text
stringlengths
199
386k
id
stringlengths
18
18
domain
stringclasses
25 values
20339 Eileenreed (1998 HM88) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 21 tháng 4 năm 1998 bởi nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 20339 Eileenreed Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1998
VI_open-0000000942
Science
21192 Seccisergio (tên chỉ định: 1994 NA) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Antonio Vagnozzi ở Santa Lucia Stroncone Astronomical Observatory ở Stroncone, Italy, ngày 2 tháng 7 năm 1994. Nó được đặt theo tên Sergio Secci, an Italian researcher và author who attended University of Bologna và died ở August 1980 Bologna bombing. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 21001–22000 Tham khảo Liên kết ngoài Thiên thể phát hiện năm 1994
VI_open-0000000943
Science
22550 Jonsellon (1998 FK106) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 31 tháng 3 năm 1998 bởi nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 22550 Jonsellon Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1998
VI_open-0000000945
Science
Sính Lủng là một xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Địa lý Xã Sính Lủng cách trung tâm huyện Đồng Văn 18 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Tả Phìn Phía tây giáp xã Sảng Tủng Phía nam giáp huyện Mèo Vạc và xã Hố Quáng Phìn Phía bắc giáp xã Sà Phìn và xã Thài Phìn Tủng. Xã Sính Lủng có diện tích 22,60 km², dân số năm 2019 là 3.716 người, mật độ dân cư đạt 164 người/km². Hành chính Xã Sính Lủng được chia thành 9 thôn: Cá Ha, Hà Đề, Là Chúa Tủng, Mã Chế, Mã Tà, Phìn Xa, Quả Lủng, Sà Tủng Chứ, Sính Lủng. Lịch sử Ngày 5 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 91-CP về việc thành lập xã Sính Lủng trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Sà Phìn. Du lịch Hang Karst nhỏ trong núi đá vôi. Hình ảnh Chú thích Tham khảo
VI_open-0000000946
Travel_and_Transportation
Saurauia punduana là một loài thực vật thuộc họ Actinidiaceae. Nó là loài đặc hữu của Trung Quốc. Nguồn China Plant Specialist Group 2004. Saurauia punduana. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2007. Tham khảo Flora of China punduana Critically endangered plants Thực vật Trung Quốc
VI_open-0000000947
Science
24549 Jaredgoodman (tên chỉ định: 2001 DB69) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi dự án Nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất Lincoln ở Socorro, New Mexico, ngày 19 tháng 2 năm 2001. Nó được đặt theo tên Jared Vega Goodman, an American high school student whose medicine và health sciences team project won first place ở the 2008 Giải thưởng Khoa học và Kỹ thuật Intel. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 24001–25000 Tham khảo Liên kết ngoài Thiên thể phát hiện năm 2001
VI_open-0000000949
Science
25561 Leehyunki (tên chỉ định: 1999 XN173) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi dự án Nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất Lincoln ở Socorro, New Mexico, ngày 10 tháng 12 năm 1999. Nó được đặt theo tên Lee Hyun Ki, a Chinese high school student whose computer science team project won first place ở the 2009 Giải thưởng Khoa học và Kỹ thuật Intel. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 25001–26000 Tham khảo Liên kết ngoài Thiên thể phát hiện năm 1999
VI_open-0000000950
Science
26955 Lie (1997 MR1) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 30 tháng 6 năm 1997 bởi P. G. Comba ở Prescott. Nó được đặt theo tên Na Uy nhà toán học Sophus Lie. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 26955 Lie Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1997
VI_open-0000000951
Science
Lúa gié hoang, lúa hạt đỏ, lúa tẻ, gạo đỏ, lúa bánh mì nâu hay còn gọi là lúa ma, lúa trời (danh pháp hai phần: Oryza rufipogon là một loài thực vật thuộc chi Lúa. Nó có quan hệ tiến hóa gần gũi với lúa (Oryza sativa), một trong những loại cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới. Lúa gié hoang thuộc loại hình đa niên, ưa sáng, thân mập, lá tỏa rộng, sinh sống ở đầm lầy và hồ ao của miền nhiệt đới. Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy rải rác khắp từ Bắc đến Nam, có liên hệ gần với các giống lúa nổi ở Đồng Tháp và Tứ Giác Long Xuyên. Đây là nguồn cung cấp gen kháng phèn, vượt nước trong điều kiện lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Loài này phân bổ ở thung lũng Điện Biên Phủ, cao nguyên Trung bộ, vùng bờ biển Nam Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long. O. rufipogon là một trong các loài lúa hoang tiến hóa và phát triển thành lúa trồng O. sativa. Loài xâm lấn Lúa gié hoang bị chính phủ Hoa Kỳ xếp vào loại "cỏ dại có hại" , cụ thể nó bị liệt vào "danh sách các loài cỏ dại độc hại" ở Alabama, Florida, California, Massachusetts, Minnesota, Bắc Carolina, Oregon, Nam Carolina và Vermont. Theo Hiệp hội Bảo vệ Thực vật Bắc Mỹ, lúa gié hoang mọc lẫn vào trong quần thể cây lúa và gần như không thể được nhận thấy bằng mắt thường. Chúng tranh giành nguồn dinh dưỡng cũng như không gian sinh sống của lúa trồng. Hầu hết hạt của lúa gié hoang kết và rụng trước lúc thu hoạch lúa trồng, vì thế chúng gần như không có giá trị gì trong việc thu hoạch. Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng thường loại bỏ các hạt gạo gié hoang nằm lẫn trong phần gạo mua về khi thấy hột của nó có màu sắc đỏ so với hạt gạo màu trắng. Hạt mầm quý giá Tuy nhiên, một bài nghiên cứu khoa học gần đây về lúa hoang đăng trên tạp chí Molecular Ecology cho rằng lúa gié hoang thật ra là một loài lúa hoang cực kì quan trọng trong nông nghiệp và nó đang bị đe dọa tuyệt chủng bởi con người. Ở Ấn Độ, vùng đầm lầy Pallikaranai là nơi sinh sống của loại lúa gié hoang này. Lúa gié hoang được Trung tâm Điểu cầm học và Lịch sử tự nhiên Salim Ali (Salim Ali Centre for Ornithology and Natural History - SACON) đánh giá là "một hạt mầm quý giá" (a precious germ plasm). Chú thích Rufipogon R
VI_open-0000000953
Food_and_Drink
Felix Michael Haurowitz (1.3.1896 tại Praha; †2. 12.1987 tại Bloomington, Indiana, Hoa Kỳ) là nhà hóa sinh người Mỹ gốc người Séc. Cuộc đời và Sự nghiệp Haurowitz sinh ngày 1.3.1896 tại Praha, thủ phủ của Bohemia, thời đó là một tỉnh thuộc Đế quốc Áo Hung. Năm 1915 ông thi hành nghĩa vụ quân sự trong quân đội Áo Hung và được gửi ra mặt trận trong kỳ Thế chiến thứ nhất. Tại đây ông bắt đầu quan tâm thiết tha tới Hóa học do đọc các sách giáo khoa của cha mẹ ông gửi tới. Sau đó ông được chính phủ Áo cho nghỉ phép 1 năm để theo học Y khoa. Ông tốt nghiệp năm 1922 và đậu bằng tiến sĩ khoa học năm 1923. Năm 1925 ông được bổ nhiệm làm giáo sư phụ tá tại "Đại học Đức ở Praha". Hơn 5 năm làm việc với nhiều nhà hóa sinh quan trọng, ông đã nghiên cứu hemoglobin và những chất dẫn xuất của nó. Ông bắt đầu nghiên cứu một loạt "Progress in Biochemistry" (Tiến triển trong Hóa sinh), và bắt đầu từ năm 1930 ông đã chọn môn "Hóa học miễn dịch" (immunochemistry) làm lãnh vực nghiên cứu chính của mình. Ông có những công trình nghiên cứu quan trọng về Hóa sinh học cơ bản của protein và hệ miễn dịch. Năm 1930, cùng với Anton Breinl ông đã triển khai lý thuyết về sự hình thành kháng thể. Từ năm 1930 Haurowitz làm giáo sư Hóa sinh học ở Đại học Karlova tại Praha. Khi Đức Quốc xã xâm lăng, ông buộc phải rời Praha năm 1939 sang Thổ Nhĩ Kỳ làm trưởng phân khoa Hóa sinh học ở "Trường Y học" của Đại học Istanbul. Sau đó ông sang Hoa Kỳ năm 1948 và được bổ nhiệm chức giáo sư Hóa học ở Đại học Indiana tại Bloomington, và năm 1958 ông được nhận tước hiệu giáo sư lỗi lạc. Trong suốt sự nghiệp của mình, Haurowitz đã được giới khoa học công nhận công trình nghiên cứu các kháng thể của ông và nhận được nhiều vinh dự. Đời tư Năm 1925 ông kết hôn với Regina Perutz, chị em họ của Max Perutz. Giải thưởng và Vinh dự Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Leopoldina Đức (1956) Giải Paul Ehrlich và Ludwig Darmstaedter (1960) Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ Tiến sĩ Y khoa danh dự Đại học Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) Tác phẩm chính Biochemie des Menschen und der Tiere (1925) Fortschritte der Biochemie (1932) Chemistry and Biology of Proteins (1949) Immunochemistry and the Biosynthesis of Antibodies (1950) Biochemistry: an Introductory Textbook. New York: J. Wiley & Sons, Inc., 1955. Nguồn tham khảo Lexikon der Naturwissenschaftler. Berlin 2004. Tham khảo Liên kết ngoài National Academy of Sciences Đại học Indiana New York Times ejournals.library.vanderbilt.edu/ameriquests/include/getdoc.php?id=509&article=103&mode=pdf Sinh năm 1896 Mất năm 1987 Nhà hóa sinh Hoa Kỳ Người Mỹ gốc Séc Người Séc
VI_open-0000000954
Science
Vịnh Campeche () là một vịnh ở Đại Tây Dương, (đôi khi nhầm lẫn với Bahía de Campeche) là khúc uốn cong phía nam vịnh México. Nó có ba mặt giáp các bang của México là: Campeche, Tabasco và Veracruz. Nó được đặt tên bởi Francisco Hernández de Córdoba và Antonio de Alaminos trong cuộc thám hiểm của họ năm 1517. Vịnh là nơi có sản lượng dầu mỏ kahi thác đứng thứ hai thế giới, cung cấp khoảng 2/3 sản lượng dầu thô của México. Ngày 03 tháng sáu 1979, Ixtoc I, một mỏ dầu thăm dò nằm trong vịnh, đã bị nổ đã gây ra một vụ nổ thảm khốc, gây ra vụ tràn dầu không chủ ý lớn thứ ba trong lịch sử. Diện tích vịnh là 6.000 dặm vuông (16.000 km²) và độ sâu tối đa của vịnh là khoảng 180 feet (55 m). Vào các tháng trong tháng 6 và tháng 7, Vịnh Campeche được coi là một trong những điểm "nóng" của các cơn bão Đại Tây Dương. Vịnh cũng được coi là biên giới phía đông trên các tuyến đường di cư chính của các loài chim ở châu Mỹ. Tham khảo Địa lý México Biển Đại Tây Dương
VI_open-0000001002
Travel_and_Transportation
Chrysispa là một chi bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Chi này được Weise miêu tả khoa học năm 1897. Các loài Các loài trong chi này gồm: Chrysispa acanthina (Reiche, 1850) Chrysispa natalica (Péringuey, 1898) Chrysispa paucispina (Weise, 1897) Chrysispa viridiaenea (Guérin-Méneville, 1841) Chrysispa viridicyanea (Kraatz, 1895) Chú thích Tham khảo Hispini
VI_open-0000001136
Pets_and_Animals
USS Springfield (CL-66/CLG-7/CG-7) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Cleveland của Hải quân Hoa Kỳ được hoàn tất vào giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này, theo tên thành phố Springfield thuộc tiểu bang Illinois. Nó đã tham gia đoàn tàu hộ tống cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt đi dự Hội nghị Yalta trước khi chuyển sang phục vụ tại Mặt trận Thái Bình Dương cho đến khi chiến tranh kết thúc và được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến trận. Giống hầu hết các tàu chị em cùng lớp, nó xuất biên chế không lâu sau đó được đưa về lực lượng dự bị. Sau gần mười năm bị bỏ không, Springfield là một trong số ba chiếc lớp Cleveland được cải biến thành tàu tuần dương tên lửa điều khiển thuộc lớp Providence, đồng thời cũng cải biến để phục vụ như soái hạm, nên đã mở rộng cấu trúc thượng tầng phía trước và tháo dỡ hầu hết vũ khí phía mũi. Được tái hoạt động trở lại với ký hiệu lườn mới CLG-7 (sau là CG-7), nó hoạt động thuần túy tại khu vực Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Springfield được cho xuất biên chế lần cuối cùng vào năm 1974 và bị tháo dỡ không lâu sau đó. Thiết kế và chế tạo Thiết kế Lớp Cleveland được thiết kế nhằm mục đích gia tăng tầm xa hoạt động, tăng cường hỏa lực phòng không và sự bảo vệ chống ngư lôi so với các tàu tuần dương Hoa Kỳ trước đây. Cho dù kém hơn ba nòng pháo 6-inch so với những chiếc lớp Brooklyn dẫn trước, hệ thống kiểm soát hỏa lực mới và tiên tiến hơn giúp cho lớp Cleveland có được ưu thế về hỏa lực trong chiến đấu thực tế. Tuy nhiên việc tăng cường thêm dàn hỏa lực phòng không hạng nhẹ cho đến cuối Thế Chiến II khiến các con tàu bị nặng đầu đáng kể. Chế tạo Springfield được đặt lườn vào ngày 13 tháng 2 năm 1943 tại Xưởng tàu Fore River của hãng Bethlehem Steel ở Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 9 tháng 3 năm 1944, được đồng đỡ đầu bởi Bà Angelina Bertera và Cô Norma McCurley, và được đưa ra hoạt động vào ngày 9 tháng 9 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng, Đại tá Hải quân Felix L. Johnson. Lịch sử hoạt động Thập niên 1940 Vào ngày 7 tháng 11 năm 1944, Springfield tiến ra khỏi cảng Boston cho chuyến hải hành đầu tiên. Hai ngày sau, nó tiến vào Norfolk, Virginia và sau nhiều ngày thực hành tác xạ tại vịnh Chesapeake, chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ đi về phía Nam hướng đến quần đảo Tây Ấn. Nó đi đến vịnh Paria thuộc Trinidad vào ngày 21 tháng 11, tiến hành huấn luyện thử máy tại khu vực này trong tháng tiếp theo. Springfield hoàn tất việc huấn luyện thử máy vào ngày 21 tháng 12 và lên đường quay trở lại Boston. Springfield lại khởi hành từ cảng Boston vào ngày 10 tháng 1 năm 1945, tiến hành thêm các cuộc thực tập huấn luyện tại khu vực phụ cận Bermuda. Sau khi hoàn tất, nó rời khu vực vào ngày 13 tháng 1 để đi Norfolk, ở lại đây tiến hành việc bảo trì và huấn luyện tác xạ trong vịnh Chesapeake cho đến ngày 23 tháng 1. Sáng hôm đó, nó nhổ neo để gia nhập Đội đặc nhiệm 21.5 bên ngoài lối ra vào eo biển nông Thimble để hộ tống tàu tuần dương hạng nặng Quincy trong chặng đầu tiên của hành trình đưa Tổng thống Franklin D. Roosevelt đến Malta trong Địa Trung Hải. Tại đây Tổng thống sẽ đáp máy bay đến Krym dự Hội nghị Yalta giữa "ba Ông Lớn" của Khối Đồng Minh. Vào ngày 28 tháng 1, tại một điểm ở khoảng về phía Nam quần đảo Azore, các con tàu của Đội đặc nhiệm 21.5 được thay phiên bởi một nhóm tàu chiến Hoa Kỳ khác, và Springfield hướng đến kênh đào Panama. Nó băng qua kênh đào vào ngày 5 tháng 2 và đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 16 tháng 2. Chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ trải qua năm ngày tiếp theo tích trữ nước, nhiên liệu, tiếp liệu và đạn dược đồng thời thực hành tác xạ phòng không trước khi lên đường hướng sang khu vực Tây Thái Bình Dương. Springfield ghé qua đảo san hô Eniwetok vào ngày 2 tháng 3 và đi đến đảo san hô Ulithi vào ngày 6 tháng 3. Nó khởi hành từ Ulithi vào ngày 14 tháng 3 và gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 58 vào ngày hôm sau. Trong hai tháng rưỡi tiếp theo sau, nó hoạt động cùng với đơn vị đặc nhiệm tàu sân bay nhanh này. Sau một đợt không kích xuống Kyūshū và Honshū vào các ngày 18 và 19 tháng 3, lực lượng tập trung mọi nỗ lực nhắm vào Okinawa. Từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4, chiếc tàu tuần dương giúp đẩy lùi các đợt không kích ác liệt của đối phương trong khi các tàu sân bay tung máy bay của chúng ra vô hiệu hóa hệ thống phòng ngự của hòn đảo. Riêng trong các ngày 27 và 28 tháng 3, nó trực tiếp tham gia khi sử dụng các khẩu pháo chính bắn phá các mục tiêu tại Minami Daito. Sau cuộc đổ bộ diễn ra vào ngày 1 tháng 4 năm 1945, vai trò của các tàu sân bay thay đổi từ việc chuẩn bị sang trực tiếp hỗ trợ lực lượng đổ bộ tại Okinawa. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Springfield vẫn là tiếp tục bảo vệ các tàu sân bay. Trong gần hai tháng tiếp theo, nó hoạt động trong thành phần hộ tống hùng hậu của Lực lượng Đặc nhiệm 58 về phía Đông và Đông Nam Okinawa; thủy thủ đoàn thường xuyên được đặt trong tình trạng trực chiến khi phía Nhật Bản tung ra liên tiếp các đợt tấn công cảm tử kamikaze, cố gắng vượt qua sự phòng thủ kết hợp giữa máy bay tiêm kích tuần tra chiến đấu trên không và hỏa lực phòng không trên mặt biển. Các khẩu phòng không của nó đã bắn rơi ít nhất ba máy bay tấn công tự sát. Ngày 17 tháng 4, ngay vừa sau khi bắn rơi một máy bay đối phương, Springfield suýt nữa mắc phải số phận của nhiều tàu chị em khác khi một máy bay kamikaze tìm cách đâm vào nó; phản ứng thuần thục và kịp thời giúp nó né tránh được đối phương đã đâm xuống biển chỉ cách con tàu . Vào các ngày 10 và 11 tháng 5, Springfield tách ra khỏi thành phần hộ tống các tàu sân bay để một lần nữa bắn phá Minami Daito Shima. Trong giai đoạn từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5, nó chỉ một lần rời khỏi khu vực Okinawa trong các ngày 13-14 tháng 5, khi nó cùng Lực lượng Đặc nhiệm 58 tấn công các sân bay trên đảo Kyūshū. Ngày 27 tháng 5 năm 1945, Đệ Ngũ hạm đội được chuyển thành Đệ Tam hạm đội khi Đô đốc William Halsey, Jr. thay phiên cho Đô đốc Raymond A. Spruance trong vai trò Tư lệnh. Ba ngày sau, Springfield thả neo tại vịnh San Pedro ở đảo Leyte thuộc Philippines để bảo trì và sửa chữa. Nó khởi hành từ Leyte một tháng sau đó, gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 38 cho các cuộc không kích xuống các đảo chính quốc Nhật Bản. Vào ngày 10-11 tháng 7, các tàu sân bay tiến hành không kích xuống khu vực Tokyo; rồi trong các ngày 13-14 tháng 7 chuyển mục tiêu sang phần phía Bắc đảo Honshū và Hokkaidō. Lực lượng đặc nhiệm tiến hành một cuộc càn quét chống tàu bè dọc theo bờ biển Honshū trong đêm 14/15 tháng 7, rồi hai ngày sau đó quay trở lại tấn công khu vực Tokyo và Yokohama. Máy bay của lực lượng đã ném bom các thiết giáp hạm Nagato và Haruna vào ngày 18 tháng 7, rồi tấn công Kobe và Kure trong các ngày 24, 25 và 28 tháng 7. Springfield tham gia một cuộc bắn phá khác trong đêm 24/25 tháng 7; mục tiêu lần này là các cơ sở trên bờ ở phía Nam Honshū. Ngày 30 tháng 7, Tokyo một lần nữa chịu đựng sức mạnh đoàn tấn công của các tàu sân bay. Càn quét tàu bè đối phương dọc theo bờ biển Honshū trong khi di chuyển, Lực lượng Đặc nhiệm 38 quay trở lại để ném bom phía Bắc Honshū và Hokkaido vào ngày 9 và 10 tháng 8. Ba ngày sau, các tàu sân bay tung máy bay của chúng ra cho đợt không kích xuống Tokyo, cuối cùng trong chiến tranh. Ngày 15 tháng 8, cuộc xung đột tại Thái Bình Dương kết thúc. Springfield tiến vào Sagami Wan cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 35 và thả neo tại đây vào ngày 27 tháng 8. Ba ngày sau, nó hỗ trợ cho cả việc đổ bộ Lực lượng Đặc nhiệm 31 vào vịnh Tokyo lẫn việc chiếm đóng Căn cứ hải quân Yokosuka, rồi quay trở về nơi neo đậu. Đến ngày 3 tháng 9, bản thân chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ tiến vào vịnh Tokyo. Ngày 20 tháng 9, đang khi vẫn còn trong vịnh Tokyo, Đệ Tam hạm đội chuyển thành Đệ Ngũ hạm đội với việc quay trở lại chỉ huy của Đô đốc Spruance. Springfield tiếp tục ở lại khu vực Viễn Đông cho đến đầu tháng 1 năm 1946; trong giai đoạn này nó đã viếng thăm Sasebo và Yokosuka tại Nhật Bản; Thượng Hải, Taku, Thanh Đảo và Tần Hoàng Đảo thuộc Trung Quốc cùng Jinsen ở Triều Tiên. Ngày 9 tháng 1 năm 1946, nó rời Thanh Đảo hướng sang phía Đông, về đến San Pedro, California vào ngày 25 tháng 1 rồi đi đến Xưởng hải quân Mare Island để bảo trì. Chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ quay trở lại San Pedro vào ngày 15 tháng 2. Nó hoạt động dọc theo vùng bờ Tây cho đến ngày 1 tháng 11, khi nó lên đường quay trở lại khu vực Tây Thái Bình Dương. Springfield đi đến Guam vào ngày 15 tháng 11 và hoạt động tại khu vực quần đảo Mariana, chủ yếu giữa Guam và Saipan, cho đến ngày 19 tháng 2 năm 1947. Nó ghé qua đảo san hô Kwajalein từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 2 trước khi tiếp tục đi về hướng Đông; và sau một tuần dừng chân tại Trân Châu Cảng từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 3, nó lên đường quay về San Pedro, đến nơi vào ngày 24 tháng 3 năm 1947. Springfield hoạt động dọc theo bờ Tây trong 18 tháng tiếp theo trước khi lại lên đường hướng sang Viễn Đông. Nó đi đến Yokosuka vào ngày 3 tháng 11 năm 1948, hoạt động cùng với Đệ Thất hạm đội cho đến giữa tháng 5. Trong đợt bố trí này, nó viếng thăm những địa điểm quen thuộc như Sasebo, Yokosuka, Kure, Thanh Đảo, Thượng Hải và Okinawa cũng như ghé qua Hakodate và Otaru thuộc Nhật Bản và Hong Kong, cả ba đều là những cảng mà con tàu ghé thăm lần đầu tiên. Nó quay trở lại vùng bờ Tây vào ngày 1 tháng 6 năm 1949 và được cho chuẩn bị ngưng hoạt động ba tháng rưỡi sau đó. Vào tháng 1 năm 1950, Springfield được đưa vào Đội San Francisco thuộc Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương, và bị bỏ không tại San Francisco cho đến tháng 3 năm 1959, khi nó được kéo băng qua kênh đào Panama để đi đến Boston, Massachusetts. Nó được đưa vào Xưởng tàu Fore River của hãng Bethlehem Steel Co. ở Quincy, Massachusetts vào ngày 15 tháng 5 để được cải biến thành một tàu tuần dương tên lửa điều khiển thuộc lớp Providence, và được mang ký hiệu lườn mới CLG-7. Công việc cải biến Springfield kéo dài hơn ba năm, trong đó ba tháng cuối cùng của công việc được hoàn tất tại Xưởng hải quân Boston. Thập niên 1960 Springfield tái hoạt động vào ngày 2 tháng 7 năm 1960 tại Boston dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Francis D. Boyle. Từ đầu tháng 7 đến tháng 11 năm 1960, nó tiến hành các đợt chạy thử máy nghiệm thu ngoài khơi bờ biển New England và chạy thử huấn luyện ở khu vực lân cận vịnh Guantánamo, Cuba. Ngày 4 tháng 12, chiếc tàu tuần dương rời Boston hướng sang Địa Trung Hải; mười ngày sau, nó đã thay phiên cho chiếc Des Moines trong vai trò soái hạm của Tư lệnh Đệ Lục hạm đội. Ngoại trừ một giai đoạn từ ngày 11 tháng 5 đến ngày 15 tháng 12 năm 1963 lúc được đại tu tại Xưởng hải quân Brooklyn, Springfield đã liên tục hoạt động cùng với Đệ Lục hạm đội cho đến năm 1967. Trong những năm đó, nó viếng thăm hầu hết các cảng chính tại Địa Trung Hải cùng những địa danh ít được biết đến như Dubrovnik và Split thuộc Nam Tư; Famagusta, Cộng hòa Síp; và Ajaccio trên đảo Corse. Nó cùng các đơn vị khác của hạm đội cũng như của các nước khác tham gia nhiều cuộc tập trận đa quốc gia. Ngoài ra, vai trò như là soái hạm khiến nó được nhiều vị lãnh đạo đến thị sát; trong số các vị khách có vua Konstantinos của Hy Lạp, Công nương Grace của Monaco, nhiều vị đại sứ cùng các vị tướng lĩnh cao cấp. Ngày 20 tháng 1 năm 1967, cảng nhà của Springfield được chuyển từ Villefranche-sur-Mer, Pháp đến Boston. Tám ngày sau, nó bàn giao vai trò soái hạm cho chiếc Little Rock để quay về Hoa Kỳ ngang qua Portsmouth, Anh Quốc. Chiếc tàu tuần dương tên lửa đi đến Boston vào ngày 16 tháng 2 năm 1967, bắt đầu một đợt đại tu kéo dài sáu tháng. Ngày 1 tháng 8, lúc sắp hoàn tất việc sửa chữa, Springfield lại thay đổi cảng nhà – lần này là đến Norfolk, Virginia. Nó đi đến Yorktown, Virginia vào ngày 6 tháng 8, và đến ngày 1 tháng 9 đã thay phiên cho chiếc Newport News trong vai trò soái hạm của Tư lệnh Đệ Nhị hạm đội. Nó di chuyển về phía Nam vào đầu tháng 9 đến Khu vực thực tập hạm đội Đại Tây Dương, nơi nó bắn thử nhiều quả tên lửa và tiến hành thực tập tác xạ. Sau khi được tiếp nhiên liệu tại Roosevelt Roads, Puerto Rico, chiếc tàu tuần dương tên lửa lên đường đi Portsmouth, Anh Quốc, chặng dừng đầu tiên trong chuyến hành trình vốn còn bao gồm Amsterdam, Hà Lan; Lisbon, Bồ Đào Nha; Barcelona, Tây Ban Nha; và vịnh Pollensa ở Mallorca. Springfield quay trở về Norfolk vào ngày 6 tháng 11. Trong mười tháng tiếp theo, nó hoạt động ngoài khơi Norfolk, tiến hành các cuộc thực tập cùng một chuyến đi thực tập cho học viên mới. Ngày 12 tháng 9 năm 1968, Springfield lên đường vượt Đại Tây Dương tham gia cuộc tập trận "Silver Tower" của khối NATO tại vùng biển Na Uy phía Bắc Vòng Cực. Nó tách ra khỏi cuộc tập trận vào ngày 27 tháng 9 hướng về phía Nam, ghé thăm Oslo, Na Uy; Le Havre, Pháp; Lisbon, Bồ Đào Nha và Portsmouth, Anh Quốc. Nó dừng tại Rota, Tây Ban Nha vào ngày 23 tháng 10, nơi diễn ra một cuộc hội nghị giữa các tư lệnh Đệ Nhị và Đệ Lục hạm đội. Springfield rời Rota vào ngày 24 tháng 10 quay trở về Norfork, đến nơi vào ngày 1 tháng 11. Nó tiếp tục các hoạt động thường lệ tại Norfork cho đến ngày 8 tháng 7 năm 1969, khi Tư lệnh Đệ Nhị hạm đội chuyển cờ hiệu của ông sang chiếc Newport News để Springfield được bảo trì. Thập niên 1970 Ngày 14 tháng 1 năm 1970, Springfield lại thay phiên cho chiếc Newport News trong vai trò soái hạm của Đệ Nhị hạm đội. Tuy nhiên, chỉ bảy tháng sau, cờ hiệu của Tư lệnh lại chuyển trở lại Newport News, và đến ngày 10 tháng 8, Springfield quay trở lại khu vực Địa Trung Hải, để vào ngày 22 tháng 8 thay phiên cho chiếc Little Rock trong vai trò soái hạm của Đệ Lục hạm đội. Chiếc tàu tuần dương tên lửa trải qua gần bốn năm hoạt động cùng hạm đội Hoa Kỳ tại Địa Trung Hải, tiến hành các hoạt động thường lệ cũng như ngoại giao, đón tiếp nhiều nhân vật nổi bật, trong đó có cả Tổng thống Richard Nixon và Bộ trưởng Hải quân. Nó băng qua eo biển Gibralta bốn lần trong những năm đó, viếng thăm Casablanca, Maroc và Lisbon mỗi nơi hai lượt. Springfield được Little Rock thay phiên vai trò soái hạm vào ngày 1 tháng 9 năm 1973, nó lên đường hướng sang phía Tây, ghé qua Gibraltar và quần đảo Azore trước khi về đến Boston vào ngày 14 tháng 9. Hệ thống tên lửa Terrier của nó đã trở nên lạc hậu vào cuối những năm 1960, nên cần có những đợt tái trang bị tốn kém để nâng cấp radar cùng những thiết bị khác để trang bị hệ thống tên lửa Standard Missile (SM) thế hệ mới. Các bộ trang bị soái hạm sẵn có khiến nó là một ứng viên tiềm năng để được nâng cấp SM, nhưng ngân quỹ Hải quân bị cạn kiệt cho những con tàu cũ giống như Springfield; thay vì vậy nó được cho ngừng hoạt động. Little Rock, và tiếp theo sau là Albany, tiếp quản vai trò soái hạm Đệ Lục hạm đội của nó cho đến năm 1980. Ngừng hoạt động Springfield ở lại Boston cho đến ngày 17 tháng 9 năm 1973, khi nó di chuyển về phía Nam đến Norfolk để chuẩn bị được bất hoạt. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 5 năm 1974 và neo đậu cùng hạm đội dự bị tại Philadelphia, Pennsylvania. Phần thưởng Springfield được tặng tưởng hai Ngôi sao chiến trận cho thành tích hoạt động trong Thế Chiến II. Tham khảo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài Navy photographs of Springfield (CL-66) Lớp tàu tuần dương Cleveland Lớp tàu tuần dương Providence Tàu tuần dương của Hải quân Hoa Kỳ Tàu tuần dương trong Thế Chiến II Tàu tuần dương trong Chiến tranh Lạnh
VI_open-0000001189
News
Yên Bình là thị trấn huyện lỵ của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, Việt Nam. Địa lý Thị trấn Yên Bình nằm bên hồ thủy điện Thác Bà và do tích nước nên nhiều vùng đất cao của thị trấn trở thành các hòn đảo trên hồ Thác Bà, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp xã Đại Đồng Phía đông giáp các xã Vĩnh Kiên, Thịnh Hưng và thị trấn Thác Bà Phía nam giáp xã Phú Thịnh và thành phố Yên Bái Phía tây giáp xã Đại Đồng và thành phố Yên Bái. Thị trấn Yên Bình có diện tích 25,28 km², dân số năm 2019 là 12.282 người, mật độ dân số đạt 486 người/km². Hành chính Thị trấn được chia thành 20 tổ dân phố. Lịch sử Trước đây, địa bàn thị trấn Yên Bình là một phần của xã Yên Bình thuộc huyện Yên Bình. Năm 1985, chia xã Phú Thịnh thành xã Phú Thịnh và thị trấn Yên Bình. Kinh tế Năm 2010 giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh đạt trên 70 tỷ đồng chiếm trên 60% tổng giá trị thu nhập của địa phương, tạo công ăn việc làm cho gần 1 nghìn lao động. Giao thông Thị trấn Yên Bình có tuyến quốc lộ 70 chạy qua địa bàn, ngoài ra, cùng có tuyến đường nối thẳng đến trung tâm thành phố Yên Bái. Thị trấn có cảng Hương Lý nằm bên hồ Thác Bà. Chú thích Xem thêm Danh sách thị trấn tại Việt Nam Huyện lỵ Việt Nam
VI_open-0000001246
Travel_and_Transportation
là một vị quốc vương của vương quốc Lưu Cầu, trị vì từ năm 1804 đến 1828, khi ông bị buộc phải thoái vị và nhưỡng ngôi cho con trai là Shō Iku, tuy nhiên trên dãnh nghĩa vẫn là vua của đất nước. Đây là lần thứ hai trong lịch sử của vương quốc, một quốc vương thoái vị; lần đầu tiên là khi Shō Sen'i phải thoái vị và nhưỡng ngôi cho cháu năm 1477. Người ta nói rằng vào cuối giai đoạn trị vì, Shō Kō "hành động trở nên khác lạ, rối loạn tâm trí, và hay thay đổi". Tam ti quan (Sanshikan) (hội đồng gồm 3 cố vấn cao tuổi nhất của hoàng gia) đã yêu cầu chính quyền phiên Satsuma ở Nhật Bản và với sự tán thành của Satsuma đã buộc Shō Kō thoái vị vào năm 1828 và lui về ở ẩn ở thôn quê. Một đoàn sứ thần được chuẩn bị để thông báo chính thức với triều đình Bắc Kinh về việc thay đổi quyền lực, một thái ấp hoàng gia thứ hai cũng được thành lập ở vùng thôn quê để suy trì uy thế và phẩm giá của cựu vương Shō Kō. Sử gia George H. Kerr đưa gia giả thuyết rằng khả năng Shō Kō đã không thực sự bị bất kỳ bệnh tâm thần nào, mà là suy tính hành động cấp tiến để nhằm tìm kiếm độc lập cho vương quốc khỏi phiên Satsuma, thoát khỏi tình trạng chư hầu, với hy vọng rằng điều này sẽ làm giảm bớt các khó khăn kinh tế mà vương quốc đang phải đối mặt. Nếu đây là một khả năng, có lẽ Tam ti quan sợ rằng những hành động này quá cấp tiến, quá nguy hiểm và cảm thấy cần thiết phải ngăn chặn vua thực hiện nó. Tham khảo Vua Lưu Cầu Mất năm 1839 Sinh năm 1787
VI_open-0000001348
News
Dương Chiếu (, ?-937) là đại hoàng đế cuối cùng của Đại Nghĩa Ninh Quốc. Năm 929, Đông Xuyên tiết độ sứ Dương Càn Trinh phế hoàng đế tự lập Triệu Thiện Chính của Đại Thiên Hưng (Hưng Nguyên Quốc), kiến lập nên Đại Nghĩa Ninh Quốc, cải niên hiệu thành Hưng Thánh. Năm 930, Dương Càn Trinh bị em họ là Dương Chiếu tiếm quyền. Dương Chiếu sau đó có được quyền vị, cải niên hiệu thành Đại Minh. Năm 937, Hải Thông tiết độ sứ Đoàn Tư Bình khởi binh ở 37 bộ phía đông Vân Nam chống lại Dương Chiếu. Dương Chiếu binh bại tự sát, Dương Càn Trinh bỏ thành chạy trốn nhưng bị quân của Đoàn Tư Bình bắt được. Đoàn Tư Bình lập nên vương quốc Đại Lý trên lãnh thổ của Đại Nghĩa Ninh. Tham khảo Xem thêm Danh sách vua Nam Chiếu Vua Nam Chiếu Người tự sát
VI_open-0000001389
News
Zaphanera indicus là một loài côn trùng cánh nửa trong họ Aleyrodidae, phân họ Aleyrodinae. Zaphanera indicus được Jesudasan & David miêu tả khoa học đầu tiên năm 1991.<ref> (2007) "An annotated check list of the world's whiteflies (Insecta: Hemiptera: Aleyrodidae)" Zootaxa 1492: 1-84 Link</small></ref> Chú thích Tham khảo Zaphanera
VI_open-0000001412
Pets_and_Animals
Peracchius durantae là một loài côn trùng cánh nửa trong họ Aleyrodidae, phân họ Aleyrodinae. Peracchius durantae được Lima & Racca-Filho miêu tả khoa học đầu tiên năm 2005.<ref> (2007) "An annotated check list of the world's whiteflies (Insecta: Hemiptera: Aleyrodidae)" Zootaxa 1492: 1-84 Link</small></ref> Chú thích Tham khảo Peracchius
VI_open-0000001413
Pets_and_Animals
Thượng tướng Binh đoàn đường sắt Vương Chấn (tiếng Trung: 王震) (11 tháng 4 năm 1908 – 12 tháng 3 năm 1993) là một tướng lĩnh, chính khách Trung Quốc và một trong bát đại nguyên lão của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1988 đến năm 1993. Vương là một cộng sự gần gũi của Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Tiên Niệm. Giống như hầu hết các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, Vương Chấn khởi đầu chỉ là một chỉ huy. Trong Thế chiến II khi các cơ sở cộng sản ở Tây Bắc Trung Quốc đã bị phong tỏa bởi lực lượng Quốc Dân Đảng dưới sự chỉ huy của Hồ Tông Nam, Vương Chấn nổi tiếng là người chỉ huy lữ đoàn của Lữ đoàn 359 thành công trong việc chuyển đổi đất lãng phí tại Nam Nê Loan thành đất trang trại sản xuất, và nông nghiệp đầu ra không chỉ hỗ trợ cho lữ đoàn, mà còn có mức thặng dư đáng kể để hỗ trợ các bộ phận khác của cơ sở cộng sản. Thành công sau đó đã được ca ngợi bởi những người cộng sản như là một ví dụ về tự cấp tự túc. Xem thêm Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc) Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương Tham khảo Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Thái tử Đảng Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)
VI_open-0000001516
News
Ammothea minor là một loài nhện biển trong họ Ammotheidae. Loài này thuộc chi Ammothea. Ammothea minor được miêu tả khoa học năm 1907 bởi Hodgson. Chú thích Tham khảo Bamber, R. (2010). Ammothea minor (Hodgson, 1907). In: Bamber, R.N., El Nagar, A. (Eds) (2010). Pycnobase: World Pycnogonida Database. Gebaseerd op informatie uit het Cơ sở dữ liệu sinh vật biển, te vinden op http://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=172932.}} Ammothea
VI_open-0000001532
Pets_and_Animals
Ascorhynchus somaliensis là một loài nhện biển trong họ Ascorhynchidae. Loài này thuộc chi Ascorhynchus. Ascorhynchus somaliensis được miêu tả khoa học năm 1994 bởi Stock. Chú thích Tham khảo Bamber, R. (2010). Ascorhynchus somaliensis Stock, 1994. In: Bamber, R.N., El Nagar, A. (Eds) (2010). Pycnobase: World Pycnogonida Database. Gebaseerd op informatie uit het Cơ sở dữ liệu sinh vật biển, te vinden op http://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=240019.}} Ascorhynchus
VI_open-0000001533
Pets_and_Animals
Peucetia viridans là một loài nhện trong họ Oxyopidae phân bố ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Venezuela. Con cái đạt đến chiều dài cơ thể 22 mm, mảnh mai hơn con đực với chiều dài trung bình 12 mm (0,47 in). Các con cái mang trứng có thể thay đổi màu sắc để phù hợp nơi đang đứng. Con cái đeo túi trứng chứa từ 25-600 quả trứng màu da cam sáng, nó ôm trứng và tấn công tất cả mọi con vật đến gần. Trứng nở sau khoảng hai tuần, và sau một hai tuần thì nhện con chui ra khỏi túi. Chú thích Tham khảo Peucetia Động vật được mô tả năm 1832 Nhện Nam Mỹ
VI_open-0000001538
Pets_and_Animals
Mai Trung là một xã thuộc huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Địa lý Xã Mai Trung nằm ở phía tây nam của huyện Hiệp Hòa, cách trung tâm huyện khoảng 8 km, cách thành phố Bắc Giang 35 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Thường Thắng, thị trấn Bắc Lý Phía tây giáp xã Hợp Thịnh Phía bắc Giáp xã Hùng Sơn Phía nam giáp xã Xuân Cẩm và sông Cầu. Địa hình Nhìn tổng thể xã Mai Trung có hình thể giống chữ "nhân" (người), chiều ngang là 6 km, chiều dọc là 7 km. Địa hình xã Mai Trung mang đặc thù của cả ba vùng: gò đồi, đồng bằng và trung du, giao thông đường thủy và đường bộ tương đối thuận lợi, hệ thống kênh mương tới, tiêu khá hợp lý. Người dân chịu khó, với truyền thống "trung nghĩa dân" ''thuần mỹ tục" được coi là đất văn học. Kỹ thuật của vùng rừng núi, kinh nghiệm phong phú của đồng bằng châu thổ sông hồng và nền văn hoá phi vật thể đất Kinh Bắc. Diện tích tự nhiên 1.050,14 ha (tương đương 10,50 km²) trong đó đất phi nông nghiệp 379,8 ha, đất sản xuất nông nghiệp 670,21 ha, mặt nước nuôi trồng thủy sản là 85,61 ha. Dân cư Dân số: 15.792 người. Thành phần dân tộc: Chủ yếu là người dân tộc Kinh, có nguồn gốc sống tại đây từ lâu đời, trong thời kỳ đổi mới có sự trao đổi thông thương thuận tiện nên con em địa phương có một số công dân xây dựng gia đình cùng với những con em người dân tộc thiểu số, nên cũng có một số người dân tộc thiểu số sống tại địa phương, khoảng 0,3% dân số. Lịch sử Thời nhà Lý (1010-1225), Hiệp Hòa là huyện Phật Thệ, sau đó được đổi thành Thiên Thệ thời nhà Trần (1225-1400) và được mang tên Hiệp Hòa từ thời Lê Quang Thuận (1460-1469). Trước năm 1945, huyện Hiệp Hòa có 9 tổng và 52 xã, xã Mai Trung thuộc tổng Cẩm Bào xưa, gồm có xã Xuân Cẩm, Mai Trung và thôn Trung Tâm xã Hợp Thịnh ngày nay. Sau cách mạng tháng Tám, tổng Cẩm Bào được đổi tên thành xã Trung Nghĩa (Tức là xã Mai Trung và xã Xuân Cẩm ngày nay) gồm các thôn: Trung Định, Mai Phong, Cẩm Bào, Cẩm Trung, Cẩm Trang, Cẩm Xuyên, Cẩm Hoàng và Xuân Biều. Đến tháng 10 năm 1954, xã Trung Nghĩa được chia thành hai xã là Xuân Cẩm và Mai Trung. Xã Mai Trung gồm các thôn Cẩm Trang, Mai Phong, Trung Hoà, Trung Hưng, Xuân Giang và Xuân Hoà. Đến năm 1988, thôn Nội Xuân được tách thành thôn Xuân Hòa và Nội Quan. Tổng Cẩm Bào (tức là Xã Mai Trung- Xuân Cẩm ngày nay) từ 1930-1945. Ngày 03/02/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử, phong trào cách mạng được lan toả, địa bàn nông thôn, trung du và miền núi ngày càng quan trọng với đường lối cách mạng của Đảng. Nằm trong địa bàn của huyện Hiệp Hòa nơi giáp ranh giữa tỉnh Thái Nguyên, Đa phúc, Bắc Ninh gồm đồng bằng, miền núi và trung du, xã Mai Trung thuộc tổng Cẩm Bào là nơi nhân dân sớm giác ngộ theo Đảng làm cách mạng, là nơi (Thiên thời, địa lợi, nhân hoà) để trở thành động lực của cách mạng, là nơi ăn, ở đi về của các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối của xứ uỷ Bắc Kỳ và tỉnh Bắc Giang. Theo các nguồn tư liệu lịch sử thì phong trào vũ trang cách mạng đến với Hiệp Hòa và tổng Cẩm Bào là rất sớm. Từ năm 1930 đến 1938 Hiệp Hòa có trên 20 cuộc đấu tranh chống sưu thuế, chống bắt lính và bắt phu làm tạp dịch. Trong đó ở Tổng Cẩm Bào có 4 cuộc đấu tranh, tuy các cuộc đấu tranh nhỏ lẻ, tự phát nhưng đã là những ngọn lửa làm tiền đề cho các phong trào đấu tranh có sự lãnh đạo của Đảng sau này. Ngày 16/02/1940 chi bộ đảng đầu tiên của huyện Hiệp Hòa được thành lập tại Tổng Hoàng Vân là một trong 2 chi bộ đảng của tỉnh Bắc Giang lúc bấy giờ từ đó uy tín của Đảng mau chóng lan toả đến nhiều tổng, xã trong huyện, rồi đến năm 1940 phong trào khuyên góp ủng hộ khởi nghĩa Bắc Sơn nhân dân Cẩm Bào đã khyên góp ủng hộ được 150 đồng và 2 gánh gạo hàng trăm bộ quần áo. Tháng 5/1941 Nghị quyết Trung ương 8 của Đảng tiếp tục khôi phục các cơ sở cách mạng và đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở Hiệp Hòa và các vùng lân cận tiến tới thành lập mặt trận Việt Minh, gia đình ông Nguyễn Văn Tại (ông Tồn) thuộc làng Trung Định (Trung Hưng ngày nay) là gia đình đầu tiên nuôi giấu các cán bộ của Đảng về địa bàn hoạt động cách mạng, sau đó là gia đình ông Phái, ông Giảng là cơ sở nuôi dấu cán bộ cách mạng, Cũng từ đây phong trào đấu tranh bắt nhổ lúa trồng đay, mít tinh treo cờ, rải truyền đơn. Nhiều cuộc mít tinh nghe cán bộ cách mạng tuyên truyền như ở chợ Dật, Xuân Biều dân dần được phát triển. Địa bàn Trung Định thuộc Tổng Cẩm bào là nơi quan trọng nhất có khả năng cơ động nằm giáp ranh 3 tỉnh, cơ hội cho ta nhưng lại khó khăn cho địch, là nơi liên lạc giữa miền xuôi và miền ngược, Trung Định, Xuân Biều là nơi đảm bảo liên lạc chỉ đạo của cán bộ Đảng trong cả một vùng rộng lớn, nhiều gia đình làm cơ sở tin cậy cho cán bộ hoạt động như gia đình ông Tại ở Mai Trung đã nuôi dấu đ/c Mạnh, đ/c Hoàng Quốc Việt …để chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang năm 1943 và 1944 xứ uỷ Bắc Kỳ đã mở 4 lớp huấn luyện tự vệ ở Trung Định, Mai Phong và Cẩm Hoàng theo chương trình của Việt Minh để hỗ trợ quần chúng đấu tranh khống chế sự đàn áp của bọn cường hào và phản động. Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) bản Chỉ thị của Trung ương, Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, lúc này tình hình ở Hiệp Hòa và tổng Cẩm Bào rất sôi sục. Ngày 10/3 chi bộ đảng được thành lập gồm 3 đ/c có nhiệm vụ lãnh đạo phong trào ở tổng Cẩm Bào dưới sự chỉ đạo của đ/c Lê Thanh Nghị, Nguyễn Trọng Tỉnh ngày 12/3/1945 đã tổ chức khởi nghĩa vũ trang tại Xuân Biều lập Chính quyền mới là Ủy ban dân tộc giải phóng do đ/c Nguyễn Bá Minh làm Chủ tịch, đây là cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi sớm nhất trong tỉnh Bắc Giang và cả nước. Ngày 13/3/1945 khí thế khởi nghĩa lan sang Trung Định và là cơ sở mạnh hơn và đã thành lập chi bộ đảng riêng. Trước hơn 400 quần chúng mít tinh tại đình làng Trung Định đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh Ban cán sự đảng tỉnh Bắc Giang tuyên bố thành lập Chính quyền nhân dân, thay mặt cho nhân dân tiến hành nhiệm vụ của cách mạng. Ủy ban dân tộc giải phóng dân tộc làng Trung Định được thành lập do ông Nguyễn Văn Kế làm Chủ tịch, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban dân tộc giải phóng nhân dân 2 xã Xuân Biều, Trung Định và các làng lân cận kéo nhau phá kho thóc ở đồn Vát, nhân dân Cẩm Trang phá kho thóc ở đồn Sỏi, thu vũ khí của giặc, là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên phá kho thóc của giặc giành thắng lợi kịp thời giải quyết nạn đói ở Bắc Giang. Từ những tư liệu lịch sử trên chứng tỏ Tổng Cẩm Bào nói chung, Xuân Biều, Trung Định và Cẩm Trang là nơi thành lập chính quyền sớm nhất trong cả nước. Từ tháng 3/1945 đến tháng 6/1945 các đội cứu quốc và tự vệ ở Tổng Cẩm Bào được thành lập đặc biệt là 3 trung đội được điều động bảo vệ Hội nghị quân sự Bắc Kỳ từ 16 đến 20/4/1945 tại Tổng Hoàng Vân. Ngày 01/6/1945 toàn huyện Hiệp hoà được giải phóng đó là nguồn động viên to lớn đến sự lãnh đạo của Đảng và phong trào quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về nhân dân. Đấu tranh chống thực dân Pháp 1945-1954 Cách mạng thánh Tám thành công Nhà nước Việt Nam dân chủ ra đời nhưng đến cuối năm 1945 thực dân Pháp lại quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Để đáp ứng với nhiệm vụ trong tình hình mới xã Trung Nghĩa được ra đời ngày 20/12/1945 gồm các xã cũ thuộc Tổng Cẩm Bào. Ủy ban cách mạng lâm thời được thành lập gồm 3 ông: Nguyễn Văn Tỳ (Cẩm Bào) làm Chủ tịch, Nguyễn Văn Vĩnh (Trung Định) làm phó Chủ tịch, Ngô Huy Chính (Mai Phong) Thư ký Ủy ban. Tháng 10/1946 Ủy ban hành chính xã được thành lập gồm 5 người thêm chức danh trưởng Công an và xã Đội trưởng đã lãnh đạo nhân dân nhanh chóng chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, ngày 19/12/1946 hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch với lời thề "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" nhân dân Trung Nghĩa và nhân dân các xã khác cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Hiệp Hòa là lá chắn của căn cứ địa Việt Bắc tiến đến bảo vệ vùng tự do rộng lớn, là mục tiêu của các đồn giặc ở Đa Phúc, Bắc Ninh, Việt Yên và Tân Yên … Chiến tranh càng lan rông địa bàn xã Trung Nghĩa gồm Mai Trung và Xuân Cẩm ngày càng có vị trí quan trọng. Đảng viên trong chi bộ được phát triển nhanh về số lượng và đạt chất lượng, năm 1950 đã có 203 đồng chí lãnh đạo nhân dân, tập trung mọi nhân tài phục vụ cho cuộc kháng chiến, nhiều thanh niên tình nguyện tòng quân tham gia quân chủ lực và tham gia du kích địa phương. Đánh giặc giữ làng với phương châm "Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến" Trung Nghĩa (Mai Trung và Xuân Cẩm) là nơi đùm bọc nhường nhà dành nơi ở cho bộ đội và là nơi ở của các cơ quan Nhà nước trong thời chiến như: Viện kinh tế Việt Nam, Viện sử học, Viện văn học, Nha khí tượng thủy văn và các cơ quan tỉnh Bắc Ninh, Ban tiếp liệu Tỉnh Bắc Ninh, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Cơ sở đúc đạn công binh và tiếp đón hàng trăm lượt gia đình vùng giặc chiếm đóng đến ở đã ở địa bàn xã Mai Trung. Năm 1949 cùng với bộ đội, du kích xã Trung Nghĩa đã hai lần đánh Pháp chống càn từ phía Bắc Ninh, bảo vệ vững chắc đầu mối giao thông, liên lạc. Cuối năm 1950 du kích Trung Nghĩa phối hợp với du kích Hương Lâm vượt sông cầu tập kích bọn địch đi càn và đánh bốt Chờ huyện Yên Phong. Dũng cảm cứu người, cứu máy khi bọn địch pháo kích xưởng in, đảm bảo an toàn và ổn định việc sản xuất của nhà nước. Trong chiến dịch 1951-1952 để bộ đội qua sông đánh địch làng Mai Phong đã tự nguyện tháo dỡ sàn Đình của làng lấy gỗ, làm cầu phao, bè mảng cho tiểu đoàn Thiên Đức (Bắc Ninh), bộ đội chủ lực vượt sông đánh giặc, nhiều gia đình cũng đã góp công, vật tư phục vụ chiến dịch. Thôn Cẩm Trang là hậu cứ, hậu cần trong chiến dịch Trung Du, đó là nơi tiếp nhận thương binh, tử sỹ từ mặt trận trở về, hiện tại Miếu cổ Nội Dinh thôn Cẩm Trang vẫn đang là nơi thờ tự 8 liệt sĩ quê ở Tỉnh xa trong chiến dịch thuộc bộ đội chủ lực hy sinh khi tham gia chiến dịch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng", cán bộ nhân dân xã Trung Nghĩa đã đóng góp 3 trung đội du kích đi làm nhiệm vụ bảo vệ kho tàng, vận tải cứu thương, hơn 350 lượt người đi dân công, hơn 300 tấn lương thực phục vụ cho chiến dịch xứng đáng với lời khen ngợi của Huyện uỷ Hiệp Hòa đến tháng 6/1954 xã Trung Nghĩa hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu dân công vận tải lương thực, vượt hàng trăm cây số đi phục vụ chiến dịch. Khắc phục những đau thương mất mát sau chiến tranh cán bộ và nhân dân xã Trung Nghĩa bước vào công cuộc xây dựng quê hương theo con đường XHCH mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Mai Trung Trong sự nghiệp xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc Ngày 15/10/1954 xã Trung Nghĩa được chia tách thành hai xã gồm Xuân Cẩm và Mai Trung: xã Mai Trung gồm các thôn Cẩm Trang, Mai Phong, Trung Hoà, Trung Hưng, Xuân Giang và Xuân Hoà đến năm 1988 thôn Xuân Hoà được chia tách thành hai thôn Nội Quan và nội Xuân. Ủy ban kháng chiến được đổi thành Ủy ban hành chính có bảy người: ông Nguyễn Văn Ty làm Chủ tịch 01 phó chủ tịch và 5 uỷ viên, chi bộ đảng có 51 đảng viên, ban chi uỷ có 3 đồng chí. Thực hiện Nghị quyết Trung ương lần 6 (khoá II) Mai Trung tiến hành cải cách ruộng đất từ tháng 10/1954 những quan hệ phong kiến được xoá bỏ Đảng ta thực hiện khẩu hiệu "dân cày có ruộng" Năm 1957 toàn xã có 26 tổ đổi công, bước đầu làm ăn có ưu thế, nông dân được hỗ trợ tư liệu sản xuất, hệ thống đê điều, thủy lợi được củng cố, sản xuất phát triển, nạn đói được ngăn chặn, nông dân làm nghĩa vụ với Nhà nước vượt 8% về lương thực, 6% về thực phẩm. Phong trào bình dân học vụ được đẩy mạnh, số lớp học và số người đi học tăng nhanh, trường phổ thông cấp I được hình thành và có 138 học sinh. Tháng 12/1958 thôn Mai Phong thành lập HTX đầu tiên, đến năm 1959 và 1960 lần lượt các thôn trong xã đều thành lập HTX, tổ chức quản lý tốt, diện tích đất nông nghiệp được mở rộng, kỹ thuật nông nghiệp được áp dụng, đời sống nhân dân được tăng lên rõ rệt. Trong hai năm 1960 và 1961 HTX Trung Hoà là một điển hình tiên tiến của miền Bắc xây dựng XHCN đã thành công trong việc cải tạo đất bạc màu, xây dựng mô hình kinh tế mới, được đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, đồng chí Ngô Thế Dân, Mai Thúc Lân và một đồng chí lãnh đạo của Tỉnh về thăm động viên, chỉ đạo, từ phong trào này đã xuất hiện những gương điển hình tiên tiến, con người mới XHCN như Anh hùng lao động Nguyễn Thị Song, tiêu biểu cho thế hệ phụ nữ ba đảm đang (tay cày, tay súng, giỏi việc nước, đảm việc nhà). Tháng 8/1964 giặc Mỹ tiến hành chiến tranh leo thang đánh phá Miền Bắc với quyết tâm tất cả để đánh thắng giặc Mỹ. thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Hà bắc, Nghị quyết của Đảng bộ xã Mai Trung đã đề ra các biện pháp thực hiện với quyết tâm lớn. Tăng cường lực lượng dân quân từ 8-10% dân số ra sức củng cố phong trào HTX tiếp tục xây dựng HTX Trung Hoà thành điển hình tiên tiến. Hưởng ứng khẩu hiệu hành động "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người" từ năm 1964 đến 1968 với hàng chục đợt tuyển quân xã Mai Trung đã tiến đưa gần 200 thanh niên lên đường nhập ngũ. Ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng nước nhà được thống nhất. Hoà chung với khí thế chiến thắng của cả nước ngày 01/5/1975 Đảng bộ xã Mai Trung tổ chức mít tinh mừng chiến thắng và đón hận Huân chương vì sự nghiệp chống Mỹ do Đảng và Nhà nước trao tặng. Năm 1979 chiến tranh biên giới xảy ra, được lệnh tổng động viên của Quốc hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhân dân Mai Trung đã động viên hàng 100 thanh niên, dân công phục vụ biên giới, khuyên góp 1100 chiêc bánh trưng, 1900 kg gạo nếp, 2700 kg gạo tẻ, 1000 bộ quần áo, chăn, màn ủng hộ chiến sĩ và đồng bào biên giới. Động viên kịp thời về mọi mặt góp phần cùng quân dân cả nước đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ biên cương của Tổ Quốc. Từ năm 1981 đến 1985 là thời kỳ khó khăn do kinh tế khủng hoảng, nhưng với tinh thần chịu khó, khắc phục khó khăn cán bộ và nhân dân xã Mai Trung thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng vượt qua những khó khăn thử thách, ổn định đời sống nhân dân, từng bức đi lên theo con đường đổi mới của Đảng. Xây dựng quê hương giàu đẹp, xứng đáng với truyền thống lịch sử, văn hoá cách mạng từ xưa để lại. Giai đoạn đổi mới từ 1986 đến nay Tháng 12/1986 Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VI đề ra đường lối xây dựng XHCN ở nước ta nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt về kinh tế, hoàn thiện hơn công tác khoản quản trong nông nghiệp, xác định hộ xã viên là một đơn vị tự chủ, khoán gọn đến người lao động, nhiều ngành nghề kinh tế phát triển và được mở rộng. Công tác huy động lương thực của xã đối với Nhà nước liên tục đạt và vượt chỉ tiêu. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế vẫn còn ảnh hưởng của cơ chế quản lý khoán và bao cấp, dưới dự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã Mai Trung đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, Nhà nước và nhân dân cùng làm, xác định rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu nên cả ba ngành học đều phát triển. Các trường liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến, hàng năm đều có giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Các dòng họ trong xã đều tổ chức lập quỹ khuyến học. Được Nhà nước quan tâm xây dựng cơ sở vật chất Trạm y tế xã ngày càng được nâng cấp, trang thiết bị, công tác chuyên môn của y bác sĩ được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ban đầu được đảm bảo. Công tác truyền thông dân số, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh được quan tâm, thực hiện tốt chương trình nước sạch, an toàn thực phẩm, chống suy dinh dưỡng. Đảng uỷ, chính quyền địa phương luôn luôn quan tâm các gia đình thương binh liệt sĩ, các gia đình có công, các gia đình thương bệnh binh và các gia đình, đối tượng chính sách khác. Công tác Nội chính, quốc phòng an ninh được Đảng uỷ, Chính quyền quan tâm chỉ đạo, lực lượng dân quân, công an luôn luôn được củng cố đảm bảo về số lượng và chất lượng đủ mạnh để gìn giữ an ninh trật tự địa phương. Các thôn đều có đội bảo vệ và các tổ liên gia tự quản, lực lượng dân quân hàng năm được bổ sung huấn luyện. Công tác khám tuyển thanh niên sẵn sàng nhập ngũ hàng năm đều đạt kết quả tốt, đúng chế độ chính sách, công bằng dân chủ. Kinh tế - xã hội Xã Mai Trung có 3.662 hộ gia đình, trong đó có 15% hộ giàu và khá, có 76,7% hộ gia đình trung bình, có 8,3% hộ nghèo. Là nơi vùng đất cổ, có con người đến ở khá sớm, đời sống kinh tế lấy việc trồng cây lúa nước là chủ đạo, có trồng xen canh một số loại cây hoa màu như: ngô, khoai lang, khoai tây, cây đậu tương,... Thời mở cửa hội nhập có thêm một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, thương mại, dịch vụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Đàn trâu, bò 1.800 con, đàn lợn có 4.900 con, đàn gia cầm có 70.000 con. Nguồn thu nhập chính của nhân dân xã Mai Trung chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngành nghề nông thôn, thương mại và dịch vụ nhỏ. Với năng suất lúa bình quân 56 ta/ha. Bình quân lương thực đầu người 420 kg thóc/năm. Sản xuất từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ước đạt 25 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người 11,5 triệu đồng/người/năm. Xã có 397 gia đình chính sách, trong đó có 183 liệt sĩ, có 94 thương binh và bệnh binh, có 5 hộ gia đình được tặng bằng có công với nước, có hai người tham gia cách mạng tiền khởi nghĩa. Có 108 người hưởng chính sách khác. Phát triển tiểu thủ công nghiệp: toàn xã có 02 làng nghề truyền thống được ủy ban nhân dân tỉnh cấp bằng chứng nhận, có 6 Doanh nghiệp vừa và nhỏ, có 4 HTX, có 350 hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làm dịch vụ thương mại cung cấp hàng hoá phục vụ nông nghiệp, tiêu dùng và thu gom nông sản, chế biến nông sản của nhân dân. Có 02 chợ đầu mối lưu thông hàng hoá là Trung Hoà và Trung Hưng, 01 thị tứ Bách Nhẫn nằm trên trục đường tỉnh lộ 296. Xã có 01 trạm y tế, có 10 phòng làm việc, có 02 phòng điều trị, có 06 giường bệnh, 01 Bác sĩ, 09 y sĩ, 01 dược sĩ. Về giáo dục: toàn xã có 05 trường học, 01 trường THCS, 02 trường Tiểu học, 02 trường Mầm non, với tổng số 86 lớp, có 158 cán bộ và giáo viên. Hệ thống điện lưới quốc gia, toàn xã có 12 trạm biến áp phục vụ điện cho sinh hoạt và sản xuất của trên 15 nghìn nhân khẩu. Đảm bảo 100% số hộ trên địa bàn được dùng điện lưới Quốc gia. Giao thông Có 0,7 km đường liên tỉnh, có 6 km đường giao thông liên xã, có 35 km đường đã được bê tông, có 50 km đường giao thông thôn, xóm, 30 km đường giao thông nội đồng. Hệ thống thủy lợi chủ yếu là tự chảy cung cấp nước tới và tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tổng số có 70 km kênh mương, trong đó đã cứng hoá được 13,5 km. Có 01 kè nằm trên địa bàn và 01 km kênh trôi cung cấp nước sản xuất nông nghiệp cho toàn xã, có 11 Trạm bơn nước cục bộ phục vụ cho 20% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Chú thích Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ xã Mai Trung. Nhà Xuất bản VHTT - Đảng bộ Mai Trung. Tham khảo
VI_open-0000001583
Jobs_and_Education
Adaina zephyria là một loài bướm đêm trong họ Pterophoridae. Loài bướm đêm này được tìm thấy ở California, México (Oaxaca), Peru (Huanaca), Venezuela, Bolivia, Costa Rica và Ecuador.. Con trưởng thành có sải cánh dài 14–17 mm. Con trưởng thành bay vào tháng 1 đến tháng 5 và 9, 10 trong năm. Con trưởng thành có màu trắng hơi nâu nhưng đầu hơi đậm hơn ở trước và nhạt giữa các râu. Chú thích Tham khảo Adaina Côn trùng México
VI_open-0000001587
Pets_and_Animals
Brachypelma baumgarteni, còn gọi là Mexicaanse oranje vogelspin (Vẻ đẹp cam Mexico) là một loài nhện trong họ Theraphosidae. Loài này phân bố ở Trung Mỹ và là loài đặc hữu của bờ biển Thái Bình Dương thuộc Michoacan, Mexico. Mô tả Loài này tương tự như B. klaasi, nhưng nó có màu đỏ hơn patellae. B. baumgarteni được cho là giống lai nuôi nhốt của B. smithi lai với B. boehmei, bởi vì trong một thời gian dài không có mẫu vật nào được báo cáo là nhân giống thành công trong điều kiện nuôi nhốt. Theo các phân tích di truyền, họ hàng gần nhất của nó là B. boehmei. Phân bổ Loài này thường sống ở khu vực sông Balsas thuộc biên giới phía đông và biên giới phía bắc là Sierra Madre del Sur, chúng thích môi trường rừng nhiệt đới. Bảo tồn Năm 1985, Brachypelma smithi (khi đó do chưa phân biệt với B. hamorii) nên được đưa vào CITES Phụ lục II và vào năm 1994, tất cả các loài Brachypelma còn lại đã được thêm vào, do hạn chế thương mại quốc tế. Tuy nhiên, một số lượng lớn nhện tarantula đánh bắt trong tự nhiên vẫn tiếp tục bị buôn lậu ra khỏi Mexico, bao gồm cả các loài Brachypelma. Tham khảo Liên kết ngoài – ảnh chụp ngoài tự nhiên Brachypelma Theraphosidae Nhện đặc hữu Mexico Nhện mô tả năm 1993
VI_open-0000001600
Pets_and_Animals
Robin Hugh Gibb, CBE (22 tháng 12 năm 1949 – 20 tháng 5 năm 2012) là một ca sĩ, nhạc sĩ, người sáng tác và sản xuất âm nhạc người Anh. Robin Gibb sinh ra tại đảo Man, lớn lên ở vùng Manchester, nước Anh và sau đó di cư sang Redcliffe, ngoại ô Brisbane, Úc để sinh sống. Tại Úc, Robin Gibb đã cùng với hai anh em của mình (Barry và Maurice) thành lập ban nhạc Bee Gees và hát những bài hát do ba anh em cùng sáng tác. Sau khi thành công tại Úc, ban nhạc quay trở lại Anh và trở nên nổi tiếng bởi các sáng tác đa phong cách pop, rock, soft rock trong thập kỷ 60 và vào thập kỷ 70 thì đạt tới đỉnh cao với các phong cách nhạc disco và funk. Sau khi Bee Gees dừng hoạt động, Robin Gibb tiếp tục sự nghiệp ca hát và sáng tác âm nhạc của mình. Trong các anh em nhà Bee Gees, người anh em song sinh Maurice Gibb đã mất năm 2003, và một người em khác sinh năm 1958, Andy Gibb, đã mất năm 1988. Tính đến 2014, chỉ còn anh cả Barry Gibb còn sống. Là một ca sĩ tài năng nhưng ông gặp nhiều vấn đề về sức khỏe của bản thân, do thể chất ốm yếu, ông đau ốm triền miên. Đến năm 2012, ông bị hôn mê vì viêm phổi, phải nhập viện và qua đời. Tham khảo Bee Gees Sinh năm 1949 Mất năm 2012 Ca sĩ nhí Người đoạt giải Grammy Người đoạt giải Ivor Novello Nam ca sĩ Nhà sản xuất âm nhạc Tenor Ca sĩ tự sáng tác người Anh Nghệ sĩ của Polydor Records Chết vì ung thư đại trực tràng Chết vì ung thư gan Ca sĩ nhạc pop Anh Nghệ sĩ của EMI Records Người được ghi danh tại Đại sảnh Danh vọng Nhạc sĩ Ca sĩ Anh thế kỷ 20 Ca sĩ Anh thế kỷ 21 Người được ghi danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll Người ăn chay
VI_open-0000001611
Arts_and_Entertainment
An Cư là một xã thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Địa lý Xã An Cư tiếp giáp xã Hậu Thành ở phía tây, tiếp giáp xã Mỹ Hội ở phía bắc, tiếp giáp xã Đông Hòa Hiệp ở phía nam, tiếp giáp xã Phú An của huyện Cai Lậy ở phía đông. Các sông, kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: Kênh 8, kênh Cầu Ngang, rạch Hai Hựu, rạch Mả Voi. Hành chính Xã An Cư có diện tích 11,43 km², dân số năm 2003 là 13.733 người, mật độ dân số đạt 1.201 người/km². Xã bao gồm 5 ấp: An Bình, An Hòa, An Thái, An Thiện, Mỹ Hòa. Kinh tế – Xã hội Trung tâm mua bán là chợ gạo Bà Đắc, là chợ gạo lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chợ giao dịch hơn 2 triệu tấn gạo mỗi năm. Chợ khác là chợ An Bình, chợ An Cư, chợ An Thái, mua bán đa dạng mặt hàng. Chợ An Bình nằm sát dốc cầu An Cư, còn chợ An Cư mới thành lập vào năm 2011 để nhằm di dời chợ An Bình về đây, giải tỏa áp lực giao thông trên Quốc lộ 1. Chợ An Thái nằm ngay Ngã ba Cái Bè. Chú thích
VI_open-0000001617
Food_and_Drink
Bản Phiệt là một xã thuộc huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Xã Bản Phiệt có diện tích 32,33 km², dân số năm 1999 là 3338 người, mật độ dân số đạt 103 người/km². Bản Phiệt có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Bản Lầu huyện Mường Khương, xã Bản Cầm và thị trấn Nông trường Phong Hải Phía nam giáp xã Thái Niên Phía tây giáp trấn Nam Khê (南溪镇, ở bắc tây bắc), trấn Hà Khẩu (河口镇, ở tây tây bắc) đều của huyện Hà Khẩu châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phường Lào Cai và xã Vạn Hòa của thành phố Lào Cai. Phía bắc giáp xã Bản Lầu huyện Mường Khương. Chú thích Tham khảo Xã, phường, thị trấn biên giới Việt Nam - Trung Quốc
VI_open-0000001618
Jobs_and_Education
Cái Đôi Vàm là thị trấn huyện lỵ của huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Địa lý Thị trấn Cái Đôi Vàm có vị trí địa lý: Phía đông và phía bắc giáp xã Tân Hải Phía tây giáp vịnh Thái Lan Phía nam giáp xã Nguyễn Việt Khái. Thị trấn Cái Đôi Vàm có diện tích 19,09 km², dân số năm 2019 là 13.870 người, mật độ dân số đạt 727 người/km². Hành chính Thị trấn Cái Đôi Vàm được chia thành 8 khóm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Lịch sử Thị trấn Cái Đôi Vàm được thành lập vào ngày 29 tháng 8 năm 1994 trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân của xã Nguyễn Việt Khái. Khi mới thành lập, thị trấn thuộc huyện Cái Nước. Ngày 17 tháng 11 năm 2003, huyện Phú Tân được tái lập, thị trấn Cái Đôi Vàm trở thành huyện lỵ huyện Phú Tân. Ngày 9 tháng 12 năm 2020, HĐND tỉnh Cà Mau ban hành Nghị quyết 28/NQ-HĐND về việc: Sáp nhập ấp Thanh Đạm B vào khóm 7 Sáp nhập một phần ấp Tân Hải vào khóm 6 Sáp nhập phần còn lại ấp Tân Hải vào khóm 5 Sáp nhập ấp Thanh Đạm A và ấp Cái Đôi Vàm thành khóm 8. Chú thích Xem thêm Danh sách thị trấn tại Việt Nam Huyện lỵ Việt Nam Thị trấn ven biển Việt Nam
VI_open-0000001619
News
Diễn Hoa là một xã thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Địa lý - Hành chính Xã có diện tích 4,51 km², dân số năm 1999 là 4.839 người, mật độ dân số đạt 1.073 người/km². Lịch sử hình thành Xã Diễn Hoa phát triển từ làng Phượng Lịch xưa. Tương truyền ông tổ khai làng lập ấp Phượng Lịch là ông Cao Nhân Tối và ông Ngô Trí Tri. Hai ông đã chiêu dân lập làng ở vùng đất nằm giữa cánh đồng rộng và con sông Bùng bao quanh tạo ra một vùng canh tác màu mỡ. Lăng mộ và đền thờ đến ngày nay vẫn còn được con cháu giữ gìn và thờ phụng. Hàng năm cứ đến ngày rằm tháng Giêng là con cháu khắp nơi tụ về quê hương cùng hội họp và thắm nén hương tưởng nhớ người đã khuất. Do chiến tranh và các chính sách chống mê tín dị đoan, các di tích ở Diễn Hoa như cổng làng, đền thờ và các công trình văn hóa khác đã bị phá hủy. Nay con cháu từ khắp nơi trên đất nước đang chung tay xây dựng lại quê hương. Nhiều việc làm có ý nghĩa như xây dựng nhà tình nghĩa các công trình giao thông và dự kiến sẽ xây dựng lại cổng làng và sau đó là trùng tu lại ngôi chùa cổ và trồng lại cây xanh. Từ xa xưa trên địa bàn xã này có tuyến kênh Nhà Lê nối từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang đi qua, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và được coi là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt (hiện là một đoạn của sông Bùng theo tên gọi địa phương). Chú thích Tham khảo
VI_open-0000001621
People_and_Society
Gia Thủy là một xã thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Địa lý Xã Gia Thủy nằm ở phía bắc huyện Nho Quan, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 27 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Gia Viễn Phía nam giáp huyện Gia Viễn và xã Gia Tường Phía tây giáp xã Gia Lâm Phía bắc giáp xã Gia Sơn. Xã Gia Thủy có diện tích 6,13 km², dân số năm 2019 là 5.677 người, mật độ dân số đạt 926 người/km². Nơi đây được xác định là quê ngoại của Đinh Tiên Hoàng Đế và quê hương của hoàng hậu Dương Vân Nga. Tại đây còn lưu giữ nhiều di tích và huyền thoại thời Đinh trong lịch sử Việt Nam. Xã còn có một làng nghề truyền thống nổi tiếng là làng gốm sứ gia truyền. Hành chính Xã Gia Thủy được chia thành 12 thôn xóm. Lịch sử Xã được thành lập theo quyết định số 454/QN ngày 5/12/1953 trên cơ sở tách từ xã Gia Lâm. Kinh tế Nơi đây người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Làng nghề gốm Gia Thủy Làng nghề gốm Gia Thủy ra đời từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Hợp tác xã gốm Gia Thủy (Nho Quan) nổi tiếng với các sản phẩm từ gốm như nồi, niêu, chum, vại. Gia Thủy đã ưu tiên dành riêng những diện tích đất nhất định để cơ sở gốm khai thác nguồn đất sét trắng phục vụ cho sản xuất các làng nghề gốm. Diện tích đã được khai thác chiếm khoảng 20 ha, chủ yếu ở các thôn làm nghề gốm: Mỹ Lộc, Mỹ Thượng, Cây Sa, Hoang Bằng. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang có dự án Phát triển Làng nghề gốm sứ Gia Thủy, huyện Nho Quan. Di tích Gia Thủy là quê hương của danh nhân Dương Vân Nga thế kỷ X và cũng là quê ngoại gắn với tuổi thơ của Đinh Bộ Lĩnh. Theo giai thoại dân gian, Dương Vân Nga là con gái của ông Dương Thế Hiển, quê ở vùng Gia Thủy - Gia Sơn huyện Nho Quan, Ninh Bình ngày nay. Cái tên Vân Nga là ghép từ Vân Long (nay thuộc xã Gia Vân) là tên làng quê mẹ và Nga My là tên làng quê cha. Làng Nga My xưa bao trùm thôn Nga My, Nga Mai,Mỹ Hạ ở 2 xã Gia Thủy và Gia Sơn ngày nay. Theo sử sách, khi cha mất sớm Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về ở cạnh đền Sơn Thần trong động, đó chính là đền Long Viên ngày nay và chăn châu ở khu vực Gia Thủy cũng như Gia Hưng phía bên kia sông Bôi. Sau này khi trưởng thành ông lập căn cứ quân sự ở động Hoa Lư ngay bên kia sông Bôi. Ngày nay khu vực Gia Thủy và 3 xã bên kia sông Bôi gồm Gia Hưng, Liên Sơn và Gia Phú có rất nhiều di tích gắn với triều đại nhà Đinh từ thế kỷ X. Sử sách cũng cho biết Đinh Bộ Lĩnh mồ côi cha từ nhỏ, phải cùng mẹ về ở cạnh đền Sơn Thần. Quốc sử quán triều Nguyễn cũng cho biết nơi ấy là Long Viên: "Long Viên ở xã Đề Cốc, nhà mẹ Đinh Tiên Hoàng ở đấy, tức chỗ ở cũ của Đinh Tiên Hoàng lúc còn ẩn náu, nền nhà cũ này vẫn còn nên gọi là "Long Viên" trước mặt trông ra sông, có cầu Ngự, cầu Phanh, bên tả vườn có gò bằng phẳng tức là chỗ bày trận cờ lau". Ở thôn Mỹ Hạ, xã Gia Thủy ngày nay còn có ngôi đền Long Viên thờ Long Viên Đốc Khánh công chúa, tương truyền là người đỡ đẻ cho Đinh Bộ Lĩnh, đình Mỹ Hạ thờ Đinh Bộ Lĩnh. Như vậy là khi mồ côi cha, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng với mẹ về ở bên hữu ngạn sông Bôi, đi chăn trâu cho chú là Đinh Thúc Dự. Truyền thuyết cũng cho biết Đinh Bộ Lĩnh tập trân cờ lau ở cánh đồng Rộc Xéo. Ở đây còn có đồng Trống là nơi đánh trống, đồng Quân là nơi hội quân, cầu Mổ là nơi Đinh Bộ Lĩnh mổ trâu hay mổ bò của chí để khao quân, bến Vội là nơi Đinh Bộ Lĩnh vội chạy qua khi bị chú đuổi... Đinh Bộ Lĩnh còn chăn trâu ở bên bờ tả ngạn sông Bôi, tức cánh đồng bên ngoài động Hoa Lư. Ngày nay nơi đây còn có đường vua Đinh. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề gốm Mỹ Lộc Danh mục địa danh các đơn vị hành chính thể hiện trên bản đồ - Địa danh hành chính thể hiện trên bản đồ tỉnh Ninh Bình Những di tích đền thờ Đinh Tiên Hoàng
VI_open-0000001623
Hobbies_and_Leisure
Khor () là một sông tại Khabarovsk. Đây là một chi lưu hữu ngạn của sông Ussuri. Sông khởi nguồn từ sườn phía tây của Bắc dãy Sikhote-Alin. Sông Khor dài 453 km, diện tích lưu vực là 24.700 km². Một khu định cư đô thị là Khor, vùng Khabarovsk nằm bên dòng chảy gần vị trí cửa sông. Chú thích Sông vùng Khabarovsk Krai
VI_open-0000001626
Travel_and_Transportation
Kim Sơn là một xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam. Địa lý Địa giới hành chính xã Kim Sơn: Phía Đông giáp xã Song Thuận Phía Tây giáp xã Phú Phong Phía Bắc giáp xã Bàn Long và xã Vĩnh Kim Phía Nam giáp sông Tiền. Con sông lớn nhất là Rạch Gầm gần như chia đôi xã, chảy theo hướng bắc - nam, chảy ra sông Tiền ở phía nam. Xã tiếp giáp sông Tiền với chiều dài khoảng 4 km. Hành chính Xã Kim Sơn có diện tích 11,69 km², dân số năm 2018 là 10.443 người, mật độ dân số đạt 893 người/km². Tổng số hộ: 2.901. Xã Kim Sơn được chia thành 4 ấp: Đông Hội Mỹ Tây Lịch sử Xã bắt đầu từ việc thành lập thôn Kim Sơn, hiện vẫn chưa rõ niên đại chính xác, nhưng được phỏng đoán là vào giữa thế kỷ 18. Ông Lê Công Giám là người có công lập thôn, qui tụ dân về nên khi mất được thờ như một vị Thành hoàng. Vào năm 1785, một cửa sông trên địa bàn xã đã được chọn là điểm khởi đầu cho một khu vực phục kích dài 6 km để đánh quân Xiêm. Từ cửa sông xuôi về hạ lưu đến cửa sông Xoài Mút, đoạn sông Tiền đã trở thành nơi quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh bại quân Xiêm xâm lược. Đến trước 1945, xã Kim Sơn thuộc tổng Thuận Bình, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Từ 1945 đến 1954, xã Kim Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, theo chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền Pháp và Quốc gia Việt Nam lại tổ chức hành chính như trước 1945. Từ 1954 đến 1975, xã Kim Sơn thuộc huyện Châu Thành Nam, tỉnh Mỹ Tho, theo chính quyền Cách mạng Miền Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại tổ chức hành chính là xã Kim Sơn, tổng Thuận Bình, quận Sầm Giang, tỉnh Định Tường. Năm 1992, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận "Chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút" là di tích cấp quốc gia. Quyết định ký ngày 2 tháng 12 năm 1992. Năm 1999, ấp Mỹ là ấp đầu tiên được công nhận ấp văn hóa. Năm 2001, đến ấp Hội. Năm 2005 ấp Đông, và năm 2009 đến lượt ấp Tây được công nhận ấp văn hóa. Năm 2001, Khu di tích chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 20 tháng 1 năm 2005, nhân "kỷ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút". Cuối năm 2011, Tổ hợp tác Sapo Mặc Bắc Kim Sơn được thành lập, tổng số thành viên ban đầu là 33 hộ, diện tích canh tác trên 12 ha. Kinh tế - Xã hội Tuyến đường quan trọng nhất xã là tỉnh lộ 864 chạy theo hướng tây - đông, nằm ở phía nam xã, dọc theo bờ sông Tiền. Tình trạng đường nhựa này đang xuống cấp, mặt đường đầy ổ gà, ổ voi, tù đọng nước vào mùa mưa. Tuyến đường hư hỏng kéo dài sang các xã lân cận. Góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông. Xã tiếp giáp với xã Song Thuận ở phía đông với tỉnh lộ 876 chạy dài. Giao thông trong địa bàn xã thường gặp khó khăn, do nhiều tuyến đường liên ấp trong xã nằm dọc sông, như Rạch Gầm, thường xuyên sạt lở, đất sụp sâu vào bờ làm tắt giao thông. Đoạn đường nào vừa sửa xong thì sạt lở đoạn khác. Năm 2021, bờ tây Rạch Gầm có thời điểm một đoạn dài 70 m sạt lở khiến hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng. Việc sạt lở cũng phá vỡ nhiều đoạn đê dẫn đến nhiều diện tích vườn cây ăn trái ngập lụt khi triều cường lên. Trung tâm mua bán của xã là chợ Kim Sơn, một chợ nhỏ nằm ở bờ tây của vàm Rạch Gầm. Xã có các cơ sở sửa chữa, đóng tàu tải trọng từ 1.000 đến 5.000 tấn, như xưởng tàu Nhựt Trường. Tỉnh Tiền Giang đang triển khai kế hoạch xây dựng hàng loạt cống đập ngăn mặn, trong đó con sông lớn nhất chảy trên địa bàn xã và đổ vào sông Tiền là Rạch Gầm sẽ được xây dựng một cống ngăn lớn, dự kiến đến 2024, các công trình sẽ hoàn thành. Hầu hết người dân trong xã sống bằng canh tác nông nghiệp, trồng cây ăn trái. Xã có 600 ha trồng hồng xiêm (Sapochê), là xã trồng hồng xiêm nhiều nhất Tiền Giang. Địa phương cũng đã thành lập Tổ hợp tác trồng hồng xiêm Mặc Bắc Kim Sơn (Châu Thành). Hiện nay đang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP. Hồng xiêm là đặc sản của huyện, thích nghi tốt với thổ nhưỡng ven sông Tiền. Thu hoạch rải vụ gần như quanh năm. Cây trồng này cũng có khả năng chịu mặn cao, không bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng nhiễm mặn của tỉnh. Vườn hồng xiêm được xác định lâu đời nhất có trên 30 năm tuổi. Sapochê Mặc Bắc Giống Sapochê phổ biến nhất là giống Mặc Bắc, năng suất cao, trồng bằng nhánh chiết, sau 4 năm đã có thể thu hoạch ổn định, năng suất trung bình 20 tấn/ha, có trường hợp đạt tới 30 tấn/ha. So với giống Sapochê Xiêm thì giống cây này thân cao, tán rộng, phát triển nhanh và mau cho quả hơn. Lá cây nhỏ, màu nhạt hơn; trái nặng gần 300 gram. Trái khi chín có vị ngọt dịu, mùi thơm nhẹ, dễ tan. Trái có hàm lượng Vitamin C từ 8,9-44,1 mg/100g; axít từ 0,09-0,15%; PH từ 5-5,3; đường tổng số từ 11,14-20,43%,... Năm 2011, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền "Sapô Mặc Bắc Kim Sơn". Ngày 8 tháng 1 năm 2016, sapochê Mặc Bắc đã được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO cấp giấy chứng nhận VietGAP số VietGAP-TT-13-04-82-0020 cho diện tích 12 ha. Tôn giáo Chùa Vạn Phước: lập vào năm 1946, diện tích 1,1 ha, tọa lạc ấp Đông. Chú thích Thư mục Liên kết ngoài
VI_open-0000001627
Law_and_Government
Lộc Thanh là một xã thuộc thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Địa lý Xã Lộc Thanh có vị trí địa lý: Phía đông và phía bắc giáp huyện Bảo Lâm Phía tây giáp phường Lộc Phát Phía nam giáp phường Lộc Sơn và xã Lộc Nga. Xã Lộc Thanh có diện tích 20,71 km², dân số năm 2020 là 14.026 người, mật độ dân số đạt 677 người/km². Lịch sử Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 65-CP về việc chuyển xã Lộc Thanh thuộc huyện Bảo Lâm cũ về thị xã Bảo Lộc mới thành lập quản lý. Ngày 8 tháng 4 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP về việc thành thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và phường Lộc Thanh trực thuộc thành phố Bảo Lộc. Chú thích Tham khảo
VI_open-0000001628
Law_and_Government
Na Ngoi là một xã thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Xã Na Ngoi có diện tích 251,31 km², dân số năm 2018 là 5622 người, mật độ dân số đạt 22 người/km². Chú thích Tham khảo Xã, phường, thị trấn biên giới Việt Nam - Lào
VI_open-0000001630
Jobs_and_Education
Phú Xuân là một xã thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Xã có diện tích 30,43 km², dân số năm 1999 là 7.683 người, mật độ dân số đạt 252 người/km². Hành chính Tính đến năm 2020, xã Phú Xuân có 6 thôn: Ba Lăng. Diên Đại. Lộc Sơn. Quảng Xuyên (thôn Lê Bình đã được sáp nhập vào thôn này). Thủy Diện. Xuân Ổ. Thôn An Hạ đã được chuyển lên xã Phú Mỹ quản lí. Chú thích Tham khảo
VI_open-0000001633
Jobs_and_Education
Tập Ngãi là một xã thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Địa lý Xã Tập Ngãi nằm ở phía đông huyện Tiểu Cần, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Châu Thành Phía tây giáp thị trấn Tiểu Cần và xã Phú Cần Phía nam giáp xã Tân Hùng và xã Ngãi Hùng Phía bắc giáp huyện Châu Thành và xã Hiếu Tử. Xã Tập Ngãi có diện tích 32,39 km², dân số năm 2019 là 13.032 người, mật độ dân số đạt 402 người/km². Hành chính Xã Tập Ngãi được chia thành 9 ấp: Cây Gáo, Cây Ổi, Đại Sư, Giồng Tranh, Lê Văn Quới, Ngãi Hòa, Ngô Văn Kiệt, Ngãi Trung, Ông Xây. Lịch sử Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 59-CP về việc giải thể huyện Tiểu Cần sáp nhập xã Tập Ngãi của huyện Tiểu Cần vào huyện Trà Cú. Ngày 15 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng Quyết định 69-HĐBT về việc chia xã Tập Ngãi thành hai xã Tập Ngãi và xã Ngãi Hùng thuộc huyện Trà Cú. Ngày 29 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ban hành Quyết định số 98/HĐBT về việc thành lập huyện Tiểu Cần trên cơ sở tách xã Tập Ngãi của huyện Trà Cú. Ngày 15 tháng 10 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Nghị quyết 157/NQ-HĐND về việc sáp nhập ấp Xóm Chòi vào ấp Ông Xây. Chú thích Tham khảo
VI_open-0000001637
Jobs_and_Education
Yên Thành là một xã thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Xã có diện tích 5,68 km², dân số năm 1999 là 3.969 người, mật độ dân số đạt 699 người/km². Xã Yên Thành được chia thành 11 làng: An Hộ, Bô Sơn, Đô Hoàng, Đông Phú (làng Gạo), Hương Ngãi, Ngọc Minh, Vạn Phúc (làng Kiếu), Quán Tràm, Thanh Trung, Thượng Đồng, Phú Thọ. Di tích Đình Phúc Thọ, là di tích lịch sử văn hóa thờ thánh tổ nghề đúc đồng Nguyễn Minh Không Đinh làng Đô Hoàng Đình Làng Đông Phú (làng Gạo) Đình Làng Vạn Phúc. Chú thích Tham khảo
VI_open-0000001643
Business_and_Industrial
Cầu Kè là thị trấn huyện lỵ của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. Địa lý Thị trấn Cầu Kè nằm ở trung tâm huyện Cầu Kè, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Hòa Ân và xã Châu Điền Phía tây giáp xã Hòa Tân Phía nam giáp xã Hòa Tân Phía bắc giáp Hòa Ân. Thị trấn Cầu Kè có diện tích 2,97 km², dân số năm 2019 là 6.157 người, mật độ dân số đạt 2.073 người/km². Hành chính Thị trấn Cầu Kè được chia thành 6 khóm: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Lịch sử Ngày 7 tháng 10 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định 62-CP về việc thành lập thị trấn Cầu Kè trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Hòa Ân. Ngày 15 tháng 10 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Nghị quyết 157/NQ-HĐND về việc: Sáp nhập khóm 8 vào khóm 5 Sáp nhập khóm 7 vào khóm 6. Chú thích Xem thêm Danh sách thị trấn tại Việt Nam Huyện lỵ Việt Nam
VI_open-0000001646
News
Gò Quao là thị trấn huyện lỵ của huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Địa lý Thị trấn Gò Quao nằm ở trung tâm huyện Gò Quao, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Vĩnh Phước B Phía tây giáp xã Định Hòa Phía nam giáp xã Vĩnh Phước A và xã Thủy Liễu Phía bắc giáp xã Định An. Thị trấn Gò Quao có diện tích 21,70 km², dân số năm 2020 là 10.093 người, mật độ dân số đạt 465 người/km². Hành chính Thị trấn Gò Quao được chia thành 6 khu phố: Phước Trung I, Phước Trung II, Phước Hưng I, Phước Hưng II, Phước Thới, Phước Thành Lập. Lịch sử Ngày 24 tháng 5 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 92-HĐBT về việc giải thể các xã: Vĩnh Thắng, Vĩnh Hùng, Thới An, Thủy Tiến, Định Thành, Tân Hòa Lợi, Vĩnh Hòa Hưng, Vĩnh Hòa Thạnh, Vĩnh Hòa Dũng, Vĩnh Hiệp Hòa, Phước Tân để thành lập lập thị trấn Gò Quao và 2 xã: Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Hòa Hưng Nam. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh 280 ha diện tích tự nhiên và 1.230 nhân khẩu của xã Vĩnh Phước B về thị trấn Gò Quao quản lý. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị trấn Gò Quao có 1.954 ha diện tích tự nhiên và 9.892 nhân khẩu. Chú thích Xem thêm Danh sách thị trấn tại Việt Nam Huyện lỵ Việt Nam
VI_open-0000001647
Jobs_and_Education
Tuszyn là một thị trấn thuộc huyện Łódzki Wschodni, tỉnh Łódźkie ở trung tâm Ba Lan. Thị trấn có diện tích 23 km². Đến ngày 1 tháng 1 năm 2011, dân số của thị trấn là 7118 người và mật độ 306 người/km². Tham khảo Thị trấn của Łódźkie it:Tuszyn
VI_open-0000001649
Jobs_and_Education
Santorini (, phát âm ), tên cổ điển Thera (), và tên chính thức Thira (tiếng Hy Lạp: Θήρα ), là một hòn đảo ở miền nam biển Aegea, nằm cách về phía đông nam của đại lục Hy Lạp. Đây là đảo lớn nhất của một quần đảo nhỏ, có hình dạng hình vòng tròn và là tàn dư của một miệng núi lửa. Đây là một phần của cực nam của nhóm đảo Cyclades, với diện tích xấp xỉ và dân số theo điều tra năm 2001 là 13.670 người. Khu tự quản Santorini bao gồm các đảo có người ở là Santorini và Therasia cùng các đảo không người ở Nea Kameni, Palaia Kameni, Aspronisi, và Christiana. Tổng diện tích của khu tự quản là . Santorini là một phần của đơn vị thuộc vùng Thira. Santorini về cơ bản là tàn dư sau một vụ nổ núi lửa khổng lồ đã tàn phá các khu định cư đầu tiên trên một hòn đảo đơn nhất, và tạo ra hõm chảo núi lửa địa chất như hiện nay. Một phá nước hình chữ nhật khổng lồ ở giữa với kích thước , bao quanh là các vách đá dựng đứng cao tại ba mặt. Ở mặt thứ tư, phá nước tách biệt với biển nhờ hòn đảo nhỏ hơn là Therasia; phá nước được nối với biển ở hai nơi, phía tây bắc và tây nam. Hõm chảo sâu 400m và cho phép tất cả tàu thuyền ngoại trừ những loại ngoại cỡ neo đậu bất kỳ địa điểm nào; tuy vậy, một bến du thuyền mới đã được xây dựng tại Vlychada ở bờ biển phía tây nam của đảo. Cảng chính được gọi là Athinias. Thủ phủ của đảo là Fira, bám vào đỉnh vách đá nhô ra phá nước. Các đá núi lửa hiện diện từ trước khi phun trào có đặc điểm nổi bật là olivin và có sự hiện diện ở mức độ nhỏ song đáng chú ý của hornblend. Đây là trung tâm núi lửa hoạt động mạnh nhất trong Cung núi lửa Nam Aegea, mặc dù những gì còn lại cho đến nay là một hõm chảo núi lửa chứa đầy nước. Cung núi lửa dài xấp xỉ và rộng . Khu vực có các hoạt động núi lửa đầu tiên vào khoảng 3–4 triệu năm trước, mặc dù các hiện tượng núi lửa tại Thera bắt đầu khoảng 2 triệu năm trước đây với các dòng dung nham được phun ra từ các lỗ thông quanh Akrotiri. Hòn đảo là nơi đã diễn ra một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử: vụ phun trào Minoa (đôi khi gọi là phun trào Thera), xảy ra vào khoảng 3600 năm trước vào thời điểm đỉnh cao của nền văn minh Minoa. Vụ phun trào đã để lại một miệng núi lửa bao quanh một lớp tro núi lửa dày hàng trăm feet và có thể đã gián tiếp dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh Minoa trên đảo Crete, về phía nam bằng một trận sóng thần khồng lồ. Tuy vậy, thuyết này không được hợp lý về mặt niên đại, vì khi nền văn minh Minoa sụp đổ không phải là thời điểm xuất hiện sóng thần, mà là khoảng 90 năm sau. Một thuyết phổ biến khác cho rằng vụ phun trào Thera là khởi nguồn của huyền thoại Atlantis. Tên gọi Santorini là tên được Đế quốc Latinh đặt vào thế kỷ 13, và ám chỉ đến Thánh Irênê, từ tên của một nhà thờ cổ tại làng Perissa. Trước đó, đảo được gọi là Kallístē (Καλλίστη, "cái đẹp nhất"), Strongýlē (, "cái vòng tròn"), hay Thēra. Tên gọi Thera đã được phục hồi vào thế kỷ 19 và trở thành tên chính thức của đảo và thành phố chính trên đảo, nhưng tên thông tục Santorini vẫn được sử dụng phổ biến. Dưới thời đế chế Ottoman thống trị biển Aegea, địa danh ngoại lai của tiếng Thổ của đảo là "Santurin" hay "Santoron". Khu tự quản Khu tự quản Thera hiện nay (chính thức: "Thira", ), bao gồm tất cả các điểm định cư tại Santorini và Therasia, được thành lập theo cải cách chính quyền địa phương vào năm 2011 với việc hợp nhất các khu tự quản Oia và Thera trước đó. Oia nay được gọi là một Κοινότητα (xã) thuộc khu tự quản Thera, và nó bao gồm các phân khu địa phương () của Therasia và Oia. Khu tự quản Thera bao gồm tổng cộng 12 phân khu trên đảo Santorini: Akrotiri, Emporio, Episkopis Gonia, Exo Gonia, Imerovigli, Karterakos, Megalohori, Mesaria, Pyrgos Kallistis, Thera (thủ phủ), Vothon, và Vourvoulos. Địa lý Hòn đảo là kết quả của một chuỗi lặp đi lặp lại của núi lửa hình khiên được tạo nên theo sau sự sụp đổ của miệng núi lửa. Vùng bờ biển bên trong xung quanh miệng núi lửa là một bờ vực thẳng đứng với độ sâu trên 300 m từ điểm cao nhất, và phô bày các địa tầng khác nhau của dung nham cứng hóa trên đỉnh và đô thị chính được xây dựng tại chóp của vực. Mặt đất sau đó dốc ra phía ngoài và đi xuống phần chu vi ngoại vi, và các bãi biển ngoại vi mịn và nước nông. Màu sắc của các bãi cát phụ thuộc vào lớp địa chất lộ ra; có những bãi biển với cáy hoặc đá cuội tạo thành từ nham thạch cứng hóa với các màu khác nhau: đỏ, đen, trắng.... Nước tại các bãi biển có màu tối hơn thường ấm hơn do dung nham hấp thu nhiệt. Santorini và Anafi là một trong những địa điểm hiếm hoi tại châu Âu có khí hậu sa mạc nóng theo hệ thống phân loại khí hậu Köppen. Chú thích Tham khảo Forsyth, Phyllis Y.: Thera in the Bronze Age, Peter Lang Pub Inc, New York 1997. ISBN 0-8204-4889-3 History Channel's "Lost Worlds: Atlantis" archeology series. Features scientists Dr. J. Alexander MacGillivray (archeologist), Dr. Colin F. MacDonald (archaeologist), Professor Floyd McCoy (vulcanologist), Professor Clairy Palyvou (architect), Nahid Humbetli (geologist) and Dr. Gerassimos Papadopoulos (seismologist) Đọc thêm Doumas, C. (1983). Thera: Pompeii of the ancient Aegean. London: Thames and Hudson. Pichler, H. and Friedrich, W.L. (1980). "Mechanism of the Minoan eruption of Santorini". Doumas, C. Papers and Proceedings of the Second International Scientific Congress on Thera and the Aegean World II. Liên kết ngoài TheraFoundation.org, The Eruption of Thera: Date and Implications Santorini.gr, Trang chủ Thira (Santorini) Municipality CGS.Illinois.edu , Was the Bronze Age Volcanic Eruption of Thira (Santorini) a Megacatastrophe? A Geological/Archeological Detective Story, Grant Heiken, Independent consultant, author, geologist (retired) Los Alamos National Laboratory; lecture presented at University of Illinois at Urbana-Champaign, sponsored by CGS.Illinois.edu, Center for Global Studies and CAS.UIUC.edu , Center for Advanced Study NewAdvent.org, Thera (Santorin) - Catholic Encyclopedia article Volcano.SI.edu , Global Volcanism Program: Santorini URI.edu, Santorini Eruption much larger than previously thought YourGreekNews.com , Professor Doumas of University of Athens Discusses the Archaeological Significance of Thera - Video Interview Du lịch Hy Lạp Khu tự quản tại Nam Aegea Vùng rượu vang Hy Lạp Siêu núi lửa
VI_open-0000001656
Travel_and_Transportation
Nissan Livina Geniss (骏逸 [Jun Yi] trong tiếng Trung) là một chiếc compact MPV (xe đa dụng cỡ nhỏ), được giới thiệu ngày 6 tháng 7 năm 2006 bởi Nissan Motors và chi nhánh của họ tại Trung Quốc, Dongfeng Nissan Passenger Vehicle Company tại Triển lãm Ô tô Quốc tế Quảng Châu và được dự định đưa ra bán vào tháng 12 năm 2006. Phiên bản 5 chỗ đầu tiên được gọi là Nissan Livina trong khi phiên bản 7 chỗ được gọi là Nissan Geniss. Xe sử dụng động cơ Nissan MR18DE, theo Nissan, sẽ là dòng đầu tiên của loại phương tiện toàn cầu của hãng, và là xe đầu tiên của Nissan ra mắt tại Trung Quốc trước khi được phát hành tại các quốc gia khác. Thân cơ sở của loại 5 chỗ ngắn hơn phiên bản 7 chỗ. Nó sử dụng động cơ 1.6 Lít (1.5 Lít tại Indonesia) và 1.8 Lít tương tự như Nissan Latio. Chiếc xe được đưa ra giới thiệu tại Indonesia năm 2007 với chỉ phiên bản 7 chỗ được gọi là Nissan Grand Livina, phiên bản 5 chỗ sau đó được gọi là Nissan Livina XR. Một năm sau vào tháng 12 năm 2007 nó được ra mắt tại Malaysia với chỉ phiên bản 7 chỗ và các động cơ 1.6L và 1.8L. Nissan Grand Livina được giới thiệu tại thị trường Philippine tháng 7 năm 2008. Với cấu hình tiêu chuẩn là xe 7 chỗ. Nó được trang bị hoặc hộp số tay 6 cấp hoặc số tự động 4 cấp. Năm 2008, một phiên bản Nissan Livina crossover sửa đổi được gọi là Nissan Livina X-Gear được giới thiệu tại Indonesia. Năm 2009, Livina, Grand Livina và Livina X-Gear bắt đầu được chế tạo tại São José dos Pinhais, Paraná, ở Brazil, bởi Nissan. Phiên bản cơ bản của X-Gear sử dụng động cơ 1.6L do Renault cung cấp. Cả hai phiên bản và Grand Livina cũng sử dụng động cơ 1.8L của Nissan. Tất cả các mẫu đều động cơ đa nhiên liệu. Đánh giá và giải thưởng Các nhà báo về xe hơi thường ca tụng những đặc điểm của Livina như tính năng hoạt động, khả năng xử lý và phanh. Những chỉ trích thường về hệ thống treo, ca bin đơn giản và hiệu quả nhiên liệu. Xe của năm Auto Bild Indonesia Magazine Award 2007 MPV hạng trung tốt nhất Top Gear Magazine Choice Award (TGCA) 2008 MPV hạng nhỏ tốt nhất Auto Bild Magazine Award 2008 Best Small MPV Monocoque Mobil Motor Magazine Xe của năm của Indonesia (ICOTY) 2008 Model của Năm Frost & Sullivan Automotive Awards 2008 Hiệu năng nhiên liệu tốt nhất Mobil Motor Magazine Xe của năm Indonesia (ICOTY) 2009 MPV giá xứng đáng nhất tại Malaysia Giải thưởng của độc giả Autocar Magazine Giá trị cao nhất Indonesia International Motor Show 2007 MPV hạng nhỏ tốt nhất Mobil Motor Magazine Xe của năm của Indonesia (ICOTY) 2007 Compact MPV tốt nhất Mobil Motor Magazine Xe của năm của Indonesia (ICOTY) 2007 Compact MPV tốt nhất Auto Bild Magazine Award 2007 Tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất Auto Bild Indonesia Magazine Award 2007 Giải thưởng của độc giả Auto Bild Indonesia Magazine 2007 MPV/Station Wagon tốt nhất tại Nam Phi MPV đẹp nhất thế giới Automobile Award Tham khảo Liên kết ngoài Dongfeng Nissan Nissan Geniss Nissan Livina Nissan Grand Livina Nissan Grand Livina 1.8 Automatic Review Nissan Livina X-Gear review in Brazil Compact MPV Livina Geniss Xe ra mắt năm 2006 Nissan Livina Geniss Nissan Livina Geniss
VI_open-0000001657
Autos_and_Vehicles
Trận Lạp Trạch () là cuộc chiến giữa hai nước Ngô và Việt ở thời kì Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Vào năm 478 TCN, Việt đánh Ngô và đánh bại quân đội Ngô. Sau trận chiến, Ngô bị tổn thất lớn trong khi Việt lấy được nhiều vùng đất, đảo ngược sức mạnh giữa hai quốc gia. Tham khảo Năm 478 TCN Thế kỉ thứ 5 TCN ở Trung Quốc Trung Quốc thế kỷ 5 TCN zh:越灭吴之战#笠泽之战
VI_open-0000001658
News
Berlandina asbenica là một loài nhện trong họ Gnaphosidae. Loài này săn mồi ban đêm trong khi ban ngày thì ẩn mình dưới các tảng đá và lá cây. Cơ thể chúng có hình oval, hẹp và chỉa về phia sau. Loài này thuộc chi Berlandina. Berlandina asbenica được J. Denis miêu tả năm 1955. Chú thích Tham khảo Berlandina
VI_open-0000001659
Pets_and_Animals
Nepenthes adnata là một loài nắp ấm thuộc họ Nắp ấm. Đây là loài bản địa Tây Sumatra, nơi nó mọc ở độ cao 600-1200 mét trên mực nước biển Nepenthes adnata lần đầu tiên được thu thập bởi Willem Meijer vào ngày 24 tháng 8 năm 1957. Một mẫu chuẩn đầu tiên, là Meijer 6941, được thu thập vào ngày đó gần Tjampo sông, phía đông của Payakumbuh, Taram, Tây Sumatra, ở độ cao 1000 m. Nó được gửi vào Cơ quan tiêu bản quốc gia của Hà Lan ở Leiden. Loài được mô tả lần đầu tiên vào năm 1986 bởi Hotta Mitsuru và Rusjdi Tamin dựa trên các mẫu tác giả thu thập gần Harau ở Tây Sumatra. Tuy nhiên, mô tả là không hợp lệ vì nó không có một mô tả đặc trưng bằng tiếng Latin. Mô tả đặc trưng bằng tiếng Latin đã được cung cấp tám năm sau đó bởi Jan Schlauer. Chú thích Tham khảo A Thực vật đặc hữu Indonesia Thực vật ăn thịt châu Á Thực vật được mô tả năm 1994
VI_open-0000001663
Science
Refahiye là một huyện thuộc tỉnh Erzincan, Thổ Nhĩ Kỳ. Huyện có diện tích 1682 km² và dân số thời điểm năm 2007 là 9742 người, mật độ 6 người/km². Huyện này có người Thổ Nhĩ Kỳ Sunni và người Kurd Alevi sinh sống. Chú thích Liên kết ngoài District governor's official website District municipality's official website Huyện thuộc tỉnh Erzincan Thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ
VI_open-0000001681
People_and_Society
Lý Hùng (李雄) (274–334), tên tự Trọng Tuyển (仲雋), gọi theo thụy hiệu là Thành (Hán) Vũ Đế (成(漢)武帝), là vị Hoàng đế đầu tiên của nước Thành và cũng thường được coi là người khai quốc (mặc dù một số sử gia cho rằng người sáng lập nên nước Thành là Lý Đặc, cha của Lý Hùng). Việc Lý Hùng xưng làm Thành Đô vương vào năm 304 (và do đó, độc lập với nhà Tấn) thường được coi là dấu mốc khởi đầu thời kỳ Thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tham gia các chiến dịch của cha và chú Lý Hùng là con trai thứ ba của Lý Đặc với người vợ họ La của ông. Điều đầu tiên sử sách nói về ông là về việc Lý Đặc ủy thác cho ông với vị thế một tướng lĩnh vào mùa đông năm 301, sau khi cha ông đánh bại cuộc tấn công bất ngờ của Tân Nhiễm (辛冉), vị lãnh đạo này đã nhận được những lời thúc giục nắm cơ hội để chiếm lấy quyền lực của triều đình. Tuy nhiên, mùa xuân năm 303, Lý Đặc, sau một chiến thắng lớn trước thứ sử Ích Châu (nay là Tứ Xuyên và Trùng Khánh là La Thượng (羅尚), đã bất cẩn tin lời thỉnh cầu của La Thượng về việc đình chiến (chống lại lời khuyên của Lý Hùng và Lý Lưu). Sau đó, La Thượng đã tiến hành một cuộc đánh úp và giết chết Lý Đặc. Tàn quân của Lý Đặc lập Lý Lưu làm lãnh đạo mới và họ đã có thể chống lại quân của La Thượng, nhưng khi anh trai của Lý Hùng là Lý Đãng (李蕩) chết trên chiến trường, Lý Lưu bị nghĩ rằng mình nên đầu hàng triều đình nhà Tấn, chống lại lời khuyên của Lý Hùng và người chú khác của Lý Hùng là Lý Tương (李驤). Sau đó, Lý Hùng, không cho Lý Lưu biết, đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ chống lại quân Tấn, buộc họ phải rút lui. Từ thời điểm này, Lý Lưu tin tưởng và nghe theo ý kiến của Lý Hùng. Vào mùa đông năm 303, Lý Lưu lâm bệnh và trước khi qua đời ông đã chỉ định Lý Hùng làm người kế vị. Trị vì Vào đầu năm 304, Lý Hùng chiếm được Thành Đô, đô phủ của Ích Châu, buộc La Thượng phải chạy trốn. Lý Hùng sau đó định truyền ngôi cho ẩn sĩ Đạo giáo Phạm Trường Sinh (范長生), nhân vật này được những người tị nạn kính trọng giống như một vị thần và đã cung cấp lương thảo cho binh lính. Tuy nhiên, Phạm đã từ chối, các tướng sau đó đã yêu cầu Lý Hùng xưng đế. Vào mùa đông năm 304, Lý Hùng xưng Thành Đô vương, thực tế là tuyên bố độc lập với Tấn. Ông phong Phạm Trường Sinh và những người lớn tuổi trong gia tộc Lý làm các quân sư cấp cao. Năm 306, ông xưng đế và đặt quốc hiệu là "Đại Thành" (成). Ông cũng vinh danh người mẹ La thị làm thái hậu và truy phong thụy hiệu hoàng đế cho cha mình. Vài năm sau đó, ông dần bình định và ổn định được biên giới, chiếm toàn bộ Ích Châu nhưng sau đó lại dừng lại, không mở rộng hơn nữa. Điều khó hiểu là ông đã không thực sự nỗ lực để chiếm Ninh Châu (寧州, nay là Vân Nam và Quý Châu) ở phía tây nam. Sau này, đến cuối thời kỳ ông trị vì, người em họ của ông là Lý Thọ mới chiếm được Ninh Châu. Ông cho tiến hành các công việc để ổn định đế quốc. Các sử gia thường xem thời gian trị vì của Lý Hùng có điểm đặc trưng là khoan dung và triều đình ít sự can thiệp vào sinh kế của người dân. Do đế quốc của Lý Hùng nói chung có tình hình hòa bình trong khi những nơi khác bị chiến tranh tàn phá, đế quốc của ông đã tiếp nhận một số lượng lớn nạn dân đến định cư và làm tăng thêm sự giàu có của đế quốc. Lý Hùng cũng không phung phí tiền bạc. Tuy nhiên, ông cũng bị chỉ trích vì triều đình của ông thiếu tôn nghiêm. Các quan không được trả bổng lộc, và do đó, khi họ có nhu cầu về vật chất, họ sẽ lấy thẳng từ người dân. Trong giai đoạn Lý Hùng cai trị, nạn tham nhũng không quá lớn, điều này cũng vẫn được duy trì dưới thời những người kế vị ông. Cuối thời kỳ Lý Hùng trị vì, người cai trị Tiền Lương (một nước chư hầu của Tấn) là Trương Tuấn, nhiều lần đề nghị ông phải từ bỏ tước hiệu "đế" và trở thành chư hầu của Tấn. Lý Hùng đã không làm như vậy, song liên tục nói với Trương Tuấn rằng ông sẽ xưng thần nếu như Đông Tấn có thể phục hồi hơn nữa. Ông cũng duy trì quan hệ hữu hảo với Trương Tuấn, Thành Hán và Tiền Lương sau đó duy trì mối quan hệ thương mại. Lý Hùng, với một số miễn cưỡng, đã cho phép sứ giả của Tấn và Tiền Lương qua lãnh thổ của mình để sang phía bên kia. Vấn đề kế vị và qua đời Năm 315, Lý Hùng lập phu nhân họ Nhâm của mình làm hoàng hậu. Lý Hùng có hơn 10 người con trai với các thê thiếp song bản thân Hoàng hậu lại không có con trai. Tuy nhiên, Lý Hùng vào năm 324 đã kiên quyết lập người cháu trai là Lý Ban, con trai của Lý Đãng, người được Nhâm Hoàng hậu nuôi dưỡng, làm thái tử, ông luận rằng việc hình thành được đế quốc thực ra là do Lý Đặc và Lý Đãng gây dựng nên, và sẽ thích hợp nếu như ông truyền ngôi lại cho con trai của Lý Đãng. Ông cũng quý mến Lý Ban do đây là một người có lòng tốt và chăm chỉ. Lý Tương (李驤) và Vương Đạt (王達), dự báo việc này sẽ đem đến các vấn đề thừa kế nên phản đối song Lý Hùng đã bác bỏ. Năm 334, Lý Hùng lâm bệnh do một vết thương trên đầu bị nhiễm trùng, sau đó lan rộng đến các vết thương khác mà ông phải chịu đựng trong suốt cuộc đời. Thân thể ông được nói là bốc mùi cực kỳ hôi thối đến nỗi các con trai phải tránh mặt ông, song Lý Ban đã chăm sóc ông ngày đêm. Ông qua đời vào mùa hè năm 334 và Lý Ban lên kế vị. Tuy nhiên, đúng như những người phản đối đã dự đoán, các con trai của Lý Hùng bất mãn về việc họ bị gạt ra, và sau đó trong cùng năm, một người con trai của Lý Hùng là Lý Việt (李越) đã ám sát Lý Ban và lập một người con trai khác của Lý Hùng là Lý Kỳ làm hoàng đế. Dưới thời trị vì của Lý Kỳ, Thành Hán bắt đầu suy sụp. Tham khảo Vua Thành Hán Sinh năm 374 Mất năm 334 Sinh năm 274
VI_open-0000001684
News
Barinas là một khu tự quản thuộc bang Barinas, Venezuela. Thủ phủ của khu tự quản Barinas đóng tại Barinas. Khự tự quản Barinas có diện tích 3304 km2, dân số theo điều tra dân số ngày 21 tháng 10 năm 2001 là 263272 người. Tham khảo Bang Barinas Khu tự quản Venezuela
VI_open-0000001685
Jobs_and_Education
Luis Federico Franco Gómez (sinh ngày 24 tháng 7 năm 1962) là một chính trị gia người Paraguay đã là Tổng thống Paraguay từ 22 tháng 6 năm 2012. Ông là đảng viên của Đảng Tự do Cấp tiến Chân chính, ông được bầu làm Phó tổng thống của Paraguay trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 với tư cách người cùng chạy đua tranh cử của Fernando Lugo, ông nhậm chức vào tháng 8 năm 2008. Ngày 22 tháng 6 năm 2012, sau khi Fernando Lugo bị Thượng viện Paraguay luận tội và cách chức sau khi Fernando Lugo ra lệnh dùng vũ lực thu hồi đất trái phép khiến 17 người thiệt mạng, ông đã kế nhiệm công Lugo làm Tổng thống. Franco là một bác sĩ phẫu thuật chuyên nghiệp. Ông là em trai của Julio César Franco, hiện nay thượng nghị sĩ và cựu chủ tịch của Đảng Tự do Cấp tiến Chân chính, và cũng cựu Phó tổng thống. Federico Franco cũng là cựu chủ tịch của PLRA và là Thống đốc của Trung ương Cục 2003-2008. Theo hiến pháp của Paraguay, Phó Tổng thống Federico Franco sẽ được chỉ định lên thay ông Lugo, người vẫn bị ông Franco lâu nay mạnh mẽ chống lại. Tiểu sử Thời trẻ Federico Franco sinh ở thành phố Asunción ngày 24 tháng 7 năm 1962. Ông đã kết hôn vào ngày 20 tháng 2 năm 1982 với Emilia Alfaro, ông được bầu làm dân biểu quốc hội của Paraguay cho giai đoạn 2008-2013. Ông là cha của bốn đứa con, Luis Federico Franco, Claudia Vanessa, Ivan Alexander và Enzo Sebastian. Franco học trường tiểu học tại Cộng hòa Dominica. Ông học trung học ở Apostolic College San Jose, tất cả đều ở Asunción. Đối với bậc đại học, ông hy vọng sẽ trở thành một bác sĩ để ông vào Khoa Khoa học Y khoa, Đại học Quốc gia Asuncion. Sau khi hoàn thành các môn học vào năm 1986, ông đã nhận được danh hiệu của Bác sĩ phẫu thuật với điểm trung bình chung là 4,56 đến 5,00. Sau đó, ông nhận bằng tốt nghiệp trong ngành y nội khoa. Tham khảo Tổng thống Paraguay Sinh năm 1962 Nhân vật còn sống Người Asunción
VI_open-0000001686
News
Huyện Faridabad là một huyện thuộc bang Haryana, Ấn Độ. Thủ phủ huyện Faridabad đóng ở Faridabad. Huyện Faridabad có diện tích 2105 ki lô mét vuông. Đến thời điểm năm 2001, huyện Faridabad có dân số 2193276 người. Tham khảo Haryana Huyện của Ấn Độ Khởi đầu năm 1979 ở Ấn Độ
VI_open-0000001688
Jobs_and_Education
Ebéjico là một khu tự quản thuộc tỉnh Antioquia, Colombia. Thủ phủ của khu tự quản Ebéjico đóng tại Ebéjico Khu tự quản Ebéjico có diện tích 235 ki lô mét vuông. Đến thời điểm ngày 28 tháng 5 năm 2005, khu tự quản Ebéjico có dân số 13802 người. Tham khảo Khu dân cư ở tỉnh Antioquia Khu tự quản của tỉnh Antioquia
VI_open-0000001692
Jobs_and_Education
Krasnoperekopsk (, , ) là một thành phố của Nga (hiện nay do Nga quản lí). Thành phố này thuộc bán đảo Krym. Thành phố này có diện tích 22 km², dân số theo điều tra dân số năm 2001 là 31.023 người. Thành phố nằm ở phía nam mũi đất Perekop, bên hồ Stare, khoảng 124 km so với thủ phủ Simferopol của Krym. Thành phố nằm bên tuyến đường sắt Dzhankoy-Kherson. Tham khảo Thành phố của Ukraina Krym
VI_open-0000001697
Jobs_and_Education
Huyện Bar (, chuyển tự: Bars'kyi raion) là một huyện của tỉnh Vinnytsia thuộc Ukraina. Huyện Bar có diện tích 1102 km², dân số theo điều tra dân số ngày 5 tháng 12 năm 2001 là 62464 người với mật độ 57 người/km2. Trung tâm huyện nằm ở Bar. Tham khảo Huyện của Ukraina Tỉnh Vinnytsia
VI_open-0000001700
Jobs_and_Education
Huyện Balta (, chuyển tự: Baltas'kyi raion) là một huyện của tỉnh Odessa thuộc Ukraina. Huyện Balta có diện tích 1317 kilômét vuông, dân số theo điều tra dân số ngày 5 tháng 12 năm 2001 là 48697 người với mật độ 37 người/km2. Trung tâm huyện nằm ở Balta. Tham khảo Huyện của Ukraina Tỉnh Odessa
VI_open-0000001701
Jobs_and_Education
Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình ở khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, Việt Nam. Giải thích tên gọi Nguyễn Thái Bình là con trai lớn trong một gia đình tư chức nghèo đông con. Cha là Nguyễn Văn Hai, mẹ là Lê Thị Anh. Anh ra đời tại nhà bảo sanh Cần Giuộc – xã Trường Bình (nay thuộc thị trấn Cần Giuộc – tỉnh Long An) vào đêm 14 tháng 1 năm 1948. Tiếng khóc chào đời của Nguyễn Thái Bình đã hòa lẫn vào tiếng súng nổ vang rền của một trận chiến đấu giữa lực lượng kháng chiến và quân Pháp ngay cạnh nhà bảo sanh Cần Giuộc vào đêm ấy. Chiến tranh và sự nghèo khổ mà gia đình và bản thân anh đã trải qua cũng như chứng kiến … đã hướng anh có suy nghĩ về quê hương đồng bào sau này khi đã lớn khôn. Ý nghĩa lịch sử Di tích "Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình" là một di tích có giá trị lớn về mặt lịch sử: Là quê hương và cũng là địa điểm để tưởng nhớ một tri thức trẻ Việt Nam dám đấu tranh chống Mỹ ngay trong lòng nước Mỹ những năm bọn đế quốc hung tàn này gây chiến tranh ở Việt Nam. Anh là biểu tượng đẹp về người thanh niên yêu nước biết sống ngẩng cao đầu và chết trong sự tiếc thương của cả dân tộc. Nguyễn Thái Bình đã sống xứng đáng với lương tâm và danh dự của tuổi thanh niên. Với cuộc đời ngắn ngủi của mình, anh đã để lại một tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và khí phách anh hùng cho tuổi trẻ Việt Nam. Kiến trúc Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình toạ lạc tại ấp Trị Yên, xã Tân Kim (nay là khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc), huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. UBND tỉnh Long An đã xây dựng khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình với diện tích hơn 3.000 m². Di tích cấp tỉnh Ngày 22 tháng 2 năm 1997, UBND tỉnh Long An ban hành Quyết định số 400/QĐ-UBND xếp hạng Khu lưu niệm Nguyễn Thái Bình di tích lịch sử – loại hình lưu niệm nhân vật lịch sử. Chú thích Di tích tại Long An Cần Giuộc
VI_open-0000001702
Sensitive_Subjects
Tỉnh Maynas () là một tỉnh thuộc vùng Loreto của Peru. Tỉnh Maynas có diện tích 128333 km², dân số thời điểm theo điều tra dân số ngày 11 tháng 7 năm 1993 là 393496 người. Tỉnh lỵ đóng ở Iquitos. Chú thích Tham khảo Tỉnh của vùng Loreto Tỉnh của Peru
VI_open-0000001703
Jobs_and_Education
Figueirão là một đô thị thuộc bang Mato Grosso do Sul, Brasil. Đô thị này có diện tích 4914,8 km², dân số năm 2007 là 3281 người, mật độ 0,67 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 Đô thị bang Mato Grosso do Sul
VI_open-0000001711
Jobs_and_Education
Córrego Fundo là một đô thị thuộc bang Minas Gerais, Brasil. Đô thị này có diện tích 105,387 km², dân số năm 2007 là 5635 người, mật độ 53,1 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 Đô thị bang Minas Gerais
VI_open-0000001712
Jobs_and_Education
Monte Azul là một đô thị thuộc bang Minas Gerais, Brasil. Đô thị này có diện tích 991,568 km², dân số năm 2007 là 22437 người, mật độ 23 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 Đô thị bang Minas Gerais
VI_open-0000001713
Jobs_and_Education
São Joaquim de Bicas là một đô thị thuộc bang Minas Gerais, Brasil. Đô thị này có diện tích 72,455 km², dân số năm 2007 là 22214 người, mật độ 306,6 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 Đô thị bang Minas Gerais
VI_open-0000001714
Jobs_and_Education
Flores do Piauí là một đô thị thuộc bang Piauí, Brasil. Đô thị này có diện tích 972,209 km², dân số năm 2007 là 4475 người, mật độ 4,6 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 Đô thị bang Piauí
VI_open-0000001718
Jobs_and_Education
Itaú là một đô thị thuộc bang Rio Grande do Norte, Brasil. Đô thị này có diện tích 133,032 km², dân số năm 2007 là 5544 người, mật độ 41,7 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 Đô thị bang Rio Grande do Norte
VI_open-0000001719
Jobs_and_Education
Gaurama là một đô thị thuộc bang Rio Grande do Sul, Brasil. Đô thị này có diện tích 204,149 km², dân số năm 2007 là 6132 người, mật độ 30,04 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 Đô thị bang Rio Grande do Sul
VI_open-0000001720
Jobs_and_Education
Toropi là một đô thị thuộc bang Rio Grande do Sul, Brasil. Đô thị này có diện tích 202,978 km², dân số năm 2007 là 3070 người, mật độ 15,12 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 Đô thị bang Rio Grande do Sul
VI_open-0000001721
Jobs_and_Education
Morro da Fumaça là một đô thị thuộc bang Santa Catarina, Brasil. Đô thị này có diện tích 83 km², dân số năm 2007 là 16161 người, mật độ 194,9 người/km². Tham khảo Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009 Đô thị bang Santa Catarina
VI_open-0000001722
Jobs_and_Education
Giuseppe Molteni (Affori, Milan, 1800 – Milan, 1867) là một họa sĩ người Ý. Tiểu sử Ông học ở Brera Academy nhưng phải bỏ vì lý do tài chính. Molteni ra nhận việc tu bổ lại những tấm tranh xưa khi theo học với Giuseppe Guizzardi tại Bologna. Khi trỏ lại Milan, ông ta là người tu bổ được ưa chuộng nhứt thời ấy. Ông tư vấn cho bảo tàng viện Louvre và British Museum và những nhà sưu tập tranh và dân sành điệu ở Milan và Âu Châu. Ông cũng chú tâm vào hội họa và năm 1828, ông cho ra đời một kiểu họa chân dung chú tâm vẽ quần áo và cảnh trí xa hoa. Ông thành công lớn trong lãnh vực này và trở thành người cạnh tranh với Francesco Hayez. Khi làm việc với triều đình Vienna năm 1837 để vẽ chân dung của Ferdinand I, ông đâm ra ngưỡng mộ tranh của Biedermeier và trở thành bạn với họa sĩ Friedrich von Amerling. Ông chuyển sang vẽ đời sống hàng ngày, và cũng rất thành công. Ông hay tham gia triển lãm tranh ở Brera, nhưng về sau không được thành công cho lắm. Khi được bổ làm người phụ trách Academy's gallery năm 1854, ông không triển lãm tranh nữa và cũng bỏ việc vẽ tranh. Tranh vẽ Tham khảo Elena Lissoni, Giuseppe Molteni , online catalogue Artgate by Fondazione Cariplo, 2010, CC BY-SA (source for the first revision of this article). Những dự án khác Họa sĩ Ý Người Milano Họa sĩ Ý thế kỷ 19 Sinh năm 1800 Mất năm 1867
VI_open-0000001734
Arts_and_Entertainment
Huyện Chaplyginsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Lipetsk, Nga. Huyện có diện tích 1517 km², dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 17500 người. Trung tâm của huyện đóng ở Chaplygin. Tham khảo Huyện của Tỉnh Lipetsk Huyện của Nga
VI_open-0000001752
Jobs_and_Education
Huyện Inzhavinsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Tambov, Nga. Huyện có diện tích 1827 kilômét vuông, dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 31000 người. Trung tâm của huyện đóng ở Inshavino. Tham khảo Huyện của Tỉnh Tambov Huyện của Nga
VI_open-0000001753
Jobs_and_Education
Huyện Mariynsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Kemerovo, Nga. Huyện có diện tích 5708 km², dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 20800 người. Trung tâm của huyện đóng ở Mariynsk. Tham khảo Huyện của Tỉnh Kemerovo Huyện của Nga
VI_open-0000001755
Jobs_and_Education
Huyện Olekminsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Cộng hòa Sakha, Nga. Huyện có diện tích 161131 kilômét vuông, dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 7900 người. Trung tâm của huyện đóng ở Olekminsk. Tham khảo Huyện của Cộng hòa Sakha Huyện của Nga
VI_open-0000001756
Jobs_and_Education
Huyện Ruzsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Moskva, Nga. Huyện có diện tích 1553 kilômét vuông, dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 68600 người. Trung tâm của huyện đóng ở Ruza. Tham khảo Huyện của Tỉnh Moskva Huyện của Nga
VI_open-0000001757
Jobs_and_Education
Huyện Sukhoy Log () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Sverdlovsk, Nga. Huyện có diện tích ? km², dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 36000 người. Trung tâm của huyện đóng ở Sukhoy Log. Tham khảo Huyện của Tỉnh Sverdlovsk Huyện của Nga
VI_open-0000001758
Jobs_and_Education
Huyện Vadinsky () là một huyện hành chính tự quản (raion), của Tỉnh Penza, Nga. Huyện có diện tích 1030 km², dân số thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2000 là 12300 người. Trung tâm của huyện đóng ở Vad'nsk. Tham khảo Huyện của Tỉnh Penza Huyện của Nga
VI_open-0000001759
Jobs_and_Education
Rogaška Slatina là một khu tự quản (tiếng Slovenia: občine, số ít – občina) trong vùng Savinjska của Slovenia. Rogaška Slatina có diện tích 71.5 km2, dân số là theo điều tra ngày 31 tháng 3 năm 2002 là 10544 người. Thủ phủ khu tự quản Rogaška Slatina đóng tại Rogaška Slatina. Tham khảo Khu tự quản của Slovenia Vùng Savinjska
VI_open-0000001761
Jobs_and_Education
Nam Định là một tỉnh thuộc vùng nam đồng bằng sông Hồng, phía bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía tây giáp tỉnh Hà Nam, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ. Lịch sử tổ chức hành chính Trước khi thành lập tỉnh Thời tiền sử Trên đất Nam Định, dấu tích con người ở thời kỳ này còn lưu lại ở các dãy núi thuộc huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên nằm về phía tây bắc của tỉnh. Tại đây đã tìm thấy những chiếc rìu đá có vai mài lưỡi, các hòn nghè, chày đá và bàn nghiền. Đó là những dấu tích của những cư dân thuộc thời kỳ đồ đá mới hoặc sơ kỳ đồ đồng đã từ vùng rừng núi tiến xuống khai phá vùng đồng bằng ven biển để sinh sống và dần dần tiến tới lập các làng xóm. Vào lúc cực thịnh của thời kỳ đồ đá, ở tỉnh Nam Định cũng như nhiều địa điểm khác trên đất nước, đã nở rộ những nền văn hoá nguyên thủy. Ngoài kinh tế hái lượm những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên, người nguyên thủy trên đất Nam Định đã bắt đầu sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thời dựng nước Nằm trong cương vực nước Văn Lang của các Vua Hùng trải dài từ miền trung du đến miền đồng bằng ven biển, vùng đất Nam Định khi ấy tương đương với đất các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, thành phố Nam Định và phần phía bắc của huyện Nam Trực hiện nay. Theo ngọc phả đền thờ Tam Bành ở thôn Bảo Ngũ, xã Quang Trung thì vào đời vua Hùng Vương, huyện Vụ Bản có tên là huyện Bình Chương thuộc bộ Lục Hải, là một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Huyện Bình Chương lúc đó nằm sát biển. Tại đây có cửa biển Côi Sơn (Núi Gôi) mà dấu vết còn lại đến ngày nay là địa danh cồn Dâu, cồn Cói ở các vùng quanh chân núi. Cùng với các nghề trồng lúa nước, trồng rau củ và hoa quả thì những ngành kinh tế khai thác vẫn giữ vai trò quan trọng. Tại di chỉ núi Hổ, trong các di vật tìm được có nhiều mũi tên bằng đá và xương động vật. Cách đó không xa tại hang Lồ (núi Lê) cũng tìm thấy khá nhiều các loại xương thú khác nhau. Săn bắn bổ sung nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho con người, đồng thời cung cấp da, xương, sừng cho một số nghề thủ công như chế tạo đồ trang sức, đồ dùng, vũ khí. Năm 1963, tại núi Mai Độ (còn gọi là núi Hình Nhân) thuộc xã Yên Tân, huyện Ý Yên đã phát hiện một số hiện vật đồng có giá trị. Núi có 4 đỉnh, đỉnh cao nhất cao 52m. Đây là núi đá có lẫn đất, không có cây cao, trên mặt chỉ phủ một lớp cỏ mỏng. Sườn phía đông có một khoảng đất tương đối bằng phẳng, rộng độ 2 sào, nguyên trước có một kiến trúc tôn giáo không biết của đời nào vì đã bị phá hủy từ lâu. Cách chân núi về phía Tây 400m là thôn Mai Độ, phía Đông là thôn Mai Sơn, xung quanh núi là cánh đồng chiêm. Các hiện vật đồng được phát hiện gồm có dao, giáo và rìu. Thời Bắc thuộc Sau khi nước Nam Việt bị nhà Tây Hán đánh chiếm vào năm 111 TCN, đất nước bước vào một thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm. Nam Định lúc đó nằm trong quận Giao Chỉ. Do điều kiện thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, vùng đất Nam Định trở thành một trung tâm nông nghiệp từ rất sớm. Trên cơ sở một nền văn hoá bản địa vững chắc thể hiện bản lĩnh, cá tính, lối sống và truyền thống mà cốt lõi là ý thức độc lập, tự chủ và tinh thần yêu quê hương, đất nước, cư dân Nam Định cổ đã tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, làm phong phú thêm văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, nét bao trùm lên lịch sử thời kỳ Bắc thuộc trên đất Nam Định vẫn là cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ và âm mưu đồng hoá của phong kiến ngoại bang, mà tiêu biểu là nhân dân Nam Định nói chung và đặc biệt là phụ nữ, đã hăng hái tham gia và nhanh chóng đứng dưới ngọn cờ nghĩa của Hai Bà Trưng (Đầu năm 40) chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán. Theo tư liệu lịch sử hiện có, Nam Định có tới 20 tướng lĩnh cả nam lẫn nữ tham gia cuộc khởi nghĩa này. Dấu tích về các tướng lĩnh tham gia khởi nghĩa tập trung nhiều ở huyện Vụ Bản, như: Lê Thị Hoa ở Phú Cốc, Chu Liên Hoa ở làng Vậy, Dung Nương và Phương Dung ở làng Cựu, Trần Cao Đạo ở làng Riềng, Bùi Công Mẫn ở xã Trung Thành... Năm 542, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lương. Sau bốn năm chiến đấu anh dũng, cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, Lý Bí lên ngôi, xưng Hoàng Đế, xây dựng nước Vạn Xuân độc lập. Đóng góp vào cuộc khởi nghĩa này, Nam Định có tướng quân Hoàng Tề ở làng Lập Vũ (nay thuộc xã Hiển Khánh, huyện Vụ Bản). Ông được Lý Bí phong chức Túc vệ tướng quân, ban gươm báu và luôn cho hầu bên mình. Khi Lý Bí qua đời, Hoàng Tề theo Triệu Quang Phục. Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê Sau khi Ngô Quyền mất, vùng hạ lưu sông Hồng khi đó chịu sự chi phối của sứ quân Trần Lãm. Đất Nam Định dần trở thành nơi hội tụ và đối đầu quyết liệt của hào khí bốn phương, trong danh sách 12 sứ quân, rất nhiều vị tướng nhà Đinh và các sứ quân như: Trần Lãm, Lã Đường, Ngô Nhật Khánh, Nguyễn Khoan, Phạm Bạch Hổ được thờ ở đây. Đinh Bộ Lĩnh – người anh hùng "tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời", tự nhận về mình sứ mệnh thiêng liêng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước – không thể không tìm về vùng đất duyên hải cửa sông này. Thời Lý - Trần Dưới thời Lý, Trần, Nam Định không những là một cửa ngõ của cả vùng châu thổ sông Hồng mà còn là một trung tâm kinh tế quan trọng. Các vua Lý đã dành sự quan tâm đặc biệt cho vùng đất này. Qua các tư liệu lịch sử, ta biết trên đất Nam Định xưa, nhà Lý đã cho xây ít nhất hai hành cung làm nơi cho vua dừng chân nghỉ lại trong những lần đi kinh lý vùng đất này.Vào thời Trần Thiên Trường được coi như kinh đô thứ hai. Vị trí ứng với khu vực tháp Phổ Minh và Đền Trần ngày nay. Nơi đây còn có dấu tích của cung Trùng Quang và cung Trùng Hoa. Do vị trí trọng yếu, Nam Định trở thành một trong những nơi giao tranh quyết liệt. Năm 1203, quân nổi loạn do Phí Lang và Bảo Lương cầm đầu từ Đại Hoàng (Ninh Bình) xuôi theo sông Đáy đến đất Nam Định, mở rộng hoạt động ra vùng hạ lưu. Sự rối loạn lên đến cực điểm vào năm 1208, khi trong nước "người chết đói nằm chồng chất lên nhau". Đúng lúc triều Lý bất lực trong việc điều hành đất nước, vùng đất Nam Định lại là nơi hưng khởi của nhà Trần, một triều đại đầy sức sống đã đưa quốc gia Đại Việt phát triển hưng thịnh và ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông. Đời Trần được gọi là lộ Thiên Trường, sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Hoàng giang. Dưới thời thuộc Minh Tháng 4-1407, Minh Thành Tổ hạ chiếu đổi nước ta làm quận Giao Chỉ - như một địa phương của quốc gia phong kiến nhà Minh. Bằng hành động này, nhà Minh đã bộc lộ rõ ý đồ không chỉ chiếm đóng mà còn vĩnh viễn xóa bỏ nước ta, sáp nhập hẳn vào đế quốc Minh như tên gọi và đơn vị hành chính mà các đế chế đô hộ phương Bắc đã dùng từ nửa thiên niên kỷ trước. Dưới quận, nhà Minh chia ra làm 15 phủ. Phần đất Nam Định lúc ấy thuộc hai phủ Kiến Bình và Phụng Hóa. Phủ Phụng Hóa tương đương với phủ Thiên Trường cuối thể kỷ XIV, gồm bốn huyện là Mỹ Lộc, Tây Chân, Giao Thủy và Thận Uy. Bốn trong số chín huyện thuộc phủ Kiến Bình thuộc về đất Nam Định là Ý Yên, An Bản, Vọng Doanh và Đại Loan. Cả hai phủ thuộc tỉnh Nam Định đều bị nhà Minh đổi tên. Kiến Hưng đổi thành Kiến Bình với ý nghĩa xây dựng, kiến lập sự yên ổn, vững chắc, Thiên Trường đổi thành Phụng Hóa hàm ý tuân theo sự giáo hóa, cải hóa của nhà Minh. Thời Lê Đời Lê, thuộc xứ Sơn Nam, đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm 1741, vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Nhà nước thời Lê sơ rất quan tâm đến việc nông trang nói chung, công cuộc khai hoang mở rộng diện tích canh tác nói riêng bằng hàng loạt chính sách, nhất là dưới thời Hồng Đức. Cùng với hoạt động khẩn hoang tự nguyện của những người nông dân, chính quyền trung ương nhà Lê cũng đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức khẩn hoang dưới hình thức đồn điền ở phía Nam khu vực sông Hồng, trong đó có Nam Định. Khó có thể thống kê, khảo sát, xác định được đầy đủ những đồn điền thời Lê sơ đã từng có ở Nam Định. Ngoài lý do thời gian đã quá lâu, còn có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác. Cư dân đầu tiên của các đồn điền này trước hết và chủ yếu là các binh lính, tù binh, tội nhân. Họ ít và khó có điều kiện ghi chép để truyền lại cho đời sau về lịch sử khai hoang lập làng. Tuy nhiên căn cứ vào các nguồn tài liệu chính thống của nhà nước phong kiến như chính sử, điền bạ…có thể thấy vùng Nam Định tập trung khá nhiều đồn điền như: Sở Vĩnh Hưng (thuộc vùng của tổng Cổ Nông, Trực Ninh) Sở Đông Hải (nơi có các thôn Đắc Sở, Thượng Đồng, Hạ Đồng thuộc Trực Ninh) Sở Hoa Diệp (thuộc vùng Phượng Để, Cổ Lễ, Trực Ninh) Sở Vọng Doanh (nằm trong vùng các xã Yên Quang, Yên Bằng, Yên Khang thuộc Ý Yên). Khi Nguyến Huệ kéo quân ra đánh Trịnh với danh nghĩa phò Lê thì địa điểm đầu tiên quân Tây Sơn tiến chiếm cũng là quân doanh Vỵ Hoàng tức Nam Định. Sự trù mật của các đồn điền ở ven cửa biển vùng Giao Thủy, bên đê sông Hồng, sông Đáy tự đã làm nổi bật lên vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của vùng đất phủ Thiên Trường với nhà nước thời Lê sơ, với quốc gia Đại Việt nửa sau thế kỷ XV. Nửa sau thế kỷ XV, trên vùng ven biển Nam Định chứng kiến một công trình kết tinh thành quả lao động to lớn của nhân dân Đại Việt. Đó là việc khởi công và hoàn thành đê Hồng Đức, một con đê ngăn nước mặn có quy mô lớn đầu tiên của vùng châu thổ. Với sự đầu tư, quan tâm của trung ương và địa phương như vậy, công cuộc đắp đê ở vùng biển Nam Định, Ninh Bình thời Lê sơ đã được tiến hành với tốc độ nhanh quy mô lớn. Trên địa bàn Nam Định qua những dấu tích còn lại thì thấy đê Hồng Đức kéo dài từ cửa Đại An, qua phần bắc Nghĩa Hưng, rồi Hải Hậu về đến Hội Khê. Nhiều đoạn gần trùng với con đường 56 hiện nay. Cùng với sự phát triển nho học của cả nước, giáo dục nho học ở Nam Định thế kỷ XV có bước phá triển mới. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, vào năm 1428, nhà Lê đã cho mở các trường học ở phủ, lộ. Điều đáng chú ý là trong thời Lê sơ, sự phát triển của nho học ở Nam Định không chỉ diễn ra trên các vùng đất cổ như Ý Yên, Vụ Bản hay tại vùng xung quanh ấp thang mộc của nhà Trần như Lộc Vượng, mà còn ở cả địa bàn ven biển, nơi các làng mạc mới được hình thành. Trong vòng 100 năm của thời Lê sơ, Nam Định có đến 22 tiến sĩ, đại bộ phận số đại khoa này đều đỗ vào nửa sau thế kỷ XV, cho nên có thể nói Nho học ở Nam Định đã thực sự có bước phát triển mới từ sau sự kiện Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (1463). Ngoài con số các trạng nguyên tiến sĩ kể trên, biểu hiện quan trọng của thành tựu giáo dục nho học vùng Nam Định, điều đáng nói ở chỗ không ít vị đại khoa đã trở thành những nhân vật tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng Đại Việt thế kỷ XV nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung. Tỉnh Nam Định - Những thay đổi hành chính Thời Nguyễn Dưới triều Nguyễn, năm 1822 (Minh Mạng thứ 3) đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Đến năm Minh Mạng 13 (1832) đổi trấn Nam Định thành tỉnh Nam Định (tỉnh Nam Định được thành lập), với 4 phủ, 18 huyện, bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng và một phần phía bắc Nam Định tách ra để cùng một phần phía nam Hà Nội lập thành tỉnh Hà Nam. Chữ Hà là từ Hà Nội và Nam là từ Nam Định. Điều này cũng lý giải cho việc vì sao chuối ngự thường được gọi là chuối ngự Nam Định bởi cho đến 1890 vùng Lý Nhân vẫn thuộc Nam Định. Từ1890 Nam Định còn lại 2 phủ và 9 huyện. Thời kỳ độc lập (1945-nay) Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính trong tỉnh luôn có sự thay đổi. Có một giai đoạn ngắn nơi đây gồm: tỉnh Nam Định, tỉnh Bùi Chu và thành phố Nam Định. Tỉnh lị Nam Định đặt ở Hành Thiện, Xuân Trường. Sau Bùi Chu nhập với Nam Định mang tên tỉnh Nam Định. Năm 1953, 7 xã ở phía Bắc sông Đào thuộc huyện Nghĩa Hưng được cắt nhập vào huyện Ý Yên. Đồng thời, 3 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên nhập vào tỉnh Hà Nam. Năm 1956, 3 huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên lại được cắt trả cho Nam Định. Đồng thời, thành phố Nam Định chuyển thành tỉnh lị tỉnh Nam Định. Tỉnh Nam Định có 1 thành phố Nam Định và 9 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên. Tỉnh Nam Hà Bài chi tiết: Nam Hà (tỉnh) Năm 1965, tỉnh Nam Định được hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Năm 1966, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Hải Hậu. Năm 1967, hợp nhất huyện Giao Thủy và huyện Xuân Trường thành một huyện lấy tên là huyện Xuân Thủy; huyện Mỹ Lộc nhập vào thành phố Nam Định. Năm 1968, hợp nhất một số xã thuộc huyện Xuân Thủy. Cùng năm, 7 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh nhập vào huyện Hải Hậu, hợp nhất huyện Trực Ninh và huyện Nam Trực thành một huyện lấy tên là huyện Nam Ninh.. Năm 1969, hợp nhất một số xã thuộc huyện Xuân Thủy. Năm 1971, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Nghĩa Hưng, Nam Ninh, Xuân Thủy. Năm 1973, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Xuân Thủy. Năm 1974, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Vụ Bản, Nam Ninh, Nghĩa Hưng. Tỉnh Hà Nam Ninh Bài chi tiết: Hà Nam Ninh Năm 1975, Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1976, hợp nhất một số xã thuộc các huyện Hải Hậu, Nam Ninh. Năm 1977, tách 9 xã (của huyện Mỹ Lộc cũ) từ thành phố Nam Định về huyện Bình Lục Hợp nhất một số xã thuộc các huyện Nghĩa Hưng, Nam Ninh. Năm 1978, hợp nhất một số xã thuộc các huyện Nam Ninh, Vụ Bản; thành lập xã Nam Điền thuộc huyện Nghĩa Hưng.. Sáp nhập toàn bộ xã Nam Trung (Nam Ninh) vào xã Nam Hồng Thành lập xã Nam Thanh (Nam Ninh) trên cơ sở toàn bộ xã Nam Long và xã Nam Ninh Sáp nhập một phần xã Hiển Khánh (Vụ Bản) vào xã Hợp Hưng Năm 1984, thành lập thị trấn Cổ Lễ thuộc huyện Nam Ninh. Cùng năm, điều chỉnh địa giới thành phố Nam Định và huyện Bình Lục. Thành lập thị trấn Cổ Lễ (Nam Ninh) trên cơ sở một phần xã Chính Nghĩa. Đổi tên xã Chính Nghĩa (Nam Ninh) thành xã Trực Chính Sáp nhập một phần huyện Bình Lục (toàn bộ xã Mỹ Phúc và xã Mỹ Trung) vào thành phố Nam Định Năm 1985, chia tách một số phường thuộc thành phố Nam Định. Năm 1986, thành lập thị trấn huyện lị thuộc các huyện Hải Hậu, Xuân Thủy, Ý Yên, Vụ Bản. Thành lập thị trấn Yên Định (Hải Hậu) trên cơ sở một phần xã Hải Bắc, xã Hải Hưng và xã Hải Phương. Thị trấn Yên Định có tổng diện tích tự nhiên 223,36 hécta với 5.199 nhân khẩu. Thành lập thị trấn Ngô Đồng (Xuân Thủy) trên cơ sở một phần xã Bình Hòa, xã Hoành Sơn và xã Xuân Phú. Thị trấn Ngô Đồng có tổng diện tích tự nhiên 215,73 hécta với 6.006 nhân khẩu. Thành lập thị trấn Lâm (Ý Yên) trên cơ sở một phần các xã Yên Xá, Yên Ninh, Yên Tiến và Yên Hồng. Thị trấn Lâm có tổng diện tích tự nhiên 475,18 hécta với 7.636 nhân khẩu. Thành lập thị trấn Gôi (Vụ Bản) trên cơ sở một phần xã Tam Thanh. Thị trấn Gôi có diện tích tự nhiên 485,5 hécta với 5.832 nhân khẩu. Năm 1987, thành lập thị trấn Liễu Đề và đổi tên thị trấn nông trường Rạng Đông thành thị trấn Rạng Đông thuộc huyện Nghĩa Hưng. Thành lập thị trấn Liễu Đề trên cơ sở toàn bộ xã Nghĩa Hiệp và một phần xã Nghĩa Trung. Thị trấn Liễu Đề có 421,62 hécta đất với 6.959 nhân khẩu. Thành lập thị trấn Rạng Đông trên cơ sở toàn bộ thị trấn nông trường Rạng Đông Năm 1991, chia tỉnh để tái lập 2 tỉnh mới là Nam Hà và Ninh Bình. Tỉnh Nam Định Năm 1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập 2 tỉnh mới có tên là Nam Định và Hà Nam; đồng thời, chuyển 7 xã của huyện Bình Lục của tỉnh Hà Nam về thành phố Nam Định quản lý. Khi tách ra, tỉnh Nam Định có 7 đơn vị hành chính gồm thành phố Nam Định và 6 huyện: Hải Hậu, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên. Năm 1997, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Nam Định và huyện Nam Ninh. Cùng năm, điều chỉnh địa giới huyện Nam Ninh và huyện Hải Hậu; các huyện Nam Ninh, Xuân Thủy được chia lại thành các huyện như cũ, tái lập huyện Mỹ Lộc; đồng thời thành lập thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu. Sáp nhập một phần huyện Nam Ninh (toàn bộ xã Nam Phong và Nam Vân) vào thành phố Nam Định Thành lập huyện Mỹ Lộc trên cơ sở một phần thành phố Nam Định. Huyện Mỹ Lộc trên cơ sở 7.897,72 ha diện tích tự nhiên và 74.354 nhân khẩu của thành phố Nam Định, gồn 11 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Mỹ Trung, Mỹ Hưng, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân và Lộc Hoà. Giải thể huyện Xuân Thủy. Thành lập huyện Xuân Trường và huyện Giao Thủy trên cơ sở toàn bộ huyện Xuân Thủy. Huyện Xuân Trường có 11.167,74 ha diện tích tự nhiên và 170.469 nhân khẩu, gồm 20 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Xuân Thượng, Xuân Châu, Xuân Hồng, Xuân Thủy, Xuân Ngọc, Xuân Hùng, Xuân Tiên, Xuân Kiên, Xuân Ninh, Xuân Hoà, Xuân Vinh, Xuân Thành, Xuân Bắc, Xuân Phương, Xuân Trung, Xuân Đài, Xuân Tân, Xuân Phong, Xuân Phú, Thọ Nghiệp. Huyện Giao Thủy có 22.797,03 ha diện tích tự nhiên và 198.429 nhân khẩu, gồm 22 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Hoàng Sơn, Giao Nhân, Giao Châu, Giao Hải, Giao Long, Bình Hoà, Giao Hà, Giao Tân, Giao Tiến, Giao Yến, Giao Thịnh, Giao Lâm, Giao Phong, Bạch Long, Giao Thiện, Giao An, Giao Thanh, Giao Hương, Hồng Thuận, Giao Lạc, Giao Xuân và thị trấn Ngô Đồng. Giải thể huyện Nam Ninh. Thành lập huyện Nam Trực trên cơ sở một phần huyện Nam Ninh. Huyện Nam Trực có 16.203,95 ha diện tích tự nhiên và 201.921 nhân khẩu, gồm 20 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Nam Thắng, Nam Mỹ, Điền Xá, Tân Thịnh, Nam Toàn, Nghĩa An, Hồng Quang, Nam Dương, Nam Giang, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng, Bình Minh, Nam Tiến, Đồng Sơn, Nam Lợi, Nam Cường, Nam Thái, Nam Hải, Nam Thanh. Thành lập huyện Trực Ninh trên cơ sở phần còn lại huyện Nam Ninh và một phần huyện Hải Hậu (toàn bộ các xã Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng). Huyện Trực Ninh có 14.318,96 ha diện tích tự nhiên và 188.189 nhân khẩu, gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Trực Thắng, Trực Đại, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng, Trực Nội, Trực Hưng, Trực Khang, Trực Mỹ, Trực Thuận, Trực Thanh, Trực Đạo, Trực Tuấn, Cát Thành, Phương Định, Trung Đông, Trực Chính, Liêm Hải, Việt Hùng và thị trấn Cổ Lễ. Thành lập thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) trên cơ sở toàn bộ xã Thịnh Long. Thị trấn Thịnh Long có 1.568 ha diện tịch tự nhiên và 13.730 nhân khẩu. Năm 2003, thành lập thị trấn huyện lị thuộc các huyện Nam Trực, Xuân Trường, Mỹ Lộc và thị trấn Quất Lâm thuộc huyện Giao Thủy. Thành lập thị trấn Nam Giang (Nam Trực) trên cơ sở toàn bộ xã Nam Giang. Thị trấn Nam Giang có 704,55 ha diện tích tự nhiên và 18.047 nhân khẩu. Thành lập thị trấn Xuân Trường (Xuân Trường) trên cơ sở một phần xã Xuân Hùng và xã Xuân Ngọc. Thị trấn Xuân Trường có 616,31 ha diện tích tự nhiên và 11.506 nhân khẩu. Thành lập thị trấn Mỹ Lộc (Mỹ Lộc) trên cơ sở một phần xã Mỹ Hưng, xã Mỹ Thịnh và xã Mỹ Thành. Thị trấn Mỹ Lộc có 469,17 ha diện tích tự nhiên và 4.880 nhân khẩu. Thành lập thị trấn Quất Lâm (Giao Thủy) trên cơ sở toàn bộ xã Quất Lâm. Thị trấn Quất Lâm có 759,41 ha diện tích tự nhiên và 9.726 nhân khẩu. Năm 2004, thành lập một số phường thuộc thành phố Nam Định. Thành lập phường Lộc Vượng trên cơ sở một phần xã Lộc Vượng. Phường Lộc Vượng có 420,07 ha diện tích tự nhiên và 7.962 nhân khẩu. Thành lập phường Lộc Hạ trên cơ sở một phần xã Lộc Hạ. Phường Lộc Hạ có 349,50 ha diện tích tự nhiên và 6.931 nhân khẩu. Thành lập phường Thống Nhất trên cơ sở phần còn lại xã Lộc Vượng, xã Lộc Hạ, một phần phường Quang Trung và phường Vị Hoàng. Phường Thống Nhất có 68,83 ha diện tích tự nhiên và 7.078 nhân khẩu. Thành lập phường Cửa Nam trên cơ sở một phần xã Nam Phong và xã Nam Vân. Phường Cửa Nam có 177,60 ha diện tích tự nhiên và 6.128 nhân khẩu. Thành lập phường Trần Quang Khải trên cơ sở một phần phường Năng Tĩnh. Phường Trần Quang Khải có 90,60 ha diện tích tự nhiên và 8.489 nhân khẩu. Năm 2006, thành lập thị trấn Cát Thành thuộc huyện Trực Ninh trên cơ sở toàn bộ xã Cát Thành. Thị trấn Cát Thành có 830,01 ha diện tích tự nhiên và 14.577 nhân khẩu. Năm 2007, thành lập thị trấn Quỹ Nhất thuộc huyện Nghĩa Hưng trên cơ sở toàn bộ xã Nghĩa Hòa. Thị trấn Quỹ Nhất có 546,49 ha diện tích tự nhiên và 6.274 nhân khẩu. Năm 2017, thành lập thị trấn Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh trên cơ sở toàn bộ xã Trực Phú. Thị trấn Ninh Cường có 7,41 km² diện tích tự nhiên và 10.244 người. Năm 2019, thành lập 2 phường Lộc Hòa và Mỹ Xá thuộc thành phố Nam Định. Thành lập phường Lộc Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Lộc Hòa. Phường Lộc Hòa có 6,43 km² diện tích tự nhiên, dân số 9.681 người. Thành lập phường Mỹ Xá trên cơ sở toàn bộ xã Mỹ Xá. Phường Mỹ Xá có 6,22 km² diện tích tự nhiên, dân số 18.644 người. Năm 2020, hợp nhất một số xã, thị trấn thuộc các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý Yên. Sáp nhập toàn bộ xã Hải Toàn (Hải Hậu) vào xã Hải An. Xã Hải An có 11,14 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.727 người. Thành lập xã Phúc Thắng (Nghĩa Hưng) trên cơ sở toàn bộ xã Nghĩa Phúc và xã Nghĩa Thắng. Xã Phúc Thắng có 11,89 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.662 người. Sáp nhập toàn bộ xã Yên Xá (Ý Yên) vào thị trấn Lâm. Thị trấn Lâm có 6,86 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.461 người. Chú thích Hành chính Nam Định
VI_open-0000001763
People_and_Society
Dolichophis caspius, đôi khi cũng là Coluber caspius là một loài rắn được tìm thấy ở Balkan và một số nơi khác ở Đông Âu và Tiểu Á. Loài rắn này có thể dài tối đa đến gần . Phân bố Loài này được tìm thấy trong bán đảo Balkan, các khu vực của Đông Âu và một phần nhỏ của Tiểu Á. Chúng có thể được tìm thấy trong Albania, Bulgaria, Hy Lạp, Macedonia, Serbia, Romania, Croatia, Bosnia và Herzegovina, Slovenia, phía nam Slovakia, châu Âu Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Montenegro, phía nam Ukraine, phía nam Nga, Kazakhstan, Jordan, và miền nam Hungary. Kết quả từ một cuộc khảo sát cho thấy môi trường sống của chúng có thể được phân bố dọc theo các khu vực thấp gần sông lớn, chẳng hạn như Danube và Sông Olt. Trước đây người ta cho rằng đã tuyệt chủng ở Moldavia (miền đông Romania, miền nam Ukraine, Moldova và Tây), nơi mà chúng chỉ được biết đến từ hai địa điểm, và không quan sát được kể từ năm 1937. Ba mẫu vật được thu thập tháng 5 năm 2007 tại hạt Galaţi, phần nào xua tan niềm tin này. Mặc dù loài này được biết đến là phổ biến trong Dobrudja, hiểu biết về phạm vi phân bố của chúng ở ở các khu vực khác là ít ỏi. Chúng được cho là rất hiếm trong các khu vực này, và cũng có thể bị đe dọa cao. Luật pháp quốc gia đã tuyên bố D. caspius là "một có mối quan tâm cộng đồng" và do đó phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Hình ảnh Chú thích Tham khảo C C Động vật được mô tả năm 2004
VI_open-0000001799
Pets_and_Animals
Seversky P-35 là một loại máy bay tiêm kích được hãng Seversky Aircraft Company của Hoa Kỳ chế tạo vào cuối thập niên 1930. So với các loại cùng thời như Hawker Hurricane và Messerschmitt Bf 109, thì đây là loại máy bay một tầng cánh, buồng lái kín, càng đáp thu vào được và làm hoàn toàn bằng kim loại. Biến thể AP-1 Một chiếc P-35 lắp động cơ Pratt & Whitney R1830. AP-2 Từ SEV-1-XP AP-7 Phiên bản thể thao tham gia cuộc đua máy bay Jacqueline Cochran AP-9 Tiêm kích thử nghiệm phát triển song song với AP-7 BT-8 30 chiếc phiên bản huấn luyện cho USAAC P-35 Phiên bản sản xuất đầu tiên, lắp động cơ Pratt & Whitney R-1830-9 công suất 850 hp (634 kW). EP-1 – Phiên bản xuất khẩu của P-35. P-35A – Tên định danh của AAF cho EP-106 phù hợp với hợp đồng ký với Thụy Điển, lắp động cơ Pratt & Whitney R-1830-45 công suất 1,050 hp (783 kW) và tăng cường vũ khí. EP-106 – Phiên bản tiêm kích một chỗ cho Thụy Điển. J 9 – Tên định danh của Thụy Điển cho EP-1/P-35A. 2PA Phiên bản hai chỗ. 2PA-202 – Mẫu trình diễn 2PA-A – Cho Liên Xô (Tây Ban Nha) 2PA-B – Mẫu trình diễn 2PA-BX – Mẫu trình diễn '2PA-B3 – 20 chiếc cho Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản như Seversky A8V1. 2PA-L – Cho Liên Xô (Tây Ban Nha) A8V-1 "Dick" – 2PA hai chỗ cho Hải quân Nhật Bản. B 6 – Tên định danh của Thụy Điển cho 2PA. AT-12 Guardsman – Phiên bản huấn luyện thứ cấp. NF-1 Phiên bản P-35 cho Hải quân Hoa Kỳ đánh giá – đây là tên định danh của công ty. SEV-1XP Mẫu thử tiêm kích một chỗ, còn gọi là SEV-S1 SEV-2XP Mẫu thử tiêm kích hai chỗ SEV-DS Phiên bản cho công ty Shell Oil Company / James Doolittle SEV-X-BT Phiên bản huấn luyện cơ sở SEV-7 Mẫu thử tiêm kích một chỗ, lắp động cơ Pratt & Whitney R-1830-9 Twin Wasp. Sau này định danh lại thành AP-1. Quốc gia sử dụng Không quân Colombia sử dụng 3 chiếc Seversky P-35-2-PA-L.(SEV-3M-WW) Không quân Ecuador Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản Không quân Liên Xô Không quân Thụy Điển Quân đoàn Không quân Lục quân Hoa Kỳ Tính năng kỹ chiến thuật (P-35A) The American Fighter Đặc điểm riêng Tổ lái: 1 Chiều dài: 26 ft 10 in (8,17 m) Sải cánh: 36 ft 0 in (10,97 m) Chiều cao: 9 ft 9 in (2,97 m) Diện tích cánh: 220 ft² (20,43 m²) Trọng lượng rỗng: 4.575 lb (2.075 kg) Trọng lượng có tải: 6.118 lb (2.775 kg) Trọng lượng cất cánh tối đa: 6.723 lb (3.050 kg) Động cơ: 1 × Pratt & Whitney R-1830-45 Twin Wasp, 1.050 hp (783 kW) Hiệu suất bay Vận tốc cực đại: 290 mph (252 knots, 467 km/h) trên độ cao 12.000 ft (3.660 m) Vận tốc hành trình: 260 mph (226 knot, 418 km/h) Tầm bay: 950 mi (826 nmi, 1,530 km) Trần bay: 31.400 ft (9.570 m) Vận tốc lên cao: 1.920 ft/phút (9,8 m/s) Lực nâng của cánh: 27,8 lb/ft² (135,8 kg/m²) Lực đẩy/trọng lượng: 0,172 hp/lb (0,282 kW/kg) Vũ khí 2 khẩu súng máy 0.30 in; 2 khẩu súng máy 0.50 in Mang được tới 350 lb (160 kg) bom Xem thêm Tham khảo Ghi chú Tài liệu Angelucci, Enzo and Peter M. Bowers. The American Fighter. Sparkford, Yeovil, UK: Haynes Publishing, 1987. ISBN 0-85429-635-2. Cupido, Joe. "Stepping Stone to the 'Jug': A Rare Seversky Survivor – The AT-12 Guardsman". Air Enthusiast No. 84, November/December 1999. các trang 2–3. Davis, Larry. P-35: Mini in Action (Mini Number 1). Carrollton, Texas: Squadron/Signal Publications, 1994. ISBN 0-89747-321-3. Fitzsimmons, Bernard. The Illustrated International Aircraft Guide Fighters of WWII, Part IX. London: MacDonald Phoebus Ltd., 1981. Green, William. War Planes of the Second World War, Volume Four: Fighters. London: Macdonald & Co. (Publishers) Ltd., 1961 (Sixth impression 1969). ISBN 0-356-01448-7. Green, William and Gordon Swanborough. "The end of the beginning...The Seversky P-35". Air Enthusiast, Ten, July–September 1979, các trang 8–21. Hucker, Robert. "Seversky: Innovator and Prophet." Air Classics, 20th Anniversary Special Edition 1964-1984, 1984. Shores, Christopher, Brian Cull and Yasuho Izawa. Bloody Shambles: Volume One: The Drift to War to the Fall of Singapore. London: Grub Street, 1992. ISBN 0-948817-50-X. United States Air Force Museum Guidebook. Wright-Patterson AFB, Ohio: Air Force Museum Foundation, 1975. Liên kết ngoài Seversky P-35 Fact Sheet entry at the National Museum of the United States Air Force website Information about all models and survivors of this series. Also information about new replicas to be built by VCS. P-35 P-35 Máy bay hoạt động trên tàu sân bay Máy bay huấn luyện Máy bay tiêm kích Hoa Kỳ Máy bay cánh dưới Máy bay một động cơ cánh quạt
VI_open-0000001801
Autos_and_Vehicles
Lány là một làng thuộc huyện Kladno, vùng Středočeský, Cộng hòa Séc. Lâu đài Lány được đề cập lần đầu vào 1392. Nó đã thay đổi chủ sở hữu nhiều lần và trải qua một tái thiết lớn vào năm 1902 – 1903. Năm 1921, nó được nhà nước Tiệp Khắc mua lại và chỉ định là một dinh thự của tổng thống mùa hè. Kiến trúc sư người Slovene Jože Plečnik được đưa ra để cải tiến cả lâu đài lẫn công viên liền kề. T. G. Masaryk, tổng thống đầu tiên, thích lâu đài và được phép ở lại đó sau khi thoái vị vào năm 1935 cho đến khi ông qua đời vào năm 1937. Từ 1921 phục vụ như là nơi cư trú mùa hè thuận lợi của mình. Tham khảo Huyện Kladno Làng của Cộng hòa Séc
VI_open-0000001812
Travel_and_Transportation
{{Nhạc sĩ | background = non_vocal_instrumentalist | tên = Phêrô Nguyễn Kim Long | image =https://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&source=images&cd=&ved=2ahUKEwiAtYjE3L_fAhUIbysKHZM6CzgQjRx6BAgBEAU&url=https%3A%2F%2Fhopamviet.vn%2Finfo%2Fcomposer%2F2202%2Flm-kim-long.html&psig=AOvVaw1eXoO3zeADS12aT3YuVsBq&ust=1545990104742808 | imagesize = 250px | caption = | tên thật = Nguyễn Kim Long | ngày sinh = | nơi sinh = Nam Định | ngày mất = | nơi mất = | nghề nghiệp = Linh mục, nhạc sĩ | thể loại = Thánh ca Công giáo | ca khúc = Kinh Hòa Bình, Chúa không lầm, Từ ngàn xưa, "Con bước lên| ca sĩ = }} Phêrô Nguyễn Kim Long (sinh năm 1941) là một linh mục Công giáo người Việt. Ông được biết đến nhiều với vai trò là một nhạc sĩ, nhạc sư có bút danh Kim Long. Ông nguyên là phó chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc, nguyên tổng thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Năm 2018, Kim Long mừng 50 năm hồng ân thánh chức Linh mục. Tiểu sử - Sự nghiệp Linh mục-nhạc sư-nhạc sĩ Nguyễn Kim Long sinh ngày 09 tháng 1 năm 1941 tại Nam Định, (thuộc giáo xứ Bách Tính, giáo phận Bùi Chu) trong một gia đình Công giáo toàn tòng. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam và học tại Tiểu chủng viện Thánh Phanxicô. Năm 1957, ở tuổi 17, Kim Long đã viết tác phẩm thánh ca đầu tay mang tên Con hân hoan. Ba năm sau, ông phổ nhạc lời Việt cho bản Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô thành Assisi. Đến nay, tác phẩm này được cho là nổi bật nhất của ông. Năm 1968, ông được thụ phong linh mục và sau đó đi du học tại Giáo hoàng Học viện về Thánh nhạc tại Rôma, chuyên ngành bình ca. Năm 1972, linh mục Kim Long tốt nghiệp Magistero ngành bình ca và cử nhân Thánh nhạc tại Giáo hoàng Học viện về Thánh Nhạc. Năm 1973, Linh mục Kim Long trở về Việt Nam nhận chức quản xứ Giáo xứ Đức Hòa, thuộc Giáo phận Mỹ Tho và dạy thánh nhạc tại Đại học Đà Lạt, Đại học Thành Nhân, Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Sau năm 1975, ông tiếp tục viết thánh ca và giảng dạy thánh nhạc tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài Gòn, các đại chủng viện như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn; các hội dòng Công giáo và các giáo phận Việt Nam. Ngoài ra, ông còn soạn thảo những giáo trình và những tập sách nghiên cứu về âm nhạc như: Nhạc lý căn bản, Hòa âm, Đối âm, Hướng dẫn đánh nhịp, Một vài kinh nghiệm để viết thánh ca, Thánh nhạc trong Phụng Vụ… Ông đảm nhận các chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam và Tổng thư ký Ủy ban Phụng Tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Tháng 4 năm 2012, ông thôi giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam, nghỉ hưu và làm cố vấn cho ủy ban này.. Tác phẩm Linh mục nhạc sĩ Kim Long được xem là có những đóng góp lớn trong Lịch sử Thánh nhạc Công giáo Việt Nam. Với hơn nửa thế kỉ viết thánh ca, ông đã sáng tác hơn 3.500 bài hát. Ông được đánh giá là một trong bốn nhạc sĩ sáng tác nhạc Công giáo thể loại bình ca hay và đúng theo "Hiến chế phụng vụ" (những người khác gồm: Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Tiến Dũng, Gioakim Lương Hoàng Kim). Các bài hát thánh ca được thống kê trong các tuyển tập: Năm 1957: Con hân hoan, Kính chào Nữ Vương. Năm 1958-2001: 25 tập Ca lên đi, 5 tập Chung lời ngợi ca (cùng với thân hữu và môn sinh), Tuyển Hợp ca Thánh Vịnh - Thánh Ca, 2 tập Cộng đoàn hòa ca, Thánh Vịnh - Đáp Ca, 2 tập Những bông hoa nhỏ, 5 tập Bài ca suy niệm. Năm 2002: Tuyển tập Ca lên đi (1000 ca khúc phổ thông), tập 6 Bài ca suy niệm. Năm 2003: tuyển tập Hợp ca 2. Năm 2004-2006: Tập 7-9 Bài ca suy niệm Năm 2007: Tập 10 Bài ca suy niệmBài thánh ca "Kinh Hòa Bình" Một trong những tác phẩm nổi bật của linh mục nhạc sĩ Kim Long là ca khúc Kinh Hòa Bình, phổ nhạc từ bản dịch tiếng Việt của Giám mục Philípphê Nguyễn Kim Điền dựa theo ý Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô thành Assisi. Trong bài phỏng vấn với đài RFA, Linh mục Kim Long đã khiêm tốn nói về bài hát này: "Năm 20 tuổi, cách đây 51 năm, tôi viết bài Kinh Hoà Bình, lúc đó vốn kiến thức nhạc của tôi chẳng là bao nhiêu, bài hát sống được 51 năm thì chính yếu là vì lời.". Theo đánh giá của Giám mục Giuse Vũ Duy Thống, chủ tịch Ủy ban Văn hóa đức tin của HĐGM VN thì Kinh Hòa Bình là một bài hát phổ cập nhất trong cộng đoàn công giáo, ngoài yếu tố nội dung, còn do đây là một ca khúc có những giai điệu bình dị dễ nhớ, nên chính vì thế dễ đi vào lòng người. Bởi sức ảnh hưởng của Kinh Hòa Bình và chính tác giả Kim Long, ngày 27 tháng 5 năm 2012, Ủy ban Thánh Nhạc thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã công bố thành lập "Giải thưởng thánh ca Kinh Hòa Bình". Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những đóng góp lớn cho nền Thánh nhạc Việt Nam suốt hơn nửa thế kỷ của Linh mục nhạc sĩ Kim Long và nhằm khuyến khích các nhạc sĩ thế hệ kế thừa tiếp tục làm giàu kho tàng thánh nhạc Việt Nam như ông. Các phần thưởng của giải này cũng được trích từ quỹ tài chính khá lớn được tài trợ hằng năm của ông.. Nhận xét Linh mục Nguyễn Duy, tổng thư ký ủy ban thánh nhạc nhận định: "Trong những tuyển tập sáng tác của linh mục Kim Long, người ta thấy một dòng nhạc mới xuất hiện, lời ca được dệt mang nhiều chất thơ hơn và nhiều trăn trở hơn. Một trong những bài thánh ca nổi tiếng của những sáng tác đó là bài: Chúa không lầm". Đài Phát thanh Chân Lý Á Châu có bài nhận định: Linh mục Kim Long là "một cây đại thụ trong nền thánh nhạc Việt Nam". Còn Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam thì nói: Các tác phẩm của Linh mục Kim Long không chỉ làm phong phú nền thánh nhạc Việt Nam mà còn giúp phát triển đời sống đức tin và đời sống phụng vụ của người công giáo địa phương.Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt trong phần giới thiệu mở đầu đêm Nhạc "Ca Lên Đi Mừng Chúa Giáng Sinh" tại Hà Nội, Kỷ niệm 50 năm viết thánh ca của Linh mục nhạc sư Kim Long đã nói về ông: "Tổ chức đêm nhạc này không đủ sức tôn vinh người nhạc sĩ có nhiều công lao như linh mục Kim Long, chỉ có nguyện ước như một kỷ niệm đánh dấu quãng đường 50 năm phục vụ của một tâm hồn nhạc sĩ".. Trong bài phỏng vấn của Vietcatholic với Nhạc sĩ Ngọc Linh, ông nói ông đã học được rất nhiều từ người thầy Kim Long "nhiều nhất về cả cái tài lẫn cái đức.". Vinh danh Với đóng góp hơn 50 năm sáng tác thánh ca cho giáo hội Việt Nam, giáng sinh năm 2007 đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội đã tổ chức đêm thánh ca Ca lên đi - mừng Chúa Giáng sinh'' nhằm giới thiệu những sáng tác thánh ca tiêu biểu của nhạc sĩ Kim Long. Đêm nhạc có sự góp mặt của Đại chủng viện thánh Giuse dòng Phaolô, Dòng Mến Thánh Giá, Nhà thờ Lớn, giáo xứ Hàm Long, Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội) và ca đoàn Vượt Qua (Sài Gòn) cùng các ca sĩ Hoàng Hiệp, Lưu Hương Giang, Diệu Hiền, Tấn Đạt, Thanh Sử và Trần Ngọc. Xem thêm Kinh Hòa Bình Lịch sử Thánh nhạc Công giáo Việt Nam Thánh Vịnh 130 Dẫn con từng bước Ghi chú Liên kết ngoài Kỷ niệm 50 năm ra đời bài thánh ca Kinh Hòa bình của Linh mục nhạc sĩ Kim Long Linh mục Nhạc Sĩ Kim Long ĐÊM THÁNH CA CA LÊN ĐI MỪNG CHÚA GIÁNG SINH VỚI LM NHẠC SĨ KIM LONG TẠI HÀ NỘI Thông Báo Của Ủy ban Thánh Nhạc Việt Nam Kỷ niệm 50 năm bài thánh ca Kinh Hoà Bình của LM Kim Long . Nói Chuyện Với Cha Kim Long Nghe các sáng tác của LM Kim Long Linh mục Công giáo người Việt Nhạc sĩ thánh ca Việt Nam Người Nam Định Nhạc sĩ Công giáo
VI_open-0000001850
Arts_and_Entertainment
Sông Đăk Bla hay Krông B'Lah là phụ lưu hợp thành chính của Sông Sê San. Đăk Bla chảy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai . Sông có chiều dài 157 km và diện tích lưu vực là 3.436 km . Tại rìa xã Ia Khai huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai thì dòng Krông B'Lah hợp lưu với dòng sông Ia Grai thành sông Sê San . Chỉ dẫn Tham khảo Xem thêm Liên kết ngoài Sông Sê San Đ Đ Hệ thống sông Cửu Long
VI_open-0000001855
Travel_and_Transportation
Tarbagatay (Тарбағатай ауданы, Тарбагатайский район) là một huyện của tỉnh Đông Kazakhstan, thuộc miền Đông Kazakhstan. Trung tâm hành chính của huyện là thị xã Aksuat. Khí hậu Có khí hậu lục địa một cách rõ nét. Mùa đông lạnh (trong tháng một trung bình nhiệt độ -22 ° С, -30 ° С) và mùa hè nóng (nhiệt độ trung bình tháng bảy 25 ° С, 35 ° С). Rất ít mưa (200–300 mm / năm) chủ yếu là tập trung vào mùa đông. Tên gọi Tarbagatay tên này có nguồn gốc từ Mông Cổ (Tarbagan một loại sóc) như một loại sóc núi. Hệ thống hành chính Huyện Tarbagatay được chia ra thành 17 quận và 65 làng. Nhân khẩu Được thống kê năm 2009: Người Kazakhstan 98,7% Người Nga 1,1% Người Tatar 0,1% Người Đức 0,1% Dân tộc khác: 0,1% Kinh tế Nền nông nghiệp (thịt, cá, bột mì, bánh mì). GDP 503 900 000 Tenge ~ $ 3 427 900 (2008). Điểm tham quan Borytastagan Syn-tas Atyn oba Alty oba Tham khảo Liên kết Subdivisions of Kazakhstan in local languages Statistic Agency of East Kazakhstan Province Virtual Aksuat Community Akim of Tarbagatay District HB Paksoy, "Z.V. Togan: The Origins of the Kazaks and the Ozbeks," Central Asian Survey 11 (3), 1992 Read more: Culture of Uzbekistan - history, people, clothing, traditions, women, beliefs, food, customs, family http://www.everyculture.com/To-Z/Uzbekistan.html#ixzz1nh383uYB Huyện Kazakhstan Tỉnh Đông Kazakhstan
VI_open-0000001890
People_and_Society
9GAG là một trang web giải trí có trụ sở chính tại Hồng Kông với chủ đề là các hình ảnh do người dùng cung cấp cho phép người dùng tải lên và chia sẻ nội dung do chính người dùng tạo hoặc những nội dung khác từ các nền tảng mạng xã hội trực tuyến bên ngoài. Được ra mắt vào ngày 11 tháng 4 năm 2008, trang web đã đạt một tỷ lượt xem vào tháng 12 năm 2011 và đã trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Twitter và Instagram. 9GAG thường xuyên cập nhật các bài báo, hình ảnh và video liên quan đến các chủ đề thời sự nóng hổi bằng phong cách hài hước độc đáo. Gần đây 9GAG hay sử dụng hình ảnh những chú chó mèo đáng yêu - một cách hiệu quả để giành được nhiều cảm tình và phản hồi tích cực từ khán giả. Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức Website Website giải trí
VI_open-0000001984
Arts_and_Entertainment
Đông Hà có thể là một trong số các địa danh sau đây: Việt Nam Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Xã Đông Hà, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Xã cũ Đông Hà thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình; nay là một phần xã Hà Giang cùng huyện. Đài Loan Xã Đông Hà, huyện Đài Đông. Trung Quốc Khu Đông Hà, Bao Đầu, Nội Mông.
VI_open-0000001985
Jobs_and_Education
Cotter là một thành phố thuộc quận Louisa, tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 48 người. Dân số Dân số qua các năm: Năm 2000: 48 người. Năm 2010: 48 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Thành phố của Iowa Quận Louisa, Iowa
VI_open-0000002020
Jobs_and_Education
Lake City là một thành phố thuộc quận Calhoun, tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 1727 người. Dân số Dân số qua các năm: Năm 2000: 1787 người. Năm 2010: 1727 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Thành phố của Iowa Quận Calhoun, Iowa
VI_open-0000002021
Jobs_and_Education
Quimby là một thành phố thuộc quận Cherokee, tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 319 người. Dân số Dân số qua các năm: Năm 2000: 368 người. Năm 2010: 319 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Thành phố của Iowa Quận Cherokee, Iowa
VI_open-0000002022
Jobs_and_Education
Holiday Hills là một làng thuộc quận McHenry, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của làng này là 610 người. Dân số Dân số qua các năm: Năm 2000: 831 người. Năm 2010: 610 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Làng của Illinois Quận McHenry, Illinois
VI_open-0000002025
Jobs_and_Education
Mount Clare là một làng thuộc quận Macoupin, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của làng này là 278 người. Dân số Dân số qua các năm: Năm 2000: 433 người. Năm 2010: 278 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Làng của Illinois Quận Macoupin, Illinois
VI_open-0000002026
Jobs_and_Education
Seatonville là một làng thuộc quận Bureau, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của làng này là 314 người. Dân số Dân số qua các năm: Năm 2000: 303 người. Năm 2010: 314 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Làng của Illinois Làng ở quận Bureau, Illinois
VI_open-0000002027
Jobs_and_Education
Benavides là một thành phố thuộc quận Duval, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 1362 người. Dân số Dân số năm 2000: 1686 người. Dân số năm 2010: 1362 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Thành phố của Texas Quận Duval, Texas
VI_open-0000002087
People_and_Society
Grapeland là một thành phố thuộc quận Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 1489 người. Dân số Dân số năm 2000: 1451 người. Dân số năm 2010: 1489 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Thành phố của Texas Quận Houston, Texas
VI_open-0000002088
People_and_Society
New Braunfels là một thành phố thuộc quận Comal, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 57740 người. Dân số Dân số năm 2000: 36494 người. Dân số năm 2010: 57740 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Thành phố của Texas Quận Comal, Texas New Braunfels, Texas
VI_open-0000002089
People_and_Society
Tuscola là một thành phố thuộc quận Taylor, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 742 người. Dân số Dân số năm 2000: 714 người. Dân số năm 2010: 742 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Thành phố của Texas Quận Taylor, Texas
VI_open-0000002090
People_and_Society
Ranchos Penitas West là một nơi ấn định cho điều tra dân số (CDP) thuộc quận Webb, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của nơi này là 573 người. Dân số Dân số năm 2000: 520 người. Dân số năm 2010: 573 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Nơi ấn định điều tra dân số tiểu bang Texas Quận Webb, Texas
VI_open-0000002091
People_and_Society
Shady Shores là một thị trấn thuộc quận Denton, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thị trấn này là 2612 người. Dân số Dân số năm 2000: 1461 người. Dân số năm 2010: 2612 người. Tham khảo Xem thêm American Finder Thị trấn của Texas Quận Denton, Texas
VI_open-0000002092
People_and_Society
Lake Village là một thành phố thuộc quận Chicot, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 2575 người. Dân số Dân số năm 2000: 2823 người. Dân số năm 2010: 2575 người. Chú thích Tham khảo American Finder Thành phố của Arkansas Quận Chicot, Arkansas
VI_open-0000002093
People_and_Society
Norman là một thị trấn thuộc quận Montgomery, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thị trấn này là 378 người. Dân số Dân số năm 2000: 423 người. Dân số năm 2010: 378 người. Chú thích Tham khảo American Finder Thị trấn thuộc tiểu bang Arkansas Quận Montgomery, Arkansas
VI_open-0000002094
People_and_Society
Coshocton là một thành phố thuộc quận Coshocton, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 11216 người. Dân số Dân số năm 2000: 11682 người. Dân số năm 2010: 11216 người. Chú thích Tham khảo American Finder Thành phố của Ohio Quận Coshocton, Ohio Quận lỵ Ohio
VI_open-0000002095
People_and_Society
McClure là một làng thuộc quận Henry, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của làng này là 725 người. Dân số Dân số năm 2000: 761 người. Dân số năm 2010: 725 người. Chú thích Tham khảo American Finder Làng thuộc tiểu bang Ohio Quận Henry, Ohio Làng ở quận Henry, Ohio
VI_open-0000002096
Jobs_and_Education