question
stringlengths
12
637
terms
stringlengths
14
111
answer
stringlengths
31
1.57k
Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải làm gì?
Theo khoảng 3 Điều 14 Luật giao thông đường bộ 2008
Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu gây tai nạn giao thông chết người là như thế nào?
Theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015
Nếu gây tai nạn giao thông chết người thì người gây tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Người điều kiển xe ô tô gây ra vụ tai nạn giao thông nhưng không tham gia cấp cứu người bị nạn thì xử phạt hành chính như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người điều kiển xe ô tô có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông nhưng không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Tốc độ tối đa trên đường cao tốc là bao nhiêu?
Theo Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT
Tùy vào từng tuyến cao tốc cụ thể mà sẽ có tốc độ tối đa cho phép trên mỗi tuyến đường khác nhau nhưng không được vượt quá 120 km/h.
Xe ô tô quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Chạy xe ô tô quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xe ô tô quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Chạy xe ô tô quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Xe ô tô quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Chạy xe ô tô quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Xe ô tô quá tốc độ quy định trên 35 km/h trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Chạy xe ô tô quá tốc độ quy định trên 35 km/h thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Những loại xe nào không được đi vào đường cao tốc?
Theo khoản 4 Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008
Những loại xe không được đi lên đường cao tốc bao gồm: xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo.
Trường hợp nào người điều khiển xe máy được chở 02 người?
Theo khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008
Có 03 trường hợp xe máy được chở 02 người là: chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi điều khiển xe máy tham gia giao thông phải mang theo những giấy tờ nào?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008
Người điều khiển xe máy tham gia giao thông phải mang theo những giấy tờ sau: giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Tôi có mua vé xe khách về quê nhưng có việc không đi được thì nếu hủy vé có thể được hoàn tiền vé không?
Theo khoản 1 Điều 71 Luật Giao thông đường bộ 2008
Khách hàng hủy vé xe khách vào đúng ngày khởi hành thì vẫn được trả lại tiền vé với điều kiện là thời điểm khách hàng từ chối chuyến đi phải trước khi xe khách khởi hành.
Có được phép nhập khẩu xe ô tô không vì mục đích thương mại không?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 143/2015/TT-BTC
Pháp luật cho phép nhập khẩu xe ô tô không nhằm mục đích thương mại khi xe ô tô đáp ứng được các điều kiện nhập khẩu đối với xe ô tô đã qua sử dụng hoặc xe ô tô chưa qua sử dụng.
Lắp đèn nháy hậu có bị xử lý vi phạm không?
Theo khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008
Việc thay đèn nháy hậu trên xe ô tô hay xe máy đều là hành vi vi phạm về chất lượng an toàn kỹ thuật sẽ bị xử lý vi phạm về lỗi trên.
Mình lắp thêm đèn nháy hậu cho xe máy thì có bị phạt không?
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nếu xe máy, xe mô tô và kể cả các loại xe tương tự xe gắn máy khi lắp đèn nháy hậu nhưng không có chức năng tương đồng với đèn báo hãm thì sẽ không đúng tiêu chuẩn, và bị phạt tiền đến từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe trên đường phố tại vị trí nào?
Theo khoảng 2 Điều 19 Luật giao thông đường bộ 2008
Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Mình lắp thêm đèn nháy hậu cho ô tô thì có bị phạt không?
Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Lắp đèn nháy cho xe ô tô không đúng tiêu chuẩn thiết kế sẽ bị phạt tối đa 400.000 đồng. Ngoài ra, người lái xe buộc phải tháo bỏ đèn nháy hậu được lắp thêm là thiệt bị không đúng quy định, khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.
Cho hỏi cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát giao thông có được mặc thường phục?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA
Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát giao thông phải sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an.
Xe máy có gương chiếu hậu bên trái bị mất phần kính thì phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Xe máy có gương chiếu hậu bên trái bị mất phần kính thì phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có được thực hiện xử phạt vi phạm hành chính với hành vi điều khiển xe máy có gương chiếu hậu bên trái bị mất phần kính không?
Theo khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được phép thực xử phạt vi phạm hành chính với hành vi điều khiển xe máy có gương chiếu hậu bên trái bị mất phần kính.
Điều khiển xe máy có gương chiếu hậu bên trái bị mất phần kính có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?
Theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người điều khiển xe máy có gương chiếu hậu bên trái bị mất phần kính sẽ không bị tịch thu giấy phép lái xe.
Đi xe đạp mà có nồng độ cồn thì có bị phạt không?
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn có thể bị phạt tiền từ 80.000 đến 600.000 tùy theo nồng độ cồn.
Người lái xe ô tô sử dụng ma túy để tỉnh táo lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 10 và điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người điều khiển xe ô tô có hành vi sử dụng dụng ma túy để tỉnh táo khi lái xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Người lái xe gắn máy sử dụng ma túy để tỉnh táo lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người có hành vi lái xe máy có sử dụng ma túy để tỉnh táo có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Sử dụng ma túy khi đang lái xe mà gây tai nạn thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Theo khoản 72 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Người có hành vi sử dụng ma túy để tỉnh táo lái xe nếu gây tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với hình phạt phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Cho tôi hỏi, có quy định về trọng lượng và kích thước tối đa đối với hành lý khi đi xe buýt không?
Theo khoản 1 Điều 37 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT
Hành khách đi xe buýt được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10kg và kích thước không quá 30x40x60 cm.
Tôi có thể mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu kết quả với cảnh sát giao thông có được không?
Theo Điều 17 Nghị định 135/2021/NĐ-CP
Người điều khiển phương tiện vẫn có thể tự mua máy đo nồng độ cồn để đối chiếu với kết quả của cảnh sát giao thông nhưng lưu ý là dữ liệu người dân cung cấp phải đáp ứng được các yêu cầu của luật quy định.
Từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông người điều khiển ô tô bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người điều khiển ô tô nếu như từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Làm sao để nhận biết xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp?
Theo khoảng 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Các xe khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định.
Từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông người điều khiển xe máy có bị xử phạt không?
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nếu như người điều khiển xe máy từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của cảnh sát giao thông thì có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Những người đi trên đường bật xi nhan rẽ trái nhưng lại rẽ phải thì có bị xử phạt không?
Theo Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008
Việc xi nhan trái nhưng rẽ phải hay ngược lại không có tác dụng báo hiệu hướng rẽ cho những phương tiện đi sau nên vẫn có thể bị xử phạt như đối với trường hợp chuyển hướng mà không có tín hiệu báo trước.
Bật xi nhan trái nhưng rẽ phải người điều khiển xe máy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Hành vi bật xi nhan trái nhưng rẽ phải người điều khiển xe máy có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Người điều khiển xe ô tô bật xi nhan trái nhưng rẽ phải bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người điều khiển ô tô bật xi nhan trái nhưng lại rẽ phải thì có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Mức phạt tiền với người điều khiển xe mô tô đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định là bao nhiêu?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Mức phạt tiền với người điều khiển xe mô tô đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Người có hành vi điều khiển xe mô tô đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
Theo khoản 35 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người có hành vi điều khiển xe mô tô đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định ngoại bị xử phạt vi phạm hành chính không thuộc trường hợp có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái.
Trưởng Công an cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện người điều khiển xe mô tô đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định không?
Theo khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Trưởng Công an cấp xã khi phát hiện người điều khiển xe mô tô đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định có quyền xử phạt vi phạm hành chính với hành vi này.
Điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy bị xử phạt hành chính như thế nào?
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người có hành vi điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Người điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào nếu gây chết người?
Theo khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Người điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy nếu gây chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và bị áp dụng hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với người điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy gây chết người là bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với người điều khiển xe trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy gây chết người là 15 năm.
Điều khiển xe máy uống mấy lon bia thì bị phạt hành chính về nồng độ cồn?
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Việc xử phạt hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn không phụ thuộc vào số lượng lon bia người vi phạm đã uống mà phụ thuộc vào nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở.
Người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người điều khiển xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Người điều khiển xe máy có nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?
Theo khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Người điều khiển xe máy nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Gây tai nạn giao thông khi uống say bị phạt tù từ bao nhiêu năm?
Theo khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Người gây tai nạn giao thông vì uống say vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe có phải là chống người thi hành công vụ hay không?
Theo Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP
Hành vi bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông được xem là hành vi chống người thi hành công vụ.
Người điều khiển xe máy bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người điều khiển xe máy bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chống người thi hành công vụ?
Theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015
Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chống người thi hành công vụ nếu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Cảnh sát giao thông mặc thường phục thì có quyền xử phạt người dân không?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA
Chỉ có những lực lượng tuần tra nào có sử dụng trang phục cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát thì mới được xử phạt người dân.
Cảnh sát giao thông có quyền khám xét người và xe của người dân không?
Theo Điều 18 Thông tư 65/2020/TT-BCA
Cảnh sát giao thông chỉ có quyền khám xét người và xe của người dân khi có căn cứ cho rằng trong người của người dân, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính.
Em năm nay 16 tuổi thì cho em hỏi em đã đủ tuổi thi bằng lái xe máy chưa ạ?
Theo khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008
Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên mới được thi bằng lái xe máy hạng A1 trở lên.
Lái xe máy khi chưa đủ tuổi bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Lái xe máy khi chưa đủ tuổi có thể bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Tài xế xe khách gây tai nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nào?
Theo khoản 72 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Nếu tài xế xe khách lái xe gây chết người và bị phát hiện dương tính với ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền đối với tài xế xe khách gây tại nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy?
Theo khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Tài xế xe khách gây tại nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Có bị tạm giữ phương tiện khi điều khiển xe mà dương tính với ma túy không?
Theo khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Nhằm ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng có được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng không?
Theo khoản 7 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CPP
Xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng, trừ hoạt động cấp cứu người, phục vụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng.
Nếu bịt mắt điều khiển xe máy và gây tai nạn giao thông thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo khoản 9 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Trường hợp người bịt mắt điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có bị hạn chế tốc độ hay không?
Theo khoảng 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp không bị hạn chế tốc độ di chuyển.
Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường có bị hạn chế tốc độ hay không?
Theo khoảng 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường không bị hạn chế tốc độ di chuyển.
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu có bị hạn chế tốc độ hay không?
Theo khoảng 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu không bị hạn chế tốc độ di chuyển.
Điều khiển xe gắn máy không đội nón bảo hiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Hành vi không đội nón bảo hiểm khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Bị xử phạt về hành vi không đội nón bảo hiểm thì có được nộp phạt tại chỗ không?
Theo khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Hành vi không đội nón bảo hiểm có mức xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nên sẽ không thể nộp phạt tại chỗ.
Gây tai nạn giao thông làm chết 3 người thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Theo khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Người gây tai nạn giao thông làm chết 3 người có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Người gây tai nạn giao thông phải có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn giao thông?
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008
Khi xảy ra tai nạn giao thông người gây ra tai nạn giao thông có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Gây tai nạn giao thông mà bỏ trốn khỏi hiện trường thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008
Nếu sau khi gây tai nạn giao thông mà tài xế rời khỏi hiện trường không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền ngay sau đó thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng.
Gây tai nạn giao thông mà bỏ trốn khỏi hiện trường thì có bị xử lý hình sự không?
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008
Nếu sau khi gây tai nạn giao thông mà tài xế rời khỏi hiện trường không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền ngay sau đó thì nếu đủ yếu tố câu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù lên đến 10 năm.
Những người có mặt khi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm gì không?
Theo khoản 2 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008
Không chỉ những người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn thì có mới trách nhiệm khi xảy ra tai nạn mà kể cả những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn thì cũng phải có những trách nhiệm như trên.
Quá hạn đăng kiểm xe ô tô 01 ngày có bị phạt hay không?
Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Trường hợp chậm đăng kiểm xe ô tô 01 ngày thì người điều khiển xe ô tô cũng bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Đăng kiểm xe ô tô ở đâu?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT
Xe ô tô có thể đăng kiểm tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước.
Phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa bao nhiêu ngày?
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 57/2015/NĐ-CP
Phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày.
Xin chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam ở cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 57/2015/NĐ-CP
Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam là Bộ Giao thông vận tải.
Cơ quan nào nhận báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT
Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải là cơ quan nhận báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải?
Theo khoản 10 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP
Cơ quan có thẩm quyền cấp phù hiệu xe kinh doanh vận tải là Sở Giao thông vân tải.
Sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1 gồm những nội dung gì?
Theo khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT
Nội dung thi sát hạch lái xe đối với bằng lái xe hạng A1 gồm hai nội dung là sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành.
Sát hạch lý thuyết để cấp giấy phép lái xe hạng A1 gồm những nội dung gì?
Theo khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT
Nội dung thi sát hạch lý thuyết đối với bằng lái xe hạng A1 gồm gồm các câu hỏi liên quan đến quy định của pháp luật giao thông đường bộ, kỹ thuật lái xe.
Sát hạch thực hành để cấp giấy phép lái xe hạng A1 gồm những nội dung gì?
Theo khoản 13 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT
Nội dung thi sát hạch lý thuyết đối với bằng lái xe hạng A1 gồm gồm đi theo hình số 8, qua vạch đường thẳng, qua đường có vạch cản, qua đường gồ ghề.
Thành phần của Hội đồng sát hạch lái xe gồm những ai?
Theo khoản 14 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT
Thành phần của Hội đồng sát hạch lái xe gồm Chủ tịch hội đồng và các ủy viên.
Xe ô tô kinh doanh vận tải được cấp lại phù hiệu xe trong những trường hợp nào?
Theo khoản 8 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP
Phù hiệu của xe ô tô kinh doanh vận tải được cấp lại khi phù hiệu hết hạn, bị mất hoặc bị hư hỏng, khi thay đổi chủ sở hữu phương tiện hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh vận tải hoặc bị thu hồi.
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?
Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP
Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định có phải xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?
Theo Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới có thể đăng ký khai thác tuyến.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định có phải xin Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?
Theo Điều 4 Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới có thể đăng ký khai thác tuyến.
Xin hỏi có thể nộp hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại cơ quan nào?
Theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có thể nộp hồ sơ tới Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là bao lâu?
Theo Khoản 1 Điều 19 Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định. Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải phải thông báo cho đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia vào dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Việc điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia vào dịp Tết Nguyên đán có thể bị phạt từ 80.000 đồng đến 600.000 đồng tùy vào nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở.
Điều khiển xe đạp sau khi uống rượu bia vào dịp Tết Nguyên đán có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
trong trường hợp người điều khiển xe đạp đang trong tình trạng trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Điều khiển xe đạp được chở tối đa bao nhiêu người?
Theo Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008
Người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa 02 người. trong đó có một trẻ em dưới 07 tuổi.
Chi phí đăng kiểm đối với xe ô tô 04 chỗ là bao nhiêu?
Theo Mục I Biểu giá dịch vụ ban hành kèm Thông tư 55/2022/TT-BTC
Đối với xe ô tô 04 chỗ thì chi phí đăng kiểm là 250.000 đồng.
Điều khiển xe ô tô quá thời hạn đăng kiểm bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Việc điều khiển xe ô tô quá thời hạn đăng kiểm thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp quá thời hạn đăng kiểm dưới 01 tháng và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp quá thời hạn đăng kiểm từ 01 tháng trở lên.
Xe ô tô chở người thì có thời hạn sử dụng là bao nhiêu năm?
Theo Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP
Đối với xe ô tô chở người có thời hạn không quá 20 năm.
Xe ô tô chở hàng thì có thời hạn sử dụng là bao nhiêu năm?
Theo Điều 4 Nghị định 95/2009/NĐ-CP
Đối với xe ô tô chở hàng có thời hạn không quá 25 năm.
Không đội nón bảo hiểm, dắt bộ xe máy qua chốt Cảnh sát giao thông thì có bị xử phạt?
Theo khoản 23 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008
Hành vi không đội nón bảo hiểm dắt xe qua chốt Cảnh sát giao thông sẽ không bị xử phạt.
Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ có bị hạn chế tốc độ hay không?
Theo khoảng 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ không bị hạn chế tốc độ di chuyển.
Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp có bị hạn chế tốc độ hay không?
Theo khoảng 2 Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008
Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp không bị hạn chế tốc độ di chuyển.
Điều khiển xe ô tô quá thời hạn sử dụng bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Trường hợp bạn điều khiển xe ô tô quá thời hạn sử dụng thì bạn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, ngoài ra bạn còn có thể bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định pháp luật.
Xe máy có bắt buộc phải có đèn báo hãm hay không?
Theo Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008
Theo quy định pháp luật nêu trên thì xe máy bắt buộc phải có đèn báo hãm và đèn báo hãm phải có hiệu lực sử dụng theo đúng quy định.
Xe máy không có đèn báo hãm bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Trường hợp bạn điều khiển xe máy không có đèn báo hãm thì bạn có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Trẻ em bao nhiêu tuổi mới đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Theo quy định trên thì trẻ em từ 06 tuổi trở lên sẽ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Chở trẻ em trên 06 tuổi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Người điều khiển phương tiện chở trẻ em trên 06 tuổi mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Mua xe máy mới chậm đăng ký biển số xe có bị phạt không?
Theo Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Sau khi quá hạn 30 ngày mà bạn vẫn không làm biển số thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Thời hạn cấp đăng ký, biển số xe lần đầu trong bao lâu khi nhận đủ hồ sơ?
Theo Điều 4 Thông tư 58/2020/TT-BCA
Khi bạn đã làm thủ tục để được cấp biển số xe lần đầu thì sau khi cán bộ có thẩm quyền cấp biển số nhận đủ hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành cấp biển số xe ngay cho bạn.
Sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Cá nhân sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe máy sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Trường hợp xe ô tô gắn đèn phát tín hiệu xe ưu tiên trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP
trường hợp xe ô tô gắn đèn phát tín hiệu xe ưu tiên trái phép thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.