txt
stringlengths
217
13.9k
cluster_id
int64
1
300
Theo đó, người có nhu cầu cấp IDP chỉ cần ngồi ở nhà dùng máy tính kết nối Internet để đăng ký, khai báo thông tin, nộp lệ phí rồi đợi nhận IDP tại nhà. Bước đầu việc cấp IDP cấp độ 4 được thực hiện tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Bà Phan Thị Thu Hiền - phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ - cho biết người có nhu cầu cấp IDP có thể đăng ký, khai báo trên trang thông tin điện tử http://dichvucong.gplx.gov.vn:8000 của Tổng cục Đường bộ. Điều kiện để người có nhu cầu thực hiện dịch vụ công mức độ 4 cấp IDP gồm: có giấy phép lái xe bằng vật liệu PET còn giá trị sử dụng và có trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe toàn quốc, có tài khoản ngân hàng để thanh toán trực tuyến... Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Tổng cục Đường bộ quan tâm hơn đến yếu tố bảo mật, đối chiếu kỹ thông tin giữa cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe quốc gia với những trường hợp đề nghị cấp IDP để tránh việc mạo danh, làm giả trong quá trình khai báo cấp IDP.
198
Ngày 1/6, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Đoàn Văn Chuyên (SN 1991, ở xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, Hưng Yên) về tội danh “Giết người”. Cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội xác định, khoảng 9h ngày 12/12/2015, Đoàn Văn Chuyên điều khiểu xe ô tô BKS 89L-0211 đi trên đường Nguyễn Văn Linh, hướng từ Hải Phòng - Hà Nội. Đến khu vực ngã tư Sài Đồng - Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên, Hà Nội), xe của Chuyên vi phạm luật giao thông nên bị Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt (Đội CSGT số 5 - Phòng PC67, CATP Hà Nội) ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra. Thay vì chấp hành hiệu lệnh của CSGT, Chuyên điều khiển xe đâm thẳng vào Thượng úy Đạt. Gặp tình huống bất ngờ, Thượng úy Đạt vội nhảy lên, bám vào cần gạt nước ở kính chắn gió đầu xe ô tô, tiếp tục ra yêu cầu Chuyên dừng xe. Không những không dừng xe, Chuyên còn cho xe lao đi với tốc độ cao, lạng lách nhằm hất Thượng úy Đạt xuống đường. Trên đường bỏ chạy, xe của Chuyên đã va chạm với chiếc xe ô tô Vios BKS 20A-000.55 đi cùng chiều. Thấy Thượng úy Đạt vẫn bám cần gạt nước, Chuyên điều khiển xe với tốc độ cao rồi phanh đột ngột nhằm hất bằng được chiến sỹ CSGT xuống đường. Thượng úy Đạt ngã xuống, bị cuốn vào gầm xe và bị kéo lê khoảng 20m, sau đó bị bánh sau của xe đè lên người. Thượng úy Đạt được đồng đội cùng người dân đưa đi cấp cứu ngay sau đó nên đã qua cơn nguy kịch nhưng bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tích 59%. Viện KSND TP Hà Nội nhận định, việc Thượng úy Đạt không chết là nằm ngoài ý muốn của Chuyên. Cho nên, Viện KSND truy tố Đoàn Văn Chuyên tội “Giết người” là hoàn toàn có cơ sở. Tại phiên tòa hôm nay, 16/, Đoàn Văn Chuyên thành khẩn khai lại toàn bộ hành vi phạm tội của mình và mong HĐXX cân nhắc cho bị cáo hưởng mức án thấp nhất. Đại diện Viện KSND TP Hà Nội tham gia phiên tòa nhận định, hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến tính mạng của người khác, đặc biệt là người thi hành công vụ. Bản thân bị cáo đã từng bị có 2 tiền án và đã phải thi hành hình phạt tù, đã được giáo dục cải tạo, nhưng bản chất côn đồ, hung hãn vẫn không thay đổi nên cần phải xử lý bị cáo với mức án cao nhất. Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt Đoàn Văn Chuyên mức án 18 năm tù giam.
199
Sáng ngày 1-6, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Đoàn Văn Chuyên (SN 1991, ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên), người cố tình điều khiển xe tải đâm thẳng vào 1 thượng úy CSGT vào ngày 12-12-2015, về tội “Giết người”. Theo cáo trạng, khoảng 9 giờ 50 phút ngày 12-12-2015, Chuyên điều khiển ô tô tải đi trên đường Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên, TP Hà Nội) hướng từ Hải Phòng về Hà Nội. Khi đến ngã tư phố Sài Đồng - Nguyễn Văn Linh, do vi phạm Luật giao thông đường bộ nên bị CSGT ra tín hiệu yêu cầu dừng xe. Thấy vậy, Chuyên không chấp hành mà phóng xe thông thẳng vào thượng úy CSGT Trương Quốc Đạt. Thấy nguy hiểm, thượng úy CSGT đã nhảy lên bám vào cần gạt nước ở mũi xe tải. Chuyên vẫn tiếp tục cho xe chạy và đánh lái sang trái nên va chạm với một ô tô khác cùng chiều. Chưa dừng lại ở đó, Chuyên tiếp tục điều khiển xe lạng lách, đánh võng sang trái, sang phải nhằm hất thượng úy Đạt rơi xuống đường. Chiến sĩ CSGT này vẫn cố gắng bám vào cần gạt nước để khỏi ngã. Chuyên thấy thế tiếp tục tăng ga phóng nhanh rồi bất ngờ đạp phanh gấp để hất thượng úy Đạt ngã ra đường. Mặc dù thấy chiến sĩ CSGT đã ngã xuống đường trước mũi xe tải nhưng Chuyên vẫn tiếp tục điều khiển xe chạy nhanh kéo lê anh Đạt dưới gầm xe khoảng 20 m. Trong lúc Chuyên tăng ga bỏ chạy, bánh ô tô phía trước và phía sau bên phải chèn vào người thượng úy CSGT làm nạn nhân bị đa chấn thương. Việc thượng úy Đạt không bị tử vong trong vụ việc nghiêm trọng chống người thi hành công vụ của tài xế Chuyên là do được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, tỉ lệ thương tích của thượng úy CSGT này được xác định là 59%. Sau khi gây án, Chuyên đã ra cơ quan công an đầu thú. Tại phiên tòa sáng 1-6, Chuyên tỏ ra ăn năn hối lỗi, khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Sau khi xem xét các tình tiết, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 18 năm tù.
199
Hôm nay (1/6), TAND Hà Nội đã xét xử bị cáo Đoàn Văn Chuyên (SN 1991, ở Văn Giang, Hưng Yên) về tội Giết người. Theo cáo trạng, khoảng 9h50 ngày 12/12/2015, Chuyên điều khiển xe ô tô tải đến ngã tư phố Sài Đồng - Nguyễn Văn Linh (Long Biên - Hà Nội) thì vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên bị thượng úy Nguyễn Quốc Đạt (CSGT Đội 5 - Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội) ra tín hiệu yêu cầu dừng xe. Tuy nhiên, không những không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, Chuyên còn lái xe đâm thẳng vào Thượng uý Đạt. Thấy nguy hiểm, anh Đạt đã nhảy lên bám vào cần gạt nước thì Chuyên tiếp tục cho xe chạy và đánh lái sang trái nên va chạm với một ô tô khác cùng chiều. Chưa dừng lại ở đó, Chuyên còn điều khiển xe lạng lách, đánh võng sang trái, sang phải nhằm hất anh Đạt rơi xuống đường nhưng vẫn thấy anh Đạt bám vào cần gạt nước, Chuyên tiếp tục phóng xe nhanh và đạp phanh gấp làm anh Đạt ngã ra đường. Thượng uý CSGT bị xe tải do Chuyên điều khiển kéo lê trong gầm xe khoảng 20m. Đặc biệt, trong lúc Chuyên tăng ga bỏ chạy, bánh ô tô phía trước và phía sau bên phải đè lên người anh Đạt làm nạn nhân bị đa chấn thương. Kết quả giám định tỷ lệ thương tích của nạn nhân được xác định là 59%. Sau khi gây án, Chuyên đã ra cơ quan công an đầu thú. Tại phiên tòa, Chuyên khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 18 năm tù.
199
Khoảng 9h ngày 12/12/2015, Chuyên điều khiểu xe ôtô tải mang biển số 89L- 0211 lưu thông trên đường Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên, Hà Nội) theo hướng từ Hải Phòng - Hà Nội. Khi đến ngã tư phố Sài Đồng - Nguyễn Văn Linh, do vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nên bị Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt - Đội Cảnh sát giao thông số 5 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) yêu cầu dừng xe để xử lý. Thay vì chấp hành hiệu lệnh, Chuyên điều khiển xe đâm thẳng vào Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt. Quá bất ngờ, Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt vội nhảy lên bám vào cần gạt nước ở kính chắn gió đầu xe ôtô. Chuyên tiếp tục rú ga chạy với tốc độ cao, lạng lách nhằm hất chiến sĩ Cảnh sát giao thông xuống đường. Trong lúc điều khiển xe bỏ chạy, Chuyên va chạm với chiếc xe ôtô đi cùng chiều. Chuyên vừa lạng lách bỏ chạy với tốc độ cao vừa đạp phanh dừng đột ngột, với mục đích hất Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt xuống đường. Chao đảo trên đầu xe, Thượng sĩ Cảnh sát giao thông ngã xuống và bị kéo đi khoảng 20m, sau đó bị bánh sau của xe đè lên người. Do được đưa đi cấp cứu kịp thời, Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt đã qua cơn nguy kịch nhưng bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tích 59%. Sau đó, Chuyên điều khiển xe bỏ trốn và đến chiều cùng ngày thì đến cơ quan công an đầu thú. Việc Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt may mắn, không chết là nằm ngoài ý muốn của Chuyên. Hành vi trên của Đoàn Văn Chuyên bị Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội truy tố về hành vi giết người. Tại phiên xét xử, Chuyên thành khẩn khai lại toàn bộ hành vi phạm tội của mình và mong HĐXX cân nhắc cho bị cáo hưởng mức án thấp nhất. Tuy nhiên, HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội và xâm hại trực tiếp đến tính mạng của người khác, đặc biệt là người thi hành công vụ. Bản thân bị cáo đã từng bị có 2 tiền án về tội cướp giật tài sản và trộm cắp tài sản, dù đã được giáo dục cải tạo nhưng bản chất côn đồ, hung hãn vẫn không thay đổi nên cần phải xử lý bị cáo với mức án cao nhất.
199
Trước đó, vào hồi 9h50 ngày 12/12/2015, tổ công tác của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt- Công an Hà Nội do Trung tá Ngô Văn Thông làm tổ trưởng được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, thuộc địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Khi tổ công tác đang làm nhiệm vụ tại ngã tư phố Sài Đồng - Nguyễn Văn Linh thì Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt (SN 1984, ở Thanh Xuân, HN) phát hiện ô tô Huyndai màu xanh, trọng tải 1,25 tấn do Đoàn Văn Chuyên vi phạm giao thông nên đã ra tín hiệu yêu cầu dừng xe kiểm tra. Chuyên không những không chấp hành mà còn phóng xe lao thẳng vào người Thượng úy Đạt. Thấy vậy, anh Đạt đã nhẩy lên bám vào cần gạt nước đầu xe ô tô. Lúc này, Chuyên tiếp tục nhấn ga, đánh võng sang trái, sang phải với mục đích gạt anh CSGT xuống xe. Vì trên đường có nhiều phương tiện đang lưu thông nên đầu xe tải do Chuyên điều khiển đã va vào cửa sau bên phải chiếc Vios do anh Vũ Chí Dũng (SN 1964, Thái Nguyên) điều khiển. Dù vậy, Chuyên vẫn nhất quyết không dừng lại. Thấy nguy hiểm đến tính mạng, anh Đạt đã nhiều lần hô lái xe tải: "Dừng lại...", nhưng Chuyên tiếp tục nhấn ga bỏ chạy và điều khiển xe đánh võng, lạng lách nhằm hất ngã anh Đạt xuống đường. Do bám chặt vào cần gạt nước đầu xe ô tô nên anh Đạt không bị ngã. Khi xe ô tô của Chuyên chạy ngang qua số nhà 465 Nguyễn Văn Linh (cách chỗ va chạm với xe ô tô Vios khoảng 100m), anh ta tiếp tục phóng nhanh và đạp phanh gấp làm anh Đạt ngã xuống đường. Khi thượng úy CSGT vừa ngã xuống đường, Chuyên điều khiển xe tăng ga làm bánh trước và bánh sau ô tô chèn lên người anh Đạt. Sau đó Chuyên điều khiển xe ô tô bỏ chạy về ngã tư Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và gửi xe ô tô tại công ty Secoin. Ngay sau đó, anh Đạt được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Các bác sỹ xác định, nạn nhân bị gẫy nhiều xương sườn; gẫy gai đốt sống, tổn thương đụng dập nhu mô phổi, tràn khí, tràn dịch hai bên... Tỷ lệ tổn hại sức khỏe của anh CSGT được xác định là 59%. Về phía gã lái xe, sau khi cho xe chạy một mạch đến Hưng Yên, anh ta nghĩ lại và đã đến Công an đầu thú. Bị đưa ra xét xử tội Giết người, Chuyên tỏ ra thành khẩn. Anh ta khai, thấy CSGT ra tín hiệu dừng xe, vì sợ quá mà anh ta đã đánh lái sang trái nhằm tẩu thoát rồi liên tục rồ ga, đánh lái nhằm mục đích hất anh CSGT đang bám vào cần gạt nước ở trước đầu xe rơi xuống. Là kẻ sở hữu hai tiền án, vào tháng 1/2008, Chuyên bị TAND huyện Gia Lâm phạt 15 tháng tù treo vì tội Cướp giật tài sản. thời gian thử thách 30 tháng. Chưa hết thời gian thử thách, đến tháng 9/2009, Chuyên lại tiếp tục gây án và bị TAND tỉnh Văn Giang phạt 1 năm 3 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản. Vì phạm tội trong khi chưa hết thời gian thử thách, bản án treo 15 tháng tù giam mà TAND huyện Gia Lâm đã dành cho Chuyên đã phải chuyển thành án tù giam. Như vậy, tổng hợp hai bản án, bị cáo phải chấp hành 2 năm, 5 tháng tù giam. Đến ngày 30/8/2010, Chuyên được đặc xá. Xin làm lái xe được hơn 1 năm thì Chuyên gây ra chuyện. Con dại cái mang, bố mẹ Chuyên đã phải chạy vạy để có được số tiền 130 triệu đồng đền bù cho gia đình nạn nhân. Dường như quá thất vọng vì đứa con trai của mình, giờ nghị án, cha của Chuyên đứng lên buông tiếng thở dài: "Việc nó làm thì nó phải chịu". Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án 18 năm tù giam.
199
Đoàn Văn Chuyên chính là tài xế xe tải đã kéo lê một đồng chí CSGT của Đội CSGT số 5 (Công an TP Hà Nội) gây chấn động dư luận vào tháng 12-2015 vừa qua. Theo đó, vào khoảng 9 giờ 50 ngày 12-12-2015, Chuyên điều khiển ô tô đi trên đường Nguyễn Văn Linh (Hà Nội) hướng từ Hải Phòng đi lên. Khi đến ngã tư phố Sài Đồng - Nguyễn Văn Linh, do vi phạm luật giao thông nên bị Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt (Đội CSGT số 5) ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe. Tuy nhiên Chuyên không những không chấp hành mà còn phóng xe đâm thẳng vào Thượng úy Đạt. Thấy nguy hiểm, Thượng úy Đạt đã nhảy lên bám vào cần gạt nước. Chuyên tiếp tục cho xe chạy và đánh lái sang trái nên va chạm với một ô tô khác cùng chiều. Chưa dừng lại, Chuyên điều khiển xe lạng lách, đánh võng nhằm hất Thượng úy Đạt rơi xuống đường, tuy nhiên chiến sĩ CSGT này vẫn cố gắng bám vào cần gạt nước để khỏi ngã. Chuyên thấy thế phóng xe nhanh và đạp thắng gấp làm Thượng úy Đạt ngã ra đường. Quá trình tài xế xe tải bỏ chạy, Thượng úy Đạt đã bị kéo lê khoảng 20m. Đặc biệt, bánh ô tô phía trước và phía sau bên phải đã đè lên người khiến chiến sĩ CSGT đội 5 bị đa chấn thương. Kết quả điều tra cho thấy việc Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt không bị tử vong là do được cấp cứu kịp thời. Bản giám định kết luận tỉ lệ tổn hại sức khỏe là 59%. Sau khi gây án, Chuyên đã ra cơ quan công an đầu thú.
199
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, khoảng 9h50’ ngày 12-12-2015, Tổ công tác của Phòng CSGT đường bộ- đường sắt Công an TP Hà Nội được phân công làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, thuộc địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên. Khi tổ công tác đang làm nhiệm vụ tại ngã tư phố Sài Đồng- Nguyễn Văn Linh thì Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt phát hiện xe ô tô tải hiệu Huyndai, biển kiểm soát 89L- 2011 đi trên đường Nguyễn Văn Linh, hướng từ Hải Phòng đi Hà Nội vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên đã ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra. Người điều khiển chiếc xe này là Đoàn Văn Chuyên (25 tuổi, trú tại xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) được đại diện Công ty TNHH sản xuất đồ gỗ thuê lái xe tải vận chuyển hàng của công ty tới các địa điểm khách hàng đặt mua. Chuyên không chấp hành cán bộ thi hành công vụ mà đâm thẳng xe vào người Thượng úy Đạt. Do khoảng cách quá gần nên Thượng úy Đạt không kịp tránh phải nhảy lên bám vào cần gạt nước của xe và yêu cầu Chuyên dừng xe, nhưng Chuyên không dừng mà tiếp tục điều khiển xe bỏ chạy, dẫn đến va chạm giao thông với một xe ô tô 4 chỗ đi cùng chiều. Chưa chịu dừng lại hành vi nguy hiểm, Chuyên liên tục “đánh võng” ô tô sang trái, sang phải rồi phóng nhanh, phanh gấp với mục đích hất Thượng úy Đạt xuống đường. Khi thấy Thượng úy Đạt đã bị ngã, Chuyên điều khiển ô tô kéo lê Thượng úy Đạt trong gầm xe khoảng 20m nữa thì tăng ga bỏ chạy dẫn đến bánh phía trước và bánh phía sau bên phải xe ô tô do Chuyên điều khiển chèn qua người Thượng úy Đạt gây thương tích nặng. Sau đó, Chuyên điều khiển xe bỏ chạy về địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và gửi ô tô vào một công ty rồi bỏ trốn. Hơn một giờ sau khi gây án, Chuyên đã đến cơ quan Công an đầu thú. Tại phiên xử, HĐXX tuyên phạt bị cáo Chuyên 18 năm tù về tội giết người. Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc bị cáo bồi thường về dân sự cho bị hại theo quy định của pháp luật.
199
Theo cáo buộc của Viện KSND TP Hà Nội, khoảng 9h ngày 12-12-2015, Đoàn Văn Chuyên điều khiểu xe ô tô BKS 89L – 0211 đi trên đường Nguyễn Văn Linh hướng từ Hải Phòng đi Hà Nội. Khi đến ngã tư phố Sài Đồng – Nguyễn Văn Linh (thuộc địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội), do vi phạm luật giao thông đường bộ, nên bị Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt, là CSGT thuộc Đội CSGT số 5, Phòng CSGT CATP Hà Nội, đang làm nhiệm vụ ra tín hiệu yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Tuy nhiên, Chuyên không chấp hành yêu cầu mà điều khiển xe đâm thẳng vào Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt. Trước hành động bất ngờ trên, Thượng úy Đạt vội nhảy lên bám vào cần gạt nước ở kính chắn gió đầu xe ô tô và tiếp tục ra yêu cầu Chuyên dừng xe. Bỏ qua những yêu cầu trên của người thực thi pháp luật, Chuyên điều khiển xe với tốc độ cao, lạng lách nhằm hất đồng chí Đạt xuống đường. Trong lúc điều khiển xe bỏ chạy, Chuyên va chạm với chiếc xe ô tô Vios, BKS 20A – 000.55 đi cùng chiều. Quyết hất bằng được Thượng úy Đạt xuống khỏi xe, Chuyên vừa lạng lách bỏ chạy với tốc độ cao và đạp phanh cho xe dừng đột ngột... Thượng úy Đạt ngã xuống đường, bị xe rê vào gầm kéo đi khoảng 20m rồi sau đó bị bánh sau của xe đè lên người, khiến nạn nhân bị đa chấn thương. Do được đưa đi cấp cứu kịp thời, Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt đã qua cơn nguy kịch và bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tích 59%. Việc Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt may mắn, không chết là nằm ngoài ý muốn của Chuyên. Hành vi trên của Đoàn Văn Chuyên bị Viện KSND TP Hà Nội truy tố phạm vào tội giết người. Sáng nay (1-6-2016), TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử Đoàn Văn Chuyên về tội danh trên. Tại phiên xét xử, Chuyên thành khẩn khai lại toàn bộ hành vi phạm tội của mình và mong HĐXX cân nhắc cho bị cáo hưởng mức án thấp nhất. Nhận định về hành vi phạm tội của bị cáo, đại diện Viện KSND TP Hà Nội cho rằng, hành vi của bị cáo là hành vi nguy hiểm cho xã hội và xâm hại trực tiếp đến tính mạng của người khác, đặc biệt là người thi hành công vụ. Bản thân bị cáo đã từng bị có 2 tiền án (về tội cướp giật tài sản và trộm cắp tài sản) và đã phải thi hành hình phạt tù, đã được giáo dục cải tạo, nhưng bản chất côn đồ, hung hãn vẫn không thay đổi nên cần phải xử lý bị cáo với mức án cao nhất. Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, HĐXX đã tuyên phạt Đoàn Văn Chuyên mức án 18 năm tù.
199
Tham dự hội nghị, có ông Wei Jizhong, Phó Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á (OCA); ông Haider Ahe Farman, Trưởng ban các Đại hội Thể thao châu Á; đại diện Ủy ban Y tế, quan hệ quốc tế của OCA và hơn 60 đại biểu là trưởng đoàn, phó đoàn, đại diện đoàn thể thao 38 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á. Về phía Việt Nam, có Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải, Trưởng Ban Tổ chức ABG5, đại diện các bộ ngành liên quan và thành phố Đà Nẵng. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải khẳng định, Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng sẽ làm hết sức mình tổ chức ABG5 thành công, tạo ấn tượng tốt cho bạn bè khu vực và thế giới. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Tôi mong Ủy ban Olympic các quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ cử những vận động viên tốt nhất tham gia ABG5, góp phần tạo nên một kỳ đại hội thành công, đạt chất lượng và góp phần thắt chặt tình bằng hữu giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực. Với thông điệp “tỏa sáng đại dương, tương lai tươi sáng”, hy vọng đại hội sẽ góp thêm tiếng nói trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị, tiềm năng to lớn của đại dương vì sự phát triển của tương lai, vì sự thịnh vượng chung của châu Á nói riêng và của nhân loại nói chung. Các đại biểu tham dự hội nghị đã lắng nghe báo cáo tổng quan về công tác chuẩn bị ABG5 với các vấn đề liên quan đến chuyên môn kỹ thuật, dịch vụ y tế, kiểm tra doping, công tác an ninh… Đại hội ABG là một trong những đại hội thể thao lớn nhất của châu Á, do Hội đồng Olympic châu Á sáng lập. ABG diễn ra lần đầu tiên năm 2008 tại Bali, Indonesia theo chu kỳ hai năm một lần. Việt Nam đã chính thức được OCA trao quyền đăng cai ABG5-2016 trong cuộc họp Ban Chấp hành OCA tại ASIAD Quảng Châu (Trung Quốc) năm 2010 và nhận cờ đăng cai tại ABG4 (Thái-lan) năm 2014. ABG5 sẽ tổ chức 14 môn thể thao thi đấu với 22 phân môn và 172 bộ huy chương, trong đó, có thể thao dưới nước, bóng nước, bóng chuyền, cầu mây, võ cổ truyền, điền kinh, võ thuật… Theo Ban Tổ chức, các địa điểm thi đấu đã được khảo sát, lựa chọn và chuẩn bị. Bốn khu vực thi đấu dự kiến gồm: công viên Biển Đông, bãi biển Mỹ Khê, khu dự án Phương Trang và bãi tắm Sơn Thuỷ. ABG5 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 24-9 đến 3-10, với sự tham dự của khoảng 6.500 người, bao gồm: các huấn luyện viên, vận động viên, các trưởng đoàn, tình nguyện viên, phóng viên báo chí quốc tế và Việt Nam… Đăng cai tổ chức ABG5, Việt Nam có cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tinh thần thượng võ, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, vì ổn định, phát triển của khu vực, châu lục và thế giới.
200
Ngày 1/6 tại Đà Nẵng đã diễn ra hội nghị các trưởng đoàn tham dự Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5 - Đà Nẵng,Việt Nam 2016 với sự tham dự của ông Wei Jizhong, Phó Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á (OCA); Haider Ahe Farman, Trưởng ban các Đại hội Thể thao Châu Á, đại diện Ủy ban Y tế, quan hệ quốc tế của OCA cùng hơn 60 đại biểu là trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, đại diện đoàn thể thao 38 quốc gia và vùng lãnh thổ của Châu Á. Đại hội Thể thao Bãi biển (Asian Beach Games - ABG) là một trong những đại hội thể thao lớn nhất châu Á, do Hội đồng Olympic châu Á sáng lập và diễn ra lần đầu tiên năm 2008 tại Bali, Indonesia theo chu kỳ 2 năm/1 lần. Việt Nam đã chính thức được OCA trao quyền đăng cai ABG 5 – 2016 trong cuộc họp Ban chấp hành OCA tại ASIAD Quảng Châu (Trung Quốc) năm 2010 và nhận cờ đăng cai tại Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 4, Phuket, Thái Lan năm 2014. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Lê Khánh Hải, Trưởng ban tổ chức ABG5 khẳng định Việt Nam nói chung, TP Đà Nẵng nói riêng sẽ làm hết sức mình tổ chức đại hội thành công, tạo ấn tượng tốt cho bạn bè trong khu vực châu Á và trên toàn thế giới. Ông nói: “Với thông điệp “Tỏa sang đại dương, rực sang tương lai”, hy vọng Đại hội của chúng ta sẽ góp phần vào sự phát triển của các thế hệ tương lai, vì sự thịnh vượng chung của Châu Á và toàn nhân loại”. Về phía chủ nhà Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND TP Đặng Việt Dũng, Phó trưởng Ban tổ chức ABG5 cũng nêu rõ, trong thời gian qua, Đà Nẵng đã tích cực phối hợp với Hội đồng Olympic châu Á (OCA), Trưởng các đoàn thể thao, Ban Tổ chức ABG5, Ủy ban Olympic Việt Nam chuẩn bị các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức Đại hội, nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị chu đáo, đáp ứng các yêu cầu của OCA”. Đại diện Hội đồng Olympic Châu Á, ông Wei Jizhong tin tưởng ABG5 sẽ thành công rực rỡ. Ông nhấn mạnh: “ABG đã trở thành sự kiện thể thao lớn không chỉ ở châu lục mà còn trên thế giới. Tôi chắc chắn với sự chuẩn bị chu đáo của nước chủ nhà, sự nỗ lực của DABGOC cũng như sự tham gia, hỗ trợ nhiệt tình của các Ủy ban Olympic quốc gia thành viên, ABG5 sẽ thành công và thành công hơn nữa”. Tại hội nghị, các đại biểu cũng nghe báo cáo tổng quan của DABGOC về công tác chuẩn bị ABG5 với các vấn đề liên quan đến chuyên môn kỹ thuật như các môn thi đấu (nội dung, thời gian, địa điểm); các thủ tục và hướng dẫn việc đăng ký thẻ dại hội; dịch vụ NOCs (hậu cần, ăn ở, giao thông, thanh quyết toán); dịch vụ y tế, kiểm tra doping; dịch vụ CNTT, truyền thông, truyền hình; lễ khai mạc – bế mạc; công tác an ninh; tình nguyện viên; visa; đón tiễn tại sân bay... Sau đó, các đại biểu đã đặt nhiều câu hỏi và được Ban tổ chức giải đáp một cách cặn kẽ, giúp họ hiểu rõ hơn về các công tac chuẩn bị cho ABG5. Được biết, ABG5 sẽ diễn ra từ 24/9 đến 3/10/2016 với sự tham dự của khoảng 6.500 VĐV, HLV, quan chức… đến từ 45 đoàn thể thao của các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á. ABG5 có 14 môn thi đấu với 22 phân môn và 172 bộ huy chương. Trong đó có: Thể thao dưới nước (gồm bơi Marathon có 4 nội dung, Bóng nước (1)), Kabaddi (2), Bóng đá nam (1), Bóng chuyền (2), Bóng ném (2), Bóng rổ 3x3 (2), Cầu mây (6), Võ thuật (Vật (8), Sambo (8), Jujitsu (18), Kurash (10), Pencak Silat (18), Vovinam (9), Muay(12), Võ cổ truyền Việt Nam (11)), Đá cầu (7), Bi sắt (9), Thể hình (7), Bóng gỗ (11), Rowing (6) và Điền kinh (14). Với các môn thi đấu trên đây, các địa điểm thi đấu cũng đã được khảo sát, lựa chọn và chuẩn bị. Theo đó, có 4 khu vực thi đấu dự kiến như sau: Công viên biển Đông: Khai mạc, Bế mạc, Bóng đá, Kabadi, Thể hình, Bóng rổ 3x3, Muay, Võ cổ truyền, Vật, Sambo, Jujitsu, Kurash, Vovinam, Pencak Silat, Bơi Marathon, Rowing ven biển và Bóng nước. Bãi biển Mỹ Khê: Bóng chuyền, Bóng ném, Cầu mây. Tại khu dự án Phương Trang: Đá cầu và Bi sắt. Bãi tắm Sơn Thủy: Điền kinh, Bóng gỗ.
200
Tham dự Hội nghị có ông Wei Jizhong, Phó Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á (OCA), ông Haider Ahe Farman, Trưởng ban các Đại hội Thể thao Châu Á, đại diện Ủy ban Y tế, quan hệ quốc tế của OCA cùng hơn 60 đại biểu là trưởng đoàn, phó trưởng đoàn, đại diện đoàn thể thao 38 quốc gia và vùng lãnh thổ của Châu Á. Về phía Việt Nam, có sự tham dự của ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, Trưởng ban tổ chức ABG5; ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; ông Vương Bích Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Phó Trưởng ban thường trực BTC ABG5, đại diện các bộ, ban, ngành có liên quan. Đại hội Thể thao Bãi biển (Asian Beach Games - ABG) là một trong những đại hội thể thao lớn nhất châu Á, do Hội đồng Olympic châu Á sáng lập và diễn ra lần đầu tiên năm 2008 tại Bali (Indonesia), theo chu kỳ 2 năm/1 lần. Việt Nam chính thức được OCA trao quyền đăng cai ABG 5 – 2016 trong cuộc họp Ban chấp hành OCA tại ASIAD Quảng Châu (Trung Quốc) năm 2010 và nhận cờ đăng cai tại Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 4, Phuket (Thái Lan) năm 2014. Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, Trưởng ban tổ chức ABG5, đã khẳng định Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng sẽ làm hết sức mình tổ chức ABG5 thành công, tạo ấn tượng tốt cho bạn bè trong khu vực châu Á và trên toàn thế giới. Ông phát biểu: “Với thông điệp “Tỏa sáng đại dương, rực sáng tương lai”, hy vọng Đại hội của chúng ta sẽ góp phần vào sự phát triển của các thế hệ tương lai, vì sự thịnh vượng chung của Châu Á và toàn nhân loại”. Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Phó trưởng ban tổ chức, khẳng định: “Trong thời gian qua, Ban Tổ chức ABG5 thành phố Đà Nẵng đã tích cực phối hợp với Hội đồng Olympic châu Á (OCA), Trưởng các đoàn thể thao, Ban Tổ chức ABG5, Ủy ban Olympic Việt Nam chuẩn bị các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức Đại hội, nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị chu đáo, đáp ứng các yêu cầu của OCA”. Đại diện cho Hội đồng Olympic Châu Á, ông Wei Jizhong, Phó Chủ tịch danh dự, tin tưởng ABG5 sẽ thành công rực rỡ: “ABG đã trở thành một sự kiện thể thao lớn không chỉ ở châu lục mà còn trên thế giới. Tôi chắc chắn với sự chuẩn bị chu đáo của nước chủ nhà, sự nỗ lực của DABGOC cũng như sự tham gia, hỗ trợ nhiệt tình của các Ủy ban Olympic quốc gia thành viên, ABG5 sẽ thành công và thành công hơn nữa”. Tại Hội nghị, các thành viên đã lắng nghe báo cáo tổng quan của DABGOC về công tác chuẩn bị ABG5 với các vấn đề liên quan đến chuyên môn kỹ thuật như các môn thi đấu (nội dung, thời gian, địa điểm); Các thủ tục và hướng dẫn việc đăng ký thẻ Đại hội; Dịch vụ NOCs (Hậu cần, ăn ở, giao thông, thanh quyết toán); Dịch vụ Y tế, kiểm tra Doping; Dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông, truyền hình; Lễ Khai mạc – Bế mạc; Công tác An ninh Đại hội; Tình nguyện viên; Visa; Đón tiễn tại sân bay... ABG5 sẽ diễn ra từ 24/9 đến 3/10/2016, với sự tham dự của khoảng 6.500 người, bao gồm VĐV, HLV, quan chức… đến từ 45 đoàn thể thao của quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á. ABG5 có 14 môn thi đấu với 22 phân môn và 172 bộ huy chương. Có 4 khu vực thi đấu dự kiến như sau: Công viên Biển Đông: Khai mạc, Bế mạc, Bóng đá, Kabadi, Thể hình, Bóng rổ 3x3, Muay, Võ cổ truyền, Vật, Sambo, Jujitsu, Kurash, Vovinam, Pencak Silat, Bơi Marathon, Rowing ven biển và Bóng nước. Bãi biển Mỹ Khê: Bóng chuyền, Bóng ném, Cầu mây. Tại khu dự án Phương Trang: Đá cầu và Bi sắt và Bãi tắm Sơn Thủy: Điền kinh, Bóng gỗ.
200
Ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5 - Đà Nẵng 2016 (ABG5) cho biết: Chỉ còn hơn 100 ngày nữa, ABG5 sẽ chính thức diễn ra tại TP Đà Nẵng của Việt Nam. Tiếp nối thành công của các ABG trước đây, Ban tổ chức nước chủ nhà đang nỗ lực hết mình để hoàn thành các công tác chuẩn bị cho ABG5, với mong muốn tất cả chúng ta sẽ được chứng kiến một kỳ Đại hội thể thao sôi động và hấp dẫn. Đại hội lần này, các vận động viên sẽ cùng tranh tài ở 22 môn thể thao với 172 nội dung thi đấu... Điều này hứa hẹn về một kỳ Đại hội thể thao bãi biển thành công với chất lượng chuyên môn cao, tôn vinh những giá trị thể thao cao thượng và góp phần thắt chặt tình bằng hữu giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực. Với thông điệp “Tỏa sáng đại dương, rực sáng tương lai”, hy vọng ABG5 sẽ góp thêm tiếng nói trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị, tiềm năng to lớn của đại dương vì sự phát triển của tương lai, vì sự thịnh vượng chung của Châu Á nói riêng và của nhân loại nói chung... - Thứ trưởng Lê Khánh Hải nhấn mạnh. Được biết, ABG5 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 24/9 đến 3/10/2016 tại Đà Nẵng. Với 11 môn thể thao và 22 phân môn, thu hút khoảng 3.100 vận động viên, 1.500 huấn luyện viên, cán bộ đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ của châu Á. Đại hội sẽ đón tiếp khoảng 350 quan chức cấp cao là nguyên thủ các quốc gia, các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Olympic các quốc gia, Chủ tịch Liên đoàn Thể thao thế giới và châu Á, 550 quan chức kỹ thuật giám sát, trọng tài quốc tế và 900 trọng tài trong nước, 600 phóng viên báo chí trong và ngoài nước đến tham dự và đưa tin.
200
Ngày 1/6, tại Đà Nẵng, Ban tổ chức đã họp các trưởng đoàn tham dự ABG5 tại Đà Nẵng. Tham dự Hội nghị có ông Wei Jizhong - Phó Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á (OCA), ông Lê Khánh Hải - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức ABG5 cùng khoảng 60 đại biểu là trưởng đoàn, phó trưởn đoàn … của 41 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải - Trưởng Ban tổ chức ABG5 cho biết, Ban Tổ chức nước chủ nhà đang nỗ lực hết mình để hoàn thành các công tác chuẩn bị cho ABG5, với mong muốn một kỳ Đại hội thể thao sôi động và hấp dẫn, tôn vinh tinh thần thể thao cao thượng. Đồng thời qua đó, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực. “Với thông điệp “Tỏa sáng đại dương, rực sáng tương lai”, hy vọng đại hội của chúng ta sẽ góp phần vào sự phát triển của các thế hệ tương lai, vì sự thịnh vượng chung của Châu Á và toàn nhân loại” - Trưởng Ban tổ chức ABG5 nói. Tại Hội nghị, các thành viên đã lắng nghe báo cáo tổng quan của Ban Tổ chức về công tác chuẩn bị ABG5 với các vấn đề liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật về nội dung, thời gian, địa điểm môn thi đấu; các thủ tục và hướng dẫn việc đăng ký thẻ Đại hội; dịch vụ y tế, hậu cần; công tác an ninh, tình nguyện viên... Đại biểu các nước có đoàn tham dự ABG5 cũng đã đặt nhiều câu hỏi, góp ý thảo luận xoay quanh công tác chuẩn bị cho một trong những đại hội thể thao lớn nhất Châu Á được tổ chức định kỳ 2 năm/lần này. ABG5 do Việt Nam đăng cai tổ chức dự kiến diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 24/9/2016 - 3/10/2016 tới thu hút khoảng 3.100 vận động viên, 3.000 huấn luyện viên và trọng tài, 600 phóng viên, 4.200 tình nguyện viên và phục vụ đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu lục.
200
Sáng 1/6, một tài khoản Facebook nhận là người nhà cháu Nguyễn Thành Công (12 tuổi, quê thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, sống ở TP HCM), nạn nhân bị điện giật chết tối 31/5, đã bày tỏ bức xúc khi nhà hàng Ba Cơ chối bỏ trách nhiệm. Theo chủ tài khoản này, sau khi xảy ra sự việc, chủ nhà hàng Ba Cơ (thôn Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cố tình đùn đẩy trách nhiệm. Quá bức xúc, gia đình đã đưa thi thể em Công đến đặt trước nhà hàng chờ cơ quan chức năng giải quyết. Dòng trạng thái trên thu hút sự chú ý của rất nhiều người, có hàng trăm lượt người chia sẻ, bình luận. Đa phần chỉ trích chủ nhà hàng. Hiện tại, dòng trạng thái trên đã gỡ bỏ nhưng nhiều trang fanpage khác đã copy hình ảnh và dòng trạng thái này đăng lại. Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh, xác nhận thông tin người nhà nạn nhân đã đưa thi thể nạn nhân đến trước nhà hàng Ba Cơ. Theo ông Bình, tối 31/5, do quá lo sợ nên lúc đầu đại diện nhà hàng Ba Cơ nói đường dây điện này họ không còn sử dụng nữa. Mãi đến khoảng khoảng 0h ngày 1/6, khi phía điện lực đưa ra hóa đơn tiền điện vừa mới nộp để chứng minh nhà hàng này vẫn dùng điện, chủ nhà hàng mới thừa nhận trách nhiệm. Theo người nhà nạn nhân, phải đến 1 giờ, gia đình mới đưa bé Công về nhà lo hậu sự. “Gia đình không đòi hỏi tiền bạc nhưng yêu cầu người liên quan phải có trách nhiệm” – ông Huỳnh Tấn Vỹ, đại diện gia đình, cho hay. Trao đổi với báo chí ngày 1/6, ông Nguyễn Tuấn, đại diện nhà hàng Ba Cơ, cho hay sự việc đau lòng này xảy ra ngoài ý muốn. Đại diện nhà hàng Ba Cơ gửi lời xin lỗi gia đình cháu Công và hứa sẽ bù đắp những mất mát của gia đình. Trong ngày 1/6, đại diện nhà hàng Ba Cơ cũng có mặt tại gia đình nạn nhân để thăm viếng và gửi lời xin lỗi. Ông Nguyễn Thanh Bình cũng cho biết ông và nhiều cán bộ xã trong ngày 1/6 đã đến động viên, chia sẻ nỗi đau cùng gia đình. Ban đầu, UBND xã hỗ trợ 1 triệu đồng để gia đình lo hậu sự. Trước đó, khoảng 17h 30 phút ngày 31/5, em Công đạp xe ra khu công viên biển Tam Thanh chơi thì vướng dây điện của nhà hàng Ba Cơ và bị điện giật tử vong. Em Công sống ở TP HCM nhưng có ba mẹ là người Quảng Nam. Vừa nghỉ hè, em được ba mẹ đưa về quê ngoại ở xã Tam Thanh chơi thì xảy ra sự việc đau lòng.
201
Trước đó, em Nguyễn Thành Công (trú tại TP.HCM) cùng bố mẹ về quê ngoại chơi. Khoảng 17g30 ngày 31-5, trong lúc cùng bạn đạp xe dạo chơi ở khu công viên biển xã Tam Thanh, khi đến trước nhà hàng Ba Cơ (thôn Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh) thì em bị vướng vào đường dây điện chiếu sáng cách mặt đường trước quán khoảng 1m và bị rò rỉ điện nên em bị điện giật chết. Theo Điện lực Tam Kỳ, đường dây điện trên được chủ nhà hàng Ba Cơ mua điện và kéo về sử dụng tại nhà hàng. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tuấn, đại diện chủ nhà hàng Ba Cơ, cho biết từ năm 2015, thực hiện theo quy hoạch của UBND TP Tam Kỳ, nhà hàng đã di dời cách nhà hàng cũ, nơi em Công bị nạn, 150m để nhường đất làm công viên. Còn chỗ cũ đó, nhà hàng bắt một đường dây điện chiếu sáng cho nhân viên về ngủ qua đêm. Do sơ suất nên nhà hàng không để ý đường dây điện này bị sà thấp dưới đất mới gây ra vụ việc đau lòng. “Sự việc đau lòng, xảy ra ngoài ý muốn. Chúng tôi thành thật nhận trách nhiệm, xin lỗi gia đình cháu Công” - ông Tuấn nói. Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra để làm rõ vụ việc. Toàn bộ hồ sơ do công an thành phố xử lý. Bước đầu đã xác định, đường dây mà em Công vướng phải là của nhà hàng Ba Cơ. Có lẽ chiều trước đó có một trận mưa dông kèm theo gió lớn, trong khi chỉ có một trụ chống nên dây điện bị sà xuống thấp.
201
Chiều 1.6, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) cho biết chủ nhà hàng Ba Cơ đã nhận trách nhiệm sau vụ một bé trai 11 tuổi vướng dây điện của nhà hàng tại Quảng trường biển Tam Thanh bị điện giật tử vong. Tai nạn xảy ra khoảng 17 giờ 30 phút ngày 31.5. Thời điểm trên, em Nguyễn Thành Công (11 tuổi, học lớp 5) đang đạp xe dạo chơi tại quảng trường biển, khi đến vị trí dây điện sà thấp và đọng nước thì bị điện giật chết. Em Công quê gốc ở Điện An (TX.Điện Bàn, Quảng Nam) nhưng theo gia đình chuyển vào TP.HCM. Công về Quảng Nam cùng cha nhân dịp nghỉ hè. Tối qua (31.5), sau khi xảy ra tai nạn thương tâm, lực lượng công an và ngành điện lực đã có mặt tại hiện trường để phân tích, xác định nguyên nhân vụ việc. Cơ quan chức năng xác định đường dây điện dân sinh là của nhà hàng Ba Cơ. Mặc dù nhà hàng chuyển sang địa điểm mới cách đó 100 mét nhưng vẫn sử dụng đường dây điện này để phục vụ sinh hoạt cho nhân viên. Hiện Công an TP.Tam Kỳ vẫn đang điều tra vụ việc.
201
Ngày 1/6, ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cho biết, địa phương vừa xảy ra vụ giật điện khiến một em nhỏ chết thương tâm. Nạn nhân được xác định là em Nguyễn Thành Công (11 tuổi, trú phường Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Theo thông tin ban đầu, nhân kỳ nghỉ hè, em Công được ba mẹ dẫn về quê ngoại chơi. Khoảng 18h ngày 31/5, trong lúc em Công đạp xe đạp đi dạo chơi quanh khu công viên biển Tam Thanh (thôn Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh) thì bất ngờ bị vướng dây điện trước nhà hàng Ba Cơ và bị điện giật tử vong tại chỗ. Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã nhanh chóng có mặt để tiếp nhận hiện trường. Theo quan sát của PV VTC News, khoảng cách từ trụ điện đến nhà hàng Ba Cơ khá xa nhưng chủ nhà hàng chỉ dùng một cây trụ để nâng dây điện nên đường dây bị sà xuống sát đất. Được biết, nhà hàng Ba Cơ nằm trong diện giải tỏa để thực hiện dự án. Hiện nay, nhà hàng này không hoạt động nhưng hằng ngày vẫn thắp điện để phục vụ các nhân viên trông giữ tài sản trong nhà hàng. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
201
Tin nhanh ngày 1/6, ông Đỗ Ngọc Vĩnh (Phó Công an xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cho hay, trên địa bàn TP vừa xảy ra vụ giật điện khiến một em nhỏ tử vong. Sự việc diễn ra vào khoảng 18h ngày 31/5, em Nguyễn Thành Công (11 tuổi, trú thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được bố mẹ dẫn về quê ngoại chơi sau khi được nghỉ hè. Buổi chiều cùng ngày, em Công đạp xe đạp đi dạo chơi quanh khu công viên biển Tam Thanh (xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ). Khi đến đoạn trước nhà hàng Ba Cơ (thôn Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh) thì bất ngờ bị vướng dây điện vào cổ khiến nạn nhân bị giật điện tử vong. Ngay sau đó, người dân đã báo tin với chính quyền địa phương. Nhận được thông tin, Công an xã Tam Thanh đã nhanh chóng có mặt tại hiện trườn, đồng thời báo cáo cho Công an TP Tam Kỳ toàn bộ sự việc. Tại hiện trường, khoảng cách từ trụ điện đến nhà hàng B.C khá xa nhưng chủ nhà hàng chỉ dùng một cây trụ để nâng dây điện nên đường dây bị sà xuống sát đất. Theo chính quyền địa phương, nhà hàng B.C nằm trong diện giải tỏa để thực hiện dự án. Hiện nay, nhà hàng này không hoạt động nhưng vẫn thắp điện để phục vụ các nhân viên trông giữ nhà hàng. Hiện, cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ sự việc.
201
Sáng 1-6, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), xác nhận tại địa phương vừa xảy ra vụ giật điện khiến một em nhỏ chết thương tâm. Theo đó, vụ việc xảy ra khoảng 18 giờ ngày 31-5, em Nguyễn Thành Công (SN 2005, ngụ TP HCM) được ba mẹ dẫn về quê Quảng Nam thăm chơi trong dịp nghỉ hè. Trong lúc em Công đạp xe đạp dạo chơi ở khu công viên biển Tam Thanh (xã Tam Thanh), khi đến đoạn trước nhà hàng Ba Cơ, em Công bị vướng dây điện vào cổ và bị điện giật chết. Theo ông Bình, đường dây điện này của nhà hàng Ba Cơ kéo từ trụ vào nhà hàng để sử dụng. Tại hiện trường cho thấy khoảng cách từ trụ điện đến nhà hàng khá xa nhưng chủ nhà hàng chỉ dùng một cây trụ để nâng dây điện nên đường dây bị sà xuống sát đất. Ông Bình giải thích thêm nhà hàng Ba Cơ nằm trong diện giải tỏa để thực hiện dự án. Đến nay, nhà hàng này không hoạt động nhưng vẫn thắp điện để phục vụ các nhân viên trông ngó nhà hàng. "Thông thường, dây điện này được kéo lên cao nhưng có lẽ chiều trước đó có một trận mưa giông kèm theo gió lớn, trong khi chỉ có một trụ chống nên dây điện bị sà xuống thấp", ông Bình nhận định.
201
Ngày 1/6, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ điện giật làm một bé trai tử vong. Theo thông tin, chiều tối ngày 31/5, cháu Nguyễn Thành Công (11 tuổi, trú thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) được nghỉ hè và được mẹ dẫn về quê ngoại chơi. Tại đây cháu ra khu vực Quảng trường biển Tam Thanh (thuộc TP Tam Kỳ, Quảng Nam) chơi. Trong lúc đi xe đạp dạo quanh địa điểm trên, bất ngờ cháu bị vướng vào một đường dây điện dân sinh cũ của nhà hàng gần đó nên bị điện giật tử vong. Sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng địa phương đã có mặt tại hiện trường để điều tra. Sau đó, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự. Theo quan sát, tại hiện trường, khoảng cách từ trụ điện đến nhà hàng khá xa nhưng chủ nhà hàng chỉ dùng một cây cột để nâng dây điện nên đường dây bị sà xuống sát đất. Nhà hàng nằm trong diện giải tỏa và không hoạt động nhưng vẫn thắp điện để phục vụ các nhân viên trông giữ nhà hàng. Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm vụ việc.
201
Ngày 1/6, ông Đỗ Ngọc Vĩnh- Phó công an xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cho biết trên địa bàn vừa xảy ra một vụ giật điện làm một bé trai tử vong. Theo đó, vụ việc xảy ra vào khoảng 18h ngày 31/5 tại khu vực quảng trường biển Tam Thanh, thuộc thôn Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh. Nạn nhân là em N.T.C (11 tuổi ngụ phường Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Được nghỉ hè, N.T.C theo mẹ về quê ngoại chơi. Nhận được tin báo, công an xã Tam Thanh đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để lấy thông tin và báo cáo cho công an TP.Tam Kỳ. Vụ việc đang được Công an TP Tam Kỳ tiếp tục điều tra làm rõ./.
201
Sự việc thương tâm xảy ra vào khoảng 18h tối 31/5. Theo đó, vào thời gian trên, N.T.C (11 tuổi, ngụ tại TP.HCM) đạp xe quanh quảng trường biển Tam Thanh chơi thì vướng dây điện của một nhà hàng gần đó và bị điện giật tử vong. Được biết, đường dây điện làm bé trai tử vong được nối vào nhà hàng Ba Cơ (thôn Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) và hiện nhà hàng này không hoạt động. Tờ Quảng Nam online thông tin, người nhà nạn nhân cho rằng dòng điện gây ra cái chết của em C là do nhà hàng này dùng, thắp sáng để nhân viên trông giữ khu vực nhà hàng. Còn tờ Người lao động cho hay, do gia đình nạn nhân bức xúc việc nhà hàng Ba Cơ chối bỏ trách nhiệm nên đã mang thi thể bé trai này đến đặt trước cửa nhà hàng, yêu cầu có trách nhiệm. "Tối 31/5, do quá lo sợ nên lúc đầu đại diện nhà hàng Ba Cơ nói đường dây điện này họ không còn sử dụng nữa. Mãi đến khoảng khoảng 0 giờ ngày 1/6, khi phía điện lực đưa ra hóa đơn tiền điện vừa mới nộp để chứng minh nhà hàng này vẫn dùng điện, chủ nhà hàng mới thừa nhận trách nhiệm", nguồn trên dẫn lời Chủ tịch xã Tam Thanh Nguyễn Thanh Bình. Cũng theo tờ Người lao động, phía nhà hàng sau đó đã thừa nhận đây là sự việc ngoài ý muốn, đồng thời gửi lời xin lỗi và hứa bù đắp mất mát cho gia đình cháu bé. Báo giới trong nước cũng thông tin, tại hiện trường sự việc, theo quan sát thì khoảng cách giữa các trụ điện cách xa nhau, dây điện trùng xuống. Do đó, có thể bé C đã chạm vào phần dây bị rò rỉ điện. Nhà hàng đã dù đã không hoạt động và chuyển sang cách địa điểm cũ không xa nhưng đường dây điện vẫn được để phụ vụ sinh hoạt cho nhân viên. Được biết, bé C và gia đình vừa từ TP HCM về quê ngoại nhân dịp hè. Công an TP Tam Kỳ đang tiếp tục làm rõ sự việc.
201
Đến sáng 1/6, gia đình em Nguyễn Thành Công (SN 2005) đã tiến hành tổ chức tang lễ cho nạn nhân. Chính quyền và người dân đến thăm viếng, chia buồn. Trước đó, lúc 17h30 ngày 31/5, bé Nguyễn Thành Công cùng bạn đạp xe dạo chơi ở khu công viên biển xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam khi đến khu vực trước nhà hàng Ba Cơ (thôn Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh) thì bị vướng vào đường dây điện dẫn đến tử vong. Công cùng ba mẹ sinh sống ở TP. HCM nhưng do được nghỉ hè nên cả nhà về quê thăm ông bà, được 3 ngày thì xảy ra sự việc đau lòng trên. Theo người nhà nạn nhân, phải đến 1 giờ sáng ngày 1/6, gia đình mới có thể đưa bé về nhà để lo mai táng do việc hoàn thành các biên bản làm việc với các bên chưa được thống nhất. “Gia đình không yêu cầu tiền bạc nhưng yêu cầu người liên quan phải có trách nhiệm” – ông Huỳnh Tấn Vỹ, đại diện gia đình cho hay. Ông Nguyễn Tuấn – đại diện chủ nhà hàng Ba Cơ cho biết: “Sự việc đau lòng, xảy ra ngoài ý muốn. Chúng tôi thành thật xin lỗi gia đình cháu Công và hứa sẽ bù đắp những mất mát của gia đình”. Theo ông Tuấn, nhà hàng Ba Cơ đã chuyển sang địa điểm mới cách đó 100m, nhưng đường dây điện vẫn hoạt động là để phục vụ sinh hoạt cho các nhân viên. Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Tam Thanh, cho biết: Sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra để làm rõ vụ việc. Toàn bộ hồ sơ do công an thành phố xử lý. Bước đầu đã xác định, đường dây mà bé Công vướng phải là của nhà hàng Ba Cơ. Nhà hàng Ba Cơ nằm trong diện giải tỏa để thực hiện dự án. Đến nay, nhà hàng này không hoạt động nhưng vẫn thắp điện để phục vụ các nhân viên. Thông thường, dây điện này được kéo lên cao nhưng có lẽ chiều trước đó có một trận mưa giông kèm theo gió lớn, trong khi chỉ có một trụ chống nên dây điện bị sà xuống thấp.
201
Chiều 1-6, Công an TP Bạc Liêu (Bạc Liêu) tạm giữ Trần Văn Trường (25 tuổi, ngụ phường 5) về hành vi cố ý gây thương tích. Nạn nhân là ông Nguyễn Hoàng Quân (52 tuổi, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu) làChủ tịch Hội Nông dân TP Bạc Liêu. Khoảng 4 giờ cùng ngày, ông Quân đang đi tập thể dục gần cầu Tôn Đức Thắng (nối phường 5 với phường 1) thì thấy Trường đang ngồi gục trên dốc cầu. Ông ghé lại hỏi thăm thì bất ngờ bị Trường vung dao tự chế chém xối xả vào người khiến ông Quân gục tại chỗ. Sau khi chém người, Trường rời khỏi hiện trường, ông Quân được đưa đi cấp cứu tại BV tỉnh Bạc Liêu trong tình trạng nguy kịch. Trưa cùng ngày, nghi can bị bắt. Trường khai do nghiện ma túy, tinh thần không ổn định nên đã chém ông Quân.
202
Công an TP Bạc Liêu đang tạm giữ đối tượng chém trọng thương ông Nguyễn Hoàng Quân, Chủ tịch Hội Nông dân TP Bạc Liêu vào rạng sáng 1-6. Theo thông tin ban đầu, khoảng 4 giờ ngày 1-6, ông Quân đi tập thể dục gần cầu Tôn Đức Thắng (phường 1, TP Bạc Liêu) thì thấy Trần Văn Trường (25 tuổi, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu) đang ngồi gục trên dốc cầu nên lại hỏi thăm. Bất ngờ, Trường vung dao tự chế chém xối xả vào người ông Quân khiến ông gục tại chỗ. Sau khi chém người, Trường rời khỏi hiện trường. Còn ông Quân được người dân đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Sau khi nhận thông tin từ người dân, lực lượng Công an TP Bạc Liêu đã đến hiện trường điều tra vụ việc. Ngay trong sáng cùng ngày, công an đã bắt giữ được Trường khi đang lẩn trốn ở một chòi canh tôm gần đó. Tại cơ quan điều tra, Trường khai nhận không có tư thù gì với ông Quân. Trường được biết là đối tượng đang nghiện ma túy.
202
Đối tượng bị bắt là Trần Văn Trường, 22 tuổi (ngụ khóm 8, phường 5, thành phố Bạc Liêu). Trường đã dùng mã tấu chém ông Nguyễn Hồng Quân (52 tuổi, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Bạc Liêu, ngụ khóm 8, phường 5, thành phố Bạc Liêu) vào rạng sáng 1/6. Theo hồ sơ điều tra ban đầu của cơ quan công an, khoảng 4h30 ngày 1/6, ông Nguyễn Hồng Quân từ nhà đi tập thể dục buổi sáng thì gặp Trần Văn Trường đang ngồi tại khu vực cầu Tôn Đức Thắng, khóm 10, phường 1. Ông Quân thấy người cùng xóm nên hỏi thăm: “Đi đâu mà người dính đầy bùn đất?”. Trường không trả lời và ông Quân tiếp tục đi tập thể dục. Ngay sau đó Trường về nhà, lấy mã tấu giấu vào người, quay lại cầu Tôn Đức Thắng ngồi chờ ông Quân. Khi vừa thấy ông Quân trên đường đi tập thể dục về, Trường liền khống chế ông Quân và rút mã tấu chém chục nhát vào người làm ông Quân bất tỉnh tại chỗ. Sau đó, Trường nhanh chân chạy trốn, ông Quân được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nhận được tin báo, Công an thành phố Bạc Liêu đã huy động lực lượng vây bắt Trường khi đối tượng đang lẩn trốn tại nhà vào sáng cùng ngày. Hiện sức khỏe ông Quân đã tạm thời qua cơn nguy kịch. Vụ án đang được Công an thành phố Bạc Liêu tiếp tục điều tra làm rõ./.
202
Đại tá Phạm Quang Chung, Trưởng công an TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu), cho biết khoảng 4 giờ 30 phút ngày 1.6, ông Nguyễn Hoàng Quân (52 tuổi, Chủ tịch Hội nông dân TP.Bạc Liêu) đang đi bộ tập thể dục dưới chân cầu Tôn Đức Thắng, thuộc khóm 8, P.5 (TP.Bạc Liêu) thì thấy Trần Văn Trường (25 tuổi, ngụ khóm 8, P.5) đang ngồi dưới dạ cầu, toàn thân lấm lem bùn đất, nên bước đến hỏi thăm. Bất ngờ, Trường xông tới đạp ông Quân té ngã rồi dùng dao tự chế đâm, chém xối xả vào đầu, tay, chân, lưng, bụng ông Quân. Khi ông Quân nằm bất động, Trường cầm hung khí rời khỏi hiện trường. Ông Quân, ngay sau đó được người dân đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, với nhiều vết thương khá nặng trên cơ thể, bị bất rất nhiều máu. Theo đại tá Chung, ngay khi nhận được tin báo, công an đã huy động lực lượng xuống hiện trường, thu thập thông tin, xác minh đối tượng. Chỉ sau 45 phút gây án, Trường bị bắt giữ khi đang lẩn trốn trong một chòi giữ vuông tôm, cách hiện trường khoảng 300 m. Công an cũng thu giữ được hung khí là cây dao tự chế, dài khoảng 70 cm. Tại cơ quan công an, Trường khai nhận mình hoàn toàn không có mâu thuẫn gì với ông Quân. Khi ông Quân hỏi thăm, Trường đang bực tức trong mình và nhìn ông Quân "thấy ghét" nên dùng dao bất ngờ đâm, chém tới tấp vào người nạn nhân. Theo hồ sơ công an, năm 2011, Trường bị đưa đi cai nghiện bắt buộc do nghiện ma túy. Giữa năm 2015, Trường được cho về nhà. Gần đây, Trường thường xuyên sử dụng và đang nghiện ma túy đá. Kiểm tra nơi ở của Trường, công an còn thu giữ dụng cụ mà Trường thường dùng để hút ma túy. Ông Quân, sau khi nhập viện được y, bác sĩ kịp thời cứu chữa, tiến hành phẫu thuẫn vết thương nên sức khỏe tạm hồi tỉnh. Công an tiếp tục lấy lời khai, điều tra, làm rõ động cơ chém người của Trường.
202
Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, ông Nguyễn Hoàng Quân (52 tuổi, Chủ tịch Hội nông dân TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), đang đi bộ tập thể dục dưới chân cầu Tôn Đức Thắng, bất ngờ bị Trần Văn Trường (25 tuổi, ngụ khóm 8, phường 5, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu ), xông tới đạp ông Quân té ngã rồi dùng dao tự chế đâm, chém xối xả vào đầu, tay, chân, lưng, bụng ông Quân. Trường đã rời khỏi hiện trường ngay sau khi ông Quân bất tỉnh. Ngay sau đó, ông Quân được người dân đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, với nhiều vết thương khá nặng trên cơ thể, bị bất rất nhiều máu. Chỉ sau hơn 45 phút gây án, Trường đã bị lưc lượng Công an bắt giữ khi đang lẩn trốn trong một chòi giữ vuông tôm, cách hiện trường khoảng hơn 300 m. Theo lời khai ban đầu tại cơ quan điều tra, Trường khai nhận do thấy ông Quân nhìn thấy ghét nên dùng dao bất ngờ đâm, chém tới tấp vào người nạn nhân. Năm 2011, Trường bị đưa đi cai nghiện bắt buộc do nghiện ma túy. Giữa năm 2015, Trường được cho về nhà. Gần đây, Trường thường xuyên sử dụng ma túy đá. Kiểm tra nơi ở của Trường, công an còn thu giữ dụng cụ mà Trường thường dùng để hút ma túy. Sau khi nhập viện ông Quân được y, bác sĩ kịp thời cứu chữa, tiến hành phẫu thuẫn vết thương nên sức khỏe đã tạm ổn định. Hiện vụ việc được cơ quan công an tiếp tục điều tra, lấy lời khai đối với tên Trường.
202
Theo thông tin ban đầu, khoảng 4h sáng cùng ngày, ông Nguyễn Hoàng Quân (52 tuổi, ngụ phường 5, TP.Bạc Liêu; Chủ tịch Hội Nông dân TP.Bạc Liêu) đang đi tập thể dục gần cầu Tôn Đức Thắng (nối phường 5 với phường 1) thì thấy Trần Văn Trường (25 tuổi, ngụ phường 5) đang ngồi gục đầu trên dốc cầu. Thấy vậy, ông Quân đến gần, hỏi thăm, tuy nhiên, bất ngờ đối tượng Trường đạp ông Quân rồi dùng dao tự chế thủ sẵn trong người chém liên tiếp vào người ông Quân, khiến ông té gục tại chỗ. Khi thấy ông Quân té ngục, đối tượng này rời khỏi hiện trường, tẩu thoát. Rất may, nạn nhân được người dân gần hiện trường phát hiện, đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu. Sau khi nhận thông tin, lực lượng Công an TP.Bạc Liêu đã đến hiện trường. Bằng biện phép nghiệp vụ, lực lượng công an đã nhanh chóng xác định được đối tượng gây án và bắt giữ Trường khi đang ẩn náu ở một chòi tôm gần khu vực gây án khoảng 300m. Tại Cơ quan Công an, đối tượng Trường khai nhận đang nghiện ma tuý và không có xích mích gì với ông Quân. Khi ông Quân hỏi thăm, Trường đang bực tức trong mình và nhìn ông Quân không thiện cảm nên dùng dao chém vào người nạn nhân. Sau khi nhập viện, ông Quân được y, bác sĩ nhiệt tình cứu chữa, phẫu thuật vết thương nên sức khoẻ tạm ổn và đã hồi tỉnh. Hiện vụ việc đang được Công an tiếp tục điều tra làm rõ.
202
Ngày 1/6, Công an TP Bạc Liêu bắt giữ Trần Văn Trường (25 tuổi) để điều tra về hành vi chém người. Thanh niên này bị cáo buộc dùng dao tự chế chém trọng thương ông Nguyễn Hoàng Quân (52 tuổi, ngụ phường 5), Chủ tịch Hội nông dân TP Bạc Liêu. Theo điều tra, rạng sáng cùng ngày, khi đi thể dục đến gần cầu Tôn Đức Thắng, ông Quân thấy Trường ngồi gục trên dốc cầu nên đến hỏi thăm. Bất ngờ Trường rút dao chém ông Quân gục tại chỗ. Những người đi thể dục gần đó phát hiện và can ngăn. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu, còn kẻ gây án cầm hung khí bỏ trốn. Gần giờ sau, Trường bị bắt giữ khi đang lẩn trốn trong một chòi giữ vuông tôm, cách hiện trường khoảng 300 m. Trường khai nhận không quen hay có thù với ông Quân và chém người "do bị làm phiền". "Trường tái nghiện ma túy sau khi được đưa đi cai nghiện trở về", đại tá Phạm Quang Chung, Trưởng Công an TP Bạc Liêu cho biết.
202
Một đề thi mang tên “Vụ án cai sữa chết người” trong môn Kĩ năng chung về tư vấn pháp luật của trường ĐH Luật Hà Nội được làm bằng thơ thay vì những văn bản luật, những tình huống theo khuôn mẫu mà mọi người hay nghĩ về đề thi của ngành Luật. Báo Người Đưa Tin xin viết lại đề thi tới độc giả: “Hai vợ chồng anh A. Sinh được một cậu bé Dễ thương và mạnh khỏe Nay đã 4 tuổi rồi… Rồi một hôm đang ngồi Cô vợ liền tâm sự Anh ạ…! Con vẫn…bú… Dù em hết…sữa rồi…! Nó vẫn cứ nhằn thôi Nhiều hôm…em đau quá…! Anh A cười ha hả… Việc đó dễ thôi mà.. Bôi chút dung dịch là Con ngậm cay…bỏ bú…! Mặt trời vừa mới nhú Anh A liền mang sang Lọ dung dịch màu vàng… Bôi đôi gò bồng đảo… Hôn vợ yêu một cái Anh A vội đi làm Anh đến thẳng cơ quan.. Làm lu bu công việc… Một hồi sau mới biết Mình lấy nhầm lọ rồi… Lọ thuốc..cực độc…ôi…! Con ơi…! Ba có tội…! Ba đã giết con rồi…! Hốt hoảng lẫn rối bời… Người chồng liền tức tốc… Phóng vội xe về nhà…! Nhìn thấy từ…xa xa… Nhà đông người qua lại… Người thì hô cấp cứu.. Kẻ bảo…nó chết rồi…! Ôi..! Ba giết con rồi…! Anh A khuỵu trước cổng..! Như phép tiên…rồi bỗng… Đứa bé từ trong nhà Rẽ đám đông chạy ra… Ôm chầm lấy người cha… Hổn hển… mách rằng là… Chú HÀNG XÓM... gần nhà… Chết… trong kia…ba ạ…!” Qua liên hệ với sinh viên trường này, được biết đây là đề thi học hết học phần, môn Kĩ năng chung về tư vấn pháp luật dành cho sinh viên đang học theo học văn bằng hai của trung tâm Tư vấn pháp luật diễn ra vào ngày 30/05/2016. Một sinh viên tham dự buổi thi chia sẻ: “Ban đầu đọc đề toàn bộ lớp ngỡ ngàng, sau đó xuất hiện đâu đó những tiếng cười. Nhưng về cơ bản các bạn cũng hào hứng và làm bài khá tốt”. Trả lời báo chí, lãnh đạo nhà trường cho biết, đã nhận được thông tin về đề thi trên và hiện đang chờ ý kiến phản hồi từ Trung tâm tư vấn pháp luật.
203
Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Văn Cương – Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật, Trường ĐH Luật Hà Nội xác nhận: Đây là đề thi cuối năm học dành cho học viên văn bằng hai. Theo ông Cương cho biết: “Đây là chuyên ngành khi ra đề thi phải có tình huống, có thể thông thường sẽ mô tả tình huống bằng văn xuôi truyền thống. Việc dùng thơ như đề thi có mấy lợi thế: vừa có hình ảnh sống động, diễn tả tâm trạng nhân vật. Hơn nữa đối tượng học là những người đang học văn bằng hai có trình độ nhận thức cao, đã trưởng thành, ít nhất vài ba năm thậm chí cả chục năm đi làm. Bối cảnh những dịp hè là người học cứ 3 ngày thi hết một môn, rất căng thẳng, thời tiết lại nóng bức nên đề thi có thể khiến sinh viên hứng khởi, dễ chịu”. Xuất phát suy nghĩ đó, theo ông Cương phía trung tâm đã thử làm đề thi “hơi khác truyền thống nhưng nội dung không khác biệt, yêu cầu vẫn như vậy”. Khi đề thi ra và được chia sẻ trên mạng xã hội, bản thân ông Cương cũng có quan sát thấy những ý kiến khác nhau. vì mới có ý kiến khác nhau. Là bước làm nếu tốt được ủng hộ, cải tiến nếu đồng nghiệp, xã hội sẽ rút kinh nghiệm. “Với người không có chuyên môn khi đọc đề 99% nghĩ vụ việc có liên quan đến tình ái nhưng thực chất không phải vậy. Là dân chuyên môn, dạy môn kĩ năng cho các luật sư sau này hành nghề luật, chúng tôi muốn dùng câu chuyện nhỏ để nói điều lớn hơn là vừa qua xuất hiện nhiều vụ việc xét xử dẫn tới oan sai khi nhìn nhận vấn đề không toàn diện và chủ quan” – ông Cương cho biết. “Ở tình huống này chúng tôi có thể chỉ ra 6 nguyên nhân có thể dẫn tới cái chết của người hàng xóm chứ không chỉ lí do liên quan đến tình ái vì dụ như ông bị suy tim, khi sang nhà chơi đột tử” – ông Cương thông tin. Đề thi ít nhiều có yếu tố hài hước nhưng theo ông Cương vẫn đem đến cho người học những giá trị và bài học khi hành nghề luật. Ông Cương cũng thẳng thắn cho biết, phía trung tâm sẽ nhìn nhận những ý kiến đóng góp từ xã hội, đồng nghiệp, người học để rút kinh nghiệm có những đề thi vừa hay vừa đảm bảo không gây ra tranh luận. Chiều cùng ngày, một lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội trao đổi với VietNamNet cũng chia sẻ với việc ra đề có tính mở của Trung tâm tư vấn pháp luật. Tuy nhiên cá nhân ông cho rằng, đề thi cần tránh những nội dung nhạy cảm, có thể khiến dư luận hiểu nhầm hoặc tranh cãi không cần thiết.
203
Đề thi lạ này đã nhanh chóng được cư dân mạng truyền tay nhau. Sở dĩ đề thi trở thành đề tài bàn tán ở chỗ ngành Luật vốn được xem là một lĩnh vực luôn đòi hỏi sự nghiêm túc, cứng rắn, thậm chí có phần hơi "khô khan" khi nghiên cứu về các điều luật, bộ luật. Tuy nhiên, ở đề thi này, phần tình huống được nêu ra lại là bài thơ kể một câu chuyện cười về "Vụ án cai sữa chết người". Đề thi đưa ra một tình huống bằng thơ khá hài hước và dí dỏm, có 3 câu hỏi được đưa ra để sinh viên giải quyết sau khi đọc bài thơ này. Theo một số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội xác nhận, đề thi được đưa ra vào ngày 30/5. Đây là đề thi hết học phần, môn Kỹ năng chung về tư vấn pháp luật dành cho các sinh viên đang theo học văn bằng hai của trung tâm Tư vấn pháp luật. "Đây là lần đầu tiên mình gặp phải một đề thi luật 'bá đạo' và dễ thương như thế này từ trước đến nay. Thầy mình bảo sợ các em học luật khô khan nên phải ra đề bằng thơ cho mềm mại. Đề này do các thầy ở trung tâm Tư vấn pháp luật ra, lúc học thì tụi mình cũng được thầy cô dạy như bình thường thôi, đến bây giờ thi mới ra đề khác lạ như vậy. Mình cảm thấy khá thú vị bởi đề thi rất hay, sáng tạo chứ không khô khan như những dạng bài tình huống thông thường trước đây của Đại học Luật". Một sinh viên tham gia đề thi chia sẻ. Thành viên Facebooker Duy Tuấn thậm chí còn ngẫu hứng làm bài thơ bình về đề thi "bá đạo" này: "Cái đề thi thật lạ Vì được làm bằng thơ Kết cục thật bất ngờ Thương cho anh hàng xóm Chắc anh này bị móm Răng rụng hết từ lâu Chẳng nhai được cơm đâu Nên bú nhờ đôi chút Như mọi khi...vừa mút Anh đã ngã lăn quay Miệng lắp bắp câu này... Lần sau...em...nhớ tắm!!" Đề thi "lạ" này đã khiến các sinh viên tham gia thi hết học phần môn Kĩ năng chung về tư vấn pháp luật đều vô cùng bất ngờ. Bạn Bình Nguyễn chia sẻ: "Khi giám thị phát đề xong, cả lớp đều lặng đi mấy phút vì quá bất ngờ và bị "tủ đè" vì không ngờ đề sẽ ra dạng này, mọi thứ không có trong tài liệu giảng dạy đã được học từ trước đến nay mà chúng mình phải tự suy luận. Sau mấy phút ban đầu đó thì tất cả lại nhao nhao lên vì đề thi bá đạo và hài hước này. Có bạn đọc đề khoái quá cười sằng sặc, cả lớp cứ đọc đi đọc lại vì thấy thú vị quá. Thầy giám thị cũng có hỏi cả lớp xem có thắc mắc thì không, nhưng lúc đó đọc đề xong tụi mình thấy hơi khó hiểu nên không ai hỏi thêm gì hết và cả phòng ổn định trật tự để bắt đầu làm bài". Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện các đề thi "độc, lạ" như vậy, trước đó mạng xã hội cũng từng xôn xao trước hàng loạt đề thi có gắn người nổi tiếng, bộ phim nổi tiếng hay trào lưu nổi và những đề thi đó cũng nhận được nhiều ý kiến tranh luận từ người dùng mạng.
203
Đề thi với câu hỏi tình huống đặt ra: “Anh A, trong tâm trạng rất bất ổn đến Trung tâm tư vấn pháp luật có yêu của tư vấn về vụ việc vừa xảy ra tại nhà anh. Nội dung vụ việc mà anh A trình bày” được đưa ra dưới dạng bài thơ. Tóm tắt sự việc là để cai sữa cho con trai 4 tuổi, anh A bôi lo dung dịch màu vàng lên “gò bông đào” của vợ rồi đi làm. Sau khi đi làm anh mới phát hiện mình lấy nhầm lọ thuốc cực độc, nghĩ mình đã hại con nên anh tức tốc phóng về nhà. Bất ngờ khi về anh, nghe con nói là ông hàng xóm gần nhà đã chết trong kia. Câu hỏi đưa ra là sinh viên hãy đặt câu hỏi và sắp xếp thành bảng hỏi để hỏi anh A, nhằm làm rõ nội dung vụ việc và làm rõ yêu cầu tư vấn của anh A..." Đề thi cho phép học viên được sử dụng tài liệu. Đề thi ngay khi được đưa lên Facebook đã khiến nhiều người bất ngờ, tò mò về đáp án. Bên cạnh một số ý kiến băn khoăn, không ít người cho rằng người ra đề thi có óc hài hước và tình huống đưa ra cực kỳ hóc hiểm. Đối với ngành luật có đặc thù riêng, không nên đánh giá quá khắt khe. Sáng 1/6, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, đã nhận được thông tin về đề thi trên và hiện đang chờ ý kiến phản hồi từ Trung tâm tư vấn pháp luật.
203
Đề thi ra một tình huống sau: Anh A, trong tâm trạng rất bất ổn đến Trung tâm Tư vấn pháp luật có yêu cầu tư vấn về vụ việc vừa xảy ra tại nhà anh. Đề bài cho phép học viên sử dụng tài liệu. Nội dung vụ việc mà anh A trình bày có thể đã được thể hiện tóm tắt bằng Thơ với nhiều đoạn thú vị như sau: …Mặt trời vừa mới nhú Anh A. liền mang sang Lọ dung dịch màu vàng… Bôi đôi gò bồng đào… Hôn vợ yêu một cái Anh A. vội đi làm Anh đến thẳng cơ quan… Làm lu bu công việc… Một hồi sau mới biết Mình lấy nhầm lọ rồi… Lọ thuốc… cực độc… ôi…! Con ơi…! Ba có tội…! …đoạn cuối bài thơ như sau: Nhìn thấy từ...xa xa Nhà đông người qua lại Người thì hô cấp cứu Kẻ bảo... nó chết rồi Ôi! Ba giết con rồi Anh A. khuỵu trước cổng Như phép tiên… rồi bỗng… Đứa bé từ trong nhà Rẽ đám đông chạy ra… Ôm chầm lấy người cha… Hổn hển… mách rằng là…. Chú HÀNG XÓM… gần nhà… Chết… trong kia… ba ạ…! Đề thi được đưa lên mạng và đã thu hút sự quan tâm của nhiều người bởi lẽ từ trước đến nay, những bộ môn khô khan của ngành Luật ít khi có những đề thi dí dỏm như vậy. Độc giả Mỹ Dung (Hà Nội) cho biết, tụi mình lúc đầu cũng chưa hiểu ra vấn đề nhưng càng đọc đến cuối càng thấy thú vị. Đặc biệt ở cái kết của bài thơ là một tình huống vừa hài hước nhưng rất hấp dẫn. Ông Vũ Văn Cương xác nhận với PV Dân trí, đề thi do chính Trung tâm Tư vấn Pháp luật (thuộc ĐH Luật Hà Nội) ra vào ngày 30 tháng 5. Đây là đề thi hết học phần, môn “Kĩ năng chung về tư vấn pháp luật”,dành cho các sinh viên đang theo học văn bằng hai của trung tâm. Được biết, đề thi do Ban ra đề phụ trách. Trong đó, với vai trò quyền Giám đốc Trung tâm, ông Cương chịu trách nhiệm đứng đầu. Theo ông Cương, về cơ bản, các câu hỏi vẫn theo dạng đề thi truyền thống trước đây. Tuy nhiên, chỉ khác nhau ở cách thức thể hiện phần tình huống được biến tấu cho khác lạ và thú vị, kích thích sự sáng tạo của người làm bài. Chia sẻ về lý do vì sao Trung tâm quyết định ra đề thi cho một môn học khô khan bằng thơ, ông Cương cho biết, đề có thể viết bằng văn xuôi hoặc bằng thơ. Tuy nhiên, viết bằng thơ có một số lợi thế, giúp người đọc có cảm nhận tốt hơn: Có thể diễn tả sự việc có hình ảnh; Thể hiện được tâm trạng của nhân vật trong sự kiện, tình huống mà mình đưa ra. “Khi đưa đề thi ra, chúng tôi thấy số đông người học tiếp nhận khá nhẹ nhàng và vui vẻ. Đối tượng sinh viên đang học ở đây là những người đã đi làm, đã có một bằng đại học nên trong một kì thi căng thẳng, thời tiết nóng bức, nếu đề thi có chút gì nhẹ nhàng, hài hước trong khuôn khổ, có thể tạo ra cho người làm sự dễ chịu, thoải mái khi đọc đề sẽ giúp việc làm bài hiệu quả hơn”, ông Cương nói. Ông cũng cho biết thêm, để có một đề thi bằng thơ, phải rất cầu kì, đầu tư nhiều công sức như chọn từ, hài hòa âm điệu nhưng không được thiếu dữ kiện. Vì thế, Ban soạn thảo mất nhiều thời gian hơn so với bình thường. Mặc dù đề thi hài hước nhưng cái “hài” này vẫn nằm trong khuôn khổ nên không làm mất đi tính mô phạm. “Tôi giảng dạy môn này và đã ra đề nhiều lần. Tôi nghĩ ra đề theo lối truyền thống hơi nhàm chán nên muốn đưa một cái gì đó mới lạ. Việc đưa cái mới ra, tất nhiên sẽ có người ủng hộ, người không ủng hộ là điều bình thường. Nhưng tôi nghĩ đây là một bước đột phá xem có nâng cao chất lượng hiệu quả cho học viên hay không”, ông Cương cho hay. Theo ông Cương, đây là môn kỹ năng nên qua tình huống này, người học luật phải nhìn nhận các vấn đề thận trọng hơn. Nếu đọc qua đề thì 99% người không có chuyên môn pháp luật sẽ suy luận ngay vấn đề ngoại tình, vấn đề nhảm nhí của xã hội. Đây là cách nhìn nông cạn. Nếu người làm pháp luật mà nhìn nhận cái chết của nhân vật như vậy sẽ dẫn đến nhiều án oan sai. Đề thi yêu cầu học viên phải có tầm nhìn khác, tư duy rộng và toàn diện hơn. Ông Cương chia sẻ, cái chết của một con người có thể nhiều nguyên nhân, người làm nghề pháp luật phải có tư duy phản biện, nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh để đưa ra đánh giá một vụ việc cho kết quả đúng, tránh trường hợp kết tội oan trong xét xử chỉ vì nhìn hiện tượng mà đánh giá bản chất. Trong đáp án của đề thi có tới 5 - 6 nguyên nhân dẫn đến cái chết của người hàng xóm.
203
Vụ tai nạn xảy ra vào sáng nay (1.6) trên đường Bạch Đằng (phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM). Thông tin ban đầu, vào khoảng 6h30 sáng nay, ô tô bốn chỗ BKS 51F-373.89 lưu thông trên đường Bạch Đằng hướng từ Gò Vấp về sân bay Tân Sơn Nhất. Khi vừa qua khỏi vòng xoay ngã 5 Gò Vấp khoảng 300m, xe này lao sang làn đường ngược lại và đâm cực mạnh vào hông xe taxi hãng Vinasun. Cú đâm mạnh khiến xe taxi quay ngang và bị xe taxi hãng Đầm Sen chạy cùng chiều lao tới đâm vào. Vụ tai nạn khiến xe ô tô bốn chỗ bị nát đầu, nổ bánh trước bên trái. Taxi hãng Vinasun cũng bị gãy rời bánh sau. Rất may, không có thương vong về người. “Khi xảy ra tai nạn, trên xe tôi có 4 hành khách. Thấy chiếc ô tô 4 chỗ lao đến, tôi cố bẻ lái để né nên xe chỉ bị tông phần hông xe và bánh sau. Nếu không xử lý kịp thì hai phương tiện sẽ xảy ra đối đầu, lúc đó không biết hậu quả thế nào. Hành khách trên xe tôi và một người nước ngoài trên ô tô bốn chỗ đều thoát nạn”, tài xế hãng Vinasun kể. Theo lý giải của tài xế ô tô bốn chỗ, nguyên nhân dẫn đến sự cố là do né một thanh niên đi xe máy chạy cắt ngang đường dẫn đến mất kiểm soát gây ra tai nạn. Đến 8h30, hiện trường vụ tai nạn vẫn đang được công an xử lý.
204
Vào khoảng thời gian trên, xe ô tô 4 chỗ mang BKS: 51F- 373.98 lưu thông trên đường Bạch Đằng theo hướng từ ngã năm Nguyễn Thái Sơn về sân bay Tân Sơn Nhất. Khi lưu thông qua công viên Gia Định (thuộc phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM) do tránh xe máy lưu thông cùng chiều đã đâm vào bên hông xe taxi mang BKS: 51A- 743.78. Cú đâm mạnh làm xe taxi mất lái quay ngang đường. Theo quán tính xe ô tô 4 chỗ tiếp tục lao đi và đâm vào 1 xe taxi khác mang BKS: 51A- 038.18 lưu thông ở chiều ngược lại. Cú đâm làm cả 2 xe hư hỏng nặng và nắm chắn ngang giữa đường. Tại hiện trường, chiếc xe ô tô 4 chỗ và 2 xe taxi nằm chắn ngang giữa đường, đều bị hư hỏng nặng. Rất may vụ tai nạn liên hoàn không gây thương tích về người, tuy nhiên do vụ việc xảy ra vào giờ cao điểm khiến giao thông trên đường Bạch Đằng mới bị ùn tắc.
204
Thời điểm trên, xe ô tô 4 chỗ BS: 51F - 373.89 chạy với tốc độ nhanh trên đường Bạch Đằng, hướng từ Q.Gò Vấp về sân bay Tân Sơn Nhất. Qua khỏi vòng xoay ngã năm Gò Vấp khoảng 300m, chiếc xe này bất ngờ lao sang làn đường ngược lại, tông mạnh vào hông xe taxi hãng Vinasun khiến chiếc xe quay ngang và bị xe taxi hãng Đầm Sen chạy cùng chiều đâm vào. Tại hiện trường, ô tô 4 chỗ bị bể bánh trước bên trái, phần đầu bị hư hỏng nặng. Riêng xe taxi hãng Vinasun bị gãy rời bánh sau và thời điểm xảy ra tai nạn trên xe này có 4 hành khách nhưng may mắn không có thương vong về người. Theo tài xế xe ô tô 4 chỗ, do tránh thanh niên niên đi xe máy cắt ngang đường dẫn đến mất tay lái và xảy ra tai nạn. Nguyên nhân đang được CSGT địa phương làm rõ.
204
Theo thông tin ban đầu, khoảng 6h30 ngày 1/6, xe ô tô 4 chỗ BKS: 51F – 373.89 lưu thông trên đường Bạch Đằng (quận Tân Bình, TP HCM), hướng từ quận Gò Vấp về sân bay Tân Sơn Nhất với tốc độ cao. Khi qua vòng xoay ngã 5 Gò Vấp khoảng 300 mét, phương tiện này bất ngờ lao sang phần đường ngược chiều, tông vào hông của xe taxi hãng Vinasun. Cú đâm mạnh khiến xe taxi xoay ngang giữa đường. Cùng lúc này, xe taxi hãng Đầm Sen từ phía sau không xử lý kịp tình huống đã tông vào xe Vinasun. Tại hiện trường, xe ô tô 4 chỗ bị nát đầu, bể bánh trước bên trái, còn xe taxi Vinasun gãy rời bánh sau, rất may không có thương vong về người. Tuy nhiên, vụ tai nạn liên hoàn khiến nhiều hành khách trên 2 xe taxi hoảng loạn. "Lúc đó tôi chở 4 khách, thấy xe 4 chỗ lao đến tôi đã cố bẻ lái nên chỉ bị đâm vào hông xe, nếu tông trực diện thì không biết hậu quả thế nào. May mắn là hành khách và một người nước ngoài trên xe 4 chỗ đều không thương tích gì, nhưng mọi người được một phen hoảng hốt", tài xế xe Vinasun kể lại. Trao đổi với PV, tài xế xe 4 chỗ lý giải, do tránh một thanh niên chạy xe máy cắt qua đường nên mất kiểm soát và gây ra tai nạn.
204
Gần 7 giờ sáng 1-6, trên đường Bạch Đằng, đoạn gần vòng xoay Nguyễn Thái Sơn (phường 2, quận Tân Bình, TP HCM), chiếc ô tô 4 chỗ BKS 51F-373.89 đang lưu thông theo hướng vào sân bay Tân Sơn Nhất thì đột ngột lao qua làn đường ngược lại tông vào chiếc taxi của hãng Vinasun. Vụ va chạm khiến ô tô bốn chỗ biến dạng phần đầu, chiếc taxi bị gãy rời bánh sau nhưng may mắn 4 hành khách trên xe không bị thương. “Khi thấy chiếc xe đột ngột lao tới, theo phản xạ, tôi vội đánh lái để né nên may mắn xe chỉ bị tông ở phần hông và bánh sau. Nếu không xử lý kịp thì không biết hậu quả thế nào” – tài xế taxi kể. *Trước đó, vào gần 6 giờ sáng cùng ngày, trên Quốc lộ 1, đoạn qua quận 12, TP HCM cũng xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách. Vụ tai nạn xảy ra khi xe tải chở gạch do tài xế Cao Văn Hồ Vũ (36 tuổi, quê An Giang) điều khiển, lưu thông trên Quốc lộ 1 (hướng từ quận Thủ Đức qua quận Bình Tân, TP HCM) bất ngờ bị sự cố khi vừa qua cầu vượt Bình Phước (phường An Phú Đông, quận 12) vài trăm mét. Chiếc xe húc văng nhiều mét dải phân cách rồi tông mạnh vào đuôi xe khách 50 chỗ do tài xế Lê Thanh Hậu (38 tuổi, quê Bạc Liêu) điều khiển đang lưu thông cùng chiều. Vụ tai nạn khiến đuôi xe khách biến dạng, nhiều hành khách trên xe hoảng loạn kêu cứu nhưng may mắn không có người bị thường. Riêng chiếc xe tải sau va chạm bị hư hỏng nặng phần đầu, thùng xe vỡ khiến toàn bộ số gạch phía trên bung ra ngoài. Gần trưa cùng ngày, xe cứu hộ được huy động đến hiện trường di dời các phương tiện để giải tỏa ùn tắc.
204
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo: Trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2016, tất cả các thí sinh đều được hỗ trợ kinh phí với mức hỗ trợ là 25.000 đồng/môn thi x bình quân 5 môn thi = 125.000 đồng/thí sinh. Kinh phí trên trích từ nguồn ngân sách nhà nước Trung ương hỗ trợ, căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại các cụm thi tổ chức cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng do các trường đại học chủ trì (gọi là cụm thi đại học). Ngoài ra, ngân sách Nhà nước cũng hỗ trợ tiền công tác phí cho các cán bộ, giảng viên, học viên về các tỉnh tham gia tổ chức thi tại các cụm thi đại học theo điều động của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nguồn thu từ phí dự thi, dự tuyển 35.000 đồng/môn (sau khi trích lại cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các sở giáo dục và đào tạo theo quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển) được chuyển về các cụm thi đại học để tổ chức kỳ thi. Nguồn ngân sách địa phương chi trả cho học sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2016, tham gia dự thi tại cụm thi đại học. Mức kinh phí ngân sách địa phương chi trả 60.000 đồng/môn thi/thí sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hướng dẫn cụ thể về nội dung, định mức chi cho công tác tổ chức kỳ thi về nhập xử lý dữ liệu kỳ thi ban đầu và xử lý kết quả thi, công tác thư ký, văn phòng phẩm cho kỳ thi, chi phí in sao đề thi, chi hỗ trợ điện nước, dọn dẹp phòng thi, chi nước uống, thuốc y tế cho các thí sinh tham gia kỳ thi, chi hỗ trợ xăng xe cho cán bộ và phục vụ kỳ thi, chi chấm bài thi… Ngoài ra, năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định không thu lệ phí phúc khảo đối với các thí sinh dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Nội dung chi, mức chi cho chấm thẩm định, phúc khảo, thanh tra thi, kiểm tra bài thi, các đơn vị sẽ vận dụng mức chi tại Thông tư số 66. Trong trường hợp kinh phí thực tế để tổ chức kỳ thi vượt quá nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và nguồn thu từ lệ phí tuyển sinh, các đơn vị có thể huy động từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị để thực hiện./.
205
Mức hỗ trợ là 25.000 đồng/môn thi, tính bình quân mỗi thí sinh thi 5 môn, tổng mức hỗ trợ trên mỗi thí sinh là 125.000 đồng/thí sinh. Ngoài ra, ngân sách Trung ương hỗ trợ tiền công tác phí cho các cán bộ, giảng viên, học viên về các tỉnh để tổ chức thi tại các cụm thi đại học theo điều động của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với các học sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2016, nhưng tham gia dự thi tại cụm thi đại học, ngân sách địa phương sẽ chi trả 60.000 đồng/môn thi/thí sinh. Những cụm thi do các sở giáo dục và đào tạo chủ trì dành cho thí sinh thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp, kinh phí sẽ lấy từ ngân sách địa phương. Nguồn thu từ phí dự thi, dự tuyển với mức 35.000 đồng/môn (sau khi trích lại cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các sở giáo dục và đào tạo theo quy định) sẽ chuyển về các cụm thi đại học để tổ chức kỳ thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng hướng dẫn các hội đồng thi chi tiết các khoản chi và mức chi như chi nhập dữ liệu, chi phí công tác sao in đề thi, chi hỗ trợ điện nước, chi nước uống, hỗ trợ y tế, hỗ trợ xăng xe… Bộ cũng lưu ý các hội đồng thi năm 2016 sẽ không thu phí phúc khảo bài thi của thí sinh như mọi năm. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm nay sẽ bắt đầu từ ngày 1 đến hết ngày 4/7 với 8 môn thi gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa. Trong đó có Toán, Văn, Ngoại ngữ là ba môn bắt buộc. Các môn còn lại là môn thi do thí sinh tự chọn.
205
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển vừa ký công văn hỗ trợ Ngân sách nhà nước cho kỳ thi THPT quốc gia. Cụ thể, trung bình mỗi thí sinh sẽ thi 5 môn với mức hỗ trợ 125.000 đồng/thí sinh. Với các học sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2016, nhưng tham gia dự thi tại cụm thi đại học, ngân sách địa phương sẽ chi trả 60.000 đồng/môn thi/thí sinh. Trong các mức chi cho công tác tổ chức kỳ thi thì chi chấm bài thi: Bài thi tự luận, mức chi tối đa 18.000 đồng/bài; bài thi trắc nghiệm, mức chi tối đa 4.000 đồng/bài (bao gồm cả máy móc, thiết bị chấm thi trắc nghiệm)… Năm 2016 không thu lệ phí phúc khảo đối với các thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia. Đối với năm 2015, lệ phí phúc khảo là 30.000 đồng/môn. Xem thêm chi tiết về hỗ trợ của Ngân sách nhà nước tại đây.
205
Theo công văn số 2427/BGDĐT-KHTC về việc hướng dẫn định mức chi lệ phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) và kinh phí hỗ trợ từ NSNN cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, nguồn ngân sách nhà nước Trung ương hỗ trợ căn cứ trên số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại các cụm thi tổ chức cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng do các trường đại học chủ trì (gọi là cụm thi đại học). Mức hỗ trợ là: 25.000 đồng/môn thi x bình quân 5 môn thi = 125.000 đồng/thí sinh. Ngoài ra, ngân sách Trung ương hỗ trợ tiền công tác phí cho các cán bộ, giảng viên, học viên về các tỉnh để tổ chức thi tại các cụm thi đại học theo điều động của Bộ GD&ĐT. Nguồn thu từ phí dự thi, dự tuyển 35.000 đồng/môn (sau khi trích lại cho Bộ GD&ĐT và các sở GD&ĐT theo quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển) được chuyển về các cụm thi đại học để tổ chức kỳ thi. Nguồn ngân sách địa phương chi trả cho các học sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2016, nhưng tham gia dự thi tại cụm thi đại học. Mức kinh phí ngân sách địa phương chi trả 60.000 đồng/môn thi/thí sinh. Thí sinh lưu ý, năm 2016, không thu lệ phí phúc khảo đối với các thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia. Theo công văn số 2426/BGDĐT-KHTC, mức trích nộp phí dự thi được thực hiện theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 40/2016/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/3/2016 của Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT. Cụ thể, trích nộp về Bộ GD&ĐT (qua Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục): 8.000 đồng/hồ sơ; Sở GD&ĐT, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng) giữ lại 8.000 đồng/hồ sơ; Phần phí dự thi còn lại được chuyển cho các trường đại học chủ trì cụm thi khi bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi. Ngoài ra, kinh phí tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 được ghi cụ thể. Ngân sách địa phương đảm bảo tổ chức các cụm thi dành cho thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2016 do sở giáo dục và đào tạo chủ trì. Trường hợp sở GD&ĐT không tổ chức thi riêng cho các học sinh này mà ghép chung vào cụm thi đại học thì địa phương có trách nhiệm thanh toán chi phí tổ chức thi cho các cơ sở giáo dục đại học được giao chủ trì cụm thi theo số lượng thí sinh dự thi, mức thanh toán cho 1 thí sinh tương đương với mức thu lệ phí và mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ bình quân cho 1 thí sinh tham dự kỳ thi tại các cụm thi đại học (60.000 đồng/thí sinh/môn thi). Mức chi cho công tác tổ chức kỳ thi tại các cụm thi tốt nghiệp được vận dụng mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 26/4/2012 của liên Bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT hướng dẫn nội dung, mức chi, công tác quản lý tài chính thực hiện xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi phổ thông, chuẩn bị tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực. Riêng đối với mức chi chấm thi được thực hiện theo định mức như sau: Bài thi tự luận, mức chi tối đa 18.000 đồng/bài; Bài thi trắc nghiệm, mức chi tối đa 4.000 đồng/bài (bao gồm cả máy móc, thiết bị chấm thi trắc nghiệm). Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm chi trả các chế độ bao gồm cả công tác phí theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/07/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cho các giáo viên của các cơ sở đại học được điều động tham gia phối hợp tổ chức cụm thi tốt nghiệp theo Quyết định số 770/QĐ-BGDĐT ngày 15/3/2016 của Bộ GD&ĐT. Trường hợp, sở GD&ĐT điều động cán bộ, giáo viên tham gia hỗ trợ công tác tổ chức thi, kể cả cử cán bộ, giáo viên đến chấm thi tại các cụm thi do đại học chủ trì (nếu có) thì địa phương phải đảm bảo chi trả chế độ công tác phí cho các giáo viên này theo chế độ công tác phí hiện hành của nhà nước. Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức hỗ trợ, đảm bảo phương tiện đưa đón hoặc hỗ trợ chi phí đi lại cho học sinh thi tại các địa điểm thi liên trường ở xa nhà học sinh.
205
Theo đó, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ căn cứ trên số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại các cụm thi tổ chức cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ ở cụm thi đại học. Mức hỗ trợ là: 25.000 đồng/môn thi, với bình quân 5 môn thi là 125.000 đồng/thí sinh. Ngoài ra, ngân sách Trung ương hỗ trợ tiền công tác phí cho các cán bộ, giảng viên, học viên về các tỉnh để tổ chức thi tại các cụm thi đại học theo điều động của Bộ GD-ĐT Nguồn thu từ phí dự thi, dự tuyển 35.000 đồng/môn (sau khi trích lại cho Bộ GD-ĐT và các sở giáo dục và đào tạo theo quy định được chuyển về các cụm thi đại học để tổ chức kỳ thi. Nguồn ngân sách địa phương chi trả cho các học sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2016, nhưng tham gia dự thi tại cụm thi đại học. Mức kinh phí ngân sách địa phương chi trả 60.000 đồng/môn thi/thí sinh. Bộ cũng nêu rõ, năm 2016, không thu lệ phí phúc khảo đối với các thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia. Hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân một số địa phương Trước những khó khăn của một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ ngành liên quan nhanh chóng hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết để ổn định cuộc sống cho bà con nơi đây. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) 290,4 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Hà Giang để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân trong thời gian giáp hạt năm 2016. Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Hà Giang tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp nêu trên để hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định. Trường hợp sau khi thực hiện vẫn còn khó khăn, địa phương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) từ nguồn dự trữ quốc gia 5.000 lít hóa chất sát trùng Han-Iodine và 5.000 lít hóa chất sát trùng Vetvaco-Iodine cho tỉnh Quảng Trị để phòng, chống dịch bệnh tai xanh và 35 tấn hóa chất Chlorine 65% min cho tỉnh Bến Tre để phòng chống dịch bệnh thủy sản. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh: Quảng Trị, Bến Tre tiếp nhận, quản lý và sử dụng số hoá chất nêu trên theo đúng quy định hiện hành.
205
Thời gian trưng cầu lấy ý kiến kéo dài đến ngày 29-6. Đây là các phương án của 13 đơn vị tham gia cuộc thi kiến trúc công trình cầu vượt sông Hương do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế giao cho Ban Đầu tư xây dựng, Sở GTVT tổ chức thi tuyển. Trước đó, Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở hồ sơ 20 phương án dự tuyển để chấm và công bố 3 phương án đoạt giải, gồm: “Chiếc nón” (Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT) đạt giải nhất; giải nhì thuộc phương án “Trăng sông Hương” (Liên danh Trung tâm KHCN và tư vấn đầu tư - Công ty CP Xây dựng A.S.D) và “Núi Ngự Bình” (Công ty CP Tư vấn thiết kế Kiến Châu) đạt giải ba. Tuy nhiên ngay sau đó, các phương án đạt giải trên vấp phải nhiều luồng ý kiến đánh giá không đồng tình của các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn và người dân do các công trình được thiết kế chưa đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ, lịch sử và văn hóa của vùng đất Cố đô... Được biết, công trình cầu vượt sông Hương dự kiến xây dựng tại vị trí đường Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương nối với đường Bùi Thị Xuân (TP Huế) có chiều dài khoảng 385m; rộng 40,5m với 6 làn xe; được đề xuất đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ.
206
Ngày 30-5, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức trưng bày các phương án kiến trúc cầu vượt sông Hương nhằm lấy ý kiến đóng góp của người dân. 20 phương án về cầu vượt sông Hương được trưng bày bên ngoài Bảo tàng Văn hóa Huế (Lê Lợi, TP Huế) với mong muốn lấy ý kiến từ người dân để đưa ra phương án tốt nhất nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiến trúc, thẩm mỹ cũng như văn hóa Huế. Đây là những phương án của các tổ chức, đơn vị tham gia trong cuộc thi chọn phương án kiến trúc công trình cầu vượt sông Hương do Ban Đầu tư xây dựng giao thông (Sở S GTVT) làm chủ đầu tư và tổ chức thi tuyển. Trước đó, qua hai lần thi tuyển thì phương án kiến trúc Nón Huế đạt giải nhất nhưng gặp nhiều ý kiến lo ngại bởi công trình chưa đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ, lịch sử và văn hóa Huế. Mặt khác, phương án này được đánh giá là còn nặng nề, kết cấu chịu lực phức tạp, thi công khó khăn. Công trình cầu qua sông Hương (TP Huế) thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương. Vị trí xây dựng cầu vượt sông Hương bắt đầu từ đường Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên (phường Kim Long) bắc qua sông Hương đến đường Bùi Thị Xuân (phường Đúc). Cây cầu mới có chiều dài dự kiến 385 m, chiều rộng 40,5 m. Thời gian trưng bày và nhận ý kiến đóng góp của nhân dân đến ngày 29-6.
206
Ngày 30/5, Sở GTVT tỉnh TT-Huế tổ chức trưng bày 20 phương án kiến trúc cầu qua sông Hương tại trục đường Lê Lợi, cạnh Bảo tàng Văn hóa Huế (thuộc địa chỉ 25 Lê Lợi, thành phố Huế); nhằm lấy ý kiến người dân tham gia đóng góp lựa chọn phương án tốt nhất, đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, kiến trúc, văn hóa Huế. Trước đó, Sở GTVT tỉnh TT-Huế hai lần tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc, tuy nhiên, mẫu thiết kế từng đạt giải nhất và được lựa chọn đã vấp phải nhiều luồng ý kiến không đồng tình của người dân, cũng như các nhà chuyên môn, bởi công trình chưa đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ, lịch sử và văn hóa Huế. Mặt khác, phương án này được đánh giá là còn nặng nề, kết cấu chịu lực phức tạp, thi công khó khăn. Việc giới thiệu các mẫu phương án kiến trúc lần này tạo điều kiện để người dân tiếp cận một cách khách quan, toàn diện hơn với các ý tưởng thiết kế, từ đó có những ý kiến đóng góp phù hợp, giúp Huế có thêm một cây cầu đúng với tâm nguyện của nhiều người. Việc trưng bày, lấy ý kiến kéo dài đến hết ngày 29/6. Được biết, công trình cầu mới qua sông Hương nằm ở vị trí từ đường Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên (phường Kim Long) nối vắt sang đường Bùi Thị Xuân (phường Phường Đúc), với chiều dài dự kiến 385 mét, rộng 40,5 mét.
206
Ngày 30.5, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức trưng bày các phương án kiến trúc công trình cầu vượt sông Hương, thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (TP.Huế) để tiếp thu ý kiến của nhân dân tại Bảo tàng Văn hóa Huế (23 - 25 Lê Lợi, TP.Huế). Thời gian tổ chức trưng bày và tiếp nhận ý kiến đóng góp từ 30.5 - 29.6.2016. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng tổ chức tiếp nhận ý kiến tại Ban Đầu tư - Xây dựng giao thông tỉnh (10 Phan Bội Châu, TP.Huế) hoặc gửi qua email: [email protected]; qua số fax: 0543.821890.
206
Ngày 30/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trưng bày các phương án về kiến trúc công trình xây dựng cầu vượt qua sông Hương, nhằm lấy ý kiến đóng góp của người dân trong và ngoài tỉnh. 20 phương án đã được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế để người dân có thể đưa ra ý kiến, sau đó lựa chọn phương án tốt nhất đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến trúc thẩm mỹ, cũng như giữ được nét văn hóa Huế. Đây là phương án của các đơn vị tham gia cuộc thi chọn phương án kiến trúc công trình cầu vượt sông Hương, do UBND tỉnh T.T.Huế giao cho Ban Đầu tư xây dựng giao thông (Sở GTVT) làm chủ đầu tư và tổ chức thi tuyển. Trước đó, qua những lần thi tuyển, công trình kiến trúc Chiếc Nón đạt giải nhất, giải nhì thuộc về phương án Trăng trên sông Hương và giải ba thuộc về phương án Núi Ngự Bình. Tuy nhiên, các phương án còn nhiều bất cập trong việc đảm bảo yêu cầu tính thẩm mỹ, kiến trúc chưa phù hợp với lịch sử văn hóa Huế. Công trình cầu vượt qua sông Hương thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương (TP.Huế). Vị trí xây dựng được xác định từ đường Nguyễn Hoàng (phường Kim Long) bắc qua sông Hương, nối đến đường Bùi Thị Xuân (phường Đúc). Cầu có chiều dài khoảng 385m, rộng 40,5m. Thời gian trưng bày và đóng góp ý kiến của người dân đến hết ngày 29/6.
206
Theo đó, vào khoảng 14 giờ 30 phút chiều ngày hôm nay (1/6) tại nhà hàng Trúc Lâm Trai, địa chỉ số 39 phố Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng đã xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng. Một số nhân viên của nhà hàng Trúc Lâm Trai cho biết, vào khoảng khoảng 14 giờ 30 phút ngày 1/6, tại tầng 4 là khu vực bếp của nhà hàng cơm chay này đột nhiên phát hỏa. Một số người đã dùng các bình chữa cháy cá nhân để dập lửa nhưng "bà hỏa" vẫn nhanh chóng lan xuống tầng 2 của Trúc Lâm Trai. Sau đó, lửa kèm mùi khét của dây điện cháy và khói đen bốc mù mịt khiến nhân viên nhà hàng hoảng loạn, tháo chạy. Ngay sau đó, nhân viên nhà hàng đã thông báo cơ quan chức năng. Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1 đã huy động 4 xe gồm 3 xe chữa cháy và 1 xe chở nước đến hiện trường triển khai các phương án dập lửa. Sau những nỗ lực của cảnh sát, đến 15 giờ 5 phút cùng ngày, vụ hỏa hoạn được dập tắt. Vụ hỏa hoạn nói trên không gây thiệt hại hại về người nhưng toàn bộ tầng 4 của nhà hàng Trúc Lâm Trai là nơi xảy cháy đã bị "bà hỏa" thiêu rụi. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn trên đang được cơ quan chức năng làm rõ.
207
Theo một số người dân, vào thời gian trên khu bếp tầng 4 của nhà hàng bốc khói nghi ngút và bùng phát thành ngọn lửa lớn kèm mùi khét của dây điện bị cháy và khói đen bốc mù mịt khiến nhân viên nhà hàng hoảng loạn, tháo chạy. Một số nhân viên đã dùng các bình chữa cháy xách tay để dập lửa nhưng không khống chế được, do đó ngọn lửa nhanh chóng cháy lan xuống tầng 3 và tầng 2 của quán Trúc Lâm Trai. Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC số 1 - Hoàn Kiếm đã điều động 4 xe gồm 3 xe chữa cháy và 1 xe chở nước cùng CBCS đến hiện trường triển khai các phương án dập lửa. Lực lượng CAP Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng cũng có mặt hỗ trợ phân luồng giao thông, bảo vệ tài sản cho người dân. Sau 30 phút nỗ lực chữa cháy, ngọn lửa đã được dập tắt hoàn toàn. Theo thông tin ban đầu, đám cháy được xác định xuất phát từ trong bếp đặt trên tầng 4 của cửa hàng. Rất may, vụ hỏa hoạn đã không gây thiệt hại về người, nhưng toàn bộ tài sản từ tầng 3 đến tầng 4 của nhà hàng Trúc Lâm Trai bị cháy đen. Hiện công tác khám nghiệm hiện trường để phục vụ điều tra nguyên nhân cháy đang được cơ quan công an tiến hành.
207
Theo Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1 (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội), vụ hỏa hoạn nói trên không gây thiệt hại về người nhưng toàn bộ tầng 4 của nhà hàng Trúc Lâm Trai bị thiêu rụi. Theo thông tin ban đầu từ một số nhân viên của nhà hàng Trúc Lâm Trai, khoảng 14 giờ 30 phút ngày 1/6, tại tầng 4 là khu vực bếp của nhà hàng đột nhiên phát hỏa. Lửa kèm mùi khét của dây điện cháy khiến nhân viên nhà hàng đang nghỉ trưa hoảng loạn, tháo chạy. Một số người đã dùng các bình chữa cháy cá nhân để dập lửa nhưng "bà hỏa" vẫn nhanh chóng lan xuống tầng 2 của nhà hàng Trúc Lâm Trai, khói đen bốc mù mịt. Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1 đã huy động 4 xe gồm 3 xe chữa cháy và 1 xe chở nước đến hiện trường triển khai các phương án dập lửa. Sau những nỗ lực của cảnh sát, đến 15 giờ 5 phút cùng ngày, vụ hỏa hoạn được dập tắt. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn trên đang được cơ quan chức năng làm rõ./.
207
Theo các nhân chứng cho hay, vào thời điểm trên tại tầng 4 số nhà 39 Lê Ngọc Hân bất ngờ phát ra cột khói kèm theo đó là lửa bùng phát. Ngay sau khi phát hiện ra đám cháy, người dân đã dùng bình chữa cháy nhỏ để dập lửa. Tuy nhiên, do trời nắng nóng, lửa nhanh chóng lan rộng xuống tầng 2 ngôi nhà. Theo ghi nhận tại đây, một cột khói đen mù mịt phủ kín bầu trời, kèm theo đó là mùi khét khiến nhiều người hoảng loạn, tháo chạy. Ngay sau khi nhận được tin báo của người dân, lực lượng PCCC đã huy động bốn xe chữa cháy, một xe bồn có mặt tại hiện trường để nhanh chóng triển khai phương án chữa cháy. Theo Phòng cảnh sát PCCC, đám cháy xảy ra tại nhà hàng Trúc Lâm Trai. Cho đến khoảng 15 giờ cùng ngày đám cháy đã hoàn toàn được khống chế. Tuy nhiên, toàn bộ tầng 4 của nhà hàng này đã bị hỏa hoạn thiêu rụi. Hiện nguyên đám cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
207
Vào khoảng 14h30 ngày 1.6 một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại nhà hàng Trúc Lâm Trai, phố Lê Ngọc Hân (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ngọn lửa bốc ra từ tầng 4 và cứ thế thiêu rụi hết đồ đạc của căn phòng này. Một số nhân chứng tại hiện trường cho biết, vào thời điểm trên, họ bỗng dưng thấy có khói và lửa bốc lên ngùn ngụt từ tầng 4 của nhà hàng này. Nhiều người trong nhà hàng đã cố gắng dùng bình cứu hỏa mini để chữa cháy nhưng ngọn lửa quá lớn không thể khống chế được. Khói đen, mùi khét kèm theo ngọn lửa ngày càng lan nhanh. Nhiều nhân viên của nhà hàng tỏ ra khá hoảng loạn đã phải tìm cách để thoát khỏi căn nhà đồng thời báo tin cho lực lượng chữa cháy. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1 đã huy động 4 xe cứu hỏa (3 xe chữa cháy và 1 xe chở nước) để dập tắt đám cháy. Cho đến khoảng 15h cùng ngày đám cháy cơ bản được khống chế. Vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người nhưng toàn bộ tầng 4 của nhà hàng nói trên đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
207
Khoảng 14h30' ngày 1/6, tại tầng 4 nhà hàng Trúc Lâm Trai (39 phố Lê Ngọc Hân), ngọn lửa bất ngờ bùng cháy. Theo nhân viên nhà hàng này, tầng 4 là khu vực bếp. Khi phát hiện cháy, một số người đã dùng các bình chữa cháy cá nhân để dập lửa nhưng ngọn lửa vẫn lan nhanh xuống tầng 2, làm dây điện trong nhà hàng cháy khét lẹt, khói đen mù mịt khiến nhiều người hoảng loạn tháo chạy. Ngay sau khi nhận được tin báo từ người dân, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP Hà Nội đã huy động 3 xe chữa cháy và 1 xe chở nước đến hiện trường dập lửa. Vụ hỏa hoạn đã được khống chế và dập tắt hoàn toàn vào 15h5' cùng ngày. Rất may, vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người nhưng toàn bộ tầng 4 của nhà hàng cơm chay Trúc Lâm Trai bị "bà hỏa" thiêu rụi. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn hiện đang được cơ quan chức năng làm rõ.
207
Theo một số nhân chứng, vào thời gian trên khu bếp tầng 4 của nhà hàng bốc khói nghi ngút và bùng phát thành ngọn lửa lớn kèm mùi khét của dây điện cháy khiến nhân viên nhà hàng tháo chạy hoảng loạn. Một số nhân viên còn lại dùng các bình chữa cháy xách tay để dập lửa nhưng không hiệu quả. Ngọn lửa lớn gặp nhanh chóng lan xuống tầng 3 và tầng 2 của quán. Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC số 1 – Hoàn Kiếm đã điều động 4 xe gồm 3 xe chữa cháy và 1 xe chở nước đến hiện trường. Lực lượng CA phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng cũng có mặt hỗ trợ phân luồng giao thông, bảo vệ tài sản cho người dân. Sau 30 phút nỗ lực chữa cháy ngọn lửa đã được dập tắt hoàn toàn. Theo thông tin ban đầu đám cháy được xác định xuất phát từ trong bếp đặt trên tầng 4 của cửa hàng. Rất may, vụ hỏa hoạn đã không gây thiệt hại về người nhưng toàn bộ từ tầng 3 đến tầng 4 của nhà hàng Trúc Lâm Trai bị cháy đen, lửa thiêu rụi nhiều tài sản. Hiện công tác khám nghiệm hiện trường để phục vụ điều tra nguyên nhân cháy đang được cơ quan Công an tiến hành.
207
Một số người dân chứng kiến vụ cháy cho biết, vào khoảng 14h30, ngày 1/6, họ nhìn thấy khói và lửa bất ngờ bùng phát ở tầng 4 của nhà hàng Trúc Lâm Trai ở số 39 phố Lê Ngọc Hân. Ngay sau đó, người đã dùng các bình chữa cháy cá nhân để dập lửa nhưng vẫn nhanh chóng lan xuống tầng 2 của Trúc Lâm Trai. Ngọn lửa kèm mùi khét của dây điện cháy và khói đen bốc mù mịt, khiến nhân viên nhà hàng hoảng loạn, tháo chạy, đồng thời báo lực lượng PCCC. Không lâu sau, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 1 đã huy động 4 xe gồm 3 xe chữa cháy và 1 xe chở nước đến hiện trường triển khai các phương án dập lửa. Theo Phòng Cảnh sát PCCC số 1 (Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội), vụ cháy xảy ra vào khoảng 14h30 ngày 1/6, tại nhà hàng Trúc Lâm Trai, ở số 39 phố Lê Ngọc Hân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã được đơn vị khống chế và dập tắt hoàn toàn vòa khoảng hơn 15h cùng ngày. Vụ hỏa hoạn nói trên không gây thiệt hại hại về người nhưng toàn bộ tầng 4 của nhà hàng Trúc Lâm Trai đã bị ngọn lửa thiêu rụi. Nguyên nhân vụ hỏa hoạn trên đang được cơ quan chức năng làm rõ.
207
Theo văn bản mà chúng tôi vừa có được, thừa lệnh Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước. Thứ trưởng Bộ Tài chính trích dẫn một loạt quy định pháp luật như Nghị Quyết số 99/2015/QH13 giao dự toán thu cân đối Ngân sách nhà nước năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sở hữu 100% là 55.000 tỷ đồng. Tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: “Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.” Tại Khoản 4 Điều 48 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước: “4. Yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty.” Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015, BIDV và Vietinbank đều cam kết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ trên dưới 10% nhưng sau đó BIDV cho biết sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 8,5% và VietinBank không chia cổ tức. Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.
208
Đây là nội dung văn bản vừa được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký gửi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về trường hợp của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank). Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Tuy nhiên, quy định cũng nêu rõ, “đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn Nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.” Cũng theo đại diện ngành tài chính, quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn Nhà nước là yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp vào ngân sách Nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty. Qua đó, để đảm bảo đúng quy định, lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và Vietinbank biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp vào ngân sách khoản được chia cho phần vốn Nhà nước. Ban đầu, cả hai ngân hàng này đều cam kết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ trên dưới 10% nhưng sau đó đều lỡ hẹn. Trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 tổ chức hồi tháng 4, đại diện BIDV cho biết sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 8,5%. Ban lãnh đạo BIDV cho rằng, sau khi sáp nhập với Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), số lượng cổ phiếu BIDV tăng lên đồng nghĩa số lượng cổ phiếu chia cổ tức tăng lên nên sẽ khó giữ được mức cổ tức như ban đầu. Nếu thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt, đại diện BIDV khẳng định, việc thực hiện tăng vốn hơn 9.400 tỷ trong năm nay sẽ rất khó. Với Vietinbank, ban lãnh đạo ngân hàng này cho hay, do giao dịch sáp nhập với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu (PGBank), ngân hàng này đã trình Đại hội cổ đông sửa đổi Hợp đồng sáp nhập theo hướng VietinBank không được chia cổ tức trước sáp nhập (trừ trường hợp chia cổ tức trước khi sáp nhập theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật hoặc chính sách của Nhà nước). Áp lực phải tăng vốn là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng chuyển sang phân phối lợi nhuận bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Tăng vốn bằng chính lợi nhuận làm ra cũng là mong muốn nhiều lãnh đạo các nhà băng đưa ra khi giải trình với cổ đông. Ngoài ra, nhiều nhà băng khác lại đã kiên định với chính sách không trả cổ tức từ nhiều năm nay vì mục tiêu củng cố vốn chủ sở hữu. Hiện Vietcombank, một nhà băng quốc doanh mà Nhà nước nắm giữ quyền chi phối với tỷ lệ 77% vốn, là trường hợp duy nhất vẫn trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%.
208
Bộ Tài chính có công văn gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đề nghị can thiệp, yêu cầu Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương (VietinBank) phải chi trả cổ tức năm 2015, bổ sung cân đối ngân sách năm 2016. Công văn nêu rõ, theo Nghị quyết số 99/2015/QH13, Quốc hội giao dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 có một khoản là 55.000 tỉ đồng. Khoản này bao gồm lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty CP có vốn góp do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% vốn. Sở dĩ có đề xuất này, theo Bộ Tài chính tại Nghị định 57/2012/NĐ-CP quy định, đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng TMCP do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông. Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV, VietinBank biểu quyết chia cổ tức tài chính năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại 2 ngân hàng trên vào ngân sách. Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015, BIDV trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 8,5%, VietinBank không chia cổ tức. Hiện phần vốn nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.
208
Thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa có công văn đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), Ngân hàng Công Thương VN (VietinBank) chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước. Vấn đề này được nêu ra sau khi đại hội cổ đông BIDV đã thông qua việc trả cổ tức 2015 bằng cổ phiếu và VietinBank không chia cổ tức, gây ảnh hưởng tới thu ngân sách Nhà nước. Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng dẫn hàng loạt những quy định về về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn Nhà nước là yêu cầu đơn vị đó phải nộp vào ngân sách khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn Nhà nước đầu tư. Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 31-5, ông Lê Đức Thọ - Tổng giám đốc VietinBank cho biết Bộ Tài Chính vẫn đôn đốc các DN có vốn cổ phần phải nộp về ngân sách. Tuy nhiên trường hợp của Vietinbank khá đặc biệt và đã nêu rõ trong đại hội cổ đông thường niên vừa qua. “Hiện các tỉ lệ về sở hữu nhà nước tại NH đã xuống gần đến mức thấp nhất theo quy định. Tỉ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài cũng đã ở mức tối đa. Hàng năm NH phải tăng vốn để phù hợp với chiến lược, kế hoạch kinh doanh tăng trưởng về tài sản, huy động và cho vay. Song song đó vốn tự có vẫn phải tăng với tỉ lệ nhất định để đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn của NH. Đó cũng là việc cấp thiết để đảm bảo an toàn hoạt động. Cho nên tới đây Vietinbank sẽ tiếp tục giải trình với Bộ Tài Chính để xin giữ lại nguồn vốn này để làm một trong những kênh tăng vốn”, ông Thọ cho biết. Trong khi đó lãnh đạo BIDV cho biết chưa có phản hồi về vấn đề này. Trước đó tại ĐHCĐ vừa qua lãnh đạo BIDV cho biết sau khi sáp nhập với ngân hàng MHB, số lượng cổ phiếu BIDV tăng lên nên sẽ khó giữ được mức cổ tức như ban đầu. Theo lãnh đạo BIDV, nếu thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt, việc thực hiện tăng vốn trong năm nay sẽ rất khó. Do vậy, cổ tức được chia bằng cổ phiếu với tỉ lệ 8,5% là phù hợp vì không thấp hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng 12 tháng nên vẫn đảm bảo lợi ích của cổ đông. Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%. Người đại diện phần vốn Nhà nước tại các đơn vị này cũng chính là những thành viên trong ban lãnh đạo, ban điều hành.
208
Văn bản trên cũng đồng thời trích dẫn khoản 5 điều 23 Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20-7-2012 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, theo đó “Tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn Nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến NHNN và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông”. Tuy nhiên, cả BIDV và Vietinbank đều đã tiến hành đại hội đồng cổ đông trong tháng 4-2016. Đại hội đồng cổ đông Vietinbank biểu quyết không chia cổ tức năm 2015 và đại hội đồng cổ đông BIDV biểu quyết chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8,5%. Theo Luật Doanh nghiệp, đại hội đồng cổ đông là nơi có quyền quyết định cao nhất đối với các quyết sách của doanh nghiệp. Như vậy để đáp ứng yêu cầu của Bộ Tài chính, BIDV và Vietinbank phải tổ chức lại đại hội đồng cổ đông để biểu quyết lại. “Việc tổ chức lại đại hội đồng cổ đông tốn kém tiền bạc và thời gian không chỉ của ngân hàng, mà của cả cổ đông cũng như nhà đầu tư”, đại diện BIDV nói. Theo vị này, nhu cầu tăng vốn tự có nhằm đáp ứng qui định về hệ số an toàn vốn của các ngân hàng, đồng thời chuẩn bị cho việc áp dụng các tiêu chí về Basel II mà Việt Nam phải thực hiện theo thông lệ quốc tế, hiện rất cấp bách. Việc giữ lại lợi nhuận để bổ sung vốn tự có là cần thiết. Cả BIDV và Vietinbank đều có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, tăng vốn tự có, nhưng xét thấy điều kiện thị trường chứng khoán hiện không thuận lợi cho việc phát hành, cũng như nếu phát hành thì cổ đông Nhà nước phải nộp thêm tiền để mua, nên đại hội đồng cổ đông các ngân hàng trên đã chọn phương án không chia cổ tức hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu. Năm 2015 BIDV chia cổ tức tiền mặt tỉ lệ 10,2% cho năm tài chính 2014 và cổ đông Nhà nước đã nhận được khoảng 3.000 tỉ đồng cổ tức. Cùng năm Vietinbank chia cổ tức 10% tiền mặt và cổ đông Nhà nước đã nhận được khoảng 2.400 tỉ đồng cổ tức. Theo Bộ Tài chính, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 99 ngày 11-11-2015 giao dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo qui định pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 55.000 tỉ đồng. Không biết từ đầu năm đến nay Bộ Tài chính đã thu được bao nhiêu từ các khoản cổ tức nói trên. Phần lớn các khoản cổ tức của các công ty cổ phần mà đại diện vốn nhà nước là Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đều nộp về SCIC, nhưng không biết liệu SCIC có nộp vào ngân sách chưa?
208
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề nghị chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách nhà nước (NSNN). Trước đó, ĐHCĐ thường niên năm 2015, cả hai ngân hàng đều cam kết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ khoảng 10% nhưng sau đó, Vietinbank không chia cổ tức, còn BIDV thực hiện trả cổ phiếu bằng cổ tức với tỉ lệ 8,5%. Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng dẫn hàng loạt những quy định về luật pháp, trong đó có Luật 69/2014 về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước là yêu cầu đơn vị đó phải nộp vào ngân sách khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư.
208
Vừa qua, Bộ Tài chính đã gửi công văn đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - CTG) biểu quyết chia cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia vào ngân sách Nhà nước. Thứ trưởng Bộ Tài chính trích dẫn một loạt quy định pháp luật như Nghị Quyết số 99/2015/QH13 giao dự toán thu cân đối Ngân sách nhà nước năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp do Bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước sở hữu 100% là 55.000 tỷ đồng. Tại khoản 5 Điều 23 Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: “Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông.” Tại Khoản 4 Điều 48 Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước: “4. Yêu cầu công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp vào ngân sách nhà nước khoản lợi nhuận, cổ tức được chia tương ứng với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty.” Ngân hàng đề xuất giữ lại Trao đổi riêng với CafeF, Tổng giám đốc VietinBank - ông Lê Đức Thọ cho biết, ngân hàng đang đề xuất với Bộ Tài chính xem xét việc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn như Đại hội đồng cổ đông đã thông qua. Vị lãnh đạo ngân hàng chia sẻ thêm có rất nhiều lý do để ngân hàng giữ lại lợi nhuận như để tăng năng lực tài chính, hiện nay các tỷ lệ an toàn vẫn tuân thủ đúng quy định nhưng cần có lộ trình tăng vốn hàng năm. Đây là điều rất cần thiết để đảm bảo VietinBank là ngân hàng trụ cột của Nhà nước. "Các cổ đông ngoài Nhà nước đặc biệt cổ đông chiến lược rất ủng hộ phương án này. Bây giờ còn cổ đông Nhà nước, chúng tôi đang đề nghị và tiếp tục giải trình với Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước", ông Thọ cho biết. Một năm trước, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2015, BIDV và Vietinbank đều cam kết sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ trên dưới 10% nhưng sau đó cả hai ngân hàng đều thất hẹn mặc dù đều lãi trước thuế hơn 7 nghìn tỷ đồng. BIDV cho biết trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 8,5% do ngân hàng vừa nhận sáp nhập với ngân hàng MHB và VietinBank không chia cổ tức do ngân hàng đang trong quá trình thực hiện sáp nhập với ngân hàng PGBank. Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn 95%.
208
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV và Vietinbank biểu quyết chia cổ tức năm tài chính 2015 bằng tiền mặt và nộp toàn bộ số cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại hai ngân hàng nêu trên vào ngân sách nhà nước. Vừa qua, tại đại hội đồng cổ đông năm 2016, cả hai ngân hàng Vietinbank và BIDV đều thông báo sẽ chia cổ tức còn lại bằng cổ phiếu với lý do ngân hàng muốn tăng vốn, tăng quy mô. Duy chỉ có Vietcombank là NHTM Nhà nước “chịu chơi” sẵn sàng trả cổ tức 10% bằng “tiền tươi, thóc thật” ngoài cam kết sẽ trả thêm cổ phiếu thưởng trong đợt tăng vốn tới. Năm qua, cả BIDV và Vietinbank đều có kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận trước thuế lần lượt là 7.036 tỷ và 7.360 tỷ đồng. Hiện phần vốn Nhà nước tại VietinBank là 64,46%, còn tại BIDV là hơn Cụ thể hơn, văn bản Bộ Tài chính nêu rõ, Quốc hội đã ban hành Nghị Quyết số 99/2015/QH13 giao dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 từ lợi nhuận còn lại và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và số lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% là 55.000 tỷ đồng. Về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định: Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông”. Sự kiện lần đầu tiên Bộ Tài chính thẳng tay “đòi” cổ tức tiền mặt với doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá này diễn ra đúng thời điểm mức bội chi ngân sách sau 5 tháng tăng lên mức 66.400 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD). Hiện, thu ngân sách ngày càng khó khăn do giá dầu vẫn chưa thể hồi phục như kỳ vọng. 5 tháng, Bộ Tài Chính mới chỉ hoàn thành được 34% dự toán thu.
208
Theo thỏa thuận hợp tác vừa được ký sáng nay (1/6), Vingroup và các công ty thành viên sẽ triển khai các gói giải pháp kết hợp giữa bán hàng và tư vấn về công nghệ quản trị, kiểm soát chất lượng, marketing... cho các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống tại 18 tỉnh, thành. Cụ thể, tập đoàn này đã ký hợp tác về phân phối với hơn 140 doanh nghiệp. Theo đó, trong vòng một năm, các đơn vị nêu trên sẽ được hỗ trợ đưa hàng vào hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart + với các điều kiện ưu đãi. Riêng các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như cá, thịt, gia cầm, rau củ quả, trái cây… sẽ được hưởng mức chiết khấu 0% (đơn vị phân phối không hưởng lãi). Lợi nhuận theo có được, do đó sẽ giúp nhà sản xuất tái đầu tư vào chất lượng, có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, Vingroup và gần 100 doanh nghiệp khác cũng ký hợp tác tăng cường hiện diện thương hiệu trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của tập đoàn với các thương hiệu Vincom Retail, VinDS, VinPro… Cũng theo chương trình, tập đoàn này cho biết sẽ tham gia góp vốn cho một số doanh nghiệp có nhu cầu để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí, nhằm tạo ra các thương hiệu mạnh, tầm quốc gia và tiến tới tầm quốc tế. Việc hợp tác nêu trên diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các đại gia ngoại. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất trong nước cũng than phiền về việc khó đưa hàng vào các hệ thống phân phối nước ngoài vì phải chịu mức chiết khấu cao. Cũng vì lý do này, họ không có điều kiện giảm giá bán với những sản phẩm có chất lượng, dẫn đến người tiêu dùng chịu nhiều thiệt thòi trước vấn nạn thực phẩm bẩn thời gian qua.
209
Các doanh nghiệp ký kết với Vingroup thuộc 7 ngành hàng tiêu dùng cơ bản là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, VPP đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi đến từ 18 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Theo thỏa thuận vừa được ký kết với gần 250 doanh nghiệp, Tập đoàn Vingroup và các công ty thành viên gồm Vincommerce, Vincom Retail, VinEco, VinDS sẽ triển khai các gói giải pháp tổng thể bao gồm ưu đãi về phân phối, tăng cường hiện diện thương hiệu của doanh nghiêp trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của Vingroup, tư vấn về công nghệ, quản trị, kiểm soát chất lượng, marketing, tiêu thụ hàng hóa và tham gia góp vốn nâng cao hiệu quả quản trị. Hơn 140 doanh nghiệp đã ký kết về phân phối. Theo đó, trong vòng 1 năm, từ 1/6/2016 – 1/6/2017, các doanh nghiệp trên sẽ được hỗ trợ đưa hàng vào hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart + của Vingroup với các điều kiện ưu đãi hợp lý. Riêng các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như cá, thịt, gia cầm, rau củ quả, trái cây… sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%. Cụ thể, Vingroup sẽ bán hộ không lãi, cam kết trả cho đối tác doanh thu theo đúng mức giá công bố thông thường. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được Vinmart và Vinmart+ hoàn trả 100% về nhà cung cấp với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí để doanh nghiêp tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm và có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, Vingroup cũng khuyến khích các nhà cung cấp điều chỉnh giảm giá bán để hỗ trợ người tiêu dùng. Các doanh nghiệp được hỗ trợ về phân phối trên hệ thống Vinmart và Vinmart+ cam kết sẽ sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Gần 100 doanh nghiệp còn lại ký kết hợp tác với Vingroup nhằm tăng cường hiện diện thương hiệu trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của Tập đoàn với các thương hiệu Vincom Retail, VinDS, VinPro… Cũng theo chương trình, Vingroup sẽ tham gia góp vốn cho một số doanh nghiệp có nhu cầu để tối ưu hóa sản sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí tiến tới tạo ra được các thương hiệu mạnh có tầm quốc gia và tiến tới là tầm quốc tế. Tại lễ ký kết, ông Lê Khắc Hiệp – Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, thời gian qua việc các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực cùng làn sóng doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam đang tạo nên sức ép cạnh tranh vô cùng quyết liệt, không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ mà còn gây áp lực lên toàn bộ nền sản xuất nội địa. Điều này là thách thức nhưng cũng lại chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt chủ động hoàn thiện, nâng cấp chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh song phẳng với các đối thủ ngoại. “Trân trọng những nỗ lực không ngừng của các nhà sản xuất Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, Tập đoàn Vingroup đưa ra cam kết hỗ trợ hàng Việt thông qua chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa” nhằm chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng đảm bảo chất lượng cho cộng đồng” – ông Hiệp chia sẻ. Đánh giá cao ý tưởng của Vingroup, bà Phạm Chi Lan – Chuyên gia kinh tế cho biết, sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ là một hướng đi mới và đúng đắn bởi một nền kinh tế chỉ phát triển bền vững khi có một cộng đồng doanh nghiệp nội địa mạnh, trong đó đặc biệt là vai trò của các DN sản xuất công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao, năng suất lao động cao và cơ hội hội nhập cao. “Hiện 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên việc tìm đầu ra, bao tiêu sản phẩm cho các doanh nghiệp này là rất lớn và thị trường rất cần sự tiếp sức của các DN như Vingroup. Hy vọng trong thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều doanh nghiệp tham gia vào mô hình này” – bà Lan nhấn mạnh.
209
Ngày 1/6/2016, Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần (mã VIC) đã ký kết hợp tác đợt 1 với gần 240 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa”. Các doanh nghiệp ký kết với Vingroup thuộc 7 ngành hàng tiêu dùng cơ bản là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, VPP đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi đến từ 18 tỉnh, thành trên cả nước. Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Vingroup, cho biết có hơn 140 doanh nghiệp đã ký kết hợp tác về phân phối. Cụ thể, trong vòng một năm, bắt đầu từ 1/6/2016, các doanh nghiệp này sẽ được Vingroup hỗ trợ đưa hàng vào hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+. Riêng các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm, rau củ quả, trái cây… sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%. Điều này đồng nghĩa, Vingroup sẽ hoàn trả toàn bộ phần chiết khấu cho nhà cung cấp khi bán theo đúng mức giá công bố thông thường, nhằm tạo thêm nguồn kinh phí để doanh nghiệp tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm và có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Tập đoàn này cũng khuyến khích các nhà cung cấp điều chỉnh giảm giá bán để hỗ trợ người tiêu dùng. Ngoài ra, có gần 100 doanh nghiệp còn lại ký kết hợp tác với Vingroup nhằm tăng cường hiện diện thương hiệu trong hệ thống siêu thị của tập đoàn này. Bên cạnh đó, thông qua việc liên doanh, liên kết với các đơn vị thuộc Vingroup, các doanh nghiệp sẽ được tập đoàn này hỗ trợ về công nghệ, quản trị, hệ thống kiểm soát chất lượng. Đồng thời, Vingroup sẽ tham gia góp vốn nếu doanh nghiệp có nhu cầu nhằm tối ưu hóa sản xuất. Việc hợp tác này diễn ra trong bối cảnh ngành bán lẻ Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Mới đây, nhiều doanh nghiệp Việt đang gặp khó khăn trong việc đưa hàng vào các kênh phân phối, có doanh nghiệp phải dừng đưa hàng vào siêu thị do phải chịu mức chiết khấu cao và hàng chục loại chi phí khác nhau.
209
Theo thỏa thuận vừa được ký kết với gần 250 doanh nghiệp, Tập đoàn Vingroup và các công ty thành viên gồm Vincommerce, Vincom Retail, VinEco, VinDS - sẽ triển khai các gói giải pháp tổng thể bao gồm: ưu đãi về phân phối, tăng cường hiện diện thương hiệu của doanh nghiệp trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của Vingroup; Tư vấn về công nghệ, quản trị, kiểm soát chất lượng, marketing, tiêu thụ hàng hóa và tham gia góp vốn nâng cao hiệu quả sản xuất. Hơn 140 doanh nghiệp đã ký kết hợp tác về phân phối. Theo đó, trong vòng một năm, từ 1/6/2016 – 1/6/2017, các doanh nghiệp trên sẽ được hỗ trợ đưa hàng vào hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ của Vingroup với các điều kiện ưu đãi hợp lý. Riêng các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm, rau củ quả, trái cây… sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%. Cụ thể, Vingroup sẽ bán hộ không lãi, cam kết trả cho đối tác doanh thu theo đúng mức giá công bố thông thường. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được Vinmart và Vinmart+ hoàn trả 100% về nhà cung cấp, với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí để doanh nghiệp tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm và có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, Vingroup cũng khuyến khích các nhà cung cấp điều chỉnh giảm giá bán để hỗ trợ người tiêu dùng. Các doanh nghiệp được hỗ trợ về phân phối trên hệ thống Vinmart và Vinmart+ cam kết sẽ sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Gần 100 doanh nghiệp còn lại ký kết hợp tác với Vingroup nhằm tăng cường hiện diện thương hiệu trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của Tập đoàn với các thương hiệu Vincom Retail, VinDS, VinPro… Bên cạnh việc hỗ trợ mạnh mẽ về mạng lưới phân phối, các doanh nghiệp cũng đã ký kết hợp tác với Vingroup nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ được Vingroup hỗ trợ về công nghệ, quản trị, hệ thống kiểm soát chất lượng, công tác Marketing bán hàng. Đặc biệt, thông qua liên danh liên kết dưới thương hiệu VinEco (với hàng thực phẩm) hoặc Vinmart (với hàng tiêu dùng), một số doanh nghiệp sẽ được Vingroup sẽ nhận kiểm soát chất lượng và bao tiêu sản phẩm. Cũng theo chương trình, Vingroup sẽ tham gia góp vốn cho một số doanh nghiệp có nhu cầu để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tiến tới tạo ra được các thương hiệu mạnh, có tầm Quốc gia và tiến tới là tầm Quốc tế. Phát biểu tại lễ ký kết, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn cho biết: “Mục tiêu của chương trình là thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần tạo nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng có chất lượng cho thị trường; đồng thời, xây dựng các thương hiệu quốc gia, tiến tới là các thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Đặc biệt, với sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”, chương trình chú trọng ưu tiên cho nhóm hàng thực phẩm an toàn. Đây chính là tâm huyết của Vingroup nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng cũng như tương lai lâu dài cho các thế hệ mai sau”. Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, sự tiên phong của một tập đoàn lớn như Vingroup sẽ tạo ra sự lan tỏa, kéo theo sự đồng hành, tiếp sức của cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan chức năng cũng như sự vào cuộc của báo chí, thể hiện cái tâm trong việc gỡ khó cho DN không chỉ ở hệ thống phân phối, mà còn trên nhiều mặt khác. Tất nhiên, ký kết chính thức là dấu ấn quan trọng nhưng quan trọng hơn quá trình đồng hành này sẽ giúp DN sẽ đi sâu vào thực chất sản phẩm để củng cố vị thế hàng Việt Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp cho hay: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển bền vững khi có cộng đồng DN nội địa phát triển mạnh, đặc biệt vai trò quan trọng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ. 97% DNNVV không đủ khả năng làm được tất cả các khâu, có thể làm tốt khâu sản xuất nhưng cần sự tiếp sức của các DN phân phối liên quan để ra thị trường. Trong đà hội nhập quyết liệt hiện tại, các DN Việt Nam sẽ ra sao nếu không có liên kết? Con đường cho các DNNVV là tìm đối tác mạnh là DN Việt Nam có hệ thống phân phối và logictics, marketing chuyên nghiệp để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước. Từ đó nhà sản xuất mới trụ vững được, duy trì việc làm cho hàng chục triệu lao động. Và sự kết nối hôm nay là mong đợi từ lâu của nhiều chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp, tạo mối liên kết bền vũng trong việc phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp cho NTD sản phẩm tốt. Còn theo bà Lê Thị Hà Chi, TGĐ Công ty May Nhà Bè: Vingroup đã cung cấp gói giải pháp toàn diện. Và Hà Chi nói: "Dệt may là ngành có kim ngạch lên đến 27 tỷ USD nhưng hầu hết phụ thuộc vào gia công xuất khẩu. Thị trường trong nước dù tiềm năng nhưng ngành may chưa có chỗ đứng xứng tầm do thiếu kinh nghiệm maketing cũng như chưa thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Chúng tôi rất cảm kích vì Vingroup đứng ra khởi xướng đồng hành hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nội địa. Chương trình rất có ý nghĩa vì đã cùng lúc mang tới các gói giải pháp toàn diện từ khâu sản xuất, phân phối …Tôi tin là với tiềm lực như vậy Vingroup sẽ đồng hành và liên kết với các DN để góp phần củng cố nền sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa trong nước cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa".
209
Sáng nay, 1/6/2016, Tập đoàn Vingroup tổ chức Lễ ký kết hợp tác với gần 250 doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu nội địa”. Các DN đã ký kết với Vingroup thuộc 7 ngành hàng tiêu dùng cơ bản là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi. Theo thỏa thuận ký kết, gần 250 doanh nghiệp, tập đoàn và các công ty thành viên sẽ triển khai các gói giải pháp bao gồm ưu đãi về phân phối, tăng cường hiện diện thương hiệu của DN trong hệ sinh thái của VinGroup về công nghệ, quản trị, kiểm soát chất lượng, marketing, tiêu dùng hàng hóa và tham gia góp vốn. Riêng các DN cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm, rau củ quả, trái cây… sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%. Đại diện Vingroup khẳng định sẽ bán hộ không lãi. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được Vinmart và Vinmart+ hoàn trả 100% về nhà cung cấp. Đồng thời, tập đoàn này cũng khuyến khích các nhà cung cấp điều chỉnh giảm giá bán để hỗ trợ người tiêu dùng. Gần 100 DN ký kết hợp tác với VinGroup nhằm tăng cường hiện diện thương hiệu trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của tập đoàn. Hơn 140 DN đã ký kết hợp tác về phân phối. Ngoài phân phối, các DN đã ký kết có thể được hỗ trợ về công nghệ, quản trị, hệ thống kiểm soát chất lượng, công tác marketing bán hàng. Tập đoàn này cũng tham gia góp vốn cho một số DN có nhu cầu để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí. Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn cho biết, mục tiêu của chương trình này là thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần tạp nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng có chất lượng cho thị trường. Bên cạnh đó, việc này xây dựng các thương hiệu quốc gia và tiến tới quốc tế. Chuơng trình đặc biệt chú trọng ưu tiên cho nhóm hàng thực phẩm an toàn. Hiện Vingroup đã đầu tư 16 phòng thí nghiệm trên toàn quốc nhằm kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho toàn bộ sản phẩm tiêu thụ tại hệ thống của tập đoàn này.
209
Doanh nghiệp Việt liên thủ để tồn tại Với mục tiêu đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa, ngày 1/6, Tập đoàn Vingroup tổ chức lễ ký kết hợp tác với gần 250 doanh nghiệp thuộc 7 ngành hàng tiêu dùng cơ bản là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi đến từ 18 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Theo thỏa thuận, Tập đoàn Vingroup và các công ty thành viên gồm Vincommerce, Vincom Retail, VinEco, VinDS sẽ triển khai các gói giải pháp ưu đãi về phân phối, tăng cường hiện diện thương hiệu, tư vấn công nghệ, quản trị và kiểm soát chất lượng, marketing, tiêu thụ hàng hóa, tham gia góp vốn nâng cao hiệu quả sản xuất. Tại lễ ký, hơn 140 doanh nghiệp đã ký hợp tác về phân phối, theo đó trong vòng một năm, từ 1/6/2016 đến 1/6/2017 các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ đưa hàng vào siêu thị Vinmart và Vinmart+ của Vingroup với các điều kiện ưu đãi hợp lý. Riêng các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm (đặc biệt là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm, rau củ quả, trái cây…) sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%. Lý giải về việc bán hộ sản phẩm, không thu tiền chiết khấu, ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cho biết, đây là hình thức bán hộ không lãi đồng thời cam kết trả cho đối tác doanh thu theo đúng mức giá công bố thông thường. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được Vinmart và Vinmart+ hoàn trả 100% về nhà cung cấp, với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí để doanh nghiệp tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm và có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, Vingroup cũng khuyến khích các nhà cung cấp điều chỉnh giảm giá bán để hỗ trợ người tiêu dùng. Đổi lại, các doanh nghiệp được hỗ trợ phân phối trên hệ thống của tập đoàn sẽ phải cam kết sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. “Mục tiêu của Chương trình là thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần tạo nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng có chất lượng cho thị trường đồng thời xây dựng các thương hiệu quốc gia, tiến tới là các thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Chương trình chú trọng ưu tiên cho nhóm hàng thực phẩm an toàn. Đây chính là mục tiêu của Vingroup nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng”, ông Hiệp cho biết. Phải liên kết để tồn tại Đất nước chỉ mạnh, kinh tế chỉ phát triển bền vững khi có một cộng đồng doanh nghiệp nội địa mạnh mà nòng cốt là những doanh nghiệp dịch vụ và công nghiệp có giá trị gia tăng, năng suất lao động và sức cạnh tranh cao là ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khi phân tích về những lỗ hổng trong liên kết sản xuất của các doanh nghiệp Việt. Theo bà Lan, nhìn tổng thể, hoạt động của các doanh nghiệp Việt đang cho thấy mối lo ngày càng gia tăng mặc dù. Những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) có thị phần ngày càng tăng. Trong lĩnh vực công nghiệp, các doanh nghiệp FDI đang chiếm khoảng 50% sản lượng công nghiệp của nền kinh tế trong khi lĩnh vực chế tạo chiếm tới gần 70%. Trong lĩnh vực xuất khẩu, hàng Việt Nam có nhiều nhưng không lắm được bao nhiêu thị phần khi có tới 70% thương hiệu có lượng xuất khẩu lớn lại thuộc về các doanh nghiệp ngoại. Điều đáng buồn nhất là hoạt động của các DN Việt dường như đang bị chững lại. “Nghiên cứu gần đây cho thấy, tới 70% DN Việt chỉ hoạt động trong nước, 30% có tham gia xuất khẩu thì vẫn tìm mọi cách giữ thị phần trong nước để đảm bảo chỗ lùi an toàn trong bối cảnh thế giới biến động. Nhưng khi về với thị trường trong nước, DN đối mặt với việc 97% DN nhỏ và vừa không làm được tất cả các khâu. Họ có thể sản xuất tốt nhưng rất cần sự tiếp tay của các DN phân phối để đưa hàng ra thị trường. Nếu không tạo được sự liên kết, các DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc Vingroup bắt tay với 250 doanh nghiệp để tiêu thụ các sản phẩm sạch, chất lượng cao là sự kết nối đôi bên cùng có lợi để cùng phát triển bền vũng trong việc phát triển, cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm tốt”, bà Lan chia sẻ. Giám đốc điều hành Tổng Công ty May Nhà Bè, bà Lê Thị Hà Chi cho rằng, việc tập hợp được các doanh nghiệp trong nước cùng đồng hành, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nội địa có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là với ngành dệt may, ngành mang lại kim ngạch tới 27 tỷ USD/năm và đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn khi hội nhập do phụ thuộc quá nhiều vào việc gia công xuất khẩu. “Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn hội nhập mới với sự hình thành AEC, ký kết TPP và một số hiệp định tự do song phương vì vậy đã đến lúc cần phải xây dựng lại hệ thống tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh hệ thống tiêu chuẩn đo lường của Nhà nước thì cần có sự đánh giá, cảm nhận của chính người tiêu dùng về hàng Việt. Việc các DN cùng bắt tay nhau để tạo mạng lưới cung cấp những mặt hàng chất lượng cao là hành động rất có ý nghĩa" - bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao chia sẻ.
209
Các doanh nghiệp này thuộc bảy ngành hàng tiêu dùng cơ bản là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi đến từ 18 tỉnh thành trên toàn quốc. Đây là một trong những động thái đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp phân phối FDI cùng với hàng ngoại nhập đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường nội địa. Không bắt tay thì thua trên sân nhà Ông Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Vingroup, nhận xét việc các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực cùng làn sóng doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam đang tạo nên sức ép cạnh tranh vô cùng quyết liệt, không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ mà còn gây áp lực lên toàn bộ nền sản xuất nội địa. Ông Hiệp nói: “Chương trình đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa nhằm chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng đảm bảo chất lượng cho cộng đồng”. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận xét, việc Vingroup ký kết với 250 doanh nghiệp này là sự kiện mà bà chưa từng chứng kiến trong gần 50 năm gắn bó với doanh nghiệp Việt Nam. “Tôi đã mong đợi sự kiện như thế này từ rất lâu. Đó là sự liên kết của các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn của Việt Nam”, bà Lan nói. Bà Lan bày tỏ lo lắng khi các doanh nghiệp FDI đang ngày càng lớn mạnh, chiếm tới 50% sản lượng công nghiệp, hơn 70% giá trị xuất khẩu thì các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng yếu đi, đặc biệt trong 10 năm gần đây. “Doanh nghiệp trong nước yếu đi so với doanh nghiệp nước ngoài, thì chúng ta sẽ như thế nào?”, bà đặt câu hỏi. Bà Lan nói thêm: “Sự kiện hôm nay là cơ hội khởi đầu để các doanh nghiệp Việt Nam liên kết với nhau bền vững trong việc cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm tốt”. Trong khi đó, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh cảnh báo, trong bối cảnh cuộc chiến giành thị phần giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI ở các khu vực đô thị đang diễn ra “rất căng thẳng”, thì không thể quên đi thị trường ở khu vực nông thôn. Bà Hạnh nói: “Tôi tin rằng sự khởi đầu tiên phong của những tập đoàn lớn như Vingroup có tác dụng lan tỏa đến các doanh nghiệp lớn khác, và tới các cơ quan hoạch định chính sách”. Vingroup cam kết bán hộ không lãi Tại buổi lễ, có hơn 140 doanh nghiệp đã ký hợp tác về phân phối. Trong vòng một năm từ tháng 6-2016 đến tháng 6-2017, hàng của các doanh nghiệp sẽ được phân phối trong hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ của Vingroup với các điều kiện ưu đãi hợp lý. Các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm, rau củ quả, trái cây… sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%. Theo thỏa thuận, Vingroup sẽ bán hộ không lãi, cam kết trả cho đối tác doanh thu theo đúng mức giá công bố thông thường. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được Vinmart và Vinmart+ hoàn trả 100% về nhà cung cấp, với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí để doanh nghiệp tái đầu tư vào chất lượng sản phẩm và có thêm điều kiện thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cam kết sẽ sản xuất và cung cấp ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Gần 100 doanh nghiệp còn lại ký kết hợp tác với Vingroup nhằm tăng cường hiện diện thương hiệu trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của tập đoàn với các thương hiệu Vincom Retail, VinDS, VinPro… Các doanh nghiệp cũng đã ký kết hợp tác với Vingroup nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo đó, các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ được Vingroup hỗ trợ về công nghệ, quản trị, hệ thống kiểm soát chất lượng, công tác marketing bán hàng. Đặc biệt, thông qua liên danh liên kết dưới thương hiệu VinEco (với hàng thực phẩm) hoặc Vinmart (với hàng tiêu dùng), một số doanh nghiệp sẽ được Vingroup sẽ nhận giúp kiểm soát chất lượng và bao tiêu sản phẩm. Theo thỏa thuận, Vingroup sẽ tham gia góp vốn cho một số doanh nghiệp có nhu cầu để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tiến tới tạo ra được các thương hiệu mạnh có tầm quốc gia. Tuy nhiên, thông tin này chưa được tiết lộ chi tiết.
209
Các doanh nghiệp thuộc 7 ngành hàng tiêu dùng ở 18 tỉnh/thành phố trên toàn quốc tới đây sẽ được hỗ trợ về vốn, phân phối, đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị. Đây là một trong những điểm đáng chú ý được đưa ra tại lễ ký kết hợp tác đợt 1 của Tập đoàn Vingroup với gần 250 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa”. Các doanh nghiệp ký kết với Tập đoàn Vingroup thuộc 7 ngành hàng tiêu dùng cơ bản là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang và bông vải sợi ở 18 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Theo thỏa thuận được ký kết với gần 250 doanh nghiệp, tập đoàn Vingroup và các công ty thành viên sẽ triển khai các gói giải pháp tổng thể bao gồm: ưu đãi về phân phối, tăng cường hiện diện thương hiệu của doanh nghiệp trong hệ sinh thái hàng hóa, dịch vụ của Vingroup; tư vấn công nghệ, quản trị và kiểm soát chất lượng, marketing, tiêu thụ hàng hóa, tham gia góp vốn nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong số này, hơn 140 doanh nghiệp đã ký kết hợp tác về phân phối, theo đó trong vòng một năm, từ 1/6/2016 đến 1/6/2017 các doanh nghiệp trên sẽ được hỗ trợ đưa hàng vào hệ thống siêu thị Vinmart của Vingroup với các điều kiện ưu đãi hợp lý. Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup cho biết, mục tiêu của chương trình nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, góp phần tạo nguồn thực phẩm sạch và hàng tiêu dùng có chất lượng; đồng thời xây dựng các thương hiệu quốc gia, tiến tới là các thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Một trong điểm đáng chú ý là riêng các doanh nghiệp cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, gia cầm, rau củ quả, trái cây… sẽ được hưởng mức chiết khấu bằng 0%. Toàn bộ phần chiết khấu sẽ được hoàn trả 100% về nhà cung cấp, với mục đích tạo thêm nguồn kinh phí để doanh nghiệp tái đầu tư. Ông La Quan Ba, Phó Tổng Giám đốc Công ty C.T.C chuyên sản xuất chế biến thủy hải sản và gia súc gia cầm có trụ sở tại Cần Thơ cho rằng: “Việc ký kết giữa Vingroup và các doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa được hàng vào siêu thị. Với việc không tính chiết khấu hoa hồng thì giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận để hoạt động. Tôi nghĩ đây là việc làm hết sức có ý nghĩa. Hiện nay mới cam kết trong 1 năm. Nếu mà kéo dài thêm thì rất tốt cho doanh nghiệp.” Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, hàng hóa của các nước trong khu vực đang phủ đầy kênh siêu thị lớn tại Hà Nội, TP HCM và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn từ chi phí đầu vào tăng cao, tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Nhiều hệ thống siêu thị ngoại đòi tăng mức chiết khấu hoa hồng khiến doanh nghiệp Việt càng khó đưa hàng vào hệ thống phân phối. Do đó, theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, trong bối cảnh này, liên kết giữa các doanh nghiệp nội trong việc củng cố, mở rộng hệ thống bán lẻ của người Việt và ưu tiên cho hàng Việt là rất quan trọng. “Hiện nay vẫn tồn tại những khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam là giải quyết đầu ra của hàng hóa Việt Nam. Trong tình hình như vậy, Tập đoàn Vingroup với hệ thống siêu thị Vinmart rộng khắp cả nước đứng ra cam kết hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ phân phối hàng hóa, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp các mặt khác trong quá trình sản xuất, phân phối. Tôi nghĩ đây là một quyết định quan trọng góp phần tiêu thụ một số lượng lớn hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam”, bà Hạnh cho biết./.
209
Ngày 30/5, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, EU đã có văn bản cảnh báo các lô hàng thủy sản Việt Nam dính kháng sinh cấm và lưu ý hiện tượng cá chết bất thường ở vùng biển nước ta. Cụ thể, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cho biết, ngày 13/5/2016, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban Châu Âu (EC) đã có công thư gửi Nafiqad thông báo rằng biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa khắc phục thực sự hiệu quả vấn nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thủy sản xuất khẩu. Do vậy EU thông báo các cơ sở chế biến thủy sản của Việt nam sẽ bị EU đưa ra khỏi danh sách các cơ sở chế biến thủy sản được phép xuất khẩu vào EU trong trường hợp các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường này bị cảnh báo hóa chất kháng sinh cấm. Ngoài ra, ngày 24/5/2016, Cơ quan thẩm quyền EU đã có văn bản cảnh báo tới các nước thành viên về việc cá chết bất thường tại Việt Nam và đề nghị các nước kiểm soát chặt chẽ các lô hàng thủy sản biển nhập khẩu từ Việt Nam. Để tránh EU loại dần các cơ sở xuất khẩu thủy sản, thậm chí có thể đình chỉ ngưng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, Nafiqad yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm túc rà soát chương trình quản lý chất lượng, thực hiện các biện pháp cần thiết với hóa chất kháng sinh. Các doanh nghiệp chế biến cần chủ động kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệp hóa chất kháng sinh cấm với từng lô trước khi xuất khẩu sang EU. Cũng trong ngày hôm qua 30/5, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát có chỉ thị, đề các địa phương tăng việc kiểm soát thú y trong thủy sản, đồng thời cảnh báo hiện một số thị trường xuất khẩu quan trọng đã tạm dừng nhập thuỷ sản Việt Nam. Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị, các địa phương tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vị phạm trong kinh doanh, sử dụng thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; Tổ chức giám sát và xử lý dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất tôm, cá tra giống, cơ sở nuôi tôm, cá tra xuất khẩu; Chấn chỉnh công tác giám sát dịch bệnh đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản, làm cơ sở cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thuỷ sản giống lưu thông trong nước, giảm thiểu thủ tục, gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân khi vận chuyển thuỷ sản giống đi tiêu thụ… Đồng thời, yêu cầu Nafiqad chủ trì tổ chức điều tra và truy xuất nguồn gốc đối với các lô hàng thủy sản bị cảnh báo, trả về hoặc cấm nhập khẩu do nhiễm hóa chất, kháng sinh, làm căn cứ tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.
210
Sau một loạt các thông báo chính thức của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu về việc sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam bị nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành chỉ thị nhằm nâng cao công tác thú y thủy sản hướng tới sản xuất thủy sản bền vững và phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Chỉ thị nêu rõ, ngoài vấn đề dịch bệnh trên thủy sản tiếp tục diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, thì thực trạng sản phẩm nhiễm chất cấm là rất nghiêm trọng. “Việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh không tuân thủ theo hướng dẫn, quy định dẫn đến tồn dư trong sản phẩm gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã tạm dừng nhập khẩu,” Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh. Hiện tại nhiều địa phương, chính quyền chưa thực sự quan tâm về công tác thú y thủy sản, nhiều địa phương chưa tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp về nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh và quản lý thú y thủy sản. Trong khi đó, lực lượng cán bộ còn rất ít, có tỉnh chỉ có 2-3 người, phương tiện và kinh phí hoạt động cũng rất hạn chế. Để sớm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, hạn chế tối đa những vướng mắc phát sinh trong xuất khẩu thủy sản, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường năng lực công tác thú y thủy sản. Trong đó, Bộ trưởng yêu cầu chú trọng việc tổ chức rà soát, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng (hệ thống điện, thoát nước) phục vụ nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu lây nhiễm chéo các loại mầm bệnh giữa các ao nuôi, vùng thâm canh, bán thâm canh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cũng yêu cầu các địa phương tiến hành tổ chức thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh, sử dụng thức ăn thủy sản, thuốc thú y, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật, chấn chỉnh công tác giám sát dịch bệnh đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng yêu cầu các đơn vị cơ sở tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện và báo cáo cho Bộ kết quả tổ chức thực hiện trước ngày 31/7/2016./.
210
Thông tin trên được Nafiqad đưa ra vào ngày 30-5. Trong thông báo của Nafiqad còn cho biết ngày 24-5, cơ quan thẩm quyền EU đã có văn bản báo cảnh báo số 16-814 tới các nước thành viên EU về việc cá chết bất thường tại Việt Nam và đề nghị các nước này kiểm soát chặt chẽ các lô hàng thủy sản biển nhập từ Việt Nam. Trao đổi với TBKTSG Online, giám đốc một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu các mặt hàng hải sản như cá ngừ đại dương, mực, bạch tuộc... cho biết, sau khi có thông tin cá biển ở các tỉnh miền Trung chết bất thường, một số nhà nhập khẩu từ EU đã gửi yêu cầu muốn công ty thông báo những lô hàng đang sản xuất trong thời gian trước hay sau khi có thông tin cá biển chết hàng loạt. “Về phía chúng tôi, khi có thông tin cá biển chết hàng loạt, chúng tôi cũng chủ động gửi thư điện tử đến cho đối tác thông báo về nguồn gốc các lô hàng, kèm theo những chứng từ có liên quan để đối tác yên tâm”, vị này cho biết. Cũng theo vị giám đốc này, hơn tháng nay, công ty đã tạm ngưng ký hợp đồng mới do nguồn hải sản của công ty chỉ đủ cho các hợp đồng đã ký trước đó. Theo ông, thường sau khi có những vấn đề môi trường, các nhà nhập khẩu sẽ tăng cường kiểm tra lô hàng, mà cụ thể là EU đã có thông báo cho các nước nên bên nhập khẩu sẽ tăng cường kiểm tra, vì thế trên lý thuyết lẫn thực tế khả năng lô hàng bị vướng hóa chất cấm rất cao. Vì thế, để giữ uy tín và thương hiệu công ty tạm thời chưa ký những hợp đồng mới liên quan đến các sản phẩm đánh bắt từ biển. “Chúng tôi hy vọng chính quyền sớm công bố nguyên nhân cá biển chết để doanh nghiệp biết và có những kế hoạch làm ăn. Việc chính quyền càng chậm công bố nguyên nhân, doanh nghiệp xuất khẩu hải sản sẽ gặp khó trong việc ký các hợp đồng mới do lo ngại rủ ro hàng bị trả về là rất cao”, ông nói. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong năm 2015, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng vị trí thứ 2 của Việt Nam khi chiếm 18% giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 1,2 tỉ đô la Mỹ. Cụ thể, giá trị xuất khẩu tôm sang EU chiếm 19%, cá tra là 19%, hải sản biển như cá ngừ chiếm 22%, mực, bạch tuộc là 14% trong tổng số 100% giá trị xuất khẩu cả các mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong năm 2015 vào thị trường này.
210
Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) - Bộ NN&PTNT, ngày 13/5/2016, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban Châu Âu (EC) đã có công thư gửi NAFIQAD thông báo rằng, biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa khắc phục thực sự hiệu quả vấn nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thủy sản xuất khẩu. Ngoài ra ngày 24/5/2016, Cơ quan thẩm quyền EU đã có văn bản cảnh báo tới các nước thành viên EU về việc cá chết bất thường tại Việt Nam và đề nghị các nước kiểm soát chặt chẽ các lô hàng thủy sản biển nhập khẩu từ Việt Nam. Do đó, để tránh việc cơ quan thẩm quyền EU loại dần doanh nghiệp trong danh sách được phép xuất khẩu vào thị trường này, thậm chí có thể đình chỉ nhập khẩu thủy sản tại Việt Nam, NAFIQAD yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU, khẩn trương và nghiêm túc rà soát chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát cần thiết đối với hóa chất kháng sinh. Cơ sở có lô hàng bị EU cảnh báo các hóa chất kháng sinh cấm, cần chủ động xem xét kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm hóa chất kháng sinh cấm đối với từng lô hàng trước khi xuất khẩu vào EU. Liên quan tới việc EU cảnh báo về tình trạng cá chết bất thường tại các tỉnh miền Trung, các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản khẩn trương thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát theo nội dung công văn số 894/QLCL-CL1 ngày 11/5/2016. NAFIQAD cũng yêu cầu đối với cơ quan quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung Bộ, Nam Bộ, cập nhật thông tin cảnh báo để kiểm tra đánh giá các nội dung có liên quan trong quá trình kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở. Đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh./.
210
Ngày 31.5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), Bộ NN-PTNT cho biết đã gửi văn bản đến Cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ và Trung bộ, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đi các nước Liên minh Châu Âu (EU) yêu cầu kiểm soát chất lượng đến từng lô hàng trước khi xuất khẩu. Theo Nafiqad, ngày 13.5, Tổng vụ Sức khỏe và an toàn thực phẩm, Ủy ban Châu Âu đã có công thư cảnh báo VN chưa thực sự khắc phục được vấn nạn sử dụng các loại hóa chất kháng sinh cấm trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Theo đó, EU có thông báo cơ sở chế biến thủy sản VN sẽ bị đưa ra khỏi danh sách các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản vào EU, trong trường hợp các lô hàng xuất khẩu vào thị trường này tiếp tục bị cảnh báo có hóa chất kháng sinh cấm. Cũng theo Nafiqad, ngày 24.5, EU có gửi thông báo cho các nước thành viên về hiện tượng cá biển chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân ở các tỉnh ven biển miền Trung và yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các lô hàng thủy sản biển nhập khẩu từ VN. Nafiqad yêu cầu các cơ quan kiểm soát chất lượng nông lâm sản và thủy sản, doanh nghiệp gia tăng biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh trong quá trình nuôi trồng, chế biến thủy sản, thông qua lấy mẫu phân tích, xét nghiệm đến từng lô hàng, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu; tránh để EU loại dần các doanh nghiệp trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU, thậm chí có thể đình chỉ nhập khẩu hàng thủy sản từ VN.
210
Theo NAFIQAD, ngày 13/5/2016, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban châu Âu (EC) đã có công thư gửi NAFIQAD thông báo rằng biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa khắc phục được vấn đề lạm dụng hóa chất kháng sinh trong sản xuất kinh doanh thủy sản xuất khẩu. Ngoài ra, ngày 24/5/2016, Cơ quan thẩm quyền EU đã có văn bản cảnh báo tới các nước thành viên EU về việc cá chết bất thường tại Việt Nam và đề nghị các nước kiểm soát chặt chẽ các lô hàng thủy sản biển nhập khẩu từ Việt Nam. Do đó, để tránh việc Cơ quan thẩm quyền EU loại dần doanh nghiệp trong danh sách được phép xuất khẩu vào thị trường này, thậm chí có thể đình chỉ nhập khẩu thủy sản tại Việt Nam, NAFIQAD yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU, khẩn trương và nghiêm túc rà soát chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát cần thiết đối với hóa chất kháng sinh. Cơ sở có lô hàng bị EU cảnh báo các hóa chất kháng sinh cấm, cần chủ động xem xét kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm hóa chất kháng sinh cấm đối với từng lô hàng trước khi xuất khẩu vào EU. Liên quan tới việc EU cảnh báo về tình trạng cá chết bất thường tại các tỉnh miền Trung, các cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản khẩn trương thực hiện các biện pháp kiểm soát theo nội dung công văn số 894/QLCL-CL1 ngày 11/5/2016. NAFIQAD cũng yêu cầu đối với cơ quan quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung Bộ, Nam Bộ, cập nhật thông tin cảnh báo để kiểm tra đánh giá các nội dung có liên quan trong quá trình kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở. Đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng và thực hiện các biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh./.
210
Cụ thể, ngày 31/5, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã ra quyết định thu hồi 50,89 ha đất của Công ty HAGL và cho Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI thuê đất để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu. Dự án trên được UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty HAGL thuê từ năm 2006. Năm 2011, HAGL được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn đến tháng 2/2042. Tuy nhiên, ngày 11/5/2015, Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI có đơn đề nghị thuê lại diện tích trên. UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Công ty HAGL bàn giao lại toàn bộ diện tích đất trên cho Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI quản lý để đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu. Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã đã thống nhất thu hồi và chấm dứt hoạt động dự án trồng cỏ và nuôi bò quy mô 111.880 con được đưa ra dựa trên đề xuất của chính chủ đầu tư là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Công ty của Bầu Đức, dù được phát tín hiệu chấp thuận giãn nợ từ phía ngân hàng song nợ vay của Hoàng Anh Gia Lai thực tế vẫn đang vượt 28.000 tỷ đồng. Trong khi đó, khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi được dự báo sẽ khó khăn khi thuế với các loại thịt bò, gà… sẽ về 0% trong lộ trình 10 năm. Hoàng Anh Gia Lai là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đầu tư trọng điểm vào nuôi bò công nghệ cao. Công ty đã dành tới 6.300 tỷ đồng vào dự án chăn nuôi với tổng đàn 236.000 con, trong đó có 120.000 con bò sữa.
211
Ông Kpă Thuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa ký quyết định thu hồi trên 50ha đất của Hoàng Anh Gia Lai, đồng thời giao số đất này cho Cty Nông nghiệp NUTI để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu tại xã Ia Băng (Chư Prông) và xã Gào (TP Pleiku). Thời hạn sử dụng đất đến năm 2042. Số đất trên do UBND tỉnh Gia Lai cấp cho Hoàng Anh Gia Lai tháng 2/2001, hiện nay đang trồng tiêu. Ngày 11/5, Cty Nông nghiệp NUTI có đơn đề nghị thuê đất và đến ngày 23/5 được UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận. UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Hoàng Anh Gia Lai bàn giao lại toàn bộ diện tích đất trên cho Cty cổ phần nông nghiệp NUTI quản lý để đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu. Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã đã thống nhất thu hồi giấy chứng nhận đầu tư số 38121000171 cấp ngày 15/5/2015 và chấm dứt hoạt động Dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Hoàng Anh Gia Lai với lý do “nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án".
211
Số đất này được giao cho Công ty Cổ phần Nông nghiệp NuTi thuê để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu. Ông Kpă Thuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa ký quyết định thu hồi trên 50ha đất của Hoàng Anh Gia Lai, đồng thời giao số đất này cho Cty Nông nghiệp NUTI để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu tại xã Ia Băng (Chư Prông) và xã Gào (TP Pleiku). Diện tích đất bị thu hồi này nằm ở 2 xã Ia Băng (Chư Prông) và xã Gào (TP Pleiku), được cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Hoàng Anh Gia Lai có thời hạn từ năm 2011 đến tháng 2.2042. Số đất trên hiện nay đang trồng tiêu. Ngày 11.5, Cty Nông nghiệp NUTI có đơn đề nghị thuê đất và đến ngày 23.5 được UBND tỉnh Gia Lai chấp thuận. UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Hoàng Anh Gia Lai bàn giao lại toàn bộ diện tích đất trên cho Cty cổ phần nông nghiệp NUTI quản lý để đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu. Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã đã thống nhất thu hồi giấy chứng nhận đầu tư số 38121000171 cấp ngày 15.5.2015 và chấm dứt hoạt động Dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Hoàng Anh Gia Lai với lý do “nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án".... Khi công bố dự án nuôi bò tại Kon Tum, phía HAG đã kỳ vọng sẽ có đóng góp lớn cho ngân sách địa phương cũng như giải quyết công ăn việc làm người dân tại đây. Do đó việc HAG chấm dứt hoạt động đầu tư tại dự án này đã khiến không ít người cảm thấy bất ngờ. Khi được đề cập đến vấn đề này, ông Võ Trường Sơn, tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai cho biết, nguyên nhân mà Tập đoàn rút khỏi dự án bò ở Kon Tum là do đất tại đây không liền vùng, diện tích không đủ lớn nên nếu đầu tư sẽ khó có hiệu quả cao. Dù được phát tín hiệu chấp thuận giãn nợ từ phía ngân hàng song nợ vay của Hoàng Anh Gia Lai thực tế hiện vẫn đang vượt 28.000 tỷ đồng. Trong khi đó, khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi được dự báo sẽ khó khăn khi thuế với các loại thịt bò, gà… sẽ về 0% trong lộ trình 10 năm. Hoàng Anh Gia Lai là một trong số ít doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đầu tư trọng điểm vào nuôi bò công nghệ cao. Công ty đã dành tới 6.300 tỷ đồng vào dự án chăn nuôi với tổng đàn 236.000 con, trong đó có 120.000 con bò sữa.
211
Theo thông tin từ UBND tỉnh Gia Lai, Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Kpă Thuyên, vừa ký quyết định thu hồi trên 50 ha đất của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và giao số đất này cho Công ty Nông nghiệp NUTI để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu tại xã Gào (TP. Pleiku) và xã Ia Băng (Chư Prông). Thời hạn sử dụng đất đến năm 2042. Diện tích đất bị thu hồi này nằm ở xã Gào (TP. Pleiku) và xã Ia Băng (Chư Prông), được cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Hoàng Anh Gia Lai có thời hạn từ năm 2011 đến tháng 2/2042. Mới đây, tỉnh Kon Tum cũng đã thống nhất thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và chấm dứt hoạt động tại Dự án đầu tư trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của HAGL do tập đoàn này đã chủ động chấm dứt hoạt động của dự án. Trước đó, tháng 5/2015, dự án trồng cỏ và nuôi bò thịt công nghệ cao của HAGL dự kiến triển khai tại huyện Ia H’Drai với tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng, trên quy mô diện tích 960 ha.
211
Vừa qua, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 75/QĐ-UBND về việc thu hồi 50,89 ha đất của CTCP Hoàng Anh Gia Lai và cho CTCP Nông nghiệp NUTI thuê đất để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu tại xã Ia Băng, huyện Chư Prông và xã Gào, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Cụ thể, CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị thu hồi 4,26 ha đất đã trồng hồ tiêu tại xã Ia Băng, huyện Chư Prông. Đồng thời, tập đoàn này cũng bị thu hồi 43,77 ha đất đã trồng hồ tiêu và 2,86ha đất đường lô tại xã Gào, thành phố Pleiku. Cũng theo quyết định này, 50,89 ha đất đã được UBND tỉnh Gia Lai cho CTCP Hoàng Anh Gia Lai thuê tại quyết định số 264/QĐ-UBND ngày 23/11/2006. Như vậy, HAGL đã thuê 50,89 ha đất này suốt 10 năm qua. Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum đã ra quyết định thu hồi dự án trồng cỏ, nuôi bò của CTCP Hoàng Anh Gia Lai. Được biết, dự án này có tổng mức đầu tư lên tới 1.600 tỷ đồng.
211
Ngày 31-5, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã ra quyết định thu hồi 50,89 ha đất của Công ty HAGL và cho Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI thuê đất để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu. Theo đó, năm 2006, tại Quyết định số 264/QĐ-UBND, UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty HAGL thuê 50,89 ha đất tại xã Ia Băng huyện Chư Prông và xã Gào, TP Pleiku. Năm 2011, HAGL được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thời hạn đến tháng 2-2042. Ngày 11-5-2015, Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI có đơn đề nghị thuê lại diện tích trên. UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Công ty HAGL bàn giao lại toàn bộ diện tích đất trên cho Công ty Cổ phần nông nghiệp NUTI quản lý để đầu tư chăm sóc cây hồ tiêu. Trước đó, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã đã thống nhất thu hồi giấy chứng nhận đầu tư số 38121000171 cấp ngày 15-5-2015 và chấm dứt hoạt động Dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Công ty HAGL với lý do “Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án".
211
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - ông Nguyễn Đức Tuy đã ký quyết định gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum thống nhất thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 15/5/2015 và chấm dứt hoạt động dự án đầu tư trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai như đề nghị của Sở này. Ngoài ra, UBND tỉnh Kon Tum còn yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này lập thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án trên. Được biết, dự án bị thu hồi trên là dự án trồng cỏ, nuôi bò thịt công nghệ cao của Hoàng Anh Gia Lai có tổng số vốn đầu tư là 1.600 tỷ đồng. Quy mô đàn bò ban đầu là 35.700 con bò sinh sản, sau đó sẽ nâng lên 111.880 con… Nguyên nhân thu hồi dự án trên là do nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án. Còn tại Gia Lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, ông Kpă Thuyên cũng vừa có quyết định thu hồi 50,89 ha đất của Hoàng Anh Gia Lai và giao cho Công ty Cổ phần Nông nghiệp NuTi thuê để tiếp tục đầu tư và chăm sóc cây hồ tiêu. Diện tích đất bị thu hồi này nằm ở 2 xã Ia Băng (Chư Prông) và xã Gào (TP Pleiku), được cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Hoàng Anh Gia Lai có thời hạn từ năm 2011 đến tháng 2/2042./.
211
Trước thông tin cho rằng, từ hôm nay 1/6/2016, tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ dừng hoàn toàn việc bán xăng RON 92, thay vào đó sẽ bán xăng sinh học E5, đại diện Bộ Công Thương cho biết, xăng E5 vẫn được bán song song với xăng RON 92 theo lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Mặc dù triển khai từ cuối năm 2014, người tiêu dùng cũng đã bắt đầu quen với việc sử dụng xăng sinh học, nhưng đến nay, việc đẩy mạnh tiêu thụ loại xăng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hà Nội là một trong 7 tỉnh thành trong cả nước triển khai bán xăng sinh học E5 từ cuối năm 2014. Hiện, xăng E5 có giá thấp hơn xăng thường 500 đồng/lít. Nhiều người tiêu dùng đã chủ động sử dụng loại xăng này. Anh Nguyễn Huy Khánh, tài xế taxi ở Hà Nội cho biết: "Từ khi có bán xăng E5 thì tôi toàn mua xăng ở đây. Tôi thấy xăng sinh học E5 giá tiền cũng rẻ hơn một chút nên cũng tiết kiệm được một ít. Dùng loại xăng này tôi thấy xe chạy bình thường như trước, không vấn đề gì cả." Tại Cửa hàng xăng dầu số 1, thuộc Công ty Xăng dầu khu vực I, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, lượng xăng sinh học tiêu thụ mới chiếm khoảng 30% tổng lượng xăng bán ra. Ông La Minh Chung, cửa hàng trưởng Cửa hàng xăng dầu số 1 cho biết, hiện nay sản lượng xăng E5 bán ra tăng gấp 3 lần so với thời điểm mới triển khai. Mặc dù vậy, theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex, nhìn chung, sản lượng tiêu thụ xăng E5 vẫn còn khiêm tốn. Sản lượng mới chiếm 30% là còn nhỏ so với việc đầu tư nguyên liệu, sản xuất phối trộn nhiên liệu bán tại nhiều địa phương trong cả nước. Trong khi đó, mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 8 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 01/6/2016, toàn bộ cửa hàng bán lẻ xăng dầu đều bán xăng E5 thay thế cho xăng RON 92. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, mục tiêu đạt tối thiểu 50% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 50% lượng xăng RON 92 được thay thế bằng xăng E5. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Quảng Nam là ba tỉnh đầu tiền trong toàn quốc hoàn toàn sử dụng xăng sinh học E5 thay thế cho xăng A92. Năm tỉnh, thành phố còn lại mới có 50% cây xăng bán xăng E5. Trao đổi với báo chí mới đây, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương), cho biết: chưa thể thay thế hoàn toàn xăng RON A92 bằng xăng E5 từ ngày 1/6/2016. Hiện tại xăng E5 vẫn được bán song song với xăng RON 92 và cần có thời gian để doanh nghiệp và người dân dần thay thế xăng RON A92 thành E5. Thực tế sau nhiều năm triển khai sử dụng xăng sinh học E5, cho đến nay, việc tiêu thụ loại xăng này vẫn còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp xăng dầu cũng như người tiêu dùng chưa thực sự mặn mà với xăng sinh học. Chuyên gia kinh tế Ngô Chí Long cho rằng, lý do là bởi giá xăng E5 chỉ rẻ hơn xăng khoáng A92 500 đồng/lít, chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Trong khi đó, người dân vẫn chưa hiểu rõ chất lượng của xăng E5 và lo ngại trong quá trình sử dụng phương tiện. Còn đối với các doanh nghiệp xăng dầu, kinh doanh loại xăng E5 sẽ phải đầu tư hạ tầng cơ sở, đường bơm, cột cây xăng làm tăng chi phí. Ngoài ra, vấn đề sản xuất và tiêu thụ xăng E5 còn gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu. Hiện tại, nhiều nhà máy nguyên liệu sinh học để cung cấp đầu vào ethanol cho pha trộn xăng E5 đều ngưng hoạt động do không tìm được nơi tiêu thụ, dẫn đến thua lỗ kéo dài. Ông Ngô Chí Long khuyến cáo: "Để đưa xăng E5 đi theo lộ trình cần có giải pháp từ sản xuất, chế biến và kinh doanh. Cần làm cho chi phí sản xuất thấp, có lãi thì doanh nghiệp sản xuất mới tồn tại. Cần tạo cơ sở vật chất để phối trộn nhiên liệu. Chính sách giá phù hợp, giá xăng E5 cần giảm hơn, thấp hơn xăng RON 92 khoảng 1000-1500 đồng/lít thì mới đủ sức cạnh tranh. Đặc biệt là cần tuyên truyền mạnh mẽ để người dân hiểu đúng về xăng E5 là có lợi về kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.” Trước lo ngại về việc thiếu nguyên liệu ethanol để phối trộn xăng sinh học E5, đại diện Bộ Công Thương cho biết, nguồn cung ethanol hiện nay vẫn đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước. Cụ thể, nhà máy của Công ty TNHH Tùng Lâm sản xuất ethanol vẫn đáp ứng 2/3 nhu cầu ethanol của cả nước. Ngoài ra nhà máy ethanol nhiên liệu ở Dung Quất đang xây dựng kế hoạch sẽ đưa vào vận hành trong tháng 6 này, do đó trước mắt không ảnh hưởng đến lượng cung ứng xăng E5 cho nhu cầu cả nước. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả từ việc quy hoạch vùng nguyên liệu, có chính sách thuế, giá phù hợp cho đến đẩy mạnh tuyên truyền tới người tiêu dùng… mới có thể đẩy mạnh tiêu thụ xăng E5 theo lộ trình của Chính phủ đề ra.
212
Kết quả chưa đạt yêu cầu Thực hiện Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg, ngày 22-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn NLSH với nhiên liệu truyền thống, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xăng dầu, tăng cường quản lý nhà nước và điều hành thị trường xăng dầu; các đầu mối kinh doanh xăng dầu đã triển khai phối trộn, phân phối xăng sinh học, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, an ninh năng lượng quốc gia... Tuy nhiên, kết quả thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Tại một số địa phương, người tiêu dùng còn e ngại việc sử dụng xăng E5 do công tác tuyên truyền còn yếu; các doanh nghiệp (DN) đầu mối kinh doanh xăng dầu triển khai chưa quyết liệt; một số địa phương chưa tích cực, số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu bán xăng E5 còn ít. Việc sản xuất, phân phối xăng E5 còn khó khăn, chưa khuyến khích được các DN đẩy mạnh cung ứng xăng E5; chênh lệch giá bán xăng E5 và các loại xăng khoáng còn thấp, chưa khuyến khích sử dụng xăng E5... Để đẩy mạnh việc sản xuất và sử dụng xăng sinh học theo lộ trình đã phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng, triển khai chương trình truyền thông cấp quốc gia khuyến khích sử dụng NLSH nói chung, xăng E5, E10 nói riêng, trong đó làm rõ lợi ích của việc sử dụng NLSH, khẳng định về chất lượng, kỹ thuật để người tiêu dùng yên tâm sử dụng NLSH. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương nghiên cứu, hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở với NLSH, hướng dẫn việc quản lý, trích lập, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu với NLSH để thực hiện lộ trình đã được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các ngành nghiên cứu, ban hành cơ chế ưu đãi về thuế với NLSH, nhằm giảm giá thành xăng E5, E10; mở rộng mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng E5... Dần thay thế xăng A92 Theo Thông báo số 19, ngày 19-1-2016, của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại cuộc họp sơ kết một năm thực hiện lộ trình sản xuất kinh doanh xăng E5, 8 tỉnh, thành phố kể trên phấn đấu đến ngày 1-6-2016, đạt 100% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 100% lượng xăng A92 được thay thế bằng xăng E5. Với các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ khác, đến ngày 1-6-2016, đạt tối thiểu 50% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 50% lượng xăng A92 được thay thế bằng xăng E5. Nhưng, trên thực tế, sự cách biệt giữa các địa phương sử dụng xăng E5 rất lớn: tỉnh Quảng Ngãi có 97% số cửa hàng bán xăng E5, TP Hồ Chí Minh: 53%, Hà Nội: 20,4%, Cần Thơ: 16,4%, Hải Phòng có 7%. Nguyên nhân là người dân vẫn chưa quen với loại xăng này, dù trước đó (năm 2014, 2015), ở các địa phương này đã thí điểm dùng xăng E5. Được biết, tháng 4-2016, nhà máy sản xuất ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), một trong 7 nhà máy đủ điều kiện sản xuất ethanol để phối trộn xăng sinh học E5 đã ngừng sản xuất. 4 nhà máy còn lại rơi vào tình trạng đóng cửa, nợ đọng… Chỉ còn lại 2 nhà máy của Công ty TNHH Tùng Lâm sản xuất ethanol, nhưng trong trạng thái cầm chừng. Từ thực tế này, mục tiêu dùng xăng sinh học E5 vẫn còn gặp rất khó khăn. Trong tương lai, việc thực hiện các lộ trình tiếp theo bị chậm là dễ xảy ra. Về vấn đề này, đại diện Bộ Công thương chia sẻ, từ ngày 1-6 không thể loại bỏ hoàn toàn xăng A92, mà cần có thời gian để DN và người dân dần thay thế xăng A92 bằng E5. Bộ Công thương tiếp tục chỉ đạo để các điểm kinh doanh xăng dầu tại 8 tỉnh, thành phố trên bắt buộc phải bán xăng E5, hạn chế dần xăng A92, trên cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết và hiểu những lợi ích của việc sử dụng xăng E5 vì môi trường là rất cần thiết.
212
Trước đó, theo Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo lộ trình, sản xuất kinh doanh xăng E5, Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM phấn đấu đến ngày 1/6/2016 đạt 100% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 100% lượng xăng RON 92 được thay thế bằng xăng E5. Xăng sinh học E5 là sản phẩm có nhiều lợi thế về bảo vệ môi trường, chất lượng, giá bán..., mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng. Nhưng thực tế, sau một năm rưỡi triển khai bán xăng E5, kết quả chưa được như kỳ vọng, lượng tiêu thụ xăng E5 còn thấp. Người tiêu dùng vẫn còn nhiều e dè và vẫn giữ thói quen dùng xăng RON 92 thay vì sử dụng xăng E5. Vì thế thông tin từ 1/6 tại 8 tỉnh thành phố nêu trên sẽ bán xăng E5 thay thế hoàn toàn xăng RON 92 khiến nhiều người băn khoăn. Chia sẻ trên VOV mới đây, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công Thương) khẳng định, không có chuyện dừng bán hoàn toàn loại xăng truyền thống RON 92 tại 8 tỉnh, thành phố để thay thế bằng xăng E5 từ ngày 1/6. Hiện, Bộ Công Thương đang thực hiện theo đúng lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống tại Quyết định 53 được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bộ cũng chỉ đạo để các điểm kinh doanh xăng dầu tại 8 tỉnh, thành phố trên bán xăng E5, hạn chế dần xăng RON 92, trên cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền để người dân biết và sử dụng.
212
Theo lộ trình, kể từ ngày 1/6, tất cả các điểm bán xăng dầu tại 8 tỉnh gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Bà Rịa-Vũng Tàu đều phải triển khai bán xăng E5, thay thế hoàn toàn xăng Ron 92. Các tỉnh, thành khác, có 50% số lượng cửa hàng trên địa bàn bán xăng E5. Tuy nhiên, hiện có quá nhiều bất cập trong sản xuất, tiêu thụ xăng E5 dẫn đến mục tiêu này khó đạt được. Lượng tiêu thụ thấp Trên thực tế, sau gần 1 năm rưỡi triển khai bán xăng sinh học E5, lượng tiêu thụ của loại xăng này vẫn còn hạn chế. Trước hết là do tâm lý e dè của người dân và về cơ bản, số trạm xăng bán E5 còn ít. Mức giá của loại xăng mới này chưa đủ sức hấp dẫn để khiến cho người dân quyết định thay đổi thói quen tiêu dùng. Qua khảo sát tại các cây xăng thuộc nội thành thành phố Hà Nội, các điểm có bán xăng E5 cũng rất ít. Tại các tuyến phố lớn như Trường Chinh, Quang Trung, Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, đường Nguyễn Trãi, Láng Hạ, Lê Văn Lương..., trong khoảng 15 cửa hàng bán xăng dầu thì chỉ có 2-3 cửa hàng bán xăng E5. Tại cây xăng 185 Nguyễn Lương Bằng, vào cuối giờ chiều, khá đông khách vào đổ xăng, nhưng hầu hết mọi người đều cố gắng chen vào cột xăng RON A92, RON A95. Số ít khách hàng bơm xăng E5 khi được hỏi đều cho biết vì “đang vội đành đổ tạm để cho nhanh chứ cũng chưa có thói quen sử dụng E5.” Hay tại cây xăng 194 Thái Thịnh, số lượng khách mua xăng E5 rải rác, có những thời điểm cột xăng E5 không có nhân viên trực bơm. Một nhân viên bán hàng ở cây xăng này cho biết tỷ lệ tiêu thụ của xăng E5 trung bình chiếm khoảng 25% tổng lượng tiêu thụ hàng tháng. Mức tiêu thụ ít, nên các đại lý xăng dầu cũng không mặn mà kinh doanh loại xăng này do phải tăng thêm vốn để đầu tư bồn bể, trụ bơm, bảng biểu... trong khi doanh thu thấp. Theo báo cáo của PV Oil Hà Nội, trong quý I/2016, sản lượng xăng E5 bán ra chỉ đạt hơn 2.600m3, chiếm khoảng 30% so với tổng sản lượng xăng bán ra. Mặc dù, doanh nghiệp này luôn sẵn sàng để chuẩn bị cho việc bán xăng E5, nhưng để đưa xăng E5 vào tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, Nhà nước cần có tuyên truyền sâu rộng về xăng E5 để người dân tiếp cận. Ngoài ra nên có các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng E5 như thuế, đất đai xây trạm, bồn chứa... Theo đánh giá, xăng sinh học E5 là sản phẩm có nhiều lợi thế về bảo vệ môi trường, chất lượng, giá bán..., mang lại lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng. Nhưng, đến thời điểm này có thể nói lộ trình triển khai bán xăng E5 đã không đạt được kết quả như kỳ vọng ban đầu. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến điều này là giá thành sản xuất xăng E5 cao, dẫn đến giá bán lẻ trên thị trường có lúc chỉ thấp hơn xăng A92 khoảng 300 đồng/lít, hiện nay là 500 đồng/lít. Khoảng chênh lệch này không đủ sức hấp dẫn để đánh bật xăng A92 ra khỏi tiềm thức tiêu dùng của khách hàng. Theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Nhà nước cần có chính sách để xăng E5 có giá thấp hơn xăng khoáng, với mức khoảng 1.000 đồng/lít, để khuyến khích người tiêu dùng chấp nhận; đồng thời, có sự hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng các cơ sở pha trộn, khuyến khích xây dựng các trạm bán xăng E5. Các địa phương cũng phải tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận đất đai, hạ tầng xây dựng. Với tình hình hiện tại, ông Ruệ cho biết, mục tiêu thay thế hoàn toàn xăng A92 tại 8 địa phương trên là không thể thực hiện, đồng thời bài toán sản xuất Ethanol là “chưa có lời giải” do giá nguyên liệu đầu vào là sắn tăng cao, trong khi đó đầu ra tính theo giá dầu thô lại giảm, dẫn đến thua lỗ cho doanh nghiệp. Nguồn cung có đảm bảo? Để thực hiện lộ trình phát triển nguồn nhiên liệu sinh học của Chính phủ, hàng loạt các nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học đã ra đời nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm phục vụ thị trường. Tuy nhiên, do biến động của giá dầu thế giới cùng với thị trường không có, vùng nguyên liệu bị phá bỏ, nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học đã và đang tạm dừng hoạt động khiến nguồn cung xăng E5 trên thị trường rất khó bảo đảm. Đại diện Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) cho biết, PV Oil hiện có 2 nguồn đó là mua trực tiếp E5 từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để tiêu thụ tại khu vực miền Trung và tự sản xuất E5 để cung cấp cho các khu vực còn lại từ nguồn mua của các nhà máy sản xuất Ethanol trong nước. Với việc có vốn đầu tư tại các nhà máy này sẽ giúp cho PV Oil chủ động được về nguồn cung E5 và bảo đảm cung cấp đủ E5 cho nhu cầu trong hệ thống phân phối của PV Oil trên cả nước. Hà Nội hiện có 481 cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhưng mới có 116 cửa hàng bán xăng E5 (chiếm khoảng 24%), với tổng sản lượng tiêu thụ trung bình đạt khoảng 10.610 m3/tháng. Trong khi đó, đại diện của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - đơn vị bán xăng E5 lớn nhất cả nước) khẳng định, doanh nghiệp hiện có 2 nguồn cung cấp xăng E5 từ các điểm phối trộn do Tập đoàn tự xây dựng cùng với nguồn từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Thế nhưng, theo quy định của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, có rất nhiều loại hình phân phối như đại lý, tổng đại lý, thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ... Thương nhân phân phối lại được quyền mua của nhiều đơn vị, do đó, nếu chỉ phụ thuộc vào một hoặc hai đầu mối sẽ không thể bảo đảm chắc chắn nguồn cung cấp xăng E5 cho cả hệ thống. Chung quan điểm, đại diện một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác ở miền Bắc cũng tiết lộ, cơ quan nhà nước khẳng định đáp ứng đủ xăng E5 bán ra thị trường thay thế xăng Ron 92 từ ngày 1/6, song có rất nhiều vấn đề nảy sinh. “Đủ nguyên liệu” nhưng nếu giá nguyên liệu đầu vào của xăng E5 vẫn cao vọt như hiện nay thì doanh nghiệp nào chịu thua lỗ để pha trộn xăng E5. Đó còn chưa kể tới, nếu doanh nghiệp không thực hiện pha chế xăng E5 hiện cũng chưa có chế tài nào bắt buộc, xử lý. Theo báo cáo từ Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 481 cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhưng mới có 116 cửa hàng bán xăng E5 (chiếm khoảng 24%), với tổng sản lượng tiêu thụ trung bình đạt khoảng 10.610 m3/tháng. Hiện tại, có ba trạm pha chế xăng E5 cung cấp cho thị trường Thủ đô đạt khoảng 40.000 m3/tháng. Trong thời gian tới sẽ có thêm một trạm phối trộn đi vào hoạt động và nâng tổng công suất lên thành 50.000 m3/tháng, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hiện tại cũng như khả năng tiêu thụ trong tương lai. Mặc dù vậy, việc tổ chức kinh doanh xăng E5 vẫn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu trên địa bàn. Các doanh nghiệp là đại lý bán lẻ, thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu chưa quyết liệt tổ chức chuyển đổi, kinh doanh xăng E5 do vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hiện chỉ có hai nguồn cung cấp đó là Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Công ty Tùng Lâm tại Đồng Nai nên chi phí vận chuyển về đến Hà Nội cao. Có thể thấy, khi bán xăng E5 không chỉ làm các cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải tốn thêm các khoản chi phí như cải tạo, súc, rửa bồn, bể, mà xăng E5 còn có tỷ lệ tồn chứa hao hụt cao, để lâu ngày bị hút nước, cùng với tâm lý người tiêu dùng chưa mặn mà sử dụng nhiên liệu sinh học nên việc thực hiện đồng loạt bán xăng E5 sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Theo các chuyên gia trong ngành, để xăng E5 có thể phát triển bền vững trên thị trường, Nhà nước cần phải có chính sách về giá, thuế, phí (miễn 100% phí xăng dầu, miễn thuế môi trường, áp dụng thuế suất VAT 0% đối với Ethanol), chi phí kinh doanh xăng E5 phải bảo đảm được lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà máy sản xuất nguyên liệu sinh học phải hoạt động, bảo đảm nguồn cung ứng ra thị trường, tránh tình trạng bị gián đoạn, độc quyền dẫn đến giá không cạnh tranh.
212
Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ bỏ hẳn xăng khoáng truyền thống A92 thay thế bằng xăng sinh học E5 tại TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng và Bà Rịa-Vũng Tàu. Các tỉnh, thành còn lại phải có tối thiểu 50% cây xăng trên địa bàn bán xăng sinh học E5. Vẫn bán song song Thuyết minh cho đề nghị trên, Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam khẳng định các nhà máy sản xuất ethanol hiện nay đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu và ổn định lâu dài để pha chế E5 với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nhà máy sản xuất ethanol phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng do tắc đầu ra. “Lộ trình đưa xăng E5 thay xăng A92 còn khó khăn khi thị trường chưa đón nhận nguồn nhiên liệu mới này. Điều này khiến các nhà máy sản xuất ethanol trong nước rơi vào tình trạng ngưng trệ” - ông Vũ Kiên Chỉnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam, nói. Mặt khác, hiệp hội này cũng cho rằng việc cho phép bán song song xăng sinh học lẫn xăng A95 và A92 dẫn đến các nhà bán lẻ phải đầu tư mới bồn chứa, trụ bơm. Hiện cả nước có 14.000 cây xăng, nếu tất cả phải đầu tư xây dựng bồn bể, trụ bơm mới để bán xăng sinh học thì rất tốn kém. Điều này khiến các cơ sở kinh doanh xăng dầu, nhất là các cửa hàng tư nhân - chiếm hơn 10.000 cây xăng trên toàn quốc - khó thực hiện chủ trương bán xăng E5. Bên cạnh đề nghị bỏ xăng A92 của Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam, gần đây cũng lan truyền thông tin rằng từ hôm nay (1-6-2016) sẽ bỏ hoàn toàn xăng A92 thay thế bằng xăng sinh học. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công Thương, khẳng định không có chuyện dừng bán hoàn toàn xăng A92 tại tám tỉnh, TP để thay thế bằng xăng sinh học từ ngày 1-6-2016. Tức vẫn cho phép bán song song cả A92 và xăng sinh học để người tiêu dùng chọn lựa. Chính phủ chỉ khuyến khích chuyển đổi 100% xăng A92 sang xăng sinh học chứ không bắt buộc. Nhiều công ty, đại lý xăng dầu cũng thông tin đến thời điểm hiện tại họ chưa nhận được chỉ đạo nào về việc dừng bán xăng A92 để chuyển sang bán xăng E5. Hơn nữa, theo một số chuyên gia, thị trường xăng dầu cần có nhiều loại để người tiêu dùng lựa chọn thay vì chỉ có một sự lựa chọn duy nhất. Gặp nhiều trắc trở Sau bốn năm triển khai, tính tới thời điểm này mới chỉ có Cần Thơ, Quảng Ngãi và Quảng Nam hoàn toàn sử dụng xăng sinh học thay thế cho xăng A92. Các tỉnh, thành khác còn gặp không ít trắc trở khi triển khai bán xăng sinh học. Các công ty, đại lý bày tỏ ủng hộ chủ trương bán xăng sinh học. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận rằng nếu giá xăng sinh học thấp hơn xăng A95 và A92 từ 1.000 đến 2.000 đồng/lít và Nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức được lợi ích của E5 thì loại xăng này mới tiêu thụ được. Ông Ngô Thành Nhân, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu xăng dầu Đại Nam, cho biết công ty có ba cửa hàng xăng. Mỗi cửa hàng có hai trụ bơm bán xăng sinh học nhưng lượng bán ra chiếm tỉ lệ rất thấp. Cụ thể, lượng xăng sinh học bán ra mỗi ngày chỉ đạt 3.000 lít, trong khi xăng A92 và A95 lên tới 100.000 lít. Ông Nhân lý giải: “Nguyên nhân lượng xăng sinh học bán ra thấp là do người tiêu dùng vẫn có thói quen thích dùng A92. Mặt khác, giá xăng A92 hiện nay không cao hơn nhiều so với xăng sinh học. Đó là chưa kể nếu bán xăng sinh học, người kinh doanh bán lẻ giảm lợi nhuận đến 30% so với bán xăng A92 nên họ cũng không thích. Ví dụ, bán xăng A92 lời được 1.500 đồng/lít, trong khi bán xăng sinh học lời chỉ 1.000 đồng/lít”. Bên cạnh những khó khăn vừa đề cập thì việc tiêu thụ xăng sinh học hiện nay còn gặp thách thức bởi giá dầu thô trên thế giới đang ở mức thấp. Điều này khiến nhiều công ty đầu mối kinh doanh đẩy mạnh nhập khẩu xăng A92, A95 do kinh doanh hiệu quả hơn so với xăng sinh học. Thêm vào đó, các công ty xăng dầu cũng lo ngại nguồn cung ethanol để pha chế xăng sinh học không ổn định do nhiều nhà máy sản xuất nguyên liệu này đóng cửa, dẫn đến giá thành xăng E5 có thể sẽ tăng, không đủ sức cạnh tranh với các loại xăng khác. Để giải quyết những khó khăn trên, Sở Công Thương TP HCM kiến nghị các bộ, ngành nghiên cứu cơ chế chính sách để khuyến khích người tiêu dùng mua xăng sinh học. Đơn cử như giảm thuế, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt để giá bán xăng sinh học thấp hơn xăng A92 khoảng 1.000-2.000 đồng mỗi lít.
212
Hôm nay (1/6), tất cả các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Hà Nội và 7 tỉnh, thành phố khác phải có cột bán xăng sinh học (E5) theo lộ trình của Chính phủ. 8 địa phương kể trên gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh sẽ bán xăng sinh học E5 đại trà tại 100% các cửa hàng xăng dầu, dần thay thế hoàn toàn xăng RON 92. Ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), đại diện Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương khẳng định, theo đúng theo Chỉ thị 19, 8 tỉnh, thành phố ‘phấn đấu’ đạt 100% số lượng cửa hàng bán xăng E5 và 100% xăng RON A92 thay thế bằng xăng E5, có nghĩa là ngay từ 1/6 tới sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn xăng RON A92, mà cần có thời gian để doanh nghiệp và người dân dần dần thay thế xăng RON A92 thành E5. Cho đến thời điểm 1/6, Hà Nội khá tích cực trong việc thực hiện lộ trình này. Tuy nhiên, đến chiều hôm qua (31/5), số cửa hàng có bán xăng E5 vẫn thưa thớt. Con số mới nhất mà Sở Công thương Hà Nội cung cấp thì thủ đô hiện mới có 116 cửa hàng kinh doanh xăng E5, chiếm 24% trong tổng số 481 cửa hàng xăng dầu. Được biết, nhiều đơn vị từ ngày 31/12/2015 đến nay không tăng thêm được cửa hàng nào có bán xăng E5. Trong khi đó, Sở Công thương TP.HCM, cho biết đầu tháng 5/2015, chỉ có gần 50% cửa hàng xăng dầu trong thành phố bán xăng sinh học E5. Sản lượng tiêu thụ bình quân chỉ chiếm 6,3 % tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu ở TP.HCM. Doanh nghiệp xin lùi thời gian Việc lắp đặt và tiêu thụ xăng E5 còn gặp nhiều khó khăn nên một số doanh nghiệp đã chuyển đổi ngược, ngừng bán xăng E5, quay lại bán xăng RON 92. Từng có năm cửa hàng bán kèm xăng E5 nhưng gần đây, Tổng Công ty CP xăng dầu Tự Lực I lại đang chuyển về bán xăng Ron 92. Chủ tịch HĐQT của công ty, ông Nguyễn Văn Tiu giải thích: Nguồn cung xăng E5 không ổn định, lượng bán lại chỉ bằng 10% xăng khoáng, cho nên kinh doanh xăng E5 không hiệu quả. Theo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, cần có lộ trình dài hơn để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc 100% cửa hàng trên địa bàn Hà Nội có kinh doanh xăng E5. Đơn cử, Công ty Xăng dầu Khu vực I xác định đến cuối quý III-2016 mới có thể hoàn thành đầu tư, nâng cấp kho chứa xăng E5, việc thực hiện đồng bộ chỉ có thể tiến hành sau khi kho chứa nâng cấp xong. Trả lời báo chí, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, đơn vị trực tiếp thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc thay thế xăng RON A92 bằng xăng E5, đã dự đoán trước đó: “Việc thay thế hoàn toàn xăng RON A92 bằng xăng E5 ngay ngày 1/6 là rất khó vì còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng của người dân”. Để thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công thương đã sát sao trong việc triển khai kế hoạch giúp doanh nghiệp đưa xăng E5 vào đời sống. Tuy nhiên, mục tiêu tất cả các điểm kinh doanh xăng dầu tại 8 tỉnh, thành phố bắt buộc phải bán xăng E5 và hạn chế dần xăng RON A92 đã không kịp hạn định thời gian. Thời gian qua, Bộ Công Thương đôn đốc các tỉnh, thành phố thực hiện việc này. Được biết, sau ngày hôm nay, Bộ sẽ có đoàn kiểm tra công tác thực hiện tại các điểm kinh doanh xăng dầu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về con số chính xác, sau đó xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo. Người tiêu dùng chưa mặn mà Anh Nguyễn Tuấn Anh chạy taxi VIC khu vực Hà Nội khẳng định không hay biết việc xăng E5 sẽ có mặt tại các cây xăng từ đầu tháng 6 này. “Tôi không biết việc này, đồng nghiệp cũng không thấy bàn tán gì. Nhiều cây xăng ở Hà Nội giờ này vẫn chưa có cột bán xăng sinh học”, anh Tuấn Anh nói. Anh Tuấn Anh cho biết thêm, nếu như xăng E5 bán song song với xăng khoáng truyền thống thì bản thân anh vẫn không chọn xăng sinh học bởi: “Mới chỉ mấy tỉnh có loại xăng này. Lái xe chúng tôi nhiều khi phải chạy tỉnh khác. Hết xăng thì tìm đâu cây xăng sinh học mà đổ”. Không chỉ giới lái taxi như anh Tuấn Anh đa số người dân không biết xăng sinh học sẽ được phổ biến rộng rãi từ hôm nay. Chị Phan Huyền ở đường Giáp Bát cho hay: “Cây xăng có cột E5 có nhiều đâu. Mình cũng không rõ việc nhà quản lý thay thế dần xăng truyền thống. Mình chưa dùng E5 vì đã quen dùng xăng thường. Xe chạy ổn định. Mặc dù được biết, xăng sinh học chạy cũng không hại xe, không có gì khác biệt, nhưng do quen nên vào cây xăng vẫn đẩy đến cột RON 92”. Để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học vì mục đích có lợi cho môi trường, Nhà nước đã sử dụng biện pháp trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5 thấp hơn đối với xăng khoáng RON A92. Việc này nhằm tạo chênh lệch giá bán xăng E5 thấp hơn so với giá bán xăng khoáng RON A92. Nhưng đến hôm nay, có thể khẳng định lộ trình đưa xăng sinh học E5 dần thay thế khăng khoáng truyền thống đã… chậm tiến độ.
212
Cần thêm thời gian Thông tin trên báo Dân Việt, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương)-đơn vị trực tiếp thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc thay thế xăng RON A92 bằng xăng E5, cho biết: Việc thay thế hoàn toàn xăng RON A92 bằng xăng E5 từ ngày 1.6 tới là không khả thi vì còn phụ thuộc vào thói quen sử dụng của người dân. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các điểm kinh doanh xăng dầu tại 8 tỉnh, thành phố bắt buộc phải bán xăng E5 và hạn chế dần xăng RON A92. Bộ Công Thương cho biết, theo đúng Chỉ thị 19 của Chính phủ, 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Quảng Nam) phấn đấu đến ngày 1/6/2016 đạt 100% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 100% lượng xăng RON A92 được thay thế bằng xăng E5. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, đến ngày 1/6/2016 đạt tối thiểu 50% số lượng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại địa phương bán xăng E5 và 50% lượng xăng RON A92 được thay thế bằng xăng E5. “Vì Chỉ thị là “phấn đấu” nên từ 1/6 chúng ta chưa thể loại bỏ hoàn toàn xăng RON A92, mà cần có thời gian để doanh nghiệp và người dân dần thay thế xăng RON A92 thành E5”, một lãnh đạo Bộ Công Thương nói. Cả doanh nghiệp và người tiêu dùng đều chưa mặn mà với xăng E5 Tin tức trên VTV, tới cuối năm 2015, trên địa bàn Hà Nội chỉ có khoảng 17% cửa hàng bán xăng E5. Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM, cuối tháng 4/2015, chỉ có gần 50% cửa hàng xăng dầu trong thành phố bán xăng sinh học E5. Sản lượng tiêu thụ bình quân chỉ chiếm 6,3 % tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu ở TP.HCM. Xăng E5 vẫn còn xa lạ với người tiêu dùng dù thời hạn ngày 1/6 đã cận kề, thậm chí nhiều khách hàng còn không quan tâm loại xăng này. Điều đó đặt ra thách thức lớn với việc thực hiện lộ trình thay thế xăng A92 bằng xăng E5 của Chính phủ. Nói về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, ông Ngô Chí Long – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: “Sau 5 năm thực hiện dự án sử dụng xăng E5, cho đến nay, các doanh nghiệp xăng dầu cũng như người tiêu dùng đều chưa mặn mà với loại xăng này. Lý do là bởi giá cả của xăng E5 chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Giá 1 lít xăng E5 so với xăng khoáng A92 chỉ rẻ hơn 500đồng/lít. Nguyên nhân thứ hai là người dân vẫn chưa hiểu rõ chất lượng của xăng E5 trong quá trình sử dụng máy móc". "Còn đối với các doanh nghiệp xăng dầu, lý do họ không mặn mà với xăng E5 là bởi kinh doanh loại xăng này khác với xăng khoáng, chi phí về hạ tầng cơ sở, đường bơm, cột cây xăng bị đội lên lớn. Chi phí tăng làm lợi nhuận giảm, trong khi mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận, kinh doanh không có lợi nhuận thì người ra không mặn mà”, ông Ngô Chí Long phân tích. Không chỉ đối mặt với sự thời ơ của doanh nghiệp và người tiêu dùng, vấn đề sản xuất và tiêu thụ xăng E5 còn gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu. Hiện tại, hầu hết các nhà máy nguyên liệu sinh học để cung cấp đầu vào Ethanol cho pha trộn xăng E5 đều đã lâm vào tình cảnh phá sản hoặc ngưng hoạt động do thua lỗ kéo dài. Tình trạng này xảy ra bởi các nhà máy này không tìm được tiêu thụ. Theo ông Ngô Chí Long, lộ trình sử dụng xăng E5 thay thế RON92 sẽ khó thực thi. “Từ thực tế có thể thấy, các cơ quan chức năng đang nhìn vấn đề từ lăng kính màu hồng còn các doanh nghiệp lại chỉ nhìn thấy mảng màu tối. Nguyên nhân cơ bản của việc lộ trình sử dụng xăng E5 không hiệu quả là do giá thành cao, đầu ra không có. Trong bối cảnh đó, người ta có thể khẳng định toàn bộ hệ thống tiêu thụ xăng E5 đang bị tê liệt", ông Ngô Chí Long nói thêm.
212
Theo đó, Nguyễn Văn Lợi (54 tuổi, nguyên Phó giám đốc Agribank Bình Chánh) lãnh 7 năm tù; Trần Thị Hoàng Yến (34 tuổi, Phó phòng Khách hàng - Kinh doanh) và Nguyễn Thị Thanh Nga (35 tuổi, cán bộ tín dụng) lãnh 6 năm tù về cùng tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tòa tuyên tổng hợp với bản án trước trong vụ án Dương Thanh Cường lừa đảo chiếm đoạt 15 tỉ đồng của ngân hàng này, Lợi phải chấp hành hình phạt chung là 15 năm; Yến và Nga cùng chịu mức án 13 năm tù về tội danh trên. Tòa còn tuyên buộc hai bị cáo này liên đới bồi thường hơn 230 tỉ đồng cả gốc và lãi cho Ngân hàng NN-PTNT chi nhánh Bình Chánh. Liên quan đến vụ án này, tòa cũng tuyên phạt Nguyễn Đức Trí (60 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng KTT) lãnh án chung thân; Trương Xuân Quang (58 tuổi, kế toán trưởng Công ty KTT) lãnh 20 năm tù về cùng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. HĐXX nhận định, các nguyên lãnh đạo và cán bộ ngân hàng Agribank Bình Chánh đã không thẩm định hồ sơ, ký các hợp đồng tín dụng cho công ty của Trí vay vốn, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 100 tỉ đồng. Theo cáo trạng, lợi dụng mối quan hệ quen biết với ông Lý Văn Chức (nguyên Giám đốc Agribank Bình Chánh, là bị can trong một vụ án khác xảy ra tại Agribank Bình Chánh, đã chết năm 2012), Trí và Quang lập khống hồ sơ dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Central Park tại P.Tân Phú, Q.7 (TP.HCM) với diện tích gần 65.000 m2, tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, trong đó vốn tự có là 1.955 tỉ đồng, phần còn lại đi vay. Sau đó 2 người này tiếp tục nâng khống vốn điều lệ, lập các hợp đồng và phiếu chi giả về việc mua đất thực hiện dự án; làm giả phương án kinh doanh, các hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng để vay tiền ngân hàng. Trong thời gian từ năm 2007 đến 2009, Trí đã ký 3 hợp đồng tín dụng với Agribank Bình Chánh để vay tiền. Còn Nga, Lợi và Yến được giao thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty KTT nhưng không kiểm tra, thẩm định các điều kiện vay vốn nên Agribank Bình chánh đã duyệt giải ngân cho công ty của Trí hơn 100 tỉ đồng. Tính đến tháng 6.2014, công ty của Trí mất khả năng thanh toán, thiệt hại cho ngân hàng gần 100 tỉ đồng tiền gốc.
213
Ngày 31/5, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với năm bị cáo trong vụ án “lừa đảo”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KTT và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - chi nhánh Bình Chánh (Agribank Bình Chánh). Tòa đã tuyên phạt Nguyễn Đức Trí, nguyên Giám đốc Công ty KTT tù chung thân; Trương Xuân Quang, Kế toán trưởng Công ty KTT 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời buộc Trí và Quang liên đới bồi thường cho Agribank Bình Chánh hơn 231 tỷ đồng (tiền gốc và lãi phát sinh đến thời điểm khởi tố vụ án). Đối với nhóm các bị cáo nguyên là cán bộ Agribank Bình Chánh: Nguyễn Văn Lợi, nguyên Phó Giám đốc bị phạt 7 năm tù; Trần Thị Hoàng Yến, nguyên Phó Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh bị phạt 6 năm tù và Nguyễn Thị Thanh Nga, nguyên cán bộ tín dụng bị phạt 5 năm tù. Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2009, nhóm bị cáo nguyên là cán bộ Agribank Bình Chánh dù biết bị cáo Trí làm khống hồ sơ vay vốn nhưng vẫn giải ngân cho vay, gây thất thoát cho Agribank chi nhánh Bình Chánh 231 tỷ đồng.
213
Ngày 31-5, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với 5 bị cáo trong vụ án lừa đảo, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KTT và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Bình Chánh (Agribank Bình Chánh). Tòa đã tuyên phạt Nguyễn Đức Trí - nguyên giám đốc công ty KTT tù chung thân, Trương Xuân Quang - kế toán trưởng công ty KTT 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời buộc, tòa cũng buộc Trí và Quang liên đới bồi thường cho Agribank Bình Chánh hơn 231 tỷ đồng (tiền gốc và lãi phát sinh đến thời điểm khởi tố vụ án). Nhóm các bị cáo nguyên là cán bộ Agribank chi nhánh Bình Chánh là Nguyễn Văn Lợi - nguyên phó giám đốc, Trần Thị Hoàng Yến - nguyên phó phòng kế hoạch kinh doanh và Nguyễn Thị Thanh Nga - nguyên cán bộ tín dụng có sai phạm trong vụ án này đã được TAND TP.HCM xét xử trong vụ án khác, Vì thế, tòa đã tổng hợp hình phạt của bản án trước với vụ án này, buộc bị cáo Lợi phải chấp hành hình phạt chung là 15 năm tù, Yến và Nga cùng 13 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Theo cáo trạng, do có quan hệ quen biết với ông Lý Văn Chức (nguyên Giám đốc Agribank Bình Chánh, bị can trong một vụ án khác xảy ra tại Agribank Bình Chánh và đã chết năm 2012), Trí và Quang đã lập khống hồ sơ dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Central Park tại P.Tân Phú, Q.7 để vay 96 tỷ tại Agribank Bình Chánh. Tiếp đó, Trí và Quang làm giả các hợp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng trong hồ sơ đề nghị vay vốn để được Agribank Bình Chánh giải ngân 10 tỷ đồng. Các cán bộ ngân hành Agribank Bình Chánh là Lợi, Yến, Nga là người có quyền hạn thẩm định hồ sơ vay vốn của công ty KTT nhưng không kiểm tra, không thẩm định các điều kiện vay vốn dẫn đến việc Agribank Bình Chánh giải ngân cho công ty KTT vay 106 tỷ đồng và bị Trí và đồng phạm chiếm đoạt hơn 99 tỷ đồng.
213
Ngày 31/5, TAND TP.HCM đã tuyên án 5 bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KTT và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank, chi nhánh Bình Chánh). Theo bản án, bị cáo Nguyễn Đức Trí (nguyên giám đốc công ty KTT) bị tuyên phạt tù chung thân, bị cáo Trương Xuân Quang (kế toán trưởng công ty KTT) bị tuyên phạt 20 năm tù về tội. “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ba bị cáo nguyên là cán bộ Agribank Bình Chánh là Nguyễn Văn Lợi (nguyên phó giám đốc) bị tuyên phạt 7 năm tù, Trần Thị Hoàng Yến (nguyên phó phòng kế hoạch kinh doanh) bị tuyên phạt 6 năm tù, Nguyễn Thị Thanh Nga (nguyên cán bộ tín dụng) bị tuyên phạt 5 năm tù về tội, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Theo cáo trạng, công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KTT (phường Tân Thuận Đông, Q.7) do Trí và vợ thành lập, làm dịch vụ thương mại, tư vấn xây dựng… Do có mối quan hệ từ trước, ông Lý Văn Chức (nguyên Giám đốc Agribank Bình Chánh, bị can trong một vụ án khác xảy ra tại Agribank Bình Chánh và đã chết vào năm 2012), Trí và Quang đã lập khống hồ sơ dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Central Park tại P.Tân Phú, Q.7 để vay 96 tỷ tại Agribank Bình Chánh trong khi dự án này không được cơ quan chức năng phê duyệt. Để vay tiền ngân hàng một cách dễ dàng hơn, Trí và Quang đã nâng khống vốn điều lệ, lập các hợp đồng và phiếu chi giả mua đất thực hiện dự án, làm giả phương án kinh doanh, các hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng tạo nên một dự án ma hấp dẫn. Tính thời điểm từ năm 2007 đến 2009, Trí đã ký ba hợp đồng tín dụng với Agribank Bình Chánh để vay tiền. Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng Nguyễn Thị Thanh Nga đã báo cáo đây là doanh nghiệp có năng lực tài chính, có khả năng và kinh nghiệm trong việc quản lý thực hiện dự án, giá trị tài sản đủ đảm bảo cho khoản vay đề xuất và được cấp trên là Nguyễn Văn Lợi và Trần Thị Hoàng Yến. Được Lợi và Chức để phê duyệt, Agribank Bình Chánh đã ký hợp đồng vay vốn thế chấp tài sản với Công ty KTT, giải ngân 106 tỉ đồng. Đến tháng 6/2014, Trí không có khả năng thanh toán được số tiền nợ Agribank Bình Chánh 231 tỉ đồng tính cả gốc và lãi. Tại phiên tòa, HĐXX quyết định áp dụng mức hình phạt cao nhất đối với bị cáo Trí đồng thời buộc trí buồi thường 231 tỷ đồng cho ngân hàng Agribank Bình Chánh trong đó tiền gốc là 99 tỷ, tiền lãi 130 tỷ đồng, tính đến thời điểm khởi tố. HĐXX cũng nhận định bị cáo Quang trong vụ án này đóng vai trò đồng phạm làm theo chỉ đạo của Trí, nên tuyên phạt bị cáo Quang 20 năm tù. Buộc bị cáo Quang liên đới bồi thường cho Agribank Bình Chánh 2 tỷ đồng. Các bị cáo Lợi, Yến, Nga làm sai những quy định cho vay vốn. Tuy nhiên khi phát hiện Trí có hành vi gian dối trong việc vay vốn, ba bị cáo đã tích cực tố cáo Trí. nên HĐXX quyết định tuyên 3 bị cáo mức án như trên. Trước đó, TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Lợi, Nga 8 năm tù, Yến 7 năm tù cùng tội danh trên. Tổng hình phạt mà nguyên 3 cán bộ ngân hàng Agribank Bình Chánh phải chấp nhận là Lợi 15 năm tù, Nga.
213
Ngày 31/5, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với 5 bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, xảy ra tại Cty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KTT (Cty KTT) và Ngân hàng NN-PTNT - Chi nhánh Bình Chánh (Agribank Bình Chánh). Cụ thể, HĐXX tuyên phạt Nguyễn Đức Trí (nguyên giám đốc Cty KTT) mức án chung thân; Trương Xuân Quang (nguyên kế toán trưởng Cty KTT) 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đồng thời, buộc 2 bị cáo bồi thường cho Agribank Bình Chánh số tiền hơn 231 tỷ đồng (cả gốc và lãi). Riêng các bị cáo là cán bộ Agribank Bình Chánh là Nguyễn Văn Lợi, nguyên phó giám đốc, Trần Thị Hoàng Yến, nguyên phó phòng kế hoạch kinh doanh và Nguyễn Thị Thanh Nga, nguyên cán bộ tín dụng có sai phạm trong vụ án này đã được TAND TP.HCM xét xử, tuyên án trong vụ án khác trước đó. Theo đó, tổng hợp hình phạt của 2 phiên tòa, bị cáo Lợi phải chấp hành là 15 năm tù, Yến và Nga cùng 13 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Theo cáo trạng, công ty KTT (trụ sở tại phường Tân Thuận Đông, Q.7) do Trí và vợ thành lập, làm dịch vụ thương mại, tư vấn xây dựng. Trí thuê Quang làm kế toán trưởng. Lợi dụng mối quan hệ quen biết với một lãnh đạo Agribank Bình Chánh, Trí và Quang đã lập khống 2 bộ hồ sơ về dự án khu dân cư tại Q.7 và kinh doanh vật liệu xây dựng để vay của Agribank Bình Chánh 106 tỷ đồng. 2 bộ hồ sơ này không được thẩm định đúng theo quy định dẫn đến việc Agribank Bình Chánh đã giải ngân số tiền trên cho KTT. Sau đó, Trí và các đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 99 tỷ đồng.
213