020
0,00
62,00
62,00
200,00
262,00
Huyện Dầu Tiếng
35,50
19,00
54,50
50,00
104,50
Gđ: 2012 2015
35,50
9,00
44,50
50,00
94,50
Gđ: 2016 2020
0,00
10,00
10,00
0,00
10,00
Toàn tỉnh
72,00
910,00
982,00
7.475,67
8.457,67
Để mạng lưới bán lẻ phát triển phù hợp theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh và các chương trình hành động mang tính đột phá của Tỉnh ủy. Trong giai đoạn 2012 2014, tập trung phát triển các dự án chợ, siêu thị, trung tâm thương mại ở địa bàn huyện, thị xã như sau:
Bảng tổng hợp các dự án chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đầu tư trong giai đoạn 2012 2014
Stt
Tên chợ, ST, TTTM
Xã Phường
H
Chủ đầu tư
Ghi chú
I
Các dự án chợ
1
Phú Thuận
P.Phú Lợi
TDM
Công ty Phước Toàn
Đang thực hiện
2
Chánh Mỹ
X.Chánh Mỹ
TDM
C ty TVXD Phú Cường
Đã có chủ trương
3
Nông sản Phú Hòa
P.Phú Hòa
TDM
DNTN TMDV Trung Kiên
Đang thực hiện
4
Tương Bình Hiệp
X.T.B Hiệp
TDM
Công ty Trường Lưu Thủy
Đã có chủ trương
5
An Sơn
X.An Sơn
TA
Ông: Nguyễn Tấn Thanh
Đã thực hiện
6
Chợ khu phố Bình Hòa
P.Lái Thiêu
TA
Vương Văn Lợi
Đã có chủ trương
7
Vĩnh Phú
P.Vĩnh Phú
TA
DNTN Hà Nam
Đang thực hiện
8
Nội Hóa
P.Bình An
DA
Kêu gọi đầu tư
Đang thẩm định dự án
9
Đất Cuốc
X.Đất Cuốc
TU
Công ty TNHH Quý Anh
Đang triển khai dự án
10
Vĩnh Tân
X.Vĩnh Tân
TU
Công ty Hiệp Hòa Phát
Đã có chủ trương
11
Lạc An
X.Lạc An
TU
UBND H. Tân Uyên
Chương trình NTM
12
Tân Định
X.Tân Định
TU
UBND H. Tân Uyên
Chương trình NTM
13
Tân Hiệp
X.Tân Hiệp
PG
UBND H. Phú Giáo
Chương trình NTM
14
Phú Thứ
X.Phú An
BC
DNTN TMDV Trung Kiên
Đang xin chủ trương
15
Long Tân
X.Long Tân
DT
UBND H. Dầu Tiếng
Chương trình NTM
16
Minh Tân
X.Minh Tân
DT
UBND H. Dầu Tiếng
Đang lập dự án
17
An Lập
X.An Lập
DT
UBND H. Dầu Tiếng
Chương trình NTM
II
Các dự án ST, TTTM
1
TTTM Phú Cường
P.Phú Cường
TDM
Công ty Thanh Lễ
Đang xây dựng
2
TTTM MC Bình Dương Plaza
P. Hiệp Thành
TDM
Công ty Thanh Lễ
Đang xây dựng
3
Siêu thị Đông Hòa
P.Đông Hòa
DA
Công ty Giày Thái Bình
Đang triển khai dự án
4
ST Quang Vinh III
X.Hội Nghĩa
TU
C ty TNHH Quang Vinh
Đang triển khai dự án
5
TTTM GS
TT.Mỹ Phước
BC
Hàn Quốc hợp tác Lotte
Đang triển khai dự án
6
Siêu thị Dầu Tiếng
TT.Dầu Tiếng
DT
Kêu gọi đầu tư
IV. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.
1. Về thu hút vốn đầu tư.
Kêu gọi đầu tư bằng hình thức xã hội hóa và mời gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư về cơ sở hạ tầng thương mại; trong đó cần thu hút nguồn vốn của các Tổng công ty, tập đoàn có quy mô về tài chính và năng lực trong hoạt động thương mại.
Ngân sách địa phương : hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020 tại Quyết định số 2083/QĐ UB ngày 27/7/2011 của UBND tỉnh. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng xung quanh chợ (giao thông, điện, cấp thoát nước).
Ngân sách trung ương : hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản tại Thị xã Thủ Dầu Một và huyện Dầu Tiếng (theo công văn số 8102/BCT TTTN ngày 01/9/2011 của Bộ Công thương và nguồn vốn phân bổ của Bộ Kế hoạch Đầu tư).
2. Về Chính sách.
Được vay vốn để thực hiện dự án đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại với hình thức thế chấp công trình đã và đang đầu tư.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ với hình thức cho vay vốn ưu đãi của Quỹ đầu tư phát triển, Ngân hàng chính sách để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ.
Được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với cơ sở, doanh nghiệp thực hiện xã hội hoá theo Quyết định số 46/QĐ UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của trung ương.
Được miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại mới đi vào hoạt động (theo quy định của ngành thuế).
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn như : đầu tư chợ loại I, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm, siêu thị, trung tâm thương mại, kho theo Nghị định số 61/2010/NĐ CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phải tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, nhà nước hỗ trợ cơ sở hạ tầng như điện, đường, hệ thống thoát nước bên ngoài chợ.
Khuyến khích các thương nhân đang hoạt động kinh doanh chợ truyền thống để từng bước chuyển sang loại hình kinh doanh thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại.
Đối với các huyện phía Bắc của tỉnh phải tạo ra quỹ đất sạch để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực thương mại nội địa.
3. Về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại.
Có kế hoạch đào tạo cán bộ, nhân viên hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chợ và các ban quản lý chợ. Nhà nước quản lý bằng các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
Đơn giản hoá thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng và công bố quy trình thủ tục hành chính về đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại để thu hút đầu tư.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp; có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan hữu quan.
Tập trung giải tỏa triệt để chợ tự phát, các hộ kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường và di dời tiểu thương ở chợ tạm trước đây theo Quyết định số 1347/QĐ UBND ngày 8/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh để sắp xếp vào chợ đã quy hoạch nhằm ổn định trật tự kinh doanh cho tiểu thương, đảm bảo văn minh thương mại và đảm bảo hoạt động chợ có hiệu quả.
4. Về bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với hoạt động của các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển chung của tỉnh. Nghiên cứu xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn để thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong đầu tư và phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương của tỉnh; Đồng thời thường xuyên tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo quy hoạch đạt hiệu quả cao nhất.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
CHỦ TỊCH Lê Thanh Cung
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 250/2011/NQ HĐND
Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ CP ngày 06 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí;
Căn cứ Nghị định 67/2003/NĐ CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Nghị định số 26/2010/NĐ CP ngày 22/3/2010 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 8 Nghị định 67/2003/NĐ CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Thông tư số 63/2003/TT BTC ngày 24/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 45/TT BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2003/TT BTC ngày 24/7/2003 hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí; Thông tư số 97/2006/TT BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 125/2003/TTLT BTC BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Thông tư Liên tịch số 106/2007/TTLT BTC BTNMT ngày 06/9/2007 của Liên Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT BTC BTNMT ngày 18/12/2003 của Liên Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; Thông tư liên tịch số 107/2010/TTLT BTC BTNMT ngày 26/7/2010 của Liên Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT BTC BTNMT ngày 18/12/2003 và Thông tư Liên tịch số 106/2007/TTLT BTC BTNMT ngày 06/9/2007 hướng dẫn về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 1836/TTr UBND ngày 02/12/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số 64/BC HĐND ngày 24/12/2011 của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Điện Biên với những nội dung cụ thể như sau:
1. Đối tượng
1.1 Đối tượng chịu phí
a. Hộ gia đình;
b. Cơ quan nhà nước;
c. Đơn vị vũ trang nhân dân;
d. Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân;
e. Các cơ sở rửa xe ô tô, xe máy;
g. Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác;
h. Các đối tượng khác có nước thải sinh hoạt không thuộc đối tượng nêu trên.
1.2 Đối tượng không chịu phí: Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình (không hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ) ở những địa bàn chưa có hệ thống cấp nước sạch, bao gồm:
a. Các huyện: Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tủa Chùa, Mường Ảng, Tuần Giáo (trừ thị trấn); thị xã Mường Lay.
b. Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được cấp nước sạch của 2 xã Thanh Minh và Tà Lèng thuộc thành phố Điện Biên Phủ.
2. Mức thu phí
2.1 Đối với địa bàn có hệ thống cấp nước sạch
Hộ gia đình, đơn vị, tổ chức sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước của các đơn vị sản xuất và kinh doanh nước sạch và hộ gia đình, đơn vị, tổ chức sử dụng nước tự khai thác, mức thu phí như sau:
a. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sử dụng vào mục đích sinh hoạt là 3% (ba phần trăm) trên giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch của đơn vị sản xuất và kinh doanh nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
b. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là 10% (mười phần trăm) trên giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch của đơn vị sản xuất và kinh doanh nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
2.2 Đối với địa bàn chưa có hệ thống cấp nước sạch
Đơn vị, tổ chức sử dụng nước tự khai thác vào mục đích sinh hoạt, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là 2% (hai phần trăm) trên giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch của đơn vị sản xuất và kinh doanh nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Hộ gia đình, đơn vị, tổ chức sử dụng nước tự khai thác vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là 7% (bảy phần trăm) trên giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch của đơn vị sản xuất và kinh doanh, dịch vụ nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch thực hiện theo quy định hiện hành của UBND tỉnh nhưng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp địa phương chưa được quy định đơn giá tiêu thụ nước sạch thì việc xác định giá bán 1m3 (một mét khối) nước sạch được áp dụng đơn giá của địa phương có mức giá thấp nhất theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.
3. Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:
Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng
=
Số lượng nước sạch sử dụng của đối tượng nộp phí (m3)
x
Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3)
x
Tỷ lệ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quy định (%)
Số lượng nước sạch sử dụng được xác định như sau:
a. Trường hợp sử dụng nước sạch qua hệ thống cấp nước của các đơn vị sản xuất và kinh doanh nước sạch được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thực tế của đối tượng nộp phí.
b. Đối với trường hợp tự khai thác nước
Trường hợp tự khai thác nước sử dụng vào mục đích sinh hoạt: Số lượng nước sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình (đối với hộ gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, kinh doanh) và lượng nước sạch sử dụng bình quân đầu người trong xã, phường, thị trấn.
Sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tự kê khai của cơ sở và xác định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4. Quản lý và sử dụng phí thu được
4.1 Các đơn vị sản xuất và kinh doanh nước sạch nộp ngân sách 95% (chín mươi năm phần trăm) trên tổng số phí thu được, để lại 5% (năm phần trăm) phục vụ công tác thu phí; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nộp ngân sách 90% (chín mươi phần trăm) trên tổng số phí thu được, để lại 10% (mười phần trăm) phục vụ công tác thu phí.
4.2 Thủ tục thu, nộp, thời gian nộp ngân sách và và quản lý, sử dụng, quyết toán số tiền phí thu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 63/2002/TT BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí và Thông tư số 45/2006/TT BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
5. Thời điểm áp dụng: Thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2011./.
CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Tùng
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 252/2011/NQ HĐND
Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ ĐỐI VỚI XE Ô TÔ CHỞ NGƯỜI DƯỚI 10 CHỖ NGỒI (KỂ CẢ LÁI XE) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 thàng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh; Thông tư số 124/2011/TT BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1776/TTr UBND ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ người (kể cả lái xe) trên địa bàn tỉnh, Báo cáo thẩm tra số 60/BC HĐND, ngày 24 tháng 12 năm 2011 của Ban Kinh tế ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn tỉnh Điện Biên, như sau:
1. Đối tượng áp dụng: Xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) bao gồm cả trường hợp xe ô tô bán tải vừa chở người, vừa chở hàng.
2. Tỷ lệ thu lệ phí trước bạ là 10%/xe
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và thay thế Nghị quyết số 150/2008/NQ HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XII về việc quy định tỷ lệ thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ người (kể cả lái xe) trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2011./.
CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Tùng
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 253/NQ HĐND
Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
VỀ THÔNG QUA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU 2011 2015 TỈNH ĐIỆN BIÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN KHOÁ XIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định 69/2009/NĐ CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Căn cứ Quyết định số 230/2006/QĐ TTg ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1849/TTr UBND ngày 02 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh về việc thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 2015 tỉnh Điện Biên; Báo cáo thẩm tra số 58/BC HĐND, ngày 23 tháng 12 năm 2011 của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 2015 tỉnh Điện Biên với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm sử dụng đất:
1.1 Tiếp tục khai thác, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả quỹ đất. Cần có những chương trình nghiên cứu sâu về tài nguyên đất, đánh giá thích hợp đất đai để bố trí sử dụng hợp lý, khoa học, nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông lâm nghiệp và cải thiện môi trường.
1.2 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu sử dụng đất cần dành một tỷ lệ thích hợp cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp căn cứ vào điều kiện thực tế, đáp ứng các yêu cầu phát triển lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.
1.3 Tiếp tục đầu tư khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục đích nông lâm nghiệp phát triển bền vững. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng mới kết hợp với trồng cây phân tán, trồng cây lâu năm để đạt tỷ lệ che phủ an toàn sinh thái.
1.4 Đối với đất sản xuất nông nghiệp cần bảo vệ diện tích đất trồng lúa nước, tiến hành các biện pháp thâm canh cao, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, đảm bảo nhu cầu an toàn lương thực, song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây công nghiệp, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế và tiềm năng của từng vùng trong tỉnh.
1.5 Sử dụng hợp lý các loại đất công cộng, đất ở trong khu dân cư đô thị và nông thôn theo tiến trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với việc bố trí hợp lý đất ở, đất sản xuất cho các khu vực nông thôn để ổn định đời sống dân cư.
2. Một số chỉ tiêu
TT
Chỉ tiêu
Mã
Diện tích theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Diện tích theo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 2015)
Đơn vị tính (ha)
1
Đất nông nghiệp
NNP
893.447,03
828.804,16
Đất lúa nước
DLN
21.920,25
21.521,21
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)
LUC
12.617,00
12.158,98
Đất rừng phòng hộ
RPH
423.135,00
396.851,29
Đất rừng đặc dụng
RDD
47.581,29
47.581,29
Đất rừng sản xuất
RSX
256.909,41
223.553,14
Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung
NTS
1.442,51
1.186,80
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
34.958,72
29.537,45
Đất quốc phòng
CQP
1.533,00
1.351,99
Đất an ninh
CAN
664,00
530,41
Đất khu công nghiệp
SKK
60,00
60,00
Đất di tích danh thắng
DDT
197,92
189,61
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
186,40
104,70
Đất phát triển hạ tầng
DHT
13.732,38
11.231,54
Đất cơ sở văn hóa
DVH
216,64
120,91
Đất cơ sở y tế
DYT
72,99
61,64
Đất cơ sở giáo dục đào tạo
DGD
527,13
408,13
Đất cơ sở thể dục thể thao
DTT
306,78
159,93
Đất ở đô thị
ODT
1.057,00
827,55
3
Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng còn lại
CSD
27.884,62
97.948,76
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng
147.403,84
29.620,87
3. Giải pháp thực hiện:
3.1 Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được Chính phủ phê duyệt để cho các tổ chức, cá nhân được biết.
3.2 Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật. Lấy quy hoạch làm căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất cho các cấp, các ngành. Các nhu cầu sử dụng đất chỉ được giải quyết theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hiện hành.
3.3 Xác định ranh giới trên bản đồ và công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt.
3.4 Tổ chức rà soát để xác định rõ ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; đất quốc phòng, an ninh kết hợp làm kinh tế; đất do các đơn vị quốc phòng, công an làm kinh tế
3.5 Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
3.6 Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.
3.7 Các cấp, các ngành trong quá trình quản lý và sử dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.
3.8 Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định hiện hành trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn tất hồ sơ, thủ tục trình Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 2015 tỉnh Điện Biên theo quy định hiện hành và tổ chức chỉ đạo thực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt.
Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh, chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, giám sát việc thi hành Nghị quyết này.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2011./.
CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Tùng
|
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3187/QĐ BTC
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 157/2011/TT BTC NGÀY 14/11/2011 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 104/2004/NĐ CP ngày 23/3/2004 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính mô tả hàng hoá một số nhóm mặt hàng quy định tại Mục I, Phụ lục II Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành theo Thông tư số 157/2011/TT BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Đính chính Chú giải đầu chương, cuối chương một số chương hàng hoá quy định tại Mục I, Phụ lục II Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành theo Thông tư số 157/2011/TT BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2012 và là một phần không tách rời của Thông tư số 157/2011/TT BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính.
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Chánh văn phòng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Văn phòng TW và các ban của Đảng; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Công báo; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính; Lưu: VT, VP.
TUQ. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Nguyễn Đức Chi
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 70/2011/TT BGTVT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA “QUY PHẠM VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA”
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ CP ngày 1 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia “Quy phạm về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa”;
Mã số đăng ký: QCVN 17:2011/BGTVT.
Điều 2. Thông tư này thay thế cho Quyết định số 50/2006/QĐ BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2006 và có hiệu lực thi hành sau 6 tháng kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: Như Điều 3; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; Website Bộ GTVT Lưu: VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng
QCVN 17 : 2011/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY PHẠM NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA National technical regulation on Rules for Pollution Prevention of inland waterway ships
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 17:2011/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học – Công nghệ Bộ GTVT trình duyệt. Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 70/2011/TT BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2011.
QCVN 17:2011/BGTVT xây dựng trên cơ sở chuyển đổi chuẩn ngành 22TCN 264 06.
MỤC LỤC
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Các quy định khác
1.4. Giải thích từ ngữ
Chương 2. Quy định xả nước ra ngoài mạn tàu
2.1. Quy định chung
2.2. Những quy định xả nước ra ngoài mạn tàu
2.3. Ngoại lệ
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Phần 1. Kiểm tra
Chương 1. Quy định chung
1.1. Quy định chung
1.2. Chuẩn bị kiểm tra
1.3. Kiểm tra xác nhận và hồ sơ liên quan
Chương 2. Kiểm tra lần đầu
2.1. Kiểm tra lần đầu
2.2. Các bản vẽ và hồ sơ trình duyệt
2.3. Kiểm tra kết cấu và thiết bị
2.4. Kiểm tra lần đầu không có sự giám sát trong chế tạo
Chương 3. Kiểm tra chu kỳ
3.1. Kiểm tra hàng năm
3.2. Kiểm tra định kỳ
3.3. Khối lượng kiểm tra
Chương 4. Kiểm tra bất thường
4.1. Phạm vi áp dụng
4.2. Kiểm tra
Phần 2. Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu
Chương 1. Quy định chung
1.1. Quy định chung
1.2. Thuật ngữ và giải thích
1.3. Yêu cầu trang bị
Chương 2. Yêu cầu kết cấu và trang bị
2.1. Thiết bị phân ly dấu nước
2.2. Két dầu bẩn
2.3. Bơm và hệ thống đường ống cho két dầu bẩn
2.4. Bích nối xả tiêu chuẩn
2.5. Két thu hồi hỗn hợp dầu nước
2.6. Hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước
2.7. Két lắng
2.8. Các yêu cầu đối với phương tiện tiếp nhận
Phần 3. Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải
Chương 1. Quy định chung
1.1. Quy định chung
1.2. Thuật ngữ và giải thích
1.3. Yêu cầu trang bị
Chương 2. Yêu cầu về kết cấu và trang thiết bị
2.1. Két chứa chất thải bẩn
2.2. Hệ thống bơm, phương tiện chuyển nước thải
Phần 4. Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc hại
Chương 1. Quy định chung
1.1. Quy định chung
1.2. Các thuật ngữ và giải thích
1.3. Yêu cầu trang bị việc bố trí trả hàng, két lắng, bơm và đường ống
Chương 2. Yêu cầu về kết cấu và trang thiết bị
2.1. Thiết bị của hệ thống thông gió
2.2. Hệ thống đo tự động ghi và điều khiển việc thải cặn độc
2.3. Hệ thống thải cặn các chất lỏng độc hại
2.4. Hệ thống hàng
2.5. Hệ thống xả dưới đường nước
Phần 5. Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do rác
Chương 1. Quy định chung
1.1. Quy định chung
1.2. Thuật ngữ và giải thích
1.3. Yêu cầu trang bị
Chương 2. Yêu cầu kết cấu và trang thiết bị
2.1. Thiết bị chứa rác
Phần 6. Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu của tàu
Chương 1. Quy định chung
1.1. Quy định chung
Chương 2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Quy định chung
2.2. Hạng mục trong Kế hoạch
2.3. Phụ lục bổ sung cho kế hoạch
Phần 7. Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do chất lỏng độc hại của tàu
Chương 1. Quy định chung
1.1. Quy định chung
Chương 2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Quy định chung
2.2. Hạng mục trong Kế hoạch
2.3. Phụ lục bổ sung cho kế hoạch
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
PHỤ LỤC
1. Phụ lục I: Các vùng nước được bảo vệ đặc biệt
2. Phụ lục II: Những quy định thải xuống vùng nước bảo vệ đặc biệt
3. Phụ lục III: Danh mục các chất lỏng không phải là chất lỏng độc hại
QUY PHẠM
NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA Rules for pollution prevention of inland waterway ships
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định việc kiểm tra, kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên các phương tiện thủy nội địa nhằm ngăn ngừa ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện này gây ra.
1.1.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các tàu thể thao vui chơi giải trí, phương tiện dùng vào mục đích an ninh, quốc phòng.
1.2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng phải áp dụng Quy chuẩn này là các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến Phương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại Điều 1.1 của Quy chuẩn này. Các tổ chức cá nhân bao gồm:
1.2.1. Các cơ quan/đơn vị và/ hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thiết kế phương tiện thủy nội địa; bao gồm thiết kế đóng mới, hoán cải, phục hồi phương tiện thủy nội địa.
1.2.2. Các nhà máy/ cơ sở/ xưởng và/ hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi phương tiện thủy nội địa.
1.2.3. Các chủ tàu, bao gồm các công ty/ đơn vị/ hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác phương tiện thủy nội địa
1.3. Điều khoản tương đương
Cơ quan đăng kiểm có thể chấp nhận lắp đặt trên tàu các phụ tùng, vật liệu, thiết bị hoặc máy móc khi chúng có hiệu quả ngăn ngừa ô nhiễm tương đương với các yêu cầu của Quy chuẩn này.
1.4. Các quy định khác
Cơ quan đăng kiểm có thể đưa ra các yêu cầu bổ sung về biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm khi có quy định mới của cơ quan có thẩm quyền.
1.5. Giải thích từ ngữ
Các thuật ngữ không giải thích ở Quy chuẩn này được áp dụng theo các giải thích của các thuật ngữ tương ứng của Quy phạm Phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa (TCVN 5801:2005). Trong Quy chuẩn này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.5.1. Phương tiện thủy nội địa là tàu thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ (sau đây gọi là tàu) chuyên hoạt động đường thủy nội địa;
1.5.2. Ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa gây ra được hiểu là sự thải bất kỳ chất có hại từ phương tiện xuống vùng nước bao gồm cả sự bơm xả, thấm, rò rỉ, sự cố gây ra;
1.5.3. Dầu là dầu mỏ dưới bất kỳ dạng nào, kể cả dầu thô, dầu đốt, dầu cặn, dầu thải và các sản phẩm dầu mỏ đã được lọc (không phải là những hóa chất tinh dầu áp dụng theo các điều khoản của Phụ lục II Công ước Marpol 73/78) và bao gồm cả những chất nêu trong phụ chương I của Phụ lục I Công ước Marpol 73/78, không hạn chế tính chất chung nêu trên;
1.5.4. Hỗn hợp dầu nước là hỗn hợp nước có chứa hàm lượng dầu bất kỳ.
1.5.5. Dầu nhiên liệu là bất kỳ loại dầu nào được dùng làm nhiên liệu cho máy chính và máy phụ của tàu, được chở theo tàu.
1.5.6. Chất lỏng độc là những chất được nêu trong cột Loại ô nhiễm của chương 17 hoặc 18 của Bộ luật quốc tế về chở xô hóa chất hoặc tạm thời được đánh giá là những chất độc thuộc loại X, Y hoặc Z theo Quy định tại Phụ lục II MARPOL 73/78 (Ấn phẩm hợp nhất 2010);
1.5.7. Rác là các loại vật thể ở trên tàu được thải ra trong quá trình hoạt động của con người;
1.5.8. Các chất có hại là những chất bất kỳ khi rơi xuống nước có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, làm hại các tài nguyên động thực vật, ảnh hưởng xấu đến các điều kiện sinh hoạt của con người và làm ảnh hưởng đến cảnh quan, giá trị của vùng nước đó;
1.5.9. Cặn là chất lỏng độc hại bất kỳ còn lại trong các két hàng và trong đường ống phục vụ sau khi làm hàng.
1.5.10. Tàu dầu là tàu được dùng để chở xô dầu ở phần lớn của các khoang hàng, và tàu được dùng để chở xô dầu (trừ các két chứa dầu của tàu không phải dùng để chở xô dầu hàng).
1.5.11. Tàu chở xô chất lỏng độc hại là tàu được dùng để chở xô các chất lỏng độc hại trong phần lớn của các khoang hàng, và tàu được dùng để chở xô chất lỏng độc hại trong một phần khoang hàng (trừ các tàu có khoang hàng được làm thích hợp để dành riêng chở các chất lỏng độc hại không phải là chất lỏng độc hại chở xô).
1.5.12. Trang thiết bị ngăn ngừa xả chất lỏng độc hại bao gồm hệ thống rửa, hệ thống tẩy cặn, hệ thống xả dưới nước, thiết bị ghi của hệ thống xả cặn vào phương tiện tiếp nhận, hệ thống nước làm loãng, hệ thống hầm hàng, hệ thống làm sạch bằng thông gió.
1.5.13. Tàu mới là tàu được đóng mới sau ngày Quy chuẩn này có hiệu lực.
1.5.14. Tàu hiện có là tàu không phải tàu mới.
1.5.15. Nước đã qua xử lý là nước sau khi đã xử lý qua thiết bị lọc, thiết bị xử lý nước thải hoặc bằng các phương pháp xử lý khác đảm bảo theo các tiêu chuẩn QCVN 24:2009/BTNMT về nước thải công nghiệp và QCVN 14:2008/BTNMT về nước thải sinh hoạt.
1.5.16. Vùng bước được bảo vệ đặc biệt là vùng nước được bảo vệ về sinh thái và du lịch cần phải áp dụng các biện pháp bảo vệ đặc biệt để tránh ô nhiễm. Vùng nước được bảo vệ đặc biệt do Chính quyền địa phương phân định tuân theo các quy định của Chính phủ và được quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn này.
1.5.17. Ngày đến hạn hàng năm là ngày, tương ứng với ngày hết hạn của Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa do Đăng kiểm Việt Nam cấp.
1.5.18. Phương tiện tiếp nhận là phương tiện được lắp ở trên bờ hoặc trên tàu (tàu tiếp nhận) để tiếp nhận chất gây ô nhiễm do tàu gây ra. Phương tiện tiếp nhận loại ô nhiễm gì từ loại tàu nào phải thỏa mãn các yêu cầu đối với tàu chở loại hàng đó.
Chương 2.
QUY ĐỊNH XẢ NƯỚC RA NGOÀI MẠN TÀU
2.1. Quy định chung
2.1.1. Các quy định về vùng nước được bảo vệ đặc biệt và những quy định thải xuống vùng nước đặc biệt được giới thiệu ở phần này do Chính quyền các địa phương quy định tuân theo các quy định của Chính phủ tính tới thời điểm Quy chuẩn này có hiệu lực.
2.1.2. Việc quy định vùng nước được bảo vệ đặc biệt và các quy định thải xuống vùng nước đặc biệt sẽ được Chính phủ quy định lại tùy theo tình hình phát triển của xã hội.
2.1.3. Chỉ giới vùng nước là giới hạn vùng nước từ các phao tiêu vào bờ.
2.1.4. Các cảng nội địa cần tổ chức các dịch vụ thu gom các chất có hại từ các phương tiện thủy để xử lý.
2.2. Những quy định xả nước ra ngoài mạn tàu
2.2.1. Việc xả nước đã qua xử lý ra ngoài mạn tàu ở các vùng nước được bảo vệ đặc biệt phải tuân theo các quy định có liên quan của Nhà nước và được nêu tại Phụ lục II của Quy chuẩn này.
2.2.2. Khi phát hiện thấy có sự thải vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường thì thuyền trưởng phải có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền hoặc Chính quyền địa phương gần nhất để có biện pháp xử lý thích hợp.
2.2.3. Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi và hậu quả gây ô nhiễm do phương tiện thuộc quyền quản lý của thuyền trưởng đó gây ra.
2.3. Ngoại lệ
Việc xả nước ra ngoài mạn tàu không áp dụng đối với các tình huống sau:
2.3.1. Để đảm bảo an toàn cho phương tiện hoặc cứu hộ sinh mạng thuyền viên trên sông mà buộc phải xả nước chưa qua xử lý ra ngoài mạn tàu.
2.3.2. Xả nước chưa qua xử lý ra ngoài mạn tàu do nguyên nhân máy móc của tàu bị hư hỏng do va chạm hoặc tai nạn buộc phải áp dụng các biện pháp hợp lý để giảm lượng xả và sớm chấm dứt việc xả.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Phần 1.
KIỂM TRA
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy định chung
1.1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1.1. Các quy định trong chương này áp dụng cho việc kiểm tra và thử kết cấu, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa.
1.1.1.2. Kết quả kiểm tra và thử kết cấu, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện được ghi vào “Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa”.
1.1.2. Các dạng kiểm tra
Kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện đã hoặc sẽ được lắp đặt xuống phương tiện là đối tượng chịu các dạng kiểm tra sau đây:
Kiểm tra lần đầu;
Kiểm tra chu kỳ;
Kiểm tra bất thường.
1.1.2.1. Kiểm tra lần đầu bao gồm các kiểm tra sau đây
a) Kiểm tra lần đầu trong quá trình chế tạo
Kiểm tra kết cấu và thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm được chế tạo và lắp đặt xuống phương tiện, phù hợp với thiết kế đã được Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt;
Kiểm tra vật liệu làm các bộ phận được lắp đặt trong kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm;
Kiểm tra việc gia công các bộ phận của kết cấu và trang thiết bị chính tại các thời điểm thích hợp;
Kiểm tra lắp đặt các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm xuống phương tiện;
Thử hoạt động.
b) Kiểm tra lần đầu không có sự giám sát trong quá trình chế tạo.
Kết cấu, thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm không có sự giám sát kỹ thuật trong quá trình chế tạo muốn được lắp đặt xuống tàu, phải được kiểm tra ngăn ngừa ô nhiễm để đảm bảo rằng chúng thỏa mãn các quy định được nêu trong Quy chuẩn này.
1.1.2.2. Kiểm tra chu kỳ bao gồm các dạng kiểm tra sau đây:
a) Kiểm tra hàng năm;
b) Kiểm tra định kỳ.
1.1.2.3. Thời hạn kiểm tra hàng năm, kiểm tra định kỳ
Kiểm tra hàng năm, kiểm tra định kỳ kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện đang khai thác được thực hiện cùng với ngày kiểm tra hàng năm, định kỳ của phương tiện.
1.1.2.4. Kiểm tra bất thường
Kiểm tra bất thường được tiến hành trong các trường hợp sau, vào thời điểm không trùng với thời gian kiểm tra lần đầu, kiểm tra hàng năm, hoặc kiểm tra định kỳ.
a) Khi xảy ra hư hỏng các bộ phận quan trọng của kết cấu và thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm, hoặc khi tiến hành sửa chữa hoán cải các bộ phận bị hư hỏng đó.
b) Khi có thay đổi đối với Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu của tàu gây ra và/hoặc Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do các chất lỏng độc hại của tàu gây ra.
c) Các trường hợp khác khi thấy cần thiết.
1.1.3. Hoãn kiểm tra định kỳ
Các yêu cầu để hoãn kiểm tra định kỳ đối với kết cấu, trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm phải thỏa mãn những quy định nêu ở mục 3.3 của TCVN 5801 1A:2005, Quy phạm Phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
1.2. Kiểm tra
1.2.1. Chuẩn bị kiểm tra
1.2.1.1. Tất cả các công việc chuẩn bị cần thiết cho công việc kiểm tra lần đầu, kiểm tra chu kỳ hoặc các dạng kiểm tra khác quy định trong Chương này phải do chủ tàu hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tàu chịu trách nhiệm thực hiện. Công việc chuẩn bị phải đạt tới độ an toàn, dễ dàng khi tiếp cận, và các điều kiện cần thiết để thực hiện công việc kiểm tra.
1.2.1.2. Người yêu cầu kiểm tra phải bố trí những người có hiểu biết về các quy định kiểm tra để giám sát công việc chuẩn bị cho kiểm tra và trợ giúp trong quá trình kiểm tra.
1.2.2. Từ chối kiểm tra
Công việc kiểm tra có thể bị từ chối nếu công tác chuẩn bị cần thiết không được thực hiện, hoặc vắng mặt những người có trách nhiệm tham gia, hoặc khi đăng kiểm viên thấy rằng không đảm bảo an toàn để thực hiện kiểm tra.
1.2.3. Kiến nghị
Sau khi kiểm tra nếu thấy cần thiết phải sửa chữa, đăng kiểm viên phải thông báo kiến nghị của mình cho chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu. Theo thông báo, việc sửa chữa phải được thực hiện thỏa mãn những yêu cầu do đăng kiểm viên đưa ra.
1.3. Kiểm tra xác nhận và các hồ sơ liên quan
1.3.1. Kiểm tra kết cấu và thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của tàu, hồ sơ sau đây phải được trình cho đăng kiểm viên để xác nhận rằng các giấy chứng nhận và hồ sơ này là phù hợp và được lưu giữ thường trực ở trên tàu: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa, Sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa.
1.3.2. Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra bất thường thì việc trình các Giấy chứng nhận và hồ sơ cho đăng kiểm viên kiểm tra có thể được giới hạn với các giấy tờ có liên quan.
1.3.2.1. Giấy chứng nhận của máy phân ly dầu – nước do Đăng kiểm Việt Nam cấp hoặc tổ chức Đăng kiểm nước ngoài cấp, được Đăng kiểm Việt Nam công nhận, hệ thống lọc dầu, thiết bị xử lý, thiết bị đo hàm lượng dầu và thiết bị xác định ranh giới dầu/nước v.v… khi đăng kiểm viên thấy cần thiết;
1.3.2.2. Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu của tàu gây ra;
1.3.2.3. Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do các chất lỏng độc hại của tàu gây ra;
Chương 2.
KIỂM TRA LẦN ĐẦU
2.1. Kiểm tra lần đầu
Khi kiểm tra lần đầu trong quá trình chế tạo, lắp đặt kết cấu và thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện, phải kiểm tra chi tiết để xác định rằng chúng thỏa mãn các yêu cầu tương ứng trong từng phần của Quy chuẩn này.
2.2. Các bản vẽ và hồ sơ trình duyệt
2.2.1. Chủ tàu hoặc chủ thiết bị khi đề nghị kiểm tra lần đầu kết cấu và thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm phải trình Đăng kiểm xét duyệt hồ sơ kỹ thuật có liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa gây ra:
2.2.1.1. Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu
a) Máy phân ly dầu nước:
Thuyết minh kỹ thuật và nguyên lý hoạt động, hướng dẫn sử dụng máy phân ly dầu nước;
Bản vẽ bố trí máy phân ly, bản vẽ lắp ráp bơm và các cơ cấu khác phục vụ cho máy phân ly dầu nước;
Sơ đồ hệ thống thiết bị phục vụ;
Sơ đồ nguyên lý thiết bị điện (nếu có).
b) Két dầu cặn, két thu hồi hỗn hợp dầu nước:
Thuyết minh chung và bản tính dung tích két;
Bản vẽ két và bố trí két (và bích nối tiêu chuẩn nếu có).
c) Két lắng:
Thuyết minh và bản tính dung tích két;
Bản vẽ két và bố trí các két (và bích nối tiêu chuẩn nếu có).
d) Hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước.
Thuyết minh hệ thống;
Sơ đồ hệ thống.
2.2.1.2. Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải
Thuyết minh và bản tính dung tích két;
Bản vẽ két và bố trí két (và bích nối tiêu chuẩn nếu có).
2.2.1.3. Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do rác
Thuyết minh và bản tính dung tích két chứa rác
Bản vẽ két chứa rác và bố trí két.
2.2.1.4 Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do chất độc lỏng
a) Thiết bị hệ thống thông gió:
Thuyết minh kỹ thuật và các đặc tính kỹ thuật cơ bản.
Bản vẽ bố trí chung
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống.
Bản chỉ dẫn vật liệu sử dụng và các chi tiết đồng bộ
Sơ đồ nguyên lý điện, sơ đồ điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra, tín hiệu bảo vệ.
b) Thiết bị rửa hàng:
Thuyết minh kỹ thuật, nguyên lý làm việc.
Bản vẽ kết cấu và bản vẽ lắp ráp.
Sơ đồ nguyên lý điện, sơ đồ điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra, tín hiệu bảo vệ.
Bản danh mục các chi tiết tương ứng cùng các chỉ dẫn các đặc tính cơ học của vật liệu.
2.2.2. Nếu tàu đóng mới sử dụng các bản vẽ và tài liệu có liên quan đến trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của tàu đã được duyệt, hoặc các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm đã được chế tạo sẵn trước khi lắp đặt xuống tàu thì việc trình duyệt một phần hoặc toàn bộ các bản vẽ và tài liệu đã nêu ở trên có thể được miễn giảm theo các quy định được Đăng kiểm Việt Nam quy định riêng.
2.3. Kiểm tra kết cấu và trang thiết bị
2.3.1. Phải căn cứ hồ sơ kỹ thuật để giám sát chế tạo các trang thiết bị. Sau khi chế tạo, thiết bị phải được thử hoạt động, nếu thiết bị đạt các tính năng kỹ thuật sẽ được nghiệm thu và được đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận.
2.3.2. Máy lọc phân ly dầu nước, bơm, bích nối tiêu chuẩn, các thiết bị xử lý nước thải, xử lý hóa chất độc hại trước khi lắp đặt xuống tàu phải có Giấy chứng nhận của Đăng kiểm.
2.3.3. Các hệ thống thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp xuống tàu phải phù hợp hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt. Nếu có sự sai khác thì thiết bị đó phải có đặc tính kỹ thuật tương đương và phải được Đăng kiểm chấp nhận.
2.3.4. Các thiết bị lắp đặt phải đúng vị trí và đảm bảo các yêu cầu nêu ra trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
2.3.5. Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh, các thiết bị phải được thử hoạt động bằng các phương pháp thử tương ứng cho từng thiết bị.
2.4. Kiểm tra lần đầu không có sự giám sát trong quá trình chế tạo
2.4.1. Quy định chung
Khi kiểm tra lần đầu không có sự giám sát chế tạo, phải tiến hành kiểm tra về kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm và phải đảm bảo rằng chúng thỏa mãn các quy định được nêu trong Quy chuẩn này.
2.4.2. Hồ sơ kỹ thuật trình duyệt
Tàu muốn được kiểm tra lần đầu không có sự giám sát trong quá trình chế tạo trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm, phải trình duyệt hồ sơ kỹ thuật theo yêu cầu quy định ở 2.2 Phần 1, Chương 2 của Quy chuẩn này.
2.4.3. Kiểm tra kết cấu và trang thiết bị
Kiểm tra lần đầu không có sự giám sát trong quá trình chế tạo thì phải tiến hành các bước kiểm tra liên quan tới những yêu cầu thích đáng quy định ở 2.3 Phần 1, Chương 2 của Quy chuẩn này.
Chương 3.
KIỂM TRA CHU KỲ
3.1. Kiểm tra hàng năm
Kiểm tra hàng năm được thực hiện đồng thời tại đợt kiểm tra hàng năm của phương tiện để xác định khả năng làm việc tin cậy của thiết bị
3.2. Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ được tiến hành đồng thời tại đợt kiểm tra định kỳ của phương tiện
3.3. Khối lượng kiểm tra
Khối lượng kiểm tra đối với hệ thống trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của phương tiện được nêu trong Bảng 1
Bảng 1. Khối lượng kiểm tra
TT
Đối tượng kiểm tra
Loại hình kiểm tra
Lần đầu
Hàng năm
Định kỳ
1
Thiết bị phân ly dầu nước
H;N;T;A
N;T
K;T
2
Két dầu bẩn, két thu hồi, két lắng
H;N;A
N
K;A
3
Hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước; Hệ thống thông gió; Hệ thống rửa hầm hàng
H;N;T
N,T
Đ;K;A;T
4
Thiết bị chứa rác
N
N
N
5
Bích nối tiêu chuẩn
N;T
N
N;T
Chú thích:
K: Kiểm tra xem xét phát hiện khuyết tật, nếu cần có thể tháo ra để kiểm tra.
Đ: Đo độ mòn/khe hở
N: Kiểm tra bên ngoài
T: Thử hoạt động
H: Kiểm tra đối chiếu hồ sơ
A: Thử áp lực bằng nước.
Chương 4.
KIỂM TRA BẤT THƯỜNG
4.1. Phạm vi áp dụng
Các quy định trong Chương này áp dụng khi hoán cải, sửa chữa, thay đổi đối với các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên phương tiện hoặc Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu của tàu gây ra và/hoặc Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do chất lỏng độc hại của tàu gây ra khi có sửa đổi hoặc các trường hợp khác khi thấy cần thiết.
4.2. Kiểm tra
Kiểm tra bất thường được tiến hành ở một mức độ nào đó so với các quy định của kiểm tra định kỳ, phù hợp với công việc sửa chữa hoặc thay đổi các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm.
Phần 2.
KẾT CẤU VÀ TRANG THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO DẦU
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy định chung
Các quy định trong Chương này áp dụng đối với kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dầu từ tàu gây ra.
1.2. Thuật ngữ và giải thích
1.2.1. Thiết bị phân ly 15ppm (Thiết bị phân ly dầu nước) phải bảo đảm sao cho bất kỳ hỗn hợp dầu nước nào sau khi qua hệ thống lọc phải có hàm lượng dầu không quá 15ppm.
1.2.2. Kết dầu bẩn là két dùng để thu gom dầu cặn do quá trình lọc nhiên liệu, dầu nhờn, quá trình lọc hỗn hợp dầu nước, dầu rò rỉ trong buồng máy.
1.2.3. Két thu hồi hỗn hợp dầu nước là két dùng để thu gom nước lẫn dầu được tạo ra trong la canh buồng máy.
1.2.4. Két lắng là két để thu gom và làm lắng hỗn hợp nước lẫn dầu do rửa hầm hàng tàu dầu.
1.2.5. Hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước là hệ thống bao gồm bơm và đường ống chuyển hỗn hợp dầu nước từ các két thu hồi, két lắng tới các trạm tiếp nhận hoặc chuyển nước đã qua xử lý để xả ra mạn.
1.2.6. Khoang cách ly là một khoang riêng biệt được thiết kế để cách ly giữa buồng máy với khoang dầu hàng.
1.3. Yêu cầu trang bị
1.3.1. Các tàu mới, lắp động cơ diesel, không phân biệt là động cơ chính hay phụ, có tổng công suất bằng hoặc lớn hơn 220 kW phải được trang bị một trong hai phương án sau:
1.3.1.1. Thiết bị phân ly 15 ppm và két dầu bẩn, hoặc:
1.3.1.2. Két thu hồi hỗn hợp dầu nước và két dầu bẩn.
1.3.2. Các tàu mới, lắp động cơ diesel không phân biệt là động cơ chính hay phụ, có tổng công suất từ 75 kW đến 220 kW phải được trang bị ít nhất một két thu hồi hỗn hợp dầu nước và các khay hứng dầu, đường ống thu hồi (dưới những nơi có khả năng rò rỉ dầu của các thiết bị cung cấp dầu) về két thu hồi hỗn hộp dầu nước.
1.3.3. Các tàu mới, lắp động cơ diesel không phân biệt là động cơ chính hay phụ, có tổng công suất nhỏ hơn 75 kW, thường xuyên hoạt động trong khu vực nước được bảo vệ đặc biệt hoặc các khu vực bãi tắm, các hồ nước du lịch như ở vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Vũng Tàu, Hồ Tây, Hồ Hòa Bình v.v… và các khu nuôi trong thủy sản phải được trang bị như yêu cầu đối với các tàu nêu ở 1.3.2 Chương này.
1.3.4. Các tàu mới có tổng công suất động cơ diesel nhỏ hơn 75 kW không thường xuyên hoạt động trong khu vực nước được bảo vệ đặc biệt phải được trang bị ít nhất một dụng cụ đơn giản như can nhựa, thùng phi chứa nước lẫn dầu trên tàu để đưa lên trạm tiếp nhận xử lý.
1.3.5. Các tàu hiện có, có tổng công suất máy như nêu ở 1.3.1; 1.3.2; 1.3.3 phải trang bị két thu hồi hỗn hợp dầu nước hoặc két dầu bẩn trong lần kiểm tra định kỳ gần nhất kể từ ngày Quy chuẩn này bắt đầu có hiệu lực. Đối với tàu nằm trong phạm vi điều chỉnh của QCVN 25:2010/BGTVT phải trang bị thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm như nêu ở 1.3.3 trong lần kiểm tra trên đà gần nhất.
1.3.6. Tàu chở dầu, ngoài việc phải thỏa mãn các yêu cầu trang bị đã nêu từ 1.3.1 đến 1.3.4 của Chương này còn phải thỏa mãn các yêu cầu về trang bị như sau:
1.3.6.1. Tàu chở dầu mới, có trọng tải từ 500 tấn trở lên phải trang bị két lắng chứa nước rửa hầm hàng, dầu rò rỉ khi làm hàng để xử lý hoặc chuyển đến các trạm tiếp nhận. Với tàu dầu hiện có trọng tải từ 500 tấn trở lên phải trang bị két lắng sau lần kiểm tra định kỳ gần nhất kể từ ngày Quy chuẩn này bắt đầu có hiệu lực. Các tàu dầu có trọng tải dưới 500 tấn có thể dùng một khoang hàng làm két lắng với điều kiện khoang hàng đó thỏa mãn các điều kiện của két lắng;
1.3.6.2. Đối với các trạm cấp dầu lưu động, ngoài việc phải trang bị két lắng như tàu dầu còn phải trang bị khay hứng dầu (dưới những nơi rò rỉ dầu của các thiết bị cung cấp dầu) và két dầu bẩn.
Chương 2.
YÊU CẦU KẾT CẤU VÀ TRANG BỊ
2.1. Thiết bị phân ly dầu nước
2.1.1. Thiết bị phân ly dầu nước phù hợp 1.2.1 phải có thiết kế được Đăng kiểm Việt Nam duyệt hoặc tổ chức Đăng kiểm nước ngoài duyệt, được Đăng kiểm Việt Nam chấp nhận.
2.1.2. Thiết bị phân ly dầu nước phải làm việc tốt trong mọi điều kiện khai thác của tàu.
2.1.3. Phải đặt khay hứng ở những nơi có thể rò rỉ nước lẫn dầu từ các máy lọc, hoặc từ các bơm và các thiết bị có chứa dầu khác.
2.1.4. Thiết bị phân ly dầu nước phải được đặt càng xa nguồn rung động càng tốt. Nếu nguồn rung động lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của máy phân ly, khi đó phải có biện pháp giảm sự rung động.
2.2. Két dầu bẩn
2.2.1. Két dầu bẩn để giữ lại cặn dầu sau khi lọc hỗn hợp dầu nước, hoặc phân ly nhiên liệu, dầu nhờn hoặc dầu rò rỉ trong buồng máy do hoạt động của động cơ. Thể tích két dầu bẩn không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức sau:
V = 0,01.C.D (m3)
Trong đó:
C – Lượng tiêu hao nhiên liệu trong 1 ngày đêm (T).
D – Thời gian giữa hai lần tàu xả hỗn hợp dầu nước tới các trạm tiếp nhận (ngày/đêm). Nếu không có số liệu cụ thể, D lấy bằng 5 ngày.
2.2.2. Két dầu bẩn có thể được chế tạo bằng thép hoặc vật liệu khác tương đương. Với những két có thể tích nhỏ hơn 0,1 m3 có thể dùng 1 hoặc nhiều dụng cụ thích hợp để chứa dầu cặn nhưng phải có biện pháp cố định chắc chắn các dụng cụ này vào thân tàu đảm bảo chúng không bị đổ trong mọi điều kiện khai thác của tàu.
2.2.3. Với các két dầu bẩn được chế tạo bằng thép liền vỏ phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
2.2.3.1. Với các két dầu bẩn có dung tích lớn hơn 0,2 m3 có thể được bố trí sát vách hoặc thân tàu nhưng phải ở nơi thuận tiện cho việc kiểm tra và vệ sinh, đáy két phải có chiều nghiêng về phía họng hút hỗn hợp dầu nước;
2.2.3.2. Két dầu bẩn liền vỏ phải được thử thủy lực với áp lực như thử các két liền vỏ khác;
Với các két không liền vỏ thì các két đó phải được cố định chắc chắn vào thân tàu, đảm bảo két không bị đổ trong mọi điều kiện khai thác của tàu.
2.2.4. Mỗi két dầu bẩn có thể tích từ 0,2 m3 trở lên phải có hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước. Đường ống của hệ thống dẫn lên mặt boong chính phải ở vị trí thuận lợi để nối với ống chuyển dầu bẩn vào trạm tiếp nhận thông qua bích nối tiêu chuẩn. Miệng hút của ống này phải cách đáy két ít nhất là 15 mm để có khả năng hút hết hỗn hợp dầu nước trong két, tránh ăn mòn đáy két. Ống chuyển dầu bẩn tránh xuyên qua các két dầu đốt, dầu nhờn hoặc két nước sinh hoạt. Trong trường hợp phải xuyên qua các két nêu trên thì ống phải được táng chiều dày thích hợp.
2.2.5. Mỗi két phải có nắp đậy chắc chắn nhưng phải đảm bảo đóng mở dễ dàng để kiểm tra và vệ sinh.
2.2.6. Mỗi két phải có ống thông hơi và ống đo để nhận biết mức chất lỏng trong két. Miệng ống thông hơi phải có kết cấu phòng hỏa.
2.2.7. Đối với các két có thể tích nhỏ hơn 0,2 m3, có thể thay bằng xô nhựa hoặc các biện pháp tương đương khác để vận chuyển dầu bẩn đến các trạm tiếp nhận.
2.2.8. Kết cấu và hệ thống đường ống của các két dầu bẩn theo quy định nêu ở 2.2.3 nói trên phải thỏa mãn các yêu cầu từ 2.2.8.1 đến 2.2.8.3 sau đây:
2.2.8.1. Các lỗ khoét dùng cho người chui hoặc các lỗ để làm vệ sinh có kích thước thích hợp phải được bố trí tại các vị trí sao cho toàn bộ bên trong két có thể được làm sạch dễ dàng;
2.2.8.2. Phải trang bị các phương tiện thích hợp để dễ dàng hút và xả cặn dầu;
2.2.8.3. Trừ bích nối xả tiêu chuẩn được nêu ở 2.4 của Phần này, không được lắp đặt các bích nối xả trực tiếp qua mạn tàu.
2.3. Bơm và hệ thống đường ống cho két dầu bẩn
Các tàu thuộc diện áp dụng Quy chuẩn này được kiểm tra đăng kiểm lần đầu sau ngày Quy chuẩn này có hiệu lực, hoặc ở giai đoạn đóng tương tự phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây, bổ sung thêm vào điều nêu ở 2.2.8 nêu trên:
2.3.1. Đường ống xả của két và đường ống nước đáy tàu phải không được nối với nhau, trừ khi các đường ống để xả nước lẫn dầu đã được làm lắng ra khỏi két. Tuy nhiên, điều này được giới hạn cho các trường hợp mà việc xả được thực hiện nhờ van tự động được thao tác bằng tay hoặc các thiết bị đóng kín tương đương.
2.3.2. Phải trang bị các bơm thỏa mãn các yêu cầu sau để xả dầu bẩn ra khỏi két:
2.3.2.1. Không dùng chung bơm khác với bơm nước la canh buồng máy nhiễm dầu.
2.3.2.2. Bơm phải là kiểu phù hợp để xả cặn lên các thiết bị thu gom trên bờ.
2.3.2.3. Sản lượng của bơm được tính theo công thức dưới đây. Tuy nhiên sản lượng bơm không thể nhỏ hơn 0,5 (m3/h)
(m3/h)
Trong đó:
V: được nêu ở 2.2.1 của Chương này.
t = 4 giờ
2.4. Bích nối xả tiêu chuẩn
Đường ống của phương tiện tiếp nhận nối được với đường ống xả của két dầu bẩn, két hỗn hợp dầu nước được lắp đặt theo các yêu cầu ở 2.2.6 và 2.5.1 của Quy chuẩn này, phải trang bị một bích nối tiêu chuẩn phù hợp với Bảng 2.
Hình 1 – Bích nối xả tiêu chuẩn
Bảng 2. Kích thước tiêu chuẩn của mặt bích nối xả
Các chi tiết
Quy định
Đường kính ngoài
215 mm
Đường kính trong
Đường kính tương ứng một cách hợp lý với đường kính ngoài
Đường kính vòng tròn lăn
183 mm
Rãnh khía (lỗ bắt bu lông) trên mặt bích nối
Phải khoan 6 lỗ đường kính 22 mm ở trên đường kính vòng tròn lăn tại các khoảng cách góc bằng nhau, và phải gia công các rãnh rộng 22 mi li mét từ các lỗ này thấu tới vành ngoài của bích nối.
Chiều dày của bích nối
20 mm
Số lượng và đường kính của các bu lông và đai ốc với chiều dày thích hợp
6 bộ đường kính 20 mm
Bích nối phải làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương với các bề mặt nhẵn. Bích nối phải chịu được áp suất làm việc 0,6 MPa khi một miếng đệm kín dầu được lồng vào.
2.5. Két thu hồi hỗn hợp dầu nước
2.5.1. Thể tích két thu hồi hỗn hợp dầu nước không được nhỏ hơn các trị số sau:
2.5.1.1. Đối với các tàu có tổng công suất động cơ diesel lớn hơn hoặc bằng 220 kW thì thể tích két thu hồi hỗn hợp dầu nước lớn gấp đôi trị số tính két dầu bẩn, nhưng không nhỏ hơn 0,15 m3 (lấy trị số nào lớn hơn).
2.5.1.2. Đối với các tàu có tổng công suất động cơ diesel nhỏ hơn 220 kW thì thể tích két được lấy theo Bảng 3.
Bảng 3. Thể tích két chứa hỗn hợp dầu nước
TT
Tổng công suất máy (kW)
Thể tích két chứa (m3)
1
Nhỏ hơn hoặc bằng 35
0,01
2
35 đến 75
0,05
3
75 đến 135
0,10
4
135 đến 220
0,15
2.5.2. Các yêu cầu về kết cấu két thu hồi hỗn hợp dầu nước tương tự như két dầu bẩn đã được giới thiệu ở 2.2 của Chương này.
2.5.3. Việc bố trí phải sao cho có khả năng chuyển nước lẫn dầu do tạo ra trong buồng máy từ tàu vào cả két giữ nước bẩn và từ tàu lên phương tiện tiếp nhận, trạm tiếp nhận trên bờ. Trong trường hợp này, két phải được nối thích hợp với bích nối xả tiêu chuẩn được nêu ở Bảng 2 điều 2.4.
2.6. Hệ thống bơm chuyển hỗn hợp dầu nước
2.6.1. Bơm để chuyển hỗn hợp dầu nước có thể là bơm tay hoặc bơm điện.
2.6.2. Các đường ống xả nước sau thiết bị lọc phải được dẫn lên boong hở hoặc ra mạn ở vị trí cao hơn đường nước đầy tải.
2.6.3. Ở chỗ nối của đường ống với các két hoặc các khoang hàng làm két lắng phải bố trí các van hoặc cơ cấu chặn. Các đường ống phải bố trí cách đáy tàu càng xa càng tốt.
2.6.4. Việc khởi động bơm hút phải tiến hành bằng tay.
2.6.5. Ở những chỗ thuận tiện phải đặt các ống mềm nối với bích nối tiêu chuẩn. Các ống mềm phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
2.6.5.1. Áp suất thử không được nhỏ hơn 0,3 MPa hoặc ít nhất phải bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất của bơm;
2.6.5.2. Áp suất làm việc không được nhỏ hơn 0,1 MPa nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được nhỏ hơn áp suất làm việc lớn nhất của bơm;
2.6.5.3. Vật liệu của ống mềm phải là vật liệu chịu được dầu và các sản phẩm của dầu;
2.6.5.4. Cơ cấu nối (ren, bích…) phải đảm bảo độ tin cậy và loại trừ khả năng tự nới lỏng;
2.6.5.5. Mỗi thiết bị của các ống mềm và mối nối mềm phải được thử toàn bộ và ghi các số liệu về dầu và sản phẩm dầu;
2.6.5.6. Phải ghi ngày chế tạo, trị số lực phá hủy, áp suất làm việc cho phép, trên ống mềm.
2.7. Két lắng
2.7.1. Tổng dung tích các két lắng không được nhỏ hơn 3% tổng dung tích chở dầu của các hầm hàng. Két lắng phải được cách ly với các khoang khác (trừ khoang hàng) bằng khoang cách ly có chiều ngang ít nhất là 0,5 m.
2.7.2. Các két lắng phải thiết kế sao cho việc bố trí các lỗ vào và lỗ ra, các vách ngăn và lưới kim loại tránh tạo ra dòng xoáy của dầu hoặc nhũ tương trong nước.
2.7.3. Phải trang bị đủ phương tiện để làm sạch các két hàng và vận chuyển cặn nước dầu bẩn do rửa két hàng từ các két hàng về két lắng.
2.7.4. Két lắng phải có đường ống dẫn lên mặt boong chính ở vị trí thuận lợi nối với bích nối tiêu chuẩn để chuyển hỗn hợp dầu nước đến các trạm tiếp nhận.
2.7.5. Tàu chở dầu không được chứa nước dằn trong các hầm hàng. Trong tình huống đặc biệt phải chứa nước dằn ở hầm hàng thì nước dằn phải được chuyển đến các trạm tiếp nhận, cấm xả ra vùng nước ngoài tàu.
2.8. Các yêu cầu đối với phương tiện tiếp nhận
2.8.1. Việc thiết kế tàu tiếp nhận phải lưu ý đến các thiết bị khi sử dụng có thể gây nghiêng ngang tàu.
2.8.2. Phải trang bị ít nhất một thiết bị phân ly dầu nước phù hợp quy định 2.1 của chương này để lọc hỗn hợp dầu nước.
2.8.3. Các két chứa dầu phải thỏa mãn Phần 3 Hệ thống máy tàu Quy chuẩn phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa (TCVN 5801:2005).
2.8.5. Phải trang bị bơm và hệ thống ống chuyển các chất có hại đến trạm tiếp nhận trên bờ hoặc xả nước đã qua xử lý.
Phần 3.
KẾT CẤU VÀ TRANG THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO NƯỚC THẢI
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy định chung
Các quy định trong Chương này áp dụng đối với kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải từ tàu gây ra.
1.2. Thuật ngữ và giải thích
1.2.1. Nước thải là:
1.2.1.1. Nước và các phế thải khác từ bất kỳ các nhà vệ sinh nào;
1.2.1.2. Nước từ các hố, bể tắm và lỗ thoát nước ở trong buồng chữa bệnh (phòng chữa bệnh ngoại trú, buồng bệnh nhân,…);
1.2.1.3. Nước từ các buồng chứa động vật sống; hoặc
1.2.1.4. Các dạng nước thải khác khi chúng được hòa lẫn với những loại nước nêu trên.
1.2.4. Két chứa là két dùng để thu gom và chứa nước thải.
1.2.5. Hệ thống chuyển chất thải là hệ thống bao gồm bơm hoặc phương tiện, thiết bị và đường ống để chuyển nước thải từ két chứa tới trạm tiếp nhận hoặc xả nước thải đã qua thiết bị xử lý xuống sông.
1.3. Yêu cầu trang bị
1.3.1. Phương tiện hoạt động thường xuyên trong các khu vực được bảo vệ đặc biệt và các bãi tắm như Bãi Cháy, Đồ Sơn, Vũng Tàu v.v… và các hồ nước có hoạt động thăm quan du lịch như Hồ Tây, Hồ Hòa Bình v.v… các khu nuôi trồng thủy sản phải được trang bị két chứa để chuyển đến nơi tiếp nhận.
1.3.2. Các nhà hàng nổi khi đóng mới phải trang bị thiết bị xử lý nước thải hoặc các két chứa trước khi chuyển lên bờ để xử lý.
1.3.3. Các nhà hàng nổi hiện có khi chưa trang bị thiết bị xử lý nước thải phải có biện pháp chuyển nước thải lên bờ hoặc những nơi thích hợp, tránh gây ô nhiễm cho vùng nước quanh khu vực neo đậu của nhà hàng và phải được trang bị bổ sung két chứa sau lần kiểm tra định kỳ gần nhất kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực.
1.3.4. Phương tiện không thường xuyên hoạt động trong các vùng nước như nêu ở 1.3.1, khi hoạt động trong các vùng nước đó phải có biện pháp giữ lại nước thải để chuyển đến các trạm tiếp nhận.
Chương 2.
YÊU CẦU VỀ KẾT CẤU TRANG THIẾT BỊ
2.1. Két chứa
2.1.1. Thể tích két chứa không được nhỏ hơn trị số được tính theo công thức sau:
V = f.n.q.t
Trong đó:
V: thể tích két chứa (lít);
f: hệ số tính đến điều kiện khai thác;
f = 1 đối với tàu có thời gian hoạt động trên 8 giờ ở khu vực cấm thải;
f = 0,3 đến 0,5 đối với tàu có thời gian hoạt động từ 4 đến 8 giờ ở khu vực cấm thải;
f = 0,1 đối với tàu có thời gian hoạt động dưới 4 giờ ở khu vực cấm thải;
n: Số người thường xuyên ở trên tàu (hoặc số lượng động vật chuyên chở có trọng lượng từ 30 kg trở lên);
q: Lượng nước thải hàng ngày tính cho 1 người (lít/ngày);
q = 50 lít/ngày đối với tàu;
q = 200 lít/ngày đối với hàng nổi;
t: thời gian (ngày) tàu hoạt động giữa các lần chuyển nước thải lên bờ hoặc xả ra xa vùng cấm thải.
2.1.2. Két chứa được chế tạo bằng thép hoặc vật liệu tương đương. Két có thể gắn liền với thân tàu hoặc tách rời. Bề mặt bên trong của két phải nhẵn và được sơn phủ bảo vệ hoặc các biện pháp tương đương để chịu được tác dụng của nước thải. Mặt đáy của két có dung tích lớn hơn 0,2 m3 phải có độ nghiêng về phía ống hút. Két phải có nắp đậy chắc chắn, đóng mở dễ dàng để kiểm tra và làm vệ sinh.
2.1.3. Két không được bố trí liền với các két nước sinh hoạt và các buồng làm việc.
2.1.4. Đối với két chứa có dung tích từ 0,2 m3 trở lên phải có hệ thống bơm chuyển nước thải đến các trạm tiếp nhận. Đường ống của hệ thống dẫn lên mặt boong chính phải ở vị trí thuận lợi để nối với bích nối tiêu chuẩn. Miệng ống hút phải cách đáy một khoảng 15 mm để có thể hút hết nước thải đồng thời tránh ăn mòn đáy két.
2.1.5. Đối với két chứa nước thải có dung tích nhỏ hơn 0,1 m3 có thể dùng các dụng cụ thích hợp để chứa, nhưng chúng phải có nắp đậy chắc chắn và cố định chắc vào thân tàu.
2.1.6. Két phải được thử thủy lực với áp lực bằng 1,5 lần áp suất của cột nước đo từ đáy két đến mép thấp nhất của thiết bị vệ sinh không có khóa trong ống xả.
2.1.7. Đối với két chứa nước thải có dung tích nhỏ hơn 0,2 m3 thì không yêu cầu trang bị hệ thống bơm hoặc phương tiện để chuyển nước thải có thể dùng xô, gáo hay các biện pháp khác để chuyển nước thải đến trạm tiếp nhận, hoặc xả lên bờ, hoặc xả ra những nơi thích hợp.
2.2. Hệ thống bơm, phương tiện chuyển nước thải
2.2.1. Để chuyển nước thải tới phương tiện tiếp nhận phải có ít nhất 01 bơm hoặc phương tiện thủ công như xô, gáo và vật dụng khác có khả năng chuyển được nước thải từ tàu lên trạm tiếp nhận.
2.2.2. Đường ống vận chuyển nước thải lên phương tiện tiếp nhận không được đi qua két nước sinh hoạt và phải dẫn lên mặt boong chính ở vị trí thuận lợi và nối với đường ống tiếp nhận thông qua bích nối tiêu chuẩn.
Phần 4.
KẾT CẤU VÀ TRANG THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO CHẤT LỎNG ĐỘC HẠI
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy định chung
Những quy định của Chương này áp dụng đối với kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc hại từ tàu gây ra.
1.2. Các thuật ngữ và giải thích
1.2.1. Chất lỏng độc hại là chất có hại bất kỳ ở thể lỏng không phải các chất được nêu ở Phụ lục III của Quy chuẩn này.
1.2.2. Chất độc lỏng được phân ra các loại sau đây:
1.2.2.1. Loại X là các chất độc lỏng độc hại được thải ra từ các hoạt động vệ sinh két hoặc xả nước dằn két trên tàu gây nên mối nguy hiểm lớn cho tài nguyên của nguồn nước ngoài tàu hoặc sức khỏe con người, do đó phải cấm thải ra môi trường nước ngoài tàu.
1.2.2.2. Loại Y là các chất độc lỏng độc hại được thải ra từ các hoạt động vệ sinh hoặc xả nước dằn két trên tàu gây nên mối nguy hiểm lớn cho tài nguyên của nguồn nước ngoài tàu hoặc sức khỏe con người, làm xấu các điều kiện giải trí hoặc cản trở các hình thức sử dụng khai thác nguồn lợi về sông, biển, do đó phải có biện pháp nghiêm ngặt hạn chế về hàm lượng và khối lượng chất lỏng thải ra môi trường nước ngoài tàu.
1.2.2.3. Loại Z là các chất độc lỏng độc hại được thải ra từ các hoạt động vệ sinh hoặc xả nước dằn két trên tàu gây nên mối nguy hiểm không lớn cho tài nguyên của sông, biển hoặc sức khỏe con người, do đó phải biện pháp tương đối nghiêm ngặt để hạn chế về hàm lượng và khối lượng chất lỏng thải ra môi trường nước ngoài tàu.
1.2.2.4. Loại OS (Other Substances) là các chất độc lỏng không thuộc một trong các loại X, Y hoặc Z nêu ở trên chúng được xem như không gây hại cho sức khỏe con người, ít làm xấu điều kiện nghỉ ngơi hoặc gây cản trở cho việc sử dụng nguồn nước và đòi hỏi phải thận trọng trong khai thác. Việc thải nước lẫn các chất này hoặc các nước dằn, cặn hoặc các hỗn hợp chỉ chứa chất OS sẽ không phải áp dụng bất kỳ điều yêu cầu nào hạn chế việc thải ra môi trường nước ngoài tàu.
1.2.3. Hỗn hợp đồng thể: Là hỗn hợp gồm cặn và các chất độc lỏng và nước khi thải ra có nồng độ các chất độc lỏng dưới 25% nồng độ trung bình của các chất đó chứa trong két, hầm.
1.2.4. Hỗn hợp không đồng thể: Hỗn hợp không phải là hỗn hợp đồng thể.
1.2.5. Tàu chở hóa chất lỏng độc hại: là tàu được đóng để chở hoặc thích nghi cho việc chở xô các chất độc lỏng. Khái niệm này bao gồm cả tàu dầu và được sử dụng để chở xô chất độc lỏng một phần hoặc toàn bộ.
1.3. Yêu cầu trang bị việc bố trí trả hàng, két lắng, bơm và đường ống
1.3.1. Tất cả các tàu được đóng trước ngày 01/7/1986 phải trang bị các hệ thống bơm và đường ống để đảm bảo mỗi két được thiết kế chở chất loại X hoặc Y không được giữ lại trên tàu một lượng cặn vượt quá 300 lít trong két và các đường ống liên kết và mỗi két thiết kế để chở chất loại Z không được giữ lại trên tàu một lượng cặn vượt quá 900 lít trong két và các đường ống liên kết.
1.3.2. Tất cả các tàu được đóng sau ngày 01/7/1986 nhưng trước ngày 01/01/2007 phải trang bị các hệ thống bơm và đường ống để đảm bảo mỗi két được thiết kế chở chất loại X hoặc Y không được giữ lại trên tàu một lượng cặn vượt quá 100 lít trong két và các đường ống liên kết và mỗi két thiết kế để chở chất loại Z không được giữ lại trên tàu một lượng cặn vượt quá 300 lít trong két và các đường ống liên kết.
1.3.3. Tất cả các tàu được đóng sau ngày 01/01/2007 phải trang bị các hệ thống bơm và đường ống để đảm bảo mỗi két được thiết kế chở chất loại X hoặc Y không được giữ lại trên tàu một lượng cặn vượt quá 75 lít trong két và các đường ống liên kết và mỗi két thiết kế để chở chất loại Z không được giữ lại trên tàu một lượng cặn vượt quá 5 lít trong két và các đường ống liên kết.
1.3.4. Việc thử chức năng các bơm nêu ở mục 1.3.1; 1.3.2 và 1.3.3 của Chương này phải được Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1.3.5. Các tàu được chứng nhận chở các chất loại X, Y hoặc Z phải có một hoặc nhiều cửa thải dưới đường nước.
1.3.6. Các tàu đóng trước ngày 01/01/2007 và được chứng nhận chở các chất loại Z, không yêu cầu bắt buộc phải bố trí cửa thải dưới đường nước như yêu cầu quy định ở mục 1.3.5.
1.3.7. Két lắng: Không yêu cầu phải trang bị két lắng chuyên dùng, tùy theo điều kiện khai thác của tàu để trang bị két lắng dùng cho việc vệ sinh két hàng. Tuy nhiên, có thể cho phép dùng két hàng làm két lắng.
1.3.8. Thiết bị ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại
1.3.8.1. Đối với tàu mới, thiết bị ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại quy định ở 1.2.1.1 phải được trang bị phù hợp với loại và lý tính của chất lỏng độc hại chuyên chở và vùng nội thủy;
1.3.8.2. Phải trang bị bổ sung vào các thiết bị nêu ở 1.3.8.1 hệ thống rửa hầm bằng thông gió cho các tàu dự định khử cặn chất lỏng độc hại có áp suất hơi vượt quá 5 kPa ở 20oC bằng thông gió;
1.3.8.3. Bất kể những yêu cầu đã nêu ở 1.3.8.1 và 1.3.8.2, hệ thống ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại quy định phải lắp đặt trên tàu thỏa mãn những yêu cầu (a) và (b) dưới đây là két lắng, hệ thống hầm hàng (được giới hạn đối với tàu chỉ chở chất loại Y có điểm nóng chảy từ 15oC trở lên) và thiết bị để thải vào các phương tiện tiếp nhận:
a) Khi tàu dự định chở thường xuyên trong mỗi hầm chỉ một chất lỏng độc hại hoặc chất tương thích (nghĩa là một chất trong các chất lỏng độc hại không yêu cầu phải làm sạch hầm hàng để xuống hàng sau khi hầm hàng đã chứa một chất lỏng độc hại khác và đã dỡ hết chất này);
b) Khi tàu chỉ tiến hành thải nước rửa thu gom được từ việc làm sạch hầm hàng vào các phương tiện tiếp nhận thích hợp trước khi sửa chữa hoặc lên đà.
1.3.8.4. Bất kể những yêu cầu đã nêu ở 1.3.8.1 đến 1.3.8.2 trên, hệ thống ngăn ngừa thải chất lỏng độc hại được trang bị trên tàu chở chất lỏng độc hại có áp suất hơi vượt quá 5 kPa ở 20oC dự định khử cặn bằng thông gió phải là hệ thống rửa hầm bằng thông gió.
Chương 2.
YÊU CẦU KẾT CẤU VÀ TRANG THIẾT BỊ
2.1. Thiết bị của hệ thống thông gió
Cặn của các chất độc lỏng bay hơi có thể được đưa ra ngoài như hệ thống thông gió. Hệ thống cần được tính toán và lắp đặt sao cho:
2.1.1. Vị trí lỗ thoát gió càng gần nơi hút càng tốt.
2.1.2. Dòng không khí phải quét tận đáy.
2.2. Hệ thống đo tự động ghi và điều khiển việc thải cặn độc
2.2.1. Hệ thống đo tự động ghi và điều khiển việc thải chất độc lỏng phải đảm bảo khả năng thải cặn đúng nồng độ cho phép, không vượt quá tiêu chuẩn quy định.
2.2.2. Thiết bị ghi liên tục hàm lượng các chất độc khi thải phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
2.2.2.1. Kiểm tra được việc thải các hỗn hợp đồng thể và không đồng thể của cặn chất độc và nước từ hầm hàng và két lắng.
2.2.2.2. Trang bị các phương tiện để ghi nhận việc thải khí:
a) Dùng bơm có công suất không đổi, phải ghi thời gian làm việc của bơm hoặc;
b) Dùng thiết bị ghi để theo dõi thời gian và cường độ thải của thiết bị này phải được đặt vào phần dưới của ống thải.
2.2.3 Thiết bị ghi thời gian phải ghi được thời gian bắt đầu và kết thúc việc thải hoặc ghi cường độ thải qua ống. Thời gian thải được ghi tự động và có thể được ghi bằng tay.
2.2.4. Độ chính xác của thiết bị thải chỉ được dao động trong giới hạn 10% so với mức thải thực tế.
2.3. Hệ thống thải cặn các chất độc lỏng
2.3.1. Thiết bị và hệ thống bơm chuyển, thải cặn các chất độc lỏng từ tàu chở hóa chất phải loại trừ khả năng thải cặn vượt quá tiêu chuẩn quy định.
2.3.2. Việc bố trí và trang bị các đường ống bơm chuyển và thải cặn phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở mục 1.3, Chương 1 của Phần này.
2.4. Hệ thống hàng
2.4.1. Hệ thống hàng bao gồm các bơm hàng, bơm rửa, các đường ống hút, xả và các van dùng để giao nhận hàng là chất độc lỏng phải có khả năng hút để sao cho số cặn của các chất độc lỏng còn lại trong các hầm và hệ thống hàng là nhỏ nhất.
2.4.2. Hệ thống hàng của tàu chở hóa chất có thể dùng để thải cặn các chất độc lỏng với điều kiện là hệ thống này được thiết kế thích hợp.
2.4.3. Có thể dùng các loại hệ thống hàng sau đây để kiểm tra việc thải cặn các chất độc lỏng:
2.4.3.1. Hệ thống có khả năng thay đổi lưu lượng trong đó:
a) Lưu lượng được điều chỉnh nhờ thiết bị tiết lưu đặt trên đường ống thải, hoặc
b) Lưu lượng được điều chỉnh nhờ sự thay đổi tần số quay của bơm.
2.4.3.2. Hệ thống hàng có lưu lượng cố định, nghĩa là bằng hoặc nhỏ hơn trị số cho phép để thải.
2.4.4. Buồng bơm hàng của tàu chở hóa chất phải thỏa mãn các yêu cầu như đối với buồng bơm hàng của tàu dầu.
2.5. Hệ thống xả dưới đường nước
2.5.1. Bố trí lỗ xả
2.5.1.1. Vị trí lỗ xả cặn các chất độc lỏng phải bố trí trong khu vực của các hầm hàng;
2.5.1.2. Lỗ xả phải được đặt sao cho khi các bơm của tàu hút nước ngoài mạn vào thì cặn của các chất độc lỏng xả ra không bị hút theo. Việc bố trí lỗ xả so với các cửa lấy nước ngoài mạn vào phải được chấp thuận;
2.5.1.3. Lỗ xả cặn phải bố trí dưới đường nước;
2.5.1.4. Nếu có hai lỗ xả cặn thì phải bố trí chúng đối diện ở hai bên mạn gần hông tàu;
2.5.2. Kích thước lỗ xả
2.5.2.1. Việc bố trí lỗ xả dưới đường nước phải làm sao cho hỗn hợp cặn/nước được thải ra nước ngoài mạn tàu sẽ không ra ngay bề mặt nước bao quanh tàu. Khi dòng thải vuông góc với thân tàu, đường kính tối thiểu của lỗ xả được xác định bằng công thức sau:
Trong đó:
D: Đường kính nhỏ nhất của lỗ xả (m);
L: Khoảng cách từ đường vuông góc mũi đến lỗ xả (m);
QD: Cường độ xả lựa chọn lớn nhất mà tàu có thể xả (m3/h);
2.5.2.2. Nếu xả về hướng theo một góc so với tôn mạn, trong công thức trên cần phải thay đổi QD bằng thành phần QD ở việc xả bình thường thẳng góc với thân tàu.
2.5.3. Bơm thải
Bơm thải phải có đủ sản lượng đủ để xả hỗn hợp cặn/nước.
Phần 5.
KẾT CẤU VÀ TRANG THIẾT BỊ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO RÁC
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy định chung
Các quy định trong Chương này áp dụng đối với kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do rác từ tàu gây ra.
1.2. Thuật ngữ và giải thích
Thiết bị chứa rác: là két hoặc xô nhựa có nắp đậy hoặc dạng tương đương dùng để chứa rác.
1.3. Yêu cầu trang bị
Tất cả các phương tiện phải được trang bị thiết bị chứa rác. Rác phải được chuyển lên bờ ở những nơi quy định hoặc những nơi thích hợp không gây hại tới môi trường.
Chương 2.
YÊU CẦU KẾT CẤU VÀ TRANG THIẾT BỊ
2.1. Thiết bị chứa rác
2.1.1. Tổng thể tích thiết bị chứa rác không được nhỏ hơn trị số được tính theo công thức sau:
V = n.g.t
Trong đó:
V: thể tích thiết bị chứa (m3);
n: số người thường xuyên trên tàu;
g: lượng rác thải ra tính trung bình cho 1 người trong 1 ngày đêm;
g = 0,005 m3 ng/ngày đêm;
t: thời gian giữa các lần chuyển rác lên bờ;
t = 2 ngày cho tàu hoạt động trong sông, hồ, đầm, vịnh;
t = 4 ngày cho các tàu chạy ven biển hoặc vùng đặc biệt.
2.1.2. Thiết bị chứa rác được chế tạo bằng thép hoặc bằng nhựa hay các vật liệu khác tương đương. Thiết bị có thể gắn liền với thân tàu hoặc tách rời.
2.1.3. Thiết bị chứa rác tách rời thân tàu phải có biện pháp cố định chắc chắn vào thân tàu đảm bảo an toàn trong mọi điều kiện khai thác của tàu.
2.1.4. Bề mặt bên trong của thiết bị phải nhẵn và có lớp sơn phủ bảo vệ hoặc các biện pháp tương đương để chống tác động của rác.
2.1.5. Các thiết bị có dung tích từ 0,05 m3 trở lên, phải có đáy dốc không dưới 30o về phía lấy rác. Nắp đậy của thiết bị phải đảm bảo kín và đóng mở dễ dàng để kiểm tra, vệ sinh.
2.1.6. Có thể dùng xô nhựa hoặc các dụng cụ khác tương tự để chuyển rác lên bờ.
Phần 6.
KẾ HOẠCH ỨNG CỨU Ô NHIỄM VÙNG NƯỚC NGOÀI TÀU DO DẦU CỦA TÀU
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy định chung
1.1.1. Phạm vi áp dụng
Những quy định trong Phần này áp dụng cho Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu của tàu và những công trình nổi khác.
1.1.2. Yêu cầu về trang bị
Tàu dầu có trọng tải từ 500 tấn trở lên, các tàu khác không phải là tàu dầu có trọng tải từ 2000 tấn trở lên phải có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu của tàu được Đăng kiểm Việt Nam duyệt và để sẵn trên tàu để sử dụng.
Chương 2.
YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Quy định chung
2.1.1. Quy định chung
Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu của tàu gây ra (sau đây gọi là Kế hoạch) phải được lập có xét đến thông tin cơ bản về tàu gồm kiểu và kích thước của tàu, hàng hóa và tuyến hoạt động sao cho Kế hoạch khả thi và dễ sử dụng.
2.1.2. Ngôn ngữ
Kế hoạch phải được soạn thảo bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Đối với tàu nước ngoài liên doanh với Việt Nam hoạt động trên vùng thủy nội địa của Việt Nam thì ngôn ngữ trong bản Kế hoạch phải bằng ngôn ngữ mà thuyền trưởng, thuyền viên trên tàu sử dụng được và phải được dịch ra bản tiếng Việt kèm theo.
2.2. Hạng mục trong Kế hoạch
2.2.1. Thủ tục báo cáo sự cố ô nhiễm dầu
2.2.1.1. Trong Kế hoạch phải quy định rằng thuyền trưởng hoặc sỹ quan trực ca phải báo cáo ngay lập tức sự cố ô nhiễm dầu thải tức thời hoặc dự kiến khả năng xảy ra sự cố ô nhiễm dầu cho các cơ quan quản lý chuyên ngành nơi gần nhất.
2.2.1.2. Các mục từ (a) đến (h) dưới đây phải đưa vào hạng mục báo cáo:
a) Tên tàu, chủ tàu, kích cỡ và kiểu tàu;
b) Ngày tháng và thời gian xảy ra sự cố, vị trí, hành trình, tốc độ;
c) Tên trạm vô tuyến, ngày tháng và thời gian báo cáo tiếp theo, loại và số lượng hàng/ két chứa trên tàu, chủ hàng;
d) Tóm tắt về khuyết tật/lượng thiếu hụt/tổn thất;
e) Tóm tắt về ô nhiễm bao gồm loại dầu, lượng tổn thất ước tính, nguyên nhân tràn dầu, khả năng tràn dầu tiếp theo, điều kiện thời tiết và vùng nước;
f) Chi tiết liên hệ với chủ hàng bao gồm địa chỉ bưu điện, số điện thoại và số Fax;
h) Các hoạt động chống tràn dầu và hướng dịch chuyển của tàu.
2.2.2. Danh sách các tổ chức hoặc cá nhân cần liên hệ trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu
Các đầu mối liên hệ với các cơ quan quản lý chuyên ngành, cảng và tàu mà tàu có quan hệ, ví dụ như chủ/người điều hành, đại lý, chủ hàng, người bảo hiểm, là những người cần thiết phải liên hệ nếu tàu liên quan đến tai nạn ô nhiễm dầu phải được lên danh sách và đưa vào Phụ lục.
2.2.3. Các hoạt động xử lý trực tiếp trên tàu nhằm loại bỏ hoặc kiểm soát sự thải dầu ra môi trường sau tai nạn.
2.3.3.1. Ít nhất các hạng mục từ (a) đến (c) sau đây phải được đưa vào hạng mục các hoạt động chống dầu tràn:
a) Bản miêu tả chi tiết các hành động nhằm khử bỏ hoặc kiểm soát sự thải dầu ra môi trường và người trực ca;
b) Quy trình khử bỏ dầu loang và chứa thích hợp cho dầu được thu hồi, và vật liệu làm sạch;
c) Quy trình chuyển dầu từ tàu sang tàu khác.
2.2.3.2. Ít nhất các mục từ (a) đến (c) dưới đây phải được đưa vào kế hoạch chống dầu tràn do tai nạn:
a) Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho người và tàu.
b) Bản thông báo chi tiết về mức độ tổn thất cho tàu và do tai nạn dầu tràn gây ra phải được tập hợp và ước lượng sao cho có thể tiến hành các hoạt động nhằm ngăn chặn sự cố tiếp theo của tai nạn;
c) Bản hướng dẫn chi tiết về ổn định và những lưu ý về ứng suất hoặc danh mục thông báo cần thiết để đánh giá đặt tại Văn phòng Chủ tàu hoặc bên liên quan khác.
2.2.4. Thủ tục và vị trí liên lạc trên tàu nhằm xác định tọa độ hoạt động của tàu theo chương trình phòng chống ô nhiễm Quốc gia và Khu vực.
2.2.4.1 Phải quy định trong kế hoạch rằng thuyền trưởng và sỹ quan trực ca khác của tàu phải liên lạc với các cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi tiến hành các hoạt động nhằm hạn chế sự cố thải dầu ra môi trường.
2.2.4.2. Trong Kế hoạch phải có Bản hướng dẫn đầy đủ cho thuyền trưởng của tàu trong các hoạt động kiểm tra ô nhiễm đã được triển khai theo sự đề xướng của chủ tàu.
2.2.5. Thông tin khác
Đăng kiểm có thể yêu cầu bổ sung vào các hạng mục quy định ở 2.2.1 đến 2.2.4 những thông tin khác nhằm tiện lợi cho thuyền trưởng khi phải quyết định trong tình huống khẩn cấp.
2.3. Phụ lục bổ sung cho Kế hoạch
2.3.1. Ngoài các quy định nêu ở 2.2.2 và 2.2.4.2, phải bổ sung các bản vẽ và số liệu được quy định từ 2.3.1 đến 2.3.2 dưới đây vào bản Kế hoạch.
2.3.2. Bản vẽ bố trí chung, mặt cắt ngang sơ đồ đường ống như đường ống dầu hàng được sử dụng để chuyển hàng khi có sự cố trên tàu;
Phần 7.
KẾ HOẠCH ỨNG CỨU Ô NHIỄM VÙNG NƯỚC NGOÀI TÀU DO CÁC CHẤT LỎNG ĐỘC HẠI CỦA TÀU
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy định chung
1.1.1. Phạm vi áp dụng
Những quy định trong Chương trình này áp dụng cho Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do các chất lỏng độc hại của tàu gây ra.
1.1.2. Yêu cầu về trang bị
Tàu chở chất lỏng độc hại có trọng tải từ 300 tấn trở lên phải có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do các chất lỏng độc hại của tàu gây ra được Đăng kiểm duyệt và được đặt ở một vị trí sẵn sàng để sử dụng. Quy định này áp dụng đối với các tàu nêu trên không chậm hơn ngày Quy chuẩn này có hiệu lực.
Chương 2.
YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.1. Quy định chung
2.1.1. Quy định chung
Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do các chất lỏng độc hại của tàu gây ra (sau đây gọi là Kế hoạch) phải được soạn thảo có xét đến thông tin cơ bản về tàu gồm kiểu và kích thước của tàu, hàng hóa và tuyến hoạt động sao cho Kế hoạch khả thi và dễ sử dụng.
2.1.2. Ngôn ngữ
Bản Kế hoạch phải được soạn thảo bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Đối với tàu nước ngoài liên doanh với Việt Nam hoạt động trên vùng thủy nội địa của Việt Nam thì ngôn ngữ trong bản Kế hoạch phải bằng ngôn ngữ mà thuyền trưởng, thuyền viên trên tàu sử dụng được và phải được dịch ra bản bằng tiếng Việt kèm theo.
2.1.3. Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do tàu gây ra
Trong trường hợp tàu cũng phải áp dụng các quy định nêu trong Phần 7 Quy chuẩn này, thì bản Kế hoạch này có thể được tổ hợp chung với Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do dầu của tàu. Trong trường hợp này tiêu đề của bản Kế hoạch chung sẽ là “Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm vùng nước ngoài tàu của tàu”.
2.2. Hạng mục trong Kế hoạch
2.2.1. Quy trình báo cáo khi xảy ra sự cố ô nhiễm chất lỏng độc hại
2.2.1.1. Trong Kế hoạch phải quy định rằng thuyền trưởng hoặc sỹ quan trực ca phải báo cáo ngay lập tức sự thải tức thời hoặc dự kiến thải chất lỏng độc hại ra môi trường cho các cơ quan chuyên ngành nơi gần nhất.
2.2.1.2. Các mục từ (a) đến (h) dưới đây phải đưa vào hạng mục báo cáo:
a) Tên tàu, chủ tàu, kích cỡ và kiểu tàu;
b) Ngày tháng và thời gian xảy ra sự cố, vị trí, hành trình, tốc độ;
c) Ngày tháng và thời gian báo cáo tiếp theo, loại và số lượng hàng/két chứa trên tàu, chủ hàng;
d) Chi tiết tóm tắt về khuyết tật/lượng thiếu hụt/tổn thất;
e) Tóm tắt về ô nhiễm bao gồm các loại chất lỏng độc hại, lượng tổn thất ước tính, nguyên nhân tràn, khả năng tràn tiếp theo, điều kiện thời tiết trên sông;
g) Chi tiết liên hệ với chủ tàu/nhà quản lý/đại lý bao gồm địa chỉ bưu điện, số điện thoại và số Fax;
h) Các hoạt động chống tràn và hướng dịch chuyển của tàu
2.2.2. Danh sách các tổ chức hoặc cá nhân cần liên hệ trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm vùng nước ngoài tàu do chất lỏng độc hại
Các mối liên hệ với các cơ quan chuyên ngành, cảng và các mối liên hệ khác mà tàu quan tâm khi tàu xảy ra sự cố tràn chất lỏng độc hại, ví dụ như chủ/người điều hành, đại lý, chủ hàng, người bảo hiểm, phải được lên danh sách và đưa vào Phụ lục trong bảng Kế hoạch ứng cứu.
2.2.3. Các hoạt động xử lý trực tiếp trên tàu nhằm loại bỏ hoặc kiểm soát sự thải sau tai nạn
2.2.3.1. Ít nhất các hạng mục từ (a) đến (c) sau đây phải được đưa vào hạng mục các hoạt động chống tràn:
a) Bản miêu tả chi tiết các hành động nhằm khử bỏ hoặc kiểm soát sự thải chất lỏng độc hại và người trực ca;
b) Quy trình khử bỏ chất lỏng độc hại đã tràn và biện pháp chứa thích hợp cho chất lỏng độc hại đã được khử bỏ và vật liệu làm sạch;
c) Quy trình chuyển chất lỏng độc hại từ tàu sang tàu khác.
2.2.3.2. Ít nhất các mục từ (a) đến (c) dưới đây phải được đưa vào Kế hoạch chống tràn do hậu quả của tai nạn:
a) Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho người và tàu;
b) Bản thông báo chi tiết về mức độ tổn thất cho tàu và về sự cố tràn chất lỏng độc hại phải được tập hợp và ước lượng sao cho có thể tiến hành các hoạt động nhằm ngăn chặn sự cố tiếp theo của tai nạn;
c) Bản hướng dẫn chi tiết về ổn định và sức bền và bản danh mục những thông tin cần thiết về ổn định tai nạn và đánh giá sức bền đặt tại văn phòng Chủ tàu hoặc văn phòng tương tự khác.
2.2.4. Quy trình và điểm liên lạc trên tàu nhằm xác định tọa độ hoạt động của tàu theo chương trình phòng, chống ô nhiễm Quốc gia và Khu vực.
2.2.4.1. Phải quy định trong Kế hoạch rằng thuyền trưởng và sỹ quan trực ca của tàu phải liên lạc với các cơ quan chuyên ngành trước khi tiến hành các hoạt động nhằm hạn chế sự thải chất lỏng độc hại.
2.2.4.2. Trong Kế hoạch phải có Bản hướng dẫn đầy đủ cho thuyền trưởng của tàu trong các hoạt động kiểm tra ô nhiễm chất lỏng độc hại được triển khai theo sự đề xướng của chủ tàu.
2.2.4.3. Phải có trong Phụ lục thông tin về các hệ thống và cách tổ chức liên hoàn của các Quốc gia ven bờ dọc theo tuyến thương mại của tàu.
2.2.5. Thông tin khác
Đăng kiểm có thể yêu cầu bổ sung vào các hạng mục quy định ở 2.2.1 đến 2.2.4 những thông tin khác nhằm tiện ích cho thuyền trưởng khi phải quyết định trong tình huống khẩn cấp.
2.3. Phụ lục bổ sung cho Kế hoạch
Ngoài các quy định ở 2.2.2 và thông tin nêu ở 2.2.4.3 phải bổ sung các bản vẽ và hạng mục được quy định từ 2.3.1 đến 2.3.2 dưới đây vào bản Kế hoạch.
2.3.1. Bản vẽ bố trí chung, mặt cắt ngang, sơ đồ đường ống như đường ống dầu hàng được sử dụng để chuyển hàng khi có sự cố trên tàu;
2.3.2. Các hạng mục khác Đăng kiểm xét thấy cần thiết.
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1.1. Các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa phải được ququản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong thiết kế, chế tạo, sửa chữa xuất nhập khẩu theo yêu cầu của Quy chuẩn này.
1.2. Việc đăng kiểm các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa của Đăng kiểm không thay thế việc quản lý chất lượng của các tổ chức kiểm tra chất lượng ở các đơn vị thiết kế, đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa cũng như việc quản lý chất lượng của chủ phương tiện.
1.3. Kiểm tra các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa là một trong các hạng mục kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa để cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thuộc các thủ tục hành chính có số hồ sơ là B BGT 033487 TT và B BGT 108693 TT.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1.1. Trách nhiệm của chủ tàu, các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi/nâng cấp và sửa chữa trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa
1.1.1. Trách nhiệm của các chủ tàu
Thực hiện đầy đủ các quy định về đăng kiểm kết cấu và các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp trên phương tiện thủy nội địa nêu trong Quy chuẩn này khi tàu được đóng mới, hoán cải, phục hồi/nâng cấp, sửa chữa và khai thác trên đường thủy nội địa để đảm bảo và duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của chúng;
1.1.2. Trách nhiệm của các cơ sở thiết kế
Các cơ sở thiết kế phương tiện thủy nội địa, bao gồm thiết kế đóng mới, hoán cải, phục hồi/nâng cấp trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp trên phương tiện thủy nội địa có trách nhiệm:
1.1.2.1. Phải đảm bảo có đủ năng lực thiết kế phương tiện thủy nội địa và thỏa mãn các quy định hiện hành có liên quan.
1.1.2.2. Cung cấp đầy đủ khối lượng hồ sơ thiết kế theo yêu cầu và trình duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định của Quy chuẩn này.
1.1.3. Trách nhiệm của các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi/nâng cấp và sửa chữa phương tiện thủy nội địa
1.1.3.1. Chịu sự kiểm tra giám sát của Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới, hoán cải, phục hồi/nâng cấp và sửa chữa phương tiện thủy nội địa.
1.1.3.2. Chịu sự kiểm tra và giám sát của Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng, an toàn kỹ thuật trong quá trình chế tạo, lắp đặt kết cấu và các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm của tàu.
1.2. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
1.2.1. Duyệt thiết kế kết cấu và các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trong đóng mới, hoán cải và phục hồi/nâng cấp phương tiện thủy nội địa theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành/liên quan khác của Nhà nước;
1.2.2. Kiểm tra, giám sát kỹ thuật trong chế tạo, nhập khẩu, hoán cải, phục hồi/nâng cấp, sửa chữa và đối với kết cấu và các trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành/liên quan khác của Nhà nước, nếu có;
1.2.3. Hướng dẫn thực hiện/áp dụng các quy định của Quy chuẩn này đối với các Cơ sở thiết kế, các Chủ tàu, các Cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi/nâng cấp và sửa chữa phương tiện thủy nội địa, các đơn vị Đăng kiểm và các cá nhân có liên quan đến quản lý khai thác tàu.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.1. Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn này, bao gồm
1.1.1. Tổ chức hệ thống đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật trong chế tạo, lắp đặt, khai thác kết cấu và trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm trên phương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này.
1.1.2. Tổ chức in ấn, phổ biến, hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn này cho các đơn vị, tổ chức cá nhân liên quan thuộc đối tượng áp dụng nêu ở Quy chuẩn này; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Quy chuẩn.
1.2. Căn cứ vào các yêu cầu quản lý phương tiện, thực tế áp dụng Quy chuẩn, Cục Đăng kiểm Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung trong Quy chuẩn.
1.3. Trong trường hợp các tiêu chuẩn Việt Nam, văn bản được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.
PHỤ LỤC I
CÁC QUY ĐỊNH VỀ VÙNG NƯỚC ĐƯỢC BẢO VỆ ĐẶC BIỆT
1. Vùng nước thuộc vịnh Hạ Long: trong Thông tư số 2891/TT KCM ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về “Hướng dẫn bảo vệ môi trường vùng vịnh Hạ Long” có quy định:
Vùng nước thuộc vịnh Hạ Long bao gồm khu bảo vệ tuyệt đối, vùng đệm và vùng phụ cận trong đó:
1.1. Khu bảo vệ tuyệt đối: là khu vực được UNESCO và Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoanh vùng, được xác định bởi ba điểm thuộc đảo Cống Tây, đảo Cầu Gỗ và hồ Ba Hàm;
1.2. Vùng đệm: là dải bao quanh khu bảo vệ tuyệt đối, theo hướng Tây Tây Bắc được xác định bởi phía bờ Vịnh dọc theo quốc lộ 18A, kể từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm Bãi Cháy) đến cây số 11 (Thị xã Cẩm Phả). Chiều rộng khu đệm từ 5 đến 7 km tính từ đường bảo vệ tuyệt đối ra biển có phạm vi xê dịch từ 1 đến 2 km. Phía bắc giáp Hòn Buồm, suối nước nóng. Phía tây là một phần phạm vi vịnh Hạ Long được xác định bởi 107o11’30” kinh độ đông, phía tây nam tiếp giáp hòn Quai Xanh, phía nam được xác định bởi 204o vĩ bắc, phía Đông giáp đảo Phượng Hoàng, phía đông bắc giáp đảo Vạn Đuối, phía đông đông nam giáp hòn Nất Đất;
1.3. Vùng phụ cận: là vùng biển hoặc đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên giáp ranh với vườn Quốc gia Cát Bà.
2. Vùng nước cảng sông trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh được xác định tại quyết định số 5985/QĐ UB NC ngày 11 tháng 11 năm 1998 của UBND thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Kinh Tẻ, Kinh Đôi, rạch Bến Nghé, Kinh Tàu Hũ, Kinh Lò Gốm và các Kinh Ngang số 1,2,3.
3. Vùng nước các cảng Quốc gia thuộc nội thủy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Các bãi tắm, các bến tàu thuộc các hồ chứa nước có hoạt động thăm quan du lịch, các khu nuôi trồng thủy sản.
PHỤ LỤC II
NHỮNG QUY ĐỊNH THẢI XUỐNG VÙNG NƯỚC BẢO VỆ ĐẶC BIỆT
1. Quy định thải xuống vùng nước khu vực vịnh Hạ Long: Thông tư số 2891/TT KCM của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quy định:
1.1. Cấm thải bất kỳ chất có hại nào từ trên tàu xuống vùng nước khu bảo vệ tuyệt đối của vùng vịnh Hạ Long.
1.2. Cấm thải bất kỳ chất có hại nào trên tàu xuống vùng nước của vùng đệm và vùng phụ cận của vùng vịnh Hạ Long trừ khi nồng độ dầu trong nước thải không quá 15 phần triệu (15 ppm) và nước thải bẩn, hóa chất độc hại đã được xử lý đạt tiêu chuẩn quốc gia.
2. Quy định thải xuống vùng nước cảng thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 6093/QĐ UB KT của UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định:
Cấm thải bất kỳ chất có hại nào trên tàu xuống vùng nước cảng thành phố Hồ Chí Minh trừ khi nồng độ dầu trong nước thải không quá 15 phần triệu (15 ppm)/ và nước thải bẩn, hóa chất độc hại đã được xử lý đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
3. Quy định thải xuống vùng nước các cảng Quốc gia, các bãi tắm, các bến tàu thuộc các hồ nước có hoạt động thăm quan du lịch, các khu nuôi trồng thủy sản trừ khi nồng độ dầu trong nước thải không quá 15 phần triệu (15 ppm)/ và nước thải bẩn, hóa chất độc hại đã được xử lý đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC CHẤT LỎNG KHÔNG PHẢI LÀ CHẤT ĐỘC HẠI
STT
Tên chất lỏng không phải là chất lỏng độc hại
1
Octyldecyl adipate
2
Acetonitrile
3
Acetone
4
Dung dịch Aminoethyldiethanolamine/Aminoethylethanol amine
5
Dung dịch 2 Amino 2 Hydroxymethyl 1, 3 propanediol (nồng độ 40% hoặc nhỏ hơn)
6
Bùn Sodium almino silicate
7
Sulphur
8
Rượu gốc Ethyl
9
Ethylene glycol butyl ether, Ethylene Glycol tert butyl ether
10
Ethylene vinyl acetate copolymer (nhũ tương)
11
Dung dịch Calsiumnitrate/Magnesium nitrate/Potassium chloride.
12
Parafin clo hóa (chứa 52% clo)
13
Dung dịch Magnesium chloride
14
Dung dịch Sodium chlorate (nồng độ 50% hoặc nhỏ hơn)
15
Olefins (C13 và lớn hơn, tất cả các đồng phân), alpha Olefins (C13 C18)
16
Bùn Kaolin
17
Dung dịch khoan: Dung dịch Calcium bromide
Dung dịch Calcium chloride
Dung dịch Sodium chloride
18
Dung dịch Glycine, muối sodium
19
Glycerin
20
Glycerol polyalkoxylate
21
Dung dịch Glucose, dung dịch Dextrse
22
Isopropyl acetate
23
Methyl acetate
24
3 Methyl 3 Methoxy butyl acetate
25
Alcoholic beverages, n.o.s.
26
Alcohols (C13 trở lên), Behenyl alcohol
27
Dung dịch Vegetable portein (được thủy hóa)
28
Diethanolamine
29
Diethyl ether
30
Diethylene glycol
31
Diethylene glycol diethyl ether
32
Diethylene glycol ethyl ether
33
Diethylene glycol butyl ether
34
Dung dịch a xít Diethylenetriamine pentaacetic, pentasodium
35
Dipropylene glycol
36
Dung dịch Magnesium hydroxide
37
Butyl stearate
38
Bùn than
39
Dung dịch Sorbitol
40
Rượu gốc Tert Amyl
41
Ethylene carbonate
42
Dung dịch Calcium carbonate
43
Tetraethylene glycol
44
Molasses
45
Glycerol triacetate
46
Triisopropanolamine
47
Triethylene glycol
48
Triethylene glycol butyl ether.
49
Tridecane
50
Tripropylene glycol
51
Lard
52
Dodecane (tất cả mọi đồng phân)
53
Dodecyl benzene
54
Dung dịch Urea/formaldehyde resin
55
Dung dịch Urea
56
Bùn Clay
57
n Paraffins (C10 C20)
58
Paraffin wax
59
Diheptyl phthalate, dioctyl phthalate
60
Dihexyl phthalate
61
Diheptyl phathalate
62
n Butyl alcohol, sec Butyl alcohol, tert Butyl alcohol, Isobutyl alcohol
63
n Propyl alcohol, Isopropyl alcohol
64
Propylene butylene copolymer
65
Propylene glycol
66
Hexamethylene glycol
67
Hexylene glycol
68
Petrolatum
69
A xit Benzene tricarboxylic, trioctyl ester.
70
A xit béo (Na, C13 trở lên), Tridecanoic acid
71
Polyethylene glycols
72
Polyethylene glycol methyl ether
73
Nước
74
Hỗn hợp Cetyl/Eicosil methacrylate
75
Dodecyl marhacrylate
76
Hỗn hợp Dodecyl/pentadecyl mathacrylate
77
Rượu Metylic
78
Methyl ethyl ketone
79
2 Methyl 2 hydroxy 3 butyne
80
3 Methyl 3 methoxy butanol
81
3 Methoxyl 1 butanol
82
Latex (Carboxylated styrene butadiene copolymers Stylene butadien rubber)
83
Dung dịch Lignin sulphonic, sodium salt
84
Nước táo
85
Các chất được Chính quyền tạm thời đánh giá là chất độc ở mức độ tương ứng với chất bất kỳ.
86
Hỗn hợp của các chất nằm ngoài các chất loại X, Y, Z và loại OS đã phân loại theo MARPOL 73/78 ( Phiên bản mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2007)
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 59/2011/QĐ UBND
Lào Cai, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ THU TIỀN SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ MỨC HỖ TRỢ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ TTg ngày 25/08/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ BNN ngày 14/04/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT BTC BXD BNN ngày 19/05/2009 của Liên Bộ: Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 100/2009/TT BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt;
Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
Căn cứ Nghị quyết số 33/2011/NQ HĐND ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về việc quy định thu tiền sử dụng nước sinh hoạt và mức hỗ trợ sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình Liên ngành số 265/TTr SNN STC ngày 30/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về thu tiền sử dụng nước sinh hoạt và mức hỗ trợ sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành, bãi bỏ Quyết định số 04/2010/QĐ UBND ngày 13/04/2010 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành biểu giá nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: Như Điều 3; Bộ NN và PTNT; Bộ Tài chính; Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND, UBND tỉnh; TT. Đoàn ĐBQH tỉnh; Ban Kinh tế NS HĐND tỉnh; Sở Tư pháp; Công báo Lào Cai; Báo Lào Cai; Lưu: VT, các CV.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Vịnh
QUY ĐỊNH
VỀ THU TIỀN SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ MỨC HỖ TRỢ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT TẬP TRUNG KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI (Kèm theo Quyết định số 59/2011/QĐ UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Bản quy định này quy định về thu tiền sử dụng nước sinh hoạt và mức hỗ trợ sửa chữa công trình cấp nước, chế độ quản lý sử dụng kinh phí thu được để quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được thu tiền sử dụng nước sinh hoạt gồm các công trình có đủ các điều kiện sau:
a) Công trình cấp nước tập trung dẫn nước bằng đường ống phục vụ cộng đồng dân cư và các cơ sở công cộng, được đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tài trợ của tổ chức quốc tế, giao cho UBND cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức quản lý theo Quyết định số 55/2007/QĐ UBND ngày 09/08/2007 của UBND tỉnh Lào Cai.
b) Công trình phải có tổ chức trực tiếp quản lý do UBND cấp xã lựa chọn và giao quyền quản lý (tổ hợp tác tự quản của cộng đồng hoặc cá nhân, doanh nghiệp nhận khoán quản lý và làm dịch vụ).
c) Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn nước hợp vệ sinh quy định tại Quyết định số 51/2008/QĐ BNN ngày 14/04/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt quy định tại Thông tư số 05/2009/TT BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng thu: Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình cấp nước (tổ quản lý của cộng đồng, hợp tác xã, doanh nghiệp, cá nhân làm dịch vụ cấp nước) được UBND xã giao quyền quản lý công trình.
2. Đối tượng nộp: Bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình cấp nước sinh hoạt theo quy định.
Điều 3. Nguyên tắc thu, chi, quản lý sử dụng nguồn thu tiền sử dụng nước
1. Mọi tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (gọi chung là hộ dùng nước) đều phải có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ nước để tạo nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo trì công trình sau đầu tư.
2. Nhà nước đảm bảo cho người sử dụng nước sinh hoạt vùng nông thôn trả tiền nước với giá ưu đãi phù hợp với điều kiện kinh tế theo khu vực, tạm thời chưa tính thuế, khấu hao công trình và chi phí đấu nối cho các hộ dùng nước phát sinh thêm trong quá trình khai thác sử dụng công trình.
3. Trường hợp nguồn thu thường xuyên từ các hộ dùng nước không đủ chi phí cho sửa chữa nâng cấp công trình cấp nước thì UBND cấp xã vận động cộng đồng hưởng lợi đóng góp tự nguyện để thực hiện. Trường hợp kinh phí thu được không sử dụng hết được chuyển năm sau để sử dụng cho việc sửa chữa nâng cấp công trình.
4. Tất cả các nguồn thu tiền sử dụng nước sinh hoạt, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước được sử dụng 100% cho công tác quản lý, vận hành duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, không nộp nguồn kinh phí này vào ngân sách Nhà nước.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Quy định về thu tiền sử dụng nước sinh hoạt
1. Việc thu tiền sử dụng nước sinh hoạt nông thôn quy định thu bằng đồng tiền Việt Nam. Trường hợp hộ dùng nước không có khả năng thanh toán bằng tiền thì đơn vị thu cho phép đóng bằng lương thực (thóc, ngô) quy đổi ra tiền theo giá thị trường tại thời điểm thu.
2. Quy định về thu tiền sử dụng nước đối với công trình không lắp đặt đồng hồ:
a) Việc thu tiền nước không có đồng hồ chỉ áp dụng đối với công trình đã xây dựng không lắp đặt đồng hồ và áp dụng cho đối tượng dân cư tại chỗ sử dụng nước cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt. Các đối tượng khác phải chuyển đổi sang thu tiền nước có đồng hồ.
b) Mức thu tiền sử dụng nước đối với dân cư tại chỗ cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt không có đồng hồ tính bình quân theo nhân khẩu và theo khu vực như sau:
Mức thu thuộc khu vực I là 4.000 đồng/người/tháng;
Mức thu thuộc khu vực II là 3.000 đồng/người/tháng;
Mức thu thuộc khu vực III là 2.000 đồng/người/tháng.
Địa bàn khu các xã, thôn bản phân thành 3 khu vực theo Quyết định số 301/2006/QĐ UBDT ngày 27/11/2006 và Quyết định số 05/2007/QĐ UBDT ngày 05/09/2006 của Ủy ban Dân tộc.
c) Mức thu cho các đối tượng khác (cấp nước cho trường học, chợ, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các hộ dùng nước cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác), yêu cầu phải có đăng ký với đơn vị quản lý và phải lắp đặt bổ sung đồng hồ để thu theo biểu giá quy định của UBND tỉnh (mục b). Trong thời gian chưa lắp đồng hồ thì tạm thời thu theo mức phê duyệt phương án tài chính của UBND cấp xã. Thời hạn lắp đặt bổ sung đồng hồ cho các đối tượng này phải hoàn thành trước 31/12/2012.
3. Quy định thu tiền nước đối với công trình có lắp đặt đồng hồ:
a) Biểu giá thu tiền sử dụng nước cho các đối tượng theo địa bàn như sau:
STT
Đối tượng sử dụng
Công trình thuộc xã, thôn theo khu vực khó khăn
KV 1 (đồng/m3)
KV 2 (đồng/m3)
KV 3 (đồng/m3)
1
Cấp nước sinh hoạt các hộ dân cư trong định mức (≤2,5 m3/người/tháng)
2000
1500
1000
2
Cấp nước sinh hoạt cho trường học
1400
1200
1000
3
Cấp nước sinh hoạt cho cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp
2400
1800
1200
4
Chợ nông thôn
3000
2500
2000
5
Cấp nước các hộ sử dụng vượt định mức 2,5 m3/người/tháng
3000
2500
2000
6
Cấp nước cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ khác
5000
4000
3000
b) Tất cả các công trình cấp nước tập trung xây dựng mới, công trình sửa chữa nâng cấp đều phải lắp đặt đồng hồ để thu tiền nước theo khối lượng tiêu thụ.
4. Công tác lập phương án thu và giao kế hoạch cho đơn vị thu tiền nước: UBND cấp xã căn cứ quy định giá thu tiền nước của tỉnh và đối tượng sử dụng nước ở từng công trình, xây dựng và phê duyệt phương án thu của từng công trình để giao kế hoạch cho đơn vị thu tiền nước thực hiện.
Điều 5. Mức hỗ trợ kinh phí sửa chữa công trình cấp nước
Công trình cấp nước tập trung giao cấp xã quản lý được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí sửa chữa, nâng cấp hàng năm, cấp qua ngân sách xã, phường, thị trấn theo quy định:
Mức hỗ trợ tính theo số người sử dụng nước là 10.000 đồng/người/năm.
Người sử dụng nước thuộc diện hỗ trợ là người sinh sống thường trú, hoặc tạm trú có thời gian dùng nước sinh hoạt trên 6 tháng/năm.
Nguồn kinh phí hỗ trợ được cân đối lấy từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn vốn cấp theo Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn hàng năm theo quy định: Ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ cho các công trình cấp nước từ 500 người trở lên; ngân sách cấp huyện hỗ trợ cho các công trình cấp nước từ 150 người đến dưới 500 người; ngân sách xã hỗ trợ cho công trình cấp nước dưới 150 người.
Điều 6. Quản lý sử dụng nguồn thu tiền nước từ người hưởng lợi
1. Trước khi thu, đơn vị thu phải có đầy đủ các văn bản làm căn cứ thu gồm: Quyết định thành lập và giao quyền quản lý công trình cho đơn vị trực tiếp quản lý; Quyết định phê duyệt phương án thu tiền nước cho từng đối tượng sử dụng nước của công trình; Hợp đồng sử dụng nước giữa đơn vị thu với hộ sử dụng nước sinh hoạt. Trường hợp đơn vị thu là tổ chức của cộng đồng (tổ hợp tác, hợp tác xã) phải có quy chế quản lý do cộng đồng xây dựng được UBND xã phê chuẩn, trong đó ghi rõ chế độ quản lý thu chi tiền nước của cộng đồng. Đơn vị thu phải mở sổ sách theo dõi và có chứng từ thu, chi rõ ràng.
2. Kinh phí thu được từ người hưởng lợi của đơn vị thu, được sử dụng như sau:
a) Trích 5% tổng số kinh phí thu, nộp ngân sách xã để sử dụng cho các hoạt động chỉ đạo quản lý công trình cấp nước sinh hoạt của xã gồm các nội dung: Chi văn phòng phẩm, chè nước hội họp của xã bàn về quản lý công trình cấp nước sinh hoạt, hỗ trợ công tác phí đi lại làm việc của cán bộ xã với các đơn vị trực tiếp quản lý khai thác công trình cấp nước.
b) Số kinh phí còn lại (95%) do đơn vị thu quản lý sử dụng cho công tác quản lý, vận hành duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, bảo vệ công trình.
3. Người đứng đầu đơn vị thu, căn cứ kinh phí thu được, nguyên tắc sử dụng, định mức chi theo quy chế chi tiêu của đơn vị, thực hiện chi trả trực tiếp cho các nội dung chi hành chính và công tác vận hành bảo dưỡng thường xuyên. Riêng kinh phí sử dụng cho sửa chữa, nâng cấp công trình phải lập dự toán đúng định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả hiện hành thông qua tập thể nhất trí làm căn cứ thực hiện sửa chữa.
4. Kết thúc năm, đơn vị thu lập báo cáo quyết toán thu, chi để báo cáo UBND cấp xã và thực hiện công khai tài chính với cộng đồng hưởng lợi. UBND cấp xã, UBND cấp huyện kiểm tra, tổng hợp, báo cáo đánh giá hiệu quả các công trình cấp nước đang giao cho đơn vị, tổ chức, cộng đồng thực hiện thu, chi tiền sử dụng nước trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30 tháng 10 hàng năm để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 7. Lập kế hoạch, cấp phát kinh phí và quản lý sử dụng kinh phí ngân sách hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước
1. Hàng năm, vào thời điểm lập dự toán ngân sách các cấp năm sau, UBND cấp xã căn cứ số người thực tế sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung của năm hiện tại, mức hỗ trợ theo quy định, lập dự toán kinh phí hỗ trợ sửa chữa công trình cấp nước trong dự toán ngân sách xã Phòng Tài chính Kế hoạch cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế) thẩm định, tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ để trình cấp có thẩm quyền giao dự toán kinh phí sửa chữa công trình cấp nước cho ngân sách cấp xã.
2. UBND cấp xã có trách nhiệm sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ sửa chữa công trình cấp nước theo hướng xã hội hóa, có sự nhất trí chủ trương của cấp ủy, hội đồng nhân dân cấp xã: được tập trung kinh phí để ưu tiên sửa chữa nâng cấp các công trình cấp thiết, được kết hợp sử dụng kinh phí hỗ trợ với nguồn thu tiền sử dụng nước của cộng đồng hoặc vận động nhân dân đóng góp tự nguyện để vừa sửa chữa vừa cải tạo nâng cấp công trình (phát triển tăng đối tượng sử dụng, lắp đồng hồ, nâng cấp khu xử lý chất lượng nước…).
3. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể trình tự thủ tục đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình cấp nước từ nguồn hỗ trợ đảm bảo tiết kiệm vốn, đúng định mức kinh tế kỹ thuật và phù hợp với năng lực quản lý của cấp xã.
4. Kết thúc năm, UBND cấp xã lập báo cáo quyết toán nguồn vốn hỗ trợ cùng với quyết toán ngân sách xã, đồng thời báo cáo đánh giá kết quả sử dụng kinh phí hỗ trợ cho cơ quan quản lý cấp trên.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Quá trình thực hiện quy định giá thu, định mức hỗ trợ theo quy định này, nếu có khó khăn vướng mắc hoặc không còn phù hợp do biến động giá cả thị trường, UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu trình UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
2. Các tổ chức cá nhân được giao quản lý khai thác và làm dịch vụ cấp nước sinh hoạt phải có kế hoạch phát triển nguồn nước và mạng phân phối nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nâng cao chất lượng phục vụ cấp nước; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình tiêu thụ nước sạch, thu tiền nước đúng giá và phù hợp với từng đối tượng; kịp thời có biện pháp khắc phục tình trạng thất thoát nước và chống thất thu tiền nước.
3. Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thành phố, căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy định này./.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 35/2011/QĐ UBND
Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢNG GIÁ TỐI THIỂU TÀI SẢN TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số: 78/2006/QH11 ngày 26/11/2006;
Căn cứ Nghị định số: 45/2011/NĐ CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
Căn cứ Thông tư số: 71/2010/TT BTC ngày 07/5/2010 hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ sở kinh doanh xe ô tô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán xe ô tô, xe hai bánh gắn máy trên hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị trường; Thông tư số: 124/2011/TT BTC ngày 31/8/2011 hướng dẫn về lệ phí trước bạ của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Liên ngành: Sở Tài chính Cục Thuế tỉnh tại Tờ trình liên ngành số: 1510/TTrLN STC CT ngày 30/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Bảng giá tối thiểu tài sản tính lệ phí trước bạ” trên địa bàn tỉnh Điện Biên (kèm theo các Phụ lục 1, 2).
Điều 2. Giao Cục Thuế tỉnh tổ chức hướng dẫn, thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, Cục Thuế có trách nhiệm phát hiện kịp thời tài sản đăng ký nộp lệ phí trước bạ nhưng chưa được quy định trong bảng giá tính lệ phí trước bạ này hoặc giá quy định trong bảng giá chưa phù hợp với quy định, chủ động đề xuất, phối hợp kịp thời với Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi bảng giá tính lệ phí trước bạ cho phù hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 4. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đối tượng nộp lệ phí trước bạ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Thành Đô
PHỤ LỤC 1:
BẢNG GIÁ TỐI THIỂU CÁC LOẠI XE ÔTÔ (Kèm theo Quyết định số: 35/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Điện Biên)
STT
Tên loại xe
Dung tích, trọng tải
Giá xe mới
100%
Ghi chú
USD
(Triệu đồng)
I
XE NHÃN HIỆU TOYOTA
1
Xe Toyota camry 3.5 Model GSV40L JETGKU
3 456
1.507
2
Xe Toyota camry 2.4G Model ACV40L JETAEKU
2 362
1.093
3
Xe Toyota Corolla 1.8MT Model ZZE1421 GEMGKH
1 794
653,2
4
Xe Toyota Corolla 1.8AT Model ZZE1421 GEPGKH
1 794
695,2
5
Toyota Corolla 2.0 ZRE143L GEXVKH
1,987
842
6
Toyota Corolla 1.8 ZRE142L GEXVKH
1,798
773
7
Toyota Corolla 1.8 ZRE142L GEFGKH
1,798
723
8
Toyota Corolla
1,598
480
9
Toyota Hiace TRH213L JEMDKU
2,694
681
10
Xe Toyota Hiace Commuter DIesel ModIe KĐH212
2 494
704
11
Xe Toyota Hiace Super Wagon Model TRH213L JDMN
2 694
823
12
Xe Toyota Land cruiser VX Model UZJ200L GNAEK
4 664
2.608
13
Xe Toyota Land cruiser Prado TX Model UZJ200L GNAEK
1694
1.923
14
Xe Toyota Hilux G Model KUN26L PRMSYM
2 982
711
15
Xe Toyota Hilux G Model KUN15L PRMSYM
2 494
568
16
Xe Toyota Fortuner V Model TGN51L NKPSKU
2 694
1.012
17
Xe Toyota Fortuner V TRD Model TGN51L NKPSKU
2694
1.060
18
Xe Toyota Fortuner G Model KUN60L NKMSKU
2 494
840
19
Xe Toyota Vios limo Model NCP93L BEMDKU
1 497
520
20
Xe Toyota Vios 1.5 E Model NCP93L BEMRKU
1497
552
21
Xe Toyota Vios 1.5G Model NCP93L BEPGKU
1497
602
22
Xe Toyota Vios 1.5C
488
23
Xe Toyota Innova V Model TGN40 GKPNKU
1 998
790
24
Xe Toyota Innova G SR Model TGN40 GKMNKU
1 998
754
25
Xe Toyota Innova G Model TGN40 GKMNKU
1998
715
26
Xe Toyota Innova J Model TGN40 GKMRKU
1998
640
27
Xe Toyota Corolla 2.0AT Model ZRE143L GEPVKH
1 987
754,5
28
Xe Toyota Venza 2.7
2,7
1.425
29
Xe Toyota Venza 3.5
3,5
1.675
30
Xe Toyota Yaris 1.3
600
31
Xe Toyota Yaris 1.5E
630
32
Xe Toyota Yaris 1.5G
650
33
Xe Toyota Highlander
1.441
II
XE NHÃN HIỆU MITSUBISHI
1
Mitsubishi Grandis
2378 cc
939,4
2
Mitsubishi Grandis limited
2378 cc
976,9
3
Xe Misubishi Pajero sport D.4WD.MT
2477 cc
871,3
4
Xe Misubishi Pajero D.2WD.AT
2477cc
860,7
5
Mitsubishi Zinger GLS (AT)
2351 cc
674,8
6
Mitsubishi Zinger GLS
2351 cc
707
7
Mitsubishi Triton DC GLS (AT)
2477 cc
613
8
Xe Misubishi Triton DC GLS MT
Xe tải
588,2
9
Xe Misubishi Triton DC GLX
Xe tải
510,4
10
Xe Misubishi Triton DC GL
Xe tải
480
11
Xe Misubishi Triton SC GL 4WD
Xe tải
412
12
Xe Misubishi Triton SC GL 2WD
Xe tải
377
13
Mitsubishi Pajero cứu thương
2972 cc
1.074
14
Mitsubishi L300 cứu thương
1997 cc
783
15
Xe Mitsubishi Canter 7.5 GREAT C&C
3908 cc
641,6
16
Xe Mitsubishi Canter 7..5 GREAT T.Hở
3908 cc
688
17
Xe Mitsubishi Canter 7..5 GREAT T.Kín
3908 cc
724,5
18
Xe Mitsubishi Canter 6.5 WIDE C&C
3908 CC
614,4
19
Xe Mitsubishi Canter 6.5 WIDE T.Hở
3908 cc
655,5
20
Xe Mitsubishi Canter 6.5 WIDE T.Kín
3908 cc
686,3
21
Xe Mitsubishi Canter 4.7LW C&C
xe tải
568,4
22
Xe Mitsubishi Canter 4.7LW T.Hở
xe tải
609,6
23
Xe Mitsubishi Canter 4.7LW T.Kín
xe tải
640,3
24
Xe Misubishi Pajero GLS A/T
Xe 7 chỗ
1.944
25
Xe Misubishi Pajero GLS
Xe 7 chỗ
1.878
26
Xe Misubishi Pajero GL
Xe 7 chỗ
1.650
III
XE NHÃN HIỆU HONDA
1
HONDA CIVIC 1.8L 5MT FD1
1.8
689
2
HONDA CIVIC 1.8L 5AT FD1
1.8
754
3
HONDA CIVIC 1.8L 5AT Wise Edition
1,8
741
4
HONDA CIVIC 2.0L 5AT FD2
2.0
850
6
HONDA CRV 2.4L AT
5 chỗ
1.078
7
Accord 2.4AT
5 chỗ
1.435
8
Accord 3.5AT
5 chỗ
1.701
IV
XE NHÃN HIỆU HUYNDAI
1
Xe ôtô tải HUYNDAI MIGHTY HD65
499
2
Xe ôtô tải HUYNDAI MIGHTY HD65 T.Kín
499
3
Xe ôtô tải HUYNDAI MIGHTY HD65 M.Bạt
499
4
Xe ôtô tải HUYNDAI MIGHTY HD72
519
5
Xe ôtô tải HUYNDAI MIGHTY HD72 T.Kín
519
6
Xe ôtô tải HUYNDAI MIGHTY HD72 M.Bạt
519
7
Xe ôtô khách HDK29 K29
920
8
Xe ôtô HUYNDAI Số loại GETZ 1.1 MT
5 chỗ
340
9
Xe ôtô HUYNDAI số loại GETZ 1.1 AT
5 chỗ
420
10
Xe ôtô HUYNDAI số loại ELANTRA 1.6 MT
5 chỗ
577,5
11
Xe ôtô HUYNDAI số loại ELANTRA 1.6 AT
5 chỗ
625,8
12
Xe ôtô HUYNDAI số loại STAREX 2.4 MT
9 chỗ
786,8
13
Xe ôtô HUYNDAI số loại STAREX 2.4 MT
6 chỗ
742,3
14
Xe ôtô HUYNDAI số loại STAREX 2.5 MT
9 chỗ
805,9
15
Xe ôtô HUYNDAI số loại STAREX 2.5 MT ghế xoay
9 chỗ
896,6
16
Xe ôtô HUYNDAI số loại i10 1.1AT
xe 5 chỗ
383,3
17
Xe ôtô HUYNDAI số loại i10 1.2 MT
xe 5 chỗ
338,2
18
Xe ôtô HUYNDAI số loại i10 1.2 AT
xe 5 chỗ
441
19
Xe ôtô HUYNDAI số loại i20 1.4AT
xe 5 chỗ
532
20
Xe ôtô HUYNDAI số loại i30 1.6AT
xe 5 chỗ
605
21
Xe ôtô HUYNDAI số loại i30 CW 1.6 AT
xe 5 chỗ
678,7
22
Xe ôtô HUYNDAI số loại Verna 1.5AT
xe 5 chỗ
400.0
23
Xe ôtô HUYNDAI số loại Verna 1.5 MT
xe 5 chỗ
365
24
Xe ôtô HUYNDAI số loại Verna 1.4AT
xe 5 chỗ
477
25
Xe ôtô HUYNDAI số loại Verna 1.4MT
xe 5 chỗ
439
26
Xe ôtô HUYNDAI số loại Sonata 2.0 AT
xe 5 chỗ
750
27
Xe ôtô HUYNDAI số loại Sonata 2.0 AT (VIP)
xe 5 chỗ
778
28
Xe ôtô HUYNDAI số loại Tucson 4WD 2.0AT (VIP)
xe 5 chỗ
712
29
Xe ôtô HUYNDAI số loại Tucson 4WD 2.0AT FULL
xe 5 chỗ
650
30
Xe ôtô HUYNDAI số loại Tucson 2WD 2.0 AT FULL
xe 5 chỗ
630
31
Xe ôtô HUYNDAI số loại Tucson 2WD 2.0 MT
xe 5 chỗ
586
32
Xe ôtô HUYNDAI số loại Genesis Sedan 3.3AT
xe 5 chỗ
1.550
33
Xe ôtô HUYNDAI số loại Genesis Coupe 2.0AT
xe 5 chỗ
1.014
34
Xe ôtô HUYNDAI số loại Santa Fe MLX 2.0 AT
xe 5 chỗ
1.023
35
Xe ôtô HUYNDAI số loại Santa Fe SLX 2.0 AT
xe 5 chỗ
1.053
36
Xe ôtô HUYNDAI số loại Santa Fe GLX 2.4AT
xe 5 chỗ
1.023
37
Xe ôtô HUYNDAI số loại Equus 3.8 AT
xe 5 chỗ
2.535
38
Xe ôtô HUYNDAI số loại Equus 4.6 (V8) AT
xe 5 chỗ
2.866
39
Xe ôtô HUYNDAI số loại Equus 4.6 (V8) AT VIP
xe 5 chỗ
3.022
40
Xe ôtô HUYNDAI số loại STAREX 2.4 MT
xe 5 chỗ
682,5
V
XE NHÃN HIỆU SUZUKI
1
Xe Suzuki loại SK410K
xe tải
192,9
2
Xe Suzuki loại SK410BV
xe tải
227,4
3
Xe Suzuki loại SK410WV
7 chỗ
337,8
4
Xe Suzuki loại 5 chỗ SWIFT 1.5AT
5 chỗ
604,3
5
Xe Suzuki loại 5 chỗ SWIFT 1.5MT
5 chỗ
567,3
6
Xe Suzuki loại 8 chỗ APV GL
8 chỗ
490,1
7
Xe Suzuki loại 7 chỗ APV GLX
7 chỗ
510,9
8
Xe Suzuki Grand Vitara
1995 cm3
877,8
9
Xe Suzuki Grand Vitara
2000 cm3
766,3
10
Xe Suzuki Carry (không trợ lực)
1590 cc
214,7
11
Xe Suzuki Carry (có trợ lực)
1590 cc
225
VI
XE NHÃN HIỆU FORD
1
Ford FOCUS DB3 QQĐ MT (số sàn)
1.8
513,7
2
Ford FOCUS DA3 AODB AT (số tự động)
2.0
637,5
3
Ford FOCUS DA3 QQDD AT (số tự động)
5 chỗ
643
4
Ford FOCUS DA3 G6DH AT (số tự động)
5 chỗ
787
5
Ford Focus DA3 G6DHAT
1997 cc
785,8
6
Ford Focus DA3 AODBAT
1999 cc
721
7
Ford Focus DA3 QQDD AT
1798 cc
579,1
8
Ford Focus DB3 QQDD MT
1798 cc
603
9
Ford Focus DB3 AODBAT
1999 cc
720
10
Ford ESCAPE EV24 (số tự động)
2.3
829
11
Ford ESCAPE EV65 (số tự động)
2.3
752
12
Ford TRANSIT FCC6 PHFA
16 chỗ
770
13
Ford TRANSIT FCC6 GZFA
16 chỗ
639,4
14
Ford TRANSIT FAC6 PHFA
xe tải
599
15
Ford TRANSIT JX6582T M3
16 chỗ
798
16
Ford Ranger UF4LLAD
xe tải
557,2
17
Ford Ranger UF5F902
xe tải
708,2
18
Ford Ranger UF5F903
xe tải
633,8
19
Ford Ranger UF4M901
xe tải
695,9
20
Ford Ranger UF4F901
xe tải
565,5
21
Ford Ranger UF4L901
xe tải
582,5
22
Ford Ranger UG6F901
718,2
23
Ford Ranger UF5F901
xe tải
622,2
24
Ford Ranger UF5FLAA
xe tải
595,2
25
Ford Ranger UF5FLAB
xe tải
681,2
26
Ford Ranger UF4M901
xe tải
649,3
27
Ford Ranger UF4MLAC
xe tải
670,2
28
Ford Everest UW 151 2
7 chỗ
796
29
Ford Everest UW 152 2
7 chỗ
681,9
30
Ford Everest UW 151 7
7 chỗ
845
31
Ford Everest UW 851 2
7 chỗ
966
32
Ford Everest UW 852 2
7 chỗ
848,2
33
Ford Everest UV9S
7 chỗ
731,8
34
Ford Mondeo BA7
2261 cc
994,6
35
Ford Fiesta JA8 4D TSJA AT
1596 cc
572
36
Ford Fiesta JA8 5D TSJA AT
1596 cc
606
37
Ford Fiesta JA8 4D M6JA MT
1388 cc
542
38
Ford Fiesta DR75 LAB
1596 cc
521,7
VII
XE NHÃN HIỆU LEXUS
1
Lexus GX 460
3.168
2
Lexus LS 600hL
5.780
3
Lexus RX 350AWD
2.418
4
Lexus LX 570
3.381
5
Lexus ES 350
2.145
VIII
XE NHÃN HIỆU MAZDA
1
Mazda 3 1.6L
1,6
652
2
Mazda 3
1,6
730
3
Mazda 3 2.0S
2 .0
718
4
Mazda 6
3 .0
837
IX
XE NHÃN HIỆU HOA MAI
1
Xe tải ben nhãn hiệu Hoa Mai
1.80 tấn
204
2
Xe tải ben nhãn hiệu Hoa Mai
3.45 tấn
283,5
3
Xe tải thùng nhãn hiệu Hoa Mai
990kg
130
4
Xe tải thùng nhãn hiệu Hoa Mai
2 tấn
190
5
Xe tải thùng có mui nhãn hiệu Hoa Mai
2 tấn
198
6
Xe tải thùng nhãn hiệu Hoa Mai
3 tấn
216
7
Xe tải thùng có mui nhãn hiệu Hoa Mai
3 tấn
228
8
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Hoa Mai
1 tấn
162
9
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Hoa Mai
1,8 tấn
180
10
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Hoa Mai
2 tấn
215
11
Xe tải ben tiêu chuẩn EUROII nhãn hiệu Hoa Mai
2,35 tấn
195
12
Xe tải ben tiêu chuẩn EUROII nhãn hiệu Hoa Mai (2 cầu)
2,35 tấn
220
13
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Hoa Mai
3 tấn
246
14
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Hoa Mai
3 tấn
270
15
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Hoa Mai
3,25 tấn
252
16
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Hoa Mai
3,25 tấn
276
17
Xe tải ben tiêu chuẩn EUROII nhãn hiệu Hoa Mai
3,45 tấn
262
18
Xe tải ben tiêu chuẩn EUROII nhãn hiệu Hoa Mai
3,6 tấn
265
19
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Hoa Mai
4,65 tấn
260
20
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Hoa Mai
4,65 tấn
285
21
Xe tải ben tiêu chuẩn EUROII nhãn hiệu Hoa Mai
5 tấn
280
22
Xe tải ben tiêu chuẩn EUROII nhãn hiệu Hoa Mai
5 tấn
305
23
HD680A TL
680 kg
151
24
HD900A TL
900 kg
142
25
HD990TL
990 kg
166
26
HD990TK
990 kg
174
27
HD1800TL
1,8 tấn
195
28
HD1800TK
1,8 tấn
204
29
HD3450MP
3,45 tấn
332
30
HD3450A MP. 4x4
3,45 tấn
382
31
HD3600MP
3,6 tấn
332
32
HD4950MP
4,95 tấn
382
33
HD5000A MP.4x4
5 tấn
409
34
HD5000Mp.4x4
5 tấn
415
35
HD680A TD
680kg
162
36
HD700
700kg
155
37
HD990
990kg
197
38
HD1000A
1 tấn
150
39
HD1250
1,25 tấn
155
40
HD1500A.4x4
1,5 tấn
241
41
HD1800B
1,8 tấn
226
42
HD2500
2,5 tấn
287
43
HD2500.4x4
2.5 tấn
260
44
HD3000
3 tấn
286
45
HD 3450A
3,45 tấn
316
46
HD3450B
3,45 tấn
334
47
HD3450A.4x4
3,45 tấn
357
48
HD3450B.4x4
3,45 tấn
375
49
HD4500
4,5 tấn
327
50
HD4950
4,95 tấn
346
51
HD4950.4x4
4,95 tấn
387
52
HD4950A
4,95 tấn
364
53
HD4950A.4x4
4,95 tấn
405
54
HD6500
6,5 tấn
436
55
HD7000
7 tấn
500
X
XE NHÃN HIỆU BMW
1
Xe ôtô BMW số loại 320i
Xe 5 chỗ
1.258
2
Xe ôtô BMW số loại 325i
Xe 5 chỗ
1.589
3
Xe ôtô BMW số loại 320i Cab
Xe 5 chỗ
2.455
4
Xe ôtô BMW số loại 325i Cab
Xe 5 chỗ
2.791
5
Xe ôtô BMW số loại 730Li
Xe 5 chỗ
3.093
6
Xe ôtô BMW số loại 740Li
Xe 5 chỗ
3.828
7
Xe ôtô BMW số loại 750Li
Xe 5 chỗ
5.668
8
Xe ôtô BMW số loại X5 3.0Si
Xe 5 chỗ
3.157
9
Xe ôtô BMW số loại X6 35i
Xe 5 chỗ
3.253
10
Xe ôtô BMW số loại Z4 SDrive 23i
Xe 5 chỗ
2.413
11
BMW 3 Series iEdition 320i
2.0L/14
1.432
12
BMW 3 Series iEdition 325i
2.5L/16
1.823
13
BMW 5 Series 523i
3.0L/16
2.150
14
BMW 5 Series 528i
2.996cc
2.623
15
BMW 5 Series 535i G. Turismo
2.979cc
3.221
16
BMW X1 sDrive18i
1.995cc
1.573
17
BMW X1 xDrive28i
2.996cc
1.909
18
BMW X5 xDrive35i
2.979cc
3.358
XI
XE NHÃN HIỆU MERCEDES BEN
1
Xe ôtô Mercedes Ben số loại C250
xe 5 chỗ
1.285
2
Xe ôtô Mercedes Ben số loại C300
xe 5 chỗ
1.490
3
Xe ôtô Mercedes Ben số loại GLK 4MATIC
xe 5 chỗ
1.478
4
Xe ôtô Mercedes Ben số loại E250
xe 5 chỗ
1.753
5
Xe ôtô Mercedes Ben số loại E300
xe 5 chỗ
2.321
6
Xe ôtô Mercedes Ben số loại SLK 200K
xe 5 chỗ
1.948
7
Xe ôtô Mercedes Ben số loại E350
xe 5 chỗ
2.906
8
Xe ôtô Mercedes Ben số loại CLS 300
xe 5 chỗ
3.003
9
Xe ôtô Mercedes Ben số loại R 350L
xe 5 chỗ
2.017
10
Xe ôtô Mercedes Ben số loại R500 4MATIC
xe 5 chỗ
2.387
11
Xe ôtô Mercedes Ben số loại R450 4MATIC
xe 5 chỗ
3.774
12
Xe ôtô Mercedes Ben số loại S300
xe 5 chỗ
3.978
13
Xe ôtô Mercedes Ben số loại S500
xe 5 chỗ
4.856
14
Mercedes Benz C Class 200 CGI Blue EFFICIENCY
1.8L/I4
1.188
15
Mercedes Benz GL Class 450 4Matic
4.7L/V8
4.076
16
Mercedes Benz GLK 300 4Matic
3.0L/V6
1.460
17
Mercedes Benz R Class 300 L
3.0L/V6
2.906
18
Mercedes Benz S Class 300 L
3.0L/V6
3.978
19
Mercedes Benz S Class 500 L
5.5L/V8
4.856
20
Mercedes Benz Sprinter 313 Business
2.2L/I4
848
21
Mercedes Benz Sprinter ESP 313
2.2L/I4
897
22
Mercedes Benz Sprinter Panel Van
2.2L/I4
614
XII
XE NHÃN HIỆU DAEWOO
1
Xe ôtô DAEWOO số loại Spark Van
xe 2 chỗ
188,7
2
Xe ôtô DAEWOO số loại Spark LS
xe 5 chỗ
257,1
3
Xe ôtô DAEWOO số loại Spark LT
xe 5 chỗ
268,2
4
Xe ôtô DAEWOO số loại Spark LT AT
xe 5 chỗ
296
5
Xe ôtô DAEWOO số loại Spark 1.0 LT Super
xe 5 chỗ
296
6
Xe ôtô DAEWOO số loại Gentra S
xe 5 chỗ
340,4
7
Xe ôtô DAEWOO số loại Gentra SX
xe 5 chỗ
399,2
8
Xe ôtô DAEWOO số loại Laceti 1.6
xe 5 chỗ
434,8
9
Xe ôtô DAEWOO số loại Laceti 1.8
xe 5 chỗ
447,7
10
Xe ôtô DAEWOO số loại Vivant 2.0 CDX MT
xe 5 chỗ
484,7
11
Xe ôtô DAEWOO số loại Vivant 2.0 SE
xe 5 chỗ
450
12
Xe ôtô DAEWOO số loại Vivant 2.0 CDX AT
xe 5 chỗ
506,9
13
Xe ôtô DAEWOO số loại Captiva LT (G)
xe 5 chỗ
659,7
14
Xe ôtô DAEWOO số loại Captiva LTZ (G)
xe 5 chỗ
698,5
15
Xe ôtô DAEWOO số loại Captiva LT (G) Maxx
xe 5 chỗ
651,2
16
Xe ôtô DAEWOO số loại Captiva LTZ (G) Maxx
xe 5 chỗ
701,1
17
Xe ôtô DAEWOO số loại Captiva LT (D)
xe 5 chỗ
589,8
18
Xe ôtô DAEWOO số loại captiva LTZ (D)
xe 5 chỗ
693
19
Xe ôtô DAEWOO số loại Captiva LT (D) Maxx
xe 5 chỗ
641,9
20
Xe ôtô DAEWOO số loại captiva LTZ (D) Maxx
xe 5 chỗ
691,9
XIII
XE NHÃN HIỆU VOLKSWAGEN
1
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN New Beetle 1.6 Mui cứng (2009)
1595 cm3
995
2
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN New Beetle 2.0
Mui cứng
1984 cm3
1.168
3
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN New Beetle 1.6 Mui cứng (2010)
1595 cm3
1.055
4
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN Tiguan (năm 2009)
1984 cm3
1.495
5
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN Tiguan (năm2010)
1984 cm3
1.525
6
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN passat
1984 cm3
1.359
7
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN Passat CC
1984 cm3
1.595
8
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN Passat CC sport (năm 2009)
1984 cm3
1.661
9
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN Scrocco sport
1394 cm3
796
10
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN Scrocco 2.0 TSI sport
1984 cm3
1.393
11
Xe ôtô hiệu VOLKSWAGEN Touareg R5
2461 cm3
2.444
XIV
XE NHÃN HIỆU KIA
1
Ôtô tải Kia K2700 II
1.25 tấn
200
2
Ôtô tải Kia K3000 S
1.40 tấn
230
3
Ôtô du lịch Kia Morning LX
5 chỗ
302
4
Ôtô du lịch Kia Morning EX
5 chỗ
306
5
Ôtô du lịch Kia Morning SX
5 chỗ
325
6
Kia Morning Sportpack 1.1L EX MT
1086cc
330
7
Kia Morning Sportpack 1.1L SX AT
1086cc
353
8
Kia Sportage 4WD AT 2.0L
1.998cc
870
9
Kia Sportage 4WD MT 2.0L
1.998cc
844
10
Ôtô du lịch Kia Carens FGFC42
7 chỗ
456
11
Ôtô du lịch Kia Carens FGKA42
7 chỗ
494
12
Ôtô du lịch Kia Carens FGKA 43
7 chỗ
514
13
Ôtô du lịch Kia SORENTO 2WD DSLMT
7 chỗ
834
14
Ôtô du lịch Kia SORENTO 2WD GASMT
7 chỗ
804
15
Ôtô du lịch Kia SORENTO 2WD GASAT
7 chỗ
842
16
Ôtô du lịch Kia SORENTO 4WD GASAT
7 chỗ
871
17
Ôtô du lịch Kia SORATO EX (số sàn)
5 chỗ
463
18
Ôtô du lịch Kia SORATO EX (số tự động)
5 chỗ
506
19
Ôtô du lịch Kia SORATO SX
5 chỗ
521
20
Ôtô du lịch Kia SORATO KOUP
5 chỗ
641
21
Ôtô du lịch Kia RIO MT (4 CỬA)
5 chỗ
398
22
Ôtô du lịch Kia RIO MT (5 cửa, số sàn)
5 chỗ
423
23
Ôtô du lịch Kia RIO AT (5 cửa, số tự động)
5 chỗ
441
24
Ôtô du lịch Kia SOUL MT (số sàn)
5 chỗ
501
25
Ôtô du lịch Kia SOUL AT (số tự động )
5 chỗ
521
26
Kia Forte 1.6L EX MT
1.592cc
446
27
Kia Forte 1.6L EX MTL
1.592cc
564
28
Kia Forte 1.6L SX AT
1.998cc
534
29
Kia Forte 1.6L SX MT
1.998cc
735
30
Kia Sorento 4WD 2.4L ESP
2.349cc
995
XV
XE NHÃN HIỆUMEKONG
1
HUANGHAI PRONTO DD6490A
7 chỗ
420
2
HUANGHAI PRONTO DD6490A CT
5 chỗ
424
3
HUANGHAI PREMIO DD1030
5 chỗ
296
4
HUANGHAI PREMIO MAX
5 chỗ
326
5
HUANGHAI PREMIO MAX GS DD1022F
5 chỗ
315
XVI
XE NHÃN HIỆUCHIẾNTHẮNG
1
Xe tải bàn có khung mui Chiến Thắng – CT 0.98T2
0.82 tấn
100
2
Xe tải bàn có khung mui Chiến Thắng – CT 1.25T1/KM
1.05tấn
135
3
Xe tải bàn có khung mui Chiến Thắng – CT 2.00T1/KM
1.71 tấn
163
4
Xe tải bàn có khung mui Chiến Thắng – Ct 3.50T1/KM
3.17tấn
192
5
Xe tải ben nhãn hiệu Chiến Thắng CT4.25D2/4x4
4.25 tấn
284
6
Xe tải ben nhãn hiệu Chiến Thắng CT4.50D2
4.50 tấn
263
7
Xe tải ben nhãn hiệu Chiến Thắng CT1.50D1
1.50 tấn
200
8
Xe tải ben nhãn hiệu Chiến Thắng CT3.45D14
3.45 tấn
260
9
Xe tải ben nhãn hiệu Chiến Thắng CTH4.50D2/4x4
4.50 tấn
283
10
Xe tải ben nhãn hiệu Chiến Thắng CT4.50D2/4x4
4.50 tấn
309
11
Xe tải ben nhãn hiệu Chiến Thắng CT5.00D1
5.00 tấn
293
12
Xe tải ben nhãn hiệu Chiến Thắng CT5.00D2/4x4
5.00 tấn
314
13
Xe tải bàn nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 0.98T1
0,98 tấn
110
14
Xe tải bàn nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 0.98T2
0.98 tấn
108
15
Xe tải bàn nhãn hiệu CHIẾN THẮNG CT1.25T1
1,25 tấn
145
16
Xe tải bàn nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 1.85T1
1,85 tấn
153
17
Xe tải bàn nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 2.00T1
2,00 tấn
171
18
Xe tải bàn nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 3.50T1
3.50 tấn
197
19
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG CT1.25D2
1,25 tấn
197
20
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 2.00D3
2,00 tấn
210
21
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 2.00D4/4x4
2,00 tấn
230
22
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 3.25D1
3,25 tấn
236
23
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 3.25D1 (lốp 9.00
3,25 tấn
240
24
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 3.25D1/4x4
3,25 tấn
265
25
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 3,25D2/4x4
3,25 tấn
262
26
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 4.00D2
4,00 tấn
256
27
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 4.00D2/4x4
4,00 tấn
280
28
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 1.25D10
4,25 tấn
285
29
Xe tải ben nhãn hiệu CHIẾN THẮNG – CT 4.50D1
4.50 tấn
266
30
Xe tải ben EURO nhãn hiệu CHIẾN THẮNG CT 2.00D4
2,00 tấn
235
31
Xe tải ben EURO nhãn hiệu CHIẾN THẮNG CT 3.45D1/4x4
3.45 tấn
288
32
Xe tải ben EURO CHIẾN THẮNG – CT 3.45D1/4x4 (lốp 9.00)
3,45 tấn
290
XVII
XE NHÃN HIỆU GIẢI PHÓNG
1
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T1029YJ (EURO I)
1.00 tấn
120
2
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T1036YJ (EURO I)
1.25 tấn
150
3
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T1546YJ (EURO I)
1.50 tấn
168
4
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T2570YJ (EURO I)
2.50 tấn
210
5
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T4070YJ (EURO I)
4.00 tấn
232
6
Xe tải ben nhãn hiệu Giải Phóng DT2046.4x4 (EURO)
1.70 tấn
182
7
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng To836.FAW (EURO II)
0.81 tấn
96
8
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T1246YJ (EURO II)
1.25 tấn
140
9
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T1546YJ (EURO II)
1.50 tấn
168
10
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T1846YJ (EURO II)
1.80 tấn
187
11
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T2270YJ (EURO II)
2.20 tấn
216
12
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T3070YJ (EURO II)
3.00 tấn
238
13
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T4081YJ (EURO II)
4.00 tấn
252
14
Xe tải nhãn hiệu Giải Phóng T5090YJ (EURO II)
5.00 tấn
291
15
Xe tải ben nhãn hiệu Giải Phóng DT1246 (EURO II)
1.25 tấn
170
16
Xe tải ben nhãn hiệu Giải phóng DT4881 (EURO II)
4.80 tấn
300
XVII
XE NHÃN HIỆU VIỆT TRUNG
1
Xe tải tự đổ DVM 2.45
2.45 tấn
241
2
Xe tải tự đổ DVM 3.45
3.45 tấn
309
3
Xe tải tự đổ DVM 4.85
4.90 tấn
318
4
Xe tải tự đổ DVM 4.95
4.95 tấn
348
5
Xe tải thùng DVM 4.95 TB
4.95 tấn
304
6
Xe tải tự đổ DFM 6.0
6.00 tấn
348
7
Xe tải tự đổ DFM 6.0 4x4
6.00 tấn
304
8
Xe tải tự đổ DFM 7.8
7.00 tấn
348
9
Xe tải tự đổ DVM 7.8
7.00 tấn
365
10
Xe tải tự đổ DVM 7.8 4x4
7.00 tấn
387
11
Xe tải tự đổ DVM 8.0
7.50 tấn
408
12
Xe tải thùng DVM 8.0TB
7.50 tấn
356
XIX
XE NHÃN HIỆU TRƯỜNG GIANG
1
Xe tải ben DFM TD7TA
6.95 tấn
380
2
Xe tải ben DFM TD3.45
3.45 tấn
308
3
Xe tải ben DFM TD7T
6.98tấn
345
4
Xe tải ben DFM TD4.95T
4.95 tấn
320
5
Xe tải ben DFM TD4.98T 4x4
4.98 tấn
349
6
Xe tải ben DFM TD5T 4x4
5.00 tấn
341
7
Xe tải ben DFM TD7TA 4x4
6.50 tấn
416
8
Xe tải thùng DFM EQ5T TMB
4.90 tấn
293
9
Xe tải thùng DFM EQ7TA KM
6.90 tấn
390
10
Xe tải thùng DFM EQ7TA TMB
6.88 tấn
323
11
Xe tải thùng DFM EQ3.8T KM
3.25 tấn
257
12
Xe tải thùng DFM EQ8T TMB
7.50 tấn
420
13
Xe tải thùng DFM TL900A
900kg
150
14
Xe tải thùng DFM TL900A/KM
280kg
150
15
Xe tải thùng DFM TT1.25TA
1,25 tấn
200
16
Xe tải thùng DFM TT1.25TA/KM
1,15 tấn
200
17
Xe tải thùng DFM TT1.850B
1,85 tấn
200
18
Xe tải thùng DFM TT1.850B/KM
1,65 tấn
200
19
Xe tải thùng DFM TT1.8TA
1,8 tấn
222
20
Xe tải thùng DFM TT1.8TA/KM
1,6 tấn
222
21
Xe tải thùng DFM TT2.5B
2,5 tấn
222
22
Xe tải thùng DFM TT2.5B/KM
2,3 tấn
222
23
Xe tải thùng DFM EQ4.98T KM
4,98 tấn
355
24
Xe tải thùng DFM EQ4.98T KM6511
6,5 tấn
355
25
Xe tải thùng DFM EQ7TB KM
7 tấn
400
26
Xe tải thùng DFM EQ7140TA năm 2010
7 tấn
425
27
Xe tải thùng DFM EQ7140TA năm 2011
7 tấn
430
28
Xe tải thùng DFM EQ6T4x4/3.45KM
3.,45 tấn
385
29
Xe tải thùng DFM EQ3.45T4x4/KM
6,25 tấn
385
30
Xe tải TD7TA 5 số cầu ngang
6,9 tấn
387
31
Xe tải TD7TA 5 số cầu thép
6,9 tấn
400
32
Xe tải TD7TA 6 số cầu thép
6,9 tấn
430
33
Xe tải TD7TB 6 số cầu thép
6,9 tấn
460
34
Xe tải DFMTD7,5TA (sx năm 2010)
7,5 tấn
465
35
Xe tải DFMTD7,5TA (sx năm 2011)
7,5 tấn
475
36
Xe tải DFM 4.99T
4,99 tấn
460
37
Xe tải DFMTD4.98TB
4,98 tấn
400
38
Xe tải DFMTD6.5B
6,78 tấn
400
39
Xe tải DFMTD3.45 4x2
3,45 tấn
295
40
Xe tải DFM 3.45TD
3,45 tấn
365
41
Xe tải DFM TD6.9B
6,9 tấn
365
42
Xe tải DFM TD2.35TB
2,35 tấn
280
43
Xe tải DFM TD3.45B
3,45 tấn
280
44
Xe tải DFM TD2.35TC
2.35 tấn
285
45
Xe tải DFM TD3.45M
3,45 tấn
285
46
Xe tải DFM TD0.97TA
970 kg
195
47
Xe tải DFM TD1.25B
1,25 tấn
200
48
Xe tải DFM TD1.87TA
1,8 tấn
235
49
Xe tải DFM TD2.5B
2,5 tấn
235
50
Xe tải DFM TD8180
7,3 tấn
600
51
Xe tải DFM TD4.98T4x4 (năm 2009)
4,98 tấn
349
52
Xe tải DFM TD4.98T4x4 (năm 2010)
4,98 tấn
415
53
Xe tải DFM TD5T4x4
5 tấn
341
54
Xe tải DFM TD7T4x4
6,5 tấn
470
55
Xe tải DFM TD7TB4x4
7 tấn
500
XX
XE NHÃN HIỆUTRƯỜNG HẢI
1
Xe tải thùng THACO TOWNER750
0.75 tấn
110
2
Xe tải thùng THACO FC 099L
0.99 tấn
156
3
Xe tải thùng THACO FC 125
1.25 tấn
176
4
Xe tải thùng THACO FC 150
1.50 tấn
187
5
Xe tải thùng THACO FC 200
2.00 tấn
213
6
Xe tải thùng THACO FC 250
2.50 tấn
221
7
Xe tải thùng THACO FC 345
3.45 tấn
254
8
Xe tải thùng THACO FC 500
5.00 tấn
309
9
Xe tải thùng THACO FC 700
7.00 tấn
348
10
Xe tải ben THACO FD 099
0.99 tấn
264
11
Xe tải ben THACO FD 125
1.25 tấn
200
12
Xe tải ben THACO FD 200
2.00 tấn
228
13
Xe tải ben THACO FD 200B 4WD
2.00 tấn
261
14
Xe tải ben THACO FD 345
3.45 tấn
291
15
Xe tải ben THACO FD35A 4WD
3.45 tấn
322
16
Xe tải ben THACO FD 450
4.50 tấn
304
17
Xe tải ben THACO FD 600
6.00 tấn
331
18
Xe tải ben THACO FD 600 4WD
6.00 tấn
380
19
Xe tải ben THACO FD 800
8.00 tấn
456
20
Xe tải ben THACO AUMAND1300
13.00tấn
953
21
Xe tải nặng FOTON BJ1311VNPKJ
17.5 tấn
998
22
Xe tải nặng FOTON BJ5243VMCGP
14.8 tấn
592
23
Xe đầu kéo FOTON BJ4141SJFJA 2
27.6 tấn
468
24
Xe đầu kéo FOTON BJ4253SMFJB S3
38.9 TẤN
780
25
Xe đầu kéo FOTON BJ4183SMFJB 2
35.6 TẤN
468
26
Xe tải Thaco AUMARK 198
1.98 tấn
299
27
Xe tải Thaco AUMARK 250
2.50 tấn
303
28
Xe tải Thaco OLLINI 150
1.50 tấn
205
29
Xe tải Thaco OLLINI 198
1.98 tấn
238
30
Xe tải Thaco OLLNI 250
2.50 tấn
243
31
Xe tải Thaco OLLNI 345
3.45 tấn
307
32
Xe tải Thaco OLLNI 450
4.50 tấn
312
33
Xe tải Thaco OLLNI 700
7.00 tấn
368
34
Xe tải Huyndai HD65
2.50 tấn
408
35
Xe tải Huyndai HD72
3.50 tấn
438
36
Xe tải Huyndai HD 120
6.30 tân
716
37
Xe khách Thaco KB80SLI
35 chỗ
806
38
Xe khách Thaco KB88SLI
39 chỗ
897
39
Xe khách Thaco KB88SEI
39 chỗ
1.008
40
Xe khách Thaco KB110SL
47 chỗ
1.093
41
Xe khách Thaco KB110SEII
47 chỗ
1.193
42
Xe khách có giường nằm Thaco KB120SH
39 giường
2.518
43
Xe khách Huyndai UNIVERSE LX
47 chỗ
2.568
44
Xe khach Huyndai UNIVERSE NB
47 chỗ
2.908
45
Xe khách Thaco Huyndai 115L
47 chỗ
1.403
46
Xe khách Thaco Huyndai County (ghế VN 2:2)
29 chỗ
876
47
Xe khách Thaco Huyndai County (ghế HQ 1:2)
29 chỗ
906
48
Xe khách Thaco Huyndai County (ghế VN 2:2) nội địa
29 chỗ
757
49
Xe khách Thaco Huyndai County (ghế VN 1:3) nội địa
29 chỗ
767
XXI
XE NHÃN HIỆU CỬU LONG
1
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 7027T
0,99 tấn
136
2
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 3610T
3,45 tấn
149
3
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 7207T
2,5 tấn
(máy lạnh)
167
4
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 7207T
2,5 tấn
162
5
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 7035T
3,45 tấn
(máy lạnh
215
6
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 7035T
3,45 tấn
209
7
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 7035T
5 tấn
(máy lạnh)
309
8
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 9650T2
5 tấn
301
9
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 7550P
6,08 tấn
(máy lạnh)
254
10
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 7550P
6,08 tấn
246
11
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 9970T
7 tấn
(máy lạnh)
291
12
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 9970T
7 tấn
284
13
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA3810T
950kg
125,2
14
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA3810T MB
850klg
125,2
15
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA3810T1
950kg
125,2
16
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA3810T1 MB
850klg
125,2
17
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long ZB3810T1
950kg
155
18
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long ZB3810T1 MB
850 kg
155
19
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long ZB3812T1
1,2 tấn
175
20
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long ZB3812T1 MB
1 tấn
175
21
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA4215T
1,5 tấn
205
22
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA4215T MB
1,25 tấn
205
23
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA4215T1
1,25 tấn
205
24
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA4215T1 MB
1,05 tấn
205
25
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA7027T2
2,5 tấn
178
26
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA7027T3
2,25 tấn
178
27
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA7027T3 MB
2,25 tấn
178
28
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA6027T
2,5 tấn
228
29
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA6027T MB
2,25 tấn
228
30
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA3.45T2
3,45 tấn
275
31
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA3.45T2 LK
3,45 tấn
275
32
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA3.2T3
3,2 tấn
275
33
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA3.2T3 LK
3,2 tấn
275
34
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA7050T
4,95 tấn
275
35
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA7050T/LK
4,95 tấn
275
36
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA7050T MB
4,7 tấn
275
37
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA7050T MB/LK
4,7 tấn
275
38
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 2 cầu 9650T2
5 tấn
385
39
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long 2 cầu 9650T2 MB
4,75 tấn
385
40
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA 9970T1
7 tấn
292,5
41
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA 9970T2
7 tấn
292,5
42
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA 9970T3
7 tấn
292,5
43
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA 9970T2 MB
6,8 tấn
292,5
44
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA 9970T3 MB
6,8 tấn
292,5
45
Xe tải thùng nhãn hiệu Cửu Long DFA 9975T MB
7,2 tấn
358
46
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long 3810D
0,99 tấn
164
47
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long 4025D
2,35 tấn
196
48
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long 5840D
3,45 tấn
257
49
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long 7540D
3,45 tấn
267
50
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long 7550D
4,75 tấn
275
51
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA3805D
950kg
175
52
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long ZB3812D T550
1,2 tấn
193
53
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC3815D T400
1,2 tấn
161
54
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC3815D T550
1,2 tấn
170
55
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long ZB5220D
2,2 tấn
207
56
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC6025D PD
2,5 tấn
251
57
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC6025D PH
2,5 tấn
260
58
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC6625D
2,5 tấn
265
59
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8135D
3,45 tấn
330
60
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8135D T650A
3,45 tấn
330
61
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8135D T750
3,45 tấn
330
62
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8550D
5 tấn
331
63
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9050D T600
4,95 tấn
355
64
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9050D T700
4,95 tấn
355
65
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9060D T600
6 tấn
355
66
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9060D T700
6 tấn
355
67
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA9670DA 1
6,8 tấn
440
68
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA9670DA 2
6,8 tấn
440
69
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA9670DA 3
6,8 tấn
440
70
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA9670DA 4
6,8 tấn
440
71
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA10307D
6,8 tấn
292,5
72
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA9670D T750
6,8 tấn
440
73
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA9670D T860
6,8 tấn
440
74
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA12080D
7,86 tấn
499,5
75
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA12080D HD
7,86 tấn
499,5
76
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long ZB3812D3N T550
1,2 tấn
200
77
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA9950D T700
4,95 tấn
400
78
Xe tải ben 1 cầu nhãn hiệu Cửu Long DFA9950D T800
4,95 tấn
400
79
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long 2810D2
0,8 tấn
174
80
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long 5220D2
2,2 tấn
216
81
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long 4025D2
2,35 tấn
216
82
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long 5840D2
3,45 tấn
292
83
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long 7550D2
4,6 tấn
305
84
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long ZB5225D2
2,35 tấn
243
85
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC6025D2 PD
2,5 tấn
280
86
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC6025D2 PH
2,5 tấn
287
87
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC6025D2
2,5 tấn
298
88
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8135D2
3,45 tấn
385
89
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8135D2 T550
3,45 tấn
385
90
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8135D2 T650
3,45 tấn
385
91
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8135D2 T650A
3,45 tấn
385
92
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8135D2 T750
3,45 tấn
385
93
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9050D2 T600
4,95 tấn
410
94
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9050D2 T700
4,95 tấn
410
95
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long 9650D2A
5 tấn
361
96
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC8550D2
5 tấn
367
97
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9060D2 T600
6 tấn
392
98
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9060D2 T700
6 tấn
392
99
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9670D2A
6,8 tấn
435
100
Xe tải ben 2 cầu nhãn hiệu Cửu Long KC9670D2A TT
6,8 tấn
435
101
Xe tải nhãn hiệu Cửu Long DFA4215T
1.50 tấn
181
102
Xe tải nhãn hiệu Cửu Long ZB 5220D
2.20 tấn
205
103
Xe tải nhãn hiệu Cửu Long ZB5225B
2.35 tấn
205
104
Xe tải nhãn hiệu Cửu Long KC8135D2 T
2.35 tấn
230
105
Xe tải nhãn hiệu Cửu Long KC9060D T
6.00 tấn
340
106
Xe tải nhãn hiệu Cửu Long KC9060D2 T
6.00 tấn
375
107
Xe nhãn hiệu Cửu Long COUNTY HDKR SL29S
850
108
Xe tải nhãn hiệu Cửu Long KC913208d
7,8 tấn
650
XXII
XE HƠI THỂ THAO
1
Porsche 911 Carrera
3.6L/B6
5.390
2
Porsche 911 Carrera Cabriolet
3.6L/B6
6.056
3
Porsche 911 Carrera GTS
3.8L/B6
6.529
4
Porsche 911 Carrera GTS Cabriolet
3.8L/B6
7.133
5
Porsche 911 Carrera S
3.8L/B6
6.157
6
Porsche 911 GT3
3.8L/B6
7.544
7
Porsche 911 GT3 RS
3.8L/B6
9.219
8
Porsche 911 Targa 4
3.6L/B6
6.412
9
Porsche 911 Targa 4S
3.8L/B6
6.897
10
Porsche 911 Turbo
3.8L/B6
8.991
11
Porsche 911 Turbo Cabriolet
3.8L/B6
9.662
12
Porsche 911 Turbo S
3.8L/B6
10.320
13
Porsche Boxster
2.9L/B6
2.977
14
Porsche Boxster S
3.4L/B6
3.743
15
Porsche Boxster Spyder
3.4L/B6
4.171
16
Porsche Cayenne
3.6L/V6
3.190
17
Porsche Cayenne S
4.8L/V8
4.257
18
Porsche Cayenne S Hybrid
3.0L/V6/H
4.689
19
Porsche Cayenne Turbo
4.8L/V8
6.652
20
Porsche Cayman
2.9L/B6
3.190
21
Porsche Cayman S
3.4L/B6
4.078
22
Porsche Panamera
3.6L/V6
4.192
23
Porsche Panamera 4
3.6L/V6
4.517
24
Porsche Panamera 4S
4.8L/V8
6.379
25
Porsche Panamera S
4.8L/V8
6.024
26
Porsche Panamera Turbo
4.8L/V8
8.428
XXIII
XE NHÃN HIỆU SUBARU
1
Subaru Forester 2.0 X
2.0L/B4
1.233
2
Subaru Forester 2.5 XT
2.5L/B4
1.480
3
Subaru Impreza 2.0 R
2.1L/B4
1.062
4
Subaru Impreza 2.5 STI
2.5L/B4
1.708
5
Subaru Impreza 2.5 WRX
2.5L/B4
1.328
6
Subaru Legacy 2.5 GT
2.5L/B4
1.613
7
Subaru Outback 3.6 R
3.6L/B6
1.803
XXIV
XE NHÃN HIỆU AUDI
1
Audi A4
1.8L/I4
1.460
2
Audi A6
2.0L/I4
1.890
3
Audi A8 3.0
3.0L/V6
4.100
4
Audi A8 4.2
4.2L/V8
5.200
5
Audi Q5 2.0
2.0L/I4
1.911
6
Audi Q7 3.0
3.0L/V6
3.200
7
Audi Q7 4.2 FSI
4.2L/V8
2.430
XXV
XE NHÃN HIỆU CHEVROLET
1
Chevrolet Captiva LT D Maxx
2.0L/I4
725,4
2
Chevrolet Captiva LT G Maxx
2.4L/I4
735,8
3
Chevrolet Captiva LTZ D maxx
2.0L/I4
781,8
4
Chevrolet Captiva LTZ G Maxx
2.4L/I4
792,2
5
Chevrolet Cruze LS 1.6 (La zăng đúc)
1.6L/I4
487
6
Chevrolet Cruze LS 1.6 (La zăng sắt)
1.6L/I4
466,5
7
Chevrolet Cruze LT 1.8
1.8L/I4
591,6
8
Chevrolet Cruze LT Z 1.8
1.8L/I4
622,9
9
Chevrolet Spark LT
0.8L/I4
303
10
Chevrolet Spark LT AT
0.8L/I4
334,4
11
Chevrolet Spark Van
0.8L/I4
198,9
12
Chevrolet Vivant 2.0 CDX AT
2.0L/I4
534,3
13
Chevrolet Vivant 2.0 CDX MT
2.0L/I4
572,7
14
Chevrolet Vivant 2.0 SE
2.0L/I4
507,9
XXVI
XE NHÃN HIÊU ISUZU
1
Isuzu D Cargo 4X2 MT single cab
364,1
2
Isuzu D Max LS 4X2 AT
2.999cc/I4
620,4
3
Isuzu D Max LS 4X2 MT
2.999cc/I4
564,4
4
Isuzu D Max LS 4X4 AT
2.999cc/I4
697,4
5
Isuzu D Max LS 4X4 MT
2.999cc/I4
642,4
6
Isuzu D Max S 4x2 MT
2.999cc/l4
510,4
7
Isuzu D Max S 4X4 MT
2.999cc/I4
579,7
8
Isuzu D Max SC 4x4 AT
2.999cc/l4
735,9
9
Isuzu D Max SC 4X4 MT
2.999cc/I4
680,
10
Isuzu Forward F Series FRR90N
906,4
11
Isuzu Forward F Series FRV34L (short)
1.240
12
Isuzu Forward F Series FRV34Q (long)
1.267
13
Isuzu Forward F Series FRV34S (superlong)
1.298
14
Isuzu Forward F Series FVM34T
1.702
15
Isuzu Forward F Series FVM34W (superlong)
1.785
16
Isuzu Forward N Series NLR55E
454
17
Isuzu Forward N Series NMR85E (short)
571
18
Isuzu Forward N Series NMR85H (long)
581,3
19
Isuzu Forward N Series NPR85K
647,9
20
Isuzu Forward N Series NQR75L
741,4
21
Isuzu Tractor Head GVR34U
1.706
XXVII
XE NHÃN HIỆU VIỆT TRUNG
1
Xe nhãn hiệu Việt Trung
0,98 tấn
145
2
Xe nhãn hiệu Việt Trung
2,5 tấn
181
3
Xe ôtô tải tự đổ Model DVM8.0, động cơ Cumin tăng áp, có số phụ, 01 cầu chủ động (Lắp lốp 11.00 20)
7.5 tấn
412
4
Xe ôtô tải tự đổ, Model DVM7.8 (cầu thép), động cơ tăng áp, 1 cầu chủ động. Cabin B07, cầu thép. (Lắp lốp 110 20)
7 tấn
380
5
Xe ôtô tải tự đổ, Model DVM.8 (cầu ngang), động cơ tăng áp, 1 cầu chủ động. Cabin B07. (Lắp lốp 1100 20)
7 tấn
365
6
Xe ôtô tải tự đổ Model DVM2.5. Động cơ tăng áp có số phụ, 01 cầu chủ động. (Lốp 825 16)
2.45 tấn
245
7
Xe ôtô tải tự đổ ModelDVM8.0 4x4, động cơ tăng áp, 02 cầu chủ động. Cabin B07. (Lốp 1100 20)
6.59 tấn
432
8
Ôtô tải tự đổ Model DVM8.0 4x4 A1. Động cơ tăng áp, 02 cầu chủ động. Cabin B07 lắp cầu thép, trục trước dùng nối chữ thập. (Lắp lốp 900 20)
6 tấn
355
9
Xe ôtô tải tự đổ Model DCM3.454x4. Động cơ tăng áp, hai cầu chủ động. Cabin B07, cầu thép. (Lắp lốp 900 20)
3.45 tấn
345
10
Ôtô tải tự đổ Model DVM2.45x4. Động cơ tăng áp, 02 cầu chủ động. Cầu thép (Lắp lốp 825 16)
2.45 tấn
290
11
Ôtô tải (có mui) Model DVM5.0TB4x4. Động cơ tăng áp, 02cầu chủ động.
CabinB07.(không bao gồm tổng thành thùng) (Lốp 900 20) (1000 20)
4.95 tấn
368
372
12
Ôtô tải (có mui) Model DVM8.0/TB. Động cơ Cumins tăng áp, 01 cầu chủ động. Có số phụ, Cabin B07. (không bao gồm tổng thành thùng)
(Lốp 1100 20)
(Lốp 1000 20)
7.5 tấn
7.5 tấn
363
360
13
Ôtô tải (có mui) Model DVM5.0/TB. Động cơ tăng áp, 01cầu chủ động. Có số phụ, Cabin B07. (không bao gồm tổng thành thùng)
(Lốp 1000 20)
(Lốp 9000 20)
4.95 tấn
4.95 tấn
307
304
XXVIII
XE NHÃN HIỆU JRD
1
Xe JRD MANJIA I
1.1L
123,3
2
Xe JRD MANJIA II
1.1L
144,3
3
Xe JRD STORM I
1.8L
161,8
4
Xe JRD STORM I
5
Xe JRD EXCEL S
3.9L
315
6
Xe JRD EXCEL I
3.2L
193
7
Xe JRD EXCEL C
2.6L
222,3
8
Xe JRD EXCEL D
3.7L
235,9
9
Xe JRD EXCEL II
3.3L
185,2
10
Xe du lịch JRD TRAVEL
1.1L
162,8
11
Xe du lịch JRD MEGA I
1.1L
146,9
12
Xe du lịch JRD DAILY PICKUP I
2.8L
232
13
Xe du lịch JRD SUV I DAILY I
2.8L
247
14
Xe du lịch JRD SUV I DAILY II
2.8L
244,2
XXIX
XE NHÃN HIỆUVEAM
1
Xe Maz 437041 VM5050
499
2
Xe Maz 533603 VM8300
699
3
Xe Maz 630305 VM13300
899
4
Xe Maz 555102 223 VM 9800
599
5
Xe Maz 555102 225 VM 9800
635
6
Xe Maz 551605 VM20000
999
7
Xe Maz 651705 Vm 19000
1.090
8
Xe VM642208 VM52000
66
XXX
CÁCXE NHÃN HIỆU KHÁC
1
Xe ôtô tải tự đổ Fusin LD1800
1,8 tấn
157
2
Xe ôtô tải tự đổ Fusin ZD2000
2 tấn
157
3
Xe ôtô tải tự đổ Fusin LD3450
3,45 tấn
292
4
Xe tải hiệu Fusin CT 1000
0.99 tấn
102
5
Xe tải hiệu Fusin FT 1500
1.50 tấn
154
6
Xe tải hiệu Fusin FT 2500
2.50 tấn
222
7
Xe tải tự đổ hiệu Fusin ZD2000
2.00 tấn
195
8
Xe tải tự đổ hiệu Fusin LD1800
1.80 tấn
195
9
Xe tải tự đổ hiệu Fusin LD3450
3.45 tấn
300
10
Xe khách hiệu Fusin JB28SL
28 chỗ
400
11
Xe khách hiệu Fusin JB35Sl
35 chỗ
610
12
Xe tải ben Forcia
0.95 tấn
145
13
Xe tải tự đổ hiệu JAC TRA1040KSV
tải nhẹ
170
14
Xe tải tự đổ hiệu JAC TRA1047K TRACH
tải nhẹ
281
15
Xe tải tự đổ hiệu JAC HFC1202K1RI
tải nặng
725
16
Xe nhãn hiệu Dong Feng
4,9 tấn
284
17
Xe nhãn hiệu Dong Feng
9,5 tấn
600
18
Xe nhãn hiệu Dong Feng
10,8 tấn
780
19
Xe nhãn hiệu Forcia
0,818
125
20
Xe ôtô Nissan Grand Livina 1.8 L10A
705
21
Xe ôtô Nissan Grand Livina 1.8 L10M
653,5
22
Xe ôtô Nissan Navara 2.5l 6MT
686,5
23
Xe ôtô tải SC1 B 2
880kg
167
24
Xe ôtô tải SC1 B2 2
880kg
161
25
Xe ôtô tải van V5 SC3 A2
223
26
Xe ôtô con V9 SC3 B2
220
27
Xe ôtô Khách V11 SC3 C2
232
28
Xe ôtô tải SC2 A
1 tấn
171,3
29
Xe ôtô tải SC2 A2
1 tấn
165,6
30
Xe ôtô Sát xi tải SC2 B
2,365 tấn
165,6
31
Xe ôtô Sát xi tải SC2 B2
2,365 tấn
159,9
32
Xe ôtô tải SC2 A
880kg
129,3
33
Xe ôtô tải SC2 A2
880kg
126
34
Xe ôtô Sát xi tải SC1 B
1,89 tấn
126
35
Xe ôtô Sát xi tải SC1 B2
1,89 tấn
122,6
36
Jeep Grand Cherokee
3.6L/V6
2.565
37
Jeep Wrangler Rubicon
3.8L/V6
1.806
38
Jeep Wrangler Sahara
3.8L/V6
1.785
PHỤ LỤC 2:
BẢNG GIÁ TỐI THIỂU CÁC LOẠI XE HAI BÁNH GẮN MÁY (Kèm theo Quyết định số: 35/2012/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Điện Biên)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
TÊN, LOẠI XE
Giá xe mới 100% đã có thuế GTGT
Ghi chú
I
XE CỦA HÃNG HONDA
1
FUTURE NEO Cơ KVLSL(D); KVLN(D)
22
2
FUTURE NEO Đĩa KVLSL; KVLN
22,5
3
FUTURE NEO Đúc GT KTMJ; GT KVLN
24
4
FUTURE NEO Đĩa KVLH
26
5
FUTURE NEO FI Đúc KVLH (C)
27
6
SUPER DREAM + KVVA HT
16,5
7
SUPER DREAM KVVA HT
16
8
WAVE S Cơ KVRP (D)
14,5
9
WAVE ANPHA KWY (mới)
14,9
10
WAVE S Cơ KVY (D)
14,7
11
WAVE S Đĩa KVRP
15
12
WAVE S Đĩa KWY
15,3
13
WAVE RS KWY (C)
17,3
14
WAVE RS Đĩa KVRP
15
15
HONDA DREAM II (CAO
Sản xuất từ năm 2002 về trước
16
2003 2004
18
2005
22
16
HONDA DREAM II ( KIỂU MỚI MÁY MSE)
Sản xuất từ năm 2002 về trước
16
2003 2004
17
2005
18
17
HONDA DREAM II (BÉO, MÁY MPE)
Sản xuất từ năm 2002 về trước
14
2003 2004
15
2005
18
18
Wave 100cc Thái Lan SX:
Sản xuất từ năm 2002 về trước
17
2003 2004
18
2005
20
19
Wave 110cc Thái Lan SX:
Sản xuất từ năm 2002 về trước
17
2003 2004
19
2005
21
20
Wave 125cc Thái Lan SX
34
21
@ 125cc
90
22
@150cc
100
23
@ STREAM (WHI25T 2) 125cc
26
24
CLICK
24.7
25
CUBTOM CM 125
55
26
DAME 100
15
27
DAMSELCL 100; CT 100
14
28
FOMAH DYLAN 125cc
90
29
FOMAH DYLAN 150cc
100
30
FUTURE 110 TỪ 2005 về trước
21
31
FUTURE NEO Cơ KVLSL(D); KVLN(D)
20,8
32
FUTURE NEO Đĩa KVLSL; KVLN; KTMJ
21,8
33
FUTURE NEO KVLS 125; KVLA
22
34
FUTURE NEO GTKTMJ, GTKVLS, GTKVLN
23,2
35
FUTURE NEO F1 125cc; KVLH
25
36
FUTURE NEO F1 © 125cc; KVLH (C)
26
37
HONDA AIRBLADE KVGF © 108
30
38
HONDA AIRBLADE KVG(C)
28,5
39
HONDA PS 125i Xuất sứ ITALIA
80
40
HONDA PS 150i Xuất sứ ITALIA
85
41
HONDA JOYING 125 Xuất sứ T.Quốc
23
42
HONDA MASIER (WH125 5) T.Quốc
29
43
HONDA 150cc ga Nhật
60
44
HONDA GMN
14,5
45
REBEL 125cc
50
46
SRC 110 (WH110T)
25
47
SH 125cc
109,9
48
SH 150
133,9
49
SH 150i
105
50
SH 300i
110
51
SPACY 125cc
76
52
SPACY GCCN 102cc
30,8
53
SUPER DREAM KFVZ
16,3
54
SUPER DREAM KVVA HT
15,9
55
SUPER DREAM Thường
15,5
56
SUPER DREAM
16,9
57
WAVE 1 KTLZ
8,5
58
WAVE a+ KRSR 100cc, KVRP
12,5
59
WAVE ANPHA KWY
14,9
60
WAVE a (KRSM, KTLK, KTLN) 100cc
13
61
WAVE a ZX; S KVRP 100cc
14,5
62
WAVE S Cơ KVRP (D)
13,9
63
WAVE S Cơ KWY (D)
14,2
64
WAVE S Đĩa KVRP
14,5
65
WAVE S Đĩa KWY
14,8
66
WAVE RS; KVRP; S, KVRR
14,5
67
WAVE RS SWY
14,8
68
WAVE RS KVRP (C)
16,4
69
WAVE RS KWY (C)
16,7
70
WAVE RS KVRV Đĩa
15,5
71
WAVE RS KVRV Đúc
17,6
72
WAVE RS KVRV (C)
17
73
WAVE 100S KVRJ
17,5
74
Wesin Cap TD 100W
15
75
Wave RS (nan hoa)
25,3
76
Waver RS (vành đúc)
17,3
77
Waver RSX (nan hoa)
16
78
Waver RSX (vành đúc)
18
79
Wave RSV
18,3
80
Wave S (đĩa)
15,3
81
Wave S (cơ)
14,7
82
Wave alpha
13,4
83
Wave 110S (cơ)
14,9
84
Wave 110S (đĩa)
16
85
Wave 110RS (đĩa)
16
86
Wave 110RS (đĩa, vành đúc)
18
87
CLICK EXCEED
25,5
88
CLICK EXCEED PLAY
25,9
89
LEAD ST
34,9
90
LEAD SC
35,5
91
AIRBLADE F1
36,9
92
AIR BLADE RESPOL F1
32,9
93
AIRBLADE F1 (màu đặc biệt)
37,9
94
AIRBLADE F1 (sơn từ tính)
38,9
95
Future Neo (đĩa)
22,5
96
Future Neo (vành đúc)
24
97
Future Neo (cơ)
21,5
98
Future Neo FI (nan hoa)
26,9
99
Future Neo (vành đúc)
27,9
100
FUTURE X JC35
23,5
101
FUTURE X(D) JC 35
22,5
102
FUTURE X F1 JC35
28,9
103
FUTURE X F1(c) JC35
29,9
104
SH 125
99,9
105
SH 150
121,9
106
VISION JF33
28,5
107
PCX JF30
58,9
II
XE CỦA HÃNG YAMAHA
1
Nouv 5P11
32
2
Sirius 5C61; 5C63
15,2
3
Sirius 5C62; 5C64
16,4
4
Exciter đĩa 1S93
30
5
Exciter đĩa vành đúc 1S94
32,5
6
EXXCITER IS92; IS94; IS96
28
7
EXCITER IS 92; IS93
26,5
8
EXCITER côn tay 5P71
33
9
EXCITER R 1S9A
37
10
EXCITER RC 55P1
38,8
11
EXCITER GP 55P2
39
12
AVENUE; CYGNUS 125c (T.Quốc)
24
13
CYGNUS 125 (Đ.Loan)
37
14
EXCITER 1S94
27
15
EXCITER 1S94
28,5
16
FORCE 125cc (Đ.Loan)
50
17
FORCE 125cc (T.Quốc)
25
18
FOTSE X4V 125
46
19
JUPITER MX 2S01; 2S11
22
20
JUPITER MX 4B21
23,5
21
JUPITER MX 5B91; 5B94
22,1
22
JUPITER MX 5B92; 5B95
23,4
23
JUPITER MX 5B93; 5B96
23,7
24
JUPITER 5VT1, 5VT2
22
25
JUPITER 5VT7
26
26
JUPITER 100cc 5SD Phanh đĩa
22
27
JUPITER 100cc 5SD1 phanh đĩa vành đúc
23
28
JUPITER 100cc 5SD2
21
29
JUPITER 110cc. 5VT1; 5VT2
21,5
30
JUPITER 110cc. 5VT3
24
31
JUPITER RC đĩa đúc 31C3
26,6
32
JUPITER GRAVITA đĩa 31C2
24,4
33
MIO Amore 5WP2; 5WP6
15
34
MIO Amore 5WPE
16,5
35
MIO Classico 5WP1; 5WP5
16
36
MIO Classico 5WPA
15
37
MIO Classico 23C1
22,5
38
MIO Classico 4D11; 4D12
21,1
39
MIO Maximo 5WP4; 5WP3; 5WP5; 5WPA
17
40
MIO ULTIMO 5WP9
17
41
MIO ULTIMO 4P84
18
42
MIO ULTIMO 4P83
19
43
MIO ULTIMO 23B1
18,6
44
MIO ULTIMO 23B2, 23B3
20,5
45
MIO MAXIMO 4P82, 4P83
20
46
NOUVO 5VD1
21
47
NOUVO 2B51; 2B52; 2B56; 2B54; 125CC
24,5
48
NOUVO 22S2
24,1
49
NOUVO 22S2 RC
24,8
50
NOUVO LX 5P11
32,7
51
NOUVO LX 5P11 RC
33
52
SIRIUS 101, 8CC 5HU3
20,5
53
SIRIUS 101, 8CC 5HU9
16
54
SIRIUS 101, 8cc 5HU2
19,5
55
SIRIUS 101, 8cc 5HU8
15
56
SIRUS 3S31
15
57
SIRIUS 3S41
16
58
Sirius 5C61; 5C63
16,7
59
Sirius 5C62; 5C64
17,7
60
Sirius đĩa đúc 5C6F; 5C64
19,5
61
Sirius đĩa đúc 5C6G; 5C64
19,5
62
YAMAHA 125
47
63
BWS 1CN1, YW125CB (NK)
60
64
TAURUS cơ 16S2
14,8
65
TAURUS đĩa 16S1
15,8
66
TAURUS LX cơ 16S
15,4
67
TAURUS LX đĩa 16S1B
16,4
68
TAURUS LS cơ 16SC
15,4
69
TAURUS đĩa 16SB
16,4
70
LUVIAS 44S1
25,9
71
NOZZA 1DR1
31,9
72
CUXI 1DW1
32,9
III
XE CỦA HÃNG SUZUKI
1
Suzuki Hayate SS phiên bản thường MỚI
26,4
2
Suzuki Hayate SS phiên bản đặc biệt MỚI
26,9
3
Suzuki Hayate vành đúc 125cc
25
4
Suzuki Hayate night rider 125cc
25
5
Suzuki Hayate phiên bản đặc biệt 125cc
25,2
6
Suzuki Revo thắng đùm 110cc
14,8
7
Suzuki Revo thắng đĩa110cc
15,8
8
Suzuki Revo vành đúc 110cc
17,2
9
Suzuki Revo phiên bản đặc biệt thắng đùm110cc
15
10
Suzuki Revo phiên bản đặc biệt bánh mâm 110cc
17,4
11
SAPPHIRE 125
22
12
AMITY 125 UE125CT
18,5
13
AVENIS 150
60
14
AVENIS 125
37
15
AN 150
45
16
BEST 110cc
19
17
FX 125; GN 125
25
18
SHOGUN FD125 XCD
15
19
RGV 120
23
20
JUARA FX 125
25
21
SMASH FD110 XCD 110cc
11,5
22
SMASH FD110 XCSD 110cc
12,5
23
SMASH REVO FK110D
14,6
24
SMASH XCDL
13
25
SUZUKI HAYATE UW 125sc
25
26
SUZUKI X BIKE FL125SD
25
27
VIVA CDX; CSD; SJ 110cc
21,5
IV
XE CỦA HÃNG PIAGIO
1
PIAGIO PLY 125
48
2
PIAGIO ZIP 100
32
3
PIAGIO ZIP 100 310
27,9
4
PIAGIO VESPA GTS 125
120
5
PIAGIO VESPA GTS Super 125 i.e
125
6
PIAGIO VESPA LX 125
95
7
PIAGIO VESPA GTS SUPER 300
138,8
8
PIAGIO X7 MY 2009
115,2
9
PIAGIO VESPA LXV 125
106,3
10
PIAGIO LIBERTY RST 125
81,5
11
PIAGIO LIBERTY 150 i.e
70,7
12
PIAGIO LIBERTY 125 i.e 100
56,8
13
PIAGIO LIBERTY 150 i.e 200
70,7
14
PIAGIO VESPA LX 125 (VN)
66,7
15
PIAGIO VESPA LX 150 (VN)
80,5
16
PIAGIO VESPA S 125i.e
69,5
17
PIAGIO VESPA S 150i.e
82
18
PIAGIO VESPA PX 125
112,8
V
HÃNG SYM
1
ANGEL 100cc VA2
12
2
ANGEL HI 85CC
11
3
ANGEL II 100cc VAG; VAD
11,5
4
ANGEL POWER; ANGEL POWER II 81,4CC
10
5
ANGEL X VA6; VA8
9
6
ANSSI 110
5
7
ARENA 100; 110
5
8
ARROW.6 và 7.9 (110, 110D)
7
9
ARROW7 110 6
10
10
ARROW.7 110 5A
6
11
ASEAN FD 110cc
20
12
ASYW 100; 110
6
13
Attila 125cc M9B; M9N
21,5
14
Attila 125cc phanh đĩa M9T
23,5
15
Attila VICTORIA M9P 125cc
27
16
Attila VICTORIA M9R 125cc
25
17
Attila VICTORIA VT1 125cc
25,7
18
Attila VICTORIA VT2, VT9 125cc
23,7
19
Attila VICTORIA VT6; VT7, VTC 125cc
27,7
20
Attila VTV5, VTB 125cc
29,6
V
CÁC NHÃN HIỆU XE NHẬP KHẨU VÀ SX LẮP RÁP TRONG NƯỚC
1
KYMCO Candy 50 cc
17
2
KYMCO Candy 110cc
18,5
3
KYMCO Candy 4U 100cc
20,5
4
KYMCO Jockey Deluxe 125cc
27
5
KYMCO Jockey SR (đĩa) 125cc
26
6
KYMCO Jockey SR ( đùn) 125cc
24
7
HaLim XO 125cc
19
8
ZN 125T
17,8
9
ZN 150T
30
10
AL 150T
30
11
Itala Vispo 125
29,5
12
Itala Ferccia
30,5
13
Attila VICTORYA VT4
25,5
14
Attila VICTORYA VT3
27,5
15
Attila VICTORYA VTG
21
16
Attila Elizabeth VTC 125
27,7
17
Attila Elizabeth VTB 125
29,6
18
SKY DRIVE 125
23,7
19
HAYATE U W 125 ZCCL
24
20
GRAVITA 31 C1
21,2
21
GRAVITA 31 C2
22,6
22
JUPITER RC 31C3(đúc)
24,8
23
ACE STAR C110 1
13
24
STAR 110 MỚI
13
25
IGI Cơ VD4, VD8
12,1
26
IGI Đĩa VD7
13,6
27
ADUKA 100; 110
5
28
AGASI
5,5
29
AILES SA7
9,5
30
AILISON 100cc, 110cc
5
31
AMAZE 100; 110
5
32
AMGIO 50W
5
33
AMGIO 110; 100
7
34
ATZ
5
35
AURIGA
4,5
36
AWARD
4,5
37
BACKHAND
12
38
BACKHAND SPORT 110
13
39
BALMY
6
40
BAZAN
4,5
41
BELITA
5
42
BELLE 110
7
43
BENDO 110
7,5
44
BEST WAY
5
45
BESTERY
6
46
BESTWAN
6
47
BET Win 150nữ, tay ga Đài Loan
49
48
BETOT 100
7,5
49
BIANCO (125cc ga Hàn Quốc, Đài Loan)
27
50
BIZINL 100; 110
5
51
BONUS
14
52
BOSS SB4 100cc
9
53
CALYN
6
54
CANARY 100; 110
4,5
55
CAVALRY 110
5
56
CITI NEW 100; 110
5
57
CHICILONG 100; 110
5
58
CPI BD 100 D; RD; DE
5,5
59
CPI BD 125 T A
11
60
CPI LT 110 F
5,5
61
CTACIF 100; 110
4,5
62
CUPFA 100; 110
7
63
DAEHAN 150
25
64
DAEHAN NOVA100; 110
9,5
65
DAEHAN ANTIC
22
66
DAEHAN APRA; II 100CC HQ
10,5
67
DAEHAN SM
7
68
DAEHAN Smart 125cc
16
69
DAEHAN SUNNY 125cc
20
70
DAEHAN SUPER 100 B
8
71
DAELIM VS 125, xuất xứ HQ
24
72
DAEMOT
6,5
73
DAISAKI 110 6
6,5
74
DAMSAN 100H 1
6
75
DAME 100; 110
5,5
76
DAMSEL
6
77
DANIC 110 6
5,5
78
DAYANG DY
6,5
79
DAZAN 110
6
80
DEARY
5,5
81
DEDE 89 110
6,5
82
DETECH 50, 100, 110 (Đài Loan)
7,5
83
DRAGON 110; 110
5,5
84
DRAMA
7
85
DRAO
4,5
86
DRIN 100; 110
5
87
DRUM
6,5
88
DYLAN 125cc (Liên doanh Đài Loan VN)
46
89
DYOR110
6
90
DYOR 125
10
91
DYOR 150
28,5
92
DURAB
5
93
ELEGANT SA6, SAA
10
94
GALAXY SM5
9,1
95
ELGO
5
96
ENGAAL
4,5
97
EPIRE 110
5
98
EQUAL 110; 100
4,5
99
ESPECIAL 100H; 110H
6,5
100
ESPERO 100; 110
7
101
EXCEL 150 H5K
32
102
EXCEL II VS1
35,1
103
EVERY 100; 110
5
104
FAIRY 110cc
7
105
FAMOUS 100, 110S
5
106
FAMYLA
7
107
FANDAR 110 6
5
108
FANTOM 100; 110
5
109
FASHION 110; 110 HM; 100; 50
9,5
110
FASHION 125 1; 125 2
18
111
FASHION 125 4
27,5
112
FASHION TM KOREA; SM KOREA
9
113
FASHION SAPPHIRE 125
31
114
FASTEST C125, Xuất xứ TQ
14
115
FATAKI
4,5
116
FEELING
7
117
FIGO 100; 110
7,5
118
FILLY 100 nữ, tay ga Đài Loan
15,5
119
FINEHAND 100; 110
5,5
120
FITURY
4,5
121
FLAME 125
50
122
FLASH 100; 110
5,5
123
FLYWAY
5
124
FOCOL 100; 110
7
125
FOREHAND 100; 110
5,5
126
FOSIC 67 100; 110
6,5
127
FOTRE 125
45
128
FOTSE 125SR
45
129
FULAI 110
7,5
130
FUMIDO
5,5
131
FUMIDO 110
6
132
FUNEOMOTO 100; 110
6
133
FUNITURE 100; 110
7
134
FUNIDA 110 5
4
135
FUNIKI 110 6
5
136
FURIOUS
5
137
FUSACO 100CC; 110CC
5,5
138
FUSIN 100; 110; 50; 125
6
139
FUSIN 125 (ga)
16
140
FUSIN 125 (số)
12
141
FUSKI
6
142
FUZENKO
5,5
143
FUZIX
7
144
FYM. MAX 125
30
145
GANASSI 110 1; 100cc
5
146
GENIE 100; 110
5
147
GENTLE
6,4
148
GENZO 100; 110
5
149
GLINT 100; 110
4,5
150
GSIM
5,5
151
GUANGTA 100, 110
9,5
152
GUIDA 100; 110
5
153
GX SANDAR
5,5
154
HADO SIVA 100Korea, xuất xứ HQ
12
155
HADO SIVA 50Korea, xuất xứ HQ
9
156
HADO SIVA JP 100
11
157
HaLim 50; 100; 110cc, xuất xứ HQ
9
158
HALIM máy DAESIN 125 (tay ga) HQ
22,5
159
HALIM XO 125
22
160
HAMADA
4,5
161
HAMCO 100; 110
6,5
162
HAN SOM 100
7
163
HAND @
7,5
164
HANDLE 100; 110; 110A
7
165
HANDO 100
8
166
HAOJUE BELAHJ 125 3, 124cc T.Quốc
29
167
HAOJUE HJ 100T 3, 102cc GA T.Quốc
18
168
HAVICO 100cc, 110cc
6,5
169
HEASUN (ga) 125 F; F5
24
170
HEASUN (ga) 125 F2
26
171
HEASUN (ga) 125 F3
23
172
HEASUN (ga) 125SP
30
173
HEASUN A100, 110, II
9
174
HISUDA 100; 110
5,5
175
HOASUNG
4,5
176
HOIYDAZX
6
177
HOLDER
8
178
HOLEI 100; 110
9,5
179
HONDA @ STRIAM (TQ sản xuất)
26
180
HONDA SDH 125 (TQ sản xuất)
29
181
HONDA SHADOW 125 ga, Đài Loan
75
182
HONLEI 100; 110; 110 1
5,5
183
HONLEI VINA 110
5,5
184
HONOR 100; 110
5,5
185
HUNDA JAPA 100
5,5
186
HUNDAX 100, 110
5
187
IMPRESSA 100, Xuất xứ TQ
7,5
188
INJECTION SHI 150
100
189
INTIMEX 100; 110
7
190
JAMOTO 100; 110
6,5
191
JAPOTO 110
5,5
192
JASPER 110
13
193
JIU LONG (100cc 110cc)
6
194
JL 100 6
4,5
195
JOCKEY 125 nữ, tay ga Đài Loan
27
196
JOLOMOTOR
5
197
JONQUIL 100; 110
5
198
JUNIKI 110 6
5
199
JUNON 100; 110
9
200
KAISER 100; 110
7
201
KIMCO Dance 100; 110; 110D
13
202
KIMCO CK 100
5
203
KINER
4,5
204
KITAFU 100
6,5
205
KOBE 100, 110
6,5
206
KORESIAM 110
6,6
207
KRIS
6,5
208
KSHAHI
4,5
209
KWANG YANG 150
28
210
KYMCO SOLONA 125
48
211
KYMCO ZING 150
50
212
LANDA
8
213
LANKHOA 100; 110
5
214
LENOVA 100; 110
7,5
215
LEVER
6,5
216
LEVIN
5,8
217
LIFAN 100; 110; AONE 110; GM 110
7,5
218
LIFAN 125
16
219
LiSoHaKa 100cc; 110cc
7
220
LISOHAKA 125cc
11,5
221
LISOHAKA 150cc
16
222
LONG BOLB 150T 26 (Trung Quốc)
24
223
LONSTAR LX, 110
6
224
LUCKY 110
9
225
LUCKY 125 ZS1
28
226
LUXARY 100; 110
5
227
MAGIC II VAH
12,5
228
MAGIC R 110 phanh cơ VAA
12
229
MAGIC RR 110 phanh đĩa VA9
14
230
MAGIC RR 110 vành đúc, phanh đĩa VA1
14
231
MAJESTY 100; 110
7,5
232
MAXWAY 100; 110
8,5
233
MBKFLAME 125cc
50
234
MICAX 100; 110
5
235
MILKYWAY 100; 110
5,5
236
MODEL II 110
7
237
MOTOSTAR 110 phanh đĩa M3G
15,5
238
MOTOSTAR 110 phanh cơ M3H
14,5
239
MOTOSTAR Met in 100cc VR3
14
240
MOVIE 150 ga, Đài Loan
46
241
NAGAKI 100; 110
5
242
NAGAKI 125
20
243
NAKADO 110
4,5
244
NAKASEI 100; 110
4,5
245
NAKITA
6,5
246
NAORI 50; 100; 110
5
247
NASSZA 100; 110
4,5
248
NATURE 100
5,5
249
NEOMOTO 100; 110
6
250
New Motostar 110 VAE
13,5
251
NEWWAVE 100; 110
6
252
NEWEI 100; 110
5,5
253
NEWINDO 100; 110
4,5
254
NOMUZA 100; 110
6,5
255
NOUBON
10
256
NOVEL
6
257
ORIENTAL 100, 100A, 110
6,5
258
OYEM 100; 110
5,5
259
PARISA 100; 110
4,5
260
PENMAN
4,5
261
PITURY 100cc; 110cc
5
262
PLATCO
7
263
PLATZIX
5,5
264
PLUS
5
265
PREAN II 100cc 110cc (Xuất xứ ĐL HQ)
8
266
PS MOTO 110cc; 100cc
5,5
267
PLUCO
4,5
268
RENDO 100; 110
8
269
RETOT 100; 110
7,5
270
RIVER
6,5
271
ROMEO
4,5
272
ROSSINO
4,5
273
RS1 110cc
10
274
RUPI
4,5
275
RXIM
5,5
276
SADOKA 100, 110, 110A
6,7
277
SAGAWA 100; 110
5,5
278
SALUT SA2
9
279
SANDA S4A, SB6, SB7
6
280
SANDA SB8
6,5
281
SAMWEI 110 5
8
282
SAMWEI 110 6
7,5
283
SAPPHIRE 125
31
284
SAPPHIRE BELLA 125
21
285
SAVI 110@; II
13
286
SAVI 100@; 110; WIN 100
8
287
SAVI UBOX 110
7,5
288
SEWU 100, 110
5
289
SHHOLDAR
6
290
SHMOTO 110
4,5
291
SHUZA
5
292
SIGNAX 125
14
293
SILVA 110
5
294
SIMBA 100 110, xuất xứ TQ
8,5
295
SIMBA 97cc Hàn quốc
9,5
296
SINDY 125@, Xuất xứ TQ
24
297
SINDY 125Y, Xuất xứ TQ
20
298
SINDY 125Z, Xuất xứ TQ
21
299
SINDY 50(I) xuất xứ TQ; C50 (I,II)
8
300
SINO STAR V124
8,7
301
SINO STAR W; X; B; XZ 110cc
7
302
SINUDA
11,5
303
SINVA 110, Xuất xứ TQ
7,5
304
SIRENA 50; 100; 110
8
305
SKY GO 110; V110
7
306
SOCO 100
4,5
307
SONKA 100; 110
4,5
308
SOEM 110
6
309
SONHA 100; 110
5
310
SOTHAI 100; 110
8,5
311
SPARI @ 125
16
312
SPARI @ 110
5
313
SUCCESSFUL 100cc; 110cc
5
314
SUFAT (BACKHAND) 110cc; 100cc
9
315
SUKAWA 100cc; 110cc
6
316
SUNDAR 110cc; 100cc
5,5
317
SUNLUX 100; 110
4,5
318
SUNTAN
6
319
SUNFAT 100, 110cc
8
320
SUPE HALIM 125 Hàn Quốc
24
321
SUPER B
5,5
322
Super HALIM 100
13
323
SUPER MA C100
21
324
SUPER MALAYS 100; 110
5,5
325
SUPER Siva 100cc Delim, xuất xứ HQ
13
326
SUPER SIVA 50 korea, xuất xứ HQ
9,5
327
SUPER STAR 100; 110
5
328
SUPOPORT 97cc Hàn Quốc
9
329
SUPPORT 100 110, xuất xứ TQ
8,5
330
SURIDA 110 6
7
331
SURUMA
9,5
332
SUVINA
4,5
333
SYMAX 110; 100
6
334
SVN 100; 110
8
335
SWAN 110S
5
336
SWEAR 110cc, xuất xứ TQ
7
337
TALENT 100; 110
6,5
338
TEAM 100cc; 110cc
6
339
TECHNIC
4,5
340
TELLO 110
5
341
TELLO 125
6,5
342
TENDER
5
343
TIAN
4,5
344
TIRANA
6,8
345
UNION 125
17,5
346
UNION 150
27,5
347
VALENTI 110
4,5
348
VANILLA
4,5
349
VCM
5
350
VESSEL
5
351
VIDAGIS
4,5
352
VICTORY
6
353
VYEM 110cc; 100cc
6,5
354
DAEMACO X110, V110 Vành đúc, thường
7,5
355
LIFAN V
21
356
LOTUS
5
357
STAR FA Kiểu W, DR
5,5
358
VICKY Kiểu W, DR
5,5
359
VIEWAY 100; 110
6,5
360
VINAMOTO 100; 110
7
361
VINASHIN 100; 110
6
362
VINAWIN
5
363
VIOLET
6
364
VIRGO SS1
13,1
365
VISOUL 110
4,5
366
VIVI D 110
12
367
VVav @
7
368
W.GRAND 100; 110
4,5
369
WAIT
6,5
370
WAKE UP
6
371
HONDA DELUXE C70 Đ, DE, DG, DM, DN, DJ
14
372
HONDA DELUXE C90 DD
15
373
HONDA ASTREA GRAND 100CC
20
374
HONDA WIN
17
|
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 12/2011/QĐ UBND
Bình Tân, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH QUẬN, CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NĂM 2012
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội và ngân sách, Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận khóa X, nhiệm kỳ 2010 2015;
Căn cứ Kế hoạch số 305/KH UBND ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận về phát triển kinh tế xã hội năm 2012;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận và Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch quận,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội và ngân sách quận, chương trình công tác của Ủy ban nhân dân quận năm 2012.
Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung Kế hoạch, Chương trình công tác này để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, nhằm thực hiện Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội quận và ngân sách quận, chương trình công tác năm 2012 đạt hiệu quả cao nhất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Huỳnh Văn Chính
KẾ HOẠCH
CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NGÂN SÁCH QUẬN NĂM 2011 (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận)
Năm 2012 là năm thứ 2 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ X và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 2015;
Nhằm tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, thế mạnh, tích cực triển khai và kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chỉ đạo của Quận ủy,
Ủy ban nhân dân thành phố, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận; Ủy ban nhân dân quận yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
I. Tiếp tục tập trung triển khai các Chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ X và các chương trình, đề án quan trọng khác:
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị rà soát, khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 36 Chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ X, 6 Chương trình hành động triển khai thực hiện Chương trình theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX và các đề án quan trọng giai đoạn 2011 2015 để tập trung thực hiện trong năm 2012. Thời gian hoàn thành báo cáo Ủy ban nhân dân quận, đồng gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân và Phòng Tài chính Kế hoạch quận chậm nhất trong tháng 12 năm 2011.
II. Tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và mở rộng thị trường; đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế:
1. Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:
Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh.
Xây dựng Kế hoạch quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Hỗ trợ Hội Doanh nghiệp quận trên lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác liên quan đến phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa có chất lượng.
Chủ động phối hợp ngân hàng và các đơn vị triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ lãi suất, đẩy mạnh chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đảm bảo việc giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh nhanh chóng theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho nhân dân và doanh nghiệp.
Triển khai kế hoạch tăng cường phòng, chống dịch gia súc, gia cầm,…
Phối hợp triển khai Chương trình bình ổn thị trường nhằm bảo đảm ổn định thị trường giá cả; tổ chức triển khai cho các doanh nghiệp đăng ký giá một số mặt hàng quan trọng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá, đầu cơ, buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Phối hợp Chi Cục Thuế kiểm tra và xử lý các doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở, thực hiện công tác kiểm tra sau đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ.
2. Phòng tài chính Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
Tập trung rà soát, phân loại, sắp xếp các dự án đầu tư để trình Ủy ban nhân dân quận bố trí kế hoạch vốn đầu tư năm 2012 có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên nguồn vốn ngân sách đầu tư cho các công trình, dự án cấp bách và các công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm; bảo đảm bố trí vốn tập trung, hiệu quả và tiết kiệm. Đối với các công trình, dự án đã được bố trí vốn nhưng tiến độ thanh toán đạt thấp hơn 70% thì không xem xét để tiếp tục bố trí vốn trong các đợt tiếp theo năm 2012.
Thường xuyên rà soát tiến độ của các dự án để điều chuyển tập trung vốn cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2012, chưa giao vốn đối với các dự án sử dụng vốn không hiệu quả để tập trung vốn cho các công trình chuyển tiếp, các công trình thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, phòng chống lụt bão và các công trình cấp thiết sớm hoàn thành đưa vào sử dụng; đề xuất đình hoãn, giãn tiến độ các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố kém hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thành phố, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử phạt vi phạm, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Tăng cường công tác theo dõi và đánh giá việc thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Đề xuất xử phạt các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, thi công, giám sát vi phạm các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, không gửi báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư hoặc gửi báo cáo không đầy đủ thông tin theo như quy định.
Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước trong tất cả các khâu: Quy hoạch, lập dự án, thẩm định, thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán, bảo đảm việc quản lý và sử dụng vốn một cách công khai, minh bạch. Tham mưu Ủy ban nhân dân quận tổ chức giao ban đầu tư xây dựng cơ bản định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chống thất thoát, lãng phí, đảm bảo chất lượng công trình, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm; nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng.
Xây dựng kế hoạch tăng cường huy động, khai thác các nguồn vốn khác, vốn xã hội hóa; tập trung đôn đốc, đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước qua xử lý, sắp xếp theo Quyết định số 09/2007/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, sắp xếp các địa chỉ nhà đất hiện do quận quản lý để đưa ra bán đấu giá; xác định danh mục các dự án đầu tư sử dụng nguồn thu này để báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định bổ sung cho ngân sách quận. Tiếp tục nhân rộng mô hình đầu tư theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Tham mưu Ủy ban nhân dân quận thực hiện phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên để bảo đảm kinh phí thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đề ra trong năm; tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách và tài sản công, điều hành chi ngân sách nhà nước bám sát theo dự toán được duyệt, đúng thẩm quyền, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động sử dụng ngân sách đã được giao, được phân cấp để đảm bảo các nhiệm vụ mới phát sinh, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán và ứng vốn.
Phối hợp với Kho bạc Nhà nước quận tham mưu Ủy ban nhân dân quận điều hành dự toán chi ngân sách theo đúng dự toán được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách và tài sản công, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát; triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi tiêu ngân sách ở tất cả các đơn vị.
Phối hợp với Kho bạc Nhà nước quận tiếp tục tập trung xử lý các khoản tạm ứng, thanh quyết toán các công trình, dự án, thu hồi vốn để chi đầu tư phát triển; không giải quyết tạm ứng tiếp cho các dự án mà chủ đầu tư không làm thủ tục thanh toán đối với các khoản đã được tạm ứng trước đó; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng ngân sách, mua sắm và sử dụng tài sản công nhằm đưa công tác quản lý chi tiêu ngân sách, sử dụng tài sản nhà nước đi vào nề nếp.
Hướng dẫn thực hiện nghiêm túc chế độ công khai tài chính ngân sách nhà nước, công khai các quỹ huy động đóng góp của nhân dân, các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước....
Phối hợp Phòng Kinh tế, Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý giá; theo dõi diễn biến tình hình giá cả trên thị trường, kịp thời nắm thông tin báo cáo đề xuất thành phố; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về giá.
3. Chủ đầu tư các dự án hoàn thành các thủ tục đầu tư, nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình, dự án đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách; đặc biệt chú trọng giải ngân đối với các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; đồng thời, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân quận về tiến độ thực hiện kế hoạch vốn đầu tư được giao.
4. Đội Quản lý thị trường Bình Tân:
Phối hợp triển khai Kế hoạch kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong việc niêm yết giá, bán hàng đúng giá niêm yết.
Triển khai Kế hoạch quản lý thị trường chống đầu cơ, buôn lậu và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp có hành vi đầu tư, tích trữ, thu gom hàng, tạo sự khan hiếm để nâng giá, không đảm bảo chất lượng hàng hóa, kinh doanh hàng gian, hàng giả,…; chủ động xử lý thông tin về giá, kịp thời có biện pháp ngăn chặn các hành vi tung tin đồn thất thiệt gây bất lợi cho thị trường.
5. Chi Cục Thuế chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan:
Tăng cường các biện pháp để quản lý nguồn thu và bồi dưỡng nguồn thu; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước so với dự toán được giao. Đẩy mạnh ngăn chặn gian lận và thất thu thuế; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các doanh nghiệp khai lỗ trong nhiều năm liền.
Phối hợp Trung tâm Văn hóa Thể dục thể thao, Ủy ban nhân dân 10 phường và các đoàn thể quận tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, tạo ý thức ngày càng cao về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Thực hiện cải cách hiện đại hóa ngành thuế và cải cách thủ tục hành chính thuế; tạo thuận lợi để người nộp thuế, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tích cực giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực thuế, tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
Triển khai phân loại nợ thuế, thực hiện các thủ tục xử lý nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế, giải quyết các khoản nợ chờ xử lý, tăng cường các biện pháp chống thất thu ngân sách, bảo đảm công bằng về nghĩa vụ thuế.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thể dục thể thao: tăng cường công tác tuyên truyền, củng cố đội ngũ làm công tác thông tin, đẩy mạnh các chương trình, hoạt động nhằm tăng cường quảng bá về tình hình kinh tế xã hội của quận; góp phần thu hút, kêu gọi đầu tư trên địa bàn quận.
7. Phòng Quản lý Đô thị:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Công khai hóa quy hoạch tổng thể của quận; tăng cường hơn nữa công tác quản lý đô thị theo quy hoạch thông qua việc công bố công khai quy hoạch được duyệt.
Tiếp tục tổ chức công bố, công khai các đồ án quy hoạch của quận. Tổ chức công bố các khu vực kêu gọi đầu tư để định hướng cho nhà đầu tư, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
Tăng cường kiểm tra dự án đầu tư xây dựng cơ bản về tiến độ và chất lượng thi công (nhất là các dự án nhà ở phục vụ tái định cư), đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chỉnh trang đô thị theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Lưu ý việc huy động các nguồn vốn xã hội đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của quận.
Nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng giao thông hiện hữu, tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo giao thông và khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Tiếp tục phát huy và mở rộng các hình thức xã hội hóa đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng.
Tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời tình trạng lún sụt mặt đường khi triển khai thi công các công trình cấp thoát nước; phối hợp với Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, khắc phục tình trạng xâm hại gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước hiện hữu và gây ngập do thi công các công trình.
Kiểm tra thường xuyên các tuyến kênh rạch, hệ thống thoát nước, đề xuất đầu tư xây dựng công trình phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; xây dựng phương án chủ động phòng, chống thiên tai.
8. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Kiểm tra các dự án đã được giao đất nhưng chậm thực hiện hoặc thực hiện không đúng mục đích đã giao, kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh, xử lý theo quy định.
Tiếp tục thực hiện phương án khai thác hiệu quả quỹ đất công, mặt bằng nhà xưởng sử dụng chưa hiệu quả và các công trình công cộng trong các dự án.
Xây dựng và triển khai kế hoạch cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo Chỉ thị 1474/CT TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 và Chỉ thị số 134/CT TTg ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
9. Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng: đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm; việc tái định cư. Hoàn thành quyết toán các công trình đã bàn giao mặt bằng thi công dự án.
10. Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình: Lập tiến độ cho từng dự án, thực hiện đúng quy trình đầu tư xây dựng, chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư đã được bố trí vốn; đảm bảo chất lượng công trình; tập trung cho các dự án trọng điểm của quận. Thực hiện công bố công khai các dự án theo quy định để thực hiện tốt công tác giám sát của cộng đồng.
11. Ủy ban nhân dân 10 phường:
Xây dựng Kế hoạch chỉnh trang các tuyến hẻm theo chỉ tiêu được giao; tiếp tục thực hiện chỉnh trang đô thị, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, kết nối các khu vực đầu tư theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền trong nhân dân nâng cao ý thức thực hiện nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn môi trường “xanh sạch”.
Tăng cường công tác giám sát, đặc biệt là giám sát của cộng đồng theo Quyết định số 80/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ.
III. Thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Giao Phòng Kinh tế:
Tham mưu thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế quận; khuyến khích đầu tư, sản xuất, thực hiện chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực của quận.
Rà soát, điều chỉnh, triển khai lập và công bố quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn quận; rà soát và minh bạch hóa danh mục các lĩnh vực, địa bàn thuộc diện cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế quận; Chương trình phát triển thương mại, dịch vụ; Chương trình phát triển Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp; Chương trình phát triển Nông nghiệp đô thị trong năm 2012; Kế hoạch phát triển Thương mại Dịch vụ trên các tuyến đường trọng điểm và các tuyến đường lớn, trung tâm nằm trong các dự án và khu dân cư.
Triển khai thực hiện tốt chương trình bình ổn giá năm 2012; khuyến khích doanh nghiệp xây dựng mở rộng mạng lưới phân phối, bố trí các điểm bán hàng bình ổn giá tại các chợ truyền thống, khu dân cư, khu công nghiệp; kết hợp thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 13/2011/QĐ UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 2015; chương trình đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp trên địa bàn.
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 09/KH UBND ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban ban nhân dân quận thực hiện Chương trình hành động số 23 CTr/QU ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Quận ủy về nông nghiệp nông dân nông thôn theo Nghị quyết số 26 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X.
Triển khai xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cá cảnh; tiếp tục chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và dịch bệnh trên cây trồng …
IV. Tiếp tục chăm lo bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc:
1. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
Xây dựng hệ thống thông tin cung cầu lao động, nâng cao năng lực quản lý nguồn lao động tại quận, phường; sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác giao dịch, giới thiệu việc làm cho người lao động, đa dạng hóa các kênh thông tin giới thiệu việc làm cho người lao động; góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định cho người dân. Tăng cường cho vay giải quyết việc làm, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các cơ sở giới thiệu việc làm, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Phối hợp với Công an quận, Liên đoàn Lao động và các ngành liên quan tăng cường xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn, giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động, đình công, lãng công. Tăng cường công tác phổ biến pháp luật tại các doanh nghiệp. Theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, việc thực hiện Bộ Luật Lao động, giải quyết các chế độ có liên quan đến trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động năm 2012. Nâng cao hiệu quả quản lý về an toàn vệ sinh lao động; tăng cường phòng chống tai nạn lao động, cải thiện điều kiện làm việc.
Đẩy mạnh hỗ trợ, cải thiện, nâng cao đời sống cho người thuộc diện chính sách, người có công. Thường xuyên theo dõi tình hình đời sống của các gia đình chính sách như việc làm, thu nhập, nhà ở, sức khỏe… Phối hợp thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thực hiện tốt hơn việc chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng xã hội.
Phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Bình Tân, Ủy ban nhân dân 10 phường và các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 80/NQ CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 2020. Tổ chức khảo sát và rà soát lại danh sách các hộ nghèo; đẩy mạnh chương trình cho vay vốn, sử dụng hợp lý các nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo.
Tham mưu thực hiện tốt các quy định, trình tự, thủ tục việc đưa vào cơ sở chữa bệnh quản lý người sau cai nghiện và các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiện ma túy, mại dâm.
2. Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì:
Phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch triển khai có hiệu quả Chương trình số 17/CTr UBND ngày 03 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân quận về nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện tạo nguồn nhân lực trên địa bàn quận giai đoạn 2010 2015 trong năm 2012; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quận trong giai đoạn mới.
Hoàn thành Đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật.
Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng trường lớp theo quy hoạch, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các trường, trung tâm đào tạo nghề; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập; tiếp tục tăng cường nề nếp, kỷ cương, ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng bạo lực học đường và tệ nạn xã hội thâm nhập nhà trường.
Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo yêu cầu đủ số lượng các khoa, các môn ở các cấp học, ngành học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của nhà trường, nhất là trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.
Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Giáo dục cộng đồng ở các phường.
3. Phòng Y tế quận chủ trì, phối hợp Trung tâm Y tế Dự phòng và Bệnh viện quận:
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06/2007/CT BYT ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ Y tế về việc nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân; thực hiện chăm sóc liên tục và chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ chất lượng hoạt động khám chữa bệnh, nhất là khu vực tư nhân theo đúng quy định pháp luật. Tập trung đầu tư xử lý hệ thống nước thải y tế đảm bảo vệ sinh môi trường.
Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giáo dục về dân số, kế hoạch hóa gia đình. Triển khai đề án nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và sơ sinh.
Phát triển hệ thống y tế dự phòng để chủ động phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm đối với người; củng cố và hoàn thiện hệ thống cảnh báo dịch; thực hiện tốt các chương trình giám sát, kiểm soát dịch bệnh. Nâng cao năng lực điều phối và phản ứng nhanh với thảm họa và thiên tai. Dự phòng thuốc, hóa chất để chủ động trong công tác phòng chống dịch, không để các dịch lớn xảy ra sau thiên tai, thảm họa (nếu có), khống chế đẩy lùi các dịch mới phát sinh.
Triển khai kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động y tế; tăng cường sự tham gia của hệ thống y tế ngoài công lập. Quản lý chặt chẽ các hoạt động khám chữa bệnh tư nhân, thị trường thuốc chữa bệnh.
Tăng cường hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các mô hình cung cấp thực phẩm an toàn. Đổi mới, hoàn thiện chế độ bảo hiểm y tế. Tiếp tục thực hiện kế hoạch bình ổn giá thuốc; thực hiện chủ trương thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) và thực hành tốt nhà thuốc (GPP); tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng thuốc chữa bệnh.
Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm Tham vấn cộng đồng, triển khai tốt chiến dịch truyền thông phòng chống HIV/AIDS.
4. Phòng Văn hóa và Thông tin quận chủ trì, thực hiện:
Tập trung thực hiện tốt việc tổ chức các ngày Lễ, Tết. Phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng để tạo bước chuyển mới trong việc cưới, tang và lễ hội theo hướng văn minh, tiết kiệm, chống phô trương, lãng phí.
Đẩy mạnh công tác quản lý văn hóa phi vật thể; thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Tăng cường hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa và xã hội quận đối với những dịch vụ, ngành nghề nhạy cảm.
Triển khai các giải pháp nhằm từng bước xây dựng quận văn minh sạch đẹp; xây dựng ý thức giao tiếp ứng xử văn minh nơi công cộng.
5. Trung tâm Văn hóa Thể dục thể thao quận:
Tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả 03 Trung tâm Văn hóa Thể thao liên phường; góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, tinh thần của nhân dân trên địa bàn; chú trọng bồi dưỡng năng khiếu lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Phát triển mạnh mẽ thể dục, thể thao quần chúng; chú trọng thể thao thành tích cao; hoàn thiện công tác quản lý đào tạo vận động viên theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa. Chú trọng nâng chất công tác xây dựng lực lượng, tuyển chọn, đào tạo huấn luyện viên, vận động viên năng khiếu, cấp cao ở một số bộ môn trọng điểm của quận tham gia thi đấu các giải đỉnh cao.
Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền đảm bảo mục tiêu chính trị của quận; phát triển Bản tin Bình Tân về chất lượng tin, bài đa dạng, phong phú, đưa thông tin về tình hình kinh tế xã hội, các chủ trương, chính sách của quận đến tận người dân, để tạo sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn; dành chuyên mục tham khảo, trao đổi ý kiến với đọc giả.
6. Trung tâm Dạy nghề quận: Xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo cho việc đào tạo, dạy nghề phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và giải quyết lao động trên địa bàn và phù hợp với xu thế phát triển của quận; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tăng số lượng và hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động; chú trọng dạy nghề cho người tàn tật, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người cai nghiện ma túy,…
7. Phòng Quản lý Đô thị quận:
Triển khai kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011 2015 trong năm 2012 đạt hiệu quả cao. Xử lý có hiệu quả các điểm ngập nước hiện hữu; thực hiện các giải pháp kỹ thuật thoát nước cấp bách, nạo vét thông thoáng dòng chảy tại các cửa xả, kênh rạch bị lấn chiếm nhằm kéo giảm mức độ ngập.
Triển khai và thực hiện kế hoạch cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn quận trong năm 2012, đảm bảo đáp ứng yêu cầu.
8. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ quận chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 2020 trên địa bàn quận. Nâng cao nhận thức, trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới, xây dựng người phụ nữ có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.
Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của phụ nữ, nam giới và cộng đồng trong xây dựng gia đình, tích cực tham gia phòng chống bạo lực gia đình, quan tâm giúp đỡ phụ nữ cao tuổi, neo đơn, tàn tật.
9. Đề nghị Quận đoàn chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 2020. Tập trung xây dựng đạo đức và lối sống đẹp, nâng cao ý thức công dân trong thanh niên, phát huy tinh thần xung kích tình nguyện của thanh niên trên tất cả các lĩnh vực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ Tổ quốc, tích cực tham gia xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền.
V. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững:
1. Phòng Kinh tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:
Phối hợp với Hội Doanh nghiệp quận khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển thương mại điện tử, áp dụng các mô hình phân phối, giao dịch hiện đại vào hoạt động thương mại nhằm phát triển nhanh thị phần cho doanh nghiệp.
Triển khai các giải pháp hỗ trợ hợp lý thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nghiên cứu, ưu tiên công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp hỗ trợ cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao chuyên sâu; các dự án đầu tư có chuyển giao công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao phù hợp theo quy định hiện hành.
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
Tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên trên địa bàn quận. Hạn chế và không cho phép khai thác nguồn nước ngầm trong khu vực cấm. Nghiên cứu, tham mưu xây dựng kế hoạch quản lý hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên, môi trường và chất lượng nước về mặt sinh học trên địa bàn quận.
Phối hợp với các sở ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận.
Phối hợp Phòng Quản lý Đô thị tham mưu Ủy ban nhân dân quận Kế hoạch khai thác có hiệu quả quỹ đất đô thị để tạo nguồn vốn đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng cho nhà đầu tư thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất và công bố quỹ đất; báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền thu hồi các mặt bằng sử dụng không hiệu quả để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển.
Triển khai Kế hoạch thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 26/KH UBND ngày 17 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011 2015 trong năm 2012. Hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn do sản xuất và giao thông đồng thời tiến hành điều tra nguồn thải công nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, không khí trên địa bàn quận.
Hoàn thiện các quy định về quản lý, bảo vệ môi trường, tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Phối hợp với Công ty Môi trường đô thị thành phố thực hiện phân loại rác tại nguồn tại các chợ, siêu thị, khu dân cư cao cấp.
Triển khai Kế hoạch tuyên truyền phổ biến các kiến thức về biến đổi khí hậu, các hành động phòng tránh khi xảy ra sự cố.
VI. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí:
1. Phòng Nội vụ chủ trì:
Phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch số 290/KH UBND ngày 14 tháng 12 năm 2010 của UBND quận về thực hiện Chương trình Cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 2015 trong năm 2012. Xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển quận.
Tăng cường triển khai chương trình kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, giảm bớt thời gian, xóa bỏ những thủ tục, giấy tờ không cần thiết.
Tổ chức thực thi các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố thông qua theo kết quả của Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Rà soát, cải tiến quy trình, thủ tục trong nội bộ các cơ quan nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan đến thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức. Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân quận tăng cường kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm soát chặt chẽ những thủ tục mới phát sinh.
Phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo triển khai thực hiện Kế hoạch số 319/KH UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân quận về thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn quận giai đoạn 2011 2015 trong năm 2012. Tham mưu Ủy ban nhân dân quận kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đối với các ngành. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng điều hành, thực hiện công vụ và giáo dục đạo đức, phẩm chất chính trị cho công chức.
Tham mưu Ủy ban nhân dân quận tiếp tục triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa để giải quyết thủ tục hành chính; chuẩn hóa việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo mô hình thống nhất đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân; mở rộng thực hiện cơ chế một cửa liên thông giữa các cơ quan, đơn vị và phường.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, kiểm soát các đầu mối công việc trong nội bộ cơ quan hành chính để phát hiện kịp thời các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, quan liêu và tham nhũng. Rà soát, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu để giải quyết công việc nhanh, chủ động và từng bước chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc chuyển lên cấp trên.
Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2008 đến phường; từng bước mở rộng liên thông, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cho công dân, doanh nghiệp.
2. Phòng Tư pháp chủ trì:
Phối hợp các đơn vị tham mưu Ủy ban nhân dân quận tổng kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2011 và ban hành Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn quận; Kế hoạch củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác hòa giải cơ sở. Tập huấn cho cán bộ, công chức trực tiếp tham gia vào công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật năm 2012.
Phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân quận thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân quận ban hành; tự kiểm tra và kiểm tra 100% văn bản quy phạm pháp luật do quận, phường ban hành.
Phối hợp các phường tăng cường công tác quản lý nhà nước về chứng thực, hộ tịch trên địa bàn quận; tiếp tục triển khai thực hiện tổng rà soát, thống kê, lập danh sách, hồ sơ đối với các cá nhân có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý lưu động trên địa bàn quận. Tham mưu UBND quận thực hiện tốt công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp báo cáo các nội dung theo quy định.
3. Thanh tra quận chủ trì:
Tham mưu tổ chức thực hiện tốt Luật Phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Chương trình phòng, chống tham nhũng của quận. Tiếp tục thực hiện công tác kê khai tài sản theo Nghị định số 37/2007/NĐ CP của Chính phủ. Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng, kết hợp chặt chẽ với Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát huy vai trò của nhân dân, các đoàn thể chính trị xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; có biện pháp bảo vệ người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
Xây dựng Chương trình công tác thanh tra năm 2012 và triển khai các Đoàn thanh tra theo quy định.
Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng lãng phí, đặc biệt tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực: Quản lý, khai thác tài nguyên, quản lý sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng, tài chính ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia; việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Tăng cường thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng...
Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh, kiểm tra đã có chỉ đạo xử lý, kịp thời thu hồi tiền, tài sản vi phạm về cho ngân sách nhà nước; kiến nghị xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình dây dưa, không chấp hành nhằm tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận, kiến nghị sau thanh, kiểm tra.
VII. Bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị.
1. Ban Chỉ huy Quân sự quận chủ trì:
Phối hợp với Công an quận, Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Bình Tân đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, kịp thời phát hiện, ngăn chặn ý đồ của các thế lực thù địch, sẵn sàng đối phó với các tình huống có thể xảy ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.
Phối hợp Ủy ban nhân dân các phường tham mưu cho Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc, quan tâm xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về mặt quốc phòng.
Phối hợp Ủy ban nhân dân các phường hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ với chất lượng ngày càng cao. Tập trung xây dựng lực lượng quân sự quận và lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên vững mạnh về mọi mặt.
Thực hiện tốt công tác diễn tập phòng thủ, huấn luyện bảo đảm thực hiện đủ nội dung, chương trình cho các đối tượng theo quy định và bảo đảm an toàn tuyệt đối, chống biểu tình, bạo loạn, khủng bố.
Phối hợp với các đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các phường nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục quốc phòng an ninh phù hợp cho từng đối tượng.
2. Công an quận chủ trì:
Tham mưu triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 170/KH UBND TM ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận thực hiện Chương trình hành động số 16 CTr/QU ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Quận ủy về tăng cường lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới ở quận Bình Tân; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 42/CTr UBND M ngày 27 tháng 4 năm 2011 của UBND quận về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn quận.
Tăng cường liên kết, phối hợp công tác với công an các quận huyện giáp ranh trong việc giữ vững an ninh trật tự.
Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quận, Ủy ban nhân dân 10 phường và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ và công tác tuyên truyền pháp luật để nâng cao ý thức tự giác của nhân dân, tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, kết hợp với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Tham mưu Ủy ban nhân dân quận tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp thực hiện Chương trình Giảm ùn tắc giao thông; các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kéo giảm và hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông trên cả 03 mặt (số vụ, số người chết và số người bị thương); giảm các vụ ùn tắc giao thông về số vụ, thời gian ùn tắc.
3. Phòng Tư pháp quận chủ trì, phối hợp Trung tâm Văn hóa Thể dục thể thao, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các phường và các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông trong nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn.
4. Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Bình Tân chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn có hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quận, phát động phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy. Phấn đấu kéo giảm số vụ cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ xảy ra trên địa bàn quận.
5. Thanh tra quận chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân quận tập trung thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo công tác tiếp dân thường xuyên theo quy định; nắm chắc tình hình khiếu kiện đông người và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời các tình huống phức tạp.
VIII. Tổ chức thực hiện
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân quận phụ trách khối tổ chức phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể quận triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế, nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong năm. Chỉ đạo trực tiếp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012 của quận.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường căn cứ nội dung Quyết định này và chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân quận phụ trách, khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của cơ quan, đơn vị; trong đó quy định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian và phân công cụ thể người phụ trách, thực hiện; hàng quý có kiểm điểm, đánh giá tình hình và báo cáo theo quy định.
Văn phòng Ủy ban nhân dân quận tham mưu, bố trí lịch để Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận họp thông qua Kế hoạch, Chương trình hoạt động năm 2012 của các cơ quan, đơn vị chậm nhất trong tháng 01 năm 2012.
2. Định kỳ hàng tháng, Ủy ban nhân dân quận tổ chức làm việc với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường; hàng tuần tổ chức các buổi làm việc chuyên đề giải quyết các vấn đề cấp bách, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường có kế hoạch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ, chỉ tiêu và công việc được giao.
3. Phòng Nội vụ quận hướng dẫn thang điểm thi đua và chế độ khen thưởng năm 2012 tương ứng với các nhiệm vụ kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của quận. Các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân 10 phường tổ chức phát động phong trào thi đua phù hợp với nội dung Quyết định này.
4. Trước ngày 05 tháng 11 năm 2012, các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân 10 phường tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm điểm tình hình thực hiện Kế hoạch của cơ quan, đơn vị, phường, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, đồng gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân quận và Phòng Tài chính Kế hoạch quận để tổng hợp kết quả thực hiện Quyết định này, đánh giá mức độ hoàn thành của từng cơ quan, đơn vị, tham mưu Ủy ban nhân dân quận tổ chức tổng kết thực hiện Kế hoạch này và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 15 tháng 11 năm 2012 theo quy định./.
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 90/2011/TT BNNPTNT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC THÚ Y, VẮC XIN, CHẾ PHẨM SINH HỌC, VI SINH VẬT, HÓA CHẤT DÙNG TRONG THÚ Y ĐƯỢC GIA HẠN LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM ĐẾN 31.12.2012
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 75/2009/NĐ CP ngày 10/09/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29/04/2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ CP ngày 15/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được gia hạn lưu hành tại Việt Nam đến 31.12.2012, như sau:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này: Danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được gia hạn lưu hành tại Việt Nam đến 31.12.2012.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc thú y tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: Như Điều 3; Văn phòng Chính phủ; Công báo Chính phủ, Website Chính phủ; Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); Vụ Pháp chế Bộ Nông nghiệp & PTNT; Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Lưu: VT, Cục Thú y.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Diệp Kỉnh Tần
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 261/2011/NQ HĐND
Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT VÀ QUI ĐỊNH ÁP DỤNG BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2012.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ CP, ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ về sửa đổi bổ xung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Thông tư số 145/2007/TT BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính Phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT BTNMT BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực Trung ương;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1837/TTr UBND ngày 02 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh về việc ban hành bảng giá các loại đất và qui định áp dụng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2012; Báo cáo thẩm tra số 62/BC HĐND ngày 24 tháng 12 năm 2011 của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua bảng giá các loại đất và quy định áp dụng bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2012 (Có phụ lục kèm theo).
Thời điểm áp dụng: Từ ngày 01/01/2012.
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2011./.
CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Tùng
BẢNG 1: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ
(Kèm theo Quyết định số: 261/2011/ QĐ UBND, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh)
BIỂU 1: ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
STT
Tên đường đoạn đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
I
Đất ở, đất phi nông nghiệp khác tại đô thị
1
Đường 7/5
Đoạn từ ngã ba Hải Quan đến ngã ba rẽ vào trụ sở Phường Tân Thanh, đối diện bên kia đường hết đất nhà ông Nguyễn Văn Trận số nhà 768
13.000
7.000
Đoạn từ ngã ba rẽ vào trụ sở phường Tân Thanh, đến ngã ba rẽ vào đường trường chinh, đối diện bên kia đường đến hết nhà ông Nguyễn Văn Tân SN 650.
11.000
5.000
Đoạn từ ngã rẽ vào đường trường chinh đến ngã ba rẽ vào BQLDA chuyên ngành XD, đối diện bên kia đường đến hết KS Mường Thanh.
9.500
4.000
Đoạn từ ngã ba Hải quan đến hết cầu trắng (giáp địa phận phường Nam Thanh)
11.000
4.500
Đoạn từ cầu trắng (giáp phường Nam thanh) đến đường vào trụ sở công ty Khoáng sản, đối diện bên kia đường đến hết số nhà ông Đinh Văn Tấn.
9.000
4.000
Đoạn còn lại đến hết địa phận Thành phố (đến cầu bản Ten)
7.000
3.000
Đoạn từ ngã ba rẽ vào BQLDA chuyên nghành XD đến hết đất cây xăng số 1
7.500
3.500
1.500
Đoạn từ cây xăng số 1 đến cổng trường Tài Chính
4.800
2.500
1.500
Đoạn từ cổng trường Tài Chính đến đầu cầu Huổi Phạ (ngã ba rẽ vào đường ASEAN)
2.800
1.500
800
Đoạn từ cầu Huổi phạ đến công ty XD Thủy lợi
2.000
1.000
500
300
Đoạn từ công ty XD thủy lợi đến hết địa giới Thành phố ĐBP
1.200
700
500
200
2
Đường Trần Đăng Ninh
Đoạn từ ngã ba Hải quan đến cầu Thanh Bình
13.000
6.000
Đoạn từ cầu Thanh bình đến ngã ba tiếp giáp đường Nguyễn Hữu Thọ (bến xe khách Thành phố ĐBP)
9.500
5.000
3
Đường Trường Chinh
Đoạn tiếp giáp 7/5 đến đường rẽ vào trường PTDT nội trú tỉnh, đối diện bên kia đường đến hết đất nhà ông Phạm Q Mạnh SN 67
7.500
3.500
Đoạn từ đường rẽ vào trường PTDT nội trú tỉnh đến ngã tư trường tiểu học HN ĐBP
5.500
2.500
4
Đường Nguyễn Hữu Thọ
Đoạn từ ngã ba tiếp giáp đường Trần Đăng Ninh đến cổng sân bay
5.500
3.000
Đoạn từ cổng sân bay đến đầu cầu C13
4.500
2.000
Đoạn từ ngã ba tiếp giáp đường Trần Đăng Ninh đến hết đất kho Công ty Vật tư nông nghiệp (về phía cầu Mường thanh cũ)
5.000
2.000
Đoạn từ hết đất kho vật tư Nông nghiệp đến ngã ba đường rẽ ra cầu Mường thanh cũ
4.500
2.000
1.000
5
Đường Nguyễn Chí Thanh:
Đoạn từ ngã ba tiếp giáp đường Trần Đăng Ninh đến ngã tư đường Bế Văn Đàn.
9.000
5.000
Đoạn từ ngã tư tiếp giáp đường Bế Văn Đàn đến ngã ba đường ra cầu A1.
8.000
3.500
6
Đường Bế Văn Đàn
Ngã ba đường 7/5 (chi nhánh NH phát triển) đến hết đất cầu Mường Thanh cũ (ngã ba đường rẽ ra cầu A1).
8.500
7
Đường cầu A1 mới
Đoạn tiếp giáp đường 7/5 (Ngã tư rạp chiếu bóng) đến cầu A1
7.500
3.500
8
Đường sau Bảo tàng: Đoạn nối từ đường ra cầu A1 đến tiếp giáp đường cạnh Bảo tàng
3.600
2.000
1.000
500
9
Đường cạnh bảo tàng ĐBP: Đoạn từ ngã ba đường 7/5 đến tiếp giáp đường sau bảo tàng
3.500
1.500
800
400
10
Đường Hoàng Văn Thái
Tiếp giáp đường 7/5 (Ngã tư nghĩa trang A1) đến ngã tư trường HN ĐBP
5.500
2.500
11
Đường nối từ ngã ba đường Hoàng Văn Thái: (Tòa án tỉnh) đến đường H.C.Chất (ngã tư cổng tỉnh đội)
4.500
2.000
12
Đường Hoàng Công Chất
Đoạn từ ngã tư tiếp giáp đường 7/5 đến ngã tư trường HN ĐBP
5.500
2.500
Đoạn từ ngã tư trường HN ĐBP đến ngã ba rẽ vào tỉnh đội, đối diện bên kia đường đến hết số nhà 333 (ông liên Hà)
4.000
2.500
Đoạn từ ngã ba rẽ vào cổng Tỉnh Đội đến cổng trường CĐ Sư Phạm Điện Biên.
4.500
2.000
1.000
500
Đoạn từ cổng trường CĐ Sư Phạm Điện Biên đến ngã ba rẽ vào đường 22,5m (Hết địa phận phường Mường Thanh)
4.000
1.500
800
400
Đoạn tiếp giáp địa phận phường Mường thanh, đến đường rẽ vào cổng bệnh viện Đa khoa tỉnh
3.000
2.000
1.000
500
Đoạn từ cổng bệnh viện Đa khoa tỉnh đến hết trường cao đẳng y tế
2.400
1.000
Đoạn từ giáp đất trường cao đẳng y tế đến hết đất bản Noong bua.
1.500
750
400
250
13
Đường 22,5m: Đoạn tiếp giáp đường Hoàng công Chất đến bờ mương qua trường Him lam Noong bua.
2.000
14
Đường Lê Trọng Tấn
Đoạn từ ngã ba đường 7/5 (Cạnh công ty thương nghiệp Điện Biên) đến hết mương thoát nước (chân dốc Ta Pô)
9.500
5.000
Đoạn từ mương thoát nước (chân dốc Ta Pô) đến trung đoàn 82
2.500
1.400
15
Đường sau chợ trung tâm I
Đoạn từ ngã tư đường Lê Trọng Tấn đến cổng phụ trung tâm Thương Mại thành phố
5.000
2.500
Đoạn từ cổng phụ trung tâm Thương mại Thành phố đến hết đất công trường 06 cũ.
2.500
1.400
Đoạn từ ngã tư đường Lê trọng tấn rẽ vào đường sau khách sạn Công đoàn
2.500
1.400
16
Đường 27m: Đoạn tiếp giáp đường Trường chinh đến tiếp giáp đường 13m
5.000
1.800
17
Đường 13m: Nối tiếp đường 27m (Sau trường sư phạm) tiếp giáp đường Sùng phái sinh
3.000
1.500
1.000
18
Đường Tôn thất Tùng
Đoạn từ ngã ba tiếp giáp đường Hoàng Văn Thái (từ đất của TTPC BXH) đến cổng phụ Tỉnh đội
3.500
2.000
19
Quốc lộ 12 (từ đầu khu ky ốt C13 đến hết địa phận Thành phố)
Đoạn từ cầu C13 đến hết địa phận thành phố
1.800
1.000
500
Đoạn từ cầu Mường Thanh cũ đến đầu cầu A1
4.500
2.000
1.000
20
Đường Lò Văn Hặc
Đoạn ngã ba đường Trần Đăng Ninh đến ngã tư thứ nhất
4.000
Đoạn tiếp giáp ngã tư thứ nhất đến hết đường Lò Văn Hặc
3.000
1.800
21
Đường Trần Văn Thọ
Đoạn từ ngã ba tiếp giáp đường 7/5 (Cạnh Công An tỉnh) đến cổng nhà máy bê tông
3.500
2.000
22
Đường 13/3
Từ ngã ba đường Trần Văn Thọ rẽ về phía nhà ông Bùi Văn Mác đến hết đường rải thảm nhựa và về phía hết đất bộ chỉ huy biên phòng tỉnh, đối diện là hết đất nhà ông Hợp.
3.000
1.500
23
Đường 10,5m cạnh UBND tỉnh
Đoạn từ ngã ba đường 7/5 vào sân vận động + 2 nhánh bao quanh SVĐ
2.800
1.400
24
Đường cạnh Quảng trường UBND tỉnh
Đoạn từ ngã ba tiếp giáp đường 7/5 (trụ sở cựu chiến binh tỉnh) đến ngã ba cắt đường Phan Đình Giót
4.000
2.000
25
Đường Phan Đình Giót
Đoạn từ ngã ba tiếp giáp đường 7/5 cạnh Khách sạn HN ĐBP đến ngã ba hết đất khu tập thể ngân hàng
2.800
1.400
Đoạn từ ngã ba đường Phan Đình Giót đến ngã ba đường cạnh Quảng trường UBND tỉnh Điện Biên (sau khách sạn HN ĐBP)
2.800
26
Đường Trần Can
Đoạn tiếp giáp đường 7/5 đến ngã ba thứ nhất
4.000
2.000
Đoạn từ ngã ba thứ nhất đến ngã ba khu tập thể ngân hàng, bên phải đường đến hết đất nhà ông Phạm Văn Huỳnh (khu tập thể ngân hàng)
3.000
1.500
27
Đường trước chợ trung tâm III: Đoạn từ ngã ba đường Trường chinh đến ngã ba tập thể ngân hàng
4.000
2.000
28
Các đường nhánh nối từ 7/5 sang đường Nguyễn Chí Thanh (trừ đường ra cầu A1 đường Bế Văn Đàn ra cầu Mường Thanh cũ)
2.800
1.300
29
Đường Tô Vĩnh Diện
Đoạn từ ngã ba tiếp giáp đường 7/5(đối diện là công an tỉnh) đến hết nghĩa trang Him lam
3.000
1.500
800
400
Đoạn từ ngã ba tiếp giáp đường Tô Vĩnh Diện đến ngã ba rẽ vào trung tâm cai nghiện cũ.
1.200
600
350
300
Đoạn từ ngã ba rẽ vào trung tâm cai nghiện cũ đến trụ sở phường Noong bua.
1.000
500
300
200
30
Đường Sùng Phái Sinh
Đoạn từ ngã ba đường 7/5 đến đường rẽ vào trại cá, đối diện bên kia đường đến hết đất Chi nhánh điện Thành phố
4.000
2.000
1.000
600
Đoạn tiếp giáp đất Chi nhánh điện thành phố đến ngã tư tiếp giáp đường 27m
3.000
1.500
800
500
Đoạn tiếp giáp đường 27m đến đường Hoàng Công Chất
1.200
850
400
250
31
Đường xí nghiệp gạch: Đoạn tiếp giáp đường 7/5 (ngã ba công ty Đô thị đến công ty vật liệu số 2)
1.800
850
450
Đường vào kho xăng dầu: Đoạn tiếp giáp đường 7/5 đến hết đất kho xăng dầu
1.800
850
450
32
Đường rẽ vào trại 1 cũ
Đoạn từ ngã ba đường 7/5 đến cầu xi măng thứ nhất
3.600
1.600
Đoạn từ cầu xi măng thứ nhất đến bờ mương
2.000
1.000
700
360
33
Đường đi cầu treo C4: Đoạn từ ngã ba đường 7/5 cạnh cây xăng C4 đến cầu treo C4
3.200
1.800
900
500
34
Các đường nhánh còn lại nối từ đường Trường chinh đến các đường khác
Các đường XD hạ tầng kỹ thuật
1.800
1.000
500
Các đường chưa XD hạ tầng kỹ thuật
1.200
700
360
35
Đường đi vào xã Thanh Luông: Đoạn từ ngã tư cầu Mường Thanh cũ đến hết địa phận Thành phố (trừ đất trồng cây lâu năm, do công ty cây công nghiệp quản lý)
2.400
1.200
700
36
Đường Hòa Bình
Đoạn từ ngã ba đường 7/5 đến hết trụ sở phường Tân thanh.
2.400
1.200
700
360
Đoạn còn lại đến ngã ba tiếp giáp đường 7/5
1.800
900
400
240
37
Đường vào trường Chính trị: Đoạn từ ngã tư đường Hoàng Công Chất đến hết địa giới trường Chính trị
1.800
600
38
Đường vào C13
Đoạn từ ngã ba Quốc lộ 12 (cầu xi măng) đến cổng phòng khám đa khoa khu vực
1.200
600
360
180
Đoạn từ phòng khám đa khoa khu vực đến cầu máng C8
900
400
200
120
Các đường đã XD cơ sở hạ tầng kỹ thuật phố 1,2,
900
400
200
120
39
Các đường khu dân cư Kênh tả
Đường 17,5m dài 600m cạnh mương Him Lam: Đoạn từ ngã ba đường 7/5 rẽ vào đến đầu ô đất, lô đất F2,
2.500
Đường 10m dài 600m song song với đường 17,5m: Đoạn từ ngã ba đường 7/5 rẽ vào đến hết đất trường mầm non Sơn Ca
2.000
Đường 16m: Đoạn từ đầu lô đất F2 đến hết lô đất F2,
1.800
Đường 10m: Đoạn từ hết đất trường mầm non Sơn ca song song với đường 16m đến hết đất lô F1,
1.600
40
Các đường còn lại tiếp giáp đường 7/5 đến các đường khác.
Các đường tiếp giáp đường 7/5 vào các khu dân cư đã có đường khổ rộng 7m trở lên được quy hoạch thành đường phố chưa được xây dựng hạ tầng kỹ thuật.,
1.400
700
360
180
Các đường tiếp giáp đường 7/5 vào các khu dân cư có khổ rộng dưới 7m (là đường nhựa hoặc bê tông).
1.400
700
360
180
Các đường tiếp giáp đường 7/5 vào các khu dân cư có khổ rộng dưới 7m (Chưa được xây dựng hạ tầng kỹ thuật).
1.100
600
300
120
41
Các đường còn lại trong khu dân cư.
Đường đi nghĩa trang Hòa Bình: Đoạn tiếp giáp đường Sùng Phái Sinh đến chân dốc nghĩa trang Hòa Bình.
1.200
500
360
240
Các đường có khổ rộng 10m tiếp giáp đường Trần Đăng Ninh, Đường Nguyễn Hữu Thọ phường Thanh Bình.
3.000
Các đường quy hoạch trong khu dân cư có khổ rộng 7m trở lên đến dưới 11,5m đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
1.800
900
500
300
Các đường quy hoạch trong khu dân cư có khổ rộng 11,5m trở lên đến dưới 15m đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
2.000
1.000
600
360
Các đường quy hoạch trong khu dân cư có khổ rộng 15m trở lên đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
2.000
1.200
700
500
Các đường có khổ rộng từ 3m đến dưới 5m (Đường bê tông).
1.000
500
360
180
Các đường có khổ rộng từ 5m đến dưới 7m (Đường bê tông).
1.400
600
500
360
Các đường có khổ rộng từ 7m đến dưới 11,5m là đường đất, cấp phối được quy hoạch là đường phố chưa được xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa nêu ở trên.
1.200
600
360
180
Các đường có khổ rộng từ 11,5m đến dưới 15m là đường đất, cấp phối được quy hoạch là đường phố chưa được xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chưa nêu ở trên.
1.400
700
500
240
Các đường có khổ rộng từ 3m đến dưới 5m (đường đất, cấp phối)
850
400
250
120
Các đường có khổ rộng từ 5m đến dưới 7m (đường đất, cấp phối)
1.000
500
360
240
Các đường bê tông còn lại dưới 3m
850
400
240
120
Các đường đất còn lại dưới 3m
700
360
200
100
42
Các tuyến đường trong khu quy hoạch tái định cư thủy điện Sơn La tại phường Noong Bua.
Đường có khổ rộng 36m
3.000
Đường có khổ rộng 22,5m
2.000
Đường có khổ rộng 20,5m
1.900
Đường có khổ rộng 16,5m
1.800
Đường có khổ rộng 13,5m
1.500
Đường có khổ rộng 11,5m
1.300
43
Đất khu chợ trung tâm 1
Các hộ có mức giá 4.000 ng đ/m2
5.500
Các hộ có mức giá 2.400 ng đ/m2
3.500
Các hộ có mức giá 1.900 ng đ/m2
2.500
Các hộ có mức giá 1.400 ng đ/m2
2.000
44
Đường vành đai 3(Asean)
Đường vành đai 3(Asean): Đoạn từ cầu Huổi Phạ đến hết đất khách sạn Him Lam.
3.000
1.200
Đoạn:Hết đất khách sạn Him lam đến giáp địa phận xã Tà Lèng
1.200
600
360
240
Đoạn: Từ địa phận xã Tà Lèng đến hết địa phận thành phố
950
500
250
180
45
Đường phía tây sông Nậm Rốm: Đoạn từ ngã tư cầu Mường thanh cũ đến hết địa phận Thành phố (về phía Cảnh sát cơ động)
2.000
1.000
600
300
46
Đường vào Trung tâm TDTT:
Đường 32m đoạn tiếp giáp đường 7/5 vào đến hết nhà Thi đấu
6.000
3.000
Đường 24,5m, nối với đường 32m cạnh nhà Thi đấu
4.000
2.000
II
Đất ở, đất phi nông nghiệp tại nông thôn
47
Xã Thanh Minh
a
Trung tâm xã
600
360
240
180
b
Các bản: Phiêng Lơi, Púng Tôm, Co Củ, Na Lơi.
360
300
220
120
c
Các bản: Pa Pốm, Tân Quang, Huổi Nơi.
220
180
80
55
48
Xã Tà Lèng
a
Trung tâm xã
840
700
550
360
b
Các bản: Tà Lèng, Kê Lênh, Cụm Noọng Hỏm
400
350
250
150
c
Bản: Nà Nghè
300
220
120
90
BIỂU 2: GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
STT
Loại đất Hạng đất
KV1
KV2
KV3
1
Đất trồng cây hàng năm
Hạng 3
50
50
36
Hạng 4
43
43
24
Hạng 5
36
36
22
Hạng 6
24
14
2
Đất nuôi trồng thủy sản
43
43
36
3
Đất trồng cây lâu năm
Hạng 3
50
50
36
Hạng 4
43
43
29
Hạng 5
36
36
22
Hạng 6
18
14
4
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
4
4
3
Đất khoanh nuôi bảo vệ
4
4
3
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
4
2
1.2
BẢNG 2: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN ĐIỆN BIÊN NĂM 2012
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT
Tên đường, đoạn đường
Vị trí
I
II
III
I. GIÁ ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM HUYỆN LỴ
1
Vị trí đường nội bộ 40 m trong khu trung tâm huyện lỵ Pú Tửu
300
2
Vị trí đường nội bộ 29,5 m trong khu trung tâm huyện lỵ Pú Tửu
250
3
Vị trí đường nội bộ 22,5 m trong khu trung tâm huyện lỵ Pú Tửu
250
4
Vị trí đường nội bộ 10,5 m trong khu trung tâm huyện lỵ Pú Tửu
200
5
Vị trí đường nội bộ 7,5 m trong khu trung tâm huyện lỵ Pú Tửu
100
II. ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI KV VEN ĐÔ THỊ
Xã Thanh Xương
1
QL 279: Đoạn từ cầu xi măng bản Ten đến Km số 83 đối diện nhà ông Cương Loan
5.400
2.500
1.200
2
QL 279: Đoạn từ Km số 83 đến đường rẽ lên bản Bồ Hóng
5.000
2.000
1.000
3
QL 279: Đoạn từ đường rẽ lên bản Bồ Hóng đến Km số 84
4.000
2.000
1.000
4
QL 279: Đoạn từ Km số 84 đến Km 84 +300 m
5.000
2.000
1.000
5
QL 279: Đoạn từ Km số 84 +300 m kho vật tư C9
3.500
2.000
1.000
6
QL 279: Đoạn từ kho vật tư C9 đến giáp xã Thanh An.
600
300
150
III. ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI NÔNG THÔN
1
Xã Thanh Xương
1.1
Đường đi Pú Tửu: Đoạn từ tiếp giáp vị trí 3 QL 279 qua ngã ba Huổi Hốc đi đội 7 đến Kênh thủy nông; qua đội 11 đến Kênh thủy nông.
800
500
300
1.2
Đường bê tông vào trung tâm huyện đoạn từ nhà ông lẻ đến giáp nhà ông Yên
500
250
100
1.3
Đường bê tông vào trung tâm huyện đoạn từ nhà ông Yên đến giáp khu trung tâm huyện lỵ mới
400
200
75
1.4
Khu vực bản Ten, khu vực bản Pá Luống (trừ các vị trí 1, 2, 3 QL279)
200
150
50
1.5
Khu vực C17, khu vực bản Bôm La 1, khu vực bản Noong Nhai, khu vực Đội 18.(trừ các vị trí 1, 2, 3 QL279)
300
200
75
1.6
Đường phía Đông: Đoạn từ giáp xã Thanh An đến hết ranh giới Thành phố ĐBP
200
100
50
1.7
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
100
70
50
1.8
Các vị trí còn lại trong xã
50
2
Xã Thanh An
2.1
QL 279: Đoạn từ giáp xã Thanh Xương đến đường rẽ vào bản Mới Noong Ứng.
800
200
50
2.2
QL 279: Đoạn từ đường rẽ vào bản Mới Noong Ứng đến giáp xã Noong Hẹt (hết đất nhà ông Thắng thôn Hoàng Công Chất).
2.500
500
50
2.3
Đường trục chính vào UBND xã: Đoạn từ tiếp giáp vị trí 3 QL 279 đến Kênh thủy nông
300
100
50
2.4
Đoạn từ Kênh thủy nông đến hết quán nhà ông Hiển.
250
75
50
2.5
Đoạn từ quán nhà ông Hiển đến hồ Cổ Ngựa (Hết đất nhà ông Chuyển thôn Đông Biên 5)
220
80
50
2.6
Đường phía Đông: Từ giáp xã Thanh Xương đến giáp xã Noong Hẹt
80
50
50
2.7
Đoạn từ tiếp giáp đất nhà ông Chuyển thôn Đông Biên 5 đến tiếp giáp vị trí 3 đường phía Đông
80
50
50
2.8
Đoạn từ tiếp giáp vị trí 3 QL 279 qua thôn Trại Giống đến Kênh thủy nông
500
100
60
2.9
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
75
50
50
2.10
Các vị trí còn lại trong xã
50
3
Xã Noong Hẹt
3.1
Quốc lộ 279: Đoạn từ tiếp giáp Thanh An đến cống qua Quốc lộ 279
4.000
1.500
500
3.2
Quốc lộ 279: Đoạn từ cống qua Quốc lộ 279 đến cổng phụ chợ Bản Phủ
4.500
1.500
500
3.3
Quốc lộ 279: Đoạn từ cổng phụ Chợ Bản Phủ đến cống giáp Chi nhánh Ngân hàng Bản Phủ
5.400
2.500
1.500
3.4
Quốc lộ 279: Đoạn từ cống giáp Chi nhánh Ngân hàng Bản Phủ đến đường rẽ vào trụ sở UBND xã Noong Hẹt
5.000
1.500
700
3.5
Quốc lộ 279: Đoạn từ đường rẽ vào trụ sở UBND xã Noong Hẹt đến tiếp giáp xã Sam Mứn
250
75
50
3.6
Đường đi cầu Nậm Thanh: Đoạn từ hết vị trí 3 Quốc lộ 279 đến bờ Thành ngoại
5.000
1.500
700
3.7
Các vị trí còn lại trong chợ bản phủ
3.000
3.8
Đường đi cầu Nậm Thanh: Đoạn từ bờ Thành ngoại phía Đông đến bờ Thành ngoại phía Tây + đường rẽ vào Đền
1.000
150
50
3.9
Đường đi cầu Nậm Thanh: Đoạn từ bờ Thành ngoại phía Tây đến cầu Nậm Thanh
350
100
50
3.10
Đường đi vào UBND xã: Đoạn từ hết vị trí 3 Quốc lộ 279 đến đầu bản Bông
500
100
50
3.11
Đường đi vào UBND xã: Đoạn từ đầu bản Bông đến hết Trường Mầm non
1.500
200
50
3.12
Trục đường phía Đông thuộc địa phận xã Noong Hẹt:
100
70
50
3.13
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
100
50
50
3.14
Các vị trí còn lại trong xã
50
4
Xã Sam Mứn
4.1
QL 279: Đoạn từ giáp đất Noong Hẹt đến nhà bà Nga Văn đối diện là đường rẽ vào bản Sam Mứn
500
100
50
4.2
QL 279: Đoạn từ đất nhà bà Nga Văn đến đường rẽ vào bãi nghĩa trang ND Pom Lót (đối diện đến hết nhà ông Nguyễn Văn Vũ) bao gồm cả 2 bên đường.
2.500
500
100
4.3
QL 279: Đoạn từ giáp đường vào nghĩa trang ND Pom Lót đến ngã ba đường đi Điện Biên Đông: Ngả đi Điện Biên Đông hết đất nhà bà Bùi Thị Mai (đối diện là đường vào đội 2; ngả đi Tây Trang đến đường đi vào đội 9 (đối diện là ngõ vào nhà ông Lò Văn Tha
1.500
200
50
4.4
QL 279: Đoạn từ đường đi vào đội 9 (đối diện là ngõ vào nhà ông Lò Văn Thanh đến cầu Pắc Nậm).
600
100
50
4.5
QL 279: Đoạn từ cầu Pắc Nậm đến cầu bản Na Hai (Hết đất nhà ông Hương Nhumg
300
100
50
4.6
QL 279: Đoạn từ cầu bản Ná Hai (hết đất ông Hương Nhung) đến giáp xã Na Ư
100
50
50
4.7
Đường đi ĐBĐ: đoạn từ giáp nhà bà Bùi Thị Mai (đối diện là đường vào đội 2) đến hết đất nhà ông Mai Sơn đội 1
700
100
50
4.8
Đường đi ĐBĐ: Đoạn từ giáp nhà ông Mai Sơn đến cầu Bê tông (gần ngõ nhà ông Ương)
500
75
50
4.9
Đường đi ĐBĐ: Đoạn từ cầu Bê tông (gần ngõ nhà ông Ương) đến hết nhà ông Bường hướng đi Điện Biên Đông; đến hết nhà ông Nguyễn Văn Tân (đối diện là hết đất nhà ông Cao Trọng Trường) hướng đi theo đường phía Đông
600
100
50
4.10
Đường đi ĐBĐ: Đoạn từ giáp đất nhà ông Bường đến giáp xã Núa Ngam
250
50
50
4.11
Trục đường phía đông Điện Biên: Đoạn từ giáp đất nhà ông Nguyễn Văn Tân (đối diện là giáp đất nhà ông Cao Trọng Trường) đến giáp trại giam xã Noong Hẹt
200
50
50
4.12
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
75
50
50
4.13
Các vị trí còn lại trong xã
50
5
Xã Noọng Luống
5.1
Đoạn từ cống Noong Cống (giáp Thanh Yên) đến ngã tư UBND xã
200
100
50
5.2
Đoạn từ ngã tư qua UBND xã đi đội 7 (hết nhà ông Đôi)
200
100
50
5.3
Đoạn từ giáp nhà ông Đôi đến hết đất nhà ông Pọm (Đội 11).
120
75
50
5.4
Đoạn từ ngã tư UBND + 50 m về hướng đi hồ Co Lôm
120
75
50
5.5
Đoạn từ ngã tư UBND xã đi A2 đến hết nhà ông Bùi Văn Ruật
120
75
50
5.6
Ngã tư bản On + 50 m về hướng đi đập Hoong Sống
120
75
50
5.7
Đoạn từ ngã tư bản On đến hết nhà ông Thính Đội 20
120
75
50
5.8
Đoạn từ giáp nhà ông Thính đến ngã ba rẽ đi bản U Va
120
75
50
5.9
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
80
50
50
5.10
Các vị trí còn lại trong xã
50
6
Xã Thanh Nưa
6.1
QL 12: Đoạn từ giáp gianh thành phố Điện Biên Phủ đến đường rẽ vào nghĩa trang Tông Khao
1000
500
6.2
QL 12: Đường rẽ vào nghĩa trang Tông Khao đến hết cổng bản Mển (QL 12)
800
300
100
6.3
QL 12: Đoạn từ cổng bản Mển đến cầu xi măng bản Tâu.
200
100
50
6.4
QL 12: Đoạn từ cầu xi măng bản Tâu đến giáp xã Mường Pồn
100
75
50
6.5
Đoạn từ hết vị trí 3 Quốc lộ 12 đến hết sân nghĩa trang đồi Độc Lập
300
75
50
6.6
Đoạn từ hết vị trí 3 Quốc lộ 12 đến hết trường tiểu học
150
50
50
6.7
Đoạn từ hết vị trí 3 Quốc lộ 12 qua ngã tư Tông Khao đến hết trường tập lái; đến hết đất nhà ông Phùng Văn Tâm (bản Hồng Lạnh) và + 100m hướng đi bản On
300
100
50
6.8
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
75
50
50
6.9
Các vị trí còn lại trong xã
50
7
Xã Thanh Luông
7.1
Đường đi Hua Pe: Đoạn từ giáp gianh thành phố đến trường tiểu học Thanh Luông
1.500
300
100
7.2
Đường đi Hua Pe: Đoạn từ trường tiểu học Thanh Luông đến ngã ba rẽ đi bản Noọng
700
300
100
7.3
Đường đi Hua Pe: Đoạn từ ngã ba rẽ đi bản Noọng đến cầu chân đập hồ Hua Pe.
150
75
50
7.4
Đường đi Hua Pe: Đoạn từ cầu chân đập hồ Hua Pe đến hết Đồn biên phòng Thanh Luông
75
50
50
7.5
Đường từ ngã ba Nghĩa trang C1đến nối đường đi Hua Pe (trừ các vị trí 1,2,3 của đoạn này)
100
70
50
7.6
Đoạn từ bờ mương C8 đến ngã ba nghĩa trang C1
250
150
75
7.7
Ngã ba trung đoàn 741: về phía bắc đến giáp gianh đất Thành phố, về phía tây đến hết nhà ông Đắc, về phía đông đến hết đất nhà ông Tự.
300
150
75
7.8
Đoạn từ hết vị trí 3 đường trục vào UBND xã đến cầu Cộng Hoà.
280
150
75
7.9
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
75
50
50
7.10
Các vị trí còn lại trong xã
50
8
Xã Thanh Hưng
8.1
Đường nhựa phía Tây Nậm Rốm: Đoạn từ giáp gianh thành phố đến giáp gianh Thanh Chăn (trừ khu trung tâm ngã tư C4)
1.200
200
50
8.2
Khu trung tâm ngã tư C4: Về phía Bắc hết đất nhà ông Bùi Cương đối diện là bà Uyên; về phía Đông đến cầu treo C4; về phía Tây hết đất nhà bà Chén đối diện là nhà ông Ngô Duy Thống; về phía Nam hết đất nhà ông Nguyễn Đức Lời đối diện là nhà ông Tuyết Minh
1.500
300
100
8.3
Đường ngã tư C4 Lếch Cuông: Đoạn tiếp giáp đất nhà ông Ngô Duy Thống, đối diện là đất nhà bà Chén đến hết đội 20
1.000
150
75
8.4
Đoạn tiếp giáp đội 20 đến đường rẽ vào bản Lếch Cang
120
70
50
8.5
Khu trung tâm xã: Đoạn tiếp giáp vị trí 3 đường ngã tư C4 Lếch Cuông đến tiếp giáp vị trí 3 đường Tiểu đoàn cơ động UBND xã
700
200
75
8.6
Đường Tiểu đoàn cơ động UBND xã: Đoạn tiếp giáp vị trí 3 đường nhựa phía Tây Nậm Rốm đến hết đội 19
1.500
300
75
8.7
Đường Tiểu đoàn cơ động UBND xã: Đoạn tiếp giáp đội 19 qua ngã ba đội 6 +100m
500
100
50
8.8
Đường ngã ba Noong Pết đến chân đập hồ Hoong Khếnh(trừ các vị trí 1, 2,3 khu trung tâm xã)
250
100
50
8.9
Trục đường dân sinh đội C4
150
100
50
8.10
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
100
50
50
8.11
Các vị trí còn lại trong xã
50
9
Xã Thanh Chăn
9.1
Đường Tây nậm Rốm: Đoạn từ giáp gianh xã Thanh Hưng đến hết kho vật tư nông nghiệp.
1.000
200
75
9.2
Đoạn từ kho vật tư đến cầu Hoong Băng.
1.200
200
50
9.3
Đường Tây nậm Rốm: Đoạn từ cầu Hoong Băng đến giáp gianh đất Thanh Yên.
1.000
200
50
9.4
Đường đi Thanh Hồng: Đoạn từ ngã ba Co Mị (trừ các vị trí 1,2,3 đường Tây Nậm Rốm) đến ngã ba Thanh Hồng theo 2 ngã đến kênh thuỷ nông.
300
100
50
9.5
Đoạn từ ngã tư Pa Lếch qua cổng UB xã đến kênh thuỷ nông.
300
100
50
9.6
Đoạn từ kênh thủy nông đến hết nhà ông Vượng đội 14
200
100
50
9.7
Đường đi Na Khưa: Đoạn từ ngã ba đội 15,17 (trừ các vị trí 1,2,3 đường Tây Nậm Rốm) qua Na Khưa đến kênh thuỷ nông.
200
100
50
9.8
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
100
75
50
9.9
Các vị trí còn lại trong xã
50
10
Xã Thanh Yên
10.1
Đường tây Nậm Rốm: Đoạn từ giáp xã Thanh Chăn đến cây xăng dầu Tây Bắc (không bao gồm mục 10.3).
800
200
50
10.2
Các đoạn từ ngã ba Noong Cống đi về phía Bắc đến hết cây xăng dầu Tây Bắc; đi Noong Luống đến giáp Noong Luống; đi Noong Hẹt đến cầu Nậm Thanh
800
200
50
10.3
Ngã tư Tiến Thanh đi các ngả: Về phía Tây hết nhà ông Nguyễn Duy Thinh đội 2, về phía Nam hết đất nhà ông Nguyễn Đình Hoàng đối diện là nhà ông Nguyễn Xuân Quí, về phía Đông đến cầu C9, về phía Bắc hết đất nhà bà Thái.
1.000
200
50
10.4
Khu trung tâm xã: Đoạn từ ngã tư về phía Bắc đến hết đất nhà ông Đinh Xuân Min đối diện là nhà ông Trần Văn Sánh đội 4B; về phía Đông đến hết đất ông Trần Văn Sơn đối diện là đường rẽ vào trường TH số 1; về phia Tây đến hết đất ông Đặng văn Thương; về phía nam đến hết trường THCS, từ ngã rẽ đến hết trường TH số 1
800
200
50
10.5
Đoạn từ giáp đất nhà ông Thinh đội 2 Tiến Thanh đến hết đất nhà ông Tạo đội 7(trừ các vị trí thuộc khu trung tâm xã)
200
50
50
10.6
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
75
50
50
10.7
Các vị trí còn lại trong xã
50
Khu vực 2: CÁC XÃ VÙNG NGOÀI
1
Xã Núa Ngam
1.1
Đường đi ĐBĐ: Đoạn từ giáp gianh Sam Mứn đến cầu Phú Ngam
75
50
50
1.2
Đường đi ĐBĐ: Đoạn từ cầu Phú Ngam đến cầu Pa Ngam 2
200
50
50
1.3
Đường đi ĐBĐ: Đoạn từ cầu Pa Ngam 2 đến giáp huyện Điện Biên Đông
50
50
50
1.4
Đường đi Mường Lói: Đoạn từ ngầm Pa ngam 1 đến ngã ba đi Huổi Hua,Tin Lán
50
50
Đường đi Mường Lói: Đoạn từ ngã ba đi Huổi Hua,Tin Lán đến hết địa phận xã Mường Nhà
50
1.5
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
50
1.6
Các vị trí còn lại trong xã
50
2
Xã Mường Phăng
2.1
Đường vào hầm Đại Tướng: Đoạn từ ngã ba đi Nà Nhạn đến ngã ba đi Nà Tấu
250
50
50
2.2
Đường đi ra TP Điện Biên Phủ: Đoạn từ ngã ba đi Nà Nhạn đến Trường THCS Mường Phăng
100
50
50
2.3
Đường đi Nà Nhạn: Đoạn từ hết vị trí 3 đường vào hầm Đại Tướng đến giáp xã Nà Nhạn
75
50
50
2.4
Đường vào Hầm Đại Tướng: Đoạn từ ngã ba đi Nà Tấu đến hết đường nhựa khu di tích hầm Đại Tướng
75
50
50
2.5
Đường đi ra TP Điện Biên Phủ: Đoạn từ Trường THCS Mường Phăng đến ngã ba bản Hả II(đi nhà nghỉ Trúc An)
75
50
2.6
Đường vào Hồ Pa Khoang: Từ giáp TP Điện Biên Phủ qua ngã ba bản Hả II đến giáp vị trí 3 đường Mường Phăng đi Nà Nhạn
75
50
2.7
Đoạn từ hết vị trí 3 đường vào Hồ ( ngã ba Co Cượm) đi qu BQLDA Hồ đến tiếp giáp vị trí 3 đường Mường Phăng đi ra TP Điện Biên Phủ (ngã ba Trường Mầm non TT)
75
50
2.8
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
50
50
2.9
Các vị trí còn lại trong xã
50
3
Xã Nà Tấu
3.1
QL 279: Đoạn từ giáp huyện Mường Ẳng đến cầu bản Xôm
200
75
50
3.2
QL 279: Đoạn từ cầu bản Xôm đến cổng Trường Tiểu học số 2 Nà Tấu
1.000
150
50
3.3
QL 279: Đoạn từ cổng Trường Tiểu học số 2 Nà Tấu đến giáp xã Nà Nhạn
2.000
300
100
3.4
Đoạn từ km 56 QL 279 đến km 56 QL 279 + 200m (giáp ranh giữa Nà Nhạn Nà Tấu)
400
50
50
3.5
Đường đi Mường Phăng: Đoạn từ hết vị trí 1 QL 279 đến ngã ba đi bản Nà Luống
1.000
100
50
3.6
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
50
50
3.7
Các vị trí còn lại trong xã
50
4
Xã Nà Nhạn
4.1
QL 279: Đoạn từ giáp xã Nà Tấu đến km 60
300
75
50
4.2
QL 279: Đoạn từ km 60 đến km 62
200
50
50
4.3
QL 279: Đoạn từ km 62 đến hết nhà chờ di tích đường kéo pháo
200
75
50
4.4
QL 279: Đoạn từ nhà chờ di tích đường kéo pháo đến giáp xã Thanh Minh, TP Điện Biên Phủ
200
75
50
4.5
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
70
50
50
4.6
Các vị trí còn lại trong xã
50
5
Xã Mường Nhà
5.1
Đoạn từ giáp xã Núa Ngam đến suối ranh giới giữa Pa Kín với Na Tông I
70
50
30
5.2
Đoạn từ suối ranh giới giữa Pa Kín với Na Tông I đến hết đất nhà ông Vì Văn Yêu bản Na Tông II
120
60
30
5.3
Đoạn từ giáp đất nhà ông Vì Văn Yêu bản Na Tông II đến hết đất quán ông Lò Văn Tiêng bản Na Ố
70
50
30
5.4
Đoạn từ giáp đất quán ông Lò Văn Tiêng bản Na Ố đến ngầm Na Phay
100
50
30
5.6
Đoạn từ ngầm Na Phay đến ngầm Huổi Lếnh
200
60
30
5.7
Đoạn từ ngầm Huổi Lếnh đến hết đất nhà bà Lò Thị Nhúng bản Na Hôm
100
50
30
5.8
Đoạn từ giáp đất nhà bà Lò Thị Nhúng bản Na Hôm đến phai tạm Na Hôm
50
50
30
5.9
Đoạn từ phai tạm Na Hôm đến giáp xã Mường Lói
50
50
30
5.10
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
50
50
30
5.11
Các vị trí còn lại trong xã
30
6
Xã Mường Pồn
6.1
QL 12: Đoạn từ giáp xã Thanh Nưa đến đất nhà ông Thanh Dạ (bản Co Chạy)
100
75
50
6.2
QL 12: Đoạn từ hết đất nhà ông Thanh Dạ (bản Co Chạy) đến hết đất dân cư bản Lính
200
75
50
6.3
QL 12: Đoạn từ giáp đất dân cư bản Lính đến giáp xã Mường Mươn, huyện Mường Chà
100
75
50
6.4
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
50
6.5
Các vị trí còn lại trong xã
30
7
Xã Mường Lói
7.1
Đường Pom Lót Huổi Puốc: Đoạn từ giáp xã Mường Nhà đến cầu bản Xôm
50
50
30
7.2
Đường Pom Lót Huổi Puốc: Đoạn từ cầu bản Xôm đến cầu Huổi Hon(bản Na Há)
50
50
30
7.3
Đường Pom Lót Huổi Puốc: Đoạn từ cầu Huổi Hon (bản Na Há) đến cầu giáp Đồn Biên phòng 433
50
50
30
7.4
Đường Pom Lót Huổi Puốc: Đoạn từ cầu giáp Đồn Biên phòng 433 đi hướng Sơn La đến hết khu dân cư bản Lói; đi hướng Huổi Puốc đến ngầm suối Huổi Na
50
50
30
7.5
Đường Pom Lót Huổi Puốc: Đoạn từ ngầm suối Huổi Na đến giáp ranh giới Việt Nam Lào
50
50
30
7.6
Đường đi Xốp Cộp Sơn La: Đoạn từ cầu giáp khu dân cư bản Lói đến giáp Xốp Cộp Sơn La
50
50
30
7.7
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
50
7.8
Các vị trí còn lại trong xã
30
8
Xã Na Ư
8.1
QL 279: Đoạn từ giáp xã Sam Mứn đến biên giới Việt Nam Lào
60
50
30
8.2
Đường vào trung tâm xã: Đoạn từ hết vị trí 3 QL 279 đến cống bê tông (đầu bản Na Ư)
60
50
30
8.3
Khu trung tâm xã: Đoạn từ cống bê tông (đầu bản Na Ư) đi vào bản đến mương bê tông ( hết Trường Mầm non); ngã rẽ đi Púng Bửa đến đỉnh Yên ngựa cây me
60
50
30
8.4
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
50
8.5
Các vị trí còn lại trong xã
30
9
Xã Pa Thơm
9.1
Đoạn từ giáp xã Noong Luống đến cầu bê tông suối Tát Mạ
60
50
30
9.2
Từ cầu Tát Mạ đi Pa Xa Cuông đến hết bản Pa Xa Xá
60
50
30
9.3
Từ ngã ba bản Pa xa Lào đi qua ngã ba đường lên Động Pa Thơm đến thác nước
60
50
30
9.4
Trục đường vào bản Pa Xa Lào
60
50
30
9.5
Các trục đường giao thông liên thôn, nội thôn bản còn lại.
50
9.6
Các vị trí còn lại trong xã
30
BẢNG 2. GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Đơn vị tính 1.000 đ/m2
STT
LOẠI ĐẤT, HẠNG ĐẤT
KV1
KV2
KV3
II
Đất trồng cây hàng năm
1
Đất hạng 3
45
40
38
2
Đất hạng 4
40
35
32
3
Đất hạng 5
30
28
25
4
Đất hạng 6
25
22
20
III
Đất nuôi trồng thuỷ sản
40
35
30
IV
Đất trồng cây lâu năm
1
Đất hạng 3
40
35
30
2
Đất hạng 4
36
30
25
3
Đất hạng 5
25
20
15
4
Đất hạng 6
15
12
V
Đất Lâm nghiệp
1
Đất rừng sản xuất
6
5
4
2
Đất khoanh nuôi bảo vệ
4
3
2
3
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
4
3
2
BẢNG 3: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
BIỂU 1: ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI ĐÔ THỊ
(Đơn vị tính: 1.000 m2)
STT
PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
I
Đường 19,5 m
1
Lô quần cư số 5
450
150
2
Lô quần cư số 3
Đoạn từ nhà ông Hà (giáp ngã 4 cây xăng) đến hết đất nhà bà Trúc
900
300
Các ô đất còn lại
500
200
3
Lô quần cư số 20
Từ ngã 4 cây xăng đến ngã 3 đường 1 chiều
900
Từ nhà bà Hiền đến hết đất nhà ông Cường (Làn) (ngã 4 chợ nhà khách)
720
Lô đất chợ trung tâm (trong nhà, ngoài trời)
450
4
Lô quần cư số 2
Từ nhà ông Cậy đến đất nhà ông Sáu Hoa đến hết đất nhà ông Cường
780
200
5
Lô quần cư số 9
Đường sang Trung tâm y tế từ nhà ông Minh đến ô đất số 18
480
250
II
Đường 16,5m
1
Lô quần cư số 8
Từ DN Tiến Đạt (cống bê tông) đến hết đất nhà bà Vân
600
200
2
Lô quần cư số 1
Nhà ông Thái đến hết đất nhà bà Quyên
540
350
3
Lô quần cư số 9
Từ nhà bà Linh đến hết đất nhà ông Quân
580
250
4
Lô quần cư số 6
Ô đất của bà Trần Thị Mai
480
III
Đường 11,5m
1
Lô quần cư số 1
Từ nhà ông Long (Huyền) đến hết đất nhà ông Văn
420
2
Lô quần cư số 6
Từ nhà bà Lò Mai đến hết đất nhà bà Phượng
230
IV
Đường nội thị, đường nhánh 5m
1
Lô quần cư số 3
Dãy 2 (đoạn từ nhà ông Hờ đến hết nhà ông Suốt
160
2
Lô quần cư số 20
Đối diện nhà khách
460
200
3
Lô quần cư số 2
Dãy 2
150
4
Lô quần cư số 8
Dãy 2
200
5
Lô quần cư số 1
Các ô đất còn lại
330
270
6
Lô quần cư số 4 nhà nội trú dân nuôi
290
7
Ngã ba Trung tâm Y tế đến giáp lô 9
300
110
8
Đường nhánh từ sau trụ sở UBND huyện đến ngã ba Trung tâm GDTX
170
9
Trường THCS Trần Can đến cầu bê tông 1 Tổ dân cư số 5
300
100
10
Đường Na Son Choply hướng Choply (từ nhà nội trú dân nuôi đến km 2)
180
11
Các vị trí giáp chân đồi xa trung tâm
170
110
50
12
Các tổ dân cư 1,2,3,4
170
110
50
13
Khu dân cư phía Bắc (QH)
240
160
BIỂU 2: ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI NÔNG THÔN
STT
Tên xã và các khu vực trong xã
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
XÃ PHÌ NHỪ
Chợ trung tâm cụm xã Suối Lư
200
Khu vực trục đường chính cầu Suối Lư đến hết khu QH TT cụm xã hướng Suối Lư Phì Nhừ (đầu cầu Suối Lư đến hết nhà ông Lượng)
250
200
Khu vực còn lại của Trung tâm cụm xã theo QH
100
60
48
Khu vực ngã tư Phì Nhừ đi các ngả 100 m
200
50
Các bản bám trục đường liên huyện
150
100
50
Các bản còn lại xa TT xã
30
20
15
2
XÃ MƯỜNG LUÂN
Trung tâm cụm xã Mường Luân (từ suối Huổi Púng theo đường đi Chiềng Sơ đến hết cổng trường cấp III, đối diện hết đất nhà ông Hậu, đường đi xã Luân Giói đến hết nhà khuyến nông)
180
120
60
Trung tâm UBND xã Mường Luân (từ nhà ông Sương đối diện nhà bà Đôi Anh bám theo trục đường liên huyện đến hết đất nhà ông Tiến)
240
180
120
Các bản vùng thấp (bám theo trục đường liên huyện)
150
100
50
Các bản còn lại xa TT xã
30
20
15
3
XÃ KEO LÔM
Trung tâm UBND xã (từ đường vào bản Xì Cơ đến nhà ông Tuần, đường vào bản Trung Sua 500 m)
220
110
Khu vực trục đường chính cầu Suối Lư (từ nhà bà Hường đến nhà ông Toàn)
250
200
Các bản dọc trục đường huyện lộ
120
70
36
Các bản còn lại xa trung tâm xã
30
20
15
4
XÃ PU NHI
Khu vực ngã 3 lên UBND xã bám theo đường huyện lộ hướng đi Điện Biên Phủ 100m, hướng đi bản Pu Nhi hết bản Nậm Ngám A (chân đập)
180
120
60
Các bản dọc trục đường huyện lộ
110
77
40
Khu vén dân tái định cư
+ Các lô từ N1 đến N26
150
+ Các lô từ N26 1 đến N28 2
170
+ Các lô từ N53 đến N70
130
+ Các lô từ N53 đến N70
110
Các bản còn lại xã TT xã
30
20
15
5
XÃ LUÂN GIÓI
Trung tâm UBND xã (bám theo trục đường giao thông liên xã, từ nhà ông Tòng Văn Hiên đến hết đầu cầu treo Nậm Giói)
120
70
36
Các bản vùng thấp (bám theo trục đường liên xã)
60
25
20
Các bản còn lại xa TT xã
20
15
10
6
XÃ CHIỀNG SƠ
Trung tâm UBND xã (theo trục đường liên huyện đi các ngả cách trụ sở UBND xã 100 m)
120
70
36
Các bản vùng thấp (bản Pá Nậm A, B, bản Kéo, bản Co Mỵ)
72
29
22
Các bản còn lại xã TT xã
30
20
15
7
XÃ NA SON
Trung tâm UBND xã (từ ngầm suối Sư Lư cầu treo Na Phát đến cổng trường THCS Na Phát, theo đường đi Xa Dung đến hết đất nhà ông Hoàng Bá Hà)
170
120
70
Khu vực ngã ba đường Chóp Pu Ly Na Son
70
30
20
Các bản dọc trục đường liên xã
45
20
15
Các bản còn lại xa TT xã
25
20
12
8
XÃ XA DUNG
Trung tâm UBND xã (bám theo trục đường: đi bản Chóng 600 m, đi Phì Nhừ 300 m, đi Na Son 500 m)
180
144
72
Các bản dọc trục đường liên xã
45
22
15
Các bản còn lại xa TT xã
25
20
12
9
XÃ PHÌNH GIÀNG
Trung tâm UBND xã (từ trường mầm non Phình Giàng đến hết đất nhà ông Thái)
140
80
40
Các bản dọc trục đường liên xã
45
22
15
Các bản còn lại xa TT xã
25
20
12
10
XÃ HÁNG LÌA
Trung tâm UBND xã (bắt đầu từ ngã ba đường đi Tìa Mùng đến hết ao cá tập thể của bản Háng Lìa)
140
80
40
Các bản dọc trục đường liên xã
45
22
15
Các bản còn lại xa TT xã
25
20
12
11
XÃ TÌA DÌNH
Trung tâm UBND xã (bám theo trục đường chính bắt đầu từ cổng hàng rào của bản Tìa Dình C đến hết cống nước của Trạm y tế xã Tìa Dình)
140
80
40
Các bản dọc trục đường liên xã
40
20
14
Các bản còn lại xa TT xã
25
20
12
12
XÃ PÚ HỒNG
Trung tâm UBND xã (bám dọc theo trục đường chính từ nhà ông Sùng đến hết nhà ông Ổn)
140
80
40
Các bản dọc trục đường liên xã
42
21
14
Các bản còn lại xa TT xã
25
20
12
13
XÃ NONG U
Trung tâm UBND xã (bán kính 200 m so với trụ sở UBND xã)
170
100
70
Các bản dọc trục đường liên xã
110
80
40
Các bản còn lại xa TT xã
25
20
12
BIỂU 3: NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
STT
Loại đất, hạng đất
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 3
I
Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản
Hạng 3
26
20
15
Hạng 4
20
15
10
Hạng 5
15
12
8
Hạng 6
10
8
6
II
Đất trồng cây lâu năm
Hạng 3
26
20
15
Hạng 4
18
16
12
Hạng 5
12
10
8
Hạng 6
10
8
6
III
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
4
3
2
Đất khoanh nuôi bảo vệ
4
3
2
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
4
3
2
BẢNG 4: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN MƯỜNG CHÀ NĂM 2012
BIỂU 1: ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI ĐÔ THỊ.
Đơn vị tính: 1000 đồng /m2
STT
Tên đường đoạn đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
I
Quốc lộ 12
1
Đoạn từ mốc giới Thị trấn Mường Chà, hai bên mặt đường đến hết đất nhà Phúc Hạnh
130
85
45
2
Đoạn từ đất nhà Yến Bảo và đối diện tà luy âm đến hết đất nhà bà Chung và Nhiêu Thúy
500
3
Đoạn từ đất nhà ông Mai triệu, Son Lô đến hết đất nhà ông Kim Tảng và đất nhà ông Bình Sinh
550
4
Đoạn từ đất nhà bà Hiền Cơi (cũ), Bình Sinh đến hết đất nhà ông Tuyên Đãn và đất nhà ông Tâm Mão
430
180
150
120
5
Đoạn từ đất nhà ông Hùng Kiêu và Vương Ánh hai bên mặt đường đến hết đất bản Na Pheo 1
400
150
120
100
6
Đoạn từ đất nhà ông Liên Vân và Thiệp Bền hai bên mặt đường đến hết đất nhà Vinh Nhung và đất Lễ Sản
390
120
50
7
Đoạn tiếp giáp từ đất nhà Vinh Nhung, Lễ Sản hai bên mặt đường đến hết mốc lộ giới Thị trấn Mường Chà
120
100
45
II
Đường Nội thị 10m khu A
1
Đoạn từ đất nhà ông An Phương, Xa Huấn hai bên mặt đường đến hết đất trường Mầm Non và Nguyên Hương
210
2
Đoạn từ đất nhà ông Oanh Tiến đến hết đất nhà Kiên Bình
210
160
120
3
Đoạn từ đất nhà bà Hạnh Quyển đến hết đất nhà Tuấn Chiến
180
4
Đoạn từ đất nhà ông Khu, bà Loan hai bên mặt đường đến hết đất nhà Oánh Hiền, Hiền Thu
190
160
5
Đoạn từ đất nhà Biên Hằng(cũ) đến hết đất nhà Dương Vân
210
III
Đường Vành đai 7m
1
Đoạn từ cầu bê tông hai bên mặt đường đến hết đất nhà ông Chuyện Hương
180
120
2
Đoạn từ cầu bê tông giáp đất nhà ông Thân Hỳ đến hết đất nhà Hải Điển (tà luy dương)
140
95
3
Đoạn từ cầu bê tông giáp đất nhà ông Xuyền đến hết đất nhà Hiên Mùi (tà luy âm)
150
100
4
Đoạn từ chợ trung tâm, Ngọc Nga đến hết đất nhà ông Dinh Trung
200
IV
Đường Nội thị 5m
1
Đoạn từ đất nhà ông Thom Kín ông Sương đến hết đất ông Phương Hờ
100
V
Khu dân cư Nhà thi đấu
1
Khu vực đằng sau nhà thi đấu huyện đến giáp suối Nậm Mươn
100
VI
Quốc lộ 12 rẽ đi Si Pa Phìn
1
Đoạn từ đất nhà ông Kiếm, ông Nghĩa hai bên mặt đường đến hết tổ dân phố số 13
70
50
30
2
Cụm dân cư km số 5 tổ dân phố số 13
70
50
30
BIỂU 2. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI NÔNG THÔN
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
STT
Tên xã
Khu vực 1
Khu vực 2
Khu vực 3
Vị trí
Vị trí
Vị trí
I
II
III
I
II
III
I
II
III
1
Na Sang
40
21
14
15
10
7
11
8
6
2
Mường Mươn
40
21
14
15
10
7
11
8
6
3
Huổi Lèng
40
21
14
15
10
7
11
8
6
4
Sa Lông
40
21
14
15
10
7
11
8
6
5
Hừa Ngài
30
15
12
13
8
7
11
8
6
6
Mường Tùng
40
21
14
15
10
7
11
8
6
7
Sá Tổng
30
20
14
13
9
5
11
8
6
8
Pa Ham
35
21
14
15
10
7
11
8
6
9
Si Pa Phìn
40
21
14
15
10
7
11
8
6
10
Ma Thì Hồ
40
21
14
15
10
7
11
8
6
11
Phìn Hồ
40
21
14
15
10
7
11
8
6
12
Chà Nưa
35
21
14
15
10
7
11
8
6
13
Chà Tở
25
15
12
13
8
7
11
8
6
14
Nậm Khăn
25
15
12
13
8
7
11
8
6
BIỂU 3: ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Đơn vị tính: 1000 đồng /m2
Số TT
Loại đất, hạng đất
Dự kiến giá đất năm 2012
Khu vực 1; Nội Thị trấn
Khu vực 2; Trục đường QL, tỉnh lộ trung tâm các xã, bản vùng thấp
Khu vực 3; Các xã, bản vùng cao
I. Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản
1
Hạng 3
30
23
17
2
Hạng 4
25
18
14
3
Hạng 5
20
13
12
4
Hạng 6
10
9
II. Đất trồng cây lâu năm
1
Hạng 3
27
20
14
2
Hạng 4
22
15
12
3
Hạng 5
17
12
11
4
Hạng 6
10
9
III. Đất Lâm nghiệp
1
Đất rừng sản xuất
4
3
2
2
Đất khoanh nuôi bản vệ
4
3
2
3
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
4
3
2
BẢNG 5: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT THỊ XÃ MƯỜNG LAY NĂM 2012
BIỂU 1: GIÁ ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
STT
Tên đường, đoạn đường
VT1
VT2
VT3
Vị trí còn lại
A
Xây dựng giá đất mới khu TĐC Đồi Cao
I
Trục đường Quốc lộ 142
1
Đường tỉnh lộ 142 đoạn từ Cầu C3 khu TĐC Chi Luông đi lên phía bắc khu TĐC Đồi Cao đến tiếp giáp khách sạn Thái Sơn Lô DL3 .
550
2
Đường tỉnh lộ 142 đoạn từ khách sạn Thái Sơn Lô DL3 đến ngã tư đầu cây săng Phúc Lợi phía Đông giáp Lô CN4.
670
3
Đường tỉnh lộ 142 đoạn từ ngã tư giáp cây săng Phúc Lợi đến lối giao nhau trục Đường ĐC1, thuộc Đường một chiều lên đài phun nước.
870
4
Đường tỉnh lộ 142 đoạn lối giao nhau giữa Đường ĐC1 đường một chiều lên đài phun nước, đi về phía tây tới đất bổ sung vào thị đội Lô CQ1.
850
5
Đường tỉnh lộ 142 đoạn từ Ô CQ1 (đất bổ sung vào đất thị đội) đến hết nhà máy gạch tuynel.
450
II
Đường giao thông quy hoạch Đồi Cao
1
Đường ĐC1 đường một chiều lên đài phun nước.
750
2
Đường ĐC2; ĐC6; ĐC7; ĐC8; ĐC9; ĐC11; ĐC18.
670
3
Trục đường xương cá: ĐC3; ĐC4; ĐC5; ĐC10; ĐC19; ĐC20 khu TĐC các hộ dân phi nông nghiệp.
600
III
khu TĐC các hộ dân nông nghiệp, nam Đồi Cao
5
Đường ĐC13; ĐC14; ĐC17; ĐC18B; ĐC19B; ĐC 21.
370
6
Đường ĐC20B. Đường ĐC22B.
330
B
Xây dựng giá đất mới khu TĐC Chi Luông
I
Trục đường Tỉnh lộ 142
1
Đường tỉnh lộ 142 đoạn từ cầu C3, cầu Chi Luông mới đi về hướng nam đường một chiều tới cầu C1 thuộc khe suối bản nghé toong.
810
2
Đường tỉnh lộ 142 từ cầu C1 thuộc khe suối bản nghé toong, đi về phía nam tới nhà sinh hoạt cộng đồng Lô CC13 thuộc bản Chi Luông.
670
II
Đường giao thông quy hoạch Chi Luông
1
Trục đường CL2; đoạn từ ô CC13 nhà sinh hoạt cộng đồng bản Chi Luông( giao với đường TL 142) đến cầu suối Toong;
420
Đường CL5; Đường CL16 thuộc bản nghé toong
420
2
Đường CL1: (từ đoạn giao với đường CL9 đến đoạn giao với đường CL13) thuộc bản Chi Luông; Đường CL12 (đoạn từ cầu suối Toong đến đoạn giao với đường CL15A) thuộc bản Chi Luông
450
3
Đường CL1đoạn từ ô số 36 Lô N18 bản Chi Luông đến ngã ba giao nhau với đường NL8 và NL1
480
4
Đường vành đai từ trong suối bản toong: Đường CL9; Đường vành đai ven hồ thuộc bản Chi Luông CL13.
480
5
Đường CL8, CL3, CL2;.
6
Đường vành đai ven hồ: CL4 trước khu vực quảng trường trung tâm.
600
450
7
Đường CL2 từ đoạn giao với đường CL13A đến đoạn giao với đường Tỉnh lộ 142
670
8
Trục đường xương cá: CL15; CL14; CL13B; CL16; CL17; CL4A
540
9
Đường: XĐ1; XĐ2; XĐ3.
450
C
Xây dựng giá đất mới khu TĐC Nậm Cản
I
Trục đường Tỉnh lộ 142
1
Đường tỉnh lộ 142 Lô NN1; NN2; NN18 ( đoạn từ ô 01 nhà ông Nguyện bản Chi Luông Lô N18 đến ngã ba kho vật chứng Công an thị xã ).
600
2
Đường tỉnh Lộ 142 từ nhà sinh hoạt cộng đồng Lô CC4, Lô CL1, CL3, CL4, CL6, CL7 đến nhà ông Đoàn giáp Phường Na Lay.
750
3
Đường tỉnh lộ 142 đoạn từ trụ sở phường Na Lay đến đầu cầu nam Nậm Cản mới đi bản Na Ka.
600
4
Đường tỉnh lộ 142 đoạn từ đầu cầu nam Nậm Cản mới đi bản Na Ka đến nhà sinh hoạt cộng đồng bản Na Ka (ô CC21)
550
II
Đường giao thông quy hoạch Nậm Cản
1
Đường vành đai: NC1; NC2.
630
2
Đường nội thị: NC3; NC4; NC5; NC6; NC7; NC20.
510
3
Đường vành đai ven hồ NC21 ( từ đầu chợ Nẩm Cản đến ngã tư đầu cầu nam Nậm Cản mới.
480
4
Đường NC18 đến hết nhà máy nước.
400
5
Đường NC16; NC19; NC22; NC23; Lô NV5; NV9.
330
6
Đường NC 14
500
7
Đường NC 12 đoạn từ CC20 đến nhà sinh hoạt cộng đồng (CC21) Na Ka.
420
III
Đường giao thông quy hoạch Na Lát
1
Đường nội thị: NL2; NL3; NL4; NL5; NL6; NL7; NL8;.
420
2
Đường vành đai ven hồ: NL 1; NL1.
500
3
Đương XĐ
420
D
Xây dựng giá đất mới khu TĐC Cơ Khí
I
Trục đường Quốc lộ 12 mới
1
Đoạn từ Cầu Hang Tôm đến Cầu Bản Xá.
500
2
Đoạn từ Cầu Bản Xá đến giáp Bến xe thị xã
600
3
Đoạn từ bến xe thị xã đến hết bệnh viện Đa Khoa
870
II
Đường giao thông quy hoạch Cơ Khí
1
Đường CK4.
670
2
Đường CK13; CK2; CK7 .
670
3
Đường CK1 đoạn từ trạm điện trung gian đến lô N5(giáp đường CK8).
900
4
Đường CK1 đoạn từ trạm điện trung gian đến tiếp giáp công trình dự kiến.
750
5
Đường CK1 đoạn từ tiếp giáp đường ngang CK8 đến trường tiểu học (Ô GD1) .
750
6
Đường CK3 Lô N5, N6; đường CK8.
830
7
Đường CK3 Lô N3, N4, N1; Đường CK9; CK10;CK14 .
750
8
Đường CK5; CK6; CK12; CK 13).
670
III
Xây dựng giá đất mới khu TĐC Bản Hốc
1
Đường BH 1.
530
2
Đường BH2; BH3; BH4; BH5; BH6; BH7.
450
E
Xây dựng giá đất mới khu TĐC Lay Nưa
I
Xây dựng giá đất mới trục đường Tỉnh lộ 142 khu Lay Nưa
1
Đoạn từ giáp nhà sinh hoạt cộng đồng (CC21) Na Ka đến hết địa phận thị xã Mường Lay.
400
300
200
100
2
Đoạn từ tiếp giáp Bệnh viện đa khoa đến Cầu Huổi Hái.
450
250
200
150
3
Từ đầu cầu Huổi Hái đến cầu Huổi Phán
400
300
200
100
4
Từ đầu cầu Huổi Phán đến hết địa phận thị xã Mường Lay
300
250
200
150
II
Từ đầu cầu Huổi Phán đến hết địa phận thị xã Mường Lay
1
Đường N19A; N13A.
420
2
Đường: N8B.
360
F
Xây dựng giá đất trục đường Quốc lộ 6
1
Đoạn từ giáp Đường Quốc Lộ 12 mới đến hết địa phận thị xã Mường Lay.
240
200
160
100
BIỂU 2. GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
ĐVT: 1.000 đồng/m2
STT
Loại đất, hạng đất
Đơn giá
I
Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản
Hạng 3
15
Hạng 4
10
Hạng 5
7
Hạng 6
5
II
Đất trồng cây lâu năm
Hạng 3
15
Hạng 4
10
Hạng 5
7
Hạng 6
5
III
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
1
Đất khoanh nuôi bảo vệ
1
Đất rừng phòng hộ.
1
BẢNG 6: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT MƯỜNG NHÉ NĂM 2012
BIỂU 01: GIÁ ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM HUYỆN LỴ
ĐVT: 1000đồng/m2
STT
Tên đường loại đường
Giá đất năm 2012
1
Trục đường 32, 36, 39 mét
420
2
Trục đường 18 mét
240
3
Trục đường 13, 15 mét
120
BIỂU 02: GIÁ ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI NÔNG THÔN
ĐVT: 1000đồng/m2
STT
Tên xã
Khu vực 1: Trung tâm xã, Trục đường QL, tỉnh lộ
Khu vực 2: Các bản cách trung tâm xã dưới 7 km, trục đường liên xã
Khu vực 3: Trung tâm các bản trên 7 km và các khu vực còn lại
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Sín Thầu
40
20
10
10
8
8
6
6
6
2
Sen Thượng
40
20
10
10
8
8
6
6
6
3
Leng Su Sìn
40
20
10
10
8
8
6
6
6
4
Chung Chải
60
30
10
10
8
8
6
6
6
5
Mường Nhé
80
40
10
10
8
8
6
6
6
6
Nậm Vì
40
20
10
10
8
8
6
6
6
7
Mường Toong
60
30
10
10
8
8
6
6
6
8
Nậm Kè
60
30
10
10
8
8
6
6
6
9
Pá Mỳ
40
20
10
10
8
8
6
6
6
10
Quảng Lâm
60
30
10
10
8
8
6
6
6
11
Na Cô Sa
40
20
10
10
8
8
6
6
6
12
Pa Tần
40
20
10
10
8
8
6
6
6
13
Chà Cang
60
30
10
10
8
8
6
6
6
14
Nà Khoa
40
20
10
10
8
8
6
6
6
15
Nà Bủng
40
20
10
10
8
8
6
6
6
16
Nà Hỳ
60
30
10
10
8
8
6
6
6
BIỂU 03: GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
STT
Loại đất, hạng đất
Khu vực 1: Nội thị, trung tâm huyện
Khu vực 2: Các bản cách trung tâm xã dưới 7 km, trục đường liên xã
Khu vực 3: Trung tâm các bản trên 7 km và các vị khu vực còn lại
I
Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
1
Hạng 3
Không có
2
Hạng 4
16
16
16
3
Hạng 5
10
10
10
4
Hạng 6
10
6
6
II
Đất trồng cây lâu năm
1
Hạng 3
Không có
2
Hạng 4
13
13
13
3
Hạng 5
10
10
10
4
Hạng 6
10
5
5
III
Đất Lâm nghiệp
1
Đất rừng sản xuất
2
2
2
2
Đất có rừng khoanh nuôi bảo vệ
2
2
2
3
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
2
2
2
BẢNG 7: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG ẢNG
BIỂU 1: ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI THỊ TRẤN MƯỜNG ẢNG (ĐẤT ĐÔ THỊ).
Đơn giá tính: 1.000đ/m2
TT
TÊN ĐƯỜNG ĐOẠN ĐƯỜNG
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Trục đường QL 279 thị trấn Mường Ảng áp dụng cho đoạn đường sau: (Đi theo chiều từ xã Ẳng Tở đến chân đèo Tằng Quái)
1.1
Đoạn QL 279 từ biên đất gia đình ông Lò Văn Ngoan (Ngoãn) xã Ẳng Tở đến ranh giới hành chính 364 (Ẳng Tở TT Mường Ảng)
500
300
150
1.2
Đoạn QL 279 từ ranh giới hành chính 364 (Ẳng Tở TT Mường Ảng) đến hết đất Trạm xăng dầu số 9.
+ Đoạn đường ranh giới hành chính 364 (Ẳng Tở TT Mường Ảng) đến đường rẽ vào bãi đá (đối diện bên kia đường hết đất gia đình ông Trần Doanh Nhuân Tổ dân phố 10)
700
430
220
+ Đoạn đường rẽ vào bãi đá đến hết đất gia đình ông Nguyễn Mạnh Thắng Tổ dân phố 10
900
540
270
+ Đoạn từ biên đất gia đình ông Nguyễn Mạnh Thắng đến hết đất Trạm xăng dầu số 9 Tổ dân phố 9
1.150
750
380
1.3
Đoạn đường QL 279 từ biên đất trạm xăng dầu số 9 đến hết biên đất gia đình bà Khiếu Thị Nụ (Đối diện bên kia đường hết đất gia đình ông Nguyễn Đức Dư)
+ Đoạn đường từ biên đất Trạm xăng dầu số 9 đến hết đất gia đình ông Đinh Gia Khải (Đường rẽ vào trường Mầm Non Hoa Ban)
1.350
850
430
+ Đoạn đường từ biên đất gia đinh ông Đinh Gia Khải đến hết đất gia đình bà Khiếu Thị Nụ (Đối diện bên kia đường hết đất gia đình ông Nguyễn Đức Dư)
1.600
1.000
500
1.4
Đoạn đường QL 279 từ biên đất gia đình bà Khiếu Thị Nụ đến đường rẽ vào Ẳng Nưa (đối diện bên kia đường là đường lên Đài truyền hình)
+ Đoạn từ biên đất gia đình bà Khiếu Thị Nụ đến hết đất Chi cục thuế
2.000
1.200
650
Đoạn đường từ biên đất Chi cục thuế đến Ngã ba rẽ vào Ẳng Nưa (đối diện bên kia đường là đường lên Đài truyền hình)
2.500
1.400
750
1.5
Toàn bộ khuôn viên chợ (Chợ trung tâm thị trấn)
2.500
1.6
Đoạn đường QL 279 từ ngã ba rẽ Ẳng Nưa (nhà gia đình ông Dương Thái Bình Tổ dân phố 5 đối diện bên kia đường là đường lên truyền hình) đến hết đất gia đình ông Hà Bầy + hết đất gia đình ông Lê Xuân Hồng (cống qua đường km 38+500)
+ Đoạn đường từ ngã ba rẽ Ẳng Nưa (gia đình ông Dương Thái Bình – Tổ dân phố 5 đối diện bên kia đường là đường lên truyền hình) đến biên đất gia đình nhà ông Nguyễn Văn Sinh.
1.800
1.100
550
+ Đoạn từ đất gia đình ông Nguyễn Văn Sinh đến hết đất gia đình ông Hà Bầy (Cống qua đường)
1.300
750
380
1.7
Đoạn đường QL 279 từ biên đất gia đình ông Hà Bầy (cống qua đường) đến cống cua chân đèo.
Đoạn từ biên đất gia đình ông Hà Bầy (Cống qua đường) đến hết biên đất gia đình ông Côi (đối diện bên kia đường là đường đi trung tâm hành chính huyện)
1.000
600
300
Đoạn từ biên đất gia đình ông Côi ( đối diện bên kia đường là đường đi trung tâm hành chính huyện) đến hết biên đất nhà sàn ông Tiến Xuân
700
400
200
+ Đoạn từ nhà sàn ông Tiến Xuân đến cống cua chân đèo
2
Từ trục đường QL 279 Thị Trấn Mường Ảng rẽ đi các ngả áp dụng cho đoạn đường sau:
2.1
Đoạn đường rẽ đi Ẳng Cang: Từ ngã ba đến hết đất gia đình bà Lò Thị Hoan (Chung) khối bản Hón
+ Đoạn đường rẽ đi Ẳng Cang từ QL 279 đến hết đất gia đình ông Nguyễn Phúc Luân (Hoà) (đối diện hết đất gia đình ông Thu Thuyết – Tổ dân phố 7).
2.500
1.500
+ Đoạn đường giáp biên đất gia đình Nguyễn Phúc Luân (Hoà) đến hết đất bà Chu Thị Hoài (Đối diện hết đất gia đình bà Nguyễn Thị Lựu)
2.000
1.200
+ Đoạn từ nhà bà Chu Thị Hoài (Đối diện hết đất gia đình bà Nguyễn Thị Lựu) đến ngầm thị trấn
1.500
900
+ Đoạn từ ngầm thị trấn đến đường rẽ vào trụ sở Ẳng Cang (cũ)
400
280
Đoạn từ trụ sở Ẳng Cang cũ đến hết đất gia đình bà Lò Thị Hoan (Chung) khối bản Hón
300
150
2.2
Đoạn đường trước cổng bệnh viện huyện từ giáp đất gia đình ông Nguyễn Phúc Luân (Hoà) đến đường đi Ẳng Nưa.
800
490
2.3
Đoạn đường rẽ đi Ẳng nưa: Từ QL 279 đến hết đất gia đình ông Tống Văn Ba (Tổ dân phố 6)
800
560
2.4
Đoạn đường đi Ẳng Nưa: từ biên đất gia đình ông Tống Văn Ba tổ dân phố 6 đến ngã ba tổ dân phố 2 (hết đất gia đình nhà ông Thừa)
600
360
2.5
Đoạn từ ngã ba tổ dân phố 2 đến mốc 364 (Thị trấn Ẳng Nưa)
300
150
2.6
Đường đi trung tâm hành chính huyện đoạn từ QL 279 đến suối Nậm Nưa
500
300
2.7
Đoạn đường nội thị: Từ ngã ba tổ dân phố 2 (từ biên đất gia đình ông Thừa) đến QL 279
170
120
2.8
Đoạn đường nội thị: Từ biên đất gia đình ông Tỵ đến QL 279
300
180
2.9
Đoạn đường bê tông thuộc các Tổ dân phố 1,2,3,5,6,7
+ Đoạn đường bê tông thuộc Tổ dân phố 1,2
120
70
+ Đoạn đường bê tông thuộc Tổ dân phố 3
150
90
+ Đoạn đường bê tông thuộc Tổ dân phố 5
230
140
+ Đoạn đường bê tông thuộcTổ dân phố 6, 7
200
120
2.10
Đoạn đường bê tông thuộc Tổ dân phố 8,9
+ Đoạn đường bê tông thuộc Tổ dân phố 8
200
120
+ Đoạn đường bê tông thuộc Tổ dân phố 9
200
120
2.11
Đoạn đường bê tông thuộc Tổ dân phố 4,10
+ Đoạn đường bê tông thuộcTổ dân phố 4
200
120
+ Đoạn đường bê tông Tổ dân phố 10
150
90
2.12
Các đường ngõ xóm còn lại và các bản thuộc thị trấn
100
70
BIỂU 2: ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI NÔNG THÔN
Đơn vị tính: 1.000đ/m2
STT
Tên xã
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Xã Ẳng Nưa
+ Đoạn đường đi Thị trấn Mường Ảng: từ trụ sở UBND xã đến Mốc 364
120
90
60
+ Đoạn đường đi bản Củ: từ trụ sở UBND xã đến hết bản Củ (gia đình ông Lò Văn Héo)
100
60
30
+ Đoạn đường đi bản Mới : từ trụ sở UBND xã đến hết bản mới (gia đình ông Lò Văn Chỉnh)
100
60
30
+ Đoạn từ gia đình ông Lù Văn Văn đến ngã ba (gia đình ông Lò Văn Ạy bản Bó Mạy)
100
60
30
+ Đoạn từ nhà ông Lò Văn Ạy (bản Bó Mạy) đến giáp ranh giới TT Mường Ảng ( biên đất gia đình ông Lò Văn Hom khối 3 TT
120
90
60
Các bản vùng thấp:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( liên bản)
50
40
35
+ Các vị trí còn lại
30
Các bản vùng cao:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên Bản)
40
30
25
+ Các vị trí còn lại
30
2
Xã Ẳng Cang
Đoạn đường Thị trấn đi bản Kéo: từ biên đất gia đình bà Lò Thị Hoan (Chung) đến mó nước (Bản Kéo)
120
80
50
Các bản vùng thấp:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên bản)
50
40
35
+ Các vị trí còn lại
30
Các bản vùng cao:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã (Liên bản)
40
30
25
+ Các vị trí còn lại
30
3
Xã Ẳng Tở
Các bản vùng thấp:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã (Liên bản)
50
40
35
+ Các vị trí còn lại
30
Các bản vùng cao:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã (liên bản)
40
30
25
+ Các vị trí còn lại
30
Đoạn đường QL 279 từ đường rẽ vào trường THCS bản Bua (Đối diện từ biên đất gia đình bà Đinh Thị Nhài (Cần) đến biên đất trụ sở xã
+ Đoạn đường QL 279 từ đường rẽ vào trường THCS bản Bua (Đối diện từ biên đất gia đình bà Đinh Thị Nhài (Cần) đến hết biên đất gia đình ông Tùng Dân (Đối diện hết biên đất nhà ông Chinh Ánh)
500
300
180
+ Đoạn từ biên đất gia đình ông Tùng Dân (Đối diện hết biên đất nhà ông Chinh Ánh) đến biên đất trụ sở xã
300
200
140
4
Xã Búng Lao
4.1
Đoạn đường QL 279 Trung tâm thị tứ Búng Lao từ đầu cầu bản Bó đến đầu cầu treo bản Búng
Đoạn đường từ đầu cầu bản Bó đến biên đất gia đình ông Phấn (đối diện hết biên đất gia đình ông Ngô Viết Hanh)
250
150
100
Đoạn đường từ đất gia đình ông Phấn đến đường rẽ vào bản Xuân Tre
400
240
140
Đoạn từ đường rẽ vào bản Xuân tre đến hết đất gia đình ông Doan Linh (Đối diện trạm bơm nước)
700
420
200
Từ Trạm bơm đến đầu cầu treo bản Búng
400
240
4.2
Đoạn đường liên bản từ đầu cầu bản Búng (gia đình ông Lò Văn Phương Bắc đến hết đất gia đình ông Lò Văn Nuôi (Bản Xuân Món) được chia thành 02 đoạn nhỏ:
Đoạn đường từ đầu cầu bản Búng (gia đình ông Lò Văn Phương Bắc đến hết đất gia đình ông Lường Văn Bang (bản Búng)
150
100
60
Đoạn đường từ nha ông Lường Văn Bang đến hết đất gia đình ông Lò Văn Nuôi (Bản Xuân Món)
130
90
50
4.3
Đoạn từ đầu cầu bản Búng đến hết đất gia đình ông Lò Văn Thận
130
90
50
4.4
Đoạn từ ngã ba cầu bản búng:Từ biên đất nhà ông Lò Văn Tới đến hết đất gia đình ông Tòng Văn Xôm
100
70
40
4.5
Các bản vùng thấp:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã (liên bản)
50
40
35
+ Các vị trí còn lại
30
4.6
Các bản vùng cao:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( liên bản)
40
30
25
+ Các vị trí còn lại
30
5
Xã Xuân Lao
Đoạn đường liên xã từ đầu cầu treo bản Lao đến đường rẽ vào trụ sở xã
100
70
40
Các bản vùng thấp:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( liên bản)
50
40
35
+ Các vị trí còn lại
30
Các bản vùng cao:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( liên bản)
40
30
25
+ Các vị trí còn lại
30
6
Xã Mường Lạn
Từ trung tâm xã đến hết đất gia đình ông Hiền Hay Bản Bon.
70
40
30
Các bản vùng thấp:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên bản)
50
40
35
+ Các vị trí còn lại
30
Các bản vùng cao:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên bản)
40
30
25
+ Các vị trí còn lại
30
7
Xã Nặm Lịch
Đoạn từ biên đất gia đình ông Quàng Văn Học bản Lịch Cang đến hết đất gia đình ông Lò Văn Hùng bản Ten.
65
40
30
Các bản vùng thấp:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên bản)
50
40
35
+ Các vị trí còn lại
30
Các bản vùng cao:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên bản)
40
30
25
+ Các vị trí còn lại
30
8
Xã Mường Đăng
+ Đoạn từ trường THCS đến hết bản Xôm
100
70
45
Các bản vùng thấp:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên bản)
50
40
35
+ Các vị trí còn lại
30
Các bản vùng cao:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên bản)
40
30
25
+ Các vị trí còn lại
30
9
Xã Ngối Cáy
Trung tâm xã đến cầu treo bản Cáy
65
40
30
Các bản vùng thấp:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên bản)
50
40
35
+ Các vị trí còn lại
30
Các bản vùng cao:
+ Ven trục đường dân sinh nội xã ( Liên bản)
40
30
25
+ Các vị trí còn lại
30
10
Toàn bộ các bản còn lại của các xã dọc theo trục đường QL 279
150
100
70
BIỂU 3: NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
STT
Loại đất Hạng đất
Khu vực 1 (nội thị trấn)
Khu vực 2 (trục đường QL, TL, TT các xã vùng lòng chảo)
Khu vực 3 (TT các xã vùng ngoài)
I
Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản
1
Hạng 3
26
22
20
2
Hạng 4
20
16
13
3
Hạng 5
15
12
9
4
Hạng 6
11
9
7
II
Đất trồng cây lâu năm
1
Hạng 3
15
10
9
2
Hạng 4
12
7
6
3
Hạng 5
8
5
4
4
Hạng 6
5
3
2
III
Đất lâm nghiệp
1
Đất rừng sản xuất
3
2
1
2
Đất khoanh nuôi bảo vệ
3
2
1
3
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
3
2
1
BẢNG 8: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN TUẦN GIÁO
BIỂU 1: ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI ĐÔ THỊ
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
STT
Tên đường
Vị trí
I
II
III
IV
A.
THỊ TRẤN TUẦN GIÁO
I
Đường QL 6A
1
Đoạn đường từ ngã ba trung tâm thị trấn Tuần Giáo (nhà ông Hạnh phía phải đường + trạm vận tải số 3 phía trái đường) đến đường rẽ vào xóm Hòa Bình ( khối Thắng Lợi)
4.000
2.000
1.000
500
2
Toàn bộ khuôn viên chợ số 1 (chỉ để thuê đất)
4.000
2.000
3
Đoạn đường từ ngã ba (nhà Kiều tài phía trái đường, nhà Dũng Duyên phía phải đường) về phía Hà Nội đến cầu Thị Trấn.
3.000
1.500
800
400
4
Đoạn đường về phía Mường Lay Từ (đường rẽ vào xóm Hòa Bình đến nhà Thông Nga, Huyền Hương cua bản Nong)
2.500
1.300
700
300
5
Đoạn đường về phía Hà Nội từ cầu Thị Trấn (nhà Dương Lập đến đường rẽ vào cầu treo khối Sơn Thủy, cổng Nghĩa trang)
2.000
1.000
500
200
6
Đoạn đường về phía Hà Nội từ đường rẽ vào cầu treo khối Sơn Thủy, cổng Nghĩa trang đến hết nhà Hạnh Điệu (cống qua khe Huổi lướng).
2.000
1.000
500
300
7
Đoạn đường đi thị xã Mường Lay Từ nhà Huyền Hương đến cầu bản Sái
1.500
800
400
200
II
Từ đường QL 6 rẽ đi các ngả
1
Đoạn đường rẽ lên UBND huyện: từ QL 6 đến sân vận động
1.000
600
2
Đoạn QL 6 đến cổng huyện đội
2.000
1.000
500
200
3
Đoạn đường rẽ cạnh chợ bản Chiềng Chung: từ QL 6 đến cầu treo.
800
400
200
150
4
Đoạn đường rẽ từ ngã ba trung tâm thị trấn đến Viện Kiểm sát
800
400
200
150
5
Đường rẽ (cạnh nhà bà Thúy đối diện lô 753 khối Thắng Lợi)
600
300
200
150
6
Đường vào hội trường khối Thắng Lợi: từ sau nhà bà Lan Tư đến nhà ông Quân Hà.
800
400
200
150
7
Đường vào xóm Hòa Bình (cạnh trường cấp III) từ sau nhà ông Đắc đến Nhà ông Thái
800
400
200
150
8
Đường rẽ vào công ty thương nghiệp từ QL 6 đến hết dãy nhà liền kề sau công ty
800
400
200
150
9
Đường rẽ sang Chiềng Chung (đối diện ngân hàng) đoạn đường sau nhà bà Thơm đến hết nhà ông Thái Dung
800
400
200
150
10
Đoạn đường rẽ từ QL 6A vào hội trường khối Tân Thủy: từ nhà ông Chăm Vân đến nhà ông Vương.
800
400
200
150
III
Đoạn đường QL 279
1
Đoạn đường từ ngã ba trung tâm (nhà ông Phan Thúy phía trái đường chi cục thuế phía phải đường) về phía Điện Biên đến cầu bản Đông.
4.000
2.500
1.500
1.000
2
Đoạn đường từ cầu bản đông đến nhà Cường Liễu (chân dốc đỏ)
2.500
1.500
1.000
500
3
Đoạn đường chân dốc đỏ từ nhà Trung Liên đến hết nhà Hoa Phàn.
2.000
1.500
1.000
500
4
Đoạn đường từ nhà Hoa Phàn đến hết quán Thúy Nga khối Đồng Tâm
1.500
1.000
800
500
5
Đường QL 279 từ ngã ba đường mới sang khối Sơn Thủy đến cầu mới nhà ông Chu Văn Hải.
2.000
1.500
1.000
500
IV
Từ đường QL 279 rẽ đi các ngả
1
Đường rẽ từ QL 279 (nhà bà Sinh khối Đoàn Kết giáp nhà bà Khánh)
800
500
300
200
2
Đoạn đường rẽ vào bản Đông từ QL 279 đến nhà ông Sung Thìn, bệnh viện đến thửa T40.31
1.200
800
600
300
3
Đoạn đường rẽ sang Sơn Thủy: từ QL 279 đến nhà Xuân Sang
800
500
300
200
4
Đoạn đường rẽ vào công ty xây dựng số 3: từ QL 279 Đến hết đoạn đường nhựa (nhà bà Hương)
800
500
300
200
5
Đoạn đường rẽ từ QL 279 đến hết trng tâm bồi dưỡng chính trị
800
500
300
200
6
Đoạn đường rẽ (sau nhà ông Tiến khối Đoàn Kết) từ QL 279 đến nhà bà Loan Tiêng
800
500
300
200
7
Đoạn đường rẽ (cạnh kho lương thực) từ QL 279 đến nhà ông Viêng
800
500
300
200
8
Đoạn đường rẽ (cạnh lô TL1 Lô 588) từ QL 279 đến trước nhà ông Dục
800
500
300
200
9
Đoạn đường rẽ từ QL 279 (cạnh nhà ông Đức khối 20/7) đến nhà ông Thông
500
300
200
100
10
Khu dân cư xóm đảo khối đoàn kết
600
500
300
V
Đường nội thị
1
Đoạn đường sau chợ số 1
800
500
300
2
Đoạn đường sau nhà liên cơ, trường mầm non.Sau nhà Hồng Tình đến nhà bà Đông Hương
800
500
300
3
Đoạn đường sau Ngân hàng Nông nghiệp (khu tập thể Ngân hàng cũ)
1.200
800
500
4
Đoạn đường từ QL 6 đến hội trường khối Tân Giang, nhà Thảo Tôn
1.500
1.000
700
5
Đoạn vòng quanh sân vận động + nhà văn hóa huyện.
800
500
300
6
Đoạn đường khối Tân Giang: từ sau nhà ông Tuấn Tuyên, nhà Trãi Ngãi đến hết nhà bà Lan
600
400
200
7
Từ nhà ông Tuấn Tuyên đến sân vận động
800
500
300
8
Đoạn đường từ QL 6 cạnh kho bạc đến nhà Tình Biên
1.200
800
500
9
Đoạn đường xóm Hòa Bình khối Thắng Lợi: từ nhà ông Thanh Năm đến nhà ông Hào
500
250
150
10
Đoạn đường vào khối Huổi Củ: từ cổng huyện đội đến nhà ông Trọng, ông Bóng, ông Kiểm đến nhà ông Nhỡ (sau phòng giáo dục)
500
250
150
11
Đoạn đường cạnh bãi chiếu bóng: từ sau nhà bà Thắm đến nhà ông Giang Phượng
500
250
150
12
Đoạn dãy nhà 2 và 3 sau CTTNHH Thương mại (trước huyện đội)
500
250
150
13
Đoạn đường liền kề sau kho lương thực
500
250
150
14
Đoạn khu dân cư xóm suối ngầm (sau lâm trường)
500
250
150
15
Đoạn đường trước trường tiểu học số 2: Từ nhà ông Đức giáp trung tâm bồi dưỡng chính trị đến nhà ông Hiền Hồng
500
250
150
16
Đường xương cá ở hai bên trường tiểu học số 1 và trường THCS Thị Trấn
500
250
150
17
Đoạn đường trước cổng bệnh viện từ thửa T40.1 đến thửa T40.30
1.500
800
18
Đoạn đường từ nhà khách huyện: từ nhà bà Liên Nho đến nhà ông Minh
500
250
19
Đoạn đường vào Huổi Háng: từ sau nhà khách đến nhà ông Hữu Loan
500
250
20
Đoạn đường sau trung tâm dạy nghề (sau trại dưỡng lão)
500
250
21
Đoạn đường rẽ lên Tênh Phông đến hội trường khối Sơn Thủy (thuộc khu trại Ong cũ)
500
250
150
22
Những khu vực còn lại trên địa bàn các khối (trừ các bản và các nhóm dân cư trung tâm, xa đường Quốc lộ thuộc các khối trên địa bàn thị trấn)
500
250
150
23
Các bản và các nhóm dân cư xa trung tâm, xa đường quốc lộ thuộc các khối trên địa bàn thị trấn
200
150
BIỂU 2: ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI NÔNG THÔN
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
TT
TÊN XÃ
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
I
Xã Quài Nưa
1
Từ cầu ngầm đến ngã ba Minh Thắng
600
300
150
2
Từ ngã ba Minh Thắng đến hết nhà bà Bé ông Thuần (đường Pú Nhung)
600
300
150
3
Từ ngã ba Minh Thắng đến hết nhà bà Thu Tịnh, ông Luân (đường QL 6A)
600
300
150
4
Từ nhà ông Hậu đến hết nhà ông Hải (đường Minh Thắng Pú Nhung)
400
200
5
Từ cây xăng, giáp nhà ông Luân đến hết trường mầm non xã Quài Nưa
400
200
100
6
Các bản vùng thấp
100
50
25
7
các bản vùng cao
50
25
20
II
Xã Quài Cang
1
Đường QL 6A từ cầu bản Sái đến hết trường cấp I, II Quài Cang
600
300
2
Đường QL 6A từ giáp trường cấp I, II Quài Cang đến cống ngầm bản Hin
400
200
3
Các bản vùng thấp
100
50
25
4
các bản vùng cao
50
25
20
III
Xã Quài Tở
1
Đoạn QL 6A đi Hà Nội từ nhà ông Huê giáp khe suối Huổi Lướng đến hết nhà ông Lả (Trạm điện 110)
1.500
800
500
2
Đoạn Ql 6A đi Hà Nội từ nhà ông Lả, trạm điện 110, đến trung tâm xã Quài Tở
800
500
200
3
Các bản vùng thấp
400
200
100
4
các bản vùng cao
100
50
40
5
Quốc lộ 6 rẽ lên nghĩa trang mới đến lò gạch ông Tài + QL 6 từ sau nhà ông Tíu, bà Thanh đến lò gạch
700
500
300
IV
Xã Mùn Chung
1
Từ ngã ba Huổi Lóng đến cầu Mùn Chung đi Tủa Chùa, cống qua đường về phía Tuần Giáo, từ ngã ba đến biển thị tứ đường đi Mường Lay
500
250
100
2
Đường vào trường cấp III Mùn Chung
200
100
50
3
Đoạn đường từ cống qua đường về phía Tuần Giáo đến chân đèo
200
100
50
4
Từ cầu Huổi Lóng đến hết nhà ông Giót bản Huổi Lóng (đường đi Tủa Chùa)
200
100
50
5
Các bản vùng thấp
80
40
20
6
các bản vùng cao
40
20
15
V
Xã Pú Nhung
1
Trung tâm xã (bán kính 200m)
250
120
50
2
Các bản vùng thấp
80
40
20
3
các bản vùng cao
40
20
15
VI
Xã Mường Mùn
1
Từ ngã ba đến nhà ông Chính đường đi Mường Lay, từ ngã ba đến cổng trụ sở xã, từ ngã ba đến cầu Mường Mùn
300
150
100
2
Từ cầu Mường Mùn đi Tuần Giáo đến nhà ông Hướng ông Huỳnh
200
100
50
3
Từ giáp nhà ông Chính đến hết nhà ông Điêu Chính Chếnh đi Mường Lay
200
100
50
4
Các bản vùng thấp
80
40
20
5
các bản vùng cao
40
20
15
VII
Xã Chiềng Sinh
1
Khu vực trung tâm xã từ km 10+200 (cầu treo bản Hiệu) đến km 10+800 (trường PTTHCS)
500
300
100
2
Các bản vùng thấp
100
60
30
3
các bản vùng cao
40
20
15
VIII
Các xã còn lại trên địa bàn huyện
1
Xã Nà Sáy
a)
Từ nhà bà Dương đến hết nhà ông Ửng Cương (đường đi Mường Thín)
150
100
50
b)
Sau nhà ông dIên đến hết nhà ông Ơn Minh (đường Nà Sáy bản Khong)
150
100
50
c)
Các bản vùng thấp
60
30
20
Các bản vùng cao
30
20
15
2
Xã Mường Thín
a)
Trung tâm xã vùng thấp (bán kính 100m)
150
100
50
b)
Các bản vùng thấp
60
30
20
c)
các bản vùng cao
30
20
15
3
Trung tâm 4 xã vùng cao bán kính 100m gồm các xã: Tỏa Tình, Tênh Phông, Ta Ma, Phình Sáng
100
50
20
4
Các bản vùng cao
25
20
10
IX
Các bản ven trục đường Quốc Lộ xa trung tâm xã trên địa bàn huyện
150
75
50
BIỂU 3: ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Đơn vị tính: 1000 đồng/m2
STT
Loại đất Hạng đất
Khu vực 1 nội thị trấn
Khu vực 2 trục đường QL, tỉnh Lộ, trung tâm xã, bản vùng thấp
Khu vực 3 các xã bản vùng sâu, vùng xa
I
Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản
1
Hạng 3
36
36
30
2
Hạng 4
30
30
25
3
Hạng 5
24
24
20
4
Hạng 6
18
18
12
II
Đất trồng cây lâu năm
1
Hạng 3
30
30
20
2
Hạng 4
24
24
15
3
Hạng 5
18
18
10
4
Hạng 6
12
12
8
III
Đất lâm nghiệp
1
Đất rừng sản xuất
4
3
2
2
Đất khoanh nuôi bảo vệ
4
3
2
3
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
4
3
2
BẢNG 9: GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT HUYỆN TỦA CHÙA NĂM 2012
BIỂU 1: ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI ĐÔ THỊ
Đơn vị tính: 1.000 đ/m2
STT
Tên xã
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
Vị trí 4
1
Đường số 1: Từ đầu Cầu Dốc Vàng phía Thị trấn đến hết đất trường Trung tâm giáo dục thường xuyên
Đoạn 1: Từ tường bao Ngân hàng Nông nghiệp giáp Công an huyện đến hết đất trường THPT (bao gồm cả phía đối diện từ đất nhà ông Phương Ánh đến hết đất phòng Công Thương)
1000
500
300
240
Đoạn 2: Từ hết đất phòng Công thương đến đầu Cầu Dốc Vàng phía Thị trấn (bao gồm cả phía đối diện: từ trường THPT đến đầu Cầu Dốc Vàng phía Trạm Biến áp).
850
400
240
190
Đoạn 3: Từ đất Công an huyện đến hết đất nhà ông Toàn Nguyên (bao gồm cả phía đối diện: từ đường rẽ vào Trạm Y tế thị trấn giáp đất nhà ông Xuân May đến hết đất nhà Khu Cầm giáp đất nhà ông Phương Ánh).
800
400
240
190
Đoạn 4: Từ hết đất nhà ông Toàn Nguyên đến hết đất trường TTGDTX (bao gồm cả phía đối diện: từ nhà ông Xuân May giáp đường vào Trạm Y tế thị trấn đến hết đất nhà ông Hao)
500
250
180
150
Đoạn 5: Các ô tiết giáp sau chợ Thị trấn
250
120
100
70
2
Đường số 2: Từ đất nhà ông Thêm Hương đến hết đất nhà ông Kế Liên (bao gồm cả phía đối diện)
Đoạn 1: Từ đất nhà ông Thêm Hương đến đầu tường bao Hạt Kiểm Lâm (Phía nhà Minh Oanh)
800
400
240
200
Đoạn 2: Từ đất của Hạt Kiểm Lâm đến hết đất nhà ông Kế Liên
300
150
100
70
3
Đường số 3: Từ hết đất nhà ông Hưng Liên đến hết đất nhà cũ ông Hiến Nhạn (bao gồm cả phía đối diện)
350
180
100
70
4
Đường số 4: Từ hết đất Doanh nghiệp Hồng Hà đi qua cổng huyện đội, UBND huyện đến hết đất nhà ông Vàng Dinh (bao gồm cả phía đối diện)
Đoạn 1: Từ hết đất DN Hồng Hà đến hết đất nhà ông Giới (bao gồm cả phía đối diện: từ đất nhà bà Xuân đến đất nhà Sim Bích)
350
180
100
70
Đoạn 2: Từ hết đất nhà ông Giới đi qua cổng huyện đội, UBND huyện đến hết đất nhà ông Vàng Dinh
300
120
80
60
5
Đường số 5: Từ phòng Công thương đến hết Bảo hiểm XH huyện (bao gồm cả phía đối diện)
350
180
100
70
6
Đường số 6: Từ đất nhà cũ ông Bình Lượt đến hết đất nhà ông Minh Hải (bao gồm cả phía đối diện)
480
240
150
100
7
Đường số 7: Từ đất nhà ông Thoan Tiền đến hết đất câu lạc bộ người cao tuổi (bao gồm cả phía đối diện)
240
150
100
70
8
Đường số 8: Từ đất nhà ông Vinh Mai đến hết đất nhà ông Sơn Phương (bao gồm cả phía đối diện)
300
200
60
50
9
Đường số 9: Từ đất nhà bà Nguyễn Thị Hoa đến hết đất nhà ông Thào Chờ Dí; từ đất nhà bà Lành đến hết đất nhà bà Ái Khày (bao gồm cả phía đối diện).
200
150
100
70
10
Đường số 10: Từ đất nhà Mai Thám đến hết đất nhà bà Mơ (bao gồm cả phía đối diện)
300
150
100
70
11
Đường số 11: Từ đất nhà ông Vũ Ngọc Luyện đến hết đất nhà ông Lực (bao gồm cả phía đối diện)
300
150
100
70
12
Đường số 12: Từ hết đất nhà bà Sìn Thị Phòng (Phúc) đến hết đất trường Tiểu học thị trấn (bao gồm cả phía đối diện)
350
150
100
70
13
Các đoạn đường còn lại bên cạnh và đằng sau Trường Cấp I II thị trấn (bao gồm cả phía đối diện)
300
150
100
70
14
Các đoạn đường bao xe công nông vào được (đường được nhà nước đầu tư)
150
100
70
40
15
Các đoạn đường còn lại của thị trấn
120
70
40
30
BIỂU 2. BẢNG GIÁ ĐẤT Ở, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÁC TẠI NÔNG THÔN
Đơn vị tính: 1.000 đ/m2
STT
Tên đường đoạn đường
Vị trí 1
Vị trí 2
Vị trí 3
1
Xã Mường Báng
Tại các khu trung tâm Xã Mường Báng
Đoạn 1: Từ đầu Cầu Dốc Vàng phía Mường Báng đến hết đất nhà ông Thắng Dung giáp với đất nhà ông Ngoặt (bao gồm cả phía đối diện từ đất nhà Ô. Biên Xâm đến hết đất nhà Ô. Thi)
450
150
70
Đoạn 2: Từ nhà ông Nguyên (cạnh nhà Dung Thắng) đến hết đất nhà ông Khúc Cài (bao gồm cả phía đối diện)
240
100
50
Đoạn 3: Từ ngã ba Huổi Lực đến hết đất Nhà ông Lò Văn Tham (bao gồm cả phía đối diện)
95
40
25
Đoạn 4: Từ cơ sở 2 của DN Tấm Cảnh đến hết đất nhà ông Lò Văn Phởi cạnh ngã ba (bao gồm cả phía đối diện)
100
40
25
Đoạn 5: Từ đất nhà Ông Mào Văn Nguyên đến đất của điểm trường đội 10 (bao gồm cả phía đối diện)
100
40
25
Đoạn 6: Từ hết đất tường bao điểm trường đội 10 đến đỉnh dốc trám Biển "Tủa Chùa kính chào quý khách", (bao gồm cả phía đối diện)”
60
24
12
Các đoạn đường còn lại trong khu TĐC Huổi Lực
35
24
12
Các thôn, bản vùng thấp Xã Mường Báng
24
18
12
Các thôn, bản vùng cao Xã Mường Báng
10
8
6.0
2
Xã Xá Nhè
Khu vực trung tâm cụm xã (theo quy hoạch)
60
24
12
Các thôn, bản còn lại
10
8
6.0
3
Xã Tả Sìn Thàng
Khu vực trung tâm cụm xã (theo quy hoạch)
50
20
10
Các thôn, bản còn lại
10
8
6.0
4
Xã Mường Đun
Khu vực trung tâm xã (bán kính 300 m so với trụ sở xã)
15
12
10
Các thôn, bản còn lại
10
8
6.0
5
Xã Sính Phình
Khu vực trung tâm xã (bán kính 200 m so với trụ sở xã)
18
12
10
Các thôn, bản còn lại
10
8
6.0
6
Xã Trung Thu
Khu vực trung tâm xã (bán kính 150 m so với trụ sở xã)
15
12
10
Các thôn , bản còn lại
10
8
6.0
7
Xã Tủa Thàng
Khu vực trung tâm xã (bán kính 450 m so với trụ sở xã)
15
12
10
Các thôn, bản còn lại
10
8
6.0
8
Xã Tả Phìn
Khu vực trung tâm xã (bán kính 450 m so với trụ sở xã)
15
12
10
Các thôn, bản còn lại
10
8
6.0
9
Xã Sín Chải
Khu vực trung tâm xã (bán kính 200 m so với trụ sở xã)
15
12
10
Các thôn, bản còn lại
10
8
6.0
10
Xã Lao Xả Phình
Khu vực trung tâm xã (bán kính 150 m so với trụ sở xã)
15
12
10
Các thôn, bản còn lại
10
8
6.0
11
Xã Huổi Xó
Khu vực trung tâm xã (bán kính 250 m so với trụ sở xã)
15
12
10
Các thôn, bản còn lại
10
8
6.0
BIỂU 3. GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Đơn giá tính: 1.000 đ/m2
TT
Loại đất, hạng đất
Khu vực 1
Nội thị, thị trấn
Khu vực 2
Trục đường Quốc lộ, tỉnh lộ, trung tâm các xã, các bản vùng thấp
Khu vực 3
Các xã, các bản còn lại
I
Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thuỷ sản
1
Hạng 3
24
20
12
2
Hạng 4
20
15
10
3
Hạng 5
15
12
8
4
Hạng 6
10
8
5
II
Đất trồng cây lâu năm
1
Hạng 3
20
15
12
2
Hạng 4
15
12
10
3
Hạng 5
11
10
9
4
Hạng 6
8
6
4
III
Đất Lâm nghiệp
1
Đất rừng sản xuất
4
3
2
2
Đất khoanh nuôi bảo vệ
4
3
2
3
Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
4
3
2
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 58/2011/QĐ UBND
Lào Cai, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN THU THỦY LỢI PHÍ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2008/NĐ CP NGÀY 14/11/2008 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh về Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04/04/2001;
Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ CP ngày 28/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 36/2009/TT BTC ngày 26/02/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 115/2008/NĐ CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 2891/QĐ BNN TL ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 65/2009/TT BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 40/2011/TT BNNPTNT ngày 27/05/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2011/NQ HĐND ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về việc quy định quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí theo Nghị định số 115/2008/NĐ CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình Liên ngành số 266/TTr SNN STC ngày 30/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí theo Nghị định số 115/2008/NĐ CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 4014/QĐ UBND ngày 30/11/2009 của UBND tỉnh Lào Cai về việc quy định quản lý sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2009 2010. Việc thực hiện chính sách cấp bù thủy lợi phí của năm 2011 được tiếp tục thực hiện theo Quyết định 4014/QĐ UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các ngành, các địa phương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 3; Bộ NN và PTNT; Bộ Tài chính; Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND, UBND tỉnh; TT. Đoàn ĐBQH tỉnh; Ban Kinh tế NS HĐND tỉnh; Sở Tư pháp; Công báo Lào Cai; Báo Lào Cai; Lưu: VT, các CV.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Vịnh
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH MIỄN THU THỦY LỢI PHÍ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 115/2008/NĐ CP NGÀY 14/11/2008 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI (Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2011/QĐ UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Bản quy định này quy định về mức phân bổ kinh phí từ nguồn kinh phí trung ương cấp cho tỉnh thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí hàng năm để hỗ trợ cho các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; quy định về cơ chế điều hành, quản lý nguồn kinh phí cấp bù và công tác lập, giao dự toán, cấp phát thanh quyết toán kinh phí cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Đối tượng: Bao gồm các tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý khai thác sau đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí ngân sách cấp bù thủy lợi phí
1. Kinh phí cấp bù thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí, được sử dụng 100% cho công tác vận hành, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, không được sử dụng vào mục đích khác, nếu trong năm sử dụng không hết được chuyển sang năm sau để chi tiếp theo dự toán được duyệt.
2. Chỉ phân bố kinh phí cấp bù đối với các công trình thủy lợi có tổ chức quản lý, đang phục vụ tưới tiêu cho diện tích đất, mặt nước sản xuất được miễn thủy lợi phí.
3. Kinh phí phân bổ cho các chủ đầu tư phải thực hiện đúng định mức chi, nội dung chi theo quy định. Trường hợp thiếu nguồn so với nhu cầu, chủ đầu tư ưu tiên chi cho các công việc thiết yếu nhất không vượt tổng mức hỗ trợ được giao hàng năm.
4. Việc sử dụng kinh phí ở các tổ chức được giao dự toán (Ban thủy lợi xã, hợp tác xã, tổ hợp tác dùng nước, tổ quản lý thủy nông, nhóm hộ…), phải đảm bảo nguyên tắc công khai dân chủ theo quy định.
Điều 3. Quy định mức hỗ trợ kinh phí và nội dung chi ngân sách cấp bù thủy lợi phí
Trên cơ sở tổng kinh phí ngân sách trung ương cấp bù miễn thủy lợi phí cho tỉnh hàng năm và nhu cầu đảm bảo kinh phí cho các hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi để phân bổ kinh phí theo mức hỗ trợ và nội dung chi như sau:
1. Mức hỗ trợ kinh phí, nội dung chi hỗ trợ hoạt động của Ban thủy lợi xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã):
a) Mức hỗ trợ kinh phí cho hoạt động ban thủy lợi xã, quy định theo quy mô quản lý tưới theo bảng dưới đây:
TT
Xã có diện tích thuộc diện miễn thủy lợi phí
Kinh phí phụ cấp cán bộ Ban thủy lợi xã (đ/ban/năm)
Kinh phí chi hoạt động Ban thủy lợi xã (đ/ban/năm)
Tổng cộng (đ/Ban/năm)
1
Dưới 50 ha
3.600.000
1.000.000
4.600.000
2
Từ 50 ha đến dưới 150 ha
3.960.000
1.100.000
5.060.000
3
Từ 150 ha đến dưới 250 ha
4.320.000
1.200.000
5.520.000
4
Từ 250 ha đến dưới 350 ha
4.680.000
1.300.000
5.980.000
5
Từ 350 ha đến dưới 450 ha
5.040.000
1.400.000
6.440.000
6
Từ 450 ha trở lên
5.760.000
1.500.000
7.260.000
Diện tích thuộc diện miễn thủy lợi phí là tổng diện tích tưới lúa, rau, màu, mạ, cây nông nghiệp khác, mặt nước nuôi trồng thủy sản theo quy định, có sử dụng nước từ công trình thủy lợi.
b) Nội dung chi hỗ trợ hoạt động của Ban thủy lợi xã gồm:
Chi phụ cấp cho cán bộ Ban thủy lợi xã;
Chi hỗ trợ hoạt động của ban thủy lợi gồm: Chi văn phòng phẩm, hỗ trợ xăng xe đi lại, hỗ trợ mua sắm các dụng cụ thiết yếu phục vụ công tác quản lý thủy nông của Ban thủy lợi.
2. Mức hỗ trợ kinh phí, nội dung chi cho công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ:
a) Mức hỗ trợ theo loại hình công trình:
TT
Loại hình công trình
ĐVT
Mức hỗ trợ kinh phí
Kênh tưới 2 vụ lúa
Kênh tưới 1 vụ lúa
1
Kênh xây bề rộng đáy > 50 cm
đ/km/năm
3.500.000
2.800.000
2
Kênh xây bề rộng đáy ≤ 50 cm
đ/km/năm
3.000.000
2.400.000
3
Kênh đất bề rộng đáy từ 30 cm trở lên
đ/km/năm
4.000.000
3.200.000
4
Quản lý trạm bơm tưới cố định
đ/ha đất lúa/vụ
500.000
5
Quản lý đập hồ chứa
đ/ha đất lúa/năm
60.000
6
Quản lý đập dâng tự chảy kiên cố
đ/ha đất lúa/năm
40.000
7
Quản lý đập dâng tự chảy tạm
đ/ha đất lúa/năm
80.000
b) Nội dung chi: Tổng mức hỗ trợ cho các loại hình công trình trên địa bàn cấp xã tính theo mức hỗ trợ (bảng trên), được phân bổ cho 2 nhóm công việc chính như sau:
Chi cho công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình, giao khoán cho các tổ chức cá nhân trực tiếp khai thác công trình thủy lợi là đơn vị thụ hưởng: 70% kinh phí được hỗ trợ theo bảng trên.
Bao gồm các chi phí:
+ Chi trả tiền công người quản lý vận hành, trông coi phân phối nước, công nạo vét, phát dọn công trình, kênh mương, bảo dưỡng máy móc thiết bị…
+ Chi trả tiền mua vật tư, nhiên liệu, điện năng để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị, mua vật liệu dự trữ để phục vụ xử lý sự cố đối với đập, hồ chứa đề phòng sự cố khi có thiên tai xảy ra (bao tải, cọc tre, đất, cát, đá hộc, dụng cụ, rọ đá, bạt chống thấm…).
+ Chi cho công tác bảo vệ công trình.
+ Chi khác (dụng cụ, bảo hộ lao động, văn phòng phẩm, hội họp…).
Chi sửa chữa thường xuyên giao cho UBND xã thực hiện bằng 30% kinh phí được hỗ trợ theo bảng trên (Ban thủy lợi giúp UBND cấp xã điều hành việc sửa chữa).
Nội dung chi bao gồm: Chi mua vật tư kỹ thuật, vật liệu, chi nhân công kỹ thuật, nhân công huy động người hưởng lợi từ công trình tham gia thi công sửa chữa và chi hỗ trợ công tư vấn và quản lý giám sát thi công bằng 5% giá trị xây lắp trước thuế của hạng mục sửa chữa.
3. Mức hỗ trợ kinh phí cho cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cấp huyện để chi cho công tác đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý thủy nông cơ sở và công tác kiểm tra giám sát không quá 5% tổng kinh phí do Trung ương cấp bù thủy lợi phí cho tỉnh hàng năm. Trong đó cấp tỉnh 1%, cấp huyện 4%.
4. Kinh phí Trung ương cấp còn lại sau khi đã phân bổ theo định mức cho các khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, do UBND tỉnh quản lý để chi cho các hoạt động khắc phục hạn hán, sửa chữa kịp thời những công trình bị hư hỏng do thiên tai phát sinh hàng năm.
Điều 4. Cơ chế điều hành, quản lý nguồn kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí
1. Đối với khoản chi hỗ trợ Ban thủy lợi xã:
a) Chi phụ cấp của từng cán bộ Ban thủy lợi xã tùy theo mức đóng góp ngày công của cán bộ Ban thủy lợi do UBND xã quyết định không vượt quá định mức phân bổ để thực hiện;
b) Chi hỗ trợ hoạt động của Ban thủy lợi: Hàng năm, Ban thủy lợi lập dự toán chi tiết các nội dung chi phù hợp với định mức, đơn giá hiện hành, không vượt quá kinh phí khoán theo định mức, trình UBND xã phê duyệt để thực hiện.
2. Đối với kinh phí hỗ trợ cho công tác vận hành, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ:
a) Kinh phí hỗ trợ cho công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi được phân bổ khoán cho đơn vị quản lý thủy nông: Ban thủy lợi xã căn cứ tổng mức khoán chi của toàn xã và khối lượng công tác vận hành duy tu bảo dưỡng của từng đơn vị trực tiếp quản lý công trình lập dự toán chi khoán gọn cho các đơn vị (hợp tác xã, tổ hợp tác dùng nước, tổ nhóm quản lý thủy nông, cá nhân) đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ trình UBND cấp xã phê duyệt, làm căn cứ để Ban thủy lợi xã hợp đồng với từng đơn vị trực tiếp quản lý khai thác các công trình thủy lợi. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi nhận được Quyết định giao dự toán cho cấp xã, UBND cấp xã phải hoàn thành thủ tục phê duyệt dự toán khoản khoán chi vận hành, duy tu bảo dưỡng cho các đơn vị trực tiếp quản lý công trình thủy lợi. Các đơn vị ký hợp đồng lập phương án chi theo các nội dung chi quy định, ưu tiên cho những công việc cấp thiết nhất, đảm bảo mục tiêu tưới tiêu cấp nước của công trình và phù hợp với định mức, đơn giá quy định của Nhà nước thông qua tập thể người dùng nước nhất trí để thực hiện.
b) Kinh phí hỗ trợ cho sửa chữa thường xuyên của xã: Ban thủy lợi xã căn cứ báo cáo nhu cầu sửa chữa nhỏ của các tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác công trình thủy lợi, tổ chức kiểm tra, khảo sát lập dự toán chi tiết sửa chữa từng hạng mục đảm bảo tiết kiệm vốn theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, không vượt quá tổng nguồn vốn đã giao dự toán cho xã, trình Phòng Nông nghiệp và PTNT (kinh tế) thẩm định, UBND xã phê duyệt. Ban thủy lợi xã căn cứ dự toán được duyệt ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình hoặc nhà thầu thi công để thực hiện sửa chữa. Chậm nhất đến 30/9 hàng năm, UBND xã phải hoàn thành việc phê duyệt dự toán chi cho các hạng mục cần sửa chữa nhỏ để Ban thủy lợi xã có căn cứ hợp đồng thi công, hoàn thành gọn việc sửa chữa trong năm.
3. Đối với kinh phí đào tạo, kiểm tra giám sát phân bổ cho cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, giao Chi cục Thủy lợi căn cứ định mức phân bổ, lập dự toán chi cho các hoạt động theo đúng định mức của Nhà nước, trình Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính thẩm định để thực hiện;
4. Đối với kinh phí đào tạo, kiểm tra, giám sát phân bổ cho cơ quan chuyên môn cấp huyện, giao cho Phòng Nông nghiệp PTNT (Phòng Kinh tế) lập dự toán chi cho các hoạt động theo đúng định mức của Nhà nước gửi Phòng Tài chính Kế hoạch thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt để thực hiện.
5. Đối với kinh phí còn lại chưa giao kế hoạch cho các đơn vị thụ hưởng từ đầu năm, UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT giúp UBND tỉnh quản lý sử dụng có hiệu quả. Hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp các nhu cầu đề nghị cấp kinh phí đột xuất của các huyện, thành phố để sửa chữa công trình thủy lợi bị thiên tai lũ lụt và khắc phục hạn hán gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh giao dự toán cho UBND cấp huyện tổ chức thực hiện.
Điều 5. Trình tự thực hiện Công tác lập, giao dự toán, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí cấp bù thủy lợi phí
1. Hàng năm căn cứ vào định mức phân bổ của UBND tỉnh, quy mô các loại hình công trình thủy lợi tưới tiêu cho diện tích thuộc diện miễn thu thủy lợi phí của cấp xã. UBND các huyện, thành phố lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác quản lý khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thời điểm lập dự toán cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm.
2. Căn cứ nguồn kinh phí miễn thủy lợi phí do ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh hàng năm; dự toán kinh phí của các huyện, thành phố, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, tổng hợp lập dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác quản lý khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định giao dự toán cho các huyện, thành phố và đơn vị thụ hưởng ở tỉnh; UBND các huyện, thành phố quyết định giao kinh phí theo định mức quy định của tỉnh cho ngân sách các xã, phường, thị trấn và các đơn vị thụ hưởng ở cấp huyện.
3. UBND xã, phường, thị trấn quyết định giao kinh phí cho Ban Thủy lợi và các tổ chức trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn. Quyết định giao kinh phí của UBND xã, phường, thị trấn cho các đơn vị, tổ chức phải phân rõ một số nội dung: Chi hỗ trợ Ban thủy lợi xã; Khoán chi vận hành bảo dưỡng theo từng đơn vị trực tiếp quản lý; Chi sửa chữa thường xuyên (do Ban thủy lợi xã điều hành).
4. Căn cứ quyết định của UBND tỉnh, Sở Tài chính thông báo kinh phí bổ sung cho ngân sách các huyện, thành phố và đơn vị thụ hưởng kinh phí ở tỉnh; Phòng Tài chính Kế hoạch căn cứ quyết định giao dự toán của UBND huyện, thành phố thực hiện thông báo bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các xã, phường, thị trấn và đơn vị thụ hưởng kinh phí ở huyện.
5. UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị thụ hưởng thực hiện rút vốn ngân sách, thanh toán kinh phí cho các tổ chức, cá nhân hoàn thành khối lượng công việc theo các chính sách chế độ, định mức hiện hành.
6. UBND cấp xã và các đơn vị thụ hưởng có trách nhiệm quyết toán và báo cáo quyết toán nguồn kinh phí ngân sách cấp bù thủy lợi phí hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định về quản lý sử dụng nguồn kinh phí.
7. Các đơn vị được giao dự toán phải có đầy đủ các chứng từ thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí được cấp theo hướng dẫn của liên Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và PTNT.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn khẩn trương thành lập, kiện toàn Ban thủy lợi xã, các tổ chức trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn; tổ chức điều tra, thống kê chính xác về số lượng công trình, quy mô, phân loại hạng mục được phân bổ kinh phí trên địa bàn làm cơ sở cho việc lập giao dự toán kinh phí hàng năm;
b) Kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi và việc sử dụng nguồn kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí ở các xã trên địa bàn.
2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn chi tiết về trình tự thủ tục, biểu mẫu chi tiết giúp các địa phương, cơ sở thực hiện tốt công tác kiện toàn tổ chức quản lý; công tác đào tạo tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý thủy nông cơ sở; lập kế hoạch tưới tiêu cấp nước, kế hoạch tài chính; lập dự toán, thẩm định, phê duyệt giao dự toán chi và công tác cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách cấp bù thủy lợi phí đảm bảo đúng quy định và có hiệu quả./.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 53/2011/QĐ UBND
Lào Cai, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN TRẠM THU, PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 20/2009/NĐ CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ CP ngày 06/04/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Thông tư số 12/2007/TTLT/BXD BTTTT ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 16/2011/TT BTTTT ngày 30/06/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về Kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện;
Căn cứ Thông tư số 18/2011/TT BTTTT ngày 30/06/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy trình kiểm định trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về công tác quản lý, phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 39/2008/QĐ UBND ngày 11/09/2008 của UBND tỉnh Lào Cai Ban hành Quy định về công tác quản lý, phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Thông tin và Truyền thông, Xây dựng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc các Doanh nghiệp Viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Xây dựng; Cục Kiểm tra VP QPPL, Bộ Tư pháp; TT: TU, HĐND, UBND tỉnh; TT. Đoàn ĐBQH tỉnh; Ban pháp chế HĐND tỉnh; Báo Lào Cai; Công báo tỉnh; Như Điều 4 QĐ; Lãnh đạo VP; Lưu VT, các CV.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Doãn Văn Hưởng
QUY ĐỊNH
VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN TRẠM THU, PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI (Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định về công tác quản lý, phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Đối tượng áp dụng:
Áp dụng đối với cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, lắp đặt, quản lý, vận hành và khai thác các trạm thu, phát sóng thông tin di động (trạm BTS) trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông (sau đây gọi là công trình viễn thông): là tập hợp các thiết bị, hệ thống thiết bị viễn thông liên kết với nhau theo thiết kế và nguồn điện, hệ thống chống sét, tiếp đất; linh kiện, phụ kiện kèm theo.
2. Trạm BTS loại 1: Là công trình xây dựng bao gồm nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây dựng trên mặt đất.
3. Trạm BTS loại 2: Là cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động và thiết bị phụ trợ được lắp đặt trên các công trình đã được xây dựng.
4. Trạm BTS cấp đặc biệt: Là trạm BTS có chiều cao ≥ 300m.
5. Trạm BTS cấp I: Là trạm BTS có chiều cao trong khoảng 200m ÷ 300m.
6. Trạm BTS cấp II: Là trạm BTS có chiều cao trong khoảng 100m ÷ 200m.
7. Quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không là tập hợp các công việc: thực hiện chấp nhận độ cao công trình, kiểm tra, giám sát, di dời các vật thể, công bố, thông báo độ cao các chướng ngại vật cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn cho mọi hoạt động bay, hoạt động bình thường các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời.
8. Kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc đo kiểm và chứng nhận thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Việc kiểm định không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp đối với chất lượng, an toàn của thiết bị viễn thông, đài vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.
Chương 2.
QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN CÁC TRẠM BTS
Điều 3. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch
1. Việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế và các công trình công cộng phải có quy hoạch cho việc xây dựng các trạm BTS.
2. Hàng năm, các doanh nghiệp viễn thông lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt các trạm BTS gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ triển khai cho năm tiếp theo; trong quá trình thực hiện nếu có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đã được phê duyệt, doanh nghiệp phải có văn bản giải trình lý do và đề nghị phê duyệt bổ sung gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp.
Điều 4. Việc xây dựng, lắp đặt các trạm BTS
1. Việc xây dựng, lắp đặt các trạm BTS phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Trước khi xây dựng các trạm BTS phải đảm bảo:
a) Đối với các trạm BTS nằm trong quy hoạch tĩnh không đã được công bố thì độ cao công trình phải phù hợp với độ cao tĩnh không trong quy hoạch;
b) Đối với các trạm BTS nằm ngoài quy hoạch tĩnh không đã được công bố phải được chấp thuận của Bộ Quốc phòng về quản lý độ cao công trình.
c) Đối với các trạm BTS loại 1, trạm BTS loại 2 nằm trong khu vực phải xin phép xây dựng (Quy định tại khoản 3 Điều này):
Chủ đầu tư phải xin cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật;
Chỉ được xây dựng các trạm BTS trong kế hoạch phát triển trạm BTS hàng năm của doanh nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Chủ đầu tư phải có văn bản xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng trạm BTS phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông tại địa phương.
d) Đối với các trạm BTS lắp đặt ngoài phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng:
Chủ đầu tư không phải xin giấy phép xây dựng, nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 3 mục II Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD BTTTT ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị.
3. Khu vực phải xin phép xây dựng.
a) Đối với trạm BTS loại 1: Trên địa bàn tỉnh toàn tỉnh.
b) Đối với trạm BTS loại 2:
Địa phận thuộc các phường, thị trấn các huyện, thành phố; khu vực trung tâm xã, khu vực dân cư tập trung, các xã biên giới, các cơ sở tôn giáo, khu du lịch, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử văn hóa và các khu công nghiệp; khu vực sân bay, khu vực quân sự, an ninh quốc phòng.
Trong phạm vi 200m tính từ tim đường sang hai bên lề đường, dọc các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.
Điều 5. Thủ tục xác nhận việc xây dựng trạm BTS phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông tại địa phương
1. Hồ sơ xác nhận.
01 Đơn xin xác nhận (Phụ lục 1).
01 Danh sách các trạm BTS xin xác nhận (Phụ lục 2).
01 Bản sao (photo, chứng thực) bản vẽ thiết kế điển hình đã được kiểm định (đối với BTS loại 1);
01 Bản sao (photo, chứng thực) bản vẽ sơ đồ vị trí công trình, bản vẽ các mặt đứng điển hình của trạm và cột ăng ten lắp đặt vào công trình (đối với BTS loại 2).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Thời gian xác nhận: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
4. Đơn vị tiếp nhận và xử lý:
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai.
Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai.
Số điện thoại: 0203.828.199; Fax: 0203.828.667.
5. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa.
6. Kết quả: Văn bản thông báo ý kiến xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng các trạm BTS.
7. Lệ phí: Miễn phí.
Điều 6. Thủ tục đề nghị chấp nhận độ cao công trình
Theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 20/2009NĐ CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
Điều 7. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng trạm BTS
1. Hồ sơ cấp phép xây dựng trạm BTS
a) Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD BTTTT ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị;
b) 01 Bản sao (photo, chứng thực) văn bản thông báo ý kiến xác nhận của Sở Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng các trạm BTS phù hợp quy hoạch phát triển viễn thông tại địa phương;
c) 01 Bản sao (photo, chứng thực) văn bản trả lời về việc chấp nhận độ cao công trình (nếu có);
d) Đối với các trạm BTS nằm trong khu vực sân bay; an ninh quốc phòng; xã, phường biên giới chủ đầu tư phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý hàng không, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh và UBND xã, phường biên giới có trạm BTS dự kiến được xây dựng, lắp đặt (Bản sao, photo chứng thực).
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
3. Thời gian xử lý: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Đơn vị tiếp nhận và xử lý: Theo Điều 8 Quy định này.
5. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại bộ phận một cửa.
6. Kết quả: Giấy phép xây dựng.
7. Lệ phí: 100.000 đồng/giấy phép.
Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
1. Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng trạm BTS cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và tất cả các trạm BTS bên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, các đường phố có mặt cắt ngang lớn hơn hoặc bằng 12m thuộc thành phố Lào Cai, trung tâm các huyện lỵ.
2. UBND các huyện, thành phố cấp giấy phép xây dựng trạm BTS tại các vị trí thuộc địa giới hành chính do huyện, thành phố quản lý, trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Vận hành, khai thác các trạm BTS
1. Các trạm BTS phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào vận hành khai thác; các thiết bị viễn thông phải được chứng nhận phù hợp các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hoặc do các tổ chức, cá nhân tự nguyện áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Kiểm định đối với các trạm BTS
Các trạm BTS phải kiểm định trong các trường hợp sau:
a) Kiểm định lần đầu
Lắp đặt mới trước khi đưa vào sử dụng;
Đã đưa vào sử dụng trước thời điểm “Danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định” có hiệu lực.
b) Kiểm định định kỳ: Thực hiện trước ngày hết hạn ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định ít nhất ba (03) tháng.
c) Kiểm định bất thường
Đã được kiểm định nhưng có sự thay đổi vượt quá mức giới hạn an toàn cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định.
Đã được kiểm định nhưng cơ quan quản lý nhà nước phát hiện không còn phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Nội dung và thủ tục kiểm định thực hiện theo Thông tư số 16/2011/TT BTTTT ngày 30/06/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện; Thông tư số 18/2011/TT BTTTT ngày 30/06/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy trình kiểm định trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng.
Trong quá trình triển khai, áp dụng nếu có thay đổi đối với các quy định về việc kiểm định công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì áp dụng theo các quy định mới đó.
4. Bảo đảm an toàn mạng và an ninh thông tin các trạm BTS: Các trạm BTS đã được phát sóng, đưa vào khai thác là một phần trong cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải được bảo vệ và không được xâm phạm. Chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm phối hợp để bảo vệ an toàn mạng thông tin di động.
Điều 10. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, thanh tra chuyên ngành xây dựng và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ Quy định này đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Việc thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
2. Các tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm cung cấp những thông tin, tài liệu liên quan; chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra đúng theo quy định của pháp luật.
3. Mọi khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động trong quản lý, xây dựng, vận hành và khai thác các trạm BTS được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về việc xây dựng, lắp đặt trạm BTS tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định có liên quan đến việc triển khai, hoạt động của các trạm BTS, công tác kiểm định các trạm BTS, cung cấp các thông tin liên quan của sóng điện từ trong thông tin di động đối với sức khỏe cộng đồng.
2. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông trong quá trình triển khai xây dựng, lắp đặt các trạm BTS trên địa bàn tỉnh.
3. Thực hiện thẩm định và cho ý kiến đối với việc triển khai xây dựng trạm BTS phù hợp quy hoạch phát triển viễn thông trên địa bàn tỉnh của các doanh nghiệp viễn thông.
4. Phối hợp với Cục Viễn thông hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm định đối với các trạm BTS của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn.
5. Theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp viễn thông trong việc báo cáo định kỳ về các trạm BTS trên địa bàn và kế hoạch triển khai xây dựng mới, mở rộng các trạm BTS hàng năm. Tổng hợp kế hoạch triển khai xây dựng mới, mở rộng các trạm BTS của các doanh nghiệp viễn thông trình UBND tỉnh phê duyệt.
6. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này, tổng hợp tình hình xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin di động của các doanh nghiệp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Điều 12. Sở Xây dựng
1. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy định này; hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, lắp đặt các trạm BTS trên địa bàn tỉnh.
2. Quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo phân cấp, bao gồm: Tổ chức công bố, công khai các quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng, giới thiệu địa điểm xây dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng.
3. Thực hiện thẩm định và cấp phép xây dựng đối với các trạm BTS thuộc thẩm quyền.
4. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với hoạt động xây dựng các trạm BTS trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Công an tỉnh Lào Cai
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn, an ninh trên địa bàn, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi cản trở, phá hoại việc xây dựng và khai thác sử dụng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các phương án bảo vệ an ninh, an toàn trạm thu, phát sóng thông tin di động.
Điều 14. UBND các huyện, thành phố
1. Chỉ đạo các Đài Truyền thanh – Truyền hình tuyên truyền, phổ biến nội dung các quy định liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt, vận hành, khai thác sử dụng các trạm BTS trên địa bàn quản lý.
2. Thực hiện thẩm định và cấp phép xây dựng đối với các trạm BTS thuộc thẩm quyền.
3. Thống kê, quản lý việc xây dựng, lắp đặt, vận hành và khai thác sử dụng các trạm BTS trên địa bàn quản lý.
4. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan trong việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình xây dựng, lắp đặt các trạm BTS.
Điều 15. Các doanh nghiệp viễn thông
1. Lập kế hoạch xây dựng, lắp đặt và mở rộng các trạm BTS của đơn vị, báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hàng năm để thẩm định, tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt (Phụ lục 3).
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kiểm định với công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông theo quy định.
3. Báo cáo tình hình triển khai xây dựng, lắp đặt, khai thác và sử dụng các trạm BTS theo biểu mẫu, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hàng năm (Phụ lục 4).
4. Trường hợp doanh nghiệp xây dựng các trạm BTS nằm ngoài khu vực phải xin phép xây dựng trước khi triển khai lắp đặt 10 ngày phải thông báo Sở Thông tin và Truyền thông (theo phụ lục 5).
5. Việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng với doanh nghiệp khác thì trước khi triển khai lắp đặt 10 ngày phải thông báo Sở Thông tin và Truyền thông (theo phụ lục 6).
6. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn mạng lưới các trạm BTS.
7. Báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng, lắp đặt và khai thác sử dụng hệ thống trạm BTS.
8. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, khai thác các trạm BTS trên địa bàn tỉnh.
Điều 16. Các tổ chức, cá nhân
1. Các tổ chức, cá nhân liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai xây dựng, phát triển và vận hành khai thác các trạm BTS theo đúng quy định.
2. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân có hành vi gây rối, cản trở trái phép hoạt động xây dựng, lắp đặt và vận hành khai thác; làm hư hỏng các trạm BTS của các doanh nghiệp. Các hành vi vi phạm tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 17. Tổ chức thực hiện
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình thực hiện có những khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết./.
PHỤ LỤC SỐ I
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
…….., ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN XIN XÁC NHẬN
(V/v đảm bảo quy hoạch phát triển viễn thông tại địa phương)
Kính gửi: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai
Tên chủ đầu tư: ……
Địa chỉ liên hệ : …..
Điện thoại: ……. Fax: ….
Căn cứ vào Quyết định số …/2011/QĐ UBND ngày … của UBND tỉnh Lào Cai về việc Ban hành quy định về công tác quản lý, phát triển trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Căn cứ Quyết định số …/…/QĐ UBND ngày … của UBND tỉnh Lào Cai V/v Ban hành quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
(Các căn cứ pháp lý khác có liên quan…).
(Chủ đầu tư) dự kiến đầu tư xây dựng trạm BTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:
Số lượng trạm BTS;
Danh sách, vị trí các trạm BTS (có phụ lục kèm theo).
Thiết kế điển hình đã được kiểm định (gửi kèm theo).
(Chủ đầu tư) kính đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai xem xét, cho ý kiến về sự phù hợp quy hoạch phát triển trạm BTS. Nếu được Sở TT&TT chấp nhận, (Chủ đầu tư) cam kết thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác các trạm BTS theo đúng quy định.
………, ngày … tháng … năm …. ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ II
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011)
DANH SÁCH CÁC TRẠM BTS XIN XÁC NHẬN PHÙ HỢP QUY HOẠCH
STT
Tên Trạm
Địa điểm xây dựng
Loại trạm
Cấu hình dự kiến lắp đặt
Phương thức truyền dẫn
Hạ tầng
Công nghệ
Hồ sơ kèm theo
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
...
Ghi chú:
(1): Ghi số thứ tự theo danh sách trạm
(2): Ghi tên trạm theo mã trạm của đơn vị
(3): Ghi thông tin chi tiết về địa chỉ đặt trạm
(4): Ghi rõ loại trạm BTS xin xác nhận (Loại 1 hay loại 2)
(5): Ghi cấu hình dự kiến phát của trạm
(6): Ghi rõ phương thức truyền dẫn: Quang, Vi ba, Vsat
(7): Ghi rõ thông tin về hạ tầng dùng chung hay xây dựng mới về: truyền dẫn, cột anten, phòng máy…
(8): Ghi rõ sử dụng công nghệ GSM 2G, 3G…, CDMA...
(9): Ghi rõ danh mục hồ sơ kèm theo: Hồ sơ thiết kế điển hình, các loại bản vẽ theo quy định.
PHỤ LỤC SỐ III
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011)
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÁC TRẠM BTS NĂM…
STT
Tên Trạm
Địa điểm xây dựng
Loại trạm
Cấu hình dự kiến lắp đặt
Phương thức truyền dẫn
Hạ tầng
Công nghệ
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
...
Ghi chú:
(1): Ghi số thứ tự theo danh sách trạm
(2): Ghi tên trạm theo mã trạm của đơn vị
(3): Ghi thông tin chi tiết về địa chỉ đặt trạm
(4): Ghi rõ loại trạm BTS (BTS loại 1 hoặc loại 2)
(5): Ghi cấu hình dự kiến phát của trạm
(6): Ghi rõ phương thức truyền dẫn: Quang, Vi ba, Vsat
(7): Ghi rõ thông tin về hạ tầng dùng chung hay xây dựng mới về: truyền dẫn, cột anten, phòng máy…
(8): Ghi rõ sử dụng công nghệ GSM 2G, 3G…, CDMA...
PHỤ LỤC SỐ IV
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011)
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CÁC TRẠM BTS TRÊN ĐỊA BÀN
STT
Tên trạm
Địa điểm xây dựng
Loại trạm
Cấu hình
Phương thức truyền dẫn
Hạ tầng
Công nghệ
Số giấy phép xây dựng
Chứng nhận kiểm định
Số giấy phép xây dựng
Thời điểm cấp phép
Số giấy chứng nhận
Thời điểm hết hiệu lực
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
...
Ghi chú:
(1): Ghi số thứ tự theo danh sách trạm
(2): Ghi tên trạm theo mã trạm của đơn vị
(3): Ghi thông tin chi tiết về địa chỉ đặt trạm
(4): Ghi BTS loại 1 hoặc loại 2
(5): Ghi cấu hình lắp đặt của trạm
(6): Ghi rõ phương thức truyền dẫn: Quang, Vi ba, Vsat
(7): Ghi rõ thông tin về hạ tầng dùng chung hay xây dựng mới. Dùng chung hạ tầng: truyền dẫn, cột anten, hay phòng máy…
(8): Ghi rõ sử dụng công nghệ GSM 2G, 3G…, CDMA…
(9): Ghi rõ số giấy phép xây dựng
(10): Ghi rõ ngày cấp giấy phép xây dựng
(11): Ghi rõ số hiệu của giấy chứng nhận kiểm định, để trống nếu trạm BTS chưa được kiểm định
(12): Ghi rõ thời điểm hết hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định
PHỤ LỤC SỐ V
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011)
……(1)……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: ………
THÔNG BÁO
Về việc lắp đặt trạm BTS không phải xin phép xây dựng
Kính gửi: ……………………(2)……………………
…..(1)…….
Địa chỉ:……………
Điện thoại:………….
Có giấy đăng ký kinh doanh số: ………….do………..cấp.
Đã ký hợp đồng số: ………Ngày …………thuê vị trí lắp đặt trạm BTS với ………(3)…., địa chỉ tại:……..
…….(1)….. xin thông báo với …..(2)……. dự định lắp đặt trạm BTS tại vị trí thuê nêu trên vào khoảng thời gian từ ngày ........ đến ngày .......
Đề nghị .......... (2) .......... tạo điều kiện và giúp đỡ đơn vị hoàn thành tốt việc lắp đặt này ……(1)…… xin cam đoan thực hiện đúng các quy định có liên quan của nhà nước.
Xin chân thành cảm ơn.
……., ngày … tháng … năm ….. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1): Tên doanh nghiệp lắp đặt trạm BTS.
(2): Đơn vị được thông báo về việc lắp đặt trạm BTS của doanh nghiệp.
(3): Tên đơn vị hoặc hộ gia đình cho thuê vị trí lắp đặt trạm BTS hoặc đơn vị dùng chung cơ sở hạ tầng.
PHỤ LỤC SỐ VI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011)
……(1)……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: ……
THÔNG BÁO
Về việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng (trạm BTS)
Kính gửi: ……………………(2)……………………
…..(1)…….
Địa chỉ:……………
Điện thoại:………….
Có giấy đăng ký kinh doanh số: ………….do………..cấp.
Đã ký hợp đồng số: ………Ngày …………dùng chung cơ sở hạ tầng với ………(3)…., địa chỉ tại:……..
…….(1)….. xin thông báo với …..(2)…….dự định lắp đặt trạm BTS tại vị trí thuê nêu trên vào khoảng thời gian từ ngày…..đến ngày…..
Đề nghị ……(2)……tạo điều kiện và giúp đỡ đơn vị hoàn thành tốt việc lắp đặt này…….(1)….. xin cam đoan thực hiện đúng các quy định có liên quan của nhà nước.
Xin chân thành cảm ơn.
……., ngày … tháng … năm ….. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1): Tên doanh nghiệp lắp đặt trạm BTS.
(2): Đơn vị được thông báo về việc lắp đặt trạm BTS của doanh nghiệp.
(3): Tên đơn vị hoặc hộ gia đình cho thuê vị trí lắp đặt trạm BTS hoặc đơn vị dùng chung cơ sở hạ tầng.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 06/2011/QĐ UBND
Tân Phú, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHU VỰC, ĐƯỜNG PHỐ, ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG; NƠI ĐỂ PHẾ THẢI VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 11/2007/TT BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ CP của Chính phủ ngày 31 tháng 7 năm 2007 về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Chỉ thị số 17/2008/CT UBND ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của Phòng Quản lý đô thị quận Tân Phú tại Tờ trình số 1310/QLĐT TTr ngày 30 tháng 9 năm 2011 và kết quả thẩm định văn bản pháp quy của Phòng Tư pháp tại văn bản số 213/TP ngày 21 tháng 9 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Tân Phú và Danh mục tuyến đường được phép bày bán vật liệu xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, Trưởng Phòng Quản lý đô thị, Trưởng Phòng Kinh tế, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục trưởng Chi Cục Thống kê, Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Chánh Thanh tra Xây dựng quận, Chi Cục trưởng Chi Cục Thuế, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường và các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này/.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phan Tấn Lực
QUY ĐỊNH
KHU VỰC, ĐƯỜNG PHỐ, ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG; NƠI ĐỂ PHẾ THẢI VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ (Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy định này là cơ sở pháp lý để thống nhất thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Tân Phú (gọi tắt là hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng), nhằm mục đích hạn chế những tác hại đến môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống cháy, nổ, giữ cảnh quan đô thị, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp mặt hàng vật liệu xây dựng và người tiêu dùng. Đồng thời Quy định tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng:
Tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước là thương nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn quận.
2. Phạm vi áp dụng:
Địa điểm sản xuất (bao gồm gia công và chế biến) vật liệu xây dựng; Địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng; nơi để phế thải vật liệu xây dựng.
Chương II
QUY ĐỊNH KHU VỰC, ĐƯỜNG PHỐ, ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG; NƠI ĐỂ PHẾ THẢI VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Điều 3. Địa điểm sản xuất vật liệu xây dựng
Địa điểm sản xuất vật liệu xây dựng là nơi đặt nhà xưởng và trang thiết bị, máy móc được sử dụng để sản xuất hoặc chế biến nguyên liệu, bán thành phẩm ra sản phẩm phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của quận Tân Phú, phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức, cá nhân sản xuất tại địa điểm không phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, quy hoạch của quận Tân Phú và Quy định này phải có kế hoạch di dời vào các khu công nghiệp hoặc đến các địa phương khác có quy hoạch phù hợp.
Điều 4. Địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng
Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động giao dịch, trao đổi, thỏa thuận việc mua bán hàng hóa vật liệu xây dựng của tổ chức, cá nhân; bao gồm trạm tiếp nhận, kho, bãi tồn trữ, trung tâm, siêu thị, chợ, cửa hàng buôn bán, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Việc bày bán vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy định khu vực, đường phố được phép kinh doanh vật liệu xây dựng của quận Tân Phú; phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan, trật tự an toàn giao thông, không xâm phạm chỉ giới giao thông, không xâm lấn vỉa hè, lòng đường, bảo đảm các quy định về hành lang bảo vệ kênh, hành lang bảo vệ công trình đường bộ và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, khu vực di tích lịch sử văn hóa, khu vực danh lam thắng cảnh; phải có trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ và tuân thủ theo quy định của cơ quan chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy.
Việc kinh doanh phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, không được bày bán vật liệu xây dựng ngoài các tuyến đường được quy định theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 5. Nơi để phế thải vật liệu xây dựng
Phế thải vật liệu xây dựng là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng.
Chủ nguồn thải chất thải rắn thông thường và chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại phải chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ CP ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và Thông tư số 12/2006/TT BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nơi để phế thải vật liệu xây dựng phải là khu vực, địa điểm riêng biệt, có gắn biển báo và chỉ duy trì tạm thời sau đó phải chuyển đến nơi quy định của thành phố.
Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh trước khi được chuyển đến lưu trữ tạm thời tại các khu vực, địa điểm quy định.
Chương III
KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 6. Kiểm tra, thanh tra
Định kỳ 06 tháng, năm tổ chức kiểm tra hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng. Kiểm tra đột xuất khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc phản ảnh từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Thanh tra theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, để phế thải vật liệu xây dựng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đơn khiếu nại, tố cáo.
Tổ chức, cá nhân hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Tân Phú phải chấp hành việc kiểm tra, thanh tra của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo Quy định này.
Điều 7. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng bị xử phạt theo tính chất, mức độ vi phạm, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thì nội dung vi phạm, hình thức xử phạt được công bố trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú và Sở Xây dựng.
Cán bộ, công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi sẽ bị xử lý kỉ luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Xử lý chuyển tiếp
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bày bán, giao nhận hàng hóa, có địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng tại những khu vực, đường phố, địa điểm không thuộc Bảng danh mục của Phụ lục đính kèm Quy định này phải chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc di dời đến những địa điểm được quy định. Thời gian chuyển đổi và di dời phải thực hiện trước ngày 01 tháng 6 năm 2012.
Điều 9. Trách nhiệm của đơn vị trực thuộc
1. Phòng Quản lý đô thị:
Chủ trì phối hợp với Phòng Kinh tế tham mưu đề xuất cho Ủy ban nhân dân quận các điểm kinh doanh vật liệu xây dựng được tiếp tục kinh doanh hoặc phải di dời do không đủ điều kiện về địa điểm theo Quy định (có lộ trình thực hiện di dời).
Hàng năm kiểm tra định hướng quy hoạch, rà soát tình hình thực tế để tham mưu Ủy ban nhân dân quận điều chỉnh nội dung Quy định cho phù hợp với thực tế.
2. Phòng Kinh tế:
Thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và có ý kiến với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đối với các doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn quận thuộc ngành nghề quy định trong Quy định này.
3. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các trường hợp kinh doanh vật liệu xây dựng vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường trong khu dân cư và nơi công cộng.
4. Chi Cục Thống kê:
Phối hợp cung cấp thông tin báo cáo định kỳ (6 tháng và 1 năm) và đột xuất khi có yêu cầu về các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn quận.
5. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội:
Chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra đảm an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về lao động của các cơ sở khai thác, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
6. Thanh tra Xây dựng quận, phường:
Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra tất cả các điểm kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn quận theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
7. Chi Cục Thuế:
Kiểm tra về nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn quận.
8. Đội Quản lý thị trường:
Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm vật liệu xây dựng, việc niêm yết và bán đúng giá các sản phẩm vật liệu xây dựng theo quy định.
9. Ủy ban nhân dân 11 phường:
Công bố khu vực, các tuyến đường nằm trong danh sách của Quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn phường mình quản lý.
Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các điểm kinh doanh vật liệu xây dựng cho phù hợp với quy hoạch của địa phương, đối với các trường hợp không phù hợp quy hoạch đề nghị các đơn vị có phương án di dời. Xử lý các điểm kinh doanh vật liệu xây dựng không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Xử lý kiên quyết các trường hợp lấn chiếm, sử dụng vỉa hè, lề đường làm nơi kinh doanh.
Điều 10. Tổ chức, cá nhân hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vật liệu xây dựng, thương mại và các pháp luật liên quan khác.
2. Tổ chức, cá nhân khi đăng ký kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện phải lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo Hệ thống ngành kinh tế được Chính phủ quy định.
3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân quận về hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo mẫu biểu của Tổng Cục Thống kê và Bộ Xây dựng.
Điều 11. Điều khoản thi hành
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân hoạt động lĩnh vực vật liệu xây dựng và các đơn vị liên quan tại Điều 9 Quy định này phản ánh kịp thời về Phòng Quản lý đô thị quận để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân quận Tân Phú điều chỉnh, bổ sung Quy định này./.
DANH MỤC
TUYẾN ĐƯỜNG ĐƯỢC PHÉP BÀY BÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú)
STT
Tuyến đường
Giới hạn
Từ
Đến
1
Tân Quý
Tân Hương
Tân Kỳ Tân Quý
2
Trương Vĩnh Ký
Lũy Bán Bích
Tân Sơn Nhì
3
Gò Dầu
Tân Sơn Nhì
Bình Long
4
Vườn Lài
Lũy Bán Bích
Văn Cao
5
Nguyễn Sơn
Thoại Ngọc Hầu
Bình Long
6
Lê Trọng Tấn
Tân Kỳ Tân Quý
Giáp quận Bình Tân
7
Tây Thạnh
Trường Chinh
Lê Trọng Tấn
8
CN1
Kênh 19 tháng 5
Lê Trọng Tấn
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3553/QĐ UBND
Quảng Bình, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG THUỘC LĨNH VỰC TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 2364/STC VP ngày 16/12/2011 và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính chung thuộc lĩnh vực Tài chính áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tài chính đã được công bố tại Mục IV, Phần II Quyết định số 1582/QĐ UBND ngày 01/7/2009 của UBND tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 3. Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức việc công khai và thực hiện các thủ tục hành chính này theo đúng quy định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 5; Văn phòng Chính phủ, Cục Kiểm soát TTHC; Bộ Tài chính; TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; UBMTTQ VN tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; CT, các PCT UBND tỉnh; Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Bình; TT Công báo, TT Tin học, P.KTTH; Lưu: VT, KSTTHC(2).
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Xuân Quang
NỘI DUNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUNG THUỘC LĨNH VỰC TÀI CHÍNH ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3553/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Bình)
1. Thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Nội dung sửa đổi
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản đến Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, thành phố. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (Trừ các ngày lễ, thứ 7 và Chủ nhật).
Bước 2: Hội đồng định giá tiến hành xem tài sản, nghiên cứu thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần định giá, thực hiện khảo sát giá tài sản; mời các thành viên hội đồng, đại diện cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản, đại diện các bên đương sự, người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản cần định giá họp định giá tài sản. Hội đồng định giá lập biên bản về việc định giá và văn bản kết luận định giá tài sản.
Bước 3: Hội đồng định giá gửi kết luận định giá tài sản cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ gửi Hội đồng định giá:
Văn bản yêu cầu định giá tài sản bao gồm các nội dung chính sau: Tên cơ quan yêu cầu định giá; tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; thông tin về tài sản cần định giá; nội dung yêu cầu định giá; thời gian nhận kết quả định giá.
Hồ sơ, tài sản cung cấp cho Hội đồng định giá xem khi định giá tài sản:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm tổ chức cho Hội đồng định giá tài sản xem tài sản hoặc mẫu tài sản và nghiên cứu các thông tin, tài liệu có liên quan đến tài sản cần định giá.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
Thời hạn giải quyết: Thực hiện định giá tài sản theo đúng thời hạn được yêu cầu của cơ quan yêu cầu định giá; trong trường hợp cần có thêm thời gian để thực hiện định giá thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan yêu cầu định giá biết.
Cơ quan thực hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện, thành phố.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, thành phố.
Cơ quan phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản và các đơn vị có liên quan.
Kết quả thực hiện TTHC: Kết luận định giá tài sản.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
Phí, lệ phí: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Nghị định số: 26/2005/NĐ CP ngày 2/3/2005 của Chính phủ về việc hội đồng định giá trong tố tụng hình sự.
Thông tư số 55/2006/TT BTC ngày 22 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 26/2005/NĐ CP ngày 2/3/2005 của Chính phủ.
Mẫu đơn, tờ khai: Không.
2. Thủ tục thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện, thành phố
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 3 tháng, tính từ ngày ký biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán dự án, hạng mục công trình hoàn thành và gửi hồ sơ báo cáo quyết toán cho Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, thành phố. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (Trừ các ngày lễ, thứ 7 và Chủ nhật).
Cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ báo cáo quyết toán, xác định rõ hồ sơ, tài liệu còn thiếu, những tài liệu mà chủ đầu tư cần hoàn thiện, bổ sung; lập phiếu giao nhận hồ sơ gửi cho chủ đầu tư. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo yêu cầu, cán bộ tiếp nhận hồ sơ báo cáo người có thẩm quyền để yêu cầu hoàn thiện bổ sung hoặc trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư.
Trường hợp chủ đầu tư không trực tiếp giao hồ sơ quyết toán, chủ đầu tư lập phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu quy định gửi kèm theo hồ sơ.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chủ đầu tư nhận được thông báo bổ sung hoặc được trả lại hồ sơ; chủ đầu tư có trách nhiệm nộp đủ hồ sơ (đã hoàn chỉnh) hoặc có văn bản giải trình. Ngày chủ đầu tư nhận được thông báo là ngày hai bên trực tiếp giao nhận hồ sơ đối với trường hợp giao nhận trực tiếp, ngày trên dấu công văn đến hoặc ngày trên dấu bưu điện nơi nhận đối với trường hợp giao nhận gián tiếp.
Bước 2: Phòng Tài chính Kế hoạch tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán. Trong quá trình thẩm tra hồ sơ báo cáo quyết toán, trường hợp cần thiết cơ quan thẩm tra quyết toán tổ chức kiểm tra thực tế tại Ban quản lý dự án và hiện trường xây dựng công trình. Trường hợp cần thiết phải có văn bản xin ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hướng xử lý trước khi trình người có thẩm quyền quyết định; kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề tồn tại.
Bước 3: Phòng Tài chính Kế hoạch lập báo cáo thẩm tra quyết toán và hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành để trình UBND huyện, thành phố xem xét, quyết định phê duyệt.
Bước 4: Gửi quyết định phê duyệt quyết toán cho chủ đầu tư và các cơ quan liên quan.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
+ Hồ sơ phải nộp:
1. Đối với dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc bị ngừng thực hiện vĩnh viễn:
Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính);
Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo mẫu qui định (bản chính);
Các văn bản pháp lý có liên quan theo mẫu qui định (bản chính hoặc bản sao);
Các hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa chủ đầu tư với các nhà thầu thực hiện dự án (bản chính hoặc bản sao);
Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng (bản chính hoặc bản sao);
Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A B (bản chính);
Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có, bản chính); kèm theo biên bản nghiệm thu báo cáo kiểm toán và văn bản của chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất, kiến nghị;
Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư.
2. Đối với dự án quy hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển; chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền:
Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính);
Báo cáo quyết toán theo mẫu qui định (bản chính);
Tập các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc bản sao);
Các hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với các nhà thầu; biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng (nếu có, bản chính hoặc bản sao).
+ Hồ sơ xuất trình: Trong quá trình thẩm tra, khi cơ quan thẩm tra quyết toán có văn bản yêu cầu, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán, như: Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ quyết toán: Tối đa là 30 ngày kể từ ngày chủ đầu tư nhận được thông báo bổ sung hoặc được trả lại hồ sơ.
+ Thời hạn thẩm tra, phê duyệt quyết toán: Tối đa là 3 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (áp dụng đối với dự án lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình).
Cơ quan thực hiện TTHC
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND huyện, thành phố.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài chính Kế hoạch.
Cơ quan phối hợp: Kho bạc Nhà nước, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện (Phòng Quản lý đô thị thành phố) và các cơ quan có liên quan.
Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
Đối tượng thực hiện TTHC: Chủ đầu tư.
Phí, lệ phí: Chi phí thẩm tra quyết toán đối với các dự án áp dụng theo tỷ lệ % trên tổng mức đầu tư được duyệt của từng dự án cụ thể như sau:
Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng)
≤ 5
10
50
100
500
1.000
≥ 10.000
Thẩm tra, phê duyệt (%)
0, 38
0, 26
0, 19
0, 15
0, 09
0, 06
0, 032
1. Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán (ký hiệu là K TTPD) dự án hoàn thành được xác định theo công thức tổng quát sau:
Ki =
Kb
(Kb – Ka) x ( Gi – Gb)
Ga Gb
Trong đó:
+ Ki: Định mức chi phí tương ứng với dự án cần tính (đơn vị tính: %);
+ Ka: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận trên (đơn vị tính: %);
+ Kb: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận dưới (đơn vị tính: %);
+ Gi: Tổng mức đầu tư của dự án cần tính, đơn vị: tỷ đồng;
+ Ga: Tổng mức đầu tư của dự án cận trên, đơn vị: tỷ đồng;
+ Gb: Tổng mức đầu tư của dự án cận dưới, đơn vị: tỷ đồng.
2. Chi phí thẩm tra của dự án được xác định theo công thức sau:
(a) Chi phí thẩm tra tối đa = Ki TTPD % x Tổng mức đầu tư
(b) Chi phí thẩm tra tối thiểu là năm trăm ngàn đồng.
3. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của Hạng mục công trình hoặc gói thầu trong dự án được xác định như sau:
Chi phí hạng mục = Mức chi phí của cả dự án x
Dự toán của HMCT
Tổng mức đầu tư của dự án
4. Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư thì định mức chi phí thẩm tra và định mức chi phí kiểm toán được tính bằng 70% định mức nêu trong Bảng trên.
5. Trường hợp dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán thì định mức chi phí thẩm tra được tính bằng 50% định mức nêu trong Bảng trên.
6. Đối với dự án, hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng, định mức chi phí thẩm tra và định mức chi phí kiểm toán được tính tối đa bằng 70% định mức nêu trong Bảng trên.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Chỉ áp dụng đối với việc phê duyệt quyết toán các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND huyện, thành phố, bao gồm các dự án trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp, kể cả các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên được quy định tại Quyết định 23/2009/QĐ UBND , cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới được thẩm định, phê duyệt các dự án có tổng mức đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng, kể cả các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên với mức hỗ trợ dưới 50% tổng mức đầu tư của dự án.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được thẩm định, phê duyệt các dự án có tổng mức đầu tư không lớn hơn 3 tỷ đồng, kể cả các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên với mức hỗ trợ dưới 50% tổng mức đầu tư của dự án.
Căn cứ pháp lý của TTHC:
Thông tư số 19/2011/TT BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
Thông tư số 24/2008/TT BTC ngày 14/3/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch;
Quyết định số 56/2008/QĐ BTC ngày 17/07/2008 về việc ban hành quy trình thẩm tra quyết toán của Bộ Tài chính.
+ Quyết định 23/2009/QĐ UBND ngày 30/9/2005 của UBND tỉnh về việc phân cấp thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo KTKT xây dựng công trình).
Mẫu đơn, tờ khai:
+ Mẫu báo cáo quyết toán:
1. Đối với dự án hoàn thành hoặc bị ngừng thực hiện vĩnh viễn: gồm các biểu theo Mẫu số: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08 /QTDA ban hành kèm theo Thông tư 19/2011/TT BTC .
2. Đối với hạng mục công trình hoàn thành: gồm các biểu theo Mẫu số: 01, 02, 03, 04, 05, 06 /QTDA ban hành kèm theo Thông tư 19/2011/TT BTC .
3. Đối với dự án quy hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển và chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án bị huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền: gồm các biểu theo Mẫu số: 07, 08, 09/QTDA ban hành kèm theo Thông tư 19/2011/TT BTC. Đối với dự án quy hoạch sử dụng vốn từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện quyết toán theo quy định tại Thông tư số 24/2008/TT BTC.
+ Mẫu Phiếu giao nhận hồ sơ theo Mẫu số 01/GHSQT ban hành kèm theo Quyết định số 56/2008/QQD BTC (Trường hợp chủ đầu tư lập phiếu giao nhận hồ sơ gửi kèm theo hồ sơ).
Mẫu đơn, tờ khai đính kèm:
Mẫu số: 01/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
Tên dự án:
Tên công trình, hạng mục công trình:
Chủ đầu tư :
Cấp quyết định đầu tư:
Địa điểm xây dựng:
Quy mô công trình: Được duyệt:...... Thực hiện…...
Tổng mức đầu tư được duyệt:.................…
Thời gian khởi công hoàn thành: Được duyệt:...... Thực hiện…...
I/ Nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị tính: đồng
Tên nguồn vốn
Theo Quyết định đầu tư
Thực hiện
Đã thanh toán
Chênh lệch
1
2
3
4
Tổng cộng
Vốn NSNN
Vốn TD ĐTPT của Nhà nước
Vốn TD Nhà nước bảo lãnh Vốn ĐTPT của đơn vị
…
II/ Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị: đồng
STT
Nội dung chi phí
Dự toán được duyệt
Đề nghị quyết toán
Tăng, giảm so với dự toán
1
2
3
4
5
Tổng số
1
Đền bù, GPMB, TĐC
2
Xây dựng
3
Thiết bị
4
Quản lý dự án
5
Tư vấn
6
Chi khác
III/ Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
IV/ Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
STT
Nhóm
Giá trị tài sản (đồng)
Thực tế
Quy đổi
1
2
3
4
Tổng số
1
Tài sản cố định
2
Tài sản lưu động
V/ Thuyết minh báo cáo quyết toán
1 Tình hình thực hiện dự án:
Những thay đổi nội dung của dự án so với quyết định đầu tư được duyệt.:
+ Quy mô, kết cấu công trình, hình thức quản lý dự án, thay đổi Chủ đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn đầu tư, tổng mức vốn đầu tư.
+ Những thay đổi về thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt.
2 Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:
Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước.
Công tác quản lý vốn, tài sản trong quá trình đầu tư.
3 Kiến nghị:
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
............, ngày... tháng... năm...
Chủ đầu tư
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số: 02/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN
STT
Tên văn bản
Ký hiệu; ngày tháng năm ban hành
Cơ quan ban hành
Tổng giá trị được duyệt (nếu có)
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
…….., ngày... tháng... năm….
Chủ đầu tư
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số: 03/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Đồng
STT
Năm
Kế hoạch
Vốn đầu tư thực hiện
Vốn đầu tư quy đổi
1
2
3
4
5
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………., ngày... tháng... năm….
Chủ đầu tư
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số: 04/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
CHI PHÍ ĐẦU TƯ ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
THEO CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC HOÀN THÀNH
Đơn vị: đồng
Tên công trình
(hạng mục công trình)
Dự toán được duyệt
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán
Tổng số
Gồm
GPMB
Xây dựng
Thiết bị
Quản lý dự án
Tư vấn
Khác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng số
Công trình (HMCT)
Công trình (HMCT)
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………., ngày... tháng... năm….
Chủ đầu tư
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số: 05/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH MỚI TĂNG
Đơn vị: đồng
STT
Tên và ký hiệu tài sản
Đơn vị tính
Số lượng
Giá đơn vị
Tổng nguyên giá
Ngày đưa TSCĐ vào sử dụng
Nguồn vốn đầu tư
Đơn vị tiếp nhận sử dụng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng số
1
2
3
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………., ngày... tháng... năm….
Chủ đầu tư
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số: 06/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG BÀN GIAO
Đơn vị: đồng
STT
Danh mục
Đơn vị tính
Số lượng
Giá đơn vị
Giá trị
Đơn vị tiếp nhận sử dụng
1
2
3
4
5
6
7
Tổng số
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………., ngày... tháng... năm….
Chủ đầu tư
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số: 07/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ CÔNG NỢ CỦA DỰ ÁN
(Tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán)
Đơn vị: đồng
STT
Tên cá nhân, đơn vị thực hiện
Nội dung công việc, hợp đồng thực hiện
Giá trị được A B chấp nhận thanh toán
Đã thanh toán, tạm ứng
Công nợ đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán
Ghi chú
Phải trả
Phải thu
1
2
3
4
5
6
7
Tổng số
1
2
3
...
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………., ngày... tháng... năm….
Chủ đầu tư
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu số 08/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
BẢNG ĐỐI CHIẾU
SỐ LIỆU CẤP VỐN, CHO VAY, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
Nguồn vốn:.....................................................
Tên dự án:.
Chủ đầu tư:
Tên cơ quan cho vay, thanh toán:
I/ Tình hình cấp vốn, cho vay, thanh toán:
STT
Chỉ tiêu
Số liệu của chủ đầu tư
Số liệu của cơ quan thanh toán
Chênh lệch
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
1
Luỹ kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán từ khởi công
2
Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm.
Năm ...
Năm ......
Năm ...
Giải thích nguyên nhân chênh lệch:
II/ Nhận xét đánh giá và kiến nghị:
1 Nhận xét:
Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng.
Chấp hành chế độ quản lý tài chính đầu tư.
2 Kết quả kiểm soát qua quá trình cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư thực hiện dự án:
3 Kiến nghị: Về nguồn vốn đầu tư và chi phí đầu tư đề nghị quyết toán thuộc phạm vi quản lý.
Ngày ... tháng ... năm....
Chủ đầu tư
Ngày ... tháng ... năm ...
Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên)
Trưởng phòng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên)
Mẫu số: 09/QTDA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH
Của Dự án:..............................
(Dùng cho dự án Quy hoạch sử dụng vốn đầu tư phát triển và Chuẩn bị đầu tư bị hủy bỏ)
I Văn bản pháp lý:
Số TT
Tên văn bản
Ký kiệu văn bản; ngày ban hành
Tên cơ quan duyệt
Tổng giá trị phê duyệt (nếu có)
1
2
3
4
5
Chủ trương lập quy hoạch hoặc chuẩn bị đầu tư dự án
Văn bản phê duyệt đề cương (đối với dự án quy hoạch)
Văn bản phê duyệt dự toán chi phí
Quyết định phê duyệt quy hoạch (đối với dự án quy hoạch)
Quyết định huỷ bỏ dự án
II Thực hiện đầu tư
1. Nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị: đồng
Nguồn vốn đầu tư
Được duyệt
Thực hiện
Ghi chú
1
2
3
4
Tổng số
Vốn NSNN
Vốn khác
2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị: đồng
Nội dung chi phí
Dự toán được duyệt
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán
Tăng (+)
Giảm ( )
1
2
3
4
Tổng số
3. Số lượng, giá trị TSCĐ mới tăng và TSLĐ hình thành qua đầu tư, tên đơn vị tiếp nhận quản lý và sử dụng tài sản (nếu có):
III/ Thuyết minh báo cáo quyết toán :
1 Tình hình thực hiện:
Thuận lợi, khó khăn
Những thay đổi nội dung của dự án so chủ trương được duyệt.
2 Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:
Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước
Công tác quản lý vốn và tài sản trong quá trình đầu tư
3 Kiến nghị:
Kiến nghị về việc giải quyết các vướng mắc, tồn tại của dự án
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………., ngày... tháng... năm….
Chủ đầu tư
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN LẬP BIỂU BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT BTC)
Mẫu số 01/QTDA:
I/ Nguồn vốn đầu tư: Phản ánh nguồn vốn đầu tư dự án (công trình, hạng mục công trình) theo từng nguồn vốn, cụ thể:
Cột 1: Ghi tất cả các nguồn vốn đầu tư của dự án.
Cột 2: Ghi theo số vốn đầu tư được duyệt trong Quyết định đầu tư dự án.
Cột 3: Ghi theo số liệu được cơ quan kiểm soát thanh toán xác nhận ở Mẫu 08/QTDA.
Cột 4: bằng giá trị (cột 2) trừ số vốn đã thanh toán (cột 3).
II/ Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Cột 3: Ghi giá trị tương ứng trong quyết định phê duyệt dự toán hoặc quyết định điều chỉnh dự toán.
Cột 4: Ghi chi phí đầu tư chủ đầu tư đề nghị quyết toán (trước khi kiểm toán).
Cột 5: Ghi giá trị Cột 4 Cột 3.
III/ Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: Phản ánh toàn bộ những khoản đã chi phí nhưng do nguyên nhân khách quan đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.
IV/ Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Cột 3: Phản ánh tổng giá trị của tài sản theo thực tế chi phí.
Cột 4: Phản ánh tổng giá trị của tài sản theo giá quy đổi tính đến thời điểm bàn giao tài sản cho sản xuất, sử dụng (Trường hợp không phải quy đổi thì ghi bằng giá trị thực tế).
Mẫu số 02/QTDA:
Phản ánh các văn bản liên quan đến chủ trương thực hiện đầu tư, chi phí đầu tư chủ đầu tư đề nghị quyết toán. Cột 5: Ghi tổng giá trị được duyệt trong các văn bản phê duyệt như: Tổng mức đầu tư, dự toán, tổng giá trị của gói thầu,...
Mẫu số 03/QTDA:
Phản ánh tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm làm cơ sở quy đổi vốn đầu tư quyết toán công trình.
Cột 3 ghi số liệu theo quyết định phân bổ kế hoạch vốn đầu tư qua các năm.
Cột 4 ghi số liệu chủ đầu tư đã thanh toán.
Mẫu số 04/QTDA:
Phản ánh chi phí đầu tư đã thực hiện đề nghị quyết toán của từng công trình (hạng mục công trình) trong trường hợp dự án có từ hai công trình (hạng mục công trình) trở lên.
Từ Cột 4 đến Cột 9: Các chi phí liên quan trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình nào thì đưa vào công trình, hạng mục công trình đó. Khoản chi phí chung cho toàn bộ dự án ghi thành mục riêng theo tổng số.
Mẫu số 05/QTDA:
Phản ánh toàn bộ tài sản hình thành qua đầu tư về số lượng, nguyên giá; chi tiết theo từng đơn vị tiếp nhận sử dụng tài sản.
Mẫu số 06/QTDA:
Phản ánh toàn bộ tài sản lưu động bàn giao cho sản xuất sử dụng khi công trình (hạng mục công trình hoàn thành) về số lượng, đơn giá theo chi phí thực tế. Nếu tại Mục IV, Mẫu số 01/QTDA ghi tổng tài sản lưu động bằng không thì không phải lập Mẫu này.
Mẫu số 07/QTDA:
Phản ánh giá trị thực hiện, tình hình thanh toán và công nợ của dự án; chi tiết theo từng cá nhân, đơn vị tham gia thực hiện dự án tính từ khi thực hiện hợp đồng đến thời điểm khoá sổ lập báo cáo quyết toán.
Mẫu số 08/QTDA:
Lập riêng từng bảng đối chiếu xác nhận cho từng nguồn vốn đầu tư, cho từng cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư của dự án.
Mẫu số 09/QTDA:
Mẫu này áp dụng cho các dự án quy hoạch sử dụng vốn đầu tư phát triển và chi phí chuẩn bị đầu tư bị huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; ghi tương tự như Mẫu số 01/QTDA nêu trên.
Mẫu số 01/GHSQT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2008/QĐ BTC)
ĐƠN VỊ THẨM TRA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /
PHIẾU GIAO NHẬN
Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành
Chủ đầu tư/BQLDA :
Tên dự án :
Công trình (HMHT) :
Ngày nộp hồ sơ :………tháng………năm………
TT
Danh mục
ĐVT
Số lượng
I Hồ sơ đã nộp:
1
Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư ngày …… tháng …… năm ……
2
Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành gồm … biểu báo cáo.
3
Các văn bản pháp lý có liên quan theo Mẫu số 02/QTDA.(ghi rõ số/ký hiệu nếu để rời, ghi tổng số nếu đóng quyển)
4
Tập các hợp đồng : (ghi rõ số/ký hiệu nếu để rời, ghi tổng số nếu đóng quyển)
Biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có, ghi rõ của hợp đồng nào).
5
Tập các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.
6
Quyết toán khối lượng A B, gồm có:
…
7
Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án
Văn bản của chủ đầu tư về kết quả kiểm toán.
8
Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán (Trường hợp không xảy ra đề nghị ghi rõ )
Báo cáo tình hình chấp hành kết luận.
II Hồ sơ còn thiếu:
1
2
…
III Hồ sơ cần bổ sung:
1
2
…
Thời hạn hoàn chỉnh hồ sơ nộp trước ngày ……. tháng ……. năm…….
Hai bên thống nhất lập phiếu giao nhận hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành với các nội dung trên đây./.
BÊN GIAO HỒ SƠ
(ký, ghi đầy đủ họ tên)
BÊN NHẬN HỒ SƠ
(ký, ghi đầy đủ họ tên)
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 37/2011/QĐ UBND
Đắk Nông, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ DỊCH VỤ XE RA, VÀO BẾN XE Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT BTC BGTVT ngày 27/8/2010 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải, hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 1693/TTr SGTVT ngày 26/10/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định về giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Giao Sở Giao thông Vận tải triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều 1, Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Tài chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các Sở, Ngành và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Bốn
QUY ĐỊNH
VỀ GIÁ DỊCH VỤ XE RA, VÀO BẾN XE Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Đắk Nông)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định giá dịch vụ xe ra, vào bến đối với các bến xe ô tô trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các đơn vị khai thác bến xe, đơn vị vận tải tham gia vận chuyển hành khách theo tuyến cố định từ các bến xe trên địa bàn tỉnh đi các nơi, các xe trung chuyển hành khách, xe buýt, xe taxi vào bến đón trả khách và các phương tiện dừng tại bến để bốc, dỡ hàng hóa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô: là số tiền đơn vị vận tải phải trả cho đơn vị kinh doanh khai thác bến xe khi đưa xe vào bến hoạt động.
Chương II
PHÂN LOẠI BẾN XE
Điều 4. Quy chuẩn, phân loại bến xe khách
1. Bến xe khách được phân thành 06 loại tương ứng với quy chuẩn quy định tại Thông tư số 24/2010/TT BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, gồm có:
a) Bến xe loại 1;
b) Bến xe loại 2;
c) Bến xe loại 3;
d) Bến xe loại 4;
đ) Bến xe loại 5;
e) Bến xe loại 6.
2. Giao cho Sở Giao thông Vận tải căn cứ vào các tiêu chuẩn phân loại bến xe của Bộ Giao thông Vận tải, công bố các loại bến xe ô tô khách trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Chương III
GIÁ DỊCH VỤ XE RA VÀO BẾN XE Ô TÔ
Điều 5. Quy định giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô
Giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô (bao gồm cả thuế VAT) thu theo loại bến xe, phân theo tuyến liên tỉnh, nội tỉnh, theo tải trọng xe hoặc theo số ghế thiết kế của xe ghi trong sổ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (trừ ghế lái, phụ xe) và chỉ thu một lần khi xe rời bến. Áp dụng đối với:
1. Xe khách ra vào bến đón, trả khách; xe trung chuyển hành khách; xe taxi, xe buýt ra vào bến xe để đón, trả khách.
2. Xe ô tô tải ra, vào bến để bốc, dỡ hàng hóa thu theo lượt của từng tải trọng xe ghi trong số kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc thu, nộp giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2010/TT BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông Vận tải.
Điều 6. Mức thu đối với xe ra, vào bến xe ô tô
1. Mức thu đối với xe ô tô khách
Số TT
DANH MỤC
Đơn vị tính
Giá dịch vụ bến xe ô tô
Bến xe loại 1, 2
Bến xe loại 3, 4
Bến xe loại 5, 6
I
Tuyến cố định nội tỉnh
đ/ghế xe
1.000
1.000
1.000
II
Tuyến cố định liên tỉnh trong nước
1
Tuyến đi các tỉnh: Đắk Lăk, Lâm Đồng, Bình Phước.
đ/ghế xe
2.000
2.000
2.000
2
Cự ly dưới 300 km (trừ các tuyến ghi tại Điểm 1)
đ/ghế xe
3.500
3.000
2.500
3
Cự ly từ 300 km đến 500 km
đ/ghế xe
4.000
3.500
3.000
4
Cự ly trên 500 km
đ/ghế xe
5.000
4.000
3.500
III
Xe buýt
đ/lượt xe
10.000
7.500
5.000
IV
Xe taxi ra, vào bến đón, trả khách
đ/lượt xe
4.000
3.000
2.000
V
Xe ghé qua bến
1
Xe trung chuyển hành khách
đ/lượt xe
10.000
7.500
7.500
2
Xe khách ghé qua bến trả khách
đ/lượt xe
10.000
7.500
5.000
Ghi chú: Đối với xe khách chất lượng cao trang bị ghế nằm, giường nằm mức thu tăng thêm tối đa 500 đồng/ghế xe so với mức quy định tại Khoản 1 điều này
2. Mức thu đối với xe ô tô vận tải hàng hóa
Số TT
DANH MỤC
Đơn vị tính
Giá dịch vụ bến
Bến xe loại 1, 2
Bến xe loại 3, 4
Bến xe loại 5, 6
1
Tải trọng xe dưới 2 tấn
đ/lượt xe
8.000
5.000
2.000
2
Tải trọng xe từ 2 tấn đến dưới 5 tấn
đ/lượt xe
10.000
7.500
5.000
3
Tải trọng xe từ 5 tấn đến dưới 10 tấn
đ/lượt xe
15.000
10.000
7.500
4
Tải trọng xe trên 10 tấn
đ/lượt xe
20.000
15.000
10.000
5
Xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc
đ/lượt xe
30.000
20.000
15.000
3. Điều chỉnh giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô
a) Mức giá trên đây là giá tối đa, tuỳ theo quy mô đầu tư cơ sở vật chất của bến xe ô tô, các đơn vị kinh doanh khai thác bến xe áp dụng mức thu cho phù hợp nhưng không được vượt quá mức quy định nêu trên và thực hiện kê khai, đăng ký giá với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
b) Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh giá dịch vụ xe ra, vào bến khi có sự biến động giá trên thị trường theo đề nghị của UBND các huyện, thị xã hoặc các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh khai thác bến xe.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Kiểm tra thực hiện
1. Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm tra các bến xe trên địa bàn tỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm của các bến xe, đơn vị vận tải theo Quy định này và các quy định pháp luật pháp luật có liên quan.
2. UBND các huyện, thị xã, chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Quản lý đô thị tổ chức thực hiện nghiêm Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan tại các bến xe thuộc phạm vi quản lý; đề nghị điều chỉnh giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô cho phù hợp với quy mô đầu tư của bến xe.
Điều 8. Xử lý vi phạm
1. Đối với đơn vị khai thác bến xe
Việc thu vượt mức giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô được quy định tại quy định này được xem là hành vi vi phạm. Tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Đối với đơn vị vận tải
a) Việc thực hiện giá dịch vụ xe ra, vào bến được thể hiện trong hợp đồng khai thác tuyến giữa đơn vị vận tải và đơn vị khai thác bến xe.
b) Các hành vi vi phạm trong khi thực hiện hợp đồng, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các điều khoản của hợp đồng hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện nghiêm Quy định này.
2. Các đơn vị khai thác bến xe tổ chức thỏa thuận ký kết hợp đồng với các đơn vị vận tải theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu giá dịch vụ xe ra, vào bến xe ô tô về Sở Giao thông Vận tải./.
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 60/2011/QĐ UBND
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2012
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH 11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc phương pháp xác định các loại giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ CP;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2011/NQ HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh khóa XIV kỳ họp thứ 3 về giá đất năm 2012, trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường (cơ quan thường trực Hội đồng xác định giá đất),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về giá đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
(Có Bảng giá đất chi tiết của các huyện, thành, thị kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012 và thay thế Quyết định số 43/2010//QĐ UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Hà Hòa Bình
QUY ĐỊNH
VỀ GIÁ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2011/QĐ UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đất đai.
2. Được áp dụng đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh trừ các trường hợp được quy định cụ thể theo quy định tại Nghị định 142/2005/NĐ CP và Nghị định 123/2007/NĐ CP.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
1. Tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
2. Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu các dự án có sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật Đất đai.
3. Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai ban hành năm 2003;
4. Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3, Điều 59 của Luật Đất đai năm 2003;
5. Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật;
6. Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường; Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003;
7. Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nguyên tắc xác định giá đất
1. Đối với đất ở
Dựa vào điều kiện cơ sở hạ tầng, khoảng cách tới đường giao thông, thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ để xác định vị trí đất theo nguyên tắc: Vị trí 1 tiếp giáo trục đường giao thông có tên trong bảng giá có khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn các vị trí 2,3,4 ... Các vị trí theo thứ tự tiếp theo thì khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng kém thuận lợi hơn.
Dựa trên khung giá đất quy định của Chính phủ tại Nghị định 188/2004/NĐ CP; Nghị định 123/2007/NĐ CP quy định về xây dựng giá đất và khung giá các loại đất.
Giá đất của các vị trí, các tuyến đường, các đoạn phố được xây dựng trên cơ sở tương đối sát với giá chuyển nhượng phổ biến trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Đối với những ô đất có các cạnh liền kề tiếp giáp với 2 mặt đường trở lên (ngã ba, ngã tư) giá đất được xác định như sau:
+ Ô đất trong đô thị thì giá đất của ô đất đó được tính theo giá đất mặt tiền của loại đường có mức giá cao nhất mà ô đất đó tiếp giáp nhân với hệ số 1,2.
+ Ô đất trong khu vực nông thôn thì giá đất của ô đất đó được tính theo giá đất của đường tiếp giáp có mức giá cao nhất.
Mức giá sau khi điều chỉnh không vượt quá mức giá tối đa theo khung giá đất của Chính phủ.
Đối với các đường phố chưa đặt tên (bao gồm các đường mới mở, các tuyến đường trong các khu đô thị mới) mà chưa quy định mức giá đất thì giá đất được xác định theo giá đất của đường, phố có vị trí tương đương.
2. Đối với đất nông nghiệp
Giá đất được xác định theo từng vị trí đất (các vị trí đất nông nghiệp tương ứng với hạng đất để tính thuế sử dụng đất nông nghiệp: vị trí 1 tương ứng hạng 1, vị trí 2 tương ứng với hạng 2 ...).
Điều 4. Phân loại và phân vùng đất
1. Giá đất được chia làm 3 nhóm:
Nhóm đất nông nghiệp gồm: Đất trồng cây lâu năm; đất trồng cây hàng năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và đất nông nghiệp khác.
Nhóm đất phi nông nghiệp gồm: Đất ở tại nông thôn; đất ở tại đô thị; đất xây dựng các cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh; đất dịch vụ.
Nhóm đất chưa sử dụng là các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
2. Phân vùng đất: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của tỉnh Vĩnh Phúc chia thành các vùng như sau: Đồng bằng, trung du và miền núi (miền núi bao gồm các xã theo quy định của Uỷ ban dân tộc và miền núi).
3. Phân loại đô thị: Thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại 3; thị xã Phúc Yên là đô thị loại 4; các thị trấn thị tứ là đô thị loại 5.
Điều 5. Xác định giá các loại đất
1. Đối với nhóm đất nông nghiệp: Được quy định cụ thể theo từng huyện, thị xã, thành phố.
2. Đối với đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được cấp có thẩm quyền xác nhận là đất ở thì giá được quy định bằng giá đất cao nhất của loại đất trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nơi có đất.
3. Đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn giá đất được xác định trên cơ sở từng địa bàn xã, thị trấn. Trong mỗi xã, thị trấn các vị trí đất được phân theo các tuyến đường, các khu trung tâm. các tụ điểm kinh tế và các vị trí đất còn lại.
4. Đối với đất ở, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị, giá đất được xác định theo loại đô thị, loại đường, đoạn đường và các vị trí khác nhau, tuỳ theo lợi thế kinh doanh của từng vị trí.
6. Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thì giá đất được xác định theo kết quả đấu giá (quy trình đấu giá theo quy định hiện hành của UBND tỉnh), nhưng không được thấp hơn giá đất được quy định trong bản quy định này.
7. Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị được giao quyền sử dụng đất có thời hạn, giá đất được tính bằng 70% giá đất ở liền kề.
8. Đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giao, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ); đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật), cơ sở sáng tác văn hóa, nghệ thuật) tại nông thôn và đô thị: Giá đất được xác định như đối với giá đất ở tại đô thị, giá đất ở tại nông thôn.
9. Đất sử dụng vào mục đích công cộng theo quy định của Chính phủ và các loại đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất cho các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán trại cho người lao động; đất đô thị được sử dụng để xây dựng nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi động vật được pháp luật cho phép; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; đất xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp):
Giá đất được xác định như đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực liền kề, nếu không có những loại đất liền kề nêu trên thì xác định như giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp ở khu vực gần nhất.
10. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản thì áp dụng khung giá đất nông nghiệp có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng khai thác thuỷ sản thì giá đất được xác định theo giá đất phi nông nghiệp liền kề.
11. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa được xác định theo giá loại đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp liền kề.
Nếu liền kề với đất ở thì giá đất được xác định như đối với đất ở liền kề;
Nếu liền kề đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì giá đất được xác định như đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp liền kề;
Nếu không có những loại đất liền kề nêu trên thì xác định như giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp ở khu vực gần nhất.
Nếu các loại đất này liền kề với nhiều loại đất khác nhau, thì giá đất được xác định theo loại đất có mức giá đất thấp nhất.
12. Khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thay đổi loại đô thị, loại đường phố, vị trí đất thì giá đất sẽ được điều chỉnh lại tại khu vực có sự thay đổi.
13. Đối với nhóm đất chưa sử dụng: Khi Nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng thì UBND tỉnh sẽ quy định cụ thể.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thường xuyên theo dõi sự biến động của giá đất thị trường đồng thời đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh giá đất kịp thời.
Khi giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại địa phương của từng loại đất, vị trí đất có biến động liên tục kéo dài trong thời hạn 60 ngày trở lên gây chênh lệch giá trị lớn: Giảm từ 20% trở xuống hoặc tăng từ 20% trở lên so với mức giá trong bản quy định này thì Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh (thông qua sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định).
Điều 6. Các dự án đặc biệt đầu tư xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm kinh tế xã hội, khu đô thị mới, khu du lịch tập trung UBND tỉnh sẽ có quyết định giá đất riêng cho từng dự án.
Điều 7. Đối với các khu vực đất có chuyển mục đích sử dụng thì giá đất được xác định theo mục đích sử dụng mới. Trường hợp chưa có giá đất theo mục đích sử dụng mới, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã nơi có đất chuyển mục đích sử dụng xây dựng giá đất trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 8. Một số quy định chuyển tiếp:
1. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi công cộng, phát triển kinh tế mà phương án bồi thường chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được phê duyệt nhưng chủ đầu tư chưa thông báo trả tiền bồi thường, hoặc đã thông báo chi trả tiền bồi thường nhưng chưa có tiền chi trả trước ngày bản quy định này có hiệu lực thi hành thì được điều chỉnh phương án bồi thường theo giá đất quy định tại bản quy định này.
Nếu phương án bồi thường đã được phê duyệt và chủ đầu tư đã thông báo cho người sử dụng đất bị thu hồi nhưng không đến nhận tiền bồi thường thì giá đất vẫn được áp dụng theo phương án bồi thường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trước ngày quy định này có hiệu lực mà chưa nộp thuế chuyển quyền, lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất hoặc tiền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định thì áp dụng giá đất trong bản quy định này để tính thuế chuyển quyền, lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất . . .
Điều 9. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp) để nghiên cứu giải quyết./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2476/QĐ BTNMT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ CP ngày 16 tháng 8 năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 579/QĐ TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 2020;
Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 2020;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại Văn bản số 4808/VPCP KGVX ngày 15 tháng 7 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012 2020 với những nội dung sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm
a) Phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường phải bảo đảm gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, là khâu đột phá phát triển ngành tài nguyên và môi trường, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước; coi đầu tư cho đào tạo nhân lực là đầu tư phát triển, từng bước tăng cường đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
b) Phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường phải có tính chiến lược lâu dài; là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; có trọng tâm, trọng điểm.
c) Phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường phải bảo đảm tính hài hòa về cơ cấu, cân đối theo lĩnh vực, vùng, miền, lãnh thổ và phải gắn liền với việc bố trí, sử dụng, nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, cơ cấu ngành nghề hợp lý; có phẩm chất, năng lực phục vụ sự nghiệp phát triển ngành, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40% năm 2010 lên mức 70% năm 2020, trong đó ưu tiên đối với các lĩnh vực: khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường.
Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng cao, đủ mạnh ở những lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường, tập trung ưu tiên ở các lĩnh vực: viễn thám, đất đai, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường.
Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho ngành và cho xã hội.
Đầu tư, xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường.
II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2020
1. Nhu cầu chung về nhân lực ngành tài nguyên và môi trường
a) Nhu cầu nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường bổ sung lực lượng công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2012 2015 là khoảng 45.000 người. Giai đoạn từ 2016 đến 2020, với sự phát triển khoa học công nghệ ngành tài nguyên và môi trường, nhu cầu nhân lực này sẽ giảm xuống khoảng 20% đến 25% so với giai đoạn 2012 2015, trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới; tập trung nhân lực có trình độ cao, tăng tỉ lệ có trình độ đại học trở lên từ mức 70% lên đến 90%.
b) Nhu cầu đối với đội ngũ viên chức, người lao động được đào tạo chuyên môn về tài nguyên và môi trường tại khu vực doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 2015 cần khoảng 30.000 người, trong đó cần đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển ngành tài nguyên và môi trường. Tỷ lệ thay thế và bổ sung này sẽ duy trì cho giai đoạn 2012 2020.
2. Nhu cầu nhân lực quản lý nhà nước ngành tài nguyên và môi trường theo từng lĩnh vực
a) Lĩnh vực đất đai: nhân lực hiện có 25.000 người, giai đoạn 2012 2020 cần tuyển mới khoảng 8.000 người chủ yếu thay thế cho đội ngũ cán bộ nghỉ hưu.
b) Lĩnh vực môi trường: nhân lực hiện có khoảng 10.000 người, giai đoạn 2012 2020 cần thay thế và tuyển mới khoảng 10.000 người phục vụ công tác quản lý nhà nước.
c) Lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu: nhân lực hiện có khoảng trên 4.000 người, giai đoạn 2012 2020 cần tuyển khoảng 600 đến 1.000 người chủ yếu để bổ sung, thay thế đội ngũ cán bộ nghỉ hưu.
d) Lĩnh vực địa chất khoáng sản: nhân lực hiện có khoảng 4.500 người, giai đoạn 2012 2020 cần tuyển mới khoảng 3.000 người.
đ) Lĩnh vực tài nguyên nước: nhân lực hiện có khoảng trên 2.000 người chủ yếu làm công tác điều tra và quản lý các công trình thủy lợi, giai đoạn 2012 2020 cần tuyển khoảng 3.000 người.
e) Lĩnh vực đo đạc và bản đồ: nhân lực hiện có khoảng 6.000 người, giai đoạn 2012 2020 cần tuyển khoảng 3.000 người.
g) Lĩnh vực biển và hải đảo: nhân lực hiện có khoảng 1.000 người, giai đoạn 2012 2020 cần tuyển khoảng 20.000 người.
3. Đào tạo, phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường
a) Giai đoạn 2012 2015
Về đào tạo cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường
+ Đào tạo từ 100 đến 120 tiến sỹ, ưu tiên đối với các lĩnh vực đất đai, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường.
+ Đào tạo từ 500 đến 700 thạc sỹ trong các chuyên ngành về quản lý kinh tế, chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.
+ Đào tạo mới, đào tạo chuyển đổi và đào tạo nâng cao từ 3.000 đến 4.000 cán bộ có trình độ đại học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.
+ Đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ 5.000 đến 7.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp trung ương, trong đó có từ 2.000 đến 3.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức được tiếp cận các kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới về tài nguyên và môi trường.
+ Đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ 6.000 đến 10.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh; từ 10.000 đến 15.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã; trong đó từ 1.000 đến 1.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện được tiếp cận các kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới về tài nguyên và môi trường.
Xây dựng và phát triển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn quốc gia; xây dựng Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung đủ các điều kiện để tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo; xây dựng các viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đủ điều kiện đào tạo trình độ tiến sỹ cho các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường.
Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng; phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa và tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới; đổi mới cơ bản và đáp ứng về cơ sở vật chất đối với các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường.
b) Giai đoạn 2016 2020
Tiếp tục tăng cường và mở rộng đào tạo đại học, sau đại học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường, trong đó lưu ý các chuyên ngành về quản lý, kinh tế ngành tài nguyên và môi trường, số lượng khoảng 100 đến 150 cán bộ trình độ tiến sỹ; 700 đến 800 cán bộ trình độ thạc sỹ; đào tạo mới và đào tạo nâng cao khoảng 1.500 đến 2.000 cán bộ trình độ đại học.
Đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ 6.000 đến 8.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp trung ương; từ 7.000 đến 10.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh và từ 15.000 đến 20.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới về tài nguyên và môi trường.
Xây dựng và phát triển Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh nằm trong số 60 trường đại học hàng đầu của Việt Nam; nâng cấp các viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm điều kiện đào các chuyên gia đầu ngành về tài nguyên và môi trường.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Đổi mới và nâng cao nhận thức, tăng cường tuyên truyền về đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường
a) Đổi mới nhận thức, xác định con người là nền tảng, là yếu tố quyết định nhất trong sự phát triển bền vững, hội nhập quốc tế của ngành tài nguyên và môi trường; tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức, yêu cầu cấp bách đối với công tác đào tạo, phát triển nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
b) Thực hiện trong ngành nguyên tắc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phải dựa vào năng lực thực sự và kết quả, hiệu quả công việc.
c) Bảo đảm công tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phải gắn với nhu cầu phát triển ngành, lĩnh vực, nhu cầu xã hội và thị trường lao động.
d) Tăng cường truyền thông về đào tạo và phát triển nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thông qua các hình thức khác nhau.
2. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực ngành tài nguyên và môi trường
a) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo và cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường các cấp.
b) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường tự học tập, nâng cao kiến thức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, tham gia nghiên cứu, giảng dạy ở các nước có trình độ tiên tiến về tài nguyên và môi trường.
c) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ, ưu đãi đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường, đối với những người tham gia đào tạo về tài nguyên và môi trường; xây dựng hệ thống chức danh, vị trí việc làm trong ngành tài nguyên và môi trường.
d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới cơ chế, chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên học các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường, ưu tiên các chuyên ngành khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản.
3. Tập trung xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm
a) Đào tạo trong nước và ngoài nước các chuyên gia, giảng viên đầu ngành về tài nguyên và môi trường làm việc trong các cơ quan hoạch định chính sách, tổ chức khoa học, công nghệ, cơ sở giáo dục, đào tạo; tham gia các tổ chức quốc tế về tài nguyên và môi trường; trước hết tập trung cho việc đào tạo đội ngũ nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế.
b) Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về tài nguyên và môi trường phù hợp với từng loại cán bộ, công chức, viên chức từ Trung ương đến các cấp tỉnh, huyện, xã; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tin học và các kỹ năng quản lý, thực hành khác cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường để tiếp cận, hội nhập khu vực và quốc tế.
4. Đầu tư, xây dựng và phát triển các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường
a) Mở rộng mặt bằng, củng cố, nâng cấp và tăng cường đầu tư các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ; xây dựng các phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, thư viện, phòng học; xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
b) Đầu tư, xây dựng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn quốc gia, đóng vai trò nòng cốt trong đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường; Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung đủ các điều kiện để tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo; các viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đủ điều kiện đào tạo trình độ tiến sỹ cho các chuyên ngành về tài nguyên và môi trường
c) Thành lập và phát triển Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tài nguyên và môi trường;
5. Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo, chương trình, giáo trình trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường
a) Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá để có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường; tăng cường đào tạo cán bộ, giảng viên về tài nguyên và môi trường theo các đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, tập trung vào các ngành khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, viễn thám, biển và hải đảo tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở Hoa Kỳ, Canađa, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Liên bang Nga, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
b) Huy động các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ quản lý đầu ngành tham gia, cộng tác với các cơ sở đào tạo để đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học; mời các chuyên gia hàng đầu, các nhà khoa học có năng lực, uy tín người nước ngoài và Việt kiều trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tham gia giảng dạy tại Việt Nam.
c) Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn về tài nguyên và môi trường; kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, quản lý cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên các cơ sở đào tạo về tài nguyên và môi trường.
d) Rà soát, đánh giá, điều chỉnh danh mục ngành đào tạo, các chương trình, giáo trình của các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển ngành tài nguyên và môi trường.
đ) Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tiên tiến một số chuyên ngành về tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh đào tạo sau đại học bằng tiếng Anh cho một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
e) Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng người học; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chương trình, giáo trình thực hành, thực nghiệm, chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường.
6. Đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực
a) Dự báo nhu cầu vốn
Căn cứ nhu cầu phát triển nhân lực và quy mô đào tạo, nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực giai đoạn 2012 2020 được dự báo sơ bộ như sau:
Tổng kinh phí đầu tư cho phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012 2020 là 2.841 tỷ đồng; bao gồm nguồn ngân sách nhà nước phân bổ từ trung ương và địa phương chiếm 60%; nguồn ODA và các nguồn khác chiếm 40%, trong đó, kinh phí được phân bổ theo 02 giai đoạn:
+ Giai đoạn 2012 2015: kinh phí dự kiến thực hiện Đề án là 1.200 tỷ đồng cho các hoạt động khảo sát nhu cầu; lập kế hoạch triển khai; xây dựng cơ chế, chính sách; triển khai đồng bộ tại các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường từ trung ương tới địa phương; tiến hành sơ kết 5 năm.
+ Giai đoạn 2016 2020: kinh phí dự kiến thực hiện Đề án là 1.641 tỷ đồng cho các hoạt động tiếp tục triển khai có bổ sung các nội dung mới và rút kinh nghiệm từ sơ kết giai đoạn 1; đánh giá kết quả, tổng kết việc thực hiện Đề án; khuyến nghị bước tiếp theo.
Khái toán các tiểu đề án, dự án và nhiệm vụ thực hiện Đề án tại Phụ lục kèm theo.
b) Huy động các nguồn lực cho đào tạo, phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường
Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm ít nhất 20% so với năm trước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng về tài nguyên và môi trường.
Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đóng góp, đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, mở ngành đào tạo và tham gia hoạt động đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
Tăng cường đàm phán, vận động và xúc tiến đầu tư để thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài cho phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Thành lập Ban chỉ đạo
Thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng ban, một Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là Phó Trưởng ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ là Ủy viên thường trực; các ủy viên khác bao gồm: một số cán bộ cấp Vụ các đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan; mời đại diện lãnh đạo cấp Vụ các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Ngoại giao, Ban Tổ chức Trung ương.
2. Phân công trách nhiệm
a) Vụ Tổ chức cán bộ là đơn vị thường trực Ban chỉ đạo, phối hợp với Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính xây dựng, trình phê duyệt các dự án, nhiệm vụ thuộc quy hoạch; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi các Vụ: Tài chính, Kế hoạch, Khoa học và Công nghệ, Hợp tác quốc tế, Thi đua Khen thưởng, Pháp chế để trình Bộ trưởng đưa vào dự toán ngân sách nhà nước; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng tình hình thực hiện quy hoạch.
b) Các Vụ: Kế hoạch, Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, liên quan đề nghị bố trí kinh phí ngân sách thực hiện quy hoạch; trên cơ sở ngân sách được phê duyệt, hai Vụ cân đối, bố trí ngân sách và hướng dẫn các đơn vị quản lý tài chính, kinh phí thực hiện quy hoạch; xây dựng các cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện quy hoạch.
c) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến, vận động đầu tư, kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế hỗ trợ kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch.
d) Các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Thi đua Khen thưởng, Pháp chế, các Trường, các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện quy hoạch theo phân công nhiệm vụ tại Phụ lục danh mục các dự án, nhiệm vụ kèm theo Quyết định này.
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu đào tạo, phát triển nhân lực của địa phương, chủ động phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch.
e) Đề nghị các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu đào tạo, phát triển nhân lực của Bộ, ngành mình chủ động phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ có liên quan thuộc quy hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 3; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo); Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Ban Tổ chức Trung ương; Lưu VT, TCCB.H105
BỘ TRƯỞNG Nguyễn Minh Quang
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2012 2020 (Kèm theo Quyết định số 2476 /QĐ BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TT
Tên dự án, nhiệm vụ
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Thời gian thực hiện
Kinh phí dự kiến
(tỷ đồng)
Sản phẩm dự kiến
I. Hoàn thiện cơ chế, chính sách; xây dựng quy hoạch mạng lưới và đổi mới, nâng cao nhận thức về đào tạo, phát triển nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
1
Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về đào tạo nhân lực trong ngành tài nguyên và môi trường
Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Vụ Pháp chế, các Tổng cục, các Cục, các Trường, Viện thuộc Bộ
2012 2014
01
Đánh giá hệ thống chính sách hiện hành và xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực trong ngành tài nguyên và môi trường.
2
Tăng cường truyền thông về đào tạo và phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường
Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Vụ Pháp chế; các Tổng cục; các Cục trực thuộc Bộ
2012 2016
05
Nhận thức của xã hội về đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường có chuyển biến căn bản.
3
Xây dựng hệ thống chức danh, vị trí việc làm; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về tuyển dụng nhân lực, nhân tài; tăng cường công tác quản trị nhân lực ngành tài nguyên và môi trường
Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các Vụ, Tổng cục, các Cục, các đơn vị trực thuộc Bộ
2012 2013
05
Hệ thống chức danh, vị trí việc làm được chuẩn hóa; ban hành cơ chế, chính sách tuyển dụng cán bộ, đi đôi với chính sách đãi ngộ, chế độ ưu đãi đặc thù để thu hút được cán bộ giỏi, cán bộ có trình độ cao vào công tác trong ngành tài nguyên và môi trường
II. Tập trung đào tạo, phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường, ưu tiên đào tạo chuyên gia, cán bộ có trình độ công nghệ cao và cán bộ ở cơ sở
4
Xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình; biên soạn và xuất bản tài liệu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về tài nguyên và môi trường
Các Trường trực thuộc Bộ
Vụ Tổ chức cán bộ, các Tổng cục, các Cục, các Viện, các đơn vị khác trực thuộc Bộ
2012 2020
40
Chương trình, giáo trình đào tạo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế.
5
Đào tạo cán bộ có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành về tài nguyên và môi trường
Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Trường, các Viện trực thuộc Bộ
2012 2020
390
Dự kiến từ 200 đến 350 tiến sỹ và từ 1.200 đến 1.500 thạc sỹ được đào tạo trong nước và nước ngoài về các chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
Đội ngũ khoa học công nghệ đầu đàn, có năng lực tiếp cận trình độ chung của thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn: viễn thám, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước, môi trường, biển và hải đảo được xây dựng.
6
Đào tạo, bồi dưỡng về tài nguyên và môi trường cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý và cán bộ hoạch định chính sách ở trung ương và địa phương
Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các Vụ, các Trường, các Tổng cục, các Cục trực thuộc Bộ; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2012 2020
200
Đội ngũ lãnh đạo quản lý và chuyên gia hoạch định chính sách về tài nguyên và môi trường cấp trung ương và cấp tỉnh đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng và cơ cấu.
7
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ tài nguyên và môi trường ở cấp cơ sở
Các Trường trực thuộc Bộ
Vụ Tổ chức cán bộ, các Tổng cục, các Cục trực thuộc Bộ; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2012 2020
1.000
Dự kiến từ 10.000 đến 15.000 lượt cán bộ công chức cấp xã, huyện trong giai đoạn 2011 2015 và từ 15.000 đến 20.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp xã và cấp huyện trong giai đoạn 2016 2020 được đào tạo, bồi dưỡng.
8
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo về tài nguyên và môi trường
Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các Trường, các Tổng cục, các Cục, các Viện trực thuộc Bộ
2012 2020
100
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo lĩnh vực tài nguyên và môi trường được chuẩn hóa, hiện đại và hội nhập quốc tế.
III. Nâng cao năng lực đào tạo các trường, viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
9
Xây dựng, củng cố, nâng cấp, mở rộng mặt bằng, tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm cho các Trường, các Viện thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các Trường, các Viện trực thuộc Bộ chủ trì xây dựng dự án; Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng dẫn thực hiện dự án
Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, các Trường, các Viện trực thuộc Bộ
2012 2020
1.000
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh được mở rộng mặt bằng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc gia; đóng vai trò nòng cốt trong đào tạo nhân lực ngành tài nguyên và môi trường. Nâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung thành trường Đại học vào năm 2015. Các Viện trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học cung cấp chuyên gia đầu ngành về tài nguyên và môi trường.
10
Xây dựng Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường
Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các Trường, các Viện trực thuộc Bộ
2012 2015
100
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực đào tạo khoảng 5.000 lượt cán bộ hàng năm và tham gia trao đổi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường các nước trong khu vực và quốc tế.
Tổng kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ là 2.841 tỷ đồng (Hai ngàn tám trăm bốn mươi mốt tỷ đồng chẵn)
|
ỦY BAN DÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 76/2011/QĐ UBND
Đồng Xoài, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ CP ngày 23/06/2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 66/2009/QĐ TTg ngày 24/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê;
Quyết định số 67/2009/QĐ TTg ngày 24/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở:
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1045/TTr SXD ngày 27/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành chính sách ưu đãi trong đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định chính sách ưu đãi đối với các chủ đầu tư nhằm khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất (sau đây gọi chung là khu công nghiệp), cụm công nghiệp và nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có điều kiện, nguồn lực tham gia xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở thu nhập thấp và các tổ chức khác có chức năng đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở trên địa bàn tỉnh.
3. Điều kiện để được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư
a) Các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng dự án nhà ở công nhân, nhà ở thu nhập thấp đăng ký với UBND tỉnh để được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 4 của điều này.
b) Đảm bảo đúng đối tượng được quy định tại Điều 8, Quyết định số 66/2009/QĐ TTg ngày 24/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với nhà ở công nhân và tại Điều 6, Quyết định số 67/2009/QĐ TTg ngày 24/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với nhà ở thu nhập thấp.
c) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục xác định đối tượng và thực hiện việc mua, thuê, thuê mua, mua trả góp nhà ở thu nhập thấp quy định tại Điều 7, Quyết định số 67/2009/QĐ TTg đối với nhà ở thu nhập thấp.
4. Các chính sách ưu đãi đầu tư
Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở thu nhập thấp được cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành của Chính phủ. Ngoài ra còn được hưởng các chính sách ưu đãi riêng được áp dụng trên địa bàn tỉnh như sau:
a) Được giao đất đã giải phóng mặt bằng thuộc quy hoạch đã được phê duyệt. Đất chưa được giải phóng mặt bằng thì Nhà nước sẽ thực hiện đền bù giải toả và giao đất đã giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư.
b) Được sử dụng tối thiểu 20% quỹ đất ở của dự án để làm nhà ở thương mại (phần đất này không được hưởng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nhà ở công nhân, nhà ở thu nhập thấp).
c) Được sử dụng tầng trệt để kinh doanh các dịch vụ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu của các hộ tại các khu nhà trong phạm vi dự án.
d) Tùy vào tính chất, đặc điểm của từng dự án có thể được xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đầu tư hệ thống giao thông và thoát nước trong phạm vi dự án.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Trương Tấn Thiệu
|
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 21/2011/QĐ UBND
Cần Giờ, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BÃI BỎ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CẦN GIỜ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
Căn cứ Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
Căn cứ Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT BTP ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 75/2011/QĐ UBND ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế về kiểm tra, xử lý và rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Tư pháp huyện tại Công văn số 269/TP ngày 23 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay công bố danh mục 111 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân huyện ban hành từ năm 1994 đến tháng 12 năm 2011 đã hết hiệu lực thi hành (có Danh mục đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Thủ trưởng các phòng, ban thuộc huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Huỳnh Cách Mạng
DANH MỤC
195 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BAN HÀNH TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2011 CÒN HIỆU LỰC THI HÀNH (Kèm theo Quyết định số 21/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
STT
Hình thức
Số văn bản
Ngày ban hành
Trích yếu
Ghi chú
01
Quyết đnịh
156/QĐ UB Ngày 24/6/1994
QĐ về đồng ý cho Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo sử dụng dấu của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội để giao dịch tại ngân hàng.
02
//
202/QĐ UB Ngày 07/12/1994
QĐ về chuyển giao nhiệm vụ tham mưu, quản lý Nhà nước về giá cho Phòng Tài chính.
03
//
21/QĐ UB Ngày 01/12/1995
QĐ về thành lập trường Tiểu học Long Thạnh.
04
//
22/QĐ UB Ngày 01/12/1995
QĐ về thành lập trường Trung học CS Long Hòa.
05
//
178/QĐ UB Ngày 24/4/1996
QĐ về chuyển giao nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất cho Chi Cục thuế huyện.
06
//
294/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo Long Hòa.
07
//
295/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo Lý Nhơn.
08
//
296/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường THCS An Thới Đông.
09
//
297/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường Tiểu học An Thới Đông.
10
//
298/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường Tiểu học Bình Phước.
11
//
29/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Bình Thạnh.
12
//
31/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo Cần Thạnh.
13
//
32/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Đồng Hòa.
14
//
33/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường THCS Thạnh An.
15
//
34/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường THCS Lý Nhơn.
16
//
35/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Hòa Hiệp.
17
//
36/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Mầm non Cần Thạnh
18
//
38/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Bình Khánh.
19
//
39/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Vàm Sát.
20
//
40/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học An Nghĩa.
21
//
41/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Cần Thạnh.
22
//
42/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Bình Mỹ.
23
//
155/1998/QĐ UB Ngày 11/3/1998
QĐ về điều chỉnh địa giới hành chính tách, thành lập ấp của các xã thuộc huyện Cần Giờ.
24
//
269/1998/QĐ UB Ngày 20/4/1998
QĐ về thành lập Nhà mở Tam Thôn Hiệp huyện.
25
//
270/1998/QĐ UB Ngày 20/4/1998
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà mở Tam Thôn Hiệp huyện Cần Giờ.
26
//
398/1998/QĐ UB Ngày 22/6/1998
QĐ về thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ.
27
//
403/1998/QĐ UB Ngày 25/6/1998
QĐ về thành lập Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
28
//
552/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo An Thới Đông.
29
//
554/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Lý Nhơn.
30
//
555/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập trường THCS Lý Nhơn.
31
//
591/1998/QĐ UB Ngày 17/8/1998
QĐ về bãi bỏ các văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
32
Chỉ thị
03/1999/CT UB Ngày 07/10/1999
CT về triển khai thực hiện chế độ làm việc tuần 40 giờ theo Quyết định 188/QĐ TTg.
33
Quyết định
131/1999/QĐ UB Ngày 03/3/1999
QĐ về phê chuẩn quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà dưỡng lão Thanh Tâm thuộc Giáo xứ Cần Thạnh.
34
//
132/1999/QĐ UB Ngày 03/3/1999
QĐ về phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Ký túc xá Thanh Tâm thuộc Giáo xứ Cần Thạnh.
35
//
387/1999/QĐ UB Ngày 26/6/1999
QĐ về giao Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật cho Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Cần Giờ quản lý.
36
//
825/1999/QĐ UB Ngày 03/11/1999
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng huyện Cần Giờ.
37
//
854/1999/QĐ UB Ngày 16/11/1999
QĐ về hủy bỏ Quyết định số 375/QĐ UB ngày 16/6/1999 của Ủy ban nhân dân huyện.
38
//
1128/QĐ UB Ngày /11/2000
QĐ về cho phép mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện Cần Giờ cho 10 trường học trên địa bàn huyện, đợt 1 năm 2001.
39
//
1156/2000/QĐ UB Ngày 23/11/2000
QĐ về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban nhân dân huyện ban hành từ năm 1997 đến năm 1999.
40
//
324/QĐ UB Ngày 07/5/2001
QĐ về giao công trình thủy lợi cho Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp quản lý.
41
//
325/QĐ UB Ngày 07/5/2001
QĐ về giao công trình thủy lợi cho Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn quản lý.
42
//
326/QĐ UB Ngày 07/5/2001
QĐ về giao công trình thủy lợi cho Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông quản lý.
43
//
538/2001/QĐ UB Ngày 08/10/2001
QĐ về thành lập trường Tiểu học Doi Lầu.
44
//
541/2001/QĐ UB Ngày 15/8/2001
QĐ về thành lập trường THCS Bình Khánh.
45
//
542/2001/QĐ UB Ngày 15/9/2001
QĐ về thành lập trường THCS Cần Thạnh.
46
//
582/2001/QĐ UB Ngày 09/10/2001
QĐ về ban hành Quy chế về tổ chức thực hiện bù giá cung cấp nước trên địa bàn huyện.
47
//
761/2001/QĐ UB Ngày 19/11/2001
QĐ về bãi bỏ Quyết định số 614/QĐ UB ngày 13/8/1999.
48
//
762/2001/QĐ UB Ngày 19/11/2001
QĐ về bãi bỏ Quyết định số 1142/2000/QĐ Ủy ban nhân dân ngày 13/12/2000.
49
//
763/2001/QĐ UB Ngày 19/11/2001
QĐ về bãi bỏ Quyết định số 379/QĐ UB ngày 31/8/1995.
50
Chỉ thị
01/2002/CT UB Ngày 18/01/2002
CT về tăng cường công tác quản lý giống tôm và phòng trị bệnh tôm nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ.
51
Quyết định
07/2002/QĐ UB Ngày 13/3/2002
QĐ về bãi bỏ Quyết định số 135/QĐ UB ngày 06/3/2001.
52
//
09/2002/QĐ UB Ngày 18/3/2002
QĐ về bãi bỏ các Quyết định thành lập Hội đồng xét cấp đất của Ủy ban nhân dân các xã, huyện Cần Giờ.
53
//
02/2003/QĐ UB Ngày 03/6/2003
QĐ về thành lập Ban Quản lý Khu du lịch 30/4.
54
//
06/2003/QĐ UB Ngày 24/3/2003
QĐ về thành lập Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Cần Giờ.
55
//
18/2003/QĐ UB Ngày 19/6/2003
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu du lịch 30/4 huyện.
56
//
23/2003/QĐ UB Ngày 15/8/2003
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
57
//
24/2003/QĐ UB Ngày 15/8/2003
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời mức chi quỹ bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
58
//
04/2004/QĐ UB Ngày 17/02/2004
QĐ về bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu du lịch 30/4 huyện Cần Giờ.
59
//
26/2004/QĐ UB Ngày 07/4/2004
QĐ về thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng huyện Cần Giờ.
60
//
31/2004/QĐ UB Ngày 23/4/2004
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục đào tạo huyện Cần Giờ đén năm 2020.
61
//
35/2004/QĐ UB Ngày 06/9/2004
QĐ về bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu du lịch 30/4 huyện Cần Giờ.
62
//
40/2004/QĐ UB Ngày 29/7/2004
QĐ về phê duyệt đề án đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
63
//
54/2004/QĐ UB Ngày 10/12/2004
QĐ về thành lập Nhà Thiếu nhi huyện Cần Giờ.
64
//
56/2004/QĐ UB Ngày 25/10/2004
QĐ về phê duyệt và triển khai đề án thu gom rác dân lập ở địa bàn huyện Cần Giờ.
65
//
57/2004/QĐ UB Ngày 26/10/2004
QĐ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Cần Thạnh (khu 1) thị trấn Cần Thạnh, diện tích 75,18 ha.
66
//
58/2004/QĐ UB Ngày 27/10/2004
QĐ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Cần Thạnh (khu 3) thị trấn Cần Thạnh, diện tích 51,5 ha.
67
//
59/2004/QĐ UB Ngày 27/10/2004
QĐ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, diện tích 32,43 ha.
68
//
60/2004/QĐ UB Ngày 27/10/2004
QĐ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Đồng Hòa, xã Long Hòa, diện tích 87,43ha.
69
//
61/2004/QĐ UB Ngày 27/10/2004
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư An Thới Đông (mở rộng về hướng Đông), xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, diện tích 44,84 ha.
70
//
62/2004/QĐ UB Ngày 01/11/2004
QĐ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư du lịch nhà vườn Sadeco Duyên Hải xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
71
//
63/2004/QĐ UB Ngày 22/11/2004
QĐ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết chia lô tỷ lệ 1/500 Khu dân cư sông Đồng Dinh xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
72
//
08/2005/QĐ UB Ngày 08/4/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Bình Phước xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, diện tích 56,78 ha.
73
//
12/2005/QĐ UB Ngày 04/5/2005
QĐ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ.
74
//
13/2005/QĐ UB Ngày 12/5/2005
QĐ về việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cần Giờ.
75
//
16/2005/QĐ UB Ngày 18/5/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, diện tích 74,50 ha.
76
//
17/2005/QĐ UB Ngày 18/5/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư trung tâm xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, diện tích 34,50 ha.
77
//
22/2005/QĐ UB Ngày 22/6/2005
QĐ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cần Giờ.
78
//
23/2005/QĐ UB Ngày 07/7/2005
QĐ về việc đổi tên Trường Nuôi Dạy trẻ em khuyết tật huyện Cần Giờ thành Trường Chuyên biệt Cần Thạnh.
79
//
24/2005/QĐ UB Ngày 07/7/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Đồng Tranh xã Long Hòa huyện Cần Giờ (quy mô 187 ha).
80
//
25/2005/QĐ UB Ngày 07/7/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư An Nghĩa mở rộng xã An Thới Đông huyện Cần Giờ (quy mô 112,20 ha).
81
//
26/2005/QĐ UB Ngày 11/7/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Giồng ao thị trấn Cần Thạnh..
82
//
31/2005/QĐ UBND Ngày 07/9/2005
QĐ về việc ban hành Quy trình thủ tục cải cách hành chính theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 huyện Cần Giờ.
83
//
33/2005/QĐ UBND Ngày 15/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Bà Xán xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, diện tích 30 ha.
84
//
34/2005/QĐ UBND Ngày 15/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Mút Bột xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, diện tích 29,35 ha.
85
//
35/2005/QĐ UBND Ngày 16/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, diện tích 42,81 ha.
86
//
36/2005/QĐ UBND Ngày 21/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Đồng Hòa xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, diện tích 70,75 ha.
87
//
37/2005/QĐ UBND Ngày 21/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Trung tâm xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, diện tích 49,76 ha.
88
//
39/2005/QĐ UBND Ngày 10/10/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư An Nghĩa xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, diện tích 76,22 ha.
89
//
40/2005/QĐ UBND Ngày 10/10/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Kho Đồng xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, diện tích 170,8 ha.
90
//
43/2005/QĐ UBND Ngày 14/11/2005
QĐ về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” thuộc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
91
//
53/2005/QĐ UBND Ngày 29/12/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, diện tích 200,0 ha.
92
//
02/2006/QĐ UBND Ngày 09/02/2006
QĐ về việc ban hành Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ.
93
//
04/2006/QĐ UBND Ngày 20/02/2006
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác phòng không nhân dân huyện Cần Giờ.
94
//
11/2006/QĐ UBND Ngày 16/3/2006
QĐ về việc ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Ban biên tập trang Web huyện Cần Giờ.
95
//
26/2006/QĐ UBND Ngày 01/8/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Bình Khánh.
96
//
27/2006/QĐ UBND Ngày 01/8/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã An Thới Đông.
97
//
30/2006/QĐ UBND Ngày 01/8/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Lý Nhơn.
98
//
31/2006/QĐ UBND Ngày 08/8/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Long Hòa.
99
//
32/2006/QĐ UBND Ngày 29/8/2006
QĐ về thành lập Trường Trung học cơ sở Doi Lầu.
100
//
33/2006/QĐ UBND Ngày 06/9/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Thạnh An.
101
//
34/2006/QĐ UBND Ngày 06/9/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Tam Thôn Hiệp.
102
//
39/2006/QĐ UBND Ngày 06/10/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện Thị trấn Cần Thạnh.
103
//
40/2006/QĐ UBND Ngày 28/11/2006
QĐ về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với quy định của Luật Đất đai.
104
//
41/2006/QĐ UBND Ngày 28/11/2006
QĐ về chuyển đổi Ấp, Tổ nhân dân thành Khu phố, tổ dân phố.
105
//
43/2006/QĐ UBND Ngày 12/12/2006
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Tam Thôn Hiệp.
106
//
03/2007/QĐ UBND Ngày 25/4/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Vì người nghèo huyện Cần Giờ.
107
//
05/2007/QĐ UBND Ngày 14/5/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa huyện.
108
//
07/2007/QĐ UBND Ngày 21/9/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Cần Giờ.
109
//
08/2007/QĐ UBND Ngày 01/10/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cần Giờ.
110
//
10/2007/QĐ UBND Ngày 23/10/2007
QĐ về thu hồi, bãi bỏ Quyết định hết hiệu lực thi hành.
111
//
11/2007/QĐ UBND Ngày 25/12/2007
QĐ về thành lập Thanh tra Xây dựng huyện Cần Giờ và Thanh tra Xây dựng xã, thị trấn.
112
Chỉ thị
03/2008/CT UBND Ngày 05/6/2008
CT về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng an ninh toàn dân trước tình hình mới trên địa bàn huyện.
113
//
04/2008/CT UBND Ngày 17/5/2008
CT về tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước.
114
Quyết định
01/2008/ QĐ UBND Ngày 23/01/2008
QĐ về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
115
//
02/2008/QĐ UBND Ngày 03/4/2008
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng giáo dục Quốc Phòng.
116
//
04/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về giải thể Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em huyện, chuyển các chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em vào các phòng có liên quan.
117
//
05/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về giải thể Ban Tôn giáo huyện.
118
//
06/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
119
//
07/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện.
120
//
08/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Nội vụ huyện.
121
//
09/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Tư pháp huyện.
122
//
10/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Thanh tra huyện.
123
//
11/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Y tế huyện.
124
//
12/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
125
//
13/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Văn hóa và Thông tin huyện.
126
//
14/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Lao động, Thông tin và Xã hội huyện.
127
//
15/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
128
//
18/2008/QĐ UBND Ngày 12/11/2008
QĐ về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
129
//
19/2008/QĐ UBND Ngày 12/11/2008
QĐ về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo huyện Cần Giờ đến năm 2020.
130
Chỉ thị
01/2009/CT UBND Ngày 20/01/2009
CT về tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự và ổn định tình hình sản xuất đối với nghề nuôi nghêu trên địa bàn huyện
130
//
03/2009/CT UBND Ngày 04/8/2009
CT về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.
132
//
05/2009/CT UBND Ngày 06/8/2009
CT về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.
133
Quyết định
01/2009/QĐ UBND Ngày 16/02/2009
QĐ về quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn huyện
134
//
02/2009/QĐ UBND Ngày 17/02/2009
QĐ về bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
135
//
03/2009/QĐ UBND Ngày 27/3/2009
QĐ về ban hành Quy định mức sử dụng giá nước cho các nhóm đối tượng sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Cần Giờ.
136
//
06/2009/QĐ UBND Ngày 04/5/2009
QĐ về kiện toàn tổ chức và nhân sự Hội đồng Thi đua và Khen thưởng huyện
137
//
08/2009/QĐ UBND Ngày 05/6/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ huyện Cần Giờ.
138
//
11/2009/QĐ UBND Ngày 30/6/2009
QĐ về thành lập Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Cần Giờ.
139
//
12/2009/QĐ UBND Ngày 23/7/2009
QĐ về ban hành Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
140
//
13/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Thạnh An.
141
//
14/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Lý Nhơn.
142
//
15/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng thị trấn Cần Thạnh.
143
//
16/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Bình Khánh.
144
//
17/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã An Thới Đông.
145
//
18/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Long Hòa
146
//
20/2009/QĐ UBND Ngày 04/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ huyện Cần Giờ.
147
//
21/2009/QĐ UBND Ngày 04/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ.
148
//
22/2009/QĐ UBND Ngày 04/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Cần Giờ.
149
//
23/2009/QĐ UBND Ngày 10/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Cần Giờ.
150
//
24/2009/QĐ UBND Ngày 13/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giờ
151
//
25/2009/QĐ UBND Ngày 13/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cần Giờ.
152
//
26/2009/QĐ UBND Ngày 13/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Cần Giờ.
153
//
27/2009/QĐ UBND Ngày 24/11/2009
QĐ về ban hành kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cần Giờ (khóa IX) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26 NQ/TW khóa X và chương trình hành động số 43 CTr/TU ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy.
154
//
29/2009/QĐ UBND Ngày 25/12/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ.
155
Chỉ thị
03/2010/CT UBND Ngày 30/12/2010
CT về công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự; tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân; công tác tuyển sinh quân sự và công tác đăng ký, quản lý, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu lực lượng dự bị động viên năm 2011.
156
Quyết định
01/2010/QĐ UBND Ngày 19/01/2010
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Cần Giờ.
157
//
04/2010/QĐ UBND Ngày 02/4/2010
QĐ về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
158
//
05/2010/QĐ UBND Ngày 11/5/2010
QĐ về ban hành Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Xây dựng huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các cơ quan chức năng liên quan trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Cần Giờ.
159
//
06/2010/QĐ UBND Ngày 17/6/2010
QĐ về ban hành Quy định về chính sách cho vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở huyện Cần Giờ.
160
//
07/2010/QĐ UBND Ngày 22/6/2010
QĐ về ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.
161
//
08/2010/QĐ UBND Ngày 25/6/2010
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
162
//
09/2010/QĐ UBND Ngày 25/6/010
QĐ về bãi bỏ văn bản quy định thủ tục hành chính áp dụng tại Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ trong lĩnh vực đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách Nhà nước.
163
//
10/2010/QĐ UBND Ngày 30/8/2010
QĐ về ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Cần Giờ.
164
//
11/2010/QĐ UBND Ngày 14/9/2010
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dạy nghề huyện Cần Giờ.
165
//
12/2010/QĐ UBND Ngày 04/10/2010
QĐ về ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng nhà ở công vụ trên địa bàn huyện Cần Giờ.
166
//
13/2010/QĐ UBND Ngày 19/10/2010
QĐ về ban hành Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Cần Giờ.
167
//
14/2010/QĐ UBND Ngày 21/10/2010
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về quản lý, khai thác và bảo vệ mạng tin học của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
168
//
15/2010/QĐ UBND Ngày 24/11/2010
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đài Truyền thanh huyện Cần Giờ.
169
//
16/2010/QĐ UBND Ngày 29/11/2010
QĐ về ban hành Quy chế về sử dụng, khai thác và quản trị chương trình “Phần mềm Quản lý Văn bản và hồ sơ công việc” tại Phòng, ban thuộc mạng tin học của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
170
//
17/2010/QĐ UBND Ngày 20/12/2010
QĐ về giao chỉ tiêu dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2011.
171
Chỉ thị
02/2011/CT UBND Ngày 31/3/2011
CT về tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2011.
172
//
03/2011/CT UBND Ngày 22/8/2011
CT về tổ chức phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và kế hoạch 05 năm (2011 2015).
173
//
04/2011/CT UBND Ngày 16/9/2011
CT về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2011 2012 tại huyện Cần Giờ.
174
//
05/2011/CT UBND Ngày 24/11/2011
CT về tổ chức đón Tết Nhâm Thìn năm 2012.
175
//
06/2011/CT UBND Ngày 15/12/2011
CT về công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự; tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân; công tác tuyển sinh quân sự và động viên quân đội năm 2012.
176
Quyết định
01/2011/QĐ UBND Ngày 11/01/2011
QĐ về ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Cần Giờ 05 năm 2011 2015.
177
//
02/2011/QĐ UBND Ngày 13/01/2011
QĐ về ban hành Quy chế về quản lý hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Cần Giờ.
178
//
03/2011/QĐ UBND Ngày 18/01/2011
QĐ về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách huyện năm 2011 (có Kế hoạch kèm theo).
179
//
04/2011/QĐ UBND Ngày 21/01/2011
QĐ về thành lập Phòng Kinh tế huyện.
180
//
05/2011/QĐ UBND Ngày 21/01/2011
QĐ về thành lập Phòng Quản lý đô thị huyện.
181
//
06/2011/QĐ UBND Ngày 14/02/2011
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện.
182
//
07/2011/QĐ UBND Ngày 14/02/2011
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Quản lý đô thị huyện.
183
//
08/2011/QĐ UBND Ngày 14/02/2011
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Kinh tế huyện
184
//
09/2011/QĐ UBND Ngày 25/4/2011
QĐ về ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ giai đoạn 2011 2015 và sau năm 2015.
185
//
10/2011/QĐ UBND Ngày 25/4/2011
QĐ về ban hành Chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cần Giờ giai đoạn 2011 2015.
186
//
11/2011/QĐ UBND Ngày 11/05/2011
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Bồi thường, Giải phóng mặt bằng huyện Cần Giờ.
187
//
12/2011/QĐ UBND Ngày 11/05/2011
QĐ về ban hành đề án cải thiện và xử lý môi trường tại một số khu vực trọng điểm trên địa bàn huyện Cần Giờ.
188
//
13/2011/QĐ UBND Ngày 25/05/2011
QĐ về bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
189
//
14/2011/QĐ UBND Ngày 08/6/2011
QĐ về ban hành Quy trình thực hiện duy tu giao thông trên địa bàn huyện.
190
//
15/2011/QĐ UBND Ngày 08/6/2011
QĐ về ban hành Quy trình thực hiện kiến thiết thị chính trên địa bàn huyện Cần Giờ.
191
//
16/2011/QĐ UBND Ngày 07/7/2011
QĐ về ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
192
//
17/2011/QĐ UBND Ngày 28/7/2011
QĐ về bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
193
//
18/2011/QĐ UBND Ngày 12/8/2011
QĐ về ban hành Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện.
194
//
19/2011/QĐ UBND Ngày 25/8/2011
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện Cần Giờ.
195
//
20/2011/QĐ UBND Ngày 31/8/2011
QĐ về ban hành Quy định về khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Cần Giờ.
DANH MỤC
111 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BAN HÀNH TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2011 ĐÃ HẾT HIỆU LỰC THI HÀNH (Kèm theo Quyết định số 21/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
STT
Hình thức
Số văn bản
Ngày ban hành
Trích yếu
Ghi chú
01
Quyết định
26/QĐ UB Ngày 13/01/1994
QĐ về thành lập Trường Nuôi Dạy trẻ khuyết tật huyện Cần Giờ.
02
//
157/QĐ UB Ngày 25/6/1994
QĐ về giao cho công ty quản lý phát triển nhà lập phương án kinh doanh sử dụng đất tại hai khu quy hoạch Bình Khánh và Cần Thạnh.
03
Chỉ thị
06/CT UB Ngày 15/6/1996
CT về tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
04
//
11/CT UB Ngày 09/5/1996
CT về tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
05
Quyết định
70/QĐ UB Ngày 17/01/1996
QĐ về thành lập Hội đồng đấu thầu và chọn thầu các dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư.
06
//
107/QĐ UB Ngày 03/6/1996
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng giáo dục huyện Cần Giờ.
07
//
299/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Mẫu giáo Long Hòa.
08
//
300/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Bình Phước.
09
//
301/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường THCS An Thới Đông.
10
//
302/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Tiểu học An Thới Đông.
11
Chỉ thị
06/1998/CT UB Ngày 19/9/1998
CT về chấn chỉnh công tác quản lý công sản trong khu hành chính sự nghiệp.
12
Quyết định
30/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo Bình Khánh.
13
//
37/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường PTCS Tam Thôn Hiệp.
14
//
96/1998/QĐ UB Ngày 12/02/1998
QĐ về công nhận Ban cai quản thánh thất Cao đài Ban chỉnh Bến Tre xã An Thới Đông.
15
//
97/1998/QĐ UB Ngày 12/02/1998
QĐ về công nhận Ban cai quản thánh thất Cao đài Ban chỉnh Bến Tre xã Tam Thôn Hiệp.
16
//
189/1998/QĐ UB Ngày 19/3/1998
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện Cần Giờ.
17
//
236/1998/QĐ UB Ngày 08/4/1998
QĐ về bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về sản xuất muối cho Phòng NN PTNT huyện.
18
//
404/1998/QĐ UB Ngày 25/6/1998
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
19
//
556/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Trung học Cơ sở Lý Nhơn.
20
//
557/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Lý Nhơn.
21
//
590/1998/QĐ UB Ngày 17/8/1998
QĐ về chuyển giao hoạt động quản lý và cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho xí nghiệp công trình giao thông đô thị Cần Giờ.
22
//
92/1999/QĐ UB Ngày 02/02/1999
QĐ về phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà tình thương đồng đội Tổng đội I thanh niên xung phong.
23
//
116/1999/QĐ UB Ngày 27/02/1999
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo huyện.
24
//
188/1999/QĐ UB Ngày 26/3/1999
QĐ về cho phép thành lập Tổ khuyến nông trực thuộc Phòng NN PTNT huyện.
25
//
255/1999/QĐ UB Ngày 23/4/1999
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và cứu nạn huyện Cần Giờ.
26
//
358/1999/QĐ UB Ngày 06/4/1999
QĐ về thành lập và ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của tổ tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo.
27
//
368/1999/QĐ UB Ngày 09/6/1999
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ.
28
//
372/1999/QĐ UB Ngày 14/6/1999
QĐ về phê duyệt quy ước khu dân cư ấp văn hóa Lý Thái Bửu, xã Lý Nhơn.
29
//
380/1999/QĐ UB Ngày 22/6/1999
QĐ về chuyển giao hoạt động của bộ phận quản lý thủ nông thuộc Phòng NN PTNT về xí nghiệp công trình giao thông đô
thị Cần Giờ.
30
//
388/1999/QĐ UB Ngày 29/6/1999
QĐ về thành lập Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ huyện Cần Giờ.
31
//
508/1999/QĐ UB Ngày 22/7/1999
QĐ về phê duyệt Quy ước khu dân cư ấp văn hóa Thạnh Hòa, xã Thạnh An.
32
//
552/1999/QĐ UB Ngày 07/8/1999
QĐ về ban hành Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo xây dựng và điều hành quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện Cần Giờ.
33
//
614/1999/QĐ UB Ngày 13/8/1999
QĐ về ban hành Quy định tạm thời về quy trình xử lý hồ sơ khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân dân huyện.
34
//
785/1999/QĐ UB Ngày 19/10/1999
QĐ về phê duyệt Quy ước khu dân cư ấp văn hóa Miễu Ba, xã Cần Thạnh.
35
//
837/1999/QĐ UB Ngày 11/11/1999
QĐ về phê duyệt Quy ước khu dân cư ấp văn hóa Bình Trung, xã Bình Khánh.
36
Chỉ thị
04/2000/CT UB Ngày 07/8/2000
CT về công bố quy hoạch chi tiết cải tạo và xây dựng khu trung tâm huyện Cần Giờ, khu dân cư xã Cần Thạnh, khu du lịch 30/4 xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
37
//
05/2000/CT UB Ngày 06/10/2000
CT về tổ chức kiểm tra và truy quét những cá nhân và tổ chức chặt phá rừng phòng hộ Cần Giờ.
38
Quyết định
391/2000/QĐ UB Ngày 11/5/2000
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời hoạt động Ban Chỉ Đạo phòng chống tội phạm ma túy AIDS và tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện.
39
//
992/QĐ UB Ngày 02/11/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Cần Thạnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ năm 2000.
40
//
993/QĐ UB Ngày 15/11/2000
QĐ về công nhận xã Cần Thạnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS năm 2000.
41
//
999/QĐ UB Ngày 8515/11/2000
QĐ về phê duyệt quy ước ấp văn hóa Bình Thạnh, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
42
//
1172/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Bình Khánh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
43
//
1173/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Lý Nhơn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
44
//
1174/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã An Thới Đông đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
45
//
1175/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Thạnh An đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
46
//
1176/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Tam Thôn Hiệp đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
47
//
1177/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Long Hòa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
48
Chỉ thị
01/2001/CT UB Ngày 09/5/2001
CT về tăng cường thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT TTg ngày 02/01/1998 của Chính phủ.
49
Quyết định
105/2001/QĐ UB Ngày 09/02/2001
QĐ về phê duyệt bản Quy ước ấp văn hóa An Bình, xã An Thới Đông
50
//
135/QĐ UB Ngày 06/3/2001
QĐ về ban hành Quy định tạm thời về quản lý Nhà nước đối với nghề nuôi tôm ở huyện
51
//
167/2001/QĐ UB Ngày 13/3/2001
QĐ về thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão và cứu nạn huyện Cần Giờ.
52
//
347/2001/QĐ UB Ngày 16/5/2001
QĐ về thành lập Ban Vận động vì người nghèo huyện Cần Giờ.
53
//
380/2001/QĐ UB Ngày 06/7/2001
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
54
//
381/2001/QĐ UB Ngày 06/7/2001
QĐ về ban hành Quy định tạm thời về định mức chi quỹ bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện.
55
//
394/2001/QĐ UB Ngày 22/6/2001
QĐ về thành lập Hội đồng kiểm tra xét chuyển ngạch công chức.
56
//
599/2001/QĐ UB Ngày 09/10/2001
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về chính sách cho vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở huyện Cần Giờ.
57
//
600/2001/QĐ UB Ngày 09/10/2001
QĐ về thành lập Hội đồng cho vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở huyện Cần Giờ.
58
//
646/2001/QĐ UB Ngày 27/10/2001
QĐ về thành lập quỹ vì người nghèo huyện.
59
//
786/QĐ UB Ngày 26/11/2001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển huyện
60
//
787/QĐ UB Ngày 26/11/2001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình dịch vụ du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên rừng ngập mặn huyện Cần Giờ.
61
//
890/QĐ UB Ngày 20/12/12001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư phát triển hợp lý công nghiệp, tiểu thu công nghiệp.
62
//
891/QĐ UB Ngày 20/12/12001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm và cải thiện cuộc sống dân nghèo huyện Cần Giờ.
63
//
892/QĐ UB Ngày 20/12/12001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình nâng cao
dân trí và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực huyện Cần Giờ.
64
//
929/QĐ UB Ngày 28/12/2001
QĐ về phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Tân Điền xã Lý Nhơn.
65
//
14/2002/QĐ UB Ngày 26/4/2002
QĐ về ban hành mức giá trị ngày công chi trả trợ cấp cho lực lượng dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ.
66
//
15/2002/QĐ UB Ngày 17/5/2002
QĐ về ban hành quy định về mức thu quỹ quốc phòng an ninh.
67
//
23/2002/QĐ UB Ngày 28/10/2002
QĐ về hợp nhất ba Ban Chỉ đạo của huyện và đổi thành Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và việc làm huyện Cần Giờ.
68
//
24/2002/QĐ UB Ngày 31/10/2002
QĐ về ban hành tiêu chuẩn xã văn hóa huyện.
69
//
26/2002/QĐ UB Ngày 12/6/2002
QĐ về kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính huyện Cần Giờ.
70
Chỉ thị
01/2003/CT UB Ngày 26/02/2003
CT về tăng cường quản lý Nhà nước trong tổ chức thực hiện Bộ Luật Lao động tại các cơ quan đơn vị ban ngành trên địa bàn huyện.
71
Quyết định
01/2003/QĐ UB Ngày 27/02/2003
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự huyện Cần Giờ.
72
//
07/2003/QĐ UB Ngày 15/4/2003
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về trình tự, thủ tục quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án thuộc thẩm quyền Quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
73
//
14/2003/QĐ UB Ngày 05/12/2003
QĐ về thành lập và ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Tổ tiếp dân.
74
//
15/2003/QĐ UB Ngày 05/12/2003
QĐ về kiện toàn tổ chức và phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão cứu nạn huyện Cần Giờ.
75
//
20/2003/QĐ UB Ngày 20/6/2003
QĐ về ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và quản lý sản xuất thủy sản trên địa bàn xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
76
//
21/2003/QĐ UB Ngày 23/6/2003
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện.
77
//
25/2003/QĐ UB Ngày 15/8/2003
QĐ về cho phép thực hiện một số chế độ trợ cấp khó khăn tạm thời cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại xã Thạnh An.
78
//
26/2003/QĐ UB Ngày 28/8/2003
QĐ về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 599/2001/QĐ UB ngày 10/9/2001 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
79
//
27/2003/QĐ UB Ngày 09/10/2003
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đầu tư phát triển
02 xã Cần Thạnh, Long Hòa giai đoạn năm 2001 2005 và đến năm 2010.
80
//
33/2003/QĐ UB Ngày 12/4/2003
QĐ về ban hành Quy trình xử lý và tổ chức thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
81
//
35/2003/QĐ UB Ngày 12/9/2003
QĐ về phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Thạnh Bình, xã Thạnh An.
82
Chỉ thị
01/2004/CT UB Ngày 17/3/2004
CT về tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
83
Quyết định
27/2004/QĐ UB Ngày 12/4/2004
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động Hội đồng giáo dục quốc phòng huyện Cần Giờ.
84
//
32/2004/QĐ UB Ngày 29/4/2004
QĐ về thay đổi thành viên đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng vệ sinh an toàn thực phậm huyện Cần Giờ.
85
//
37/2004/QĐ UB Ngày 07/8/2004
QĐ về thành lập Tổ công tác rà soát, củng cố công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính trên địa bàn huyện.
86
//
42/2004/QĐ UB Ngày 08/3/2004
QĐ về phê duyệt đề án thí điểm đầu tư hoán cải cách phương tiện đưa rước khách du lịch ven sông tại 03 xã Long Hòa, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp huyện Cần Giờ.
87
//
45/2004/QĐ UB Ngày 25/8/2004
QĐ về phê duyệt bảng Quy ước văn hóa ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn.
88
//
53/2004/QĐ UB Ngày 10/12/2004
QĐ về phê duyệt đề án thí điểm tổ chức hai điểm giết mổ tập trung tại chợ Bình Khánh và chợ Cần Thạnh.
89
//
07/2005/QĐ UB Ngày 22/3/2005
QĐ về việc kiện toàn tổ chức và nhân sự Hội đồng Thi đua khen thưởng huyện.
90
//
20/2005/QĐ UB Ngày 13/6/2005
QĐ về việc quy định tạm thời về đối tượng định mức thu, chi và giá thu viện phí của Bệnh viện Cần Giờ.
91
//
32/2005/QĐ UBND Ngày 13/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Xóm Quán xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, diện tích 71,64 ha.
92
//
42/2005/QĐ UBND Ngày 24/10/2005
QĐ về quy định thời gian trình tự thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
93
//
47/2005/QĐ UBND Ngày 16/12/2005
QĐ về việc thành lập Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức huyện.
94
Chỉ thị
02/2006/CT UBND Ngày 13/4/2006
CT về tập trung ngăn chặn tình trạng bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
95
//
03/2006/CT UBND Ngày 19/4/2006
CT về việc triển khai chương trình đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn và hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở.
96
//
04/2006/CT UBND Ngày 23/5/2006
CT về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
97
Quyết định
01/2006/QĐ UBND Ngày 11/01/2006
QĐ về việc giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Nhà mở An Phong thuộc Giáo xứ Cần Giờ.
98
//
06/2006/QĐ UBND Ngày 22/02/2006
QĐ về việc phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Thiềng Liềng, xã Thạnh An.
99
//
07/2006/QĐ UBND Ngày 22/02/2006
QĐ về việc phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Đồng Hòa, xã Long Hòa.
100
//
08/2006/QĐ UBND Ngày 23/02/2006
QĐ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý khu thuần dưỡng giống thủy sản Rạch Lá, xã Bình Khánh.
101
//
19/2006/QĐ UBND Ngày 19/5/2006
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm huyện Cần Giờ.
102
//
21/2006/QĐ UBND Ngày 29/5/2006
QĐ về phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Đồng Tranh, xã Long Hòa.
103
//
25/2006/QĐ UBND Ngày 24/7/2006
QĐ về ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
104
//
35/2006/QĐ UBND Ngày 07/9/2006
QĐ về ban hành Quy chế thực hiện chế độ họp, hội nghị và thông tin báo cáo.
105
//
38/2006/QĐ UBND Ngày 04/10/2006
QĐ về thành lập Phòng Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
106
//
42/2006/QĐ UBND Ngày 06/12/2006
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Cần Giờ.
107
Chỉ thị
02/2007/CT UBND Ngày 31/7/2007
CT về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện.
108
Quyết định
04/2007/QĐ UBND Ngày 09/5/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội quản lý trật tự đô thị huyện và Tổ quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn.
109
//
06/2007/QĐ UBND Ngày 30/7/2007
QĐ về ban hành Quy định tạm thời quản lý và sử dụng vỉa hè thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
110
//
09/2007/QĐ UBND Ngày 12/10/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Dự án Khu vực Đầu tư Xây dựng huyện Cần Giờ.
111
//
04/2009/QĐ UBND Ngày 24/4/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ./.
DANH MỤC
RÀ SOÁT 306 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BAN HÀNH TỪ NĂM 1994 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 2011 (Kèm theo Quyết định số 21/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ)
STT
Hình thức
Số văn bản
Ngày ban hành
Trích yếu
Ghi chú
01
Quyết định
26/QĐ UB Ngày 13/01/1994
QĐ về thành lập Trường Nuôi Dạy trẻ khuyết tật huyện Cần Giờ.
HHL
02
//
156/QĐ UB Ngày 24/6/1994
QĐ về đồng ý cho Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo sử dụng dấu của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội để giao dịch tại ngân hàng.
03
//
157/QĐ UB Ngày 25/6/1994
QĐ về giao cho công ty quản lý phát triển nhà lập phương án kinh doanh sử dụng đất tại hai khu quy hoạch Bình Khánh và Cần Thạnh.
HHL
04
//
202/QĐ UB Ngày 07/12/1994
QĐ về chuyển giao nhiệm vụ tham mưu, quản lý Nhà nước về giá cho Phòng Tài chính.
05
//
21/QĐ UB Ngày 01/12/1995
QĐ về thành lập trường Tiểu học Long Thạnh.
06
//
22/QĐ UB Ngày 01/12/1995
QĐ về thành lập trường Trung học CS Long Hòa.
07
Chỉ thị
06/CT UB Ngày 15/6/1996
CT về tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
HHL
08
//
11/CT UB Ngày 09/5/1996
CT về tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
HHL
09
Quyết định
70/QĐ UB Ngày 17/01/1996
QĐ về thành lập Hội đồng đấu thầu và chọn thầu các dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư.
HHL
10
//
107/QĐ UB Ngày 03/6/1996
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng giáo dục huyện Cần Giờ.
HHL
11
//
178/QĐ UB Ngày 24/4/1996
QĐ về chuyển giao nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất cho Chi cục thuế huyện.
12
//
294/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo Long Hòa.
13
//
295/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo Lý Nhơn.
14
//
296/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường THCS An Thới Đông.
15
//
297/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường Tiểu học An Thới Đông.
16
//
298/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập trường Tiểu học Bình Phước.
17
//
299/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Mẫu giáo Long Hòa.
HHL
18
//
300/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Bình Phước.
HHL
19
//
301/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường THCS An Thới Đông.
HHL
20
//
302/1997/QĐ UB Ngày 26/5/1997
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Tiểu học An Thới Đông.
HHL
21
Chỉ thị
06/1998/CT UB Ngày 19/9/1998
CT về chấn chỉnh công tác quản lý công sản trong khu hành chính sự nghiệp.
HHL
22
Quyết định
29/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Bình Thạnh.
23
//
30/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo Bình Khánh.
HHL
24
//
31/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo Cần Thạnh.
25
//
32/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Đồng Hòa.
26
//
33/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường THCS Thạnh An.
27
//
34/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường THCS Lý Nhơn.
28
//
35/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Hòa Hiệp.
29
//
36/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Mầm non Cần Thạnh
30
//
37/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường PTCS Tam Thôn Hiệp.
HHL
31
//
38/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Bình Khánh.
32
//
39/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Vàm Sát.
33
//
40/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học An Nghĩa.
34
//
41/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Cần Thạnh.
35
//
42/1998/QĐ UB Ngày 13/01/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Bình Mỹ.
36
//
96/1998/QĐ UB Ngày 12/02/1998
QĐ về công nhận Ban cai quản thánh thất Cao đài Ban chỉnh Bến Tre xã An Thới Đông.
HHL
37
//
97/1998/QĐ UB Ngày 12/02/1998
QĐ về công nhận Ban cai quản thánh thất Cao đài Ban chỉnh Bến Tre xã Tam Thôn Hiệp.
HHL
38
//
155/1998/QĐ UB Ngày 11/3/1998
QĐ về điều chỉnh địa giới hành chính tách, thành lập ấp của các xã thuộc huyện Cần Giờ.
39
//
189/1998/QĐ UB Ngày 19/3/1998
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo huyện Cần Giờ.
HHL
40
//
236/1998/QĐ UB Ngày 08/4/1998
QĐ về bổ sung chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về sản xuất muối cho Phòng NN PTNT huyện.
HHL
41
//
269/1998/QĐ UB Ngày 20/4/1998
QĐ về thành lập Nhà mở Tam Thôn Hiệp huyện.
42
//
270/1998/QĐ UB Ngày 20/4/1998
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà mở Tam Thôn Hiệp huyện Cần Giờ.
43
//
398/1998/QĐ UB Ngày 22/6/1998
QĐ về thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ.
44
//
403/1998/QĐ UB Ngày 25/6/1998
QĐ về thành lập Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
45
//
404/1998/QĐ UB Ngày 25/6/1998
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
HHL
46
//
552/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập trường Mẫu giáo An Thới Đông.
47
//
554/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập trường Tiểu học Lý Nhơn.
48
//
555/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập trường THCS Lý Nhơn.
49
//
556/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Trung học Cơ sở Lý Nhơn.
HHL
50
//
557/1998/QĐ UB Ngày 07/8/1998
QĐ về thành lập Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Lý Nhơn.
HHL
51
//
590/1998/QĐ UB Ngày 17/8/1998
QĐ về Chuyển giao hoạt động quản lý và cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho xí nghiệp công trình giao thông đô thị Cần Giờ.
HHL
52
//
591/1998/QĐ UB Ngày 17/8/1998
QĐ về bãi bỏ các văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
53
Chỉ thị
03/1999/CT UB Ngày 07/10/1999
CT về triển khai thực hiện chế độ làm việc tuần 40 giờ theo Quyết định 188/QĐ TTg.
54
Quyết định
92/1999/QĐ UB Ngày 02/02/1999
QĐ về phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà tình thương đồng đội Tổng đội I thanh niên xung phong.
HHL
55
//
116/1999/QĐ UB Ngày 27/02/1999
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo huyện.
HHL
56
//
131/1999/QĐ UB Ngày 03/3/1999
QĐ về phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Nhà dưỡng lão Thanh Tâm thuộc Giáo xứ Cần Thạnh.
57
//
132/1999/QĐ UB Ngày 03/3/1999
QĐ về phê chuẩn Quy chế tổ chức và hoạt động của Ký túc xá Thanh Tâm thuộc Giáo xứ Cần Thạnh.
58
//
188/1999/QĐ UB Ngày 26/3/1999
QĐ về cho phép thành lập Tổ khuyến nông trực thuộc Phòng NN PTNT huyện.
HHL
59
//
255/1999/QĐ UB Ngày 23/4/1999
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão và cứu nạn huyện Cần Giờ.
HHL
60
//
358/1999/QĐ UB Ngày 06/4/1999
QĐ về thành lập và ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của tổ tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo.
HHL
61
//
368/1999/QĐ UB Ngày 09/6/1999
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ.
HHL
62
//
372/1999/QĐ UB Ngày 14/6/1999
QĐ về phê duyệt Quy ước khu dân cư ấp văn hóa Lý Thái Bửu, xã Lý Nhơn.
HHL
63
//
380/1999/QĐ UB Ngày 22/6/1999
QĐ về chuyển giao hoạt động của bộ phận quản lý thủ nông thuộc Phòng NN PTNT về xí nghiệp công trình giao thông đô thị Cần Giờ.
HHL
64
//
387/1999/QĐ UB Ngày 26/6/1999
QĐ về giao Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật cho Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Cần Giờ quản lý.
65
//
388/1999/QĐ UB Ngày 29/6/1999
QĐ về thành lập Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ huyện Cần Giờ.
HHL
66
//
508/1999/QĐ UB Ngày 22/7/1999
QĐ về phê duyệt Quy ước khu dân cư ấp văn hóa Thạnh Hòa, xã Thạnh An.
HHL
67
//
552/1999/QĐ UB Ngày 07/8/1999
QĐ về ban hành Quy chế làm việc và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo xây dựng và điều hành quỹ đền ơn đáp nghĩa huyện Cần Giờ.
HHL
68
//
614/1999/QĐ UB Ngày 13/8/1999
QĐ về ban hành Quy định tạm thời về quy trình xử lý hồ sơ khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân dân huyện.
HHL
69
//
785/1999/QĐ UB Ngày 19/10/1999
QĐ về phê duyệt Quy ước khu dân cư ấp văn hóa Miễu Ba, xã Cần Thạnh.
HHL
70
//
825/1999/QĐ UB Ngày 03/11/1999
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng huyện Cần Giờ.
71
//
837/1999/QĐ UB Ngày 11/11/1999
QĐ về phê duyệt Quy ước khu dân cư ấp văn hóa Bình Trung, xã Bình Khánh.
HHL
72
//
854/1999/QĐ UB Ngày 16/11/1999
QĐ về hủy bỏ Quyết định số 375/QĐ UB ngày 16/6/1999 của Ủy ban nhân dân huyện.
73
Chỉ thị
04/2000/CT UB Ngày 07/8/2000
CT về công bố quy hoạch chi tiết cải tạo và xây dựng khu trung tâm huyện Cần Giờ, khu dân cư xã Cần Thạnh, khu du lịch 30/4 xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
HHL
74
//
05/2000/CT UB Ngày 06/10/2000
CT về tổ chức kiểm tra và truy quét những cá nhân và tổ chức chặt phá rừng phòng hộ Cần Giờ.
HHL
75
Quyết định
391/2000/QĐ UB Ngày 11/5/2000
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời hoạt động Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm ma túy AIDS và tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện.
HHL
76
//
992/QĐ UB Ngày 02/11/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Cần Thạnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ năm 2000.
HHL
77
//
993/QĐ UB Ngày 15/11/2000
QĐ về công nhận xã Cần Thạnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS năm 2000.
HHL
78
//
999/QĐ UB Ngày 8515/11/2000
QĐ về phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Bình Thạnh, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
HHL
79
//
1128/QĐ UB Ngày /11/2000
QĐ về cho phép mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện Cần Giờ cho 10 trường học trên địa bàn huyện, đợt 1 năm 2001.
80
//
1156/2000/QĐ UB Ngày 23/11/2000
QĐ về bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban nhân dân huyện ban hành từ năm 1997 đến năm 1999.
81
//
1172/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Bình Khánh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
HHL
82
//
1173/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Lý Nhơn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
HHL
83
//
1174/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã An Thới Đông đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
HHL
84
//
1175/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Thạnh An đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
HHL
85
//
1176/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Tam Thôn Hiệp đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
HHL
86
//
1177/QĐ UB Ngày 25/12/2000
QĐ về tiếp tục công nhận xã Long Hòa đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ.
HHL
87
Chỉ thị
01/2001/CT UB Ngày 09/5/2001
CT về tăng cường thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT TTg ngày 02/01/1998 của Chính phủ.
HHL
88
Quyết định
105/2001/QĐ UB Ngày 09/02/2001
QĐ về phê duyệt bản Quy ước ấp văn hóa An Bình, xã An Thới Đông.
HHL
89
//
135/QĐ UB Ngày 06/3/2001
QĐ về ban hành Quy định tạm thời về quản lý Nhà nước đối với nghề nuôi tôm ở huyện
HHL
90
//
167/2001/QĐ UB Ngày 13/3/2001
QĐ về thành lập Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và cứu nạn huyện Cần Giờ.
HHL
91
//
324/QĐ UB Ngày 07/5/2001
QĐ về giao công trình thủy lợi cho Ủy ban nhân dân xã Tam Thôn Hiệp quản lý.
92
//
325/QĐ UB Ngày 07/5/2001
QĐ về giao công trình thủy lợi cho Ủy ban nhân dân xã Lý Nhơn quản lý.
93
//
326/QĐ UB Ngày 07/5/2001
QĐ về giao công trình thủy lợi cho Ủy ban nhân dân xã An Thới Đông quản lý.
94
//
347/2001/QĐ UB Ngày 16/5/2001
QĐ về thành lập Ban Vận động vì người nghèo huyện Cần Giờ.
HHL
95
//
380/2001/QĐ UB Ngày 06/7/2001
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
HHL
96
//
381/2001/QĐ UB Ngày 06/7/2001
QĐ về ban hành Quy định tạm thời về định mức chi quỹ bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện.
HHL
97
//
394/2001/QĐ UB Ngày 22/6/2001
QĐ về thành lập Hội đồng kiểm tra xét chuyển ngạch công chức.
HHL
98
//
538/2001/QĐ UB Ngày 08/10/2001
QĐ về thành lập trường Tiểu học Doi Lầu.
99
//
541/2001/QĐ UB Ngày 15/8/2001
QĐ về thành lập trường THCS Bình Khánh.
100
//
542/2001/QĐ UB Ngày 15/9/2001
QĐ về thành lập trường THCS Cần Thạnh.
101
//
582/2001/QĐ UB Ngày 09/10/2001
QĐ về ban hành Quy chế về tổ chức thực hiện bù giá cung cấp nước trên địa bàn huyện.
102
//
599/2001/QĐ UB Ngày 09/10/2001
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về chính sách cho vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở huyện Cần Giờ.
HHL
103
//
600/2001/QĐ UB Ngày 09/10/2001
QĐ về thành lập Hội đồng cho vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở huyện Cần Giờ.
HHL
104
//
646/2001/QĐ UB Ngày 27/10/2001
QĐ về thành lập Quỹ Vì người nghèo huyện.
HHL
105
//
761/2001/QĐ UB Ngày 19/11/2001
QĐ về bãi bỏ Quyết định số 614/QĐ UB ngày 13/8/1999.
106
//
762/2001/QĐ UB Ngày 19/11/2001
QĐ về bãi bỏ Quyết định số 1142/2000/QĐ UB ngày 13/12/2000.
107
//
763/2001/QĐ UB Ngày 19/11/2001
QĐ về bãi bỏ Quyết định số 379/QĐ UB ngày 31/8/1995.
108
//
786/QĐ UB Ngày 26/11/2001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển huyện
HHL
109
//
787/QĐ UB Ngày 26/11/2001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình dịch vụ du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên rừng ngập mặn huyện Cần Giờ.
HHL
110
//
890/QĐ UB Ngày 20/12/12001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư phát triển hợp lý công nghiệp, tiểu thu công nghiệp.
HHL
111
//
891/QĐ UB Ngày 20/12/12001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình giảm và cải thiện cuộc sống dân nghèo huyện Cần Giờ.
HHL
112
//
892/QĐ UB Ngày 20/12/12001
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình nâng cao dân trí và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực huyện Cần Giờ.
HHL
113
//
929/QĐ UB Ngày 28/12/2001
QĐ về phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Tân Điền xã Lý Nhơn.
HHL
114
Chỉ thị
01/2002/CT UB Ngày 18/01/2002
CT về tăng cường công tác quản lý giống tôm và phòng trị bệnh tôm nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ.
115
Quyết định
07/2002/QĐ UB Ngày 13/3/2002
QĐ về bãi bỏ Quyết định số 135/QĐ UB ngày 06/3/2001.
116
//
09/2002/QĐ UB Ngày 18/3/2002
QĐ về bãi bỏ các Quyết định thành lập Hội đồng xét cấp đất của Ủy ban nhân dân các xã, huyện Cần Giờ.
117
//
14/2002/QĐ UB Ngày 26/4/2002
QĐ về ban hành mức giá trị ngày công chi trả trợ cấp cho lực lượng dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ.
HHL
118
//
15/2002/QĐ UB Ngày 17/5/2002
QĐ về ban hành Quy định về mức thu quỹ quốc phòng an ninh.
HHL
119
//
23/2002/QĐ UB Ngày 28/10/2002
QĐ về hợp nhất ba Ban Chỉ đạo của huyện và đổi thành Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và việc làm huyện Cần Giờ.
HHL
120
//
24/2002/QĐ UB Ngày 31/10/2002
QĐ về ban hành tiêu chuẩn xã văn hóa huyện.
HHL
121
//
26/2002/QĐ UB Ngày 12/6/2002
QĐ về kiện toàn Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính huyện Cần Giờ.
HHL
122
Chỉ thị
01/2003/CT UB Ngày 26/02/2003
CT về tăng cường quản lý Nhà nước trong tổ chức thực hiện Bộ Luật Lao động tại các cơ quan, đơn vị, ban, ngành trên địa bàn huyện.
HHL
123
Quyết định
01/2003/QĐ UB Ngày 27/02/2003
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự huyện Cần Giờ.
HHL
124
//
02/2003/QĐ UB Ngày 03/6/2003
QĐ về thành lập Ban Quản lý Khu du lịch 30/4.
125
//
06/2003/QĐ UB Ngày 24/3/2003
QĐ về thành lập Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Cần Giờ.
126
//
07/2003/QĐ UB Ngày 15/4/2003
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về trình tự, thủ tục quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án thuộc thẩm quyền Quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
HHL
127
//
14/2003/QĐ UB Ngày 05/12/2003
QĐ về thành lập và ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Tổ tiếp dân.
HHL
128
//
15/2003/QĐ UB Ngày 05/12/2003
QĐ về kiện toàn tổ chức và phân công nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt, bão cứu nạn huyện Cần Giờ.
HHL
129
//
18/2003/QĐ UB Ngày 19/6/2003
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu du lịch 30/4 huyện.
130
//
20/2003/QĐ UB Ngày 20/6/2003
QĐ về ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và quản lý sản xuất thủy sản trên địa bàn xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
HHL
130
//
21/2003/QĐ UB Ngày 23/6/2003
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện.
HHL
132
//
23/2003/QĐ UB Ngày 15/8/2003
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
133
//
24/2003/QĐ UB Ngày 15/8/2003
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời mức chi quỹ bảo vệ sức khỏe cán bộ huyện Cần Giờ.
134
//
25/2003/QĐ UB Ngày 15/8/2003
QĐ về cho phép thực hiện một số chế độ trợ cấp khó khăn tạm thời cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại xã Thạnh An.
HHL
135
//
26/2003/QĐ UB Ngày 28/8/2003
QĐ về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 599/2001/QĐ UB ngày 10/9/2001 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
HHL
136
//
27/2003/QĐ UB Ngày 09/10/2003
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đầu tư phát triển 02 xã Cần Thạnh, Long Hòa giai đoạn năm 2001 2005 đến năm 2010.
HHL
137
//
33/2003/QĐ UB Ngày 12/4/2003
QĐ về ban hành Quy trình xử lý và tổ chức thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
HHL
138
//
35/2003/QĐ UB Ngày 12/9/2003
QĐ về phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Thạnh Bình, xã Thạnh An.
HHL
139
Chỉ thị
01/2004/CT UB Ngày 17/3/2004
CT về tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.
HHL
140
Quyết định
04/2004/QĐ UB Ngày 17/02/2004
QĐ về bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu du lịch 30/4 huyện Cần Giờ.
141
//
26/2004/QĐ UB Ngày 07/4/2004
QĐ về thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng huyện Cần Giờ.
142
//
27/2004/QĐ UB Ngày 12/4/2004
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động Hội đồng giáo dục quốc phòng huyện Cần Giờ.
HHL
143
//
31/2004/QĐ UB Ngày 23/4/2004
QĐ về thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục đào tạo huyện Cần Giờ đến năm 2020.
144
//
32/2004/QĐ UB Ngày 29/4/2004
QĐ về thay đổi thành viên đoàn kiểm tra liên ngành về chất lượng vệ sinh an toàn thực phậm huyện Cần Giờ.
HHL
145
//
35/2004/QĐ UB Ngày 06/9/2004
QĐ về bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu du lịch 30/4 huyện Cần Giờ.
146
//
37/2004/QĐ UB Ngày 07/8/2004
QĐ về thành lập Tổ công tác rà soát, củng cố công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính trên địa bàn huyện.
HHL
147
//
40/2004/QĐ UB Ngày 29/7/2004
QĐ về phê duyệt đề án đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
148
//
42/2004/QĐ UB Ngày 08/3/2004
QĐ về phê duyệt đề án thí điểm đầu tư hoán cải cách phương tiện đưa rước khách du lịch ven sông tại 03 xã Long Hòa, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp huyện Cần Giờ.
HHL
149
//
45/2004/QĐ UB Ngày 25/8/2004
QĐ về phê duyệt bản Quy ước văn hóa ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn.
HHL
150
//
53/2004/QĐ UB Ngày 10/12/2004
QĐ về phê duyệt đề án thí điểm tổ chức hai điểm giết mổ tập trung tại chợ Bình Khánh và chợ Cần Thạnh.
HHL
151
//
54/2004/QĐ UB Ngày 10/12/2004
QĐ về thành lập Nhà Thiếu nhi huyện Cần Giờ.
152
//
56/2004/QĐ UB Ngày 25/10/2004
QĐ về phê duyệt và triển khai đề án thu gom rác dân lập ở địa bàn huyện Cần Giờ.
153
//
57/2004/QĐ UB Ngày 26/10/2004
QĐ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Cần Thạnh (khu 1) thị trấn Cần Thạnh, diện tích 75,18 ha.
154
//
58/2004/QĐ UB Ngày 27/10/2004
QĐ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Cần Thạnh (khu 3) thị trấn Cần Thạnh, diện tích 51,5 ha.
155
//
59/2004/QĐ UB Ngày 27/10/2004
QĐ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, diện tích 32,43 ha.
156
//
60/2004/QĐ UB Ngày 27/10/2004
QĐ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 khu dân cư Đồng Hòa, xã Long Hòa, diện tích 87,43 ha.
157
//
61/2004/QĐ UB Ngày 27/10/2004
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư An Thới Đông (mở rộng về hướng Đông), xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, diện tích 44,84 ha.
158
//
62/2004/QĐ UB Ngày 01/11/2004
QĐ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư du lịch nhà vườn Sadeco Duyên Hải xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
159
//
63/2004/QĐ UB Ngày 22/11/2004
QĐ về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết chia lô tỷ lệ 1/500 Khu dân cư sông Đồng Dinh xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.
160
//
07/2005/QĐ UB Ngày 22/3/2005
QĐ về việc kiện toàn tổ chức và nhân sự Hội đồng Thi đua Khen thưởng huyện.
HHL
161
//
08/2005/QĐ UB Ngày 08/4/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Bình Phước, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, diện tích 56,78 ha.
162
//
12/2005/QĐ UB Ngày 04/5/2005
QĐ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Cần Giờ.
163
//
13/2005/QĐ UB Ngày 12/5/2005
QĐ về việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cần Giờ.
164
//
16/2005/QĐ UB Ngày 18/5/2005
QĐ Về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, diện tích 74,50 ha.
165
//
17/2005/QĐ UB Ngày 18/5/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư trung tâm xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, diện tích 34,50 ha.
166
//
20/2005/QĐ UB Ngày 13/6/2005
QĐ về việc Quy định tạm thời về đối tượng định mức thu, chi và giá thu viện phí của Bệnh viện Cần Giờ.
HHL
167
//
22/2005/QĐ UB Ngày 22/6/2005
QĐ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Cần Giờ.
168
//
23/2005/QĐ UB Ngày 07/7/2005
QĐ về việc đổi tên Trường Nuôi Dạy trẻ em khuyết tật huyện Cần Giờ thành Trường Chuyên biệt Cần Thạnh.
169
//
24/2005/QĐ UB Ngày 07/7/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Đồng Tranh, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ (quy mô 187 ha).
170
//
25/2005/QĐ UB Ngày 07/7/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư An Nghĩa mở rộng xã An Thới Đông huyện Cần Giờ (quy mô 112,20 ha).
171
//
26/2005/QĐ UB Ngày 11/7/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Giồng Ao, thị trấn Cần Thạnh.
172
//
31/2005/QĐ UBND Ngày 07/9/2005
QĐ về việc ban hành Quy trình thủ tục cải cách hành chính theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 huyện Cần Giờ.
173
//
32/2005/QĐ UBND Ngày 13/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Xóm Quán, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, diện tích 71,64 ha.
HHL
174
//
33/2005/QĐ UBND Ngày 15/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Bà Xán, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, diện tích 30 ha.
175
//
34/2005/QĐ UBND Ngày 15/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Mút Bột, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, diện tích 29,35 ha.
176
//
35/2005/QĐ UBND Ngày 16/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, diện tích 42,81 ha.
177
//
36/2005/QĐ UBND Ngày 21/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Đồng Hòa, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, diện tích 70,75 ha.
178
//
37/2005/QĐ UBND Ngày 21/9/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư trung tâm xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, diện tích 49,76 ha.
179
//
39/2005/QĐ UBND Ngày 10/10/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư An Nghĩa, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, diện tích 76,22 ha.
180
//
40/2005/QĐ UBND Ngày 10/10/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư Kho Đồng, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, diện tích 170,8 ha.
181
//
42/2005/QĐ UBND Ngày 24/10/2005
QĐ về quy định thời gian trình tự thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
HHL
182
//
43/2005/QĐ UBND Ngày 14/11/2005
QĐ về việc ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” thuộc Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.
183
//
47/2005/QĐ UBND Ngày 16/12/2005
QĐ về việc thành lập Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức huyện.
HHL
184
//
53/2005/QĐ UBND Ngày 29/12/2005
QĐ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm Thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, diện tích 200,0 ha.
185
Chỉ thị
02/2006/CT UBND Ngày 13/4/2006
CT về tập trung ngăn chặn tình trạng bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
HHL
186
//
03/2006/CT UBND Ngày 19/4/2006
CT về việc triển khai chương trình đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn và hoàn thiện thiết chế văn hóa cơ sở.
HHL
187
//
04/2006/CT UBND Ngày 23/5/2006
CT về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
HHL
188
Quyết định
01/2006/QĐ UBND Ngày 11/01/2006
QĐ về việc giải thể cơ sở bảo trợ xã hội Nhà mở An Phong thuộc Giáo xứ Cần Giờ.
HHL
189
//
02/2006/QĐ UBND Ngày 09/02/2006
QĐ về việc ban hành Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn huyện Cần Giờ.
190
//
04/2006/QĐ UBND Ngày 20/02/2006
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Công tác phòng không nhân dân huyện Cần Giờ.
191
//
06/2006/QĐ UBND Ngày 22/02/2006
QĐ về việc phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Thiềng Liềng, xã Thạnh An.
HHL
192
//
07/2006/QĐ UBND Ngày 22/02/2006
QĐ về việc phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Đồng Hòa, xã Long Hòa.
HHL
193
//
08/2006/QĐ UBND Ngày 23/02/2006
QĐ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý khu thuần dưỡng giống thủy sản Rạch Lá, xã Bình Khánh.
HHL
194
//
11/2006/QĐ UBND Ngày 16/3/2006
QĐ về việc ban hành Quy định tạm thời về tổ chức và hoạt động của Ban biên tập trang Web huyện Cần Giờ.
195
//
19/2006/QĐ UBND Ngày 19/5/2006
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và Việc làm huyện Cần Giờ.
HHL
196
//
21/2006/QĐ UBND Ngày 29/5/2006
QĐ về phê duyệt Quy ước ấp văn hóa Đồng Tranh, xã Long Hòa.
HHL
197
//
25/2006/QĐ UBND Ngày 24/7/2006
QĐ về ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
HHL
198
//
26/2006/QĐ UBND Ngày 01/8/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Bình Khánh.
199
//
27/2006/QĐ UBND Ngày 01/8/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã An Thới Đông.
200
//
30/2006/QĐ UBND Ngày 01/8/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Lý Nhơn.
201
//
31/2006/QĐ UBND Ngày 08/8/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Long Hòa.
202
//
32/2006/QĐ UBND Ngày 29/8/2006
QĐ về thành lập trường Trung học cơ sở Doi Lầu.
203
//
33/2006/QĐ UBND Ngày 06/9/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Thạnh An.
204
//
34/2006/QĐ UBND Ngày 06/9/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện xã Tam Thôn Hiệp.
205
//
35/2006/QĐ UBND Ngày 07/9/2006
QĐ về ban hành Quy chế thực hiện chế độ họp, hội nghị và thông tin báo cáo.
HHL
206
//
38/2006/QĐ UBND Ngày 04/10/2006
QĐ về thành lập Phòng Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
HHL
207
//
39/2006/QĐ UBND Ngày 06/10/2006
QĐ về thành lập Tổ Cán sự xã hội tình nguyện Thị trấn Cần Thạnh.
208
//
40/2006/QĐ UBND Ngày 28/11/2006
QĐ về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với quy định của Luật Đất đai.
209
//
41/2006/QĐ UBND Ngày 28/11/2006
QĐ về chuyển đổi Ấp, Tổ nhân dân thành Khu phố, tổ dân phố.
210
//
42/2006/QĐ UBND Ngày 06/12/2006
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Cần Giờ.
HHL
211
//
43/2006/QĐ UBND Ngày 12/12/2006
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Tam Thôn Hiệp.
212
Chỉ thị
02/2007/CT UBND Ngày 31/7/2007
CT về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện.
HHL
213
Quyết định
03/2007/QĐ UBND Ngày 25/4/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Quỹ Vì người nghèo huyện Cần Giờ.
214
//
04/2007/QĐ UBND Ngày 09/5/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội quản lý trật tự đô thị huyện, và Tổ quản lý trật tự đô thị xã, thị trấn.
HHL
215
//
05/2007/QĐ UBND Ngày 14/5/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn
hóa huyện.
216
//
06/2007/QĐ UBND Ngày 30/7/2007
QĐ về ban hành Quy định tạm thời quản lý và sử dụng vỉa hè thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
HHL
217
//
07/2007/QĐ UBND Ngày 21/9/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Cần Giờ.
218
//
08/2007/QĐ UBND Ngày 01/10/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cần Giờ.
219
//
09/2007/QĐ UBND Ngày 12/10/2007
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án khu vực đầu tư xây dựng huyện Cần Giờ.
HHL
220
//
10/2007/QĐ UBND Ngày 23/10/2007
QĐ về thu hồi, bãi bỏ quyết định hết hiệu lực thi hành.
221
//
11/2007/QĐ UBND Ngày 25/12/2007
QĐ về thành lập Thanh tra Xây dựng huyện Cần Giờ và Thanh tra Xây dựng xã, thị trấn.
222
Chỉ thị
03/2008/CT UBND Ngày 05/6/2008
CT về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng an ninh toàn dân trước tình hình mới trên địa bàn huyện.
223
//
04/2008/CT UBND Ngày 17/5/2008
CT về tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước.
224
Quyết định
01/2008/QĐ UBND Ngày 23/01/2008
QĐ về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
225
//
02/2008/QĐ UBND Ngày 03/4/2008
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng giáo dục Quốc Phòng.
226
//
04/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về giải thể Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em huyện, chuyển các chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em vào các phòng có liên quan.
227
//
05/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về giải thể Ban Tôn giáo huyện.
228
//
06/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
229
//
07/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện.
230
//
08/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Nội vụ huyện.
231
//
09/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Tư pháp huyện.
232
//
10/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Thanh tra huyện.
233
//
11/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Y tế huyện.
234
//
12/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
235
//
13/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Văn hóa và Thông tin huyện.
236
//
14/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện.
237
//
15/2008/QĐ UBND Ngày 24/6/2008
QĐ về thành lập Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
238
//
18/2008/QĐ UBND Ngày 12/11/2008
QĐ về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
239
//
19/2008/QĐ UBND Ngày 12/11/2008
QĐ về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo huyện Cần Giờ đến năm 2020.
240
Chỉ thị
01/2009/CT UBND Ngày 20/01/2009
CT về tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự và ổn định tình hình sản xuất đối với nghề nuôi nghêu trên địa bàn huyện
241
//
03/2009/CT UBND Ngày 04/8/2009
CT về việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.
242
//
05/2009/CT UBND Ngày 06/8/2009
CT về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.
243
Quyết định
01/2009/QĐ UBND Ngày 16/02/2009
QĐ về quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chợ trên địa bàn huyện
244
//
02/2009/QĐ UBND Ngày 17/02/2009
QĐ về bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
245
//
03/2009/QĐ UBND Ngày 27/3/2009
QĐ về ban hành Quy định mức sử dụng giá nước cho các nhóm đối tượng sử dụng nước sạch trên địa bàn huyện Cần Giờ.
246
//
04/2009/QĐ UBND Ngày 24/4/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ.
HHL
247
//
06/2009/QĐ UBND Ngày 04/5/2009
QĐ về kiện toàn tổ chức và nhân sự Hội đồng Thi đua và Khen thưởng huyện
248
//
08/2009/QĐ UBND Ngày 05/6/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ huyện Cần Giờ.
249
//
11/2009/QĐ UBND Ngày 30/6/2009
QĐ về thành lập Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình huyện Cần Giờ.
250
//
12/2009/QĐ UBND Ngày 23/7/2009
QĐ về ban hành Quy trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
251
//
13/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Thạnh An.
252
//
14/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Lý Nhơn.
253
//
15/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng thị trấn Cần Thạnh.
254
//
16/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Bình Khánh.
255
//
17/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã An Thới Đông.
256
//
18/2009/QĐ UBND Ngày 28/7/2009
QĐ về thành lập Trung tâm học tập cộng đồng xã Long Hòa
257
//
20/2009/QĐ UBND Ngày 04/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Nội vụ huyện Cần Giờ.
258
//
21/2009/QĐ UBND Ngày 04/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ.
259
//
22/2009/QĐ UBND Ngày 04/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Y tế huyện Cần Giờ.
260
//
23/2009/QĐ UBND Ngày 10/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Cần Giờ.
261
//
24/2009/QĐ UBND Ngày 13/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giờ
262
//
25/2009/QĐ UBND Ngày 13/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cần Giờ.
263
//
26/2009/QĐ UBND Ngày 13/11/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Cần Giờ.
264
//
27/2009/QĐ UBND Ngày 24/11/2009
QĐ về ban hành kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cần Giờ (khóa IX) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26 NQ/TW khóa X và chương trình hành động số 43 CTr/TU ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thành ủy.
265
//
29/2009/QĐ UBND Ngày 25/12/2009
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ.
266
Chỉ thị
03/2010/CT UBND Ngày 30/12/2010
QĐ về công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự; tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ và phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân; công tác tuyển sinh quân sự và công tác đăng ký, quản lý, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu lực lượng dự bị động viên năm 2011.
267
//
01/2010/QĐ UBND Ngày 19/01/2010
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình huyện Cần Giờ.
268
//
04/2010/QĐ UBND Ngày 02/4/2010
QĐ về ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020.
269
//
05/2010/QĐ UBND Ngày 11/5/2010
QĐ về ban hành Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Xây dựng huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và các cơ quan chức năng liên quan trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Cần Giờ.
270
//
06/2010/QĐ UBND Ngày 17/6/2010
QĐ về ban hành Quy định về chính sách cho vay vốn xây dựng, sửa chữa nhà ở huyện Cần Giờ.
271
//
07/2010/QĐ UBND Ngày 22/6/2010
QĐ về ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân huyện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.
272
//
08/2010/QĐ UBND Ngày 25/6/2010
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
273
//
09/2010/QĐ UBND Ngày 25/6/010
QĐ về bãi bỏ văn bản quy định thủ tục hành chính áp dụng tại Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ trong lĩnh vực đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách Nhà nước.
274
//
10/2010/QĐ UBND Ngày 30/8/2010
QĐ về ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Cần Giờ.
275
//
11/2010/QĐ UBND Ngày 14/9/2010
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Dạy nghề huyện Cần Giờ.
276
//
12/2010/QĐ UBND Ngày 04/10/2010
QĐ về ban hành Quy chế về quản lý và sử dụng nhà ở công vụ trên địa bàn huyện Cần Giờ.
277
//
13/2010/QĐ UBND Ngày 19/10/2010
QĐ về ban hành Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Cần Giờ.
278
//
14/2010/QĐ UBND Ngày 21/10/2010
QĐ về ban hành Quy chế tạm thời về quản lý, khai thác và bảo vệ mạng tin học của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
279
//
15/2010/QĐ UBND Ngày 24/11/2010
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đài truyền thanh huyện Cần Giờ.
280
//
16/2010/QĐ UBND Ngày 29/11/2010
QĐ về ban hành Quy chế về sử dụng, khai thác và quản trị chương trình “Phần mềm Quản lý Văn bản và hồ sơ công việc” tại Phòng, ban thuộc mạng tin học của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
281
//
17/2010/QĐ UBND Ngày 20/12/2010
QĐ về giao chỉ tiêu dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2011.
282
Chỉ thị
02/2011/CT UBND Ngày 31/3/2011
CT về tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2011.
283
//
03/2011/CT UBND Ngày 22/8/2011
CT về tổ chức phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2011 và kế hoạch 05 năm (2011 2015).
284
//
04/2011/CT UBND Ngày 16/9/2011
CT về thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2011 – 2012 tại huyện Cần Giờ.
285
//
05/2011/CT UBND Ngày 24/11/2011
CT về tổ chức đón Tết Nhâm Thìn năm 2012.
286
//
06/2011/CT UBND Ngày 15/12/2011
CT về công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự; tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân; công tác tuyển sinh quân sự và động viên quân đội năm 2012.
287
Quyết định
01/2011/QĐ UBND Ngày 11/01/2011
QĐ về ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Cần Giờ 05 năm 2011 2015.
288
//
02/2011/QĐ UBND Ngày 13/01/2011
QĐ về ban hành Quy chế về quản lý hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Cần Giờ.
289
//
03/2011/QĐ UBND Ngày 18/01/2011
QĐ về ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách huyện năm 2011 (có Kế hoạch kèm theo).
290
//
04/2011/QĐ UBND Ngày 21/01/2011
QĐ về thành lập Phòng Kinh tế huyện.
291
//
05/2011/QĐ UBND Ngày 21/01/2011
QĐ về thành lập Phòng Quản lý đô thị huyện.
292
//
06/2011/QĐ UBND Ngày 14/02/2011
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Tài chính và Kế hoạch huyện.
293
//
07/2011/QĐ UBND Ngày 14/02/2011
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Quản lý đô thị huyện.
294
//
08/2011/QĐ UBND Ngày 14/02/2011
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Kinh tế huyện
295
//
09/2011/QĐ UBND Ngày 25/4/2011
QĐ về ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Cần Giờ giai đoạn 2011 2015 và sau năm 2015.
296
//
10/2011/QĐ UBND Ngày 25/4/2011
QĐ về ban hành Chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cần Giờ giai đoạn 2011 2015.
297
//
11/2011/QĐ UBND Ngày 11/05/2011
QĐ về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Bồi thường, Giải phóng mặt bằng huyện Cần Giờ.
298
//
12/2011/QĐ UBND Ngày 11/05/2011
QĐ về ban hành đề án cải thiện và xử lý môi trường tại một số khu vực trọng điểm trên địa bàn huyện Cần Giờ.
299
//
13/2011/QĐ UBND Ngày 25/05/2011
QĐ về bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện không còn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
300
//
14/2011/QĐ UBND Ngày 08/6/2011
QĐ về ban hành Quy trình thực hiện duy tu giao thông trên địa bàn huyện.
301
//
15/2011/QĐ UBND Ngày 08/6/2011
QĐ về ban hành Quy trình thực hiện kiến thiết thị chính trên địa bàn huyện Cần Giờ.
302
//
16/2011/QĐ UBND Ngày 07/7/2011
QĐ về ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ.
303
//
17/2011/QĐ UBND Ngày 28/7/2011
QĐ về bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
304
//
18/2011/QĐ UBND Ngày 12/8/2011
QĐ về ban hành Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện.
305
//
19/2011/QĐ UBND Ngày 25/8/2011
QĐ về ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện Cần Giờ.
306
//
20/2011/QĐ UBND Ngày 31/8/2011
QĐ về ban hành Quy định về khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Cần Giờ.
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 69/2011/TT BGTVT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT DỊCH VỤ CÔNG ÍCH HOA TIÊU HÀNG HẢI
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 27 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ CP ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 173/2007/NĐ CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Hoa tiêu hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ CP ngày 22 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 49/2011/NĐ CP ngày 21 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 173/2007/NĐ CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Hoa tiêu hàng hải;
Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Thông tư số 58/2011/TT BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2011 quy định về vùng Hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải.
Điều 2. Thông tư này điều chỉnh các hoạt động dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải và áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc cung cấp, quản lý, kiểm tra và thanh tra hoạt động dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải.
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành và bãi bỏ Quyết định số 162/QĐ BGTVT ngày 19/01/2010 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
Điều 4. Giao Vụ Khoa học Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện các quy định của Thông tư này, kiểm tra việc đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện cung ứng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải theo quy định.
Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Bắc, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam, Giám đốc các công ty Hoa tiêu hàng hải và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: Như Điều 5; Văn phòng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Các Thứ trưởng; Cục Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Bắc; Tổng công ty Bảo đảm an toàn Hàng hải miền Nam; Các Công ty Hoa tiêu hàng hải khu vực I đến IX; Các Công ty: Hoa tiêu hàng hải TKV, Hoa tiêu Tân cảng, Dịch vụ vận tải biển VT; Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; Trang thông tin điện tử của Bộ GTVT; Công báo; Lưu: VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT
DỊCH VỤ CÔNG ÍCH HOA TIÊU HÀNG HẢI (Ban hành kèm theo Thông tư số 69/2011/TT BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
I.1. Cơ sở pháp lý xây dựng định mức:
Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Nghị định số 205/2004/NĐ CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
Nghị định số 31/2005/NĐ CP ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Quyết định số 256/2006/QĐ TTg ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Nghị định số 173/2007/NĐ CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Hoa tiêu hàng hải;
Nghị định số 49/2011/NĐ CP ngày 21 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 173/2007/NĐ CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Hoa tiêu hàng hải;
Thông tư 06/2009/TT BGTVT ngày 18 tháng 06 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn đào tạo, cấp, thu hồi chứng chỉ khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;
Thông tư số 10/2011/TT BGTVT ngày 25 tháng 03 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông tư 06/2009/TT BGTVT ngày 18 tháng 06 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp, thu hồi chứng chỉ khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải;
Thông tư số 58/2011/TT BGTVT ngày 28 tháng 11 năm 2011 quy định về vùng Hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam;
Các số liệu khảo sát, kiểm tra thực tế và các tài liệu liên quan đến xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật hoa tiêu hàng hải.
I.2. Các nguyên tắc chung:
Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải xác định các mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn của phương tiện thủy, phương tiện bộ, thời gian lao động công nghệ hoa tiêu hàng hải khi Hoa tiêu thực hiện dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải trên các tuyến luồng hàng hải được giao.
Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải được xây dựng trên cơ sở Quy trình dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải; Quy định về cấp bậc, số lượng hoa tiêu tối thiểu đối với từng loại tàu và tuyến dẫn tàu; Yêu cầu và loại phương tiện đưa, đón hoa tiêu phù hợp điều kiện thực tế của hoạt động hoa tiêu dẫn tàu trong các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.
Trong trường hợp đóng mới hoặc bổ sung mới các phương tiện đưa đón hoa tiêu thì phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo các phương tiện chuẩn phù hợp với mức độ sóng gió của khu vực thực tế.
Trường hợp bổ sung tuyến luồng mà chưa được nêu trong định mức này thì cần có báo cáo khảo sát tuyến luồng cụ thể trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
I.3. Nội dung định mức:
Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải bao gồm:
1. Định mức thời gian lao động công nghệ hoa tiêu cho từng tuyến dẫn tàu.
Là mức thời gian lao động công nghệ của hoa tiêu khi thực hiện hoàn thành một quy trình công nghệ dẫn tàu đối với từng tuyến dẫn tàu; được xác định đối với từng bước theo Quy trình dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải.
2. Định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện đưa, đón hoa tiêu.
Là mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn trong 01 giờ hoạt động của máy chính và máy phát điện của phương tiện thủy chở Hoa tiêu, được xác định tại các chế độ khai thác máy; Mức tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn của phương tiện bộ (xe ôtô) đưa đón Hoa tiêu khi chạy 100 km trên đường.
I.4. Kết cấu định mức:
Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải bao gồm:
Chương 1: Quy định chung.
Chương 2: Quy trình tác nghiệp dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải và tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng dịch vụ;
Chương 3: Định mức thời gian lao động công nghệ hoa tiêu;
Chương 4: Định mức tiêu hao nhiên liệu và dầu bôi trơn của phương tiện thủy, phương tiện bộ đưa đón Hoa tiêu;
Phụ lục: Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích Hoa tiêu;
I.5. Quy định áp dụng định mức:
1. Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải được áp dụng làm cơ sở xác lập giá đặt hàng dịch vụ công ích Hoa tiêu Hàng hải và phục vụ công tác đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công ích Hoa tiêu hàng hải;
2. Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải áp dụng cho từng lượt Hoa tiêu dẫn tàu trên một tuyến. Trong quá trình thực hiện định mức được áp dụng hệ số điều chỉnh (k) như sau:
Với khoảng cách dẫn tàu xa, yêu cầu Hoa tiêu dẫn tàu phải làm việc liên tục từ 08 giờ đến 12 giờ: Thời gian hoạt động của hoa tiêu được áp dụng hệ số k1 = 1,7;
Định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện đưa, đón hoa tiêu được xác định trên cơ sở đưa, đón 01 Hoa tiêu cho 01 lần dẫn tàu (k2 = 1,0). Nếu công tác đưa đón hoa tiêu dẫn tàu được kết hợp cho nhiều tàu thì khi tính lượng tiêu hao nhiên liệu cho phương tiện đưa, đón hoa tiêu sẽ áp dụng hệ số điều chỉnh k2 = 0,7;
Các mức trong tập định mức này áp dụng trong trường hợp các đơn vị thực hiện nhiệm vụ Hoa tiêu hàng hải đảm bảo chất lượng dịch vụ theo các tiêu chí được nêu tại Bộ định mức này và theo các quy định hiện hành. Trong trường hợp, có kết quả kiểm tra xác nhận chất lượng dịch vụ thấp hơn (hoặc cao hơn) các tiêu chí về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ công ích hoa tiêu quy định tại Chương 2 của định mức này, thì sẽ áp dụng hệ số điều chỉnh k3 = 0,9 (hoặc 1,1) đối với các nội dung định mức có liên quan;
3. Những công tác khác không quy định trong tập định mức này thì áp dụng theo các định mức và quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương 2.
QUY TRÌNH TÁC NGHIỆP DẪN TÀU CỦA HOA TIÊU HÀNG HẢI VÀ TIÊU CHUẨN VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH HOA TIÊU HÀNG HẢI
II.1. Quy trình tác nghiệp hoa tiêu dẫn tàu:
II.1.1. Quy trình tác nghiệp hoa tiêu dẫn tàu lớn vào cầu cảng, hoặc đến vị trí yêu cầu:
Quy trình dẫn tàu gồm các bước cơ bản với những nội dung công việc như sau:
Bước 1: Hoa tiêu nhận kế hoạch tại trụ sở công ty Hoa tiêu:
Sau khi kế hoạch điều động tàu đã được phê duyệt, Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Điều hành trung tâm và tiến hành xem xét, nghiên cứu các yếu tố liên quan (khí tượng, hải văn, vị trí cầu cảng, bến neo, phao buộc…) chuẩn bị phương án điều động, tác nghiệp trên hải đồ tại phòng Hoa tiêu hàng hải.
Bước 2: Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn:
Dùng phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty đến Trạm hoa tiêu hoặc đến vị trí tập kết của phương tiện thủy của Công ty Hoa tiêu ở trong cảng. Có thể dùng canô để đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty Hoa tiêu đến vị trí tập kết của phương tiện thủy đối với các tuyến luồng địa hình khu vực cụ thể cho phép. Thời gian đi đường (kể cả thời gian trình báo thủ tục qua cổng gác của cảng và thời gian Hoa tiêu đi từ bến xuống phương tiện thủy) được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy trung bình là: 20km/h trong thành phố, 50km/h ngoài thành phố;
Phương tiện thủy chở Hoa tiêu ma nơ rời bến, đưa hoa tiêu đến tàu cần dẫn. Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
Phương tiện thủy chở Hoa tiêu ma nơ cập tàu cần dẫn, nổ máy chờ Hoa tiêu lên tàu cần dẫn.
Bước 3: Phương tiện thủy chở Hoa tiêu hành trình quay về:
Trường hợp tàu cần dẫn cập bến xuất phát của phương tiện thủy chở Hoa tiêu: Phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ rời tàu cần dẫn về bến;
Trường hợp tàu cần dẫn cập cảng khác bến xuất phát của phương tiện thủy chở Hoa tiêu: Phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ rời tàu cần dẫn và hành trình theo tàu cần dẫn;
Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải.
Bước 4: Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu:
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi thống nhất kế hoạch với Thuyền trưởng tàu được dẫn;
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo, hoặc cởi dây buộc phao và dẫn tàu vào cảng cần cập (hoặc đến vị trí yêu cầu). Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải.
Hoa tiêu ma nơ tàu lớn cập cầu cảng, hoặc vị trí yêu cầu, thả neo (buộc phao) tàu lớn;
Hoa tiêu bàn giao công việc cho thuyền trưởng tàu được dẫn và rời khỏi tàu lớn. Chờ tàu lớn làm cầu thang (nếu ở cầu cảng) hoặc chờ phương tiện chở Hoa tiêu làm ma nơ cập tàu lớn (nếu ở khu neo, buộc phao).
Bước 5: Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở Công ty Hoa tiêu:
Trường hợp tàu cần dẫn cập cầu cảng xuất phát của tàu chở Hoa tiêu: Dùng xe ô tô đón Hoa tiêu từ cầu cảng về Trụ sở Công ty Hoa tiêu. Thời gian đi đường (kể cả thời gian Hoa tiêu đi lên từ phương tiện thủy và trình báo thủ tục qua cổng gác của cảng) được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố;
Trường hợp tàu cần dẫn neo buộc hoặc cập cầu cảng khác cảng xuất phát của phương tiện thủy chở Hoa tiêu:
+ Phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ cập tàu và hành trình theo tàu cần dẫn; đón Hoa tiêu và đưa Hoa tiêu về cảng xuất phát ban đầu. Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
+ Dùng xe ô tô đón Hoa tiêu từ cầu cảng về Trụ sở Công ty Hoa tiêu. Thời gian đi đường (kể cả thời gian Hoa tiêu đi lên từ phương tiện thủy và trình báo thủ tục qua cổng gác của cảng) được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20km/h trong thành phố, 50km/h ngoài thành phố.
(Tác nghiệp hoa tiêu dẫn tàu rời cảng thực hiện theo quy trình ngược lại tương tự).
II.1.2. Quy trình tác nghiệp hoa tiêu dẫn tàu chở dầu ra dàn khai thác dầu mỏ ngoài biển:
a) Phương án Hoa tiêu đi cùng tàu chở dầu cần dẫn ra dàn khoan khai thác dầu và dẫn tàu dầu quay về:
Bước 1: Hoa tiêu nhận kế hoạch tại trụ sở công ty Hoa tiêu:
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ và tiến hành xem xét, nghiên cứu các yếu tố liên quan (khí tượng, hải văn, vị trí cầu cảng, bến neo, phao buộc…) chuẩn bị phương án điều động, tác nghiệp trên hải đồ tại phòng Hoa tiêu hàng hải;
Bước 2: Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu chở dầu:
Dùng phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty đến Trạm hoa tiêu hoặc đến vị trí tập kết của phương tiện thủy đưa đón Hoa tiêu ở trong cảng. Thời gian đi đường (kể cả thời gian trình báo thủ tục qua cổng gác của cảng và thời gian Hoa tiêu đi từ bến xuống phương tiện thủy) được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố;
Phương tiện thủy chở Hoa tiêu ma nơ rời bến, đưa hoa tiêu đến vị trí neo đỗ của tàu chở dầu cần dẫn. Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của tuyến luồng hàng hải;
Bước 3: Phương tiện thủy chở Hoa tiêu hành trình về cảng xuất phát:
Phương tiện thủy chở Hoa tiêu ma nơ cập tàu chở dầu, nổ máy chờ Hoa tiêu lên tàu dầu cần dẫn và làm ma nơ rời tàu dầu về cảng xuất phát;
Phương tiện thủy chở Hoa tiêu hành trình về cảng xuất phát. Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của tuyến luồng hàng hải;
Bước 4: Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu chở dầu ra dàn khai thác dầu mỏ và quay về:
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi thống nhất kế hoạch với Thuyền trưởng tàu dầu cần dẫn;
Chuẩn bị và chờ đợi các yếu tố thuận lợi cho hành trình tàu chở dầu ra biển: thủy triều, thời tiết ổn định, bố trí tàu lai dắt, …
Điều động cho tàu kéo neo và tác nghiệp hành trình dẫn tàu từ vị trí đón trả hoa tiêu quy định đến kho nổi chứa dầu. Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
Trao đổi với Thuyền trưởng và Đại diện Mỏ thống nhất phương án cập buộc và chuẩn bị máy;
Hướng dẫn tàu lai tác nghiệp và làm ma nơ tàu chở dầu cập kho nổi chứa dầu của Mỏ để làm hàng;
Điều động tàu chứa dầu nối ống bơm dầu với kho nổi chứa dầu mỏ;
Trong suốt quá trình bơm dầu từ kho nổi vào tàu dầu, Hoa tiêu liên tục thường trực điều chỉnh, điều động để tàu dầu làm hàng ổn định và kiểm tra hầm hàng;
Chờ xác định khối lượng dầu và điều động tàu tháo ống bơm dầu;
Trao đổi với thuyền trưởng phương án đưa tàu ra, kéo neo và làm ma nơ tàu, chở dầu rời kho nổi chứa dầu;
Điều động tháo dây tàu lai và điều động tàu, chờ làm các thủ tục xác nhận về hàng hóa và thông quan;
Tác nghiệp hành trình dẫn tàu dầu từ kho nổi chứa dầu trở về vị trí neo cập tàu chở dầu theo quy định. Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
Hoa tiêu hoàn tất công việc dẫn tàu và bàn giao tàu dầu cho Thuyền trưởng.
Bước 5: Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở Công ty Hoa tiêu:
Phương tiện thủy chở Hoa tiêu hành trình từ cảng xuất phát ra vị trí đón trả Hoa tiêu của tàu chở dầu, làm ma nơ cập tàu dầu, đón Hoa tiêu đưa về cảng xuất phát ban đầu. Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của tuyến luồng hàng hải;
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ cầu cảng về Công ty hoa tiêu. Thời gian đi đường (kể cả thời gian Hoa tiêu đi lên từ phương tiện thủy và trình báo thủ tục qua cổng gác của cảng) được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố.
b) Phương án Hoa tiêu đi máy bay ra dàn khoan khai thác tàu dầu và dẫn tàu dầu quay về:
Bước 1: Hoa tiêu nhận kế hoạch tại trụ sở Công ty Hoa tiêu:
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ và tiến hành xem xét, nghiên cứu các yếu tố liên quan (khí tượng, hải văn, vị trí cầu cảng, bến neo, phao buộc,…) chuẩn bị phương án điều động, tác nghiệp trên hải đồ tại phòng Hoa tiêu hàng hải;
Bước 2: Hoa tiêu ra dàn khoan khai thác dầu:
Dùng phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty ra sân bay và làm thủ tục lên máy bay. Thời gian đi đường (kể cả thời gian trình báo thủ tục) được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố;
Máy bay đưa Hoa tiêu ra kho nổi chứa dầu ngoài biển. Thời gian bay được xác định theo hợp đồng dịch vụ bay của Công ty bay dịch vụ;
Bước 3: Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu chở dầu từ dàn khai thác dầu mỏ trở về:
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ kho nổi chứa dầu sang tàu cần dẫn.
Hoa tiêu lên tàu chở dầu, trao đổi thống nhất kế hoạch với Thuyền trưởng tàu dầu cần dẫn và Đại diện dàn khai thác dầu mỏ thống nhất phương án cập buộc và chuẩn bị máy;
Hướng dẫn tàu lai tác nghiệp và làm ma nơ tàu chở dầu cập kho nổi chứa dầu để làm hàng;
Điều động tàu chở dầu nối ống bơm dầu với kho nổi chứa dầu mỏ;
Trong suốt quá trình bơm dầu từ kho nổi vào tàu dầu, Hoa tiêu liên tục thường trực điều chỉnh, điều động để tàu dầu làm hàng ổn định và kiểm tra hầm hàng;
Chờ xác định khối lượng dầu và điều động tàu tháo ống bơm dầu;
Trao đổi với thuyền trưởng phương án đưa tàu ra và làm ma nơ tàu chở dầu rời kho nổi chứa dầu;
Điều động tháo dây tàu lai và điều động tàu, chờ làm các thủ tục xác nhận về hàng hóa và thông quan;
Điều động tàu chở dầu hành trình về vị trí đón trả hoa tiêu quy định.
Hoa tiêu hoàn tất công việc dẫn tàu và bàn giao tàu dầu cho Thuyền trưởng.
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ tàu cần dẫn về kho nổi chứa dầu, thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải.
Hoa tiêu chờ đợi máy bay về đất liền.
Máy bay đưa hoa tiêu từ kho nổi chứa dầu về sân bay.
Bước 4: Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở Công ty Hoa tiêu:
Dùng phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ sân bay về Công ty hoa tiêu. Thời gian đi đường được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố.
Ghi chú:
Chi tiết đối với từng tuyến luồng dẫn tàu cụ thể của các Công ty Hoa tiêu: theo các Phụ lục liên quan kèm theo;
Trong quá trình dẫn tàu Hoa tiêu phải tuân thủ theo Quy chế về tổ chức và quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải của các Công ty Hoa tiêu khu vực.
II.2. Tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải:
1. Tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải là tập hợp những quy định, yêu cầu nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ công ích về hoa tiêu hàng hải, mà Công ty Hoa tiêu, các đơn vị trực thuộc và các cá nhân có liên quan phải tuân thủ trong quá trình cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải.
2. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải được thể hiện qua các tiêu chí: Độ tin cậy của dịch vụ; Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; Mức độ đảm bảo an toàn; Đảm bảo an ninh hàng hải; Và việc thực hiện các quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
3. Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải.
a) Đối với Công ty Hoa tiêu:
Có hệ thống quản lý chất lượng và quy trình tổ chức thực hiện logic, hiệu quả, an toàn;
Tổ chức cung cấp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu bắt buộc hoặc tuyến dẫn tàu được giao. Về phương tiện, thiết bị: đủ số lượng và chủng loại yêu cầu; Về lực lượng lao động Hoa tiêu hàng hải: đủ về số lượng, đúng về cấp hạng hoa tiêu khi hoạt động cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng trách nhiệm được giao. Đảm bảo có ít nhất 10% Hoa tiêu dự phòng theo quy định;
Bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật;
Xây dựng kế hoạch để cơ quan có thẩm quyền xem xét giao kế hoạch, hoặc đặt hàng và tổ chức thực hiện;
Lập kế hoạch bố trí hoa tiêu dẫn tàu hàng ngày, thông báo với cảng vụ hàng hải, các đơn vị Hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu để thống nhất thực hiện; trường hợp có thay đổi phải kịp thời thông báo và nêu rõ lý do;
Tổ chức trực ban 24/2h;
Cung cấp Hoa tiêu đích danh trong trường hợp chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu có yêu cầu. Trường hợp không đáp ứng được phải nêu rõ lý do và bố trí hoa tiêu khác thay thế;
Phối hợp với tổ chức Bảo đảm an toàn hàng hải; doanh nghiệp Cảng, Đại lý của chủ tàu và các Cơ quan, Tổ chức liên quan tại khu vực để tổ chức cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải an toàn, hiệu quả;
Quản lý hoạt động của hoa tiêu, bố trí hoa tiêu có cấp bậc phù hợp với hạng tàu dẫn theo quy định;
Bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải;
Thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty Hoa tiêu theo quy định của pháp luật;
Cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải là hoạt động chính. Các hoạt động khác không được ảnh hưởng đến hoạt động này. Trong hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải không được đình công, lãn công dưới bất cứ hình thức nào;
Thực hiện đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với tổ chức hoa tiêu hàng hải;
Ngoài khoản thu theo quy định của nhà nước về phí hoa tiêu hàng hải, không được tự ý thu thêm bất cứ khoản nào khác.
b) Đối với Hoa tiêu hàng hải:
Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 172, 173, 175 của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam; Điều 9 Nghị định 173/2007/NĐ CP và các quy định của pháp luật có liên quan khác;
Thành thạo tiếng Anh;
Chỉ được dẫn tàu phù hợp với hạng, bậc của hoa tiêu theo quy định;
Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy chế dẫn tàu, nội quy cảng biển khu vực; Cập nhật các quy định mới, có ý thức rèn luyện nâng cao tay nghề, kỹ năng điều động và xử lý tình huống;
Dẫn tàu đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
Dẫn tàu đi đúng tuyến luồng quy định, đúng giờ; lên xuống tàu đúng vị trí, yêu cầu quy định;
Mẫn cán trong thực hiện nhiệm vụ, không gây khó khăn, sách nhiễu trong khi làm nhiệm vụ;
Đối với hoa tiêu dẫn tàu dầu thô vào cập bến phải phối hợp chặt chẽ với các thành phần có liên quan để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tàu, nhà máy, cảng biển. Sau khi dẫn tàu cập bến phải đảm bảo thường trực trong việc điều động tàu trong suốt thời gian tàu bơm rút dầu, không được rời vị trí quy định để có thể kịp xử lý mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra;
Không để xảy ra các tình trạng mất an toàn, tai nạn tàu thuyền;
Không đình công, lãn công dưới bất cứ hình thức nào.
c) Đối với các bộ phận có liên quan:
Các bộ phận có liên quan như: Phương tiện thủy, bộ đưa đón Hoa tiêu; nhân viên tính phí hoa tiêu,… căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nghiêm túc thực thi chức trách của mình.
Chương 3.
ĐỊNH MỨC THỜI GIAN LAO ĐỘNG CÔNG NGHỆ HOA TIÊU
III.1. Quy định chung:
Thời gian lao động công nghệ hoa tiêu trên tuyến dẫn tàu ra, vào cảng biển trong các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam được xác định căn cứ theo các yếu tố sau:
Sơ đồ hành trình tuyến luồng, tốc độ bình quân của tàu trong tuyến luồng, trên biển theo Thông báo hàng hải chính thức ở từng khu vực;
Cự ly của các tuyến hoa tiêu dẫn tàu được xác định dựa trên các cơ sở sau:
+ Thông báo công bố vùng nước cảng biển và tuyến hoa tiêu dẫn tàu hàng hải bắt buộc của Việt Nam;
+ Quyết định về việc giao tuyến dẫn tàu cho các công ty Hoa tiêu khu vực;
+ Trên cơ sở đo đạc trên hải đồ các tuyến luồng từ các vị trí quy định đón/trả hoa tiêu (P/S) đến các cảng thuộc khu vực;
+ Số liệu báo cáo thống kê khoảng cách hoa tiêu dẫn tàu theo từng tuyến luồng cụ thể của các đơn vị được tổng hợp trong Bảng 1, Bảng 2, Bảng 3 của Phụ lục kèm theo. Khi áp dụng để tính định mức cần có sự kiểm tra điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Đối với các tuyến luồng bổ sung mới (chưa có trong các Bảng 1, 2, 3 của Phụ lục kèm theo) thì khoảng cách hoa tiêu dẫn tàu được xác định theo khảo sát thực tế.
Cấp hạng hoa tiêu dẫn các loại tàu được xác định theo quy định hiện hành, cụ thể như sau:
+ Hoa tiêu ngoại hạng dẫn tất cả các loại tàu;
+ Hoa tiêu hạng I dẫn tàu có dung tích toàn phần đến dưới 20.000 GT hoặc có chiều dài tối đa đến 175m;
+ Hoa tiêu hạng II dẫn tàu có dung tích toàn phần đến dưới 10.000 GT hoặc có chiều dài tối đa đến 145m;
+ Hoa tiêu hạng III dẫn tàu có dung tích toàn phần đến dưới 4.000 GT hoặc có chiều dài tối đa đến 115m;
Trường hợp dẫn tàu có dung tích lớn (từ 50.000 GT trở lên) hoặc dẫn tàu chạy đêm thời tiết xấu, tầm nhìn xa bị hạn chế, mật độ tàu thuyền nhiều, tàu chở hàng nguy hiểm yêu cầu mức độ an toàn cao hơn thì có thể: bố trí 02 Hoa tiêu làm việc trên tàu để đảm bảo an toàn hoặc có thể áp dụng hệ số k4 = 1,8.
III.2. Xác định thời gian lao động công nghệ hoa tiêu:
Thời gian lao động công nghệ hoa tiêu trên tuyến dẫn tàu ra, vào cảng biển được xác định trên cơ sở thực hiện theo các bước Quy trình dẫn tàu của Hoa tiêu hàng hải nêu ở Chương II, cụ thể như sau:
III.2.1. Xác định thời gian lao động công nghệ hoa tiêu theo Quy trình tác nghiệp hoa tiêu dẫn tàu vào cầu cảng, hoặc đến vị trí yêu cầu:
1. Thời gian chuẩn bị tác nghiệp: Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Điều hành trung tâm của công ty Hoa tiêu, xem xét nghiên cứu các yếu tố liên quan (khí tượng, hải văn, vị trí cầu cảng, bến neo, phao buộc…) chuẩn bị phương án điều động, tác nghiệp trên hải đồ. Thời gian cho các công việc này là 30 phút;
2. Thời gian đưa Hoa tiêu đến tàu cần dẫn:
Thời gian xe ô tô đưa Hoa tiêu từ trụ sở công ty Hoa tiêu đến trạm Hoa tiêu, hoặc đến vị trí tập kết phương tiện thủy của công ty Hoa tiêu ở trong cảng (kể cả thời gian trình báo thủ tục qua cổng cảng, thời gian Hoa tiêu đi từ bến xuống phương tiện thủy chở Hoa tiêu) được xác định theo quãng đường đi thực tế của từng khu vực, với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố. Trường hợp dùng ca nô để đưa Hoa tiêu từ trụ sở công ty Hoa tiêu đến vị trí tập kết của phương tiện thủy, thì xác định căn cứ theo tuyến luồng địa hình khu vực cụ thể;
Thời gian phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ rời cảng, hoặc vị trí tập kết là 10 phút;
Thời gian phương tiện thủy hành trình đưa Hoa tiêu đến tàu lớn cần dẫn: Xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
Thời gian phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ cập tàu cần dẫn là 15 phút;
3. Thời gian Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu:
Thời gian Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng là 20 phút;
Thời gian Hoa tiêu điều động tàu kéo neo, hoặc cởi dây buộc phao, làm ma nơ tàu là 30 phút;
Thời gian Hoa tiêu dẫn tàu hành trình theo tuyến luồng quy định từ vị trí đón tàu vào cảng, hoặc vị trí neo đậu theo yêu cầu: Xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
Thời gian Hoa tiêu làm ma nơ dẫn cập cầu cảng, hoặc vị trí neo đậu theo yêu cầu, thả neo (buộc phao) là 90 phút;
Thời gian Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng, chờ tàu làm cầu thang (nếu ở cầu cảng), hoặc chờ phương tiện chở Hoa tiêu làm ma nơ cập tàu (nếu ở khu neo, buộc phao) và rời tàu là 20 phút;
4. Thời gian đón Hoa tiêu từ cầu cảng, hoặc vị trí neo buộc tàu lớn được dẫn về Trụ sở Công ty Hoa tiêu:
Trường hợp tàu cần dẫn cập cầu cảng xuất phát của tàu chở Hoa tiêu và đón Hoa tiêu từ cầu cảng về Trụ sở Công ty Hoa tiêu bằng xe ô tô: Thời gian đi đường (kể cả thời gian Hoa tiêu đi lên từ phương tiện thủy và trình báo thủ tục qua cổng gác của cảng) được xác định theo quãng đường đi thực tế của từng khu vực, với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố.
Trường hợp tàu cần dẫn neo buộc, hoặc cập cầu cảng khác xuất phát của phương tiện thủy chở Hoa tiêu:
+ Thời gian phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ cập tàu và hành trình theo tàu lớn, đón Hoa tiêu và đưa về cảng Hoa tiêu xuất phát ban đầu: Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
+ Thời gian chở Hoa tiêu bằng xe ô tô từ cầu cảng về Trụ sở Công ty Hoa tiêu: Thời gian đi đường (kể cả thời gian Hoa tiêu đi lên từ phương tiện thủy và trình báo thủ tục qua cổng gác của cảng) được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố.
5. Thời gian Hoa tiêu báo cáo kết quả công việc với Ban điều hành là: 15 phút.
III.2.2. Xác định thời gian lao động công nghệ hoa tiêu theo Quy trình tác nghiệp hoa tiêu dẫn tàu chở dầu ra dàn khai thác dầu mỏ ngoài biển:
a) Phương án Hoa tiêu đi cùng tàu chở dầu cần dẫn ra dàn khoan khai thác dầu và dẫn tàu dầu quay về:
1. Thời gian chuẩn bị tác nghiệp: Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Điều hành trung tâm của công ty Hoa tiêu, xem xét nghiên cứu các yếu tố liên quan (khí tượng, hải văn, vị trí cầu cảng, bến neo, phao buộc…) chuẩn bị phương án điều động, tác nghiệp trên hải đồ. Thời gian cho các công việc này là 30 phút;
2. Thời gian đưa Hoa tiêu đến tàu chở dầu cần dẫn:
Thời gian xe ô tô đưa Hoa tiêu từ trụ sở công ty Hoa tiêu đến trạm Hoa tiêu, hoặc đến vị trí tập kết phương tiện thủy của công ty Hoa tiêu ở trong cảng (kể cả thời gian trình báo thủ tục qua cổng cảng, thời gian Hoa tiêu đi từ bến xuống phương tiện thủy chở Hoa tiêu) được xác định theo quãng đường đi thực tế của từng khu vực, với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố.
Thời gian phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ rời cảng, hoặc vị trí tập kết là 20 phút;
Thời gian phương tiện thủy hành trình đưa Hoa tiêu đến tàu cần dẫn: Xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
Thời gian phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ cập tàu cần dẫn là 15 phút;
3. Thời gian Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu chở dầu:
Thời gian Hoa tiêu lên tàu dầu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng là 20 phút;
Thời gian chuẩn bị và chờ đợi các yếu tố thuận lợi cho hành trình tàu chở dầu ra biển (thủy triều, thời tiết ổn định, bố trí tàu lai dắt,…): Lấy theo số liệu thống kê bình quân 03 năm gần nhất của tuyến dẫn tàu;
Thời gian Hoa tiêu điều động tàu kéo neo là 30 phút;
Thời gian tác nghiệp hành trình dẫn tàu dầu từ vị trí đón trả hoa tiêu quy định đến kho nổi chứa dầu được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của tuyến luồng hàng hải;
Thời gian Hoa tiêu hướng dẫn tàu cần dẫn buộc dây tàu lai làm ma nơ tàu cần dẫn cập kho nổi chứa dầu của mỏ; Thời gian trao đổi với Thuyền trưởng và Đại diện dàn khai thác dầu mỏ thống nhất phương án cập buộc, chuẩn bị máy;
Thời gian điều động tàu chứa dầu nối ống bơm dầu với kho nổi chứa dầu để tàu dầu làm hàng ổn định và kiểm tra hầm hàng tàu chở dầu: Lấy theo số liệu thống kê thực tế bình quân 03 năm gần nhất của các tuyến Hoa tiêu dẫn tàu dầu;
Thời gian Hoa tiêu điều động tàu tháo ống bơm dầu là 120 phút;
Thời gian Hoa tiêu trực chờ đo xác định khối lượng dầu là 60 phút;
Thời gian Hoa tiêu trao đổi với thuyền trưởng phương án đưa tàu ra là 60 phút;
Thời gian Hoa tiêu kéo neo và ma nơ tàu chở dầu rời kho nổi chứa dầu là 120 phút;
Thời gian Hoa tiêu điều động tháo dây tàu lai và điều động tàu, chờ làm các thủ tục xác nhận về hàng hóa và thông quan là 120 phút;
Thời gian Hoa tiêu tác nghiệp hành trình dẫn tàu dầu từ dàn mỏ khai thác dầu trở về vị trí neo cập tàu chở dầu theo quy định: Xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
Thời gian Hoa tiêu hoàn tất công việc dẫn tàu và bàn giao tàu dầu cho Thuyền trưởng là 30 phút.
4. Thời gian đón Hoa tiêu từ vị trí neo buộc tàu chở dầu về Trụ sở Công ty Hoa tiêu:
Thời gian phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ cập tàu dầu đón Hoa tiêu là 15 phút;
Thời gian phương tiện thủy chở Hoa tiêu hành trình đưa về cảng xuất phát ban đầu: Xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của tuyến luồng hàng hải;
Thời gian xe ô tô đón Hoa tiêu từ cầu cảng về Công ty Hoa tiêu (kể cả thời gian Hoa tiêu đi lên từ phương tiện thủy và trình báo thủ tục qua cổng gác của cảng) được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố.
5. Thời gian Hoa tiêu báo cáo kết quả công việc với Ban điều hành là: 15 phút.
b) Phương án Hoa tiêu đi máy bay ra dàn khoan khai thác dầu và dẫn tàu dầu quay về:
1. Thời gian chuẩn bị tác nghiệp: Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Điều hành trung tâm của công ty Hoa tiêu, xem xét nghiên cứu các yếu tố liên quan (khí tượng, hải văn, vị trí cầu cảng, bến neo, phao buộc…) chuẩn bị phương án điều động, tác nghiệp trên hải đồ. Thời gian cho các công việc này là 30 phút;
2. Thời gian đưa Hoa tiêu ra dàn khoan khai thác dầu:
Thời gian xe ô tô đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty ra sân bay: Xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố;
Thời gian Hoa tiêu làm thủ tục lên máy bay là 60 phút;
Thời gian máy bay đưa Hoa tiêu ra dàn khoan khai thác dầu ngoài biển: Xác định theo hợp đồng dịch vụ bay của Công ty bay dịch vụ;
3. Thời gian Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu chở dầu:
Thời gian Hoa tiêu trao đổi với thuyền trưởng tàu dầu cần dẫn, là 20 phút;
Thời gian chuẩn bị và chờ đợi các yếu tố thuận lợi cho hành trình tàu chở dầu ra biển (thủy triều, thời tiết ổn định, bố trí tàu lai dắt,…): Lấy theo số liệu thống kê bình quân 03 năm gần nhất của tuyến dẫn tàu;
Thời gian Hoa tiêu điều động tàu lớn kéo neo, hoặc cởi dây buộc phao, làm ma nơ tàu dầu là 30 phút;
Thời gian điều động cho tàu kéo neo và tác nghiệp hành trình dẫn tàu dầu từ vị trí đón trả Hoa tiêu quy định đến dàn khoan khai thác dầu. Thời gian hành trình được xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của tuyến luồng hàng hải;
Thời gian Hoa tiêu hướng dẫn tàu lai tác nghiệp và làm ma nơ tàu chở dầu cập kho nổi chứa dầu cập kho nổi chứa dầu của dàn khai thác dầu mỏ; Thời gian trao đổi với Thuyền trưởng và Đại diện dàn khai thác dầu mỏ thống nhất phương án cập buộc, chuẩn bị máy, điều động tàu chứa dầu nối ống bơm dầu với kho nổi chứa dầu mỏ; Thời gian Hoa tiêu thường trực điều chỉnh, điều động để tàu dầu làm hàng ổn định và kiểm tra hầm hàng tàu chở dầu: Lấy theo số liệu thống kê thực tế bình quân 03 năm gần nhất của các tuyến Hoa tiêu dẫn tàu dầu;
Thời gian Hoa tiêu điều động tàu tháo ống bơm dầu là 120 phút;
Thời gian Hoa tiêu trực chờ đo xác định khối lượng dầu là 60 phút;
Thời gian Hoa tiêu trao đổi với thuyền trưởng phương án đưa tàu ra là 60 phút;
Thời gian Hoa tiêu kéo neo và làm ma nơ tàu chở dầu rời kho nổi chứa dầu là 120 phút;
Thời gian Hoa tiêu điều động tháo dây tàu lai và điều động tàu, chờ làm các thủ tục xác nhận về hàng hóa và thông quan là 120 phút;
Thời gian Hoa tiêu tác nghiệp hành trình dẫn tàu dầu từ dàn khai thác dầu trở về vị trí neo cập tàu chở dầu theo quy định: Xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của từng tuyến luồng hàng hải;
Thời gian Hoa tiêu hoàn tất công việc dẫn tàu và bàn giao tàu dầu cho Thuyền trưởng là 30 phút.
4. Thời gian đón Hoa tiêu từ vị trí neo buộc tàu chở dầu về Trụ sở Công ty Hoa tiêu:
Thời gian phương tiện thủy chở Hoa tiêu làm ma nơ cập tàu dầu đón Hoa tiêu là 15 phút;
Thời gian phương tiện thủy chở Hoa tiêu hành trình đưa về cảng xuất phát ban đầu xác định theo cự ly và tốc độ cho phép thực tế của tuyến luồng hàng hải;
Thời gian xe ô tô đón Hoa tiêu từ cầu cảng về Công ty Hoa tiêu (kể cả thời gian Hoa tiêu đi lên từ phương tiện thủy và trình báo thủ tục qua cổng gác của cảng) được xác định theo quãng đường đi thực tế với tốc độ xe chạy: 20 km/h trong thành phố, 50 km/h ngoài thành phố;
5. Thời gian Hoa tiêu báo cáo kết quả công việc với Ban điều hành là: 15 phút.
Chương 4.
ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NHIÊN LIỆU, DẦU BÔI TRƠN CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY, BỘ ĐƯA, ĐÓN HOA TIÊU
IV.1. Quy định chung:
1. Định mức kinh tế kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn của phương tiện thủy, phương tiện bộ đưa đón Hoa tiêu xác định mức hao phí cần thiết về nhiên liệu, dầu bôi trơn của phương tiện thủy, bộ để thực hiện một quy trình dẫn tàu của Hoa tiêu hàng hải.
2. Định mức được xây dựng trên cơ sở các phương tiện, thiết bị hiện đang sử dụng của các Công ty Hoa tiêu; Các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo và mức phụ tải thực tế sử dụng của các phương tiện; Quy trình thực hiện dịch vụ hoa tiêu hàng hải; Tốc độ vận hành trung bình cho phép của các phương tiện thủy, bộ trên các tuyến luồng hàng hải và đường bộ; Và các định mức và quy định liên quan hiện hành.
3. Định mức nhiên liệu của phương tiện thủy được tính theo lượng tiêu hao nhiên liệu trong 1 giờ làm việc (kg/h) theo các chế độ và thời gian hoạt động của phương tiện mới, trên cơ sở suất tiêu hao nhiên liệu (gtt) quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.
4. Định mức nhiên liệu của phương tiện bộ (xe ô tô) được tính theo suất tiêu hao nhiên liệu của phương tiện mới (goto), quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo khi di chuyển 100 km (lít/100km).
5. Đối với các phương tiện thủy hiện có: Áp dụng các hệ số điều chỉnh thời gian khai thác phương tiện (kt) như sau:
Đối với các phương tiện thủy có thời gian hoạt động từ 5 năm đến dưới 10 năm: Tăng thêm 3% (kt = 1,03);
Đối với các phương tiện thủy có thời gian hoạt động trên 10 năm: Tăng thêm 5% (kt = 1,05);
6. Mức tiêu hao nhiên liệu của xe ô tô khi chạy trong thành phố được tính tăng thêm 10% (ktp = 1,10).
7. Mức tiêu hao dầu bôi trơn được tính theo tỷ lệ % của lượng tiêu hao nhiên liệu (1% đối với xe ô tô; 2% đối với phương tiện thủy).
8. Thông số kỹ thuật chi tiết của các loại phương tiện thủy, phương tiện bộ đưa đón hoa tiêu hiện có được tổng hợp trong các Bảng 4 và Bảng 5 của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Trường hợp đầu tư, bổ sung mới các phương tiện thủy, phương tiện bộ đưa đón hoa tiêu thì cần được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về tính năng kỹ thuật của phương tiện chuẩn, dải công suất phù hợp với điều kiện cấp sóng gió, địa hình thực tế của từng khu vực hoa tiêu.
IV.2. Định mức kinh tế kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn của phương tiện thủy, phương tiện bộ đưa đón Hoa tiêu:
IV.2.1. Định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện bộ đưa đón Hoa tiêu.
Lượng tiêu hao nhiên liệu của phương tiện bộ đưa, đón Hoa tiêu cho mỗi chuyến công tác (Goto) được xác định tại Bảng 5.
Lượng tiêu hao nhiên liệu của phương tiện bộ (xe ô tô) đưa, đón Hoa tiêu cho mỗi chuyến công tác (Goto) được xác định như sau:
(lít)
Trong đó:
Goto Lượng nhiên liệu tiêu hao của xe ô tô cho mỗi chuyến công tác, (lít).
goto Suất tiêu hao nhiên liệu của phương tiện trên quãng đường 100km, căn cứ trên cơ sở tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo, (lít/100km);
ktp = 1,10 Hệ số điều chỉnh khi xe ô tô chạy trong thành phố;
kdh = 1,05 Hệ số điều chỉnh khi xe chạy có điều hòa nhiệt độ.
L Quãng đường thực tế xe chạy đưa đón Hoa tiêu trong chuyến công tác (km).
IV.2.2. Định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện thủy đưa đón Hoa tiêu.
IV.2.2.1. Các chế độ hoạt động của phương tiện đưa đón Hoa tiêu:
a) Tàu đưa đón Hoa tiêu:
Các chế độ hoạt động của tàu đưa đón Hoa tiêu: Manơ rời, cập cầu cảng, hành trình đưa (hoặc đón) Hoa tiêu trên tuyến luồng, manơ cập, rời tàu lớn, nổ máy chờ Hoa tiêu, được xác định thông qua hệ số chế độ hoạt động của tàu thủy (ktt), cụ thể như sau:
Manơ rời, cập cầu cảng: máy chạy ở chế độ tương ứng 30% công suất định mức của máy (Ne) quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo (ktt = 0,30);
Hành trình đưa (hoặc đón) Hoa tiêu trên tuyến luồng (từ điểm neo ra vị trí đón trả hoa tiêu hoặc ngược lại): chạy máy ở chế độ tương ứng 85% công suất định mức (Ne) của máy (ktt = 0,85);
Manơ cập, rời tàu lớn cần dẫn: chạy máy ở chế độ trung bình, tương ứng 50% công suất định mức của máy (ktt = 0,50);
Chờ Hoa tiêu: chạy máy ở chế độ trung bình máy tương ứng 40% công suất định mức của máy để chờ lệnh của Hoa tiêu trước khi trở về vị trí tập kết (ktt = 0,40);
b) Canô đưa đón Hoa tiêu:
Các chế độ hoạt động của canô đưa đón Hoa tiêu: Manơ rời, cập cầu cảng, hành trình đưa (hoặc đón) Hoa tiêu trên tuyến luồng, manơ cập, rời tàu lớn, nổ máy chờ Hoa tiêu, được xác định thông qua hệ số chế độ hoạt động của canô (kcn), cụ thể như sau:
Manơ rời, cập cầu cảng: chạy máy ở chế độ tương ứng 30% công suất định mức của máy (Ne) quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo (kcn = 0,30);
Hành trình đưa (hoặc đón) Hoa tiêu từ cầu cảng ra các vị trí neo của tàu lớn và ngược lại: Canô chạy máy ở chế độ hành trình tương ứng 85% công suất định mức của máy (Ne) quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo (kcn = 0,85);
Manơ cập, rời tàu lớn để đưa, đón Hoa tiêu: Khi canô hành trình đến tàu lớn đã thả neo tại vị trí đón trả hoa tiêu: chạy máy ở chế độ tương ứng 40% công suất định mức của máy (Ne), quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo (kcn = 0,40);
IV.2.2.2. Xác định lượng tiêu hao nhiên liệu trong 01 giờ hoạt động của phương tiện thủy đưa đón Hoa tiêu:
Lượng tiêu hao nhiên liệu trong 01 giờ hoạt động của phương tiện thủy đưa đón Hoa tiêu được xác định như sau:
ktt (hoặc kcn).kt.k1 (kg/h)
Trong đó:
Gtt Lượng tiêu hao nhiên liệu trong 01 giờ ở các chế độ hoạt động khác nhau của tàu đưa đón Hoa tiêu (kg/h);
Ne Công suất định mức của máy, quy định trong tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo, (hp);
gtt Suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ ở chế độ khai thác Ne, được xác định theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo, (g/hp.h);
ktt (kcn) Hệ số điều chỉnh mức công suất theo các chế độ hoạt động khác nhau của tàu thủy (hoặc canô) đưa đón Hoa tiêu;
kt Hệ số điều chỉnh thời gian khai thác phương tiện;
k1 Hệ số điều chỉnh suất tiêu hao nhiên liệu ở các mức công suất khai thác khác nhau được xác định theo Hệ số điều chỉnh theo bảng dưới đây:
ktt (hoặc kcn)
≤ 0,25
0,25 ÷ ≤ 0,50
0,50 ÷ ≤ 0,75
> 0,75
k1
1,3
1,2
1,1
1,0
PHỤ LỤC
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT DỊCH VỤ CÔNG ÍCH HOA TIÊU HÀNG HẢI (Kèm theo Thông tư số 69/2011/TT BGTVT ngày 30/12/2011 của Bộ Giao thông vận tải)
Bảng 1. Mã hiệu và khoảng cách các tuyến luồng hoa tiêu dẫn tàu
TT
Từ vị trí đón đến vị trí trả hoa tiêu (và ngược lại)
Mã tuyến luồng dẫn tàu
Khoảng cách dẫn tàu (hải lý)
1.
Vũng Tàu – Sài Gòn
T1
48
2.
Vũng Tàu – Đồng Nai
T2
70
3.
Vũng Tàu – Hiệp Phước
T3
42
4.
Vũng Tàu – Long An
T4
55
5.
Vũng Tàu – Đồng Tháp
T5
115
6.
Vũng Tàu – Cát Lở
T6
11
7.
Sài Gòn – Đồng Nai
T7
24
8.
Sài Gòn – Đồng Tháp
T8
163
9.
Sài Gòn – Long An
T9
57
10.
Vũng Tàu – Vàm Láng Bến Lức (Long An)
T10
55
11.
Vũng Tàu – Nhà máy điện Nhơn Trạch
T11
32
12.
Vũng Tàu – Gò Gia
T12
22
13.
Dời khu vực Sài Gòn – Vũng Tàu
T13
5
14.
Phao 0 Định An Cụm Cảng Cần Thơ (Cảng Cần Thơ, Cái Cui, Cảng dầu Petro…)
T14
65
15.
Phao 0 Định An Mỹ Thới
T15
90
16.
Phao 0 Định An Cảng Trần Quốc Toản (Đồng Tháp)
T16
140
17.
Phao 0 Cảng Năm Căn (Cà Mau)
T17
25
18.
Phao 0 Cảng Bình Trị (Hòn Chông)
T18
10
19.
Dời (Cảng Cái Cui – Cảng Cần Thơ)
T97
9
20.
Dời
T98
4
21.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cầu cảng Quy Nhơn
T19
6
22.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cảng dầu, khu neo đậu Cảng Quy Nhơn.
T20
7
23.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cảng dầu Vũng Rô
T21
5
24.
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Đà Diễn
T22
4
25.
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Tiên Châu
T23
4
26.
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Đề Gi
T24
4
27.
Nha Trang Cảng Nha Trang
T25
5
28.
Vân Phong Cảng HVS
T26
8
29.
Vân Phong Cảng chuyển tải dầu STS
T27
6
30.
Vân Phong Cảng Đầm Môn
T28
11
31.
Vân Phong Cảng Xi măng Nghi Sơn
T29
10
32.
Vân Phong Cảng Kho dầu ngoại quan Mỹ Giang
T30
8
33.
Cam Ranh Cảng Cam Ranh
T31
9
34.
Cam Ranh Cảng Xi măng Hà Tiên
T32
10
35.
Cam Ranh Kho K720
T33
10
36.
Cam Ranh Ninh Chữ
T34
5
37.
Tuyến Vũng Tàu – Bạch Hổ;
T35
60
38.
Tuyến Vũng Tàu – Mỏ Rồng;
T36
65
39.
Tuyến Vũng Tàu – Đại Hùng;
T37
147
40.
Tuyến Vũng Tàu – Sư Tử Đen;
T38
80
41.
Tuyến Vũng Tàu – Hồng Ngọc (Ruby);
T39
85
42.
Tuyến Vũng Tàu – Rạng Đông;
T40
73
43.
Tuyến Vũng Tàu – Rồng Đôi Rồng Đôi Tây;
T41
172
44.
Tuyến Vũng Tàu – Trường Sơn;
T42
277
45.
Tuyến Vũng Tàu – Sư Tử Vàng;
T43
80
46.
Tuyến Vũng Tàu – Phú Quý;
T44
120
47.
Tuyến Vũng Tàu – Tê Giác Trắng;
T45
55
48.
Tuyến Vũng Tàu – Mỏ Chim sáo;
T46
190
49.
Cát Bà Cảng Hải Phòng (Các cảng dọc luồng Sông Cấm, Cảng Hải Phòng, Thượng Lý, Mipec, Thăng Long)
T47
26
50.
Cát Bà Khu công nghiệp (TCT Nam Triệu, Phà Rừng, NMXM Chinh Phong)
T48
27
51.
Cát Bà Khu vực neo Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ (thuộc Cảng Hải Phòng)
T49
28
52.
Cát Bà Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng
T50
18
53.
Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng Cảng Hải Phòng
T51
18
54.
Khu vực neo Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ (thuộc Cảng Hải Phòng) – Cảng Hải Phòng
T52
49
55.
Khu vực neo Hòn Gai, Hạ Long Lan Hạ
T53
8
56.
Dịch vụ khác (di chuyển, quay trở trong vùng nước cảng Hải Phòng, tuyến Diêm Điền, Hải Thịnh).
T54
6
57.
TCTCNTT Nam Triệu, NMĐT Phà Rừng, NM XM Chinh Phong Cảng Hải Phòng và ngược lại
(Áp dụng tương tự tuyến: Ninh Tiếp, Bến Gót, Bạch Đằng Cảng Hải Phòng)
T55
13
58.
Khu neo Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ Khu neo, buộc phao Ninh Tiếp, Bến Gót, Bạch Đằng và ngược lại
(Áp dụng tương tự tuyến: Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ Cảng Hải Phòng)
T56
43
59.
Phao 0 Hạ Long
T57
10
60.
Hạ Long Cảng B12
T58
11
61.
Phao 0 Hòn Gai
T59
18
62.
Phao 0 Cái Lân
T60
21
63.
Phao 0 XM Thăng Long
T61
23
64.
Phao 0 XM Hạ Long
T62
25
65.
NM đóng tàu F0 neo Hòn Gai
T63
25
66.
Phao 0 Cầu Cẩm Phả
T64
26
67.
Phao 0 Abei
T65
20
68.
Phao 0 Vạn Gia
T66
9
69.
Phao 0 (P/S Đà Nẵng) Cảng Tiên Sa (Các cầu cảng thuộc Cảng Tiên Sa)
T67
8
70.
Phao 0 (P/S Đà Nẵng) Cảng X50
T68
9
71.
Phao 0 (P/S Đà Nẵng) Cảng Sông Hàn (Các cầu cảng thuộc Cảng Sông Hàn)
T69
10
72.
Phao 0 (P/S Đà Nẵng) Cảng Nại Hiên
T70
12
73.
Phao 0 (P/S Đà Nẵng) Cảng Liên Chiểu
T71
10
74.
Phao 0 (P/S Mỹ Khê) Phao Mỹ Khê
T72
6
75.
Phao 0 (P/S Chân Mây) Cảng Chân Mây
T73
5
76.
Phao 0 (P/S Kỳ Hà) Cảng Kỳ Hà
T74
5
77.
Phao 0 (P/S Dung Quất) Cụm Cảng Dung Quất (Các cầu cảng thuộc cụm Cảng Dung Quất)
T75
5
78.
Phao 0 (P/S Dung Quất) Phao SPM, Việt Thanh Dung Quất
T76
10
79.
Phao 0 (P/S Dung Quất) Cảng Sa Kỳ
T77
30
80.
Phao 0 (P/S Cửa Lở Sông Vệ) Khu chuyển tải, Cửa Lở Sông Vệ
T78
5
81.
Dịch vụ khác (di chuyển, quay trở trong vùng nước các cảng Áp dụng cự ly 05 hải lý chung cho toàn bộ 12 tuyến dẫn tàu thuộc địa phận trách nhiệm của Công ty)
T79
5
82.
Vị trí đón trả hoa tiêu Nghi Sơn đến cảng chuyên dụng Nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa)
T80
6
83.
Vị trí đón trả hoa tiêu Nghi Sơn đến cảng Tổng hợp Nghi Sơn (Thanh Hóa)
T81
6
84.
Vị trí đón trả hoa tiêu Cửa Lò đến cảng Cửa Lò, cảng xăng dầu Nghi Hương (Nghệ An)
T82
6
85.
Vị trí đón trả hoa tiêu Vũng Áng đến cảng Vũng Áng, cảng xăng dầu Vũng Áng (Hà Tĩnh)
T83
5
86.
Vị trí đón trả hoa tiêu Hòn La đến cảng Hòn La (Quảng Bình)
T84
6
87.
Phao 0 Hòn Nét
T85
17
88.
Phao 0 Cảng Cẩm Phả
T86
26
89.
Phao 0 Vùng neo Hòn Ót
T87
26
90.
Phao 0 Cầu Xi măng
T88
26
91.
Vùng neo Hòn Nét Cảng Cẩm Phả
T89
9
92.
Vùng neo Abei Cầu cảng Cẩm Phả
T90
6
93.
Vùng eo Hòn Ót Cầu Xi măng
T91
5
94.
Vũng Tàu Cát Lái
T92
48
95.
Vũng Tàu Cái Mép
T93
18
96.
Cái Mép Cát Lái
T94
50
97.
Dời tại Cát Lái Phao Cát Lái
T95
05
98.
Dời tại cảng Cái Mép ra các bến trong cảng
T96
05
Bảng 2. Khoảng cách hoạt động của phương tiện thủy cho từng tuyến dẫn tàu
TT
Tuyến dẫn tàu
Tuyến đường hoạt động
Khoảng cách (Hải lý)
1.
Vũng Tàu – Sài Gòn
Trụ sở Cty – Phước Khánh
Trụ sở Cty – Nhà Bè
Trụ sở Cty – NAVIOIL
Trụ sở Cty – Đèn Đỏ
Trụ sở Cty – K16 LOTUS
Trụ sở Cty – BASON
Trụ sở Cty – Tân Cảng
Trụ sở Cty – Cát Lái
Trụ sở Cty – VITAICO
Trụ sở Cty – Viko Wochimex
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
12
10
08
07
05
03
04
10
12
16
05
04
06
2.
Vũng Tàu – Đồng Nai
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
05
04
06
3.
Vũng Tàu – Hiệp Phước
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
05
04
06
4.
Vũng Tàu – Long An
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
05
04
06
5.
Vũng Tàu – Đồng Tháp
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
05
04
06
6.
Vũng Tàu – Cát Lở
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
05
04
06
7.
Sài Gòn – Đồng Nai
Trụ sở Cty – Phước Khánh
Trụ sở Cty – Nhà Bè
Trụ sở Cty – NAVIOIL
Trụ sở Cty – Đèn Đỏ
Trụ sở Cty – K16 LOTUS
Trụ sở Cty – BASON
Trụ sở Cty – Tân Cảng
Trụ sở Cty – Cát Lái
Trụ sở Cty – VITAICO
12
10
08
07
05
03
04
10
12
8.
Sài Gòn – Đồng Tháp
Trụ sở Cty – Phước Khánh
Trụ sở Cty – Nhà Bè
Trụ sở Cty – NAVIOIL
Trụ sở Cty – Đèn Đỏ
Trụ sở Cty – K16 LOTUS
Trụ sở Cty – BASON
Trụ sở Cty – Tân Cảng
Trụ sở Cty – Cát Lái
Trụ sở Cty – VITAICO
12
10
08
07
05
03
04
10
12
9.
Sài Gòn – Long An
Trụ sở Cty – Phước Khánh
Trụ sở Cty – Nhà Bè
Trụ sở Cty – NAVIOIL
Trụ sở Cty – Đèn Đỏ
Trụ sở Cty – K16 LOTUS
Trụ sở Cty – BASON
Trụ sở Cty – Tân Cảng
Trụ sở Cty – Cát Lái
Trụ sở Cty – VITAICO
12
10
08
07
05
03
04
10
12
10.
Vũng Tàu – Vàm Láng Bến Lức (Long An)
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
05
04
06
11.
Vũng Tàu – Nhà máy điện Nhơn Trạch
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
05
04
06
12.
Vũng Tàu – Gò Gia
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
05
04
06
13.
Dời
Trụ sở Cty – Phước Khánh
Trụ sở Cty – Nhà Bè
Trụ sở Cty – NAVIOIL
Trụ sở Cty – Đèn Đỏ
Trụ sở Cty – K16 LOTUS
Trụ sở Cty – BASON
Trụ sở Cty – Tân Cảng
Trụ sở Cty – Cát Lái
Trụ sở Cty – VITAICO
Cầu Đá – Phao 0
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7
Cầu Đá – Gành Rái
12
10
08
07
05
03
04
10
12
05
04
06
14.
Phao 0 Định An Cụm cảng Cần Thơ (Cảng Cần Thơ, Cái Cui, cảng dầu Petro…)
Phao 0 Định An
Trạm Ca nô Cụm cảng Cần Thơ
Trạm Ca nô Cảng Cái Cui
17
4
9
15.
Phao 0 Định An Mỹ Thới
Phao 0 Định An
17
16.
Phao 0 Định An Cảng Trần Quốc Toản (Đồng Tháp)
Phao 0 Định An
17
17.
Phao 0 Cảng Năm Căn (Cà Mau)
Phao 0 Cảng Năm Căn (Cà Mau)
25
18.
Phao 0 Cảng Bình Trị (Hòn Chông)
Phao 0 Cảng Bình Trị (Hòn Chông)
10
19.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cầu cảng Quy Nhơn
Điểm đón trả Hoa tiêu Cầu cảng Quy Nhơn
6
20.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cảng dầu, khu neo đậu Cảng Quy Nhơn.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cảng dầu, khu neo đậu Cảng Quy Nhơn.
6
21.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cảng dầu Vũng Rô
Điểm đón trả Hoa tiêu Cảng dầu Vũng Rô
5
22.
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Đà Diễn
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Đà Diễn
4
23.
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Tiên Châu
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Tiên Châu
4
24.
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Đề Gi
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Đề Gi
4
25.
Nha Trang Cảng Nha Trang
Bờ vị trí đón trả hoa tiêu Nha Trang
5
26.
Vân Phong Cảng HVS
Bờ vị trí đón trả hoa tiêu HVS
8
27.
Vân Phong Cảng chuyển tải dầu STS
Bờ vị trí đón trả Hoa tiêu HVS
Từ vị trí đón trả Hoa tiêu đến vị trí STS
8
6
28.
Vân Phong Cảng Đầm Môn
Bờ vị trí đón trả hoa tiêu HVS
11
29.
Vân Phong Cảng Xi măng Nghi Sơn
Bờ vị trí đón trả hoa tiêu HVS
10
30.
Vân Phong Cảng Kho dầu ngoại quan Mỹ Giang
Bờ vị trí đón trả hoa tiêu HVS
8
31.
Cam Ranh Cảng Cam Ranh
Bờ vị trí đón trả hoa tiêu Cam Ranh
9
32.
Cam Ranh Cảng Xi măng Hà Tiên
Bờ vị trí đón trả hoa tiêu Cam Ranh
10
33.
Cam Ranh Kho K720
Bờ vị trí đón trả hoa tiêu Cam Ranh
10
34.
Cam Ranh khu chuyển tải Ninh Chữ
Bờ vị trí đón trả hoa tiêu Ninh Chữ
5
35.
Vị trí đón trả Hoa tiêu Cảng khai thác dầu khí ngoài khơi
Cảng PTSC – Vị trí đón trả hoa tiêu Vũng Tàu
13
FSO&FPSO Vị trí đón trả hoa tiêu của Mỏ dầu
5.0
36.
Vị trí đón trả Hoa tiêu Cảng Phú Quí
Cảng cá Phan Thiết Cảng Phú Quí
55
Cảng Phú Quí Vị trí đón trả hoa tiêu Cát Bà
1,5
37.
Cát Bà Cảng Hải Phòng
Đồ Sơn – Vị trí đón trả hoa tiêu Cát Bà
27
Bờ Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đồ Sơn
0,5
38.
Cát Bà Khu công nghiệp
Đồ Sơn – Vị trí đón trả hoa tiêu Cát Bà
27
Bờ Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đồ Sơn
0,5
39.
Cát Bà Khu vực neo Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ
Đồ Sơn – Vị trí đón trả hoa tiêu Cát Bà
27
Cảng Hải Phòng Khu vực neo Hòn Gai, Hạ long Lan Hạ
56
Bờ Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đồ Sơn
0,5
40.
Cát Bà Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng
Đồ Sơn – Vị trí đón trả hoa tiêu Cát Bà
27
Cảng Hải Phòng Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng
36
Bờ Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đồ Sơn
0,5
41.
Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng
36
42.
Khu vực neo Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ Cảng Hải Phòng
Cảng Hải Phòng Khu vực neo Hòn Gai, Hạ long, Lan Hạ
56
43.
Khu vực neo Hòn Gai Khu vực neo Hạ Long Lan Hạ
Cảng Hải Phòng Khu vực neo Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ
64
44.
Phao 0 Hạ Long
Từ phao 0 đến Hạ Long
10
45.
Hạ Long Cảng B12
Hạ Long Cảng B12
11
46.
Phao 0 Hòn Gai
Phao 0 Hòn Gai
18
47.
Phao 0 Cái Lân
Phao 0 Cái Lân
21
48.
Phao 0 XM Thăng Long
Phao 0 XM Thăng Long
23
49.
Phao 0 XM Hạ Long
Phao 0 XM Hạ Long
25
50.
NM đóng tàu F0 neo Hòn Gai
NM đóng tàu F0 neo Hòn Gai
25
51.
Phao 0 Cầu Cẩm Phả
Phao 0 Cầu Cẩm Phả
26
52.
Phao 0 Abei
Phao 0 Abei
57
53.
Phao 0 Vạn Gia
Phao 0 Vạn Gia
8
54.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng Tiên Sa
Cầu 6 Cảng Sông Hàn (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đà Nẵng) Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng)
10
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng Cảng Tiên Sa
8
Cảng Tiên Sa Cầu 6 Cảng Sông Hàn
4
55.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng X50
Cầu 6 Cảng Sông Hàn (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đà Nẵng) Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng)
10
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng Cảng X50
9
Cảng X50 Cầu 6 Cảng Sông Hàn
6
56.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng Sông Hàn
Cầu 6 Cảng Sông Hàn Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng)
10
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng Cầu 6 Cảng Sông Hàn
10
57.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng Nại Hiên
Cầu 6 Cảng Sông Hàn (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đà Nẵng) Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng)
10
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng Cảng Nại Hiên
12
Cảng Nại Hiên Cầu 6 Cảng Sông Hàn
2
58.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng Liên Chiểu
Cầu 6 Cảng Sông Hàn (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đà Nẵng) Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng)
10
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng Cảng Liên Chiểu
10
Cảng Liên Chiểu Cầu 6 Cảng Sông Hàn
10
59.
Vị trí đón trả hoa tiêu Mỹ Khê (P/S Mỹ Khê) Phao Mỹ Khê
Cầu 6 Cảng Sông Hàn (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đà Nẵng) Vị trí đón trả hoa tiêu Mỹ Khê (P/S Mỹ Khê)
24
Vị trí đón trả hoa tiêu Mỹ Khê Phao Mỹ Khê
6
Phao Mỹ Khê Cầu 6 Cảng Sông Hàn
30
60.
Vị trí đón trả hoa tiêu Chân Mây (P/S Chân Mây) Cảng Chân Mây
Cầu 6 Cảng Sông Hàn (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Đà Nẵng) Vị trí đón trả hoa tiêu Chân Mây (P/S Chân Mây)
30
Vị trí đón trả hoa tiêu Chân Mây Cảng Chân Mây
5
Cảng Chân Mây Cầu 6 Cảng Sông Hàn
35
61.
Vị trí đón trả hoa tiêu Kỳ Hà (P/S Kỳ Hà) Cảng Kỳ Hà
Cảng Tổng hợp Dung Quất (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Dung Quất) Vị trí đón trả hoa tiêu Kỳ Hà (P/S Kỳ Hà)
10
Vị trí đón trả hoa tiêu Kỳ Hà Cảng Kỳ Hà
5
Cảng Kỳ Hà Cảng Tổng hợp Dung Quất
15
62.
Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất (P/S Dung Quất) Cụm Cảng Dung Quất gồm các cảng: Tổng hợp D.Quất, Doosan, Germardept,…)
Cảng Tổng hợp Dung Quất (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Dung Quất) Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất (P/S Dung Quất)
5
Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất Cụm Cảng Dung Quất
5
63.
Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất (P/S Dung Quất) Phao SPM, Việt Thanh, Dung Quất
Cảng Tổng hợp Dung Quất (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Dung Quất) Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất (P/S D. Quất)
5
Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất Phao SPM, Việt Thanh Dung Quất
10
Phao SPM, Việt Thanh, Dung Quất Cảng Tổng hợp Dung Quất
15
64.
Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất (P/S Dung Quất) Cảng Sa Kỳ
Cảng Tổng hợp Dung Quất (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Dung Quất) Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất (P/S Dung Quất)
5
Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất Cảng Sa Kỳ
30
Cảng Sa Kỳ Cảng Tổng hợp Dung Quất
25
65.
Vị trí đón trả hoa tiêu Cửa Lở Sông Vệ (P/S Cửa Lở Sông Vệ) Khu chuyển tải, Cửa Lở Sông Vệ
Cảng Tổng hợp Dung Quất (Vị trí tập kết của phương tiện thủy tại Dung Quất) Vị trí đón trả hoa tiêu Cửa Lở, Sông Vệ (P/S Cửa Lở Sông Vệ)
25
66.
Vị trí đón trả hoa tiêu Cửa Lở, Sông Vệ Khu chuyển tải Cửa Lở, Sông Vệ
5
67.
Khu chuyển tải Cửa Lở, Sông Vệ Cảng Tổng hợp Dung Quất
30
68.
Dịch vụ khác (di chuyển, quay trở)
Các tuyến dẫn tàu thuộc địa phận trách nhiệm của Công ty như trên
69.
Vị trí đón trả hoa tiêu Cửa Lò đến cảng Cửa Lò, cảng xăng dầu Nghi Hương (Nghệ An)
Từ cảng Cửa Lò đến Vị trí đón trả hoa tiêu Cửa Lò và ngược lại
6
70.
Phao 0 Hòn Nét
Từ Phao 0 đến Vùng neo Hòn Nét
17
71.
Phao 0 ABei
Từ Phao 0 đến Vùng neo Abei
20
72.
Tuyến 3: Phao 0 Cảng Cẩm Phả
Phao 0 Cảng Cẩm Phả
26
73.
Tuyến 4: Phao 0 Khu neo Hòn Ót
Phao 0 Khu neo Hòn Ót
26
74.
Phao 0 Cầu Xi măng Cẩm Phả
Phao 0 Cầu Xi măng
26
75.
Neo Hòn Nét Cảng Cẩm Phả
Vùng neo Hòn Nét Cầu Cảng Cẩm Phả
9
76.
Vùng neo Abei Cầu Cảng Cẩm Phả
Vùng neo Abei Cầu Cảng Cẩm Phả
6
77.
Vùng neo Hòn Ót Cầu xi măng Cẩm Phả
Vùng neo Hòn Ót Cầu xi măng Cẩm Phả
5
78.
Vũng Tàu – Cát Lái
Cảng Cát Lái – Mủi Đèn Đỏ
Cầu Đá – Phao 0 vùng đón trả hoa tiêu
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7.
05
07
04
79.
Vũng Tàu – Cái Mép
Cảng Tân cảng Cái Mép thượng Cửa sông Cái Mép.
05
Cầu Đá – Phao 0.
Cầu Đá – Phao 1,3,5,7.
07
04
80.
Cái Mép – Cát Lái
Cảng Tân cảng Cái Mép thượng Cửa sông Cái Mép
05
Cảng Cát Lái – Đèn Đỏ
05
81.
Dời tại Cát Lái ra các phao Cát Lái
Cảng Cát Lái – Đèn Đỏ
05
82.
Dời tại Cái Mép ra các bến trong cảng
Cảng Tân cảng Cái Mép thượng Cửa sông Cái Mép
05
Bảng 3. Khoảng cách hoạt động của phương tiện bộ cho từng tuyến dẫn tàu
TT
Tuyến dẫn tàu
Tuyến đường hoạt động của phương tiện bộ
Khoảng cách đi và về (km)
1.
Vũng Tàu – Sài Gòn
Sài Gòn – Vũng Tàu
250
2.
Vũng Tàu – Đồng Nai
Sài Gòn – Đồng Nai – Vũng Tàu
320
3.
Vũng Tàu – Hiệp Phước
Sài Gòn – Đồng Nai – Vũng Tàu
250
4.
Vũng Tàu – Long An
Long An – Sài Gòn – Vũng Tàu
320
5.
Vũng Tàu – Đồng Tháp
Đồng Tháp – Sài Gòn – Vũng Tàu
620
6.
Vũng Tàu – Cát Lở
Sài Gòn – Vũng Tàu
250
7.
Sài Gòn – Đồng Nai
Sài Gòn – Đồng Nai
70
8.
Sài Gòn – Đồng Tháp
Sài Gòn – Đồng Tháp
370
9.
Sài Gòn – Long An
Sài Gòn – Long An
70
10.
Vũng Tàu – Vàm Láng Bến Lức (Long An)
Long An – Sài Gòn – Vũng Tàu
320
11.
Vũng Tàu – Nhà máy điện Nhơn Trạch
Sài Gòn – Vũng Tàu
250
12.
Vũng Tàu – Gò Gia
Sài Gòn – Vũng Tàu
250
13.
Dời khu vực Sài Gòn Vũng Tàu
10
14.
Phao 0 Định An Cụm cảng Cần Thơ (Cảng Cần Thơ, Cái Cui, Cảng dầu Petro…)
Trụ sở Cty Định An
240
15.
Phao 0 Định An Mỹ Thới
Trụ sở Cty Định An
Trụ sở Cty Cảng Mỹ Thới
360
16.
Phao 0 Định An Cảng Trần Quốc Toản (Đồng Tháp)
Trụ sở Cty Định An
Trụ sở Cty Cảng Trần Quốc Toản
480
17.
Phao 0 Cảng Năm Căn (Cà Mau)
Trụ sở Cty Cảng Năm Căn
460
18.
Phao 0 Cảng Bình Trị (Hòn Chông)
Trạm Hòn Chông Cảng Bình Trị
20
19.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cầu cảng Quy Nhơn
Từ công ty đến bến phương tiện thủy và ngược lại
6
20.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cảng dầu, khu neo đậu Cảng Quy Nhơn.
Từ công ty đến bến phương tiện thủy và ngược lại
6
21.
Điểm đón trả Hoa tiêu Cảng dầu Vũng Rô
Từ công ty đến cảng Vũng Rô
336
22.
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Đà Diễn
Từ công ty đến bến phương tiện thủy khu chuyển tải
250
23.
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Tiên Châu
Từ công ty đến bến phương tiện thủy khu chuyển tải
200
24.
Điểm đón trả Hoa tiêu Khu chuyển tải Đề Gi
Từ công ty đến bến phương tiện thủy khu chuyển tải
170
25.
Cảng HVS
Nha Trang HVS
150
26.
Cảng chuyển tải dầu STS
Nha Trang khu chuyển tải dầu
150
27.
Cảng Đầm Môn
Nha Trang Đầm Môn
240
28.
Cảng Xi măng Nghi Sơn
Nha Trang Xi măng Nghi Sơn
146
29.
Cảng Kho dầu ngoại quan Mỹ Giang
Nha Trang Kho dầu ngoại quan Mỹ Giang
154
30.
Cảng Cam Ranh
Nha Trang Cam Ranh
140
31.
Cảng Xi măng Hà Tiên
Nha Trang Xi măng Hà Tiên
170
32.
Kho K720
Nha Trang K720
170
33.
Cảng Ninh Chữ
Nha Trang Ninh Chữ
240
34.
Vũng Tàu – Các cảng Dầu khí ngoài khơi
Trụ sở Công ty Sân bay Vũng Tàu (Nội thành)
14
Trụ sở Công ty Cảng PTSC (Nội thành)
16
35.
Vũng Tàu – Phan Thiết
Vũng Tàu – Phan Thiết
346
36.
Cát Bà Cảng Hải Phòng
HP Đồ Sơn
50
Nội thành HP
20
37.
Cát Bà Khu công nghiệp
HP Đồ Sơn
50
HP Phà rừng
60
38.
Cát Bà Khu vực neo Hòn Gai, Hạ long Lan Hạ
HP Đồ Sơn
50
Nội thành HP
20
39.
Cát Bà Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng
Nội thành HP
20
40.
Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng Cảng Hải Phòng
Nội thành HP
20
41.
Khu vực neo Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ Cảng Hải Phòng
Nội thành HP
20
42.
Khu vực neo Hòn Gai Khu vực neo Hạ Long, Lan Hạ
Nội thành HP
20
43.
Khác
Nội thành HP
20
HP Diêm Điền
200
HP Hải Thịnh
300
44.
Phao 0 Hạ Long
Công ty Bến canô Hòn Gai và ngược lại
20
45.
Hạ Long Cảng B12
Công ty Bến canô Hòn Gai và ngược lại
20
46.
Phao 0 Hòn Gai
Công ty Bến canô Hòn Gai và ngược lại
20
47.
Phao 0 Cái Lân
Công ty Bến canô Hòn Gai và Cảng Cái Lân – Công ty
80
48.
Phao 0 XM Thăng Long
Công ty Bến canô Hòn Gai và ngược lại
20
49.
Phao 0 XM Thăng Long
Công ty Bến canô Hòn Gai và ngược lại
20
50.
NM đóng tàu F0 neo Hòn Gai
Công ty Nhà máy đóng tàu và bến canô Hòn Gai Công ty
110
51.
Phao 0 Cầu Cẩm Phả
Công ty Bến canô Hòn Gai và Cảng Cửa Ông Công ty
220
52.
Phao 0 Abei
Công ty Bến canô Hòn Gai và ngược lại
20
53.
Phao 0 Vạn Gia
Công ty Cầu Mũi Ngọc (Móng Cái) và ngược lại
480
54.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng Tiên Sa
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Tiên Sa
15
55.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng X50
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng X50
12
56.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng Sông Hàn
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Sông Hàn
0,5
57.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng Nại Hiên
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Nại Hiên
5
58.
Vị trí đón trả hoa tiêu Đà Nẵng (P/S Đà Nẵng) Cảng Liên Chiểu
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Liên Chiểu
25
59.
Vị trí đón trả hoa tiêu Mỹ Khê (P/S Mỹ Khê) Phao Mỹ Khê
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Mỹ Khê
8
60.
Vị trí đón trả hoa tiêu Chân Mây (P/S Chân Mây) Cảng Chân Mây
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Chân Mây Thừa Thiên Huế
80
61.
Vị trí đón trả hoa tiêu Kỳ Hà (P/S Kỳ Hà) Cảng Kỳ Hà
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Tổng hợp Dung Quất
135
62.
Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất (P/S Dung Quất) Cụm Cảng Dung Quất gồm các cảng: Tổng hợp Dung Quất, Doosan, Gemardept,…)
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Tổng hợp Dung Quất
135
63.
Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất (P/S Dung Quất) Phao SPM, Việt Thanh, Dung Quất
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Tổng hợp Dung Quất
135
64.
Vị trí đón trả hoa tiêu Dung Quất (P/S Dung Quất) Cảng Sa Kỳ
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Tổng hợp Dung Quất
135
65.
Vị trí đón trả hoa tiêu Cửa Lở Sông Vệ (P/S Cửa Lở Sông Vệ) Khu chuyển tải, Cửa Lở, Sông Vệ
30 Bạch Đằng, Đà Nẵng Cảng Tổng hợp Dung Quất
135
66.
Cảng chuyên dụng nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa)
Vinh – Trạm Hoa tiêu Thanh Hóa
220
Trạm Hoa tiêu Thanh Hóa – cảng
20
67.
Cảng chuyên dụng Tổng hợp Nghi Sơn (Thanh Hóa)
Vinh – Trạm Hoa tiêu Thanh Hóa
220
Trạm Hoa tiêu Thanh Hóa – cảng
20
68.
Cảng Cửa Lò, Cảng xăng dầu Nghi Hương (Nghệ An)
Vinh – Cửa Lò
50
69.
Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh)
Vinh – Vũng Áng
260
70.
Cảng Hòn La (Quảng Bình)
Vinh – Hòn La
340
71.
Phao 0 Hòn Nét
Công ty – Bến ca nô Cửa Ông và ngược lại
120
72.
Phao 0 Abei
Công ty – Bến ca nô Cửa Ông và ngược lại
120
73.
Phao 0 Cảng Cẩm Phả
Công ty – Bến ca nô Cửa Ông và ngược lại
120
74.
Phao 0 Khu neo Hòn Ót
Công ty – Bến ca nô Cửa Ông và ngược lại
120
75.
Phao 0 Cầu Xi măng
Công ty – Bến ca nô Cửa Ông và ngược lại
120
76.
Neo Hòn Nét Cảng Cẩm Phả
Công ty – Bến ca nô Cửa Ông và ngược lại
120
77.
Vùng neo Abei Cầu Cảng Cẩm Phả
Công ty – Bến ca nô Cửa Ông và ngược lại
120
78.
Vùng neo Hòn Ót Cầu xi măng
Công ty – Bến ca nô Cửa Ông và ngược lại
120
79.
Vũng Tàu – Cát Lái
Sài Gòn – Vũng Tàu
250
80.
Vũng Tàu – Cái Mép
Sài Gòn – Vũng Tàu
250
81.
Cái Mép – Cát Lái
Sài Gòn – Cái Mép
180
82.
Dời tại Cát Lái ra phao Cát Lái
Sài Gòn – Cát Lái
30
83.
Dời tại cảng Cái Mép ra các bến trong cảng
Sài Gòn – Cái Mép
180
Bảng 4: Định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn của phương tiện thủy đưa, đón hoa tiêu dẫn tàu
STT
Tên máy – Chế độ khai thác máy
Loại nhiên liệu
Công suất danh định/vòng quay (HP/rpm)
Suất tiêu hao nhiên liệu (gtt = g/hp.h)( )
Mức công suất khai thác (%Ne)
Định mức dầu bôi trơn (%N.liệu)
I
Tàu
1
Máy chính SCANIA DSI 1174 M
Diesel
2x500
152
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
Máy phát điện ONAN – 2.0MDKAD
Diesel
31
196
85
2,0
2
Máy chính Yanmar 6HA HTE3
Diesel
2x270
172
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
Yanmar – YTB5.OT (dự phòng)
4 kw
2. ONAN – 12.0MDKAD
31
196
85
2,0
3
Máy chính CATERPILLA 3406C.4 kỳ
Diesel
2x400
152
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
Máy phát điện ONAN – 13.5MDKAD
31
196
85
2,0
4
Máy chính: YANMAR 6HADTE3
Diesel
320/2100
163
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
Máy phát điện YANMAR – 4TNE84 GB1
Diesel
20/1500
180
85
2,0
Máy phát điện YANMAR TF 90M
Diesel
9.5/2400
253
85
2,0
5
Máy chính: YANMAR 6HADTE3
Diesel
320/2100
163
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
6
Máy chính 8NVD36 1U
Diesel
305
160
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
Máy phát điện: DEUTZ 0226B 3C
Diesel
40KW
150
85
2,0
7
Máy chính 8NVD36 1U
Diesel
305
160
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
Máy phát điện: DEUTZ 0266B 3C
Diesel
40KW
150
85
2,0
8
Máy chính YANMAR 6HA DTE3
Diesel
2X320
162
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
Máy phát điện: V1903 BGES
Diesel
30KW
120
85
2,0
9
Máy chính: DUYPHƯƠNG WD61C 1A
Diesel
380
160
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
10
Máy chính: Yanmar 6CH UTE3
Diesel
255.0
163.0
Làm manơ rời, cập cầu
30.0
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85.0
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40.0
Làm manơ rời, cập tàu
50.0
Máy phát điện: VIKYNO RV 125 2
Diesel
12.5
185.0
85.0
11
Máy chính Caterpillar C9
Diesel
820.0
160.0
Làm manơ rời, cập cầu
30.0
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85.0
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40.0
Làm manơ rời, cập tàu
50.0
Máy phát điện chính: Caterpillar 422GM Perkin
Diesel
30.0
265.0
85.0
Máy phát điện dự phòng: Yanmar TF160
Diesel
40.0
199.0
85.0
12
Máy chính: ISUZU V10
Diesel
450
170
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
Máy phát điện chính
Xăng A92
9.5
299
85
2,0
13
Máy chính: CUMMINS
Diesel
250
152
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
14
Máy chính: HINO
Diesel
135
157
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
15
Máy chính: YANMAR, 6TY120
Diesel
2x115/2500
164
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
Máy phát điện: Hữu Toàn, YMG32TLM
Diesel
26/1500
106
85
2,0
16
Máy chính: GM 671.67136707
Diesel
225
170
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
17
Máy chính: GM 671.485114344
Diesel
225
170
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
18
Máy chính: Yamaha 200 AETL – 6G6.1023133
Xăng
200
296
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
II
Ca nô
1
Máy chính YAMAHA 200AETL 2 kỳ
Xăng A92
200
296
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
2
Máy chính CUMMIN 6BTA 5.9 M3
Diesel
315
170
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
3
Máy chính: YAMAHA 421STIP2
Diesel
245/3800
180
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
40
4
Máy chính: YAMAHA 200 AETX
Xăng A92
200/5500
346
2,0
Manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Manơ rời, cập tàu
40
5
Máy chính: MECRUIZER 4.3 LMPI
Xăng A92
220/4880
204
Manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Làm manơ rời, cập tàu
40
6
Máy chính: CUMMIN 6BTA 5,9 M
Diesel
225/2500
180
2,0
Manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Manơ rời, cập tàu
40
7
Máy chính: MERCUISER QSM11
Diesel
450
160
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
Máy phát điện: YANMAR 4TNE
Diesel
18KW
167
85
2,0
8
Máy chính: MERCUISER QSM11
Diesel
450
160
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
Máy phát điện: YANMAR 4TNE
Diesel
18KW
167
85
2,0
9
Máy chính: MERCUISER 7.3LD
Diesel
300
150
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
10
Máy chính: MERCUISER QSM11
Diesel
450
160
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
Máy phát điện: YANMAR 4TNE
Diesel
18KW
167
85
2,0
11
Máy chính YANMAR 4
Diesel
140
165
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
12
Máy chính Cummins 6BTA 5.9M
Diesel
260
172
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu
50
13
Máy chính: Yanmar 6CH HTE3
Diesel
170
212
2,0
Làm manơ rời, cập cầu
30
Hành trình đưa, đón Hoa tiêu
85
Nổ máy chờ đưa, đón Hoa tiêu
40
Làm manơ rời, cập tàu dẫn
50
III
Canô
1
Máy chính
Diesel
15
180
85
2,0
( ) Định mức nhiên liệu theo báo cáo thống kê của các đơn vị. Khi áp dụng để tính định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện thủy theo công thức ở mục IV 2.2.2 cần kiểm tra đối chiếu suất tiêu hao nhiên liệu (gtt) theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.
Bảng 5: Định mức tiêu hao nhiên liệu, dầu bôi trơn của phương tiện bộ đưa, đón hoa tiêu dẫn tàu (đơn vị tính: 01 xe)
Số lượng phương tiện
Tên phương tiện
Kiểu máy
Sức chở (người)
Dung tích xi lanh (cm3)
Công suất (HP)
Loại nhiên liệu
Định mức
Nhiên liệu (lít/100km) ( )
Dầu bôi trơn (%N.liệu)
1
Xe Toyota
IRZ 1401334
15
2.000
Xăng
20
1,0
2
Xe Toyota
IRZ 3221434
15
2.400
Xăng
19
1,0
3
Xe Ford
WLAT 588304
7
2.500
Dầu
15.5
1,0
4
Xe Ford
AJ 249540
5
3.000
Xăng
21
1,0
5
Xe Toyota
2RZ 3034687
12
2.400
Xăng
19
1,0
6
Xe Toyota
SXV 10L
4
2.000
Xăng
21
1,0
7
Xe Mitsubishi
6G72 RN4342
7
3.000
Xăng
21
1,0
8
Xe Toyota
IRZ 2871921
12
2.000
Xăng
19
1,0
9
Xe Toyota
IRZ 2578335
12
2.000
Xăng
20.5
1,0
10
Xe Toyota
1TR 6556151
8
2.000
Xăng
16
1,0
11
Toyota Hiace
2TR FE
16
2.494
102
Xăng
15,0
1,0
12
Toyota Hiace
2KD FTV
16
2.494
102
Diesel
13,0
1,0
13
Toyota Corolla
ZRE1422
5
1.800
74
Xăng
10,0
1,0
14
Toyota Landcruiser
1FZ FE
7
4.500
322
Xăng
25,0
1,0
15
Toyota Hiace
2RZ E
12
2.400
123
Xăng
15,0
1,0
16
Toyota Altis
1ZZ FE
5
1.800
134
Xăng
10,5
1,0
17
Xe Toyota Landrcuiser
IFZ FE
8
4477
240
Xăng
26.5
1,0
18
Xe Toyota Hiace
1RZ
12
2000
100
Xăng
18
1,0
19
Xe Toyota Hiace
2RZ
12
2400
132
Xăng
20
1,0
20
Xe Toyota
2TR FE
16
2,694
149
Xăng
17.5
1,0
21
Xe Toyota
2AZ FE
5
2,362
148
Xăng
17.0
1,0
22
Xe Toyota Hiace
2RZ E
12
2400
123
Xăng
20
1,0
23
Xe Mitsubishi
6G72
7
2972
146
Xăng
17
1,0
24
Xe Toyota Hiace
1RZ
12
2000
99
Xăng
18
1,0
25
Toyota Hiace
IRZ
16
1.998
105
Xăng
18,0
1,0
26
Toyota Altis
2ZR FE
5
1.798
103
Xăng
12,0
1,0
27
Xe ôtô 7 chỗ
WL
7
2.499
105
Diesel
18
1,0
28
Xe Toyota Corola
4A FE
4
1587
108
Xăng
15
1,0
29
Xe Toyota Zace
7K E
8
1781
83
Xăng
14
1,0
( ) Định mức nhiên liệu theo báo cáo thống kê của các đơn vị. Khi áp dụng để tính định mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện bộ theo công thức ở mục IV 2.1. Cần kiểm tra đối chiếu suất tiêu hao nhiên liệu (goto) theo tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.
Bảng 6. Định mức thời gian hoạt động của phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu
Hạng mục công việc
Định mức thời gian (phút)
Hành trình phương tiện thủy đưa hoa tiêu đến tàu lớn cần dẫn
t = S/V
Trong đó:
S: là khoảng cách hoạt động của phương tiện thủy cho từng tuyến dẫn tàu cụ thể theo Bảng 2;
V: là vận tốc trung bình của phương tiện thủy theo từng tuyến dẫn tàu.
Nổ máy chờ Hoa tiêu
50
Manơ rời tàu
10
Hành trình phương tiện đón hoa tiêu từ tàu cần dẫn về cầu cảng hoặc đi theo tàu lớn cần dẫn từ vị trí yêu cầu
t = S/V
S: là khoảng cách hoạt động của phương tiện thủy cho từng tuyến dẫn tàu theo Bảng 2;
V: là vận tốc trung bình của phương tiện thủy theo từng tuyến dẫn tàu.
Manơ cập cầu
10
Bảng 7. Định mức hao phí thời gian công nghệ hoa tiêu dẫn tàu
T1. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu – Sài Gòn (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến Trạm hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ Trạm hoa tiêu Vũng Tàu đến bến canô
15
Hoa tiêu từ bến lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy làm manơ rời bến đỗ
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu vào cầu Cảng Sài Gòn
480
Hoa tiêu điều động tàu cập hoặc rời cầu cảng Sài Gòn
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ cầu cảng Sài Gòn về Công ty
30
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời cầu từ Sài Gòn ra Vũng Tàu thì ngược lại)
1025
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T2. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu – cảng Đồng Nai (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến canô
15
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu vào cảng Đồng Nai
700
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Đồng Nai
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ cầu cảng Đồng Nai về Công ty
90
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời cầu từ Đồng Nai đi Vũng Tàu thì ngược lại)
1305
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T3. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu – Hiệp Phước (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến canô
15
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu vào cầu cảng Hiệp Phước
450
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Hiệp Phước
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu cảng Hiệp Phước về Công ty
40
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời cầu từ Hiệp Phước đi Vũng Tàu thì ngược lại)
1005
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T4. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu đến các cảng Long An (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến canô
15
Hoa tiêu lên Phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu vào cầu cảng Long An
750
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Long An
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ cầu cảng Long An về Công ty
90
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
1355
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T5. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu đến các cảng Đồng Tháp (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến canô
15
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu đến Mỹ Tho
580
Hoa tiêu điều động tàu thả neo (QĐ của Bảo đảm an toàn hàng hải không cho tàu chạy đêm)
30
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Mỹ Tho đến cầu cảng Đồng Tháp
570
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Đồng Tháp
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Đồng Tháp về Công ty
360
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời Cảng Đồng Tháp đi Vũng Tàu thì ngược lại)
2085
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T6. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu đến các cảng Cát Lở (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến canô
15
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu vào cầu cảng Cát Lở
120
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Cát Lở
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu cảng Cát Lở về bến Canô Vũng Tàu
90
Hoa tiêu di chuyển từ bến Canô lên trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
15
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu về Công ty
240
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời cầu từ cảng Cát Lở ra Vũng Tàu thì ngược lại)
980
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T7. Mức hao phí thời gian tuyến Sài Gòn đến cảng Đồng Nai (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu lên phương tiện thủy từ Công ty
15
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu đến tàu cần dẫn
30
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu rời bến đỗ
60
Hoa tiêu dẫn tàu từ cảng Sài Gòn đến cảng Đồng Nai
240
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Đồng Nai (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ cầu cảng Đồng Nai về Công ty
90
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời cầu Đồng Nai đến Sài Gòn thì ngược lại)
605
Ghi chú:
Nếu hoa tiêu đi bằng phương tiện bộ ôtô từ Công ty đến tàu cần dẫn thì bước công việc số 2 được thay bằng bước sau: Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ công ty đến tàu cần dẫn: 30 phút.
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T.8. Mức hao phí thời gian tuyến Sài Gòn đến cảng Đồng Tháp (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu lên phương tiện thủy từ Công ty
15
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu đến tàu cần dẫn
30
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
10
Hoa tiêu manơ tàu rời bến đỗ
60
Hoa tiêu dẫn tàu từ cảng Sài Gòn đến Vũng Tàu
480
Phương tiện thủy manơ rời cầu cảng Vũng Tàu đưa Hoa tiêu ra tàu (Đổi Hoa tiêu tại Vũng Tàu)
10
Phương tiện thủy hành trình đưa Hoa tiêu ra tàu
30
Phương tiện thủy manơ cập, rời tàu
15
Hoa tiêu trao đổi bàn giao công việc
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu đến Mỹ Tho
580
Hoa tiêu điều động tàu thả neo (QĐ của Bảo đảm an toàn hàng hải không cho tàu chạy đêm)
30
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Mỹ Tho đến cầu cảng Đồng Tháp
570
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Đồng Tháp
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Đồng Tháp về Công ty
420
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
Nếu đi từ cảng Đồng Tháp đến cảng Sài Gòn thì ngược lại
2460
Ghi chú: Nếu hoa tiêu đi bằng phương tiện bộ ôtô từ Công ty đến tàu cần dẫn thì bước công việc số 2 được thay bằng bước sau: Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ công ty đến tàu cần dẫn: 30 phút.
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T9. Mức hao phí thời gian tuyến Sài Gòn đến cảng Long An (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu lên phương tiện thủy từ Công ty
15
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu đến tàu cần dẫn
30
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu rời bến đỗ
60
Hoa tiêu dẫn tàu từ cảng Sài Gòn đến Long An
570
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Long An
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
10
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ cầu cảng Long An về Công ty
120
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời cầu Long An đến Sài Gòn thì ngược lại)
Tổng cộng:
955
Ghi chú:
Nếu hoa tiêu đi bằng phương tiện bộ ô tô từ Công ty đến tàu cần dẫn thì bước công việc từ số 2 được thay bằng bước sau:
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ công ty đến tàu cần dẫn: 30 phút.
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T10. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu – Vàm Láng – Bến Lức (Long An) và ngược lại
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến canô
15
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu đến Vàm Láng
300
Hoa tiêu điều động tàu thả neo (chờ nước, đổi hoa tiêu)
30
Hoa tiêu làm thủ tục, bàn giao với cho thuyền trưởng
20
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ Vàm Láng về Công ty
150
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất.
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ Trụ sở đến Vàm Láng lên tàu
150
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vàm Láng đến cầu cảng Bến Lức
180
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Bến Lức
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Bến Lức về Công ty
90
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời Cảng Bến Lức đi Vũng Tàu thì ngược lại)
1500
Ghi chú:
Nếu phải đổi hoa tiêu ở Vàm Láng thì phải đưa Hoa tiêu từ TP.HCM đi bằng phương tiện thủy với thời gian từ Công ty đến tàu cần dẫn thay bằng bước sau: Phương tiện Thủy đưa Hoa tiêu từ công ty đến tàu cần dẫn: 150 phút.
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T11. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu đến cảng Nhơn Trạch và ngược lại
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến canô
15
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu vào cầu cảng Nhơn Trạch
360
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Nhơn Trạch
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu cảng Nhơn Trạch về Công ty
90
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời cầu từ Nhơn Trạch đi Vũng Tàu thì ngược lại)
965
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T12. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu đến cảng Gò Gia và ngược lại
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến canô
15
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu vào cầu cảng Gò Gia
210
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Gò Gia
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ cầu cảng Gò Gia về bến Canô Vũng Tàu
120
Hoa tiêu di chuyển từ bến Canô lên trạm Hoa tiêu Vũng Tàu
15
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu về Công ty
240
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
(Nếu tàu rời cầu từ cảng Gò Gia ra Vũng Tàu thì ngược lại)
Tổng cộng:
1100
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T13. Mức hao phí thời gian Dời trên các cảng khu vực Sài Gòn – Vũng Tàu
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu lên phương tiện thủy từ Công ty
15
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu đến tàu cần dẫn
30
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu rời bến đỗ
60
Hoa tiêu dẫn tàu di dời
120
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu, bến (hoặc rời cầu, bến)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu, bến cảng về Công ty
30
Hoa tiêu báo cáo công tác dẫn tàu với trực điều hành sản xuất
15
Tổng cộng:
425
Ghi chú:
Nếu hoa tiêu đi bằng phương tiện bộ ô tô từ Công ty đến tàu cần dẫn thì bước công việc số 2 được thay bằng bước sau:
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ công ty đến tàu cần dẫn: 30 phút.
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T14. Mức hao phí thời gian tuyến dẫn tàu Phao 0 Định An – Cụm cảng Cần Thơ (Cảng Cần Thơ, Cái Cui, cảng dầu Petro …). (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
Tàu hàng
Tàu kéo
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ phòng Nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu đến trạm Định An
300
300
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
15
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
10
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ trạm Định An ra phao “0”
190
190
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
30
Hoa tiêu dẫn tàu (hoặc tàu kéo) từ phao “0” vào cảng
600
1020
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
10
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ tàu vào bờ
15
15
Hoa tiêu rời phương tiện thủy về trạm Hoa tiêu
45
45
(Chiều ra từ cảng đến Phao số “0” thì ngược lại)
Tổng cộng:
1365
1785
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T15. Mức hao phí thời gian tuyến Phao 0 Định An – Mỹ Thới (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
Tàu hàng
Tàu kéo
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ phòng Nghiệp vụ của Công ty
30
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu đến trạm Định An
300
300
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
15
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
10
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ trạm Định An ra tàu cần dẫn
190
190
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
30
Hoa tiêu dẫn tàu (hoặc tàu kéo) từ phao “0” vào cảng Mỹ Thới
900
1470
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
10
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
15
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ tàu về cảng
30
30
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng
10
10
Phương tiện bộ hoặc thủy đón Hoa tiêu về Công ty
180
180
Tổng cộng:
1825
2395
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T16. Mức hao phí thời gian tuyến Phao 0 Định An – Cảng Trần Quốc Toản (Đồng Tháp) (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ phòng Nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu đến trạm Định An
300
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
20
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ trạm Định An ra Phao “0”
190
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” vào cảng
1650
Hoa tiêu điều động tàu manơ cập cầu (rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ tàu vào cảng
30
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ cảng về Công ty
240
Tổng cộng:
2650
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T17. Mức hao phí thời gian tuyến Phao 0 – Cảng Năm Căn (Cà Mau) (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ phòng Nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến cảng Năm Căn
300
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ cảng ra Phao “0”
120
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” vào cảng
240
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ cảng về Công ty
300
Tổng cộng:
455
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T18. Mức hao phí thời gian tuyến Phao 0 – Cảng Bình Trị (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ phòng Nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trạm Hòn Chông ra bến canô cảng Hòn Chông
40
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
20
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ cảng ra Phao “0”
120
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” vào cảng
130
Hoa tiêu điều động tàu manơ cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ cảng về Trạm Hòn Chông
40
(Chiều ra từ cảng đến Phao số “0” thì ngược lại)
Tổng cộng:
535
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T19. Mức hao phí thời gian tuyến dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu đến cầu cảng Quy Nhơn (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến cầu cảng
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng tàu cần dẫn
30
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu rời cầu
60
Hoa tiêu dẫn tàu từ cầu cảng đến điểm đón trả Hoa tiêu
65
Hoa tiêu điều động tàu thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng và rời tàu xuống phương tiện thủy
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu hành trình về bến đỗ
65
Phương tiện thủy manơ cập bến đỗ
10
Hoa tiêu rời phương tiện thủy lên bến
10
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ bến phương tiện thủy về công ty
30
Tổng cộng:
385
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T20. Mức hao phí thời gian tuyến dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu đến cảng dầu, khu neo đậu thuộc cảng Quy Nhơn
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến bến phương tiện thủy
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến điểm đón trả hoa tiêu
65
Phương tiện thủy manơ cập tàu
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu vào cảng dầu, khu neo đậu
75
Hoa tiêu điều động tàu cập phao (cảng dầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng và rời tàu
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở công ty
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu hành trình về bến đỗ
15
Phương tiện thủy manơ cập bến đỗ
10
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu về Công ty
30
Tổng cộng:
445
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T21. Mức hao phí thời gian tuyến dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu đến cảng dầu Vũng Rô (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
330
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu đến cảng Vũng Rô
240
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời bến
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến điểm đón trả hoa tiêu
55
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
205
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu vào Cảng dầu Vũng Rô
75
Hoa tiêu điều động tàu cập phao
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
295
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu hành trình về bến
10
Phương tiện thủy manơ cập bến
10
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu về Công ty
240
Tổng cộng:
850
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T22. Mức hao phí thời gian tuyến dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu đến khu chuyển tải Đà Diễn (Phú Yên) (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu đến bến phương tiện thủy
200
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến điểm đón trả hoa tiêu
30
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu vào khu chuyển tải
60
Hoa tiêu điều động tàu cập phao
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng và rời tàu
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu hành trình từ khu chuyển tải về bến đỗ
20
Phương tiện thủy manơ cập bến đỗ
10
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu về Công ty
200
Tổng cộng:
745
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng.
T23. Mức hao phí thời gian tuyến dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu đến khu chuyển tải Tiên Châu (Phú Yên) (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
215
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu đến bến phương tiện thủy
150
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến điểm đón trả hoa tiêu
30
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
190
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu vào khu chuyển tải
60
Hoa tiêu điều động tàu cập phao
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
210
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu hành trình về bến đỗ
20
Phương tiện thủy manơ cập bến đỗ
10
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu về Công ty
150
Tổng cộng:
645
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T24. Mức hao phí thời gian tuyến dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu đến khu chuyển tải Đề Gi (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
185
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu đến bến phương tiện thủy
120
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến điểm đón trả hoa tiêu
30
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
190
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu vào khu chuyển tải
60
Hoa tiêu điều động tàu cập phao
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng và rời tàu
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
180
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
15
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu hành trình về bến đỗ
20
Phương tiện thủy manơ cập bến đỗ
10
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu về Công ty
120
Tổng cộng:
585
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T25. Mức hao phí thời gian tuyến Nha Trang Cảng Nha Trang (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu di chuyển ra canô
15
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
50
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả hoa tiêu vào cầu cảng NT
60
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Hoa tiêu đi bộ về công ty
15
Tổng cộng:
335
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T26. Mức hao phí thời gian tuyến Vân Phong cảng HVS (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
PTB đưa hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng
120
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
80
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả hoa tiêu vào cầu cảng
96
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trụ sở công ty
120
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
Tổng cộng:
611
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T27. Mức hao phí thời gian tuyến Vân Phong cảng chuyển tải dầu STS (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
235
PTB đưa hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng
120
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
80
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
200
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả hoa tiêu vào khu chuyển tải
70
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
290
Phương tiện về khu vực chuyển tải
60
PTT làm ma nơ cập tàu được dẫn
15
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời tàu
15
PTT đưa hoa tiêu từ cầu vô cầu cảng
60
PTT làm manơ cập cầu cảng
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trụ sở công ty
120
Tổng cộng:
755
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T28. Mức hao phí thời gian tuyến Vân Phong cảng Đầm Môn (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
PTB đưa hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng
160
Hoa tiêu xuống PTT
25
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
110
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả Hoa tiêu vào cầu cảng
132
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
170
Hoa tiêu rời tàu về vị trí lên ô tô
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trụ sở công ty
160
Tổng cộng:
782
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T29. Mức hao phí thời gian tuyến Vân Phong cảng Xi măng Nghi Sơn Ninh Thủy (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
PTB đưa hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng
115
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
100
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả hoa tiêu vào cầu cảng
120
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trụ sở công ty
115
Tổng cộng:
645
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T30. Mức hao phí thời gian tuyến Vân Phong kho dầu ngoại quan Mỹ Giang (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
245
PTB đưa hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng
130
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
80
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
226
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả hoa tiêu vào cầu cảng
96
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trụ sở công ty
130
Tổng cộng:
631
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T31. Mức hao phí thời gian tuyến Cam Ranh cảng Cam Ranh (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
PTB đưa hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng
100
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
90
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả hoa tiêu vào cầu cảng
105
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Hoa tiêu rời tàu về vị trí lên ôtô
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trụ sở công ty
100
Tổng cộng:
600
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T32. Mức hao phí thời gian tuyến Cam Ranh cảng Xi măng Hà Tiên (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
PTB đưa hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng
130
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
100
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả hoa tiêu vào cầu cảng
120
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trụ sở công ty
130
Tổng cộng:
675
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T33. Mức hao phí thời gian tuyến Cam Ranh cảng K720 (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
PTB đưa hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng
130
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
100
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả hoa tiêu vào cầu cảng
120
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trụ sở công ty
130
Tổng cộng:
675
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T34. Mức hao phí thời gian hoa tiêu tuyến Ninh Chữ cảng Ninh Chữ
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
PTB đưa hoa tiêu từ công ty đến cầu cảng
150
Hoa tiêu xuống PTT
15
PTT làm manơ rời cầu
10
PTT đưa hoa tiêu từ cầu ra điểm đón trả hoa tiêu
70
PTT manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ điểm đón trả hoa tiêu vào khu neo
80
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Hoa tiêu xuống PTT
10
PTT làm manơ rời tàu
15
PTT đón HT từ tàu về cầu
30
PTT manơ cập cầu
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trụ sở công ty
150
Tổng cộng:
715
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
(T35 T45)a. Mức hao phí thời gian hoa tiêu dẫn tàu chở dầu từ Vũng Tàu đến Mỏ khai thác dầu (FSO, FPSO) nhận hàng
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ phòng nghiệp vụ công ty Hoa tiêu
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn (Export tanker)
Hoa tiêu lên phương tiện bộ, để đến cảng PTSC Vũng Tàu
30
Hoa tiêu rời phương tiện bộ, lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy điều động rời cảng PTSC Vũng Tàu
15
Phương tiện thủy hành trình đưa Hoa tiêu ra vị trí đón trả Hoa tiêu tại Vũng Tàu
( ) xem PL1
Phương tiện thủy điều động cập tàu cần dẫn (Export tanker)
15
Hoa tiêu rời phương tiện thủy, lên tàu cần dẫn
20
Hoa tiêu họp với Truyền trưởng và đại diện Mỏ, thống nhất phương án cập buộc và chuẩn bị máy
30
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
60
4
Hoa tiêu dẫn tàu từ vị trí đón trả Hoa tiêu tại Vũng Tàu hành trình đến dàn khai thác dầu
( ) xem PL1
Hoa tiêu điều động tàu chờ đợi các yếu tố thời tiết thuận lợi: trời sáng, thủy triều, thời tiết xấu, bố trí tàu lai dắt, … theo số liệu thống kê bình quân năm của 3 năm liền kề)
1010
Hoa tiêu trao đổi với thuyền trưởng và Đại diện mỏ thống nhất phương án điều động tàu dầu
30
Hoa tiêu điều động tàu từ vị trí đón trả Hoa tiêu của Mỏ di chuyển đến vị trí nhận dây tàu lai
60
Hoa tiêu điều động hướng dẫn tàu lai buộc dây lai vào tàu dầu
30
Hoa tiêu điều động tàu dầu cập, buộc vào kho nổi chứa dầu
90
Hoa tiêu điều động tàu cần dẫn để nối ống nhận hàng
120
Hoa tiêu điều động tàu ổn định vị trí để làm các thủ tục kiểm tra hầm hàng
60
Hoa tiêu thường trực điều động tàu dầu ổn định vị trí để tàu nhận hàng (theo số liệu thống kê bình quân 3 năm liền kề)
1872
(áp dụng cho các tuyến từ T35 đến T45)
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
(T35 T45)b. Mức hao phí thời gian hoa tiêu dẫn tàu chở dầu từ dàn khai thác dầu mỏ (FSO, FPSO) quay về cảng Vũng Tàu
Đơn vị tính: phút
TT
Hạng mục công việc
Thời gian (phút)
1
Hoa tiêu điều động tàu rời bến
Hoa tiêu điều động tàu, để tháo ống bơm dầu
90
Hoa tiêu điều động tàu ổn định vị trí để làm các thủ tục xác định khối lượng, chất lượng hàng hóa
90
Hoa tiêu trao đổi với thuyền trưởng về phương án đưa tàu rời bến, chuẩn bị máy
30
Hoa tiêu điều động tàu cần dẫn rời kho nổi chứa dầu FSO hoặc FPSO đến vị trí tháo dây lai
60
Hoa tiêu điều động hướng dẫn tàu tháo dây tàu lai
30
Hoa tiêu điều động tàu di chuyển đến vị trí an toàn
30
Hoa tiêu điều động tàu ổn định vị trí để làm các thủ tục xác nhận về hàng hóa và thông quan
120
2
Hoa tiêu dẫn tàu dầu về vị trí đón trả Hoa tiêu tại Vũng Tàu
Hoa tiêu điều động tàu chở dầu hành trình từ Mỏ khai thác dầu về vị trí đón trả Hoa tiêu tại Vũng Tàu
( ) xem PL1
Hoa tiêu hoàn tất công việc và bàn giao tàu cho thuyền trưởng
30
3
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Phương tiện thủy điều động cập tàu dầu đã dẫn
15
Hoa tiêu rời tàu đã dẫn lên phương tiện thủy
20
Phương tiện thủy điều động rời tàu đã dẫn
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu về cảng PTSC Vũng Tàu
90
Phương tiện thủy điều động cập cảng PTSC Vũng Tàu
10
Hoa tiêu rời phương tiện thủy lên phương tiện bộ
5
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu về Công ty
30
(áp dụng cho các tuyến từ T35 đến T45)
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
(T35 T45)c. Mức hao phí thời gian hoa tiêu dẫn đi máy bay ra đến dàn khai thác dầu mỏ FSO (FPSO) và dẫn tàu chở dầu đến vị trí đón trả Hoa tiêu của Mỏ dầu.
Đơn vị tính: phút
TT
Hạng mục công việc
Thời gian (phút)
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu cần dẫn (Export tanker)
Hoa tiêu lên phương tiện bộ đến sân bay Vũng Tàu
30
Hoa tiêu làm thủ tục an toàn lên máy bay
60
Máy bay đưa Hoa tiêu từ Vũng Tàu ra dàn khai thác dầu của Mỏ (FSO hoặc FPSO)
Xem PL1
Hoa tiêu chờ đợi các yếu tố: Thủy triều, thời tiết xấu, tàu lai chưa sẵn sàng,…. (theo số liệu thống kê bình quân 3 năm liền kề)
492
Hoa tiêu di chuyển sang tàu lai để đến tàu dầu cần dẫn (Export tanker)
20
Tàu lai điều động rời tàu chứa dầu
15
Tàu lai đưa Hoa tiêu đến tàu chở dầu (tại vị trí đón trả Hoa tiêu của Mỏ)
60
Tàu lai điều động cập tàu dầu cần dẫn
20
Hoa tiêu rời tàu lai lên tàu dầu cần dẫn
20
3
Hoa tiêu điều động tàu dầu cần dẫn cập bến, buộc, nhận hàng hóa
Hoa tiêu trao đổi với thuyền trưởng và đại diện Mỏ phương án cập buộc và chuẩn bị máy
30
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
60
Hoa tiêu điều động tàu dầu từ vị trí đón trả Hoa tiêu của Mỏ di chuyển đến vị trí nhận dây tàu lai
60
Hoa tiêu điều động hướng dẫn tàu lai buộc dây lai vào phía lái của tàu cần dẫn
30
Hoa tiêu điều động tàu dầu cập, buộc kho nổi chứa dầu FSO
90
Hoa tiêu điều động tàu ổn định vị trí để nối ống nhận hàng
120
Hoa tiêu điều động tàu ổn định vị trí để làm các thủ tục kiểm tra hầm hàng
60
Hoa tiêu thường trực điều động tàu dầu ổn định vị trí để tàu nhận hàng (theo số liệu thống kê bình quân 3 năm liền kề)
1872
4
Hoa tiêu điều động tàu rời kho nổi chưa dầu FSO (FPSO)
Hoa tiêu điều động tàu ổn định vị trí để tháo ống nhận hàng
90
Hoa tiêu điều động tàu ổn định vị trí để làm các thủ tục xác định khối lượng hàng hóa
90
Hoa tiêu trao đổi với thuyền trưởng phương án đưa tàu rời bến, chuẩn bị máy
30
Hoa tiêu điều động tàu cần dẫn rời tàu chứa dầu FSO hoặc FPSO di chuyển đến vị trí an toàn
60
Hoa tiêu điều động hướng dẫn tàu tháo dây lai
30
Hoa tiêu điều động tàu ổn định vị trí để làm các thủ tục xác nhận về hàng hóa và thông quan
120
5
Hoa tiêu dẫn tàu dầu về vị trí đón trả Hoa tiêu của Mỏ dầu
Hoa tiêu điều động dẫn tàu chở dầu từ dàn khai thác dầu về vị trí đón trả Hoa tiêu của Mỏ dầu
30
Hoa tiêu hoàn tất công việc và bàn giao tàu cho thuyền trưởng
30
6
Phương tiện đón Hoa tiêu về trụ sở
Phương tiện thủy ma nơ cập tàu dầu đã dẫn
15
Hoa tiêu rời tàu dầu đã dẫn lên phương tiện thủy
20
Phương tiện thủy chở Hoa tiêu ma nơ rời tàu dầu
20
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu về dàn khai thác dầu (FSO hoặc FPSO)
60
Phương tiện thủy điều động cập dàn khai thác dầu
20
Hoa tiêu rời phương tiện thủy lên dàn khai thác dầu
20
Hoa tiêu chờ đợi máy bay tại dàn khai thác dầu (theo số liệu thống kê bình quân 3 năm liền kề)
518
Hoa tiêu làm thủ tục lên máy bay về Vũng Tàu
60
Máy bay đưa Hoa tiêu từ dàn khai thác dầu của Mỏ về Vũng Tàu
xem PL1
Hoa tiêu rời máy bay lên phương tiện bộ
15
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty.
30
(áp dụng cho các tuyến từ T35 đến T45)
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
PL1. Tổng hợp thời gian công nghệ Hoa tiêu theo các phương án đến các dàn khai thác dầu mỏ
TT
Diễn giải
Tổng thời gian công nghệ (Phút)
Thời gian đi theo tàu (Phút)
Thời gian đi máy bay (Phút)
Bảng mức cho từng tuyến
Thời gian công nghệ HT dẫn tàu đến Mỏ (giờ)
Thời gian công nghệ HT đi Máy bay đến Mỏ (giờ)
1
2
3
4
5
6 = 3( ) + 4
7 = 3( )+5
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu
3,652
Hoa tiêu đi máy bay ra Mỏ
3,727
1
Vũng Tàu Bạch Hổ
780
90
73.87
63.62
2
Vũng Tàu Mỏ Rồng
780
90
73.87
63.62
3
Vũng Tàu Đại Hùng
1764
180
90.27
65.12
4
Vũng Tàu Sư Tử Đen
960
100
76.87
63.78
5
Vũng Tàu Hồng Ngọc (Ruby)
1020
90
77.87
63.62
6
Vũng Tàu Rạng Đông
876
180
75.47
63.78
7
Vũng Tàu Rồng Đôi Rồng Đôi Tây
2064
180
95.27
65.12
8
Vũng Tàu Trường Sơn
3324
330
116.27
67.62
9
Vũng Tàu Sư Tử Vàng
960
100
76.87
63.78
10
Vũng Tàu Phan Thiết Phú Quý
0
0
38.50
38.92
11
Vũng Tàu Tê Giác Trắng
660
70
71.87
63.28
12
Vũng Tàu Mỏ Chim sáo
2280
100
98.87
63.78
T46. Mức thời gian hoa tiêu dẫn tàu vào cảng Phú Quý và ngược lại
Đơn vị tính: phút
I
Hoa tiêu dẫn tàu vào cảng Phú Quý
TT
Hạng mục công việc
Thời gian (phút)
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu đến bến tàu khách tại Phan Thiết đi Phú Quý
210
Hoa tiêu lên tàu khách đi Phú Quý
15
Tàu khách hành trình ra đảo Phú Quý
360
Hoa tiêu rời tàu khách lên phương tiện bộ
15
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu về trạm Phú Quý liên hệ công tác
30
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu ra cảng Phú Quý
15
Hoa tiêu rời phương tiện bộ xuống phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy điều động rời cảng Phú Qúy
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu ra vị trí đón trả Hoa tiêu tại Phú Quý
20
Phương tiện thủy điều động cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
30
Hoa tiêu điều động kéo neo
20
Hoa tiêu dẫn tàu từ vị trí đón trả Hoa tiêu vào Cảng Phú Quý
45
Hoa tiêu hoàn tất công việc và bàn giao tàu cho thuyền trưởng
15
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu rời tàu đã dẫn lên phương tiện bộ
15
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu về trạm Phú Quý chờ tàu khách về Phan Thiết
855
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu ra bến tàu khách tại Phú Quý
15
Hoa tiêu rời phương tiện bộ lên tàu khách tại Phú Quý về Phan Thiết
15
Tàu khách hành trình từ đảo Phú Quý về Phan Thiết
360
Hoa tiêu rời tàu khách lên phương tiện bộ
5
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu về công ty
210
II
Hoa tiêu đưa tàu rời cảng Phú Quý:
TT
Hạng mục công việc
Thời gian (phút)
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu đến bến tàu khách tại Phan Thiết đi Phú Quý
210
Hoa tiêu lên tàu khách đi Phú Quý
15
Tàu khách hành trình ra đảo Phú Quý
360
Hoa tiêu rời tàu khách lên phương tiện bộ
15
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu về trạm Phú Quý liên hệ công tác
30
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu ra cảng Phú Quý
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
30
Hoa tiêu điều động kéo neo
20
Hoa tiêu dẫn tàu từ cảng Phú Quý ra vị trí đón trả Hoa tiêu tại Phú Quý
45
Hoa tiêu hoàn tất công việc và bàn giao cho thuyền trưởng
30
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy điều động cập tàu đã dẫn
10
Hoa tiêu rời tàu đã dẫn lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy điều động rời tàu đã dẫn
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ vị trí đón trả Hoa tiêu tại Phú Quý về Cảng Phú Quý
20
Phương tiện thủy điều động cập Cảng Phú Quý
10
Hoa tiêu rời phương tiện thủy lên phương tiện bộ
10
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu về trạm Phú Quý chở tàu khách về Phan Thiết
855
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu ra bến tàu khách tại Phú Quý
15
Hoa tiêu lên tàu khách tại Phú Quý
15
Tàu khách hành trình từ đảo Phú Quý về Phan Thiết
360
Hoa tiêu rời tàu khách lên phương tiện bộ
5
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu về công ty
210
( ) hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng luồng tuyến
T47. Mức hao phí thời gian tuyến Cát Bà Cảng Hải Phòng (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng điều hành trung tâm
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu cần dẫn
131
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty ra Trạm Hoa tiêu Đồ Sơn
40
Xuồng máy đưa Hoa tiêu từ bến ra vị trí neo (điểm tập kết) của phương tiện thủy tại Đồ Sơn
15
Phương tiện thủy làm manơ rời vị trí tập kết tại Đồ Sơn
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu đến tàu cần dẫn
56
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu cần dẫn
10
3
Quy trình Hoa tiêu dẫn tàu
390
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Cát Bà vào các bến cảng khu vực Hải Phòng
260
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu cần dẫn
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở Công ty
30
Tổng cộng
581
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T48. Mức hao phí thời gian tuyến Cát Bà Khu công nghiệp (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng điều hành trung tâm
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
131
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty ra Trạm Hoa tiêu Đồ Sơn
40
Xuồng máy đưa Hoa tiêu từ bến ra vị trí neo (điểm tập kết) của phương tiện thủy tại Đồ Sơn
15
Phương tiện thủy làm manơ rời vị trí tập kết tại Đồ Sơn
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu đến tàu cần dẫn
56
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu cần dẫn
10
3
Quy trình Hoa tiêu dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Cát Bà vào các bến cảng thuộc Khu công nghiệp
270
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu cảng thuộc Khu công nghiệp
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu cần dẫn
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
55
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ khu công nghiệp về cầu cảng Hải Phòng
40
Phương tiện thủy làm manơ cập cầu cảng
5
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ cảng về Trụ sở Công ty
10
Tổng cộng:
616
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T49. Mức hao phí thời gian tuyến Cát Bà Khu neo đậu Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng điều hành trung tâm
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty ra Trạm Hoa tiêu Đồ Sơn
40
Xuồng máy đưa Hoa tiêu từ bến ra vị trí neo (điểm tập kết) của phương tiện thủy tại Đồ Sơn
15
Phương tiện thủy làm manơ rời vị trí tập kết tại Đồ Sơn
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
( )
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu lớn
10
3
Quy trình Hoa tiêu dẫn tàu
330
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Cát Bà vào khu vực neo đậu
230
Hoa tiêu manơ tàu lớn thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở Công ty
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu và manơ rời tàu lớn
5
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ vị trí neo đậu về cảng Hải Phòng
( )
Phương tiện thủy manơ cập bến đỗ
5
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ cảng về Trụ sở Công ty
10
Tổng cộng:
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T50. Mức hao phí thời gian tuyến Cát Bà Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng điều hành trung tâm
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty ra Trạm Hoa tiêu Đồ Sơn
40
Xuồng máy đưa Hoa tiêu từ bến ra vị trí neo (điểm tập kết) của phương tiện thủy tại Đồ Sơn
15
Phương tiện thủy làm manơ rời vị trí tập kết tại Đồ Sơn
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
( )
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu lớn
10
3
Quy trình Hoa tiêu dẫn tàu
295
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Cát Bà vào khu vực neo, buộc phao
180
Hoa tiêu manơ tàu thả neo hoặc buộc phao
45
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu và manơ rời tàu lớn
5
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ vị trí neo đậu về cảng Hải Phòng
( )
Phương tiện thủy manơ cập bến đỗ
5
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ cảng về Trụ sở Công ty
10
Tổng cộng:
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T51. Mức hao phí thời gian tuyến Khu vực neo, buộc phao Bến Gót, Ninh Tiếp, Bạch Đằng Cảng Hải Phòng (và ngược lại) (T55).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng điều hành trung tâm
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty ra cầu cảng Hải Phòng
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu cảng Hải Phòng
5
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu ra vùng neo, nơi tàu lớn neo đậu
( )
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu lớn
5
3
Quy trình Hoa tiêu dẫn tàu
325
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo, hoặc rời phao buộc
45
Hoa tiêu dẫn tàu từ vùng neo vào cảng
180
Hoa tiêu manơ tàu lớn cập cầu cảng
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở Công ty
30
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ cảng về Trụ sở Công ty
30
Tổng cộng:
(Áp dụng luôn cho tuyến T55)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T52. Mức hao phí thời gian tuyến Khu vực neo Hòn Gai, Hạ Long, Lan Hạ Cảng Hải Phòng (và ngược lại) (T56).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng điều hành trung tâm
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty ra cầu cảng Hải Phòng
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu cảng Hải Phòng
5
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu ra vùng neo, nơi tàu lớn neo đậu
( )
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu lớn
5
3
Quy trình Hoa tiêu dẫn tàu
580
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vùng neo vào cảng
450
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu cảng
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng tàu lớn và rời tàu
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
30
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ cảng về Trụ sở Công ty
30
Tổng cộng
785
(Áp dụng cho tuyến T56)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T53. Mức hao phí thời gian tuyến Khu vực neo Hòn Gai – Khu vực neo Hạ Long, Lan Hạ (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng điều hành trung tâm
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty ra cầu cảng Hải Phòng
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu cảng Hải Phòng
5
Phương tiện thủy hành trình đưa Hoa tiêu lên tàu lớn tại khu vực neo Hòn Gai, nơi tàu lớn neo đậu
( )
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu lớn
5
3
Quy trình Hoa tiêu dẫn tàu
180
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu lớn từ khu vực neo Hòn Gai đến khu vực neo Hạ Long, Lan Hạ
80
Hoa tiêu điều động tàu lớn thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng tàu lớn và rời tàu
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ vùng neo Hạ Long, Lan Hạ về cảng Hải Phòng
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng
5
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ cảng về Trụ sở Công ty
10
Tổng cộng:
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T54a. Mức hao phí thời gian tuyến khác (di chuyển trong cảng).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng điều hành trung tâm
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty đến cầu cảng hoặc vị trí tàu lớn tại cầu cảng
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy (nếu tàu lớn neo đậu)
5
Phương tiện thủy làm manơ rời cầu (nếu tàu lớn neo đậu)
5
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu cảng đến vị trí neo đậu của tàu lớn
( )
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu lớn
5
3
Quy trình Hoa tiêu dẫn tàu
190
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo hoặc rời cầu
45
Hoa tiêu dẫn tàu đến vị trí mới
60
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu hoặc thả neo
45
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
45
Hoa tiêu xuống phương tiện thủy (nếu tàu lớn neo)
5
Phương tiện thủy manơ rời tàu lớn và hành trình về cảng
30
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu về Trụ sở Công ty
10
Tổng cộng:
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T54b. Mức hao phí thời gian tuyến khác (Diêm Điền, Hải Thịnh và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng điều hành trung tâm
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu lớn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ trụ sở Công ty đến vị trí tàu cần dẫn tại Diêm Điền, Hải Thịnh
150
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy làm manơ rời cầu
5
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu cảng đến vị trí neo đậu của tàu lớn
( )
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu lớn
10
3
Quy trình Hoa tiêu dẫn tàu
190
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ khu vực neo đậu của tàu lớn vào cảng
60
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
150
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu về Trụ sở Công ty
150
Tổng cộng:
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T57. Mức hao phí thời gian tuyến từ phao “0” đến vùng neo Hạ Long (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến bến canô
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ cầu Hòn Gai ra phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” về vùng neo Hạ Long
120
Hoa tiêu điều động tàu thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy cập và rời mạn tàu cần dẫn
15
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ vùng neo Hạ Long vào bến canô
( )
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ bến về trụ sở Công ty
30
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T58. Mức hao phí thời gian tuyến từ neo Hạ Long đến cảng Dầu B12 (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty ra bến canô Hòn Gai
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến Hòn Gai ra vùng neo Hạ Long
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vùng neo Hạ Long về cảng Dầu B12
120
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu về bến canô
( )
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ bến về trụ sở Công ty
30
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T59. Mức hao phí thời gian tuyến từ Phao “0” đến vùng neo Hòn Gai (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến bến canô
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu Hòn Gai ra phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu rời canô lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” về vùng neo Hòn Gai
210
Hoa tiêu điều động tàu thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục bàn giao với thuyền trưởng lên canô vào bờ
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu về bến canô
15
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ bến về trụ sở Công ty
30
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T60. Mức hao phí thời gian tuyến từ phao “0” đến cảng Cái Lân (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty ra bến canô Hòn Gai
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến Hòn Gai ra Phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao “0” vào cảng Cái Lân
345
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ bến cảng về trụ sở Công ty
60
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T61. Mức hao phí thời gian tuyến từ phao số 0 đến nhà máy Xi măng Thăng Long (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty ra bến canô Hòn Gai
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến Hòn Gai ra Phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao “0” vào cầu xi măng Thăng Long
345
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu về bến canô
( )
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ bến cảng về trụ sở Công ty
30
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T62. Mức hao phí thời gian tuyến từ phao số 0 đến Nhà máy Xi măng Hạ Long (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận lệnh kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty ra bến canô Hòn Gai
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến Hòn Gai ra Phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao “0” vào cầu xi măng Hạ Long
375
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu về bến canô
( )
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ bến cảng về trụ sở Công ty
30
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T63. Mức hao phí thời gian tuyến từ nhà máy đóng tàu đến phao số 0, vùng neo Hòn Gai (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến Nhà máy Đóng tàu
60
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu rời cầu
60
Hoa tiêu dẫn tàu từ Nhà máy đóng tàu ra Phao “0”
330
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao “0” đến vùng neo Hòn Gai
240
Hoa tiêu điều động tàu thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu về bến canô
15
Phương tiện thủy manơ cập cầu
10
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ bến cảng về trụ sở Công ty
30
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T64. Mức hao phí thời gian tuyến từ Phao số 0 đến cảng Cẩm Phả (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ công ty ra bến canô
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ bến canô ra Phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao “0” đến cảng Cửa Ông
390
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất công việc, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ cảng Cửa Ông về trụ sở Công ty
90
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
Tổng cộng
865
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T65. Mức hao phí thời gian tuyến từ Phao số 0 đến khu chuyển tải Abei (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ công ty ra bến canô
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ bến canô ra Phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao “0” về khu chuyển tải Abei
330
Hoa tiêu điều động tàu thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất công việc, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời tàu cần dẫn
15
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ khu chuyển tải Abei về cầu Hòn Gai
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu Hòn Gai
10
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ bến canô về trụ sở Công ty
30
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T66. Mức hao phí thời gian tuyến từ Phao “0” đến cảng Vạn Gia (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đón Hoa tiêu từ công ty đến cầu Mũi Ngọc (Móng Cái)
300
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu Mũi Ngọc ra phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” vào cảng Vạn Gia
90
Hoa tiêu điều động tàu thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy manơ cập tàu đón hoa tiêu
20
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng Vạn Gia về cầu Mũi Ngọc
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu Mũi Ngọc
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ cầu Mũi Ngọc về Công ty
300
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T67. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Đà Nẵng Cảng Tiên Sa (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu đi bộ đến cầu 6 cảng Sông Hàn.
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy tại cầu 6 cảng Sông Hàn
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu 6 cảng Sông Hàn ra Phao số “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
250
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” (P/S Đà Nẵng) vào cập cảng Tiên Sa
120
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu Tiên Sa
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng Tiên Sa về cầu 6 cảng Sông Hàn
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng Sông Hàn
10
Hoa tiêu tự túc về Công ty
10
(Chiều ra từ cảng Tiên Sa đến phao “0” thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T68. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Đà Nẵng X50 (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
126
Hoa tiêu đi bộ đến cầu 6 cảng Sông Hàn.
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu 6 cảng Sông Hàn ra Phao số “0”
86
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
310
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” (P/S Đà Nẵng) vào cập cảng X50
180
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
86
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu cảng X50
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng X50 về cầu 6 cảng Sông Hàn
51
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng Sông Hàn
10
Hoa tiêu tự túc về Công ty
10
(Chiều ra từ cảng X50 đến Phao “0” thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T69. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Đà Nẵng Cảng Sông Hàn (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu đi bộ đến cầu 6 cảng Sông Hàn.
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu 6 cảng Sông Hàn ra Phao số “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
330
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” (P/S Đà Nẵng) vào cập cảng Sông Hàn
200
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
10
Hoa tiêu tự túc về Công ty
10
(Chiều ra từ cảng Sông Hàn đến Phao số “0” thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T70. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Đà Nẵng Cảng Nại Hiên (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu đi bộ đến cầu 6 cảng Sông Hàn.
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu 6 cảng Sông Hàn ra Phao số “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
370
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” (P/S Đà Nẵng) vào cập cảng Nại Hiên
240
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
52
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu cảng Nại Hiên
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng Nại Hiên về cầu 6 cảng Sông Hàn
17
Phương tiện thủy manơ cập cầu Sông Hàn
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty
10
(Chiều ra từ cảng Nại Hiên đến Phao số “0” thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T71. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Đà Nẵng Cảng Liên Chiểu (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu đi bộ đến cầu 6 cảng Sông Hàn.
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu 6 cảng Sông Hàn ra Phao số “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
280
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” (P/S Đà Nẵng) vào cập cảng Liên Chiểu
150
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu, bến phao (hoặc rời cầu, bến phao)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu cảng Liên Chiểu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng Liên Chiểu về cầu 6 cảng Sông Hàn
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng Sông Hàn
10
Hoa tiêu tự túc về lại Công ty
10
(Chiều ra từ cảng Liên Chiểu đến Phao số “0” thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T72. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Mỹ Khê Phao Mỹ Khê (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu đi bộ đến cầu 6 cảng Sông Hàn.
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu 6 cảng Sông Hàn ra Phao số “0” (P/S Mỹ Khê)
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
250
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” (P/S Mỹ Khê) vào Phao Mỹ Khê
120
Hoa tiêu điều động tàu cập phao (hoặc rời phao)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời phao Mỹ Khê
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ Phao Mỹ Khê về cầu 6 cảng Sông Hàn
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng Sông Hàn
10
Hoa tiêu về Công ty
10
(Chiều ra từ cảng Mỹ Khê đến Phao số “0” thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T73. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Chân Mây Cảng Chân Mây (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu đi bộ đến cầu 6 cảng Sông Hàn.
10
Hoa tiêu lên phương tiện thủy tại cầu 6 cảng Sông Hàn
05
Phương tiện thủy làm manơ rời cầu cảng Sông Hàn
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cầu 6 cảng Sông Hàn ra Phao số “0” (P/S Chân Mây)
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
230
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” (P/S Chân Mây) vào cảng Chân Mây
100
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy làm manơ rời cầu cảng
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng Chân Mây về cầu 6 cảng Sông Hàn
( )
Phương tiện thủy làm manơ cập cầu
10
Hoa tiêu đi bộ về lại Công ty
10
(Chiều ra từ cảng Chân Mây đến Phao số “0” thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T74. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Kỳ Hà Cảng Kỳ Hà (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến cảng tổng hợp Dung Quất
210
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng tổng hợp Dung Quất ra Phao số “0” (P/S Kỳ Hà)
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
230
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” (P/S Kỳ Hà) vào cập cảng Kỳ Hà
100
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy làm manơ rời cầu cảng Kỳ Hà
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng Kỳ Hà về cảng tổng hợp Dung Quất
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng Dung Quất
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty
210
(Chiều ra từ cảng Kỳ Hà đến Phao số “0” thì ngược lại)
Tổng cộng
902
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T75. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Dung Quất Cụm cảng Tổng hợp Dung Quất (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến cảng tổng hợp Dung Quất
210
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy làm manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng tổng hợp Dung Quất ra Phao số “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
230
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” vào cập cảng tổng hợp Dung Quất
100
Hoa tiêu điều động tàu manơ cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
210
Hoa tiêu rời tàu và lên phương tiện bộ về Công ty
210
(Chiều ra từ tổng hợp Dung Quất đến Phao số “0” thì ngược lại)
Tổng cộng
744
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T76. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Dung Quất Phao SPM Việt Thanh, Dung Quất (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến cảng tổng hợp Dung Quất
210
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng tổng hợp Dung Quất ra Phao số 0
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
3210
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” vào Phao SPM Việt Thanh, Dung Quất
200
Hoa tiêu điều động tàu cập phao (hoặc rời phao)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
Hoa tiêu ở lại thường trực làm việc tại tàu trong thời gian bơm dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất theo yêu cầu của PVT (48h lượt vào)
2880
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
340
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời phao
15
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ Phao SPM Việt Thanh, Dung Quất về cảng tổng hợp Dung Quất
100
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng Dung Quất
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty.
210
(Chiều ra từ Phao SPM đến Phao số 0 thì tính ngược lại nhưng không tính thời gian hoa tiêu ở lại thường trực làm việc tại tàu 2.880 phút)
974
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T77. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Dung Quất Cảng Sa Kỳ (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến cảng tổng hợp Dung Quất
210
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng tổng hợp Dung Quất ra Phao số 0
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn 4
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
490
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” (P/S Dung Quất) vào cập cảng Sa Kỳ
360
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc rời cầu)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu cảng Sa Kỳ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng Sa Kỳ về cảng Dung Quất
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng Dung Quất
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty
210
(Chiều ra từ cảng Sa Kỳ đến Phao số “0” thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T78. Mức hao phí thời gian tuyến P/S Cửa Lở, Sông Vệ Khu chuyển tải Cửa Lở, Sông Vệ (và ngược lại).
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến cảng Tổng hợp Dung Quất
210
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng tổng hợp Dung Quất ra Phao số “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
200
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Phao số “0” vào khu chuyển tải Cửa Lở, Sông Vệ
100
Hoa tiêu điều động thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ khu chuyển tải Cửa Lở, Sông Vệ về cảng tổng hợp Dung Quất
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu cảng Dung Quất
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty
210
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T79. Mức hao phí thời gian thực hiện Dịch vụ khác (di chuyển, quay trở trong vùng nước các cảng)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng Hoa tiêu hàng hải của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến vị trí PTT neo đậu
210
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu ra vị trí tàu lớn neo đậu
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
200
Hoa tiêu lên tàu, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vị trí neo đậu vào cảng, bến phao hoặc khu chuyển tải (hoặc ngược lại)
100
Hoa tiêu điều động thả neo
30
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao cho thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
05
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ cảng, bến phao hoặc khu chuyển tải về vị trí PTT neo đậu
( )
Phương tiện thủy manơ cập cầu hoặc vị trí neo đậu
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty
210
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T80. Mức hao phí thời gian tuyến hoa tiêu dẫn tàu Nghi Sơn đến cảng chuyên dùng Nhà máy xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu ra tàu lớn
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ Trạm Hoa tiêu Thanh Hóa ra đến bến đò Nghi Sơn
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy làm manơ rời vị trí
10
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ bến đò Nghi Sơn ra tàu lớn
( )
Phương tiện thủy manơ cập mạn tàu lớn
15
3
Quy trình hoa tiêu dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vị trí đón trả hoa tiêu vào cảng
60
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón hoa tiêu về Trạm Hoa tiêu Thanh Hóa
Đò biển đón hoa tiêu từ tàu lớn về bến Nghi Sơn
30
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Trạm
30
(Chiều ra tương tự nhưng theo quy trình ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T81. Mức hao phí thời gian tuyến Nghi Sơn đến cảng Tổng hợp Nghi Sơn (Thanh Hóa)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu ra tàu lớn
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ Trạm đến cảng Tổng hợp Nghi Sơn
30
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời cảng
10
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu ra tàu lớn
( )
Phương tiện thủy manơ cập mạn tàu lớn
15
3
Quy trình hoa tiêu dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vị trí đón trả hoa tiêu vào cảng
( )
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón hoa tiêu về Trạm Hoa tiêu Thanh Hóa
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Trạm
30
(Chiều ra tương tự nhưng theo quy trình ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T82. Mức hao phí thời gian tuyến Cửa Lò đến cảng Cửa Lò, cảng xăng dầu Nghi Hương (Nghệ An)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu ra tàu lớn
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ Công ty cảng Cửa Lò
60
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời cảng
10
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu ra tàu lớn
( )
Phương tiện thủy manơ cập mạn tàu lớn
15
3
Quy trình hoa tiêu dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vị trí đón trả hoa tiêu vào cảng
60
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón hoa tiêu về công ty
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty
60
(Chiều ra tương tự nhưng theo quy trình ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T83. Mức hao phí thời gian Hoa tiêu dẫn tàu tuyến 4 Vũng áng đến cảng Vũng áng, cảng xăng dầu Vũng áng (Hà Tĩnh)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu ra tàu lớn
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ Công ty cảng Vũng áng
180
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời cảng
10
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu ra tàu lớn
( )
Phương tiện thủy manơ cập mạn tàu lớn
15
3
Quy trình hoa tiêu dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vị trí đón trả hoa tiêu vào cảng
( )
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón hoa tiêu về Công ty
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty
180
(Chiều ra tương tự nhưng theo quy trình ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T84. Mức hao phí thời gian tuyến hoa tiêu dẫn tàu từ Hòn La đến cảng Hòn La (Quảng Bình)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu ra tàu lớn
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ Công ty cảng Hòn La
240
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời cảng
10
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu ra tàu lớn
( )
Phương tiện thủy manơ cập mạn tàu lớn
15
3
Quy trình hoa tiêu dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu lớn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu manơ tàu lớn kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vị trí đón trả hoa tiêu vào cảng
( )
Hoa tiêu manơ tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu lớn
20
4
Phương tiện đón hoa tiêu về Công ty
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về Công ty
240
(Chiều ra tương tự nhưng theo quy trình ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T85. Mức hao phí thời gian tuyến từ phao “0” đến vùng neo Hòn Nét (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty và nhà riêng đến bến canô (Cửa Ông)
120
Hoa tiêu xuống phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến ca nô Cửa Ông ra phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Phương tiện thủy hành trình theo tàu
Phương tiện thủy nổ máy chờ Hoa tiêu lên tàu
10
Phương tiện thủy làm ma nơ rời tàu
15
Phương tiện thủy từ phao “0” về vùng neo Hòn Nét
160
4
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” về vùng neo Hòn Nét
260
Hoa tiêu điều động tàu thả neo (Buộc phao)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục bàn giao với thuyền trưởng
20
5
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy manơ cập tàu lớn
15
Hoa tiêu xuống phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy manơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ vùng neo Hòn Nét về bến đỗ
( )
Phương tiện thủy ma nơ cập bến đỗ
10
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ bến đỗ ca nô về nhà riêng và trụ sở công ty
120
(Nếu tàu chạy từ Hòn Nét Phao số 0 thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T86. Mức hao phí thời gian tuyến từ Phao “0” đến Cảng Cẩm Phả (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty và nhà riêng đến bến canô (Cửa Ông)
120
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến ca nô Cửa Ông ra phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Phương tiện thủy hành trình về bến đỗ
Phương tiện thủy nổ máy chờ Hoa tiêu lên tàu
10
Phương tiện thủy làm ma nơ rời tàu
15
Phương tiện thủy hành trình từ phao “0” về bến đỗ ca nô Cửa Ông
( )
4
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” về Cảng Cẩm Phả
390
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất công việc, bàn giao với thuyền trưởng và rời tàu
20
5
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ cảng Cẩm Phả về nhà riêng và trụ sở Công ty
120
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T87. Mức hao phí thời gian tuyến từ phao “0” đến Khu neo Hòn Ót (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty và nhà riêng đến bến canô (Cửa Ông)
120
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến ca nô Cửa Ông ra phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Phương tiện thủy hành trình theo tàu
Phương tiện thủy nổ máy chờ Hoa tiêu lên tàu
10
Phương tiện thủy làm ma nơ rời tàu
15
Phương tiện thủy hành trình từ phao “0” về vùng neo Hòn Ót
( )
4
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” về vùng neo Hòn Ót
390
Hoa tiêu điều động tàu thả neo (Buộc phao)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục bàn giao với thuyền trưởng
20
5
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy ma nơ cập tàu cần dẫn
15
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy ma nơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ vùng neo Hòn Ót vào bến đỗ
( )
Phương tiện thủy cập bến đỗ
15
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ bến ca nô Cửa Ông về nhà riêng và trụ sở công ty
120
(Nếu tàu rời từ Hòn Ót Fo thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T88. Mức hao phí thời gian tuyến từ phao 0 đến Cầu Xi măng (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty và nhà riêng đến bến canô (Cửa Ông)
120
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến ca nô Cửa Ông ra phao “0”
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Phương tiện thủy hành trình về cầu xi măng Cẩm Phả
Phương tiện thủy nổ máy chờ Hoa tiêu lên tàu
10
Phương tiện thủy làm ma nơ rời tàu
15
Phương tiện thủy từ phao “0” về cầu xi măng Cẩm Phả
( )
4
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ phao “0” về Cầu cảng xi măng
390
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất công việc, bàn giao với thuyền trưởng rời tàu
20
5
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy ma nơ cập cầu đón hoa tiêu
15
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy ma nơ rời cầu
15
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ cảng Xi măng về bến đỗ ca nô
( )
Phương tiện thủy cập bến đỗ
15
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ bến ca nô về nhà riêng và trụ sở Công ty
120
(Nếu tàu rời cầu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T89. Mức hao phí thời gian tuyến từ vùng neo Hòn Nét đến Cảng Cẩm Phả (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty và nhà riêng đến bến canô (Cửa Ông)
120
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ ca nô Cửa Ông ra vùng neo Hòn Nét
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Phương tiện thủy hành trình về bến đỗ
Phương tiện thủy nổ máy chờ Hoa tiêu lên tàu
10
Phương tiện thủy làm ma nơ rời tàu
15
Phương tiện thủy hành trình từ Vùng neo Hòn Nét về bến đỗ
( )
Phương tiện thủy ma nơ cập bến đỗ
15
4
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vùng neo Hòn Nét về cầu cảng Cẩm Phả
140
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất công việc, bàn giao với thuyền trưởng rời tàu
20
5
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ cảng Cẩm Phả về nhà riêng và trụ sở công ty
120
(Nếu tàu rời cầu Hòn Nét thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T90. Mức hao phí thời gian tuyến từ Vùng neo Abei đến Cảng Cẩm Phả (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty và nhà riêng đến bến canô (Cửa Ông)
120
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ ca nô Cửa Ông ra vùng neo Abei
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Phương tiện thủy hành trình về bến đỗ
Phương tiện thủy nổ máy chờ Hoa tiêu lên tàu
10
Phương tiện thủy làm ma nơ rời tàu
15
Phương tiện thủy từ Vùng neo Abei về bến đỗ
( )
Phương tiện thủy làm ma nơ cập bến đỗ
15
4
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vùng neo Abei cập cầu cảng Cẩm Phả
90
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất công việc, bàn giao với thuyền trưởng, rời tàu
20
5
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ cảng Cẩm Phả về nhà riêng và trụ sở công ty
120
(Nếu tàu rời cầu Abei thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T91. Mức hao phí thời gian tuyến từ Vùng neo Hòn Ót đến Cầu Xi măng (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch từ Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến bến canô (Cửa Ông)
120
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời cầu
10
Phương tiện thủy đón Hoa tiêu từ bến ca nô Cửa Ông ra vùng neo Hòn Ót
( )
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Phương tiện thủy hành trình theo tàu về cầu xi măng Cẩm Phả
Phương tiện thủy nổ máy chờ Hoa tiêu lên tàu
10
Phương tiện thủy làm ma nơ rời tàu
15
Phương tiện thủy từ Hòn Ót về cầu xi măng Cẩm Phả
( )
4
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu và trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ vùng neo Hòn Ót về cầu cảng Xi măng
80
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất công việc, bàn giao với thuyền trưởng rời tàu
20
5
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện thủy manơ cập mạn tàu đón hoa tiêu
15
Hoa tiêu xuống phương tiện thủy
10
Phương tiện thủy ma nơ rời tàu
15
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ Cảng Xi măng về bến ca nô Cửa Ông
( )
Phương tiện thủy cập bến ca nô
15
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ bến về nhà riêng và trụ sở công ty
120
(Nếu tàu rời cầu Xi măng Hòn Ót thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T92. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu – Cát Lái (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến Trạm hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ Trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến ca nô
20
Hoa tiêu từ bến lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy làm manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa Hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy làm manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu vào cầu cảng Cát Lái
480
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Cát Lái
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ cầu cảng Cát Lái về Tân cảng
60
Hoa tiêu làm báo cáo công tác dẫn tàu với chỉ huy điều hành
15
(Nếu tàu rời cầu từ Cát Lái ra Vũng Tàu thì ngược lại)
Ghi chú: Do tuyến Vũng Tàu Cát Lái và ngược lại lưu lượng phương tiện hoạt động trên tuyến đông, thường xuyên bị kẹt xe nên tốc độ bình quân đạt từ 20 đến 25 km/h, phương tiện đưa đón hoa tiêu của Công ty từ tuyến Vũng Tàu Cát Lái mất khoảng 240 phút.
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T93. Mức hao phí thời gian tuyến Vũng Tàu – Cảng Cái Mép (và ngược lại)
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa Hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa Hoa tiêu từ Công ty đến Trạm hoa tiêu Vũng Tàu
240
Hoa tiêu di chuyển từ Trạm Hoa tiêu Vũng Tàu đến bến ca nô
20
Hoa tiêu lên phương tiện thủy
5
Phương tiện thủy manơ rời bến đỗ
10
Phương tiện thủy đưa hoa tiêu từ bến đỗ đến tàu
40
Phương tiện thủy manơ cập tàu cần dẫn
15
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu kéo neo
30
Hoa tiêu dẫn tàu từ Vũng Tàu vào cảng Cái Mép
180
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Cái Mép
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón Hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu về trạm hoa tiêu Vũng Tàu
60
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ trạm Hoa tiêu Vũng Tàu về Công ty tại Sài Gòn.
240
Hoa tiêu làm báo cáo công tác dẫn tàu với chỉ huy điều hành
15
(Nếu tàu rời cầu từ cảng Cái Mép đi Vũng Tàu thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T94. Mức hao phí thời gian tuyến Cảng Cái Mép Cảng Cát Lái và ngược lại
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ Công ty đến Cảng Cái Mép tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
180
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu rời cảng Cái Mép
60
Hoa tiêu dẫn tàu từ cảng Cái Mép về cảng Cát Lái
500
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu cảng Cát Lái
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ cầu cảng Cát Lái về Tân cảng
60
Hoa tiêu làm báo cáo công tác dẫn tàu với chỉ huy điều hành
15
(Nếu tàu rời cầu từ cảng Cát Lái đến Cái Mép thì ngược lại)
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T95. Mức hao phí thời gian Dời tại cảng Cát Lái
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu lên phương tiện bộ từ Công ty đến Cảng Cát Lái
60
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu rời cầu (rời phao)
60
Hoa tiêu dẫn tàu di dời
60
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu (hoặc thả neo buộc phao)
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ (hoặc thủy) đưa hoa tiêu từ cầu, bến cảng về Công ty
60
Hoa tiêu làm báo cáo công tác dẫn tàu với chỉ huy điều hành
15
Ghi chú: Do tuyến Tân Cảng Cát Lái và ngược lại lưu lượng phương tiện hoạt động trên tuyến đông, thường xuyên bị kẹt xe nên tốc độ bình quân đạt 15 km/h, phương tiện đưa đón hoa tiêu của Công ty từ tuyến Tân Cảng Cát Lái mất khoảng 60 phút.
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng
T96. Mức hao phí thời gian Dời tại Cảng Cái Mép
Đơn vị tính: phút
TT
Các bước công việc
Thời gian
1
Hoa tiêu nhận kế hoạch tại phòng nghiệp vụ Hoa tiêu của Công ty
30
2
Phương tiện đưa hoa tiêu đến tàu được dẫn
Hoa tiêu lên phương tiện bộ từ công ty đến cảng Cái Mép
180
3
Hoa tiêu tác nghiệp dẫn tàu
Hoa tiêu lên tàu cần dẫn, trao đổi với thuyền trưởng
20
Hoa tiêu điều động tàu rời cầu
90
Hoa tiêu dẫn tàu di dời
60
Hoa tiêu điều động tàu cập cầu
60
Hoa tiêu hoàn tất thủ tục, bàn giao với thuyền trưởng
20
4
Phương tiện đón hoa tiêu về Trụ sở
Phương tiện bộ đưa hoa tiêu từ cầu, bến cảng về Công ty
180
Hoa tiêu làm báo cáo công tác dẫn tàu với chỉ huy điều hành
15
( ) Hành trình phương tiện thủy đưa đón hoa tiêu và thời gian hoa tiêu dẫn tàu trên tuyến được xác định theo cự ly và tốc độ trung bình thực tế cho phép đối với từng tuyến luồng./.
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 34/2011/QĐ UBND
Hà Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ Ô TÔ CHỞ NGƯỜI DƯỚI 10 CHỖ NGỒI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001; Nghị định số 63/2008/NĐ CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Thông tư số 67/2008/TT BTC ngày 13/5/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Nghị định số 82/2009/NĐ CP ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 74/2011/NĐ CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Nghị định 176/1999/NĐ CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ CP ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Nghị định số 80/2008/NĐ CP ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 176/1999/NĐ CP ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Nghị định số 47/2003/NĐ CP ngày 12 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
Căn cứ Nghị quyết số 19/2011/NQ HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức thu phí Bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe);
Xét đề nghị của Giám đốc sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
I. Quy định mức thu Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản:
1. Đá làm vật liệu xây dựng thông thường: Mức thu 1.500 đồng/tấn.
2. Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp): Mức thu 2.000 đồng/tấn.
3. Các loại cát khác (không kể cát vàng): Mức thu 2.000 đồng/m3.
4. Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: Mức thu 2.000 đồng/m3.
5. Đất sét, đất làm gạch ngói: Mức thu: 2.000 đồng/m3.
6. Khoáng sản không kim loại khác: Mức thu: 25.000 đ/tấn.
7. Đô lô mít (Dolomite): Mức thu: 20.000 đ/tấn.
8. Than khác: Mức thu 6.000 đ/tấn.
II. Lệ phí trước bạ ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe): mức thu 15%.
Điều 2. Quyết định nàycó hiệu lực thi hành từ 01/01/2012 thay thế điểm 1 và điểm 2 Quyết định số 26/2008/QĐ UBND ngày 20 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh, Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Mai Tiến Dũng
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 35/2011/QĐ UBND
Hà Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC CẤP NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Thực hiện Nghị quyết số 32/2010/NQ HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XVI, kỳ họp thứ 20 về việc quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm từng nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách thuộc địa phương;
Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/NQ HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XVII kỳ họp thứ ba về việc sửa đổi , bổ sung một số nội dung qui định tại phụ lục kèm theo Nghị quyết số 32/2010/NQ HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm từng nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho các cấp ngân sách của địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quyết định phân cấp nguồn thu và tỷ lệ điều tiết các khoản thu ngân sách nhà nước năm 2012 trên địa bàn cho ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, thành phố, ngân sách xã, phường, thị trấn như sau:
I. CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH CÁC CẤP HƯỞNG 100%.
1. Ngân sách Trung ương:
Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành, là phần thuế thu nhập của doanh nghiệp nộp ngân sách từ các hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung của đơn vị sau: Kinh doanh điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam, các công ty điện lực I, II, III..., các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, dịch vụ bưu chính, viễn thông của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Tập đoàn Tài chính Bảo hiểm, Bảo việt, hoạt động vận doanh của Tổng công ty đường sắt Việt Nam.
Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (kể cả tiền thuê mặt đất, mặt nước) do trung ương quản lý.
Thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi).
Các khoản phí và lệ phí phần nộp ngân sách nhà nước theo qui định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu không kể thuế bảo vệ môi trường và lệ phí trước bạ.
Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý.
Thu hoàn vốn, thu thanh lý tài sản, các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý, phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật.
Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo qui định của pháp luật.
Thu khác của ngân sách trung ương theo qui định của pháp luật.
2. Ngân sách tỉnh:
Thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu) thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình cổ phần hóa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh ngoài quốc doanh khác hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành) thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình cổ phần hóa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh ngoài quốc doanh khác hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã.
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Lệ phí trước bạ (trừ lệ phí trước bạ nhà đất).
Thuế thu nhập cá nhân (trừ thuế thu nhập do chuyển nhượng nhà, đất).
Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước.
Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước (trừ tiền thuê đất trên quĩ đất công và quĩ đất công ích do xã quản lý).
Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
Thu tiền thanh lý nhà làm việc theo qui định.
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
Thu hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nộp ngân sách tỉnh theo chế độ qui định.
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật.
Thu phạt an toàn giao thông.
Các khoản tiền phạt và tịch thu do các đơn vị thuộc tỉnh quản lý nộp, kể cả các khoản tiền phạt, tịch thu do đơn vị trung ương đóng trên địa bàn nộp thay thế các tổ chức, các nhân bị phạt.
Thuế bảo vệ môi trường.
Thu viện phí.
Thu học phí thuộc các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc tỉnh: Trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác.
Các khoản thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu khác do các sở, ban, ngành và các đơn vị thuộc tỉnh đóng trên địa bàn các huyện, thành phố nộp, phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản do các tổ chức kinh tế nộp, phí cầu tỉnh quản lý, các khoản thu phí và lệ phí khác theo qui định của Pháp luật.
Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt Nam.
Thu nhập từ góp vốn của ngân sách địa phương, tiền thu hồi của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp có vốn nhà nước do địa phương quản lý, phần nộp ngân sách theo qui định của pháp luật.
Thu huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo khoản 3 điều 8 của Luật NSNN.
Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh.
Thu chuyển nguồn ngân sách tỉnh từ ngân sách năm trước chuyển sang ngân sách năm sau.
Thu từ quĩ dự trữ tài chính địa phương
Thu bổ sung từ ngân sách trung ương.
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Ngân sách huyện, thành phố:
Thuế môn bài (trừ thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh cá thể cố định tại xã, phường, thị trấn).
Thuế tài nguyên.
Thu khác từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh.
Thu tiền thanh lý nhà làm việc theo qui định (không bao gồm tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước).
Các khoản thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu khác do các phòng, ban, ngành thuộc huyện, thành phố nộp. Các khoản phí và lệ phí khác nộp ngân sách huyện, thành phố theo qui định của pháp luật (kể cả các khoản thu phí vệ sinh của các tổ chức, cá nhân do Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Hà Nam nộp thay, phí bảo vệ môi trường khi khai thác khoáng sản do các hộ cá thể nộp cho ngân sách huyện).
Thu hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nộp ngân sách huyện, thành phố theo chế độ qui định.
Thu học phí thuộc các cơ sở giáo dục phân cấp cho huyện, thành phố.
Các khoản tiền phạt và tịch thu do các đơn vị thuộc huyện, thành phố quản lý nộp, kể cả các khoản phạt, tịch thu do các cơ quan trung ương quản lý như: Công an huyện, Chi cục Thuế huyện...vv nộp thay cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân bị phạt.
Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo qui định của pháp luật.
Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện.
Thu kết dư ngân sách huyện.
Thu chuyển nguồn ngân sách huyện từ ngân sách năm trước chuyển sang ngân sách năm sau.
Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Ngân sách xã, phường, thị trấn:
4.1 Ngân sách xã, thị trấn:
Thuế môn bài thu từ các hộ cá thể cố định kinh doanh trên địa bàn xã, thị trấn.
Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà, đất.
Thu tiền thuế đất do cấp xã, thị trấn Quyết định cho thuê trên quĩ đất công và quĩ đất công ích.
Thu tiền thanh lý nhà làm việc của xã, thị trấn quản lý theo qui định.
Các khoản phí, lệ phí phân cấp cho xã, thị trấn thu nộp ngân sách theo qui định của pháp luật.
Các khoản tiền phạt, tịch thu do xã, thị trấn thực hiện theo qui định.
Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho xã, thị trấn.
Thu hoa lợi công sản từ quĩ đất công và quĩ đất công ích.
Thu hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nộp ngân sách xã, thị trấn theo chế độ qui định.
Tiền thu hoạt động sự nghiệp khác do xã, thị trấn quản lý.
Các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho ngân sách xã, thị trấn theo qui định của pháp luật.
Thu kết dư ngân sách xã, thị trấn.
Thu chuyển nguồn ngân sách xã, thị trấn từ ngân sách năm trước chuyển sang ngân sách năm sau.
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Các khoản thu khác theo qui định của pháp luật.
4.2. Ngân sách phường
Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Các khoản phí, lệ phí theo qui định của pháp luật.
Các khoản tiền phạt, tich thu do phường thực hiện qui định.
Thu hoa lợi công sản và các khoản thu khác từ quĩ đất công và quĩ đất công ích.
Thu tiền thanh lý nhà làm việc theo qui định.
Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá nhân cho phường.
Các khoản thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho phường theo qui định của pháp luật.
Thu kết dư ngân sách phường.
Thu chuyển nguồn ngân sách phường từ ngân sách năm trước chuyển sang ngân sách năm sau.
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Các khoản thu khác theo qui định của pháp luật.
II. CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA THEO TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT.
1. Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp hộ cá thể cố định khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh trên địa bàn các huyện: Ngân sách huyện 50%; ngân sách xã, thị trấn 50%.
Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp hộ cá thể cố định khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh trên địa bàn phường, xã thuộc thành phố Phủ Lý điều tiết ngân sách thành phố 80%; ngân sách phường, xã 20%.
2. Thuế môn bài hộ cá thể cố định khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh thu trên địa bàn phường, xã thuộc thành phố Phủ Lý điều tiết ngân sách thành phố 80%; ngân sách phường, xã 20%.
3. Thu tiền sử dụng đất.
3.1. Thu tiền sử dụng đất thuộc quỹ đất do UBND huyện, thành phố ban hành Quyết định giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng làm nhà ở (trừ trường hợp quy định tại điểm 3.2 dưới đây).
a) Trên địa bàn các huyện (bao gồm các trường hợp thu theo giá quy định và đấu giá) điều tiết ngân sách cấp tỉnh 20%; ngân sách cấp huyện 20%; ngân sách xã, thị trấn 60%;
b) Trên địa bàn thành phố Phủ Lý (bao gồm các trường hợp thu theo giá quy định và đấu giá): Ngân sách cấp tỉnh 20%; ngân sách thành phố 70%; ngân sách xã 10%. Nếu đất thuộc địa bàn phường ngân sách cấp tỉnh 20%; ngân sách thành phố 80%.
3.2. Thu tiền sử dụng đất thuộc quỹ đất do UBND tỉnh giao cho các tổ chức kinh tế kinh doanh hạ tầng để xây dựng khu đô thị mới trên địa bàn các huyện, thành phố (kể cả trường hợp tổ chức kinh tế bàn giao một phần diện tích đất thương phẩm cho UBND huyện, thành phố để đấu giá hoặc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở): Điều tiết ngân sách cấp tỉnh 50%; ngân sách huyện, thành phố 40%; ngân sách xã, thị trấn 10%. Nếu quỹ đất trên địa bàn phường: ngân sách tỉnh 50%; ngân sách thành phố 50%.
3.3. Giao đất cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh có thu tiền sử dụng đất (không áp dụng nộp tiền thuê đất hàng năm). Số thu tiền sử dụng đất điều tiết ngân sách cấp tỉnh 100%.
3.4. Đối với một số dự án quan trọng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc ngân sách nhà nước đầu tư cần tập trung vốn từ số thu tiền sử dụng đất của chính dự án (nếu có) và số thu tiền sử dụng đất của một số dự án khu đô thị mới không thuộc dự án đó, để tập trung nguồn đẩy nhanh tiến độ đầu tư. UBND tỉnh căn cứ phân cấp đầu tư và tình hình cụ thể xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh phê duyệt cho ngân sách tỉnh hoặc ngân sách huyện hoặc ngân sách xã (xã, thị trấn) hưởng tối đa 100% và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Ngân sách huyện, thành phố: 30%; ngân sách xã, phường, thị trấn: 70%.
5. Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng nhà, đất trên địa bàn phường thuộc thành phố Phủ Lý điều tiết 50% ngân sách thành phố; 50% ngân sách phường.
6. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thực hiện thu nộp, quản lý, sử dụng theo đúng qui định tại Thông tư số 125/2003/TTLB BTC BTNMT ngày 18/12/2003 Liên bộ Bộ Tài chính và Tài nguyên Môi trường; Thông tư số:106/2007/TTLT BTC TNMT ngày 06/09/2007 và Thông tư số: 107/2010/TTLT BTC TNMT ngày 26/07/2010 của Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số: 125/2003/TTLT BTC BTNMT ngày 18/12/2003 và Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT BTC BTNMT ngày 06/09/2007 hướng dẫn về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, cụ thể:
a) Đối với nước thải sinh hoạt: Thực hiện theo các quy định nêu trên và quy định cụ thể tại Nghị quyết số: 22/2006/NQ HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam khóa XVI, kỳ họp thứ 9 (bất thường) về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 27/2006/QĐ UBND ngày 29/09/2006 của UBND tỉnh Hà Nam về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam;
b) Đối với nước thải công nghiệp: Đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí nước thải công nghiệp được trích tỷ lệ % theo qui định tại Thông tư số 125/2003/TTLT BTC BTNMT ngày 18/12/2003 Liên bộ Bộ Tài chính và Tài nguyên Môi trường Thông tư số: 106/2007/TTlT BTC TNMT ngày 06/09/2007 và Thông tư số: 107/2010/TTLT BTC TNMT ngày 26/07/2010 của Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên Môi trường về sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số: 125/2003/TTLT BTC BTNMT ngày 18/12/2003 và Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT BTC BTNMT ngày 06/09/2007 hướng dẫn về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Số còn lại nộp toàn bộ vào ngân sách địa phương và điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh 100%.
Điều 2. Tỷ lệ điều tiết này được thực hiện từ ngày 01/01/2012 và thay thế Quyết định số 40/2010/QĐ UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Mai Tiến Dũng
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ BỘ TÀI CHÍNH BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 68/2011/TTLT BGDĐT BNV BTC BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/2011/NĐ CP NGÀY 04 THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 54/2011/NĐ CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo;
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (sau đây viết tắt là Nghị định số 54/2011/NĐ CP) như sau:
Điều 1. Hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ CP
1. Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
2. Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);
b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.
Điều 2. Hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ CP
1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ CP.
2. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ CP.
3. Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau:
Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công 15 năm, trong đó có 7 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập đến nay được 8 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm (gồm 7 năm giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 8 năm giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập), mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15%.
Ví dụ 2: Nhà giáo B đã giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập, sau khi hết thời gian tập sự có 8 năm giảng dạy, giáo dục. Sau đó, nhà giáo B được điều động làm công tác thanh tra và được xếp ở ngạch thanh tra viên là 3 năm, tiếp theo nhà giáo B được điều động về làm công tác giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập đến nay được 3 năm. Như vậy, nhà giáo B có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm (11 năm giảng dạy, giáo dục + 3 năm được xếp ở ngạch thanh tra viên), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 14 năm là 14%.
Ví dụ 3. Nhà giáo C đã giảng dạy, giáo dục ở trường tiểu học công lập, sau khi hết thời gian tập sự đã giảng dạy, giáo dục được 6 năm thì đi nghĩa vụ quân sự với thời gian 02 năm (24 tháng), sau đó được xuất ngũ về tiếp tục công tác giảng dạy, giáo dục tại trường tiểu học công lập 4 năm. Như vậy, thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo C là 12 năm (10 năm giảng dạy, giáo dục + 2 năm đi nghĩa vụ quân sự), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 12 năm là 12%.
3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng
Mức tiền phụ cấp thâm niên
=
Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng
x
Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ
x
Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng
Điều 3. Hướng dẫn về nguồn kinh phí thực hiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 54/2011/NĐ CP
1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được thực hiện như sau:
a) Đối với các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
b) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
c) Đối với các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí hoạt động: Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, các Bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm và gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.
Riêng năm 2011 các cơ sở giáo dục công lập, các Bộ, ngành, địa phương sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương chưa sử dụng hết để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này. Trường hợp nguồn kinh phí thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này nhỏ hơn so với nhu cầu kinh phí chi trả chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định, các Bộ, ngành, địa phương gửi báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện về Bộ Tài chính để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền bổ sung phần chênh lệch thiếu theo các Biểu 1, Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 5a (đối với khối địa phương), hoặc Biểu 1, Biểu 4, Biểu 5b (đối với Bộ, ngành trung ương) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 4. Hướng dẫn về hiệu lực và trách nhiệm thi hành quy định tại Điều 5 Nghị định số 54/2011/NĐ CP
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2012.
2. Chế độ phụ cấp thâm niên quy định tại Thông tư liên tịch này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
3. Trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập
a) Căn cứ quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ CP và Thông tư liên tịch này; căn cứ thời gian giảng dạy, giáo dục của nhà giáo, trên cơ sở hồ sơ, lý lịch, sổ bảo hiểm xã hội và các tài liệu có liên quan; đơn vị trực tiếp quản lý, trả lương cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm xét duyệt mức phụ cấp và lập dự toán nhu cầu thực hiện phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo của cơ sở giáo dục theo Biểu 1 quy định tại Thông tư liên tịch này gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo thẩm định và quyết định;
b) Giải quyết truy lĩnh và thực hiện chi trả tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo thuộc đối tượng được hưởng theo quy định của Nghị định số 54/2011/NĐ CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này sau khi được cấp có thẩm quyền quản lý nhà giáo phê duyệt, quyết định;
c) Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện trích nộp bổ sung phần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ phụ cấp thâm niên và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với nhà giáo đã nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 cho đến ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.
4. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà giáo có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên tại các cơ sở giáo dục trực thuộc đảm bảo theo đúng quy định của Thông tư liên tịch này. Đồng thời có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên theo các Biểu 2, Biểu 3 và Biểu 4.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu, giải quyết./.
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG Nguyễn Duy Thăng
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THỨ TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Phi
KT.BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Minh
Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Kiểm toán Nhà nước; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Website các Bộ: GDĐT, NV, TC, LĐTBXH; Lưu: Bộ GDĐT (VT, TCCB); Bộ NV (VT, VTL); Bộ TC (VT, HCSN); Bộ LĐTBXH (VT, PC).
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2916/QĐ UBND
Ninh Thuận, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 98/2011/NĐ CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 162/TTr SNNPTNT ngày 19 tháng 12 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các sở, ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH Nguyễn Đức Thanh
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 33/2011/QĐ UBND
Hà Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG NHÀ, VẬT KIẾN TRÚC VÀ DI CHUYỂN MỒ MẢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 17/2006/NĐ CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 197/2004/NĐ CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 84/2007/NĐ CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này đơn giá bồi thường Nhà, Vật kiến trúc và di chuyển mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất, trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 01/2011/QĐ UBND ngày 07 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân và Thủ trường các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Mai Tiến Dũng
BỒI THƯỜNG NHÀ, VẬT KIẾN TRÚC VÀ DI CHUYỂN MỒ MẢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Độ cao nhà:
Đối với nhà mái chảy không có trần là từ mặt nền nhà đến mặt trên của quá giang, đối với nhà có trần là từ nền nhà đến mặt trên của trần nhà, đối với nhà bán mái là từ nền nhà đến đỉnh cột quân hoặc đỉnh tường biên.
Đối với nhà mái bằng là từ mặt nền nhà đến mặt trên tấm sàn mái.
Độ cao của nhà là tính cho mỗi tầng (tính từ nền nhà đến mặt trên tấm sàn).
2. Vật kiến trúc:
Vật kiến trúc bao gồm giếng khoan, giếng đào, sân, cầu thang, gác xép, tường rào, bể chứa nước, cổng, ô văng cửa…
3. Diện tích sàn của 1 tầng:
Đối với nhà mái bằng: Là diện tích mặt bằng xây dựng của tầng đó, gồm cả tường xây (hoặc phần tường chung thuộc về công trình) và diện tích mặt bằng của lô gia, ban công, sê nô, hành lang, hộp kỹ thuật, ống khói, trừ diện tích ô trống cầu thang chiếm chỗ.
Đối với nhà tạm và nhà cấp IV: Là diện tích hình chiếu bằng của mái trên mặt bằng xây dựng gọi là diện tích xây dựng (giới hạn chiều rộng nhô ra của mái trước, mái sau so với mặt ngoài cột hiên và tường hậu tối đa là 0,2m).
III. PHẠM VI ÁP DỤNG
Giá bồi thường nhà, công trình, vật kiến trúc, mồ mả này được quy định trọn gói là giá trị thực của tài sản không kèm theo các hệ số, các phụ phí, các chính sách hỗ trợ nào khác. Mức giá này áp dụng cho việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Đối tượng bồi thường:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu tài sản hợp pháp có đất bị Nhà nước thu hồi.
+ Phải có các điều kiện ghi trong Điều 8 (Khoản 1,2,3,4,5,7,9,10,11) Nghị định 197/2004/NĐ CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Điều 24 Nghị định số 69/2009/NĐ CP ngày 13 năm 8 năm 2009 của Chính phủ.
Nguyên tắc bồi thường tài sản: Căn cứ Điều 18 Nghị định số 197/2004/NĐ CP của Chính phủ và các Điều 10,11,13, Mục 2, Chương II Thông tư 14/2009/TT BTNMT ngày 01 năm 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Đối với nhà, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác:
1.1. Đối với nhà ở, vật kiến trúc, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân: Bồi thường bằng giá trị xây mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương trong bảng đơn giá này:
= Giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc
+( ) Một khoản tiền bằng tỷ lệ % trên giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc (nếu có).
1.2. Đối với nhà, vật kiến trúc xây dựng khác với quy định 1.1:
= Giá trị hiện có của nhà và vật kiến trúc
+( ) Một khoản tiền bằng tỷ lệ % trên giá trị hiện có của nhà và vật kiến trúc (nếu có).
Ghi chú:
Giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc = Diện tích xây dựng (sàn) x (nhân) Đơn giá xây dựng mới x (nhân) Hệ số bồi thường theo khu vực (áp dụng cho 1.1).
Giá trị hiện có của nhà và vật kiến trúc = Diện tích xây dựng (sàn) x (nhân) Đơn giá xây dựng mới x (nhân) Tỷ lệ % giá trị còn lại của nhà và vật kiến trúc x (nhân) Hệ số bồi thường theo khu vực (áp dụng cho 1.2).
Khoản cộng, trừ bằng tỷ lệ % trên giá trị xây mới hoặc hiện có của nhà, vật kiến trúc là khoản tăng giảm khi áp dụng khung giá nhà và vật kiến trúc có 1 số điểm khác loại nhà đã nêu trong khung giá định áp dụng. Mức tăng, giảm giá từ 5÷20%.
Trong quá trình tính toán bồi thường những công trình có kết cấu mỹ thuật, kỹ thuật cao hơn so với quy định trong bảng giá thì được cộng từ 5÷15% so với mức giá chuẩn.
Tỷ lệ % giá trị còn lại của nhà, vật kiến trúc là mức tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây mới của nhà, vật kiến trúc có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, vật kiến trúc bị thiệt hại (áp dụng cho 1.2).
Trường hợp đối với nhà, công trình không còn sử dụng được thì chỉ được tính bồi thường vật kiến trúc x (nhân) tỷ lệ % giá trị còn lại.
1.3. Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
Mức bồi thường bằng giá trị xây mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trường hợp nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.
2. Đối với nhà, công trình bị tháo dỡ một phần:
Trường hợp phá dỡ 1 phần (dọc nhà hoặc ngang nhà), phần còn lại vẫn tồn tại và sử dụng được thì chỉ tính bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị tháo dỡ và cộng 30% giá trị bồi thường phần diện tích của ô gian phải phá dỡ liền kề với công trình còn lại để chi phí sửa chữa, hoàn thiện công trình.
Diện tích công trình phải phá dỡ được tính như sau: Nếu vào 1 phần gian tính hết cả gian, vào 1 phần hiên tính hết cả hiên. Phải lưu ý đến việc tháo dỡ không làm ảnh hưởng chất lượng công trình của gian bên cạnh (bước gian nhà cấp 4 là khoảng cách giữa 2 vì kèo, bước gian nhà mái bằng là khoảng cách giữa 2 dầm, cột chịu lực).
Trường hợp phá dỡ ngang nhà: Nếu diện tích phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường 100%. Nếu diện tích phần còn lại vẫn sử dụng được thì bồi thường diện tích phải phá dỡ và cộng 30% giá trị bồi thường phần diện tích của ô gian phải phá dỡ liền kề với công trình còn lại để chi phí sửa chữa, hoàn thiện công trình.
Trường hợp phá dỡ dọc nhà vào toàn bộ kết cấu chịu lực chính của công trình (công trình không còn khả năng chịu lực) thì được bồi thường 100% diện tích xây dựng của nhà, công trình.
Việc chi trả kinh phí bồi thường cho các hộ bị ảnh hưởng trên được thực hiện như sau: Chủ hộ phải cam kết thực hiện tháo dỡ di chuyển theo phương án và tiến độ được duyệt và phải đảm bảo an toàn trong thi công. Phần kinh phí được Ban giải phóng mặt bằng giữ lại từ 10÷20%, sau khi chủ hộ đã thực hiện đúng mới trả tiếp.
Trường hợp đối với nhà sau khi phá dỡ <50% diện tích mà công trình phụ, cầu thang ở phía trước thì hỗ trợ 80% giá trị bồi thường các công trình phụ, cầu thang bị ảnh hưởng để sắp xếp lại mặt bằng công trình.
Hỗ trợ xắp xếp lại sau khi tháo dỡ nhà chính: Nhà chính phải tháo dỡ hết, khi đó các công trình phụ nằm ở phía trước. Trường hợp này không được tính bồi thường mà chỉ tính hỗ trợ để sắp xếp lại trên diện tích sử dụng hợp pháp đúng bằng diện tích xây dựng của nhà chính phải phá dỡ và phù hợp với quy hoạch hiện trạng của hộ gia đình. Mức hỗ trợ là 70% mức bồi thường công trình phụ bị ảnh hưởng để xây dựng lại nhà chính.
3. Nhà, vật kiến trúc gắn liền với đất khi thu hồi không được bồi thường:
Xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng.
Xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt.
Xây dựng sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố.
Xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 (Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11) Nghị định số 197/2004/NĐ CP, mà khi xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng. Người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tự tháo dỡ hoặc phải tự chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện phá dỡ.
4. Nhà, vật kiến trúc không được phép xây dựng thì tuỳ theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà vật kiến trúc được bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định sau:
Xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 trên đất đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 (khoản1,2,3,4,5,7,9,10,11) Nghị định số 197/2004/NĐ CP được bồi thường 100% giá trị.
Xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 (Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11) Nghị định số 197/2004/NĐ CP, nhưng tại thời điểm xây dựng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã cắm mốc, mức hỗ trợ 80% mức bồi thường.
Xây dựng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 (Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 11) Nghị định số 197/2004/NĐ CP, nhưng tại thời điểm xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã cắm mốc, mức hỗ trợ 60% mức bồi thường.
5. Bồi thường di chuyển mồ mả:
Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường tính cho chi phí về đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Riêng đối với các ngôi mộ tổ, mộ Thành Hoàng Làng ngoài đơn giá bồi thường mồ mả theo quy định tại bảng đơn giá này, còn được bồi thường các khối lượng kiến trúc theo mức độ kỹ, mỹ thuật tương ứng.
6. Bồi thường đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu:
Khảo sát đo vẽ hiện trạng, thiết kế và lập dự toán kinh phí xây dựng mới công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị thiệt hại. Sau đó việc tính toán bồi thường thực hiện theo các trình tự đã quy định.
7. Bồi thường đối với tài sản, vật kiến trúc xây dựng theo chuyên ngành (hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, lò bột nhẹ…) được thực hiện như sau:
Giá trị hiện có của công trình được tính theo giá xây dựng mới tại thời điểm bồi thường có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị phá dỡ di chuyển, giá xây dựng mới là mức giá chuẩn do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán đối với các công trình xây dựng chuyên ngành: Chủ đầu tư cùng với Hội đồng giải phóng mặt bằng khảo sát, lập dự toán thẩm định, phê duyệt. Trường hợp cần thiết thì được phép thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ năng lực và tư cách pháp nhân khảo sát thiết kế theo hiện trạng, lập dự toán, thẩm tra làm cơ sở cho việc phê duyệt (tại thời điểm bồi thường). Sau đó việc bồi thường thực hiện theo các trình tự đã quy định (theo khoản 1.1 hoặc 1.2).
Riêng đối với hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dỡ di chuyển được thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Trường hợp không có vị trí di chuyển để lắp đặt đến nơi mới (không có mặt bằng sản xuất, mất nguồn cung cấp nguyên vật liệu do bị ảnh hưởng giải phóng mặt bằng) thì được bồi thường theo giá dự toán được duyệt x (nhân) tỷ lệ % chất lượng còn lại – (trừ) giá trị thu hồi.
8. Bồi thường nhà, vật kiến trúc xây dựng trên đất vườn, đất ao hợp pháp:
Đối với đất vườn, đất ao được công nhận là đất ở theo Luật đất đai, mức bồi thường 100% giá trị.
Đối với đất vườn, đất ao không được công nhận là đất ở theo Luật đất đai, mức bồi thường 80% giá trị.
9. Bồi thường nhà, vật kiến trúc đối với các hộ đa canh:
Các hộ thực hiện đa canh trên diện tích đất nông nghiệp được giao, hoặc thuê của xã được thực hiện bồi thường theo nội dung mục 1.2 của quy định này. Căn cứ đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng kinh tế giữa hai bên là cơ sở để xác định phạm vi nhà, vật kiến trúc bị ảnh hưởng khi thu hồi đất:
Đối với nhà, vật kiến trúc phải tháo dỡ trong phạm vi dự án được phê duyệt, bồi thường 100% giá trị.
Đối với nhà, vật kiến trúc phải tháo dỡ ngoài phạm vi quy định của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không có trong hợp đồng kinh tế giữa hai bên thì chủ hộ phải tự tháo dỡ hoặc phải tự chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền phá dỡ.
10. Bồi thường nhà, công trình đối với người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước:
Người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước (nhà thuê hoặc nhà do tổ chức tự quản) nằm trong phạm vi thu hồi đất phải phá dỡ, thì người đang thuê nhà không được bồi thường đối với diện tích nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và diện tích cơi nới trái phép, nhưng được bồi thường chi phí tự cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; Mức bồi thường áp dụng theo khoản 1.1 hoặc 1.2 (tuỳ theo tính chất sử dụng) thuộc mục 1 khoản I phần II bản quy định này.
11. Trường hợp mốc giải phóng mặt bằng chiếm dụng vào nhà, vật kiến trúc ≤1m:
Có thể vận dụng cho phép để lại không phải bồi thường sau khi có ý kiến chấp thuận của các cấp có thẩm quyền.
12. Đối với nhà có kích thước móng thực tế lớn hơn móng định hình của loại nhà tương ứng, thì được bổ sung thêm kinh phí bồi thường vật kiến trúc tăng lên. Kích thước móng định hình được quy định như sau:
Đối với nhà tạm: Chiều rộng đáy móng B = 0,33m; chiều rộng đỉnh móng b = 0,22m; chiều cao móng H = 0,7m.
Đối với nhà cấp IV: Chiều rộng đáy móng B = 0,8m; chiều rộng đỉnh móng b = 0,33m; chiều cao móng H = 1,2m.
Đối với nhà cấp II và III: Chiều rộng đáy móng B = 1,2m; chiều rộng đỉnh móng b = 0,33m; chiều cao móng H = 1,5m.
Đối với móng nhà có chiều cao móng > 1,5m. Ngoài việc áp dụng đơn giá bồi thường theo quy định; bổ sung đơn giá tính cho 1m dài móng có chiều sâu móng nhà tính từ cốt 0,00 (cốt nền tầng 1 không có tầng hầm) trở xuống như sau:
+ Móng có chiều sâu 2m: 285.000,0đ/md.
+ Móng có chiều sâu 2,5m: 560.000,0đ/md.
+ Móng có chiều sâu 3m: 955.000,0đ/md.
+ Móng có chiều sâu 3,5m: 1.400.000,0đ/md.
+ Móng có chiều sâu 4m: 1.930.000,0đ/md.
+ Móng có chiều sâu 4,5m: 2.520.000,0đ/md.
+ Móng có chiều sâu 5m: 3.180.000,0đ/md.
Nếu chiều sâu móng nằm trong khoảng cận trên và cận dưới thì dùng phương pháp nội suy để xác định.
Công thức tính nội suy:
Ki =
Kb
(Kb Ka) x (Gi Gb)
Ga Gb
Trong đó:
+ Ki: Giá trị tương ứng với hạng mục cần tính;
+ Ka: Giá trị tương ứng với hạng mục cận trên;
+ Kb: Giá trị tương ứng với hạng mục cận dưới;
+ Gi: Giá trị tổng mức của hạng mục cần tính;
+ Ga: Giá trị tổng mức của hạng mục cận trên;
+ Gb: Giá trị tổng mức của hạng mục cận dưới.
13. Các công trình xây dựng do yêu cầu kỹ thuật phải đóng cọc BTCT, cọc cát, các hoạt động máy móc thiết bị có độ rung động lớn…giữa vùng dân cư, sau khi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật mà làm nứt, nát, hư hỏng các công trình ngoài mốc giải phóng mặt bằng thì giải quyết bồi thường hư hỏng theo trình tự sau:
Căn cứ Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng, Chủ đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xác định phạm vi ảnh hưởng do đóng cọc và hoạt động máy móc thiết bị gây ra.
Chủ đầu tư phối hợp cùng Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng và hộ gia đình bị ảnh hưởng lập biên bản xác định hiện trạng các công trình của các hộ trong phạm vi ảnh hưởng trước khi thi công, để làm căn cứ xác định phần hư hỏng của công trình trong và sau quá trình thi công và lập dự toán sửa chữa theo định mức dự toán, đơn giá hiện hành. Thường xuyên theo dõi mức độ biến dạng của công trình đến khi công trình ổn định mới tiến hành sửa chữa.
Ngoài việc bồi thường để sửa chữa còn được bồi thường do giảm tuổi thọ công trình. Mức bồi thường do giảm tuổi thọ công trình bằng hiệu của giá trị bồi thường theo chất lượng trước và sau khi thi công.
(Phương pháp tính toán áp dụng theo phụ lục số VI)
14. Đơn giá bồi thường nhà thông dụng tại Bảng 2, Điểm 2, Mục II được quy định như sau:
Chiều cao ≤3,3m cho nhà có chiều cao từ 2,7m ÷ 3,3m; Chiều cao >3,3m cho nhà có chiều cao trên 3,3m ÷ 3,9m.
Đối với nhà có chiều cao < 2,7m hoặc > 3,9m thì đơn giá được điều chỉnh giảm hoặc tăng 10% đơn giá tương ứng trong biểu.
Đối với nhà có chiều cao ≤2,1m hoặc ≥4,5m thì đơn giá được điều chỉnh giảm hoặc tăng 15% đơn giá tương ứng trong biểu.
15. Đối với các công trình có thể tháo dỡ di chuyển đến chỗ mới lắp đặt (nhà khung kết cấu thép…).
Chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Trường hợp không có vị trí di chuyển để lắp đặt đến nơi mới thì được bồi thường theo thông báo giá Liên sở Tài chính Xây dựng tại thời điểm lập x (nhân) tỷ lệ % chất lượng giá trị còn lại – (trừ) giá trị thu hồi.
Đối với nhà, công trình (thuộc đất hợp pháp) nằm bên trong mốc giải phóng mặt bằng nhưng sát mốc ≤1,0 mét và có nền sân thấp hơn mặt đường từ 2,5 ÷ 5m. Thực hiện hỗ trợ lối lên xuống dùng loại cầu thang thông dụng, bản thang bê tông cốt thép có trụ đỡ, chiều rộng bản thang 1,4m, bậc xây gạch, có lối dắt xe, lan can tay vịn xây gạch vỉa nghiêng kết hợp sườn bê tông cốt thép, trát láng vôi ve hoàn chỉnh: Đơn giá như sau:
+ Loại cầu thang cao 2,5m: 6.800.000,0đ.
+ Loại cầu thang cao 3m: 8.900.000,0đ.
+ Loại cầu thang cao 4m: 15.300.000,0đ.
+ Loại cầu thang cao 5m: 21.900.000,0đ.
(Đối với cầu thang có độ cao khác với các mức độ cao trên thì dùng phương pháp nội suy với 2 cao độ liền kề để xác định).
Trường hợp đối với nhà, công trình (thuộc đất hợp pháp) nằm bên trong mốc giải phóng mặt bằng nhưng sát mốc ≤1,0 mét và cao hơn mặt đường khi thực hiện dự án mà không có lối vào: Thực hiện hỗ trợ lối lên xuống xây gạch chiều rộng 1,2m có lối dắt xe, trát láng vôi ve hoàn chỉnh. Đơn giá như sau:
+ Loại bậc thang lên xuống cao 0,5m: 750.000,0đ
+ Loại bậc thang lên xuống cao 1m: 2.070.000,0đ
+ Loại bậc thang lên xuống cao 1,5m: 4.050.000,0đ
(Đối với bậc thang lên xuống có độ cao khác với các mức độ cao trên thì dùng phương pháp nội suy với 2 cao độ liền kề để xác định).
17. Hỗ trợ di chuyển đồng hồ công tơ điện, đồng hồ nước, điện thoại cố định, truyền hình cáp ra nơi mới mức hỗ trợ 100%, trường hợp di chuyển ở tại nơi ở cũ mức hỗ trợ 50% theo thông báo của cơ quan chuyên ngành tại thời điểm lập.
18. Đối với nhà, vật kiến trúc, di chuyển mồ mả mà không có trong đơn giá hoặc đơn giá không sát với thực tế (cao hoặc thấp) hoặc đơn giá không phù hợp với quy mô của công trình cần phá dỡ thì Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng căn cứ vào đơn gía các hạng mục tương đương và điều kiện cụ thể để vận dụng đơn giá cho phù hợp. Trường hợp cần thiết tiến hành khảo sát đo vẽ hiện trạng, xác định khối lượng thực tế lập dự toán theo quy định hiện hành (hoặc thuê tư vấn, cá nhân có tư cách pháp nhân) để làm cơ sở xác định giá trị bồi thường.
II. ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG NHÀ, VẬT KIẾN TRÚC, MỒ MẢ
1. Đơn giá bồi thường nhà tạm, nhà tranh tre:
Bảng 1
STT
KẾT CẤU NHÀ
ĐƠN VỊ TÍNH
CHIỀU CAO NHÀ
CHIỀU CAO ≤ 2,7 m
CHIỀU CAO > 2,7m
1
Cột, kèo, đòn tay tre, mái lợp rơm, rạ, lá mía, vách nứa
đ/m2 xd
275.000
303.000
2
Cột, kèo, đòn tay tre, mái lợp rơm, rạ, lá mía, vách rơm đất
đ/m2 xd
320.000
360.000
3
Cột, kèo, đòn tay tre, mái rơm, rạ, lá mía, vách Toóc xi
đ/m2 xd
350.000
385.000
4
Cột gỗ, kèo đòn tay tre, mái lợp rơm, rạ, lá mía, vách Toóc xi
đ/m2 xd
390.000
440.000
5
Kèo tre gỗ, mái lợp rơm, rạ, tường gạch xỉ xây nghiêng, không trát.
đ/m2 xd
570.000
615.000
6
Kèo tre gỗ, mái lợp rơm, rạ, tường gạch xỉ xây nghiêng, trát 2 mặt.
đ/m2 xd
785.000
875.000
7
Kèo tre gỗ, mái lợp rơm, rạ, tường gạch xỉ xây nằm, không trát.
đ/m2 xd
645.000
705.000
8
Kèo tre gỗ, mái lợp rơm, rạ, tường gạch xỉ xây nằm, trát 2 mặt.
đ/m2 xd
860.000
970.000
9
Kèo tre, gỗ, đòn tay tre, mái rơm, rạ, lá mía, tường xây gạch 110 bổ trụ.
đ/m2 xd
1.300.000
1.475.000
10
Kèo tre, gỗ, đòn tay tre, mái rơm, rạ, lá mía, tường xây đá 250.
đ/m2 xd
1.090.000
1.230.000
11
Kèo tre, gỗ, đòn tay tre, mái rơm, rạ, lá mía, tường xây gạch 220.
đ/m2 xd
1.610.000
1.990.000
12
Cột thép D60 120, mái lợp tôn, không có tường
đ/m2 xd
1.270.000
Ghi chú:
Hướng dẫn áp dụng và điều chỉnh đơn giá tại Bảng 1 cho các trường hợp sau:
Đối với nhà có kết cấu tương tự như các mục từ 1 đến 11 mà có mái lợp Fibrôximăng thì được cộng thêm 18.000đ/m2xd.
Đối với nhà có kết cấu tương tự như các mục từ 1 đến 11 mà có mái lợp ngói hoặc lá gồi thì được cộng thêm 55.000đ/m2xd.
Đối với nhà có kết cấu tương tự như các mục từ 1 đến 4 mà có cột thép, kèo đòn tay tre, mái lợp Fibrôximăng thì được cộng thêm 890.000đ/m2xd
Đối với nhà có kết cấu tương tự như các mục từ 5 đến 11 mà có kèo thép, mái lợp tôn thì được cộng thêm 590.000đ/m2xd.
Chiều cao ≤2,7m tính cho nhà cao từ 2,1m đến 2,7m.
Chiều cao >2,7m tính cho nhà cao trên 2,7m đến 3,3m.
Nếu nhỏ hơn 2,1m hoặc cao >3,3m thì được điều chỉnh giảm ( ) hoặc tăng (+) 10% đơn giá bồi thường tương ứng.
Đối với nhà không có tường bao quanh hoặc tường bao thiếu (kể cả nhà bán mái) thì giá trị công trình được điều chỉnh giảm tương ứng như sau:
+ 1m2 tường nứa: 28.000,0đ
+ 1m2 tường rơm đất: 50.000,0đ
+ 1m2 tường vách Toóc xi: 51.000,0đ
+ 1m2 xây gạch xỉ nghiêng: 72.000,0đ
+ 1m2 xây gạch xỉ nằm: 100.000,0đ
+ 1m2 xây gạch 110: 164.000,0đ
+ 1m2 xây gạch 220: 280.000,0đ
2. Đơn giá bồi thường nhà thông dụng:
Bảng 2
STT
KẾT CẤU NHÀ
ĐƠN VỊ TÍNH
CHIỀU CAO NHÀ
CHIỀU CAO ≤ 3,3 m
CHIỀU CAO > 3,3m
1
Nhà ở cấp IV, mái ngói 22v/m2 không có khu phụ trong nhà.
đ/m2 xd
2.100.000
2.260.000
2
Nhà ở cấp IV, mái ngói 22v/m2 có khu phụ trong nhà.
đ/m2 xd
2.340.000
2.500.000
3
Nhà ở cấp IV. Cột, kèo, xà gồ, cầu phong, ly tô gỗ, mái ngói 22v/m 2 không có khu phụ.
đ/m2 xd
2.315.000
2.415.000
4
Nhà ở cấp IV. Cột, kèo, xà gồ, cầu phong, ly tô gỗ, mái ngói 22v/m 2 có khu phụ trong nhà.
đ/m2 xd
2.545.000
2.650.000
5
Nhà ở 1 tầng mái bằng cấp II, cấp III không có khu phụ trong nhà.
đ/m2sàn
2.830.000
2.965.000
6
Nhà ở 1 tầng mái bằng cấp II, cấp III có khu phụ trong nhà.
đ/m2sàn
3.125.000
3.260.000
7
Nhà ở 2 tầng cấp II, cấp III mái ngói không có khu phụ trong nhà.
đ/m2sàn
2.980.000
3.120.000
8
Nhà ở 2 tầng cấp II, cấp III mái ngói có khu phụ trong nhà.
đ/m2sàn
3.420.000
3.560.000
9
Nhà ở 2 tầng cấp II, cấp III kết cấu xây gạch, sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
đ/m2sàn
3.700.000
3.830.000
10
Nhà ở 2 tầng cấp II, cấp III kết cấu khung chịu lực bằng bê tông cốt thép, tường bao xây gạch, sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
đ/m2sàn
3.960.000
4.100.000
11
Nhà ở 3 tầng cấp II kết cấu xây gạch, sàn panel, mái bằng.
đ/m2sàn
3.880.000
4.020.000
12
Nhà ở 3 tầng cấp II kết cấu khung bê tông cốt thếp, tường bao xây gạch, sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
đ/m2sàn
4.065.000
4.210.000
13
Nhà ở cấp I kết cấu khung bê tông cốt thép, tường bao xây gạch, sàn panel, mái bằng.
đ/m2sàn
4.265.000
4.500.000
Ghi chú:
Hướng dẫn áp dụng và điều chỉnh đơn giá tại Bảng 2 cho các trường hợp sau:
Mục 1 và mục 2 : Nếu lợp rơm, rạ, lá mía thì đơn giá giảm 55.000đ/m2xd; Nếu lợp Fibrôximăng thì đơn giá giảm 18.000đ/m2xd;
Đối với nhà có khu phụ là bao gồm có khu phụ cho mỗi tầng, đã tính bể phốt và bể nước trên mái ; Riêng mục 2 và mục 4 không tính bể nước trên mái.
Từ mục 8 đến mục 13 nhà có khu phụ.
Đối với nhà có tầng không có khu phụ trừ giảm 290.000,0đ/m2.
Khối lượng kết cấu, vật kiến trúc trên mái như dàn leo, chòi thang, gác xép, bể nước được tính bổ sung vào giá trị bồi thường.
3. Đơn giá bồi thường công trình phục vụ giáo dục, công cộng:
Bảng 3
STT
LOẠI, ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH
ĐƠN VỊ TÍNH
ĐƠN GIÁ
A
Nhà trẻ, mẫu giáo
1
Nhà khung tre, gỗ, mái lá mía, rơm rạ, vách Toóc xi.
đ/m2 xd
560.000
2
Nhà gạch, gỗ, mái lá mía hoặc rơm rạ
đ/m2 xd
1.565.000
3
Nhà một tầng xây gạch mái ngói.
đ/m2 xd
1.900.000
4
Nhà một tầng xây gạch mái bằng
đ/m2 sàn
2.550.000
B
Trường học
1
Nhà xây gạch một tầng mái ngói
đ/m2 xd
1.950.000
2
Nhà xây gạch một tầng mái bằng
đ/m2 sàn
2.590.000
3
Nhà xây gạch hai tầng mái bằng
đ/m2 sàn
3.010.000
4
Nhà xây gạch kết hợp khung hai tầng
đ/m2 sàn
3.350.000
C
Nhà xí tắm công cộng, gia đình.
1
Nhà xí tiểu thường, xây gạch, mái ngói
đ/m2 xd
1.065.000
2
Nhà xí tiểu thường, xây gạch, mái bằng
đ/m2 sàn
1.440.000
3
Nhà xí tự hoại xây gạch mái ngói.
đ/m2 xd
1.700.000
4
Nhà xí tự hoại xây gạch mái bằng.
đ/m2 sàn
2.040.000
5
Nhà tắm xây gạch mái ngói hay Prô ximăng.
đ/m2 xd
905.000
6
Nhà tắm mái bằng BTCT.
đ/m2 sàn
1.215.000
D
Nhà Y tế
1
Nhà 1 tầng cấp IV mái ngói.
đ/m2 xd
1.950.000
2
Nhà 1 tầng xây gạch mái bằng
đ/m2 sàn
2.595.000
4. Đơn giá bồi thường công trình nhà khung kết cấu thép, nhà kho thông dụng
Bảng 4
STT
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH
ĐƠN VỊ TÍNH
ĐƠN GIÁ
1
Nhà khung: Cột, vì kèo và xà gồ thép hình khẩu độ ≤12m, mái lợp tôn, tường xây gạch chỉ, nền đổ bê tông, chiều cao >6m.
đ/m2 xd
2.625.000
2
Nhà khung: Cột, vì kèo và xà gồ thép hình khẩu độ ≤15m, mái lợp tôn, tường xây gạch chỉ, nền đổ bê tông, chiều cao >6m.
đ/m2 xd
3.150.000
3
Nhà khung: Cột, vì kèo và xà gồ thép hình khẩu độ ≤18m, mái lợp tôn, tường xây gạch chỉ, nền đổ bê tông, chiều cao >6m.
đ/m2 xd
3.600.000
4
Nhà 1 tầng, khẩu độ 12m, cao = 6m:
Tường gạch thu hồi mái ngói hoặc tôn
đ/m2 xd
1.400.000
Tường gạch bổ trụ, kèo gỗ mái tôn
đ/m2 xd
1.490.000
Tường gạch bổ trụ, kèo thép mái tôn
đ/m2 xd
1.575.000
Tường gạch, cột BTCT hoặc thép, kèo thép, mái tôn
đ/m2 xd
2.050.000
Ghi chú :
Với loại nhà khác với quy mô tại bảng 4 thì áp dụng theo quy định tại điều 18 bản quy định này.
5. Đơn giá bồi thường vật kiến trúc:
Bảng 5
STT
VẬT KIẾN TRÚC
ĐƠN VỊ TÍNH
ĐƠN GIÁ
1
Gác xép BTCT
1.1
Nền lát gạch liên doanh, trần lăn sơn
đ/m2
760.000
1.2
Nền lát gạch liên doanh, trần quét vôi
đ/m2
735.000
1.3
Nền lát gạch hoa XM, trần lăn sơn
đ/m2
545.000
1.4
Nền lát gạch hoa XM, trần quét vôi
đ/m2
520.000
2
Gác xép gỗ
2.1
Gỗ nhóm 3, 4 dầy 2cm, dầm gỗ
đ/m2
550.000
2.2
Gỗ nhóm 5, 6 dầy 2cm, dầm gỗ
đ/m2
405.000
3
Bể phốt
3.1
Bể phốt xây gạch chỉ có đáy và nắp BTCT
đ/m3
1.950.000
3.2
Bể phốt xây gạch chỉ có đáy, nắp xây gạch chỉ
đ/m3
1.720.000
4
Cầu thang gỗ, thép góc đơn giản, có 2 cốn, tay vịn rộng 0,6 ÷ 0,8m
đ/m
1.900.000
5
Cầu thang BTCT có lồng cầu thang rộng 1,8 ÷ 2,5m
đ/m
3.430.000
6
Cầu thang BTCT ngàm vào 1 bên tường không có lồng cầu thang
đ/m
2.225.000
7
Sân gạch chỉ, gạch lá nem.
đ/m2
100.000
8
Sân bê tông xỉ, Bê tông gạch vỡ, láng vữa XM
đ/m2
105.000
9
Giếng nước ống BT, gạch cuốn f70 ÷ 90 cm
đ/md
680.000
10
Giếng nước UNICEF có cả bể lắng lọc, bể chứa dung tích 3m3, sân 2m2 và bơm tay.
+ Sâu ≤ 30m
đ/cái
2.830.000
+ Sâu 31 ÷ 50m
đ/cái
3.550.000
+ Sâu > 50m
đ/cái
4.990.000
+ Nếu không có bể lắng lọc và bể chứa
đ/m
60.000
11
Hệ thống điện chiếu sáng cho nhà:
+ Nhà cấp IV, nhà tạm
1% tổng giá trị bồi thường nhà.
+ Nhà cấp II, cấp III đi nổi
2% tổng giá trị bồi thường nhà.
+ Nhà cấp II, cấp III đi chìm
3% tổng giá trị bồi thường nhà.
12
Hệ thống nước sinh hoạt cho nhà
+ Nhà cấp IV
1% tổng giá trị bồi thường nhà.
+ Nhà cấp II,III
3% tổng giá trị bồi thường nhà.
13
Bể chứa nước sinh hoạt xây gạch chỉ: Tính riêng cho đáy bể, thành bể và nắp bể.
+ Đáy bể:
Đáy xây gạch chỉ đặt chìm trong đất.
đ/m2đáy
510.000
Đáy bê tông đặt chìm trong đất.
đ/m2đáy
520.000
Đáy xây gạch chỉ đặt nổi trên đất.
đ/m2đáy
335.000
Đáy bê tông đặt trên mặt đất.
đ/m2đáy
390.000
+ Thành bể:
Thành bể xây tường 65mm.
đ/m2thành
175.000
Thành bể xây tường 110mm.
đ/m2thành
235.000
Thành bể xây tường 220mm.
đ/m2thành
350.000
Thành bể xây tường 330mm.
đ/m2thành
485.000
+ Nắp bể:
Nắp bể xây gạch.
đ/m2nắp
245.000
Nắp bể đổ bê tông.
đ/m2nắp
420.000
14
Vật kiến trúc tính theo khối xây gạch chỉ có chiều dầy tường:
+ Chiều dầy < 220mm
đ/m3
1.345.000
+ Chiều dầy ≥220mm
đ/m3
1.165.000
15
Vật kiến trúc tính theo khối xây gạch xỉ
đ/m3
475.000
16
Vật kiến trúc tính theo khối xây đá
đ/m3
770.000
17
Bê tông đổ tại chỗ không cốt thép
đ/m3
1.065.000
18
Bê tông đổ tại chỗ có cốt thép
đ/m3
3.310.000
19
Chòi cầu thang, mái BTCT, tường 220 cao 2,3 ÷ 2,7m
đ/m2
1.830.000
20
Chòi cầu thang, mái ngói, tường 220 cao 2,3 ÷ 2,7m
đ/m2
1.385.000
Ghi chú:
Vật kiến trúc bằng thép (Tường rào, cổng…) theo thông báo giá liên sở Tài chính Xây dựng thời điểm lập x (nhân) tỷ lệ % chất lượng giá trị còn lại – (trừ) giá trị thu hồi.
6. Đơn giá bồi thường di chuyển mồ mả:
Bảng 6
STT
LOẠI MỒ MẢ
ĐƠN VỊ TÍNH
ĐƠN GIÁ
1
Mả hung táng.
đ/mộ
3.000.000
2
Mả cát táng.
đ/mộ
2.100.000
3
Mả cát táng chưa có người nhận.
đ/mộ
1.500.000
Ghi chú:
Công việc di chuyển mồ mả bao gồm công việc: Xiên thăm dò, đào bốc rửa, chi phí mua tiểu sành. Các chi phí hương hoa theo tục lệ, vận chuyển đi nơi khác theo quy định, chôn cất hoàn chỉnh. Tính bồi thường một lần theo bảng giá.
Những ngôi mộ có xây được tính bổ sung chi phí xây dựng lại theo đúng thực trạng và theo đơn giá vật liệu xây dựng bình quân tới chân công trình xây dựng cơ bản ở địa phương tại thời điểm bồi thường.
CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO
Phụ lục số I
CHẤT LƯỢNG CÒN LẠI CỦA CÔNG TRÌNH BỒI THƯỜNG
MỨC GIẢM CHI PHÍ BỒI THƯỜNG(%)
HỆ SỐ TÍNH BỒI THƯỜNG
1
40
0,60
2
30
0,70
3
Từ 71 – 80%
20
0,80
4
Từ 81 – 90%
10
0,90
5
>90% và công trình mới xây dựng
1,00
Phụ lục số II
STT
KHU VỰC XÂY DỰNG
HỆ SỐ KHU VỰC
1
1,00
2
Khu vực thị trấn, huyện lỵ
1,05
3
Khu vực giáp ranh thị trấn, huyện lỵ
1,00
4
Khu vực nội thành phố Phủ Lý.
1,15
5
1,10
Phụ lục số III
1. Nhà tạm:
2. Nhà cấp IV:
Chất lượng sử dụng: thấp (bậc IV).
Chất lượng xây dựng công trình:
+ Niên hạn sử dụng < 20 năm (bậc IV).
+ Bậc chịu lửa bậc V.
Móng xây bằng đá, gạch chỉ vữa tam hợp.
3. Nhà cấp III cấp II:
Chất lượng sử dụng: trung bình hoặc khá.
Chất lượng xây dựng công trình:
+ Niên hạn sử dụng 20 100 năm.
+ Bậc chịu lửa bậc IV hoặc III.
Nền sử lý bằng cọc tre, gỗ hoặc bằng cát.
Móng xây bằng gạch đặc vữa XM, hoặc BTCT.
Tường xây gạch dày 220mm, vữa tam hợp hoặc vữa xi măng.
Nền sàn lát gạch men.
Cửa đi, cửa sổ gỗ nhóm III (Nếu là nhà cấp II hệ thống cửa 2 lớp).
Mái ngói hoặc mái bằng bê tông cốt thép.
Công trình không thể cháy nhanh hoặc chống cháy được.
4. Nhà cấp I:
Chất lượng sử dụng: cao (bậc I).
Chất lượng xây dựng công trình:
+ Niên hạn sử dụng trên 100 năm, từ 6 tầng trở lên (bậc I).
+ Bậc chịu lửa bậc I hoặc II.
Nền sử lý bằng cọc BTCT. Móng BTCT.
Nhà khung BTCT chịu lực, tường xây gạch dày 220mm.
Cửa đi, cửa sổ gỗ nhóm II trong kính ngoài chớp, có khuôn.
Sàn mái bằng Bê tông cốt thép, trần làm bằng vật liệu không cháy.
Công trình có hệ thống chống cháy.
Có lắp đặt thang máy và các thiết bị phục vụ.
Phụ lục số IV
BẢNG CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG CỦA NGÔI NHÀ Ở
Chất lượng sử dụng
Mức độ tiện nghi sử dụng
Mức độ hoàn thiện bề mặt bên trong, bên ngoài nhà
Mức độ trang thiết bị điện, nước
Bậc I
Cao:
Có đủ các phòng: Ngủ, ăn, tiếp khách, bếp, vệ sinh riêng biệt và cùng tầng với căn hộ.
Cao:
Sử dụng các loại vật liệu hoàn thiện (trát ốp lát) và trang trí cấp cao
Cao:
Có đầy đủ thiết bị điện, nước, vệ sinh.
Chất lượng thiết bị cao cấp.
Bậc II
Tương đối cao:
Có các phòng ngủ, sinh hoạt, bếp, vệ sinh riêng biệt và cùng tầng với căn hộ
Tương đối cao:
Có sử dụng một số vật liệu ốp trang trí.
Tương đối cao:
Có đầy đủ thiết bị điện, nước, vệ sinh.
Chất lượng thiết bị: Tốt.
Bậc III
Trung bình:
Phòng ngủ, phòng sinh hoạt, bếp sử dụng riêng và cùng tầng với căn hộ.
Phòng vệ sinh chung cho nhiều căn hộ và có thể khác tầng.
Trung bình
Trung bình:
Cấp điện, cấp nước tới từng căn hộ, từng phòng.
Chất lượng thiết bị vệ sinh: Trung bình.
Bậc IV
Mức tối thiểu:
Chỉ có 1 2 phòng sử dụng chung
Bếp, vệ sinh sử dụng chung cho nhiều căn hộ.
Thấp:
Chỉ trát vữa, quét vôi không có ốp lát.
Mức tối thiểu:
Cấp điện chiếu sáng cho các phòng.
Cấp nước chỉ tới bếp, vệ sinh tập trung.
Chất lượng thiết bị vệ sinh: thấp.
Phụ lục số V
BIỂU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH KHI THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
STT
Kết cấu
Tỷ lệ chất lượng còn lại
> 90%
(81÷ 90)%
(71 ÷ 80)%
(61 ÷ 70)%
≤ 60%
1
Bê tông cốt thép (khung cột, dầm, sàn, mái, tấm đan)
Mới xây dựng, bê tông chưa có hiện tượng nứt
Lớp trát bảo vệ bị bong tróc ít
Bê tông bắt đầu bị nứt
Bê tông có nhiều vết nứt, cốt thép bắt đầu rỉ
Bê tông bị nứt dạn nhiều chỗ, cốt thép có chỗ bị cong vênh
2
Gạch đá (móng tường)
Mới xây dựng chưa có hiện tượng nứt
Lớp trát bảo vệ bị bong tróc, có xuất hiện vết nứt nhỏ
Vết nứt rộng sâu và tới gạch, đá
Lớp trát bong tróc nhiều, có nhiều chỗ vết nứt rộng
Gạch bắt đầu mục, các vết nứt thông suốt bề mặt
3
Gỗ hoặc sắt (kết cấu đỡ mái)
Mới xây dựng chưa mối mọt và rỉ
Bắt đầu bị mối mọt và rỉ
Bị mối mọt hoặc rỉ nhiều chỗ
Bị mục hoặc rỉ ăn sâu nhiều chỗ kết cấu bắt đầu bị cong vênh
Kết cấu bị cong vênh nhiều chỗ, có chỗ bắt đầu bị đứt hoặc đứt rời
4
Mái bằng ngói tôn
Mới xây dựng
Nhỏ hơn 20% diện tích mái bị hư hỏng
20 30% diện tích mái bị hư hỏng
31 40% diện tích mái bị hư hỏng
> 40% diện tích mái bị hỏng
Phụ lục số VI
CÁCH XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ BỒI THƯỜNG, GIẢM TUỔI THỌ CÔNG TRÌNH
Gbồi thường = Gsửa chữa + Gđền bù giảm tuổi thọ
Trong đó:
Gsửa chữa = Giá trị xây dựng sửa chữa công trình bị thiệt hại.
(Chính là kinh phí dự toán sửa chữa hợp lý).
Gđền bù giảm tuổi thọ = Gtrước XDCT – Gsau XDCT
Gtrước XDCT = GXD mới (1 (trừ)số năm sử dụng/số năm tuổi thọ theo quy định)
Gsau XDCT = Gtrước XDCT (1 Gsửa chữa/GXD mới)
Gtrước XDCT : Là giá trị còn lại của công trình, vật kiến trúc tại thời điểm chưa bị hư hỏng.
Gsau XDCT : Là giá trị của công trình sau khi đã sửa chữa khắc phục phần hư hỏng.
GXD mới : Là giá trị xây dựng mới của công trình theo đơn giá quy định trong biểu. Số năm sử dụng : tính từ năm hoàn thành công trình tới thời điểm đền bù.
Số năm tuổi thọ theo quy định : Là số năm công trình tồn tại đã khấu hao hết theo Quyết định số 32/2008/QĐ BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định.
Trích dẫn một số loại hạng mục như sau:
+ Nhà cấp IV: Tuổi thọ 15 năm
+ Nhà cấp III: Tuổi thọ 25 năm
+ Nhà cấp 2: Tuổi thọ 50 năm
+ Nhà cấp I, đặc biệt: Tuổi thọ 80 năm
+ Kho chứa, bể chứa, cầu đường, bãi đỗ, sân phơi: Tuổi thọ 20 năm
+ Các vật kiến trúc khác: Tuổi thọ 10 năm./.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 43/2011/QĐ UBND
Sóc Trăng, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHẢI THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Phát lệnh Giá ngày 26/4/2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Thông tư số 122/2010/TT BTC ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện đăng ký giá trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, cụ thể như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện đăng ký giá trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
2. Đối tượng áp dụng
Tất cả các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo danh mục đính kèm Quyết định này phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan quản lý nhà nước về giá theo quy định hiện hành.
Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các ngành liên quan thông báo cụ thể danh sách các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh thực hiện đăng ký giá theo quy định; đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng và các cơ sở, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: Như Điều 3; Bộ Tài chính; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh; CT, các PCT UBND tỉnh; Sở Tư pháp; Lưu: HC, KT, TH, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Thành Trí
DANH MỤC
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHẢI ĐĂNG KÝ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG (Kèm theo Quyết định số 43 /2011/QĐ UBND ngày 30 /12/2011 của UBND tỉnh Sóc Trăng)
I. THUỐC TRỪ SÂU, RẦY
Hoạt chất: Abamectin
Tên thương phẩm:
1. Abasuper 1.8EC; 3.6EC; 5.55EC, 7.5EC; 8EC (sâu cuốn lá/lúa;sâu tơ/bắp cải; rầy nâu.
2. Abavec super 1.8EC, 3.6EC, 5.5EC, 7.5EC.
3. Aba thai 1.8EC, 3.6EC, 5.4EC.
4. Acimetin 1.8EC, 3.6EC, 5EC, 5.6EC, 8EC.
5. Abatin 1.8EC, 5.4EC.
5. Fanty :2EC, 3,6EC, 4,2EC, 5.0EC, 5.6EC, 6.2EC.
6. Voi thai 2EC, 2.6EC, 3.6EC.
Hoạt chất: Emamectin benzoate (Avermectin B la 90% + Avvermectin B1b 10%)
Tên thương phẩm:
7. Angun 5WDG, 5ME.
Hoạt chất: Cypermethrin (min 90 %)
Tên thương phẩm:
8. Cyper 25 EC.
9. Cypermap 10 EC, 25 EC.
10. Visher 10 EW, 25 ND, 25EW, 50 EC.
Hoạt chất: Fipronil (min 95%)
Tên thương phẩm:
11. Regent 0.2G, 0.3G, 5SC, 800 WG.
Hoạt chất: Emamectin benzoate 42g/l (60g/l + Matrine 4g/l (4g.l)
Tên thương phẩm:
12. Bạch tượng 46 EC, 64 EC.
Hoạt chất: Lambda cyhalothrin 106g/l + 141g/l Thiamethoxam
Tên thương phẩm:
13. Alika 2477C.
Hoạt chất: Thiamethoxam (min 95 %)
Tên thương phẩm:
14. Actara 25 WG, 350 FS.
Hoạt chất: Chlorantranilipprole 20% (100g/l) + Thiamethoxam 20% (200g/l)
Tên thương phẩm:
15. Virtako 40WG, 300SC.
16. Sumithion (Sumitomo).
17. OFatox 400EC.
18. Drogon 585EC.
II. THUỐC TRỪ BỆNH
Hoạt chất: Azoxystrobin 200g/l + Difenoconnazole 125g/l
Tên thương phẩm:
1. Amistar top 325SC (khô vằn, vàng lá do nấm, lem lép hạt, đạo ôn/lúa...).
Hoạt chất: Difenoconazole 150g/l + Propiconazole 150 g/l
Tên thương phẩm:
2. Tilt Super 300 EC.
Hoạt chất: Fenoxanil 200g/ kg + Tricyclazole 500g/Kg
Tên thương phẩm:
3. Map Famy 700WP (đạo ôn/lúa).
4. Nuzole 40EC.
Hoạt chất: Fosetyl Aluminium (min 95%)
Tên thương phẩm:
5. Aliiette 80 WP, 800 WG.
Hoạt chất: Hexaconazole (min 85 %)
Tên thương phẩm:
6. Anvil 5SC.
7. Perevil 300SC, 800WP.
Hoạt chất: Isoprothiolane (min 96)
Tên thương phẩm:
8. Bump 600WP, 650WP, 800 WP.
9. Carbenzim.
10. Benzimidini.
Hoạt chất: Propineb (min 80%)
Tên thương phẩm:
11. Antracol 70WP, 70 WG.
12. Newtracon 70 WP.
Hoạt chất: Tebuconazole 500/kg + 250g/kg Trifloxystrobin
Tên thương phẩm:
13. Nativo 750.
Hoạt chất: Tricyclazole (min 95%)
Tên thương phẩm:
14. Flash 75 WP, 800 WDG.
Hoạt chất: Validamycin (Validamycin A) (min 40 %)
Tên thương phẩm:
15. Validacin 3L, 5L, 5SP.
16. Vali 3DD, 5 DD.
17. Validan 3 DD, 5 DD, 5 WP.
III. THUỐC TRỪ CỎ
Hoạt chất: 2,4 D (min 96 %)
Tên thương phẩm:
1. Zico 45WP, 48SL, 80WP, 96WP, 520SL, 720DD, 850DD,
Hoạt chất: Ethoxysulfuron 20g/l + Fenoxaptop P Ethyl 69g/l
Tên thương phẩm:
2. Tubo 89 OD.
Hoạt chất: Glyphosate (min 95%)
Tên thương phẩm:
3. Carphosate16 DD, 41 DD, 480 SL.
Hoạt chất: Paraquat (min 95%)
Tên thương phẩm:
4. Gramoxone 20 SL.
Hoạt chất: Pretilachlor 300g/l + chất an toàn Fenclorim 100 g/l
Tên thương phẩm:
5. Sofit 300EC.
|
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 22/2011/TT BVHTTDL
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập và hoạt động giám định cổ vật tại Việt Nam.
2. Trường hợp giám định cổ vật theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Điều 3. Giám định cổ vật
1. Giám định cổ vật là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để đánh giá, kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, niên đại, chất liệu của cổ vật.
2. Hoạt động giám định cổ vật được các cơ sở giám định cổ vật thực hiện khi có yêu cầu giám định cổ vật của tổ chức, cá nhân để phục vụ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị cổ vật, đăng ký cổ vật và các hoạt động khác có liên quan đến cổ vật.
3. Nguyên tắc giám định cổ vật:
a) Tuân thủ pháp luật;
b) Trung thực, chính xác, khách quan;
c) Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề liên quan đến cổ vật trong phạm vi được yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định.
Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật.
2. Lợi dụng việc thực hiện giám định cổ vật để trục lợi.
3. Thực hiện giám định cổ vật khi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hiện vật giám định.
Chương II
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
Điều 5. Điều kiện thành lập cơ sở giám định cổ vật
1. Có trụ sở, kho lưu giữ, bảo quản hiện vật giám định.
2. Có trang thiết bị, phương tiện cần thiết để thực hiện giám định.
3. Có nguồn tài liệu về cổ vật để tham khảo, phục vụ hoạt động giám định cổ vật.
4. Có từ 05 (năm) chuyên gia trở lên thuộc các ngành khoa học lịch sử, hóa học, vật lý học, có đủ năng lực hành vi dân sự; trong đó có ít nhất 03 (ba) chuyên gia đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành bảo tàng, khảo cổ, Hán Nôm và chuyên ngành khác liên quan đến giám định cổ vật;
b) Đã qua thực tế hoạt động chuyên môn từ 05 (năm) năm trở lên ở chuyên ngành đã học.
Điều 6. Thành lập cơ sở giám định cổ vật
Các tổ chức có tư cách pháp nhân, đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này được thành lập cơ sở giám định cổ vật theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật và đăng ký hoạt động giám định cổ vật
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật đăng ký hoạt động giám định cổ vật tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Cơ sở giám định cổ vật quy định tại Điều 6 Thông tư này chỉ được hoạt động giám định cổ vật khi đăng ký hoạt động giám định cổ vật tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi cơ sở giám định cổ vật đặt trụ sở chính và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
Điều 8. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật
1. Cơ sở giám định cổ vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đăng ký và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở tại. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đăng ký và đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;
c) Sơ yếu lý lịch của người đại diện theo pháp luật của cơ sở giám định cổ vật đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
d) Danh sách kèm theo lý lịch khoa học của các chuyên gia; bản sao (có chứng thực) bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học, giấy xác nhận thời gian đã qua thực tế hoạt động chuyên môn của các chuyên gia (do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang hoặc đã công tác cấp) quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
đ) Bản sao (có chứng thực) quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn giữa cơ sở giám định cổ vật và các chuyên gia;
e) Bản sao các giấy tờ chứng minh về trụ sở (có chứng thực), danh mục trang thiết bị, phương tiện để thực hiện giám định;
g) Danh mục các nguồn tài liệu về cổ vật quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
2. Cơ sở giám định cổ vật nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ vào các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này). Trong trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 9. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật được cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật bị mất hoặc bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ) không sử dụng được;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật bị lỗi do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp gây ra;
c) Có sự thay đổi các thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đã được cấp.
2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật:
a) Cơ sở giám định cổ vật gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sở tại. Hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này);
Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đã được cấp (đối với trường hợp giấy chứng nhận bị hỏng, bị lỗi hoặc có sự thay đổi các thông tin).
Trường hợp thay đổi thông tin đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật đã cấp thì phải gửi kèm theo hồ sơ các giấy tờ có liên quan đến sự thay đổi các thông tin (bản chính hoặc bản sao các giấy tờ có liên quan đến sự thay đổi thông tin áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này).
b) Cơ sở giám định cổ vật nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật bị lỗi do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp gây ra thì Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp miễn phí theo yêu cầu của Cơ sở giám định cổ vật.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật. Trong trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 10. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật trong các trường hợp sau đây:
1. Cơ sở giám định cổ vật không còn đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 5 Thông tư này;
2. Cơ sở giám định cổ vật giải thể hoặc tự chấm dứt hoạt động giám định cổ vật;
3. Cơ sở giám định cổ vật có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giám định cổ vật bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự.
Chương III
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
Điều 11. Yêu cầu và tiếp nhận yêu cầu giám định cổ vật
1. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ yêu cầu giám định cổ vật đến cơ sở giám định cổ vật. Hồ sơ yêu cầu giám định gồm có:
a) Văn bản yêu cầu giám định cổ vật (theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Ảnh hiện vật: 01 ảnh tổng thể và 01 ảnh đặc tả chi tiết (ảnh màu, từ cỡ 9cm x 12cm trở lên), có chú thích đầy đủ;
c) Tài liệu chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hiện vật và các tài liệu có liên quan đến hiện vật (nếu có).
2. Cơ sở giám định cổ vật tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định, tiến hành dự toán chi phí giám định, thỏa thuận và thực hiện ký kết Hợp đồng giám định cổ vật với tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định, trừ trường hợp từ chối thực hiện việc giám định quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cơ sở giám định cổ vật từ chối thực hiện giám định cổ vật trong các trường hợp sau:
a) Không đáp ứng yêu cầu thực hiện việc giám định;
b) Hiện vật giám định có nguồn gốc không hợp pháp;
c) Các tài liệu liên quan đến hiện vật giám định do tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định.
Việc từ chối thực hiện giám định phải được thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định biết.
4. Việc giao, nhận hiện vật trước khi giám định và sau khi giám định phải được lập thành biên bản (theo Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Cơ sở giám định cổ vật có trách nhiệm bảo quản hiện vật giám định và các tài liệu liên quan đến hiện vật giám định.
Điều 12. Chi phí thực hiện giám định
1. Căn cứ đối tượng, nội dung yêu cầu, tính chất và khối lượng công việc giám định cần thực hiện, cơ sở giám định cổ vật lập dự toán chi phí thực hiện giám định và thỏa thuận với tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định cổ vật.
2. Chi phí thực hiện giám định bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí thí nghiệm;
b) Chi phí máy móc, thiết bị phục vụ cho giám định;
c) Chi phí nghiên cứu hồ sơ tài liệu;
d) Chi phí cho các buổi thảo luận, nhận xét, đánh giá hiện vật;
đ) Chi phí bảo quản hiện vật;
e) Chi phí quản lý và các chi phí cần thiết khác.
Điều 13. Hợp đồng giám định cổ vật
Hợp đồng giám định cổ vật có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định cổ vật; tên, địa chỉ và người đại diện theo pháp luật của cơ sở giám định cổ vật;
2. Nội dung yêu cầu giám định;
3. Địa điểm, thời gian thực hiện việc giám định;
4. Chi phí giám định và phương thức thanh toán;
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
6. Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng;
7. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; phương thức giải quyết tranh chấp;
8. Các điều kiện khác theo thỏa thuận (nếu có).
Điều 14. Tổ chuyên gia giám định cổ vật
1. Việc giám định cổ vật phải do Tổ chuyên gia giám định cổ vật (sau đây gọi tắt là Tổ chuyên gia) thực hiện.
2. Tổ chuyên gia do người đứng đầu cơ sở giám định cổ vật thành lập, gồm có tổ trưởng và các thành viên. Số lượng thành viên Tổ chuyên gia phải là số lẻ và có từ 03 (ba) thành viên trở lên.
Tùy theo nội dung yêu cầu giám định, cơ sở giám định cổ vật có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về cổ vật của các cơ quan, tổ chức khác tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia.
Các thành viên Hội đồng giám định cổ vật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập không được phép tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia của cơ sở giám định cổ vật.
3. Tổ chuyên gia hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết công khai về kết luận giám định. Các thành viên của Tổ chuyên gia thảo luận tập thể về vấn đề giám định, ý kiến của các thành viên phải được ghi trong biên bản cuộc họp của Tổ chuyên gia.
4. Trách nhiệm của Tổ chuyên gia:
a) Tuân thủ các nguyên tắc giám định cổ vật quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
b) Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định đúng nội dung yêu cầu giám định theo thỏa thuận trong Hợp đồng giám định cổ vật;
c) Có thể sử dụng các kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc giám định;
d) Thành viên của Tổ chuyên gia chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến giám định của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Tổ chuyên gia; giữ bí mật về kết quả giám định, thông tin và tài liệu giám định nếu được tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định cổ vật đề nghị.
5. Toàn bộ quá trình thực hiện giám định của Tổ chuyên gia phải được lập thành biên bản giám định do tổ trưởng và các thành viên Tổ chuyên gia cùng ký. Biên bản giám định phải được ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực và được lưu trong hồ sơ giám định cổ vật.
Điều 15. Kết quả giám định cổ vật
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản giám định, người đứng đầu cơ sở giám định cổ vật phải xem xét và quyết định cấp Giấy chứng nhận cổ vật (theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này).
Giấy chứng nhận cổ vật phải lập ít nhất thành hai bản, một bản trả cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định, một bản lưu trong hồ sơ giám định cổ vật.
2. Trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định cổ vật, cơ sở giám định cổ vật phải có thông báo kịp thời bằng văn bản và được sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.
Điều 16. Hồ sơ giám định cổ vật
1. Cơ sở giám định cổ vật phải lập Hồ sơ giám định cổ vật. Hồ sơ giám định cổ vật gồm có các tài liệu sau đây:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này;
b) Hợp đồng giám định;
c) Biên bản giao, nhận hiện vật giám định;
d) Biên bản giám định;
đ) Bản ảnh giám định (nếu có);
e) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện nhằm mục đích phục vụ cho việc giám định (nếu có);
g) Các tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có);
h) Giấy chứng nhận cổ vật.
2. Hồ sơ giám định cổ vật phải được lưu giữ tại cơ sở giám định cổ vật kể từ ngày kết thúc việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cơ sở giám định cổ vật phải chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định do mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 17. Giám định bổ sung
Tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ sở đã giám định thực hiện giám định bổ sung những nội dung khác liên quan tới hiện vật ngoài hợp đồng đã ký. Việc giám định bổ sung phải được hai bên thỏa thuận và lập thành phụ lục của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng được lưu trong Hồ sơ giám định cổ vật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Cục Di sản văn hóa lập Danh sách các cơ sở giám định cổ vật đang hoạt động, bổ sung hoặc xóa tên các cơ sở giám định cổ vật trong Danh sách các cơ sở giám định cổ vật theo quyết định cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật và công bố trên trang thông tin điện tử (Website) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của Cục Di sản văn hóa.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở giám định cổ vật đăng ký hoạt động tại địa phương về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thông báo bằng văn bản thông tin về việc cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật để phục vụ cho việc lập Danh sách các cơ sở giám định cổ vật quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở giám định cổ vật định kỳ 6 tháng và hàng năm, thống kê báo cáo hoạt động giám định cổ vật của cơ sở mình gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi cơ sở đăng ký hoạt động.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Di sản văn hóa chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, giám sát việc duy trì điều kiện hoạt động của cơ sở giám định cổ vật tại địa phương.
Điều 20. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét, bổ sung, sửa đổi./.
Nơi nhận: Thủ tướng Chính phủ; Các Phó Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng; Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Viện KHXH Việt Nam; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Toà án nhân dân tối cao; Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể; Hội đồng DSVHQG; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các bảo tàng công lập và ngoài công lập; Ban quản lý di tích các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; UB toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN; Hội Di sản văn hóa Việt Nam; Hội Khảo cổ học Việt Nam; Hội cổ vật các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Công báo Văn phòng CP, Website Chính phủ; Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); Các Tổng cục, VP, Thanh tra, Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ VHTTDL; Lưu: VT, DSVH(5), PC, NVC.700.
BỘ TRƯỞNG Hoàng Tuấn Anh
Mẫu số 1
TÊN CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
…………., ngày … tháng …… năm ……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ VÀ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ................
1. Tên cơ sở giám định cổ vật (viết bằng chữ in hoa): …................................……
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Điện thoại: ...............................................................................................................
Quyết định thành lập (số, ngày, tháng, năm quyết định) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày cấp, nơi cấp).
2. Người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ............................................................................
Năm sinh: .................................................................................................................
Chức danh: ..............................................................................................................
Giấy CMND: Số ...................... ngày cấp ......../......./.......... nơi cấp ................ Căn cứ điều kiện thành lập cơ sở giám định cổ vật và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật quy định tại Thông tư số 22/2011/TT BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật, ....... (tên cơ sở giám định cổ vật) trân trọng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ... xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
3. Hồ sơ gửi kèm:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
4. Cam kết:
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
Thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 22/2011/TT BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ, tên, chức vụ người ký)
Mẫu số 2
UBND TỈNH .... SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /CN SVHTTDL
…………., ngày … tháng …… năm ……..
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ....
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Thông tư số 22/2011/TT BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật;
Căn cứ Quyết định số /QĐ UBND, ngày ...... tháng ...... năm ..... của UBND tỉnh/thành phố..... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố ..................,
CHỨNG NHẬN:
Tên cơ sở giám định cổ vật (viết bằng chữ in hoa): ………………………..……….
Địa chỉ: .........................................................................................................................
Điện thoại: ...................................................................................................................
Quyết định thành lập (số, ngày, tháng, năm quyết định) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (số, ngày cấp, nơi cấp).
Người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên (viết bằng chữ in hoa): ..........................................................................
Năm sinh: ....................................................................................................................
Chức danh: ..................................................................................................................
Giấy CMND: Số ...................... ngày cấp ......../......./.......... nơi cấp ....................
Danh sách chuyên gia giám định thuộc cơ sở giám định cổ vật:
STT
Họ và tên
Chức danh khoa học
Chuyên ngành
Số Giấy CMND
1
2
3
......
Giấy chứng nhận này được cấp theo Quyết định số ....../QĐ SVHTTDL ngày ngày ...... tháng ...... năm ...... của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố ...............
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 3
TÊN CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
…………., ngày … tháng …… năm ……..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
Kính gửi: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ...........
1. Tên cơ sở giám định cổ vật đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật (viết bằng chữ in hoa): ………………………..………………….
Địa chỉ: .........................................................................................................................
Điện thoại: ...................................................................................................................
2. Nội dung: Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật.
Số Giấy chứng nhận đã cấp:
Ngày cấp:
Lý do cấp lại:
Giấy chứng nhận đã được cấp bị mất (nêu rõ lý do bị mất);
Giấy chứng nhận đã được cấp bị hỏng (nêu rõ lý do bị hỏng);
Giấy chứng nhận đã được cấp bị lỗi (nêu rõ những lỗi của Giấy chứng nhận đã được cấp);
Thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận đã được cấp (nêu rõ những thông tin đề nghị thay đổi).
3. Hồ sơ gửi kèm:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
4. Cam kết:
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ xin đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật;
Thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 22/2011/TT BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Đại diện cơ sở giám định cổ vật
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ, tên, chức vụ người ký)
Mẫu số 4
TÊN TỔ CHỨC
(Trong trường hợp tổ chức yêu cầu giám định)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
…………., ngày … tháng …… năm ……..
VĂN BẢN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
Kính gửi: ............ (Tên cơ sở giám định cổ vật)
Tên tổ chức, cá nhân yêu cầu: …………………………………………………………
Địa chỉ: .................................................................................................................
Điện thoại: ............................................................................................................
(Trong trường hợp tổ chức yêu cầu cần ghi họ tên, chức danh của người đại diện theo pháp luật)
Năm sinh: .....................................................................................................................
Giấy CMND: Số .................... ngày cấp ......../......./.......... nơi cấp ......................
Đề nghị giám định cổ vật theo yêu cầu sau:
1. Niên đại.
2. Chất liệu.
3. .....................
4........................
Danh sách hiện vật đề nghị giám định:
STT
Tên hiện vật
Đặc điểm chính của hiện vật ( )
Ghi chú
1
2
…
Danh mục các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có):
1. .............
2. .............
Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết quả giám định:
Tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định
Ký tên và ghi rõ họ tên;
Đóng dấu và ghi rõ họ, tên, chức vụ người ký
(nếu là tổ chức)
Ghi chú:
( ) Đặc điểm chính của hiện vật như:
Chất liệu: Chất liệu chính
Kích thước (cm): ghi rõ 03 kích thước cơ bản: đường kính miệng, đường kính đáy, chiều cao; đối với hiện vật thể khối dẹt: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
Số lượng: Nếu cổ vật là 1 đơn vị thì ghi 1, nếu là bộ hiện vật thì ghi các thành phần hợp thành của đơn vị hiện vật.
Trọng lượng (gram).
Miêu tả ngắn gọn đặc điểm của hiện vật: hình dáng (từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài), màu sắc, đề tài trang trí, kỹ thuật trang trí, dấu tích đặc biệt.
Mẫu số 5
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
BIÊN BẢN GIAO, NHẬN HIỆN VẬT
Thực hiện Hợp đồng giám định cổ vật số ...... ngày ...... tháng .... năm .....
Hôm nay ngày ....... tháng ........ năm .............., tại ......................................., chúng tôi gồm:
Họ, tên (người đại diện của bên giao):
Năm sinh: .............................................................................................................
Chức danh: ...........................................................................................................
Giấy CMND: Số .................... ngày cấp ......../......./.......... nơi cấp ......................
Đại diện cho (nếu là tổ chức):
Địa chỉ: ..................................................................................................................
Điện thoại: .............................................................................................................
Họ và tên (người đại diện của cơ sở giám định cổ vật):
Năm sinh: ...............................................................................................................
Chức danh: ............................................................................................................
Giấy CMND: Số .................... ngày cấp ......../......./.......... nơi cấp ......................
Đại diện cho cơ sở giám định cổ vật:
Địa chỉ: ....................................................................................................................
Điện thoại: ...............................................................................................................
Chúng tôi tiến hành giao, nhận hiện vật trước khi thực hiện giám định (hoặc sau khi thực hiện giám định) với nội dung cụ thể như sau:
1. Hiện vật giám định:
STT
Tên hiện vật
Đặc điểm chính của hiện vật
Tình trạng của hiện vật ( )
Cách thức bảo quản hiện vật
1
2
…
2. Tài liệu hoặc đồ vật liên quan và bản ảnh kèm theo (nếu có):
3. Các yêu cầu khác (nếu có).
BÊN GIAO
(Ký và ghi rõ họ, tên)
BÊN NHẬN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Ghi chú:
( ) Ghi rõ hiện trạng: nguyên, sứt, phai màu, mọt, đã sửa chữa, phong hóa.
Mẫu số 6
TÊN CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
GIẤY CHỨNG NHẬN
CỔ VẬT
SỐ: ................. /GCNCV
Năm 20.....
CHỨNG NHẬN
1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị giám định: ..............................
.........................................................................................................
Địa chỉ: ...........................................................................................
2. Tên cổ vật: ...............................................................................
Tên gọi khác (nếu có) ..................................................................
3. Số lượng: ....................................................................................
4. Kích thước (cm): ........................................................................
5. Trọng lượng (gram): ..................................................................
6. Miêu tả:
...........................................................................................................
...........................................................................................................
...........................................................................................................
7. Hiện trạng: .....................................................................................
8. Niên đại ( ): ....................................................................................
9. Chất liệu: ........................................................................................
10. Tình trạng bảo quản: .................................................................
Biên bản giám định số .........../BB GĐCV ngày ....... tháng ...... năm ................ của Tổ chuyên gia giám định cổ vật./.
.........., ngày ..... tháng ..... năm ............
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ GIÁM ĐỊNH CỔ VẬT
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
ẢNH CỔ VẬT GIÁM ĐỊNH
Ảnh 1 (9x12)
Ảnh 2 (9x12)
Ghi chú:
( ) Niên đại: Ghi niên đại tuyệt đối, tương đối
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 513/QĐ UBND
Bắc Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ SIÊU THỊ TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 92/2006/NĐ CP ;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 29/QĐ UBND ngày 22/4/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Công văn số 249/BC SCT ngày 20/12/2011, Công văn số 902/SCT QLTM ngày 29/12/2011 về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại và siêu thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 29/QĐ UBND ngày 22/4/2009 của UBND tỉnh Bắc Giang với các nội dung cụ thể như sau:
1. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới chợ:
1.1. Điều chỉnh:
1.2. Bổ sung:
2. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các trung tâm thương mại:
2.1. Điều chỉnh:
2.2. Bổ sung:
3. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch siêu thị:
3.1. Điều chỉnh:
3.2. Bổ sung:
Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Bùi Văn Hạnh
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 42/2011/QĐ UBND
Yên Bái, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ VÀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TẠI TỈNH YÊN BÁI NĂM 2012
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 123/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT BTNMT BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tài chính Hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2011/NQ HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về phân loại đường phố, vị trí và giá các loại đất tại tỉnh Yên Bái năm 2012;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 415/TTr STNMT ngày 08 tháng 11 năm 2011 về việc ban hành Quy định về phân loại đường phố, vị trí và bảng giá các loại đất tại tỉnh Yên Bái năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân loại đường phố, vị trí và Bảng giá các loại đất tại tỉnh Yên Bái năm 2012.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 và thay thế các Quyết định sau đây:
1. Quyết định số 37/2010/QĐ UBND ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy định về phân loại đường phố, vị trí và giá các loại đất tại tỉnh Yên Bái năm 2011.
2. Quyết định số 15/2011/QĐ UBND ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 37/2010/QĐ UBND ngày 24/12/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành quy định về phân loại đường phố, vị trí và giá các loại đất tại tỉnh Yên Bái năm 2011.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Phạm Duy Cường
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ, VỊ TRÍ VÀ BẢNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TỈNH YÊN BÁI NĂM 2012 (Kèm theo Quyết định số 42/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Chương I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Giá đất tại Quy định này là căn cứ để thực hiện các nội dung sau:
a) Tính thuế đối với việc sử dụng đất và thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
b) Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 Luật Đất đai năm 2003;
c) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Đất đai năm 2003;
d) Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất;
đ) Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 Luật Đất đai năm 2003;
g) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của Pháp luật.
2. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất, thì mức giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất không được thấp hơn mức giá đất tại Quy định này.
3. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp người có quyền sử dụng đất thỏa thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Chương II
PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ VÀ PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ
Điều 3. Phân loại đô thị
Tỉnh Yên Bái có 03 loại đô thị: Thành phố Yên Bái là đô thị loại III; Thị xã Nghĩa Lộ là đô thị loại IV; các thị trấn thuộc huyện là đô thị loại V.
Điều 4. Phân loại đường phố
1. Đô thị loại III, loại IV và loại V có 4 loại đường phố. Loại đường phố trong từng loại đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi; mức độ thuận lợi của kết cấu hạ tầng cho sinh hoạt đời sống, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; khoảng cách tới khu trung tâm đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ.
2. Trường hợp một đường phố gồm nhiều đoạn đường phố có khả năng sinh lợi khác nhau, mức độ thuận lợi của kết cấu hạ tầng cho sinh hoạt đời sống, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác nhau thì từng đoạn đường phố đó được xếp vào loại đường phố khác nhau tương ứng.
Chương III
QUI ĐỊNH VỀ VỊ TRÍ CÁC LOẠI ĐẤT
Điều 5. Vị trí đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp có 3 vị trí như sau:
1. Vị trí 1: Gồm những thửa đất có từ 1 đến 3 yếu tố sau:
a) Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đó đến ranh giới thửa đất có nhà ở ngoài cùng của nơi cứ trú của cộng đồng người sử dụng đất không vượt quá 1.000m;
b) Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến giữa cổng chính của chợ hoặc điểm tiêu thụ nông sản phẩm tập trung không vượt quá 600m;
c) Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến tim đường giao thông đường bộ, bến bãi đường thuỷ, bến bãi đường bộ, cổng ga tàu không vượt quá 500m.
2. Vị trí 2: Gồm những thửa đất có từ 1 đến 3 yếu tố sau:
a) Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến ranh giới thửa đất có nhà ở ngoài cùng của nơi cứ trú của cộng đồng người sử dụng đất từ trên 1.000m đến 2.000m;
b) Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến giữa cổng chính của chợ hoặc điểm tiêu thụ nông sản phẩm tập trung từ trên 600m đến 1.000m;
c) Có khoảng cách theo đường đi thực tế từ thửa đất đến tim đường giao thông đường bộ, bến bãi đường thuỷ, bến bãi đường bộ, cổng ga tàu từ trên 500m đến 1.000m.
3. Vị trí 3: Gồm những thửa đất không thuộc vị trí 1, vị trí 2.
4. Địa điểm tiêu thụ nông sản nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gồm chợ, nơi thu mua nông sản tập trung; đường giao thông đường bộ nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này là đường bộ có độ rộng đủ để sử dụng các phương tiện vận tải từ xe trâu, bò kéo hoặc tương đương trở lên.
Điều 6. Vị trí đất phi nông nghiệp tại các phường, thị trấn
1. Căn cứ để xác định vị trí đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp tại phường, thị trấn gồm đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không kinh doanh mà không phải đất ở và đất phi nông nghiệp khác. Việc xác định vị trí của một thửa đất phi nông nghiệp được căn cứ vào khoảng cách từ thửa đất đó đến chỉ giới hành lang an toàn của tuyến đường giao thông chính và căn cứ vào kích thước chiều rộng của ngõ mà thửa đất đó tiếp giáp.
Đường giao thông chính tại phường, thị trấn là đường giao thông có trong bảng giá đất.
2. Các vị trí của đất phi nông nghiệp tại phường, thị trấn
a) Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất có ít nhất một cạnh thửa tiếp giáp chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính;
b) Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ lớn hơn 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50m;
c) Vị trí 3: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, có mức độ thuận lợi cho đi lại và sinh hoạt kém hơn vị trí 2, cụ thể:
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ từ 2,5m đến 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50m;
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ lớn hơn 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính từ trên 50m đến 200m;
d) Vị trí 4: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, có mức độ thuận lợi cho đi lại và sinh hoạt kém hơn vị trí 3, cụ thể:
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ dưới 2,5m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50m;
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ từ 2,5m đến 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính từ trên 50m đến 200m;
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ trên 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính trên 200m;
Thửa đất trong ngõ của vị trí 2, vị trí 3 quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 200m;
đ) Vị trí 5: Áp dụng cho những thửa đất thuộc các vị trí còn lại, không thuộc các vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4.
Điều 7. Vị trí đất phi nông nghiệp tại các xã
1. Căn cứ để xác định vị trí đất phi nông nghiệp tại các xã: Đất phi nông nghiệp tại các xã gồm đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không kinh doanh mà không phải đất ở. Việc xác định vị trí của một thửa đất phi nông nghiệp được căn cứ vào khoảng cách từ thửa đất đó đến chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính và căn cứ vào kích thước của ngõ mà thửa đất đó tiếp giáp.
Đường giao thông chính tại các xã là đường giao thông có trong bảng giá đất.
2. Các vị trí của đất phi nông nghiệp tại các xã
a) Vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất có ít nhất một cạnh thửa tiếp giáp chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính;
b) Vị trí 2: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ lớn hơn 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50m;
c) Vị trí 3: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, có mức độ thuận lợi cho đi lại và sinh hoạt kém hơn vị trí 2, cụ thể:
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ từ 2,5m đến 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50m;
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ lớn hơn 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính từ trên 50m đến 200m;
d) Vị trí 4: Áp dụng đối với thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, có mức độ thuận lợi cho đi lại và sinh hoạt kém hơn vị trí 3, cụ thể:
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ dưới 2,5m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 50m;
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ từ 2,5m đến 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính từ trên 50m đến 200m;
Thửa đất trong ngõ của đường giao thông chính, chiều rộng ngõ trên 3m, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính trên 200m;
Thửa đất trong ngõ của vị trí 2, vị trí 3 quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này, thửa đất cách chỉ giới hành lang an toàn của đường giao thông chính không quá 200m;
đ) Vị trí 5: Áp dụng cho những thửa đất thuộc các vị trí còn lại, không thuộc các vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4.
Chương IV
GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Điều 8. Nguyên tắc áp dụng giá đất
1. Giá của thửa đất ở có chiều sâu lớn
Thửa đất ở mà có chiều sâu lớn hơn 20m, tiếp giáp đường giao thông có trong bảng giá đất, trừ đường liên thôn khác tại các xã thì giá đất từng phần theo chiều sâu của thửa đất kể từ chỉ giới hành lang an toàn giao thông của đoạn đường đó được quy định như sau:
a) Diện tích của 20m đầu tiên tính bằng 100% giá đất vị trí 1 của đoạn đường đó;
b) Diện tích của chiều sâu từ trên 20m đến 40m tiếp theo tính bằng 50% giá đất vị trí 1 của đoạn đường đó;
c) Diện tích của chiều sâu từ trên 40m đến 60m tiếp theo tính bằng 30% giá đất vị trí 1 của đoạn đường đó;
d) Diện tích của chiều sâu từ trên 60m tính bằng 20% giá đất vị trí 1 của đoạn đường đó;
đ) Thửa đất ở không tiếp giáp với đường giao thông có trong bảng giá đất, thửa đất ở tiếp giáp với đường liên thôn khác tại các xã thì không chia chiều sâu theo quy định tại Khoản này. Trường hợp khi thực hiện giao đất, cho thuê đất mà mức thu tiền giao đất, cho thuê đất không phù hợp với giá trị thửa đất trong thực tế thì Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan thống nhất xây dựng phương án xử lý cụ thể cho phù hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định.
2. Giá của thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở có chiều sâu lớn
Thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở mà có chiều sâu lớn hơn 30 m, tiếp giáp đường giao thông có trong bảng giá đất, trừ đường liên thôn khác tại các xã, thì giá đất từng phần theo chiều sâu của thửa đất kể từ chỉ giới hành lang an toàn giao thông của đoạn đường đó được quy định như sau:
a) Diện tích của 30m đầu tiên tính bằng 100% giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở vị trí 1 của đoạn đường đó;
b) Diện tích của chiều sâu từ trên 30m đến 60m tiếp theo tính bằng 60% giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở vị trí 1 của đoạn đường đó;
c) Diện tích của chiều sâu từ trên 60m đến 90m tiếp theo tính bằng 50% giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở vị trí 1 của đoạn đường đó;
d) Diện tích của chiều sâu từ trên 90m tính bằng 30% giá đất phi nông nghiệp không phải là đất ở vị trí 1 của đoạn đường đó;
đ) Thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở không tiếp giáp đường giao thông có trong bảng giá đất, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở tiếp giáp đường liên thôn khác tại các xã thì không chia theo chiều sâu theo các quy định tại Khoản này. Trường hợp khi thực hiện giao đất, cho thuê đất mà mức thu tiền giao đất, cho thuê đất không phù hợp với giá trị thửa đất trong thực tế thì Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan thống nhất xây dựng phương án xử lý cụ thể cho phù hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định.
3. Hệ số theo chiều sâu trong trường hợp có nhiều thửa đất liền kề nhau của một chủ sử dụng đất
Trường hợp khu đất của một chủ sử dụng đất gồm nhiều thửa đất liền kề nhau thì toàn bộ khu đất đó được xác định như một thửa đất. Nếu khu đất đó có ít nhất một thửa tiếp giáp đường giao thông có trong bảng giá đất, trừ đường liên thôn khác tại các xã, mà có chiều sâu lớn thì giá đất từng phần theo chiều sâu của từng thửa đất phi nông nghiệp trong khu đất đó, kể từ chỉ giới hành lang an toàn giao thông xác định theo Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Đối với thửa đất được xác định theo giá đất nông nghiệp thì thực hiện theo Khoản 7 Điều này.
4. Thửa đất có một cạnh tiếp giáp đường đi gồm: Đường giao thông chính, ngõ của đường giao thông chính, đường nhánh, ngõ của đường nhánh, nếu cạnh tiếp giáp với đường đi thuộc hai đoạn, hai vị trí có giá khác nhau thì lấy đường vuông góc với tim của đường đi (tại điểm giới hạn của hai đoạn, hai vị trí có giá khác nhau đó) làm ranh giới để phân chia thửa đất đó làm hai phần và xác định diện tích của từng phần để áp giá theo đoạn hoặc vị trí tương ứng.
5. Thửa đất nằm trong ngõ mà ngõ đó nối trực tiếp với nhiều tuyến đường giao thông có giá đất khác nhau thì vị trí, giá đất của thửa đất đó được xác định theo tuyến đường giao thông gần nhất.
6. Điểm giới hạn của các tuyến đường tại những nơi đường giao nhau là điểm giữa của các tuyến đường giao nhau đó chiếu vuông góc với chỉ giới hành lang đường.
7. Một thửa đất khi được xác định theo giá đất nông nghiệp thì không xác định giá đất theo chiều sâu thửa đất, giá của toàn bộ thửa đất được xác định theo Điều 10 Quy định này; một thửa đất hiện trạng là đất nông nghiệp nhưng khi được xác định theo giá đất phi nông nghiệp, kể cả xác định theo giá đất phi nông nghiệp để tính bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thì thực hiện xác định giá đất theo chiều sâu tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
8. Một thửa đất tiếp giáp nhiều tuyến đường có giá đất khác nhau thì giá thửa đất đó được xác định theo tuyến đường có giá đất cao nhất.
Điều 9. Điều kiện xác định giá đất
1. Giá đất phi nông nghiệp áp dụng đối với đất đã có mặt bằng, trừ đất khai thác khoáng sản, công trình thuỷ điện và các trường hợp tại Khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp khi thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất không qua đấu giá hoặc cho thuê đất không qua đấu giá hoặc khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp mà thửa đất phi nông nghiệp bị hạn chế khả năng sử dụng vì phải đào, đắp mặt bằng thì xác định giá đất như sau:
a) Đối với thửa đất do tổ chức sử dụng
Căn cứ vào chi phí đào, đắp mặt bằng tương đương với khối lượng đào, đắp theo thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan xác định hệ số áp dụng giá đất như sau: Đối với thửa đất tại phường, thị trấn không được thấp hơn 0,6 lần so với giá của chính thửa đất đó trong điều kiện đã có mặt bằng; đối với thửa đất tại xã không được thấp hơn 0,5 lần so với giá của chính thửa đất đó trong điều kiện đã có mặt bằng.
Hệ số quy định tại Điểm này chỉ được áp dụng cho diện tích có đào, đắp mặt bằng. Đối với diện tích còn lại của thửa đất mà không phải đào, đắp mặt bằng thì không được áp dụng hệ số.
b) Đối với thửa đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng
Căn cứ vào chi phí đào, đắp mặt bằng tương đương với khối lượng đào, đắp theo thiết kế được Phòng Quản lý đô thị thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ; Phòng Công thương hoặc Phòng Kinh tế và hạ tầng các huyện xác nhận, Phòng Tài chính kế hoạch chủ trì, phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Thuế và các cơ quan liên quan xác định hệ số áp dụng giá đất như sau: Đối với thửa đất tại phường, thị trấn không được thấp hơn 0,6 lần so với giá của chính thửa đất đó trong điều kiện đã có mặt bằng; đối với thửa đất tại xã không được thấp hơn 0,5 lần so với giá của chính thửa đất đó trong điều kiện đã có mặt bằng.
Hệ số quy định tại Điểm này chỉ được áp dụng cho diện tích có đào, đắp mặt bằng; đối với diện tích còn lại của thửa đất mà không phải đào, đắp mặt bằng thì không được áp dụng hệ số.
3. Trường hợp Nhà nước giao đất mới đối với các thửa đất đã có mặt bằng cho hộ gia đình, cá nhân theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện khảo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường ở khu vực liền kề tại thời điểm tổ chức đấu giá để xây dựng giá sàn đấu giá, nhưng giá sàn không được thấp hơn giá đất tại Quy định này.
4. Khi thực hiện giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không qua đấu giá, kể cả trường hợp giao đất, cho thuê đất trong khu công nghiệp, thì phải khảo sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường ở khu vực tại thời điểm tổ chức đấu giá hoặc thời điểm giao đất để xây dựng giá sàn đấu giá hoặc giá để giao đất không qua đấu giá nhưng không được thấp hơn giá đất tại Quy định này.
Điều 10. Giá đất nông nghiệp
1. Giá các loại đất nông nghiệp được quy định tại Bảng 1.
2. Thửa đất nông nghiệp được áp dụng giá đất bằng 22.500 đồng/m2 trong các trường hợp sau:
a) Đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở;
b) Thửa đất nằm trong địa giới hành chính phường, nằm trong khu dân cư nông thôn, nằm trong khu dân cư thuộc thị trấn, gồm các loại đất sau: Đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm không phải là đất trồng lúa nước, đất trồng rừng sản xuất.
Ranh giới khu dân cư xác định theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp chưa có quy hoạch thì xác định theo hiện trạng ranh giới thửa đất có nhà ở ngoài cùng.
3. Thửa đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng lúa nước trong địa giới hành chính phường và trong khu dân cư nông thôn, trong khu dân cư thuộc thị trấn thì thực hiện theo giá đất trong bảng giá.
4. Giá các loại đất rừng phòng hộ, đất rừng tự nhiên sản xuất, đất rừng đặc dụng được tính bằng 80% giá đất trồng rừng sản xuất có cùng loại vị trí.
5. Giá đất nông nghiệp khác tại các xã tính bằng giá đất trồng cây lâu năm có cùng vị trí theo Quy định này.
Điều 11. Giá đất ở và giá đất phi nông nghiệp khác
1. Giá đất ở tại thành phố Yên Bái quy định tại Bảng 2.
2. Giá đất ở tại thị xã Nghĩa Lộ quy định tại Bảng 3.
3. Giá đất ở tại huyện Mù Cang Chải quy định tại Bảng 4.
4. Giá đất ở tại huyện Trạm Tấu quy định tại Bảng 5.
5. Giá đất ở tại huyện Văn Chấn quy định tại Bảng 6.
6. Giá đất ở tại huyện Văn Yên quy định tại Bảng 7.
7. Giá đất ở tại huyện Trấn Yên quy định tại Bảng 8.
8. Giá đất ở tại huyện Yên Bình quy định tại Bảng 9.
9. Giá đất ở tại huyện Lục Yên quy định tại Bảng 10.
10. Giá đất phi nông nghiệp khác tại các phường, thị trấn được tính bằng 50% giá đất ở có cùng vị trí.
Điều 12. Giá các vị trí đất ở tại phường, thị trấn
1. Giá đất vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất ở có ít nhất một cạnh tiếp giáp đường giao thông chính.
2. Giá đất vị trí 2: Đối với các phường thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, giá đất vị trí 2 quy định bằng 40% giá đất vị trí 1; đối với các thị trấn, giá đất vị trí 2 quy định bằng 30% giá đất vị trí 1.
3. Giá đất vị trí 3: Đối với các phường thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, giá đất vị trí 3 quy định bằng 30% giá đất vị trí 1; đối với các thị trấn, giá đất vị trí 3 quy định bằng 20% giá đất vị trí 1.
4. Giá đất vị trí 4: Đối với các phường thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, giá đất vị trí 4 quy định bằng 20% giá đất vị trí 1; đối với các thị trấn, giá đất vị trí 4 quy định bằng 10% giá đất vị trí 1.
5. Giá đất vị trí 5: Đối với các phường thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, giá đất vị trí 5 quy định bằng 10% giá đất vị trí 1; đối với các thị trấn, giá đất vị trí 5 quy định bằng 8% giá đất vị trí 1.
6. Giá đất ở tối thiểu tại đô thị
a) Qui định giá đất ở tối thiểu cụ thể như sau: Đối với các phường thuộc thành phố Yên Bái giá đất ở tối thiểu là 120.000đồng/m2; các phường thuộc thị xã Nghĩa Lộ giá đất ở tối thiểu là 60.000đồng/m2; các thị trấn giá đất ở tối thiểu là 50.000đồng/m2.
b) Nếu giá đất tại các vị trí tính theo tỷ lệ so với vị trí 1 quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều này hoặc thửa đất ở có chiều sâu lớn được áp dụng hệ số mà giá đất thấp hơn giá đất ở tối thiểu thì áp dụng bằng giá đất ở tối thiểu.
Điều 13. Giá các vị trí đất ở tại các xã
1. Giá đất vị trí 1: Áp dụng đối với thửa đất ở có ít nhất một mặt giáp với đường giao thông có tên trong Bảng giá đất ban hành kèm theo Quy định này.
2. Giá đất vị trí 2: Đối với các xã thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, giá đất vị trí 2 quy định bằng 40% giá đất vị trí 1; đối với các xã thuộc các huyện, giá đất vị trí 2 quy định bằng 50% giá đất vị trí 1.
3. Giá đất vị trí 3: Đối với các xã thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, giá đất vị trí 3 quy định bằng 30% giá đất vị trí 1; đối với các xã thuộc các huyện, giá đất vị trí 3 quy định bằng 30% giá đất vị trí 1.
4. Giá đất vị trí 4: Đối với các xã thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, giá đất vị trí 4 quy định bằng 20% giá đất vị trí 1; đối với các xã thuộc các huyện, giá đất vị trí 4 quy định bằng 10% giá đất vị trí 1.
5. Giá đất vị trí 5: Đối với các xã thuộc thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ, giá đất vị trí 5 quy định bằng 10% giá đất vị trí 1; đối với các xã thuộc các huyện, giá đất vị trí 5 quy định bằng 8% giá đất vị trí 1.
6. Giá đất ở tối thiểu tại nông thôn
a) Giá đất ở tối thiểu tại các xã 45.000đồng/m2.
b) Nếu giá đất tại các vị trí tính theo tỷ lệ so với vị trí 1 quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều này hoặc thửa đất có chiều sâu lớn mà giá đất thấp hơn giá đất ở tối thiểu thì áp dụng bằng giá đất ở tối thiểu.
Điều 14. Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
1. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì giá đất để tính tiền giao đất, thuê đất bằng 0,7 lần giá đất ở có cùng vị trí và được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều này.
2. Giá các vị trí đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các phường, thị trấn và các xã xác định như sau:
a) Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các phường, thị trấn: Giá đất các vị trí bằng 0,7 lần giá đất ở có cùng vị trí;
b) Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại các xã thì giá đất các vị trí như sau:
Giá đất vị trí 1: Tính bằng 0,7 lần giá đất ở vị trí 1 nhưng không vượt quá 1.575.000đồng/m2;
Giá đất vị trí 2: Tính bằng 0,35 lần giá đất ở vị trí 1 nhưng không vượt quá 551.250đồng/m2;
Giá đất vị trí 3: Tính bằng 0,21 lần giá đất ở vị trí 1 nhưng không vượt quá 330.750đồng/m2;
Giá đất vị trí 4: Tính bằng 0,14 lần giá đất ở vị trí 1 nhưng không vượt quá 220.500đồng/m2;
Giá đất vị trí 5: Tính bằng 0,056 lần giá đất ở vị trí 1 nhưng không vượt quá 88.200đồng/m2.
3. Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tối thiểu
a) Giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tối thiểu được quy định như sau: Tại các phường của thành phố Yên Bái là 84.000đồng/m2; tại các phường của thị xã Nghĩa Lộ là 42.000đồng/m2; tại các thị trấn là 35.000đồng/m2; tại các xã là 31.500đồng/m2.
b) Nếu giá đất tại các vị trí tính theo tỷ lệ so với vị trí 1 hoặc thửa đất có chiều sâu lớn được áp dụng hệ số mà thấp hơn giá đất tối thiểu thì được áp dụng bằng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tối thiểu.
4. Trường hợp đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng mà không phải đất do Nhà nước giao; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của tổ chức đang sử dụng nhưng có nguồn gốc là đất ở hoặc có nguồn gốc từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà không phải đất do Nhà nước giao, thì giá đất bằng 100% giá đất ở có cùng vị trí.
Điều 15. Giá đất phi nông nghiệp không kinh doanh không phải là đất ở
Đất sử dụng vào các mục đích như: Đất quốc phòng, an ninh; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất cơ sở tôn giáo, đất sử dụng vào mục đích tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất do cộng đồng dân cư sử dụng; đất phi nông nghiệp không kinh doanh khác, giá đất bằng 100% giá đất ở có cùng vị trí.
Trường hợp thửa đất có chiều sâu lớn thì áp dụng hệ số với mức giá không thấp hơn giá đất ở tối thiểu.
Điều 16. Giá đất chưa sử dụng
1. Đối với đất chưa xác định mục đích sử dụng bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây, khi cần phải có giá đất để tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đối với loại đất này, giá đất được xác định bằng 80% giá của loại đất liền kề, có cùng vị trí đã được xác định mục đích sử dụng.
2. Đất chưa sử dụng khi được cấp có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng vào mục đích nào thì giá đất được tính bằng 100% giá của loại đất đó.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Xử lý tồn tại
1. Các trường hợp đã nộp đầy đủ hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo qui định hiện hành tại cơ quan thuế từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 mà đến ngày 01 tháng 01 năm 2012 chưa xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai thì áp dụng giá đất ban hành theo Quyết định số 37/2010/QĐ UBND .
2. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích sử dụng bị thu hồi do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành có hiệu lực tại thời điểm Quyết định thu hồi đất. Trường hợp bồi thường chậm thì giá đất thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
3. Đối với công trình mà đến ngày 01 tháng 01 năm 2012 chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng thì áp dụng Quy định này đối với những trường hợp đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2012 chưa được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ; những trường hợp đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ từ trước ngày 01/01/2012 thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.
Điều 18. Bổ sung, điều chỉnh giá đất
1. Điều chỉnh giá từng thửa đất, khu đất cụ thể
a) Khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; cho thuê đất và trường hợp doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất mà giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, thời điểm tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, thì Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã nơi có đất để điều tra, khảo sát xây dựng giá của từng vị trí đất, từng khu vực đất, từng loại đất cho phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định;
b) Khi Nhà nước phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mà giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành tại thời điểm quyết định thu hồi đất chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nơi có đất tổ chức điều tra, khảo sát xây dựng giá đất cho từng vị trí đất, từng khu vực đất, từng loại đất cho phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường; gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định. Sau khi Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giá đất của từng vị trí đất, từng khu vực đất, từng loại đất cụ thể, Uỷ ban nhân dân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
c) Việc quyết định giá đất của từng vị trí đất, từng khu vực đất, từng loại đất cụ thể nêu tại Điểm a, Điểm b Khoản này không bị giới hạn bởi khung giá đất của Chính phủ và không làm thay đổi bảng giá đất Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành.
2. Bổ sung, điều chỉnh bảng giá đất
Khi có thay đổi về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thay đổi về mục đích sử dụng đất, loại đô thị, loại đường, vị trí đất; khi hình thành những tuyến đường mới cần bổ sung vào bảng giá đất hoặc khi giá đất thực tế trên thị trường có biến động cần điều chỉnh bảng giá đất đã ban hành thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì điều tra, khảo sát, xây dựng phương án bổ sung, điều chỉnh bảng giá đất; gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, lấy ý kiến thẩm định của Sở Tài chính, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi quyết định bổ sung, điều chỉnh bảng giá đất.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng giá đất tại Quy định này. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc thì báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 75/2011/QĐ UBND
Vũng Tàu, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 142/2009/QĐ TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số 39/2010/TT BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 187/2010/TT BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính Quy định về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Xét đề nghị của Liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sở Tài chính tại tờ trình số 317/TTLS NN&PTNT TC ngày 28/11/2011 về việc đề nghị ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu có vướng mắc, UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo và đề xuất ý kiến gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính được hướng dẫn theo thẩm quyền và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung.
Nơi nhận: Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra Văn bản); Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế); Website Chính phủ; TTr TU, TTr HĐND tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ủy ban MTTQVN tỉnh; CT, PCT và các ủy viên UBND tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Sở Tư pháp; Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị, thành phố; Đài PTTH tỉnh, Báo BRVT; Trung tâm Công báo tỉnh; Lưu VT TH.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Trần Ngọc Thới
QUY ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng và nguyên tắc hỗ trợ:
1. Phạm vi áp dụng
a) Các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây hại trực tiếp đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản được hưởng chính sách hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản được áp dụng theo Điều 1 Thông tư 39/2010/TT BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 187/2010/TT BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính, cụ thể:
Loại thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản: bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.
Loại dịch hại, dịch bệnh nguy hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản
+ Loại dịch hại nguy hiểm đối với cây trồng, gồm: rầy nâu; bệnh vàng lùn, lùn sọc đen, lùn xoắn lá; bệnh chồi cỏ mía; chổi rồng.
+ Loại dịch bệnh nguy hiểm đối với vật nuôi, gồm: bệnh Cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng, bệnh Tai xanh ở lợn.
+ Loại dịch bệnh nguy hiểm đối với nuôi trồng thủy sản, gồm: bệnh Đốm trắng đối với tôm sú, tôm chân trắng; bệnh Hội chứng Taura đối với tôm chân trắng, bệnh Đầu vàng đối với tôm sú, tôm chân trắng.
b) Thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được xác định để làm căn cứ hỗ trợ, gồm:
Đối với thiên tai: số lượng gia súc, gia cầm bị chết; diện tích nuôi trồng thủy sản, hải sản bị chết; bị phá hủy do thiên tai; diện tích cây trồng bị chết, bị mất trắng.
Đối với dịch bệnh nguy hiểm: số lượng gia súc, gia cầm bị tiêu hủy; diện tích nuôi trồng thủy sản, hải sản bị chết; diện tích cây trồng bắt buộc tiêu hủy theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Thời gian hỗ trợ:
Đối với thiên tai: kể từ ngày thiên tai xảy ra trên từng địa bàn cụ thể theo quyết định công bố loại thiên tai do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Đối với dịch bệnh nguy hiểm: kể từ ngày có quyết định công bố dịch trên địa bàn đến khi có quyết định công bố hết dịch của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng
Hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nguyên tắc hỗ trợ:
Theo quy định tại Điều 2 của Quyết định số 142/2009/QĐ TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ:
a) Nhà nước hỗ trợ và chia sẻ rủi ro cùng người sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
b) Hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con.
c) Giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản phải đảm bảo chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.
d) Công khai, minh bạch, đúng đối tượng, định mức.
Điều 2. Mức Hỗ trợ
1. Hỗ trợ đối với diện tích cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên:
a) Thiệt hại do thiên tai:
Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 70%, hỗ trợ 500.000 đồng/ha;
Diện tích gieo cấy lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 70%, hỗ trợ 750.000 đồng/ha;
Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 70%, hỗ trợ 500.000 đồng/ha;
Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
b) Thiệt hại do dịch bệnh
Dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa: Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 53/2010/TT BTC ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về chế độ tài chính để thực hiện phòng, trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và bệnh lùn sọc đen hại lúa.
2. Hỗ trợ đối với vật nuôi:
a) Thiệt hại do thiên tai: cứ thiệt hại 1 con vật nuôi (kể cả vật nuôi thương phẩm và con giống) được hỗ trợ kinh phí để mua 1 con giống khôi phục sản xuất với mức sau:
Lợn hỗ trợ 500.000 đồng/con giống;
Trâu, bò, ngựa hỗ trợ 2.000.000 đồng/con giống;
Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ: 1.000.000 đồng/con giống;
Gia cầm hỗ trợ 15.000 đồng/con giống.
b) Thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm: mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại: Quyết định số 719/QĐ TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 719/QĐ TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các văn bản pháp luật có liên quan của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
3. Hỗ trợ đối với nuôi trồng thủy sản, hải sản bị thiệt hại từ 30% trở lên:
a) Hỗ trợ đối với diện tích nuôi trồng thủy sản, hải sản:
Bị thiệt hại trên 70%: Đối với hình thức nuôi quảng canh hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; đối với hình thức nuôi thâm canh hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha.
Thiệt hại từ 30 70%, đối với hình thức nuôi quảng canh hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; đối với hình thức nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; đối với hình thức nuôi thâm canh hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha
b) Thiệt hại đối với lồng, bè nuôi trồng:
Thiệt hại từ trên 70% 80%, hỗ trợ 3.500.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ trên 80% 90%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại trên 90%, hỗ trợ 5.000.000 đồng/100 m3 lồng.
Thiệt hại từ 30 40%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ trên 40% 50%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ trên 50% 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/100 m3 lồng.
4. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Điều 3. Công bố thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hưởng chính sách hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản
1. Thiên tai
a) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện): trong vòng 03 ngày sau khi xảy ra thiên tai, UBND huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình thiên tai, vùng bị thiên tai, số hộ, diện tích (đối với cây trồng, nuôi trồng thủy sản), số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại và mức độ thiệt hại và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố loại thiên tai trên phạm vi địa bàn bị thiệt hại (đơn vị xã, phường, thị trấn) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: xác minh, thẩm định báo cáo và đề nghị công bố thiên tai của UBND cấp huyện, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố loại thiên tai cụ thể trên từng địa bàn.
2. Dịch bệnh nguy hiểm đối với cây trồng, vật nuôi
a) Đối với cây trồng:
Thực hiện theo Quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001.
b) Đối với vật nuôi:
Thực hiện theo Quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh Thú y năm 2004.
Điều 4. Thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại và quyết định hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai, dịch bệnh, dịch hại nguy hiểm.
1. Thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại
a) Cùng lúc báo cáo và đề nghị công bố thiên tai, dịch bệnh, dịch hại nguy hiểm, UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá thiệt hại do Trưởng, hoặc Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố làm trưởng ban, các phòng, ban có liên quan của huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn là thành viên để tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể của từng hộ bị thiệt hại.
b) Đồng thời việc thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá thiệt hại, UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thông báo cho nhân dân trong vùng công bố thiên tai tự kê khai quy mô sản xuất và mức độ thiệt hại. Thời gian kê khai thiệt hại trong vòng 05 ngày kể từ ngày UBND xã, phường thông báo (theo mẫu kê khai tại phụ lục 1).
c) UBND các xã phường, thị trấn tổng hợp kê khai các hộ bị thiệt hại báo cáo UBND huyện, thị xã, thành phố và đoàn kiểm tra, đánh giá thiệt hại để tổ chức kiểm tra, đánh giá. Trong thời gian đi thực địa để kiểm tra, tiếp tục tiếp nhận bổ sung kê khai của hộ thiệt hại trong vùng công bố thiên tai (theo mẫu tổng hợp tại phụ lục 2).
d) Kết thúc kiểm tra từng vùng thiệt hại, đoàn kiểm tra họp có biên bản thống nhất đánh giá mức độ thiệt hại cụ thể của từng hộ bị thiệt hại, tổng hợp lập bảng kê thiệt hại của từng thôn, ban trong đoàn kiểm tra, báo cáo và đề nghị UBND huyện, thành phố, thị xã quyết định chi hỗ trợ (theo mẫu tại phụ lục số 3).
2. Quyết định hỗ trợ và tổ chức chi hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
a) UBND các huyện, thị, xã thành phố:
Căn cứ báo cáo đánh giá thiệt hại và bảng kê thiệt hại của đoàn kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND cấp huyện, quyết định hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã bị thiệt hại trong vùng công bố thiên tai, dịch bệnh và chỉ đạo tổ chức giám sát việc chi hỗ trợ của UBND các xã, phường, thị trấn.
b) UBND xã, phường, thị trấn: trong vòng 07 ngày, kể từ ngày nhận quyết định chi hỗ trợ của UBND huyện, thị, thành phố tổ chức niêm yết, công khai quyết định tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và các thôn bản theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT BTC ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư. Sau 07 ngày niêm yết công khai quyết định chi hỗ trợ của UBND huyện, thị, thành phố, nếu không có khiếu nại của nhân dân thì UBND xã, phường, thị trấn trong vùng công bố thiên tai tổ chức chi hỗ trợ cho hộ bị thiệt hại. Đối với trường hợp những hộ có khiếu nại thì không chi, chờ xác minh làm rõ, tiếp tục công khai lại trong thời gian 03 ngày, nếu không còn khiếu nại thì chi hỗ trợ.
3. Nguồn và cơ chế vốn chi hỗ trợ:
UBND cấp huyện chủ động sử dụng nguồn ngân sách huyện và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm theo Quy định tại Quyết định này;
Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh hỗ trợ cho các huyện 70% mức hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản;
Đối với các huyện có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách huyện bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách huyện được Hội đồng nhân dân tỉnh giao, ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách huyện để các huyện có đủ nguồn kinh phí thực hiện.
Điều 5. Chế độ báo cáo
1. UBND cấp huyện: Sau 15 ngày kể từ khi kết thúc chi hỗ trợ, UBND cấp huyện báo cáo kết quả hỗ trợ giống khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (theo mẫu tại phụ lục số 4, 5, 6, 7).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: Kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cuối năm, chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả hỗ trợ giống khôi phục sản xuất để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm: Kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cuối năm, tổng hợp kết quả thực chi về hỗ trợ giống khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan, tham mưu UBND Tỉnh báo cáo Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm cho ngân sách tỉnh.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KÊ KHAI THIỆT HẠI DO THIÊN TAI NGÀY ….. THÁNG ….. NĂM 201 … (Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
Họ và tên chủ hộ (tổ chức): ...................................................................................................
Địa chỉ cư trú: ................................................................................ Số điện thoại …………….
Nơi sản xuất bị thiệt hại (xứ đồng, vị trí, vùng bị xảy ra thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm) ............
1. Sản xuất trồng trọt:
Đất trồng trọt ……………. ha. Loại cây trồng: .......................................................................
Tỷ lệ thiệt hại ………………… %.
2. Chăn nuôi:
DT chuồng trại …………….. ha.
Loại vật nuôi (heo, bò, gà, vịt …..): ……………..
Thiệt hại (số lượng loại vật nuôi bị chết): …………….. con.
Thời gian chăn nuôi ……….. tháng.
Trọng lượng bình quân …………… kg/con.
3. Thủy sản:
Hình thức nuôi: ...................................................................................................................
Diện tích nuôi trồng thủy sản …………. ha; Hoặc …… m3 lồng.
Thiệt hại do ........................................................................................................................
Tỷ lệ thiệt hại: Diện tích nuôi ………..%; lồng, bè ……………............................................. %.
Số lượng giống thủy sản thả nuôi .......................................................................................
Thời gian nuôi: …………………. tháng.
Tỷ lệ thiệt hại vật chất ………………….%,
Tổng giá trị thiệt hại: ………………….. triệu đồng.
………… ngày … tháng … năm 201 … CHỦ HỘ, ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC KÊ KHAI (Ký và ghi rõ họ tên)
Phiếu này gửi đến UBND xã ………………………………………. nơi quản lý vùng xảy ra thiên tai
PHỤ LỤC 2
UBND xã, phường, thị trấn …………..
TỔNG HỢP THỐNG KÊ THIỆT HẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN VÙNG BỊ THIÊN TAI (Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm )
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ UBND ngày tháng năm của UBND tỉnh)
Hộ/Thôn, ấp
Địa chỉ
Thiệt hại đối với Cây trồng
Thiệt hại đối với nuôi trồng thủy, hải sản
Thiệt hại đối với Vật nuôi
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)
Diện tích thiệt hại hơn 70%
Diện tích thiệt hại từ 30% 70%
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)
Diện tích thiệt hại hơn 70%
Diện tích thiệt hại từ 30% 70%
Lúa thuần (ha)
Lúa lai (ha)
Ngô và rau màu (ha)
Cây công nghiệp (ha)
Cây ăn quả lâu năm (ha)
Lúa thuần (ha)
Lúa lai (ha)
Ngô và rau màu (ha)
Cây công nghiệp (ha)
Cây ăn quả lâu năm (ha)
Diện tích nuôi trồng (ha)
Lồng, bè nuôi trồng 100m3 lồng
Diện tích nuôi trồng (ha)
Lồng, bè nuôi trồng 100m3 lồng
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)
Gia cầm (con)
Heo (con)
Trâu bò, ngựa (con)
Hươu, nai, cừu, dê (con)
Tổng số
Thôn, ấp 1
1. Hộ A
2. Hộ B
…
Thôn, ấp 2
1. Hộ A
2. Hộ B
…
TM. UBND Xã, phường, thị trấn (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 3
Đoàn kiểm tra đánh giá thiệt hại do thiên tai theo Quyết định số /QĐ UBND ……..
KẾT QUẢ KIỂM TRA THIỆT HẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN VÙNG BỊ THIÊN TAI TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN...... (Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm )
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ UBND ngày tháng năm của UBND tỉnh)
Hộ/Thôn, ấp
Địa chỉ
Thiệt hại đối với Cây trồng
Thiệt hại đối với nuôi trồng thủy, hải sản
Thiệt hại đối với Vật nuôi
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)
Diện tích thiệt hại hơn 70%
Diện tích thiệt hại từ 30% 70%
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)
Diện tích thiệt hại hơn 70%
Diện tích thiệt hại từ 30% 70%
Lúa thuần (ha)
Lúa lai (ha)
Ngô và rau màu (ha)
Cây công nghiệp (ha)
Cây ăn quả lâu năm (ha)
Lúa thuần (ha)
Lúa lai (ha)
Ngô và rau màu (ha)
Cây công nghiệp (ha)
Cây ăn quả lâu năm (ha)
Diện tích nuôi trồng (ha)
Lồng, bè nuôi trồng 100m3 lồng
Diện tích nuôi trồng (ha)
Lồng, bè nuôi trồng 100m3 lồng
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)
Gia cầm (con)
Heo (con)
Trâu bò, ngựa (con)
Hươu, nai, cừu, dê (con)
Tổng số
Thôn, ấp 1
1. Hộ A
2. Hộ B
…
Thôn, ấp 2
1. Hộ A
2. Hộ B
…
Trưởng (Phó) đoàn kiểm tra (Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện đơn vị (Ký và ghi rõ họ tên)
Đại diện đơn vị (Ký và ghi rõ họ tên)
TM. UBND xã, phường, thị trấn Chủ tịch (Phó Chủ tịch) (Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 4
UBND HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ …..
TỔNG HỢP THỐNG KÊ HỖ TRỢ GIỐNG CÂY TRỒNG ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIÊN TAI (Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm )
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ UBND ngày tháng năm của UBND tỉnh)
STT
Chi tiêu
Số hộ bị thiệt hại (hộ)
Tổng hợp thiệt hại
Kinh phí hỗ trợ giống
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)
Diện tích thiệt hại hơn 70%
Diện tích thiệt hại từ 30% 70%
Tổng NSNN hỗ trợ theo Điều 3 ( ) (tr.đ)
Trong đó
Lúa thuần (ha)
Lúa lai (ha)
Ngô và rau màu (ha)
Cây công nghiệp (ha)
Cây ăn quả lâu năm (ha)
Lúa thuần (ha)
Lúa lai (ha)
Ngô và rau màu (ha)
Cây công nghiệp (ha)
Cây ăn quả lâu năm (ha)
NSTW hỗ trợ (tr.đ)
NSĐP đảm bảo (tr.đ)
Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền
Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền
Tổng số
1
Xã A
2
Xã B
3
Xã C
4
…
…
Ghi chú:
( ): Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
TM. UBND huyện, thị xã, thành phố … (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 5
UBND HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ …..
TỔNG HỢP THỐNG KÊ HỖ TRỢ GIỐNG VẬT NUÔI ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIÊN TAI (Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm )
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ UBND ngày tháng năm của UBND tỉnh)
STT
Chi tiêu
Số hộ bị thiệt hại (hộ)
Tổng hợp thiệt hại
Kinh phí hỗ trợ giống
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)
Gia cầm (con)
Heo (con)
Trâu, bò, ngựa (con)
Hươu, nai, cừu, dê, (con)
Tổng NSNN hỗ trợ theo Điều 3 ( ) (tr.đ)
Trong đó
NSTW hỗ trợ (tr.đ)
NSĐP hỗ trợ (tr.đ)
Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền
Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền
Tổng số
1
Xã A
2
Xã B
3
Xã C
4
…
…
Ghi chú:
( ): Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
TM. UBND huyện, thị xã, thành phố … (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 6
UBND HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ …..
TỔNG HỢP THỐNG KÊ HỖ TRỢ GIỐNG THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIÊN TAI (Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm )
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ UBND ngày tháng năm của UBND tỉnh)
STT
Chi tiêu
Số hộ bị thiệt hại (hộ)
Tổng hợp thiệt hại
Kinh phí hỗ trợ giống
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)
Diện tích thiệt hại hơn 70%
Diện tích thiệt hại từ 30% 70%
Tổng NSNN hỗ trợ theo Điều 3 ( ) (tr.đ)
Trong đó
Diện tích nuôi trồng (ha)
Lồng, bè nuôi trồng 100m3 lồng
Diện tích nuôi trồng (ha)
Lồng, bè nuôi trồng 100m3 lồng
NSTW hỗ trợ (tr.đ)
NSĐP hỗ trợ (tr.đ)
Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền
Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền
Tổng số
1
Xã A
2
Xã B
3
Xã C
4
…
…
Ghi chú:
( ): Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
TM. UBND huyện, thị xã, thành phố … (ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC 7
UBND HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ …..
TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐÃ CHI HỖ TRỢ GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIÊN TAI (ĐẾN THỜI ĐIỂM BÁO CÁO)
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ UBND ngày tháng năm của UBND tỉnh)
ĐVT: triệu đồng
STT
Chi tiêu
Tổng số tiền hỗ trợ (tr.đ)
Trong đó
Giống cây trồng
Giống vật nuôi
Giống Thủy, hải sản
Ghi chú Quyết định hỗ trợ kinh phí (Số QĐ, ngày, tháng, năm)
Tổng số
1
Xã A
2
Xã B
3
Xã C
4
…
…
TM. UBND huyện, thị xã, thành phố … (ký tên, đóng dấu)
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 514/2011/QĐ UBND
Bắc Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI NƠI CƯ TRÚ; CHẾ ĐỘ ĐÓNG GÓP VÀ MIỄN, GIẢM ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý về quản lý sau cai nghiện ma tuý;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT BTC BLĐTBXH ngày 12/8/2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2011/NQ HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang tại kỳ họp thứ ba, HĐND tỉnh khoá XVII, ban hành Quy định chế độ đóng góp và miễn, giảm đối với người sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và miễn, giảm đối với người sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012.
Điều 3. Giám đốc các sở, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Linh
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI NƠI CƯ TRÚ; CHẾ ĐỘ ĐÓNG GÓP VÀ MIỄN, GIẢM ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TUÝ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH. (Kèm theo Quyết định số 514/2011/QĐ UBND ngày 30/12 /2011 của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về đối tượng; chế độ hỗ trợ, chế độ đóng góp và miễn, giảm kinh phí đóng góp đối với người bị áp dụng biện pháp sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.
2. Thời gian quản lý sau cai nghiện đối với người chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc là từ 01 đến 02 năm; không áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú là người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội (Trung tâm);
2. Người đã hoàn thành xong thời gian cai nghiện ma túy tại Trung tâm, có nguy cơ tái nghiện cao thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có thời gian nghiện ma túy từ 05 năm trở lên hoặc sử dụng ma túy với hình thức tiêm chích từ 02 năm trở lên (xác định theo hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm);
b) Đã cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm từ 03 lần trở lên;
c) Trong thời gian 06 tháng, đối tượng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Trung tâm bị thi hành kỷ luật với hình thức cảnh cáo từ 03 lần trở lên hoặc với hình thức cách ly tại phòng kỷ luật từ 02 lần trở lên;
d) Không có nghề nghiệp; có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy; người không có nơi cư trú nhất định.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú và tại Trung tâm.
Chương II
CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ VÀ ĐÓNG GÓP
Điều 3. Chế độ hỗ trợ đối với người áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú
1. Hỗ trợ tư vấn:
a) Người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú được tư vấn miễn phí về tâm lý, xã hội liên quan đến vấn đề phòng, chống ma tuý, tái hoà nhập cộng đồng;
b) Chi cho người được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phân công trực tiếp tham gia quản lý sau cai nghiện ma tuý để tư vấn về tâm lý, xã hội cho người sau cai nghiện với mức như sau:
Chi 20.000 đồng/buổi tư vấn/người sau cai nghiện ma tuý;
Chi 30.000 đồng/buổi tư vấn/nhóm người sau cai nghiện ma tuý (từ 02 người trở lên).
2. Hỗ trợ học nghề: Người sau cai nghiện ma tuý nếu có nhu cầu học nghề được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/người/khoá học nghề.
3. Các mức hỗ trợ quy định tại Điều này là mức tối thiểu, tuỳ theo khả năng, điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định mức hỗ trợ cao hơn để tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma tuý có việc làm, thu nhập ổn định.
Điều 4. Chế độ đóng góp đối với người sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm.
Người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm hoặc thân nhân, gia đình của người sau cai nghiện ma tuý có trách nhiệm đóng góp các khoản chi phí sau (trừ những trường hợp được miễn giảm theo quy định tại Điều 6 Quy định này):
1. Tiền ăn: 360.000 đồng/người/tháng;
2. Tiền hoạt động văn thể: 50.000đồng/người/năm;
3. Tiền học văn hoá, học nghề trình độ sơ cấp nghề (nếu bản thân đối tượng có nhu cầu): 1.000.000 đồng/người khoá học nghề;
4. Chi phí khám, chữa bệnh thông thường: 30.000 đồng/người/tháng;
5. Tiền mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết: 300.000 đồng/người/năm.
Điều 5. Chế độ hỗ trợ đối với người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm
Người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm được hỗ trợ một phần tiền ăn, chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chi phí học nghề, mua sắm vật dụng cá nhân cần thiết và các khoản chi phí khác, cụ thể như sau:
1. Tiền ăn: 360.000đồng/người/tháng trong thời gian chấp hành quyết định áp dụng quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm;
2. Chi phí khám, chữa bệnh thông thường: 30.000đồng/người/tháng;
3. Người sau cai nghiện ma tuý bị ốm nặng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng chữa trị của Trung tâm phải chuyển đến bệnh viện của Nhà nước điều trị thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian nằm viện do bản thân hoặc gia đình người đó tự thanh toán; trường hợp Trung tâm đã tạm ứng thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì yêu cầu người sau cai nghiện hoặc gia đình họ bồi hoàn lại. Đối với đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng là gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên được Trung tâm hỗ trợ toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Đối với đối tượng thuộc hộ cận nghèo được Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng được khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế.
4. Chi phí mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết: 300.000 đồng/người/năm;
5. Hoạt động văn thể: 50.000 đồng/người/năm;
6. Học nghề: Người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm lần đầu, nếu chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/người; không hỗ trợ tiền học nghề cho những đối tượng áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm từ lần thứ hai trở đi.
Trường hợp người sau cai nghiện ma tuý học nghề do Trung tâm trực tiếp tổ chức thì Trung tâm được chi các nội dung: Khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề; mua tài liệu, giáo trình học nghề; thù lao giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành nghề; hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề; chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có).
Trường hợp người sau cai nghiện ma tuý học nghề bên ngoài Trung tâm thì Trung tâm xét hỗ trợ kinh phí học nghề ngắn hạn cho người sau cai nghiện đóng học phí phù hợp với từng nghề.
Căn cứ trình độ và năng lực của người sau cai nghiện ma tuý; điều kiện về cơ sở vật chất của Trung tâm và tình hình thực tế, Giám đốc Trung tâm quyết định hình thức học nghề cho phù hợp.
7. Chi phí điện, nước sinh hoạt: 50.000đ/người/tháng;
8. Tiền vệ sinh phụ nữ: 20.000 đồng/người/tháng;
9. Tiền ăn đường, tiền tàu xe: người sau cai nghiện ma tuý sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm được trở về cộng đồng; trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc bản thân không có thu nhập từ kết quả lao động tại Trung tâm và địa chỉ nơi cư trú đã được xác định rõ ràng thì khi trở về nơi cư trú được trợ cấp các khoản sau:
Tiền ăn là 25.000 đồng/người/ngày trong những ngày đi đường, tối đa không quá 5 ngày;
Tiền tàu xe theo giá phương tiện công cộng phổ thông hoặc Trung tâm mua vé tàu, xe thì cấp vé tàu xe cho đối tượng.
10. Mai táng phí: Người sau cai nghiện ma tuý đang thực hiện quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm chết mà không còn thân nhân hoặc thân nhân chưa đến kịp, Trung tâm có trách nhiệm mai táng. Mức mai táng phí là 3.000.000 đồng/người. Trong trường hợp cần trưng cầu giám định pháp y để xác nhận nguyên nhân chết, Trung tâm thanh toán chi phí giám định pháp y theo quy định hiện hành của Nhà nước.
11. Đối với người sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm bị nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp thêm tiền thuốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng, chống lây nhiễm HIV và các khoản chi hỗ trợ khác (trừ tiền ăn, tiền thuốc chữa bệnh thông thường) theo quy định tại Quyết định số 96/2007/QĐ TTg ngày 28/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 6. Chế độ miễn, giảm tiền ăn và chi phí quản lý sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm
1. Miễn tiền ăn, chi phí khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí quản lý khác cho người sau cai nghiện ma tuý bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm, thuộc các trường hợp sau:
a) Đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng là gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Người chưa thành niên, người không có nơi cư trú nhất định và bản thân người đó không có điều kiện đóng góp hoặc không xác định được thân nhân, gia đình của người sau cai nghiện ma túy;
c) Người bị bệnh AIDS giai đoạn cuối.
2. Giảm 50% tiền ăn, tiền khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí quản lý khác trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm cho người thuộc hộ cận nghèo; người thuộc đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ; người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại các xã khu vực III và các thôn, bản đặc biệt khó khăn của xã khu vực II.
Điều 7. Chế độ hỗ trợ tìm việc làm
1. Người sau cai nghiện ma tuý được Trung tâm giới thiệu việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 95/2007/TTLT/BTC BLĐTBXH ngày 07/8/2007 của Bộ Tài chính Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm.
2. Hỗ trợ tìm việc làm 1.000.000 đồng/người đối với người sau cai nghiện ma tuý bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và người sau cai nghiện ma tuý sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm trở về địa phương đã có nhiều tiến bộ, cam kết không tái phạm, chưa có việc làm; bản thân, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người thuộc đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ; người thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại các xã khu vực III và các thôn, bản đặc biệt khó khăn của xã khu vực II.
Điều 8. Trình tự, thủ tục xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề
1. Trình tự xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề:
a) Người sau cai nghiện ma tuý có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp nghề, làm một bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc, cán bộ lao động thương binh xã hội phối hợp với các bộ phận liên quan, đề xuất mức hỗ trợ kinh phí trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định (Mẫu số 04); Người nộp hồ sơ mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả xét hỗ trợ và thực hiện các thủ tục nhận kinh phí hỗ trợ.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp (Mẫu số 01);
b) Biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo nghề (bản chính);
c) Bản phô tô Chứng minh thư nhân dân (xuất trình bản chính để đối chiếu).
Điều 9. Trình tự, thủ tục xét hỗ trợ kinh phí tìm việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy
1. Trình tự xét hỗ trợ kinh phí tìm việc làm:
a) Người chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện, trong diện được xét hỗ trợ làm một bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú;
b) Trong thời gian 05 ngày làm việc, cán bộ lao động thương binh xã hội phối hợp với các bộ phận liên quan, đề xuất kinh phí hỗ trợ trình Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định (Mẫu số 05); Người nộp hồ sơ mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả xét hỗ trợ và thực hiện các thủ tục nhận kinh phí hỗ trợ.
2. Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí tìm việc làm (Mẫu số 02);
b) Bản phô tô Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc của Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội (xuất trình bản chính để đối chiếu);
c) Bản phô tô các giấy chứng nhận trong diện được hỗ trợ như: bản thân, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công; đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội; thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo... (xuất trình bản chính để đối chiếu);
d) Bản phô tô Chứng minh thư nhân dân (xuất trình bản chính để đối chiếu);
Điều 10. Trình tự, thủ tục xét miễn, giảm kinh phí đóng góp của người sau cai nghiện tại Trung tâm
1. Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Hội đồng để xét miễn, giảm kinh phí đóng góp của người sau cai nghiện. Thành phần của Hội đồng gồm: 01 Phó Giám đốc Trung tâm là Chủ tịch hội đồng, các thành viên là Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ Trung tâm; số lượng từ 05 người trở lên. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, xem xét biểu quyết từng trường hợp xét miễn giảm, kết luận theo đa số, lập biên bản kết quả họp Hội đồng.
2. Người sau cai nghiện ma tuý bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm (hoặc thân nhân, gia đình của người sau cai nghiện) trong diện được xét miễn, giảm làm một bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận gồm:
a) Đơn đề nghị xét miễn, giảm kinh phí đóng góp của người đang chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm (Mẫu số 03);
b) Bản phô tô các giấy chứng nhận trong diện được hỗ trợ như: bản thân, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công; đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã hội; thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo... (xuất trình bản chính để đối chiếu).
3. Căn cứ hồ sơ của người đề nghị xét miễn, giảm tiền ăn và chi phí quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm, trong thời gian 05 ngày làm việc, Hội đồng của Trung tâm họp để xét miễn, giảm kinh phí đóng góp của người sau cai nghiện, lập biên bản xét miễn, giảm từng trường hợp (Mẫu số 06), đề nghị Giám đốc Trung tâm quyết định mức miễn, giảm đối với từng đối tượng (Mẫu số 07).
Trường hợp không được miễm, giảm Trung tâm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không được miễn, giảm cho người làm đơn.
Chương III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Kinh phí
1. Kinh phí thực hiện chi hỗ trợ và miễn, giảm chi phí cho các đối tượng tại Quy định này, được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách địa phương và nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý.
2. Việc lập, tổng hợp dự toán giao, phân bổ, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chế độ tại Quy định này, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 12. Trách nhiệm
1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công khai, hướng dẫn các đối tượng được hỗ trợ thực hiện thủ tục và tiến hành xét hỗ trợ theo quy định. Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tư vấn, tìm việc làm đối với người sau cai nghiện ma tuý ở nơi cư trú, được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách xã, phường, thị trấn; hàng năm căn cứ số đối tượng quản lý sau cai nghiện ma tuý, lập dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh có trách nhiệm công khai, hướng dẫn các đối tượng trong diện được xét miễn, giảm làm thủ tục và thực hiện chế độ hỗ trợ, xét miễn, giảm đối với người bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm theo quy định; kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ, miễn giảm được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách Nhà nước. Hàng năm, cùng thời gian quy định lập dự toán ngân sách Nhà nước, Trung tâm lập dự toán cùng với chi thường xuyên gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp gửi Sở Tài chính, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 13. Điều khoản thi hành
1. Khi thay đổi chính sách trợ cấp của Nhà nước với đối tượng quản lý sau cai nghiện ma tuý và tình hình lạm phát, trượt giá dưới 20%, giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc điều chỉnh mức trợ cấp cho phù hợp với từng loại đối tượng và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
2. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Mẫu số 01.
Kèm theo QĐ số 1906/2011/QĐ UBND ngày 28/12 /2011 của UBND tỉnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
………, ngày……tháng……năm 20….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp của người sau cai nghiện ma túy
Tôi tên là1: …………………………………………………..…………….
Thường trú tại:………………………….…………………………………
Tôi đang (hoặc) đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma tuý kể từ ngày …../…/20… đến ngày……/…./20….tại2: ………………………….… ……..
………………………………………………………………………………………………
Tình trạng công việc, nghề nghiệp:3 .......................................................................
Tôi đã tham gia học nghề tại4: ...............................................................................
Đề nghị UBND xã (phường, thị trấn).................................... xem xét, hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề cho người sau cai nghiện ma túy. Tôi xin cam kết không tái nghiện ma túy; sử dụng kinh phí để học nghề, tạo việc làm ổn định cuộc sống và tham gia các hoạt động phòng, chống tái nghiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
NGƯỜI THÂN CỦA NGƯỜI VIẾT ĐƠN5
(Ký và ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ và tên)
1 Tên người viết đơn;
2 Nơi người viết đơn chấp hành quyết định quản lý sau cai
3 Người viết đơn viết về tình trạng công việc, nghề nghiệp
4 Tên cơ sở đào tạo nghề
5 Người thân của người viết đơn xác nhận.
Mẫu số 02.
Kèm theo QĐ số 1906/2011/QĐ UBND ngày 28/12 /2011 của UBND tỉnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ kinh phí tìm việc làm của người sau cai nghiện ma túy
Tôi tên là1: ……….....……………………….........Sinh ngày............./......../.............
Thường trú tại:……………………………...............................……………………
Tôi đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại2: ……………………………………………………………………………Hoàn cảnh của gia đình tôi thuộc diện3.................................................................................................................
Đề nghị UBND xã (phường, thị trấn).................................... xem xét, hỗ trợ kinh phí tìm việc làm đối với người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. Tôi xin cam kết không tái nghiện ma túy; sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả để tìm việc làm ổn định cuộc sống và tham gia các hoạt động phòng, chống tái nghiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
NGƯỜI THÂN CỦA NGƯỜI VIẾT ĐƠN4
(Ký và ghi rõ họ và tên)
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ và tên)
1 Tên người viết đơn;
2 Nơi người viết đơn chấp hành quyết định quản lý sau cai
3 Viết về bản thân, gia đình thuộc diện chính sách hỗ trợ
4 Người thân của người viết đơn xác nhận.
Mẫu số 03.
Kèm theo QĐ số 1906/2011/QĐ UBND ngày 28/12 /2011 của UBND tỉnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xét miễn, giảm kinh phí đóng góp của người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm
Tôi tên là1: ………………………………… Sinh ngày............./......../.............
Thường trú tại:…………………………………………………
Tôi là2.................của học viên3................................................ đang chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma tuý lý sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Bắc Giang.
Đề nghị UBND xã (phường, thị trấn)..........................................xác nhận hoàn cảnh của gia đình (học viên):.................................. thuộc diện4.............................
...............................................................................................................................
Đồng kính chuyển Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội xem xét miễn, giảm kinh phí đóng góp của người đang chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma tuý lý sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm theo quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
XÁC NHẬN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ký tên, đóng dấu)
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ và tên)
1 Tên người viết đơn;
2 Quan hệ của người viết đơn với học viên (bố, mẹ, vợ, chồng, con…)
3 Họ và tên học viên
4. Viết về bản thân, gia đình thuộc diện chính sách hỗ trợ.
Mẫu số 04.
Kèm theo QĐ số 1906/2011/QĐ UBND ngày 28/12 /2011 của UBND tỉnh
UBND XÃ (P.TT) …………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …../QĐ UBND
…………1, ngày…..tháng……..năm 20….
QUYẾT ĐỊNH
Hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp của người sau cai nghiện ma túy
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN
Xã, (phường, thị trấn)…………………………
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Quyết định số 1906/2011/QĐ UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và miễn, giảm đối với người sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh;
Xét đơn đề nghị xin hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề cho người sau cai nghiện ma túy; Biên lai thu học phí của cơ sở đào tạo nghề.
Theo đề nghị của Tổ công tác cai nghiện và quản lý sau cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề của người sau cai nghiện ma túy cho ông (bà) 2:……………………………………………………..
Sinh ngày: ……/…../………..; Nghề nghiệp: ……………………………
Nơi cư trú: …………………………………………………………………
Số tiền là:……………….(bằng chữ)…………………….…………………
Điều 2. Giao cho Tổ công tác cai nghiện và quản lý sau cai, Trưởng thôn (bản, tổ dân phố)3: ………….……… phối hợp với ông (bà): ……..………giám sát việc sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí trên.
Điều 3. Tổ công tác cai nghiện và quản lý sau cai, Trưởng thôn (bản, tổ dân phố)4: ………….………, Kế toán ngân sách xã và ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 4; Lưu VT, KT.
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
1 Địa danh
2 Ghi họ và tên người sau cai nghiện
3 Ghi địa danh thôn bản, tổ dân cư
Mẫu số 05.
Kèm theo QĐ số 1906/2011/QĐ UBND ngày 28/12 /2011 của UBND tỉnh
UBND XÃ (P.TT) …………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: …../QĐ UBND
…………1, ngày…..tháng……..năm 20….
QUYẾT ĐỊNH
Hỗ trợ kinh phí tìm việc làm của người sau cai nghiện ma túy
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN
Xã, (phường, thị trấn)…………………………
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Quyết định số /QĐ UBND ngày / /2011 của UBND tỉnh Chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và miễn, giảm đối với người sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh.
Xét đơn đề nghị xin hỗ trợ kinh phí tìm việc làm của người đã hoàn thành xong quyết định áp dụng quản lý sau cai nghiện ma túy.
Theo đề nghị của Tổ công tác cai nghiện và quản lý sau cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hỗ trợ kinh phí tìm việc làm của người sau cai nghiện ma túy cho ông (bà) 2: ……………………………………………………………………………………..
Sinh ngày: ……/…../………..; Nghề nghiệp: …………………………
Nơi cư trú: ………………………………………………………………
Đã chấp hành xong thời gian quản lý sau cai nghiện kể từ ngày……/……/…….
Số tiền là:……………….(bằng chữ)…………………….…………………
Điều 2. Giao cho Tổ công tác cai nghiện và quản lý sau cai, Trưởng thôn (bản, tổ dân phố) 3: ………….……… phối hợp với ông (bà): ……..………giám sát việc sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí trên.
Điều 3. Tổ công tác cai nghiện và quản lý sau cai, Trưởng thôn (bản, tổ dân phố): ………….………, Kế toán ngân sách xã và ông (bà) ) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 4; Lưu VT, KT.
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)
1 Địa danh
2 Ghi họ và tên người sau cai nghiện
3 Ghi địa danh thôn bản, tổ dân cư
Mẫu số 06.
Kèm theo QĐ số 1906/2011/QĐ UBND ngày 28/12 /2011 của UBND tỉnh
SỞ LAO ĐỘNG TBXH TỈNH BẮC GIANG TRUNG TÂM GIÁO DỤC LĐXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /BB HĐXMG
Bắc Giang, ngày…..tháng……..năm 20….
BIÊN BẢN
Họp Hội đồng để xét miễn, giảm kinh phí đóng góp của người sau cai nghiện na túy tại Trung tâm
Thời gian: Hôm nay, ngày …… tháng… .. năm 20…..
Địa điểm: Tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Bắc Giang.
1. Thành phần
Chủ tịch Hội đồng ………………………… Thư ký……………………
Tổng số thành viên:……………..Vắng:…….(lý do)……………………
1)………………………………………2)………………………………………
3)…………………………...…….……4)………………………………………
5)………………………………………6)………………………………………
2. Nội dung:
Xem xét đơn đề nghị xét miễn, giảm kinh phí đóng góp của người đang chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm (thông qua nội dung đơn)
Họ tên người đề nghị1: ……………………….………quan hệ……………
Họ tên học viên được xét miễn, giảm………………….…………………
Hoàn cảnh của gia đình (học viên) thuộc diện:……………………………
Các ý kiến phát biểu:…………………………….………………..…….................
…………………………………………………..........................………………………
……………………………………………………......................………………….……
……………………………………………….......................……………………….…
………………………………………......................…………………….....……………
3. Kết luận của Chủ tịch Hội đồng:......................................................................
Hội đồng thông qua mức miễn, giảm là:…………%; Thời gian miễn, giảm kể từ ngày ..../..../20 đến ngày ....../..../20 Biểu quyết..........%. Số tiền:.......................
THƯ KÝ
(Ký và ghi họ và tên)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 07.
Kèm theo QĐ số 1906/2011/QĐ UBND ngày 28/12 /2011 của UBND tỉnh
SỞ LAO ĐỘNG TBXH TỈNH BẮC GIANG TRUNG TÂM GIÁO DỤC LĐXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: /QĐ XMG
Bắc Giang, ngày…..tháng……..năm 20….
QUYẾT ĐỊNH
Miễn, giảm kinh phí đóng góp của người sau cai nghiện na túy tại Trung tâm
Căn cứ Quyết định số 215/QĐ UBND ngày 04/11/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc đổi tên Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục Lao động xã hội thành Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh Bắc Giang;
Căn cứ Quyết định số /QĐ UBND ngày / /2012 của UBND tỉnh Chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú; chế độ đóng góp và miễn, giảm đối với người sau cai nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội tỉnh;
Căn cứ Biên bản số /BB HĐXMG ngày …./…./20… của Hội đồng để xét miễn, giảm kinh phí đóng góp của người sau cai nghiện na túy tại Trung tâm; Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Tổng hợp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Miễn (giảm):………….%; Số tiền là…………… đồng kinh phí đóng góp của người sau cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội.
Cho ông (bà) ……………..…………………Sinh ngày: ……/…../………..;
Nơi cư trú: ………………………………………………………………
Đã chấp hành Quyết định quản lý sau cai nghiện kể từ ngày……/……/…….
Hoàn cảnh của gia đình (học viên) thuộc diện:…………………………
Điều 2. Giao cho Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Tổng hợp; các cán bộ liên quan hướng dẫn gia đình và học viên……………..thực hiện chế độ miễn, giảm và đóng góp theo quy định.
Điều 3. Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Tổng hợp, Kế toán Trung tâm và ông/bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 3; Lưu VT, KT.
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 519/2011/QĐ UBND
Bắc Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ BẢO VỆ RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2012 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;
Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 38/2011/NQ HĐND, ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh Bắc Giang Khóa XVII, Kỳ họp thứ 3 về quy định mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 2016;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 98/TTr SNN ngày 14/11/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 2016.
Điều 2. Giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ kế hoạch bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên; hàng năm cân đối nguồn vốn ngân sách của tỉnh đảm bảo cho thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Quyết định này hiệu lực từ ngày 01/01/2012.
Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lại Thanh Sơn
QUY ĐỊNH
MỨC HỖ TRỢ BẢO VỆ RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2012 2016 (Ban hành kèm theo Quyết định số 519/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Bắc Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu.
Hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 2016 nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả và bền vững rừng tự nhiên; nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ rừng và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này áp dụng cho việc hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo và chưa đủ điều kiện khai thác hưởng lợi theo quy định.
2. Đối tượng áp dụng: Hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư thôn; doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước, Ban quản lý rừng (sau đây gọi chung là tổ chức Nhà nước) được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo chưa đủ điều kiện khai thác hưởng lợi để quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
3. Các đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này bao gồm:
a) Đang tham gia và nhận kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng từ các chương trình, dự án khác của Nhà nước hoặc của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
b) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng diện tích rừng Dẻ; diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc đối tượng đưa vào cải tạo rừng; diện tích rừng cho các tổ chức ngoài quốc doanh thuê rừng.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Điều kiện để được hỗ trợ.
1. Diện tích rừng được hỗ trợ bảo vệ phải có hồ sơ thiết kế, dự toán được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
2. Phải thực hiện ký kết hợp đồng khoán bảo vệ rừng giữa tổ chức Nhà nước được giao vốn với bên nhận khoán.
Điều 4. Mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
1. Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho việc bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân cư thôn và tổ chức Nhà nước.
2. Hỗ trợ 20.000 đồng/ha cho chi phí thiết kế, dự toán bảo vệ rừng năm đầu và được tính ngoài mức hỗ trợ bảo vệ rừng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hỗ trợ chi phí quản lý bằng 6% tổng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho bảo vệ rừng, trong đó: Cấp tỉnh 1%, Ban Quản lý dự án cơ sở 5%. Sử dụng chi phí quản lý thực hiện theo quy định hiện hành.
4. Trong thời gian thực hiện, nếu có sự thay đổi chính sách của Trung ương cho hỗ trợ bảo vệ rừng quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 1, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Điều 5. Nguồn kinh phí hỗ trợ.
Do Ngân sách tỉnh bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
Thực hiện theo Điều 30, Điều 59, Điều 60, Điều 64, Điều 66, Điều 70, Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các quy định hiện hành có liên quan.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của các ngành.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng giai đoạn 2012 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
b) Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ đầu tư bảo vệ rừng báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định.
c) Căn cứ dự toán ngân sách năm được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện phân bổ kế hoạch cho chủ rừng là các tổ chức nhà nước và các Ban Quản lý dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất cấp huyện để tổ chức thực hiện.
d) Căn cứ mức hỗ trợ đầu tư bảo vệ rừng đã được quy định, phân bổ chi tiết các hạng mục chi phí để làm cơ sở lập hồ sơ thiết kế, dự toán.
e) Phối hợp với UBND các huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai quy định này đến người dân; chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn kỹ thuật, về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với chủ đầu tư và người dân được hưởng theo quy định.
2. Sở Tài chính.
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ bảo vệ rừng giai đoạn 2012 2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
b) Hàng năm chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ đầu tư bảo vệ rừng báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh, và các Sở, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện quy định mức hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 2016.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND các cấp.
1. UBND các huyện phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện quy định mức hỗ trợ bảo về rừng trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc và các hộ gia đình được hỗ trợ bảo vệ rừng.
2. UBND các xã, trưởng thôn, bản có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện quy định mức hỗ trợ bảo về rừng đến người dân ở địa phương và phối hợp với chủ đầu tư nghiệm thu thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm của Ban Quản lý dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất cấp huyện và tổ chức Nhà nước.
1. Trực tiếp triển khai và phối hợp với UBND các xã phổ biến, tuyên truyền quy định mức hỗ trợ bảo vệ rừng đến với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên trên địa bàn.
2. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch; nhận kinh phí, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đúng quy định, đúng mục đích, đúng chế độ hiện hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ.
3. Lập hồ sơ thiết kế, dự toán bảo vệ rừng trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật về công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn tham gia nhận hỗ trợ.
5. Thực hiện ký kết hợp đồng và tổ chức nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng đến từng hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn và thực hiện việc chi trả tiền hỗ trợ của ngân sách theo kết quả nghiệm thu đó./.
|
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN CÁN SỰ ĐẢNG THANH TRA CHÍNH PHỦ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Số: 1821 QĐ/BCS
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH THANH TRA
Căn cứ Chỉ thị số 03 CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Căn cứ Kế hoạch số 03 KH/TW, ngày 01/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 03 CT/TW của Bộ Chính trị,
BAN CÁN SỰ ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định năm chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Ngành Thanh tra (có văn bản kèm theo).
Điều 2. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc Ngành Thanh tra có trách nhiệm phấn đấu, rèn luyện thường xuyên theo các chuẩn mực đạo đức này.
Điều 3. Các cấp ủy đảng, thủ trưởng các cơ quan Thanh tra, Vụ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm phổ biến đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình: đưa việc thực hiện quy định này vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của đảng bộ, chi bộ, cơ quan, đơn vị và kiểm điểm đánh giá công tác hàng năm.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 62 QĐ/BCS, ngày 30/10/2007 của Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ.
Nơi nhận: Như điều 3; ĐUK các cơ quan TW(b/c); Các đ/c Ủy viên BCSĐ TTCP; Các đ/c Đảng ủy viên; Lưu VP, TCĐU.
TM. BAN CÁN SỰ ĐẢNG BÍ THƯ Huỳnh Phong Tranh
NĂM CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC
CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH THANH TRA (Kèm theo Quyết định số 1821 QĐ/BCS ngày 30/12/2011 của Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ)
1. Có lập trường, quan điểm cách mạng vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; luôn nêu cao trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao: Phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất.
2. Có phong cách, phương pháp làm việc khoa học, đổi mới: sâu, sát công việc: coi trọng nguyên tắc, kỷ cương; phân tích xử lí vấn đề khách quan, công tâm, có lí, có tình, có tính thuyết phục cao.
3. Có tinh thần học tập, cầu tiến bộ, nghiên cứu, tiếp cận cái mới: không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực cá nhân về mọi mặt; coi trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo đánh giá hiệu quả công việc.
4. Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cá nhân trong sáng, lành mạnh; nói đi đôi với việc làm; hành động có văn hóa; gương mẫu, tiêu biểu trong lối sống sinh hoạt cá nhân; có tinh thần xây dựng và đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; tích cực đấu tranh bài trừ tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; gương mẫu, không lợi dụng chức quyền để vụ lợi.
5. Có tấm lòng vì dân, thương dân, gần gũi, tôn trọng nhân dân, biết chia sẻ, thông cảm với nhân dân khi xử lí công việc; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của nhân dân; hoạt động vì lợi ích của đất nước, của nhân dân; thường xuyên sinh hoạt với nhân dân nơi cư trú đúng quy định của Nhà nước.
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
1. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại.
2. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của ý trí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích cách mạng.
3. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
4. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người.
5. Đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 61/2011/QĐ UBND
Lào Cai, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT BNNPTNT BKHĐT BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bộ Kế hoạch & Đầu tư Bộ Tài chính về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2011/NQ HĐND ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV Kỳ họp thứ 3 về chính sách đầu tư xây dựng đường Giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số: 174/TTr SGTVT ngày 30/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về đầu tư xây dựng đường Giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT, và các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 77/2003/QĐ UB ngày 07/3/2003 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định về đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 493/QĐ UB ngày 9/10/2003 của UBND tỉnh Lào Cai về sửa đổi, bổ sung điều 6 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 77/2003/QĐ UB ngày 07/3/2003 của UBND tỉnh Lào Cai; Quyết định số 55/2006/QĐ UBND ngày 28/06/2006 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định về đầu tư kiên cố hóa đường giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 21/2008/QĐ UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung điều 3 của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 55/2006/QĐ UBND ngày 28/06/2006 của UBND tỉnh Lào Cai.
Nơi nhận: Như điều 3 QĐ; Văn phòng Chính phủ; TT: TU, HĐND, UBND tỉnh; Bộ Giao thông vận tải; Cục kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; Đoàn Đại biểu QHH tỉnh Lào Cai; TT: HU, HĐND, UBND các huyện, thành phố; Các sở, ban, ngành; Công báo Lào Cai; Lưu VT, TH, QLĐT, các CV.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Vịnh
QUY ĐỊNH
VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI (Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2011/QĐ UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này áp dụng để đầu tư xây dựng mở mới và nâng cấp đường Giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai (đường giao thông nông thôn trong quy định này gồm các loại đường: đường từ xã tới các thôn bản hoặc đường nối liền các thôn, bản; đường trục thôn xóm; đường trục chính nội đồng; đường ngõ, xóm).
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng mở mới và nâng cấp đường Giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Chương 2.
QUY MÔ, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
Điều 2. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật đường Giao thông nông thôn
Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 315/QĐ BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020 và thực hiện một số nội dung chủ yếu sau:
1. Đường mở mới
a) Đường từ xã tới các thôn bản; đường nối liền các thôn, bản; đường trục thôn xóm, đường trục chính nội đồng xây dựng theo quy mô đường cấp A hoặc cấp B có chiều rộng nền đường từ 0,4m đến 0,5m (không kể rãnh dọc); độ dốc dọc tối đa 13%. Những vị trí nhiều đá, vách ta luy cao hơn 5m, áp dụng chiều rộng nền đường là 3,5m, rãnh dọc có dạng tam giác với chiều sâu tối thiểu là 30cm.
b) Đường ngõ, xóm xây dựng theo quy mô đường cấp C, có chiều rộng nền đường 3,0m.
c) Hướng tuyến: Điểm đầu các tuyến đường phải nối với đường bộ đã có. Điểm cuối đến các thôn, bản, các gia đình hoặc nối vào tuyến đường bộ khác.
2. Đường nâng cấp (mặt đường BTXM hoặc láng nhựa):
a) Đường cấp A, B:
Móng đường: Tùy theo tình hình địa chất nền đường, để thiết kế lớp móng cấp phối, móng cát, móng cát gia cố xi măng. Lớp móng đảm bảo độ chặt có chiều dày đã lu lèn 12cm (đối với đường cấp A); dày 10cm (đối với đường cấp B).
Mặt đường: Mặt đường bê tông xi măng M200 dày 16cm (đối với đường cấp A); dày 14cm (đối với đường cấp B); Chiều rộng mặt đường cấp A, B: từ 3,0m đến 3,5m. Đối với các tuyến đường thiết yếu của xã, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3,0m. Trường hợp xây dựng mặt đường bê tông có chiều rộng 2,0m hoặc 2,5m phải báo cáo UBND cấp huyện chấp nhận trước khi triển khai.
Mặt đường đá dăm láng nhựa: lớp móng cấp phối dày 10cm, lớp đá dăm láng nhựa dày 12cm, tiêu chuẩn nhựa 3kg/m2.
b) Đường cấp C: Chiều rộng mặt đường bê tông xi măng từ 1,5m đến 2,0m trở lên; dày 8cm trở lên, móng cát đệm 5cm.
c) Công trình thoát nước ngang: Các công trình thoát nước có khẩu độ từ 1,0m trở xuống xây dựng bằng bê tông cốt thép theo hướng dẫn của Quyết định số 315/QĐ BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ GTVT và quy trình, quy phạm thi công hiện hành. Những vị trí có lưu lượng lớn, phải làm cầu hoặc cống khẩu độ lớn hơn 1,0m, các huyện lập dự án đầu tư theo quy định.
d) Các tuyến đường được bê tông hóa mặt đường: chỉ áp dụng đối với tuyến có chiều rộng nền đường từ 4,0m trở lên (không kể đường ngõ xóm).
Chương 3.
NGUỒN LỰC ĐẦU TƯ CHO XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
Điều 3. Nguồn lực đầu tư cho mở mới đường Giao thông nông thôn
1. Làm đường giao thông để cho nhân dân đi lại, việc xây dựng đường giao thông là trách nhiệm của nhân dân. Nhân dân bàn bạc dân chủ, để huy động mọi nguồn lực (bằng lao động xã hội và đóng góp tự nguyện của nhân dân do Ủy ban nhân dân xã lập kế hoạch).
2. Phần nhân dân thực hiện mở mới đường Giao thông nông thôn gồm:
Nhân dân tự bàn bạc hiến đất và giải phóng mặt bằng;
Thi công nền đường;
Tận dụng vật liệu khi thi công nền đường, để rải móng đường chống trơn lầy;
Xây dựng các công trình vượt suối tạm (trường hợp phải làm cầu, UBND cấp xã báo cáo UBND cấp huyện lập dự án đầu tư theo kế hoạch hàng năm).
Mua sắm dụng cụ, tổ chức huy động nguồn lực trong dân.
3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ những phần việc mà nhân dân không làm được, theo hình thức khoán gọn cho mở mới đường Giao thông nông thôn:
a) Khảo sát thiết kế mở mới đường giao thông (trừ đường ngõ, xóm) theo hình thức đơn giản do Phòng Kinh tế & Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị) của huyện, thành phố phối hợp với Ban Quản lý xã thực hiện, bao gồm:
Thiết kế bản vẽ thi công đơn giản gồm: Bản vẽ bình đồ, trắc dọc, trắc ngang. Dùng các dụng cụ đơn giản để đo đạc. Bình đồ chỉ vẽ đường sườn tuyến, không vẽ đồng mức. Các vị trí công trình thoát nước phải đảm bảo phù hợp, là cơ sở để đầu tư giai đoạn II (nâng cấp rải mặt đường và xây dựng công trình thoát nước).
Mức khoán gọn kinh phí hỗ trợ bình quân cho vật liệu, văn phòng phẩm của công tác lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công, và quá trình phối hợp thực hiện quản lý xây dựng dự án đường cấp A, B (không kể đường ngõ, xóm) là 5 triệu đồng/km, chi tiết cho các công việc sau:
+ Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công, viết thuyết minh, lập dự toán (chỉ tính đến chi phí trực tiếp, phân rõ các loại nguồn vốn): 2,5 triệu đồng;
+ Hướng dẫn kỹ thuật thi công đường cấp A, B; hướng dẫn an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường; giám sát thi công; lập hồ sơ nghiệm thu, tài liệu hoàn công công trình: 2,5 triệu đồng.
b) Mức hỗ trợ (khoán gọn) bình quân để hoàn thành 1km đường giao thông (trừ đường ngõ, xóm) được mở mới theo cấp đường tại Điều 2 của Quy định này là: 120 triệu đồng/km.
c) Trường hợp tuyến đường có địa hình phức tạp, khối lượng nhiều, việc thi công nổ mìn phá đá khó khăn, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập thành dự án đầu tư riêng, trình UBND tỉnh phê duyệt.
đ) Mở mới đường ngõ, xóm (đường loại C): Loại đường này chỉ cần xác định hướng tuyến cho phù hợp với điều kiện địa hình, nền đường ổn định, đảm bảo an toàn. Nhân dân tự huy động 100% nguồn lực, để xác định hướng tuyến và thi công hoàn thành tuyến đường.
Điều 4. Nguồn lực đầu tư cho bê tông hóa đường Giao thông nông thôn
1. Nguồn lực đầu tư:
a) Tỉnh hỗ trợ:
Hỗ trợ 100% xi măng hoặc nhựa đường (đối với đường cấp A, B) và vận chuyển đến địa điểm tập kết của tuyến đường đã được xã, huyện đăng ký với tỉnh thực hiện thi công trong năm kế hoạch.
+ Hỗ trợ xây dựng mặt đường bê tông xi măng có chiều rộng Bm = 3m: 163 tấn xi măng/km;
+ Hỗ trợ xây dựng mặt đường bê tông xi măng có chiều rộng Bm = 2,5m: 136 tấn xi măng/km;
+ Hỗ trợ xây dựng mặt đường bê tông xi măng có chiều rộng Bm = 2,0m: 109 tấn xi măng/km.
Hỗ trợ 100% số lượng các loại ống cống, bản cống và vận chuyển đến địa điểm tập kết của tuyến đường đã được xã, huyện đăng ký với tỉnh thực hiện thi công trong năm kế hoạch. Huyện, thành phố lập dự toán kinh phí sản xuất, vận chuyển ống cống hoặc các bản cống (đối với cống bản) các loại đến các địa điểm thi công, qua thẩm định của Sở Tài chính, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, là cơ sở để cấp kinh phí hỗ trợ các loại ống cống, bản cống. Huyện, thành phố tổ chức giao cho một đơn vị chuyên thực hiện đúc ống cống, bản cống các loại và vận chuyển, tập kết tại địa điểm thi công.
Hỗ trợ phần nhân công:
+ Hỗ trợ người dân thuộc xã vùng III hoặc thôn vùng III thuộc xã vùng II trực tiếp lao động làm đường là: 20 triệu đồng/km;
+ Hỗ trợ người dân thuộc xã vùng II trực tiếp lao động làm đường là: 10 triệu đồng/km;
+ Kinh phí hỗ trợ nhân công được tính: Kinh phí hỗ trợ/km x chiều dài đường bê tông xi măng tính bằng km, được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng đi qua địa phận thôn vùng III thuộc xã vùng II, xã vùng II hoặc xã vùng III; (xã vùng I, xã vùng II và xã vùng III tính theo quy định cụ thể trong chương trình 135);
+ Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn trên cơ sở chấm công những người dân vùng II, III đi làm đầy đủ, lập phương án thanh toán tiền hỗ trợ cho người dân trực tiếp lao động làm đường kịp thời, công khai và đúng đối tượng, có sự giám sát của nhân dân.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng (phòng Quản lý đô thị) của huyện, thành phố phối hợp Ban Quản lý xã, căn cứ tài liệu hoàn công nền đường và hiện trạng tuyến đường, khảo sát thiết kế tuyến đường được thực hiện đơn giản. Tiến hành đăng ký đường cũ, thiết kế bản vẽ thi công: Đo vẽ bình đồ hướng tuyến, trắc dọc, trắc ngang, để thiết kế nâng cấp mặt đường và xây dựng công trình thoát nước. Riêng các vị trí đặt cống, phải khảo sát đo đạc, tính toán và thiết kế theo quy định hiện hành của nhà nước cho phù hợp và an toàn. Viết thuyết minh, lập dự toán, kèm biểu thống kê vật liệu (chỉ tính đến chi phí trực tiếp và phân rõ các loại nguồn vốn). Hỗ trợ kinh phí như sau:
+ Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, đăng ký đường cũ, khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công mặt đường: 2,5 triệu đồng/km. Hướng dẫn kỹ thuật thi công, hướng dẫn an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường, giám sát thi công, lập hồ sơ nghiệm thu, tài liệu hoàn công công trình: 2,5 triệu đồng/km.
+ Công trình thoát nước: Khảo sát đo đạc, thiết kế bản vẽ thi công cống: 0,5 triệu đồng/cống. Hướng dẫn kỹ thuật thi công, giám sát thi công, lập hồ sơ nghiệm thu, tài liệu hoàn công công trình: 0,6 triệu đồng/cống.
+ Không tính kinh phí khảo sát thiết kế đối với những vị trí đặt ống thép Ф100mm Ф300mm để thoát nước ngang đường.
b) Huyện, thành phố hỗ trợ: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện, thành phố, các chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân các xã, các cơ quan, đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân … bàn bạc để có biện pháp huy động nguồn lực kết hợp ngân sách của huyện hỗ trợ phần vật liệu chủ yếu còn lại cho các tuyến đường đã được xã, huyện, thành phố đăng ký thực hiện thi công trong năm kế hoạch bao gồm: Vật liệu cấp phối móng đường, đá dăm 2x4, cát vàng đổ bê tông; huy động máy lu phần móng đường và vật liệu xây cống: đá hộc, xi măng, cát xây, trát.
c) Phần nhân dân thực hiện bê tông hóa mặt đường Giao thông nông thôn: Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn lập kế hoạch chi tiết vận động nhân dân bàn bạc để tự giải phóng mặt bằng và tổ chức triển khai thi công tuyến đường: hoàn thiện nền đường, đào khuôn đường, thi công công trình thoát nước, thi công móng đường, thi công mặt đường BTXM và các công việc hoàn thiện khác theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả vốn đầu tư.
đ) Đối với mặt đường láng nhựa, được thực hiện hỗ trợ giống như phần mặt đường bê tông xi măng ở phần trên. Khuyến khích các xã vùng thấp rải nhựa các tuyến đường giao thông liên thôn là tuyến đường thiết yếu của xã.
e) Đối với đường ngõ, xóm: Các hộ gia đình tận dụng vật liệu địa phương để cứng hóa mặt đường (rải cấp phối, đá dăm, lát gạch, lát đá hoặc bê tông xi măng) có chiều rộng Bm = 1,5m trở lên. Các hộ gia đình tự hoàn thiện nền, tự chuẩn bị vật liệu và thi công mặt đường, nhà nước không hỗ trợ.
i) Khuyến khích các xã huy động nguồn lực, để có thể tiếp tục gia cố rãnh dọc thoát nước hai bên đường và xây dựng, hoàn thiện công trình phòng hộ như cọc tiêu, biển báo, tường phòng hộ đoạn nguy hiểm, … trên tuyến.
Chương 4.
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
Điều 5. Đăng ký xây dựng đường Giao thông nông thôn
1. Các xã, các thôn bản căn cứ quy hoạch, kế hoạch xây dựng hàng năm; căn cứ tình hình thực tế mạng lưới đường trong xã, trong thôn mình để lựa chọn đăng ký xây dựng các tuyến đường. Ưu tiên trước các tuyến đường đi qua nhiều thôn bản, các vùng đông dân cư, các tuyến đường thiết yếu cho việc vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội, góp phần đắc lực cho xóa đói, giảm nghèo.
2. Danh mục tuyến đường và kế hoạch dự kiến huy động nguồn lực cho mở mới, bê tông hóa đường Giao thông nông thôn của các xã được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị tổng hợp) xem xét, gửi Sở Giao thông vận tải (tổng hợp), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Kế hoạch và Đầu tư, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục công trình được hỗ trợ đầu tư vào tháng chín hàng năm, trước năm kế hoạch.
Điều 6. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo KTKT xây dựng công trình
1. Lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình:
a) Phòng Hạ tầng và Kinh tế, Quản lý đô thị huyện, thành phố phối hợp với chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về thiết kế bản vẽ thi công công trình. Nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình bao gồm: Tên công trình, mục tiêu đầu tư, số hộ hưởng lợi, địa điểm xây dựng, quy mô kỹ thuật công trình, thời gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn đầu tư và cơ chế huy động nguồn lực kèm theo thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán.
b) Chủ đầu tư lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư về Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư phải được tổng hợp ghi thành biên bản, là tài liệu bắt buộc có trong hồ sơ thẩm định và trình phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
2. Thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình:
a) Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật:
Tờ trình xin phê duyệt dự án của Ban quản lý xã gồm các nội dung: Tên dự án, chủ đầu tư, mục tiêu đầu tư, số hộ hưởng lợi, quy mô và địa điểm xây dựng, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phương án huy động vốn đầu tư, thời gian khởi công và hoàn thành, các nội dung khác (nếu có);
Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán.
b) Thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình:
Dự án do Ủy ban nhân dân huyện quyết định đầu tư: Phòng Tài chính Kế hoạch (hoặc tổ thẩm định) các huyện, thành phố thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình để trình UBND các huyện, thành phố phê duyệt. Thời gian thẩm định không quá 10 ngày (kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
Dự án do Ủy ban nhân dân xã quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân xã tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, các cơ quan chuyên môn của huyện có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã trong quá trình thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Thời gian thẩm định không quá 07 ngày (kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
Nội dung thẩm định bao gồm:
+ Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả bao gồm: sự cần thiết đầu tư, quy mô, thời gian thực hiện, hiệu quả kinh tế xã hội;
+ Xem xét đảm bảo tính khả thi bao gồm: Nhu cầu sử dụng đất, dự toán và khả năng huy động nguồn lực.
c) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Giao thông nông thôn. Trường hợp những xã đủ năng lực quyết định đầu tư, thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, thì huyện, thành phố hướng dẫn các xã triển khai thực hiện theo quy định với các công trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ đến 03 tỷ đồng trong tổng giá trị của công trình.
Điều 7. Lựa chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thi công
1. Các hình thức lựa chọn:
a) Giao cho cộng đồng dân cư thôn bản (những người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình) tự thực hiện xây dựng;
b) Lựa chọn nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực để xây dựng;
c) Trong trường hợp cộng đồng dân cư thôn bản, hoặc nhóm thợ cá nhân, do không có khả năng thực hiện toàn bộ khối lượng công việc được giao, chủ đầu tư kêu gọi các tổ chức, cá nhân, Doanh nghiệp tự nguyện tài trợ, giúp đỡ trong thi công công trình. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với các đơn vị hỗ trợ, tiếp tục phối hợp với cộng đồng dân cư thôn bản, hoặc nhóm thợ, cá nhân thực hiện khối lượng phần việc còn lại;
d) Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu theo quy định hiện hành. Khuyến khích thực hiện hình thức giao cộng đồng dân cư thôn bản (những người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình) tự thực hiện xây dựng.
2. Cách thức lựa chọn nhà thầu (hoặc đơn vị thi công): theo quy định tại điểm b, khoản 8, điều 10 tại thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT BNNPTNT BKHĐT BTC ngày 13 tháng 04 năm 2011 của Liên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Kế hoạch và Đầu tư Tài chính về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020.
3. Phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị xây dựng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thi công các tuyến đường trên cơ sở đề nghị của Ban Quản lý xã.
Điều 8. Huy động và quản lý sử dụng vốn đầu tư
1. Việc quản lý các nguồn vốn được thực hiện như sau: Các tuyến đường được ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm dưới 50% vốn, thực hiện theo quy định này. Các tuyến đường được ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm từ 50% vốn trở lên, thực hiện theo quy định tại thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT BNNPTNT BKHĐT BTC ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Tài chính về Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 cùa Thủ tướng Chính phủ và các quy định, hướng dẫn của tỉnh có liên quan.
2. Giao Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là chủ đầu tư việc mở mới, bê tông hóa đường Giao thông nông thôn. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chủ động lập kế hoạch quản lý, huy động các nguồn lực để tổ chức, triển khai thực hiện. Có quyền tự chủ trong chi tiêu để mở mới, bê tông hóa các tuyến đường, nhưng không được để thất thoát và sử dụng sai mục đích.
3. Ban quản lý xã vận động, thống nhất với nhân dân để mọi người hưởng ứng tự nguyện tham gia đóng góp trong việc hiến đất, giải phóng mặt bằng. Vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp nguyên vật liệu, ngày công, huy động nguồn lực để mở mới, bê tông hóa đường Giao thông nông thôn, xây dựng công trình thoát nước
4. Khuyến khích các tổ chức, đoàn thể, đơn vị, cá nhân, hộ gia đình, Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực đóng góp trong việc tạo điều kiện đầu tư, hỗ trợ nhân dân các thôn bản hoàn thành chương trình phát triển đường Giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Điều 9. Quản lý chất lượng và nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành
1. Phòng Kinh tế và Hạ tầng (phòng Quản lý đô thị) các huyện, thành phố hướng dẫn cụ thể về quản lý chất lượng công trình trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng tuyến đường. Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo thực hiện Giám sát cộng đồng theo quy định.
2. Các bước và thành phần nghiệm thu:
Nghiệm thu chuyển bước thi công;
Nghiệm thu hạng mục công trình hoàn thành;
Nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, quản lý, khai thác và bảo dưỡng thường xuyên.
Thành phần nghiệm thu chủ yếu gồm: Ban Quản lý xã, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị các huyện, thành phố; Cán bộ chịu trách nhiệm khảo sát thiết kế, hướng dẫn kỹ thuật, giám sát thi công; Giám sát cộng đồng của xã; Trưởng thôn bản nhận bàn giao quản lý, khai thác và bảo dưỡng.
3. Nội dung nghiệm thu bàn giao công trình:
a) Mở mới đường giao thông:
Căn cứ thực tế công trình hoàn thành và các tài liệu trong hồ sơ hoàn công công trình để tiến hành: nghiệm thu tuyến đường theo hồ sơ thiết kế được duyệt; đảm bảo nền đường ổn định, đủ kích thước hình học: Độ dốc dọc, chiều dài tuyến đường, chiều rộng nền đường, mặt đường, kích thước rãnh dọc thoát nước, mái dốc ta luy và các chỉ tiêu kỹ thuật khác của tuyến đường.
Biên bản nghiệm thu hoàn thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
b) Bê tông hóa đường giao thông:
Căn cứ thực tế công trình hoàn thành và các tài liệu trong hồ sơ hoàn công công trình để tiến hành:
Nghiệm thu chiều dài tuyến đường hoàn thành theo thực tế.
Nghiệm thu chất lượng công trình: Chất lượng móng đường, xem xét quá trình nghiệm thu chất lượng vật liệu và mặt đường BTXM, chiều dày, chiều rộng, độ dốc ngang mặt đường, lề đường theo thiết kế.
Nghiệm thu công trình thoát nước: Nghiệm thu công tác khảo sát, thiết kế, nghiệm thu hồ sơ các đợt chuyển bước thi công: Xác định vị trí cống, cao trình móng cống, mác bê tông, mác vữa, vật liệu xây dựng cống, móng cống, cốt thép cống, bê tông ống cống, lắp đặt cống, lấp đất trên cống. Xây dựng tường đầu, tường cánh cống, sân cống, móng hạ lưu chống sói và nghiệm thu các công việc hoàn thiện khác, đảm bảo chất lượng theo hồ sơ thiết kế.
Biên bản nghiệm thu hoàn hành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
c) Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư phải bàn giao công trình và bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công trình cho Ủy ban nhân dân xã để giao cho thôn, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng, bảo trì.
Điều 10. Thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
1. Công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân xã, lập ngay hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư, gửi về Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thành phố thẩm định, trình phê duyệt vốn quyết toán đầu tư theo thẩm quyền quy định (chậm nhất không quá ba tháng).
2. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng đường Giao thông nông thôn, được quản lý cấp phát thanh toán qua Kho bạc nhà nước huyện, thành phố. Hồ sơ tạm ứng, hạn mức tạm ứng, cấp phát kinh phí, thanh quyết toán vốn đầu tư công trình: Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp Kho bạc nhà nước tỉnh, các ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn và thống nhất các biểu mẫu, giấy tờ để nhân dân các xã thực hiện thuận tiện nhất.
Chương 5.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình phát triển Giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Có trách nhiệm phối hợp đào tạo, hướng dẫn cụ thể về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đường Giao thông nông thôn; kiểm tra, tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các sở, ngành liên quan bố trí nguồn vốn và hướng dẫn về số lượng, thời gian, địa điểm tập kết xi măng và các hỗ trợ khác (phần thuộc tỉnh hỗ trợ) cho các tuyến đường của các xã được thi công trong năm kế hoạch. Kiểm tra và báo cáo định kỳ theo quy định.
2. Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp Sở Giao thông vận tải hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan tới chuyên ngành để nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện được thuận lợi; kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện chương trình phát triển đường Giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và báo cáo định kỳ theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Trực tiếp chỉ đạo và có phương án, kế hoạch cụ thể trong việc hỗ trợ kịp thời, đầy đủ vật liệu chủ yếu cho các công trình, huy động tối đa vật liệu sẵn có.
2. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện, ủy ban nhân dân các xã, thôn bản triển khai mạnh mẽ phong trào xây dựng đường Giao thông nông thôn trên địa bàn, đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả vốn đầu tư.
3. Phòng Kinh tế và Hạ tầng (phòng Quản lý đô thị) các huyện, thành phố phối hợp với Ban Quản lý xã xác định vị trí mỏ vật liệu tập trung và vật liệu tận dụng trên tuyến đường, để có kế hoạch khai thác; hướng dẫn, giám sát kỹ thuật, đôn đốc, kiểm tra các xã thực hiện chương trình xây dựng đường Giao thông nông thôn trong năm kế hoạch. Tổ chức tập huấn cho cán bộ xã, thôn bản và bà con nhân dân tại hiện trường để việc thực hiện thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo định kỳ theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới các xã (gọi tắt là Ban Quản lý xã) phối hợp phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện xây dựng đường Giao thông nông thôn. Ban phân công cụ thể cho từng thành viên thực hiện từ bước lập kế hoạch, tổ chức huy động các nguồn lực và nhân dân các thôn bản tham gia xây dựng đường bằng công lao động, tiền mặt, vật liệu máy móc, thiết bị, hiến đất … (nếu đóng góp bằng tiền thì cần được cộng đồng bàn bạc quyết định, Hội đồng nhân dân xã thông qua); thực hiện nghiệm thu và bàn giao công trình hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ; thanh, quyết toán công trình theo quy định. Tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng, tham gia đóng góp kinh phí, nguyên vật liệu và ngày công để xây dựng đường Giao thông nông thôn. Thực hiện quy chế giám sát cộng đồng theo hướng dẫn của Ủy ban mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn. Hướng dẫn Ban phát triển thôn công khai việc thanh quyết toán chi tiết kinh phí, vật liệu hỗ trợ của nhà nước, nguồn lực huy động, để nhân dân được biết. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo quy định.
2. Ban phát triển thôn họp dân để cùng nhau xác định tầm quan trọng và lợi ích của con đường cũng như trách nhiệm là chủ thể xây dựng đường giao thông của mọi người trong thôn; thông báo kế hoạch hỗ trợ vốn, vật liệu cho từng tuyến đường, bàn bạc với nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng, tham gia đóng góp và huy động các nguồn lực khác, thống nhất thời gian thực hiện, chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu, thi công hoàn thành con đường đảm bảo chất lượng, an toàn lao động; thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân xã công khai việc thanh quyết toán chi tiết kinh phí, vật liệu hỗ trợ của nhà nước, nguồn lực huy động, để nhân dân được biết tham gia và giám sát.
Chương 6.
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Khen thưởng
Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng đường Giao thông nông thôn được khen thưởng cụ thể như sau:
1. Tặng Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân tỉnh kèm theo tiền thưởng theo quy định hiện hành cho các xã đạt tiêu chuẩn sau đây: Kết thúc năm kế hoạch, các huyện bình chọn một đơn vị đủ tiêu chuẩn là tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào xây dựng đường Giao thông nông thôn: Bình quân 1 nhân khẩu trong xã mở mới được trên 2m đường có chiều rộng nền 4,0m, hoặc trên 6m đường có chiều rộng nền 2,5m trong một năm, hoặc bê tông hóa đạt trên 3m đường Giao thông nông thôn cấp A hoặc B/khẩu/năm. Đường ngõ xóm sạch và không lầy lội về mùa mưa. Triển khai hoàn thành việc cứng hóa đường ngõ, xóm trong năm kế hoạch.
2. Các Doanh nghiệp, hộ gia đình, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào tham gia xây dựng đường Giao thông nông thôn được xem xét đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, và các hình thức khen thưởng khác theo Quyết định số 30/2011/QĐ UBND ngày 14/10/2011 của ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Ban hành Quy định về phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 2015.
Điều 16. Xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do thiếu trách nhiệm hoặc thực hiện trái với quy định, làm thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư, gây tổn hại đến công trình, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ xây dựng đường giao thông nông thôn là một trong các tiêu chí nhằm đánh giá mức độ hoàn thành xây dựng nông thôn mới và là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch. Nếu huyện, xã nào không hoàn thành chỉ tiêu xây dựng đường giao thông nông thôn, thi công không đảm bảo chất lượng thì huyện, xã đó được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Chương 7.
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Điều 17.
1. Sở Giao thông vận tải phối hợp các sở, ngành có liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Quy định đến nhân dân các xã trên địa bàn toàn tỉnh; động viên, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình tích cực tham gia đóng góp hỗ trợ phát triển đường Giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí của Chính phủ.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Giao thông vận tải, để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
BỘ NGOẠI GIAO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 05/2012/TB LPQT
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2012
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch về Hợp tác phát triển Chương trình quản trị công và cải cách hành chính 2012 2015, ký tại Hà Nội ngày 30 tháng 12 năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2011.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Lê Thị Tuyết Mai
GOVERNMENT AGREEMENT
BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM AND THE GOVERNMENT OF DENMARK REGARDING DEVELOPMENT COOPERATION CONCERNING GOOD GOVERNANCE AND PUBLIC ADMINISTRATION REFORM PROGRAMME 2012 2015
WHERAS the Government of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as 'GoV’) has requested the support of the Government of Denmark (hereafter referred to as "GoDK") to contribute towards the funding of the Good Governance and Public Administration Reform Programme 2012 2015 (hereinafter referred to as the 'Programme');
WHEREAS GoDK has agreed to support the implement anon of the Programme as defined in the Programme Document with up to an amount of DKK 60 million on a grant basis (hereafter referred to as "the Grant"), as a financial and technical assistance to GoV, through the Office of the National Assembly (ONA), the Vietnam Academy of Social Sciences (VASS), the Vietnam National University (VNU), the Ho Chi Minh City Law University (HCMCLW) and the Provincial People's Committee in the provinces of Lao Cai, Lai Chau, Dak Lak, Dak Nong, Dien Bien (hereafter referred to as the Implementing Agencies), who will implement the Programme;
WHEREAS the Programme may receive an additional financial assistance of GBP 1.5 million from the Government of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (hereinafter referred to as ‘GoUK’) to support sub component 3.2, on support to Non Governmental Organizations. If confirmed, the support will be channelled through the GoDK who will take on the responsibility of acting on behalf of the GoUK as specified in an arrangement on delegated cooperation.
WHEREAS the general provision of this agreement is set forth in the agreement between Denmark and the Socialist Republic of Vietnam named General Terms and Procedures of Development Cooperation dated 25th August 1993;
WHEREAS the GoV and GoDK have agreed that the Ministry of Foreign Affairs of Denmark will sign separate subsidiary administrative agreements with each of the implementing agencies under this agreement. The administrative agreements will detail the common procedures set out in the Programme for consultation and decision making, disbursement mechanisms, financial management, monitoring, reporting and audit, review, evaluation, and exchange of information and cooperation between the individual implementing agency and the Danish Ministry of Foreign Affairs;
WHEREAS commitment to international law and conflict prevention, respect for human rights, democratic principles, including free and fair elections, the rule of law, independence of the judiciary, free, transparent and democratic processes, accountability and the fight against corruption, sound macro economic policies and the commitment to poverty reduction govern the policies of GoV and GoDK, and which are prerequisites for this agreement, and hence constitutes essential elements of this agreement;
WHEREAS the GoV and GoDK shall abide by the local laws and by applicable international instruments, including the UN Convention on the Rights of the Child and International Labour organization Convention;
WHEREAS GoV and GoDK is committed to the principles of harmonisatioa and to strive for the highest degree of alignment with the budgetary and accountability system of the implementing agencies and the legislation of the GoV so as to enhance effective implementation, to reduce the administrative burden, to minimize transaction costs and increase transparency and accountability of the support provided;
NOW THEREFORE GoV and GoDK have decided as follows:
Article 1. Definitions
For the purpose of this Agreement, unless otherwise stated, the terms listed below mean the following:
a) “Parties" in the case of the Government of Denmark/GoDK refers to the Ministry of Foreign Affairs, Embassy of Denmark in Vietnam, and in the case of the Government of the Socialist Republic of Vietnam/GoV refers to the Ministry of Planning and Investment or for both parties any other authority empowered to perform the functions exercised by said authorities.
b) The Office of the National Assembly is the programme focal point and will ensure overall coordination of activities and compile programme level reports.
c) "Joint decision making arrangement" refers to the overall management of the programme, which is the meetings and exchange of letters between the parties as described in Article 3.
d) "The Documentation" refers to the Programme Document which, by signature, has been approved by the Office of the National Assembly and the Embassy of Denmark on December 30, 2011 and is attached as Annex 1 to this Agreement, hence constituting an integral part hereof. Development objectives described in the Documentation and the total amount of the Danish contribution cannot be changed.
e) "Programme period" means the 4 year period of programme implementation, i.e. 1 January 2012 to 31 December 2015.
Article 2. Objectives of the programme
a) The development objective of the Programme is "To strengthen the development of democratic governance and public management and accountability in Vietnam ", as stated in the Documentation.[1]
b) The immediate objectives of the Programme are:
Component 1) "To enable the participating provinces to better target and utilise resources to achieve Public Administration Reform (PAR) results that enable more sustainable and equitable socio economic development".
Component 2) "To strengthen human rights research and education and cooperation on these issues among Vietnamese universities.".
Component 3) "To improve Parliamentary skills of the members of parliament and staff through parliament to parliament collaboration and other targeted skills development activities of relevance for the institutional strengthening of the ONA" and
"To promote public participation and accountability in law making and policy development processes by strengthening engagement of Non Governmental Organisations in these processes at national and sub national level as well as in monitoring the implementation of these."
The immediate objectives can only be adjusted to changes in the Programme context by decision of the joint decision making arrangement described, followed by mutual written agreement between the parties. Such written agreement shall become addendum to this agreement.
Article 3. Management and Execution
The overall management responsibilities of the programme support rests in the High Level Meeting, which is co chaired by the Office of the National Assembly and the Danish Embassy. Members of the High Level Meeting are representatives from the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Education and Training, the Vietnam Academy of Social Sciences, the Vietnam National University and the Ho Chi Minh City Law University. The work of the High Level Meeting will be guided by the Terms of Reference for this Meeting (Appendix 2.1, Programme document). ONA is the focal point of the entire programme. In addition, it is also the coordinating agency of component 3. Further details are presented in the tables below.
Component 1
Implementing agency
The Provincial Peoples' Committee
Joint decision making arrangement
The overall oversight of the Component 1 rests with the High Level Meeting co chaired by the Office of the National Assembly and the Danish Embassy. In addition, Programme Management Steering Committees are set up for each province, co chaired by the Provincial People's Committee and the Danish Embassy.
Modality
Budget support to five provinces.
Component 2
Implementing agency
Vietnam Academy of Social Sciences
Vietnam National University, Hanoi
Ho Chi Minh City Law University
Joint decision making arrangement
The overall oversight of the Component 2 rests with the High Level Meeting co chaired by the Office of the National Assembly and the Danish Embassy.
In addition, three steering Committees are set up between each institution in Component 2 and the Danish Embassy, and chaired by each of the three Vietnamese institutions.
Modality
Programme Support.
Component 3
Implementing agency
Office of the National Assembly.
Joint decision making arrangement
The overall oversight of the Component 3 rests with the High Level Meeting co chaired by the Office of the National Assembly and the Danish Embassy. In addition, two Steering Committees are set up with the participation of the Office of the National Assembly and the Danish Embassy for i) sub component on Parliamentary Strengthening, chaired by the Office of the National Assembly and for ii) sub component on NGO support, co chaired by the Office of the National Assembly and the Danish Embassy.
Modality
Programme support.
Article 4. Obligations of Government of Vietnam
Under this Agreement, the Government of the Socialist Republic of Vietnam shall:
a) Promptly inform GoDK of any condition which interferes or threatens to interfere with the successful implementation of the Programme.
b) Within a reasonable time advice on all reports, recommendations and other matters properly referred for advice by GoDK, in order not to delay or disrupt the execution of the services or the works of the Programme.
c) Ensure that all relevant provisions in the General Terms and Procedures of Development Cooperation dared 25th August 1993 regarding the GoDK execution of activities are honoured.
d) Ensure that the financial management of the Programme is applied according to contents of the Documentation.
e) Investigate matters, if misuse of funds, fraud or corruption within the programme is discovered The appropriate authorities i.e. the Government Inspectorate and the Inspectorates of the Office of the National Assembly and the Ministry of Planning and Investment of Vietnam are expected to participate in this endeavour. Where programme funds have been lost in such a manner as described above, the Parties will cooperate in order to have the implementing agency repay such funds to the Programme, in order to ensure that planned activities will not be disrupted.
f) Agree mat a prerequisite for GoDK's support to the Programme is that the GoV will make contribution to the Programme of 414,000 USD (approximately 2,2 million DKK).
g) Allocate sufficient funds from the government budget to the Programme. GoV budgets comprise both capital and recurrent expenditures.
h) Ensure that the accounts for the Vietnamese contributions to the Programme are kept in accordance with Vietnam's accounting system, the State Budget Law (2002) and the relevant Vietnamese government regulations and guidelines.
i) Maintain a financial management system according to the current state budget management system to properly reflect the fund allocation, transactions, resources, expenditures and assets of the Vietnamese contributions to the Programme and ensure that the implementing agencies are able to produce timely, relevant and reliable financial information for planning, implementing and monitoring the progress of the Vietnamese contributions to the Programme against its objectives.
j) Provide the adequate financial and human resources at national and provincial levels i.e. skilled staff and salary in the Government implementing agencies throughout the programme period.
k) Provide adequate financial capital and general operational costs. Ensure funds for the payment of all other expenses required for the establishment and operation of the Programme, which are not mentioned as items to be provided by the GoDK.
l) Within the framework of Component 1: Affirm that the resources provided by GoDK for the Programme will only be used to cover expenditures included in the state budget as approved by the National Assembly of Vietnam and only for the Programme, and not any other Programmes or other government programmes.
m) Ensure the tax exemption of expatriate personnel and their family members under Component 3 follows the Regulation on expatriate personnel for ODA programmes and projects in Vietnam which is Decision No. 119/2009/QD TTg dated 1/10/2009 of the Prime Minister of Vietnam and other documents on amendment, addition, or replacement of this Decision.
n) Facilitate the issuing of multiple entry and exit visas, work permits and residence permits for the advisors and their families regardless of nationality as well as provide assistance in the clearance through customs of their personal belongings that they are allowed to import according to the Regulation mentioned under item (1) above.
o) Equipment, materials, supplies and spare parts to be purchased for the programme by the GoDK, if any, will be preferentially applied on any duties, VAT, taxes, and public fees and charges other than user's fee and charges, etc. in accordance with existing tax law and relevant regulations of Vietnam. The refunded VAT and other charges from these equipment and materials will be transferred to the programme funds for the following fiscal year.
p) Ensure timely settlement of any other related formalities that might keep the programme behind schedule.
q) Maintain all programme accounting materials within 5 years after the programme's end for possible use of the National Audit Office of Denmark.
Article 5. Obligations of GoDK
a) GoDK will provide the following financial means for the implementation of the programme:
Name of Component
Implementing Agency
Budget (DKK)
Component 1
Provincial Peoples' Committee in five Provinces.
17,000,000
Component 2
Vietnam Academy of Social Studies
Vietnam National University, Hanoi
Ho Chi Minh City Law University
13,250,000
Component 3
ONA
Fund Manager
20,000,000
Programme management (Studies, Programme coordination, reviews, evaluations, documentation and exit support).
3,250,000
Unallocated
6,500,000
Total
60,000,000
All commitments of GoDK are made in Danish Kroner (DKK).
b) GoDK will base the actual financial support on progress attained compared to planned progress described in the Documentation. For all components, progress will be measured against commonly agreed indicators and monitoring systems described in the Documentation.
c) GoDK will strive to ensure the predictability of the Grant by informing the GoV not later than the end of the third quarter of the calendar year, prior to the finalisation of next year's national budget about the support anticipated for the coming year under this Agreement.
d) Interest accrued from the remittances shall be returned by the implementing agency to GoDK on an annual basis.
e) The Danish support for the Programme will be passed on to the implementing agencies as grant without any repayment conditions to the GoV.
g) GoDK will recruit and contract a Fund Manager for sub component 3.2. on NGO support. The Fund Manager staffs salary, travel expenses and other related costs will be paid by the GoDK from the component budget.
h) GoDK will cooperate and communicate fully and in a timely manner with the GoV on all matters relevant to the implementation of the Programme as defined in the Documentation and this Agreement.
i) GoDK will inform any changes regarding the years of commitments or the schedule of disbursements for discussion between the two Parties before such adjustments are made.
k) GoDK will not bear any responsibility and/or liability to any third party with regard to implementation of the Programme
Article 6. Obligations of both parties
Both parties will:
a) Strengthen aid effectiveness by endeavour to co ordinate efforts under this agreement with other development partners, be they states, international organisations or non governmental organisations.
b) Use best endeavours to optimise the use of programme resources in line with the programme's objectives.
Article 7. Information, monitoring and evaluation
a) The Parties shall collaborate fully to ensure that the purposes of this Agreement be accomplished. To this end, the Parties shall exchange views with regard to matters relating to the Programme and provide each other with all available data, documentation and information; shall provide appropriate mutual assistance required in the discharging of the Parties' duties; and provide all necessary support to facilitate the due implementation of the programme.
b) On a regular basis (at least even year), the GoDK will review the performance of the Programme in the previous period including financial management review. GoDK reserves the right to vary the scale of its support based on the quantitative and qualitative progress in the implementation of the programme which is assessed through bi annual and annual progress reports and the programme monitoring framework in the Documentation.
c) The Documentation will be reviewed in connection with joint programme reviews. Changes to the Documentation are subject to the approval by the joint decision making arrangement. One mid term review after approximately two years will be jointly conducted by GoDK and its partners. The review will focus on achievements and necessary further steps to guarantee a successful completion of the Programme in 2015 and to ensure sustainability of component activities beyond 2015 as described in the Documentation.
d) Annual independent audits facilitated by GoDK will be carried out for Component 2 — Human Rights Education & Research — and Component 3 — Public Participation & Accountability. The support under Component 1 — PAR will annually be audited by the State Audit of Vietnam (SAV) as agreed between SAV and GoDK. The programme is also open for the possibility of having SAV undertake performance audits if such an agreement can be reached with SAV. Auditing cost shall be covered by the budget of the Programme.
e) GoDK shall have the right to carry out any technical or financial mission that is considered necessary to monitor the implementation of the programme. To facilitate the work of the person or persons instructed to carry out such monitoring missions, the GoV shall provide these persons with all relevant assistance, information, and documentation.
f) Representatives of the Auditor General of Denmark shall have the right to:
(i) Carry out any audit or inspection considered necessary as regards the use of the Danish funds in question, on the basis of all relevant documentation.
(ii) Inspect accounts and records of suppliers and contractors relating to the performance of the contract, and to perform a complete audit.
However, provided that the Auditor General of Denmark is satisfied with annual audit reports to be made by either SAV or an independent external auditor, the audit or inspection as mentioned in points (i) and (ii) shall not be required.
g) Evaluation of the Programme, preferably undertaken jointly by GoDK and the GoV may be carried out at the request of either Party.
h) After the termination of the Programme, GoDK reserves the right to earn out evaluation in accordance with this article.
Article 8. Transfer of ownership
a) The implementing agencies responsible for the implementation of programme components shall maintain updated inventories of all equipment financed by earmarked support from GoDK, e.g. vehicles, computers, furniture and tools.
b) Equipment, material, supplies and facilities purchased by Denmark, which are used during the implementation of the programme, e.g. vehicles, computers, furniture and tools, remain the property of Denmark, until such time as the Parties may agree otherwise.
Transfer of ownership of the above mentioned assets to the implementing agencies may take place during the programme period. Before programme termination, the Parties will assess and agree on final transfer of such assets, which can be justified on the basis of a final request from the implementing agencies. Any remaining assets will be disposed of by Denmark.
Article 9. Corruption
No offer, payment, consideration or benefit of any kind, which could be regarded as an illegal or corrupt practice, shall be made, promised, sought or accepted neither directly nor indirectly as an inducement or reward in relation to activities funded under this agreement, incl. tendering, award, or execution of contracts. Any such practise will be grounds for the immediate cancellation of this agreement or parts of it, and for such additional action, civil and/or criminal, as may be appropriate. At the discretion of the GoDK, a further consequence of any such practise can be the definite exclusion from any projects funded by the GoDK.
Article 10. Suspension
In case of non compliance with the provisions of this Agreement and /or violation of the essential elements mentioned in this Agreement, GoDK reserves the right to suspend with immediate effect further disbursements to the implementing partners under this Agreement. Non compliance includes inter alia:
● The Programme or a component develop unfavourably in relation to the development objective and immediate objectives mentioned in Article 2,
● Substantial deviations from agreed plans or budget occur,
● Financial management of the activities has not been satisfactory
● Resources to be allocated by the GoV are not provided as agreed,
If serious irregularity in the Programme or suspicion thereof has been ascertained, either part)' may suspend programme implementation, wholly or in part, until the suspending party decides to resume the implementation.
Article 11. Setdemenr of disputes
If any dispute arises between the Parties as to the interpretation, application or implementation of this agreement, they will consult each other in order to reach an amicable solution.
Article 12. Amendment
Any amendment to this Agreement shall be agreed, in writing between the Parties and shall constitute an integral part of this Agreement.
Article 13. Entry into force, duration and termination
This Agreement shall enter into force on the date of signing.
The cooperation between the Parties under this Agreement will have the duration of 4 years. The duration of the cooperation may be extended by mutual agreement of the Parties and within the agreed budget.
Notwithstanding the previous clause each Party may terminate the Agreement upon 6 months written notice.
In witness hereof the Parties hereto have caused this Agreement to be signed in 02 originals in the English language in Hanoi, Vietnam on this day of 30 December 2011.
FOR THE GOVERNMENT OF VIETNAM Cao Viet Sinh Vice Minister The Ministry of Planning and Investment
FOR THE GOVERNMENT OF DENMARK John Nielsen Ambassador Ministry of Foreign Affairs
[1] As stated in the Documentation and in the immediate objectives of the Programme the strengthening of accountability refers to the law making and policy development processes in Vietnam.
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ ĐAN MẠCH VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ CÔNG GIAI ĐOẠN 2012 2015
Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CPVN) đã yêu cầu sự hỗ trợ từ chính phủ Đan Mạch (CPĐM) nhằm đóng góp vào chương trình cải cách hành chính và quản trị công 2012 – 2015 (sau đây gọi là Chương trình)
CPĐM đã đồng ý hỗ trợ sự thực hiện của Chương trình với khoản trợ cấp lên đến 60 triệu DDK, như một sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho Vietnam’s Government, thông qua Văn phòng Quốc Hội (VPQH), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VKHXHVN), Đại học Quốc gia Việt Nam (ĐHQGVN), đại học Luật TP.HCM (ĐHLHCM), và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Đak Lak, Đak Nông, Điện Biên (sau đây gọi là cơ quan thực hiện), chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình;
Chương trình có thể nhận được hỗ trợ tài chính bổ sung trị giá 1,5 triệu bảng từ Chính Phủ Anh và Bắc Ai len (CPA) nhằm hỗ trợ nội dung 3.2 về hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ. Nếu được xác nhận, khoản hỗ trợ trên sẽ được chuyển đến CPĐM, CPĐM có vai trò đại diện CPA theo thỏa thuận về ủy thác hợp tác.
Những quy định chung của thỏa thuận này được đưa ra trong thỏa thuận giữa Đan Mạch và Việt Nam, gọi là Thủ tục và điều khoản chung về Hợp tác phát triển ngày 25 tháng 8 1993;
CPVN và CPĐM đã nhất trí rằng: Bộ Ngoại Giao Đan Mạch sẽ ký các thỏa thuận hành chính bổ sung với mỗi cơ quan thực hiện nêu trong thỏa thuận này. Các thỏa thuận hành chính sẽ quy định chi tiết các thủ tục thông thường nêu trong Chương trình phục vụ thảo luận, ra quyết định, cơ chế giải ngân, quản lý tài chính, theo dõi, báo cáo, kiểm toán, rà soát, đánh giá, hợp tác và trao đổi thông tin giữa mỗi cơ quan thực hiện và Bộ Ngoại Giao Đan Mạch;
Các cam kết về luật quốc tế, chống xung đột, bảo vệ quyền con người, nguyên tắc dân chủ, bao gồm bầu cử tự do và công bằng, pháp luật, tính độc lập tư pháp, các thủ tục tự do, minh bạch và dân chủ, trách nhiệm và đấu tranh chống tham nhũng, các chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn và cam kết xóa đói giảm nghèo trong các chính sách của hai Chính phủ, là tiền đề cho thỏa thuận này, và từ đó hình thành những yếu tố cốt lõi của thỏa thuận này;
CPVN và CPĐM phải tuân thủ pháp luật của nước mình và các điều ước quốc tế, trong đó có Công Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em và Công ước của tổ chức lao động quốc tế;
CPVN và CPĐM đã cam kết thực hiện các nguyên tắc hòa hợp, và nỗ lực đạt được sự hợp tác cao nhất trong hệ thống ngân sách và trách nhiệm giải trình của các cơ quan thực hiện, và hệ thống pháp luật của Việt Nam để tăng hiệu quả thực hiện, nhằm giảm gánh nặng hành chính, giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của việc trợ cấp;
Nay, CPVN và CPĐM quyết định:
Điều 1. Định nghĩa
Những thuật ngữ trong Hiệp định này được hiểu như sau (trừ trường hợp có định nghĩa khác):
a) “Các bên” là Bộ Ngoại Giao và Đại Sứ Quán Đan Mạch tại Việt Nam đối với CPĐM, và là Bộ Kế Hoạch và Đầu tư đối với CPVN hoặc bất kì cơ quan nào khác có chức năng tương tự các cơ quan này, đối với cả hai bên.
b) Văn phòng Quốc Hội là đầu mối của chương trình, có trách nhiệm bảo đảm sự hợp tác tòa diện và soạn thảo báo cáo về chương trình.
c) “Thỏa thuận về liên kết ra quyết định” là công tác quản lý chung của chương trình, bao gồm các cuộc họp và trao đổi thư tư của các bên như hướng dẫn tại Điều 3.
d) “Tư liệu” là các tài liệu của chương trình đã được Văn phòng Quốc hôi và Đại Sứ Quán Đan Mạch thông qua vào ngày 30 tháng 12 năm 2011, được đính kèm trong Phụ lục 1 của Hiệp định này, và được xem như một phần không thể tách rời của Hiệp Định này. Các mục tiêu phát triển được mô tả trong Tư liệu và tổng số vốn góp của Đan Mạch là không đổi.
e) “”Thời hạn chương trình” là khoảng thời gian 4 năm thực hiện chương trình, cụ thể là từ 1/1/2012 đến 31/12/2015.
Article 2. Mục tiêu của chương trình
a) Mục tiêu phát triển của chương trình là “Củng cố sự phát triển của quản lý nhà nước dân chủ và trách nhiệm giải trình” như đã nêu trong Tư liệu [1].b) Mục tiêu trước mắt của chương trình:
Nội dung 1) “Tạo điều kiện cho các tỉnh trong chương trình tìm kiếm và tận dụng các nguồn lực nhằm đạt được kết quả trong cải cách thủ tục hành chính, và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội công bằng và bền vững”.
Nội dung 2) “Củng cố quyền học tập, nghiên cứu và hợp tác trong các vấn đề giữa các trường đại học Việt Nam”.
Nội dung 3) “Cải thiện kỹ năng nghị trường của dân biểu thông qua hợp tác nghị trường và hoạt động phát triển năng liên quan đến việc củng cố VPQH”, và
“Thúc đẩy sự tham gia của công chúng và trách nhiệm giải trình trong quy trình ban hành pháp luật và phát triển chính sách bằng cách tăng cường sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ vào các quy trình này, ở cấp độ quốc gia hoặc thấp hơn, cũng như giám sát việc thực hiện của chúng.”
Mục tiêu trước mắt chỉ có thể được thay đổi trong các hoàn cảnh cụ thể của chương trình theo thỏa thuận liên kết ra quyết định như hướng dẫn, cùng với các thỏa thuận song phương bằng văn bản giữa hai bên. Các thỏa thuận bằng văn bản này được đính kèm trong phụ lục của Hiệp định này.
Điều 3. Quản lý và thực thi
Trách nhiệm quản lý toàn diện của gói hỗ trợ trong chương trình thuộc về các cuộc họp cấp cao, đồng chủ trì bởi Văn phòng Chính phủ và Đại Sứ Quán Đan Mạch. Thành phần tham gia các cuộc họp cấp cao gồm các đại diện từ Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Nội Vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia, và Đại học Luật TP.HCM. Công việc của các buổi họp cấp cao được qui định trong phần Tham khảo (Phụ lục 2.1, tài liệu chương trình). VPQH là đầu mối của toàn bộ chương trình. Ngoài ra, VPQH cũng là cơ quan phối hợp trong Nội dung 3. Chi tiết cụ thể trong bảng dưới đây.
Nội dung 1
Cơ quan thực hiện
UBND cấp tỉnh
Thỏa thuận về liên kết ra quyết định
Trách nhiệm thực hiện Nội dung 1 thuộc về cuộc họp cấp cao, đồng chủ trì bởi Văn phòng Chính phủ và Đại Sứ Quán Đan Mạch. Ngoài ra, mỗi tỉnh có một Ban chỉ đạo quản lý chương trình, đồng chủ trì vở UBND cấp tỉnh và Đại Sứ Quán Đan Mạch.
Phương thức
Hỗ trợ kinh phí cho 5 tỉnh.
Nội dung 2
Cơ quan thực hiện
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Đại học Quốc gia Việt Nam, Hà Nội
Đại học Luật TP.HCM
Thỏa thuận về liên kết ra quyết định
Trách nhiệm thực hiện Nội dung 2 thuộc về cuộc họp cấp cao, đồng chủ trì bởi Văn phòng Chính phủ và Đại Sứ Quán Đan Mạch.
Ngoài ra, thành lập 3 Ban chỉ đạo giữa mỗi tổ chức trong Nội dung 2 và Đại Sứ Quán Đan Mạch, chủ trì bởi các tổ chức Việt Nam này.
Phương thức
Hỗ trợ trong chương trình
Nội dung 3
Cơ quan thực hiện
Văn phòng Quốc hội
Thỏa thuận về liên kết ra quyết định
Trách nhiệm thực hiện Nội dung 3 thuộc về cuộc họp cấp cao, đồng chủ trì bởi Văn phòng Chính phủ và Đại Sứ Quán Đan Mạch.
Ngoài ra, thành lập 2 Ban chỉ đạo cùng với sự tham gia của Đại Sứ Quán Đan Mạch đối với
i) các nội dung về củng cố Quốc hội, chủ trì bởi Văn phòng Quốc hội, và
ii) Các nội dung về hỗ trợ tổ chức phi chính phủ, đồng chủ trì bởi Văn phòng Chính phủ và Đại Sứ Quán Đan Mạch.
Phương thức
Hỗ trợ trong chương trình
Article 4. Trách nhiệm của CPVN
Trong Hiệp định này, CPVN phải:
a) Kịp thời thông báo CPĐM về các tình huống gây cản trở hoặc có khả năng cản trở sự thành công của chương trình.
b) Tư vấn các báo cáo, đề nghị,và các vấn đề khác mà CPĐM đề nghị trong một khoản thời gian hợp lý nhằm tránh trì hoãn hoặc cản trở quá trình thực hiện chương trình.
c) Bảo đảm mọi quy định liên quan trọng Thủ tục và điều khoản chung về Hợp tác phát triển ngày 25/8/1993
d) Bảo đảm áp dụng quản lý tài chính của Chương trình theo Tư liệu.
e) Tìm hiểu các vấn đề nếu phát hiện lạm dụng tiền quỹ, lừa đảo, hoặc tham nhũng, với sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Thanh tra Chính phủ, các Đoàn thanh tra của Văn phòng Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khi quỹ bị thất thoát trong các tình huống nêu trên, các bên cần hợp tác yêu cầu cơ quan thực hiện hoàn trả số tiền lại cho chương trình nhằm bảo đảm các hoạt động không bị gián đoạn.
f) Thỏa thuận rằng tiền đề cho sự hỗ trợ từ CPĐM là việc CPVN đóng góp vào chương trình 414,000 USD (khoảng 2.2 triệu DDK).
g) Phân bổ đủ ngân sách cho chương trình từ ngân sách nhà nước. Ngân sách của chính phủ Việt Nam bao gồm cả vốn và các chi phí thường xuyên.
h) Bảo đảm rằng các khoản đóng góp cho chương trình của Việt Nam được quản lý phù hợp với hệ thống kế toán Việt Nam, Luật Ngân sách nhà nước 2002, và các hướng dẫn và quy định có liên quan của CPVN.
i) Duy trì một hệ thống quản lý tài chính theo hệ thống quản lý tài chính hiện tại nhằm phản ánh chính xác việc phân bổ kinh phí, các giao dịch, tài nguyên, chí phí, và tài sản trong các khoản đóng góp của Việt Nam vào chương trình, và bảo đảm rằng các cơ quan thực hiện có thể cung cấp thông tin kịp thời và đáng tin cây cho việc hoạch định, thực hiện, và theo dõi tiến độ đóng góp của Việt Nam vào chương trình đối với mục tiêu của nó.
j) Cung cấp đầy đủ các nguồn tài chính và nhân lực ở cấp độ quốc gia và cấp tỉnh, cụ thể là đội ngũ nhân viên có chuyên môn và tiền lương trong các cơ quan thực thi của Chính phủ, trong suốt thời hạn chương trình.
k) Cung cấp đầy đủ vốn và chi phí hoạt động chung. Bảo đảm trang trải các chi phí cần thiết cho việc thiết lập và vận hành chương trình (các khoản CPĐM không hỗ trợ).
l) Trong khuôn khổ Nội dung 1: bảo đảm các nguồn lực cho chương trình mà CPĐM cung cấp chỉ được sử dụng để trang trải các khoản chi phí được nêu trong ngân sách nhà nước mà Quốc hội Việt nam đã thông qua, và chỉ dùng cho Chương trình này, mà không phải bất kỳ chương trình hoặc chương trình của chính phủ nào khác.
m) Bảo đảm việc hoàn thuế cho nhân viên nhập cư và gia đình học trong Nội dung 3 theo Quy định về nhân viên nhập cư của các chương trình và dự án ODA tại Việt Nam, cụ thể là Quyết Định số 119/2009/QD TTg ngày 1/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, và các văn bàn sửa đổi bổ sung của Quyết định này.
n) Đơn giản hóa việc cấp thị thực xuất nhập cảnh, giấy phép lao động, và giấy phép cư trú cho các tư vấn viên và gia đình của họ bất kể quốc tịch, đồng thời hỗ trợ thông quan cho các vật dụng không được phép nhập khẩu theo các quy định nêu tại khoản (1) ở trên.
o) Các thiết bị, vật liệu, nhu yếu phẩm, và phụ tùng mà CPĐM cần trang bị cho chương trình (nếu có) sẽ được áp dụng thuế suất ưu đãi và lệ phí công, thay vì giá bán lẻ v.v… phù hợp với quy định hiện hành về thuế và các quy định có liên quan của Việt Nam. Các khoản phí và VAT được hoàn khi mua các thiết bị và vật liệu này sẽ được chuyển về quỹ của chương trình cho năm tài chính tiếp theo.
p) Bảo đảm giải quyết kịp thời các thủ tục có thể làm chậm tiến độ chương trình.
q) Lưu trữ các tài liệu kế toán của chương trình trong 5 năm sau khi chương trình kết thúc để Phòng kiểm toán Quốc gia Đan Mạch sử dụng khi cần.
Điều 5. Trách nhiệm của CPĐM
a) CPĐM sẽ cung cấp các phương tiện tài chính sau để phục vụ việc thực hiện chương trình:
Tên gọi
Cơ quan thực hiện
Kinh phí (DKK)
Nội dung 1
UBND của 5 tỉnh
17,000,000
Nội dung 2
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Đại học Quốc gia Việt Nam, Hà Nội
Đại học Luật TP.HCM
13,250,000
Nội dung 3
VPQH
Cán bộ quản lý quỹ
20,000,000
Quản lý chương trình (Nghiên cứu, phối hợp, rà soát, đánh giá, tư liệu, và hỗ trợ xuất cảnh)
3,250,000
Chưa phân bổ
6,500,000
Tổng cộng
60,000,000
Mọi cam kết của CPĐM được thanh toán bằng đồng Kroner Đan Mạch (DKK)
b) Mức hỗ trợ tài chính thực tế của CPĐM sẽ căn cứ vào tiến độ của chương trình so với kế hoạch nêu trong Tư liệu. Tiến độ của mọi mục tiêu sẽ được đánh giá dựa trên những chỉ số đã thỏa thậun và các hệ thống theo dõi nêu trong Tư liệu.
c) CPĐM sẽ nỗ lực để bảo đảm khả năng tính trước khoản hỗ trợ bằng cách thông báo cho CPVN khoản hỗ trợ dự kiến của năm tới chậm nhất vào cuối quý 3 của năm dương lịch, trước khi quyết toán ngân sách quốc gia của năm tới.
d) Tiền lãi tích lũy từ chuyển khoản sẽ được cơ quan thực hiện hoàn lại cho CPĐM hàng năm.
e) Các khoản hỗ trợ từ Đan Mạch sẽ được chuyển sang cơ quan thực hiện mà không phải thanh toán lại cho CPVN.
g) CPĐM sẽ ký hợp đồng với một cán bộ quản lý quỹ cho Nội dung 3.2 về hỗ trợ tổ chức phi chính phủ. Tiền lương, chi phí đi lại, và các chi phí liên quan của cán bộ quản lý quỹ và nhân viên sẽ được CPĐM trang trải từ ngân sách
h) CPĐM sẽ hợp tác và liên lạc một cách toàn diện và kịp thời với CPVN về toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chương trình như đã nêu trong Tư liệu và Hiệp định này.
i) CPĐM sẽ thông báo mọi thay đổi về thời hạn cam kết hoặc kế hoạch giải ngân để hai bên thảo luận trước khi thực hiện những thay đổi này.
k) CPĐM sẽ không chịu trách nhiệm trước bất kì bên thứ ba nào về việc thực hiện Chương trình
Điều 6. Nhiệm vụ của hai bên
Hai bên phải:
a) Củng cố tính hiệu quả của gói hỗ trợ từ nỗ lực hợp tác với các đối tác phát triển khác, tổ chức quốc tế, và tổ chức phi chính phủ.
b) Nỗ lực tối đa để tận dụng các nguồn lực của chương trình theo nhiệm vụ chương trình.
Điều 7. Thông tin, theo dõi, và đánh giá
a) Các bên cần hợp tác toàn diện để đảm bảo đạt được các mục đích của Hiệp Định này. Do đó, các bên cần trao đổi ý kến về các vấn đề liên quan đến Chương trình, và cung cấp mọi dữ liệu, tư liệu và thông tin cho nhau; các bên cần hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện các nhiệm vụ của mình; và tạo điều kiện để thực hiện chương trình đúng tiến độ.
b) CPĐM sẽ rà soát tiến độ chương trình thường xuyên (ít nhất là hàng năm) bao gồm cả rà soát tài chính. CPĐM có quyền thay đổi mức hỗ trợ tùy thuộc vào sự tiến triển về số lượng và chất lượng của chương trình thông qua đánh giá các báo cáo năm và báo cáo bán niên, và cơ cấu theo dõi chương trình trong Tư liệu.
c) Tư liệu sẽ được rà soát cùng với rà soát chương trình. Việc thay đổi Tư liệu cần được thông qua trong Thỏa thuận về liên kết ra quyết định. CPĐM và các đối tác sẽ tiến hành rà soát giữa kỳ mỗi hai năm. Việc rà soát sẽ tập trung vào các thành tựu và các bước tiếp theo đề đảm bảo sự thành công của chương trình vào năm 2015, và nhằm bảo đảm sự bện vững của các Nội dung sau 2015 như đã nêu trong Tư liệu.
d) Kiểm toán độc lập sẽ được CPĐM tiến hành mỗi năm đối với Nội dung 2 – Nghiên cứu và giáo dục nhân quyền, và Nội dung 3 – Sự tham gia của công chúng và trách nhiệm giải trình. Khoản hỗ trợ Nội dung 1 – PAR sẽ được kiểm toán hàng năm bởi Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNNVN)như đã thỏa thuận giữa KTNNVN và CPĐM. Chương trình cũng có thể yêu cầu KTNNVN kiểm toán việc thực hiện nếu đạt được thỏa thuận với KTNNVN. Chi phí kiểm toán do ngân sách của Chương trình.
e) CPĐM có quyền tiến hành các biện pháp tài chính và kỹ thuật cần thiết để theo dõi việc thực hiện chương trình. CPVN phải hỗ trợ và cung cấp mọi thông tin, tài liệu cần thiết cho các cá nhân thự hiện các biện pháp theo dõi.
f) Đại diện Kiểm toán trưởng Đan Mạch có quyền:
(i) Tiến hành kiểm toán và thanh tra đối với việc sử dụng ngân sách Đan Mạch dựa vào các Tư liệu liên quan.
(ii)Kiểm tra các tài khoản và chứng từ của nhà cung cấo và nhà thầu liên quan đến việc thực hiện chương trình, và tiến hành kiểm toán toàn diện.
Tuy nhiên, nếu Kiếm toán trưởng Đan Mạch chấp thuận các báo cáo kiểm toán hàng năm được lập bởi KTNNVN hoặc một tổ chức kiểm toán độc lập, việc thanh tra và kiểm toán nêu tại điểm (i) và (ii) có thể bỏ qua.
g) Việc phối hợp đánh giá chương trình giữa CPVN và CPĐM được tiến hành theo yêu cầu của mỗi bên.
h) Sau khi kết thúc chương trình, CPĐM có quyền tiến hành các đánh giá theo quy định tại Điều này.
Điểu 8. Chuyển quyền sở hữu
a) Các cơ quan thực hiện chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung chương trình phải nâng cấp và bổ sung các thiết bị được CPĐM hỗ trợ như xe cộ, máy vi tính, và công cụ.
b) Các thiết bị, vật liệu, nhu yếu phẩm, và cơ sở vật chất do Đam Mạch mua, được sử dụng trong quá trình thực hiện chương trình như xe cộ, máy vính, bàn ghế, công cụ, là tài sản của Đan Mạch, cho đến khi chúng được chuyển nhượng nếu các bên có thỏa thuận.
Việc chuyển nhượng sở hữu của các tài sản nói trên cho các cơ quan thực hiện có thể được tiến hành trong thời hạn chương trình. Trước khi chương trình kết thúc, các bên sẽ đánh giá và thỏa thuận về việc chuyển nhượng các tài sản này cho các cơ quan thực hiện Những tài sản còn lại sẽ do Đan Mạch định đoạt.
Article 9. Tham nhũng
Không thỏa thuận, xem xét, thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào đối với các hành vi phi pháp và tham nhũng, … liên quan đến các hoạt động được tài trợ trong Hiệp Định này, bao gồm đấu thầu, thưởng, hoặc thực hiện hợp đồng Những hành vi trên là căn cứ để kết thúc toàn bộ hoặc một phần Hiệp định này, và để truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự. Theo đánh giá của CPĐM, hậu quả của các hành vi trên là việc bị loại trừ khỏi các dự án được CPĐM tài trợ.
Article 10. Tạm ngưng
Trong trường hợp vi phạm quy định của Hiệp đinh này, CpĐM có quyền tạm ngưng giải ngân cho cơ quan thực hiện trong Hiệp định này. Các hành vi sau được xem là không phù hợp:
● Chương trình hoặc một nội dung phát triển không phù hợp với nhiệm vụ phát triển hoặc các nhiệm vụ trước mắt nêu trong Điều 2,
● Không tuân thủ kế hoạch hoặc ngân sách,
● Quản lý tài chính của các hoạt động không thỏa đáng,
● Các nguồn lực do CPVN phân bổ không được cung cấp như thỏa thuận,
Nếu xảy ra các vi phạm nghiêm trọng hoặc, bất kỳ bên nào cũng có quyền tạm ngưng thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình cho đến khi bên đó quyết định tiếp tục thực hiện.
Điều 11. Giải quyết tranh chấp
Khi có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa các bên liên quan đến việc diễn giải, ứng dụng, và thực hiện Hiệp định này, các bên cần thảo luận để đạt được giải pháp hòa giải.
Điều 12. Sửa đổi
Bất kỳ sửa đổi nào của Hiệp định này phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên, và được xem là một phần của Hiệp định này.
Điều 13. Hiệu lực, thời hạn, và kết thúc
Hiệp định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thời hạn hợp tác giữa các bên theo Hiệp định này là 4 năm. Thời hạn này có thể dài hơn theo thỏa thuận giữa các bên và không vượt quá ngân sách.
Tuy nhiên, mỗi bên có thể kết thúc hiệp định này và báo trước 6 tháng bằng văn bản.
Hiệp định này được ký và lập thành 2 bản tiếng Anh tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 30 tháng 12 năm 2011.
Đại diện Chính phủ Việt Nam Cao Viết Sinh Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu Tư
Đại diện Chính phủ Đan Mạch John Nielsen Đại sứ Bộ Ngoại Giao
[1] Như đã nêu trong Tư liệu và mục tiêu trước mặt của Chương trình, sự chấn chỉnh trách nhiệm giải trình liên quan đến quá trình ban hành pháp luật và phát triển chính sách tại Việt Nam.
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 68/2011/QĐ UBND
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢNG GIÁ TỐI THIỂU TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 10/5/2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 170/2003/NĐ CP ;
Căn cứ Nghị định số 50/2010/NĐ CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên;
Căn cứ Thông tư số 105/2010/TT BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ CP ;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 2338/STC TTr ngày 27/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành bảng giá tối thiểu để tính thuế các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau: (Có bảng giá chi tiết kèm theo Quyết định này)
Điều 2. Đối tượng áp dụng bảng giá này là các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên, nộp thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Trưởng Cục Thuế, Giám đốc các sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan; các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thuộc đối tượng nộp thuế tài nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 và thay thế Quyết định số 37/2010/QĐ UBND ngày 22/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nhữ Văn Tâm
PHỤ BIỂU
BẢNG GIÁ TỐI THIỂU ĐỂ TÍNH THUẾ CÁC LOẠI TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số 67/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
STT
Nhóm, loại tài nguyên
ĐVT
Mức giá
(1.000 đồng)
I
Khoáng sản kim loại
Tấn
1
Khoáng sản kim loại đen
"
Quặng sắt hàm lượng TFe ≥ 60% (Quặng cục kích thước 11 45mm)
"
1.400
Quặng sắt hàm lượng 55% ≤ TFe < 60% (Quặng cỡ kích thước 8 10mm)
"
1.000
Quặng sắt hàm lượng 50% ≤ TFe < 55% (Quặng cám cỡ hạt 0 8 mm)
"
850
Quặng sắt dạng bột chủ yếu là quặng sắt Limônit hàm lượng TFe<50%
"
550
Quặng sắt làm phụ gia xi măng
"
250
Tinh bột sắt từ (Fe3O4) hàm lượng Fe ≥ 70%
"
2.500
Quặng Titan (ILMENIT) nguyên khai quy về hàm lượng 50% TiO2
"
1.100
Tinh quặng Titan (ILMENIT 48%≤TiO2<52%)
"
1.100
2
Khoáng sản kim loại màu
Tấn
Tinh quặng thiếc quy về hàm lượng 70% Sn
"
45.000
Quặng thiếc các loại quy về hàm lượng 70% Sn
"
45.000
Quặng Sunfua kẽm chì (hàm lượng kẽm+ chì ≤ 10%)
"
1.079
Quặng Sunfua kẽm chì 10% < (hàm lượng kẽm+chì) ≤ 15%
"
1.163
Quặng Sunfua kẽm chì 15% < (hàm lượng kẽm+ chì) ≤ 20%
"
1.385
Quặng Sunfua kẽm chì 20%< (hàm lượng kẽm+ chì) ≤ 25%
"
2.244
Quặng Sunfua kẽm chì (hàm lượng kẽm+ chì ≥25%)
"
2.856
Quặng Oxit kẽm hàm lượng Zn ≤ 15% quy về 15% Zn
"
1.836
Quặng Oxit kẽm hàm lượng Zn > 15% quy về 20% Zn
"
2.448
3
Vàng cốm quy 96% Au
Chỉ
3.800
4
Quặng Mangan sắt Hàm lượng Mn>15%, tỷ lệ Mn/Fe>3
Tấn
700
5
Quặng Vonframit quy về hàm lượng 65% WO3
Tấn
180.000
6
Quặng Antimon quy về hàm lượng 40% Sb
Tấn
18.000
7
Quặng Barit hàm lượng ≥ 80% BaSO4
Tấn
1.200
Quặng Barit hàm lượng 70 ≤ BaSO4 < 80%
Tấn
1.000
Quặng Barit hàm lượng 60 ≤ BaSO4 < 70%
Tấn
800
8
Quặng Photphorit quy về hàm lượng 30% P2O5
Tấn
600
II
Khoáng sản không kim loại
1
Khoáng sản không kim loại làm VLXD thông thường
Đất làm vật liệu san lấp, xây đắp công trình
m3
30
Đá hộc, đá ba
“
80
Đá 1x2, 2x4
“
130
Đá 4x6
“
120
Đá Base 0,5x1
“
80
Cát xây
“
140
Cát trát
“
150
Cát bê tông
“
140
Sỏi 1x2, 2x4
“
120
Sét Cao lanh
Tấn
140
Sét Xi măng
Tấn
30
Đất làm gạch
m3
40
Đá Đôlômit
Tấn
120
Bột đá Đôlômit
“
140
Đá vôi dùng để sản xuất xi măng
Tấn
50
Đá cát kết + Bột kết + Đá vụn lẫn đất để làm đường
Tấn
60
2
Than
“
2.1
Mỏ than Khánh Hoà
Tấn
Than cục 2aKH
“
1.700
Than cám 3aKH
“
1.950
Than cám 3bKH
“
1.650
Than cám 4aKH
“
1.650
Than cám 4bKH
“
1.520
Than cám 5 KH
“
1.350
Than cám 6KH (Cỡ hạt 0 10mm; Ak 36,01 40%)
“
1.150
Than cám 6KH
“
1.100
2.2
Mỏ than Núi Hồng
Tấn
Than cám 3 NH
“
1.600
Than cám 4 NH
“
1.350
Than cám 5 NH
“
1.200
Than cám 6 NH
“
980
2.3
Các mỏ than khác trên địa bàn tỉnh
Tấn
Than cục
“
1.750
Than cám 3b
“
1.700
Than cám 4a
“
1.600
Than cám 4b
“
1.470
Than cám 5
“
1.300
Than cám 6
“
1.050
Than cám 7
“
500
Than phụ phẩm
“
330
3
Than mỡ (Mỏ than Phấn Mễ + Mỏ khác)
Tấn
Than mỡ có Ac< 9%, Y ≥ 17
“
5.146
Than mỡ có 9% ≤ Ac< 11%, Y ≥ 17
“
4.900
Than mỡ có 11% ≤ Ac< 13%, Y ≥ 17
“
4.770
Than mỡ có 13% ≤ Ac< 15%, Y ≥ 17
“
4.580
Than mỡ có 15% ≤ Ac< 17%, Y ≥ 17
“
4.500
Than mỡ có 17% ≤ Ac< 20%, Y ≥ 17
“
4.200
Than mỡ có 20% ≤ Ac< 25%, Y ≥ 17
“
2.650
Than mỡ có 25% ≤ Ac< 35%
“
2.430
Than mỡ có 35% ≤ Ac< 45%
“
2.000
III
Sản phẩm rừng tự nhiên
1
Gỗ tròn các loại
m3
Nhóm I
“
13.000
Nhóm II:
“
+ Gỗ đinh
“
10.000
+ Gỗ nghiến
“
8.000
+ Gỗ khác thuộc nhóm II
“
5.000
Nhóm III:
m3
+ Gỗ: Dổi, Chò chỉ
“
4.000
+ Gỗ De, Sao
“
3.952
+ Gỗ khác thuộc nhóm III
“
2.500
Nhóm IV
“
2.000
Nhóm V
“
1.500
Nhóm VI
“
1.267
Nhóm VII
“
1.056
Nhóm VIII
“
1.056
2
Gỗ trụ mỏ
“
950
3
Gỗ làm nguyên liệu sản xuất giấy (bồ đề, thông, mỡ)
m3
400
4
Cành, ngọn, củi
ste
140
5
Tre, nứa, giang, mai, vầu, lồ ô….
Cây
Tre
“
20
Mai
“
25
Vầu đắng
“
15
Vầu làm nguyên liệu giấy
Tấn
300
6
Dược liệu:
Quế
kg
100
7
Sản phẩm rừng tự nhiên khác:
Hạt xa nhân khô
kg
70
Nấm hương khô
kg
400
Măng nứa tươi
kg
8
Măng vầu tươi
kg
9
kg
120
IV
Nước khoáng, nước thiên nhiên
Nước khoáng thiên nhiên
M3
5,0
Nước tinh khiết đóng chai, đóng hộp
M3
3,0
Nước dùng cho sản xuất nước sạch
M3
0,4
Nước thiên nhiên sử dụng chung cho phục vụ (vệ sinh công nghiệp, làm mát… )
M3
1,5
Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất điện (Giá bán điện thương phẩm bình quân)
1,304
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 73/2011/TT BGTVT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM”
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ CP ngày 22/04/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam”;
Mã số đăng ký: QCVN 39:2011/BGTVT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 6 tháng kể từ ngày ký ban hành và thay thế cho Quyết định số 4099/2000/QĐ BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 3. Giao Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam căn cứ yêu cầu quản lý, xây dựng công bố lộ trình điều chỉnh, thay thế, nâng cấp hệ thống báo hiệu Đường thủy nội địa theo QCVN 39:2011/BGTVT.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: Như Điều 4; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; Website Bộ GTVT; Lưu: VT, KHCN.
BỘ TRƯỞNG Đinh La Thăng
QCVN 39 : 2011/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM National technical regulation on Vietnam Inland Navigation Aids
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 39:2011/BGTVT, do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 73/2011/TT BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2011.
Quy chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn ngành 22TCN 269 2000 “Quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam” ban hành kèm theo Quyết định số 4099/2000/QĐ BGTVT ngày 28/12/2000.
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các loại báo hiệu được lắp đặt trên các tuyến đường thủy nội địa về hình dáng, màu sắc, tín hiệu ban đêm, ý nghĩa: báo hiệu nhằm hướng dẫn cho các phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa được an toàn, thuận lợi.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động thiết kế, xây dựng, khai thác vận tải, quản lý các tuyến đường thủy nội địa do các cấp thẩm quyền công bố.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Luồng tàu chạy (gọi tắt là luồng) là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn.
1.3.2. Tuyến đường thủy nội địa là tuyến giao thông vận tải thủy nội địa được xác định cụ thể điểm đầu và điểm cuối.
1.3.3. Phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa.
1.3.4. Độ sâu luồng tàu là khoảng cách thẳng đứng tính từ mực nước thấp tính toán đến mặt đáy luồng tàu.
1.3.5. Chiều rộng luồng tàu là khoảng cách nằm ngang, vuông góc với tim luồng giữa hai đường biên tuyến luồng tại mặt đáy luồng tàu.
1.3.6. Bán kính cong tuyến luồng là bán kính cung tròn của đường tim luồng.
1.3.7. Bề rộng khoang thông thuyền dưới cầu là khoảng cách nằm ngang nhỏ nhất giữa hai mép ngoài của trụ (mố trụ) cầu hay giữa 2 mép ngoài của trụ bảo vệ.
1.3.8. Kênh chạy tàu là đường thủy trên kênh đào mà trên đó chiều rộng và chiều sâu của luồng tàu tương ứng với bề rộng và chiều sâu của kênh đào.
1.3.9. FI.(R) 5s: (R): Chớp một ngắn, ánh sáng màu đỏ.
1.3.10. FI.(G) 5s: (G): Chớp một ngắn, ánh sáng màu xanh.
1.4. Quy định bờ phải, bờ trái hay phía phải, phía trái của luồng tàu chạy
Chiều dòng chảy để làm cơ sở quy định bờ phải, bờ trái hay phía phải, phía trái của luồng tàu chạy được xét theo chiều của dòng chảy lũ.
a) Đối với sông kênh trong nội địa: Theo hướng dòng chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu, từ phía trong nội địa ra phía cửa biển bên tay phải là bờ phải, bên tay trái là bờ trái.
b) Đối với vùng duyên hải, ven vịnh: Quy ước theo chiều từ phía Bắc xuống phía Nam bên tay phải (phía đất liền) là phía phải, bên tay trái (phía ngoài biển) là phía trái. Từ bờ ra ngoài biển bên tay phải là phía phải, bên tay trái là phía trái.
c) Trên hồ tự nhiên hay hồ nhân tạo: Trường hợp hồ có dòng chảy thì theo trục luồng chính từ thượng lưu nhìn về hạ lưu và đối với những đoạn luồng nhánh thì theo hướng nhìn ra trục luồng chính bên tay phải là bờ phải, bên tay trái là bờ trái. Trường hợp hồ không có dòng chảy thì theo quy định ở Khoản d.
d) Các trường hợp đặc thù khác thì do cơ quan có thẩm quyền quy định.
1.5. Phân loại báo hiệu
Báo hiệu đường thủy nội địa phân thành 3 loại:
a) Báo hiệu chỉ giới hạn, vị trí của luồng tàu chạy (gọi chung là báo hiệu dẫn luồng): Là những báo hiệu giới hạn phạm vi chiều rộng, chỉ vị trí hay chỉ hướng của luồng tàu chạy nhằm hướng dẫn phương tiện đi đúng theo luồng tàu.
b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm hay vật chướng ngại trên luồng: Là những báo hiệu chỉ cho phương tiện thủy biết vị trí các vật chướng ngại, các vị trí hay khu vực nguy hiểm trên luồng để phòng tránh, nhằm đảm bảo an toàn cho phương tiện và công trình trên tuyến.
c) Báo hiệu thông báo, chỉ dẫn: Là những báo hiệu thông báo các tình huống có liên quan đến luồng tàu chạy hay điều kiện tàu chạy để các phương tiện kịp thời có các biện pháp phòng ngừa và xử lý, bao gồm các báo hiệu thông báo cấm, thông báo sự hạn chế, chỉ dẫn và thông báo.
1.6. Biển báo hiệu và màu sắc báo hiệu
a) Ý nghĩa:, tác dụng của báo hiệu thể hiện ở biển báo hiệu.
b) Các báo hiệu giới hạn luồng tàu chạy và chỉ vị trí nguy hiểm trên luồng phía bờ trái có hình tam giác, hình thoi và sơn màu xanh lục. Phía bờ phải có hình tam giác ngược, hình vuông và sơn màu đỏ.
c) Các báo hiệu chỉ hướng của luồng tàu chạy phía trái hình thoi, phía phải hình vuông và sơn màu vàng.
d) Các báo hiệu chỉ tim luồng tàu, vật chướng ngại đặt trên đường thủy rộng, hai luồng thì có biển hình tròn. Báo hiệu chỉ tim luồng sơn màu đỏ trắng xen kẽ theo chiều dọc, báo hiệu chỉ vật chướng ngại thì sơn màu đen, báo hiệu chỉ vị trí có hai luồng tàu chạy thì sơn màu đỏ và xanh lục.
e) Các báo hiệu thông báo cấm có biển hình vuông phẳng, nền sơn trắng, viền và gạch chéo sơn màu đỏ, ký hiệu quy định cấm sơn đen.
Các báo hiệu thông báo sự hạn chế và chỉ dẫn có biển hình vuông phẳng, nền biển sơn màu trắng, viền sơn màu đỏ, ký hiệu quy định hạn chế hay chỉ dẫn sơn màu đen.
Các báo hiệu thông báo có biển hình vuông phẳng, nền sơn màu xanh lam, ký hiệu cần thông báo sơn màu trắng.
f) Các biển báo phải được đặt ở vị trí hợp lý và nhìn thấy rõ từ hướng luồng tàu đi đến.
g) Được phép bố trí 2 hay 3 biển báo hiệu không trái ngược nhau về ý nghĩa: trên cùng một cột.
h) Các báo hiệu có hình khối hoặc có kết cấu tương tự như:
Hai hình vuông ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình trụ gọi chung là hình trụ.
Hai hình tam giác ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình nón gọi chung là hình nón.
Hai hình tròn ghép thẳng góc với nhau theo trục đối xứng (kiểu múi khế) hay hình cầu gọi chung là hình cầu.
1.7. Biển phụ dùng trên phao, biển phụ dùng cho báo hiệu thông báo chỉ dẫn, cờ
a) Biển phụ đặt trên phao hay còn gọi là tiêu thị: Là các biển bổ trợ nhằm nói rõ ý nghĩa: của báo hiệu và được dùng trong các trường hợp:
Phao ống, phao cột hay phần thân phao không thể hiện được hình dạng của biển báo hiệu theo quy định.
Các dạng phao khác mà phần thân phao, hay giá phao không lắp được biển báo hiệu theo quy định.
Ở nơi luồng bắt đầu đổi hướng, vào cua cong, vị trí nguy hiểm thì có thể lắp thêm tiêu thị bên trên biển báo hiệu chính để nhấn mạnh ý nghĩa: của báo hiệu.
Tiêu thị có hình dáng, màu sắc quy định như biển báo hiệu chính nhưng có kích thước nhỏ hơn và bố trí ở trên đỉnh của phao.
b) Biển phụ dùng cho báo hiệu thông báo chỉ dẫn: Là các biển nhằm hỗ trợ cho các biển thông báo chỉ dẫn về ý nghĩa:, cũng như xác định phạm vi hiệu lực của báo hiệu.
c) Cờ: Trong các trường hợp luồng lạch biến đổi đột xuất, hay xuất hiện vật chướng ngại đột xuất mà chưa kịp bố trí báo hiệu thì phải đặt ngay một cờ tam giác, phía phải màu đỏ, phía trái màu xanh lục. Ban đêm có một đèn sáng liên tục bên phải ánh sáng màu đỏ, bên trái ánh sáng màu xanh lục.
Trong phạm vi 24 giờ các cờ tạm kể trên phải được thay bằng báo hiệu có biển báo theo quy định.
1.8. Vật mang biển báo hiệu
Biển báo hiệu được gắn lên các vật thể cố định đặt trên bờ (gọi chung là cột) hoặc trên các vật nổi (gọi chung là phao) và có màu sắc như sau:
Đặt phía bờ phải: Phao sơn màu đỏ, cột sơn khoang màu đỏ trắng xen kẽ.
Đặt phía bờ trái: Phao sơn màu xanh lục, cột sơn khoang xanh lục trắng xen kẽ.
Đặt ở nơi phân luồng ngay ngã ba: phao sơn màu đỏ xanh lục xen kẽ, cột sơn khoang màu đỏ xanh lục xen kẽ.
Đặt ở nơi có vật chướng ngại trên đường thủy rộng: phao sơn màu đỏ đen xen kẽ.
1.9. Ánh sáng ban đêm của đèn hiệu
Về ban đêm, độ chiếu sáng của tín hiệu phải đảm bảo có tầm nhìn xa ít nhất là 1000m bằng mắt thường.
a) Khi dùng đèn điện để chiếu sáng biển báo hiệu thay cho tín hiệu, thì phải đảm bảo nhìn thấy rõ báo hiệu từ phạm vi 500m trở lên.
b) Ánh sáng của tín hiệu ban đêm có 4 màu: Đỏ xanh lục vàng trắng
Ánh sáng đỏ là ánh sáng của báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu vật chướng ngại bên bờ phải và của báo hiệu thông báo cấm.
Ánh sáng xanh lục là ánh sáng của báo hiệu giới hạn luồng, báo hiệu vật chướng ngại bên bờ trái và của báo hiệu thông báo điều khiển sự đi lại.
Ánh sáng vàng là ánh sáng của báo hiệu chỉ hướng của luồng như chuyển luồng, chập tiêu, định hướng luồng trên đường thủy rộng, khoang thông thuyền, báo hiệu giới hạn vùng nước.
Ánh sáng trắng là ánh sáng của các đèn hiệu chỉ tim luồng trên đường thủy rộng, chỉ vật chướng ngại trên đường thủy rộng, báo hiệu nơi phân luồng hay ngã ba sông.
c) Ánh sáng có các chế độ:
Chớp 1 ngắn: 1 chớp sáng ngắn, tiếp đến 1 khoảng tối dài (ký hiệu FI).
Chớp 1 dài: 1 chớp sáng dài, tiếp đến 1 khoảng tối ngắn (ký hiệu OC).
Chớp 2: 2 chớp sáng ngắn liên tiếp xen kẽ 1 khoảng tối ngắn ở giữa, tiếp đến 1 khoảng tối dài (ký hiệu FI(2)).
Chớp 3: 3 chớp sáng ngắn liên tiếp xen kẽ 2 khoảng tối ngắn, tiếp đến 1 khoảng tối dài (ký hiệu FI(3)).
Chớp đều (ký hiệu ISO):
+ Chớp đều: 1 chớp sáng dài, tiếp đến 1 khoảng tối dài, thời gian sáng và tối bằng nhau.
+ Chớp đều nhanh (còn gọi là nháy): các chớp sáng ngắn xen kẽ với các khoảng tối ngắn, thời gian sáng và tối bằng nhau.
+ Chớp nhanh liên tục: các chớp sáng ngắn liên tiếp rất nhanh xen kẽ với các khoảng tối rất ngắn (ký hiệu Q).
+ Đèn sáng liên tục (ký hiệu F).
1.10. Cách đánh số
Trường hợp báo hiệu được đánh số hiệu, thì việc đánh số hiệu theo phía bờ của luồng tàu chạy. Các báo hiệu nằm ở phía bờ phải được đánh số chẵn, các báo hiệu ở phía bờ trái được đánh số lẻ. Chữ số màu trắng.
1.11. Kích thước
Kích thước của báo hiệu chia thành 4 loại: Loại đặc biệt, loại 1, 2 và 3.
Loại đặc biệt dùng cho đường thủy rộng như sông lớn, vùng cửa sông, vùng duyên hải, ven vịnh, trên hồ tự nhiên và hồ nhân tạo. Kích thước loại 1, 2, 3 được sử dụng trong các sông, kênh rạch thông thường.
Trong các trường hợp đặc biệt khác, cần căn cứ vào điều kiện địa hình thực tế của sông, kênh, hồ, vùng cửa sông, ven vịnh mà có thể lựa chọn kích thước sao cho phù hợp. Khi sử dụng kích thước khác với kích thước đã quy định trong Quy chuẩn, cần có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về đường thủy nội địa.
Khi sử dụng kích thước trong 4 loại kể trên đã quy định trong Quy chuẩn, tùy theo điều kiện địa hình, đặc biệt là chiều rộng của sông, kênh để lựa chọn cho phù hợp.
1.12. Báo hiệu thông báo không có đèn, tuyến báo hiệu sử dụng đèn đầu
a) Về ban đêm ở các khu vực nguy hiểm có các báo hiệu thông báo, phương tiện phải chủ động chiếu đèn tìm hiểu tình hình qua các báo hiệu thông báo để điều khiển phương tiện đi lại đảm bảo an toàn.
b) Những tuyến có phương tiện đi lại vào ban đêm, nếu không có khả năng đầu tư và duy trì tuyến đèn điện thì có thể sử dụng đèn dầu. Màu ánh sáng của đèn dầu phải đúng với màu ánh sáng như quy định trong đèn điện.
c) Khi gặp đèn dầu, nếu chưa hiểu rõ ý nghĩa: của báo hiệu, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm tìm hiểu, chỉ khi nào đảm bảo an toàn mới được phép tiếp tục đi lại.
1.13. Các trường hợp đặc biệt khác
a) Trong một số trường hợp cụ thể, cho phép dùng chữ để thông báo những vấn đề có liên quan đến tình hình luồng lạch và chỉ dẫn việc đi lại của phương tiện để đảm bảo an toàn.
b) Ở những khu vực không có báo hiệu thông báo, nếu người điều khiển phương tiện muốn điều khiển phương tiện theo một tình huống nào đó thì cần tìm hiểu, xem xét, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm sao cho việc điều động phương tiện đảm bảo an toàn.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. BÁO HIỆU CHỈ GIỚI HẠN, VỊ TRÍ CỦA LUỒNG TÀU CHẠY (A)
2.1.1. Phao chỉ vị trí giới hạn của luồng tàu chạy (A1)
Phao chỉ vị trí giới hạn bên bờ phải của luồng tàu chạy (A1.1)
Hình dáng:
Báo hiệu là phao có biển (hay tiêu thị) là hình trụ, hoặc là cờ tạm biển hình tam giác
Màu sắc:
Phao, biển, tiêu thị, cờ đều màu đỏ
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp 1 ngắn, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa:
Báo rằng “Tại vị trí đặt phao là giới hạn phía phải của luồng tàu chạy”.
Phao chỉ vị trí giới hạn bên bờ trái của luồng tàu chạy (A.1.2)
Hình dáng:
Báo hiệu là phao có biển (hay tiêu thị) là hình nón, hoặc là cờ tạm biển hình tam giác
Màu sắc:
Phao, biển, tiêu thị, cờ đều màu xanh lục
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp 1 ngắn, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa:
Báo rằng “Tại vị trí đặt phao là giới hạn phía trái của luồng tàu chạy”
2.1.2. Phao chỉ vị trí giới hạn của luồng tàu sông đi cạnh luồng tàu biển (A2)
Đặt phía bên phải của luồng tàu sông (A2.1)
Hình dáng:
Báo hiệu là phao có biển (hay tiêu thị) là hình trụ, hoặc là cờ tạm biển hình tam giác
Màu sắc:
Phao và biển khoang đỏ trắng đỏ, tiêu thị, cờ sơn màu đỏ
Đèn hiệu:
(Khi thích hợp) Ban đêm một đèn chớp đều, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa:
Báo rằng “Tại vị trí đặt báo hiệu là giới hạn phía phải của luồng tàu sông đi cạnh luồng tàu biển”
Đặt phía bên trái của luồng tàu sông (A2.2)
Hình dáng:
Báo hiệu là phao có biển (hay tiêu thị) là hình nón, hoặc là cờ tạm biển hình tam giác
Màu sắc:
Phao và biển khoang xanh lục trắng xanh lục, tiêu thị, cờ sơn màu xanh lục
Đèn hiệu:
(Khi thích hợp) Ban đêm một đèn chớp đều, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa:
Báo rằng “Tại vị trí đặt báo hiệu là giới hạn phía trái của luồng tàu sông đi cạnh luồng tàu biển”
Khi luồng lạch ổn định hoặc trong một số trường hợp đặc biệt thì các báo hiệu A1, A2, vật mang là phao có thể được thay bằng trụ
2.1.3. Báo hiệu luồng tàu đi gần bờ (A3)
Báo hiệu luồng tàu đi gần bờ bên phải (A3.1)
Hình dáng:
Một biển hình vuông đặt trên cột
Màu sắc:
Biển sơn hai mặt, sơn khoang ngang màu trắng đỏ trắng
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp một dài, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa:
Báo rằng “Luồng tàu đi gần bờ bên phải và dọc theo bờ phải”
Báo hiệu luồng tàu đi gần bờ bên trái (A3.2)
Hình dáng:
Một biển hình thoi đặt trên cột
Màu sắc:
Nền trên màu xanh lục, nửa trên sơn màu trắng
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp một dài, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa:
Báo rằng “Luồng tàu đi gần bờ bên trái và dọc theo bờ trái”
2.1.4. Báo hiệu cửa luồng ra vào cảng, bến (A4)
Đặt ở bên phải (A4.1)
Hình dáng:
Một biển hình trụ đặt trên cột
Màu sắc:
Thân cột sơn khoang màu đỏ trắng đỏ, biển sơn màu đỏ
Đèn hiệu:
Ban đêm: có một đèn chớp đều nhanh, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa:
Giới hạn phía bên phải của cửa luồng ra vào cảng, bến
Đặt ở bên trái (A4.2)
Hình dáng:
Một biển hình nón đặt trên cột
Màu sắc:
Thân cột sơn khoang màu xanh lục trắng xanh lục, biển sơn màu xanh lục
Đèn hiệu:
Ban đêm: có một đèn chớp đều nhanh, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa:
Giới hạn phía bên trái của cửa luồng ra vào cảng, bến
Báo hiệu này cũng được sử dụng để báo lối ra vào các nhánh phụ, các luồng dùng riêng. Khi đó ở trên luồng sử dụng báo hiệu A2.1, A2.2 để giới hạn luồng chạy tàu, nhằm phân biệt với luồng chính
2.1.5. Phao tim luồng (A5)
Hình dáng:
Phao hình nón cụt, biển hình cầu
Màu sắc:
Phao hình nón cụt sơn xen kẽ dải dọc đỏ trắng, phao ống sơn thành hai nửa đỏ trắng, biển sơn theo dải dọc đỏ trắng
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp một dài, ánh sáng màu trắng
Ý nghĩa:
Chỉ vị trí tim luồng, xung quanh là vùng nước an toàn. Dùng hướng dẫn tàu thuyền đi lại theo tim luồng trên đường thủy rộng
2.1.6. Báo hiệu chuyển hướng luồng (A6)
Báo hiệu chuyển hướng luồng đặt bên bờ phải (A6.1).
Hình dáng:
Một biển hình vuông đặt trên cột
Màu sắc:
Biển sơn màu vàng, giữa biển có vạch dọc sơn màu đen
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp đều, ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa:
Báo rằng “Kể từ vị trí đặt báo hiệu, luồng tàu chạy chuyển động hướng từ bờ phải sang bờ trái”
Báo hiệu chuyển hướng luồng đặt bên bờ trái (A6.2)
Hình dáng:
Một biển hình thoi đặt trên cột
Chớp đều (ISO 3s)
Màu sắc:
Biển sơn màu vàng, giữa có vạch dọc sơn màu đen
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp đều ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa:
Báo rằng “Kể từ vị trí đặt báo hiệu, luồng chạy tàu chuyển từ bờ trái sang bờ phải”
2.1.7. Chập tiêu tim luồng (A7)
Chập tiêu tim luồng đặt bên bờ phải (A7.1)
Hình dáng:
Gồm hai biển, biển trên cột sau đặt cao hơn biển trên cột trước.
Chớp một dài (OC 4s)
Màu sắc:
Màu sơn, cách thức sơn như biển chuyển luồng bờ phải
Đèn hiệu:
Ban đêm: có hai đèn chớp 1 dài, ánh sáng màu vàng, đèn trên cột sau đặt cao hơn đèn trên cột trước
Ý nghĩa:
Báo rằng “Luồng hẹp nguy hiểm, phương tiện phải đi theo đúng đường thẳng chập của hai biển báo hiệu”
Chập tiêu tim luồng đặt bên bờ trái (A7.2)
Hình dáng:
Gồm hai biển, biển trên cột sau đặt cao hơn biển trên cột trước
Chớp một dài (OC 3s)
Màu sắc:
Màu sơn, cách thức sơn như biển chuyển luồng bờ trái
Đèn hiệu:
Ban đêm: có hai đèn chớp 1 dài, ánh sáng màu vàng, đèn trên cột sau đặt cao hơn đèn trên cột trước
Ý nghĩa:
Báo rằng “Luồng hẹp nguy hiểm, phương tiện phải đi theo đúng đường thẳng chập của hai biển báo hiệu”
2.1.8. Báo hiệu định hướng luồng (A8)
Đặt bên phải luồng (A8.1)
Hình dáng:
Một biển hình trụ ghép kiểu múi khế đặt trên cột
Chớp đều (ISO 6s)
Màu sắc:
Nền giữa biển sơn màu vàng, viền biển sơn màu đen
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp đều, ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa:
Định hướng luồng cho tàu thuyền đi lại trên đường thủy rộng như ven vịnh, trên hồ, vào cửa sông phía bên phải của luồng
Đặt bên trái luồng (A8.2)
Hình dáng:
Một biển hình thoi ghép kiểu múi khế đặt trên cột
Chớp đều (ISO 5s)
Màu sắc:
Viền biển sơn màu đen, nền giữa biển sơn màu vàng
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp đều, ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa:
Định hướng luồng cho tàu thuyền đi lại trên đường thủy rộng như ven vịnh, trên hồ, vào cửa sông bên trái luồng
2.1.9. Báo hiệu hai luồng (đặt dưới nước) (A9)
Báo cả hai luồng đều là luồng chính (A9.1)
Hình dáng:
Phao hình nón cụt hoặc ống, biển hình cầu
Chớp đều nhanh (ISO 2s)
Màu sắc:
Biển sơn thành 3 khoang ngang đỏ xanh lục phao sơn thành 4 khoang xanh lục đỏ xanh lục đỏ
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp 3, ánh sáng màu trắng
Ý nghĩa:
Báo rằng “Tại khu vực đặt phao sông, kênh phân thành hai luồng, cả hai luồng đều là luồng chính”
Báo luồng phía bên phải là luồng chính (A9.2)
Hình dáng:
Phao hình nón cụt có tiêu thị hình nón hoặc phao ống có biển hình cầu phía trên có tiêu thị hình nón
Chớp nhanh liên tục (Q)
Màu sắc:
Tiêu thị, biển sơn màu xanh lục. Phao sơn nửa trên màu xanh lục, nửa dưới màu đỏ
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp nhanh liên tục, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa:
Báo rằng “Tại khu vực đặt phao sông, kênh phân thành hai luồng, luồng phía bên phải là luồng chính. Vị trí đặt phao là giới hạn phía trái của luồng chính”. Luồng phụ là luồng có chuẩn tắc luồng lạch kém hơn luồng chính, phương tiện khi qua lại cần tìm hiểu để biết. Các biển phụ (tiêu thị) trong loại báo hiệu này là bắt buộc phải có
Báo luồng phía bên trái là luồng chính (A9.3)
Hình dáng:
Phao hình nón cụt có tiêu thị hình trụ hoặc phao ống có biển hình cầu phía trên có tiêu thị hình trụ
Chớp nhanh liên tục (Q)
Màu sắc:
Biển, tiêu thị sơn màu đỏ. Phao sơn nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh lục
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp nhanh, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa:
Báo rằng “Tại khu vực đặt phao sông, kênh phân thành hai luồng, luồng phía bên trái là luồng chính, vị trí đặt phao là giới hạn phía phải của luồng chính”
2.2. BÁO HIỆU VỊ TRÍ NGUY HIỂM HAY VẬT CHƯỚNG NGẠI TRÊN LUỒNG (B)
2.2.1. Báo hiệu nơi phân luồng, ngã ba (đặt trên bờ) (B1)
Hình dáng:
Báo hiệu là 2 hình nón đối đỉnh đặt trên cột
Chớp đều nhanh (ISO 2s)
Màu sắc:
Nửa trên sơn màu đỏ, nửa dưới sơn màu xanh lục
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp đều nhanh, ánh sáng màu trắng
Ý nghĩa:
Báo rằng “Tại vị trí đặt báo hiệu là đầu mom bãi nơi phân luồng, ngã ba nguy hiểm, cần chú ý”
2.2.2. Báo vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm trên luồng (B2)
Báo vật chướng ngại hay vị trí nguy hiểm bên phía phải của luồng tàu chạy (B2.1)
Hình dáng:
Báo hiệu là một hình nón ngược ghép kiểu múi khế
FI5s(R)
Màu sắc:
Biển sơn màu đỏ
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp 1 ngắn, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa:
Báo rằng “Có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm phía bên phải của luồng tàu chạy. Phương tiện phải đi cách xa báo hiệu ít nhất trên 10m”
Báo vật chướng ngại hay vị trí nguy hiểm bên phía trái của luồng tàu chạy (B2.2)
Hình dáng:
Báo hiệu là một hình nón ghép kiểu múi khế đặt trên cột
FI5s(G)
Màu sắc:
Biển sơn màu xanh lục, viền quanh biển sơn trắng
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp 1 ngắn, ánh sáng màu xanh lục
Ý nghĩa:
Báo rằng “Có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm phía bên trái của luồng tàu chạy. Phương tiện phải đi cách xa báo hiệu ít nhất trên 10m”
2.2.3. Báo hiệu vật chướng ngại đơn lẻ trên đường thủy rộng (B3)
Hình dáng:
Báo hiệu là hai biển hình cầu đặt trên cột hoặc trên phao
Chớp 2 (FI(2) 10s)
Màu sắc:
Biển sơn màu đen, cột, phao sơn làm 3 khoang đen đỏ đen
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp 2, ánh sáng màu trắng
Ý nghĩa:
Báo rằng “Có vật chướng ngại nguy hiểm trên luồng nhưng xung quanh là vùng nước an toàn. Phương tiện có thể đi lại được xung quanh vật chướng ngại về mọi phía, nhưng phải cách báo hiệu ít nhất trên 15m”
2.2.4. Phao giới hạn vùng nước (B4)
Phía bên phải của luồng tàu chạy (B4.1)
Hình dáng:
Phao hình trụ có biển (hay tiêu thị) là hình trụ
Chớp 3 (FI(3) 10s)
Màu sắc:
Phao, tiêu thị sơn màu vàng
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp 3, ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa:
“Giới hạn vùng nước bên phía bờ phải của luồng”
Phía bên trái của luồng tàu chạy (B4.2)
Hình dáng:
Phao hình nón có biển (hay tiêu thị) hình là hình nón
Chớp 1 ngắn (FI 5s)
Màu sắc:
Phao, tiêu thị sơn màu vàng
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp một ngắn ánh sáng màu vàng mỗi 5 giây
Ý nghĩa:
“Giới hạn vùng nước bên phía bờ trái của luồng” Khi dùng báo hiệu này để cấm vùng nước, cấm luồng thì bên trên treo thay bằng tiêu thị C1.1.1.
2.2.5. Báo hiệu đánh dấu khoang thông thuyền của công trình vượt sông trên không (B5)
Cho phương tiện cơ giới và thô sơ đi chung (B5.1)
Hình dáng:
Một biển hình vuông bố trí ở tim luồng khoang thông thuyền
Q.F
Màu sắc:
Biển sơn màu vàng
Đèn hiệu:
Ban đêm: treo 2 đèn, một đèn sáng liên tục, một đèn chớp nhanh liên tục, ánh sáng màu vàng, đặt ở vị trí của biển báo hiệu
Ý nghĩa:
Đánh dấu vị trí khoang thông thuyền cho phương tiện cơ giới và thô sơ đi chung
Cho phương tiện cơ giới đi qua (B5.2)
Hình dáng:
Một biển hình thoi bố trí ở tim luồng khoang thông thuyền
Sáng liên tục (F)
Màu sắc:
Biển sơn màu vàng
Đèn hiệu:
Ban đêm: treo một đèn sáng liên tục, ánh sáng màu vàng, đặt ở vị trí của báo hiệu
Ý nghĩa:
Đánh dấu vị trí khoang thông thuyền cho phương tiện cơ giới đi qua
Cho phương tiện thô sơ đi qua (B5.3)
Hình dáng:
Một biển hình tròn bố trí ở tim luồng khoang thông thuyền
Chớp nhanh liên tục (Q)
Màu sắc:
Biển sơn màu vàng
Đèn hiệu:
Ban đêm: treo một đèn chớp nhanh liên tục, ánh sáng màu vàng
Ý nghĩa:
Đánh dấu vị trí khoang thông thuyền cho phương tiện thô sơ đi qua
2.3. BÁO HIỆU THÔNG BÁO CHỈ DẪN (C)
2.3.1. Báo hiệu thông báo cấm (C1)
2.3.1.1. Báo hiệu điều khiển sự đi lại (C1.1)
Cấm đi qua (C1.1.1)
a. Đặt ở dưới nước (C1.1.1.a)
Hình dáng:
Một tiêu thị hình trụ đặt trên phao B4.
Màu sắc:
Tiêu thị sơn khoang màu đỏ trắng đỏ
Đèn hiệu:
Ban đêm: treo hai đèn sáng liên tục, ánh sáng màu đỏ. Đèn treo theo chiều dọc
Ý nghĩa:
Báo rằng “Cấm phương tiện đi vào vùng nước hay luồng giới hạn bởi phao B4 mà phía trên có treo báo hiệu này"
b. Đặt ở trên bờ (C1.1.1 b)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn màu đỏ; dấu hiệu sơn màu đen
Đèn hiệu:
Ban đêm: treo hai đèn sáng liên tục, ánh sáng màu đỏ. Đèn treo theo chiều dọc
Ý nghĩa:
Báo “Cấm phương tiện đi qua tính từ vị trí đặt báo hiệu"
Được phép đi qua (C1.1.2)
Hình dáng:
Một biển chữ nhật hoặc 2 cờ hình tam giác
Màu sắc:
Biển sơn theo dải dọc xanh lục trắng xanh lục, cờ sơn màu xanh lục
Đèn hiệu:
Ban đêm: treo 2 đèn sáng liên tục, ánh sáng xanh lục. Đèn treo theo chiều dọc
Ý nghĩa:
Báo rằng “Phương tiện được phép đi qua”
Chỉ được phép đi giữa hai biển báo hiệu (C1.1.3)
Hình dáng:
Hai biển hình thoi đặt cách nhau giới hạn chiều rộng của luồng tàu
Màu sắc:
Nửa ngoài sơn màu trắng, nửa trong hướng vào luồng sơn màu xanh lục
Đèn hiệu:
Ban đêm: mỗi bên treo 1 đèn sáng liên tục, ánh sáng màu xanh lục. Đèn treo theo chiều dọc.
Ý nghĩa:
Báo rằng “Phương tiện được phép đi qua”
Cấm đi ra ngoài phạm vi hai biển báo hiệu (C1.1.4)
Hình dáng:
Hai biển hình thoi treo giới hạn hai bên luồng
Màu sắc:
Nửa ngoài sơn màu đỏ, nửa trong hướng vào luồng sơn màu trắng
Đèn hiệu:
(Khi thích hợp) Ban đêm mỗi bên treo một đèn sáng liên tục, ánh sáng màu đỏ
Ý nghĩa:
Báo rằng “Phương tiện không được phép đi ra ngoài phạm vi hai biển báo hiệu”
Chỉ dùng báo hiệu này kết hợp với C1.1.3 trong trường hợp cần quy định rõ cấm đi lại ngoài phạm vi luồng tàu đã được giới hạn theo C1.1.3. Khi đó biển báo hiệu và đèn đỏ treo phía ngoài đèn xanh theo chiều ngang
Tín hiệu giao thông qua âu thuyền (C1.2)
Khi đến gần âu thuyền, phương tiện cần giảm tốc độ và chú ý các trường hợp tín hiệu sau đây:
1. Khi có hai đèn đỏ, mỗi bên treo một đèn ở độ cao như nhau là cấm phương tiện đi vào âu thuyền
2. Khi có hai đèn đỏ, mỗi bên treo một đèn ở độ cao như nhau và một đèn xanh treo cùng độ cao (ở bên này hoặc bên kia) là báo phương tiện được phép rời âu thuyền
3. Khi mỗi bên treo 1 đèn đỏ, 1 đèn xanh, 4 đèn cùng ở độ cao như nhau là báo phương tiện chuẩn bị được vào âu thuyền
4. Khi mỗi bên có 1 đèn xanh treo ở độ cao như nhau là báo cho phép phương tiện được vào âu thuyền
Ý nghĩa: Điều tiết phương tiện đi lại qua âu
Báo hiệu cấm thả neo, cấm kéo rê neo, cáp hay xích (C1.3)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu neo sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo rằng “Cấm mọi phương tiện thả neo, kéo rê neo, cáp hay xích trong phạm vi hiệu lực của báo hiệu”
Không áp dụng với những di chuyển nhỏ tại nơi neo đậu hay ma nơ
Báo hiệu cấm đỗ (C1.4)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu chữ P sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo rằng “Cấm mọi phương tiện neo đậu trong phạm vi hiệu lực của biển báo hiệu"
Báo hiệu cấm buộc tàu thuyền (C1.5)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu cọc bích sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo rằng “Cấm mọi phương tiện buộc tàu thuyền lên bờ trong phạm vi hiệu lực của biển báo hiệu”
Báo hiệu hạn chế tạo sóng (C1.6)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu sóng sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo rằng “Phải điều khiển phương tiện để hạn chế tạo sóng, không gây nguy hiểm cho các đối tượng khác”
Báo hiệu cấm tàu thuyền quay trở (C1.7.)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu quay trở sơn đen
Ý nghĩa:
Báo rằng “Cấm mọi phương tiện quay trở trong phạm vi hiệu lực của biển báo hiệu”
Báo hiệu cấm vượt (C1.8)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu phương tiện vượt nhau sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo rằng “Cấm mọi phương tiện vượt nhau trên phạm vi luồng giới hạn bởi hai biển báo hiệu
Báo hiệu cấm các đoàn kéo đẩy vượt nhau (C1.9)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu các đoàn kéo đẩy vượt nhau sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo rằng “Cấm các đoàn kéo đẩy vượt nhau trên phạm vi luồng giới hạn bởi hai biển báo hiệu”
Cấm phương tiện cơ giới (C1.10)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu phương tiện cơ giới sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo rằng “Cấm mọi phương tiện cơ giới đi qua theo hướng báo hiệu đã chỉ rõ, hoặc hoạt động trong vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”
Cấm phương tiện thô sơ (C1.11)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu phương tiện thô sơ sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo rằng “Cấm phương tiện thô sơ đi qua theo hướng báo hiệu đã chỉ rõ, hoặc hoạt động trong vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”
Cấm hoạt động thể thao (C.12)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, chữ THỂ THAO và SPORT sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Cấm mọi hoạt động thể thao hoặc giải trí trong vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu”
Cấm rẽ phải (C.13)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu mũi tên rẽ phải sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phương tiện không được phép rẽ phải vào ngã ba gần nhất phía trước, nguy hiểm”
Cấm rẽ trái (C.14)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu mũi tên rẽ trái sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phương tiện không được phép rẽ trái vào ngã ba gần nhất phía trước, nguy hiểm”
Cấm bơi lội (C.15)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu bơi lội sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Cấm mọi hình thức bơi lội trong vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu”
Cấm lướt ván (C.16)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu lướt ván sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Cấm lướt ván trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu”
Cấm lướt ván buồm (C.17)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu lướt ván buồm sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Cấm lướt ván buồm trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu”
Cấm tàu thuyền chạy buồm (C.18)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu tàu thuyền buồm sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Cấm tàu thuyền chạy buồm đi lại trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu”
Kết thúc khu vực cấm tàu thể thao và tàu giải trí cỡ nhỏ chạy với tốc độ cao (C.19)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền và gạch chéo sơn đỏ, ký hiệu canô cao tốc sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Khu vực cấm đi lại với tốc độ cao trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu”
2.3.2. Báo hiệu thông báo sự hạn chế (C2)
Báo hiệu báo chiều cao tĩnh không bị hạn chế (C2.1)
Hình dáng:
Biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu chiều cao tĩnh không bị hạn chế sơn đen
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước có công trình vượt sông trên không, chiều cao tĩnh không của công trình bị hạn chế. Nếu có con số ghi trên biển thì đó là chiều cao tĩnh không của công trình ứng với một mực nước xác định nào đó". Chiều cao tĩnh không tính bằng mét.
Báo hiệu báo chiều sâu luồng bị hạn chế (C2.2)
Hình dáng:
Biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu chiều sâu luồng bị hạn chế sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Chiều sâu của luồng chạy tàu ở phía trước bị hạn chế. Nếu có con số ghi trên biển thì đó là chiều sâu hạn chế của luồng lạch ứng với một mực nước xác định nào đó". Độ sâu tính bằng mét
Báo hiệu báo chiều rộng luồng bị hạn chế (C2.3)
Hình dáng:
Biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu chiều rộng luồng bị hạn chế sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Chiều rộng của luồng chạy tàu ở phía trước bị hạn chế. Nếu có con số ghi trên biển thì đó là chiều rộng hạn chế của luồng tàu chạy". Chiều rộng tính bằng mét.
Báo hiệu “luồng cách bờ” (C2.4)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu luồng cách bờ sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Mép luồng tàu chạy cách vị trí báo hiệu một khoảng cách bằng con số ghi trên biển báo hiệu và tính bằng mét
Báo hiệu thông báo đoàn lai dắt bị hạn chế (C2.5)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu (1 chữ số) sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước là đoạn luồng mà khả năng lai dắt của phương tiện bị hạn chế, giới hạn số tầm của đoàn lai dắt không được vượt quá 01 con số ghi trên biển báo hiệu”
Báo hiệu thông báo chiều rộng đoàn lai dắt bị hạn chế (C2.6)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu lai dắt và chiều rộng của đoàn lai dắt (2 chữ số) sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước là đoạn luồng mà khả năng lai dắt của phương tiện bị hạn chế. Chiều rộng lớn nhất của đoàn lai dắt không được vượt quá 02 con số ghi trên biển báo hiệu và tính bằng mét"
Báo hiệu thông báo chiều dài đoàn lai dắt bị hạn chế (C2.7)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu lai dắt và chiều dài của đoàn lai dắt (3 con số) sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước là đoạn luồng mà khả năng lai dắt của phương tiện bị hạn chế. Chiều dài lớn nhất của đoàn lai dắt không được vượt quá 03 con số ghi trên biển báo hiệu và tính bằng mét”
Báo hiệu quy định tần số liên lạc theo khu vực (C2.8)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Viền biển sơn đỏ, nền biển sơn trắng, ký hiệu sóng VHF và tần số quy định bắt buộc để thông tin liên lạc sơn màu đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Khu vực bắt buộc các phương tiện phải sử dụng kênh vô tuyến điện thoại có tần số như con số quy định ghi trên biển báo hiệu để thông tin liên lạc”
2.3.3. Báo hiệu chỉ dẫn (C3)
Báo hiệu “Chú ý nguy hiểm” (C3.1)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu chú ý nguy hiểm sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước là khu vực luồng phức tạp, khó đi, cần chú ý, có thể có các tình huống nguy hiểm bất ngờ”.
Phương tiện cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn
Báo hiệu “Dừng lại” (C3.2)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu dừng lại sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Mọi phương tiện phải dừng lại ngay phía trước biển báo hiệu để chờ đến thời gian được đi lại hay để kiểm tra”
Dùng báo hiệu này cho việc điều tiết khống chế qua cầu, âu thuyền hay cho trạm kiểm tra đường thủy như là một tình huống bắt buộc.
Phát tín hiệu âm thanh (C3.3)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu trắng, viền sơn màu đỏ; dấu hiệu sơn màu đen
Đèn hiệu:
Ban đêm: một đèn chớp đều nhanh, ánh sáng xanh lục
Ý nghĩa:
Báo “Phương tiện cần kéo một hồi còi dài"
Được phép đi ngang qua luồng về phía trái (C3.4)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu đi ngang qua luồng về bên trái sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước là nơi phương tiện thủy nội địa được phép đi cắt ngang qua luồng về phía bên trái”
Được phép đi ngang qua luồng về bên phải (C3.5)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu được phép đi ngang qua luồng về bên phải sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước là nơi phương tiện thủy nội địa được phép đi cắt ngang qua luồng về phía bên phải”.
Các biển C3.4, C3.5 dùng trong các trường hợp luồng giao cắt nhau, luồng tàu sông cắt ngang qua luồng tàu biển
Dòng chảy ngang lớn (C3.6)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Biển màu trắng, hình tam giác màu vàng có viền màu đen, bên trong có biểu tượng sóng và một mũi tên màu đen. Dòng chữ cảnh báo bên dưới sơn màu đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo có dòng chảy ngang theo chiều mũi tên. Yêu cầu cẩn thận.
Hướng rẽ phải (C3.7)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Phương tiện đang đi trên luồng chính theo hướng rẽ phải vào luồng phụ
Hướng rẽ trái (C3.8)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn trắng, viền biển sơn đỏ, ký hiệu sơn đen
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Phương tiện đang đi trên luồng chính theo hướng rẽ trái vào luồng phụ
2.3.4. Báo hiệu thông báo (C4)
Báo hiệu phía trước có đường dây điện qua sông (C4.1)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển màu xanh lam, ký hiệu tia điện sơn màu trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước có đường dây điện vượt qua sông, phương tiện cần lưu ý”
Được phép neo đậu (C4.2)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển màu xanh lam, ký hiệu chữ P sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Được phép neo đậu hay trú ẩn tránh bão lũ trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu, hoặc phạm vi giới hạn khu vực cảng bến”
Chiều rộng vùng nước được phép neo đậu (C4.3)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển màu xanh lam, chữ số chiều rộng vùng nước được phép đậu đỗ sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Phương tiện được neo đậu trong phạm vi vùng nước có chiều rộng tính từ mép cảng, bến, mép bờ ra phía luồng và bằng con số ghi trên biển báo hiệu. Chiều rộng tính bằng m. Dùng để xác định phạm vi vùng nước trong sông, kênh hẹp. Khi đó không dùng phao B4 đặt dưới nước.
Số hàng tối đa được phép neo đậu (C4.4)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển màu xanh lam, số hàng tối đa được phép neo đậu ghi bằng số La Mã và sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Báo số hàng tối đa phương tiện được phép neo đậu trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”
Báo vị trí Đoạn, Trạm quản lý ĐTNĐ (C4.5)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền màu xanh lam, ký hiệu 2 mỏ neo bắt chéo sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Báo vị trí Đoạn, Trạm quản lý ĐTNĐ”
Biển báo hiệu có bến phà, bến khách ngang sông (C4.6)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền màu xanh lam, ký hiệu bến phà, bến khách sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước có bến phà, bến khách ngang sông phương tiện cần thận trọng”
Báo hiệu chỉ điểm kết thúc một tình huống (C4.7)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền sơn màu xanh lam, ký hiệu kết thúc một tình huống là một gạch chéo sơn màu trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Báo điểm kết thúc cho một quy định cấm, một quy định hạn chế hay quy định bắt buộc khác cho việc chạy tàu”
Báo hiệu khu vực tiếp giáp (C4.8)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Biển sơn một nửa màu trắng, một nửa sơn màu xanh lam
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Vị trí đặt báo hiệu là ranh giới quản lý của đường thủy nội địa và đường biển”
Báo hiệu có trạm kiểm tra giao thông đường thủy (C4.9)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu xanh lam, ký hiệu trạm kiểm tra (vạch ngang) sơn màu trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Có trạm kiểm tra cảnh sát giao thông hoặc của thanh tra giao thông đường thủy. Phương tiện cần chú ý lệnh gọi vào kiểm tra”
Báo hiệu cống, đập hoặc âu thuyền (C4.10)
Hình dáng:
Một biển hình chữ nhật
Màu sắc:
Nền biển màu xanh lam, ký hiệu cống hoặc âu thuyền màu trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước có cống, đập hoặc âu thuyền, phương tiện cần chú ý chuẩn bị để việc đi lại được an toàn theo các tín hiệu hướng dẫn (nếu có) của C1.2”
Báo hiệu báo cây số đường thủy nội địa (C4.11)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển màu xanh lam, chú thích tên sông hay tên tuyến và cây số sơn màu trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo mốc cây số đường thủy nội địa
Báo hiệu báo lý trình sông kênh (C4.12)
Hình dáng:
Một biển hình chữ nhật
Màu sắc:
Nền biển màu xanh lam, chú thích tên địa danh và khoảng cách đến địa danh đó sơn màu trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Cự ly từ vị trí đặt báo hiệu đến một địa danh phía trước được xác định” tính bằng km"
Báo hiệu chỉ dẫn ngã ba, ngã tư hay nơi có nhiều sông hay luồng giao nhau (C4.13)
Ngã ba sông hẹp hoặc luồng phụ gặp sông rộng hoặc luồng chính (C4.13.1)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển xanh lam, ký hiệu ngã ba sông hẹp (hoặc luồng phụ) gặp sông rộng (hay luồng chính) sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phương tiện đang đi trên sông hẹp (hoặc luồng phụ) sắp đến ngã ba nơi gặp sông rộng (hoặc luồng chính)”
Ngã ba sông rộng hoặc luồng chính gặp sông hẹp hoặc luồng phụ (C4.13.2)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển xanh lam, ký hiệu sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Phương tiện đang đi trên sông rộng (hoặc luồng chính) sắp đến ngã ba nơi gặp sông hẹp (hoặc luồng phụ)"
Ngã tư sông rộng hoặc luồng chính gặp sông hẹp hoặc luồng phụ (C4.13.3)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển xanh lam, ký hiệu sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phương tiện đang đi trên sông rộng (hoặc luồng chính) sắp đến ngã tư nơi gặp sông hẹp (hoặc luồng phụ)”
Ngã tư sông hẹp hoặc luồng phụ gặp sông rộng hoặc luồng chính (C4.13.4)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển xanh lam, ký hiệu sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phương tiện đang đi trên sông hẹp (hoặc luồng phụ) sắp đến ngã tư nơi gặp sông rộng (hoặc luồng chính)”
Nơi giao nhau của nhiều sông kênh (C4.13.5)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển xanh lam, ký hiệu nơi giao nhau của nhiều sông, kênh sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phía trước là nơi giao nhau của nhiều sông, kênh”
Báo hiệu ngã tư (C4.13.6)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển xanh lam, ký hiệu và địa danh sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Phương tiện sắp đến ngã tư
Báo hiệu ngã ba (C4.13.7)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển xanh lam, ký hiệu và địa danh sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Phương tiện sắp đến ngã ba
Báo hiệu khu vực được phép tổ chức các hoạt động thể thao hoặc giải trí (báo hiệu chung) (C4.14)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển xanh lam, chữ THỂ THAO và SPORT sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Báo khu vực được phép tổ chức các hoạt động thể thao hoặc giải trí”
Được phép quay trở (C4.15)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu xanh lam, ký hiệu được phép quay trở sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Phương tiện được phép quay trở trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”
Báo công trình ngầm vượt sông (C4.16)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu xanh lam, ký hiệu mặt cắt sông và công trình ngầm vượt sông sơn màu trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Tại vị trí đặt báo hiệu có công trình ngầm vượt sông. Phương tiện không được thả neo, phải thận trọng để đảm bảo an toàn cho công trình và phương tiện”
Khu vực được phép lướt ván (C4.17)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển màu xanh lam, ký hiệu lướt ván buồm sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Được phép lướt ván trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”
Khu vực được phép lướt ván buồm (C4.18)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền sơn màu xanh lam, ký hiệu lướt ván buồm sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Được phép lướt ván buồm trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”
Khu vực tàu thuyền chạy buồm được phép đi lại (C4.19)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền sơn màu xanh lam, ký hiệu tàu chạy buồm sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Tàu thuyền chạy buồm được phép đi lại trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của báo hiệu”
Khu vực cho phép tàu thể thao và giải trí đi lại với tốc độ cao (C4.20)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền sơn màu xanh lam, ký hiệu canô cao tốc sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Khu vực cho phép đi lại với tốc độ cao trong phạm vi vùng nước giới hạn bởi hiệu lực của biển báo hiệu”
Báo có trạm điện thoại (C4.21)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu xanh lam, ký hiệu điện thoại sơn trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Vị trí có trạm điện thoại bên bờ sông kênh”
Báo có trạm bán xăng dầu (C4.22)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu xanh lam, viền biển sơn trắng, biểu tượng xăng dầu sơn màu trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
“Vị trí có trạm bán xăng dầu bên bờ sông kênh”
Báo hiệu báo tần số liên lạc để được trả lời những thông tin cần thiết cho việc chạy tàu (C4.23)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Nền biển sơn màu xanh lam, ký hiệu sóng VHF và tần số liên lạc sơn màu trắng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Khu vực phương tiện có thể nhận được các thông tin cần thiết về luồng lạch và những thông tin khác liên quan đến chạy tàu khi sử dụng kênh vô tuyến điện thoại có tần số như con số ghi trên biển báo hiệu”
2.3.5. Báo hiệu thông báo phụ (C5)
Báo hiệu triết giảm tĩnh không (C5.1)
Hình dáng:
Một biển hình vuông
Màu sắc:
Viền và ký hiệu triết giảm tĩnh không sơn màu vàng, nền sơn đen, chỉ số triết giảm tĩnh không sơn màu vàng
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Tĩnh không thực của công trình bị giảm đi bằng con số ghi trên biển báo”
Báo tĩnh không trực tiếp (Thước nước ngược) (C5.2)
Hình dáng:
Một biển hình chữ nhật đặt theo chiều từ đáy công trình xuống dưới mặt nước
Màu sắc:
Sơn khoang đen vàng đen xen kẽ theo từng mét một, nếu biển màu đen thì chữ màu vàng và ngược lại. Số tĩnh không đánh ngược từ đáy công trình xuống mặt nước
Đèn hiệu:
Ý nghĩa:
Báo “Tĩnh không trực tiếp cho phương tiện biết qua số đọc theo mực nước”
Giới hạn phạm vi chiều dài hiệu lực của báo hiệu kể từ vị trí đặt báo hiệu (bằng con số ghi trong biển) (C5.3)
Giới hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu giữa hai biển báo hiệu (C5.4)
Giới hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu về hai phía tính từ vị trí đặt báo hiệu (C5.5)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1. Cục Trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thi hành Quy chuẩn này.
3.2. Vụ Khoa học công nghệ chủ trì, phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
3.3. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thiết kế và lắp đặt Báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
3.4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
PHỤ LỤC 1
TÍN HIỆU VÀ KÍCH THƯỚC CÁC BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1.1. Bảng chi tiết chế độ tín hiệu:
Ghi chú: Báo hiệu thông báo chỉ dẫn hoặc các báo hiệu khác có đèn sáng liên tục không thống kê vào bảng này
1.2. Kích thước cột báo hiệu và phao
1.2.1. Cột
1.2.2. Phao
Đơn vị tính mét
STT
Các thông số
Ký hiệu
Loại kích thước
Đặc biệt
1
2
3
1
Chiều cao từ mặt đất đến đỉnh cột báo hiệu (kể cả biển)
H1
Theo tính toán
7,5
6,5
5,5
2
Chiều cao phần nổi trên mặt nước của phao trụ bờ phải (chưa kể đèn và biển nếu có)
H2
Theo tính toán
1,2
1,1
0,9
3
Chiều cao phần nổi trên mặt nước của phao nhót bờ trái, của phao ống (chưa kể đèn và biển nếu có)
H3
Theo tính toán
1,4
1,2
1,0
4
Chiều cao của khoang sơn trên cột
h1
Theo tính toán
0,5
0,4
0,3
5
Chiều cao của khoang sơn trên phao
h2
Theo tính toán
0,3
0,25
0,2
6
Đường kính cột báo hiệu
d1
Theo tính toán
0,15
0,12
0,12
7
Đường kính thân phao trụ, phao nhót
D1
Theo tính toán
1,2
1,0
0,8
8
Đường kính phao ống
D2
Theo tính toán
0,15
0,15
0,15
1.3. Kích thước của biển báo hiệu
Đơn vị tính: centimet
Ký hiệu
Hình dáng
Kích thước
Loại kích thước (xăngtimét)
Đặc biệt
1
2
3
(1)
(2)
(3)
(4)
(1)
(2)
(3)
Đặt trên phao
A 1.1
Phao giới hạn mép phải của luồng
b
h
b1
h1
120 180
120 180
100
100
20
20
90
90
20
20
80
80
20
20
A 1.2
Phao giới hạn mép trái của luồng
b
α
b1
130 180
600
100
600
25
90
600
25
80
600
25
A 2.1
Giới hạn mép phải của luồng tàu sông đi cạnh luồng tàu biển
b
h
a
b1
h1
Theo tính toán
100
100
25
20
20
90
90
22,5
20
20
80
80
20
20
20
A 2.2
Phao giới hạn mép trái của luồng tàu sông đi cạnh luồng tàu biển
b
α
b1
a
Theo tính toán
100
600
25
25
90
600
25
22,5
80
600
25
20
Đặt trên bờ
A 3.1
Báo hiệu luồng tàu đi gần bờ bên phải
b
h
a
Theo tính toán
180
180
40
150
150
30
120
120
25
A 3.2
Báo hiệu luồng tàu đi gần bờ bên trái
b
α
Theo tính toán
180
900
150
900
120
900
A 4.1
Báo hiệu cửa ra vào cảng đặt ở bên phải
b
h
Theo tính toán
180
180
150
150
120
120
A 4.2
Báo hiệu cửa ra vào cảng đặt ở bên trái
b
α
Theo tính toán
180
60
150
60
120
60
A 5
Biển phao tim luồng
b
h
b2
d
Theo tính toán
180
110
90
30
150
90
75
30
120
72
60
30
A 6.1
A 7.1
Chuyển luồng bên bờ phải
Chập tiêu tim luồng đặt bên bờ phải
b
h
b1
Theo tính toán
180
180
40
150
150
30
120
120
24
A 6.2
A 7.2
Chuyển luồng bên bờ trái
Chập tiêu tim luồng đặt bên bờ trái
b
b1
α
Theo tính toán
180
40
900
150
30
900
120
24
900
A 8.1
Định hướng luồng đặt bên phải
b
h
a
Theo tính toán
180
180
10
150
150
8
120
120
6
A 8.2
Định hướng luồng đặt bên trái
b
a
α
Theo tính toán
180
10
900
150
8
900
120
6
900
A 9.1
Báo hiệu cả hai luồng đều là luồng chính
b
h
b2
d
Theo tính toán
180
110
90
30
150
90
75
30
120
72
60
30
A 9.2
Báo luồng bên phải là luồng chính
b
h
b1
b2
d
α
Theo tính toán
180
110
90
25
30
60
150
90
75
25
30
60
120
72
60
25
30
60
A 9.3
Báo luồng bên trái là luồng chính
b
h
b1
b2
ht
d
Theo tính toán
180
110
90
20
20
30
150
90
75
20
20
30
120
72
60
20
20
30
B 1
Báo hiệu nơi phân luồng
b
h
α
Theo tính toán
180
180
450
150
150
450
120
120
450
B 2.1
Báo vật chướng ngại bên bờ trái
b
α
Theo tính toán
180
600
150
600
120
600
B 2.2
Báo vật chướng ngại bên bờ phải
b
α
a
Theo tính toán
180
600
10
150
600
8
120
600
6
Báo hiệu dưới nước
B 3
Báo hiệu vật chướng ngại trên đường thủy rộng
d
Theo tính toán
30
30
30
B 4.1
Phao giới hạn vùng nước bên phải
b
h
a
w
120 180
120 018
100
100
55
12
90
90
55
12
80
80
55
12
B 4.2
Phao giới hạn vùng nước bên trái
b
α
a
w
Theo tính toán
100
600
55
12
90
600
55
12
80
600
55
12
Đặt trên công trình, trên cột
B 5.1
Báo hiệu đánh dấu khoang thông thuyền: Cơ giới và thô sơ đi chung
b
h
Theo tính toán
180
180
150
150
120
120
B 5.2
Khoang thông thuyền: Cho cơ giới đi qua
b
α
Theo tính toán
180
900
150
900
120
900
B 5.3
Khoang thông thuyền: Cho thô sơ đi qua
D
Theo tính toán
180
150
120
C 1.1.1(a)
Cấm đi qua (đặt dưới nước)
b
h
h1
h2
Theo tính toán
200
150
50
50
170
130
45
40
140
110
40
30
C 1.1.1(b)
Được đi qua (đặt trên cột)
h
b
a
c
Theo tính toán
180
180
18
20
150
150
15
17
120
120
12
14
C 1.1.2
Được phép đi qua
b
h
b1
b2
Theo tính toán
200
150
70
60
170
130
60
50
140
110
50
40
C 1.1.3
Chỉ được phép đi giữa hai biển báo
b
α
Theo tính toán
60
900
50
900
40
900
TỪ C 1.3 tới C 1.19 Các báo hiệu cấm
C 1.3
Cấm neo
h
b
a
c
h1
b1
Theo tính toán
180
180
18
20
100
80
150
150
15
17
80
60
120
120
12
14
70
50
C 1.4
Cấm đỗ
h
b
a
c
h1
b1
Theo tính toán
180
180
18
20
100
80
150
150
15
17
80
60
120
120
12
14
70
50
C 1.5
Cấm buộc tàu thuyền
h
b
a
c
b1
h1
Theo tính toán
180
180
18
20
100
80
150
150
15
17
80
60
120
120
12
14
70
50
C 1.6
Hạn chế tạo sóng
h
b
a
c
b1
h1
Theo tính toán
180
180
18
20
100
80
150
150
15
17
80
60
120
120
12
14
70
50
C 1.7
Cấm quay trở tàu thuyền
h
b
a
c
b1
h1
Theo tính toán
180
180
18
20
100
80
150
150
15
17
80
60
120
120
12
14
70
50
C 1.8
Cấm vượt
h
b
a
c
b1
h1
b2
Theo tính toán
180
180
18
20
60
60
20
150
150
15
17
50
50
17
120
120
12
14
40
40
14
C 1.9
Cấm các đoàn kéo đẩy vượt nhau
h
h1
b
b1
b2
a
c
Theo tính toán
180
100
180
80
20
18
20
150
80
150
60
17
15
17
120
70
120
50
14
12
14
C 1.10
Cấm phương tiện cơ giới
h
h1
b1
a
c
Theo tính toán
180
80
80
18
20
150
70
70
15
17
120
60
60
12
14
C 1.11
Cấm phương tiện thô sơ
h
h1
b
b1
a
c
Theo tính toán
180
70
180
50
18
20
150
60
150
50
15
17
120
50
120
40
12
14
C 1.12
Cấm mọi hoạt động thể thao
h
h1
b
b1
a
c
Theo tính toán
180
70
180
50
18
20
150
60
150
45
15
17
120
50
120
40
12
14
C 1.13
Cấm rẽ phải
h
h1
b
b1
a
c
d
Theo tính toán
180
100
180
70
18
20
20
150
80
150
60
15
17
17
120
70
120
50
12
14
14
C 1.14
Cấm rẽ trái
h
h1
b
b1
a
c
d
Theo tính toán
180
100
180
70
18
20
20
150
80
150
60
15
17
17
120
70
120
50
12
14
14
C 1.15
Cấm bơi lội
h
h1
b
b1
a
c
d
Theo tính toán
180
70
180
100
18
20
18
150
60
150
80
15
17
15
120
50
120
70
12
14
12
C 1.16
Cấm lướt ván
h
h1
b
b1
a
c
Theo tính toán
180
80
180
90
18
20
150
70
150
80
15
17
120
60
120
70
12
14
C 1.17
Cấm lướt ván buồm
h
h1
b
b1
a
c
Theo tính toán
180
80
180
80
18
20
150
70
150
70
15
17
120
60
120
60
12
14
C 1.18
Cấm tàu chạy buồm
h
h1
b
b1
a
c
Theo tính toán
180
80
180
80
18
20
150
70
150
70
15
17
120
60
120
60
12
14
C 1.19
Kết thúc khu vực cho phép tàu thể thao và tàu giải trí cỡ nhỏ chạy với tốc độ cao
h
h1
b
b1
a
c
Theo tính toán
180
80
180
100
18
20
150
70
150
80
15
17
120
60
120
70
12
14
C 2.1
Chiều cao tĩnh không bị hạn chế”
h
h1
h2
b
b1
a
Theo tính toán
180
60
44
180
100
18
150
50
36
150
80
15
120
40
30
120
70
12
C 2.2
Chiều sâu bị hạn chế
h
h1
h2
b
b1
a
Theo tính toán
180
60
44
180
100
18
150
50
36
150
80
15
120
40
30
120
70
12
C 2.3
Chiều rộng bị hạn chế
h
h1
b
b1
b2
a
Theo tính toán
180
60
180
74
20
18
150
50
150
60
18
15
120
40
120
50
16
12
C 2.4
Luồng tàu đi cạnh bờ
h
h1
b
b1
b2
a
Theo tính toán
180
70
180
120
60
18
150
60
150
100
50
15
120
50
120
80
40
12
C 2.5
Lai dắt bị hạn chế
h
h1
h2
b
b1
a
Theo tính toán
180
80
100
180
100
18
150
70
80
150
85
15
120
60
70
120
70
12
C 2.6
Lai dắt bị hạn chế
h
h1
h2
b
b1
a
Theo tính toán
180
80
100
180
100
18
150
70
80
150
85
15
120
60
70
120
70
12
C 2.7
Lai dắt bị hạn chế
h
h1
h2
b
b1
a
Theo tính toán
180
80
100
180
115
18
150
70
80
150
100
15
120
60
70
120
80
12
C 2.8
Báo hiệu quy định tần số liên lạc theo khu vực
h
h1
h2
b
b1
a
Theo tính toán
180
48
48
180
95
18
150
40
40
150
80
15
120
32
32
120
65
12
C 3.1
Chú ý, nguy hiểm bất ngờ
h
h1
b
b1
a
Theo tính toán
180
100
180
26
18
150
80
150
20
15
120
70
120
16
12
C 3.2
Dừng lại
h
b1
b
h1
a
Theo tính toán
180
100
180
26
18
150
80
150
20
15
120
70
120
16
12
C 3.3
Phát tín hiệu âm thanh
h
b
b1
h1
a
Theo tính toán
180
180
100
80
18
150
150
80
70
15
120
120
70
60
12
C 3.4
Được phép đi ngang qua luồng về bên trái
b
h
a
d
Theo tính toán
180
180
18
15
150
150
15
12
120
120
12
10
C 3.5
Được phép đi ngang qua luồng về bên phải
b
h
a
d
Theo tính toán
180
180
18
15
150
150
15
12
120
120
12
10
C 3.6
Dòng chảy ngang lớn
h
b
h1
h2
Theo tính toán
180
180
70
60
150
150
60
50
120
120
50
40
C 3.7
Hướng rẽ phải
h
h1
b
a
d
Theo tính toán
180
100
180
18
20
150
80
150
15
17
120
70
120
12
14
C 3.8
Hướng rẽ trái
h
h1
b
a
d
Theo tính toán
180
100
180
18
20
150
80
150
15
17
120
70
120
12
14
C 4.1
"Có đường điện vượt sông"
b
b1
h
h1
c
Theo tính toán
180
60
180
120
26
150
50
150
100
20
120
40
120
80
16
C 4.2
“Được phép neo đậu”
b
b1
h
h1
a
Theo tính toán
180
100
180
100
26
150
80
150
85
20
120
70
120
70
16
C 4.3
"Chiều rộng vùng nước được phép neo đậu”
b
b1
h
h1
a
Theo tính toán
180
95
180
95
15
150
80
150
80
12
120
65
120
65
10
C 4.4
“Số hàng tối đa tàu được phép neo đậu”
b
b1
h
h1
c
Theo tính toán
180
130
180
115
26
150
110
150
95
20
120
90
120
75
16
C 4.5
Vị trí Đoạn/ Trạm Quản lý Đường sông
b
b1
h
h1
Theo tính toán
180
145
180
114
150
120
150
95
120
95
120
75
C 4.6
“Có bến đò, bến phà ngang sông”
b
b1
h
h1
h2
Theo tính toán
180
110
180
90
40
150
90
150
75
30
120
70
120
60
24
C 4.7
Chỉ điểm kết thúc một tình huống
b
h
c
Theo tính toán
180
180
35
150
150
30
120
120
25
C 4.8
Chỉ dẫn khu vực tiếp giáp
b
h
b1
Theo tính toán
180
180
90
150
150
75
120
120
60
C 4.9
"Có Trạm kiểm tra Giao thông Đường thủy"
h
b1
b
h1
Theo tính toán
180
100
180
26
150
80
150
20
120
70
120
16
C 4.10
Báo hiệu: Cống và Âu thuyền
h
h1
h2
b
b1
c
Theo tính toán
145
78
36
200
164
15
116
63
29
160
131
12
80
43
20
110
90
8
C 4.11
Báo hiệu cây số đường thủy nội địa
h
h1
h2
h3
b
b1
b2
Theo tính toán
100
26
14
26
200
101
143
80
21
11
21
170
86
121
70
18
10
18
140
78
100
C 4.12
Báo hiệu báo lý trình sông kênh
h
h1
h2
h3
b
b1
b2
Theo tính toán
100
26
14
26
200
101
143
80
21
11
21
170
86
121
70
18
10
18
140
78
100
C 4.13.1
Biển chỉ dẫn ngã ba, ngã tư hay nơi có nhiều sông hay luồng giao nhau
h
h1
h2
b
b1
b2
b3
Theo tính toán
180
52
59
180
26
60
89
150
40
50
150
20
50
75
120
32
39
120
16
40
59
C 4.13.2
Ngã ba sông rộng hoặc luồng chính gặp sông hẹp hoặc luồng phụ
h
h1
h2
b
b1
b2
b3
Theo tính toán
180
26
72
180
52
60
63
150
20
60
150
40
50
55
120
16
47
120
32
40
43
C 4.13.3
Ngã tư sông rộng hoặc luồng chính gặp sông hẹp hoặc luồng phụ
h
h1
h2
b
b1
b2
Theo tính toán
180
26
72
180
52
59
150
20
60
150
40
50
120
16
47
120
32
39
C 4.13.4
Ngã tư sông hẹp hoặc luồng phụ gặp sông rộng hoặc luồng chính
h
h1
h2
b
b1
b2
Theo tính toán
180
52
59
180
26
72
150
40
50
150
20
60
120
32
39
120
16
47
C 4.13.5
Nơi giao nhau của nhiều sông kênh
h
h1
b
b1
c
Theo tính toán
180
120
180
120
26
150
100
150
100
20
120
80
120
80
16
C 4.14
Báo hiệu "Khu vực được phép tổ chức hoạt động thể thao hoặc giải trí" (báo hiệu chung)
h
h1
h2
h3
b
b1
Theo tính toán
180
35
30
35
180
70
150
30
25
30
150
60
120
25
20
25
120
50
C 4.15
Được phép quay trở
h
h1
b
b1
c
Theo tính toán
180
120
180
120
26
150
100
150
100
20
120
80
120
80
16
C 4.16
Báo công trình ngầm vượt sông
h
h1
b
b1
Theo tính toán
180
100
180
100
150
80
150
80
120
60
120
60
C 4.17
Khu được phép lướt ván
h
h1
b
b1
Theo tính toán
180
80
180
90
150
70
150
80
120
60
120
70
C 4.18
Khu được phép lướt ván buồm
h
h1
b
b1
Theo tính toán
180
80
180
80
150
70
150
70
120
60
120
60
C 4.19
Tàu thuyền chạy buồm được phép đi lại
h
h1
b
b1
Theo tính toán
180
80
180
80
150
70
150
70
120
60
120
60
C 4.20
Tàu thể thao và giải trí cỡ nhỏ được phép đi lại với tốc độ cao
h
h1
b
b1
Theo tính toán
180
80
180
140
150
70
150
117
120
60
120
94
C 4.21
Khu vực có trạm điện thoại
h
h1
b
b1
Theo tính toán
180
130
180
130
150
110
150
110
120
90
120
90
C 4.22
Báo khu vực có trạm xăng dầu
b
b1
b2
b3
a
h
h1
h2
Theo tính toán
180
140
40
80
18
144
50
120
150
120
34
68
15
120
42
100
120
90
30
45
12
96
28
80
C 4.23
Báo lần số liên lạc để được trả lời những thông tin cần thiết cho việc tàu chạy
h
h1
h2
h3
b
b1
b2
Theo tính toán
180
22
58
20
180
137
72
150
18
48
18
150
114
60
120
14
38
16
120
91
48
C 5.1
Báo triết giảm tĩnh không
h
h1
h2
b
b1
b2
Theo tính toán
180
60
44
180
100
144
150
50
36
150
80
120
120
40
30
120
70
96
C 5.2
Báo tĩnh không trực tiếp
h
h1
h2
b
b1
c
Theo tính toán
100
40
10
100
15
10
100
40
10
100
15
10
100
40
10
100
15
10
C 5.3
Giới hạn phạm vi chiều dài hiệu lực của báo hiệu kể từ vị trí đặt báo hiệu (bằng con số ghi trong biển)
h
h1
b
Theo tính toán
180
60
180
150
50
80
120
40
70
C 5.4
Giới hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu giữa hai biển báo hiệu
h
b
Theo tính toán
180
100
150
80
120
70
C 5.5
Giới hạn phạm vi hiệu lực của báo hiệu về hai phía tính từ vị trí đặt báo hiệu
h
h1
b
b1
Theo tính toán
60
40
180
100
50
30
150
80
40
25
120
70
MỤC LỤC
Lời nói đầu ..........................................................................................................................
I. QUY ĐỊNH CHUNG ............................................................................................................
1.1. Phạm vi điều chỉnh ........................................................................................................
1.2. Đối tượng áp dụng ........................................................................................................
1.3. Giải thích từ ngữ ...........................................................................................................
1.4. Quy định bờ phải, bờ trái hay phía phải, phía trái của luồng tàu chạy ...............................
1.5. Phân loại báo hiệu .........................................................................................................
1.6. Biển báo hiệu và màu sắc báo hiệu ................................................................................
1.7. Biển phụ dùng trên phao, biển phụ dùng cho báo hiệu thông báo chỉ dẫn, cờ ..................
1.8. Vật mang biển báo hiệu .................................................................................................
1.9. Ánh sáng ban đêm của đèn hiệu .....................................................................................
1.10. Cách đánh số ..............................................................................................................
1.11. Kích thước ..................................................................................................................
1.12. Báo hiệu thông báo không có đèn, tuyến báo hiệu sử dụng đèn dầu ..............................
1.13. Các trường hợp đặc biệt khác ......................................................................................
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ......................................................................................................
2.1. Báo hiệu chỉ giới hạn, vị trí của luồng tàu chạy (A) ...........................................................
2.1.1. Phao chỉ vị trí giới hạn của luồng tàu chạy (A1) ............................................................
2.1.2. Phao chỉ vị trí giới hạn của luồng tàu sông đi cạnh luồng tàu biển (A2) ..........................
2.1.3. Báo hiệu luồng tàu đi gần bờ (A3) ...............................................................................
2.1.4. Báo hiệu cửa luồng ra vào cảng, bến (A4) ....................................................................
2.1.5. Phao tim luồng (A5) ....................................................................................................
2.1.6. Báo hiệu chuyển hướng luồng (A6) ..............................................................................
2.1.7. Chập tiêu tim luồng (A7) ..............................................................................................
2.1.8. Báo hiệu định hướng luồng (A8) ..................................................................................
2.1.9. Báo hiệu hai luồng (đặt dưới nước) (A9) ......................................................................
2.2. Báo hiệu vị trí nguy hiểm hay vật chướng ngại trên luồng (B) ...........................................
2.2.1. Báo hiệu nơi phân luồng, ngã ba (đặt trên bờ) (B1) .......................................................
2.2.2. Báo vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm trên luồng (B2) ............................................
2.2.3. Báo hiệu vật chướng ngại đơn lẻ trên đường thủy rộng (B3) .........................................
2.2.4. Phao giới hạn vùng bước (B4) ....................................................................................
2.2.5. Báo hiệu đánh dấu khoang thông thuyền của công trình vượt sông trên không (B5) .......
2.3. Báo hiệu thông báo chỉ dẫn (C) ......................................................................................
2.3.1. Báo hiệu thông báo cấm (C1) ......................................................................................
2.3.2. Báo hiệu thông báo sự hạn chế (C2) ............................................................................
2.3.3. Báo hiệu chỉ dẫn (C3) ..................................................................................................
2.3.4. Báo hiệu thông báo (C4) .............................................................................................
2.3.5. Báo hiệu thông báo phụ (C5) .......................................................................................
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ....................................................................................................
Phụ lục 1. Tín hiệu và kích thước các báo hiệu đường thủy nội địa .........................................
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3905/QĐ UBND
Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN, TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CHẤT LƯỢNG CÒN LẠI CÁC LOẠI TÀI SẢN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ TÍNH LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 11 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH 11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí, Lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
Căn cứ Thông tư số 124/2011/TT BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 915/TTr STC ngày 29/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định giá tài sản, tỷ lệ phần trăm (%) chất lượng còn lại các loại tài sản đã qua sử dụng để tính Lệ phí trước bạ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, như sau:
1. Đối với Nhà:
1.1. Giá nhà tính Lệ phí trước bạ là giá quy định tại bảng giá tính Lệ phí Trước bạ do UBND cấp tỉnh ban hành;
1.2. Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà chịu lệ phí trước bạ được quy định như sau:
Kê khai Lệ phí trước bạ lần đầu đối với nhà có thời gian đã qua sử dụng dưới 05 năm là: 100%;
Kê khai nộp Lệ phí trước bạ lần đầu đối với nhà chịu lệ phí trước bạ có thời gian sử dụng từ 5 năm trở lên và kê khai lệ phí trước bạ từ lần thứ 2 trở đi: Áp dụng tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của nhà đã có thời gian đã sử dụng tương ứng như sau:
Số TT
THỜI GIAN SỬ DỤNG
Nhà cấp I (%)
Nhà cấp II (%)
Nhà cấp III (%)
Nhà cấp IV (%)
1
Dưới 05 năm
95
90
85
80
2
Từ trên 05 năm đến 10 năm
80
80
65
65
3
Từ trên 10 năm đến 20 năm
60
55
40
30
4
Từ trên 20 năm đến 50 năm
40
30
25
25
5
Trên 50 năm
25
20
0
0
Thời gian đã qua sử dụng của nhà được tính từ thời điểm (năm) xây dựng hoàn thành bàn giao nhà (hoặc đưa vào sử dụng) đến năm kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với nhà đó;
Đối với nhà biệt thự áp dụng tính tương đương với tỷ lệ của nhà cấp III.
2. Đối với tài sản là súng săn, súng thể thao, tàu thuỷ, thuyền, xe ô tô, xe máy trên địa bàn tỉnh:
2.1. Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định đối với tài sản mới (100%), trên cơ sở biên bản xác định của liên ngành và thông báo giá của các Tổ chức sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, xe máy và giá trên thị trường Vĩnh Phúc từng thời điểm;
2.2. Đối với tài sản đã qua sử dụng:
Tính theo thời gian sử dụng kể từ năm sản xuất (năm sản xuất được tính là 01 năm) theo tỷ lệ (%) của giá trị tài sản mới:
Thời gian đã qua sử dụng trong năm (01 năm): 85%;
Thời gian đã sử dụng trên 1 năm đến 3 năm: 70%;
Thời gian đã sử dụng trên 3 năm đến 6 năm: 50%;
Thời gian đã sử dụng trên 6 năm đến 10 năm: 30%;
Thời gian đã sử dụng trên 10 năm: 20%;
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các quy định nói tại Điều 1 trên địa bàn tỉnh.
2. Trường hợp những tài sản là ô tô, xe máy, tàu thuyền, súng săn, súng thể thao …, mới xuất hiện trên thị trường mà chưa có giá trong bảng giá tính Lệ phí trước bạ của UBND tỉnh thì xác định theo giá ghi trên Hoá đơn bán hàng hợp pháp, giá thị trường hoặc giá của tài sản cùng loại tương tự;
Cục thuế tỉnh có trách nhiệm cập nhật các tài sản mới để bổ sung vào bảng giá tính lệ phí trước bạ kịp thời hoặc chậm nhất ở tháng kế tiếp.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Cục trưởng Cục thuế; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND và Chi cục trưởng Chi cục thuế các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đặng Quang Hồng
|
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 3359/QĐ UBND
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT GIÁ ĐẤT Ở TRUNG BÌNH ĐỂ TÍNH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG KHU DÂN CƯ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2012
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Công văn số 310/BTNMT TCQLĐĐ ngày 29/01/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giải quyết vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ CP ;
Căn cứ Quyết định số 01/2010/QĐ UBND ngày 05/01/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 06/2010/QĐ UBND ngày 23/02/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung quy định kèm theo Quyết định số 01/2010/QĐ UBND ;
Căn cứ Quyết định số 62/2011/QĐ UBND ngày 20/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 2337/TTr STC ngày 27/12/2011, (kèm theo Biên bản liên ngành gồm: Sở Tài chính, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh lập ngày 23/12/2011),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2012, cụ thể như sau:
(Có phụ lục chi tiết kèm theo Quyết định này)
1. Trường hợp những thửa đất giáp danh giữa hai mức giá có mức giá chênh lệch <20% thì được xác định bình quân giữa hai mức giá.
2. Trường hợp một dự án liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp của nhiều phường, xã, huyện có mức giá trung bình khác nhau ≥ 20%. UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công xác định cụ thể báo cáo về Sở Tài chính phối hợp với các ngành thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
3. Mức hỗ trợ tính theo quy định tại diểm 2, 3, 4 điều 20, Quyết định số 01/2010/QĐ UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Sở Tài Chính phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và PTNT; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 và thay thế Quyết định số 77/QĐ UBND ngày 11/01/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nhữ Văn Tâm
PHỤ LỤC
GIÁ ĐẤT Ở TRUNG BÌNH ĐỂ TÍNH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG KHU DÂN CƯ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3359/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
TT
Khu vực
Mức giá
1.000 đồng/m2
I
Thành phố Thái nguyên
A
Khu vực các phường
1
Các phường Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Phan Đình Phùng.
2.800
2
Các phường : Đồng Quang, Quang Trung.
2.600
3
Các phường : Túc Duyên, Trung Thành, Gia Sàng, Tân Thịnh, Thịnh Đán.
2.400
4
Các phường : Quan Triều, Quang Vinh, Tân Long, Phú Xá .
2.200
5
Các phường : Tân Lập, Cam Giá, Hương Sơn, Tân Thành.
2.100
6
Phường Tích Lương.
1.650
B
Khu vực các xã
1
Xã Quyết Thắng.
1.100
2
Xã Lương Sơn.
800
3
Xã Đồng Bẩm.
700
4
Xã Cao Ngạn.
600
5
Các xã: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Phúc Hà, Thịnh Đức, Tân Cương.
600
II
Thị xã Sông Công
A
Khu vực các phường
1
Phường Mỏ chè.
1.650
2
Các phường: Thắng Lợi, Phố Cò, Cải Đan.
1.450
3
Phường Lương Châu; Phường Bách Quang .
1.150
B
Khu vực các xã
1
Xã Tân Quang .
550
2
Xã Bá Xuyên.
550
3
Xã Bình Sơn, Vinh Sơn.
400
III
Huyện Phổ Yên
1
Thị trấn Ba Hàng.
1.400
2
Thị trấn Bãi Bông.
870
3
Thị trấn Bắc Sơn.
850
4
Các xã: Thuận Thành, Trung Thành, Nam Tiến, Đồng Tiến, Tân Hương, Hồng Tiến, Đắc Sơn.
850
5
Xã Tiên Phong.
560
6
Xã Đông Cao.
600
7
Xã Tân Phú.
450
8
Các xã: Minh Đức, Thành Công, Phúc Thuận.
400
9
Vạn Phái.
350
10
Xã Phúc Tân.
280
IV
Huyện Phú Bình
1
Thị trấn Hương Sơn.
1.000
2
Các xã: Kha Sơn, Xuân Phương, Nhã Lộng, Điềm Thuỵ, Thượng Đình.
700
3
Các xã: Thanh Ninh, Dương Thành, Đào xá, Bảo Lý, Lương Phú, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu.
600
4
Các xã: Tân Khánh, Bàn Đạt, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hoà, Tân Đức, Đồng Liên.
400
V
Huyên Đồng Hỷ
1
Thị trấn Chùa Hang.
1.150
2
Thị trấn Trại cau và Thị trấn Sông Cầu.
620
3
Xã Hoá Thượng.
550
4
Các xã: Hoá Trung, Hoà Bình.
350
5
Các xã: Khe Mo, Huống Thượng, Linh Sơn, Quang Sơn, Văn Hán, Tân Lợi, Nam Hoà, Hợp Tiến, Minh Lập.
300
6
Các xã: Văn Lăng, Tân Long, Cây Thị.
250
VI
Huyện Đại Từ
1
Thị trấn Đại Từ.
1.200
2
Thị Trấn Quân Chu.
500
3
Các xã: Hà Thượng, Tân Thái, Cù Vân, Yên Lãng, Hùng Sơn, Phú Xuyên, Tiên Hội.
550
4.
Các xã: Bản ngoại, Bình Thuận, Tân Linh, Ký Phú.
350
5
Các xã: Vạn Thọ, Hoàng Nông, Mỹ Yên, Na Mao, cát Nê, Phú Cường, La Bằng, Văn Yên, Phú Lạc, Khôi kỳ, Phú Thịnh, Phục Linh, An Khánh, Lục Ba.
300
6
Các xã: Phúc Lương, Đức Lương, Quân Chu, Minh Tiến.
250
VII
Huyện Phú Lương
1
Thị Trấn Đu + Thị trấn Giang Tiên.
1.150
2
Xã Sơn Cẩm.
820
3
Các xã : Vô Tranh, Cổ Lũng, Phấn Mễ.
330
4
Các xã : Động Đạt, Yên Đổ. Ôn Lương, Yên Lạc, Phú Đô, Phủ Lý, Tức Tranh.
270
5
Các xã: Yên Ninh, Yên Trạch, Hợp Thành.
210
VIII
Huyện Định Hoá
1
Thị Trấn Chợ Chu.
1.000
2
Các xã: Trung Hội, Bảo Cường, Trung Lương, Bình Yên.
400
3
Các xã: Phú Đình, Điềm Mạc.
300
4
Các xã: Phúc Chu, Kim Sơn, Phú tiến, Đồng Thịnh, Tân Dương, Bình Thành, Phượng Tiến, Thanh Định, Bộc Nhiêu, Sơn Phú, Kim Phượng, Định Biên, Tân Thịnh, Lam Vỹ, bảo Linh, Linh Thông.
250
5
Xã Quy Kỳ
200
IX
Huyện Võ nhai
1
Thị Trấn Đình Cả.
1.000
2
Xã La Hiên.
500
3
Các xã: Lâu Thượng, Phú Thượng, Tràng Xá.
400
4
Các xã: Cúc Đường, Bình Long, Dân Tiến.
300
5
Các xã: Thần Xa, Vũ Chấn, Liên minh, Sảng Mộc, Phương Giao, Nghinh Tường, Thượng Nung.
200
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2231/HD UBND
Hưng Yên, ngày 30 tháng 12 năm 2011
HƯỚNG DẪN
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN THEO MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU MỚI TỪ NGÀY 01/10/2011 THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 70/2011/NĐ CP NGÀY 22/8/2011 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 70/2011/NĐ CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động;
Căn cứ công văn số 1730/BXD KTXD ngày 20/10/2011 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ 01/10/2011 theo quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ CP ngày 28/8/2011 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 127/TTr SXD ngày 26/12/2011, UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện điều chỉnh dự toán xây dựng công trình như sau:
I. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Hướng dẫn này điều chỉnh dự toán từ ngày 01/10/2011 theo mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ đối với những khối lượng còn lại của công trình, gói thầu (sau đây gọi chung là dự toán xây dựng công trình) thuộc dự án xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước đang thực hiện dở dang mà người quyết định đấu tư chưa quyết định chuyển tiếp thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 99/2007/NĐ CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ và Nghị định số 112/2009/NĐ CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ.
Khuyến khích các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng các quy định điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo hướng dẫn này.
2. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình đã được lập theo đơn giá phần xây dựng ban hành kèm theo văn bản số 409/CV SXD, phần lắp đặt ban hành theo văn bản số 410/CV SXD, phần khảo sát ban hành theo văn bản số 411/CV SXD ngày 03/12/2007 của Sở Xây dựng Hưng Yên công bố tính theo thang lương thuộc bảng lương A.1.8, ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ, quy định hệ số thang, bảng lương và chế độ phụ cấp trong công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 205/CP).
3. Đối với các dự án theo tuyến nằm trên 02 vùng khác nhau thì chủ đầu tư phải xác định khối lượng theo từng vùng để áp dụng hướng dẫn này.
4. Các công trình đã lập đơn giá riêng hoặc bảng giá ca máy công trình với mức lương tối thiểu đã được người có thẩm quyền ban hành, căn cứ nguyên tắc, phương pháp hướng dẫn này để thực hiện điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng mới.
5. Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện hoàn thành từ ngày 01/10/2011 thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên và quy định của Nhà nước có liên quan.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/10/2011 đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ, áp dụng như sau:
Vùng II gồm các huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ và thành phố Hưng Yên, mức lương: 1.780.000 đồng/tháng.
Vùng III gồm các huyện: Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ, mức lương: 1.550.000 đồng/tháng.
2. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
Đối với dự toán xây dựng công trình được lập theo bộ đơn giá xây dựng công trình của tỉnh công bố với mức lương tối thiểu 350.000 đồng/tháng được điều chỉnh như sau:
2.1. Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công (KĐCNC) được xác định:
Vùng II: KĐCNC = 1.780.000/350.000 = 5,086
Vùng III: KĐCNC = 1.550.000/350.000 = 4,429
2.2. Hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công được xác định như sau:
Xác định giá ca máy mới theo phương pháp hướng dẫn tại Thông tư số 06/2010/TT BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng với giá nhiên liệu, năng lượng mới và mức lương tối thiểu mới chia cho giá ca máy đã lập theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng cho UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 114/2006/QĐ UBND ngày 29/8/2006:
Vùng II: KĐCNC = 1.780.000/350.000 = 5,086
Vùng III: KĐCNC = 1.550.000/350.000 = 4,429
Đối với dự toán đã được lập với mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 108/2010/NĐ CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ và được Hướng dẫn tại văn bản số 1388/HĐ UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Hưng Yên thì phần nhân công trong máy thi công được điều chỉnh như sau:
(Vùng IImới Vùng IIIcũ): KĐCNC = (1.780.000 1.050.000)/350.000 = 2,086
(Vùng IIImới Vùng IVcũ): KĐCNC = (1.550.000 830.000)/350.000 = 2,057
3. Điều chỉnh chi phí khảo sát xây dựng.
Đối với dự toán chi phí khảo sát được lập theo bộ đơn giá khảo sát xây dựng công trình của tỉnh công bố với mức lương tối thiểu 350.000 đồng/tháng. Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công (KĐCNCKS) được xác định như sau:
Vùng II: KĐCNCKS = 1.780.000/350.000 = 5,086
Vùng III: KĐCNCKS = 1.550.000/350.000 = 4,429
Đối với dự toán khảo sát đã được lập với mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 108/2010/NĐ CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ và được Hướng dẫn tại văn bản số 1388/HĐ UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Hưng Yên thì phần nhân công trong công tác khảo sát xây dựng điều chỉnh như sau:
(Vùng IImới Vùng IIIcũ): KĐCNC = (1.780.000 1.050.000)/350.000 = 2,086
(Vùng IIImới Vùng IVcũ): KĐCNC = (1.550.000 830.000)/350.000 = 2,057
4. Điều chỉnh dự toán chi phí công tác thí nghiệm và cấu kiện xây dựng.
Đối với chi phí nhân công trong dự toán chi phí thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng xác định theo định mức, đơn giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 32/2001/QĐ BXD ngày 20/12/2001 của Bộ Xây dựng được nhân với hệ số điều chỉnh (KĐCNCTN) như sau:
Vùng II: KĐCNCTN = 1.780.000/350.000 1,84 = 9,358
Vùng III: KĐCNCTN = 1.550.000/350.000 1,84 = 8,149
Đối với các dự toán thí nghiệm và cấu kiện xây dựng đã được lập với mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 108/2010/NĐ CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ và được Hướng dẫn tại văn bản số 1388/HĐ UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Hưng Yên thì được điều chỉnh như sau:
(Vùng IImới Vùng IIIcũ): KĐCNC = (1.780.000 1.050.000)/350.000 = 2,086
(Vùng IIImới Vùng IVcũ): KĐCNC = (1.550.000 830.000)/350.000 = 2,057
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả phê duyệt điều chỉnh dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình đối với những khối lượng còn lại thực hiện từ ngày 01/10/2011 của công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phê duyệt làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định.
2. Khối lượng còn lại sau ngày 01/10/2011 để điều chỉnh dự toán xây dựng công trình là khối lượng hoàn toàn đúng thời gian thi công được xác định trong Hợp đồng kinh tế và tiến độ thi công của nhà thầu lập trong hồ sơ dự thầu (Hồ sơ đề xuất).
3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ CP ngày 13/6/2007 và Nghị định số 112/2009/NĐ CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì việc điều chỉnh dự toán công trình do Chủ đầu tư thực hiện nhưng không được vượt tổng mức đầu tư phê duyệt.
4. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định trước ngày Nghị định số 99/2007/NĐ CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có hiệu lực thi hành, Chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh dự toán xây dựng trên cơ sở điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công (phần nhân công) theo mức lương tối thiểu mới đối với những khối lượng còn lại của dự án, gói thầu thực hiện từ ngày 01/10/2011. Nếu dự toán công trình điều chỉnh làm vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư báo cáo Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
5. Đối với công trình xây dựng được phép lập đơn giá riêng (đơn giá xây dựng công trình), chủ đầu tư căn cứ vào chế độ, chính sách được nhà nước cho phép áp dụng ở công trình và nguyên tắc điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình theo hướng dẫn này, xác định mức điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công và các khoản chi phí khác (nếu có) trong dự toán chi phí xây dựng công trình.
6. Giao Sở Xây dựng hướng dẫn các chủ đầu tư, các đơn vị có liên quan thực hiện hướng dẫn này.
Hướng dẫn này được áp dụng từ ngày 01/10/2011./.
Nơi nhận: Bộ Xây dựng; Thường trực HĐND tỉnh; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Các Ban đảng, Đoàn thể tỉnh; Các sở: KH&ĐT, TC, XD, CT, GTVT, NN&PTNT, YT, GD&ĐT; UBND các huyện, thành phố; Lãnh đạo Văn phòng; CV: XDCB, GTVT, KTTH; Lưu: VT, XDCB.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đặng Minh Ngọc
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2473/QĐ TTg
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 27 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm
a) Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
b) Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.
c) Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài.
d) Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
đ) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng các vùng, miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.
Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
b) Mục tiêu cụ thể
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 2020 đạt 11,5 12%/năm.
Năm 2015: Việt Nam đón 7 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp du lịch.
Năm 2020: Việt Nam đón 10 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch.
Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
3. Giải pháp
a) Phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương.
Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch.
Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch:
+ Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE.
+ Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa lịch sử.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.
+ Vùng Tây nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên.
+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.
b) Phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin, truyền thông, năng lượng; cấp thoát nước, môi trường và các lĩnh vực liên quan đảm bảo đồng bộ để phục vụ yêu cầu phát triển du lịch; hiện đại hóa mạng lưới giao thông công cộng; quy hoạch không gian công cộng.
Đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống hạ tầng xã hội về văn hóa, y tế, giáo dục như hệ thống bảo tàng, nhà hát, cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và cơ sở giáo dục, đào tạo đủ điều kiện, tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, bao gồm hệ thống khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý, lữ hành, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác.
c) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế.
Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao.
Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
d) Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch
Về phát triển thị trường khách du lịch:
+ Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày.
+ Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm.
+ Đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Sing ga po, Ma lai xi a, In đô nê xi a, Thái Lan, Úc); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan); Bắc Âu; Bắc Mỹ (Mỹ, Ca na đa) và Đông Âu (Nga, Ukraina); mở rộng thu hút khách du lịch đến từ các thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ…
Về xúc tiến quảng bá du lịch:
+ Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước với các hình thức linh hoạt theo từng thời kỳ, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.
Về phát triển thương hiệu du lịch:
+ Tập trung phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu doanh nghiệp du lịch và thương hiệu sản phẩm du lịch; chú trọng phát triển những thương hiệu du lịch có vị thế cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất.
đ) Đầu tư và chính sách phát triển du lịch
Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo nhân lực và xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch; có chính sách liên kết, huy động nguồn lực để tập trung đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế
Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch; các khu, tuyến, điểm du lịch thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển du lịch.
Thực hiện chính sách phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm.
Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển nhân lực và quảng bá, xúc tiến du lịch.
e) Hợp tác quốc tế về du lịch
Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định hợp tác song phương và đa phương đã ký kết.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế, gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới.
Mở rộng các quan hệ hợp tác song phương và đa phương, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế góp phần đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam, nâng cao hình ảnh và vị thế du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.
g) Quản lý nhà nước về du lịch
Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về du lịch và liên quan đến du lịch; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch.
Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển; tăng cường phối hợp, liên kết giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực, giữa các vùng, miền, địa phương để phát triển du lịch.
Thực hiện tốt công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao; Nhà nước tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển các vùng du lịch, các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch.
Thực hiện việc thống kê, theo dõi, quản lý luồng khách và chỉ tiêu đối với du lịch ra nước ngoài trong mối tương quan với việc không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động du lịch trong nước.
Tăng cường áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm kiểm soát, duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý chất lượng ngành du lịch, qua đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong ngành du lịch.
Tăng cường phân cấp trong quản lý, đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, đồng thời tạo sự chủ động, năng động của doanh nghiệp và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm môi trường, văn minh du lịch, an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm du lịch.
Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch theo hướng cổ phần hóa toàn bộ phần vốn nhà nước; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch; đào tạo nhân lực du lịch, nghiên cứu thị trường và xúc tiến, quảng bá du lịch.
Đẩy mạnh nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước; đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường trong mọi hoạt động du lịch.
4. Chương trình hành động
a) Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch
Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh những nội dung quy định của Luật Du lịch và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy phát triển du lịch.
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương tới địa phương, trong đó hình thành tổ chức liên kết phát triển du lịch cấp vùng.
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành du lịch.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch ở mọi cấp.
b) Hoạch định chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực:
Chất lượng phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam.
Chiến lược marketing du lịch.
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch.
c) Thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Quy hoạch và đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cấp tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Chương trình liên kết phát triển du lịch liên tỉnh, theo vùng và trong khu vực.
d) Triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển du lịch.
Chương trình quản lý chất lượng du lịch.
Chương trình nâng cao nhận thức du lịch và văn minh ứng xử du lịch.
Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.
Chương trình hành động quốc gia về du lịch.
Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
Chương trình điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch.
Chương trình áp dụng tài khoản vệ tinh du lịch.
Các đề án phát triển du lịch chuyên đề: Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến 2020; Đề án phát triển du lịch các tỉnh biên giới; Đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược định kỳ báo cáo của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết vào cuối năm 2015 và tổng kết vào cuối năm 2020.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các mục tiêu của Chiến lược; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành, địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Nguyễn Thiện Nhân
|
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 4713/TB BLĐTBXH
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC HOÁN ĐỔI NGÀY NGHỈ HÀNG TUẦN VÀO DỊP TẾT ÂM LỊCH NĂM 2012
Để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức thuận lợi trong việc đi lại, nghỉ lễ tết cổ truyền với gia đình, tiết kiệm chi phí hành chính và chi phí cá nhân, đảm bảo cho người lao động được nghỉ liền ngày, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9197/VPCP KGVX ngày 27/12/2011 của Văn phòng Chính phủ về việc hoán đổi ngày nghỉ vào dịp Tết Âm lịch năm 2012 đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thực hiện lịch hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào dịp Tết Nhâm Thìn như sau:
Nghỉ ngày Thứ Sáu, 27/01/2012 (tức ngày mùng 5 tháng giêng năm Nhâm Thìn) và đi làm bù vào ngày Thứ Bảy, 04/02/2012 (tức ngày 13 tháng giêng năm Nhâm Thìn). Như vậy, dịp Tết Âm lịch năm 2012, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, tổ chức nêu trên sẽ nghỉ từ ngày 21/01/2012 đến hết ngày 29/01/2012.
Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 02 ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Xin trân trọng thông báo để các cơ quan, tổ chức và nhân dân biết, tiện liên hệ công việc.
Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; VP Trung ương và các Ban của Đảng; VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP; UBND các Tỉnh, TP trực thuộc trung ương; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; Cổng TTĐT Chính phủ, Website Bộ LĐTBXH; Lưu: VT, Cục ATLĐ (3)
BỘ TRƯỞNG Phạm Thị Hải Chuyền
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 2474/QĐ TTg
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh niên ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 45/NQ CP ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 25 NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm:
a) Chiến lược phát triển thanh niên là bộ phận cấu thành quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 2020 góp phần bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người, nhằm mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
b) Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
c) Chiến lược phát triển thanh niên là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách nhằm chăm lo giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng thanh niên.
d) Bảo đảm phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên ở các cấp, các ngành.
đ) Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển thanh niên Việt Nam ngang tầm với thanh niên khu vực và thế giới.
e) Huy động mọi nguồn lực hợp pháp để bảo đảm thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển thanh niên.
2. Mục tiêu của Chiến lược:
a) Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b) Mục tiêu cụ thể:
Giáo dục thanh niên về lòng yêu nước, lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc; ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng.
Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề và ý thức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sự phát triển của đất nước.
Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ; hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế xã hội khác.
Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; từng bước giải quyết chỗ ở cho thanh niên ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và trường học.
Từng bước nâng cao sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho thanh niên; có năng lực tự học, tự đào tạo; có kỹ năng sống, để thích ứng với môi trường sống và làm việc.
c) Một số chỉ tiêu chủ yếu:
Hàng năm, 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh và sinh viên; 70% thanh niên nông thôn, đô thị và công nhân thường xuyên được học nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đời sống, học tập và việc làm của thanh niên.
Mỗi năm giải quyết việc làm cho ít nhất 600.000 thanh niên, trên 80% thanh niên được tư vấn về nghề nghiệp và việc làm. Giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đô thị xuống dưới 7% và giảm tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên nông thôn xuống dưới 6%.
Bảo đảm 100% thanh niên trước khi đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được học tập, phổ biến các quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và các văn bản pháp lý có liên quan về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.
Đến năm 2020, có ít nhất 80% thanh niên được trang bị kỹ năng sống, kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực gia đình; hàng năm tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng làm cha mẹ cho ít nhất 200.000 thanh niên đến tuổi kết hôn.
Đến năm 2020, 80% thanh niên đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; đạt tỷ lệ 450 sinh viên trên một vạn dân; 70% thanh niên trong lực lượng lao động được đào tạo nghề; 100% thanh niên học sinh được giáo dục hướng nghiệp.
Hàng năm, bồi dưỡng và nâng cao năng lực về quản lý nhà nước cho ít nhất 20% cán bộ, công chức trẻ cấp xã.
Hàng năm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 500.000 thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu công nghiệp, khu kinh tế; tư vấn pháp luật cho 300.000 thanh niên nông thôn, miền núi, thanh niên dân tộc thiểu số.
Phấn đấu đến năm 2020, chiều cao bình quân của nam thanh niên 18 tuổi là 1,67m; chiều cao bình quân của nữ thanh niên 18 tuổi là 1,56m.
3. Giải pháp thực hiện Chiến lược
a) Nâng cao nhận thức về phát triển thanh niên; ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách đối với thanh niên:
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức ở tất cả các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở và trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chiến lược phát triển thanh niên; vị trí, vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác thanh niên và phát triển thanh niên. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thanh niên. Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển thanh niên trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các bộ, ngành, địa phương; kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về thanh niên.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; giữa cơ quan quản lý nhà nước với Đoàn thanh niên nhằm thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành trong việc thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật đối với thanh niên. Định kỳ lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm gặp gỡ đối thoại với thanh niên để nắm bắt tình hình và giải quyết những vấn đề đặt ra đối với thanh niên.
Gia đình, Nhà nước và xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để thanh niên ý thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình nhằm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân của thanh niên.
b) Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, pháp luật cho thanh niên:
Tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tuyên truyền phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho thanh niên.
Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân, gia đình, xã hội; kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống mới có văn hóa trong thanh niên.
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức và lối sống, lịch sử và truyền thống dân tộc, niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cho thanh niên.
Nâng cao hiểu biết của thanh niên về tình hình đất nước, thế giới và những vấn đề mà các thế lực thù địch đang lợi dụng thanh niên để chống phá đất nước. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Các cơ quan thông tin, truyền thông mở các chuyên trang, chuyên mục và thường xuyên đổi mới nội dung tuyên truyền nhằm bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng, kỹ năng sống cho thanh niên.
c) Xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao:
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng bồi dưỡng năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; kỹ năng thực hành, khả năng lập thân, lập nghiệp của thanh niên; xây dựng quy hoạch các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ trên các lĩnh vực.
Xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí và trọng dụng tài năng trẻ trong nước và tài năng trẻ học tập, công tác, sinh sống ở nước ngoài trở về tham gia xây dựng đất nước; các ngành, địa phương có quy hoạch, kế hoạch phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển tài năng trẻ.
Ban hành chính sách để thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học tình nguyện đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; nghiên cứu xây dựng chính sách đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ trưởng thành từ thực tiễn trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện về học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ; khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại.
Tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho thanh niên từng bước hình thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao; ưu tiên dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, bộ đội xuất ngũ, thanh niên dân tộc thiểu số, nữ thanh niên, thanh niên khuyết tật và thanh niên vùng đô thị hóa.
Tổ chức hướng nghiệp cho thanh niên thông qua hệ thống trường học, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng giúp thanh niên có nhận thức, định hướng đúng đắn về lao động, nghề nghiệp, việc làm, thị trường lao động và cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập.
Xây dựng cơ chế, chính sách tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho thanh niên, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên.
Ban hành chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, tài năng theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng, công khai và minh bạch. Tạo bước đột phá trong việc sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, giỏi.
Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao năng lực hệ thống dịch vụ việc làm, tăng cường các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm giúp thanh niên định hướng nghề nghiệp, tìm việc làm phù hợp.
d) Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh cho thanh niên, nâng cao thể chất và tinh thần, kỹ năng sống, kiến thức về giới và sức khỏe sinh sản cho thanh niên:
Các cơ quan văn hóa, nghệ thuật, xuất bản, báo chí sáng tác sản xuất và phổ biến các tác phẩm, những công trình văn hóa nghệ thuật có giá trị nhân văn cao để giáo dục, định hướng cho thanh niên. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, xử lý nghiêm các sai phạm, kịp thời ngăn chặn các sản phẩm văn hóa không lành mạnh, nhất là qua mạng Internet, viễn thông và các phương tiện thông tin đại chúng.
Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách, tạo bước chuyển rõ rệt trong phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa biến chất, tham nhũng, vi phạm pháp luật, tạo lập môi trường xã hội lành mạnh, củng cố niềm tin cho thanh niên.
Tăng cường đầu tư đổi mới hoạt động thể chất và phong trào thể dục thể thao ở các trường chuyên nghiệp, phổ thông nhằm tạo điều kiện cho thanh thiếu niên tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thể chất; xây dựng cơ chế, chính sách cho thanh niên là vận động viên đạt thành tích cao tại các kỳ đại hội thể thao khu vực và thế giới.
Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, giáo dục sức khỏe sinh sản và giáo dục tiền hôn nhân cho thanh niên. Tiếp tục thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm trong thanh niên.
Tạo môi trường và điều kiện để khuyến khích thanh niên tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao kỹ năng sống và làm việc cho thanh niên. Khuyến khích thanh niên tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội, các sản phẩm phản văn hóa, tệ nạn ma túy, mại dâm.
Tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên do Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt động viên thanh niên xung kích tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá.
đ) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thanh niên và công tác thanh niên:
Bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của thanh niên về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo tinh thần độc lập, tự chủ, hợp tác, phát triển, đa phương hóa góp phần bảo vệ hòa bình, tiến bộ xã hội.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế về quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên, trao đổi kinh nghiệm xây dựng, thực hiện chính sách đối với thanh niên. Tranh thủ nguồn lực của các tổ chức quốc tế cho phát triển thanh niên và công tác thanh niên.
Tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và thế giới. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác thông tin, tuyên truyền vận động thanh niên và người Việt Nam ở nước ngoài hướng về xây dựng đất nước.
Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên và người lao động Việt Nam ở nước ngoài trong độ tuổi thanh niên thường xuyên được học tập, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nước ta.
e) Huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển thanh niên:
Nhà nước đầu tư ngân sách bảo đảm cho phát triển thanh niên; khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội, thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài cho phát triển thanh niên.
Ưu tiên nguồn lực để đào tạo phát triển trí thức trẻ, từng bước hình thành ngoài nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao ở các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, tài chính, chính sách công; các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nữ thanh niên.
Tăng cường đầu tư xây dựng các trung tâm huấn luyện kỹ năng và hoạt động dã ngoại thanh thiếu niên, nhà thiếu nhi, các công trình văn hóa, vui chơi, giải trí cho thanh niên.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, bệnh viện phục vụ nhu cầu chính đáng của thanh niên.
g) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về thanh niên đủ năng lực để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao:
Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về công tác thanh niên; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác thanh niên, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên, đội ngũ cán bộ đoàn các cấp có phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực ngang tầm với nhiệm vụ được giao.
Tăng cường xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và giữa cơ quan quản lý nhà nước với Đoàn Thanh niên nhằm thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp đa ngành trong việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên và phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường công tác nghiên cứu về thanh niên trên các lĩnh vực. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh, thiếu niên, công tác thanh niên phục vụ công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách; xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật Thanh niên.
Thường xuyên đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách và những người không chuyên trách làm công tác thanh niên và công tác quản lý nhà nước về thanh niên.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên và công tác thanh niên.
h) Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội trong việc chăm lo giáo dục, đào tạo và phát triển thanh niên:
Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên do Đoàn Thanh niên làm nòng cốt tham gia thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên. Thông qua các cuộc vận động, các phong trào hành động cách mạng nhằm xây dựng các gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để giáo dục và tự giáo dục rèn luyện thanh niên.
Khuyến khích các trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở dạy nghề của các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể khác, các cơ quan, đơn vị nhằm đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục của thanh niên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể nhân dân các cấp đối với việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức, cá nhân, dòng họ, gia đình trong việc lập các quỹ khuyến học, khuyến tài cho thanh niên.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tham mưu cho Chính phủ hướng dẫn tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược. Rà soát để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách đối với thanh niên cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
b) Làm đầu mối giúp Chính phủ đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm.
c) Hàng năm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc triển khai, thực hiện Chiến lược vào cuối năm 2015 và tổng kết vào cuối năm 2020.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan ưu tiên, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển thanh niên và thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách để thực hiện các chương trình, dự án về phát triển thanh niên; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình, dự án về phát triển thanh niên đã được phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm lồng ghép mục tiêu giải pháp của Chiến lược phát triển thanh niên vào Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020.
5. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan phối hợp nghiên cứu và ban hành cơ chế, chính sách cho thanh niên; nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với thanh niên.
6. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lồng ghép mục tiêu, giải pháp của Chiến lược phát triển thanh niên vào Chiến lược phát triển dạy nghề, Chiến lược việc làm đến năm 2020 và Chiến lược bình đẳng giới giai đoạn 2011 2020.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương lồng ghép mục tiêu, giải pháp của Chiến lược phát triển thanh niên vào Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 2020 sau khi được phê duyệt, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020; quy hoạch mạng lưới các thiết chế văn hóa cho thanh thiếu niên.
8. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu Chiến lược về sức khỏe, sức khỏe sinh sản của thanh niên và vị thành niên.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh và đổi mới hoạt động thông tin, truyền thông về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan tới thanh niên; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản liên quan đến thanh niên; xử lý nghiêm những hành vi xuất bản, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung xấu ảnh hưởng tiêu cực đến thanh niên.
10. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng, chỉ đạo hỗ trợ thanh niên thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
11. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giáo dục nâng cao nhận thức của thanh niên về tình hình trong nước, thế giới và những vấn đề mà các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng thanh niên để chống phá đất nước; dạy nghề và giải quyết việc làm đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
12. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống ma túy, tội phạm trong thanh, thiếu niên.
13. Ủy ban Dân tộc, chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
14. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết, định hướng tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lý tưởng, ý thức công dân, kỹ năng sống và đẩy mạnh tuyên truyền việc tổ chức, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên.
15. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham gia thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động hàng năm và định kỳ 5 năm để triển khai thực hiện Chiến lược, đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt trong việc lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược phát triển thanh niên trong công tác kế hoạch hóa và hoạch định chính sách; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chiến lược tại cơ quan mình.
16. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển thanh niên phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ; phát huy tính sáng tạo, chủ động, tích cực trong việc huy động nguồn lực để thực hiện Chiến lược; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chiến lược này với các chiến lược khác có liên quan trên địa bàn; bố trí đủ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên ở địa phương; đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt việc lồng ghép các vấn đề về phát triển thanh niên trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội tại địa phương; thường xuyên kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chiến lược; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm theo quy định.
17. Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chiến lược thanh niên, đồng thời tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về thanh niên và công tác thanh niên.
18. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chiến lược; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển thanh niên trong tổ chức mình; tham gia quản lý nhà nước về thanh niên; kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Trong quá trình thực hiện nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Chiến lược đề nghị các bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Văn phòng TW và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; Lưu: Văn thư, Vụ TH (6b)
THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 2474/QĐ TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
Số TT
Cơ quan chủ trì
Nội dung công việc
Cơ quan phối hợp
Cấp phê duyệt
Thời gian trình
1
Bộ Nội vụ
Đề án đánh giá tác động của Luật Thanh niên năm 2005 làm cơ sở cho sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên
Các Bộ: Tư pháp, VPCP, UBQG về TN, TW Đoàn
Chính phủ
Tháng 6/2013
Đề án xây dựng Bộ chỉ số đánh giá sự phát triển của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Bộ KH&ĐT, Bộ KH&CN, UBQG về TN VN, TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 12/2015
Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thanh, thiếu niên, công tác thanh niên phục vụ công tác nghiên cứu và hoạch định chính sách đối với thanh niên.
Bộ TT&TT, Bộ KH&ĐT, TW Đoàn
Bộ Nội vụ
Tháng 12/2015
Đề án đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ ưu tú trưởng thành từ thực tiễn để bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp trên cơ sở kết quả triển khai Dự án 600 Phó chủ tịch xã.
Ban Tổ chức TW, TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 12/2014
Đề án bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở cấp xã.
Bộ KH&ĐT, Ban Tổ chức TW, TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 12/2013
Xây dựng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sống, kiến thức về sức khỏe sinh sản, về gia đình cho thanh niên
Bộ Y tế, TW Đoàn, Thông tấn xã Việt Nam
Bộ Nội vụ
Tháng 12/2013
Đề án thu hút trí thức trẻ có trình độ đại học, tình nguyện về xây dựng nông thôn mới
Ban Tổ chức TW, các Bộ: KH&CN, KH&ĐT, NN&PTNT, TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 6/2013
Đánh giá, sơ kết và tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển Thanh niên giai đoạn 2011 2020.
VPCP, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, UBQG về TNVN, TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Năm 2015 sơ kết, 2020 tổng kết
2
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Đề án đổi mới công tác tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên
Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT, TW Đoàn
Bộ LĐ TB&XH
Tháng 6/2013
Đề án tăng cường công tác thông tin truyền thông về thị trường lao động và việc làm cho thanh niên.
Các Bộ: Ngoại giao, Tài chính, KH&ĐT, TT&TT
Bộ LĐ TB&XH
Tháng 12/2013
3
Bộ Khoa học và Công nghệ
Tiếp tục hoàn thiện các quy định quản lý khoa học và công nghệ để tạo điều kiện cho thanh niên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ, phát triển dịch vụ khoa học công nghệ
Các Bộ: GD&ĐT, Tài chính, Nội vụ, TW Đoàn
Bộ KH&CN
Tháng 12/2013
4
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đề án quy hoạch tổng thể các trung tâm, thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu rèn luyện, vui chơi giải trí của thanh niên
Các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên & MT, KH&ĐT, Nội vụ, TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 6/2013
Đề án ban hành cơ chế, chính sách cho thanh niên là vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại các kỳ Đại hội thể thao khu vực và thế giới.
Các Bộ: Nội vụ, Tài chính
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 12/2012
5
Bộ Tư pháp
Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh niên lao động tự do và thanh niên lao động ở các khu công nghiệp và tư vấn pháp luật cho thanh niên nông thôn, miền núi, thanh niên dân tộc thiểu số.
Các Bộ: Nội vụ, Công an, Ủy ban Dân tộc và TW Đoàn, Tổng LĐLĐVN
Bộ Tư pháp
Tháng 12/2012
Đề án nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của thanh niên đối với xã hội và đất nước.
Các Bộ: GD&ĐT, Nội vụ, Công an, Quốc phòng, UBQG về TNVN và TW Đoàn
Bộ Tư pháp
Tháng 12/2013
6
Bộ Quốc phòng
Đề án dạy nghề và giải quyết việc làm đối với thanh niên thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Các Bộ: Nội vụ, KH&ĐT, LĐTB&XH và TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 6/2012
Đề án tuyển chọn thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương để quy hoạch, đào tạo và bổ sung vào đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn.
Ban Tổ chức TW, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 12/2012
7
Bộ Công an
Đề án phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên Việt Nam.
Các Bộ: GD&ĐT, Nội vụ, Tư pháp, Quốc phòng và TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 12/2015
Đề án bồi dưỡng nhân lực trẻ trong lực lượng phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Quốc phòng và TW Đoàn
Bộ Công an
Tháng 6/2013
Đề án nâng cao trình độ cho đoàn viên, thanh niên làm công tác hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Ngoại giao và TW Đoàn
Bộ Công an
Tháng 12/2013
8
Bộ Thông tin và Truyền thông
Đề án tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tuyên truyền, phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho các đối tượng thanh niên
Ban Tuyên giáo TW, Bộ Nội vụ, TTXVN, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài THVN và TW Đoàn.
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 6/2012
9
Bộ Ngoại giao
Xây dựng, cơ chế, chính sách thu hút, bố trí sử dụng tài năng trẻ học tập, công tác, sinh sống tại nước ngoài trở về tham gia phát triển đất nước
Các Bộ: GĐ&ĐT, Nội vụ, KH&ĐT, UBQG về TNVN, TW Đoàn
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 12/2013
10
Đài Truyền hình Việt Nam
Tăng 20% giờ phát sóng và mở rộng vùng phủ sóng truyền hình cho thanh niên về thông tin định hướng và kỹ năng sống
Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, TW Đoàn
Đài THVN
Tháng 6/2013
11
Bộ Y tế
Đề án đào tạo cán bộ y tế theo chế độ cử tuyển cho thanh niên các dân tộc thiểu số, thanh niên miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Bộ Nội vụ, TW Đoàn, Bộ GD&ĐT, Ủy Ban Dân tộc
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 12/2012
12
Bộ Giáo dục & Đào tạo
Đề án nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Ban Tuyên giáo TW, TW Đoàn, Đài Tiếng nói VN, Đài THVN.
Thủ tướng Chính phủ
Tháng 6/2013
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6758/TB BNN VP
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG HOÀNG VĂN THẮNG VỀ ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG KÊNH THUỘC DỰ ÁN THỦY LỢI ĐÁ HÀN, TỈNH HÀ TĨNH
Ngày 22/12/2011 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ), Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về việc điều chỉnh thiết kế Hệ thống kênh thuộc dự án thủy lợi Đá Hàn, tỉnh Hà Tĩnh. Tham dự họp có Lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị: Cục Quản lý xây dựng công trình. Vụ Kế hoạch, Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4 (Ban 4 chủ đầu tư hợp phần đầu mối và kênh chính), UBND huyện Hương Khê (chủ đầu tư hợp phần hệ thống kênh cấp I đến mặt ruộng), Công ty C.p tư vấn và XDTL Nghệ An (tư vấn thiết kế).
Sau khi nghe đơn vị tư vấn, các chủ đầu tư báo cáo và ý kiến của đại diện các đơn vị tham dự cuộc họp, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đã kết luận như sau:
1. Đồng ý về nguyên tắc (i) điều chỉnh nhiệm vụ, sơ đồ tưới theo hướng cấp nước bổ sung cho hệ thống kênh sông Tiêm do khó khăn về nguồn nước, tăng diện tích tưới, nâng cao hiệu quả đầu tư, (ii) điều chỉnh thay thế kênh chính đoạn 1 và cầu máng sang xây dựng đập dâng trên sông Rào Trổ kết hợp với cầu giao thông.
2. Cục Quản lý XDCT chỉ đạo các chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh của dự án theo hướng: so sánh các phương án bố trí kênh, mặt cắt và kết cấu gia cố cho từng đoạn để đảm bảo nhiệm vụ, kỹ thuật, kinh tế, từ đó sắp xếp thứ tự ưu tiên cho phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng bố trí vốn đầu tư;
3. UBND huyện Hương Khê: hoàn thiện hợp phần do Huyện làm chủ đầu tư, phối hợp với Ban 4 trong quá trình tổng hợp dự án; làm việc với các ban ngành liên quan, báo cáo UBND tỉnh Hà Tĩnh để có ý kiến bằng văn bản về điều chỉnh quy hoạch sử dụng nước sông Tiêm;
4. Ban 4 làm đầu mối tổng hợp, hoàn thiện các phương án trình Bộ;
Văn phòng Bộ thông báo để các đơn vị liên quan biết và thực hiện./.
Nơi nhận: UBND tỉnh Hà Tĩnh; Vụ KH; Cục QLXDCT (3b); UBND huyện Hương Khê; Ban 4; Các đơn vị tư vấn; Lưu VP.
TL. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG Nguyễn Minh Nhạn
|
BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 149/QĐ BCĐQHPTĐLQG
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 2449/QĐ TTg ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1208/QĐ TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 2020, có xét đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, Sông Đà; Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia; VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo; Lưu: Văn thư, BCĐQHPTĐLQG (5b).
TRƯỞNG BAN PHÓ THỦ TƯỚNG Hoàng Trung Hải
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Quyết định số 149/QĐ BCĐQHPTĐLQG ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Nhà nước) thực hiện việc chỉ đạo xây dựng các công trình điện theo Quyết định số 1208/QĐ TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn và thành phần của Ban Chỉ đạo Nhà nước quy định tại Quyết định số 2449/QĐ TTg ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương 2.
NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC
Điều 3. Nguyên tắc điều hành
1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các Ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Ban Chỉ đạo Nhà nước làm việc theo nguyên tắc tập trung thống nhất, các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước chịu trách nhiệm về phần việc được phân công; Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền quyết định các vấn đề của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
3. Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước ủy quyền cho Phó Trưởng ban xử lý những vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực được phân công.
Điều 4. Trưởng ban triệu tập và chủ trì các phiên họp thường kỳ 6 tháng một lần và các phiên họp bất thường khi cần. Trưởng ban có thể ủy quyền cho Phó Trưởng ban chủ trì các phiên họp. Các thành viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước và chuẩn bị nội dung báo cáo theo quy định; trường hợp các thành viên trong Ban Chỉ đạo Nhà nước không thể tham dự phiên họp phải ủy quyền cho người có trách nhiệm tham dự.
Điều 5. Nội dung phiên họp thường kỳ nhằm đánh giá các mặt hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn và các nhà thầu; đề ra nhiệm vụ, kế hoạch, mục tiêu thực hiện tiếp theo; xem xét giải quyết hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Ban Chỉ đạo Nhà nước.
Điều 6. Ban Chỉ đạo Nhà nước phân công thành viên phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành; kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới cơ chế, chính sách và những giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao; Ban Chỉ đạo Nhà nước là đầu mối phối hợp chỉ đạo hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ đề ra để thực hiện triển khai các dự án điện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Điều 7. Chế độ thông tin báo cáo
Báo cáo định kỳ: Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, năm; các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công để kịp thời xử lý các yêu cầu và kiến nghị đề ra.
Các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước có trách nhiệm báo cáo đột xuất theo nội dung do Trưởng ban yêu cầu; Trưởng ban báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện đầu tư các dự án điện được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
Điều 8. Chế độ đi công tác
Căn cứ vào yêu cầu công việc, các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước chủ động đi công tác để nắm bắt tình hình, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Chương 3.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC
Điều 9. Phân công trách nhiệm giữa các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước
1. Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước:
a) Quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
b) Chỉ đạo chung hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước, thông qua kế hoạch công tác, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Nhà nước.
c) Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, cơ quan tư vấn, các nhà thầu và các đơn vị có liên quan thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
d) Ủy quyền cho Phó Trưởng ban hoặc các thành viên khác trong Ban Chỉ đạo Nhà nước giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng ban khi cần thiết.
2. Phó Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công thương:
a) Giúp Trưởng ban điều hành giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công thương quy định tại Quyết định số 1208/QĐ TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 2020, có xét đến năm 2030 và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý ngành.
b) Thừa ủy quyền Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan giải quyết các vấn đề liên ngành, các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện các dự án điện.
c) Trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước.
3. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước thuộc các Bộ, cơ quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan mình theo quy định tại Quyết định số 1208/QĐ TTg ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, giám sát hướng dẫn các chủ đầu tư và giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án điện.
4. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước là Tổng giám đốc các Tập đoàn, Tổng công ty:
a) Thực hiện chức năng chủ đầu tư, tổng thầu trong các Dự án điện được giao, chỉ đạo các Ban Quản lý dự án và các đơn vị có liên quan trong các quá trình lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, quản lý đầu tư và xây dựng công trình. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, nhà thầu thực hiện tiến độ, khối lượng và chất lượng công trình.
b) Báo cáo Ban Chỉ đạo Nhà nước tại các cuộc họp về những nội dung sau:
Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các kết luận của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước;
Tình hình thực hiện tiến độ; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp tháo gỡ đối với các dự án điện được giao làm chủ đầu tư hoặc làm tổng thầu.
Điều 10. Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước
1. Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước là bộ phận tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo Nhà nước; làm đầu mối tổng hợp, phối hợp công việc giữa các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương liên quan; tổng hợp các báo cáo và đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án điện.
2. Phó Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định thành lập, quy định nhiệm vụ và biên chế của Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước và trước Thủ tướng Chính phủ về những công việc được Ban Chỉ đạo Nhà nước phân công; được sử dụng cán bộ, phương tiện, các trang thiết bị do đơn vị mình quản lý để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Điều 12. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, Bộ Công thương tổng hợp ý kiến, đề xuất nội dung cần bổ sung, sửa đổi trình Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước xem xét, quyết định./.
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 66/2011/TT BGDĐT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 16/2010/TT BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình học phần Kỹ năng giao tiếp trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2012.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan quản lý trường, Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục khác được giao nhiệm vụ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: Văn phòng Chính phủ; UBVHGD TNTN &NĐ của Quốc hội; Hội đồng Quốc gia giáo dục; Ban Tuyên giáo TW; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; Bộ Tư pháp (Cục Ktr VBQPPL); Như Điều 3; Kiểm toán Nhà nước; Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ GDĐT; Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDCN.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Văn Ga
CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Tên học phần: Kỹ năng giao tiếp
2. Thời lượng: 30 tiết (2 đơn vị học trình)
3. Thời điểm thực hiện: Học kỳ 3 đối với khóa học có thời gian đào tạo từ 3 4 năm học; Học kỳ 1 hoặc 2 đối với khóa học có thời gian đào tạo từ 1 2 năm học.
4. Vị trí của học phần: Kỹ năng giao tiếp là học phần tự chọn thuộc khối học phần chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là TCCN).
5. Mục tiêu của học phần: Sau khi học xong học phần Kỹ năng giao tiếp, học sinh có khả năng đạt được các mục tiêu sau:
a) Về kiến thức
Định nghĩa được khái niệm giao tiếp; xác định được vai trò của giao tiếp, các hình thức và phương tiện giao tiếp; nêu được các nguyên tắc giao tiếp và ý nghĩa của các nguyên tắc đó trong giao tiếp.
Định nghĩa được khái niệm kỹ năng giao tiếp và phân loại được các kỹ năng giao tiếp.
Trình bày được một số kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, cách thức giải quyết các xung đột khi gặp phải và khắc phục những trở ngại trong giao tiếp.
Xác định được các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.
b) Về kỹ năng
Thực hiện được một số kỹ năng giao tiếp: kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột và kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp.
Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường, xã hội, trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.
c) Về thái độ
Người học có thái độ giao tiếp đúng mực, luôn chủ động và tích cực rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.
6. Điều kiện tiên quyết: Không.
7. Mô tả học phần: Căn cứ vào mục tiêu của học phần, nội dung chương trình học phần được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1 bao gồm những khái quát chung về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp; Chương 2 bao gồm một số kỹ năng giao tiếp như kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng giải quyết xung đột và kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp; Chương 3 đề cập tới việc vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc.
8. Phân bổ thời gian:
Nội dung học phần
Thời gian (tiết)
Tổng
Lý thuyết
Thực hành, thảo luận, kiểm tra
Chương 1: Lý luận chung về kỹ năng giao tiếp
6
6
0
Chương 2: Một số kỹ năng giao tiếp
12
8
4
Chương 3: Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc
12
6
6
Tổng
30
20
10
9. Đề cương chi tiết học phần:
Tên bài
Số tiết
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành, thảo luận, kiểm tra
Chương 1: Lý luận chung về kỹ năng giao tiếp
6
6
0
I. Khái quát chung về giao tiếp
4
4
0
1. Giao tiếp là gì?
2. Vai trò của giao tiếp
3. Các hình thức và phương tiện giao tiếp
4. Nguyên tắc giao tiếp
II. Kỹ năng giao tiếp
2
2
0
1. Kỹ năng giao tiếp là gì?
2. Phân loại kỹ năng giao tiếp
Chương 2: Một số kỹ năng giao tiếp
12
8
4
I. Kỹ năng làm quen
2
1
1
II. Kỹ năng lắng nghe
2
2
0
III. Kỹ năng nói trước đám đông
3
2
1
IV. Kỹ năng giải quyết xung đột
3
2
1
V. Kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp
2
1
1
Chương 3: Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm và tại nơi làm việc
12
6
6
I. Vận dụng kỹ năng giao tiếp trong tìm kiếm việc làm
10
5
5
1. Chuẩn bị khi tìm kiếm việc làm
2
1
1
a) Xác định cơ hội việc làm
b) Phân tích yêu cầu công việc
c) Phân tích năng lực và nguyện vọng của bản thân
2. Chuẩn bị hồ sơ dự tuyển việc làm
4
2
2
a) Cách thức làm hồ sơ dự tuyển
b) Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ dự tuyển
3. Kỹ năng trả lời phỏng vấn khi dự tuyển
4
2
2
a) Chuẩn bị phỏng vấn
b) Tham dự phỏng vấn
c) Một số lưu ý trong quá trình phỏng vấn
II. Vận dụng kỹ năng giao tiếp tại nơi làm việc
2
1
1
1. Giao tiếp với cấp trên
2. Giao tiếp với đồng nghiệp
3. Giao tiếp với đối tác
Tổng số tiết
30
20
10
10. Phương pháp dạy và học: Giáo viên sử dụng kết hợp các phương pháp: thuyết trình, thảo luận nhóm, đóng vai, tình huống.
11. Đánh giá học phần: Thực hiện theo quy chế đào tạo TCCN do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
12. Yêu cầu về giáo viên:
Tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Hiệu trưởng phân công giáo viên giảng dạy học phần này phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của giáo viên về kỹ năng giao tiếp.
13. Thực hiện chương trình
Học phần Kỹ năng giao tiếp là một trong các học phần chung tự chọn trong chương trình đào tạo trình độ TCCN. Chương trình học phần này được thực hiện từ năm học 2012 2013 cho tất cả các cơ sở đào tạo TCCN ở cả hình thức giáo dục chính quy và vừa làm vừa học.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường và ngành học, các trường xây dựng bài giảng phù hợp với mục tiêu và nội dung cơ bản của học phần theo Thông tư này nhằm đảm bảo kế hoạch đào tạo của nhà trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình triển khai thực hiện.
|
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 45/2011/TT NHNN
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI VIỆC CHO VAY, THU HỒI NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2006/NĐ CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng.
2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cho vay ra nước ngoài là việc tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng là người không cư trú (sau đây gọi là bên vay nước ngoài) một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
2. Thỏa thuận cho vay là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên vay nước ngoài có hiệu lực giải ngân và thu hồi nợ, trong đó quy định các điều khoản và điều kiện của khoản cho vay ra nước ngoài về mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn cho vay, lãi suất, thời hạn, kỳ hạn trả nợ, nội dung về bảo đảm khoản vay, phương thức trả nợ và những cam kết có liên quan khác.
3. Thỏa thuận thay đổi là văn bản thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và bên vay nước ngoài về nội dung bổ sung, sửa đổi thỏa thuận cho vay đã ký. Thỏa thuận thay đổi có thể dưới hình thức thỏa thuận mới, phụ lục thỏa thuận cho vay đã ký.
4. Đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay là việc tổ chức tín dụng thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước về khoản cho vay ra nước ngoài hoặc các thay đổi đối với khoản cho vay ra nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
5. Xác nhận đăng ký là văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc tổ chức tín dụng đã thực hiện đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
6. Xác nhận đăng ký thay đổi là văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận việc tổ chức tín dụng đã thực hiện đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài khi thay đổi các nội dung đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký.
7. Tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài là tài khoản ngoại tệ được sử dụng để thực hiện khoản cho vay ra nước ngoài.
Điều 3. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng
1. Thẩm định năng lực pháp lý, năng lực tài chính của bên vay nước ngoài; khả năng thực hiện thỏa thuận cho vay nhằm đảm bảo thu hồi nợ gốc và lãi theo thỏa thuận cho vay.
2. Tự chịu rủi ro về pháp lý và tài chính trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận cho vay.
3. Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo khoản cho vay ra nước ngoài, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có liên quan trong việc ký và thực hiện thỏa thuận cho vay.
4. Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, quản trị và phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.
Điều 4. Cho vay hợp vốn ra nước ngoài
1. Khi tham gia cho vay hợp vốn ra nước ngoài, tổ chức tín dụng phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp có 01 (một) tổ chức tín dụng tham gia với các bên cho vay khác là người không cư trú để thực hiện khoản cho vay hợp vốn ra nước ngoài, tổ chức tín dụng thực hiện các quy định về đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay với Ngân hàng Nhà nước, mở và sử dụng tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, báo cáo theo quy định tại Thông tư này đối với phần tham gia cho vay hợp vốn ra nước ngoài.
3. Trường hợp có từ 02 (hai) tổ chức tín dụng tham gia thực hiện khoản cho vay hợp vốn ra nước ngoài, các tổ chức tín dụng thống nhất ủy quyền cho một tổ chức tín dụng làm đầu mối. Tổ chức tín dụng đầu mối có trách nhiệm đại diện cho các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn thực hiện các quy định về đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay với Ngân hàng Nhà nước, mở và sử dụng tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Đồng tiền cho vay ra nước ngoài
1. Việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng thực hiện bằng ngoại tệ.
2. Các trường hợp cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 6. Bảo lãnh khoản cho vay ra nước ngoài
Trường hợp khoản cho vay ra nước ngoài được bảo lãnh bởi một tổ chức bảo lãnh tại Việt Nam, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Điều kiện cho vay ra nước ngoài
Tổ chức tín dụng khi thực hiện cho vay ra nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế bao gồm hoạt động cho vay trên thị trường quốc tế.
2. Tuân thủ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
3. Có quy trình xét duyệt cho vay ra nước ngoài theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay ra nước ngoài.
4. Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với khoản cho vay ra nước ngoài theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
5. Thực hiện thẩm định dự án cho vay, đánh giá rủi ro quốc gia và khả năng thu hồi vốn gốc, lãi của khoản cho vay ra nước ngoài đầy đủ và đúng hạn.
6. Có phương án huy động và cho vay ngoại tệ đảm bảo nguyên tắc phù hợp về cơ cấu đồng tiền, cơ cấu kỳ hạn giữa huy động và cho vay, tránh rủi ro kỳ hạn và rủi ro thanh khoản có thể phát sinh do thực hiện khoản cho vay ra nước ngoài.
7. Chỉ thực hiện cho vay ra nước ngoài cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với phạm vi hoạt động hợp pháp của bên vay nước ngoài.
8. Đảm bảo nội dung của thỏa thuận cho vay và các thỏa thuận liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài không trái với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Điều 8. Bên vay nước ngoài
1. Tổ chức tín dụng chỉ thực hiện cho vay đối với bên vay nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2. Các trường hợp khác chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 9. Đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay
1. Trên cơ sở đáp ứng các điều kiện cho vay ra nước ngoài được quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng ký thỏa thuận cho vay, thỏa thuận thay đổi với bên vay nước ngoài và các bên khác có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng thực hiện việc đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận cho vay hoặc thỏa thuận thay đổi (trường hợp khoản cho vay không được bảo lãnh) hoặc trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày tổ chức bảo lãnh ký văn bản bảo lãnh hoặc văn bản đồng ý với nội dung thay đổi thỏa thuận cho vay (trường hợp khoản vay được bảo lãnh).
3. Mọi giao dịch liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư này.
4. Tổ chức tín dụng không phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước các thỏa thuận cho vay không có hiệu lực rút vốn như: Hiệp định tín dụng khung, Biên bản ghi nhớ và các thỏa thuận tương tự khác nhưng nội dung các thỏa thuận này không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 10. Hồ sơ đăng ký khoản cho vay
Tổ chức tín dụng gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký khoản cho vay đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài (theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Báo cáo tình hình tăng trưởng tín dụng của tổ chức tín dụng, chứng minh việc đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối tháng gần nhất trong ngày ký thỏa thuận cho vay và đánh giá tác động của khoản cho vay ra nước ngoài đến việc tuân thủ quy định về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
3. Báo cáo thẩm định khoản cho vay ra nước ngoài gồm các nội dung chủ yếu sau: đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của bên vay nước ngoài; các rủi ro liên quan, khả năng thu hồi vốn gốc, lãi cho vay đầy đủ và đúng hạn; sự phù hợp về trị giá khoản cho vay và quy mô dự án sử dụng vốn vay; vấn đề bảo đảm khoản vay và các nội dung liên quan khác.
4. Báo cáo và cam kết của tổ chức tín dụng về việc đáp ứng các điều kiện cho vay ra nước ngoài quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư này, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: quy định về quy trình tín dụng đối với hoạt động cho vay ra nước ngoài của tổ chức tín dụng; hiện trạng về trình độ cán bộ tín dụng, khả năng quản trị, phòng ngừa rủi ro; việc thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng đối với khoản cho vay ra nước ngoài; cam kết tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản cho vay ra nước ngoài.
5. Báo cáo về nguồn vốn ngoại tệ cho vay bao gồm nội dung liên quan đến quy mô, cơ cấu đồng tiền và cơ cấu kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay bằng ngoại tệ tại thời điểm ký thỏa thuận cho vay.
6. Bản sao và bản dịch tiếng Việt có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của bên vay nước ngoài theo quy định của nước sở tại.
7. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tham gia góp vốn trong Bên vay nước ngoài.
8. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng) thỏa thuận cho vay đã ký.
9. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng) các văn bản, thỏa thuận bảo lãnh, bảo đảm khoản cho vay ra nước ngoài.
Điều 11. Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản cho vay
Tổ chức tín dụng gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký thay đổi khoản cho vay đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối). Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài (theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng) thỏa thuận thay đổi đã ký. Trường hợp nội dung thay đổi của các bên liên quan đã được thỏa thuận tại thỏa thuận cho vay hoặc được chấp nhận theo quy định của pháp luật mà không phải ký kết chính thức bằng văn bản giữa các bên, tổ chức tín dụng có văn bản giải trình rõ nội dung này trong hồ sơ đăng ký thay đổi khoản cho vay.
3. Báo cáo chứng minh việc đáp ứng quy định về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận thay đổi khoản vay nước ngoài (trường hợp thay đổi tăng kim ngạch hoặc kéo dài thời hạn khoản cho vay ra nước ngoài).
4. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền của tổ chức tín dụng) văn bản chấp thuận của tổ chức bảo lãnh đối với thỏa thuận thay đổi (trong trường hợp khoản cho vay ra nước ngoài được bảo lãnh).
Điều 12. Cơ sở xem xét xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi
Ngân hàng Nhà nước xem xét xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức tín dụng trên cơ sở:
1. Chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay.
3. Việc tổ chức tín dụng tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các quy định về cho vay ra nước ngoài tại Thông tư này, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Ý kiến của các cơ quan có liên quan đối với khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức tín dụng trong trường hợp cần thiết.
Điều 13. Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay
1. Ngân hàng Nhà nước xử lý hồ sơ đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay của tổ chức tín dụng trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
2. Trong trường hợp cần thêm thông tin, điều kiện khác để có đủ cơ sở xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của tổ chức tín dụng.
Điều 14. Tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài
1. Mỗi khoản cho vay ra nước ngoài được tổ chức tín dụng thực hiện thông qua 01 (một) tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài mở tại chính tổ chức tín dụng hoặc tại một tổ chức tín dụng khác. Tổ chức tín dụng phải thực hiện mọi giao dịch giải ngân vốn cho vay, thu hồi nợ nước ngoài (nợ gốc, lãi và các loại phí …) thông qua tài khoản này.
2. Trường hợp mở tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài tại chính tổ chức tín dụng để thực hiện khoản cho vay ra nước ngoài, tổ chức tín dụng có trách nhiệm hạch toán theo dõi riêng các giao dịch liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài trên tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài; chịu trách nhiệm và đảm bảo thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài đúng với nội dung xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước.
3. Trường hợp tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài được mở tại một tổ chức tín dụng khác để thực hiện khoản cho vay ra nước ngoài, tổ chức tín dụng nơi tài khoản được mở có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các tài liệu do bên vay xuất trình để đảm bảo thực hiện đúng các giao dịch của khoản cho vay ra nước ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
4. Việc tổ chức tín dụng sử dụng tài khoản ngoại tệ mở tại nước ngoài để cho vay, thu hồi nợ nước ngoài được thực hiện theo quy định hiện hành về mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức tín dụng.
Điều 15. Chế độ báo cáo
1. Định kỳ hàng tháng (chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo), hàng năm (chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo), tổ chức tín dụng có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện khoản cho vay ra nước ngoài (theo Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Trường hợp đột xuất, tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Phân công nhiệm vụ và cơ chế phối hợp
1. Vụ Quản lý ngoại hối:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xử lý những vấn đề chung liên quan đến việc cho vay ra nước ngoài của tổ chức tín dụng theo quy định hiện hành của pháp luật.
b) Tổng hợp ý kiến của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có liên quan khác (trong trường hợp cần thiết), báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư này.
c) Tổng hợp số liệu định kỳ sáu tháng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tình hình cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của các tổ chức tín dụng.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Vụ Quản lý ngoại hối về việc tham gia ý kiến đối với khoản cho vay ra nước ngoài, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản gửi Vụ Quản lý ngoại hối về các nội dung liên quan đến khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức tín dụng. Nội dung văn bản bao gồm: xác nhận phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng; xác nhận việc tổ chức tín dụng đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các quy định về tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối tháng trước ngày ký thỏa thuận cho vay hoặc thỏa thuận thay đổi trong trường hợp thay đổi làm tăng kim ngạch hoặc thời hạn khoản cho vay ra nước ngoài.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của các tổ chức tín dụng; xử lý các vi phạm phát sinh.
3. Các đơn vị khác thuộc Ngân hàng Nhà nước, theo chức năng nhiệm vụ và phạm vi quản lý, có trách nhiệm phối hợp, tham gia ý kiến đối với hồ sơ đăng ký khoản cho vay, đăng ký thay đổi khoản cho vay của tổ chức tín dụng trong trường hợp cần thiết.
Điều 17. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 02 năm 2012.
2. Các khoản cho vay ra nước ngoài của tổ chức tín dụng đã thực hiện trước khi Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi (nếu có) của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp có thỏa thuận thay đổi sau ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức tín dụng thực hiện theo các quy định của Thông tư này.
Điều 18. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: Như Điều 18; Thủ tướng Chính phủ; Các Phó Thủ tướng; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Công báo; Bộ Tư pháp (để kiểm tra) BLĐ NHNN, VP đại diện NHNN tại TP HCM; Lưu VP.
KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Lê Minh Hưng
PHỤ LỤC SỐ 01
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: ………/………. V/v đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHOẢN CHO VAY RA NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Căn cứ vào Thông tư số 45/2011/TT NHNN ngày 30/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng;
Căn cứ vào Thỏa thuận cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đã ký với [Tên Bên vay] ngày …../…./…..
Căn cứ Thư bảo lãnh (hoặc Hợp đồng bảo lãnh) ngày …/…/…… (nếu có)
[Tên tổ chức tín dụng] đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài như sau:
PHẦN THỨ NHẤT: THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
I. Thông tin về Bên cho vay (hoặc các Bên cho vay là tổ chức tín dụng trong nước trong trường hợp đồng tài trợ):
1. Tên tổ chức tín dụng là Bên cho vay:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: Fax:
4. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:
5. Quyết định thành lập (hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh …) số ……….. do …………… cấp ngày …………………………
6. Văn bản chứng minh tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối (trong đó có nội dung cho vay ra nước ngoài) theo quy định hiện hành của pháp luật:
II. Thông tin về Bên vay:
1. Tên Bên vay:
2. Địa chỉ:
3. Giấy phép thành lập (hoạt động) tại nước ngoài:
4. Tổng vốn đầu tư theo Giấy phép thành lập doanh nghiệp:
5. Giấy phép đầu tư ra nước ngoài của cổ đông Việt Nam tại Bên vay là doanh nghiệp nước ngoài
III. Thông tin về các Bên liên quan
Ghi rõ tên, địa chỉ của từng bên liên quan
PHẦN THỨ HAI: THÔNG TIN VỀ KHOẢN CHO VAY
1. Tổng trị giá khoản cho vay:
(Trường hợp vay hợp vốn, đề nghị ghi rõ: (i) Tổng giá trị khoản cho vay thỏa thuận cho vay; (ii) Tổng giá trị phần cho vay của các Bên cho vay là các tổ chức tín dụng trong nước; (iii) Danh sách và mức cho vay của từng Bên cho vay là tổ chức tín dụng trong nước.
2. Các văn bản phê duyệt khoản cho vay (nêu rõ các văn bản phê duyệt theo quy định của pháp luật).
3. Các hợp đồng liên quan (hợp đồng tín dụng, đồng tài trợ, bảo lãnh, …)
4. Mục đích sử dụng vốn vay:
5. Lãi suất:
6. Các khoản phí:
7. Lãi phạt:
8. Thời hạn cho vay: (thời hạn cho vay, thời gian ân hạn)
9. Kế hoạch giải ngân:
10. Kế hoạch trả nợ lãi:
11. Kế hoạch trả nợ gốc:
12. Hình thức đảm bảo tiền vay:
13. Ngân hàng dịch vụ: (TCTD trong nước và/hoặc TCTD ở nước ngoài, nếu có)
(Đối với từng mục trên, đề nghị nêu rõ các điều khoản tham chiếu tại các văn kiện có liên quan).
PHẦN THỨ BA: CAM KẾT
1/ Người ký tên dưới đây (đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp) cam kết chịu mọi trách nhiệm về sự chính xác của mọi thông tin ghi trong Đơn đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài này và các tài liệu kèm theo trong Hồ sơ đăng ký khoản vay ra nước ngoài của [Tên tổ chức tín dụng].
2/ [Tên tổ chức tín dụng] cam kết tuân thủ các quy định tại Thông tư số 45/2011/TT NHNN ngày 30/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng; Nghị định số 160/2006/NĐ CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối; và các quy định khác của pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan trong quá trình thực hiện việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT (Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 02
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: ………/………. V/v đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN CHO VAY RA NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Căn cứ vào Thông tư số 45/2011/TT NHNN ngày 30/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng;
Căn cứ vào Thỏa thuận cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đã ký với [Tên Bên vay] ngày …../…./…..
Căn cứ vào Thỏa thuận thay đổi cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đã ký với [Tên Bên vay] ngày …/…/….
Căn cứ Thư bảo lãnh (hoặc Hợp đồng bảo lãnh) ngày …/…/…… (nếu có)
Căn cứ vào văn bản Xác nhận đăng ký khoản cho vay ra nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số ……../NHNN QLNH ngày / / ;
[Tên tổ chức tín dụng] đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thay đổi một số nội dung khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài như sau:
PHẦN THỨ NHẤT: CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI
1. [Nội dung thay đổi]:
Thỏa thuận hiện tại:
Thỏa thuận mới:
Lý do thay đổi:
2. [Nội dung thay đổi]:
Thỏa thuận hiện tại:
Thỏa thuận mới:
Lý do thay đổi:
3. ………………
(Đối với từng mục trên, đề nghị nêu rõ các điều khoản tham chiếu tại các văn kiện có liên quan).
PHẦN THỨ HAI: KIẾN NGHỊ
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận [Tên tổ chức tín dụng] đã đăng ký thay đổi nội dung khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
PHẦN THỨ BA: CAM KẾT
1/ Người ký tên dưới đây (đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp) cam kết chịu mọi trách nhiệm về sự chính xác của mọi thông tin trong Đơn đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài này và các tài liệu kèm theo trong Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay ra nước ngoài của [Tên tổ chức tín dụng].
2/ [Tên tổ chức tín dụng] cam kết tuân thủ các quy định tại Thông tư số 45/2011/TT NHNN ngày 30/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng; Nghị định số 160/2006/NĐ CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối; và các quy định khác của pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan trong quá trình thực hiện việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài.
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT (Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 03
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG Điện thoại liên hệ
BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHO VAY, THU HỒI NỢ NƯỚC NGOÀI
Kỳ báo cáo tháng ………./………
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối)
I/ Các khoản đăng ký cho vay, thu hồi nợ nước ngoài mới phát sinh trong kỳ báo cáo:
Đơn vị: Nghìn nguyên tệ ‘000
STT
Bên Vay
Kim ngạch cho vay
Kỳ hạn cho vay
Lãi suất cho vay
Hình thức cho vay
NHNN xác nhận
Nguyên tệ (nghìn)
Đồng tiền
Quy nghìn USD
Kỳ hạn (tháng)
Đáo hạn (Tháng/năm)
Công văn số
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tổng cộng
xxx
II/ Tình hình thực hiện các khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài trong kỳ báo cáo:
Đơn vị: Nghìn nguyên tệ ‘000
STT
Bên vay
Kim ngạch cho vay
Đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Cuối kỳ
Dư đầu kỳ
Quá hạn
Giải ngân
Thu hồi nợ gốc
Thu hồi nợ lãi
Dư cuối kỳ
Quá hạn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cho vay bằng USD
Tổng cho vay bằng USD
Cho vay bằng [ngoại tệ khác]
Tổng cho vay bằng [ngoại tệ khác]
Tổng cho vay bằng [ngoại tệ khác] quy USD
Tổng cho vay quy USD
III/ Dự kiến tình hình thực hiện khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài kỳ tiếp theo (tháng ……/………)
Đơn vị: Nghìn nguyên tệ ‘000
STT
Bên vay
Kim ngạch cho vay
Đồng tiền
Dự kiến phát sinh trong kỳ tới (nguyên tệ)
Dự kiến phát sinh trong kỳ tới (quy USD)
Giải ngân
Thu hồi nợ gốc
Thu hồi nợ lãi
Giải ngân
Thu hồi nợ gốc
Thu hồi nợ lãi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tổng Quy USD
xxx
xxx
xxx
Người lập biểu (ký, ghi rõ họ tên)
Kiểm soát (ký, ghi rõ họ tên)
, ngày tháng năm Đại diện có thẩm quyền của TCTD (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
HƯỚNG DẪN LẬP BIỂU
Hướng dẫn chung
1. Đối tượng báo cáo: TCTD cho vay hoặc TCTD là đầu mối trong khoản cho vay đồng tài trợ
2. Thời hạn báo cáo: chậm nhất là vào ngày 10 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, và ngày 31/01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm
3. Đơn vị báo cáo: Nghìn nguyên tệ và quy nghìn USD.
4. Tỷ giá quy đổi sang USD: theo trung bình tỷ giá mua/bán đóng cửa ngày làm việc cuối cùng của tháng của ngoại tệ tương ứng theo Reuters
Mục I: Báo cáo tình hình ký cho vay mới phát sinh trong kỳ báo cáo
Cột 3: Ghi tổng giá trị kim ngạch khoản cho vay ra nước ngoài (trường hợp cho vay hợp vốn, TCTD đầu mối báo cáo tổng giá trị kim ngạch khoản cho vay hợp vốn, không bao gồm phần cho vay hợp vốn của các bên cho vay là người không cư trú)
Cột 6: Thời hạn cho vay tính theo quy định tại thỏa thuận cho vay, làm tròn đến đơn vị tháng
Cột 7: Thời hạn trả nợ gốc và/hoặc nợ lãi cuối cùng
Cột 8: Lãi suất cho vay ghi theo thỏa thuận cho vay. Trường hợp cấu trúc lãi suất lựa chọn theo thỏa thuận phức tạp, ghi lãi suất ước tính vào thời điểm ký hợp đồng.
Cột 9: Hình thức cho vay ghi “CV” khi cho vay thông thường, ghi “HV” nếu là khoản cho vay hợp vốn mà TCTD báo cáo là đơn vị đầu mối
Mục II: Báo cáo tình hình thực hiện các khoản cho vay trong tháng báo cáo
Báo cáo theo từng khoản cho vay, liệt kê các khoản cho vay theo USD, rồi đến các ngoại tệ khác, quy USD tại cuối mỗi loại ngoại tệ, dòng cuối cùng tính tổng tất cả các khoản cho vay, quy nghìn USD.
Cột 4: Tổng số dư cho vay ra nước ngoài đầu kỳ báo cáo (bao gồm cả số quá hạn).
Cột 5: Số dư cho vay nước ngoài quá hạn (khách hàng vay chưa trả theo cam kết) đầu kỳ báo cáo.
Cột 9: Tương tự cột 4, số cuối kỳ. Cột 9 = cột (4 + 6 7)
Cột 10: Tương tự cột 5, số cuối kỳ báo cáo.
Mục III: Báo cáo Dự kiến tình hình thực hiện khoản cho vay kỳ tiếp theo
Báo cáo theo từng khoản cho vay, liệt kê các khoản cho vay theo USD, rồi đến các ngoại tệ khác, quy USD tại cuối mỗi loại ngoại tệ, dòng cuối cùng tính tổng tất cả các khoản cho vay, quy nghìn USD.
Số quy USD được quy đổi tại tỷ giá theo quy định tại điểm 4 Hướng dẫn chung
PHỤ LỤC SỐ 04
TÊN TỔ CHỨC TÍN DỤNG Điện thoại liên hệ
BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHO VAY, THU HỒI NỢ NƯỚC NGOÀI
NĂM ………….
I/ Tình hình ký kết các khoản cho vay nước ngoài trong năm báo cáo:
Báo cáo bằng lời theo các tiêu chí: phân loại đồng tiền, quốc gia vay, lĩnh vực đầu tư
Các khó khăn và thuận lợi trong việc ký kết các khoản cho vay nước ngoài
Đơn vị: Nghìn nguyên tệ ‘000
STT
Cho vay phân loại theo ngoại tệ
Kim ngạch cho vay
Đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Cuối kỳ
Dư đầu kỳ
Quá hạn
Giải ngân
Thu hồi nợ gốc
Thu hồi nợ lãi
Dư cuối kỳ
Quá hạn
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Cho vay bằng USD
Cho vay bằng JPY
Cho vay bằng EUR
Cho vay bằng ….
Tổng quy nghìn USD
Ghi chú: Báo cáo tổng hợp theo từng đồng tiền, không báo cáo chi tiết cho từng khoản cho vay. Các nội dung hướng dẫn tham chiếu Phụ lục 3.
Đánh giá quy trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ nước ngoài tại TCTD
Các khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện các khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài
Giải trình nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, các giải pháp đã triển khai để giảm thiểu nợ quá hạn.
III/ Kiến nghị (nếu có):
, ngày tháng năm Đại diện có thẩm quyền của TCTD (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 46/2011/TT BCT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP LẬP, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT CHI PHÍ ĐỊNH MỨC HÀNG NĂM CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phương pháp lập, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt chi phí định mức hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt chi phí định mức hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.
2. Thông tư này áp dụng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Đơn vị phát điện.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị phát điện là đơn vị được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao quản lý và vận hành một hoặc nhiều nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu cùng bậc thang.
2. Năm N là năm dương lịch tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 cùng năm.
3. Năm N 1 là năm liền trước năm N và là năm tiến hành xây dựng chi phí định mức của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu cho năm N.
4. Năm N 2 là năm liền trước năm N 1.
5. Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có chức năng phát điện và các chức năng khác như chống lũ, tưới tiêu, … thuộc danh sách do Bộ Công Thương ban hành (sau đây viết tắt là nhà máy).
Chương 2.
PHƯƠNG PHÁP LẬP TỔNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC HÀNG NĂM CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU
Điều 3. Nguyên tắc xác định tổng chi phí định mức hàng năm
Tổng chi phí định mức hàng năm của khối nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ cần thiết của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.
Điều 4. Phương pháp xác định tổng chi phí định mức hàng năm của nhà máy
1. Tổng chi phí định mức năm N (CN) của nhà máy được xác định theo công thức sau:
CN = CKH + CLVDH + CVL + CTL + CSCL + CMN + CK + DCN 2
Trong đó:
CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N (đồng);
CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay dài hạn và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản nhà máy (đồng).
CVL: Tổng chi phí vật liệu năm N (đồng);
CTL: Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng);
CSCL: Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);
CMN: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);
CK: Tổng chi phí khác bằng tiền năm N (đồng).
DCN 2: Lượng điều chỉnh chi phí năm N 2 (đồng) được điều chỉnh vào tổng chi phí định mức năm N của nhà máy (đồng), được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Tổng chi phí khấu hao năm N (CKH) của nhà máy được xác định theo quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư số 203/2009/TT BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản hướng dẫn thay thế, bổ sung sau này.
3. Tổng chi phí lãi vay dài hạn và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N (CLVDH) được xác định theo các hợp đồng tín dụng cho đầu tư các tài sản nhà máy.
Đối với các khoản lãi vay ngoại tệ phải trả trong năm N, chi phí trả lãi vay được xác định tương ứng với tỷ giá ngoại tệ bình quân được áp dụng trong phương án giá điện năm N.
4. Tổng chi phí vật liệu năm N (CVL) được xác định theo công thức sau:
CVL = AGN,KH x ĐVL
Trong đó:
AGN,KH: Tổng điện năng giao nhận năm N của nhà máy, xác định theo kế hoạch vận hành tối ưu theo chi phí tối thiểu toàn hệ thống điện năm N do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kWh);
ĐVL: Định mức chi phí vật liệu của nhà máy tính bằng đồng/kWh, là chi phí vật liệu để sản xuất một kWh điện năng tại điểm giao nhận điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng, ban hành định mức chi phí vật liệu phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật, trang thiết bị của nhà máy để làm cơ sở tính toán chi phí định mức hàng năm của nhà máy, báo cáo Cục Điều tiết điện lực tình hình thực hiện chi phí vật liệu thực tế hàng năm so với định mức được ban hành.
5. Tổng chi phí tiền lương
Tổng chi phí tiền lương năm N (CTL) bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương.
Tổng chi phí tiền lương được xác định theo quy định tại Nghị định số 141/2007/NĐ CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế, các thông tư hướng dẫn, thay thế, bổ sung sau này và các quy định khác có liên quan.
Các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.
6. Tổng chi phí sửa chữa lớn
Tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL) của nhà máy được xác định theo tổng dự toán sửa chữa lớn cho các hạng mục đến hạn sửa chữa lớn trong năm N.
7. Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài
Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N (CMN) là tổng các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị về các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu gồm: tiền nước, điện thoại, sách báo; chi phí điện mua ngoài; chi phí thuê tư vấn kiểm toán; chi phí thuê tài sản; chi phí bảo hiểm tài sản; chi phí xử lý bồi lắng lòng hồ và chi phí cho các dịch vụ khác có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành nhà máy điện năm N.
Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N được xác định theo nhu cầu các dịch vụ mua ngoài dự kiến cho năm N trên cơ sở chi phí thực tế thực hiện đã được kiểm toán năm N 2 (tại các hợp đồng dịch vụ mua ngoài và chi phí dịch vụ mua ngoài) và chi phí ước thực hiện năm N 1.
8. Tổng chi phí bằng tiền khác
Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (CK) là các chi phí gồm: công tác phí, tàu xe đi phép; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí trợ cấp mất việc làm, chi phí tuyển dụng; tiền thuê đất; trả lãi vay các khoản vay ngắn hạn cho các hoạt động thường xuyên; chi phí thuế tài nguyên sử dụng nước và phí môi trường rừng xác định theo quy định của pháp luật có liên quan; các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N.
Tổng chi phí bằng tiền khác năm N được xác định theo chi phí dự kiến cho năm N trên cơ sở các chi phí thực tế thực hiện đã được kiểm toán năm N 2 và chi phí ước thực hiện năm N 1. Trong đó, riêng chi phí thuế tài nguyên sử dụng nước và phí môi trường rừng năm N (CT) được xác định theo công thức sau:
CT = (TMT + TTN) x AGN,KH
Trong đó:
AGN,KH: Tổng điện năng giao nhận kế hoạch năm N của nhà máy, xác định theo kế hoạch vận hành tối ưu theo chi phí tối thiểu toàn hệ thống điện năm N do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kWh);
TMT: Phí môi trường rừng của nhà máy điện (đồng/kWh), xác định theo Nghị định số 99/2010/NĐ CP của Chính phủ ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các văn bản sửa đổi, bổ sung sau này;
TN: Mức thuế tài nguyên sử dụng nước cho sản xuất điện (đồng/kWh), xác định như sau:
TTN = tTN x GTN
Trong đó:
tTN: Thuế suất thuế tài nguyên (%);
GTN: Giá tính thuế tài nguyên (đồng/kWh).
Thuế suất thuế tài nguyên và giá tính thuế tài nguyên xác định theo quy định tại Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên, Nghị định số 50/2010/NĐ CP của Chính phủ ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên và các văn bản sửa đổi, bổ sung sau này.
Điều 5. Phương pháp xác định lượng điều chỉnh chi phí hàng năm
1. Chi phí định mức hàng năm được xem xét điều chỉnh khi có phát sinh chi phí trong các trường hợp sau:
a) Phát sinh chênh lệch chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ năm N 2 (căn cứ vào báo cáo tài chính) so với chi phí tính toán được duyệt cho năm N 2 gồm: chi phí khấu hao; chi phí lãi vay dài hạn; chi phí tiền lương; chi phí sửa chữa lớn; chi phí dịch vụ mua ngoài; chênh lệch tỷ giá thực hiện; chênh lệch chi phí thuế tài nguyên sử dụng nước và phí môi trường rừng năm (do tổng điện năng giao nhận thực tế khác với tổng điện năng giao nhận kế hoạch và do thay đổi chính sách thuế tài nguyên sử dụng nước và phí môi trường rừng của Nhà nước);
b) Khắc phục hậu quả do thiên tai và xử lý sự cố bất khả kháng.
2. Lượng điều chỉnh chi phí năm (DCN 2) được điều chỉnh vào tổng chi phí định mức năm N của nhà máy được xác định theo công thức sau:
DCN 2 = (∆CN 2 + SVN 2) x (1 + IN 1)
Trong đó:
∆CN 2: Tổng chênh lệch chi phí thực tế hợp lệ so với chi phí được duyệt năm N 2 được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này (đồng);
SVN 2: Tổng chi phí phát sinh hợp lý cho khắc phục thiên tai, xử lý sự cố bất khả kháng trong năm N 2 (đồng);
IN 1: Lãi suất trung bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam, kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng doanh nghiệp vào ngày 31 tháng 7 năm N 1 của 4 ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cộng 3%.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố bất khả kháng, Đơn vị phát điện có trách nhiệm báo cáo về các sự kiện và dự toán chi phí phát sinh để khắc phục, trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt và báo cáo Cục Điều tiết điện lực theo dõi thực hiện.
Chương 3.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT TỔNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC HÀNG NĂM CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN CHIẾN LƯỢC ĐA MỤC TIÊU
Điều 6. Hồ sơ trình duyệt chi phí định mức
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập hồ sơ trình duyệt chi phí định mức hàng năm (năm N) của từng Đơn vị phát điện gồm:
1. Tờ trình phê duyệt chi phí định mức năm N của Đơn vị phát điện.
2. Năm (05) bộ thuyết minh và các bảng tính chi phí định mức năm N của Đơn vị phát điện, gồm các nội dung chính:
a) Báo cáo tình hình thực hiện của năm N 2, thực tế thực hiện đến ngày 30 tháng 6 của năm N 1, ước thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm N 1 gồm các nội dung sau:
Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà máy bao gồm: sản lượng điện năng sản xuất, giao nhận hàng tháng, tình hình vận hành nhà máy;
Báo cáo tình hình thực hiện các chi phí của nhà máy điện gồm: chi phí thực hiện, chi phí vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí sửa chữa lớn, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác và các chi phí phát sinh khác;
Báo cáo vốn chủ sở hữu của khối nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu gồm: Vốn chủ sở hữu ước tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm N 1 và dự kiến đến hết ngày 31 tháng 12 năm N: thuyết minh và bảng tính chi tiết tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu năm N 1 và năm N của từng nhà máy.
b) Thuyết minh và tính toán tổng chi phí vốn cho phép năm N của Đơn vị phát điện bao gồm:
Tổng chi phí khấu hao năm N: Bảng tổng hợp trích khấu hao tài sản cố định năm N và bảng tính chi phí khấu hao theo từng loại tài sản cố định của từng nhà máy trong năm N;
Tổng chi phí trả lãi vay dài hạn phải trả năm N: bảng tính lãi các khoản vay dự kiến phải trả trong năm N của từng nhà máy.
c) Thuyết minh và bảng tính tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng của Đơn vị phát điện gồm: Bảng tính tổng chi phí vật liệu, tổng chi phí tiền lương, dự toán chi phí sửa chữa lớn cho từng hạng mục thiết bị đến hạn sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác cho từng nhà máy (theo số liệu thực tế thực hiện năm N 2, ước thực hiện năm N 1 và dự kiến cho năm N);
d) Thuyết minh và bảng tính tổng lượng điều chỉnh chi phí năm N 2 được điều chỉnh vào chi phí định mức của từng nhà máy điện cho năm N;
đ) Thuyết minh, bảng tổng hợp tính toán tổng chi phí định mức năm N cho Đơn vị phát điện;
e) Các tài liệu kèm theo, gồm:
Danh mục và dự toán sửa chữa lớn cho từng hạng mục tài sản cố định đến hạn sửa chữa lớn năm N của từng nhà máy điện;
Báo cáo tài chính năm N 2, gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thuyết minh của từng Đơn vị phát điện;
Quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt quyết toán chi phí khắc phục sự cố lớn hoặc sự cố bất khả kháng trong năm N 2;
Kế hoạch trả gốc vốn vay và lãi vay bao gồm ngoại tệ, nội tệ theo các hợp đồng tín dụng;
Các tài liệu liên quan khác trong thuyết minh tính toán các chi phí.
Điều 7. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt chi phí định mức
1. Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm lập chi phí định mức áp dụng cho năm tới (năm N) của từng Đơn vị phát điện theo phương pháp quy định tại Chương II của Thông tư này trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt chi phí định mức, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trình duyệt. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để thẩm định, Cục Điều tiết điện lực gửi văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung hoặc sửa đổi các nội dung trong hồ sơ.
3. Trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm phê duyệt chi phí định mức của các Đơn vị phát điện.
4. Nội dung quyết định phê duyệt bao gồm: chi phí định mức của các Đơn vị phát điện và các thông số đầu vào làm cơ sở cho điều chỉnh chi phí hàng năm gồm tỷ giá ngoại tệ bình quân, mức thuế tài nguyên sử dụng nước cho sản xuất điện.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của Cục Điều tiết điện lực
1. Thẩm định, phê duyệt chi phí định mức hàng năm của Đơn vị phát điện.
2. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư.
Điều 9. Trách nhiệm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
1. Chỉ đạo các Đơn vị phát điện lập tổng chi phí định mức hàng năm của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu theo phương pháp quy định tại Điều 4 của Thông tư này và tổng hợp trình Cục Điều tiết điện lực để thẩm định, phê duyệt.
2. Hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xác định giá trị phần vốn chủ sở hữu và đề xuất tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy để đảm bảo tổng chi phí phát điện và giá phát điện bình quân trong phương án giá bán điện hàng năm ở mức hợp lý không vượt quá mức tỷ suất lợi nhuận cho phép toàn Tập đoàn trong phương án giá điện hiện hành.
3. Căn cứ vào chi phí định mức được duyệt hàng năm, giao chi phí định mức hàng tháng cho các Đơn vị phát điện để đảm bảo Đơn vị phát điện có khả năng thực hiện các hoạt động sản xuất điện.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6 tháng 2 năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương (Cục Điều tiết điện lực) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng; Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Công Thương; Công báo; Website: Chính phủ, Bộ Công Thương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Lưu: VT, ĐTĐL, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Hoàng Quốc Vượng
|
BỘ CÔNG THƯƠNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 45/2011/TT BCT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 18/2010/TT BCT NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 44/2011/NĐ CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 189/2007/NĐ CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 26/2006/QĐ TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2010/TT BCT ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh như sau:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2010/TT BCT ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (sau đây viết tắt là Thông tư số 18/2010/TT BCT) như sau:
1. Sửa đổi khoản 33, khoản 51, khoản 56, khoản 63; bổ sung khoản 72a, khoản 72b Điều 3 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
33. Hệ số tải trung bình năm hoặc tháng là tỷ lệ giữa tổng sản lượng điện năng phát trong một năm hoặc một tháng và tích của tổng công suất đặt với tổng số giờ tính toán hệ số tải năm hoặc tháng.
51. Nhà máy điện BOT là nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng Kinh doanh Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
56. Phụ tải hệ thống là tổng sản lượng điện năng của toàn hệ thống điện tính quy đổi về đầu cực các tổ máy phát điện và sản lượng điện năng nhập khẩu trong một chu kỳ giao dịch trừ đi sản lượng của các tổ máy điện có công suất nhỏ hơn 30MW.
63. Suất hao nhiệt là lượng nhiệt năng tiêu hao của tổ máy hoặc nhà máy điện để sản xuất ra một đơn vị điện năng khi vận hành ở chế độ tải bình quân, được xác định cho từng loại công nghệ nhiệt điện.”
“72a. Tổng số giờ tính toán hệ số tải năm là tổng số giờ của cả năm N đối với các tổ máy đã vào vận hành thương mại từ năm N 1 trở về trước hoặc là tổng số giờ tính từ thời điểm vận hành thương mại của tổ máy đến hết năm đối với các tổ máy đưa vào vận hành thương mại trong năm N, trừ đi thời gian sửa chữa của tổ máy theo kế hoạch đã được phê duyệt trong năm N.
72b. Tổng số giờ tính toán hệ số tải tháng là tổng số giờ của cả tháng M đối với các tổ máy đã vào vận hành thương mại từ tháng M 1 trở về trước hoặc là tổng số giờ tính từ thời điểm vận hành thương mại của tổ máy đến hết tháng đối với các tổ máy đưa vào vận hành trong tháng M, trừ đi thời gian sửa chữa của tổ máy theo kế hoạch đã được phê duyệt trong tháng M.”
2. Bãi bỏ khoản 73, khoản 74 và khoản 75 Điều 3.
3. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 17 như sau:
“Điều 17. Kế hoạch vận hành năm tới
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập kế hoạch vận hành năm tới, bao gồm các nội dung sau:
c) Tính toán giá trị nước và mức nước tối ưu của các hồ chứa thủy điện;”
4. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 18 như sau:
“Điều 18. Phân loại các nhà máy thuỷ điện
1. Các nhà máy thuỷ điện trong thị trường điện được phân loại cụ thể như sau:
c) Nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều tiết trên một tuần và các nhà máy thuỷ điện có hồ chứa dưới một tuần.”
5. Sửa đổi điểm a, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 22 như sau:
“Điều 22. Xác định giới hạn giá chào của tổ máy nhiệt điện
1. Xác định giá trần của tổ máy nhiệt điện
a) Giá trần bản chào giá của tổ máy nhiệt điện được xác định theo công thức sau:
Ptr = (1 + f + KDC) x PNL x HR
Trong đó:
Ptr : Giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện (đồng/kWh);
f: Hệ số chi phí phụ, được tính bằng tỷ lệ của tổng các chi phí khởi động, chi phí nhiên liệu vật liệu phụ và chi phí vận hành bảo dưỡng biến đổi cho phát điện so với chi phí nhiên liệu chính;
KDC: Hệ số điều chỉnh giá trần theo kết quả phân loại tổ máy nhiệt điện. Đối với tổ máy nhiệt điện chạy nền KDC = 0; tổ máy nhiệt điện chạy lưng KDC = 5%; tổ máy nhiệt điện chạy đỉnh KDC = 20%;
PNL: Giá nhiên liệu chính của tổ máy nhiệt điện;
HR: Suất hao nhiệt của tổ máy nhiệt điện.
b) Giá nhiên liệu dùng để tính giá trần bản chào là mức giá nhiên liệu dự kiến cho năm N do Đơn vị mua buôn duy nhất cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Giá nhiên liệu năm N là giá nhiên liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố cho năm N, trong trường hợp không có thì giá nhiên liệu của năm N được tính bằng trung bình của giá nhiên liệu thực tế đã sử dụng cho thanh toán của 12 tháng gần nhất trước thời điểm lập kế hoạch vận hành năm N.
đ) Hệ số chi phí phụ (hệ số f) của tổ máy nhiệt điện được Đơn vị mua buôn duy nhất xác định căn cứ trên số liệu trong hợp đồng mua bán điện hoặc hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện và cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Trường hợp hệ số chi phí phụ của tổ máy nhiệt điện không có trong hợp đồng hoặc trong hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện thì hệ số chi phí phụ của tổ máy nhiệt điện đó được xác định theo Thông tư số 41/2010/TT BCT ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành khung giá phát điện và phê duyệt hợp đồng mua bán điện.”
6. Sửa đổi Điều 23 như sau:
“Điều 23. Giới hạn chào giá đối với các nhà máy điện BOT
1. Trường hợp nhà máy điện BOT là nhà máy nhiệt điện:
a) Giá trần bản chào bằng giá thành phần điện năng trong hợp đồng mua bán điện của nhà máy BOT khi vận hành ở mức tải 100% và tại các điều kiện nhiệt độ tham chiếu;
b) Giá sàn bản chào bằng 1 đồng/kWh.
2. Trường hợp nhà máy điện BOT là nhà máy thuỷ điện, giới hạn giá chào của nhà máy được quy định tại khoản 13 Điều 1 Thông tư này.”
7. Sửa đổi khoản 2 Điều 27 như sau:
“Điều 27. Xác định sản lượng hợp đồng năm
Sản lượng hợp đồng năm của nhà máy điện được xác định trong quá trình lập kế hoạch vận hành năm tới, bao gồm các bước sau:
2. Tính toán sản lượng kế hoạch năm của nhà máy điện theo công thức sau:
AGO = EGO
nếu
a x GO ≤ EGO ≤ b x GO
AGO = a x GO
nếu
EGO < a x GO
AGO = b x GO
nếu
EGO > b x GO
Trong đó:
AGO : Sản lượng kế hoạch năm N của nhà máy điện (kWh);
EGO : Sản lượng dự kiến năm N của nhà máy điện xác định từ mô hình mô phỏng thị trường theo phương pháp lập lịch có ràng buộc được quy đổi về vị trí đo đếm (kWh);
GO: Sản lượng điện năng phát bình quân nhiều năm của nhà máy điện được quy định trong hợp đồng mua bán điện (kWh). Trong trường hợp chưa có số liệu về sản lượng điện năng phát bình quân nhiều năm, sản lượng này được xác định từ kế hoạch vận hành hệ thống điện năm trên cơ sở tối ưu thủy nhiệt điện căn cứ theo giá phát điện quy định trong hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện.”
8. Sửa đổi khoản 3 Điều 32 như sau:
“Điều 32. Tính toán giá trị nước
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán giá trị nước cho các tuần trong tháng tới. Kết quả tính toán giá trị nước được sử dụng để lập kế hoạch vận hành tháng tới bao gồm:
3. Giá trị nước của các nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều tiết trên một tuần.”
9. Sửa đổi khoản 1 Điều 34 như sau:
“Điều 34. Điều chỉnh giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán và điều chỉnh giá trần bản chào các tổ máy nhiệt điện trong tháng tới theo phương pháp quy định tại Điều 22 Thông tư số 18/2010/TT BCT; quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này và căn cứ theo:
a) Giá nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện trong tháng tới.
Giá nhiên liệu tháng tới là giá nhiên liệu của tháng tới đã được cơ quan có thẩm quyền công bố. Trong trường hợp không có số liệu về giá nhiên liệu được cơ quan có thẩm quyền công bố, giá nhiên liệu tháng tới là giá nhiên liệu theo hồ sơ thanh toán của tháng gần nhất trước thời điểm lập kế hoạch tháng tới. Đơn vị mua buôn duy nhất có trách nhiệm cập nhật các thông tin về giá nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện trong tháng tới và cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
b) Kết quả phân loại tổ máy nhiệt điện cho tháng tới theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 18/2010/TT BCT.”
10. Bổ sung Điều 34a sau Điều 34 như sau:
“Điều 34a. Điều chỉnh sản lượng hợp đồng tháng
1. Sản lượng hợp đồng tháng được phép điều chỉnh trong trường hợp lịch bảo dưỡng sửa chữa của nhà máy tháng M bị thay đổi so với kế hoạch vận hành năm theo yêu cầu Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện, không phải do các nguyên nhân của nhà máy.
2. Nguyên tắc điều chỉnh sản lượng hợp đồng tháng: Dịch chuyển giữa các tháng phần sản lượng Qc tương ứng với thời gian sửa chữa, đảm bảo tổng Qc các tháng có điều chỉnh là không đổi.”
11. Sửa đổi Điều 35 như sau:
“Điều 35. Xác định sản lượng hợp đồng giờ
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xác định sản lượng hợp đồng giờ trong tháng tới cho nhà máy điện theo các bước sau:
1. Sử dụng mô hình mô phỏng thị trường để xác định sản lượng dự kiến từng giờ trong tháng của nhà máy điện.
2. Xác định sản lượng hợp đồng giờ theo công thức sau:
Trong đó:
i: Chu kỳ giao dịch thứ i trong tháng;
I: Tổng số chu kỳ trong tháng;
c : Sản lượng hợp đồng của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i (kWh);
c
: Sản lượng dự kiến phát của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i xác định từ mô hình mô phỏng thị trường theo phương pháp lập lịch có ràng buộc (kWh);
: Sản lượng hợp đồng tháng của nhà máy điện được xác định theo Điều 28 Thông tư số 18/2010/TT BCT và khoản 10 Điều 1 Thông tư này (kWh).
3. Trường hợp sản lượng hợp đồng của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i lớn hơn sản lượng phát lớn nhất của nhà máy điện thì sản lượng hợp đồng trong chu kỳ giao dịch đó được điều chỉnh bằng sản lượng phát lớn nhất của nhà máy điện.
4. Trường hợp tổng sản lượng dự kiến phát của nhà máy điện trong mọi chu kỳ giao dịch i của tháng bằng không thì sản lượng hợp đồng trong mọi chu kỳ giao dịch của tháng đó bằng không.
5. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm gửi kết quả tính toán sản lượng hợp đồng giờ cho Đơn vị mua buôn duy nhất và Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch theo thời gian biểu thị trường điện quy định tại Phụ lục 1 Thông tư số 18/2010/TT BCT.
6. Đơn vị mua buôn duy nhất và Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch có trách nhiệm ký xác nhận sản lượng hợp đồng tháng được điều chỉnh theo khoản 10 Điều 1 (nếu có) và sản lượng hợp đồng giờ theo kết quả tính toán của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.”
12. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 36 như sau:
“Điều 36. Giá trị nước tuần tới
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm cập nhật thông tin, tính toán lại giá trị nước cho tuần tới và công bố các kết quả sau:
c) Giá trị nước của các nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều tiết trên một tuần và sản lượng dự kiến hàng giờ của các nhà máy thuỷ điện có hồ chứa dưới một tuần;”
13. Sửa đổi Điều 37 như sau:
“Điều 37. Giới hạn giá chào của nhà máy thuỷ điện
Giới hạn giá chào của nhà máy thủy điện được xác định căn cứ theo giá trị nước tuần tới của nhà máy đó được công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư số 18/2010/TT BCT và khoản 12 Điều 1 Thông tư này, cụ thể như sau:
1. Giá sàn bản chào của nhà máy thuỷ điện bằng 0 đồng/kWh.
2. Giá trần bản chào của nhà máy thuỷ điện bằng 110% giá trị nước. Trong trường hợp giá trị nước nhỏ hơn hoặc bằng 0 đồng/kWh, giá trần bản chào của nhà máy thủy điện bằng 0 đồng/kWh.”
14. Sửa đổi Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thông tin cho vận hành thị trường điện ngày tới
Trước 9h00 ngày D 1, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xác định, tính toán và công bố các thông tin sau:
1. Biểu đồ dự báo phụ tải ngày D của toàn hệ thống và từng miền Bắc, Trung, Nam.
2. Sản lượng dự kiến của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới.
3. Tổng sản lượng khí dự kiến ngày tới của các nhà máy tuabin khí sử dụng chung một nguồn khí.
4. Sản lượng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày D.
5. Sản lượng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu do Đơn vị mua buôn duy nhất cung cấp theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 Thông tư số 18/2010/TT BCT .
6. Các kết quả đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn cho ngày D theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định hệ thống điện truyền tải.”
15. Bổ sung điểm d khoản 4 và sửa đổi khoản 5 Điều 39 như sau:
“Điều 39. Bản chào giá
Bản chào giá phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
4. Có các thông tin về thông số kỹ thuật của tổ máy, bao gồm:
d) Ràng buộc kỹ thuật khi vận hành đồng thời các tổ máy.
5. Công suất công bố của tổ máy trong bản chào ngày D không thấp hơn mức công suất công bố trong ngày D 2 theo Quy trình đánh giá an ninh hệ thống điện ngắn hạn được quy định tại Thông tư số 12/2010/TT BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định hệ thống điện truyền tải trừ trường hợp sự cố kỹ thuật bất khả kháng. Nhà máy có trách nhiệm cập nhập công suất công bố khi có sự cố dẫn đến giảm công suất khả dụng.”
16. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 44 như sau:
“Điều 44. Bản chào giá lập lịch
3. Bản chào giá mặc định của các nhà máy điện được xác định như sau:
a) Đối với các nhà máy nhiệt điện, bản chào giá mặc định là bản chào giá hợp lệ gần nhất. Trong trường hợp bản chào giá hợp lệ gần nhất không phù hợp với trạng thái vận hành thực tế của tổ máy, bản chào giá mặc định là bản chào giá tương ứng với trạng thái hiện tại và nhiên liệu sử dụng trong bộ bản chào giá mặc định áp dụng cho tháng đó của tổ máy. Đơn vị chào giá có trách nhiệm xây dựng bộ bản chào mặc định áp dụng cho tháng tới của tổ máy nhiệt điện tương ứng với các trạng thái vận hành và nhiên liệu của tổ máy và nộp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trước ngày 25 hàng tháng.”
17. Bổ sung khoản 7a sau khoản 7 Điều 45 như sau:
“Điều 45. Số liệu sử dụng cho lập lịch huy động ngày tới
7a. Lịch thí nghiệm tổ máy phát điện.”
18. Bổ sung khoản 8 Điều 50 như sau:
“Điều 50. Dữ liệu lập lịch huy động giờ tới
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm sử dụng các số liệu dưới đây để lập lịch huy động giờ tới:
8. Lịch thí nghiệm tổ máy phát điện.”
19. Sửa đổi Điều 51 như sau:
“Điều 51. Điều chỉnh sản lượng công bố của nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu
1. Trước khi lập lịch huy động giờ tới, Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện được phép điều chỉnh sản lượng giờ của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu đã được công bố theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư này trong các trường hợp sau:
a) Có biến động bất thường về thuỷ văn;
b) Có cảnh báo thiếu công suất theo lịch huy động ngày tới;
c) Có quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điều tiết hồ chứa của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu phục vụ mục đích chống lũ, tưới tiêu.
2. Phạm vi điều chỉnh sản lượng giờ của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do Cục Điều tiết điện lực quy định hàng năm theo đề xuất của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trên cơ sở đánh giá kết quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong năm liền trước. Trong năm đầu tiên vận hành thị trường điện phạm vi điều chỉnh là ±5% của tổng công suất đặt của các nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu đang vận hành.”
20. Sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 52 như sau:
“Điều 52. Lập lịch huy động giờ tới
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch huy động giờ tới cho các tổ máy phát điện theo phương pháp lập lịch có ràng buộc và phương pháp lập lịch không ràng buộc.
3. Lập lịch huy động giờ tới trong trường hợp thừa công suất
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm điều chỉnh lịch huy động giờ tới thông qua các biện pháp theo thứ tự sau:
a) Dừng các tổ máy tự nguyện ngừng phát điện;
b) Giảm dần công suất phát của các tổ máy khởi động chậm về mức công suất phát ổn định thấp nhất;
c) Giảm tối thiểu công suất phát của tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng quay;
d) Giảm tối thiểu công suất phát của tổ máy cung cấp dịch vụ điều tần;
đ) Dừng các tổ máy khởi động chậm theo thứ tự sau:
Có thời gian khởi động ngắn nhất;
Có chi phí khởi động từ thấp đến cao. Chi phí khởi động do Đơn vị mua buôn duy nhất thỏa thuận với Đơn vị phát điện và cung cấp cho Đơn vị vận hành
hệ thống điện và thị trường điện;
Có mức công suất thấp nhất đủ để giải quyết tình trạng thừa công suất.”
21. Bổ sung khoản 3 Điều 54 như sau:
“Điều 54. Điều độ hệ thống điện thời gian thực
3. Đơn vị phát điện sở hữu các nhà máy thuỷ điện có trách nhiệm tuân thủ theo quy định về mức nước giới hạn tuần được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 36 Thông tư số 18/2010/TT BCT.
Trường hợp hồ chứa của nhà máy thuỷ điện vi phạm mức nước giới hạn tuần, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm cảnh báo việc nhà máy vi phạm mức nước giới hạn tuần, nhà máy điện có trách nhiệm điều chỉnh giá chào trong các ngày tiếp theo để đảm bảo không vi phạm mức nước giới hạn tuần tiếp theo.
Trong trường hợp nhà máy có hai tuần liền vi phạm mức nước giới hạn tuần thì tuần tiếp theo không được chào giá và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phép can thiệp vào lịch huy động các nhà máy điện này căn cứ kết quả tính toán giá trị nước để đảm bảo không vi phạm mức nước giới hạn tuần và các yêu cầu về an ninh hệ thống điện.
Trong thời gian bị can thiệp các nhà máy này được thanh toán theo giá hợp đồng mua bán điện.
Nhà máy thuỷ điện được tiếp tục tham gia chào giá vào tuần tiếp theo sau khi đã đảm bảo không vi phạm mức nước giới hạn tuần.”
22. Sửa đổi khoản 2 Điều 59 như sau:
“Điều 59. Xử lý điện năng nhập khẩu trong lập lịch huy động
2. Sản lượng điện năng nhập khẩu trong lập lịch huy động được tính như nguồn phải phát với biểu đồ đã được công bố trước trong ngày tới.”
23. Sửa đổi Điều 60 như sau:
“Điều 60. Thanh toán cho lượng điện năng xuất khẩu và nhập khẩu
Lượng điện năng nhập khẩu được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện đã được ký kết giữa các bên.”
24. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 63 như sau:
“Điều 63. Xác định giá điện năng thị trường
1. Sau ngày giao dịch D, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch tính giá điện năng thị trường cho từng chu kỳ giao dịch của ngày D theo trình tự sau:
b) Sắp xếp các dải công suất trong bản chào giá lập lịch của các đơn vị phát điện và sản lượng phát thực tế của các Đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch thị trường điện, điện năng nhập khẩu, nhà máy điện BOT, các tổ máy thí nghiệm, nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia theo phương pháp lập lịch không ràng buộc cho đến khi tổng công suất được sắp xếp đạt mức phụ tải hệ thống.
Sản lượng phát thực tế của các Đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch thị trường điện, điện năng nhập khẩu, nhà máy điện BOT, các tổ máy thí nghiệm, nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia được sắp xếp cố định dưới phần nền của biểu đồ phụ tải hệ thống điện.”
25. Sửa đổi khoản 1 Điều 64 như sau:
“Điều 64. Xác định công suất thanh toán
1. Sau ngày giao dịch D, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch công suất cho từng chu kỳ giao dịch của ngày D theo trình tự sau:
a) Tính toán phụ tải hiệu chỉnh trong chu kỳ giao dịch bằng phụ tải hệ thống cộng thêm các thành phần sau:
Công suất dự phòng quay cho chu kỳ giao dịch;
Công suất điều tần cho chu kỳ giao dịch;
Thành phần công suất khuyến khích và công suất của các tổ máy phát tăng thêm (được tính bằng 3% phụ tải hệ thống của chu kỳ giao dịch).
b) Sắp xếp các dải công suất trong bản chào giá lập lịch của các đơn vị phát điện và sản lượng phát thực tế của các Đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch thị trường điện, điện năng nhập khẩu, nhà máy điện BOT, các tổ máy thí nghiệm, nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia cho chu kỳ giao dịch đó theo phương pháp lập lịch không ràng buộc cho đến khi tổng công suất được sắp xếp đạt mức phụ tải hiệu chỉnh. Sản lượng phát thực tế của các Đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch thị trường điện, điện năng nhập khẩu, nhà máy điện BOT, các tổ máy thí nghiệm, nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia, công suất điều tần, dự phòng quay và công suất phát tăng thêm của các tổ máy phát điện cho chu kỳ giao dịch của tổ máy được sắp xếp với giá chào bằng 0 đồng/kWh.”
26. Sửa đổi khoản 1, khoản 3, khoản 4; bổ sung khoản 3a Điều 66 như sau:
“Điều 66. Sản lượng điện năng phục vụ thanh toán trong thị trường điện
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán các thành phần sản lượng điện năng của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch phục vụ thanh toán trong thị trường điện, bao gồm:
a) Sản lượng điện năng thanh toán theo giá chào đối với nhà máy nhiệt điện có giá chào cao hơn giá trần thị trường (Qbp);
b) Sản lượng điện năng phát tăng thêm (Qcon);
c) Sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh độ (Qdu);
d) Sản lượng điện năng thanh toán theo giá điện năng thị trường (Qsmp).”
3. Sản lượng điện năng phát tăng thêm của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch được xác định theo trình tự sau:
a) Xác định các tổ máy phát tăng thêm do ràng buộc truyền tải hoặc các ràng buộc khác trong chu kỳ giao dịch;
b) Tính toán sản lượng điện năng phát tăng thêm trong chu kỳ giao dịch tại đầu cực của tổ máy theo công thức sau:
Trường hợp tổ máy không bị ràng buộc phải phát theo lịch huy động giờ tới và phát tăng công suất theo lệnh điều độ trong chu kỳ giao dịch:
Trường hợp tổ máy đã bị ràng buộc phải phát theo lịch huy động giờ tới:
Trong đó:
: Sản lượng điện năng phát tăng thêm của tổ máy tính tại đầu cực trong chu kỳ giao dịch i (kWh);
: Công suất thực hiện phát của tổ máy theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong chu kỳ giao dịch i (kW);
: Công suất của tổ máy được xếp trong lịch tính giá điện năng thị trường trong chu kỳ giao dịch i (kW);
: Công suất của tổ máy theo lịch huy động giờ tới trong chu kỳ giao dịch i (kW);
: Khoảng thời gian tổ máy phải phát tăng thêm theo lệnh điều độ trong chu kỳ giao dịch i (phút);
: Khoảng thời gian tổ máy duy trì đúng công suất phát tăng thêm theo lệnh điều độ trong chu kỳ giao dịch i (phút).
“3a. Sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh điều độ (Qdu) của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch được theo trình tự sau:
a) Xác định sản lượng huy động theo lệnh điều độ:
Sản lượng huy động theo lệnh điều độ của Đơn vị phát điện là sản lượng tại đầu cực máy phát được tính toán căn cứ theo lệnh điều độ huy động tổ máy của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, căn cứ vào công suất theo lệnh điều độ và tốc độ tăng giảm tải của tổ máy phát điện. Sản lượng huy động theo lệnh điều độ được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
i: Chu kỳ giao dịch thứ i;
J: Số lần thay đổi lệnh điều độ trong chu kỳ giao dịch i;
: Thời điểm lần thứ j trong chu kỳ giao dịch i Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có lệnh điều độ thay đổi công suất của tổ máy phát điện (phút);
: Thời điểm tổ máy đạt được mức công suất do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có lệnh điều độ tại thời điểm (phút);
Qddi : Sản lượng huy động theo lệnh điều độ tính tại đầu cực máy phát xác định cho chu kỳ giao dịch i;
: Công suất tổ máy đang vận hành tại thời điểm ;
: Công suất do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lệnh điều độ cho tổ máy phát điện tại thời điểm . Công suất là công i suất tổ máy đạt được tại thời điểm .
i
Khoảng thời gian gian từ thời điểm lệnh điều độ công suất đến i thời điểm mà tổ máy phát điện đạt được công suất được xác định như sau:
i
a: Tốc độ tăng giảm tải của tổ máy (MW/p).
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán quy đổi sản lượng huy động theo lệnh điều độ ( Qddi ) về vị trí đo đếm;
c) Sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh điều độ được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Qdui : Sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh điều độ tính tại đầu cực máy phát xác định cho chu kỳ giao dịch i;
Qmqi : Sản lượng điện năng đo đếm của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i (kWh);
Qddi ( QD ) : Sản lượng huy động theo lệnh điều độ được quy đổi về vị trí đo đếm cho chu kỳ giao dịch i.
d) Sai số điện năng điều độ đối với các tổ máy có công suất lắp đặt dưới 100MW là 5%, đối với các tổ máy có công suất lắp đặt từ 100MW trở lên là 3%.
Trường hợp sản lượng Qdui nằm trong giới hạn sai số cho phép thì phần sản lượng này bằng không ( Qdui =0).
4. Sản lượng điện năng thanh toán theo giá điện năng thị trường của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i được xác định theo công thức sau:
Trường hợp sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh điều độ dương ( Qdui > 0):
Trường hợp sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh điều độ âm ( Qdui < 0):
Trong đó:
Qsmpi : Sản lượng điện năng thanh toán theo giá điện năng thị trường của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i (kWh);
Qmqi : Sản lượng điện năng đo đếm của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i (kWh);
Qbpi : Sản lượng điện được thanh toán theo giá chào trong chu kỳ giao dịch i đối với nhà máy nhiệt điện có giá chào cao hơn giá trần thị trường (kWh);
Qconi : Sản lượng điện năng phát tăng thêm của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i (kWh);
Qdu : Sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh điều độ trong chu kỳ giao dịch i.”
27. Sửa đổi khoản 1, điểm a khoản 3; bổ sung khoản 5 và khoản 6 Điều 67 như sau:
“Điều 67. Thanh toán điện năng thị trường
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán tổng các khoản thanh toán điện năng thị trường của nhà máy điện trong chu kỳ thanh toán theo công thức sau:
Rg = Rsmp + Rbp + Rcon + Rdu
Trong đó:
Rg: Tổng các khoản thanh toán điện năng thị trường trong chu kỳ thanh toán (đồng);
Rsmp: Khoản thanh toán cho phần sản lượng được thanh toán theo giá điện năng thị trường trong chu kỳ thanh toán (đồng);
Rbp: Khoản thanh toán cho phần sản lượng được thanh toán theo giá chào đối với các nhà máy nhiệt điện có giá chào lớn hơn giá trần thị trường trong chu kỳ thanh toán (đồng);
Rcon : Khoản thanh toán cho phần sản lượng điện năng phát tăng thêm trong chu kỳ thanh toán (đồng);
Rdu: Khoản thanh toán cho phần sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh độ trong chu kỳ thanh toán (đồng).
3. Khoản thanh toán cho phần sản lượng được thanh toán theo giá chào đối với nhà máy nhiệt điện có giá chào lớn hơn giá trần thị trường trong chu kỳ thanh toán được xác định theo trình tự sau:
a) Tính toán cho từng chu kỳ giao dịch theo công thức sau:
Trong đó:
Rbpi : Khoản thanh toán cho phần điện năng chào cao hơn giá trần của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i (đồng);
j: Dải chào thứ j trong bản chào giá của các tổ máy thuộc nhà máy nhiệt điện có giá chào cao hơn giá trần thị trường và được sắp xếp trong lịch tính giá điện năng thị trường;
J: Tổng số dải chào trong bản chào giá của nhà máy nhiệt điện có giá chào cao hơn giá trần thị trường và được sắp xếp trong lịch tính giá điện năng thị trường;
i : Giá chào tương ứng với dải chào j trong bản chào của các tổ máy của nhà máy nhiệt điện g trong chu kỳ giao dịch i (đồng/kWh);
i
: Mức giá chào cao nhất trong các dải chào được sắp xếp trong lịch tính giá điện năng thị trường của nhà máy nhiệt điện trong chu kỳ giao dịch I (đồng/kWh);
: Tổng công suất được chào với mức giá trong bản chào của nhà máy nhiệt điện được huy động trong chu kỳ giao dịch i và quy đổi về vị trí đo đếm (kWh);
Qbpi : Tổng sản lượng điện năng có giá chào cao hơn giá trần thị trường của nhà máy nhiệt điện trong chu kỳ giao dịch i (kWh).
4. Khoản thanh toán cho sản lượng điện năng phát tăng thêm của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch được xác định theo trình tự sau:
a) Tính toán cho từng chu kỳ giao dịch theo công thức sau:
Trong đó:
Rconi : Khoản thanh toán cho sản lượng điện năng phát tăng thêm trong chu kỳ giao dịch i (đồng);
g: Tổ máy phát tăng thêm của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i;
G: Tổng số tổ máy phát tăng thêm của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i;
: Điện năng phát tăng thêm của tổ máy g trong chu kỳ giao dịch i, (kWh);
: Giá chào cao nhất tương ứng với dải công suất cuối cùng phát tăng thêm của tổ máy g trong chu kỳ giao dịch i (đồng/kWh).
5. Trường hợp nhà máy thuỷ điện được huy động do điều kiện ràng buộc phải phát và có giá chào cao hơn giá trần thị trường hoặc được huy động công suất với dải chào giá cao hơn giá trần thị trường thì nhà máy được thanh toán cho phần sản lượng phát tương ứng trong chu kỳ đó bằng giá trần thị trường.
6. Khoản thanh toán cho sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh độ của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch.
a) Tính toán cho từng chu kỳ giao dịch theo công thức:
Trường hợp sản lượng điện năng phát tăng thêm so với lệnh điều độ:
Trong đó:
Rdui : Khoản thanh toán cho sản lượng điện năng phát sai khác so với lệnh điều độ trong chu kỳ giao dịch i (đồng);
g: Tổ máy phát tăng thêm so với lệnh điều độ của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i;
G: Tổng số tổ máy phát tăng thêm so với lệnh điều độ của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i;
: Điện năng phát tăng thêm so với lệnh điều độ của tổ máy g trong chu kỳ giao dịch i, (kWh);
Pb min i : Giá chào thấp nhất của tất cả các tổ máy trong chu kỳ giao dịch I (đồng/kWh).
Trường hợp sản lượng điện năng phát giảm so với lệnh điều độ:
Trong đó:
Rdui : Khoản thanh toán cho sản lượng điện năng phát sai khác so với lệnh điều độ trong chu kỳ giao dịch i (đồng);
g: Tổ máy phát giảm so với lệnh điều độ của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i;
G: Tổng số tổ máy phát giảm so với lệnh điều độ của nhà máy điện trong chu kỳ giao dịch i;
: Điện năng phát giảm so với lệnh điều độ của tổ máy g trong chu kỳ giao dịch i(kWh);
SMPi : Giá điện năng thị trường trong chu kỳ giao dịch i (đồng/kWh);
Pbpi,max: Giá chào của của tổ máy đắt nhất được thanh toán trong chu kỳ giao dịch i.
b) Tính toán cho chu kỳ thanh toán theo công thức sau:
Trong đó:
Rdu : Khoản thanh toán cho sản lượng điện năng sai khác so với lệnh điều độ trong chu kỳ thanh toán (đồng);
i: Chu kỳ giao dịch thứ i của chu kỳ thanh toán trong đó nhà máy nhiệt điện đã phát sai khác so với lệnh điều độ;
I: Tổng số chu kỳ giao dịch của của chu kỳ thanh toán trong đó nhà máy nhiệt điện đã sai khác so với lệnh điều độ;
Rdui : Khoản thanh toán cho sản lượng điện năng phát sai khác so với sản lượng huy động theo lệnh độ trong chu kỳ giao dịch i (đồng).”
28. Bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 75 như sau:
“Điều 75. Thanh toán khác
4. Trường hợp nhà máy điện tuabin khí có thời điểm vận hành chu trình đơn, vận hành với nhiên liệu hỗn hợp hoặc không phải nhiên liệu chính thì việc thanh toán cho các chu kỳ giao dịch đó không thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương VI Thông tư 18/2010/TT BCT mà thanh toán theo giá điện trong hợp đồng mua bán điện đã ký với Đơn vị mua buôn duy nhất tương ứng với cấu hình tổ máy khi vận hành chu trình đơn, vận hành với nhiên liệu hỗn hợp hoặc không phải nhiên liệu chính.
5. Trường hợp nhà máy điện có tổ máy phát điện tách khỏi hệ thống điện quốc gia và đấu nối vào lưới điện mua từ nước ngoài, toàn bộ sản lượng phát điện của nhà máy điện trong ngày giao dịch được thanh toán theo giá hợp đồng mua bán điện.
6. Trường hợp tổ máy bị ràng buộc phải phát giảm công suất (do các nguyên nhân không phải lỗi của nhà máy) dẫn đến không đảm bảo sản lượng hợp đồng giờ, thì sản lượng hợp đồng giờ áp dụng cho thanh toán trong thị truờng điện được điều chỉnh bằng sản lượng phát thực tế của tổ máy trong chu kỳ giao dịch đó. Trường hợp tổ máy phải khởi động lại phải có xác nhận của các đơn vị liên quan để tính toán cho phần chi phí khởi động của nhà máy.
7. Trường hợp tổ máy phát điện có thí nghiệm theo lịch đã được phê duyệt, tổ máy được thanh toán theo thoả thuận giữa Đơn vị phát điện và Đơn vị mua buôn duy nhất.”
29. Sửa đổi khoản 1 Điều 82 như sau:
“Điều 82. Thanh toán
1. Đơn vị mua buôn duy nhất và Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thực hiện thanh toán theo hoá đơn của Đơn vị phát điện, thời hạn thanh toán căn cứ theo quy định tại hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa hai bên.”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2012.
2. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công Thương; và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Kiểm sát ND Tối cao, Toà án ND Tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Lãnh đạo Bộ Công Thương; Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Công Thương Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia; Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia; Công ty mua bán điện; Các Tổng công ty Điện lực; Lưu: VT, ĐTĐL, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Hoàng Quốc Vượng
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 93/2011/QĐ UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 2145/QĐ TTg ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 3051/QĐ BTC ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2011;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2010/NQ HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân thành phố Khoá VII, tại kỳ họp thứ 19 về dự toán và phân bổ ngân sách thành phố năm 2011;
Căn cứ Công văn số 13395/BTC NSNN ngày 06 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tài chính về sử dụng số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng dự toán còn lại trong dự toán năm 2011;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 16266/STC NS ngày 30 tháng 12 năm 2011 về điều chỉnh dự toán chi ngân sách thành phố để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên theo Nghị quyết số 11/NQ CP đối với dự toán bổ sung năm 2011 (đợt 2),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh giảm dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011 đối với số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên theo Nghị quyết số 11/NQ CP của Chính phủ của số dự toán kinh phí bổ sung năm 2011 của các sở ban ngành thành phố với tổng số tiền 1.882 triệu đồng, chi tiết theo Phụ lục đính kèm; đồng thời, bổ sung số tiền tiết kiệm 1.882 triệu đồng vào dự phòng ngân sách cấp thành phố.
Điều 2. Giao Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước thành phố theo dõi, hướng dẫn các đơn vị điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước, bổ sung dự phòng ngân sách cùng cấp trong năm 2011 và sử dụng khoản dự phòng được bổ sung để xử lý các nhu cầu chi phát sinh trong lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc nhà nước thành phố, Thủ trưởng các sở ban ngành thành phố nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Hồng
ĐIỀU CHỈNH GIẢM DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011 (ĐỢT 2)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 93/2011/QĐ UBND ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Đơn vị : triệu đồng
STT
Tên đơn vị
Dự toán bổ sung năm 2011
Dự toán điều chỉnh giảm theo Nghị quyết số 11 (đợt 2)
Ghi chú
Tổng
Trong đó
Kinh phí thường xuyên
Kinh phí không thường xuyên
1
2
3
4
5
6
7
Tổng cộng:
57.740
1.882
1.663
219
1
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
930
56
56
0
Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão
163
4
4
Chi cục Quản lý chất lượng & bảo vệ nguồn lợi thủy sản
767
52
52
2
Sở Công thương
217
7
7
0
Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp TP
217
7
7
3
Sở Khoa học và Công nghệ
0
15
15
0
Viện Khoa học công nghệ tính toán
15
15
4
Sở Xây dựng
563
31
31
0
Văn phòng Sở Xây Dựng
563
31
31
5
Sở Giao thông vận tải
94
23
23
0
Trung tâm quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn
19
19
Ban Quản lý đầu tư dự án nạo vét luồng Soài Rạp
94
4
4
6
Sở Giáo dục và Đào tạo
168
8
8
0
Văn phòng Sở giáo dục và đào tạo
168
8
8
7
Sở Y tế
2.550
66
66
0
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
1.400
32
32
Trung tâm Pháp y
431
13
13
Trung tâm Pháp y tâm thần
81
2
2
Trung tâm Giám định y khoa
350
12
12
Trung tâm Xét nghiệm y khoa
288
7
7
8
Sở Lao động Thương binh và Xã hội
389
398
398
0
VP Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá TP
19
1
1
Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội
225
9
9
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
21
21
Trường Nghiệp vụ nhà hàng
145
6
6
Hoạt động xã hội khác
361
361
9
Sở Tài nguyên và Môi trường
3.167
241
241
0
Chi cục Bảo vệ môi trường
3.167
241
241
10
Sở Nội vụ
206
8
8
0
Văn phòng Sở Nội vụ
131
5
5
Ban Thi đua Khen thưởng thành phố
75
3
3
11
Thanh tra Thành phố
313
198
11
187
12
Thành Uỷ
37.755
445
445
0
Văn phòng Thành Ủy
37.755
445
445
13
Thành Đoàn
3.108
90
82
8
Văn phòng Thành đoàn
3.108
90
82
8
14
Ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh
1.190
42
42
0
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao
400
14
14
Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao
790
28
28
15
Ban quản lý đầu tư Xây dựng Khu đô thị mới Nam TP
1.241
78
78
0
Ban quản lý đầu tư Xây dựng Khu đô thị mới Nam TP
1.241
78
78
16
Ủy ban Phòng chống AIDS
56
1
1
17
Liên hiệp các hội VHNT
2.258
34
10
24
Liên hiệp các hội VHNT
306
10
10
Tuần báo văn nghệ
1.952
24
24
18
Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị
511
9
9
19
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
240
2
2
20
Trường Thiếu sinh quân
2.784
130
130
|
BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 198/2011/TT BTC
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PHÍ HOA TIÊU HÀNG HẢI VÀ CƠ CHẾ ĐẶT HÀNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ HOA TIÊU HÀNG HẢI
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 173/2007/NĐ CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải và Nghị định số 49/2011/NĐ CP ngày 21/6/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 173/2007/NĐ CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải;
Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải tại công văn số 7162/BGTVT TC ngày 02/11/2011, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng, nộp ngân sách nhà nước phí hoa tiêu hàng hải và cơ chế đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định việc thu, quản lý, sử dụng, nộp ngân sách nhà nước về phí hoa tiêu hàng hải (sau đây viết gọn là phí hoa tiêu) và hướng dẫn cơ chế đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải (sau đây viết gọn là dịch vụ hoa tiêu) trong phạm vi cả nước.
2. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng tại thông tư này là các tổ chức hoa tiêu hàng hải (sau đây gọi tắt là công ty hoa tiêu) đủ điều kiện thực hiện cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 173/2007/NĐ CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Cơ quan đặt hàng.
Bộ Giao thông vận tải (hoặc cơ quan do Bộ Giao thông vận tải có quyết định ủy quyền) thực hiện việc đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu trong phạm vi cả nước (sau đây được viết là cơ quan đặt hàng).
Điều 3. Cung ứng dịch vụ hoa tiêu và đơn giá đặt hàng dịch vụ hoa tiêu hàng hải.
1. Cung ứng dịch vụ hoa tiêu bao gồm:
a) Cung cấp dịch vụ dẫn tàu thuỷ đi trên luồng hàng hải để vào, rời cảng biển và khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi.
b) Cung cấp dịch vụ dẫn tàu thuỷ di chuyển trong cảng.
c) Cung cấp các dịch vụ hoa tiêu khác có liên quan.
2. Công ty hoa tiêu được cơ quan đặt hàng ký hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo đơn giá đặt hàng do Nhà nước quy định. Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ hoa tiêu thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn các công ty hoa tiêu lập phương án giá, tổ chức thẩm định phương án giá và có ý kiến bằng văn bản đề nghị Bộ Tài chính quyết định đơn giá đặt hàng theo quy định.
Điều 4. Thu, quản lý, sử dụng và nộp ngân sách nhà nước phí hoa tiêu.
1. Tổ chức thu phí:
a) Phí hoa tiêu là khoản thu của ngân sách nhà nước được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Các công ty hoa tiêu trực tiếp thu phí hoa tiêu khi cung cấp dịch vụ hoa tiêu.
b) Công ty hoa tiêu sử dụng biên lai thu phí, lệ phí hàng hải thống nhất theo quy định hiện hành và không phải nộp thuế giá trị gia tăng khi thu phí hoa tiêu. Công ty hoa tiêu có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và kịp thời phí hoa tiêu.
c) Chi phí cho việc tổ chức thu phí hoa tiêu được tính trong đơn giá đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
2. Quản lý, sử dụng nguồn thu phí hoa tiêu:
a) Nguồn phí hoa tiêu thu được trong năm được nộp 100% vào ngân sách trung ương. Hàng tháng, trong vòng 20 ngày đầu của tháng tiếp theo, công ty hoa tiêu có trách nhiệm kê khai với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính và nộp vào ngân sách trung ương số tiền phí hoa tiêu đã thực thu được trong tháng.
b) Nguồn thu phí hoa tiêu nộp ngân sách nhà nước được ngân sách trung ương cân đối 100% cho nhiệm vụ đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
3. Quy trình lập, phân bổ, giao dự toán thu phí hoa tiêu thuộc ngân sách nhà nước:
a) Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra dự toán thu phí hoa tiêu thuộc ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo cho Bộ Giao thông vận tải; Bộ Giao thông vận tải thông báo cho cơ quan đặt hàng.
Trên cơ sở số kiểm tra được thông báo, cơ quan đặt hàng lập dự toán thu phí hoa tiêu gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải để gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
b) Phân bổ và giao dự toán:
Căn cứ dự toán thu phí hoa tiêu hàng năm được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải phân bổ và giao dự toán thu phí hoa tiêu cho cơ quan đặt hàng trước ngày 31 tháng 12 hàng năm; đồng thời gửi Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước.
c) Căn cứ dự toán thu phí hoa tiêu được phân bổ, cơ quan đặt hàng đặt hàng các công ty hoa tiêu thu phí hoa tiêu cùng với việc đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Tổng hợp quyết toán nguồn thu phí hoa tiêu:
Kết thúc năm tài chính, công ty hoa tiêu có trách nhiệm báo cáo số tiền thu phí hoa tiêu đã nộp ngân sách trung ương đến ngày 31 tháng 12 cho cơ quan đặt hàng và cơ quan thuế địa phương nơi công ty hoa tiêu hoạt động. Cơ quan đặt hàng thực hiện quyết toán và tổng hợp nguồn thu phí hoa tiêu đã nộp ngân sách trong năm; báo cáo Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp số thu ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải hàng năm theo quy định hiện hành.
Điều 5. Lập, phân bổ và giao dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
1. Nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu:
Nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dich vụ hoa tiêu do ngân sách trung ương cân đối 100% từ nguồn phí hoa tiêu thu được nộp ngân sách nhà nước và được bổ sung từ nguồn ngân sách nhà nước.
2. Lập dự toán:
Hàng năm, căn cứ vào số kiểm tra do Bộ Tài chính thông báo, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu; gửi Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Phân bổ và giao dự toán:
Căn cứ dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng năm được cấp có thẩm quyền giao, Bộ Giao thông vận tải lập phương án phân bổ dự toán, tổng hợp cùng dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính thẩm định dự toán theo quy định.
Sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính về phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải giao dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu cho cơ quan đặt hàng để tổ chức đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu; đồng thời gửi Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước nơi cơ quan đặt hàng mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.
Nguyên tắc, quy trình, thời hạn và nội dung phân bổ dự toán chi kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu thực hiện theo quy định của Thông tư số 59/2003/TT BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 6. Tổ chức đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
1. Sau khi có quyết định phân bổ và giao dự toán thu phí hoa tiêu của Bộ Giao thông vận tải, cơ quan đặt hàng tổ chức ký hợp đồng đặt hàng thu phí hoa tiêu và cung ứng dịch vụ hoa tiêu với các công ty hoa tiêu trước ngày 31/12 của năm trước năm thực hiện hợp đồng.
2. Hợp đồng đặt hàng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Khối lượng dịch vụ đặt hàng;
b) Phí hoa tiêu thu được trong năm nộp ngân sách nhà nước;
c) Đơn giá đặt hàng;
d) Giá trị đặt hàng;
đ) Thời gian thực hiện;
e) Chất lượng thực hiện;
g) Phương thức nghiệm thu, thanh toán;
h) Trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty hoa tiêu khi thực hiện cung ứng dịch vụ hoa tiêu;
i) Trách nhiệm của cơ quan đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu;
k) Các nội dung khác có liên quan nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
3. Điều chỉnh giá trị hợp đồng: Thực hiện theo Điều 14 Quyết định số 256/2006/QĐ TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Điều 7. Nghiệm thu, thanh toán khối lượng dịch vụ hoa tiêu hoàn thành.
1. Nghiệm thu khối lượng, chất lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu:
Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng kế tiếp), hàng năm, cơ quan đặt hàng tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu đã hoàn thành trong kỳ làm cơ sở thanh toán kinh phí đặt hàng theo mẫu biểu kèm theo Thông tư này.
2. Thanh toán khối lượng dịch vụ hoa tiêu hoàn thành:
Căn cứ Biên bản nghiệm thu giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu, cơ quan đặt hàng thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để thanh toán khối lượng dịch vụ hoa tiêu hoàn thành.
Điều 8. Kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước.
Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước về nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu, căn cứ hợp đồng đặt hàng đã ký với công ty hoa tiêu, cơ quan đặt hàng thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để tạm ứng, thanh toán cho công ty hoa tiêu; Kho bạc nhà nước nơi cơ quan đặt hàng mở tài khoản giao dịch kiểm tra hồ sơ, thực hiện kiểm soát chi trước khi tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng đặt hàng đã ký.
1. Tạm ứng kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu:
a) Sau khi ký hợp đồng cung ứng dịch vụ hoa tiêu, công ty hoa tiêu được tạm ứng tối đa là 50% giá trị hợp đồng đặt hàng của năm để thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
b) Hồ sơ tạm ứng:
Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (tạm ứng) của cơ quan đặt hàng;
Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích hoa tiêu đã ký giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu;
Quyết định giao dự toán chi của Bộ Giao thông vận tải.
2. Thanh toán kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu:
a) Định kỳ hàng quý cơ quan đặt hàng thu hồi tiền tạm ứng và thực hiện thanh toán giá trị khối lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hoàn thành cho công ty hoa tiêu theo quy định.
Việc thu hồi tiền tạm ứng được chia đều cho các lần thanh toán và bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên, thu hồi hết số tiền tạm ứng khi thanh toán lần cuối cùng của năm kế hoạch sau khi hoàn thành hợp đồng đặt hàng giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu.
b) Hồ sơ thanh toán gồm:
Quyết định giao dự toán của Bộ Giao thông vận tải cho cơ quan đặt hàng;
Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu ký với công ty hoa tiêu;
Biên bản nghiệm thu, xác nhận khối lượng, chất lượng hoàn thành giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu;
Bản xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán giữa cơ quan đặt hàng và công ty hoa tiêu.
Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước (thực chi) của cơ quan đặt hàng.
c) Trường hợp đến ngày 31/12 hàng năm, khối lượng dịch vụ hoa tiêu đã hoàn thành và nghiệm thu theo hợp đồng nhưng chưa hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thanh toán thì được thanh toán tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo đúng quy định hiện hành và tổng hợp quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước.
3. Trình tự và thủ tục tạm ứng, thanh toán thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.
Điều 9. Xử lý kinh phí thanh toán khi công ty hoa tiêu cung cấp dịch vụ không đạt hoặc vượt khối lượng hợp đồng đã ký.
1. Trường hợp khối lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu do công ty hoa tiêu cung ứng trong năm không đạt theo hợp đồng đã ký, công ty hoa tiêu được thanh toán kinh phí tương ứng với khối lượng dịch vụ hoàn thành được nghiệm thu.
2. Trường hợp khối lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu do công ty hoa tiêu cung ứng trong năm vượt khối lượng hợp đồng đã ký và đã được nghiệm thu thì cơ quan đặt hàng thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành ngay trong năm (nếu còn dự toán chi). Trường hợp không đủ nguồn, cơ quan đặt hàng lập dự toán bổ sung kinh phí năm sau; Khi thực hiện phân bổ dự toán kinh phí chi ngân sách hàng năm, cơ quan đặt hàng chủ động báo cáo Bộ Giao thông vận tải dành nguồn kinh phí để thanh toán khối lượng đã thực hiện năm trước, số kinh phí còn lại được phân bổ để thực hiện cho nhiệm vụ đặt hàng dịch vụ hoa tiêu năm kế hoạch.
Điều 10. Trợ giá, trợ cấp cho hoạt động cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích ban hành kèm theo Quyết định số 256/2006/QĐ TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 11. Quyết toán nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu.
Cơ quan đặt hàng có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Bộ Giao thông vận tải thẩm định quyết toán nguồn kinh phí đặt hàng dịch vụ hoa tiêu, tổng hợp chung trong quyết toán của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính thẩm định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 12. Trách nhiệm của công ty hoa tiêu.
1. Công ty hoa tiêu thực hiện thu phí hoa tiêu và cung ứng dịch vụ hoa tiêu theo đúng hợp đồng đã ký với cơ quan đặt hàng và theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn kinh phí Nhà nước thanh toán khối lượng đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng năm là doanh thu của công ty hoa tiêu; Công ty hoa tiêu thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định. Công ty hoa tiêu thực hiện hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Điều 13. Công tác kiểm tra.
Công ty hoa tiêu chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan tài chính, thuế và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc thu, nộp phí hoa tiêu; việc sử dụng nguồn kinh phí đặt hàng của nhà nước; việc quản lý giá và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 14. Hiệu lực thi hành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2012, áp dụng từ năm tài chính 2012 và thay thế Thông tư số 91/2007/TT BTC ngày 31/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, giao kế hoạch và quản lý tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải và các quy định trước đây trái với quy định của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: VP Trung ương và các Ban của Đảng; VP Quốc hội; VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ; Viện KSNDTC; Toà án NDTC; VP BCĐ phòng chống tham nhũng TW; Kiểm toán nhà nước; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc CP; Cục Hàng hải Việt Nam; Cục thuế, kho bạc các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Các công ty hoa tiêu hàng hải; Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Tài chính; Các Vụ thuộc Bộ Tài chính; Lưu VT, Cục TCDN.
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu
Mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư số 198/2011/TT BTC ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính:
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU
Dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải hoàn thành quý..........(năm)
Căn cứ Thông tư số.........../2011/TT BTC ngày.......tháng.......năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng, nộp ngân sách nhà nước phí hoa tiêu hàng hải và cơ chế đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải;
Căn cứ Hợp đồng số.......ngày.......tháng.......năm.......giữa Bộ Giao thông vận tải (hoặc cơ quan chuyên ngành do Bộ Giao thông vận tải ủy quyền) và Công ty Hoa tiêu.......,
Hôm này, ngày.......tháng.......năm......., chúng tôi gồm:
Bên A: Bộ Giao thông vận tải (hoặc cơ quan chuyên ngành do Bộ Giao thông vận tải ủy quyền), địa chỉ.......
Đại diện theo Pháp luật là Ông (bà).....................Chức vụ.............
Bên B: Đại diện Công ty Hoa tiêu............., địa chỉ.......
Cùng nhau lập Biên bản nghiệm thu khối lượng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải đã hoàn thành trong quý.......(năm.......) như sau:
1/ Tình hình thực hiện thu, nộp ngân sách nhà nước phí hoa tiêu hàng hải:
Tổng số phí phải thu theo biên lai thu phí trong kỳ:
Tổng số phí đã thu:
Tổng số phí đã nộp NSNN:
Tổng số phí còn phải nộp NNSN:
2/ Tình hình thực hiện nhiệm vụ đặt hàng cung ứng dịch vụ hoa tiêu hàng hải:
TT
Dịch vụ
Đơn giá
Khối lượng đặt hàng theo hợp đồng
Khối lượng hoàn thành được nghiệm thu
Chất lượng dịch vụ
Giá trị được thanh toán
(Đồng)
1
2
3
4
5
6
7 = 3 x 5
1
Dịch vụ dẫn tàu thuỷ đi trên luồng hàng hải để vào, rời cảng biển.
2
Dịch vụ dẫn tàu thuỷ di chuyển trong cảng
3
Các dịch vụ hoa tiêu khác có liên quan
Tồng cộng
3/ Tình hình thanh toán kinh phí:
Kinh phí đã tạm ứng:
Kinh phí được thanh toán:
Thu hồi tạm ứng lần này:
Kinh phí còn được thanh toán (+) hoặc phải thu hồi ( ):
4/ Các kiến nghị, đề xuất của 02 bên:
Đại diện bên A
Đại diện bên B
|
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 04/CT BTTTT
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NGĂN CHẶN TIN NHẮN RÁC, TIN NHẮN LỪA ĐẢO TRONG DỊP TẾT, LỄ HỘI 2012
Trong thời gian vừa qua, các thuê bao di động liên tục nhận được các tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo hoặc có nội dung không lành mạnh, bói toán, cờ bạc, lô đề và hiện tượng này có dấu hiệu sẽ bùng phát trong dịp lễ, tết gây thiệt hại cho người sử dụng, làm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh trật tự xã hội. Nhằm ngăn chặn việc phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trong thời gian tới, đặc biệt là trong dịp tết, lễ hội năm 2012, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp viễn thông di động, các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT)
Tăng cường rà soát, phát hiện các dấu hiệu phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và cung cấp cho cơ quan chức năng để xử lý; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước liên quan, cơ quan an ninh để điều tra xử lý tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo; điều phối các doanh nghiệp viễn thông di động, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn ngăn chặn, xử lý các nguồn phát tán tin nhắn rác.
Đẩy mạnh hoạt động xây dựng các văn bản quản lý, văn bản hướng dẫn liên quan tới hoạt động phòng, chống, ngăn chặn tin nhắn rác; Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông di động nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết bị kỹ thuật nhằm ngăn chặn cuộc gọi, tin nhắn giả mạo từ mạng viễn thông quốc tế vào số máy điện thoại di động tại Việt Nam; Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm quản lý, xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo.
2. Cục Báo chí, Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
Chỉ đạo các cơ quan báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử trên mạng Internet tuyên truyền luật pháp, cơ chế, chính sách và cung cấp các thông tin liên quan tới việc chống tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo đến xã hội, doanh nghiệp và người sử dụng.
Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử nghiên cứu, đề xuất xây dựng các quy định về quản lý và cung cấp thông tin trên mạng viễn thông di động nhằm đảm bảo các thông tin được cung cấp trên mạng viễn thông di động lành mạnh, đúng pháp luật, đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí cho người sử dụng dịch vụ.
3. Cục Viễn thông
Nghiên cứu, đề xuất, trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách về tài nguyên kho số và giá, cước nhằm thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ ứng dụng trên mạng viễn thông di động, đảm bảo sự phát triển dịch vụ một cách bền vững và cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ thông tin thuê bao di động trả trước.
4. Thanh tra Bộ
Tăng cường phối hợp với Trung tâm VNCERT, các cơ quan an ninh điều tra để triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các sai phạm có liên quan tới hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông thanh tra một cách bài bản và đồng bộ; Đình chỉ cung cấp dịch vụ đối với các trường hợp phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan công an nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự.
Tiến hành thanh tra ngay sau Tết Nguyên đán và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trong dịp lễ, tết để trục lợi, lừa đảo.
5. Trung tâm thông tin thuộc Bộ, các cơ quan cơ quan báo chí, các đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương
Tăng cường tuyên truyền để người dân cảnh giác, không nhắn tin phản hồi hoặc làm theo hướng dẫn đối với các tin nhắn không rõ nguồn gốc, có nội dung quảng cáo, mời chào hoặc mạo danh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Khuyến cáo người dân không nhắn tin đến các đầu số cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn nếu bản thân người sử dụng chưa hiểu rõ ràng hoặc không nắm chắc thông tin về dịch vụ và giá cước dịch vụ.
Khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn, dịch vụ nhắn tin trúng thưởng hoặc các chương trình bình chọn, quyên góp, ủng hộ phải niêm yết, cung cấp đầy đủ, rõ ràng thông tin về giá cước.
Thường xuyên đưa tin, bài viết về các thể loại, dạng tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và các vi phạm của các doanh nghiệp đã bị xử lý để người dân biết và phòng tránh; chuyển các khiếu nại của người dân về tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
6. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tiếp tục tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm có liên quan tới hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trên địa bàn quản lý của Sở.
Chỉ đạo các cơ quan báo, đài trên địa bàn tăng cường thời lượng, bài viết tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân hiểu các quy định của pháp luật về chống thư rác, tác hại của tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, luôn cảnh giác, tự bảo vệ mình để tránh bị lợi dụng.
7. Các doanh nghiệp viễn thông di động
Nhắn tin vào tất cả các thuê bao thuộc mạng của mình nhằm năng cao nhận thức cho người sử dụng về phòng chống tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo trước ngày 9/1/2012 với nội dung “DN cảnh báo tin nhắn rác: Để tránh bị LỪA ĐẢO, MẤT TIỀN NGOÀI Ý MUỐN, khi sử dụng các dịch vụ qua tin nhắn SMS, đề nghị quý khách tìm hiểu kỹ về GIÁ CƯỚC và DỊCH VỤ”. Trong đó “DN” là tên của chính doanh nghiệp viễn thông di động (Ví dụ: VinaPhone, MobiFone, Viettel,…). Sau mốc thời gian nói trên, việc nhắn tin cũng phải được thực hiện thường xuyên.
Tăng cường rà soát, giám sát các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, khi phát hiện doanh nghiệp nào có dấu hiệu phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cung cấp dịch vụ có nội dung không lành mạnh thì chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh theo các điều khoản quy định của hợp đồng, đồng thời báo cáo ngay về Bộ Thông tin và Truyền thông (Thanh tra Bộ, Trung tâm VNCERT) để theo dõi và xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu kiểm tra, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo của cơ quan chức năng và báo cáo đầy đủ việc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Nhanh chóng, kịp thời phối hợp cùng với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn xác minh các tin nhắn từ chối sử dụng dịch vụ, tin nhắn bị lỗi kỹ thuật, tin nhắn bị sai cú pháp dịch vụ, tin nhắn yêu cầu mà không được cung cấp dịch vụ để hoàn tiền lại cho khách hàng đồng thời nhanh chóng giải quyết, trả lời khách hàng khi có khiếu nại.
8. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn
Quản lý chặt chẽ hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên đầu số dịch vụ của mình; Nghiêm túc, tích cực thực hiện các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo. Chủ động, tích cực phối hợp với doanh nghiệp viễn thông di động trong việc xử lý các khiếu nại về dịch vụ nội dung liên quan tới đầu số dịch vụ của mình; Chủ động, nhanh chóng, kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp viễn thông di động thông tin về các tin nhắn từ chối sử dụng dịch vụ, tin nhắn bị lỗi kỹ thuật, tin nhắn bị sai cú pháp dịch vụ, tin nhắn yêu cầu mà không được cung cấp dịch vụ để hoàn trả tiền cho khách hàng;
Phải công khai niêm yết đầy đủ, rõ ràng giá, cước dịch vụ, đồng thời phải cung cấp các thông tin về điều kiện cấu hình, loại máy điện thoại nào mới có thể sử dụng được dịch vụ khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn trên các đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo in, tờ rơi, v.v…; công bố đầy đủ thông tin về giá, cước của dịch vụ ngay bên cạnh mã lệnh tương ứng với dịch vụ đó trên trang tin điện tử của mình và trong các chương trình quảng cáo.
Đối với chương trình phần mềm cài đặt trên máy điện thoại có chức năng cho phép tải thông tin, dịch vụ (trò chơi, tỉ giá ngân hàng, thể thao, v.v…) nhưng có tính phí, phải niêm yết chính xác giá, cước; Trước khi sử dụng chức năng cho phép tải thông tin, dịch vụ phải có thông tin cảnh báo về giá, cước đồng thời phải cho phép người sử dụng xác nhận đồng ý, không đồng ý tải dịch vụ với mức phí đã được đưa ra.
Phải công khai minh bạch kịch bản của các chương trình trò chơi trúng thưởng, chương trình bình chọn, cơ chế và điều kiện trúng giải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc quảng cáo không được có nội dung lập lờ, không rõ ràng, hoặc dụ dỗ người sử dụng.
9. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương, các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp viễn thông di động, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn có trách nhiệm phối hợp quán triệt tinh thần Chỉ thị này và thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên.
Thanh tra Bộ có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm VNCERT theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này và tổng hợp kết quả báo cáo Bộ trưởng./.
Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); Bộ trưởng và các Thứ trưởng; Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các đài phát thanh, truyền hình, cơ quan báo chí; Các doanh nghiệp viễn thông di động; Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn; Trang thông tin điện tử Bộ TTTT; Lưu VT, Ttra, VNCERT;
BỘ TRƯỞNG Nguyễn Bắc Son
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 50/2011/QĐ UBND
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2012
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003; Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị định số 123/2007/NĐ CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ CP ngày 16/11/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2011/NQ HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV (kỳ họp thứ 3) về việc ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012;
Theo đề nghị của Liên ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4181/TTr LN ngày 07/11/2011 và Báo cáo thẩm định số 4060/STP VBPQ ngày 21/12/2011 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012 (có Phụ lục và Bảng giá các loại đất kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012 và thay thế Quyết định số 59/2010/QĐ UBND ngày 28/12/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: Như Điều 3; Thủ tướng Chính phủ; Đ/c Bí thư Thành ủy; Bộ: TN&MT; TC; XD; Tư pháp; Viện KSND TC; Tòa án NDTC; Thường trực HĐND Thành phố; Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Chủ tịch UBND Thành phố; Các PCT UBND Thành phố; Website Chính phủ; Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ TP; CVP, PVP; tổ chuyên viên; KT, Nth; Trung tâm công báo (để đăng công báo); Lưu, VT (3b), KT (150b).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vũ Hồng Khanh
QUY ĐỊNH
VỀ GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2012 (Ban hành kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Giá các loại đất quy định tại Quyết định này được xác định làm căn cứ và cơ sở để:
a) Tính thuế đối với việc sử dụng đất; thuế thu nhập trong việc giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
b) Tính giá trị quyền sử dụng đất để thu lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật;
c) Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất cho các trường hợp quy định tại Điều 34, Điều 35 của Luật Đất đai 2003;
d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trong các trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Đất đai 2003;
đ) Xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp Nhà nước khi doanh nghiệp cổ phần hóa, lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Đất đai 2003;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003;
g) Xác định giá sàn để phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất;
h) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất, thì mức giá trúng đấu giá, đấu thầu không được thấp hơn mức giá do Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tại quyết định này.
3. Quy định này không bắt buộc áp dụng đối với trường hợp người có quyền sử dụng đất thỏa thuận về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.
Điều 2. Nguyên tắc cụ thể khi định giá các loại đất
1. Căn cứ vào khả năng sinh lợi, khoảng cách tới đường giao thông, đường phố và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, các vị trí được xác định theo nguyên tắc: vị trí 1 tiếp giáp trục đường giao thông có tên trong bảng giá có khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn các vị trí tiếp theo, các vị trí 2, 3, 4 theo thứ tự khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng kém thuận lợi hơn.
2. Nguyên tắc khi định giá đất phi nông nghiệp.
a) Trường hợp thửa đất của một chủ sử dụng ở vị trí có trùng từ 2 mức giá trở lên thì xác định giá theo vị trí có mức giá cao nhất.
b) Các vị trí trong mỗi đường, phố thuộc các quận; các phường của thị xã Sơn Tây; các thị trấn được xác định như sau:
Vị trí 1: áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một mặt giáp với đường, phố được quy định trong các bảng giá kèm theo quyết định này;
Vị trí 2: áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một mặt giáp với ngõ, ngách, hẻm (sau đây gọi chung là ngõ) có mặt cắt ngõ nhỏ nhất (tính từ đường, phố tới vị trí thửa đất) từ 3,5m trở lên.
Vị trí 3: áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một mặt giáp với ngõ có mặt cắt ngõ nhỏ nhất (tính từ đường, phố tới vị trí thửa đất) từ 2m đến dưới 3,5m.
Vị trí 4: áp dụng đối với thửa đất của một chủ sử dụng có ít nhất một mặt giáp với ngõ có mặt cắt ngõ nhỏ nhất (tính từ đường, phố tới vị trí thửa đất) dưới 2m.
c) Đối với các thửa đất của một chủ sử dụng tại các vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4 có ngõ nối thông với nhiều đường, phố có giá đất khác nhau thì áp dụng theo vị trí của đường, phố gần nhất. Nếu thửa đất có khoảng cách đến các đường, phố bằng nhau thì áp dụng theo đường phố có mức giá cao nhất.
d) Đối với thửa đất của một chủ sử dụng đất tại vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4 thuộc các khu dân cư cũ, không nằm trong khu đô thị, không nằm trong cụm công nghiệp hoặc khu công nghiệp, cách hè đường, phố từ 200m trở lên (theo chiều sâu của ngõ) được xem xét giảm giá như sau:
Cách hè đường, phố từ 200m đến 300m: giảm 5% so với giá đất quy định.
Cách hè đường, phố trên 300m đến 500m: giảm 10% so với giá đất quy định.
Cách hè đường, phố trên 500m: giảm 15% so với giá đất quy định.
Không áp dụng quy định tại điểm này trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế theo quy định tại Điều 39, Điều 40 của Luật Đất đai năm 2003; trong trường hợp này, giá đất các vị trí 3, vị trí 4 được xác định theo giá đất vị trí 3 (gọi chung là vị trí còn lại).
đ) Đối với thửa đất của một chủ sử dụng có chiều sâu tính từ chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ được chia các lớp để tính giá như sau:
Lớp 1: tính từ chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ đến 100m, tính bằng 100% mức giá quy định.
Lớp 2: tính từ chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ từ trên 100m đến 200m, giảm 10% so với giá đất của lớp 1.
Lớp 3: tính từ chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ từ trên 200m đến 300m giảm 20% so với giá đất của lớp 1.
Lớp 4: tính từ chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ từ trên 300m giảm 30% so với giá đất của lớp 1.
e) Chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ nêu tại Điều 2 của quy định này được áp dụng như sau:
Đối với các trường hợp được Nhà nước giao, cho thuê đất mới thì chỉ giới hè đường, phố tính theo chỉ giới quy hoạch đường, phố được duyệt;
Các trường hợp còn lại, chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ tính theo chỉ giới hè đường, phố hiện trạng.
g) Trường hợp thửa đất của một chủ sử dụng đất có hình thể đặc thù (hình L, hình ┴) thì phần diện tích tiếp giáp với đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ tính từ mặt tiền đến hết chiều sâu của thửa đất được áp dụng giá theo đúng vị trí, mục đích quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7 Chương II của quy định này. Phần diện tích còn lại xác định như sau:
Nếu thửa đất có mặt tiếp giáp với đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ ≥ 3,5m thì phần diện tích còn lại áp dụng hệ số K = 0,9 của giá đất theo quy định.
Nếu thửa đất có mặt tiếp giáp với đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ kích thước từ 2m đến dưới 3,5m thì phần diện tích còn lại áp dụng hệ số K = 0,8 của giá đất theo quy định.
Nếu thửa đất có mặt tiếp giáp với đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ kích thước < 2m thì phần diện tích còn lại áp dụng giá đất vị trí thấp hơn liền kề của đường, phố có tên trong bảng giá hoặc ngõ.
h) Trường hợp các thửa đất thuộc địa giới hành chính các xã ngoại thành, nằm xen kẽ với các thửa đất tại các trục đường giao thông thuộc địa giới hành chính thị trấn, vùng giáp ranh quận nội thành; hoặc trên cùng một đoạn đường giao thông bên này là địa giới hành chính xã, bên kia là địa giới hành chính thị trấn, vùng giáp ranh quận nội thành thì xác định giá theo vị trí có mức giá cao nhất. Nguyên tắc phân loại vị trí, xác định giá đất các trường hợp này tuân thủ các quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g trên đây và Điều 5 Chương II của quy định này.
i) Trường hợp các thửa đất ở khu vực ngã ba, ngã tư giao cắt giữa các đường phố mà có mặt tiếp giáp (vị trí 1) với hai đường, phố thì được tính hệ số bằng 1,2 giá đất của đường, phố có giá đất cao nhất, nhưng mức giá sau khi điều chỉnh không vượt quá mức giá tối đa theo khung giá đất của Chính phủ.
3. Việc xác định giá đất tại các vị trí trong các khu đô thị mới (đã xây dựng), giá đất tại các vị trí ven các tuyến đường mới mở chưa có tên trong quy định này phải đảm bảo các nguyên tắc tại khoản 1, 2 Điều này. Mức giá đất được xác định theo giá đất của đường, phố tương đương có tên trong khu vực và phù hợp với giá đất đã phê duyệt để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất tại thời điểm (đối với khu đô thị mới).
Chương 2.
GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Điều 3. Giá đất nông nghiệp
1. Giá đất nông nghiệp trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm còn lại, đất trồng cây lâu năm, đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại các xã thuộc các huyện được xác định căn cứ mục đích sử dụng khi giao, cho thuê và được phân theo khu vực, theo vùng (vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng núi) quy định tại Bảng 1; Bảng 2; Bảng 3; Bảng 4; Bảng 5 và Phụ lục phân loại các xã.
2. Giá đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở; đất nông nghiệp trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (trường hợp chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng khu dân cư) được tính bằng giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm cùng khu vực, cùng vùng quy định tại Bảng 3.
3. Giá đất nông nghiệp khác (bao gồm đất tại các xã ngoại thành sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp) được xác định bằng giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm của cùng khu vực, cùng vùng quy định tại Bảng 3.
Điều 4. Giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị
1. Tại các quận; các phường của thị xã Sơn Tây (trừ các phường Viên Sơn, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm thuộc thị xã Sơn Tây); các thị trấn thuộc các huyện (trừ thị trấn Tây Đằng thuộc huyện Ba Vì), giá đất được xác định theo Điều 2 của quy định này, mức giá cụ thể cho từng đường, phố và từng vị trí quy định tại Bảng 6 (đối với các quận, các phường thuộc thị xã Sơn Tây); Bảng 7 (đối với các thị trấn thuộc các huyện).
2. Tại các phường Viên Sơn, Trung Hưng, Trung Sơn Trầm thuộc thị xã Sơn Tây và thị trấn Tây Đằng thuộc huyện Ba Vì, giá đất được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 dưới đây.
Điều 5. Giá đất ở và sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khu vực nông thôn (gồm khu vực giáp ranh đô thị, khu vực ven trục đường giao thông chính và các xã nông thôn)
1. Giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thuộc các xã giáp ranh các quận (có chung ranh giới hành chính với quận) được xác định cụ thể cho từng đường, phố quy định tại Bảng 8 và Phụ lục phân loại các xã. Cụ thể như sau:
a) Các xã giáp ranh thuộc huyện Từ Liêm: được xác định theo 4 vị trí (1, 2, 3, 4) như đất phi nông nghiệp quy định cho các quận, thị trấn.
b) Các xã giáp ranh thuộc các huyện Chương Mỹ, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì:
Trong phạm vi tính từ chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá đất 200m được xác định theo 4 vị trí (1, 2, 3, 4) như đất phi nông nghiệp quy định cho các quận, thị trấn;
Vị trí còn lại ngoài 200m tính từ chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá quy định cụ thể tại Bảng 8.
2. Giá đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực ven trục đầu mối giao thông chính có tên trong bảng giá (từ chỉ giới hè đường, phố đến 200m) thuộc các huyện; các xã và phường Viên Sơn, phường Trung Hưng, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây (quy định tại Bảng 9) và thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì (quy định tại Bảng 7) được xác định cụ thể cho từng đường, phố, cụ thể như sau:
Trong phạm vi tính từ chỉ giới hè đường, phố đến 200m được xác định theo 4 vị trí (1, 2, 3, 4) như đất phi nông nghiệp quy định cho các quận, thị trấn và không thấp hơn giá đất cùng mục đích sử dụng khu dân cư nông thôn liền kề.
Trường hợp thửa đất nằm trong phạm vi 200m của các trục đường có tên trong bảng giá giao nhau thì xác định giá theo vị trí của đường có mức giá cao nhất (thực hiện Mục a, Khoản 2 Điều 2 của quy định này).
Vị trí còn lại ngoài 200m tính từ chỉ giới hè đường, phố có tên trong bảng giá áp dụng giá đất khu dân cư nông thôn liền kề.
3. Giá đất ở và sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khu dân cư nông thôn tại các khu vực còn lại được quy định tại Bảng 10.
Các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại các khu dân cư nông thôn được quy định để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh, khu đô thị mới, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu tái định cư, … có hạ tầng đồng bộ thì căn cứ vào đường quy hoạch được phê duyệt (nếu không có đường quy hoạch thì áp dụng theo đường hiện trạng) để áp dụng giá đất theo 4 vị trí của đường, phố gần nhất có tên trong bảng giá quy định tại Bảng 9 và không bị giới hạn bởi phạm vi 200m tính từ chỉ giới hè đường, phố.
Điều 6. Giá đất phi nông nghiệp khác
1. Giá của đất xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước và đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ), đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hóa nghệ thuật, được xác định bằng giá đất ở có cùng vị trí, đường, phố, loại xã.
2. Giá của đất sử dụng vào mục đích công cộng theo các quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ CP và các loại đất phi nông nghiệp khác (bao gồm: đất có các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán trại cho người lao động phục vụ thi công công trình xây dựng; đất tại các phường, thị trấn được sử dụng để xây dựng nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi động vật được pháp luật cho phép; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu, thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; đất xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp) được xác định bằng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có cùng vị trí, đường, phố, loại xã.
3. Giá của đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ có quy định cho từng trường hợp phát sinh cụ thể.
4. Giá đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản được xác định bằng giá đất nuôi trồng thủy sản của cùng khu vực, cùng vùng; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng khai thác thủy sản được xác định bằng giá đất phi nông nghiệp có cùng mục đích sử dụng, vị trí, đường, phố, loại xã.
Điều 7. Giá đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng, khi cần có giá để tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đối với loại đất này thì căn cứ vào giá của loại đất liền kề có mức giá cao nhất (trường hợp liền kề với hai loại đất khác nhau trở lên) để xác định giá đất. Khi đất chưa sử dụng được cơ quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng thì căn cứ vào giá đất cùng loại, cùng mục đích sử dụng được quy định tại bản quy định này để định mức giá cụ thể.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Đối với những khu vực chưa được xác định trong Bảng giá, Phụ lục ban hành kèm theo quy định này hoặc các trường hợp mới phát sinh do xây dựng đường, phố, khu đô thị mới, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã lập phương án giá, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
Điều 9. Trường hợp áp dụng giá đất vào các đối tượng và mục đích sử dụng đất cụ thể theo các quy định của pháp luật phải thực hiện giám sát thị trường trong điều kiện bình thường mà giá đất quy định tại quyết định này chưa phù hợp với giá thị trường trong điều kiện bình thường thì Sở Tài chính chủ trì cùng các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã có liên quan lập phương án giá trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định hoặc báo cáo Thường trực hội đồng nhân dân Thành phố cho ý kiến trước khi quyết định theo các nguyên tắc sau:
1. Đối với giá các loại đất phi nông nghiệp, nếu áp dụng vào các mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật phải xác định mức giá sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường thì tại thời điểm xác định giá, Liên ngành lập phương án trình UBND Thành phố quyết định điều chỉnh giá đất đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật trong giới hạn cho phép cao hơn hoặc thấp hơn không quá 20% mức giá của cùng vị trí, cùng mục đích sử dụng đất đã công bố. Các trường hợp điều chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn 20% mức giá của cùng vị trí, cùng mục đích sử dụng đất đã công bố thì Liên ngành phải lập phương án báo cáo UBND Thành phố để xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố trước khi quyết định.
2. Các trường hợp điều chỉnh giá đất nông nghiệp (nếu có), Liên ngành phải lập phương án báo cáo UBND Thành phố để xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố trước khi quyết định.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm định kỳ tổ chức cập nhật biến động giá đất trên địa bàn để làm căn cứ lập phương án trình Ủy ban nhân dân thành phố công bố giá đất vào ngày 01 tháng 01 hàng năm; Tổng hợp tình hình và kết quả điều chỉnh giá đất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố tại kỳ họp gần nhất.
Điều 10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo các Phòng Tài nguyên và Môi trường theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên địa bàn, kịp thời báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Điều 11. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 50/2011/QĐ UBND ngày 30/12/2011 của UBND Thành phố)
PHÂN LOẠI XÃ
1) Huyện Gia Lâm:
Khu vực giáp ranh nội thành: Các xã Cổ Bi, Đông Dư, thị trấn Trâu Quì;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
2) Huyện Thanh Trì:
Khu vực giáp ranh nội thành: Các xã Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Tam Hiệp, Hữu Hòa, Yên Mỹ, Tả Thanh Oai;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
3) Huyện Từ Liêm:
Khu vực giáp ranh nội thành: Các xã Trung Văn, Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Mỹ Đình, Mễ Trì, Tây Mỗ, Đại Mỗ;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
4) Huyện Hoài Đức:
Khu vực giáp ranh nội thành: Các xã Đông La, La Phù, An Khánh;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
5) Huyện Thanh Oai:
Khu vực giáp ranh nội thành: Các xã Cao Viên, Bích Hòa, Cự Khê;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
6) Huyện Chương Mỹ:
Khu vực giáp ranh nội thành: Các xã Phụng Châu, Thụy Hương, thị trấn Chúc Sơn;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
7) Huyện Ba Vì:
Miền núi: Các xã Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài;
Vùng trung du: Các xã Cẩm Lĩnh, Phú Sơn, Sơn Đà, Thuần Mĩ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vật Lại;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
8) Huyện Mỹ Đức:
Miền núi: xã An Phú;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
9) Huyện Quốc Oai:
Miền núi: Các xã Phú Mãn, Đông Xuân;
Vùng trung du: Các xã Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
10) Huyện Sóc Sơn:
Vùng trung du: Các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Hồng Kỳ;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
11) Thị xã Sơn Tây:
Vùng trung du: Các xã Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Sơn Đồng, Cổ Đông, Kim Sơn;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
12) Huyện Thạch Thất:
Miền núi: Các xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân;
Vùng trung du: Các xã Cần Kiệm, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa, Lại Thượng, Cẩm Yên;
Vùng đồng bằng: địa bàn còn lại.
13) Huyện Đan Phượng: Vùng đồng bằng.
14) Huyện Đông Anh: Vùng đồng bằng.
15) Huyện Mê Linh: Vùng đồng bằng.
16) Huyện Phú Xuyên: Vùng đồng bằng.
17) Huyện Phúc Thọ: Vùng đồng bằng.
18) Huyện Thường Tín: Vùng đồng bằng.
19) Huyện Ứng Hòa: Vùng đồng bằng.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6173/QĐ UBND
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
Xét đề nghị của Hội đồng xét đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia Thành phố tại Tờ trình số 10025/TTr SGD&ĐT ngày 26/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Thanh Xuân của Thành phố Hà Nội đạt chuẩn Quốc gia.
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo Thường trực Hội đồng xét đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, duy trì và phát huy vai trò trường trung học đạt chuẩn quốc gia của trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Thanh Xuân
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo Thanh Xuân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: Như Điều 3; Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo); Ban VHXH HĐND TP; Ban TĐKT TP; Đài PTTHHN, Báo HNM, KT&ĐT; Đ/c CVP, PVP Hồng; P.VHKG, TH; Lưu VT, VHKGv.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Bích Ngọc
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6154/QĐ UBND
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĐIỀU DƯỠNG LUÂN PHIÊN ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT BLĐTBXH BTC BYT ngày 11/9/2010 của Liên Bộ: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số: 17/2006/TTLT BLĐTBXH BTC BYT ngày 21/11/2006 và thay thế Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT BLĐTBXH BTC BYT ngày 12/4/2007 của liên Bộ: Lao động Thương binh và Xã hội Tài chính Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2011/NQ HĐND ngày 9/12/2011 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách thành phố Hà Nội năm 2012;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 6144/STC HCSN ngày 27/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thực hiện chế độ điều dưỡng luân phiên 02 năm một lần đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hà Nội:
1. Đối tượng: Người có công với cách mạng (được quy định tại khoản 2 điều 3 Mục II Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT BLĐTBXH BTC BYT ngày 11/9/2010 của Liên Bộ: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT BLĐTBXH BTC BYT ngày 21/11/2006 và thay thế Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT BLĐTBXH BTC BYT ngày 12/4/2007 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tài chính Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng)
2. Hình thức điều dưỡng, mức chi điều dưỡng: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT BLĐTBXH BTC BYT ngày 11/9/2010 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT BLĐTBXH BTC BYT ngày 21/11/2006 và thay thế Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT BLĐTBXH BTC BYT ngày 12/4/2007 của liên Bộ: Lao động Thương binh và Xã hội Tài chính Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng và Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2012.
4. Nguồn kinh phí: Ngân sách Thành phố đảm bảo và bố trí trong dự toán giao hàng năm cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng kế hoạch điều dưỡng người có công trong kế hoạch dự toán ngân sách hàng năm; chỉ đạo các trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công của Thành phố triển khai tổ chức thực hiện điều dưỡng và chịu trách nhiệm thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế; Giám đốc kho bạc Nhà nước Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 3; Bộ LĐTB&XH; (để báo cáo) TT Thành ủy; TT HĐND TP; (để báo cáo) Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo) Các đ/c PCT UBND TP; Các đ/c PVP: Lý Văn Giao, Đỗ Đình Hồng; Các phòng: LĐCSXH, TH, KT; Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Huy Tưởng
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6174/QĐ UBND
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN TRƯỜNG TRUNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Thông tư số 06/2010/TT BGDĐT ngày 26/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
Xét đề nghị của Hội đồng xét đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia Thành phố tại Tờ trình số 10025/TTr SGD&ĐT ngày 26/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận 03 trường trung học cơ sở sau đây của Thành phố Hà Nội đạt chuẩn Quốc gia:
Trung học cơ sở Phú Lãm quận Hà Đông
Trung học cơ sở Tuyết Nghĩa huyện Quốc Oai
Trung học cơ sở Liên Hà huyện Đan Phượng
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo Thường trực Hội đồng xét đề nghị công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia Thành phố, UBND quận Hà Đông, huyện Quốc Oai và huyện Đan Phượng chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, duy trì và phát huy vai trò trường trung học đạt chuẩn quốc gia của 03 trường Trung học cơ sở Phú Lãm, Trung học cơ sở Tuyết Nghĩa và Trung học cơ sở Liên Hà.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND quận Hà Đông, huyện Quốc Oai và huyện Đan Phượng, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Phú Lãm, Trung học cơ sở Tuyết Nghĩa và Trung học cơ sở Liên Hà chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: Như Điều 3; Đ/c Chủ tịch UBND TP (để báo cáo); Ban VHXH HĐND TP; Ban TĐKT TP; Đài PTTHHN, Báo HNM, KT&ĐT; Đ/c CVP, PVP Hồng; P.VHKG, TH; Lưu VT, VHKGv
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Bích Ngọc
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc
Số: 6176/QĐ UBND
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG DANH MỤC QUY HOẠCH THUỘC THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 2015 VÀ DANH MỤC QUY HOẠCH LẬP NĂM 2012 BAN HÀNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 5606/QĐ UBND NGÀY 01/12/2011 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 16/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ CP;
Căn cứ Quyết định số 5606/QĐ UBND ngày 01/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 2015 và Danh mục Quy hoạch lập năm 2012;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc tại Công văn số 5254/QHKT TH ngày 08/12/2011 về việc điều chỉnh kế hoạch lập quy hoạch giai đoạn 2011 2015 và danh mục lập Quy hoạch năm 2012; Văn bản số 5111/KHĐT QLQH ngày 13/12/2011 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung danh mục quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 2015 và Danh mục lập Quy hoạch năm 2012 ban hành tại Quyết định số 5606/QĐ UBND ngày 01/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội như phụ lục đính kèm.
Điều 2. Các nội dung khác giữ nguyên như Quyết định số 5606/QĐ UBND ngày 01/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội đã ban hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các cơ quan ban, ngành liên quan thuộc UBND Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: Như Điều 3; Đ/c Chủ tịch UBND TP; Các đ/c PCT UBND thành phố; VPUBNDTP: các PVP UBND, các phòng CV; Lưu VT, XD
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Thế Thảo
PHỤ LỤC
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG DANH MỤC QUY HOẠCH THUỘC THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 2015 VÀ DANH MỤC QUY HOẠCH LẬP NĂM 2012 BAN HÀNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 5606/QĐ UBND NGÀY 01/12/2011 (Kèm theo Quyết định số 6176/QĐ UBND ngày 30/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT
Tên Quy hoạch
Thời gian thực hiện
Đơn vị tổ chức lập quy hoạch
I
Quy hoạch chung đô thị vệ tinh
1
Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn
2011 2012
Sở QHKT
2
Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Phú Xuyên
2011 2012
Sở QHKT
II
Quy hoạch thị trấn
1
Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ
2011 2012
Sở QHKT
2
Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai
2011 2012
Sở QHKT
3
Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Chúc Sơn
2011 2012
Sở QHKT
4
Quy hoạch chung thị trấn Đại Nghĩa
2011 2012
Sở QHKT
5
Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sóc Sơn (Điều chỉnh Quy hoạch chung huyện Sóc Sơn)
2011 2012
Sở QHKT
III
Quy hoạch hai bên tuyến đường
1
Quy hoạch chi tiết hai bên trục đường vành đai 2 (đoạn Cầu Nhật Tân Đến Cầu Vĩnh Tuy)
2013 2015
Sở QHKT
2
Quy hoạch chi tiết hai bên trục đường vành đai 3 (đoạn Bắc Thăng Long Nội Bài)
2013 2014
Sở QHKT
3
Quy hoạch chi tiết hai bên trục đường vành đai 3 (đoạn Cầu vượt Mai Dịch Cầu Thanh Trì)
2013 2014
Sở QHKT
4
Quy hoạch chi tiết hai bên đường Hồ Tây Ba Vì (đoạn vành đai 3 đến vành đai 4)
2013 2014
Sở QHKT
5
Quy hoạch chi tiết hai bên Bảo tàng dân tộc học Yên Hòa Phú Đô
2011 2012
Sở QHKT
IV
QHCT thuộc đô thị trung tâm
1
Quy hoạch Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia
2013 2014
Sở QHKT
2
Quy hoạch trục không gian Cổ Loa Hồ Tây
2013 2014
Sở QHKT
3
Quy hoạch chi tiết khu cụm trường Dục Tú Mai Lâm
2011 2012
Sở QHKT
4
Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Cầu giấy
Không thực hiện
V
Quy chế Quản lý Kiến trúc Quy hoạch
1
Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch khu vực Hồ Gươm và phụ cận
2011 2012
Sở QHKT
2
Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch khu vực phố cổ
2011 2012
Sở QHKT
3
Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch khu phố cũ
2011 2012
Sở QHKT
4
Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch khu trung tâm phố cũ Hà Đông
2013 2014
Sở QHKT
VI
Quy hoạch hệ thống công trình không gian ngầm
2011 2015
Viện QHXD Hà Nội
|