question
stringlengths
12
637
terms
stringlengths
14
111
answer
stringlengths
31
1.57k
Xếp hàng hóa trên xe máy vượt quá giới hạn cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điểm k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nếu bạn xếp hàng hóa trên xe máy vượt quá giới hạn cho phép thì bạn có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đổi giấy phép lái xe ở nơi khác với nơi cấp bằng có được không?
Theo khoản 8 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT
Bạn hoàn toàn có thể được phép đổi bằng lái xe ở tỉnh khác nơi cấp bằng trước đây.
Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền bị phạt bao nhiêu?
Theo Khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nếu điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước thì có thể bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Độ còi xe máy lên còi xe ô tô bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người điều khiển chiếc xe máy đã độ còi lên còi ô tô sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu bên phải thì có bị phạt không?
Theo khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Xe máy chỉ có gương chiếu hậu phía bên phải thì bạn sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Điều khiển xe vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông có bị truy cứu hình sự hay không?
Theo Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Người có hành vi vượt đèn đỏ và gây tai nạn giao thông thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tùy theo mức độ vi phạm.
Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trái với biển báo thì đi như thế nào?
Theo Điều 8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT
Trong trường hợp hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trái với biển báo thì bạn vẫn thực hiện theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
Người điều khiển xe đạp chở quá số người bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Trường hợp người điều khiển xe đạp chở quá số người theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chở người đi cấp cứu sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Xe máy đi xe trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Hành vi đi xe máy trên vỉa hè nếu như không phải là điều khiển xe vào nhà thì sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Trạm thu phí có hoạt động sau 12h đêm không?
Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 45/2021/TT-BGTVT
Trạm thu phí hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong năm, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.
Dân quân tự vệ có được quyền điều khiển giao thông không?
Theo khoản 25 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Nếu bạn tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ thì bạn được hỗ trợ, phối hợp với lực lượng công an và các lực lượng khác làm nhiệm vụ hướng dẫn, điều tiết giao thông khi có yêu cầu.
Có giấy hẹn lấy cavet xe máy thì có được tham gia giao thông không?
Theo Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008
Giấy hẹn lấy cavet xe không có giá trị ngang với cavet xe nên bạn không thể mang giấy hẹn đấy để tham gia giao thông.
Đi xe đạp lạng lách, đánh võng bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người điều khiển xe đạp khi tham gia giao thông có hành vi lạng lách, đánh võng thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Tài xế lái xe 16 chỗ chở quá số người quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Tài xế lái xe 16 chỗ chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km mà chở quá từ 4 người trở lên thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Nón bảo hộ lao động có thể thay nón bảo hiểm không?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người điều khiển, người ngồi trên môtô, xe gắn máy lưu thông trên các tuyến đường có biển báo bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Điều khiển xe gắn máy xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Khi bạn chở hàng hóa quá chiều cao quy định thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.
Xe đạp chạy ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người điều khiển xe đạp đi ngược chiều sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định có phải dán phù hiệu không?
Theo Điều 20 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT
Xe khách vận tải theo tuyến cố định phải có phù hiệu xe được dán vị trí theo quy định pháp luật trên.
Xe tang có được quyền ưu tiên vượt đi trước xe khác hay không?
Theo khoản 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe tang khi tham gia giao thông thì chỉ được ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự và vẫn phải tuân thủ tín hiệu đèn đỏ, không được phép đi vào đường ngược chiều.
Xe ô tô không nhường đường cho xe ưu tiên bị phạt bao nhiêu?
Theo Khoản 11 Điều 5 Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP
Phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và nếu có xảy ra tai nạn thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại sẽ bị xử phạt thế nào?
Theo Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Hành vi điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông không dừng lại sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng.
Xe đưa tang có bị hạn chế tốc độ khi đi đưa tang hay không?
Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008
Khi đi đưa tang, xe đưa tang phải chấp hành đúng tốc độ quy định.
Xe khách có được lùi xe trên đường cao tốc hay không?
Theo Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008
Căn cứ theo quy định hiện hành thì xe khách không được lùi xe trên đường cao tốc.
Xin vượt xe phía trước có được bấm còi hay không?
Theo Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008
Trong trường hợp xin vượt xe phía trước thì sẽ được phép bấm còi.
Chở tống ba sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Hành vi chở tống ba sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và nếu gây tại nạn giao thông sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Rải vật sắc nhọn trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 10 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người nào thực hiện hành vi này có thể bị có thể bị xử phạt với hình thức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Dẫn trâu, bò đi trên lòng đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nếu để trâu, bò đi trên lòng đường, phần đường của xe cơ giới sẽ bị phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe?
Theo khoản 4 Điều 12 Thông tư 05/2023/TT-BGTVT
Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải.
Số lượng người được phép chở thêm đối với xe ô tô 10 đến 15 chổ là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Xe từ 10 chỗ đến 15 chỗ được phép chở quá 02 người, từ người thứ 03 sẽ bị phạt.
Số lượng người được phép chở thêm đối với trên 30 chỗ là bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Xe trên 30 chỗ được phép chở quá 04 người, từ người thứ 05 sẽ bị phạt.
Cho tôi hỏi Xe biển xanh là xe gì?
Theo Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BGTVT
Xe biển xanh là thuật ngữ thường dùng trong đời sống chỉ những xe biển số có nền màu xanh, chữ, số trên biển có màu trắng thường dùng trong các cơ quan Nhà nước.
Biển số đỏ được dùng cho xe gì?
Theo Thông tư 169/2021/TT-BQP
Các mẫu biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc Bộ Quốc Phòng thì xe biển số đỏ còn được gọi là biển số xe quân sự.
Xe ô tô được phép tham gia giao thông phải bảo đảm điều gì?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Xe ô tô không có hệ thống hãm lực có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có đủ hệ thống hãm có hiệu lực mới được phép tham gia giao thông.
Xe ô tô không có hệ thống chuyển hướng có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có đủ hệ thống chuyển hướng có hiệu lực mới được phép tham gia giao thông.
Xe ô tô không có tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe mới được phép tham gia giao thông.
Xe ô tô không có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu có hiệu lực mới được phép tham gia giao thông.
Xe ô tô không có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe mới được phép tham gia giao thông.
Xe ô tô không có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển mới được phép tham gia giao thông.
Xe ô tô không có kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn mới được phép tham gia giao thông.
Xe ô tô không có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật mới được phép tham gia giao thông.
Xe ô tô không có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường mới được phép tham gia giao thông.
Xe ô tô không có các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô có các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định mới được phép tham gia giao thông.
Xe mô tô hai bánh được phép tham gia giao thông phải bảo đảm điều gì?
Theo khoảng 2 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe mô tô hai bánh đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Xe mô tô ba bánh được phép tham gia giao thông phải bảo đảm điều gì?
Theo khoảng 2 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe mô tô ba bánh đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Xe gắn máy được phép tham gia giao thông phải bảo đảm điều gì?
Theo khoảng 2 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Xe cơ giới muốn tham gia giao thông có cần phải đăng ký và gắn biển số không?
Theo khoảng 3 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Niên hạn sử dụng của xe cơ giới do ai quy định?
Theo khoảng 4 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008
Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.
Việc sản xuất xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?
Theo khoảng 1 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc sản xuất xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc lắp ráp xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?
Theo khoảng 1 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc lắp ráp xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc cải tạo xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?
Theo khoảng 1 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc cải tạo xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc sửa chữa xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?
Theo khoảng 1 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc sửa chữa cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc bảo dưỡng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?
Theo khoảng 1 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc bảo dưỡng cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?
Theo khoảng 1 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Chủ phương tiện xe cơ giới có được phép tự thay đổi kết cấu, hệ thống xe không?
Theo khoảng 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008
Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được làm gì?
Theo khoảng 3 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Ai là người chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông?
Theo khoảng 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008
Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
Xe thô sơ phải đảm bảo điều gì khi tham gia giao thông?
Theo khoảng 1 Điều 56 Luật giao thông đường bộ 2008
Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
Ai là người quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương?
Theo khoảng 2 Điều 56 Luật giao thông đường bộ 2008
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.
Xe máy không có hệ thống hãm có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe máy có đủ hệ thống hãm lực có hiệu lực mới được phép tham gia giao thông.
Xe máy không có hệ thống chuyển hướng có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe máy có đủ hệ thống chuyển hướng có hiệu lực mới được phép tham gia giao thông.
Xe máy không có đèn chiếu sáng có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe máy có đèn chiếu sáng mới được phép tham gia giao thông.
Xe máy không có các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe máy có các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển mới được phép tham gia giao thông.
Xe máy không bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường có được phép tham gia giao thông không?
Theo khoảng 1 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe máy phải bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường mới được phép tham gia giao thông.
Xe máy muốn tham gia giao thông có cần phải có biển số không?
Theo khoảng 2 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe máy muốn tham gia giao thông cần đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Việc sản xuất xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định gì?
Theo khoảng 4 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc sản xuất xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc lắp ráp xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định gì?
Theo khoảng 4 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc lắp ráp xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc cải tạo xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định gì?
Theo khoảng 4 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc cải tạo xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc sửa chữa xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định gì?
Theo khoảng 4 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc sửa chữa xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Việc nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định gì?
Theo khoảng 4 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Việc nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Ai là người chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông?
Theo khoảng 5 Điều 57 Luật giao thông đường bộ 2008
Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
Phạm vi điều chỉnh của luật giao thông đường bộ năm 2008 bao gồm những gì?
Theo Điều 1 Luật giao thông đường bộ 2008
Luật này quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Đối tượng áp dụng của luật giao thông đường bộ năm 2008 bao gồm những ai?
Theo Điều 2 Luật giao thông đường bộ 2008
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đường bộ gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Công trình đường bộ gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm những gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
Đất của đường bộ là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
Hành lang an toàn đường bộ là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Phần đường xe chạy là gì?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại.
Làn đường là gì?
Theo khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
Khổ giới hạn của đường bộ là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
Đường phố là gì?
Theo khoản 9 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
Dải phân cách là gì?
Theo khoản 10 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
Nơi đường giao nhau cùng mức là gì?
Theo khoản 11 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Nơi đường giao nhau cùng mức là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.
Đường cao tốc là gì?
Theo khoản 12 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.
Đường chính là gì?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Đường chính là đường bảo đảm giao thông chủ yếu trong khu vực.
Đường nhánh là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Đường nhánh là đường nối vào đường chính.
Đường ưu tiên là gì?
Theo khoản 15 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
Đường gom là gì?
Theo khoản 16 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Đường gom là đường để gom hệ thống đường giao thông nội bộ của các khu đô thị, công nghiệp, kinh tế, dân cư, thương mại - dịch vụ và các đường khác vào đường chính hoặc vào đường nhánh trước khi đấu nối vào đường chính.
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những gì?
Theo khoản 17 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm những gì?
Theo khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy và các loại xe tương tự.
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm những gì?
Theo khoản 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ gồm xe đạp, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Xe máy chuyên dùng gồm những gì?
Theo khoản 20 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm những gì?
Theo khoản 21 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Người tham gia giao thông gồm những gì?
Theo khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Người điều khiển phương tiện gồm những gì?
Theo khoản 23 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Người lái xe là ai?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.
Người điều khiển giao thông là ai?
Theo khoản 25 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.
Hành khách là ai?
Theo khoản 26 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.
Hành lý là gì?
Theo khoản 27 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008
Hành lý là vật phẩm mà hành khách mang theo trên cùng phương tiện hoặc gửi theo phương tiện khác.