context_id
stringlengths
5
8
context
stringlengths
465
7.22k
doc_4800
Đay là một trong những động cơ kinh tế của đất nước. Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai và cuối thập niên 1940 sản phẩm đay của Bangladesh chiếm 80% thị trường thế giới và thậm chí vào đầu thập niên 1970 vẫn chiếm 70% doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, các sản phẩm polypropylen bắt đầu thay thế các sản phẩm đay trên khắp thế giới và ngành công nghiệp này bắt đầu giảm sút. Bangladesh cung cấp lượng sản phẩm gạo, chè và mù tạc đáng kế. Dù hai phần ba dân số Bangladesh là nông dân, hơn ba phần tư lượng xuất khẩu của họ có được từ công nghiệp dệt may, ngành này bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong thập niên 1980 nhờ giá nhân công rẻ và chi phí chuyển đổi thấp. Năm 2002, ngành công nghiệp này xuất khẩu lượng sản phẩm trị giá 5 tỷ USD. Hiện nay ngành này sử dụng hơn 3 triệu công nhân, 90% là phụ nữ. Một phần ngoại tệ khác thu được từ các khoản tiền gửi từ những người Bangladesh sống ở nước ngoài.
doc_4801
Các cản trở đối với sự phát triển bao gồm những cơn lũ và lốc xoáy thường xuyên, các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, quản lý yếu kém cơ sở vật chất bến cảng, sự tăng trưởng nhanh lực lượng lao động vượt quá mức cung việc làm, sử dụng không hiệu quả các nguồn năng lượng (như khí tự nhiên), nguồn cung năng lượng không đủ, chậm áp dụng cải cách kinh tế, tranh giành chính trị và tham nhũng. Theo bản báo cáo ngắn về các quốc gia của Ngân hàng thế giới tháng 7 năm 2005: "Một trong những vật cản lớn nhất đối với sự tăng trưởng của Bangladesh là quản lý kém và sự yếu kém trong các định chế công cộng".
doc_4802
Từ năm 1990, theo Ngân hàng Thế giới nước này đã đạt được mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 5%, dù có những chướng ngại đó. Tầng lớp trung lưu và công nghiệp tiêu dùng đã có bước phát triển đầu tiên. Tháng 12 năm 2005, bốn năm sau bản báo cáo của họ về những nền kinh tế đang nổi lên "BRIC" (Brasil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc), Goldman Sachs đã coi Bangladesh là một trong "Mười một Quốc gia tiếp theo", cùng với Ai Cập, Indonesia và nhiều nước khác. Bangladesh đã đạt được mức tăng trưởng cao trong đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một số tập đoàn đa quốc gia, gồm cả Unocal Corporation và Tata, đã đầu tư các khoản vốn lớn vào đây, lĩnh vực khí tự nhiên thu hút nhiều nhà đầu tư nhất. Tháng 12 năm 2005, Ngân hàng Trung ương Bangladesh đề ra kế hoạch tăng trưởng GDP ở mức khoảng 6,5%.
doc_4803
Ước tính dân số gần đây trong khoảng từ 142 đến 147 triệu người, làm cho Bangladesh đứng trong nhóm 10 nước đông dân nhất thế giới. Với số dân tương tự như Nga nhưng có diện tích chỉ 144.000 kilômét vuông, khiến nước này có mật độ dân số rất lớn. Tăng trưởng dân số ở mức rất cao trong các thập niên 1960 và 1970 khiến dân số tăng từ 50 lên 90 triệu người. Việc tăng cường kiểm soát sinh sản trong thập niên 1980 đã góp phần giảm tỷ lệ này. Dân số Bangladesh khá trẻ, với nhóm độ tuổi 0–25 chiếm 60%, trong khi chỉ 3% là từ 65 trở lên. Tuổi thọ ở mức 63 tuổi đối với cả phụ nữ và nam giới.
doc_4804
Bangladesh là quốc gia đồng nhất về mặt sắc tộc, với người Bangladesh chiếm 98% dân số. Phần còn lại chủ yếu là những người di trú gốc Bihar và các nhóm sắc tộc bản địa. Có 13 nhóm sắc tộc phân bố trong vùng đồi Chittagong, đông dân nhất trong số này là người Chakma. Khu vực này là nguồn gốc của căng thẳng sắc tộc kể từ khởi đầu của nhà nước Bangladesh. Các nhóm bộ tộc lớn nhất ngoài vùng đồi núi là người Santal và Garos (Achiks). Buôn bán người đã trở thành một vấn đề kinh niên tại Bangladesh và việc nhập cư bất hợp pháp đang là nguyên nhân gây xích mích với Myanma và Ấn Độ.
doc_4805
Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục gần đây đã được cải thiện khi mức nghèo khổ giảm bớt. Tuy nhiên, Bangladesh vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Đa số dân Bangladesh làm nông nghiệp, sống nhờ đồng ruộng. Gần một nửa số dân sống với chưa tới 1 USD mỗi ngày. Có rất nhiều vấn đề sức khoẻ, từ ô nhiễm nước mặt tới nước ngầm nhiễm asen, và bệnh tật như sốt rét, trùng xoắn móc câu và sốt Dengue. Tỷ lệ biết chữ tại Bangladesh là khoảng 41%. Theo ước tính năm 2004 của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), có sự chênh lệch về mức độ biết đọc viết giữa hai giới, tỷ lệ này ở nam giới là 50% trong khi ở phụ nữ chỉ là 31%. Tỷ lệ biết chữ đã tăng lên nhờ nhiều chương trình hành động quốc gia. Một trong những chương trình thành công nhất là Lương thực cho Giáo dục (FFE) được đưa ra năm 1993 , và một chương trình trả lương cho phụ nữ theo học mức tiểu học và trung học.
doc_4806
Có khoảng 1 triệu người Bangladesh theo Phật giáo Theravada, tức chiếm khoảng 0,7% dân số. Trong thời cổ đại, khu vực của Bangladesh ngày nay là một trung tâm Phật giáo lớn ở châu Á, bao gồm cả triết lý và kiến trúc. Kiến trúc Phật giáo ở Campuchia, Indonesia và Thái Lan, trong đó có đền Angkor Wat và Borobudur, được cho là đã được lấy cảm hứng từ các tu viện cổ xưa của Bangladesh như Somapura Mahavihara. Hầu hết những người theo Phật giáo ở Bangladesh sống ở khu vực miền Đông Nam nước này, đặc biệt là trong vùng đồi Chittagong, và huyện Comilla.
doc_4807
Là một quốc gia mới nhưng bắt nguồn từ một dân tộc có lịch sử dài lâu, Bangladesh có một nền văn hóa bao gồm nhiều yếu tố cả mới và cũ. Ngôn ngữ Bangla có một di sản văn học rất phong phú, đây là di sản chung của Bangladesh với bang Tây Bengal Ấn Độ. Văn bản tiếng Bangla đầu tiên xuất hiện từ thế kỷ thứ tám Charyapada. Văn học Bangla thời trung cổ thường mang tính tôn giáo (như Chandidas), hay phòng theo từ các ngôn ngữ khác (như Alaol). Văn học Bangla phát triển ở mức độ cao nhất vào thế kỷ mười chín. Các biểu tượng lớn nhất của nó là nhà thơ Rabindranath Tagore và Kazi Nazrul Islam. Bangladesh cũng có truyền thống văn học dân gian dài lâu, thể hiện qua Maimansingha Gitika, Thakurmar Jhuli hay các câu chuyện về Gopal Bhar.
doc_4808
Âm nhạc truyền thống Bangladesh có căn bản trữ tình (Baniprodhan), với số lượng nhạc cụ sử dụng tối thiểu. Truyền thống Baul là duy sản duy nhất của âm nhạc dân gian Bangla và có nhiều truyền thống âm nhạc khác tại Bangladesh, khác biệt tùy theo vùng. Gombhira, Bhatiali, Bhawaiya đều là các hình thức âm nhạc ít được biết tới hơn. Âm nhạc dân gian Bengal thường có sử dụng ektara, một nhạc cụ một dây. Các nhạc cụ khác gồm dotara, dhol, sáo và trống cặp nhỏ. Bangladesh cũng có một di sản Âm nhạc cổ điển Bắc Ấn nổi bật. Tương tự, các hình thức nhảy múa Bangladesh cũng bắt nguồn từ các truyền thống dân gian, đặc biệt là các truyền thống của các nhóm bộ tộc, cũng như ở tầm rộng hơn là truyền thống nhảy múa Ấn Độ. Bangladesh sản xuất khoảng 80 bộ phim mỗi năm. Các bộ phim phim Hindi cũng khá phổ biến, cũng như các bộ phim từ Kolkata, vốn đều thuộc nền công nghiệp phim ảnh Bengal đang phát triển thịnh vượng. Khoảng 200 tờ báo hàng ngày xuất bản tại Bangladesh, cùng với hơn 1.800 tờ báo định kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ độc giả thường xuyên khá thấp, khoảng 15% dân số. Người Bangladesh có thể theo dõi nhiều chương trình phát thanh trong nước và nước ngoài từ Bangladesh Betar, cũng như các chương trình tiếng Bangla của BBC và Tiếng nói Hoa Kỳ. Kênh truyền hình trước kia thuộc sở hữu nhà nước đã được tư nhân hóa trong những năm gần đây và đã có một số bước phát triển nhảy vọt.
doc_4809
Hai Eid, Eid ul-Fitr và Eid ul-Adha, là các lễ hội lớn nhất theo lịch Hồi giáo. Ngày hôm trước Eid ul-Fitr được gọi là Chãd Rat (đêm của Mặt trăng), và thường được chào mừng bằng những tràng pháo. Các ngày lễ Hồi giáo khác cũng được kỷ niệm. Các ngày lễ Hindu giáo là Durga Puja và Saraswati Puja. Buddha Purnima, chào mừng ngày sinh của Gautama Buddha, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Phật giáo trong khi Giáng sinh, được gọi là Bôŗodin (ngày Vĩ đại) trong tiếng Bangla được cộng đồng thiểu số Thiên chúa giáo đón mừng. Ngày lễ không tôn giáo quan trọng nhất là Nôbobôrsho hay năm mới của Bengal, ngày khởi đầu của lịch Bengal. Các lễ hội khác gồm Nobanno, Poush parbon (ngày lễ của Poush) ngày lễ kỷ niệm Shohid Dibosh.
doc_4810
Cricket là một trong những môn thể thao nổi tiếng nhất Bangladesh. Năm 2000, Đội tuyển cricket Bangladesh được trao mức Test cricket và gia nhập vào liên đoàn các đội tuyển quốc gia hùng mạnh trong môn thể thao này được Hội đồng Cricket Quốc tế cho phép chơi các trận đấu thử nghiệm. Các môn thể thao khác gồm bóng đá, hockey trên cỏ, tennis, bóng ném, bóng rổ, cờ và kabadi, một môn thể thao chơi theo đội 7 người, không có bóng cũng như bất kỳ một dụng cụ nào và là môn thể thao quốc gia của Bangladesh. Ủy ban Kiểm tra Thể thao Bangladesh quản lý 29 liên đoàn thể thao khác nhau.
doc_4811
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Hoa Kỳ lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu. Thời điểm ấy, quân đội Hoa Kỳ tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa này có hiệu suất thành công rất cao chống lại tên lửa Scud, đảm bảo an toàn cho liên quân. Nhưng những ước tính sau này về tính hiệu quả của Patriot rất khác biệt, thấp nhất có thể ở mức 0%. Hơn nữa, ít nhất đã xảy ra một vụ lỗi phần mềm gây tổn thất nhân mạng. Những bằng chứng giải mật về hiệu quả ngăn chặn tên lửa Scud còn thiếu nhiều. Các con số ước tính hiệu quả cao dựa trên phần trăm số đầu đạn tên lửa Scud được biết đã tới mục tiêu hoặc đã nổ so với số lượng tên lửa Scud được bắn đi, nhưng các yếu tố khác như đầu đạn không nổ, bắn trượt vân vân không được tính vào đó. Một số phiên bản tên lửa Scud được sửa đổi động cơ vượt trên mức chịu đựng thiết kế thường bị cho là trượt mục tiêu hoặc nổ tung khi đang bay. Những ước tính thấp nhất thường dựa trên số lượng những lần bắn chặn và có bằng chứng cho thấy đầu đạn đã bị ít nhất một tên lửa bắn trúng, nhưng vì cách thức các tên lửa Al-Hussein (gốc từ Scud) nổ khi đang bay đến mục tiêu rất khó giải thích vì khó có thể biết đâu là mảnh đầu đạn và có ít dữ liệu ghi lại những lần dò tìm radar còn được lưu trữ cho phép phân tích về sau này. Thực tế hiệu lực thật sự của hệ thống còn là một bí mật trong nhiều năm nữa. Quân đội Hoa Kỳ và các nhà sản xuất vẫn cho rằng hệ thống Patriot đã "hoạt động tuyệt diệu" trong Chiến tranh Vùng Vịnh.
doc_4812
Đế quốc Đức (Đức ngữ: Deutsches Reich) hay Đế chế thứ hai hay Đệ nhị Đế chế (Zweites Reich) được tuyên bố thiết lập vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 sau khi thống nhất nước Đức và vài tháng sau đó chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ. Đây là đỉnh cao của một quá trình quân sự, kinh tế, ngoại giao, chính trị được kết thúc với chiến thắng vẻ vang của Vương quốc Phổ trước Áo sau trận chiến quyết định tại Königgrätz vào năm 1866 và đại thắng của người Phổ trước quân Pháp trong trận Sedan vào năm 1870. Các vùng đất riêng rẽ ở Đức đã được thống nhất bằng chính sách "máu và sắt". Đế quốc Đức ra đời, với lãnh thổ ngoại trừ nước Áo, và người Phổ lãnh đạo Đế quốc: Vua Phổ là Wilhelm I lên ngôi Hoàng đế Đức. Thủ tướng Otto von Bismarck - người lập công đầu trong công cuộc nhất thống quốc gia, trở thành vị đại anh hùng dân tộc.
doc_4813
Sự ra đời của Đế quốc Đức là một thay đổi lớn lao trong cán cân quyền lực châu Âu. Nhà nước ấy là một nền quân chủ lập hiến bán nghị viện, với 41 triệu dân số (cho đến năm 1918 thì dân số tăng lên đến 65 triệu người). Trong suốt tồn tại của mình, Đế quốc Đức là quốc gia hàng đầu của châu Âu: về quân sự và kinh tế, Đức vượt trội. Khoa học, công nghệ, giáo dục và hành chính Đức trở thành mẫu mực. Nước Đức cũng nắm vai trò quyết định trong quan hệ quốc tế, và chấm dứt vào năm 1918 sau khi bại trận trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
doc_4814
Tuy nhiên, năm 1640 công quốc đã sản sinh một nhà lãnh đạo kiệt xuất: Tuyển hầu tước (Elector) Friedrich Wilhelm I của Brandenburg. Dù lãnh thổ bị phân tán và nghèo khó, ông đã mơ đến một vương quốc độc lập, đoàn kết và hùng mạnh. Ông tạo dựng một guồng máy đưa Phổ lên hàng đầu ở châu Âu. Ông tổ chức một chính phủ tập trung có năng lực, có kỷ luật, thêm hệ thống bưu điện và biểu thuế lũy tiến. Đến năm 1688, sau 48 năm trị vì, ông đã gây dựng quân đội chính quy với 30.000 người trong tổng số dân chỉ có một triệu.
doc_4815
Các hậu duệ của ông gây dựng tiếp trên nền móng ông đã đặt ra. Đến năm 1701, uy thế của Phổ đã lên đến mức Tuyển hầu tước Friedrich II, con của Friedrich Wilhelm I, không tự mãn với tước hiệu Tuyển hầu tước. Ông muốn trở thành vua. Người có quyền ban tước hiệu này là Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh đóng đô ở Viên thì lưỡng lự: nếu phong Friedrich làm vua thì các Tuyển hầu tước của Hannover, Bayern và Sachsen cũng sẽ muốn làm vua. Nhưng Hoàng đế không có chọn lựa khác, cuối cùng phải ưng thuận. Ngày 18/1/1701, Friedrich III tự đội lên đầu chiếc vương miện để trở thành Vua Friedrich I của Phổ.
doc_4816
Năm 1713, Vua Friedrich I qua đời, và con trai là Friedrich Wilhelm I lên kế vị. Có tính cương nghị còn hơn cả người cha và ông nội, vị vua này đặt ra mục tiêu của Phổ là trở nên một cường quốc quân sự. Mọi việc đều theo chiều hướng này: nền kinh tế đủ mạnh để nuôi sống một đội quân hùng hậu, bộ máy hành chính có hiệu năng để tận thu thuế hầu trả đủ lương cho binh sĩ, một hệ thống giáo dục xuất chúng nhằm tạo ra binh sĩ có trình độ. Trái ngược với nước Pháp lo đổ tiền của vào các công trình kiến trúc xa hoa phung phí, Phổ lo xây dựng chỉ với mục đích quân sự: nhà máy làm thuốc súng, lò đúc đại bác, kho vũ khí, doanh trại quân đội. Nhà vua còn đối xử khắt khe với con của ông là Hoàng thái tử Friedrich.
doc_4817
Vào năm 1740, vua Friedrich Wilhelm I qua đời, và Hoàng thái tử Friedrich lên nối ngôi - tức là vua Friedrich II. Chỉ trong vòng vài tháng, vị vua trẻ đã điều khiển đoàn quân – mà ông nội và người cha đã dày công gây dựng – đi đánh trận. Trong sự ngỡ ngàng của châu Âu, ông xâm chiếm tỉnh Silesia, thậm chí gây hấn với Đế quốc La Mã Thần thánh của dòng họ Habsburg. Đấy là chiến dịch đầu tiên trong những chiến dịch xuất chúng khiến cho ông được tôn vinh là Friedrich Đại đế. Người đương thời mến mộ ông và nhà sử học say mê ông.
doc_4818
Vào thời gian này, Phổ đã vươn lên thành một cường quốc quân sự ở châu Âu, nhưng vẫn thiếu tiềm lực cốt lõi. Đất khô cằn, không có khoáng sản; dân số ít ỏi. Không có thị trấn lớn, không có công nghiệp, nền văn hóa thì nghèo nàn. Thậm chí giới quý tộc cũng nghèo túng, và nông dân không có đất canh tác, sống cuộc đời vô cùng cực khổ. Tuy thế, với ý chí sắt đá và thiên tài tổ chức, Vương triều Hohenzollern nỗ lực gây dựng một vương quốc quân sự khắc khổ có quân đội được rèn luyện chu đáo, đánh thắng hết trận này qua trận khác. Họ cũng theo đuổi chính sách ngoại giao mềm dẻo, sẵn sàng liên minh với bất kỳ thế lực nào. Từ đấy, vương quốc mở rộng dần lãnh thổ.
doc_4819
Thế là, một vương quốc vươn lên theo cách giả tạo,[cần dẫn nguồn] chỉ biết đi thôn tính,[cần dẫn nguồn] giữ mối gắn bó qua quyền hành chuyên chế của quân vương, qua bộ máy cai trị có đầu óc hẹp hòi và qua quân đội có kỷ luật một cách tàn bạo. Hai phần ba, và có lúc năm phần sáu, ngân sách cả nước đổ dồn cho quân đội, và dưới quyền chỉ huy của quân vương, quân đội tự nó trở thành một vương quốc. Điều này khiến cho Mirabeau nhận xét: Phổ không phải là một quốc gia có quân đội, mà là một đội quân có quốc gia. Cả vương quốc hoạt động như là một cỗ máy mà nhân dân là những đinh ốc, chỉ biết phục tùng, làm việc và hy sinh.
doc_4820
Bismarck trước tiên lo gây dựng quân đội Phổ vốn là nòng cốt cho lực lượng quân sự của đế quốc. Khi nghị viện không chịu biểu quyết thêm ngân sách, ông giải tán nghị viện rồi tự huy động nguồn kinh phí. Sau khi đã tăng cường quân đội, Bismarck phát động ba cuộc chiến. Khởi đầu là đánh Đan Mạch năm 1864, sáp nhập các công quốc Schleswig và Holstein vào lãnh thổ Đức. Kế tiếp là đánh Áo năm 1866, giành được chiến thắng lừng lẫy trong trận đánh quyết định tại Königgrätz. Sau đó, cuộc chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ, Quân đội Phổ đại thắng trong trận Sedan, buộc quân Pháp phải xin hàng.
doc_4821
Nước Phổ sáp nhập mọi công quốc của người Đức nằm về phía bắc sông Main: Hanover, Hesse, Nassua, Frankfurt và Elbe. Vào năm 1870, thấy nước Phổ ngày một lớn mạnh, Pháp hung hăn gây chiến. Nhưng nước Phổ liên minh với các nước miền Nam Đức, có vũ trang tốt hơn, tổ chức cao hơn và chiến đấu tốt hơn, đã dễ dàng đối phó với quân thù. Chỉ chưa đầy 2 tháng, sức mạnh của Pháp đã tan tành mây khói. Trong trận đánh kịch liệt tại Sedan, liên quân Đức xông pha như vũ bão đập tan nát địch quân. Hoàng đế Pháp là Napoléon III bị bắt, để rồi Pháp phải chịu thất bại nhục nhã. Những lãnh thổ miền nam nước Đức, đứng đầu là vương quốc Bayern, được sáp nhập vào nước Đức-Phổ.
doc_4822
Dù cho vẻ bề ngoài dân chủ qua việc thành lập Nghị viện, Đế quốc Đức thật ra là chế độ chuyên chế quân phiệt dưới quyền của Vua nước Phổ, cũng là Hoàng đế Đức. Nghị viện không có nhiều quyền hành, mà chỉ là một diễn đàn để đại diện nhân dân bàn cãi cho hả dạ hoặc mặc cả quyền lợi nhỏ nhoi cho giai cấp mà họ làm đại diện. Ngai vàng nắm quyền hành – theo ý niệm thiêng liêng. Tuy Hoàng đế Friedrich III (lên ngôi vào năm 1888), gắn bó mãnh liệt với phong trào chủ nghĩa tự do nước Đức thời đó, ông lại mất sớm. Về sau này, năm 1910, Hoàng đế Wilhelm II còn tuyên bố rằng ngai vàng "chỉ do Thượng đế trao cho, chứ không phải từ nghị viện hoặc qua dân chúng." Ông còn nói thêm: "Vì bản thân Trẫm là công cụ của Thượng đế, Trẫm làm theo ý mình."
doc_4823
Hoàng đế không bị Nghị viện ngăn trở. Ông bổ nhiệm Thủ tướng để chịu trách nhiệm với chính ông, không phải với Nghị viện vốn không có quyền bất tín nhiệm. Vì thế, trái ngược với sự tiến hóa của các quốc gia khác ở Tây Âu, ý niệm về dân chủ, về quyền hạn của nghị viện không bao giờ bén rễ ở Đức, ngay vào đầu thế kỷ 20. Dù cho các đảng phái lớn tiếng đòi hỏi chế độ quân chủ nghị viện, họ vẫn không thành công. Các tầng lớp trung lưu, được hưởng lợi từ cuộc cách mạng công nghiệp và bị lóa mắt vì chính sách hiếu chiến của Bismarck, chỉ biết tiếp nhận lợi ích vật chất mà không thiết tha gì đến tự do chính trị mà họ có quyền hưởng. Họ chấp nhận chế độ chuyên chế của vương triều Hohenzollern. Họ cam lòng nép dưới bộ máy cai trị của tầng lớp quý tộc Junker và chế độ quân phiệt của Phổ.
doc_4824
Giai cấp công nhân Đức cũng có thái độ tương tự. Để ngăn chặn chủ nghĩa xã hội, trong giai đoạn 1883-1889 Bismarck thiết lập chương trình an ninh xã hội rộng rãi, bao gồm bảo hiểm cho lương hưu, bệnh tật, tai nạn và thương tật. Dù cho Nhà nước tổ chức, nguồn kinh phí được lấy từ chủ và thợ. Việc này khiến cho giai cấp công nhân đánh giá cao an ninh xã hội hơn là tự do về chính trị, và xem Nhà nước là ân nhân của họ. Hitler sau này lợi dụng triệt để tâm lý ấy. Trong quyển Mein Kampf, ông viết: "Tôi đã nghiên cứu pháp chế chủ nghĩa xã hội của Bismarck." Nước Đức vươn lên, và hầu như toàn dân Đức đều nức lòng làm theo tất cả những gì mà nhà lãnh đạo đòi hỏi.
doc_4825
Sau chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, Bismarck thiết lập liên minh với Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Nga ở phía Đông, do phía Tây là mối đe dọa lớn nhất cho Đế quốc Đức. Tuy nhiên, Đức hoàng Wilhelm II sau khi lên ngôi đã sa thải Bismarck vào năm 1890. Đức hoàng cũng xé bỏ liên minh với Nga, buộc Nga phải thành lập liên minh quân sự với nước Pháp đang khao khát báo thù. Vào năm 1914, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Quân đội Đế quốc Đức - dưới sự chỉ huy của tướng Paul von Hindenburg - đại phá quân Nga trong trận Tannenberg vào tháng 9 năm đó. Chiến thắng này được xem là sự báo thù của dân tộc Đức cho đại bại của các Hiệp sĩ Teuton trước quân Nga trong trận Grunwald vào năm 1410.
doc_4826
Hitler luôn tìm cách khơi dậy trong lòng người Đức về vinh quang của Đế quốc Đức trước đó. Ví dụ nổi bật nhất là sau khi Tòa nhà Nghị viện bị cháy năm 1933, Hitler khai mạc phiên họp Nghị viện mới trong Nhà thờ Doanh trại Potsdam, là thánh địa của nước Phổ xa xưa, gợi lại trong lòng người Đức nhiều hoài niệm. Đây chính là nơi mà vua Friedrich II Đại Đế yên nghỉ (nhưng thi hài ông được dời về Cung điện Sanssouci vào tháng 8 năm 1991), nơi tôn thờ các hoàng đế vương triều Hohenzollern. Ngày được chọn để cử hành lễ khai mạc Nghị viện đầu tiên của Quốc xã, 21/3, cũng có ý nghĩa. Đấy là ngày kỷ niệm Bismarck khai mạc Nghị viện đầu tiên của Đế chế thứ hai vào năm 1871.
doc_4827
Hitler nghiên cứu Đế chế thứ Hai khá kỹ. Đối với ông, cho dù có sai lầm, Đế chế thứ Hai là thành tựu sáng chói mà người Đức đạt được. Đấy là nước Đức mà Hitler muốn tái lập. Trong quyển Mein Kampf, Hitler bàn sâu về những lý do khiến cho Đế chế thứ Hai sụp đổ: việc dung dưỡng người Do Thái và người theo Mác-xít, tư tưởng trọng vật chất và ích kỷ của giới trung lưu, ảnh hưởng bất chính của những kẻ "luồn cúi và xu nịnh" quanh ngai vàng Hohenzollern, "chính sách liên minh tai hại" với Vương triều Habsburg suy đồi và người Ý không đáng tin thay vì với Anh, thiếu chính sách về chủng tộc và xã hội cơ bản. Đây là những thất bại mà Hitler hứa Đức Quốc xã sẽ khắc phục.
doc_4828
Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an. Khẩu hiệu của lực lượng từ những ngày đầu thành lập là "Bảo vệ An ninh Tổ quốc".
doc_4829
Nguồn gốc của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam được xem là bắt đầu từ các đội Tự vệ Đỏ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), các Đội Danh dự trừ gian, Hộ lương diệt ác... do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập với mục đích bảo vệ tổ chức. Những năm 1930 - 45, để chống các hoạt động phá hoại và do thám của thực dân Pháp và chính quyền tay sai, bảo vệ cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập các đội: Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh. Đó là những tổ chức tiền thân của công an nhân dân và quân đội nhân dân sau này.
doc_4830
Sau cuộc Cách mạng tháng Tám (nổ ra ngày 19 tháng 8 năm 1945), chính quyền lâm thời của Việt Minh đã có chỉ thị thành lập một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Tuy nhiên, lực lượng này chưa có tên gọi chung mà mang nhiều tên gọi khác nhau, như Sở Liêm phóng (ở Bắc Bộ), Sở trinh sát (ở Trung Bộ), Quốc gia tự vệ cuộc (ở Nam Bộ). Đến ngày 21 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 23/SL hợp nhất các lực lượng này thành một lực lượng công an nhân dân ở cả ba miền được thống nhất một tên gọi thống nhất là Công an có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội; và thành lập Việt Nam Công an Vụ để quản lý lực lượng công an nhân dân do một Giám đốc đứng đầu, mà người đầu tiên là Lê Giản.
doc_4831
Trong thời kỳ đầu, cơ quan quản lý ngành Công an là Nha Công an vụ, trực thuộc Bộ Nội vụ. Đến ngày 16 tháng 2 năm 1953, thành lập thành Thứ bộ Công an, trực thuộc Bộ Nội vụ, đứng đầu là một Thứ trưởng. Đến năm 1955, thì tách hẳn thành Bộ Công an. Năm 1959, sáp nhập các lực lượng biên phòng thành lực lượng Công an vũ trang (nay là lực lượng Biên phòng) trực thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (về sau lại chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng). Cũng từ năm này, lực lượng Công an được tổ chức vũ trang và bán vũ trang theo biên chế, có phù hiệu và cấp hàm tương tự như quân đội.
doc_4832
Trang phục của lực lượng An ninh nhân dân được chia làm hai mẫu là xuân-hạ và thu-đông. Trang phục xuân-hạ có áo sơ mi màu cỏ úa tay ngắn, nẹp bong, có bật vai đeo cấp hiệu. Quần âu màu rêu sẫm. Mũ kepi màu rêu sẫm, lưỡi trai đen. Đối với cấp tướng, lưỡi trai mũ kepi bọc dạ đen, gắn hai cành tùng màu vàng. Giày da cổ thấp, tất xanh mạ non. Mẫu trang phục thu-động có quần, tất, giày, mũ như trang phục xuân-hè, áo trong sơ mi trắng, cà vạt màu rêu sẫm, áo vest ngoài màu rêu sẫm 4 túi, cổ may kiểu veston.Thắt lưng màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng. Sĩ quan cấp ta trở lên được trang bị thêm áo gillet. Sĩ quan cấp đại tá trở lên được trang bị thêm áo panto.
doc_4833
Thông thường đa số các lực lượng cảnh sát đều sử dụng loại trang phục này, cảnh phục phổ thông được chia thành 2 mẫu là trang phục xuân-hè và thu-đông. Cả hai mẫu đều sử dụng quần âu màu mạ non, giày thấp cổ da đen, tất màu mạ non, mũ kepi mào mạ non có viền dạ đỏ ở vành mũ, lưỡi trai màu nâu nhạt. Riêng mũ kepi cấp tướng có lưỡi trai bọc dạ đen, có gắn hai cành tùng. Áo sơ my xuân-hè cộc tay màu mạ non, nẹp bong. Áo sơ mi thu-đông dài tay mằu trắng. Áo vest thu-đông 4 túi, cổ áo kiểu vestong, caravat màu mạ non. Thắt lưng màu nâu đậm, mặt khóa thắt lưng màu vàng.
doc_4834
Đa số phương tiện di chuyển của lực lượng công an nhân dân ở Việt Nam đều là xe ô tô có màu trắng hoặc đen, sọc xanh dương với các dòng chữ như "Cảnh sát", "Cảnh sát giao thông", "Cảnh sát 113" được in lên chỗ dễ thấy. Do đặc tính về cơ sở hạ tầng, đường sá và mật độ lưu thông ở Việt Nam nên các phương tiện di chuyển này thường là xe mô tô có đặc điểm nhỏ gọn, tiện dụng, bền, hiệu quả cao và chi phí bảo trì rẻ. Vì vậy ít thấy những chiếc xe motor phân khối lớn cồng kềnh hay những chiếc xe tải, xe đặc dụng to lớn. Các phương tiện di chuyển này tất cả đều phải gắn còi ưu tiên, loa phát tín hiệu, đèn xoay khẩn cấp. Ngoài ra còn một số xe đặc chủng dành cho các nhiệm vụ đặc biệt khi cần thiết.
doc_4835
Ngày 25 tháng 4 năm 2005, Putin đã gây ra một số cuộc tranh luận, khi trong một bài phát biểu trước Quốc hội, được phát trên truyền hình quốc gia đã coi sự sụp đổ của Liên bang Xô viết như là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ." Lời nói này được phương Tây và một số nước xung quanh nhìn nhận với thái độ chỉ trích; sau này Putin đã nói rõ rằng ông không hẳn ca ngợi Liên bang Xô viết cũ mà chỉ muốn nhấn mạnh tới ảnh hưởng mạnh mẽ của sự sụp đổ này trên thế giới, đặc biệt với kinh tế và đời sống người dân từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và sự dịch chuyển dân cư một phần gây ra từ tình cảm chống Nga tại nhiều nước cộng hòa đó. Trước năm 2005, ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Mười 7/11 hàng năm là ngày nghỉ lễ trên toàn nước Nga. Tuy nhiên Putin đã bãi bỏ điều này và kể từ năm 2005 trở đi, ngày 7/11 tại Nga chỉ còn là một ngày đi làm bình thường.
doc_4836
Vào ngày 4 tháng 3 năm 2012, Putin đắc cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 3, với 63,6% số phiếu bầu. Phe đối lập với ông đã liên tục cáo buộc bầu cử bị gian lận. Nhiều cuộc biểu tình chống Putin đã diễn ra ngay trong và sau chiến dịch tranh cử tổng thống. Khoảng 20.000 người đã tụ tập tại Moscow vào ngày 6 tháng 5 để phản đối việc Putin nắm quyền tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Đã xảy ra đụng độ, khoảng 30 cảnh sát bị thương và hàng trăm người bị bắt. Một cuộc tập hợp của 130.000 người ủng hộ Putin cũng diễn ra khi ông phát biểu tại sân vận động Luzhinki ở Moscow, tuy vậy có những thông tin cho rằng một số người trong số đó là lao động do chủ cử đến, hoặc nhận tiền để đến, một số khác thì cho biết rằng họ tham gia vì lầm tưởng rằng đây là một lễ hội dân gian nào đó chứ không hề có ý tới để ủng hộ cho ông Putin
doc_4837
Một sao đôi được tạo thành từ một hệ thống gồm hai ngôi sao chuyển động trên quỹ đạo của khối tâm hai ngôi sao. Đối với mỗi ngôi sao, sao kia là "bạn đồng hành" của nó. Các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng có một lượng lớn ngôi sao trong những hệ thống khác nhau là có ít nhất hai ngôi sao. Sao đôi rất quan trọng trong vật lý thiên văn, bởi vì việc quan sát quỹ đạo của chúng sẽ giúp cho việc xác định khối lượng của chúng. Khối lượng của nhiều ngôi sao đơn sẽ được xác định bằng cách ngoại suy từ những sao đôi.
doc_4838
Thuật ngữ "binary" để chỉ sao đôi trong tiếng Anh có lẽ đã được Sir William Herschel đưa ra năm 1802 để chỉ "một sao đôi thực sự — sự kết hợp của hai ngôi sao được thành tạo cùng nhau trong một hệ thống tuân theo các định luật hấp dẫn". Bất kỳ hai ngôi sao nào nằm gần nhau trên thiên cầu đều có thể là một sao đôi, trường hợp hay được dẫn chứng nhất là Mizar và Alcor thuộc chòm sao Đại Hùng. Tuy nhiên, cũng có lúc cặp sao chỉ "nhìn" giống như một hệ sao đôi trên bầu trời, do chúng nằm cùng trên một hướng quan sát từ điểm quan sát của chúng ta, nhưng thực tế lại cách nhau rất xa. Những "hệ sao đôi giả" đó được gọi theo thuật ngữ sao đôi quang học. Khi kính viễn vọng được sáng chế ra, nhiều cặp sao như vậy đã được phát hiện. Năm 1780, Herschel đã đo đạc khoảng cách và các hướng của hơn 700 cặp sao hiện diện giống như những hệ sao đôi và thấy rằng khoảng 50 cặp đã có sự thay đổi về hướng sau hai thập kỷ quan sát, và do đó không phải là sao đôi thực sự.
doc_4839
Một sao đôi thực sự là một cặp sao được gắn kết nhau bởi lực hẫp dẫn. Khi chúng có thể được phân biệt bằng một kính viễn vọng đủ mạnh (nếu cần thiết sẽ được hỗ trợ của các biện pháp đo giao thoa) chúng được gọi là những sao đôi thị giác. Trong các trường hợp khác, dấu hiệu duy nhất của sao đôi là hiệu ứng Doppler của ánh sáng phát ra. Những hệ đó được gọi là những sao đôi quang phổ, gồm những cặp sao nằm gần nhau tới mức các đường quang phổ trong ánh sáng từ mỗi ngôi sao ban đầu bị dịch chuyển xanh, sau đó bị dịch chuyển đỏ khi nó đầu tiên di chuyển về phía chúng ta, rồi lại di chuyển ra xa chúng ta, trong khi chúng chuyển động quanh khối tâm chung, với chu kỳ quỹ đạo chung của chúng.
doc_4840
Các ngôi sao đôi vừa là sao đôi thị giác, vừa là sao đôi quang phổ thì rất hiếm, và nếu được phát hiện, chúng là những nguồn cung cấp thông tin quý giá. Những sao đôi thị giác thường cách nhau khá xa và thường có những tốc độ quỹ đạo quá nhỏ để có thể đo đạc được bằng quang phổ. Trái lại, những sao đôi quang phổ di chuyển nhanh trên quỹ đạo của chúng bởi vì chúng ở gần nhau—thường thường là quá gần để có thể phát hiện ra như những sao đôi thị giác. Do vậy, các sao đôi vừa là sao đôi thị giác vừa là sao đôi quang phổ thường khá gần Trái Đất.
doc_4841
Các nhà khoa học đã khám phá ra một số ngôi sao có vẻ đang quay quanh một không gian trống rỗng. Ví dụ, các sao đôi dao động astrometric binaries, thường là một ngôi sao nằm khá gần sao đồng hành và có thể được quan sát thấy đang dao động xung quanh một điểm chung nhưng lại không thấy được ngôi sao đồng hành của nó. Đối với một số sao đôi dao động, chỉ quan sát được một tập hợp những đường di chuyển tới lui. Các công thức toán học áp dụng cho những sao đôi thông thường cũng có thể đem áp dụng để tính ra khối lượng của ngôi sao đồng hành không quan sát thấy kia. Ngôi sao đồng hành có thể rất tối, vì vậy thực tế là không thể tìm ra hay bị che khuất bởi ánh sáng của ngôi sao thứ nhất kia, hay nó có thể là một vật thể không phát ra ánh sáng, thậm chí không phát ra bất kỳ một bức xạ điện từ nào, giống một sao neutron. Trong một số trường hợp, ta có thể đưa ra một giả thiết rằng trên thực tế ngôi sao đồng hành kia là một hố đen—một vật thể có sức hút hấp dẫn mạnh đến nỗi ánh sáng cũng không thể thoát khỏi nó. Có lẽ trường hợp ví dụ tốt nhất cho kiểu hệ này là Cygnus X-1, ở đó khối lượng của vật thể không thể thấy được kia gấp khoảng mười lần khối lượng Mặt Trời —vượt xa hơn rất nhiều so với khối lượng lý thuyết tối đa của một ngôi sao neutron, một ứng cử viên khác của ngôi sao đồng hành kia.
doc_4842
Có một sự tương quan trực tiếp giữa chu kỳ quỹ đạo của một sao đôi vào độ lệch tâm của quỹ đạo của nó, các hệ có chu kỳ quỹ đạo ngắn thì có độ lệch tâm ít hơn. Các sao đôi có thể được tìm thấy ở bất cứ một khoảng cách nào có thể tưởng tượng được, từ các cặp quay gần nhau tới mức trên thực tế chúng hầu như tiếp xúc với nhau, tới những cặp sao xa nhau tới nỗi sự liên kết giữa chúng chỉ được thể hiện bởi sự chuyển động quay quanh nhau chậm chạp của chúng. Đáng lưu ý, trong số những hệ sao đôi có khuynh hướng liên kết với nhau bởi sức hút hấp dẫn, có tồn tại một phân bố xác suất về các chu kỳ quỹ đạo, với đa số các hệ đó quay với chu kỳ chừng 100 năm.
doc_4843
Khoa học viễn tưởng thường miêu tả các hành tinh của các sao đôi hay sao ba. Trên thực tế, đa số các quỹ đạo của chúng không cân bằng bền (hành tinh có thể bị đẩy khỏi quỹ đạo của nó khá nhanh chóng, có thể bị bắn hoàn toàn khỏi hệ hay bị chuyển sang một quỹ đạo lệch vào trong hay lùi ra ngoài hơn), trong khi những quỹ đạo khác lại thực sự khắc nghiệt cho việc hình thành sinh quyển bởi vì chúng có khác biệt rất lớn về nhiệt độ bề mặt ở những khoảng cách quỹ đạo khác nhau. Việc khám phá các hành tinh quay quanh các hệ đa sao cũng đưa ra nhiều khó khăn về kỹ thuật, có thể vì vậy mà cho tới tận tháng 7 năm 2005 chỉ một hành tinh như vậy được tìm thấy: HD 188753 Ab.
doc_4844
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn Địa Cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
doc_4845
Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để nhắc đến những trường hợp đặc biệt của biến đổi khí hậu do tác động của hoạt động con người; ví dụ, trong Công ước Khung của Liên hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change) định nghĩa biến đổi khí hậu là "là sự thay đổi của khí hậu mà hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài." Trong định nghĩa cuối thay đổi khí hậu đồng nghĩa với ấm lên toàn cầu.
doc_4846
Climate justice là một thuật ngữ sử dụng cho khung sự nóng lên toàn cầu có liên quan tới vấn đề về đạo đức, và chính trị, chứ không chỉ đơn thuần là hoàn toàn về môi trường, hoặc thiên nhiên đơn thuần. Quan điểm này được đưa ra bởi sự liên quan những ảnh hưởng của hiện tượng thay đổi khí hậu với các khái niệm của công lý, đặc biệt là công lý môi trường và xã hội công lý và bằng cách kiểm tra các vấn đề chẳng hạn như bình đẳng, quyền con người, quyền chọn lựa, và lịch sử trách nhiệm cho sự thay đổi khí hậu. Một đề xuất cơ bản của tư pháp là những người được ít phải chịu trách nhiệm cho sự thay đổi khí hậu nhất lại phải chịu đựng hậu quả của nó trầm trọng hơn cả. Thỉnh thoảng, thuật ngữ cũng được sử dụng như một khẩu hiệu để kêu gọi các hành đồng hợp pháp lên các chính sách chính trị về khí hậu để thay đổi vấn đề hậu quả của nó
doc_4847
Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài.
doc_4848
Đại dương là một nền tảng của hệ thống khí hậu. Những dao động ngắn hạn (vài năm đến vài thập niên) như El Niño, dao động thập kỷ Thái Bình Dương (Pacific decadal oscillation), và dao động bắc Đại Tây Dương (North Atlantic oscillation), và dao động Bắc Cực (Arctic oscillation), thể hiện khả năng dao động hậu hơn là thay đổi khí hậu. Trong khoảng thời gian dài hơn, những thay đổi đối với các quá trình diễn ra trong đại dương như hoàn lưu muối nhiệt đóng vai trò quan trọng trong sự tái phân bố nhiệt trong đại dương trên thế giới.
doc_4849
Những biến đổi nhỏ về quỹ đạo Trái Đất gây ra những thay đổi về sự phân bố năng lượng mặt trời theo mùa trên bề mặt Trái Đất và cách nó được phân bố trên toàn cầu. Đó là những thay đổi rất nhỏ theo năng lượng mặt trời trung bình hàng năm trên một đơn vị diện tích; nhưng nó có thể gây biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố các mùa và địa lý. Có 3 kiểu thay đổi quỹ đạo là thay đổi quỹ đạo lệch tâm của Trái Đất, thay đổi trục quay, và tiến động của trục Trái Đất. Kết hợp các yếu tố trên, chúng tạo ra các chu kỳ Milankovitch, là các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí hậu và mối tương quan của chúng với các chu kỳ băng hà và gian băng, quan hệ của chúng với sự phát triển và thoái lui của Sahara, và đối với sự xuất hiện của chúng trong các địa tầng.
doc_4850
Phun trào đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất) trong thời gian một vài năm. Các vụ phun trào của núi lửa Pinatubo vào năm 1991, là vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trên mặt đất của thế kỷ XX (sau vụ phun trào năm 1912 của núi lửa Novarupta) ảnh hưởng đến khí hậu đáng kể. Nhiệt độ toàn cầu giảm khoảng 0,5 °C (0.9 °F). Vụ phun trào của núi Tambora năm 1815 đã khiến không có một mùa hè trong một năm. Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt.
doc_4851
Vị trí của các lục địa tạo nên hình dạng của các đại dương và tác động đến các kiểu dòng chảy trong đại dương. Vị trí của các biển đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự truyền nhiệt và độ ẩm trên toàn cầu và hình thành nên khí hậu toàn cầu. Một ví dụ về ảnh hưởng của kiến tạo đến sự tuần hoàn trong đại dương là sự hình thành eo đất Panama cách đây khoảng 5 triệu năm, đã làm dừng sự trộn lẫn trực tiếp giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đều này có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các chế độ động lực học của đại dương của hải lưu Gulf Stream và đã làm cho bắc bán cầu bị phủ băng. Trong suốt kỷ Cacbon, khoảng 300 đến 365 triệu năm trước, hoạt động kiến tạo mảng có thể đã làm tích trữ một lượng lớn cacbon và làm tăng băng hà. Các dấu hiệu địa chất cho thấy những kiểu tuần hoàn "gió mùa lớn" (megamonsoonal) trong suốt thời gian tồn tại của siêu lục địa Pangaea, và từ mô hình khí hậu người ta cho rằng sự tồn tại của siêu lục địa đã dẫn đến việc hình thành gió mùa.
doc_4852
Sông băng mở rộng hơn và thu hẹp lại do sự thay đổi của tự nhiên lẫn sự tác động từ bên ngoài. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng tuyết rơi, lượng nước nằm giữa và dưới lớp băng có thể mang tính chất quyết định đến biến đổi của sông băng trong một khoảng thời gian đặc biệt. Do đó, một sông băng vốn hình thành từ nhiều sông băng nhỏ khác nhau phải tốn trung bình hàng thế kỉ hoặc thậm chí lâu hơn để tan ra bởi tác động của những biến đổi ngắn hạn của vùng. Chính vì vậy, lịch sử sông băng chứa đựng trong mình nó những thông tin có liên quan đến biến đổi khí hậu.
doc_4853
Việc thu thập tài liệu theo dõi và đánh giá sông băng trên thế giới đã được tiến hành từ những năm 1970, ban đầu chủ yếu dựa vào những bức ảnh trên không và bản đồ, nhưng ngày nay phụ thuộc vào các vệ tinh nhiều hơn. Việc đánh giá kết hợp này được thực hiện với hơn 100.000 sông băng bao phủ một diện tích khoảng 240.000 km2, và ước tính sơ bộ cho thấy lượng băng bao phủ còn lại là khoảng 445.000 km2. Tổ chức Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS) thu thập dữ liệu hàng năm về mức độ lùi dần của sông băng và sự cân bằng lượng sông băng. Từ những dữ liệu này có thể nhận thấy sông băng trên toàn thế giới đã thu hẹp đáng kể, với sự lùi dần mạnh của những sông băng trong những năm 1940, có điều kiện ổn định hoặc phát triển trong những năm 1920 và 1970, và một lần nữa bắt đầu giảm từ giữa những năm 1980 đến nay.
doc_4854
Những quá trình biến đổi khí hậu lớn nhất từ giữa sau thế Pliocen (khoảng 3 triệu năm trước) thuộc các chu kỳ băng hà và gian băng. Giai đoạn gian băng hiện nay (thế Holocen) đã kéo dài khoảng 11.700 năm. Do băng lục địa và mực nước biển được định hình do thay đổi quỹ đạo, những phản ứng như tăng hoặc giảm các dải băng lục địa và thay đổi mực nước biển tạo nên khí hậu. Tuy nhiên, những thay đổi khác, bao gồm sự kiện Heinrich, sự kiện Dansgaard-Oeschger và Younger Dryas, là bằng chứng cho biết sự biến đổi băng cũng có thể ảnh hưởng đến khí hậu mà không liên quan gì đến ảnh hướng của quỹ đạo.
doc_4855
Sự thay đổi về loài đại diện, sự phân bố và mức độ bao phủ của các thảm thực vật có thể xảy ra do biến đổi khí hậu, điều này rất dễ nhận thấy. Trong bất kỳ tình huống nào, một sự thay đổi khí hậu nhẹ cũng có thể dẫn đến tăng lượng mưa hoặc tuyết và tăng mức ấm áp, dẫn đến tăng trưởng thực vật được cải thiện và kéo theo việc hấp thụ nhiều CO2 trong không khí hơn. Tuy nhiên, những thay đổi triệt để hơn, mức độ lớn hơn hay tốc độ xảy ra nhanh hơn cũng có thể dẫn đến tác động lớn lên thực vật, nhiều loài nhanh chóng biến mất và trong mốt số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng sa mạc hoá.
doc_4856
Các thông tin từ việc phân tích phần lõi băng khoan từ một khối băng như khối băng Nam Cực, có thể được sử dụng để cho thấy mối liên hệ giữa nhiệt độ và biến đổi mực nước biển toàn cầu. Không khí bị mắc kẹt ở dạng bong bóng trong băng cũng có thể cho biết những biến đổi nồng độ CO2 trong khí quyển từ quá khứ xa xôi, trước khi chịu ảnh hưởng từ môi trường hiện đại. Nghiên cứu các lõi băng sẽ đưa ra được những chỉ số quan trọng về sự thay đổi lượng CO2 qua hàng ngàn năm, và tiếp tục cung cấp những thông tin có giá trị về sự khác nhau giữa điều kiện không khí cổ xưa và hiện đại.
doc_4857
Phân tích phấn hoa là bộ môn khoa học hiện đại nghiên cứu về lĩnh vực hóa thạch ở kích thước tế bào, bao gồm cả phấn hoa. Phân tích phấn hoa được sử dụng để suy ra sự phân bố địa lý của các loài thực vật từng thay đổi theo điều kiện khí hậu khác nhau. Những nhóm thực vật khác nhau có hình dạng và cấu tạo bề mặt phấn hoa rất đặc thù. Do lớp ngoài của phấn hoa được cấu thành từ một lớp chất liệu có tính đàn hồi rất cao nên đã ngăn ngừa cho phần bên trong bị hư hại. Sự thay đổi trong các loại phấn hoa được tìm thấy từ những lớp trầm tích khác nhau - trong các hồ, đầm lầy hay vùng châu thổ - cho biết các thay đổi ở thế giới thực vật. Những thay đổi này thường là dấu hiệu của biến đổi khí hậu. Ví dụ như những nghiên cứu về phương pháp phân tích phấn hoa đã được sử dụng để theo dõi sự thay đổi ở các mẫu thực vật trong suốt kỷ băng hà thứ tư, và đặc biệt là trong thời kì băng giá nhất của kỉ băng hà cuối cùng.
doc_4858
Những loài bọ cánh cứng còn sót lại sống chủ yếu tại những vùng nước ngọt và trầm tích đất đai. Các loài bọ cánh cứng khác không có xu hướng được tìm thấy trong những điều kiện khí hậu khác nhau. Do giống bọ cánh cứng rất đa dạng với số lượng lớn và có cấu trúc di truyền không thay đổi đáng kể qua hàng ngàn năm, việc nghiên cứu dựa trên những loài bọ cánh cứng khác nhau sẽ đem lại kiến thức về phạm vi khí hậu hiện tại, xác định được tuổi của các trầm tích còn sót lại, từ đó có thể suy ra điều kiện khí hậu trong quá khứ.
doc_4859
Sự thay đổi mực nước biển toàn cầu trong nhiều thế kỷ qua đã được ước tính bằng cách sử dụng các máy đo thủy triều, các số liệu đo được đối chiếu trong thời gian dài để đưa ra một mực nước trung bình dài hạn. Gần đây hơn, máy đo độ cao - kết hợp với sự định vị chính xác của các quỹ đạo vệ tinh - đã cung cấp một phương pháp đo sự thay đổi mực nước biển toàn cầu cải thiện hơn. Trước khi các công cụ đo lường máy móc được đưa vào sử dụng, các nhà khoa học đã xác định độ cao mực nước biển thông qua các dấu vết trên những rặng san hô, những lớp trầm tích ven biển, trên thềm biển, hạt trong đá vôi và những di tích khảo cổ còn sót lại gần bờ biển. Các phương pháp định tuổi có nhiều ưu điểm là phương pháp urani và cacbon phóng xạ, còn phương pháp định tuổi hạt nhân vũ trụ đôi khi được áp dụng để xác định tuổi các bề mặt (thềm) đã trải qua sự giảm mực nước biển.
doc_4860
Edward II (25 tháng 4, 1284 – 21 tháng 9, 1327), còn gọi là Edward xứ Caernarfon, là Vua của Anh từ 1307 cho đến khi bị lật đổ vào tháng 1 năm 1327. Là con trai thứ tư của Edward I, Edward trở thành người kế vị sau cái chết của hoàng huynh là Alphonso. Từ năm 1300, Edward cùng phụ thân tham gia vào chiến dịch bình định Scotland, và đến năm 1306 ông được phong tước hiệp sĩ tại Đại yến Thiên nga diễn ra ở Tu viện Westminster. Edward đăng cơ năm 1307, sau khi vua cha băng hà. Năm 1308, ông kết hôn với Isabella của Pháp, con gái của vua Pháp Philippe IV đầy quyền lực, một phần trong kế hoạch lâu dài nhằm giái quyết những căng thẳng vương quyền giữa Anh và Pháp.
doc_4861
Edward có một mối quan hệ gần thân thiết gây nhiều tranh cãi với Piers Gaveston, người vào hầu trong gia đình ông từ năm 1300. Bản chất mối quan hệ giữa Edward và Gaveston không rõ ràng, có thể là bạn bè, tình nhân hoặc huynh đệ kết nghĩa. Trở thành sủng thần của Edward, Gaveston kiêu ngạo và nắm nhiều quyền lực, ông khiêu khích và gây bất mãn với các nam tước và đến cả hoàng gia Pháp, khiến Edward buộc phải lưu đày ông ta. Khi Gaveston trở về, các nam tước tạo sức ép buộc Nhà vua phải đồng ý với những cải cách sâu rộng qua việc ban bố Sắc lệnh năm 1311. Các nam tước được trao quyền trục xuất Gaveston, và Edward đáp lại bằng cách thu hồi sắc lệnh cải cách và triệu hồi sủng thần của mình. Được dẫn dắt bởi người em con chú Bá tước Lancaster (thân phụ của Edward II là Edward I, trong khi cha của Bá tước xứ Lancaster là Edmund Crouchback, em trai của Edward I), một nhóm các nam tước bắt giữ và xử tử Gaveston năm 1312, mở đầu nhiều năm đối đầu vũ trang. Lực lượng Anh bị đẩy lui ở Scotland, nơi Edward chiến bại trước Robert the Bruce trong trận Bannockburn năm 1314. Liền tiếp là nạn đói lan rộng cùng với chỉ trích đối với vương quyền Nhà vua.
doc_4862
Gia đình Despenser, đặc biệt là Hugh Despenser trẻ, trở thành những người bạn thân và quân sư cho Edward, nhưng vào năm 1321, Lancaster và các nam tước chiếm trang viên của nhà Despenser và ép buộc nhà vua phải lưu đày họ. Để đáp lại, Edward đã lãnh đạo chiến dịch quân sự ngắn, bắt giữ và hành quyết Lancaster. Edward và nhà Despensers tăng cường quyền lực của họ, bãi bỏ cải cách 1311, hành quyết kẻ thù của họ và tịch thu nhiều tài sản. Nhận thấy không thể chiến thắng ở Scotland, Edward cuối cùng phải ký lệnh hưu chiến với Robert. Phản đối chế độ ngày càng hà khắc, nhân dịp Isabella được gửi đến Pháp để đàm phán hiệp ước hòa bình năm 1325, bà quay lưng lại với Edward và từ chối trở về. Isabella lập liên minh với Roger Mortimer đang bị lưu đày, và xâm lược Anh bằng một đội quân nhỏ năm 1326. Vương quyền của Edward sụp đổ và ông đào tẩu sang xứ Wales, để rồi bị bắt vào tháng 11 cùng năm. Edward buộc phải thoái vị vua vào tháng 1 năm 1327 và truyền ngôi cho người con trai 14 tuổi, Edward III, và ông mất ở Lâu đài Berkeley ngày 21 tháng 9, rất có thể là bị các hiệp sĩ của vương triều mới ám sát.
doc_4863
Mối quan hệ giữa Edward và Gaveston truyền cảm hứng cho vở kịch trình diễn năm 1592 của Christopher Marlowe mang tên Edward II, cùng với các vở kịch khác, phim ảnh, tiểu thuyết và các loại hình nghệ thuật khác. Nhiều trong số này là các tác phẩm khai thác mối quan hệ đồng tính luyến ái đồn đoán của hai người đàn ông. Nhiều chỉ trích Edward từ những người đương thời về vai trò quân vương của ông, nhấn mạnh những thất bại của ông ở Scotland và những năm cuối đầy áp bức của triều đại, dù cho các học giả cuối thể kỉ XIX lập luận rằng sự tiến triển triển của các tổ chức Quốc hội trong triều đại của ông là sự chỉ dấu tích cực cho đất nước Anh mà trong thời gian dài chưa đạt được. Tranh luận tiếp tục và dai dẳng đến tận thế kỉ XXI là liệu Edward là vị vua lười nhác và thiếu năng lực, hay đơn giản chỉ là một nhà cai trị bất đắc dĩ và hoàn toàn thất bại.
doc_4864
Edward II là con trai thứ tư của Edward I và người vợ thứ nhất, Eleanor xứ Castile. Thân phụ của ông là vua nước Anh, và cũng là người thừa kế vùng Gascony ở miền tây nam nước Pháp, điều này khiến ông phải giữ chức vụ chư hầu của vua nước Pháp và quyển tể trị Ireland. Thân mẫu ông có xuất thân hoàng tộc từ Vương quốc Castile và nắm giữ Lãnh địa Bá tước Ponthieu ở miền bắc nước Pháp. Edward I đã chứng tỏ ông là một nhà lãnh đạo quân sự tài năng, ông đã chỉ huy quân đội của mình để đàn áp thành công cuộc nổi dậy của các nam tước trong thập niên 1260 và tham gia vào cuộc Thập tự chinh lần thứ chín. Trong những năm 1280, ông chinh phục Bắc Wales, tước quyền cai trị của hoàng thân bản bản xứ Wales và trong những năm 1290, ông đã can thiệp vào cuộc nội chiến ở Scotland, tuyên bố bá quyền đối với nước này. Ông được những người đương thời coi là một nhà cai trị rất thành công, khi ông thể hiện khả năng kiểm soát quyền hành rộng lớn của các bá tước trong hàng ngũ giới quý tộc Anh. Nhà sử học Michael Prestwich miêu tả Edward I là "một vị vua đáng sợ và đáng kính", trong khi John Gillingham lại cho rằng ông là một tên côn đồ hữu dụng.
doc_4865
Tuy gặt hái nhiều thành tựu, Edward I cũng để lại nhiều vấn đề cho hoàng đế kế vị khi ông băng hà vào năm 1307. Một trong những việc quan trọng nhất cần giải quyết đó là sự thống trị của Anh ở Scotland, nơi các chiến dịch quân sự do Edward tiến hành diễn ra từ lâu nhưng vẫn chưa tới hồi kết. Việc Edward cai trị vùng Gascony làm mâu thuẫn nảy sinh giữa ông với các vua Pháp. Các vua Pháp nhấn mạnh rằng quốc vương Anh trên cương vị chư hầu cần tỏ lòng thần phục họ, tuy nhiên ông cho rằng yêu cầu đó là một sự lăng mạ đến lòng kiêu hãnh của nhà vua và vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Edward I cũng đối mặt với nhiều chống đối ngày càng tăng từ các nam tước do ông đánh thuế nặng và yêu cầu cung cấp nhiều nguồn lực phục vụ chiến tranh, khiến vị vua con phải xử lý khoản nợ xấp xỉ 200.000 bảng Anh khi ông qua đời.[nb 1]
doc_4866
Edward II chào đời ngày 25 tháng 4 năm 1284 tại Lâu đài Caernarfon ở miền Bắc xứ Wales, chưa đầy một năm sau khi Edward I chinh phục miền đất này, và hệ quả là đôi khi ông được gọi là Edward xứ Caernarfon. Nhà vua có lẽ đã có chủ ý khi chọn lâu đài này làm nơi hạ sinh Edward, bởi nó là một địa điểm có tính biểu tượng quan trọng đối với người Wales bản địa, gắn liền với lịch sử đế quốc La Mã, và lâu đài Caernarfon cũng là nơi đặt vương quyền mới ở miền Bắc xứ Wales. Sự chào đời của Edward mang theo những tiên đoán mang tính trọng đại của các nhà tiên tri khi ấy, rằng Ngày tận thế sắp đến, và ông là hậu thân của Vua Arthur, người sẽ đưa nước Anh đến bục vinh quang. David Powel, một mục sư thế kỉ XVI, cho rằng hoàng tử bé, người được dâng hiến cho dân xứ Wales, "đã được sinh ra ở Wales và không nói một từ tiếng Anh nào", nhưng không có bằng chứng chứng minh lối biện luận này.
doc_4867
Tên Edward có xuất xứ từ tiếng Anh, liên tưởng đến Thánh người Anglo-Saxon là Edward xưng tội, và được lựa chọn bởi cha ông thay cho truyền thống dùng tên tiếng Norman và Castilla đã được đặt cho các anh trai của Edward: Edward có ba vị hoàng huynh: John và Henry chết trước khi Edward chào đời, và Alphonso, qua đời vào tháng 8 năm 1284, để lại cho Edward quyền kế vị ngai vàng. Mặc dù lúc mới sinh, Edward là một đứa trẻ tương đối khỏe mạnh, vẫn có những mối lo ngại trong những năm đầu đời của ông rằng ông có thể chết yểu khiến vương triều cha ông không có hoàng nam kế vị. Sau khi sinh ra, Edward được một nhũ mẫu có tên Mariota hoặc Mary Maunsel chăm sóc trong vài tháng trước khi bà ta phát bệnh, và Alice de Leygrave trở thành dưỡng mẫu của ông. Ông có thể hoàn toàn không biết mặt người mẹ ruột Eleanor đã ở Gascony với cha ông trong những năm đầu đời của ông. Một cung điện mới được hoàn thành với đội ngũ gia nhân dưới sự chỉ huy của mục sư Giles xứ Oudenarde được dùng làm nơi cư ngụ cho hoàng tử bé.
doc_4868
Edward lớn lên, các chi tiêu trong tư thất của Edward cũng tăng theo, năm 1293 William xứ Blyborough trở thành quản gia của Edward. Edward có thể đã tiếp nhận nền giáo dục Công giáo từ các tu sĩ dòng Đa Minh, những người được thân mẫu ông mời đến vào năm 1290. Ông được giao một người hầu của bà nội, Guy Ferre, làm quân sư cho riêng ông, với trách nhiệm rèn luyện, huấn luyện cưỡi ngựa và kỹ năng quân sự cho Edward. Trình độ văn hóa của Edward vẫn còn là dấu chấm hỏi; không có nhiều tài liệu chứng minh cho khả năng đọc và viết của ông, tuy rằng mẫu thân ông đã từng chua chát khi nói những người con khác của bà đều được giáo dục tốt, và rằng Ferre là một nhà thông thái trong thời kỳ đó.[nb 2] Edward chủ yếu nói tiếng Pháp Anglo-Norman trong đời sống hàng ngày, và một ít tiếng Anh và có thể là tiếng La Tinh.[nb 3]
doc_4869
Edward hưởng sự giáo huấn bình thường đối với một thành viên hoàng tộc.[nb 4] Hoàng tử thích thú với ngựa và nhân giống ngựa, và thực sự là một tay cưỡi ngựa giỏi; ông cũng thích chó, đặc biệt là giống Greyhound. Trong những bức thư của mình, ông đùa về việc gửi những vật nuôi không làm ông hài lòng tới bạn bè ông, như những con ngựa không thích cho người ta cưỡi, những con chó săn lười biếng bắt thỏ chậm chạp. Ông không có mối quan tâm đặc biệt gì đến săn thú hay nuôi chim săn mồi, những thú vui phổ biến trong thế kỷ XIV. Ông thích âm nhạc, gồm nhạc Wales và đàn crwth mới vừa được phát minh, và phong cầm. Edward không tham gia đấu thương, có thể do ông không có năng khiếu hoặc là tại ông không được phép tham gia để đảm bảo an toàn, nhưng ông ủng hộ nhiệt thành cho môn thể thao này.
doc_4870
Năm 1290, phụ thân của Edward kí vào Hiệp ước Birgham, khẳng định hôn sự con trai sáu tuổi của ông và Margaret của Na Uy, người có khả năng bước lên ngai vàng Scotland. Kế hoạch tan vỡ khi Margaret tạ thế cùng năm. Mẫu thân của Edward, Eleanor, chết không lâu sau đó, rồi đến bà của ông, Eleanor xứ Provence. Edward I đau đớn vì sự ra đi của người vợ, tang sự của bà được vua Edward I tổ chức trọng thể, con trai ông được thừa hưởng Lãnh địa Ponthieu của Eleanor sau cái chết của bà. Tiếp đó, hôn ước với Pháp được chuẩn bị cho cậu trẻ Edward, để giúp duy trì nền hòa bình lâu dài giữa Anh với Pháp, nhưng chiến sự đã nổ ra năm 1294. Kế hoạch bị thay đổi, Edward trẻ được dàn xếp hôn nhân với ái nữ của Bá tước Flanders, nhưng bị Vua Philippe IV của Pháp ngăn chặn.
doc_4871
Từ 1297 đến 1298, Edward làm nhiếp chính ở Anh trong khi Nhà vua tham gia chiến dịch Flanders chống lại Philippe IV, người đã chiếm đóng một phần các lãnh địa của vua Anh ở Gascony. Sau chuyến trở về, Edward I ký hiệp định hòa bình, theo đó ông cưới em gái của Philippe, Margaret, làm vợ và tán thành rằng hoàng tử Edward sẽ hứa hôn với con gái của Philippe, Isabella, lúc đó mới có 2 tuổi. Theo lý thuyết, cuộc hôn nhân này có nghĩa là công quốc đang bị tranh chấp Gascony sẽ được thừa hưởng bởi một hậu duệ của cả Edward và Philippe, mở ra một con đường kết thúc cho những căn thẳng lâu năm. Cậu bé Edward dường như có quan hệ tốt đẹp với mẹ kế, người sinh ra hai em trai của ông, Thomas xứ Brotherton và Edmund xứ Woodstock, năm 1300 và 1301. Là quốc vương, Edward về sau đã trao tặng cho các em trai sự hỗ trợ về tài chính và các chức danh.[nb 6]
doc_4872
Edward I trở lại Scotland một lần nữa vào năm 1300, và lần này ông đem con trai đi theo, khiến cho Edward trở thành chỉ huy hậu quân trong cuộc bao vây Caerlaverock. Mùa xuân năm 1301, Nhà vua tuyên bố Edward là Hoàng tử xứ Wales, cấp cho ông Lãnh địa Bá tước Chester và những vùng đất trên khắp Bắc Wales; dường như Nhà vua hi vọng rằng điều này sẽ giúp bình định vùng đất kia, và sẽ cung cấp cho con trai ông sự độc lập về tài chính. Edward nhận sự thần phục từ các thần dân Wales và sau đó cùng phụ thân tham gia chiến dịch năm 1301, ông dẫn một đội quân 300 binh sĩ miền bắc và chiếm giữ Lâu đài Turnberry. Hoàng tử Edward cũng tham gia chiến dịch năm 1303 tại đó ông bao vây Lâu đài Brechin, triển khai cuộc bao vây thành công. Mùa xuân năm 1304, Edward tiến hành đàm phán với những nhà lãnh đạo cuộc nổi dậy tại Scotland trên danh nghĩa của Nhà vua, và thất bại, ông lại cùng phụ thân tham gia chiến dịch bao vây Lâu đài Stirling.
doc_4873
Cuộc xung đột ở Scotland bùng lên một năm nữa năm 1306, khi Robert the Bruce giết chết đối thủ của ông ta John Comyn và tự xưng là Vua của người Scot. Edward I đã huy động một lực lượng quân viễn chinh mới, nhưng quyết định rằng thời gian này con trai ông sẽ đảm nhận cuộc chinh phạt. Hoàng tử Edward được tiến phong Quận công Aquitaine và sau đó, cùng với nhiều thanh niên khác, ông được phong hàm hiệp sĩ trong một buổi lễ xa hoa tại Tu viện Westminster gọi là Lễ Thiên Nga. Giữa một bữa tiệc lớn trong hội trường, gợi nhớ đến truyền thuyết vua Authur và các sự kiện thập tự chinh, và tuyên thệ sẽ đánh bại Bruce. Không rõ về vai trò của lực lượng Hoàng tử Edward trong chuyến dịch vào mùa hạ, trong đó, theo lệnh của Edward I, đã có một sự trừng phạt, sự trả thù khủng khiếp đối với phe của Bruce ở Scotland.[nb 7] Edward trở lại Anh vào tháng 9, nơi các cuộc đàm phán về ngày cưới của ông với Isabella tiếp tục.
doc_4874
Trong thời gian đó, Edward trở nên thân thiết với Piers Gaveston. Gaveston là con trai của một hiệp sĩ trong gia trang của Nhà vua có đất phong giáp với Gascony, và tự ông bước vào gia trang của Hoàng tử Edward vào năm 1300, có thể do hướng dẫn của Edward I. Hai người trở nên gần gũi hơn; Gaveston trở thành một địa chủ và sớm trở thành một người bạn thân thiết với Edward, trước khi được nhà vua tấn phong tước Hiệp sĩ trong Lễ Thiên nga năm 1306. Sau đó, nhà vua đuổi Gaveston ddeens Gascony năm 1307 mà không rõ lý do. Theo như một quyển lịch sử biên niên, Edward đề nghị phụ thân cho phép ông trao lãnh địa bá tước Ponthieu cho Gaveston, và Nhà vua đáp lại một cách giận dữ, đánh đập và giật tóc con trai mình, trước khi đưa Gaveston đi lưu đày. Biên bản của vụ việc được triều đình ghi chép rõ ràng, tuy nhiên, lúc đó Gaveston chỉ tạm thời bị lưu vong, được cung cấp một khoản thu nhập nhàn nhã; không có lý do gì được đưa ra cho mệnh lệnh này, được cho rằng đây có thể là một hành động trừng phạt hoàng tử theo một cách nào đó.
doc_4875
Khả năng Edward có quan hệ kê gian với Gaveston hoặc những kẻ sủng thần sau này đã được các nhà sử học tranh luận rộng rãi, và rất phức tạp bởi những bằng chứng xác định về mối quan hệ chi tiết thực sự còn khá ít ỏi.[nb 8] Giáo hội Anh vào thế kỷ XIV lên án quyết liệt về việc đồng tính luyến ái, coi nó như dị giáo, nhưng quan hệ tình dục với một người đàn ông khác không nhất thiết được xác định như cách xác định tương đương trong thế kỷ thứ XXI. Cả Edward và Gaveston đều có quan hệ với vợ họ, và đều có con; Edward cũng có một đứa con ngoại hôn, và có thể đã có cuộc tình với cô cháu gái, Eleanor de Clare.
doc_4876
Những bằng chứng hiện nay ủng hộ quan hệ đồng tính giữa họ xuất phát từ một biên niên sử những năm 1320 mô tả cách mà Edward "cảm thấy như tình yêu" dành cho Gaveston, rằng "ông dính dáng vào một giao ước không thay đổi, và ràng buộc chính ông với ông ta trước tất cả những người khác với một tình yêu bất khả phân li, vững bền quyến rũ và buộc chặt bằng một mối ràng". Những gợi ý cụ thể đầu tiên rằng Edward có quan hệ với đàn ông được ghi nhận vào năm 1334 khi Adam Orleton, Giám mục Winchester, bị buộc tội vào năm 1326 đã ghi là Edward là một "người kê gian", mặc dù Orleton tự bào chữa bằng cách nói rằng ý của ông là cố vấn của Edward, Hugh Despenser trẻ, là người kê gian, chứ không phải là vị vua quá cố. Meaux Chronicle từ những năm 1390 chỉ ghi đơn giản rằng Edward tự ông có "quá nhiều hành vi kê gian."
doc_4877
Ngoài ra, Edward và Gaveston có thể chỉ là hai người bạn thân thiết. Biên niên sử đương thời chép những bình luận khá mơ hồ; cáo buộc của Orleton xuất phát một phần từ lý cho chánh trị, và rất giống với những cáo buộc kê gian nhắm vào Giáo hoàng Boniface VIII và Hiệp sĩ Templar tương ứng vào các năm 1303 và 1308. Những giải thích sau này bởi nhà biên niên sử trong những hành động của Edward có thể là sao lại những cáo buộc ban đầu của Orleton, và chắc chắn bị ảnh hưởng bởi những sự kiện chính trị vào cuối thời Edward. Các sử gia như Michael Prestwich và Seymour Phillips đã lập luận rằng bản chất công khai trong triều đình hoàng gia Anh sẽ khó có thể làm cho những hành vi đồng tính được giữ kín đáo, không chỉ giáo hội đường thời, cha và cha vợ của Edward dường như cũng có những ý kiến chống đối những hành vi tình dục của Edward.
doc_4878
Một giả thuyết gấn đây hơn, bởi nhà sử gia Pierre Chaplais đề xuất, cho rằng Edward và Gaveston có mối quan hệ anh em kết nghĩa. Thực hiện hiệp ước kết nghĩa anh em, theo đó những người tham gia nó cam kết sẽ gắn bó với nhau như "tình anh em thực sự" có thể không được ai biết trong số những người bạn nam với nhau thời Trung Cổ. Nhiều biên niên sử miêu tả quan hệ của Edward và Gaveston như anh em, và những chú thích dứt khoát rằng Edward coi Gaveston là người anh nuôi của ông. Chaplais lập luận răng hai người này có thể đã có một thỏa thuận chính thức trong năm 1300 hoặc 1301, và họ lập ra những lời luyên thệ và về sau, họ bị chia cắt hoặc rời nhau vì bị ép buộc, và vì thế không có hiệu lực. Đó là một tuyên thệ, tuy nhiên, không loại trừ quan hệ của họ có thiên hướng tình dục.
doc_4879
Edward I đã huy động một đội quân khác tham gia chiến dịch ở Scotland năm 1307, trong lần đó hoàng tử Edward tham gia chiến dịch mùa hạ, nhưng Edward I đã già và ngày càng yếu đi và đã qua đời ngày 7 tháng 7 tại Burgh by Sands. Edward khởi hành từ London ngay sau khi tin tức đến tai ông, và ngày 20 tháng 7 ông đã tuyên bố là một quốc vương. Ông tiếp tục chinh phạt Scotland và ngày 4 tháng 8 ông được những người Scotland ủng hộ hoàng gia tuyên thệ xưng thần tại Dumfries, trước khi ông chấm dứt chiến dịch và trở về phía nam. Edward ngay lập tức triệu hồi Piers Gaveston, người đang bị lưu đày, và tấn phong anh ta làm Bá tước Cornwall, trước khi sắp xếp hôn sự của anh ta với một phụ nữ giàu cóm Margaret de Clare.[nb 9] Edward cũng bắt giữ kẻ cựu thù là Giám mục Langton, và cách chức thủ quỹ của ông ta. Di thể của Edward I được quàn tại Waltham Abbey trong nhiều tháng trước khi được đưa đi an táng ở Westminster, tại đây Edward cho xây dựng một ngôi mộ đơn giản bằng đá cẩm thạch cho thân phụ.[nb 10]
doc_4880
Năm 1308, hôn sự của Edward và Isabella của Pháp được tiến hành. Edward qua eo biển Anh đến Pháp và tháng 1, để lại Gaveston làm custos regni nắm quyền nhiếp chính trong vương quốc khi ông vắng mặt. Sự sắp xếp này là bất bình thường, và dính dáng đến những quyền hạn chưa từng thấy dành cho Gaveston, ông ta được trao một vật đặc biệt Đại Ấn tín. Edward hi vọng rằng cuộc hôn nhân sẽ gia tăng thế lực của ông tại Gascony và mang lại cho ông những khoản tiền ông cần. Tuy nhiên, những thỏa thuận sau cùng, chứng kiến quá nhiều thử thách: Edward và Philippe IV không ưa nhau, và Nhà vua của người Pháp mặc cả về lượng của hồi môn của Isabella và những chi tiết về việc quản lý đất đai của Edward ở nước Pháp. Như một phần của thỏa thuận, Edward làm lễ phiên thần với Philippe đổi lại Công quốc Aquitaine và đồng ý hoàn thành việc thực thi Hiệp ước Paris, 1303.
doc_4881
Hai người kết hôn ở Boulogne ngày 25 tháng 1. Edward tặng cho Isabella một sách thánh thi làm quà cưới, và cha bà cho bà những món quà trị giá tổng cộng hơn 21,000 livre và một mảnh bội tinh thực. Họ trở về Anh quốc vào tháng 2, nơi Edward hạ lệnh trùng tu một cách hoang phí cho Cung điện Westminster để tổ chức lễ đăng qua và đám cưới của họ, đủ bàn đá cẩm thạnh, 40 cái lò và một cái vòi phun rượu vang và ớt Gia-mai-ca, một thức uống gia vị thời Trung Cổ. Sau một số chậm trễ, buổi lễ diễn ra ngày 25 tháng 2, dưới sự chủ trì của Robert Winchelsey, Tổng Giám mục Canterbury. Như một phần của lễ đăng quang, Edward đã thề sẽ suy trì "những điều luật hợp pháp và phong tục mà người dân của vương quốc đã lựa chọn". Không chắc chắn về nghĩa của những lời này: nó có thể là những dự định nhằm buộc Edward chấp nhận những điều luật trong tương lai, cũng có thể nó được đưa ra để việc ngăn chặn việc nếu trong tương lại ông đảo lộn bất cứ thề nguyện nào mà ông từng thề, hoặc cũng có thể là một nỗ lực của Nhà vua nhằm lấy lòng các nam tước.[nb 11] Sự kiện bị phá hỏng bởi đám đông lớn quần chúng đang háo hức đổ xô vào cung điện, làm đổ một bức tường và buộc Edward phải chạy trốn bằng cửa sau.
doc_4882
Isabella chỉ mới 12 tuổi vào lúc bà thành hôn, khá trẻ so với tiêu chuẩn của thời này, và Edward có thể đã có quan hệ tình cảm với các tình nhân trong những năm đầu hôn nhân của họ. Trong thời gian đó Edward cũng có một đứa con ngoại hôn, Adam, ông ta chào đời sớm nhất là vào năm 1307. Hoàng trưởng tử của Edward và Isabella, tương lai là vua Edward III, chào đời năm 1312 trong một buổi lễ kỉ niệm lớn, và ba người con tiếp theo thứ tự là: John năm 1316, Eleanor năm 1318 và Joan năm 1321.
doc_4883
Gaveston trở về từ nơi bị tù đày vào năm 1307 khi được các nam tước đồng ý, nhưng nhiều sự chống đối đã nhanh chóng xuất hiện. Ông ta xuất hiện và đã tạo ra nhiều ảnh hưởng lên chính sách của hoàng gia, dẫn tới những lời than phiền trong một biên niên sử "hai vị vua cai trị một vương quốc, một người trên danh nghĩa và người kia trong những hành vi". Những lời buộc tội, có thể chưa đúng sự thực, đã được gán cho Gaveston rằng ông đã đánh cắp tiền của hoàng gia và những món quà cưới của Isabella. Gaveston có một vai trò quan trọng trong lễ đăng quang của Edward, làm bùng lên sự giận dữ của cả người Anh và người Pháp về việc ưu tiên những lễ nghi và trang phục lộng lẫy cho một bá tước, và về sự ưu ái lộ liễu của Edward dành cho Gaveston còn hơn cả dành cho Isabella tại bữa tiệc.
doc_4884
Nghị viện họp vào tháng 2 năm 1308 trong bầu không khí căng thẳng. Edward háo hức thảo luận về khả năng cải cách chính quyền, nhưng các nam tước không sẵn lòng bắt đầu những cuộc tranh luận như vậy cho đến sau khi vấn đề liên quan tới Gaveston được giải quyết. Nguy cơ bạo lực xuất hiện, nhưng tình hình được giải quyết thông qua trung gian Henry de Lacy, Bá tước Lincoln, người thuyết phục được các nam tước lùi một bước. Nghị viện mới được lập vào tháng 4, nơi các nam tước một lần nữa chỉ Gaveston, đòi lưu đày anh ta, lần này họ nhận được ủng hộ từ Isabella và quốc vương nước Pháp. Edward đã phản đối, nhưng cuối cùng bằng lòng, đồng ý gửi Gaveston đến Aquitaine, dưới sự đe dọa rút phép thông công của Tổng Giám mục Canterbury. Vào giờ chót, Edward thay đổi ý định và gửi Gaveston đến Dublin, bổ nhiệm ông ta làm Trung úy Ireland.
doc_4885
Edward triệu tập một chiến dịch quân sự mới chinh phạt Scotland, nhưng ý kiến này bị bác bỏ trong lặng lẽ, và thay vào đó Nhà vua cùng các nam tước họp vào tháng 8, 1308 để thảo luận cải cách. Phía sau hậu trường, Edward bắt đầu đàm phán nhằm thuyết phục Giáo hoàng Clement V và Philippe IV cho phép Gaveston trở về Anh, để đổi lại việc ông sẽ ngăn chặn các hiệp sĩ dòng Đền ở Anh, và phóng thích Giám mục Langton khỏi nhà lao. Edward kêu gọi một cuộc họp mới của các thành viên Giáo hội và các quý tộc lớn vào tháng 1 năm 1309, và các bá tước hàng đầu tụ họp vào tháng 3 và tháng 4, có thể là dưới sự lãnh đạo của Thomas, Bá tước Lancaster. Một nghị viện khác theo sau đó, từ chối không cho Gaveston trở về Anh, nhưng đồng ý cấp cho Edward những thứ thuế bổ sung nếu ông đồng tình với chương trình cải cách.
doc_4886
Edward gửi những đảm bảo đến đức Giáo hoàng rằng những cuộc xung đột về vai trò của Gaveston đã kết thúc rồi. Dựa trên những lời hứa, và mối quan tâm về việc những thủ tục được thực hiện như thế nào, đức Giáo hoàng đồng ý bỏ lời đe dọa của Tổng giám mục là rút phép thông công của Gaveston, mở ra khả năng trở về của ông này. Gaveston trở lại Anh vào tháng 6, và ông gặp Edward. Trong phiên họp Quốc hội tháng sau, Edward tuyên bố một loạt các nhượng bộ để xoa dịu những người chống đối Gaveston, bao gồm cả đồng ý giới hạn quyền hành của tổng quản và thống chế của gia đình hoàng gia, để điều hòa sự mất tín nhiệm của ngôi vua đối với người dân và tiếp đó là hủy bỏ những diều luật hải quan mới được ban hành; đổi lại, Nghị viện đồng ý thu các loại thuế mới cho cuộc chiến tranh ở Scotland. Ít nhất, trong tạm thời, Edward và các nam tước có vẻ như đã đi đến một thỏa thuận thành công.
doc_4887
Sau khi quay trở lại, quan hệ giữa Gaveston với các nam tước đứng đuầ trở nên căng thẳng hơn. Ông ta bị coi là kiêu ngạo và ông đã nhắc đến các bá tước một cách xúc phạm, bao gồm cả cách gọi một trong số những thành viên có quyền lực là "con chó xứ Warwick". Bá tước Lancaster và những kẻ thù của Gaveston từ chối tham dự hội Nghị viện năm 1310 vì Gaveston có mặt ở đó. Edward phải đối mặt với những vấn đề tài chính, còn nợ địa chủ Frescobaldi ở Italia 22 000 bảng, và đối mặt với các cuộc biểu tình về việc ông sử dụng quyền lực của ông như đòn bẩy để có được nguồn cung cấp cho cuộc chiến ở Scotland. Những nỗ lực của ông nhằm xây dựng một đội quân thường trực ở Scotland sụp đổ và các bá tước đình chỉ thu các loại thuế mới.
doc_4888
Nhà vua và Nghị viện họp một lần nữa vào tháng 2 năm 1310, và những cuộc thảo luận về chính sách ở Scotland được thay thế bằng các cuộc tranh luận về những vấn đề trong nước. Edward được kiến nghị phải bãi chức cố vấn của Gaveston và thay vào đó làm theo lời khuyên của 21 nam tước sẽ được bầu cử ra, gọi là Ordainers, thực hiện những cải cách sâu rộng đối với cả chính phủ và gia đình hoàng gia. Dưới áp lực rất lớn, Edward đồng ý với đề xuất này và Ordainers được bầu ra, có sự phân chia đồng đều giữa những người cải cách và những người bảo thủ. Trong khi những người Ordainers bắt đầu kế hoạch cải cách của họ, Edward và Gaveston dẫn một đội quân mới của họ gồm 4,700 người đến Scotland, nơi mà tình hình quân sự tiếp tục xấu đi. Robert the Bruce từ chối tham chiến và chiến dịch tiến triển không có hiệu quả qua mùa đông cho đến khi quân nhu và tài chính cạn kiệt năm 1311, buộc Edward trở về miền nam.
doc_4889
Đến lúc này Ordainers đã phác họa kế hoạch pháp lệnh của họ và Edward có không có nhiều sự lựa chọn và chấp nhận nó vào tháng 10. Pháp lệnh 1311 có những điều khoản giới hạn quyền lực của Nhà vua khi gây chiến tranh và phong đất nếu không có sự đồng ý của Nghị viện, đem đến cho Nghị viện quyền kiểm soát chính quyền của hoàng gia, bãi bỏ hệ thống đòn bẩy không bao gồm nhà cái Frescobaldi, và ban hành một hệ thống giám sát việc tuân thủ pháp lệnh. Thêm vào đó, Pháp lệnh một lần nữa lưu đày Gaveston once again, lần này có thêm những chỉ dẫn rằng ông ta không được phép sống ở bất cứ nơi nào bên trong các lãnh địa của Edward, gồm cả Gascony và Ireland, và tước hết các danh hiệu của ông. Edward rút về những bất động sản của ông, Windsor và Kings Langley; Gaveston rời Anh quốc, có thể là đến phía bắc nước Pháp hay Flanders.
doc_4890
Quan hệ giữa Edward và các nam tước vẫn rất căng thẳng. Các bá tước chống đối việc ông giữ lại quân đội của họ vốn được huy động chiến tranh vào cuối năm 1311. Lúc này Edward trở nên lạnh nhạt với em họ của ông, Bá tước Lancaster, người cai trị Lãnh thổ bá tước Lancaster, Leicester, Lincoln, Salisbury và Derby, với thu nhập khoảng 11 000 bảng mỗi năm từ những vùng đất của mình, gần gấp đôi so với nam tước giàu thứ hai. Được các bá tước Arundel, Gloucester, Hereford, Pembroke và Warwick ủng hộ, Lancaster dẫn đầu một phe phái sừng sỏ ở Anh, nhưng ông không quan tâm đến chính quyền thực tế, ông cũng không phải là một chính trị gia sáng tạo và có năng lực.
doc_4891
Edward đáp lại mối đe dọa của các nam tước bằng cách hủy bỏ Pháp lệnh và triệu tập Gaveston trở về Anh, yết kiến Nhà vua tại York vào tháng 1 năm 1312. Các nam tước giận dữ và họp với nhau ở London, nơi Gaveston bị Tổng Giám mục Canterbury rút phép thông công và một kế hoạch bắt giữ Gaveston cũng như ngăn chặn ông ta chạy tới Scotland được đặt ra. Edward, Isabella và Gaveston rời khỏi Newcastle, bị Lancaster và phe cánh của ông ta truy đuổi. Vứt bỏ nhiều đồ đạc của mình, phe hoàng gia bỏ chạy bằng đường tàu và cập bến tại Scarborough, nơi Gaveston ở lại đó trong khi Edward và Isabella trở về York. Sau một cuộc bao vây ngắn hạn, Gaveston đầu hàng các bá tước Pembroke và Surrey, với lời hứa là ông ta sẽ không bị tổn hại. Ông ta có một rương chứa đầy vàng, bạc và đá quý, có thể một phần trong số đó lấy từ kho bạc của hoàng gia, vì thế về sau ông bị Edward buộc tội ăn cắp.
doc_4892
Trên đường trở về ở miền bắc, Pembroke dừng chân tại ngôi làng Deddington ở Midlands, để lại Gaveston đang được bảo vệ ở đó trong khi ông ta ghé thăm vợ của mình. Bá tước Warwick chớp lấy cơ hội có thể khống chế được Gaveston, dẫn ông ta tới Lâu đài Warwick, nơi Lancaster và những người còn lại tập hợp vào ngày 18 tháng 6. Trong một phiên tòa diễn ra gấp rút, Gaveston bị tuyên bố là phạm tội phản loạn theo như các điều khoản của Pháp lệnh; và bị xử tử tại Blacklow Hill ngay ngày hôm sau, dưới sự giám sát của Bá tước Lancaster. Thi thể của Gaveston đến năm 1315 mới được an táng. Tang lễ được tổ chức ở Tu viện của vua Langley.
doc_4893
Những phản ứng sau cái chết của Gaveston đã thay đổi đáng kể. Edward rất tức giận và đau buồn sâu sắc vì thứ mà ông cảm thấy như là vụ mưu hại Gaveston; ông thiện đãi gia đình của Gaveston, và dự định trả thù các nam tước tham gia vào vụ này. Bá tước Pembroke và Surrey đều hổ thẹn và giận dữ với hành động của Warwick, và kết quả là họ chuyển sang ủng hộ Edward. Đối với Lancaster và những người cốt lõi ủng hộ ông ta, vụ hành quyết là hợp pháp và cần thiết cho sự ổn định của vương quốc. Khả năng nội chiến một lần nữa xuất hiện, nhưng vào tháng 12, Bá tước Pembroke tiến hành đàm phán về một hiệp định hòa bình giữa hai bên, theo đó sẽ tha thứ cho các nam tước đối lập về vụ giết Gaveston, đổi lại đó là sự ủng hộ của họ cho một chiến dịch mới ở Scotland. Lancaster và Warwick, tuy nhiên, đã không thống nhất về các điều khoản của hiệp ước, và cuộc đàm phán vẫn tiếp tục trong hầu hết năm 1313.
doc_4894
Trong khi đó, Bá tước Pembroke cũng đã đàm phán với Pháp để giải quyết những tranh cãi lâu dài về sự quản trị Gascony, và một phần trong sự kiện đó, Edward và Isabella đồng ý đến Paris vào tháng 6 năm 1313 để gặp vua Philippe IV. Edward đã hi vọng vừa giải quyết được những vấn đề ở miền nam Pháp và tranh thủ sự ủng hộ của Philippe trong vụ tranh chấp với các nam tước; về Philip đó là một cơ hội để chứng tỏ quyền lực và sự giàu có của ông trước mặt con rể. Đó là một chuyến thăm thu hút nhiều sự chú ý, bao gồm cả một đại lễ mà hai vị vua đã phong hiệp sĩ cho các con trai của Philippe và hơn 200 người khác tại Notre Dame, dự một buổi tiệc lớn dọc bờ sông Seine, và một tuyên bố công khai rằng hai vua và hoàng hậu của họ sẽ tham gia vào một cuộc viễn chinh đến Levant. Philippe đã tỏ ra nhân nhượng trong vấn đề Gascony, và sự kiện này chỉ bị trắc trở do một trận hỏa hoạn nghiêm trọng tại nơi đóng quân của Edward.
doc_4895
Trong chuyến trở về từ nước Pháp, Edward nhận thấy địa vị chính trị của ông đã được tăng cường đáng kể. Sau các cuộc đàm phán căng thẳng, các bá tước, bao gồm Lancaster và Warwick, đi đến một thỏa hiệp vào tháng 10 năm 1313, cơ bản là rất giống với bản dự luật thỏa thuận vào tháng 12 năm trước. Tài chính của Edward được cải thiện, nhờ vào việc Nghị viện đồng ý tăng thuế, một khoản vay 160,000 florin (25,000 bảng) từ đức Giáo hoàng, 33,000 bảng ông mượn của Philippe, và các khoản vay mượn thêm bởi giám đốc ngân hàng mới của Edward ở Italia, Antonio Pessagno. Lần đầu tiên trong triều đại của mình, ngân quỹ của Edward ở trong tình trạng ổn định.
doc_4896
Năm 1314, Robert the Bruce chiếm lại gần hết các lâu đài ở Scotland đã từng bị Edward chiếm cứ, và cố gắng cử những nhóm quân tiến vào những vùng đất nằm sâu vào miền bắc nước Anh như Carlisle. Đáp lại, Edward lên kế hoạch cho một chiến dịch quân sự với sự ủng hộ của Lancaster và các nam tước, tập trung một đội quân lớn khoảng từ 15,000 đến 20,000 quân khỏe mạnh. Trong khi đó, Robert vây hãm lâu đài Stirling, một thành trì then chốt của Scotland; viên chỉ huy người Anh tuyên bố rằng nếu Edward không đến trước ngày 24 tháng 6, ông ta sẽ đầu hàng. Những tin tức này đến tai Nhà vua vào cuối tháng 5, và ông quyết định tăng tốc độ bắc phạ từ Berwick để giải vây tòa lâu đìa. Robert, với khoảng 5,500 đến 6,500 quân, chủ yếu là quân cầm thương, đã chuẩn bị để ngăn chặn lực lượng của Edward ở Stirling.
doc_4897
Trận chiến bắt đầu ngày 23 tháng 6 khi quân đội Anh cố gắng kiểm soát vùng núi cao Bannock Burn, được vây quanh bởi các đầm lầy. Giao tranh giữa hai bên nổ ra, dẫn đến cái chết của Sir Henry de Bohun, người bị Robert sát hại trong trận giao đấu của hai người. Edward tiếp tục tiến quân vào ngày hôm sau, và gặp phải một lực lượng lớn quân Scotland khi họ xông ra những khu rừng ở New Park. Edward dường như không lường trước rằng người Scot lại dàn trận ở đó, và do đó ông đưa lực lượng của ông đi với mục đích hành quân chứ không phải là chiến đấu, và các cung thủ - những người thường có nhiệm vụ phá vỡ hệ thống giàn giáo của kẻ thù - lại đứng ở phía sau thay vì phía trước. Các kị binh của ông rất khó khăn khi phải hoạt động trong một địa hình chật hẹp và cuối cùng bị lính cầm thương của Robert nghiền nát. Quân Anh bị choáng váng và những người lãnh đạo không thể nào lấy lại sự kiểm soát.
doc_4898
Edward vẫn ở lại để chiến đấu, nhưng Bá tước Pembroke biết rõ ràng rằng thế cục đã mất và ông ta kéo Nhà vua ra khỏi chiến trường, giữa một lượng lớn quân đội Scotland đuổi bắt gắt gao. Edward chỉ vừa chật vật thoát khỏi trận chiến lớn, thề nguyện rằng ông sẽ xây dựng một nhà thờ dòng Carmelite tại Oxford nếu ông sống sót. Sử gia Roy Haines miêu tả thất bại này là "tai họa choáng váng" đối với người Anh, thiệt hại của họ trong trận chiến là rất lớn. Hậu quả sau thất bại, Edward lui về Dunbar, sau đó lên tàu đi đến Berwick, rồi trở lại York; khi ông vắng mặt, Lâu đài Stirling nhanh chóng thất thủ.
doc_4899
Sau thất bại ở Bannockburn, Bá tước Lancaster và Warwick nhận thấy ảnh hưởng chính trị của họ đã tăng lên, và họ ép Edward thực hiện lại Pháp lệnh năm 1311. Lancaster trở thành người đứng đầu hội đồng hoàng gia năm 1316, hứa hẹn sẽ thực hiện Pháp lệnh thông qua một ủy ban cải cách mới, nhưng ông dường như bị loại khỏi vai trò này ngay sau đó, một phần vì những bất đồng với các nam tước khác, và một phần vì tình trạng sức khỏe. Lancaster từ chối họp với Edward tại Nghị viện trong 2 năm tiếp theo, khiến cho chính quyền bị bế tắc. Chuyện này cản trở mọi hi vọng cho chiến dịch mới ở Scotland và gây ra lo ngại về cuộc nội chiến. Sau nhiều một cuộc đàm phán, một lần nữa dưới sự dàn xếp của Bá tước Pembroke, Edward và Lancaster cuối cùng chấp thuận Hiệp ước Leake vào tháng 8 năm 1318, ân xá Lancaster và phe cánh của ông ta đồng thời thành lập một hội đồng hoàng gia mới, nhằm tránh cuộc xung đột sắp xảy đến.