instruction
stringclasses
1 value
input
stringlengths
1.12k
1.5k
output
stringlengths
328
1.5k
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Table of Contents THAY LỜI TỰA HÀNH TRANG CHỮ TÀI, CHỮ MỆNH, CHỮ TÂM. HOA GHEN THUA THẮM DÂY ÐÀN BÉN NHẠY LƯNG TÚI GIÓ TRĂNG. NỘI KẾT ÊM ÁI TƯỚI TẨM HẠT GIỐNG GIỐNG HỮU TÌNH NHỚ ÍT TƯỞNG NHIỀU ÐÀI GƯƠNG SOI ÐẾN DẤU BÈO CHO CHĂNG? TỪ PHEN ÐÁ BIẾT TUỔI VÀNG NGẪM CƠ HỘI NGỘ ÐÃ ÐÀNH HÔM NAY KHÔNG GIAN TRONG BỨC HỌA NHẢ NGỌC PHUN CHÂU. PHẬN DÀY PHẬN MỎNG NGÀY VUI NGẮN CHẲNG ÐẦY GANG. BÂY GIỜ RÕ MẶT ÐÔI TA CƠN BÃO ÂM THANH THƯA RẰNG: ‘ÐỪNG LẤY LÀM CHƠI’ THIÊN ÐƯỜNG HẠNH PHÚC CHƯA VUI SUM HỌP ÐÃ SẦU CHIA PHÔI CHỈ THIẾU MỘT CHÚT XÍU BÈO DẠT MÂY TRÔI SAO CHO CỐT NHỤC VẸN TOÀN HOA DÙ RÃ CÁNH LÁ CÒN XANH CÂY CẬY EM, EM CÓ CHỊU LỜI BIẾT THÂN ĐẾN NƯỚC LẠC LOÀI XÓT NÀNG CHÚT PHẬN THUYỀN QUYÊN MỘT XE TRONG CÕI HỒNG TRẦN NHƯ BAY SA VÀO Ổ NHỆN AI CÓ THỂ GIÚP KIỀU? NỬA TỈNH NỬA CẢNH NHẮM MẮT ĐƯA CHÂN QUẤT NGỰA TRUY PHONG GIÀY TÍA VÒ HỒNG PHONG TRẦN NHƯ AI ĐÒI ĐOẠN XA GẦN SÁU CHỮ 'CHO' MỘT TỈNH MƯỜI MÊ HOÀN LƯƠNG ĐẤT BẰNG DẬY SÓNG HIỂU NGHĨA CHỮ THƯƠNG TRONG ẤM NGOÀI ÊM THƯƠNG NHAU XIN NHỚ LỜI NHAU LỬA TÂM CÀNG DẬP CÀNG NỒNG CƯỜI NÓI TỈNH SAY BỐN BỀ LỬA DONG TIẾC HOA NƯỚC TRÔI HOA RỤNG Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach Nhất Hạnh THẢ MỘT BÈ LAU Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán Lá Bối THAY LỜI TỰA Chúng ta thường nghĩ truyện Kiều là truyện của một người khác và chúng ta chỉ là khán giả, không có liên can gì.
Nhất Hạnh THẢ MỘT BÈ LAU Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán Lá Bối THAY LỜI TỰA Chúng ta thường nghĩ truyện Kiều là truyện của một người khác và chúng ta chỉ là khán giả, không có liên can gì. Nhưng khi viết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã sống trong da thịt của nhân vật Kiều, đã trở thành với Kiều, cụ đã nói được tâm sự của chính mình. Cô Kiều trong truyện đã phải bắt buộc làm gái giang hồ. Là một nhà Nho, một mẫu mực đạo đức thời xưa ở Việt Nam, vậy mà có khi cụ Nguyễn Du cũng có cảm tưởng mình là một cô gái giang hồ. Cụ làm quan với triều Lê. Sau khi nhà Lê mất, cụ bị nhà Nguyễn gọi ra làm quan. Không từ chối được, cụ phải ra làm quan cho triều Nguyễn. Theo quan niệm của Nho giáo ngày xưa, một người thần tử trung thành không bao giờ thờ hai vua (‘trung thần bất sự nhị quân.’). Trong khi viết truyện Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du viết truyện của chính mình. Cụ muốn gửi tấc lòng mình vào thiên cổ chứ không phải vì ngồi không, cao hứng nhất thời mà viết ra một tác phẩm chữ Nôm. Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu. Trong quá khứ, có nhà Nho đã liệt truyện Kiều vào loại dâm thư vì trong truyện có tả đời sống của một cô gái giang hồ. Họ có thể đứng về phương diện đạo đức của Nho giáo mà nói như vậy.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nhất Hạnh THẢ MỘT BÈ LAU Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán Lá Bối THAY LỜI TỰA Chúng ta thường nghĩ truyện Kiều là truyện của một người khác và chúng ta chỉ là khán giả, không có liên can gì. Nhưng khi viết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã sống trong da thịt của nhân vật Kiều, đã trở thành với Kiều, cụ đã nói được tâm sự của chính mình. Cô Kiều trong truyện đã phải bắt buộc làm gái giang hồ. Là một nhà Nho, một mẫu mực đạo đức thời xưa ở Việt Nam, vậy mà có khi cụ Nguyễn Du cũng có cảm tưởng mình là một cô gái giang hồ. Cụ làm quan với triều Lê. Sau khi nhà Lê mất, cụ bị nhà Nguyễn gọi ra làm quan. Không từ chối được, cụ phải ra làm quan cho triều Nguyễn. Theo quan niệm của Nho giáo ngày xưa, một người thần tử trung thành không bao giờ thờ hai vua (‘trung thần bất sự nhị quân.’). Trong khi viết truyện Thúy Kiều, cụ Nguyễn Du viết truyện của chính mình. Cụ muốn gửi tấc lòng mình vào thiên cổ chứ không phải vì ngồi không, cao hứng nhất thời mà viết ra một tác phẩm chữ Nôm. Nếu có chánh niệm, đem những khổ đau, luân lạc và gian truân của mình ra đọc truyện Kiều chúng ta có cơ hội thấy được bản thân. Và như vậy đọc truyện Kiều cũng là tu. Tu tức là nhìn tất cả những gì đã và đang xảy ra trong đời mình bằng con mắt quán chiếu. Trong quá khứ, có nhà Nho đã liệt truyện Kiều vào loại dâm thư vì trong truyện có tả đời sống của một cô gái giang hồ. Họ có thể đứng về phương diện đạo đức của Nho giáo mà nói như vậy.
Trong quá khứ, có nhà Nho đã liệt truyện Kiều vào loại dâm thư vì trong truyện có tả đời sống của một cô gái giang hồ. Họ có thể đứng về phương diện đạo đức của Nho giáo mà nói như vậy. Nhưng dùng con mắt quán chiếu mà nhìn vào đời Thúy Kiều, ta có thể họjc được bài học của khổ đau và kinh nghiệm. Nếu biết cách đọc, chúng ta có thể học được rất nhiều từ truyện Kiều như học từ một cuốn kinh. Và truyện Kiều sẽ không phải là dâm thư mà là kinh điển. Truyện Kiều là truyện về cuộc đời, có những hoàn cảnh khổ đau, hạnh phúc và u mê của cuộc đời. Lấy con mắt của người quán chiếu nhìn vào truyện Kiều, chúng ta có thể thấy được bản chất của cuộc đời. Những điều xảy ra trong mười lăm năm của cô Kiều có thể xảy ra cho bất cứ một người nào. (Vì vậy ở Việt Nam có truyền thống bói Kiều.). Kiều dã trải qua rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, đi qua tất cả những chuyện lên voi xuống chó của một con người. Thúy Kiều có khi là học trò, làm vợ của một người có quyền thế gần như vua (Từ Hải), làm đầy tớ, làm người yêu, làm vợ lẽ và làm một người con gái phong sương… Kiều cũng từng làm sư cô. Mỗi chúng ta ít nhất đã có một giai đoạn giống như giai đoạn Thúy Kiều. Nhìn vào đời Thúy Kiều, ta phải nhìn như một toàn thể mà đừng nhìn từng khoảng ngắn. Chúng ta phải có con mắt trạch pháp, tức là con mắt có khả năng nhận xét và phân biệt. Khi đọc Kinh, ta cần phải có nhận thức độc lập, huống nữa là đọc truyện Kiều. Ta phải nhìn cụ Nguyễn Du bằng con mắt trạch pháp.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Trong quá khứ, có nhà Nho đã liệt truyện Kiều vào loại dâm thư vì trong truyện có tả đời sống của một cô gái giang hồ. Họ có thể đứng về phương diện đạo đức của Nho giáo mà nói như vậy. Nhưng dùng con mắt quán chiếu mà nhìn vào đời Thúy Kiều, ta có thể họjc được bài học của khổ đau và kinh nghiệm. Nếu biết cách đọc, chúng ta có thể học được rất nhiều từ truyện Kiều như học từ một cuốn kinh. Và truyện Kiều sẽ không phải là dâm thư mà là kinh điển. Truyện Kiều là truyện về cuộc đời, có những hoàn cảnh khổ đau, hạnh phúc và u mê của cuộc đời. Lấy con mắt của người quán chiếu nhìn vào truyện Kiều, chúng ta có thể thấy được bản chất của cuộc đời. Những điều xảy ra trong mười lăm năm của cô Kiều có thể xảy ra cho bất cứ một người nào. (Vì vậy ở Việt Nam có truyền thống bói Kiều.). Kiều dã trải qua rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, đi qua tất cả những chuyện lên voi xuống chó của một con người. Thúy Kiều có khi là học trò, làm vợ của một người có quyền thế gần như vua (Từ Hải), làm đầy tớ, làm người yêu, làm vợ lẽ và làm một người con gái phong sương… Kiều cũng từng làm sư cô. Mỗi chúng ta ít nhất đã có một giai đoạn giống như giai đoạn Thúy Kiều. Nhìn vào đời Thúy Kiều, ta phải nhìn như một toàn thể mà đừng nhìn từng khoảng ngắn. Chúng ta phải có con mắt trạch pháp, tức là con mắt có khả năng nhận xét và phân biệt. Khi đọc Kinh, ta cần phải có nhận thức độc lập, huống nữa là đọc truyện Kiều. Ta phải nhìn cụ Nguyễn Du bằng con mắt trạch pháp.
Khi đọc Kinh, ta cần phải có nhận thức độc lập, huống nữa là đọc truyện Kiều. Ta phải nhìn cụ Nguyễn Du bằng con mắt trạch pháp. Cụ tin vào thuyết tài mệnh tương đố (tài năng và số mệnh chống trái nhau). Chúng ta sẽ từ từ xét coi tại sao cụ tin vào thuyết này và thuyết này có đúng hay không. Nếu đúng thì đúng bao nhiều phần trăm. Không phải vì cụ nói ‘chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau’ hay ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ mà chúng ta tin ngay vào sự tương phản, chống trái của tài mệnh. Có những người có tài nhưng không bị tai nạn, vì họ có tu, có chánh niệm và sự khiêm nhượng. Tai nạn sẽ không xảy tới với họ, hay ít nhất, không xảy tới cho họ nhiều như cho những người quá cậy vào tài năng của mình mà xem thường người khác. Dựa theo truyện Phong Tình Lục của Trung Hoa để viết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã biến tập tiểu thuyết tầm thường này thành một tác phẩm văn chương phong phú và sâu sắc. Một lần nữa, chúng ta thấy cốt tủy của một tác phẩm có giá trị không phải là cốt truyện mà là văn chương và tư tưởng. Ngày xưa tôi cũng đã từng dạy văn chương Việt Nam và đã dạy truyện Kiều. Nhưng tâm của tôi lúc đó không được như bây giờ. Tôi đã dạy với tư cách một giáo sư văn chương mà chưa bao giờ dạy với tư cách một thiền sư. Nhìn với tư cách một thiền sư là nhìn sâu, nhìn kỷ, nhìn bằng sự khám phá của thiền quán mọi sự kiện qua nhận thức, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại và qua sự tu học của mình.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Khi đọc Kinh, ta cần phải có nhận thức độc lập, huống nữa là đọc truyện Kiều. Ta phải nhìn cụ Nguyễn Du bằng con mắt trạch pháp. Cụ tin vào thuyết tài mệnh tương đố (tài năng và số mệnh chống trái nhau). Chúng ta sẽ từ từ xét coi tại sao cụ tin vào thuyết này và thuyết này có đúng hay không. Nếu đúng thì đúng bao nhiều phần trăm. Không phải vì cụ nói ‘chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau’ hay ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ mà chúng ta tin ngay vào sự tương phản, chống trái của tài mệnh. Có những người có tài nhưng không bị tai nạn, vì họ có tu, có chánh niệm và sự khiêm nhượng. Tai nạn sẽ không xảy tới với họ, hay ít nhất, không xảy tới cho họ nhiều như cho những người quá cậy vào tài năng của mình mà xem thường người khác. Dựa theo truyện Phong Tình Lục của Trung Hoa để viết truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã biến tập tiểu thuyết tầm thường này thành một tác phẩm văn chương phong phú và sâu sắc. Một lần nữa, chúng ta thấy cốt tủy của một tác phẩm có giá trị không phải là cốt truyện mà là văn chương và tư tưởng. Ngày xưa tôi cũng đã từng dạy văn chương Việt Nam và đã dạy truyện Kiều. Nhưng tâm của tôi lúc đó không được như bây giờ. Tôi đã dạy với tư cách một giáo sư văn chương mà chưa bao giờ dạy với tư cách một thiền sư. Nhìn với tư cách một thiền sư là nhìn sâu, nhìn kỷ, nhìn bằng sự khám phá của thiền quán mọi sự kiện qua nhận thức, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại và qua sự tu học của mình.
Nhìn với tư cách một thiền sư là nhìn sâu, nhìn kỷ, nhìn bằng sự khám phá của thiền quán mọi sự kiện qua nhận thức, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại và qua sự tu học của mình. Nhìn như vậy trong khi đọc lại truyện Kiều ta có thể thấy được những điều rất mới. Khi đọc truyện Kiều, ta không nên ngại về từ ngữ và điển tích. Các bản truyện Kiều đều có chú giải. Có tài liệu là ta có thể hiểu được hết các điển tích và từ cổ. Điều quan trọng là chúng ta đọc với tâm trạng quán chiếu, tìm thấy tâm lý của tác giả và tìm thấy lòng mình. (Làng Mai khóa tu mùa Xuân 1992) HÀNH TRANG CHỮ TÀI, CHỮ MỆNH, CHỮ TÂM. Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Bắt đầu truyện Kiều, tác giả nêu lên tư tưởng tài mệnh tương đố, tài năng và số mệnh đố kỵ nhau. Cố nhiên, qua truyện Kiều, ta có thể thấy tác giả là một thi sĩ đại tài. Nguyễn Du nói tới kinh nghiệm trực tiếp của mình chứ không phải nói tới một sự thực ở ngoài. Những người có tài và có sắc được thi sĩ cho đứng về phía màu hồng. Màu hồng kỵ với màu xanh, đại diện cho ông trời, tạo hóa. Ông trời sẽ đi theo ‘đánh ghen’, đày đọa những người có tài, có sắc bằng cách phó cho họ một số phận trớ trêu. ‘Má hồng’ không phải chỉ là đàn bà. Ðàn ông có tài sắc thì cũng là một thứ ‘má hồng’, bị số phận làm cho điêu đứng. Ðó là quan niệm của Nguyễn Du.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nhìn với tư cách một thiền sư là nhìn sâu, nhìn kỷ, nhìn bằng sự khám phá của thiền quán mọi sự kiện qua nhận thức, đau khổ, hạnh phúc, thành công, thất bại và qua sự tu học của mình. Nhìn như vậy trong khi đọc lại truyện Kiều ta có thể thấy được những điều rất mới. Khi đọc truyện Kiều, ta không nên ngại về từ ngữ và điển tích. Các bản truyện Kiều đều có chú giải. Có tài liệu là ta có thể hiểu được hết các điển tích và từ cổ. Điều quan trọng là chúng ta đọc với tâm trạng quán chiếu, tìm thấy tâm lý của tác giả và tìm thấy lòng mình. (Làng Mai khóa tu mùa Xuân 1992) HÀNH TRANG CHỮ TÀI, CHỮ MỆNH, CHỮ TÂM. Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Lạ gì bỉ sắc tư phong Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Bắt đầu truyện Kiều, tác giả nêu lên tư tưởng tài mệnh tương đố, tài năng và số mệnh đố kỵ nhau. Cố nhiên, qua truyện Kiều, ta có thể thấy tác giả là một thi sĩ đại tài. Nguyễn Du nói tới kinh nghiệm trực tiếp của mình chứ không phải nói tới một sự thực ở ngoài. Những người có tài và có sắc được thi sĩ cho đứng về phía màu hồng. Màu hồng kỵ với màu xanh, đại diện cho ông trời, tạo hóa. Ông trời sẽ đi theo ‘đánh ghen’, đày đọa những người có tài, có sắc bằng cách phó cho họ một số phận trớ trêu. ‘Má hồng’ không phải chỉ là đàn bà. Ðàn ông có tài sắc thì cũng là một thứ ‘má hồng’, bị số phận làm cho điêu đứng. Ðó là quan niệm của Nguyễn Du.
‘Má hồng’ không phải chỉ là đàn bà. Ðàn ông có tài sắc thì cũng là một thứ ‘má hồng’, bị số phận làm cho điêu đứng. Ðó là quan niệm của Nguyễn Du. Kết thúc truyện Kiều, câu 3247, cụ Nguyễn Du trở lại ý niệm về tài và mệnh. Cụ trình bày quan niệm luân lý của mình như sau: Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần. Ðã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Cụ khuyên chúng ta không nên cậy vào tài mình. Bởi vì khi có tài mà không có đức, không tu, không biết giấu tài của mình đi mà cứ khoe khoang, hợm hỉnh, cho mình là giỏi, thì tai nạn sẽ đến với mình và mình sẽ đau khổ rất nhiều. ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ là một câu chơi chữ rất khéo. Và mầm mống của những tai nạn, khổ đau kia đến từ đầu? Cụ Nguyễn Du nói đừng đổ lỗi cho ai hết. ‘Ðã mang lấy nghiệp vào thân’: khi mình đã có những tham, giận, kiêu căng trong người rồi, thì: ‘Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa’: đừng đổ lỗi cho ai hế, đừng trách trời. Mình nói: tại trời, tại xã hội, tại người này, người kia... Kỳ thực mình chịu trách nhiệm lớn về những đau khổ của mình. Vì vậy mình phải quay về tu sửa tâm mình, vun bồi gốc rẽ của cái thiện trong tâm mình. Ðó là vấn đề tu tâm (citta bhavana). Thiện căn (kusalamula) là một danh từ Phật học, có nghĩa là gốc rễ của cái thiện. Cụ Nguyễn Du thấy tu tâm là điều quá trình phải làm.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
‘Má hồng’ không phải chỉ là đàn bà. Ðàn ông có tài sắc thì cũng là một thứ ‘má hồng’, bị số phận làm cho điêu đứng. Ðó là quan niệm của Nguyễn Du. Kết thúc truyện Kiều, câu 3247, cụ Nguyễn Du trở lại ý niệm về tài và mệnh. Cụ trình bày quan niệm luân lý của mình như sau: Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần. Ðã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Cụ khuyên chúng ta không nên cậy vào tài mình. Bởi vì khi có tài mà không có đức, không tu, không biết giấu tài của mình đi mà cứ khoe khoang, hợm hỉnh, cho mình là giỏi, thì tai nạn sẽ đến với mình và mình sẽ đau khổ rất nhiều. ‘chữ tài liền với chữ tai một vần’ là một câu chơi chữ rất khéo. Và mầm mống của những tai nạn, khổ đau kia đến từ đầu? Cụ Nguyễn Du nói đừng đổ lỗi cho ai hết. ‘Ðã mang lấy nghiệp vào thân’: khi mình đã có những tham, giận, kiêu căng trong người rồi, thì: ‘Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa’: đừng đổ lỗi cho ai hế, đừng trách trời. Mình nói: tại trời, tại xã hội, tại người này, người kia... Kỳ thực mình chịu trách nhiệm lớn về những đau khổ của mình. Vì vậy mình phải quay về tu sửa tâm mình, vun bồi gốc rẽ của cái thiện trong tâm mình. Ðó là vấn đề tu tâm (citta bhavana). Thiện căn (kusalamula) là một danh từ Phật học, có nghĩa là gốc rễ của cái thiện. Cụ Nguyễn Du thấy tu tâm là điều quá trình phải làm.
Ðó là vấn đề tu tâm (citta bhavana). Thiện căn (kusalamula) là một danh từ Phật học, có nghĩa là gốc rễ của cái thiện. Cụ Nguyễn Du thấy tu tâm là điều quá trình phải làm. Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài: một người có tâm lành, biết tu học thì sẽ có hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho người khác nhiều hơn (bằng ba) những người có tài mà không có tâm lành. Gửi gắm rất nhiều kinh nghiệm hạnh phúc và khổ đau của mình cho chúng ta rồi, thi sĩ kết thúc truyện Kiều bằng hai câu khiêm nhượng như cụ từng khuyên chúng ta: Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh. Và cũng thật đẹp khi một tác phẩm lớn như truyện Kiều lại được kết thúc bằng hai cau giản dị và khiêm nhượng như vậy. Sau khi viết xong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du có cơ hội được học Phật thêm rất nhiều. Kiến thức về đạo Phật của Nguyễn Du sau truyện Kiều sâu sắc hơn. Có vài danh từ Phật học trong truyện Kiều chưa được hoàn toàn chính xác (Ví dụ như chữ nghiệp và tâm trong đoạn vừa trích dẫn). Chúng ta sẽ thấy ở phần sau. HOA GHEN THUA THẮM Họ Vương là một gia đình giàu có loại thường (trung lưu). Có nhà viên ngoại họ Vương Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung. Một trai con thứ rốt lòng Vương Quan là chữ nối dòng Nho gia. Ðầu lòng hai ả tố nga[1] Thúy kiều là chị em là Thúy Vân. Khi giới thiệu gia đình họ Vương. Nguyễn Du giơi thiệu con trai trước rồi mới đến hai cô con chị. Trong truyền thống xưa vị trí người con trai rất quan trọng vì chính con trai tiếp nối được gia phong.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Ðó là vấn đề tu tâm (citta bhavana). Thiện căn (kusalamula) là một danh từ Phật học, có nghĩa là gốc rễ của cái thiện. Cụ Nguyễn Du thấy tu tâm là điều quá trình phải làm. Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài: một người có tâm lành, biết tu học thì sẽ có hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho người khác nhiều hơn (bằng ba) những người có tài mà không có tâm lành. Gửi gắm rất nhiều kinh nghiệm hạnh phúc và khổ đau của mình cho chúng ta rồi, thi sĩ kết thúc truyện Kiều bằng hai câu khiêm nhượng như cụ từng khuyên chúng ta: Lời quê chắp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh. Và cũng thật đẹp khi một tác phẩm lớn như truyện Kiều lại được kết thúc bằng hai cau giản dị và khiêm nhượng như vậy. Sau khi viết xong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du có cơ hội được học Phật thêm rất nhiều. Kiến thức về đạo Phật của Nguyễn Du sau truyện Kiều sâu sắc hơn. Có vài danh từ Phật học trong truyện Kiều chưa được hoàn toàn chính xác (Ví dụ như chữ nghiệp và tâm trong đoạn vừa trích dẫn). Chúng ta sẽ thấy ở phần sau. HOA GHEN THUA THẮM Họ Vương là một gia đình giàu có loại thường (trung lưu). Có nhà viên ngoại họ Vương Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung. Một trai con thứ rốt lòng Vương Quan là chữ nối dòng Nho gia. Ðầu lòng hai ả tố nga[1] Thúy kiều là chị em là Thúy Vân. Khi giới thiệu gia đình họ Vương. Nguyễn Du giơi thiệu con trai trước rồi mới đến hai cô con chị. Trong truyền thống xưa vị trí người con trai rất quan trọng vì chính con trai tiếp nối được gia phong.
Khi giới thiệu gia đình họ Vương. Nguyễn Du giơi thiệu con trai trước rồi mới đến hai cô con chị. Trong truyền thống xưa vị trí người con trai rất quan trọng vì chính con trai tiếp nối được gia phong. Con gái, tuy cũng là con nhưng không phải thực sự là con vì nó sẽ đi lấy chồng, không còn ở nhà để giữ gìn gia nghiệp ông cha. Ðó là quan niệm ngày xưa của chế độ phụ hệ. Ðầu lòng hai ả tố nga Thúy kiều là chị em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Hai chị em đẹp thanh nhã, tinh thần băng tuyết, trong sáng; hai người đều đẹp, nhưng đẹp khác nhau. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyêt nhường màu da. Thúy Vân trang trọng đài các, cười nói đoan trang. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Ðẹp như vậy là đẹp lắm rồi chứ còn gì nữa! Chúng ta tưởng thi sĩ đã dùng hết tất cả chữ nghĩa để tả một cô gái rồi, ai dè ông còn trong túi rất nhiều chữ khác, hay hơn nữa, để tả cô chị. Kiều càng sắc sảo, mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn[2] Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Vì muốn bảo Thúy Kiều đẹp hơn nên Nguyễn Du đã không bắt đầu bằng cách giới thiệu cô chị mà lại giới thiệu cô em trước. Nhìn qua hình tướng hai chị em, ta có thể thấy được cuộc đời hai cô. Thúy Vân đẹp, mà đẹp rất hiền (Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.).
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Khi giới thiệu gia đình họ Vương. Nguyễn Du giơi thiệu con trai trước rồi mới đến hai cô con chị. Trong truyền thống xưa vị trí người con trai rất quan trọng vì chính con trai tiếp nối được gia phong. Con gái, tuy cũng là con nhưng không phải thực sự là con vì nó sẽ đi lấy chồng, không còn ở nhà để giữ gìn gia nghiệp ông cha. Ðó là quan niệm ngày xưa của chế độ phụ hệ. Ðầu lòng hai ả tố nga Thúy kiều là chị em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười Hai chị em đẹp thanh nhã, tinh thần băng tuyết, trong sáng; hai người đều đẹp, nhưng đẹp khác nhau. Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyêt nhường màu da. Thúy Vân trang trọng đài các, cười nói đoan trang. Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Ðẹp như vậy là đẹp lắm rồi chứ còn gì nữa! Chúng ta tưởng thi sĩ đã dùng hết tất cả chữ nghĩa để tả một cô gái rồi, ai dè ông còn trong túi rất nhiều chữ khác, hay hơn nữa, để tả cô chị. Kiều càng sắc sảo, mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn[2] Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Vì muốn bảo Thúy Kiều đẹp hơn nên Nguyễn Du đã không bắt đầu bằng cách giới thiệu cô chị mà lại giới thiệu cô em trước. Nhìn qua hình tướng hai chị em, ta có thể thấy được cuộc đời hai cô. Thúy Vân đẹp, mà đẹp rất hiền (Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.).
Nhìn qua hình tướng hai chị em, ta có thể thấy được cuộc đời hai cô. Thúy Vân đẹp, mà đẹp rất hiền (Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.). Thúy Kiều đẹp, mà đẹp làm cho người ta phải ganh tức (Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.). Và cái khổ đã nằm sẳn ở sắc đẹp của Kiều rồi. Sinh con gái đẹp vì vậy nguy hiểm lắm! Một hai nghiêng nước nghiêng thành[3] Sắc đành đôi một, tài đành họa hai[4]. Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương Thúy Kiều rất thông minh. Giỏi thi, họa, ca ngâm và chơi đàn tỳ bà (hồ cầm) rất giỏi. Kiều sáng tác một bản nhạc tên là Bạc mệnh. Bản nhạc rất hay, nhưng đàn lên thì nghe buồn thấm thía ruột gan. Khúc nhà tay lựa nên xoang Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. Bạc mệnh là số kiếp rất mỏng. Không biết tại sao hồi bé thơ cô nàng đã sáng tác những khúc nhạc như vậy rồi! Nguyễn Du nói rất rõ rằng những khổ đau và truân chuyên của Kiều đã biểu lộ rõ rệt ngay từ khi cô còn là một thiếu nữ. Về phương diện nhan sắc cũng như tài năng của cô, đã óc đầy đủ những lý do khiến cô phải ba chìm bảy nổi và đau khổ suốt đời. Những người nào có tài thì phải cẩn thận. Những người nào có sắc cũng phải như thế. DÂY ÐÀN BÉN NHẠY Chúng ta đã nghe cụ Nguyễn Du tả ba chị em của Thúy Kiều. Khi cụ tả cô chị, chúng ta thấy rõ ràng trong con người này đã có những hạt giống của tiêu cực.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nhìn qua hình tướng hai chị em, ta có thể thấy được cuộc đời hai cô. Thúy Vân đẹp, mà đẹp rất hiền (Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.). Thúy Kiều đẹp, mà đẹp làm cho người ta phải ganh tức (Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.). Và cái khổ đã nằm sẳn ở sắc đẹp của Kiều rồi. Sinh con gái đẹp vì vậy nguy hiểm lắm! Một hai nghiêng nước nghiêng thành[3] Sắc đành đôi một, tài đành họa hai[4]. Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương Thúy Kiều rất thông minh. Giỏi thi, họa, ca ngâm và chơi đàn tỳ bà (hồ cầm) rất giỏi. Kiều sáng tác một bản nhạc tên là Bạc mệnh. Bản nhạc rất hay, nhưng đàn lên thì nghe buồn thấm thía ruột gan. Khúc nhà tay lựa nên xoang Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. Bạc mệnh là số kiếp rất mỏng. Không biết tại sao hồi bé thơ cô nàng đã sáng tác những khúc nhạc như vậy rồi! Nguyễn Du nói rất rõ rằng những khổ đau và truân chuyên của Kiều đã biểu lộ rõ rệt ngay từ khi cô còn là một thiếu nữ. Về phương diện nhan sắc cũng như tài năng của cô, đã óc đầy đủ những lý do khiến cô phải ba chìm bảy nổi và đau khổ suốt đời. Những người nào có tài thì phải cẩn thận. Những người nào có sắc cũng phải như thế. DÂY ÐÀN BÉN NHẠY Chúng ta đã nghe cụ Nguyễn Du tả ba chị em của Thúy Kiều. Khi cụ tả cô chị, chúng ta thấy rõ ràng trong con người này đã có những hạt giống của tiêu cực.
DÂY ÐÀN BÉN NHẠY Chúng ta đã nghe cụ Nguyễn Du tả ba chị em của Thúy Kiều. Khi cụ tả cô chị, chúng ta thấy rõ ràng trong con người này đã có những hạt giống của tiêu cực. Chính những hạt giống này đã mang lại cho Thúy Kiều nhiều đau khổ. Trong khi đó, Thúy Vân không đau khổ nhiều bằng Thúy Kiều. Thúy Vân chỉ đau khổ vì những cộng nghiệp với Thúy Kiều mà thôi. Biệt nghiệp của Thúy Kiều rất nặng. Cái đẹp của Thúy Kiều có thể làm nảy sinh sự ghen tuông xung quanh mình. sự ghen tuông không chỉ của con người mà của vạn vật. ‘Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh’. Chính vì chỗ đó mà Kiều phải chết. Một dấu hiệu khác của tai họa là tài năng của Thúy Kiều. Cô là nhạc sĩ, sáng tác nhạc rất hay, đánh lên thì mọi người đều buồn thấm thía. Trong tâm hồn của Thúy Kiều có hạt giống của sự đau buồn. Kiều là một người đa cảm, cảm nhận được những cái mà người khác không cảm nhận được. Có những cái khi mà hai em thấy thì dửng dưng, cho là thường, trong khi Thúy Kiều lại cho là quan trọng. Ðoạn tới nói về cuộc đi chơi mùa xuân cả ba chị em. Trong cuộc đi chơi này, ba chị em gặp hai nhân vật: một hồn ma và một người con trai. Hai nhân vật của chiều mùa xuân năm đó sẽ ám ảnh, đi theo Kiều suốt cuộc đời. Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi[5]. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng ba[6], Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh[7]. Gần xa nô nức yến anh[8], Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân,
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
DÂY ÐÀN BÉN NHẠY Chúng ta đã nghe cụ Nguyễn Du tả ba chị em của Thúy Kiều. Khi cụ tả cô chị, chúng ta thấy rõ ràng trong con người này đã có những hạt giống của tiêu cực. Chính những hạt giống này đã mang lại cho Thúy Kiều nhiều đau khổ. Trong khi đó, Thúy Vân không đau khổ nhiều bằng Thúy Kiều. Thúy Vân chỉ đau khổ vì những cộng nghiệp với Thúy Kiều mà thôi. Biệt nghiệp của Thúy Kiều rất nặng. Cái đẹp của Thúy Kiều có thể làm nảy sinh sự ghen tuông xung quanh mình. sự ghen tuông không chỉ của con người mà của vạn vật. ‘Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh’. Chính vì chỗ đó mà Kiều phải chết. Một dấu hiệu khác của tai họa là tài năng của Thúy Kiều. Cô là nhạc sĩ, sáng tác nhạc rất hay, đánh lên thì mọi người đều buồn thấm thía. Trong tâm hồn của Thúy Kiều có hạt giống của sự đau buồn. Kiều là một người đa cảm, cảm nhận được những cái mà người khác không cảm nhận được. Có những cái khi mà hai em thấy thì dửng dưng, cho là thường, trong khi Thúy Kiều lại cho là quan trọng. Ðoạn tới nói về cuộc đi chơi mùa xuân cả ba chị em. Trong cuộc đi chơi này, ba chị em gặp hai nhân vật: một hồn ma và một người con trai. Hai nhân vật của chiều mùa xuân năm đó sẽ ám ảnh, đi theo Kiều suốt cuộc đời. Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi[5]. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng ba[6], Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh[7]. Gần xa nô nức yến anh[8], Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng ba[6], Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh[7]. Gần xa nô nức yến anh[8], Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Ngổn ngang gò nấm kéo lên, Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay. Trong văn hóa Á Ðông, đi tảo mộ cũng là đi chơi, là một dịp để người sống bày tỏ sự cảm thông, thân thiết với người chết. Người ta mang theo vàng và nhang... đi thăm mộ, ngồi bên mộ người thân, thắp nhang và đốt tiền vàng bạc xuống cho người cõi âm dùng. Vàng vó là những lượng và những chỉ vàng làm bằng giấy, hoặc những áo quần giấy. Bây giờ ở Mỹ, người Hoa làm ra những tờ một trăm, một ngàn đô la, đốt xuống cho người âm xài thả cửa, gọi là Hell Bank Notes. Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dang tay ra về. Bước lần theo ngọn tiểu khê[9], Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ suối ghềnh bắc ngang. Sè sè nắm đất bên đường, Dàu dàu ngộn của nửa vàng nửa xanh. Ba chị em đi chơi về, thấy một ngôi mộ bên đường, tiêu điều, không ai thăm viếng và thắp hương, cỏ trên mộ cũng vàng úa, không xanh như những ngôi mộ khác. Thúy Kiều hỏi: Rằng: ‘Sao trong tiết thanh minh, ‘Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?’ Vương quan cắt nghĩa: Vương Quan mới dẫn gần xa: Ðạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi. Nổi danh tài sắc một thì, Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh. Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoát gãy cành thiên hương.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thanh minh trong tiết tháng ba[6], Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh[7]. Gần xa nô nức yến anh[8], Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Ngổn ngang gò nấm kéo lên, Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay. Trong văn hóa Á Ðông, đi tảo mộ cũng là đi chơi, là một dịp để người sống bày tỏ sự cảm thông, thân thiết với người chết. Người ta mang theo vàng và nhang... đi thăm mộ, ngồi bên mộ người thân, thắp nhang và đốt tiền vàng bạc xuống cho người cõi âm dùng. Vàng vó là những lượng và những chỉ vàng làm bằng giấy, hoặc những áo quần giấy. Bây giờ ở Mỹ, người Hoa làm ra những tờ một trăm, một ngàn đô la, đốt xuống cho người âm xài thả cửa, gọi là Hell Bank Notes. Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dang tay ra về. Bước lần theo ngọn tiểu khê[9], Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ suối ghềnh bắc ngang. Sè sè nắm đất bên đường, Dàu dàu ngộn của nửa vàng nửa xanh. Ba chị em đi chơi về, thấy một ngôi mộ bên đường, tiêu điều, không ai thăm viếng và thắp hương, cỏ trên mộ cũng vàng úa, không xanh như những ngôi mộ khác. Thúy Kiều hỏi: Rằng: ‘Sao trong tiết thanh minh, ‘Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?’ Vương quan cắt nghĩa: Vương Quan mới dẫn gần xa: Ðạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi. Nổi danh tài sắc một thì, Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh. Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoát gãy cành thiên hương.
Vương Quan mới dẫn gần xa: Ðạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi. Nổi danh tài sắc một thì, Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh. Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoát gãy cành thiên hương. Ðây là mộ Ðam Tiên, một ca sĩ nổi tiếng ngày xưa, chết khi đang còn trẻ đẹp. Ca nhi không phải là một cô gái ăn sương. Ca nhi chỉ có nghĩa là ca sĩ. Người ta có thể tổ chức mời cô đến hát riêng cho nhà mình. Hát xong, cô lấy tiền rồi về. Người ta cũng có thể cùng các bạn đến nghe hát ở nhà cô, cố nhiên là phải trả tiền đàng hoàng. Có những ca nhi từ chối không hát cho những người thô tục. Thường, thi sĩ làm được thơ hay thì muốn những người có giọng tốt ngâm lên nghe cho đã. Như Trịnh Công Sơn làm được những bài như Diễm Xưa, thấy mình hát cũng chẳng hay gì mấy nên đã đi tìm một người như Khánh Ly để hát giùm, nghe sảng khoái hơn. Ca nhi là những người làm việc đó giúp thi sĩ hay nhạc sĩ. Ở Việt Nam ngày xưa, hễ khi nào các ông làm được một bài ca trù, là họ thường rủ nhau tới nhà trò, yêu cầu cô đào hát cho mình nghe. Còn chuyện cô đào bán mình để có thêm tiền là chuyện không chính thức. Theo nguyên tắc chuyện này không xảy ra nhưng trên thực tế nó đã xảy ra rất nhiều. Nếu hát không được hay lắm thì phải đem cái khác ra để bù trừ, chuyện này xảy ra trong bất cứ xã hội nào. Ở Nhật có những cô geysa, phố Khâm Thiên (Hà Nội) cũng đã từng có nhiều cô ca nhi như vậy, gọi là cô đầu.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Vương Quan mới dẫn gần xa: Ðạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi. Nổi danh tài sắc một thì, Xôn xao ngoài cửa thiếu gì yến anh. Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoát gãy cành thiên hương. Ðây là mộ Ðam Tiên, một ca sĩ nổi tiếng ngày xưa, chết khi đang còn trẻ đẹp. Ca nhi không phải là một cô gái ăn sương. Ca nhi chỉ có nghĩa là ca sĩ. Người ta có thể tổ chức mời cô đến hát riêng cho nhà mình. Hát xong, cô lấy tiền rồi về. Người ta cũng có thể cùng các bạn đến nghe hát ở nhà cô, cố nhiên là phải trả tiền đàng hoàng. Có những ca nhi từ chối không hát cho những người thô tục. Thường, thi sĩ làm được thơ hay thì muốn những người có giọng tốt ngâm lên nghe cho đã. Như Trịnh Công Sơn làm được những bài như Diễm Xưa, thấy mình hát cũng chẳng hay gì mấy nên đã đi tìm một người như Khánh Ly để hát giùm, nghe sảng khoái hơn. Ca nhi là những người làm việc đó giúp thi sĩ hay nhạc sĩ. Ở Việt Nam ngày xưa, hễ khi nào các ông làm được một bài ca trù, là họ thường rủ nhau tới nhà trò, yêu cầu cô đào hát cho mình nghe. Còn chuyện cô đào bán mình để có thêm tiền là chuyện không chính thức. Theo nguyên tắc chuyện này không xảy ra nhưng trên thực tế nó đã xảy ra rất nhiều. Nếu hát không được hay lắm thì phải đem cái khác ra để bù trừ, chuyện này xảy ra trong bất cứ xã hội nào. Ở Nhật có những cô geysa, phố Khâm Thiên (Hà Nội) cũng đã từng có nhiều cô ca nhi như vậy, gọi là cô đầu.
Ở Nhật có những cô geysa, phố Khâm Thiên (Hà Nội) cũng đã từng có nhiều cô ca nhi như vậy, gọi là cô đầu. Thi sĩ Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu xuất thân là con quan (Ấm Hiếu), một hôm đi chơi với các bạn thì gặp em gái mình ở trong giới ca nhi. Chúng ta nên hiểu chữ ca nhi theo nghĩa chính của nó là ca sĩ. Chúng ta nghe Vương Quan kể tiếp: Có người khách ở viễn phương, Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi. Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ! Buồng không lạnh ngắt như tờ, Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh. Khóc than khôn xiết sự tình, Khéo vô duyên ấy là mình với ta! Ðã không duyên trước chăng mà, Thì đây chút ước gọi là duyên sau. Sắm sanh nếp tử xe châu[10], Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa. Trải bao thỏ lặn ác tà, Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm! Nghe như vậy thì Kiều òa lên khóc: Lòng đâu sẵn mối thương tâm, Thoạt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa: Trong khi đó, Thúy Vân vẫn tỉnh bơ tiếp tục nhai kẹo chewing gum (nếu có chewing gum lúc đó). Anh chàng Vương kể chuyện vẫn tỉnh bơ. Thúy Kiều, trái lại, nghe đến đó thì òa lên khóc, vì cô là một sợi dây đàn rất bén nhạy. Ðau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mênh cũng là lời chung. Phũ phàng chi bấy hóa công! Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha. Sống làm vợ khắp người ta. Hại thay thác xuống làm ma không chồng! Rất rõ cô ca nhi này không chỉ đơn thuần là một ca sĩ. Nào người phượng chạ loan chung[11], Nào người tích lục tham hồng là ai[12] Ðã không kể đoái người hoài, Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương. Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Ở Nhật có những cô geysa, phố Khâm Thiên (Hà Nội) cũng đã từng có nhiều cô ca nhi như vậy, gọi là cô đầu. Thi sĩ Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu xuất thân là con quan (Ấm Hiếu), một hôm đi chơi với các bạn thì gặp em gái mình ở trong giới ca nhi. Chúng ta nên hiểu chữ ca nhi theo nghĩa chính của nó là ca sĩ. Chúng ta nghe Vương Quan kể tiếp: Có người khách ở viễn phương, Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi. Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ! Buồng không lạnh ngắt như tờ, Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh. Khóc than khôn xiết sự tình, Khéo vô duyên ấy là mình với ta! Ðã không duyên trước chăng mà, Thì đây chút ước gọi là duyên sau. Sắm sanh nếp tử xe châu[10], Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa. Trải bao thỏ lặn ác tà, Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm! Nghe như vậy thì Kiều òa lên khóc: Lòng đâu sẵn mối thương tâm, Thoạt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa: Trong khi đó, Thúy Vân vẫn tỉnh bơ tiếp tục nhai kẹo chewing gum (nếu có chewing gum lúc đó). Anh chàng Vương kể chuyện vẫn tỉnh bơ. Thúy Kiều, trái lại, nghe đến đó thì òa lên khóc, vì cô là một sợi dây đàn rất bén nhạy. Ðau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mênh cũng là lời chung. Phũ phàng chi bấy hóa công! Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha. Sống làm vợ khắp người ta. Hại thay thác xuống làm ma không chồng! Rất rõ cô ca nhi này không chỉ đơn thuần là một ca sĩ. Nào người phượng chạ loan chung[11], Nào người tích lục tham hồng là ai[12] Ðã không kể đoái người hoài, Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương. Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Nào người phượng chạ loan chung[11], Nào người tích lục tham hồng là ai[12] Ðã không kể đoái người hoài, Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương. Gọi là gặp gỡ giữa đường, Họa là người dưới suối vàng biết cho. Mấy chị em ngồi lại thắp hương trên mộ Ðạm Tiên. Kiều cảm cảnh làm một bài thơ tứ tuyệt, viết lên vỏ cây. Lầm rầm khấn khứa nhỏ to Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra. Một vùng cỏ ấy bóng tà, Gió hiu hiu thổi một vài bông lau. Rút trâm sẵn giắt mái đầu Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần[13]. Có một sức mạnh gì kéo Kiều ở lại: Lại càng mê mẩn tâm thần, Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra. Lại càng ủ dột nét hoa, Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài. Số phận Ðạm Tiên như được nối với số phận Kiều. Kiều thấy đây là người tri kỷ của mình. Và đây là lời phê bình của Thúy Vân: Vân rằng: Chị cũng nực cười, Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa! Kiều đáp: Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu. Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào? Trông người lại ngẫm đến ta. Nhìn vào số phận Ðạm Tiên, mình không biết thân thế mình sẽ như thế nào mai sau. Vương Quan lúc đó mới chen vào, phản đối: Quan rằng: Chị nói hay sao, ‘Một lời là một vận vào khó nghe! Ở đây âm khí nặng nề, Bóng chiều đã ngã dặm về còn xa.’ - Chị này thật là kỳ cục! Nói câu nào cũng đem số mạng người ta buộc vào số mạng mình! Trời chiều rồi, mình về đi thôi! Kiều rằng: ‘Những đấng tài hoa, Thác là thể phách còn là tinh anh. Dễ hay tình lại gặp tình, Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ!’
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nào người phượng chạ loan chung[11], Nào người tích lục tham hồng là ai[12] Ðã không kể đoái người hoài, Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương. Gọi là gặp gỡ giữa đường, Họa là người dưới suối vàng biết cho. Mấy chị em ngồi lại thắp hương trên mộ Ðạm Tiên. Kiều cảm cảnh làm một bài thơ tứ tuyệt, viết lên vỏ cây. Lầm rầm khấn khứa nhỏ to Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra. Một vùng cỏ ấy bóng tà, Gió hiu hiu thổi một vài bông lau. Rút trâm sẵn giắt mái đầu Vạch da cây vịnh bốn câu ba vần[13]. Có một sức mạnh gì kéo Kiều ở lại: Lại càng mê mẩn tâm thần, Lại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra. Lại càng ủ dột nét hoa, Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài. Số phận Ðạm Tiên như được nối với số phận Kiều. Kiều thấy đây là người tri kỷ của mình. Và đây là lời phê bình của Thúy Vân: Vân rằng: Chị cũng nực cười, Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa! Kiều đáp: Rằng: Hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu. Nỗi niềm tưởng đến mà đau, Thấy người nằm đó biết sau thế nào? Trông người lại ngẫm đến ta. Nhìn vào số phận Ðạm Tiên, mình không biết thân thế mình sẽ như thế nào mai sau. Vương Quan lúc đó mới chen vào, phản đối: Quan rằng: Chị nói hay sao, ‘Một lời là một vận vào khó nghe! Ở đây âm khí nặng nề, Bóng chiều đã ngã dặm về còn xa.’ - Chị này thật là kỳ cục! Nói câu nào cũng đem số mạng người ta buộc vào số mạng mình! Trời chiều rồi, mình về đi thôi! Kiều rằng: ‘Những đấng tài hoa, Thác là thể phách còn là tinh anh. Dễ hay tình lại gặp tình, Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ!’
Trời chiều rồi, mình về đi thôi! Kiều rằng: ‘Những đấng tài hoa, Thác là thể phách còn là tinh anh. Dễ hay tình lại gặp tình, Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ!’ Kiều có những tri giác mà người thường không thể có được. Cô có thể cảm, thấy, nghe, sờ mó được những cái mà người khác không cảm, thấy, nghe, sờ mó được. Theo Kiều thì Ðạm Tiên còn ở đó, không phải bằng thân xác tầm thường mà bằng tinh anh của nàng. Cô nghĩ rằng Ðạm Tiên sẽ đáp lại cái mà tình của mình và khuyên các em ở lại chứng kiến. Một lời nói chửa kịp thưa, Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay. Ào ào đổ lộc rung cây, Ở trong dường có hương bay ít nhiều. Ðè chừng ngọn gió lần theo, Dấu giày từng bước in rêu rành rành. Nói vừa xong thì một trận gió mạnh thổi tới làm rụng những lộc non của tháng ba. Trong luồng gió phảng phất nùi hương của người ta (không biết đây là nước hoa Poison Scorpion hay Samsara? ), trên rêu xuất hiện những dấu giày mới. Mặt nhìn ai nấy đều kinh, Nàng rằng: ‘Này thật tinh thành chẳng xa. Hữu tình ta gặp lại ta, Chớ nề u hiển mới là chị em.’ Cái cô ghê thật! làm quen liền: ‘Chị về đó hả? Như vậy là giữa chúng ta có những mối giây tình cảm thân thiết. Ðừng phân biệt người chết với kẻ sống thì mới là tình chị em. Người ta nói Thúy Kiều thuộc về một thứ nòi gọi là nòi tình. Nguyễn Du cũng thuộc về nòi tình. Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Hữu tình ta mới gặp ta thì Chớ nề u hiển mới là chị em. Ðã lòng hiển hiện cho xem, Ta lòng nàng lại nối thêm vài lời. Lòng thơ lai láng bồi hồi.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Trời chiều rồi, mình về đi thôi! Kiều rằng: ‘Những đấng tài hoa, Thác là thể phách còn là tinh anh. Dễ hay tình lại gặp tình, Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ!’ Kiều có những tri giác mà người thường không thể có được. Cô có thể cảm, thấy, nghe, sờ mó được những cái mà người khác không cảm, thấy, nghe, sờ mó được. Theo Kiều thì Ðạm Tiên còn ở đó, không phải bằng thân xác tầm thường mà bằng tinh anh của nàng. Cô nghĩ rằng Ðạm Tiên sẽ đáp lại cái mà tình của mình và khuyên các em ở lại chứng kiến. Một lời nói chửa kịp thưa, Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay. Ào ào đổ lộc rung cây, Ở trong dường có hương bay ít nhiều. Ðè chừng ngọn gió lần theo, Dấu giày từng bước in rêu rành rành. Nói vừa xong thì một trận gió mạnh thổi tới làm rụng những lộc non của tháng ba. Trong luồng gió phảng phất nùi hương của người ta (không biết đây là nước hoa Poison Scorpion hay Samsara? ), trên rêu xuất hiện những dấu giày mới. Mặt nhìn ai nấy đều kinh, Nàng rằng: ‘Này thật tinh thành chẳng xa. Hữu tình ta gặp lại ta, Chớ nề u hiển mới là chị em.’ Cái cô ghê thật! làm quen liền: ‘Chị về đó hả? Như vậy là giữa chúng ta có những mối giây tình cảm thân thiết. Ðừng phân biệt người chết với kẻ sống thì mới là tình chị em. Người ta nói Thúy Kiều thuộc về một thứ nòi gọi là nòi tình. Nguyễn Du cũng thuộc về nòi tình. Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Hữu tình ta mới gặp ta thì Chớ nề u hiển mới là chị em. Ðã lòng hiển hiện cho xem, Ta lòng nàng lại nối thêm vài lời. Lòng thơ lai láng bồi hồi.
Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Hữu tình ta mới gặp ta thì Chớ nề u hiển mới là chị em. Ðã lòng hiển hiện cho xem, Ta lòng nàng lại nối thêm vài lời. Lòng thơ lai láng bồi hồi. Gốc cây lại vạch một bài cổ thi. Ða sầu, đa cảm, đa tình. Làm một bài thơ tứ tuyệt, rồi lại làm thêm một bài thơ cổ phong nữa. Và bây giờ, nhân vật thứ hai, người con trai của đời Kiều xuất hiện: Dùng dằng nửa ở nửa về, Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần. Trông chừng thấy một văn nhân, Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng. Ðề huề lưng túi gió trăng[14], Sau chân theo một vài thằng cỏn con. Tuyết in sắc ngựa câu giòn[15], Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời. Không phải chỉ khi tả hai người con gái cụ Nguyễn Du mới tả kỹ lưỡng. Người còn trai này cũng được cụ Nguyễn Du tả rất đẹp rất kỹ. Anh chàng cưỡi một con ngựa bạch, mặc áo màu da trời, đi trong màu lục của cây cỏ. Trong túi của anh chàng có gió và có trăng. Ðây là một người hào hoa phong nhã, thanh nhàn, biết thưởng thức cái đẹp của đất trời. An trú trong hiện tại thì người nào cũng có một cái túi đựng gió trăng cả. Không biết cái túi của mình có chút gió trăng nào ở trong không hay chỉ đựng những cát bụi đau buồn? Túi của mình cần phải có nhiều gió trăng, tức là phải có thơ, có nhạc, có sự thanh nhàn và hạnh phúc. Nẻo xa vừa tỏ mặt người, Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình. Hài văn lần bước dặm xanh, Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Hữu tình ta mới gặp ta thì Chớ nề u hiển mới là chị em. Ðã lòng hiển hiện cho xem, Ta lòng nàng lại nối thêm vài lời. Lòng thơ lai láng bồi hồi. Gốc cây lại vạch một bài cổ thi. Ða sầu, đa cảm, đa tình. Làm một bài thơ tứ tuyệt, rồi lại làm thêm một bài thơ cổ phong nữa. Và bây giờ, nhân vật thứ hai, người con trai của đời Kiều xuất hiện: Dùng dằng nửa ở nửa về, Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần. Trông chừng thấy một văn nhân, Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng. Ðề huề lưng túi gió trăng[14], Sau chân theo một vài thằng cỏn con. Tuyết in sắc ngựa câu giòn[15], Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời. Không phải chỉ khi tả hai người con gái cụ Nguyễn Du mới tả kỹ lưỡng. Người còn trai này cũng được cụ Nguyễn Du tả rất đẹp rất kỹ. Anh chàng cưỡi một con ngựa bạch, mặc áo màu da trời, đi trong màu lục của cây cỏ. Trong túi của anh chàng có gió và có trăng. Ðây là một người hào hoa phong nhã, thanh nhàn, biết thưởng thức cái đẹp của đất trời. An trú trong hiện tại thì người nào cũng có một cái túi đựng gió trăng cả. Không biết cái túi của mình có chút gió trăng nào ở trong không hay chỉ đựng những cát bụi đau buồn? Túi của mình cần phải có nhiều gió trăng, tức là phải có thơ, có nhạc, có sự thanh nhàn và hạnh phúc. Nẻo xa vừa tỏ mặt người, Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình. Hài văn lần bước dặm xanh, Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.
Nẻo xa vừa tỏ mặt người, Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình. Hài văn lần bước dặm xanh, Một vùng như thể cây quỳnh cành dao. Sự có mặt của người con trai, hài hòa với phong cảnh thiên nhiên, đẹp như cây ngọc dao trong rừng ngọc quỳnh. Thi sĩ tả con gái đẹp mà tả con trai cũng rất đẹp. NỘI KẾT ÊM ÁI Chàng Vương quen mặt ra chào, Hai kiều[16] e lệ nép vào dưới hoa. Không một chữ nào có thể khoanh tròn để lấy ra được cả. Một câu lục bát mà nói được cả hành động lẫn thái độ của hai bên. Người con trai thì ra chào: “A! Lâu quá không gặp!” còn hai cô nàng thì khép nép, núp dưới hoa. Nguyên người quanh quất đâu xa, Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh[17] Nền phú hậu bậc tài danh, Văn chương nết đất thông minh tính trời. Phong tư tài mạo tuyệt vời, Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa. Chung quanh vẫn đất nước nhà, Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân[18] Cụ Nguyễn Du khen anh chàng đủ điều. Anh chàng cũng đã từng nghe tiếng hai chị em nhà họ Vương: Trộm nghe thơm nức hương lân, Một nền Ðồng-Tước khóa xuân hai Kiều[19] Nước non cách mấy buồng thêu, Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng. Và đây là cơ hội đầu để Kim Trọng gặp hai cô nàng: May thay giải cấu tương phùng[20] Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa[21]. Bóng hồng nhác thấy nẻo xa, Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai. Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Kim Trọng đã chú ý tới Kiều và Kiều cũng chú ý tới Kim Trọng. Chỉ có tám chữ thôi: Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Bên ngoài thì có ai nói gì với ai đâu.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nẻo xa vừa tỏ mặt người, Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình. Hài văn lần bước dặm xanh, Một vùng như thể cây quỳnh cành dao. Sự có mặt của người con trai, hài hòa với phong cảnh thiên nhiên, đẹp như cây ngọc dao trong rừng ngọc quỳnh. Thi sĩ tả con gái đẹp mà tả con trai cũng rất đẹp. NỘI KẾT ÊM ÁI Chàng Vương quen mặt ra chào, Hai kiều[16] e lệ nép vào dưới hoa. Không một chữ nào có thể khoanh tròn để lấy ra được cả. Một câu lục bát mà nói được cả hành động lẫn thái độ của hai bên. Người con trai thì ra chào: “A! Lâu quá không gặp!” còn hai cô nàng thì khép nép, núp dưới hoa. Nguyên người quanh quất đâu xa, Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh[17] Nền phú hậu bậc tài danh, Văn chương nết đất thông minh tính trời. Phong tư tài mạo tuyệt vời, Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa. Chung quanh vẫn đất nước nhà, Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân[18] Cụ Nguyễn Du khen anh chàng đủ điều. Anh chàng cũng đã từng nghe tiếng hai chị em nhà họ Vương: Trộm nghe thơm nức hương lân, Một nền Ðồng-Tước khóa xuân hai Kiều[19] Nước non cách mấy buồng thêu, Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng. Và đây là cơ hội đầu để Kim Trọng gặp hai cô nàng: May thay giải cấu tương phùng[20] Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa[21]. Bóng hồng nhác thấy nẻo xa, Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai. Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Kim Trọng đã chú ý tới Kiều và Kiều cũng chú ý tới Kim Trọng. Chỉ có tám chữ thôi: Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Bên ngoài thì có ai nói gì với ai đâu.
Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Kim Trọng đã chú ý tới Kiều và Kiều cũng chú ý tới Kim Trọng. Chỉ có tám chữ thôi: Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Bên ngoài thì có ai nói gì với ai đâu. Bên trong thì đã có nội kết êm ái rồi. Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉnh khôn. Ở thêm để nói chuyện thì kỳ quá mà về thì không dứt nổi. Nhưng cuối cùng cũng phải về: Bóng tà như giục cơn buồn, Khách đà lên ngựa người còn ghé theo. Dưới cầu nước chẩy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. Văn chương gì mà hay vậy! TƯỚI TẨM HẠT GIỐNG Tất cả những gì xảy ra trong chuyến đi chơi đều được biểu hiện trở lại ngay trong giấc mộng tối hôm đó của Thúy Kiều. Hạt giống gieo và đều hiện hành ra ngay. Ðây là chỗ tài tình của Nguyễn Du. Kiều từ trở gót trướng hoa, Mặt trời gác núi chiêng đà thu không[22]. Gương nga chênh chếch dòm song, Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân. Hải đường lả ngọn đông lân, Giọt sương gieo nặng cảnh xuân la đà. Một mình lặng ngắm bóng nga, Rộn đường gần với nỗi xa bồi hồi: Kiều ngồi ở cửa sổ, một mình ngắm trăng. Cô suy nghĩ lại chuyện xảy ra trong ngày: Người mà đến thế thì thôi, Ðời phồn hoa cũng là đời bỏ đi! Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm có biết duyên gì hay không? ‘Người’ trong câu đầu là Ðạm Tiên. ‘Người’ trong câu kế tiếp là Kim Trọng. Thúy Kiều có nội kết với Kim Trọng rất rõ ràng. Ngổn ngang trăm mối bên lòng, Nêu câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình. Hết nghĩ tới con ma lại nghĩ tới anh chàng.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Kim Trọng đã chú ý tới Kiều và Kiều cũng chú ý tới Kim Trọng. Chỉ có tám chữ thôi: Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Bên ngoài thì có ai nói gì với ai đâu. Bên trong thì đã có nội kết êm ái rồi. Chập chờn cơn tỉnh cơn mê, Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉnh khôn. Ở thêm để nói chuyện thì kỳ quá mà về thì không dứt nổi. Nhưng cuối cùng cũng phải về: Bóng tà như giục cơn buồn, Khách đà lên ngựa người còn ghé theo. Dưới cầu nước chẩy trong veo, Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha. Văn chương gì mà hay vậy! TƯỚI TẨM HẠT GIỐNG Tất cả những gì xảy ra trong chuyến đi chơi đều được biểu hiện trở lại ngay trong giấc mộng tối hôm đó của Thúy Kiều. Hạt giống gieo và đều hiện hành ra ngay. Ðây là chỗ tài tình của Nguyễn Du. Kiều từ trở gót trướng hoa, Mặt trời gác núi chiêng đà thu không[22]. Gương nga chênh chếch dòm song, Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân. Hải đường lả ngọn đông lân, Giọt sương gieo nặng cảnh xuân la đà. Một mình lặng ngắm bóng nga, Rộn đường gần với nỗi xa bồi hồi: Kiều ngồi ở cửa sổ, một mình ngắm trăng. Cô suy nghĩ lại chuyện xảy ra trong ngày: Người mà đến thế thì thôi, Ðời phồn hoa cũng là đời bỏ đi! Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm có biết duyên gì hay không? ‘Người’ trong câu đầu là Ðạm Tiên. ‘Người’ trong câu kế tiếp là Kim Trọng. Thúy Kiều có nội kết với Kim Trọng rất rõ ràng. Ngổn ngang trăm mối bên lòng, Nêu câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình. Hết nghĩ tới con ma lại nghĩ tới anh chàng.
Thúy Kiều có nội kết với Kim Trọng rất rõ ràng. Ngổn ngang trăm mối bên lòng, Nêu câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình. Hết nghĩ tới con ma lại nghĩ tới anh chàng. Nghĩ tới anh chàng rồi lại nghĩ tới con ma... Rồi làm thơ về những điều mình nghĩ. Ðây là hành động tự mình tưới tẩm những hạt giống trong tâm mình. Chênh chênh bóng nguyệt xế mành, Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu. Không chịu đi ngủ đàng hoàng. Ngồi ngủ gục, và Kiều mơ thấy Ðạm Tiên: Thoát đâu thấy một tiểu kiều, Có chiều phong vận có chiều thanh tân. Sương in mặt tuyết pha thân, Sen vàng lãng đãng như gần như xa. Một cô rất đẹp, đến từ trong đêm. Bước chân rất nhẹ, thấp thoáng khi thì ở gần khi thì ở xa. Vì vậy người ta nói cụ Nguyễn Du là thi thánh chứ không phải là một thi sĩ thường. Rước mừng đón hỏi dò la: ‘Ðào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?’ Thưa rằng: ‘Thanh khí xưa nay, ‘Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên? ‘Hàn gia ở mái tây thiên, ‘Dưới lòng nước chảy bên trên có cầu. - ‘Chị em mình là người đồng thanh đồng khí. Mình vừa mới gặp nhau chiều nay, chị quên rồi sao? Nhà em ở hướng tây, dưới dòng nước chảy, bên trên có cầu.’ Hàn gia có thể có nghĩa là khiêm nhượng là nhà nghèo, không sang trọng. Nhưng ‘hàn’ cũng có nghĩa là lạnh. Nhà lạnh tức là nhà mồ. ‘Mấy lòng hạ cố đến nhau ‘Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng[23] ‘Vâng trình hội chủ xem tường, ‘Mà xem trong sổ đoạn trường có tên. ‘Âu đành quả kiếp nhân duyên, ‘Cũng người một hội một thuyền đâu xa! ‘Này mười bài mới mới ra,
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Thúy Kiều có nội kết với Kim Trọng rất rõ ràng. Ngổn ngang trăm mối bên lòng, Nêu câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình. Hết nghĩ tới con ma lại nghĩ tới anh chàng. Nghĩ tới anh chàng rồi lại nghĩ tới con ma... Rồi làm thơ về những điều mình nghĩ. Ðây là hành động tự mình tưới tẩm những hạt giống trong tâm mình. Chênh chênh bóng nguyệt xế mành, Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu. Không chịu đi ngủ đàng hoàng. Ngồi ngủ gục, và Kiều mơ thấy Ðạm Tiên: Thoát đâu thấy một tiểu kiều, Có chiều phong vận có chiều thanh tân. Sương in mặt tuyết pha thân, Sen vàng lãng đãng như gần như xa. Một cô rất đẹp, đến từ trong đêm. Bước chân rất nhẹ, thấp thoáng khi thì ở gần khi thì ở xa. Vì vậy người ta nói cụ Nguyễn Du là thi thánh chứ không phải là một thi sĩ thường. Rước mừng đón hỏi dò la: ‘Ðào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?’ Thưa rằng: ‘Thanh khí xưa nay, ‘Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên? ‘Hàn gia ở mái tây thiên, ‘Dưới lòng nước chảy bên trên có cầu. - ‘Chị em mình là người đồng thanh đồng khí. Mình vừa mới gặp nhau chiều nay, chị quên rồi sao? Nhà em ở hướng tây, dưới dòng nước chảy, bên trên có cầu.’ Hàn gia có thể có nghĩa là khiêm nhượng là nhà nghèo, không sang trọng. Nhưng ‘hàn’ cũng có nghĩa là lạnh. Nhà lạnh tức là nhà mồ. ‘Mấy lòng hạ cố đến nhau ‘Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng[23] ‘Vâng trình hội chủ xem tường, ‘Mà xem trong sổ đoạn trường có tên. ‘Âu đành quả kiếp nhân duyên, ‘Cũng người một hội một thuyền đâu xa! ‘Này mười bài mới mới ra,
‘Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng[23] ‘Vâng trình hội chủ xem tường, ‘Mà xem trong sổ đoạn trường có tên. ‘Âu đành quả kiếp nhân duyên, ‘Cũng người một hội một thuyền đâu xa! ‘Này mười bài mới mới ra, ‘Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.’ Ðạm Tiên đã đem thơ của Kiều trình cho bà hội chủ hội Ðoạn Trường. Bà này mở sổ của những người đàn bà có số phận mỏng ra tra và thấy tên Kiều. Ðạm Tiên đưa thêm mười bài mới, yêu cầu Thúy Kiều vịnh để bỏ vào tuyển tập (collection) của hội Ðoạn Trường. Họ là những người suốt đời đau khổ. Trong nguyên tác, mười đề bài đó là: Tích đa tài, Liên bạc mệnh, Bi kỳ nộ, Ức cố nhân, Niệm nô kiều, Ai thanh xuân, Ta kiến ngộ, Khổ linh lạc, Mộng cố viên và Khốc tương tư. Toàn là những đề tài đứt ruột. Thúy Kiều chỉ cần mấy phút đồng hồ là làm xong cả mười bài thơ. Kiều vâng lĩnh ý đề bài, Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm. Xem thơ nức nở khen thầm: ‘Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường! ‘Ví đem vào tập đoạn trường, ‘Theo treo giải nhất chi nhường cho ai!’ - ‘Thơ của chị hay quá! Bỏ vào tập Ðoạn Trường là hay nhất, không ai bằng.’ Nói xong Ðạm Tiên cầm mấy bài thơ và từ biệt. Kiều còn muốn giữ lại: Thềm hoa khách đã trở hài, Nàng còn cầm lại một hai tự tình. Gió đâu sịch bức mành mành. Tỉnh ra mới biết là mình chiêm bao. Trông theo nào thấy đâu nào, Hương thừa phảng phất ra vào đâu đây. Kiều tỉnh dậy còn nghe của mùi nước hoa của con ma mới ghé thăm đó. Một mình lưỡng lự canh chầy, Ðường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
‘Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng[23] ‘Vâng trình hội chủ xem tường, ‘Mà xem trong sổ đoạn trường có tên. ‘Âu đành quả kiếp nhân duyên, ‘Cũng người một hội một thuyền đâu xa! ‘Này mười bài mới mới ra, ‘Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời.’ Ðạm Tiên đã đem thơ của Kiều trình cho bà hội chủ hội Ðoạn Trường. Bà này mở sổ của những người đàn bà có số phận mỏng ra tra và thấy tên Kiều. Ðạm Tiên đưa thêm mười bài mới, yêu cầu Thúy Kiều vịnh để bỏ vào tuyển tập (collection) của hội Ðoạn Trường. Họ là những người suốt đời đau khổ. Trong nguyên tác, mười đề bài đó là: Tích đa tài, Liên bạc mệnh, Bi kỳ nộ, Ức cố nhân, Niệm nô kiều, Ai thanh xuân, Ta kiến ngộ, Khổ linh lạc, Mộng cố viên và Khốc tương tư. Toàn là những đề tài đứt ruột. Thúy Kiều chỉ cần mấy phút đồng hồ là làm xong cả mười bài thơ. Kiều vâng lĩnh ý đề bài, Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm. Xem thơ nức nở khen thầm: ‘Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường! ‘Ví đem vào tập đoạn trường, ‘Theo treo giải nhất chi nhường cho ai!’ - ‘Thơ của chị hay quá! Bỏ vào tập Ðoạn Trường là hay nhất, không ai bằng.’ Nói xong Ðạm Tiên cầm mấy bài thơ và từ biệt. Kiều còn muốn giữ lại: Thềm hoa khách đã trở hài, Nàng còn cầm lại một hai tự tình. Gió đâu sịch bức mành mành. Tỉnh ra mới biết là mình chiêm bao. Trông theo nào thấy đâu nào, Hương thừa phảng phất ra vào đâu đây. Kiều tỉnh dậy còn nghe của mùi nước hoa của con ma mới ghé thăm đó. Một mình lưỡng lự canh chầy, Ðường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh!
Trông theo nào thấy đâu nào, Hương thừa phảng phất ra vào đâu đây. Kiều tỉnh dậy còn nghe của mùi nước hoa của con ma mới ghé thăm đó. Một mình lưỡng lự canh chầy, Ðường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh! Thấy khúc đời còn lại của mình mà ngán quá. Hoa trôi bèo dạt đã đành, Biết duyên mình biết phận mình thế thôi! Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi, Nghĩ đời còn lại sụt sùi đôi cơn. Tâm Kiều như có những đợt sóng lên xuống. Càng suy nghĩ chừng nào thì Kiều càng khóc lớn chừng đó. Bà Vương đang ngủ gần đó bị quấy rầy: Giọng Kiều rền rĩ trướng loan, Nhà huyên[24] chợt tỉnh hỏi con cớ gì: ‘Cớ sao trằn trọc canh khuya, Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa?’ Thưa rằng: ‘Chút phận ngây thơ. ‘Dưỡng sinh đôi nọ tóc tơ chưa đền. ‘Buổi ngày chơi mả Ðạm Tiên, ‘Nhắp đi thoát thấy ứng liền chiêm bao. ‘Ðoạn trường là số thế nào, Bài ra thế ấy vịnh vào thế kia. ‘Cứ trong mộng triệu mà suy, ‘Phận con thôi có ra gì mai sau!’ Bà mẹ nói: ‘Ôi những cái chuyện nằm mơ! Do tâm mình tưởng ra như vậy, tin vào đó thì chết. Tại sao tự mua chuốc chuyện sầu não làm gì hả con? Con đừng tin vào những giấc mộng. (Bà nói như vậy thôi nhưng trong lòng bà cũng lo sợ lắm!) Dạy rằng: ‘Mộng huyễn cứ đâu, ‘Bỗng không mua não chuốc sầu nghĩ nao! Vâng lời khuyên giải thấp cao, Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương[25]. Vừa được mẹ khuyên can về chuyện con ma xong, thấy lòng có nhẹ bớt một chút thì Kiều lại nghĩ đến chuyện Kim Trọng. Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng, Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Trông theo nào thấy đâu nào, Hương thừa phảng phất ra vào đâu đây. Kiều tỉnh dậy còn nghe của mùi nước hoa của con ma mới ghé thăm đó. Một mình lưỡng lự canh chầy, Ðường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh! Thấy khúc đời còn lại của mình mà ngán quá. Hoa trôi bèo dạt đã đành, Biết duyên mình biết phận mình thế thôi! Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi, Nghĩ đời còn lại sụt sùi đôi cơn. Tâm Kiều như có những đợt sóng lên xuống. Càng suy nghĩ chừng nào thì Kiều càng khóc lớn chừng đó. Bà Vương đang ngủ gần đó bị quấy rầy: Giọng Kiều rền rĩ trướng loan, Nhà huyên[24] chợt tỉnh hỏi con cớ gì: ‘Cớ sao trằn trọc canh khuya, Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa?’ Thưa rằng: ‘Chút phận ngây thơ. ‘Dưỡng sinh đôi nọ tóc tơ chưa đền. ‘Buổi ngày chơi mả Ðạm Tiên, ‘Nhắp đi thoát thấy ứng liền chiêm bao. ‘Ðoạn trường là số thế nào, Bài ra thế ấy vịnh vào thế kia. ‘Cứ trong mộng triệu mà suy, ‘Phận con thôi có ra gì mai sau!’ Bà mẹ nói: ‘Ôi những cái chuyện nằm mơ! Do tâm mình tưởng ra như vậy, tin vào đó thì chết. Tại sao tự mua chuốc chuyện sầu não làm gì hả con? Con đừng tin vào những giấc mộng. (Bà nói như vậy thôi nhưng trong lòng bà cũng lo sợ lắm!) Dạy rằng: ‘Mộng huyễn cứ đâu, ‘Bỗng không mua não chuốc sầu nghĩ nao! Vâng lời khuyên giải thấp cao, Chưa xong điều nghĩ đã dào mạch Tương[25]. Vừa được mẹ khuyên can về chuyện con ma xong, thấy lòng có nhẹ bớt một chút thì Kiều lại nghĩ đến chuyện Kim Trọng. Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng, Nách tường bông liễu bay sang láng giềng.
Vừa được mẹ khuyên can về chuyện con ma xong, thấy lòng có nhẹ bớt một chút thì Kiều lại nghĩ đến chuyện Kim Trọng. Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng, Nách tường bông liễu bay sang láng giềng. Hiên tà bóng gác nghiêng nghiêng, Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình. Hai đứa em dại quá, không thể hiểu được tâm sự của chị Thúy Vân thì đang ngủ khì. Vương Quan là con trai, mình đâu có tâm sự được với nó. Nói với mẹ lại càng không được: Con gái gì mới gặp con trai đã thương, đã đặt vấn đề có liên hệ gì với anh chàng sau này không! Thúy Kiều rất cô đơn trong tâm trạng này. Chúng ta sẽ đọc tâm trạng của anh chàng. Có một điều cần nói ở đây. Bản nhạc Kiều sáng tác là một bản nhạc rất buồn. Mỗi lẫn đàn lên, Kiều lại có cơ hội tưới tẩm những hạt giống của sự đau buồn đó. Vì vậy tôi nghĩ rằng khi tiêu thụ các sản phẩm văn nghệ chúng ta phải chọn những bài lành mạnh, có sự cởi mở, nhẹ nhàng, giải thoát. Phải cẩn thận như khi chúng ta ăn. Nếu chúng ta biết chọn những thức ăn không có độc tố thì chúng ta cũng phải biết chọn những sản phẩm văn hóa lành mạnh tiêu thụ. Tôi không muốn chúng ta hát ngâm những bài rền rĩ đau thương quá. Ngâm, hát những câu thơ và những bài hát đó chúng ta đang thực tập tưới tẩm những hạt giống đau thương trong mình. Có một thầy trẻ ngâm thơ hay. Mỗi khi ngâm những bài thơ buồn thì thầy khóc nức nở, không còn tác phong của người tu hành nữa. Thầy không biết chính trong lúc đó thầy đang tưới tẩm những hạt giống đau thương.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Vừa được mẹ khuyên can về chuyện con ma xong, thấy lòng có nhẹ bớt một chút thì Kiều lại nghĩ đến chuyện Kim Trọng. Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng, Nách tường bông liễu bay sang láng giềng. Hiên tà bóng gác nghiêng nghiêng, Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình. Hai đứa em dại quá, không thể hiểu được tâm sự của chị Thúy Vân thì đang ngủ khì. Vương Quan là con trai, mình đâu có tâm sự được với nó. Nói với mẹ lại càng không được: Con gái gì mới gặp con trai đã thương, đã đặt vấn đề có liên hệ gì với anh chàng sau này không! Thúy Kiều rất cô đơn trong tâm trạng này. Chúng ta sẽ đọc tâm trạng của anh chàng. Có một điều cần nói ở đây. Bản nhạc Kiều sáng tác là một bản nhạc rất buồn. Mỗi lẫn đàn lên, Kiều lại có cơ hội tưới tẩm những hạt giống của sự đau buồn đó. Vì vậy tôi nghĩ rằng khi tiêu thụ các sản phẩm văn nghệ chúng ta phải chọn những bài lành mạnh, có sự cởi mở, nhẹ nhàng, giải thoát. Phải cẩn thận như khi chúng ta ăn. Nếu chúng ta biết chọn những thức ăn không có độc tố thì chúng ta cũng phải biết chọn những sản phẩm văn hóa lành mạnh tiêu thụ. Tôi không muốn chúng ta hát ngâm những bài rền rĩ đau thương quá. Ngâm, hát những câu thơ và những bài hát đó chúng ta đang thực tập tưới tẩm những hạt giống đau thương trong mình. Có một thầy trẻ ngâm thơ hay. Mỗi khi ngâm những bài thơ buồn thì thầy khóc nức nở, không còn tác phong của người tu hành nữa. Thầy không biết chính trong lúc đó thầy đang tưới tẩm những hạt giống đau thương.
Mỗi khi ngâm những bài thơ buồn thì thầy khóc nức nở, không còn tác phong của người tu hành nữa. Thầy không biết chính trong lúc đó thầy đang tưới tẩm những hạt giống đau thương. Trong thiền có rất nhiều thi ca và âm nhạc nhưng thi ca và âm nhạc Thiền phải nhắm tới mục đích giải phóng và chuyển hóa. Ngồi đó mà đọc và nghe những bài thơ và bài nhạc đau thương, hưởng cái thú gọi là ‘thú đau thương’ là thực tập ngược lại thiền. Gãi, cào, cấu những nỗi đau của mình như vậy cũng có sự thú vị, nhưng càng thú chừng nào thì hạt giống buồn đau càng lớn chừng đó. Hình ảnh những chàng trai, những cô gái còn trẻ ôm một cái băng của Thanh thúy nằm nghe rồi rên xiết là một hình ảnh rất tiều tụy. Ngày xưa, khi chị Cầm của tôi đọc truyện Kiều cho mẹ tôi nghe, ngang câu ‘Phấn sao phấn bạc như vôi, Ðã đành nước chảy hoa trôi lở làng’ mẹ tôi nói: ‘Ðâu có! Trong sách để ‘phận’ rõ ràng mà, tại sao lại dọc ‘phấn?’ mẹ tôi nói: ‘Ðúng rồi. Viết là ‘phận’ nhưng nếu mình đọc: ‘Phận sao phận bạc như vôi’ thì mình cũng đang làm khổ Kiều vậy. Mình sẽ vận nó vào trong người. Thành ra phải đọc là ‘phấn’ (để chứng tỏ là mình khác). Lúc đó mấy chị em mới hiểu là trong văn hóa của mình có truyền thống tự bảo hộ như vậy. Không phải chỉ trong đạo Phật người ta mới cẩn thận trong việc tưới tẩm hạt giống, chính trong văn hóa Việt Nam cũng có truyền thống kiêng cữ. Người còn gái nào chơi đàn Ðộc huyền cầm (đàn bầu) nhiều thì người ta tin rằng cô sẽ suốt đời đau khổ.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Mỗi khi ngâm những bài thơ buồn thì thầy khóc nức nở, không còn tác phong của người tu hành nữa. Thầy không biết chính trong lúc đó thầy đang tưới tẩm những hạt giống đau thương. Trong thiền có rất nhiều thi ca và âm nhạc nhưng thi ca và âm nhạc Thiền phải nhắm tới mục đích giải phóng và chuyển hóa. Ngồi đó mà đọc và nghe những bài thơ và bài nhạc đau thương, hưởng cái thú gọi là ‘thú đau thương’ là thực tập ngược lại thiền. Gãi, cào, cấu những nỗi đau của mình như vậy cũng có sự thú vị, nhưng càng thú chừng nào thì hạt giống buồn đau càng lớn chừng đó. Hình ảnh những chàng trai, những cô gái còn trẻ ôm một cái băng của Thanh thúy nằm nghe rồi rên xiết là một hình ảnh rất tiều tụy. Ngày xưa, khi chị Cầm của tôi đọc truyện Kiều cho mẹ tôi nghe, ngang câu ‘Phấn sao phấn bạc như vôi, Ðã đành nước chảy hoa trôi lở làng’ mẹ tôi nói: ‘Ðâu có! Trong sách để ‘phận’ rõ ràng mà, tại sao lại dọc ‘phấn?’ mẹ tôi nói: ‘Ðúng rồi. Viết là ‘phận’ nhưng nếu mình đọc: ‘Phận sao phận bạc như vôi’ thì mình cũng đang làm khổ Kiều vậy. Mình sẽ vận nó vào trong người. Thành ra phải đọc là ‘phấn’ (để chứng tỏ là mình khác). Lúc đó mấy chị em mới hiểu là trong văn hóa của mình có truyền thống tự bảo hộ như vậy. Không phải chỉ trong đạo Phật người ta mới cẩn thận trong việc tưới tẩm hạt giống, chính trong văn hóa Việt Nam cũng có truyền thống kiêng cữ. Người còn gái nào chơi đàn Ðộc huyền cầm (đàn bầu) nhiều thì người ta tin rằng cô sẽ suốt đời đau khổ.
Người còn gái nào chơi đàn Ðộc huyền cầm (đàn bầu) nhiều thì người ta tin rằng cô sẽ suốt đời đau khổ. Tiếng Ðộc huyền rất ‘trệ’, làm người nghe lụy xuống. Ngồi đó mà chơi “Ðêm tàn bến Ngự”... tưới tẩm hoài những hạt giống đau thương thì thế nào cũng có một ngày mình sẽ lãnh đủ. Người tu mà không biết chuyện này là có thiếu sót. Có một thi sĩ làm thơ hô hào những nhà sáng tác, những ca sĩ từ bỏ lối sáng tác và ca hát đau thương đứt ruột. Ông ta viết những câu này, tôi còn nhớ: Ðừng kể nữa những mảnh tình tan tác, Hãy đứng lên, nhạc sĩ, với tôi đi! Tôi ghét anh ưa giọng hát sầu bi, Và tung mãi tâm hồn thường trụy lạc. Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng. Thét ngựa lòng phi mãi chẳng chồn chân, Sáng như gươm tuốt, mạnh như luồng bão. Quan hoài chi những khúc hát mê ly, Những câu ca không đẹp lại không thi Của kỹ nữ vọc cuộc đời ê trệ? Hay cung kính nhượng những người tuổi tác, Những bản đàn nhịp hát thiếu tinh thần. Hãy ra xem sóng vỗ với mây vần, Và sáng chế cho tôi vài điệu khác. Nếu chúng ta cứ hát những bài khóc gió than mây và cứ nghe những bài độc huyền thì có thể ‘vận cái rủi’ vào số mạng của mình, tưới tẩm những hạt giống đau buồn, điều đó không tốt. GIỐNG HỮU TÌNH Ðây là tình cảm của Kim Trọng sau cuộc gặp gỡ đầu tiên với Kiều: Cho hay là giống hữu tình, Ðố ai gỡ mối tơ mành cho xong! Cụ Nguyễn Du nói tới chàng sinh viên này như nói về chính cụ. Cụ là một người có rất nhiều tình. Có nhiều tình thì có thể có nhiều đau khổ.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Người còn gái nào chơi đàn Ðộc huyền cầm (đàn bầu) nhiều thì người ta tin rằng cô sẽ suốt đời đau khổ. Tiếng Ðộc huyền rất ‘trệ’, làm người nghe lụy xuống. Ngồi đó mà chơi “Ðêm tàn bến Ngự”... tưới tẩm hoài những hạt giống đau thương thì thế nào cũng có một ngày mình sẽ lãnh đủ. Người tu mà không biết chuyện này là có thiếu sót. Có một thi sĩ làm thơ hô hào những nhà sáng tác, những ca sĩ từ bỏ lối sáng tác và ca hát đau thương đứt ruột. Ông ta viết những câu này, tôi còn nhớ: Ðừng kể nữa những mảnh tình tan tác, Hãy đứng lên, nhạc sĩ, với tôi đi! Tôi ghét anh ưa giọng hát sầu bi, Và tung mãi tâm hồn thường trụy lạc. Tôi cần nghe những khúc nhạc rất hùng. Thét ngựa lòng phi mãi chẳng chồn chân, Sáng như gươm tuốt, mạnh như luồng bão. Quan hoài chi những khúc hát mê ly, Những câu ca không đẹp lại không thi Của kỹ nữ vọc cuộc đời ê trệ? Hay cung kính nhượng những người tuổi tác, Những bản đàn nhịp hát thiếu tinh thần. Hãy ra xem sóng vỗ với mây vần, Và sáng chế cho tôi vài điệu khác. Nếu chúng ta cứ hát những bài khóc gió than mây và cứ nghe những bài độc huyền thì có thể ‘vận cái rủi’ vào số mạng của mình, tưới tẩm những hạt giống đau buồn, điều đó không tốt. GIỐNG HỮU TÌNH Ðây là tình cảm của Kim Trọng sau cuộc gặp gỡ đầu tiên với Kiều: Cho hay là giống hữu tình, Ðố ai gỡ mối tơ mành cho xong! Cụ Nguyễn Du nói tới chàng sinh viên này như nói về chính cụ. Cụ là một người có rất nhiều tình. Có nhiều tình thì có thể có nhiều đau khổ.
Cho hay là giống hữu tình, Ðố ai gỡ mối tơ mành cho xong! Cụ Nguyễn Du nói tới chàng sinh viên này như nói về chính cụ. Cụ là một người có rất nhiều tình. Có nhiều tình thì có thể có nhiều đau khổ. Người ta nói đến một ‘giống’ người (race) gọi là ‘nòi tình’. Thúy Kiều, Kim Trọng và cụ Nguyễn Du đều thuộc ‘chủng tộc’ này. Cho nên cụ rất thông cảm. ‘Cho hay là giống hữu tình’ có nghĩa là: ‘Tôi biết mà! Anh thuộc về cái giống hữu tình thì thế nào anh cũng bị kẹt’. Hồi trẻ chắc chàng Nguyễn Du cũng đa tình lắm! Chắc chàng cũng đã nhiều lần bị kẹt. ‘Ðố ai gỡ mối tơ mành cho xong’: đã vướng vào vòng tình ái rồi thì gỡ ra rất khó. Ðây là cụ nói ra từ kinh nghiệm của mình, Chữ tình ở đây là thứ tình yêu có đam mê. Nhưng chữ tình có thể chỉ nhiều loại tình cảm khác. Ví dụ Từ, Bi, Hỷ, Xả cũng là tinh, nhưng tình này không có tính đam mê. Tôi nhớ ở chùa Trúc Lâm, Huế các thầy dùng chữ rất táo bạo. Trong thiền thất, các thầy để lại hai câu đối như thế này: Bất tục tức Tiên cốt Ða tình thị Phật tâm. Cốt cách của người tiên thì thanh, trong trần tục. Trái tim của Bụt là một trái tim có nhiều tình thương. Bụt thương, không phải chỉ một người mà rất nhiều người. Từ loài người cho đến ‘con sóc, con nai, con muỗi, con giun, con chim, con cá...’[26] Như vậy là ‘đa tình’ chứ gì nữa! Tôi dịch là; Cốt tiên là không tục, Tâm Bụt vốn nhiều tình. Tình như tình của Bụt thì càng nhiều càng tốt, không sao hết. Tình đam mê, bi lụy, chiếm hữu, dính mắc... thì mới ngán.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Cho hay là giống hữu tình, Ðố ai gỡ mối tơ mành cho xong! Cụ Nguyễn Du nói tới chàng sinh viên này như nói về chính cụ. Cụ là một người có rất nhiều tình. Có nhiều tình thì có thể có nhiều đau khổ. Người ta nói đến một ‘giống’ người (race) gọi là ‘nòi tình’. Thúy Kiều, Kim Trọng và cụ Nguyễn Du đều thuộc ‘chủng tộc’ này. Cho nên cụ rất thông cảm. ‘Cho hay là giống hữu tình’ có nghĩa là: ‘Tôi biết mà! Anh thuộc về cái giống hữu tình thì thế nào anh cũng bị kẹt’. Hồi trẻ chắc chàng Nguyễn Du cũng đa tình lắm! Chắc chàng cũng đã nhiều lần bị kẹt. ‘Ðố ai gỡ mối tơ mành cho xong’: đã vướng vào vòng tình ái rồi thì gỡ ra rất khó. Ðây là cụ nói ra từ kinh nghiệm của mình, Chữ tình ở đây là thứ tình yêu có đam mê. Nhưng chữ tình có thể chỉ nhiều loại tình cảm khác. Ví dụ Từ, Bi, Hỷ, Xả cũng là tinh, nhưng tình này không có tính đam mê. Tôi nhớ ở chùa Trúc Lâm, Huế các thầy dùng chữ rất táo bạo. Trong thiền thất, các thầy để lại hai câu đối như thế này: Bất tục tức Tiên cốt Ða tình thị Phật tâm. Cốt cách của người tiên thì thanh, trong trần tục. Trái tim của Bụt là một trái tim có nhiều tình thương. Bụt thương, không phải chỉ một người mà rất nhiều người. Từ loài người cho đến ‘con sóc, con nai, con muỗi, con giun, con chim, con cá...’[26] Như vậy là ‘đa tình’ chứ gì nữa! Tôi dịch là; Cốt tiên là không tục, Tâm Bụt vốn nhiều tình. Tình như tình của Bụt thì càng nhiều càng tốt, không sao hết. Tình đam mê, bi lụy, chiếm hữu, dính mắc... thì mới ngán.
Tôi dịch là; Cốt tiên là không tục, Tâm Bụt vốn nhiều tình. Tình như tình của Bụt thì càng nhiều càng tốt, không sao hết. Tình đam mê, bi lụy, chiếm hữu, dính mắc... thì mới ngán. Về thăm chùa Trúc Lâm quý vị sẽ thấy hai câu đối đó. Vướng vào cái vòng tình ái gỡ ra rất khó. Chàng thư sinh nọ gặp người đẹp rồi, về đọc Tứ thư, Ngũ kinh, Ðại học, Trung dung, Luận ngữ... không vô nữa. Văn sách, Kinh nghĩa không làm gì được cả. Sách vỡ, chữ nghĩa chạy đi đâu hết, chỉ có hình ảnh nàng Kiều trấn ngự trong lòng thôi. Chàng Kim từ lại thư song, Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây. Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dọn lại một ngày dài ghê! Một ngày thương nhớ dài như ba năm. Thi sĩ dùng hình ảnh một hũ sầu để nói về sự nhung nhớ. Người ta thường lắc hủ để dồn những vật bên trong lắng xuống đáy, làm hũ vơi đi. Cái hũ sầu ở đây càng lắc càng thêm đầy. NHỚ ÍT TƯỞNG NHIỀU Mây Tần khóa kín song the, Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao[27]. Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao, Mặt tơ tưởng mặt lòng khao khát lòng. Ðọc những câu thơ này chúng ta đừng cười Kim Trọng. Có cười nên cười thi sĩ Nguyễn Du, một nhà Nho đang làm quan ở triều đình mà viết những câu thơ về tình tương tư như vậy. Phòng văn hơi giá như đồng, Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan. Mành Tương phân phất gió đàn[28], Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình. Ví chăng duyên nợ ba sinh, Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi. Lâm vào tình cảnh này thật là nguy hiểm lắm. Không làm ăn gì được cả.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Tôi dịch là; Cốt tiên là không tục, Tâm Bụt vốn nhiều tình. Tình như tình của Bụt thì càng nhiều càng tốt, không sao hết. Tình đam mê, bi lụy, chiếm hữu, dính mắc... thì mới ngán. Về thăm chùa Trúc Lâm quý vị sẽ thấy hai câu đối đó. Vướng vào cái vòng tình ái gỡ ra rất khó. Chàng thư sinh nọ gặp người đẹp rồi, về đọc Tứ thư, Ngũ kinh, Ðại học, Trung dung, Luận ngữ... không vô nữa. Văn sách, Kinh nghĩa không làm gì được cả. Sách vỡ, chữ nghĩa chạy đi đâu hết, chỉ có hình ảnh nàng Kiều trấn ngự trong lòng thôi. Chàng Kim từ lại thư song, Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây. Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dọn lại một ngày dài ghê! Một ngày thương nhớ dài như ba năm. Thi sĩ dùng hình ảnh một hũ sầu để nói về sự nhung nhớ. Người ta thường lắc hủ để dồn những vật bên trong lắng xuống đáy, làm hũ vơi đi. Cái hũ sầu ở đây càng lắc càng thêm đầy. NHỚ ÍT TƯỞNG NHIỀU Mây Tần khóa kín song the, Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao[27]. Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao, Mặt tơ tưởng mặt lòng khao khát lòng. Ðọc những câu thơ này chúng ta đừng cười Kim Trọng. Có cười nên cười thi sĩ Nguyễn Du, một nhà Nho đang làm quan ở triều đình mà viết những câu thơ về tình tương tư như vậy. Phòng văn hơi giá như đồng, Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan. Mành Tương phân phất gió đàn[28], Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình. Ví chăng duyên nợ ba sinh, Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi. Lâm vào tình cảnh này thật là nguy hiểm lắm. Không làm ăn gì được cả.
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình. Ví chăng duyên nợ ba sinh, Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi. Lâm vào tình cảnh này thật là nguy hiểm lắm. Không làm ăn gì được cả. Không sinh hoạt gì được trong phòng học cả (phòng văn lạnh ngắt như đồng): bút (lông thỏ) lâu ngày không viết ngọn khô quặn lại, đàn không gảy dây chùng lại, trà không pha, hương không đốt. Hoàn toàn tê liệt vì sự nhớ tưởng đến bóng hình kia. Nhớ quá, chịu không nổi, không biết làm gì hơn là tìm trở lại nơi chốn đã gặp nàng thăm để cho đỡ nhớ: Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người, Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi. Một vùng cỏ mọc xanh rì, Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu. Bên dòng suối ngày xưa làm gì còn bóng dáng người kia nữa! Nước đâu lưu lại bất cứ hình bóng nào. Cỏ bây giờ đã gần thành cỏ tháng tư, xanh hơn màu cỏ tháng ba nhiều lắm. Thà rằng không tới, tới càng buồn thêm: Gió chiều như giục cơn sầu, Vi lô hiu hắt như màu khói trêu. Những cây lau lắc lư trước gió như trêu chọc kẻ si tình: “A cái anh chàng! Còn gì nữa đâu mà tìm kiếm ở đây!” Nhớ nhung quá, anh chàng tìm luôn tới nhà cô nàng: Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều, Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang. ‘Nghề riêng’ là tập khí nhà văn của anh chàng. Kim Trọng viết văn hay, dùng trí tưởng tượng nhiều hơn ký ức về những chuyện có thật. Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều nghĩa là những cái nhớ được thì rất ít nhưng những cái tưởng tượng ra thì rất nhiều. Khi yêu, giận hay buồn người ta tưởng tượng ra nhiều cái rất ngộ, không có trong sự thật.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình. Ví chăng duyên nợ ba sinh, Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi. Lâm vào tình cảnh này thật là nguy hiểm lắm. Không làm ăn gì được cả. Không sinh hoạt gì được trong phòng học cả (phòng văn lạnh ngắt như đồng): bút (lông thỏ) lâu ngày không viết ngọn khô quặn lại, đàn không gảy dây chùng lại, trà không pha, hương không đốt. Hoàn toàn tê liệt vì sự nhớ tưởng đến bóng hình kia. Nhớ quá, chịu không nổi, không biết làm gì hơn là tìm trở lại nơi chốn đã gặp nàng thăm để cho đỡ nhớ: Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người, Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi. Một vùng cỏ mọc xanh rì, Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu. Bên dòng suối ngày xưa làm gì còn bóng dáng người kia nữa! Nước đâu lưu lại bất cứ hình bóng nào. Cỏ bây giờ đã gần thành cỏ tháng tư, xanh hơn màu cỏ tháng ba nhiều lắm. Thà rằng không tới, tới càng buồn thêm: Gió chiều như giục cơn sầu, Vi lô hiu hắt như màu khói trêu. Những cây lau lắc lư trước gió như trêu chọc kẻ si tình: “A cái anh chàng! Còn gì nữa đâu mà tìm kiếm ở đây!” Nhớ nhung quá, anh chàng tìm luôn tới nhà cô nàng: Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều, Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang. ‘Nghề riêng’ là tập khí nhà văn của anh chàng. Kim Trọng viết văn hay, dùng trí tưởng tượng nhiều hơn ký ức về những chuyện có thật. Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều nghĩa là những cái nhớ được thì rất ít nhưng những cái tưởng tượng ra thì rất nhiều. Khi yêu, giận hay buồn người ta tưởng tượng ra nhiều cái rất ngộ, không có trong sự thật.
Khi yêu, giận hay buồn người ta tưởng tượng ra nhiều cái rất ngộ, không có trong sự thật. Vẽ vời bao nhiêu là cái... Ðâu cần phải là nhà văn! Kẻ nào đang bị lôi cuốn theo tình cảm yêu, giận, buồn, ganh... của mình đều tạo tác ra rất nhiều “tưởng” để bị bao vây trong thế giới của tưởng. Anh chàng tưởng tượng tới nhà Kiều sẽ gặp được người đẹp, rồi gì gì nữa. Nhưng tới nơi thì chàng thấy gì? : Thâm nghiêm kín cổng cao tường, Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh[29]. Xung quanh bốn bức tường cao, nhìn vào cũng không thấy được gì. Không có phương tiện để liên lạc, nhắn tin. Ði quanh một vòng rồi về chứ làm gì nữa! Lơ thơ tơ liễu buông mành, Con oanh học nói trên cành mỉa mai. Những cây liễu buông rũ xuống như bức mành. Trên cây có con chim oanh tập hót, chọc ghẹo anh chàng: ‘Anh chàng si tình ơi! Ði về cho rồi!’ Tâm trạng anh chàng như vậy nên thấy cái gì cũng như đang trêu chọc mình hết. Cụ Nguyễn Du không nói: “anh chàng nhớ cô nàng quá, thất vọng quá”... mà dùng toàn hình ảnh để diễn đạt ý đó. Dùng hình ảnh để nói, đó là thơ. Mấy lần cửa đóng then cài, Ðầy thềm hoa rụng biết người ở đâu? Tần ngần đứng suốt giờ lâu, Dạo quanh chợt thấy mé sau có nhà. Là nhà Ngô Việt thương gia, Phòng không để đó người xa chưa về, Lấy điều du học hỏi thuê, Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang. Ở một, hai bữa không gặp nhưng ba, bốn bữa chắc thế nào cũng có dịp gặp. Người ta cũng phải mở cửa đi ra chứ không lẽ ở hoài trong nhà sao! Ðó là hy vọng của chàng Kim. Có cây có đá sẵn sàng.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Khi yêu, giận hay buồn người ta tưởng tượng ra nhiều cái rất ngộ, không có trong sự thật. Vẽ vời bao nhiêu là cái... Ðâu cần phải là nhà văn! Kẻ nào đang bị lôi cuốn theo tình cảm yêu, giận, buồn, ganh... của mình đều tạo tác ra rất nhiều “tưởng” để bị bao vây trong thế giới của tưởng. Anh chàng tưởng tượng tới nhà Kiều sẽ gặp được người đẹp, rồi gì gì nữa. Nhưng tới nơi thì chàng thấy gì? : Thâm nghiêm kín cổng cao tường, Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh[29]. Xung quanh bốn bức tường cao, nhìn vào cũng không thấy được gì. Không có phương tiện để liên lạc, nhắn tin. Ði quanh một vòng rồi về chứ làm gì nữa! Lơ thơ tơ liễu buông mành, Con oanh học nói trên cành mỉa mai. Những cây liễu buông rũ xuống như bức mành. Trên cây có con chim oanh tập hót, chọc ghẹo anh chàng: ‘Anh chàng si tình ơi! Ði về cho rồi!’ Tâm trạng anh chàng như vậy nên thấy cái gì cũng như đang trêu chọc mình hết. Cụ Nguyễn Du không nói: “anh chàng nhớ cô nàng quá, thất vọng quá”... mà dùng toàn hình ảnh để diễn đạt ý đó. Dùng hình ảnh để nói, đó là thơ. Mấy lần cửa đóng then cài, Ðầy thềm hoa rụng biết người ở đâu? Tần ngần đứng suốt giờ lâu, Dạo quanh chợt thấy mé sau có nhà. Là nhà Ngô Việt thương gia, Phòng không để đó người xa chưa về, Lấy điều du học hỏi thuê, Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang. Ở một, hai bữa không gặp nhưng ba, bốn bữa chắc thế nào cũng có dịp gặp. Người ta cũng phải mở cửa đi ra chứ không lẽ ở hoài trong nhà sao! Ðó là hy vọng của chàng Kim. Có cây có đá sẵn sàng.
Ở một, hai bữa không gặp nhưng ba, bốn bữa chắc thế nào cũng có dịp gặp. Người ta cũng phải mở cửa đi ra chứ không lẽ ở hoài trong nhà sao! Ðó là hy vọng của chàng Kim. Có cây có đá sẵn sàng. Có hiên Lãm Thúy nét vàng chưa phai. Nhà có cảnh đẹp và lại có một cái hiên ngắm hoa đề ba chức “Lãm Thúy Hiên”. Lãm là ngắm, Thúy là màu xanh đẹp của cây cảnh, trùng với chữ trong tên của Thúy Kiều. Vì vậy Kim Trọng mừng: Mừng thầm chốn ấy chữ bài, Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây. Ðúng là khi đam mê người ta hay tưởng tượng và suy diễn theo cái muốn của mình. Ba sinh là nói đến chuyện hôn nhân. Ngày xưa khi gặp người còn trai hay người con gái mà thương thì người ta nghĩ ngay đến chuyện cưới nhau làm vợ chồng. Không có chuyện chỉ liên hệ trong chốc lát hay chỉ đi chơi như đời bây giờ. Bây giờ người ta gặp cô nầy xong thì gặp cô khác, đang chơi với cô nầy, thấy cô khác xinh xinh cũng chạy theo luôn. Có hai ba người một lần. Chính ngay trong số thiền sinh tới đây cũng có người đồng thời chơi với hai ba cô. Có người tới thưa: ‘Bạch Thầy, con thương ba người một lần. Bây giờ làm sao?’ Quý vị ra hành đạo bây giờ khó lắm! Ngày xưa dạy cho anh chàng Kim Trọng này thì còn dễ. Sông hồ nửa khép cánh mây, Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông. Tấc gang động khóa nguồn phong[30], Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra. Cửa sổ không bao giờ đóng hết. Cách nhau trong gang tấc mà hoàn toàn không sao gặp mặt được. Ngóng đợi như vậy, hai tháng trôi qua. Cách tường phải buổi êm trời,
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Ở một, hai bữa không gặp nhưng ba, bốn bữa chắc thế nào cũng có dịp gặp. Người ta cũng phải mở cửa đi ra chứ không lẽ ở hoài trong nhà sao! Ðó là hy vọng của chàng Kim. Có cây có đá sẵn sàng. Có hiên Lãm Thúy nét vàng chưa phai. Nhà có cảnh đẹp và lại có một cái hiên ngắm hoa đề ba chức “Lãm Thúy Hiên”. Lãm là ngắm, Thúy là màu xanh đẹp của cây cảnh, trùng với chữ trong tên của Thúy Kiều. Vì vậy Kim Trọng mừng: Mừng thầm chốn ấy chữ bài, Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây. Ðúng là khi đam mê người ta hay tưởng tượng và suy diễn theo cái muốn của mình. Ba sinh là nói đến chuyện hôn nhân. Ngày xưa khi gặp người còn trai hay người con gái mà thương thì người ta nghĩ ngay đến chuyện cưới nhau làm vợ chồng. Không có chuyện chỉ liên hệ trong chốc lát hay chỉ đi chơi như đời bây giờ. Bây giờ người ta gặp cô nầy xong thì gặp cô khác, đang chơi với cô nầy, thấy cô khác xinh xinh cũng chạy theo luôn. Có hai ba người một lần. Chính ngay trong số thiền sinh tới đây cũng có người đồng thời chơi với hai ba cô. Có người tới thưa: ‘Bạch Thầy, con thương ba người một lần. Bây giờ làm sao?’ Quý vị ra hành đạo bây giờ khó lắm! Ngày xưa dạy cho anh chàng Kim Trọng này thì còn dễ. Sông hồ nửa khép cánh mây, Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông. Tấc gang động khóa nguồn phong[30], Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra. Cửa sổ không bao giờ đóng hết. Cách nhau trong gang tấc mà hoàn toàn không sao gặp mặt được. Ngóng đợi như vậy, hai tháng trôi qua. Cách tường phải buổi êm trời,
Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra. Cửa sổ không bao giờ đóng hết. Cách nhau trong gang tấc mà hoàn toàn không sao gặp mặt được. Ngóng đợi như vậy, hai tháng trôi qua. Cách tường phải buổi êm trời, Dưới đào dường có bóng người thướt tha. Buông cầm xốc áo vội ra, Hương thơm còn nức người đà vắng tanh. Một hôm thấy nhàbên kia có thấp thoáng bóng người, anh chàng buông đàn, xốc áo và chạy ra liền. Ra tới thì cô nàng đã đi mất rồi, chỉ còn mùi nước hoa thoang thoảng. Lần theo tường gấm dạo quanh, Trên đào nhác thấy một cành kim thoa. Không biết Kiều đã làm rớt cành thoa thật hay nàng đã cố tình để nó lại trên cành đào? Ðây là một nghi án phải điều tra. Cô nàng có thể cũng biết có anh chàng ở bên cạnh nhưng không dám ra. Cái cách ngày xưa là như vậy. Vô tình hay hữu ý xin để tùy người đọc phán đoán. Giơ tay với lấy về nhà: ‘Này trong khuê các đâu mà đến đây? ‘Gẫm âu người ấy báu này, ‘Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!’ Ngộ nghĩnh không! Chiếc trâm ở bên nhà người ta mà mình lại nhón qua lấy. Cố tình ‘với lấy’ rồi đoán vào là duyên mình. Liền tay ngắm nghía biếng nằm, Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai. Ngắm nghía không ngủ suốt đêm. Có cảm tưởng hương trầm của người đẹp còn thoang thoảng nơi cây trâm. ÐÀI GƯƠNG SOI ÐẾN DẤU BÈO CHO CHĂNG? Tan sương đã thấy bóng người, Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ, Sinh đà có ý đợi chờ, Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: ‘Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về[31] Cây thoa của Kiều vướng trên cành đào.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra. Cửa sổ không bao giờ đóng hết. Cách nhau trong gang tấc mà hoàn toàn không sao gặp mặt được. Ngóng đợi như vậy, hai tháng trôi qua. Cách tường phải buổi êm trời, Dưới đào dường có bóng người thướt tha. Buông cầm xốc áo vội ra, Hương thơm còn nức người đà vắng tanh. Một hôm thấy nhàbên kia có thấp thoáng bóng người, anh chàng buông đàn, xốc áo và chạy ra liền. Ra tới thì cô nàng đã đi mất rồi, chỉ còn mùi nước hoa thoang thoảng. Lần theo tường gấm dạo quanh, Trên đào nhác thấy một cành kim thoa. Không biết Kiều đã làm rớt cành thoa thật hay nàng đã cố tình để nó lại trên cành đào? Ðây là một nghi án phải điều tra. Cô nàng có thể cũng biết có anh chàng ở bên cạnh nhưng không dám ra. Cái cách ngày xưa là như vậy. Vô tình hay hữu ý xin để tùy người đọc phán đoán. Giơ tay với lấy về nhà: ‘Này trong khuê các đâu mà đến đây? ‘Gẫm âu người ấy báu này, ‘Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!’ Ngộ nghĩnh không! Chiếc trâm ở bên nhà người ta mà mình lại nhón qua lấy. Cố tình ‘với lấy’ rồi đoán vào là duyên mình. Liền tay ngắm nghía biếng nằm, Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai. Ngắm nghía không ngủ suốt đêm. Có cảm tưởng hương trầm của người đẹp còn thoang thoảng nơi cây trâm. ÐÀI GƯƠNG SOI ÐẾN DẤU BÈO CHO CHĂNG? Tan sương đã thấy bóng người, Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ, Sinh đà có ý đợi chờ, Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: ‘Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về[31] Cây thoa của Kiều vướng trên cành đào.
Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ, Sinh đà có ý đợi chờ, Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: ‘Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về[31] Cây thoa của Kiều vướng trên cành đào. Nhánh đào phải nằm bên “không phận” nhà bên kia chứ đâu qua nhà bên này được. Vói lấy của người ta rồi nói: ‘bắt được hư không!’ Tiếng Kiều nghe lọt bên kia: ‘Ơn lòng quân tử sá gì của rơi. ‘Chiếc thoa là của mấy mươi, ‘Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!’ Nghĩa khí là lòng ngay thẳng, thành thật, trong trắng của con người. Cô ta khen anh chàng: ‘Chiếc thoa là của mấy mươi, Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!’ Cô cũng lịch sự và khéo léo lắm! Sinh rằng: Lân lý ra vào[32], ‘Gần đây nào phải người nào xa xôi. ‘Ðược rày nhờ chút thơm rơi, ‘Kể đà thiểu não lòng người bấy nay! ‘Bấy lâu mới được một ngày, ‘Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là.’ Vội về thêm lấy của nhà, Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông. Thang mây rón bước ngọn tường, Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe? Anh chàng mừng quá, tấn công liền. Chạy về lấy quả, vác thang bắc vào tường leo lên, chàng nhìn qua nhà hàng xóm. Sượng sùng giữ ý rụt rè, Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu. Chúng ta thấy được thái độ của hai người. Anh con trai thì cảm thấy may mắn quá, cố nhìn cho rõ mặt cô nàng. Hôm trước dại quá, phải làm bộ nói chuyện với Vương Quan thành ra chỉ liếc sơ sơ. Bây giờ nhất định phải nhìn cho rõ. Người con gái thì sượng sùng, giữ ý, rụt rè và e lệ cúi đầu, không dám nhìn thẳng lên. Con gái nhà nề nếp mà!
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Quanh tường ra ý tìm tòi ngẩn ngơ, Sinh đà có ý đợi chờ, Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lòng: ‘Thoa này bắt được hư không, Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về[31] Cây thoa của Kiều vướng trên cành đào. Nhánh đào phải nằm bên “không phận” nhà bên kia chứ đâu qua nhà bên này được. Vói lấy của người ta rồi nói: ‘bắt được hư không!’ Tiếng Kiều nghe lọt bên kia: ‘Ơn lòng quân tử sá gì của rơi. ‘Chiếc thoa là của mấy mươi, ‘Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!’ Nghĩa khí là lòng ngay thẳng, thành thật, trong trắng của con người. Cô ta khen anh chàng: ‘Chiếc thoa là của mấy mươi, Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!’ Cô cũng lịch sự và khéo léo lắm! Sinh rằng: Lân lý ra vào[32], ‘Gần đây nào phải người nào xa xôi. ‘Ðược rày nhờ chút thơm rơi, ‘Kể đà thiểu não lòng người bấy nay! ‘Bấy lâu mới được một ngày, ‘Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là.’ Vội về thêm lấy của nhà, Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông. Thang mây rón bước ngọn tường, Phải người hôm nọ rõ ràng chẳng nhe? Anh chàng mừng quá, tấn công liền. Chạy về lấy quả, vác thang bắc vào tường leo lên, chàng nhìn qua nhà hàng xóm. Sượng sùng giữ ý rụt rè, Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu. Chúng ta thấy được thái độ của hai người. Anh con trai thì cảm thấy may mắn quá, cố nhìn cho rõ mặt cô nàng. Hôm trước dại quá, phải làm bộ nói chuyện với Vương Quan thành ra chỉ liếc sơ sơ. Bây giờ nhất định phải nhìn cho rõ. Người con gái thì sượng sùng, giữ ý, rụt rè và e lệ cúi đầu, không dám nhìn thẳng lên. Con gái nhà nề nếp mà!
Bây giờ nhất định phải nhìn cho rõ. Người con gái thì sượng sùng, giữ ý, rụt rè và e lệ cúi đầu, không dám nhìn thẳng lên. Con gái nhà nề nếp mà! Nhưng chỉ nề nếp tới một mức nào đó thôi. Anh chàng nói: Rằng: ‘Từ ngẫu nhĩ gặp nhau, ‘Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn. ‘Xương mai tính đã rũ mòn, ‘Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay! ‘Tháng tròn như gửi cung mây, ‘Trần trần một phận ấp cây đã liều!’[33] Anh chàng chờ lâu quá. Tháng này qua tháng khác, chờ đợi đến nỗi ốm đi, chỉ còn da bọc xương. Bây giờ là cơ hội cho nên anh chàng tấn công thẳng: ‘Tiện đây xin một hai điều: Ðài gương soi đến dấu bèo cho chăng?’ Ðặt yêu cầu rất rõ: ‘Cô có đáp ứng được niềm thương yêu của tôi không?’ chàng nói rất khéo: ‘Ðài gương soi đến dấu bèo cho chăng?’ Rất tội nghiệp. Ví cô nàng như gương sen, ở trên soi xuống; thân phận chàng con trai thì chỉ như thân bèo nhỏ bé ở sát mặt nước nhìn lên gương sen. Lúc chưa có được người đẹp thì phải nói như vậy mới có hy vọng chiếm được. Cưới được rồi thì có thể nói ngược lại. Có thể nói những điều rất kỳ: Em không được tích sự gì hết! Nấu nối cơm cũng không chín. Nghe nói ở Paris có một anh chàng Tây muốn cưới một cô Việt Nam. Ðến nhà cô nàng, anh chàng khen: Trời ơi, nhà em đốt nhang sao mà thơm quá! Ðến khi cưới rồi, thì: Ðốt nhang làm gì mà đốt mãi thế? Làm dơ trần nhà hết trơn! Anh chàng của chúng ta đang ở giai đoạn chưa chiếm hữu được thành ra rất dễ thương: ‘Tiện đây xin một hai điều, Ðài gương soi đến dấu bèo cho chăng?’ Ngần ngừ nàng mới thưa rằng:
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Bây giờ nhất định phải nhìn cho rõ. Người con gái thì sượng sùng, giữ ý, rụt rè và e lệ cúi đầu, không dám nhìn thẳng lên. Con gái nhà nề nếp mà! Nhưng chỉ nề nếp tới một mức nào đó thôi. Anh chàng nói: Rằng: ‘Từ ngẫu nhĩ gặp nhau, ‘Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn. ‘Xương mai tính đã rũ mòn, ‘Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay! ‘Tháng tròn như gửi cung mây, ‘Trần trần một phận ấp cây đã liều!’[33] Anh chàng chờ lâu quá. Tháng này qua tháng khác, chờ đợi đến nỗi ốm đi, chỉ còn da bọc xương. Bây giờ là cơ hội cho nên anh chàng tấn công thẳng: ‘Tiện đây xin một hai điều: Ðài gương soi đến dấu bèo cho chăng?’ Ðặt yêu cầu rất rõ: ‘Cô có đáp ứng được niềm thương yêu của tôi không?’ chàng nói rất khéo: ‘Ðài gương soi đến dấu bèo cho chăng?’ Rất tội nghiệp. Ví cô nàng như gương sen, ở trên soi xuống; thân phận chàng con trai thì chỉ như thân bèo nhỏ bé ở sát mặt nước nhìn lên gương sen. Lúc chưa có được người đẹp thì phải nói như vậy mới có hy vọng chiếm được. Cưới được rồi thì có thể nói ngược lại. Có thể nói những điều rất kỳ: Em không được tích sự gì hết! Nấu nối cơm cũng không chín. Nghe nói ở Paris có một anh chàng Tây muốn cưới một cô Việt Nam. Ðến nhà cô nàng, anh chàng khen: Trời ơi, nhà em đốt nhang sao mà thơm quá! Ðến khi cưới rồi, thì: Ðốt nhang làm gì mà đốt mãi thế? Làm dơ trần nhà hết trơn! Anh chàng của chúng ta đang ở giai đoạn chưa chiếm hữu được thành ra rất dễ thương: ‘Tiện đây xin một hai điều, Ðài gương soi đến dấu bèo cho chăng?’ Ngần ngừ nàng mới thưa rằng:
Anh chàng của chúng ta đang ở giai đoạn chưa chiếm hữu được thành ra rất dễ thương: ‘Tiện đây xin một hai điều, Ðài gương soi đến dấu bèo cho chăng?’ Ngần ngừ nàng mới thưa rằng: ‘Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong. [34] ‘Dù khi lá thắm chỉ hồng[35], ‘Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha. ‘Nặng lòng xót liễu vì hoa, ‘Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa!’ Ðó là cách trả lời của con gái ngày xưa. Dầu bằng lòng rồi đi nữa cũng phải nói: ‘Em không biết. Cái đó anh hỏi ba má em.’ ‘Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong’ là gia đình sống một nếp sống truyền thống, giản dị, khỏe mạnh và đạo đức. Sinh rằng: Rày gió mai mưa, ‘Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi! Có mấy cơ hội may mắn như ngày hôm nay: ‘Dù chăng xét tấm tình si ‘Thiệt đây mà có ích gì đến ai? Chút chi gắn bó một hai, Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh. Nếu em không xét lại mà một mực dù từ chối thì chắc anh sẽ chết mất! Thiệt thòi cho anh mà chẳng có ích lợi gì cho em đâu! Em bằng lòng đi cho anh an tâm rồi anh sẽ đi tìm người tới làm mối mai hỏi em. Anh chàng này chắc đi học trường luật để ra làm trạng sư được! ‘Khuôn thiêng dù phụ tấc thành. ‘Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời. Nếu trời không cho anh cưới được em thì anh sẽ chết. Anh thề sẽ không cưới ai nữa hết. Tuổi trẻ của anh coi như là bỏ đi. Sinh mạng anh tùy thuộc vào em. Em nói “Yes” thì anh sống, mà nói “No’ thì anh chết. Những chàng sinh viên thời này chưa chắc nói được như vậy! Lượng xuân dù quyết hẹp hòi. Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Anh chàng của chúng ta đang ở giai đoạn chưa chiếm hữu được thành ra rất dễ thương: ‘Tiện đây xin một hai điều, Ðài gương soi đến dấu bèo cho chăng?’ Ngần ngừ nàng mới thưa rằng: ‘Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong. [34] ‘Dù khi lá thắm chỉ hồng[35], ‘Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha. ‘Nặng lòng xót liễu vì hoa, ‘Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa!’ Ðó là cách trả lời của con gái ngày xưa. Dầu bằng lòng rồi đi nữa cũng phải nói: ‘Em không biết. Cái đó anh hỏi ba má em.’ ‘Thói nhà băng tuyết, chất hằng phỉ phong’ là gia đình sống một nếp sống truyền thống, giản dị, khỏe mạnh và đạo đức. Sinh rằng: Rày gió mai mưa, ‘Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi! Có mấy cơ hội may mắn như ngày hôm nay: ‘Dù chăng xét tấm tình si ‘Thiệt đây mà có ích gì đến ai? Chút chi gắn bó một hai, Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh. Nếu em không xét lại mà một mực dù từ chối thì chắc anh sẽ chết mất! Thiệt thòi cho anh mà chẳng có ích lợi gì cho em đâu! Em bằng lòng đi cho anh an tâm rồi anh sẽ đi tìm người tới làm mối mai hỏi em. Anh chàng này chắc đi học trường luật để ra làm trạng sư được! ‘Khuôn thiêng dù phụ tấc thành. ‘Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời. Nếu trời không cho anh cưới được em thì anh sẽ chết. Anh thề sẽ không cưới ai nữa hết. Tuổi trẻ của anh coi như là bỏ đi. Sinh mạng anh tùy thuộc vào em. Em nói “Yes” thì anh sống, mà nói “No’ thì anh chết. Những chàng sinh viên thời này chưa chắc nói được như vậy! Lượng xuân dù quyết hẹp hòi. Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!
Em nói “Yes” thì anh sống, mà nói “No’ thì anh chết. Những chàng sinh viên thời này chưa chắc nói được như vậy! Lượng xuân dù quyết hẹp hòi. Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru! ‘Em không tội nghiệp anh sao? Mấy tháng nay anh không ăn, không ngủ, không học, không đàn, không pha trà, không viết lách. Mở cửa sổ suốt ngày đêm để nhìn qua như vậy thôi...’ Ðó là tất cả những điều mà người con trai có thể nói. Nói như vậy thì làm sao Kiều có thể từ chối được? Nhất là Kiều đã có nội kết sẵn rồi. Lặng nghe lời nói như ru, Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng[36]. Rằng; ‘Trong buổi mới lạ lùng, ‘Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang! Có một giây phút gọi là giây phút thua trận. Thành trì đã bị quân địch phá đổ rồi! ‘Ðã lòng quân tử đa mang, ‘Một lời vàng tạc đá vàng thủy chung.’ Như vậy là trận đánh đã kết thúc. Ngày xưa ông Vương có nói với bà Vương như vậy không? Chắc cũng na ná như vậy chứ gì! Ðược lời như cởi tấm lòng, Giở kim hoàn với khăn hồng trao tay. Rằng: ‘Trăm năm cũng là đây, ‘Của tin gọi một chút này làm ghi.’ Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ, Với cành thoa ấy tức thì đổi trao. Trao đổi tặng phẩm để cụ thể hóa mối tình, làm tin sự đính ước. Một lời vừa gắn tất giao, Mái sau dường có xôn xao tiếng người. Vội vàng lá rụng hoa rơi, Chẳng về viện sách nàng dời lầu trang. Không có cách gì để có thể viết hay hơn nữa. Hai người đang gặp nhau, nghe tiếng động vội vàng xa nhau. Một bên là hoa, một bên là lá. Hình ảnh ‘lá rụng hoa rơi’ hay ở chỗ rất nhẹ nhàng không ai biết.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Em nói “Yes” thì anh sống, mà nói “No’ thì anh chết. Những chàng sinh viên thời này chưa chắc nói được như vậy! Lượng xuân dù quyết hẹp hòi. Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru! ‘Em không tội nghiệp anh sao? Mấy tháng nay anh không ăn, không ngủ, không học, không đàn, không pha trà, không viết lách. Mở cửa sổ suốt ngày đêm để nhìn qua như vậy thôi...’ Ðó là tất cả những điều mà người con trai có thể nói. Nói như vậy thì làm sao Kiều có thể từ chối được? Nhất là Kiều đã có nội kết sẵn rồi. Lặng nghe lời nói như ru, Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng[36]. Rằng; ‘Trong buổi mới lạ lùng, ‘Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang! Có một giây phút gọi là giây phút thua trận. Thành trì đã bị quân địch phá đổ rồi! ‘Ðã lòng quân tử đa mang, ‘Một lời vàng tạc đá vàng thủy chung.’ Như vậy là trận đánh đã kết thúc. Ngày xưa ông Vương có nói với bà Vương như vậy không? Chắc cũng na ná như vậy chứ gì! Ðược lời như cởi tấm lòng, Giở kim hoàn với khăn hồng trao tay. Rằng: ‘Trăm năm cũng là đây, ‘Của tin gọi một chút này làm ghi.’ Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ, Với cành thoa ấy tức thì đổi trao. Trao đổi tặng phẩm để cụ thể hóa mối tình, làm tin sự đính ước. Một lời vừa gắn tất giao, Mái sau dường có xôn xao tiếng người. Vội vàng lá rụng hoa rơi, Chẳng về viện sách nàng dời lầu trang. Không có cách gì để có thể viết hay hơn nữa. Hai người đang gặp nhau, nghe tiếng động vội vàng xa nhau. Một bên là hoa, một bên là lá. Hình ảnh ‘lá rụng hoa rơi’ hay ở chỗ rất nhẹ nhàng không ai biết.
Không có cách gì để có thể viết hay hơn nữa. Hai người đang gặp nhau, nghe tiếng động vội vàng xa nhau. Một bên là hoa, một bên là lá. Hình ảnh ‘lá rụng hoa rơi’ hay ở chỗ rất nhẹ nhàng không ai biết. TỪ PHEN ÐÁ BIẾT TUỔI VÀNG Từ phen đá biết tuổi vàng, Tình càng thắm thía dạ càng ngẩn ngơ. Trước kia thầm yêu, trộm nhớ, khổ và thiếu nhau thiệt. Tưởng gặp được nhau, nói được những lời thương yêu, hứa hẹn với nhau thì đỡ khổ. Ai dè sau đó thì càng nhớ, càng khổ, càng thiếu nhau thêm. Ở xa, mình tính bỏ ra ba trăm quan nói chuyện điện thoại với người kia, nghĩ rằng nói xong thì thương nhớ nhẹ bớt. Ai dè, nói xong lại càng thấy xôn xao và nóng nảy, bồn chồn hơn. Cái mà mình tưởng sẽ làm cho mình thỏa mãn, hết khổ lại làm cho mình khát khao, khổ sở nhiều lần. Ðây là một sự thực, được nói ra không phải từ Kinh điển mà từ kinh nghiệm của người đời. Nói kinh nghiệm chứ không phải là thuyết pháp. Giá trị của sự thực này không thua gì giá trị của một câu Kinh. Sông Tương một dải nông sờ, Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia. Ðây là hai câu lấy ý đoạn thơ trong Tình Sử: Quân tại Tương giang đầu, Thiếp tại Tương giang vĩ Tương tư bất tương kiến Ðồng ẩm Tương giang thủy. (Chàng ở đầu sông Tương, Thiếp ở cuối sông Tương, nhớ nhau mà không thấy mặt nhau, {dù} cùng uống nước sông Tương). Làm sao mà gặp được nhau hoài hoài, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút? Một lần là đã quá may mắn rồi! NGẪM CƠ HỘI NGỘ ÐÃ ÐÀNH HÔM NAY Lần lần ngày gió đêm trăng, Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Không có cách gì để có thể viết hay hơn nữa. Hai người đang gặp nhau, nghe tiếng động vội vàng xa nhau. Một bên là hoa, một bên là lá. Hình ảnh ‘lá rụng hoa rơi’ hay ở chỗ rất nhẹ nhàng không ai biết. TỪ PHEN ÐÁ BIẾT TUỔI VÀNG Từ phen đá biết tuổi vàng, Tình càng thắm thía dạ càng ngẩn ngơ. Trước kia thầm yêu, trộm nhớ, khổ và thiếu nhau thiệt. Tưởng gặp được nhau, nói được những lời thương yêu, hứa hẹn với nhau thì đỡ khổ. Ai dè sau đó thì càng nhớ, càng khổ, càng thiếu nhau thêm. Ở xa, mình tính bỏ ra ba trăm quan nói chuyện điện thoại với người kia, nghĩ rằng nói xong thì thương nhớ nhẹ bớt. Ai dè, nói xong lại càng thấy xôn xao và nóng nảy, bồn chồn hơn. Cái mà mình tưởng sẽ làm cho mình thỏa mãn, hết khổ lại làm cho mình khát khao, khổ sở nhiều lần. Ðây là một sự thực, được nói ra không phải từ Kinh điển mà từ kinh nghiệm của người đời. Nói kinh nghiệm chứ không phải là thuyết pháp. Giá trị của sự thực này không thua gì giá trị của một câu Kinh. Sông Tương một dải nông sờ, Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia. Ðây là hai câu lấy ý đoạn thơ trong Tình Sử: Quân tại Tương giang đầu, Thiếp tại Tương giang vĩ Tương tư bất tương kiến Ðồng ẩm Tương giang thủy. (Chàng ở đầu sông Tương, Thiếp ở cuối sông Tương, nhớ nhau mà không thấy mặt nhau, {dù} cùng uống nước sông Tương). Làm sao mà gặp được nhau hoài hoài, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút? Một lần là đã quá may mắn rồi! NGẪM CƠ HỘI NGỘ ÐÃ ÐÀNH HÔM NAY Lần lần ngày gió đêm trăng, Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua.
Làm sao mà gặp được nhau hoài hoài, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút? Một lần là đã quá may mắn rồi! NGẪM CƠ HỘI NGỘ ÐÃ ÐÀNH HÔM NAY Lần lần ngày gió đêm trăng, Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua. Màu hồng ít đi, màu lục nhiều hơn. Mùa Xuân đã nhường chỗ cho mùa Hè. Ngày vừa sinh nhật ngoại gia, Trên hai đường dưới nữa là chị em. Tưng bừng sắm sửa áo xiêm, Biện dâng một lễ xa đem tấc thành. Gia đình Thúy Kiều về bên ngoại ăn sinh nhật. Kiều ở nhà, cố nhiên là cô lấy cớ: ‘Con nhức đầu. Con xin ở nhà.’ Ðây là cơ hội để đi gặp anh chàng. Nhà lan thanh vắng một mình, Ngẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay. Thời trân thức thức sẵn bày, Gót sen thoan thoát dạo ngay mái tường. Kiều nấu vài món thật ngon, chạy ra chỗ hai người đã gặp và thề thốt. Thời trân là những món ăn trong mùa. Mùa nào có thức ăn mùa đó. Ví dụ mùa Xuân có rau tía tô, kinh giới (thì làm xuân quyện), màu hè có rau xà lách, bông bí...; Những món ăn trong mùa thì tươi và ngon (thời trân). Không nhằm mùa mà mua ăn (hay ăn đồ hộp) thì không ngon nữa. Một thi sĩ Việt Nam trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập có câu; Ðáy đĩa mùa đi nhịp hải hà. Bốn mùa đi ngang qua đáy đĩa theo nhịp của sông và biển. Mùa nào ăn món ngon của mùa đó, chỉ có ý ấy mà nói một cách rất ‘điệu’, Cách hoa sẽ dặng tiếng vàng, Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông. Cô nàng vừa đằng hắng một cái thì đã thấy anh chàng đứng sẵn ở bên kia rồi. Làm sao anh ta biết nhà bên kia hôm nay đi ăn sinh nhật bên ngoại mà đứng chờ?
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Làm sao mà gặp được nhau hoài hoài, mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút? Một lần là đã quá may mắn rồi! NGẪM CƠ HỘI NGỘ ÐÃ ÐÀNH HÔM NAY Lần lần ngày gió đêm trăng, Thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua. Màu hồng ít đi, màu lục nhiều hơn. Mùa Xuân đã nhường chỗ cho mùa Hè. Ngày vừa sinh nhật ngoại gia, Trên hai đường dưới nữa là chị em. Tưng bừng sắm sửa áo xiêm, Biện dâng một lễ xa đem tấc thành. Gia đình Thúy Kiều về bên ngoại ăn sinh nhật. Kiều ở nhà, cố nhiên là cô lấy cớ: ‘Con nhức đầu. Con xin ở nhà.’ Ðây là cơ hội để đi gặp anh chàng. Nhà lan thanh vắng một mình, Ngẫm cơ hội ngộ đã đành hôm nay. Thời trân thức thức sẵn bày, Gót sen thoan thoát dạo ngay mái tường. Kiều nấu vài món thật ngon, chạy ra chỗ hai người đã gặp và thề thốt. Thời trân là những món ăn trong mùa. Mùa nào có thức ăn mùa đó. Ví dụ mùa Xuân có rau tía tô, kinh giới (thì làm xuân quyện), màu hè có rau xà lách, bông bí...; Những món ăn trong mùa thì tươi và ngon (thời trân). Không nhằm mùa mà mua ăn (hay ăn đồ hộp) thì không ngon nữa. Một thi sĩ Việt Nam trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập có câu; Ðáy đĩa mùa đi nhịp hải hà. Bốn mùa đi ngang qua đáy đĩa theo nhịp của sông và biển. Mùa nào ăn món ngon của mùa đó, chỉ có ý ấy mà nói một cách rất ‘điệu’, Cách hoa sẽ dặng tiếng vàng, Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông. Cô nàng vừa đằng hắng một cái thì đã thấy anh chàng đứng sẵn ở bên kia rồi. Làm sao anh ta biết nhà bên kia hôm nay đi ăn sinh nhật bên ngoại mà đứng chờ?
Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông. Cô nàng vừa đằng hắng một cái thì đã thấy anh chàng đứng sẵn ở bên kia rồi. Làm sao anh ta biết nhà bên kia hôm nay đi ăn sinh nhật bên ngoại mà đứng chờ? Thật ra cả ngày anh có làm ăn được gì đâu, suốt ngày chỉ nhìn qua bên này, chờ đợi thôi mà. Và bây giờ anh chàng trách: Trách lòng hờ hững với lòng, ‘Lửa hương chốc để lạnh lùng bây lâu. ‘Những là đắp nhớ đổi sầu, ‘Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.’ Anh chàng cường điệu hóa! Mới có hai mươi mấy tuổi đầu làm sao mà tóc bạc được. Nàng rằng: ‘Gió bắt mưa cầm, ‘Ðã cam tệ với tri âm bấy chầy. ‘Vắng nhà được buổi hôm nay, ‘Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng! Hai chữ lòng được sử dụng rất khéo. Ðáp lại tấm lòng bằng một tấm lòng. Khi viết truyện Am Mây Ngủ tôi cũng bắt chước cách nói của cụ Nguyễn Du: ‘Tác giả đã lấy lòng của một thiền sư để hiểu lòng của một thiền sư (Trúc Lâm Ðại Sĩ).’ Bây giờ Kiều đi vòng theo hòn non bộ, thấy cuối tường có một cái lỗ có thể đi chui vừa được rào lại. Lần theo núi giả đi vòng, Cuối tường dường có nẻo thông mới rào. Xắn tay mở khóa động đào, Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai. Xé rào, chui lỗ tường qua gặp nhau mà nói rất văn hoa. Mặt nhìn mặt càng thêm tươi, Bên lời vạn phúc bên lời hàn huyên. [37] Sánh vai về chốn thư hiên, Góp lời phong nguyệt nặng nguyền non sông. [38] KHÔNG GIAN TRONG BỨC HỌA Trên yên bút giá thì đồng, Ðạm thanh một bức tranh tùng treo trên. [39] Thi đồng là cái hộp đựng những bài thơ mới làm. Bút giá là giá gác bút.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trông. Cô nàng vừa đằng hắng một cái thì đã thấy anh chàng đứng sẵn ở bên kia rồi. Làm sao anh ta biết nhà bên kia hôm nay đi ăn sinh nhật bên ngoại mà đứng chờ? Thật ra cả ngày anh có làm ăn được gì đâu, suốt ngày chỉ nhìn qua bên này, chờ đợi thôi mà. Và bây giờ anh chàng trách: Trách lòng hờ hững với lòng, ‘Lửa hương chốc để lạnh lùng bây lâu. ‘Những là đắp nhớ đổi sầu, ‘Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.’ Anh chàng cường điệu hóa! Mới có hai mươi mấy tuổi đầu làm sao mà tóc bạc được. Nàng rằng: ‘Gió bắt mưa cầm, ‘Ðã cam tệ với tri âm bấy chầy. ‘Vắng nhà được buổi hôm nay, ‘Lấy lòng gọi chút ra đây tạ lòng! Hai chữ lòng được sử dụng rất khéo. Ðáp lại tấm lòng bằng một tấm lòng. Khi viết truyện Am Mây Ngủ tôi cũng bắt chước cách nói của cụ Nguyễn Du: ‘Tác giả đã lấy lòng của một thiền sư để hiểu lòng của một thiền sư (Trúc Lâm Ðại Sĩ).’ Bây giờ Kiều đi vòng theo hòn non bộ, thấy cuối tường có một cái lỗ có thể đi chui vừa được rào lại. Lần theo núi giả đi vòng, Cuối tường dường có nẻo thông mới rào. Xắn tay mở khóa động đào, Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai. Xé rào, chui lỗ tường qua gặp nhau mà nói rất văn hoa. Mặt nhìn mặt càng thêm tươi, Bên lời vạn phúc bên lời hàn huyên. [37] Sánh vai về chốn thư hiên, Góp lời phong nguyệt nặng nguyền non sông. [38] KHÔNG GIAN TRONG BỨC HỌA Trên yên bút giá thì đồng, Ðạm thanh một bức tranh tùng treo trên. [39] Thi đồng là cái hộp đựng những bài thơ mới làm. Bút giá là giá gác bút.
[38] KHÔNG GIAN TRONG BỨC HỌA Trên yên bút giá thì đồng, Ðạm thanh một bức tranh tùng treo trên. [39] Thi đồng là cái hộp đựng những bài thơ mới làm. Bút giá là giá gác bút. Ngày xưa tôi nghèo quá, không có cái thi đồng. Nhiều khi làm thơ để rơi rụng, bay đi đâu mất cả. Nhất là khi có ý thơ muốn viết ra lại lấy mấy cái bì thư cũ, viết vào năm bảy câu, sau tưởng là rác đem liệng mất. Phải mà có cái hộp, làm bài nào cũng bỏ vào đấy, đóng nắp lại thì đỡ quá. Thấy bức tranh tùng Kim Trọng vẽ, Thúy Kiều khen: Phong sương được vẻ thiên nhiên. Mặn khen nét bút càng nhìn càng tươi. Cây tùng mang vẻ hùng vĩ của một bậc trượng phu, chịu đựng được sương tuyết và gió mây. Thúy Kiều khen, không phải khen sơ sơ mà khen hết lòng (mặn khen). Sinh rằng: ‘Phác họa vừa rồi, ‘Phẩm đề xin một vài lời thêm hoa.’ Kim Trọng xin Kiều đề vài câu thơ để bức họa có thêm giá trị. Ý nói: “Nét vẽ của anh đâu có đẹp gì, nhưng nếu em cho vào vài câu thơ thì bức họa có thể bán tới hai ba ngàn đô la. ‘Một bên khen vẽ đẹp, một bên khen thơ hay.’ Tay tiên gió táp mưa sa, Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu. Theo lối họa cổ điển, người ta không bao giờ vẽ choán hết khung vải hay khung tranh mà luôn luôn để không gian trong bức họa. Vì vậy bức họa có thiền vị. Ðôi khi người ta vẽ một dòng sông, vài ba cây lau sậy, một con thuyền cắm sào, còn lại phía trên bao nhiêu là trời, bao nhiêu là không gian. Nhìn vào mình thấy trong người rất khỏe. Thầy tu khi vẽ cũng nên vẽ như vậy. Phải có rất nhiều không gian.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
[38] KHÔNG GIAN TRONG BỨC HỌA Trên yên bút giá thì đồng, Ðạm thanh một bức tranh tùng treo trên. [39] Thi đồng là cái hộp đựng những bài thơ mới làm. Bút giá là giá gác bút. Ngày xưa tôi nghèo quá, không có cái thi đồng. Nhiều khi làm thơ để rơi rụng, bay đi đâu mất cả. Nhất là khi có ý thơ muốn viết ra lại lấy mấy cái bì thư cũ, viết vào năm bảy câu, sau tưởng là rác đem liệng mất. Phải mà có cái hộp, làm bài nào cũng bỏ vào đấy, đóng nắp lại thì đỡ quá. Thấy bức tranh tùng Kim Trọng vẽ, Thúy Kiều khen: Phong sương được vẻ thiên nhiên. Mặn khen nét bút càng nhìn càng tươi. Cây tùng mang vẻ hùng vĩ của một bậc trượng phu, chịu đựng được sương tuyết và gió mây. Thúy Kiều khen, không phải khen sơ sơ mà khen hết lòng (mặn khen). Sinh rằng: ‘Phác họa vừa rồi, ‘Phẩm đề xin một vài lời thêm hoa.’ Kim Trọng xin Kiều đề vài câu thơ để bức họa có thêm giá trị. Ý nói: “Nét vẽ của anh đâu có đẹp gì, nhưng nếu em cho vào vài câu thơ thì bức họa có thể bán tới hai ba ngàn đô la. ‘Một bên khen vẽ đẹp, một bên khen thơ hay.’ Tay tiên gió táp mưa sa, Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu. Theo lối họa cổ điển, người ta không bao giờ vẽ choán hết khung vải hay khung tranh mà luôn luôn để không gian trong bức họa. Vì vậy bức họa có thiền vị. Ðôi khi người ta vẽ một dòng sông, vài ba cây lau sậy, một con thuyền cắm sào, còn lại phía trên bao nhiêu là trời, bao nhiêu là không gian. Nhìn vào mình thấy trong người rất khỏe. Thầy tu khi vẽ cũng nên vẽ như vậy. Phải có rất nhiều không gian.
Nhìn vào mình thấy trong người rất khỏe. Thầy tu khi vẽ cũng nên vẽ như vậy. Phải có rất nhiều không gian. Khi viết thư cũng nên như vậy. Càng ngắn càng tốt, càng thiền. Liệng bớt được chữ nào tốt chữ đó. Viết một cái thư mà đặc nghịt từ trên xuống dưới, người ta nhìn vào sẽ thấy mệt, chưa muốn đọc liền. Viết theo kiểu đánh điện tín; thêm một chữ là phải trả thêm tiền. Khoảng trống trong bức họa (lạc khoản) là chỗ khi gặp người tri kỷ hay giỏi thơ người ta sẽ nhờ đề vào vài chữ. Nếu không có ai thì tác giả tự đề. Ngoáy vài cái đã xong ba bốn câu thơ trên lạc khoản. Anh chàng khen liền: Khen: ‘Tài nhả ngọc phun châu, ‘Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này! [40] ‘Kiếp tu xưa ví chưa dày, ‘Phúc nào nhắc được giá này cho ngang!’ - ‘Em làm thơ như nhả ngọc phun châu! Chắc kiếp trước anh có tu nên kiếp này mới có phước mà được em.’ Không biết kiếp trước chàng Kim đã và tu pháp môn nào? PHẬN DÀY PHẬN MỎNG Thúy Kiều đáp lại lời khen của Kim Trọng: Nàng rằng: ‘Trộm liếc dung quang, ‘Chẳng sân ngọc bội cũng phường kim môn. [41] ‘Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, ‘Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay? Kiều lo: ‘Anh có phước đức nhiều trong quá khứ, em thì không. Không biết ông trời có giúp cho cuộc hôn nhân của chúng ta không?’ Vì: Nhớ từ năm hãy thơ ngây, Có người tướng sĩ đoán ngay một lời: Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. Ông thầy tướng nói: ‘Tất cả những cái tinh anh của con người Thúy Kiều đều lộ ra ngoài hết.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nhìn vào mình thấy trong người rất khỏe. Thầy tu khi vẽ cũng nên vẽ như vậy. Phải có rất nhiều không gian. Khi viết thư cũng nên như vậy. Càng ngắn càng tốt, càng thiền. Liệng bớt được chữ nào tốt chữ đó. Viết một cái thư mà đặc nghịt từ trên xuống dưới, người ta nhìn vào sẽ thấy mệt, chưa muốn đọc liền. Viết theo kiểu đánh điện tín; thêm một chữ là phải trả thêm tiền. Khoảng trống trong bức họa (lạc khoản) là chỗ khi gặp người tri kỷ hay giỏi thơ người ta sẽ nhờ đề vào vài chữ. Nếu không có ai thì tác giả tự đề. Ngoáy vài cái đã xong ba bốn câu thơ trên lạc khoản. Anh chàng khen liền: Khen: ‘Tài nhả ngọc phun châu, ‘Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này! [40] ‘Kiếp tu xưa ví chưa dày, ‘Phúc nào nhắc được giá này cho ngang!’ - ‘Em làm thơ như nhả ngọc phun châu! Chắc kiếp trước anh có tu nên kiếp này mới có phước mà được em.’ Không biết kiếp trước chàng Kim đã và tu pháp môn nào? PHẬN DÀY PHẬN MỎNG Thúy Kiều đáp lại lời khen của Kim Trọng: Nàng rằng: ‘Trộm liếc dung quang, ‘Chẳng sân ngọc bội cũng phường kim môn. [41] ‘Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, ‘Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay? Kiều lo: ‘Anh có phước đức nhiều trong quá khứ, em thì không. Không biết ông trời có giúp cho cuộc hôn nhân của chúng ta không?’ Vì: Nhớ từ năm hãy thơ ngây, Có người tướng sĩ đoán ngay một lời: Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. Ông thầy tướng nói: ‘Tất cả những cái tinh anh của con người Thúy Kiều đều lộ ra ngoài hết.
Có người tướng sĩ đoán ngay một lời: Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. Ông thầy tướng nói: ‘Tất cả những cái tinh anh của con người Thúy Kiều đều lộ ra ngoài hết. Sợ rằng suốt đời cô sẽ khổ.’ Khi có những cái quý, cái hay, người ta phảibiết giấu bớt vào bên trong. Anh hoa là cái tinh ba, cái đẹp nhất của con người. Nếu phát tiết ra ngoài hết thì bên trong sẽ không còn gì nữa. Và như vậy sẽ chiêu cảm vào những tai nạn. Những người có hạnh phúc là những người chất chứa được nội dung và nội lực bên trong. Họ không để hết tất cả phát hiện ra ngoài. Những nhà có củi chất nhiều trong kho thì sẽ được ấm suốt mùa đông. Nếu có bao nhiêu củi đều đem ra, đốt hết thì sẽ có lúc lạnh. ‘Trong người lại ngẫm đến ta, Một dày một mỏng biết là có nên?’ Thấy một bên (Kim Trọng) phúc dày, một bên (Kiều) phúc mỏng. Kiều phân vân không biết mối nhân duyên của hai người có thể thành tựu được không. Sinh rằng: ‘Giải cấu là duyên,[42] ‘Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.’ Con người đã nhiều lần thắng được số mạng nhờ có ý chí. Ðó là lời an ủi của Kim Trọng - Sự tu học và cách sống của mình có thể đổi được số mạng và hoàn cảnh. ‘Tướng bất cập số, số bất cập đức’: nếu có đức thì mình có thể thắng được số phận. Ðây là một lời khuyên rất hay. Nếu mình có cảm giác là mình không có nhiều phước nhiều, số phận mình sẽ đau khổ thì nên nghe lời khuyên này. Số phận không phải là chuyện quan trọng nhất, bởi vì mình có khả năng chuyển hóa.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Có người tướng sĩ đoán ngay một lời: Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. Ông thầy tướng nói: ‘Tất cả những cái tinh anh của con người Thúy Kiều đều lộ ra ngoài hết. Sợ rằng suốt đời cô sẽ khổ.’ Khi có những cái quý, cái hay, người ta phảibiết giấu bớt vào bên trong. Anh hoa là cái tinh ba, cái đẹp nhất của con người. Nếu phát tiết ra ngoài hết thì bên trong sẽ không còn gì nữa. Và như vậy sẽ chiêu cảm vào những tai nạn. Những người có hạnh phúc là những người chất chứa được nội dung và nội lực bên trong. Họ không để hết tất cả phát hiện ra ngoài. Những nhà có củi chất nhiều trong kho thì sẽ được ấm suốt mùa đông. Nếu có bao nhiêu củi đều đem ra, đốt hết thì sẽ có lúc lạnh. ‘Trong người lại ngẫm đến ta, Một dày một mỏng biết là có nên?’ Thấy một bên (Kim Trọng) phúc dày, một bên (Kiều) phúc mỏng. Kiều phân vân không biết mối nhân duyên của hai người có thể thành tựu được không. Sinh rằng: ‘Giải cấu là duyên,[42] ‘Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều.’ Con người đã nhiều lần thắng được số mạng nhờ có ý chí. Ðó là lời an ủi của Kim Trọng - Sự tu học và cách sống của mình có thể đổi được số mạng và hoàn cảnh. ‘Tướng bất cập số, số bất cập đức’: nếu có đức thì mình có thể thắng được số phận. Ðây là một lời khuyên rất hay. Nếu mình có cảm giác là mình không có nhiều phước nhiều, số phận mình sẽ đau khổ thì nên nghe lời khuyên này. Số phận không phải là chuyện quan trọng nhất, bởi vì mình có khả năng chuyển hóa.
Nếu mình có cảm giác là mình không có nhiều phước nhiều, số phận mình sẽ đau khổ thì nên nghe lời khuyên này. Số phận không phải là chuyện quan trọng nhất, bởi vì mình có khả năng chuyển hóa. ‘Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều’. Trong văn hóa Pháp, có khi người ta nói con người sắp đặt nhưng chính Trời quyết định (L’homme propose, Dieu dispose). Ở đây chúng ta thấy một quan điểm khác hơn: Nếu con người có ý chí, muốn chuyển hóa muốn thay đổi thì nhiều khi chuyển được số mạng, chuyển được nghiệp, chuyển được mạng trời. ‘Ví dù giải kết đến điều, thì đem vàng đá mà liều với thân!’ ‘Nếu gặp phải những chuyện khó khăn thì chúng ta hãy đem sức mạnh tình yêu của chúng ta mà tranh đấu. Sợ gì!’ Ðủ điều trung khúc ân cần,[43] Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng. Cô Kiều lo lắm nhưng nếu có người an ủi thì cô trấn tĩnh lại được liền. Mới mấy tháng trước đây, nhờ có mẹ khuyên nhủ, cô yên. Bây giờ, nhờ anh chàng an ủi, cô cũng êm lại. Cô có khả năng vui chơi ngay sau đó. Họ đâu đã thọ Tam Quy và Ngũ Giới! Không biết Kiều đã uống rượu hay uống trà? Con gái thường không uống rượu. Anh chàng thì chắc chắn là uống rượu. Rượu cúc hay rượu đế, chứ chắc không phải là rượu thuốc đâu! NGÀY VUI NGẮN CHẲNG ÐẦY GANG. Giây phút bên nhau của hai người rất ngắn ngủ. Ngày sắp hết, họ sắp phải chia tay. Cụ Nguyễn Du nói một câu đáng cho chúng ta chú ý: Ngày vui ngắn chẳng đầy gang, Trông ra ác đã ngậm gương non Ðoài.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nếu mình có cảm giác là mình không có nhiều phước nhiều, số phận mình sẽ đau khổ thì nên nghe lời khuyên này. Số phận không phải là chuyện quan trọng nhất, bởi vì mình có khả năng chuyển hóa. ‘Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều’. Trong văn hóa Pháp, có khi người ta nói con người sắp đặt nhưng chính Trời quyết định (L’homme propose, Dieu dispose). Ở đây chúng ta thấy một quan điểm khác hơn: Nếu con người có ý chí, muốn chuyển hóa muốn thay đổi thì nhiều khi chuyển được số mạng, chuyển được nghiệp, chuyển được mạng trời. ‘Ví dù giải kết đến điều, thì đem vàng đá mà liều với thân!’ ‘Nếu gặp phải những chuyện khó khăn thì chúng ta hãy đem sức mạnh tình yêu của chúng ta mà tranh đấu. Sợ gì!’ Ðủ điều trung khúc ân cần,[43] Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng. Cô Kiều lo lắm nhưng nếu có người an ủi thì cô trấn tĩnh lại được liền. Mới mấy tháng trước đây, nhờ có mẹ khuyên nhủ, cô yên. Bây giờ, nhờ anh chàng an ủi, cô cũng êm lại. Cô có khả năng vui chơi ngay sau đó. Họ đâu đã thọ Tam Quy và Ngũ Giới! Không biết Kiều đã uống rượu hay uống trà? Con gái thường không uống rượu. Anh chàng thì chắc chắn là uống rượu. Rượu cúc hay rượu đế, chứ chắc không phải là rượu thuốc đâu! NGÀY VUI NGẮN CHẲNG ÐẦY GANG. Giây phút bên nhau của hai người rất ngắn ngủ. Ngày sắp hết, họ sắp phải chia tay. Cụ Nguyễn Du nói một câu đáng cho chúng ta chú ý: Ngày vui ngắn chẳng đầy gang, Trông ra ác đã ngậm gương non Ðoài.
Giây phút bên nhau của hai người rất ngắn ngủ. Ngày sắp hết, họ sắp phải chia tay. Cụ Nguyễn Du nói một câu đáng cho chúng ta chú ý: Ngày vui ngắn chẳng đầy gang, Trông ra ác đã ngậm gương non Ðoài. Ngày vui là ngày Kim - Kiều được sống cạnh nhau, từ chín giờ sáng đến năm, sáu giờ chiều. Ngày vui nhất trong đời của hai người được diễn tả là ‘ngắn chẳng đầy gang’. Lấy không gian mà đo thời gian thì chưa đầy một gang tay. Ðây là một câu rất hay trong truyện Kiều, có thể viết lên treo ngay trong thiền viện được. khi vui mà vui không có chánh niệm thì cái vui đi qua rất mau và cũng không thật là vui. Hai người ngồi, nói chuyện và thề bồi từ sáng đến chiều. Cái vui có bao nhiêu đâu! Nhất là khi họ chưa biết thực tập chánh niệm và an trú trong hiện tại. Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai, Giã chàng nàng mới kíp dời song sa. [44] Thấy mình qua bên này đã lâu quá trong khi nhà không có ai cũng kỳ, và sợ gia đình về không thấy mình. BÂY GIỜ RÕ MẶT ÐÔI TA Ðến nhà vừa thấy tin nhà, Hai thân còn dở tiệc hoa chưa về. Cửa ngoài vội rủ rèm the, Xăm xăm băng lối vừa khuya một mình. Về nhà, thấy gia đình chưa về, Kiều tiếc, lại chui tường sang nhà Kim Trọng. Nhật thưa gương giọi đầu cành, Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu. [45] Sinh vừa tựa án thiu thiu, Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê. Anh chàng đang ngồi ngủ gục. Không đi nằm đàng hoàng, chàng chỉ ngồi trước bàn học mà ngủ. Tiếng sen sẽ động giấc hòe, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. Bước chân của Kiều làm xao động giấc ngủ của Kim Trọng.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Giây phút bên nhau của hai người rất ngắn ngủ. Ngày sắp hết, họ sắp phải chia tay. Cụ Nguyễn Du nói một câu đáng cho chúng ta chú ý: Ngày vui ngắn chẳng đầy gang, Trông ra ác đã ngậm gương non Ðoài. Ngày vui là ngày Kim - Kiều được sống cạnh nhau, từ chín giờ sáng đến năm, sáu giờ chiều. Ngày vui nhất trong đời của hai người được diễn tả là ‘ngắn chẳng đầy gang’. Lấy không gian mà đo thời gian thì chưa đầy một gang tay. Ðây là một câu rất hay trong truyện Kiều, có thể viết lên treo ngay trong thiền viện được. khi vui mà vui không có chánh niệm thì cái vui đi qua rất mau và cũng không thật là vui. Hai người ngồi, nói chuyện và thề bồi từ sáng đến chiều. Cái vui có bao nhiêu đâu! Nhất là khi họ chưa biết thực tập chánh niệm và an trú trong hiện tại. Vắng nhà chẳng tiện ngồi dai, Giã chàng nàng mới kíp dời song sa. [44] Thấy mình qua bên này đã lâu quá trong khi nhà không có ai cũng kỳ, và sợ gia đình về không thấy mình. BÂY GIỜ RÕ MẶT ÐÔI TA Ðến nhà vừa thấy tin nhà, Hai thân còn dở tiệc hoa chưa về. Cửa ngoài vội rủ rèm the, Xăm xăm băng lối vừa khuya một mình. Về nhà, thấy gia đình chưa về, Kiều tiếc, lại chui tường sang nhà Kim Trọng. Nhật thưa gương giọi đầu cành, Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu. [45] Sinh vừa tựa án thiu thiu, Dở chiều như tỉnh dở chiều như mê. Anh chàng đang ngồi ngủ gục. Không đi nằm đàng hoàng, chàng chỉ ngồi trước bàn học mà ngủ. Tiếng sen sẽ động giấc hòe, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. Bước chân của Kiều làm xao động giấc ngủ của Kim Trọng.
Không đi nằm đàng hoàng, chàng chỉ ngồi trước bàn học mà ngủ. Tiếng sen sẽ động giấc hòe, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. Bước chân của Kiều làm xao động giấc ngủ của Kim Trọng. Trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, chàng Kim thấy một nàng tiên bước tới. Anh chàng nghĩ là mình đang nằm mộng: Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần, Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng. Nàng rằng: ‘Khoảng vắng đêm trưòng, ‘Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. ‘Bây giờ rõ mặt đôi ta, ‘Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?’ ‘Bây giờ hai đưa gặp nhau, nhìn rõ mặt nhau. Nhưng có thể cảnh này chỉ là cảnh chiêm bao, không có thật’. Ðây là một trong những câu ghê gớm nhất của truyện Kiều. Nếu đem con mắt của thiền sư mà nhìn thì ta sẽ thấy câu này ‘lợi hại’ lắm. Có một lần tôi đưa anh Thiều đi vào rừng. Những đọt lá trong rừng có những đường gân xanh tuyệt vời. Nhìn những tờ lá đó tôi rất hạnh phúc, thấy mình đang sống trong cảnh giới mầu nhiệm của pháp thân. Những người đi theo tôi có thể đã không tiếp xúc được. Họ đang lo chuyện ở nhà, công ăn việc làm, tương lai, quá khứ... cho nên khó tiếp xúc được với những mầu nhiệm ấy. Tôi dừng lại và hỏi: ‘Ðây là sự thực hay giấc mộng? Cảnh giới này có thực hay mộng?’ ‘Người bây giờ nhìn những khóm lá này như nhìn trong một giấc mơ’. Hai người cùng đứng chỗ đó, cùng nhìn những tờ lá đó. Người sống trong mộng, người sống trong sự thật. Sự khác nhau nằm ở chỗ có an trú trong hiện tại, có chánh niệm khi tiếp xúc với cái đẹp của tờ lá hay không.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Không đi nằm đàng hoàng, chàng chỉ ngồi trước bàn học mà ngủ. Tiếng sen sẽ động giấc hòe, Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. Bước chân của Kiều làm xao động giấc ngủ của Kim Trọng. Trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, chàng Kim thấy một nàng tiên bước tới. Anh chàng nghĩ là mình đang nằm mộng: Bâng khuâng đỉnh Giáp non Thần, Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng. Nàng rằng: ‘Khoảng vắng đêm trưòng, ‘Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. ‘Bây giờ rõ mặt đôi ta, ‘Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?’ ‘Bây giờ hai đưa gặp nhau, nhìn rõ mặt nhau. Nhưng có thể cảnh này chỉ là cảnh chiêm bao, không có thật’. Ðây là một trong những câu ghê gớm nhất của truyện Kiều. Nếu đem con mắt của thiền sư mà nhìn thì ta sẽ thấy câu này ‘lợi hại’ lắm. Có một lần tôi đưa anh Thiều đi vào rừng. Những đọt lá trong rừng có những đường gân xanh tuyệt vời. Nhìn những tờ lá đó tôi rất hạnh phúc, thấy mình đang sống trong cảnh giới mầu nhiệm của pháp thân. Những người đi theo tôi có thể đã không tiếp xúc được. Họ đang lo chuyện ở nhà, công ăn việc làm, tương lai, quá khứ... cho nên khó tiếp xúc được với những mầu nhiệm ấy. Tôi dừng lại và hỏi: ‘Ðây là sự thực hay giấc mộng? Cảnh giới này có thực hay mộng?’ ‘Người bây giờ nhìn những khóm lá này như nhìn trong một giấc mơ’. Hai người cùng đứng chỗ đó, cùng nhìn những tờ lá đó. Người sống trong mộng, người sống trong sự thật. Sự khác nhau nằm ở chỗ có an trú trong hiện tại, có chánh niệm khi tiếp xúc với cái đẹp của tờ lá hay không.
Người sống trong mộng, người sống trong sự thật. Sự khác nhau nằm ở chỗ có an trú trong hiện tại, có chánh niệm khi tiếp xúc với cái đẹp của tờ lá hay không. Kiều là một thi sĩ, một người rất nhạy cảm. Cô thấy được cái đựp, sự quý giá của giờ phút hai người được gặp nhau. Cô cũng thấy đó là chuyện rất mong manh. Cũng vì thấy cái mong manh đó cho nên cô đã liều mạng: Nàng rằng: ‘Khoảng vắng đêm trường, ‘Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa’ Cô này ghê lắm chứ không phải chơi đâu! Tuy nói là con nhà gia giáo, có nề nếp nhưng chui tường hai lần trong một đêm thì cũng quá thật. đây là nhân vật của cụ Nguyễn Du, một nhà Nho mô phạm của ‘cửa Khổng sân Trình.’ Chúng ta có thể viết lên hai câu: ‘Bây giờ rõ mặt đôi ta, biết đâu rồi nửa chẳng là chiêm bao?’ làm thiền ngữ treo trên tường được. Làng Mai là một thực tại hay một giấc chiêm bao? Có thể bây giờ nó đã là một giấc chiêm bao rồi, nếu mình không biết an trú trong hiện tại, không sống sâu sắc, tận hưởng những giờ phút bên nhau. Vội mừng làm lễ rước vào, Ðài sen nối sáp song đào thêm hương. [46] Kim Trọng thắp thêm nến mới và đốt thêm hương trầm. Ngày xưa, trươc khi ngâm thơ người ta thường tắm rửa sạch sẽ và đốt trầm lên. Nếu có tiếng đàn tỳ bà nữa thì mới đúng là khung cảnh ngâm thơ. Một anh chàng sinh viên điệu như Kim Trọng thì thế nào cũng có một cây đàn, một lư trầm và một đài sen để đốt nến. Ngày xưa, tôi cũng bị ảnh hưởng cái ‘điệu’ đó. Tết nào tôi cũng mua bạch lạp; thức đợi Giao thừa thắp lên ba bốn cây nến để đọc thơ.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Người sống trong mộng, người sống trong sự thật. Sự khác nhau nằm ở chỗ có an trú trong hiện tại, có chánh niệm khi tiếp xúc với cái đẹp của tờ lá hay không. Kiều là một thi sĩ, một người rất nhạy cảm. Cô thấy được cái đựp, sự quý giá của giờ phút hai người được gặp nhau. Cô cũng thấy đó là chuyện rất mong manh. Cũng vì thấy cái mong manh đó cho nên cô đã liều mạng: Nàng rằng: ‘Khoảng vắng đêm trường, ‘Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa’ Cô này ghê lắm chứ không phải chơi đâu! Tuy nói là con nhà gia giáo, có nề nếp nhưng chui tường hai lần trong một đêm thì cũng quá thật. đây là nhân vật của cụ Nguyễn Du, một nhà Nho mô phạm của ‘cửa Khổng sân Trình.’ Chúng ta có thể viết lên hai câu: ‘Bây giờ rõ mặt đôi ta, biết đâu rồi nửa chẳng là chiêm bao?’ làm thiền ngữ treo trên tường được. Làng Mai là một thực tại hay một giấc chiêm bao? Có thể bây giờ nó đã là một giấc chiêm bao rồi, nếu mình không biết an trú trong hiện tại, không sống sâu sắc, tận hưởng những giờ phút bên nhau. Vội mừng làm lễ rước vào, Ðài sen nối sáp song đào thêm hương. [46] Kim Trọng thắp thêm nến mới và đốt thêm hương trầm. Ngày xưa, trươc khi ngâm thơ người ta thường tắm rửa sạch sẽ và đốt trầm lên. Nếu có tiếng đàn tỳ bà nữa thì mới đúng là khung cảnh ngâm thơ. Một anh chàng sinh viên điệu như Kim Trọng thì thế nào cũng có một cây đàn, một lư trầm và một đài sen để đốt nến. Ngày xưa, tôi cũng bị ảnh hưởng cái ‘điệu’ đó. Tết nào tôi cũng mua bạch lạp; thức đợi Giao thừa thắp lên ba bốn cây nến để đọc thơ.
Ngày xưa, tôi cũng bị ảnh hưởng cái ‘điệu’ đó. Tết nào tôi cũng mua bạch lạp; thức đợi Giao thừa thắp lên ba bốn cây nến để đọc thơ. Toàn là cổ thi, in trên giấy thật trắng. Ðó là cái kiểu thanh tao, sang trọng về phương diện tâm linh của người trước. Tiên thề cùng thảo một chương, Tóc mây một món dao vàng chia đôi. Hai người viết lời thề xuống tờ giấy hoa tiên, cắt tóc trọn với nhau rồi chia đôi, mỗi người một nửa. Người trẻ đời bây giờ có người cũng còn làm như vậy. Hai người viết lời thề xuống tờ giấy hoa tiên, cắt tóc trộn với nhau rồi chia đôi, mỗi người một nửa. Người trẻ đời bây giờ có người cũng còn làm như vậy. Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Ðinh ninh hai miệng một lời song song. Tóc tơ căn vặn tấc lòng, Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương. Chén hà sánh giọng quỳnh tương, Dải là hương lộn bình gương bóng lồng. Hai người uống rượu, thề nguyền. Bóng trăng chiếu qua bức bình phong có những tấm gương, gió lay bức màn lụa phảng phát mùi hương trầm. CƠN BÃO ÂM THANH Sinh rằng: ‘Gió mát trăng trong, ‘Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam. ‘Chày sương chưa nện cầu Lam, ‘Sợ lần khân quá ra sàm sở chăng? ‘Lâu nay anh ước ao một chuyện mà chưa được. Chúng mình chưa chính thức làm lễ cưới hỏi, nếu anh yêu cầu chuyện đó thì e hơi bất lịch sự.’ Nghĩa chỉ là như vậy thôi mà thơ diễn tả một cách rất điệu. Nàng rằng: ‘Hồng diệp xích thằng, ‘Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri. ‘Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia, ‘Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.’
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Ngày xưa, tôi cũng bị ảnh hưởng cái ‘điệu’ đó. Tết nào tôi cũng mua bạch lạp; thức đợi Giao thừa thắp lên ba bốn cây nến để đọc thơ. Toàn là cổ thi, in trên giấy thật trắng. Ðó là cái kiểu thanh tao, sang trọng về phương diện tâm linh của người trước. Tiên thề cùng thảo một chương, Tóc mây một món dao vàng chia đôi. Hai người viết lời thề xuống tờ giấy hoa tiên, cắt tóc trọn với nhau rồi chia đôi, mỗi người một nửa. Người trẻ đời bây giờ có người cũng còn làm như vậy. Hai người viết lời thề xuống tờ giấy hoa tiên, cắt tóc trộn với nhau rồi chia đôi, mỗi người một nửa. Người trẻ đời bây giờ có người cũng còn làm như vậy. Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Ðinh ninh hai miệng một lời song song. Tóc tơ căn vặn tấc lòng, Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương. Chén hà sánh giọng quỳnh tương, Dải là hương lộn bình gương bóng lồng. Hai người uống rượu, thề nguyền. Bóng trăng chiếu qua bức bình phong có những tấm gương, gió lay bức màn lụa phảng phát mùi hương trầm. CƠN BÃO ÂM THANH Sinh rằng: ‘Gió mát trăng trong, ‘Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam. ‘Chày sương chưa nện cầu Lam, ‘Sợ lần khân quá ra sàm sở chăng? ‘Lâu nay anh ước ao một chuyện mà chưa được. Chúng mình chưa chính thức làm lễ cưới hỏi, nếu anh yêu cầu chuyện đó thì e hơi bất lịch sự.’ Nghĩa chỉ là như vậy thôi mà thơ diễn tả một cách rất điệu. Nàng rằng: ‘Hồng diệp xích thằng, ‘Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri. ‘Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia, ‘Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.’
Nàng rằng: ‘Hồng diệp xích thằng, ‘Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri. ‘Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia, ‘Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.’ ‘Hai người đã đồng ý với nhau, hiểu nhau, liên hệ đã sâu sắc. Ðừng đi vào chuyện hoa nguyệt thôi. Ngoài chuyện đó ra em không từ chối chuyện gì với anh cả.’ Rất rõ ràng. Anh chàng bèn yêu cầu: Rằng: ‘Nghe nổi tiếng cầm đài, ‘Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ’[47] Cầm trăng là đàn nguyệt (nguyệt cầm, gọi là đàn trăng cũng được). Hai trăm năm trước cụ Nguyễn Du đã cố gắng dùng chữ Nôm để thay thế những chữ Hán. Bây giờ mình dùng văn phạm Việt để niệm Bụt (Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni) cũng không có gì là cách mạng lắm. Kim Trọng có cử chỉ rất đẹp, hai tay nâng đàn lên ngang mày để đưa cho Kiều. Trang trọng như dâng trà cho Bụt trong thiền trà. Nàng rằng: ‘Nghề mọn riêng tây, ‘Làm chi cho bận lòng này lắm thân!’ So dần dây vũ dây văn, Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương. Vũ là dây đàn to, văn là dây đàn nhỏ. Có chỗ chú thích ngày xưa đàn có năm dây, sau đó thêm vào hai dây gọi là dây vũ và dây văn. Khi vua Văn Vương bị bắt, con của Văn Vương thêm vào một dây gọi là dây văn. Khi Vũ Vương lên làm vua lại thêm một dây gọi là dây vũ. Trong Kiều thì nói đàn có bốn dây. Cung thương là hai trong năm âm chánh của âm nhạc thời xưa: Cung, thương, giốc, chủy, vũ. Tiếp theo là những câu tả cái đẹp của khúc đàn Kiều trình diễn. Nguyễn Du tả Kiều đàn nhiều lần.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Nàng rằng: ‘Hồng diệp xích thằng, ‘Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri. ‘Ðừng điều nguyệt nọ hoa kia, ‘Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai.’ ‘Hai người đã đồng ý với nhau, hiểu nhau, liên hệ đã sâu sắc. Ðừng đi vào chuyện hoa nguyệt thôi. Ngoài chuyện đó ra em không từ chối chuyện gì với anh cả.’ Rất rõ ràng. Anh chàng bèn yêu cầu: Rằng: ‘Nghe nổi tiếng cầm đài, ‘Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ’[47] Cầm trăng là đàn nguyệt (nguyệt cầm, gọi là đàn trăng cũng được). Hai trăm năm trước cụ Nguyễn Du đã cố gắng dùng chữ Nôm để thay thế những chữ Hán. Bây giờ mình dùng văn phạm Việt để niệm Bụt (Nam mô Bụt Thích Ca Mâu Ni) cũng không có gì là cách mạng lắm. Kim Trọng có cử chỉ rất đẹp, hai tay nâng đàn lên ngang mày để đưa cho Kiều. Trang trọng như dâng trà cho Bụt trong thiền trà. Nàng rằng: ‘Nghề mọn riêng tây, ‘Làm chi cho bận lòng này lắm thân!’ So dần dây vũ dây văn, Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương. Vũ là dây đàn to, văn là dây đàn nhỏ. Có chỗ chú thích ngày xưa đàn có năm dây, sau đó thêm vào hai dây gọi là dây vũ và dây văn. Khi vua Văn Vương bị bắt, con của Văn Vương thêm vào một dây gọi là dây văn. Khi Vũ Vương lên làm vua lại thêm một dây gọi là dây vũ. Trong Kiều thì nói đàn có bốn dây. Cung thương là hai trong năm âm chánh của âm nhạc thời xưa: Cung, thương, giốc, chủy, vũ. Tiếp theo là những câu tả cái đẹp của khúc đàn Kiều trình diễn. Nguyễn Du tả Kiều đàn nhiều lần.
Cung thương là hai trong năm âm chánh của âm nhạc thời xưa: Cung, thương, giốc, chủy, vũ. Tiếp theo là những câu tả cái đẹp của khúc đàn Kiều trình diễn. Nguyễn Du tả Kiều đàn nhiều lần. Lần đầu đàn cho Kim Trọng, lần thứ hai cho Hoạn Thư và Thúc Sinh, lần thứ ba cho Hồ Tôn Hiến, và lần cuối là đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm gặp lại. Mỗi lần như vậy, Nguyễn Du diễn tả một cách khác. Tùy theo tâm trạng của Kiều mà bản đàn biến thể. (Còn có bốn lần đàn khác, Nguyễn Du chỉ nói qua.) Ðây là lần đầu tiên, đàn cho Kim Trọng nghe. Cũng là khúc đàn này, Kim Trọng sau mười lăm năm nghe lại không khổ đau, vì trong thân tâm nội kết đã chuyển hóa. Ðây là bản đàn, đàn lần đầu tiên: Khúc đâu Hán Sở chiến trường, Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau. Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu,[48] Nghe ra như oán như sầu phải chăng! Kê Khang này khúc Quảng Lăng,[49] Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân. [50] Quá quan này khúc Chiêu Quân,[51] Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia. Ðó là tính chất của bản đàn. Chứa đựng những hình ảnh, tâm sự buồn ai oán. Và đây là tài nghệ của Thúy Kiều, cuốn hút người nghe vào biển âm thanh: Trong như tiếng hạc bay qua, Ðục như nước suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. Âm thanh được diễn tả bằng những hình ảnh rất tài tình. Và đây là hậu quả tai hại của bản đàn: Ngọn đèn khi tỏ khi mờ, Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu. Khi tựa gồi khi cúi đầu, Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Cung thương là hai trong năm âm chánh của âm nhạc thời xưa: Cung, thương, giốc, chủy, vũ. Tiếp theo là những câu tả cái đẹp của khúc đàn Kiều trình diễn. Nguyễn Du tả Kiều đàn nhiều lần. Lần đầu đàn cho Kim Trọng, lần thứ hai cho Hoạn Thư và Thúc Sinh, lần thứ ba cho Hồ Tôn Hiến, và lần cuối là đàn cho Kim Trọng nghe sau mười lăm năm gặp lại. Mỗi lần như vậy, Nguyễn Du diễn tả một cách khác. Tùy theo tâm trạng của Kiều mà bản đàn biến thể. (Còn có bốn lần đàn khác, Nguyễn Du chỉ nói qua.) Ðây là lần đầu tiên, đàn cho Kim Trọng nghe. Cũng là khúc đàn này, Kim Trọng sau mười lăm năm nghe lại không khổ đau, vì trong thân tâm nội kết đã chuyển hóa. Ðây là bản đàn, đàn lần đầu tiên: Khúc đâu Hán Sở chiến trường, Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau. Khúc đâu Tư Mã Phượng Cầu,[48] Nghe ra như oán như sầu phải chăng! Kê Khang này khúc Quảng Lăng,[49] Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân. [50] Quá quan này khúc Chiêu Quân,[51] Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia. Ðó là tính chất của bản đàn. Chứa đựng những hình ảnh, tâm sự buồn ai oán. Và đây là tài nghệ của Thúy Kiều, cuốn hút người nghe vào biển âm thanh: Trong như tiếng hạc bay qua, Ðục như nước suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. Âm thanh được diễn tả bằng những hình ảnh rất tài tình. Và đây là hậu quả tai hại của bản đàn: Ngọn đèn khi tỏ khi mờ, Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu. Khi tựa gồi khi cúi đầu, Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.
Và đây là hậu quả tai hại của bản đàn: Ngọn đèn khi tỏ khi mờ, Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu. Khi tựa gồi khi cúi đầu, Khi vò chín khúc khi chau đôi mày. Tâm tư của Kiều có rất nhiều sầu thảm, đau khổ. Ðó là những hạt giống thừa hưởng từ ông bà đời trước. Tâm tư đó, bây giờ được diễn tả qua tiếng đàn. Và người nghe là Kim Trọng cũng bị cuốn hút vào thế giới của sầu khổ. Anh chàng ngồi không yên được để nghe. Tư thế ngồi của anh chứng tỏ anh hoàn toàn bị cơn lốc của tâm trạng Thúy Kiều kéo theo. Văn nghệ lành mạnh và văn nghệ không lành mạnh rất khác nhau. Ðàn hay hát lên một bài hát, mình có thể tạo ra những hậu quả rất lớn trong lòng mình và trong lòng người nghe. Chúng ta cần phải rất cẩn thận. ‘Khi tựa gối khi cúi đầu, Khi vào chín khúc khi chau đôi mày.’ Rất rõ ràng thái độ bất an của Kim Trọng dưới ảnh hưởng của một khúc nhạc có tính cách sầu thương. Tôi thường nói với các sư chú, sư cô: hát thì hát, ngâm thơ thì ngâm thơ nhưng phải cẩn thận. Hát và ngâm thơ là một cách tưới tẩm những hạt giống trong lòng mình. Có những hạt giống cần tưới tẩm và có những hạt giống không nên tưới tẩm. Chúng ta có đầy đủ tất cả những hạt giống (nhất thiết chủng thức) cho nên phải cẩn thận. Nhất là khi mình còn yếu. Ðừng nên tưới tẩm bằng thi văn những hạt giống sầu đau của mình. Mỗi khi các sư chú, sư cô, các anh, các chị làm được một bài nhạc thanh thoát thì tôi mừng. Nếu trong nhạc có những nét đau buồn thì tôi không mừng lắm.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Và đây là hậu quả tai hại của bản đàn: Ngọn đèn khi tỏ khi mờ, Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu. Khi tựa gồi khi cúi đầu, Khi vò chín khúc khi chau đôi mày. Tâm tư của Kiều có rất nhiều sầu thảm, đau khổ. Ðó là những hạt giống thừa hưởng từ ông bà đời trước. Tâm tư đó, bây giờ được diễn tả qua tiếng đàn. Và người nghe là Kim Trọng cũng bị cuốn hút vào thế giới của sầu khổ. Anh chàng ngồi không yên được để nghe. Tư thế ngồi của anh chứng tỏ anh hoàn toàn bị cơn lốc của tâm trạng Thúy Kiều kéo theo. Văn nghệ lành mạnh và văn nghệ không lành mạnh rất khác nhau. Ðàn hay hát lên một bài hát, mình có thể tạo ra những hậu quả rất lớn trong lòng mình và trong lòng người nghe. Chúng ta cần phải rất cẩn thận. ‘Khi tựa gối khi cúi đầu, Khi vào chín khúc khi chau đôi mày.’ Rất rõ ràng thái độ bất an của Kim Trọng dưới ảnh hưởng của một khúc nhạc có tính cách sầu thương. Tôi thường nói với các sư chú, sư cô: hát thì hát, ngâm thơ thì ngâm thơ nhưng phải cẩn thận. Hát và ngâm thơ là một cách tưới tẩm những hạt giống trong lòng mình. Có những hạt giống cần tưới tẩm và có những hạt giống không nên tưới tẩm. Chúng ta có đầy đủ tất cả những hạt giống (nhất thiết chủng thức) cho nên phải cẩn thận. Nhất là khi mình còn yếu. Ðừng nên tưới tẩm bằng thi văn những hạt giống sầu đau của mình. Mỗi khi các sư chú, sư cô, các anh, các chị làm được một bài nhạc thanh thoát thì tôi mừng. Nếu trong nhạc có những nét đau buồn thì tôi không mừng lắm.
Mỗi khi các sư chú, sư cô, các anh, các chị làm được một bài nhạc thanh thoát thì tôi mừng. Nếu trong nhạc có những nét đau buồn thì tôi không mừng lắm. Khi làm ra những nét nhạc đó, chính mình sẽ hát, bạn mình sẽ hát và sẽ tưới lại những hạt giống đau buồn. Và đó là đi ngược lại được lối tu học của chúng ta. Rằng: ‘Hay thì thật là hay, ‘Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào. ‘Lựa chi những khúc tiêu hao, ‘Dột lòng mình cũng nao nao lòng người?’ Sau khi đi qua một trận bão của âm thanh rồi, anh chàng nói: ‘Em dàn thì hay thật đó, nhưng sao cay đắng, đau khổ quá chừng! Sao em lại chọn những bản nhạc buồn như vậy? Khi đàn em buồn mà người nghe cũng đứt ruột theo.’ Anh chàng cũng thẳng thắng lắm, chứ đâu phải chỉ biết khen mà thôi đâu. Ý anh chàng là: ‘Em nên sáng tác lành mạnh hơn. Nghe thêm một lần nữa chắc anh sẽ chết quá!’ Chúng ta thấy rõ, anh chàng có hạt giống của sự lành mạnh trong tâm. Khi trong lòng có sự lành mạnh mình sẽ không đau khổ nhiều như người có chủng tử khổ đau lớn. Vì có nhiều chủng tử của khổ đau, người kia sẽ đi qua mười lăm năm rất đau thương. Nếu mình đau khổ thì cũng là đau nỗi đau của người kia vì đời mình dính vào đời người kia. Truyện Kiều không pải là Kinh nhưng nhìn với con mắt quán chiếu thì bất cứ chuyện nào cũng thành Kinh hết. Ðây là lời đáp của Kiều: Rằng: ‘Quen mất nết đi rồi, ‘Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!’ Ðây là nói về tập khí mà Kiều không biết.
Hãy viết tiếp đoạn văn sau theo phong cách của Thích Nhất Hạnh
Mỗi khi các sư chú, sư cô, các anh, các chị làm được một bài nhạc thanh thoát thì tôi mừng. Nếu trong nhạc có những nét đau buồn thì tôi không mừng lắm. Khi làm ra những nét nhạc đó, chính mình sẽ hát, bạn mình sẽ hát và sẽ tưới lại những hạt giống đau buồn. Và đó là đi ngược lại được lối tu học của chúng ta. Rằng: ‘Hay thì thật là hay, ‘Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào. ‘Lựa chi những khúc tiêu hao, ‘Dột lòng mình cũng nao nao lòng người?’ Sau khi đi qua một trận bão của âm thanh rồi, anh chàng nói: ‘Em dàn thì hay thật đó, nhưng sao cay đắng, đau khổ quá chừng! Sao em lại chọn những bản nhạc buồn như vậy? Khi đàn em buồn mà người nghe cũng đứt ruột theo.’ Anh chàng cũng thẳng thắng lắm, chứ đâu phải chỉ biết khen mà thôi đâu. Ý anh chàng là: ‘Em nên sáng tác lành mạnh hơn. Nghe thêm một lần nữa chắc anh sẽ chết quá!’ Chúng ta thấy rõ, anh chàng có hạt giống của sự lành mạnh trong tâm. Khi trong lòng có sự lành mạnh mình sẽ không đau khổ nhiều như người có chủng tử khổ đau lớn. Vì có nhiều chủng tử của khổ đau, người kia sẽ đi qua mười lăm năm rất đau thương. Nếu mình đau khổ thì cũng là đau nỗi đau của người kia vì đời mình dính vào đời người kia. Truyện Kiều không pải là Kinh nhưng nhìn với con mắt quán chiếu thì bất cứ chuyện nào cũng thành Kinh hết. Ðây là lời đáp của Kiều: Rằng: ‘Quen mất nết đi rồi, ‘Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!’ Ðây là nói về tập khí mà Kiều không biết.
Ðây là lời đáp của Kiều: Rằng: ‘Quen mất nết đi rồi, ‘Tẻ vui thôi cũng tính trời biết sao!’ Ðây là nói về tập khí mà Kiều không biết. Quen mất nết đi rồi có nghĩa là lâu nay nàng chỉ chơi nhạc đó, sáng tác theo đường lối đó. Nói theo danh từ Duy Thức là tập khí (habit energy). Tập khi có thể được hình thành từ hồi thơ ấu hoặc được trao truyền từ những thế hệ trước. Ở đây chủng tử được truyền cho Kiều chứ không phải cho Vân hay Quan. Và Kiều tưởng lầm: ‘Trời sanh em ra như vậy thì em như vậy.’ Trời sanh là một cách cắt nghĩa khi chúng ta không hiểu nguyên lý chủng tử trong Duy Thức. ‘Tẻ vui âu cũng tính trời biết sao!’ Nói như vậy là không đúng. Nếu học Duy Thức thì ta biết rằng tất cả những tập khí tẻ hay vui đều là vấn đề chủng tử cả. Chủng tử bản hữu và chủng tân huân. Hai câu: ‘Rằng: ‘Quen mất nết đi rồi, Tẻ vui âu cũng trời biết sao!’ có thể được đem ra giảng theo Duy Thức Học thành một cuốn sách. ‘Lời vàng vâng lĩnh ý cao, ‘Họa dần dần bớt chút nào được không. Cô không tin tưởng lắm là mình có thể thay đổi được tính khí của mình: ‘ Anh nói như vậy thì em xin nghe lời anh. Em sẽ cố gắng, hy vọng sẽ bớt buồn chút xíu.’ Hứa như vậy thôi. Người có tu biết rất rõ cái gì cũng do chủng tử mà ra cả. Nếu biết cách tưới và không tưới các hạt giống thì có thể thay đổi được tập khí. Ở đây Kiều không biết điều đó vì chưa học sách Duy Thức Tam Thập Tụng. Hoa hương càng tỏ thức hồng, Ðầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu.
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
41
Edit dataset card