text
stringlengths
199
386k
id
stringlengths
18
18
domain
stringclasses
25 values
Freirachdorf là một đô thị thuộc một ''Verbandsgemeinde'' - ở huyện Westerwald trong bang Rheinland-Pfalz, Đức. Đô thị Freirachdorf có diện tích 4,28 km². Đô thị này thuộc Verbandsgemeinde Selters, một dạng đô thị tập thể chỉ có ở bang Rheinland-Pfalz. Freirachdorf có cự ly 1 km from Herschbach và 7 km so với Selters (Westerwald). Năm 1190, Freirachdorf được đề cập lần đầu trong tài liệu. Tham khảo Liên kết ngoài Freirachdorf trên trang mạng của đô thị tập thể Xã và đô thị ở huyện Westerwald
VI_open-0000000399
Jobs_and_Education
Người mua là bất kỳ người có tư cách pháp nhân nào có hợp đồng để thu được một tài sản theo một số hình thức ngang giá. Khi ai đó có được đặc trưng bởi vai trò của họ như là người mua tài sản nhất định, thuật ngữ "người mua" được ý nghĩa mới: "Người mua" hay thương nhân là một người hoàn tất việc mua hàng hóa, thường để bán lại, cho một công ty, chính quyền, hoặc tổ chức. (Một người mua vật liệu được sử dụng để làm hàng hoá đôi khi được gọi là một người mua vật liệu) Trong quản lý sản phẩm, người mua là những thực thể có quyết định để có được các sản phẩm. Một trách nhiệm chính của người mua là lấy hàng hoá chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất. Điều này thường đòi hỏi phải nghiên cứu, viết yêu cầu giá thầu, đề xuất hoặc báo giá, và các thông tin đánh giá nhận được. Xem thêm Chartered Institute of Purchasing and Supply Khách hàng giám đốc mua hàng Agent Môi giới thương gia Người mua quyền Liên kết ngoài Career: Buyers and Purchasing Agents Purchasing Managers, Buyers, and Purchasing Agents Chú thích Kinh doanh
VI_open-0000000400
Business_and_Industrial
Suleyman II hay Rukn ad-Din Suleiman Shah (1196 – 1204), là vua nhà Seljuk của xứ Rûm (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, trị vì từ năm 1196 đến 1204. Suleyman là con của vua Kilij Arslan II. Sau Kilij Arslan chết năm 1192, anh Suleyman là Kaykhusraw I xưng vương. Năm 1196 Suleyman phế truất Kaykhusraw và tiếm vị. Suleyman đã thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ vương quốc. Năm 1201, Suleyman thôn tính xứ Erzurum. Suleyman cũng giành chiến thắng trong các cuộc chiến với đế quốc Đông La Mã (Byzantine), nhưng quân đội của ông đã bị người Gruzia đánh bại trong trận Basian năm 1203. Sau khi Suleyman chết, con làn Kilij Arslan III (1204 - 1205) lên thay, và sau khi Kilij Arslan chết thì Kaykhusraw I lên ngôi lần thứ hai. Tham khảo Sultan nhà Seljuk của Rûm Mất năm 1204 Nhà Seljuk Vua Turk Năm sinh không rõ
VI_open-0000000402
News
Pionnat là một xã thuộc tỉnh Creuse trong vùng Nouvelle-Aquitaine miền trung nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 520 mét trên mực nước biển. Địa lý Là một khu vực nông trang gồm các làng nằm bên hai bờ sông Creuse, cự ly khoảng về phía đông của Guéret, tại giao lộ các tuyến đường D4, D65 và D16. Dân số Địa điểm nổi bật Nhà thờ St.Martin, từ thế kỷ 13. Dolmen và menhir ở làng Ménardeix. Hai lâu đài tại Ternes và Bosgenêt. Cầu qua sông Creuse. Nhà thờ cổ Terne. Liên kết ngoài Pionnat on the Quid website Tham khảo Xã của Creuse
VI_open-0000000409
Travel_and_Transportation
{{Infobox Dogbreed |name = Dachshund |image = Jamnik króliczy b777.jpg |image_caption = Một con chó xúc xích lông ngắn bình thường |nickname = Doxie (US), Dackel or Teckel (GER, FR), wiener dog/hotdog (US), sausage dog (UK/US/AUS/NZ), Worshond, Weenie Dog (US) (S.A.) |fcisection = 1 |fcinum = 148 |fcistd = http://web.archive.org/web/20030318113950/http://www.fci.be/uploaded_files/148gb99.doc |akcgroup = Hound |akcstd = http://www.akc.org/breeds/recbreeds/dach.cfm |ankcgroup = Group 4 - (Hounds) |ankcstd =http://dachmwh.html miniature wire-haired] |ckcgroup = Hounds |nzkcstd = http://www.nzkc.org.nz/br428.html long-haired]smooth-hairedwire-haired[http://www.nzkc.orgoh '' miniature smooth-haired]miniature wire-haired |ukcgroup = Scenthound Breeds |ukcstd = http://www.ukcdogs.com/breeds/scenthounds/dachshund.std.shtml |}} Chó Dachshund (Dak sund) ( hoặc hoặc ) còn gọi là chó xúc xích, chó lạp xưởng'''. Chúng là giống chó thân dài, ngực nở, bụng hóp, hoạt bát, rắn chắc với tứ chi rất ngắn. Chúng tạo cho giống chó này một dáng vẻ độc đáo và đầy chất thông thái. Đầu thuôn dài, mắt hơi lồi, mõm dài với bộ hàm khoẻ mạnh cùng những chiếc răng vô cùng sắc bén. Mắt có hình ôvan, màu đỏ sẫm hoặc nâu đen, rất năng động và thân thiện. Tai khá linh hoạt và luôn buông lơ lửng ở hai bên má. Lông của giống chó lông ngắn mượt mà, bóng bẩy và đồng nhất. Nguồn gốc Dachshund là giống chó có nguồn gốc từ Đức, được biết đến như một loài chó săn nhỏ. Xuất hiện từ thế kỷ 15, nhưng giống chó này bắt đầu phát triển mạnh ở Đức vào thế kỷ thứ 17. Đến thế kỷ 19, Dachshund được đưa đến Hoa Kỳ và trở thành giống chó phổ biến cho đến ngày này. Tuy trở thành một loại thú cưng, không phải là một thợ săn, nhưng Dachshund vẫn duy trì được các đặc tính độc lập, can đảm và dũng cảm, rất cuốn hút và đem lại cảm giác vui tươi. Tính cách Sống động và tình cảm, kiêu hãnh và bạo dạn. Rất thận trọng và ranh mãnh, Dachshund rất thông minh và có thể tìm cách để dạy lại chủ nhân. Rất trung thành và quyến luyến với gia chủ. Xếp vào loại hơi khó dạy bảo. Bộc lộ rõ khả năng bảo vệ. Lúc còn nhỏ rất thích sủa và sủa khá to so với kích thước của chúng. Thích đào bới. Đặc điểm Kích thước Dachshund có 2 kích thước: Trung bình: 16 - 32 pounds Nhỏ: dưới 11 pounds Lông và màu sắc Dachshund được chia làm ba loại: lông mượt, lông ngắn và lông dài, mỗi loại có cá tính hơi khác nhau. Dachshunh lông mướt là giống thuần chủng. Dachshund lông dài là kết quả của sự đột biến gien và lai tạo có chọn lọc với giống chó Đức Spaniel. Dachshund lông ngắn là sự kết hợp giữa Dachshund thuần chủng, Schnauzers, và Dandie Dinmont Terriers. Loài chó đơn sắc thường có màu lông vàng hoặc nâu đỏ. Loại 2 màu thường có màu đen sẫm, nâu hoặc xám điểm lẫn màu hạt dẻ sang. Điều kiện sống Có thể sống trong điều kiện căn hộ. Tương đối tích cực trong nhà và có thể sống không cần phải có sân vườn. Đối với loài lông mượt, không cần phải chải lông, nhưng cần được ủ ấm vào mùa đông. Đối với loài lông dài, cần chải lông hàng ngày. Dachshund nói chung sống lâu và khỏe mạnh (từ 12 -15 năm) nhưng vẫn mắc phải một số bệnh thường gặp, đặc biệt là bệnh đĩa xương sống. Một số người cưng chiều và chăm sóc thú cưng kỹ lưỡng với hy vọng tránh được bệnh này, nhưng do cấu trúc cơ thể, lưng dài, chân ngắn nên việc mắc phải hội chứng này là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra Dachshund có thể mắc phải các bệnh về tim, đái đường và béo phì. Tham khảo Liên kết ngoài Dachshund Club of America, Inc. Giống chó ở châu Âu Giống chó ở Đức Giống chó Từ mượn tiếng Đức Chó săn
VI_open-0000000412
Pets_and_Animals
Fourquevaux là một xã thuộc tỉnh Haute-Garonne trong vùng Occitanie ở tây nam nước Pháp. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 230 mét trên mực nước biển. Lâu đài Fourquevaux là một lâu đài xây thế kỷ 15-16 đã được Bộ Văn hóa Pháp liệt kê vào danh sách di tích lịch sử. Tham khảo Xã của Haute-Garonne
VI_open-0000000416
Travel_and_Transportation
Alignan-du-Vent là một xã thuộc tỉnh Hérault trong vùng Occitanie in the region of Occitanie ở phía nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 105 mét trên mực nước biển. Dân số thời điểm năm 1999 là 1.134 người. Chú thích Tham khảo Alignanduvent
VI_open-0000000417
Jobs_and_Education
Mary Frances Lyon (15 tháng 5 năm 1925 – 25 tháng 12 năm 2014) là nhà di truyền học người Anh. Bà tập trung nghiên cứu về các tác dụng của bức xạ cùng các tác nhân khác trên sự đột biến di truyền, cũng như quá trình đột biến và các áp dụng của việc đột biến này vào y học. Năm 1961 bà mô tả sự mất hoạt tính của nhiễm sắc thể X. Giả thuyết Lyon cắt nghĩa vì sao các nhiễm sắc thể X đôi khi có thể không còn hoạt tính trong các động vật giống cái của Lớp Thú. Bà đã nghỉ hưu năm 1990. Lyon được thưởng giải Wolf về Y học năm 1997, Giải quốc tế Quỹ Gairdner năm 1985, là hội viên của Royal Society, là viện sĩ nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ và Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ. Bài khảo luận Gene Action in the X-chromosome of the Mouse (Mus musculus L.) Nature 190, 372 - 373 (22.4.1961). Chú thích Tham khảo Oakes, Elizabeth H. Lyon, Mary Frances. International Encyclopedia of Women Scientists. New York, NY. Facts On File, Inc. 2002. Facts On File, Inc. Science Online.<www.factsonfile.com>. Liên kết ngoài Royal Society citation Photograph Entry in Who named it? Nhà di truyền học Nhà sinh học Anh Hội viên Hội Hoàng gia
VI_open-0000000419
Science
là một thành phố thuộc tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến năm 2010, thành phố có dân số ước tính là 82.082 người với mật độ 1,440 người/km². Tổng diện tích là 56.81 km². Lịch sử Thành phố được thành lập vào ngày 1 tháng 4, 1954. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức tiếng Anh Hình ảnh Gamagōri Thành phố tỉnh Aichi Khu định cư cảng Nhật Bản
VI_open-0000000425
Business_and_Industrial
Virton là khu phố thành sâu nhất về phía nam thuộc nước Bỉ và trung tâm hành chính tự trị của Wallonie () và huyện (arrondissement) có tên giống nhau, thuộc tỉnh Luxembourg, Bỉ. Virton là một trong những thành phố chủ yếu nằm trong địa phận nhỏ của Belgian Lorraine, được biết tới như là Gaume, nổi tiếng nhất là khí hậu của nó. Thành phố tự trị Virton bao gồm nhiều xã tự trị như Belmont, Bleid, Chenois, Èthe, Gomery, Grandcourt, Latour, Ruette, Saint-Mard, và Saint-Remy. Tham khảo Đô thị của tỉnh Luxemburg
VI_open-0000000441
Jobs_and_Education
Trong sinh học và sinh thái học, ký sinh là một mối quan hệ cộng sinh không tương hỗ giữa các loài, trong đó có một loài là ký sinh, sống bám vào loài kia là vật chủ hay ký chủ. Sinh vật ký sinh và ký chủ có thể là động vật hay thực vật, đơn bào hay đa bào. Trong y học, ký sinh trùng hay động vật ký sinh là sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Trong tự nhiên rất nhiều sinh vật tự kiếm lấy thức ăn cho mình nhưng ký sinh trùng phát triển theo hướng khác, chúng sống gửi, sống bám hoàn toàn hoặc một phần vào loài khác, như giun móc hay ký sinh trùng sốt rét.. Những động vật ký sinh điển hình như các loài giun sán ký sinh trong ruột, chấy rận ve ký sinh ngoài da vật chủ. Những thực vật ký sinh điển hình như các loài cây tầm gửi và tơ hồng (Cuscuta). Do sự phong phú đa dạng các kiểu dinh dưỡng của sinh giới, nên việc phân loại các ký sinh sống bên ngoài vật chủ, để lại các bất định: Rất nhiều động vật kể cả người, ăn lá hay các bộ phận của cây, nhưng không bị coi là sinh vật ký sinh. Một số động vật hút máu động vật khác như dơi quỷ (vampire), đỉa, vắt,... thì chấy được coi là "ký sinh bắt buộc", còn muỗi được xếp vào ký sinh trùng theo thói quen từ y học mặc dù có thể một cá thể muỗi cả đời không có cơ may được một lần hút máu. Từ nguyên Thuật ngữ ký sinh theo tiếng Pháp cổ là parasite, tiếng Latin là parasitus, có gốc là tiếng Hy Lạp παράσιτος (parasitos). Nó gồm hai thành tố παρά (para) là "bên cạnh", và σῖτος (sitos) là "lúa mì" (wheat), ghép lại ở dạng παρά (para) + σιτισμός (sitismos) để chỉ "ăn bám" . Trong tiếng Việt, từ ký sinh có gốc Hán là "寄生"; trong đó 寄 (ký) có nghĩa là "nhờ vả", còn 生 (sinh) nghĩa là "sống". Do đó, thuật ngữ ký sinh có thể được hiểu là "sống nhờ" hay tầm gửi. Một số khái niệm chính Vật chủ hay ký chủ: là những sinh vật bị ký sinh, tức là bị ký sinh trùng chiếm sinh chất, trong quan hệ này, vật chủ là đối tượng bị thiệt hại, ví dụ khi người bị nhiễm giun thì người là vật chủ, giun là vật ký sinh. Ký sinh bắt buộc (obligate) hay ký sinh vĩnh viễn: Vật ký sinh suốt đời sống trong hoặc trên vật chủ, ví dụ như giun đũa. Ký sinh tùy ý (facultative) hay bán ký sinh, ký sinh tạm thời: Vật ký sinh có thể sống tự lập với mức độ khác nhau, khi tìm gặp được vật chủ thích hợp thì mới bám vào vật chủ để lấy dinh dưỡng, ví dụ như muỗi đốt người khi đói. Ký sinh bậc cao (hyperparasite): Vật ký sinh lên vật chủ mà chủ này cũng là một ký sinh trùng. Hình thức ký sinh trùng này đặc biệt phổ biến đối với ký sinh trùng côn trùng . Ngoại ký sinh trùng (ectoparasite): Vật ký sinh sống ở ngoài cơ thể vật chủ, như da, tóc móng, ví dụ như nấm sống ở da . Nội ký sinh trùng (endoparasite): Vật ký sinh sống trong cơ thể vật chủ, ví dụ như giun sán trong ruột . Những ký sinh sống trong mô hay máu thì chia ra: Ký sinh nội bào (intracellular parasite): Vật ký sinh sống trong tế bào, như ký sinh trùng sốt rét. Ký sinh giữa các tế bào (intercellular parasite): Vật ký sinh sống giữa các tế bào, như giun kim, sán lá Trematoda. Các dạng ký sinh Có nhiều dạng ký sinh với quan hệ vật chủ ở các mức độ khác nhau. Ký sinh thật sự (parasite) là dạng ký sinh gắn liền với vật chủ. Nếu là ký sinh bắt buộc thì khi vật chủ chết thường có thể bị chết theo. Ví dụ giun sán,... hay thực vật như cây tơ hồng, tầm gửi. Ký sinh nuôi dưỡng (Brood parasite), là trường hợp động vật này đánh lừa và trao con cái cho động vật khác nuôi dưỡng, như chim tu hú, cá da trơn Mochokidae là Synodontis multipunctatus ở hồ Tanganyika, một số loài ong, kiến, bươm bướm như bướm Phengaris rebeli,.... Các chủ nuôi thường không bị chết mà chỉ mất công chăm sóc và có thể mất con non của mình. Có dạng ký sinh (parasitoid) với các kiểu và mức độ khác nhau. Ký sinh đẻ trứng nhờ: Vật ký sinh đẻ trứng vào vật chủ, các ấu trùng bám vào thân hoặc chui vào trong thân vật chủ, ăn các sinh chất. Phổ biến nhất là ong bắp cày đẻ trứng vào côn trùng khác. Cũng có dạng đẻ trứng vào ô tổ của ong khác và lấy ấu trùng ở đó làm vật chủ. Khi ấu trùng lớn lên thì vật chủ nhỏ bị chết, và xác vật chủ thường trở thành vỏ kén. Một loại ruồi trâu thì gửi ấu trùng vào dưới da động vật máu nóng như trâu bò,... (kể cả người) để ăn sinh chất, nhưng trâu bò không bị chết khi ấu trùng ruồi trưởng thành. Khi trưởng thành thì ký sinh vật này sống độc lập. Bắt làm thức ăn cho ấu trùng: Thường là các loài kiểu ong có nọc như tò vò, đốt các động vật khác để làm con mồi tê liệt hoặc chết nhưng không bị phân hủy. Sau đó con mồi được đưa về tổ để làm thức ăn dần cho ấu trùng. Ví dụ điển hình là ong bắp cày Tarantula hawk tấn công cả nhện góa phụ đen hoặc nhện lông lá lớn ăn thịt chim (Tarantula) làm thức ăn cho con nó. Theo quan hệ chuỗi thức ăn thì điều này là bình thường, nhưng được liệt kê ở đây vì có một số đặc điểm giống với "đẻ trứng nhờ". Ký sinh ăn cướp (kleptoparasitism) là dạng cướp thức ăn mà kẻ khác kiếm được. Điều này thường xảy ra ở trong nội loài (intraspecific) hoặc giữa các loài (interspecific) có chung kiểu thức ăn mà việc kiếm được có nhiều khó khăn. Ví dụ các chim cướp biển cướp cá của chim biển khác, chim cốc biển (frigate) cướp cá của chim điên chân đỏ (booby, chim khờ?). Các thú như sư tử, báo, linh cẩu, gấu,... thường cướp mồi khi kẻ có mồi đang ở thế yếu. Loài người cũng được xếp một ghế trong dạng ký sinh nầy do các hành vi cướp bóc ngoại và nội loài. Đặc điểm Nói chung, ký sinh trùng nhỏ hơn nhiều so với vật chủ của nó, qua kết luận của chuyên gia sinh vật học của các loài sống, và sinh sản nhanh hơn và nhiều hơn vật chủ. Ví dụ điển hình của ký sinh bao gồm ký sinh lên vật chủ là động vật có xương sống và tất cả các loài vật chủ khác như giun Cestoda, sán lá, loài trùng gây sốt rét, Plasmodium và bọ chét. Tác hại và lợi ích của cộng sinh với ký sinh được coi là hoàn mỹ (sinh học) (fitness (biology)) của các loại liên quan. Ký sinh trùng có thể làm lợi ích cho vật chủ bằng nhiều cách, qua phạm vi chung hoặc chuyên môn bệnh lý (như là thiến), làm suy yếu đi đặc điểm giới tính thứ sinh, làm tác động tới vật chủ. Ký sinh trùng được lợi ích từ vật chủ qua thức ăn, nơi sống, và dùng vật chủ để sinh sản. Tuy nhiên khái niệm sử dụng ký sinh trùng để tăng lợi ích cho thiên nhiên còn mơ hồ, nó được xem là một phần của loại chuỗi liên tục của loại quan hệ sinh học giữa các loài hơn là loại đặc hữu. Mối quan hệ đặc biệt giữa các loại có thể làm lợi ích cho một số loài nhưng không phải tất cả. Trong nhiều trường hợp, khó cả thể xác nhận vật chủ có bị tác hại hay không. Còn một số vấn đề khác như hiện giờ chưa có một chuyên gia nào biết rõ về các bộ phận của ký sinh trùng hoặc mối quan hệ giữa các loài có tuổi thọ thấp. Trong y học, chỉ có duy nhất sinh vật nhân chuẩn được coi là ký sinh trùng, điển hình vi khuẩn và virus được coi là ký sinh trùng. Tuy nhiên, trong các ngành sinh học, một số loài khác được cho là ký sinh trùng. Một số ký sinh thật sự Sinh vật đơn bào Ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium) là một chi sinh vật đơn bào ký sinh bắt buộc, ký sinh nội tế bào, cụ thể là ở tế bào gan hoặc hồng cầu. Chi Plasmodium được Ettore Marchiafava và Angelo Celli miêu tả năm 1885. Hiện tại người ta biết trên 200 loài của chi này và các loài mới vẫn tiếp tục được miêu tả, trong đó ít nhất 11 loài ký sinh trên người. Giun sán Giun sán là loại ký sinh bắt buộc sống ký sinh phổ biến trong cơ thể động vật chủ, với các loài như giun móc, giun đũa,... và các loại sán như sán dây bò (Taenia saginata), sán lá gan (Fasciola),... Nơi cư trú ký sinh phổ biến là ruột non, tuy nhiên những loài kích thước nhỏ thì có thể sống trong các mô hay bồn máu. Hầu hết giun sán đều chết theo vật chủ. Để duy trì nòi giống thì chúng sinh sản thật nhiều ấu trùng. Các loài ký sinh ở động vật trên mặt đất hoặc trong nước có thuận lợi hơn trong việc tìm vật chủ. Chúng xâm nhập qua đường ăn uống, hoặc qua da như giun chỉ, giun móc. Đặc biệt nếu giun xâm nhập qua da nhưng sai vật chủ, ví dụ giun của chó mèo bám vào chân người, thì có thể gây bệnh "giun bò dưới da" vì giun không có men cần thiết để mở đường đi đến chỗ trú. Các loài ký sinh ở chim thì tìm vật chủ khó khăn hơn, nên đã phát triển cách thức đặc biệt để tìm vật chủ. Đó là ấu trùng từ phân chim trước hết tìm đến sinh vật là thức ăn của loài chim vật chủ, tạm trú ở đó và tiết ra các chất ảnh hưởng đến phát triển và hành vi của chủ tạm trú. Khi đủ lớn thì các chủ tạm trú lộ ra để chim vật chủ dễ bắt được. Côn trùng Chấy, rận, ve, bọ chét... là các côn trùng ký sinh tùy ý, sống trên da, lông, tóc,... của vật chủ. Cá Cá Candiru, tên khoa học Vandellia cirrhosa, còn được gọi là cañero, là một loài cá da trơn nước ngọt sống ký sinh tùy ý thuộc họ Trichomycteridae nguồn gốc ở lưu vực sông Amazon, nơi nó được tìm thấy tại các nước Bolivia, Brasil, Colombia, Ecuador và Peru. Chúng tìm và hút máu động vật khác, kể cả người. Có một trường hợp được lập hồ sơ về một con candiru chui vào hệ thống tiết niệu của con người, diễn ra tại Itacoatiara, Brasil vào năm 1997. Thực vật Cây trong chi Tơ hồng (Cuscuta) là loại ký sinh bắt buộc (obligate) bám vào cây họ Bìm bìm (Convolvulaceae), không có diệp lục để quang hợp. Chi này có hơn 100 loài, được tìm thấy khắp vùng ôn đới và nhiệt đới của Trái Đất. Tuy là ký sinh bắt buộc nhưng chúng có cơ may không bị chết theo vật chủ nếu bám vào nhiều vật chủ khác nhau. Phần lớn cây trong họ Tầm gửi (Loranthaceae) là loại ký sinh tùy ý (facultative) hay bán ký sinh. Họ này có khoảng 75 chi với 1.000 loài cây thân gỗ. Chúng có diệp lục để quang hợp và tự dưỡng, bám vào thân cây khác. Xem thêm: Thực vật biểu sinh Xem thêm Sống nhờ (sinh thái học) Tương tác sinh học Ký sinh nuôi dưỡng Cộng sinh Hội sinh Thực vật biểu sinh Tham khảo Xem thêm Cộng sinh Ký sinh trùng
VI_open-0000000450
Health
Thụy Sĩ vùng Bohemia (; ), cũng gọi là Thụy Sĩ của Séc, là một vùng ở tây bắc Cộng hòa Séc. Vùng này nằm ở phía Séc của dãy núi sa thạch Elbe phía bắc Děčín bên hai bờ sông Elbe. Vùng này kéo dài về phía đông đến dãy núi Lusatia và về phía tây đến dãy núi Quặng. Điểm cao nhất là núi Děčínský Sněžník với độ cao 726 mét trên mực nước biển. Đây là một khu vực được bảo vệ (tên gọi ChKO Labske Piskovce) từ năm 1972. Vùng dọc theo phía bên phải Elbe đã trở thành một vườn quốc gia vào ngày 1 tháng 1 năm 2000, tên gọi là Vườn quốc gia České Švýcarsko. Vườn quốc gia này nằm gần Vườn quốc gia Sächsische Schweiz ở Đức. Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức Photographs of the region Bohemian Switzerland Hình ảnh Bohemian Switzerland Vườn quốc gia Cộng hòa Séc Bohemia
VI_open-0000000459
Travel_and_Transportation
, thường được gọi tắt là Ugayafukiaezu, là một vị thần trong thần thoại Nhật Bản. Ông là cha của Thiên hoàng đầu tiên, Jimmu. Trong Cổ sự ký, tên ông được chép là Amatsuhitaka-hiko'nakisatake-ugayafukiaezu-no-Mikoto (天津日高日子波限 建鵜草葦不合命/''Thiên Tâm Nhật Cao Nhật Tử Ba Hạn Kiến Đề Thảo Tập Bất Hợp Mệnh), và trong Nhật Bản thư kỷ, ông được gọi là Hiko'nagisatake-ugayafukiaezu-no-Mikoto (彦波瀲武鸕鶿草葺不合尊). Ugayafukiaezu là con trai của Hoori, con trai của Ninigi-no-Mikoto, và Toyotama-hime, con gái của Ryūjin. Mặc dù Toyotama-hime có mang ở điện Ryūgū dưới biển khơi, nàng không muốn sinh con dưới biển nên tìm đến vùng bờ biển. Cả Hoori và Toyotama-hime đều muốn xây một ngôi nhà lợp lông chim chả thay vì cỏ thường để nàng lâm bồn. Vì thế đứa trẻ được đặt tên là Ugayafukiaezu (''Đề Tập Thảo Tập Thượng Bất Hợp Mệnh'', tức là ''thay cỏ thường bằng lông chim chả không đúng lúc''). Khi lâm bồn, Toyotama-hime nói với Hoori rằng, "người nước khác khi lâm bồn đều trở về hình dạng thật của mình. Thiếp nghĩ mình cũng sẽ như vậy, thế nên dù gì đi chăng nữa cũng đừng có nhìn vào nhà khi thiếp đang sinh nở''. Tuy vậy, Hoori vẫn nhìn vào nhà và thấy Toyotama-hime với hình dạng thật là một con giao long. Hoảng sợ quá, ông bèn bỏ chạy. Toyotama thấy xấu hổ nên quay về biển khơi, bỏ lại đứa con và nhờ em gái Tamayori-hime tới nuôi nấng hộ. Một di bản cho rằng vì thấy bị xúc phạm nặng nề, nàng chạy vội về biển khơi nên đánh rơi đứa con bên bờ biển; tiếng khóc của đứa bé bay tới tai Tamayori-hime và bà nhặt đứa trẻ về nuôi. Sau này khi đến tuổi trưởng thành, Ugayafukiaezu kết hôn với Tamayori-hime, họ có bốn người con: Itsuse-no-Mikoto, Inahi-no-Mikoto, Mikenu-no-Mikoto, và Kamuyamato Iwarebiko. Mikenu đi tới Tokoyo (tạm dịch, "thế giới bình thường", mặc dù một số văn bản ám chỉ rằng đó là âm phủ), và Inahi về biển ở với mẹ. Em út Kamuyamato Iwarebiko sau này trở thành Thiên hoàng Jimmu. Liên kết tham khảo Bách khoa toàn thư về Shinto Tham khảo Thần Nhật Bản
VI_open-0000000472
People_and_Society
Quận Marion là một quận trong tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thành phố , Georgia . Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số người . Năm 2007, ước tính dân số quận này là người. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận này có diện tích ki-lô-mét vuông, trong đó có km2 là diện tích đất, km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ Các quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Tham khảo Quận của Georgia
VI_open-0000000474
People_and_Society
{{Infobox Weapon|is_ranged=yes |image=Type 38 rifle.png | image_size = 320 |caption=Súng trường Shiki 38 trong viện bảo tàng quân đội Thụy Điển |name=Súng trường Shiki 38 |type=Súng trường |origin= |era= |design_date=1903 |prod_design_date= |serv_design_date=1906–1945 (trong biên chế của Lục quân Đế quốc Nhật Bản |used_by= Lục quân Đế quốc Nhật Bản Hải quân Đế quốc Nhật Bản |wars=Chiến tranh Nga-NhậtNội chiến NgaChiến tranh thế giới thứ nhấtChiến tranh thế giới thứ haiKhối Thịnh vượng chung Đại Đông ÁChiến tranh giành độc lập cho IndonesiaNội chiến Trung QuốcChiến tranh Triều TiênChiến tranh Đông Dương lần thứ nhấtChiến tranh Đông Dương lần thứ haiChiến dịch Điện Biên PhủChiến tranh Việt NamChiến tranh du kích Mã Lai |spec_type= |caliber=6.5mm Arisaka |part_length=800 mm |cartridge=6,5×50mm Arisaka |feed=5 viên đạn |action=lên đạn bằng khóa nòng |rate=10-15 viên/phút |velocity=765 m/s |weight=3,95 kg (khi chưa nạp đạn) |length=1.280 mm | range=400m |variants= Súng nhỏ hơn (Type 38 Carbine) và súng trường kỵ binh (Shiki 44) |number=3.400.000 (tất cả các biến thể của khẩu Type 38) }} Súng trường Shiki 38 (tên tiếng Nhật của súng là: 三八式歩兵銃, phiên âm Sambachi-shiki hoheijū) là loại súng trường lên đạn từng viên của Nhật Bản. Đây là loại súng trường tiêu chuẩn của bộ binh Lục quân Nhật Bản trong một thời gian rất dài. Khoảng gần 40 năm (từ 1906 đến 1945). Súng này do nam tước Arisaka Nariakira cùng với thiếu tá Kijiro Nambu thiết kế từ năm 1903 đến năm 1905 thì hoàn thiện (năm thứ 38 Minh Trị). Loại súng này thiết kế sử dụng loại đạn 6,5×50mm Arisaka. Loại đạn này khi bắn thì sinh ra lực giật rất yếu (để phù hợp với sức vóc và thể trạng chiến đấu của người da vàng châu Á). Khẩu Type 38 Arisaka dài khoảng 1280 mm (1,28 mét). Nếu gắn thêm lưỡi lê nữa thì nó dài thành 1600 mm (1,6 mét). Chính vì vậy, khi một lính Nhật có chiều cao khoảng 1m70 cầm nó thì nó lại được các chuyên gia vũ khí đánh giá là một ngọn thương hơn là một khẩu súng trường. Lý do chính để quân đội Nhật Bản chuyển qua dùng khẩu Arisaka kiểu 99 là: súng trường Type 99 có chiều dài nòng ngắn hơn khẩu Type 38. Cùng với đó, khẩu Type 99 cũng sử dụng loại đạn mới là đạn 7.7x58mm Arisaka. Đạn 7.7x58mm Arisaka mạnh hơn nhiều so với đạn 6.5x50mm Arisaka của khẩu Type 38. Hơn nữa, mục tiêu chính của chính phủ Nhật Bản thời đó là sản xuất một loại súng trường tiêu chuẩn mới tốn ít nguyên liệu, thời gian, nhân lực, cũng như công nghệ sản xuất phải đơn giản hơn để ngành công nghiệp vũ khí của Nhật Bản còn có thêm điều kiện sản xuất thêm những thứ vũ khí khác. Súng trường kỵ binh Shiki 38 có nòng súng ngắn hơn Shiki 38. Được sử dụng không chỉ bởi kỵ binh mà còn bởi các kỹ sư, các lực lượng quân nhu và cả các lực lượng binh lính dự bị của quân đội Hoàng gia Nhật Bản. Nó được giới thiệu cùng thời gian súng trường Shiki 38 được đưa vào sử dụng. Nó có nòng súng ngắn hơn, chỉ có 487 mm và chiều dài tổng thể là 966 mm cùng với trọng lượng 3,3 kg khi chưa nạp đạn. Các biến thể carbine của súng trường Shiki 38 cũng là súng trường bộ binh nhưng tên Shiki 44. Nó có chiều dài nòng súng ngắn hơn (từ 597mm đến 794mm). Tất cả súng Shiki 44 đều có mang số kho và con dấu của Xưởng quân khí Tokyo, nơi đã sản xuất ra loại súng này. Các mẫu biến thể khác được phát triển từ Shiki 38 là súng trường kỵ binh Shiki 44, súng ngắm Shiki 97. Thời hậu chiến Shiki 38 được cả quân đội Hoa Kỳ và Hiệp hội súng trường quốc gia thử nghiệm lại và công nhận rằng đây là một trong những loại súng trường có thoi lên đạn hoạt động mạnh nhất trên thế giới và nòng súng có thể sử dụng được những loại đạn rất mạnh vốn tạo ra áp lực rất lớn bên trong nòng súng. Các nước sử dụng Rất nhiều Số súng tịch thu từ Đạo quân Quan Đông Nhật Bản rất là nhiều và sử dụng nòng súng mới để sử dụng loại đạn 7,62×39mm Ấn Độ thuộc Anh: Số lượng hạn chế và được quân đội Anh cấp. : Số súng thu được từ Đế quốc Nhật Bản,Trung Quốc Quốc Dân Đảng và được Liên Xô cung cấp sau chiến tranh được gắn nòng súng mới để sử dụng loại đạn 7,62×39mm được Liên Xô viện trợ. : Sử dụng trong cuộc Chiến tranh giành độc lập cho Estonia, được thay nòng mới sử dụng loại đạn .303 British từ 1930 đến 1934 với 24.000 khẩu. : Thu từ quân Nhật sau khi quân Nhật đầu hàng và quân đội Indonesia sử dụng trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho Indonesia : Thu từ quân Nhật trong phong trào giành độc lập cho Triều Tiên. : Kỵ binh của Quân đội Hoàng gia Mãn Châu Quốc đã nhận được 50.000 súng carbine Kiểu 38 vào năm 1935 trong khi bộ binh tiền tuyến được trang bị lại súng trường Kiểu 38 từ năm 1935 đến đầu những năm 1940. Liên minh các nước khu vực Mã Lai: Thu từ quân Nhật sau khi đầu hàng với số lượng hạn chế. : Thu từ quân Nhật trong Phong trào giành độc lập cho Triều Tiên. : Du kích Philippines sử dụng súng trường Arisaka Type 38 thu được. [44] Một số ít vẫn còn trong kho vũ khí của quân đội và cảnh sát được sử dụng hạn chế trong CAT, ROTC và các học viện quân sự. Quân đội nhân dân kháng Nhật: Sử dụng những khẩu súng trường chiếm được từ thời chiếm đóng của Nhật Bản và tiếp tục sử dụng chúng với số lượng hạn chế trong giai đoạn đầu của Cuộc nổi dậy Hukbalahap. : Số súng thu được được thử nghiệm và thay nòng để sử dụng loại đạn 7,92×57mm Mauser mạnh hơn. Đế quốc Nga: Mua 728,000 khẩu trong Thế chiến 1 : Số lượng hạn chế Tịch thu từ trong tay quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai Liên hiệp Vương quốc Anh: Mua từ Nhật : Tịch thu từ Đế quốc Nga trong Thế chiến 1 : Lấy những khẩu súng trường đã qua sử dụng trong các kho quân sự cũ của Đế quốc Nga. Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan: Các kho súng trường Arisaka Type 30 (c.1897AD), Type 35 (c.1902AD) và Type 38 (c.1905AD) và súng trường carbine của Nga cũ. Súng trường Arisaka Kiểu 38 được phân loại là karabin japoński wz.05 Arisaka và Súng Carbine Arisaka Kiểu 38 là karabinek japoński wz.05 Arisaka . Chúng được cấp cho cảnh sát, bộ đội biên phòng và các đơn vị dân quân bán quân sự. : Lấy những khẩu súng trường đã qua sử dụng trong các kho quân sự cũ của Đế quốc Nga, đổi tên là karabin japónski wz.05 Arisaka : Mua từ Nhật, sửa đổi quốc huy và chuyển sang dùng loại đạn 7×57mm Mauser tiêu chuẩn : Tịch thu từ Nhật sau Thế chiến 2 : Tịch thu từ Đế quốc Nhật Bản trước sau Thế chiến 2 trong kho súng của Đế quốc Nhật Bản và nhiều những số khác các quân đội Đế quốc Nhật Bản đầu quân cho Việt Minh và những lô súng của Đế quốc Nhật Bản do ta sao chép và chế tạo ra súng mới rất nhiều và được gắn nòng súng mới để sử dụng loại đạn 7,62×39mm được Liên Xô viện trợ rất là nhiều. Daugherty III, Leo J. Fighting Techniques of a Japanese Infantryman 1941–1945: Training, Techniques and Weapons. Staplehurst: Spellmount 2002. ISBN 1-86227-162-3. Hatcher, Julian S. General. Hatcher's Notebook. (1966) The Stackpole Company, Harrisburg, PA. Liên kết ngoài Japan's Intriguing Arisakas "Battle of the Pacific: How Japs Fight ". Tạp chí Time số ngày 15 tháng 2 năm 1943. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2009. Súng Nhật Bản Súng trường Vũ khí trong chiến tranh thế giới thứ nhất Vũ khí bộ binh Nhật Bản thời Thế chiến thứ hai Vũ khí trong Chiến tranh Việt Nam
VI_open-0000000475
Sensitive_Subjects
RACE (Railways of Australia Container Express, tạm dịch: Vận chuyển công ten nơ bằng đường sắt tại Úc) là một phiên bản mở rộng của hệ thống quản lý chất lượng ISO về vận chuyển công ten nơ, có thể sử dụng song song cùng với tiêu chuẩn của ÚC. Tiêu chuẩn này được Railways of Australia (1 tổ chức của chính phủ về đường sắt) bao gồm nhiều thanh viên (Australian National, The State Rail Authority of New South Wales, Queensland Railways, the Victorian State Transport Authority và Westrail). Các đơn vị này từng hoạt động tại Úc trước khi diễn ra việc tư nhân hóa ngành vận tải công ten nơ. RACE công ten nơ được phát triển bởi Uỷ ban Giao thông công cộng New South Wales (New South Wales Public Transport Commission). Công ten nơ RACE được thiết kế để chứa được 20 pallet (kích thước: 1168 mm x 1168 mm) được xếp thành hai tầng. Công ten nơ có thể chứa tối đa là 17 tấn, có cả cửa sau và cửa bên cạnh để xếp và bốc dỡ hàng. Ngoài ra còn có tiêu chuẩn ISO RACE cho công ten nơ không chất hàng bằng pallet cũng như các loại công ten nơ có cửa thông gió, công ten nơ đông lạnh,và công ten nơ chất hàng bằng cửa bên. Chú thích Công ten nơ vận tải Vận tải đường sắt ở Úc
VI_open-0000000476
Travel_and_Transportation
Nekomata (được biểu ký bằng chữ Hán là 猫又, 猫股 hoặc 猫また) là một sinh vật trong truyền thuyết Nhật Bản, được xếp vào hàng yêu quái. Nekomata được cho do mèo nhà nhiều tuổi (40 hoặc 100 tuổi trở lên) biến hóa thành. Trong nhiều nền văn hóa của Thế giới, mèo có khuynh hướng được xem là sự ẩn dụ của nữ giới, và tại Nhật người ta cũng ví Nekomata với sự tà ác của người đàn bà. Nguồn gốc tên gọi Trong tiếng Nhật, "neko" nghĩa là con mèo, "mata" nghĩa là chạc cây phân nhánh, đầu chĩa ba phân nhánh, vật có dạng hình chạc cây. Theo một thuyết thì đuôi của Nekomata phân làm hai nhánh ở đầu nên nó có tên gọi như vậy. Nhưng cũng có khi nó được miêu tả như là hai cái đuôi độc lập tách ra từ một gốc. Khi Nekomata nguyền rủa ểm hại người thì nó đứng chồm trên hai chân để rủa người đó. Trong tiếng Nhật, động từ matagu nghĩa là đứng chồm, đứng dạng chân. Vì khi con mèo ểm người khác thì nó đứng trên hai chân nên còn được gọi là "Nekomatagi" và gọi tắt là Nekomata. Thuyết này được cho là giải thích nguồn gốc tên gọi của loài yêu quái này, còn thuyết đuôi mèo phân hai nhánh được cho là mãi sau thời Edo mới xuất hiện. Đặc trưng Người ta cho rằng Nekomata hiểu và nói được tiếng người, sau khi ăn thịt người thì nó sẽ biến hóa thành người đó. Trong sách Nansō Satomi Hakkenden (xuất bản năm 1814) của tác giả Kyokutei Bakin cũng có ghi lại chi tiết này. Nekomata cái thỉnh thoảng lại xuất hiện trong giấc mộng của nam nhân và đoạt hết tinh khí của họ. Người Nhật còn tin rằng những người thường hay hành hạ mèo sẽ bị nó ám hại. Nếu con Nekomata tu luyện thêm thì nó sẽ sống lâu đến bất tận và được gọi là Nekoshō (猫魈). Văn kiện, truyền thuyết Từ sau thời Edo trở đi thì đông đảo người Nhật tin rằng Nekomata là do con mèo nhà sống lâu mà hóa thành. Nhưng đi ngược lại thời gian, trong thời Kamakura, người ta cũng đã sợ hãi Nekomata và xem nó như một loài mãnh thú sống trên núi. Theo cuốn nhật ký "Meigetsuki" (ghi chép từ năm 1180~1235) của thi nhân Fujiwara Sadaie thì thấy có đoạn viết rằng vào năm đầu niên hiệu Tenpuku (1233) tại Nam đô (tên cũ là kinh đô Heijō) xảy ra vụ Nekomata ăn thịt người. Theo giải thích hiện đại thì đó chỉ là con thú mắc bệnh chó dại. Trong tập sách Tsuzuregusa (1330~1331) của thi nhân Yoshida Kenkō cùng thời Kamakura, ở đoạn 89 có viết rằng: "Okuyama ni, Nekomata to iu mono arite, hito wo kuunaru" to hito no iikeruni… (tạm dịch là: người ta nói, trong núi sâu có loài tên là Nekomata ăn thịt người…) Đoạn này trong sách Tsuzuregusa rất nổi tiếng và được nhiều người thuộc nằm lòng. Ở các địa phương cũng có truyền thuyết về loài mèo núi và tên Nekomata còn xuất hiện ở nhiều địa danh, như núi Nekomata (Nekomata yama) ở tỉnh Toyama, núi mèo ma (Nekomagadake) ở tỉnh Fukushima. Tiên ly và mèo già hóa cáo Tại Trung Quốc cũng có truyền thuyết về loài yêu quái tên là "tiên ly" (âm Nhật đọc là Senri) có nhiều điểm tương đồng với Nekomata. Tiên ly là loài mèo núi sống lâu thành tinh, có thần thông biến hóa thành mỹ nam mỹ nữ để hút tinh khí của con người. Nhiều vùng nông thôn Việt Nam cũng truyền miệng nhau về câu chuyện "mèo già hóa cáo". Nhà văn Tô Hoài cũng từng viết về đề tài này trong số các truyện động vật của ông. Ngày nay người ta cho rằng mèo nhà nhiều tuổi thì xù lông, xấu xí nên bị tưởng lầm là cáo. Câu chuyện mèo già hóa cáo cũng được ví von với việc người càng già càng tinh khôn. Tham khảo "Yōkai Jiten", Murakami Kenji biên soạn, Mainichi Shimbun ấn hành năm 2000. "Yōkai zukan", Kyōgoku Natsuhiko và Tada Katsumi biên soạn, Kokusho Kankōkai ấn hành năm 2000. "Shin Megami Tensei Akuma Jiten" do Shin Kigensha xuất bản năm 2003. Mục liên quan Danh sách yêu quái Nhật Bản Neko Odori Bake Neko Kasha Tham khảo Động vật thần thoại Nhật Bản Yêu quái Nhật Bản Mèo Yêu quái Nhật Bản
VI_open-0000000481
Books_and_Literature
Sân bay Lai Châu (Hay Cảng hàng không Lai Châu ) được xây dựng tại Đội 5, thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã chính thức công bố Quy hoạch sân bay Lai Châu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Sân bay này sẽ có diện tích 117 hécta. Đường băng sẽ có kích thước dài 2000 m, rộng 30 mét, có thể phục vụ các loại máy bay Airbus A220, ATR-72 hoặc loại tương đương. Tham khảo Lai Châu Lai Châu
VI_open-0000000483
Travel_and_Transportation
Bàn tay là một bộ phận của con người, có chức năng cầm nắm. Bàn tay nằm ở cuối một cánh tay (đối với con người) hoặc ở cuối chi trước của động vật linh trưởng và một số động vật có xương sống khác. Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Nó hỗ trợ cho các hoạt động đơn giản (như nắm một vật thể lớn) hoặc các hoạt động phức tạp hơn (như nhặt một viên sỏi nhỏ). Các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, là nơi nhận nhiều phản hồi xúc giác nhất, và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người. Vì vậy, ý thức liên lạc của con người liên hệ mật thiết với hai bàn tay. Giống như các bộ phận khác (tai, mắt, chân), mỗi bàn tay được điều khiển bởi một bán cầu não đối lập. Bàn tay phải được bán cầu não trái chỉ huy và ngược lại. Do đó, việc thuận tay nào (thói quen viết bút, dùng tay nào nhiều vào các hoạt động khác nhau) phản ánh rõ đặc điểm của cá nhân mỗi người. Mỗi con người có hai bàn tay. Nhưng loài khỉ thường được biết có bốn bàn tay vì các ngón chân dài hệt như các ngón tay. Cấu tạo như thế cho phép khỉ có thể dùng chân để làm những nhiệm vụ của bàn tay. Ngoài ra, một số linh trưởng khác có ngón chân dài hơn ngón tay của con người. Giải phẫu học Bàn tay người bao gồm năm ngón tay, nối liền với cẳng tay bằng một phần gọi là cổ tay. Bàn tay lật ngược lại được gọi là mu bàn tay. Những ngón tay Bốn ngón tay ngoài cùng của bàn tay (không kể ngón cái) có thể nắm lại để bắt hoặc cầm lấy vật thể. Mỗi ngón tay, bắt đầu từ ngón gần ngón cái nhất trở ra đều có một cái tên để phân biệt với các ngón khác: Ngón cái là ngón đầu tiên tính từ trái sang phải của bàn tay phải đang đặt úp lại hoặc từ phải sang trái của bàn tay trái đang đặt úp lại. Ngón trỏ là ngón gần ngón cái nhất. Ngón giữa là ngón tiếp theo sau ngón trỏ. Ngón áp út là ngón tiếp theo sau ngón tay giữa. Ngón út là ngón cuối cùng và cũng là ngón nhỏ nhất trong năm ngón tay. Trong các ngón tay, ngón tay cái có thể dễ dàng xoay 90°. Trong khi đó, các ngón còn lại chỉ có thể xoay 45°. Một điều đáng tin cậy rằng để phân biệt tay thật và tay giả, ta có thể xem xét đến tính linh hoạt của ngón cái. Đối với tay thật, ngón cái có thể dễ dàng xoay chuyển và đối diện được với các ngón còn lại. Hệ thống xương Hai bàn tay người có 27 cái xương: khối xương cổ tay có 8 xương; các xương bàn tay hoặc lòng bàn tay có 5 xương; 14 cái xương còn lại thuộc về các ngón tay (kể cả ngón cái). 8 xương cổ tay được xếp làm 2 hàng mỗi hàng 4 xương. Những cái xương này gắn chặt vào 1 ổ xương không sâu được hình thành bởi các xương cẳng tay. Lòng bàn tay có 5 xương được gọi là xương bàn tay, mỗi xương bàn tay của 1 ngón tay. Mỗi xương bàn tay có 1 đầu, 1 trục và 1 chân. Con người có 14 xương ngón tay, còn gọi là các đốt ngón tay hay đốt xương ngón tay. 2 xương ở hai ngón tay cái (ngón tay cái không có đốt xương giữa (đốt xương màu xanh dương trong hình, tiếng Anh: Intermediate phalanges)) và 3 xương ở mỗi ngón tay còn lại (mỗi ngón tay có 3 xương). Khớp tay Khớp tay của người tinh vi và phức tạp, cũng như linh hoạt hơn so với các loài động vật khác. Nếu không có các khớp tay này, bàn tay chúng ta không thể hoạt động và làm những động tác phức tạp với các vật thể hay công cụ. Mặc khác, nhờ các khớp tay mà bàn tay chúng ta có thể nắm lại hay thả ra một cách linh hoạt hoặc làm những cử chỉ ở tay một cách dễ dàng. Các khớp tay bao gồm: Khớp gian đốt ngón tay (Interphalangeal articulations of hand): là khớp nối giữa các đốt ngón tay. Khớp nối xương bàn tay (Metacarpophalangeal joints). Khớp gian xương cổ tay (Intercarpal articulations). Cổ tay (Wrist) (khớp nối để bàn tay có thể cử động): đây cũng là khớp có thể được xem là thuộc về cẳng tay). Cơ và dây chằng Các động tác của bàn tay con người được thực hiện bởi hai bộ của mỗi mô. Chúng có thể được chia thành hai nhóm: các nhóm cơ ngoại và các nhóm cơ nội. Các nhóm cơ ngoại gồm các cơ gấp dài và cơ duỗi (bao gồm cơ cẳng tay). Được gọi tên là nhóm cơ ngoại vì các cơ này nằm ở cẳng tay. Một số hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Hand injuries and diseases (Handuniversity.com) Hand anatomy (eMedicine) Giác quan Bàn tay Phân loại chi trên
VI_open-0000000484
Health
Sermérieu là một xã thuộc tỉnh Isère trong vùng Rhône-Alpes đông nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 298 mét trên mực nước biển. Theo điều tra dân số năm 1999 của INSEE có dân số là 1168 người. Tham khảo Xã của Isère
VI_open-0000000486
Jobs_and_Education
Tàu tuần dương bảo vệ (tiếng Anh: protected cruiser) là một kiểu tàu chiến lớn vào nửa cuối thế kỷ 19, được gọi tên như vậy do lớp sàn tàu được bọc thép bảo vệ cho các phòng động cơ xung yếu chống lại được mảnh đạn do đạn pháo nổ bên trên. Tàu tuần dương bảo vệ được phòng thủ kém hơn so với tàu tuần dương bọc thép, vốn còn có thêm một đai giáp dọc bên hông lườn tàu. Trong khi tàu tuần dương bọc thép phát triển thành tàu chiến-tuần dương (và thiết giáp hạm tiền-dreadnought được thay thế bởi những dreadnought), tàu tuần dương bảo vệ được xem là tiền thân của tàu tuần dương hạng nhẹ và tàu tuần dương hạng nặng sau này. Các đặc tính thiết kế Với sự phát triển của đạn pháo nổ vào giữa thế kỷ 19, tàu chiến cần được bảo vệ bổ sung, và các tàu tuần dương bảo vệ bắt đầu được chế tạo vào khoảng năm 1880. Trên một tàu tuần dương bảo vệ, vỏ giáp được bố trí trên sàn tàu bên trong lườn tàu, bảo vệ cho nồi hơi và động cơ hơi nước. Những tàu tuần dương bảo vệ tiêu biểu có trọng lượng rẽ nước trong khoảng 2.500 đến 7.000 tấn, và được trang bị cho đến một tá pháo với cỡ nòng từ 100 đến 152 mm (3,9 - 6 inch). Chúng có khả năng đạt được tốc độ 33–43 km/h (18–23 knot). Chiếc tàu tuần dương bảo vệ đầu tiên là một tàu chiến Chile Esmeralda mang tính đột phá. Được đóng tại một xưởng tàu thuộc quyền sở hữu của Armstrong Whitworth ở Elswick thuộc Anh Quốc, nó đã có ảnh hưởng đến một nhóm các tàu tuần dương bảo vệ được chế tạo tại cùng một xưởng đóng tàu và được gọi là những tàu tuần dương Elswick. Tháp cấu trúc thượng tầng, sàn tàu phía đuôi và sàn tàu gỗ được tháo bỏ thay thế bằng một sàn tàu bọc thép. Vũ khí trang bị cho Esmeralda bao gồm các khẩu pháo 254 mm (10 inch) trước mũi và phía đuôi tàu cùng các khẩu 152 mm (6 inch) cho các vị trí giữa tàu. Nó có thể đạt được tốc độ 33 km/h (18 knot) và chỉ vận hành thuần túy bằng hơi nước, với một trọng lượng rẽ nước không quá 3.000 tấn. Trong vòng hai thập niên tiếp theo sau, kiểu tàu tuần dương này trở thành cảm hứng cho sự phối hợp pháo hạng nặng, tốc độ cao và tải trọng nhẹ. Đáng ngạc nhiên, cho dù thế hệ tàu chiến trên xuất phát từ Anh, bản thân Hải quân Hoàng gia không sở hữu bất kỳ chiếc tàu tuần dương Elswick nào. Họ ưa chuộng các tàu tuần dương "hạng nhất" rất lớn và được trang bị vũ khí nặng, hoặc tàu tuần dương "hạng hai" hay "hạng ba" vũ trang nhẹ hơn được thiết kế cho vai trò bảo vệ thương mại hàng hải. Khoảng năm 1910, vỏ giáp bắt đầu được cải thiện về chất lượng; và động cơ turbine hơi nước, nhẹ hơn và mạnh hơn so với động cơ ba buồng bành trướng đặt dọc, cũng được đưa ra sử dụng. Các tàu tuần dương bảo vệ hiện hữu trở nên lạc hậu vì chúng chậm hơn và bảo vệ kém hơn những con tàu mới. Nồi hơi đốt nhiên liệu dầu cũng được áp dụng, khiến các hầm than hai bên lườn tàu không còn cần thiết, nhưng lại làm mất đi sự bảo vệ mà chúng cung cấp. Tàu tuần dương bảo vệ được thay thế bằng "tàu tuần dương bọc thép nhẹ" với đai giáp hông và các sàn tàu bọc thép thay vì một lớp sàn tàu như trước đây, sau này sẽ phát triển thành tàu tuần dương hạng nặng. Tàu tuần dương bảo vệ của Hải quân Hoa Kỳ Những chiếc tàu tuần dương bảo vệ đầu tiên thuộc "Hải quân Mới" của Hải quân Hoa Kỳ là USS Atlanta được hạ thủy vào tháng 10 năm 1884, được tiếp nối không lâu sau đó bởi Boston vào tháng 12 và Chicago một năm sau đó. Một loạt các con tàu tuần dương được đánh số bắt đầu với Newark (Tuần dương Số 1), mặc dù Charleston (Tuần dương Số 2) lại là chiếc được hạ thủy trước hết vào tháng 7 năm 1888, và kết thúc với một chiếc Charleston khác, Tuần dương Số 22, hạ thủy vào năm 1904. Chiếc cuối cùng còn sống sót của loạt này là USS Olympia (C-6), hiện đang được bảo tồn như một tàu bảo tàng tại Philadelphia. Việc xếp lớp lại vào ngày 17 tháng 7 năm 1920 đã đặt một dấu chấm hết cho việc sử dụng từ ngữ "tàu tuần dương bảo vệ" trong Hải quân Hoa Kỳ, những con tàu còn lại được gọi tên đơn thuần là "tàu tuần dương" với số hiệu lườn tàu mới, để cho các tàu tuần dương bọc thép còn lại có thể giữ nguyên số hiệu lườn tàu không đổi. Tàu tuần dương bảo vệ của Hải quân Hoàng gia Anh Hải quân Hoàng gia Anh Quốc xếp loại tàu tuần dương của họ theo hạng nhất, nhì hoặc ba trong giai đoạn từ cuối những năm 1880 cho đến năm 1905, và đã đóng một số lượng lớn cho nhu cầu bảo vệ thương mại hàng hải. Hầu hết trong thời gian này, tàu tuần dương được đóng theo sơ đồ "bảo vệ", hơn là sơ đồ "bọc thép" cho lườn tàu. Tàu tuần dương bảo vệ hạng nhất lớn ngang bằng một tàu tuần dương bọc thép và trang bị vũ khí tương đương, và được chế tạo như một sự thay thế cho tàu tuần dương bọc thép hạng nhất từ cuối những năm 1880 cho đến năm 1898. Tàu tuần dương bảo vệ hạng hai nhỏ hơn, lượng rẽ nước 3.000–5.500 tấn và có giá trị trong vai trò bảo vệ thương mại hàng hải lẫn tuần tra bảo vệ cho hạm đội. Tàu tuần dương bảo vệ hạng ba là những tàu nhỏ, không có đáy hai lớp, được dự định chủ yếu để bảo vệ thương mại hàng hải, cho dù một số tàu tuần dương nhỏ được chế tạo cho vai trò tuần tra hạm đội hay "tàu tuần dương ngư lôi" trong thời đại "tàu tuần dương bảo vệ". Việc đưa vào sử dụng vỏ giáp Krupp dày 150 mm (6 inch) đã khiến cho sơ đồ bảo vệ "bọc thép" hiệu quả hơn cho những tàu tuần dương hạng nhất lớn nhất, và không có chiếc tàu tuần dương bảo vệ hạng nhất nào được đóng sau năm 1898. Những tàu tuần dương nhỏ hơn, không mang nổi sức nặng của đai giáp cồng kềnh, giữ lại sơ đồ "bảo vệ" cho đến năm 1905, khi những chiếc cuối cùng của các lớp Challenger và Highflyer được hoàn tất. Có một sự gián đoạn chung trong chương trình đóng tàu tuần dương tại Anh sau thời gian này, ngoại trừ một vài lớp tàu tuần dương tuần tiễu nhỏ để hoạt động trong hạm đội. Khi Hải quân Hoàng gia bắt đầu chế tạo trở lại các tàu tuần dương lớn trên 4.000 tấn vào khoảng năm 1910, tùy theo lớp tàu, họ sử dụng một vỏ giáp sàn tàu hỗn hợp hoặc/và đai giáp để bảo vệ. Những tàu tuần dương hiện đại vận hành bằng turbine này được xếp loại chính xác là các tàu tuần dương hạng nhẹ. Các mẫu còn lại Một ít các tàu tuần dương bảo vệ còn sót lại được bảo tồn như những tàu bảo tàng: Aurora—St Petersburg HNLMS Bonaire—Delfzijl, Netherlands USS Olympia—Philadelphia Phần mũi và cầu tàu của Puglia—La Spezia Xem thêm Chiến tranh cướp tàu buôn Tàu tuần dương bọc thép Tàu tuần dương hạng nhẹ Tàu tuần dương Tàu tuần dương hạng nặng Tàu chiến-tuần dương Tham khảo Tàu chiến Tàu thủy Vũ khí Hải quân Loại tàu Tàu tuần dương
VI_open-0000000487
Autos_and_Vehicles
Villeloin-Coulangé là một xã thuộc tỉnh Indre-et-Loire trong vùng Centre-Val de Loire ở miền trung nước Pháp. Theo điều tra dân số năm 2006 của INSEE có dân số 636 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao từ 92-144 mét trên mực nước biển. Sông Indrois chảy theo hướng tây bắc qua thị trấn. Tham khảo Villeloincoulange
VI_open-0000000489
Jobs_and_Education
William Wallace (, / Uy(u)-lâm U(ơ-u)-lợt; tiếng Norman: ;, 1270 – 23 tháng 8 năm 1305) là một hiệp sĩ người Scotland, người đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo chính trong Chiến tranh giành độc lập Scotland lần thứ nhất. Cùng với Andrew Moray, Wallace đã đánh bại quân đội Anh trong Trận cầu Stirling vào tháng 9 năm 1297. Ông được bổ nhiệm làm Người giám hộ của Scotland và phục vụ cho đến khi thất bại trong Trận Falkirk vào tháng 7 năm 1298. Tháng 8 năm 1305, Wallace bị bắt ở Robroyston, gần Glasgow, và được giao cho Vua Edward I của Anh, người đã treo cổ, lôi kéo và phân xác ông vì tội phản quốc và tội ác chống lại thường dân Anh. Kể từ khi qua đời, Wallace đã có được một vị thế huyền thoại vượt xa quê hương của mình. Anh ấy là nhân vật chính trong bài thơ sử thi thế kỷ 15 The Wallace của Blind Harry và là chủ đề của các tác phẩm văn học của Jane Porter và Sir Walter Scott, và của bộ phim đoạt giải Oscar Trái tim dũng cảm. Lý lịch William Wallace là một thành viên của tầng lớp quý tộc thấp hơn, nhưng người ta biết rất ít về lịch sử gia đình hoặc thậm chí cả nguồn gốc của ông. Con dấu riêng của William, được tìm thấy trên một bức thư gửi đến thành phố Lübeck của Hanse vào năm 1297, ghi tên cha ông là Alan Wallace. Alan Wallace này có thể giống với người được liệt kê trong Ragman Rolls năm 1296 với tư cách là người thuê vương miện ở Ayrshire, nhưng không có xác nhận bổ sung nào. Những người khác đã suy đoán Alan này đã tổ chức một Ellerslie, gần Kilmarnock, Ayrshire, và nếu đúng, khu đất này có thể là nơi sinh của William; mặc dù không có tài liệu nào về việc Wallaces' nắm giữ điền trang vào giữa thế kỷ 13. Bài thơ cuối thế kỷ 15 của Blind Harry đề xuất một người cha thay thế cho William, Ngài Malcolm của Elderslie, ở Renfrewshire; và tương tự như vậy đã dẫn đến nơi sinh có thể có của William. Không có bằng chứng đương đại nào liên kết ông với một trong hai địa điểm, mặc dù cả hai khu vực đều có mối liên hệ với đại gia đình Wallace. Hồ sơ cho thấy các thành viên ban đầu của gia đình nắm giữ các điền trang tại Riccarton, Tarbolton, Auchincruive ở Kyle và Stenton ở Đông Lothian. Họ là chư hầu của James Stewart, Quản gia cấp cao thứ 5 của Scotland khi vùng đất của họ rơi vào lãnh thổ của anh ta. Người ta cho rằng anh em của Wallace là Malcolm và John được biết đến từ các nguồn khác, nhưng thiếu bằng chứng có thể kiểm chứng về mối quan hệ của John với William. Nguồn gốc của họ Wallace và mối liên hệ của nó với vùng tây nam Scotland cũng không chắc chắn, ngoài việc cái tên này bắt nguồn từ tiếng Anh cổ wylisc (phát âm là "wullish"), có nghĩa là "người nước ngoài" hoặc "người xứ Wales". Có thể tất cả những người Wallaces ở khu vực Clyde đều là những người nhập cư thời trung cổ từ xứ Wales, nhưng vì thuật ngữ này cũng được sử dụng cho vương quốc Strathclyde nói tiếng Cumbric của người Anh gốc Celt, nên có vẻ như họ này dùng để chỉ những người được coi là là "tiếng Wales" do ngôn ngữ Cumbric của họ. Truyền thống gia đình cho rằng Wallace là hậu duệ của chị gái của Thánh Patrick, điều này sẽ củng cố giả thuyết về nguồn gốc xứ Wales. Sự nghiệp quân sự Khủng hoảng chính trị ở Scotland Bài chi tiết: Những người tranh giành Vương miện Scotland Khi Wallace lớn lên, Vua Alexander III cai trị Scotland. Triều đại của ông đã chứng kiến một thời kỳ hòa bình và ổn định kinh tế. Tuy nhiên, vào ngày 19 tháng 3 năm 1286, Alexander qua đời sau khi ngã ngựa. Người thừa kế ngai vàng là cháu gái của Alexander, Margaret, Người hầu gái của Na Uy. Khi cô vẫn còn là một đứa trẻ và ở Na Uy, các lãnh chúa Scotland đã thành lập một chính phủ gồm những người giám hộ. Margaret ngã bệnh trong chuyến đi đến Scotland và qua đời ở Orkney vào cuối tháng 9 năm 1290. Việc thiếu người thừa kế rõ ràng đã dẫn đến một thời kỳ được gọi là "Đại Nguyên nhân", với tổng cộng mười ba ứng cử viên tranh giành ngai vàng. Những tuyên bố đáng tin cậy nhất là của John Balliol và Robert Bruce, ông nội của vị vua tương lai Robert the Bruce. Với việc Scotland có nguy cơ rơi vào nội chiến, Vua Edward I của Anh đã được giới quý tộc Scotland mời đến để phân xử. Trước khi quá trình có thể bắt đầu, anh ấy nhấn mạnh rằng tất cả các ứng cử viên đều công nhận anh ấy là Lãnh chúa tối cao của Scotland. Vào đầu tháng 11 năm 1292, tại một tòa án phong kiến lớn được tổ chức trong lâu đài ở Berwick-upon-Tweed, phán quyết được đưa ra có lợi cho John Balliol, người có yêu sách mạnh mẽ nhất về mặt pháp luật dựa trên việc là người có thâm niên trong gia phả mặc dù không có quan hệ huyết thống. Edward tiến hành các bước để dần dần làm suy yếu quyền lực của John, coi Scotland như một nước chư hầu phong kiến, yêu cầu phải tỏ lòng kính trọng đối với bản thân và hỗ trợ quân sự trong cuộc chiến chống Pháp — thậm chí còn triệu tập Vua John Balliol đứng trước tòa án Anh với tư cách là một nguyên đơn chung. Người Scotland nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi với vị vua bị thỏa hiệp sâu sắc của họ, và hướng điều hành công việc đã bị những người đứng đầu vương quốc tước đoạt khỏi tay ông, những người đã bổ nhiệm một Hội đồng Mười hai người—trên thực tế, một nhóm Người bảo vệ mới—tại Stirling vào tháng Bảy Năm 1295. Họ tiếp tục ký kết một hiệp ước tương trợ với Pháp—những năm sau đó được gọi là Liên minh Auld. Để trả đũa hiệp ước của Scotland với Pháp, Edward I đã xâm lược, xông vào Berwick-upon-Tweed và bắt đầu Chiến tranh giành độc lập của Scotland. Người Scotland bị đánh bại tại Dunbar và người Anh chiếm Lâu đài Dunbar vào ngày 27 tháng 4 năm 1296. Edward buộc John phải thoái vị, điều mà ông đã làm tại Stracathro gần Montrose vào ngày 10 tháng 7 năm 1296. Tại đây, các cánh tay của Scotland chính thức bị xé toạc khỏi chiếc áo khoác ngoài của John, khiến anh ta có cái tên quen thuộc là "Toom Tabard" (áo khoác trống). Đến tháng 7, Edward đã chỉ thị cho các sĩ quan của mình nhận được sự tôn kính chính thức từ khoảng 1.800 quý tộc Scotland (nhiều người trong số họ còn lại là tù nhân chiến tranh vào thời điểm đó). Những năm im lặng trước Chiến tranh giành độc lập Một số nhà sử học [ai?] tin rằng Wallace phải có một số kinh nghiệm quân sự trước đó để lãnh đạo một chiến dịch quân sự thành công vào năm 1297. Các chiến dịch như cuộc chiến của Edward I của Anh ở xứ Wales có thể đã tạo cơ hội tốt cho con trai út của một chủ đất trở thành lính đánh thuê. Con dấu cá nhân của Wallace mang phù hiệu của cung thủ, vì vậy anh ta có thể đã chiến đấu với tư cách là một cung thủ trong quân đội của Edward. Walter Bower nói rằng Wallace là "một người đàn ông cao lớn với thân hình của một người khổng lồ... với hai bên sườn dài... hông rộng, cánh tay và chân khỏe... với tất cả các chi đều rất khỏe và rắn chắc". Blind Harry's Wallace cao tới 7 feet. Bắt đầu cuộc nổi dậy Hành động đầu tiên chắc chắn được biết là do Wallace thực hiện là việc ông giết William de Heselrig, Cảnh sát trưởng cấp cao người Anh của Lanark, vào tháng 5 năm 1297. Sau đó, ông tham gia cùng với William the Hardy, Lãnh chúa của Douglas, và họ tiến hành cuộc đột kích vào bánh nướng. Đây là một trong nhiều cuộc nổi dậy diễn ra trên khắp Scotland, bao gồm cả cuộc nổi dậy của một số quý tộc Scotland và Andrew Moray ở phía bắc. Cuộc nổi dậy bị giáng một đòn mạnh khi các quý tộc quy phục người Anh tại Irvine vào tháng Bảy. Wallace và Moray không tham gia và tiếp tục nổi loạn. Wallace đã sử dụng Rừng Ettrick làm căn cứ để đột kích và tấn công cung điện của Wishart tại Ancrum. Wallace và Moray gặp nhau và gia nhập lực lượng của họ, có thể là trong cuộc vây hãm Dundee vào đầu tháng 9. Trận Cầu Stirling Bài chi tiết: Trận Cầu Stirling Vào ngày 11 tháng 9 năm 1297, một đội quân do Wallace và Andrew Moray chỉ huy đã giành chiến thắng trong Trận cầu Stirling. Mặc dù đông hơn rất nhiều, quân đội Scotland đã đánh bại quân đội Anh. John de Warenne, Đội quân phong kiến thứ 6 của Bá tước Surrey gồm 3.000 kỵ binh và 8.000 đến 10.000 bộ binh đã gặp thảm họa khi họ vượt qua phía bắc của con sông. Độ hẹp của cây cầu khiến nhiều binh lính không thể băng qua cùng nhau (có thể chỉ có ba người đi cùng nhau), vì vậy, trong khi lính Anh băng qua, người Scotland đã giữ lại cho đến khi một nửa trong số họ đi qua và sau đó giết người Anh nhanh nhất có thể. Bộ binh được cử đi trước, theo sau là kỵ binh hạng nặng. Đội hình schiltron của người Scotland buộc bộ binh phải lùi vào đội kỵ binh đang tiến lên. Một cuộc tấn công quan trọng, do một trong những đội trưởng của Wallace chỉ huy, đã khiến một số binh lính Anh phải rút lui khi những người khác tiến lên, và dưới sức nặng quá lớn, cây cầu đã bị sập và nhiều binh sĩ Anh chết đuối. Do đó, người Scotland đã giành được một chiến thắng quan trọng, nâng cao sự tự tin cho quân đội của họ. Hugh de Cressingham, thủ quỹ của Edward ở Scotland, đã chết trong trận chiến và người ta cho rằng thi thể của ông sau đó đã bị lột da và da bị cắt thành nhiều mảnh nhỏ như một dấu hiệu của chiến thắng. Biên niên sử Lanercost ghi lại rằng Wallace đã có "một dải rộng [da của Cressingham]... được lấy từ đầu đến gót chân, để làm một thanh kiếm cho thanh kiếm của mình". Sau trận chiến, Moray và Wallace thay mặt Vua John Balliol đảm nhận danh hiệu Người bảo vệ Vương quốc Scotland. Moray chết vì vết thương trên chiến trường vào khoảng cuối năm 1297. Khoảng tháng 11 năm 1297, Wallace dẫn đầu một cuộc đột kích quy mô lớn vào miền bắc nước Anh, qua Northumberland và Cumberland. Trong một buổi lễ, tại 'Kirk o' the Forest' (Selkirk), vào cuối năm, Wallace được phong tước hiệp sĩ. Điều này sẽ được thực hiện bởi một trong ba bá tước Scotland—Carrick, Strathearn hoặc Lennox. Trận Falkirk Bài chi tiết: Trận Falkirk Vào tháng 4 năm 1298, Edward ra lệnh xâm lược Scotland lần thứ hai. Hai ngày trước trận chiến, 25.781 bộ binh đã được trả lương. Hơn một nửa trong số họ sẽ là người xứ Wales. Không có nguồn tin rõ ràng nào về sự hiện diện của kỵ binh, nhưng có thể chắc chắn rằng Edward có khoảng 1.500 con ngựa dưới quyền chỉ huy của mình.Họ cướp bóc Lothian và giành lại một số lâu đài, nhưng không thể đưa William Wallace ra trận; Người Scotland che khuất quân đội Anh, có ý định tránh trận chiến cho đến khi thiếu nguồn cung cấp và tiền bạc buộc Edward phải rút lui, lúc đó người Scotland sẽ quấy rối đường rút lui của anh ta. Việc các quân sư người Anh không chuẩn bị cho cuộc thám hiểm đã khiến tinh thần và nguồn cung cấp lương thực xuống thấp, dẫn đến một cuộc bạo động trong chính quân đội của Edward đã phải bị kỵ binh của ông dập tắt. Vào tháng 7, khi đang lên kế hoạch quay trở lại Edinburgh để tiếp tế, Edward nhận được thông tin tình báo rằng người Scotland đang đóng trại gần đó tại Falkirk, và anh nhanh chóng di chuyển để giao chiến với họ trong trận chiến cao độ mà anh đã mong đợi từ lâu. Wallace bố trí những người lính cầm giáo của mình thành bốn schiltron — đội hình con nhím phòng thủ hình tròn, có lẽ được bao quanh bởi các cọc gỗ nối với dây thừng, để giữ cho bộ binh theo đội hình. Tuy nhiên, người Anh đã sử dụng các cung thủ xứ Wales, những người đã sử dụng ưu thế chiến thuật có lợi cho họ. Người Anh tiến hành tấn công bằng kỵ binh và khiến các cung thủ Scotland phải bỏ chạy. Kị binh Scotland cũng rút lui do thua kém ngựa hạng nặng của Anh. Người của Edward bắt đầu tấn công quân schiltron vẫn có thể gây thương vong nặng nề cho kỵ binh Anh. Vẫn chưa rõ liệu việc bộ binh bắn tên, mũi tên và đá vào những người lính cầm giáo có phải là yếu tố quyết định hay không, mặc dù rất có khả năng đó là mũi tên của những người lính cung của Edward. Những khoảng trống trong schiltron sớm xuất hiện, và người Anh đã khai thác những khoảng trống này để tiêu diệt lực lượng kháng cự còn lại. Người Scotland đã mất nhiều người, bao gồm cả John de Graham. Wallace trốn thoát, mặc dù danh tiếng quân sự của ông bị ảnh hưởng nặng nề. Đến tháng 9 năm 1298, Wallace từ chức Người giám hộ Scotland để ủng hộ Robert the Bruce, Bá tước Carrick và vị vua tương lai, và John Comyn, cháu trai của Vua John Balliol. Thông tin chi tiết về các hoạt động của Wallace sau đó rất mơ hồ, nhưng có một số bằng chứng cho thấy ông đã thực hiện một nhiệm vụ đến triều đình của Vua Philip IV của Pháp để cầu xin sự hỗ trợ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Scotland. Có một lá thư còn sót lại của nhà vua Pháp đề ngày 7 tháng 11 năm 1300 gửi cho các sứ thần của ông ở Rome yêu cầu họ giúp đỡ Ngài William. Nó cũng gợi ý rằng Wallace có ý định đến Rome, mặc dù không biết liệu ông có làm vậy hay không. Cũng có báo cáo của một điệp viên người Anh tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo Scotland, nơi họ nói rằng Wallace đang ở Pháp. Đến năm 1304, Wallace trở lại Scotland và tham gia vào các cuộc giao tranh tại Happrew và Earnside. Bắt giữ và hành quyết Wallace trốn tránh sự bắt giữ của người Anh cho đến ngày 5 tháng 8 năm 1305, khi John de Menteith, một hiệp sĩ Scotland trung thành với Edward, giao Wallace cho binh lính Anh tại Robroyston, gần Glasgow, một địa điểm được tưởng niệm bằng một tượng đài nhỏ có hình cây thánh giá Celtic. Những giấy thông hành an toàn từ Haakon V của Na Uy, Philip IV của Pháp và John Balliol, cùng với các tài liệu khác, đã được tìm thấy thuộc quyền sở hữu của Wallace và được John de Segrave giao cho Edward. Wallace được đưa đến London, trú tại nhà của William de Leyrer, sau đó được đưa đến Hội trường Westminster, nơi anh ta bị xét xử vì tội phản quốc và tội ác chống lại thường dân trong chiến tranh, "không phân biệt tuổi tác, giới tính, tu sĩ hay nữ tu." Anh ta được đội vương miện bằng một vòng hoa sồi để ám chỉ rằng anh ta là vua của những kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Anh ta đáp lại lời buộc tội phản quốc, "Tôi không thể là kẻ phản bội Edward, vì tôi chưa bao giờ là thần dân của anh ta." Sau phiên tòa, vào ngày 23 tháng 8 năm 1305, Wallace bị đưa từ hội trường đến Tháp Luân Đôn, sau đó bị lột trần và kéo lê khắp thành phố bằng gót ngựa đến Elms ở Smithfield. Anh ta bị treo cổ, lôi ra và làm tư—bị siết cổ bằng cách treo cổ, nhưng được thả ra khi anh ta vẫn còn sống, làm cho kiệt sức, moi ruột (với ruột bị đốt cháy trước mặt), chặt đầu, sau đó cắt thành bốn phần. Đầu của Wallace được nhúng trong hắc ín và đặt trên đỉnh cầu London. Đầu được bảo quản của ông sau đó được ghép với đầu của anh trai John và những người đồng hương của ông là Simon Fraser và John xứ Strathbogie. Tay chân của Wallace được trưng bày riêng biệt ở Newcastle, Berwick, Stirling và Perth. Một tấm bảng, được công bố vào ngày 8 tháng 4 năm 1956, nằm trên bức tường của Bệnh viện St. Bartholomew gần địa điểm hành quyết Wallace tại Smithfield. Nó bao gồm các từ bằng tiếng Latinh "Dico tibi verum libertas optima rerum nunquam servili sub nexu vivito fili" (Tôi nói cho bạn biết sự thật. Tự do là điều tốt nhất. Các con trai, đừng bao giờ sống cuộc sống như nô lệ.), và bằng tiếng Gaelic "Bas Agus Buaidh " (Cái chết và Chiến thắng), một tiếng kêu xung trận cổ của người Scotland. Năm 1869, Tượng đài Wallace được dựng lên, gần địa điểm diễn ra chiến thắng của ông tại Cầu Stirling. Thanh kiếm Wallace, được cho là của Wallace, mặc dù một số bộ phận được làm sau ít nhất 160 năm, đã được cất giữ trong nhiều năm tại Lâu đài Dumbarton và hiện nằm trong Đài tưởng niệm Wallace. Ảnh hưởng Wallace là lĩnh tụ phong trào nổi dậy trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Scotland chống lại Edward I và đánh bại quân Anh trong trận cầu Stirling, nên đến ngày nay, ông được tưởng niệm tại Scotland với tư cách anh hùng cứu quốc Scotland. Wallace đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho bài thơ The Acts and Deeds of Sir William Wallace, Knight of Elderslie, của nhà thơ thế kỷ 15 Blind Harry. Bài thơ này là nền tảng cho kịch bản của bộ phim Braveheart của đạo diễn Mel Gibson. Xem thêm Auchenbathie Tower – Wallace's Knowe Clan Wallace Wallace's Heel Well – an imprint of Wallace's heel in stone Wallace's Well – Robroyston, Glasgow Vương quốc Scotland Tham khảo Tài liệu Scott, Sir Walter. Exploits and death of William Wallace, the 'Hero of Scotland' Tư liệu Third-millennium-library.com , The Life of Sir William Wallace (by John D. Carryck) in btm format Skyelander.orgfree.com, William Wallace and Battles of Stirling and Falkirk Stirling.gov.uk , Wallace and Bruce Scottisharchivesforschools.org , The Lübeck letter Sinh năm 1272 Mất năm 1305 Vương quốc Scotland Chiến tranh độc lập Scotland Kị sĩ Alba
VI_open-0000000491
News
, trước đây là , là một công ty xuất bản Nhật Bản chuyên sản xuất và phân phối visual novel của nhiều phát triển viên làm việc trực thuộc. Visual Art's cũng phát triển game engine cho những thương hiệu hiện tại của họ sử dụng, bao gồm engine hiện tại là Siglus và trước đây là RealLive và AVG32. Visual Art's cũng xử lý công đoạn bán các thành phẩm của họ. Các trò chơi được sản xuất chủ yếu nhằm vào đối tượng nam giới, mặc dù họ cũng phát hành các tựa game chỉ dành riêng cho nữ giới. Công ty được nhiều người biết đến nhờ việc phát hành các trò chơi của hãng Key, cũng là thương hiệu của Visual Art's, điển hình là các visual novel nổi tiếng: Kanon, AIR và CLANNAD. Công ty đã đặt ra một thể loại mới của visual novel không giống các sản phẩm thông thường của nó gọi là kinetic novel, người chơi sẽ không có quyền chọn lựa và từ những tiến độ của cuộc chơi có thể hình dung nó giống như một bộ phim hơn là trò chơi điện tử. Một trong những tựa game của Key mang tựa planetarian ~Chiisana Hoshi no Yume~ là visual novel đầu tiên được sản xuất dưới nhãn kinetic novel. Ngoài visual novel, công ty cũng phát hành các đĩa CD nhạc cho soundtrack của trò chơi. Trong số những nghệ sĩ thực hiện các nhạc phẩm cho Visual Art's cần đặc biệt lưu ý tới I've Sound, một ban nhạc techno/trance đi đầu trong ngành công nghiệp eroge được thành lập ở Nippon Budokan vào tháng 10 năm 2005. Visual Art's cũng tiến hành cải tiến các tựa game mà họ sản xuất sang chơi trên điện thoại di động. Hãng Prototype đảm nhiệm phần việc này cho công ty hay còn được gọi là . Visual Art's tung ra một tập tạp chí mạng có tựa Visualstyle vào ngày 26 tháng 10 năm 2007. Visual Art's cũng tạo một kênh trên YouTube có tên Visual Channel vào tháng 7 năm 2008, những video tải lên đó đều có liên quan đến các trò chơi và thương hiệu của công ty. Tháng 10 năm 2008, Visual Art's thành lập thương hiệu sản xuất light novel VA Bunko, chuyên xuất bản các light novel dựa theo trò chơi của các thương hiệu thuộc quyền Visual Art's. Công ty đối tác Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức của Visual Art's Website chính thức của Visual Art's Motto Visual Channel tại YouTube Website chính thức của VA Bunko Nhà xuất bản Nhật Bản Công ty vui chơi giải trí Nhật Bản Công ty trò chơi điện tử của Nhật Bản Công ty thành lập năm 1991 Hãng sản xuất visual novel
VI_open-0000000493
Computers_and_Electronics
phải|nhỏ|350x350px|Electron nguyên tử và các orbital phân tử. Biểu đồ orbital (trái) được sắp xếp theo mức năng lượng tăng dần (xem quy tắc Madelung). Lưu ý rằng các orbital nguyên tử là hàm của ba tham số biến (2 độ, và khoảng cách từ hạt nhân). Những hình ảnh này chỉ mô tả thành phần của orbital, nhưng không hoàn toàn mô tả lại của orbital một cách toàn diện. Trong thuyết nguyên tử và cơ học lượng tử, orbital nguyên tử (tiếng Anh: atomic orbital, viết tắt là AO), hay còn gọi là obitan nguyên tử, đám mây nguyên tử, quỹ vực nguyên tử, là một hàm số mô tả lại trạng thái giống như sóng của một electron trong nguyên tử. Hàm này có thể được sử dụng để tính xác suất tìm thấy bất kỳ electron nào của nguyên tử ở bất kỳ vùng cụ thể nào xung quanh hạt nhân nguyên tử. Thuật ngữ orbital nguyên tử cũng có thể đề cập đến vùng hoặc không gian vật lý nơi có thể tính toán được sự hiện diện của electron, như được dự đoán bởi dạng toán học cụ thể (particular mathematical form) của orbital. Mặc dù điều này giống với các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, các electron không thể mô tả như những hạt rắn và vì thế mới có tên gọi là orbital nguyên tử. Từ trước, con người nghĩ orbital nguyên tử tương tự như quỹ đạo hình elip của các hành tinh. Một cách nói chính xác hơn là một đám bụi lớn và thường có khí quyển với hình thù kỳ quặc (là tập hợp các hạt electron), phân bố xung quanh một hành tinh tương đối nhỏ (là hạt nhân nguyên tử). Nếu chính xác thì các orbital nguyên tử được mô tả như hình dạng của bầu khí quyển chỉ khi một electron độc thân có mặt trong một nguyên tử. Khi có nhiều electron được thêm vào một nguyên tử độc thân, sự bổ sung thêm các electron đó tạo nên sự đồng đều để lấp đầy vùng không gian xung quanh hạt nhân (đôi khi còn gọi là "đám mây electron" của nguyên tử) dẫn đến một khối hình cầu trong đó xác suất tìm thấy electron càng ngày càng lớn. Mỗi orbital trong nguyên tử được đặc trưng bởi một tập hợp các giá trị của ba số lượng tử , , và , tương ứng với năng lượng của electron, mô men động lượng của nó và thành phần vectơ mô men động lượng (số lượng tử từ). Để thay thế cho số lượng tử từ, các orbital thường được "dán nhãn" với các harmonic polynomials liên quan (ví dụ như xy, ). Mỗi orbital như vậy có thể được "chiếm" bởi tối đa hai electron, mỗi electron có projection of spin riêng của nó . Các tên đơn giản orbital s, orbital p, orbital d và orbital f đề cập đến các orbital có số lượng tử mô men động lượng và . Những tên này, cùng với giá trị của , được sử dụng để mô tả cấu hình electron của nguyên tử. Chúng bắt nguồn từ mô tả của các nhà quang phổ học đầu tiên về một số vạch quang phổ kim loại kiềm là sharp, principal, diffuse, và fundamental. Orbital cho > 3 tiếp tục theo thứ tự bảng chữ cái (g, h, i, k,...), bỏ j vì một số ngôn ngữ không phân biệt chữ "i" và "j". Từ khoảng năm 1920, ngay trước khi nền cơ học lượng tử hiện đại và quy tắc Klechkovsky ra đời thì nguyên tử được tạo dựng nên từ các cặp electron, được sắp xếp đơn giản lặp đi lặp lại theo mô hình số lẻ (1, 3, 5, 7,...), đã được gợi lên bởi Niels Bohr và một số người tham gia khác có chút giống với orbital nguyên tử trong cấu hình electron của các nguyên tử phúc tạp. Trong toán học của vật lý nguyên tử, nó được dùng để giới thiệu về các hàm điện tử của các hệ thống phức tạp vào trong sự kết hợp với sự đơn giản của orbital nguyên tử. Mặc dù mỗi electron trong một đa electron nguyên tử không giới hạn trong một hoặc hai electron nguyên tử, vẫn còn hàm sóng lượng tử có thể bị phá vỡ khi vẫn còn trong orbital nguyên tử. Định nghĩa chính của cơ học lượng tử Trong cơ học lượng tử, trạng thái của một nguyên tử, tức là những trạng thái riêng của nguyên tử Hamilton, được mở rộng vào trong tổ hợp tuyến tính của các sản phẩm theo nguyên tắc phản đối xứng của những hàm electron riêng biệt. Các thành phần có trong không gian của những hàm electron riêng biệt được gọi là orbital nguyên tử. (Khi xét qua thành phần spin, một cách nói khác của orbital nguyên tử spin). Trong vật lý nguyên tử, các vòng quang phổ nguyên tử tương ứng với trình chuyển đổi (bước nhảy lượng tử) giữa các trạng thái lượng tử của một nguyên tử. Các trạng thái này được ký hiệu bởi tập hợp số lượng tử được tóm tắt trong biểu tượng thuật ngữ và thường liên quan đến cấu hình đặc biệt của electron. Lịch sử Thuật ngữ "orbital" được Robert S. Mulliken đặt ra vào năm 1932, là viết tắt của hàm sóng orbital một electron. Niels Bohr giải thích vào khoảng năm 1913 rằng các electron có thể quay xung quanh một hạt nhân compact với mô men động lượng xác định. Mô hình của Bohr là một sự cải tiến dựa trên những giải thích năm 1911 của Ernest Rutherford. Nhà vật lý người Nhật Bản Hantaro Nagaoka đã công bố một giả thuyết dựa trên quỹ đạo (orbit-based hypothesis) về hành vi của electron ngay từ năm 1904. Những lý thuyết này đều được xây dựng dựa trên những quan sát mới, bắt đầu từ những hiểu biết đơn giản và trở nên chính xác và phức tạp hơn. Giải thích hành vi của các "quỹ đạo" electron này là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của cơ học lượng tử. Mức năng lượng orbital Mỗi orbital có một mức năng lượng riêng. Các electron trên mỗi orbital có một mức năng lượng xác định gọi là mức năng lượng orbital nguyên tử. Các electron trên các orbital khác nhau của cùng một phân lớp có năng lượng như nhau. Liên hệ đến hệ thức bất định Xem thêm Nguyên tử Phân tử Electron Hóa học lượng tử Orbital phân tử Chú thích Liên kết ngoài Sự lai hoá các orbital nguyên tử Hóa học lượng tử Hạt tổ hợp Hóa học Electron Liên kết hóa học Vật lý nguyên tử
VI_open-0000000494
Science
Santo António (Tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "Saint Anthony" - tên vị thần của những người nuôi lợn) là một giáo xứ và cũng là một khu ngoại ô ở phía Đông Bắc thành phố Funchal, quần đảo Madeira. Santo António là giáo xứ lớn nhất về dân số ở quần đảo. Nó nằm ở khoảng 3 NE km về phía trung tâm thành phố Funchal. Ngành công nghiệp chính ở đây là các doanh nghiệp. Nó được nối với một đoạn đường liên kết giữa Monte và Camacha. Các giáo xứ ở vùng ngoại ô thì nằm trên một sườn dốc ở phía Nam của núi. Phía Bắc và một nửa phía đông được bao phủ bởi rừng. Phần còn lại của khu vực này là các khu đô thị và dân cư. Nơi đây cũng là mảnh đất đã sản sinh ra một trong những cầu thủ bóng đá nổi tiếng thế giới Cristiano Ronaldo. Tham khảo Liên kết ngoài Santo António do Funchal en freguesiasdeportugal.com Gobierno Regional de la Región Autónoma de Madeira Giáo xứ của Madeira
VI_open-0000000495
Business_and_Industrial
"Only Girl (In the World)" là một bài hát của nữ ca sĩ ngườI Barbados Rihanna, trích từ album phòng thu thứ năm của cô, Loud. Được viết bởi Crystal Johnson, Stargate và Sandy Vee, và sau đó cũng có hai người góp tay sản xuất, bài hát đã được phát hành vào ngày 10 tháng 9 năm 2010, như một đĩa đơn đầu tiên từ Loud. Đó là một bài hát dancepop với nhịp điệu nhanh và âm át trong đó kết hợp các yếu tố của Europop trong nhạc nền. Đánh giá và nhận xét của bài hát nhận được khá nhiều phản hồi tích cực, đặc biệt là đối với đoạn điệp khúc mạnh mẽ và việc sản xuất âm nhạc. Các nhà phê bình cũng bổ sung vào sự lựa chọn giọng hát của Rihanna. "Only Girl (In the World)" đứng đầu hầu hết các bảng xếp hạng lớn trên thế giới và đặc biệt thành công ở New Zealand và Australia, nơi nó đã được chứng nhận đĩa bạch kim ba lần. Đĩa đơn đứng đầu bảng xếp hạng nước Mỹ Billboard Hot 100, dành cho Rihanna vị trí quán quân lần thứ 9 trên Hot 100. Một video âm nhạc đi kèm với bài hát được quay bởi cộng tác viên chính thức Anthony Mandler và sử dụng khung cảnh đơn giản chủ yếu tập trung vào Rihanna với một loạt các phong cảnh nghệ thuật và đạo cụ. Những cảnh nổi trội mô tả Rihanna đang nô đùa trên sườn đồi. Đĩa đơn đã được trình diễn trực tiếp trên khắp thế giới bao gồm cả series bảy của The X Factor tại Anh và tại American Music Awards 2010 tại Los Angeles. Bài hát đã đoạt giải Grammy cho Thu âm nhạc nhảy xuất sắc nhất tại giải Grammy lần thứ 53. Viết và sáng tác "Only girl " được viết bởi Crystal Johnson, Mikkel S. Eriksen, Tor Erik Hermansen và Sandy Wilhelm. Bài hát được sản xuất bởi Stargate và Sandy Vee. "Only Girl" là một bài hát dancepop với nhịp điệu nhanh và âm át trong đó kết hợp các yếu tố của Europop trong nhạc nền. Bài hát có nét đặc biệt với những tiếng bass nặng và việc sử dụng mạnh mẽ các âm synths, trong khi điệp khúc của bài hát kết hợp những nhạc nền dance club quyến rũ. Đoạn thứ hai của bài hát này mang những nhịp điệu bass rộn ràng và đoạn giang tấu đã được mô tả như là một "vương quốc của thú vui xác thịt". Giọng của Rihanna trong bài hát được mô tả là rất "quyến rũ" và gợi nhớ một "phiên bản mạnh mẽ hơn sexy hơn" của cô vào năm 2007, với single " Don't Stop the Music ". Theo bản nhạc được xuất bản tại Musicnotes, bài hát được viết với nhịp 4/4 và một nhịp độ vừa phải trong 126 nhịp mỗi phút. Bài hát được viết bằng giọng F-thăng thứ (mặc dù điệp khúc là B thứ) và giọng hát của Rihanna trong bài hát mở rộng từ nốt F thăng 3 đến nốt D 5. Nhận xét và phê bình Bài hát đã nhận được những đánh giá tốt từ các nhà phê bình âm nhạc. Bill Lamb từ trang web About.com đã tặng cho bài hát 4 sao rưỡi trên 5 sao. Lamb đã khen ngợi bài hát vì "đoạn điệp khúc cao chót vót" và "và những nhịp điệu nhún nhảy". Anh ta kết luận rằng "Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu bài hát đưa Rihanna trở lại ví trí quán quân trên bảng xếp hạng trong năm sau đĩa đơn "Rude Boy". Gerrick D. Kennedy của tờ Los Angeles Times đã dành cho bài hát những lời nhận xét tích cực, "Mặc dù chúng ta không nhất thiết phải nói rằng Rihanna đã trở lại, bởi cô ấy đã chẳng đi đâu cả—cô ấy đang trở lại rất đúng cách." Trích dẫn một số ý kiến của Rihanna về bài hát, ông đã nói, "Sau khi thử nghiệm những điều khủng khiếp với đĩa nhạc thứ tư của mình, Rated R, cô ấy đã quyết định đi theo hướng "gợi cảm, vui nhộn, thích tán tỉnh [và] đầy năng lượng'", và kết luận, "Với những nhịp điệu tràn đầy bass nặng và ảnh hưởng của Euro-pop, chưa kể đến đoạn điệp khúc tuyệt hay như bản anh hùng ca, bài hát chắc chắn là một hit." Monica Herrera của Billboard đã khen ngợi nhóm sản xuất bài hát cũng như Rihanna, cô viết, "[Bài hát] nhắm thẳng đến mưu đồ thống trị cả sàn nhảy, như một ngôi sao nhạc pop thổ lộ con tim mình cho một người đàn ông một cách hết tốc lực với sự sản xuất tuyệt vời bởi bộ đôi hitmaking người Na Uy, Stargate."" James Dinh của tờ MTV News đã nhận xét tích cực cho việc viết bài hát, "Sau khi đi sâu vào album mới nhất của Rihanna, cô ấy đã quay trở lại với sàn nhảy sôi động với đĩa đơn mới của mình", "Bằng những nhịp điệu tràn đầy năng lượng, Rihanna ước ao người yêu luôn giữ mình ở vị trí quan trọng nhất trong tim bằng những nhịp điệu electro beat. Giọng của cô ấy thật ngọt ngào ở đoạn đầu, sau đó bùng nổ ở đoạn điệp khúc." Nick Levine của Digital Spy đã tặng bài hát 4 trên 5 sao, miêu tả bài hát như một "đĩa đơn trở lại để làm vui lòng mọi người". Ông ấy cũng nói rằng bài hát có thể không độc đáo lắm, nhưng có lẽ Rihanna đã tỏa sáng vượt trội nhất sau đĩa đơn 'Don't Stop The Music'". Fraser Mc Alpine của đài BBC đã nhận xét "Only Girl" và cho đĩa đơn này 4 trên 5 sao. McAlpine viết "bất kể bạn nghĩ như thế nào về Rihanna, cô ấy rất giỏi việc bắt buộc các bạn phải nghe những gì cô ấy phải nói, thậm chí nếu cô ấy có làm bạn tổn thương để làm điều đó." Diễn biến trên các bảng xếp hạng Tại Hoa Kỳ, "Only Girl" xuất hiện lần đầu tiên trên Billboard Hot 100 ở vị trí thứ 75. Tuần tiếp theo, bài hát đã nhảy lên vị trí thứ 3, là bài hát thứ 16 của Rihanna góp mặt trên top 10 ở Hot 100, và xếp thứ 6 trong tổng cộng những ca sĩ nữ có nhiều bài hát nhất góp mặt trên top 10 trong lịch sử 52 năm của bảng xếp hạng. Trong tuần thứ 11, bài hát đã leo lên vị trí quán quân, trở thành đĩa đơn thứ 9 của Rihanna có vị trí này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bảng xếp hạng đĩa đơn đầu tiên của một album đạt vị trí quán quân sau khi đĩa đơn thứ 2 đạt vị trí này ("What's My Name?"). "Only Girl" xuất hiện lần đầu trên bảng xếp hạng Hot Digital Songs ở vị trí số 1 sau khi bán được 249,000 bản. Bài hát trở thành đĩa đơn thứ 6 chỉ mới xuất hiện lần đầu đã đứng nhất bảng xếp hạng và là đĩa đơn thứ 8 của cô đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng này. Bài hát cũng đạt vị trí số 1 tại bảng xếp hạng Pop Songs, đưa Rihanna No.1 thứ bảy và cũng đưa cô ấy trở thành giọng ca có nhiều đĩa đơn quán quân nhất trong lịch sử bảng xếp hạng này. Bài hát gia nhập bảng xếp hạng Canadian Hot 100 ở vị trí 65 vào ngày phát hành 25 tháng 9 năm 2010. Tuần tiếp theo đĩa đơn đã leo lên vị trí số 1, rồi đánh mất vị trí này trong tuần tiếp nữa. Sau nhiều tuần biến động trên bảng xếp hạng đĩa đơn đã đạt vị trí quán quân một lần nữa vào tuần tính từ ngày 6 tháng 11 năm 2010. Bài hát đã giữ vị trí đó trong 3 tuần và vì thế tổng cộng là 4 tuần dẫn đầu bảng xếp hạng không liên tiếp. Ở Úc, "Only Girl" tham gia bảng xếp hạng ở vị trí số 1 sau khi phát hành vào ngày 3 tháng 10 năm 2010. Bài hát giữ vị trí này trong tổng cộng 3 tuần sau khi đánh mất vị trí đó cho "Raise Your Glass" của Pink. Bài hát đạt vị trí dẫn đầu lần thứ 4 và cũng là lần cuối vào ngày 7 tháng 11 năm 2010. Nó đã được chứng nhận 3 lần đĩa bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp Thu Âm Australia (ARIA) cho hơn 210,000 đĩa được bán. Ở New Zealand, bài hát xuất hiện lần đầu ở vị trí số 1 và được chứng nhận 3 lần đĩa bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp Thu Âm New Zealand (RIANZ). Ở Vương quốc Anh, bài hát xuất hiện lần đầu tại vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng tính từ ngày 31 tháng 10 năm 2010, bán được hơn 126,000 bản. Doanh thu này đã dành cho Rihanna đĩa đơn thứ 2 bán được nhiều nhất trong năm 2010 và "Only Girl" trở thành hit thứ 14 nằm trong top 10. Tuần tiếp theo bài hát đã leo lên vị trí số 1, trở thành đĩa đơn quán quân thứ tư của Rihanna ở Vương quốc Anh giữ vị trí dẫn đầu này trong 2 tuần liên tiếp. Bài hát đã được chứng nhận đĩa vàng cho hơn 400,000 đĩa được bán. Video âm nhạc Video âm nhạc của "Only Girl" được đạo diễn bởi Anthony Mandler và phát sóng trực tiếp vào ngày 13 tháng 10 năm 2010. Trong một cuộc phỏng vấn Rihanna đã giải thích việc quay video và chủ đề đơn giản của video này, "Nó thật sự, thật sự là những khung cảnh rất đẹp trong những nơi rất, rất, rất điên khùng. Chúng tôi đã chọn phong cảnh mà chúng tôi đã tìm kiếm trong vài giờ ở ngoại ô L.A. Nó trông hơi không thật lắm. Nó trông giả tạo, đại loại giống những đồi núi xinh đẹp trong mấy tấm quảng cáo... Chúng tôi đã có những ngày nắng chói chang, vì thế nó thật sự là một video đúng bản chất. Nhưng thật ra, video chỉ chiếu những vùng đất rộng lớn và chỉ có một người ở đó là tôi." Video làm theo đúng sự vô tư trong lời bài hát, ám chỉ cô ấy là "cô gái duy nhất trên thế giới". Video làm nổi bật Rihanna là người duy nhất trong video đang hát và nhảy múa vây quanh là những đạo cụ độc đáo. Đa phần hình ảnh của Rihanna trong video đều là đi nghênh ngang vòng quanh những vùng đồi, mặc một các áo len dài tay bằng nỉ và váy ngắn, rồi đến áo ngực khung và váy ngắn có in hoa, và cuối cùng, là một cái áo ngực trắng quần soọc có váy phủ ngoài. Những cảnh khác trong video bao gồm cảnh Rihanna bị vây quanh bởi những bong bóng nhiều màu sắc, ngồi trên một chiếc xích đu treo giữa trời, hoặc nằm lên thảm hoa và sau đó nhảy múa trước một cái cây đầy đèn sáng nhấp nháy, đó là một hình ảnh siêu thực. Tanner Stransky của The Music Mix đánh giá video rất tích cực, nhận xét về khung cảnh đơn giản của video, và nói rằng "như Rihanna đang nói chuyện trực tiếp với bạn, với người xem, và cô ấy là cô gái duy nhất của bạn, xinh đẹp, rồi những vùng đất rộng lớn. Đó là một hiệu ứng khiến bạn tập trung thẳng vào RiRi, người đàn bà quyến rũ với những bộ trang phục gợi tình và mạnh mẽ đã đốt cháy nhất là khi cô ấy mặc tại VMAs tháng trước." Joyce Lee từ CBS đã viết, "Rihanna đã chính thức rời khỏi những ngày tháng Rated R ảm đạm và trở nên nữ tính hơn, vui vẻ hơn với video âm nhạc mới của cô ấy, "Only Girl (In the World)"." Biểu diễn trực tiếp "Only Girl" đã được biểu diễn lần đầu tiên tại Bắc Mỹ trong chương Saturday Night Live. Rihanna đã chọn bài hát làm nhạc nền cho tập Halloween của chương trình Saturday Night Live nơi cô đã biểu diễn "What's My Name?" và "Only Girl (In the World)". Những ngày tiếp sau, đến với Vương quốc Anh, Rihanna đã biểu diễn bài hát trên chương trình The X-Factor. Cô ấy cũng đã biểu diễn bài hát trong buổi trao giải thưởng MTV Europe Music Awards 2010 tổ chức ở Madrid, Tây Ban Nha, X Factor ở Ý và trong chương trình Le Grand Journal ở Pháp vào ngày 10 thang 11 năm 2010. Rihanna đã biểu diễn liên khúc với các bài hát "Love the Way You Lie (Part II)" và "What's My Name?" trong lễ trao giỏi American Music Awards of 2010. Rihanna đã mở một buổi buổi diễn cho phiên bản acappella của "Love The Way You Lie Part II". Cô ấy đã ngồi trên một cái cây cách điệu và bay lượn trên một cách đồng cỏ úa. Đột nhiên cô ấy kết thúc bài hát đầu tiên và nhảy mạnh từ cái cây xuống sân khấu. Rihanna tái xuất hiện trong một trang phục mới từ màn sương mù với áo ngực trắng đen và quần soọc, hát bài "What's My Name?". Màn trình diễn kết hợp với một đoàn vũ công làm nền. Rihanna sau đó đã kết thúc màn trình diễn sau khi chuyển giọng sang bài hát "Only Girl" với trống và một khung cảnh cháy lửa vào cuối cùng. Danh sách ca khúc và định dạng Tải kĩ thuật số "Only Girl (In the World)" – 3:55 Đĩa đơn CD ở Đức "Only Girl (In the World)" – 3:55 "Only Girl (In the World)" (Extended Club Mix) – 5:39 Đĩa đơn CD ở Anh "Only Girl (In the World)" – 3:55 "Only Girl (In the World)" (Instrumental) – 3:55 Bảng xếp hạng và chứng nhận doanh số Xếp hạng tuần Xếp hạng mọi thời đại Lượng tiêu thụ |- |align="left"| Denmark (IFPI) | Bạch kim | 2,000 |- Xếp hạng cuối năm Phát thanh và lịch sử phát hành Lịch sử phát hành Phát sóng trên vô tuyến Tham khảo Đĩa đơn năm 2010 Bài hát của Rihanna Đĩa đơn quán quân Billboard Hot 100 Đĩa đơn quán quân European Hot 100 Singles Đĩa đơn quán quân tại Vương quốc Liên hiệp Anh Đĩa đơn quán quân tại Áo Đĩa đơn quán quân tại Bỉ Đĩa đơn quán quân tại Canada Đĩa đơn quán quân tại Ireland Đĩa đơn quán quân tại New Zealand Đĩa đơn quán quân tại Na Uy Đĩa đơn quán quân tại Úc Đĩa đơn quán quân tại Ý Giải Grammy cho Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất Bài hát về tình dục Đĩa đơn quán quân Billboard Dance/Mix Show Airplay Đĩa đơn quán quân Billboard Hot Dance Club Songs Bài hát nhạc dance-pop Đĩa đơn quán quân tại Ba Lan Đĩa đơn quán quân tại Rumani Bài hát năm 2010 Bài hát của Ellie Goulding Đĩa đơn quán quân UK Singles Chart Đĩa đơn của Def Jam Recordings
VI_open-0000000509
Arts_and_Entertainment
<noinclude> Lương Quang Liệt (chữ Hán: 梁光烈; bính âm: Liáng Guāngliè); sinh năm 1940) là một nhà chính trị Trung Quốc. Ông là Bộ trưởng thứ 10 của Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2008 đến 2013. Tiểu sử Lương Quang Liệt sinh năm 1940 tại huyện Tam Đài, địa cấp thị Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, gia nhập quân đội tháng 1 năm 1958 và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11 năm 1959. Từ tháng 12 năm 1974 đến năm 1979, ông làm Phó Trưởng phòng Tác chiến Bộ Tư lệnh Quân khu Vũ Hán. Trong thời gian Chiến tranh biên giới Việt-Trung, ông là tư lệnh phó sư đoàn 58 Quân đoàn 20 , tác chiến trong lực lượng biên phòng của Quân khu Côn Minh. Năm 1985 ông đảm trách tư lệnh Quân đoàn 20, và là một trong các đơn vị xử lý sự kiện Thiên An Môn 1989 tại Bắc Kinh. Từ tháng 12/1993 đến tháng 7/1995, ông là Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh. Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng năm 1999, ông là tư lệnh của Quân khu Thẩm Dương. Từ tháng 12 năm 1999 đến tháng năm 2002, ông là Tư lệnh Quân khu Nam Kinh và Phó Bí thư Quân ủy Quân khu. Lương Quang Liệt là Tổng Tham mưu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2002-2007. Ông từng là một Ủy viên Quốc vụ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngoài ra ông là một thành viên của Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Ông cũng là một Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 13 và 14 và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 15, 16 và 17. Tham khảo Người họ Lương tại Trung Quốc Người Tứ Xuyên Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
VI_open-0000000511
Law_and_Government
Tillandsia emergens là một loài thực vật thuộc họ Bromeliaceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng Andes ở độ cao 2500–4000m. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Manzanares, J.M. & Pitman, N. 2003. Tillandsia emergens. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Catalogue of Vascular Plants of Ecuador Truy cập 12 tháng 10 năm 2009 E Thực vật đặc hữu Ecuador Thực vật dễ tổn thương
VI_open-0000000513
Science
Weinmannia descendens là một loài thực vật thuộc họ Cunoniaceae. Đây là loài đặc hữu của Peru. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Weinmannia descendens. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 24 tháng 8 năm 2007. Thực vật Peru Weinmannia Thực vật dễ tổn thương
VI_open-0000000514
Science
Vitex urceolata là một loài thực vật thuộc họ Verbenaceae. Đây là loài đặc hữu của Malaysia. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Chua, L.S.L. 1998. Vitex urceolata. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 24 tháng 8 năm 2007. Chi Bình linh Thực vật Malaysia Thực vật dễ tổn thương
VI_open-0000000515
Science
Trichilia pallens là một loài thực vật thuộc họ Meliaceae. Loài này có ở Brasil và Paraguay. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Pires O'Brien, J. 1998. Trichilia pallens. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Trichilia Thực vật Brasil Thực vật Paraguay
VI_open-0000000516
Pets_and_Animals
Tetrorchidium microphyllum là một loài thực vật thuộc họ Euphorbiaceae. Đây là loài đặc hữu của Panama. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Mitré, M. 1998. Tetrorchidium microphyllum. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Thực vật Panama Tetrorchidium Thực vật cực kỳ nguy cấp
VI_open-0000000517
Science
Syzygium bourdillonii là một loài thực vật thuộc họ Myrtaceae. Đây là loài đặc hữu của Ấn Độ. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Syzygium bourdillonii. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Thực vật Ấn Độ B
VI_open-0000000518
Science
Solanum sibundoyense là một loài thực vật thuộc họ Solanaceae. Đây là loài đặc hữu của Colombia, chủ yếu có ở Sibundoy và vùng phụ cận, và thường mọc trong các khu rừng phủ mây, tại độ cao 1400-2300 mét. Trong tiếng Tây Ban Nha nó thường được gọi là tomate salvaje hoặc tomate silvestre, đôi khi còn được định danh là Cyphomandra sibundoyensis. Đây là loài cây nhỏ, cao 4–8 m. Rễ trơn hoặc lưa thưa lông măng, lông măng dài dưới 0,5 mm. Sử dụng Quả ăn được và có vị hấp dẫn. Đây là cây ra quả thuộc loại lớn nhất trong các cây thuộc tổ (sectio) Pachyphylla. Thịt quả ngọt, mọng nước, có vị ngon và lớp thịt quanh hạt có màu hơi tím bắt mắt. Mặc dù là ứng viên tốt để làm trái cây phổ biến, loài này khó trồng được ở đâu khác ngoài khu vực khí hậu đặc biệt phía nam Colombia nơi nó là loài bản địa. Xưa kia, quả còn được thổ dân thung lũng Sibundoy phía nam Colombia dùng để làm thuốc nhuộm màu đen, lam, hoặc vàng. Một số tài liệu còn cho rằng quả được dùng như thuốc trị giun. Trong đó, Schultes và Raffauf (1990) cho biết thổ dân Camsá ở thung lũng Sibundoy dùng nước sắc từ lá cây để làm thuộc trị giun. Chú thích Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Solanum sibundoyense. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Natural History Museum S Thực vật dễ tổn thương Trái cây nhiệt đới Thực vật đặc hữu Colombia
VI_open-0000000519
Food_and_Drink
Polystachya superposita là một loài thực vật thuộc họ Orchidaceae. Loài này có ở Cameroon và Guinea Xích Đạo. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Cheek, M. & Cable, S. 2000. Polystachya superposita. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. superposita
VI_open-0000000522
Science
Piper hylebates là một loài thực vật thuộc họ Piperaceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Chú thích Tham khảo Santiana, J. & Pitman, N. 2004. Piper hylebates. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Thực vật Ecuador H Thực vật dễ tổn thương
VI_open-0000000523
Science
Oriciopsis glaberrima là một loài thực vật thuộc họ Rutaceae. Đây là loài đặc hữu của Cameroon. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Oriciopsis glaberrima. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 22 tháng 8 năm 2007. Thực vật Cameroon Oriciopsis
VI_open-0000000525
Pets_and_Animals
Monnina loxensis là một loài thực vật thuộc họ Polygalaceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Chú thích Tham khảo Freire-Fierro, A. & Pitman, N. 2004. Monnina loxensis. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 22 tháng 8 năm 2007. Thực vật Ecuador Monnina Thực vật dễ tổn thương
VI_open-0000000527
Pets_and_Animals
Habenaria mossii là một loài thực vật thuộc họ Orchidaceae. Đây là loài đặc hữu của Nam Phi. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng đồng cỏ ôn đới. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Nguồn Pfab, M.F. & Victor, J. 2003. Habenaria mossii. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 8 năm 2007. Tham khảo Thực vật Nam Phi m
VI_open-0000000532
Science
Ficus muelleriana là một loài thực vật thuộc họ Moraceae. Đây là loài đặc hữu của Mozambique. Nó hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Ficus muelleriana. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 8 năm 2007. Thực vật Mozambique M
VI_open-0000000534
Science
Erythroxylum incrassatum là một loài thực vật thuộc họ Erythroxylaceae. Đây là loài đặc hữu của Jamaica. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Erythroxylum incrassatum. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 8 năm 2007. Thực vật Jamaica incrassatum Thực vật dễ tổn thương
VI_open-0000000536
Science
Anthurium manabianum là một loài thực vật]] thuộc họ Araceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống although efforts are now being made to prevent this. Chú thích Tham khảo Benavides, G. & Pitman, N. 2003. Anthurium manabianum. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 8 năm 2007. Thực vật Ecuador M Thực vật dễ tổn thương
VI_open-0000000539
Pets_and_Animals
Aloe argenticauda là một loài thực vật]] thuộc họ Aloaceae. Đây là loài đặc hữu của Namibia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng cây bụi khô khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới and vùng nhiều đá. Tham khảo Loots, S. 2004. Aloe argenticauda. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Downloaded 20 tháng 8 năm 2007. Thực vật Namibia A Thực vật đặc hữu Namibia
VI_open-0000000540
Pets_and_Animals
Dendropsophus bokermanni là một loài ếch thuộc họ Nhái bén. Loài này có ở Brasil, Colombia, Ecuador, Peru, và có thể cả Bolivia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đầm lầy, và đầm nước ngọt có nước theo mùa. Tham khảo Coloma, L.A., Ron, S., Castro, F., Rueda, J.V., Bolívar, W., Hoogmoed, M., Angulo, A., Monteza, J.I. & Azevedo-Ramos, C. 2004. Dendropsophus bokermanni. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Dendropsophus
VI_open-0000000541
Pets_and_Animals
Mỹ Lộc là một xã thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Diện tích và dân số Xã Mỹ Lộc có diện tích 3,80 km². Dân số của xã Mỹ Lộc: Theo Tổng điều tra dân số năm 1999: 4.649 người. Theo Tổng điều tra dân số năm 2009: 4.184 người với 1.195 hộ gia đình, gồm 1.988 nam và 2.196 nữ. Địa giới hành chính Xã Mỹ Lộc nằm ở phía tây nam của huyện Hậu Lộc. Phía đông giáp thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc; Phía nam giáp xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc; Phía tây giáp xã Hoằng Lương, huyện Hoằng Hóa; Phía bắc giáp các xã Tiến Lộc và Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc. Hành chính Xã Mỹ Lộc được chia thành 8 thôn: Trần Phú, Đại Hữu, Khoan Hồng, Liên hoan, Liên Minh, Liên Quy, Minh Đức, Vũ Thành. Giao thông Quốc lộ 10 chạy qua xã. Chú thích
VI_open-0000000542
Travel_and_Transportation
Quận Decatur là một quận thuộc tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo Stephen Decatur, Jr.. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số 3210 người. Quận lỵ đóng ở Oberlin. Quận được lập ngày 20/3/1873 và được tổ chức ngày 15/12/1879. Tham khảo Quận của Kansas
VI_open-0000000543
People_and_Society
Quận Tunica là một quận thuộc tiểu bang Mississippi, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo Tunica. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số 9227 người. Quận lỵ đóng ở Tunica. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích 1245 km2, trong đó có 67 km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ chính Interstate 69 U.S. Highway 61 Mississippi Highway 3 Mississippi Highway 4 Quận giáp ranh Quận Crittenden, Arkansas (bắc) Quận DeSoto (đông bắc) Quận Tate (đông) Quận Panola (đông nam) Quận Quitman (nam) Quận Coahoma & Quận Phillips, Arkansas (tây nam) Quận Lee, Arkansas (tây) Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, quận đã có dân số 9.227 người, 3.258 hộ gia đình, và 2.192 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 20 người trên một dặm vuông (8/km ²). Có 3.705 đơn vị nhà ở mật độ trung bình của 8 trên một dặm vuông (3/km ²). Cơ cấu chủng tộc của quận gồm 27,54% người da trắng, 70,15% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,11% người Mỹ bản xứ, 0,42% châu Á, Thái Bình Dương 0,07%, 0,96% từ các chủng tộc khác, và 0,75% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 2,53% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. Có 3.258 hộ, trong đó 33,30% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 33,90% là đôi vợ chồng sống với nhau, 26,90% có nữ hộ và không có chồng, và 32,70% là các gia đình không. 26,90% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 9,90% có người sống một mình 65 tuổi hoặc lớn tuổi hơn là người. Cỡ hộ trung bình là 2,80 và cỡ gia đình trung bình là 3,44. Trong quận, độ tuổi dân số được trải ra với 31,50% dưới độ tuổi 18, 10,90% 18-24, 27,40% 25-44, 20,20% từ 45 đến 64, và 10,10% từ 65 tuổi trở lên người. Độ tuổi trung bình là 31 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 91,10 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 85,90 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã được $ 23.270, và thu nhập trung bình cho một gia đình là $ 25.443. Phái nam có thu nhập trung bình $ 25.244 so với 18.104 $ đối với phái nữ. Các bình quân đầu người thu nhập cho quận là 11.978 $. Giới 28,10% gia đình và 33,10% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 43,40% những người dưới 18 tuổi và 32,50% của những người 65 tuổi hoặc hơn. Tham khảo Quận của Mississippi Quận của vùng đô thị Memphis Quận của Mississippi trên sông Mississippi Khởi đầu năm 1836
VI_open-0000000544
People_and_Society
Allobates caeruleodactylus là một loài ếch thuộc họ Dendrobatidae. Đây là loài đặc hữu của Brasil. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, sông ngòi, đầm nước ngọt, và đầm nước ngọt có nước theo mùa. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Caramaschi, U. & Rodrigues, M.T. 2004. Colostethus caeruleodactylus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Colostethus Động vật đặc hữu Brasil Allobates Động vật lưỡng cư Brasil
VI_open-0000000546
Pets_and_Animals
Peucedanum angustisectum là một loài thực vật có hoa thuộc họ Apiaceae. Loài này có ở Cameroon và Nigeria. Môi trường sống tự nhiên của chúng là đồng cỏ khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất thấp. Tham khảo Cheek, M. & Pollard, B.J. 2000. Peucedanum angustisectum. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 7 năm 2007. Peucedanum Thực vật Cameroon Thực vật Nigeria
VI_open-0000000547
Pets_and_Animals
Cầu Đông Trù là một cây cầu bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội, huyện Đông Anh ở phía bắc Hà Nội và phường Ngọc Thụy, quận Long Biên ở phía nam Hà Nội. Cầu nằm về phía tây của cầu Đuống. Cầu Đông Trù rộng 55 mét, dài 1.240 mét, trong đó cầu chính dài 500 mét, được xây dựng theo kiểu vòm ống thép. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10 tháng 9 năm 2006 và chính thức khánh thành ngày 9 tháng 10 năm 2014 sau 8 năm thi công.Tính đến 2022, đây là cầu rộng nhất Việt Nam Chú thích Tham khảo VnExpress ngày 10/9/2006, "Khởi công xây dựng cầu Đông Trù". Đông Trù Đông Trù Đông Trù
VI_open-0000000549
Travel_and_Transportation
, viết tắt là hoặc , là một trường đại học ở Minato, Tokyo, Nhật Bản. Đây là cơ sở giáo dục bậc cao lâu đời nhất của đất nước này, do Fukuzawa Yukichi thành lập vào năm 1858 ở Edo (nay là Tokyo) với mục đích ban đầu là giảng dạy về Tây học. Trường có 11 khuôn viên ở Tokyo và Kanagawa với 10 ngành học, bao gồm: Văn chương, Kinh tế, Luật, Kinh doanh và Thương mại, Y học, Khoa học và Kĩ thuật, Quản lý Chính sách, Thông tin Môi trường, Điều dưỡng và Chăm sóc Y tế, và Dược. Có mười bốn trường sau đại học (liệt kê dưới đây), các viện nghiên cứu, cơ sở trong và ngoài khuôn viên trường. Trường là một trong những thành viên của Dự án Đại học Toàn cầu do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tài trợ. Đại học Keio cũng là một trong những trường đại học thành viên của RU11 và APRU, đồng thời là một trong hai trường đại học duy nhất của Nhật Bản (cùng với Đại học Tokyo) là thành viên của Diễn đàn Lãnh đạo Đại học Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trường là nơi nhiều thành viên nội các Nhật Bản từng theo học, trong đó có các thủ tướng Koizumi Junichirō, Hashimoto Ryūtarō, Inukai Tsuyoshi, hai phi hành gia, sáu thành viên danh dự quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ, và một người đoạt giải Wolf. Đại học Keio cũng là nơi sản sinh ra số lượng CEO nhiều nhất của các công ty được liệt kê trong phần đầu tiên của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo và xếp thứ 53 (trên thế giới) trong số 100 Giám đốc điều hành toàn cầu hàng đầu, theo "Alma Master Index 2017" của Times Higher Education. Tổng quan Keio có thể lần về gốc tích về năm 1858, khi Fukuzawa Yukichi, người đã thụ hưởng nền giáo dục phương Tây tại Đại học Brown tại Hoa Kỳ, bắt đầu dạy tiếng Hà Lan khi là môn khách của gia tộc Okudaira. Năm 1868, ông đổi tên trường học thành Keio Gijuku và dành toàn bộ thời gian cho giáo dục. Mặc dù Keiō ban đầu vốn là một trường tư thục dạy về Tây học, nó đã mở rộng và thành lập khoa đại học đầu tiên vào năm 1890, và được biết đến như một học viện hàng đầu về giáo dục đại học tại Nhật Bản. Đây là trường đại học đầu tiên của Nhật Bản kỷ niệm 150 năm thành lập vào năm 2008. Keio có các trung tâm nghiên cứu hàng đầu. Nó có khoảng 30 trung tâm nghiên cứu nằm trong năm cơ sở chính của mình và tại các cơ sở khác để nghiên cứu cấp cao tại Nhật Bản. Viện nghiên cứu Đại học Keio tại SFC (KRIS) đã gia nhập MIT và viện nghiên cứu INRIA của Pháp trong việc quản lý hiệp hội W3C quốc tế. Sứ mệnh Fukuzawa tuyên bố sứ mệnh của Keio được hiển thị dưới đây, dựa trên bài phát biểu của ông tại bữa tiệc của cựu sinh viên vào ngày 1 tháng 11 năm 1896. Đại học Keio không chỉ đơn thuần là nơi theo đuổi học thuật. Sứ mệnh của nó là trở thành một nguồn cung cấp không ngừng nghỉ những nghị lực đáng kính, và là một kiểu mẫu về trí tuệ và đạo đức cho quốc gia, cũng như cho mỗi công dân, để áp dụng tinh thần này làm sáng tỏ bản chất của gia đình, xã hội và quốc gia. Chúng không chỉ nói lên bản chất này bằng lời nói, mà còn thể hiện nó bằng hành động, và bằng cách đó đưa Keio trở thành một nhà lãnh đạo của xã hội. Những câu nói đó đã được trao cho các sinh viên như ý muốn của ông, và được coi là biểu hiện đơn thuần cho sứ mệnh thực tế của Keio. Tu dưỡng học thuật Cộng tác viên của các hệ thống giáo dục hiện đại của Nhật Bản Keio được biết đến là học viện đầu tiên giới thiệu nhiều hệ thống giáo dục hiện đại tại Nhật Bản. Sau đây là các ví dụ: Keio là trường học đầu tiên của Nhật Bản giới thiệu mức học phí cố định hằng năm, được thiết kế bởi Fukuzawa. Trường ban đầu đã giới thiệu văn hóa ngôn luận cho Nhật Bản, điều mà Nhật Bản chưa từng có trước đây. Trường cũng đã xây dựng nhà diễn thuyết (speech house) sớm nhất của Nhật Bản là Nhà diễn thuyết Mita vào năm 1875. Đây được coi là trường đại học đầu tiên của Nhật Bản chấp nhận tiếp nhận sinh viên quốc tế. Keio đã tiếp nhận 2 sinh viên Triều Tiên vào năm 1881 như những sinh viên quốc tế đầu tiên của trường (và cũng là của Nhật Bản). 60 sinh viên Triều Tiên đã nhập học vào năm 1883 và 130 sinh viên Triều Tiên tiếp tục nhập học vào năm 1895. Dokuritsu Jison Keio đặt tiêu chí "" là nền tảng cho sự giáo dục của trường. Tiêu chí này có nghĩa là độc lập về thể chất và tinh thần, và tôn trọng chính mình để giữ đức hạnh bản thân. Độc lập và tự tôn cũng được coi là trạng thái tự nhiên và bản chất giáo dục của Fukuzawa. Hangaku Hankyo là một văn hóa độc đáo khác ở Keio. Vào cuối thời kỳ Edo và đầu thời kỳ Minh Trị, một số trường dự bị tư thục thường sử dụng sinh viên làm giáo viên trợ giảng, và chính sách này được gọi là "Học một nửa và giảng dạy một nửa". Keio ban đầu cũng đã sử dụng hệ thống này. Trong thời kỳ đầu của các trường dạy về Tây học như vậy, có rất nhiều điều để học không chỉ cho sinh viên mà còn cho chính các giáo sư. Do đó, đôi khi có những dịp mà các sinh viên đã học trước đó thực hiện công việc giảng dạy cho các sinh viên khác và thậm chí cả các giáo sư. Sau khi các hệ thống pháp lý phù hợp cho giáo dục đã được thiết lập, những tình huống như vậy đã biến mất. Tuy nhiên, Fukuzawa nghĩ rằng bản chất của học thuật đã và đang là học hỏi không ngừng, và việc hiểu biết nhiều hơn thì cung cấp nhiều những cơ hội học tập hơn. Keio tôn trọng suy nghĩ của ông và đưa nguyên tắc này vào "," rằng không nên có bất kỳ sự phân cấp nào giữa giáo viên và người học và tất cả những người ở Keio Gijuku đều ở trong cùng một đoàn hội. Vì lý do này, trường vẫn còn tồn tại một văn hóa, trong đó tất cả các giáo sư và giảng viên chính thức được gọi với kính ngữ "Kun" chứ không bao giờ gọi là "Giảng viên" hoặc "Giáo sư". Shachu no Kyoryoku cũng là một nét độc đáo của Keio. Năm 1879, Fukuzawa tuyên bố rằng thành công của Keio có được là nhờ sự hợp tác trong đoàn thể của họ và ý tưởng "Sự hợp tác trong một đoàn thể" ban đầu xuất phát từ bài viết này. Mọi người ở Keio thường nghĩ rằng tất cả những cá nhân liên quan đến Keio (ví dụ: giáo sư, sinh viên, cựu sinh viên và thành viên gia đình của họ) là một phần của đoàn thể của họ, vì vậy họ nên cố gắng giúp đỡ lẫn nhau như anh chị em. Văn hóa này thường thấy đặc biệt trong tổ chức cựu sinh viên có tên là Mita-Kai. Lịch sử được thành lập năm 1858 như một trường dạy về Tây học, tọa lạc ở một trong những khu nhà lớn ở Tsukiji bởi người sáng lập Fukuzawa Yukichi. Khởi phát của ngôi trường là một trường trong phiên dạy về Quốc học tên là Shinshu Kan, được thành lập vào năm 1796. Keio thay đổi tên gọi thành "Keio Gijuku" vào năm 1868, xuất phát từ niên hiệu "Keio" lúc đó của Thiên hoàng và "Gijuku" là dịch là "trường tư thục". Trường chuyển đến vị trí hiện tại vào năm 1871, thành lập khoa Y học vào năm 1873 và khoa đại học chính thức nghiên cứu về Kinh tế, Luật và Văn học vào năm 1890. Keio đã được hình thành cấu trúc của nó theo thứ tự thời gian sau đây. Một số điều đáng chú ý trong lịch sử hơn 150 năm của Keio được liệt kê dưới đây. Keio đã giới thiệu Hiromoto Watanabe đảm nhiệm vai trò hiệu trưởng danh dự đầu tiên của Đại học Đế quốc Nhật Bản (Đại học Tokyo) vào năm 1886. Ông là hiệu trưởng danh dự đầu tiên của một trường đại học được ủy quyền chính thức tại Nhật Bản. Keio đã gửi 6 sinh viên ra nước ngoài du học vào năm 1899. Cùng năm, trường tiếp nhận ba sinh viên quốc tế từ Ấn Độ, Đại Thanh, và Thái Lan. Tám sinh viên quốc tế đã nhập học từ Đài Loan (lúc đó đang trong tình trạng một thuộc địa của Đế quốc Nhật Bản kể từ 1895) vào năm tiếp theo. Keio có vinh dự được nhà thơ người Bengal Rabindranath Tagore viếng thăm và có bài phát biểu vào năm 1916. Keio có vinh dự được Albert Einstein viếng thăm khi ông trình bày một bài giảng về thuyết tương đối đặc biệt vào năm 1922. Đại học này chấp nhận sinh viên nữ nhập học kể từ năm 1946. Một bài báo được viết bởi sinh viên đại học Keio là tác giả chính được đăng trên tạp chí nghiên cứu Science vào năm 2006, điều này hiếm khi xảy ra với một sinh viên đại học. Keio có vinh dự được Hoàng tử Charles viếng thăm vào năm 2008. Hiệu trưởng Kể từ khi hệ thống hiệu trưởng thành lập năm 1881, Keio đã có 18 đời hiệu trưởng. Ghi chú Tham khảo K Đại học và cao đẳng tư thục ở Nhật Bản Đại học và cao đẳng ở Tokyo
VI_open-0000000550
Jobs_and_Education
Quận Greene là một quận thuộc tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số người. Quận lỵ đóng ở. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ chính Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Tham khảo Quận của Tennessee Khởi đầu năm 1783
VI_open-0000000551
People_and_Society
Yosepha Alomang (Mama Yosepha) là nhà bảo vệ môi trường người Indonesia thuộc tỉnh Papua Barat, một trong những nơi có đa dạng sinh học nhất trên hành tinh. Bà được thưởng Giải Môi trường Goldman năm 2001, cho các nỗ lực tổ chức cộng đồng kháng cự lại việc đào mỏ của công ty khai thác mỏ Freeport-McMoRan trên 3 thập kỷ, đã phá hoại các rừng mưa, làm ô nhiễm sông ngòi, và bắt các cộng đồng dân cư phải di chuyển đi nơi khác. Tham khảo Liên kết ngoài Yosepha Alomang Năm sinh thiếu Nhân vật còn sống Nhà bảo vệ môi trường Indonesia
VI_open-0000000553
People_and_Society
Quận Cuming là một quận thuộc tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số người. Quận lỵ đóng ở. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ chính Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Tham khảo Quận của Nebraska
VI_open-0000000554
People_and_Society
Phyllonorycter deschkai là một loài bướm đêm thuộc họ Gracillariidae. Nó được tìm thấy ở Alps ở độ cao giữa 500 và 1.750 mét. Có hai lứa trưởng thành một năm. Ấu trùng ăn Amelanchier ovalis, Cotoneaster integerrimus, Cotoneaster nebrodensis, Sorbus aria và Sorbus chamaemespilus. Chúng ăn lá nơi chúng làm tổ. Chú thích Tham khảo Phyllonorycter Côn trùng châu Âu
VI_open-0000000555
Pets_and_Animals
Quận Bath là một quận thuộc tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số 11.085 người. Quận lỵ đóng ở Owingsville. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích 736 km2, trong đó có 10 km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ chính Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận đã có dân số có 11.085 người, 4.445 hộ gia đình, và 3.195 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 40 trên một dặm vuông (15 / km2). Có 4.994 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 18 trên một dặm vuông (6,9 / km 2). Cơ cấu chủng tộc của dân cư sinh sống trong quận này bao gồm 96,87% người da trắng, 1,85% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,21% người Mỹ bản xứ, 0,02% ở châu Á, 0,40% từ các chủng tộc khác, và 0,66% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 0,80% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. Có 4.445 hộ, trong đó 32,30% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 57,70% là đôi vợ chồng sống với nhau, 10,30% có nữ hộ và không có chồng, và 28,10% là không lập gia đình. 25,30% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 12,00% có người sống một mình 65 tuổi hoặc lớn tuổi hơn. Cỡ hộ trung bình là 2,47 và cỡ gia đình trung bình là 2,93. Trong quận này cơ cấu độ tuổi dân cư được trải ra với 24,20% dưới độ tuổi 18, 8,60% 18-24, 28,80% 25-44, 23,80% từ 45 đến 64, và 14,60% từ 65 tuổi trở lên người. Độ tuổi trung bình là 37 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 97,60 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 94,80 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã đạt mức USD 26.018, và thu nhập trung bình cho một gia đình là USD 31.758. Phái nam có thu nhập trung bình USD 27.786 so với 20.986 USD của phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư quận là 15.326 USD. Có 16,40% gia đình và 21,90% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 29,60% những người dưới 18 tuổi và 21,20% của những người 65 tuổi hoặc hơn. Tham khảo Quận của Kentucky
VI_open-0000000558
People_and_Society
Bainbridge Island là một thành phố nằm trong quận Kitsap thuộc tiểu bang Washington, Hoa Kỳ. Thành phố này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, thành phố có dân số người. Lịch sử Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, thành phố có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Thông tin nhân khẩu Kinh tế Giáo dục Tham khảo Liên kết ngoài Thành phố của Washington (tiểu bang)
VI_open-0000000559
People_and_Society
Quận Cascade là một quận thuộc tiểu bang Montana, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số người. Quận lỵ đóng ở. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ chính Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân năm 2000, quận này đã có dân số 80.357 người, 32.547 hộ gia đình, và 21.448 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 12/km ² (30/sq mi). Có 35.225 đơn vị nhà ở mật độ trung bình của 5/km ² (13/sq mi). Thành phần chủng tộc của cư dân sinh sống trong quận gồm 90,72% người da trắng, 1,12% da đen hay Mỹ gốc Phi, 4,22% người Mỹ bản xứ, 0,81% châu Á, Thái Bình Dương 0,08%, 0,68% từ các chủng tộc khác, và 2,36% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 2,43% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. 22,5% là người gốc Đức, 11,1% người Ailen, Na Uy 10,2%, 8,8% gốc Anh và 7,7% gốc Mỹ theo điều tra dân số năm 2000. 95,4% nói tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha 1,7% và 1,1% tiếng Đức là ngôn ngữ đầu tiên của họ. Có 32.547 hộ, trong đó 32,20% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 52,30% là đôi vợ chồng sống với nhau, 9,90% có một chủ hộ nữ và không có chồng, và 34,10% là không lập gia đình. 28,80% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 10,90% có người sống một mình65 tuổi hoặc cao hơn. Cỡ hộ trung bình là 2,41 và cỡ gia đình trung bình là 2,97. Trong quận cơ cấu độ tuổi dân cư được trải ra với 26,00% dưới độ tuổi 18, 9,10% 18-24, 28,10% 25-44, 22,80% từ 45 đến 64, và 14,00% từ 65 tuổi trở lên người. Độ tuổi trung bình là 37 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 97,90 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 95,70 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đạt mức USD 32.971, và thu nhập trung bình cho một gia đình là USD 39.949. Phái nam có thu nhập trung bình USD 28.993 so với 20.970 USD đối với phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người là 17.566 USD. Có 10,40% gia đình và 13,50% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 18,60% những người dưới 18 tuổi và 8,40% của những người 65 tuổi hoặc cao hơn. Tham khảo Quận của Montana
VI_open-0000000560
People_and_Society
Quận Treasure là một quận thuộc tiểu bang Montana, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở [[Hysham]]. Quận được đặt tên theo. Dân số theo điều tra năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ là 861 người. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận này có diện tích 2549 km2, trong đó có 13 km2 là diện tích mặt nước. Các quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, quận này đã có dân số 861 người, 357 hộ gia đình, và 242 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là <1/km ² (1/sq mi). Có 422 đơn vị nhà ở mật độ trung bình của <1/km ² (<1/sq mi). Thành phần chủng tộc của cư dân sinh sống trong quận gồm 96,40% người da trắng, 0,12% da đen hay Mỹ gốc Phi, 1,63% người Mỹ bản xứ, 0,35% ở châu Á, 0,93% từ các chủng tộc khác, và 0,58% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 1,51% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. 29,2% là người gốc Đức, Na Uy 14,4%, 11,2% người Ailen, 9,2% và 5,5% người Mỹ gốc tiếng Anh theo điều tra dân số năm 2000. Có 357 hộ, trong đó 30,80% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 59,10% là đôi vợ chồng sống với nhau, 4,20% có một chủ hộ nữ không có mặt chồng, và 32,20% là không lập gia đình. 30,00% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 15,10% có người sống một mình65 tuổi hoặc cao hơn. Cỡ hộ trung bình là 2,41 và cỡ gia đình trung bình là 2,98. Trong quận cơ cấu độ tuổi dân cư được trải ra với 27,80% dưới độ tuổi 18, 5,00% 18-24, 23,20% 25-44, 27,30% từ 45 đến 64, và 16,70% từ 65 tuổi trở lên người. Độ tuổi trung bình là 42 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 104,00 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 101,90 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đạt mức USD 29.830, và thu nhập trung bình cho một gia đình là USD 34.219. Phái nam có thu nhập trung bình USD 22.750 so với 17.188 USD đối với phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người là 14.392 USD. Có 8,50% gia đình và 14,70% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 22,80% những người dưới 18 tuổi và 11,10% của những người 65 tuổi hoặc cao hơn. Tham khảo Quận của Montana
VI_open-0000000561
People_and_Society
Clarksburg, West Virginia là một thành phố thuộc tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ. Thành phố có diện tích km2, dân số là người. Clarksburg nằm ở 39 ° 16'53 "N 80 ° 21'05" W dọc theo Sông West Fork và rạch Elk. Theo Cục Thống Kê Dân số Hoa Kỳ, thành phố có tổng diện tích là 9,74 dặm vuông (25,23 km2), tất cả của nó đất. Clarksburg nằm ở vùng Tây Bắc của Tây Virginia. Nó nằm trong vùng sinh thái của cao nguyên Tây Allegheny. Clarksburg nằm ở ngã ba của Mỹ 50 và US 19, hai dặm về phía tây tiếp giáp của Mỹ 50 với Interstate 79. Thành phố này nằm ở độ cao 1.007 chân ở ngã ba của Elk Creek và sông Tây Fork của sông Monongahela. Tham khảo Thành phố của West Virginia
VI_open-0000000564
Jobs_and_Education
Asagumo (tiếng Nhật: 朝雲) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp tàu khu trục Asashio bao gồm mười chiếc được chế tạo vào giữa những năm 1930. Asagumo đã tham gia nhiều hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trước khi bị đánh chìm trong Trận chiến eo biển Surigao vào ngày 25 tháng 10 năm 1944. Thiết kế và chế tạo Được chấp thuận cho chế tạo trong khuôn khổ Chương trình Bổ sung Vũ khí Hải quân Nhật Bản thứ hai (Maru-2), những chiếc trong lớp tàu khu trục Asahio có kích thước lớn hơn và nhiều khả năng hơn so với lớp tàu khu trục Shiratsuyu dẫn trước, vì các nhà thiết kế hải quân Nhật Bản không còn bị gò bó trong những giới hạn của Hiệp ước Hải quân London. Những con tàu có kích cỡ tương đương tàu tuần dương hạng nhẹ này được thiết kế để tận dụng ưu thế dẫn đầu của Nhật Bản trong kỹ thuật ngư lôi, để tháp tùng lực lượng tấn công chủ lực của Hạm đội Nhật cũng như để tấn công cả ngày lẫn đêm nhắm vào Hải quân Hoa Kỳ, khi họ băng ngang Thái Bình Dương theo giả định của lý thuyết chiến lược Nhật Bản. Cho dù là một trong những lớp tàu khu trục mạnh mẽ nhất thế giới vào lúc hoàn tất, không có chiếc nào sống sót qua cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương. Asagumo được đặt lườn tại Xưởng đóng tàu Kawasaki ở Kobe vào ngày 23 tháng 12 năm 1936, được hạ thủy vào ngày [[5 tháng 11 năm 1937 và đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 3 năm 1938. Lịch sử hoạt động Lúc mở màn xung đột tại Thái Bình Dương, Asagumo nằm trong thành phần Hải đội Khu trục 9 tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Trong năm 1942 Asagumo tham gia Trận chiến eo biển Badung và Trận Midway, rồi sau đó được điều động tăng cường cho lực lượng Nhật Bản tại quần đảo Solomon. Trong tháng 8, Asagumo tham gia các hoạt động tăng cường lực lượng Nhật Bản tại Guadalcanal, và đến tháng 11 nó trở thành soái hạm của Hải đội Phóng lôi 4, vốn đã tham gia các cuộc đối đầu tại Solomon trong tháng 2 năm 1943 và tại biển Bismarck vào tháng 3. Cũng trong năm 1943, Asagumo tham gia vào việc rút lui lực lượng Nhật Bản khỏi đảo Kiska thuộc quần đảo Aleut trong tháng 7. Trong Trận chiến vịnh Leyte, Asagumo được phân về Lực lượng phía Nam dưới quyền Phó Đô đốc Shoji Nishimura. Trong Trận chiến eo biển Surigao vào ngày 25 tháng 10 năm 1944, Asagumo trúng phải ngư lôi phóng từ tàu khu trục USS McDermut, và bị chìm sau đó ở tọa độ . Asagumo được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 1 năm 1945. Tham khảo Chú thích Liên kết ngoài CombinedFleet.com: Asashio-class destroyers Ships of the Imperial Navy (Asashio Class Destroyer) Lớp tàu khu trục Asashio Tàu khu trục của Hải quân Đế quốc Nhật Bản Tàu khu trục trong Thế Chiến II của Nhật Bản Trận Midway Chiến dịch Guadalcanal Sự cố hàng hải năm 1944 Xác tàu đắm trong Thế Chiến II tại Thái Bình Dương
VI_open-0000000567
Sensitive_Subjects
Lesaka là một đô thị trong tỉnh và cộng đồng tự trị Navarre, Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là 54,7 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2009 là 2808 người với mật độ 21,33 người/km². Cự ly so với tỉnh lỵ là 75 km. Tham khảo Đô thị ở Navarre
VI_open-0000000570
Jobs_and_Education
Messier 75 (hay còn gọi M75 hoặc NGC 6864) là một cụm sao cầu trong chòm sao Nhân Mã. Pierre Méchain phát hiện ra nó vào năm 1780 và Charles Messier liệt kê nó vào danh lục các thiên thể giống sao chổi trong cùng năm. M75 nằm cách Trái Đất 67.500 năm ánh sáng và có đường kính vào khoảng 67 năm ánh sáng. Nó được xếp loại thành I, có nghĩa là nó là một trong những cụm sao cầu có độ tập trung sao dày đặc đã được biết tới. M75 có cấp sao tuyệt đối khoảng -8.5 hay sáng hơn Mặt Trời 180.000 lần. Tham khảo Liên kết ngoài Messier 75 @ SEDS Messier pages Messier 75, Galactic Globular Clusters Database page Messier 075 Messier 075 075 Messier 075
VI_open-0000000571
Science
Beamud là một đô thị trong tỉnh Cuenca, cộng đồng tự trị Castile-La Mancha Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là ki-lô-mét vuông, dân số năm 2009 là người với mật độ người/km². Đô thị này có cự ly km so với tỉnh lỵ Cuenca. Tham khảo Đô thị ở Cuenca
VI_open-0000000572
Jobs_and_Education
Calahorra tỉnh và cộng đồng tự trị La Rioja, phía bắc Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là 93,57 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2009 là 24876 người với mật độ 265,85 người/km². Đô thị này có cự ly 49 km so với Logroño. Calahorra (La Rioja) Web Site Tham khảo Calahorra (La Rioja) Đô thị ở La Rioja
VI_open-0000000573
Jobs_and_Education
Villa de Ves là một đô thị ở tỉnh Albacete nằm ở cộng đồng tự trị Castile-La Mancha của Tây Ban Nha. Đô thị Vilagrassa có diện tích là 55,54 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2009 là người với mật độ người/km². Đô thị Vilagrassa có cự ly km so với tỉnh lỵ Albacete. Tham khảo Đô thị ở Albacete
VI_open-0000000577
Jobs_and_Education
Prosotas dilata là một loài bướm xanh (chi Prosotas) thuộc họ Bướm xanh. Loài bướm này được tìm thấy trên quần đảo Nicobar của Ấn Độ. Bây giờ nó được coi là một phân loài của loài bướm Prosotas nora. Chú thích Tham khảo Beccaloni, G. W., Scoble, M. J., Robinson, G. S. & Pitkin, B. (Editors). 2003. The Global Lepidoptera Names Index (LepIndex). World Wide Web electronic publication. http://www.nhm.ac.uk/entomology/lepindex [accessed 14 tháng 10 năm 2006]. Evans, W.H. (1932) The Identification of Indian Butterflies. (2nd Ed), Bombay Natural History Society, Mumbai, India Marrku Savela's Website on Lepidoptera . Wynter-Blyth, M.A. (1957) Butterflies of the Indian Region, Bombay Natural History Society, Mumbai, India. D Bướm tại Ấn Độ
VI_open-0000000584
Pets_and_Animals
Schwerer Panzerspähwagen là tên một loại xe thiết giáp, sử dụng 6 hoặc 8 bánh hơi do Đức Quốc xã thiết kế và sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Trong quân đội Đức Quốc xã, các loại xe thiết giáp được sử dụng trong các sư đoàn kỵ binh với vai trò là xe do thám. Chúng được cử đi do thám và chụp ảnh chuyển về cho các đơn vị quân đội để nghiên cứu lực lượng và địa điểm của địch. Các loại xe này thường không đối đầu trực diện được với các loại xe tăng nhưng chúng vẫn có thể tiêu diệt các xe do thám khác của địch nếu như cần thiết. Lịch sử Nếu so với các loại xe do thám khác thì Panzerspähwagen khá nặng và mang nhiều vũ khí nhưng tốc độ tối đa của nó có thể đạt đến 85 km/h. Dòng đầu tiên với 6 bánh được lắp ráp dựa trên khung xe háp-trắc với lớp giáp bọc mỏng ở phía trước, đến năm 1937, chúng được thay thế bởi dòng 8 bánh. Dòng này được thêm mã hiệu Sd.Kfz, tên xác định thường là 6-Rad và 8-Rad (có nghĩa là 6 bánh và 8 bánh). Những chiếc xe bọc giáp này lần đầu tiên hoạt động tại chiến dịch Ba Lan và Pháp. SP được trang bị thêm điện đàm nhằm liên lạc với bộ binh để tăng sức chiến đấu khi di chuyển trong nội thành. Trong các giai đoạn sau của Thế chiến thứ hai, SP hoạt động ở cả Bắc Phi và Liên Xô. Đặc biệt chúng được tận dụng trong các khu vực có khí hậu ẩm ướt, bùn lầy. Tại Liên Xô, 150 chiếc Sd.Kfz.232 lần đầu tiên hoạt động trong các chiến dịch vào mùa mưa. Tại chiến trường Bắc Phi, cát và sức nóng làm cho sức bền của động cơ bị giảm xuống. Loại SP 8 bánh được Rommel sử dụng rất nhiều với vai trò là xe do thám và đã thực hiện nhiệm vụ rất tốt. Lớp giáp bọc Sd.Kfz.232 có lớp giáp bọc mỏng 15 mm có hướng xiên làm bằng sắt bồi tích đặc ở mặt trước, 8 mm ở mặt bên, 6 mm-5 mm ở đỉnh tháp pháo và 10 mm ở mặt sau. Lớp giáp bọc này được thêm vào nhằm bảo vệ xe trước hoả lực của bộ binh và đạn HE nhẹ, SP dễ dàng bị huỷ diệt bởi các loại pháo tự hành chống tăng hạng nặng và pháo tăng từ 30 mm trở lên. Sau chiến dịch nước Pháp, lớp giáp bọc cách quãng được thêm vào dĩa trước. Lớp giáp bọc mặt trước được tăng lên 30 mm ở phiên bản Sd.Kfz.234. Nhưng nó không được thiết kế để đối đầu với các loại pháo tự hành chống tăng và xe tăng. Vũ khí Sd.Kfz.232 được trang bị một khẩu pháo tự động 2 cm KwK 30 L/55. Khẩu pháo này được dựa trên khẩu pháo phòng không 2 cm FlaK 30.KwK 30 có đạt tốc độ bắn 280 viên/phút. Loại pháo 2 cm thường không được nâng cấp để xuyên thủng giáp xe tăng nhưng một số phiên bản sau như Sd.Kfz.234 Puma được trang bị pháo tự động 5 cm-có thể xuyên thủng giáp trước của đa số các loại xe bọc giáp và tăng hạng nhẹ của Đồng Minh. Tuy nhiên, pháo chính của các loại xe bọc thép thường là để bảo vệ kíp chiến đấu trong các trường hợp cần thiết chứ không phải đối đầu với các loại tăng. Pháo tự động 2 cm sử dụng đạn nổ công phá nên có thể tiêu diệt được bộ binh và xe vũ trang không bọc giáp. Về sau, nó được trang bị đạn APDS, nhưng chỉ một số ít được sản xuất và di chuyển. Động cơ Phiên bản Sd.Kfz.232 sử dụng động cơ Büssing-NAG L8V-G (8 xi-lanh; công suất 155 mã lực; sử dụng dầu), khi chạy hết công suất, xe có thể đạt đến vận tốc 85 km/h và tầm 300 km. Kíp chiến đấu SP có kíp chiến đấu gồm 4 người. Chỉ huy và pháo thủ ngồi trong tháp pháo. Phiên bản 8 bánh có thay đổi chút ít, lái xe ngồi phía trước, lái xe phụ ngồi phía sau xe. Phiên bản sáu bánh Phiên bản 6 bánh được sản xuất từ năm 1932-1937. Tên kĩ thuật chính thức của nó là Sonderkraftfahrzeug(tiếng Anh:special purpose vehicle-tạm dịch:phương tiện có mục đích đặc biệt). Sd.Kfz.231 Phiên bản xe bọc giáp đầu tiên của Đức, Sd.Kfz.231 được lắp ráp dựa trên khung xe háp-trắc 6x4.231 được trang bị pháo tự động 2 cm KwK 30 L/55 và một súng máy Maschinengewehr 13. Phiên bản này có 2 lái xe, một người ngồi trước và một người ngồi sau khiến cho xe có thể di chuyển về phía trước và sau tuỳ theo trường hợp (rất có lợi trong các nhiệm vụ do thám). 231 được tham gia hoạt động từ năm 1932 và bị thay thế vào năm 1937 bằng các loại xe bọc giáp 8 bánh mới. Mặc dù bị thay thế nhưng chúng vẫn được lực lượng Aufklärungs(do thám) sử dụng trong chiến dịch Ba Lan, trận chiến nước Pháp và cuộc hành quân khổng lồ Barbarossa. Sau khi được nghỉ hưu, số xe này được sử dụng với mục đích luyện tập và đảm bảo an ninh trong nước. Kíp chiến đấu của 231 gồm 5 người: chỉ huy - pháo thủ - lái xe trước - lái xe sau - người điều khiển rađiô. Sd.Kfz.232 Phiên bản 232 được trang một rađiô tầm trung Fu. Ger.11 SE 100 và một rađiô tầm ngắn Fu. Spr. Ger. "a". 232 đặc biệt hơn các bản khác vì có hệ thống ăng-ten dày đặc khắp xe, chia cắt phần lớn các phần chính. Ở điểm mà ăng-ten tiếp xúc với bản lề tháp pháo tạo thành một khu vực hoạt động thuận lợi cho dây ăng-ten, tuy nhiên việc này không cản trở việc tháp pháo quay 360 độ sang hai bên. Sd.Kfz.263 Phiên bản này được trang bị rađiô "Funkspähwagen", loại rađiô có dây nối đặc biệt dài và thêm một người điều khiển rađiô. Để đủ chỗ lắp hệ thống rađiô mới, 263 không được trang bị tháp pháo, toàn bộ phần thân được nâng lên, toàn bộ phần thân trên chỉ còn duy nhất một khẩu súng máy lắp trên ổ bi. Ở hệ 8 bánh xích, cũng có một phiên bản 263 khác. Phiên bản 8 bánh Sd.Kfz.231 Phiên bản 8 bánh này chủ yếu dựa trên phiên bản 6 bánh (như đã dẫn ở trên). Phần thân được sắp xếp lại sao cho lái xe chính/phụ và người điều khiển rađiô ra giữa, động cơ được di chuyển ra đằng sau xe;xe tải 3 trục bánh được thay thế bằng loại xe tải 2 trục bánh (mỗi trục gồm 4 bánh), cơ cấu dẫn động được thiết kế lại nhằm hỗ trợ một cách tốt nhất cho hệ thống lái. Tháp pháo cũng được chỉnh lại thành hình lục giác nhằm tăng dung lượng bên trong lên. Vũ khí vẫn giữ nguyên. Sd.Kfz.232 Mẫu 232(8 bánh) được sản xuất từ năm 1938 tới năm 1943, đến khi nó được thay thế bởi Sd.Kfz.234/2 Puma. Mặc dù bị thay thế nhưng 232 vẫn được cải tiến hệ thống điện đàm để tái sử dụng, thay thế dây cáp và ăng-ten. 232 được trang bị pháo tự động 2 cm KwK 30 L/55 có vận tốc đầu đạn 899 m/s, vũ khí phụ của nó là khẩu súng máy 7.92 mm Maschinengewehr 34. Sd.Kfz.233 Phiên bản 233 được trang bị một pháo chính ngắn 7.5 cm KwK 37 L/24 (còn có biệt danh là "Stumpy") với tháp pháo mở. Khoảng 109 chiếc được sản xuất thông qua kế hoạch Büssing-NAG từ tháng 12/1942 - tháng 10/1943. Khoảng 10 chiếc nữa được cải biến dựa trên các bản 231/232 vào tháng 10/1942. Dòng này tham gia hoạt động từ năm 1942 đến hết cuộc chiến. Dòng Sd.Kfz được chia ra làm từng tiểu đoàn gồm 6 chiếc. Sd.Kfz.234 Dòng 234 hoàn toàn khác biệt so với các dòng Sd.Kfz khác, nó có nhiều điểm tương đồng với dòng Sd.Kfz.232/3. Nó được lắp ráp động cơ diesel Tatra. Điểm khác biệt duy nhất ở phiên bản này chính là tấm chắn bùn đơn (1 tấm) so với tấm chắn bùn đôi (2 tấm) của dòng 232. Sd.Kfz.234/1 Phiên bản này được trang bị một pháo tự động chính 2 cm KwK 38 L/55 và một súng máy đồng trục 7.92 mm Maschinengewehr 34 hoặc MG 42. Đỉnh tháp pháo được thiết kế cao lên để bảo vệ khỏi lựu đạn bộ binh bằng một lớp bệ liên hợp. Sd.Kfz.234/2 Puma Phiên bản Puma có lắp tháp pháo và trang bị pháo chính 5 cm KwK 39/1 L/60, rất giống với vũ khí chính của xe tăng Panzer III. Puma nặng gần 12 tấn nhưng vẫn đạt tốc độ 85 km/h. Nó là một trong những phiên bản xe bọc thép nặng nhất. Trong trường hợp khẩn cấp, người điều khiển rađiô vẫn có thể dùng cần và quay ngược xe về sau. Việc sản xuất bắt đầu từ năm 1943 và kết thúc khoảng giữa năm 1944. Ba biến thể 234 được duy trì sản xuất đến cuối cuộc chiến. Sd.Kfz.234/3 Phiên bản này có nhiều điểm tương đồng với bản Sd.Kfz.233, trang bị pháo chính ngắn 7.5 cm KwK 37 L/24 với thiết kế tháp pháo mở. Loại pháo chính không đủ mạnh để xuyên thủng giáp các loại xe tăng hạng trung và nặng. Nó được dùng với vai trò hỗ trợ bộ binh.Mặc dù được khuyến cáo là tránh xa khỏi các loại xe tăng và xe bọc giáp hạng nặng nhưng 234/3 vẫn có thể phản công trong trường hợp cần thiết. Sd.Kfz.234/4 Một biến thể khác của dòng 8 bánh, được trang bị pháo chính chống tăng 7.5 cm PaK 40 L/46 với tháp pháo thiết kế nắp mở. Biến thể này có nhiều điểm tương đồng với pháo tự hành chống tăng Marder với lớp giáp bọc khá mỏng, tháp pháo được thiết kế mở;với những tính năng trên khiến cho bản 234/4 không thể xuyên giáp được các loại tăng. Sd.Kfz.263 Phiên bản 8 bánh với tháp pháo trên được sửa lại với một khẩu súng máy 7.92 mm Maschinengewehr 34.263 được trang bị hệ thống rađiô với bệ ăng-ten nằm. 263 được dựa trên sê-ri Sd.Kfz.232/3. Ngoài phiên bản 8 bánh, cũng có một phiên bản 6 bánh Sd.Kfz.263. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài SdKfz 231 6-rad at WWII vehicles SdKfz 231 / 233 8-rad at WWII vehicles SdKfz 234 at WWII vehicles Summary of all SdKfz at WWII vehicles Xe bọc thép Xe bọc giáp của lực lượng Đức Quốc xã trong thế chiến II
VI_open-0000000586
Sensitive_Subjects
Belenois gidica (tên tiếng Anh African Veined White hoặc Pointed Caper) là một loài bướm thuộc họ Pieridae. Chúng được tìm thấy ở vùng sinh thái châu Phi nhiệt đới. Sải cánh dài 40–55 mm đối với con đực và 40–53 mm đối với con cái. Loài bướm này bay quanh năm. Ấu trùng ăn các loài Boscia, Capparis, và Maerua. Phụ loài Các phụ loài sau được công nhận: B. g. gidica B. g. hypoxantha B. g. abyssinica Hình ảnh Tham khảo Pierini
VI_open-0000000587
Pets_and_Animals
Road Rash là tên của một loại trò chơi điện tử về đua xe moto (Người Việt Nam gọi là "Đua Xe Lậu") của hãng Electronic Arts, trong đó người chơi nhập vai vào một tay đua xe và tham gia vào các cuộc đua trên đường phố một cách bạo lực bất hợp pháp. Trò chơi đã được phát hành bởi hãng Sega Mega Drive / Genesis, nhưng sau đó đã được thay bằng một số hệ thống khác. Loạt sáu trò chơi khác nhau đã được phát hành 1991-1999, và vào năm 2004 (được cấp giấy phép cho Game Boy Advance phát hành). Road Rash và hai phần tiếp theo của nó sau này xuất hiện trên các bộ sưu tập EA Replay cho PSP. Trò chơi này có thể thực hiện trên máy tính cá nhân hoặc hệ máy PS Đây là trò chơi đua xe máy rất thú vị và được nhiều người yêu thích. Chương trình nhỏ gọn chỉ cần giải nén, chạy file giả lập DOS và chơi trên các hệ điều hành XP bình thường. Tên của trò chơi dựa trên thuật ngữ tiếng lóng mô tả sự ma sát gây bỏng nghiêm trọng có thể xảy ra ở một vụ ngã xe máy ở tốc độ cao. Mặc dù đã được làm từ rất lâu và bây giờ có nhiều dòng game đua xe máy khác nhưng khi chơi lại Road Rash người ta vẫn có thể cảm nhận được sự sôi động của game. Những pha rượt đuổi ngoạn mục gay cấn, những cú đá,những lần phang dùi cui khiến game nổi bật bởi cần có sự khéo léo mới có thể vượt qua đối thủ chứ không đơn thuần là tốc độ. Tổng quan Trong trò chơi này, các tay đua cạnh tranh trong các cuộc đua trên đường bất hợp pháp và phải hoàn thành phần chơi trong 3 vị trí dẫn đầu để được qua màn tiếp theo. Mức độ khó tăng theo các màn, các đối thủ chạy nhanh hơn, chiến đấu khó khăn hơn và các đường đua lâu hơn và nguy hiểm hơn. Người thắng trong mỗi chặng đua được thưởng một số tiền nhất định để mua sắm các xe máy tốt hơn đó là cần thiết để cho cuộc đua khốc liệt. Trò chơi kết thúc nếu người chơi không thể trả tiền cho việc sửa chữa khi xe máy của họ bị hư, hỏng, hoặc không thể nộp tiền phạt khi bị bắt. Trong mỗi màn chơi, các tay đua không những phải chiến đấu với nhau mà phải đối phó với cảnh sát giao thông khi những người này quyết tâm bắt cho được các tay đua. Bên cạnh tốc độ cao, không không gian rộng, nó còn hấp dẫn bởi yếu tố chiến đấu. Người chơi có thể chiến đấu với các tay đua khác với nhiều loại vũ khí hoặc bằng tay hay đạp các tay đua khác khiến họ trật hướng, đâm vào các chướng ngại để loại khỏi vòng chiến đấu. Các tay đua đầu tiên sẽ bắt đầu với chỉ mình hoặc tay chân của mình, hoặc có thể lấy một vũ khí từ tay đua khác. Các loại vũ khí như dùi cui, xích sắt, nhị khúc côn, dao găm... Người chơi phải chú ý đến người đi bộ và những trở ngại bên lề đường vì có thể đâm vào và tai nạn. Một số màn trong trò chơi Sierra Nevada Pacific Coast Redwood Forest Palm Desert Grass Valley Tham khảo Ký tên thỉnh nguyện cho sự phát triển của một phần mới của trò chơi RoadRash (2013) Road Rash Sega Game Gear Manual. U.S. Gold. năm 1991, trang 12. "Road Rash Technical Details". GameSpot. http://uk.gamespot.com/genesis/driving/roadrash/index.html?tag=tabs;summary . Truy cập 2007-10-12. "Electronic Arts and BAM Magazine Announce the Road Rash Music Search". Business Wire. 1999-05-28. http://findarticles.com/p/articles/mi_m0EIN/is_1999_May_28/ai_54745614. Truy cập 2007-10-12. Brown, Matt. "Road Rash: Review by Matt Brown". ibiblio. http://www.ibiblio.org/GameBytes/issue21/creviews/rrash1.html. Truy cập 2007-12-26. "Electronic Arts and Atlantic Records Sign Licensing Agreement for Road Rash 3D". Business Wire. Ngày 10 tháng 3 năm 1980 https://archive.today/20120708203604/findarticles.com/p/articles/mi_m0EIN/is_1998_March_10/ai_20369904/ Retrieved Ngày 12 tháng 10 năm 1997. Rignall, Julian (September 1991), "Road Rash Review from Mean Machines", Mean Machines (EMAP) "Road Rash Review from Amiga Format author=Jackson, Neil", Amiga Format (Future Publishing), Tháng 12 năm 1992 "Road Rash Review from CU Amiga", CU Amiga (EMAP), Tháng 11 năm 1992 Campbell, Stuart (July 1992), "Road Rash review from Amiga Power", Amiga Power Electronic Gaming Monthly's Buyer's Guide. Năm 1995. "Road Rash: Jailbreak". GameFAQs: PlayStation. http://www.gamefaqs.com/ps/198493-road-rash-jailbreak/data. Truy cập 2010-08-08. "Road Rash: Jailbreak (Game Boy Advance)". GameFAQs: Game Boy Advance. http://www.gamefaqs.com/gba/539990-road-rash-jailbreak. Truy cập, ngày 08 tháng 08 năm 2010. "Road Rash: Jailbreak (Game Boy Advance)". IGN: Gameboy. http://gameboy.ign.com/objects/552/552010.html . Truy cập ngày 08 tháng 08 năm 2010. "Road Rash Jailbreak Review". Metacritic. http://www.metacritic.com/games/platforms/gba/roadrashjailbreak . Truy cập 2007-10-12. Sinclair, Brendan (2006-08-31). "EA confirms Retro Replay". GameSpot. http://www.gamespot.com/news/6156902.html. Truy cập 2007-10-12. Trò chơi trên Windows Trò chơi điện tử đua xe Trò chơi của Electronic Arts Trò chơi điện tử năm 1991 Thương hiệu trò chơi điện tử
VI_open-0000000595
Games
Micropterigidea là một họ bướm đêm duy nhất trong siêu họ Micropterigoidea, gồm khoảng 20 chi còn tồn tại. Chúng được xem là các loài nguyên thủy hiện còn tồn tại thuộc bộ Lepidoptera (Kristensen, 1999). Chú thích Tham khảo Kristensen, N. P. và E. S. Nielsen. 1979. A new subfamily of micropterigid moths from South America. A contribution to the morphology và phylogeny of the Micropterigidae, with a generic catalogue trong họ (Lepidoptera: Zeugloptera). Steenstrupia 5(7):69-147. Kristensen, N.P. (1999). The non-Glossatan Moths. Ch. 4, các trang 41–49 in Kristensen, N.P. (Ed.). Lepidoptera, Moths và Butterflies. Volume 1: Evolution, Systematics, và Biogeography. Handbuch der Zoologie. Eine Naturgeschichte der Stämme des Tierreiches / Handbook of Zoology. A Natural History of the phyla of the Animal Kingdom. Band / Volume IV Arthropoda: Insecta Teilband / Part 35: 491 pp. Walter de Gruyter, Berlin, New York. Tài liệu Firefly Encyclopedia of Insects và Spiders, edited by Christopher O'Toole, ISBN 1-55297-612-2, 2002 Liên kết ngoài Tree of Life Microleps U.S.A. Nearctic Bướm đêm
VI_open-0000000597
Pets_and_Animals
The Trefoil Thick-horned Tinea or Large Clover Case-bearer (Coleophora trifolii) là một loài bướm đêm thuộc họ Coleophoridae. Nó được tìm thấy ở châu Âu, Bắc Phi, Tiểu Á, Afghanistan và Bắc Mỹ. Sải cánh dài 15–20 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 6 đến tháng 7. They are day-active. Ấu trùng ăn the seeds of Melilotus species (bao gồm Melilotus officinalis và Melilotus altissima). Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài UKmoths Fauna Europaea Coleophora Côn trùng châu Âu
VI_open-0000000599
Pets_and_Animals
Carmenta mimosa là một loài bướm đêm thuộc họ Sesiidae. Nó là loài bản địa của Trung Mỹ (México, Honduras và Nicaragua), but has been introduced to Lãnh thổ Bắc Úc của Úc năm 1989. Ấu trùng ăn Mimosa pigra. Tham khảo Liên kết ngoài Australian Faunal Directory Australian Insects Carmenta mimosa Factsheet Classification of the Superfamily Sesioidea (Lepidoptera: Ditrysia) Carmenta
VI_open-0000000602
Pets_and_Animals
Synanthedon vespiformis (tên tiếng Anh: Yellow-legged Clearwing) là một loài bướm đêm thuộc họ Sesiidae. Nó được tìm thấy ở miền Cổ bắc. Sải cánh dài 18–20 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 4 đến tháng 9 tùy theo địa điểm. Ấu trùng ăn các loài sồi, but also from the genera Populus, Aesculus và Salix. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Yellow-legged Clearwing at UKmoths Động vật được mô tả năm 1761 Synanthedon Côn trùng châu Âu
VI_open-0000000603
Pets_and_Animals
Lampronia flavimitrella là một loài bướm đêm thuộc họ Prodoxidae. Nó được tìm thấy ở hầu hết Europe, with the exception of Iceland, Ireland, bán đảo Iberia và hầu hết the Balkan Peninsula. Sải cánh dài 13–15 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 5 đến tháng 6 và are active in the afternoon sunshine. Ấu trùng có thể ăn Rubus idaeus và Rubus caesius. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Fauna Europaea Lepidoptera of Belgium Lampronia Côn trùng châu Âu
VI_open-0000000604
Pets_and_Animals
Trifurcula iberica là một loài bướm đêm thuộc họ Nepticulidae. Nó được tìm thấy ở two specimens from the Spanish Pyrenees và Sierra Nevada. Sải cánh dài 6-7.2 mm đối với con đực. Adults were được tìm thấy ở vùng núi at medial (900 meters) và high altitude (1,700 meters) in tháng 7. Tham khảo Liên kết ngoài Nepticulidae và Opostegidae of the world Trifurcula
VI_open-0000000608
Pets_and_Animals
Eumorpha triangulum là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Nó sống ở México, Costa Rica, và Bolivia. Loài bướm này được tìm thấy mặc dù Mỹ Latinh; cụ thể là Mexico, Belize, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Panama, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia, Argentina và có thể là đông nam Paraguay. Miêu tả Sải cánh là 99–119 mm đối với con đực và 103–130 mm đối với con cái. Nó tương tự như Eumorpha anchemolus, nhưng kiểu màu hình phía trên cánh trước thì tương phản và đa dạng hơn. Có một vị trí nổi bật trên đĩa được tìm thấy trên khu vực trâu xanh lục của hindwing upperside Cá thể trưởng thành bay quanh năm. Ấu trùng ăn Saurauia montana và Cissus rhombifolia, cũng như các loài Actinidiaceae. Chúng có sừng hậu môn phát triển tốt ở vùng đầu tiên, trở nên ít nổi bật hơn khi ấu trùng phát triển. Liên kết ngoài Eumorpha triangulum Sphingidae of the Americas Tham khảo Eumorpha
VI_open-0000000612
Pets_and_Animals
Bretagne là một thiết giáp hạm của Hải quân Pháp, và là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm Bretagne. Nó được đặt tên theo khu vực hành chính Bretagne của nước Pháp, và đã phục vụ tại Địa Trung Hải trong cả Chiến tranh thế giới thứ nhất lẫn thứ hai. Nó bị tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh đánh chìm tại cảng Mers-el-Kébir vào tháng 7 năm 1940. Thiết kế và chế tạo Bretagne được chế tạo tại Xưởng vũ khí Brest, được đặt lườn vào ngày 1 tháng 7 năm 1912 và hạ thủy vào ngày 21 tháng 4 năm 1913. Nó được hoàn tất vào tháng 9 năm 1915. Giống như các tàu chị em, Bretagne được trang bị dàn pháo chính kiểu hải pháo 340 mm/45 Modèle 1912 mới, nguyên của lớp thiết giáp hạm Normandie bị hủy bỏ, gồm mười khẩu bố trí trên những tháp pháo đôi: hai phía trước và hai phía sau trên trục giữa bắn thượng tầng, và một tháp pháo giữa tàu có thể bắn qua cả hai phía mạn tàu. Thoạt tiên được vận hành bằng động cơ turbine đốt than, Bretagne được cải biến sang đốt dầu một phần từ năm 1921 đến 1925, rồi được tái cấu trúc từ năm 1932 đến năm 1934. Trong khi các nồi hơi mới cung cấp công suất lên đến 43.000 mã lực, nó chỉ giúp tăng tốc độ tối đa thêm đôi chút đến 21 knot. Lịch sử hoạt động Phục vụ tại Địa Trung Hải trong cả hai cuộc thế chiến, Bretagne đi đến Mers-el-Kebir sau khi Pháp thua trận năm 1940. Người Anh lo ngại việc hạm đội mạnh đáng kể của Pháp rơi vào tay Đức Quốc xã, nên đã cho tách ra một lực lượng, bao gồm các thiết giáp hạm HMS Valiant và HMS Resolution cùng tàu chiến-tuần dương HMS Hood, đi đến cảng Mers-el-Kebir. Sau khi tối hậu thư từ phía Anh buộc phải gia nhập lực lượng Đồng Minh, hay đầu hàng tại một cảng Anh hay một nước trung lập bị từ chối, lực lượng Anh nổ súng vào ngày 3 tháng 7 năm 1940. Bretagne bị nổ tung và chìm ngay loạt đạn pháo đầu tiên bắn trúng, khiến 977 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Được trục vớt vào năm 1952, Bretagne được tháo dỡ sau đó. Tham khảo Thư mục Anthony Preston, An Illustrated History of the Navies of World War II (Bison Books Ltd., London, 1976) ISBN 0-600-36569-7 French battleship Bretagne: Ships of Brawling Battleships Steel (HTML) Accessed 11 August 2007. Liên kết ngoài Profile drawing of the battleship Bretagne (HTML) Lớp thiết giáp hạm Bretagne Thiết giáp hạm của Hải quân Pháp Thiết giáp hạm trong Thế Chiến I Thiết giáp hạm trong Thế Chiến II Xác tàu đắm tại Địa Trung Hải Sự kiện hàng hải 1940 Xác tàu đắm Algérie
VI_open-0000000614
Sensitive_Subjects
The Locust Twig Borer (Ecdytolopha insiticiana) là một loài bướm đêm thuộc họ Tortricidae. Nó được tìm thấy ở Bắc Mỹ, bao gồm Pennsylvania, Iowa, West Virginia, Arkansas, Massachusetts, New York và Ontario. Sải cánh dài 20–25 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 5 đến tháng 8. Ấu trùng ăn Robinia pseudoacacia. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Bug Guide Parasitoids Reared from the Locust Twig Borer Images Ecdytolopha
VI_open-0000000616
Pets_and_Animals
Bibasis gomata (tên tiếng Anh: pale green awlet), là một loài bướm ngày thuộc họ Bướm nhảy. Nó được tìm thấy ở Đông Bắc Ấn Độ, Ghat Tây và một phần của Đông Nam Á. Loài bướm này được Vane-Wright và de Jong (2003) gán lại vào chi Burara và được họ coi là Burara gomata. Phân bố Nó phân bố từ Ấn Độ, Myanmar, bán đảo Mã Lai, Philippines và quần đảo Indonesia. Ở Ấn Độ, loài bướm này được tìm thấy ở Nam Ấn Độ đến Bắc Canara, và dọc theo dãy Himalaya từ Sikkim đến Assam và về phía đông đến Myanmar. Nơi địa phương điển hình là Darjeeling ở phía bắc Tây Bengal. Tình trạng Loài này hiếm ở Nam Ấn Độ nhưng không hiếm ở Himalayas. Mô tả Nó có sải cánh từ 50 đến 55 mm. Edward Yerbury Watson (1891)đưa ra một mô tả chi tiết: Thói quen Nó là loài hoạt động lúc bình mình và hoàng hôn. Cây ký chủ Ấu trùng đã được ghi nhận ăn các loài Schefflera venulosa, Schefflera wallichiana, Ribesiodes garciniaefolium, Schefflera lucidum, Schefflera lurida, ngũ gia bì chân chim, Trevesia sundaica, Embelia garciniaefolia và Horsfieldia. Chú thích Tham khảo Bản in Watson, E. Y. (1891) Hesperiidae indicae. Vest và Co. Madras. Trực tuyến Brower, Andrew V. Z. and Warren, Andrew, (2007). Coeliadinae Evans 1937. Version ngày 21 tháng 2 năm 2007 (temporary). http://tolweb.org/Coeliadinae/12150/2007.02.21 trong đồ án The Tree of Life Web, http://tolweb.org/ G Bướm tại Ấn Độ G
VI_open-0000000618
Pets_and_Animals
The Donnysa Skipper or Varied Sedge Skipper (Hesperilla donnysa) là một loài bướm ngày thuộc họ Hesperiidae. Nó được tìm thấy ở the Lãnh thổ Thủ đô Úc, New South Wales, Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria và Tây Úc. Sải cánh dài khoảng 30 mm đối với con đực và 35 mm đối với con cái. Ấu trùng ăn various sword grass species, bao gồm Gahnia sieberiana. Other recorded food plants include Gahnia decomposita, Gahnia aspera, Gahnia clarkei, Gahnia deusta, Gahnia erythrocarpa, Gahnia filifolia, Gahnia grandis, Gahnia lanigera, Gahnia microstachya, Gahnia radula, Gahnia subaequiglumis và Gahnia trifida. Phụ loài Hesperilla donnysa galena (around Geraldton, Western Australia) Hesperilla donnysa albina (tây nam Western Australia) Hesperilla donnysa aurantia (Tasmania và local islands) Hesperilla donnysa donnysa (Lãnh thổ Thủ đô Úc, New South Wales, Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria) Synonyms: Hesperilla donnysa diluta Hesperilla donnysa icaria Hesperilla donnysa patmos Hesperilla donnysa samos Hesperilla donnysa delos Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Australian Insects Australian Faunal Directory Hesperilla
VI_open-0000000621
Pets_and_Animals
The Pretty Marbled (Deltote deceptoria) là một loài bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Nó được tìm thấy ở Nam Âu và Trung Âu. Sải cánh dài 23–25 mm. Chiều dài cánh trước là 12–13 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 4 đến tháng 7 tùy theo địa điểm. Ấu trùng ăn nhiều loại cỏ. Hình ảnh Liên kết ngoài Vlindernet waarneming.nl Lepidoptera of Belgium Pretty Marbled at UKmoths Chú thích Động vật được mô tả năm 1763 D Côn trùng châu Âu
VI_open-0000000623
Pets_and_Animals
Hypocala velans là một loài bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Nó là loài đặc hữu của Kauai, Oahu, Molokai, Maui và Hawaii. Người ta cho rằng nó đã bị tuyệt chủng cho đến khi có một mẫu được sưu tập tại Pu'u Wa'awa'a tháng 4 năm 1995. Ấu trùng ăn Maba sandwicensis. Con sâu bướm lớn đầy đủ có độ dài 49 mm. Liên kết ngoài Insects of Hawaii. Volume 7, Macrolepidoptera Chú thích V Động vật được mô tả năm 1857
VI_open-0000000631
Pets_and_Animals
Polia bombycina là một loài bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Loài này có ở châu Âu. Sải cánh dài 43–52 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 5 đến tháng 7 tùy theo địa điểm. Ấu trùng ăn nhiều loại thực vật thân thảo. Hình ảnh Liên kết ngoài Vlindernet Lepidoptera of Belgium Pale Shining Brown on UKmoths Chú thích Polia Côn trùng châu Âu Động vật được mô tả năm 1766 Hadenini Bướm đêm Châu Âu Bướm đêm Nhật Bản Bướm đêm Thổ Nhĩ Kỳ
VI_open-0000000632
Pets_and_Animals
Cymbalophora pudica là một loài bướm đêm thuộc phân họ Arctiinae, họ Erebidae. Nó được tìm thấy ở Nam Âu và miền tây Bắc Phi. Sải cánh dài 35–42 mm. Bướm mọc cánh từ tháng 8 đến tháng 9 tùy theo địa điểm. Ấu trùng ăn nhiều loại cỏ và Taraxacum officinale và other low growing plants. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Moths và Butterflies of châu Âu và North Africa Papillons de Poitou-Charentes Europäische Schmetterlinge und ihre Ökologie Cymbalophora Côn trùng châu Âu Động vật được mô tả năm 1785
VI_open-0000000635
Pets_and_Animals
Micronoctua karsholti là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Síp, các đảo của south-east Hy Lạp, và miền bắc Levant. It is the smallest of all species of the Noctuoidea superfamily. Sải cánh dài 6–9 mm. Tham khảo 1997: Micronoctua karsholti gen. et sp. n.: an astonishing small noctuid moth (Noctuidae). Nota lepidopterologica, 20: 23-30. ; 2008: Revision of the Micronoctuidae species occurring in the Russian Far East và neighbouring countries with description of a new species (Lepidoptera, Noctuoidea). Zootaxa, 1890: 50-58. Abstract & excerpt Micronoctua Côn trùng châu Âu
VI_open-0000000636
Pets_and_Animals
Scoparia pyralella là một loài bướm đêm thuộc họ Crambidae. Nó được tìm thấy ở châu Âu. Sải cánh dài 17–20 mm. Con trưởng thành bay vào tháng 6 tùy theo địa điểm. Ấu trùng ăn decaying plants và perhaps the roots của Senecio jacobaea. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài http://www.microlepidoptera.nl/soorten/species.php?speciescode=431140&p=1 Lepidoptera of Belgium UK Moths Động vật được mô tả năm 1775 P Côn trùng châu Âu
VI_open-0000000637
Pets_and_Animals
Heterothera serraria là một loài bướm đêm thuộc họ Geometridae. Loài này có ở Fennoscandia, Đan Mạch, Ba Lan và các nước Baltic tới miền đông Xibia. Sải cánh dài 25–30 mm. Ấu trùng ăn các loài Picea, bao gồm Picea abies. Chú thích Tham khảo Heterothera Côn trùng châu Âu Động vật được mô tả năm 1846 Cidariini Bướm đêm Châu Âu
VI_open-0000000639
Pets_and_Animals
Dubbo (play âm / dʌboʊ /) là một thành phố thuộc khu vực Orana của bang New South Wales, Australia. Đây là trung tâm có dân số lớn nhất trong khu vực Orana, với 38.392 dân tại thời điểm điều tra năm 2018.. Dubbo nằm ở độ cao so với mực nước biển. Dubbo được coi là đường giao nhau của các thành phố khác thuộc bang New South Wales. Địa lý Sông Macquarie và sông Troy chảy qua Dubbo. Thành phố nằm trong vùng chuyển tiếp giữa dãy núi Great Dividing ở phía đông và vùng đồng bằng lưu vực Darling ở phía tây. Khí hậu Theo phân loại khí hậu Köppen, Dubbo có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cfa), trên ranh giới với khí hậu bán khô hạn (BSk). Mùa hè ấm nóng trong khi mùa đông mát lạnh, đôi khi xuất hiện sương giá vào sáng sớm nhưng nhìn chung không có tuyết rơi - không giống như thành phố Orange gần đó. Lần cuối cùng có tuyết ở Dubbo đã được ghi nhận vào tháng 7 năm 1951 và 1920. Tham khảo Liên kết ngoài Dubbo Tourism (official website) Dubbo City Council Dubbo – Visit NSW Thành phố của Úc
VI_open-0000000654
Jobs_and_Education
Brachythemis lacustris là một loài chuồn chuồn ngô thuộc họ Libellulidae. Nó được tìm thấy ở Angola, Botswana, Burkina Faso, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Guinea Xích Đạo, Ethiopia, Gambia, Ghana, Guinea, Kenya, Liberia, Malawi, Mozambique, Namibia, Niger, Nigeria, Senegal, Somalia, Nam Phi, Sudan, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia, Zimbabwe, và có thể cả Burundi. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đớis, xavan khô, xavan ẩm, vùng cây bụi khô khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng cây bụi ẩm khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, sông ngòi, và sông có nước theo mùa. Tham khảo Clausnitzer, V. 2005. Brachythemis lacustris. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 9 tháng 8 năm 2007. Brachythemis Côn trùng được mô tả năm 1889 Libellulidae
VI_open-0000000658
Pets_and_Animals
Notogomphus cottarellii là một loài chuồn chuồn ngô thuộc họ Gomphidae. Nó là loài đặc hữu của Ethiopia. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là đồng cỏ ở cao nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và sông. Nó bị đe dọa do mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Clausnitzer, V. 2005. Notogomphus cottarellii. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007. C Côn trùng Ethiopia Động vật được mô tả năm 1978
VI_open-0000000659
Pets_and_Animals
Rohaniella pygmaea là một loài bướm đêm thuộc họ Saturniidae. Nó được tìm thấy ở Châu Phi, bao gồm Namibia và Nam Phi. Ấu trùng ăn Burkea africana. Ấu trùng được người ta sử dụng làm thực phẩm. Tham khảo Liên kết ngoài Image of Adult Rohaniella Côn trùng Angola
VI_open-0000000660
Pets_and_Animals
Amauris ochlea là một loài bướm ngày thuộc họ Nymphalidae. Nó được tìm thấy ở miền nam và south-east Africa. Sải cánh dài 55–60 mm đối với con đực và 60-65 đối với con cái. Con trưởng thành bay quanh năm (with peaks in summer và autumn). Ấu trùng ăn Tylophora anomala, Tylophora stolzii, Gymnema, Marsdenia, Secamone, Cynanchum chirindense, Cyanchum abyssinicum, Cynanchum medium, Cynanchum nigrum, Cynanchum natalitium và Cynanchum vincetoxicum. Phụ loài Amauris ochlea ochlea (eastern Kenya to Zululand, Natal) Amauris ochlea bumilleri Lanz, 1896 (western Tanzania) Amauris ochlea ochleides Staudinger, 1896 (Eritrea, miền bắc Ethiopia) Amauris ochlea darius Rothschild & Jordan, 1903 (northern Kenya (Meru, Mount Kulai) to miền nam Somalia và miền nam Ethiopia) Amauris ochlea affinis Aurivillius, 1911 (Comoro Islands) Amauris ochlea moya Turlin, 1994 Chú thích Tham khảo Amauris
VI_open-0000000661
Pets_and_Animals
Lochmaea suturalis là một con bọ thuộc chi Lochmaea bản địa của tây Bắc Âu. Chúng rất khó để phát hiện khi chúng được ngụy trang với màu nâu và dài khoảng . Chúng có xu hướng ẩn nấp và chúng ẩn vào những bụi cây nếu họ bị xáo trộn. Chú thích Lochmaea Động vật được mô tả năm 1866 Bọ cánh cứng châu Âu
VI_open-0000000665
Pets_and_Animals
Semotilus lumbee là một loài cá vây tia trong họ Cyprinidae. Đây là loài đặc hữu của Hoa Kỳ. Chú thích Tham khảo Gimenez Dixon, M. 1996. Semotilus lumbee. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2007. Eschmeyer, William N., ed. 1998. Catalog of Fishes. Special Publication of the Center for Biodiversity Research and Information, núm. 1, vol. 1-3. California Academy of Sciences. San Francisco, California, Estados Unidos. 2905. ISBN 0-940228-47-5. Fenner, Robert M.: The Conscientious Marine Aquarist. Neptune City, Nueva Jersey,Estados Unidos: T.F.H. Publications, 2001. Helfman, G., B. Collette y D. Facey: The diversity of fishes. Blackwell Science, Malden, Massachusetts,Estados Unidos, 1997. Moyle, P. y J. Cech.: Fishes: An Introduction to Ichthyology, 4a. edición, Upper Saddle River, Nueva Jersey, Estados Unidos: Prentice-Hall. Año 2000. Nelson, J.: Fishes of the World, 3a. edición. Nueva York, Estados Unidos: John Wiley and Sons. Año 1994. Wheeler, A.: The World Encyclopedia of Fishes, 2a. edición, Londres: Macdonald. Año 1985. Catalogue of Life L
VI_open-0000000674
Science
Astatoreochromis vanderhorsti là một loài cá thuộc họ Cichlidae. Nó được tìm thấy ở Burundi và Tanzania. Môi trường sống tự nhiên của nó là các con sông. Chú thích Tham khảo Ntakimazi, G. & Bigirimana, C. 2005. Astatoreochromis vanderhorsti. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007. FishGeeks Profile Detailed profile bao gồm tank setup, feeding and husbandry. V Động vật được mô tả năm 1954
VI_open-0000000675
Pets_and_Animals
Etheostoma moorei là một loài cá thuộc họ Percidae. Nó là loài đặc hữu của Hoa Kỳ. Tháng 7 2010, Cục đời sống hoang dã và cá Hoa Kỳ đã kiến nghị đưa loài này vào nhóm có nguy cơ. Chú thích Tham khảo Gimenez Dixon, M. 1996. Etheostoma moorei. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007. M Động vật Mỹ Động vật được mô tả năm 1964
VI_open-0000000676
Pets_and_Animals
Lepidiolamprologus elongatus là một loài cá thuộc họ Cichlidae. Nó được tìm thấy ở Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania, và Zambia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là hồ nước ngọt. Tham khảo Bigirimana, C. 2005. Lepidiolamprologus elongatus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007. Lepidiolamprologus
VI_open-0000000677
Pets_and_Animals
Simochromis diagramma là một loài cá thuộc họ Cichlidae. Nó được tìm thấy ở Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania, and Zambia. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là hồ nước ngọt and inland deltas. Chú thích Tham khảo Ntakimazi, G. 2005. Simochromis diagramma. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2007. Simochromis
VI_open-0000000679
Pets_and_Animals