instruction
stringclasses
1 value
input
stringlengths
259
2.96k
output
stringlengths
259
2.96k
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
LỜI NÓI ĐẦU Ai đẩy Thúy Kiều vào lầu xanh? Ai xô Alissa vào khung cửa hẹp? Hoàn cảnh xã hội, tư tưởng tôn giáo, hay ý thức quyết tuyển Tự do của con người, hay tâm thức của thiên tài sáng tác? Hay mọi thứ đó phối hợp? Ta tạm nói theo lối hồ đồ: chính Nguyễn Du đã đẩy Kiều vào lầu xanh; chính Gide đã xô Alissa vào khung cửa hẹp. Vào phong trần, Thúy Kiều té sấp ngửa, mình mẩy đầy bụi, xiêm áo đảo điên, bị tước đoạt mọi quyền sống, chính khi đó Nguyễn Du lại đề huề đưa đức lý công thức ra khuyên giải; nhưng tại sao tronglời tương nhượng ôn tồn, bỗng dưng toàn thể vấn đề tư tưởng được đặt trở lại với xã hội Á Đông? Bước vào khung cửa hẹp băng tuyết, nằm chết lạnh giữa niềm trinh bạch cóng giá chơi vơi, tiếng than dài của Alissa bỗng báo hiệu cho xã hội Tây Phương biết rằng họ đã sống dở chết dở, suốt hai nghìn năm. Nghĩa là kể từ ngày những tiếng nói dậy tự nguồn sống thiên thu bị nhân gian hiểu theo lối hẹp hòi công thức. Đứng ở bình diện tư tưởng khác, chúng ta lại còn nghe ra ngôn ngữ hư vô bàng bạc. Gide cũng như Nguyễn Du đều suy tưởng lẽ hư vô đến tót vời, và còn đi xa[1] hơn những thiên tài như Nieitzsche, nhìn thấy chân trời phối hợp của hư vô và vĩnh thể, bắt gặp Lão Tử, Thích Ca, Perménide, Homère Hy-lạpvà người dân quê Việt Nam. Gió đưa con buồn ngủ lên bờ Nhà khung cứa hẹp có ai ngờ chi không? Và lời tựa đến đây chưa có kết thúc. Tuy nhiên, cũng có thể kết thúc bằng lục bát thạch lựu mùa hè: Lựu hoa đầu ngõ lập lòe Dưới hoa quyên đã gọi hè thế ru
Nhà khung cứa hẹp có ai ngờ chi không? Và lời tựa đến đây chưa có kết thúc. Tuy nhiên, cũng có thể kết thúc bằng lục bát thạch lựu mùa hè: Lựu hoa đầu ngõ lập lòe Dưới hoa quyên đã gọi hè thế ru Trong hoa phát tiết sa mù Mùa dâng nhị bội sương phù du tuôn. BÙI GIÁNG Chương I Kẻ khác có thể đã viết nên một tập sách; nhưng câu chuyện tôi kể ra đây, tôi đã hồi tưởng lại bằng cả tâm hồn, vì thế hiệu năng tinh thần đã mòn mỏi. Vậy tôi sẽ viết lại những kỷ niệm này một cách rất đơn sơ: thảng hoặc câu chuyện có rách nát đôi lần, cũng là việc ngoài ý muốn. Bịa đặt, thêm thắt, để vá víu những kỷ niệm, tiếp nối những kỷ niệm lại với nhau làm gì. Sự cố gắng trau chuốt lại câu chuyện sẽ làm hỏng mất nỗi hân hoan cuối cùng mà tôi còn mong được tìm thấy trở lại lúc kể cho bạn nghe. Năm tôi sắp mười hai tuổi thì cha tôi mất. Không còn gì giữ mẹ tôi ở lại Havre nữa, cha tôi đã từng là một y sĩ nơi đây. Mẹ tôi bèn quyết định đến Paris, ở thủ đô việc học của tôi sẽ được chu đáo hơn. người mướn một gian nhà nhỏ, gần vườn Luxembourg. Cô Ashburton cùng đến ở với chúng tôi. Cô Flora Ashburton, không có gia đình, họ hàng, vốn từ xa đến ở với gia đình tôi, ban đầu cô là cô giáo của mẹ tôi rồi bạn của mẹ tôi, sau cùng hai người trở thành thân thiết. Tôi lớn lên bên cạnh hai người đàn bà dịu dàng cùng mang một vẻ buồn sầu như nhau, mà ngày nay tôi chỉ còn gặp lại trong kỷ niệm màu tang.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nhà khung cứa hẹp có ai ngờ chi không? Và lời tựa đến đây chưa có kết thúc. Tuy nhiên, cũng có thể kết thúc bằng lục bát thạch lựu mùa hè: Lựu hoa đầu ngõ lập lòe Dưới hoa quyên đã gọi hè thế ru Trong hoa phát tiết sa mù Mùa dâng nhị bội sương phù du tuôn. BÙI GIÁNG Chương I Kẻ khác có thể đã viết nên một tập sách; nhưng câu chuyện tôi kể ra đây, tôi đã hồi tưởng lại bằng cả tâm hồn, vì thế hiệu năng tinh thần đã mòn mỏi. Vậy tôi sẽ viết lại những kỷ niệm này một cách rất đơn sơ: thảng hoặc câu chuyện có rách nát đôi lần, cũng là việc ngoài ý muốn. Bịa đặt, thêm thắt, để vá víu những kỷ niệm, tiếp nối những kỷ niệm lại với nhau làm gì. Sự cố gắng trau chuốt lại câu chuyện sẽ làm hỏng mất nỗi hân hoan cuối cùng mà tôi còn mong được tìm thấy trở lại lúc kể cho bạn nghe. Năm tôi sắp mười hai tuổi thì cha tôi mất. Không còn gì giữ mẹ tôi ở lại Havre nữa, cha tôi đã từng là một y sĩ nơi đây. Mẹ tôi bèn quyết định đến Paris, ở thủ đô việc học của tôi sẽ được chu đáo hơn. người mướn một gian nhà nhỏ, gần vườn Luxembourg. Cô Ashburton cùng đến ở với chúng tôi. Cô Flora Ashburton, không có gia đình, họ hàng, vốn từ xa đến ở với gia đình tôi, ban đầu cô là cô giáo của mẹ tôi rồi bạn của mẹ tôi, sau cùng hai người trở thành thân thiết. Tôi lớn lên bên cạnh hai người đàn bà dịu dàng cùng mang một vẻ buồn sầu như nhau, mà ngày nay tôi chỉ còn gặp lại trong kỷ niệm màu tang.
Tôi lớn lên bên cạnh hai người đàn bà dịu dàng cùng mang một vẻ buồn sầu như nhau, mà ngày nay tôi chỉ còn gặp lại trong kỷ niệm màu tang. Ngày nọ, có lẽ sau khi cha tôi mất khá lâu, mẹ tôi đổi miếng tang đen trên chiếc mũ của người, bằng một miếng vải tím nhạt. Tôi ngạc nhiên: “ô, mẹ ạ! Màu tím coi không hợp với mẹ tí nào cả”. Qua ngày hôm sau, mẹ tôi thay lại màu vải đen cũ. Ngày nhỏ tôi ốm yếu luôn. Mẹ tôi và cô Ashburton, luôn luôn lo ngừa không cho tôi nhọc mệt, nếu không làm tôi trở thành một thằng lười, ấy quả thật vì tôi vốn ham thích làm việc. Khi trời chói chang bắt đầu vào hạ, cả hai người đàn bà cùng nghĩ rằng nên cho tôi từ giã đô thành, tôi đã quá xanh xao; thế là vào khoảng trung tuần tháng sáu, gia đình tôi thu xếp về miền Fongueusemare gần hải cảng Havre; cậu Bucolin sẽ đón tiếp chúng tôi tại đây hằng năm, khi trời bắt đầu vào hạ. Trong một khu vườn không rộng, không đẹp lắm, không có gì đặc biệt hơn những khu vườn “normăng”[2] khác, ngôi nhà cậu tôi, màu trắng, hai tầng lầu, kiểu giống những ngôi nhà thôn dã thời trước. Vài chục cánh cửa sổ ở mặt vườn phía trước mở về hướng đông; phía sau cũng chừng ấy cánh; hai bên là vách cao. Những cửa sổ lắp bằng nhiều khuôn kính nhỏ hình vuông, một vài khuôn vừa thay mới, trông tươi thắm quá giữa những tấm cũ, nhạt màu. Đôi tấm xấu có bọt sủi, nhìn qua đó, thì cây bên ngoài xiêu vẹo cả thân… Người phát thư đi ngang, thình lình như nổi bướu trên lưng. Khu vườn hình chữ nhật, chung quanh là tường gạch.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tôi lớn lên bên cạnh hai người đàn bà dịu dàng cùng mang một vẻ buồn sầu như nhau, mà ngày nay tôi chỉ còn gặp lại trong kỷ niệm màu tang. Ngày nọ, có lẽ sau khi cha tôi mất khá lâu, mẹ tôi đổi miếng tang đen trên chiếc mũ của người, bằng một miếng vải tím nhạt. Tôi ngạc nhiên: “ô, mẹ ạ! Màu tím coi không hợp với mẹ tí nào cả”. Qua ngày hôm sau, mẹ tôi thay lại màu vải đen cũ. Ngày nhỏ tôi ốm yếu luôn. Mẹ tôi và cô Ashburton, luôn luôn lo ngừa không cho tôi nhọc mệt, nếu không làm tôi trở thành một thằng lười, ấy quả thật vì tôi vốn ham thích làm việc. Khi trời chói chang bắt đầu vào hạ, cả hai người đàn bà cùng nghĩ rằng nên cho tôi từ giã đô thành, tôi đã quá xanh xao; thế là vào khoảng trung tuần tháng sáu, gia đình tôi thu xếp về miền Fongueusemare gần hải cảng Havre; cậu Bucolin sẽ đón tiếp chúng tôi tại đây hằng năm, khi trời bắt đầu vào hạ. Trong một khu vườn không rộng, không đẹp lắm, không có gì đặc biệt hơn những khu vườn “normăng”[2] khác, ngôi nhà cậu tôi, màu trắng, hai tầng lầu, kiểu giống những ngôi nhà thôn dã thời trước. Vài chục cánh cửa sổ ở mặt vườn phía trước mở về hướng đông; phía sau cũng chừng ấy cánh; hai bên là vách cao. Những cửa sổ lắp bằng nhiều khuôn kính nhỏ hình vuông, một vài khuôn vừa thay mới, trông tươi thắm quá giữa những tấm cũ, nhạt màu. Đôi tấm xấu có bọt sủi, nhìn qua đó, thì cây bên ngoài xiêu vẹo cả thân… Người phát thư đi ngang, thình lình như nổi bướu trên lưng. Khu vườn hình chữ nhật, chung quanh là tường gạch.
Đôi tấm xấu có bọt sủi, nhìn qua đó, thì cây bên ngoài xiêu vẹo cả thân… Người phát thư đi ngang, thình lình như nổi bướu trên lưng. Khu vườn hình chữ nhật, chung quanh là tường gạch. Đàng trước là một nội cỏ khá rộng, có bóng cây lối đi trải sỏi, tường vôi được xây thấp xuống, nhìn qua thấy khu sân thôn trang bao quanh khu vườn; và một con đường đi giữa những hàng cây dẻ gai. Khu vườn sau nhà có phần rộng rãi hơn. Lối đi đầy hoa nở bên những hàng cây trồng dựa vách tường nam. Hàng cây nguyệt quế rất dày che khuất gió biển về trên đó. Một lối khác, dọc theo tường bắc, mất hút trong cây lá rườm rà. Các cô em họ tôi gọi là “lối âm u”. Vào lúc hoàng hôn, ít khi dám lang thang ra đấy. Hai lối đi cùng dẫn tới vườn rau, vườn rau tiếp khu vườn, và thấp hơn vài bệ gạch… Rồi bên kia bức tường cuối vườn rau - bức tường có chừa một cửa kín - là khu rừng nhỏ, hai con đường trồng dẻ gai dọc theo bờ chìm vào, mất hút bên trong. Từ bực thềm phía tây, nhìn qua khu rừng thấp, thấy lại dãy cao nguyên bát ngát và sườn đồi trồng ngũ cốc giăng giăng. Tại chân trời, xa xa, thoáng bóng ngôi nhà thờ của một thôn bản nhỏ. Những chiều về tĩnh mịch, đôi làn khói xám vươn lên. Mỗi chiều hè, sau những buổi cơm tối, chúng tôi xuống chơi trong “vườn thấp”. Chúng tôi lách qua cửa kín, tiến đến một cái ghế đá bên đường dẻ gai; ngồi đây có thể nhìn được cả xứ này; cậu tôi, mẹ tôi, và cô Ashburton ngồi xuống ghế đá, bên cạnh mái nhà tranh gần cái hầm đất vôi bỏ hoang đã lâu.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Đôi tấm xấu có bọt sủi, nhìn qua đó, thì cây bên ngoài xiêu vẹo cả thân… Người phát thư đi ngang, thình lình như nổi bướu trên lưng. Khu vườn hình chữ nhật, chung quanh là tường gạch. Đàng trước là một nội cỏ khá rộng, có bóng cây lối đi trải sỏi, tường vôi được xây thấp xuống, nhìn qua thấy khu sân thôn trang bao quanh khu vườn; và một con đường đi giữa những hàng cây dẻ gai. Khu vườn sau nhà có phần rộng rãi hơn. Lối đi đầy hoa nở bên những hàng cây trồng dựa vách tường nam. Hàng cây nguyệt quế rất dày che khuất gió biển về trên đó. Một lối khác, dọc theo tường bắc, mất hút trong cây lá rườm rà. Các cô em họ tôi gọi là “lối âm u”. Vào lúc hoàng hôn, ít khi dám lang thang ra đấy. Hai lối đi cùng dẫn tới vườn rau, vườn rau tiếp khu vườn, và thấp hơn vài bệ gạch… Rồi bên kia bức tường cuối vườn rau - bức tường có chừa một cửa kín - là khu rừng nhỏ, hai con đường trồng dẻ gai dọc theo bờ chìm vào, mất hút bên trong. Từ bực thềm phía tây, nhìn qua khu rừng thấp, thấy lại dãy cao nguyên bát ngát và sườn đồi trồng ngũ cốc giăng giăng. Tại chân trời, xa xa, thoáng bóng ngôi nhà thờ của một thôn bản nhỏ. Những chiều về tĩnh mịch, đôi làn khói xám vươn lên. Mỗi chiều hè, sau những buổi cơm tối, chúng tôi xuống chơi trong “vườn thấp”. Chúng tôi lách qua cửa kín, tiến đến một cái ghế đá bên đường dẻ gai; ngồi đây có thể nhìn được cả xứ này; cậu tôi, mẹ tôi, và cô Ashburton ngồi xuống ghế đá, bên cạnh mái nhà tranh gần cái hầm đất vôi bỏ hoang đã lâu.
Thung lũng nhỏ trước mặt, bàng bạc sương chiều. Nền trời vàng óng trên núi đồi xa xa… Chúng tôi vẫn còn dần dà mãi trong vườn… Trở vào nhà, nơi phòng khách, gặp lại mợ tôi; mợ tôi thường chả bao giờ cùng chúng tôi dạo vườn… Chúng tôi ở phòng riêng chong đèn đọc sách. Một lát khuya, chỉ còn tiếng chân mẹ, cậu, mợ, chậm rãi lên lầu về phòng riêng an giấc. Ban ngày, không ở vườn, thì chúng tôi ở phòng văn của cậu tôi, có ghế bàn đầy đủ cho chúng tôi. Robert ngồi bên tôi, phía sau là Juliette và Alissa, Alissa lớn hơn tôi hai; Juliette nhỏ hơn tôi một; trong bốn đứa, Robert nhỏ nhất. Tôi không kể lại nơi đây tất cả những kỷ niệm đầu tiên ngày nhỏ, tôi chỉ kể lại những kỷ niệm nào có liên hệ đến câu chuyện này thôi. Câu chuyện có thể nói là khởi đầu vào năm cha tôi mất. Có lẽ tình cảm tôi bị xáo trộn quá nhiều vì cái tang lớn, vì buồn riêng, vì nhìn thấy mẹ buồn, mà tâm hồn tôi dễ bị xúc động qua những niềm cảm mộ mới chăng? Tuổi còn nhỏ, mà tôi đã sớm hiểu biết quá nhiều; và năm ấy khi trở lại miền Fongueusemare, tôi thấy Robert và Juliette như càng nhỏ thêm ra, nhưng khi nhìn lại Alissa, đột nhiên tôi chợt hiểu rằng cả hai chúng tôi không còn trẻ con nữa. Vâng, chính là vào năm cha tôi mất. Điều giúp tôi tin chắc ký ức mình không nhầm lẫn ấy là một mẩu chuyện, một vài lời đối đáp giữa mẹ tôi và cô Ashburton, sau khi chúng tôi tới nhà cậu. Tôi vào phòng riêng giữa lúc mẹ tôi đang nói chuyện với cô Ashburton; hai người đang nói về mợ tôi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Thung lũng nhỏ trước mặt, bàng bạc sương chiều. Nền trời vàng óng trên núi đồi xa xa… Chúng tôi vẫn còn dần dà mãi trong vườn… Trở vào nhà, nơi phòng khách, gặp lại mợ tôi; mợ tôi thường chả bao giờ cùng chúng tôi dạo vườn… Chúng tôi ở phòng riêng chong đèn đọc sách. Một lát khuya, chỉ còn tiếng chân mẹ, cậu, mợ, chậm rãi lên lầu về phòng riêng an giấc. Ban ngày, không ở vườn, thì chúng tôi ở phòng văn của cậu tôi, có ghế bàn đầy đủ cho chúng tôi. Robert ngồi bên tôi, phía sau là Juliette và Alissa, Alissa lớn hơn tôi hai; Juliette nhỏ hơn tôi một; trong bốn đứa, Robert nhỏ nhất. Tôi không kể lại nơi đây tất cả những kỷ niệm đầu tiên ngày nhỏ, tôi chỉ kể lại những kỷ niệm nào có liên hệ đến câu chuyện này thôi. Câu chuyện có thể nói là khởi đầu vào năm cha tôi mất. Có lẽ tình cảm tôi bị xáo trộn quá nhiều vì cái tang lớn, vì buồn riêng, vì nhìn thấy mẹ buồn, mà tâm hồn tôi dễ bị xúc động qua những niềm cảm mộ mới chăng? Tuổi còn nhỏ, mà tôi đã sớm hiểu biết quá nhiều; và năm ấy khi trở lại miền Fongueusemare, tôi thấy Robert và Juliette như càng nhỏ thêm ra, nhưng khi nhìn lại Alissa, đột nhiên tôi chợt hiểu rằng cả hai chúng tôi không còn trẻ con nữa. Vâng, chính là vào năm cha tôi mất. Điều giúp tôi tin chắc ký ức mình không nhầm lẫn ấy là một mẩu chuyện, một vài lời đối đáp giữa mẹ tôi và cô Ashburton, sau khi chúng tôi tới nhà cậu. Tôi vào phòng riêng giữa lúc mẹ tôi đang nói chuyện với cô Ashburton; hai người đang nói về mợ tôi.
Tôi vào phòng riêng giữa lúc mẹ tôi đang nói chuyện với cô Ashburton; hai người đang nói về mợ tôi. Mẹ tôi tức giận tại sao mợ tôi không giữ tang phục, sao lại đoạn tang quá sớm (Riêng với tôi, thì không thể nào tôi hình dung được mợ Bucolin vận tang phục đen, cũng như không thể nào hình dung mẹ tôi vận đồ tươi thắm được). Ngày chúng tôi đến, tôi nhớ rõ là mợ Lucile Bucolin mặc một chiếc áo hàng mỏng rất thưa. Cô Ashburton, tính ưa hòa giải, gắng làm dịu lòng mẹ tôi; bà e dè nói: - Kể ra màu trắng cũng là màu tang. Mẹ tôi tức giận nói: - Thế thì cái khăn quàng vai đỏ rực của nàng, chị cũng gọi là “màu tang” nữa chắc? Tôi chỉ gặp mợ tôi vào những ngày nghỉ học, chắc hẳn sự oi bức của mùa hè khiến mợ phải mặc hàng thưa, và chính lối ăn vận trống hở ấy càng làm mẹ tôi tức và khó chịu hơn là màu thắm của chiếc khăn quàng. Một tấm ảnh của mợ, tôi còn giữ, gương mặt giống nguyên như thuở ấy, có vẻ trẻ đến nỗi ta có thể lầm tưởng mợ là chị cả của hai người con gái, chứ không phải là mẹ. Ảnh chụp Lucile ngồi trong dáng dấp quen thuộc: đầu tì trên tay trái, ngón út mềm mại gập về làn môi. Một chiếc lưới giữ mái tóc cong dày xõa xuống gáy; một chiếc médaillon [3] khảm lối ý, thõng buông từ chiếc vòng cổ lỏng bằng nhung đen, chỗ hở của áo cánh. Vòng cổ nhung đen, thắt “nơ” lỏng, chiếc nón rạ rộng vành, mềm dịu, càng làm cho vẻ mặt nàng thơ dại thêm ra. Bàn tay phải, buông xuôi, cầm một tập sách. Lucile Bucolin vốn sinh ở thuộc địa và mồ côi rất sớm.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tôi vào phòng riêng giữa lúc mẹ tôi đang nói chuyện với cô Ashburton; hai người đang nói về mợ tôi. Mẹ tôi tức giận tại sao mợ tôi không giữ tang phục, sao lại đoạn tang quá sớm (Riêng với tôi, thì không thể nào tôi hình dung được mợ Bucolin vận tang phục đen, cũng như không thể nào hình dung mẹ tôi vận đồ tươi thắm được). Ngày chúng tôi đến, tôi nhớ rõ là mợ Lucile Bucolin mặc một chiếc áo hàng mỏng rất thưa. Cô Ashburton, tính ưa hòa giải, gắng làm dịu lòng mẹ tôi; bà e dè nói: - Kể ra màu trắng cũng là màu tang. Mẹ tôi tức giận nói: - Thế thì cái khăn quàng vai đỏ rực của nàng, chị cũng gọi là “màu tang” nữa chắc? Tôi chỉ gặp mợ tôi vào những ngày nghỉ học, chắc hẳn sự oi bức của mùa hè khiến mợ phải mặc hàng thưa, và chính lối ăn vận trống hở ấy càng làm mẹ tôi tức và khó chịu hơn là màu thắm của chiếc khăn quàng. Một tấm ảnh của mợ, tôi còn giữ, gương mặt giống nguyên như thuở ấy, có vẻ trẻ đến nỗi ta có thể lầm tưởng mợ là chị cả của hai người con gái, chứ không phải là mẹ. Ảnh chụp Lucile ngồi trong dáng dấp quen thuộc: đầu tì trên tay trái, ngón út mềm mại gập về làn môi. Một chiếc lưới giữ mái tóc cong dày xõa xuống gáy; một chiếc médaillon [3] khảm lối ý, thõng buông từ chiếc vòng cổ lỏng bằng nhung đen, chỗ hở của áo cánh. Vòng cổ nhung đen, thắt “nơ” lỏng, chiếc nón rạ rộng vành, mềm dịu, càng làm cho vẻ mặt nàng thơ dại thêm ra. Bàn tay phải, buông xuôi, cầm một tập sách. Lucile Bucolin vốn sinh ở thuộc địa và mồ côi rất sớm.
Bàn tay phải, buông xuôi, cầm một tập sách. Lucile Bucolin vốn sinh ở thuộc địa và mồ côi rất sớm. Sau này mẹ tôi cho biết rằng thuở nhỏ Lucile bơ vơ, côi cút, được gia đình mục sư Vautier đem về nuôi. Thuở ấy, mục sư chưa có con, rồi sau này, khi rời xứ Martinique, vị mục sư đem nàng về Havre cùng với gia đình. Thế rồi hai gia đình Vautier và Bucolin giao thiệp nhau; cậu tôi thuở ấy đương là một thuộc viên cho một nhà băng ở ngoại quốc, và ba năm sau, khi trở về gia đình, cậu mới gặp Lucile. Cậu yêu ngay, và liền hỏi nàng làm vợ. Điều đó làm cho ông bà và mẹ tôi buồn phiền. Trong khoảng thời gian đó, bà Vautier hạ sinh được hai con, và bắt đầu lo sợ cho con mình trước cái ảnh hưởng của người chị nuôi, mà tính khí càng ngày càng tỏ ra kỳ quặc. Hơn nữa, của cải vị mục sư cũng chẳng có mấy. Tất cả những điều này, mẹ tôi kể lại để cho tôi biết rằng gia đình vị mục sư hân hoan biết mấy trước lời cầu hôn của cậu tôi. Điều tôi đoán biết là cô Lucile đã bắt đầu làm cho ông bà Vautier bối rối. Tôi cũng hiểu rõ đô thị Havre, để có thể tưởng tượng được thái độ của người ta đối với cô gái đầy quyến rũ ấy. Mục sư Vautier (sau này tôi được biết), vốn tính cẩn trọng, ôn hòa chơn chất, vốn không phương thế đối phó với những sự rối rắm, với những việc dữ - hẳn mục sư thấy bối rối mà không biết làm sao. Còn bà Vautier, thì tôi không rõ; bà mất đi lúc sinh hạ người con thứ tư, người đó sau này sẽ là bạn của tôi. *
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Bàn tay phải, buông xuôi, cầm một tập sách. Lucile Bucolin vốn sinh ở thuộc địa và mồ côi rất sớm. Sau này mẹ tôi cho biết rằng thuở nhỏ Lucile bơ vơ, côi cút, được gia đình mục sư Vautier đem về nuôi. Thuở ấy, mục sư chưa có con, rồi sau này, khi rời xứ Martinique, vị mục sư đem nàng về Havre cùng với gia đình. Thế rồi hai gia đình Vautier và Bucolin giao thiệp nhau; cậu tôi thuở ấy đương là một thuộc viên cho một nhà băng ở ngoại quốc, và ba năm sau, khi trở về gia đình, cậu mới gặp Lucile. Cậu yêu ngay, và liền hỏi nàng làm vợ. Điều đó làm cho ông bà và mẹ tôi buồn phiền. Trong khoảng thời gian đó, bà Vautier hạ sinh được hai con, và bắt đầu lo sợ cho con mình trước cái ảnh hưởng của người chị nuôi, mà tính khí càng ngày càng tỏ ra kỳ quặc. Hơn nữa, của cải vị mục sư cũng chẳng có mấy. Tất cả những điều này, mẹ tôi kể lại để cho tôi biết rằng gia đình vị mục sư hân hoan biết mấy trước lời cầu hôn của cậu tôi. Điều tôi đoán biết là cô Lucile đã bắt đầu làm cho ông bà Vautier bối rối. Tôi cũng hiểu rõ đô thị Havre, để có thể tưởng tượng được thái độ của người ta đối với cô gái đầy quyến rũ ấy. Mục sư Vautier (sau này tôi được biết), vốn tính cẩn trọng, ôn hòa chơn chất, vốn không phương thế đối phó với những sự rối rắm, với những việc dữ - hẳn mục sư thấy bối rối mà không biết làm sao. Còn bà Vautier, thì tôi không rõ; bà mất đi lúc sinh hạ người con thứ tư, người đó sau này sẽ là bạn của tôi. *
Còn bà Vautier, thì tôi không rõ; bà mất đi lúc sinh hạ người con thứ tư, người đó sau này sẽ là bạn của tôi. * Lucile Bucolin ít khi tham dự vào nếp sống của chúng tôi; nàng ở phòng riêng, chỉ xuống sau buổi cơm trưa; nằm trên một chiếc tràng kỷ, hay trong một chiếc võng dong đưa, nằm mãi cho đến chiều, mới uể oải đứng lên. Đôi lúc nàng đưa khăn lên trán như để lau mồ hôi, chiếc khăn rất mịn, phảng phất mùi hương của một loại quả hơn là hương của một loại hoa, đôi khi nàng lấy trong giải lưng ra một cái gương bé tí có nắp bạc, cột chung với chiếc đồng hồ trái quít và vài vật nhỏ ; nàng soi gương, đưa ngón tay sờ môi, lấy tí nước bọt thoa lên cuối mắt. Nàng hay cầm một quyển sách, gấp lại luôn, trong tập sách một miếng ngà đánh dấu chỗ đương xem, ngăn giữa những trang giấy. Đôi mắt mơ màng của nàng chả khi nào rời mộng để nhìn một ai. Có lúc, từ bàn tay uể oải hoặc từ thành dựa của chiếc tràng kỷ, hoặc từ nếp jupe, chiếc mùi xoa của nàng chợt rơi xuống đất hoặc quyển sách, hoặc một đóa hoa, hay mảnh ngà trong tập sách. Một ngày nọ, nhặt tập sách lên - đây là một kỷ niệm thuở nhỏ, tôi kể lại bạn nghe - tôi đỏ mặt khi thấy đó là một tập thơ. Sau buổi cơm chiều, tối lại, Lucile Bucolin không lại bàn ngồi cùng chúng tôi, lặng lẽ đến bên dương cầm, thung dung đánh những bản Mazurkas[4] chậm rãi của Chopin; đôi lúc dứt bỏ nhịp đàn, nàng dừng lại trên một hài âm…
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Còn bà Vautier, thì tôi không rõ; bà mất đi lúc sinh hạ người con thứ tư, người đó sau này sẽ là bạn của tôi. * Lucile Bucolin ít khi tham dự vào nếp sống của chúng tôi; nàng ở phòng riêng, chỉ xuống sau buổi cơm trưa; nằm trên một chiếc tràng kỷ, hay trong một chiếc võng dong đưa, nằm mãi cho đến chiều, mới uể oải đứng lên. Đôi lúc nàng đưa khăn lên trán như để lau mồ hôi, chiếc khăn rất mịn, phảng phất mùi hương của một loại quả hơn là hương của một loại hoa, đôi khi nàng lấy trong giải lưng ra một cái gương bé tí có nắp bạc, cột chung với chiếc đồng hồ trái quít và vài vật nhỏ ; nàng soi gương, đưa ngón tay sờ môi, lấy tí nước bọt thoa lên cuối mắt. Nàng hay cầm một quyển sách, gấp lại luôn, trong tập sách một miếng ngà đánh dấu chỗ đương xem, ngăn giữa những trang giấy. Đôi mắt mơ màng của nàng chả khi nào rời mộng để nhìn một ai. Có lúc, từ bàn tay uể oải hoặc từ thành dựa của chiếc tràng kỷ, hoặc từ nếp jupe, chiếc mùi xoa của nàng chợt rơi xuống đất hoặc quyển sách, hoặc một đóa hoa, hay mảnh ngà trong tập sách. Một ngày nọ, nhặt tập sách lên - đây là một kỷ niệm thuở nhỏ, tôi kể lại bạn nghe - tôi đỏ mặt khi thấy đó là một tập thơ. Sau buổi cơm chiều, tối lại, Lucile Bucolin không lại bàn ngồi cùng chúng tôi, lặng lẽ đến bên dương cầm, thung dung đánh những bản Mazurkas[4] chậm rãi của Chopin; đôi lúc dứt bỏ nhịp đàn, nàng dừng lại trên một hài âm…
Tôi luôn luôn cảm thấy một sự khó chịu dị thường khi đứng gần người mợ tôi, một niềm gì xen lẫn, như bối rối, như hoang mang, vừa ngợi khen, vừa sợ hãi. Một bản năng sâu kín như bảo tôi phải e dè. Tôi cảm thấy hình như nàng khinh thường Cô Ashburton, khi dể mẹ tôi, và Cô Ashburton như sợ nàng, còn mẹ tôi không ưa gì nàng lắm. Lucile Bucolin ạ, tôi muốn không giận nàng nữa, tôi muốn trong giây lát tạm quên rằng người đã gây quá nhiều tai họa.. dù sao tôi cũng sẽ cố gắng điềm tĩnh nói về người, không giữ niềm oán hận chi. Ngày hè năm ấy - hay là của năm sau, tôi không nhớ rõ, vì trong khung cảnh mãi mãi giống nhau, đôi khi những kỷ niệm của tôi chan hòa nhau lộn xộn - ngày nọ tôi vào sa-lông tìm một quyển sách, Lucile ở trong phòng. Tôi định quay ra ngay; thường ngày nàng chẳng bao giờ nhìn thấy tôi, bỗng nhiên nàng gọi: - Jérôme, sao lại vội ra ngay thế! Tôi làm cháu sợ phải không? Tôi hồi hộp tiến lại gần nàng; gắng mỉm cười, đưa tay cho nàng bắt. Nàng nắm giữ tay tôi, và vuốt má tôi: - Sao mẹ cháu lại cho ăn mặc tệ thế này? Đó là một chiếc áo va-rơ cổ lớn, và mợ tôi bắt đầu vò nhàu nát cả. - “Cổ va-rơ lính thủy mặc hở hơn kia?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tôi luôn luôn cảm thấy một sự khó chịu dị thường khi đứng gần người mợ tôi, một niềm gì xen lẫn, như bối rối, như hoang mang, vừa ngợi khen, vừa sợ hãi. Một bản năng sâu kín như bảo tôi phải e dè. Tôi cảm thấy hình như nàng khinh thường Cô Ashburton, khi dể mẹ tôi, và Cô Ashburton như sợ nàng, còn mẹ tôi không ưa gì nàng lắm. Lucile Bucolin ạ, tôi muốn không giận nàng nữa, tôi muốn trong giây lát tạm quên rằng người đã gây quá nhiều tai họa.. dù sao tôi cũng sẽ cố gắng điềm tĩnh nói về người, không giữ niềm oán hận chi. Ngày hè năm ấy - hay là của năm sau, tôi không nhớ rõ, vì trong khung cảnh mãi mãi giống nhau, đôi khi những kỷ niệm của tôi chan hòa nhau lộn xộn - ngày nọ tôi vào sa-lông tìm một quyển sách, Lucile ở trong phòng. Tôi định quay ra ngay; thường ngày nàng chẳng bao giờ nhìn thấy tôi, bỗng nhiên nàng gọi: - Jérôme, sao lại vội ra ngay thế! Tôi làm cháu sợ phải không? Tôi hồi hộp tiến lại gần nàng; gắng mỉm cười, đưa tay cho nàng bắt. Nàng nắm giữ tay tôi, và vuốt má tôi: - Sao mẹ cháu lại cho ăn mặc tệ thế này? Đó là một chiếc áo va-rơ cổ lớn, và mợ tôi bắt đầu vò nhàu nát cả. - “Cổ va-rơ lính thủy mặc hở hơn kia?
Nàng nắm giữ tay tôi, và vuốt má tôi: - Sao mẹ cháu lại cho ăn mặc tệ thế này? Đó là một chiếc áo va-rơ cổ lớn, và mợ tôi bắt đầu vò nhàu nát cả. - “Cổ va-rơ lính thủy mặc hở hơn kia? Nàng làm sổ tung một chiếc cúc áo - “Nào, cháu xem có phải như thế này trông đẹp hơn không Và nàng lấy chiếc gương nhỏ ra, kéo khuôn mặt tôi sát lại mặt nàng, đưa cánh tay trần quàng qua cổ tôi, đưa tay thò vào phía trong áo sơ mi trắng, vừa cười vừa hỏi tôi có thấy nhột không, đi xa hơn nữa.. Tôi hốt hoảng lên… chiếc áo Va-rơ rách toang cả; tôi đỏ mặt tía tai bỏ chạy trốn, trong khi nàng rủa: - Ồ ! Tôi chạy đến cuối vườn; lấy mù-xoa nhúng vào bể nước mưa, đưa lên lau trán, chà xát mặt, má, cổ tất cả mọi nơi mà người đàn bà quái gở ấy đã sờ mó. Có đôi ngày, Lucile Bucolin “trở chứng”. Cơn bệnh phát thình lình, thế là cả nhà nhộn cả lên. CÔ Ashburton vội đem bọn trẻ con đi chăm giữ chúng; nhưng không thể nào làm át được những tiếng kêu ghê sợ từ sa-lông hoặc phòng ngủ vẳng ra. Cậu tôi cuống lên, chạy khắp hành lang, tìm khăn lau, tìm eau de cologne, tìm e-the; buổi cơm tối không có mặt mợ, trông cậu tôi già đi và lo âu vô hạn. Khi cơn trở chứng tạm qua, Lucile Bucohn gọi các con lại bên mình, Robert và Juliette. Những ngày u ám ấy, Ahssa đóng kín cửa phòng, và đôi khi cậu tôi đến với con; cậu hay nói chuyện với Alissa lắm. Những cơn bệnh của mợ tôi kích động bọn gia nhân rất nhiều.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nàng nắm giữ tay tôi, và vuốt má tôi: - Sao mẹ cháu lại cho ăn mặc tệ thế này? Đó là một chiếc áo va-rơ cổ lớn, và mợ tôi bắt đầu vò nhàu nát cả. - “Cổ va-rơ lính thủy mặc hở hơn kia? Nàng làm sổ tung một chiếc cúc áo - “Nào, cháu xem có phải như thế này trông đẹp hơn không Và nàng lấy chiếc gương nhỏ ra, kéo khuôn mặt tôi sát lại mặt nàng, đưa cánh tay trần quàng qua cổ tôi, đưa tay thò vào phía trong áo sơ mi trắng, vừa cười vừa hỏi tôi có thấy nhột không, đi xa hơn nữa.. Tôi hốt hoảng lên… chiếc áo Va-rơ rách toang cả; tôi đỏ mặt tía tai bỏ chạy trốn, trong khi nàng rủa: - Ồ ! Tôi chạy đến cuối vườn; lấy mù-xoa nhúng vào bể nước mưa, đưa lên lau trán, chà xát mặt, má, cổ tất cả mọi nơi mà người đàn bà quái gở ấy đã sờ mó. Có đôi ngày, Lucile Bucolin “trở chứng”. Cơn bệnh phát thình lình, thế là cả nhà nhộn cả lên. CÔ Ashburton vội đem bọn trẻ con đi chăm giữ chúng; nhưng không thể nào làm át được những tiếng kêu ghê sợ từ sa-lông hoặc phòng ngủ vẳng ra. Cậu tôi cuống lên, chạy khắp hành lang, tìm khăn lau, tìm eau de cologne, tìm e-the; buổi cơm tối không có mặt mợ, trông cậu tôi già đi và lo âu vô hạn. Khi cơn trở chứng tạm qua, Lucile Bucohn gọi các con lại bên mình, Robert và Juliette. Những ngày u ám ấy, Ahssa đóng kín cửa phòng, và đôi khi cậu tôi đến với con; cậu hay nói chuyện với Alissa lắm. Những cơn bệnh của mợ tôi kích động bọn gia nhân rất nhiều.
Những ngày u ám ấy, Ahssa đóng kín cửa phòng, và đôi khi cậu tôi đến với con; cậu hay nói chuyện với Alissa lắm. Những cơn bệnh của mợ tôi kích động bọn gia nhân rất nhiều. Một buổi chiều nọ cơn chứng phát lên mãnh liệt khác thường; khi tôi cùng mẹ tôi ở trong phòng, nơi đây người ta ít nghe những chuyện xảy ra ở sa-lông, chúng tôi bỗng nghe chị bếp chạy trong hành lang kêu rối rít: - Mời ông xuống gấp, bà chết đến nơi Cậu tôi đương ở trên phòng Alissa; mẹ tôi cũng đổ xô ra khi cậu tôi xuống. Mười lăm phút sau, hai người đi ngang trở qua cửa sổ mở mà không để ý gì, tôi nghe rõ giọng mẹ tôi: - Cậu có muốn nghe tôi nói thật không: tất cả đều là đóng trò đấy thôi, cậu nhé - Và nhiều lần, mẹ tôi nhấn mạnh từng lời: đóng-trò-cả-đấy-thôi. Việc này xảy ra khoảng cuối hè, đúng hai năm sau cái tang lớn của tôi. Tôi sẽ không gặp lại mợ tôi một thời gian lâu lắm, nhưng trước khi nói đến biến cố đau buồn xảy đến làm đảo lộn gia đình, và một chút chuyện nhỏ xảy ra không bao lâu trước lúc chung cục đã làm cho niềm phức tạp mơ hồ của tôi đối với Lucile Bucolin trở thành sự oán ghét hoàn toàn – tôi tưởng đã đến lúc phải nói nhiều về cô em họ của tôi. Alissa Bucolin thật là xinh đẹp, đó là điều thuở ấy tôi chưa biết nhận ra; tôi thấy quyến luyến nàng là do một cái duyên mặn mà nào khác hơn là vì sắc đẹp. Alissa rất giống mẹ; nhưng đôi mắt của nàng có một vẻ nhìn khác hẳn, khác nhiều lắm, cho đến nỗi tôi có nhận ra nàng giống mẹ, là chỉ sau này thôi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Những ngày u ám ấy, Ahssa đóng kín cửa phòng, và đôi khi cậu tôi đến với con; cậu hay nói chuyện với Alissa lắm. Những cơn bệnh của mợ tôi kích động bọn gia nhân rất nhiều. Một buổi chiều nọ cơn chứng phát lên mãnh liệt khác thường; khi tôi cùng mẹ tôi ở trong phòng, nơi đây người ta ít nghe những chuyện xảy ra ở sa-lông, chúng tôi bỗng nghe chị bếp chạy trong hành lang kêu rối rít: - Mời ông xuống gấp, bà chết đến nơi Cậu tôi đương ở trên phòng Alissa; mẹ tôi cũng đổ xô ra khi cậu tôi xuống. Mười lăm phút sau, hai người đi ngang trở qua cửa sổ mở mà không để ý gì, tôi nghe rõ giọng mẹ tôi: - Cậu có muốn nghe tôi nói thật không: tất cả đều là đóng trò đấy thôi, cậu nhé - Và nhiều lần, mẹ tôi nhấn mạnh từng lời: đóng-trò-cả-đấy-thôi. Việc này xảy ra khoảng cuối hè, đúng hai năm sau cái tang lớn của tôi. Tôi sẽ không gặp lại mợ tôi một thời gian lâu lắm, nhưng trước khi nói đến biến cố đau buồn xảy đến làm đảo lộn gia đình, và một chút chuyện nhỏ xảy ra không bao lâu trước lúc chung cục đã làm cho niềm phức tạp mơ hồ của tôi đối với Lucile Bucolin trở thành sự oán ghét hoàn toàn – tôi tưởng đã đến lúc phải nói nhiều về cô em họ của tôi. Alissa Bucolin thật là xinh đẹp, đó là điều thuở ấy tôi chưa biết nhận ra; tôi thấy quyến luyến nàng là do một cái duyên mặn mà nào khác hơn là vì sắc đẹp. Alissa rất giống mẹ; nhưng đôi mắt của nàng có một vẻ nhìn khác hẳn, khác nhiều lắm, cho đến nỗi tôi có nhận ra nàng giống mẹ, là chỉ sau này thôi.
Alissa rất giống mẹ; nhưng đôi mắt của nàng có một vẻ nhìn khác hẳn, khác nhiều lắm, cho đến nỗi tôi có nhận ra nàng giống mẹ, là chỉ sau này thôi. Tôi không thể tả một gương mặt; bảo tả cho rõ những nét đặc biệt nào của một gương mặt thì tôi xin chịu. Cả đến màu sắc của những đôi mắt cũng thế. Ngày nay nói đến gương mặt nàng thì tôi chỉ hình dung được nụ cười đã sớm mang vẻ buồn sầu trên môi, và hai đường lông mày lá liễu cong vòng cao dị thường trên đôi mắt. Tôi chưa nhìn thấy những đôi mắt như thế bao giờ. Ồ, mà có chứ: trên một chiếc tượng Ý nhỏ thuộc thời đại Dante; và thế là tôi tin rằng chắc hẳn Béatrix thuở bé cũng có những đôi mày cong vòng cao như thế. Và do đó, cái nhìn của nàng có vẻ vừa như hỏi han, vừa như băn khoăn, vừa như tin cậy, một vẻ đợi chờ thắc mắc chất vấn thiết tha. Tôi sẽ có dịp nói cho bạn rõ vì sao cái nhìn ấy sau này sẽ chiếm cứ trọn cuộc đời tôi. Juliette có lẽ đẹp hơn chị; sự vui tươi, khỏe mạnh làm sáng ngời sắc đẹp của nàng; nhưng bên cạnh cái duyên mặn mà của Alissa, thì sắc đẹp cô em có vẻ thiếu phần kín đáo, như phơi mở hết ra ngoài. Còn chú em Robert, thì chả có gì đặc biệt. Đấy là một chú bé gần cùng tuổi tôi. Tôi chơi đùa với Juliette và Robert; với Alissa, tôi trò chuyện; nàng chằng bao giờ tham dự những cuộc chơi của chúng tôi; dù lùi về xa bao nhiêu trong quá khứ, tôi vẫn nhìn thấy một gương mặt đoan trang, dịu dàng mỉm cười trầm mặc. Chúng tôi nói những chuyện gì? Hai đứa trẻ con có thể trò chuyện những gì?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Alissa rất giống mẹ; nhưng đôi mắt của nàng có một vẻ nhìn khác hẳn, khác nhiều lắm, cho đến nỗi tôi có nhận ra nàng giống mẹ, là chỉ sau này thôi. Tôi không thể tả một gương mặt; bảo tả cho rõ những nét đặc biệt nào của một gương mặt thì tôi xin chịu. Cả đến màu sắc của những đôi mắt cũng thế. Ngày nay nói đến gương mặt nàng thì tôi chỉ hình dung được nụ cười đã sớm mang vẻ buồn sầu trên môi, và hai đường lông mày lá liễu cong vòng cao dị thường trên đôi mắt. Tôi chưa nhìn thấy những đôi mắt như thế bao giờ. Ồ, mà có chứ: trên một chiếc tượng Ý nhỏ thuộc thời đại Dante; và thế là tôi tin rằng chắc hẳn Béatrix thuở bé cũng có những đôi mày cong vòng cao như thế. Và do đó, cái nhìn của nàng có vẻ vừa như hỏi han, vừa như băn khoăn, vừa như tin cậy, một vẻ đợi chờ thắc mắc chất vấn thiết tha. Tôi sẽ có dịp nói cho bạn rõ vì sao cái nhìn ấy sau này sẽ chiếm cứ trọn cuộc đời tôi. Juliette có lẽ đẹp hơn chị; sự vui tươi, khỏe mạnh làm sáng ngời sắc đẹp của nàng; nhưng bên cạnh cái duyên mặn mà của Alissa, thì sắc đẹp cô em có vẻ thiếu phần kín đáo, như phơi mở hết ra ngoài. Còn chú em Robert, thì chả có gì đặc biệt. Đấy là một chú bé gần cùng tuổi tôi. Tôi chơi đùa với Juliette và Robert; với Alissa, tôi trò chuyện; nàng chằng bao giờ tham dự những cuộc chơi của chúng tôi; dù lùi về xa bao nhiêu trong quá khứ, tôi vẫn nhìn thấy một gương mặt đoan trang, dịu dàng mỉm cười trầm mặc. Chúng tôi nói những chuyện gì? Hai đứa trẻ con có thể trò chuyện những gì?
Chúng tôi nói những chuyện gì? Hai đứa trẻ con có thể trò chuyện những gì? Tôi sẽ cố gắng thuật lại mà trước hết, tôi muốn trở lại câu chuyện mợ tôi một lần nữa cho xong, để từ nay khỏi phải còn bận tâm đến nữa. Hai năm sau ngày cha tôi mất, tôi cùng mẹ trở về Harve trong dịp lễ Phục sinh. Hai mẹ con không trọ nhà cậu Bucolin, vì nhà ở phố vốn không rộng rãi gì mấy, mà trọ nhà một người chị của mẹ tôi, ở đây nhà cửa, vườn tược rộng rãi hơn. Dì Plantier ít khi tôi gặp; dì góa bụa từ lâu; những người con của dì, tôi không quen biết mấy, họ lớn tuổi hơn tôi nhiều, tính tình cũng khác. Nhà dì Plantier không ở hẳn trong đô thành, mà ở lưng chừng một ngọn đồi khá cao, nơi đây nhìn khắp được đô thị. Cậu Bucolin thì lại ở gần khu náo nhiệt; đi từ nhà cậu sang nhà dì phải theo một con đường dốc; cứ thế mỗi ngày nhiều bận tôi lại leo xuống, leo lên. Hôm đó, ăn tra tại nhà cậu xong, tôi đưa cậu đến sở rồi trở về nhà dì Plantier tìm mẹ, thì mẹ cùng dì có việc phải đi, đến tối mới về. ít khi tôi được đi chơi tự do một mình. Tôi ra bến tàu, lúc bấy giờ sương mù giăng khắp. Tôi lang thang một vài giờ trên những bờ ke. Bỗng nhiên tôi nảy ra ý muốn đột ngột trở về nhà cậu làm cho Alissa ngạc nhiên chơi… Tôi chạy bay qua phố, đến nhà, tôi vụt lên cầu thang. người vú mở cửa, cản đường tôi, rối rít bảo: - Đừng lên, đừng lên, cậu Jérôme ạl Đừng lên ! Tôi có đến tìm mợ đâu. Phòng Alỉssa ở tầng thứ ba. Tầng thứ nhất là sa-lông và phòng ăn, tầng thứ nhì là phòng của mợ tôi, phát ra nhiều giọng nói.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Chúng tôi nói những chuyện gì? Hai đứa trẻ con có thể trò chuyện những gì? Tôi sẽ cố gắng thuật lại mà trước hết, tôi muốn trở lại câu chuyện mợ tôi một lần nữa cho xong, để từ nay khỏi phải còn bận tâm đến nữa. Hai năm sau ngày cha tôi mất, tôi cùng mẹ trở về Harve trong dịp lễ Phục sinh. Hai mẹ con không trọ nhà cậu Bucolin, vì nhà ở phố vốn không rộng rãi gì mấy, mà trọ nhà một người chị của mẹ tôi, ở đây nhà cửa, vườn tược rộng rãi hơn. Dì Plantier ít khi tôi gặp; dì góa bụa từ lâu; những người con của dì, tôi không quen biết mấy, họ lớn tuổi hơn tôi nhiều, tính tình cũng khác. Nhà dì Plantier không ở hẳn trong đô thành, mà ở lưng chừng một ngọn đồi khá cao, nơi đây nhìn khắp được đô thị. Cậu Bucolin thì lại ở gần khu náo nhiệt; đi từ nhà cậu sang nhà dì phải theo một con đường dốc; cứ thế mỗi ngày nhiều bận tôi lại leo xuống, leo lên. Hôm đó, ăn tra tại nhà cậu xong, tôi đưa cậu đến sở rồi trở về nhà dì Plantier tìm mẹ, thì mẹ cùng dì có việc phải đi, đến tối mới về. ít khi tôi được đi chơi tự do một mình. Tôi ra bến tàu, lúc bấy giờ sương mù giăng khắp. Tôi lang thang một vài giờ trên những bờ ke. Bỗng nhiên tôi nảy ra ý muốn đột ngột trở về nhà cậu làm cho Alissa ngạc nhiên chơi… Tôi chạy bay qua phố, đến nhà, tôi vụt lên cầu thang. người vú mở cửa, cản đường tôi, rối rít bảo: - Đừng lên, đừng lên, cậu Jérôme ạl Đừng lên ! Tôi có đến tìm mợ đâu. Phòng Alỉssa ở tầng thứ ba. Tầng thứ nhất là sa-lông và phòng ăn, tầng thứ nhì là phòng của mợ tôi, phát ra nhiều giọng nói.
- Đừng lên, đừng lên, cậu Jérôme ạl Đừng lên ! Tôi có đến tìm mợ đâu. Phòng Alỉssa ở tầng thứ ba. Tầng thứ nhất là sa-lông và phòng ăn, tầng thứ nhì là phòng của mợ tôi, phát ra nhiều giọng nói. Cửa phòng mở, ánh sáng chiếu ra; làm sao băng ngang qua bây giờ, lỡ người ta thấy… Tôi lưỡng lự giây lát, lẩn mình vào tường, và sững sờ nhìn thấy một cảnh tượng: giữa phòng có màn rủ xuống, có hai ngọn bạch lạp gieo ánh sáng tươi vui, mợ tôi nằm trên chiếc trường kỷ; Dưới chân là Robert và Juliette; phía sau mợ tôi, có một người con trai lạ mặt vận quân phục cấp trung úy. Ngày nay nghĩ lại, tôi thấy sự có mặt Juliette và Robert trong gian phòng lúc ấy là một điều quái gở; nhưng thuở đó còn ngây thơ, lại lấy thế làm an lòng. Chúng vừa cười vừa nhìn người lạ mặt. Hắn lấy giọng du dương nắn nót: - Bucolin? Bucolin … Nếu tôi có một con cừu, ắt là tôi sẽ gọi nó bằng cái tên Bucolin. Cả mợ tôi cũng cười rộ lên. Bà đưa một điếu thuốc, hắn bật diêm châm rồi đưa cho nàng hít vài hơi. Hắn với tay nhặt lên, làm bộ vướng chân té xuống, quỳ gối trước mặt mợ tôi… Nhờ cái trò lố bịch ấy, tôi băng mình qua không ai hay biết. Tôi đã đến trước cửa phòng Alissa. Tiếng cười nói vẫn còn vẳng lên tự tầng lầu dưới; có lẽ vì thế tiếng gõ cửa của tôi bị át đi không nghe được lời đáp. Gian phòng quá tối, nên tôi không nhận thấy ngay Alissa đương quỳ trên đầu giường, quay lưng về phía cửa. Nàng ngoảnh mặt lại, nhưng vẫn không đứng lên, khi tôi đến gần; nàng âm thầm hỏi nhỏ: - Ồ Jérôme anh còn trở lại làm gì?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
- Đừng lên, đừng lên, cậu Jérôme ạl Đừng lên ! Tôi có đến tìm mợ đâu. Phòng Alỉssa ở tầng thứ ba. Tầng thứ nhất là sa-lông và phòng ăn, tầng thứ nhì là phòng của mợ tôi, phát ra nhiều giọng nói. Cửa phòng mở, ánh sáng chiếu ra; làm sao băng ngang qua bây giờ, lỡ người ta thấy… Tôi lưỡng lự giây lát, lẩn mình vào tường, và sững sờ nhìn thấy một cảnh tượng: giữa phòng có màn rủ xuống, có hai ngọn bạch lạp gieo ánh sáng tươi vui, mợ tôi nằm trên chiếc trường kỷ; Dưới chân là Robert và Juliette; phía sau mợ tôi, có một người con trai lạ mặt vận quân phục cấp trung úy. Ngày nay nghĩ lại, tôi thấy sự có mặt Juliette và Robert trong gian phòng lúc ấy là một điều quái gở; nhưng thuở đó còn ngây thơ, lại lấy thế làm an lòng. Chúng vừa cười vừa nhìn người lạ mặt. Hắn lấy giọng du dương nắn nót: - Bucolin? Bucolin … Nếu tôi có một con cừu, ắt là tôi sẽ gọi nó bằng cái tên Bucolin. Cả mợ tôi cũng cười rộ lên. Bà đưa một điếu thuốc, hắn bật diêm châm rồi đưa cho nàng hít vài hơi. Hắn với tay nhặt lên, làm bộ vướng chân té xuống, quỳ gối trước mặt mợ tôi… Nhờ cái trò lố bịch ấy, tôi băng mình qua không ai hay biết. Tôi đã đến trước cửa phòng Alissa. Tiếng cười nói vẫn còn vẳng lên tự tầng lầu dưới; có lẽ vì thế tiếng gõ cửa của tôi bị át đi không nghe được lời đáp. Gian phòng quá tối, nên tôi không nhận thấy ngay Alissa đương quỳ trên đầu giường, quay lưng về phía cửa. Nàng ngoảnh mặt lại, nhưng vẫn không đứng lên, khi tôi đến gần; nàng âm thầm hỏi nhỏ: - Ồ Jérôme anh còn trở lại làm gì?
Nàng ngoảnh mặt lại, nhưng vẫn không đứng lên, khi tôi đến gần; nàng âm thầm hỏi nhỏ: - Ồ Jérôme anh còn trở lại làm gì? Tôi cúi xuống hôn nàng; gương mặt Alissa nhòa cả lệ Giây phút ấy định đoạt hết cả đời tôi; ngày nay nhớ lại, tôi còn thảng thốt, bàng hoàng. Thuở ấy tôi đâu hiểu hết được nguyên do nỗi thống khổ của Alissa, nhưng tôi cảm thấy xót xa rằng nỗi đau đớn ấy quá mãnh liệt đối với nàng, một tâm hồn hồi hộp hoang mang, một tấm thân yếu đuối đương run rẩy trước cuộc đời. Tôi không thể nói cho nàng hay nỗi rung động của lòng mình khi đó; tôi ôm đầu nàng nép vào ngực tôi, và đặt môi mình lên trán đó. Lòng ngập yêu thương, tôi kêu gọi Thượng Đế chứng tri cho lòng tôi và xin nguyện đem phụng dâng hồn phách, không còn biết đời mình có mục đích nào khác hơn là che chở người em gái trước cuộc đời tàn ác, xấu xa. Tôi quỳ xuống nguyện cầu; bàng hoàng nghe nàng nói: - Jérôme? người ta không thấy anh lên chứ phải không? Thôi anh đi đi Làm sao đừng để cho ai trông thấy anh nhé. Rồi thấp giọng hơn: - Jérôme, đừng kể lại cho ai nghe hết. Ba em không hay biết gì đâu. Tôi không kể lại cho mẹ tôi; nhưng những lời thì thầm bàn tán liên miên giữa dì Plantier và mẹ tôi, vẻ bí mật, lo âu, đau buồn của hai người, và câu “Con ơi đi chơi chỗ khác”, mỗi lần tôi tiến lại gần, tất cả cho thấy rằng hai bà không phải hoàn toàn không hay biết gì về sự bí ẩn trong gia đình cậu tôi. Chúng tôi vừa trở lại Paris, thì một bức điện tín gọi mẹ tôi về lại Havre gấp: mợ Bucolin đã bỏ trốn đi!
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nàng ngoảnh mặt lại, nhưng vẫn không đứng lên, khi tôi đến gần; nàng âm thầm hỏi nhỏ: - Ồ Jérôme anh còn trở lại làm gì? Tôi cúi xuống hôn nàng; gương mặt Alissa nhòa cả lệ Giây phút ấy định đoạt hết cả đời tôi; ngày nay nhớ lại, tôi còn thảng thốt, bàng hoàng. Thuở ấy tôi đâu hiểu hết được nguyên do nỗi thống khổ của Alissa, nhưng tôi cảm thấy xót xa rằng nỗi đau đớn ấy quá mãnh liệt đối với nàng, một tâm hồn hồi hộp hoang mang, một tấm thân yếu đuối đương run rẩy trước cuộc đời. Tôi không thể nói cho nàng hay nỗi rung động của lòng mình khi đó; tôi ôm đầu nàng nép vào ngực tôi, và đặt môi mình lên trán đó. Lòng ngập yêu thương, tôi kêu gọi Thượng Đế chứng tri cho lòng tôi và xin nguyện đem phụng dâng hồn phách, không còn biết đời mình có mục đích nào khác hơn là che chở người em gái trước cuộc đời tàn ác, xấu xa. Tôi quỳ xuống nguyện cầu; bàng hoàng nghe nàng nói: - Jérôme? người ta không thấy anh lên chứ phải không? Thôi anh đi đi Làm sao đừng để cho ai trông thấy anh nhé. Rồi thấp giọng hơn: - Jérôme, đừng kể lại cho ai nghe hết. Ba em không hay biết gì đâu. Tôi không kể lại cho mẹ tôi; nhưng những lời thì thầm bàn tán liên miên giữa dì Plantier và mẹ tôi, vẻ bí mật, lo âu, đau buồn của hai người, và câu “Con ơi đi chơi chỗ khác”, mỗi lần tôi tiến lại gần, tất cả cho thấy rằng hai bà không phải hoàn toàn không hay biết gì về sự bí ẩn trong gia đình cậu tôi. Chúng tôi vừa trở lại Paris, thì một bức điện tín gọi mẹ tôi về lại Havre gấp: mợ Bucolin đã bỏ trốn đi!
Chúng tôi vừa trở lại Paris, thì một bức điện tín gọi mẹ tôi về lại Havre gấp: mợ Bucolin đã bỏ trốn đi! “Trốn đi với một người nào, phải không?” Tôi hỏi Cô Ashburton. Cậu ạ cậu sẽ hỏi điều ấy với má cậu; riêng tôi, không thể nói gì cho cậu được; bà buồn rầu trả lời, và chính bà cũng kinh ngạc khi nghe được tin trên. Hai ngày sau, cô và tôi cùng trở lại Havre vào một ngày thứ bảy. Tôi sẽ gặp lại hai cô em thân mến ở nhà thờ, chỉ một điều ấy thôi là xui tâm trí tôi náo nức. Tôi không bận tâm mấy tí về việc mợ tôi bỏ đi, và quyết không hỏi gì mẹ tôi cả. Trong ngôi nhà thờ nhỏ sáng hôm ấy, người đi xem lễ lưa thưa. Mục sư Vautier, như có dụng ý, đem những lời sau của Chúa Jésus ra giảng: con hãy cố gắng bước vào, qua khung cứa hẹp. Alissa ngồi trước, cách vài hàng ghế. Tôi quên hết trời đất, tôi quên hết thân mình, cho đến nỗi những lời mục sư nói, và tôi thiết tha nghe, tưởng chừng như xuyên qua hình hài thịt xơng Alissa mà vọng tới. Mục sư đọc trọn cả đoạn thánh kinh: “Con hãy gắng tiến vào, qua khung cửa hẹp, vì cửa rộng và đường thênh thang dẫn đến nơi tai họa, đến chỗ trầm luân, có biết bao kẻ đã đi qua rồi, nhưng nhỏ hẹpmới là khung cửa, là con đường dẫn tới Đời Sống, và rất ít kẻ tìm ra.” Rồi xác định những đoạn mục của vấn đề, ban đầu mục sư nói đến con đường thênh thang… Tinh thần như chìm trong cơn mộng, tôi hình dung căn phòng của mợ tôi; tôi thấy lại trong tâm trí, mợ tôi nằm dài, cợt cười với người trai trẻ lạ mặt.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Chúng tôi vừa trở lại Paris, thì một bức điện tín gọi mẹ tôi về lại Havre gấp: mợ Bucolin đã bỏ trốn đi! “Trốn đi với một người nào, phải không?” Tôi hỏi Cô Ashburton. Cậu ạ cậu sẽ hỏi điều ấy với má cậu; riêng tôi, không thể nói gì cho cậu được; bà buồn rầu trả lời, và chính bà cũng kinh ngạc khi nghe được tin trên. Hai ngày sau, cô và tôi cùng trở lại Havre vào một ngày thứ bảy. Tôi sẽ gặp lại hai cô em thân mến ở nhà thờ, chỉ một điều ấy thôi là xui tâm trí tôi náo nức. Tôi không bận tâm mấy tí về việc mợ tôi bỏ đi, và quyết không hỏi gì mẹ tôi cả. Trong ngôi nhà thờ nhỏ sáng hôm ấy, người đi xem lễ lưa thưa. Mục sư Vautier, như có dụng ý, đem những lời sau của Chúa Jésus ra giảng: con hãy cố gắng bước vào, qua khung cứa hẹp. Alissa ngồi trước, cách vài hàng ghế. Tôi quên hết trời đất, tôi quên hết thân mình, cho đến nỗi những lời mục sư nói, và tôi thiết tha nghe, tưởng chừng như xuyên qua hình hài thịt xơng Alissa mà vọng tới. Mục sư đọc trọn cả đoạn thánh kinh: “Con hãy gắng tiến vào, qua khung cửa hẹp, vì cửa rộng và đường thênh thang dẫn đến nơi tai họa, đến chỗ trầm luân, có biết bao kẻ đã đi qua rồi, nhưng nhỏ hẹpmới là khung cửa, là con đường dẫn tới Đời Sống, và rất ít kẻ tìm ra.” Rồi xác định những đoạn mục của vấn đề, ban đầu mục sư nói đến con đường thênh thang… Tinh thần như chìm trong cơn mộng, tôi hình dung căn phòng của mợ tôi; tôi thấy lại trong tâm trí, mợ tôi nằm dài, cợt cười với người trai trẻ lạ mặt.
Và từ đó, ý niệm về tiếng cười về niềm vui thôi, cũng đã trở thành khó chịu, như có gì xúc phạm tai hại tổn thương, như đó là vô độ tràn bờ của tội lỗi. “Có biết bao kẻ đã đi qua”, vị mục sư lặp lại; đoạn ông mô tả, trong khi tôi như thấy số người đông đảo xa hoa, lòe loẹt, đú đởn, kẻ trước người sau dập dìu tiến thành một đoàn dài liên tiếp, và tôi thấy mình không thể, mình không muốn xen vào với họ mà đi, mỗi Bước đi cùng họ sẽ làm tôi cách biệt Alissa lần lần. Rồi vị mục sư trở lại câu đầu của đoạn Thánh kinh. Tôi thấy khung cửa hẹp như hiển hiện trước mắt mình. Trong cơn mộng tê mê, tôi hình dung. nó như một thứ máy dát kim loại, mà tôi phải cố gắng lách mình qua với nỗi đau đớn dị thường, chan hòa một niềm vui vô hạn vì tiên cảm sự toàn phúc ở Thiên đường cực lạc mai sau. Thế rồi cái khung cứa hẹp lại trở thành chính khung cửa phòng Alissa; muốn đi vào, tôi phải thu hình lại, trút bỏ hết mọi niềm vị kỷ, cá nhân… “Vì chưng, nhỏ hẹp mới chính là đường dẫn tới Nguồn Sống”, vị mục sư vẫn tiếp tục giảng, và tôi thấy ở phía bên kia bao nhiêu khổ hạnh, bao nhiêu đau buồn, còn một niềm vui khác, thuần túy, siêu nhiên, mà cả linh hồn tôi đương bắt đầu chờ mong, khát vọng. Niềm vui ấy như một giọng đàn vừa gắt gay vừa êm dịu, như một ngọn lửa thiêu đốt buồng tim của Alissa và của tôi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Và từ đó, ý niệm về tiếng cười về niềm vui thôi, cũng đã trở thành khó chịu, như có gì xúc phạm tai hại tổn thương, như đó là vô độ tràn bờ của tội lỗi. “Có biết bao kẻ đã đi qua”, vị mục sư lặp lại; đoạn ông mô tả, trong khi tôi như thấy số người đông đảo xa hoa, lòe loẹt, đú đởn, kẻ trước người sau dập dìu tiến thành một đoàn dài liên tiếp, và tôi thấy mình không thể, mình không muốn xen vào với họ mà đi, mỗi Bước đi cùng họ sẽ làm tôi cách biệt Alissa lần lần. Rồi vị mục sư trở lại câu đầu của đoạn Thánh kinh. Tôi thấy khung cửa hẹp như hiển hiện trước mắt mình. Trong cơn mộng tê mê, tôi hình dung. nó như một thứ máy dát kim loại, mà tôi phải cố gắng lách mình qua với nỗi đau đớn dị thường, chan hòa một niềm vui vô hạn vì tiên cảm sự toàn phúc ở Thiên đường cực lạc mai sau. Thế rồi cái khung cứa hẹp lại trở thành chính khung cửa phòng Alissa; muốn đi vào, tôi phải thu hình lại, trút bỏ hết mọi niềm vị kỷ, cá nhân… “Vì chưng, nhỏ hẹp mới chính là đường dẫn tới Nguồn Sống”, vị mục sư vẫn tiếp tục giảng, và tôi thấy ở phía bên kia bao nhiêu khổ hạnh, bao nhiêu đau buồn, còn một niềm vui khác, thuần túy, siêu nhiên, mà cả linh hồn tôi đương bắt đầu chờ mong, khát vọng. Niềm vui ấy như một giọng đàn vừa gắt gay vừa êm dịu, như một ngọn lửa thiêu đốt buồng tim của Alissa và của tôi.
Niềm vui ấy như một giọng đàn vừa gắt gay vừa êm dịu, như một ngọn lửa thiêu đốt buồng tim của Alissa và của tôi. Chúng tôi tiến lên vận toàn y phục trắng như lời thiên mặc thị trong Thánh kinh, chúng tôi nắm tay nhau cùng đăm đăm nhìn một đích… Nếu những mộng tưởng đầu tiên ấy có làm bạn buồn cười thì cũng được. Tôi vẫn xin kể lại như thường, không muốn thêm bớt gì cả. Nghe có lẽ mơ hồ hỗn độn, ấy chỉ bởi ngôn từ và hình ảnh không đủ sức phô diễn một xúc cảm xác thực, thiết tha. - “Và rất ít kẻ tìm ra”, vị mục sư kết luận. ông giải thích kỹ phải làm sao để tìm ra khung cửa hẹp… Rất ít kẻ. Tôi sẽ là một trong những kẻ ấy… Sau bài thuyết giáo, tâm hồn tôi bị kích thích đến độ nào mà lúc giáo lễ vừa xong tôi chạy biến đi, không muốn gặp Alissa, vì kiêu hãnh, muốn thi hành ngay những điều quyết định (tôi đã quyết định rồi), và nghĩ rằng mình sẽ xứng đáng với nàng hơn nếu biết xa nàng ngay lúc ấy. Chương II Lời dạy nghiêm khắc ấy đã gặp một linh hồn sẵn sàng tự nhiên hướng về nghĩa vụ, và cái gương của cha mẹ tội nêu lên, thêm vào qui phạm khắc khổ của Thánh giáo đã từng ước thúc những niềm hưng phấn đầu tiên của quả tim sôi nổi, tất cả đều như đã làm cho linh hồn tôi thiên về cái lý tưởng mà tôi muốn gọi bằng danh từ: đức hạnh.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Niềm vui ấy như một giọng đàn vừa gắt gay vừa êm dịu, như một ngọn lửa thiêu đốt buồng tim của Alissa và của tôi. Chúng tôi tiến lên vận toàn y phục trắng như lời thiên mặc thị trong Thánh kinh, chúng tôi nắm tay nhau cùng đăm đăm nhìn một đích… Nếu những mộng tưởng đầu tiên ấy có làm bạn buồn cười thì cũng được. Tôi vẫn xin kể lại như thường, không muốn thêm bớt gì cả. Nghe có lẽ mơ hồ hỗn độn, ấy chỉ bởi ngôn từ và hình ảnh không đủ sức phô diễn một xúc cảm xác thực, thiết tha. - “Và rất ít kẻ tìm ra”, vị mục sư kết luận. ông giải thích kỹ phải làm sao để tìm ra khung cửa hẹp… Rất ít kẻ. Tôi sẽ là một trong những kẻ ấy… Sau bài thuyết giáo, tâm hồn tôi bị kích thích đến độ nào mà lúc giáo lễ vừa xong tôi chạy biến đi, không muốn gặp Alissa, vì kiêu hãnh, muốn thi hành ngay những điều quyết định (tôi đã quyết định rồi), và nghĩ rằng mình sẽ xứng đáng với nàng hơn nếu biết xa nàng ngay lúc ấy. Chương II Lời dạy nghiêm khắc ấy đã gặp một linh hồn sẵn sàng tự nhiên hướng về nghĩa vụ, và cái gương của cha mẹ tội nêu lên, thêm vào qui phạm khắc khổ của Thánh giáo đã từng ước thúc những niềm hưng phấn đầu tiên của quả tim sôi nổi, tất cả đều như đã làm cho linh hồn tôi thiên về cái lý tưởng mà tôi muốn gọi bằng danh từ: đức hạnh.
Đối với tôi ngày nhỏ, tự ước chế mình, là một việc làm cũng dung dị tự nhiên như kẻ khác buông thả mình theo vật dục, và sự khắc khổ nghiêm nhặt của giáo dục gia đình câu thúc không làm tôi chán ngán hoặc khó chịu, mà trái lại càng gây thêm phấn khởi cho tôi. Tôi hoài vọng ở ngày mai không chỉ hạnh phúc mà đúng hơn là một sự cố gắng vô bờ để đạt hạnh phúc, ngay tự bấy giờ tôi đã quan niệm hạnh phúc và đức hạnh không rời nhau. Thật thế, thuở ấy tôi chỉ là một đứa trẻ mười bốn, tâm hồn chưa hẳn là dứt khoát, còn phân vân chờ đợi nhiều biến cải ở ngày mai, nhưng chẳng bao lâu mối tình Alissa sẽ đưa tôi vào sâu trong nẻo đường đã hướng. như có một sự linh cảm nội tại đột ngột, sáng ngời, tôi có ý thức về mình rõ rệt hơn: tôi nhận thấy mình sâu kín, nhiều hoài vọng, tôi chờ mong, tôi ít bận tâm đến việc làm của kẻ khác, tôi mộng ước không ngoài những thắng lợi thu được với chính bản thân mình. Tôi thích học tập về những vui đùa tôi chỉ chuộng những trò chơi nào đòi hỏi suy tưởng, trầm tư và cố gắng. Tôi ít giao du bạn bè, đôi khi chỉ muốn chiều lòng nhau thôi. Nhưng tôi lại thân mật với Abel Vautier. Và cách năm sau anh gặp lại tôi ở Paris, cùng học chung một lớp. Đó là một người dễ thương, hơi uể oải, tôi mến yêu nhiều hơn quý chuộng, nhưng dù sao, với anh, tôi cũng có thể nói chuyện nhiều về đô thị Havre và Fongueusemare, và những nhớ nhung canh cánh bên lòng. Robert Bucolin thì trọ học ở ký túc xá, đồng trường, nhưng dưới hai lớp, chỉ những ngày chủ nhật tôi mới gặp lại thôi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Đối với tôi ngày nhỏ, tự ước chế mình, là một việc làm cũng dung dị tự nhiên như kẻ khác buông thả mình theo vật dục, và sự khắc khổ nghiêm nhặt của giáo dục gia đình câu thúc không làm tôi chán ngán hoặc khó chịu, mà trái lại càng gây thêm phấn khởi cho tôi. Tôi hoài vọng ở ngày mai không chỉ hạnh phúc mà đúng hơn là một sự cố gắng vô bờ để đạt hạnh phúc, ngay tự bấy giờ tôi đã quan niệm hạnh phúc và đức hạnh không rời nhau. Thật thế, thuở ấy tôi chỉ là một đứa trẻ mười bốn, tâm hồn chưa hẳn là dứt khoát, còn phân vân chờ đợi nhiều biến cải ở ngày mai, nhưng chẳng bao lâu mối tình Alissa sẽ đưa tôi vào sâu trong nẻo đường đã hướng. như có một sự linh cảm nội tại đột ngột, sáng ngời, tôi có ý thức về mình rõ rệt hơn: tôi nhận thấy mình sâu kín, nhiều hoài vọng, tôi chờ mong, tôi ít bận tâm đến việc làm của kẻ khác, tôi mộng ước không ngoài những thắng lợi thu được với chính bản thân mình. Tôi thích học tập về những vui đùa tôi chỉ chuộng những trò chơi nào đòi hỏi suy tưởng, trầm tư và cố gắng. Tôi ít giao du bạn bè, đôi khi chỉ muốn chiều lòng nhau thôi. Nhưng tôi lại thân mật với Abel Vautier. Và cách năm sau anh gặp lại tôi ở Paris, cùng học chung một lớp. Đó là một người dễ thương, hơi uể oải, tôi mến yêu nhiều hơn quý chuộng, nhưng dù sao, với anh, tôi cũng có thể nói chuyện nhiều về đô thị Havre và Fongueusemare, và những nhớ nhung canh cánh bên lòng. Robert Bucolin thì trọ học ở ký túc xá, đồng trường, nhưng dưới hai lớp, chỉ những ngày chủ nhật tôi mới gặp lại thôi.
Robert Bucolin thì trọ học ở ký túc xá, đồng trường, nhưng dưới hai lớp, chỉ những ngày chủ nhật tôi mới gặp lại thôi. Nếu cậu không phải là em ruột của Alissa và Juliette thì chắc tôi không còn thích gặp. Tâm hồn tôi hoàn toàn bị tình yêu chiếm cứ, và vì được soi sáng bởi tình yêu mà hai mối tình bạn đối với tôi có chút ít ý nghĩa. Alissa giống như viên ngọc quý trong sách Phúc âm; và tôi là kẻ bán hết của cải của mình để mua lấy ngọc. Tôi còn nhỏ mà đã nói đến tình yêu, như thế có tội lỗi hay không? Tình đối với người em cô cậu, sao dám gọi là tình yêu? Những gì tôi biết về sau, không có gì bằng được, không có gì xứng đáng với danh từ nọ, như mối tình kỳ ảo ban sơ. Và đến tuổi biết đau khổ nhiều vì những đòi hỏi xác thịt, mối tình của tôi đối với nàng cũng không đổi thay tính chất bao nhiêu: tôi cũng không tìm cách chiếm hữu cho được con người mà ngày xưa tôi chỉ mong làm sao cho xứng đáng. Làm việc, cố gắng, miệt mài, mỗi mỗi đều vì Alissa mà tôi chịu khó. Tôi dâng nàng mọi thứ chiêm bao mà lại còn muốn che giấu không cho nàng rõ đầu đuôi căn cớ tại ai. Tôi say sưa trong niềm thiết tha từ tốn, tôi gặm sâu vào trái đắng, tôi buộc mình không bao giờ chịu thỏa mãn với những thành công nào không mua bằng nhiều vất vả kiên tâm. Niềm phấn phát ấy phải chăng chỉ kích thích riêng tôi? Tôi tưởng Alissa không hề như thế; có bao giờ nàng làm một điều nào vì tôi đâu; còn tôi, trước sau cố gắng chỉ vì nàng, duy nhất.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Robert Bucolin thì trọ học ở ký túc xá, đồng trường, nhưng dưới hai lớp, chỉ những ngày chủ nhật tôi mới gặp lại thôi. Nếu cậu không phải là em ruột của Alissa và Juliette thì chắc tôi không còn thích gặp. Tâm hồn tôi hoàn toàn bị tình yêu chiếm cứ, và vì được soi sáng bởi tình yêu mà hai mối tình bạn đối với tôi có chút ít ý nghĩa. Alissa giống như viên ngọc quý trong sách Phúc âm; và tôi là kẻ bán hết của cải của mình để mua lấy ngọc. Tôi còn nhỏ mà đã nói đến tình yêu, như thế có tội lỗi hay không? Tình đối với người em cô cậu, sao dám gọi là tình yêu? Những gì tôi biết về sau, không có gì bằng được, không có gì xứng đáng với danh từ nọ, như mối tình kỳ ảo ban sơ. Và đến tuổi biết đau khổ nhiều vì những đòi hỏi xác thịt, mối tình của tôi đối với nàng cũng không đổi thay tính chất bao nhiêu: tôi cũng không tìm cách chiếm hữu cho được con người mà ngày xưa tôi chỉ mong làm sao cho xứng đáng. Làm việc, cố gắng, miệt mài, mỗi mỗi đều vì Alissa mà tôi chịu khó. Tôi dâng nàng mọi thứ chiêm bao mà lại còn muốn che giấu không cho nàng rõ đầu đuôi căn cớ tại ai. Tôi say sưa trong niềm thiết tha từ tốn, tôi gặm sâu vào trái đắng, tôi buộc mình không bao giờ chịu thỏa mãn với những thành công nào không mua bằng nhiều vất vả kiên tâm. Niềm phấn phát ấy phải chăng chỉ kích thích riêng tôi? Tôi tưởng Alissa không hề như thế; có bao giờ nàng làm một điều nào vì tôi đâu; còn tôi, trước sau cố gắng chỉ vì nàng, duy nhất.
Niềm phấn phát ấy phải chăng chỉ kích thích riêng tôi? Tôi tưởng Alissa không hề như thế; có bao giờ nàng làm một điều nào vì tôi đâu; còn tôi, trước sau cố gắng chỉ vì nàng, duy nhất. Nơi Alissa, một tâm hồn dung dị, mọi việc đều mang một vẻ đẹp thuần túy, thiên nhiên. Vừa đơn sơ, dễ dàng, thong dong thư thả như tịch mịch xuôi theo. Nụ cười ngây thơ càng làm tăng vẻ kiều diễm của cái nhìn ngó đoan trang. Đến nay tôi còn thấy lại rõ ràng cái nhìn đó âu yếm ngước lên với xiết bao dịu dàng dò hỏi, và tôi hiểu vì sao trong những lúc khổ đau, cậu tôi đã tìm nơi người con gái ấy rất nhiều an ủi, khuyên can, thương mến. Mùa hè năm sau, tôi vẫn thường thấy cậu nói chuyện với Alissa. Nỗi buồn đã làm cậu già đi nhiều; đôi khi cậu tỏ vẻ hân hoan bất ngờ đầy giả tạo thái độ ấy còn đau xót hơn là lặng lẽ làm thinh. Thường cậu ở phòng văn hút thuốc mãi cho đến chiều tối. Alissa vào, dẫn cậu đi dạo vườn; dẫn đi như dẫn một đứa trẻ. Hai người đến ngồi gần vườn rau có đặt sẵn ghế. Một chiều nọ tôi nấn ná ở lại vườn đọc sách. Tôi nằm trên mặt cỏ xanh dưới bóng một cây dẻ gai lớn, gần lối đi, chỉ có hàng nguyệt quế ngăn cách; tôi nghe tiếng chân Alissa và cậu tôi đi lại. Có lẽ hai người vừa đi vừa nói chuyện về Robert. Tôi bắt đầu nghe được từng tiếng. Bỗng Alissa nhắc đến tên tôi Cậu tôi nói lớn: - Ồ? NÓ cần mẫn, kiên tâm luôn luôn. Vô tình mà thành hữu ý, tôi muốn lánh đi nơi khác để khỏi nghe, hoặc làm một đôi cử động để hai người biết tôi đang nằm ở đây, nhưng làm sao?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Niềm phấn phát ấy phải chăng chỉ kích thích riêng tôi? Tôi tưởng Alissa không hề như thế; có bao giờ nàng làm một điều nào vì tôi đâu; còn tôi, trước sau cố gắng chỉ vì nàng, duy nhất. Nơi Alissa, một tâm hồn dung dị, mọi việc đều mang một vẻ đẹp thuần túy, thiên nhiên. Vừa đơn sơ, dễ dàng, thong dong thư thả như tịch mịch xuôi theo. Nụ cười ngây thơ càng làm tăng vẻ kiều diễm của cái nhìn ngó đoan trang. Đến nay tôi còn thấy lại rõ ràng cái nhìn đó âu yếm ngước lên với xiết bao dịu dàng dò hỏi, và tôi hiểu vì sao trong những lúc khổ đau, cậu tôi đã tìm nơi người con gái ấy rất nhiều an ủi, khuyên can, thương mến. Mùa hè năm sau, tôi vẫn thường thấy cậu nói chuyện với Alissa. Nỗi buồn đã làm cậu già đi nhiều; đôi khi cậu tỏ vẻ hân hoan bất ngờ đầy giả tạo thái độ ấy còn đau xót hơn là lặng lẽ làm thinh. Thường cậu ở phòng văn hút thuốc mãi cho đến chiều tối. Alissa vào, dẫn cậu đi dạo vườn; dẫn đi như dẫn một đứa trẻ. Hai người đến ngồi gần vườn rau có đặt sẵn ghế. Một chiều nọ tôi nấn ná ở lại vườn đọc sách. Tôi nằm trên mặt cỏ xanh dưới bóng một cây dẻ gai lớn, gần lối đi, chỉ có hàng nguyệt quế ngăn cách; tôi nghe tiếng chân Alissa và cậu tôi đi lại. Có lẽ hai người vừa đi vừa nói chuyện về Robert. Tôi bắt đầu nghe được từng tiếng. Bỗng Alissa nhắc đến tên tôi Cậu tôi nói lớn: - Ồ? NÓ cần mẫn, kiên tâm luôn luôn. Vô tình mà thành hữu ý, tôi muốn lánh đi nơi khác để khỏi nghe, hoặc làm một đôi cử động để hai người biết tôi đang nằm ở đây, nhưng làm sao?
- Ồ? NÓ cần mẫn, kiên tâm luôn luôn. Vô tình mà thành hữu ý, tôi muốn lánh đi nơi khác để khỏi nghe, hoặc làm một đôi cử động để hai người biết tôi đang nằm ở đây, nhưng làm sao? La lên: tôi ở đây; tôi nghe cậu và em nói chuyện đấy…? Và tôi nằm im, ấy cũng vì e dè, bối rối, chứ không phải tò mò muốn nghe thêm nữa. Vả lại hai người chỉ đi ngang qua thôi, và dù có nghe cũng chỉ sơ sài đôi chút… Rủi thay hai người lại đi chậm; chắc là theo thói quen, Alissa xách giỏ, vừa đi vừa hái những nụ hoa tàn, nhặt những quả xanh bị gió sương vung vãi. Giọng nàng trong trẻo: - Ba này, dượng Palisser chắc là một người đặc biệt? Câu tôi đáp không rõ; Alissa hỏi lại: - Rất đặc biệt chứ? Lời đáp cũng lại không rõ ; rồi lại giọng Alissa: - Jérôme rất thông minh, phải không ba? Làm sao tôi không lắng tai? Nhưng tôi không nhận được gì cả. Alissa lại hỏi tiếp: - Ba có nghĩ rằng Jérôme sau này sẽ trở nên một người đặc biệt? Đến đây giọng cậu tôi rõ hơn: - Nhưng con ạ, ý con muốn hiểu thế nào với tiếng “đặc biệt”? người ta có thể rất đặc biệt mà không có vẻ gì đặc biệt hết, ít nữa cũng trước mắt người đời… rất đặc biệt trước mắt Thượng Đế ! - Chính ý con muốn hiểu thế đấy. - Hơn nữa.. làm sao có thể biết? Jérôme còn trẻ quá ừ, thật thế, nó hứa hẹn rất nhiều; nhưng chừng đó chưa đủ để thành công. - Phải cần những gì nữa? - Sao con hỏi tỉ mỉ thế? Cần phải tin tường, cần được nâng đỡ, cần tình yêu… - Cần được nâng đỡ là nghĩa thế nào? Là tình thương yêu, là sự quý chuộng, mà ba đã thiếu hẳn.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
- Ồ? NÓ cần mẫn, kiên tâm luôn luôn. Vô tình mà thành hữu ý, tôi muốn lánh đi nơi khác để khỏi nghe, hoặc làm một đôi cử động để hai người biết tôi đang nằm ở đây, nhưng làm sao? La lên: tôi ở đây; tôi nghe cậu và em nói chuyện đấy…? Và tôi nằm im, ấy cũng vì e dè, bối rối, chứ không phải tò mò muốn nghe thêm nữa. Vả lại hai người chỉ đi ngang qua thôi, và dù có nghe cũng chỉ sơ sài đôi chút… Rủi thay hai người lại đi chậm; chắc là theo thói quen, Alissa xách giỏ, vừa đi vừa hái những nụ hoa tàn, nhặt những quả xanh bị gió sương vung vãi. Giọng nàng trong trẻo: - Ba này, dượng Palisser chắc là một người đặc biệt? Câu tôi đáp không rõ; Alissa hỏi lại: - Rất đặc biệt chứ? Lời đáp cũng lại không rõ ; rồi lại giọng Alissa: - Jérôme rất thông minh, phải không ba? Làm sao tôi không lắng tai? Nhưng tôi không nhận được gì cả. Alissa lại hỏi tiếp: - Ba có nghĩ rằng Jérôme sau này sẽ trở nên một người đặc biệt? Đến đây giọng cậu tôi rõ hơn: - Nhưng con ạ, ý con muốn hiểu thế nào với tiếng “đặc biệt”? người ta có thể rất đặc biệt mà không có vẻ gì đặc biệt hết, ít nữa cũng trước mắt người đời… rất đặc biệt trước mắt Thượng Đế ! - Chính ý con muốn hiểu thế đấy. - Hơn nữa.. làm sao có thể biết? Jérôme còn trẻ quá ừ, thật thế, nó hứa hẹn rất nhiều; nhưng chừng đó chưa đủ để thành công. - Phải cần những gì nữa? - Sao con hỏi tỉ mỉ thế? Cần phải tin tường, cần được nâng đỡ, cần tình yêu… - Cần được nâng đỡ là nghĩa thế nào? Là tình thương yêu, là sự quý chuộng, mà ba đã thiếu hẳn.
- Phải cần những gì nữa? - Sao con hỏi tỉ mỉ thế? Cần phải tin tường, cần được nâng đỡ, cần tình yêu… - Cần được nâng đỡ là nghĩa thế nào? Là tình thương yêu, là sự quý chuộng, mà ba đã thiếu hẳn. Cậu tôi buồn rầu đáp, rồi giọng hai người lại nhỏ hẳn đi. Buổi tối, vào giờ cầu nguyện, tôi ân hận vì vô tình mà thành ra cố ý, và tự hứa sẽ thú thật với Alissa. Có lẽ lần này trong ý có xen lẫn sự tò mò tồn lưu muốn biết thêm chút ít. Hôm sau, vừa nghe tôi nói, Alissa không bằng lòng: - Nhưng anh không thấy rằng lắng nghe như thế là bậy lắm hay sao? Đáng lẽ anh phải cho em hay hoặc lánh đi nơi khác mới phải chứ. - Anh nói thật với em là anh không cố ý… là không muốn mà phải chịu nghe… Vả lại cậu và em chỉ đi ngang qua thôi. - Vâng, nhưng anh chỉ nghe rất ít. Vài câu thôi… Nào, khi em hỏi cậu cần phải có gì nữa để thành công, thì cậu bảo sao? - Anh Jérôme, nàng vừa cười vừa đáp: anh đã nghe tất cả. Anh nghịch, muốn buộc em lặp lại chơi phải không? - Anh nói thật với em là chỉ nghe có mấy câu đầu khi cậu nói đến lòng tin tưởng và tình yêu lưu tồn. Sau ba còn nói cần nhiều nữa. - Nhưng còn em, em trả lời cậu thế nào? Alissa trở nên rất nghiêm trọng: - Khi ba nói đến sự nâng đỡ ở đời thì em đáp rằng anh đã có má anh. - Nhưng Alissa, em vẫn biết rằng má anh không ở trọn đời với anh… Vả chăng đâu có phải là ý thế… Nàng cúi mặt: - Đó cũng là điều ba nói với em. Tôi run run cầm lấy tay nàng: - Sau này anh có trở nên thế nào cũng là vì em tất cả
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
- Phải cần những gì nữa? - Sao con hỏi tỉ mỉ thế? Cần phải tin tường, cần được nâng đỡ, cần tình yêu… - Cần được nâng đỡ là nghĩa thế nào? Là tình thương yêu, là sự quý chuộng, mà ba đã thiếu hẳn. Cậu tôi buồn rầu đáp, rồi giọng hai người lại nhỏ hẳn đi. Buổi tối, vào giờ cầu nguyện, tôi ân hận vì vô tình mà thành ra cố ý, và tự hứa sẽ thú thật với Alissa. Có lẽ lần này trong ý có xen lẫn sự tò mò tồn lưu muốn biết thêm chút ít. Hôm sau, vừa nghe tôi nói, Alissa không bằng lòng: - Nhưng anh không thấy rằng lắng nghe như thế là bậy lắm hay sao? Đáng lẽ anh phải cho em hay hoặc lánh đi nơi khác mới phải chứ. - Anh nói thật với em là anh không cố ý… là không muốn mà phải chịu nghe… Vả lại cậu và em chỉ đi ngang qua thôi. - Vâng, nhưng anh chỉ nghe rất ít. Vài câu thôi… Nào, khi em hỏi cậu cần phải có gì nữa để thành công, thì cậu bảo sao? - Anh Jérôme, nàng vừa cười vừa đáp: anh đã nghe tất cả. Anh nghịch, muốn buộc em lặp lại chơi phải không? - Anh nói thật với em là chỉ nghe có mấy câu đầu khi cậu nói đến lòng tin tưởng và tình yêu lưu tồn. Sau ba còn nói cần nhiều nữa. - Nhưng còn em, em trả lời cậu thế nào? Alissa trở nên rất nghiêm trọng: - Khi ba nói đến sự nâng đỡ ở đời thì em đáp rằng anh đã có má anh. - Nhưng Alissa, em vẫn biết rằng má anh không ở trọn đời với anh… Vả chăng đâu có phải là ý thế… Nàng cúi mặt: - Đó cũng là điều ba nói với em. Tôi run run cầm lấy tay nàng: - Sau này anh có trở nên thế nào cũng là vì em tất cả
Nàng cúi mặt: - Đó cũng là điều ba nói với em. Tôi run run cầm lấy tay nàng: - Sau này anh có trở nên thế nào cũng là vì em tất cả - Nhưng Jérôme ạ, chính em rồi cũng có thể vĩnh biệt anh kia mà. Cả tâm và hồn tôi gửi trọn trong một câu: - Còn anh, không bao giờ anh sẽ xa em cả. Nàng hơi nhún vai: - Anh không đủ sức đi một mình hay sao? Mỗi người chúng ta phải một mình tìm đến Thượng Đế. - Nhưng chính em chỉ lối cho anh. - Tại sao anh lại muốn chọn một kẻ hướng dẫn nào khác Jésus? Anh không nghĩ rằng: không bao giờ chúng ta gần nhau bằng khi một đứa trong chúng ta quên đứa kia, chúng ta nguyện cầu Thượng đế? - Vâng, nguyện cầu Người cho chúng ta sum họp; đó là điều anh vẫn hằng cầu nguyện luôn luôn mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều. - Sao anh lại không hiểu rằng có thể tìm sum họp nhau ngay trong lòng Chúa? - Anh hiểu điều ấy lắm: ấy là ngây ngất gặp lại nhau trong một vật gì cả hai cùng yêu chuộng. Dường như chính vì muốn gặp lại em nên anh yêu những gì anh biết rằng em yêu quý. - Đừng đòi hỏi anh nhiều quá. Anh bất chấp Thiên Đường nếu nơi ấy không cùng em gặp lại. Đặt một ngón tay lên môi, và giọng trang nghiêm, nàng nói: - “Đầu tiên, hãy cố tìm Thiên Đường của Thượng Đế và sự công minh của Người”. Khi ghi chép lại những câu chuyện này, tôi cảm thấy những lời nói ấy quả không có gì trẻ con đối với những kẻ nào không hiểu rằng câu chuyện giữa trẻ con nhiều khi rất nghiêm trọng. Có nên tìm lời chống chế?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nàng cúi mặt: - Đó cũng là điều ba nói với em. Tôi run run cầm lấy tay nàng: - Sau này anh có trở nên thế nào cũng là vì em tất cả - Nhưng Jérôme ạ, chính em rồi cũng có thể vĩnh biệt anh kia mà. Cả tâm và hồn tôi gửi trọn trong một câu: - Còn anh, không bao giờ anh sẽ xa em cả. Nàng hơi nhún vai: - Anh không đủ sức đi một mình hay sao? Mỗi người chúng ta phải một mình tìm đến Thượng Đế. - Nhưng chính em chỉ lối cho anh. - Tại sao anh lại muốn chọn một kẻ hướng dẫn nào khác Jésus? Anh không nghĩ rằng: không bao giờ chúng ta gần nhau bằng khi một đứa trong chúng ta quên đứa kia, chúng ta nguyện cầu Thượng đế? - Vâng, nguyện cầu Người cho chúng ta sum họp; đó là điều anh vẫn hằng cầu nguyện luôn luôn mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều. - Sao anh lại không hiểu rằng có thể tìm sum họp nhau ngay trong lòng Chúa? - Anh hiểu điều ấy lắm: ấy là ngây ngất gặp lại nhau trong một vật gì cả hai cùng yêu chuộng. Dường như chính vì muốn gặp lại em nên anh yêu những gì anh biết rằng em yêu quý. - Đừng đòi hỏi anh nhiều quá. Anh bất chấp Thiên Đường nếu nơi ấy không cùng em gặp lại. Đặt một ngón tay lên môi, và giọng trang nghiêm, nàng nói: - “Đầu tiên, hãy cố tìm Thiên Đường của Thượng Đế và sự công minh của Người”. Khi ghi chép lại những câu chuyện này, tôi cảm thấy những lời nói ấy quả không có gì trẻ con đối với những kẻ nào không hiểu rằng câu chuyện giữa trẻ con nhiều khi rất nghiêm trọng. Có nên tìm lời chống chế?
Có nên tìm lời chống chế? Không, cũng như tôi không muốn sửa đổi chúng, tô điểm chúng lại để làm cho chúng được tự nhiên hơn. Cũng không muốn đem trường quần duệ địa mà che lấp sương lá lưu tồn. Chúng tôi đã đọc lời Phúc âm trong bản Vulgate, và thuộc lòng nhiều đoạn. Lấy cớ để chỉ lại cho Robert, Alissa đã học tiếng La Tinh với tôi; nhưng tôi nghĩ chính là để có thể theo dõi những sách tôi đọc. Thật thế, tôi cũng khó mà thích đọc những gì nàng không theo dõi được… Thật vậy, tôi khó mà dám chuyên cần nghiên cứu một môn học nào, nếu biết rằng nàng không theo dõi được. Nếu điều đó đôi lúc ngăn trở tôi, ấy không phải là cản mất niềm phấn khích của tinh thần tôi, như người ta có thể tưởng; trái lại, tôi cảm thấy dường như Alissa luôn đi trước mình, nơi nào nàng cũng thung dung tự tại. Nhưng tinh thần tôi chọn lối cho mình, thể theo nhịp chân nàng, và những gì đã lưu tâm ý chúng tôi thuở đó, những gì chúng tôi gọi là tư tưởng, thường chỉ là một cái cớ cho một mối thanh khí ứng cầu kỳ diệu, hơn là sự giả trang thông thường của tình cảm, hơn là lớp hồ che bọc tình yêu. Mẹ tôi ban đầu có thể đã lo ngại nhận thấy mối tình của tôi, tuy bà chưa ước độ được sâu thẳm đến mức nào; nhưng rồi càng ngày cảm thấy sức lực hao mòn, bà muốn kết hợp chúng tôi lại trong một mối tình mẫu tử. Bệnh đau tim từ lâu của bà, càng ngày càng nặng. Một lần cơn bệnh trở nên nguy kịch, người gọi tôi lại bên giường: - Jérôme! Con cũng thấy mẹ yếu đi nhiều; một ngày nào đó mẹ sẽ đột ngột bỏ con ở lại giữa đời.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Có nên tìm lời chống chế? Không, cũng như tôi không muốn sửa đổi chúng, tô điểm chúng lại để làm cho chúng được tự nhiên hơn. Cũng không muốn đem trường quần duệ địa mà che lấp sương lá lưu tồn. Chúng tôi đã đọc lời Phúc âm trong bản Vulgate, và thuộc lòng nhiều đoạn. Lấy cớ để chỉ lại cho Robert, Alissa đã học tiếng La Tinh với tôi; nhưng tôi nghĩ chính là để có thể theo dõi những sách tôi đọc. Thật thế, tôi cũng khó mà thích đọc những gì nàng không theo dõi được… Thật vậy, tôi khó mà dám chuyên cần nghiên cứu một môn học nào, nếu biết rằng nàng không theo dõi được. Nếu điều đó đôi lúc ngăn trở tôi, ấy không phải là cản mất niềm phấn khích của tinh thần tôi, như người ta có thể tưởng; trái lại, tôi cảm thấy dường như Alissa luôn đi trước mình, nơi nào nàng cũng thung dung tự tại. Nhưng tinh thần tôi chọn lối cho mình, thể theo nhịp chân nàng, và những gì đã lưu tâm ý chúng tôi thuở đó, những gì chúng tôi gọi là tư tưởng, thường chỉ là một cái cớ cho một mối thanh khí ứng cầu kỳ diệu, hơn là sự giả trang thông thường của tình cảm, hơn là lớp hồ che bọc tình yêu. Mẹ tôi ban đầu có thể đã lo ngại nhận thấy mối tình của tôi, tuy bà chưa ước độ được sâu thẳm đến mức nào; nhưng rồi càng ngày cảm thấy sức lực hao mòn, bà muốn kết hợp chúng tôi lại trong một mối tình mẫu tử. Bệnh đau tim từ lâu của bà, càng ngày càng nặng. Một lần cơn bệnh trở nên nguy kịch, người gọi tôi lại bên giường: - Jérôme! Con cũng thấy mẹ yếu đi nhiều; một ngày nào đó mẹ sẽ đột ngột bỏ con ở lại giữa đời.
Một lần cơn bệnh trở nên nguy kịch, người gọi tôi lại bên giường: - Jérôme! Con cũng thấy mẹ yếu đi nhiều; một ngày nào đó mẹ sẽ đột ngột bỏ con ở lại giữa đời. Không cưỡng nổi lòng mình, tôi đành nói, nói một điều mà mẹ tôi chờ đợi từ lâu: - Mẹ ơi, mẹ vẫn biết rằng con muốn cưới Alissa. Chắc hẳn lời nói của tôi đáp đúng ý, nên người tiếp liền: - Phải rồi, Jérôme; chính đó là điều mẹ muốn nói với con. - Mẹ,chắc mẹ nghĩ rằng nàng yêu con lắm phải không? Bà âu yếm lặp lại nhiều lần: “, con ạ”. Và thêm: “Phải để tùy ý Thượng Đế kết hợp chứng con”. Tôi cúi mình bên mẹ; bà đặt bàn tay lên đầu tôi vả nói: - Mẹ cầu Thượng Đế ban phép lành cho con, gìn giữ cho hai con, rồi bà im lìm lịm đi trong giấc ngủ mê man. Chuyện ấy không bao giờ được nêu lại nữa. Qua ngày hôm sau, mẹ tôi cảm thấy khỏe hơn; tôi lại tiếp tục đi học, và điều thố lộ chỉ có thế thôi. Tôi còn muốn biết gì hơn nữa? Alissa yêu tôi, không phút nào tôi nghi ngờ điều ấy. Mà dẫu có chăng nữa, thì sự nghi ngờ cũng vĩnh viễn tan đi, vì mọi sự sẽ rõ ràng vào cái lúc biến cố đau buồn xảy tới. Mẹ tôi bình yên nhắm mắt vào một buồi chiều, bên cạnh tôi và cô Ashburton. Cơn bệnh cuối cùng, lúc đầu cũng không có vẻ gì trầm trọng hơn những lần trước; nó chỉ bắt đầu nguy kịch vào giai đoạn cuối; bà con không ai kịp đến thăm. Tôi cùng cô Ashburton thức trắng đêm cạnh di hài người thân yêu độc nhất. Tình mẹ con sâu xa, tuy khóc nhiều, lòng tôi cũng không buồn đến đỗi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Một lần cơn bệnh trở nên nguy kịch, người gọi tôi lại bên giường: - Jérôme! Con cũng thấy mẹ yếu đi nhiều; một ngày nào đó mẹ sẽ đột ngột bỏ con ở lại giữa đời. Không cưỡng nổi lòng mình, tôi đành nói, nói một điều mà mẹ tôi chờ đợi từ lâu: - Mẹ ơi, mẹ vẫn biết rằng con muốn cưới Alissa. Chắc hẳn lời nói của tôi đáp đúng ý, nên người tiếp liền: - Phải rồi, Jérôme; chính đó là điều mẹ muốn nói với con. - Mẹ,chắc mẹ nghĩ rằng nàng yêu con lắm phải không? Bà âu yếm lặp lại nhiều lần: “, con ạ”. Và thêm: “Phải để tùy ý Thượng Đế kết hợp chứng con”. Tôi cúi mình bên mẹ; bà đặt bàn tay lên đầu tôi vả nói: - Mẹ cầu Thượng Đế ban phép lành cho con, gìn giữ cho hai con, rồi bà im lìm lịm đi trong giấc ngủ mê man. Chuyện ấy không bao giờ được nêu lại nữa. Qua ngày hôm sau, mẹ tôi cảm thấy khỏe hơn; tôi lại tiếp tục đi học, và điều thố lộ chỉ có thế thôi. Tôi còn muốn biết gì hơn nữa? Alissa yêu tôi, không phút nào tôi nghi ngờ điều ấy. Mà dẫu có chăng nữa, thì sự nghi ngờ cũng vĩnh viễn tan đi, vì mọi sự sẽ rõ ràng vào cái lúc biến cố đau buồn xảy tới. Mẹ tôi bình yên nhắm mắt vào một buồi chiều, bên cạnh tôi và cô Ashburton. Cơn bệnh cuối cùng, lúc đầu cũng không có vẻ gì trầm trọng hơn những lần trước; nó chỉ bắt đầu nguy kịch vào giai đoạn cuối; bà con không ai kịp đến thăm. Tôi cùng cô Ashburton thức trắng đêm cạnh di hài người thân yêu độc nhất. Tình mẹ con sâu xa, tuy khóc nhiều, lòng tôi cũng không buồn đến đỗi.
Tôi cùng cô Ashburton thức trắng đêm cạnh di hài người thân yêu độc nhất. Tình mẹ con sâu xa, tuy khóc nhiều, lòng tôi cũng không buồn đến đỗi. Tôi khóc là vì thấy xót thương cô Ashburton đương đau khổ nhìn người bạn gái nhỏ tuổi hơn mình nhiều đã vội bỏ đi quá sớm. Nhưng nghĩ rằng cái tang này sẽ giục Alissa yêu dấu về sớm thăm tôi, điều này làm tôi nhẹ đi rất nhiều nỗi đau khổ. Có thư của Alissa; ngày mai kia Alissa và dì Plantier mới đến. ” Anh Jérôme ơi, ân hận quá nhiều vì khôngnói được với má anh, trước khi bà mất, một đôi lờiđể người thỏa nguyện. Thôi bây giờ, cầu mong dì tha thứ cho em! Từ nay chỉ còn riêng Thượng Đế hướng dẫn chúng ta. Âu yếm hơn bao giờ hết, em là Alissa của anh…” Bức thư có ý nghĩa thế nào? Những lời nàng không nói được là những lời gì, nếu không là những lời nguyện ước cùng tôi chung sống mai sau? Nhưng làm sao tôi cưới nàng. Tôi có cần lời đính ước của nàng không’ Hai chúng tôi không được xem như là đã đính ước rồi sao? Tình yêu này còn ai trong họ hàng không biết nữa; cậu Bucolin, cũng như mẹ tôi, không có ý cản trở, trái lại người đã xem tôi như con đẻ. Đến dịp lễ Phục sinh, tôi trở về Havre, nhà dì Plantier, và dùng cơm ở nhà cậu Bucolin. Dì Félicie Plantier là một người đàn bà rất tốt, nhưng cả Alissa, Juliette, và tôi, đều không ai thân mật lắm đối với dì.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tôi cùng cô Ashburton thức trắng đêm cạnh di hài người thân yêu độc nhất. Tình mẹ con sâu xa, tuy khóc nhiều, lòng tôi cũng không buồn đến đỗi. Tôi khóc là vì thấy xót thương cô Ashburton đương đau khổ nhìn người bạn gái nhỏ tuổi hơn mình nhiều đã vội bỏ đi quá sớm. Nhưng nghĩ rằng cái tang này sẽ giục Alissa yêu dấu về sớm thăm tôi, điều này làm tôi nhẹ đi rất nhiều nỗi đau khổ. Có thư của Alissa; ngày mai kia Alissa và dì Plantier mới đến. ” Anh Jérôme ơi, ân hận quá nhiều vì khôngnói được với má anh, trước khi bà mất, một đôi lờiđể người thỏa nguyện. Thôi bây giờ, cầu mong dì tha thứ cho em! Từ nay chỉ còn riêng Thượng Đế hướng dẫn chúng ta. Âu yếm hơn bao giờ hết, em là Alissa của anh…” Bức thư có ý nghĩa thế nào? Những lời nàng không nói được là những lời gì, nếu không là những lời nguyện ước cùng tôi chung sống mai sau? Nhưng làm sao tôi cưới nàng. Tôi có cần lời đính ước của nàng không’ Hai chúng tôi không được xem như là đã đính ước rồi sao? Tình yêu này còn ai trong họ hàng không biết nữa; cậu Bucolin, cũng như mẹ tôi, không có ý cản trở, trái lại người đã xem tôi như con đẻ. Đến dịp lễ Phục sinh, tôi trở về Havre, nhà dì Plantier, và dùng cơm ở nhà cậu Bucolin. Dì Félicie Plantier là một người đàn bà rất tốt, nhưng cả Alissa, Juliette, và tôi, đều không ai thân mật lắm đối với dì.
Dì Félicie Plantier là một người đàn bà rất tốt, nhưng cả Alissa, Juliette, và tôi, đều không ai thân mật lắm đối với dì. Bà hấp tấp vội vã luôn; cử chỉ thiếu dịu dàng, giọng nói thiếu êm ấm; dì vuốt ve mà như là xô xát trong giờ phút nào bất cứ, lòng người đàn bà đó như cũng tràn ngập thương mến với chúng tôi. Cậu tôi quý dì lắm, nhưng chỉ nghe giọng nói cũng đủ tỏ rằng cậu tôi yêu chuộng mẹ tôi hơn nhiều. Một buổi tối, dì nói: - Cháu ơi, dì không rõ mùa hè này cháu định làm gì, dì muốn biết những dự định của cháu trước khi quyết định ý mình: nếu dì có thể giúp cho cháu… - Cháu cũng chưa nghĩ đến điều ấy. Có lẽ cháu sẽ đi du lịch không chừng. Dì tiếp: - Cháu cũng hiểu rằng ở nhà dì cũng như ở Fongueusemare, cháu vẫn được chiêu đãi ân cần. Cháu sẽ làm vui lòng cậu và Juhette nếu cháu xuống trọ Dưới ấy… - Ý dì muốn nói Alissa. Xin lỗi cháu… Cháu chắc không ngờ rằng xa nay dì vẫn tưởng là cháu yêu Juliette nhỉ? Cho đến ngày cậu cháu cho biết rõ, dì mới hay… Cách đây không đầy một tháng.. Cháu biết, dì thương các cháu, nhưng dì đâu rõ ý mỗi đứa được; và ít khi gặp cháu,… Dì lại không hay để ý; không có thì giờ nhận xét những việc chẳng mấy liên hệ đến dì. Dì vẫn thường trông thấy cháu vui đùa với Juliette… Nên dì nghĩ.. Cháu Juliette lộng lẫy, vui tươi tròn trịa biết bao. - Vâng, cháu chơi với Juliette, nhưng yêu Alissa.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Dì Félicie Plantier là một người đàn bà rất tốt, nhưng cả Alissa, Juliette, và tôi, đều không ai thân mật lắm đối với dì. Bà hấp tấp vội vã luôn; cử chỉ thiếu dịu dàng, giọng nói thiếu êm ấm; dì vuốt ve mà như là xô xát trong giờ phút nào bất cứ, lòng người đàn bà đó như cũng tràn ngập thương mến với chúng tôi. Cậu tôi quý dì lắm, nhưng chỉ nghe giọng nói cũng đủ tỏ rằng cậu tôi yêu chuộng mẹ tôi hơn nhiều. Một buổi tối, dì nói: - Cháu ơi, dì không rõ mùa hè này cháu định làm gì, dì muốn biết những dự định của cháu trước khi quyết định ý mình: nếu dì có thể giúp cho cháu… - Cháu cũng chưa nghĩ đến điều ấy. Có lẽ cháu sẽ đi du lịch không chừng. Dì tiếp: - Cháu cũng hiểu rằng ở nhà dì cũng như ở Fongueusemare, cháu vẫn được chiêu đãi ân cần. Cháu sẽ làm vui lòng cậu và Juhette nếu cháu xuống trọ Dưới ấy… - Ý dì muốn nói Alissa. Xin lỗi cháu… Cháu chắc không ngờ rằng xa nay dì vẫn tưởng là cháu yêu Juliette nhỉ? Cho đến ngày cậu cháu cho biết rõ, dì mới hay… Cách đây không đầy một tháng.. Cháu biết, dì thương các cháu, nhưng dì đâu rõ ý mỗi đứa được; và ít khi gặp cháu,… Dì lại không hay để ý; không có thì giờ nhận xét những việc chẳng mấy liên hệ đến dì. Dì vẫn thường trông thấy cháu vui đùa với Juliette… Nên dì nghĩ.. Cháu Juliette lộng lẫy, vui tươi tròn trịa biết bao. - Vâng, cháu chơi với Juliette, nhưng yêu Alissa.
Dì vẫn thường trông thấy cháu vui đùa với Juliette… Nên dì nghĩ.. Cháu Juliette lộng lẫy, vui tươi tròn trịa biết bao. - Vâng, cháu chơi với Juliette, nhưng yêu Alissa. Rất tốt, cháu tự do… Riêng dì, cháu hiểu cho, có thể nói là dì không biết tính Alissa nhiều, Alissa vốn ít nói hơn đứa em; dì nghĩ rằng, nếu cháu chọn Alissa, là cháu có một vài lý do nào đích đáng vậy. Sao dì nói thế, cháu có chọn lựa để yêu nàng đâu và cũng chẳng bao giờ cháu tự hỏi mình lấy lý do gì để… - Jérôme đừng giận dì chứ, dì nói thật, dì không có dụng ý lôi thôi. Cháu làm quên mất điều dì định nói… À phải rồi, thế này: dì nghĩ rằng mọi sự kết cuộc rồi cũng là hôn nhân; nhưng vì cháu đang chịu tang, nên không thể nào làm lễ đính hôn được, vả lại cháu cũng còn trẻ quá… Theo dì, nếu cháu về ở Fongueusemare, thì khó coi, vì ngày nay mẹ cháu đã qua đời rồi. - Thì chính vì thế mà cháu nói đến chuyện đi du lịch… - Vâng. ấy thế nên chi, cháu à, dì nghĩ rằng, nếu có mặt dì thì mọi sự sẽ dễ dàng, nên chi dì dàn xếp để có thể rảnh được ít nhiều trong vụ hè này. - Nếu con yêu cầu sơ thôi, thì cô Ashburton cũng sẽ vui lòng đến lắm. - Thì dì vẫn biết rằng bà ta đến. Chính dì cũng phải đến nữa mới được? Dì không có ý thay thế được mẹ cháu đâu; và thế là dì Plantier bỗng thình lình nức nở; nhưng dì sẽ trông coi bếp núc… và thế là cả cháu, cả cậu, cả Alissa, sẽ thấy mọi sự chẳng có gì là khó coi, khó chịu, lai rai bối rối chút nào. Dì Félicie nhầm lẫn biết bao. Thật ra chúng tôi thấy khó chịu là chỉ tại dì.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Dì vẫn thường trông thấy cháu vui đùa với Juliette… Nên dì nghĩ.. Cháu Juliette lộng lẫy, vui tươi tròn trịa biết bao. - Vâng, cháu chơi với Juliette, nhưng yêu Alissa. Rất tốt, cháu tự do… Riêng dì, cháu hiểu cho, có thể nói là dì không biết tính Alissa nhiều, Alissa vốn ít nói hơn đứa em; dì nghĩ rằng, nếu cháu chọn Alissa, là cháu có một vài lý do nào đích đáng vậy. Sao dì nói thế, cháu có chọn lựa để yêu nàng đâu và cũng chẳng bao giờ cháu tự hỏi mình lấy lý do gì để… - Jérôme đừng giận dì chứ, dì nói thật, dì không có dụng ý lôi thôi. Cháu làm quên mất điều dì định nói… À phải rồi, thế này: dì nghĩ rằng mọi sự kết cuộc rồi cũng là hôn nhân; nhưng vì cháu đang chịu tang, nên không thể nào làm lễ đính hôn được, vả lại cháu cũng còn trẻ quá… Theo dì, nếu cháu về ở Fongueusemare, thì khó coi, vì ngày nay mẹ cháu đã qua đời rồi. - Thì chính vì thế mà cháu nói đến chuyện đi du lịch… - Vâng. ấy thế nên chi, cháu à, dì nghĩ rằng, nếu có mặt dì thì mọi sự sẽ dễ dàng, nên chi dì dàn xếp để có thể rảnh được ít nhiều trong vụ hè này. - Nếu con yêu cầu sơ thôi, thì cô Ashburton cũng sẽ vui lòng đến lắm. - Thì dì vẫn biết rằng bà ta đến. Chính dì cũng phải đến nữa mới được? Dì không có ý thay thế được mẹ cháu đâu; và thế là dì Plantier bỗng thình lình nức nở; nhưng dì sẽ trông coi bếp núc… và thế là cả cháu, cả cậu, cả Alissa, sẽ thấy mọi sự chẳng có gì là khó coi, khó chịu, lai rai bối rối chút nào. Dì Félicie nhầm lẫn biết bao. Thật ra chúng tôi thấy khó chịu là chỉ tại dì.
Dì Félicie nhầm lẫn biết bao. Thật ra chúng tôi thấy khó chịu là chỉ tại dì. Từ tháng bảy, dì đã dọn tới ở Fongueusemare như lời dì nói, rồi cô Ashburton và tôi cùng tới ít lâu sau. Lấy cớ giúp Alissa trong việc nấu nớng, dì làm cho ngôi nhà yên tĩnh phải nhộn hẳn lên. Sự vồn vã của dì, sự cố gắng làm cho chúng tôi đẹp ý, và cho “mọi sự được dễ dàng”, sự vồn vập sao quá nặng nề, đến nỗi nhiều khi Alissa và tôi cảm thấy khó chịu, lặng thinh không nói được lời nào cả, khi có dì bên cạnh. Hẳn là dì cũng nhận thấy là chúng tôi lạnh nhạt lắm… Mà cho dẫu chúng tôi không lặng lẽ, thì dì có thể nào đoán được tính chất tình yêu của chúng tôi không? Chỉ Juliette là hợp với dì, tình tôi thương dì có giảm bớt đi một phần nào cũng vì thấy dì tỏ ra thương mến nó nhiều hơn Alissa. Rồi buổi sáng nhận được một bức thư, dì gọi tôi lại: - Cháu ạ, dì rất buồn; con gái của dì cảm bệnh, gọi dì về; thế là dì buộc lòng phải rời mấy cháu… Tôi lo lắng đi tìm cậu, không rõ mình còn nên nấn ná ở lại Fongueusemare hay không, sau khi dì đi. Nhưng tôi vừa mới hở môi nói mấy tiếng đầu, cậu tôi đã gạt phắt: - Sao chị Hai lại cứ tưởng tượng đan dệt làm gì cho rối rắm những việc rất tự nhiên như thế? Tại sao cháu lại xa cậu và các em, hử Jérôme? Cháu không phải là con ruột của cậu rồi hay sao? Dì tôi ở lại Fongueusemare trước sau chỉ mười lăm ngày. Khi dì đi, trong nhà thấy dễ chịu; yên vui xa và thanh thản cũ trở lại. Bóng hạnh phúc thật là đơn sơ.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Dì Félicie nhầm lẫn biết bao. Thật ra chúng tôi thấy khó chịu là chỉ tại dì. Từ tháng bảy, dì đã dọn tới ở Fongueusemare như lời dì nói, rồi cô Ashburton và tôi cùng tới ít lâu sau. Lấy cớ giúp Alissa trong việc nấu nớng, dì làm cho ngôi nhà yên tĩnh phải nhộn hẳn lên. Sự vồn vã của dì, sự cố gắng làm cho chúng tôi đẹp ý, và cho “mọi sự được dễ dàng”, sự vồn vập sao quá nặng nề, đến nỗi nhiều khi Alissa và tôi cảm thấy khó chịu, lặng thinh không nói được lời nào cả, khi có dì bên cạnh. Hẳn là dì cũng nhận thấy là chúng tôi lạnh nhạt lắm… Mà cho dẫu chúng tôi không lặng lẽ, thì dì có thể nào đoán được tính chất tình yêu của chúng tôi không? Chỉ Juliette là hợp với dì, tình tôi thương dì có giảm bớt đi một phần nào cũng vì thấy dì tỏ ra thương mến nó nhiều hơn Alissa. Rồi buổi sáng nhận được một bức thư, dì gọi tôi lại: - Cháu ạ, dì rất buồn; con gái của dì cảm bệnh, gọi dì về; thế là dì buộc lòng phải rời mấy cháu… Tôi lo lắng đi tìm cậu, không rõ mình còn nên nấn ná ở lại Fongueusemare hay không, sau khi dì đi. Nhưng tôi vừa mới hở môi nói mấy tiếng đầu, cậu tôi đã gạt phắt: - Sao chị Hai lại cứ tưởng tượng đan dệt làm gì cho rối rắm những việc rất tự nhiên như thế? Tại sao cháu lại xa cậu và các em, hử Jérôme? Cháu không phải là con ruột của cậu rồi hay sao? Dì tôi ở lại Fongueusemare trước sau chỉ mười lăm ngày. Khi dì đi, trong nhà thấy dễ chịu; yên vui xa và thanh thản cũ trở lại. Bóng hạnh phúc thật là đơn sơ.
Dì tôi ở lại Fongueusemare trước sau chỉ mười lăm ngày. Khi dì đi, trong nhà thấy dễ chịu; yên vui xa và thanh thản cũ trở lại. Bóng hạnh phúc thật là đơn sơ. Cái tang của tôi như khơi cho tình yêu mỗi ngày một thêm sâu đậm. Cuộc sống êm ả bắt đầu. Giữa bầu không khí trong lành, mỗi tiếng động nhỏ của linh hồn cũng ngân lên, như giữa một trời thu, bóng vang rủ rê tương ứng. Sau bữa dì tôi từ biệt, một buổi tối ở bàn ăn, nói chuyện về dì, tôi còn nhớ: “Sao mà dì huyên náo thế! Cuộc đời cũng chẳng để yên cho linh hồn dì nghỉ ngơi đôi chút. Vẻ đẹp của tình yêu phản ảnh tại đây như thế nào?”… Và chúng tôi nhớ lại lời của Goethe nói về bà Stein: “Đẹp biết bao, nếu được nhìn thấy cuộc đời phản chiếu trong tấm linh hồn ấy”. Thế là chúng tôi còn xây dựng cả một hệ thống giai tầng gì chả rõ, và đặt ở trên hết là những khả năng chiêm niệm trầm tư. Cậu tôi lặng lẽ từ lâu, bảy giờ mới lên tiếng, vẻ mặt buồn buồn: - Các con ạ, cho dẫu hình ảnh có vỡ tan, ngày sau Thượng Đế vẫn nhận rõ được hình ảnh của mình. Các con nên thận trọng đừng vội xét đoán người theo một đoạn đời nào của họ. Tất cả những điểm nào trong tính tình của dì Plantier mà các con không thích, là do những sự tình, những biến cố nào xảy ra trong đời, cậu biết rõ nên không thể phẩm bình nghiêm khắc như các con. Có những đức tính nào dễ thương của tuổi trẻ mà chẳng hư hỏng mất khi về già.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Dì tôi ở lại Fongueusemare trước sau chỉ mười lăm ngày. Khi dì đi, trong nhà thấy dễ chịu; yên vui xa và thanh thản cũ trở lại. Bóng hạnh phúc thật là đơn sơ. Cái tang của tôi như khơi cho tình yêu mỗi ngày một thêm sâu đậm. Cuộc sống êm ả bắt đầu. Giữa bầu không khí trong lành, mỗi tiếng động nhỏ của linh hồn cũng ngân lên, như giữa một trời thu, bóng vang rủ rê tương ứng. Sau bữa dì tôi từ biệt, một buổi tối ở bàn ăn, nói chuyện về dì, tôi còn nhớ: “Sao mà dì huyên náo thế! Cuộc đời cũng chẳng để yên cho linh hồn dì nghỉ ngơi đôi chút. Vẻ đẹp của tình yêu phản ảnh tại đây như thế nào?”… Và chúng tôi nhớ lại lời của Goethe nói về bà Stein: “Đẹp biết bao, nếu được nhìn thấy cuộc đời phản chiếu trong tấm linh hồn ấy”. Thế là chúng tôi còn xây dựng cả một hệ thống giai tầng gì chả rõ, và đặt ở trên hết là những khả năng chiêm niệm trầm tư. Cậu tôi lặng lẽ từ lâu, bảy giờ mới lên tiếng, vẻ mặt buồn buồn: - Các con ạ, cho dẫu hình ảnh có vỡ tan, ngày sau Thượng Đế vẫn nhận rõ được hình ảnh của mình. Các con nên thận trọng đừng vội xét đoán người theo một đoạn đời nào của họ. Tất cả những điểm nào trong tính tình của dì Plantier mà các con không thích, là do những sự tình, những biến cố nào xảy ra trong đời, cậu biết rõ nên không thể phẩm bình nghiêm khắc như các con. Có những đức tính nào dễ thương của tuổi trẻ mà chẳng hư hỏng mất khi về già.
Có những đức tính nào dễ thương của tuổi trẻ mà chẳng hư hỏng mất khi về già. Những gì các con gọi là lăng xăng, huyên náo nơi dì Félicie, ngày xưa chính là cái tính niềm nở rất dễ thương, cái duyên ân cần đậm đà hết mực. Ngày xa, các chị và cậu cũng không khác các con ngày nay mấy đâu. Cậu rất giống cháu, Jérôme ạ, có lẽ giống nhiều hơn cậu tưởng nữa là khác. Chị Félicie rất giống như Juliette hiện giờ… cả thể xác nữa – và nhiều khi bất ngờ ba gặp lại chị trong giọng nói của con; chị cũng có nụ cười của con - và cái cứ chỉ đặc biệt giống con, mà ngày nay chị không còn nữa, ấy là đôi lúc ngồi lặng lẽ như con, không nhúc nhích, thờ thẫn tay ôm đầu. Cô Ashburton quay lại phía tôi, nói nhỏ: - Còn mẹ cậu thì rất giống Alissa. Hè năm ấy rất huy hoàng. Mọi sự vật như rạng ngời ánh sáng của thanh thiên. Nhiệt tình của chúng tôi thắng được tang tóc, bóng tối hết âm u. Một buổi mai tôi thức giấc, lòng vui phơi phới, tôi chạy ra ngoài đón bình minh lộng lẫy. Ngày nay ôn lại chuyện xưa, tôi thấy dĩ vãng đượm những sương sa rạng rỡ. Juliette dậy sớm hơn chị - (Alissa thường thức rất khuya) - cùng tôi đi dạo quanh vườn. Giữa Alissa và tôi nàng là kẻ đưa tin tức; tôi kể liên miên cho nàng nghe mối tình giữa chúng tôi, Juliette có vẻ chăm chú nghe không chán. Tôi nói hết những điều gì tôi không dám nói thẳng với Alissa; với Alissa, tình yêu mãnh liệt xui tôi trở nên ngượng ngập, e dè.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Có những đức tính nào dễ thương của tuổi trẻ mà chẳng hư hỏng mất khi về già. Những gì các con gọi là lăng xăng, huyên náo nơi dì Félicie, ngày xưa chính là cái tính niềm nở rất dễ thương, cái duyên ân cần đậm đà hết mực. Ngày xa, các chị và cậu cũng không khác các con ngày nay mấy đâu. Cậu rất giống cháu, Jérôme ạ, có lẽ giống nhiều hơn cậu tưởng nữa là khác. Chị Félicie rất giống như Juliette hiện giờ… cả thể xác nữa – và nhiều khi bất ngờ ba gặp lại chị trong giọng nói của con; chị cũng có nụ cười của con - và cái cứ chỉ đặc biệt giống con, mà ngày nay chị không còn nữa, ấy là đôi lúc ngồi lặng lẽ như con, không nhúc nhích, thờ thẫn tay ôm đầu. Cô Ashburton quay lại phía tôi, nói nhỏ: - Còn mẹ cậu thì rất giống Alissa. Hè năm ấy rất huy hoàng. Mọi sự vật như rạng ngời ánh sáng của thanh thiên. Nhiệt tình của chúng tôi thắng được tang tóc, bóng tối hết âm u. Một buổi mai tôi thức giấc, lòng vui phơi phới, tôi chạy ra ngoài đón bình minh lộng lẫy. Ngày nay ôn lại chuyện xưa, tôi thấy dĩ vãng đượm những sương sa rạng rỡ. Juliette dậy sớm hơn chị - (Alissa thường thức rất khuya) - cùng tôi đi dạo quanh vườn. Giữa Alissa và tôi nàng là kẻ đưa tin tức; tôi kể liên miên cho nàng nghe mối tình giữa chúng tôi, Juliette có vẻ chăm chú nghe không chán. Tôi nói hết những điều gì tôi không dám nói thẳng với Alissa; với Alissa, tình yêu mãnh liệt xui tôi trở nên ngượng ngập, e dè.
Tôi nói hết những điều gì tôi không dám nói thẳng với Alissa; với Alissa, tình yêu mãnh liệt xui tôi trở nên ngượng ngập, e dè. Alissa cũng vui theo, thấy tôi nói chuyện với Juliette, nàng không biết, hay thích đùa làm như không biết rằng tựu trung chúng tôi chỉ nói mãi về nàng thôi. lối giả vờ êm dịu của tình yêu? Của tình yêu sâu thẳm, bởi nẻo đường huyền bí nào, Người đã dẫn ta đi từ tiếng cười đến giọng khóc, từ niềm vui trong trắng hồn nhiên đến sự đòi hỏi khắt khe của đức hạnh! Mùa hè trôi qua, êm đềm, phẳng lặng. Cho đến nỗi ngày nay tôi chẳng còn biết giữ lại được trong ký ức một chút gì của những ngày xa êm ái tiếp nhau trôi. Trăm việc xảy ra vẫn chỉ là đọc sách và chuyện trò… Một buổi sáng cuối hè, Alissa nói với tôi: - “Em vừa mơ một giấc mơ buồn, anh ạ. Không, em không nhìn thấy anh chết. Nhưng có điều là thế: anh chết. Ghê sợ và vô lý đến nỗi cuối cùng, điều em đau đớn cầu xin, đã được chấp thuận: anh chỉ vắng mặt thôi. Thế là chúng ta cách biệt nhau và em cảm thấy rằng có một phương cách nào đó để gặp lại anh, em tìm cách nào, và vì cố gắng quá nhiều nên sực thức dậy. Sáng nay, giấc mơ còn ám ảnh; em như còn tiếp tục mơ luôn. như còn xa anh, còn xa anh lâu lắm, lâu lắm - giọng nàng nhỏ hẳn lại: trọn đời em – và trọn đời em phải cố gắng rất nhiều… - Để làm gì? - Cả hai chúng ta cần cố gắng nhiều để gặp lại nhau Tôi không muốn nghe, có lẽ sợ không dám nghe những lời nói ấy. Lòng như muốn phản đối tha thiết, tim hồi hộp lạ lùng, bỗng dưng tôi can đảm nói:
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tôi nói hết những điều gì tôi không dám nói thẳng với Alissa; với Alissa, tình yêu mãnh liệt xui tôi trở nên ngượng ngập, e dè. Alissa cũng vui theo, thấy tôi nói chuyện với Juliette, nàng không biết, hay thích đùa làm như không biết rằng tựu trung chúng tôi chỉ nói mãi về nàng thôi. lối giả vờ êm dịu của tình yêu? Của tình yêu sâu thẳm, bởi nẻo đường huyền bí nào, Người đã dẫn ta đi từ tiếng cười đến giọng khóc, từ niềm vui trong trắng hồn nhiên đến sự đòi hỏi khắt khe của đức hạnh! Mùa hè trôi qua, êm đềm, phẳng lặng. Cho đến nỗi ngày nay tôi chẳng còn biết giữ lại được trong ký ức một chút gì của những ngày xa êm ái tiếp nhau trôi. Trăm việc xảy ra vẫn chỉ là đọc sách và chuyện trò… Một buổi sáng cuối hè, Alissa nói với tôi: - “Em vừa mơ một giấc mơ buồn, anh ạ. Không, em không nhìn thấy anh chết. Nhưng có điều là thế: anh chết. Ghê sợ và vô lý đến nỗi cuối cùng, điều em đau đớn cầu xin, đã được chấp thuận: anh chỉ vắng mặt thôi. Thế là chúng ta cách biệt nhau và em cảm thấy rằng có một phương cách nào đó để gặp lại anh, em tìm cách nào, và vì cố gắng quá nhiều nên sực thức dậy. Sáng nay, giấc mơ còn ám ảnh; em như còn tiếp tục mơ luôn. như còn xa anh, còn xa anh lâu lắm, lâu lắm - giọng nàng nhỏ hẳn lại: trọn đời em – và trọn đời em phải cố gắng rất nhiều… - Để làm gì? - Cả hai chúng ta cần cố gắng nhiều để gặp lại nhau Tôi không muốn nghe, có lẽ sợ không dám nghe những lời nói ấy. Lòng như muốn phản đối tha thiết, tim hồi hộp lạ lùng, bỗng dưng tôi can đảm nói:
- Cả hai chúng ta cần cố gắng nhiều để gặp lại nhau Tôi không muốn nghe, có lẽ sợ không dám nghe những lời nói ấy. Lòng như muốn phản đối tha thiết, tim hồi hộp lạ lùng, bỗng dưng tôi can đảm nói: - Còn anh, sáng nay nằm mộng thấy sắp cưới em mãnh liệt đến nỗi không có gì ở đời này chia biệt được chúng ta, trừ Thần chết. - Anh nghĩ rằng Thần chết chia biệt được hay sao? Anh muốn nói… - Trái lại em nghĩ rằng Thần chết sẽ giao nối lại. Vâng, giao nối lại những gì giữa trần gian bị chia rẽ . Những lời nói ấy vang dội trong tâm khảm tôi sâu thẳm thế nào, mà đến ngày nay tôi còn nghe đồng vọng tiếng mình và tiếng nàng trong buổi chiều hè lặng lẽ. Nhưng chỉ sau này, tôi mới hiểu biết hết ý nghĩa trầm trọng. Đồng ruộng đã xong hết mùa màng, chỉ còn trơ cuống rạ. Mắt người càng thẩn thờ nhìn đìu hiu ra suốt xứ… Buổi chiều trước khi lên đường - đúng hơn, là hai ngày trước - tôi xuống vườn sau đi dạo với Juliette. Nàng hỏi tôi: Hôm qua anh đọc gì cho chị Alissa nghe thế - Đọc lúc nào? - Trên chiếc ghế đá bên hầm đất vôi, lúc anh để chúng em đi trước, rồi nấn ná ở lại sau với chị Alissa. Anh không muốn nói với em sao? Tôi hơi bực mình, đọc: - Chẳng bao lâu, thu về, tăm tối lạnh… Nhưng Juliette ngắt lời, giọng run run đọc tiếp: - Vĩnh biệt rồi, hè hỡi, mộng vàng qua…[5] Tôi hết sức ngạc nhiên hỏi: - Ồ, em cũng biết những câu ấy sao? Anh cứ tưởng em không thích thơ chứ. Nàng cười gượng gạo: - Sao anh lại tưởng thế? Hay anh nghĩ rằng vì lẽ anh không đọc cho em nghe?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
- Cả hai chúng ta cần cố gắng nhiều để gặp lại nhau Tôi không muốn nghe, có lẽ sợ không dám nghe những lời nói ấy. Lòng như muốn phản đối tha thiết, tim hồi hộp lạ lùng, bỗng dưng tôi can đảm nói: - Còn anh, sáng nay nằm mộng thấy sắp cưới em mãnh liệt đến nỗi không có gì ở đời này chia biệt được chúng ta, trừ Thần chết. - Anh nghĩ rằng Thần chết chia biệt được hay sao? Anh muốn nói… - Trái lại em nghĩ rằng Thần chết sẽ giao nối lại. Vâng, giao nối lại những gì giữa trần gian bị chia rẽ . Những lời nói ấy vang dội trong tâm khảm tôi sâu thẳm thế nào, mà đến ngày nay tôi còn nghe đồng vọng tiếng mình và tiếng nàng trong buổi chiều hè lặng lẽ. Nhưng chỉ sau này, tôi mới hiểu biết hết ý nghĩa trầm trọng. Đồng ruộng đã xong hết mùa màng, chỉ còn trơ cuống rạ. Mắt người càng thẩn thờ nhìn đìu hiu ra suốt xứ… Buổi chiều trước khi lên đường - đúng hơn, là hai ngày trước - tôi xuống vườn sau đi dạo với Juliette. Nàng hỏi tôi: Hôm qua anh đọc gì cho chị Alissa nghe thế - Đọc lúc nào? - Trên chiếc ghế đá bên hầm đất vôi, lúc anh để chúng em đi trước, rồi nấn ná ở lại sau với chị Alissa. Anh không muốn nói với em sao? Tôi hơi bực mình, đọc: - Chẳng bao lâu, thu về, tăm tối lạnh… Nhưng Juliette ngắt lời, giọng run run đọc tiếp: - Vĩnh biệt rồi, hè hỡi, mộng vàng qua…[5] Tôi hết sức ngạc nhiên hỏi: - Ồ, em cũng biết những câu ấy sao? Anh cứ tưởng em không thích thơ chứ. Nàng cười gượng gạo: - Sao anh lại tưởng thế? Hay anh nghĩ rằng vì lẽ anh không đọc cho em nghe?
Tôi hết sức ngạc nhiên hỏi: - Ồ, em cũng biết những câu ấy sao? Anh cứ tưởng em không thích thơ chứ. Nàng cười gượng gạo: - Sao anh lại tưởng thế? Hay anh nghĩ rằng vì lẽ anh không đọc cho em nghe? Nhiều lúc anh xem em đần độn không bằng? Người ta có thể rất thông minh mà không thích thơ chứ. Có khi nào anh nghe em đọc thơ hoặc bảo anh đọc cho em nghe đâu. - Bởi vì đã có chị Alissa đảm nhiệm hết rồi… Nàng dừng lại một lúc, rồi đột ngột hỏi: - Ngày kia anh đi? - Ừ Làm sao trì hoãn được nữa. - Năm thứ nhất cao đẳng sư phạm. - Bao giờ anh cưới chị Alissa? - Không thể cưới trước khi ra trường. Không thể cưới trước khi biết rõ hơn chút ít mình sẽ định làm gì sau đó . - Thế ra anh chưa biết sẽ định làm gì? Bao nhiêu chuyện đang làm rộn rã lòng anh. Anh muốn hoãn trì được bao nhiêu hay bấy nhiêu, cái lúc phải chọn lựa, và chỉ biết có chọn mà thôi. - Có phải vì sợ bị cầm chân sớm mà anh chưa làm lễ đính hôn không? Nàng khẩn khoản: - Thế thì anh còn chờ đợi gì mà chưa làm lễ đính hôn? Tại sao anh không làm lễ đính hôn ngay bây giờ? - Mà tại sao phải làm lễ? Riêng mình biết rằng sẽ trọn đời ở với nhau, như thế chưa đủ hay sao mà phải báo cho thiên hạ biết? Nếu anh thích kết buộc đời mình với Alissa, em thấy rằng còn phải ràng buộc tình của mình bằng những lời ước hẹn thì mới đẹp hơn sao? Những lời ước hẹn, theo ý anh, làm tổn thương ý nghĩa của tình yêu… Anh chỉ muốn đính hôn khi nào anh cảm thấy nghi ngờ Alissa em ạ. - Em nghi ngại không phải nghi ngại vì chị Alissa.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tôi hết sức ngạc nhiên hỏi: - Ồ, em cũng biết những câu ấy sao? Anh cứ tưởng em không thích thơ chứ. Nàng cười gượng gạo: - Sao anh lại tưởng thế? Hay anh nghĩ rằng vì lẽ anh không đọc cho em nghe? Nhiều lúc anh xem em đần độn không bằng? Người ta có thể rất thông minh mà không thích thơ chứ. Có khi nào anh nghe em đọc thơ hoặc bảo anh đọc cho em nghe đâu. - Bởi vì đã có chị Alissa đảm nhiệm hết rồi… Nàng dừng lại một lúc, rồi đột ngột hỏi: - Ngày kia anh đi? - Ừ Làm sao trì hoãn được nữa. - Năm thứ nhất cao đẳng sư phạm. - Bao giờ anh cưới chị Alissa? - Không thể cưới trước khi ra trường. Không thể cưới trước khi biết rõ hơn chút ít mình sẽ định làm gì sau đó . - Thế ra anh chưa biết sẽ định làm gì? Bao nhiêu chuyện đang làm rộn rã lòng anh. Anh muốn hoãn trì được bao nhiêu hay bấy nhiêu, cái lúc phải chọn lựa, và chỉ biết có chọn mà thôi. - Có phải vì sợ bị cầm chân sớm mà anh chưa làm lễ đính hôn không? Nàng khẩn khoản: - Thế thì anh còn chờ đợi gì mà chưa làm lễ đính hôn? Tại sao anh không làm lễ đính hôn ngay bây giờ? - Mà tại sao phải làm lễ? Riêng mình biết rằng sẽ trọn đời ở với nhau, như thế chưa đủ hay sao mà phải báo cho thiên hạ biết? Nếu anh thích kết buộc đời mình với Alissa, em thấy rằng còn phải ràng buộc tình của mình bằng những lời ước hẹn thì mới đẹp hơn sao? Những lời ước hẹn, theo ý anh, làm tổn thương ý nghĩa của tình yêu… Anh chỉ muốn đính hôn khi nào anh cảm thấy nghi ngờ Alissa em ạ. - Em nghi ngại không phải nghi ngại vì chị Alissa.
Những lời ước hẹn, theo ý anh, làm tổn thương ý nghĩa của tình yêu… Anh chỉ muốn đính hôn khi nào anh cảm thấy nghi ngờ Alissa em ạ. - Em nghi ngại không phải nghi ngại vì chị Alissa. Và đến nơi mà trước kia tôi đã vô tình nghe câu chuyện giữa Alissa và cậu tôi Bỗng nhiên tôi nghĩ rằng Alissa- trước đó tôi thấy nàng ra vườn - rất có thể Alissa hiện đang ngồi ở phía sau hàng nguyệt quế, và rất có thể nghe được câu chuyện giữa chúng tôi; thế là tôi có ý muốn cho nàng nghe những gì tôi không trực tiếp thố lộ được. Tôi cao hứng lên giọng: - Ôi? Tôi nói với giọng say sưa sôi nổi của tuổi mình, và vì bận tâm chú ý nghe mình nói, nên không để ý nghe qua những lời đáp của Juliette còn ẩn chứa những gì nàng không nói hết ra… Ôi, nếu chúng ta có thể nghiêng mình trên tâm hồn người yêu, nhìn nơi nàng như nhìn trong một tấm gương, cái hình ảnh của mình đặt vào ở trong đó? Đọc nơi người khác như đọc nơi lòng mình, còn rõ hơn đọc nơi chính mình! Tôi lại tưởng cái giọng điệu rỗng ấy của mình làm cho Juliette xúc động. Nàng bỗng ngã đầu trên vai tôi: - Anh Jérôme! Em muốn anh hứa với em rằng sau này anh sẽ đem lại hạnh phúc cho chị Alissa. Nếu vì anh mà chị Alissa khổ, thì em sẽ oán ghét anh trọn đời. Juliettel Tôi vừa nói vừa hôn nàng, nếu thế thì anh sẽ tự thù ghét anh trước hết. Nếu em mà biết?… Thì chính chỉ vì muốn đợi khởi sự đời mình một cách thật đẹp riêng với Alissa, mà anh chưa muốn chọn nghề! Vì anh muốn đặt tất cả tương lai mình sau tình yêu, em ạ.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Những lời ước hẹn, theo ý anh, làm tổn thương ý nghĩa của tình yêu… Anh chỉ muốn đính hôn khi nào anh cảm thấy nghi ngờ Alissa em ạ. - Em nghi ngại không phải nghi ngại vì chị Alissa. Và đến nơi mà trước kia tôi đã vô tình nghe câu chuyện giữa Alissa và cậu tôi Bỗng nhiên tôi nghĩ rằng Alissa- trước đó tôi thấy nàng ra vườn - rất có thể Alissa hiện đang ngồi ở phía sau hàng nguyệt quế, và rất có thể nghe được câu chuyện giữa chúng tôi; thế là tôi có ý muốn cho nàng nghe những gì tôi không trực tiếp thố lộ được. Tôi cao hứng lên giọng: - Ôi? Tôi nói với giọng say sưa sôi nổi của tuổi mình, và vì bận tâm chú ý nghe mình nói, nên không để ý nghe qua những lời đáp của Juliette còn ẩn chứa những gì nàng không nói hết ra… Ôi, nếu chúng ta có thể nghiêng mình trên tâm hồn người yêu, nhìn nơi nàng như nhìn trong một tấm gương, cái hình ảnh của mình đặt vào ở trong đó? Đọc nơi người khác như đọc nơi lòng mình, còn rõ hơn đọc nơi chính mình! Tôi lại tưởng cái giọng điệu rỗng ấy của mình làm cho Juliette xúc động. Nàng bỗng ngã đầu trên vai tôi: - Anh Jérôme! Em muốn anh hứa với em rằng sau này anh sẽ đem lại hạnh phúc cho chị Alissa. Nếu vì anh mà chị Alissa khổ, thì em sẽ oán ghét anh trọn đời. Juliettel Tôi vừa nói vừa hôn nàng, nếu thế thì anh sẽ tự thù ghét anh trước hết. Nếu em mà biết?… Thì chính chỉ vì muốn đợi khởi sự đời mình một cách thật đẹp riêng với Alissa, mà anh chưa muốn chọn nghề! Vì anh muốn đặt tất cả tương lai mình sau tình yêu, em ạ.
Nếu em mà biết?… Thì chính chỉ vì muốn đợi khởi sự đời mình một cách thật đẹp riêng với Alissa, mà anh chưa muốn chọn nghề! Vì anh muốn đặt tất cả tương lai mình sau tình yêu, em ạ. Anh có trở thành gì đi nữa mà không có Alissa, thì cũng bằng không… - Khi nói với chị Alissa những điều ấy thì chị ấy bảo sao? - Nhưng có bao giờ anh nói với chị Alissa những điều ấy đâu Không bao giờ Juliette ạ; chính cũng vì thế mà anh chưa làm lễ đính hôn; không bao giờ - Alissa và anh đề cập đến vấn đề hôn nhân cả, hoặc dự định sẽ làm gì ngày sau. Đời sống với Alissa sau này, anh thấy đẹp đến mức nào, đến nỗi anh không dám… Em hiểu không Anh không dám nói gì với Alissa cả. - Anh muốn hạnh phúc đến bất ngờ sẽ làm chị ngạc nhiên sung sướng? Nhưng anh sợ rằng… anh sẽ làm chị e sợ, em hiểu không? Anh sợ rằng cái hạnh phúc vô biên mà anh linh cảm sẽ làm kinh hãi Alissa. Một ngày nọ, anh hỏi Alissa có thích du lịch đến những xứ lạ không. Alissa đáp là em không mong ước gì hết, chỉ cần biết rằng những xứ ấy có thật trên cõi đời này, thế là đủ, biết rằng những xứ ấy đẹp lắm, và những kẻ khác yêu nhau có thể tìm tới viếng thăm, chỉ biết thế là đủ rồi, nàng không mong gì hơn nữa.. - Còn anh, anh thích du lịch lắm phải không, anh Jérôme? Đời sống đối với anh là cả một cuộc viễn du dài vô hạn với Alissa, qua sách, qua người, qua mọi xứ. Em biết hai tiếng “nhổ neo” có nghĩa gì không? - Vâng, em vẫn thường nghĩ đến… Tâm tùy hải diện lưu ly. Cuồng điên xẻ trộm, trận kỳ oan chia… (Homère).
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nếu em mà biết?… Thì chính chỉ vì muốn đợi khởi sự đời mình một cách thật đẹp riêng với Alissa, mà anh chưa muốn chọn nghề! Vì anh muốn đặt tất cả tương lai mình sau tình yêu, em ạ. Anh có trở thành gì đi nữa mà không có Alissa, thì cũng bằng không… - Khi nói với chị Alissa những điều ấy thì chị ấy bảo sao? - Nhưng có bao giờ anh nói với chị Alissa những điều ấy đâu Không bao giờ Juliette ạ; chính cũng vì thế mà anh chưa làm lễ đính hôn; không bao giờ - Alissa và anh đề cập đến vấn đề hôn nhân cả, hoặc dự định sẽ làm gì ngày sau. Đời sống với Alissa sau này, anh thấy đẹp đến mức nào, đến nỗi anh không dám… Em hiểu không Anh không dám nói gì với Alissa cả. - Anh muốn hạnh phúc đến bất ngờ sẽ làm chị ngạc nhiên sung sướng? Nhưng anh sợ rằng… anh sẽ làm chị e sợ, em hiểu không? Anh sợ rằng cái hạnh phúc vô biên mà anh linh cảm sẽ làm kinh hãi Alissa. Một ngày nọ, anh hỏi Alissa có thích du lịch đến những xứ lạ không. Alissa đáp là em không mong ước gì hết, chỉ cần biết rằng những xứ ấy có thật trên cõi đời này, thế là đủ, biết rằng những xứ ấy đẹp lắm, và những kẻ khác yêu nhau có thể tìm tới viếng thăm, chỉ biết thế là đủ rồi, nàng không mong gì hơn nữa.. - Còn anh, anh thích du lịch lắm phải không, anh Jérôme? Đời sống đối với anh là cả một cuộc viễn du dài vô hạn với Alissa, qua sách, qua người, qua mọi xứ. Em biết hai tiếng “nhổ neo” có nghĩa gì không? - Vâng, em vẫn thường nghĩ đến… Tâm tùy hải diện lưu ly. Cuồng điên xẻ trộm, trận kỳ oan chia… (Homère).
Em biết hai tiếng “nhổ neo” có nghĩa gì không? - Vâng, em vẫn thường nghĩ đến… Tâm tùy hải diện lưu ly. Cuồng điên xẻ trộm, trận kỳ oan chia… (Homère). Nhưng nào tôi có để ý nghe nàng nói đâu, và tiếng nàng lại ngơ ngác rơi chìm như những cánh chim bị đạn. Tôi nói tiếp: - Khởi hành trong đêm tối: tỉnh giấc giữa tưng bừng bình minh. Cảm thấy hai đứa biệt lập lưu ly giữa đại dương trùng trùng sóng vỗ… Và cập bến một hải cảng nào, mà thuở nhỏ chúng mình đã từng nhìn trên bản đồ, chỉ chỏ cho nhau… Mọi vật, mọi người thảy đều xa lạ hết. Em hình dung thấy anh trên cầu thang tầu đương bước xuống, và chị Aìissa nương vịn tay anh. Tôi cười nói tiếp: - Và chúng tôi lập tức đến bưu điện hỏi bức thư của em Juliette đã gửi cho chúng tôi. Gửi từ Fongueusemare, nơi nàng đành ở lại, mà ngày ấy anh sẽ thấy nhỏ bé vô cùng, buồn vô hạn, và xa biệt biết bao nhiêu. Có phải chính đó là những lời của Juliette không Tôi không dám chắc, vì tôi đã nói, tôi sung sướng vì tình yêu tràn ngập, nên không để ý đến những lời nào khác là lời nói của lòng mình yêu thương. Chúng tôi tiến đến sát hàng nguyệt quế; sắp lui bước, thì từ trong bóng tối Alissa chợt hiện ra thình lình. Juliette kêu lên một tiếng, Alissa vội vàng ấp úng: - Vâng, em cảm thấy không khỏe lắm. Gió bể thổi lạnh quá Em định về ngay. Và đột ngột bỏ chúng tôi ở lại nàng vội vã quay về nhà. Khi nàng đã đi hơi xa, Juliette liền nói: - Chị Alissa đã nghe những lời chúng ta nói với nhau.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Em biết hai tiếng “nhổ neo” có nghĩa gì không? - Vâng, em vẫn thường nghĩ đến… Tâm tùy hải diện lưu ly. Cuồng điên xẻ trộm, trận kỳ oan chia… (Homère). Nhưng nào tôi có để ý nghe nàng nói đâu, và tiếng nàng lại ngơ ngác rơi chìm như những cánh chim bị đạn. Tôi nói tiếp: - Khởi hành trong đêm tối: tỉnh giấc giữa tưng bừng bình minh. Cảm thấy hai đứa biệt lập lưu ly giữa đại dương trùng trùng sóng vỗ… Và cập bến một hải cảng nào, mà thuở nhỏ chúng mình đã từng nhìn trên bản đồ, chỉ chỏ cho nhau… Mọi vật, mọi người thảy đều xa lạ hết. Em hình dung thấy anh trên cầu thang tầu đương bước xuống, và chị Aìissa nương vịn tay anh. Tôi cười nói tiếp: - Và chúng tôi lập tức đến bưu điện hỏi bức thư của em Juliette đã gửi cho chúng tôi. Gửi từ Fongueusemare, nơi nàng đành ở lại, mà ngày ấy anh sẽ thấy nhỏ bé vô cùng, buồn vô hạn, và xa biệt biết bao nhiêu. Có phải chính đó là những lời của Juliette không Tôi không dám chắc, vì tôi đã nói, tôi sung sướng vì tình yêu tràn ngập, nên không để ý đến những lời nào khác là lời nói của lòng mình yêu thương. Chúng tôi tiến đến sát hàng nguyệt quế; sắp lui bước, thì từ trong bóng tối Alissa chợt hiện ra thình lình. Juliette kêu lên một tiếng, Alissa vội vàng ấp úng: - Vâng, em cảm thấy không khỏe lắm. Gió bể thổi lạnh quá Em định về ngay. Và đột ngột bỏ chúng tôi ở lại nàng vội vã quay về nhà. Khi nàng đã đi hơi xa, Juliette liền nói: - Chị Alissa đã nghe những lời chúng ta nói với nhau.
Gió bể thổi lạnh quá Em định về ngay. Và đột ngột bỏ chúng tôi ở lại nàng vội vã quay về nhà. Khi nàng đã đi hơi xa, Juliette liền nói: - Chị Alissa đã nghe những lời chúng ta nói với nhau. - Nhưng chúng ta có nói gì để phiền lòng chị ấy đâu Trái lại… - Anh ở lại đây, nàng nói và chạy đuổi theo chị. Đêm ấy, tôi không thể ngủ. Alissa có xuống dùng bữa, nhưng vội lên phòng riêng ngay, kêu nhức đầu. Nàng đã có nghe những gì của câu chuyện chúng tôi? Và tôi lo âu cố nhớ lại những điều đã nói. Rồi tôi nghĩ rằng có lẽ tôi đã có lỗi, đi quá gần Juliette, tay quàng tay nàng; nhưng đó là thói quen của tuổi trẻ; biết bao lần Alissa đã thấy chúng tôi cùng đi với nhau như thế. Ôi Tôi mù quáng làm sao? Đi tìm dò dẫm những lỗi lầm của mình mà quên không nghĩ rằng những lời nói của Juliette tôi vô tình không nghe, và nhớ lại rất mơ hồ, thì Alissa đã nghe rõ hơn biết mấy. Bị cuống lên vì lo ngại, kinh hãi vì sợ rằng Alissa có thể nghi ngờ mình và không hình dung những điều đáng ngại khác, tôi quyết định sẽ thắng mọi e dè, lo sợ, và sẽ tính chuyện đính hôn ngày hôm sau. Trước ngày tôi đi… Tôi có thể cho rằng do đó mà nàng buồn. Dường như nàng có ý lánh tôi.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Gió bể thổi lạnh quá Em định về ngay. Và đột ngột bỏ chúng tôi ở lại nàng vội vã quay về nhà. Khi nàng đã đi hơi xa, Juliette liền nói: - Chị Alissa đã nghe những lời chúng ta nói với nhau. - Nhưng chúng ta có nói gì để phiền lòng chị ấy đâu Trái lại… - Anh ở lại đây, nàng nói và chạy đuổi theo chị. Đêm ấy, tôi không thể ngủ. Alissa có xuống dùng bữa, nhưng vội lên phòng riêng ngay, kêu nhức đầu. Nàng đã có nghe những gì của câu chuyện chúng tôi? Và tôi lo âu cố nhớ lại những điều đã nói. Rồi tôi nghĩ rằng có lẽ tôi đã có lỗi, đi quá gần Juliette, tay quàng tay nàng; nhưng đó là thói quen của tuổi trẻ; biết bao lần Alissa đã thấy chúng tôi cùng đi với nhau như thế. Ôi Tôi mù quáng làm sao? Đi tìm dò dẫm những lỗi lầm của mình mà quên không nghĩ rằng những lời nói của Juliette tôi vô tình không nghe, và nhớ lại rất mơ hồ, thì Alissa đã nghe rõ hơn biết mấy. Bị cuống lên vì lo ngại, kinh hãi vì sợ rằng Alissa có thể nghi ngờ mình và không hình dung những điều đáng ngại khác, tôi quyết định sẽ thắng mọi e dè, lo sợ, và sẽ tính chuyện đính hôn ngày hôm sau. Trước ngày tôi đi… Tôi có thể cho rằng do đó mà nàng buồn. Dường như nàng có ý lánh tôi.
Trước ngày tôi đi… Tôi có thể cho rằng do đó mà nàng buồn. Dường như nàng có ý lánh tôi. Ngày trôi qua, tôi vẫn không được gặp riêng Alissa; vì sợ đi mà không được nói chuyện với nàng nên tôi không ngần ngại đến ngay phòng nàng, trước buổi cơm tôi ít lâu; nàng đương bận mang một chiếc vòng bằng san hô, và giơ tay lên, hơi nghiêng mình để gài vòng vào cổ, quay lưng lại phía cửa, và nhìn tấm gương… Bóng tôi in trong ấy, nàng nhìn giây lát, không quay mặt lại. - Ủa, cửa phòng tôi không đóng à? - Anh có gõ cửa; em không trả lời. Alissa, em biết rằng ngày mai anh lên đường chứ? Nàng im lặng, đặt chiếc vòng xuống bên lò sưởi. Tiếng “lễ đính hôn” đối với tôi có vẻ trống trải tàn nhẫn quá, tôi đang quanh co dùng một lối nói xa xôi nào đó. Khi Alissa hiểu ý tôi, dường như nàng choáng váng, vịn vào lò sởi… nhưng chính tôi cũng bàng hoàng nên không nhìn rõ được cái gì cả. Tôi đứng gần bên nàng, không ngước mắt lên, tôi nắm lấy tay nàng; Alissa để tự nhiên, và hơi nghiêng mặt xuống, nâng bàn tay tôi lên, kề môi vào, thầm thì nói nhỏ: - Không, anh Jérôme ạ, đừng làm lễ đính hôn, em xin anh điều ấy. Làm sao nàng không cảm thấy điều đó. Nàng nói thêm, âu yếm hơn. - Không, anh ạ, khoan vội mà… Tôi hỏi: - Tại sao? - Nhưng chính em mới có thể hỏi anh: Tại sao? Tại sao bây giờ lại đổi ý? Tôi không dám nói lại cùng nàng câu chuyện hôm qua, nhưng chắc hẳn nàng cảm thấy rằng tôi đương nghĩ đến, và như để đáp lại ý nghĩ của tôi, nàng nhìn đăm đăm nói:
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Trước ngày tôi đi… Tôi có thể cho rằng do đó mà nàng buồn. Dường như nàng có ý lánh tôi. Ngày trôi qua, tôi vẫn không được gặp riêng Alissa; vì sợ đi mà không được nói chuyện với nàng nên tôi không ngần ngại đến ngay phòng nàng, trước buổi cơm tôi ít lâu; nàng đương bận mang một chiếc vòng bằng san hô, và giơ tay lên, hơi nghiêng mình để gài vòng vào cổ, quay lưng lại phía cửa, và nhìn tấm gương… Bóng tôi in trong ấy, nàng nhìn giây lát, không quay mặt lại. - Ủa, cửa phòng tôi không đóng à? - Anh có gõ cửa; em không trả lời. Alissa, em biết rằng ngày mai anh lên đường chứ? Nàng im lặng, đặt chiếc vòng xuống bên lò sưởi. Tiếng “lễ đính hôn” đối với tôi có vẻ trống trải tàn nhẫn quá, tôi đang quanh co dùng một lối nói xa xôi nào đó. Khi Alissa hiểu ý tôi, dường như nàng choáng váng, vịn vào lò sởi… nhưng chính tôi cũng bàng hoàng nên không nhìn rõ được cái gì cả. Tôi đứng gần bên nàng, không ngước mắt lên, tôi nắm lấy tay nàng; Alissa để tự nhiên, và hơi nghiêng mặt xuống, nâng bàn tay tôi lên, kề môi vào, thầm thì nói nhỏ: - Không, anh Jérôme ạ, đừng làm lễ đính hôn, em xin anh điều ấy. Làm sao nàng không cảm thấy điều đó. Nàng nói thêm, âu yếm hơn. - Không, anh ạ, khoan vội mà… Tôi hỏi: - Tại sao? - Nhưng chính em mới có thể hỏi anh: Tại sao? Tại sao bây giờ lại đổi ý? Tôi không dám nói lại cùng nàng câu chuyện hôm qua, nhưng chắc hẳn nàng cảm thấy rằng tôi đương nghĩ đến, và như để đáp lại ý nghĩ của tôi, nàng nhìn đăm đăm nói:
Tại sao bây giờ lại đổi ý? Tôi không dám nói lại cùng nàng câu chuyện hôm qua, nhưng chắc hẳn nàng cảm thấy rằng tôi đương nghĩ đến, và như để đáp lại ý nghĩ của tôi, nàng nhìn đăm đăm nói: - Anh lầm rồi, anh ạ; em không cần được hưởng nhiều hạnh phúc đến thế đâu. Chúng ta sống như thế này đã không sung sướng lắm sao? Nàng gượng cười, nhưng vô ích. - Không, vì như em thấy đó, anh phải xa em. - Này, anh Jérôme ạ, bữa nay em không thể nói chuyện nhiều với anh. Đừng làm hỏng mất những giờ phút cuối cùng anh nhé… Đừng anh nhé. Em sẽ viết thư cho anh, em sẽ giải thích cho anh. Em vẫn yêu anh như xưa nay, anh hãy yên lòng. Em hứa sẽ viết thư cho anh ngay ngày mai, ngay sau khi anh lên đường. Thôi bây giờ anh đi, đi… Anh, em khóc mất thôi… anh hãy đi ra, để em lại một mình… Nàng dịu dàng đẩy tôi ra, và đó là lời từ biệt của chúng tôi, vì tối hôm ấy, tôi không còn có thể nói gì với nàng nữa cả, và qua ngày hôm sau, lúc tôi đi nàng ở biệt trong phòng, không chịu xuống. Tôi thấy Alissa đang bên cửa sổ, nhìn tôi ra dấu giã từ. Xe chạy, nàng còn dõi trông theo. Đi xuống bình nguyên nghe nắng mọc. Sa mù lớp lớp nguyệt sau lưng. Sinh mệnh hai chân hàng chữ bát. Sưu tầm em mọi nhỏ mông lung. Em Kiều Thúy mọc thêm hàng cỏ. Quần đỏ năm nao thắm một vùng… Chương III Năm đó tôi ít có dịp gặp lại Abel Vautier; anh đã tòng quân, trước khi có lịnh nhập ngũ, trong khi tôi còn bận rộn dọn thi. Tôi nhỏ hơn Abel hai tuổi, và định sẽ đăng lính sau khi ra trường. Năm nay chúng tôi cùng vào sư phạm.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tại sao bây giờ lại đổi ý? Tôi không dám nói lại cùng nàng câu chuyện hôm qua, nhưng chắc hẳn nàng cảm thấy rằng tôi đương nghĩ đến, và như để đáp lại ý nghĩ của tôi, nàng nhìn đăm đăm nói: - Anh lầm rồi, anh ạ; em không cần được hưởng nhiều hạnh phúc đến thế đâu. Chúng ta sống như thế này đã không sung sướng lắm sao? Nàng gượng cười, nhưng vô ích. - Không, vì như em thấy đó, anh phải xa em. - Này, anh Jérôme ạ, bữa nay em không thể nói chuyện nhiều với anh. Đừng làm hỏng mất những giờ phút cuối cùng anh nhé… Đừng anh nhé. Em sẽ viết thư cho anh, em sẽ giải thích cho anh. Em vẫn yêu anh như xưa nay, anh hãy yên lòng. Em hứa sẽ viết thư cho anh ngay ngày mai, ngay sau khi anh lên đường. Thôi bây giờ anh đi, đi… Anh, em khóc mất thôi… anh hãy đi ra, để em lại một mình… Nàng dịu dàng đẩy tôi ra, và đó là lời từ biệt của chúng tôi, vì tối hôm ấy, tôi không còn có thể nói gì với nàng nữa cả, và qua ngày hôm sau, lúc tôi đi nàng ở biệt trong phòng, không chịu xuống. Tôi thấy Alissa đang bên cửa sổ, nhìn tôi ra dấu giã từ. Xe chạy, nàng còn dõi trông theo. Đi xuống bình nguyên nghe nắng mọc. Sa mù lớp lớp nguyệt sau lưng. Sinh mệnh hai chân hàng chữ bát. Sưu tầm em mọi nhỏ mông lung. Em Kiều Thúy mọc thêm hàng cỏ. Quần đỏ năm nao thắm một vùng… Chương III Năm đó tôi ít có dịp gặp lại Abel Vautier; anh đã tòng quân, trước khi có lịnh nhập ngũ, trong khi tôi còn bận rộn dọn thi. Tôi nhỏ hơn Abel hai tuổi, và định sẽ đăng lính sau khi ra trường. Năm nay chúng tôi cùng vào sư phạm.
Tôi nhỏ hơn Abel hai tuổi, và định sẽ đăng lính sau khi ra trường. Năm nay chúng tôi cùng vào sư phạm. Lúc gặp lại nhau thật là sung sướng. Sau khi giải ngũ, anh đi du lịch hơn một tháng. Tôi từng lo ngại sẽ thấy anh thay đổi nhiều; không, anh chỉ có vẻ già dặn hơn trước thôi, và vẫn không mất phần duyên dáng. Buổi chiều trước ngày nhập học, hai đứa vào vườn Luxembourg, tôi không giữ được nữa, bèn đem tâm sự kể hết cho anh nghe; mối tình của tôi, anh cũng đã biết. Kể anh cũng có kinh nghiệm ít nhiều trong sự giao thiệp với đàn bà, nên đôi lúc anh hơi “lên giọng” với tôi, nhưng điều đó không hề gì. Anh đùa- tôi, vì tôi không biết cách “đặt lời cuối” – nói theo giọng điệu của anh). “Phải biết nêu làm nguyên tắc là: đừng bao giờ để cho người đàn bà đủ thì giờ trấn tĩnh”. Tôi để mặc cho anh ta nói, nhưng riêng lòng nghĩ rằng những lý lẽ của anh không ăn hợp gì với tôi và với Alissa chút nào, và anh chỉ tỏ ra không hiểu rõ được chúng tôi thôi. Ngày hôm sau, tôi nhận được bức thơ: Anh Jérôme yêu dấu, Em đã suy nghĩ nhiều về điều anh bàn định với em (điều tôi bàn định! nàng gọi sự đính hôn của chúng tôi như thế đấy?) Em sợ rằng em quá lớn tuổi đối với anh. Điều đó anh chưa thấy quan trọng mấy, bởi vì anh chưa có dịp gặp những thiếu nữ khác; nhưng em nghĩ đến ngày sau, em sẽ đau khổ thế nào, nếu bằng lòng lấy anh, rồi ra không làm đẹp ý anh nữa.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tôi nhỏ hơn Abel hai tuổi, và định sẽ đăng lính sau khi ra trường. Năm nay chúng tôi cùng vào sư phạm. Lúc gặp lại nhau thật là sung sướng. Sau khi giải ngũ, anh đi du lịch hơn một tháng. Tôi từng lo ngại sẽ thấy anh thay đổi nhiều; không, anh chỉ có vẻ già dặn hơn trước thôi, và vẫn không mất phần duyên dáng. Buổi chiều trước ngày nhập học, hai đứa vào vườn Luxembourg, tôi không giữ được nữa, bèn đem tâm sự kể hết cho anh nghe; mối tình của tôi, anh cũng đã biết. Kể anh cũng có kinh nghiệm ít nhiều trong sự giao thiệp với đàn bà, nên đôi lúc anh hơi “lên giọng” với tôi, nhưng điều đó không hề gì. Anh đùa- tôi, vì tôi không biết cách “đặt lời cuối” – nói theo giọng điệu của anh). “Phải biết nêu làm nguyên tắc là: đừng bao giờ để cho người đàn bà đủ thì giờ trấn tĩnh”. Tôi để mặc cho anh ta nói, nhưng riêng lòng nghĩ rằng những lý lẽ của anh không ăn hợp gì với tôi và với Alissa chút nào, và anh chỉ tỏ ra không hiểu rõ được chúng tôi thôi. Ngày hôm sau, tôi nhận được bức thơ: Anh Jérôme yêu dấu, Em đã suy nghĩ nhiều về điều anh bàn định với em (điều tôi bàn định! nàng gọi sự đính hôn của chúng tôi như thế đấy?) Em sợ rằng em quá lớn tuổi đối với anh. Điều đó anh chưa thấy quan trọng mấy, bởi vì anh chưa có dịp gặp những thiếu nữ khác; nhưng em nghĩ đến ngày sau, em sẽ đau khổ thế nào, nếu bằng lòng lấy anh, rồi ra không làm đẹp ý anh nữa.
với anh. Điều đó anh chưa thấy quan trọng mấy, bởi vì anh chưa có dịp gặp những thiếu nữ khác; nhưng em nghĩ đến ngày sau, em sẽ đau khổ thế nào, nếu bằng lòng lấy anh, rồi ra không làm đẹp ý anh nữa. Chắc là anh giận hờn nhiều, khi đọc bức thư này của em; em như nghe rõ lời anh phản đối; dù sao em cũngxin anh hãy chờ đợi đến sau này, khi anh đã nhiều kinhnghiệm đời và thể nghiệm thạch lựu thù du hơn nữa. Anh hãy hiểu rằng em nói thế là chỉ vì anh thôi, còn em thì biết rằng không bao giờ có thể hết yêu anh. Tôi ngạc nhiên hơn là buồn bực, nhưng vì hoang mang quá nên tôi chạy tìm Abel, và đưa bức thư cho Abel xem. Thế này thì anh định sao bây giờ? Abel xem thư xong, hất hàm, mím môi hỏi. Tôi mong rằng anh đừng vội trả lời ngay? Khi người ta bắt đầu bàn cãi với một người đàn bà, thế là hỏng. Anh nghe tôi đây: ngủ lại ở Havre tối thứ bảy, chúng ta có thể đến Fongueusemare sáng chủ nhật, và trở về đây vào trường dự buổi học sáng thứ hai. Từ ngày tòng quân đến giờ, tôi chưa gặp lại bà con anh; đó đủ là một cái cớ và khá vinh dự cho tôi. Nếu Alissa thấy đó chỉ là một cái cớ, thì càng hay? Trong khi tôi tiếp chuyện với Juliette, thì để mặc anh xoay xở với Alissa. Anh gắng đừng trẻ con quá… Thật vậy, trong chuyện tình của anh, dường như có chút gì tôi chưa được rõ lắm; có lẽ vì anh chưa cho tôi biết kỹ… Không sao! Nhất là đừng báo trước là chúng ta về: phải về thình lình, không để cho cô em của anh có thì giờ trở tay (hoặc là trở chân tròn) mới được.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
với anh. Điều đó anh chưa thấy quan trọng mấy, bởi vì anh chưa có dịp gặp những thiếu nữ khác; nhưng em nghĩ đến ngày sau, em sẽ đau khổ thế nào, nếu bằng lòng lấy anh, rồi ra không làm đẹp ý anh nữa. Chắc là anh giận hờn nhiều, khi đọc bức thư này của em; em như nghe rõ lời anh phản đối; dù sao em cũngxin anh hãy chờ đợi đến sau này, khi anh đã nhiều kinhnghiệm đời và thể nghiệm thạch lựu thù du hơn nữa. Anh hãy hiểu rằng em nói thế là chỉ vì anh thôi, còn em thì biết rằng không bao giờ có thể hết yêu anh. Tôi ngạc nhiên hơn là buồn bực, nhưng vì hoang mang quá nên tôi chạy tìm Abel, và đưa bức thư cho Abel xem. Thế này thì anh định sao bây giờ? Abel xem thư xong, hất hàm, mím môi hỏi. Tôi mong rằng anh đừng vội trả lời ngay? Khi người ta bắt đầu bàn cãi với một người đàn bà, thế là hỏng. Anh nghe tôi đây: ngủ lại ở Havre tối thứ bảy, chúng ta có thể đến Fongueusemare sáng chủ nhật, và trở về đây vào trường dự buổi học sáng thứ hai. Từ ngày tòng quân đến giờ, tôi chưa gặp lại bà con anh; đó đủ là một cái cớ và khá vinh dự cho tôi. Nếu Alissa thấy đó chỉ là một cái cớ, thì càng hay? Trong khi tôi tiếp chuyện với Juliette, thì để mặc anh xoay xở với Alissa. Anh gắng đừng trẻ con quá… Thật vậy, trong chuyện tình của anh, dường như có chút gì tôi chưa được rõ lắm; có lẽ vì anh chưa cho tôi biết kỹ… Không sao! Nhất là đừng báo trước là chúng ta về: phải về thình lình, không để cho cô em của anh có thì giờ trở tay (hoặc là trở chân tròn) mới được.
Nhất là đừng báo trước là chúng ta về: phải về thình lình, không để cho cô em của anh có thì giờ trở tay (hoặc là trở chân tròn) mới được. Tôi đẩy cổng vườn, lòng hồi hộp quá. Juliette chạy vội ra, Alissa bận khâu vá, dần dà chưa chịu xuống. Chúng tôi nói chuyện với cậu tôi và với cô Ashburton, thì một lát sau, nàng vào phòng khách. Nếu chuyến về đột ngột của tôi có làm nàng xúc động, thì nàng cũng gắng không để lộ vẻ gì; tôi nghĩ đến lời Abel đã nói với tôi, và nhận thấy rằng quả đúng là để có thì giờ “phòng bị” nên nàng mới không xuống ngay. Sự niềm nở rối rít của Juliette càng làm nổi rõ vẻ lạnh nhạt của nàng. Tôi cảm thấy nàng lạnh lùng với chuyến về của chúng tôi hay ít nữa, nàng làm ra vẻ lạnh lùng bất mãn, và tôi không dám tìm trên gương mặt đó một nét xúc động bên trong. Ngồi khá xa, trong một góc phòng, bên cửa sổ, nàng như mải mê khâu vá, vừa chăm chú làm, vừa khe khẽ động làn môi. Abel nói nhiều, may biết bao, vì riêng tôi không đủ sức nói gì cả; nếu không có câu chuyện anh ta kể về cái năm tòng quân, và chuyến du lịch, thì chắc hẳn buổi viếng thăm này sẽ buồn nản lắm. Cả cậu tôi xem ra cũng có vẻ đặc biệt lo âu. Sau khi dùng cơm tra, Juliette muốn nói chuyện riêng với tôi. Vừa đến vườn, nàng sôi nổi nói: - Anh có thể tưởng tượng được rằng người ta đi hỏi cưới em không!
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nhất là đừng báo trước là chúng ta về: phải về thình lình, không để cho cô em của anh có thì giờ trở tay (hoặc là trở chân tròn) mới được. Tôi đẩy cổng vườn, lòng hồi hộp quá. Juliette chạy vội ra, Alissa bận khâu vá, dần dà chưa chịu xuống. Chúng tôi nói chuyện với cậu tôi và với cô Ashburton, thì một lát sau, nàng vào phòng khách. Nếu chuyến về đột ngột của tôi có làm nàng xúc động, thì nàng cũng gắng không để lộ vẻ gì; tôi nghĩ đến lời Abel đã nói với tôi, và nhận thấy rằng quả đúng là để có thì giờ “phòng bị” nên nàng mới không xuống ngay. Sự niềm nở rối rít của Juliette càng làm nổi rõ vẻ lạnh nhạt của nàng. Tôi cảm thấy nàng lạnh lùng với chuyến về của chúng tôi hay ít nữa, nàng làm ra vẻ lạnh lùng bất mãn, và tôi không dám tìm trên gương mặt đó một nét xúc động bên trong. Ngồi khá xa, trong một góc phòng, bên cửa sổ, nàng như mải mê khâu vá, vừa chăm chú làm, vừa khe khẽ động làn môi. Abel nói nhiều, may biết bao, vì riêng tôi không đủ sức nói gì cả; nếu không có câu chuyện anh ta kể về cái năm tòng quân, và chuyến du lịch, thì chắc hẳn buổi viếng thăm này sẽ buồn nản lắm. Cả cậu tôi xem ra cũng có vẻ đặc biệt lo âu. Sau khi dùng cơm tra, Juliette muốn nói chuyện riêng với tôi. Vừa đến vườn, nàng sôi nổi nói: - Anh có thể tưởng tượng được rằng người ta đi hỏi cưới em không!
Sau khi dùng cơm tra, Juliette muốn nói chuyện riêng với tôi. Vừa đến vườn, nàng sôi nổi nói: - Anh có thể tưởng tượng được rằng người ta đi hỏi cưới em không! Dì Félicie vừa viết thư hôm qua cho ba em, nói rằng có một người chủ trại ở Nimes muốn hỏi em làm vợ; một đám rất tốt, đó là lời dì quả quyết thế, anh ta cảm em vì có gặp em một đôi lần trong vài đám hội xuân vừa qua. - Em đã có để ý đến anh ta chứ? Tôi hỏi thế, và dường như trong câu hỏi của tôi có chứa nhiều ác cảm với anh chàng cầu hôn ấy. - Vâng, em có thấy rõ mặt mày. Một loại Don Quichotte buồn cười. Không học thức, rất xấu, rất tầm thường, khá lố bịch… - Anh ta có may mắn được lọt vào ở trong con mắt xanh một phần nào chưa? - Tôi hỏi với một giọng nhạo báng. - Ồ anh Jérôme, sao anh lại hỏi thế! Nếu anh có thấy chàng ta thì ắt anh không nỡ hỏi em câu ấy. - Còn cậu thì tỏ ý thế nào? - Ba cũng trả lời người ta như ý em vậy: rằng em còn nhỏ quá, nói chi chuyện chồng con. Rủi thay, dì em lại ngờ trước lời đáp ấy, trong phần tái bút bà nói rằng ông Edouard Teissières- đấy là tên của ông ta - ông Edouard bằng lòng chờ đợi, ông ta chỉ ngỏ lời để cho “có hạng” thôi… thật là quái! Nhưng anh nghĩ xem: em còn biết làm sao chứ ! Chả nhẽ em lại bảo dì nói thẳng cho y hiểu rằng y xấu xí quá lắm. - Không, em cứ nhờ dì trả lời rằng em không muốn lấy một người chủ trại ở nhà quê . Nàng nhún vai: - Đó không phải là những lý lẽ có ý nghĩa đối với dì Félicie… Thôi gác chuyện ấy lại. em; Ai;ssa có viết thư cho anh chứ?
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Sau khi dùng cơm tra, Juliette muốn nói chuyện riêng với tôi. Vừa đến vườn, nàng sôi nổi nói: - Anh có thể tưởng tượng được rằng người ta đi hỏi cưới em không! Dì Félicie vừa viết thư hôm qua cho ba em, nói rằng có một người chủ trại ở Nimes muốn hỏi em làm vợ; một đám rất tốt, đó là lời dì quả quyết thế, anh ta cảm em vì có gặp em một đôi lần trong vài đám hội xuân vừa qua. - Em đã có để ý đến anh ta chứ? Tôi hỏi thế, và dường như trong câu hỏi của tôi có chứa nhiều ác cảm với anh chàng cầu hôn ấy. - Vâng, em có thấy rõ mặt mày. Một loại Don Quichotte buồn cười. Không học thức, rất xấu, rất tầm thường, khá lố bịch… - Anh ta có may mắn được lọt vào ở trong con mắt xanh một phần nào chưa? - Tôi hỏi với một giọng nhạo báng. - Ồ anh Jérôme, sao anh lại hỏi thế! Nếu anh có thấy chàng ta thì ắt anh không nỡ hỏi em câu ấy. - Còn cậu thì tỏ ý thế nào? - Ba cũng trả lời người ta như ý em vậy: rằng em còn nhỏ quá, nói chi chuyện chồng con. Rủi thay, dì em lại ngờ trước lời đáp ấy, trong phần tái bút bà nói rằng ông Edouard Teissières- đấy là tên của ông ta - ông Edouard bằng lòng chờ đợi, ông ta chỉ ngỏ lời để cho “có hạng” thôi… thật là quái! Nhưng anh nghĩ xem: em còn biết làm sao chứ ! Chả nhẽ em lại bảo dì nói thẳng cho y hiểu rằng y xấu xí quá lắm. - Không, em cứ nhờ dì trả lời rằng em không muốn lấy một người chủ trại ở nhà quê . Nàng nhún vai: - Đó không phải là những lý lẽ có ý nghĩa đối với dì Félicie… Thôi gác chuyện ấy lại. em; Ai;ssa có viết thư cho anh chứ?
Nàng nhún vai: - Đó không phải là những lý lẽ có ý nghĩa đối với dì Félicie… Thôi gác chuyện ấy lại. em; Ai;ssa có viết thư cho anh chứ? Nàng nói rất vồ vập, và xem dường như bị kích động rất nhiều. Tôi đưa cho nàng xem bức thư của Alissa; nàng đọc và đỏ mặt lên. Tôi tưởng như nhận ra trong câu hỏi của nàng một giọng điệu tức tối lắm: - Thế thì anh định sao bây giờ? - Anh cũng chả hiểu sao cả. Bây giờ trở về đây, anh mới cảm thấy về thế này là phi lý, và tự trách thầm mình. Đáng lẽ anh viết thư về thì hợp lẽ hơn. Em hiểu Alissa muốn nói gì chứ? - Em hiểu rằng chị Alissa muốn để anh tự do. - Nhưng mà anh có cần quái gì cái tự do của anh? Và em hiểu tại sao Alissa viết thư như thế cho anh chứ? Bằng một giọng rất cộc lốc, đến nỗi, tuy không linh cảm sự thật là thế nào, trong phút ấy tôi vẫn tin rằng Juliette không hẳn là không rõ. Rồi đột ngột quay lưng trở lại, nàng nói: - Thôi bây giờ em trở vào. Anh về đây không phải để nói chuyện với em. Chúng ta đàm đạo với nhau kể cũng quá lâu rồi. Một lát sau, tôi nghe nàng đánh dương cầm. Khi tôi trở vào phòng khách thì nàng đương nói chuyện với Abel nhưng vẫn cứ dạo dương cầm, dạo một cách uể oải, vu vơ. Tôi để mặc hai người, trở ra vườn mong gặp Alissa. Nàng ở cuối vườn rau, bên chân tường, đang hái những nụ cúc đầu mùa; hương hoa thoảng dịu hòa lẫn mùi lá rụng trong hàng cây dẻ gai. Không khí đượm nồng hương vị mùa thu.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nàng nhún vai: - Đó không phải là những lý lẽ có ý nghĩa đối với dì Félicie… Thôi gác chuyện ấy lại. em; Ai;ssa có viết thư cho anh chứ? Nàng nói rất vồ vập, và xem dường như bị kích động rất nhiều. Tôi đưa cho nàng xem bức thư của Alissa; nàng đọc và đỏ mặt lên. Tôi tưởng như nhận ra trong câu hỏi của nàng một giọng điệu tức tối lắm: - Thế thì anh định sao bây giờ? - Anh cũng chả hiểu sao cả. Bây giờ trở về đây, anh mới cảm thấy về thế này là phi lý, và tự trách thầm mình. Đáng lẽ anh viết thư về thì hợp lẽ hơn. Em hiểu Alissa muốn nói gì chứ? - Em hiểu rằng chị Alissa muốn để anh tự do. - Nhưng mà anh có cần quái gì cái tự do của anh? Và em hiểu tại sao Alissa viết thư như thế cho anh chứ? Bằng một giọng rất cộc lốc, đến nỗi, tuy không linh cảm sự thật là thế nào, trong phút ấy tôi vẫn tin rằng Juliette không hẳn là không rõ. Rồi đột ngột quay lưng trở lại, nàng nói: - Thôi bây giờ em trở vào. Anh về đây không phải để nói chuyện với em. Chúng ta đàm đạo với nhau kể cũng quá lâu rồi. Một lát sau, tôi nghe nàng đánh dương cầm. Khi tôi trở vào phòng khách thì nàng đương nói chuyện với Abel nhưng vẫn cứ dạo dương cầm, dạo một cách uể oải, vu vơ. Tôi để mặc hai người, trở ra vườn mong gặp Alissa. Nàng ở cuối vườn rau, bên chân tường, đang hái những nụ cúc đầu mùa; hương hoa thoảng dịu hòa lẫn mùi lá rụng trong hàng cây dẻ gai. Không khí đượm nồng hương vị mùa thu.
Nàng ở cuối vườn rau, bên chân tường, đang hái những nụ cúc đầu mùa; hương hoa thoảng dịu hòa lẫn mùi lá rụng trong hàng cây dẻ gai. Không khí đượm nồng hương vị mùa thu. Mặt trời không sưởi ấm nổi những hàng cây có quả mọc dựa ven tường, nhưng bầu trời hiền hòa trong trẻo đẹp như trời của Á Đông. Đầu nàng quàng chiếc khăn trùm Jélandaise[6] của Abel du lịch vừa đem về tặng, nàng vui thích dùng ngay… gương mặt bị che đi nhiều, Alissa không quay lại ngay, khi tôi đến, nhưng một chút rung động khẽ khẽ cho biết rằng nàng đã nhận ra bước chân tôi; tôi đương cố tự chủ, cố làm cho tâm hồn mình cứng rắn để đủ can đảm đáp lại những lời trách móc, và chịu đựng cái nhìn nghiêm khắc của nàng. Nhưng khi sắp đến gần, tôi e dè chậm Bước, thì nàng - vẫn không quay mặt lại, vẫn cúi đầu như một đứa bé dỗi hờn - nàng đưa tay ra phía sau, bàn tay cầm đầy hoa, như mời tôi Bước lại. Và tinh nghịch, trước cử chỉ ân cần ấy, tôi dừng lại hẳn, nàng đành phải quay mặt lại, Bước vài Bước, ngẩng mặt lên, một khuôn mặt rất tươi cười. Trước cái nhìn trong sáng của nàng, bỗng nhiên tôi thấy mọi sự đều trở nên giản dị, dễ dàng, cả hân hoan tràn ngập, tôi nói: - Chính thư của em buộc anh về. - Em cũng ngờ thế - và nàng dịu giọng để cho nhẹ bớt lời phiền trách: - và đó là điều làm phật ý em. Tại sao anh không nhận ra ý nghĩa lời em nói? Vấn đề vẫn là giản dị biết bao… (và thế là bao nhiêu buồn tủi, khó khăn, đều như mây khói, thoắt biến tan hết trong tâm trí tôi).
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Nàng ở cuối vườn rau, bên chân tường, đang hái những nụ cúc đầu mùa; hương hoa thoảng dịu hòa lẫn mùi lá rụng trong hàng cây dẻ gai. Không khí đượm nồng hương vị mùa thu. Mặt trời không sưởi ấm nổi những hàng cây có quả mọc dựa ven tường, nhưng bầu trời hiền hòa trong trẻo đẹp như trời của Á Đông. Đầu nàng quàng chiếc khăn trùm Jélandaise[6] của Abel du lịch vừa đem về tặng, nàng vui thích dùng ngay… gương mặt bị che đi nhiều, Alissa không quay lại ngay, khi tôi đến, nhưng một chút rung động khẽ khẽ cho biết rằng nàng đã nhận ra bước chân tôi; tôi đương cố tự chủ, cố làm cho tâm hồn mình cứng rắn để đủ can đảm đáp lại những lời trách móc, và chịu đựng cái nhìn nghiêm khắc của nàng. Nhưng khi sắp đến gần, tôi e dè chậm Bước, thì nàng - vẫn không quay mặt lại, vẫn cúi đầu như một đứa bé dỗi hờn - nàng đưa tay ra phía sau, bàn tay cầm đầy hoa, như mời tôi Bước lại. Và tinh nghịch, trước cử chỉ ân cần ấy, tôi dừng lại hẳn, nàng đành phải quay mặt lại, Bước vài Bước, ngẩng mặt lên, một khuôn mặt rất tươi cười. Trước cái nhìn trong sáng của nàng, bỗng nhiên tôi thấy mọi sự đều trở nên giản dị, dễ dàng, cả hân hoan tràn ngập, tôi nói: - Chính thư của em buộc anh về. - Em cũng ngờ thế - và nàng dịu giọng để cho nhẹ bớt lời phiền trách: - và đó là điều làm phật ý em. Tại sao anh không nhận ra ý nghĩa lời em nói? Vấn đề vẫn là giản dị biết bao… (và thế là bao nhiêu buồn tủi, khó khăn, đều như mây khói, thoắt biến tan hết trong tâm trí tôi).
Tại sao anh không nhận ra ý nghĩa lời em nói? Vấn đề vẫn là giản dị biết bao… (và thế là bao nhiêu buồn tủi, khó khăn, đều như mây khói, thoắt biến tan hết trong tâm trí tôi). Chúng ta sống thế này từ trước tới nay, đã sung sướng biết bao, em vẫn từng nói rõ với anh điều đó, tại sao anh còn ngạc nhiên thấy em từ chối trước ý anh muốn bàn chuyện đổi thay. Thật thế bên cạnh nàng, tôi cảm thấy sung sướng, hoàn toàn sung sướng, cho đến nỗi tôi cố làm sao cho ý tưởng của mình hòa nhịp với ý tưởng của nàng, đừng khác nhau một chút. Tôi không còn mộng ước gì nhiều hơn nữa ở bên kia nụ cười êm dịu của nàng, cùng nàng nắm tay thung dung dạo bước như thế này trên một lối đi đầy hoa đẹp, thế là đủ rồi, tôi không nguyện cầu gì hơn nữa. Và bỗng nhiên, vui lòng khước bỏ mọi ước vọng khác, đành lòng buông mình theo hạnh phúc hiện tại của phút giây, tôi vừa hân hoan vừa nghiêm trang nói: - Nếu em muốn thì chúng ta không làm lễ đính hôn nữa. Khi nhận được thư em anh đột nhiên cũng hiểu rằng quả thật xưa nay anh đã hạnh phúc, và cảm thấy như mình sắp mất hạnh phúc từ nay. Em trả lại cho anh hạnh phúc yên lành cũ; mất đi, anh không thể sống được. Anh yêu em thế nào, thì anh cũng đủ can đảm trọn đời chờ đợi em nhưng nếu em hết yêu anh, thì anh không thể nào chịu nổi. - Than ôi, em không thể nào nghi ngờ được mối tình của anh.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Tại sao anh không nhận ra ý nghĩa lời em nói? Vấn đề vẫn là giản dị biết bao… (và thế là bao nhiêu buồn tủi, khó khăn, đều như mây khói, thoắt biến tan hết trong tâm trí tôi). Chúng ta sống thế này từ trước tới nay, đã sung sướng biết bao, em vẫn từng nói rõ với anh điều đó, tại sao anh còn ngạc nhiên thấy em từ chối trước ý anh muốn bàn chuyện đổi thay. Thật thế bên cạnh nàng, tôi cảm thấy sung sướng, hoàn toàn sung sướng, cho đến nỗi tôi cố làm sao cho ý tưởng của mình hòa nhịp với ý tưởng của nàng, đừng khác nhau một chút. Tôi không còn mộng ước gì nhiều hơn nữa ở bên kia nụ cười êm dịu của nàng, cùng nàng nắm tay thung dung dạo bước như thế này trên một lối đi đầy hoa đẹp, thế là đủ rồi, tôi không nguyện cầu gì hơn nữa. Và bỗng nhiên, vui lòng khước bỏ mọi ước vọng khác, đành lòng buông mình theo hạnh phúc hiện tại của phút giây, tôi vừa hân hoan vừa nghiêm trang nói: - Nếu em muốn thì chúng ta không làm lễ đính hôn nữa. Khi nhận được thư em anh đột nhiên cũng hiểu rằng quả thật xưa nay anh đã hạnh phúc, và cảm thấy như mình sắp mất hạnh phúc từ nay. Em trả lại cho anh hạnh phúc yên lành cũ; mất đi, anh không thể sống được. Anh yêu em thế nào, thì anh cũng đủ can đảm trọn đời chờ đợi em nhưng nếu em hết yêu anh, thì anh không thể nào chịu nổi. - Than ôi, em không thể nào nghi ngờ được mối tình của anh.
Anh yêu em thế nào, thì anh cũng đủ can đảm trọn đời chờ đợi em nhưng nếu em hết yêu anh, thì anh không thể nào chịu nổi. - Than ôi, em không thể nào nghi ngờ được mối tình của anh. Lời nói của nàng vì sao vừa dịu dàng, bình thản, lại vừa rất buồn sầu; nhưng nụ cười trên gương mặt vẫn tươi vui, nên tôi càng xấu hổ vì những nỗi lo sợ viển vông, huyền hão của mình. Tôi nghĩ rằng chính những nỗi lo sợ vô lý ấy là nguyên do giọng buồn hận của nàng. Không còn do dự nữa, tôi đem hết những dự định ra nói với nàng, việc học của mình, và cái thể thức cuộc sống mới ở trường, tôi tin rằng sẽ hứa hẹn rất nhiều ích lợi. Trường sư phạm thuở ấy không giống như sau này; kỷ luật nghiêm nhặt chỉ đè nặng trên những tâm hồn mềm yếu, hoặc bướng bỉnh; trái lại, nó ích lợi cho kẻ nuôi nhiều ý chí học hành. Tôi rất thích lối sống hầu như khắc khổ ấy, nó gìn giữ tôi khỏi tiếp xúc với cuộc sống phù phiếm bên ngoài… Cô Ashburton vẫn giữ mãi gian phòng xa kia cùng ở với mẹ tôi. Không quen ai ở Paris, thế là Abel và tôi mỗi sáng chủ nhật đến thăm bà vài giờ. Mỗi chủ nhật tôi viết thư về Alissa kể rõ mọi chi tiết trong cuộc sống hàng ngày. Bây giờ chúng tôi đã ngồi lại bên khung giàn dưa, giàn dưa đưa nhánh trườn ra, dây leo và lá chằng chịt, những quả cuối mùa đã được hái xong, Alissa ngồi lặng nghe tôi nói, hỏi thăm thêm… chưa bao giờ nàng tỏ ra chăm chú hơn trong âu yếm, niềm nở hơn trong thương yêu.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Anh yêu em thế nào, thì anh cũng đủ can đảm trọn đời chờ đợi em nhưng nếu em hết yêu anh, thì anh không thể nào chịu nổi. - Than ôi, em không thể nào nghi ngờ được mối tình của anh. Lời nói của nàng vì sao vừa dịu dàng, bình thản, lại vừa rất buồn sầu; nhưng nụ cười trên gương mặt vẫn tươi vui, nên tôi càng xấu hổ vì những nỗi lo sợ viển vông, huyền hão của mình. Tôi nghĩ rằng chính những nỗi lo sợ vô lý ấy là nguyên do giọng buồn hận của nàng. Không còn do dự nữa, tôi đem hết những dự định ra nói với nàng, việc học của mình, và cái thể thức cuộc sống mới ở trường, tôi tin rằng sẽ hứa hẹn rất nhiều ích lợi. Trường sư phạm thuở ấy không giống như sau này; kỷ luật nghiêm nhặt chỉ đè nặng trên những tâm hồn mềm yếu, hoặc bướng bỉnh; trái lại, nó ích lợi cho kẻ nuôi nhiều ý chí học hành. Tôi rất thích lối sống hầu như khắc khổ ấy, nó gìn giữ tôi khỏi tiếp xúc với cuộc sống phù phiếm bên ngoài… Cô Ashburton vẫn giữ mãi gian phòng xa kia cùng ở với mẹ tôi. Không quen ai ở Paris, thế là Abel và tôi mỗi sáng chủ nhật đến thăm bà vài giờ. Mỗi chủ nhật tôi viết thư về Alissa kể rõ mọi chi tiết trong cuộc sống hàng ngày. Bây giờ chúng tôi đã ngồi lại bên khung giàn dưa, giàn dưa đưa nhánh trườn ra, dây leo và lá chằng chịt, những quả cuối mùa đã được hái xong, Alissa ngồi lặng nghe tôi nói, hỏi thăm thêm… chưa bao giờ nàng tỏ ra chăm chú hơn trong âu yếm, niềm nở hơn trong thương yêu.
Bao nhiêu lo âu phiền não cùng mọi xúc động đều tan biến hết trong nụ cười của nàng, thu hút hết trong tình thân ái yên vui, như mù sương tan trong buổi mai trong trẻo. Rồi sau lại, chúng tôi ngồi trên chiếc ghế ở vườn dẻ gai; Juliette và Abel đến tìm chúng tôi; bốn đứa cùng nhau giở tập Le Triomphe du Temps của Swinburne ra đọc lại, thay nhau mỗi đứa một đoạn. Alissa hôn tôi và nói lúc chúng tôi lên đường; nàng vừa nói vừa lấy giọng pha trò, nhưng vẫn có dáng dấp người chị rầy rà đứa em; thôi, Jérôme hãy hứa là không còn quá lãng mạn như thế nữa, từ nay. Sau khi chúng tôi chia tay cùng hai cô em, thì Abel hỏi ngay: - Sao? Anh đã đính hôn xong chưa? - Anh Abel này, thôi thế là từ nay ta không còn nói đến chuyện ấy nữa - và tôi tiếp luôn, với một giọng như muốn cắt đứt mọi câu hỏi khác: và tốt hơn là nên như thế. chưa bao giờ tôi sung sướng bằng chiều nay. - Tôi cũng thế, anh say sưa nói; rồi đột ngột bá lấy cổ tôi: tôi sắp nói với anh một điệu huyền diệu dị thường? Jérôme, tôi yêu Juliette, yêu điên dại, yêu điên cuồng! Năm ngoái tôi cũng đã ngờ ngợ; nhưng từ đó tôi đã sống nhiều, và tôi chưa hề muốn thố lộ gì với anh hết trước khi gặp lại các cô em của anh. Bây giờ thế là xong; đời tôi thế là yên định… Tôi yêu, không - tôi ngất ngây vì Juliette! “Từ lâu dường như tôi cảm thấy đối với anh, tôi có một thứ tình anh em bạn rể…” Rồi vừa cười, vừa nghịch, anh ta ôm tôi hôn hít, lại lăn tròn trên gối đệm trong chiếc tàu đưa chúng tôi về Paris.
Hãy viết tiếp đoạn văn hoặc thơ sau theo phong cách của Bùi Giáng
Bao nhiêu lo âu phiền não cùng mọi xúc động đều tan biến hết trong nụ cười của nàng, thu hút hết trong tình thân ái yên vui, như mù sương tan trong buổi mai trong trẻo. Rồi sau lại, chúng tôi ngồi trên chiếc ghế ở vườn dẻ gai; Juliette và Abel đến tìm chúng tôi; bốn đứa cùng nhau giở tập Le Triomphe du Temps của Swinburne ra đọc lại, thay nhau mỗi đứa một đoạn. Alissa hôn tôi và nói lúc chúng tôi lên đường; nàng vừa nói vừa lấy giọng pha trò, nhưng vẫn có dáng dấp người chị rầy rà đứa em; thôi, Jérôme hãy hứa là không còn quá lãng mạn như thế nữa, từ nay. Sau khi chúng tôi chia tay cùng hai cô em, thì Abel hỏi ngay: - Sao? Anh đã đính hôn xong chưa? - Anh Abel này, thôi thế là từ nay ta không còn nói đến chuyện ấy nữa - và tôi tiếp luôn, với một giọng như muốn cắt đứt mọi câu hỏi khác: và tốt hơn là nên như thế. chưa bao giờ tôi sung sướng bằng chiều nay. - Tôi cũng thế, anh say sưa nói; rồi đột ngột bá lấy cổ tôi: tôi sắp nói với anh một điệu huyền diệu dị thường? Jérôme, tôi yêu Juliette, yêu điên dại, yêu điên cuồng! Năm ngoái tôi cũng đã ngờ ngợ; nhưng từ đó tôi đã sống nhiều, và tôi chưa hề muốn thố lộ gì với anh hết trước khi gặp lại các cô em của anh. Bây giờ thế là xong; đời tôi thế là yên định… Tôi yêu, không - tôi ngất ngây vì Juliette! “Từ lâu dường như tôi cảm thấy đối với anh, tôi có một thứ tình anh em bạn rể…” Rồi vừa cười, vừa nghịch, anh ta ôm tôi hôn hít, lại lăn tròn trên gối đệm trong chiếc tàu đưa chúng tôi về Paris.
“Từ lâu dường như tôi cảm thấy đối với anh, tôi có một thứ tình anh em bạn rể…” Rồi vừa cười, vừa nghịch, anh ta ôm tôi hôn hít, lại lăn tròn trên gối đệm trong chiếc tàu đưa chúng tôi về Paris. Tôi nghẹn ngào nghe anh thố lộ, hơi khó chịu vì cái điệu văn chương lãng mạn xen lẫn trong tình yêu của anh; nhưng làm sao cưỡng lại bao nhiêu rộn ràng, bồng bột? Anh đã thố lộ với nàng chưa? Cuối cùng tôi chỉ thốt được chừng đó. Anh ta tràn trào lai láng quá. - Nhưng không, nhưng không, anh ta sôi nổi đáp; tôi không muốn đốt vội cái Chương tiết tuyệt diễm nhất của yêu đương. “ôi giây phút huy hoàng của tình ái, Chính là khi chưa nói: anh yêu em… và cái lúc đẹp lưu tồn man dại, Không hẳn là lúc đã hái tồn lưu - Sao! Có lẽ nào anh rầy tôi nấn ná, anh là ông chúa của sự dần dà chậm chạp. - Nhưng sao, - tôi hơi cáu hỏi, anh có nghĩ rằng nàng có, nàng có… - Thế anh không nhận ra nỗi luống cuống của nàng khi gặp lại tôi sao! Và suốt cả buổi viếng thăm của chúng ta, nàng cảm động thế nào, đỏ mặt thế nào, ân cần tíu tít thế nào! Không, anh không thể để ý gì hết, cố nhiên, bởi vì tâm hồn anh bị Alissa chiếm mất. Là như uống lấy lời đáp của tôi? Trí thông minh của nàng phát triển thật dễ sợ, từ một năm nay. Tôi không hiểu anh lấy lý gì mà nói rằng nàng không thích đọc sách, anh cứ tưởng chỉ có chị Alissa của anh mới biết đọc thôi hẳn? Nhưng , anh này, thật là lạ lùng, những điều nàng hiểu biết Anh có biết hai đứa chúng tôi chơi trò gì trước bữa ăn chiều không?
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
40