question_id
stringlengths
10
14
question
stringlengths
7
207
positive_context_id
stringlengths
5
9
positive_context
stringlengths
24
8.17k
hard_negative_ids
stringlengths
56
65
hard_negatives
stringlengths
201
34.8k
question_63900
Các loại bệnh lao và thông tin tổng quan
doc_63900
Các loại bệnh lao là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Người mắc bệnh lao cần được điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Bệnh lao là bệnh truyễn nhiễm do trực khuẩn lao gây ra. Đây là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, thuộc nhóm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Các loại bệnh lao được chia thành 2 nhóm bệnh chính gồm: – Lao phổi – Lao ngoài phổi Lao có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng lao phổi là bệnh phổ biến nhất. Ghi nhận lao phổi chiếm tỷ lệ 80-85% và là nguồn lây chính trên cộng đồng. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh từ trẻ em đến người lớn đặc biệt những người có hệ miễn dịch yếu kém. 2. Thông tin cụ thể về các loại bệnh lao 2.1. Các loại bệnh lao phổ biến là lao phổi Lao phổi hay còn gọi là ho lao, là bệnh truyền nhiễm cướp đi tính mạng hàng triệu người mỗi năm. Cơ chế cụ thể là khi người lành hít phải trực khuẩn lao từ hạt nước bọt li ti hoặc trong các hạt bụi nhỏ rồi di chuyển xuống phế nang và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, trực khuẩn lao đi theo đường máu, bạch huyết đến các cơ quan khác trong cơ thể và tiếp tục gây bệnh. Bệnh lao phổi lây lan trong cộng đồng nên cần có biện pháp chăm sóc người bệnh phù hợp 2.2. Các loại bệnh lao gồm bệnh lao ngoài phổi Triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh là đau tức ngực, khó thở, tình trạng bệnh ở mức độ tăng dần. Khi siêu âm màng phổi sẽ thấy có dịch. Triệu chứng của bệnh dựa trên lượng dịch và tốc độ hình thành dịch ở màng tim. Người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như: – Đau ngực – Khó thở – Nổi tĩnh mạch cổ – Chi dưới phù – Nhịp tim nhanh – Huyết áp thấp Khi thăm khám và tiến hành chụp X-quang, hình ảnh cho thấy hình bóng tim to, có hình giọt nước; siêu âm có dịch màng bên ngoài tim. Dấu hiệu của bệnh lý viêm màng não thường khởi phát bởi tình trạng đau đầu tăng dần và rối loạn tri giác. Bệnh lao màng não cần được điều trị sớm, phù hợp để tránh các tổn thương, biến chứng nguy hiểm. Bệnh phổ biến ở xương cột sống với triệu chứng ở giai đoạn sớm gồm đau lưng, đau đốt xương sống, hạn chế vận động. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh gây biến dạng gù xương cột sống thậm chí liệt vận động do tủy sống bị chèn ép. Triệu chứng thường gặp ở bệnh lý này gồm: – Tiểu buốt – Tiểu rắt kéo dài từng đợt – Tiểu ra máu – Nước tiểu có màu sẫm đục – Đau vùng thắt lưng âm ỉ Bệnh có xu hướng thuyên giảm sau khi điều trị bằng kháng sinh nhưng có thể tái phát. Ở người bệnh nam giới, lao sinh dục có thể làm sưng đau tinh hoàn, mào tinh hoàn. Nếu người bệnh là nữ, lao sinh dục có thể gây tiết dịch âm đạo như khí hư, rối loạn kinh nguyệt, kéo dài có thể gây vô sinh, mất kinh nguyệt. Dù là lao phổi hay lao ngoài phổi đều nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Ngay khi cơ thể xuất hiện triệu chứng cảnh báo của các loại bệnh lao, bạn nên thăm khám để được điều trị sớm, phù hợp, an toàn. 3. Các nguyên tắc trong điều trị bệnh lao bạn cần biết 3.1. Phối hợp các loại thuốc Trường hợp bệnh lao còn nhạy cảm với thuốc: nên phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công, giai đoạn duy trì cần ít nhất 2 loại. Với trường hợp bệnh lao đa kháng: cần phối hợp ít nhất 5 loại thuốc có hiệu lực. Phác đồ điều trị bệnh lao cần phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của từng người 3.2. Dùng thuốc đúng liều Các thuốc chống lao có tác dụng nhất định với từng trường hợp bệnh. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và tạo điều kiện cho chủng vi khuẩn kháng thuốc hình thành. Ngược lại, dùng liều cao có thể dẫn đến tai biến. Do đó, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng bác sĩ chỉ định và báo ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường. 3.3. Dùng thuốc đều đặn Các thuốc chống lao phải được uống vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày và nên uống cách xa bữa ăn. Người bệnh cần uống đều đặn thuốc hàng ngày và hết liệu trình bác sĩ kê đơn. 3.4. Dùng thuốc đủ thời gian, dựa trên 2 giai đoạn tấn công và duy trì Giai đoạn tấn công kéo dài 2 đến 3 tháng, mục đích tiêu diệt số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương. Giai đoạn duy trì thường kéo dài 4 đến 6 tháng để tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát về sau. Việc sử dụng thuốc trong điều trị lao cần tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ để đạt kết quả khả quan nhất Nhiều người nghĩ rằng bệnh lao có thể tự biến mất. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. Khi một người khỏe mạnh bị vi khuẩn lao tấn công, hệ thống miễn dịch của họ sẽ hoạt động mạnh mẽ để chống lại sự lây nhiễm đó. Với một số trường hợp, nếu hệ thống miễn dịch và sức đề kháng tốt có thể tiêu diệt vi khuẩn lao tại chỗ. Ở một số trường hợp khác, cơ thể chỉ có thể cố gắng làm cho vi khuẩn không hoạt động – tình trạng này còn được xem là bệnh lao tiềm ẩn. Bệnh lao tiềm ẩn không có biểu hiện rõ ràng, cụ thể, không lây nhiễm nhưng vẫn có khả năng bùng phát nếu gặp các tác nhân gây bệnh hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Người mắc bệnh lao cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc điều trị trên và được theo dõi sát sao trong thời gian điều trị. Chuyên gia cảnh báo việc không tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sẽ tạo điều kiện cho thể lao kháng thuốc hình thành và phát triển. Từ đó, tình trạng bệnh ngày càng nặng, khó chữa hơn, tỷ lệ điều trị thành công thấp và dễ biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Đặc biệt, đây cũng là nguồn lây dai dẳng, gây nguy hiểm cho cộng đồng.
doc_27755;;;;;doc_40826;;;;;doc_13578;;;;;doc_10705;;;;;doc_2911
Lao là một căn bệnh nguy hiểm đáng sợ có thể gây chết người và là nỗi ám ảnh của toàn thế giới. Theo thống kê vào năm 2018 có đến 10 triệu người mắc bệnh là và khoảng 1,5 triệu người tử vong. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc hiểu bệnh lao là gì cũng như những thông Bệnh lao được gây ra bởi loài vi khuẩn tên là Mycobacterium tuberculosis. Lao thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người khác qua không khí. Khi bệnh nhân lao ho, hắt hơi hay khạc nhổ sẽ làm vi khuẩn bay vào không khí. Nếu người khỏe mạnh bình thường vô tình hít phải một vài vi khuẩn sẽ có khả năng cao bị nhiễm bệnh. Cơ quan mà vi khuẩn lao tấn công không chỉ có phổi mà còn ở đường máu hay hạch bạch huyết và các bộ phận khác như thận, cột sống, não,… Nếu bệnh nhân lao không được phát hiện và chữa trị sớm có thể dẫn đến tử vong. Vậy các dạng tồn tại của Bệnh lao là gì chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu dưới đây. 2. Phân loại bệnh lao Hiện nay bệnh lao được chia làm 2 dạng chính gồm có: Nhiễm lao tiềm ẩn: tình trạng vi khuẩn lao tồn tại trong cơ thể nhưng không khiến bạn nhiễm bệnh. Khi bạn hít trúng vi khuẩn lao từ không khí thì cơ thể sẽ tự sản sinh ra phản ứng kháng khuẩn ngăn chặn chúng phát triển. Những người bị lao tiềm ẩn sẽ không cảm nhận được triệu chứng và cũng không lây truyền cho người khác. Bệnh lao: nếu vi khuẩn MTB phát triển và hoạt động mạnh mẽ sẽ khiến bệnh nhân chuyển từ lao tiềm ẩn thành bệnh lao. Lúc này bệnh nhân có khả năng cao lây cho những người xung quanh. Vì thế những bệnh nhân lao tiềm ẩn cần phải điều trị triệt để trước khi chuyển thành bệnh lao. Như đã thông tin ở trên thì vi khuẩn gây ra lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis - vi khuẩn hiếu khí. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta, chúng sẽ không hoạt động liền mà sẽ bước vào giai đoạn ngủ - giai đoạn ủ bệnh. Giai đoạn này sẽ không xuất hiện bất kì biểu hiện nào và không làm lây lan sang người khác. Tuy nhiên nếu thực hiện xét nghiệm vẫn cho ra kết quả dương tính vi khuẩn lao dù không xuất hiện triệu chứng. Nếu bệnh nhân phát hiện và chữa trị ngay trong giai đoạn ủ bệnh này thì khả năng khỏi bệnh tăng lên đáng kể. Một số nghiên cứu đã cho rằng cứ 10 người nhiễm phải vi khuẩn lao thì có 1 người phát triển thành bệnh. Vi khuẩn lao sẽ không phá hủy ngay mà đợi đến khi hệ miễn dịch con người suy giảm không còn khả năng kháng cự nhất là người cao tuổi và người mắc HIV. Thời gian ủ bệnh ở mỗi người là không giống nhau và khi vi khuẩn hoạt động chúng sẽ lớn lên từ phổi rồi di chuyển đến các cơ quan khác theo đường máu. Bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh lao thế nhưng có sự tác động của các yếu tố dưới đây sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn. 4.1. Khả năng miễn dịch kém Hệ miễn dịch khỏe mạnh mới có khả năng phản ứng tốt với sự tấn công của vi khuẩn lao thế nên sẽ dễ bị mắc bệnh nếu như khả năng miễn dịch của bạn yếu kém. Một số bệnh lý và việc sử dụng thuốc sẽ tác động xấu đến chức năng miễn dịch của bạn: Người mắc HIV. Bệnh nhân tiểu đường, bệnh thận, ung thư,… Xạ trị, hóa trị,… Dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch: corticoid. Dùng thuốc chữa trị các bệnh như viêm khớp, vẩy nến, Crohn. Người bị suy dinh dưỡng. Trẻ em hoặc người cao tuổi. 4.2. Đi du lịch hoặc sinh sống ở vùng có dịch bệnh lao Những người sinh sống hay đi du lịch đến các vùng có tỉ lệ người dân mắc bệnh lao cao sẽ dễ bị lây lan vi khuẩn lao. Các khu vực có nhiều người bị bệnh lao như: Châu Phi. Khu vực Đông Âu. Châu Á. Nước Nga. Mỹ Latinh. Đảo Caribe. 4.3. Đói nghèo và sử dụng các chất kích thích Điều kiện y tế hạn chế: Những quốc gia nghèo đói có khả năng nhiễm bệnh lao rất cao. Sử dụng các chất kích thích: nghiện ma túy, bia rượu khiến hệ miễn dịch bị suy giảm và khiến cơ thể dễ mắc bệnh lao. Sử dụng thuốc lá: việc hút thuốc lá thường xuyên làm gia tăng khả năng mắc bệnh cũng như tử vong. 4.4. Nếu làm việc ở những nơi này bạn phải luôn đeo khẩu trang và rửa tay sạch sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Nhà tù, nhà tạm trú, nhà dưỡng lão: đây là những nơi có nguy cơ gây ra bệnh lao khá cao. Do đây là nơi đông người, độ thông thoáng kém là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Sống với bệnh nhân lao: đây là yếu tố nguy cơ cao nhất do thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao cũng như tiếp xúc với vi khuẩn lao. 5. Xét nghiệm PCR áp dụng công nghệ đầu dò Taqman và chứng nội tại được thực hiện ngay lúc tách chiết nên có thể kiểm soát hoàn toàn quá trình xét nghiệm. Với những thông tin bổ ích trên đây bạn đọc đã hiểu được bệnh lao là gì và những yếu tố nguy cơ gây bệnh để phòng ngừa tốt hơn.;;;;;Vi khuẩn lao không chỉ tấn công vào phổi mà còn có thể tấn công những cơ quan khác bằng đường máu, hạch bạch huyết. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng và gặp nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lao, trong đó bao gồm xét nghiệm IDR. Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Khi người bệnh hắt hơi hoặc khạc nhổ sẽ có thể phát tán vi khuẩn lao vào không khí và nếu người khỏe mạnh hít phải không khí có chứa khuẩn bệnh thì sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh lao. Bệnh lao có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, nếu có một số yếu tố dưới đây, nguy cơ mắc bệnh lao của bạn sẽ cao hơn những đối tượng khác: - Hệ thống miễn dịch yếu khiến cho vi khuẩn dễ dàng bị vi khuẩn lao xâm nhập và tấn công. Những bệnh lý có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm bệnh HIV/AIDS, bệnh tiểu đường, bệnh lý về thận, các trường hợp đang điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, dùng thuốc điều trị viêm khớp hoặc thuốc ức chế miễn dịch,… - Sống ở những nơi có tỷ lệ mắc bệnh lao cao. - Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như ma túy, rượu bia, thuốc lá,… khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. 1.2. Phân loại bệnh lao Bệnh lao phổi là bệnh phổ biến nhất, nhưng bên cạnh đó cũng có những loại bệnh lao khác cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Việc phân loại bệnh giúp các bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao. Dưới đây là hướng dẫn phân loại bệnh lao: Phân loại theo vị trí giải phẫu Lao phổi: Là những trường hợp bệnh nhân bị vi khuẩn lao gây ra những tổn thương ở phổi, phế quản. Lao ngoài phổi: Là những trường hợp bệnh nhân bị vi khuẩn lao gây ra những tổn thương ở một số cơ quan ngoài phổi như lao hạch (với đặc điểm hạch sưng to, sờ không đau và có thể di chuyển được), tràn dịch màng phổi do lao (với triệu chứng như đau ngực, khó thở), lao gây tràn dịch màng tim (với triệu chứng đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, nổi tĩnh mạch cổ, phù chi dưới), lao gây tràn dịch màng bụng (với triệu chứng có cục u hay đám cứng ở ổ bụng), lao màng não - não, lao xương khớp (có biểu hiện đau lưng, hạn chế vận động), lao tiết niệu - sinh dục (gây ra các triệu chứng rối loạn bài tiết tiểu buốt, nước tiểu đục, tiểu ra máu, đau thắt lưng, sưng đau tinh hoàn ở nam hay rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới). Bên cạnh đó, còn một số thể lao ngoài phổi khác như lao da, lao lách, lao gan,... Tuy nhiên đây là những thể lao ngoài phổi ít gặp. + Phân loại theo kết quả xét nghiệm nhuộm soi trực tiếp Bao gồm: Lao phổi có kết quả AFB dương tính và các trường hợp lao phổi có kết quả AFB âm tính (-). Phân loại theo kết quả xét nghiệm vi khuẩn + Các trường hợp bị bệnh lao có ít nhất một trong các xét nghiệm vi khuẩn lao cho kết quả dương tính. + Các trường hợp bị bệnh lao không có bằng chứng về vi khuẩn học. Phân loại bệnh theo tiền sử điều trị lao + Những trường hợp bệnh nhân mới chưa từng dùng thuốc chống lao hoặc mới dùng thuốc dưới 1 tháng. + Những trường hợp tái phát là những bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh nhưng lại tái phát bệnh. + Người bị bệnh lao đã được điều trị từ 5 tháng trở lên nhưng không đạt hiệu quả và phải chuyển phác đồ điều trị. + Bệnh nhân được chẩn đoán lao ngoài phổi nhưng sau 2 tháng điều trị lại xuất hiện thêm lao phổi. + Người bệnh có biểu hiện đa kháng thuốc trong quá trình điều trị. + Trường hợp đã được chẩn đoán bệnh nhưng lại không dùng thuốc liên tục trong 2 tháng và sau khi quay lại tiếp tục điều trị thì kết quả xét nghiệm AFB là dương tính. Phân theo tình trạng nhiễm HIV + Các trường hợp bị bệnh lao có HIV dương tính. + Các trường hợp bị bệnh lao có HIV âm tính. Phân loại theo tình trạng kháng thuốc + Các trường hợp kháng duy nhất một loại thuốc. + Các trường hợp kháng từ 2 loại thuốc chống lao trở lên. 2.1. Các triệu chứng cảnh báo bệnh lao Một số trường hợp đã nhiễm vi khuẩn lao nhưng đang trong giai đoạn ủ bệnh thì cơ thể sẽ không có triệu chứng bất thường và ở giai đoạn này bệnh nhân cũng ít có nguy cơ lây bệnh sang cho người khác. Khi bệnh bước vào giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số triệu chứng. Tuy nhiên, tùy vào vị trí mà vi khuẩn lao phát triển sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Cụ thể là: - Đối với bệnh lao ở phổi: Bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng ho kéo dài, đau ở ngực, ho có đờm hoặc ho ra máu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt, hay bị đổ mồ hôi về đêm,… - Đối với bệnh lao ngoài phổi: Tùy thuộc vào cơ quan bị vi khuẩn lao tấn công sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. 2.2. Xét nghiệm IDR Bên cạnh những triệu chứng kể trên, xét nghiệm IDR cũng thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh lao. Những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị lao và có triệu chứng nghi ngờ bệnh đều nên thực hiện xét nghiệm này. Quy trình thực hiện phản ứng lao IDR như sau: - Người bệnh sẽ được tiêm một lượng chất tuberculin vào cơ thể người bệnh. 2 đến 3 ngày sau tiêm, vị trí tiêm sẽ xuất hiện quầng đỏ. + Kích thước quầng đỏ này dưới 10mm được đánh giá là IDR âm tính, nghĩa là người bệnh không nhiễm lao. + Kích thước quầng đỏ này lớn hơn 10mm được đánh giá là IDR dương tính nghĩa là người bệnh đã có thể bị nhiễm vi khuẩn lao. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, bệnh nhân cần thực hiện thêm một số phương pháp xét nghiệm khác như chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm,… Với những trường hợp mới tiếp xúc với người bệnh, phản ứng IDR có thể cho kết quả âm tính. Nhưng để chắc chắn, khoảng 2 đến 3 tháng sau, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm IDR lại một lần nữa.;;;;;Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú, phát triển và gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Căn cứ vào vị trí mà bệnh được chia là 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi trùng lao theo đường máu và bạch huyết có thể đến cư trú Những loại bệnh lao thường gặp Lao ngoài phổi có thể gặp: Lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục – tiết niệu. Lao phổi: Thể lao hay gặp nhất đó là lao phổi, chiếm tới khoảng 80% các trường hợp mắc bệnh lao. Những người mắc bệnh lao phổi khi xét nghiệm nếu phát hiện đờm có vi trùng lao. Đây là nguồn lây truyền bệnh cho người sống xung quanh. Người mắc bệnh lao phổi nhưng xét nghiệm đờm không tìm thấy vi trùng lao (do số lượng vi trùng trong ổ tổn thương ít) thì khả năng lây bệnh ít hơn rất nhiều. Vì thế, không phải ai mắc bệnh lao phổi cũng có nguy cơ lớn lây truyền bệnh cho người khác, sự lây truyền bệnh còn phụ thuộc vào số lượng vi trùng lao ở người bệnh. Triệu chứng của bệnh lao Người mắc bệnh lao thường có những triệu chứng như: Triệu chứng toàn thân: Bệnh lao có thể chỉ khu trú ở một bộ phận nào đó của cơ thể, gây ra những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những triệu trứng riêng, điển hình. Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện riêng của từng thể lao, độc tố của vi trùng lao có thể gây ra các triệu chứng toàn thân như: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu… Bệnh lao được chia làm 2 loại là bệnh lao phổi và bệnh lao ngoài phổi Triệu chứng tại chỗ: Tuỳ theo vị trí hay cơ quan bị bệnh lao mà bệnh có những biểu hiện các triệu chứng tại chỗ khác nhau, ví dụ: – Bệnh lao phổi thường có các biểu hiện như: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm… – Bệnh lao hạch: Người bị lao hạch thường xuất hiện hạch to dính với nhau thành từng khối chắc nổi rõ trên da, trong đó 95% bị hạch là lao hạch cổ. Khi ấn vào những khối hạch này bệnh nhân thường không thấy đau. Đây là lý do khiến người bệnh chủ quan, không nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh lao hạch. – Bệnh lao lao xương khớp: Triệu chứng điển hình của bệnh là đau tại chỗ, hạn chế vận động, nếu bệnh diễn biến lâu ngày không được điều trị có thể gây rò mủ tại chỗ, nếu bị lao cột sống có thể gây gù, vẹo cột sống, liệt vận động… – Bệnh lao màng não: Có các biểu hiện dấu hiệu thần kinh như: đau đầu, nôn, táo bón, nặng có thể hôn mê, co giật…;;;;; Bệnh lao xảy ra do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis. Đây là căn bệnh truyền nhiễm, cơ chế lây truyền từ người sang người thông qua không khí. Khi người bệnh lao ho hắt hơi, khạc nhổ, vi khuẩn lao phát tán vào không khí, người bình thường vô tình hít phải một vài những vi khuẩn này có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn vào vào phổi mà có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác trong cơ thể như thận, cột sống và não để gây bệnh. 2. Thông tin các loại bệnh lao 2.1. Bệnh lao tiềm ẩn là một trong các loại bệnh lao Bệnh lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể đã đáp ứng với kháng nguyên trực khuẩn lao nhưng không xuất hiện triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng cảnh báo bệnh đang hoạt động. Có thể hiểu người bệnh đã nhiễm trực khuẩn lao nhưng trực khuẩn đó chỉ trú ngụ trong cơ thể nhưng không hoạt động hay sinh trưởng do sự khống chế của hệ miễn dịch. Trực khuẩn lao bắt đầu hoạt động khi sức khoẻ người bệnh suy giảm. 2.2. Các loại bệnh lao bao gồm bệnh lao hoạt động Bệnh lao hoạt động có thể gặp ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, lao phổi là thể phổ biến, chiếm tỷ lệ 80-85%. Khác với lao tiềm ẩn, người bệnh ở nhóm này có các biểu hiện đặc trưng gồm: – Ho – Ho ra máu – Sốt – Sút cân – Khó thở Lao phổi còn có tên gọi khác là ho lao, đây là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm vì: – Tước đoạt tính mạng hơn 1,5 triệu người mỗi năm – Lây truyền qua đường hô hấp Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao phổi theo trình tự như sau: – Khi người lành hít phải trực khuẩn lao từ hạt nước bọt li ti hoặc trong hạt bụi nhỏ di chuyển xuống phế nang và gây bệnh ở phổi. – Từ phổi, trực khuẩn lao tiếp tục đi theo đường máu, bạch huyết đến các cơ quan khác và gây bệnh. Theo báo cáo của WHO công bố vào tháng 10/2022, số ca mắc lao phổi tăng 4.5% so với năm 2021. Đây là lần đầu tiên số ca mắc bệnh lao phổi được báo cáo gia tăng trên toàn cầu sau gần 2 thập kỷ. Lao phổi có tỷ lệ người mắc cao, bệnh gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe người bệnh Bên cạnh lao phổi, trực khuẩn lao cũng có thể gây ra bệnh lao da. Đây là một bệnh lý lao ngoài phổi khá phổ biến. Trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều cách khác nhau, gây bệnh ở một số cơ quan khác rồi mới đến da. Hiếm gặp các trường hợp trực khuẩn xâm nhập và gây lao da trực tiếp từ bên ngoài. Một số nghiên cứu phát hiện rằng số những bệnh nhân lao da và mô dưới da: – Có 3-40% người bị lao hạch – 25-30% người lao da mắc đồng thời lao phổi Có thể nói rằng lao da là biến thể của các loại bệnh lao khác như lao phổi, lao hạch, … Lao màng não chỉ chiếm 5% số ca mắc lao nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Trẻ mắc lao màng não nếu sống sót có thể đối diện với những di dứng nghiêm trọng như: – Bại não – Liệt chi – Động kinh – Mù – Câm – Điếc Theo thời, người bệnh trẻ em có thể gặp một số biến chứng khác như: – Tổn thương thần kinh – Sa sút trí tuệ – Rối loạn tâm thần Hầu hết người bệnh viêm lao màng não phát hiện khi bệnh đã trở nặng. Qúa trình điều trị lúc này gặp nhiều khó khăn, tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc. Người bệnh khó tránh khỏi nguy cơ tử vong cũng như các di chứng nặng nề với sức khoẻ. 3. Điều trị bệnh lao Theo bác sĩ chuyên khoa, dù là bệnh lao tiềm ẩn hay bệnh lao khác thuốc, phương pháp điều trị bằng thuốc vẫn luôn có hiệu qủa nhất định. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Điều trị bệnh lao phổi đòi hỏi kéo dài trong thời gian dài nên người bệnh cần: – Kiên trì với phác đồ – Tuân thủ chỉ định, lưu ý của bác sĩ đề ra – Sinh hoạt, ăn uống đúng cách để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho ngời khác – Lập tức báo với bác sĩ khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp 4. Các lưu ý trong điều trị bệnh lao 4.1. Hạn chế việc tiếp xúc với người khác Đây là yếu tố quan trọng nhất, bệnh nhân lao phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần với người khác. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, người mắc các loại bệnh lao phải đeo khẩu trang để giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng tránh tụ tập những nơi đông người, ngột ngạt, ô nhiễm, bẩn thỉu. Vi khuẩn lao dễ dàng phát triển trong những môi trường như vậy, do đó, người bệnh cần sống và làm việc ở những nơi thông gió, sạch sẽ, thoáng mát. Khi hắt hơi hay ho cần che mũi, miệng để ngăn ngừa vi khuẩn phát tán, lây lan cho người xung quanh. 4.2. Giữ vệ sinh cá nhân Người bệnh cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để đảm bảo sạch sẽ. Không gian sinh hoạt cần được thông gió bằng cách mở cửa sổ, đón ánh nắng trực tiếp để hạn chế lây nhiễm. Trong qúa trình điều trị, bạn nên ngủ một mình để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm cho người thân. Giữ vệ sinh cá nhân, nơi ở, chỗ làm việc là cách giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý trong đó có bệnh hô hấp 4.3. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi Chế độ ăn uống cần đảm bảo dưỡng chất, đa dạng các nhóm thực phẩm. Ăn uống đầy đủ sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Người bị bệnh lao nên chú ý ăn uống, ngủ nghỉ như sau: – Tăng cường rau xanh, trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày – Ăn các món giàu chất giống oxy hoá, vitamin – Tăng cường tập thể dục, vận động phù hợp, tránh các hoạt động nặng – Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc để cơ thể thoải mái, có năng lượng hồi phục Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh lao mà mỗi người cần biết. Hi vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để chăm sóc sức khoẻ bản thân, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.;;;;;Lao là hiện tượng khi cơ thể bạn bị vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào gây ra căn bệnh lao. Thông thường bệnh lao sẽ xuất hiện ở cơ quan hô hấp vì loại virus này sẽ dễ lây lan trong không khí. Bệnh lao được gọi là căn bệnh chết người với mức lây lan nhanh khủng khiếp. Vào năm 2016, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra con số tử vong do lao gây ra và gióng lên hồi chuông cảnh báo cho toàn nhân loại khi ca tử vong do Lao thậm chí còn cao hơn căn bệnh thế kỷ AIDS. Triệu chứng của bệnh lao: Bị ho nhiều, có thể kéo dài hơn 3 tuần nhưng không thuyên giảm. Có thể có triệu chứng ho đờm, ho khan và thậm chí ho ra máu. Cơ thể hay cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, giảm cân nhiều. Xuất hiện các cơn sốt nhẹ, đau mỏi người, đau tức ngực, khó thở,... Các loại bệnh lao thường gặp: Như chúng ta đã biết thì khi nhắc đến bệnh lao hầu như mọi người sẽ nghĩ đến lao phổi. Tuy nhiên, bệnh lao cũng có thể xuất hiện ở những bộ phận khác của cơ thể con người như: Lao màng não, lao kê (vi khuẩn làm ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết), ngoài ra vi khuẩn lao còn có thể gây hại cho hệ niệu dục, khớp. Khi cơ thể bị Do tác động môi trường: Đây là nguyên nhân khách quan nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng mắc bệnh lao. Môi trường bị ô nhiễm như khói bụi các phương tiện giao thông, các thiết bị công trình, không khí ẩm ướt, khói độc hại từ các nhà máy hóa chất, chất thải độc hại bị đẩy ra nguồn nước,... bất kì yếu tố môi trường nào bị thay đổi, bị ô nhiễm đều sẽ là bàn đẩy thuận lợi cho các vi khuẩn virus xâm nhập dễ dàng vào cơ thể con người, không ngoại trừ vi khuẩn lao. Do bị lây nhiễm từ người mắc bệnh: Bệnh lao được cho là căn bệnh lây lan rất nhanh và dễ dàng bởi chúng được không khí ưu ái làm phương tiện lây lan bệnh dịch. Chính vì vi khuẩn Lao lây qua không khí nên người nào tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh lao sẽ có khả năng cao bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các giọt bắn khi trò chuyện, hắt hơi, ho,... Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ đạc hoặc ăn uống chung đồ ăn với người bệnh cũng có thể bị nhiễm bệnh (trong trường hợp lượng vi khuẩn lớn). Do bị nhiễm HIV: Rất nhiều ý kiến cho rằng người bị nhiễm HIV sẽ bị mắc bệnh lao. Ý kiến này không hoàn toàn đúng nhưng cũng không thể khẳng định là sai! Người bị nhiễm HIV nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có bệnh lao. HIV khiến cho sức đề kháng của con người sa sút trầm trọng. Các cơ quan, hệ thống, các bộ phận hay nội tạng của con người đều bị ảnh hưởng. HIV cũng tạo điều kiện cho các yếu tố “ngoài bang" tấn công cơ thể, chính điều này đã khiến cho vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (vi khuẩn gây ra bệnh lao) dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người bệnh hơn bình thường. Khi đã có chẩn đoán chính xác bị mắc bệnh lao thì ngoài việc điều trị bệnh ra thì người bệnh cũng nên thực hiện các biện pháp sau để giúp bệnh tình thuyên giảm hoặc hạn chế những biến chứng của bệnh: Luôn tuân thủ giờ giấc uống thuốc do bác sĩ chỉ định. Có thể tìm kiếm và mua những hộp chia thuốc để có thể theo dõi chính xác lịch bác sĩ đã kê đơn. Thực hiện việc tái khám đúng hẹn. Tìm hiểu và hỏi han về việc kiêng cữ trong ăn uống và nắm rõ được người bệnh có bị tác dụng phụ của thuốc hay không. Giữ gìn vệ sinh cả ở nhà và nơi công cộng vì việc lây nhiễm cho người khác là không hề tốt đẹp gì. Trong trường hợp có các triệu chứng như sốt cao, lạnh người, hay các triệu chứng dị ứng thuốc thì phải lập tức liên hệ với các bác sĩ đang điều trị. Cách phòng ngừa bệnh lao hiệu quả: Tuân thủ việc tiêm phòng bệnh lao từ bé. Hiện nay, việc tiêm phòng bệnh lao thường được nhà nước ưu tiên tuyệt đối, tháng đầu tiên sau khi bé được sinh đã có thể được tiêm phòng bệnh lao phổi. Luôn luôn sử dụng khẩu trang khi ở nơi công cộng. Để ý khi hắt hơi, ho phải che tay lại và vệ sinh sạch sẽ với nước rửa tay sát khuẩn. Người bị mắc bệnh lao không nên ngủ chung với người khác, tránh lây nhiễm. Không nên dùng chung đồ cá nhân với bệnh nhân. Vi khuẩn lao dễ dàng phát triển ở môi trường ẩm thấp vì vậy nên giữ cho nơi ở của người bệnh thoáng mát và có ánh nắng. Chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý, chăm chỉ tập thể dục thể thao, tránh các chất kích thích độc hại,... tất cả đều sẽ giúp phòng ngừa bệnh lao một cách hiệu quả. Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh lao. Người bệnh nên được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể để có thể ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng về sau. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lao thường sẽ kéo dài ít nhất là 6 tháng, một khoảng thời gian khá lâu, vì vậy bệnh nhân phải thực hiện nghiêm ngặt sự chỉ định từ bác sĩ điều trị. Bệnh tình có thể sẽ giảm rõ rệt sau 4 - 6 tuần đầu, tuy nhiên việc bệnh tái phát là rất cao, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Bên cạnh đó, người thân có tiếp xúc với bệnh nhân cũng cần được theo dõi sức khỏe liên tục để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh tình rộng hơn.
question_63901
Nang màng nhện ở thai nhi và những thông tin bố mẹ nên biết!
doc_63901
Nang mạng nhện ở thai nhi là một dạng nang nước thường xuất hiện ở não hoặc tủy sống. Hầu hết các trường hợp là dạng tổn thương lành tính, chỉ có 1-5% có liên quan đến chấn thương hoặc nhiễm trùng. Thông thường, các nang màng nhện xuất hiện ở hố số giữa chiếm khoảng 50%, 11% là ở tiểu não - góc cầu, 9% ở vùng yên, hố sâu và ống sống. Nang màng nhện ở thai nhi được giới hạn bởi lớp màng trong và lớp màng ngoài. Trong đó, các lớp màng này có thể được tạo ra bởi tế bào thần kinh đệm, tế bào màng ống nội tủy hoặc lá của tế bào màng nhện,... Thông thường, các trường hợp bệnh là bẩm sinh, hình thành trong quá trình tách màng nhện. Một vài trường hợp khác nang mạng nhện cũng có thể gây lên bởi nhiễm trùng hay chấn thương. Nang màng nhện có nguy hiểm là thắc mắc được rất nhiều mẹ bầu quan tâm trong trường hợp thai nhi được chẩn đoán gặp phải. Nang màng nhện ở thai nhi đa phần là lành tính, bé có thể phát triển một cách bình thường và “hòa bình” với nang. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu nang mạng nhện ở thai nhi phát triển quá nhanh và quá lớn có thể gây ra các chèn ép xung quanh, gây tăng áp lực trong sọ. Lúc này, bé sẽ được định thực hiện phẫu thuật. 3. Các triệu chứng nhận biết nang màng nhện Theo kết quả của khảo sát, triệu chứng xảy ra với người bị nang màng nhện sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí của nang. Có thể kể đến như sau: Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đầu, buồn nôn do sự tăng áp lực nội sọ mà nang màng nhện gây ra. Các triệu chứng của việc dây thần kinh sọ, não bị chèn ép. Hôn mê, rối loạn nhận thính giác, thị giác, thay đổi hành vị hoặc không kiểm soát được các vận động trong trường hợp nang màng nhện ở hố giữa của não. 4. Phẫu thuật nang màng nhện trong điều trị bệnh lý Phần lớn các nang màng nhện không gây ra biến chứng hoặc triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tiến hành theo dõi các tiến triển của bệnh để có phương pháp can thiệp kịp thời. Trong trường hợp nang màng nhện ở thai nhi phát triển quá lớn, gây ra các chèn ép và triệu chứng cụ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi phá nang màng nhện. Quá trình tiến hành phẫu thuật nội soi nang màng nhện được tiến hành với các bước như sau: Bước 1 Khâu chuẩn bị các máy móc, trang thiết bị cho quá trình phẫu thuật như: Hệ thống định vị neuronavigation. Cộng hưởng từ in đĩa CD. Các dụng cụ nội soi, nguồn sáng, hệ thống nội soi, màn hình, cáp quang. Bước 2 Tiến hành chuẩn bị quy trình mổ theo đúng tiêu chuẩn như: Vệ sinh. Chuẩn bị kháng sinh dự phòng. Khám gây mê hồi sức. Bước 3 Mổ hộp sọ của người bệnh. Trong đó, vị trí mở hộp sọ sẽ phụ thuộc vào vào vị trí và kích thước của nang màng nhện. Bước 4 Mở xương màng cứng và tiếp cận với nang màng nhện. Phần thành trước nang màng nhện cần có kích thước đủ rộng để đưa các dụng cụ như ống nội soi và một số dụng cụ khác vào lòng nang. Bước 5 Tiến hành cắt hoặc mở thông nang màng nhện, sau đó hút nước não tủy. Đưa ống nội soi vào trong nang để đánh giá cấu trúc nang, dây thần kinh, mạch máu não, bể nước não tủy,... tại nang màng nhện. Bước 6 Xác định vị trí thành nang màng nhện cần mở thông hoặc phần nang màng nhện cần được cắt bỏ. Nếu trong tình huống khó xác định được vị trí, sẽ dùng tới hệ thống neuronavigation để định vị. Nếu thanh nang rộng, cứng và cần cắt bỏ một phần của thành nang mạng nhện, cần kiểm tra kỹ càng trước khi tiến hành đóng màng cứng. Bước 7 Đóng vết mổ ban đầu lại bao gồm: Đóng màng cứng. Cố định lại nắp sọ. Đóng da, khâu vết mổ. 5. Các phương pháp chẩn đoán, theo dõi nang màng nhện Nang màng nhện có thể chẩn đoán và được theo dõi tiến trình bệnh lý thông qua các phương pháp như: Chụp X-quang tại hộp sọ. Chụp cộng hưởng từ MRI. Thực hiện siêu âm transfontanellar đối với trường hợp là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. 6. Các trường hợp chỉ định thực hiện phẫu thuật nang màng nhện Theo các chuyên gia, các trường hợp sau nang màng nhện ở vị trí sau đây sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi, gồm: Nang màng nhện tại vùng góc cầu của tiểu não. Nang màng nhện tại vị trí của hố yên. Nang màng nhện tại vùng cạnh não thất. Nang màng nhện tại vùng thái dương. Nang màng nhện tại vùng lỗ chẩm (bể lớn). Trong đó, tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật nội soi nang màng nhện là 50% với các nang màng nhện tại vị trí vùng thái dương và 95% với vị trí tại vùng hố yên. 7. Quá trình theo dõi người bệnh sau phẫu thuật Sau phẫu thuật nội soi nang màng nhện, người bệnh cần được theo dõi như sau: Theo dõi về quá trình hô hấp, tuần hoàn, kiểm tra người bệnh có gặp các tình như liệt dây thần kinh, rối loạn cảm giác - tri giác, liệt,... hay không. Theo dõi các tình trạng chảy máu trong sọ có thể diễn ra. Người bệnh có bị nhiễm trùng hay không thông qua các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, bạch hầu tăng,... để đưa ra phương pháp khắc phục như sử dụng kháng sinh, chụp cắt lớp CT kiểm tra, mổ cấp cứu lấy khối máu đông và cầm máu. Mặc dù phần lớn các trường hợp nang màng nhện không gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh nhưng việc sớm thăm khám, phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh lý vẫn là điều cần thiết.
doc_54285;;;;;doc_1015;;;;;doc_18670;;;;;doc_44946;;;;;doc_59693
1. Tổng quan về tình trạng U nang màng nhện phát triển bên trong màng nhện, đây là một trong ba màng não có vai trò bảo vệ não, dưới dạng một túi chứa đầy dịch não tủy và tồn tại tự nhiên trong não. Hầu hết các nang màng nhện đều nhỏ, không có triệu chứng và nằm ở thái dương. Nang màng nhện là một cấu trúc khép kín chứa dịch não tủy có thể nằm ở các vùng khác nhau của não hoặc tủy sống. Thông thường, nó không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Việc điều trị phụ thuộc chặt chẽ vào kích thước, vị trí và các triệu chứng mà nó gây ra. Nang màng nhện được cấu tạo bởi mô màng nhện tiết dịch não tủy bên trong nang. Nguồn gốc của những u nang này hầu hết là bẩm sinh, tuy nhiên, u nang cũng có thể phát triển do chấn thương đầu hoặc cột sống. Những nguyên nhân hình thành bệnh u nang màng nhện Một số u nang màng nhện có từ khi sinh ra nhưng chúng không ngăn cản sự phát triển bình thường của não bộ. Các nang này chỉ đơn giản là những u nang có chứa dịch não tủy, vốn có trong não một cách tự nhiên. U nang màng nhện có thể lành tính hoặc ung thư, trong trường hợp đó, đây có thể là sự di căn từ các bệnh ung thư khác hoặc một khối u nội sọ nguyên phát. Nhiễm trùng. Về nhóm đối tượng có nguy cơ dễ mắc u nang màng nhện, bệnh có thể được phát hiện ở mọi lứa tuổi. 2. Triệu chứng nhận biết Phần lớn các u nang màng nhện không có triệu chứng, không gây vấn đề cho sức khỏe và không ngăn cản não phát triển bình thường. U nang màng nhện thường được phát hiện một cách tình cờ trong cuộc kiểm tra hình ảnh (MRI, chụp CT) nhằm chẩn đoán một bệnh lý khác (ví dụ như chứng đau nửa đầu, chấn thương hoặc viêm xoang). Trong một số trường hợp khác, bệnh gây ra các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí của u nang vì mỗi khu vực của não có một chức năng cụ thể. Dưới đây là các triệu chứng u nang màng nhện được ghi nhận ở các trường hợp bệnh nhân bao gồm: Não úng thủy ở trẻ sơ sinh (có nước trong hộp sọ). Tụ máu não. Biến dạng của hộp sọ ở trẻ nhỏ trong trường hợp có u nang nằm ở thái dương. Dấu hiệu của tăng huyết áp nội sọ (tăng áp lực dịch não tủy trong sọ). Đau đầu. Nôn mửa. Rung giật nhãn cầu, rối loạn thị giác, phù gai thị. Rối loạn tỉnh táo và ý thức. Rối loạn tim và hô hấp, mù ​​lòa và rối loạn màng não thần kinh. Rối loạn nội tiết (thay đổi mức độ bình thường của hormone tuyến yên). Xuất huyết đột ngột. Chậm phát triển tinh thần và trí tuệ. Co giật. Các triệu chứng thần kinh liên quan đến sự chèn ép của một số dây thần kinh của tủy sống (rối loạn cảm giác, đau, thậm chí liệt tứ chi). Hội chứng màng não. Nang màng nhện thường nằm ở hai bên của não, tuy nhiên, nó có thể phát triển ở bất cứ nơi nào có màng nhện. Do đó, vị trí có thể là trán, thái dương, sylvian, đỉnh chẩm, tiểu não, bán thân, cột sống, thắt lưng, lồng ngực,... 3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị u nang màng nhện có triệu chứng Việc chẩn đoán u nang màng nhện dựa trên kết quả của các xét nghiệm kỹ thuật hình ảnh bao gồm: Chụp X-quang hộp sọ. Siêu âm transfontanellar ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. MRI (chụp cộng hưởng từ). U nang màng nhện thường hoàn toàn lành tính, vì vậy chúng không ảnh hưởng đến tuổi thọ hay sức khỏe của người bệnh, những trường hợp bệnh này không cần điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị u nang màng nhện được khuyến cáo nếu nó tác động đến hệ thần kinh và đang gây ra các triệu chứng nêu trên. Hoặc khi bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ giải phẫu thần kinh nghi ngờ về bản chất của u nang, bạn có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm kiểm tra. Các hướng điều trị cho bệnh nhân u nang màng nhện tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh và dựa trên tính chất, sự ảnh hưởng đến sức khỏe ít hay nhiều của u nang và thể trạng, hồ sơ tiền sử của bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị có thể được thực hiện, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của u nang như: phẫu thuật cắt bỏ u nang, chọc dò dịch não tủy chứa trong nang, sự chuyển hướng chất lỏng của u nang để cho phép dịch não tủy lưu thông tự do mặc dù có u nang. Một số rủi ro cụ thể có liên quan đến các liệu pháp khác nhau này như nguy cơ tái phát với sự hình thành của một u nang mới, nguy cơ nhiễm trùng và nguy cơ xuất huyết. U nang màng nhện, một căn bệnh nguy hiểm nếu xuất hiện các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh. Bệnh cần được phát hiện sớm, kịp thời khi các dấu hiệu sức khỏe bất thường xuất hiện, vì vậy, việc tìm kiếm địa chỉ thăm khám, xét nghiệm và điều trị uy tín là rất cần thiết.;;;;;U nang màng nhện não là các tổn thương bẩm sinh phát sinh trong quá trình phát triển do sự phân tách của màng nhện và chứa chất lỏng thường giống với dịch não tuỷ. Chúng không thông thương với não thất hoặc khoang dưới nhện. U màng nhện não được phân làm 2 loại:Nang màng nhện đơn giản: là lớp màng nhện với các tế bào dường như có khả năng tiết dịch não tuỷ, thường gặp ở các nang hố sọ giữa. U nang có lớp lót phức tạp: có thể chứa thần kinh đệm, màng nội tuỷ và các loại mô khác. U nang màng nhện là bệnh lý hiếm gặp chỉ chiếm tỷ lệ 1% các khối choán chỗ trong sọ, thường gặp ở nam giới nhiều hơn và đa số nằm ở bán cầu não trái. 2. Các biểu hiện của u nang màng nhện não Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của nang mà u nang màng nhện có thể biểu hiện ra các triệu chứng như:Tăng áp lực nội sọ: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt,...Nang có thể tăng kích thước gây ra các triệu chứng chèn ép dây thần kinh sọ não hoặc tủy sốngĐộng kinh. Tri giác tiến triển xấu đột ngột do chảy máu vào trong nang hay khoang dưới màng cứng hoặc do vỡ nang màng nhện. Nang ở gần khu vực hố giữa của não: hôn mê, co giật, rối loạn thị giác và tri giác, chậm phát triển, thay đổi hành vi, không có khả năng kiểm soát vận động chủ động (thất điều), mất thăng bằng, suy giảm nhận thức. Nang màng nhện là dạng tổn thương lành tính, hầu hết không có triệu chứng nhưng nếu nang đã được phát hiện và có khả năng gây ra triệu chứng thì vấn đề phẫu thuật sẽ được xem xét. Các phương pháp điều trị được cân nhắc đối với nang màng nhện gồm:Dẫn lưu bằng kim hút hoặc hút qua lỗ mở nhỏ. Là phương pháp điều trị tương đối nhanh và đơn giản. Nhược điểm: tái phát cao và có thể gây khiếm khuyết thần kinh. Mở sọ, cắt thành nang và mở thông vào bể nền. Giúp kiểm tra trực tiếp nang, hiệu quả với các nang khu trú, tránh phụ thuộc vào Shunt và cho phép hình dung các tĩnh mạch cầu nối. Nhược điểm: nguy cơ tái phát do sẹo dính, dòng chảy vào khoang dưới nhện giảm, tỷ lệ thương tật và tử vong cao (có thể do giảm áp đột ngột)Dẫn lưu Shunt vào khoang phúc mạc hoặc hệ thống mạch máu. Giúp điều trị dứt điểm, tỉ lệ tàn tật hoặc tử vong cũng như tái phát thấp. Nhược điểm: Bệnh nhân phụ thuộc vào Shunt, nguy cơ nhiễm trùng từ ShuntĐiều trị nang trên yênĐây là vị trí mà các u nang màng nhện có phương pháp điều trị riêng biệt so với các phẫu thuật/thủ thuật trên. Cần cắt nang qua đường xuyên thể chai hoặc cắt nang qua da (thủ thuật của Pierre- Kahn)Người bệnh cần lưu ý rằng, ngay cả khi điều trị thành công thì một phần nang màng nhện vẫn còn và có thể tái phát. Ngoài ra, giãn não thất có thể xuất hiện sau khi điều trị và bệnh nội tiết vẫn tồn tại ngay cả khi điều trị thành công nang màng nhện vùng trên yên.;;;;; Nang đám rối mạch mạc bản chất là một không gian nhỏ giữa các đám rối màng mạch chứa chất lỏng trong suốt (chất lỏng này được gọi là dịch não tủy) và những mảnh vỡ tế bào trong màng mạch tâm thất của não thai nhi.nang đám rối mạch mạc 2 bên Nang đám rối mạch mạc được phát hiện trong quá trình siêu âm Kích thước các nang đám rối mạch mạc rất đa dạng tùy mức độ phát triển của nang đám rối. Vị trí xuất hiện của các nang này có thể ở một bên hoặc hai bên não thất. Số lượng nang cũng có thể là một nang hoặc đa nang. Tuy nhiên, các nang này ở giai đoạn sớm rất dễ nhầm lẫn với các đám rối màng mạch cho không đồng nhất. Chính vì vậy, trong từng giai đoạn của thai nhi, có thể phát hiện được chính xác các nang đám rối mạch mạc thì kích thước tối thiểu cần đạt như sau:nang đám rối mạch mạc não thất bên trái Không phải mẹ bầu nào khi mang thai, thai nhi cũng xuất hiện nang đám rối mạch. Phần lớn nang đám rối mạch sẽ xuất hiện khi độ tuổi mang thai của mẹ trên 32 tuổi hoặc trước đó đã sinh nở, nạo phá thai nhiều lần Khi siêu âm thai nhi ở 16 đến 24 tuần tuổi, tỷ lệ xuất hiện nang đám rối mạch mạc khoảng 2% ở thai nhi bình thường. 90% nang đám rối mạch mạc này sẽ bị mất đi khi thai được 26 đến 28 tuần tuổi và không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra có thể thực hiện phát hiện sớm nang đám rối tĩnh mạch mạc ở tuần từ 14 đến 19 tuần tuổi thông qua xét nghiệm Triple test hoặc chọc ối để chẩn đoán. Những nang này thường là nang sinh lý, có kích thước nhỏ nên cũng khó xác định. Tuy phần lớn các trường hợp xuất hiện nang đám rối mạch ở thai nhi không liên quan đến bất thường khác. Tuy nhiên, nó lại là một dấu hiệu mềm trong bất thường nhiễm sắc thể. Chính vì vậy cần phải được theo dõi trong quá trình khám thai và siêu âm định kỳ.nang đám rối mạch mạc có nguy hiểm không Xét nghiệm Triple test giúp sàng lọc những bất thường ở thai nhi Khi nang đám rối mạch mạc tăng kích thước và kèm theo một số bất thường khi làm xét nghiệm, đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm liên quan tới hội chứng Edward (liên quan tới nhiễm sắc thể Trisomy 18, xác suất hội chứng khoảng 1% nếu không có bất thường khác và khoảng 4% nếu có những bất thường khác), Hội chứng Down (liên quan tới NST Trisomy 21), Hội chứng Klinefelter, Hội chứng Aicardi. Các biến chứng có thể gặp khi nang đám rối mạch mạc hai bên phát triển theo chiều hướng xấu gồm có:nang đám rối mạch mạc 10mm – Não úng thủy tắc nghẽn: hiếm gặp nhưng có thể xảy ra nếu nang rất lớn. – U nang não thất (ependymal). – Hyperplasia villous – Xuất huyết não thất bán cấp. – Tổn thương nội sọ dạng nang. Nang đám rối mạch mạch thường sẽ biến mất ở tuần 26 đến 28 tuần và không có ý nghĩa trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên để tránh những xác xuất xấu nhất có thể xảy ra, mẹ bầu cần thăm khám và kiểm tra định kỳ. Đặc biệt với các mẹ bầu trên 32 tuổi và đã có nhiều lần sinh nở hoặc từng nạo phá thai nhiều lần trước đó.bệnh nang đám rối mạch mạc ở thai nhi Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi Trong quá trình khám thai định kỳ, mẹ bầu cần được thực hiện các phép siêu âm và xét nghiệm sàng lọc theo chỉ định: Tuy nhiên các xét nghiệm này chỉ cho kết quả đúng khi đánh giá đúng tuổi của thai nhi. Mẹ bầu khi thăm khám sẽ được đội ngũ các y bác sĩ chuyên khoa sản trực tiếp thăm khám và tư vấn.;;;;;(SK&ĐS) - Bệnh màng trong (hay còn gọi là hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh) thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, gây suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt (surfactant) đưa đến giảm diện tích bề mặt phế nang dành cho việc trao đổi khí. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong hàng đầu ở trẻ sinh non.   Ở phổi người bình thường, bên trong phế nang có chứa một chất Surfactant - là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp cho các phế nang không bị xẹp. Chất giảm hoạt bề mặt ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối vào tuần thứ 20. Nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối vào tuần thứ 28-36. Ở trẻ đẻ non khi phổi chưa thực sự trưởng thành chất giảm hoạt bề mặt sẽ chưa hoàn thiện. Khi thiếu chất này, phế nang sẽ bị xẹp, dẫn đến hiện tượng huyết tương tràn vào phế nang, chất fibrin của huyết tương lắng đọng phía trong của các phế nang và các tiểu phế quản, tạo thành một lớp màng. Màng này cản trở sự lưu thông khí và sự trao đổi ôxy, lúc này CO2 từ phế nang qua các mao mạch dẫn đến suy hô hấp và gây tử vong nhanh.   Biểu hiện khi mắc bệnh Thông thường, sau khi sinh khoảng vài phút hoặc vài giờ sau khi sinh trẻ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân như nhiễm khuẩn, ngạt nước ối, hít phải phân su... với biểu hiện là khó thở nhanh nông, nhịp thở trên 60 lần/phút. Các khoang liên sườn, hõm trên ức, co kéo, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái. Cho thở ôxy không đỡ... Nếu nhẹ và điều trị đúng thì sau khoảng 72 giờ các triệu chứng giảm dần và trẻ có thể được cứu sống. Nếu nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ, trẻ sẽ tử vong sau vài giờ. Tuy nhiên đối với trẻ được cứu sống, sau khi khỏi bệnh có thể để lại các di chứng như thiếu ôxy não, xuất huyết não, hạ đường huyết...   Thai phụ cần khám theo dõi thai đều đặn để phòng tránh đẻ non. Để phòng tránh trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh màng trong, điều đầu tiên và quan trọng là thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động phù hợp, khám theo dõi thai đều đặn để hạn chế tối đa tình trạng đẻ non, đẻ con nhẹ cân. Ngoài ra ở các thai phụ có nguy cơ như phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, bị băng huyết, sinh đôi, bị bệnh đái tháo đường, sử dụng chất corticoid kéo dài trong thời gian mang thai, tiền sử gia đình có trẻ bị bệnh màng trong,... cần được các bác sĩ chuyên khoa khám quản lý theo dõi chặt chẽ để phòng bệnh.                                      BS. Thu Lan  ;;;;; Trả lời: Nang đám rối mạch mạc có thể thấy một hoặc hai bên não thất với nhiều kích thước khác nhau. Nang gặp trong khoảng 1 – 2% ở thai nhi bình thường và thường thấy trên siêu âm ở tuổi thai 16 – 24 tuần, có đến hơn 95% trường hợp nang tự biến mất ở tuần thứ 28 mà không cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ. Những nang này cũng thấy ở người lớn và không được ghi nhận trong suốt cuộc đời của họ. Nang gặp trong khoảng 1 – 2% ở thai nhi bình thường và thường thấy trên siêu âm ở tuổi thai 16 – 24 tuần Tuy nhiên, một số nhỏ thai nhi có nang đám rối mạch mạc liên quan đến bệnh nhiễm sắc thể trisomy 18. Nang đám rối mạch mạc thường biến mất và không có ý nghĩa trong hầu hết các trường hợp, tuy nhiên nếu phát hiện nang đám rối mạch mạc để đảm bảo cần giám sát cẩn thận của các phần còn lại của các bào thai để loại trừ các bất thường karyotypic. Nang đám rối mạch mạc sẽ là mối quan tâm nếu các nang có kích thước lớn ( >1cm), xuất hiện ở hai bên, đều là đa nang kết hợp với cấu trúc bất thường, khi tuổi của mẹ trên 32 hoặc các mẹ thực hiện sàng lọc huyết thanh cho kết quả bất thường. Thực hiện siêu âm để kiểm tra tình trạng ám rối mạch mạc 7mm Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, kết quả phát triển thần kinh ở trẻ em sinh ra sau một chẩn đoán trước khi sinh có nang đám rối màng mạch không thể hiện sự khác biệt trong khả năng nhận thức thần kinh, chức năng vận động hoặc hành vi. Khi thấy nang đám rối mạch mạc thì cần quan tâm khảo sát các cơ quan còn lại một cách tỉ mỉ và cẩn trọng. sinh mổ 8 có thai lại 2. Cách xử trí nang đám rối mạch mạc 7mm Trong trường hợp của bạn, nếu đã thực hiện khám thai định kỳ và làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc thai nhi cho kết quả thuộc nhóm nguy cơ thấp thì không đáng ngại. Với hiện tượng nang đám rối mạch mạc 7mm hiện không phải điều trị đặc biệt, bạn chỉ cần thực hiện khám thai định kỳ và tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Kiểm tra sức khỏe đầy đủ, khám thai định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ bá trong suốt thai kỳ Khi phát hiện có nang đám rối mạch mạc trong thời kỳ mang thai chị em không nên quá lo lắng, hãy nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đó hãy đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường để kịp thời xử trí. Tốt nhất bạn nên chọn cho mình một dịch vụ y tế thật chất lượng để theo dõi trong suốt quá trình mang thai. Đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường để kịp thời xử trí
question_63902
Phụ nữ mang bầu uống vitamin E được không?
doc_63902
” thì câu trả lời là các mẹ bầu nên bổ sung đủ vitamin E đầy đủ để có một thời kỳ khỏe mạnh nhất.2. Đóng góp của vitamin E đến sự phát triển phôi Hệ thần kinh của phôi thai để phát triển toàn diện thì rất cần có sự đóng góp của vitamin E. Bên cạnh đó, vitamin E còn có tham gia vào quá trình phát triển của mắt, não bộ và hệ thần kinh của em bé ngay từ lúc hình thành. Cơ thể mẹ nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin E có thể tác động xấu đến thai nhi và cả sức khỏe của mình:- Thiếu máu;- Phôi thai chậm phát triển;- Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng;- Gây rối loạn thần kinh;- Suy giảm cơ hoặc bệnh cơ tim. Đã có những nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh có hàm lượng vitamin E cao có thể có nhận thức tốt hơn khi 2 tuổi. Đối với sức khỏe của người mẹ, vitamin E giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó tuần hoàn máu trong nhau thai cũng hoạt động tốt, em bé được cung cấp oxy đầy đủ. Trong môi trường tử cung, mẹ có thể yên tâm là thai nhi phát triển hoàn toàn khỏe mạnh.3. Liều dùng vitamin E phù hợp với mẹ bầu Vitamin E hay các chất dinh dưỡng khác đều đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tiêu thụ quá liều lượng cho phép các chất thì đều có thể gây nhiều nguy cơ không tốt trong thai kỳ. Việc sử dụng quá liều lượng cho phép vitamin E ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ dị tật ở trẻ sơ sinh, làm tăng khả năng chảy máu, đặc biệt là chảy máu trong não. Theo các chuyên gia, trong quá trình mang thai, mẹ bầu chỉ nên bổ sung khoảng 15mg vitamin E mỗi ngày. Vitamin E tự nhiên có trong các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Vì vậy, mẹ bầu không nên tự ý bổ sung thêm vitamin E từ các loại thực phẩm chức năng. Đối với những trường hợp sử dụng vitamin tổng hợp có chứa thành phần vitamin E thì cần có tư vấn và kê đơn của bác sĩ.4. Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin E dồi dào
doc_24005;;;;;doc_24758;;;;;doc_961;;;;;doc_53288;;;;;doc_17617
Vitamin E là một loại vitamin có khả năng tan trong chất béo, có nhiệm vụ tham gia vào các phản ứng của cơ thể, làm chất xúc tác, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chuyển hóa. Bên cạnh đó, vitamin E còn giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại quá trình lão hóa, làm đẹp da, giúp tóc khỏe…. Có thai uống vitamin E được không là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm Đặc biệt, vitamin được đánh giá là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng giúp bào thai phát triển, nhất là phổi. Vitamin E thường được đưa vào danh sách các loại vitamin cần phải bổ sung trong thai kì. Vitamin % còn được sử dụng kết hợp với vitamin C để điều trị cho những sản phụ có dấu hiệu bị tiền sản giật. Trên thực tế, nếu mẹ bầu bổ sung thường xuyên và đều đặn 400 đơn bị vitamin E và 1.000 vitamin C hàng ngày ở 3 tháng giữa của thai kì, sẽ giảm được nguy cơ bị tiền sản giật. Đặc biệt, vitamin cũng giúp cho quá trình mang thai và sự phát triển của thai nhi phát triển tốt đẹp, hạn chế nguy cơ sinh non, sảy thai… Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin E trong thai kì. Tuy là một loại vitamin rất tốt cho mẹ bầu cũng như thai nhi nhưng việc lạm dụng vitamin E có thể gây ra những tác hại xấu. Vì vậy, mẹ bầu cần sử dụng vitamin E đúng cách, đúng lượng. Trong vitamin E có một lượng chất phụ gia nhất định, nếu sử dụng vitamin E với liều lượng cao trong thai kì có thể ảnh hưởng tới hệ tim mạch của thai nhi. Bên cạnh đó, các chất phụ gia có trong vitamin có thể làm tăng nguy cơ về tim mạch cho thai nhi cao gấp 9 lần so với bình thường. Mẹ bầu cần bổ sung vitamin đúng cách và đúng lượng Cũng đã có nhiều chuyên gia từng đưa ra khuyến cáo, những chất phụ gia này có thể gây ra những sự phát triển không bình thường ở trẻ, gây ra những bất thường trong hoạt động của hệ tim mạch ở thai nhi. Ngoài việc bổ sung vitamin E đã được điều chế thành dạng viên hoặc giọt, mẹ bầu có thể bổ sung từ các thực phẩm tự nhiên. Vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm khác nhau như đào, lê, dầu oliu… Tất cả những loại thực phẩm này đều rất tốt cho cơ thể nói chung và bà bầu, thai nhi nói riêng. Nếu mẹ bầu hấp thụ vitamin từ những thực phẩm này sẽ an toàn và tốt hơn rất nhiều so với vitamin E thành phẩm. Việc bổ sung vitamin E quá liều có thể khiến gây ra những tổn thương đến hệ tim mạch của thai nhi Ngoài việc bổ sung vitamin E, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, không nên dùng kết hợp vitamin E với các loại thuốc khác vì vitamin E sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Cách tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vitamin cùng với những loại thuốc khác. Việc sử dụng vitamin E quá liều có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nứt lưỡi… Ngược lại, nếu bổ sung vitamin đúng và đủ liều lượng sẽ rất tốt, sẽ không gây ra bất kì tác dụng phụ nào, vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng.;;;;;Vai trò của vitamin E đối với phụ nữ mang thai là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu lạm dụng vi chất này trong quá trình mang thai cũng gây ra những hệ lụy sức khỏe không hề nhỏ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên sử dụng đúng liều lượng hoặc sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 3. Một số lưu ý khi sử dụng vitamin E đối với phụ nữ mang thai Vitamin E có dùng được cho phụ nữ mang thai, nhưng để đảm bảo hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ thì mẹ bầu cũng cần lưu ý:Một số yếu tố khác như tiểu sử bệnh tật của gia đình, tuổi tác của cha mẹ, tình trạng tim mạch của người mẹ, thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu cũng như sử dụng các chất phụ gia của vitamin, hay hàm lượng vitamin E cao trong cơ thể người phụ nữ khi đang mang thai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt trong chức năng hoạt động của hệ tim mạch của thai nhi.Không nên sử dụng kết hợp vitamin E với các loại thuốc khác vì các chế phẩm có chứa vitamin E có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe của chính bản thân bạn và thai nhi. Cách tốt nhất, người mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Sản trước khi sử dụng Vitamin E kết hợp với những loại thuốc hay các chế phẩm khác.Việc sử dụng vitamin E đối với phụ nữ mang thai quá liều hay liều dùng quá cao có thể khiến người mẹ đang mang thai xuất hiện các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, xuất hiện cảm giác chóng mặt, nứt lưỡi... Ngược lại, nếu hiểu rõ cách bổ sung vitamin E và phụ nữ mang thai đúng và đủ liều lượng sẽ rất tốt. Đồng thời, bạn sẽ hạn chế tối đa việc xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ và thai nhi, vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng.Vai trò của vitamin E đối với phụ nữ mang thai là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu lạm dụng vi chất này trong quá trình mang thai cũng gây ra những hệ lụy sức khỏe không hề nhỏ. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu chỉ nên sử dụng đúng liều lượng hoặc sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Vitamin E mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, loại vitamin này còn đồng hành với rất nhiều chị em trong quá trình làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa và oxi hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách uống vitamin E an toàn và hiệu quả. Dưới đây là thông tin chi tiết dành cho bạn. 1. Những tác dụng của Vitamin E Theo chuyên gia, Vitamin E hữu ích nhất đối với những trường hợp bệnh nhân bị thiếu loại vitamin này, nhưng những trường hợp này lại không nhiều. Những đối tượng có bệnh lý như bệnh về tiêu hóa hay bệnh u nang, u xơ,... hoặc những người ăn ít chất béo sẽ có nguy cơ bị thiếu vitamin E. Vitamin E có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp của phụ nữ: giúp làn da của chị em láng mịn, tươi trẻ và ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn. Nếu thiếu vitamin E, làn da sẽ khô và nhăn, thiếu sức sống, bên cạnh đó, tóc cũng khô và gãy rụng nhiều. Cũng chính vì lý do này mà vitamin E thường là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm làm đẹp da và tóc. Khi phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da của bạn sẽ khô và đen hơn, có tình trạng trùng xuống do mất tính đàn hồi. Bên cạnh đó, chị em ngoài 30 tuổi cũng có một làn da không thể như ý do tốc độ lão hóa da ngày càng cao. Với những trường hợp nói trên, vitamin E chính là sự hỗ trợ đắc lực giúp cải thiện tình trạng da nhăn, đen sạm, ngăn chặn quá trình lão hóa, mang lại làn da trẻ trung, tươi sáng cho chị em. Phụ nữ có thai cũng là một trường hợp nên bổ sung vitamin E. Theo các chuyên gia, vitamin E có tác dụng rất tốt với sự phát triển của thai nhi, giảm nguy cơ sinh non, sảy thai. Mẹ bầu thường lo ngại về tình trạng rạn da, nhất là da vùng bụng. Đừng lo vì vitamin E có thể ngăn ngừa tình trạng này và giúp bạn thoải mái và tự tin hơn. Vitamin E cũng được đánh giá là rất tốt đối với chị em ở độ tuổi mạn kinh. Đây là giai đoạn mà chị em sẽ gặp phải một số tình trạng như bốc hỏa và rối loạn kinh nguyệt,... Bổ sung vitamin E đúng cách sẽ giúp phụ nữ cải thiện được tình trạng này và tâm lý thoải mái hơn rất nhiều. Vitamin E tương đối an toàn với cơ thể. Nhưng nếu sử dụng vitamin E liều cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, cảm giác mệt mỏi, có thể buồn nôn hoặc nôn, một số trường hợp phát ban nhẹ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải những tình trạng nghiêm trọng hơn như đau bụng, cơ thể bị suy nhược, rối loạn tiêu hóa, dễ bầm tím, chảy máy, thị lực bị ảnh hưởng,... Khi bạn ngừng sử dụng vitamin E, những biểu hiện kể trên sẽ mất đi. Trong trường hợp, không cải thiện triệu chứng khi đã dừng uống, bạn nên đi khám để bác sĩ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Không nên nóng vội nghĩ rằng, càng bổ sung nhiều thì càng giúp cản trở lão hóa khiến da và tóc của bạn đẹp hơn nhanh chóng. Việc bổ sung quá liều vitamin E có thể phản tác dụng và thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Lưu ý, vitamin E cũng có thể làm tăng thời gian đông máu và đối kháng với vitamin K, tương tác với aspirin ngăn chặn sự ngưng kết tiểu cầu và nếu sử dụng chung với estrogen trong thời gian dài có thể gây ra huyết khối. Vì thế không nên lạm dụng vitamin E. 3. Cách uống vitamin E an toàn và hiệu quả Muốn vitamin E hấp thụ tốt nhất vào cơ thể, bạn cần phải có đủ chất béo và dầu mỡ vì đây là loại vitamin tan trong dầu mỡ. Chẳng hạn như, bạn ăn giá đỗ để bổ sung vitamin E, nhưng nếu bạn trộn giá với một chút dầu ăn hoặc xào giá lên thì lượng vitamin E cơ thể hấp thụ được sẽ nhiều hơn khi bạn ăn giá sống. Một số lưu ý quan trọng khác về cách uống vitamin E: Mỗi ngày, nhu cầu vitamin E của một người lớn là khoảng 15mg. Không được lạm dụng vitamin E. Việc lạm dụng loại vitamin này để làm đẹp có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt với những đối tượng sử dụng vitamin E liều cao. Một số trường hợp tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể gây ra tử vong. Không sử dụng vitamin E trong thời gian quá dài. Phụ nữ ngoài 30 có thể làm đẹp bằng cách bổ sung vitamin E khoảng 1, 2 tháng. Sau đó ngừng thuốc một thời gian rồi mới uống tiếp. Những người khỏe mạnh thì không nên bổ sung vitamin E tổng hợp, mà chỉ cần bổ sung những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin E. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại dầu thực vật sẽ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin E cho cơ thể. Cụ thể như: mầm lúa mì, đậu nành, dầu hướng dương mầm thóc, giá đỗ, một số loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, và nhiều loại trái cây,... Một số đối tượng bị bệnh da khô, tóc gãy rụng hoặc một số bệnh nhân mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, hay mỡ máu, người có chỉ định của bác sĩ mới nên bổ sung vitamin E. Cần phải đọc kỹ hướng dẫn trường khi sử dụng, tuân theo chỉ định về liều dùng và thời gian sử dụng của bác sĩ. Đặc biệt cẩn trọng với loại vitamin E dạng dung dịch. Những người da nhờn sử dụng Vitamin E dạng bôi có thể gây ra mụn. Loại này chỉ hữu ích đối với những người da khô hoặc da bị lão hóa. Hy vọng những thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về vitamin E và biết cách uống vitamin E an toàn và hiệu quả. Lưu ý rằng, dù ở dạng thuốc, thực phẩm chức năng hay bổ sung qua các loại thực phẩm từ tự nhiên cũng cần đặc biệt chú ý đến liều lượng. Dùng đúng liều lượng, đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được những tác dụng phụ ngoài mong muốn.;;;;;Một trong những vitamin cần được cung cấp đủ hàng ngày là vitamin E (còn gọi là alpha-tocopherol). Đây là vitamin tan trong dầu mỡ và có một số chức năng đối với cơ thể như bảo vệ màng các tế bào, điều hòa quá trình biến dưỡng một số chất sinh học cần thiết đối với cơ thể. Được phát hiện từ năm 1922, khi đó vitamin E được chứng minh có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản ở động vật. Chuột thí nghiệm khi thiếu chất (sau đó được xác định là thiếu vitamin E) không thể thụ thai để sinh con được. Bởi vậy, vitamin E được đặt tên là tocopherol (theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “có khả năng thụ thai”). Mặc dù cho tới nay người ta không rõ tác dụng trong hoạt động sinh sản của vitamin E trên người nhưng nhiều biệt dược vẫn ghi trong phần chỉ định của thuốc là “Hỗ trợ điều trị vô sinh” là dựa vào kết quả thấy rất rõ tác dụng trên súc vật. Như vậy, vitamin E chỉ có tác dụng hỗ trợ và cần lưu ý, việc tăng khả năng sinh sản ở phụ nữ phải dựa vào biện pháp thích hợp nhất trong nhiều biện pháp, trong đó có dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Giá đỗ có chứa nhiều vitamin E. Đối với phụ nữ ngoài việc dùng vitamin E hỗ trợ chữa và phòng sảy thai, rối loạn kinh nguyệt người ta còn dùng vitamin E để chữa tác dụng phụ gây cương vú ở phụ nữ dùng thuốc ngừa thai. Dùng thuốc ngừa thai loại uống thực chất là đưa vào cơ thể người phụ nữ các dẫn chất hormon sinh dục nữ và thuốc ngừa thai loại này có thể gây một số tác dụng phụ trong đó có phản ứng làm cương đau vú. Người ta ghi nhận rằng hàng ngày uống 2 lần, mỗi lần 400 IU (tức 400mg) vitamin E có thể giúp phụ nữ giảm cương vú gây đau khi dùng thuốc ngừa thai. Đối với vitamin E còn phải kể thêm tác dụng mới phát hiện gần đây. Vào đầu những năm 1990, các nhà khoa học phát hiện vai trò quan trọng của vitamin E trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các phản ứng ôxy hóa có hại do các gốc tự do có ở tế bào. Vitamin E được xem là vitamin chống ôxy hóa như vitamin C, beta-caroten tức tiền vitamin A) giúp chống quá trình lão hóa đối với cơ thể con người. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu hàng ngày ta dùng thực phẩm giàu các chất chống ôxy hóa thiên nhiên như vitamin E, beta-caroten có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư, tim mạch, bệnh đục thủy tinh thể... Các loại thực phẩm giàu vitamin E có thể kể: mầm các loại hạt ngũ cốc, giá sống, một số loại rau, trong các hạt nhiều dầu như dầu mè, đậu phộng, đậu nành, hạt hướng dương... Trong trường hợp thiếu vitamin E cần phải bổ sung vitamin E từ ngoài vào (theo chỉ định của bác sĩ). Vì là vitamin tan trong dầu nên uống vitamin E cùng với hoặc ngay sau bữa ăn để nhờ chất béo của thức ăn giúp thuốc hấp thu tốt hơn.;;;;;Vitamin E có trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, thịt, trứng, mầm lúa mạch,... Có thể hấp thu vitamin E thông qua đường uống hoặc bằng những loại thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên cần sử dụng vitamin E đúng cách để hiệu quả đạt được tốt nhất. Dưới đây là những lưu ý về cách sử dụng vitamin E để phát huy tối đa công dụng. Thiếu Vitamin E: Bổ sung thông qua đường uống khá đơn giản. Rối loạn vận động có thiếu vitamin E: Tình trạng rối loạn vận động do di truyền khiến cơ thể thiếu vitamin E trầm trọng, cần đi khám và điều trị bổ sung vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh Alzheimer: Uống vitamin E làm chậm đi quá trình mất trí nhớ của bệnh nhân Alzheimer ở mức trung bình, giúp cho người bệnh kéo dài khoảng thời gian tự chăm sóc trước khi cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Tuy nhiên cần phải lưu ý một điều đó là vitamin E không thể ngăn cản hoàn toàn quá trình phát triển của bệnh. Bệnh Beta Thalassemia: Trẻ em mắc bệnh thiếu máu tán huyết bẩm sinh nếu bổ sung vitamin E rất có lợi trong quá trình điều trị. Bảo vệ mô lành trong quá trình hóa trị: Vitamin E kết hợp DMSO có hiệu quá trong việc ngăn ngừa các hóa chất trong quá trình xạ trị ngấm vào các mô xung quanh. Tiền kinh nguyệt: Sử dụng vitamin E giúp giảm đi cảm giác căng thẳng ở những người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Sử dụng vitamin E còn có tác dụng trong việc điều trị bệnh võng mạc ở những trẻ sinh non. Ngoài ra, còn một số trường hợp nên sử dụng vitamin E như: ung thư bàng quang, đau bụng kinh, xuất huyết nội sọ, xuất huyết não thất,... 2. Nên dùng vitamin E với liều lượng bao nhiêu là hợp lý Cách sử dụng vitamin E theo từng độ tuổi thì liều lượng vitamin E tối thiểu cần thiết cũng khác nhau, cụ thể: - Từ 1 - 3 tuổi: 6mg/ngày. - Từ 4 - 8 tuổi: 7mg/ngày. - Từ 9 - 13 tuổi: 11mg/ngày. - Trên 14 tuổi: 15mg/ngày. - Thai phụ: 15 mg/ngày. - Phụ nữ đang cho con bú: 19mg/ngày. Lượng vitamin E tối đa mà từng độ tuổi có thể bổ sung trong một ngày, cụ thể như sau: - Từ 1 - 3 tuổi: ≤ 200mg/ngày. - Từ 4 - 8 tuổi: ≤ 300mg/ngày. - Từ 9- 13 tuổi: ≤ 600mg/ngày. - Từ 14-18 tuổi: ≤ 800mg/ngày. - Trên 19 tuổi: ≤ 1000mg/ngày. Những trường hợp cần bổ sung vitamin E cụ thể và thời gian dùng cần chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng vitamin E quá liều, cách sử dụng vitamin E không đúng có thể gây nên một số tình trạng như sau: phát ban, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, suy giảm thị lực, bầm tím và chảy máu. 3. Những trường hợp nào cần lưu ý khi sử dụng vitamin E Phụ nữ mang thai: Tuy chưa có những nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng vitamin E với sức khỏe thai nhi, tuy nhiên phụ nữ mang thai nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bệnh nhân đái tháo đường: Sử dụng vitamin E làm tăng nguy cơ bị suy tim, sử dụng liều cao phải hết sức chú ý. Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Bệnh nhân có tiền sử bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ thì cần hết sức lưu ý khi sử dụng vitamin E vì có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Do vậy khi sử dụng vitamin E cần hết sức chú ý, tốt nhất nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thiếu vitamin K: Những bệnh nhân bị thiếu vitamin K trầm trọng nếu sử dụng thêm vitamin E thì chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Chảy máu: Những bệnh nhân bị rối loạn đông cầm máu hoặc sắp phẫu thuật thì không nên sử dụng vitamin E. Bởi loại vitamin này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, do đó hết sức thận trọng khi sử dụng trong những trường hợp trên. 4. Những lưu ý khi sử dụng vitamin E kết hợp với thuốc Vitamin E và Cyclosporine: Nếu bạn đang sử dụng thuốc Cyclosporine, thì việc kết hợp với vitamin E liều cao sẽ làm tăng khả năng hấp thu Cyclosporine, từ đó gây nên một số tác dụng phụ của thuốc. Thuốc chuyển hóa gan (Cytochrome P504 3A4): Khi kết hợp vitamin E với những thuốc chuyển hóa gan có thể làm giảm hiệu quả quả thuốc từ đó làm giảm hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc không nên sử dụng cùng vitamin E như sau: triazolam, itraconazole, lovastatin, fexofenadine,... Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu: Như đã đề cập trên mục 3, vitamin E có ảnh hưởng đến những bệnh nhân đông cầm máu, do đó nếu sử dụng chung với thuốc chống ngưng tập tiểu cầu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu. Các thuốc không nên sử dụng cùng vitamin E như sau: dalteparin, aspirin, ibuprofen, naproxen, warfarin, diclofenac, clopidogrel, heparin,... 5. Một số loại thực phẩm chứa vitamin E Ngoài sử dụng thuốc uống thì vitamin E cũng có thể bổ xung thông qua thực phẩm hàng ngày, điển hình một số loại sau: Rau cải xanh: Chứa nhiều vitamin E và một số loại vitamin khác như A và C rất tốt cho cơ thể. Hạnh nhân: Trong 100g hạnh nhân có chứa đến 26,2 mg vitamin E, bạn có thể sử dụng trực tiếp hoặc những sản phẩm từ hạt như dầu hoặc sữa. Củ cải: Trong cải củ có chứa đến hơn 17% lượng vitamin E. Dầu thực vật: Những loại dầu thực vật có nguồn gốc từ mầm lúa mì cung cấp lượng vitamin E cao nhất, một muỗng canh dầu lúa mì có thể cung cấp toàn bộ lượng vitamin E cần dùng trong một ngày. Ngoài ra sử dụng dầu hướng dương, dầu oliu, dầu dừa cũng là những sự lựa chọn tuyệt vời. Đu đủ: Một quả đu đủ cung cấp cho bạn 17% lượng vitamin E cần thiết mỗi ngày, ngoài ra trong đu đủ còn giàu vitamin C rất tốt cho cơ thể. Bơ thực vật: Mỗi muỗng canh bơ thực vật cung cấp đến 8mg vitamin E, hãy luôn đảm bảo bơ thực vật mình sử dụng có chứa thành phần là dầu ngũ cốc để hiệu quả được tốt hơn. Ngoài ra còn một số loại thực phẩm như: Củ cải, khoai môn, xoài, kiwi, cà chua, rau chân vịt, hạt dẻ,... Vitamin E là khoảng chất quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần bổ sung vitamin E, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về Cách sử dụng vitamin E để hiệu quả đạt được cao nhất.
question_63903
Tác dụng thuốc Brodalumab
doc_63903
Brodalumab đã được sử dụng trong các thử nghiệm nghiên cứu điều trị bệnh hen suyễn, vảy nến, Crohn, viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp. Để đảm bảo an toàn và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Brodalumab theo đúng chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ. Brodalumab còn được biết đến với tên gọi khác là Siliq và Kyntheum. Brodalumab thuộc nhóm thuốc kháng thể đơn dòng và được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm như:Vảy nến vulgaris;Bệnh viêm khớp vảy nến;Bệnh vảy nến mụn mủ và erythroderma. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Brodalumab Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch và dùng để tiêm dưới da với trọng lượng là 210mg/ 1,5ml.Liều lượng thuốc:Trong điều trị bệnh vảy nến với mức độ trung bình đến nặng, người lớn sử dụng liều lượng thuốc là 210mg tiêm dưới da (SC) tuần 1 và 2, sau đó dùng liều duy trì là 210mg SC mỗi 2 tuần.Nếu cơ thể người bệnh không đạt được đáp ứng đầy đủ sau 12-16 tuần thì nên cân nhắc việc ngừng điều trị bằng Brodalumab. 3. Tác dụng phụ thuốc Brodalumab Có thể xảy ra các phản ứng thường gặp như mẩn đỏ, kích ứng hoặc đau tại chỗ tiêm. Các triệu chứng cảm cúm như sổ mũi, nghẹt mũi, ho; mệt mỏi, tiêu chảy, đau miệng/ cổ họng/ cơ, nhiễm nấm da, ngứa ngáy.Thuốc Siliq làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Điều này có thể khiến cho người bệnh có nhiều nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm trùng nặng hoặc làm cho bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào mà người bệnh đang mắc phải trầm trọng hơn.Các phản ứng dị ứng khi sử dụng thuốc rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu người bệnh thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm: phát ban, ngứa, sưng (đặc biệt xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưỡi, cổ họng); chóng mặt nghiêm trọng; khó thở thì cần báo với bác sĩ hoặc đến trung tâm ý tế gần nhất để có biện pháp điều trị thích hợp. 4. Thận trọng khi dùng thuốc Brodalumab Trước khi sử dụng thuốc này, người bệnh nên báo với bác sĩ tiền sử bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến bệnh nhiễm trùng như lao, đường ruột, bệnh Crohn, rối loạn tâm thần, trầm cảm.Không dùng Brodalumab nếu người bệnh bị dị ứng với Siliq hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.Không để trẻ em sử dụng thuốc.Ở những bệnh nhân được điều trị bằng Brodalumab có thể nảy sinh ý định hoặc hành vi tự sát. Vậy nên cần quan sát và theo dõi thận trọng về tâm lý người dùng thuốc.Với những bệnh nhân bị nhiễm trùng mãn tính hoặc có tiền sử nhiễm trùng tái phát, trước khi sử dụng Brodalumab cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích mà thuốc đem lại.Nếu trường hợp bị nhiễm trùng nặng hoặc không đáp ứng với liệu pháp tiêu chuẩn đối với bệnh nhiễm trùng, hãy theo dõi bệnh nhân chặt chẽ và ngừng thuốc cho đến khi hết nhiễm trùng.Với người bị bệnh lao, cần theo dõi chặt chẽ về các dấu hiệu và triệu chứng trong/ sau khi điều trị bằng thuốc Brodalumab.Brodaluma có thể điều ảnh hưởng đến nồng độ huyết thanh của một số cytokine.Với phụ nữ đang có thai: Hiện chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu trên các trường hợp này, vậy nên để giảm nguy cơ thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, người mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.Với phụ nữ đang cho con bú: Chưa thể khẳng định thuốc Brodalumab có bài tiết trong sữa mẹ hay không. Do đó cần cân nhắc đến các tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trước khi dùng. 5. Tương tác thuốc Abatacept: Gây ra nguy cơ hoặc tăng mức độ nghiêm trọng các tác dụng phụ của thuốc Abatacept được kết hợp với Brodalumab.Abciximab, Adalimumab, Aducanumab, Aldesleukin: Làm tăng tác dụng phụ khi dùng kết hợp với Brodalumab.Vắc-xin Adenovirus loại 7 sống: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh nhiễm trùng có thể tăng lên khi vắc-xin Adenovirus loại 7 sống được kết hợp với Brodalumab.Alefacept, Alemtuzumab, Alemtuzumab, Alirocumab: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng ngoại ý có thể tăng lên khi Alefacept được kết hợp với Brodalumab.Mô tuyến ức đã qua xử lý allogeneic: Khi sử dụng kết hợp với Brodalumab, công dụng điều trị bệnh của mô tuyến ức đã qua xử lý Allogeneic có thể bị giảm.Globulin miễn dịch bệnh than ở người: Hiệu quả điều trị của Globulin miễn dịch bệnh than ở người có thể bị giảm khi kết hợp với Brodalumab.Thuốc chủng ngừa bệnh than: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng có thể tăng lên khi vắc-xin Anthrax được kết hợp với Brodalumab.Globulin miễn dịch antilymphocyte: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ có thể tăng lên khi kết hợp Antilymphocyte immunoglobulin với Brodalumab.Thuốc chủng ngừa Astra. Zeneca COVID-19: Hiệu quả điều trị của Vắc-xin Astra. Zeneca COVID-19 có thể bị giảm khi sử dụng kết hợp với Brodalumab.Bacillus calmette-guerin substrain có kháng nguyên sống: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng có thể tăng lên khi Bacillus calmette-guerin substrain chứa kháng nguyên sống được kết hợp với Brodalumab.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Brodalumab. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Brodalumab theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
doc_28252;;;;;doc_63268;;;;;doc_27978;;;;;doc_16742;;;;;doc_47129
Thuốc Rodatif có hoạt chất chính là Rotundin, một alcaloid có tác dụng an thần. Thuốc được chỉ định trong điều trị mất ngủ, lo âu, căng thẳng, đau do co thắt cơ trơn. Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không thể quay lại giấc ngủ. Mất ngủ có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thuốc Rodatif có hoạt chất chính là Rotundin, một alcaloid được chiết xuất từ củ bình vôi (Stephania glabra) có tác dụng an thần, gây ngủ và giảm lo âu, căng thẳng. Rotundin có khả năng ức chế hệ thống lưới và receptor dopamin ở não.Nhìn chung, cơ chế tác dụng của các thuốc an thần là ức chế hoạt động thần kinh, đặc biệt tác động vào thể lưới trên não bộ. Nghiên cứu trên tế bào thần kinh người ta thấy, thuốc an thần có khả năng làm tăng hoạt tính của GABA và do đó làm cho điện thế màng của tế bào rơi vào trạng thái tăng phân cực. Sự tăng phân cực này làm tế bào thần kinh bị ức chế, không tiếp nhận thêm các kích thích thần kinh. Sự ức chế này đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ. Ngoài tác dụng an thần, Rotundin còn có tác dụng điều hòa nhịp tim, huyết áp, làm giãn cơ trơn do đó làm giảm các cơn đau do co thắt ở đường ruột và tử cung Thuốc Rodatif được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau:Mất ngủ do các nguyên nhân khác nhau, các trường hợp lo âu, căng thẳng.Thuốc Rodatif có thể dùng hỗ trợ giấc ngủ trong các trường hợp ngủ không sâu hoặc ngủ không đủ giấc, giấc ngủ đến chậm. Thay thế Diazepam cho một số bệnh nhân có hiện tượng quen thuốc.Hỗ trợ giảm đau ở một số bệnh nhân đau co thắt cơ trơn, cơ vân, đau dây thần kinh, đau do co thắt đường tiêu hoá, tử cung, đau cơ xương khớp.Thuốc Rodatif chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:Người bệnh mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong công thức. Trẻ em dưới 1 tuổi. 3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Rodatif Cách dùng : Thuốc Rodatif được dùng bằng đường uống.Liều dùng:Để an thần, gây ngủ: Liều khuyến cáo cho người lớn là 1 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày. Liều khuyến cáo cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên là 2mg/kg cân nặng, chia làm 2 – 3 lần/ngày.Để giảm đau: Liều thông thường ở người lớn là 2 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Rodatif Thuốc Rodatif có thể gây nên một số tác dụng phụ bao gồm đau đầu, kích thích, vật vã, hiếm khi gây mất ngủ. Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.Hướng dẫn cách xử trí ADR: Ngừng sử dụng thuốc Rodatif. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc dị ứng, cần tiến hành các biện pháp điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí, dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid...). 5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Rodatif;;;;;Thuốc Brolucizumab có thành phần chính là Brolucizumab, thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa điểm vàng ở mắt. Ngoài hiệu quả điều trị, bệnh nhân sử dụng thuốc Brolucizumab có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như nhìn mờ, đục thủy tinh thể, đau mắt... Thuốc Brolucizumab có tên biệt dược là Beovu, được phân loại vào nhóm thuốc điều trị mắt, tai mũi họng. Thành phần hoạt chất chính của thuốc Brolucizumab là Brolucizumab.Dạng bào chế: dung dịch tiêm, hàm lượng 120 mg/ml. Brolucizumab là chất ức chế VEGF – một loại protein kích thích sự phát triển của các mạch máu bất thường phía dưới hoàng điểm, khu vực đóng vai trò thị lực trung tâm sắc nét. Cơ chế tác dụng của Brolucizumab là ức chế VEGF-A, kết quả là ức chế tăng sinh tế bào nội mô, mạch máu và tính thấm thành mạch. 3. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Brolucizumab Thuốc Brolucizumab được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân thoái hóa điểm vàng liên quan dạng ướt.Chống chỉ định: tuyệt đối không sử dụng thuốc Brolucizumab trong các trường hợp sau:Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc thuốc Brolucizumab. Viêm nội tâm mạc. Nhiễm trùng mắt hoặc quanh mắt. 4. Liều lượng và cách dùng thuốc Brolucizumab Để thuốc Brolucizumab phát huy tốt hiệu quả và hạn chế xảy ra các tác dụng không mong muốn, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thuốc. Bạn không nên tự tính toán lại liều lượng, thay đổi đường dùng hoặc dùng chung thuốc với người khác. Đồng thời, không đưa thuốc Brolucizumab cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có biểu hiện giống bạn vì cơ địa mỗi người là khác nhau, dùng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.Liều dùng dành cho người lớn thoái hóa điểm vàng: 6mg (0,05ml dung dịch chứa 120mg/ml) vào buồng dịch kính của mắt bị bệnh mỗi tháng một lần trong 3 liều đầu tiên. Sau đó tiêm 6mg mỗi 8 – 12 tuần.Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận, trên 65 tuổi: không cần điều chỉnh liều.Cách dùng:Do nguy cơ nhiễm trùng và viêm nội nhãn, luôn sử dụng kỹ thuật vô trùng thích hợp khi pha chế và sử dụng thuốc.Trước khi sử dụng, để lọ thuốc Brolucizumab ở nhiệt độ phòng. Dung dịch phải có màu trong đến hơi trắng đục và không màu đến hơi vàng nâu; không sử dụng nếu xuất hiện các hạt hoặc vẩn đục hoặc đổi màu.Tiêm trong điều kiện vô sau khi gây mê đầy đủ và sử dụng thuốc diệt vi khuẩn tại chỗ phổ rộng để khử trùng da quanh mắt, mí mắt và bề mặt mắt.Mỗi lọ Brolucizumab chỉ dùng để điều trị cho một mắt duy nhất. Nếu mắt còn lại cần điều trị, hãy sử dụng lọ thuốc mới. Sử dụng các dụng cụ vô trùng mới trước khi tiêm Brolucizumab vào mắt còn lại.Ngay sau khi tiêm thuốc vào cơ thể, theo dõi giá trị IOP qua máy đo hoặc bằng cách kiểm tra sự tưới máu của đầu dây thần kinh thị giác. 5. Tác dụng không mong muốn Ngoài tác dụng điều trị thoái hóa điểm vàng, thuốc Brolucizumab có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như quá mẫn, huyết khối, tăng áp lực nội nhãn. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn khác như nhìn mờ, đục thủy tinh thể, xuất huyết kết mạc, phao thủy tinh, viêm nội nhãn, tách thủy tinh thể, viêm kết mạc, ... Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình điều trị với Brolucizumab. 6. Tương tác thuốc Brolucizumab Khi điều trị với nhiều loại thuốc cùng lúc, có thể xảy ra tình trạng tương tác giữa các thuốc. Kết quả là ảnh hưởng đến sự hấp thu, giảm tác dụng hoặc gia tăng độc tính của thuốc. Vì vậy, bạn cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang điều trị, mới ngừng sử dụng hoặc bắt đầu sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, các sản phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng, vitamin, ... 7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Brolucizumab Sử dụng thuốc Brolucizumab trong thai kỳ: không có nghiên cứu đầy đủ về việc dùng thuốc này ở phụ nữ có thai. Dựa trên cơ chế hoạt động, Brolucizumab có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển phôi thai hoặc khả năng sinh sản. Do đó, chỉ sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích điều trị vượt trội hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi.Sử dụng thuốc Brolucizumab trong thời kỳ cho con bú: không biết liệu Brolucizumab phân phối vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ hoặc ảnh hưởng đến sản xuất sữa. Do đó, không nên cho con bú trong thời gian điều trị bằng Brolucizumab và trên một tháng sau liều cuối cùng.Sử dụng thuốc Brolucizumab cho trẻ em: chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả ở bệnh nhi.Sử dụng thuốc Brolucizumab cho bệnh nhân trên 65 tuổi: khoảng 90% bệnh nhân được điều trị bằng Brolucizumab trong các thử nghiệm lâm sàng là ≥65 tuổi và 60% ≥75 tuổi; không có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả hoặc độ an toàn được quan sát khi tuổi tác ngày càng tăng.Lưu ý khác:Không nên lái xe, điều khiển máy móc hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tập trung cao cho đến khi chức năng thị giác đã hồi phục hoàn toàn.Bệnh nhân có thể gặp rối loạn thị giác tạm thời sau khi tiêm Brolucizumab.Nếu xuất hiện các triệu chứng đỏ mắt, đau mắt, nhạy cảm ánh sáng, thay đổi thị lực, nên liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được xử trí kịp thời. 8. Bảo quản thuốc Brolucizumab Để lọ thuốc Brolucizumab ở nhiệt độ 2 – 8 ° C trong bao bì gốc của nhà sản xuất, không đóng băng, tránh ánh sáng, có thể bảo quản lọ chưa mở ở nhiệt độ 20 – 25 ° C trong tối đa 24 giờ trước khi sử dụng.Để Brolucizumab tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi.Hy vọng với những chia sẻ về công dụng và cách dùng thuốc Brolucizumab sẽ giúp người dùng hiểu hơn về quá trình thuốc để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt.;;;;;Brocan HD là thuốc được bào chế dưới dạng siro với thành phần chính là Cloral hydrat. Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc an thần với tác dụng gây ngủ bằng cách ức chế hệ thần kinh trung ương không chọn lọc. Tùy vào liều lượng mà thuốc sẽ có tác dụng an thần hay gây ngủ sinh lý.Ngoài ra, trong thuốc còn có chứa thành phần Kali bromid với tác dụng an thần, chống co giật do tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương.Thuốc Brocan HD được chỉ định cho các trường hợp trẻ em kém ngủ, hay giật mình, quấy khóc, co giật. 2. Cách sử dụng thuốc Brocan HD Thuốc có thể gây ra phản ứng kích ứng dạ dày, do đó cần cho trẻ uống một ít nước trước đó để tránh nôn trớ. Ngoài ra, cần pha loãng thuốc với nước khi uống.Đối với trẻ trên 1 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, 5ml/lần. Nếu có xuất hiện co giật có thể uống 5ml tương đương với 1 muỗng cà phê.Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 3. Chống chỉ định sử dụng của thuốc Brocan HD Không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các thành phần có chứa trong thuốc Brocan HDCác trường hợp suy gan, suy thận nặng, người mắc bệnh tim, người nghiện bia rượu.Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú. Cần thận trọng khi dùng cho các trường hợp người lái xe hoặc vận hành máy móc vì có thể dẫn đến buồn ngủ. 4. Một số tác dụng phụ khi sử dụng Brocan HD Cloral hydrat. Các phản ứng thường gặp như: Buồn nôn, nôn, kích ứng dạ dày.Những phản ứng hiếm gặp hơn như mẩn ngứa, dị ứng da, tiêu chảy, thất điều, lơ mơKali bromid. Nếu sử dụng Bromid kéo dài quá lâu với liều lặp lại có thể gây ra nhiễm độc Brom. 5. Tương tác thuốc giữa Brocan HD và các thuốc khác Cloral hydrat. Khi kết hợp thành phần này với các thuốc chống đông máu, hiệu quả tác động prothrombin huyết của warfarin tăng cao do khả năng gắn protein huyết tương thay đổi. Do đó, bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu cần thay đổi liều Cloral hydrat và theo dõi chặt chẽ thời gian prothrombin.Nếu sử dụng Cloral hydrat trước khi tiêm tĩnh mạch furosemid sẽ gây ra hiện tượng vã mồ hôi, thay đổi huyết áp do tăng chuyển hóa xảy ra.Cloral hydrat và rượu đều có tác dụng ức chế chuyển hóa lẫn nhau và kéo dài ức chế thần kinh trung ương có thể dẫn đến giãn mạch và hạ huyết áp.Kali bromid. Các thuốc thuộc nhóm lợi tiểu có thể gây giảm tác dụng của kali bromid.Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Brocan HD, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện theo đúng chỉ định bác sĩ chuyên môn để có kết quả điều trị tốt nhất.;;;;;Navadiab thuốc được dùng phổ biến trong điều trị người bị đái tháo đường type 2 không phụ thuộc Insulin. Tìm hiểu các thông tin về chỉ định, công dụng và liều dùng của thuốc Navadiab có thể giúp mang lại kết quả điều trị tốt, điều này còn đặc biệt quan trọng những trường hợp mới phát hiện bệnh. Thuốc Navadiab được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim, hàm lượng 80mg gồm các thành phần:Gliclazide 80 mg.Tá dược: Lactose, bột ngô gelatin hóa, Cellulose vi tinh thể, bột talc, Magnesium stearate, Silica dạng keo hydrat hóa. Vừa đủ một viên thuốc.Gliclazide là một Sulfamid có phân tử chứa vòng Nitơ, vì thế có đặc điểm khác biệt so với những Sulfonylurea khác.Cơ chế giảm đường huyết chính của Gliclazide là kích thích tế bào Beta của tụy tiết Insulin thông qua việc tăng sự đáp ứng của tuyến tụy với Glucose. Cơ chế này giúp giảm việc tăng glucose máu sau bữa ăn.Bên cạnh đó, Gliclazide còn có tác dụng ức chế một phần trong quá trình kết tập tiểu cầu từ đó làm bình thường hóa sự phân hủy fibrin ở thành mạnh và nội mô. 2. Công dụng của thuốc Navadiab 80mg: Thuốc Navadiab 80mg được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau đây:Người được chẩn đoán đái tháo đường type 2 không phụ thuộc Insulin.Người bị đái tháo đường không nhiễm toan Ceton ở người lớn hoặc người già.Người bị đái tháo đường thất bại điều trị bằng phương pháp ăn kiêng nhằm cân bằng đường trong máu.Người bị đái tháo đường có biến chứng mạch máu. 3. Chống chỉ định sử dụng Navadiab 80mg Đái tháo đường Type 1.Người bị đái tháo đường giai đoạn tiền hôn mê hoặc hôn mê.Đái tháo đường nhiễm toan Ceton nghiêm trọng ở trẻ em hoặc người lớn.Suy chức năng gan, thận nặng.Người bị nhiễm trùng nặng do chấn thương, hay sau các phẫu thuật lớn.Quá mẫn với các thành phần và tá dược của thuốc.Tiền sử dị ứng với các Sulfonylurea. 4. Cách sử dụng và liều dùng Navadiab 80mg Liều thông thường:Liều Navadiab 80mg: uống 1 viên (80mg)/lần, ngày 2 lần.Liều tăng thêm:Liều Navadiab 80mg: uống 1 viên (80mg)/lần, ngày 3 lần. Không uống quá 4 viên/ngày.Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt khi sử dụng thuốc. Dùng thuốc qua đường uống ở thời điểm ngay sau bữa ăn, thích hợp nhất là bữa ăn sáng. Uống kèm nước ấm, không nên nhai thuốc hoặc bẻ thuốc. Trong trường hợp quên uống thuốc, không nên uống bù vào ngày hôm sau. Nhằm tránh các tác dụng phụ của thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn điều trị trên bao bì thuốc và tự ý thay đổi liều dùng và cách sử dụng khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Navadiab Tác dụng phụ gặp phải:Ở những người mắc đái tháo đường sử dụng thuốc quá liều trong ngày có thể gặp phải các tác dụng ngoài ý muốn như:Thường gặp nhất là các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra còn có thể xuất hiện nhức đầu, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và các triệu chứng dị ứng da như mày đay, ban đỏ.Ở những người mẫn cảm thường xuất hiện triệu chứng vàng da vi ống tế bào gan.Các tình trạng hạ đường huyết, mất hoặc giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm tiểu cầu thường hiếm gặp.Các tác dụng phụ trên của có thể mất đi hoặc hồi phục sau ngưng thuốc.Thận trọng khi sử dụng thuốc ở các đối tượng:Thận trọng khi dùng Navadiab ở các trường hợp: Người cao tuổi, người bị suy dinh dưỡng. Người suy giảm chức năng gan, chức năng thận nghiêm trọng. Cần ngưng thuốc và đổi sang Insulin thay thế cho những người mắc đái tháo đường giai đoạn mất bù hoặc chuẩn bị phẫu thuật.Thường xuyên kiểm tra Glucose máu và Glucose nước tiểu sau bữa ăn trong ngày.Phụ nữ có thai và cho con bú: Hiện nay chưa có nghiên cứu rõ ràng đánh giá những tác dụng có hại ở những bệnh nhân sử dụng Navadiab trong thời gian mang thai hoặc giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, trên lâm sàng vẫn ghi nhận một số trường hợp thuốc gây hạ đường huyết ở những phụ nữ mang thai. Vì thế, cần thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị trong những trường hợp này.Hiện nay, chưa có quy định về việc chống chỉ định sử dụng thuốc trên những người làm nghề lái xe hay vận hành máy móc. Tuy nhiên, tác dụng phụ hạ đường huyết có thể gây giảm tập trung trong lúc làm việc. 6. Tương tác thuốc Navadiab Tương tác thuốc với các thuốc khác:Các thuốc kháng viêm NSAID, Salicylate, Sulfamid, Diazepam, thuốc chẹn Beta, một số loại kháng sinh như Chloramphenicol, Tetracyclin, các thuốc dạng uống của Miconazol, MAOIs có thể làm tăng nhanh nguy cơ hạ đường huyết ở những bệnh nhân đang điều trị bằng Navadiab.Khi dùng chung với Barbiturat có làm giảm hoặc ngăn cản tác dụng của Navadiab.Sử dụng rượu, bia khi đang điều trị bằng Navadiab có thể làm tăng khả năng hạ đường huyết.Tóm lại, trước khi dùng thuốc Navadiab, bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để nắm rõ các thông tin cơ bản về cách sử dụng và những lưu ý quan trọng. Ngoài ra, thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.;;;;;Thuốc Brady có chứa thành phần chính là loại thuốc kháng histamin. Được chỉ định trong điều trị triệu chứng trong các bệnh lý dị ứng gây ra. Để hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc Brady bạn hãy tham khảo những thông tin dưới đây. Trong mỗi 5ml thuốc Brady 2mg/5ml có chứa thành phần hoạt chất chính là Brompheniramin maleat hàm lượng 2mg. Tá dược hàm lượng vừa đủ 1 chai 60ml. Brompheniramin maleat là một loại chất thuộc nhóm kháng histamin. Brompheniramine Maleate kháng histamin bằng cách ngăn chặn sự liên kết của histamin với thụ thể trên cơ trơn mạch máu, dây thần kinh, tế bào nội mô và các tế bào tuyến. Từ đó, không gây ra các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, sổ mũi, ngứa mũi...do tiếp xúc dị nguyên. Ngoài ra, Brompheniramin maleat ngăn chặn hoạt động acetylcholine, giúp làm khô một số dịch cơ thể.Việc ngăn cản tác dụng của các chất trung gian hoá học giúp ngăn chặn phản ứng viêm. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng do phản ứng viêm gây ra. 2. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Brady Chỉ định. Thuốc Brady được chỉ định điều trị các triệu chứng sau:Giảm các triệu chứng cảm lạnh;Dị ứng như chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ho, sổ mũi, ngứa mũi, nổi mẩn, ngứa, sưng đỏ.Có tác dụng làm giảm triệu chứng nổi mề đay, phù mạch nhẹ.Chống chỉ định. Bệnh nhân không sử dụng thuốc này cho các trường hợp như:Bệnh nhân có các dấu hiệu nổi mẩn, dị ứng, quá mẫn với Brompheniramine maleat hoặc với các thành phần khác của thuốc.Không dùng thuốc Brady cho trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh.Không dùng thuốc cho những người mắc bệnh loét dạ dày, hen suyễn, đang bị bí tiểu.Người bị glaucoma góc hẹp.Người trong vòng 2 tuần gần đây sử dụng các loại thuốc IMAO. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Brady 3.1 Cách dùng thuốc Brady. Thuốc Brady được bào chế dưới dạng siro, nên bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc bằng đường uống. Khi dùng lấy đúng liều lượng và không được tự ý bỏ liều, giảm hay tăng liều dùng.3.2 Liều dùng của thuốc Brady. Liều dùng thuốc tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi. Dưới đây là liều dùng tham khảo của nhà sản xuất:Liều dùng điều trị thông thường cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10ml.Liều dùng cho trẻ 7 đến 12 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5ml siro.Liều dùng cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 2,5ml.Liều dùng cho trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1,25mlĐối với trẻ em dưới 1 tuổi, cần uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ của thuốc Brady Bên cạnh những tác dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Brady cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:Cảm thấy thường xuyên buồn ngủ, buồn nôn, đau đầu, khó thở, khô miệng.Một số tác dụng phụ khác nghiêm trọng có thể xảy ra gồm: Da nổi mẩn, phát ban; Sưng môi, mắt, họng, mũi; Nhịp tim rối loạn; Run tay chân, co giật.Các tác dụng phụ khác không được kể trên cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc. Khi có các biểu hiện bất thường, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Brady Những lưu ý khi sử dụng thuốc Brady như sau:Sử dụng thuốc đúng với liều lượng, đúng giờ theo bác sĩ, không tự ý tăng liều hay giảm liều mà không có sự đồng ý của bác sĩ.Đây là thuốc điều trị triệu chứng, nên nếu bạn muốn ngăn chặn những lần tái phát bệnh thì bạn cần tránh các nguồn gây dị ứng nếu bạn biết rõ tác nhân gây dị ứng.Nếu bạn không may bỏ lỡ một liều: Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu như đã gần tới giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua điều đó và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn theo chỉ dẫn. Không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bỏ lỡ.Đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Brady trên đối tượng này, nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ. Bệnh nhân cần hỏi ý kiến trước khi sử dụng.Đối với người lái xe, điều khiển máy móc: Thuốc Brady khi dùng có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ. Bệnh nhân cần phải lưu ý trong quá trình làm việc khi sử dụng thuốc, tốt nhất không nên thực hiện công việc cần tập chung nếu mới dùng thuốc.Tương tác thuốc: Trong quá trình sử dụng thuốc, cũng có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Brady với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác. Bạn cần chú ý các thuốc có thể gây tương tác như Amoxicillin, Ciprofloxacin, thuốc ức chế thần kinh...Ngoài ra, bệnh nhân cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng để đảm bảo an toàn.Bảo quản: Bảo quản sản phẩm thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, ở nhiệt độ bảo quản tốt nhất là dưới 30 độ C, không để thuốc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Tránh tầm tay trẻ em và vật nuôi. Không dùng thuốc khi đã quá hạn dùng.Hy vọng, với những thông tin trên về thuốc bạn đã biết công dụng, cách sử dụng thuốc và những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc. Đảm bảo dùng thuốc đúng chỉ dẫn để tăng hiệu quả của thuốc và giảm nguy cơ tác dụng phụ.
question_63904
Điều mẹ cần biết về gây tê ngoài màng cứng
doc_63904
1. Sự khác nhau giữa gây tê màng cứng và gây tê tủy sống Gây tê tủy sống cùng gây tê màng cứng là những phương pháp gây tê được sử dụng trong thực hành y học, nhưng có những điểm khác nhau như sau: – Vị trí tiêm: Trong gây tê màng cứng, thuốc được tiêm vào khoảng không gian giữa màng cứng và tủy sống, trong khi đó trong gây tê tủy sống, thuốc được tiêm trực tiếp vào tủy sống. – Thời gian tác dụng: Gây tê màng cứng có thời gian tác dụng ngắn hơn so với gây tê tủy sống. Thời gian tác dụng của gây tê màng cứng thường kéo dài từ vài giờ, trong khi thời gian tác dụng của gây tê tủy sống có thể kéo dài đến một tuần. – Hiệu quả: Gây tê màng cứng thường chỉ tác động đến khu vực cụ thể được tiêm thuốc, trong khi gây tê tủy sống có thể tác động đến toàn bộ cơ thể. – Tác dụng phụ: Cả hai phương pháp đều có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt và buồn nôn, nhưng gây tê tủy sống còn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như tổn thương tủy sống hoặc nhiễm trùng. Gây tê màng cứng là phương pháp giảm đau phổ biến khi sinh nở Việc phương pháp gây tê nào được sử dụng tùy thuộc vào loại phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng như hạn chế được những ảnh hưởng không mong muốn của việc gây tê có thể mang lại. Đặc biệt, các thủ thuật gây tê cần phải được bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực gây tê thực hiện. 2. Tìm hiểu về gây tê màng cứng 2.1 Lợi ích khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng khi sinh Gây tê màng cứng khi sinh là một phương pháp phổ biến được sử dụng trong phẫu thuật sản khoa. Khi thực hiện gây tê màng cứng, thuốc tê được tiêm vào khoảng không gian giữa màng cứng và tủy sống để giảm đau cho thai phụ. Gây tê màng cứng giúp giảm đau trong quá trình sinh nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được các cơn gò, chính vì vậy mẹ vẫn có thể rặn đẻ như bình thường. Ngoài ra, việc sử dụng gây tê màng cứng sẽ giúp người mẹ giữ sức do không phải chịu ảnh hưởng bởi các cơn đau quá nhiều, từ đó mẹ có thể tập trung sức lực vào việc rặn sinh giúp cho ca sinh nở trở nên thuận lợi hơn . Tuy nhiên, việc sử dụng gây tê màng cứng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, mất cân bằng và rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, phương pháp này cần được thực hiện và theo dõi bởi các các bác sĩ gây tê giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn, hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro cho thai phụ trong quá trình gây tê. 2.2 Một số ảnh hưởng do gây tê màng cứng gây ra Mặc dù gây tê màng cứng là một phương pháp an toàn và hiệu quả thường được áp dụng cho phụ nữ khi sinh thường, nhưng vẫn có một số trường hợp không nên sử dụng phương pháp này. Các trường hợp không nên gây tê màng cứng bao gồm: – Sản phụ bị nhiễm trùng máu hoặc có hiện tượng chảy máu: Nếu người mẹ có tiền sử nhiễm trùng máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu, gây tê màng cứng có thể tăng nguy cơ chảy máu. – Nhiễm trùng: Trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng hoặc sốt, gây tê màng cứng có thể không an toàn. – Dị ứng với thuốc gây tê: Nếu người mẹ có tiền sử dị ứng với thuốc gây tê hoặc thành phần trong thuốc thì không nên gây tê màng cứng. – Huyết áp bất thường: Nếu người mẹ có bất thường về huyết áp, gây tê màng cứng có thể không an toàn và không được khuyến khích. – Các vấn đề tim mạch: Nếu người mẹ có tiền sử bệnh tim mạch, gây tê màng cứng có thể không an toàn và không được khuyến khích. 2.3 Quy trình gây tê ngoài màng cứng Quy trình gây tê màng cứng là một quy trình y tế phức tạp, thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa gây mê gồm các bước sau: – Bước 1: Sản phụ được đặt nằm nghiêng hoặc ngồi – Bước 2: Bác sĩ tiến hành sát trùng vùng tiêm cho thai phụ – Bước 3: Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc tê vào vùng thắt lưng của sản phụ – Bước 4: Đặt ống thông luồn qua kim sau đó thực hiện rút kim và cố định ống thông. – Bước 5: Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc tê thử nghiệm để xác định vị trí ngoài màng cứng tại cột sống. – Bước 6: Tiến hành tiêm đầy đủ liều lượng thuốc tê vào vùng khoang ngoài màng cứng. Trong quá trình gây tê, người mẹ và thai nhi vẫn phải được theo dõi liên tục. – Bước 7: Thai phụ sẽ tiếp tục được truyền thuốc tê theo đúng liều lượng trong suốt quá trình sinh. – Bước 8: Sau khi kết thúc quá trình sinh, ống truyền được tháo bỏ một cách nhẹ nhàng, không gây đau đớn. Gây tê màng cứng giúp giảm đau hiệu quả khi sinh Sau khi sinh, người mẹ sẽ được giám sát và chăm sóc đặc biệt trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo sức khỏe cũng như phục hồi tốt sau sinh. Việc gây tê màng cứng là một thủ thuật y tế phức tạp, chính vì vậy nó chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia gây mê có kinh nghiệm và được đào tạo nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân cũng như hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. 3. Lưu ý sau khi gây tê màng cứng Sau khi gây tê màng cứng, người mẹ cần chú ý và tuân thủ một số lưu ý để đảm bảo an toàn và phục hồi sau sinh, bao gồm: – Giữ vết tiêm khô và sạch: Vết tiêm cần được giữ khô và sạch để tránh nhiễm trùng. – Nghỉ ngơi đầy đủ: Người mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ sau khi sinh để phục hồi sức khỏe. – Uống đủ nước và dinh dưỡng: Uống đủ nước và có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng hơn. – Theo dõi các triệu chứng bất thường: Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như đau đầu, sốt, hoa mắt hoặc nhức mỏi, người mẹ cần báo với bác sĩ ngay lập tức. – Theo dõi vết thương: Người mẹ cần theo dõi vết thương và báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm hay khó chịu. Gây tê màng cứng cần phải được thực hiện bởi chuyên gia gây tê Đặc biệt, các mẹ trước khi được thực hiện gây tê màng cứng sẽ được kiểm tra, kỹ càng về tình trạng sức khỏe để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn để thực hiện biện pháp gây tê này.
doc_63777;;;;;doc_29963;;;;;doc_10766;;;;;doc_40871;;;;;doc_50500
1.1 Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng Gây tê ngoài màng cứng được xem là một thủ thuật giúp cho cuộc vượt cạn của mẹ trở nên dễ dàng hơn, giúp làm giảm cơn đau và giúp mẹ giữ sức cho cuộc vượt cạn. Để thực hiện phương pháp này, mẹ sẽ được gây tê khi cổ tử cung đã mở được 2-3cm. Sau đó, trong suốt quá trình sinh nở của mẹ, cơn đau cũng được giảm thiểu đi rất nhiều, từ đó cuộc sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc xuất hiện cơn đau lưng sau khi sinh cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác nào do mũi tiêm gây tê gây ra, nó phụ thuộc hoàn toàn vào cơ địa của mỗi mẹ bầu. Việc đau lưng sau khi sinh ở nhiều mẹ cũng xuất phát từ việc ảnh hưởng trong quá trình mang thai. Để biết được chính xác bản thân mình có phù hợp với phương pháp này hay không, mỗi mẹ bầu sẽ được bác sĩ Sản khoa thăm khám cũng như đưa ra chỉ định phù hợp. Gây tê ngoài màng cứng được xem là một thủ thuật giúp cho cuộc vượt cạn của mẹ trở nên dễ dàng hơn, giúp làm giảm cơn đau và giúp mẹ giữ sức cho cuộc vượt cạn. Ban đầu, khi lần đầu tiên nhìn thấy chiếc kim tiêm sẽ khiến mẹ cảm thấy lo lắng, vì kích thước của nó khá to. Nhưng mẹ hãy yên tâm nhé, thực chất quá trình thực hiện sẽ không quá đau và không quá đáng sợ như mẹ đang lo lắng đâu. Thời điểm bác sĩ bắt đầu thực hiện, mẹ sẽ cảm thấy nhói lên một chút và sau đó là cảm giác mát lạnh sau lưng khi mũi kim đưa vào. Mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm nghiêng hoặc ngồi, co người lại, cong lưng để bác sĩ có thể nhìn thấy rõ vùng cột sống. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng vùng thắt lưng cho mẹ, tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau khi đưa ống truyền thuốc vào khoang trên màng cứng quanh xương sống của mẹ. Sau khi đã thực hiện gây tê, ống thuốc được đặt vào qua kim tiêm lớn với một lượng nhỏ thử nghiệm. Lúc này, mẹ hãy cố gắng thư giãn, hít thở sâu và hạn chế cử động nhé. Bước cuối cùng, chỉ cần bác sĩ cố định thuốc bằng băng keo y tế, chờ một chút không có phản ứng phụ thì một túi dịch sẽ được nối với ống mềm trên lưng đặt ở chế độ chảy liên tục sẽ giúp mẹ giảm đau và trải qua cảm giác sinh nở nhẹ nhàng. Thời điểm bác sĩ bắt đầu thực hiện gây tê, mẹ sẽ cảm thấy nhói lên một chút và sau đó là cảm giác mát lạnh sau lưng khi mũi kim đưa vào. Với những mẹ mắc phải tình trạng bị nhiễm trùng trong và xung quanh cột sống, nhiễm trùng huyết – nhiễm trùng trong máu, mẹ có vấn đề về đông máu hay xuất huyết nhiều thì không nên thực hiện phương pháp gây tê – giảm đau khi sinh thường. Một số tác dụng phụ của phương pháp này được bác sĩ khuyến cáo mẹ trước khi thực hiện như là: – Việc tiến hành gây tê khi thường mặc dù sẽ giúp cho mẹ đẻ nhanh hơn rất nhiều nhưng cũng có thể sẽ làm chậm quá trình sinh. Đó là khi mẹ tiêm thuốc quá sớm, cổ tử cung chưa mở đủ. Chính vì vậy, khoảng thời gian được xem là thích hợp khi cổ tử cung mở đủ từ 2-3cm. – Việc gây tê có thể khiến mẹ bị tụt huyết áp, hạ tim chậm, đau đầu hoặc đau lưng. Tuy nhiên, tỷ lệ sẽ khá là thấp. Mặc dù phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ gây ra tác dụng phụ, nhưng cho đến này các bác sĩ vẫn khẳng định đây là một phương pháp an toàn và nhân văn, là một tiến bộ y khoa vượt bậc giúp giảm tải và khiến cho quá trình sinh nở của phụ nữ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cho đến nay, khoa học đã tổng kết lại tỉ lệ sản phụ bị mắc phải tác dụng phụ về sau của phương pháp giảm đau này là rất thấp. Chỉ trừ một số trường hợp mẹ bầu có vấn đề về máu, mẹ sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc huyết áp quá thấp thì không nên áp dụng phương pháp này mà thôi. Nếu như lo ngại, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm trước sinh và yêu cầu bác sĩ kiểm tra xem cơ thể của mẹ có phù hợp để thực hiện gây tê hay không. Cho đến này các bác sĩ vẫn khẳng định đây là một phương pháp an toàn và nhân văn, là một tiến bộ y khoa vượt bậc giúp giảm tải và khiến cho quá trình sinh nở của phụ nữ trở nên nhẹ nhàng Chắc hẳn đây là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm và cũng vì lo ngại vấn đề này nên nhiều mẹ đã quyết định chịu đau mà không có bất kỳ liệu pháp giảm đau nào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dựa trên chỉ số Apgar – kết quả kiểm tra sức khỏe tổng quát của trẻ sơ sinh được thực hiện ngay sau khi em bé chào đời cho thấy: “Việc áp dụng gây tê ngoài màng cứng đã có những tác động tích cực đến quá trình sinh và khiến cho em bé của bạn trở nên khỏe mạnh hơn”. Thật tuyệt vời khi mẹ vừa có thể vượt cạn ít đau và em bé vẫn được chào đời khỏe mạnh phải không nào. Việc áp dụng gây tê ngoài màng cứng đã có những tác động tích cực đến quá trình sinh và khiến cho em bé của bạn trở nên khỏe mạnh hơn;;;;; Gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật gây tê bằng cách tiêm thuốc tê vào vùng khoang ngoài màng cứng để ức chế dẫn truyền thần kinh tại một vùng trên cơ thể. Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp hiệu quả và được áp dụng để giúp mẹ bầu giảm thiểu những cơn đau trong quá trình sinh nở. Tiêm gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau khi sinh hiệu quả Các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám để đánh giá mức độ phù hợp và giải thích các tác dụng phụ cho mẹ bầu trước khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng. Phương pháp này sẽ được các bác sĩ thực hiện như sau: Bước 1: Bác sĩ hướng dẫn mẹ bầu nằm nghiêng hơi uốn cong lưng để lộ khe giữa hai đốt sống. Bước 2: Các bác sĩ sát khuẩn vùng thắt lưng, xác định vị trí khoang màng cứng để luồn ống thông. Bước 3: Đặt ống thông catheter qua kim chuyên dụng và rút kim, cố định ống thông. Bước 4: Bác sĩ truyền thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng và quan sát để phát hiện nếu mẹ bầu có những phản ứng bất thường. Bước 5: Sản phụ tiếp tục được truyền thuốc tê trong suốt quá trình sinh em bé. Bước 6: Sau khi sinh con, bác sĩ sẽ thực hiện rút ống truyền. Mẹ sẽ cảm nhận được cơn đau sau khoảng 4-6 tiếng sau sinh khi thuốc tê hết tác dụng. 2.1 Những ưu điểm của tiêm gây tê ngoài màng cứng Gây tê ngoài màng cứng là lựa chọn của nhiều sản phụ bởi những ưu điểm giúp mẹ bầu dễ dàng sinh con hơn. – Giảm đau hiệu quả trong quá trình chuyển dạ, tuy nhiên chị em vẫn có thể nhận biết những cơn gò tử cung. – Mẹ bầu vẫn có thể rặn đẻ bình thường. – Phù hợp với những ca khó sinh, chuyển dạ kéo dài hoặc thai đôi giúp mẹ giữ sức để tiếp tục cuộc sinh. – Chỉ gây tê cục bộ nên thai phụ hoàn toàn tỉnh táo, đảm bảo an toàn cho mẹ trong suốt quá trình sinh Gây tê ngoài màng cứng mang lại lợi ích cho phụ nữ khi sinh Với những lợi ích mà phương pháp gây tê ngoài màng cứng đem lại, quá trình chuyển dạ và sinh con sẽ tốn ít sức lực hơn và hỗ trợ mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh. 2.2. Tác dụng phụ của phương pháp này đối với mẹ bầu Bên cạnh những ưu điểm, gây tê ngoài màng cứng cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ đối với sản phụ: – Mất cảm giác ở bàng quang: Bàng quang của sản phụ có thể mất cảm giác do tác dụng của thuốc tê. Bác sĩ sẽ đặt ống để thông tiểu cho sản phụ. – Hạ huyết áp: Do thuốc tê sẽ gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối mạch máu gây giảm huyết áp. Mẹ có thể bị chóng mặt, buồn nôn, khó thở. Để hạn chế điều này, các bác sĩ có thể truyền dịch trước khi gây tê và theo dõi huyết áp của sản phụ. – Đau đầu: Sản phụ có thể gặp những cơn đau đầu sau khi thực hiện gây tê màng cứng trong trường hợp màng cứng vô tình bị thủng, rách. – Đau lưng: Mẹ cũng có thể bị đau lưng kéo dài một vài ngày. Tuy nhiên tình trạng đau lưng kéo dài không phải do gây tê ngoài màng cứng. – Ngứa da: Mẹ cũng có thể gặp trường hợp ngứa râm ran dưới da khi thuốc tê còn tác dụng. – Vết bầm: Vị trí tiêm gây tê có thể có vết bầm nhỏ và sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng có ảnh hưởng đến thai nhi không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, thuốc tê được tiêm vào phần ngoài màng cứng và chỉ tác dụng lên các rễ dây thần kinh giúp giảm đau. Phương pháp này không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Do đó sản phụ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cách này để việc sinh nở dễ dàng hơn mà không gây nguy hiểm đến con. 3. Các trường hợp chống chỉ định sử dụng gây tê ngoài màng cứng Mặc dù gây tê ngoài màng cứng được nhiều chị em ủng hộ và có nhu cầu sử dụng nhưng cũng có các trường hợp bác sĩ chống chỉ định sử dụng phương pháp này. Nếu các chị em thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ không nên dùng phương pháp này. – Phụ nữ mắc các bệnh về tim mạch cấp và mãn tính. – Chất lượng máu không đạt tiêu chuẩn theo chẩn đoán của bác sĩ. – Phụ nữ bị viêm nhiễm ở vùng lưng cần tránh gây tê ngoài màng cứng. – Thai phụ đang sử dụng thuốc có tác dụng làm loãng máu, gặp vấn đề trong quá trình đông máu. – Người bị dị ứng với các thành phần trong thuốc tê;;;;;Thực hiện gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật được áp dụng phổ biến hiện nay cho hầu hết sản phụ sinh thường. Phương pháp này giúp mẹ giảm đau khi chuyển dạ và trải qua những giây phút thoải mái hơn khi sinh em bé. 1.1 Khái niệm về gây tê ngoài màng cứng Gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp gây tê được sử dụng trong các quá trình phẫu thuật và can thiệp y tế. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc gây tê vào không gian ngoài màng cứng bao quanh tuỷ sống và não. Thuốc gây tê được tiêm vào không gian ngoài màng cứng. Khi thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng, một kim mỏng được sử dụng để tiêm thuốc gây tê vào không gian ngoài màng cứng thông qua một điểm tiếp cận như lưng. Thuốc gây tê này làm giảm hoặc ngăn chặn hoạt động thần kinh và tạo ra hiệu ứng gây tê trong vùng cơ thể được điều trị. Gây tê ngoài màng cứng thường được sử dụng trong các ca phẫu thuật và quá trình chẩn đoán như sinh con qua mổ, phẫu thuật chỉnh hình, phẫu thuật thần kinh và các can thiệp y tế khác. Phương pháp này có thể cung cấp hiệu quả gây tê cục bộ và giảm đau sau phẫu thuật, cho phép bệnh nhân hồi phục nhanh hơn và có thể giảm sử dụng các loại thuốc gây tê tổng quát. 1.2 Ứng dụng của gây tê ngoài màng cứng trong các ca phẫu thuật Gây tê ngoài màng cứng (spinal anesthesia) được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại ca phẫu thuật khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của gây tê ngoài màng cứng: – Phẫu thuật đẻ mổ – Phẫu thuật chiếu tuyến thần kinh – Phẫu thuật chỉnh hình – Phẫu thuật thực quản – Phẫu thuật ngoại biên Gây tê ngoài màng cứng cũng được sử dụng trong các quá trình can thiệp đau như gây tê sống cột sống để điều trị đau lưng mạn tính và các vấn đề thần kinh khác. 2. Các bước thực hiện gây tê ngoài màng cứng trong đẻ thường Các bước gây tê ngoài màng cứng trong đẻ thường (spinal anesthesia) bao gồm các giai đoạn sau: 2.1 Chuẩn bị gây tê – Mẹ được đưa vào phòng phẫu thuật và chuẩn bị đúng vị trí nằm nghiêng nằm cong lưng. – Vùng da trên lưng (gần đường cong lưng) được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng để giảm nguy cơ nhiễm trùng. 2.2 Tạo đường tiếp cận – Bác sĩ gây mê sẽ xác định vị trí phù hợp để tiêm thuốc gây tê. Đối với người lớn, vị trí thông thường để tiêm là giữa các đốt sống L3-L4 hoặc L4-L5. – Một kim nhỏ được sử dụng để tiêm thuốc gây tê thông qua không gian ngoài màng cứng. 2.3 Tiêm thuốc gây tê – Sau khi đường tiếp cận được tạo, bác sĩ tiêm một liều nhỏ thuốc gây tê vào không gian ngoài màng cứng thông qua kim. – Sau khi tiêm, kim được gỡ ra và vùng tiếp cận được vệ sinh sạch sẽ. 2.4 Quan sát và điều chỉnh – Sau khi tiêm thuốc gây tê, bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận các chỉ số như huyết áp, nhịp tim và mức độ gây tê của mẹ. Nếu cần, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc vị trí tiêm để đạt được hiệu quả mong muốn và giảm nguy cơ tác dụng phụ. 2.5 Theo dõi sau gây tê – Sau gây tê, mẹ sẽ được theo dõi kỹ lưỡng trong quá trình phẫu thuật và sau đó để đảm bảo sự ổn định và an toàn. Thời gian tác dụng của gây tê ngoài màng cứng có thể kéo dài từ vài giờ 2.6 Theo dõi sau gây tê – Mẹ sẽ được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình phẫu thuật và sau đó để đảm bảo sự ổn định và an toàn. Các thông số như huyết áp, nhịp tim, mức độ gây tê, cảm giác và chức năng cơ bắp sẽ được theo dõi thường xuyên. – Bác sĩ gây mê sẽ kiểm tra vùng gây tê để đảm bảo rằng không có tình trạng nhiễm trùng hay tác động phụ xảy ra. 2.7 Quản lý tác dụng phụ và biến chứng – Nếu có tác dụng phụ hoặc biến chứng xảy ra sau gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp quản lý và điều trị tương ứng. – Các biến chứng có thể bao gồm đau đầu sau gây tê, giảm áp lực ngoại biên, đau lưng sau gây tê , tê liệt tạm thời hoặc tê liệt kéo dài, nhiễm trùng, tăng huyết áp, và phản ứng dị ứng. 2.8 Phục hồi sau gây tê – Sau khi quá trình sinh con kết thúc, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng và cung cấp chăm sóc để đảm bảo bệnh nhân hồi phục một cách an toàn và nhanh chóng. 3. Các biến chứng có thể xảy ra khi gây tê ngoài màng cứng Gây tê ngoài màng cứng (spinal anesthesia) là một phương pháp phổ biến trong phẫu thuật. Mặc dù rất hiệu quả, nhưng cũng có thể gây ra một số biến chứng. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của gây tê ngoài màng cứng: – Đau đầu sau gây tê: Đau đầu là biến chứng phổ biến nhất của gây tê ngoài màng cứng. Nó xuất hiện sau khi kim tiêm xuyên qua màng cứng và dẫn đến rò rỉ dịch não tủy. Đau đầu thường kéo dài và tăng cường khi bệnh nhân đứng dậy và giảm khi nằm nghỉ. – Giảm áp lực ngoại biên. Điều này có thể dẫn đến ù tai, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. – Đau lưng: Một số mẹ có thể trải qua đau lưng sau khi tiêm gây tê ngoài màng cứng. Đau lưng có thể kéo dài và gây khó chịu trong vài ngày sau phẫu thuật. Để giảm đau, mẹ có thể được khuyến nghị nghỉ ngơi nhiều, sử dụng nhiệt ấm, thuốc giảm đau hoặc các phương pháp vật lý trị liệu. – Tê liệt tạm thời hoặc kéo dài: Gây tê ngoài màng cứng có thể dẫn đến tê liệt tạm thời hoặc kéo dài tại vùng được gây tê. Tê liệt có thể ảnh hưởng đến khả năng cử động và cảm giác của mẹ. Thông thường, tê liệt sẽ tự giảm đi và hồi phục sau một thời gian. – Nhiễm trùng: Mặc dù rất hiếm, nhưng nhiễm trùng cũng là một biến chứng có thể xảy ra sau gây tê ngoài màng cứng – Phản ứng dị ứng. Phản ứng có thể gây ra các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, khó thở, hoặc phản ứng nặng hơn như sốc phản vệ. Điều này yêu cầu can thiệp y tế ngay lập tức để đảm bảo an toàn. Một số mẹ có thể phản ứng dị ứng với chất gây tê sử dụng khi gây tê ngoài màng cứng Lưu ý rằng các biến chứng trên không phải lúc nào cũng xảy ra và tần suất xảy ra cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và kỹ năng của người thực hiện. Việc thực hiện gây tê ngoài màng cứng nên được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ có chuyên môn và kỹ thuật.;;;;;Người ta ví cơn đau đẻ của người phụ nữ giống như việc bị gãy 20 chiếc xương sườn cùng lúc. Nó đã trở thành nỗi ám ảnh của đại đa số mẹ bầu khi ngày chuyển dạ tới gần. Với sự phát triển của y học thời nay, phương pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường đã ra đời giúp các bà mẹ giảm cảm giác đau đớn khi sinh và giúp cho hành trình đón bé thoải mái hơn. 1. Tìm hiểu về phương pháp gây tê ngoài màng cứng và quy trình gây tê ngoài màng cứng. 1.1 Tìm hiểu về kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là gây tê vùng là phương pháp đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng, từ đó thuốc tê sẽ ức chế sự dẫn truyền thần kinh tại một vùng nhất định trên cơ thể, khiến vùng đó bị mất cảm giác tạm thời. Thủ thuật này do các bác sĩ gây mê thực hiện nhằm xóa đi cảm giác đau đớn do sự co bóp tử cung và giãn cổ tử cung trong quá trình sinh thường. 1.2 Quy trình gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường Thông thường, khi mẹ bầu có đăng ký lựa chọn tiến hành gây tê vùng ngay từ đầu, bác sĩ sẽ không gây tê ngay mà sẽ đợi cho đến khi cổ tử cung mở được từ 3 – 4 cm mới bắt đầu thực hiện kĩ thuật gây tê. Quy trình gây tê ngoài màng cứng sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước dưới đây: Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường được thực hiện bởi các bác sĩ gây mê có tay nghề chuyên môn cao – Bước 1: Thai phụ được hướng dẫn nằm nghiêng trên bàn mổ với tư thế người cuộn tròn hoặc ngồi ở mép giường theo chỉ dẫn của bác sĩ – Bước 2: Bác sĩ sẽ thực hiện sát trùng vùng lưng – Bước 3: Gây tê tại chỗ khu vực vùng thắt lưng của thai phụ với mục đích luồn kim chuyên dụng vào ngoài màng cứng – Bước 4: Bác sĩ sẽ luồn 1 ống thống catheter qua kim chuyên dụng sau đó sẽ rút kim và cố định ống catheter với bơm tiêm điện nhằm duy trì thuốc tê liên tục trong quá trình mẹ vượt cạn. – Bước 5: Bác sĩ sẽ thử nghiệm tiêm thuốc tế để xác định chính xác vị trí ngoài màng cứng – Bước 6: Đưa một lượng thuốc tê vừa đủ vào khoang ngoài màng cứng. Lúc này thai phụ sẽ tạm thời mất đi cảm giác đau ở vùng chậu nhưng vẫn có khả năng cử động chân và nửa thân trên, ngoài ra trong suốt quá trình sinh mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo. – Bước 7: Mẹ tiếp tục được truyền và theo dõi lượng thuốc gây tê cũng như các phản ứng trong suốt quá trình sinh – Bước 8: Sau khi quá trình sinh kết thúc, sản phụ sẽ được tháo ống truyền một cách nhẹ nhàng. Với những mẹ sinh mổ, ống truyền sẽ chưa được tháo ra ngay mà vẫn được giữ lại nhằm giảm đau cho mẹ sau phẫu thuật. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng đã được chứng minh an toàn đối với trẻ sơ sinh vì so với các biện pháp gây tê khác, biện pháp này chỉ giúp cản trở dẫn truyền thần kinh (giảm nhẹ cảm giác đau), hạn chế đến mức tối đa nồng độ thuốc nên thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng gì. 2.2 Một số tác dụng phụ khi gây tê ngoài màng cứng Trong quá trình gây tê, mẹ có thể sẽ gặp phải một số phản ứng phụ không mong muốn, thường gặp nhất là: – Cảm giác nặng chân, tê bì chân, sẽ hết dần sau khi dừng truyền thuốc – Sản phụ có thể bị tụt huyết áp, dẫn đến buồn nôn chóng mặt – Một số mẹ sẽ gặp cảm giác rét lạnh run người – Bên cạnh đó, một số ít sản phụ sẽ đối mặt với tình trạng đau đầu sau khi gây tê, khi ngồi dậy sẽ bị choáng váng, xây sẩm mặt mày, khi nằm xuống triệu chứng này sẽ giảm. Phản ứng đau đầu sau gây tê vùng sẽ tồn tại trong khoảng 5 – 7 ngày sau sinh và sẽ thuyên giảm dần. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ gây mê sẽ hội chẩn lại và có biện pháp điều trị phù hợp cho mẹ. Một số sản phụ sẽ gặp phản ứng đau đầu sau khi tháo ống gây tê, phản ứng này sẽ hết dần sau 5 – 7 ngày – Tại vùng gây tê, mẹ sẽ có cảm giác hơi đau ở vùng lưng. Cơn đau sẽ tự hết sau 1 vài ngày, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến việc đau thắt lưng lâu dài sau sinh không xuất phát từ gây tê ngoài màng cứng như nhiều người vẫn lầm tưởng. – Một số sản phụ sẽ bị tê hoặc mất cảm giác ở chân: Trường hợp này hiếm gặp hơn và sẽ thuyên giảm dần sau khoảng 3 – 6 tháng sau sinh. Ngay cả những sản phụ không lựa chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng sau sinh con cũng có thể gặp phải tình trạng này. – Đội ngũ bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn với hàng chục năm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu như Bệnh viện phụ sản Trung ương, Phụ sản Hà Nội. – Mẹ được hỗ trợ áp da cùng bé sau khi chào đời, bé được cắt dây rốn chậm, có phòng áp da riêng được vô trùng dành cho bố, giúp tăng thời gian áp da, gắn kết em bé với cha mẹ.;;;;;Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau khi sinh được sử dụng phổ biến trong sinh thường giúp quá trình chuyển dạ của mẹ trở nên nhẹ nhàng hơn, đồng thời cũng giúp sức khỏe sau sinh của mẹ nhanh chóng hồi phục hơn. Tuy nhiên, sau khi sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng mẹ có thể gặp một số tác dụng không mong muốn. 1. Giới thiệu chung về thuốc gây tê ngoài màng cứng Đây là những loại thuốc có tác dụng làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn đau trong quá trình sinh em bé. Nó hoạt động bằng cách chặn tín hiệu đau từ dây thần kinh đến não, từ đó giúp mẹ có thể trải qua quá trình sinh một cách thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Thuốc gây tê ngoài màng cứng là thuốc có tác dụng làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn đau trong quá trình sinh em bé Hiện có hai hình thức dùng thuốc gây tê thường được sử dụng trong gây tê ngoài màng cứng là: – Thuốc gây tê cơ bản: Dùng một loại thuốc tê thường là thuốc gây tê local như lidocaine hoặc bupivacaine. Thuốc được tiêm vào khoang gây tê, tạo hiệu ứng gây tê một cách cục bộ trong vùng lưng và các dây thần kinh xung quanh. Thuốc gây tê cơ bản thường cung cấp một sự giảm đau mạnh và có thể kéo dài trong thời gian dài. – Thuốc gây tê pha hỗn hợp: Thường là sự kết hợp của thuốc gây tê local và thuốc gây tê opioid như fentanyl hoặc sufentanil. Khi kết hợp, thuốc gây tê pha hỗn hợp cho hiệu quả giảm đau tốt hơn, giảm nhu cầu sử dụng thuốc gây tê local trong khi vẫn giữ được sự kiểm soát về mức độ gây tê. Tùy vào tình trạng sức khỏe và yêu cầu cụ thể của người mẹ, các bác sĩ sẽ có chỉ định gây tê phù hợp. Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng cần được thực hiện bởi bác sĩ có sự am hiểu chuyên sâu về phẫu thuật và quá trình gây tê, và chỉ nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn có trình độ cao để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các tác dụng phụ. 2. Tác dụng phụ của thuốc gây tê trong sinh thường Mặc dù dùng thuốc gây tê màng cứng là một biện pháp an toàn và hiệu quả, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến mà mẹ sau sinh thường có gây tê ngoài màng cứng gặp phải. – Hạ huyết áp: Một số phụ nữ có thể gặp tình trạng huyết áp thấp sau khi tiêm thuốc gây tê. Điều này có thể dẫn đến chóng mặt, buồn nôn hoặc mệt mỏi. – Giảm khả năng điều chỉnh cơ: Thuốc gây tê có thể làm giảm cảm giác và chức năng cơ tại vùng được gây tê. Điều này có thể dẫn đến giảm khả năng điều chỉnh cơ trong các vùng được gây tê. – Mất cảm giác đường ruột và bàng quang: Thuốc gây tê có thể làm giảm cảm giác và chức năng của đường ruột và bàng quang. Điều này có thể gây ra táo bón hoặc khó tiểu trong một thời gian ngắn sau sinh. Thường thì chức năng này sẽ phục hồi tự nhiên sau khi thuốc tê đã bị loại bỏ. – Kích ứng da: Một số phụ nữ có thể phản ứng với thuốc gây tê và gặp kích ứng da như đỏ, ngứa hoặc phồng. Một số phụ nữ có thể phản ứng với thuốc gây tê và gặp kích ứng da như đỏ, ngứa hoặc phồng – Các vấn đề về hô hấp: Tác dụng phụ này rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Mẹ cần được phát hiện và xử trí kịp thời để đảm bảo an toàn. – Hoạt động cơ tử cung bị ảnh hưởng: Thuốc gây tê có thể làm giảm sự cảm nhận và chức năng cơ tử cung khiến một số phụ nữ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tiến trình sinh. Khi này mẹ cần cố gắng phối hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ đỡ đẻ. – Đau lưng sau sinh: Một số phụ nữ có thể gặp đau lưng sau khi sinh và sau sinh do tác động của thuốc gây tê. Đau lưng này thường là tạm thời và sẽ giảm dần trong thời gian sau. Đa số các tác dụng phụ trên đều là tạm thời và sẽ giảm dần sau khi thuốc tê đã bị loại bỏ hoặc hiệu lực của thuốc kết thúc, vì thế mẹ không cần quá lo lắng. Trong trường hợp những tá c dụng phụ này kéo dài lâu và không thuyên giảm, mẹ hãy thảo luận với bác sĩ và nhận thông tin chi tiết về cách cải thiện. 3. Cách ngăn ngừa và quản lý tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng Để ngăn ngừa và quản lý tác dụng phụ của thuốc gây tê ngoài màng cứng dùng trong sinh thường, dưới đây là một số biện pháp và lời khuyên cho mẹ: – Thảo luận với bác sĩ: Trước khi sử dụng thuốc gây tê, hãy thảo luận với bác sĩ về lịch sử y tế và tình trạng sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và xác định liệu thuốc gây tê có phù hợp cho bạn hay không. – Thông báo cho bác sĩ về thuốc và dị ứng: Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm bổ sung và các loại dược phẩm khác mà bạn đang sử dụng. Ngoài ra, cũng cần thông báo về bất kỳ dị ứng nào bạn đã từng trải qua với thuốc hoặc chất gây tê trước đây. Trước sinh hãy thông báo cho bác sĩ về thuốc và tiền sử dị ứng của bạn để bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp – Thực hiện kiểm tra và xét nghiệm trước khi gây tê: Trước khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra và xét nghiệm để đánh giá chức năng thần kinh và sức khỏe tổng quát của bạn. Điều này giúp xác định các yếu tố rủi ro và đưa ra quyết định an toàn về việc sử dụng thuốc. – Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau gây tê: Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn chăm sóc sau khi sử dụng thuốc gây tê màng cứng. Hãy tuân thủ các hướng dẫn này để giảm nguy cơ tác dụng phụ và đảm bảo quá trình hồi phục suôn sẻ.
question_63905
Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI của Pittsburgh
doc_63905
Rối loạn giấc ngủ là một bệnh lý thường gặp và gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến người bệnh. Bệnh không thể tự khỏi nếu không được các bác sĩ điều trị. Và một trong những cách thức xác định mức độ của bệnh là thông qua bài trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI. Hãy cùng tìm hiểu về bài trắc nghiệm này trong bài viết dưới đây. Trắc nghiệm PSQI là một trong những phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ rất phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, tình trạng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân sẽ được đánh giá dựa trên thang đo chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (The Pittsburgh Sleep Quality Index – PSQI). Theo phương pháp này, chất lượng giấc ngủ của người bệnh được đánh giá trên 7 phương diện: – Chất lượng giấc ngủ theo cảm nhận của người bệnh – Độ trễ của giấc ngủ – Thời gian ngủ – Hiệu quả giấc ngủ – Rối loạn giấc ngủ – Việc sử dụng thuốc giúp dễ ngủ – Rối loạn chức năng trong ban ngày Những câu hỏi trắc nghiệm trong bài kiểm tra dưới đây được trích từ bài báo The Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI): A new instrument for psychiatric research and practice. Psychiatry Research (tạm dịch: Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI): Một công cụ mới để nghiên cứu và thực hành tâm thần) của Buysse,D.J., Reynolds,C.F., Monk,T.H., Berman,S.R., & Kupfer,D.J. (1989). Bản quyền thuộc về Elsevier Science Ireland Ltd., nhà xuất bản của Psychiatry Research. Trắc nghiệm PSQI là công cụ chẩn đoán có độ chính xác cao. 2. Ý nghĩa của bài trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI Rối loạn giấc ngủ là thuật ngữ chỉ những bất thường về giấc ngủ bao gồm: mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình khi ngủ, ngủ quá nhiều,…Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh còn khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy hiểm như tai nạn, chấn thương. Thông thường, các chẩn đoán về tình trạng rối loạn giấc ngủ thường được đưa ra dựa vào: – Các triệu chứng được bệnh nhân cung cấp: Khó ngủ vào ban đêm, giấc ngủ ngắn, hay mơ khi ngủ, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, mất tập trung…vào ban ngày. – Các yếu tố nguy cơ của chứng rối loạn giấc ngủ: Bệnh lý về tâm thần Các bệnh lý nội khoa Môi trường sinh sống Di truyền Công việc Tuổi tác Việc sử dụng thuốc và các chất kích thích Căng thẳng trong cuộc sống Chấn thương, tai nạn, sang chấn tâm lý – Kết quả khám tổng quát, khám cận lâm sàng: X-quang, CT, MRI,… 3. Câu hỏi trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ Bài trắc nghiệm này gồm 2 phần. Người bệnh đến khám cần trả lời đầy đủ tất cả câu hỏi, không bỏ trống bất cứ câu hỏi nào. Tất cả câu hỏi đều về trải nghiệm giấc ngủ trong tháng gần đây nhất khi người bệnh đến bệnh viện khám hoặc làm bài kiểm tra. Người bệnh nên lựa chọn đáp án dựa theo tình trạng giấc ngủ của phần lớn các ngày trong tháng đó. 3.1. Phần 1 của bài trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI – Sau 30 phút nhắm mắt vẫn không thể ngủ được – Tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc sáng sớm – Phải dậy giữa lúc ngủ để đi vệ sinh – Không thể hít thở được bình thường gây khó ngủ – Ho hoặc ngáy lớn tiếng khi ngủ – Cảm thấy quá lạnh nên không ngủ được – Cảm thấy quá nóng nên không ngủ được – Gặp ác mộng khó ngủ trở lại – Bị đau nên không ngủ được Ngoài ra, bạn có thể liệt kê thêm những lý do khác khiến cho bạn mất ngủ và tần suất chúng xuất hiện. Trả lời những câu hỏi trong bài trắc nghiệm giúp đánh giá chất lượng giấc ngủ của bạn 3.2. Phần 2 của bài trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI – Ngáy to – Ngưng thở một lúc trong khi ngủ – Chân bạn bị co giật trong khi ngủ – Bị ngã khỏi giường do mất phương hướng khi ngủ – Bạn có thể hỏi và liệt kê thêm các tình trạng đặc biệt khác của bạn khi ngủ và tần suất xuất hiện những tình trạng đó 4. Phương án trả lời và cách tính điểm bài trắc nghiệm PSQI Đối với các câu hỏi từ 1 đến 4, người bệnh có thể tự điền khoảng thời gian thích hợp. Đối với các câu hỏi từ số 5, 7, 8 và 10, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 4 phương án: – Không gặp phải trong tháng vừa rồi – Ít hơn 1 lần 1 tuần – 1 hoặc 2 lần 1 tuần – Nhiều hơn 2 lần 1 tuần Đối với câu hỏi số 6, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 4 phương án: – Rất tốt – Khá tốt – Khá tệ – Rất tệ Đối với câu hỏi số 9, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 4 phương án: – Không có vấn đề gì – Hơi có vấn đề một chút – Khá có vấn đề – Rất có vấn đề Thang điểm của bài trắc nghiệm này sẽ được lập trình sẵn cho máy tính và máy tính sẽ tính toán đưa ra kết quả phù hợp. Dựa vào điểm số, bảng câu hỏi và quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp. Rối loạn giấc ngủ khiến bạn không thể tỉnh táo vào ban ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống và công việc Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI là một thước đo khá chính xác tình trạng rối loạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Tuy nhiên, thang đo trên chỉ là một trong những công cụ giúp xác định được tình trạng bệnh ở người bệnh. Quan trọng nhất, người bệnh không nên tự xử trí tình trạng này bằng cách tự ý dùng thuốc. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này. Việc cần làm nhất khi phát hiện những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ là đi khám ở những bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
doc_61903;;;;;doc_24634;;;;;doc_16382;;;;;doc_36898;;;;;doc_49997
Tùy thuộc vào các triệu chứng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ phù hợp. Rối loạn giấc ngủ là sự thay đổi bất thường thời gian và chất lượng giấc ngủ, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng rối loạn như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại… Bệnh xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng thường gặp nhất ở những người cao tuổi. Để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ chính xác, người bệnh cần thực hiện một hoặc một vài phương pháp theo chỉ định của bác sĩ. 2. Những cách chẩn đoán rối loạn giấc ngủ phổ biến 2.1. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ bằng phương pháp Polygraphy Phương pháp Polygraphy hay còn gọi là đo đa ký giấc ngủ đơn giản. Đây là xét nghiệm ghi lại nhịp thở của người bệnh trong khi ngủ. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ. Việc kiểm tra được thực hiện tại nhà, đo số lần ngưng thở hay ngừng hô hấp hoàn toàn (hơn 10 giây) và giảm thở hay ngừng hô hấp một phần (hơn 10 giây) khi ngủ. Đôi khi, việc áp dụng phương pháp này chưa đủ yếu tố để kết luận chắc chắn người bệnh mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Chẳng hạn, khi giấc ngủ bị chia cắt nghiêm trọng sẽ khó thiết lập chính xác chỉ số ngưng thở hoặc giảm thở (AHI) mỗi giờ ngủ. Ngoài ra, nếu bác sĩ nghi ngờ hoặc xuất hiện sự khác biệt giữa kết quả thu được từ phương pháp này và các triệu chứng, bệnh nhân có thể cần kiểm tra thêm bằng phương pháp khác. Nếu AHI dưới 30, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm đa ký giấc ngủ đầy đủ Polysomnography đã nêu trên. Đo đa ký giấc ngủ đơn giản thường dùng để chẩn đoán chứng ngưng thở lúc ngủ 2.2. Chẩn đoán bằng phương pháp Polysomnography Polysomnography hay đo đa ký giấc ngủ đầy đủ, là một xét nghiệm toàn diện được sử dụng trong chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ. Polysomnography ghi lại sóng não, nhịp tim và nhịp thở, mức oxy trong máu, cử động cơ thể và sóng điện não trong giấc ngủ. Phương pháp này có thể thực hiện tại bệnh viện hoặc trung tâm nghiên cứu giấc ngủ. Polysomnography thường được thực hiện ban đêm. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân phải làm việc ca đêm, polysomnography có thể thực hiện vào ban ngày. 2.3. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ bằng phương pháp Actigraphy Bằng cách sử dụng thiết bị đo hoạt động đeo trên cổ tay, có thể phân tích chuyển động của cơ thể trong khi ngủ. Nghiên cứu về gia tốc khi ngủ giúp chúng ta có thể xác định các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Phương pháp này giúp phản ánh chất lượng và số lượng của giấc ngủ. Đây cũng là cách cung cấp thông tin giá trị để chẩn đoán chính xác rối loạn thở khi ngủ. 2.4. Phương pháp điện não đồ Các tế bào não giao tiếp với nhau qua các xung điện. Vì vậy, phương pháp điện não đồ (EEG) thường được bác sĩ chỉ định để đánh giá hoạt động điện ở trong não. Đĩa kim loại phẳng nhỏ là điện cực gắn vào da đầu bằng dây. Các điện cực phân tích xung điện trong não và gửi tín hiệu để ghi lại kết quả trên máy tính. Đo điện não đồ là phương pháp thường được sử dụng 2.5. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ bằng TILE Đây là các bài kiểm tra để đo mức độ buồn ngủ và khả năng tỉnh táo của người bệnh bằng điện não đồ. Kỹ thuật này được chỉ định cho người bị buồn ngủ quá mức và mệt mỏi nhưng không rõ nguyên nhân. Bài kiểm tra thường diễn ra vào ban ngày tại phòng thí nghiệm trung tâm nghiên cứu giấc ngủ. Bài bao gồm 5 giấc ngủ ngắn được ghi lại. Phương pháp TILE nhằm đánh giá và đo lường trạng thái buồn ngủ quá mức trong ngày. Để thực hiện phương pháp này, bệnh nhân được đưa vào phòng chuyên dụng, yên tĩnh và trong bóng tối vào những giờ cố định. Quá trình ghi âm bao gồm tìm kiếm sự hiện diện của những kiểu ngủ bất thường trong giấc ngủ REM. Bệnh nhân được ghi lại 5 lần trong 20 phút mỗi 2 giờ. Một người bình thường ngủ trong vòng từ 15 đến 20 phút. Thời gian trễ khởi phát ngủ trung bình dưới 8 phút là bất thường. Điều này cho thấy sự tồn tại chứng buồn ngủ ban ngày bệnh lý. Nếu độ trễ dưới 5 phút là bệnh lý. 2.6. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ bằng phương pháp TME TME là bản ghi đa hình được thực hiện trong ngày. Thử nghiệm này không dùng để chẩn đoán mà để đánh giá khả năng chống lại buồn ngủ của chúng ta. Ví dụ ứng dụng trong y học nghề nghiệp ở các vị trí an ninh, lái xe… Thử nghiệm này sẽ diễn ra trong một căn phòng sáng sủa, bệnh nhân ngồi trên ghế. Bệnh nhân được yêu cầu cố gắng không để buồn ngủ bằng cách chống lại giấc ngủ và lặp lại 5 lần trong ngày, mỗi lần dài 20 phút. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ đo độ trễ của giấc ngủ và xác định loại giấc ngủ hiện tại. Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng, đi vào giấc ngủ độ trễ trung bình dưới 12 phút là bệnh lý. TME là bài kiểm tra tiêu chuẩn về khả năng lái xe cho ủy ban y tế. Việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ phụ thuộc vào triệu chứng của từng bệnh nhân. 2.7. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ qua nhật ký giấc ngủ Nhật ký giấc ngủ được ghi chép ít nhất 15 ngày để phân tích tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân và chẩn đoán rối loạn giấc ngủ. Người bệnh sẽ ghi lại tất cả thói quen liên quan đến giấc ngủ. Ví dụ: – Số lần người bệnh thức giấc về đêm, bao gồm cả thức dậy để đi tiểu. – Giấc ngủ có bị xáo trộn không, có gặp chứng khó thở, ngưng thở, bồn chồn, mất ngủ, ảnh hưởng tiếng ồn từ đường phố… Để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh rối loạn giấc ngủ, người bệnh nên thăm khám sớm tại chuyên khoa Nội thần kinh thuộc các bệnh viện uy tín, với hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại. Chẩn đoán sớm giúp đạt hiệu quả cao và rút ngắn thời gian điều trị.;;;;;Việc chẩn đoán rối loạn giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, giúp bác sĩ phân loại chính xác triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ nói chung như: điện tâm đồ não, nhật ký giấc ngủ, phương pháp Polysomnography, Polygraphy, Actimetry… Cùng tìm hiểu về các phương pháp xác định rối loạn giấc ngủ trong bài viết sau đây. 1. Vai trò của chẩn đoán trong kiểm soát chứng rối loạn giấc ngủ Ngủ không đủ giấc, ngủ quá mức (ngủ thừa), rối loạn nhịp sinh học ngày đêm,… đều là những biểu hiện của căn bệnh rối loạn giấc ngủ. Không chỉ người trưởng thành và người già mới có khả năng mắc bệnh mà rối loạn giấc ngủ cũng xuất hiện ở đối tượng trẻ em. Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta như: khó tập trung, mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn tâm trạng, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ tai nạn tại nơi làm việc hoặc giao thông… Về lâu dài, việc rối loạn giấc ngủ lặp đi lặp lại có thể gây ra những hậu quả khó lường cho sức khỏe: – Nguy cơ trầm cảm – Khó khăn trong học tập, giảm động lực và hiệu quả – Giảm khả năng phòng vệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng – Tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường Rối loạn giấc ngủ được phát hiện càng sớm điều trị đúng nguyên nhân thì khả năng cải thiện và phục hồi càng cao. Hiện nay, y học Việt Nam và thế giới đang sử dụng nhiều phương pháp chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ như điện tâm đồ não, nhật ký giấc ngủ, phương pháp Polysomnography, Polygraphy, Actimetry… Rối loạn giấc ngủ được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp giúp bác sĩ phân loại chính xác triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. 2. Các phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ phổ biến 2.1 Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ bằng phương pháp Polysomnography Polysomnography, còn được gọi là đo đa ký giấc ngủ đầy đủ, là một xét nghiệm toàn diện được sử dụng để chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ. Polysomnography ghi lại sóng não, mức oxy trong máu, nhịp tim và nhịp thở, cũng như cử động cơ thể và sóng điện não trong giấc ngủ. Phương pháp này có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc tại trung tâm nghiên cứu giấc ngủ. Polysomnography thường được thực hiện vào ban đêm. Tuy nhiên đôi khi người ta cũng thực hiện đo đa ký giấc ngủ đầy đủ vào ban ngày đối với bệnh nhân phải làm việc ca đêm. 2.2 Phương pháp Polygraphy Phương pháp Polygraphy còn được gọi là đo đa ký giấc ngủ đơn giản. Đây là một xét nghiệm ghi lại nhịp thở trong khi ngủ. Nó thường được sử dụng để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ (một bệnh lý có liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ). Việc kiểm tra này được thực hiện tại nhà, đo số lần ngưng thở (ngừng hô hấp hoàn toàn kéo dài hơn 10 giây) và giảm thở (ngừng hô hấp một phần kéo dài hơn 10 giây) mà bệnh nhân mắc phải trong khi ngủ. Đôi khi trong thực tế, việc áp dụng phương pháp này chưa đủ để kết luận chắc chắn hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ví dụ, khi giấc ngủ bị chia cắt nghiêm trọng, có thể khó thiết lập chính xác Chỉ số ngưng thở/giảm thở (AHI) mỗi giờ ngủ. Ngoài ra, nếu có nghi ngờ hoặc sự khác biệt giữa kết quả thu được và triệu chứng của bệnh nhân, có thể cần phải kiểm tra thêm bằng phương pháp khác (chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính). Nếu AHI < 30, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm thêm đa ký giấc ngủ đầy đủ Polysomnography nói ở trên. Mỗi phương pháp được dùng để chẩn đoán chứng rối loạn giấc ngủ có một đặc điểm và cách thức thực hiện khác nhau 2.3 Phương pháp Actigraphy Đây là một phân tích các chuyển động của cơ thể trong khi ngủ bằng cách sử dụng một thiết bị đo hoạt động, được đeo trên cổ tay. Nghiên cứu về gia tốc trong khi ngủ giúp chúng ta có thể xác định ngắn gọn các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Phương pháp giúp phản ánh số lượng và chất lượng của giấc ngủ. Đây cũng là một cách cung cấp thông tin có giá trị để chẩn đoán chính xác các rối loạn thở khi ngủ. 2.4 Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ bằng phương pháp TILE VÀ TME Đây là các bài kiểm tra đo mức độ buồn ngủ và khả năng tỉnh táo bằng điện não đồ. Các kỹ thuật này được chỉ định cho những người bị buồn ngủ quá mức và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Bài kiểm tra diễn ra vào ban ngày tại phòng thí nghiệm của trung tâm nghiên cứu giấc ngủ, và bao gồm 5 giấc ngủ ngắn được ghi lại. Mục đích của TILE là đánh giá và đo lường tình trạng buồn ngủ quá mức trong ngày. Để làm được điều này, bệnh nhân được đưa vào một phòng chuyên dụng, yên tĩnh và trong bóng tối (như muốn ngủ trưa) vào những giờ cố định. Quá trình ghi âm bao gồm việc tìm kiếm sự hiện diện của các kiểu ngủ bất thường trong giấc ngủ REM. Bệnh nhân được ghi 5 lần trong 20 phút mỗi 2 giờ. Một người bình thường sẽ ngủ trong vòng 15 đến 20 phút. Thời gian trễ khởi phát giấc ngủ trung bình dưới 8 phút là bất thường và cho thấy sự tồn tại của chứng buồn ngủ ban ngày bệnh lý. Độ trễ dưới 5 phút thực sự là bệnh lý. Còn TME là một bản ghi đa hình được thực hiện trong ngày. Thử nghiệm này không được sử dụng để chẩn đoán mà là để đánh giá khả năng chống lại cơn buồn ngủ của chúng ta. Ví dụ như ứng dụng trong y học nghề nghiệp cho các vị trí an ninh, lái xe… Thử nghiệm này diễn ra trong một căn phòng sáng sủa, nơi bệnh nhân được ngồi trên ghế. Bệnh nhân được yêu cầu cố gắng không buồn ngủ bằng cách chống lại giấc ngủ và điều này lặp lại 5 lần trong ngày, mỗi lần kéo dài 20 phút. Trong quá trình kiểm tra này, bác sĩ đo độ trễ của giấc ngủ và loại giấc ngủ hiện tại. Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng việc đi vào giấc ngủ với độ trễ trung bình dưới 12 phút là bệnh lý. TME là bài kiểm tra tiêu chuẩn cho ủy ban y tế về khả năng lái xe. Việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ nào còn phụ thuộc vào biểu hiện của từng bệnh nhân. 2.5 Nhật ký giấc ngủ Một cuốn nhật ký giấc ngủ được ghi chép trong ít nhất 15 ngày nhằm phân tích tình trạng giấc ngủ của bệnh nhân và đưa ra chẩn đoán về tình trạng rối loạn giấc ngủ. Trên đó người bệnh sẽ ghi lại tất cả các thói quen liên quan đến giấc ngủ.6 Điện não đồ Các tế bào não của chúng ta giao tiếp với nhau thông qua các xung điện. Vì vậy, phương pháp điện não đồ (EEG) thường được chỉ định để đánh giá hoạt động điện trong não, có thể liên quan đến các rối loạn chức năng não bộ nhất định. Đĩa kim loại phẳng nhỏ được gọi là điện cực được gắn vào da đầu bằng dây. Các điện cực phân tích các xung điện trong não và gửi tín hiệu đến máy tính để ghi lại kết quả. Trên đây là một số cách chẩn đoán rối loạn giấc ngủ phổ biến hiện nay. Các phương pháp này chỉ có tính chất tham khảo, việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán nào, kết hợp các phương pháp ra sao hay sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác còn phụ thuộc vào biểu hiện của từng bệnh nhân. Vì vậy, bạn hãy thăm khám sớm và trao đổi với bác sĩ chuyên môn khi có những biểu hiện rối loạn giấc ngủ để được chẩn đoán chính xác nhất nhé.;;;;;Đa ký giấc ngủ là một phương pháp hiệu quả được áp dụng để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa biết về phương pháp này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về hội chứng rối loạn giấc ngủ và chẩn đoán hội chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi bằng đa ký giấc ngủ. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 1. Hội chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi Rối loạn giấc ngủ hiểu cơ bản là tình trạng rối loạn chu kỳ giấc ngủ hay rối loạn nhịp sinh học thức ngủ. Gồm ba dạng chính là: mất ngủ, rối loạn nhịp sinh học – thức ngủ, ngủ nhiều (chứng ngủ rũ). Trong đó, phổ biến nhất là mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học thức –ngủ. Hội chứng rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sở dĩ chúng ta cần phải ngủ bởi giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như “một liều thuốc” giúp cơ thể tự phục hồi sau một ngày làm việc. Khi bạn ngủ sâu và đủ giấc, các cơ quan sẽ có thời gian để nghỉ ngơi và nạp năng lượng để tiếp tục làm việc. Não bộ cũng có thời gian để đào thải các chất độc hại gây ức chế hệ thần kinh khi bạn ngủ và sau khi thức dậy tinh thần, cũng như cơ thể của bạn, sẽ nhanh chóng được hồi phục. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân cản trở quá trình ngủ của bạn, khiến cơ thể rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ, ngủ rũ (ngủ nhiều), ngủ hay giật mình tỉnh giấc và khó ngủ tiếp, ngủ hay mơ thấy ác mộng, mộng du (chuyển động khi đang ngủ hay còn gọi là chứng miên hành). Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh: khiến cơ thể mệt mỏi, dễ suy nhược, rối loạn tâm lý (hay cáu gắt, sợ hãi), trầm cảm, đột quỵ,… Hội chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người cao tuổi, nhưng ngày nay đang có xu hướng trẻ hóa. 2. Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi bằng đa ký giấc ngủ Rối loạn giấc ngủ cần được phát hiện sớm, có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Hiện nay, đa ký giấc ngủ được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi và người trẻ. Cùng tìm hiểu về phương pháp này ngay dưới đây: 2.1 Tìm hiểu phương pháp đa ký giấc ngủ – chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi Là phương pháp đo đạc hoạt động của cơ thể khi ngủ, bằng cách: ghi lại điện não đồ, nhãn cầu đồ, điện cơ, điện tim, lưu lượng dòng khí qua mũi miệng, vận động cơ ngực – bụng, nồng độ oxy bão hòa trong máu, tiếng ngáy, cử động chân. Nhờ đo đa ký giấc ngủ, bác sĩ sẽ phát hiện được: sự thay đổi của sóng não, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim và nhịp thở, chuyển động của mắt và chân trong quá trình khảo sát để nhận diện các rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (nếu có) như rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ, rối loạn nhịp tim, các bất thường về vận động và hành vi của người bệnh,… Đo đa ký giấc ngủ là môt trong những phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ. (hình ảnh minh họa) Người bệnh sẽ được thực hiện tại phòng thăm dò riêng của bệnh viện, dành cho người đo đa ký giấc ngủ. Phòng bệnh được thiết kế gần gũi, sạch sẽ, cách âm, ánh sàng vừa phải để tạo cảm giác như phòng ngử ở nhà, giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu. Trước khi tiến hành đo đa ký giấc ngủ, người bệnh được tắm và gội đầu sạch sẽ, không sử dụng chất kích thích để quá trình đo đa ký giấc ngủ được diễn ra chính xác. Sau khi người bệnh nằm trên giường, bác sĩ sẽ gắn các thiết bị phục vụ đo đa ký giấc ngủ và người bệnh sẽ bắt đầu đi ngủ. Người bệnh được nằm ở phòng riêng, bác sĩ sẽ sang phòng thiết bị máy được bố trí bên cạnh để khởi động và bắt đầu ghi lại các hoạt động của cơ thể khi ngủ. Quá trình đo đa ký giấc ngủ thường được tiến hành như một giấc ngủ hàng ngày của người bệnh tại nhà, kéo dài từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Sau đó bệnh nhân sẽ được tháo điện cực và các phụ kiện vào sáng hôm sau. Đối với bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng CPAP (đeo mý thở áp lực dương liên tục) trong suốt quá trình đo đa ký giấc ngủ. Đo đa ký giấc ngủ sẽ phản ánh các rối loạn xảy ra trong giấc ngủ (nếu có) như rối loạn hô hấp, ngưng thở khi ngủ, rối loạn nhịp tim, bất thường về vận động và hành vi,… (ảnh minh họa) Câu trả lời là: đa ký giấc ngủ thường được chỉ định trong các trường hợp sau: – Rối loạn hô hấp khi ngủ – Rối loạn vận động và hành vi khi ngủ – Chứng ngủ nhiều ban ngày không do rối loạn hô hấp – Mất ngủ và các rối loạn khác do thiếu ngủ – Dùng để chẩn đoán phân biệt giữa: động kinh khu ngủ với rối loạn vận động – hành vi khi ngủ. Kết quả đo đa ký giấc ngủ được xem là “chìa khóa” trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị các rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt có ý nghĩa trong chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường hô hấp.;;;;; 1. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ Bệnh lý của giấc ngủ (ví dụ chứng ngưng thở khi ngủ). Do bệnh lý tâm thần như bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu,… Lạm dụng cà phê hoặc nicotin (vượt quá mức cho phép). Chứng đau có liên quan tới bệnh Parkinson hoặc đau không liên quan gì với Parkinson. Khó trở mình trên giường do hiện tượng mất tác dụng của các thuốc loại dopaminergic. Rối loạn trương lực tư thế của chân, bàn chân hoặc các phần khác của cơ thể. Hội chứng chân không yên, chứng vận động chân theo chu kỳ khi ngủ, bệnh đa dây thần kinh, hoặc các triệu chứng cảm giác khác,… Mắc tiểu nhiều lần trong đêm. Một số thuốc vốn được dùng trong bệnh Parkinson. Chẳng hạn như Selegiline, có thể có tính kích thích thần kinh trung ương. Nếu uống vào buổi tối thì có thể khó bắt đầu giấc ngủ. Do vậy, liều cuối cùng của Selegiline nên được uống vào đầu buổi chiều. Nếu vẫn không hết được mất ngủ, thì bác sĩ có thể phải thay bằng rasagiline, là một thuốc có tác dụng tương tự nhưng không gây mất ngủ. Các bện lý, trong đó có bệnh cơ xương khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ. Cũng cần ghi chú rõ trong lịch trình ngủ hàng ngày của bạn về thời lượng và chất lượng của giấc ngủ ban đêm. Nó bao gồm thời gian bạn lên giường ngủ và thời gian tỉnh giấc buổi sáng, khoảng thời gian kéo dài để bạn có thể bắt đầu ngủ được, thời lượng của giấc ngủ mà bạn có ñược, liệu bạn có phải có gì đó thì mới ngủ được và trong đêm thì bao nhiêu lần phải thức giấc. Đặc biệt, nên ghi chú số lần bạn phải thức dậy đi tiểu. Hãy tham vấn những điều này với bác sĩ của mình bác sĩ có thể có lời khuyên hữu ích cho bạn. 3. Khi chưa cần dùng thuốc Ngủ đều đặn theo một chu kỳ Thức dậy buổi sáng theo một giờ cố định. Điều hòa thời lượng giấc ngủ có được trong từng đêm. Tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng bạn đừng nên tập muộn về ban đêm. Ngủ ở nơi yên tĩnh. Hãy làm một cái gì đó thư giãn trước khi lên giường ngủ. Đừng dùng cà phê và nicotin vào ban đêm. Tránh uống bất kỳ loại nước nào sau 7 giờ tối; đặc biệt đừng uống nước ngay trước khi đi ngủ, nhằm tránh phải đi vệ sinh ban đêm. Có những yếu tố khác nữa, có thể giúp cho bạn có giấc ngủ tốt hơn. Đó là chế độ ăn lành mạnh cùng với việc giữ cho cân nặng hợp lý. Đừng đi ngủ khi đang đói hay vừa sau một bữa ăn no, mặc dù là cũng có thể nhấm nháp chút bánh snack. Muốn cải thiện rối loạn giấc ngủ trước hết hãy nắm rõ các nguyên tắc vệ sinh giấc ngủ. Mỗi ngày có thể chợp mắt một chút vào buổi trưa, nhưng không lâu quá 1 tiếng. Vì giấc ngủ trưa dài có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ tối. Bảo đảm sao cho phòng ngủ yên tĩnh và thoải mái. Hãy dùng cái giường của bạn để mà ngủ, và đừng đọc sách khi lên giường ngủ. Nếu không thể nào buồn ngủ được, thì hãy ra khỏi giường và đọc sách trong 15-20 phút, rồi lại cố gắng ngủ trở lại. Hãy dùng một nệm cứng và gối mềm để dễ chỉnh gối được. Bạn nên mặc sao cho thoải mái và quần áo rộng rãi. Nằm ngủ ở phía bên phải thì tốt hơn. Hãy cân nhắc đến chuyện ngủ riêng giường, nếu như việc ngủ chung giường với vợ hay chồng làm cho bạn khó có được giấc ngủ ngon. Hãy tăng cường các hoạt động thể lực vào ban ngày. Đừng tắm nước nóng vào ban đêm mà hãy tắm nước âm ấm. 4. Trường hợp rối loạn giấc ngủ không cải thiện Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, nếu như các phương thức ngủ như trên không hiệu quả. Bị mất ngủ hay bị ngủ chập chờn kèm theo thức giấc sớm có thể là do các thuốc loại dopaminergic bị mất tác dụng, và cần phải bổ sung thêm thuốc. Nếu bạn cần dùng thêm thuốc ngủ, thì hãy tuân thủ chặt chẽ theo lời khuyên của bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng thêm thuốc vào lúc đi ngủ, như loại levodopa có tác dụng kéo dài, thuốc đồng vận dopamine, zolpidem (ambien) 5-10 mg hoặc benzodiazepine loại tác dụng nhanh như triazolam 0.125- 0.5 mg. Các thuốc dopaminergic, đặc biệt là các thuốc đồng vận dopamine, đôi khi có thể gây ra những cơn ngủ bất thình lình gây nguy cơ khi lái xe, khi ấy bạn phải tham vấn bác sĩ ngay. Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, nếu như các phương thức ngủ như trên không hiệu quả trước khi sử dụng thuốc ngủ. Trong các bệnh nhân bị Parkinson, rất hay có rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân bị Parkinson có thể khó bắt ñầu giấc ngủ khi đã đến giờ đi ngủ (gọi là chứng mất ngủ) hoặc khi ngủ thì thức dậy nhiều lần trong đêm (giấc ngủ chập chờn) kèm theo khó ngủ trở lại. Giấc ngủ kém vào ban đêm không chỉ gây buồn ngủ quá mức vào ban ngày, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng hoạt ñộng vào ban ngày. Mặt khác, nếu bạn bị bệnh Parkinson, thì giấc ngủ ngon lành vào ban đêm sẽ giúp bạn chống chọi với các triệu chứng của bệnh tốt hơn. Một số bệnh nhân cho biết nếu họ có giấc ngủ ngon vào ban đêm, thì khi thức giấc các triệu chứng bệnh Parkinson sẽ cải thiện hơn được một thời gian.;;;;;Đây là một kết luận rất mới của các nhà khoa học từ trường Đại học Lincoln, Đại học Y Harvard và Đại học Connecticut (Mỹ), khi tiến hành phân tích dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng của thuốc ngủ và so sánh các tác dụng của thuốc với các tác dụng giả dược (placebo - thuốc vờ không có tác dụng dược lý). Các nhà nghiên cứu đã phân tích lại những kết quả nghiên cứu từ hơn chục cuộc thử nghiệm lâm sàng về một loại thuốc ngủ được dùng rất phổ biến có tên là Z (benzodiazepine). Đây là những loại thuốc thường được sử dụng ở Anh và Mỹ để điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng bệnh mất ngủ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nghi ngờ lợi ích của các loại thuốc Z này có tác dụng phụ như giảm trí nhớ, mệt mỏi… Các nhà khoa học đã tiến hành một phân tích tổng hợp về các dữ liệu từ 13 cuộc thử nghiệm lâm sàng với hơn 4.300 người tham gia, 65 so sánh khác nhau. Giáo sư Niroshan Siriwardena thuộc trường ĐH Lincoln cho biết: “Phân tích này của chúng tôi cho thấy, các loại thuốc Z làm giảm thời gian để các bệnh nhân chìm vào giấc ngủ, nhưng khoảng 1/2 tác dụng của loại thuốc này là một phản ứng của giả dược”. Ông cho biết thêm, khoảng 1/5 bệnh nhân uống thuốc ngủ bị các tác dụng phụ của thuốc và 1% số người cao tuổi sẽ bị ngã, gãy xương hay tai nạn giao thông sau khi sử dụng thuốc này. “Các phương pháp điều trị tâm lý cho chứng mất ngủ rất hữu hiệu, có tác dụng như các loại thuốc ngủ trong thời gian ngắn và cũng có tác dụng lâu dài. Vì vậy, chúng ta nên chú ý hơn đến việc dùng liệu pháp tâm lý để điều trị chứng bệnh mất ngủ”, Giáo sư Niroshan nhấn mạnh.
question_63906
Công dụng thuốc Meritintab
doc_63906
Thuốc Meritintab có tác dụng chọn lọc trên hệ thần kinh dạ dày-ruột. Vì vậy, thuốc được chỉ định trong điều trị các rối loạn đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày-tá tràng, liệt ruột sau phẫu thuật, vv. Meritintab là thuốc có tác dụng chọn lọc trên hệ thần kinh dạ dày-ruột, giúp điều hòa nhu động dạ dày-ruột, chống co thắt dạ dày. Ngoài ra, nó còn kích thích nhu động dạ dày-ruột giúp điều trị hội chứng ruột kích thích.Thuốc Meritintab không tác động lên những người có dạ dày-ruột khỏe mạnh, cũng không gây ra các tác dụng phụ như giãn đồng tử và đổ mồ hôi. Nó cũng khá an toàn khi sử dụng điều trị lâu dài và điều trị cho đối tượng trẻ em và người cao tuổi. 2. Chỉ định thuốc Meritintab Meritintab được uống trước ăn, trực tiếp với nước, người bệnh cần chú ý không bẻ viên thuốc khi uống, tránh gây giảm tác dụng của thuốc. Thuốc Meritintab được chỉ định trong điều trị các rối loạn dạ dày-ruột, cụ thể trong các trường hợp sau:Người mắc hội chứng ruột kích thích. Hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản (ợ hơi, nôn, khó nuốt, nấc)Liệt ruột sau phẫu thuật. Loét dạ dày - tá tràng (đau dạ dày, khó tiêu, buồn nôn và nôn)Co thắt đại tràng (đau quặn bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón)Đau do rối loạn chức năng (co thắt) đường tiêu hóa gồm dạ dày, ruột non, ruột già và đường mật.Buồn nôn, rối loạn dạ dày - ruột không do nhiễm trùng (táo bón, tiêu chảy) ở trẻ nhỏ. 3. Liều dùng thuốc Meritintab Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, liều dùng Meritintab phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh và được chỉ định như sau:Người lớn uống hàm lượng 100-200mg/lần, 2-3 lần/ngày. Trẻ em hàm lượng 5mg/kg/ngày, 3 lần/ngày. Bác sĩ có thể cho chỉ định cụ thể với từng bệnh nhân. Do đó, bạn cần được kê đơn thuốc trước khi mua để đảm bảo liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. 4. Tác dụng phụ thuốc Meritintab Trong quá trình sử dụng, Meritintab có thể gây ra một số tác dụng phụ, mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra:Rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, nôn, buồn nôn), khô miệng. Hoa mắt, buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu. Nổi mẩn, ngứa, phát ban 5. Tương tác thuốc Hiện vẫn chưa có báo cáo nào về tương tác của thuốc đối với Meritintab. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc đang sử dụng trước khi được kê đơn.Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, hiện chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ về tác hại trên đối tượng này. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng, tốt nhất là tuân theo lời khuyên và chỉ định của bác sĩ.
doc_48358;;;;;doc_57665;;;;;doc_11661;;;;;doc_29842;;;;;doc_51912
Thuốc Meritaxi thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng thuốc bột pha tiêm. Thành phần chính của thuốc Meritaxi Cefotaxime được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương. Tuy nhiên trong quá trình điều trị thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng... Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin về thuốc Meritaxi trước khi sử dụng. 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Meritaxi Thuốc Meritaxi có chứa thành phần chính là Cefotaxime kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 có phổ kháng khuẩn khá rộng. Các vi khuẩn thường nhạy cảm với thành phần này của thuốc bao gồm enterobacter, E.coli, serratia, shigella, salmonella, ... Và các loại vi khuẩn kháng với thành phần của thuốc bao gồm listeria, staphylococcus, ..Thuốc Meritaxi được hấp thu nhanh sau tiêm và có khoảng 40% thuốc được vào protein huyết tương. Thuốc Meritaxi được phân bố rộng ở khắp các mô và dịch. Nồng độ thuốc trong dịch não tuỷ đạt mức có tác dụng điều trị, đặc biệt trong điều trị viêm màng não. Tuy nhiên, thành phần của thuốc Meritaxi có thể đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Meritaxi Thuốc Meritaxi 1 gam được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương, viêm màng tim với nguyên nhân là do cầu khuẩn Gram dương và vi khuẩn gram âm, viêm màng não. Ngoài ra, thuốc Meritaxi cũng được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm, ổ bụng, phụ khoa hoặc sản khoa, hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, lậu.Tuy nhiên, thuốc Meritaxi cũng chống chỉ định với những thành phần quá mẫn cảm với thành phần của thuốc như cephalosporin. 3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Merika Thuốc Thuốc Meritaxi được sử dụng cho cả tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp. Với người lớn trong điều trị nhiễm khuẩn không biến chứng thuốc Meritaxi được sử dụng với liều 1 gam/12 giờ và được tiêm cả bắp hoặc tĩnh mạch. Điều trị nhiễm khuẩn nặng với viêm màng não thì sử dụng thuốc Meritaxi với liều 2 gam trong 6 đến 8 giờ cả tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Điều trị lậu không biến chứng sử dụng thuốc Meritaxiv với liều duy nhất 1 gam và tiêm tĩnh mạch. Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật có thể sử dụng thuốc Meritaxi với liều 1 gam và được tiêm trước 30 phút chuẩn bị bắt đầu quá trình phẫu thuật.Điều trị nhiễm trùng cho trẻ em 2 tháng hoặc dưới 12 tuổi nên sử dụng thuốc Meritaxi với liều từ 50mg đến 150mg/kg/ngày và được chia thành 3 đến 4 lần để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.Điều trị cho trẻ sơ sinh trên 7 ngày sử dụng thuốc Meritaxi với liều từ 75 đến 150 mg/kg/ngày được chia làm 3 lần với tiêm bắp.Điều trị cho trẻ sinh non và sơ sinh dưới 7 ngày thì sử dụng thuốc Meritaxi với liều 50mg/kg/ngày được chia làm 2 lần và tiêm bắp.Trong điều trị suy thận có chỉ số thanh thải CLCr dưới 10ml nên giảm một nửa liều so với bình thường.Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Meritaxi theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Meritaxi, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Meritaxi Thuốc Meritaxi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Meritaxi có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Meritaxi gây ra bao gồm: đau, chai cứng và viêm chỗ tiêm, đau bụng,, tiêu chảy ,hoa mắt, nhức đầu ... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Meritaxi. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Meritaxi có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Meritaxi có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Meritaxi hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: viêm đại tràng giả mạc, thay đổi huyết học, loạn nhịp tim, ảo giác, mẫn cảm với nổi ban, ngứa, viêm ruột, nhiễm candida, viêm âm đạo ...Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Meritaxi gồm:Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng Meritaxi và nếu có thể nên tránh sử dụng thuốc này. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng Meritaxi từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.Thuốc Meritaxi có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Meritaxi người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...Khi sử dụng Meritaxi cần lưu ý các các biểu hiện dị ứng với thuốc. Người bệnh cần báo bác sĩ các phản ứng gặp phải để có thể điều trị kịp thời.Thuốc Meritaxi có thể khiến cho người bệnh có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, những người thực hiện vận hành máy móc hoặc lái xe nên chú ý khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Meritaxi, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Meritaxi là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Darintab có thành phần chính là Sumatriptan dưới dạng Sumatriptan succinat, hàm lượng 50mg. Thuốc được điều chế dạng viên nén bao phim nên dễ sử dụng. Tuy nhiên đây là thuốc điều trị nên người bệnh không sử dụng để phòng hay kiểm soát bệnh đau đầu nền hay đau nửa đầu do liệt nhẹ. 1. Công dụng và chỉ định của thuốc Darintab Thuốc Darintab có thành phần là Sumatriptan hàm lượng 50mg ( ở dạng Sumatriptan succinat) dùng để điều trị bệnh đau nửa đầu hiệu quả. Nguyên nhân gây ra cơn đau nửa đầu là do các mạch máu trong đầu bị giãn ra. Vì thế, Sumatriptan có tác dụng làm co mạch máu lại nên sẽ làm cơn đau nửa đầu chấm dứt.Thuốc Darintab được chỉ định trong các trường hợp sau:Có cơn đau nửa đầu. Giúp cải thiện được các triệu chứng có liên quan đến suy tĩnh mạch bạch huyết như chân nặng, đau, khó chịu khi mới nằm. Thuốc Darintab còn được chỉ định dùng điều trị chứng hạ huyết áp tư thế. Có thể dùng điều trị rối loạn cho bệnh nhân sử dụng thuốc an thần và hưng phấn. 2. Liều dùng của thuốc Darintab Thuốc Darintab được chỉ định cho những bệnh nhân đau nửa đầu có triệu chứng hay không có triệu chứng. Liều dùng thuốc cụ thể như sau:Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc người bệnh có thể tham khảo sử dụng với liều duy nhất với hàm lượng 25mg / 50mg/ 100mg tùy vào bệnh lý.Nếu cần thiết có thể dùng thêm 1 viên nữa nhưng phải cách ít nhất 2 giờ. Trong một ngày bệnh nhân không nên sử dụng quá 200mg. 3. Chống chỉ định của thuốc Darintab Chống chỉ định của thuốc Darintab với những đối tượng sau đây:Những đối tượng quá mẫn cảm với các thành phần thuốc. Không sử dụng cho bệnh nhân có chứng đau đầu cluster. Không sử dụng cho bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim và các bệnh tim mạch liên quan.Không sử dụng cho bệnh nhân bị thiếu máu não. Không sử dụng cho bệnh nhân bị thiếu máu ngoại biên, tăng HA chưa được điều trị.Không sử dụng cho bệnh nhân suy gan. Không kết hợp với IMAO, ergotamin hay dẫn chất.Thận trọng với những đối tượng sau đây:Bệnh nhân có tiền sử bị co giật hay dị ứng với thuốc chủ vận 5 – HT1Đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp, bệnh nhân bị gan, mật, thận và tụy. Cẩn trọng với bệnh nhân bị bệnh động kinh. Với các bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về động mạch, hay bệnh nhân đang theo dõi thiếu máu cục bộ cơ tim. Lưu ý sử dụng thuốc Darintab khi đang vận hành máy móc và tàu xe. Phụ nữ có thai và cho con bú chỉ nên sử dụng khi cần thiết và có chỉ định của bác sĩ, cần theo dõi thường xuyên những bất thường. Cẩn trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đau đầu khu trú, vì chưa rõ mức độ an toàn và hiệu quả. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Darintab Ngoài tác dụng điều trị bệnh của thuốc Darintab, trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:Có xuất hiện triệu chứng đau và tức ở ngực, gáy, hàm dưới và đau họng. Thấy có các dấu hiệu chóng mặt, khó chịu, mệt và buồn ngủ, có cảm giác kiến bò hay mẫn cảm với ánh sáng, bị nóng lạnh thất thường,...Thấy dấu hiệu khó thở, hồi hộp ở tim, mệt xỉu và tăng hay giảm huyết áp, tiêu chảy, rối loạn dạ dày, đổ mồ hôi nhiều, thấy đau cơ hay phản ứng quá mẫn cảm. Thấy dấu hiệu viêm xoang, ù tai hay rối loạn thính giác, bị viêm hô hấp trên, viêm tai ngoài.Ngoài ra, người bệnh còn có những dấu hiệu như nổi ban đỏ, nôn hay buồn nôn. 5. Những lưu ý khi sử dụng quá liều và quên liều thuốc Darintab 5.1.Cách xử lý khi quên liều thuốc Darintab. Nếu như bạn đã lỡ quên một liều trong quá trình sử dụng thuốc thì nên uống ngay khi nhớ ra, hay càng sớm càng tốt (có thể uống thuốc cách nhau từ 1-2 giờ so với giờ bác sĩ chỉ định).Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu liều uống bổ sung gần so với liều kế tiếp thì có thể bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời gian quy định. Tuyệt đối không uống tăng liều so với quy định.5.2. Cách xử lý khi quá liều thuốc Darintab.Tóm lại, thuốc Darintab là thuốc được kê đơn để điều trị bệnh đau nửa đầu. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng để dự phòng đau nửa đầu do liệt nhẹ hay phòng ngừa các cơn đau đầu. Thuốc Darintab có thể gây ra những tổn hại cho gan và thận. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng cho bệnh nhân có bệnh nền về huyết áp cao, gan, thận...Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để được hiệu quả tốt nhất.;;;;;Thuốc Merabincap thuốc phân nhóm vitamin và khoáng chất. Đây không phải thuốc kê đơn nhưng nên dùng theo chỉ định để tối ưu hóa công dụng mong muốn. Sau đây là một vài thông tin chia sẻ giúp bạn nắm được thuốc Merabincap có tác dụng gì. 1. Công dụng của thuốc Merabincap Thuốc Merabincap có thành phần là Mevobalamin. Thuốc được điều chế thành viên nang cứng cùng một vài tác dược khác. Với thành phần là một dạng của vitamin B12 cùng các hoạt chất có công dụng điều trị cho vấn đề diễn ra ở dây thần kinh ngoại biên, thuốc Merabincap mang công dụng bảo vệ gan, não và giúp nâng cao sức khỏe thị giác. Bạn có thể tham khảo một số trường hợp cần sử dụng thuốc Merabincap sau:Bệnh lý ảnh hưởng đến thần kinh ngoại biên. Thiếu máu do thiếu hồng cầu có nguyên nhân từ thiếu hụt vitamin B12Dựng phòng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12Thiếu máu ác tính. Các hội chứng gây thiếu máu do hình thái hồng cầu. Thuốc Merabincap không nằm trong danh mục kê đơn nhưng không nên tự sử dụng. Nếu dùng thuốc Merabincap có hướng dẫn chỉ định sẽ tránh tình trạng thừa chất hay có những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Merabincap Thuốc Merabincap có dạng viên cứng cần nuốt trực tiếp và uống thêm một ly nước. Khi dùng thuốc bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ như uống thuốc đều đặn, đúng giờ và tránh dùng quá liều. Thuốc Merabincap hoạt động tốt khi uống cùng nước lọc ở nhiệt độ phòng. Tránh uống nước quá nóng hay các loại nước có pha thêm trà, chất kích thích.Ngoài dùng thuốc đúng cách, bạn nên duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh trong thời gian dùng thuốc. Để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm hãy luôn luyện tập thể thao và xây dựng thực đơn dinh dưỡng bổ sung các loại chất thiết yếu như rau, quả và protein. Cơ thể sẽ được tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng hấp thu thuốc sao khi sử dụng giúp công dụng được nâng cao.Liều dùng của thuốc Merabincap chỉ định cho người lớn là mỗi ngày 3 viên chia thành 3 lần. Trẻ nhỏ không nên tự ý bổ sung thuốc Merabincap. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh dùng quá liều hay liều dùng gây ra tình trạng dư thừa vitamin khoáng chất trong cơ thể. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Merabincap Thuốc Merabincap có thể gây dị ứng hoặc mệt mỏi cho người bệnh. Nếu gặp vấn đề hấp thụ dinh dưỡng nên hỏi kỹ bác sĩ. Ngoài ra hãy lưu ý sức khỏe bản thân để nắm rõ tình trạng phòng ngừa khi hệ miễn dịch suy yếu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Nếu sau 1 tháng sử dụng thuốc Merabincap tình trạng sức khỏe không cải thiện cần kiểm tra công dụng thuốc. Bạn có thể được chỉ định đổi thuốc hoặc tạm ngừng thuốc để theo dõi. Thuốc không được khuyên dùng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Với đối tượng lao động nặng nhọc hay công việc yêu cầu tập trung hãy tham khảo thêm từ bác sĩ để được chỉ dẫn khi dùng.Thuốc Merabincap có thể biến đổi nếu đặt ở vị trí có độ ẩm cao hơn 70%. Do vậy nên đặt thuốc ở nơi không có ánh sáng mạnh và khô thoáng đảm bảo trẻ nhỏ lẫn thú nuôi không với tới nuốt phải.Người bệnh không nên dùng thuốc Merabincap nếu môi trường sinh hoạt làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với thủy ngân. 4. Phản ứng phụ của thuốc Merabincap Nổi mẩn. Ngứa ngáy. Mề đay. Chán ănĐau đầu. Phát ban đỏ. Nổi mụn nhọt. Rối loạn chức năng tiêu hóa. Chán ăn. Buồn nôn. NônĐầy bụng. Rối loạn tiêu hóa. Các phản ứng phụ này đã được kiểm tra và xác nhận thường xuyên xuất hiện. Ngoài ra bạn có thể gặp phải những phản ứng không nằm trong danh mục liệt kê. Để tránh biến chứng nguy hiểm hay phản ứng phụ không bộc lộ biểu hiện cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để giảm tối đa những nguy hiểm không đáng có. 5. Tương tác với thuốc Merabincap Thuốc Merabincap không được ghi nhận bất kỳ vấn đề tương tác nguy hiểm nào. Tuy nhiên nên chú ý tránh dùng chung Merabincap với một số loại thuốc như:Axit Aminosalicylic. Thuốc kháng với histamine. Colchicine. Neomycin. Thuốc tránh thai. Ngoài những loại thuốc trên các thuốc khác vẫn tiềm ẩn nguy cơ tương tác lại với thuốc Merabincap. Để giảm tối đa nguy cơ tương tác bạn nên đưa cho bác sĩ thông tin về bệnh lý đang mắc hoặc có nguy cơ mắc. Thêm vào đó hãy đưa bác sĩ danh sách các loại thuốc uống đang sử dụng không kể kê đơn hay không kê đơn.Ngoài tương tác thuốc, thực phẩm và thói quen sinh hoạt cũng dẫn đến nguy cơ tương tác với Merabincap. Nếu bạn dị ứng khi sử dụng thực phẩm nào hãy hỏi kỹ bác sĩ để được hướng dẫn.Thuốc Merabincap là thực phẩm bổ sung giúp tăng cường sức đề kháng để cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên không được lạm dụng thuốc hoặc dùng sai liều dùng chỉ định. Để đảm bảo công dụng thuốc tránh ảnh hưởng không mong muốn bạn nên hỏi qua dược sĩ hoặc chuyên gia y tế về thuốc trước khi sử dụng.;;;;;Thuốc Rhetanol được bào chế dưới dạng viên nang cứng với thành phần chính là Paracetamol và Clorpheniramin maleat. Thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt, điều trị cảm cúm hiệu quả, có thể dùng cho người từ 6 tuổi trở lên. Thuốc Rhetanol được bào chế từ 2 thành phần chính là Paracetamol và Clorpheniramin maleat. Trong đó:Paracetamol là thuốc giảm đau - hạ sốt. Thuốc tác động vào trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người đang sốt. Thuốc cũng có công dụng giảm đau dựa trên cơ chế nâng ngưỡng chịu đau của người bệnh lên;Clorpheniramin maleat là thuốc kháng histamin. Thuốc ức chế thụ thể H1 theo cơ chế cạnh tranh giúp làm giảm phù nề, phát ban trong các phản ứng quá mẫn như dị ứng, sốc phản vệ. Clorpheniramin maleat cũng có tác dụng kháng cholinergic.Với các công dụng của mình, thuốc Rhetanol thường được dùng cho các trường hợp:Cần giảm đau hạ sốt khi mắc các chứng: cảm lạnh, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, ho, sổ mũi;Điều trị các triệu chứng cảm cúm: ho, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, xương khớp, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, viêm xoang, mẩn ngứa, sổ mũi theo mùa, viêm mũi dị ứng. 2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Rhetanol Thuốc Rhetanol được bào chế dưới dạng viên nang cứng, dùng bằng đường uống. Liều dùng Rhetanol tham khảo như sau:Đối với người lớn và trẻ >12 tuổi: Uống 1 viên Rhetanol/lần, ngày uống 1-3 lần;Đối với trẻ em từ 6-12 tuổi: Uống 1⁄2 viên Rhetanol/lần, ngày uống 2 lần.*Lưu ý:Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc nên từ 4-6 giờ. Không uống quá 8 viên/ngày;Không tự ý dùng thuốc liên tiếp quá 4 ngày mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Rhetanol Trong quá trình điều trị bằng thuốc Rhetanol, người dùng có thể gặp phải các vấn đề sau:Mệt mỏi;Chóng mặt nhức đầu;Khô miệng;Rối loạn tiêu hóa;Bí tiểu;Táo bón;Viêm dạ dày;Viêm tụy;Thay đổi chỉ số huyết học.Ngoài ra, thuốc Rhetanol có thể gây các phản ứng phụ trên da mặc dù tỷ lệ mắc không quá cao như: Hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Lyell, hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).Khi có những triệu chứng bất thường trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Colestrim supra Chống chỉ định dùng thuốc Rhetanol cho các trường hợp sau:Trẻ em <6 tuổi;Quá mẫn cảm với thành phần thuốc (Paracetamol và Clorpheniramin maleat);Phụ nữ có thai;Phụ nữ đang cho con bú.Đặc biệt thận trọng dùng thuốc Rhetanol cho các trường hợp sau:Người thường xuyên lái xe và vận hành máy móc;Bệnh nhân thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase;Bệnh nhân suy gan nặng;Bệnh nhân glocom góc hẹp,Người đang trong cơn hen cấp;Bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến, tắc cổ bàng quang;Bệnh nhân bị loét dạ dày chít; tắc môn vị tá tràng;Người đang dùng thuốc ức chế MAO trong 14 ngày. 5. Tương tác thuốc Rhetanol 5.1. Các tương tác thuốc liên quan đến Paracetamol. Thành phần Paracetamol nếu dùng dài ngày, liều cao có thể làm tăng nhẹ công dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion;Ngoài ra, cần lưu ý đến khả năng hạ sốt nghiêm trọng ở những người đang dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt;Các thuốc chống co giật (Barbiturat, Phenytoin, Carbamazepin) dùng chung với Paracetamol có thể tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Tránh uống rượu trong thời gian điều trị bằng thuốc;Dùng đồng thời thuốc Isoniazid với Paracetamol có thể làm tăng nguy cơ gây độc ở gan. Cholestyramin làm giảm khả năng hấp thu của Paracetamol nên không uống chung trong vòng 1 giờ.5.2. Các tương tác thuốc liên quan đến Clorpheniramin. Các thuốc ức chế MAO (Isocarboxazid, Phenelzine, Linezolid...) có thể kéo dài và tăng tác dụng chống tiết Acetylcholin của thuốc kháng histamin như Clorpheniramin;Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng phản ứng ức chế hệ thần kinh trung ương của Clorpheniramin;Clorpheniramin có thể ức chế chuyển hóa phenytoin, do đó có thể dẫn đến ngộ độc Phenytoin.Thuốc Rhetanol được bào chế dưới dạng viên nang cứng với thành phần chính là Paracetamol và Clorpheniramin maleat. Thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt, điều trị cảm cúm hiệu quả, có thể dùng cho người từ 6 tuổi trở lên. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Mesotab được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, có thành phần chính là Acid Mefenamic hàm lượng 500mg. Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau mức độ nhẹ và trung bình. Hãy cùng tìm hiểu về thông tin thuốc Mesotab thông qua bài viết dưới đây. Acid mefenamic trong thuốc có tác dụng ức chế men cyclo-oxygenase có liên quan đến quá trình tổng hợp prostaglandin và thromboxane từ acid arachidonic. Trong khi đó Prostaglandin là một chất giữ vai trò quan trọng trong các phản ứng gây viêm và đau, do đó acid mefenamic có công dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp. 2. Công dụng của thuốc Mesotab Thuốc Mesotab được sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị các triệu chứng đau mức độ nhẹ đến trung bình như nhức đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau sau phẫu thuật, đau bụng kinh.Đau cơ xương khớp: do chấn thương, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp. Không sử dụng Mesotab trong trường hợp sau:Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc hay với aspirin và các thuốc nhóm NSAID khác.Loét dạ dày - tá tràng tiến triển.Suy chức năng gan thận nặng.Phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Mesotab Người lớn uống 1 viên/ lần x 3 lần/ ngày, hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh nên uống thuốc trong bữa ăn và mỗi đợt điều trị kéo dài không quá 7 ngày. 4. Tác dụng phụ của thuốc Mesotab Khi sử dụng thuốc Mesotab có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Rối loạn tiêu hóa: đau dạ dày, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy/ táo bón.Đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, ù tai, buồn ngủ, mệt mỏi. Dị ứng, phát ban, nổi mẩn, ngứa. Xuất huyết, dễ bầm tím. Suy giảm chức năng gan, thận. 5. Tương tác với thuốc Mesotab Khi sử dụng đồng thời Mesotab có thể tương tác với một số thuốc sau:Khi dùng phối hợp với các thuốc chống đông đường uống, heparin dạng tiêm sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết do các thuốc chống viêm không steroid gây ức chế ngưng tập tiểu cầu, đồng thời gây tổn thương niêm mạc dạ dày tá tràng. Vì vậy cần theo dõi chặt các chỉ số xét nghiệm đông máu và điều chỉnh liều thuốc khi cần thiết.Phối hợp với các thuốc chống viêm không steroid khác, kể cả các salicylat liều cao và Ticlopidine đều làm tăng nguy cơ gây loét và xuất huyết tiêu hóa do hiệp đồng tác dụng.Không nên phối hợp với lithium, methotrexate liều cao (> 15mg/tuần) vì làm tăng độc tính các chất này trong máu.Thận trọng khi phối hợp với các thuốc lợi tiểu vì có thể gây suy thận cấp ở người bệnh bị mất nước. 6. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Mesotab Khi sử dụng thuốc Mesotab, cần thận trọng trong các trường hợp sau:Sử dụng quá liều thuốc có thể gây động kinh, co giật, nôn mửa, tiêu chảy.Không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.Thuốc có thể gây chóng mắt, buồn ngủ vì vậy cần thận trọng khi dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.Ngoài những thông tin trên nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Mesotab, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
question_63907
Trẻ biếng ăn làm thế nào – Mẹo giúp trẻ ăn ngon
doc_63907
1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn Trẻ biếng ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thể chất của trẻ Có rất nhiều lý do khiến trẻ trở nên lười ăn hơn: 1.1. Lười ăn sinh lý Trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển rất nhanh. Chính vì thế mà nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ lúc này cũng rất cao. Không ngạc nhiên khi bạn nhận thấy sự lớn lên rõ rệt của con theo từng tuần, từng tháng. Thế nhưng từ sau 1 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ cũng chậm hơn so với giai đoạn trước. Vì vậy mà lượng thức ăn hàng ngày của con có vẻ như bị ít đi. Và nếu như một ngày bạn nhận ra con có vẻ như biếng ăn hơn thì đừng quá lo lắng bởi giai đoạn này được gọi là lười ăn sinh lý, lượng ăn có thể giảm đi song trẻ vẫn đảm bảo nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên nếu trẻ biếng ăn kéo dài, hãy chú ý cho trẻ đi thăm khám tìm hiểu nguyên nhân 1.2. Biếng ăn do bệnh lý Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường mệt mỏi, uể oải và bỏ ăn, bỏ bú. Đặc biệt với các bệnh lý tác động trực tiếp tới hệ tiêu hóa như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, táo bón, giun sán, trào ngược,… và các bệnh lý liên quan đến hô hấp như đau họng, viêm amidan, … 1.3. Biếng ăn do tâm lý Biếng ăn do tâm lý là một trong những dạng biếng ăn điển hình ở nhiều trẻ nhỏ. Trong đó, một số dạng biếng ăn do tâm lý phổ biến thường thấy là: -Trẻ quá mải chơi thay vì tập trung cho ăn uống. -Trẻ sợ hãi do thay đổi môi trường như khi bắt đầu đi học hoặc phải rời xa mẹ trong một thời gian. -Trẻ sợ hãi khi bị ép ăn, quát mắng và phạt khi không ăn. Trẻ biếng ăn làm thế nào là điều mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn 1.4. Biếng ăn do chế độ ăn uống không hợp lý Chế độ ăn của người lớn và trẻ nhỏ luôn có sự khác biệt về thời gian và lượng. Vì vậy không nên ép trẻ theo chế độ ăn của người lớn hay xây dựng chế độ ăn cho trẻ theo suy nghĩ của người lớn mà cần theo nhu cầu và thể trạng của trẻ. Bên cạnh đó, thói quen ăn vặt hàng ngày, ăn vặt nửa buổi cũng là nguyên nhân gây xáo trộn tiêu hóa khiến trẻ bỏ ăn khi đến bữa chính. 1.5. Biếng ăn do lười vận động Trẻ càng vận động, tốc độ chuyển hóa trong cơ thể càng cao. Trẻ lười vận động khiến năng lượng trong cơ thể không tiêu hao, từ đó gây ra phản ứng chán ăn của trẻ. 1.6. Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay, thiếu máu sắt là một trong những nhóm nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng biếng ăn và chậm lớn ở trẻ. Trẻ thiếu máu sắt thường có biểu hiện vàng da, bỏ ăn, chậm tăng cân và thường hay mệt mỏi, ít vận động. Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện để cho trẻ thăm khám và điều trị sớm. 2.Trẻ biếng ăn làm thế nào, một số mẹo dành cho cha mẹ 2.1. Khắc phục từ nguyên nhân Như đã đề cập bên trên, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, vậy để giải quyết tình trạng này, trước hết cha mẹ hãy tìm hiểu lý do. Với trẻ đang mắc bệnh lý, cần đưa trẻ đi điều trị. Với trẻ biếng ăn do tâm lý, cần cải thiện tâm lý của trẻ. Trẻ thiếu máu sắt, cần đưa trẻ thăm khám và bổ sung lượng đầy đủ theo tư vấn bác sĩ,…. Thay vì mua nhiều thực phẩm chức năng cho trẻ, hãy tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục chứng biếng ăn một cách hiệu quả nhất. 2.2. Luôn đổi mới hương vị món ăn cho trẻ Khẩu vị của trẻ có thể thay đổi một cách bất thường. Lý giải điều này là do trẻ luôn có xu hướng khám phá mùi vị. Do đó mà chúng ta cũng không quá ngạc nhiên khi hôm nay trẻ thích món này, nhưng ngày mai có thể không thích. Nhiều cha mẹ không nắm được điều này và thường xuyên lặp lại cùng một kiểu hương vị rất dễ khiến trẻ bị nhàm chán và biếng ăn. Vậy trước hết hãy thử thay đổi cách nấu nướng, mùi vị và loại thức ăn để cải thiện tình trạng lười ăn của trẻ. Ngoài ra, một mẹo nhỏ cho cha mẹ đó chính là hãy tạo nên các món ăn có màu sắc bắt mắt. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ để có xu hướng bị hấp dẫn bởi các món ăn nhiều màu sắc tươi sáng và được trang trí đẹp. Vì vậy đây cũng là một cách để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 2.3. Phân chia bữa ăn hợp lý hơn Ở từng độ tuổi, trẻ có chế độ ăn khác nhau và khác người lớn cả về thời gian lẫn lượng ăn mỗi bữa. Trẻ nhanh đói hơn người lớn nên không ngạc nhiên khi giữa buổi thường thấy trẻ kêu đói và tìm đồ ăn. Thay vì chỉ ăn trong ba bữa chính, hãy bổ sung các bữa phụ cho trẻ bằng thức ăn nhẹ như trái cây, sữa hay một chút đồ ngọt và vẫn đảm bảo nguyên tắc bữa phụ không kéo quá dài và luôn cách bữa chính khoảng 2h. 2.4. Giúp trẻ vận động nhiều hơn Vận động là chìa khóa giúp giải phóng năng lượng và thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể của trẻ. Cha mẹ nên giúp trẻ vận động từ nhẹ nhàng đến những môn thể thao cần nhiều sức lực như bơi lội, đá bóng,… và lựa chọn những hoạt động phù hợp với độ tuổi, giới tính của trẻ. 2.5. Đừng gây tâm lý hoảng loạn ép trẻ ăn Khi trẻ biếng ăn, người lớn thường rất cáu gắt, đặc biệt với trẻ nhỏ. Cáu gắt sẽ khiến trẻ sợ hãi và hoảng loạn tâm lý. Một số trẻ sẽ chống đối bằng cách ăn giả vờ hoặc thậm chí tỏ thái độ chống đối. Thay vì thế, hãy thử “bỏ đói” trẻ, không cho trẻ ăn bất kỳ thức ăn gì và đợi đến khi trẻ thực sự đói, hãy chuẩn bị món ăn mà trẻ thích nhất. Khám dinh dưỡng định kỳ giúp cha mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ một cách sát sao 2.6. Đưa trẻ đi thăm khám dinh dưỡng định kỳ Việc khám dinh dưỡng định kỳ giúp cha mẹ theo sát được quá trình phát triển của trẻ. Thông qua kết quả thăm khám dinh dưỡng, cha mẹ sẽ biết được con có đang phát triển bình thường hay không và có đang gặp phải vấn đề gì đặc biệt hay không. Khám dinh dưỡng giúp cha mẹ nhận được những tư vấn chính xác từ các chuyên gia cho chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp nhất với trẻ. Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ biếng ăn. Hi vọng với những thông tin, mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp ba mẹ biết được trẻ biếng ăn làm thế nào để bé thích thú với bữa ăn hơn và phát triển thể chất và tinh thần một cách tốt nhất.
doc_50584;;;;;doc_48406;;;;;doc_49850;;;;;doc_38225;;;;;doc_45925
Làm sao để trẻ ăn ngon là mối quan tâm của hầu hết các phụ huynh Bạn có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa chứng biếng ăn của trẻ bằng những mẹo sau:Chia nhiều bữa ăn nhỏ: Nếu con bạn không thể ăn nhiều trong một lần, hãy chia nhỏ ba bữa ăn chính thành 5 - 6 bữa ăn nhỏ.Thay đổi món ăn: Ăn các loại thực phẩm tăng cường giàu vitamin B và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất sắt, axit folic và các chất dinh dưỡng khác. Một bát trái cây tráng miệng và súp rau cũng nên được bổ sung cho trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn những món ăn đầy màu sắc và hấp dẫn như củ dền, cà rốt, bắp cải và ớt chuông.Không ép trẻ ăn: Cho phép con bạn ăn bao nhiêu tùy thích.Hãy để trẻ giúp đỡ trong nhà bếp: Khi bạn dạy con trẻ về dinh dưỡng và để con giúp nấu ăn, chúng sẽ tự động bắt đầu hứng thú hơn với thức ăn.Tránh xa các thiết bị điện tử: Nghiêm khắc và nói không với tivi và trò chơi điện tử trong giờ ăn. Tất cả các thành viên trong gia đình đều có thể dùng bữa cùng nhau.Chỉ uống sau bữa ăn: Nước trái cây và đồ uống chứa nhiều calo. Vì thế, tốt hơn là nên sử dụng chúng sau khi con bạn đã ăn xong.Chơi với thức ăn: Nếu trẻ thấy thích nó, trẻ sẽ ăn. Chơi cùng với sự tham gia của các món ăn, sắp xếp thức ăn sao cho hấp dẫn về mặt thị giác đối với con bạn cũng là biện pháp giúp tăng cường vị giác của trẻ.Khuyến khích lối sống năng động: Đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học thể thao như bơi lội hoặc khuyến khích trẻ đi chơi với bạn bè trong công viên.Không cho phép con bạn bỏ bữa sáng: Trong mọi trường hợp, bạn không nên cho phép con mình đến trường khi bụng đói. Bữa sáng thịnh soạn giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể và tăng cảm giác thèm ăn.Cho trẻ uống nước trước giờ ăn 30 phút: Khuyến khích trẻ uống nước một hoặc hai ly trước giờ ăn. Tạo thói quen cho chúng uống nước ngay khi thức dậy và trước giờ ăn để chúng không còn cảm giác đói.Thay thế đồ ăn vặt bằng đồ ăn thay thế lành mạnh: Đồ ăn vặt có nhiều đường và calo. Chúng làm giảm cảm giác thèm ăn. Thay thế thực phẩm không lành mạnh này bằng các loại thực phẩm lành mạnh hơn để ăn vặt.Kết hợp nhiều loại gia vị: Các loại gia vị như lá oregano, rau thơm Ý, rau mùi, quế làm tăng thêm hương thơm và hương vị cho bữa ăn. Điều này làm cho các món ăn hấp dẫn hơn đối với trẻ em. Một số trẻ không thích ăn thức ăn có mùi hoặc vị nồng, chẳng hạn như tỏi. Hãy thử loại bỏ những thành phần như vậy khỏi bữa ăn của con bạn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại gia vị tạo cảm giác ngon miệng như oregano, quế và hạt thì là.Giữ cho ngôi nhà của bạn mát mẻ: Cảm giác thèm ăn giảm khi môi trường quá nóng, đổ nhiều mồ hôi hoặc trẻ cảm thấy khó chịu. Bật điều hòa không khí hoặc mở cửa sổ giúp tâm trạng trẻ tốt hơn và chúng sẽ tự nhiên muốn ăn trở lại.Tránh căng thẳng: Trong giờ ăn, đừng hỏi con bạn về bài tập về nhà hoặc những điều đã xảy ra ở trường. Thay vào đó, hãy bật một vài bản nhạc và làm cho tâm trạng trẻ thoải mái. Khi trẻ có hệ tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon và dễ hấp thu hơn Cân nhắc hạn chế sữa: Nếu con bạn đang phải đối mặt với tình trạng chán ăn, đó có thể là vấn đề liên quan đến việc trẻ uống quá nhiều sữa. Khi trẻ uống sữa như một món khai vị hoặc bữa ăn nhẹ thì phần bụng của chúng sẽ không còn chỗ trống để ăn các món cho bữa chính.Để giúp bé tăng cảm giác ngon miệng khi ăn, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm với thành phần lysine và các vi khoáng chất như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho trẻ. Lysine là axit amin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu,... Đồng thời, còn hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, cảm cúm,...com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.;;;;;Trẻ biếng ăn chậm lớn là “nỗi ám ảnh” của hầu hết gia đình nuôi con nhỏ. Biếng ăn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm, thậm chí ảnh hưởng đến não bộ do thiếu vi chất. Bên cạnh đó, trẻ biếng ăn trong thời gian dài làm mẹ bị stress, mệt mỏi trong quá trình nuôi con. Do vậy những mẹo giúp con ăn ngon chóng lớn hữu ích sau là cuốn “cẩm nang” cần thiết cho tất cả gia đình có con nhỏ. 1. Những mẹo giúp mẹ giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn 1.1 Thực đơn đa dạng nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng Đây là một trong những mẹ phổ biến nhất và có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển. Khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày cần phải đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất xơ. Có như vậy, con mới mau lớn, phát triển toàn diện được. Xây dựng khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn Bên cạnh đó, việc thay đổi thực đơn thường xuyên với các cách chế biến khác nhau là một trong những điều không thể thiếu giúp con ăn ngon miệng. Các bậc phụ huynh nên làm mới thực đơn để tạo sự hứng thú cho con trước mỗi bữa ăn. Việc kết hợp các thực phẩm khác nhau sẽ không gây ra cảm giác nhàm chán cho trẻ khi ăn. Thêm vào đó, bố mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ tham gia và việc đi chợ hoặc chế biến, trang trí món ăn để kích thích sự thèm ăn, qua đó cũng biết được con thích ăn món gì. 1.2 Xây dựng số bữa và thời gian ăn khoa học khắc phục trẻ biếng ăn chậm lớn Đây là mẹo quan trọng đối với những bé có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn. Bởi vì, tâm lý của bé lúc này rất chán ăn, “sợ” khi nhìn thấy đồ ăn, do vậy bố mẹ hãy giảm số bữa ăn một ngày xuống. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ chỉ nên duy trì 3 bữa ăn chính, 1-2 bữa phụ trong một ngày. Và khẩu phần ăn của bữa phụ rất ít, nên là trái cây hoặc sữa chua. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý tới thời gian ăn nếu kéo dài quá lâu thì sẽ gây nhàm chán. 30 phút là thời gian hợp lý dành cho bữa chính, 15-20 phút để con ăn bữa phụ. Mẹ cần phải quan sát thời gian bé hay đói trong ngày và thực hiện cho bé ăn vào giờ cố định đó. Những việc này sẽ góp phần hình thành thói quen ăn uống tốt của con và giúp bé ăn ngon miệng hơn. 1.3 Nên để con tự ăn và tự chọn món ăn Trẻ 15 tháng trở lên đã có thể tự ăn được, và theo nghiên cứu khoa học trẻ có xu hướng ăn nhiều hơn nếu bố mẹ để con tự ăn. Vì nếu được bón sẽ hình thành thói quen, trẻ không tự cảm nhận được hương vị của món ăn và dễ gây ra cảm giác khó chịu, giống như việc uống thuốc. Ngoài ra, bố mẹ nên để con tự chọn món ăn cho mình bằng việc hỏi ý kiến con. Hãy đưa ra một vài gợi ý giúp con lựa chọn dễ dàng hơn. Việc này khiến bé cảm thấy vui vẻ và thích thú với bữa ăn hàng ngày hơn. 1.4 Tăng cường vận động kích thích hệ tiêu hoá Hoạt động vui chơi, xem tivi trong nhà không đủ khả năng làm trẻ mau đói và kích thích hệ tiêu hoá của con. Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động tập thể dục như đi bộ, cùng con chơi trốn tìm, đu quay,… ở ngoài trời. Việc này nếu được thực hiện đều đặn sẽ giúp trẻ vừa tăng cường sức đề kháng, phát triển xương vừa khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, trẻ ăn uống ngon miệng hơn sau khi hoạt động. Bố mẹ nên dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động tập thể dục như đi bộ, cùng con chơi trốn tìm, đu quay,… ở ngoài trời sẽ giúp trẻ vừa tăng cường sức đề kháng, phát triển xương vừa khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn 1.5 Bổ sung lợi khuẩn giúp hạn chế trẻ biếng ăn chậm lớn Những sản phẩm từ sữa luôn đứng đầu trong danh sách bổ sung lợi khuẩn cho trẻ em. Thông qua nguồn thực phẩm này cơ thể bé được hấp thu các loại dinh dưỡng khác nhau giúp tăng cân nhanh chóng. Trong sữa hay sữa chua đều chứa lượng dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất rất cao phù hợp với nhiều độ tuổi nhất là trẻ em. Ngoài ra men tiêu hóa có trong sữa chua sẽ hỗ trợ khả năng tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo bổ sung cho trẻ theo định lượng sau đây: – Trẻ trong khoảng 1-3 tuổi: mỗi ngày uống khoảng 100ml sữa và ăn 100-125g sản phẩm từ sữa chẳng như sữa chua và pho mát. – Từ 4-10 tuổi uống 130-150ml sữa, 1 hộp nhỏ sữa chua hoặc váng sữa mỗi ngày. 2. Những điều mẹ không nên làm Bên cạnh những mẹo trên, mẹ cần phải lưu ý một vài điều sau nên không nên làm giúp con ăn thật ngon miệng: – Không nên cho bé ăn, uống những đồ ăn lạnh, nhất là kem và đá lạnh trong mùa hè. Bởi vì trong các thực phẩm lạnh khiến trẻ em dễ mắc các chứng viêm họng, ngứa cổ gây khó chịu và dẫn đến việc trẻ ăn không ngon, chán ăn. – Với các bữa phụ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt khiến trẻ bị đầy bụng hoặc không đói khi đến bữa chính. Không cho trẻ ăn nhiều đồ ăn vặt sẽ gây đầy bụng, làm con không thèm ăn khi đến bữa chính – Bố mẹ không cho con uống sữa ngay sau bữa chính làm cho dạ dày khó tiêu. Thời gian thích hợp nhất để uống sữa hoặc ăn bữa phụ là sau ăn chính ít nhất 90-120 phút. – Tuyệt đối không ép bé ăn quá nhiều vì việc này gây ra cảm giác sợ hãi, áp lực, không thoải mái khi đến bữa ăn ở trẻ. – Trong bữa ăn, tránh cho trẻ xem ti vi, dùng thiết bị điện tử hoặc chơi đồ chơi vì đây là cách trẻ hấp thu chất dinh dưỡng một cách thụ động, các chất dinh dưỡng giảm đi và khiên cho trẻ không cảm thấy ngon miệng nữa. Trên đây là mẹo phổ biến mà bố mẹ có thể dễ dàng áp dụng tại nhà để khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, phát triển kém so với các bạn. Để con có sức khỏe tốt, ăn ngon, khôn lớn thì bố mẹ phải kiên trì, kết hợp nhiều biện pháp khác nhau mang đến tâm lý thoải mái nhất cho con. Chỉ có như vậy, tình trạng bé biếng ăn, kém phát triển mới được giải quyết, quá trình nuôi dưỡng con cũng vì thế mà dễ dàng hơn với nhiều phụ huynh.;;;;;Mách bố mẹ 7 cách giúp trẻ ăn ngon miệng 1. Đôi nét về tình trạng trẻ biếng ăn Biếng ăn là tình trạng nhiều trẻ nhỏ gặp phải, nhất là những bé trong độ tuổi từ 1 – 6. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi trẻ 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của con sẽ giảm dần, dẫn tới số lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể cũng giảm theo. Tình trạng này được gọi là biếng ăn sinh lý nên lúc này, con vẫn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng trẻ biếng ăn cũng có thể xuất pháp từ những nguyên nhân khác, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của bé như: – Trẻ nhỏ mắc phải một số bệnh như đau họng, ho, rối loạn đường tiêu hóa, sốt,… – Trẻ nhỏ ham chơi nên quên ăn. – Trẻ nhỏ bị thay đổi môi trường sống hoặc xa mẹ. – Trẻ nhỏ sợ ăn vì từng bị tổn thương hệ tiêu hóa như hóc, sặc,… hoặc bị ép ăn. Đây là một trong những nguyên nhân rất khó để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. – Chế độ ăn uống của trẻ không phù hợp như uống nhiều sữa, ăn vặt quá nhiều,… – Thiếu sắt, thiếu máu cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng trẻ biếng ăn và chậm lớn. Những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ biếng ăn có thể xảy ra cùng một lúc với những mức độ khác nhau. Do đó, khi thấy trẻ em có dấu hiệu biếng ăn, bố mẹ cần phải bình tĩnh để xử lý, tránh để tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ Rất nhiều bố mẹ lo lắng, băn khoăn không biết nên làm gì khi trẻ biếng ăn. Bởi lẽ nếu để tình trạng này kéo dài, nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ rất cao. Một số cách giúp trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ là: 2.1. Hãy để bữa ăn của trẻ trở nên vui vẻ Bên cạnh việc cho trẻ ngồi ăn chung với cả gia đình, bố mẹ hãy để con tự cảm nhận món ăn bằng việc tự chạm, sờ vào đồ ăn (với bé nhỏ) và hướng dẫn con sử dụng nĩa, muỗng (với bé lớn). Khi trẻ ăn ngon miệng, bố mẹ nên vỗ tay khen ngợi như để khuyến khích, động viên con, giúp bé cảm thấy thích thú và ăn ngoan hơn. Bố mẹ hãy để giờ ăn của trẻ trở nên vui vẻ hơn 2.2. Không nên làm trẻ nhỏ bị căng thẳng Khi cho trẻ ăn, bố mẹ tuyệt đối không được ép vì điều này sẽ khiến bé bị căng thẳng và dần hình thành nên cảm giác sợ ăn. Thay vào đó, vào mỗi bữa ăn, bố mẹ chỉ nên cho con ăn từng phần nhỏ. Sau khi con ăn hết một phần, bố mẹ lại tiếp tục cho trẻ ăn phần nữa. Khi ăn hết phần nhỏ này tới phần nhỏ khác, con sẽ học được cảm giác no bụng và không cảm thấy căng thẳng mỗi khi tới giờ ăn. 2.3. Chú ý tới thời gian cho trẻ ăn mỗi bữa Với những trẻ năng động, rất khó để con ngồi im trong suốt cả bữa ăn. Vì vậy, dù con có ăn ít đi chăng nữa, bố mẹ cũng chỉ nên cho trẻ ăn trong khoảng 30 phút. Điều này không chỉ giúp con tránh được áp lực tâm lý mà còn kích thích khả năng tự điều chỉnh số lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé. 2.4. Chú ý khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ Bố mẹ cần phải thiết kế giờ ăn của con một cách khoa học, tốt nhất là nên cách từ 4 – 5 tiếng vì: – Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ quá gần thì con sẽ chưa có cảm giác đói. – Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ quá xa hoặc bố mẹ để con đói thì sẽ làm tình trạng biếng ăn trở nên xấu đi vì bé đã cảm thấy mệt. Đặc biệt, bố mẹ phải lưu ý một điều là không được để trẻ nhỏ ăn vặt giữa các cữ để tránh làm xáo trộn giờ ăn của con. 2.5. Không sử dụng đồ ăn làm phần thưởng cho trẻ 2.6. Luôn kiên nhẫn với trẻ khi thử đồ ăn mới Việc giúp trẻ trải nghiệm những món ăn mới, đặc biệt là với những bé biếng ăn là điều không hề dễ dàng. Một trong những bí quyết tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bố mẹ nên cùng con trải nghiệm. Khi thấy bố mẹ ăn ngon miệng thì trẻ sẽ tập theo. 2.7. Tham khảo ý kiến của bác sĩ Dinh dưỡng Ngoài việc thiết kế khẩu phần ăn của trẻ dựa vào tháp dinh dưỡng, bố mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Dinh dưỡng. Thông qua việc thăm khám và làm một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bố mẹ biết nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và nhu cầu dinh dưỡng của con ra sao. Từ đó, bố mẹ có thể điều chỉnh bữa ăn cho con một cách khoa học hơn. Bố mẹ nên cho trẻ đi khám dinh dưỡng khi con biếng ăn;;;;;một số giải pháp giúp trẻ ăn nhiều Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị biếng ăn Biếng ăn là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi thấy con đến bữa không chịu ăn, ăn ít hơn bình thường… khiến bố mẹ rất lo lắng và không biết tại sao con lại bị như vậy. Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân trong đó có các nguyên nhân sau: Biếng ăn do bệnh lý Biếng ăn do tâm lý Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác “bị ép buộc” vào một khuôn khổ nào đó như: phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, cha mẹ hay quát mắng trẻ trong bữa ăn, cho thuốc vào thức ăn hoặc sữa sẽ khiến trẻ không muốn ăn… Đây là nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Sai lầm trong chế biến thức ăn Cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn gây cho trẻ cảm giác chán ngán. Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không ăn bã lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn kéo dài đến 2-3 tuổi, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm xương, pha bột vào sữa… đều làm cho trẻ khó tiêu hóa. Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm cũng làm cho trẻ không nuốt được dẫn đến chán ăn. Trẻ biếng ăn do đồ ăn vặt Nhiều phụ huynh thường nghĩ ăn vặt sẽ giúp trẻ bù lại dinh dưỡng chưa cung cấp đủ và giúp trẻ tăng cân nhanh. Thế nhưng điều đó lại hoàn toàn ngược lại, đồ ăn vặt được trẻ yêu thích như: khoai tây chiên, xúc xích… có chứa rất nhiều chất phụ gia và còn có nguy cơ không an toàn thực phẩm, sẽ làm giảm hệ miễn dịch của trẻ và tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa. Không những thế khi trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt, khiến cho trẻ không muốn ăn cơm khi vào bữa ăn, lâu dần trở thành thói quen khiến trẻ trở nên vô cùng biếng ăn, chậm tăng cân. Cách xử trí khi trẻ bị biếng ăn Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ Các khoáng chất như kẽm, vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến trẻ thấy ngon miệng hơn, mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này từ sữa công thức, rau củ quả và ngũ cốc. Mẹ cần chú ý đến thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món khác nhau, chú ý mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng hơn với thức ăn, ví dụ như bát và thìa cho trẻ ăn có nhiều hình thù khác nhau giúp trẻ hứng thú khi ăn. Cho bé ăn khi đói là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Tạo không khí bữa ăn thoải mái cho trẻ Không bắt ép trẻ ăn, không quát mắng, dọa dẫm hay đánh trẻ, cha mẹ hãy cho trẻ dừng bữa khi trẻ không còn muốn ăn thêm, khen ngợi khi trẻ chịu ăn dù chỉ là một lượng thức ăn nhỏ. Hạn chế sự mất tập trung khi cho trẻ ăn, không nên cho trẻ vừa ăn, vừa xem tivi, chơi game hay đi rong. Tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học Mẹ tập cho bé ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, thường là 3 bữa chính và 2 bữa phụ, đồng thời các bữa ăn cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ, mẹ không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn và ăn quá no vào buổi tối. Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn Đưa trẻ đi khám khi trẻ biếng ăn kèm theo rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp,… để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh ở trẻ;;;;;Lời khuyên hữu ích cho mẹ Trẻ biếng ăn thì phải làm sao là một câu hỏi gây đau đầu của các bậc làm cha mẹ. Khi bé yêu của mẹ không thèm ăn, biếng ăn, ba mẹ sẽ vô cùng lo lắng ép con trong việc ăn uống hàng ngày.Tuy nhiên cách này không mang lại hiệu quả cao. Cùng chúng tôi tìm hiểu chủ đề này thông qua bài viết dưới đây nhé. 1.1 Thực đơn món ăn không hợp khẩu vị, ăn đi ăn lại nhiều lần Bé tuy còn là trẻ con nhưng cũng giống như khẩu vị ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu như món ăn đó bé không thích. Hoặc món ăn lặp đi lặp lại quá nhiều lần trong thời gian ngắn. Đều là những nguyên nhân khiến cho trẻ chán ăn, biếng ăn. 1.2 Bé đang cảm thấy không khỏe, ốm Khi bé bị ốm thì cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bé lười ăn, ít ăn hơn trước. Vì thế, nếu như bé có dấu hiệu biếng ăn kèm với một số triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt nhẹ,… hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để phát hiện sớm vấn đề của trẻ bạn nhé. 1.3 Bé thích ăn bữa phụ và đã ăn quá no Gia đình thường cho bé ăn những bữa nhỏ, nên đôi khi những đồ ăn bữa phụ khiến bé no chưa kịp tiêu hóa đã đến bữa chính. Một số loại đồ ăn có thể gây no lâu ở trẻ như bánh kẹo, snack, khoai tây chiên… Đây đều là những món ăn nhiều chất tạo ngọt nhân tạo không chỉ khiến bé đầy bụng mà còn gây hại về thể chất, trí não của bé. Bên cạnh đó nếu như bé ăn những món này quá nhiều rất có thể sẽ gây sâu răng, rối loạn tiêu hoá, béo phì và các bệnh về tim mạch. Ba mẹ sẽ vô cùng lo lắng ép con trong việc ăn uống hàng ngày nếu như trẻ bị biếng ăn 1.4 Bé bị thiếu vitamin và khoáng chất Nếu như bé bị thiếu kẽm, selen rất có thể sẽ khiến bé ăn không ngon miệng và biếng ăn, thường xuyên bỏ ăn. Bé cần nhanh chóng được bổ sung những chất này. Nếu không sẽ gây suy dinh dưỡng ở trẻ, trẻ còi cọc, chậm phát triển trí não. Nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng nếu như hiện tượng này kéo dài. Nhiều gia đình tìm đủ mọi cách để con có thể ăn trở lại nhưng không thành công. Tham khảo một vài phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. 2.1 Hãy để bữa cơm của con trở nên vui vẻ Những năm tháng đầu đời bé luôn mong muốn được khám phá. Khi ăn cha mẹ có thể thử cho bé được chạm vào đồ ăn, tự ăn. Tuy nhiên hãy luôn đảm bảo bé được hướng dẫn và vệ sinh tay chân trước khi ăn nhé. Nếu như bé tự ăn, việc cha mẹ khuyến khích, vỗ tay khen thưởng cũng khiến bé hứng thú với việc ăn hơn. Nhiều cha mẹ muốn biết trẻ biếng ăn thì phải làm sao thì bé mới ăn uống bình thường trở lại 2.2 Không nên để bữa ăn trở nên căng thẳng Khi bé biếng ăn, cha mẹ không nên quá sốt ruột mà bắt ép, điều này có thể khiến bé bị căng thẳng và sợ ăn. 2.3 Chú ý thời gian mỗi bữa ăn của bé Nhiều bé vô cùng hiếu động, rất khó ngồi im trong suốt bữa ăn của bé. Bữa ăn của bé không nên kéo dài mà chỉ nên trong khoảng 30’, kể cả bé có ăn ít đi chăng nữa. Chính những thói quen này sẽ giúp bé có một thói quen ăn uống điều độ hơn. 2.3 Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn Mỗi bữa ăn của bé cần được cách nhau một khoảng thời gian hợp lý, gia đình nên cho bé ăn cách bữa khoảng 4 – 5 tiếng, với khẩu phần ăn vừa phải, bởi vì: – Khoảng cách giữa các bữa ăn nếu như quá gần: Bé vẫn no và chưa có cảm giác đói để ăn. – Khoảng cách giữa các bữa ăn nếu như quá xa: Tình trạng biếng ăn sẽ trầm trọng hơn do bé đã cảm thấy mệt lả, không muốn ăn. Việc ăn vặt, ăn linh tinh khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến bữa ăn chính, bữa ăn phụ của trẻ, vì vậy nên việc này cũng cần được hạn chế. 2. 4 Luôn kiên nhẫn với bé khi thử đồ ăn mới Bé bị biếng ăn và gia đình mong muốn thử một loại đồ ăn bổ dưỡng mới không phải một điều dễ. Để bé có thể dễ dàng chấp nhận, cha mẹ nên trải nghiệm cùng bé món mới. Bé có cảm giác được đồng hành, khen ngợi sẽ dễ chấp nhận món ăn hơn. 2.5 Cha mẹ nên tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ Việc tham khảo khẩu phần ăn để xây dựng cho trẻ một chế độ sinh hoạt, ăn uống là vô cùng cần thiết. Thông qua việc kiểm tra, thăm khám, bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm được nguyên nhân và tư vấn giúp ba mẹ xây dựng cho bé yêu một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng trường hợp. Thăm khám bác sĩ để biết nguyên nhân trẻ biếng ăn và đưa ra lời khuyên hợp lí về chế độ ăn bạn nhé
question_63908
Rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì
doc_63908
Trả lời: Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển một cách toàn diện nên việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và kích thích bé ngon miệng là một việc rất quan trọng. Khi trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ rất lo lắng và một trong những điều khiến họ băn khoăn đó là nên và không nên cho bé yêu của mình ăn gì. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ được tăng cường sức để kháng và khỏe mạnh hơn Trước tiên, bố mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuyệt đối không được cho trẻ ăn những thức ăn đã để lâu ngày trong tủ lạnh, nấu đi nấu lại nhiều lần. Tránh ăn những thực phẩm quá nhiều đường, những loại đồ uống có gas, và đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ. Trên đây đã phần nào lí giải thắc mắc rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì của chị. Tuy nhiên, để có phương pháp đối phó với chứng bệnh rối loạn tiêu hóa một cách an toàn, hiệu quả; xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bé yêu của mình để bé luôn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì chị nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên và tư vấn hữu ích. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
doc_56740;;;;;doc_60129;;;;;doc_602;;;;;doc_39837;;;;;doc_30015
Chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra với nhiều người, thuộc mọi lứa tuổi khác nhau. Vấn đề rối loạn tiêu hóa kiêng ăn gì là một trong những thắc mắc của người bệnh. Dưới đây là những thông tin cho biết những thực phẩm nên kiêng khi mắc chứng này. 1. Thực phẩm nhiều chất béo 2. Kiêng thuốc lá, giảm thiểu đồ uống kích thích Hạn chế uống rượu bia, đồ uống có cồn, có ga, cà phê, trà đặc… Đặc biệt, phải nói không với thuốc lá và các chất kích thích độc hại khác. 3. Không nên ăn đồ ăn nhanh Những thức ăn nhanh và các loại thực phẩm đóng hộp đều không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh nên tránh ăn các đồ ăn thuộc nhóm này. 4. Tránh ăn đồ ăn cay nóng 5. Thực phẩm cần kiêng khi bị trào ngược dạ dày, thực quản Người bệnh bị bị trào ngược dạ dày, thực quản thường bị đau ngực, khó nuốt, ho, thở khò khè, trào ngược khi ăn các thức ăn chua. Do đó cần kiêng các đồ ăn chua như đồ muối, hoa quả quá chua. Tránh các loại thực phẩm béo, bạc hà, ớt, thịt xông khói, thịt chiên, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn một cách từ tốn, thoải mái. Lactose là một loại đường có trong sữa. Không dung nạp lactose là do không có khả năng sản xuất đủ lactase (enzyme cần thiết để phá vỡ lactose). Người bệnh sẽ bị tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi. Những người này nên kiêng sử dụng các sản phẩm từ sữa. Với trẻ em, có thể thay các loại sữa khác bằng sữa đậu nành tăng cường vì nó cung cấp lactose tự nhiên. 7. Các món nên kiêng của người bị loét dạ dày Khi bị loét dạ dày, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn của ruột non bị phá hủy. Điều này dẫn đến thiếu sắt, vitamin và thiếu khoáng sản, và kém hấp thu. Do đó người bệnh không nên ăn bánh mì, mì ống, bánh quy và các sản phẩm ngũ cốc khác. Không nên ăn mặn, tránh các loại thực phẩm khó tiêu, cứng, dai và chứa nhiều thành phần axit. Bên cạnh đó nên giảm thiểu các loại thực phẩm chiên, đồ uống có chứa chất cồn. XEM THÊM: Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiêu hóa Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn;;;;;Trả lời: Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng thường gặp bởi sự co thắt không bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi thói quen về đại tiện. Rối loạn tiêu hóa dù ở mức độ nặng hay nhẹ đều gây ra những phiền toái cho người mắc phải, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, vì thế rối loạn tiêu hóa kiêng gì để tránh cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ không tốt cho bạn khi đang gặp những vấn đề về rối loạn tiêu hóa Tránh tuyệt đối ăn những thực phẩm hè phố chế biến sẵn, những thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng… Tránh ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán… Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng sữa tươi, sữa bột lại không nên uống trong khi hệ tiêu hóa chưa ổn định. Không nên uống những đồ uống có gas, rượu, bia… khi bạn đang mắc phải những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa… Nhiều khi có những thực phẩm bản chất là tốt cho hệ tiêu hoas nhưng trong mức độ quá nhiều có thể gây phản tác dụng và rối loạn tiêu hóa. Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh và cân bằng các chất sẽ giúp dạ dày và cơ thể luôn khỏe mạnh. Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây nên tình trạng mạn tính, vì thế lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tư vấn cụ thể. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;vô cùng quan trọng Trả lời: Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh thường gặp do ăn uống; với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên lưu ý tránh một số loại thực phẩm sau: Thực phẩm chứa nhiều chất béo, loại thức ăn chiên xào không tốt cho dạ dày của bạn, có thể gây chướng bụng, ợ nóng và trào ngược axit. Các loại thực phẩm giàu chất béo cũng là nguyên dẫn tới tình trạng phân nhạt màu. Ăn nhiều món chiên xào không tốt cho hệ tiêu hóa Hạn chế ăn cay, nóng như ớt bởi vì đa số các loại thực phẩm này gây kích ứng với thực qquarn và dẫn đến hiện tượng ợ nóng khó chịu. Canxi rất cần thiết đối với cơ thể của mỗi chúng ta nhưng bổ sung can xi quá nhiều qua các đồ uống từ sữa và đồ ăn như pho mát cũng khiến chúng ta dễ bị tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn đó là nên tránh xa các loại kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, chúng không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong thực đơn hàng ngày, uống nhiều nước và một chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý là vô cùng tốt. Nếu không may mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ, các thông qua việc khám, xét nghiệm nếu cần thiết các bác sĩ sẽ tư vấn và kê đơn thuốc để bạn điều trị triệt để, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa mạn tính có thể xảy ra. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Ngọc Minh – Hà Nội Khi bị rối loạn tiêu hóa cấp kèm theo tiêu chảy nhiều lần sẽ khiến cơ thể nhanh chóng bị mất nước, mệt mỏi. Để giúp hệ tiêu hóa hồi phục và cân bằng trở lại thì chế độ ăn là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng mà chúng ta cần chú ý. Ngoài việc đảm bảo tối đa vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại, bạn cần lưu ý tránh những thực phẩm gây đầy hơi, làm tăng cảm giác khó chịu của bệnh như:tỏi, hành, đậu, bắp cải, húng quế, cần tây, chuối, mận, nho khô, sữa…và các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Cà phê, kẹo cao su, các loại nước ngọt có gas, các loại hoa quả hay bánh kẹo nhiều đường fructose, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có cồn… Đồ ăn chua và cay cũng là những thực phẩm không nên dung nạp vào cơ thể khi bị rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa tạo ra nhiều khó chịu làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tốt nhất là hãy đảm bảo ăn uống đúng giờ giấc, thức ăn cần nóng sốt. Nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước để bổ sung vitamin và bù nước cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên rèn luyện cơ thể bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động thể chất có thể giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột…Dùng thuốc là giải pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa nhanh chóng, hiệu quả khi các triệu chứng của bạn có dấu hiệu kéo dài. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không tự ý uống hay chỉ “tham vấn” người bán thuốc, vì dùng thuốc gì và như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng, đặc điểm, diễn tiến của từng trường hợp bệnh nhân. Để được chẩn đoán chính xác và có những chỉ dẫn điều trị tốt nhất, người bệnh nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Người bệnh nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để có được những tư vấn và hỗ trợ tốt nhất;;;;; Bệnh đại tràng nên kiêng chất béo Người bị viêm đại tràng nên hạn chế chất béo đặc biệt là khi bị táo bón Tránh hẳn chất xơ khi bị tiêu chảy Khi bị tiêu chảy, người bệnh viêm đại tràng cần tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, rau củ quả già, nhiều chất xơ. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ. Tránh chất kích thích Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, sôcôla, trà… đều phải kiêng. Không uống rượu bia và đồ uống có cồn Rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn có ảnh hưởng không nhỏ đến đường tiêu hóa, gây ta các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng, loét dạ dày… Tránh các loại gia vị cay nóng Người bệnh viêm đại tràng cần kiên ăn các loại gia vị chua, cay, nóng như ớt, tiêu, gừng, tỏi… Thực phẩm lên men Các món ăn lên men như dưa muối, cà muối, kim chi muối… nên hạn chế ăn. Thực phẩm sống Ăn chín, uống sôi là nguyên tắc bất di bất dịch để phòng tránh viêm đại tràng và các căn bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh viêm đại tràng cần kiêng tuyệt đối các thực phẩm tái, sống Đồ ăn lạnh Không ăn đồ ăn lạnh Đồ ăn ôi thiu Tuyết đối không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng Thịt chó, thịt bò Thịt chó, thịt bò, thịt trâu, thịt dê, phủ tạng động vật… có hàm lượng đạm rất cao, người bị viêm đại tràng nên hạn chế ăn. Trứng, sữa Không nên ăn các thực phẩm như: Trứng, sữa, nem rán, đậu đen, hành sống… vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng.
question_63909
Lý do cần xét nghiệm canxi máu cho bà bầu
doc_63909
Canxi là khoáng chất có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của con người, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Khi có thai, người mẹ cần bổ sung canxi không chỉ cho bản thân mà còn để cung cấp cho thai nhi, góp phần thuận lợi vào quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ của em bé. Với nhu cầu canxi lớn như vậy thì việc thiếu hụt canxi trong thời gian mang thai không phải là hiếm gặp, đây chính là lý do bà cầu cần xét nghiệm canxi máu để phát hiện kịp thời tình trạng này. 1. Vai trò của canxi đối với mẹ và bé Canxi là nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Để một em bé sơ sinh đạt được chiều cao trung bình là 50 cm thì nhu cầu canxi cho mẹ phải tăng lên khoảng 1,5 lần bình thường. Những vai trò của canxi đối với mẹ và thai nhi như:Góp phần giúp hệ xương của trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnhĐiều hoà quá trình đông máu, tạo điều kiện cho sự đông máu tự nhiên. Phòng ngừa loãng xương, xốp xương, xương yếu dễ gãy cho người mẹ. Duy trì nhịp tim ổn định và các hoạt động chuyển hoá cơ thể. Góp phần thiết yếu vào việc sản xuất sữa mẹ sau sinh. Giảm nguy cơ tiền sản giật ở sản phụ, ngăn ngừa tăng huyết áp. Việc bổ sung canxi cho phụ nữ mang thai là cực kỳ quan trọng, nếu chỉ số canxi trong máu thấp có thể dẫn đến những biểu hiện:Người mẹ: mệt mỏi, đau lưng, đau mỏi xương khớp, đau răng, sâu răng, tê chân, chuột rút, mất ngủ. Thai nhi: chậm phát triển, còi xương bẩm sinh, khò khè bẩm sinh, dị dạng xương Xét nghiệm nồng độ canxi huyết cho mẹ bầu là loại xét nghiệm cơ bản, giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá tình trạng sức khoẻ của mẹ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Từ đó có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng phù hợp cho phần còn lại của thai kỳ hay bổ sung canxi uống ngoài nếu cần thiết. Trong mỗi giai đoạn phát triển thì nhu cầu canxi của thai nhi sẽ khác nhau, cụ thể như sau:Ba tháng đầu: lượng canxi mẹ cần mỗi ngày khoảng 800mg. Ba tháng tiếp theo: khoảng 1000-1200mg. Ba tháng cuối: 1200-1300mg. Nhờ vào xét nghiệm canxi huyết mà bác sĩ có thể sàng lọc bệnh lý trước sinh theo từng thời kỳ. Thời điểm làm xét nghiệm thường là lần đầu khám thai hoặc khi có dấu hiệu thiếu canxi. Tuy nhiên, người mẹ nên chú ý khám xét nghiệm vào các mốc phát triển quan trọng của trẻ. 3. Những lưu ý khi bổ sung canxi cho mẹ bầu có canxi máu thấp Khi kết quả xét nghiệm canxi máu của người mẹ có chỉ số canxi máu thấp và cần bổ sung thêm canxi thì cần có một số lưu ý nhất định trong việc bổ sung canxi cho người mẹ:Phụ nữ mang thai có thể sử dụng hầu hết các loại chế phẩm canxi với liều lượng hợp lý nếu không có tiền sử bệnh hay dị ứng. Các thai phụ mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế bổ sung chế phẩm canxi chứa đường.Phụ nữ mang thai có nguy cơ tiền sản giật, cao huyết áp cần hạn chế bổ sung canxi có chứa muối natri. Nên bổ sung các chế phẩm chứa canxi vào buổi sáng, sau ăn khoảng 1 giờ và không nên dùng vào buổi tối vì dễ lắng cặn gây sỏi thận. Bổ sung canxi phải kết hợp bổ sung vitamin D3 giúp chuyển hóa canxi trong cơ thể, tránh canxi bị đào thải. Cơ thể chỉ hấp thu khoảng 500mg canxi trong mỗi lần bổ sung, vì vậy nên chia thành nhiều lần uống trong ngày sẽ đạt hiệu quả cao hơn.Sắt và canxi có tính cạnh tranh nhau, do đó không nên bổ sung đồng thời 2 yếu tố này để tránh mất tác dụng một trong hai. Không nên bổ sung canxi kết hợp với các thực phẩm như socola, trà xanh, cacao,...Trước khi bổ sung canxi, mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể về liều lượng và cách thức bổ sung nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài việc chú ý bổ sung canxi đầy đủ, mẹ bầu cần khám thai định kỳ tại những bệnh viện có đủ chuyên môn, trang thiết bị công nghệ hiện đại để có thể theo dõi sát những diễn biến của sự phát triển thai, nhận biết được tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng của thai phụ để từ đó đưa ra tư vấn thai phụ nên bổ sung những chất nào, với liều lượng bao nhiêu để cả mẹ và con được khỏe mạnh.
doc_39908;;;;;doc_16516;;;;;doc_11056;;;;;doc_29261;;;;;doc_13207
Canxi không chỉ có vai trò quan trọng với hệ xương mà còn cần cho nhiều hoạt động của cơ bắp, dây thần kinh, quá trình đông máu,... Vì thế, duy trì chỉ số canxi trong máu bình thường sẽ giúp đảm bảo các hoạt động của những cơ quan này diễn ra tốt nhất. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường về canxi máu thì xét nghiệm canxi máu sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục hiệu quả để tránh những hệ lụy không tốt cho sức khỏe. 1. Khái quát về canxi trong máu Canxi là khoáng chất thiết yếu cần cho nhiều hoạt động của cơ thể: quá trình co cơ, giải phóng hormone vào máu, dẫn truyền thần kinh. Lượng canxi trong cơ thể duy trì ổn định nhờ vào: khả năng hấp thu canxi ở ruột, thực phẩm đưa vào cơ thể cùng mức độ đào thải canxi qua đường tiêu hóa và tiểu tiện. Canxi trong thức ăn khi vào cơ thể sẽ được lưu hành trong máu nhờ tác động của các yếu tố nội tiết rồi tích trữ phần lớn trong xương, số ít còn lại ở trong cơ. Canxi trong máu có 2 dạng:- Dạng bất hoạt có liên kết với protein: chiếm 50%. - Dạng tự do không liên kết với protein: chiếm gần 50%. Mọi thay đổi về nồng độ protein huyết thanh ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ canxi máu. Bình thường lượng canxi máu được kiểm soát rất chặt, nếu chỉ số canxi máu xuống quá thấp thì phần canxi thiếu hụt sẽ được lấy từ trong xương ra đủ để cân bằng về mức bình thường. Trường hợp chỉ số canxi máu tăng cao thì lượng canxi dư thừa sẽ được lưu lại trong máu hoặc được đào thải qua nước tiểu, qua chất thải đi ra khỏi cơ thể. Xét nghiệm canxi máu là xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá chỉ số canxi trong máu là bao nhiêu. Đây có thể là một trong các chỉ số cần có trong quá trình khám tổng quát nhưng cũng được thực hiện để theo dõi điều trị một số bệnh lý liên quan, kiểm tra tác dụng phụ từ việc dùng một số loại thuốc nhất định. Xét nghiệm canxi máu thường được yêu cầu thực hiện trong các trường hợp:- Mắc bệnh về xương. - Ung thư. - Bệnh lý gan, thận mạn tính. - Rối loạn tuyến cận giáp. - Kém hấp thu dinh dưỡng hoặc rối loạn hấp thu dinh dưỡng. - Cường giáp hoặc suy giáp.2.2. Mục đích của xét nghiệm canxi máu Việc định lượng chỉ số canxi trong máu thường được tiến hành nhằm mục đích:- Đánh giá chuyển hóa canxi máu và chức năng tuyến cận giáp. - Định lượng canxi huyết thanh trong theo dõi một số bệnh lý. - Theo dõi chỉ số canxi máu trong và sau khi được truyền một lượng máu lớn. - Có các triệu chứng hạ canxi máu: cứng, giật cơ ở miệng hoặc ngón tay và cần xác định nguyên nhân. - Có triệu chứng tăng canxi huyết: buồn nôn, nôn, chán ăn, thiếu năng lượng, mệt mỏi, tiểu nhiều, táo bón, đau xương hoặc đau bụng. - Cần định lượng ion canxi ở trẻ bị nhẹ cân và trẻ sơ sinh. Ngoài những trường hợp trên đây thì trong các lần kiểm tra sức khỏe tổng quát, xét nghiệm canxi máu cũng là một phần của xét nghiệm máu.2.3. Vai trò của xét nghiệm canxi máu Chỉ số canxi trong máu ở ngưỡng bình thường (đối với người trưởng thành) khoảng 8.6 - 10.2 mg/d Điều này xảy ra khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số canxi trong máu vượt ngưỡng bình thường nêu trên. Người bị tăng canxi máu có thể không có triệu chứng nhưng cũng có thể có một số triệu chứng mơ hồ: mệt mỏi, lú lẫn, buồn nôn, chán ăn, táo bón, đau bụng, đau xương, ống thận bị tổn thương, nhịp tim rối loạn, tiểu nhiều lần, hay khát nước,... Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng tương đối giống với rất nhiều bệnh lý và cần phải xét nghiệm canxi máu thì mới chẩn đoán xác định được. - Giảm canxi máuĐiều này có nghĩa là kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số canxi trong máu thấp hơn ngưỡng bình thường. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể bị mất một lượng canxi lớn qua đường nước tiểu hoặc lượng canxi từ xương chuyển vào máu không đủ. Người bị hạ canxi máu thường có triệu chứng: + Chỉ số huyết áp thay đổi khác thường. + Nhịp tim rối loạn. + Hay bị tê mỏi đầu ngón chân ngón tay, lưỡi, môi. + Co cơ sinh ra đau cơ bắp, co quắp chân tay, chuột rút. + Khó thở, ngộp thở. + Dễ cáu gắt, trầm cảm, căng thẳng.;;;;; Các chuyên gia y tế cho biết: Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành hệ xương, răng cũng như quá trình phát triển hệ thần kinh và tim mạch của thai nhi. Thai nhi không được bổ sung đầy đủ canxi khi chào đời rất dễ bị còi cọc, chậm phát triển, quấy khóc, ngủ hay giật mình, đổ mồ hôi trộm…Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày nếu mẹ bầu không bổ sung đủ canxi, thai nhi sẽ “rút” canxi trong cơ thể mẹ làm sức khỏe mẹ suy yếu, sâu răng, loãng xương, tê chân, mất ngủ… Bà bầu bổ sung canxi như thế nào là điều không phải ai cũng biết Do đó, mẹ bầu cần bổ sung canxi đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của thai nhi và bảo vệ sức khỏe của chính mình. – Nhu cầu canxi cho bà bầu tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu, mỗi ngày mẹ bầu nên nạp 800mg; 3 tháng giữa là 1000mg; 3 tháng cuối tăng lên 1500mg. Nếu lượng canxi vượt quá 2500mg mỗi ngày, cơ thể mẹ bầu sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như táo bón, tăng nguy cơ sỏi thận, hạn chế hấp thu sắt và kẽm gây thiếu máu. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sữa là thực phẩm rất giàu canxi. – Viên uống canxi là cách nhanh nhất cung cấp trực tiếp canxi cho cơ thể dưới dạng viên nén. Tuy nhiên, mẹ bầu cần sử dụng đúng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng quá liều vì có thể sẽ gây ra tác dụng phụ như hoa mắt, buồn nôn, dẫn đến cơ thể thừa canxi. – Vitamin C có tác dụng làm cho canxi trong ruột tạo thành hợp chất tan, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu canxi hơn. Do đó, mẹ bầu hãy bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa vitamin C trong thai kỳ. Những thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu Theo các chuyên gia, nguồn bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả nhất vẫn là qua đường ăn uống. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu bị một số bệnh lý không thể uống thuốc bổ sung canxi. Dưới đây là những thực phẩm giàu canxi, mẹ bầu nên tăng cường trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình: – Sữa: Sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Thai phụ có thể uống sữa bầu hoặc sữa tươi. – Thịt bò: Không chỉ chứa nhiều sắt, thịt bò còn là nguồn cung cấp canxi cho bà bầu cực tốt. Mẹ bầu nên sử dụng nhiều thịt bò một chút trong các bữa ăn để giúp mẹ và bé cùng khỏe. Bà bầu nên ăn nhiều tôm, cua, cá trong thai kỳ. – Thịt gia cầm và trứng gia cầm: Đây là những thực phẩm có chứa hàm lượng canxi dồi dào và được khuyên dùng nhiều trong thời gian mang thai. – Tôm, cua, cá, hải sản: Đây là những thực phẩm chứa rất nhiều canxi. Mẹ bầu nên tăng cường ăn trong thai kỳ.;;;;; Chỉ định xét nghiệm canxi máu được thực hiện để xác định nồng độ canxi toàn phần trong huyết thanh. Xét nghiệm này giúp cung cấp các thông Xét nghiệm canxi máu cần thiết trong chẩn đoán nhiều bệnh lý Xét nghiệm cũng được chỉ định để đánh giá các bệnh lý ác tính, do các tế bào ung thư giải phóng canxi và thường gây tăng nồng độ canxi máu nặng. Xét nghiệm nồng độ canxi ion hóa đặc biệt được chỉ định cho các trường hợp tăng hoặc giảm canxi máu song nồng độ canxi toàn phần ở mức ranh giới và có biến đổi nồng độ protein máu. Lưu ý khi lấy máu xét nghiệm canxi Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh. Thường không cần yêu cầu bệnh nhân phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Không uống bổ sung canxi 8-12 giờ trước khi xét nghiệm canxi máu. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn không nên ăn hoặc uống cái gì trước khi xét nghiệm; Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Hãy nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc không kê đơn và kê đơn mà bạn dùng. Nồng độ bình thường của canxi máu là khoảng 8,8-10,4 mg mỗi decilít (mg/dl) hoặc 2,2-2,6 millimol mỗi lít (mmol/l). Giá trị canxi máu bình thường sẽ thấp hơn ở người lớn tuổi. Nồng độ canxi cao có thể được gây ra bởi: Xét nghiệm canxi máu cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ Hàm lượng canxi trong máu thấp có thể là hậu quả của:;;;;;Xét nghiệm canxi máu là phương pháp phổ biến áp dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện liên quan đến rối loạn canxi máu. Xét nghiệm canxi máu toàn phần có thể giúp kiểm tra nồng độ canxi trong cơ thể, từ đó giúp đưa ra chẩn đoán và phát hiện nhiều tình trạng bệnh lý quan trọng. Canxi là khoáng chất thiết yếu của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động như co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone vào trong máu. Lượng canxi dự trữ trong cơ thể được duy trì ổn định thông qua ăn uống, hấp thu ở ruột và bài tiết qua nước tiểu và đường tiêu hoá. Trong máu canxi sẽ lưu trữ dưới 2 dạng chủ yếu:Dạng bất hoạt: liên kết với protein (chủ yếu là albumin): chiếm 50% lượng canxi lưu hành trong máu.Dạng tự do: không gắn với các protein, chiếm gần một nửa lượng canxi máu. Vì vậy lượng canxi máu toàn phần bao gồm tổng canxi tự do và canxi bất hoạt. Sự thay đổi nồng độ protein huyết thanh sẽ ảnh hưởng đến nồng độ canxi máu, tuy nhiên chỉ các biến đổi nồng độ canxi ion hoá mới gây ra các dấu hiệu lâm sàng. Bản chất của xét nghiệm canxi máu nhằm đo lượng canxi tự do có trong cơ thể. Mục đích của xét nghiệm là cung cấp các thông 3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm canxi máu toàn phần: Giá trị bình thường của canxi huyết thanh trong xét nghiệm máu như sau:Canxi toàn phần: 2,1- 2,6 mmol/LCanxi ion hoá: 1,15- 1,3 mmol/LCác trường hợp tăng canxi máu toàn phần so với giá trị bình thường có thể gặp gồm:Cường cận giáp tiên phát. Ung thư vú, phổi, thận. Bệnh u tạo hạt như sarcoidose, lao, bệnh u hạt tăng bạch cầu ái toan. Tác dụng phụ của các thuốc: ngộ độc vitamin D và vitamin A, lạm dụng thuốc trung hòa acid dịch vị, dùng thuốc lợi tiểu thiazide quá mức. Bệnh paget. Bệnh nhân sau ghép thận. Toan hô hấp. Bệnh nhân leukemia. Bệnh lý nội tiết: nhiễm độc giáp, khối u tuyến cận giáp, hội chứng cushing, u tuỷ thượng thận.Các trường hợp giảm canxi máu toàn phần so với giá trị bình thường có thể gặp gồm:Giảm protein máu, nhất là khi nồng độ albumin máu thấp. Giảm hấp thu canxi: nghiện rượu, tiêu chảy. Suy dinh dưỡng nặng. Suy thận. Hội chứng thiếu vitamin DSuy cận giáp, giả suy cận giáp. Viêm tuỵ cấp. Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy. Truyền máu ồ ạt. Còi xương hoặc nhuyễn xương. Di căn u nguyên bào xương 4. Các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm canxi máu: Có các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm gồm:Ngộ độc vitamin D hoặc uống quá nhiều sữa có thể làm tăng canxi. Giảm p. H huyết thanh gây tăng canxi. Thời gian garô kéo dài làm giảm p. H và làm tăng nồng độ canxi.Giảm albumin liên quan đến giảm canxi tổng. Sử dụng thuốc làm tăng canxi huyết thanh như: thuốc kháng acid có tính kiềm, androgen, muối canxi, hormon tuyến cận giáp (PTH), thuốc lợi tiểu thiazid, hormon tuyến giáp và vitamin D.;;;;;Có nên xét nghiệm máu khi mang thai hay không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Nếu bạn cũng đang đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này thì hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Các mẹ bầu cần tiến hành xét nghiệm máu khi mang thai để các bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi Bên cạnh đó, các chỉ số của kết quả xét nghiệm có thể làm căn cứ để các bác sĩ đưa ra các những chẩn đoán nguy cơ trong thai kỳ cũng như trong khi sinh. Từ đó có những phương pháp can thiệp kịp thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Khi nào mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu Hiện nay chưa có quy định nào được đưa ra về mốc thời gian yêu cầu bà bầu cần phải thực hiện xét nghiệm máu. Nhưng thực tế cho thấy đây là một trong những việc làm rất cần thiết với thai phụ nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, trong khi đi khám thai các bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiến hành xét nghiệm máu. Ngoài ra, khi thai nhi từ tuần 28 trở đi, các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thai phụ nếu thực hiện xét nghiệm máu trước khi đăng ký sinh tại bệnh viện. Bởi vấn đề này có liên quan trực tiếp đến ca sinh sắp tới, ví dụ như nhóm máu, sự đông máu, các bệnh về máu… Đây là một trong những quy định bắt buộc của một số bệnh viện nên chắc chắc các mẹ sẽ phải thực hiện. Các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu khi ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ Trước khi tiến hành xét nghiệm các bác sĩ sẽ hẹn mẹ bầu thời gian, địa điểm để lấy máu xét nghiệm. Việc làm này thường được thực hiện vào buổi sáng, thai phụ cần phải nhịn ăn để mẫu máu cho kết quả chính xác cao. Tuy nhiên bạn có thể ăn sau khi lấy máu nên có thể chuẩn bị đồ ăn nhẹ để mang theo. Quá trình lấy xét nghiệm máu khi mang thai được tiến hành nhanh chóng, đơn giản và đảm bảo an toàn theo đúng quy định của ngành y tế. Trong khi lấy máu các mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi đau, nhói hoặc bị thâm tím ở vết chích nhưng tất cả sẽ qua nhanh nên các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp các mẹ bầu xác định được nhóm máu để để phòng trường hợp bà bầu cần phải truyền máu khẩn cấp thì sẽ có máu chuẩn bị sẵn hoặc tìm được người có nhóm máu phù hợp. Bên cạnh đó xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp kiểm tra đường huyết để đánh giá tiểu đường thai kỳ và mẹ bầu có bị thừa cân hay béo phì hay không. Với những thai phụ trong gia đình có người bị tiểu đường, béo phì thì việc xét nghiệm máu khi mang thai lại càng trở nên cần thiết hơn. Tham khảo tư vấn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh Việc thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp kiểm tra hàm lượng sắt và đánh giá hàm lượng heamoglobin có trong máu của mẹ bầu. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ mẹ bầu đang bị thiếu máu và có thể sẽ làm giảm quá trình cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho em bé. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu máu ở mẹ bầu có thể dễ dàng điều chỉnh thông qua chế độ ăn hàng ngày cũng như uống thuốc bổ sung. Sau khi thực hiện xét nghiệm máu ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ các bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ kiểm tra lại chỉ số Heamoglobin ở tuần thứ 28 nhưng nến trong trường hợp mẹ bầu bị mệt mỏi, da dẻ xanh xao, kém hồng hào thì có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện xét nghiệm máu sớm hơn. Đặc biệt, việc thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai có thể giúp phát hiện một số bệnh như hội chứng Down ở thai nhi, chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc Thalassaemia, chẩn đoán sớm viêm gan B, phát hiện bệnh giang mai, tìm kháng thể HIV,…
question_63910
Trào ngược thực quản gây khó thở
doc_63910
Trào ngược thực quản gây khó thở là một trong những tác hại của chứng trào ngược thực quản với sức khỏe mọi người. Trong số các triệu chứng của trào ngược thực quản, khó thở là một biểu hiện khá phổ biến, gây nhiều khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh. Trào ngược thực quản gây khó thở là một trong những tác hại của chứng trào ngược thực quản với sức khỏe mọi người. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản khiến lớp niêm mạc ở cơ quan này bị tổn thương. Trào ngược thực quản gây ra viêm loét thực quản, tác hại lên dạ dày. Khó thở do trào ngược thực quản là một trong các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp. Các triệu chứng này bao gồm: ợ hơi, ợ chua, hôi miệng, khàn tiếng, đau họng, buồn nôn hoặc nôn ra dịch, cảm giác đầy hơi chướng bụng,… Tình trạng trào ngược thực quản gây khó thở xảy ra như là hậu quả của việc mất cân bằng dịch trong dạ dày. Khi đó dịch tiêu hóa giàu acid trong dạ dày tăng lên mà dịch nhầy giàu bazo không thể trung hòa hết. Lượng acid này sẽ thúc đẩy hố thắt thực quản mở ra khiến thức ăn bị đẩy lên vòm họng rồi chèn ép vòm họng. Do đó, dòng không khí lưu thông bị ngắt quãng, gây ra tình trạng khó thở. Tình trạng trào ngược thực quản gây khó thở xảy ra như là hậu quả của việc mất cân bằng dịch trong dạ dày. Khi đó dịch tiêu hóa giàu acid trong dạ dày tăng lên mà dịch nhầy giàu bazo không thể trung hòa hết. Điều trị chứng trào ngược thực quản gây khó thở Người bị trào ngược thực quản gây khó thở cần được điều trị kịp thời với phương pháp phù hợp, hiệu quả. Sau khi đi khám, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ. Cần dùng thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ hướng dẫn, không tự ý mua và sử dụng thuốc. Bên cạnh việc điều trị và dùng thuốc đúng chỉ định, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp như sau để hỗ trợ điều trị và đề phòng bệnh tái phát: – Không nên ăn, uống các loại thực phẩm, đồ uống có thể làm nặng thêm bệnh như: nước ngọt có gas, cà phê đặc, nước cà chua và nước cam, thức ăn nhiều dầu mỡ,… – Cần bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày. – Tránh ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa, nên chia nhỏ các bữa ăn. Không ăn quá khuya sát giờ đi ngủ (nên ăn tối trước lúc đi ngủ tối thiểu 2 tiếng). Nên đi khám sớm để điều trị hiệu quả chứng trào ngược thực quản gây khó thở – Không mặc chật thít bụng sau khi ăn, không hoạt động việc khác trong lúc ăn và lúc vừa ăn xong. Tránh việc đi nằm ngay sau khi ăn. – Tránh tối đa việc hút thuốc lá. Hạn chế dùng bia rượu. Tất cả những chất kích như thuốc lá và bia rượu đều rất có hại với sức khỏe nói chung, với dạ dày thực quản nói riêng. Chúng sẽ làm cho chứng trào ngược tăng nặng thêm. – Kê gối cao hơn khi ngủ cũng giúp hỗ trợ hạn chế trào ngược dạ dày thực quản. – Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, áp lực nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, thực quản. XEM THÊM: Thuốc điều trị viêm thực quản trào ngược Nguyên nhân viêm thực quản trào ngược Điều trị viêm thực quản trào ngược
doc_36243;;;;;doc_21186;;;;;doc_3166;;;;;doc_26076;;;;;doc_17237
Trào ngược dạ dày thực quản đang là một bệnh lý phổ biến tại Việt Nam. Căn bệnh này gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh. Một trong số những khó chịu đó là tình trạng hơi thở có mùi hay còn gọi là hôi miệng. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như là viêm thực quản, hẹp thực quản, thậm chí có thể gây ung thư biểu mô tuyến thực quản,...Bên cạnh các triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau tức ngực, cảm giác nóng dạ dày, ho, khàn giọng thì hôi miệng cũng là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản. Hôi miệng làm cho hơi thở của bạn luôn có mùi khó chịu, làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Tại sao trào ngược dạ dày lại gây hôi miệng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để giải thích cho điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, do dạ dày là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, thức ăn đang được tiêu hóa trong dạ dày và cả acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên trên thực quản, vòm họng và cả miệng khiến bạn bị hôi miệng.Ngoài ra, khi tình trạng này kéo dài, bạn có thể bị viêm loét họng, thực quản. Những vị trí viêm loét này cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn có mùi. Những điều này sẽ gây ra mùi hôi miệng đối với người bị trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra hơi thở có mùi Các nghiên cứu đã chỉ ra 2 nguyên nhân trực tiếp gây trào ngược dạ dày thực quản đó là: Những bất thường ở thực quản:Do sự bất thường ở cơ thắt thực quản dưới: Bình thường, khi nuốt thức ăn, cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra cho phép thức ăn, đồ uống đi từ thực quản xuống dạ dày, sau đó sẽ đóng lại. Nhưng khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu hoặc đóng mở bất thường sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược từ dưới dạ dày lên trên thực quản.Do sự bất thường ở cơ hoành: Phần ổ bụng và phần ngực được ngăn cách với nhau bởi hệ thống cơ hoành. Cơ này được ví như cánh cổng thành vùng bụng. Khi cánh cổng này khẽ khép lại sẽ tạo ra động lực cho cơ thắt thực quản dưới. Trong trường hợp cơ hoành có bất thường khiến cho cơ hoành và cơ thắt thực quản dưới không ở cùng một vị trí, sẽ không có sự thống nhất trong hoạt động của chúng gây ra hiện tượng trào ngược axit dạ dày.Nguyên nhân tại dạ dày:Do ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày: Các tình trạng như viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị... làm cho thức ăn trong dạ dày chậm lưu thông xuống ruột non từ đó làm tăng áp lực trong dạ dày.Áp lực ổ bụng tăng đột ngột: Khi bạn ho, hắt hơi hoặc gắng sức cũng có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản.Bên cạnh hai nguyên nhân chính kể trên, còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản như:Thừa cân: Cân năng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp lên vùng bụng và cơ thắt thực quản cụ thể là tạo ra áp lực lớn lên các bộ phận này. Do đó, những người thừa cân dễ bị trào ngược dạ dày thực quản hơn người có cân nặng bình thường.Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Những người có thói quen sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn quá no, ăn chanh, cam khi đói,... đều có nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày cao. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp có nguy cơ bị trào ngược axit dạ dày cao 4. Cách phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản Một số biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản như là:Không hút thuốc lá: Theo các chuyên gia y tế, việc thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng hoạt động bình thường của cơ thắt thực quản dưới, do đó làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược thực quản.Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: Như đã nói ở trên, tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên cơ hoành, thúc đẩy dạ dày gây trào ngược acid dạ dày.Không nên nằm ngủ sau khi ăn no: Nằm ngủ ngay sau khi ăn sẽ khiến dạ dày rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, gây khó tiêu, ợ hơi, ợ chua do trào ngược. Vì vậy, bạn nên nằm ngủ sau khi ăn ít nhất 3 giờ.Ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng giờ và chia nhỏ bữa ăn: Điều này giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả hơn, giảm những tác động gây tổn thương lên dạ dày, từ đó ngăn chặn chứng trào ngược axit dạ dày.Tránh thức ăn và đồ uống có thể gây trào ngược: Bạn cần hạn chế các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ; đồ uống có cồn như bia, rượu,...Tránh mặc quần áo quá chật: Một số bạn có thói quen mặc quần áo bó sát, đặc biệt là tại vùng eo sẽ gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản,...;;;;;Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày có hiện tượng dâng ngược lên trên thực quản, xảy ra theo từng đợt hoặc có khi thường xuyên. Khi hiện tượng trào ngược xảy ra với tần suất dày hơn trong ngày và gây nên sự khó chịu hoặc những biến chứng khác thì nó mới được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra bởi nguyên nhân rối loạn chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Đây là một cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ niêm mạc thực quản tránh khỏi acid có trong dịch dạ dày. Thông thường cơ thắt dưới sẽ chỉ giãn mở khi cơ thể thực hiện chức năng nuốt thức ăn và tiếp tục co thắt, đóng kín lại để ngăn dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Tuy nhiên, có đôi khi cơ thắt dưới hoạt động không tốt, không thể đóng kịp thời làm cho acid dạ dày trào ngược lên thực quản.Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày như béo phì hoặc thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh, chức năng dạ dày suy giảm, phụ nữ mang thai, hay sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc ngủ,... Một số triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:Nóng rát ở phần sau của xương ứcỢ nóng. Khó nuốt, đau khi nuốt. Ho và khàn giọng. Viêm thanh quản, viêm họng hoặc hen. Khó thở. Miệng tiết nhiều nước bọt Nóng rát ở phần sau của xương ức là một trong các biểu hiện trào ngược dạ dày 2. Lý do trào ngược dạ dày gây khó thở 3. Dựa trên tình trạng bệnh, nếu bạn có xuất hiện triệu chứng khó thở thì bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như sau:Nhóm thuốc giúp giảm tiết và trung hòa acid dạ dày bao gồm thuốc ức chế thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton.Nhóm thuốc có tác dụng tăng trương lực cơ thắt ở phía dưới thực quản.Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Một số nhóm thuốc được ứng dụng trong điều trị trào ngược dạ dày Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị thì người bệnh cũng cần có một lối sống lành mạnh nhằm ngăn ngừa biến chứng và cải thiện tình trạng bệnh như:Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng béo phì. Mặc quần áo thoải mái. Từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,...Nâng cao đầu giường lên khoảng 15-17 độ.Tóm lại, trào ngược dạ dày là một bệnh lý rất phổ biến. Một trong những triệu chứng điển hình nhất trong trào ngược dạ dày đó là gây ho và khó thở. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn.;;;;;Trào ngược dạ dày khó thở là hiện tượng có thể gặp ở các bệnh nhân trào ngược dạ dày. Với tình trạng này, người bệnh cần thăm khám sớm, tránh để kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng trào ngược dạ dày khó thở và lời khuyên giúp hỗ trợ bệnh nhanh hồi phục nhé. Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra khi dạ dày tăng tiết axit dẫn đến nồng độ axit trong dịch vị thừa hơn mức bình thường. Từ đó thức ăn và dịch vị bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do thoát vị cơ hoành, viêm loét dạ dày, suy thắt dưới thực quản, thức ăn ứ đọng ở dạ dày hoặc do tăng áp lực ổ bụng. Bên cạnh đó một số yếu tố khác cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày như: hút thuốc, ăn uống không không lành mạnh, béo phì, phụ nữ đang mang thai, người bị hen suyễn hoặc lạm dụng đồ uống có cồn,… Hiện tượng trào ngược dạ dày xảy ra khi dạ dày tăng tiết axit dẫn đến nồng độ axit trong dịch vị thừa hơn mức bình thường. 2. Các triệu chứng phổ biến khi bị trào ngược dạ dày Một số triệu chứng điển hình mà người mắc bệnh trào ngược dạ dày hay gặp phải đó là: – Tiết nước bọt nhiều; – Ợ chua, ợ nóng: Ợ chua thường kèm theo cả ợ hơi và ợ nóng, người bệnh thường có cảm giác chua khé ở cổ họng và miệng; – Đắng miệng: tình trạng này xảy ra do trào ngược dạ dày kích thích tiết ra nhiều dịch mật khiến miệng luôn có cảm giác đắng; – Vùng thượng vị đau tức: trào ngược axit sẽ tác động lên các mút thần kinh đến cảm giác đau thắt vùng thượng vị, đôi khi là đau tức ngực. – Bệnh nhân bị khó nuốt, khàn tiếng, ho và khó thở. Thường thì khi có cảm giác khó thở mọi người sẽ nghĩ đến các bệnh lý hô hấp, tuy nhiên đây cũng là một trong các triệu chứng mà người bị trào ngược dạ dày có thể gặp phải. Khó thở do trào ngược dạ dày sinh ra theo các cơ chế sau: – Thức ăn khi bị đẩy ngược lên vòm họng sẽ gây bít tắc đường thở khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở; – Mỗi khi axit trào ngược lên thực quản khiến niêm mạc thực quản bị kích thích kèm theo áp lực lên cả khí quản và gây hiện tượng khó thở cho người bệnh; – Axit khi vào thực quản còn có khả năng tràn vào phổi, gây tình trạng viêm, phù nề niêm mạc đường thở và dễ xảy ra khi người bệnh nằm ngủ. Có nhiều trường hợp trào ngược thức ăn và dịch vị dạ dày vào phổi gây tình trạng viêm phổi. Đây được coi là dạng viêm phổi sặc, gây nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em và người già, bệnh nhân bị liệt,… – Ngoài việc gây tắc trào ngược axit dạ dày còn dẫn tới viêm thực quản. Lúc dây thần kinh ở niêm mạc thực quản kích thích lên các cơ lồng ngực, xuất hiện tình trạng co rút, chèn ép tạo áp lực lên đường thở gây khó thở. Thức ăn khi bị đẩy ngược lên vòm họng sẽ gây bít tắc đường thở khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở Tình trạng khó thở là một dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày. Khi đó nếu người bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm sau: 4.1. Viêm loét thực quản Đây là biến chứng thường gặp nhất. Ở những trường hợp bị trào ngược dạ dày kéo dài không điều trị thì axit sẽ bào mòn lớp niêm mạc ở thực quản, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm. Lâu dần sẽ hình thành các vết loét sẽ tại đây. 4.2. Hẹp thực quản – Biến chứng trào ngược dạ dày khó thở Những tổn thương do axit dạ dày gây nên, lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành các mô sẹo và làm hẹp thành thực quản. 4.3. Barrett thực quản Tình trạng này hình thành do axit trào lên thực quản trong thời gian dài gây biến đổi màu sắc thực quản. Những người bị barrett thực quản rất dễ có nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản cao hơn so với người bình thường. 4.4. Ung thư thực quản – Biến chứng trào ngược dạ dày khó thở Nếu không được phát hiện và điều trị sớm người bệnh cũng có thể gặp biến chứng này. 4.5. Các vấn đề liên quan đến bệnh lý hô hấp Các bệnh như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, viêm thanh quản,… Đây là các bệnh lý thường khó điều trị dứt điểm và có diễn biến phức tạp. Tình trạng khó thở là một dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày. 5. Lời khuyên dành cho người bệnh khi bị trào ngược dạ dày – Thay đổi thói quen ăn uống như: trong một bữa ăn không nên ăn quá no và tránh ăn no ngay trước khi đi ngủ; – Thường xuyên tập thể dục điều độ nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ giảm trào ngược. – Từ bỏ các thói quen xấu hằng ngày như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia; – Giữ tinh thần luôn được thoải mái, tránh căng thẳng để không làm ảnh hưởng tới tâm lý gây trào ngược dạ dày. – Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho dạ dày như bánh mì, sữa chua, rau xanh, ngũ cốc, yến mạch. – Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc: một số nhóm thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân trào ngược dạ dày như: thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc giúp tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới, ức chế bơm proton, thuốc ức chế H2. Tuy nhiên trước khi sử dụng bệnh nhân cần thăm khám, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. – Người bệnh trào ngược phải tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm các bất thường và ngăn ngừa được biến chứng nặng nếu điều trị kịp thời.;;;;;Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch dạ dày vượt qua lỗ tâm vị trào lên thực quản. Bệnh thường có những triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đau tức ngực,… nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm đường hô hấp Khi acid trào ngược lên đường hô hấp trên, dù chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể gây viêm họng mạn tính, viêm mũi xoang mạn tính. Biểu hiện thường gặp là người bệnh ho, khò khè kéo dài không hoặc ít đáp ứng với những phương pháp điều trị thông thường. Hẹp thực quản Loét, hẹp thực quản cũng là một trong những biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng khó chịu như: khó nuốt, nuốt đau, nuốt vướng, đau ngực phía sau xương ức, mất cảm giác thèm ăn. Barrett thực quản Thực quản bị viêm loét lâu ngày khiến niêm mạc thực quản bị biến đổi giống như niêm mạc ruột, hay còn gọi là barrett thực quản. Sự biến đổi của tế bào trong barrett thực quản là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản. Ung thư thực quản Ung thư thực quản là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi bệnh trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến barrett thực quản sau đó có thể chuyển thành ung thư thực quản. Các triệu chứng của ung thư thực quản như: khó nuốt, nuốt đau, khàn tiếng, gầy sút cân… Vì thế khi bệnh đã chuyển thành barrett thực quản cần phải nội soi định kì để theo dõi tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.;;;;;Trào ngược dạ dày gây khó thở không chỉ mang đến cảm giác khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt, mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng của bệnh đang có nguy cơ chuyển biến xấu. Trào ngược dạ dày (GERD) hay còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là hiện tượng dịch vị dạ dày, pepsin hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản. Bệnh lý này phát sinh khi dạ dày tăng tiết axit, khiến cho lượng axit trong dịch vị bị thừa, dẫn đến xu hướng trào ngược lên thực quản.Nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh này là do suy cơ thắt dưới thực quản, thoát vị cơ hoành, tăng áp lực ở ổ bụng hoặc ứ đọng thức ăn tại dạ dày.Ngoài ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày là: béo phì, mang thai, hút thuốc, hen suyễn, ăn uống sai cách, tiểu đường, dùng nhiều đồ uống có cồn. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp nhất bao gồm:Ợ chua, ợ nóng: Ợ hơi là dấu hiệu sớm của bệnh trào ngược dạ dày. Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng, ợ hơi, để lại cảm giác chua trong miệng;Đau tức vùng thượng vị: Cảm giác đau thắt vùng thượng vị, đè ép xảy ra là do axit trào ngược lên tác động đến các mút thần kinh;Tiết nước bọt quá nhiều;Miệng bị đắng: trào ngược dạ dày thường đi kèm với hiện tượng dịch mật tiết ra nhiều, khiến miệng bị đắng;Hen suyễn, khó nuốt, ho, khan tiếng. Đau tức vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày Thông thường, khi bị khó thở, nguyên nhân được nghĩ đến đầu tiên là do vấn đề hô hấp nhưng đây cũng chính là triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày. Hay nói đúng hơn, khó thở là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày. Hơn 45% bệnh nhân khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thì sẽ cảm thấy khó thở.Theo các nghiên cứu gần đây nhất, hiện tượng khó thở khi bị trào ngược dạ dày là do lượng axit trong dạ dày dư thừa, tác động đến ống dẫn thở. Thông thường, khi bị thừa axit thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh để sản sinh ra lượng bazo để trung hòa lại. Nhưng ở bệnh nhân bị mắc bệnh, lượng axit sản sinh ra quá nhiều, khiến cho bazo không đủ để trung hòa, dẫn đến dư thừa. Lượng axit này làm cho thực quản bị giãn ra, đóng không chặt, từ đó dẫn đến các tình trạng khó thở.Các cơ chế dẫn đến khó thở bao gồm:Lượng acid trong dịch vị dạ dày bị thừa trào lên thực quản khiến niêm mạc thực quản bị kích thích. Tại đây xuất hiện tình trạng thành áp lực chèn ép lên khí quản. Lúc này, bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy khó thở;Khi thức ăn bị kéo lên vòm họng, đường thông khí đồng thời cũng bị tắc, gây ra cảm giác khó thở, tức ngực;Lượng axit khi bị trào ngược lên thực quản không chỉ gây tắc, mà còn làm xảy ra triệu chứng viêm. Khi đó, hệ thống thần kinh tại niêm mạc thực quản sẽ tác động lên các cơ trong lồng ngực, từ đó xảy ra phản xạ co rút, chèn ép trực tiếp lên đường thở, gây khó thở;Axit dạ dày vào thực quản, có khả năng xâm nhập phổi, gây sưng đường thở. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra khi bệnh nhân nằm ngủ. Lượng acid trong dịch vị dạ dày có thể bị thừa trào lên thực quản Như đã nói ở trên, khi bệnh nhân gặp triệu chứng khó thở thì cũng là dấu hiệu cảnh báo mức độ bệnh của bệnh nhân đang xấu dần đi. Lúc này, các biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi bệnh nhân không được điều trị đúng lúc:Các vấn đề hô hấp: khi axit trào ngược lên dạ dày quá nhiều lần sẽ gây viêm loét. Không chỉ gây ảnh hưởng đến đường thở mà nó còn gây ra các hiện tượng như: viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản, viêm phổi. Những vấn đề trên rất khó để điều trị và diễn biến rất phức tạp.Barrett thực quản: đây là tình trạng rối loạn thường phát sinh khi dịch vị trào lên thực quản trong một thời gian dài, làm thực quản bị biến đổi màu sắc. Khoảng 5% đối tượng bị barrett thực quản sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản rất cao, gấp từ 30 đến 125 lần so với những người bình thường.Hẹp thực quản: quá trình trào ngược axit lên thực quản lặp lại nhiều lần sẽ gây tổn thương không thể phục hồi trên thực quản, hình thành mô sẹo, làm hẹp thực quản.Viêm loét thực quản: Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Khi các lớp niêm mạc bị bào mòn, các vi khuẩn sẽ tấn công và gây ra phản ứng viêm, kích hoạt viêm nhiễm. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ hình thành các vết loét.Ung thư thực quản: mặc dù biến chứng này không thường gặp nhưng vẫn có nguy cơ phát sinh. Khi bệnh nhân mắc phải biến chứng này thì tình trạng bệnh sẽ diễn biến xấu đi rất nhanh, thậm chí là gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng. Trào ngược dạ dày có thể gây biến chứng ung thư thực quản 5. Cách khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày dẫn đến khó thở Khó thở trong một thời gian dài là một cảm giác rất tồi tệ và nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần phải thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh, tránh dẫn đến tình trạng khó thở rồi mới đi khám. Như thế, các biến chứng nặng sẽ có nguy cơ phát sinh.Ngoài ra, bệnh nhân có thể lưu ý các lời khuyên sau đây:Thay đổi lối sống về trạng thái lành mạnh: Bệnh nhân cần sửa đổi thói quen ăn uống, không nên ăn quá nhiều trước khi ngủ hay ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Nên tập thể dục thường xuyên, từ bỏ thói quen xấu, không rượu bia, thuốc lá, giảm thiểu căng thẳng. Cùng với đó là bổ sung các thực phẩm tốt như sữa chua, bánh mì, táo, gừng, yến mạch, rau xanh. Nắm được trào ngược dạ dày nên ăn gì sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu.Dùng thuốc Tây để điều trị: Các nhóm thuốc mà bác sĩ khuyên dùng gồm: thuốc ức chế H2 (Cimetidin, famotidin), ức chế bơm proton (lansoprazole, omeprazole...), thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới (metoclopramide, domperidone), thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (alginat, dimeticol, misoprostol...).Dùng các thảo mộc thiên nhiên: 9 loại thảo mộc được khuyên dùng gồm Cúc La Mã, Cam thảo, Thương truật, Curma. Nano, Hoàng liên, Hậu phác, Bán hạ bắc, Ngô thù du, Gừng. Sự hình thành của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
question_63911
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi - Bắc Giang
doc_63911
Được sự tin dùng của người dân Thủ đô suốt 23 năm qua, ở chi nhánh mới tại địa chỉ số 142B - đường Đào Sư Tích - phường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang, Chi nhánh đã nhận được nhiều lời khen, sự tin tưởng của khách hàng về thái độ phục vụ chuyên nghiệp, kết quả trả nhanh chóng, chính xác và dịch vụ tiện ích giúp tiết kiệm thời gian. Trong đó có thể nhắc đến như máy sinh hóa miễn dịch tự động Cobas 6000, máy phân tích nước tiểu MISSION U500, máy huyết học 32 chỉ số, … có công suất xét nghiệm lớn, giúp cho ra kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác. Bởi những ưu điểm dịch vụ mang lại cho người dân trong kiểm tra, chăm sóc sức khỏe. - Thời gian trả kết quả nhanh chóng, theo lịch đã hẹn; - Chi phí xét nghiệm được niêm yết hợp lý, khách hàng chỉ cần trả thêm 10.000 đồng cho một lần đi lại lấy mẫu tận nơi; - Phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày Lễ, Tết.
doc_21470;;;;;doc_37275;;;;;doc_20811;;;;;doc_43518;;;;;doc_49139
Trong đó, máy sinh hóa miễn dịch tự động Cobas 6000, máy phân tích nước tiểu MISSION U500, máy huyết học 32 chỉ số, … có công suất hàng nghìn xét nghiệm/ ngày, giúp phân tích đưa ra kế quả nhanh chóng và chính xác... và đem lại hiệu quả chữa trị cao nhất cho bệnh nhân. Những lợi ích của dịch vụ lấy mẫu tại nhà đã được người dân thủ đô kiểm chứng như: - Tiết kiệm thời gian, khách hàng không phải đi đến bệnh viện, phòng khám để lấy mẫu; - Tự theo dõi bệnh mãn tính ngay tại nhà thông qua xét nghiệm như bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch,... ; - Các xét nghiệm sàng lọc theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẫu bệnh phẩm sẽ được bảo quản trong thiết bị chuyên dụng. Mẫu bệnh phẩm sau khi được tiếp nhận sẽ được mã hóa theo tên tuổi địa chỉ của từng khách hàng và quản lý bằng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, chuyển đến trung tâm xét nghiệm, nhận dạng và phân nhóm, phân tích trên hệ thống máy xét nghiệm theo từng chỉ định. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: Địa chỉ: Đường Đào Sư Tích - Phường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang.;;;;;Xét nghiệm tận nơi là dịch vụ y tế có cán bộ y tế tới tận nơi (tại nhà, cơ quan, phòng khám,…) lấy mẫu xét nghiệm. Thông qua kết quả xét nghiệm, khách hàng có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân và có định hướng phòng ngừa, chữa trị phù hợp. vn. Lợi ích sử dụng dịch vụ lấy mẫu tận nơi Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà góp phần giảm tải cho bệnh viện, chủ động được thời gian của mình bởi những ưu điểm vượt trội của dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà: Tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi cho người dân, đặc biệt với người bận rộn, người già, trẻ nhỏ, mẹ bầu…; Quy trình, thủ tục đơn giản, nhanh chóng và linh hoạt; Đáp ứng hầu hết các xét nghiệm chuyên khoa cơ bản đến xét nghiệm chuyên sâu, giúp chẩn đoán chính xác, kịp thời để điều trị bệnh; Dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo tính an toàn, độ chính xác, nhanh đạt tiêu chuẩn ISO 15189-2012; Chi phí hợp lý, áp dụng giá xét nghiệm niêm yết ở viện, phí di chuyển lấy mẫu, trả kết quả chỉ 10. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, đặt lịch hẹn lịch lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, khách hàng vui lòng liên hệ tại địa chỉ: - Địa chỉ: Số 33 Thạch Hãn, Phường Thuận Hòa, TP Huế;;;;;Trong đó tại Bắc Ninh dịch vụ lại phát triển hơn cả và nhận được sự tin tưởng của nhiều khách hàng. Không kể là buổi trưa hè nắng nóng, trời mưa tầm tã, hoặc đêm khuya. Bằng lòng yêu nghề, mong muốn người dân tiếp cận sâu với dịch vụ y tế. Bắc Ninh có dân số đông, lượng công nhân lớn đổ về từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Trong tương lai không xa dịch vụ sẽ phát triển và cần thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay, bệnh viện đã có văn phòng đặt tại khu Khả Lễ, đường Bình Than, Phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Xét nghiệm là việc làm rất quan trọng để tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Trong nhiều trường hợp không mắc bệnh nhưng vẫn cần được xét nghiệm định kỳ. Việc xét nghiệm định kỳ giúp kiểm tra sức khỏe tổng quan. Đồng thời, còn có thể phát hiện sớm một số căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là các trường hợp trẻ nhỏ, người già và những người gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển. Trong những trường hợp đó, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi lại càng trở nên cần thiết. Đối với các trường hợp trên, khi đăng ký lấy mẫu tại nhà thì mọi khó khăn sẽ không còn. Nhất là trẻ nhỏ sức đề kháng yếu dễ bị lây nhiễm, môi trường bệnh viện không an toàn. Vì vậy. dùng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi là cách phòng tránh bệnh vào mùa dịch. Nhưng đó là mẫu gì thì không phải ai cũng biết. Nhưng bạn đừng quá lo lắng. Bởi đó cũng là những thắc mắc chung của nhiều khách hàng tại Bắc Ninh khi dùng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Đồng thời, bạn sẽ được chẩn đoán tình trạng bệnh qua miêu tả cung cấp trước đó. Căn cứ vào thông tin khách hàng đưa, bệnh viện sẽ tiến hành lấy mẫu tại nhà. Đó là những mẫu cần thiết, có liên quan và phục vụ trực tiếp đến việc tìm ra bệnh. Khi có kết quả xét nghiệm lấy mẫu tại nhà, khách hàng sẽ được các bác sĩ tư vấn. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ chỉ định kê đơn trong một số trường hợp. Lấy mẫu tại nhà được đưa về trung tâm, tiến hành xử lý và xét nghiệm nhanh chóng. Máy móc xét nghiệm hiện đại cho kết quả chính xác cao. Bên cạnh đó, chuyên viên tiến hành xét nghiệm đều có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn. bookonline/book. aspx;;;;;Bởi vậy, ngoài uy tín về chất lượng khám và điều trị các chuyên khoa tại viện, Bệnh viện còn “được lòng” người dân bởi dịch vụ y tế tận nơi có nhiều tiện ích. Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đáp ứng đầy đủ các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu với các loại mẫu bệnh phẩm như mẫu máu, mẫu nước tiểu, mẫu dịch mũ, đờm, mẫu mô (sinh thiết,…) có độ chính xác cao và thời gian trả kết quả nhanh, cụ thể gồm: - Xét nghiệm hóa sinh: chức năng gan, thận, sàng lọc dị tật thai, xác định viêm gan B, C,… - Xét nghiệm huyết học: tổng phân tích máu, nhóm máu, huyết đồ,… - Xét nghiệm tế bào - giải phẫu bệnh: tế bào hạch đồ, các loại dịch, sinh thiết các mô bệnh cơ thể,… - Xét nghiệm vi sinh, ký sinh trùng: cấy máu, phân, nước tiểu, tìm các loại giun sán,…. - Để kết quả không bị nhầm lẫn, mỗi khách hàng được quản lý bằng một mã vạch riêng biệt dán trên giấy chỉ định và mẫu bệnh phẩm. - Mẫu lấy xong được bảo quản và vận chuyển về trung tâm xét nghiệm bằng đá khô. Khi đó, cán bộ tiếp nhận mẫu phải kiểm tra chính xác tất cả các thông tin bệnh nhân trên giấy chỉ định xét nghiệm và trên mẫu bệnh phẩm trước khi thực hiện xét nghiệm. - Mẫu được xử lý trên hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, đồng bộ của các hãng hàng đầu thế giới như Abbott (Mỹ), Roche (Thụy Sĩ) hay Siemen (Đức),… Và tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn ISO 15189 vào quản lý chất lượng xét nghiệm. - Kết quả sau khi được phân tích sau được kiểm soát bởi giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ có trình độ chuyên môn sâu kiểm duyệt kết quả lần cuối trước khi trả khách hàng.;;;;;vn. Sau khi xét nghiệm có kết quả, khách hàng có thể biết được tình trạng sức khỏe bản thân, được bác sĩ tư vấn, định hướng phòng ngừa và điều trị phù hợp, kịp thời.000 phí đi lại lấy mẫu, trả kết quả. vn Bước 2: Cán bộ đến lấy mẫu theo yêu cầu của khách hàng. Đối với trường hợp có chỉ định của bác sĩ điều trị, người dân có thể đăng ký sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi thông qua các bước trên. Lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi Tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi, thuận tiện cho khách hàng đặc biệt đối với người bận rộn, trẻ nhỏ, người già; Thủ tục, quy trình đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi; Được đáp ứng xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp giải quyết kịp thời việc chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh của khách hàng; Xét nghiệm chất lượng cao, đảm bảo chính xác, nhanh, đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012; Chi phí xét nghiệm ổn định, công khai và niêm yết, duy trì phí lấy mẫu, trả kết quả 10.000 đồng/lần, không phát sinh phụ phí; Kết quả được trả tận nơi bằng nhiều hình thức theo yêu cầu của khách hàng; Được bác sĩ, chuyên gia tư vấn miễn phí ngay sau khi có kết quả xét nghiệm; Phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tất cả các ngày trong tuần, kể cả lễ tết; Đội ngũ cán bộ y tế lấy mẫu tận nơi tận tâm, chuyên nghiệp; Ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống khách hàng giúp rút ngắn thời gian nhận kết quả.
question_63912
đồng bộ quy trình quản lý theo ISO 15189:2012 từ các chi nhánh
doc_63912
Dựa trên nền tảng yếu tố cấu thành chất lượng xét nghiệm chính xác bao gồm: đội ngũ nhân sự, hệ thống máy móc và chương trình quản lý chất lượng. Bởi vậy, bên cạnh những tuân thủ đúng quy trình của Bộ Y tế về quản lý kiểm tra chất lượng thông như chương trình nội kiểm, ngoại kiểm, Trung tâm còn là một trong số ít đơn vị y tế ngoài công lập vận hành quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012. ISO 15189 là hệ thống hướng dẫn kiểm soát toàn bộ cả 3 giai đoạn Trước, Trong và Sau của quy trình xét nghiệm và các vấn đề liên quan đến xét nghiệm, đưa cán bộ thực hiện xét nghiệm kiểm soát chất lượng theo một chu trình bắt buộc. Chứng chỉ này cho phép các phòng thí nghiệm được công nhận ở cấp quốc tế, nâng cao hiệu quả, đảm bảo các kết quả xét nghiệm đáng tin cậy hơn, và giúp tăng cường chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân nói chung. Người dân tuyến tỉnh hưởng chất lượng xét nghiệm ISO Mong muốn giúp người dân các tỉnh được thụ hưởng chất lượng xét nghiệm chính xác, kịp thời với sự thừa nhận của các bệnh viện uy tín đầu ngành cả nước, kể cả bệnh viện nước ngoài, để phục vụ tốt nhất nhu cầu trong khám chữa bệnh. HCM. Ảnh là GS. Chia sẻ về ý nghĩa quản lý theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 tại các chi nhánh tuyến tỉnh, Th S. Một mặt, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng đến kiểm tra sức khỏe tại các văn phòng, haygiúp người dân tiết kiệm được thời gian đi lại, chờ đợi qua dịch vụ lấy mẫu tận nơi; mặt khác, chi nhánh còn có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới, phòng khám các tỉnh thông qua hợp tác gửi mẫu xét nghiệm”. Thông thường, để phòng xét nghiệm đạt được chứng nhận ISO quản lý chất lượng xét nghiệm, thì phòng xét nghiệm đó cần mất hàng năm để thực hiện với nhiều tài liệu, thủ tục, và do đơn vị thứ 2 đánh giá... Và tất cả cán bộ của Trung tâm đã được đào tạo đọc và tư vấn, được luân chuyển về chi nhánh nên dễ dàng đào tạo cho các các nhân viên cùng triển khai” - Th S. Quế cho biết. Công tác bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm từ chi nhánh về Trung tâm cũng được tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Y tế gồm các tiêu chí như tránh rung lắc, tránh nhiễm chéo bệnh phẩm, nhiệt độ bảo đảm,...
doc_28553;;;;;doc_16368;;;;;doc_18404;;;;;doc_4343;;;;;doc_10774
Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh 4. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, ISO 9001 và được bổ sung thêm các yêu cầu riêng về đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực thử nghiệm y tế. Đây là yếu tố cấu thành chất lượng xét nghiệm chính xác, được cam kết với xét nghiệm thực hiện tại MEDALTEC trên toàn quốc. ISO 15189:2012 là phiên bản mới nhất được ban hành năm 2012, dành cho các phòng xét nghiệm áp dụng và thực hiện, cũng như đánh giá, khẳng định chất lượng của phòng xét nghiệm y tế. Theo đó tiêu chuẩn ISO 15189:2012 bao gồm 15 yêu cầu về quản lý trong tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, hay các yêu cầu về hệ thống quản lý trong ISO 9001:2008 bao gồm: Tổ chức và trách nhiệm quản lý; Hệ thống quản lý chất lượng; Kiểm soát tài liệu; Thỏa thuận dịch vụ; Xét nghiệm của phòng thí nghiệm bên ngoài; Dịch vụ và nguồn cung cấp bên ngoài; Dịch vụ tư vấn; Giải quyết khiếu nại; Nhận biết và kiểm soát sự không phù hợp; Hành động khắc phục; Hành động phòng ngừa; Cải tiến liên tục; Kiểm soát hồ sơ; Xem xét và đánh giá; Xem xét của lãnh đạo. Cùng với 15 yêu cầu trên, phòng xét nghiệm đạt ISO phải đáp ứng song song 10 yêu cầu kỹ thuật liên quan đảm bảo chất lượng trong hoạt động xét nghiệm như: Năng lực, tay nghề cán bộ xét nghiệm; Tiện nghi và điều kiện môi trường; Thiết bị phòng xét nghiệm, thuốc thử, vật tư tiêu hao; Quá trình trước xét nghiệm; Quá trình xét nghiệm; Đảm bảo chất lượng của kết quả xét nghiệm; Quá trình sau xét nghiệm; Báo cáo kết quả; Công bố kết quả; Quản lý thông tin phòng xét nghiệm. Đặc biệt, không thể thiếu các kỳ đánh giá, kiểm tra nội ngoại bộ được hoàn thiện tại labo xét nghiệm. Bước tiếp theo là thời gian khắc phục bổ sung để hoàn thiện quy trình thực hiện, quản lý xét nghiệm thực sự chất lượng. Quy trình đánh giá ISO tại các phòng xét nghiệm liên tục và định kỳ được đánh giá, theo dõi, giám sát nghiêm khắc thực hiện nội ngoại bộ. Đó là cả một quá trình cố gắng, bền bỉ thực hiện ISO được công nhận bởi Văn phòng Công nhận chất lượng. đại diện phòng xét nghiệm nhận chứng chỉ quan trọng này. hợp tác sâu hơn là set up phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012, cung ứng nhân lực có chuyên môn vận hành labo cùng y tế địa phương mang đến dịch vụ y tế chất lượng hơn cho người dân.;;;;;Đây là hoạt động định kỳ diễn ra mỗi năm 1 lần trong chu kì 3 năm đánh giá tái công nhận chứng chỉ này. Kể từ khi áp dụng ISO 15189:2012 từ năm 2016 đến nay, hàng năm, Trung tâm đều thực hiện tốt các đợt kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt của Văn phòng Công nhận Chất lượng. TS Nguyễn Bình Minh - Chuyên gia Đánh giá kỹ thuật lĩnh vực Vi sinh; PGS. TS Lý Tuấn Khải - Chuyên gia Đánh giá kỹ thuật lĩnh vực Huyết học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khẩn trương cùng sự hỗ trợ nhiệt tình từ các cán bộ Trung tâm Xét nghiệm, đoàn chuyên gia tiến hành đánh giá, rà soát kỹ càng hệ thống quản lý và năng lực xét nghiệm trực tiếp tại các phòng Labo thuộc Trung tâm Xét nghiệm. Đạt được chứng nhận ISO là một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, tuy nhiên, duy trì thành công Labo xét nghiệm theo các tiêu chuẩn khắt khe của ISO 15189:2012 lại là thách thức lớn với bất kỳ đơn vị y tế nào. Bởi ISO 15189:2012 đòi hỏi các đơn vị xét nghiệm phải tuân thủ theo các quy trình nghiêm ngặt từ giai đoạn lấy mẫu, nhận mẫu, nội kiểm, ngoại kiểm, thực hiện xét nghiệm cho tới kiểm soát xét nghiệm, lưu mẫu và hủy mẫu. Cụ thể như sau: Kết quả xét nghiệm chính xác là cánh tay phải hỗ trợ đắc lực các bác sĩ trong quá trình phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh. ISO 15189:2012 như bằng chứng thép khẳng định thế mạnh và uy tín của đơn vị y tế hàng đầu về xét nghiệm tại Việt Nam.;;;;;ISO 15189:2012 hiện là một trong những tiêu chuẩn giá trị hàng đầu thế giới nhằm đánh giá chất lượng và năng lực phòng Xét nghiệm y khoa. Chinh phục thành công ISO 15189:2012 là chặng đường chứa đựng nhiều thách thức, bên cạnh các yêu cầu nghiêm ngặt về phương diện chuyên môn, đơn vị cần "hội tụ” đủ sự kiên trì, nỗ lực và năng lực tài chính vững mạnh để duy trì lâu dài tiêu chuẩn này.000 danh mục đang triển khai tại đơn vị. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ đắc lực các bác sĩ lâm sàng trong quá trình chẩn đoán đúng - trúng và điều trị bệnh hiệu quả phục vụ người dân chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, chứng chỉ là “tấm vé thông hành” giúp kết quả xét nghiệm tại Phòng khám được liên thông tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108… và thừa nhận rộng rãi tại hơn 50 quốc gia trên toàn cầu. Điều này giúp người dân tiết kiệm đáng kể chi phí, giảm thiểu phiền hà khi cần chuyển tuyến khám chữa bệnh trong nước và quốc tế... Xét nghiệm bệnh lý truyền nhiễm: covid-19, sốt xuất huyết, viêm gan B, tay chân miệng, cảm cúm… Xét nghiệm bệnh lý chuyển hóa: đái tháo đường, gout, mỡ máu… Xét nghiệm theo dõi sức khỏe thai kỳ: chẩn đoán mang thai, sàng lọc trước sinh... Xét nghiệm sản/phụ khoa: nội tiết tố, đánh giá dự trữ buồng trứng... Xét nghiệm kiểm tra vi chất dinh dưỡng: sắt, kẽm, vitamin D… Đơn vị cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi giúp người dân xét nghiệm chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà thuận tiện, với chi phí đi lại chỉ 10.000 VNĐ/địa chỉ Mọi thông tin cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch xét nghiệm, vui lòng liên hệ:;;;;;Chia sẻ về những bước tiến vượt bậc của đơn vị khi liên tục phát triển không ngừng về quy mô và chất lượng, Th S... Nhờ lợi thế đó và có sự đồng hành từ đội ngũ chuyên gia đầu ngành giúp đơn vị khẳng định năng lực vững vàng trong lĩnh vực Xét nghiệm và quyết tâm nộp hồ sơ đăng ký đánh giá tiêu chuẩn ISO 15189:2012. ISO 15189:2012 hiện là một trong những tiêu chuẩn giá trị hàng đầu thế giới nhằm đánh giá chất lượng và năng lực phòng Xét nghiệm y khoa. Theo đánh giá từ các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực Xét nghiệm, chinh phục thành công ISO 15189:2012 luôn là chặng đường chứa đựng nhiều thách thức và khó khăn với các Labo. Bởi đây không phải là điểm đích mà là hành trình dài cần nhiều nỗ lực, kiên trì, không chỉ yêu cầu chuẩn chỉnh về mọi vấn đề chuyên môn mà còn cần sở hữu tiềm lực tài chính vững vàng để duy trì lâu dài tiêu chuẩn này. Giám đốc Lê Thị Thu Hoài chia sẻ.000 danh mục đang triển khai tại đơn vị, từ đó hỗ trợ đắc lực các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả cho người dân.;;;;;Để đáp ứng được trên 2. Đặc biệt, để xét nghiệm khẳng định niềm tin và bảo đảm cam kết về kết quả nhanh chóng, kịp thời và tin cậy, Trung tâm đã đi đầu cả nước áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ở trong nước và quốc tế, trong đó tiêu biểu là tiêu chuẩn ISO 15189:2012. ISO 15189:2012 - Tiêu chuẩn quốc tế quốc tế quy định dành riêng cho các phòng xét nghiệm y tế. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các yêu cầu của ISO 17025 và ISO 9001, đồng thời, bổ sung thêm các yêu cầu bảo đảm chất lượng khác liên quan đến lĩnh vực thử nghiệm y tế. Để được công nhận đạt ISO 15189:2012, đòi hỏi mỗi Phòng Xét nghiệm phải đáp ứng được 15 yêu cầu về quản lý và 10 yêu cầu về kỹ thuật bao gồm năng lực, tay nghề nhân sự xét nghiệm, kiểm soát môi trường, kiểm soát thiết bị xét nghiệm, công tác chuẩn bị trước xét nghiệm, kiểm soát quá trình thực hiện xét nghiệm... Đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đó, nên kết quả xét nghiệm thực hiện ở Phòng Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 sẽ được liên thông và thừa nhận kết quả giữa các đơn vị y tế... và tiếp tục được chỉ đạo thực hiện trên hệ thống tại các đơn vị khác. Do đó, bên cạnh áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, đơn vị tiếp tục thực hiện quy trình quản lý và kỹ thuật theo tiêu chuẩn CAP (tên viết tắt của Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ - College of American Pathologists).000 phòng thí nghiệm ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. Cơ quan này cung cấp các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng xét nghiệm, cung cấp cơ hội học hỏi, phát triển toàn diện để phòng xét nghiệm có thể hỗ trợ tốt nhất các bác sĩ trong khâu đưa ra chẩn đoán điều trị chính xác cho bệnh nhân thông qua kết quả xét nghiệm. Bám sát theo checklist của CAP, Trung tâm Xét nghiệm (TTXN) đã xây dựng bộ tiêu chí quản lý chất lượng bảo đảm giám sát được tất cả các bước gồm trước, trong và sau xét nghiệm, cụ thể như sau: Trước xét nghiệm: Khu vực nhận mẫu có thể coi là một chốt kiểm soát mẫu đầu vào của TTXN nên Trung tâm luôn tuân thủ các quy trình chuẩn về bảo quản và vận chuyển mẫu theo các checklist của CAP. Mỗi mẫu chuyển về TTXN đều được nhận mẫu qua phần mềm, từ đó có thể kiểm soát chất lượng của từng mẫu, đảm bảo đúng thông tin hành chính và xác nhận chính xác khách hàng. Thêm vào đó, TTXN luôn có một đội ngũ các cán bộ chuyên về việc kiểm soát mẫu đầu vào, từ đó đảm bảo tất cả các mẫu khi được chuyển lên các phòng xét nghiệm chuyên môn đều đạt về mặt chất lượng. Thông qua phần mềm LIS, các mẫu lỗi đều được ghi nhận, theo dõi và thông báo trực tiếp đến các cán bộ lấy mẫu. TTXN luôn cam kết mẫu được nhận trong vòng 15 phút kể từ thời điểm mẫu được bàn giao tại phòng xét nghiệm. Trong xét nghiệm: Các xét nghiệm đều tuân thủ quy trình SOP. Quy trình đều được xây dựng dựa trên các checklist của CAP và có sự xem xét của chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực xét nghiệm. Ngoài ra, chương trình ngoại kiểm định kỳ còn được đánh giá đạt theo các tổ chức trong nước và quốc tế khác như Biorad, Randoc, Trung tâm phòng chống Lao Quốc gia... Tham gia so sánh liên phòng với các phòng xét nghiệm tham chiếu khác đảm bảo kết quả xét nghiệm luôn có độ tin cậy, chính xác cao. Sau xét nghiệm: TTXN có quy trình kiểm soát tài liệu hồ sơ và quy trình lưu cũng như hủy mẫu bệnh phẩm sau khi phân tích dựa theo các checklist của CAP.
question_63913
Những thông tin về xét nghiệm PAPP-A phụ nữ mang thai nên biết
doc_63913
Xét nghiệm PAPP-A (pregnancy associated plasma protein A) là một trong những xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Xét nghiệm được thực hiện giúp sàng lọc dị tật thai nhi. Xét nghiệm nên thực hiện vào thời gian nào là tốt nhất và nó có ý nghĩa gì với phụ nữ mang thai, xin mời bạn đọc theo dõi tiếp các nội dung dưới đây. PAPP-A là một glycoprotein có nguồn gốc ở nhau thai sản xuất. Nồng độ PAPP-A có trong huyết thanh của máu mẹ sẽ tăng dần trong suốt thai kỳ. PAPP-A được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh dị tật liên quan tới nhiễm sắc thể hay gặp ở trẻ trong thời gian mang thai 3 tháng đầu. Xét nghiệm thường được kết hợp với đo nồng độ beta-h CG tự do trong máu và siêu âm đo độ mờ da gáy cùng với các thông tin về tuổi thai, tuổi mẹ để đánh giá nguy cơ. Xét nghiệm cho phép kết luận về nguy cơ mắc một số bệnh như sau: + Hội chứng Down: do thừa một nhiễm sắc thể số 21. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh khoảng 1:7550. + Hội chứng Patau: bất thường nhiễm sắc thể số 13. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1:16000. + Hội chứng Edwards: do thừa một nhiễm sắc thể số 18. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1:5000. Các chất trên được sản xuất và xuất hiện trong máu mẹ với một nồng độ nhất định ở những phụ nữ mang thai khỏe mạnh bình thường. Trường hợp nồng độ các chất này giảm đi gợi ý nguy cơ có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh. Xét nghiệm được thực hiện trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ, nên xét nghiệm vào khoảng thời gian thai nhi được 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày; khuyến khích thai phụ thực hiện vào tuần thai thứ 12 để đạt kết quả tốt nhất. 3. Những ai nên thực hiện xét nghiệm PAPP-A Tất cả các phụ nữ mang thai đều nên thực hiện kiểm tra định lượng nồng độ PAPP-A. Đặc biệt, xét nghiệm rất cần đối với những phụ nữ mang thai có các nguy cơ cao như sau: + Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh di truyền. + Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. + Thai phụ mắc bệnh tiểu đường hay có sử dụng insulin. + Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất phóng xạ, bị nhiễm virus trong thời gian mang thai. + Phụ nữ từng có tiền sử sảy thai hoặc thai lưu không rõ nguyên nhân. + Những người hút thuốc lá hoặc sử dụng các hóa chất gây hại cho thai nhi. + Khi bác sĩ thấy có các dấu hiệu nghi ngờ qua kết quả siêu âm. Nồng độ PAPP-A được đo trên mẫu huyết thanh của bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả lời là thai nhi có nguy cơ mắc bệnh cao hay thấp. Với nồng độ PAPP-A , ngưỡng thấp để đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh là < 0.4 Mo M. - Xét nghiệm thường được kết hợp với xét nghiệm beta h CG tự do và kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy để tăng khả năng phát hiện, đánh giá nguy cơ: - Trong hội chứng Down: định lượng nồng độ PAPP- A có xu hướng giảm, beta h CG tự do tăng cao và độ mờ da gáy tăng. - Trong hội chứng Edwards: thường thấy định lượng PAPP-A sẽ giảm, beta h CG tự do giảm. - Trong hội chứng Patau: Nồng độ PAPP-A thường thấp. - Khi kết quả xét nghiệm này tăng hoặc bất thường không có nghĩa là thai nhi được chẩn đoán chính xác mắc các dị tật bẩm sinh Down, Patau, Edwards. Xét nghiệm này chỉ cho phép chẩn đoán nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể gây ra các dị tật bẩm sinh. Nếu trong trường hợp nghi ngờ bác sĩ sẽ tư vấn thêm các kỹ thuật khác để chẩn đoán xác định như: xét nghiệm NIPT có độ nhạy và khả năng phát hiện cao hơn hoặc kỹ thuật chọc dịch ối. Xét nghiệm PAPP-A là một xét nghiệm không xâm lấn, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé bời vì xét nghiệm chỉ dùng một lượng máu tĩnh mạch đủ để thực hiện phân tích. Kết quả xét nghiệm được phân tích trên một phần mềm máy tính chuyên dụng, căn cứ vào độ tuổi mẹ, cân nặng của mẹ, tuổi thai, các chỉ số của siêu âm,... để đảm bảo kết quả là chính xác nhất. Hơn nữa, kết quả sẽ được kiểm soát chặt chẽ từ các bác sĩ có chuyên môn cao trước khi được trả đến bạn và nếu kết quả có sự bất thường thì bạn sẽ được tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện.
doc_49450;;;;;doc_30690;;;;;doc_49773;;;;;doc_3926;;;;;doc_11672
Một trong những phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng giúp sàng lọc dị tật thai nhi ở giai đoạn sớm có thể kể đến xét nghiệm double test (định lượng PAPP-A và định lượng β-h. CG tự do). PAPP-A (Pregnancy Associated Plasma Protein A) là một loại glycoprotein do nhau thai sản xuất và bài tiết vào máu mẹ. Trong thai kỳ bình thường, nồng độ PAPP-A tăng dần trong suốt thai kỳ. Trong quý I của thai kỳ nếu thai nhi có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể 21 (hội chứng Down), nhiễm sắc thể 18 (hội chứng Edwards) và nhiễm sắc thể 13 (hội chứng Patau) sẽ thấy nồng độ PAPP-A trong máu mẹ giảm, trong khi đó ở quý II nồng độ PAPP-A vẫn giữ ở mức bình thường hoặc chỉ hơi giảm do đó định lượng PAPP-A chỉ được dùng trong quý I của thai kỳ để sàng lọc trước sinh (nhất là thai nhi mắc hội chứng Down). Định lượng PAPP-A dùng để sàng lọc dị tật thai nhi trước sinh được áp dụng trong quý I của thai kỳ β-h. CG tự do là một thành phần của hoocmon HCG (human chorionic gonadotropin). Bình thường, h. CG chỉ xuất hiện trong máu và nước tiểu của phụ nữ mang thai. HCG đầu tiên được các tế bào lá nuôi của trứng sau khi đã được thụ tinh tiết ra sau đó sẽ do nhau thai bài tiết. HCG có mặt trong huyết thanh của mẹ vào khoảng 6 đến 8 ngày sau khi trứng được thụ tinh và đạt tới nồng độ cao nhất khoảng tuần thứ 9 mang thai. Sau đó, nồng độ nội tiết tố giảm trong khoảng tuần thai thứ 1016, còn khoảng 1/5 nồng độ đỉnh và duy trì ở mức này cho đến cuối thai kỳ. HCG chỉ xuất hiện trong máu và nước tiểu của phụ nữ mang thai h. CG bao gồm 2 chuỗi là α và β liên kết với nhau trong phân tử hormone toàn vẹn. Huyết thanh của phụ nữ mang thai chủ yếu chứa h. CG nguyên vẹn này. Tuy nhiên, một phần nhỏ tiểu đơn vị α và β lưu thông dưới dạng không liên kết (β-h. CG tự do). Tỷ lệ của βh. CG tự do trung bình 1 % so với h. CG trong máu mẹ. Nếu thai nhi mắc hội chứng Down, nồng độ của tiểu đơn vị β-h. CG tự do gia tăng đáng kể trong quý I và quý II của thai kỳ. Kết quả xét nghiệm Double test cho biết nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hoặc Edwards, Patau 4. Chỉ định Double test Tất cả các sản phụ đều nên làm xét nghiệm Double test. Đặc biệt là những người có nguy cơ cao như:Tuổi trên 35.Từng sảy thai hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân.Từng mang thai hoặc sinh con có mắc dị tật bẩm sinh.Tiền sử gia đình có người sinh con bị dị tật bẩm sinh.Đái tháo đường và có sử dụng insulin. Hút thuốc lá.Đang sử dụng thuốc hoặc hóa chất có thể gây nguy hại cho thai. Nhiễm virus trong quá trình mang thai.Có tiếp xúc với phóng xạ. Có các biểu hiện hoặc nghi ngờ bất thường trên kết quả siêu âm. Kết quả xét nghiệm chỉ cho phép kết luận về nguy cơ thai mắc hội chứng Down hoặc Edwards, Patau mà thôi. Kết quả sàng lọc cho thấy có sự gia tăng nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down hoặc thể tam nhiễm sắc thể 18 hoặc 13 không có nghĩa là thai nhi đã được chẩn đoán mắc trường hợp bất thường nhiễm sắc thể đó mà chỉ đơn giản là thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down, Edwards, Patau tăng cao. Bác sĩ sẽ tư vấn về các xét nghiệm cần được thực hiện tiếp theo để chẩn đoán như lấy gai nhau hoặc lấy nước ối để xét nghiệm tế bào của thai nhi, những xét nghiệm này cho phép chẩn đoán chính xác tới 99,9% thai nhi bị bất thường nhiễm sắc thể. Tầm soát thai nhi - Bé khỏe chào đời;;;;; 1. Đôi nét về phương pháp sàng lọc trước sinh – Double test Sàng lọc trước sinh – Double test là xét nghiệm tầm soát quan trọng được tiến hành thực hiện từ 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là phương pháp sàng lọc trước sinh sử dụng các xét nghiệm sinh hóa như định lượng PAPP-A và β-hCG tự do trong máu của mẹ bầu, kết hợp với đo độ mờ da gáy, tuổi thai, tuổi mẹ… Mục đích là để đánh giá những nguy cơ mắc các hội chứng Edward, Down hoặc Patau,… Người mẹ nào khi mang thai cũng đều mong muốn con mình khi sinh ra được thông minh, khỏe mạnh. Do đó, sàng lọc trước sinh – Double test là việc làm vô cùng cần thiết để thực hiện mong muốn thiết thực này. Hơn nữa, Double test là phương pháp sàng lọc không xâm lấn, đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Double test là phương pháp sàng lọc trước sinh mẹ bầu nào cũng nên thực hiện Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Double test khi thai nhi được 11 – 13 tuần tuổi, tốt nhất là vào tuần thứ 12 của thai kỳ. Nguyên nhân là bởi vì nồng độ PAPP-A và β-hCG tự do trong máu mẹ bầu thay đổi trong suốt thai kỳ. Dựa vào những chỉ số này cùng với kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ có căn cứ để đưa ra kết luận cho mẹ bầu. – β-hCG tự do là thành phần bên trong cấu trúc của hormone hCG. Ban đầu hCG được các tế bào lá nuôi của trứng thụ tinh tiết ra rồi do nhau thai bài tiết. hCG có mặt trong huyết thanh của mẹ bầu vào khoảng ngày thứ 6 – 8 sau khi trứng thụ tinh và đạt tới nồng độ cao nhất từ sau 50 – 80 ngày tính từ lần kinh cuối. Nếu thai nhi mắc phải hội chứng Down, nồng độ β-hCG tự do trong máu của mẹ bầu sẽ tăng lên đáng kể trong quý I và quý II của thai kỳ. – PAPP-A là một loại của Glycoprotein do nhau thai bài tiết ra. Bình thường, nồng độ PAPP-A sẽ tăng dần lên trong suốt thời gian mang thai. Trong quý đầu tiên của thai kỳ, nếu thai nhi mắc phải hội chứng Down thì định lượng PAPP-A trong máu của mẹ sẽ giảm đi. Còn quý II của thai kỳ, nồng độ PAPP-A giảm nhẹ không đáng kể hoặc vẫn giữ ở mức bình thường. Vì vậy, PAPP-A chỉ được sử dụng trong quý I của thai kỳ để sàng lọc thai nhi mắc hội chứng Down bẩm sinh. Nên làm Double test khi nào là thắc mắc của nhiều mẹ bầu Theo đó, mẹ bầu sẽ điền đầy đủ những thông tin cần thiết lên trên phiếu yêu cầu thực hiện xét nghiệm. Những thông tin cần phải điền chính xác là số ngày của vòng kinh, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, kinh nguyệt có đều hay không, tuần thai, ngày siêu âm thai gần nhất, số lượng thai,… Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu trên tĩnh mạch ở tay của mẹ bầu để thực hiện xét nghiệm. Kết quả phân tích xét nghiệm Double test sẽ dựa vào nồng độ PAPP-A và β-hCG tự do trong máu mẹ bầu kết hợp với siêu âm đo chiều dài đầu mông, độ mờ da gáy, đường kính lưỡng đỉnh, tuổi mẹ, chiều cao, cân nặng,… Double test được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt;;;;;Giúp trẻ sinh ra khỏe mạnh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, chuyên gia sản khoa khuyên mẹ bầu nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Công tác này quan trọng trong chẩn đoán, điều trị cho các bác sỹ chuyên khoa phụ sản, đặc biệt ở những phụ nữ mang thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao. Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có rất nhiều, nhưng an toàn và độ tin cậy cao, phổ biến nhất hiện nay là Double test (Free beta HCG, PAPP-A) và Triple test (Estriol, Alpha Fetoprotein, Free beta HCG). Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down (3 NST 21), Hội chứng Patau (3 NST 13), Hội chứng Edwards (3 NST 18), nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai vô sọ (thai không có não bộ). Bộ xét nghiệm này là cần thiết để sàng lọc, dựa vào kết quả thu được là nguy cơ cao hay thấp, loại dị tật nguy cơ cao là gì mà có định hướng các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán. Nếu có một trong những yếu tố sau đây, bạn nên tiến hành làm xét nghiệm này khi mang thai: Vợ chồng bạn muốn sinh con, một người thân cùng huyết thống gần nhất của bạn hoặc chồng mắc bệnh liên quan đến yếu tố di truyền. Bạn từng sinh con bị khuyết tật. Không phải tất cả trẻ sinh ra bị khuyết tật đều do yếu tố di truyền. Bé bị khuyết tật có thể do sự tác động của hóa chất, nhiễm trùng hoặc bị chấn thương thể chất trước khi chào đời. Đôi khi, một đứa trẻ sinh ra bị khuyết tật mà các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân. Bạn từng bị sẩy thai nhiều lần. Nguyên nhân là bởi một số bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi có thể gây sẩy thai. Việc nhiều lần sẩy thai có thể dẫn đến rối loạn di truyền. Bạn từng sinh con song bé đã mất và có các dấu hiệu liên quan đến rối loạn di truyền. Bạn trên 35 tuổi. Khả năng sinh con mang những bất thường nhiễm sắc thể tăng theo độ tuổi của người mẹ. Bạn đã làm xét nghiệm chẩn đoán sàng lọc và kết quả xét nghiệm cho thấy có những bất thường về di truyền, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm xét nghiệm chẩn đoán di truyền để có chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe thai nhi. - Double test bao gồm hai chất: PAPPA-A (PAA) và free beta HCG (FBC). PAA do nhau thai tiết ra, FBC do lá nuôi của trứng tiết ra giai đoạn thụ tinh, về sau do nhau thai tiết. Cả hai chất này đều có trong máu của người mẹ. - Triple test bao gồm: AFP, beta HCG và u E3. AFP do túi noãn hoàng tiết giai đoạn đầu sau đó do gan thai nhi tiết. beta HCG do lá nuôi của thai tiết, bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 8 thai kỳ. u E3 có nguồn gốc từ nhau thai. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ thì tất cả các bà mẹ mang thai nên đi xét nghiệm để tầm soát nguy cơ cho em bé của mình. Đối với những thai phụ có một hoặc nhiều hơn các yếu tố dưới đây thì khuyến cáo lại là bắt buộc: - Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh. - Thai phụ đã trên 35 tuổi. - Đang sử dụng các chất có hóa chất gây hại cho thai nhi. - Thai phụ bị tiểu đường và sử dung insulin. - Thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai. - Thai phụ đã từng tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao. - Thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu chưa rõ nguyên nhân. - Thai phụ hút thuốc lá. - Thai phụ có nghi ngờ hình ảnh dị tật trên kết quả siêu âm. - Double test: thực hiện vào 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày. - Triple test: thực hiện vào tuần thứ 14 đến tuần 22, tốt nhất vào tuần thứ 16 đến 18 tuần. Có. vn cán bộ sẽ đến tận nơi lấy mẫu theo yêu cầu. Không. Khách hàng chỉ trả phí 10.000 đồng/lần lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, phí này được duy trì suốt 20 năm qua. . Hoàn toàn bảo đảm độ tin cậy về chất lượng và sự chuyên nghiệp. - Bảo quản và vận chuyển mẫu: thực hiện nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế từ bảo quản đến vận chuyển mẫu. - Máy phân tích mẫu xét nghiệm: là hệ thống trang thiết bị của các hãng hàng đầu trên thế giới như Abbott (Mỹ), Roche (Thụy Sĩ), Siemen (Đức),… Đặc biệt, hàng ngày tất cả xét nghiệm này được kiểm soát theo ISO 15189: 2012 - tiêu chí quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng xét nghiệm hiện nay. - Xét nghiệm này lấy qua máu của mẹ, không gây nguy hại cho thai nhi và không gây đau cho mẹ. - Lấy máu làm xét nghiệm Double test, Triple test không cần nhịn ăn sáng và lấy vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. - Khi cán bộ đến lấy mẫu, mẹ bầu vui lòng điền đầy đủ thông tin vào "Phiếu yêu cầu khai thác xét nghiệm sàng lọc trước sinh", gồm thông tin: họ tên, ngày sinh, địa chỉ, chiều cao cân nặng, ngày đầu kỳ sinh cuối,… và thông tin bắt buộc là kết quả đo độ mờ da gáy, chiều dài đầu mông thông qua siêu âm. - Phục vụ người dân ở nội, ngoại thành của Thủ đô Hà Nội. Để có kết quả xét nghiệm chính xác, bạn nên đi thăm khám và cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa về các nguy cơ, lợi ích và những hạn chế mà các xét nghiệm đó mang lại để lựa chọn phương pháp tốt nhất cho mình. Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là bước cần thiết để xác định nguy cơ con sinh ra không mắc phải nhiều chứng bệnh di truyền ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và trí não. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên để đưa ra lựa chọn xét nghiệm phù hợp nhất.;;;;;Trả lời: Khi mang thai bà bầu không nên bỏ qua những xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ. Bạn Thanh Loạn thân mến! Khi có thai, các bà bầu cần đi khám thai định kỳ. Đây được xem là chỉ định sản khoa mang tính bắt buộc. Khám thai định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người mẹ theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và kiểm soát sức khỏe của chính bản thân mình để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Ngoài việc khám thai định kỳ, thai phụ cần phải thực hiện các xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ để sàng lọc trước sinh và theo dõi sức khỏe của mẹ và con. 1. Vì sao bà bầu cần phải xét nghiệm sàng lọc trước sinh Chỉ siêu âm thai sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi. Do đó, cần kết hợp siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm của thai kỳ. Đặc biệt, đối với những thai phụ có một hoặc nhiều hơn các yếu tố dưới đây thì làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh là bắt buộc: -Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh; -Thai phụ trên 35 tuổi; -Đang sử dụng các chất có hóa chất gây hại cho thai nhi. -Thai phụ bị tiểu đường và sử dung insulin. -Thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai. -Thai phụ đã từng tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao. -Thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu chưa rõ nguyên nhân. -Thai phụ hút thuốc lá. -Thai phụ có nghi ngờ hình ảnh dị tật trên kết quả siêu âm… Bà bầu nên làm những xét nghiệm nào là vấn đề được rất nhiều thai phụ quan tâm. Trong cả thai kỳ, bà bầu nên làm các xét nghiệm quan trọng dưới đây: -Xét nghiệm Double test: Kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test, các bác sĩ sẽ tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down sớm trong thai kỳ. Đo độ mờ da gáy chính cho kết quả chính xác nhất khi thai kỳ ở tuần lễ 11 -13. Xét nghiệm Double test: thực hiện vào 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày. -Xét nghiệm Triple test: Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai không có não bộ. Để thực hiện xét nghiệm Triple test chỉ cần lấy mẫu máu mẹ bầu. Xét nghiệm này rất đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. -Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm mọi bà bầu buộc phải thực hiện trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ. Xét nghiệm này để lấy các chỉ số là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của thai phụ. -Xét nghiệm nước tiểu thường quy 10 thông số: Tương tự xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là điều các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện trong mỗi lần khám thai.;;;;;Các xét nghiệm sàng lọc phổ biến Sàng lọc trước sinh là thuật ngữ y khoa chỉ các phương pháp hoặc xét nghiệm được bác sĩ tư vấn thực hiện cho mẹ bầu trong thời gian thai kỳ. Dựa trên kết quả sàng lọc trước sinh sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe thai nhi và các dị tật bẩm sinh thường gặp do rối loạn nhiễm sắc thể như Down, Patau và Edwards. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn các phương án thích hợp để chăm sóc thai kỳ cũng như chuẩn bị các phương pháp can thiệp ngay sau khi bé chào đời. ” luôn được nhiều mẹ bầu quan tâm trong quá trình mang thai. Mặc dù việc sàng lọc thường không bắt buộc trong thai kỳ nhưng lại được khuyên thực hiện vì quan trọng cho mẹ và bé. Những lợi ích khi thực hiện sàng lọc sớm cho thai nhi trước khi ra đời: Phát hiện sớm các dị tật hoặc hình thái bất thường ở thai thông qua các xét nghiệm như Double Test, Triple Test, NIPT kết hợp với siêu âm thai ở các mốc quan trọng. Thực hiện sàng lọc trong suốt quá trình thai kỳ cũng giúp mẹ yên tâm hơn khi luôn theo dõi được tình hình sức khỏe của con. Việc phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh để giúp mẹ chuẩn bị tinh thần và bác sĩ cũng chuẩn bị đầy đủ các phương án để can thiệp kịp thời. Điều này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ sau khi chào đời hoặc giảm thiểu tỷ lệ tử vong sau sinh. 3. Phương pháp sàng lọc trong thai kỳ Hiện nay có nhiều phương pháp sàng lọc trước sinh được các bác sĩ chỉ định khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu từ thai phụ. Có 4 phương pháp thường được các bác sĩ chỉ định gồm: siêu âm thai, xét nghiệm double test, xét nghiệm triple test và xét nghiệm NIPT. 3.1. Siêu âm Siêu âm là phương pháp quan sát hình thái của thai nhi trong bụng mẹ bằng cách sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh. Dựa vào những hình ảnh này, bác sĩ sẽ đánh giá được tuổi thai, vị trí của thai nhi, trọng lượng thai, theo dõi sự phát triển và phát hiện bất thường của các cơ quan như khuyết tật tim, sứt môi, hở hàm ếch,... Siêu âm định kỳ được chỉ định thực hiện trong suốt các giai đoạn của thai từ tam cá nguyệt đầu tiên đến trước khi sinh. Có 3 mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần chú ý: thai 12 - 13 tuần, thai 20 - 22 tuần, thai 30 - 32 tuần. 3.2. Xét nghiệm Double Test Từ tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ là thời điểm phù hợp nhất cho thai phụ xét nghiệm Double Test. Dựa theo kết quả phân tích chỉ số β-h CG tự do và PAPP-A trong mẫu máu xét nghiệm của thai phụ, bác sĩ sẽ xác định được được những bất thường dị tật khi chỉ số này có thay đổi ngoài ngưỡng bình thường. Khi chỉ số β-h CG tự do tăng nhưng PAPP-A lại giảm cùng với kết quả đo độ mờ da gáy dày > 3mm cho thấy em bé có nguy cơ cao mắc hội chứng Down. Nếu chỉ số β-h CG tự do và PAPP-A đều có dấu hiệu giảm cùng lúc thì đây là dấu hiệu nhận biết thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Edward (Trisomy 18). Trường hợp định lượng β-h CG tự do và PAPP-A không có sự thay đổi nhưng lại thấp hơn so với ngưỡng bình thường thì có thể em bé đang có nguy cơ cao mắc hội chứng Patau. Sau khi thực hiện xét nghiệm double test, nếu có nguy cơ cao với bất kỳ hội chứng nào, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xn NIPT kiểm tra chuyên sâu hơn hoặc chọc ối để chẩn đoán xác định. 3.3. Xét nghiệm Triple Test Triple Test hay còn được gọi là xét nghiệm bộ ba dựa trên ba chỉ số xét nghiệm gồm: AFP, u E3 và β-h CG trong máu của thai phụ. Triple test có thể thực hiện từ tuần 15 đến tuần 20, nhưng theo khuyến cáo từ chuyên gia thì tuần thứ 16 - 18 là thời gian cho kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Khi thực hiện triple test sẽ giúp phát hiện sớm bất thường của thai nhi nếu có mắc các hội chứng như Down, Edward và dị tật ống thần kinh. Dựa vào chỉ số AFP nếu chỉ số này tăng cao hơn so với ngưỡng an toàn được tính theo tuần thai thì có thể thai nhi đang có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh hay còn gọi là cột sống chẻ đôi. Ngược lại nếu chỉ số AFP giảm thì thường kéo theo chỉ số u E3 và β-h CG giảm cho thấy dấu hiệu của hội chứng Down hoặc hội chứng Edward. 3.4. Xét nghiệm NIPT Xét nghiệm NIPT cũng là một trong các xét nghiệm được các bác sĩ, chuyên gia khuyên thai phụ thực hiện để tầm soát sớm dị tật bất thường thai nhi từ tuần thai thứ 9. Dựa vào kết quả xét nghiệm NIPT, bác sĩ có thể phát hiện các nhóm bệnh lý do đột biến nhiễm sắc thể. Hội chứng Down (NST 21); Patau (NST 13) và Edward (NST 18) hình thành do sự bất thường trong số lượng nhiễm sắc thể. Đối với những bất thường trên nhiễm sắc thể giới tính, NIPT sẽ phát hiện sớm hội chứng XXX (Siêu nữ), hội chứng Turner (X-OX) ở nữ và Klinefelter (XXY) ở nam giới Xét nghiệm NIPT cũng giúp xác định được các hội chứng: Digeorge, Prader-willi/ Angelman, Criduchat, Wolf-Hirschhorn gây ra bởi mất đoạn trên nhiễm sắc thể. 4. Những thai phụ nào cần thực hiện sàng lọc khi mang thai Thai phụ mang thai muộn từ 35 tuổi trở lên. Thai phụ từng sảy thai trong các lần mang trước đó. Trong gia đình của bố hoặc mẹ từng có người mắc dị tật bẩm sinh hoặc hội chứng do rối loạn di truyền,... Bố hoặc mẹ làm việc thường xuyên trong các môi trường có chất phóng xạ hoặc các hóa chất độc hại. Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo mọi thai phụ nên thực hiện sàng lọc trước sinh để giúp theo dõi thai nhi và tầm soát sớm các bất thường. Vì thế nếu thai phụ không thuộc các trường hợp trên thì vẫn có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh.
question_63914
Sử dụng thuốc lợi tiểu Furosemid như thế nào để an toàn và hiệu quả?
doc_63914
Ở một số bệnh nhân bị suy tim, bệnh lý về gan thận thường có hiện tượng phù nề, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu giúp hỗ trợ đào thải lượng nước và muối dư thừa trong cơ thể, từ đó giảm triệu chứng bệnh. Một trong những loại thuốc thường dùng là thuốc lợi tiểu Furosemid. 1. Giới thiệu chung về thuốc lợi tiểu Furosemid Nếu cơ thể tích tụ quá nhiều muối và nước, người bệnh có thể bị phù nề tay, chân, bụng hoặc toàn thân. Hiện tượng này thường xảy ra ở bệnh nhân suy tim, người mắc bệnh liên quan tới gan và thận. Việc sử dụng thuốc Furosemid sẽ giúp đào thải lượng nước và muối dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp giảm triệu chứng bệnh. Đối với trẻ nhỏ: liều lượng dùng thuốc của trẻ nhỏ phụ thuộc khá nhiều vào cân nặng. Thông thường trẻ được chỉ định dùng thuốc Furosemid với liều lượng 2mg/kg/lần/ngày. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc lợi tiểu Furosemid dạng thuốc tiêm để điều trị cho bệnh nhân phù phổi cấp. Liều lượng cụ thể như sau:Người trưởng thành: tiêm tĩnh mạch chậm trong 1 - 2 phút, liều lượng khoảng 40mg. Sau 1 tiếng đồng hồ, nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tăng liều 80mg. Đối với trẻ nhỏ: thuốc Furosemid được tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch của bệnh nhi phù phổi cấp, liều lượng 1mg/kg. Sau ít nhất 2 tiếng đồng hồ, nếu triệu chứng bệnh vẫn chưa có chuyển biến tích cực, bác sĩ tiếp tục tiêm tăng liều thêm 1mg/kg. Người trưởng thành thường được hướng dẫn uống từ 20 - 40mg thuốc Furosemid/lần và uống 2 lần/ngày. Liều dùng tối đa trong một ngày là 480mg và phải chia thành nhiều lần sử dụng thuốc. Thuốc Furosemid có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các loại thuốc có tác dụng kiểm soát huyết áp. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân phải theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp. Đối với trẻ nhỏ: liều lượng dùng thuốc lợi tiểu Furosemid là 0,5 - 2mg/kg và sử dụng từ 1 - 2 lần/ngày. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể xem xét và tăng liều lên 6mg/kg. Bệnh nhân bị tăng canxi máu thường được chỉ định dùng thuốc dạng viên nén hoặc thuốc tiêm. Nếu dùng viên nén, liều lượng uống là 10 - 40mg/lần và duy trì sử dụng thuốc tối đa 4 lần/ngày. Trong trường hợp tiêm tĩnh mạch, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm 20 - 100mg sau mỗi 1 - 2 tiếng đồng hồ.4. Thận trọng với tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu Furosemid Khi dùng thuốc lợi tiểu Furosemid, bệnh nhân có thể gặp phải một vài tác dụng phụ ngoài ý muốn. Khá nhiều người cảm thấy chóng mặt, đau nhức đầu, mắt mờ khi mới sử dụng loại thuốc này do cơ thể chưa kịp thích nghi với thuốc.
doc_47648;;;;;doc_41086;;;;;doc_46105;;;;;doc_56342;;;;;doc_10994
Furosemid (lasix), một thuốc lợi tiểu là dẫn xuất axit anthranilic. Đây là một loại thuốc lợi tiểu mạnh do đó có thể đưa ra khỏi cơ thể quá nhiều các chất dẫn đến nước và chất điện giải cạn kiệt cho người dùng. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng. Furosemid được dùng chủ yếu để điều trị phù và tăng huyết áp. Phối hợp với thuốc trị tăng huyết áp vừa và nhẹ. Khi dùng furosemid có thể làm giảm natri huyết ở bệnh nhân bị suy tim sung huyết nghiêm trọng, đặc biệt khi bệnh nhân dùng liều cao furosemid phối hợp với chế độ dinh dưỡng ít muối ăn. Furosemide cũng có thể làm giảm bài tiết canxi nước tiểu, đôi khi gây tăng canxi huyết nhẹ. Không nên dùng furosemid cho bệnh nhân bị tăng canxi huyết, đặc biệt là người cao tuổi dễ nhạy cảm với sự mất cân bằng điện giải. Cẩn thận khi dùng thuốc ở những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt vì thuốc có thể gây bí tiểu cấp. Thuốc cũng có thể gây ra phản ứng phụ là các dấu hiệu của một phản ứng dị ứng như nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng. Ngừng sử dụng furosemid và gọi bác sĩ ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như ù tai, giảm thính lực; cảm thấy rất khát nước hoặc nóng, không thể đi tiểu, hoặc da nóng và khô; đi tiểu đau hoặc khó khăn; da xanh xao, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo, hoặc trực tràng)... Furosemide có thể gây tăng đường huyết và đường niệu nhưng có lẽ tác dụng phụ này nhẹ hơn so với khi dùng các thuốc lợi tiểu thiazid. Thuốc có thể gây tăng acid uric huyết và gây ra cơn gout kịch phát ở một số bệnh nhân. Những tác dụng phụ khác ít xảy ra hơn như rối loạn tiêu hóa, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu và hạ huyết áp tư thế đứng, phát ban, da nhạy cảm với ánh sáng, mất bạch cầu không hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Viêm tụy thường gặp khi dùng liều cao và vàng da ứ mật thường được ghi nhận. Ù tai và giảm thính lực hiếm xảy ra khi tiêm nhanh liều cao furosemid. ;;;;;Thuốc Furosemid 20mg thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai. Thuốc Furosemid 20mg có chứa hoạt chất chính là Furosemid với hàm lượng 20mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc có tác dụng trong điều trị phù, điều trị tăng huyết áp,... Thuốc Furosemid 20mg có chứa các thành phần chính bao gồm: Furosemid với hàm lượng 20mg và một số tá dược khác. Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau như:Dạng viên nén 20 mg, 40 mg hay 80 mg.Dạng dung dịch uống 40 mg/5 ml, 10 mg/ml, 20 mg/5ml.Dạng thuốc tiêm 10 mg/ml, 20 mg/2 ml.Tác dụng của hoạt chất Furosemide:Furosemide là dẫn chất của acid anthranilic- thuộc nhóm thuốc lợi niệu quai. Furosemid có tác dụng lợi tiểu theo cơ chế:Phong toả cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên của quai henle, làm tăng thải trừ Na+, Cl-, K+ kéo theo nước dẫn đến lợi niệu.Tăng lưu lượng máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận, và giãn mạch thận, phân phối lại máu đến vỏ thận, kháng ADH tại ống lượn xa.Giãn tĩnh mạch, giảm ứ máu ở phổi và giảm áp suất thất trái.Tăng đào thải các loại ion Ca++, Mg++ làm giảm Ca++ và Mg++ máu. Tác dụng này ngược với hoạt chất Thiazid. Thuốc Furosemid 20mg điều trị các bệnh lý sau đây:Trường hợp người bị phù chân, tay, mặt, toàn thân, phũ não, phù phổi, phù do suy giảm chức năng thận, gan, tim.Trường hợp người bị bệnh tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình, có thể sử dụng phối hợp với các thuốc khác.Trường hợp người bị suy thận cấp hay mạn tính, ngộ độc barbiturat, thiểu niệu thì sử dụng thuốc với liều dùng cao. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Furosemid 20mg 3.1. Liều dùng thuốc Furosemid 20mg:Đối với những người trưởng thành, mỗi ngày sử dụng từ 20-40 mg, tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà có thể lặp lại liều này sau 2h.Điều trị phù:Đối với người lớn thì liều dùng 80 mg, 1 lần. Nếu cần sử dụng sau 6 đến 8 giờ có thể sử dụng thêm một liều hoặc tăng liều.Đối với trẻ em: mỗi ngày sử dụng từ 0.5-1mg/kg thể trọng cơ thể.Đối với trẻ nhỏ và trẻ em sử dụng 2 mg/kg, uống 1 lần. Không vượt quá quá 6 mg/kg.Điều trị tăng huyết áp người lớn sử dụng 80mg/ngày, chia làm 2 lần. 4. Trường hợp quá/ quên liều dùng thuốc Furosemid 20mg Trong trường hợp quá liều: Người sử dụng có thể bị mất nước, giảm thể tích máu, tụt huyết áp, mất cân bằng điện giải, hạ kali huyết, nhiễm kiềm giảm clor. Khi bị quá liều, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch để bù lại lượng nước và điện giải đã mất. Kiểm tra thường xuyên điện giải trong huyết thanh, mức carbon dioxide và huyết áp. Đồng thời, các chuyên gia y tế sẽ theo dõi nhằm đảm bảo dẫn lưu đầy đủ ở bệnh nhân bị tắc đường ra của nước tiểu từ trong bàng quang (như phì đại tuyến tiền liệt).Trong trường hợp quên liều: Nếu quên dùng một liều thuốc, bạn cần cố gắng sử dụng càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, trong trường hợp thời gian uống thuốc gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn cần lưu ý rằng tuyệt đối không dùng thuốc gấp đôi liều đã quy định. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Furosemid 20mg Tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc Furosemid, bao gồm:Giảm thể tích máu trong trường hợp điều trị liều điều trị cao.Hạ huyết áp thế đứng.Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm giảm kali trong máu, giảm natri trong máu, giảm magnesi trong máu, giảm calci trong máu, nhiễm kiềm, giảm clor huyết.Tác dụng không mong muốn ít gặp khi dùng thuốc Furosemid, bao gồm:Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa kèm theo nôn mửa;Tăng acid uric trong máu;Tác dụng không mong muốn hiếm gặp của Furosemid, bao gồm:Viêm mạch, sốt, viêm thận kẽ.Ức chế tủy xương, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt hay thiếu máu.Tăng glucose trong máu, glucose niệu.Viêm tụy và vàng da ứ mật.Ù tai, giảm thính lực, điếc (đặc biệt là khi sử dụng thuốc ngoài đường tiêu hóa với liều cao, tốc độ nhanh). Điếc có thể không hồi phục.Tác dụng không mong muốn khác có thể gặp, như sau:Trên da liễu: Xuất hiện mày đay, ban đỏ đa dạng, ban xuất huyết, viêm da tróc vảy, ngứa, phản ứng dị ứng, như phát ban trên da, các dạng viêm da khác bao gồm mày đay, tổn thương bọng nước, mụn mủ ngoại ban tổng quát cấp tính (AGEP), hội chứng Steven-Johnson.Bệnh não gan ở những người bị suy tế bào gan có thể xảy ra. 6. Tương tác của thuốc Furosemid 20mg Tránh sử dụng thuốc Furosemid 20mg với Lithium, Cephalosporin, Aminoglycoside.Tương tác khi kết hợp với: thuốc hạ huyết áp, glycosid tim, thuốc uống điều trị bệnh đái tháo đường, thuốc thuộc nhóm Corticosteroid, giãn cơ không khử cực, Indomethacin, Salicylate. 7. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Furosemid 20mg 7.1. Chống chỉ định của thuốc. Chống chỉ định sử dụng các chế phẩm có chứa dược chất Furosemide trong các trường hợp sau:Người cơ địa mẫn cảm hay dị ứng với hoạt chất Furosemide và các dẫn chất Sulfonamid, như Sulfamid điều trị bệnh đái tháo đường.Giảm thể tích máu, mất nước, hạ kali trong máu nặng, hạ natri trong máu nặng.Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan kèm theo xơ gan.Người bị vô niệu hoặc suy thận nguyên nhân do sử dụng các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.7.2. Chú ý chung của thuốc. Khi nước tiểu ít, bác sĩ sẽ chỉ định phải bù đủ thể tích máu trước khi dùng thuốc.Nguy cơ ù tai, suy giảm thính lực có thể đảo ngược hoặc vĩnh viễn tăng lên sau khi dùng tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch, đặc biệt ở liều cao, sau khi sử dụng thuốc Furosemid 20mg quá nhanh, ở những người bị suy giảm chức năng thận nghiêm trọng và/hoặc ở những người đang sử dụng các thuốc độc với tai khác.Thận trọng khi sử dụng thuốc Furosemid 20mg ở trẻ em, nhất là khi dùng kéo dài.Thận trọng khi sử dụng thuốc Furosemid 20mg với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc tiểu khó vì có thể thúc đẩy bí tiểu cấp. Sử dụng thuốc Furosemid 20mg được coi là không an toàn ở những người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin, vì thường kèm với đợt cấp của bệnh.Ở người bị giảm năng tuyến cận giáp, sử dụng thuốc Furosemid 20mg có thể gây co cứng cơ (tetani) do giảm calci trong máu.7.3. Chú ý khi sử dụng thuốc với đối tượng đặc biệt:Thuốc Furosemid 20mg có thể làm ảnh hưởng đến thai do làm giảm thể tích máu của mẹ.Sử dụng thuốc với phụ nữ mang thai: Các nghiên cứu trên động vật thấy thuốc Furosemid 20mg có thể gây sảy thai, gây chết thai và mẹ mà không giải thích được. Hiện đã có những bằng chứng thận ứ nước xảy ra ở thai khi mẹ điều trị với các chế phẩm có chứa hoạt chất Furosemide. Hơn nữa, vẫn chưa có đủ những nghiên cứu được kiểm soát tốt và đầy đủ ở phụ nữ mang thai, vì vậy chỉ sử dụng thuốc Furosemid 20mg trong thời kỳ có thai khi đã được bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích lớn hơn nguy cơ có thể đối với thai.Sử dụng thuốc với phụ nữ cho con bú: Sử dụng thuốc Furosemid 20mg trong thời kỳ cho con bú có nguy cơ ức chế bài tiết sữa. Bạn nên chủ động ngừng cho con bú nếu dùng thuốc là cần thiết.Sử dụng thuốc với người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc Furosemid 20mg có thể gây ra những ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc do giảm sự tỉnh táo.Thuốc Furosemid 20mg thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai. Thuốc Furosemid 20mg có chứa hoạt chất chính là Furosemid với hàm lượng 20mg và các tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc có tác dụng trong điều trị phù, điều trị tăng huyết áp,...Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.;;;;;Thuốc Takizd có thành phần hoạt chất chính là Furosemid với hàm lượng 20mg/2ml và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc lợi tiểu có công dụng điều trị tăng huyết áp thể nhẹ và trung bình. Đồng thời, ở liều cao thì loại thuốc này có công dụng điều trị suy thận cấp hay mãn tính, thiểu niệu và ngộ độc Barbiturat. chính là Furosemid với hàm lượng 20mg/2ml và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc lợi tiểu có công dụng điều trị tăng huyết áp thể nhẹ và trung bình. Đồng thời, ở liều cao thì loại thuốc này có công dụng điều trị suy thận cấp hay mãn tính, thiểu niệu và ngộ độc barbiturate.Thuốc Takizd được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, thích hợp sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 20 ống hoặc 10 ống và mỗi ống chứa 2ml.1.1. Dược lực học của dược chất chính Furosemide:Dược chất chính Furosemide là dẫn chất của acid anthranilic, thuộc nhóm thuốc lợi niệu quai.1.2. Tác dụng của dược chất chính Furosemide:Dược chất Furosemid có tác dụng lợi tiểu bằng cách:Phong toả cơ chế đồng vận chuyển ở nhánh lên của quai henle, làm tăng thải trừ ion Na+, Cl-, K+ kéo theo nước, qua đó có công dụng lợi niệu.Tăng lưu lượng máu qua thận, tăng độ lọc cầu thận, và giãn mạch thận, phân phối lại máu đến các vùng sâu ở vỏ thận, kháng ADH tại ống lượn xa.Giãn tĩnh mạch, giảm áp suất thất trái và giảm ứ máu ở phổi.Tăng đào thải ion Ca++, Mg++ qua đó làm giảm ion Ca++ và Mg++ trong máu, tác dụng này ngược với thiazid. 3. Chống chỉ định của thuốc Takizd Chống chỉ định của thuốc Takizd trong những trường hợp sau đây:Người có cơ địa nhạy cảm hay quá mẫn cảm hoạt chất chính Furocemid hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.Người bị giảm các chất điện giải, trạng thái tiền hôn mê nguyên nhân do xơ gan, hôn mê gan, suy thận nguyên nhân do ngộ độc các chất độc tính đối với gan và thận. 4. Liều dùng và cách dùng của thuốc Takizd 4.1. Cách dùng của thuốc Takizd:Thuốc Takizd được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, thích hợp sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.4.2. Liều dùng của thuốc Takizd:Liều dùng đối với người lớn: khởi đầu là 1-2 ống tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp, lặp lại nếu cần nhưng không được sớm hơn 2 giờ sau lần tiêm đầu tiên.Liều dùng điều trị thiểu niệu hoặc suy thận cấp hay mãn tính là 12 ống, pha trong 250 m. L dung dịch, truyền tĩnh mạch 4mg/phút, trong 1 giờ.Liều dùng đối với trẻ em: 0,5-1 mg/kg, tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Takizd Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Takizd người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thị giác, giảm thính lực thoáng qua, ù tai, co thắt cơ, mất cảm giác, hạ huyết áp tư thế, viêm tụy, tổn thương gan hoặc tăng nhạy cảm ánh sáng.Liều cao thường có thể kèm theo tác dụng phụ cụ thể như ù tai, mệt, yếu cơ, khát nước và tăng số lần đi tiểu trong ngày.Trong những trường hợp đặc biệt thì có thể gặp tình trạng nổi mẩn, bệnh tủy xương.Rối loạn điện giải, tăng chỉ số acid uric trong máu.Những thông tin như đã trình bày ở không phải bao gồm toàn bộ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp phải đối với loại thuốc này. Người sử dụng thuốc Takizd cũng có thể có nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ khác mà không được liệt kê như đã thông tin ở trên. Bạn cần chủ động theo dõi và thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được những tư vấn y tế về những tác dụng bất lợi xảy ra trong quá trình sử dụng loại thuốc Takizd. 6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Takizd Khi sử dụng thuốc Takizd thì người dùng cần lưu ý một số điểm đặc biệt cụ thể như sau:Kiểm soát ion đồ đều đặn thông qua thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh.Trong 2 quý đầu của thai kỳ.Người bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt kèm theo tiểu tiện khó.Người cao tuổi bị đang mắc bệnh tiểu đường.Người bị rối loạn chuyển hóa acid uric, xơ gan.Những người thường xuyên lái xe hay vận hành máy móc hoặc làm các công việc đòi hỏi khả năng tập trung cao độ. 7. Tương tác của thuốc Takizd Tương tác của thuốc Takizd có thể có nguy cơ xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:Tránh sử dụng thuốc Takizd cùng với các loại thuốc như Lithium, Cephalosporin, Aminoglycoside.Tương tác khi kết hợp với thuốc hạ áp bao gồm glycosid tim; thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường, các thuốc nhóm Corticosteroid; thuốc giãn cơ không khử cực: indomethacin, salicylate.Tương tác của thuốc Takizd có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị thông tin về những loại những loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn hoặc thuốc không kê đơn, thảo mộc, thảo dược hoặc những loại thực phẩm, sản phẩm bảo vệ sức khỏe mà bạn đang sử dụng. Điều này có tác dụng nhằm hạn chế tối đa những tương tác thuốc bất lợi có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe người đang dùng. thuốc.Tương tác của thuốc Takizd với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay thuốc lá... Bởi vì trong bảng thành phần của những loại thực phẩm này có thể có chứa những loại hoạt chất khác nên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng hiệp đồng hoặc đối kháng đối với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Takizd hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Takizd đồng thời cùng với các loại thức uống có chứa cồn, thức ăn hay người thường xuyên hút thuốc lá.Thuốc Takizd có thành phần hoạt chất chính là Furosemid với hàm lượng 20mg/2ml và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc lợi tiểu có công dụng điều trị tăng huyết áp thể nhẹ và trung bình. Đồng thời, ở liều cao thì loại thuốc này có công dụng điều trị suy thận cấp hay mãn tính, thiểu niệu và ngộ độc barbiturat. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng và hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi có thể xảy ra thì bạn cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị hoặc các nhân viên y tế có chuyên môn.;;;;;1. Công dụng thuốc Urostad 40 2. Liều dùng của thuốc Urostad 40mg Phù do các nguyên nhân:Liều khởi đầu là 40mg/ngày (1 viên Urostad 40), sau đó có thể điều chỉnh liều nếu cần thiết và tùy theo đáp ứng của bệnh nhân;Những bệnh nhân phù nhẹ có thể uống 1⁄2 viên Urostad 40/ngày hoặc 1 viên Urostad 40 uống cách ngày;Một vài trường hợp phù nghiêm trọng có thể tăng liều lên 80mg (2 viên thuốc Urostad 40mg) hoặc cao hơn, chia uống 1 hoặc 2 lần trong ngày và có thể tăng liều tối đa đến 600 mg/ngày;Với trẻ em, liều thường dùng đường uống của Furosemid là 1-3mg/kg/ngày và tối đa 40mg/ngày.Tăng huyết áp:Urostad 40 không phải là thuốc chính trong điều trị tăng huyết áp, đòi hỏi phải phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có đúng chỉ định;Liều dùng đường uống của Furosemid là 40-80mg/ngày (1-2 viên thuốc Urostad 40) dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.Tăng calci huyết:Liều khuyến cáo là 120mg/ngày (3 viên thuốc Urostad 40) uống 1 lần duy nhất hoặc có thể chia 2-3 lần.Người cao tuổi nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Urostad 40 dù dùng liều tương tự ở người trưởng thành. 3. Tác dụng phụ của thuốc Urostad 40mg Khi sử dụng thuốc Urostad 40, bệnh nhân có nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn (ADR), tuy nhiên vấn đề này chủ yếu xảy ra khi điều trị ở liều cao (chiếm 95% trưởng hợp có phản ứng có hại).Một số tác dụng phụ thường gặp của Urostad 40:Giảm thể tích tuần hoàn khi sử dụng liều cao;Hạ huyết áp thế đứng;Hạ kali máu, giảm natri và magnesi huyết;Giảm calci huyết;Tăng acid uric máu;Nhiễm kiềm do giảm clo máu.Một số tác dụng ngoại ý ít gặp và hiếm gặp của thuốc Urostad 40: Rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn, nôn ói; giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, mất bạch cầu hạt; dị cảm; ù tai, giảm thính lực có hồi phục (khi dùng Furosemid liều cao). 4. Một số thận trọng khi dùng thuốc Urostad 40mg Thận trọng khi chỉ định Urostad 40 cho người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc tiểu khó vì Furosemid có thể thúc đẩy bệnh nhân đi tiểu.Urostad 40 có chứa thành phần tá dược Lactose, do đó không nên sử dụng ở bệnh nhân có các vấn đề về di truyền như không dung nạp galactose, thiếu hụt enzym lactase toàn phần hoặc người mắc chứng kém hấp thu glucose-galactose.Khuyến cáo bệnh nhân đang dùng Urostad 40 cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc phức tạp do thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng và đau đầu.Thiazid, các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid và các thuốc lợi tiểu quai (như Urostad 40) đều qua được hàng rào nhau thai để đến tuần hoàn thai nhi và có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải. Với thiazid và dẫn chất, nhiều trường hợp giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh đã được báo cáo và nguy cơ tương tự với thuốc lợi tiểu quai như Furosemid và Buretamid. Do đó trong 3 tháng cuối thai kỳ, Urostad 40 chỉ được dùng khi không có thuốc thay thế, và chỉ định ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất.Dùng thuốc Urostad 40 trong thời gian cho con bú có thể dẫn đến nguy cơ ức chế tiết sữa, do đó những trường hợp này nên ngừng cho con bú. 5. Tương tác thuốc của Urostad 40mg Urostad 40 kết hợp với Cephalothin hay Cephaloridin làm tăng độc tính thận;Muối lithi: Urostad 40 làm tăng nồng độ lithi máu và có thể gây ngộ độc, do đó nên tránh kết hợp thuốc này nếu không theo dõi được lithi máu chặt chẽ;Kháng sinh Aminoglycosid khi dùng đồng thời với Urostad 40 làm tăng độc tính cho tai và thận do đó nên hạn chế việc dùng cùng lúc;Glycosid tim có thể tăng độc tính do hạ Kali máu liên quan đến Urostad 40, điều này đòi hỏi phải theo dõi nồng độ kali huyết và điện tâm đồ thường xuyên;Corticosteroid sẽ gây tăng thải Kali máu và cành trầm trọng hơn khi dùng chung với Urostad 40;Urostad 40 kết hợp các thuốc điều trị đái tháo đường làm tăng nguy cơ tăng glucose huyết, do đó bệnh nhân cần được theo dõi và điều chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường cho phù hợp;Thuốc giãn cơ không khử cực: Urostad 40 sẽ làm tăng tác dụng giãn cơ;Thuốc chống đông: Urostad 40 làm tăng hiệu quả chống đông, thậm chí gây rối loạn đông máu;Cisplatin kết hợp với thuốc Urostad 40 dẫn đến tăng độc tính thính giác, do đó cần tránh kết hợp này;Các thuốc hạ huyết áp khi dùng với Urostad 40 làm tăng tác dụng hạ áp và đòi hỏi điều chỉnh liều khi cần, đặc biệt là thuốc ức chế men chuyển angiotensin.;;;;;Thuốc Becosemid có thành phần chính là Furosemid, được biết đến với vai trò điều trị tăng huyết áp và phù hiệu quả. Vậy cách sử dụng thuốc và những lưu ý khi dùng thuốc Becosemid như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau: Thuốc Becosemid thuộc nhóm thuốc lợi tiểu, được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp và phù. Becosemid có thành phần chính là Furosemid hàm lượng 40mg và các thành phần tá dược khác, được bào chế dưới dạng viên nén đóng gói theo hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc Becosemid được nghiên cứu và sản xuất tại Công ty liên doanh Meyer-BPC - VIỆT NAM. Thuốc Becosemid được chỉ định sử dụng điều trị tăng huyết áp và phù. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Becosemid hiệu quả Thuốc Becosemid được bào chế dưới dạng viên nén, sử dụng cho đường uống với lượng nước vừa đủ.Liều dùng thuốc Becosemid tham khảo như sau:Điều trị phù ở người lớn: Liều dùng 80 mg, 1 lần/ngày. Trường hợp cần thiết có thể sau 6-8 giờ dùng thêm một liều hoặc tăng liều. Trẻ nhỏ & trẻ em: sử dụng liều 2 mg/kg, uống 1 lần/ngày . Liều dùng Becosemid không quá 6 mg/kg.Điều trị tăng huyết áp ở người lớn: Liều dùng 80mg/ngày, chia làm 2 lần. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Becosemid Thuốc Becosemid không được sử dụng trong các trường hợp:Người bệnh có tiền sử dị ứng, quá mẫn với Furosemid hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc.Người bệnh vô niệu 5. Tương tác thuốc Becosemid Dưới đây là một số tương tác thuốc Becosemid với các thuốc khác đã được báo cáo như:Lithium. Chlorothiazide. Digitalin.Sử dụng kết hợp Becosemid với rượu bia, chất kích thích cần tham khảo ý kiến bác sĩ, do các chất này có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Becosemid điều trị, người bệnh hãy báo cáo những bệnh lý khác đang mắc phải cùng các loại thuốc khác đang sử dụng cho bác sĩ. 6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Becosemid Trong quá trình sử dụng thuốc Becosemid, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn đã được báo cáo như:Mất cân bằng nước & điện giải, khát nước, khô miệng.Ngủ lịm, chóng mặt, bồn chồn. Yếu sức, đau hoặc co rút cơ, mệt mỏi cơHạ huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp. Nước tiểu ít. Buồn nôn & nôn.Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng phụ gặp phải khi điều trị với thuốc Becosemid để được điều trị kịp thời. 7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Becosemid điều trị Trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo kỹ hướng dẫn dùng thuốc Becosemid được niêm yết trên bao bì sản phẩm hoặc theo tờ kê đơn của bác sĩ/dược sĩ. Không tự ý thêm bớt liều dùng Becosemid khi chưa có chỉ định.Thận trọng sử dụng thuốc Becosemid cho người bệnh mắc xơ gan cổ trướng, hôn mê gan hoặc trong tình trạng tiêu hủy chất điện giải, phụ nữ đang cho con bú.Thuốc Becosemid có thể gây tác dụng phụ như ngủ lịm, chóng mặt và đau đầu nên thận trọng dùng thuốc khi lái xe, vận hành máy móc và làm việc trên cao.Thuốc Becosemid có thành phần chính là Furosemid, được biết đến với vai trò điều trị tăng huyết áp và phù hiệu quả. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
question_63915
Tầm soát bệnh tim mạch là làm những gì?
doc_63915
Bệnh tim mạch là một tập hợp rất nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến mạch máu và tim, có thể kể đến một số bệnh thường gặp như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, hội chứng vành cấp, bệnh lý van tim...Một số triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tim mạch:Khó thở: Xuất hiện từ từ, có thể tăng lên khi gắng sức, đặc biệt bệnh nhân suy tim thường bị khó thở khi nằm đầu thấp;Đau tức ngực sau xương ức, cảm giác đè nặng trong ngực: Đây là biểu hiện chủ yếu của bệnh mạch vành;Phù: Có đặc điểm là phù mềm, ấn lõm, không đau, xuất hiện ở 2 chân và thường kèm theo tình trạng gan to, tĩnh mạch cổ nổi;Mệt mỏi thường xuyên: Có thể do thiếu máu đến tim, não, phổi và toàn bộ cơ quan trong cơ thể, qua đó khiến bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, cảm giác kiệt sức, thậm chí khi thực hiện các hoạt động hàng ngày;Ho dai dẳng: Chức năng co bóp của tim suy giảm, dẫn đến không đủ máu cung cấp cho cơ thể và đồng thời ứ đọng lại trong nhu mô phổi, hệ quả là tình trạng ho mạn tính kèm khó thở, thở khò khè;Chán ăn, buồn nôn: Sự tích tụ nước trong gan và thiếu máu nuôi các cơ quan, bao gồm cả hệ tiêu hóa, sẽ làm người bệnh chán ăn, buồn nôn;Tiểu đêm;Nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực hoặc nhịp tim/mạch không đều;Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi;Chóng mặt, ngất xỉu: Gợi ý tình trạng rối loạn nhịp tim.Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý tim mạch bao gồm:Hút thuốc lá: chất Nicotin và khí Carbon monoxide trong khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây co thắt các mạch máu và xơ vữa động mạch;Chế độ dinh dưỡng nhiều muối, các chất béo và cholesterol;Thói quen sống tĩnh tại, ít vận động và không tham gia các hoạt động thể dục thể thao;Thừa cân, béo phì;Cuộc sống bị stress, căng thẳng kéo dài;Rối loạn chuyển hóa lipid máu, tăng cao cholesterol máu sẽ dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa trên thành động mạch;Tăng huyết áp gây xơ cứng và thu hẹp mạch máu;Đái tháo đường: Bệnh lý này rất dễ gây biến chứng tim mạch nếu không kiểm soát tốt;Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ tim mạch càng tăng;Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 17.5 triệu người tử vong do các bệnh lý tim mạch trên toàn thế giới. Tại nước ta, theo nghiên cứu của Hội Tim mạch, hiện có đến 25% dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt, thời gian gần đây ghi nhận tỷ lệ người bị tăng huyết áp tăng dần, đặc biệt có xu hướng trẻ hóa với nhiều trường hợp mắc bệnh trong độ tuổi lao động. Vì những lý do trên nên việc tầm soát bệnh tim mạch là vô cùng cần thiết và là một trong những biện pháp hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân yêu.Tầm soát tim mạch là giải pháp giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tim mạch (như rối loạn nhịp, rối loạn chuyển hóa lipid máu hay tăng huyết áp...), chẩn đoán sớm bệnh lý mạch vành, bệnh van tim hoặc tim bẩm sinh... Qua kết quả tầm soát tim mạch bệnh nhân sẽ được tư vấn về những biện pháp điều trị và ngăn ngừa các biến chứng.Việc chần chừ, chủ quan không tầm soát tim mạch sớm và chờ đến khi các triệu chứng xảy ra mới điều trị sẽ khiến bệnh trở nặng, diễn tiến sang giai đoạn phức tạp và hệ quả là việc điều trị trở nên khó khăn, tốn kém chi phí và thậm chí là khó phục hồi lại sức khỏe như ban đầu. Nhiều bệnh nhân thắc mắc quá trình tầm soát và khám tim mạch như thế nào, dẫn đến tâm lý lo lắng và không thực hiện sớm. Theo các chuyên gia, quá trình tầm soát bệnh tim mạch đa phần đều không xâm lấn, dễ thực hiện và không tốn quá nhiều thời gian.Một số bệnh viện hàng đầu đưa ra một số gói tầm soát tim mạch toàn diện, bao gồm:Khám chuyên khoa Nội tim mạch, bao gồm đo huyết áp, đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI), khai thác đầy đủ tiền sử bệnh lý, qua đó bác sĩ sẽ đưa ra kết luận sức khỏe tổng thể và có những tư vấn phù hợp;Đánh giá tình trạng và mức độ xơ vữa động mạch;Chụp X quang phổi thẳng: Đánh giá các bất thường trong lồng ngực, bao gồm cả kích thước tim và tầm soát một số bệnh phổi như u phổi, viêm phế quản, viêm phổi, giãn phế quản;Đo điện tâm đồ (ECG): Đánh giá các dấu hiệu bất thường gợi ý bệnh tim thiếu máu cục bộ, sẹo nhồi máu cơ tim hay rối loạn nhịp tim;Siêu âm tim Doppler: Đánh giá và chẩn đoán xác định bất thường cơ tim, bệnh van tim và tim bẩm sinh;Siêu âm động mạch chủ bụng: Chẩn đoán các bệnh liên quan đến động mạch chủ bụng, bao gồm xơ vừa hay phình bóc tách;Siêu âm động mạch thận: Giúp sàng lọc và chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do hẹp động mạch thận;Siêu âm Doppler mạch máu 2 chi dưới: Có giá trị trong việc phát hiện xơ vữa, hẹp động mạch (đánh giá mức độ hẹp) hoặc suy van tĩnh mạch 2 chân;Định lượng Glucose máu: Sàng lọc và phát hiện bệnh đái tháo đường, một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch;Xét nghiệm lipid máu, bao gồm định lượng Cholesterol, Triglycerid, LDL-C và HDL-C: Kiểm tra lượng lipid trong máu, qua đó có biện pháp kiểm soát sớm và ngăn ngừa những rối loạn do mỡ dư thừa gây ra;Xét nghiệm chức năng thận, bao gồm định lượng Ure và Creatinin máu, có giá trị chẩn đoán sớm các bệnh lý về thận;Xét nghiệm chức năng gan, bao gồm đo hoạt độ men gan ALT và AST;Định lượng Acid uric máu: Giúp phát hiện sớm và theo dõi yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh lý Tim mạch;Định lượng CRP: Đánh giá tình trạng viêm trong cơ thể;Đo hoạt độ CK, chủ yếu là CK-MB, giúp đánh giá sức khỏe của cơ tim;Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số;Định lượng men tim Troponin T hay Troponin I: Chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh lý mạch vành, đặc biệt là nhồi máu cơ tim cấp;Định lượng BNP và NT-pro. BNP: Có giá trị sàng lọc và tiên lượng suy tim ở người có biểu hiện khó thở hoặc tiền sử đã được chẩn đoán suy tim. 4. Những đối tượng nên thực hiện tầm soát tim mạch Quá trình tầm soát bệnh tim mạch rất cần thiết, đặc biệt là những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch như sau:Bệnh nhân được chẩn đoán xác định tăng huyết áp;Mỡ máu cao;Bệnh nhân đái tháo đường;Người thừa cân, béo phì, lối sống ít vận động, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu...;Người có những triệu chứng gợi ý bệnh tim mạch, như hồi hộp, đánh trống ngực hoặc mệt mỏi không rõ nguyên nhân;Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm.Như vậy có thể thấy việc tầm soát bệnh tim mạch rất quan trọng. Mọi người nên chủ động thực hiện việc tầm soát càng sớm càng tốt và định kỳ.
doc_53875;;;;;doc_61531;;;;;doc_57717;;;;;doc_27583;;;;;doc_51531
1. Bệnh tim mạch và tầm quan trọng của việc tầm soát bệnh tim mạch Bệnh tim mạch là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả tình trạng liên quan đến sức khỏe của quả tim cùng hoạt động của mạch máu làm cho tim bị suy yếu khả năng hoạt động vốn có. Ở đây bao gồm các bệnh: động mạch vành, cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim. Các bệnh lý tim mạch khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn, xơ cứng, hẹp, gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy cho các bộ phận của cơ thể. Kết quả là những bộ phận này bị ngưng trệ hoạt động, bị phá hủy rồi dẫn đến tử vong. 1.2. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tim mạch Hầu hết các bệnh lý tim mạch sẽ gây nên các triệu chứng sau: - Đau tức ngực. - Mạch đập nhanh hoặc không đều. - Bị phù nề ở nhiều vùng trên cơ thể. - Khó thở. - Đau ở bên ngoài ngực. 1.3. Vai trò của tầm soát bệnh lý tim mạch Hầu hết mọi người thường bỏ qua các triệu chứng trên đây, chỉ khi chúng gây cảm giác rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thì mới thăm khám. Đây là lý do khiến cho nhiều trường hợp mắc bệnh tim mạch đến khi được điều trị thì đã ở giai đoạn phức tạp, quá trình chữa trị khó và hiệu quả thấp, nhiều biến chứng. Vì thế, khám tầm soát tim mạch định kỳ sẽ nhận diện được yếu tố nguy cơ để tìm hướng ngăn chặn, kiểm soát và điều trị hiệu quả. Đặc biệt, người có tiền sử bệnh tim thì càng cần thực hiện đúng lịch khám định kỳ để đề phòng những nguy cơ xấu. 2.1. Các nội dung cần khám khi khám tim mạch Nắm rõ nội dung khám tim mạch cần khám những gì sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tâm thế tốt hơn để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi. Hầu hết quá trình khám tim mạch tại các bệnh viện bao gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để xác định tình trạng sức khỏe và đưa ra hướng điều trị (khi có bệnh). Cụ thể, các nội dung thường có trong khám tim mạch gồm: - Khám lâm sàng: hỏi tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình, cân đo chiều cao và cân nặng, đo huyết áp,... - Chẩn đoán hình ảnh: + Điện tâm đồ: ghi lại hoạt động điện tim, xác định nguyên nhân đánh trống ngực, đau ngực. + Chụp X-quang tim phổi: tìm kiếm bất thường ở phổi, tim và các cơ quan lân cận. + Siêu âm tim: kiểm tra hoạt động và cấu trúc của tim để tìm kiếm dấu hiệu bất thường về nhịp đập, van tim, cơ tim,... - Xét nghiệm: + Công thức máu: cung cấp chỉ số có tác dụng đánh giá tổng trạng, phát hiện rối loạn về bạch cầu, thiếu máu, nhiễm trùng,... + Đo lượng đường trong máu. + Mỡ máu: đánh giá các chỉ số Cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và Triglyceride. + Acid Uric: nồng độ acid uric máu. + Chức năng thận: đo ure máu, Creatinine huyết thanh. + Men gan: qua chỉ số của 2 loại ezym là AST và ALT để đánh giá chức năng gan. + Phân tích chỉ số nước tiểu. + Điện tim Holter ECG: chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim, cơ tim phì đại, suy tim,... - Đọc kết quả và tư vấn phương pháp điều trị Sau khi có kết quả của những kiểm tra ở trên, người bệnh sẽ được bác sĩ đọc kết quả và tư vấn cụ thể cho những trường hợp cần điều trị. Tìm hiểu khám tim mạch cần khám những gì giúp người bệnh có được tâm thế chủ động khi tham gia quá trình này. Như vậy, để phát hiện sớm nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý tim mạch thì cách tốt nhất là khám tim mạch định kỳ. Độ tuổi thích hợp để thăm khám phụ thuộc vào yếu tố nguy cơ, tiền sử gia đình, chẩn đoán bệnh tim từ trước đó. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc các bệnh lý tim mạch nhưng người cao tuổi có nguy cơ lớn hơn. Do đó, phụ nữ sau tuổi mãn kinh và nam giới sau 45 tuổi nên thực hiện khám tim mạch định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ, có biện pháp xử lý hiệu quả. Đặc biệt, người sinh trưởng trong gia đình có người thân đã mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp thì từ độ tuổi 30 trở đi nên định kỳ thăm khám tim mạch để dự phòng nguy cơ mắc bệnh. Những người có thói quen sống không lành mạnh, nhức đầu kéo dài, nhanh sụt cân cũng cần khám tim mạch. Quá trình khám tim mạch sẽ giúp phát hiện ra rất nhiều bệnh lý tim mạch có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như: - Bệnh sa van hai lá. - Bệnh động mạch vành. - Bệnh hở/hẹp van tim. - Bệnh rối loạn nhịp tim như: cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhanh thất, chậm nhịp xoang, rung thất, block nhĩ thất,... - Thiếu máu cơ tim. - Cơ tim phì đại. - Nhồi máu cơ tim. - Thông liên nhĩ. - Thông liên thất. - Chứng fallot. - Bị tắc động mạch ngoại biên. - Eo động mạch chủ hẹp. - Buerger. - Viêm tĩnh mạch. - Bệnh Raynaud. - Bệnh suy tim. - Bệnh suy giãn tĩnh mạch. - Bệnh u tim. Những bệnh lý này đều diễn tiến âm thầm và hầu như chỉ được phát hiện ở giai đoạn trầm trọng. Vì thế, thăm khám tim mạch định kỳ là cách duy nhất để phát hiện sớm và kịp thời điều trị bất thường ở hệ tim mạch. 2.4. Một số lưu ý khi đi khám tim mạch Tìm hiểu khám tim mạch cần khám những gì còn giúp bạn biết chủ động chuẩn bị những yếu tố cần thiết phục vụ cho quá trình thăm khám như: - Ghi nhớ thông tin về tiền sử bệnh lý, triệu chứng đang gặp, các loại thuốc đang dùng. - Chuẩn bị và mang theo kết quả chụp, đơn thuốc,... đang dùng từ lần khám trước đó. - Nhịn ăn vào buổi sáng khám tim mạch để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. - Nếu đang điều trị tiểu đường thì buổi sáng ngày khám tim mạch không dùng insulin. - Không dùng chất kích thích hay đồ uống có cồn, hút thuốc trước khi khám.;;;;;Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu hiện nay. Tầm soát bệnh tim mạch tốt giúp chúng ta chủ động hơn với căn bệnh này. Bài viết dưới đây đề cập đến các yếu tố nhận biết giúp tầm soát bệnh tim mạch. Đau ngực Cơn đau thắt ngực là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch. Theo các bác sĩ, đau thắt ngực xảy ra khi các mạch máu nuôi tim bị hẹp và không thể cung cấp đủ máu, đủ oxy cho tim. Mỗi khi gắng sức, làm việc nặng nhọc hoặc xúc động, stress… người bệnh thường thấy cảm giác đè ép, tức khó chịu vùng ngực trái. Khi thấy có hiện tượng đau thắt ngực, bạn cần chủ động đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Đau thắt ngực là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tim mạch. Thở gấp, thở dốc Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra kiểu thở này nhưng đáng chú ý nhất là nguyên nhân do bệnh lý của tim và phổi. Nếu bạn thấy có hiện tượng này hãy đến với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán. Rối loạn nhịp tim Rối loạn nhịp tim là hiện tượng rất nhiều người gặp phải. Khi bị tim đập nhanh, loạn nhịp cần phải kiểm tra để chắc chắn rằng không có các bất thường nghiêm trọng và không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Choáng hay ngất Rất nhiều người bị choáng hay ngất xỉu bất thường. Nguyên nhân của các rối loạn này có thể do tim, não (động kinh) hay do các cơ chế điều hòa huyết áp và mạch phức tạp. Khám sức khỏe định kỳ là cách tầm soát bệnh tim mạch hiệu quả. Suy tim Suy tim có thể được phát hiện thông qua khám chuyên khoa. Đây là thuật ngữ được dùng cho các triệu chứng gây ra do suy giảm chức năng co bóp cơ tim như: Mệt mỏi, khó thở và phù. Có rất nhiều phương cách hiệu quả để điều trị nguyên nhân và triệu chứng của suy tim. Cao huyết áp Bị cao huyết áp lâu năm có thể gây ra các biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ… Mỡ máu Mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý tim mạch. Khám sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện bệnh và có biện pháp khắc phục tình trạng này. … Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Tim mạch là bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, bệnh hay gặp ở các nước các phát triển và đang phát triển. Nói bệnh nguy hiểm, gây tử vong hàng đầu là bởi bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy lên não và các bộ phận khác trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây ngưng trệ hoạt động ở các cơ quan, từ đó phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong. Đáng lưu ý là trước đây bệnh tim mạch hay gặp ở người cao tuổi, nhưng hiện nay lại có xu hướng trẻ hóa và gặp ở mọi độ tuổi. Người mắc bệnh tim mạch do nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng chủ yếu do chế độ sinh hoạt hàng ngày như béo phì, ít vận động, căng thẳng, chế độ ăn nhiều muối, giàu chất béo, hút thuốc lá, uống rượu bia… Hoặc do các bệnh lý như tăng huyết áp, đường máu, mỡ máu hay hội chứng chuyển hóa gây nên. Khi thấy dấu hiệu bất thường như khó thở, đau tức ngực, ho dai dẳng, khò khè, chán ăn, buồn nôn... Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, đây có thể là nguyên nhân gây các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như bệnh mạch vành, đột quỵ, động mạch ngoại biên, van tim hậu thấp, phình động mạch chủ bóc tách, cơ tim và nguy hiểm hơn là tử vong. Hai phương pháp đầu tay kiểm soát hiệu quả bệnh lý tim mạch Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử gia đình, dấu hiệu hoặc yếu tố nguy cơ của người bệnh để chỉ định xét nghiệm chẩn đoán phù hợp như điện tim, siêu âm tim, Holter, MRI/ chụp CT tim... Trong đó, Holter điện tâm đồ và Holter huyết áp là hai kỹ thuật đầu tay, cơ bản được bác sĩ Tim mạch chỉ định để chẩn đoán tình trạng rối loạn tim mạch, tăng huyết áp với nhiều ý nghĩa như sau: Holter điện tâm đồ: Là phương pháp ghi lại điện tâm đồ liên tục trong suốt thời gian người bệnh đeo máy. Dữ liệu ghi liên tục này cho biết nhiều thông số rất có giá trị như: tần số tim trung bình, chậm nhất/nhanh nhất, số lượng, mức độ nguy hiểm các rối loạn nhịp tim, các biến đổi, các dấu hiệu của bệnh tim thiếu máu cục bộ... Việc thực hiện Holter điện tâm đồ rất đơn giản bằng cách đến thực hiện đeo tại viện bởi bác sĩ chuyên khoa, sau bệnh nhân về nhà và khi đủ thời gian đeo thì quay lại bệnh viện tháo máy, nhận kết quả. Holter huyết áp: Là máy theo dõi huyết áp lưu động và tự động liên tục 24 giờ. Có khoảng hơn 70 lần đo trong 24 giờ, từ bảng kết quả đo và biểu đồ huyết áp dao động trong ngày, bác sĩ biết chính xác chỉ số huyết áp của người bệnh và biết được thời gian nào huyết áp tăng cao hoặc tụt xuống thấp để điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Holter huyết áp được thiết kế nhỏ gọn, người bệnh chỉ cần bỏ máy vào trong túi đeo bên hông nên dễ dàng mang theo mọi lúc mọi nơi, hoặc làm việc bình thường. Với những giá trị đem lại, Holter huyết áp, Holter điện tâm đồ được chỉ định rộng rãi trong các trường hợp cụ thể như: Holter huyết áp: Chỉ định để chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thai kỳ, tăng huyết áp ẩn dấu, tăng huyết áp giới hạn, đái tháo đường type I/ II, bệnh nhân lớn tuổi, đánh giá hạ huyết áp triệu chứng, huyết áp dao động bất thường, nghi ngờ “tăng huyết áp áo choàng trắng”... Holter điện tâm đồ: Chỉ định cho người có dấu hiệu rối loạn nhịp tim (ngất xỉu, chóng mặt không rõ nguyên nhân, hồi hộp trống ngực, khó thở, đau ngực... ), xác định mối liên quan giữa triệu chứng với các rối loạn nhịp tim, phát hiện các rối loạn nhịp tim không có triệu chứng ở những người bệnh bị nhồi máu cơ tim, suy tim, hay bệnh cơ tim phì đại nhằm đánh giá các nguy cơ tim mạch sau này, đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc chống loạn nhịp tim, chức năng của máy tạo nhịp tim và máy phá rung, chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ. Kiểm soát dễ dàng sức khỏe “trái tim” ngay tại nhà nhanh chóng - chính xác - tiện lợi Để kiểm tra sức khỏe của “trái tim”, có không ít người dân ngần ngại, hoặc lo lắng vì phải đến viện chờ đợi lâu, thủ tục rườm rà nên mất công, mất sức, hoặc có thể là chủ quan bỏ qua lịch kiểm tra định kỳ. Theo đó, bên cạnh phục vụ tại viện tất cả các trường hợp có nhu cầu kiểm tra, tầm soát bệnh lý tim mạch từ cơ bản đến chuyên sâu, Bệnh viện còn triển khai phục vụ kiểm tra tim mạch tại nhà bằng hai phương pháp: Holter huyết áp và Holter điện tim. Tùy theo nhu cầu và chỉ định của bác sĩ, khách hàng có thể lựa chọn một trong hai phương pháp này. Phạm vi áp dụng: Tất cả khách hàng có địa chỉ thuộc các quận nội thành Hà Nội như Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông. Chi phí dịch vụ: Holter điện tâm đồ: 750.000 VNĐ và Holter huyết áp: 550.000 VNĐ. Khách hàng được miễn phí công mắc và tháo Holter tại nhà. Quy trình dịch vụ: - Dịch vụ Holter tại nhà: Khách hàng được mắc máy Holter tại nhà, tháo Holter tại nhà và trả kết quả Holter tại nhà (kết quả bản mềm sau 0,5-2h, kết quả bản cứng tại nhà sau 24-48h). - Holter huyết áp: Thiết bị được khởi động ngay sau khi kết nối tại Bệnh viện, sau đó khách hàng về nhà và thực hiện đeo 24h. Sau khi kết thúc đeo Holter, khách hàng được bác sĩ tư vấn, đọc kết quả và tư vấn thực hiện tiếp các chỉ định chuyên sâu (nếu có), cũng như tư vấn hướng điều trị phù hợp.;;;;;Bệnh tim dễ điều trị hơn khi được phát hiện sớm, nếu bạn lo lắng về việc tiến triển bệnh tim, hãy nói chuyện với bác sĩ về các bước bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị bệnh tim, dựa trên các dấu hiệu hoặc triệu chứng mới xuất hiện mà bạn đang gặp phải, hãy đặt hẹn gặp bác sĩ. 1. Tổng quan Bệnh tim mạch là một loạt các tình trạng ảnh hưởng xấu đến tim. Bệnh tim mạch bao gồm:Bệnh mạch máu, như bệnh động mạch vành. Rối loạn nhịp tim. Bệnh tim bẩm sinh. Bệnh van tim. Bệnh cơ tim. Nhiễm trùng tim. Nhiều dạng bệnh tim có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng lối sống lành mạnh. 2.1 Các buồng và van của tim. Trái tim là một cái máy bơm. Đó là một cơ quan cơ bắp có kích thước bằng 1 nắm tay của bạn, nằm hơi bên trái so với giữa ngực. Trái tim của bạn được chia thành hai bên phải và trái.Phía bên phải của tim bao gồm tâm nhĩ phải và tâm thất phải. Nó nhận máu và bơm máu đến phổi thông qua các động mạch phổi.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và của CO2 từ máu vào không khí phế nang. Sau đó, máu giàu oxy sẽ đi vào phía bên trái của tim, bao gồm tâm nhĩ trái và tâm thất trái.Phía bên trái của tim bơm máu qua động mạch lớn nhất trong cơ thể (động mạch chủ) để cung cấp máu giàu oxy và chất dinh dưỡng nuôi khắp cơ thể.2.2 Van tim. Bốn van tim giữ cho máu của bạn di chuyển một cách hệ thống bằng cách chỉ đóng mở khi cần thiết. Để hoạt động tốt, các van phải được cấu tạo đúng cách, phải mở hết cỡ (không hẹp) và phải đóng chặt (không hở) để không bị rò rỉ. Bốn van là: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi.2.3 Nhịp tim. Tim đập bằng cách co bóp và thư giãn theo một chu kỳ liên tục.Trong khi co bóp (thì tâm thu), tâm thất của bạn co bóp, thất phải bơm máu đến phổi và thất trái sẽ bơm máu đi nuôi khắp cơ thể của bạn.Trong thời gian thư giãn (tâm trương), tâm thất phải nhận máu từ nhĩ phải và tâm thất trái nhận máu từ nhĩ trái.2.4 Hệ thống điện. Hệ thống dây điện trong tim giữ cho tim đập. Nhịp tim kiểm soát sự trao đổi liên tục của máu giàu oxy với máu nghèo oxy. Trao đổi này giúp cơ thể chúng ta tồn tại.Các tín hiệu điện bắt đầu ở buồng trên bên phải (tâm nhĩ phải) và đi qua các đường dẫn chuyên biệt đến tâm thất, truyền tín hiệu cho tim để tim co bóp. Hệ thống điện giữ cho tim đập theo nhịp điệu phối hợp và bình thường, giúp máu lưu thông 3. Các triệu chứng Kiểm tra sức khỏe định cũng là một trong những cách ,dự phòng bệnh tim mạch từ đó người bệnh có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Gói khám sức khỏe tổng quát Vip. Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt. Gói khám sức khỏe tổng quát toàn diện. Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn. Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.;;;;;Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có tới 17.2 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới tim mạch. Do vậy, mỗi người cần nắm được các cách phòng ngừa bệnh tim mạch để tự bảo vệ cho sức khỏe bản thân và những người thân yêu. 1. Tầm quan trọng của việc chủ động phòng tránh bệnh tim mạch Bệnh tim mạch bao gồm các bệnh: Suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp,... Đây là nhóm bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong.Đặc biệt, số người mắc bệnh tim mạch hiện ngày càng nhiều, tỷ lệ tử vong cũng ngày càng tăng cao. Do đó, mỗi người cần có biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, giảm tỷ lệ biến chứng, tử vong và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. 2. Tìm hiểu 10 cách phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả 2.1 Giao tiếp với nhiều người. Gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động giao tiếp với nhiều người bên ngoài được xem là liều thuốc giúp bạn giảm căng thẳng. Từ đó, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch đáng kể so với những người sống cô độc, ít giao tiếp. Đây là kết quả của 1 nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia đến từ Đại học Chicago.Nghiên cứu của đại học Harvard trên 1.300 người mạnh khỏe trong vòng 10 năm cho thấy những người có lối sống lạc quan, yêu đời và hay cười ít mắc các vấn đề về tim mạch hơn so với những người bi quan, ít cười.2.2 Tăng cường sử dụng acid folic. Một nghiên cứu được công bố trên British Medical Journal cho thấy những người sử dụng acid folic đều đặn mỗi ngày theo khuyến cáo thì có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn 16% so với những người thiếu chất này trong khẩu phần ăn. Do đó, bạn nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm giàu acid folic vào chế độ ăn hằng ngày như ngũ cốc, đậu, gan, trứng, rau lá xanh, hoa quả thuộc họ cam quýt,...2.3 Không hút thuốc lá. Những chất độc hại có trong khói thuốc dễ làm tổn thương các mạch máu và tim, gây xơ vữa động mạch. Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tim đập nhanh và tăng huyết áp, khiến mỡ tụ lại trong thành mạch, đóng cục và làm tắc nghẽn mạch máu. Đó là lý do chúng ta không nên hút thuốc lá để hệ tim mạch luôn khỏe mạnh.2.4 Chăm chỉ vệ sinh răng miệng. Việc chăm chỉ sử dụng nước súc miệng, đánh răng thường xuyên và đúng cách sẽ làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng. Điều đó có hiệu quả vượt trội trong việc giảm thiểu nguy cơ đột quỵ tim.2.5 Phòng ngừa bệnh tim mạch bằng cách sử dụng tỏi. Ngoài tác dụng làm giảm cholesterol và các bệnh nhiễm trùng thì tỏi còn giúp giảm thiểu tình trạng tổn thương tim ở bệnh nhân sau phẫu thuật tim và người bị nhồi máu cơ tim. Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy những động vật được sử dụng tỏi hằng ngày ít bị các gốc tự do tấn công vào tim hơn.2.6 Sử dụng chocolate đen. Cacao trong chocolate đen có chứa các flavonoid giúp máu lưu thông tốt và không bị vón cục. Ít nhất 30% chất béo trong chocolate là acid oleic, có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Đây cũng là 1 chất béo đơn không bão hòa được tìm thấy trong dầu oliu. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên sử dụng chocolate đen vì nó có chứa nhiều flavonoid.2.7 Sử dụng mật ong. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois đã phát hiện ra rằng trong mật ong có chứa nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp phòng chống được các bệnh tim mạch. Những người dùng mật ong đều đặn ít mắc bệnh tim mạch hơn so với những người không sử dụng. Trong khi đó, những người thường dùng đường có nồng độ cholesterol HDL (cholesterol tốt) bị giảm đi, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn. Do đó, nếu được thì bạn nên thay đường bằng mật ong khi cần.2.8 Phòng ngừa bệnh tim mạch bằng cách tránh khí COPhần lớn những vật dụng sinh hoạt trong gia đình như máy giặt, máy sấy,... đều có thể gây rò rỉ một lượng nhỏ khí monoxide carbon (CO) trong nhà. Trong khi một lượng lớn khí CO có thể gây tử vong trong vài giờ thì việc tiếp xúc với một lượng nhỏ khí CO trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ vón cục máu, dẫn tới các tai biến tim mạch. Để phòng ngừa nguy cơ này, bạn nên đảm bảo không gian sinh hoạt của gia đình mình luôn thông thoáng và sử dụng thêm các thiết bị phát hiện khí CO trong phòng ngủ.2.9 Phòng bệnh béo phì, chăm tập thể thao. Những người bị béo phì dễ mắc bệnh tim vì tim phải làm việc cật lực hơn để nuôi dưỡng các tế bào trên cơ thể. Lâu dần, tim sẽ suy yếu đi. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh tim thì mỗi người nên xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp, giữ cân nặng đạt chuẩn, tránh béo phì.Bên cạnh đó, việc luyện tập thể dục thể thao điều độ cũng giúp điều hòa huyết áp, tim mạch và giúp tim co bóp tốt hơn. Do vậy, để có vóc dáng đẹp và tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bạn nên chọn những môn thể thao phù hợp với sức khỏe, luyện tập đều đặn mỗi ngày.2.10 Khám sức khỏe thường xuyên. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát huyết áp, hàm lượng đường trong máu, hàm lượng cholesterol trong máu, điều trị các bệnh có nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch,... là ưu tiên quan trọng để bạn tránh mắc phải bệnh tim mạch. Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Nếu có các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao,... thì bạn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên hơn, kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.Áp dụng các cách phòng ngừa bệnh tim mạch kể trên sẽ giúp mỗi người có sức khỏe tốt, vóc dáng chuẩn, không còn lo lắng tới nguy cơ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu có các dấu hiệu mắc bệnh tim mạch, bệnh nhân nên đi khám ngay để được chẩn đoán xác định và có hướng điều trị tích cực, kịp thời.
question_63916
Công dụng thuốc Sharazol 40
doc_63916
Sharazol 40 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày -thực quản (GERD), viêm loét đường tiêu hóa, phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid hoặc tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger-Ellison),...Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc và công dụng thuốc Sharazol 40. Thuốc Sharazol 40 do công ty dược phẩm Sharon Bio-Medicine Ltd. - ẤN ĐỘ sản xuất. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột.Đóng gói 1 hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.Thành phần chính của thuốc là Pantoprazole Sodium hàm lượng 40mg: Đây là chất ức chế chọn lọc bơm proton, về cấu trúc hóa học là dẫn xuất của benzimidazol. Có tác dụng ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton do tác dụng chọn lọc trên thành tế bào dạ dày, giúp Sharazol 40 tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác. 2. Công dụng thuốc Sharazol 40 Tỉ lệ liền sẹo (làm lành vết loét) của Sharazol 40 có thể đạt 95% sau 8 tuần điều trị.Thuốc Sharazol 40 rất ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp dạ dày.Thuốc Sharazol 40 được chỉ định trong điều trị:Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD).Loét đường tiêu hóa.Phòng ngừa loét do tác dụng phụ của thuốc kháng viêm không steroid.Tình trạng tăng tiết bệnh lý (hội chứng Zollinger-Ellison). 3. Hướng dẫn dùng thuốc Sharazol 40 Cách dùng:Bạn nên uống thuốc trực tiếp. Ngày uống 1 lần vào 1 giờ trước khi ăn bữa sáng. Nuốt nguyên viên Sharazol 40, không được nghiền hoặc nhai.Liều dùng:Tùy vào mục đích điều trị bệnh để quyết định liều lượng dùng Sharazol 40 phù hợp nhất:Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD):Liều thường dùng: 20-40mg x 1 lần/ ngày trong 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần.Liều duy trì: 20-40mg mỗi ngày.Trường hợp tái phát: 20mg/ ngày.Viêm loét đường tiêu hóa:Liều thường dùng: 40mg x 1 lần/ ngày. Thời gian điều trị từ 2-4 tuần đối với loét tá tràng hoặc 4-8 tuần đối với loét dạ dày lành tính.Diệt Helicobacter pylori: Dùng phác đồ trị liệu phối hợp bộ 3 1 tuần (1-week triple therapy): Pantoprazol 40mg x 2 lần/ ngày kết hợp với Clarithromycin 500mg x 2 lần/ ngày và Amoxicillin 1g x 2 lần/ ngày hoặc Metronidazol 400mg x 2 lần/ ngày.Phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid. Liều 20mg/ ngày.Hội chứng Zollinger - Ellison:Liều khởi đầu: 80mg/ ngày. Có thể dùng liều lên đến 240mg/ ngày. Nếu dùng trên 80mg/ ngày, nên chia làm 2 lần.Bệnh nhân suy gan:Liều tối đa: 20mg/ ngày hoặc 40mg/ ngày đối với liều cách ngày.Bệnh nhân suy thận:Liều tối đa: 40 mg/ngày. Người bệnh quá mẫn với Pantoprazol hoặc dẫn xuất benzimidazol khác (như Esomeprazol, Lansoprazol, Omeprazol và Rabeprazol). 5. Tác dụng phụ của thuốc Sharazol 40 Các triệu chứng ngoài ý muốn có thể xuất hiện khi dùng thuốc Sharazol 40 bao gồm:Phổ biến:Mệt mỏi, đau đầu;Buồn nôn, đầy hơi và đau bụng trên;Tiêu chảy nhẹ;Ban da và mày đay;Đau cơ và đau khớp.Ít gặp:Suy nhược, choáng váng và chóng mặt.Ngứa.Tăng enzym gan.Hiếm gặp:Toát mồ hôi, tình trạng khó chịu, phù ngoại biên, phản vệ.Ban dát sần, rụng tóc, mụn trứng cá, phù mạch, viêm da tróc vảy và hồng ban đa dạng.Viêm miệng, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi. Nhìn mờ và chứng sợ ánh sáng.Mất ngủ, tình trạng kích động, ngủ gà hoặc ức chế, run, ù tai, nhầm lẫn, dị cảm và ảo giác.Tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt và giảm tiểu cầu.Liệt dương.Đái máu và viêm thận kẽ.Viêm gan, bệnh não ở người suy gan, vàng da và tăng triglycerid.Giảm natri trong máu.Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Sharazol 40 và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 6. Xử trí khi quên liều hoặc uống quá liều thuốc Quên liều:Nếu quên dùng 1 liều thuốc Sharazol 40, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều Sharazol 40 kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều Sharazol 40 kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.Không dùng gấp đôi liều Sharazol 40 đã quy định.Quá liều:Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường khi quá liều Sharazol 40 thì bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. 7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Sharazol 40 Khuyến nghị dùng Sharazol 40 dạng tiêm khi dùng đường uống không thích hợp.Trước khi điều trị với Pantoprazole, phải loại trừ khả năng loét dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản ác tính, vì có thể nhất thời làm lu mờ các triệu chứng của bệnh loét ác tính, do đó có thể làm chậm chẩn đoán.Không nên sử dụng Sharazol 40 cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.Bảo quản thuốc Sharazol 40 đúng cách: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, dưới 30 độ C, để xa tầm tay trẻ em, vật nuôi.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Sharazol 40, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Sharazol 40g điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
doc_22949;;;;;doc_17281;;;;;doc_28561;;;;;doc_41700;;;;;doc_39454
Esoragim 40 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, thành phần chính là Esomeprazol. Thuốc được dùng để điều trị trào ngược dạ dày - thực quản nặng, loét dạ dày - tá tràng, bệnh gây tăng tiết acid, phối với kháng sinh trong tiêu diệt vi khuẩn HP. Ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên, thuốc Esoragim 40 được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có viêm thực quản.Ở người lớn, thuốc Esoragim 40mg được sử dụng để điều trị loét dạ dày -t á tràng, trào ngược dạ dày - thực quản nặng (có biến chứng viêm loét thực quản do trào ngược), dự phòng loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid, tiêu diệt vi khuẩn HP khi kết hợp với kháng sinh, các bệnh lý gây tăng tiết acid (trong đó có hội chứng Zollinger-Ellison). 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Esoragim 40 Esoragim 40 được uống ít nhất 1 giờ trước bữa ăn, nuốt nguyên viên thuốc với nước, không được nhai hoặc nghiền nát.Với trẻ từ 12 tuổi trở lên dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có viêm thực quản với liều 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày trong 4 tuần liên tục, có thể điều trị thêm 4 tuần nếu vẫn chưa khỏi bệnh.Liều dùng cho người lớn được phân loại dựa vào loại bệnh như sau:Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng có viêm thực quản: 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày, trong 4 tuần liên tục, có thể điều trị thêm 4-8 tuần nếu vẫn chưa khỏi bệnh. Trong trường hợp bệnh rất nặng, có thể tăng liều lên 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày.Điều trị loét dạ dày-tá tràng do vi khuẩn HP: Liều kết hợp với Amoxicillin và Clarithromycin gồm Esoragim 40 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày, trong 10 ngày; Amoxicillin 1g/ lần, 2 lần/ ngày; Clarithromycin 500mg/ lần, 2 lần/ ngày trong 10 ngày.Dự phòng loét dạ dày-tá tràng do dùng thuốc NSAIDs liều 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày.Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison liều khởi đầu 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày, sau đó điều chỉnh tùy vào mức độ tăng tiết dạ dày, đa số được kiểm soát ở liều từ 80-160mg/ ngày, với liều trên 80mg/ ngày cần chia làm 2 lần uống.Với bệnh nhân suy gan nặng thì không được dùng quá 20mg/ ngày, suy gan nhẹ đến trung bình thì không cần giảm liều.Người suy thận và người cao tuổi không cần giảm liều so với liều tiêu chuẩn. 3. Chống chỉ định của thuốc Esoragim 40mg Thuốc Esoragim 40mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:Trẻ em dưới 12 tuổi.Người mẫn cảm với Esomeprazole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.Không dùng đồng thời với Nelfinavir, Atazanavir. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Esoragim 40mg Một số điều cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc Esoragim 40mg gồm:Thuốc có thể giảm triệu chứng nôn ra máu, khó nuốt, đại tiện phân đen, và các triệu chứng cảnh báo ung thư khác. Từ đó, làm cho việc chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa chậm trễ.Với người điều trị dài hạn (trên 1 năm) cần theo dõi cẩn thận vì việc điều trị dài hạn làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng như viêm teo dạ dày, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, loãng xương, giảm magnesi máu.Nguy cơ mắc viêm thận kẽ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong quá trình điều trị và thường do một phản ứng quá mẫn vô căn.Giảm hấp thu vitamin B12 do giảm hoặc thiếu acid dịch vị, điều này cần xem xét khi điều trị dài hạn.Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú vì chưa có nhiều kinh nghiệm lâm sàng cho những trường hợp này. 5. Tác dụng phụ của thuốc Esoragim 40mg Trong quá trình sử dụng, thuốc Esoragim 40mg có thể gây ra một số tác dụng phụ gồm:Thường gặp (ADR > 1/100):Triệu chứng toàn thân gồm đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.Triệu chứng tiêu hóa gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100):Triệu chứng toàn thân gồm mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ, phát ban, ngứa.Mắt: rối loạn thị giác.Hiếm gặp (ADR < 1/1000):Triệu chứng toàn thân gồm nhạy cảm với ánh sáng, phù ngoại biên, sốt, đổ mồ hôi, co thắt phế quản, mày đay, phù mạch, sốc phản vệ.Hệ thần kinh trung ương gồm kích động, lo âu, lú lẫn, ảo giác.Huyết học gồm giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.Gan gồm tăng enzym gan, vàng da, viêm gan, suy gan.Hệ tiêu hóa gồm rối loạn vị giác.Hệ cơ xương gồm đau khớp, đau cơ.Hệ tiết niệu gồm viêm thận kẽ.Da gồm viêm da, ban bọng nước, hội chứng stevens-johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc. 6. Tương tác thuốc Có thể xảy ra tương tác không mong muốn nếu sử dụng Esoragim 40mg đồng thời với các thuốc sau:Dùng đồng thời với Atazanavir, Nelfinavir, Clopidogrel có thể làm giảm tác dụng của những thuốc này.Dùng đồng thời với Warfarin và các dẫn chất khác của Coumarin có thể gây tăng INR dẫn đến chảy máu bất thường và tử vong, vậy nên cần theo dõi nghiêm ngặt chỉ số INR trong quá trình điều trị. Dùng đồng thời với các chất ức chế protease có thể dẫn đến thay đổi sự hấp thu của chúng.Dùng đồng thời với Tacrolimus có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của nó. Do đó, nếu sử dụng thì trong quá trình điều trị cần theo dõi sát nồng độ tacrolimus và chức năng thận (độ thanh thải creatinin) để điều chỉnh liều phù hợp.Có thể làm tăng nồng độ Methotrexat nên cân nhắc tạm dừng Esoragim 40.Dùng đồng thời với Ketoconazol, Itraconazol, Erlotinib, Digoxin,.. làm thay đổi khả năng hấp thu các loại thuốc này.Dùng đồng thời với các thuốc chuyển hóa qua CYP2C19 như Diazepam, Citalopram, Imipramin, Clomipramin, Phenytoin có thể làm tăng nồng độ esoragim 40.Dùng đồng thời với Voriconazol có thể gây tăng nồng độ Esoragim 40 gấp 2 lần, cần thận trọng khi dùng liều cao.Dùng đồng thời với Cilostazol có thể làm tăng nồng độ Cilostazol và chất sau khi chuyển hóa.Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Esoragim 40mg. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Esoragim 40mg theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;1. Công dụng của thuốc Hasanloc 40 Hasanloc 40 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá được đội ngũ chuyên gia đánh giá là giải pháp điều trị hiệu quả bệnh về đường tiêu hóa và một số tình trạng rối loạn khác. Trong mỗi viên nén Hasanloc 40 có chứa các thành phần dược chất dưới đây:Hoạt chất chính: Pantoprazol (dạng Pantoprazol natrium sesquihydrate) hàm lượng 40mg.Các tá dược khác: Mannitol, Natri carbonate, Lactose monohydrate, Kollidon K30, Magnesium stearate, HPMC 606, HPMC 615, Natri starch glycolate, PEG 6000, Eudragit L100, Talc, Oxyd sắt vàng và Titan dioxit.Hoạt chất chính Pantoprazol được biết đến là một chất ức chế chọn lọc bơm proton, có tác dụng nhanh trên màng tế bào dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng viêm loét và trào ngược acid dạ dày / thực quản mà không ảnh hưởng đến quá trình bài tiết dịch vị.Thuốc Hasanloc 40 là thuốc kê đơn dùng trong các trường hợp cụ thể dưới đây:Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc tình trạng loét đường tiêu hoá.Điều trị bệnh lý tăng tiết acid (hội chứng Zollinger Ellison) hoặc viêm thực quản trào ngược.Dùng phối hợp với thuốc kháng sinh giúp điều trị tình trạng nhiễm Helicobacter pylori (HP).Phòng ngừa nguy cơ loét đường tiêu hoá do dùng thuốc kháng viêm không steroid.Không sử dụng thuốc Hasanloc 40 cho các trường hợp dưới đây khi chưa có chỉ định của bác sĩ:Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với Pantoprazol hay bất kỳ thành phần tá dược nào trong thuốc.Tuyệt đối không sử dụng thuốc Hasanloc 40 cho người bị suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.Chống chỉ định tương đối cho phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc nuôi con bằng sữa mẹ. 2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Hasanloc 40 2.1 Liều lượng sử dụng thuốc Hasanloc 40Liều dùng thuốc Hasanloc 40 theo khuyến nghị là 40mg / lần / ngày. Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào bệnh tình của mỗi người, cụ thể:Loét dạ dày & trào ngược dạ dày thực quản: Điều trị bằng thuốc Hasanloc 40 trong vòng 4 – 8 tuần.Loét tá tràng: Điều trị bằng thuốc Hasanloc 40 trong vòng 2 – 4 tuần. Đa số bệnh nhân có thể đạt được kết quả sau 2 tuần trị liệu.Viêm loét thực quản: Điều trị trong vòng 8 tuần và có thể cân nhắc thêm một đợt điều trị 8 tuần nữa.Hội chứng tăng tiết acid dịch vị: Dùng liều khởi đầu 40mg / lần x 2 lần / ngày. Nếu cần thiết có thể tăng liều và duy trì điều trị liên tục cả năm.Loét dạ dày tá tràng & nhiễm HP: Có thể kết hợp dùng Hasanloc 40 cùng với thuốc kháng sinh trong vòng 1 tuần. Dựa trên đánh giá kiểu kháng thuốc, bác sĩ có thể khuyến nghị bệnh nhân áp dụng một trong số các phác đồ sau:Dùng phối hợp Hasanloc 40 cùng thuốc kháng sinh trong 7 – 14 ngày. Nếu cần phải chữa lành vết loét thêm với Pantoprazol, bệnh nhân cần chú ý đến liều khuyến nghị dùng trong điều trị loét dạ dày và tá tràng.Bệnh nhân bị suy gan nặng cần giảm liều thuốc xuống 40mg / ngày, dùng 2 ngày / lần và phải thường xuyên theo dõi men gan trong quá trình điều trị. Nếu nhận thấy men gan tăng cao thì nên dừng uống thuốc ngay.Bệnh nhân cao niên hoặc bị suy thận cần dùng dưới 40mg / ngày. Trừ trường hợp áp dụng liệu pháp phối hợp kháng sinh nhằm diệt HP, bệnh nhân cao tuổi vẫn nên dùng liều Pantoprazol 40mg / lần x 2 lần / ngày trong vòng 7 ngày.2.2 Hướng dẫn sử dụng thuốc Hasanloc 40Thuốc Hasanloc 40 được bào chế dưới dạng viên nén, do đó thuốc sẽ được dùng bằng đường uống. Khi uống, bệnh nhân nên nuốt nguyên viên thuốc, tránh nhai hoặc nghiền nát thuốc. Ngoài ra, không nên uống Hasanloc 40 cùng với các loại nước ngọt có gas, bia, rượu hay các chất kích thích khác.Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Hasanloc 40 trước khi dùng và tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh liều và thời gian dùng thuốc để ngăn ngừa nguy cơ gây ra các ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị. Trong một số trường hợp nhất định, việc sử dụng thuốc Hasanloc 40 có thể khiến bệnh nhân vô tình gặp phải các tác dụng phụ ngoại ý dưới đây:Phản ứng phụ thường gặp: Khô miệng, mệt mỏi, ban da, nhức đầu, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, đau cơ / khớp, táo bón hoặc tiêu chảy.Phản ứng phụ ít gặp: Choáng váng, suy nhược, mất ngủ, chóng mặt, tăng enzym gan hoặc ngứa.Phản ứng phụ hiếm gặp: Phù ngoại biên, toát mồ hôi, phản vệ, viêm da tróc vẩy, trứng cá, phù mạch, rụng tóc, rối loạn tiêu hoá, viêm miệng, dị cảm, nhầm lẫn, ảo giác, ù tai, mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa acid, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, vàng da hoặc viêm gan.Theo nghiên cứu cho thấy, hầu hết các phản ứng phụ gây ra bởi thuốc Hasanloc 40 thường nhẹ và có thể biến mất sau khi ngừng điều trị. Tuy nhiên, một số triệu chứng hiếm gặp có nguy cơ kéo dài dai dẳng và diễn tiến trầm trọng nếu bệnh nhân không điều trị sớm. Do đó, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào trong quá trình dùng Hasanloc 40, bạn cần báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt để có cách khắc phục. Khi điều trị bằng thuốc Hasanloc 40, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ, đồng thời dùng thuốc hiệu quả hơn:Tránh sử dụng thuốc Hasanloc 40 phối hợp với kháng sinh để diệt HP cho những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận / gan ở mức độ trung bình – nặng.Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá, chẳng hạn như chứng khó tiêu liên quan đến thần kinh cần thận trọng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc Hasanloc 40.Trước khi điều trị bằng Hasanloc 40, việc loại trừ khả năng viêm thực quản ác tính hoặc loét dạ dày ác tính là điều rất cần thiết bởi thuốc có thể làm lu mờ nhất thời các triệu chứng của tình trạng loét ác tính, dẫn đến chẩn đoán bệnh chậm.Khuyến nghị dùng Pantoprazol dạng tiêm khi đường uống không phù hợp với bệnh nhân.Kiểm tra kỹ chất lượng của thuốc trước khi sử dụng, nếu có dấu hiệu nấm mốc, chảy nước hoặc thay đổi màu sắc của viên thuốc thì cần tránh dùng thuốc.Tránh để trẻ tiếp xúc với thuốc khi không có sự giám sát của người lớn nhằm đề phòng nguy hiểm.Để đảm bảo giữ chất lượng thuốc tốt nhất, bạn nên bảo quản thuốc Hasanloc tại nơi khô ráo, thoáng mát và có độ ẩm phù hợp. Theo nghiên cứu cho biết, thuốc Hasanloc 40 có nguy cơ xảy ra tương tác khi dùng phối hợp cùng các loại thuốc dưới đây:Hoạt chất Pantoprazol trong thuốc Hasanloc có thể làm giảm acid dịch vị và độ hấp thu của các loại thuốc như Digoxin hoặc Ketoconazol nếu dùng cùng lúc với nhau.Pantoprazol chuyển hóa tại gan thông qua hệ enzyme cytochrome P450. Tuy vậy vẫn chưa có báo cáo cụ thể về sự tương tác lâm sàng giữa hoạt chất này với các chất chuyển hoá cùng hệ, chẳng hạn như Carbamazepine, Diazepam, Glibenclamide, Diclofenac, Phenytoin, Nifedipine, Warfarin, Theophylline, Metoprolol và một số loại thuốc tránh thai đường uống.Ngoài ra, một số chất hoặc thuốc khác chưa được đề cập đến cũng có khả năng xảy ra phản ứng tương tác với Hasanloc 40. Tốt nhất, để ngăn ngừa nguy cơ này, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc hiện đang sử dụng, trong đó bao gồm cả vitamin, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hoặc thảo dược tự nhiên.;;;;;Vexprazole 40 là thuốc đường tiêu hóa, hoạt chất chính là Pantoprazole có tác dụng giảm tiết acid trong dạ dày do ức chế bơm proton. Thuốc thường được dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản và loét đường tiêu hóa. Vexprazole 40 (Pantoprazole) là thuốc đường tiêu hóa thường được dùng trong trường hợp trào ngược dạ dày - thực quản và loét đường tiêu hóa. Dạng bào chế của thuốc là viên nén bao tan trong ruột, hàm lượng 40mg Pantoprazole. Ở dạng bào chế này, lượng hoạt chất bên trong được bảo vệ không tiếp xúc với acid dịch vị trong dạ dày mà sẽ tan ra tại ruột non và giải phóng thuốc cho quá trình hấp thu.Hoạt chất Pantoprazole trong thuốc có tác dụng ức chế bơm proton ( enzym H+/K+ - ATPase ) có trên bề mặt tế bào thành dạ dày, ngăn cản sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. Vì vậy thuốc có tác dụng ức chế tiết acid ngay cả khi dạ dày bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào. Nhờ cơ chế đó thuốc vexprazole 40mg được dùng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm loét đường tiêu hóa, hội chứng Zollinger-Ellison gây tăng tiết bệnh lý, phòng ngừa viêm dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID).Mặt khác, Vexprazole 40 không được phép chỉ định đối với các trường hợp sau:Người có tiền sử dị ứng với Pantoprazol hoặc các dẫn xuất benzimidazol như rabeprazol, omeprazol, lansoprazol, esomeprazol.Phụ nữ đang cho con bú. 2. Cách dùng và liều lượng thuốc Vexprazole 40mg 2.1. Cách dùng. Uống thuốc với nước chín, nguyên cả viên thuốc, không được nhai, bẻ viên thuốc.Bạn nên dùng thuốc trước bữa ăn từ 30 đến 60 phút.2.2. Liều lượng. Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD): uống 20-40 mg/1 lần/ ngày, điều trị trong 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần, liều duy trì: 20-40 mg mỗi ngày. Liều điều trị tái phát tái phát: 20mg/ngày.Loét đường tiêu hóa: đối với loét tá tràng dùng liều 40mg x 1 lần/ngày (từ 2-4 tuần). Loét dạ dày lành tính dùng liều 40mg x 1 lần/ngày (từ 4 -8 tuần).Diệt Helicobacter pylori: Dùng kết hợp bộ ba 3 thuốc: Vexprazole 40mg x 2 lần/ngày kết hợp với clarithromycin 50mg x 2 lần/ngày và amoxicillin 1g x 2 lần/ngày hoặc metronidazol 400 mg x 2 lần/ngày. điều trị trong 3 tuần.Phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid: thường dùng liều 20mg/ngày.Hội chứng Zollinger - Ellison: 80mg/ngày chia uống 2 lần. Có thể dùng liều lên đến 240 mg/ngày.Bệnh nhân suy gan: liều tối đa: 20 hoặc 40mg/ngày uống cách ngày.Bệnh nhân suy thận dùng liều tối đa: 40 mg/ngày. 3. Tác dụng phụ của thuốc Vexprazole 40 Thuốc Vexprazole 40mg có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như: nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, mày đay, đau cơ, đau khớp. Một số ít trường hợp gặp phải tình trạng ban sẩn, mụn trứng cá, viêm da tróc vảy, rụng tóc, viêm miệng, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ngủ gà. Xét nghiệm có thể thấy tăng men gan, tăng bạch cầu ưa acid, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.Bạn cần báo ngay với các bác sĩ/dược sĩ có chuyên môn khi thấy các dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc. 4. Tương tác của thuốc và những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Vexprazole 40mg Khi sử dụng kết hợp Vexprazole 40 với các loại thuốc như ampicillin ester, ketoconazol, muối sắt, ... thì khi độ p. H dạ dày tăng lên có thể làm tăng hoặc làm giảm khả năng tương tác và mức độ hấp thu của thuốc.Sử dụng đồng thời Vexprazole 40 và thuốc warfarin có nguy cơ chảy máu bất thường và tử vong do làm tăng thời gian prothrombin.Thuốc sucralfat có thể làm chậm quá trình hấp thu và làm giảm sinh khả dụng của thuốc Vexprazole 40 do đó, bạn nên uống thuốc Vexprazole 40 trước khi uống thuốc sucralfat ít nhất 30 phút.Sử dụng thuốc trong thời gian dài, đặc biệt nếu dùng liều cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, hạ magie huyết nặng. Cần loại trừ khả năng loét đường tiêu hóa ác tính trước khi dùng thuốc vì thuốc có thể che lấp triệu chứng do đó làm muộn chẩn đoán.Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 18 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Hiện nay bạn có thể dễ dàng mua được thuốc Vexprozole 40 ở tại rất nhiều hiệu thuốc và bệnh viện. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc, nên trao đổi với bác sĩ để có những chỉ định phù hợp và tuân thủ đúng hướng dẫn.;;;;;Thuốc Haxium 40 được bào chế dưới dạng viên nang cứng, có hoạt chất là esomeprazol, thuộc nhóm ức chế bơm proton, được sử dụng phổ biến trong dự phòng và điều trị loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc tăng tiết acid dịch vị 1. Công dụng của thuốc Haxium 40 Thuốc Haxium 40 có tác dụng ức chế bơm proton trên tế bào viền của dạ dày, dẫn tới ức chế giai đoạn cuối cùng của quá trình tiết acid dịch vị và làm giảm tiết acid dịch vị ở dạ dày do mọi nguyên nhân.Bênh nhân có thể được kê đơn Haxium điều trị loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản với những triệu chứng đặc trưng như ợ nóng, ợ rát, ợ chua, đau bụng thượng vị. Bạn có thể được dùng Haxium để dự phòng nguy cơ loét tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa nếu được đánh giá là nguy cơ cao (ví dụ: Có tiền sử loét tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa và được kê đơn các thuốc gây kích ứng hoặc tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa hay xuất huyết tiêu hóa).Thuốc cũng có thể được chỉ định điều trị các vấn đề liên quan tới tăng tiết acid dịch vị hoặc dự phòng xuất huyết dạ dày tái phát hay được phối hợp với các thuốc khác trong điều trị nhiễm H.pylori.Mặc dù, Haxium 40 được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe khá phổ biến nhưng bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ thăm khám, đánh giá, tư vấn và kê đơn. Không nên sử dụng thuốc của người khác cho những triệu chứng tương tự. Việc chẩn đoán bệnh và điều trị không đúng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. 2. Cách sử dụng và liều dùng của thuốc Haxium 40 Hoạt chất của Haxium không bền trong môi trường acid dịch vị, nên thuốc được bào chế ở dạng vi hạt bao tan trong ruột, giúp hoạt chất tránh được sự phân hủy tại dạ dày và chỉ giải phóng ở ruột non.Bệnh nhân cần uống thuốc nguyên viên, không nhai nghiền để đảm bảo không phá hủy cấu trúc vi hạt bao tan trong ruột, giúp thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Thuốc nên được uống trước ăn khoảng 1h hoặc sau ăn 2h. Thông thường, bạn có thể được bác sĩ, dược sĩ tư vấn dùng thuốc ngay khi ngủ dậy, trước bữa sáng 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ vào ban đêm.Với dạng bào chế viên nang cứng chứa vi hạt bao tan trong ruột hàm lượng 40mg, Haxium được khuyến cáo sử dụng cho người lớn ở mức liều 40mg x 1-2 lần/ ngày tùy theo chỉ định và đáp ứng của cơ thể.Hoạt chất esomeprazole có nhiều hàm lượng phù hợp với các chỉ định ở mức liều thấp hơn (10mg hay 20mg) hoặc các chỉ định dành cho trẻ em. Tuy nhiên, Haxium 40 không được khuyến cáo mở nang để chia liều trong những trường hợp này.Thuốc có thể được dùng kéo dài từ 7 ngày đến nhiều tuần, khi có chỉ định, bệnh nhân không nên tự ý ngừng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát bệnh trong thời gian ngắn. Thuốc Haxium 40 có tác dụng ức chế bơm proton trên tế bào viền của dạ dày 3. Tác dụng phụ có thể gặp của Haxium 40 Không phải tất cả mọi người bệnh đều gặp phải tác dụng phụ của thuốc và không phải tất cả các tác dụng phụ của thuốc đều xảy ra đối với một người bệnh. Thông thường, Haxium được dung nạp khá tốt. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau đầu, buồn ngủ, đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, khô miệng, táo bón hoặc tiêu chảy trong khi sử dụng thuốc.Trường hợp các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, ví dụ như dị ứng thuốc, bạn cần tới bệnh viện ngay để được thăm khám và xử trí kịp thời.Khi cần dùng thuốc kéo dài, ví dụ lâu hơn 1 – 3 năm, cơ thể có thể bị giảm hấp thu các vitamin và khoáng chất. Bác sĩ có thể kiểm tra để đánh giá các vấn đề xương khớp, nồng độ vitamin B12, nồng độ magie trong máu cho bạn. Do đó, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc theo hẹn với bác sĩ để đảm bảo được chăm sóc và tư vấn kịp thời. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Haxium 40 Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, tình trạng có thai, cho con bú và các thuốc đang sử dụng tại nhà để đảm bảo được kê đơn tối ưu và an toàn.Thuốc có thể tương tác với các thuốc khác, bao gồm: thảo dược, thực phẩm chăm sóc sức khỏe,... Do đó bạn nên trao đổi với bác sĩ, dược sĩ khi cần dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào.Các triệu chứng bệnh có thể chưa thuyên giảm hoặc hết hẳn sau vài ngày đầu dùng thuốc, bạn cần kiên trì sử dụng thuốc theo đơn kê. Nếu các triệu chứng bệnh nặng lên hoặc không thuyên giảm sau liệu trình điều trị, bạn cần trao đổi với bác sĩ và tái khám để được tư vấn và xử trí kịp thời.;;;;;Zuzafox 40 có thành phần chính là hoạt chất Esomeprazole (dưới dạng Esomeprazole magnesium trihydrate) hàm lượng 40mg. Esomeprazole trong Zuzafox 40 là một dạng đồng phân S của Omeprazol, có tác dụng ức chế quá trình bài tiết acid theo một cơ chế tác động chuyên biệt ở tế bào thành dạ dày. Lưu ý cả 2 dạng đồng phân R và S của Omeprazol đều có tác dụng dược lực học tương tự nhau.Esomeprazole trong thuốc Zuzafox 40 là một chất mang tính kiềm yếu, khi vào môi trường acid (ống tiểu quản chế tiết của tế bào thành dạ dày) sẽ được tập trung biến đổi thành dạng có hoạt tính. Tác dụng chính của Zuzafox 40 là ức chế men H+K+-ATPase (hay còn gọi là bơm proton) bài tiết dịch acid ở điều kiện cơ bản lẫn khi chịu kích thích.Các nghiên cứu cho thấy, sau 5 ngày sử dụng Esomeprazole đường uống với liều 20mg và 40mg cho độ p. H trong dạ dày duy trì trên 4 trong thời gian trung bình tương ứng là 13 và 17 giờ mỗi ngày ở bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng. Tác động này của Esomeprazole cũng tương tự khi dùng theo đường tiêm tĩnh mạch.Khi sử dụng thuốc Zuzafox 40, có đến 78% trường hợp viêm thực quản do trào ngược được chữa lành sau thời gian điều trị 4 tuần và tăng lên 93% sau 8 tuần uống thuốc. Trong quá trình điều trị bằng Zuzafox 40, các nghiên cứu ghi nhận hiện tượng tăng nồng độ gastrin huyết thanh đáp ứng với sự giảm bài tiết acid dịch vị. 2. Công dụng của Zuzafox 40 Sản phẩm Zuzafox 40 được chỉ định điều trị cho các trường hợp mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản gây viêm thực quản và/hoặc có triệu chứng trào ngược nặng.Tuy nhiên sản phẩm Zuzafox 40 chống chỉ định sử dụng ở các đối tượng sau:Tiền sử quá mẫn với Esomeprazole, các hoạt chất nhóm benzimidazoles khác hoặc quá mẫn với thành phần tá dược của Zuzafox 40;Chống chỉ định dùng đồng thời Zuzafox 40 với Nelfinavir. 3. Liều dùng, cách dùng thuốc Zuzafox 40 3.1. Liều dùng. Liều khuyến cáo của Esomeprazole ở người trưởng thành:Hỗ trợ làm lành viêm thực quản: 20 hoặc 40mg (1⁄2 đến 1 viên Zuzafox 40), ngày uống 1 lần trong thời gian 4 đến 8 tuần. Sau đó có thể duy trì ở liều 20mg (1⁄2 viên Zuzafox 40), ngày uống 1 uống trong thời gian không quá 6 tháng;Điều trị trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng: 20mg (1⁄2 viên Zuzafox 40), mỗi ngày uống 1 lần trong thời gian 4-8 tuần.Liều dùng Esomeprazole ở trẻ em 12 đến 17 tuổi:Điều trị ngắn hạn trào ngược dạ dày thực quản: 1⁄2 đến 1 viên Zuzafox 40, mỗi ngày uống 1 lần trong thời gian tối đa 8 tuần.Liều Esomeprazole cho trẻ 1 đến 11 tuổi:Điều trị ngắn hạn trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng: 10mg, ngày uống 1 lần trong thời gian tối đa 8 tuần;Làm lành viêm thực quản bào mòn: Trẻ dưới 20kg sử dụng liều 10mg, uống 1 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Trẻ cân nặng trên 20kg dùng liều 10 hoặc 20mg trong thời gian 8 tuần.Liều dùng Esomeprazole trong một số trường hợp đặc biệt:Hạn chế nguy cơ loét dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): 20 hoặc 40mg, ngày uống 1 lần trong thời gian lên đến 6 tháng;Diệt vi khuẩn Helicobacter pylori và hạn chế nguy cơ tái phát loét tá tràng: Esomeprazole 40mg, ngày uống 1 lần, kết hợp Amoxicillin 1000mg, ngày uống 2 lần và Clarithromycin 500mg, ngày uống 2 lần. Thời gian điều trị là 10 ngày;Tăng tiết acid dạ dày do hội chứng Zollinger-Ellison: 40mg (1 viên Zuzafox 40), ngày uống 2 lần;Điều trị duy trì sau khi dùng Esomeprazole dạng tiêm để ngăn ngừa tái xuất huyết loét dạ dày: 40mg (1 viên Zuzafox 40), ngày uống 1 lần trong thời gian 4 tuần;Các trường hợp suy gan nặng không được dùng Esomeprazole quá 20mg/ngày.3.2. Cách dùng thuốc Zuzafox 40Bệnh nhân nên uống Zuzafox 40 lúc bụng đói, tốt nhất là 1 giờ trước khi ăn;Bệnh nhân cần nuốt nguyên viên thuốc Zuzafox 40, không được nhai hay nghiền nát;Với bệnh nhân khó nuốt có thể hòa tan viên thuốc Zuzafox 40 trong nửa ly nước (không chứa carbonate), sau đó khuấy cho tan hoàn toàn và uống ngay lập tức hoặc trong vòng 30 phút. 4. Tác dụng phụ của thuốc Zuzafox 40 Các tác dụng ngoại ý thường gặp của thuốc Zuzafox 40 bao gồm: Đau đầu; đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn ói, táo bón...Một số phản ứng phụ ít gặp khi sử dụng Zuzafox 40: Viêm da, ngứa, nổi mày đay, choáng váng, khô miệng, nhìn mờ...Bên cạnh đó, thuốc Zuzafox 40 có thể dẫn đến một số tác dụng phụ hiếm gặp như: Phản ứng dị ứng hay quá mẫn như phù mạch, khó thở và thậm chí sốc phản vệ, hội chứng Stevens Johnson, đau cơ...Một số phản ứng ngoại ý đã được ghi nhận khi sử dụng Omeprazole và có thể xảy ra khi dùng Zuzafox 40, bao gồm:Cảm giác dị cảm, buồn ngủ hoặc mất ngủ, chóng mặt;Lú lẫn (có thể hồi phục), kích động, nóng nảy, trầm cảm và ảo giác;Nữ hóa tuyến vú;Viêm miệng và nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa;Giảm số lượng bạch cầu hay tiểu cầu, mất bạch cầu hạt hoặc nặng hơn là giảm toàn bộ 3 dòng tế bào máu;Biến chứng não gan ở bệnh nhân có tiền sử bệnh lý gan nặng;Viêm gan có hoặc không có triệu chứng vàng da;Suy gan; 5. Tương tác thuốc của Zuzafox 40 Zuzafox 40 có thể tương tác với các hoạt chất sau:Ketoconazole, Itraconazole;Muối sắt;Digoxin;Diazepam, citalopram, imipramine, clomipramine;Phenytoin;Warfarin hoặc dẫn xuất coumarin khác;Cisapride;Clarithromycin.Thuốc Zuzafox 40 là thuốc kê đơn, do đó để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Khi có bất cứ thắc mắc nào về thuốc này cũng cần tham vấn ý kiến bác sĩ.
question_63917
Tái nhiễm covid lần 2 có nặng hơn lần 1?
doc_63917
Tái dương tính là tình trạng mà người mắc Covid-19 có thời gian kéo dài mang virus SARS-Co. V-2. Một số người có thể đã mang trong mình virus kéo dài nhiều tuần. Những trường hợp này dù khi xét nghiệm cho kết quả dương tính nhưng đa số không có khả năng lây truyền cho người khác sau 2 tuần nhiễm virus.Tái nhiễm Covid-19 là tình trạng mà người bệnh sau khi mắc Covid-19 đã khỏi bệnh, sau một khoảng thời gian lại nhiễm lại. Vì mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau nên một số người sau khi nhiễm bệnh hoặc sau khi tiêm vaccine sẽ có hệ thống miễn dịch bảo vệ khá lâu. Tuy nhiên, một số người lại có nồng độ kháng thể bảo vệ cơ thể bị giảm sút nhanh chóng nên dẫn đến khả năng tái nhiễm Covid-19 nhanh hơn.Đặc biệt là với những người tái nhiễm là một biến chủng virus có đặc tính kháng nguyên khác hẳn so với chủng lần đầu tiên bị nhiễm nên khiến cho kháng thể bảo vệ của lần nhiễm trước không còn có hiệu quả với chủng nhiễm lần thứ 2 này.Ngoài việc có những người lần thứ nhất chiễm chủng Delta, lần thứ hai nhiễm chủng Omicron thì trên thực tế đã có những báo cáo y khoa ghi nhận rằng còn có trường hợp người bệnh lần trường đã nhiễm chủng Omicron BA.1 thì sau đó vẫn bị tái nhiễm với biến chủng BA.2. Thông thường, với những người bị tái nhiễm thường sẽ có biểu hiện lâm sàng nhẹ hơn so với những người chưa được tiêm vaccine mà lại bị nhiễm bệnh lần đầu.Tuy nhiên, cũng có 1 tỷ lệ nhất định người bị tái nhiễm có diễn biến nặng. Vì vậy, việc điều trị sẽ căn cứ vào tình hình diễn biến cụ thể của mỗi người bệnh. Với những người có các biểu hiện nhẹ thì chỉ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sau đó tiến hành điều trị các triệu chứng nếu có.Với những người không may có diễn biến nặng thì sẽ được điều trị theo các cơ chế sinh bệnh của mỗi biểu hiện và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu người bệnh có tình trạng nguy kịch.Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc biết được rằng tái nhiễm Covid lần 2 có nặng hơn lần 1 không. Đồng thời hiểu được rằng, mỗi người cần phải tiêm đầy đủ Vaccine phòng ngừa Covid 19 và tuyệt đối tuân thủ quy tắc 5K để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và hạn chế tối đa việc lây nhiễm Covid-19.
doc_56135;;;;;doc_53225;;;;;doc_29419;;;;;doc_48382;;;;;doc_60449
Đột quỵ lần 2 là tình trạng tái phát trở lại của cơn đột quỵ. Như đã biết, đột quỵ xảy ra khi não bộ bị tổn thương, có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề. Đột quỵ có thể tái phát nếu các nguyên nhân gây cơn đột quỵ không được xử trí hiệu quả. Không những vậy, đột quỵ lần 2 có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn đợt 1 và khó điều trị hơn rất nhiều. Cùng tìm hiểu, đột quỵ lần 2 có nguy hiểm không và cách phòng ngừa bệnh tái phát trong bài viết dưới đây. Đột quỵ xảy ra do vỡ mạch máu não (chiếm 10-20%) hoặc tắc mạch máu não (chiếm khoảng 80%) làm dòng máu nuôi dưỡng não bị ngưng trệ, các tế bào não bị tổn thương do không được cung cấp đủ máu và oxy. Nguyên nhân chủ yếu là do các cục máu đông, làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu lên não, các cục máu đông này phần lớn được hình thành do quá trình xơ vữa động mạch. Cholesterol cao làm tích cụ các mảng bám trên thành động mạch, lâu ngày chúng “vón cục” tạo thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não. Theo nghiên cứu cho thấy, sau đột quỵ các vùng não lành (chưa bị tổn thương) sẽ tăng cường hoạt động để bù đắp cho phần não bị tổn thương, điều này dẫn đến tăng sinh các gốc tự do nhiều hơn. Khi các gốc tự do tiếp tục tấn công các tế bào thần kinh và mạch máu sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát trở lại. Vòng xoắn bệnh lý khiến người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn, nếu không có biện pháp xử trí kịp thời và hiệu quả, biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa các yếu tố có nguy cơ gây ra thì đột quỵ vẫn có thể tái phát. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy, khoảng 1/3 số bệnh nhân đột quỵ hàng năm là đột quỵ thứ phát. Tỉ lệ tái phát đột quỵ lần 2 ở bệnh nhân đã từng bị đột quỵ lần đầu chiếm khoảng từ 3% đến 23% trong năm đầu và từ 10% đến 53% trong 5 năm sau. Chính vì vậy, đột quỵ lần 2 có diễn ra hay không, nặng hay nhẹ còn tùy thuộc rất nhiều vào việc xử trí và phòng ngừa và kiểm soát nguyên nhân gây đột quỵ ngay từ lần đầu. Đột quỵ hoàn toàn có thể tái phát lần 2 nếu không kiểm soát tốt các bệnh lý nguyên nhân Gần 90% người bị đột quỵ nếu không được xử trí hiệu quả có thể để lại các di chứng nặng nề về sau. Trong đó khoảng 1/3 số người bị đột quỵ sau đó bị liệt nửa người. Sau khoảng 6 tháng, gần 2/3 bệnh nhân không tự làm chủ được các hoạt động bình thường. Gần 1/5 số bệnh nhân đột quỵ bị mất tiếng nói sau tai biến. Sau cơn đột quỵ thứ nhất, đột quỵ lần 2 thường để lại di chứng nặng nề hơn và chi phí điều trị cho lần đột quỵ sau cũng cao hơn rất nhiều so với lần trước. Đột quỵ không chỉ tái phát 2 lần, nó có thể tái phát 3 đến 4 lần thậm chí nhiều hơn. Các tổn thương não ở những lần đột quỵ sau cũng nghiêm trọng hơn và khó có thể phục hồi lại như lúc ban đầu. – Rối loạn nhận thức nặng nề – Liệt chân tay, không thể đi lại hoặc thậm chí không thể nuốt hay tự chủ vệ sinh được – Nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với lần đầu – Liệt toàn thân, nằm liệt giường Đột quỵ lần 2 có thể gây rối loạn nhận thức, liệt nửa người thậm chí nằm liệt giường Việc phục hồi của người bệnh sau tai biến mạch máu não còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu bệnh nhân bị đột quỵ lần 2 mà không được cấp cứu kịp thời, dẫn đến tình trạng tiến triển nặng hơn, thậm chí khiến bệnh nhân hôn mê sâu mới đưa đến bệnh viện thì lúc đó việc điều trị, phục hồi là rất khó khăn, khả năng để lại các di chứng nặng nề cao. Bạn nên tham khảo thời gian vàng trong cấp cứu người bị đột quỵ (là từ 3-6 giờ sau khi cơn đột quỵ xuất hiện) Đối với những trường hợp được cấp cứu kịp thời, vẫn có cơ hội có thể phục hồi tùy thuộc vào tình trạng tổn thương não và tình hình sức khỏe của người bệnh, cần kết hợp với tập luyện vật lý trị liệu có thể dần đi đứng trở lại và dần dần khôi phục. Có thể nói, khả năng phục hồi của người bệnh dựa vào 3 yếu tố. – Sơ cấp cứu đúng cách, kịp thời gian – Điều trị các bệnh lý liên quan, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tái phát – Luyện tập và phục hồi hiệu quả sau đột quỵ lần 2 4. Cách phòng ngừa đột quỵ tái phát lần 2 4.1. Kiên trì điều trị các bệnh lý nền – giúp phòng ngừa đột quỵ lần 2 Đối với những bệnh nhân đã bị đột quỵ cần được xác định nguyên nhân đột quỵ do đâu để có biện pháp phòng ngừa đột quỵ lần 2. Các yếu tố có nguy cơ cao gây đột quỵ tiên phát như mỡ máu cao (cholesterol cao), huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường,… nếu chưa giải quyết dứt điểm những yếu tố này, đột quỵ có thể sẽ tái phát. Những người mắc bệnh lý mạn tính cần kiên trì điều trị, tuyệt đối phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc hay sử dụng các loại thuốc khác không theo chỉ định. 4.2. Tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm – phòng ngừa đột quỵ lần 2 Một ví dụ như đối với những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp như cao huyết áp thì cần phải theo dõi thường xuyên. Khi thấy huyết áp cao lên bất thường hay hạ dần ổn định thì cần thăm khám để được điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị sao cho phù hợp. 4.3. Thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng – phòng ngừa đột quỵ lần 2 Để phòng ngừa đột quỵ “ghé thăm”, bạn cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh như: – Tăng cường tập thể dục, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng khả năng phục hồi hiệu quả hơn. Bạn có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, hoặc các hoạt động ngoài trời như đi bộ, chạy bộ nhẹ nếu có thể. Hạn chế tập các môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức quá nhiều. – Làm các công việc nhẹ nhàng vừa sức – Tránh căng thẳng, stress, mất ngủ, thức khuya – Không ăn nhiều mỡ động vật, đồ ăn nhiều chất ngọt, chất đường, bột – Không ăn thức ăn quá mặn nhiều mắm muối – Không nên uống các loại đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích – Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin từ các loại rau củ, hoa quả – Duy trì cân nặng, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần giảm cân – Nên giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, hạn chế những nơi có gió lùa và tuyệt đối không nên tắm vào ban đêm. Thay đổi lối sống lành mạnh là phương pháp hiệu quả không chỉ giúp giảm nguy cơ đột quỵ lần 2 mà còn điều trị tốt các bệnh lý nền liên quan;;;;;Tái nhiễm là trường hợp những người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh nhưng sau đó lại nhiễm lại. Nguyên nhân nằm ở mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau. Một số trường hợp sau khi nhiễm bệnh hoặc sau tiêm vắc-xin có miễn dịch bảo vệ khá lâu. Số khác lại có nồng độ kháng thể bảo vệ sụt giảm nhanh, dẫn tới khả năng tái nhiễm nhanh hơn.Những trường hợp tái nhiễm COVID-19 thường có diễn biến lâm sàng nhẹ hơn so với người chưa được tiêm và nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân tái nhiễm COVID-19 nhưng có diễn biến nặng. Đặc biệt, trong trường hợp lần nhiễm sau là do 1 biến chủng virus có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng trước thì kháng thể của lần nhiễm trước sẽ có hiệu quả bảo vệ thấp hơn trên chủng sau.Đã có những trường hợp lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm biến chủng Omicron. Cũng có trường hợp bệnh nhân lần trước nhiễm biến chủng Omicron BA.1, sau đó lại tái nhiễm với biến chủng Omicron BA.2.Những người có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao là:Người có tình trạng miễn dịch suy giảm, khả năng sinh kháng thể trung hòa thấp;Người có tình trạng phơi nhiễm thường xuyên hơn so với những người áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm tốt. Ngoài câu hỏi F0 tái nhiễm có lây không, nên làm gì để phòng nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cũng là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm.Theo khuyến cáo của các chuyên gia, F0 khỏi bệnh sẽ có kháng thể trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của virus SARS-Co. V-2. Lượng kháng thể của mỗi người khác nhau vì nó phụ thuộc vào cơ thể, bệnh nền,...Tuy nhiên, nếu kháng thể không đủ mạnh, người mới khỏi bệnh lại chủ quan, không tuân thủ các biện pháp phòng lây nhiễm, tiếp xúc với 1 F0 khác mang biến chủng mới,... thì sẽ có nguy cơ tái nhiễm. Do đó, biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa tái nhiễm COVID-19 là mọi người cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc 5K, hạn chế đưa tay lên mắt - mũi - miệng, kể cả khi đã khỏi bệnh.Đồng thời, dù là F0 đã khỏi bệnh thì vẫn nên tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19 theo liều khuyến cáo của Bộ Y tế. Điều này đảm bảo tăng khả năng bảo vệ sức khỏe và tránh nguy cơ tái nhiễm cho bệnh nhân.Như vậy, với câu hỏi F0 tái nhiễm có lây không thì đáp án là: Có. Nguyên nhân vì lúc này bệnh nhân được xem là 1 lần phát bệnh mới và vẫn có khả năng phát tán virus bình thường. Do vậy, mỗi người đều cần chú ý tuân thủ các quy định phòng chống lây nhiễm để giảm nguy cơ tái nhiễm COVID-19 xuống mức thấp nhất.;;;;;Tai biến mạch máu não lần 2 là tình trạng có thể xảy ra bất cứ khi nào nếu người bệnh không được điều trị và chăm sóc tốt. Điều đáng nói, tai biến lần 2 sẽ diễn ra với hậu quả nghiêm trọng hơn và việc điều trị cũng khó khăn hơn rất nhiều. Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về những tác hại của cơn tai biến lần 2 tới sức khỏe người bệnh và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương do mạch máu ở não bị tắc hoặc vỡ. Khi đó, oxy và chất dinh dưỡng sẽ không đủ để cung cấp cho não, khiến các tế bào não dần hoại tử, mất khả năng kiểm soát hoạt động của cơ thể và gây ra những di chứng nặng nề như: méo miệng, nói ngọng, liệt nửa người… Tai biến mạch máu não vốn là bệnh lý nguy hiểm bởi nguy cơ tử vong cao và những di chứng nặng nề để lại. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, tỷ lệ tái phát sau khi mắc tai biến mạch máu não chiếm khoảng 20% trong năm đầu tiên và 10 – 50% trong 5 năm tiếp theo. Đáng chú ý, cơn tai biến lần 2 luôn nguy hiểm hơn so với lần đầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt cuộc sống của người bệnh. Cụ thể đó là: 1.1 Tai biến mạch máu não lần 2 ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh Sức khỏe và thể chất của người bệnh thường bị suy giảm đáng kể sau cơn tai biến lần 2 với các biểu hiện như sau: – Mờ mắt, méo miệng, liệt nửa người. – Người bệnh bị hạn chế vận động do sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. – Dễ bị té ngã do thường xuyên cảm thấy chóng mặt gây mất thăng bằng. Biểu hiện này thường gặp ở những người cao tuổi. Đặc biệt, hiện nay có không ít trường hợp phải nằm một chỗ và phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc vì không thể đi lại hoặc hoạt động sau tai biến tái phát. – Việc nằm lâu một chỗ khiến cơ thể người bệnh dần trở nên suy nhược, luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Bên cạnh đó, nằm nhiều còn khiến người bệnh dễ có nguy cơ bị viêm, loét da. – Người bênh thường xuyên bị ốm, cảm hay viêm phổi. 1.2 Ảnh hưởng của tai biến mạch máu não lần 2 tới cuộc sống hàng ngày Các di chứng nặng nề của tai biến lần 2 cùng việc điều trị kéo dài thường khiến người bệnh thay đổi tâm lý, thường xuyên bứt rứt khó chịu, dễ cáu gắt. Đồng thời những người chăm sóc cũng trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, chi phí điều trị tốn kém và sự gián đoạn công việc có thể khiến người bệnh và người chăm sóc gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Không chỉ gặp những ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày, người bị tai biến mạch máu não còn chịu những tác động nhất định đến tâm lý. Họ dễ có nguy cơ bị trầm cảm, rối loạn lo âu. Thậm chí, nhiều người còn có suy nghĩ mình trở thành gánh nặng của cả gia đình và xã hội, không còn hứng thú với cuộc sống, luôn cảm thấy chán nản, buồn bã. Tai biến mạch máu não tái phát có thể gây những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. 2. Dấu hiệu nhận biết cơn tai biến lần 2 Khi người bệnh bị tai biến mạch máu não lần đầu đã được chữa khỏi và hồi phục được khoảng 1 năm mà không chú ý giữ gìn sức khỏe thì sẽ rất dễ tái phát tai biến lần 2. Tai biến lần 2 chắc chắn sẽ gây ra những triệu chứng ở mức độ nặng và dữ dội hơn, một vài triệu chứng điển hình đó là: – Đau đầu dữ dội, đột ngột – Không thể nói được – Cứng tay chân, không thể cử động được các khớp – Đột quỵ ngay tại chỗ Đau đầu đột ngột, dữ dội là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơn tai biến lần 2. 3. Tìm hiểu nguyên nhân gây tai biến lần 2 ở người bệnh Sau khi mắc tai biến mạch máu não ở lần đầu, người bệnh có thể vẫn còn một số bệnh lý khác trong cơ thể và chưa được kiểm soát tối ưu. Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra cơn tai biến lần 2. Một số bệnh lý có thể gây tái phát bệnh như: – Bệnh về huyết áp: Huyết áp cao hay thấp đều khiến mạch máu bị suy yếu, lượng máu lưu thông bị hạn chế. – Mỡ máu cao: Tai biến khiến dòng máu lưu thông chậm hơn, lâu dần sẽ tạo thành những mảng xơ vữa trong lòng mạch. Các mảng xơ vữa này rơi xuống dòng chảy gây hẹp lòng mạch, đồng thời gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. – Tiểu đường: Bệnh tiểu đường sẽ gây nên những tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Khi đó, các phân tử mỡ sẽ dễ dàng đi qua lớp nội mạc, kết hợp với chức năng tăng khả năng kết dính và xuyên qua thành của tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc, từ đó hình thành những mảng xơ vữa gây hẹp động mạch. – Các bệnh về tim mạch: Các bệnh lý về tim như hẹp van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim… có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim lên não. Khi máu không được bơm lên và đọng lại trong tim sẽ hình thành các cục máu đông và gây tai biến. Những bệnh lý trên theo thời gian có thể gây xơ vữa mạch máu và là tác nhân chính hình thành cục máu đông, là, tăng nguy cơ tái phát cơn tai biến. 4. Các biện pháp phòng ngừa cơn tai biến tái phát Tai biến xảy ra ở lần 2 thì cũng có thể có những lần tiếp theo. Số lần tái phát càng nhiều đồng nghĩa với nguy cơ tử vong càng cao và di chứng để lại càng nặng nề. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này, bệnh nhân và người chăm sóc cần áp dụng một số biện pháp sau: – Kiểm soát và điều trị triệt để các bệnh lý có thể là nguyên nhân gây tai biến như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch… – Uống thuốc theo đúng theo đơn và thực hiện tái khám đúng thời hạn. – Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất và cân đối. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tránh chất béo, chất kích thích, thực phẩm nhiều muối, đường, dầu mỡ và chế biến thành các món mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sinh tố… – Sau khi ra viện, bệnh nhân cần được luyện tập vận động tại nhà hoặc phòng tập để phục hồi chức năng, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát. Duy trì các bài tập phục hồi chức năng giúp phòng ngừa cơn tai biến tái phát. Tai biến mạch máu não lần 2 để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn gấp nhiều lần so với lần đầu. Do đó, để ngăn chặn cơn tai biến tái phát, nên kết hợp các biện pháp phòng ngừa trên nhằm tránh gặp phải tình trạng xấu nhất.;;;;;Dù bạn đã từng nhiễm virus SARS-Co. V-2 hay đã được tiêm vắc xin phòng bệnh, thì việc kiểm tra sức khỏe sau dịch vẫn rất cần thiết. Vì bệnh có thể tái nhiễm và tiêm vắc xin cũng không loại bỏ được 100% nguy cơ mắc bệnh. Hơn nữa, bệnh nhân đã được điều trị khỏi COVID-19 vẫn có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe trong tương lai và cần được chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. 1. COVID-19 có thể gây ra biến chứng nặng và nguy cơ tử vong Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Khi nhiễm virus SARS-Co V-2, khoảng 30% bệnh nhân không có triệu chứng và khoảng 70% bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng. Trong số những bệnh nhân có triệu chứng thì khoảng 80% bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, chóng mặt, ho, sốt, đau đầu, tức ngực, tim đập nhanh, thay đổi khứu giác, vị giác, ù tai, đau cơ khớp, chán ăn, buồn nôn, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, phát ban,… Phần lớn những bệnh nhân mắc bệnh với biểu hiện nhẹ thường đáp ứng điều trị tốt, thời gian khỏi bệnh cũng nhanh hơn so với trường hợp mắc bệnh thể nặng. Khoảng 15% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng, nhất là tình trạng khó thở. Điều đáng lo ngại là trong số những trường hợp có xuất hiện triệu chứng thì có khoảng 5% bệnh nhân có biến chứng nhanh, nguy kịch, chẳng hạn như suy hô hấp, suy đa cơ quan hay sắc nhiễm trùng. Những trường hợp này có nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì thế, cần có sự quan tâm đặc biệt đối với những bệnh nhân COVID-19 nặng để có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh nhằm hạn chế nguy kịch và nguy cơ tử vong. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những biến chứng nguy hiểm và nguy cơ tử vong do SARS-Co V-2 là độ tuổi. Những người trẻ tuổi thì nguy cơ gặp biến chứng và tử vong sẽ thấp hơn những người cao tuổi. Điều này có nghĩa là tuổi càng cao thì nguy cơ tử vong càng lớn, nhất là đối với nhóm đối tượng trên 65 tuổi. Không chỉ yếu tố tuổi tác mà một số yếu tố khác chẳng hạn như tình trạng béo phì, một số bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, hen suyễn, các bệnh lý tim mạch, bệnh phổi mạn tính,… cũng làm tăng nguy cơ biến chứng và tử vong do COVID-19. Hiện nay, tiêm vắc xin là cách hiệu quả để phòng ngừa nguy cơ mắc và lây lan COVID-19 và hạn chế nguy cơ dẫn đến tình trạng nguy kịch và tử vong do dịch bệnh. Đối với những người cao tuổi, những người có bệnh lý nền nói trên là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nặng nên cần được tiêm phòng bệnh sớm hơn. 2.1. Bạn có thể nhiễm virus SARS-Co Tiêm vắc xin COVID-19 là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi sự xâm nhập của virus SARS-Co V-2 sau khi tiêm. Sau mũi tiêm đầu tiên, cơ thể chúng ta cần khoảng 12 - 14 ngày để vắc xin phát huy tác dụng. Đối với mũi tiêm thứ 2, cơ thể cần 1 tháng để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu. Hơn nữa, tùy theo từng loại vắc xin mà hiệu quả sẽ đạt được có thể khác nhau. Bạn cần biết rằng, những loại vắc xin mà chúng ta đang đưa vào sử dụng trong cộng đồng có tác dụng khá hiệu quả với việc phòng chống virus, nhất là đối với những thể bệnh nặng. Những công dụng này có ý nghĩa rất lớn với những trường hợp có nguy cơ cao bị bệnh ở thể nặng như người cao tuổi hay người có bệnh lý nền,… Một số ít trường hợp đã được tiêm phòng bệnh nhưng vẫn nhiễm virus SARS-Co V-2 do bệnh nhân có thể nhiễm virus trước khi tiêm hoặc cơ thể chưa sinh ra lượng kháng thể đầy đủ để phòng chống virus hoặc lượng kháng thể sinh ra không đủ để chống chọi lại với lượng virus xâm nhập cơ thể. Chính vì những lý do trên, người được tiêm vắc xin vẫn có thể bị bệnh và có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác, mặc dù nguy cơ lây nhiễm là rất thấp. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người đã được tiêm vắc xin phòng bệnh vẫn cần thực hiện những biện pháp chống dịch theo thông điệp 5K của Bộ Y tế. 2.2. Kiểm tra sức khỏe sau dịch bệnh COVID-19 là rất cần thiết Như vậy, dù bạn đã mắc COVID-19 hay đã tiêm phòng COVID-19 thì khả năng tái nhiễm là vẫn có. Vì thế bất cứ ai trong chúng ta không nên chủ quan với đại dịch nguy hiểm này. Một vấn đề cũng khá quan trọng là một số bệnh nhân mắc bệnh và có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, họ vẫn cần thêm thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được hồi phục hoàn toàn. Đối với một số người bệnh ở thể nặng đã gặp phải những biến chứng nghiêm trọng hay từng trải qua cơn nguy kịch thì trong cơ thể họ vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong tương lai. Vì thế việc kiểm tra sức khỏe sau dịch là rất cần thiết. Virus SARS-Co V-2 chủ yếu gây ra những tổn thương ở phổi nhưng nó cũng có thể làm ảnh hưởng lâu dài đến những cơ quan khác như não, tim, gan, thận cũng như hệ thống mạch máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Một số trường hợp bệnh nhân ở thể nặng có những triệu chứng nghiêm trọng và đã phải trải qua những biện pháp chăm sóc tích cực, họ vẫn có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe như tình trạng suy nhược cơ thể, khó tập trung, rối loạn căng thẳng sau sang chấn.;;;;;Tuy nhiên, từ nửa cuối tháng 7/2022 đến nay, số ca bệnh COVID-19 ở Việt Nam có xu hướng tăng, số ca mắc vào viện tăng nhanh, nhiều trường hợp nặng và tử vong. Việt Nam cũng đã có các biến thể phụ của Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc như BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1.Ngoài ra, nhóm đối tượng cần cảnh giác còn có người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai và đặc biệt là người cao tuổi thường có nhiều bệnh kèm theo. Các nghiên cứu gần đây tại một số bệnh viện, người cao tuổi mang 3 bệnh nền trở lên có nguy cơ nhập viện gấp 5 lần so với người không mắc bệnh. Độ tuổi càng cao, tỷ lệ nhập viện và tử vong càng lớn. Một số người dùng thuốc điều trị COVID-19 như thuốc kháng virus, thuốc ức chế miễn dịch, thở oxy dòng cao... có thể làm nặng thêm bệnh mạn tính trên người cao tuổi. Do đó, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, tất cả mọi người phải nâng cao cảnh giác tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.Đặc biệt, các bác tuổi cao mắc các bệnh mạn tính cần tuân thủ điều trị, không được ngưng thuốc đột ngột và phải tái khám định kỳ. Người bệnh và người nhà cần biết các dấu hiệu trở nặng hay trường hợp cần phải cấp cứu hoặc gặp bác sĩ.
question_63918
Ngâm chân chữa rối loạn tiền đình có hiệu quả không?
doc_63918
1. Tác dụng của ngâm chân nước nóng Trong quan niệm của y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng được coi là một liệu pháp trị bệnh thông dụng nhất. Do bàn chân được ví như “trái tim thứ hai” của mỗi người, việc giữ ấm bàn chân và chăm sóc đúng cách là một cách giúp tăng cường sức khỏe đồng thời cải thiện đáng kể triệu chứng của một vài bệnh mãn tính. Ngâm chân nước nóng chính là một trong số những phương pháp đơn giản nhất, rẻ tiền nhất nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Với rất nhiều tác dụng mang lại cho bạn như:Cải thiện về tinh thần và trí não:Phương pháp ngâm chân nước nóng sẽ khiến con người được thư giãn sâu, giảm stress, áp lực và hồi phục sự cân bằng cảm xúc và suy nghĩ. Thêm nữa, phương pháp cổ truyền này còn giúp mang lại cho bạn cảm giác hài lòng, kiểm soát lo âu, tăng cường sự tập trung trí não, tăng cường mức năng lượng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.Tăng cường thể chất:Dùng nước nóng ngâm chân còn làm tăng lưu thông máu, giải độc và thậm chí còn bổ sung dinh dưỡng cho những vùng cơ thể cần chữa lành. Đây là phương pháp điều trị rất hiệu quả một số triệu chứng phổ biến như thay đổi hormone, huyết áp bất thường, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Tất cả những lợi ích trên sẽ giúp bạn tăng cường hoạt động và chức năng của hệ miễn dịch.Chữa trị các bệnh mãn tính:Có thể bạn chưa biết những thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mãn tính. Đặc biệt, khi ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân còn được áp dụng rất thành công để điều trị nhiều căn bệnh mạn tính khác nhau, từ tiểu đường cho đến đau cơ xơ hóa hay lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần giúp cải thiện hiệu quả hóa trị liệu cho những bệnh nhân ung thư.Giảm chứng mất ngủ:Duy trì thói quen ngâm chân nước nóng đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nếu kết hợp thêm xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân sẽ tạo được những tác động tích cực đến hệ thần kinh, điều hòa khí huyết, kích thích tuần hoàn máu và cân bằng cơ thể.Trị một số bệnh ngoài da:Phương pháp ngâm chân nước nóng kết hợp với muối có thể chữa trị hiệu quả một số bệnh nấm chân hoặc nấm móng chân.Khử mùi hôi chân:Không chỉ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn mà ngâm chân bằng nước nóng còn giúp bạn giải quyết được mùi hôi chân. Kết hợp ngâm chân nước nóng với một số loại thảo dược, tinh dầu khác sẽ mang lại cho bạn đôi chân sạch sẽ, thơm tho hơn. 2. Chữa rối loạn tiền đình bằng ngâm chân Tiền đình là một bộ phận thuộc hệ thần kinh trung ương, nằm ở phía sau hai bên ốc tai. Bộ phận này đóng vai trò giúp cân bằng cơ thể đồng thời giúp cho cơ thể duy trì trạng thái thăng bằng ở mọi tư thế khi hoạt động và phối hợp cử động các bộ phận như mắt, chân, tay, thân mình...Rối loạn tiền đình là tình trạng xảy ra khi quá trình truyền dẫn đến não bộ và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị hoạt động sai cách, hoặc có thể là do tình trạng tắc nghẽn bởi dây thần kinh số 8. Ngoài ra, trường hợp động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay bộ phận tai trong và não bị rối loạn cũng dẫn tới chứng rối loạn tiền đình.Ngày nay, có rất nhiều cách bao gồm cả Đông y và Tây y để điều trị hay cải thiện chứng rối loạn tiền đình. Nhưng đa phần với những người bị chứng rối loạn tiền đình ở mức độ nhẹ họ đều ưu tiên sử dụng các phương pháp Đông y và có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.Đứng đầu bảng trong số những cách điều trị rối loạn tiền đình và cải thiện triệu chứng hiệu quả đó chính là ngâm chân nước nóng. Như đã trình bày ở phần trên đây, ngâm chân nước nóng với rất nhiều tác dụng từ việc tạo cho người bệnh cảm giác sảng khoái, giảm stress, lưu thông máu, giải độc cho đến cải thiện triệu chứng của một số bệnh mạn tính. Không thể phủ nhận việc, chỉ với nguồn chi phí vô cùng nhỏ, việc áp dụng rất dễ dàng, thuận tiện cho người sử dụng... ngâm chân bằng nước nóng mang lại tác dụng to lớn cho người bệnh.Với những bệnh nhân bị chứng rối loạn tiền đình, luôn phải chịu cảm giác nôn nao, chóng mặt, khó giữ thăng bằng một trong những nguyên nhân gây nên chứng bệnh này đó chính là bởi máu huyết không được lưu thông. Ngâm chân sẽ giúp cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, cung cấp đủ lượng máu cho toàn cơ thể, đặc biệt là tuần hoàn máu não, giảm bớt các triệu chứng do hội chứng rối loạn tiền đình gây ra. Việc kích thích lưu thông máu chính là phương pháp chữa trị hữu hiệu, mang lại hiệu quả thiết thực, nhận thấy rõ cho người bệnh. Nhiều nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh, chỉ cần người bệnh ngâm chân bằng nước ấm không hoặc kết hợp với các loại thảo dược thường xuyên sẽ giúp cho lượng máu lưu thông đều đặn hơn. Sức khỏe người bệnh cũng nhờ đó mà được cải thiện nhanh chóng bởi lượng máu đã được vận chuyển lên não bộ.Thực hiện bằng cách:Chuẩn bị nước ấm từ 40 đến 45 độ C, một chậu vừa với bàn chân hoặc bồn ngâm chân.Ngâm chân khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày, nên thực hiện vào lúc 9 giờ tối trước khi đi ngủ, và phải xa bữa ăn ít nhất 1 giờ đồng hồ.Kết hợp với các động tác massage chân.Hết thời gian, lau khô chân sau mỗi lần ngâm. 3. Những lưu ý khi chữa rối loạn tiền đình bằng ngâm chân Để việc ngâm chân bằng nước ấm chữa rối loạn tiền đình đạt hiệu quả cao nhất, cần lưu ý những điều sau đây:Kết hợp ngâm chân và massage đôi chân của mình trong lúc ngâm chân để quá trình thư giãn não bộ, lưu thông mạch máu được tốt hơn.Thời gian ngâm với hỗn hợp hương liệu khoảng 15 phút. Ngâm với nước muối ấm thì khoảng 30 – 45 phút, không ngâm quá 1 tiếng. Với người già thì chỉ nên ngâm khoảng 15-20 phút.Chọn loại chậu ngâm chân bằng nhựa hoặc thùng gỗ, có bồn ngâm chân càng tốt.Người bị tiểu đường không nên tự ý ngâm chân do lớp da chân mỏng khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước. Ngoài ra người suy giãn tĩnh mạch, người bị tắc nghẽn động mạch cũng không nên ngâm chân. Tùy vào chứng bệnh của mình mà có thể thêm một số thảo dược vào ngâm chân nước ấm cùng cho hợp lý. Khi ngâm chân cần sự yên tĩnh, không nên vừa làm việc, cần để tinh thần thư giãn, thoải mái, kết hợp massage vùng chân để đạt hiệu quả tốt nhất.Không thực hiện ngâm chân chỉ lau rửa nhẹ nhàng, nhanh chóng khi vùng chân bị thương, viêm nhiễm, vết thương hở.
doc_6900;;;;;doc_46315;;;;;doc_2621;;;;;doc_38538;;;;;doc_5032
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Đôi chân được ví như một “huyệt đạo” quan trọng của cơ thể, chăm sóc đôi chân tốt sẽ góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe của bạn. Đặc biệt, ngâm chân nước nóng trước khi ngủ đem lại nhiều lợi ích bất ngờ. Không chỉ giúp máu huyết lưu thông tốt, giảm căng thẳng và lo âu mà còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. 1. Tác dụng bất ngờ của ngâm chân nước nóng trước khi ngủ Điều trị các bệnh mạn tính. Ngâm chân bằng nước nóng thường xuyên kết hợp với bấm huyệt là phương pháp điều trị một số bệnh lý như: Đái tháo đường, lạc nội mạc tử cung, các bệnh lý về cơ xương khớp. Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ có thể điều trị một số bệnh lý Trước khi đi ngủ, bạn cần chuẩn bị một thau nước nóng khoảng 40 - 50 độ C để ngâm chân. Có thể là nước sạch đun sôi hoặc nước thảo dược. Tuy nhiên, cần lưu ý công dụng của các vị thảo dược để lựa chọn thích hợp, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi lựa chọn các vị thuốc thêm vào nước ngâm chân của mình. Tuyệt đối không được dùng các loại nước có tính kích thích mạnh và ăn mòn.Dụng cụ ngâm chân có thể là thau, chậu làm bằng gỗ, sứ hoặc dùng các chậu bằng điện có tích hợp thêm các sóng siêu âm kích thích, đây là loại máy phổ biến trong giai đoạn gần đây và đang được bày bán tại các cửa hàng vật tư y tế, trên các trang mua sắm online. Loại chậu này có công dụng vượt trội hơn nhờ các sóng siêu âm kích thích giúp tăng lượng máu lưu thông, bên cạnh đó nhiệt độ của nước là chính xác vì máy có hiển thị nhiệt độ và nhiệt độ này được duy trì trong suốt quá trình trị liệu mà không bị nguội nhanh như các thiết bị truyền thống. Tư thế ngâm chân là ngồi thoải mái trên ghế, tốt nhất là ghế tựa và êm ái để tạo cảm giác thoải mái nhất có thể. Nên thực đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ, thời gian ngâm chân hiệu quả nhất là 10 – 15 phút. Nếu sài các dụng cụ ngâm chân truyền thống cần thử trước nhiệt độ nước trước khi ngâm để điều chỉnh cho phù hợp, không nên ngâm chân bằng nước quá nóng vì ngoài gây bỏng da còn làm cơ thể bạn toát nhiều mồ hôi trước khi ngủ, điều này là không tốt.Khi ngâm chân, nên ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi ngâm chân vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương: đởm, túc dương minh: vị, túc thái dương: bàng quang); 3 đường kinh âm (túc thái âm: tỳ, túc thiếu âm: thận, túc quyết âm: can); đồng thời, cũng là nơi có nhiều huyệt nguyên, huyệt tỉnh nên phải để nước ngập cổ chân cho thuốc tác động lên các huyệt đạo, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.Với lợi ích là ngâm chân nước nóng dễ ngủ, nên có rất nhiều người áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên, nếu là người già hoặc trẻ em thì cần có người trợ giúp vì những đối tượng này khó khăn trong quá trình pha nước cũng như dễ xảy ra các tai nạn trong khi ngâm chân. Cần theo dõi để kịp thời xử trí và hỗ trợ bất cứ lúc nào người thân bạn cần sự trợ giúp. Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn 3. Những cách ngâm chân cần tránh Tuyệt đối không được ngâm chân trong vòng 30 phút sau bữa ăn. Bởi vì lúc này cơ thể cần tập trung lượng máu đến hệ tiêu hóa giúp hấp thu thức ăn hiệu quả nhất. Nếu lúc này ngâm chân làm dồn lượng máu xuống chân thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cơ thể, lâu dài gây nên thiếu hụt chất dinh dưỡng, có thể gây ra suy dinh dưỡng.Nhiệt độ nước ngâm chân nên từ 40 đến 50 độ C, không nên dùng nước quá nóng. Bởi vì nhiệt độ nước ngâm chân quá cao vừa gây nên những tổn thương ở chân vừa làm tăng kích thước các mạch máu của bàn chân, ảnh hưởng đến phân bố tuần hoàn của cơ thể điều này ảnh hưởng xấu vì máu không tập trung cho những cơ quan quan trọng như tim, phổi, não.Không nên ngâm chân quá lâu. Nếu ngâm chân trên 20 phút cũng sẽ gây rối loạn phân bố tuần hoàn của cơ thể. Thêm vào đó vào mùa đông, nếu thời gian ngâm chân quá dài gây nên da khô và mẩn ngứa.Không nên ngâm chân trong những ngày hành kinh do lúc này cơ thể đang mệt mỏi và bị mất máu. Nên ưu tiên máu đến tử cung để hạn chế và giảm bớt đau bụng kinh.Sau khi ngâm chân xong không nên ngủ ngay mà cần lau khô và đợi chân cân bằng nhiệt độ với cơ thể.;;;;;Rối loạn tiền đình gây nhiều phiền toái cho người bệnh bởi những cơn hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng loạng choạng, suy giảm thị lực,… Bên cạnh việc thăm khám với bác sĩ nội thần kinh nhiều người lựa chọn chữa rối loạn tiền đình bằng xoa bóp bấm huyệt. Đây một cách để giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, hỗ trợ cải thiện hội chứng tiền đình. Rối loạn tiền đình là hội chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đây thực chất là hậu quả của sự rối loạn tích hợp tại bộ máy tiền đình và bộ phận thần kinh trung ương, làm mất khả năng giữ thăng bằng vốn có của tiền đình, khiến quá trình dẫn truyền thông tin tại hệ thống tiền đình bị rối loạn. Người bị rối loạn tiền đình thường có các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đi đứng loạng choạng, buồn nôn,… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cuộc sống và khả năng học tập, lao động của người bệnh. Rối loạn tiền đình là hậu quả của sự rối loạn tích hợp tại bộ máy tiền đình và bộ phận thần kinh trung ương, làm mất khả năng giữ thăng bằng vốn có của tiền đình 2. Cách chữa rối loạn tiền đình bằng xoa bóp bấm huyệt Rối loạn tiền đình là một hội chứng chứ không phải là bệnh. Việc thực hiện xoa bóp, bấm huyệt và tác động đến cột sống điều trị chứng rối loạn tiền đình là phương pháp trị liệu, phục hồi chức năng nhằm cải thiện dòng máu lưu thông lên não, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng rối loạn tiền đình giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu thuộc các trường hợp sau đây, bạn không được chữa rối loạn tiền đình bằng liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt: – Người bệnh đang có khối u – Đang mắc các bệnh ngoài da vùng đầu mặt – Người mắc bệnh ưa chảy máu – Đang sốt cao – Mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính 4. Các dạng xoa bóp, bấm huyệt điều trị rối loạn tiền đình Việc thực hiện xoa bóp, bấm huyệt giúp cải thiện dòng máu lưu thông lên não, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng rối loạn tiền đình. 4.1 Chải đầu Dùng các ngón tay cào nhẹ da đầu theo hướng chải thẳng và chải ngang, vừa chải vừa kéo nhẹ chân tóc. 4.2 Ấn day chân tóc là cách chữa rối loạn tiền đình bằng xoa bóp phổ biến Dùng đầu các ngón tay ấn vào da đầu và xoay nhẹ theo hình lò xo ở các vùng chân tóc, vùng thái dương. Kết hợp hỏi người bệnh, tìm các điểm đau và day ấn tại vùng điểm đau. Nếu tại điểm đau khi day ấn thấy khó chịu thì cần day nhanh và mạnh với thời gian ngắn 30-60 giây. Nếu điểm đau càng ấn càng thấy dễ chịu, cần ấn day nhẹ nhàng khoảng thời gian 2-3 phút. 4.3 Vỗ đầu Đặt hai bàn tay chập lại sử dụng thủ thuật chặt bằng ngón tay tác động lên vùng đầu. 4.4 Gõ đầu Sử dụng các ngón tay vỗ quanh đầu theo hai hướng ngược chiều nhau, vỗ thành vòng tròn. 4.5 Bóp đầu Sử dụng lực ở các đầu ngón tay, xoa bóp nhẹ nhàng theo hướng từ dưới lên trên, nhịp nhàng. 4.6 Rung Hai tay ôm lấy đầu và thực hiện rung theo tần số nhanh. Xoa bóp các huyệt đạo có thể giúp kích thích lưu thông máu, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình nhưng cần tham khảo các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn. 4.7 Kết hợp ấn các huyệt để chữa rối loạn tiền đình bằng xoa bóp – Bạch hội – Phong phủ – Giác tôn – Tam âm giao – Thượng tinh – Thiên trụ – Hợp cốc – Thái xung – Phong trì – Thái dương – Nội quan 5. Liệu trình điều trị rối loạn tiền đình bằng phương pháp xoa bóp Chữa rối loạn tiền đình bằng bấm huyệt, xoa bóp thường diễn ra trong khoảng 30 phút/lần/ngày. Một liệu trình điều trị từ 15-30 ngày, tùy thuộc theo mức độ và diễn biến của bệnh, có thể phải điều trị theo nhiều liệu trình. Người thực hiện nên là các bác sĩ, y sĩ được đào tạo về chuyên nghành y học cổ truyền và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh.;;;;;Suy giãn tĩnh mạch ở chân là tình trạng tĩnh mạch bị giãn rộng, kích thước lớn hơn bình thường. Hậu quả làm cho máu lưu thông một cách khó khăn, gây khó chịu cho người bệnh, phì đại thậm chí còn xuất hiện các cơn đau. Để giảm thiểu các cơn đau bạn có thể ngâm chân, xoa bóp hay mát xa cho chân cũng làm cải thiện tình trạng. 2. Một số phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân Do căn bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh nên đa phần mọi người thường chủ quan. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ dẫn đến các biến chứng làm cho diễn biến của bệnh trở nên phức tạp. Điều này gây thêm trở ngại cho quá trình điều trị. Tùy diễn biến của bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định nên điều trị bằng phương pháp riêng lẻ hay kết hợp.Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu hay thuốc hỗ trợ tĩnh mạch. Ngoài ra có thể sử dụng băng ép hay vớ chịu áp lực, tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh. Với những trường hợp bệnh nhân có tổn thương tĩnh mạch ở mức nông có thể tự biến mất từ 3-4 tuần, với ca nặng bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các phẫu thuật hoặc thực hiện kĩ thuật cắt bỏ tĩnh mạch bằng nhiệt từ sợi laser.Đối với những ca bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân do viêm tĩnh mạch sẽ được yêu cầu điều trị kết hợp kháng sinh với các loại thuốc chống viêm khác. Hiện nay, trên thị thường đã có các sản phẩm hỗ trợ điều trị và kem bôi tại chỗ có thể kết hợp để có kết quả điều trị tốt nhất. Từ xưa, người ta đã biết đến công dụng của việc ngâm chân và sử dụng khá phổ biến. Ngâm chân không chỉ cải thiện quá trình lưu thông của máu trong cơ thể mà còn cải thiện nội tiết. Hơn nữa phương pháp này còn giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và hệ thống thần kinh trung tâm. Không những vậy ngâm chân còn giúp tâm trạng được cải thiện, điều hòa phủ tạng, đồng thời có tác dụng phòng ngừa suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ và hơn hết là suy giãn tĩnh mạch ở chân.Tuy nhiên, để cho việc ngâm chân trở nên có hiệu quả, bạn nên chuẩn bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết. Đa phần mọi người sẽ chọn ngâm chân bằng nước nóng nhưng chúng chỉ giải quyết được những cơn đau tạm thời. Nếu sử dụng về lâu về dài sẽ làm cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân trở nên nặng hơn và các mạch máu giãn nhanh hơn.Gần đây, Viện Y khoa tại Mỹ đã công bố nghiên cứu cho rằng các bệnh nhân mắc chứng suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng nước lạnh để ngâm chân. Người bệnh nên ngâm chân với nước ở nhiệt độ 10 độ C trong khoảng 10 phút. Trong quá trình ngâm có thể thực hiện massage chân hoặc giẫm chân tại chỗ. Điều này có thể giúp cho các huyết quản co lại, các cơ quan trong cơ thể hoạt động tích cực hơn bởi sự điều tiết của chất dịch thần kinh. Với những trường hợp ngâm chân ở nhiệt độ 5 độ C chỉ nên thực hiện trong 5 phút.Việc ngâm chân chân có thể làm lùi các cơn đau, tuy nhiên không nên lạm dụng quá thường xuyên. Nguyên nhân do chân là bộ phận xa trung tâm nhất của cơ thể, lớp mỡ ở chân không đủ để giữ nhiệt. Chính vì vậy, việc ngâm chân trong nước lạnh quá lâu và thường xuyên có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe.Suy giãn tĩnh mạch ở chân có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau và ngâm chân là một ví dụ. Nhiều bác sĩ khuyến cáo nên kết hợp ngâm chân với sử dụng vớ y khoa trong quá trình điều trị. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến chế độ sinh hoạt và làm việc hàng ngày, không nên ngồi quá lâu hoặc đứng mãi ở một tư thế. Mặc quần áo bó sát cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch cần tránh.;;;;;Từ lâu gừng đã được biết đến có công dụng chữa hoa mắt, chóng mặt hiệu quả. Vì vậy, gừng tươi hay các sản phẩm từ gừng như bột gừng, trà gừng được sử dụng để điều trị triệu chứng ở người bị rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hay tắc nghẽn quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình. Nguyên nhân của rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ tổn thương dây thần kinh số 8, tổn thương mạch máu não, hay các tổn thương khác ở tai trong và não. Rối loạn tiền đình gồm có 2 loại:Rối loạn tiền đình ngoại biên: Đây là dạng bệnh lành tính khiến bệnh nhân bị chóng mặt khi thay đổi tư thế. Chóng mặt ở người bị rối loạn tiền đình ngoại biên thường thoáng qua, kèm nôn nhiều, nôn kéo dài, ù tai, nặng đầu, khó tập trung,... Trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân không thể đi đứng được.Rối loạn tiền đình trung ương: Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương là do thiểu năng tuần hoàn não. Bệnh nhân choáng váng, chóng mặt khi thay đổi tư thế, khiến việc đi đứng khó khăn, thỉnh thoảng còn kèm theo nôn ói.Rối loạn tiền đình với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ù tai, buồn nôn, mất khả năng giữ thăng bằng,... làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng lao động, làm việc của người bệnh. Do đó, việc chữa rối loạn tiền đình là hết sức cần thiết. 2. Tác dụng của gừng trong việc điều trị rối loạn tiền đình Theo Đông y, gừng có tính ấm nóng và được xem như là một loại thảo dược tự nhiên với khả năng kích thích máu lên não, nhờ vậy mà gừng có thể đẩy lùi buồn nôn nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, vị cay nồng của gừng cũng làm thuyên giảm các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt,... Vì vậy mà gừng trở thành một trong những bài thuốc chữa rối loạn tiền đình tại nhà.Sử dụng 1-1,5 gam gừng mỗi ngày giúp ngăn ngừa buồn nôn, chóng mặt. Hoạt chất Gingerol có trong gừng giúp kích thích lưu thông máu tới não và giảm chóng mặt hiệu quả. Tất cả bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ trước khi quyết định sử dụng gừng để chữa rối loạn tiền đình. Dưới đây là một số cách chữa rối loạn tiền đình bằng củ gừng tại nhà:3.1. Gừng tươi. Tiến hành gọt sạch vỏ nửa củ gừng tươi rồi xay nhuyễn. Sau đó, pha gừng tươi đã sơ chế với 2 cốc nước đun sôi để được một ly nước gừng với mùi thơm nhẹ nhàng, vừa giúp tinh thần sảng khoái, vừa giúp chữa hoa mắt chóng mặt ở bệnh nhân rối loạn tiền đình3.2. Bột gừng. Một nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng đa số những người sử dụng bột gừng đã cải thiện chóng mặt hiệu quả. Bệnh nhân rối loạn tiền đình khi xuất hiện cơn chóng mặt có thể pha 1000mg bột gừng vào nước và uống để giảm triệu chứng này tức thời.3.3. Trà gừng. Bên cạnh gừng tươi hay bột gừng thì trà gừng cũng là một cách chữa chóng mặt hiệu quả trong bệnh rối loạn tiền đình. Sử dụng gừng để pha trà bằng cách đun sôi trà rồi thả vài lát gừng tươi vào. Hương vị sẽ thơm ngon hơn nếu thêm vào một ít mật ong, cam thảo, hay hoa cúc. 4. Các đối tượng thận trọng khi dùng gừng điều trị chóng mặt Bệnh nhân sau phẫu thuật trong vòng 2 tuần không nên sử dụng gừng để cắt cơn chóng mặt, bởi vì hoạt chất Gingerol có trong gừng có thể làm loãng máu.Phụ nữ đang mang thai không được dùng quá 1000mg gừng/ngày để chữa chóng mặt (nếu cần).Người bị sỏi mật tuyệt đối không dùng gừng để ngăn ngừa chóng mặt. 5. Các lưu ý khác trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình Không phải bệnh nhân rối loạn tiền đình nào cũng có thể sử dụng gừng để ngăn ngừa hoa mắt, xây xẩm mặt mày. Gừng chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng, không thể thay thế cho các phương pháp điều trị đặc hiệu rối loạn tiền đình. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc cần thiết, cũng như có hướng dẫn tập luyện hay chế độ ăn uống phù hợp bên cạnh việc sử dụng gừng để đạt được hiệu quả điều trị tối đa.Việc kết hợp chế độ ăn uống hợp lý bên cạnh sử dụng gừng trong quá trình điều trị giúp cho bệnh nhanh chóng được cải thiện. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể tham khảo:Thực phẩm giàu acid folic (như ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt,...).Thực phẩm giàu Vitamin D (có trong các loại thực phẩm: cá, trứng, sữa,...).Thực phẩm giàu Vitamin B6 (có nhiều trong các loại hải sản hay thịt gia cầm,...).Thực phẩm giàu Vitamin C ( đu đủ, cam,...).Một số lưu ý khác đối với bệnh nhân rối loạn tiền đình trong quá trình điều trị:Hạn chế sử dụng thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Tránh sử dụng thực phẩm có hàm lượng muối cao, tránh sử dụng mỡ động vật.Tránh sử dụng đồ uống chứa nhiều đường, hay các chất kích thích như bia, rượu, cà phê.Tránh hút thuốc lá.Gừng giúp kích thích lưu thông máu tới não và giảm chóng mặt hiệu quả trong chứng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, gừng chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng, không thể thay thế cho các phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó mà người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị đặc hiệu.;;;;; Rối loạn tiền đình nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, chấn thương,… Tuy nhiên nếu người bệnh tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh thì việc kiểm soát tránh tái phát căn bệnh này hoàn toàn có thể thực hiện được. Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định, người bệnh nên tích cực tham gia vận động và rèn luyện thường xuyên và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để cơ thể luôn khỏe mạnh. Những bệnh nhân mắc thêm một số bệnh lý nền cần chú ý trong việc sử dụng thuốc và trong quá trình ăn uống. Cần hạn chế và tuyệt đối không được sử dụng những loại thực phẩm ảnh hưởng tới cơ thể. Người bệnh rối loạn tiền đình nên đi thăm khám thường xuyên để biết được tình trạng của chính mình để có phác đồ điều trị thích hợp. 2. Các phương pháp chữa rối loạn tiền đình hiệu quả nhất hiện nay 2.1. Chữa rối loạn tiền đình hiệu quả bằng việc điều trị nội khoa Hiện nay, điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc vẫn đang là phương pháp phổ biến nhất. Một số loại thuốc dùng cho người bệnh rối loạn tiền đình có thể kể đến như: Cinnanizin, Acetyllleucin,… Các loại thuốc này chỉ mang tính tham khảo và chỉ là biện pháp nhất thời. Bởi sử dụng thuốc chỉ giúp giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ tái phát và tiến triển của bệnh tại thời điểm đó. Hơn nữa, không phải trường hợp rối loạn tiền đình nào cũng cần dùng thuốc. Vì vậy, bạn cần thăm khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Điều trị nội khoa là cách chữa rối loạn tiền đình mà rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này, người bệnh nên kết hợp và cân bằng giữa việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ và xây dựng một lối sống khoa học, lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời duy trì thăm khám định kỳ để được theo dõi và chăm sóc hệ thần kinh toàn diện. 2.2. Tăng cường vận động và rèn luyện thể dục thể thao Cách tốt nhất để có cơ thể khỏe mạnh đó là chăm chỉ tập luyện các bài thể dục thường xuyên, đều đặn. Người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên thiết lập riêng cho bản thân một chế độ tập luyện riêng và thường xuyên dành thời gian để vận động, rèn luyện tăng cường sức khỏe cho chính bản thân. Tránh ngồi quá lâu để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn mạch máu, khiến máu khó lưu thông tới các cơ quan trong cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tuần hoàn máu kém gây ra một số căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể. 2.3. Cân bằng chế độ dinh dưỡng là cách chữa rối loạn tiền đình hiệu quả nhất Ngoài việc tập luyện hằng ngày, mỗi người cũng cần đưa ra một tháp dinh dưỡng riêng cho bản thân mình. Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ giúp bản thân có sức đề kháng đối phó với nhiều căn bệnh. Người bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu vitamin như: vitamin B6 trong thịt gia cầm, các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều,…), các loại hải sản, chuối,… Kết hợp giữa điều trị nội khoa và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất hiện nay, Hạn chế sử dụng các loại mỡ động vật để tránh làm mắc bệnh về nhiễm mỡ dẫn tới tắc nghẽn động mạch. Đặc biệt người bệnh cần giảm hàm lượng muối trong mỗi bữa ăn để tránh nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, huyết áp,… Không nên sử dụng các loại đồ uống chứa caffein, bởi đây là chất kích thích làm tăng nặng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình. 2.4. Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và tránh làm việc khuya Thường xuyên thức khuya và không ngủ đủ giấc là một thói quen xấu gây ảnh hưởng tới cơ thể. Để cơ thể không mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như rối loạn tiền đình thì bạn nên từ bỏ những thói quen này. Thay vào đó, hãy ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để bạn có thể thực hiện mọi công việc trong trạng thái tỉnh táo nhất. 2.5. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử gây hại cho cơ thể Hiện nay thói quen sử dụng các thiết bị điện tử quá mức cho phép dẫn tới việc năng lượng bị tiêu tốn quá nhiều. Và đến một thời điểm nào đó cơ thể khi không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng sẽ mắc phải một số bệnh lý trong đó có rối loạn tiền đình. 3. Nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình Một số nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh rối loạn tiền đình phải kể đến như: – Các bệnh lý như huyết áp thấp, bệnh thiếu máu, các bệnh về tim mạch,…gây tắc nghẽn mạch máu khiến máu không thể lưu thông nuôi dưỡng cơ thể. – Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực, mất ngủ,…có thể khiến hệ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này dây thần kinh số 8 cũng sẽ bị ảnh hưởng dẫn tới quá trình tiếp nhận thông tin của bệnh nhân sẽ không chính xác, gây rối loạn. Xác định đúng nguyên nhân giúp việc điều trị rối loạn tiền đình đạt hiệu quả cao hơn. – Béo phì hay người quá gầy do thiếu chất dinh dưỡng cũng có nguy cơ bị rối loạn tiền đình – Hậu quả để lại của một số bệnh như u não, viêm dây thần kinh,… – Suy giảm chức năng ở một số cơ quan đặc biệt ở nhóm người lớn tuổi. – Sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,… – Ít vận động, sống trong môi trường xấu, thời tiết chuyển mùa nóng – lạnh đột ngột,… Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện căn bệnh này. Trên đây là một số phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, để có một phương pháp điều trị tối ưu nhất, bạn nên thăm khám sớm để được thăm khám và tư vấn phác đồ bởi các bác sĩ chuyên khoa.
question_63919
Công dụng thuốc Irbetan
doc_63919
Irbetan là thuốc có thành phần chính là hoạt chất Irbesartan. Thuốc có tác dụng là hạ huyết áp ở những bệnh nhân có tăng huyết áp nguyên phát và ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có tăng huyết áp và bệnh thận. Irbetan là thuốc dạng viên nén bao phim có hoạt chất chính là Irbesartan. Thuốc Irbetan được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:Sử dụng thuốc Irbetan để điều trị tăng huyết áp nguyên phát.Điều trị bệnh thận bằng thuốc cho những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có tăng huyết áp.Thuốc có tác dụng chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II giúp ngăn chặn toàn bộ những tác dụng của angiotensin II qua trung gian thụ thể AT1. Đối kháng chọn lọc thụ thể của angiotensin II làm tăng renin huyết tương và nồng độ angiotensin II, từ đó làm giảm nồng độ aldosteron trong huyết tương.Tuy nhiên, một số trường hợp sau không được sử dụng thuốc Irbetan:Bệnh nhân dị ứng với Irbesartan hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Irbetan.Đối tượng là phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng Irbetan. 2. Liều lượng sử dụng và cách dùng thuốc Irbetan 2.1. Cách dùng. Thuốc Irbetan được sử dụng theo đường uống, bệnh nhân nên uống thuốc vào đầu buổi sáng và uống cùng với nước lọc, không nên sử dụng thuốc cùng với các loại đồ uống có chứa chất kích thích.2.2. Liều lượng sử dụng thuốc Irbetan. Liều khởi đầu và duy trì thông thường là 150mg/lần/ngày. Thuốc Irbetan có thể uống ngay cả khi đói hoặc khi no mà không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.Đối với những bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp ở liều 150mg/lần/ngày, có thể tăng liều lượng Irbetan lên 300mg hoặc sử dụng kết hợp với các thuốc điều trị cao huyết áp khác. Đặc biệt, khi kết hợp thuốc Irbetan với thuốc lợi tiểu có thể làm tăng tác dụng của thuốc.Đối với những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có tăng huyết áp, dùng liều khởi đầu là 150mg/lần/ngày và có thể điều chỉnh liều lên đến 300mg/lần/ngày, sử dụng như liều duy trì trong điều trị bệnh thận.Đối với những bệnh nhân suy thận, không cần điều chỉnh liều dùng thuốc Irbetan. Trường hợp bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo, nên dùng liều khởi đầu thấp nhất là 75mg.Trường hợp bệnh nhân bị suy gan nhẹ và trung bình, không cần điều chỉnh liều dùng thuốc Irbetan. Đối với bệnh nhân suy gan nặng, chưa có chứng minh về lâm sàng với thuốc Irbetan.Với người già trên 75 tuổi, nên điều trị với liều khởi đầu là 75mg và không cần điều chỉnh liều đối với người già.Hiện tại chưa xác định được tính hiệu quả và an toàn của thuốc Irbetan đối với trẻ em. Do đó, không nên sử dụng thuốc Irbetan cho đối tượng này.Trong trường hợp người bệnh quên một liều dùng thuốc, nên sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng kế hoạch. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều Irbetan đã được chỉ định.Trong một vài trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc Irbetan quá liều, bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp và tim đập nhanh, đôi khi có xảy ra nhịp tim chậm. Để xử trí cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ bằng cách gây nôn và/ hoặc rửa dạ dày. Có thể sử dụng than hoạt để điều trị do quá liều thuốc Irbetan. 3. Tác dụng phụ của thuốc Irbetan Các tác dụng phụ xảy ra ở bệnh nhân sử dụng Irbetan thường ở mức độ nhẹ và thoáng qua, hiếm khi gặp tác dụng phụ nghiêm trọng.Các tác dụng phụ thường gặp: Bệnh nhân sử dụng thuốc Irbetan có thể bị tăng kali huyết, tăng nồng độ creatinin huyết tương, buồn nôn và nôn, đau thần kinh cơ, hạ huyết áp thể đứng, choáng váng, mệt mỏi,...Các tác dụng phụ ít gặp:Bệnh nhân có thể có nhịp tim nhanh, chứng đỏ bừng, khó tiêu, đau ngực, nhức đầu, tiêu chảy,..Một số bệnh nhân xảy ra phản ứng quá mẫn với thuốc Irbetan, tuy nhiên các phản ứng dị ứng không đặc hiệu và phản vệ, ngứa, mề đay, ban đỏ đa dạng. 4. Những trường hợp cần thận trọng khi sử dụng thuốc Irbetan Dùng thuốc Irbetan cho bệnh nhân suy thận và ghép thận: Cần kiểm tra nồng độ kali, creatinin định kỳ cho bệnh nhân.Bệnh nhân tăng huyết áp do động mạch thận: Có nguy cơ gia tăng tụt huyết áp nặng và suy thận khi bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận của một thận chức năng được điều trị với các thuốc có tác động lên hệ thống renin - angiotensin - aldosteron.Tiết giảm thể tích nội mạch: Có thể gặp hạ huyết áp triệu chứng, nhất là sau khi sử dụng liều Irbetan đầu tiên. Triệu chứng này có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị giảm thể tích hoặc giảm ion natri do dùng lợi tiểu mạnh, ăn kiêng hạn chế muối, tiêu chảy hoặc nôn mửa.Thận trọng khi sử dụng thuốc Irbetan để điều trị cho những bệnh nhân cao huyết áp với đái tháo đường tuýp 2 và bệnh thận.Bệnh nhân có tăng kali huyết: Cần theo dõi và kiểm tra nồng độ kali máu ở bệnh nhân có nguy cơ, nhất là những bệnh nhân đang suy thận, tiểu protein do bệnh thận, do tiểu đường hoặc suy tim.Thuốc Irbetan có thể gây chóng mặt hoặc mệt lả, do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân lái xe hoặc công việc liên quan đến máy móc.Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tốt nhất là không nên sử dụng thuốc Irbetan. Trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, thuốc có thể là nguyên nhân gây suy thận ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh, giảm sản sọ hoặc chết thai nhi do các chất tác động trực tiếp lên hệ thống renin - angiotensin.Hiện nay, chưa có bằng chứng chỉ rõ thuốc Irbetan có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Chính vì vậy, chống chỉ định sử dụng thuốc Irbetan khi đang cho con bú. 5. Tương tác của thuốc Irbetan với các thuốc khác Đối với thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị huyết áp khác: sử dụng kết hợp thuốc Irbetan với các thuốc trị huyết áp khác có thể làm tăng tác động hạ huyết áp của Irbetan. Tuy nhiên, thuốc Irbetan có thể phối hợp an toàn với các thuốc điều trị cao huyết áp khác như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi kéo dài và thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.Đối với các thuốc bổ sung kali và lợi tiểu tiết kiệm kali: Sử dụng chung Irbetan với các thuốc này có thể làm tăng nồng độ kali huyết thanh. Do đó không nên sử dụng chung các thuốc này với thuốc Irbetan.Đối với Lithium: không nên kết hợp Irbetan với Lithium và cần theo dõi cẩn thận nồng độ lithium trong huyết thanh trong trường hợp cần thiết phải kết hợp.Đối với các thuốc kháng viêm non - steroid: Các thuốc thuộc nhóm này có thể làm giảm đi tác dụng trị cao huyết áp của Irbetan.Tóm lại, nhờ cơ chế tác động lên hệ thống renin - angiotensin - aldosteron, thuốc Irbetan có tác dụng hiệu quả trong điều trị cao huyết áp nguyên phát. Bên cạnh đó, thuốc Irbetan còn có tác dụng trong điều trị bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có tăng huyết áp. Để quá trình sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, theo dõi những dấu hiệu và triệu chứng bất thường, báo bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo an toàn trong điều trị bệnh.
doc_62216;;;;;doc_10333;;;;;doc_60675;;;;;doc_32760;;;;;doc_14172
Thuốc Irbehasan 150 có tác dụng trong điều trị bệnh tăng huyết áp, giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. Thuốc thuộc nhóm chẹn thụ thể ARB, được bào chế dưới dạng viên nén. Cùng tìm hiểu công dụng và liều dùng của thuốc Irbehasan 150 qua bài viết dưới đây. Irbehasan 150 là thuốc được dùng trong điều trị tăng huyết áp động mạch vô căn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hoạt chất chính là Irbesatan. Irbesatan là hoạt chất dùng trong điều trị tăng huyết áp và bảo vệ thận ở những bệnh nhân đái tháo đường.Với tác dụng chính là giảm sự tăng huyết áp, thuốc Irbehasan 150 còn được dùng trong phòng ngừa tai biến mạch máu não, đau tim và những bệnh lý liên quan thận.Hoạt chất: Irbesartan 150mg và tá dược vừa đủ 1 viên. 2. Tác dụng của thuốc Irbehasan 150 Irbehasan 150 hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa khi uống trong, trước hoặc sau bữa ăn. Cơ chế tác dụng của thuốc bằng cách chẹn thụ thể AT1 của angiotensin-II giúp chặn toàn bộ tác động của angiotensin-II qua trung gian thụ thể AT1. Đối kháng chọn lọc thụ thể của angiotensin-II sẽ làm tăng resin trong huyết tương và làm giảm nồng độ aldosterone trong huyết tương. Với việc làm giảm nồng độ hormone aldosteron trong huyết tương thì huyết áp của người bệnh sẽ được kiểm soát ở mức ổn định trong các trường hợp cao huyết áp. 3. Chỉ định dùng thuốc Irbehasan 150 Những chỉ định được với thuốc Irbehasan 150 gồm có:Điều trị chứng tăng huyết áp nguyên phátĐiều trị chứng tăng huyết áp động mạch vô căn. Giảm nguy cơ đột quỵ ở người bệnh đang bị phì đại thất trái. Bệnh thận do đái tháo đường typ 2 có kèm tăng huyết áp 4. Chống chỉ định dùng Irbehasan 150 Người bị tiểu đường đang dùng aliskiren. Dị ứng với thành phần irbersartan trong Irbehasan 150Người có tiền sử suy tim hoặc suy thận. Phụ nữ đang cho con bú. Phụ nữ đang đang trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ 5. Liều dùng thuốc Irbehasan 150 Irbehasan được bào chế dưới dạng viên, dễ uống và dễ nuốt. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người bệnh nên uống trước, trong hoặc sau bữa ăn, uống cùng với nhiều nước.Liều tiêu chuẩn: 150mg/ngày, tương đương 1 viên Irbehasan. Nếu không đáp ứng hiệu quả thì tăng lên 300mg/ngày, uống 1 lần trong ngày có thể kết hợp với một thuốc lợi tiểu như hydroclorothiazid sẽ cải thiện hiệu quả đáng kể.Liều cho bệnh nhân suy thận: Không có điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.Liều cho bệnh nhân đang lọc máu hoặc trên 75 tuổi: 75mg/ngày cho phép kiểm soát huyết áp tốt nhưng cần phải có dụng cụ bẻ đôi 1 viên Iberhasan 150mg.Giảm thể tích máu: Ở những bệnh nhân giảm thể tích máu, mất nước, muối thì chưa nên dùng Iberhasan 150 mà phải khắc phục những tình trạng đó trước. 6. Lưu ý khi sử dụng irbehasan 150 Lưu ý ở những bệnh nhân hẹp động mạch thận: có nguy cơ tụt huyết áp nặng và suy giảm chức năng thận.Lưu ý ở người ghép thận hoặc suy thận: cần phải kiểm tra thường xuyên nồng độ kali và creatinin huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh thận.Đối với bệnh nhân có Kali huyết cao: có thể gặp phải hiện tượng tăng kali huyết khi dùng Irbehasan 150, đặc biệt là những người bệnh có chức năng thận kém.Do đó cần xét nghiệm kali huyết và tránh dùng đồng thời Irbehasan 150 với thuốc lợi tiểu có giữ kali.Thuốc Irbehasan 150 không đáp ứng ở những người bệnh cường aldosterone tiên phát. Với người bệnh hẹp van động mạch chủ và hẹp van hai lá, bệnh cơ tim phì đại thì nên có chỉ định của bác sĩ. 7. Tác dụng phụ thuốc Irbehasan 150 Tiêu chảy, ợ nóng, rối loạn tiêu hóaÙ tai, hoĐau cơ, đau khớp. Tác dụng phụ cần báo ngay với bác sĩ nếu gặp phải: Sưng mặt, sưng cổ họng, sưng mắt cá chân, khàn tiếng, khó thở, khó nuốt,Thuốc Irbehasan 150 phù hợp điều trị cao huyết áp ở người mắc phải các bệnh lý tăng huyết áp. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ ngăn ngừa đột quỵ và điều trị bệnh thận trong một số trường hợp cụ thể. Hãy tuân thủ theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ để dùng thuốc Irbehasan 150 một cách có hiệu quả.;;;;;Apibestan là sản phẩm kết hợp giữa Irbesartan và Hydroclorothiazid, có 2 dạng hàm lượng là Apibestan 150/12.5mg và Apibestan 300/25mg.Irbesartan trong thuốc Apibestan là hoạt chất thuộc nhóm chẹn thụ thể AT1 của Angiotensin-II, qua đó ức chế toàn bộ của Angiotensin-II nên làm tăng nồng độ Renin và Angiotensin-II, đồng thời làm giảm nồng độ Aldosteron huyết tương.Hoạt chất còn lại trong thuốc Apibestan là Hydroclorothiazid thuộc nhóm lợi tiểu Thiazid, có tác dụng hạ huyết áp qua cơ chế giảm thể tích huyết tương và dịch ngoại bào do bài niệu natri. Sau đó trong quá trình điều trị, Hydroclorothiazid mang lại tác dụng hạ huyết áp thông qua giảm sức cản ngoại vi do các mạch máu thích nghi dần với tình trạng giảm nồng độ natri máu. Hydroclorothiazid có thể làm tăng tác dụng của các thuốc hạ huyết áp khác như Irbesartan. 2. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Apibestan Sản phẩm Apibestan được chỉ định chủ yếu trong điều trị bệnh lý tăng huyết áp nguyên phát ở những bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp tối ưu khi sử dụng riêng lẻ Irbesartan hoặc Hydrochlorothiazid.Tuy nhiên, những trường hợp sau đây không được sử dụng thuốc Apibestan:Bệnh nhân dị ứng hay quá mẫn cảm với Irbesartan, Hydroclorothiazid hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc Apibestan;Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với dẫn xuất Sulfonamide (do Hydrochlorothiazid là một dẫn xuất của Sulfonamide);Không chỉ định Apibestan cho bệnh nhân là phụ nữ mang thai và cho con bú;Một số chống chỉ định liên quan đến Hydrochlorothiazide bao gồm suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút), hạ kali hoặc tăng canxi máu và bệnh nhân có bệnh gan (như suy gan nặng, xơ gan tắc mật và ứ mật). 3. Liều dùng của thuốc Apibestan Sản phẩm Apibestan khuyến cáo sử dụng 1 lần duy nhất mỗi ngày, có thể uống kèm với thức ăn hoặc không. Liều khuyến cáo là 1 viên Apibestan 150/12.5 mỗi ngày. Liều dùng của Apibestan được điều chỉnh tùy theo liều dùng của từng thành phần riêng lẻ (Irbesartan và Hydrochlorothiazide).Apibestan 300/25 có thể được chỉ định cho những trường hợp huyết áp không kiểm soát bởi Irbesartan 300mg hoặc Apibestan 150/12.5.Việc sử dụng liều cao hơn 1 viên Apibestan 300/25 mỗi ngày không được khuyên dùng. 4. Tác dụng phụ của thuốc Apibestan Tác dụng không mong muốn của Apibestan có thể liên quan đến Irbesartan hoặc Hydrochlorothiazide.Các tác dụng ngoại ý của Irbesartan nhìn chung ở mức độ nhẹ và chỉ thoáng qua. Trong đó thường gặp nhất là:Tình trạng chóng mặt, đau đầu;Hạ huyết áp thế đứng (liên quan đến liều dùng), nguy cơ xảy ra cao hơn ở bệnh nhân giảm thể tích máu (như khi dùng thuốc lợi tiểu liều cao);Suy thận và hạ huyết áp nặng khi có hẹp động mạch thận 2 bên.Những tác dụng phụ ít gặp và hiếm gặp của Irbesartan trong thuốc Apibestan bao gồm:Phát ban ngoài da, nổi mày đay, ngứa, phù mạch;Tăng men gan;Tăng kali máu;Đau cơ, đau khớp;Ho;Rối loạn hô hấp hoặc tiêu hóa;Mệt mỏi;Giảm số lượng bạch cầu trung tính.Tác dụng phụ thường gặp nhất của Hydroclorothiazid là gây mất kali quá mức, phụ thuộc liều dùng và có thể kiểm soát được khi dùng liều thấp (Apibestan 150/12.5). Một số tác dụng phụ thường gặp khác bao gồm mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tăng acid uric máu, tăng đường huyết hoặc tăng lipid huyết (khi dùng ở liều cao). 5. Tương tác thuốc của Apibestan Tương tác của Apibestan với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Apibestan ở liều khuyến cáo có thể phối hợp an toàn với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác, bao gồm thuốc chẹn beta giao cảm hoặc chẹn kênh calci.Các thuốc ảnh hưởng đến kali máu: Tác dụng hạ kali máu của Hydrochlorothiazide được giảm thiểu do tác động giữ kali của Irbesartan. Tuy nhiên, tác dụng hạ Kali máu của Hydroclorothiazid có thể xảy ra khi kết hợp Apibestan với các thuốc khác cũng gây hạ kali huyết, như lợi tiểu bài tiết kali, thuốc nhuận tràng, Amphotericin, Carbenoxolone, Natri penicillin G hay các dẫn chất của Acid salicylic). Ngược lại, khi sử dụng Apibestan kết hợp với các thuốc lợi tiểu giữ kali, bổ sung kali hoặc các thuốc khác có thể tăng kali máu (như natri heparin) có thể làm tăng tác dụng tăng kali máu của Irbesartan.Lithi: Độ thanh thải thận của Lithi suy giảm bởi lợi tiểu thiazid. Do đó, nguy cơ độc tính của Lithium có thể tăng khi kết hợp với Apibestan.Do Apibestan có chứa Hydroclorothiazid thuộc nhóm thuốc lợi tiểu thiazid nên có thể xảy ra tương tác khi dùng chung với các thuốc sau:Rượu, nhóm Barbiturat hoặc thuốc ngủ gây nghiện có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng;Thuốc uống điều trị đái tháo đường và Insulin cần được điều chỉnh liều do Apibestan có thể làm tăng glucose huyết;Corticosteroid khi kết hợp với Apibestan có thể tăng nguy cơ hạ kali máu;Thuốc giãn cơ (thí dụ Tubocurarine)có thể tăng tác dụng do Hydrochlorothiazide;Quinidin: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh, dẫn đến rung thất và tử vong;Apibestan có thể làm giảm tác dụng của các thuốc kháng đông máu hoặc thuốc điều trị gút. 6. Thận trọng khi sử dụng Apibestan 150 và Apibestan 300 Thận trọng khi sử dụng hoạt chất Irbesartan:Tình trạng giảm thể tích máu có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức khi sử dụng Apibestan, đặc biệt là sau khi sử dụng liều đầu tiên. Tình trạng giảm thể tích máu có thể do dùng thuốc lợi tiểu mạnh, người có chế độ ăn kiêng hạn chế muối, tiêu chảy hoặc nôn ói nhiều...;Tình trạng hẹp động mạch thận làm tăng nguy cơ hạ huyết áp nặng và suy thận của Irbesartan, đặc biệt khi hẹp động mạch thận 2 bên;Khi dùng các chế phẩm có chứa Irbesartan (như thuốc Apibestan) ở bệnh nhân suy thận cần phải kiểm tra định kỳ nồng độ kali và creatinin máu;Đặc biệt thận trọng khi dùng Apibestan ở bệnh nhân hẹp van 2 lá hoặc hẹp van động mạch chủ hoặc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn;Bệnh nhân có tăng aldosteron tiên phát không khuyến cáo điều trị bằng Irbesartan.Một số thận trọng liên quan đến hoạt chất Hydroclorothiazid. Do Apibestan có thành phần Hydroclorothiazid nên người bệnh phải được theo dõi định kỳ nồng độ các chất điện giải trong máu và nước tiểu, đặc biệt ở người đang sử dụng corticosteroid, ACTH, digitalis hoặc Quinidin;Bệnh nhân suy gan khi sử dụng Hydrochlorothiazide (như Apibestan) có nguy cơ bị hôn mê gan;Tác dụng hạ huyết áp của Hydroclorothiazid tăng lên ở người đã cắt bỏ thần kinh giao cảm.;;;;;Thuốc Iratac chứa hoạt chất Ibuprofen được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm và đau từ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau răng, đau xương khớp... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Iratac qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Iratac 2. Liều dùng của thuốc Iratac Liều dùng thuốc Iratac phụ thuộc vào mức độ bệnh và khả năng dung nạp của người bệnh. Người bệnh cần uống thuốc sau bữa ăn để giảm nguy cơ kích ứng đường tiêu hóa. Một số khuyến cáo về liều thuốc Iratac như sau:Người trưởng thành:Giảm đau và chống viêm trong các bệnh lý xương khớp: Uống 2 – 3 viên/lần x 3 lần/ngày, liều thuốc tối đa trong ngày không quá 2,4g;Giảm đau: Uống 1 – 2 viên/lần x 3 lần/ngày, liều thuốc tối đa trong ngày không quá 2,4g;Hạ sốt: Uống 1 – 2 viên/lần cách nhau mỗi 4 – 6 giờ, liều thuốc tối đa trong ngày không quá 1,2g.Trẻ em trên 6 tháng tuổi:Hạ sốt: Uống 5 – 10mg/kg/lần cách nhau mỗi 6 – 8 giờ, liều thuốc tối đa trong ngày là 40mg/kg/ngày;Giảm đau: Uống 10mg/kg/lần cách nhau mỗi 6 – 8 giờ, liều thuốc tối đa trong ngày là 40mg/kg/ngày;Bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên: Uống 10mg/kg/lần x 3 – 4 lần/ngày, liều thuốc tối đa trong ngày là 2,4g/ngày. 3. Tác dụng phụ của thuốc Iratac Thuốc Iratac có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:Thường gặp: Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chướng bụng, sốt, hoa mắt, nhức đầu, chóng mặt, ngoại ban, mẩn ngứa, bồn chồn;Ít gặp: Viêm mũi, phản ứng dị ứng, nổi mày đay, viêm loét dạ dày tiến triển, chảy máu dạ dày – ruột, mất ngủ, lơ mơ, rối loạn thị giác, ù tai, suy giảm thính lực;Hiếm gặp: Nổi ban, phù, hội chứng Stevens – Johnson, trầm cảm, rụng tóc, giảm bạch cầu, rối loạn nhìn màu, tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm bạch cầu hạt, nhiễm độc gan, rối loạn cơ bóp túi mật, suy thận cấp, viêm bàng quang cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.Trường hợp gặp phải các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Iratac, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Iratac 4.1. Chống chỉ định. Chống chỉ định sử dụng thuốc Iratac trong những trường hợp sau:Người bệnh mẫn cảm với Ibuprofen, thuốc kháng viêm thuộc nhóm NSAIDs hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Iratac;Người bệnh hen phế quản, sung huyết tim, rối loạn chảy máu, bệnh tạo keo, giảm khối lượng tuần hoàn;Người bệnh đang điều trị bằng Coumarin (thuốc chống đông máu);Người mắc các bệnh lý tim mạch, bị co thắt phế quản, tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng;Phụ nữ đang mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.4.2. Thận trọng khi sử dụng. Thận trọng khi sử dụng thuốc Iratac ở người cao tuổi.Hoạt chất Ibuprofen gây ức chế kết tập tiểu cầu nên có thể kéo dài thời gian chảy máu.Ibuprofen làm tăng nồng độ Transaminase trong máu, tuy nhiên đây là tác dụng thoáng qua và có thể hồi phục. Rối loạn thị giác và nhìn mờ có liên quan đến sử dụng thuốc Iratac nhưng sẽ chấm dứt khi ngưng thuốc.Đối với phụ nữ đang mang thai: Ibuprofen nói riêng và các thuốc kháng viêm không steroid nói chung có thể ức chế sự co bóp tử cung và gây chậm sinh, tăng áp lực lên phổi và suy hô hấp ở trẻ sơ sinh do nguy cơ đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Vì vậy, chống chỉ định sử dụng thuốc Iratac ở phụ nữ đang mang thai.Đối với phụ nữ đang cho con bú: Ibuprofen rất ít bài tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên chỉ sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú khi thực sự cần thiết.Đối với người lái xe, vận hành máy móc: Thận trọng khi dùng thuốc Iratac ở các đối tượng này. 5. Tương tác thuốc Thuốc Iratac có thể gây ra một số tương tác sau:Sử dụng đồng thời Iratac và các thuốc chống viêm khác làm tăng nguy cơ loét và chảy máu đường tiêu hóa;Iratac làm tăng nguy tác dụng phụ của kháng sinh nhóm Quinolon lên hệ thần kinh trung ương và gây co giật;Magnesi hydroxyd làm tăng hấp thu thuốc Iratac, tuy nhiên nếu có mặt của Nhôm hydroxyd sẽ không có tác dụng trên;Độc tính của Methotrexate tăng lên khi sử dụng cùng với Ibuprofen;Tác dụng bài xuất natri niệu của Furosemid và các thuốc lợi tiểu giảm đi khi sử dụng đồng thời với thuốc Iratac;Nồng độ của Digoxin huyết tương tăng lên khi sử dụng cùng với Iratac.Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của thuốc Iratac, tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn. Vì vậy trước khi điều trị bằng Iratac, người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm bổ sung đang sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.Thuốc Iratac chứa hoạt chất Ibuprofen được chỉ định trong điều trị triệu chứng viêm và đau từ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau răng, đau xương khớp... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Itaban có thành phần chính là Imipenem và Cilastatin, có công dụng điều trị nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng phụ khoa & tiết niệu sinh dục... Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc Itaban hiệu quả qua bài viết dưới đây. Thuốc Itaban thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế theo bột pha tiêm đóng theo hộp 1 lọ.Thuốc Itaban có chứa thành phần chính là Imipenem hàm lượng 500mg và Cilastatin hàm lượng 500mg với các thành phần tá dược khác có trong thuốc. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm TW1( Pharbaco) VIỆT NAM. Thuốc Itaban được sử dụng trong các trường hợp sau:Nhiễm trùng ổ bụng.Nhiễm trùng đường hô hấp dưới.Nhiễm trùng phụ khoa & tiết niệu sinh dục.Nhiễm trùng xương khớp.Nhiễm trùng da và mô mềm dưới da.Viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết.Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc Itaban theo đúng chỉ định về công dụng, chức năng cho từng đối tượng ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Itaban Thuốc Itaban bào chế dưới dạng dung dịch tiêm bắp và không được dùng tiêm tĩnh mạch. Dung dịch tiêm truyền không được dùng tiêm bắp.Liều dùng thuốc Itaban tham khảo như sau:Người lớn nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, tiêm truyền tĩnh mạch: Liều dùng 1 - 2 g Imipenem/ngày (chia làm 3 - 4 lần)Người lớn nhiễm khuẩn do vi khuẩn giảm nhạy cảm: Liều dùng tới 50 mg Imipenem/kg/ngày (liều tối đa 4g Imipenem/ngày);Trẻ trên 3 tháng tuổi: Dùng liều khuyến cáo 60mg Imipenem/kg/ngày (liều tối đa 2 g Imipenem/ngày) chia làm 4 lần.Trẻ em nặng trên 40kg: Dùng liều khuyến cáo như người lớn.Người lớn phòng ngừa: Tiêm truyền IV 1000mg Imipenem khi bắt đầu gây mê 1000mg Imipenem vào 3 giờ sau đó.Suy thận: Liều Imipenem không quá 2 g/ngày. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Itaban Thuốc Itaban không được sử dụng trên người bệnh mẫn cảm, tiền sử dị ứng với Imipenem hoặc với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. 5. Tương tác thuốc Itaban Người bệnh cần cân nhắc sử dụng chung thuốc Itaban với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Bơi vì những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc Itaban. Xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Itaban hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết. 6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Itaban Trong quá trình sử dụng thuốc Itaban, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:Viêm tĩnh mạch huyết khốiĐau, cứng, hồng ban, nhạy đau tại chỗ tiêm.Thông thường những tác dụng phụ không mong muốn (Adverse Drug Reaction - ADR) ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc Itaban. Nếu người bệnh gặp phải những tác dụng phụ chưa được liệt kê bên trên hoặc chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời. 7. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Itaban Người bệnh trước khi dùng thuốc Itaban cần tham khảo kỹ mục lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc hoặc tham khảo một số nội dung sau:Dị ứng chéo 1 phần khi dùng kết hợp thuốc Itaban với các kháng sinh họ beta-lactam khác.Thận trọng dùng thuốc Itaban cho người bệnh có tiền sử rối loạn tiêu hóa.Nếu có triệu chứng Thần kinh trung ương, phải giảm liều Itaban hoặc ngưng dùng thuốc.Thận trọng dùng thuốc Itaban cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 3 tháng tuổi.Thuốc Itaban có công dụng điều trị nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường hô hấp dưới... Trước khi sử dụng người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để quá trình dùng thuốc có được hiệu quả tốt nhất.;;;;;Thuốc Irbeazid AM bao gồm 2 hoạt chất là Irbesartan hàm lượng 150mg và Hydroclorothiazid hàm lượng 12.5mg. Trong đó,Irbesartan là hoạt chất nhóm chẹn thụ thể AT1 của angiotensin II, từ đó ngăn chặn toàn bộ tác động của Angiotensin II qua trung gian thụ thể AT1. Tác dụng của Irbesartan là làm tăng nồng độ renin và Angiotensin II huyết tương, ngược lại làm giảm nồng độ Aldosteron trong máu.Thành phần còn lại của thuốc Irbeazid AM là Hydroclorothiazid bản chất là một thuốc lợi tiểu nhóm thiazid. Hydroclorothiazid có tác dụng hạ huyết áp, có chế đầu tiên có lẽ do giảm thể tích huyết tương và dịch ngoại bào thông qua bài niệu natri. Sau đó tác dụng hạ áp của Hydroclorothiazid còn tùy thuộc vào mức độ giảm sức cản ngoại vi, thông qua sự thích nghi dần của các mạch máu trước tình trạng giảm nồng độ ion natri. Do đó tác dụng hạ huyết áp của Hydroclorothiazid xuất hiện chậm sau 1 - 2 tuần, trong khi tác dụng lợi tiểu xảy ra nhanh có thể ngay sau vài giờ. 2. Chỉ định của thuốc Irbeazid AM Irbeazid AM được chỉ định điều trị tăng huyết áp nguyên phát ở bệnh nhân không kiểm soát huyết áp thỏa đáng với đơn trị liệu Irbesartan hoặc Hydroclorothiazid.Chống chỉ định sử dụng thuốc Irbeazid AM trong những trường hợp sau:Quá mẫn với Irbesartan, Hydroclorothiazid hay bất kỳ thành phần nào của Irbeazid AM;Mẫn cảm với dẫn chất của Sulfonamid (do hydroclorothiazid là một dẫn chất của sulfonamid);Bệnh nhân mang thai và cho con bú chống chỉ định dùng Irbeazid AM;Một số chống chỉ định của Irbeazid AM liên quan đến hoạt chất hydroclorothiazid:Suy thận mức độ nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút);Hạ kali hoặc tăng canxi máu;Suy gan nặng, xơ gan tắc mật và ứ mật.Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Irbeazid AM Bệnh nhân uống Irbeazid AM 1 lần duy nhất trong ngày, có thể kèm với thức ăn hoặc không. Liều dùng của Irbeazid AM được điều chỉnh tùy theo liều của từng thành phần riêng lẻ (Irbesartan và Hydroclorothiazid).Thuốc Irbesartan/Hydroclorothiazid 300mg/25mg có thể dùng cho bệnh nhân không kiểm soát được huyết áp bởi đơn trị liệu Irbesartan 300mg hoặc Irbeazid AM. Liều cao hơn Irbesartan/Hydroclorothiazid 300/25mg 1 lần duy nhất trong ngày không được khuyên dùng. 4. Tác dụng phụ của thuốc Irbeazid AM 4.1. Tác dụng phụ của Irbesartan. Tác dụng phụ thường gặp của thành phần Irbesartan trong thuốc Irbeazid AM:Chóng mặt, đau đầu và hạ huyết áp thế đứng liên quan đến liều dùng;Tụt huyết áp, đặc biệt ở người có giảm thể tích máu;Suy thận và giảm huyết áp nặng khi có hẹp động mạch thận hai bên.Tác dụng phụ ít gặp của Irbesartan: Phát ban da, nổi mày đay, ngứa, phù mạch; Tăng enzym gan; Tăng kali máu; Đau cơ, đau khớp.4.2. Tác dụng phụ của Hydroclorothiazid. Hydroclorothiazid trong Irbeazid AM có thể gây mất kali quá mức. Tác dụng phụ này phụ thuộc liều dùng và có thể hạn chế khi bệnh nhân dùng liều thấp (12.5mg/ngày).Một số tác dụng ngoại ý thường gặp của Hydroclorothiazid:Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu;Giảm kali huyết;Tăng acid uric huyết;Tăng glucose huyết;Tăng lipid huyết (khi dùng liều cao) 5. Tương tác của thuốc Irbeazid AM Kết hợp Irbeazid AM với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác có thể làm tăng tác dụng hạ áp. Irbeazid AM khi dùng ở liều điều trị có thể phối hợp an toàn với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác, bao gồm thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci.Kết hợp Irbeazid AM với các thuốc ảnh hưởng đến kali máu: Tác động mất kali của Hydroclorothiazid giảm đi do tác động giữ kali của irbesartan. Tuy nhiên, tác động này của Hydroclorothiazid có khả năng xảy ra khi phối hợp Irbeazid AM các thuốc khác gây mất kali, như thuốc lợi tiểu bài tiết kali niệu, thuốc nhuận tràng, Amphotericin, Natri penicillin G, dẫn chất của Acid salicylic...Irbeazid AM kết hợp các thuốc bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn kali huyết thanh: Việc theo dõi định kỳ nồng độ kali máu được khuyến cáo khi dùng chung thuốc Irbeazid AM các thuốc bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn kali máu (như các glycosid digitalis hay thuốc chống loạn nhịp tim).Lithi: Tình trạng tăng nồng độ lithi huyết thanh và tăng độc tính có thể hồi phục được đã được báo cáo khi phối hợp với các thuốc ức chế enzym chuyển. Ngoài ra độ thanh thải của lithi qua thận bị giảm bớt bởi lợi tiểu thiazid, dẫn đến tăng nguy cơ độc tính. Vì vậy nên thận trọng khi dùng chung Lithi và thuốc Irbeazid AM, đồng thời phải theo dõi cẩn thận nồng độ lithi máu định kỳ.Tương tác thuốc của Irbesartan: Dược động học của Digoxin không thay đổi khi dùng kết hợp với Irbesartan liều 150mg ở người khỏe mạnh, do đó có thể dùng Digoxin cùng lúc với Irbeazid AM.Tương tác thuốc của Hydroclorothiazid:Rượu, barbiturat hoặc thuốc an thần gây nghiện làm tăng tiềm lực hạ huyết áp thế đứng của Hydroclorothiazid;Thuốc điều trị đái tháo đường (bao gồm thuốc uống và insulin): Cần phải điều chỉnh liều khi dùng đồng thời Irbeazid AM vì Hydroclorothiazid gây tăng glucose huyết;Corticosteroid, ACTH: Làm tăng mất điện giải, đặc biệt là giảm kali huyết nên có thể làm trầm trọng thêm tác dụng hạ kali máu của Hydroclorothiazid;Thuốc giãn cơ (thí dụ tubocurarine): Hydroclorothiazid có thể làm tăng đáp ứng với các thuốc giãn cơ;Thuốc chống viêm không steroid: Có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu, natri niệu và hạ huyết áp của Hydroclorothiazid ở một số người bệnh. Vì vậy nếu dùng cùng Irbeazid AM phải theo dõi để xem có đạt hiệu quả mong muốn về lợi tiểu hay không;Quinidin kết hợp Hydroclorothiazid làm tăng nguy cơ xoắn đỉnh, rung thất và gây tử vong;Hydroclorothiazid làm giảm tác dụng của các thuốc chống đông máu hoặc thuốc điều trị gút;Nhựa cholestyramin hoặc colestipol có tiềm năng gắn kết với các thuốc lợi tiểu thiazid, dẫn đến giảm hấp thu thuốc Irbeazid AM qua đường tiêu hóa Thận trọng khi sử dụng hoạt chất Irbesartan:Giảm thể tích máu: dẫn đến hạ huyết áp triệu chứng, đặc biệt sau khi uống liều thuốc Irbeazid AM đầu tiên. Ở những bệnh nhân giảm thể tích máu như mất muối và nước do dùng nhóm lợi tiểu mạnh, ăn hạn chế muối, tiêu chảy hoặc nôn mửa cần điều chỉnh các tình trạng này trước khi bắt đầu trị liệu với Irbesartan hay thuốc Irbeazid AM;Hẹp động mạch thận: nguy cơ gia tăng tình trạng tụt huyết áp nặng và suy thận khi bệnh nhân hẹp động mạch thận 2 bên hoặc hẹp động mạch của 1 thận chức năng được điều trị với thuốc có tác động lên hệ thống renin-angiotensin-aldosterone như thuốc Irbeazid AM;Suy thận và ghép thận: Khi sử dụng Irbesartan cho bệnh nhân suy thận cần kiểm tra thường xuyên nồng độ kali, creatinin huyết thanh;Tăng kali máu: Có thể gặp phải tình trạng tăng kali huyết khi dùng Irbesartan, đặc biệt ở những người có chức năng tim, thận kém cần thường xuyên kiểm tra nồng độ kali, tránh dùng đồng thời Irbesartan với các thuốc lợi tiểu giữ kali;Hẹp van 2 lá và hẹp van động mạch chủ, cơ tim tắc nghẽn phì đại: Đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc Irbeazid AM đối với những bệnh nhân này;Tăng aldosteron tiên phát: ở đối tượng này không khuyến cáo dùng Irbesartan.Thận trọng khi sử dụng Hydroclorothiazid:Do thành phần thuốc Irbeazid AM có hydroclorothiazid nên người bệnh phải theo dõi định kỳ điện giải trong huyết thanh và nước tiểu, đặc biệt ở người bệnh dùng corticosteroid, ACTH hoặc digitalis, quinidin.Suy thận nặng: có thể gây tăng ure huyết, có thể làm suy giảm thêm chức năng thận;Suy gan: Dễ dẫn đến hôn mê gan;Gout: thuốc Irbeazid AM có thể làm bệnh nặng lên.Đái tháo đường: chú ý điều chỉnh thuốc đặc trị.Cần thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc khi đang dùng thuốc Irbeazid AM vì có thể xảy ra chóng mặt và mệt mỏi.
question_63920
Trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa: hệ lụy không ngờ tới
doc_63920
Trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa là tình trạng phổ biến nhưng không mấy bố mẹ chú ý tìm cách khắc phục. Bởi vì nhiều bậc cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể của trẻ. Nếu như con không chịu ăn có thể thay thế bằng sữa. Tuy nhiên theo cảnh báo của các bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ lười ăn, chỉ uống sữa sẽ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như thiếu chất, chậm tăng cân, còi xương,… 1. Tác động của việc trẻ 1 tuổi lười ăn chỉ uống sữa Sữa được biết đến là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ trong giai đoạn 11-12 tháng chỉ uống sữa mà không ăn các loại thực phẩm khác thì cơ thể trẻ sẽ bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng nghiêm trọng, dẫn đến chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần. Trẻ 1 tuổi biếng ăn uống sữa nhiều sẽ không đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng cho cơ thể Đối với trẻ 1 tuổi, việc bổ sung thêm sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày là cần thiết vì nó giúp thúc đẩy cho sự phát triển về xương và não bộ nhưng không thể dùng sữa để thay thế các thực phẩm khác kể cả loại sữa giàu vi chất nhất. Khi trẻ từ 10 tháng trở lên, có thể bắt đầu đòi hỏi cần phải bổ sung nguồn dinh dưỡng từ đa dạng các thực phẩm khác như: chất đạm từ thịt, trứng,…; vitamin, chất xơ từ rau, củ, quả,…; chất béo từ dầu thực vật, mỡ động vật,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung chất béo từ mỡ động vật cho trẻ ở giai đoạn này rất quan trọng vì nó có hỗ trợ quá trình hòa tan các vitamin A, D, E, K tan trong dầu để cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra cho bé ăn cháo, bột, các thức ăn khác ngoài uống sữa là cách để hoàn thiện kỹ năng nhai, tăng bài tiết tiêu hóa và kích thích vị giác ở trẻ. Với trẻ từ 1 tuổi, 500 – 600ml sữa mỗi ngày là lượng thích hợp. 1.2 Hậu quả của việc trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa Nếu tình trạng trẻ biếng ăn, uống sữa thay bữa ăn chính kéo dài sẽ làm cơ thể bé thiếu hụt lượng lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu từ thức ăn, dẫn đến hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng như: – Thiếu cân, chậm tăng cân: sữa là thực phẩm có hàm lượng protein, chất béo, canxi khác cao tuy nhiên cơ thể trẻ nhỏ muốn phát triển toàn diện thì cần bổ sung nhiều các chất khác. Sau khi uống, trẻ bị đầy bụng rất nhanh, sẽ không còn muốn ăn thêm nữa, lâu dần hình thành thói quen sẽ dẫn tới thiếu các chất mà trong sữa có hàm lượng thấp hoặc không có như chất xơ, chất bột đường, các loại vitamin… Khi đó trẻ rất chậm tăng cân do cơ thể không đáp ứng đủ các vi chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện. – Thiếu máu: đây là một trong những hậu quả phổ biến nhất khi nhiều phụ huynh cho con uống sữa thay cơm. Thế nhưng các ba mẹ không biết, hàm lượng sắt có trong sữa rất ít, nếu không chú ý bổ sung sắt cho trẻ thì dễ dàng dẫn tới tình trạng thiếu máu, nhược sắc. Khi đó, con thường xuyên có những dấu hiệu như mệt mỏi, ngủ li bì, hay nôn trớ. Đặc biệt khi thiếu máu đồng nghĩa với việc quá trình tuần hoàn máu kém, ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ nhất là trong giai đoạn trẻ từ 1-3 (đây là thời điểm não bộ phát triển mạnh nhất). Chính vì thế, mẹ nên bổ sung sắt từ các loại thực phẩm thông dụng như thịt bò, hải sản,… – Táo bón: trẻ biếng ăn chỉ uống sữa sẽ dễ bị táo bón, bởi vì trong sữa công thức có rất ít chất xơ nên sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, về lâu về dài dẫn tới hiện tượng táo bón nặng. Trẻ biếng ăn chỉ uống sữa sẽ dễ bị táo bón bởi vì trong sữa công thức có rất ít chất xơ. – Còi xương: đây là một hệ lụy mà nhiều phụ huynh không biết đến vì nghĩ trong sữa chứa rất nhiều canxi, giúp quá trình phát triển xương và chiều cao. Tuy nhiên có thể trẻ cần phải đầy đủ các vi chất khác nữa thì quá trình hấp thu được hết lượng canxi có trong sữa mới diễn ra. Do đó, hiện nay ngày càng nhiều trẻ trông bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương. Như vậy, với trường hợp trong giai đoạn 12 tháng tuổi trẻ biếng ăn chỉ uống sữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Để khắc phục tình trạng này, đầu tiên, bố mẹ cần phải hạn chế lượng sữa cho trẻ uống mỗi ngày. Lượng sữa sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của bé, ví dụ trẻ từ 1 tuổi nên uống từ 500-600 ml sữa mỗi ngày. Cùng với đó, bố mẹ cũng nên nắm được nguyên tắc cho trẻ uống sữa, tuyệt đối không uống trước bữa ăn vì sẽ gây đầy bụng và mất cảm giác thèm ăn ở trẻ. 2. Gợi ý thực đơn cho trẻ lười ăn thích uống sữa Giai đoạn bé 1 tuổi là giai đoạn khá nhạy cảm, bởi vì cơ thể bé lúc này chưa phát triển hoàn thiện nhất nên chế độ dinh dưỡng cần đặc biệt chú trọng. Ở độ tuổi này, trẻ cần tiếp tục được bú mẹ, kết hợp với các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất đảm bảo cho quá trình tăng trưởng thể chất và trí tuệ. Khẩu phần ăn cân bằng các chất dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi Đối với bé từ 1 tuổi thì trong các khẩu phần ăn hàng ngày cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm sau: – Tinh bột (100-150g): từ cháo, gạo vỡ, cơm nhão. Mẹ không cần xay nhuyễn như giai đoạn trước, nên để thức ăn lổn nhổn để trẻ phát triển khả năng nhai. – Chất đạm (100 – 120g) từ thịt, cá, trứng,… mẹ nên để ở dạng nấu mềm, cắt nhỏ để bé tự cắn và nhai. – Chất xơ (50 – 100g), khoáng chất (150 – 200g) từ các loại rau xanh, củ, trái cây chín. – Chất béo (25 – 30g) từ mỡ động vật, các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… – Sữa: 500-600ml (chia thành 2 lần/ngày). Tùy vào sức ăn của mỗi trẻ mà lượng thức ăn trên có thể tăng giảm nhẹ. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý rằng những thực phẩm trẻ phải đảm bảo được tươi ngon, ít đường, ít muối. Đồng thời, mẹ nên thay đổi thực đơn hàng ngày cho trẻ, kết hợp đa dạng các loại thực phẩm, nước uống để bé ăn ngon miệng hơn. Như vậy, sữa là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, thế nhưng việc trẻ biếng ăn, chỉ thích uống sữa thay thực phẩm khác lại hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Do vậy, để con có sự phát triển toàn diện nhất, các phụ huynh cần có chế độ ăn hợp lý cho trẻ, kết hợp đa dạng các thực phẩm khác nhau cho bé có sức khỏe tốt nhất.
doc_43161;;;;;doc_8759;;;;;doc_52097;;;;;doc_57042;;;;;doc_22161
Nguyên nhân trẻ biếng ăn có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu trẻ biếng ăn sinh lý thì sẽ khỏi tự nhiên sau 7-10 ngày mà không cần can thiệp gì. Tuy nhiên nếu trẻ biếng ăn kéo dài, ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng thì nên cho trẻ đi khám. Trong trường hợp biếng ăn bệnh lý thì cần phải điều trị khỏi bệnh nền, bệnh khỏi thì trẻ sẽ hết biếng ăn.Hậu quả đầu tiên khi trẻ biếng ăn chỉ bú mẹ chính là chậm tăng cân. Trung bình trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cần phải tăng khoảng 100 – 200g/tháng. Do đó, trẻ biếng ăn nếu không được can thiệp kịp thời thì trẻ có thể bị suy dinh dưỡng từ nhẹ tới nặng. Sức đề kháng ở trẻ suy dinh dưỡng cũng sẽ bị giảm, từ đó dẫn đến việc dễ mắc bệnh và càng biếng ăn hơn.Trẻ biếng ăn thường chậm lớn, sức đề kháng kém. Vì vậy, phụ huynh cần có một chế độ ăn cho trẻ khoa học, hợp lý:Không nên ép buộc bé phải ăn khi bé không muốn;Tạo thực đơn đa dạng và trình bày đẹp mắt cho trẻ biếng ăn;Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và cho trẻ ăn cùng gia đình;Trong trường hợp trẻ biếng ăn chỉ bú mẹ, phụ huynh nên chia bữa ăn của bé ra thành nhiều phần, sau đó cho bé ăn từng chút một vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày.Cho bé ăn nhẹ bằng những thực phẩm tốt cho sức khỏe;Không cho trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn;Khuyến khích trẻ biếng ăn vào bếp cùng mẹ;Đảm bảo thức ăn đầy đủ dưỡng chất;Cho trẻ biếng ăn vận động đầy đủ vì ít vận động cũng có thể khiến cho trẻ biếng ăn.Tóm lại, đối với những trẻ biếng ăn chậm tăng cân thì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin và khoáng chất sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cho cơ thể hoạt động tốt. Do đó, ngoài việc tìm ra nguyên nhân trẻ biếng ăn thì phụ huynh cần thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng cho bé để kích thích sự thèm ăn của bé. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.;;;;;Trẻ 1 tuổi biếng ăn là tình trạng phổ biến và thường gặp ở các con. Điều này khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng. Trong bài viết bên dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn nguyên nhân và giải pháp điều trị phù hợp giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 1. Lý do khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn 1.1. Thực đơn của trẻ nhàm chán Không chỉ với trẻ nhỏ mà cả người lớn đều cảm thấy nhàm chán và không hứng thú với bữa ăn khi phải ăn mãi một thực đơn nhàm chán. Vì trẻ mới 1 tuổi nên không thể diễn đạt cho bố mẹ hiểu bằng lời nói mà chỉ tỏ thái độ thờ ơ với đồ ăn. Lúc này, bố mẹ hãy hiểu rằng con đã quá chán với thực đơn cũ và nên chuẩn bị thêm nhiều món ăn mới để thay đổi khẩu vị cho bé. Trẻ 1 tuổi biếng ăn là tình trạng khá phổ biến ở các bé 1.2. Trẻ đang mọc răng sữa 1 tuổi là thời điểm trẻ đang mọc răng sữa. Khi những chiếc răng sữa nhú lên, trẻ sẽ thường bị sốt, khó chịu và gặp khó khăn trong việc nhai nuốt. Vì vậy, việc trẻ một tuổi biếng ăn là điều vô cùng dễ hiểu. Bên cạnh đó, những tổn thương khác bên trong khoang miệng như nhiệt miệng, vết loét cũng sẽ khiến con biếng ăn và quấy khóc. Do đó, bố mẹ hãy để ý và vệ sinh khoang miệng cho bé hàng ngày để con mau khỏi bệnh. 1.3. Trẻ đang mắc bệnh Nếu trẻ 1 tuổi bỗng nhiên bỏ bữa, chán ăn, thường xuyên cáu kỉnh, quấy khóc và tỏ ra khó chịu thì đây có thể là biểu hiện cho thấy con đang mắc một căn bệnh nào đó. Phổ biến nhất là rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp cấp,… Do đó, bố mẹ cần theo dõi cẩn thận sức khỏe của con trong thời điểm này để phát hiện bệnh sớm và có giải pháp điều trị dứt điểm cho bé. 1.4. Trẻ mê chơi hơn mê ăn Trẻ 1 tuổi đang ở trong giai đoạn tập đi và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, trẻ thường mê chơi tới nỗi quên cả ăn. Đây là điều bình thường và hết sức dễ hiểu. Lúc này, bố mẹ đừng vội cấm đoán và giới hạn giờ chơi của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ hãy khéo léo biến mỗi bữa ăn của trẻ thành một tiết học bất ngờ và thú vị. Bố mẹ hãy thử chuẩn bị đồ ăn cho con với những hình thú ngộ nghĩnh. Điều này sẽ giúp trẻ vừa hứng thú hơn với đồ ăn mà vừa ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, đây cũng là những tiết học bổ ích giúp trẻ có thể khám phá và làm quen với thế giới xung quanh. Trẻ mê chơi hơn mê ăn cũng là nguyên nhân khiến con biếng ăn 1.5. Do trẻ 1 tuổi ăn nhiều bữa phụ Nhiều bố mẹ vì muốn con tăng cân nhanh chóng nên thường cho bé ăn thêm nhiều bữa phụ như sữa chua, váng sữa, kẹo, bánh,… Tuy nhiên, thói quen này của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của con. Bởi lẽ việc ăn vặt nhiều sẽ khiến con cảm thấy no bụng, không có cảm giác đói và không thích thú với bữa ăn chính. Vì vậy, bố mẹ nên nhớ là không được ép con ăn quá nhiều bữa phụ mà hãy cho bé ăn theo nhu cầu. 2. Giải pháp điều trị chứng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao là thắc mắc chung của rất nhiều ông bố, bà mẹ có con gặp phải tình trạng này. Lúc này, bố mẹ cần lắng nghe tâm tư của trẻ qua từng cử chỉ, hành động và kiên nhẫn cùng con vượt qua giai đoạn biếng ăn này. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên áp dụng ngay những mẹo dưới đây để giúp bé ăn ngon miệng hơn: – Đừng bao giờ ép trẻ ăn hết món ăn mà con không muốn và không thích ăn. Thêm vào đó, bố mẹ hãy thường xuyên thay đổi thực đơn cho con bằng những món ăn mới lạ, phù hợp với khẩu vị của bé. Với những món ăn mới lạ, bố mẹ nên cho con ăn ít một để trẻ làm quen dần. – Bố mẹ nên băm nhỏ và nấu nhừ đồ ăn để trẻ dễ ăn hơn chứ đừng nên xay nhuyễn để tránh làm mất đi chất dinh dưỡng trong đồ ăn. Tuy nhiên, khi trẻ mọc răng hoặc bị nhiệt miệng, bố mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu loãng thức ăn thành dạng súp để việc ăn uống không ảnh hưởng quá nhiều tới vị trí đau nướu trong khoang miệng và giúp con dễ nuốt hơn. – Với những trẻ 1 tuổi, bố mẹ nên nhớ là không nên nấu thức ăn quá lỏng hoặc quá đặc. – Bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của con thành 5 – 6 bữa/ ngày, thay vì 3 bữa chính như trước để bé không phải ăn quá nhiều cùng một lúc. – Bố mẹ nên cho con ngồi ăn chung và cùng bàn ăn với cả gia đình. Tốt nhất, bố mẹ nên cho con ngồi vào ghế ăn dặm chuyên dụng để trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Vì lúc 1 tuổi, trẻ rất thích bắt chước người lớn nên khi thấy cả nhà ăn uống ngon miệng và vui vẻ, con sẽ hứng thú với việc ăn uống hơn. Bố mẹ nên cho con ăn những món mà trẻ thích để trị chứng biếng ăn của con;;;;;Biếng ăn là tình trạng vô cùng phổ biến ở những trẻ 1 tuổi. Đây là điều khiến các ông bố, bà mẹ có con nhỏ cảm thấy vô cùng lo âu và trăn trở mỗi khi trẻ đến giờ ăn. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với bố mẹ những nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ 1 tuổi biếng ăn để giúp bé ăn ngon miệng, vui vẻ hơn. 1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn lúc 1 tuổi 1.1. Thực đơn bữa ăn nhàm chán Không chỉ trẻ 1 tuổi mà ngay cả người lớn khi ăn mãi một món cũng chán và không hứng thú với bữa ăn. Mặc dù chỉ mới 1 tuổi và chưa thể diễn đạt cho bố mẹ hiểu bằng lời nói nhưng trẻ cũng biết tỏ thái độ thờ ơ với đồ ăn. Lúc này, bố mẹ nên hiểu là con đã quá chán với những món ăn cũ và phải chuẩn bị nhiều món ăn mới để thay đổi khẩu vị của trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn 1.2. Trẻ đang mọc răng 1 tuổi là giai đoạn trẻ nhỏ đang mọc răng. Khi những chiếc răng sữa nhú lên sẽ khiến trẻ nhỏ cảm thấy đau nhức, sốt, khó chịu, làm việc nhai nuốt trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc trẻ 1 tuổi lười ăn là điều vô cùng dễ hiểu. Bên cạnh đó, những tổn thương khác bên trong khoang miệng như nhiệt miệng, các vết loét cũng khiến trẻ 1 tuổi thường xuyên biếng ăn và quấy khóc. Do đó, bố mẹ hãy chú ý về vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ để con mau khỏi bệnh. 1.3. Trẻ cảm thấy lạ lẫm và chưa quen với chế độ dinh dưỡng mới Cách chế biến đồ ăn cho trẻ sẽ thay đổi dần theo mỗi giai đoạn phát triển của bé. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ăn dặm khi 6 tháng tuổi, sau đó chuyển qua ăn cháo và có thể làm quen với cơm nát khi tròn 1 tuổi. Vì vậy, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi lười ăn. 1.4. Trẻ 1 tuổi đang bị bệnh Nếu trẻ 1 tuổi bỗng nhiên bỏ bữa, chán ăn, cáu kỉnh, thường xuyên quấy khóc, tỏ ra khó chịu,… thì có thể bé đang mắc phải căn bệnh nào đó. Chẳng hạn như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa,… Bố mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ trong những ngày này để sớm phát hiện bệnh và tìm được phương pháp điều trị dứt điểm. 1.5. Trẻ mê chơi hơn mê ăn Trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi và tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, nhiều trẻ ham chơi tới nỗi quên cả việc ăn là điều vô cùng bình thường. Lúc này, bố mẹ đừng vội vàng cấm đoán và giới hạn giờ chơi của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ hãy biến giờ ăn của trẻ thành tiết học bất ngờ và thú vị. Tốt nhất, bố mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ những món ăn với hình thú ngộ nghĩnh để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và làm quen với thế giới xung quanh. Việc mê chơi hơn mê ăn là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn 2. Cách xử trí khi trẻ 1 tuổi biếng ăn Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, bố mẹ cần phải lắng nghe tâm tư của con qua từng cử chỉ, hành động và kiên nhẫn cùng trẻ vượt qua giai đoạn này. Bố mẹ có thể áp dụng những lời khuyên sau đây để giúp trẻ 1 tuổi ăn ngon miệng hơn: – Đừng bao giờ cố ép trẻ ăn hết món ăn mà con không thích, không muốn ăn. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy thay đổi thực đơn cho con thường xuyên với những món ăn mới lạ. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải nhớ rằng với những món mới thì nên cho con ăn từng ít một để trẻ làm quen dần. – Bố mẹ nên băm nhỏ và nấu nhừ đồ ăn để con dễ ăn hơn chứ không nên xay nhuyễn để tránh làm mất chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vào thời điểm trẻ bị nhiệt miệng hay mọc răng, bố mẹ có thể xay nhuyễn hoặc nấu loãng để việc ăn uống không tác động nhiều lên vị trí đau bên trong khoang miệng và giúp con dễ nuốt hơn. – Những trẻ 1 tuổi có thể làm quen với việc ăn thô nên khi nấu đồ ăn cho con, bố mẹ không nên nấu quá lỏng hoặc quá đặc. – Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ 1 tuổi thành 5 – 6 bữa/ ngày thay vì 3 bữa chính như trước để con không phải ăn nhiều một lúc. – Hãy cho con ngồi cùng bàn ăn và ăn chung với cả gia đình. Tốt nhất, bố mẹ nên cho trẻ 1 tuổi ngồi vào ghế ăn dặm chuyên dụng để trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Vì trẻ nhỏ rất thích bắt chước những hành động của người lớn nên khi thấy cả nhà ăn ngon miệng và vui vẻ, con sẽ hứng thú hơn với việc ăn uống. – Tuyệt đối không bao giờ được la mắng và quát tháo con trong bữa ăn vì điều này không chỉ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi mà còn làm tình trạng biếng ăn của bé tồi tệ hơn. – Đưa trẻ biếng ăn đi khám dinh dưỡng để bác sĩ tư vấn phương pháp tốt nhất giúp con ăn uống ngon miệng hơn. Bố mẹ nên cho trẻ 1 tuổi biếng ăn đi khám dinh dưỡng để giúp con ăn ngon miệng hơn;;;;;1. Nguyên nhân khiến trẻ không chịu ăn dặm, biếng ăn Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ biếng ăn là một chứng rối loạn hành vi ăn uống, biểu hiện qua việc con không chịu ăn một hay nhiều món, khiến lượng thức ăn nạp vào cơ thể không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày. Hệ quả làm tăng nguy cơ chậm phát triển, thiếu vi khoáng chất dẫn đến suy dinh dưỡng, còi cọc, giảm trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi...Có hai nguyên nhân chính khiến bé không ăn dặm chỉ uống sữa:Một là do con chưa sẵn sàng tiếp nhận thức ăn mới, chỉ quen bú sữa mẹ hoặc sữa công thức là đủ. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm còn non yếu, chưa hoàn thiện chức năng nhai nên không thể ăn khi bụng còn no sữa, ăn quá nhiều bữa trong ngày... Việc chưa kịp thích nghi sẽ gây ra tình trạng trẻ biếng ăn, sợ ăn.Hai là do mẹ mắc sai lầm khi chế biến món ăn dặm cho con, ví dụ như nêm gia vị quá mặn hoặc dùng thức ăn có mùi vị quá nồng đối với trẻ nhỏ, món ăn thiếu dầu dư đạm, thực đơn không đa dạng, hình thức không bắt mắt... Thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi không cần nêm gia vị vì trong thịt, cá, rau đã có đủ lượng muối phù hợp. Trẻ không chịu ăn dặm khiến cơ thể không đủ dưỡng chất cần thiết Trả lời cho câu hỏi trẻ không ăn dặm phải làm sao, các bác sĩ đưa ra một số nguyên tắc sau:Từ loãng đến đặc: Khi mới bắt đầu ăn vào tháng thứ 6, mẹ chỉ cần nấu bột thật loãng cho con, tăng độ đặc từ từ và tập cho bé ăn cháo khi được 8 - 9 tháng. Việc bắt đầu bằng cách ăn bột loãng tránh cho hệ tiêu hóa của trẻ phản ứng gay gắt với thức ăn lạ, sau một thời gian ăn dặm con sẽ có đủ men tiêu hóa để hấp thụ những món phức tạp như cháo, cơm, rau, thịt...Từ ngọt đến mặn: Bột ngọt tương tự mùi vị sữa mẹ nên khá thân thiện với trẻ, thường được khuyến khích dùng trước. Sau khoảng 1 - 2 tuần khi đường ruột của con thích nghi được với loại thức ăn mới, mẹ có thể cho bé ăn bột mặn với nhiều dinh dưỡng hơn.Từ ít đến nhiều: Bữa đầu tiên con ăn được vài thìa bột là đủ, mẹ không nên ép con ăn hết chén. Vào những bữa sau tập cho con ăn từ 2 - 3 thìa lên 1⁄3 bát, rồi nửa bát, 2⁄3 bát... Làm như vậy con sẽ không có cảm giác sợ vì bị ép ăn quá nhiều, có thời gian thích nghi dần.Màu sắc bắt mắt: Ngoài đảm bảo cung cấp đủ nhóm chất thiết yếu, bột ăn dặm cũng nên được chế biến đa dạng, trang trí hấp dẫn để kích thích con mỗi ngày.Vừa đủ dinh dưỡng: Món ăn của con cần có đủ bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên không phải con càng ăn nhiều chất bổ thì càng phát triển tối ưu. Nếu món ăn của con dư đạm, dư chất béo, cơ thể sẽ phản đối bằng cách rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy, chướng bụng... khiến trẻ không chịu ăn dặm. Vì vậy, trong mỗi chén bột của con cần được cân đối lượng chất dinh dưỡng để đảm bảo hấp thu hết. Mẹ có thể xay các loại thịt, cá, rau... vào bột và cháo nấu chín và nhớ thêm 1 muỗng nhỏ dầu oliu.Thông thường, mẹ nên cho con ăn dặm theo tuần tự làm quen với bột ngọt, sau một thời gian chuyển sang bột mặn, rồi tới cháo loãng đến đặc, cơm nát, cơm bình thường. Tuy nhiên, nếu bé không thích ăn bột mà vẫn tiêu hóa vẫn khỏe, đi tiêu phân tốt thì mẹ cũng có thể bắt đầu với cháo.Trường hợp bé không ăn dặm chỉ uống sữa, mẹ không nhất thiết phải ép con ăn bột hay cháo mà có thể thay bằng trái cây ngọt, sữa chua tự làm bằng sữa bột, phô mai, bánh quy,... để con tự gặm. Mẹ nên chế biến món ăn màu sắc đa dạng để kích thích trẻ ăn dặm 3. Một số lưu ý khác khi trẻ không chịu ăn dặm Đối với những bé không ăn dặm chỉ uống sữa, phụ huynh cần ghi nhớ một số lưu ý sau:Không cai sữa sớm cho con: Dù con đủ 6 tháng nhưng không nên vội vàng cho bé ăn nhiều để thay thế sữa mẹ, bởi đây vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi. Đột ngột cai sữa không những khiến con mất đi dưỡng chất quan trọng, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, con quấy khóc, khó chịu với thức ăn.Kiên nhẫn tập con ăn từ từ: Khi mới làm quen với thức ăn, có thể con sẽ ói hoặc nhè ra, nhưng mẹ đừng vội bù sữa ngay. Cứ tiếp tục đút từng thìa nhỏ cho tới khi con dần quen, sẽ không còn ói nữa.Thời gian biểu khoa học: Không cho con ăn vặt trong vòng 2 giờ trước bữa chính để tạo cảm giác thèm ăn. Bữa ăn chỉ nên diễn ra trong vòng 30 phút rồi kết thúc dù con chưa ăn hết, không dây dưa kéo dài. Không ăn rong hay bật tivi, máy tính bảng trong lúc ăn để tránh làm con phân tâm, ham chơi bỏ ăn.Cung cấp lượng sữa phù hợp: Tránh cho con uống sữa quá nhiều trước bữa ăn. Tốt nhất là uống vào một giờ nhất định, thường sau ăn 1 - 3 giờ tùy theo mức độ ăn nhiều hay ít. Lượng sữa khuyến nghị mỗi ngày cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi là 600 - 800ml. Một số bé bú sữa mẹ hoàn toàn có thể không thích sữa ngoài với mùi thơm và vị ngọt, vì vậy nếu mẹ không đủ sữa cũng nên cân nhắc chọn loại phù hợp.Đối với những bé quá khó đón nhận chế độ ăn mới, phụ huynh nên tôn trọng nhu cầu ăn của con. Đừng ép con ăn, thay vào đó là cất chén bột đi khi con lắc đầu không muốn ăn tiếp, để con tự quyết định lượng thức ăn nạp vào cơ thể.Nếu đã áp dụng tất cả những lời khuyên trên nhưng vẫn chưa cải thiện được tình trạng trẻ không chịu ăn dặm, mẹ có thể đưa con đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, đồng thời xây dựng thực đơn cá nhân hóa để khắc phục hiệu quả.Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.;;;;;Hiện nay, các dòng sữa cao năng lượng cho bé rất đa dạng trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn và sử dụng sữa năng lượng cao đúng cách cho con. Việc chọn sai cách không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe khác như thừa cân, béo phì, rối loạn tiêu hoá,... Mẹ đã dùng mọi cách nhưng trẻ vẫn không tăng cân, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau:Trẻ bị sinh non hoặc nhẹ cân khiến bé gặp phải các vấn đề khó khăn trong ăn uống và hấp thu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh dưới 2.5kg thường có tốc độ tăng cân chậm hơn nhiều so với những trẻ khác.Trẻ ngậm ti mẹ sai cách khiến bé tăng cân chậm hoặc thậm chí không tăng cân.Chất lượng sữa mẹ thấp, không đủ chất dinh dưỡng hoặc kém dồi dào khiến bé dễ bị đói.Trẻ bị rối loạn tiêu hoá như trào ngược dạ dày, tiêu chảy, bệnh Celiac hoặc không dung nạp sữa.Mẹ cho con ăn sữa một cách máy móc và không dựa trên nhu cầu của trẻ. Điều này khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu thực tế.Mẹ để khoảng cách giữa các bữa ăn quá dài khiến bụng trẻ sinh ra nhiều khí gas và dẫn đến đầy hơi. Điều này khiến trẻ nhanh no và chán bú, chán ăn.Bé ăn nhiều, nhưng ăn sai cách, chủ yếu ăn các thức ăn vặt, thiếu chất béo hoặc trái cây.Lượng thức ăn mà bé có thể hấp thụ vượt quá khả năng tiêu hoá của trẻ. Điều này không những gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng mà còn khiến trẻ dễ bị táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, sụt cân và rối loạn tiêu hoá.Bé bị nhiễm sán hoặc giun.Trẻ tiêu thụ quá nhiều chất đạm trong các bữa ăn, chẳng hạn như sữa, cá, trứng, thịt, tôm,... 2. Các dòng sữa cao năng lượng cho bé 1 tuổi Thông thường, các loại sữa công thức chuẩn sẽ có năng lượng khoảng 68Kcal/ 100ml sữa. Đối với những loại sữa cao năng lượng cho bé 1 tuổi hoặc dưới 1 tuổi thường có năng lượng ≥ 100Kcal/ 100ml sữa.Theo chuyên gia cho biết, sữa dành cho những trẻ biếng ăn không nhất thiết phải có năng lượng ≥ 100Kcal/ 100ml sữa. Những loại sữa dành cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân thường được bổ sung thêm các vi chất giúp bé ăn ngon miệng hơn, chẳng hạn như lysin, kẽm hoặc đa sinh tố. Tuy vậy, để đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp đầy đủ cho trẻ biếng ăn mà một số nhà sản xuất có thể cho ra đời các dòng sữa có năng lượng cao ≥ 100Kcal/ 100ml.Hiện nay trên thị trường Việt Nam có đa dạng các loại sữa cao năng lượng cho trẻ dưới 1 tuổi hoặc 1 tuổi. Những loại sữa này thường có xuất xứ từ nước ngoài (ví dụ Singapore, Thuỵ Sĩ, Mỹ,...) hoặc trong nước. Để nhận biết được đâu là loại sữa cao năng lượng cho bé dưới 1 tuổi, bạn có thể đọc thông tin trên hộp sữa. Nếu năng lượng từ 100Kcal/ 100ml trở lên thì đây là sữa năng lượng cao. 3. Đối tượng nên dùng sữa cao năng lượng Thông thường, sữa cao năng lượng sẽ được khuyến nghị sử dụng cho những trẻ bị biếng ăn, dọa suy dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hay cấp tính. Tức là, dòng sữa này sẽ được dùng cho những bé có cân nặng nhẹ hơn so với tiêu chuẩn của những trẻ đồng trang lứa.Bạn có thể cho trẻ uống sữa cao năng lượng sau mỗi bữa ăn chính nếu bé không ăn hết khẩu phần. Trong trường hợp trẻ đã có dấu hiệu tăng cân tốt và ăn hết xuất, bạn có thể ngừng cho trẻ uống sữa năng lượng cao và chuyển sang các dòng sữa công thức bình thường khác. Thực tế, sữa cao năng lượng thường không chứa đường Lactose, vì vậy nếu cho trẻ 1 tuổi dùng dòng sữa này trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể giảm dần sự sản xuất men Lactase. Khi đó, trẻ dễ bị tiêu chảy khi uống sữa tươi hoặc uống lại các loại sữa công thức chuẩn. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên cho bé uống tăng dần lượng sữa tươi hoặc sữa công thức theo tính chất phân của trẻ vào mỗi ngày.Việc dùng sữa cao năng lượng không đúng cách có thể khiến trẻ trở nên biếng ăn hơn. Ngoài ra, ở những trẻ ăn uống kém đa dạng mà chủ yếu chỉ uống sữa năng lượng cao cũng dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt các vi chất quan trọng như kẽm, sắt, magie,... lâu dần gây ra hiện tượng thiếu máu dinh dưỡng. Mặt khác, nếu trẻ đã đạt được chiều cao và cân nặng hợp lý sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng thừa cân - béo phì nếu tiếp tục uống sữa cao năng lượng. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, sữa cao năng lượng chỉ nên dùng để thay thế bữa ăn khi trẻ không ăn hết khẩu phần. Vì vậy, cha mẹ cần tránh cho bé uống loại sữa này trước khi ăn khoảng 2 giờ, thay vào đó chỉ cho trẻ uống sau khi bé ăn kém hoặc uống vào buổi tối để bổ sung năng lượng mà trẻ bị thiếu hụt vào ban ngày.Cũng giống như các loại sữa công thức chuẩn khác, các dòng sữa cao năng lượng cũng cần được lựa chọn sử dụng sao cho phù hợp với lứa tuổi, chẳng hạn sữa dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, từ 1 - 3 tuổi hoặc trên 4 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa bé đi khám để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cụ thể trước khi quyết định cho trẻ uống sữa cao năng lượng. 6. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bé tăng cân Ngoài việc lựa chọn dòng sữa cao năng lượng phù hợp cho bé, bạn cũng cần chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cho trẻ:Cho bé ăn dặm đúng thời điểm và bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu thông qua các thực phẩm như trứng, thịt, rau, củ, quả,...Nên cho trẻ tiêu thụ từ 15 - 20 loại thực phẩm khác nhau vào mỗi ngày nhằm cung cấp lượng dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ phát triển tốt về cân nặng. Ba mẹ có thể bổ sung cho con đủ 4 nhóm chất, bao gồm nhóm đạm (trứng, tôm, thịt, cá, đậu, lươn), nhóm bột đường (bún, phở, cơm, nui,...), nhóm vitamin và khoáng chất (rau củ quả), nhóm chất béo (dầu mỡ).Tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm giàu calo như cá, trứng, thịt, tôm,... Tuy vậy, ba mẹ cần cân bằng phù hợp lượng thịt cho trẻ tiêu thụ nhằm tránh nguy cơ dư thừa protein.Chế biến món ăn cho trẻ bằng các loại dầu có lợi như dầu hạt bơ, dầu ô liu hoặc bơ thực vật.Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi, phô mai,... nhằm bổ sung đầy đủ vitamin, chất đạm, chất béo và khoáng chất để trẻ phát triển toàn diện.