text
stringlengths
199
386k
id
stringlengths
18
18
domain
stringclasses
25 values
William Dampier (1651-1715) là 1 nhà thám hiểm người Anh đã từng 3 lần đi vòng quanh Thế giới. Ông sinh năm 1652 tại làng East Coker thuộc vùng Somersetshire, Anh Quốc. Do cha mẹ ông đều mất sớm nên ông phải bỏ dở việc học của mình và làm nhân viên cho 1 chủ tàu ở vùng Weymouth. Các chuyến du hành và khảo cứu của William Dampier Năm 1673, ông tham gia Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc Chiến tranh Anh-Hà Lan lần II (1672-1674). Sang năm sau ông tham ông tham dự 1 chuyến du hành sang Tây Ấn, tại Jamaica và làm nghề xẻ gỗ tại vịnh Campeche. Trong thời gian này, ông đã tiến hành ghi chép nhật ký mà sau này được viết lại thành cuốn ''Voyages to Campache'' (''Những chuyến du hành sang Campeche''). Năm 1676, bị khánh kiệt bởi 1 trận bão nên Dampier đã gia nhập 1 nhóm hải tặc. Dù sao thì nhờ trận bão này đã giúp ông có kinh nghiệm để viết cuốn ''Discourses of Winds'' (''Luận về các cơn Gió''). Năm 1678, Dampier quay về nước Anh. Trong thời gian quay về Anh, ông lập gia đình rồi lại tiếp tục sang miền Tây Ấn để bán dụng cụ nghề mộc cho thợ xẻ ở Campeachy và thu mua gỗ huyết mộc nhưng sau đó ông lại bỏ dở kế hoạch này để tham gia 1 đội hải tặc có cả người Anh và người Pháp và đánh cướp thị trấn Porto Bello và vài nơi khác của người Tây Ban Nha tại Tây Ấn. Sau đó, đạo quân này lại tiếp tục kéo nhau đi chặn cướp tàu của dân Đan Mạch ở bờ biển Tây châu Phi rồi sang Thái Bình Dương chặn tàu chở bạc của Tây Ban Nha đi từ Tây Ấn sang Manila thuộc Philippines. Tại đảo Mindanao, do mâu thuẫn nội bộ nên William Dampier được các thủy thủ trên tàu thả xuống đảo St Nicobar. Từ đây ông đi thuyền tới Thương điếm Anh ở Aceh trên đảo Sumatra tại Indonesia ở gần đó và bệnh rất nặng. Sau khi bình phục, ông theo tàu đi Đàng Ngoài trong năm 1688. Sau đó Dampier tiếp tục đi Malacca và Aceh, sang pháo đài St. Georges ở Ấn Độ rồi làm kỹ thuật viên quân sự ở pháo đài Bencouli. Ông về tới nước Anh an toàn trong năm 1691, sau 12 năm du lịch vòng quanh Thế giới. Sáu năm sau, ông cho công bố tập I của bộ sách Du hành ký vòng quanh Thế giới. Bộ sách này khiến ông trở nên nổi tiếng, các ấn phẩm của nó được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Năm 1699, ông được chỉ định làm chỉ huy cuộc khám phá Úc châu và New Guine của Hải quân Hoàng gia Anh. Lúc quay về, tàu bị đắm nên ông bị kỷ luật nặng. Năm 1703 ông tiếp tục chuyến vòng quanh Thế giới lần thứ II. Chiến thuyền Anh của ông bị thuyền Tây Ban Nha đánh chìm, một số thủy thủ bị bắt nhưng Dampier đã nhanh chân chạy thoát cùng khoảng ba chục người khác lên 1 hòn đảo. Tại đây họ hạ được 1 thị trấn là Puna, cướp thêm 1 tàu Tây Ban Nha rồi vượt Thái Bình Dương sang miền Đông Ấn để rồi bị người Hà Lan tóm cổ và cầm tù. Sau khi trở về nước, ông không còn một chút tài sản nào. Năm 1708 ông tiếp tục đi vòng quanh Thế giới lần III. Từ Anh, ông theo chiến hạm của Hải quân đi đánh người Tây Ban Nha rất thành công. Dampier cùng các bạn của mình vượt Thái Bình Dương qua Á Châu rồi về nước Anh an toàn, trở nên giàu có. 3 năm sau, ông qua đời ở tuổi 63 (1715). Tham khảo William Dampier: Một chuyến Du hành đến Đàng Ngoài 1688 Nhà thám hiểm vòng quanh thế giới Nhà thám hiểm Anh Thủy thủ Anh Cướp biển Anh Nhà thám hiểm Thái Bình Dương Sinh năm 1651 Mất năm 1715
VI_open-0000000150
Travel_and_Transportation
Thành (chữ Hán giản thể:成縣, chữ Hán giản thể: 成县, bính âm: Chéng Xiàn, âm Hán Việt: Thành huyện) là một huyện thuộc địa cấp thị Lũng Nam, tỉnh Cam Túc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này có diện tích 1701 km², dân số năm 2004 là 250.000 người. Mã số hành chính của Thành là 742500. Chính quyền huyện đóng ở trấn Thành Quan. Về mặt hành chính, huyện Thành được chia thành 6 trấn, 16 hương. trấn (Trung Quốc): Thành Quan, Hoàng Hử, Hồng Xuyên, Tiểu Xuyên, Chỉ Phường và Phao Sa. Hương: Chi Kì, Điếm Thôn, Nam Khang, Tống Bình, Thủy Tuyền, Vương Ma, Nhị Lang, Trần Viện, Sa Bá, Tô Nguyên, Tố Trì, Hoàng Trần, Hóa 垭, Đàm Hà, Đàm Bá và Đại Bình. Tham khảo Đơn vị cấp huyện Cam Túc Lũng Nam
VI_open-0000000151
Jobs_and_Education
Đan Trại (chữ Hán giản thể: 丹寨县, bính âm: Dānzhài Xiàn, âm Hán Việt: Đan Trại huyện) là một huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Miêu và dân tộc Đồng Kiềm Đông Nam, tỉnh Quý Châu, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này có diện tích 938 km², dân số năm 2002 là 150.000 người. Mã số bưu chính của huyện Đan Trại là 557500. Chính quyền huyện đóng ở trấn Long Tuyền. Về mặt hành chính, huyện này được chia thành 4 trấn và 2 hương. Trấn: Long Tuyền, Hưng Nhân, Dương Vũ và Bài Điều. Hương: Nam Cao và Nhã Hôi. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính quyền Đơn Trại Kiềm Đông Nam Đơn vị cấp huyện Quý Châu
VI_open-0000000152
Jobs_and_Education
Mậu (tiếng Khương: ʂqini, chữ Hán giản thể:茂县, âm Hán Việt: Mậu huyện) là một huyện thuộc châu tự trị A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này nằm ở thượng lưu Mân GiangHuyện này có diện tích 4064 km2, dân số năm 1999 là 101.000 người, trong đó người Khương chiếm hơn 88% dân số. Huyện Mậu có chiều dài đông-tây 104 km, bắc-nam 96 km. Huyện này giáp các huyện: Tùng Phan (phía bắc), huyện tự trị dân tộc Khương Bắc Xuyên về phía đông, huyện An, Thập Phương, huyện Bành về phía nam, tây nam là [[Vấn Xuyên và Lý (huyện), tây bắc giáp Hắc Thủy. Các phong cảnh ở đây có Cửu Đỉnh Sơn, Ngân Bàn Sơn, Hắc Hổ Trại, Long Môn Sơn. Các loài động vật đặc biệt ở đây có: gấu trúc lớn, gấu trúc nhỏ. GDP năm 1999 là 0,261 tỷ nhân dân tệ. Huyện lỵ huyện Mậu đóng ở trấn Phượng Nghi. Tham khảo A Bá Đơn vị cấp huyện Tứ Xuyên
VI_open-0000000153
Pets_and_Animals
Mãn Thành (chữ Hán giản thể: 满城区, âm Hán Việt: Mãn Thành khu) là một quận thuộc địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này có diện tích 734 ki-lô-mét vuông, dân số 380.000 người. Mã số bưu chính của Mãn Thành là 072150. Chính quyền quận đóng ở trấn Mãn Thành. Về mặt hành chính, quận Mãn Thành được chia thành 4 trấn, 9 hương. Trấn: Mãn Thành, Đại Sách Doanh, Thần Tinh, Nam Hàn Thôn. Hương: Vu Gia Trang, Thạch Tỉnh, Đại Mã Phường, Yếu Trang, Lưu Gia Đài, Đà Nam, Bạch Long, Giang Thành, Phương Thuận Kiều. Tham khảo Bảo Định, Hà Bắc Đơn vị cấp huyện Hà Bắc
VI_open-0000000154
Jobs_and_Education
Nhâm Trạch (chữ Hán giản thể:任泽区, âm Hán Việt: Nhâm Trạch khu) là một quận thuộc địa cấp thị Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này có diện tích 431 ki-lô-mét vuông, dân số 300.000 người. Mã số bưu chính của quận Nhâm Trạch là 055150. Chính quyền quận Nhâm Trạch đóng ở trấn Nhâm Thành. Quận này được chia thành 3 trấn và 5 hương. Trấn: Nhâm Thành, Hình Gia Loan, Tân Điếm. Hương: Lạc Trang, Thiên Khẩu, Đại Đồn, Vĩnh Phúc Trang, Cố Thành. Tham khảo Đơn vị cấp huyện Hà Bắc Đường Sơn zh:
VI_open-0000000155
Jobs_and_Education
Thanh Thủy (chữ Hán phồn thể: 清水縣, chữ Hán giản thể: 清水县) là một huyện thuộc địa cấp thị Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này giáp Lũng, Ngọc Kê, Tần Châu, Mạch Tích, Tần An, Trương Gia Xuyên. Thanh Thủy có dân số năm 2003 là 310.000 người. Huyện lỵ đóng ở trấn Vĩnh Thanh. Mã số bưu chính là 741400. Về mặt hành chính, huyện này được chia thành 1 trấn, 23 hương. Trấn: Vĩnh Thanh. Hương: Thượng Khuê, Bạch Sa, Hồng Bảo, Thủy Tuyền, Thái Bình, Bạch Đà, Ngọc Bfnh, Tùng Thụ, Vương Hà, Viễn Môn, Thổ Môn, Quách Xuyên, Kim Tập, Cổ Xuyên, Pong Vượng, Thảo Xuyên, Lũng Đông, Hoàng Môn, Tân Thành, Tần Đình, Bách Gia, Sơn Môn, Vượng Hưng. Tham khảo Liên kết ngoài Thanh Thủy Thiên Thủy Đơn vị cấp huyện Cam Túc
VI_open-0000000158
Jobs_and_Education
Sân bay quốc tế Alexandroupolis (cũng gọi là Sân bay quốc tế Dimokritos) là một sân bay ở Alexandroupolis, Hy Lạp . Sân bay này có một đường băng dài 2582 m rải asphalt. Các hãng hàng không và các tuyến điểm Aegean Airlines (Athens) Olympic Airlines (Athens, Sitia, Thessaloniki) Tham khảo Sân bay Hy Lạp
VI_open-0000000163
Travel_and_Transportation
Úc Nam (chữ Hán giản thể: 郁南县, Hán-Việt: Úc Nam huyện) là một huyện thuộc địa cấp thị Vân Phù, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này có diện tích 1.966 km², dân số 480.000 người. Mã số bưu chính là 527100. Chính quyền huyện đóng ở trấn Đô Thành. Về mặt hành chính, huyện này được chia thành 15 trấn: Đô Thành, Đông Bá, Tống Quế, Liên Than, Hà Khẩu, Đại Loan, Kiến Thành, Thiên Quan, Thông Môn, Quế Vu, Bình Đài, Bảo Châu, Lịch Động, Đại Phương, Nam Giang Khẩu. Tham khảo Đơn vị cấp huyện Quảng Đông
VI_open-0000000168
Jobs_and_Education
Tương Đàm (chữ Hán giản thể: 湘潭县) là một huyện thuộc địa cấp thị Tương Đàm tỉnh Hồ Nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện này có diện tích 2513 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2006 là 1,41 triệu người. Mã số bưu chính là 411200. Về mặt hành chính, huyện Tương Đàm chia thành 14 trấn, 3 hương. Tổng cộng có 757 ủy ban thôn, 34 ủy ban cư, 10825 tiểu tổ thôn. Năm 1992, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn dời huyện lỵ đến trấn Dịch Tục hà Trấn: Dịch Tục Hà, Đàm Gia Sơn, Trung Lộ Phố, Bạch Thạch, Trà Ân Tự, Hà Khẩu, Dương Gia Kiều, Tạ Phu, Hoa Thạch, Vân Hồ Kiều, Thạch Đàm, Ô Thạch, Thạch Cổ, Thanh Sơn Kiều. Hương: Cẩm Thạch, Bài Đầu, Phân Thủy. Tham khảo Tương Đàm Đơn vị cấp huyện Hồ Nam
VI_open-0000000169
Jobs_and_Education
Xem thêm: Cửu Diệu tinh quân Thái Bạch Kim Tinh (chữ Hán: 太白金星) là tên một vị thần trong thần thoại Trung Quốc và thần thoại Việt Nam. Lịch sử Vị thần này theo truyền thuyết có họ Lý, hình dáng là một ông già râu bạc áo trắng, là Tinh chủ của Sao Kim (Kim Tinh), ngôi sao sáng nhất vào chập tối và buổi sáng, vì thế gọi là Lý Thái Bạch. Trong văn hóa phương Tây, thần Vệ nữ là biểu tượng của Sao Kim (Venus). Chính vì thấy Sao Kim xuất hiện đầu tiên của buổi đêm và ban ngày, nên Thái Bạch Kim Tinh được cho là sứ giả của Thiên đình, và gọi là Lý Trường Canh. Trong phim Tây du ký, Thái Bạch Kim Tinh được Ngọc Hoàng Thượng đế phái xuống gặp Tề Thiên Đại Thánh ở Hoa Quả Sơn để mời lên Thiên đình. Ông được thể hiện như một ông già hiền lành và bị lũ khỉ quấy phá. Văn hóa Thái Bạch Kim Tinh là người ôn hòa nhưng có sức mạnh ghê gớm, tượng trưng cho mệnh kim. Tham khảo Nhân vật Tây du ký Thần tiên Trung Hoa Thiên văn học Trung Quốc
VI_open-0000000172
News
Sonny with a Chance là một series truyền hình mới của kênh Disney đã tung ra vào 8 tháng 2 năm 2009. Đây là câu chuyện về 1 cô bé 15 tuổi tên là Sonny được tuyển vào một phim truyền hình tên là So Random. Bộ phim sẽ xoay quanh Sonny, các người bạn và gia đình của Sonny tại trường quay và tại Los Angeles. Sonny with a Chance là một series phim trong phim. Tên phim trong thời gian hình thành có tên là Welcome to Mollywood với nhân vật chính mang tên Molly, sau đó, phim tiếp tục đổi tên thành Welcome to Holliwood và nhân vật chính cũng đổi tên theo thành Holli tuy nhiên, cái tên này tiếp tục bị đổi khi tên nhân vật chính được đổi. Kịch bản gốc mang tên "Sketchpad" và được đưa ra xem xét bởi công chúng vào năm 2007. Sau khi nhận được phản hồi từ công chúng thì Disney Channel bắt đầu tuyển diễn viên và hình thành kịch bản. Gary Marsh, chủ tịch tại hội đồng kênh Disney Channel toàn cầu đã nói "Series này sẽ bén rễ vào từng đáy lòng chúng ta. Series được bắt đầu quay từ 19 tháng 9 năm 2008 Bài hát chính thức cho phim mang tên "So Far, So Great" đã được trình chiếu trên kênh Disney tại Mỹ và trang chủ của Demi Lovato. Nhạc phần mở đầu và ba tập đầu của phim hiện đã xuất hiện trên cửa hàng iTunes, bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 năm 2009 và cho tải xuống miễn phí. Các nhân vật Chính Demi Lovato trong vai Sonny Munroe Một cô gái xinh xắn, thân thiện đến từ Wisconsin được chọn cho một vai chính trong chương trình mà cô yêu thích "So Random!". Sonny cũng có mối quan hệ yêu ghét với Chad. Tiffany Thornton trong vai Tawni Hart Thành viên chính trong chương trình "So Random!". Ban đầu, Tawni tỏ ra đố kị với Sonny, tuy nhiên dần dần họ đã trở thành bạn tốt của nhau. Tawni cũng là một cô gái thất thường, người luôn luôn yêu thích những tấm gương và chính bản thân mình. Brandon Mychal Smith trong vai Nico Harris Thành viên chính trong chương trình "So Random!", là bạn thân của Grady. Câu chuyện đùa liên tục trong suốt bộ phim là Nico nhảy vào tay của Grady khi Grady đang hoảng sợ Doug Brochu trong vai Grady Mitchell Thành viên chính trong chương trình "So Random!", là bạn thân của Nico. Grady luôn cùng Nico thực hiện những kế hoạch kỳ lạ. Allisyn Ashley Arm trong vai Zora Lancaster Thành viên chính trong chương trình "So Random!". Zora là một cô bé thông minh, khôn ngoan. Đôi khi, Zora nghĩ ra những trò quái quỷ. Đây là nhân vật lớn trong phần 1, tuy nhiên phần 2 ít xuất hiện. Sterling Knight trong vai Chad Dylan Cooper Ngôi sao điện ảnh quyến rũ trong chương trình "Mackenzie Falls" - đối thủ đáng gờm của "So Random!". Chad là một người ích kỷ, tự cao tự đại, tự cho mình là trung tâm. Tuy nhiên Chad có cảm tình với Sonny. Phụ Jillian Murray trong vai Portlyn Nancy McKeon trong vai Connie Munroe - mẹ của Sonny Chương trình trong chương trình So Random! So Random! là chương trình được giới thiệu trong Sonny With a Chance. Trong chương trình, những phần hài hước, tình huống dở khóc dở cười đều được quay. Tên các nhân vật trong chương trình thay đổi theo từng tập trong từng tập Sonny With a Chance. Mackenzie Falls Là chương trình dành cho tuổi tween nổi tiếng. Chương trình này là đối thủ đáng gờm của So Random! Đón nhận Phim ra mắt trên kênh Disney và được 4,1 triệu người xem ở tập đầu tiên và 4 triệu ở tập thứ 2, trở thành phim ăn khách nhất tháng 2 Nhạc phim Album nhạc phim Sonny with a Chance được phát hành ngày 5 tháng 10 năm 2010 bởi Walt Disney, trước đó là sự phát hành của đĩa đơn "Me, Myself and Time" vào ngày 3 tháng 8. Các tập phim Phát hành DVD Biên soạn Các tập của mùa Toàn bộ mùa DVD toàn bộ mùa thứ nhất được phát hành vào ngày 7 tháng 5 năm 2010 tại Ba Lan và México, vào ngày 26 tháng 8 năm 2010 tại Đức. Giải thưởng và đề cử Ra mắt quốc tế Tham khảo Liên kết ngoài Chương trình trên Disney Channel Nhạc phim của Walt Disney Records Demi Lovato Phim truyền hình Mỹ thập niên 2000 Phim truyền hình Mỹ thập niên 2010 Chương trình truyền hình tiếng Anh Phim truyền hình hài kịch tình huống Mỹ Phim truyền hình hài kịch thiếu nhi Mỹ Chương trình truyền hình của It's a Laugh Productions
VI_open-0000000173
Arts_and_Entertainment
Tỉnh Pesaro và Urbino (Tiếng Ý: Provincia di Pesaro e Urbino) là một tỉnh ở vùng Marche của Ý. Tỉnh lỵ là thành phố Pesaro. Tỉnh này giáp San Marino. Tỉnh này có diện tích 2.892 km², tổng dân số là 351.216 người năm 2001. Có 67 đô thị (tiếng Ý:comuni) ở trong tỉnh này , xem các đô thị của Tỉnh Pesaro và Urbino. Vào thời điểm ngày 31 tháng 5 năm 2005, các đô thị chính xếp theo dân số là: Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức Tỉnh Pesaro và Urbino Pesaro và Urbino
VI_open-0000000175
Jobs_and_Education
Vanzago là một đô thị ở tỉnh Milano, vùng Lombardia của Italia, khoảng15 km về phía tây bắc của Milano. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 7.615 người và diện tích là 6,2 km². Đô thịVanzago gồm các frazioni (đơn vị cấp dưới, chủ yếu là thôn làng) Mantegazza, Valdarenne, and Tre Campane. Vanzago giáp các đô thị: Pogliano Milanese, Pregnana Milanese, Arluno, Sedriano. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài www.comune.vanzago.mi.it/ Đô thị Thành phố đô thị Milano Thành phố và thị trấn ở Lombardia
VI_open-0000000176
Jobs_and_Education
Villafranca Padovana là một đô thị thuộc tỉnh Padova vùng Veneto, tọa lạc khoảng 40 km về phía tây của Venezia và cách khoảng 11 km về phía tây bắc của Padova. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 8.522 người và diện tích 23,8 km². Villafranca Padovana giáp các đô thị: Campodoro, Limena, Mestrino, Padova, Piazzola sul Brenta, Rubano. Quá trình biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Padova
VI_open-0000000177
Jobs_and_Education
SOGEPA (Societé de Gestion de Participations Aéronautiques) là một công ty cổ phần thuộc sở hữu của chính phủ Pháp. Đây là một trong những công ty lớn trong đầu tư vào công nghệ hàng không không gian của Châu Âu, nó sở hữu gián tiếp 15% của EADS thông qua SOGEADE. Tham khảo Công ty Pháp Công ty hàng không không gian Pháp
VI_open-0000000178
Business_and_Industrial
Basicò là một đô thị ở tỉnh Messina trong vùng Sicilia của Italia, có vị trí cách khoảng 150 km về phía đông của Palermo vào khoảng 45 km về phía tây nam của Messina. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 730 người và diện tích là 12 km². Basicò giáp các đô thị: Montalbano Elicona, Tripi. Lịch sử biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Messina Đô thị Thành phố trung tâm Messina
VI_open-0000000180
Jobs_and_Education
Casaletto Ceredano là một đô thị ở tỉnh Cremona, vùng Lombardia của Italia, có vị trí cách khoảng 40 km về phía đông nam của Milan và khoảng 40 km về phía tây bắc của Cremona. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 1.098 người và diện tích là 6,5 km². Casaletto Ceredano giáp các đô thị: Abbadia Cerreto, Capergnanica, Cavenago d'Adda, Chieve, Credera Rubbiano. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài www.comune.casalettoceredano.cr.it/ Đô thị tỉnh Cremona Thành phố và thị trấn ở Lombardia
VI_open-0000000181
Jobs_and_Education
Bosia là một đô thị tại tỉnh Cuneo trong vùng Piedmont của Italia, vị trí cách khoảng 60 km về phía đông nam của Torino và khoảng 50 km về phía đông bắc của Cuneo. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 208 người và diện tích 5,6 km². Bosia giáp các đô thị: Borgomale, Castino, Cortemilia, Cravanzana, Lequio Berriavà Torre Bormida. Lịch sử thay đổi dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Cuneo Thành phố và thị trấn ở Piemonte
VI_open-0000000182
Jobs_and_Education
Brignano-Frascata là một đô thị ở tỉnh Alessandria trong vùng Piedmont của Italia, có vị trí cách khoảng 110 km về phía đông của Torino và khoảng 35 km về phía đông nam của Alessandria. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 482 người và diện tích là 17.4 km². Brignano-Frascata giáp các đô thị: Casasco, Cecima, Dernice, Garbagna, Gremiasco, Momperone, và San Sebastiano Curone. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Alessandria Thành phố và thị trấn ở Piemonte
VI_open-0000000183
Jobs_and_Education
Tassarolo là một đô thị ở tỉnh Alessandria trong vùng Piedmont của Italia, có vị trí cách khoảng 90 km về phía đông nam của Torino và khoảng 25 km về phía đông nam của Alessandria. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 598 người và diện tích là 7,1 km². Tassarolo giáp các đô thị: Francavilla Bisio, Gavi, Novi Ligure, và Pasturana. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Alessandria Thành phố và thị trấn ở Piemonte
VI_open-0000000184
Jobs_and_Education
Rio Saliceto là một đô thị ở tỉnh Reggio Emilia trong vùng Emilia-Romagna, có vị trí cách khoảng 60 km về phía tây bắc của Bologna và khoảng 20 km về phía đông bắc của Reggio Emilia. Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 5.632 và diện tích 22,5 km². Đô thị Rio Saliceto có các frazioni (các đơn vị cấp dưới, chủ yếu là các làng) Commenda, Osteriola, Cà de Frati, and San Lodovico. Rio Saliceto giáp các đô thị: Campagnola Emilia, Carpi, Correggio, Fabbrico. Quá trình thay đổi dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Reggio Emilia
VI_open-0000000186
Jobs_and_Education
Santa Croce di Magliano là một đô thị ở tỉnh Campobasso trong vùng Molise thuộc nước Ý, có vị trí cách khoảng 30 km về phía đông bắc của Campobasso. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 4.863 người và diện tích là 52,6 km². Santa Croce di Magliano giáp các đô thị: Bonefro, Castelnuovo della Daunia, Montelongo, Rotello, San Giuliano di Puglia, Torremaggiore. Lịch sử thay đổi dân số Tham khảo Liên kết ngoài www.santacroceonline.com Đô thị tỉnh Campobasso
VI_open-0000000189
Jobs_and_Education
Kuens tiếng Ý: Caines; Latin: Cainavum) là một đô thị ở Nam Tirol trong vùng Trentino-Alto Adige/Südtirol của Ý, có vị trí cách khoảng 70 km về phía bắc của thành phố Trento và khoảng 25 km về phía tây bắc của thành phố Bolzano ở thung lũng Passeier. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 341 người và diện tích là 1,7 km². Kuens giáp các đô thị: Riffian, Schenna và Tirol. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng của đô thị này Đô thị Nam Tirol
VI_open-0000000190
Jobs_and_Education
Besenello là một đô thị ở Trentino ở vùng Trentino-Alto Adige/Südtirol của Ý, tọa lạc cách 15 km về phía nam của Trento. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 2.024 người và diện tích là 26,0 km². Đô thị Besenello có các frazioni (đơn vị trực thuộc, chủ yếu là các làng) Compet, Dietrobeseno, Acquaviva, Golla, Màsera, Ondertòl, Posta Veccia, và Sottocastello. Besenello giáp các đô thị: Trento, Vigolo Vattaro, Bosentino, Vattaro, Aldeno, Centa San Nicolò, Calliano, Nomi, và Folgaria. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài Homepage of the city Đô thị Trentino
VI_open-0000000191
Jobs_and_Education
Spiazzo là một đô thị ở tỉnh Trento ở vùng Trentino-Alto Adige/Südtirol của Ý, tọa lạc cách 30 km về phía tây của Trento. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 1.164 người và diện tích là 70,6 km². Spiazzo giáp các đô thị: Ponte di Legno, Vermiglio, Giustino, Strembo, Saviore dell'Adamello, Caderzone, Massimeno, Daone, Bocenago, Pelugo và Montagne. Biến động dân số Tham khảo Đô thị Trentino
VI_open-0000000192
Jobs_and_Education
Casaprota là một đô thị ở tỉnh Rieti trong vùng Latium, có khoảng cách khoảng 45 km về phía đông bắc của Roma và cách khoảng 20 km southvề phía tây của Rieti. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 699 người và diện tích là 14,6 km². Casaprota giáp các đô thị: Frasso Sabino, Mompeo, Montenero Sabino, Poggio Nativo, Poggio San Lorenzo, Torricella in Sabina. Quá trình thay đổi dân số Tham khảo Liên kết ngoài www.comune.casaprota.ri.it/ Đô thị tỉnh Rieti
VI_open-0000000194
Jobs_and_Education
Alà dei Sardi (tiếng Sardegna: Alà hoặc Elà) là một đô thị ở tỉnh Sassari trong vùng Sardegna, có khoảng cách khoảng 160 km về phía bắc của Cagliari và cách khoảng 35 km về phía tây nam của Olbia. Alà dei Sardi giáp các đô thị: Berchidda, Bitti, Buddusò, Monti, Olbia, Oschiri, Padru. Quá trình thay đổi dân số Tham khảo Liên kết ngoài www.aladeisardi.altervista.org history on town from Eliga Alcada photos from Eliga Alcada Đô thị tỉnh Sassari
VI_open-0000000195
Internet_and_Telecom
Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là một trường đại học được thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1980, trụ sở của trường được đặt tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Trường là một trong những đại học lâu đời ở Việt Nam, chịu trách nhiệm trong việc đào tạo và bồi dưỡng những học viên có năng khiếu trong các lĩnh vực như: Sáng tác (nhạc, văn học), Biểu diễn, Nghiên cứu, Lý luận - Phê bình, Kinh tế - Kỹ thuật và Công nghệ của các ngành nghệ thuật Sân khấu, Điện ảnh và Truyền hình. Lịch sử Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội tiền thân là Trường Ca kịch Dân tộc được thành lập năm 1959. Đến Ngày 17/12/1980, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 372/CP, thành lập trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội trên cơ sở sáp nhập 2 trường Trung cấp Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam và Trường Điện ảnh Việt Nam (đều thành lập năm 1959). Các khoa Khoa Kịch hát dân tộc; Khoa Kỹ thuật, Công nghệ Điện ảnh Truyền hình; Khoa Mác - Lênin và Kiến thức cơ bản; Khoa Múa; Khoa Nghệ thuật Điện ảnh; Khoa Nhiếp ảnh; Khoa Sân khấu; Khoa Tại chức; Khoa Thiết Kế Mỹ thuật; Khoa Truyền hình. Các ngành đào tạo Thành tích Với hơn 30 năm thành lập và phát triển, Trường đã đào tạo ra nhiều những cán bộ quản lý, những diễn viên tài năng, nhiều người trong số họ đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, đạt được thành tích cao trong các kỳ Hội diễn sân khấu, Liên hoan phim quốc gia và quốc tế... Trường đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng nhiều danh hiệu như: Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất (nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Trường); Bằng khen và Cờ thi đua của UBND thành phố Hà Nội; Cờ đơn vị tiên tiến của Công an thành phố Hà Nội; Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Văn hóa - Thông tin; Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ đơn vị Quyết thắng. Xem thêm Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội Tham khảo Liên kết ngoài Website của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội Trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội
VI_open-0000000197
Arts_and_Entertainment
Merone là một đô thị ở tỉnh Como trong vùng Lombardia, có cự ly khoảng về phía bắc của Milano và khoảng về phía đông nam của Como. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 3.874 người và diện tích là 3,2 km². Merone giáp các đô thị: Costa Masnaga, Erba, Eupilio, Lambrugo, Lurago d'Erba, Monguzzo, Rogeno. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Como Thành phố và thị trấn ở Lombardia
VI_open-0000000199
Jobs_and_Education
Thái Văn Lung (14 tháng 7 năm 1916 – 2 tháng 7 năm 1946) là luật sư, đại biểu Quốc hội khóa I, chiến sĩ cách mạng Việt Nam thời hiện đại. Tiểu sử Ông sinh năm 1916 tại huyện Thủ Đức, Gia Định, trong một gia đình trí thức thuộc một làng Công giáo, có Tên Thánh là Albert. Cha là kỹ sư Thái Văn Lân, em gái ông là Thái Thị Liên (1918–2023), sau này trở thành Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Nhân dân và nghệ sĩ piano nổi tiếng. Thái Văn Lung thi đỗ Cử nhân Khoa Luật tại Đại học Paris (Pháp), đồng thời học thêm ở Trường Khoa học Chính trị và Trường Thuộc địa (École Coloniale). Do có quốc tịch Pháp nên Thái Văn Lung tham gia học Trường Sĩ quan Pháo binh, trở thành sĩ quan pháo binh tham gia quân đội trong 4 năm và xuất ngũ với quân hàm trung úy. Trong thời gian quân dịch, ông đã tham gia cuộc Chiến tranh Xiêm – Pháp và Chiến tranh thế giới thứ hai. Tháng 3 năm 1945, ông trở về nước làm việc tại Tòa thượng thẩm Sài Gòn. Tháng 6, ông cùng với Nguyễn Văn Thủ, Phạm Ngọc Thạch, Lưu Hữu Phước... tham gia sáng lập lực lượng Thanh niên Tiền phong, trong đó ông phụ trách làm huấn luyện quân sự của tổ chức. Sau Cách mạng tháng 8, ngày 23 tháng 9 năm 1945, ông bị quân Pháp bắt nhưng trốn thoát được. Ông trở ra ngoại thành, tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ. Ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến huyện Thủ Đức, xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang của huyện (được nhân dân quen gọi là bộ đội Thái Văn Lung). Sau tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông trở thành một trong những đại biểu Quốc hội khóa I thuộc tỉnh Gia Định. Năm 1946, khi đang tham gia Ban chỉ huy quân sự huyện và chỉ huy lực lượng bộ đội Thái Văn Lung chống Pháp, ông đã bị bắt trong một trận đánh. Sau khi bị tra tấn khốc liệt, ông mất vào ngày 2 tháng 7 năm 1946, khi chưa tròn 30 tuổi. Di sản Trong tờ báo La Voix du Maquis, ở mục Variétés du Maquis, luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần, người bạn thân của ông đã viết: Tên Thái Văn Lung được đặt cho một số con đường, trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và tỉnh Cà Mau Chú thích Thư mục Nguyên Hùng (2003), Nam Bộ - Những nhân vật một thời vang bóng, Nhà xuất bản Công An Nhân dân. Thái Văn Lung trong Sài Gòn nhân vật , trang của Thành phố Hồ Chí Minh. Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh (1999, tái bản 2004), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục. Liên kết ngoài Luật sư Việt Nam Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I Người Sài Gòn Nhân vật trong Chiến tranh Đông Dương Tín hữu Công giáo Việt Nam Tín hữu Công giáo được đặt tên đường ở Việt Nam
VI_open-0000000202
News
Ceppo Morelli là một đô thị ở tỉnh Verbano-Cusio-Ossola trong vùng Piedmont, có cự ly khoảng 100 km về phía đông bắc của Torino và khoảng 35 km về phía tây của Verbania, ở biên giới với Thụy Sĩ. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 384 người và diện tích là 40 km². Ceppo Morelli giáp các đô thị: Antrona Schieranco, Bannio Anzino, Carcoforo, Macugnaga, Saas Almagell (Thụy Sĩ), Vanzone con San Carlo. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Verbano-Cusio-Ossola Thành phố và thị trấn ở Piemonte
VI_open-0000000208
Jobs_and_Education
Mễ Trì là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Địa lý Phường Mễ Trì nằm ở phía đông nam quận Nam Từ Liêm, có vị trí địa lý: Phía đông giáp các quận Cầu Giấy và Thanh Xuân Phía tây giáp phường Phú Đô Phía nam giáp phường Trung Văn Phía bắc giáp phường Mỹ Đình 1. Phường có diện tích 4,67 km², dân số năm 2022 là 32.169 người, mật độ dân số đạt người/km². Lịch sử Trước đây, Mễ Trì là một xã thuộc huyện Từ Liêm cũ. Xã Mễ Trì có 3 thôn: Mễ Trì Thượng, Mễ Trì Hạ và Phú Đô. Đất thổ cư của thôn Mễ Trì thượng và Mễ Trì hạ giáp nhau, chỉ phân cách bằng một dải đất trũng, người dân địa phương thường gọi là Ao Khoang. Xưa kia chủ yếu dùng để thoát nước mưa từ vùng đất phía đông và đông bắc 2 làng, nơi có đầm Mễ Trì là một đầm rất dài và rộng. Sau đó nó được ngăn thành các ao nuôi cá. Ngày nay các ao này đã bị lấp đi, hai làng liền nhau, dự án xây đường nối Trung tâm hội nghị quốc gia với đường Mễ Trì. Làng Phú Đô nằm giáp sông Nhuệ và cách xa hai làng nói trên hơn 1 km. Mễ Trì là địa danh cổ, truyền thống văn hóa lâu đời, nhiều di sản văn hóa từ thời xưa hiện còn tồn tại. Nơi đây ngày xưa nổi tiếng với câu ca dao: Cốm Vòng, gạo tám Mễ TrìTương Bần, húng Láng, còn gì ngon hơn". Theo sử sách ghi lại, xã Mễ trì ngày xưa có tên là Anh Sơn tên cổ là Kẻ Mẩy. Nơi đây, đất đai phì nhiêu màu mỡ, người dân cấy cày trồng lúa tám thơm. Cuối thế kỷ 19, danh tiếng gạo tám thơm bay tận kinh đô Huế và được dâng lên vua. Vua khen và ban cho tên là Mễ Trì(Ao gạo). Kể từ đó, cái tên Mễ Trì lưu truyền đến bây giờ. Thôn Mễ Trì Hạ còn du nhập nghề làm cốm từ làng Vòng và lưu truyền từ hàng trăm năm trước đến tận bây giờ. Tuy nhiên do đô thị hóa quá nhanh hiện giờ cốm Mễ Trì cũng đang đứng trước nguy cơ biến mất. Làng Phú Đô (nay là phường Phú Đô) cũng rất nổi tiếng về nghề làm bún. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 132/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó: Chuyển xã Mễ Trì về quận Nam Từ Liêm mới thành lập Thành lập phường Mễ Trì trên cơ sở điều chỉnh 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688 người của xã Mễ Trì Thành lập phường Phú Đô trên cơ sở điều chỉnh 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 người còn lại của xã Mễ Trì. Di tích Miếu Đầm Di tích miếu Đầm nằm trong khuôn viên chung của Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam Di tích thờ vị thánh có tên là Thánh Đầm. Căn cứ vào hệ thống sắc phong của miếu gồm 18 đạo sắc trải các đời từ thời Lê đến thời Nguyễn, Miếu Thánh Đầm thờ thần rắn trắng là con trai của Vua Thủy Tề. Miếu Bản Thổ Miếu Bản Thổ thuộc làng Mễ Trì Hạ, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Miếu Bản Thổ là nơi thờ Quốc Vương Thiên Tử, Hiển Ứng Dực Thánh, Anh Nghị Diệu Cảm, Lã Tá Tướng Quân thời Ngô Quyền. Ông tên thật là Lã Đại Liệu quê ở Tế Giang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Ông vốn là người võ nghệ siêu quần, được mệnh danh là đại đô vật, hô phong hoán vũ. Ông là bộ tướng thứ 7 của Trần Lãm dưới thời Ngô Vương, có công đánh đuổi giặc Nam Hán, dẹp phản loạn. Con trai Lã Tá Tướng Quân là Lã Tá Đường sau nối nghiệp cha, trở thành một sứ quân ở Tế Giang, Hưng Yên nổi dậy thời 12 sứ quân. Miếu Bản Thổ còn lưu giữ 5 đạo sắc của các triều đại phong kiến phong cho Ông. Chú thích Xem thêm
VI_open-0000000209
Food_and_Drink
Montescudaio là một đô thị ở tỉnh Pisa trong vùng Toscana thuộc Ý, có cự ly khoảng 70 km về phía tây nam của Florence và khoảng 45 km về phía đông nam của Pisa. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 1.684 người và diện tích là 19,9 km². Montescudaio giáp các đô thị: Cecina, Guardistallo, Montecatini Val di Cecina, Riparbella. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài www.comune.montescudaio.pi.it/ Đô thị tỉnh Pisa
VI_open-0000000210
Jobs_and_Education
Nuez de Ebro là một đô thị ở tỉnh Zaragoza, Aragon, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2004 của Viện thống kê Tây Ban Nha (INE), đô thị này có dân số là 627 người. Diện tích đô thị này là 8 ki-lô-mét vuông. Đô thị này nằm ở độ cao 181 m trên mực nước biển. Tham khảo Đô thị ở Zaragoza
VI_open-0000000211
Jobs_and_Education
Tỉnh Brescia là một tỉnh trong vùng Lombardia, Italia. Tỉnh này giáp tỉnh Sondrio về phía bắc và tây bắc, tỉnh Bergamo về phía tây, tỉnh Cremona về phía tây nam và nam, tỉnh Mantova về phía nam, và tỉnh Verona về phía đông.. Các đô thị quan trọng: Desenzano del Garda, Palazzolo sull'Oglio, Montichiari, Ghedi, Manerbio, Carpenedolo, Orzinuovi, Chiari, Brescia, Rovato, Salò, Iseo, Gardone Val Trompia và Lumezzane. Chú thích Liên kết ngoài Trang mạng chính thức Brescia Tỉnh của Lombardia
VI_open-0000000215
Jobs_and_Education
Mezzana Rabattone là một đô thị ở tỉnh Pavia trong vùng Lombardia của Ý, có cự ly khoảng 40 km về phía nam của Milan và khoảng 13 km về phía tây nam của Pavia. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 515 người và diện tích là 7,0 km². Mezzana Rabattone giáp các đô thị sau: Bastida Pancarana, Cervesina, Pancarana, Zinasco. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Pavia Thành phố và thị trấn ở Lombardia
VI_open-0000000218
Jobs_and_Education
Chéroy là một xã của Pháp,tọa lạc ở tỉnh Yonne trong vùng Bourgogne-Franche-Comté. Các xã giáp ranh trong tổng Chéroy:Dollot, Jouy, Montacher-Villegardin, Saint-Valérien, Fouchères và Vallery; trong tổng Lorrez-le-Bocage-Préaux (arrondissement de Fontainebleau, tỉnh Seine-et-Marne, vùng Île-de-France):Blennes và Vaux-sur-Lunain. Hành chính Thông tin nhân khẩu Xem thêm Xã của Yonne Tham khảo Liên kết ngoài Chéroy trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Une page sur Chéroy sur le site Patrimoine du Bocage gâtinais Cheroy
VI_open-0000000227
Jobs_and_Education
Guernes là một xã của Pháp nằm ở tỉnh Yvelines trong vùng Île-de-France của Pháp. Xã này có cự ly 10 km về phía tây của Mantes-la-Jolie. Người dân ở đây trong tiếng Pháp gọi là Guernois. Các xã giáp ranh là: Saint-Martin-la-Garenne về phía bắc, Follainville-Dennemont về phía đông. Về phía tây và về phía nam, xã này giáp sông Seine chia tách với Mantes-la-Jolie, Rosny-sur-Seine về phía nam, Rolleboise về phía tây bắc. Hành chính Biến động dân số Biểu đồ (Biểu đồ wikipedia) Tham khảo Liên kết ngoài Guernes, Trang mạng chính thức Guernes trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Guernes trên trang mạng của INSEE Guernes trên trang mạng của IAURIF Monographie des instituteurs (1900), préfacée par Jean-Pierre Messin, ancien maire de Guernes Xã của Yvelines
VI_open-0000000233
Jobs_and_Education
Titao là một tổng của tỉnh Loroum ở tây bắc Burkina Faso. Thủ phủ của tổng này là thị xã Titao. Dân số năm 2006 là 66.309 người . Các thị xã và làng xã Andekanda, Babo, Banyida, Bongola–Marencé, Bongola-Mossi, Derpon, Dingla, Fogoutté, Goubi, Guilan, Illigué, Ingané, Irvouta-Tinga-Mossi, Irvouyatenga-Silmimossi, Kelembali, Mantaka, Nogo, Nommo–Foulbé, Pellaboukou, Pétanaye, Pétane, Posso, Rambo, Saïgouma, Séléguin, Sillia, Sollobo, Songtaba, Tanghin–Baogo, Todiam, Tougribouli, Toulfé, Vini, Wanaré, Wanobé, Woro, Yoda, Yorsala e You. Tham khảo Tổng của Burkina Faso Tỉnh Loroum
VI_open-0000000237
Jobs_and_Education
Tầng trung lưu là một lớp của khí quyển Trái Đất nằm ngay phía trên tầng bình lưu và ngay phía dưới tầng nhiệt. Tầng trung lưu nằm ở cao độ từ khoảng 50 km tới 80–90 km phía trên bề mặt Trái Đất. Trong tầng này, nhiệt độ giảm xuống theo sự gia tăng của cao độ do nhiệt từ sự hấp thụ tia cực tím đến từ mặt trời của ôzôn bị biến mất và hiệu ứng làm lạnh của CO2 (ở lượng dấu vết) do nó tỏa nhiệt vào không gian. Điều này ngược lại với hiệu ứng nhà kính trong tầng đối lưu khi CO2 hấp thụ bức xạ nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất. Vùng có nhiệt độ tối thiểu ở đỉnh của tầng trung lưu gọi là khoảng lặng trung lưu và nó là nơi lạnh nhất trong khí quyển Trái Đất. Đặc trưng động lực học chính trong khu vực này là các dao động khí quyển, các sóng hấp dẫn nội khí quyển (thường gọilà "sóng trọng lực") và sóng hành tinh. Phần lớn các loại sóng và dao động này được kích thích trong tầng đối lưu hay phần dưới của tầng bình lưu và truyền lên phía trên tới tầng bình lưu. Trong tầng bình lưu, biên độ của các sóng trọng lực có thể trở thành đủ lớn làm cho các sóng này trở nên không ổn định và bị tiêu tan. Sự tiêu tan này chuyển xung lượng vào tầng trung lưu và là động lực chính trong lưu thông tại tầng trung lưu ở quy mô toàn cầu. Do nó nằm giữa độ cao tối đa cho máy bay và độ cao tối thiểu cho các tàu vũ trụ quay quanh Trái Đất nên khu vực này của khí quyển chỉ có thể tiếp cận được thông qua việc sử dụng các tên lửa khí tượng học (tên lửa âm thanh hay tên lửa nghiên cứu). Kết quả là nó trở thành phần được hiểu ít nhất của khí quyển. Điều này dẫn tới việc các nhà khoa học gán cho nó, phần trên của tầng bình lưu như là ignorosphere (nghĩa là tầng bị bỏ qua, do nó là quá cao đối với các bóng thám không nhưng lại là quá thấp cho các vệ tinh nhân tạo). Tại đáy của tầng trung lưu, áp suất chỉ bằng khoảng 1/1000 của áp suất tại mực nước biển và ở đỉnh của nó (khoảng 80–95 km) thì áp suất chỉ ở mức một phần triệu. Đối với các mục đích thực tế thì nó có thể coi là chân không. Nhiệt độ ở phần trên của tầng trung lưu giảm xuống tới khoảng từ -90 °C tới -100 °C (từ -130 tới -148 °F hay 163-173 K), dao động theo vĩ độ và mùa. Rất nhiều sao băng bùng cháy mỗi ngày trong tầng trung lưu do kết quả của các va chạm với các hạt khí có tại đây; nó tạo ra đủ lượng nhiệt cần thiết để làm bốc hơi gần như mọi thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái Đất trước khi chúng có thể chạm tới mặt đất, làm cho hàm lượng các nguyên tử sắt và một số kim loại khác là khá cao tại khu vực này. Tầng bình lưu và tầng trung lưu gộp chung được gọi như là đoạn giữa của khí quyển. Khoảng lặng trung lưu, ở cao độ khoảng 80–90 km, chia tách tầng trung lưu với tầng nhiệt—lớp thứ hai thuộc nhóm các tầng ở phía ngoài cùng nhất của khí quyển Trái Đất. Nó cũng nằm ở xấp xỉ cùng cao độ với khoảng lặng nhiễu loạn, mà dưới nó thì các loại hóa chất khác nhau bị trộn lẫn tương đối đều do các xoáy lốc nhiễu loạn. Phía trên mức này thì khí quyển trở nên không đồng nhất; do độ cao tỷ lệ xích của các loại hóa chất khác nhau là khác biệt theo phân tử lượng của chúng và các tác động xoáy lốc không còn. Các dạng mây dạ quang nằm trong tầng trung lưu. Tầng trung lưu cũng là một khu vực của tầng điện li, được biết đến như là lớp D. Lớp D chỉ tồn tại trong thời gian ban ngày, khi một số sự ion hóa diễn ra với mônôxít nitơ (NO) bị ion hóa bởi bức xạ hiđrô chuỗi Lyman-alpha. Sự ion hóa này là rất yếu nên khi thời gian ban đêm diễn ra thì nguồn ion hóa bị mất và các electron cùng ion tự do lại kết hợp cùng nhau để trở thành các phân tử trung hòa về điện. Xem thêm Đường Kármán Sao băng Trở về khí quyển Dao động khí quyển Tham khảo Trung lưu, tầng Khí quyển Trái Đất
VI_open-0000000241
Science
Pakham () là một huyện (''amphoe'') in the southwestern part thuộc tỉnh Buriram, đông bắc Thái Lan. Địa lý Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ) là Non Suwan, Nang Rong, Lahan Sai, Non Din Daeng của tỉnh Buriram và Soeng Sang của tỉnh Nakhon Ratchasima. Lịch sử Tiểu huyện (King Amphoe) đã được thành lập ngày 1 tháng 12 năm 1978, khi ba tambon Pakham, Thai Charoen and Nong Bua được tách khỏi Lahan Sai. Đơn vị này đã được nâng thành huyện ngày 15 tháng 3 năm 1985. Hành chính Huyện này được chia thành 5 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia thành 74 làng (muban). Pakham là một thị trấn (thesaban tambon) nằm trên một phần của tambon Pakham. Có 5 tổ chức hành chính tambon (TAO). Tham khảo Liên kết ngoài amphoe.com Pakham
VI_open-0000000243
Jobs_and_Education
Wapi Pathum () là một huyện (amphoe) của tỉnh Maha Sarakham, đông bắc Thái Lan. Địa lý Các huyện giáp ranh (từ phía nam theo chiều kim đồng hồ) là Na Dun, Na Chueak, Borabue, Mueang Maha Sarakham và Kae Dam của tỉnh Maha Sarakham, Si Somdet, Chaturaphak Phiman, Kaset Wisai và Pathum Rat của tỉnh Roi Et. Hành chính Huyện này được chia thành 15 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia ra thành 240 làng (muban). Nong Saeng là một thị trấn (thesaban tambon) nằm trên một phần của the tambon Nong Saeng. Có 15 Tổ chức hành chính tambon. Tham khảo Wapi Pathum
VI_open-0000000244
Jobs_and_Education
Bueng Sam Phan () là một huyện (amphoe) ở phía nam của tỉnh Phetchabun, phía bắc Thái Lan. Lịch sử Tambon Sap Samo Thot được lập thông qua việc chia tách từ Tambon Ban Phot, Nong Phai district năm 1966. Ngày 15/5/1975, tambon Sap Samo Thot cùng với tambon Sap Mai Daeng, Nong Chaeng và Kan Chu đã được tách ra từ huyện Nong Phai để lập tiểu huyện (King Amphoe) Bueng Sam Phan. Huyện đã được đặt tên Bueng Sam Phan (Sam Phan pond) theo nguồn ngước quan trọng của huyện. Tiểu huyện đã được chính thức nâng cấp thành huyện 25/3/1979. Địa lý Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ) là Chon Daen và Nong Phai của tỉnh Phetchabun, Phakdi Chumphon của tỉnh Chaiyaphum, Wichian Buri của Phetchabun, và Phaisali và Nong Bua của tỉnh Nakhon Sawan. Hành chính Huyện này được chia thành 9 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia ra thành 117 làng (muban). Sap Samo Thot là một thị trấn (thesaban tambon) và nằm trên một số khu vực của the tambon Sap Samo Thot và Bueng Sam Phan. Có 9 Tổ chức hành chính tambon. Tham khảo Liên kết ngoài amphoe.com Bueng Sam Phan
VI_open-0000000245
Business_and_Industrial
Thawat Buri () là một huyện (amphoe) của tỉnh Roi Et, Thái Lan. Địa lý Huyện này nằm ở trung bộ tỉnh Roi Et. Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ) là: Chiang Khwan, Selaphum, Thung Khao Luang, At Samat và Mueang Roi Et. Lịch sử Năm 1913 Huyện đã được đổi tên từ Uthai Roi Et (อุไทยร้อยเอ็ด) sang Saeng Badan (แซงบาดาล). Năm 1939, đơn vị này được đổi tên thành Thawat Buri. Hành chính Huyện này được chia thành 12 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia ra thành 147 làng (muban). Có hai đô thị phó huyện (thesaban tambon) - Ban Niwet nằm trên một phần của tambon Niwet, Thong Thani nằm trên toàn bộ tambon Thong Thani và một phần của Bueng Nakhon. Có 11 Tổ chức hành chính tambons (TAO). Các con số không có trong bảng này là tambon nay tạo thành huyện Chiang Khwan và Thung Khao Luang. Tham khảo Liên kết ngoài amphoe.com Thawat Buri
VI_open-0000000251
Jobs_and_Education
Dayanara Torres (sinh ngày 28 tháng 10 năm 1974 tại San Juan, Puerto Rico) là một nữ hoàng sắc đẹp, diễn viên, ca sĩ và người mẫu nổi tiếng của Puerto Rico. Cô là người phụ nữ thứ tư của Puerto Rico đăng quang danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ. Tham khảo Hoa hậu Hoàn vũ Người Puerto Rico Sinh năm 1974 Nhân vật còn sống
VI_open-0000000252
Beauty_and_Fitness
Presles-en-Brie là một xã ở tỉnh Seine-et-Marne, thuộc vùng Île-de-France ở miền bắc nước Pháp. Dân số Người dân ở đây được gọi là les Preslois. Dân số năm 2005 là 1.976 người (1.680 người vào thời điểm 1999). Thành phố kết nghĩa Wavendon, Anh. Xem thêm Xã của tỉnh Seine-et-Marne Tham khảo Liên kết ngoài 1999 Land Use, from IAURIF (Institute for Urban Planning and Development of the Paris-Île-de-France région Map of Presles-en-Brie on Michelin Xã của Seine-et-Marne
VI_open-0000000254
People_and_Society
Forfry là một xã ở tỉnh Seine-et-Marne, thuộc vùng Île-de-France ở miền bắc nước Pháp. Dân số Điều tra dân số năm 1999, xã này có dân số là 183. Xem thêm Xã của tỉnh Seine-et-Marne Tham khảo Liên kết ngoài 1999 Land Use, from IAURIF (Institute for Urban Planning and Development of the Paris-Île-de-France région Map of Forfry on Michelin Xã của Seine-et-Marne
VI_open-0000000255
People_and_Society
Bénouville là một xã trong tỉnh Calvados, thuộc vùng hành chính Normandie của nước Pháp, có dân số là 1766 người (thời điểm 1999). Xã nằm khoảng 10 km phía đông-bắc của thành phố Caen. Nhân khẩu học Tham khảo Bénouville là một xã ở tỉnh Calvados, thuộc vùng Normandie ở tây bắc nước Pháp. Thị trấn kết nghĩa Bénouville kết nghĩa với: Lynton và Lynmouth, Vương quốc Anh Xã của Calvados Benouville
VI_open-0000000260
Jobs_and_Education
Thiền viện Vạn Hạnh là thiền viện tọa lạc tại địa chỉ 142 đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt (Việt Nam). Đây là ngôi thiền viện lâu đời, là một trong những điểm tham quan nổi tiếng của thành phố Đà Lạt. Lịch sử xây dựng thiền viện 1952: Xây dựng Niệm Phật Đường Đông Thành. 1957: Đổi thành Khuôn Hội Vạn Hạnh. 1964: Đổi thành chùa Vạn Hạnh - Xây dựng chánh điện 9,6 m vách gạch mái tôn. 1980: Giáo hội bổ nhiệm Đại đức Thích Viên Thanh làm trú trì chùa Vạn Hạnh. 1983: Xây dựng tiền đường 4 m x 20 m mái ngói. 1991: Xây dựng cảnh rồng thiêng Quán Thế Âm thị hiện. 1992: Đổi tên chùa Vạn Hạnh thành Thiền Viện Vạn Hạnh. 1994: Lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Vạn Hạnh ngày 10 tháng 11 năm Giáp Ngọ (12 tháng 12 năm 1994). 2002: Ngày 2 tháng 3 năm Nhâm Ngọ (14 tháng 4 năm 2002), lễ đặt đá xây dựng Thích Ca Phật Đài. Khuôn tượng đúc bằng xi măng và bê tông cốt thép, cao 24 m, nặng trên 60 tấn. Dưới đài sen là một ngọn giả sơn, bên trong có hang động tôn trí hình tượng các vị tổ đang tham thiền nhập định. Công trình này do Thượng tọa Thích Viên Thanh thiết kế và nghệ nhân Thùy Lam thực hiện với tổng kinh phí trên 1 tỷ 300 triệu đồng. Mô tả Đặc sắc nhất của thiền viện chính là bức tượng "Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu" ngoài trời. Bảo tượng cao 24 m, rộng 20 m, tay phải cầm cánh hoa sen, hình ảnh này đặc biệt trong Thiền Tông gọi là "niêm hoa vi tiếu". Theo kinh điển ghi chép: Một lần tại hội Linh Thứu, Khi Đức Thế Tôn cầm một cánh sen đưa lên, cả hội chúng đều im lặng và ngơ ngác nhìn, duy chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Đức thế Tôn liền nói: "Ta có Con mắt của Chánh Pháp, Diệu Tâm của Niết Bàn, Thực Tướng của Vô Tướng, Pháp này Siêu Việt Ngôn, từ nay ta truyền trao cho Ca Diếp". Cánh hoa sen năm xưa ở núi Linh Thứu cách đây trên hai ngàn năm trăm năm năm, lại một lần nữa được khắc họa thật sinh động tại Thành phố Đà Lạt trong khuôn viên Thiền viện Vạn Hạnh. Đây không chỉ là nơi tôn nghiêm dành cho tăng ni, Phật tử, khách thập phương đến chiêm bái hành hương mà còn được xem là một trong những công trình văn hóa độc đáo thể hiện nét kiến trúc đặc thù của Phật giáo. Tham khảo Đất Việt Mến Yêu - Phạm Côn Sơn của nhà xuất bản Thanh Niên. Vạn Hạnh
VI_open-0000000264
People_and_Society
Gosné (, Gallo: Gosnae) là một xã của tỉnh Ille-et-Vilaine, thuộc vùng Bretagne, miền tây bắc nước Pháp. Dân số Người dân ở Gosné được gọi là Gosnéens. Tham khảo Liên kết ngoài Geography of Brittany The page of the commune on infobretagne.com French Ministry of Culture list for Gosné Xã của Ille-et-Vilaine
VI_open-0000000265
People_and_Society
Saint-Martin-le-Vieil là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Aude trong vùng Occitanie. Người dân địa phương trong tiếng Pháp gọi là Saint-Martinois. Hành chính Thông tin nhân khẩu Graphique de l'évolution de la population 1794-1999 Tham khảo Liên kết ngoài Saint-Martin-le-Vieil trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Saint-Martin-le-Vieil
VI_open-0000000266
People_and_Society
Ornaisons là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Aude trong vùng Occitanie. Người dân địa phương trong tiếng Pháp gọi là Ornaisonais. Hành chính Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Ornaisons trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Le Trang mạng chính thức de la ville d'Ornaisons Site de la distillerie d'Ornaisons Cave coopérative d'Ornaisons Ornaisons
VI_open-0000000267
Jobs_and_Education
Villachiara là một đô thị thuộc tỉnh Brescia trong vùng Lombardia ở Ý. Đô thị này có diện tích 16 km², dân số 1283 người. Đô thị này có các làng sau: Bompensiero, Villabuona, Villagana. Đô thị này giáp với các đô thị sau: Azzanello, Borgo San Giacomo, Genivolta, Orzinuovi, Soncino. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Brescia Thành phố và thị trấn ở Lombardia
VI_open-0000000271
Jobs_and_Education
Boulazac (trong tiếng Occitan Bolasac) là một commune française, nằm ở tỉnh Dordogne trong vùng Aquitaine của Pháp. Xã này có diện tích 14,58 km2, dân số năm 2005 là 6363 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 95 m trên mực nước biển. . Thông tin nhân khẩu Sources: INSEE et Cassini Tham khảo Liên kết ngoài Boulazac trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Trang mạng chính thức của la Ville de Boulazac Boulazac, cité en Périgord Boulazac
VI_open-0000000274
Jobs_and_Education
Vệ binh Missouri (tiếng Anh:Missouri State Guard) là tên gọi lực lượng dân quân có vũ trang do chính phủ tiểu bang Missouri thành lập vào thời gian đầu của Nội chiến Hoa Kỳ chống lại quân Liên bang miền Bắc. Tuy không chính thức thuộc quân đội Liên minh miền Nam, Vệ binh Missouri chiến đấu cùng chiến tuyến, và đôi khi tuân theo chỉ huy của sĩ quan của quân đội này. Thành lập Trong những tháng đầu của cuộc nội chiến, Missouri là một trong những tiểu bang ranh giới, chưa ngả về phe nào - nhưng lại có một kho súng đạn rất lớn. Đại úy miền Bắc Nathaniel Lyon lo ngại là nhóm dân theo chính phủ ly khai miền Nam Hoa Kỳ sẽ chiếm dần kho đạn này nên tiến vào chiếm lấy và lập một đội dân quân gồm nhiều người di cư gốc Đức. Thống đốc Missouri là Claiborne Jackson, lúc bấy giờ đang có ý muốn theo Liên minh miền Nam, triệu tập dân quân và thao diễn tại một trại lính lây tên của ông là "Camp Jackson". Lyon thấy vậy đem quân đến trại hăm dọa và bắt 669 người làm tù binh. Ngày 10 tháng 5 năm 1861, quân miền Bắc bắt nhóm tù binh miền Nam diễn hành xuống phố để thị uy trước công chúng. Thường dân tại St. Louis phẫn nộ cho đây là một điều sỉ nhục, lại thấy trong toán quân có lính gốc Đức lâu nay vẫn bị khinh thị, bèn tràn ra tấn công, chửi mắng và ném đá vào quân miền Bắc. Sau cuộc xung đột, 28 người trong đó có đàn bà trẻ em bị lạc đạn chết và hơn 100 người bị thương. Ngày 11 tháng 5 chính quyền tiểu bang Missouri thông qua quyết nghị thành lập đội quân Vệ binh Missouri, gồm các nhóm dân quân tình nguyện không chính quy khi trước. Sterling Price được cử làm tướng chỉ huy. Chính quyền Missouri chưa chính thức theo Liên minh miền Nam nhưng đồng thời không muốn bị quân miền Bắc khống chế. Ngày 10 tháng 8, tướng miền Bắc Lyon bị vệ binh Missouri bắn chết tại trận Wilson's Creek. Đến tháng 10 năm 1861 thì Missouri quyết định ly khai, chính thức theo phe Liên minh miền Nam. Vệ binh Missouri có khoảng 34 đến 40 nghìn lính. Kết thúc Ngày 17 tháng 3 năm 1862, Price sáp nhập Vệ binh Missouri vào Binh đoàn miền Tây. Sau nữa, một số quân được nhập vào Binh đoàn Missouri trong cuộc tấn công do tướng Price chỉ huy năm 1864. Một số tiểu đội khác thuộc Vệ binh Missouri sau đó vẫn tiếp tục chiến đấu đơn độc cho đến cuối cuộc nội chiến vào năm 1865, tham chiến tại mặt trận Mississippi, dưới chỉ huy của Mosby M. Parsons và James S. Rains. Chú thích Nội chiến Hoa Kỳ
VI_open-0000000275
News
Cục Dự trữ Liên bang (tiếng Anh: Federal Reserve System – Fed) hay Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Bắt đầu hoạt động năm 1913 theo "Đạo luật Dự trữ Liên bang" của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 23 tháng 12 năm 1913, chủ yếu là để phản ứng với một loạt các hoảng loạn tài chính, đặc biệt là đợt hoảng loạn nghiêm trọng năm 1907. Theo thời gian, các vai trò và nhiệm vụ của Fed đã được mở rộng và cấu trúc của nó đã thay đổi. Các sự kiện như Đại suy thoái thập niên 1930 là các nhân tố chính dẫn đến các thay đổi hệ thống. Quốc hội Hoa Kỳ thiết lập 3 mục tiêu chính cho chính sách tiền tệ trong Đạo luật dự trữ Liên bang: Việc làm tối đa, giá cả ổn định, và lãi suất dài hạn vừa phải. Hai mục tiêu đầu đôi khi được gọi là nhiệm vụ kép của Cục dự trữ liên bang. Nhiệm vụ của cơ quan này đã được mở rộng trong những năm qua, và đến thời điểm năm 2009 cũng bao gồm việc giám sát và điều tiết ngân hàng, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức lưu ký, Chính phủ Hoa Kỳ, và các tổ chức chính thức nước ngoài. Fed tiến hành nghiên cứu nền kinh tế và phát hành các ấn phẩm, chẳng hạn như sách Beige. Cục dự trữ liên bang (viết tắt là Fed) Hội đồng thống đốc hay Ban dự trữ Liên bang được Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm, một Ủy ban thị trường mở Liên bang được Tổng thống Mỹ bổ nhiệm một phần, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực tọa lạc ở các thành phố khác nhau ở Mỹ, một số ngân hàng thành viên Hoa Kỳ sở hữu tư nhân và nhiều hội đồng tư vấn. Chính phủ liên bang ấn định mức lương của bảy thống đốc của Hội đồng. Các ngân hàng thương mại điều lệ quốc gia được yêu cầu phải nắm giữ cổ phiếu tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực của họ, mà mang cho họ quyền được bầu một số thành viên hội đồng quản trị của họ. Ủy ban thị trường mỏ Liên bang hoạch định chính sách tiền tệ và Ủy ban này bao gồm tất cả bảy thành viên của Hội đồng thống đốc và mười hai Chủ tịch ngân hàng khu vực, mặc dù chỉ có năm Chủ tịch ngân hàng bỏ phiếu tại bất kỳ thời gian nhất định: chủ tịch của New York Fed và bốn người khác luân phiên các nhiệm kỳ một năm. Vì vậy, các hệ thống dự trữ liên bang có cả hai thành phần tư nhân và công cộng phục vụ lợi ích của công chúng và các ngân hàng tư nhân. Cấu trúc này được xem là duy nhất trong số các ngân hàng trung ương. Cũng bất thường ở chỗ Bộ ngân khố Hoa Kỳ, một thực thể bên ngoài của các ngân hàng trung ương, tạo ra những tiền tệ được sử dụng. Fed xem Hệ thống Dự trữ Liên bang là "một ngân hàng trung ương độc lập bởi vì các quyết định chính sách tiền tệ không cần phải phê chuẩn bởi Tổng thống hoặc bất cứ ai khác trong các ngành hành pháp hay lập pháp của chính phủ, nó không nhận được kinh phí được Quốc hội Hoa Kỳ phân bổ, và các nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị trải dài qua nhiều nhiệm kỳ Tổng thống và quốc hội." Chính phủ Hoa Kỳ nhận được tất cả các lợi nhuận hàng năm của hệ thống, sau khi chia cổ tức theo luật định là 6% trên vốn đầu tư ngân hàng thành viên được trả tiền, và thặng dư tài khoản được duy trì. Trong năm 2010, Fed đã lãi 82 tỷ $ và chuyển 79 $ tỷ cho Kho bạc Mỹ. Lịch sử ra đời và hình thành Trong khoảng thời gian từ 1862 đến 1913, hệ thống ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ được hình thành theo Đạo luật Ngân hàng quốc gia 1863. Một loạt các biến động trong lĩnh vực ngân hàng ở Hoa Kỳ vào các năm 1873, 1893 và 1907 cho thấy một hệ thống ngân hàng trung ương là cần thiết để điều phối thị trường. Sau cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng năm 1907, Quốc hội Hoa Kỳ thành lập "Ủy ban tiền tệ quốc gia" với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cải cách hệ thống ngân hàng. Nelson Aldrich – người đứng đầu đảng Cộng hòa ở quốc hội đồng thời là chuyên gia tài chính, được chỉ định là Chủ tịch Ủy ban. Ông chỉ đạo một cuộc khảo sát tường tận các ngân hàng trung ương Châu Âu và nhận thấy rằng Anh và Đức là hai nước có các ngân hàng trung ương ưu việt hơn hẳn. Năm 1910, Nelson Aldrich tìm kiếm sự giúp đỡ từ các ngân hàng hàng đầu của Hoa Kỳ với mong muốn dự thảo một kế hoạch hoàn chỉnh, xây dựng cho Hoa Kỳ một hệ thống tài chính tiên tiến như của Anh và Đức. Ông cùng các chuyên viên đại diện của các định chế tài chính lớn khi đó là J.P. Morgan, Rockefeller, và Kuhn, Loeb và Công ty, dành riêng một tuần thảo luận tại đảo Jekyll (ngoài khơi bang Georgia). Đại diện của Kuhn, Loeb và Công ty là Paul Warburg (chuyên gia tài chính gốc Đức) chủ trì việc xác lập những ý cơ bản của Đạo luật Dự trữ liên bang. Aldrich sau đó giới thiệu kế hoạch của ông về ngân hàng trung ương với tên "dự luật Aldrich", đề xuất thành lập "Tổ chức Dự trữ liên bang" (Federal Reserve Association). Dự luật này trở thành một phần trong chính sách của đảng Cộng hòa ở Quốc hội nhưng không được phê chuẩn năm 1911 khi đa số quốc hội thuộc về đảng Dân chủ. Năm 1913, Tổng thống đảng Dân chủ Woodrow Wilson phải tác động để kế hoạch của Aldrich được thông qua dưới sự đỡ đầu của thế lực đảng Dân chủ với tên mới là "Đạo luật Dự trữ liên bang". Frank Vanderlip, người đã tham gia hội nghị ở đảo Jekyll và là chủ tịch National City Bank viết trong tự truyện của mình rằng "mặc dù kế hoạch về Quỹ dự trữ liên bang của Aldrich đã không được thông qua với cái tên của chính ông, nhưng những điểm cơ bản của nó đều nằm trong dự luật sau này được thông qua". Tổng thống Wilson đã giành ưu thế trước William Jennings Bryan, người đứng đầu phe ủng hộ nông nghiệp trong đảng. Những người thuộc phe này muốn có ngân hàng trung ương của chính phủ mang đặc quyền in ấn và phát hành giấy bạc mỗi khi Quốc hội cần. Woodrow Wilson thuyết phục rằng giấy bạc của Cục dự trữ liên bang chính là nghĩa vụ của chính phủ, do đó chương trình này phù hợp mong muốn của họ. Những nghị sĩ đại diện miền nam và miền tây được tổng thống thuyết phục rằng hệ thống mới ra đời sẽ phân tán ở 12 vùng và sẽ giảm quyền lực của New York, tăng quyền lực cho các vùng nội địa. (Trên thực tế, Ngân hàng dự trữ liên bang chi nhánh New York trở thành "số một" trong các Ngân hàng dự trữ liên bang. Ví dụ, nó có đặc quyền tiến hành các hoạt động trên thị trường (phát hành trái phiếu, v.v..) dưới sự chỉ đạo của Ủy ban thị trường của Fed). Carter Glass, nghị sĩ đảng Dân chủ ủng hộ nhiệt liệt dự luật và mang về cho Richmond, Virginia quê ông một Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Bang Missouri có tới hai Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực nhờ James A. Reed (đảng Dân chủ). Quốc hội thông qua "Đạo luật Dự trữ liên bang" cuối năm 1913. Paul Warburg và các chuyên gia xuất sắc khác được chỉ định điều hành hệ thống non trẻ. Fed đi vào hoạt động năm 1915 và đóng vai trò chủ chốt tài trợ các nỗ lực chiến tranh của Mỹ và phe liên minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tháng 7 năm 1979, Paul Volcker được tổng thống Jimmy Carter chỉ định là Chủ tịch Hội đồng thống đốc của Cục dự trữ liên bang khi lạm phát đang gia tăng trầm trọng. Dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker, các biện pháp kiểm soát lạm phát đã có hiệu quả và tỷ lệ lạm phát đã giảm nhanh chóng trước năm 1986. Tháng 1 năm 1987, khi chỉ số lạm phát hàng tiêu dùng chỉ là 1%, Fed tuyên bố không còn sử dụng tổng cung tiền tệ M2 làm định hướng kiểm soát lạm phát nữa mặc dù phương pháp này đã rất thành công từ 1979. Trước 1980, lãi suất được sử dụng làm định hướng và lạm phát khi đó rất cao. Việc sử dụng chỉ số tổng cung tiền tệ M2 thay thế lãi suất làm định hướng rất thành công, nhưng Paul Volcker cho rằng nó dễ gây nhầm lẫn. Tháng 8 năm 1987, 07 tháng sau khi thay đổi chính sách tổng cung tiền tệ, Alan Greenspan thay thế Volcker trên cương vị Chủ tịch Hội đồng thống đốc. Và rồi sau 19 năm lãnh đạo Fed rất thành công, huyền thoại của ngành tài chính thế giới, Alan Greenspan nghỉ hưu và chỉ định người kế tục mình, Ben Bernanke. Tính pháp lý và vị trí trong chính quyền Các bộ phận của Cục dự trữ liên bang (Fed) có tư cách pháp lý khác nhau. Hội đồng Thống đốc của Fed là cơ quan độc lập với chính phủ liên bang. Hội đồng không nhận tài trợ của Quốc hội và bảy thành viên của Hội đồng theo cơ chế dân chủ. Thành viên của Hội đồng là độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập pháp cũng như hành pháp. Tuy nhiên, Hội đồng phải gửi báo cáo tới Quốc hội theo định kỳ. Theo luật, thành viên của Hội đồng này chỉ rời chức vụ khi mãn hạn. Hội đồng Thống đốc chịu trách nhiệm việc hình thành và cụ thể hóa chính sách tiền tệ. Nó cũng giám sát và quy định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung. Các Ngân hàng dự trữ liên bang (Federal Reserve Banks) về danh nghĩa sở hữu bởi các ngân hàng thành viên (mỗi ngân hàng thành viên giữ cổ phần không có khả năng chuyển nhượng). Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực không phải là công cụ của Chính phủ liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương. Phán quyết trên cũng cho rằng, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực có thể được coi là công cụ của Chính phủ liên bang theo một số mục đích nhất định. Trong một phán quyết khác ở tòa án cấp bang, sự khác biệt giữa Hội đồng thống đốc và các Ngân hàng được quy định rõ ràng. Các ngân hàng sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực là của tư nhân và rất nhiều trong số đó có cổ phiếu phát hành trên thị trường. Giấy bạc do Fed phát hành là nguồn cung tiền tệ và chúng được đưa vào lưu thông qua các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Vai trò và nhiệm vụ Jerome Powell - Chủ tịch thứ 16 của Hội đồng thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ từ 02/05/2018 Theo Hội đồng thống đốc, Fed có các nhiệm vụ sau: Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn Giám sát và quy định các tổ chức ngân hàng đảm bảo hệ thống tài chính và ngân hàng quốc gia an toàn, vững vàng và bảo đảm quyền tín dụng của người tiêu dùng Duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh trên thị trường tài chính Cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài, và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia. Tổ chức Cấu trúc cơ bản gồm Hội đồng thống đốc Các Ngân hàng của Fed Các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh) Mỗi ngân hàng Fed khu vực và ngân hàng thành viên của Cục dự trữ liên bang tuân thủ sự giám sát của Hội đồng thống đốc. Bảy thành viên của Hội đồng thống đốc được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và phê chuẩn bởi Quốc hội. Các thành viên được lựa chọn cho nhiệm kỳ 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi Tổng thống) và không phục vụ quá một nhiệm kỳ. Tuy nhiên, một thành viên nếu được chỉ định để phục vụ nốt phần chưa hoàn tất của thành viên khác có thể phục vụ tiếp một nhiệm kỳ 14 năm nữa, ví dụ cựu chủ tịch Hội đồng là Alan Greenspan đã phục vụ 19 năm từ 1987 đến 2006. Những thành viên hiện thời của Hội đồng thống đốc là: Jerome Powell, Chủ tịch Lael Brainard Michael S. Barr Michelle Bowman Christopher J. Waller Jerome H. Powell Philip N. Jefferson (vào ngày 2022) Ủy ban thị trường gồm 5 thành viên của Hội đồng thống đốc và 5 đại diện từ các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực. Luôn có một đại diện của ngân hàng Fed tại Quận 2, thành phố New York là thành viên trong Ủy ban này. Thành viên từ các ngân hàng khác được luân phiên theo thời gian 2 hoặc 3 năm. Kiểm soát cung ứng tiền tệ Cục dự trữ liên bang kiểm soát quy mô nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động thị trường mà qua đó Fed mua hoặc cho mượn các loại trái phiếu, giấy tờ có giá. Những tổ chức tham gia mua bán với Fed gọi là người giao dịch ưu tiên (primary dealers). Tất cả hoạt động thị trường của Fed ở Hoa Kỳ đều tiến hành tại bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực New York với mục đích là đạt được tỷ lệ lãi suất trái phiếu liên bang gần mới tỷ lệ mục tiêu. Lạm phát ở Hoa Kỳ thời gian 1914-2006 Thỏa thuận mua lại Thực chất của hoạt động này là cho vay hoặc đi vay có thế chấp. Để đảm bảo những thay đổi nguồn cung tiền tệ theo chu kỳ hoặc tạm thời, bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang New York tham gia các thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch ưu tiên. Các mua bán chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, có đảm bảo của Fed. Trong ngày giao dịch, Fed sẽ đặt tiền vào tài khoản của người giao dịch và nhận thế chấp (là các giấy tờ chứng nhận sở hữu như cổ phiếu, trái phiếu, v.v..). Khi hết hạn giao dịch, quá trình diễn ra ngược lại Fed hoàn lại chứng khoán và nhận lại tiền cùng lãi. Thời hạn giao dịch có thể thay đổi từ 1 ngày (cho vay qua đêm) tới 65 ngày, phần lớn giao dịch là cho vay qua đêm và 14 ngày. Bởi các giao dịch làm tăng quỹ dự trữ của ngân hàng trong thời gian ngắn, chúng tăng nguồn cung tiền tệ. Hiệu quả của hoạt động này là tạm thời bởi các giao dịch sẽ đáo hạn, tác động dài hạn là dự trữ ngân hàng giảm đi bởi lãi suất của giao dịch (lãi suất một ngày của tỷ lệ 4,5%/năm là 0,0121%). Fed tiến hành giao dịch này hàng ngày trong 2004-2005, ngoài ra giao dịch thu hút vốn cũng tiến hành nhằm tạm thời giảm nguồn cung tiền tệ. Trong giao dịch thỏa thuận bán lại (reverse repo), Fed sẽ vay tiền từ các người giao dịch ưu tiên bằng cách đặt cọc các chứng khoán chính phủ. Khi giao dịch đáo hạn, Fed sẽ hoàn trả tiền và các khoản lãi. Giao dịch mua đứt Một công cụ khác của bàn giao dịch thị trường là mua đứt. Trong giao dịch này, Cục dự trữ liên bang mua lại trái phiếu chính phủ và cung cấp giấy bạc mới vào tài khoản của người giao dịch đặt tại Fed. Bởi hoạt động này là mua đứt nên tăng cung tiền tệ lâu dài nhưng khi trái phiếu hết hạn khoản lãi vẫn được thu, thông thường là 12-18 tháng. Từ những năm 1980, Cục dự trữ liên bang cũng bán quyền mua trái phiếu chính phủ ở mức lãi suất cao. Việc bán quyền mua này giảm nguồn cung tiền tệ bởi các nhà giao dịch ưu tiên sẽ bị khấu trừ tài khoản dự trữ của họ đặt tại Fed, do đó mà quá trình tạo ra tiền lưu thông bị hạn chế. Thực hiện chính sách tiền tệ Mua và bán trái phiếu chính phủ: Khi Cục dự trữ liên bang (Fed) mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Khi Fed bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại, tiền rút bớt khỏi lưu thông, khan hiếm tiền sẽ làm tăng lãi suất dẫn đến vay nợ từ ngân hàng khó khăn hơn. (Xem thêmNghiệp vụ thị trường mở) Quy định lượng tiền mặt dự trữ: Ngân hàng thành viên cho vay phần lớn lượng tiền mà nó quản lý. Nếu Fed yâu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần lượng tiền này, khi đó phần cho vay sẽ giảm đi, vay mượn khó hơn và lãi suất tăng lên. (Xem thêm Tỷ lệ dự trữ bắt buộc) Thay đổi lãi suất của khoản vay từ Fed: Các ngân hàng thành viên của Fed vay tiền từ Fed để trang trải các nhu cầu ngắn hạn. Lãi suất mà Fed ấn định cho các khoản vay này gọi là lãi suất chiết khấu. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay. (Xem thêm Lãi suất chiết khấu) Tỷ lệ chiết khấu Cục dự trữ liên bang thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định hướng "lãi suất quỹ vốn tại Fed". Đây là tỷ lệ các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay qua đêm các quỹ đặt cọc tại Cục dự trữ liên bang. Tỷ lệ này do thị trường quyết định chứ Fed không ép buộc. Tuy vậy, Fed sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số phù hợp với tỷ lệ mong muốn bằng cách bổ sung hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị trường. Cục dự trữ liên bang còn ấn định tỷ lệ chiết khấu – lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền từ Fed. Tuy nhiên, các ngân hàng thường lựa chọn cách vay quỹ đặt cọc tại Fed từ một ngân hàng khác mặc dù lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của Fed. Lý do của cách lựa chọn này là việc vay tiền từ Fed mang tính công khai rộng rãi, nó sẽ đưa đến chú ý của công chúng về khả năng thanh khoản và mức độ tin cậy của ngân hàng đang đi vay. Cả hai tỷ lệ trên chi phối lãi suất ưu đãi, là tỷ lệ thường cao hơn 3% so với "lãi suất quỹ vốn tại Fed". Lãi suất ưu đãi là tỷ lệ mà các ngân hàng tính lãi đối với khoản vay của những khách hàng tin cậy nhất. Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế được thúc đẩy vì chi phí đi vay thấp, do đó mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng cường mua bán. Ngược lại, lãi suất cao đưa đến kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn. (Xem thêm bài chính sách tiền tệ). Cục dự trữ liên bang thường điều chỉnh "lãi suất quỹ vốn tại Fed" mỗi lần ở mức 0,25% hoặc 0,5%. Từ năm 2001 đến giữa năm 2003, Fed hạ lãi suất 13 lần, từ 6,25% xuống 1% nhằm chống lại xu hướng suy thoái kinh tế. Tháng 11 năm 2002, lãi suất do Fed điều chỉnh chỉ còn 1,75% và nhiều mức thấp hơn cả tỷ lệ lạm phát. Ngày 25/03/2003, "lãi suất quỹ vốn tại FED" tụt xuống mức 1%, con số thấp nhất kể từ tháng 7 năm 1958 – 0,68%. Bắt đầu từ giữa tháng 6/2004, Cục dự trữ liên bang bắt đầu nâng lãi suất định hướng 17 lần liên tục lên 5,25% ngày 08/08/2006. Có thể, Fed cũng đã nỗ lực các hoạt động mua bán trên thị trường nhằm thay đổi tỷ lệ cho vay dài hạn, tuy nhiên năng lực của nó yếu hơn rất nhiều các định chế tài chính tư nhân. Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và ngân hàng thành viên Các ngân hàng khu vực dự trữ liên bang khu vực được thành lập bởi Quốc hội là các chi nhánh của hệ thống ngân hàng trung ương, có tổ chức giống một tổ chức tư nhân. Ví dụ, cổ phần của ngân hàng dự trữ liên bang khu vực do các ngân hàng thành viên sở hữu. Việc sở hữu cổ phần này khác với sở hữu cổ phần công ty thông thường. Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực hoạt động không vì lợi nhuận và việc sở hữu cổ phần của nó là điều kiện để trở thành ngân hàng thành viên. Cổ phần không thể mua bán hay thế chấp. Cổ tức ấn định là 6% một năm. Đứng về mặt tài sản, ngân hàng Fed New York là ngân hàng lớn nhất với phạm vi hoạt động là quận 2 tiểu bang New York, thành phố New York, Puerto Rico và quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. Cổ tức được trả dưới dạng khoản bù vào lãi suất cho phần dự trữ thiếu hụt được giữ tại Fed. Theo quy định của luật pháp, mỗi ngân hàng phải duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà phần lớn đặt tại Fed. Cục dự trữ liên bang không trả lãi suất cho các khoản dự trữ này. Các ngân hàng dự trữ liên bang khu vực Mỗi ngân hàng Fed khu vực được ký hiệu bằng chữ cái. Những chữ cái này in trên giấy bạc mà chúng phát hành Quy định về tỷ lệ dự trữ Cục dự trữ liên bang ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc - phần trăm số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân hàng phải giữ lại hoặc gửi tại Fed để sẵn sàng chi trả các nhu cầu rút tiền. Quy định này trực tiếp giới hạn khả năng cho vay của các ngân hàng vì khoản dự trữ này phải luôn được duy trì. Trong trường hợp khoản dự trữ này tụt xuống, ngân hàng phải tiến hành vay lẫn nhau hoặc vay của Fed để đảm bảo tỷ lệ dự trữ. Tham khảo
VI_open-0000000276
Finance
Hạ Cần (chữ Hán: 夏廑) là vị vua thứ 13 của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế Cần là con thứ của Hạ Quýnh – vua thứ 12 của nhà Hạ. Trị vì Năm 1901 TCN, Hạ Quýnh qua đời, Cần lên nối ngôi. Theo Trúc thư kỉ niên, năm thứ 4 trong thời gian cai trị (khoảng 1897 TCN), ông dời đô về Tây Hà (西河). Vua nước Côn Ngô (昆吾), chư hầu nhà Hạ vốn được phong ở đất Vệ (衛) đã dời sang đất Hứa (許). Năm 1880 TCN, Hạ Cần qua đời. Ông làm vua được 21 năm. Người anh họ ông là Khổng Giáp, con của vua Bất Giáng lên nối ngôi. qua đời lý do Hạ Cần còn có tên khác là Giáp, là vị vua thứ 13 của vương triều nhà Hạ. Hạ Cần là con trai thứ của Hạ Quýnh, kế vị sau khi cha chết, trị vì 21 năm, bị bệnh ốm chết, tuổi già, táng ở gần An Ấp. Xem thêm Nhà Hạ Hạ Quýnh Khổng Giáp Tham khảo Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết, Bùi Hạnh Cẩn và Việt Anh dịch (2007), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, thiên: Hạ bản kỷ Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá Chú thích Vua nhà Hạ
VI_open-0000000277
News
Saint-Sauveur () là một xã của tỉnh Finistère, thuộc vùng Bretagne, miền tây bắc Pháp. Dân số Người dân ở Saint-Sauveur được gọi là Salvatoriens. Xem thêm Xã của tỉnh Finistère Tham khảo Mayors of Finistère Association ; INSEE ; IGN Liên kết ngoài French Ministry of Culture list for Saint-Sauveur Xã của Finistère
VI_open-0000000279
Law_and_Government
Brendan Gleeson (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1955) là một diễn viên và đạo diễn phim người Ireland. Anh là người nhận được ba giải IFTA, hai giải Phim độc lập của Anh, và một giải Primetime Emmy và đã hai lần được đề cử giải BAFTA và bốn lần cho giải Quả cầu vàng. Năm 2020, ông được xếp ở vị trí thứ 18 trong danh sách những diễn viên điện ảnh vĩ đại nhất của tờ The Irish Times. Ông là cha của các diễn viên Domhnall Gleeson và Brian Gleeson. Ông được biết đến với vai diễn Alastor Moody trong loạt phim Harry Potter (2005–2010). Ông còn được biết đến với các vai phụ trong các bộ phim như Braveheart (1995), Michael Collins (1996), The General (1998), 28 Days Later (2002), Gangs of New York (2002), Cold Mountain (2003), Troy (2004), Suffragette (2015), Paddington 2 (2017), The Ballad of Buster Scruggs (2018) và The Tragedy of Macbeth (2021). Ông còn được biết đến với những vai chính trong các bộ phim như In Bruges (2008), The Guard (2011), Calvary (2014), Frankie (2014) và The Banshees of Inisherin (2022). Ông đã giành được giải Primetime Emmy vào năm 2009 cho vai diễn Winston Churchill trong bộ phim truyền hình Into the Storm. Ông cũng nhận được đề cử Giải Quả cầu vàng cho vai diễn Donald Trump trong loạt phim The Comey Rule (2020) của Showtime. Từ năm 2017 đến 2019, anh đóng vai chính trong loạt phim tội phạm Mr. Mercedes. Ông nhận được đề cử giải Emmy cho vai diễn trong loạt phim hài State of the Union (2022) của Stephen Frears. Các phim tham gia Những điều chưa biết khác về Brendan Gleeson Có vợ tên Mary Gleeson và bốn con trai: Domhnall, Fergus, Brian and Rory. Tốt nghiệp Học viện Hoàng Nghệ thuật Kịch London và hiện là thành viên của trường. Bắt đầu đóng phim năm 34 tuổi. Từng là giáo viên dạy toán tại trường St. Joseph's Secondary ở Fairview, Dublin, Ai Len. Có thời gian dạy 10 năm trước khi đóng phim. Từng tham gia Dublin Shakespeare Theatre Festival giữa vào thập niên 80. Hát nhạc phim: Cold Mountain (2003) Các giải thưởng và đề cử: 3 giải thưởng và 4 đề cử Chú thích Diễn viên Ireland Sinh năm 1955 Nhân vật còn sống
VI_open-0000000282
Arts_and_Entertainment
Y Bih Aleo (1901-1987) sinh ra tại Buôn Niêng, xã Ea Nuôl, Thị xã Buôn Ma Thuột. Ông là một trí thức người Êđê. Được người Pháp đào tạo tại trường tiểu học Pháp–Đê tại Buôn Ma Thuột. Tham gia phong trào đấu tranh do Y Jut và Y Ut, lãnh đạo chống lại người Pháp. Sau đó làm thông ngôn cho Pháp, đi lính khố xanh lên đến Tiểu đoàn trưởng Bảo an binh. Làm cai đội trong thời gian này ông đã gặp một số tù nhân trong tù, được họ cảm hóa. Sau cuộc đảo chính ngày ngày 9 tháng 3 năm 1945 của Nhật, ông theo phía Việt Minh. Khi Nhật đầu hàng, cùng một số nhân sỹ hô hào dân chúng Thượng chiếm đóng các cơ sở hành chánh và quân sự của Pháp do Nhật để lại và tham gia những ủy ban hành chánh lâm thời. Tiểu đoàn Cứu Quốc Quân Đắk Lắk do ông chỉ huy, đã tham gia nhiều trận đánh lớn trên cao nguyên. Năm 1946 quân Pháp lần lượt chiếm lại những thành phố và thị xã lớn trên Tây Nguyên. Ông bị bắt vì theo Việt Minh, tuyên án và ở tù. Khi ra tù trở về buôn làng, được Pháp trọng dụng trở lại vì thiếu người. Tháng 10-1960 thành lập Phong trào dân tộc tự trị Tây Nguyên, Y Bih Aleo lãnh đạo Phong trào này, cũng là một bộ phận của Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam. Sau đó làm phó chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Sau năm 1975, làm công tác Mặt trận tại Tây Nguyên. Ông qua đời ngày 20 tháng 1 năm 1987 . Y Bih Aleo đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng nhất; Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huân chương Đại đoàn kết. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở Thành phố Buôn Ma Thuột. Tham khảo Liên kết ngoài Người Ê Đê Sinh năm 1901 Mất năm 1987 Tín hữu Tin Lành Việt Nam
VI_open-0000000285
News
Ranton là một xã, tọa lạc ở tỉnh Vienne trong vùng Nouvelle-Aquitaine, Pháp. Xã này có diện tích 6,07 km², dân số năm 2006 là 193 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 122 m trên mực nước biển. Biến động dân số Liên kết ngoài Ranton Trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Tham khảo Ranton
VI_open-0000000287
Jobs_and_Education
El Milano là một đô thị ở tỉnh Salamanca, phía tây Tây Ban Nha, cộng đồng tự trị Castile-Leon. Đô thị này có cự ly 83 kilômét so với thành phố tỉnh lỵ Salamanca và có dân số 170 người. Đô thị này có diện tích 22.66 km². Đô thị này nằm ở khu vực có độ cao 730 mét trên mực nước biển. Mã số bưu chính là 37256. Tham khảo Đô thị ở Salamanca
VI_open-0000000289
Jobs_and_Education
Meana Sardo là một đô thị ở tỉnh Nuoro thuộc vùng Sardinia, cự ly khoảng 80 km về phía bắc Cagliari và khoảng 45 km về phía tây nam Nuoro. Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 2.028 người và diện tích là 73,8 km². Meana Sardo giáp các đô thị sau: Aritzo, Atzara, Belvì, Laconi, Samugheo. Demographic evolution Tham khảo Đô thị tỉnh Nuoro
VI_open-0000000297
Jobs_and_Education
Froidefontaine là một làng và xã tại tỉnh Territoire de Belfort, vùng Bourgogne-Franche-Comté. Thông tin nhân khẩu Theo điều tra nhân khẩu năm 1999, xã này có dân số 444.The estimation for 2007 was 462. Xem thêm Xã của tỉnh Territoire de Belfort Tham khảo INSEE IGN Xã của Territoire de Belfort
VI_open-0000000299
Jobs_and_Education
Belprahon là một đô thị ở huyện Moutier ở bang Bern ở Thụy Sĩ. Đô thị này có diện tích 3,79 km², dân số năm 2005 là 327 người. Đô thị này toạ lạc ở Bernese Jura (Jura Bernois) nói tiếng Pháp. Chú thích Liên kết ngoài Đô thị của bang Bern
VI_open-0000000302
Jobs_and_Education
Interlaken là một đô thị ở huyện Interlaken trong bang Bern, Thụy Sĩ, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bernese Oberland. Đô thị này có diện tích 4,4 km2, dân số năm 2007 là 5577 người. Sông Aare chảy qua đô thị này. Interlaken nằm giữa khu vực hồ Brienz về phía đông và hồ Thun về phía tây ở khu vực có tên gọi Bödeli. Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức Trang mạng chính thức Đô thị của bang Bern
VI_open-0000000304
Travel_and_Transportation
Jarnail Singh là một phóng viên theo đạo Sikh, làm việc cho tạp chí tiếng Hindu Daini Jaran đã ném giày vào mặt Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Palaniappan Chidambaram ngày 7 tháng 4 năm 2009. Jarnail đối chất với Chidambaram về vụ bạo loạn đẫm máu năm 1984. Năm 1984, cựu thủ tướng Indira Gandhi bị chính những cận vệ người Sikh hạ sát. Cảnh bạo động diễn ra khắp nơi khiến 3.000 người thiệt mạng, phần lớn là người Sikh. Nhiều người buộc tội đảng Quốc đại đã lờ đi, thậm chí khích lệ những kẻ gây bạo loạn. Vụ ném giày Singh là một nhà báo kỳ cựu, làm việc cho một trong những tờ nhật báo lớn nhất Ấn Độ - tờ Daini Jaran. Trước khi ném giày, Singh hỏi ông Chidambaram về kết luận của ban điều tra về cuộc bạo động đẫm máu năm 1984 khiến khoảng 3.000 người chết. Ban điều tra kết luận một lãnh đạo của đảng Quốc đại không liên quan tới vụ việc này. Chidambaram nói ban điều tra là một tổ chức độc lập và chính phủ không hề có vai trò gì trong quyết định trên. Ông cũng kêu gọi công chúng kiềm chế. Sau khi nghe câu trả lời, Singh ném chiếc giày thể thao màu xanh và trắng về phía Chidambaram và suýt trúng mặt ông ngày 7/4. Ông vẫn tiếp tục trả lời câu hỏi của phóng viên trong khi nhân viên an ninh lôi thủ phạm ra ngoài. Bộ trưởng lúc đó kêu gọi các phóng viên trật tự và nói rằng không nên để phản ứng quá khích của một phóng viên làm hỏng cuộc họp báo. "Tôi chỉ muốn hỏi ông ấy là làm thế nào công lý có thể được thực thi, nhưng có vẻ ông ấy không quan tâm", phóng viên Singh cho biết sau đó. "Tôi không nghĩ hành động của bản thân là đúng đắn, song vấn đề về cuộc bạo lạn đó đáng được đưa ra". Singh đã được thả ngay sau khi cảnh sát thẩm vấn xong. Singh không nói hành động của ông có "lấy cảm hứng" từ vụ ném giày vào cựu tổng thống Mỹ George W Bush bởi một phóng viên Iraq hay không. Phóng viên Iraq đã được giảm nhẹ mức án từ 3 năm xuống 1 năm. Xem thêm Muntadhar al-Zaidi Chú tích Phóng viên Ấn Độ Bạo động chống Sikh 1984 Nhân vật còn sống Người Sikh
VI_open-0000000309
Sensitive_Subjects
Chi Tam thụ hùng (danh pháp khoa học: Trigonostemon) là một chi thực vật trong phân họ Ba đậu (Crotonoideae) của họ Đại kích (Euphorbiaceae). Nó là chi duy nhất trong tông Trigonostemoneae. Chi này chứa khoảng 50 - 60 loài, tìm thấy trong khu vực từ Ấn Độ tới Úc. Một số loài Trigonostemon arboreus Trigonostemon bonianus Trigonostemon capitellatus: Tam thụ hùng đầu nhò Trigonostemon cherrieri Trigonostemon chinensis Trigonostemon gaudichaudii: Tam thụ hùng Gaudichaud Trigonostemon fragilis Trigonostemon inopinatus Trigonostemon laevigatus Trigonostemon longifolius Trigonostemon magnificum Trigonostemon merrillii Trigonostemon poilenei: Tam thụ hùng Poilane Trigonostemon polyanthus Trigonostemon reidioides Trigonostemon rufescens Trigonostemon salicifolius Trigonostemon stellaris Đồng nghĩa Chi này còn được biết đến như là: Actephilopsis Ridl. Athroisma Friff. Enchidium Jack. Kurziodendron N.P.Balakr. Neotrigonostemon Pax & K.Hoffm. Nepenthandra S.Moore Poilaniella Gagnep. Prosartema Gagnep. Silvaea Hook. & Arn., danh pháp không hợp lệ. Telogyne Baill. Tritaxis Baill. Tylosepalum Kurz ex Teijsm. & Binn. Chú thích Tham khảo
VI_open-0000000313
Pets_and_Animals
Dimiao là đô thị hạng 5 ở tỉnh Bohol, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2007, đô thị này có dân số 14.187 người. Dimiao tọa lạc ở bờ biển nam của tỉnh. Các đơn vị hành chính Dimiao về mặt hành chính được chia thành 35 khu phố (barangay). Tham khảo Dimiao Liên kết ngoài Mã địa lý chuẩn Philipin 2000 Thông tin điều tra dân số Philipin Municipality of Dimiao Đô thị của Bohol
VI_open-0000000316
People_and_Society
Empury là một xã của tỉnh Nièvre, thuộc vùng Bourgogne-Franche-Comté, miền trung nước Pháp. Dân số Theo điều tra dân số 1999 có dân số là 99. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2007, dân số ước tính là 103 người. Xem thêm Xã của tỉnh Nièvre Tham khảo INSEE commune file Xã của Nièvre
VI_open-0000000317
People_and_Society
Panamao là một đô thị hạng 5 ở tỉnh Sulu, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2000, đô thị này có dân số 35.906 người trong 5.663 hộ. Các đơn vị hành chính Panamao được chia thành 31 barangay. Tham khảo Liên kết ngoài Mã địa lý chuẩn Philipin Thông tin điều tra dân số năm 2000 của Philipin Đô thị của Sulu
VI_open-0000000319
People_and_Society
Mogpog là một đô thị hạng 1 ở tỉnh Marinduque, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2000 của Philipin, đô thị này có dân số 31,330 người trong 6.540 hộ. Các đơn vị hành chính Mogpog được chia ra 37 barangay. Tham khảo Liên kết ngoài Total Population by Province, City, Municipality and Barangay vào 1 tháng 8 năm 2007 Đô thị của Marinduque
VI_open-0000000321
People_and_Society
Trận Sơn Tây (1883), là trận đánh mà quân đội viễn chinh Pháp tấn công vào thành cổ Sơn Tây, diễn ra từ ngày 13 tháng 12 năm 1883, kết thúc vào tối ngày 16 tháng 12 cùng năm. Đây là một phần của cuộc chiến tranh Pháp-Việt 1858-1884. Đây cũng là trận đánh lớn nhất mà quân Pháp bị thiệt hại nhiều nhất, kể từ năm 1873 (là năm Pháp bắt đầu gây hấn Bắc Kỳ, Việt Nam) cho đến năm 1883. Sau trận chiến này và một số trận khác nữa, đã khiến Pháp và Thanh phải thương nghị. Trong khi đó triều đình Huế đã không biết tận dụng cơ hội này để giành lại chủ quyền cho đất nước. Sau Hòa ước Quý Mùi 1883, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức buông xuôi, phó mặc cho lực lượng quân sự có nguồn gốc nước ngoài và quân nhà Thanh (Trung Quốc) đánh nhau với thực dân Pháp, còn quân đội chính quy của nhà Nguyễn thì được lệnh bãi binh hoặc không tham dự (thể hiện sự đầu hàng thực sự của nhà Nguyễn). Nguyên nhân Hòa ước Harmand (hay Hòa ước Quý Mùi) ra đời ngày 25 tháng 8 năm 1883, do Nguyễn Trọng Hợp cùng Trần Đình Túc ký kết với Harmand. Về cơ bản, kể từ đây triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự bảo hộ của đế quốc Pháp. Trong đó có ba điều khoản liên quan nhiều đến Bắc Kỳ, đó là: triều đình phải triệt hồi số quân lính đã đưa ra Bắc Kỳ (khoản 4), để Pháp đóng những đồn binh dọc theo sông Hồng và những nơi xét thấy cần thiết (khoản 21) và Pháp có toàn quyền xử trí đội quân Cờ Đen (khoản 22). Vì thế, hiệp ước này đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân Việt. Riêng ở Bắc Kỳ, bất chấp lệnh bãi binh của vua Hiệp Hòa, quân và dân ở đây vẫn tiếp tục đứng lên kháng Pháp. Thấy không thể bình ổn Bắc Kỳ bằng lệnh của triều đình Huế, đầu tháng 12 năm 1883, sau khi có viện binh, thực dân Pháp liền mở nhiều cuộc đánh chiếm các tỉnh thành, như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang..., và mục tiêu đầu tiên là thành Sơn Tây do Đề đốc Lưu Vĩnh Phúc và đội quân Cờ Đen của ông trấn giữ. Bởi lúc bấy giờ ở Bắc Kỳ có hai trung tâm kháng Pháp mạnh, đó là Sơn Tây và Bắc Ninh. Nhưng không thể đánh Bắc Ninh trước được, vì ở đó lính thủy và lính bộ khó tiếp ứng nhau; và vì ngại khi kéo quân đi, thành Hà Nội sẽ trống, có thể bị Hoàng Tá Viêm hay Lưu Vĩnh Phúc đến công phá. Tình hình Bắc Kỳ, 1883 Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Hòa ước Quý Mùi ký xong, triều đình Huế sai Lại bộ thượng thư Nguyễn Trọng Hợp làm Khâm sai đại thần, để cùng với viên Toàn quyền Harmand ra Bắc Kỳ hiểu dụ nhân dân và bãi quân thứ ở các nơi. Bấy giờ ở Bắc Kỳ có quan nhà Thanh là Dương Cảnh Tùng đóng ở Sơn Tây, Từ Diên Húc đóng ở Bắc Ninh, lại có quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở bốt Phùng (nay thuộc huyện Đan Phượng). Ngày 25 tháng 9 năm 1883, Phó đô đốc Courbet lên làm Thống đốc quân vụ, kiêm chức Toàn quyền ở Bắc Kỳ, thay cho Toàn quyền Harmand xin về Pháp. Cùng theo Courbet có viên Tham mưu trưởng là Trung tá Maigret và hai tùy viên quân sự là Đại úy Ravel, Đại úy De Jonquières. Sau, ông Silvestre cũng được phái sang, để giúp Courbet trông nôm các việc cai trị. Khi tới Hà Nội, Courbet cho thiết quân luật ngay, vì lúc này ở Bắc Kỳ, tình hình rất hỗn loạn. Ngoài những sự kiện mà sách Việt Nam sử lược vừa kể trên, sách Việt sử tân biên còn cho biết rằng buổi ấy,"nhiều làng Thiên chúa giáo đã bị đốt phá và giết chóc. Mùa màng thường bị bỏ. Ở Hải Dương, vừa đặt chức Công sứ, có 30 lính khố xanh từ Nam Định đến bảo vệ, vậy mà vẫn bị một số người có vũ trang xông vào giết sạch..." Trong khi Courbet còn đang sửa sang mọi việc và đợi quân tiếp viện ở Pháp sang thì ngày 13 tháng 11 năm 1883, có khoảng năm sáu trăm lính Thanh và lính Việt đóng ở Bắc Ninh, nghe lệnh của tướng nhà Thanh là Hoàng Quế Lan, tràn vào tỉnh thành Hải Dương cướp phá và đốt nhiều phố xá. Tướng Courbet nghi các quan tỉnh đã tư thông với tướng Quế Lan, nên cho bắt Tổng đốc Hà Văn Quảng đày ra Côn Đảo. Ngày 3 tháng 12 năm 1883, viện binh từ Pháp sang là 3.600 người. Cộng với số quân có sẵn, Courbet đã có trong tay cả thảy khoảng 9.000 quân. Tuy vậy, trước tình hình căng thẳng trên, tướng Courbet vẫn điện về Paris xin quân thêm nữa. Địa hình, địa thế Khi cho xây dựng thành trì, các nhà quân sự thời đó đã khéo tận dụng những địa hình tự nhiên để đặt vị trí của thành. Cách 2 km về phía Bắc thành trì là con sông cái. Phía Tây và tây nam là sông Tích, đó là những cái hào tự nhiên tốt nhất ngăn quân giặc từ xa khi chúng sang từ phương Bắc. Còn phía Nam và phía Đông địa hình lại rất thuận lợi cho việc tiếp ứng hoặc rút lui của quân phòng thủ. Thành cổ Sơn Tây (nay thuộc thị xã Sơn Tây) có chu vi 326 trượng, cao 1 trượng 1 thước. Thành có bốn cổng có hào bảo vệ phía ngoài thành. Vì thành xây vào thời Nguyễn, thời mà súng đại bác đã phát triển nên xây theo kiểu Vauban nghĩa là thành có những chỗ lồi ra để lập pháo đài. Trong hồi ký của Charles Edouard Hocquard một bác sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp đã tả lại thành Sơn Tây vào tháng 4 năm 1884 như sau: ...Thành trì Sơn Tây nằm giữa trung tâm thành phố, cách Sông Hồng khoảng 2 cây số. Thành có kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 500m. Một bức tường bao quanh, xây gạch cao 5m. Một cái hào đầy nước rộng khoảng 20m bao quanh thành lũy, hết hào nước là một con đường để đi tuần tra, ngăn cách giữa hào nước với tường thành. Những người An Nam gọi đường đó là đường voi (tượng đạo, đường để voi đi). Ở giữa bề mặt của mỗi bức tường thành có một nửa tháp hình bán nguyệt đường kính 30m, bố trí nhiều lỗ châu mai. Cửa ra vào thành trì được đặt bên sườn tháp bán nguyệt tại điểm tiếp giáp với tường thành. Cây cầu bằng gạch bắc qua hào nước, không được bố trí ngay trước cửa ra vào mà được xây dựng vào khoảng giữa tháp. Đó là kiểu bố trí thông minh về phương diện phòng thủ: sau khi những kẻ tấn công qua được cầu, mà lối lên cầu có một cửa làm bằng những thanh gỗ lớn chắn ngang, bắt buộc họ phải men theo bức tường bán nguyệt của tháp bằng đường voi đi (tượng đạo) trước khi đến được cửa thành. Họ có thể bị những người đứng trên tường thành giết chết ở cự ly gần mà hầu như không thể chống trả được. Ý đồ tác chiến Quân Pháp Gồm khoảng 6000 quân do đô đốc Courbet chỉ huy, chia làm hai đạo đường thủy và đường bộ. Đường bộ do Trung tá Belin Algérie chỉ huy, quân số khoảng hơn ba ngàn người. Đường thủy do Đại tá Bichot chỉ huy có gần ba ngàn quân, một hạm đội và nhiều thuyền gỗ vận tải. Hai đạo quân này sau khi hành quân đến Gạch (một địa danh cách Sơn Tây khoảng 8 km) sẽ chấn chỉnh đội hình, nắm bắt thông tin rồi mới tấn công thành Sơn Tây. Quân Pháp còn cho thiết lập trạm trung gian tại Phùng để các máy móc điện tín của quân ở Sơn Tây liên lạc được với Hà Nội. Quân Pháp thường dùng người bản sứ làm chỉ điểm, đặc biệt là vợ của những người lính bản xứ: Những người lính bản xứ bao giờ cũng di chuyển cùng với vợ của họ... Đối với chúng tôi, có những lúc họ còn là những gián điệp tuyệt vời, có khả năng báo cho chúng tôi biết về những ý đồ của quân địch và những tình hình khả năng của các làng. Quân phòng thủ Quân Cờ Đen gồm khoảng gần năm ngàn người, đóng trong thành cổ Sơn Tây do Lưu Vĩnh Phúc chỉ Huy. Hoàng Kế Viêm chỉ huy khoảng năm ngàn quân đóng ở bên ngoài về phía tây nam của thành, tại làng Vân Gia. Lợi dụng địa hình địa vật, quân Cờ Đen bố trí thành ba lớp phòng thủ chính: Lớp ngoài cùng gồm nhiều chiến lũy được dựng lên bằng những ụ đất và những cây tre. Ở phía bắc lợi dụng hai con đê quai quân Cờ Đen đã cho dựng nhiều chướng ngại vật. Để bảo vệ thành trì từ xa, những người xây thành đã cho đắp những tường thành bằng đất theo hình ngũ giác cao khoảng 3m xung quanh thị xã làm chiến tuyến phòng thủ vòng ngoài cho thành trì bên trong, mà sau này người Pháp gọi những phần bên trong bức tường đất này là thành phố. Bao quanh thành phố là tường đất và hào rộng đầy nước. Ở phía ngoài, một dẻo đất ngăn cách tường đất và hào nước, trên dẻo đất đó có trồng dày đặc tre làm hàng rào cao hơn tường tới một hai mét che chắn cho các lỗ châu mai bố trí trên tường. Cuối cùng là thành trì, trên mặt thành được bố trí những khẩu đại bác bắn qua lỗ châu mai, đặc biệt là phía Đông và phía Bắc của thành. Lưu Vĩnh Phúc còn cho dán cáo thị: Trong chiến đấu, người nào chặt được đầu kẻ địch sẽ được thưởng như sau: thưởng 100 lạng cho một đầu người Pháp, nếu là sĩ quan thưởng thêm 20 lạng cho mỗi cấp. Để biết được người Pháp ấy có cấp bậc hay không, phải nhìn tay áo. Càng nhiều cấp phần thưởng sẽ càng lớn. Một đầu người lính da đen là 50 lạng. Một đầu lính bản xứ An Nam 40 lạng... Diễn biến Quân Pháp hành quân Ngày 11 tháng 12 năm 1883, đô đốc Courbet ra lệnh tiến quân. Vào hồi 6 giờ sáng, cánh trái do Trung tá Berlin chỉ huy hành quân đến Phùng bằng đường bộ. Cánh phải do Đại tá Bichot chỉ huy đi đường thủy có một hạm đội gồm nhiều chiến hạm, xuồng, xà lan thuyền gỗ, đô đốc và bộ tham mưu đi theo cánh này. Họ đến Phùng vào buổi chiều ngày hôm đó theo kế hoạch và ngủ đêm tại đây. Ngày 12, họ tiếp tục hành quân và sang đến ngày 13 thì toàn bộ quân Pháp đã tới Gạch, địa điểm này cách thị xã Sơn Tây khoảng 8 km. Sau khi chỉnh đốn lại đội hình và cho người đi thám thính tình hình quân phòng thủ. Chiến lũy Phù Xa Ngày 14 tháng 12 năm 1883, cánh trái quân Pháp tiến theo con đê chính. Cánh phải tiến theo con đường ở giữa đê và sông, do tiểu đoàn Dulieu đi đầu và đại đội lính khố đỏ đi trước đỡ đạn. Đến 9h30 họ đã ở trên con đường đê dẫn vào làng Phù Xa (nay thuộc phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây), sau đó khoàng 11h thì tiểu đoàn này chiếm làng Thanh Chiểu (nay thuộc xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ). Bắt đầu từ làng Phù Xa về phía Hà Nội, con đê tách làm hai nhánh phụ, xuất phát tự một góc nhọn. cả hai cánh của quân Pháp đều chiếm được những công sự nhỏ tiền tiêu của quân phòng thủ, nhưng sau đó, những đợt phản kích dữ dội ở ngay tại điểm gặp nhau của hai nhánh chữ Y do con đê này tạo thành, những chiến lũy vững chắc được dựng lên bởi đất và tre. Quân Pháp được tiếp đón bằng một đợt hỏa lực ác liệt nhất. Nhưng sau đó quân Pháp đã tập trung hỏa lực bắn vào các chiến lũy ở Phù Xa, phá hủy các khẩu đại bác của quân phòng thủ, làm cho quân Cờ Đen không phát huy được hỏa lực. Cũng trong khoảng thời gian này, một bộ phận khác của quân Pháp đã di chuyển đến hai ngôi chùa ở phía tây làng Thiều Xuân vào khoảng 14h, một bộ phận nữa của quân Pháp thì tiến vào làng Linh Chiểu. Một bộ phận quân Cờ Đen tiến ra từ cửa Tả hòng đánh vào sườn và sau lưng quân Pháp, nhưng gặp quân Pháp ở Linh Chiểu. Trận chiến giữa hai bên diễn ra kịch liệt, có Pháo binh yểm trợ, nhưng quân Pháp không tiến lên được. Khi đêm đến, họ buộc phải rút lui về những công sự đã chiếm được hồi sáng. Trong hồi ký của Charles Edouard Hocquard đã viết về chiến lũy Phù Xa như sau: Quân của chúng tôi chiến đấu suốt cả ngày mà không vượt qua được chiến lũy này, và khi đêm đến chúng tôi buộc phải rút lui về những nhánh đê phụ để ẩn náu vào những công sự hồi sáng. Trong suốt cả đêm đó, chúng tôi vẫn phải đối phó với kẻ thù quyết bám giết, không chịu rời chúng tôi. Họ mò đến quấy rối ngay tại chiến tuyến của chúng tôi, họ lợi dụng bóng đêm để chặt đầu các chiến binh đã tử trận. Sáng hôm sau, họ rút khỏi chiến lũy, nhưng thi thể của tất cả các chiến binh anh dũng của chúng ta đều bị biến dạng. Theo số liệu từ phía quân Pháp, từ ngày 14 đến sáng ngày 15 tháng 12 năm 1883, thương vong của quân Pháp là 68 người tử trận trong đó có 3 sĩ quan, có 17 sĩ quan trong số 249 người bị thương. Cầm cự Thương vong nhiều, nhưng không đạt được mục đích ban đầu, lại nhận thấy các khẩu đại bác của quân phòng thủ đều phải nạp đạn qua nòng và được gắn chặt vào bệ nên rất khó cơ động. Quân Pháp còn biết rằng hỏa lực của quân Cờ Đen đều bố trí ở hướng Bắc và hướng Đông của thành trì. Sau khi bộ tham mưu quân Pháp họp rút kinh nghiệm, họ quyết định đánh vào cửa phía Tây của thành trì. Để tạo yếu tố bất ngờ, họ dùng một bộ phận đánh vào phía Bắc và phía Đông của thành trên chiến lũy đê La thành để thu hút quân phòng thủ. Do bị hỏa lực mạnh nên thương vong khá nhiều,lúc này quân Cờ Đen đã rút về phòng tuyến thứ hai, họ củng cố chiến hào thật vững chắc, nhiều lần quân Pháp tổ chức tiến quân nhưng không vượt qua được (thực tế ý đồ của quân Pháp chỉ là để ngăn quân Cờ Đen phản kích). Thế là toàn bộ quân phòng thủ đều bị hút về phía đó. Cũng trong thời điểm này, lực lượng chính của quân Pháp đang lặng lẽ cơ động sang phía Tây, chiếm làng Phú Nhi, rồi chiếm Văn Miếu Các cánh quân đều đã đến đúng vị trí của mình, nhưng để đảm bảo rằng cả bộ binh của quân Cờ Đen đều đang ở phía Đông và phía Bắc. Chín giờ sáng ngày 16 tháng 12 năm 1883, quân Pháp tập trung hỏa lực bắn vào cửa Bắc thành cổ Sơn Tây và dùng một bộ phận công phá các chiến lũy La Thành. Đến 10 giờ, quân Cờ Đen dùng một bộ phận cơ động đánh vào sườn quân Pháp, cuộc chiến ở đây diễn ra rất ác liệt. Cửa Tây thất thủ Vào khoảng 11h ngày 16 tháng 12 năm 1883, quân Pháp bất ngờ chuyển toàn bộ hỏa lực hiện có bắn vào cửa Tây thành cổ Sơn Tây. Đụng độ xảy ra rất ác liệt, hai bên giành giật nhau từng thước đất một. Quân Pháp đã vượt qua tường thành ngũ giác theo hướng Văn Miếu, nên phòng tuyến phía Bắc và phía Đông không còn ý nghĩa nữa. Đến 17 giờ ngày 16 tháng 12 năm 1883, quân Pháp đã tới được phòng tuyến cuối cùng, cửa phía Tây thành cổ đã bị đại bác của Pháp phá huỷ hoàn toàn. Sau này trong hồi ký của Charles Edouard Hocquard đã viết: ...chúng tôi đi xem cửa Tây thành cổ Sơn Tây, đội quân Lê Dương đã qua cửa này trước tiên, cửa này gần như bị phá hủy hoàn toàn, nó đã được thay thế bằng một hình khối đồ sộ do công binh vội vã xây dựng sau khi đánh chiếm được thành để ngăn cản không cho người Trung Quốc tấn công trở lại. Những khẩu pháo của quân phòng thủ rất nặng nề và đều được chốt chặt vào bệ, hầu hết được bố trí ở hướng Bắc và hướng Đông, nên khi quân Pháp tấn công vào hướng Tây thì nó không thể cơ động nhanh được. Vì vậy, quân phòng thủ chỉ dùng được vũ khí bộ binh để chiến đấu, nên tình thế thật khó khăn. Để khích lệ tinh thần quân sĩ, đích thân Courbet được Đại tá Bichot các Trung tá Berlin và Revillon tháp tùng cùng tiến. Họ thổi kèn xung trận, sau nhiều đợt tấn công họ đã chiếm được cửa phía tây của thành trì, Đại uý Mehi đã bị chết ở đây. Ba lá cờ đen bị hạ xuống và được thay thế bằng một lá cờ tam tài của Pháp. Lúc này quân Cờ Đen bị thương vong rất lớn, bản thân Lưu Vĩnh Phúc cũng bị thương vào cánh tay. Lợi dụng đêm tối, Lưu Vĩnh Phúc cho quân rút lui ra các phố phường, rồi men theo đường núi đi Hưng Hoá. Vì đêm đã đến, nên quân Pháp cũng không dám đuổi theo, họ lo củng cố lại công sự, đề phòng quân Cờ Đen tấn công trở lại. Thiệt hại Theo sách Việt sử tân biên, thì quân Cờ Đen mất 6.000 thước khối gạo và muối, 400 cân thuốc nổ, 50 khẩu đại bác bằng đồng, 39 khẩu bằng gang và các thư tín của tướng Lưu Vĩnh Phúc giao dịch với Tổng đốc Vân Nam và Lưỡng Quảng (Đối với Pháp, đây là bằng cớ cụ thể tỏ rằng Thanh triều đã dự vào chiến cuộc của Bắc Kỳ). Riêng quân Cờ Đen chết và bị thương lên tới con số ngàn. Chỉ ở trong thành cổ Sơn Tây, người ta đã đếm được 873 xác chết. Số thiệt hại về người của Pháp, GS. Trần Văn Giàu cho biết "theo báo cáo của Pháp (bao giờ cũng thấp xa sự thật) thì quân Pháp có 83 người chết, trong đó có 5 sĩ quan; 320 người bị thương, trong đó có 22 sĩ quan. Từ đầu cuộc xâm lược Bắc Kỳ cho đến năm 1883, đây là trận đánh lớn nhất và Pháp bị thiệt hại nhiều nhất". Vậy mà, cũng theo GS. Giàu, ở Hà Nội, Sài Gòn, Paris, thực dân Pháp rất vui mừng và đã tuyên bố rằng: "Nếu trận Xê-đăng làm mất uy tín của quân Pháp, thì Pháp "gỡ" được bằng trận thành cổ Sơn Tây!" Đánh giá GS. Trần Văn Giàu đã đưa ra mấy nhận xét sau: Trong một vị trí nhỏ (thành cổ Sơn Tây) như thế mà tập trung hàng ngàn quân. Thành cổ Sơn Tây lại ở một nơi vừa tầm bắn của đại bác, hai mặt của nó đều có sông to, ngăn địch đến từ phương Bắc thì được, song nếu địch từ Đông đến và có thủy quân, thì có thể bao vây và tiêu diệt tất cả. Hoàng Tá Viêm đóng đại quân ở Vân Chủng, tiếng là để làm thế ỷ đốc cho Lưu, mà tới việc thì chẳng đánh chác gì cả và không tiếp viện cho Lưu. Khi Lưu lui quân về Hưng Hóa, Hoàng Tá Viêm đưa quân về đóng ở Thục Luyện (nay là xã Thục Luyện huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ). Trong trận này, quân của Hoàng Quế Lan dẫn sang cũng chẳng đánh chác gì. Tây chưa đến vách thành thì Giã Văn Quý đã kéo quân chạy mất, Mạc Đồng Thành cũng thế. Đường Cảnh Tùng cũng lặng lẽ rút bao giờ không rõ. Sự tháo chạy này, làm núng thế quân Cờ đen, khiến Lưu Vĩnh Phúc phải nhổ toàn đội kéo lên Hưng Hóa. Cả Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm đều cậy vào quân mà ít cậy vào dân, cả hai đều cố giữ thành trì, cho rằng mất thành là mất tỉnh, cái chết ở chỗ đó! Sau trận mở màn ở Sơn Tây, rồi vài trận kế tiếp nữa Pháp và Thanh lại thương nghị, và lần này Pháp có vị trí vững vàng hơn vì đã lấy được thành Sơn Tây cùng vài tỉnh thành khác, và đã có hòa ước Harmand ở Huế. Trong lúc đó, triều đình Huế lại xem cuộc chiến tranh ngoài Bắc như việc riêng giữa Pháp và Thanh, không chịu thừa cơ Thanh - Pháp chiến tranh để hô hào toàn quốc nổi lên kháng ngoại xâm. Như thế là bỏ qua cơ hội thuận tiện cuối cùng để giành lại chủ quyền cho đất nước. Không những vậy, triều đình Huế lại phái khâm sai ra triệu hồi các quan về kinh một lần nữa, nhưng đa số các quan văn võ đều không tuân mệnh. Xem thêm Thành cổ Sơn Tây Chiến tranh Pháp-Thanh Lưu Vĩnh Phúc Nguyễn Trọng Hợp Chú thích Tham khảo chính Trần Văn Giàu, Tổng tập (phần I), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006 (tr. 367-374) Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, quyển 5, tập thượng, Sài Gòn, 1962 (tr. 411-415) Nhiều người soạn, Lịch sử 11 (nâng cao), Nhà xuất bản Giáo dục, 2007 (tr. 237-238). Nguyễn Thế Anh, Việt Nam - thời Pháp đô hộ, Nhà xuất bản Văn học, 2008, (tr. 92). Liên kết ngoài Tập ảnh thành cổ Sơn Tây. Trận thành Sơn Tây ở trang Wiki tiếng Anh. S S Trận đánh liên quan tới Việt Nam Xung đột năm 1883 Pháp năm 1883 Lịch sử Hà Nội
VI_open-0000000322
News
Alfonso Lista là một đô thị hạng 3 ở tỉnh Ifugao, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2000, đô thị này có dân số 21.167 người trong 4.275 hộ. Các đơn vị hành chính Alfonso Lista được chia ra 20 barangay. Tham khảo Liên kết ngoài Mã địa lý chuẩn Philipin Thông tin điều tra dân số năm 2000 của Philipin Đô thị của Ifugao
VI_open-0000000323
People_and_Society
Champillet là một xã ở tỉnh Indre khu vực trung bộ Pháp. Xã này có diện tích 6,94 km², dân số thời điểm năm 1999 là 154 người. Khu vực này có độ cao trung bình 250 mét trên mực nước biển. Xem thêm Xã của tỉnh Indre Tham khảo INSEE commune file Xã của Indre
VI_open-0000000325
Jobs_and_Education
Sequedin là một xã ở tỉnh Nord ở miền bắc nước Pháp. Xã này có diện tích 3,93 kilômét vuông, dân số năm 1999 là 3627 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 22 mét trên mực nước biển. Xem thêm Xã của tỉnh Nord Tham khảo INSEE commune file Xã của Nord
VI_open-0000000328
Jobs_and_Education
Manspach là một xã ở tỉnh Haut-Rhin trong vùng Grand Est ở đông bắc Pháp. Xã này có diện tích 5,33 km², dân số năm 1999 là 519 người. Khu vực này có độ cao 315 mét trên mực nước biển. Xem thêm Thị trấn của tỉnh Haut-Rhin Tham khảo INSEE Xã của Haut-Rhin
VI_open-0000000329
Jobs_and_Education
Trong giải tích vector, toán tử rot (vài nơi còn gọi là curl) là một toán tử vector mô tả độ xoáy của một trường vector. Tại bất kì điểm nào trên trường vector, rot được biểu thị bằng một vector. Các thuộc tính của vector này (độ dài và hướng) nói lên bản chất của độ xoáy tại điểm đó. Hướng của rot là trục xoay, định bởi luật bàn tay phải, và độ lớn của rot là độ lớn của mức độ xoáy. Nếu trường vector tượng trưng cho vận tốc chảy của một chất lỏng đang lưu chuyển, thì rot sẽ là mật độ xoáy của chất lỏng đó. Một trường vector với rot bằng zero được gọi là không xoáy. Định nghĩa Rot của một trường vector F, ký hiệu là hay , tại một điểm được định nghĩa bởi: Ở đây là tích phân đường dọc theo biên của vùng đang xét (i.e., ), và là diện tích của . Nếu là vector bán kính nằm trong mặt phẳng, mà là vector đơn vị vuông góc với mặt phẳng (xem hình bên), thì hướng của C được chọn sao cho vector tiếp tuyến với C được định hướng dương nếu và chỉ nếu tạo thành một hệ tọa độ dương trong R3 (quy luật bàn tay phải). Công thức trên nghĩa là rot của một trường vecto được định nghĩa như là mật độ lưu chuyển của trường đó. Theo đó Nếu là tọa độ Cartesian và là tọa độ curvilinear, thì là độ dài của vector tọa độ tương ứng với . Hai thành phần còn lại của rot có thể tính từ phép hoán vị chỉ số: 3,1,2 -> 1,2,3 -> 2,3,1. Diễn giải theo trực giác Giả sử trường vector mô tả trường vận tốc của một dòng chảy (có thể là trong một bồn chứa nước lớn hay bồn khí) và một quả bóng nhỏ được đặt trong chất lỏng hay khí (tâm của quả bóng được gắn chặt vào một điểm nào đó). Nếu mặt quả bóng xù xì, nó sẽ xoay bởi chất lỏng chảy qua nó. Trục quay (theo quy tắc bàn tay phải) sẽ chỉ hướng của rot của trường vecto tại tâm của quả bóng, và vận tốc góc sẽ bằng phân nửa giá trị của rot tại điểm đó. Ngay cả khi các dòng chảy là song song, quả bóng có thể bắt đầu xoay nếu chất lỏng bên này chảy nhanh hơn bên kia. Sử dụng Trong thực tế, định nghĩa trên ít được dùng vì trong tất cả mọi trường hợp, toán tử rot có thể được đơn giản hóa ngay trong cả trường hợp tọa độ curvilinear. Ký hiệu mặc dù không chính xác nhưng là dạng thường được sử dụng như là một dạng gợi nhớ trong tọa độ Cartesian nếu ta xem là một toán tử vi phân vector del hoặc nabla. Khai triển trong tọa độ Cartesian là, cho F gồm 3 thành phần [Fx, Fy, Fz]: mà trong đó i, j, và k là vector đơn vị của trục x-, y-, và z. Công thức này được khai triển ra như sau: Mặc dù được viết dưới hệ tọa độ, kết quả là không thay đổi nếu thay đổi hệ trục tọa độ nhưng kết quả sẽ nghịch đảo qua phép đối xứng. Trong ký hiệu Einstein, với ký hiệu Levi-Civita rot được viết là: hay là: với các vecto đơn vị:, k=1,2,3 tương ứng với , và . . Chú thích Tham khảo Arfken, George B. and Hans J. Weber. Mathematical Methods For Physicists, Academic Press; 6 edition (ngày 21 tháng 6 năm 2005). ISBN 978-0120598762. Liên kết ngoài The idea of divergence and curl Giải tích vectơ Hình học giải tích
VI_open-0000000330
Science
Karlsdorf-Neuthard là một đô thị thuộc huyện Karlsruhe ở Baden-Württemberg, Đức. Đô thị này có diện tích 14,01 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 9604 người. Karlsdorf-Neuthard có cự ly khoảng 6 km về phía tây Bruchsal và khoảng 18 km về phía đông bắc Karlsruhe. Đô thị Karlsdorf-Neuthard được lập khi các làng Karlsdorf và Neuthard được hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1975. Karlsdorf-Neuthard kết nghĩa với Nyergesújfalu ở Hungary. Tham khảo
VI_open-0000000332
Jobs_and_Education
Denílson de Oliveira Araújo (sinh ngày 24 tháng 8 năm 1977 tại Diadema) thường được gọi là Denílson, là một cựu cầu thủ bóng đá người Brasil từng thi đấu cho nhiều câu lạc bộ như Real Betis, Bordeaux, Hải Phòng và Đội tuyển Brasil ở vị trí Tiền đạo cánh trái. Denílson bắt đầu sự nghiệp của mình tại São Paulo FC trước khi trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới vào năm 1998 sau khi chuyển tới Real Betis từ São Paulo FC với giá 21,5 triệu bảng Anh. Sau khi bị Betis bán vào năm 2005, anh đã thi đấu cho nhiều câu lạc bộ trên thế giới. Denílson đã có 68 lần khoác áo đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil và ghi được 10 bàn thắng từ năm 1996 tới 2003. Sự nghiệp Các câu lạc bộ trong sự nghiệp Trưởng thành từ đội trẻ của câu lạc bộ São Paulo anh chơi ở đây bốn năm từ 1994 tới 1998. Sau màn trình diễn tuyệt vời tại Copa América 1997, anh trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới khi chuyển tới đầu quân cho câu lạc bộ Real Betis của Tây Ban Nha với giá 21,5 triệu bảng Anh. Tuy nhiên sau khi Real Betis xuống hạng vào mùa giải 1999/2000 Denilson đã sang chơi cho Flamengo theo một bản hợp đồng cho mượn. Và ngay sau khi trở thành nhà vô địch thế giới năm 2002 cùng với Brasil, anh lập tức bị Betis bán cho câu lạc bộ Bordeaux của Pháp vào năm 2005. Mặc dù bắt nhịp với câu lạc bộ mới quá chậm, nhưng vì mức lương của anh quá cao mà không câu lạc bộ nào dám hỏi mua. Mãi tới khi bản hợp đồng kết thúc vào năm 2006, Denilson trở thành cầu thủ tự do. Anh liên hệ với các câu lạc bộ như Tottenham Hotspur, Vestel Manisaspor và Celtic, nhưng cuối cùng anh chuyển tới thi đấu tại Ả Rập Xê Út dưới màu áo câu lạc bộ Al-Nasr. Mười lăm lần xuất hiện trên sân và chỉ ghi nổi ba bàn thắng, anh dời khỏi câu lạc bộ và tới giải MLS đầu quân cho FC Dallas. Denilson ghi bàn thắng đầu tiên của mình tại giải MLS từ chấm phạt đền phút thứ 36, bàn thắng ấn định tỉ số 2-0 giúp FC Dallas đánh bại TFC. Tuy nhiên chỉ ghi được một bàn trong 8 trận, sau khi bản hợp đồng với câu lạc bộ của Mĩ kết thúc, anh lại ký hợp đồng một năm với câu lạc bộ Palmeiras với hi vọng huấn luyện viên Vanderlei Luxemburgo có thể giúp anh lấy lại phong độ năm xưa. 6 tháng 1 năm 2009 anh tới thử việc tại Bolton Wanderers với hi vọng sẽ ký được hợp đồng thi đấu tới hết mùa, nhưng huấn luyện viên của Bolton, ông Gary Megson đã từ chối anh. Sau khi bản hợp đồng 1 năm với Palmeiras kết thúc, cựu tuyển thủ Brasil tiếp tục ký hợp đồng ba tháng với câu lạc bộ Itumbiara. Tuy nhiên, cuối tháng 5 năm 2009, Denilson đã quyết định chuyển tới chơi bóng cho câu lạc bộ Xi măng Hải Phòng của Việt Nam. Ngày 2 tháng 6 năm 2009, anh có buổi ra mắt câu lạc bộ tại sân vận động Lạch Tray tuy nhiên đã không ra sân trong 2 trận đấu vì chấn thương chưa khỏi. Tuy nhiên, sau trận thi đấu chính thức đầu tiên tại V-League và ghi được 1 bàn ngay từ phút thứ 2 trong trận đấu Xi măng Hải Phòng gặp Hoàng Anh Gia Lai ngày 21 tháng 6, Denílson đã chủ động đề nghị thanh lý hợp đồng với lý do không thể thích nghi với V-League và đã được câu lạc bộ chấp nhận và công bố chính thức cho báo giới vào ngày 23 tháng 6 năm 2009. Tháng 1 năm 2010, Denilson ký hợp đồng 2 năm với câu lạc bộ của Hy Lạp AO Kavala. Tuy vậy chỉ 3 tháng sau đó, anh đã bị Kavala thanh lý hợp đồng dù chưa thi đấu trận nào cho clb. Sự nghiệp quốc tế Trận đấu ra mắt đội tuyển quốc gia Brasil tháng 11 năm 1996 trong trận đấu với Cameroon. Tới năm 2003, anh đã 68 lần khoác áo đội tuyển vàng xanh, ghi 10 bàn thắng. Sau khi giành ngôi á quân tại World Cup 1998, tới World Cup 2002 tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản, anh đã 5 lần được vào sân từ băng ghế dự bị và trở thành nhà vô địch thế giới vào năm đó. Thành tích São Paulo Copa Conmebol: 1994 Giải vô địch bóng đá bang São Paulo: 1998 Brasil Copa América: 1997 Cúp Liên đoàn các châu lục: 1997 FIFA World Cup: 2002 Real Betis Ramón de Carranza Trophy: 1999 e 2001 Cúp Nhà vua Tây Ban Nha: 2005 Palmeiras Giải vô địch bóng đá bang São Paulo: 2008 Giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất FIFA Confederations Cup: 1997 Chú thích Liên kết ngoài Sinh năm 1977 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá nam Brasil Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil Cầu thủ bóng đá Real Betis Cầu thủ bóng đá Flamengo Cầu thủ bóng đá Girondins de Bordeaux Cầu thủ bóng đá Palmeiras Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng Cầu thủ bóng đá São Paulo FC Cầu thủ bóng đá nước ngoài tại Hoa Kỳ Người São Paulo (bang) Cầu thủ bóng đá Campeonato Brasileiro Série A Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 1998 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Tây Ban Nha Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Pháp Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ả Rập Xê Út Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Hy Lạp Cầu thủ bóng đá nam Brasil ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Việt Nam Cầu thủ giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam
VI_open-0000000333
Sports
Emmendingen là một huyện (Landkreis) ở phía tây của Baden-Württemberg, Đức. Huyện có diện tích 679,81 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2020 là 166.862 người. Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ): Ortenaukreis, Schwarzwald-Baar, Breisgau-Hochschwarzwald và thành phố không thuộc huyện Freiburg. Về phía tây giáp tỉnh Bas-Rhin. Lịch sử Huyện này có lịch sử từ Bezirksamt Emmendingen, một đơn vị được lập năm 1803 khi khu vực này trở thành lãnh thổ của Baden. Sau nhiều đợt bổ sung lãnh thổ, đơn vị này đã được chuyển thành huyện Emmendingen vào năm 1936, lúc đó đơn vị này được sáp nhập với Amt Waldkirch. Trong cuộc cải cách năm 1973, huyện này được quy hoạch sáp nhập với huyện Lahr, nhưng Lahr lại bị sáp nhập vào huyện Ortenau. Địa lý Phần phía tây của huyện tọa lạc ở thượng lưu thung lũng Rhine, bao gồm cả núi lửa nhỏ không hoạt động Kaiserstuhl. Sườn núi này là nơi trồng nho. Phần phía đông huyện thuộc Rừng Đen. Huy hiệu Xã và thị trấn Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức (tiếng Đức) Thông tin và hình ảnh Freiburg (vùng) Huyện của bang Baden-Württemberg Emmendingen (huyện)
VI_open-0000000334
Jobs_and_Education
Caro (Karozh trong tiếng Bretagne) là một xã ở tỉnh Morbihan trong vùng Bretagne tây bắc Pháp. Xã này có diện tích 37,74 km², dân số năm 1999 là 1096 người. Khu vực này có độ cao từ 14-128 mét trên mực nước biển. Cư dân của Caro danh xưng trong tiếng Pháp là Carotins. Tham khảo Các thị trưởng của Hiệp hội Morbihan Hồ sơ của thị trấn trên trang mạng INSEE Liên kết ngoài French Ministry of Culture list for Caro Bản đồ của Caro trên Michelin Xã của Morbihan
VI_open-0000000335
Jobs_and_Education
Sérent () là một xã ở tỉnh Morbihan trong vùng Bretagne tây bắc Pháp. Xã này có diện tích 59,67 km², dân số năm 1999 là 2.716 người. Khu vực này có độ cao từ 15-156 mét trên mực nước biển. Cư dân của Sérent danh xưng trong tiếng Pháp là Sérentais. Tham khảo Các thị trưởng của Hiệp hội Morbihan Hồ sơ của thị trấn trên trang mạng INSEE Liên kết ngoài Trang mạng chính thức French Ministry of Culture list for Sérent Bản đồ của Sérent trên Michelin Xã của Morbihan
VI_open-0000000337
Jobs_and_Education
Lo-Reninge là một đô thị ở tỉnh Tây Flanders. Đô thị này gồm các thị trấn Lo, Noordschote, Pollinkhove và Reninge. Tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006, Lo-Reninge có dân số 3.306 người. Tổng diện tích là 62,94 km² với mật độ dân số là 53 người trên mỗi km². Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức - Thông tin sẵn có bằng tiếng Hà Lan và limited thông tin sẵn có bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Đức Xã của West-Vlaanderen
VI_open-0000000338
Jobs_and_Education
Quévylà một đô thị ở tỉnh Hainaut. Tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006 Quévy có dân số 7.734 người. Tổng diện tích là 65.16 km² với mật độ dân số là 119 người trên mỗi km². Đô thị này nằm trên tuyến đường sắt chính giữa Brussels và Paris. Tham khảo Đô thị của Hainaut
VI_open-0000000339
Jobs_and_Education
Wezembeek-Oppem () là một đô thị ở tỉnh Vlaams-Brabant, ten kilometres east of the centre of Brussels. Đô thị này chỉ bao gồm thị xã Wezembeek-Oppem proper. Tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006, Wezembeek-Oppem có tổng dân số 13.504 người. Tổng diện tích là 6,82 km² với mật độ dân số là 1.980 người trên mỗi km². Tham khảo Đô thị của Vlaams-Brabant
VI_open-0000000341
Jobs_and_Education
Les Gonds là một xã trong tỉnh Charente-Maritime trong vùng Nouvelle-Aquitaine tây nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 12 mét trên mực nước biển. Sông Seugne tạo thành phần lớn ranh giới phía đông thị trấn, sau đó chảy vào sông Charente, một sông tạo phần lớn ranh giới phía bắc thị trấn. Tham khảo INSEE commune file Gonds
VI_open-0000000351
Travel_and_Transportation
Ngày có độ dài xấp xỉ khoảng thời gian Trái Đất hoàn thành một vòng quay quanh trục của nó. Một ngày mặt trời là khoảng thời gian trôi qua giữa hai lần liên tiếp Mặt Trời đạt đến điểm cao nhất trên bầu trời. Ngày trên các hành tinh khác được xác định tương tự và có độ dài khác nhau do thời gian quay khác nhau, ngày sao Hỏa dài hơn một chút và đôi khi được gọi là sol. Năm 1960, giây được định nghĩa lại theo chuyển động quỹ đạo của Trái Đất trong năm 1900, và được chỉ định làm đơn vị thời gian cơ bản của SI. Đơn vị đo "ngày", được định nghĩa là 86 400 đơn vị giây và được viết tắt thành d. Năm 1967, giây và ngày được định nghĩa lại theo thời gian chuyển đổi electron nguyên tử. Một ngày thông thương bằng 86 400 giây, thêm hoặc giảm 1 giây nhuận trong giờ Phối hợp Quốc tế, và đôi khi cộng hoặc trừ một giờ ở những vị trí có thay đổi so với quy ước giờ mùa hè. Ngày có thể được định nghĩa là mỗi giai đoạn hai mươi bốn giờ, được tính từ nửa đêm đến nửa đêm tiếp theo, trong đó một tuần, tháng hoặc năm được chia và tương ứng với một vòng quay của Trái Đất trên trục của nó. Tuy nhiên, việc sử dụng nó phụ thuộc vào bối cảnh của nó; ví dụ, khi mọi người nói 'ngày và đêm', 'ngày' sẽ có một ý nghĩa khác: khoảng thời gian ánh sáng giữa hai đêm liên tiếp, thời gian giữa Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn; thời gian có ánh sáng giữa một đêm và đêm tiếp theo. Để rõ ràng khi có nghĩa là "ngày" theo nghĩa đó, từ "ban ngày " có thể được sử dụng thay thế, mặc dù ngữ cảnh và cụm từ thường làm cho ý nghĩa rõ ràng. Ngày từ cũng có thể đề cập đến một ngày trong tuần hoặc vào một ngày trong lịch, như trong câu trả lời cho câu hỏi: "Vào ngày nào?" Các nhịp cơ thể sống (nhịp sinh học) của con người và nhiều loài khác có liên quan đến ngày mặt trời của Trái Đất và chu kỳ ngày đêm. Do lấy Mặt Trời làm quy chiếu cho ngày nên chữ Nhật (日) mang hai nghĩa là "Mặt Trời" và cả "Ngày". Tuy nhiên, ngày nay khi chỉ đến mặt trời thì từ Thái Dương (太陽) được sử dụng rộng rãi hơn; chữ Nhật hầu như chỉ dùng trong những từ cổ hoặc từ ghép chứ không đứng một mình, ví dụ như Nhật quang (ánh sáng mặt trời), Nhật nguyệt (trời và trăng), Nhật thực, Nhật báo hay Nhật san (tờ báo/tạp chí ra hàng ngày), Nhật ký (ghi chép trong ngày), Sinh nhật (ngày sinh). Giới thiệu Ngày mặt trời biểu kiến và ngày mặt trời trung bình Một số định nghĩa về khái niệm con người phổ quát này được sử dụng theo bối cảnh, nhu cầu và sự thuận tiện. Ngoài ngày 24 giờ (86, 400 giây), ngày từ được sử dụng cho một số khoảng thời gian khác nhau dựa trên vòng quay của Trái Đất quanh trục của nó. Một điều quan trọng là ngày mặt trời, được định nghĩa là thời gian để Mặt Trời quay trở lại điểm cực đại (điểm cao nhất của nó trên bầu trời). Do các quỹ đạo thiên thể không hoàn toàn tròn, và do đó các vật thể di chuyển với tốc độ khác nhau ở các vị trí khác nhau trên quỹ đạo của chúng, một ngày mặt trời không cùng thời gian trong suốt năm quỹ đạo. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo hình elip khi Trái Đất quay trên một trục nghiêng, khoảng thời gian này có thể dài hơn 7,9 giây so với (hoặc ít hơn) 24 giờ. Trong những thập kỷ gần đây, độ dài trung bình của một ngày mặt trời trên Trái Đất là khoảng 86, 400,002 giây (24.000 000 6 giờ) và hiện tại có khoảng 365.242199 ngày mặt trời trong một năm chí tuyến. Phong tục cổ xưa coi một ngày mới bắt đầu từ lúc Mặt Trời mọc hoặc lặn trên đường chân trời địa phương (ví dụ, tính toán của Ý, là 24 giờ từ hoàng hôn, kiểu cũ). Thời điểm chính xác và khoảng thời gian giữa hai mặt trời mọc hoặc hoàng hôn phụ thuộc vào vị trí địa lý (kinh độ cũng như vĩ độ) và thời gian trong năm (như được chỉ ra bởi các đồng hồ mặt trời bán cầu cổ đại). Một ngày ổn định hơn có thể được xác định bằng việc Mặt Trời đi qua kinh tuyến địa phương, xảy ra vào buổi trưa địa phương (đỉnh trên) hoặc nửa đêm (đỉnh dưới). Thời điểm chính xác phụ thuộc vào kinh độ địa lý và ở mức độ thấp hơn vào thời gian trong năm. Độ dài của một ngày như vậy gần như không đổi (24 giờ ± 30 giây). Đây là thời gian các đồng hồ mặt trời hiện đại chỉ ra. Một cải tiến hơn nữa xác định một Mặt Trời trung bình hư cấu di chuyển với tốc độ không đổi dọc theo đường xích đạo thiên thể; tốc độ tương đương với tốc độ trung bình của Mặt Trời thật, nhưng điều này loại bỏ sự biến đổi trong một năm khi Trái Đất di chuyển dọc theo quỹ đạo quanh Mặt trời (do cả vận tốc và độ nghiêng dọc trục của nó). Ngày sao Một ngày, được hiểu là khoảng thời gian để Trái Đất thực hiện toàn bộ một vòng quay khi so với nền thiên thể hoặc một ngôi sao xa xôi (được coi là cố định), được gọi là ngày sao. Khoảng thời gian quay này là khoảng 4 phút ít hơn 24 giờ (23 giờ 56 phút và 4,09 giây) và có khoảng 366.2422 ngày sao trong một năm nhiệt đới trung bình (một ngày nhiều hơn so với số ngày mặt trời). Các hành tinh và mặt trăng khác có ngày sao và mặt trời có chiều dài khác nhau tính từ Trái Đất. Ceres: 9 giờ, 4 phút Sao Mộc: 9 giờ, 56 phút Sao Thổ: 10 giờ, 33 phút Sao Hải Vương: 16 giờ, 6 phút Sao Thiên Vương: 17 giờ, 14 phút Trái Đất: 23 giờ, 56 phút, 4,09 giây Sao Hỏa: 1 ngày, 37 phút Sao Diêm Vương: 6 ngày, 9 giờ Mặt Trăng của Trái Đất: 27 ngày, 7 giờ, 12 phút Sao Thủy: 58 ngày, 15 giờ, 30 phút Sao Kim: 243 ngày Ban ngày Một ngày, theo nghĩa ban ngày được phân biệt với buổi tối, thường được định nghĩa là khoảng thời gian mà ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp xuống mặt đất, với điều kiện không có chướng ngại vật địa phương. Độ dài của thời gian ban ngày trung bình dài hơn một nửa của ngày 24 giờ một chút. Có hai hiệu ứng làm cho ban ngày trung bình dài hơn ban đêm. Mặt trời không phải là một điểm, nhưng có kích thước rõ ràng khoảng 32 phút cung. Ngoài ra, bầu khí quyển khúc xạ ánh sáng mặt trời theo cách mà một phần của nó chạm tới mặt đất ngay cả khi Mặt trời ở dưới đường chân trời khoảng 34 phút cung. Vì vậy, ánh sáng đầu tiên chạm tới mặt đất khi tâm của Mặt trời vẫn ở dưới đường chân trời khoảng 50 phút cung. Do đó, ban ngày trung bình dài khoảng 12 giờ 7 phút. Xem thêm Thời gian Mùa, ban ngày và ban đêm ở nhiều vĩ độ khác nhau Quy ước giờ mùa hè Tham khảo Liên kết ngoài Definitions of day, night, twilight (USA navy site) Formulas to calculate the length of day and night Sunrise and sunset, all year long, anywhere Show where it is daytime at the moment Ngày Đơn vị đo thời gian Bài cơ bản sơ khai
VI_open-0000000353
Science
Sân bay Sde Dov (), cũng có tên là Sân bay Dov Hoz (, Nemal HaTe'ufa Dov Hoz) là một sân bay ở Tel Aviv, Israel chủ yếu phục vụ bay nội địa với Eilat (và Ovda) và phía bắc Israel (Galilee và cao nguyên Golan). Đây là sân bay lớn nhất của Tel Aviv và là sân bay lớn thứ nhì về diện tích, sau Sân bay quốc tế Ben Gurion. Sân bay được đặt tên theo Dov Hoz, một trong những người tiên phong của ngành hàng không Do Thái. Đang có kế hoạch đóng cửa sân bay này để dùng khu đất xây dựng khu dân cư sang trọng, với kế hoạch dời các chuyến bay sang Sân bay quốc tế Ben Gurion gần thành phố Lod, đông nam Tel Aviv. Sân bay này hiện là tâm điểm hoạt động của các hãng hàng không Arkia Israel Airlines và Israir Airlines. Sân bay này được khởi công xây dựng ở khu vực phía bắc sông Yarkon, Tel Aviv vào năm 1938 và khi hoàn thành phục vụ các tuyến bay với Haifa, với lựa chọn các tuyến bay Beirut. Năm 1940, tên sân bay được đổi thành Sde Dov theo Dov Hoz, một trong những người tiên phong của ngành hàng không Do Thái. Trong cuộc chiến tranh Israel-Ả Rập năm 1948, sân bay này là căn cứ không quân của Không quân Israel. {| class="infobox" |- | |} Hãng hàng không và tuyến bay Arkia Israel Airlines (Eilat, Haifa, Ovda) Ayit Aviation and Tourism (Rosh Pina) Elrom Airways (Ein Yahav) Israir (Eilat, Ovda) Liên kết ngoài Sân bay Sde Dov Aerial view of Dov Hoz Airport Lịch sử sân bay Sde Dov Tham khảo Tel Aviv Sân bay Israel
VI_open-0000000355
Travel_and_Transportation
Sân bay Andøya, Andenes (tiếng Na Uy: Andøya lufthavn, Andenes) là sân bay phục vụ Andenes, Na Uy, nằm ở đô thị Andøy. Sân bay này tọa lạc bên cạnh thị xã Andenes, và nằm trên một phần lớn diện tích của mũi bắc đảo Andøya. Trung tâm Không gian Na Uy và Andøya Rocket Range nằm trong sân bay này. Cơ quan quản lý sân bay này là Avinor. Ý tưởng xây sân bay quân sự đã được đưa ra trong một cuộc họp NATO ở Lisboa năm 1951. Chiếc máy bay đầu tiên cất hạ cánh ở sân bay này vào ngày 17 tháng 9 năm 1954. Năm 1968, đường băng thứ hai được hoàn thành. Từ ngày 1 tháng 4 năm 2006 Coast Air được chọn làm hãng vận chuyển với các tuyến bay nối với Bodø và Tromsø. Các hãng hàng không và tuyến bay Widerøe (Bodø, Tromsø) Liên kết ngoài Avinor - Andøya Airport Sân bay Na Uy Sân bay Nordland Avinor Andøy
VI_open-0000000356
Travel_and_Transportation
1821 (số La Mã: MDCCCXXI) là một năm thường bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory. Sự kiện Năm 1821, các quốc gia Trung Mỹ (Nicaragua, Costa Rica, Panama, Honduras, El Salvador và Guatemala) tuyên bố độc lập vào ngày 15 tháng 9 năm 1821. Ở Nam Mỹ, Peru cũng tuyên bố độc lập vào ngày 28 tháng 7 năm 1821. Sinh 24 tháng 5 – Nguyễn Phúc Đoan Trinh, phong hiệu Phú Mỹ Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1899) Không rõ – Nguyễn Phúc Vĩnh Gia, phong hiệu Phương Duy Công chúa, công chúa con vua Minh Mạng (m. 1850) Không rõ – Mã Tân Di, đại thần cuối thời nhà Thanh (m. 1870) Mất -Napoleon Bonaparte -Sophie Trébuchet Xem thêm Tham khảo 21
VI_open-0000000357
Law_and_Government
Họ Hoét hay Họ Hét (danh pháp khoa học: Turdidae), là một nhóm các loài chim dạng sẻ, chủ yếu sinh sống tại khu vực thuộc Cựu thế giới. Theo phân loại cập nhật gần đây, họ này chứa khoảng 171 loài trong 17-20 chi. Đặc trưng Các loài chim trong họ Hoét là chim có kích thước từ nhỏ tới trung bình, hình dạng mập mạp, lông mềm, sinh sống trong khu vực đồng rừng và thường kiếm ăn trên mặt đất hay ăn các loại quả của các loài trong họ Hoa hồng (tầm xuân, tường vi v.v). Phần lớn các loài có màu lông xám hay nâu, thường với phần lông bụng lốm đốm. Chúng là chim ăn sâu bọ, nhưng phần lớn các loài cũng ăn cả giun, sên và quả. Nhiều loài sống cố định trong khu vực có khí hậu ấm áp, trong khi một số loài di cư tới các vĩ độ cao hơn trong mùa hè, thường phải vượt qua những khoảng cách đáng kể. Tổ của chúng hình chén, đôi khi được lót bằng bùn khô. Chúng đẻ 2-5 trứng đốm vỏ, đôi khi đẻ tới trên 2 lượt mỗi năm. Cả chim bố lẫn chim mẹ đều góp phần nuôi dưỡng chim con. Giọng hót của một số loài, bao gồm các thành viên thuộc các chi Catharus, Myadestes và Turdus, được coi là thuộc nhóm hay nhất trong thế giới các loài chim. Phân loại Xử lý phân loại của họ lớn này đã có thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Theo truyền thống, họ Turdidae bao gồm các loài nhỏ tại Cựu thế giới, như dạ oanh (Luscinia megarhynchos) và oanh châu Âu (Erithacus rubecula) trong tông Saxicolini, nhưng phần lớn các tác giả hiện nay đặt nhóm này trong họ Đớp ruồi (Muscicapidae). Bài này viết theo Handbook of the Birds of the World với sự biên tập của Clement và Hathaway, Thrushes (2000), giữ các loài hoét lớn trong họ Turdidae. Các nghiên cứu hóa sinh học gần đây đặt một số chi truyền thống của họ Hoét như Monticola, Pseudocossyphus, Myiophonus, Brachypteryx và Alethe trong họ Muscicapidae. Ngược lại, các chi trước đây thuộc tông Saxicolini và sinh sống ở châu Á, như Grandala và Cochoa, thì hiện nay được xếp trong họ này. Các chi Dưới đây liệt kê các chi trong họ Turdidae theo trật tự phát sinh chủng loài của chúng. Grandala: 1 loài, chim lam cánh đen (Grandala coelicolor) - họ hàng gần với chi Sialia. Chuyển từ họ Đớp ruồi sang. Sialia: 3 loài chim lam châu Mỹ - họ hàng gần với chi Grandala. Neocossyphus: 2 loài hoét hung - họ hàng gần với Myadestes Stizorhina : 2 loài hoét hung, bao gồm hoét hung Fraser (Stizorhina fraseri) và hoét hung Finsch (Stizorhina finschi), tách ra từ chi Neocossyphus - họ hàng gần với Myadestes. Myadestes: 12 loài chim cô độc sinh tồn và 1 loài (Myadestes woahensis) mới tuyệt chủng gần đây, họ hàng gần với nhánh chứa Neocossyphus và Stizorhina. Cataponera: 1 loài, hoét Sulawesi (Cataponera turdoides). Vị trí chưa chắc chắn. Zoothera: Khoảng 20 loài sáo đất, hoét Australasia, gộp cả hoét núi Sulawesi (Geomalia heinrichi = Zoothera heinrichi). Một loài mới tuyệt chủng gần đây là hoét Bonin (Zoothera terrestris). Ridgwayia: 1 loài, hoét Aztec (Ridgwayia pinicola). Ixoreus : 1 loài hoét đa sắc (Ixoreus naevius) - họ hàng gần với các chi hoét Tân thế giới khác, như nhánh chứa [Cichlopsis + Entomodestes] và nhánh chứa nhóm [Hylocichla + Catharus]. Cichlopsis: 1 loài, cô độc nâu hung (Cichlopsis leucogenys) - họ hàng gần với chi Entomodestes, tạo thành nhánh có quan hệ gần với nhánh chứa các chi [Hylocichla + Catharus]. Entomodestes: 2 loài cô độc - họ hàng gần với chi Cichlopsis, tạo thành nhánh có quan hệ gần với nhánh chứa các chi [Hylocichla + Catharus]. Hylocichla : 1 loài, hoét rừng Bắc Mỹ (Hylocichla mustelina) - họ hàng gần với Catharus. Catharus: 12 loài hoét châu Mỹ điển hình và hoét-dạ oanh. Chlamydochaera: 1 loài, chim săn quả (Chlamydochaera jefferyi) - họ hàng gần với chi Cochoa. Cochoa: 4 loài cô cô. Geokichla: Tách ra gần đây từ chi Zoothera: Nhóm gồm 21 loài sáo đất, hoét Phi-Á, có quan hệ gần với các nhánh [Cochoa + Chlamydochaera] và [Psophocichla + Turdus] hơn là với các loài còn lại trong chi Zoothera. Psophocichla : 1 loài, hoét bới đất (Psophocichla litsitsirupa). Có thể gộp trong Turdus. Turdus: Khoảng 65-84 loài hoét thật sự (tùy theo quan điểm phân loại), khi gộp cả bốn loài của 3 chi liệt kê dưới đây, và 1 loài tuyệt chủng gần đây là hoét Grand Cayman (Turdus ravidus). Ba chi được gộp trong chi Turdus là do tính cận ngành của chúng với chi này. Cichlherminia: 1 loài, hoét rừng Caribe (Cichlherminia lherminieri) - cận ngành với Turdus. Nay là Turdus lherminieri. Platycichla: 2 loài hoét, bao gồm hoét mắt nhạt (Platycichla leucops) và hoét chân vàng (Platycichla flavipes) - một phần của nhóm Nam Mỹ, bị lồng sâu trong phạm vi chi Turdus. Danh pháp tương ứng hiện nay là Turdus leucops và Turdus flavipes. Nesocichla: 1 loài, hoét Tristan (Nesocichla eremita) - một phần của nhóm Nam Mỹ, bị lồng sâu trong phạm vi chi Turdus. Nay là Turdus eremitus. Di chuyển Hiện nay chi Chaetops, với 2 loài chim nhảy đá ở miền nam châu Phi, được coi là tạo thành họ khác biệt với danh pháp Chaetopidae với quan hệ họ hàng xa với chi Picathartes. Về các loài và chi khác trước đây từng được phân loại trong họ Turdidae, xem các bài Muscicapidae và Saxicolinae. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Video về họ Hoét trên Internet Bird Collection Truyện về tính khéo léo của hoét Hoét, họ
VI_open-0000000358
Pets_and_Animals
Bồn trũng Nam Côn Sơn hay còn gọi là bể Nam Côn Sơn là một bồn trũng lớn có diện tích khoảng 100.000 km², nằm ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Cùng với bể Cửu Long, Nam Côn Sơn là một trong những bể có tiềm năng dầu khí...... Vị trí Bể Nam Côn Sơn bị giới hạn về phía bắc bởi đới nâng Phan Rang, ngăn cách với bể Phú Khánh ở phía tây bắc bởi đới nâng Côn Sơn, ngăn cách với bể Cửu Long ở phía tây và phía nam bởi đới nâng Khorat-Natuna. Ranh giới phía đông, đông nam của bể được giới hạn bởi đơn nghiêng Đà Lạt - Vũng Mây và bể Trường Sa, phía đông nam là bể Vũng Mây. Bể này nằm trên kiểu vỏ chuyển tiếp giữa các miền vỏ lục địa và kiểu vỏ đại dương. Đặc điểm địa chất Các vùng ngoài khơi Việt Nam liên quan đế các chuyển động tương đối phức tạp của khối Indochina, bán đảo Malaysia, Borneo và Biển Đông Việt Nam trong suốt đại Kainozoi, điều này đã tạo nên những cấu trúc địa chất phức tạp trong đó có bể Nam Côn Sơn. Móng của bồm trũng bao gồm các đá mácma, trầm tích và đá núi lửa có tuổi thuộc đại Trung sinh. Có hơn 100 giếng khoan ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam đã được tiến hành cho đến năm 1991 và nửa trong số đó gặp đá móng của bồn trũng. Đặc điểm thạch học của các mẫu lõi khoan trong 26 giếng trong móng chủ yếu là granit và granitoid có tuổi từ 178 đến 98 Ma (triệu năm), tức thuộc Jura trung - Creta trung. Phủ trên móng là các trầm tích Miocen giữa (cách đây khoảng 15 Ma), trên cùng là trầm tích Miocen muộn - đệ Tứ. Nguồn cung cấp trầm tích chính cho bể Nam Côn Sơn được cho là từ hệ thống sông Cửu Long. Địa tầng Trong Paleogen, có các trầm tích được xếp vào hệ tầng Cau (E3c). Hệ tầng này bao gồm đá thạch anh hạt thô đến mịn, độ chọn lọc kém, xi măng sét, cacbonat với bề dày trung bình khoảng 358m. Trong Neogene, bao gồm các trầm tích từ dưới lên thuộc hệ tầng Dừa (N11d), hệ tầng Thông-Mãng Cầu (N12tmc), và hệ tầng Nam Côn Sơn (N13ncs). Trong Pliocene- Đệ Tứ, gồm hệ tầng Biển Đông (N2-Qbđ), hệ tầng này phân bố ra ngoài khu vực bể Nam Côn Sơn ra khắp thềm lục địa Việt Nam. Cấu trúc địa chất Hai yếu tố chính chi phối cấu trúc bồn trũng là sự va cham của mảng Ấn Độ - Á-Âu và tách giãn Biển Đông (Việt Nam). Thêm vào đó, một yếu tố nữa là sự hút chìm ở rãnh Sunda-Java và sự xoay chuyển phần lớn các khối vỏ lục địa và đại dương. Sự va chạm tạo làm cho cao nguyên Thanh Tạng được nâng lên trong kỷ Neogen đã ảnh hưởng phần lớn cấu trúc của bồn trũng. Đầu tiên là sự tách giãn bắt đầu từ Eocen-Oligocen sớm, sau đó là hoạt động nâng lên và xoay của các phần vỏ vào Oligocen muộn. Quá trình bào mòn các phần được nâng lên đánh dấu sự chuyển đổi từ cơ chế tách giãn sang sụt lún khu vực thuộc bể Cửu Long. Tách giãn trong giai đoạn 2 bắt đầu trong bể Nam Côn Sơn kéo dài cho đến Miocen muộn. Các phần của bể Nam Côn Sơn trải qua giai đoạn đảo ngược từ Miocen giữa đến Miocen muộn. Về cấu trúc bể Nam Côn Sơn được chia thành 5 đơn vị cấu trúc hình thái gồm: 1/Nâng địa luỹ Đại Hùng; 2/Võng sụt trung tâm; 3/Nâng dạng bậc Hồng; 4/Nâng dạng khối Đông nam; và 5/Nâng phân dị Tây - tây bắc. Các cấu trúc hình thái phân cách với nhau bởi các hệ thống đứt gãy. Trong công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí, việc nhận dạng các bẫy dầy là rất quan trọng. Các bẫy cấu trúc được phát hiện ở bể Nam Côn Sơn gồm: bẫy nẻ/phong hóa, bẫy thạch học trong đá carbonate và bẫy địa tầng với kích thước từ 6 x 2km2 đến 20 x 8km2. Thăm dò & khai thác dầu khí Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở đây được bắt đầu từ thập niên 1970 của thế kỷ XX. Đã có 26 nhà thầu dầu khí nước ngoài tiến hành khảo sát gần 60.000 km địa chấn 2D và 5400 km² địa chấn 3D, khoan 78 giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác, xác lập được 5 mỏ và 17 phát hiện dầu khí. Năm 2006, Santos thông báo đạt được thỏa thuận thăm dò dầu khí ngoài khơi Việt Nam. Theo thỏa thuận, Santos giữ 37,5% cổ phần Premier Oil plc (37,5%, điều hành), Delek Energy (25%) theo hình thức Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) ở lô 12W (được gọp từ lô 12W và 12E) với diện tích khoảng 3.447,5 km² thuộc bể Nam Côn Sơn. Hai giếng thăm dò được khoan vào năm 2006, với khí và dầu thô được phát hiện trong cấu trúc Dừa, và dầu trong giếng Chim Sáo. Tháng 11 năm 2006, KNOC và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bắt đầu khai thác khí thiên nhiên tại hai mỏ mới là Rồng Đôi (Twin Dragon) và Rồng Đôi tây (Twin Dragon West). Vào tháng 5 năm 2007, sản lượng khí khai thác tại hai mỏ này đạt 130 triệu foot khối/ngày (47,5 tỷ foot khối/năm). Các mỏ này có trữ lượng dự báo đạt 856 tỷ foot khối, và KNOC cũng đang khoan các giếng thăm dò khác trong khu vực này. Hầu hết lượng khí khai thác từ hai mỏ này được dẫn vào bờ phục vụ cho tổ hợp điện Phú Mỹ. Các mỏ dầu, khí đã được thăm dò và khai thác Mỏ Đại Hùng được Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro phát hiện trong sa thạch Miocen năm 1988. Mỏ khí Lan Đỏ là mỏ khí không đồng hành được phát hiện tại Lô 06.1 năm 1992 và mỏ khí Lan Tây được phát hiện năm 1993, cách mỏ khí Lan Đỏ 25 km, trữ lượng hai mỏ này khoảng 58 tỷ mét khối khí và được dự kiến khai thác trong 20 năm. Mỏ khí Lan Tây được đưa vào khai thác từ năm 2002. Mỏ khí Thạch Hải được phát hiện vào năm 1995 bởi tổ hợp công ty BP, Statoil. Đối tượng chứa sản phẩm chính của mỏ là các đá có tuổi từ Miocen sớm đến Miocen muộn, và có trữ lượng trung bình là 0,7 tỷ bộ khối khí và 87,3 triệu thùng condensate, năm 2007 Mỏ khí Mộc Tinh được xác định trữ lượng trung bình là 0,5 tỷ bộ khối khí và 9,59 triệu thùng condensate, năm 2007. Rồng Đôi và Rồng Đôi tây, có trữ lượng dự báo đạt 856 tỷ foot khối, với công suất khai thác năm 2007 là 130 triệu foot khối/ngày. Tham khảo Liên kết ngoài Hình ảnh về bồn trũng Nam Côn Sơn Bồn trũng Nam Côn Sơn Địa chất cấu tạo Bồn trầm tích Việt Nam
VI_open-0000000359
Science
Berg là một xã thuộc huyện Ahrweiler, trong bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức. Xã Berg, Ahrweiler có diện tích 19,07 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 1459 người. Xã Berg gồm các làng: Berg, Freisheim, Krälingen, Häselingen, Vellen và Vischel. Tham khảo Xã của bang Rheinland-Pfalz
VI_open-0000000367
Jobs_and_Education
Saint-Étienne-de-Baïgorry () là một xã của tỉnh Pyrénées-Atlantiques, thuộc vùng Nouvelle-Aquitaine, tây nam nước Pháp. Vị trí của xã ở tỉnh cũ Lower Navarre. Xem thêm Xã của tỉnh Pyrénées-Atlantiques Tham khảo INSEE commune file Liên kết ngoài BAIGORRI in the Bernardo Estornés Lasa - Auñamendi Encyclopedia (Euskomedia Fundazioa) (in Spanish) Xã của Pyrénées-Atlantiques Nafarroa Beherea
VI_open-0000000368
Jobs_and_Education
Antoine-René de Voyer (22 tháng 11 năm 1722 tại Valenciennes – 13 tháng 8 năm 1787), là một nhà quý tộc Pháp, hầu tước của Paulmy và sau đó là Argenson. Ông cũng là một nhà ngoại giao, một chính khách. Antoine-René de Voyer la con trai độc nhất của René Louis de Voyer de Paulmy d'Argenson, cũng là một chính khách danh tiếng, và Marie-Madeleine Méliand. Phục vụ cho vua Louis XV, Antoine-René de Voyer từng giữ chức đại sứ của Pháp tại Thụy Sĩ, Ba Lan, Venisia và Roma. Trong khoảng thời gian 1 tháng 1 năm 1757 tới 3 tháng 3 năm 1758, ông giữ chức secrétaire d'État de la Guerre, tương đương bộ trưởng Quốc phòng. Antoine-René de Voyer cũng là một học giả có tiếng. Ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1748, sau đó là Viện Hàn lâm khoa học và Viện Hàn lâm Văn chương. Tham khảo Sinh năm 1722 Mất năm 1787 Hầu tước Pháp Thành viên Viện Hàn lâm Pháp Chính khách Pháp Nhà ngoại giao Pháp Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
VI_open-0000000375
News
Georgsdorf là một đô thị thuộc huyện Grafschaft Bentheim trong bang Niedersachsen. Georgsdorf nằm ở phía bắc Nordhorn bên Süd-Nord-Kanal (kênh đào Bắc-Nam) và Coevorden-Piccardie-Kanal và thuộc cộng đồng chung (Samtgemeinde) Neuenhaus. Tham khảo Liên kết ngoài Georgsdorf's webpage Trang mạng Cộng đồng chung Xã và đô thị ở huyện Grafschaft Bentheim
VI_open-0000000395
Jobs_and_Education
Dransfeld là một thị xã ở huyện Göttingen, trong bang Niedersachsen, Đức. Đô thị này có diện tích 28 km². Đô thị này có cự ly khoảng 12 km về phía tây của Göttingen. Dransfeld là thủ phủ của Samtgemeinde ("đô thị tập thể") Dransfeld. Tham khảo Thành phố của bang Niedersachsen Xã và đô thị ở huyện Göttingen
VI_open-0000000396
Jobs_and_Education
Wintersheim là một đô thị ở bang Rheinland-Pfalz. Đô thị này thuộc huyện Mainz-Bingen nước, Đức. Đô thị này nằm ở Rhenish Hesse với cự ly khoảng 9 km về phía tây Rhine, giữa Mainz và Worms. Người dân nổi bật Christian Dettweiler, nhà nông học Peter Dettweiler, chuyên gia phổi Tham khảo Xã của bang Rheinland-Pfalz Xã và đô thị ở huyện Mainz-Bingen
VI_open-0000000398
People_and_Society