Search is not available for this dataset
text
stringlengths
12
19.6k
Không có chuyện Bùi Tiến Dũng sẽ giải nghệ sớm vì chấn thương
Đại diện CLB Hà Nội cho biết thủ môn Bùi Tiến Dũng vẫn đang được điều trị tích cực chấn thương ở cổ tay.
Đầu mùa giải vừa qua, Bùi Tiến Dũng chính thức khoác màu áo của CLB Hà Nội với bản hợp đồng kéo dài 1 mùa giải.
Thế nhưng tính đến nay, Bùi Tiến Dũng vẫn chưa được ra sân trận nào ở CLB này.
Dù trước đó, anh được HLV Park Hang Seo sử dụng ở cả 3 trận đấu của U23 Việt Nam trong khuôn khổ vòng loại U23 châu Á 2020.
Bùi Tiến Dũng gặp chấn thương ở cổ tay nhưng chuyện giải nghệ sớm là không chính xác
Mới đây, một vài thông tin cho rằng Bùi Tiến Dũng đang gặp phải chấn thương khá nghiêm trọng ở cổ tay và có thể giải nghệ sớm.
Về chấn thương của thủ thành người Thanh Hóa, HLV trưởng Chu Đình Nghiêm cho hay: 'Tiến Dũng gặp chấn thương dai dẳng ở khớp cổ tay.
Đây là chấn thương cần một khoảng thời gian nhất định mới có thể hồi phục, chưa kể thủ môn thường xuyên cản phá bóng nên cổ tay rất dễ bị ảnh hưởng.
Tôi đã động viên Dũng đừng quá nóng vội'.
Chủ tịch CLB Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hội cũng lên tiếng phủ nhận tin đồn Tiến Dũng sẽ giải nghệ, ông cho biết Tiến Dũng vừa cùng đồng đội tham dự AFC Cup, anh vẫn khỏe mạnh và luyện tập bình thường.
HLV Miguel Rodrigo: 'Thái Sơn Nam như một gia đình'
Bị đối thủ đến từ Qatar dẫn bàn trước nhưng Thái Sơn Nam vẫn thi đấu rất tự tin để giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 6-1, qua đó, kết thúc giải futsal châu Á 2017 với vị trí thứ ba chung cuộc.
Qua đó HLV Miguel Rodrigo đã rất tự hào khi nói về đội bóng của mình.
Quốc hội Anh ngăn Brexit không thỏa thuận
Theo Guardian, Quốc hội Anh đã thông qua một đạo luật nhằm tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận vào ngày 12-4 tới, theo đó cho phép các nghị sĩ có quyền xem xét, thậm chí thay đổi đề nghị của Thủ tướng Theresa May đối với Liên minh châu Âu (EU) về việc trì hoãn thời điểm Brexit (Anh rời EU).
Theo kế hoạch, Thủ tướng May sẽ đến Paris (Pháp) và Berlin (Đức) trong ngày 9-4 (giờ địa phương) để thuyết phục về đề nghị gia hạn thời điểm Brexit đến ngày 30-6, trước khi chính thức thảo luận với các lãnh đạo EU tại một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ngày 10-4.
Tuy nhiên, theo luật vừa thông qua, chính phủ sẽ phải trình kiến nghị lên quốc hội cũng vào ngày 9-4, trong đó nêu rõ thời điểm Brexit mà chính phủ đề nghị tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới.
Phản ứng trước hành động của quốc hội, Chính phủ Anh cho rằng, luật mới có thể hạn chế khả năng đàm phán với EU về Brexit.
Trong khi đó, các nghị sĩ ủng hộ Brexit cũng kịch liệt phản đối luật này.
Xử lý nghiêm những người hiểu rõ luật pháp vẫn cố tình phạm tội
Để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội, Quốc hội đã lựa chọn và quyết định lấy ngày 9-11-1946, ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta là Ngày Pháp luật Việt Nam.
Bên hành lang Quốc hội hôm nay (9-11), ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã chia sẻ với phóng viên ANTĐ những cảm nghĩ về ngày kỷ niệm lịch sử này.
PV- Nhân ngày Pháp luật Việt Nam (PLVN) năm 2015, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của ngày kỷ niệm này?
Ông Đinh Xuân Thảo: Ngày 9-11 hàng năm là ngày PLVN, để kỷ niệm ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (9-11-1946).
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là việc làm thường xuyên và cần có một ngày để nhắc nhở, kiểm điểm lại xem trong một năm đã làm được gì và năm tiếp theo cần làm gì… Theo tôi, ngày PLVN là ngày hết sức có ý nghĩa của những người làm công tác lập pháp và thực thi pháp luật của VN.
PV- Theo ông, công tác xây dựng pháp luật của chúng ta như thế nào?
Việc xây dựng pháp luật của VN hiện nay luôn gắn chặt với công tác triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội (QH) thông qua.
Cụ thể, cùng với việc tuyên truyền, phổ biến để người dân nắm vững và hiểu biết về Hiến pháp, pháp luật, các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật của VN cũng thường xuyên tổng rà soát các văn bản pháp luật hiện hành, xem văn bản nào trái với Hiến pháp thì dừng ngay và mảng nào chưa phù hợp thì phải xây dựng sao cho hoàn thiện và ban hành mới theo tiêu chí ưu tiên nhóm các Luật về Tổ chức và các Luật về Quyền con người, Quyền công dân, cho đến các vấn đề Kinh tế - Xã hội, Văn hóa, Giáo dục, Khoa học công nghệ và Môi trường, đến các nhóm Quốc phòng - An ninh và Đối ngoại.
Theo quan sát của tôi, công tác xây dựng pháp luật của VN được triển khai rất tích cực, cho đến nay nhóm thứ nhất về các Luật tổ chức đã hoàn thành, để phục vụ vận hành việc bầu cử QH và ĐBQH khóa XIV, cũng như Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ từ năm 2016 đến 2020.
Đặc biệt, về các quyền con người, quyền công dân, theo quy định xuyên suốt trong Hiến pháp 2013 và việc sửa đổi các Bộ luật tố tụng dân sự, hình sự và một loạt các luật khác, chính là đã triển khai mạnh mẽ theo tinh thần Hiến pháp mới.
PV- Ông đánh giá như thế nào về sức lan tỏa của công tác xây dựng pháp luật ở VN?
Trong dịp kỷ niệm ngày PLVN 2015, chúng ta tổng kết cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp ở phạm vi toàn quốc, trong đó có cả người VN ở trong nước và nước ngoài tham gia.
Qua công tác tổng kết cho thấy, những người tham gia cuộc thi đã thể hiện những tác phẩm của mình rất công phu, với tinh thần trách nhiệm cao và có tâm huyết với công tác xây dựng pháp luật của VN.
Việc làm này cũng thực sự để mọi người hiểu rõ về Hiến pháp, các văn bản cụ thể và những yêu cầu, đòi hỏi trong thực thi quyền của mình.
Theo tôi, tinh thần ngày PLVN đang được lan tỏa mạnh mẽ, có ý nghĩa thiết thực.
Ông Đinh Xuân Thảo chia sẻ với phóng viên ANTĐ bên hành lang Quốc hội trong ngày 9-11, về ngày Pháp luật Việt Nam
PV- Nhiều vụ chống người thi hành công vụ đã xảy ra, phải chăng có kẽ hở của pháp luật để tội phạm lợi dụng trong vấn đề này, thưa ông?
Quy định của PLVN về cơ bản bảo đảm chặt chẽ, nhưng vẫn còn có những mảng trống, tạo kẽ hở cho tội phạm lợi dụng.
Điều đó đòi hỏi các cơ quan xây dựng pháp luật cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện luật.
Trong lĩnh vực bảo vệ người thi hành công vụ, luật quy định cũng chưa chặt chẽ và cơ chế tổ chức bảo đảm lợi ích cho người thi hành công vụ cũng chưa chặt chẽ.
Do vậy, cần quy định chặt chẽ hơn và phải có một cơ chế, thiết chế bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của luật.
PV- Từ góc độ của một nhà nghiên cứu, theo ông cần hoàn thiện luật pháp như thế nào để tránh tình trạng những người am hiểu pháp luật, nhưng lợi dụng kẽ hở của luật pháp để phạm tội?
Cần nghiên cứu, xây dựng đồng nhất giữa các luật và thống nhất giữa các lĩnh lực để có hiệu lực hợp pháp từ hành chính, dân sự, hình sự... sao cho phù hợp với nhau, thì mới hoàn thiện được luật.
Theo tôi, vấn đề quan trọng nhất là những người am hiểu pháp luật, nhưng vẫn cố tình lách luật để phạm tội thì phải xử lý nghiêm khắc trước pháp luật.
Hội Cựu chiến binh huyện Châu Đức: Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở
Từ ngày 24 đến 26/7, 135 cựu chiến binh (CCB) là các chủ tịch, phó chủ tịch, chi hội trưởng chi hội CCB các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Đức tham gia lớp bồi dưỡng Lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác Hội năm 2019.
Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên được học tập, quán triệt 5 nội dung chuyên đề chính: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Hệ thống chính trị ở Việt Nam; Vị trí, vai trò, mục đích, chức năng và nhiệm vụ Hội CCB Việt Nam; Xây dựng tổ chức hội CCB cơ sở trong sạch vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; Một số công tác nghiệp vụ của Hội CCB cơ sở; thông tin thời sự về công tác phòng chống ma túy trên địa bàn tỉnh và huyện trong thời gian gần đây.
Tập thể dục dưới hầm Ngã Tư Sở
Được xây dựng từ năm 2007 với số tiền lên đến 1.400 tỉ đồng, hầm đường bộ Ngã Tư Sở dành cho người đi bộ sang đường sau khi nút giao thông này được phân luồng và xây cầu vượt để giảm ùn tắc giao thông.
Do có chiều dài lên đến hơn 500 mét, có đèn chiếu sáng và khá sạch sẽ nên địa chỉ này đã trở thành một “sân vận động” ngầm dưới lòng đất.
Vào buổi sáng, từ khoảng 5 - 7 giờ, buổi chiều từ 17 - 20 giờ, hàng trăm người dân trong khu vực lại xuống hầm để chạy, đi bộ hoặc thực hiện các bài tập vận động khác.
Đôi khi, có vài nhóm thanh thiếu niên xuống hầm để tập nhảy múa tại các chiếu nghỉ trên lối lên xuống.
Tập thể dục dưới hầm đường bộ Ngã Tư Sở rất tốt.
Những “vận động viên” này cho biết, nhờ họ mà một số người không dám xuống hầm phóng uế; người nghiện hút, các đối tượng xấu cũng không dám xuống tiêm chích hoặc cướp giật.
Ít nhất, việc tập thể dục cũng làm cho công trình này đỡ lãng phí bởi chỉ có rất ít người đi bộ xuống hầm vì ngại xa và sợ lạc.
Đi bộ và vận động toàn thân là hai “bài tập” phổ biến ở “sân vận động Ngã Tư Sở”
Trời lạnh nhưng dưới hầm rất ấm nên hai thanh niên này không mặc áo
Hai cô gái Mai Thu Trang, sinh viên Trường đại học Phương Đông và Nguyễn Thị Dung, nhân viên ngân hàng SEA Bank đã tập đi bộ ở đây nửa năm nay
Lan can lên xuống được dùng để bám, vịn khi tập các động tác uốn dẻo, dãn xương, khớp
Dưới hầm vẫn có sóng điện thoại nên có thể "buôn dưa lê"
Sinh viên Học viện Ngân hàng Chu Thanh Nguyệt ngồi nghe nhạc sau một bài tập nặng
Càng thoái vốn, doanh nghiệp nhà nước càng phình to
Từ năm 2016 đến nay, quy mô doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ngày càng lớn trong khi tái cấu trúc quản trị chưa tốt, kỷ luật tài chính, kỷ luật ngân sách chưa có dấu hiệu cải thiện
Tại Hà Nội ngày 28-6, Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Trong bối cảnh từ năm 2018, không biết trông chờ vào yếu tố nào để tăng trưởng khi khả năng khai thác thêm dầu để bán hoặc xuất khẩu khoáng sản đã cạn kiệt thì việc đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN được xem như một chỗ dựa cho nền kinh tế.
Bởi theo tính toán, chỉ tăng 1% hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước thì GDP có khả năng tăng 8%.
Từ năm 2011 đến nay, gần 600 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa Ảnh: TẤN THẠNH
Ông Nguyễn Đức Trung, Trưởng Ban Vĩ mô CIEM, cho biết từ nay đến năm 2020, cả nước sẽ sắp xếp 240 DNNN, trong đó cổ phần hóa (CPH) 137 DN.
Dự kiến, số cổ phần nhà nước bán ra đạt tối thiểu trên 296.362 tỉ đồng.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá đây là nguồn lực rất lớn nhưng chưa chắc trở nên hiệu quả nếu không có sự thay đổi trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các DN.
Hơn 10 năm CPH, số vốn giảm của các DNNN không bằng số vốn đầu tư thêm trong khi hiệu quả làm ăn của DNNN lại giảm so với giai đoạn trước.
"Tôi giật mình vì vốn nhà nước rút khỏi DNNN lại được đầu tư trở lại cho DNNN, không đưa vào thị trường để lực lượng khác sử dụng.
Sau một thời gian tái cơ cấu, CPH vài trăm DN nhưng chỉ bán vốn được 8%, còn lại nhà nước vẫn nắm trên 90% thì không giải đáp được bài toán sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước.
Như thế là thu hồi vốn ở DN này chuyển sang DN khác, đánh bùn sang ao, không thay đổi được gì" - bà Lan nhận xét.
Trong một nghiên cứu công bố tại hội thảo, CIEM đã chỉ rõ kết quả CPH giai đoạn 2011-2015 đạt 93% kế hoạch về số lượng nhưng chất lượng thấp.
Từ năm 2016 đến nay, quy mô DNNN CPH ngày càng lớn trong khi tái cấu trúc quản trị chưa tốt, kỷ luật tài chính, kỷ luật ngân sách chưa có dấu hiệu cải thiện.
Cần quyết tâm và có người chịu trách nhiệm
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, phân tích sở dĩ có nghịch lý khu vực DNNN sau CPH càng phình to chứ không nhỏ là do không bán vốn nhà nước tại DN mà phát hành thêm cổ phần để huy động vốn bên ngoài.
Như vậy là không đúng mục tiêu rút vốn nhà nước khỏi các lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ, tập trung nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng và các vấn đề xã hội về y tế, môi trường như chức năng của nhà nước.
"Nếu không có đầu tư thêm của nhà nước thì không tăng trưởng nhưng đầu tư thêm thì xã hội lo ngại thất thoát, lãng phí.
Không biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, thiết lập quản trị, nâng cao hiệu quả quản lý rồi mới thực hiện đầu tư hay làm ngược lại.
Xã hội đang có tâm lý quản lý kém thì thà chưa đầu tư còn hơn.
Vấn đề này khó nhưng có thể làm được ngay nếu thực sự quyết tâm và có người nhận trách nhiệm.
Chỉ cần xử lý được vài vụ việc, niềm tin trong xã hội sẽ trở lại, tạo được hứng khởi trong dân vì họ rất kỳ vọng vào một sự thay đổi" - ông Cung nhấn mạnh.
Theo ông Cung, phải nhìn nhận vấn đề tái cơ cấu DNNN sẽ "sát phạt" hơn thay vì không làm gì cũng không sao như hiện nay.
Dư địa để tạo nguồn lực cho tăng trưởng từ khu vực này rất lớn và không khó làm.
Hiện nay, số cổ phiếu của DNNN giao dịch trên thị trường chứng khoán chiếm khoảng 9% GDP, chỉ cần đẩy mức giao dịch lên 15%, bắt buộc các DN đã CPH phải lên sàn sau 12 tháng như quy định và bán hết vốn tại các DN này (trừ lĩnh vực ngân hàng) thì mỗi năm có khoảng 11-12 tỉ USD.
Giải pháp này vừa không mất thời gian định giá DN, không lo bán tài sản nhà nước dưới giá thành... như những vướng mắc cố hữu của quá trình CPH DNNN và có thể thu được hiệu quả ngay.
Thực hiện giải pháp này là có đủ nguồn lực giải quyết các vấn đề lớn của đất nước như xây sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc và quan trọng là có thể có tăng trưởng GDP 8%-9%.
Nếu không có sự quyết tâm trong tái cơ cấu DNNN thì tăng trưởng 6%-7% cũng là rất khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam.
Năm tháng đầu năm 2017, cả nước CPH được 3 DNNN và 2 đơn vị sự nghiệp; công bố giá trị 38 DN nhưng chưa phê duyệt phương án CPH và đang xác định giá trị 107 DN.
Tính chung từ năm 2011 đến nay, gần 600 DNNN được CPH, quá trình tái cơ cấu thực hiện được nhiều việc nhưng chưa đạt mục tiêu, thể hiện ở vốn thu hồi thấp; tái cấu trúc quản trị chậm; cơ cấu lại sản phẩm, dịch vụ chưa rõ nét, đặc biệt là hiệu quả sản xuất kinh doanh thậm chí giảm so với các giai đoạn trước đây.
Năm 2015 có 20% tập đoàn, tổng công ty thua lỗ, lỗ lũy kế, nhiều rủi ro, không tự chủ được về tài chính.
Đóng góp thu ngân sách của khu vực DNNN giảm còn khoảng 28%.
Sinh viên đam mê nghề viết
Nhiều sinh viên đam mê nghề báo và thường xuyên học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức về báo chí.
Tuy nhiên, các bạn cũng đối mặt với nhiều thách thức…
Kỹ năng viết của Trúc Vy (bìa trái) đã tiến bộ từ khi là thành viên Ban Tuyên giáo Đoàn trường Đại học Cần Thơ.
Mê viết từ thời THPT nên Trần Hoàng Đang Thư, sinh viên năm 2, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) tham gia và đoạt giải nhiều cuộc thi viết do trường và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang tổ chức.

No dataset card yet

New: Create and edit this dataset card directly on the website!

Contribute a Dataset Card
Downloads last month
69
Add dataset card