context_id
stringlengths
5
8
context
stringlengths
465
7.22k
doc_5000
Đầu năm 589, quân Tùy tiêu diệt Nam triều Trần, thống nhất toàn cõi Trung Quốc. Tùy Văn Đế sau khi lên ngôi, muốn xây dựng lại thành Trường An như dưới thời nhà Hán. Năm 582, theo thiết kế của thành viên hoàng tộc Bắc Chu cũ là Vũ Văn Khải (宇文愷), bắt đầu từ ven phía nam của Long Thủ Nguyên (龙首原)[chú 40] triều Tùy cho xây dựng thành mới Đại Hưng thành[chú 41]. Cung thành là hạng mục được xây dựng trước của Đại Hưng thành, năm 583 thì triều Tùy thiên đô đến đó. Năm Đại Nghiệp thứ 9 thời Tùy Dạng Đế (613), triều Tùy cho xây thành ngoại quách, Đại Hưng thành có bố cục rất quy chuẩn. Thành ngoại quách có hình dạng gần như hình vuông, dài 9.721 mét theo chiều đông-tây, dài 8.556 mét theo chiều bắc-nam, chu vi là 36,7 km, tổng diện tích thành nội là 84 km². Đại Hưng thành có 9 cổng thành ở ba mặt đông, tây, nam. Trong thành nội có 14 đường phố theo hướng đông-tây và 11 đường phố theo hướng bắc-nam.
doc_5001
Thời Tùy, Tùy Văn Đế bỏ quận giữ lại châu, Tùy Dạng Đế sau đó lại đổi châu thành quận. Khi đó, Thiểm Tây được phân thành 17 quận (châu). Trong đó có 9 quận (châu) nằm hoàn toàn trên địa bàn Thiểm Tây ngày nay: Kinh Triệu (Ung châu)[chú 42], Bằng Dực (Đồng châu)[chú 43], Phù Phượng (Kì châu)[chú 44], Thượng quận (Phu châu)[chú 45], Điêu Âm (Thượng châu)[chú 46], Diên An (Diên châu)[chú 47], Thượng Lạc (Thương châu)[chú 48], Hán Trung (Lương châu)[chú 49], Tây Thành (Kim châu)[chú 50] Có 8 quận (châu) có một bộ phận nằm trên địa bàn Thiểm Tây ngày nay: Du Lâm (Thắng châu)[chú 51], Sóc Phương (Hạ châu)[chú 52], Diêm Xuyên (Diêm châu)[chú 53], Hoằng Hóa (Khánh châu)[chú 54], Bắc Địa (Bân châu)[chú 55], Hà Trì (Phượng châu)[chú 56], Thuận Chính (Hưng châu)[chú 57], Nghĩa Thành (Lợi châu)[chú 58].
doc_5002
Năm 604, Dương Quảng giết phụ hoàng và hoàng huynh, đoạt lấy ngai vàng, tức Tùy Dạng Đế. Tùy Dạng Đế thi hành chính sách tàn bạo, khiến các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ. Tháng 9 năm 617, Lý Uyên từ nơi khởi binh tại Thái Nguyên đã vượt qua Hoàng Hà, công chiếm Triều Ấp (朝邑)[chú 59], đến tháng 11 thì công chiếm Trường An. Lý Uyên lập Đại vương Dương Hựu làm hoàng đế, tức Tùy Cung Đế, và tự lập mình làm đại thừa tướng. Tháng 5 năm 618, Lý Uyên bức Cung Đế phải thoái vị, bản thân xưng đế, lập ra triều Đường, vẫn định đô tại Trường An.
doc_5003
Nhà Đường vẫn sử dụng Đại Hưng thành ở Trường An từ thời Tùy, không ngừng xây dựng thêm. Vào tháng 3 và tháng 11 năm Vĩnh Huy thứ 5 đời Đường Cao Tông (654), công bộ thượng thư Diêm Lập Đức (閻立德) đã cho người trùng tu thành ngoại quách. Theo hệ thống đo lường ngày nay, thành ngoại quách của Trường An đời Đường kéo dài 9.500 mét từ đông sang tây, 8.470 mét từ bắc xuống nam, chu vi 35,5 km. Thành nội bao gồm cung thành, hoàng thành và khu cư trú của thị dân. Cung thành nằm ở phía bắc của chính giữa toàn thành, đầu thời Đường chỉ có một Thái Cực cung (Đại Hưng cung của Tùy trước đây), là nơi Đường Cao Tổ Lý Uyên và Đường Thái Tông Lý Thế Dân cư trú trên 30 năm. Năm Trinh Quán thứ 8 (634), trên Long Thủ Nguyên thuộc Cấm Uyển ở góc đông bắc Cung thành, Đường Thái Tông đã cho xây dựng Vĩnh An cung, nhường cho Thái thượng hoàng (Lý Uyên) cư trú, năm sau đổi tên thành Đại Minh cung. Năm Long Sóc thứ 2 (662) thời Đường Cao Tông, triều đình bắt đầu mở rộng thêm Đại Minh cung, năm sau, Đường Cao Tông chuyển từ Thái Cực cung đến Đại Minh cung cư trú và xử lý chính sự. Kể từ đó, các hoàng đế nhà Đường trú tại Đại Minh cung. Năm Khai Nguyên thứ 2 (714) thời Đường Huyền Tông, vị hoàng đế này đã đổi nơi cư trú trước đây của ông thành Hưng Khánh cung, tiến hành vài lần mở rộng. Hoàng thành nằm ở mặt nam của Cung thành, chiều đông-tây tương đương với Cung thành, phía bắc có Thừa Thiên môn với Cung thành, phía nam có Minh Đức môn với thành ngoại quách.
doc_5004
Thời Đường, triều đình lập thêm cấp đạo trên các đơn vị châu (quận). Toàn lãnh thổ Đại Đường lúc đầu được chia thành 10 đạo, khi đó khu vực Quan Trung và Thiểm Bắc của Thiểm Tây ngày nay thuộc Quan Nội đạo, Thiểm Nam thuộc địa giới của Sơn Nam đạo. Đến trung kỳ nhà Đường, toàn quốc được chia thành 15 đạo, Thiểm Tây khi đó phân thuộc quyền quản lý của 4 đạo. Kinh Kỳ đạo tách khỏi Quan Nội đạo, quản lý khu vực ở phía nam của một đường từ Trường Vũ đến Hàn Thành, khu vực phía đông của Phượng Tường, có trị sở đặt tại Trường An. Quan Nội đạo do quan ở kinh thành quản lý từ xa. Khu vực phía đông An Khang thuộc Sơn Nam Đông đạo, trị sở đặt tại Tương Phàn của Hồ Bắc ngày nay. Khu vực từ An Khang về phía tây thuộc về Sơn Nam Tây đạo, trị sở đạo này đặt tại Hán Trung ngày nay. Thời Đường, có ba phủ nằm trên địa phận Thiểm Tây ngày nay, đó là Kinh Triệu phủ (trị sở tại Trường An), Phượng Tường phủ (trị sở tại huyện Phường Tường ngày nay), Hưng Nguyên phủ (trị sở tại Hán Trung ngày nay).
doc_5005
Thời Đường là khoảng thời gian cực thịnh của Trung Quốc cổ đại, cũng là khoảng thời gian phồn vinh nhất của Thiểm Tây trong thời cổ. Thời Đường, theo sử sách Trung Quốc thì nhân khẩu Trường An ở lúc cao nhất đã vượt quá 1 triệu người, trong khi các ước tính hiện đại cho rằng trong thành nội có 800.000–1.000.000 người. là thành thị lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Thủ công nghiệp trong thành Trường An rất phát triển. Năm 1970, tại thôn Hà Gia ở Tây An, đã phát hiện được hai cái vại được chôn giấu, có trên cả nghìn vật phẩm, trong đó có 270 đồ vật bằng vàng hay bạc, được chế tác rất tinh xảo. Thời Đường, sản xuất đồ sứ đã trở thành một ngành sản xuất độc lập, tam thải (三彩) là một loại sản phẩm mới của nền công nghiệp gốm sứ, gốm xanh Diệu châu của Thiểm Tây rất có danh tiếng, được tìm thấy nhiều khi khai quật các lăng hoàng tộc và mộ quý tộc đời Đường.
doc_5006
Năm 755, bắt đầu nổ ra loạn An Sử. Tháng 6 năm 756, quân An Lộc Sơn công phá Đồng Quan, Đường Huyền Tông cùng thừa tướng Dương Quốc Trung hốt hoảng, cùng Dương Quý Phi với 1.000 cấm binh bỏ Trường An rút về đất Thục. Quân phản loạn của An Lộc Sơn sau khi vào Trường An, đã tiến hành đốt phá, giết người, cướp của bừa bãi trong suốt ba ngày đêm, thành Trường An trở nên trống rỗng. Tháng 9 năm 757, danh tướng Quách Tử Nghi (người Thiểm Tây) của Đường đã tái chiếm Trường An. Sau loạn An Sử, quốc thế Đại Đường dần dần suy giảm. Năm 881, Hoàng Sào dẫn quân khởi nghĩa nông dân đánh chiếm Trường An, tại Hàm Nguyên điện của Đại Minh cung, Hoàng Sào lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là "Đại Tề". Tháng 2 năm 883, quý tộc Sa Đà là Lý Khắc Dụng đã dẫn quân tiến vào Quan Trung, họ đánh bại tướng Hoàng Nghiệp của Hoàng Sào ở Thạch Đê cốc, đến tháng 3 lại đánh bại Triệu Chương và Thượng Nhượng ở Lương Điền Pha, đến tháng 4 thì Hoàng Sào phải đưa quân rút khỏi Trường An. Nhờ công lao của Lý Khắc Dụng, triều Đường đã lấy lại được Trường An, song đến năm 904, Chu Ôn đã ép Đường Chiêu Tông phải thiên đô đến Lạc Dương.
doc_5007
Năm 907, Chu Ôn tiếm vị nhà Đường, lập ra nhà Hậu Lương. Lý Mậu Trinh vẫn dùng niên hiệu Thiên Hữu của Đường Ai Đế, đối kháng với Hậu Lương. Lý Mậu Trinh lấy Phượng Tường làm trung tâm, lập ra chính quyền cát cứ tại một phần Thiểm Tây, Cam Túc và Tứ Xuyên hiện nay, sử gọi là nước Kỳ. Vì thế, Thiểm Tây khi đó phân thuộc hai chính quyền khác nhau. Nhà Hậu Lương đổi Kinh Triệu phủ thành Ung châu, thiết lập Đại An phủ tại Thiểm Tây. Năm 924, sau khi Hậu Đường diệt Hậu Lương, Lý Mậu Trinh hướng Hậu Đường xưng thần, được hoàng đế Hậu Đường phong làm Tần vương. Từ đó đến hết thời Ngũ Đại, Thiểm Tây nằm trong quyền quản lý của các vương triều Trung Nguyên: Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu. Hậu Đường đã đổi lại Đại An phủ thành Kinh Triệu phủ. Ngoài ra, trong thời Ngũ Đại, một bộ phận phía nam Thiểm Tây cũng từng nằm dưới quyền quản lý của nước Tiền Thục và sau đó là nước Hậu Thục.
doc_5008
Triệu Khuông Dận sau đó đã tái thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tống. Thời Bắc Tống, triều đình đổi đạo thành lộ, trong đó, Thiểm Tây lộ đã được thành lập vào đầu thời Tống. Sau đó, phân chia hành chính lại có thay đổi, đại bộ phận Thiểm Tây quy thuộc quyền quản lý của Vĩnh Hưng quân lộ[chú 60]. phía tây, nam của Lân Du và Chu Chí đến Phượng và Lưu Bá thuộc Tần Phượng lộ[chú 61]. Từ Phật Bình, Trấn Ba về phía tây thuộc quyền quản lý của Lợi Châu lộ[chú 62]. Khu vực phía đông của Ninh Thiểm, Thạch Tuyền thuộc về Kinh Tây Nam lộ[chú 63]. Khu vực Thần Mộc, Phủ Cốc, Giai thuộc về Hà Đông lộ[chú 64]. Nhiều huyện nay thuộc Du Lâm do Tây Hạ chiếm hữu.
doc_5009
Năm 1038, người Đảng Hạng dưới sự lãnh đạo của Lý Nguyên Hạo đã thiết lập nên triều Tây Hạ, khống chế một bộ phận Thiểm Bắc. Trong nhiều thập kỷ, Tống và Hạ khi chiến khi hòa, Thiểm Bắc là một chiến trường chủ yếu. Từ năm 1040 đến 1042, Phạm Trọng Yêm đã đứng đầu Vĩnh Hưng quân, cùng Hàn Kỳ đảm nhận nhận chức vụ kinh lược an phủ chiêu thảo phó sứ Thiểm Tây, trợ giúp Hạ Tủng đánh Hạ, cai trị Diên châu (nay là Diên An); ngày nay ở dưới núi Gia Lĩnh tại Diên An vẫn còn nhiều di tích liên quan đến ông. Từ năm 1078 trở đi, Thẩm Quát (沈括), một khoa học gia nổi tiếng, đã cai trị Doanh châu trong 4 năm, cai quản biên phòng Thiểm Bắc.
doc_5010
Năm 1127, Kim diệt Bắc Tống, đến tháng 12 năm đó, quân Kim tiến công Quan Trung, rồi rút đi sau khi đã cướp bóc trên quy mô lớn. Tháng 8 năm 1128, quân Kim lại tấn công Quan Trung, từ đó, phần lớn Thiểm Bắc và phía đông Quan Trung thuộc quyền cai quản của Kim. Triều đình Kim đã thiết lập Kinh Triệu phủ lộ[chú 65], Phu Diên lộ[chú 66], ngoài ra còn có Phượng Tường lộ[chú 67], Khánh Nguyên lộ[chú 68], Hà đông bắc lộ[chú 69], Lợi Châu Tây lộ[chú 70], Lợi Châu Đông lộ[chú 71] Trong khi đó, khu vực nay thuộc Hoành Sơn, Tĩnh Biên, Định Biên và Du Dương của Du Lâm thuộc về Tây Hạ.
doc_5011
Năm 1206, hãn quốc Mông Cổ được thành lập, đến tháng 11 năm 1222, tướng Mộc Hoa Lê của Mông Cổ suất quân lần lượt chiếm lĩnh Đồng Châu[chú 72], Bồ Thành. Tháng 6 năm 1230, quân Mông Cổ công phá Kinh Triệu (nay là Tây An) của Kim, đến tháng 10 thì chiếm Lĩnh Đồng (nay là Đại Lệ), Hoa và những nơi khác tại tây bắc Thiểm Tây. Tháng 4 năm sau, quân Mông Cổ đánh chiếm Phượng Tường, đến tháng 8 thì công phá Phượng Châu[chú 73], chiếm Hưng Nguyên (nay là Hán Trung) và Dương Châu (nay là Dương). Năm 1234, Kim bị tiêu diệt.
doc_5012
Năm 1253, đại hãn Mông Cổ phân phong chư vương, Quan Trung trở thành đất phong của Hốt Tất Liệt. Năm 1271, Hốt Tất Liệt thiên đô về Yên Kinh, đổi quốc hiệu thành "Nguyên". Năm 1272, Hốt Tất Liệt phong cho con trai thứ ba là Mang Ca Lạt (忙哥剌) làm An Tây vương, lập phiên tại Thiểm Tây. Thời Nguyên, Trung Quốc phân thành các hành tỉnh, Thiểm Tây hành tỉnh có trị sở đặt tại Tây An ngày nay, quản lý toàn bộ Thiểm Tây ngày nay, cũng như khu vực phía đông Lan Châu của Cam Túc ngày nay và phía nam trung bộ Ngạc Nhĩ Đa Tư của Nội Mông hiện nay. Đến giữa thời Nguyên, An Tây vương phủ bị phế trừ, An Tây lộ đổi tên thành Phụng Nguyên lộ.
doc_5013
Từ thời Tống đến thời Nguyên, kinh tế Thiểm Tây, đặc biệt là nông nghiệp, đã khôi phục và phát triển tương đối, điểm nổi bật là sự nghiệp thủy lợi. Những năm Khánh Lịch (1041-1048) thời Tống Nhân Tông, diện tích ruộng được tưới đã tăng lên 6.000 khoảng từ mức 2.000 khoảnh vào đầu thời Tống, đạt mức thời kỳ giữa nhà Đường. Việc sử dụng dầu mỏ và khai mỏ tại Thiểm Tây cũng bắt đầu trong thời Tống-Nguyên. Trong thời gian làm quan tại Thiểm Bắc, Thẩm Quát đã tiến hành khảo sát tường tận và kết luận "dầu mỏ rất nhiều, được tạo ra vô cùng trong lòng đất, không như gỗ tùng có thời kỳ và có thể cạn kiệt".
doc_5014
Trên cơ sở hệ thống hành tỉnh của triều Nguyên, ngoại trừ Bắc Kinh và Nam Kinh ra, triều Minh chia Trung Quốc thành 13 bố chính sứ ti. Thiểm Tây thừa tuyên bố chính sứ ti thời Minh quản lý toàn bộ tỉnh Thiểm Tây ngày nay, cộng thêm vùng phía đông Gia Dục quan của tỉnh Cam Túc ngày nay, đại bộ phận Ninh Hạ và Ngạc Nhĩ Đa Tư của Nội Mông hiện nay, khu vực phía đông hồ Thanh Hải của tỉnh Thanh Hải ngày nay. Triều đình nhà Minh cũng tiến hành phong vương lập phiên, trên địa phận của Thiểm Tây bố chính sứ ti có 7 phiên vương, trong đó có 3 phiên vương nằm trên địa bàn tỉnh Thiểm Tây ngày nay: năm Hồng Vũ thứ 10 (1378), phong Tần vương ở khu vực Tây An; năm Tuyên Đức thứ 9 (1429), phong Trịnh vương ở khu vực Phượng Tường; năm Thiên Khải thứ 7 (1627), phong Thụy vương ở khu vực Hán Trung.
doc_5015
Sau khi Đường Chiêu Tông thiên đô về Lạc Dương, thành ngoại quách và Cung thành của Trường An đã bị Chu Ôn phá hủy triệt để, đóng ba cổng thành của Hoàng thành, chỉ để lại Huyền Vũ môn ở phía bắc. Thời Minh, triều đình tiến hành xây dựng thành Tây An với quy mô lớn. Trong khoảng 1374-1378, đô đốc Bộc Anh (濮英) đã chủ trì việc mở rộng thành của thành Tây An. Tường thành hai mặt tây và nam được gia cố trên cơ sở tường thành của hoàng thành từ thời Đường, xây mới tường thành hai mặt đông và bắc, thành Tây An vì thế dài và rộng hơn so với Phụng Nguyên lộ thành của triều Nguyên.
doc_5016
Cuối thời Minh, triều đình trở nên hủ bại, đất nước mất mùa đói kém, người dân nhiều nơi nổi loạn, trong đó có Thiểm Tây. Tháng 11 năm 1628, Vương Gia Dận cùng bọn Ngô Duyên Quý tổ chức nạn dân ở Phủ Cốc khởi nghĩa, trước đó Vương Nhị cũng tổ chức một cuộc khởi nghĩa nông dân tại huyện Bạch Thủy. Đồng thời, Vương Tả Quải cũng kêu gọi hơn vạn người nổi dậy ở Nghi Xuyên. Ở huyện An Tắc, có cuộc khởi nghĩa của Cao Nghênh Tường. Năm 1636, Cao Nghênh Tường rơi vào ổ mai phục của Thiểm Tây tuần phủ Tôn Truyện Đình ở Hắc Thủy Dục thuộc huyện Chu Chí, thua trận bị bắt, giải về Bắc Kinh, bị xử lăng trì. Tàn dư của cuộc khởi nghĩa Cao Nghênh Tường tôn Lý Tự Thành làm Sấm vương. Tháng 1 năm 1643, Lý Tự Thành lập chính quyền tại Tương Dương của Hồ Bắc, đến tháng 10 cùng năm, quân của Lý Tự Thành phân làm hai lộ tấn công Quan Trung, công phá thành Tây An, đến tháng 11 thì chiếm được Quan Trung và Thiểm Bắc. Tháng 1 năm 1644, Lý Tự Thành đổi Tây An thành Trường An, đặt hiệu là Tây Kinh, chính thức kiến quốc, đặt quốc hiệu là "Đại Thuận". Tháng 6 năm 1644, Lý Tự Thành thất bại trước liên quân giữa quân Thanh và quân Ngô Tam Quế nên đã phải rút từ Bắc Kinh về lại Tây An. Tháng 12 năm 1644, quân Thanh chiếm được Thiểm Bắc, đến tháng 1 năm sau thì công phá Đồng Quan, Lý Tự Thành phải đưa quân qua Lam Điền, Thương Châu để rút đến Hồ Quảng. Sau khi đánh bại quân của Lý Tự Thành, quân Thanh chiếm cứ toàn bộ Thiểm Tây vào tháng 2 năm 1645.
doc_5017
Thời nhà Thanh, triều đình phế bỏ xưng hiệu "bố chính sứ ti" của triều Minh, đổi sang gọi là hành tỉnh hoặc gọi tắt là tỉnh. Đầu thời Thanh, Thiểm Tây hành tỉnh quản lý toàn bộ Thiểm Tây ngày nay, cộng thêm các vùng phía đông của Cam Túc, Ninh Hạ và Thanh Hải ngày nay. Năm Khang Hy thứ 2 (1663), tách Thiểm Tây hữu chính sứ trú tại Củng Cương[chú 74], ba năm sau lại đổi thành Cam Túc bố chính sứ và dời đến trú tại Lan Châu. Tả bố chính sử ti vẫn trú tại Tây An, quản lý bốn phủ Tây An, Diên An, Phượng Tường, Hán Trung cùng Hưng An châu. Trong suốt thời Thanh, Tây An là thủ phủ của Thiểm Tây. Vào năm Đồng Trị thứ 6 (1649), triều Thanh lấy đông bắc bộ thành Tây An thời Minh để hình thành một thành phòng thủ, gọi là Mãn thành.
doc_5018
Nhiều người Hán đã từ Thiểm Tây di cư đến Tân Cương trong thời Thanh. Họ được phân loại là thương nhân nếu không mang thân phận nô lệ. Do Thiểm Nam còn nhiều đất trống, vùng đã thu hút người nhập cư trên quy mô lớn sau khi Hồ Bắc và Tứ Xuyên xảy ra nạn đói nghiêm trọng và mùa màng thất bát trong thập niên 1770. Đến đầu thế kỷ XIX, những người nhập cư đến từ Trung và Nam Trung Quốc đã chiếm đến 90% tại một số nơi ở Thiểm Nam. Trong khoảng thời gian 1796–1804, những người bất mãn với triều đình đã tiến hành Khởi nghĩa Bạch Liên giáo ở vùng giáp ranh giữa Tứ Xuyên-Thiểm Tây-Hồ Bắc-Hà Nam, song bị quân Thanh đàn áp.
doc_5019
Sau khi cuộc nổi loạn Hồi giáo kết thúc, Thiểm Tây lại bị một nạn đói nghiêm trọng do hạn hán kéo dài, tỉnh hầu như không có mưa từ năm 1876 đến năm 1878, và khi triều đình nhà Thanh cố gắng khắc phục tình hình vào năm 1877 thì những yếu kém về hạ tầng giao thông đã cản trở hoạt động cứu trợ. Có thể đã có từ 4 đến 5 người chết đói chỉ tính riêng ở Thiểm Tây, một số huyện trong thung lũng Vị Hà màu mỡ mất trên 100.000 người mỗi huyện. Do các tai họa vào cuối thế kỷ XIX, Thiểm Tây đã trở thành nơi nhập cư của những người mong muốn có ruộng đất từ Tứ Xuyên và Hà Bắc.
doc_5020
Đầu thế kỷ XX, Thiểm Tây cũng bị thiệt hại từ những nạn đói định kỳ, diễn ra vào các năm 1915, năm 1921, và cuối cùng là năm 1928. Nạn đói cuối cùng cũng có tính chất nghiêm trọng giống như nạn đói 1877–78, người ta ước tính rằng Thiểm Tây đã có tới 3 triệu người chết vì đói, các dịch bệnh sau đó càng khiến số người chết tăng thêm hơn nữa. Tuy nhiên, trong lúc này đã có một số hoạt động cứu giúp, Tổ chức cứu trợ quốc tế về nạn đói đã phục hồi hệ thống thủy lợi bỏ hoang ở thung lũng Vị Hà, trong khi đường sắt Lũng Hải được kéo dài vào trong địa phận của tỉnh Thiểm Tây sẽ giúp vận chuyển đồ cứu trợ được nhanh hơn khi nạn đói tiếp tục xảy ra.
doc_5021
Sau thất bại của Cộng hòa Xô viết Trung Hoa, từ tháng 10 năm 1934 đến tháng 10 năm 1935, lực lượng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải tiến hành Vạn lý Trường chinh gian khổ từ Giang Tây đến Thiểm Tây để lập căn cứ mới. Khi khởi đầu cuộc rút lui, Hồng quân Trung Quốc có hơn 86 nghìn người , nhưng khi kết thúc cuộc Vạn lý Trường chinh, số Hồng quân sống sót chỉ còn ít hơn 7 nghìn. Từ năm 1937, Diên An đã trở thành nơi đặt trụ sở các cơ quan đầu não của lực lượng cộng sản Trung Quốc. Nơi này đã trở thành trung tâm đào tạo chuyên sâu của các đảng viên và quân đội cộng sản.
doc_5022
Diện tích Thiểm Tây là khoảng 205.800 km², chiều dài bắc-nam là khoảng 870 km, chiều dài đông-tây là khoảng 200–500 km. Thiểm Tây có hình dạng lãnh thổ hẹp và dài, địa thế cao ở nam và bắc, thấp ở trung gian. Thiểm Tây có nhiều loại địa hình: cao nguyên, núi non, đồng bằng, bồn địa. Có thể phân Thiểm Tây thành vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm bắc, đồng bằng Quan Trung, vùng núi Tần-Ba và thung lũng Hán Giang ở Thiểm Nam. Trong đó, diện tích cao nguyên là 92.600 km², diện tích vùng núi là 74.100 km², diện tích vùng đồng bằng là 391.000 km². Các dãy núi chủ yếu tại Thiểm Tây là Tần Lĩnh và Đại Ba Sơn. Đoạn Tần Lĩnh trên địa phận Thiểm Tây có độ cao từ 1000-3000 mét với nhiều đỉnh núi nổi tiếng tại Trung Quốc như: Hoá Sơn, Thái Bạch Sơn, Chung Nam Sơn, Ly Sơn. Đại Ba Sơn nằm ở cực nam của Thiểm Tây với độ cao từ 1.500-2.000 mét. Vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm Bắc có độ cao từ 800-1.300 mét. Vùng đồng bằng Quan Trung kéo dài từ Bảo Kê về phía đông đến Đồng Quan với độ cao trung bình là 520 mét.
doc_5023
Khu vực phía bắc Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Hoàng Hà, chiếm 63,3% diện tích và 29% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các chi lưu của hệ thống Hoàng Hà tại Thiểm Tây chủ yếu có hướng bắc-nam: Quật Dã Hà, Vô Định Hà, Diên Hà, Lạc Hà, Kính Hà (chi lưu của Vị Hà), Vị Hà. Khu vực phía nam Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Trường Giang, chiếm 36,7% diện tích và 71% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các sông lớn thuộc hệ thống Trường Giang trên địa phận Thiểm Tây là Gia Lăng Giang, Hán Giang, Đan Giang. Tổng lượng tài nguyên nước trung bình năm của Thiểm Tây là 41,649 tỷ m³, có năm lên đến 84,7 tỷ m³ song có năm chỉ được 16,8 tỷ m³.
doc_5024
Tần Lĩnh, dãy núi phân định khí hậu phía bắc và Nam Trung Quốc, chạy dọc theo chiều đông-tây của Thiểm Tây. Thiểm Tây được phân thành ba vùng khí hậu, có sự khác biệt lớn giữa bắc và nam. Khu vực Thiểm Nam thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, Quan Trung và đại bộ phận Thiểm Bắc thuộc vùng khí hậu ôn đới ấm, khu vực dọc theo Vạn Lý Trường Thành ở bắc bộ của Thiểm Bắc thuộc vùng ôn đới lạnh (ôn đới trung). Nhìn chung, khí hậu Thiểm Tây có đặc điểm là: mùa xuân ấm và khô ráo, lượng giáng thủy khá thấp, nhiệt độ tăng nhanh song bất ổn định, nhiều gió cát; mùa hè có nhiệt độ cao và nhiều mưa, song cũng có lúc tái khô hạn; mùa thu mát dễ chịu với độ ẩm tương đối thấp, nhiệt độ hạ nhanh chóng; mùa đông rét lạnh lẽo và khô hanh, nhiệt độ thấp, có rất ít mưa tuyết. Nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Tây là 13,7 °C, giảm dần từ nam đến bắc, từ đông sang tây: nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Bắc là 7 °C-12 °C, nhiệt độ trung bình năm của Quan Trung là 12 °C-14 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Nam là 14 °C-16 °C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Thiểm Tây là -11 °C đến 3 °C, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 21 °C-28 °C. Mỗi năm, Thiểm Tây có từ 160-250 ngày không có sương giá, nhiệt độ thấp kỷ lục là -32,7 °C, nhiệt độ cao kỷ lục là 42 °C. Lượng giáng thủy bình quân hàng năm của Thiểm Tây là 702,1 mm, biến đổi từ 340–1240 mm. Khoảng 60-70% lượng giáng thủy tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, thường gây nên lũ lụt, còn hai mùa xuân và hè thường bị hạn hán. Lượng giáng thủy tại Thiểm Tây giảm từ nam lên bắc: Thiểm Nam là vùng ẩm ướt, Quan Trung là vùng bán ẩm còn Thiểm Bắc là vùng bán khô hạn.
doc_5025
Thiểm Tây cũng có sự phong phú và đa dạng về chủng loại thực vật, Thiểm Tây có 12.266.700 ha đất rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,4%. Diện tích rừng tự nhiên của Thiểm Tây là 5.494.300 ha, chủ yếu phân bố tại vùng núi Tần Lĩnh-Đại Ba Sơn, Quan Sơn, Hoàng Long Sơn và Kiều Sơn. Vùng núi Tần Lĩnh-Đại Ba Sơn còn được gọi là "ngân hàng gen sinh vật" với 3.300 loài thực vật có hạt tự nhiên, chiếm 10% toàn Trung Quốc. Thiểm Tây có 30 loài thực vật quý hiếm và 800 loài cây có thể dùng làm dược liệu, mi hầu đào Trung Hoa (Actinidia chinensis), sa cức (Hippophae), giảo cổ lam, Phú Tây trà là những nguồn tài nguyên thực vật có giá trị lớn. Táo tàu, óc chó, trẩu trơn là các sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Thiểm Tây. Các loài cây dùng làm dược liệu trên địa bàn Thiểm Tây như thiên ma (Gastrodia elata), đỗ trọng (Eucommia ulmoides), khổ hạnh nhân (Semen Armeniacae Amarum), cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) có địa vị quan trọng tại Trung Quốc. Đến năm 2012, Thiểm Tây có 78 công viên rừng với tổng diện tích 304.800 ha. Vùng thảo nguyên của Thiểm Tây chủ yếu là thảo nguyên ôn đới, phân bố tại Thiểm Bắc, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc.
doc_5026
Theo số liệu cuối năm 2011, Thiểm Tây có 37,426 triệu nhân khẩu thường trú, tăng 74.000 so với năm trước, trong đó có 19,304 triệu nam giới (51,58%) và 18,122 triệu nữ giới (48,42%), tỷ lệ giới tính đạt 106,52, giảm so với 108,42 vào năm 2000. Số nhân khẩu thành thị của Thiểm Tây là 17,702 triệu người (47,3%), số nhân khẩu nông thôn là 19,724 triệu (52,7%). Số người trong độ tuổi 0-14 chiếm 15,28% tổng dân số, số người trong độ tuổi 15-64 chiếm 75,68% tổng dân số, số người trên 65% chiếm 9,04% tổng dân số của Thiểm Tây, tỉnh phải đối mặt với tình trạng lão hóa dân số nghiêm trọng.
doc_5027
Năm 2011, tổng GDP của Thiểm Tây đạt 1.239,13 tỉ NDT, tăng trưởng 13,9% so với năm trước; cũng trong năm này GDP bình quân đầu người của Thiểm Tây đạt 33.142 NDT, tăng 13,7% so với năm trước. Năm 2011, trong cơ cấu kinh tế của Thiểm Tây khu vực một đạt giá trị 122,09 tỷ NDT, chiếm 9,8%; khu vực hai đạt giá trị 683,627 tỷ NDT, chiếm 55,2%; khu vực ba đạt giá trị 433,413 tỷ NDT, chiếm 35%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011 của Thiểm Tây là 14,623 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu lên tới 7,011 tỷ USD, tăng 12,9%; kim ngạch nhập khẩu đạt 7,613 tỷ USD, tăng 29,2%, thâm hụt thương mại là 602 triệu USD. Tám ngành công nghiệp trụ cột của Thiểm Tây là năng lượng và hóa chất, sản xuất thiết bị, luyện kim màu, công nghiệp thực phẩm, chế phẩm khoáng sản phi kim, sản phẩm y dược, thiết bị điện tử, dệt may. Năm 2009, Thiểm Tây xếp thứ ba Trung Quốc về sản xuất than đá, khí thiên nhiên và dầu thô. Tận dụng lợi thế có một vài đại học và viện nghiên cứu hàng đầu ở miền Tây Trung Quốc, Thiểm Tây cũng nắm giữ một vai trò lớn trong các ngành hàng không và vũ trụ, phần mềm, vật liệu mới đang nổi lên của Trung Quốc, tạo ra trên 50% R&D và thiết bị cho ngành công nghiệp hàng không thương mại nội địa.
doc_5028
Tần khang, còn gọi là loạn đàn, là một loại hình hí khúc của Trung Quốc bắt nguồn từ khu vực tây bắc của tỉnh Thiểm Tây. Giai điệu của nó có nguồn gốc từ các vùng nông thôn của Thiểm Tây và Cam Túc. Tần khang là thể loại cổ nhất trong số Tứ đại thanh khang của hí kịch Trung Quốc. Tần khang từng bị Khang Hy Đế cấm biểu diễn tại Bắc Kinh do nó được xem là "gợi dục", tuy nhiên người ta cho rằng lý do chính xác của việc này là vì Tần khang có yếu tố phê phán xã hội. Tín thiên du là một loại hình dân ca lưu truyền ở vùng nói tiếng Tấn, bao gồm cả Thiểm Bắc của Thiểm Tây, theo lối đối ứng và lặp lại theo chu kì, câu hát có thể ngắn hay dài.
doc_5029
Ẩm thực Thiểm Tây tận dụng lợi thế về mặt lịch sử khi là đất kinh kỳ của nhiều triều đại, kế thừa kỹ nghệ nấu nước cung đình cổ xưa, thu nhận tinh hoa từ các trường phái ẩm thực trên toàn Trung Quốc. Ẩm thực Thiểm Tây chế biến món ăn một cách tinh tế từ các nguyên liệu thông thường, được biết đến nhiều với các món từ thịt lợn hay thịt cừu non hoặc cừu trưởng thành. Ẩm thực Tứ Xuyên có vị mạnh, nhấn mạnh về các loại gia vị có hương vị gắt như muối, tỏi, hành tây, và giấm; đường hiếm khi được sử dụng. Ẩm thực của vùng Hán Trung có sự tương đồng với ẩm thực Tứ Xuyên.
doc_5030
Thiểm Tây là một tỉnh có tài nguyên du lịch lớn tại Trung Quốc, có 35.800 di tích, 151 bảo tàng, 900.000 văn vật với mật độ dày đặc, đứng đầu cả nước. Thiểm Tây có các tàn tích kiến trúc thành cổ, cung điện cổ, miếu chùa cổ, lăng mộ cổ. Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn được gọi là "kỳ quan thứ tám". Càn lăng là nơi hợp táng của nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc- Võ Tắc Thiên, và Đường Cao Tông Lý Trị. Chùa Pháp Môn ở Phù Phong là một ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo. Thành Tây An là thành cổ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất tại Trung Quốc. Rừng bia Tây An là kho văn kiện bằng đá lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, Thiểm Tây còn có các phong cảnh đẹp như Tây Nạc Hoá Sơn, thác Hồ Khẩu trên Hoàng Hà, Bát Bách Lý Tần Xuyên rộng vô tận, vùng núi Tần-Ba tươi đẹp ở Thiểm Nam, khu phong cảnh Li Sơn mang sắc thái truyền kì, đỉnh chính Thái Bạch Sơn của Tần Lĩnh có tuyết phủ trong sáu tháng. Đội quân đất nung và lăng Tần Thùy Hoàng là một di sản thế giới của UNESCO, cùng với đó Thiểm Tây còn có 5 khu danh thắng phong cảnh cấp quốc gia: Hoá Sơn, Ly Sơn ở Lâm Đồng, Thiên Thai Sơn ở Bảo Kê, Hoàng Đế lăng ở Diên An, khu danh thắng phong cảnh Hợp Dương Hợp Xuyên. Trong năm 2011, Thiểm Tây đã tiếp đón 184 triệu lượt du khách trong và ngoài nước.
doc_5031
Thiểm Tây có vị trí yết hầu về giao thông, nằm trên tuyến đường từ bình nguyên Hoa Bắc xuống các tỉnh ở Tây Nam như Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu, cũng là đầu mối giao thông của khu vực tây bắc. Các tuyến đường sắt trọng yếu trên địa bàn Thiểm Tây: đường sắt chuyên vận chuyển hành khách Trịnh-Tây, đường sắt Lũng-Hải, đường sắt Bảo-Thành, đường sắt Bảo-Trung, đường sắt Ninh-Tây, đường sắt Tây-Khang. Hệ thống đường sắt kéo dài từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, nối Thiểm Tây với các tỉnh thành lân cận và với toàn quốc. Năm 2010, tỉnh Thiểm Tây có 8789 km đường sắt, vận chuyển 55.790.000 lượt người và 204.800.000 tấn hàng hóa. Cũng trong năm 2010, tỉnh Thiểm Tây có 147.461 công lộ, thực hiện vận chuyển 874.570.000 lượt khách và 771.230.000 tấn hàng hóa. Thiểm Tây có sân bay quốc tế Hàm Dương Tây An (thay thế sân bay Tây Quan Tây An vào năm 1991), sân bay Ngũ Lý Phố An Khang, sau khi hoàn thành việc nâng cấp thì sân bay Thành Cố Hán Trung sẽ thay thế chức năng hàng không dân dụng của sân bay Tây Quan Hán Trung, sân bay Nhị Thập Lý Bảo Diên An, sân bay Du Dương Du Lâm đã thay thế sân bay Tây Sa Du Lâm từ năm 2008. Năm 2010, Thiểm Tây có 358 đường bay, trong đó có 17 đường bay quốc tế và 9 tuyến đến Hồng Kông và Ma Cao, vận chuyển được 7.830.000 lượt hành khách và 90.000 tấn hàng hóa.
doc_5032
Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng này, Hàn Quốc sẽ trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước có GDP đầu người thứ hai trên thế giới, với bình quân đầu người là 81.000 USD .
doc_5033
Khí hậu Thừa Thiên-Huế gần giống như Quảng Trị với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Nhưng hiện nay do chịu tác động của biến đổi khí hậu nên từ tháng 3 đến tháng 8 nắng nóng lên đến đỉnh điểm. Các tháng 9, 10, 11 thường xuyên có bão. Từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là giai đoạn gió mùa đông bắc kéo về gây mưa to kèm theo đó lũ trên các sông tăng nhanh
doc_5034
Thừa Thiên Huế, Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời. Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy rõ dấu vết của người xưa trên mảnh đất này. Những di vật như rìu đá, đồ gốm được tìm thấy ở Phụ Ổ, Bàu Ðưng (Hương Chữ, Hương Trà) cho phép khẳng định đây là các di tích có niên đại cách đây trên dưới 4.000 năm. Những chiếc rìu đá được phát hiện trên nhiều địa bàn khác nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn (A Lưới); Phong Thu (Phong Ðiền) đã chứng minh sự có mặt của con người ở vùng đất này trên dưới 5.000 năm. Di tích khảo cổ quan trọng gắn liền với nền văn hóa Sa Huỳnh được tìm thấy lần đầu tiên tại Thừa Thiên Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng (Phụ Ổ, Hương Chữ, Hương Trà) nói lên rằng chủ nhân của nền văn hóa này đã đạt đến trình độ cao trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cách đây trên dưới 2.500 năm. Dấu ấn này còn được tìm thấy ở Cửa Thiềng năm 1988 (Phú Ốc, Tứ Hạ, Hương Trà). Cùng với văn hóa Sa Huỳnh, tại Thừa Thiên Huế còn có sự hiện diện của văn hóa Ðông Sơn. Năm 1994, trống đồng loại một đã được phát hiện ở Phong Mỹ, Phong Ðiền. Ðây là một trong những di vật độc đáo của nền văn hóa Việt cổ.
doc_5035
Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa Thừa Thiên Huế từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển... Trong thời kỳ phát triển của Văn Lang - Âu Lạc, tương truyền Thừa Thiên Huế vốn là một vùng đất của bộ Việt Thường. Trong thời kỳ nước Nam Việt lại thuộc về Tượng Quận. Năm 116 trước Công nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận. Thời kỳ Bắc thuộc, trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất này là địa đầu phía Bắc của Vương quốc Chămpa độc lập. Sau chiến thắng Bạch Ðằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Ðại Việt trở thành quốc gia độc lập và qua nhiều thế kỷ phát triển, biên giới Ðại Việt đã mở rộng dần về phía Nam. Năm 1306, công chúa Huyền Trân em gái vua Trần Anh Tông, "nước non ngàn dặm ra đi" làm dâu vương quốc Chămpa, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí (Lý) để làm sính lễ. Năm sau, vua Trần đổi hai châu này thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Ðông với nền văn hóa của các cư dân bản địa.
doc_5036
Từ khi trở thành một phần của Đại Việt, Châu Hóa và vùng đất Thuận Hóa đã từng là nơi ghi dấu những công cuộc khai phá mở làng, lập ấp, nơi Đặng Tất xây dựng đồn lũy chống quân Minh, nơi cung cấp "kho tinh binh" cho Lê Thái Tổ bình định giang sơn. Với lời sấm truyền "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành sơn, có thể yên thân muôn đời); năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hoá mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Sự nghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở Ðàng Trong đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Hơn ba thế kỷ từ khi trở về với Ðại Việt, Thuận Hóa là vùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện hình thành được những trung tâm sinh hoạt sầm uất theo kiểu đô thị. Sự ra đời của thành Hóa Châu (khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn với tư cách là một tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứ Thuận Hóa thời ấy. Mãi cho đến năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Huế sau này.
doc_5037
Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Ðàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712 - 1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc Ðông Nam của Kinh thành Huế hiện nay. Sự nguy nga bề thế của Ðô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đã được Lê Quý Ðôn mô tả trong "Phủ biên tạp lục" năm 1776 và trong Ðại Nam nhất thống chí, với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà. Phú Xuân là thủ phủ của xứ Ðàng Trong (1687-1774); rồi trở thành Kinh đô của nước Ðại Việt thống nhất dưới triều đại Quang Trung (1788 - 1801) và cuối cùng là Kinh đô của nước Việt Nam gần hai thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945). Phú Xuân đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa quan trọng của đất nước từ những thời kỳ đó. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Ðà Nẵng. Năm 1916, Việt Nam Quang phục Hội tổ chức khởi nghĩa trên quy mô nhiều tỉnh, vua Duy Tân cũng hưởng ứng.
doc_5038
Hiện nay, tỉnh đang xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch. Nghiên cứu, từng bước hoàn thiện bản sắc văn hoá Huế, đặc trưng văn hoá Huế để xây dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam; xem đây là lợi thế so sánh lâu dài để phát triển Huế, làm cho Huế ngày càng đặc sắc, thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Trong đó quy hoạch, xây dựng hệ thống công viên, tượng, các công trình văn hoá, trọng tâm là: Trung tâm hội nghị, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung, Trung tâm Điện ảnh, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Đại Nội và một số di tích quan trọng để xứng đáng là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các kỳ Festival Huế , các hoạt động đối ngoại để tăng cường quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam, văn hoá Huế, nhất là Nhã nhạc cung đình Huế, quần thể di tích Cố đô Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn,Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, vịnh đẹp Lăng Cô.
doc_5039
Thừa Thiên-Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2001 - 2008 đạt 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008. GDP bình quân đầu người năm 2009 vượt qua 1.000 USD/năm.
doc_5040
Thừa Thiên Huế quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá. Thành phố Huế vừa mang dáng dấp hiện đại, vừa mang nét đẹp cổ kính với di sản văn hoá thế giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hoá lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Môi trường thu hút đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có năng lực. Hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại, chống được chia cắt vùng miền, tạo ra động lực phát triển giữa nông thôn và thành thị. Năng lực sản xuất mới hình thành và mở ra tương lai gần sẽ có bước tăng trưởng đột phá: phía Bắc có các khu công nghiệp Phong Điền, Tứ Hạ, xi măng Đồng Lâm; phía Nam có khu công nghiệp Phú Bài, khu kinh tế-đô thị Chân Mây-Lăng Cô sôi động; phía Tây đã hình thành mạng lưới công nghiệp thuỷ điện Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền, A Lưới, xi măng Nam Đông; phía Đông phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và Khu kinh tế tổng hợp Tam Giang-Cầu Hai.
doc_5041
Chuột nhà trưởng thành có chiều dài cơ thể (tính từ mũi đến gốc đuôi) là 7,5–10 cm (3,0–3,9 in) và chiều dài đuôi là 5–10 cm (2,0–3,9 in). Khối lượng cơ thể chúng vào khoảng 10–25 g (0,4–0,9 oz). Bộ lông chuột nhà có thể từ trắng đến xám, nâu nhạt, đen. Lông chuột ngắn, ở tai và đuôi thì ít lông hơn. Chân sau của chuột nhà khá ngắn, cỡ khoảng 15–19 mm (0,59–0,75 in); sải chân bình thường khi chạy đạt 4,5 cm (1,8 in), nhưng chúng có thể nhảy cao đến 45 cm (18 in). Tiếng kêu của chuột nhà có âm vực rất cao và không đều. Chuột nhà lớn nhanh khi sống gần nhà ở của người và trên các cánh đồng nông nghiệp.
doc_5042
Chuột chủ yếu hoạt động ban đêm, kể cả lúc hoàng hôn, chúng không thích ánh sáng chói. Ổ chuột thường gần nguồn thực phẩm và được làm từ các vật liệu mềm. Những con chuột đực khỏe mạnh thường chiếm một lãnh thổ riêng, chúng sống cùng với một số con cái và con non. Những con chuột đực này tôn trọng lãnh thổ của nhau và thường chỉ xâm nhập lãnh thổ của khác khi nơi đó bị bỏ trống. Nếu có hai con đực hoặc nhiều hơn được nhốt chung trong một cái lồng, chúng sẽ thường xuyên gây lộn, trừ khi chúng được nuôi cùng nhau từ nhỏ.
doc_5043
Chuột đực lôi kéo chuột cái bằng cách phát ra tiếng kêu siêu âm đặc trưng trong dải tần 30 kHz–110 kHz. Những tiếng kêu này thường xuyên nhất trong thời gian con đực đánh hơi thấy và theo sau con cái, tuy nhiên, con đực vẫn tiếp tục kêu sau khi bắt đầu giao phối, khi đó tiếng kêu của chúng trùng với nhịp giao hợp. Con đực có thể được kích thích để phát ra tiếng kêu bằng cách dùng pheromone của con cái. Các cá thể chuột có tiếng kêu khác nhau và tiếng kêu của chuột nhà sánh ngang với tiếng chim hót về độ phức tạp. Trong khi dó, dù cũng có khả năng phát ra tiếng kêu siêu âm, chuột nhà cái thường không kêu trong khi giao phối.
doc_5044
Sau khi giao phối, thông thường ở chuột cái sẽ phát triển một lớp màng ngăn cản việc giao phối sau đó. Thai kỳ của chuột nhà vào khoảng 19-21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3-14 chuột con (trung bình 6-8). Mỗi chuột cái có thể đẻ 5-10 lứa mỗi năm, vì vậy dân số chuột nhà có thể tăng rất nhanh. Chuột nhà sinh sản quanh năm (tuy nhiên, trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá lạnh, mặc dù chúng không ngủ đông). Chuột sơ sinh không mở mắt được ngay và không có lông. Bộ lông bắt đầu phát triển vài ba ngày sau khi sinh, đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1-2 tuần. Con đực trưởng thành sinh dục sau khoảng 6 tuần và con cái là khoảng 8 tuần, nhưng cả hai giới có thể sinh sản sớm từ khi được năm tuần.
doc_5045
Đảo Gough ở Nam Đại Tây Dương từng có tới 20 loài chim biển đến sinh sản, bao gồm gần như tất cả số lượng các loài chim Diomedea dabbenena và Pterodroma incerta trên thế giới. Trước khi chuột nhà đến hòn đảo này trong thế kỷ 19 theo chân các thuỷ thủ, những con chim không có thiên địch là động vật ăn thịt có vú. Sau đó, những con chuột nhà phát triển lớn bất thường và đã học được cách tấn công chim, kể cả những con chim lớn cao đến 1 mét nhưng phần lớn di chuyển kém, đàn chuột phối hợp theo nhóm và gặm nhấm những con chim cho đến khi chúng chảy máu và chết. Ước tính có khoảng 700.000 con chuột trên đảo đã giết chết tổng cộng hơn một triệu con chim mỗi năm.
doc_5046
Tại Việt Nam, một số loài động vật hoang dã được công nhận là thiên địch của chuột và được bảo vệ, bao gồm rắn chuột (Elaphe radiata), rắn ráo thường (Ptyas korros), rắn ráo trâu (Ptyas mucosus), rắn hổ mang thường (Naja naja), rắn cạp nong (Bungarus fasciatus), các loài rắn lục, trăn đất (Python molurus), trăn hoa (Python reticulatus), cú lợn trắng (Tyto alba), cú lợn vằn (Tyto capensis), cú mèo (Otus bakkamoena), chim thù thì (Ketupa spp.), cú vọ lưng nâu (Ninox scutulata), diều hâu, diệc xám (Ardea cinerea), mèo báo (Felis bengalensis), mèo gấm (Pardofelis marmorata), triết bụng vàng (Mustela kathiah), triết chỉ lưng (Mustela strigidosa), cầy hương (Viverricula indica).
doc_5047
Chuột là động vật có vú được sử dụng phổ biến nhất trong các mô hình nghiên cứu, với hàng trăm chủng thuần, con lai xa và biến đổi gen. Chúng được sử dụng phổ biến trong các thử nghiệm sinh học và tâm lý học, chủ yếu bởi vì chúng là động vật có vú, tương đối dễ dàng để duy trì và xử lý, sinh sản nhanh chóng và có sự tương đồng cao với con người. Trình tự gen của chuột đã được xác định và nhiều đoạn gen chuột có đồng đẳng với gen của con người. Ngoài ra việc chuột có giá thành tương đối thấp và dễ dàng duy trì, chuột nhà còn có nhiều ưu thế để được sử dụng trong phòng thí nghiệm nghiên cứu. Chuột nhà có thể sinh sản nhanh chóng, nên có thể quan sát nhiều thế hệ chuột trong một thời gian tương đối ngắn.
doc_5048
Nền kinh tế Đài Loan, còn được gọi là nền kinh tế Đài Loan của Trung Quốc, là nền kinh tế lớn thứ 7 ở châu Á, và được bao gồm trong nhóm kinh tế tiên tiến bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế và được đánh giá cao về thu nhập nền kinh tế nhóm của Ngân hàng thế giới, và xếp hạng thứ 15 trong thế giới của các báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, có một phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà được xếp hạng là 22 -largest trên thế giới bởi sức mua tương đương(PPP), đứng thứ 18 trên thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với sức mua bình quân đầu người (người) và thứ 24 trong GDP danh nghĩa đầu tư và thương mại nước ngoài của chính phủ Cộng hòa Trung Quốc (ROC), thường được gọi là như Đài Loan. Tính đến năm 2018, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính và dịch vụ tiện ích là ba cá nhân cao nhất trả tiền tại Đài Loan. Nền kinh tế của Đài Loan xếp hạng cao nhất ở Châu Á cho Chỉ số Doanh nhân Toàn cầu 2015 (GEI) cho những thế mạnh cụ thể. Hầu hết các ngân hàng lớn của chính phủ và các công ty công nghiệp đã được tư nhân hóa, và bây giờcác doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình là các yếu tố kinh tế được sắp xếp hợp lý tại Đài Loan. Với technocracy -centered kế hoạch kinh tế dưới thiết quân luật cho đến năm 1987, tốc độ tăng trưởng thực sự trong GDP đạt mức trung bình khoảng 8% trong suốt ba thập kỷ qua. Xuất khẩu đã phát triển nhanh hơn và kể từ Thế chiến II, đã cung cấp động lực chính cho công nghiệp hóa. Lạm phát và thất nghiệp thấp; thặng dư thương mại là đáng kể; và dự trữ ngoại hối lớn thứ tư thế giới. Nông nghiệp đóng góp 3% vào GDP, giảm từ 35% năm 1952, và khu vực dịch vụ chiếm 73% nền kinh tế. Các ngành công nghiệp thâm dụng lao động truyền thống đang dần được di chuyển ngoài khơi và thay thế bằng nhiều ngành công nghiệp vốn và công nghệ trong giai đoạn tiền trưởng thành của ngành công nghiệp sản xuất trong các cuộc thi kinh tế toàn cầu về chi phí lao động (chỉ số hoạt động chính), tự động hóa (ngành công nghiệp 4.0), thiết kế sản phẩm thực hiện (nguyên mẫu), thương mại hóa công nghệ (đổi mới với kiến thức / thực tế), khoa học hóa (bằng sáng chế), khám phá khoa học (phát hiện khoa học từ phương pháp khoa học thực nghiệm) và phát triển từ sự phụ thuộc quá mức từ nhà sản xuất thiết bị gốc và mô hình nhà sản xuất thiết kế ban đầu, ] , trong đó không có đơn Đại học từ Đài Loan vào toàn cầu Lên trên Reuter của sáng tạo 100 trường đại học xếp hạng, và nền kinh tế của Đài Loan có thể cần sự hợp tác quốc tế về Đại học, nghiên cứu và hợp tác công nghiệp trên spin-offcơ hội. Nền kinh tế của Đài Loan là một đối tác không thể thiếu trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp điện tử. Linh kiện điện tử và máy tính cá nhân là hai lĩnh vực có sức mạnh quốc tế của ngành Công nghệ thông tin Đài Loan, có nghĩa là nền kinh tế của Đài Loan có lợi thế cạnh tranh về đường cong học tập từ các công nghệ nước ngoài tiên tiến với chi phí sản xuất thấp hơn ở nước ngoài. Viện Công nghiệp Thông tin với sự công nhận quốc tế chịu trách nhiệm cho sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT và ngành công nghệ thông tin ở Đài Loan. Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp với các đối tác toàn cầu là trung tâm nghiên cứu tiên tiến về công nghệ ứng dụng cho nền kinh tế Đài Loan. Tổng cục Ngân sách, Kế toán và Thống kê và Bộ Kinh tế đưa ra các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của nền kinh tế Đài Loan. Tổ chức nghiên cứu kinh tế Chung-Hua cung cấp dự báo kinh tế đi đầu trong nền kinh tế Đài Loan và nghiên cứu về các mối quan hệ kinh tế song phương với ASEAN của Trung tâm Nghiên cứu ASEAN Đài Loan (TASC). Sở giao dịch chứng khoán Đài Loanlà người dẫn chương trình cho các công ty niêm yết của các ngành công nghiệp địa phương tại Đài Loan với mức độ phơi nhiễm tài chính có trọng số tới Chỉ số FTSE Đài Loan và Chỉ số MSCI Đài Loan.
doc_5049
Thương mại quốc tế được chính thức hỗ trợ bởi Hội đồng phát triển ngoại thương Đài Loan. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp Đài Loan đã trở thành nhà đầu tư lớn ở Trung Quốc đại lục, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia. Do chính sách tài chính bảo thủ và ổn định của Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Trung Quốc (Đài Loan) và các thế mạnh kinh doanh, Đài Loan ít chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chínhnăm 1997-1999 so với nhiều nền kinh tế trong khu vực. Hai ngân hàng lớn ở Đài Loan là Ngân hàng Đài Loan và Ngân hàng Thương mại Quốc tế Mega, nhưng ngành tài chính không phải là ngành công nghiệp quốc tế lớn ở Đài Loan. Không giống như Nhật Bản và Hàn Quốc láng giềng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp ở Đài Loan. Đài Loan được đặc trưng là một trong những nền kinh tế công nghiệp hóa mới trong sự trỗi dậy của mười dự án xây dựng lớn kể từ năm 1970. Từ những năm 1990, nền kinh tế Đài Loan đã thông qua tự do hóa kinh tế với những cải cách điều chỉnh liên tiếp. London Metal Exchange, thị trường chứng khoán kim loại lớn nhất thế giới, đã chấp thuận Kaohsiung, Đài Loan là một điểm giao hàng tốt cho nhôm chính, hợp kim nhôm, đồng, chì, niken, thiếc và kẽm và là vị trí thứ chín của LME ở châu Á vào ngày 17 tháng 6 năm 2013, cho các hợp đồng tương lai về kim loại và sản xuất công nghiệp của sự hội nhập toàn cầu của nền kinh tế Đài Loan. Nền kinh tế của Đài Loan có mật độ tập trung cửa hàng tiện lợi hiện đại cao nhất thế giới. Các thuế gián tiếp hệ thống của nền kinh tế của Đài Loan bao gồm Tổng biên nhận kinh doanh Thuế (GBRT) (thuế thu gộp) và thuế giá trị gia tăng. Nền kinh tế của Đài Loan được xếp hạng thứ 15 trong 20 thành phố điểm đến hàng đầu toàn cầu theo số lượt truy cập qua đêm quốc tế (2014) theo Chỉ số thành phố điểm đến toàn cầu của MasterCard 2014. Trà bong bóng có nguồn gốc từ Đài Loan.
doc_5050
Đài Loan là thành viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Đài Loan cũng là một người quan sát tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dưới cái tên " Đài Bắc Trung Quốc ", và là thành viên của Phòng Thương mại Quốc tế là "Đài Bắc Trung Quốc". Đài Loan đã ký Hiệp định khung hợp tác kinh tế với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 29 tháng 6 năm 2010. Đài Loan cũng đã ký hiệp định thương mại tự do với Singapore và New Zealand. Đài Loan đang tìm cách tham gia Đối tác xuyên Thái Bình Dương không muộn hơn năm 2020 nếu các yêu cầu kinh tế được đáp ứng. Nền kinh tế của Đài Loan cũng áp dụng cho các thành viên trong Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á năm 2015. Năm đối tác thương mại hàng đầu của Đài Loan trong năm 2010 là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Liên minh Châu Âu và Hồng Kong.
doc_5051
Nền kinh tế Đài Loan, so với các nền kinh tế lớn khác trong khu vực, là "ở ngã tư", và phải đối mặt với kinh tế thế giới trong nền kinh tế thế giới, ngoài quốc tế hóa, lương thấp cho nhân viên và không chắc chắn về triển vọng cá nhân của nhân viên, kết quả là tài năng nguồn nhân lực tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở những nơi khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và các doanh nghiệp ở Đài Loan bị ảnh hưởng nhiều nhất từ quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. hoạt động kinh doanh bận rộn cho bất kỳ xem xét mở rộng hơn nữa, và tổng thể cản trở bất kỳ nỗ lực chuyển đổi kinh tế của Đài Loan từ chính phủ Đài Loan. Các Tổ chức Thương mại Thế giớicũng đã xem xét triển vọng kinh tế của Đài Bắc vào năm 2010. Dự báo công nghiệp quốc tế về sản xuất chất bán dẫn, là ngành hàng đầu của nền kinh tế Đài Loan, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các đối tác Mỹ. Để kết luận, đối mặt với sự thất bại thị trường từ bên ngoài, chính phủ Đài Loan cần chính sách công nghiệp được suy nghĩ tốt khẩn trương thích ứng với cảnh quan kinh tế mới, và như một nền kinh tế đảo thiếu của tài nguyên thiên nhiên và trong nước tương đối thấp hơn tổng cầu, của Đài Loan nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ góp phần rất lớn vào giá trị gia tăng quản lý đổi mới để mở rộng thương mại quốc tế của Đài Loan.
doc_5052
Bước đầu tiên hướng tới công nghiệp hóa là cải cách ruộng đất, một bước quan trọng trong việc hiện đại hóa nền kinh tế, vì nó tạo ra một tầng lớp chủ đất có vốn đầu tư cho những nỗ lực kinh tế trong tương lai. Hỗ trợ của Mỹ cũng quan trọng để ổn định sau chiến tranh Đài Loan, và nó chiếm hơn 30% đầu tư trong nước từ năm 1951 đến năm 1962. Những yếu tố này, cùng với kế hoạch của chính phủ và giáo dục phổ thông đã mang lại những tiến bộ lớn trong công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp (32% GDP năm 1952) sang nền kinh tế theo hướng công nghiệp (47% GDP năm 1986). Giữa năm 1952 và 1961, nền kinh tế tăng trung bình 9,21% mỗi năm.
doc_5053
Một lần nữa, việc chuyển đổi nền kinh tế của Đài Loan không thể hiểu được nếu không có tham chiếu đến khuôn khổ địa chính trị lớn hơn. Mặc dù viện trợ đã được cắt giảm trong thập niên 1970, nhưng điều đó rất quan trọng trong những năm hình thành, thúc đẩy công nghiệp hóa và an ninh và liên kết kinh tế được duy trì. Sự không chắc chắn về cam kết của Hoa Kỳ đã đẩy nhanh sự thay đổi của đất nước từ việc thay thế nhập khẩu được trợ cấp trong những năm 1950 để tăng trưởng dẫn đầu xuất khẩu. Sự phát triển của thương mại và xuất khẩu nước ngoài đã giúp thu hút lao động dư thừa từ việc giảm tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế. Giống như Hàn Quốc, Đài Loan đã chuyển từ các nhà sản xuất rẻ tiền, tốn nhiều công sức, như dệt may và đồ chơi, thành một sự mở rộng của ngành công nghiệp nặng và cơ sở hạ tầng vào những năm 1970, và sau đóthiết bị điện tử tiên tiến trong thập kỷ tiếp theo. Đến những năm 1980, nền kinh tế ngày càng mở cửa và chính phủ đã chuyển sang tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước. Phát triển công nghệ dẫn đến việc thành lập Công viên Khoa học Hsinchu vào năm 1981. Đầu tư vào Trung Quốc đại lục thúc đẩy thương mại qua eo biển, giảm sự phụ thuộc của Đài Loan vào thị trường Hoa Kỳ. Từ 1981-1995, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 7,52%, và khu vực dịch vụ trở thành ngành lớn nhất với 51,67%, vượt qua khu vực công nghiệp và trở thành một nguồn chính của tăng trưởng kinh tế.
doc_5054
Đài Loan hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế tương tự như các nền kinh tế phát triển khác. Với triển vọng tiếp tục di chuyển các ngành công nghiệp thâm dụng lao động sang các nền kinh tế có lực lượng lao động rẻ hơn, như ở Trung Quốc và Việt Nam, sự phát triển tương lai của Đài Loan sẽ phải dựa vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế công nghệ cao và dịch vụ. Trong những năm gần đây, Đài Loan đã đa dạng hóa thành công thị trường thương mại, giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ 49% năm 1984 xuống 20% năm 2002. Sự phụ thuộc của Đài Loan vào Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm khi xuất khẩu sang Đông Nam Á Châu Á và Trung Quốc đại lục phát triển và nỗ lực của mình để phát triển các thị trường châu Âu tạo ra kết quả. Việc Đài Loan gia nhập WTO và mong muốn trở thành một trung tâm hoạt động khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang thúc đẩy tự do hóa kinh tế hơn nữa.
doc_5055
Đài Loan đã phục hồi nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010, và nền kinh tế của nó đã tăng trưởng đều đặn. Nền kinh tế đang phải đối mặt với sự suy giảm trong năm 2009 do sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu và điều này đã khiến thị trường thế giới dễ bị tổn thương. Thất nghiệp đạt mức chưa từng thấy kể từ năm 2003, và nền kinh tế đã giảm 8,36% trong quý IV năm 2008. Đáp lại, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 5,6 tỷ USD (3% GDP), cung cấp tài chính ưu đãi cho các doanh nghiệp và giới thiệu thời gian nghỉ thuế. Gói kích cầu tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thuế cho các khoản đầu tư mới và các hộ gia đình có thu nhập thấp. Đẩy mạnh các chuyến hàng đến các thị trường mới ở nước ngoài như Nga, Brazil và Trung Đông cũng là mục tiêu chính của việc kích thích kinh tế. Nền kinh tế đã từ từ phục hồi; đến tháng 11 năm 2010, tỷ lệ thất nghiệp của Đài Loan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm là 4,73%, và tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 40 tháng là 4,18% vào cuối năm 2011. Mức lương trung bình cũng tăng lên ổn định cho mỗi tháng trong năm 2010, tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2009. Sản lượng công nghiệp tháng 11/2010 đạt mức cao, tăng 19,37% so với năm trước, cho thấy xuất khẩu mạnh và nền kinh tế địa phương đang tăng trưởng. Tiêu dùng cá nhâncũng tăng, với doanh số bán lẻ tăng 6,4% so với năm 2009. Sau 10,5% tăng trưởng kinh tế trong năm 2010, Ngân hàng Thế giới dự kiến tăng trưởng tiếp tục và đạt 5% trong năm 2011.
doc_5056
Ngoại thương là động cơ tăng trưởng nhanh của Đài Loan trong 40 năm qua. Nền kinh tế của Đài Loan vẫn theo định hướng xuất khẩu, do đó, nó phụ thuộc vào một chế độ thương mại thế giới mở và vẫn còn dễ bị tổn thương do suy thoái trong nền kinh tế thế giới. Tổng giá trị thương mại tăng hơn năm lần trong những năm 1960, gần gấp mười lần trong thập niên 1970, và tăng gấp đôi một lần nữa trong những năm 1980. Những năm 1990 chứng kiến sự tăng trưởng khiêm tốn hơn, ít hơn hai lần. Thành phần xuất khẩu thay đổi chủ yếu từ hàng nông sản sang hàng công nghiệp (nay là 98%). Ngành điện tử là lĩnh vực xuất khẩu công nghiệp quan trọng nhất của Đài Loan và là nước nhận đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ.
doc_5057
Nhập khẩu bị chi phối bởi nguyên vật liệu và hàng hóa vốn, chiếm hơn 90% tổng số. Đài Loan nhập khẩu hầu hết nhu cầu năng lượng của mình. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Đài Loan, chiếm 11,4% kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan và cung cấp 10,0% lượng nhập khẩu. Trung Quốc đại lục gần đây đã trở thành đối tác xuất nhập khẩu lớn nhất của Đài Loan. Trong năm 2010, đất liền chiếm 28,0% xuất khẩu của Đài Loan và 13,2% nhập khẩu. Con số này đang phát triển nhanh chóng khi cả hai nền kinh tế trở nên phụ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết. Nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục bao gồm chủ yếu là nguyên liệu nông nghiệp và công nghiệp. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là hàng điện tử và hàng tiêu dùng. Khi mức thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan tăng lên, nhu cầu nhập khẩu, hàng tiêu dùng chất lượng cao đã tăng lên. Thặng dư thương mại năm 2002 của Đài Loan với Hoa Kỳ là 8,70 tỷ đô la.
doc_5058
Việc thiếu quan hệ ngoại giao chính thức giữa Cộng hòa Trung Quốc (Đài Loan) với các đối tác thương mại của Đài Loan dường như không làm cản trở thương mại mở rộng nhanh chóng của Đài Loan. Cộng hòa Trung Hoa duy trì các văn phòng thương mại và văn hóa tại hơn 60 quốc gia mà nó không có quan hệ chính thức để đại diện cho quyền lợi của Đài Loan. Ngoài WTO, Đài Loan là thành viên của Ngân hàng Phát triển Châu Á là "Đài Bắc, Trung Quốc" (tên do ảnh hưởng của PRC đối với ngân hàng) và diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là " Trung Quốc Đài BắcNhững phát triển này phản ánh tầm quan trọng kinh tế của Đài Loan và mong muốn của nó để trở nên hòa nhập hơn nữa vào nền kinh tế toàn cầu.
doc_5059
Các Hiệp định Hợp tác Kinh tế Khung (ECFA) với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ký kết vào ngày 29 tháng 6 năm 2010, tại Trùng Khánh. Nó có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của Đài Loan. Tuy nhiên, những lợi ích và tác động thực sự mà ECFA mang lại cho nền kinh tế tổng thể của Đài Loan vẫn còn đang tranh chấp. Thỏa thuận mới được ký kết sẽ cho phép hơn 500 sản phẩm được sản xuất tại Đài Loan để vào Trung Quốc đại lục với mức thuế thấp hoặc không có thuế. Chính phủ cũng đang tìm cách thiết lập các hiệp định thương mại với Singapore và Hoa Kỳ.
doc_5060
Ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Đài Loan đã đóng một vai trò quan trọng trong thị trường CNTT toàn cầu trong 20 năm qua. Năm 1960, ngành công nghiệp điện tử ở Đài Loan hầu như không tồn tại. Tuy nhiên, với sự tập trung của chính phủ về phát triển chuyên môn với công nghệ cao, cùng với kiến thức tiếp thị và quản lý để thiết lập các ngành công nghiệp của riêng mình, các công ty như TSMC và UMC được thành lập. Ngành công nghiệp sử dụng các nguồn lực công nghiệp và kinh nghiệm quản lý sản phẩm để hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp quốc tế lớn để trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cơ cấu của ngành công nghiệp ở Đài Loan bao gồm một số ít các công ty ở đầu cùng với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm 85% sản lượng công nghiệp. Các SME này thường sản xuất các sản phẩm trên cơ sở sản xuất thiết bị gốc (OEM) hoặc nhà sản xuất thiết kế gốc (ODM), dẫn đến ít tài nguyên hơn cho nghiên cứu và phát triển. Do sự nhấn mạnh của mô hình OEM / ODM, các công ty thường không thể thực hiện đánh giá chuyên sâu về đầu tư, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm mới, thay vì dựa vào nhập khẩu các thành phần chính và công nghệ tiên tiến từ Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hai mươi công ty công nghệ thông tin và truyền thông hàng đầu (ICT) có Văn phòng mua sắm quốc tế được thành lập tại Đài Loan. Là người ký Hiệp định Công nghệ Thông tin, Đài Loan đã loại bỏ thuế quan đối với các sản phẩm CNTT kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.
doc_5061
Dự án "e-Đài Loan" do chính phủ đưa ra tìm cách sử dụng 1,83 tỷ USD để cải thiện cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tại Đài Loan trong năm lĩnh vực chính: cuộc sống, kinh doanh, giao thông và băng thông rộng. Chương trình tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành, nâng cao hiệu quả của chính phủ, và nâng cao chất lượng cuộc sống, và nhằm tăng số lượng người dùng băng rộng trên đảo lên 6 triệu. Năm 2010, thị trường phần mềm của Đài Loan tăng 7,1% đạt giá trị 4 tỷ USD, chiếm 3,3% giá trị thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngành công nghiệp sản xuất nội dung số tăng 15% trong năm 2009, đạt 14,03 tỷ USD. Quang điện tửngành công nghiệp (bao gồm cả màn hình phẳng và quang điện) đạt 2,2 nghìn tỷ Đài tệ trong năm 2010, tăng 40% so với năm 2009, chiếm 1/5 thị phần toàn cầu.
doc_5062
Các bán dẫn công nghiệp, bao gồm IC sản xuất, thiết kế và đóng gói, tạo thành một phần quan trọng trong ngành công nghiệp CNTT của Đài Loan. Do khả năng mạnh mẽ của nó trong sản xuất wafer OEM và một chuỗi cung ứng công nghiệp hoàn chỉnh, Đài Loan đã có thể phân biệt chính nó với các đối thủ cạnh tranh của nó. Sản lượng ngành đạt 39 tỷ USD trong năm 2009, đứng đầu trong thị phần toàn cầu về sản xuất, đóng gói và thử nghiệm vi mạch, và đứng thứ hai về thiết kế vi mạch. Công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan (TSMC) và United Microelectronics Corporation (UMC) là hai nhà sản xuất chip hợp đồng lớn nhất trên thế giới, trong khi MediaTeklà nhà cung cấp fabless lớn thứ tư trên toàn cầu. Năm 1987, TSMC đi tiên phong trong mô hình đúc không nung, định hình lại ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Từ ITRI nhà máy đầu tiên của 3-inch chế tạo wafer được xây dựng vào năm 1977 và việc thành lập UMC năm 1980, ngành công nghiệp đã phát triển thành một nhà lãnh đạo thế giới với 40 fabs đi vào hoạt động vào năm 2002. Năm 2007, ngành công nghiệp bán dẫn vượt qua Mỹ, chỉ đứng sau Nhật Bản. Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến năm 2010 ảnh hưởng đến doanh thu và xuất khẩu, ngành công nghiệp đã hồi phục với các công ty đăng lợi nhuận kỷ lục trong năm 2010. Đài Loan có tỷ trọng lớn nhất là 300 nm, 90 nm và 60 nm năng lực sản xuất trên toàn thế giới. -2011.
doc_5063
Nông nghiệp đã phục vụ như một nền tảng vững chắc cho phép lạ kinh tế của Đài Loan. Sau khi nhượng từ Nhật Bản vào năm 1945, chính phủ công bố một chiến lược lâu dài của "phát triển ngành công nghiệp thông qua sản xuất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp thông qua ngành công nghiệp". Như vậy, nông nghiệp đã trở thành nền tảng cho sự phát triển kinh tế của Đài Loan trong những năm đầu và phục vụ như là một neo cho tăng trưởng trong công nghiệp và thương mại. Vào năm 1951, sản xuất nông nghiệp chiếm 35,8% GDP của Đài Loan, vào năm 2013, nó đã được vượt xa và 475,90 tỷ đô-la của nó chỉ chiếm 1,69% GDP. Như năm 2013, Nông nghiệp của Đài Loan là hỗn hợp các loại cây trồng (47,88%), chăn nuôi (31,16%), thủy sản (20,87%) và lâm nghiệp (0,09%). Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và tự do hóa thương mại tiếp theo, chính phủ đã thực hiện các chính sách mới để phát triển ngành thành một ngành công nghiệp xanh hiện đại và cạnh tranh hơn.
doc_5064
Mặc dù chỉ có khoảng một phần tư diện tích đất của Đài Loan thích hợp cho canh tác, hầu như tất cả đất nông nghiệp đều được canh tác mạnh mẽ, với một số khu vực thích hợp cho hai và thậm chí ba vụ mỗi năm. Tuy nhiên, tăng sản xuất nông nghiệp chậm hơn nhiều so với tăng trưởng công nghiệp. Hiện đại hóa nông nghiệp đã bị ức chế bởi quy mô nhỏ của các trang trại và thiếu đầu tư vào các cơ sở vật chất tốt hơn và đào tạo để phát triển các doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn. Dân số nông nghiệp của Đài Loan đã giảm đều từ năm 1974 xuống 2002, khiến Hội đồng Nông nghiệp giới thiệu quản lý trang trại hiện đại, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho các hệ thống sản xuất và phân phối tốt hơn. Thúc đẩy cơ giới hóa trang trạiđã giúp giảm bớt tình trạng thiếu lao động trong khi tăng năng suất; cả sản xuất lúa và mía đều được cơ giới hoá hoàn toàn. Cây trồng chính của Đài Loan là gạo, mía, hoa quả (nhiều loại trong số đó là nhiệt đới) và rau. Mặc dù tự cung tự cấp trong sản xuất gạo, Đài Loan nhập khẩu một lượng lớn lúa mì, chủ yếu là từ Hoa Kỳ. Sản xuất và tiêu thụ thịt đã tăng mạnh, phản ánh mức sống cao. Đài Loan đã xuất khẩu một lượng lớn thịt lợn đông lạnh, mặc dù điều này đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoof và miệng vào năm 1997. Các mặt hàng nông sản khác bao gồm cá, thủy sản và hải sản, rau quả đóng hộp và đông lạnh và các sản phẩm ngũ cốc. Nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp dự kiến sẽ tăng do gia nhập WTO, đang mở cửa thị trường nông nghiệp được bảo hộ trước đây.
doc_5065
Do thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đảo, Đài Loan buộc phải nhập khẩu nhiều nhu cầu năng lượng của mình (hiện tại là 98%). Năng lượng nhập khẩu đạt 11,52 tỷ USD vào năm 2002, chiếm 4,1% GDP. Mặc dù ngành công nghiệp truyền thống là người tiêu dùng năng lượng lớn nhất Đài Loan, tỷ trọng của nó giảm trong những năm gần đây từ 62% năm 1986 xuống 58% năm 2002. Tiêu thụ năng lượng của Đài Loan bị chi phối bởi dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ (48,52%)), tiếp theo là than đá (29,2%), khí thiên nhiên (12,23%), điện hạt nhân (8,33%), và thủy điện (0,28%). Hòn đảo này cũng phụ thuộc nhiều vào dầu nhập khẩu, với 72% dầu thô đến từ Trung Đông vào năm 2002. Mặc dù Công ty Điện lực Đài Loan (Taipower), doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm cung cấp điện cho khu vực Đài Loan, một biện pháp năm 1994 đã cho phép các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) cung cấp tới 20% nhu cầu năng lượng của hòn đảo. Indonesia và Malaysia cung cấp hầu hết nhu cầu khí tự nhiên của Đài Loan. Hiện tại nó có ba nhà máy điện hạt nhân hoạt động. Một nhà máy thứ tư đang được xây dựng được mothballed vào năm 2014.
doc_5066
Mặc dù sử dụng năng lượng bình quân đầu người của Đài Loan là ngang bằng với các nước láng giềng châu Á, trong tháng 7 năm 2005, Bộ Nội vụ kinh tế công bố kế hoạch cắt giảm 170 triệu-tấn carbon dioxide thải vào năm 2025. Trong năm 2010, lượng khí thải carbon dioxide có đã giảm 5,14 triệu tấn. Để tiếp tục giảm phát thải, chính phủ cũng có kế hoạch tăng hiệu suất năng lượng lên 2% mỗi năm đến năm 2020. Ngoài ra, lượng phát thải năm 2015 dự kiến sẽ giảm 7% so với năm 2005.
doc_5067
Đài Loan là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn thứ 4 trên thế giới và là nhà sản xuất đèn LED lớn nhất thế giới. Năm 2010, Đài Loan đã lắp đặt hơn 1,66 triệu mét vuông các bộ thu nhiệt mặt trời, với mật độ lắp đặt xếp thứ ba trên thế giới. Chính phủ đã xây dựng 155 bộ tua-bin gió có khả năng sản xuất 281,6 MW năng lượng, và các dự án bổ sung được lên kế hoạch hoặc đang xây dựng. Năng lượng tái tạo chiếm 6,8% năng lượng sử dụng của Đài Loan vào năm 2010. Năm 2010, ngành năng lượng xanh tạo ra 10,97 tỷ USD giá trị sản xuất. Chính phủ cũng công bố kế hoạch đầu tư 838 triệu đô la Mỹ để thúc đẩy năng lượng tái tạo và 635 triệu đô la Mỹ cho nghiên cứu và phát triển.
doc_5068
Luật Lao động của Liên minh, được lập pháp bởi Quốc Dân Đảng (KMT) trên đất liền, đã trao cho nhân viên Đài Loan quyền được hợp nhất. Tuy nhiên, trước khi dân chủ hóa Đài Loan, các chức năng của các công đoàn bị giới hạn dưới sự điều tiết chặt chẽ và chủ nghĩa tập thể nhà nước. Theo Luật Lao động của Liên minh Lao động, công nhân chỉ được phép tổ chức tại các công ty, điều đó có nghĩa là các công đoàn cấp ngành đã bị cấm. Ngoài ra, chỉ có một công đoàn có thể tồn tại trong mỗi công ty hoặc khu vực địa lý. Các nhóm nghề đặc biệt như giáo viên không được phép đoàn kết. Quyền đình công và thương lượng tập thể cũng bị luật pháp cản trở. Thỏa ước mua bán tập thể năm 1930 quy định rằng các thỏa thuận tập thể không có giá trị pháp lý mà không có sự chấp thuận của chính phủ. Dân chủ hóa năm 1986 đã mang lại những thay đổi lớn cho sự tham gia và chính sách của công đoàn. Từ năm 1986 đến năm 1992, công nhân đoàn kết tăng 13%. Một số tổ chức công đoàn tự trị, không chính thức nổi lên, bao gồm Liên đoàn Công đoàn Đài Loan (TCTU) đã được công nhận hợp pháp vào năm 2000. Việc sửa đổi Luật Lao động và Thỏa ước tập thể cả hai đều có hiệu lực đầu thế kỷ 21. Luật Lao động đã sửa đổi Luật nâng cao những hạn chế đối với các nhóm nghề đặc biệt từ đại diện tập thể. Đạo luật thỏa thuận mua bán tập thể trong năm 2008 đảm bảo các công đoàn thương mại có quyền thương lượng với các nhà tuyển dụng.
doc_5069
Các quyền bảo hộ lao động và việc làm của Đài Loan tăng lên cùng với tiến trình dân chủ hoá của nó vào những năm 1980, và nó vẫn có mức độ bảo hộ việc làm tương đối cao so với các nước Đông Á khác. Được thực hiện vào tháng 8 năm 1984, Luật Tiêu chuẩn Lao động là luật bảo vệ việc làm toàn diện đầu tiên cho công nhân Đài Loan. Trước khi thực hiện, Đạo luật Nhà máy là luật chính điều chỉnh các vấn đề lao động, nhưng không hiệu quả trong thực tế vì phạm vi bảo hiểm của các doanh nghiệp và các vấn đề và không bị phạt do vi phạm. Ngược lại, Luật Tiêu chuẩn Lao động bao gồm một phạm vi rộng lớn hơn của các doanh nghiệp và các vấn đề lao động, và các hình phạt chi tiết về vi phạm của nó. Nó quy định một khoảng thời gian thông báo trước khi sa thải nhân viên, và cũng yêu cầu mức thanh toán thôi việc cao hơn. Các vấn đề lao động khác cũng được quy định bởi luật pháp, bao gồm hợp đồng, tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, bồi thường tai nạn lao động... Hình phạt vi phạm lao động cũng rõ ràng trong luật pháp, nêu rõ tiền phạt và trách nhiệm hình sự. Hội đồng Lao động (CLA) được thành lập ngày 1 tháng 8 năm 1987 để giúp thanh tra lao động và thực thi Luật Tiêu chuẩn Lao động.
doc_5070
Chính sách thị trường lao động tích cực đã được thực hiện tại Đài Loan vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, là kết quả của những thay đổi về cơ cấu kinh tế do toàn cầu hoá và công nghiệp hóa. Thất nghiệp tăng lên và đạt khoảng 5% vào năm 2002 và 2009. Một bộ chính sách đã được áp dụng để giúp người thất nghiệp và cung cấp việc làm. Đạo luật bảo hiểm việc làm năm 2002 cấp bảo đảm thu nhập trong thời gian thất nghiệp, nhưng đồng thời yêu cầu người thụ hưởng sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để tìm việc làm. Chương trình tạo việc làm đa diện, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999, tạo việc làm trong các nhóm ngành thứ ba, đặc biệt là trong các tổ chức phi lợi nhuận. Nó trợ cấp cho các công ty đó để cung cấp đào tạo nghề và cơ hội việc làm. Chương trình tạo việc làm tạm thời của khu vực công đã trực tiếp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Không giống như các Chương trình tạo việc làm đa diện, Chương trình tạo việc làm tạm thời của khu vực công tạo ra các công việc trong chính phủ. Từ năm 2008 đến 2009, chính phủ đã ước tính tạo ra 102.000 cơ hội việc làm theo chương trình đó. Một dự án tạo việc làm cũng được thực hiện để giúp đỡ những người trẻ tuổi bằng cách trợ cấp việc tuyển dụng thanh thiếu niên trong các trường đại học và các công ty tư nhân.
doc_5071
Để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghiệp, chính phủ đã bắt đầu thành lập các khu khoa học, khu kinh tế cung cấp các khoản tiền thuê nhà và tiện ích, ưu đãi thuế và lãi suất cho vay chuyên biệt để thu hút đầu tư. Đầu tiên, Công viên Khoa học Hsinchu được thành lập vào năm 1980 bởi Hội đồng Khoa học Quốc gia với trọng tâm là nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Nó đã được gọi là "của Đài Loan Thung lũng Silicon " và đã mở rộng đến sáu cơ sở có diện tích 1.140 ha (11,4 km2). Hơn 430 công ty (bao gồm nhiều niêm yết trên TAIEX) sử dụng hơn 130.000 người đang nằm trong công viên, và thanh toán vốn đạt Mỹ 36,10 tỷ $ trong năm 2008. Cả hai công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing và Tổng công ty United Microelectronics, lớn nhất thế giới và các nhà sản xuất chip hợp đồng lớn thứ hai, có trụ sở chính trong công viên. Từ năm 1980, chính phủ đã đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ vào cơ sở hạ tầng của công viên, và mở rộng hơn nữa cho các công viên đặc biệt hơn đã được theo đuổi. CácViện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI), có trụ sở chính trong công viên, là tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận lớn nhất tại Đài Loan và đã phát triển nghiên cứu công nghệ ứng dụng cho ngành công nghiệp, bao gồm nhiều ngành công nghiệp truyền thống của Đài Loan (như dệt may).
doc_5072
Tiếp nối thành công của công viên đầu tiên, Công viên Khoa học Nam Đài Loan (STSP), bao gồm Công viên Khoa học Đài Nam và Công viên Khoa học Kaohsiung, được thành lập vào năm 1996. Ngoài các công ty, một số viện nghiên cứu (bao gồm Academia Sinica) và các trường đại học đã thành lập các chi nhánh trong công viên với trọng tâm là các mạch tích hợp (IC), quang điện tử và công nghệ sinh học. Công viên Khoa học Trung tâm Đài Loan (CTSP) được thành lập gần đây vào năm 2003. Trong khi CTSP vẫn đang được phát triển, nhiều công ty (bao gồm AU Optronics) đã di chuyển vào công viên và bắt đầu hoạt động sản xuất. Giống như các công viên khác, CTSP cũng tập trung vào IC, quang điện tử, và công nghệ sinh học, với ngành công nghiệp quang điện chiếm 78% doanh thu năm 2008. Ba khu khoa học này đã thu hút hơn 4 nghìn tỷ Đài tệ (137 đô la Mỹ) tỷ) nguồn vốn đầu tư, và trong năm 2010 tổng doanh thu trong các công viên đạt NT $ 2,16 nghìn tỷ (72,8 tỷ USD).
doc_5073
Năm 1871, Đức trở thành một quốc gia dân tộc khi hầu hết các quốc gia Đức thống nhất trong Đế quốc Đức do Phổ chi phối. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng Đức 1918-1919, Đế quốc này bị thay thế bằng Cộng hòa Weimar theo chế độ nghị viện. Chế độ độc tài quốc xã được hình thành vào năm 1933, dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai và một nạn diệt chủng. Sau một giai đoạn Đồng Minh chiếm đóng, hai nước Đức được thành lập: Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức. Năm 1990, quốc gia được tái thống nhất.
doc_5074
Trong thế kỷ XXI, Đức là một đại cường quốc và có kinh tế lớn thứ tư thế giới theo GDP danh nghĩa, lớn thứ năm theo sức mua tương đương. Đức đứng hàng đầu thế giới trong một số lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, và là nước xuất khẩu và nhập khẩu đều ở vị trí lớn thứ ba thế giới (2015). Đức là một quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao được duy trì nhờ một xã hội có kỹ năng và năng suất. Liên bang này duy trì một hệ thống an ninh xã hội và chăm sóc y tế phổ quát, bảo vệ môi trường và giáo dục đại học miễn học phí.
doc_5075
Thuật ngữ Deutschland trong tiếng Đức, ban đầu là diutisciu land ("các vùng người Đức") có nguồn gốc từ deutsch (tương tự dutch), bắt nguồn từ tiếng Thượng Đức Cổ diutisc "dân", ban đầu được sử dụng để phân biệt ngôn ngữ của thường dân khỏi tiếng Latinh và các hậu duệ của nó. Đến lượt mình, nó lại bắt nguồn từ tiếng German nguyên thủy *þiudiskaz "dân", từ *þeudō, bắt nguồn từ tiếng Ấn-Âu nguyên thủy *tewtéh₂- "người", từ "Teuton" cũng bắt nguồn từ đó. Từ Germany trong tiếng Anh bắt nguồn từ Germania trong tiếng Latinh- là từ được sử dụng sau khi Julius Caesar chọn nó để chỉ các dân tộc phía đông sông Rhine.
doc_5076
Việc phát hiện Di cốt Mauer cho thấy rằng người cổ đại hiện diện tại Đức từ ít nhất là 600.000 năm trước. Các vũ khí săn bắn hoàn thiện cổ nhất được phát hiện trên thế giới nằm trong một mỏ than tại Schöningen, tại đó khai quật được ba chiếc lao bằng gỗ có niên đại 380.000 năm. Thung lũng Neandertal là địa điểm phát hiện di cốt người phi hiện đại đầu tiên từng biết đến; loài người mới này được gọi là Neanderthal. Các hóa thạch Neanderthal 1 được cho là có niên đại 40.000 năm tuổi. Bằng chứng về người hiện đại có niên đại tương tự được phát hiện trong các hang tại Dãy Schwäbische Alb gần Ulm. Trong những vật được tìm thấy có các sáo bằng xương chim và ngà voi ma mút 42.000 năm tuổi- là các nhạc cụ cổ nhất từng phát hiện được, Tượng người sư tử thời đại băng hà 40.000 năm tuổi là nghệ thuật tạo hình không thể tranh luận cổ nhất từng phát hiện được, và Tượng Venus ở Hohle Fels 35.000 năm tuổi là nghệ thuật tạo hình con người không thể tranh luận cổ nhất từng phát hiện được. Đĩa bầu trời Nebra là một đồ tạo tác bằng đồng điếu được tạo ra trong thời đại đồ đồng châu Âu được quy cho một địa điểm gần Nebra, Sachsen-Anhalt. Nó nằm trong Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO.
doc_5077
Các bộ lạc German được cho là có niên đại từ Thời đại đồ đồng Bắc Âu hoặc Thời đại đồ sắt tiền La Mã. Từ miền nam Scandinavia và miền bắc Đức ngày nay, họ bành trướng về phía nam, đông và tây từ thế kỷ I TCN, tiếp xúc với các bộ lạc Celt tại Gallia, cũng như với các bộ lạc Iran, Balt, Slav tại Trung và Đông Âu. Dưới thời Augustus, La Mã (Roma) bắt đầu xâm chiếm khu vực Germania (tức khu vực có cư dân chủ yếu là người German). Năm 9 CN, ba quân đoàn La Mã dưới quyền Varus thất bại trước thủ lĩnh Arminius của bộ lạc Cherusker. Đến năm 100 CN, khi Tacitus viết sách Germania, các bộ lạc German đã định cư dọc sông Rhine và sông Danube, chiếm hầu hết lãnh thổ Đức ngày nay; tuy nhiên Áo, Baden-Württemberg, miền nam Bayern, miền nam Hesse và miền tây Rheinland thuộc các tỉnh của La Mã.
doc_5078
Đến thế kỷ III, một số lượng lớn các bộ lạc Tây German nổi lên: Alemanni, Frank, Chatti, Sachsen, Frisii, Sicambri và Thuringii. Khoảng năm 260, các dân tộc German đột nhập vào các khu vực do La Mã kiểm soát. Sau cuộc xâm chiếm của người Hung vào năm 375, và La Mã suy tàn từ năm 395, các bộ lạc German di chuyển xa hơn về phía tây-nam. Một vài bộ lạc lớn được hình thành đồng thời tại khu vực nay là Đức và thay thế hoặc hấp thu các bộ lạc German nhỏ hơn. Các khu vực rộng lớn mang tên gọi là Austrasia, Neustria, và Aquitaine vào giai đoạn Merowinger bị người Frank chinh phục, họ lập ra Vương quốc Frank, và bành trướng hơn nữa về phía đông nhằm khuất phục Sachsen và Bayern. Các khu vực nay là phần đông của Đức là nơi các bộ lạc Tây Slav cư trú: Sorb, Veleti và liên minh Obotrit.
doc_5079
Năm 800, Quốc vương Frank Charlemagne đăng quang hoàng đế và lập ra Đế quốc Karoling, đế quốc này tồn tại đến năm 843 thì bị những người thừa kế của ông phân chia. Sau khi Vương triều Frank tan vỡ, lịch sử Đức trong vòng 900 năm gắn chặt với lịch sử của Đế quốc La Mã Thần thánh, là thế lực nổi lên sau đó từ phần phía đông đế quốc ban đầu của Charlemagne. Lãnh thổ này ban đầu được gọi là Đông Frank, trải dài từ sông Rhine ở phía tây đến sông Elbe ở phía đông, và từ biển Bắc đến dãy Alpen.
doc_5080
Những quân chủ của Vương triều Otto (919–1024) hợp nhất một số công quốc lớn và Quốc vương người German/Đức Otto I đăng quang Hoàng đế La Mã Thần thánh của các khu vực này vào năm 962. Năm 996, Giáo hoàng Grêgôriô V trở thành giáo hoàng người Đức đầu tiên, do người họ hàng của ông là Otto III bổ nhiệm- không lâu sau đăng quang Hoàng đế La Mã Thần thánh. Đế quốc La Mã Thần thánh sáp nhập miền bắc Ý ngày nay và khu vực Bourgogne nay thuộc Pháp dưới thời trị vì của các hoàng đế thuộc Gia tộc Salier (1024–1125), song các hoàng đế mất đi quyền lực do tranh luận phong chức với giáo hội.
doc_5081
Trong thế kỷ XII, dưới thời các hoàng đế thuộc Gia tộc Staufer (1138–1254), các vương công Đức thay vào đó gia tăng ảnh hưởng của họ về phía nam và phía đông đến các lãnh thổ mà người Slav cư trú; họ khuyến khích người Đức định cư tại các khu vực này, gọi là phong trào định cư miền đông (Ostsiedlung). Các thành viên của Liên minh Hanse hầu hết là các thành thị miền bắc Đức, họ thịnh vượng nhờ mở rộng mậu dịch. Tại phương nam, Công ty Mậu dịch Đại Ravensburg (Große Ravensburger Handelsgesellschaft) giữ chức năng tương tự. Hoàng đế Karl IV ban hành sắc lệnh Goldene Bulle vào năm năm 1356, tạo cấu trúc hiến pháp cơ bản của Đế quốc, và hệ thống hóa tuyển cử hoàng đế bởi bảy tuyển đế hầu- là những người cai trị một số thân vương quốc và tổng giáo phận mạnh nhất.
doc_5082
Dân số suy giảm trong nửa đầu thế kỷ XIV, bắt đầu từ nạn đói lớn năm 1315, tiếp đến là Cái chết Đen năm 1348–50. Tuy vậy, các nghệ sĩ, kỹ sư và nhà khoa học Đức phát triển một loạt các kỹ thuật tương tự như thứ được các nghệ sĩ và nhà thiết kế Ý sử dụng vào đương thời, những người phát triển hưng thịnh tại các thành bang thương nghiệp như Venezia, Firenze và Genova. Các trung tâm nghệ thuật và văn hóa khắp các quốc gia Đức sản sinh các nghệ sĩ như họa sĩ Hans Holbein và con trai, và Albrecht Dürer. Johannes Gutenberg giới thiệu in ấn kiểu di động đến châu Âu, đây là một bước phát triển đặt cơ sở để truyền bá kiến thức đến đại chúng.
doc_5083
Năm 1517, tu sĩ Martin Luther công khai hóa 95 luận đề, thách thức Giáo hội Công giáo La Mã và khởi xướng Cải cách Tin Lành. Năm 1555, Hòa ước Augsburg công nhận Giáo hội Luther là một lựa chọn có thể chấp thuận thay cho Công giáo La Mã, song cũng ra sắc chỉ rằng đức tin của vương công là đức tin của các thần dân của ông ta, một nguyên tắc gọi là "lãnh địa của ai thì tôn giáo theo người đó". Thỏa thuận tại Augsburg thất bại trong việc xác định các đức tin tôn giáo khác: chẳng hạn đức tin Cải cách vẫn bị cho là dị giáo và nguyên tắc không giải quyết khả năng cải đạo của một người thống trị giáo hội, như từng diễn ra tại Tuyển hầu quốc Köln vào năm 1583. Từ Chiến tranh Köln cho đến khi kết thúc Chiến tranh Ba mươi Năm (1618–1648), xung đột tôn giáo tàn phá các vùng đất Đức. Chiến tranh Ba mươi Năm làm giảm dân số tổng thể của các quốc gia Đức đến khoảng 30%, và lên đến 80% tại một số nơi. Hòa ước Westfalen kết thúc chiến tranh tôn giáo giữa các quốc gia Đức. Các quân chủ Đức có thể lựa chọn Công giáo La Mã, Giáo hội Luther hay đức tin Cải cách làm tôn giáo chính thức của họ sau năm 1648.
doc_5084
Trong thế kỷ XVIII, Đế quốc La Mã Thần thánh gồm có khoảng 1.800 lãnh thổ. Hệ thống pháp lý phức tạp khởi đầu từ một loạt cải cách (khoảng 1450–1555) tạo ra các lãnh thổ đế quốc, và tạo ra quyền tự trị địa phương đáng kể tại các quốc gia tăng lữ, thế tục và thế tập, được phản ánh tại Quốc hội Đế quốc. Gia tộc Habsburg nắm giữ đế vị từ năm 1438 cho đến khi Karl VI mất vào năm 1740. Do không có nam giới thừa kế, ông thuyết phục các tuyển đế hầu duy trì quyền bá chủ của gia tộc Habsburg đối với chức hoàng đế bằng việc chấp thuận một chiếu thư vào năm 1713. Điều này cuối cùng được giải quyết nhờ Chiến tranh Kế vị Áo; theo Hiệp ước Aix-la-Chapelle, chồng của Công chúa Maria Theresa trở thành Hoàng đế La Mã Thần thánh, còn bà cai trị đế quốc với thân phận hoàng hậu. Từ năm 1740, cạnh tranh giữa Vương triều Habsburg Áo và Vương quốc Phổ chi phối lịch sử Đức.
doc_5085
Trong thời kỳ Chiến tranh Cách mạng Pháp, cùng với việc xuất hiện thời kỳ Napoléon và sau đó là phiên họp cuối cùng của Quốc hội Đế quốc, hầu hết các thành phố đế quốc tự do thế tục được sáp nhập vào lãnh thổ của các vương triều; các lãnh thổ tăng lữ bị thế tục hóa và sáp nhập. Năm 1806, Đế quốc La Mã Thần thánh bị giải thể; các quốc gia Đức, đặc biệt là các quốc gia Rheinland, nằm dưới ảnh hưởng của Pháp. Cho đến năm 1815, Nga, Phổ và Vương triều Habsburg cạnh tranh quyền bá chủ trong các quốc gia Đức thời Chiến tranh Napoléon.
doc_5086
Sau khi Napoléon thất bại, Đại hội Wien (triệu tập vào năm 1814) hình thành Bang liên Đức (Deutscher Bund), một liên minh không chặt chẽ của hàng chục quốc gia có chủ quyền. Hoàng đế Áo được bổ nhiệm làm tổng thống vĩnh viễn của Bang liên, phản ánh việc Đại hội không chấp thuận ảnh hưởng của Phổ trong các quốc gia Đức, và làm trầm trọng cạnh tranh trường kỳ giữa quyền lợi của Gia tộc Hohenzollern cai trị Phổ và Gia tộc Habsburg cai trị Áo. Bất đồng về kết quả của Đại hội góp phần khiến các phong trào tự do nổi lên, tiếp đó là các biện pháp đàn áp mới của chính khách Áo Metternich. Liên minh thuế quan Zollverein xúc tiến thống nhất kinh tế trong các quốc gia Đức. Các tư tưởng dân tộc và tự do của Cách mạng Pháp được ủng hộ ngày càng tăng trong nhiều người Đức, đặc biệt là thanh niên. Lễ hội Hambach vào tháng 5 năm 1832 là một sự kiện chính nhằm ủng hộ thống nhất Đức, tự do và dân chủ. Trong bối cảnh một loạt phong trào cách mạng diễn ra tại châu Âu, lập ra một cộng hòa tại Pháp, giới trí thức và thường dân bắt đầu tiến hành cách mạng tại các quốc gia Đức vào năm 1848. Quốc vương Friedrich Wilhelm IV của Phổ được đề nghị tước hiệu hoàng đế song với quyền lực hạn chế; ông bác bỏ đế vị và đề xuất hiến pháp, dẫn đến một bước lùi tạm thời cho phong trào.
doc_5087
Quốc vương Wilhelm I bổ nhiệm Otto von Bismarck làm Thủ tướng Phổ vào năm 1862. Bismarck kết thúc thắng lợi chiến tranh với Đan Mạch vào năm 1864, giúp xúc tiến lợi ích của Đức tại bán đảo Jylland. Tiếp đến là thắng lợi quyết định của Phổ trong chiến tranh với Áo vào năm 1866, cho phép Bismarck lập ra Bang liên Bắc Đức (Norddeutscher Bund) không bao gồm Áo. Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ, các vương công Đức tuyên bố thành lập Đế quốc Đức vào năm 1871 tại Versailles, thống nhất toàn bộ các bộ phận rải rác của Đức ngoại trừ Áo. Phổ là quốc gia cấu thành chi phối đế quốc mới; Quốc vương Phổ thuộc Gia tộc Hohenzoller cai trị Đức với thân phận Hoàng đế, và Berlin trở thành thủ đô của đế quốc.
doc_5088
Trong giai đoạn [Gründerzeit] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) sau khi Thống nhất nước Đức, chính sách ngoại giao của Thủ tướng Đức Bismarck dưới quyền Hoàng đế Wilhelm I là đảm bảo vị thế đại quốc của Đức bằng các liên minh giả mạo, cô lập Pháp theo các cách thức ngoại giao, và tránh chiến tranh. Dưới thời Wilhelm II, Đức cũng như các cường quốc châu Âu khác bước vào tiến trình chủ nghĩa đế quốc, dẫn đến xích mích với các quốc gia láng giềng. Hầu hết các liên minh mà Đức tham gia trước đó không được gia hạn. Kết quả là hình thành một liên minh kép với Đế quốc Áo-Hung đa dân tộc. Sau đó, Liên minh Tam cường 1882 có thêm Ý, hoàn thành một liên minh địa lý Trung Âu, thể hiện lo ngại của người Đức, Áo và Ý trước khả năng Pháp và/hoặc Nga xâm nhập chống lại họ. Tương tự, Anh, Pháp và Nga cũng dàn xếp liên minh nhằm bảo vệ họ chống lại can thiệp của Vương triều Habsburg đến các quyền lợi của Nga tại Balkan hay Đức can thiệp chống Pháp.
doc_5089
Vụ ám sát thái tử của Áo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 tạo cớ để Đế quốc Áo-Hung tấn công Serbia và kích hoạt Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau bốn năm giao tranh, có khoảng hai triệu binh sĩ Đức bị giết, một thỏa thuận đình chiến tổng thể kết thúc giao tranh vào ngày 11 tháng 11, và các binh sĩ Đức trở về quê. Trong Cách mạng Đức tháng 11 năm 1918, Hoàng đế Wilhelm II và toàn bộ các vương công cai trị tại Đức phải thoái vị. Ban lãnh đạo chính trị mới của Đức ký kết Hòa ước Versailles vào năm 1919. Theo hiệp định này, Đức với tư cách là bộ phận của Liên minh Trung tâm chấp thuận chiến bại trước Đồng Minh. Người Đức nhận định hiệp định này là điều sỉ nhục và bất công, và sau này được các sử gia cho là ảnh hưởng đến việc Adolf Hitler vươn lên. Sau khi chiến bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức bị mất khoảng 30% lãnh thổ của họ tại châu Âu (các khu vực này có cư dân chủ yếu là người thuộc dân tộc Ba Lan, Pháp và Đan Mạch), và toàn bộ thuộc địa tại châu Phi và Thái Bình Dương.
doc_5090
Đức được tuyên bố là một nước cộng hòa vào đầu Cách mạng Đức tháng 11 năm 1918. Đến ngày 11 tháng 8 năm 1919, Tổng thống Friedrich Ebert ký Hiến pháp Weimar dân chủ. Trong đấu tranh quyền lực tiếp sau, phái cộng sản cánh tả cấp tiến đoạt quyền tại Bayern, song các thành phần bảo thủ tại các địa phương khác của Đức nỗ lực lật đổ Cộng hòa trong Kapp Putsch. Nó nhận được ủng hộ từ một bộ phận trong Reichswehr (quân sự) và các phái bảo thủ, dân tộc và bảo hoàng khác. Sau một giai đoạn náo loạn có giao tranh đổ máu trên đường phố tại các trung tâm công nghiệp lớn, binh sĩ Bỉ và Pháp chiếm đóng Ruhr và lạm phát gia tăng với đỉnh điểm là lạm phát phi mã năm 1922-1923, một kế hoạch tái cơ cấu nợ và tạo một tiền tệ mới vào năm 1924 mở ra Thập niên 20 hoàng kim, một thời kỳ gia tăng sáng tạo nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa tự do. Tuy nhiên, bên dưới đó lại tạo ra luồng tư tưởng oán hận và thất vọng về Hòa ước Versailles, được nhìn nhận phổ biến là đâm sau lưng, tạo cơ sở tư tưởng bài Do Thái trong các thập niên sau. Các sử gia mô tả giai đoạn từ 1924 đến 1929 là "ổn định cục bộ". Đại khủng hoảng toàn cầu lan đến Đức vào năm 1929. Sau bầu cử liên bang vào năm 1930, chính phủ của Thủ tướng Heinrich Brüning được Tổng thống Paul von Hindenburg trao quyền hành động mà không cần nghị viện phê chuẩn. Chính phủ của Brüning theo đuổi chính sách khắc khổ tài chính và giảm lạm phát, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao đến gần 32% vào năm 1932.
doc_5091
Đảng Quốc xã dưới quyền lãnh đạo của Adolf Hitler giành thắng lợi trong bầu cử liên bang đặc biệt năm 1932. Sau một loạt các nội các thất bại, Hindenburg bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng của Đức vào năm 1933. Sau vụ hỏa hoạn tại Tòa nhà Quốc hội vào cùng năm, một sắc lệnh đã bãi bỏ các dân quyền cơ bản, và trong vài tuần trại tập trung Quốc xã tại Dachau được mở cửa. Đạo luật Cho quyền năm 1933 trao cho Hitler quyền lực lập pháp không bị hạn chế; sau đó, chính phủ của ông tạo ra một nhà nước toàn trị tập trung hóa, rút khỏi Hội Quốc Liên sau một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia, và bắt đầu tái vũ trang quân sự.
doc_5092
Sử dụng cách thức chi tiêu thâm hụt, một chương trình do chính phủ bảo trợ nhằm khôi phục kinh tế tập trung vào các dự án công trình công cộng. Trong các dự án công trình cộng cộng vào năm 1934, 1,7 triệu người Đức lập tức có công việc, trao cho họ thu nhập và phúc lợi xã hội. Dự án nổi tiếng nhất là đường bộ cao tốc gọi là autobahn. Các dự án xây dựng chủ yếu khác gồm các hạ tầng thủy điện như Đập Rur, cung cấp nước như Đập Zillierbach, và trung tâm vận chuyển như Ga Zwickau Hauptbahnhof. Trong 5 năm tiếp theo, tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh và lương trung bình theo giờ và theo tuần đều tăng lên.
doc_5093
Tháng 9 năm 1939, chính phủ của Hitler đàm phán và ký kết Hiệp ước Molotov–Ribbentrop theo đó phân chia Đông Âu thành các khu vực ảnh hưởng của Đức và Liên Xô. Sau hiệp ước này, vào ngày 1 tháng 9 năm 1939 Đức xâm chiếm Ba Lan, đánh dấu bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai. Phản ứng trước hành động của Hitler, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Đến mùa xuân năm 1940, Đức chinh phục Đan Mạch và Na Uy, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, và Pháp. Anh Quốc đẩy lui các cuộc không kích của Đức trong Không chiến tại Anh Quốc vào cùng năm. Đến năm 1941, binh sĩ Đức xâm chiếm Nam Tư, Hy Lạp và Liên Xô. Đến năm 1942, Đức và các thế lực Phe Trục khác kiểm soát hầu hết châu Âu lục địa và Bắc Phi, song từ sau chiến thắng của Liên Xô trong Trận Stalingrad, Đồng Minh tái chiếm Bắc Phi và xâm chiếm Ý vào năm 1943, quân Đức chịu các thất bại quân sự liên tiếp. Đến tháng 6 năm 1944, Đồng Minh phương Tây đổ bộ tại Pháp và Liên Xô tiến vào Đông Âu. Sau khi Hitler tự sát trong Trận Berlin, quân đội Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu.
doc_5094
Trong các hành động mà về sau được gọi là Holocaust, chính phủ Đức ngược đãi các cộng đồng thiểu số và sử dụng một hệ thống trại tập trung và hành quyết trên khắp châu Âu để tiến hành diệt chủng những người mà họ cho là thuộc chủng tộc hạ đẳng. Tổng cộng, có trên 10 triệu thường dân bị sát hại có hệ thống, trong đó có sáu triệu người Do Thái, từ Đức và các quốc gia bị Đức chiếm đóng. Chính sách của Quốc xã tại các quốc gia bị Đức chiếm đóng gây ra cái chết của 2,7 triệu người Ba Lan, 1,3 triệu người Ukraina, và ước tính lên đến 2,8 triệu tù binh Liên Xô. Số binh sĩ Đức tử vong do chiến tranh ước tính là 3,2-5,3 triệu, và có đến 2 triệu thường dân Đức thiệt mạng. Khoảng 12 triệu người dân tộc Đức bị trục xuất khỏi Đông Âu (gồm lãnh thổ bị mất). Đức phải nhượng lại khoảng một phần tư lãnh thổ trước chiến tranh của mình. Sau chiến tranh, nhiều cựu thành viên của chế độ Quốc xã bị xét xử vì tội ác chiến tranh tại Tòa án Nürnberg.
doc_5095
Sau khi Đức đầu hàng, Đồng Minh phân chia Berlin và lãnh thổ còn lại của Đức thành bốn khu vực chiếm đóng quân sự. Các khu vực miền tây do Pháp, Anh và Hoa Kỳ kiểm soát được hợp nhất vào ngày 23 tháng 5 năm 1949 để hình thành Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland); đến ngày 7 tháng 10 năm 1949, khu vực do Liên Xô chiếm đóng trở thành Cộng hòa Dân chủ Đức (Deutsche Demokratische Republik). Hai quốc gia lần lượt được gọi không chính thức là "Tây Đức" và "Đông Đức". Đông Đức chọn Đông Berlin làm thủ đô, còn Tây Đức chọn Bonn làm thủ đô lâm thời, nhằm nhấn mạnh lập trường của mình rằng giải pháp hai nhà nước là một tình trạng nhân tạo và tạm thời.
doc_5096
Tây Đức là một nước cộng hòa nghị viện liên bang, theo "kinh tế thị trường xã hội". Bắt đầu vào năm 1948 Tây Đức trở thành một quốc gia nhận viện trợ tái thiết chính trong Kế hoạch Marshall và sử dụng viện trợ này để tái thiết ngành công nghiệp của mình. Konrad Adenauer được bầu làm thủ tướng liên bang (Bundeskanzler) đầu tiên của Đức vào năm 1949 và vẫn giữ chức vụ này cho đến năm 1963. Dưới quyền lãnh đạo của ông và Ludwig Erhard, Tây Đức có tăng trưởng kinh tế dài hạn bắt đầu từ đầu thập niên 1950, được cho là một "kì tích kinh tế" (Wirtschaftswunder). Tây Đức gia nhập NATO vào năm 1955 và là một thành viên sáng lập của Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1957.
doc_5097
Đông Đức là một quốc gia thuộc Khối phía Đông, nắm dưới quyền kiểm soát chính trị và quân sự của Liên Xô thông qua lực lượng chiếm đóng và Khối Warszawa. Mặc dù Đông Đức tự nhận là một quốc gia dân chủ, song quyền lực chính trị do các thành viên Bộ chính trị của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức độc quyền thi hành, được hỗ trợ từ cơ quan an ninh mật Stasi. Một nền kinh tế chỉ huy theo kiểu Liên Xô được lập nên và Đông Đức trở thành một quốc gia thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV. Tuyên truyền của Đông Đức dựa trên quyền lợi của các chương trình xã hội do chính phủ thực hiện, và liên tục cáo buộc mối đe dọa về Tây Đức xâm chiếm, song nhiều công dân của Đông Đức nhìn nhận phương Tây đại diện cho tự do và thịnh vượng. Bức tường Berlin được xây dựng vào năm 1961 ngằm ngăn người Đông Đức đào thoát sang Tây Đức, nó trở thành một tượng trưng cho Chiến tranh Lạnh. Sự kiện bức tường này sụp đổ vào năm 1989 trở thành một tượng trưng cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, tái thống nhất Đức và bước ngoặt tại Đông Đức (Die Wende).
doc_5098
Căng thẳng giữa Đông Đức và Tây Đức giảm thiểu vào đầu thập niên 1970 do chính sách mới của Thủ tướng Willy Brandt đối với phía Đông. Trong mùa hè năm 1989, Hungary quyết định phá Bức màn sắt và mở cửa biên giới, khiến hàng nghìn người Đông Đức nhập cư đến Tây Đức qua Hungary. Điều này có tác động tàn phá đến Đông Đức, tại đây các cuộc tuần hành đại chúng định kỳ nhận được ủng hộ ngày càng lớn. Nhà đương cục Đông Đức nới lỏng hạn chế biên giới, cho phép công dân Đông Đức đi sang Tây Đức; ban đầu nhằm giúp duy trì Đông Đức, song việc mở cửa biên giới thực tế dẫn đến tăng tốc chương trình cải cách Wende. Đỉnh điểm của chương trình này là Hiệp ước 2 + 4 vào ngày 12 tháng 9 năm 1990, theo đó bốn thế lực chiếm đóng từ bỏ mọi quyền lợi của họ theo Văn kiện Đầu hàng trước đây, và Đức thu hồi chủ quyền đầy đủ. Điều này cho phép Tái thống nhất Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990, khi Cộng hòa Liên bang Đức tiếp nhận năm bang tái lập của Cộng hòa Dân chủ Đức cũ.
doc_5099
Nước Đức thống nhất được nhìn nhận là sự mở rộng thêm Cộng hòa Liên bang Đức và không phải là một quốc gia kế thừa. Do đó, họ duy trì toàn bộ tư cách thành viên của Tây Đức trong các tổ chức quốc tế. Dựa theo Đạo luật Berlin/Bonn được thông qua vào năm 1994, Berlin lại trở thành thủ đô của nước Đức tái thống nhất, trong khi Bonn duy trì vị thế duy nhất là một Bundesstadt (thành phố liên bang) giữ lại một số bộ của liên bang. Việc di chuyển chính phủ hoàn thành vào năm 1999. Sau bầu cử năm 1998, chính trị gia Gerhard Schröder của SPD trở thành thủ tướng đầu tiên của một liên minh đỏ-lục với đảng Liên minh 90/Đảng Xanh.