url
stringlengths
47
237
tags
sequencelengths
0
8
question
stringlengths
10
547
answer
stringlengths
23
10.7k
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-bi-say-xe-ai-de-say-tau-xe-vi
[ "Thuốc say xe", "say xe", "Sức khỏe tổng quát", "Video", "tiền đình", "Buồn nôn", "Chóng mặt", "Đau đầu" ]
Những biểu hiện nào thường gặp khi bị say tàu xe?
Một số biểu hiện khi bị say tàu xe bao gồm: Buồn nôn, nôn ói; Người lạnh toát, vã mồ hôi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-bi-say-xe-ai-de-say-tau-xe-vi
[ "Thuốc say xe", "say xe", "Sức khỏe tổng quát", "Video", "tiền đình", "Buồn nôn", "Chóng mặt", "Đau đầu" ]
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng say tàu xe là gì?
Hiểu 1 cách đơn giản, trong cùng 1 lúc, 3 hệ thống giúp giữ thăng bằng cho cơ thể gửi thông tin về não bị mâu thuẫn nhau. Hệ thống tiền đình, thị giác cho biết não đang chuyển động, đổi hướng hoặc tăng/ giảm tốc, trong khi hệ thống cảm giác sâu lại gửi tín hiệu về não là đang ngồi yên. Điều này khiến cho não bộ bị “lẫn lộn” khi nhận thông tin nên phản ứng sai, từ đó gây ra tình trạng say xe buồn nôn, mệt, vã mồ hôi...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/vi-sao-bi-say-xe-ai-de-say-tau-xe-vi
[ "Thuốc say xe", "say xe", "Sức khỏe tổng quát", "Video", "tiền đình", "Buồn nôn", "Chóng mặt", "Đau đầu" ]
Ai là những đối tượng dễ bị say tàu xe?
Say tàu xe không phải là bệnh, với thắc mắc “ai dễ bị say xe?”, Bác sĩ Chuyên khoa I Đào Duy Khoa cho biết: Phụ nữ là đối tượng dễ bị say xe nôn hơn nam giới, đặc biệt là khi mang thai và có kinh nguyệt. Ngoài ra, trẻ em từ 2-12 tuổi cũng rất dễ bị say tàu xe. Những người từ 50 tuổi trở lên rất ít say xe.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/meo-chua-say-xe-vi
[ "Buồn nôn", "tiền đình", "Video", "Sức khỏe tổng quát", "say xe", "Thuốc say xe", "Chóng mặt", "Đau đầu" ]
Những người bị say xe có thể áp dụng những mẹo chữa say xe nào?
Trên thực tế, những người bị say xe có thể áp dụng những mẹo chữa say xe như:Nếu lái xe êm, tốc độ đều thì người ngồi sau sẽ ít bị say xe hơn.Vị trí ngồi cũng đóng vai trò rất quan trọng, những người ngồi ở gần cửa sổ sẽ ít bị say xe hơn ngồi ở giữa.Khi ở trên xe, nên nằm hơi tựa đầu ra phía sau, hướng mắt nhìn ra xa về phía trước;Hạn chế đọc sách hay xem các thiết bị điện tử khi ở trên xe;Uống rượu hay hút thuốc lá trên xe cũng sẽ dễ bị say xe hơn, do vậy cần tránh điều này;Ở một số người, có thể áp dụng mẹo chữa say xe bằng mùi tinh dầu;Ngoài ra, khi dùng giả dược cũng giúp cơ thể trở nên dễ chịu hơn, nhờ đó mà giảm khả năng say xe lên đến 48-50%.Mẹo chữa say xe nữa là nên ngồi gần cửa sổ và mở cửa sổ xe.Cũng có thể sử dụng thuốc chống say xe, để đạt được hiệu quả thì nên uống trước khi lên xe từ 30 phút - 1 giờ;Có rất nhiều mẹo chữa say xe nhưng tùy theo cơ địa, cảm nhận của từng người để chọn cho mình phương pháp chống say xe hợp lý nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/meo-chua-say-xe-vi
[ "Buồn nôn", "tiền đình", "Video", "Sức khỏe tổng quát", "say xe", "Thuốc say xe", "Chóng mặt", "Đau đầu" ]
Vị trí ngồi trên xe có ảnh hưởng gì đến việc bị say xe?
Vị trí ngồi cũng đóng vai trò rất quan trọng, những người ngồi ở gần cửa sổ sẽ ít bị say xe hơn ngồi ở giữa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/meo-chua-say-xe-vi
[ "Buồn nôn", "tiền đình", "Video", "Sức khỏe tổng quát", "say xe", "Thuốc say xe", "Chóng mặt", "Đau đầu" ]
Ngoài việc uống thuốc, còn những mẹo chữa say xe nào khác?
Ở một số người, có thể áp dụng mẹo chữa say xe bằng mùi tinh dầu;Ngoài ra, khi dùng giả dược cũng giúp cơ thể trở nên dễ chịu hơn, nhờ đó mà giảm khả năng say xe lên đến 48-50%.Mẹo chữa say xe nữa là nên ngồi gần cửa sổ và mở cửa sổ xe.Cũng có thể sử dụng thuốc chống say xe, để đạt được hiệu quả thì nên uống trước khi lên xe từ 30 phút - 1 giờ;Có rất nhiều mẹo chữa say xe nhưng tùy theo cơ địa, cảm nhận của từng người để chọn cho mình phương pháp chống say xe hợp lý nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dai-rat-khi-mang-bau-co-nguy-hiem-vi
[ "Bàng quang", "Tiểu rắt", "Video", "Tiết niệu", "Viêm bàng quang", "Sản phụ khoa", "Đái rắt khi mang thai", "Són tiểu" ]
Đái rắt khi mang bầu là vấn đề thường gặp ở giai đoạn nào của thai kỳ?
Đái rắt khi mang bầu là vấn đề thường gặp ở giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dai-rat-khi-mang-bau-co-nguy-hiem-vi
[ "Bàng quang", "Tiểu rắt", "Video", "Tiết niệu", "Viêm bàng quang", "Sản phụ khoa", "Đái rắt khi mang thai", "Són tiểu" ]
Nguyên nhân chủ yếu gây đái rắt khi mang bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ là gì?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguyên nhân đái rắt khi mang bầu chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố, làm tăng lượng máu và chất lỏng bài tiết qua thận của mẹ. Đồng thời, thai nhi phát triển cũng gây chèn ép bàng quang, khiến bàng quang căng và mẹ phải đi tiểu nhiều hơn, nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại ít và có cảm giác đau rát. Thậm chí khi mẹ cười, ho, hắt hơi cũng khiến nước tiểu rỉ ra.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dai-rat-khi-mang-bau-co-nguy-hiem-vi
[ "Bàng quang", "Tiểu rắt", "Video", "Tiết niệu", "Viêm bàng quang", "Sản phụ khoa", "Đái rắt khi mang thai", "Són tiểu" ]
Khi nào thì đái rắt khi mang bầu được xem là dấu hiệu bệnh lý?
Nếu nước tiểu đục bất thường hoặc có mùi hôi, có máu trong nước tiểu kèm tiểu rắt, buốt, sốt thì có thể là triệu chứng của viêm nhiễm bàng quang, tiết niệu, có nguy cơ viêm niệu quản, viêm thận, bể thận cấp, làm ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể người mẹ và thai nhi. Trường hợp này cần đi khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân đái rắt khi mang bầu và có cách điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chung-mat-ngu-ngay-khac-phuc-nao-vi
[ "Mất ngủ", "Thức giấc giữa đêm", "Sức khỏe tổng quát", "Đo đa ký giấc ngủ", "QnA", "Ngáy to" ]
Mất ngủ và ngáy to có thể do đâu?
Mất ngủ, ngáy to do nhiều nguyên nhân, nếu kéo dài, ảnh hưởng giấc ngủ, sức khỏe bản thân và những người xung quanh, bạn nên gặp bác sĩ để loại trừ nguyên nhân tai mũi họng, bác sĩ có những lời khuyên dinh dưỡng, tập luyện phù hợp, đo đa ký giấc ngủ, kết luận và điều trị phù hợp cho bạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chung-mat-ngu-ngay-khac-phuc-nao-vi
[ "Mất ngủ", "Thức giấc giữa đêm", "Sức khỏe tổng quát", "Đo đa ký giấc ngủ", "QnA", "Ngáy to" ]
Làm sao để khắc phục chứng mất ngủ và ngáy to?
Mất ngủ, ngáy to do nhiều nguyên nhân, nếu kéo dài, ảnh hưởng giấc ngủ, sức khỏe bản thân và những người xung quanh, bạn nên gặp bác sĩ để loại trừ nguyên nhân tai mũi họng, bác sĩ có những lời khuyên dinh dưỡng, tập luyện phù hợp, đo đa ký giấc ngủ, kết luận và điều trị phù hợp cho bạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chung-mat-ngu-ngay-khac-phuc-nao-vi
[ "Mất ngủ", "Thức giấc giữa đêm", "Sức khỏe tổng quát", "Đo đa ký giấc ngủ", "QnA", "Ngáy to" ]
Nên làm gì khi bị mất ngủ và ngáy to kéo dài?
Mất ngủ, ngáy to do nhiều nguyên nhân, nếu kéo dài, ảnh hưởng giấc ngủ, sức khỏe bản thân và những người xung quanh, bạn nên gặp bác sĩ để loại trừ nguyên nhân tai mũi họng, bác sĩ có những lời khuyên dinh dưỡng, tập luyện phù hợp, đo đa ký giấc ngủ, kết luận và điều trị phù hợp cho bạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-duong-huyet-150-la-tieu-duong-tuyp-may-vi
[ "Đái tháo đường", "Chỉ số đường huyết", "Nội tiết", "Điều trị tiểu đường", "QnA" ]
Chỉ số đường huyết 15.0 là tiểu đường tuýp mấy?
Ở trường hợp của chị thì bác sĩ nghĩ nhiều là tiểu đường tuýp 2. Chị cần điều trị phối hợp nhiều yếu tố như là điều chỉnh chế độ ăn giảm chất bột, chất béo, nhu cầu năng lượng mỗi ngày không nạp nhiều hơn nhu cầu cơ thể cần. Duy trì tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày, có lối sống lành mạnh, duy trì năng lượng tích cực, vui vẻ. Chị cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời theo dõi đường huyết tại nhà và tái khám định kỳ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-duong-huyet-150-la-tieu-duong-tuyp-may-vi
[ "Đái tháo đường", "Chỉ số đường huyết", "Nội tiết", "Điều trị tiểu đường", "QnA" ]
Làm sao để điều trị tiểu đường tuýp 2 hiệu quả?
Chị cần điều trị phối hợp nhiều yếu tố như là điều chỉnh chế độ ăn giảm chất bột, chất béo, nhu cầu năng lượng mỗi ngày không nạp nhiều hơn nhu cầu cơ thể cần. Duy trì tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày, có lối sống lành mạnh, duy trì năng lượng tích cực, vui vẻ. Chị cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời theo dõi đường huyết tại nhà và tái khám định kỳ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chi-so-duong-huyet-150-la-tieu-duong-tuyp-may-vi
[ "Đái tháo đường", "Chỉ số đường huyết", "Nội tiết", "Điều trị tiểu đường", "QnA" ]
Tôi cần làm gì khi bị tiểu đường?
Chị cần điều trị phối hợp nhiều yếu tố như là điều chỉnh chế độ ăn giảm chất bột, chất béo, nhu cầu năng lượng mỗi ngày không nạp nhiều hơn nhu cầu cơ thể cần. Duy trì tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày, có lối sống lành mạnh, duy trì năng lượng tích cực, vui vẻ. Chị cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời theo dõi đường huyết tại nhà và tái khám định kỳ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-da-day-kinh-co-dieu-tri-duoc-khong-vi
[ "Thần kinh", "Truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch", "Đa dây thần kinh cấp tính", "Đa dây thần kinh mạn tính", "QnA" ]
Bệnh đa dây thần kinh có điều trị được không? Nếu có, cách điều trị như thế nào?
Bệnh đa dây thần kinh thường được chia làm 2 loại là cấp tính và mạn tính. Bệnh đa dây thần kinh cấp tính cần điều trị bằng liệu pháp miễn dịch là truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch hoặc lọc huyết tương, có thể khỏi trong 2/3 trường hợp. Bệnh đa dây thần kinh mạn tính thì có nhiều lựa chọn điều trị như corticoid, truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch, lọc huyết tương, hoặc thuốc ức chế miễn dịch và điều trị nguyên nhân nếu tìm được nguyên nhân. Bệnh đa dây thần kinh mạn tính phải điều trị lâu dài và có thể kiểm soát được triệu chứng bằng cách phương pháp điều trị trên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-da-day-kinh-co-dieu-tri-duoc-khong-vi
[ "Thần kinh", "Truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch", "Đa dây thần kinh cấp tính", "Đa dây thần kinh mạn tính", "QnA" ]
Bệnh đa dây thần kinh cấp tính được điều trị như thế nào?
Bệnh đa dây thần kinh cấp tính cần điều trị bằng liệu pháp miễn dịch là truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch hoặc lọc huyết tương, có thể khỏi trong 2/3 trường hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-da-day-kinh-co-dieu-tri-duoc-khong-vi
[ "Thần kinh", "Truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch", "Đa dây thần kinh cấp tính", "Đa dây thần kinh mạn tính", "QnA" ]
Điều trị bệnh đa dây thần kinh mạn tính như thế nào?
Bệnh đa dây thần kinh mạn tính thì có nhiều lựa chọn điều trị như corticoid, truyền tĩnh mạch globulin miễn dịch, lọc huyết tương, hoặc thuốc ức chế miễn dịch và điều trị nguyên nhân nếu tìm được nguyên nhân. Bệnh đa dây thần kinh mạn tính phải điều trị lâu dài và có thể kiểm soát được triệu chứng bằng cách phương pháp điều trị trên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-rung-toc-tung-mang-vi
[ "Nguyên nhân rụng tóc từng mảng", "Điều trị rụng tóc từng mảng", "Rụng tóc", "QnA", "Tiêm corticosteroid tại tổn thương", "Da liễu", "Rụng tóc từng mảng" ]
Rụng tóc từng mảng là hiện tượng gì?
Rụng tóc từng vùng hay rụng tóc từng mảng biểu hiện là các mảng rụng tóc ranh giới rõ, hình tròn hoặc bầu dục ở da đầu hoặc các vùng lông khác trên cơ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-rung-toc-tung-mang-vi
[ "Nguyên nhân rụng tóc từng mảng", "Điều trị rụng tóc từng mảng", "Rụng tóc", "QnA", "Tiêm corticosteroid tại tổn thương", "Da liễu", "Rụng tóc từng mảng" ]
Nguyên nhân chính gây ra rụng tóc từng mảng là gì?
Nguyên nhân gây bệnh được cho là bệnh tự miễn dịch. Ngoài ra, bệnh có thể ảnh hưởng của yếu tố di truyền.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-rung-toc-tung-mang-vi
[ "Nguyên nhân rụng tóc từng mảng", "Điều trị rụng tóc từng mảng", "Rụng tóc", "QnA", "Tiêm corticosteroid tại tổn thương", "Da liễu", "Rụng tóc từng mảng" ]
Phương pháp điều trị rụng tóc từng mảng như thế nào?
Việc điều trị rụng tóc từng mảng còn nhiều khó khăn, tỷ lệ tái phát cao sau khi ngừng thuốc. Điều trị bệnh hiện nay, chưa có thuốc đặc trị. Một số phương pháp điều trị như bôi Corticosteroid nhóm cực mạnh và nhóm mạnh kèm theo dùng Minoxidil, hiệu quả khá tốt. Ngoài ra, có thể tiêm Corticosteroid tại tổn thương. Điều trị bằng Corticosteroid toàn thân được chỉ định cho bệnh nhân bị rụng tóc từng vùng tiến triển nhanh hay trường hợp đáp ứng chậm với phương pháp điều trị khác. Vì vậy, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-nao-de-phong-ngua-benh-tieu-duong-vi
[ "Tiểu đường", "Tiền tiểu đường", "Nội tiết", "Chỉ số Glucose", "QnA" ]
Kết quả kiểm tra lần đầu Glucose 5.9mmol/L (106 mg/dl) có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?
Kết quả kiểm tra lần đầu Glucose 5.9mmol/L (106 mg/dl) là tiền tiểu đường. Thường được điều chỉnh chế độ ăn giảm tinh bột, chất béo, duy trì tập thể dục mỗi ngày, kiểm soát cân nặng, ăn theo nhu cầu năng lượng mà cơ thể cần mỗi ngày và không nên bỏ bữa thì bạn có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-nao-de-phong-ngua-benh-tieu-duong-vi
[ "Tiểu đường", "Tiền tiểu đường", "Nội tiết", "Chỉ số Glucose", "QnA" ]
Chỉ số Glucose 5.33mmol - Hba1C 5.34% có cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không?
Với chỉ số Glucose 5.33mmol - Hba1C 5.34% là bình thường, nhưng bạn vẫn còn thừa cân, béo phì, không kiểm soát được cân nặng thì bạn vẫn có nguy cơ cao của bệnh tiểu đường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/lam-nao-nao-de-phong-ngua-benh-tieu-duong-vi
[ "Tiểu đường", "Tiền tiểu đường", "Nội tiết", "Chỉ số Glucose", "QnA" ]
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tiểu đường?
Thường được điều chỉnh chế độ ăn giảm tinh bột, chất béo, duy trì tập thể dục mỗi ngày, kiểm soát cân nặng, ăn theo nhu cầu năng lượng mà cơ thể cần mỗi ngày và không nên bỏ bữa thì bạn có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-dau-mat-ngu-sau-khi-va-dap-manh-co-sao-khong-vi
[ "Thần kinh", "Chụp sọ não", "QnA", "Tổn thương sọ não", "Chấn thương vùng đầu" ]
Chào bác sĩ, em bị đau đầu sau khi va đập mạnh vào đầu, ban đầu cứ cách 1-2 ngày là em bị đau nửa đầu bên trái và hốc mắt nữa. Tuy nhiên, mấy hôm nay số lần đau tăng lên, ngoài đau nửa đầu em hay bị mất ngủ thường xuyên nữa. Xin hỏi bác sĩ đau đầu, mất ngủ sau khi va đập mạnh có sao không?
Chào em,Với câu hỏi “Đau đầu, mất ngủ sau khi va đập mạnh có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:Em có đau đầu mức độ tăng dần, gây mất ngủ, có yếu tố chấn thương vùng đầu trước đó nên em cần đi khám chuyên khoa thần kinh sớm nhé. Trường hợp của em cần phải chụp sọ não để loại trừ các nguyên nhân đau đầu do tổn thương trong sọ do chấn thương, sau đó sẽ có hướng xử trí tiếp theo.Nếu em còn thắc mắc về đau đầu, em có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn em đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc em có thật nhiều sức khỏe.Trân trọng!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-dau-mat-ngu-sau-khi-va-dap-manh-co-sao-khong-vi
[ "Thần kinh", "Chụp sọ não", "QnA", "Tổn thương sọ não", "Chấn thương vùng đầu" ]
Em bị đau đầu sau khi va đập mạnh vào đầu, ban đầu cứ cách 1-2 ngày là em bị đau nửa đầu bên trái và hốc mắt nữa. Tuy nhiên, mấy hôm nay số lần đau tăng lên, ngoài đau nửa đầu em hay bị mất ngủ thường xuyên nữa. Em có nên đi khám bác sĩ không?
Chào em,Với câu hỏi “Đau đầu, mất ngủ sau khi va đập mạnh có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:Em có đau đầu mức độ tăng dần, gây mất ngủ, có yếu tố chấn thương vùng đầu trước đó nên em cần đi khám chuyên khoa thần kinh sớm nhé. Trường hợp của em cần phải chụp sọ não để loại trừ các nguyên nhân đau đầu do tổn thương trong sọ do chấn thương, sau đó sẽ có hướng xử trí tiếp theo.Nếu em còn thắc mắc về đau đầu, em có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn em đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc em có thật nhiều sức khỏe.Trân trọng!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dau-dau-mat-ngu-sau-khi-va-dap-manh-co-sao-khong-vi
[ "Thần kinh", "Chụp sọ não", "QnA", "Tổn thương sọ não", "Chấn thương vùng đầu" ]
Em bị đau đầu, mất ngủ sau khi va đập mạnh vào đầu. Em nên làm gì để kiểm tra nguyên nhân?
Chào em,Với câu hỏi “Đau đầu, mất ngủ sau khi va đập mạnh có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:Em có đau đầu mức độ tăng dần, gây mất ngủ, có yếu tố chấn thương vùng đầu trước đó nên em cần đi khám chuyên khoa thần kinh sớm nhé. Trường hợp của em cần phải chụp sọ não để loại trừ các nguyên nhân đau đầu do tổn thương trong sọ do chấn thương, sau đó sẽ có hướng xử trí tiếp theo.Nếu em còn thắc mắc về đau đầu, em có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn em đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc em có thật nhiều sức khỏe.Trân trọng!
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-dau-dau-vung-tran-va-thai-duong-la-do-dau-vi
[ "Thần kinh", "Hạ huyết áp", "QnA", "Điều trị đau đầu", "Huyết áp" ]
Huyết áp 120/90 của tôi có phải là dấu hiệu của huyết áp cao không?
Với thông tin cháu cung cấp thì huyết áp 120/90 là cảnh báo huyết áp tâm trương (90) tăng ở độ tuổi của cháu. Tuy nhiên, chưa thể quyết định dùng thuốc hạ huyết áp, cần điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, đặc biệt hạn chế ăn mặn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-dau-dau-vung-tran-va-thai-duong-la-do-dau-vi
[ "Thần kinh", "Hạ huyết áp", "QnA", "Điều trị đau đầu", "Huyết áp" ]
Tôi bị đau đầu ở vùng trán và thái dương, nguyên nhân có thể là gì?
Với thông tin cháu cung cấp thì huyết áp 120/90 là cảnh báo huyết áp tâm trương (90) tăng ở độ tuổi của cháu. Tuy nhiên, chưa thể quyết định dùng thuốc hạ huyết áp, cần điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, đặc biệt hạn chế ăn mặn. Nếu cháu còn thắc mắc về đau đầu, cháu có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn cháu đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc cháu có thật nhiều sức khỏe.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/nguyen-nhan-dau-dau-vung-tran-va-thai-duong-la-do-dau-vi
[ "Thần kinh", "Hạ huyết áp", "QnA", "Điều trị đau đầu", "Huyết áp" ]
Tôi có nên dùng thuốc hạ huyết áp ngay không?
Với thông tin cháu cung cấp thì huyết áp 120/90 là cảnh báo huyết áp tâm trương (90) tăng ở độ tuổi của cháu. Tuy nhiên, chưa thể quyết định dùng thuốc hạ huyết áp, cần điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, đặc biệt hạn chế ăn mặn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loet-ban-chan-do-tieu-duong-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Tiểu đường", "Nội tiết", "QnA", "Đường huyết cao", "Biến chứng tiểu đường" ]
Loét bàn chân do tiểu đường có nguy hiểm không?
Loét bàn chân là một trong nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường, có nguy cơ đoạn chi. Nguyên nhân là do đường huyết cao lâu ngày làm tổn thương mạch máu ở chân, gây loét do tắc mạch, do nhiễm trùng, ngoài ra đường huyết cao có thể làm tổn thương mạch máu ở tim, não, nhiều cơ quan khác.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loet-ban-chan-do-tieu-duong-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Tiểu đường", "Nội tiết", "QnA", "Đường huyết cao", "Biến chứng tiểu đường" ]
Cách điều trị loét bàn chân do tiểu đường như thế nào?
Việc điều trị sẽ tuỳ theo nguyên nhân nhiễm trùng hay tắc mạch. Bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp như ổn định đường huyết, kháng sinh, cắt lọc lấy mô chết, tái thông mạch máu. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc, cá nhân hóa tùy từng bệnh nhân để điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/loet-ban-chan-do-tieu-duong-co-nguy-hiem-khong-vi
[ "Tiểu đường", "Nội tiết", "QnA", "Đường huyết cao", "Biến chứng tiểu đường" ]
Tôi có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về loét bàn chân do tiểu đường ở đâu?
Nếu bạn còn thắc mắc về loét bàn chân, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-tieu-duong-nen-va-nen-kieng-nhung-gi-vi
[ "Dinh dưỡng", "QnA", "Nội tiết", "Dinh dưỡng cho người tiểu đường", "bệnh tiểu đường" ]
Người bệnh tiểu đường có nên kiêng lạc (đậu phộng) không?
Người bị tiểu đường nên ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và không kiêng ăn lạc (đậu phộng).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-tieu-duong-nen-va-nen-kieng-nhung-gi-vi
[ "Dinh dưỡng", "QnA", "Nội tiết", "Dinh dưỡng cho người tiểu đường", "bệnh tiểu đường" ]
Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường như thế nào?
Người bị tiểu đường nên ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và không kiêng ăn lạc (đậu phộng). Tuy nhiên, tổng năng lượng đưa vào cơ thể, theo nguyên tắc 40% là chất bột, 30% là chất béo, 30% chất đạm. Đối với chất bột nên chọn loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nên ăn nguyên hạt, hạn chế xay nhuyễn, 25g chất xơ và đủ vitamin và khoáng chất. Ăn đủ 30 thành phần các chất mỗi ngày theo khuyến nghị của viện dinh dưỡng. Hoặc bạn có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện Vinmec để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với bạn nhé.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/benh-tieu-duong-nen-va-nen-kieng-nhung-gi-vi
[ "Dinh dưỡng", "QnA", "Nội tiết", "Dinh dưỡng cho người tiểu đường", "bệnh tiểu đường" ]
Tôi muốn được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, tôi nên làm gì?
Hoặc bạn có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng tại bệnh viện Vinmec để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với bạn nhé.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tieu-buot-hay-tieu-rat-la-benh-gi-vi
[ "Viêm đường tiểu dưới", "Tiết niệu", "Tiểu rắt", "Viêm đường tiết niệu", "tiểu buốt" ]
Tiểu buốt, tiểu rắt là triệu chứng của bệnh gì?
Tiểu buốt, tiểu rắt là triệu chứng của viêm đường tiểu dưới. Việc bạn mua thuốc ở nhà thuốc không đảm bảo có kê đúng thuốc hay không. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác gây viêm đường tiểu dưới ngoài nhiễm trùng thông thường. Nếu triệu chứng không cải thiện bạn nên đến khám chuyên khoa Tiết niệu để được thăm khám, điều trị cụ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tieu-buot-hay-tieu-rat-la-benh-gi-vi
[ "Viêm đường tiểu dưới", "Tiết niệu", "Tiểu rắt", "Viêm đường tiết niệu", "tiểu buốt" ]
Nên làm gì khi tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt không cải thiện sau khi uống thuốc?
Nếu triệu chứng không cải thiện bạn nên đến khám chuyên khoa Tiết niệu để được thăm khám, điều trị cụ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tieu-buot-hay-tieu-rat-la-benh-gi-vi
[ "Viêm đường tiểu dưới", "Tiết niệu", "Tiểu rắt", "Viêm đường tiết niệu", "tiểu buốt" ]
Ngoài nhiễm trùng thông thường, còn có những nguyên nhân nào khác gây viêm đường tiểu dưới?
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác gây viêm đường tiểu dưới ngoài nhiễm trùng thông thường. Nếu triệu chứng không cải thiện bạn nên đến khám chuyên khoa Tiết niệu để được thăm khám, điều trị cụ thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-sat-huyet-thanh-la-gi-vi
[ "Xét nghiệm sắt huyết thanh", "Xét nghiệm", "Ngộ độc sắt", "Xét nghiệm Ferritin", "Thiếu sắt", "Xét nghiệm sắt trong máu" ]
Xét nghiệm sắt huyết thanh là gì?
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong số các chức năng khác, cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh (RBCs). Nó là một phần quan trọng của hemoglobin, protein trong RBCs liên kết với oxy trong phổi và giải phóng nó khi máu lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể. Xét nghiệm sắt huyết thanh đo lượng sắt trong phần chất lỏng của máu. Bên cạnh đó, Sắt là một khoáng chất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi của bạn đến phần còn lại của cơ thể. Sắt cũng rất quan trọng đối với cơ bắp khỏe mạnh, tủy xương và chức năng của các cơ quan. Hàm lượng sắt quá thấp hoặc quá cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọngLượng sắt huyết thanh hầu như luôn được đo bằng các xét nghiệm sắt khác, chẳng hạn như ferritin huyết thanh, transferrin và tổng khả năng gắn kết với sắt (TIBC). Các xét nghiệm này thường được chỉ định cùng lúc và kết quả được diễn giải cùng nhau để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán và theo dõi tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-sat-huyet-thanh-la-gi-vi
[ "Xét nghiệm sắt huyết thanh", "Xét nghiệm", "Ngộ độc sắt", "Xét nghiệm Ferritin", "Thiếu sắt", "Xét nghiệm sắt trong máu" ]
Khi nào cần định lượng sắt huyết thanh?
Xét nghiệm ferritin thường được chỉ định khi bác sĩ lo ngại rằng một người có quá ít chất sắt trong máu. Có quá nhiều hoặc quá ít chất sắt trong máu của bạn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.Bác sĩ sẽ đề xuất xét nghiệm ferritin huyết thanh nếu:Các triệu chứng hoặc tiền sử bệnh của bạn cho thấy bạn có thể có quá ít chất sắtCác triệu chứng hoặc tiền sử bệnh của bạn cho thấy bạn có thể có quá nhiều sắtMột xét nghiệm máu khác cho thấy bạn có thể gặp vấn đề với lượng chất sắt quá ítMột thử nghiệm khác cho thấy bạn có thể gặp vấn đề với lượng chất sắt quá nhiều (ít phổ biến hơn)Bạn có một tình trạng y tế khác khiến bạn có nguy cơ thiếu sắt (chẳng hạn như bệnh thận mãn tính )Phụ nữ mang thaiXét nghiệm kiểm tra lượng sắt trước đây cho thấy kết quả khó giải thíchTrước đây bạn đã có ferritin huyết thanh bất thường và cần phải theo dõi định kỳCó một mối lo ngại về quá liều sắt (như trẻ em vô tình dùng quá liều hoặc quá tải do truyền máu quá mức)Bạn bị: đau khớp, mệt mỏi, suy nhược, thiếu năng lượng, đau bụng, mất ham muốn tình dục, tổn thương cơ quan như tim gan.Lý do phổ biến nhất cho xét nghiệm ferritin huyết thanh là do lo lắng về bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Trên thực tế, đây là xét nghiệm sắt đơn tốt nhất có thể được sử dụng để chẩn đoán tình trạng đó.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-sat-huyet-thanh-la-gi-vi
[ "Xét nghiệm sắt huyết thanh", "Xét nghiệm", "Ngộ độc sắt", "Xét nghiệm Ferritin", "Thiếu sắt", "Xét nghiệm sắt trong máu" ]
Kết quả kiểm tra lượng sắt huyết thanh cho biết gì?
Phạm vi giá trị bình thường là:Sắt: 60 đến 170 microgam trên decilit (mcg / dL), hoặc 10,74 đến 30,43 micromol trên lít (micromol / L)Tổng khả năng liên kết sắt (TIBC): 240 đến 450 mcg / dL, hoặc 42,96 đến 80,55 micromol / LĐộ bão hòa của transferrin: 20% đến 50%Các con số trên là các phép đo phổ biến cho kết quả của các bài kiểm tra này. Dãy giá trị bình thường có thể thay đổi chút ít giữa các phòng thí nghiệm khác nhau.Tuy nhiên, nồng độ sắt huyết thanh thường được đánh giá cùng với các xét nghiệm sắt khác. Bảng tóm tắt về những thay đổi trong xét nghiệm sắt trong các bệnh khác nhau về tình trạng sắt được trình bày trong bảng dưới đây: Bệnh Sắt TIBC/Transferrin UIBC % Transferrin Bão hòa Ferritin Thiếu sắt Thấp Cao Cao Thấp Thấp Hemocromatosis/Hemosiderosis Cao Thấp Thấp Cao Cao Bệnh mãn tính Thấp Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Cao/Bình thường Bệnh mãn tính Thấp Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Cao/Bình thường Thiếu sắtGiai đoạn đầu của tình trạng thiếu sắt là sự cạn kiệt dần của các kho dự trữ sắt. Điều này có nghĩa là vẫn có đủ sắt để tạo ra các tế bào màu đỏ nhưng các cửa hàng đang sử dụng hết mà không có sự thay thế thích hợp. Mức độ sắt huyết thanh có thể bình thường trong giai đoạn này, nhưng mức độ ferritin sẽ thấp.Khi tình trạng thiếu sắt tiếp tục diễn ra, tất cả lượng sắt dự trữ sẽ được sử dụng và cơ thể cố gắng bù đắp bằng cách sản xuất nhiều transferrin hơn để tăng vận chuyển sắt. Nồng độ sắt trong huyết thanh tiếp tục giảm và transferrin, TIBC (Tổng khả năng liên kết sắt) và UIBC (Khả năng liên kết sắt không bão hòa) tăng lên. Khi giai đoạn này tiến triển, các tế bào hồng cầu được tạo ra ngày càng ít hơn, cuối cùng dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-chat-beo-tot-va-chat-beo-xau-vi
[ "đau tim", "Đột quỵ", "Chất béo xấu", "Tăng cholesterol", "Chất béo tốt", "Chất béo không bão hòa" ]
Chất béo tốt là gì? Vai trò của chất béo tốt?
Chất béo không bão hòa được coi là tốt cho sức khỏe. Có bằng chứng đáng kể từ những năm 1960, rằng chất béo không bão hòa có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn chất béo bão hòa.Chất béo không bão hòa có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Chúng có thể làm tăng mức cholesterol tốt hoặc cholesterol HDL, giúp cơ thể bạn loại bỏ cholesterol xấu. Chúng cũng có thể làm giảm chất béo trung tính của bạn. Tuy nhiên, ngay cả những chất béo tốt này cũng chứa nhiều calo và hầu hết sẽ làm tăng mức chất béo trung tính của bạn. Bạn phải hạn chế ăn quá nhiều, ngay cả khi được coi là chất béo tốt. Những chất béo tốt này bao gồm:Chất béo không bão hòa đa: Là dầu thực vật dạng lỏng ở nhiệt độ phòng và trên kệ của cửa hàng tạp hóa. Ví dụ như dầu cây rum, ngô, đậu tương, hạt bông và hướng dương. Các loại bơ thực vật dạng ống mềm, sốt mayonnaise và nước sốt salad cũng chứa chất béo không bão hòa đa. Thay thế những chất béo này thay cho chất béo bão hòa, hydro hóa và chất béo chuyển hóa để cải thiện tỷ lệ cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL).Chất béo không bão hòa đơn: Cũng là dầu thực vật dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Ví dụ như dầu ô liu, bơ, dầu hạt cải và dầu đậu phộng; các loại hạt như hạnh nhân, macca, quả phỉ, hồ đào, hạt điều. Thay thế chất béo bão hòa trong chế độ ăn của bạn bằng chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm chất béo xấu mà không làm giảm chất béo tốt.Axit béo omega-3 từ các nguồn biển được coi là tốt cho tim mạch, vì chúng làm giảm mức độ chất béo trung tính (hoặc chất béo) và cholesterol lưu thông trong máu của bạn. Chúng cũng ngăn cản quá trình đông máu không mong muốn. Nguồn tốt là các loại cá béo, đặc biệt là cá hồi, cá bơn, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá vược, cá trích, cá anh vũ và cá hồi hồ,... nhưng nên ăn cá 2 đến 3 lần một tuần. Các nguồn cung cấp axit béo omega-3 cho người ăn chay là hạt lanh, quả óc chó, dầu hạt cải, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, tuy nhiên các nguồn thực phẩm chay có thể không hiệu quả.Axit omega-6: Là một dạng của chất béo không bão hoà đa có nhiều trong dầu thực vật chế biến từ các loại thực phẩm như hạt lanh, quả óc chó, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu cây rum... Loại axit béo này giúp cơ thể kiểm soát chất béo xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-chat-beo-tot-va-chat-beo-xau-vi
[ "đau tim", "Đột quỵ", "Chất béo xấu", "Tăng cholesterol", "Chất béo tốt", "Chất béo không bão hòa" ]
Chất béo xấu là gì? Vai trò của chất béo xấu?
Chất béo xấu gây ra mối đe dọa cho tim và hệ thống mạch máu của bạn vì chúng làm tăng sản xuất cholesterol của cơ thể. Chất béo xấu cũng gây ra tắc nghẽn mạch máu hoặc xơ cứng. Nếu có tắc nghẽn trong dòng máu đến tim của bạn, điều này có thể dẫn đến đau tim. Nếu các mạch máu trong não của bạn bị tắc nghẽn, điều này có thể dẫn đến đột quỵ. Chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và cần hạn chế trong chế độ ăn uống của bạn, chúng bao gồm:2.1. Chất béo chuyển hóaLàm tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol LDL có hại, thậm chí có thể làm giảm mức độ cholesterol HDL của bạn. Chúng được chứng minh là có hại và nên tránh hoàn toàn.Một số chất béo chuyển hóa đến từ các nguồn tự nhiên nhưng hầu hết là nhân tạo. Các nguồn chất béo chuyển hóa nhân tạo bao gồm:BánhMargarineThức ăn nhanh chiênBánh pizza đông lạnhBánh mì ăn sángBánh ránKẹo có chứa kemBắp rang bơBánh mì ngọt (đặc biệt là những loại có kết cấu nhiều lớp)Trên nhãn không phải lúc nào cũng ghi sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa hay không. Các nhà sản xuất được phép liệt kê 0g chất béo chuyển hóa nếu sản phẩm của họ chứa dưới 0,5g mỗi khẩu phần. Một lượng nhỏ có thể tích tụ khi bạn ăn nhiều khẩu phần cùng một lúc.Bạn nên kiểm tra thành phần sản phẩm để tìm dầu thực vật đã được hydro hóa một phần hoặc shortening, vì đây là một dấu hiệu tốt về chất béo chuyển hóa.Đương nhiên, chất béo chuyển hóa có thể được tìm thấy với một lượng nhỏ trong các sản phẩm động vật như pho mát, kem, thịt bò, thịt cừu.Ủy ban Cố vấn Khoa học về Dinh dưỡng của Vương quốc Anh khuyên rằng chất béo chuyển hóa chỉ chiếm không quá 2% lượng calo hàng ngày của bạn, nhưng chúng cũng đã bị cấm ở Hoa Kỳ.Tốt nhất là hạn chế lượng chất béo chuyển hóa bạn ăn vì chúng không có lợi cho sức khỏe.2.2. Chất béo bão hòaTừ lâu chất béo bão hòa đã được coi là có hại vì chúng có thể gây ra sự gia tăng cholesterol LDL. Tuy nhiên, gần đây đã có rất nhiều sự nhầm lẫn trên các phương tiện truyền thông vì không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên ăn nhiều hơn. Vẫn còn nhiều nghiên cứu ủng hộ lợi ích sức khỏe của việc ăn chất béo không bão hòa thay vì chất béo bão hòa và cũng nên cẩn thận với những gì chúng ta thay thế chất béo bão hòa.Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các loại carbohydrate đã qua chế biến cao, hoặc những loại có chứa bột mì trắng (ví dụ như bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hơn cả chất béo bão hòa.Do đó, hãy cố gắng thay thế chất béo bão hòa bằng các chất thay thế không bão hòa và dựa trên các bữa ăn tinh bột, carbs nguyên hạt thay vì các loại đơn giản, đã qua chế biến.Chất béo bão hòa có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, từ các sản phẩm động vật đến đồ ăn vặt như bánh ngọt, bánh quy và đồ ăn chiên giòn.Các sản phẩm động vật có nhiều chất béo bão hòa bao gồm:Các sản phẩm từ sữa (ví dụ: sữa, pho mát, bơ).Các loại thịt đỏ, béo (ví dụ như thịt lợn, thịt cừu, thịt bò).Thịt chế biến (ví dụ như xúc xích Ý, xúc xích, da gà).Mỡ lợn.Các sản phẩm thực vật có nhiều chất béo bão hòa bao gồm:Dầu cọ.Bơ thực vật.Các sản phẩm từ dừa (ví dụ: dầu, sữa, kem).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phan-biet-chat-beo-tot-va-chat-beo-xau-vi
[ "đau tim", "Đột quỵ", "Chất béo xấu", "Tăng cholesterol", "Chất béo tốt", "Chất béo không bão hòa" ]
Hướng dẫn về lượng ăn chất béo mỗi ngày?
Hướng dẫn Chế độ ăn uống 2015-2020 cho người Mỹ từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị các mục tiêu sau cho người lớn khỏe mạnh:Tổng chất béo: 20% đến 35% lượng calo hàng ngày.Chất béo bão hòa: 10% hoặc ít hơn lượng calo hàng ngày.Điều này có nghĩa là nếu bạn ăn 2.000 calo mỗi ngày thì 400 đến 700 calo sẽ đến từ chất béo.Theo NHS khuyến nghị rằng:Nam giới không nên ăn nhiều hơn 30g chất béo bão hòa mỗi ngày.Phụ nữ không nên ăn nhiều hơn 20g chất béo bão hòa mỗi ngày.Trẻ em (từ 1 đến 3 tuổi) nên hạn chế chất béo bão hòa ở mức 30 đến 40% lượng calo hàng ngày. Đối với thanh niên từ 4 đến 18 tuổi, lượng tiêu thụ chất béo không nên chiếm nhiều hơn 25 đến 35% lượng calo hàng ngày của họ.Mặc dù không cần phải cắt bỏ hoàn toàn tất cả chất béo bão hòa khỏi chế độ ăn uống của bạn, nhưng hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên hạn chế để nó chỉ chiếm 10% tổng lượng calo hàng ngày của bạn.Các hướng dẫn cũng khuyên bạn nên tránh chất béo chuyển hóa và thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa lành mạnh hơn.Mayo Clinic cung cấp những lời khuyên sau để ăn chất béo lành mạnh hơn:Tránh chất béo chuyển hóa: Kiểm tra nhãn thực phẩm để biết lượng chất béo chuyển hóa hoặc chất béo hydro hóa một phần được liệt kê.Sử dụng các loại dầu thay vì chất béo rắn: Ví dụ bạn nên áp chảo với dầu ô liu thay vì bơ và sử dụng dầu hạt cải khi nướng.Ăn cá béo: Bao gồm ăn cá hồi và cá thu ít nhất hai lần một tuần để hấp thụ axit béo omega-3 lành mạnh. Hấp hoặc luộc hải sản sẽ tốt hơn là chiên.Chọn thịt nạc và thịt gia cầm bỏ da.Uống sữa tách béo thay vì sữa nguyên chất.Ăn nhẹ lành mạnh: Nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo rắn. Lưu ý kiểm tra nhãn thực phẩm để biết chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Tốt hơn nữa, hãy chọn cả trái cây và rau để ăn nhẹ.Hầu hết các loại thực phẩm đều chứa các loại và lượng chất béo khác nhau. Chọn thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa thay vì những thực phẩm chứa chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Ví dụ, dầu hạt cải có chứa một số chất béo bão hòa nhưng chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn. Mặt khác, bơ chứa một số chất béo không bão hòa nhưng chủ yếu là chất béo bão hòa.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cap-nhat-phan-loai-va-chan-doan-ton-thuong-dang-nang-tuyen-tuy-vi
[ "Cắt tụy", "Tiêu hóa", "Siêu âm nội soi", "Bệnh Von Hippel Lindau", "Nang tuyến tuỵ", "Thận đa nang", "Tổn thương nang tụy" ]
Tại sao việc phân loại và chẩn đoán các tổn thương dạng nang tuyến tụy lại là vấn đề quan trọng?
Việc phân loại và chẩn đoán tổn thương dạng nang tuyến tụy được coi là một vấn đề quan trọng để lập kế hoạch xử trí tiếp theo.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cap-nhat-phan-loai-va-chan-doan-ton-thuong-dang-nang-tuyen-tuy-vi
[ "Cắt tụy", "Tiêu hóa", "Siêu âm nội soi", "Bệnh Von Hippel Lindau", "Nang tuyến tuỵ", "Thận đa nang", "Tổn thương nang tụy" ]
Phương pháp EUS-FNA có lợi ích gì trong việc chẩn đoán các tổn thương nang tuyến tụy?
Lợi ích của việc chọc hút bằng kim nhỏ có hướng dẫn (EUS) trong phát hiện các tổn thương nhỏ, chẩn đoán phân biệt và phân loại giai đoạn khối u mang lại một thách thức lớn vì nhiều tổn thương dạng nang lành tính, ác tính cũng như các u nang viêm có hình thức nội mô tương tự. Hơn nữa, việc cho phép đánh giá u nang bằng EUS-FNA để chẩn đoán sớm hoặc dự đoán tiên lượng là một mối quan tâm chính để tăng độ chính xác chẩn đoán nhằm xử trí thích hợp hơn. EUS-FNA cho phép sử dụng các mẫu hút để kiểm tra tế bào học và phân tích sinh hóa, tạo cơ hội để nâng cao hơn nữa chẩn đoán và ra quyết định y tế. Do đó, việc bổ sung FNA vào các phương thức hình ảnh khác nhau có liên quan đến việc tăng độ chính xác chẩn đoán tổn thương dạng nang tuyến tụy.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cap-nhat-phan-loai-va-chan-doan-ton-thuong-dang-nang-tuyen-tuy-vi
[ "Cắt tụy", "Tiêu hóa", "Siêu âm nội soi", "Bệnh Von Hippel Lindau", "Nang tuyến tuỵ", "Thận đa nang", "Tổn thương nang tụy" ]
Các thông số nào trong dịch nang tuyến tụy giúp phân biệt các loại u nang?
Các thông số khác nhau trong các loại u nang tuyến tụy: Loại u nang CEA CA-19-9 Amylase Nhuộm Mucin Nang giả viêm Bình thường Bình thường Bình thường Âm tính U nang bạch huyết Bình thường Bình thường Bình thường Âm tính U nang tuyến tính Bình thường Bình thường Bình thường Âm tính U nang nhầy ↑ ↑ Bình thường Dương tính U nhầy nhú trong ống tuỵ ↑ / Bình thường ↑ / Bình thường ↑ / Bình thường Dương tính U nhú đặc - - - Âm tính
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chat-beo-trung-tinh-la-gi-vi
[ "Đột quỵ", "Tăng triglyceride máu", "Chất béo trung tính", "Giảm cholesterol", "Xơ vữa động mạch", "Kiểm soát chất béo trung tính" ]
Chất béo trung tính là gì và vai trò của nó trong cơ thể?
Triglyceride (chất béo trung tính) là các hợp chất hóa học được cơ thể tiêu hóa để cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Chất béo trung tính được tạo thành từ axit béo và glycerol. Chúng được lưu trữ trong các mô mỡ và cung cấp năng lượng cho chúng ta. Các phân tử lipid này được hình thành trong ruột non từ chất béo mà chúng ta ăn vào. Chúng cũng được tạo ra trong gan từ lượng đường dư thừa trong thức ăn. Triglyceride cũng mang vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K trong máu.Phân tử chất béo trung tính là một dạng của glixerol hóa học (tri = ba phân tử axit béo + glixerol = glixerol) có chứa ba axit béo. Để được hấp thụ, những phần này được phân tách trong ruột non, sau đó được tập hợp lại với cholesterol để tạo thành chylomicrons. Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Tế bào mỡ và tế bào gan được sử dụng làm nơi lưu trữ và giải phóng chylomicrons khi cơ thể cần năng lượng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chat-beo-trung-tinh-la-gi-vi
[ "Đột quỵ", "Tăng triglyceride máu", "Chất béo trung tính", "Giảm cholesterol", "Xơ vữa động mạch", "Kiểm soát chất béo trung tính" ]
Chỉ số Triglyceride trong máu cao có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nào?
Chỉ số Triglyceride trong máu cao có thể là một dấu hiệu của:Viêm tụy cấp tính;Uống rượu có thể làm tăng lượng chất béo trung tính trong máu bằng cách khiến gan sản xuất nhiều axit béo hơn. Tuy nhiên, có một số khía cạnh có lợi của việc uống rượu vừa phải, được định nghĩa là một đồ uống có cồn mỗi ngày (một ly rượu vang, một chai bia hoặc một ly rượu mạnh) có thể cân bằng sự gia tăng chất béo trung tính này. Uống rượu vừa phải có thể làm tăng nhẹ mức HDL (cholesterol tốt) trong máu và rượu vang đỏ chứa chất chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, không khuyến khích mọi người bắt đầu uống rượu để có được những tác dụng này.Bệnh tiểu đường loại 1 hoặc 2 hay bệnh tiểu đường kiểm soát không hiệu quả. Thông thường, cơ thể tạo ra insulin, đưa glucose vào các tế bào, nơi nó được sử dụng để làm năng lượng. Insulin cho phép cơ thể sử dụng chất béo trung tính để tạo năng lượng, nhưng khi ai đó kháng insulin, các tế bào sẽ không cho insulin hoặc glucose vào, do đó khiến cả glucose và triglyceride tích tụ trong máu.Tăng axit uric máu (nồng độ axit uric trong máu cao);Suy thận;Không dung nạp carbohydrate (ở người béo phì);Nguy cơ của cơn nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành. Một nghiên cứu năm 2010 được thực hiện tại Trường Y Harvard đã đánh giá những đóng góp tương đối của chất béo trung tính và cholesterol HDL trong nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành sau khi mức cholesterol LDL được giảm xuống. Nghiên cứu bao gồm 170 trường hợp và 175 đối chứng cho thấy rằng chất béo trung tính cao và mức cholesterol HDL thấp có liên quan đến bệnh tim mạch vành ngay cả ở những bệnh nhân có mức cholesterol LDL thấp hơn. Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành tăng khoảng 20% trên 23 miligam mỗi decilit tăng triglyceride;Xơ gan hoặc các bệnh gan khác;Suy giáp;Một số loại thuốc (Ví dụ: Thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai);Béo phì: Tăng triglyceride máu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đại dịch béo phì hiện nay. Giảm cân có thể đạt được những cải thiện lớn về trao đổi chất và thực sự có mối tương quan giữa giảm cân và giảm chất béo trung tính.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/chat-beo-trung-tinh-la-gi-vi
[ "Đột quỵ", "Tăng triglyceride máu", "Chất béo trung tính", "Giảm cholesterol", "Xơ vữa động mạch", "Kiểm soát chất béo trung tính" ]
Những yếu tố nào có thể làm thay đổi mức chất béo trung tính trong máu?
Một số yếu tố có thể làm cho mức chất béo trung tính trong máu thay đổi đó là:Tuổi: Giá trị này thấp hơn ở trẻ sơ sinh (- 50%) và ở người già (- 20%)Giới tính: Giá trị cao hơn ở nam giới (+ 30%)Mang thai: Sự gia tăng dần dần đặc biệt rõ ràng từ tháng thứ 7 trở đi, tỷ lệ cao gấp đôi so với bình thường. Tỷ lệ trở lại bình thường xảy ra trong vòng một đến hai tháng sau khi sinh conCác biện pháp tránh thai đường uống: Tăng lên đến 50%Hút thuốc lá: Tăng lên đến 50%Rượu: Tăng gấp đôi tỷ lệChế độ ăn giàu carbohydrate có thể làm tăng lượng chất béo trung tính từ 10 đến 50%Bệnh béo phì: Tỷ lệ được tăng lên gấp đôi;Bữa ăn: Tỷ lệ có thể tăng từ 60 đến 100% một giờ sau bữa ăn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-mon-thao-dong-doi-canh-giac-rach-sun-chem-vi
[ "Cứng khớp", "Chấn thương chỉnh hình", "Rách sụn chêm", "Điều trị rách sụn chêm", "Thoái hóa khớp", "Cơ Xương Khớp", "Thể thao đồng đội" ]
Khi chơi các môn thể thao đồng đội, việc đột ngột đổi hướng khi chạy hoặc thực hiện các động tác vặn gối quá mạnh, quá nhanh có thể gây ra tổn thương gì ở khớp gối?
Sụn chêm là một bộ phận vô cùng quan trọng của khớp gối bao gồm 2 mấu sụn có hình cái nêm ở mỗi bên gối. Sụn chêm có chức năng giảm xóc cho khớp gối, đóng vai trò như chiếc đệm lót cho khớp và giúp duy trì sự ổn định cho đầu gối. Nếu chúng ta đột ngột chuyển hướng khi chạy hoặc thực hiện các động tác vặn gối quá mạnh, quá nhanh sẽ khiến sụn chêm bị tổn thương hay còn gọi là rách sụn chêm. Đây là loại chấn thương khớp gối thường gặp nhất ở những người lớn tuổi hoặc người chơi các môn thể thao đồng đội có sự va chạm mạnh.Phần lớn những người bị rách sụn chêm khớp gối thường bị rách sụn chêm trong nhiều hơn là sụn chêm ngoài. Khi đó bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như: đau đầu gối, sưng gối, cứng khớp, khó thực hiện động tác co và duỗi chân, có cảm giác lạo xạo ở gối là nghe tiếng lục khục khi di chuyển.Nếu tình trạng rách sụn chêm khớp gối không được thăm khám và điều trị kịp thời, đầu gối của người chấn thương có thể bị khóa cứng do mảnh sụn chêm bị rách do chấn thương có thể di chuyển ra ngoài vị trí của nó và đi vào ổ khớp.Các vận động viên, đặc biệt là những vận động viên thể thao đồng đội (ví dụ như bóng đá, các hoạt động liên quan đến xoay vòng khớp gối như quần vợt hoặc bóng rổ) thường thực hiện các hoạt động khiến đầu gối phải xoay, chuyển hướng đột ngột. Vì vậy nguy cơ bị rách sụn chêm rất cao khi tập luyện hoặc trong quá trình thi đấu. Tuy nhiên, rách sụn chêm khớp gối vẫn có thể gặp ở bất cứ ai, ở mọi độ tuổi và nguy cơ bị rách sụn chêm cũng sẽ gia tăng khi chúng ta lớn tuổi do sụn bị mài mòn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-mon-thao-dong-doi-canh-giac-rach-sun-chem-vi
[ "Cứng khớp", "Chấn thương chỉnh hình", "Rách sụn chêm", "Điều trị rách sụn chêm", "Thoái hóa khớp", "Cơ Xương Khớp", "Thể thao đồng đội" ]
Ngoài việc hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh nào để chẩn đoán chính xác rách sụn chêm?
Để chẩn đoán chính xác có rách sụn chêm hay không, bên cạnh việc hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, bác sĩ điều trị có thể chỉ định một số cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ chẩn đoán như sau:Chụp X-quang khớp gối;Chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp gối.Sau khi thi đấu các môn thể thao đồng đội và phát hiện tình trạng đau, sưng phù khớp gối hoặc hạn chế cử động gối, người bệnh đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp. Mỗi người chúng ta đều có cơ địa khác nhau, do đó người bệnh nên trao đổi ý kiến với bác sĩ để chọn ra phương án điều trị an toàn, thích hợp nhất.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-mon-thao-dong-doi-canh-giac-rach-sun-chem-vi
[ "Cứng khớp", "Chấn thương chỉnh hình", "Rách sụn chêm", "Điều trị rách sụn chêm", "Thoái hóa khớp", "Cơ Xương Khớp", "Thể thao đồng đội" ]
Phương pháp điều trị rách sụn chêm không phẫu thuật thường được áp dụng theo liệu trình nào?
Đối với những vết rách sụn chêm nhỏ ở 1⁄3 ngoài của, người bệnh không cần phải mổ nếu các dấu hiệu bệnh giảm hoặc biến mất, đồng thời đầu gối còn duy trì ổn định. Các bước điều trị rách sụn chêm không phẫu thuật được thực hiện theo liệu trình RICE. Liệu trình này mang lại hiệu quả cao đối với đa số chấn thương liên quan thể thao đồng đội. RICE bao gồm các biện pháp cho người bệnh nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng bó vết thương hoặc băng ép và cuối cùng la kê cao chân.Nghỉ ngơi: Người bệnh cần ngưng tuyệt đối các hoạt động gây ra chấn thương. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng nạng để tránh đặt trọng lượng lên chân;Chườm lạnh: Người bệnh nên sử dụng túi chườm lạnh vài lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 20 phút. Lưu ý cần tránh để đá lạnh trực tiếp lên da;Băng ép: Biện pháp này giúp hạn chế tình trạng đầu gối sưng phù và mất máu (khi có tổn thương mạch máu);Nâng cao chân: Bệnh pháp này hiệu quả giúp người bệnh giảm sưng phù khớp gối. Đơn giản là mỗi khi nghỉ ngơi hãy nằm ngửa và đưa chân lên cao hơn tim.Bên cạnh RICE, người bệnh rách sụn chêm khớp gối có thể cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như kháng viêm không steroid (như aspirin và ibuprofen), thuốc giảm đau và thuốc giảm phù nề.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-chi-so-danh-gia-chuc-nang-than-vi
[ "Suy thận", "Chỉ số chức năng thận", "Xét nghiệm chức năng thận", "Các chỉ số đánh giá chức năng thận", "Chức năng thận ure", "Kiểm tra chức năng thận", "Sàng lọc suy thận" ]
Xét nghiệm nào được xem là xét nghiệm tốt nhất để xác định mức độ chức năng thận và giai đoạn bệnh thận?
Xét nghiệm máu kiểm tra GFR của bạn (tốc độ lọc cầu thận): GFR (mức lọc cầu thận) là xét nghiệm tốt nhất để đo mức độ chức năng thận và xác định giai đoạn bệnh thận của bạn. Bác sĩ có thể tính toán nó từ kết quả xét nghiệm creatinin máu, tuổi, kích thước cơ thể và giới tính của bạn. GFR của bạn cho bác sĩ biết giai đoạn bệnh thận của bạn và giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị. Nếu số GFR của bạn thấp, thận của bạn không hoạt động tốt như bình thường. Bệnh thận càng được phát hiện sớm thì càng có cơ hội làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của nó. Mức độ bình thường của mức lọc cầu thận (GFR) thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và kích thước cơ thể. Tốc độ lọc cầu thận bình thường (GFR) ở thanh niên là khoảng 120 đến 130 mL/phút trên 1,73 m2 và giảm dần theo tuổi. Kết quả bình thường là cao hơn 90 mL/phút/1,73m2. Nếu kết quả liên tục dưới 60 mL/phút/1,73 m2 trong ít nhất ba tháng, điều này xác nhận rằng người đó bị bệnh thận mãn tính.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-chi-so-danh-gia-chuc-nang-than-vi
[ "Suy thận", "Chỉ số chức năng thận", "Xét nghiệm chức năng thận", "Các chỉ số đánh giá chức năng thận", "Chức năng thận ure", "Kiểm tra chức năng thận", "Sàng lọc suy thận" ]
Xét nghiệm nào được sử dụng để theo dõi albumin trong nước tiểu (albumin niệu vi lượng)?
Albumin nước tiểu: xét nghiệm này có thể được thực hiện trên mẫu nước tiểu 24 giờ hoặc có thể đo cả albumin và creatinin nước tiểu trong một mẫu nước tiểu ngẫu nhiên và có thể tính được tỷ lệ albumin / creatinin (ACR). Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị tỷ lệ albumin / creatinin (ACR) là xét nghiệm ưu tiên để sàng lọc albumin trong nước tiểu (albumin niệu vi lượng). Nó được sử dụng để sàng lọc những người mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và huyết áp cao (tăng huyết áp) khiến họ có nguy cơ cao phát triển bệnh thận.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cac-chi-so-danh-gia-chuc-nang-than-vi
[ "Suy thận", "Chỉ số chức năng thận", "Xét nghiệm chức năng thận", "Các chỉ số đánh giá chức năng thận", "Chức năng thận ure", "Kiểm tra chức năng thận", "Sàng lọc suy thận" ]
Phương pháp xét nghiệm nào cho phép đánh giá chức năng thận từng bên và giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản đạt hiệu quả cao?
Xạ hình thận với đồng vị phóng xạ: Đây là phương pháp xét nghiệm duy nhất có khả năng đánh giá chức năng thận từng bên và giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn niệu quản đạt hiệu quả cao. Nhờ phương pháp này, bác sĩ sẽ thấy rõ chức năng lọc của từng thận, mức độ tham gia chức năng của từng thận, tỷ lệ tưới máu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-che-cua-phan-ung-viem-cap-vi
[ "Viêm cấp tính", "Nhiễm trùng", "Viêm mãn tính", "Phản ứng viêm của cơ thể", "Cơ chế gây phản ứng viêm", "Cơ chế của phản ứng viêm cấp", "Viêm" ]
Sự thay đổi huyết động nào xảy ra trong viêm cấp tính?
Những thay đổi huyết động xảy ra sớm trong viêm cấp tính bao gồm giãn mạch tiểu động mạch và tăng cục bộ tính thấm vi mạch. Trong nhiều trường hợp, giãn mạch tiểu động mạch theo sau một thời gian co mạch nhanh chóng và thoáng qua. Giãn mạch động mạch dẫn đến tăng lưu lượng máu, do đó giải thích hiện tượng sưng, nóng và đỏ quen thuộc đặc trưng cho vị trí viêm cấp tính. Sự gia tăng lưu lượng máu, cùng với sự gia tăng tính thấm vi mạch, dẫn đến sự cô đặc máu và tăng độ nhớt cục bộ. Những thay đổi huyết động học này rất quan trọng đối với sự di cư của bạch cầu tiếp theo vì tương tác kết dính nội mô-bạch cầu lăn qua trung gian selectin chỉ xảy ra trong những điều kiện lực cắt thấp như vậy. Tính thấm vi mạch tăng lên ban đầu dẫn đến sự dịch chuyển nghèo protein, sau đó là sự bài tiết huyết tương giàu protein, một đặc điểm khác của tình trạng viêm cấp tính.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-che-cua-phan-ung-viem-cap-vi
[ "Viêm cấp tính", "Nhiễm trùng", "Viêm mãn tính", "Phản ứng viêm của cơ thể", "Cơ chế gây phản ứng viêm", "Cơ chế của phản ứng viêm cấp", "Viêm" ]
Sự di chuyển của bạch cầu trong viêm cấp tính được điều chỉnh bởi những yếu tố nào?
Sự di chuyển được điều chỉnh cao của bạch cầu từ hệ mạch vào các vị trí viêm và tế bào lympho qua các mô lympho thứ cấp và đến lượt nó, vào các vị trí vi sinh vật xâm nhập, là cốt lõi để bảo vệ vật chủ trong bối cảnh viêm nhiễm và miễn dịch. Sự phức tạp phi thường này của các quá trình điều tiết kiểm soát tình trạng viêm được minh chứng bởi, nhưng không giới hạn ở, các cytokine tiền viêm (ví dụ: yếu tố hoại tử khối u [TNF] - α , interleukin [IL] -1 β , IL-6) dẫn đến tình trạng viêm , chống lại sự gia tăng các cytokine chống viêm (ví dụ, IL-4, IL-10, IL-11, IL-13, yếu tố tăng trưởng biến đổi [TGF] - β , IL-1ra và các thụ thể cytokine hòa tan) làm giảm phản ứng viêm. Cả việc chấm dứt quá trình viêm và chuyển từ môi trường viêm tích cực sang môi trường tái tạo mô, chữa lành vết thương đều là những quá trình được điều chỉnh tích cực. Các chất trung gian này bao gồm các chất từ ​​chất trung gian oxy và nitơ phản ứng tồn tại trong thời gian ngắn đến toàn bộ hệ thống điều hòa (ví dụ, bổ thể và đông máu). Nhiều tác nhân trung gian gây viêm đã trở thành mục tiêu cho các chiến lược điều trị gián đoạn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/co-che-cua-phan-ung-viem-cap-vi
[ "Viêm cấp tính", "Nhiễm trùng", "Viêm mãn tính", "Phản ứng viêm của cơ thể", "Cơ chế gây phản ứng viêm", "Cơ chế của phản ứng viêm cấp", "Viêm" ]
Vai trò của bạch cầu trong phản ứng viêm cấp tính là gì?
Việc tuyển chọn( huy động) bạch cầu vào vị trí viêm là đặc điểm cơ bản của phản ứng viêm. Việc tuyển dụng có tổ chức các loại bạch cầu cụ thể vào các mô cụ thể, cho dù là các vị trí viêm cấp tính, trong quá trình tái tuần hoàn tế bào lympho sinh lý qua các hạch bạch huyết hoặc trong phản ứng miễn dịch của tế bào đối với sự xâm nhập của vi sinh vật, được gọi là homing. Các cơ chế chung của hoạt động di chuyển bạch cầu tương tự nhau, nhưng bạch cầu và các phân tử trung gian cụ thể khác nhau. Ví dụ, bạch cầu trung tính liên kết và đi ngang qua các tiểu tĩnh mạch sau mao mạch trong tình trạng viêm cấp tính, các tế bào lympho T chưa từng có liên kết và đi ngang qua các tiểu tĩnh mạch nội mô cao của hạch bạch huyết (HEV) trong tuần hoàn tế bào lympho, và tế bào lympho T có tác dụng và bộ nhớ liên kết và đi ngang qua các tế bào nội mô sau mao mạch ở các vị trí nhiễm trùng mãn tính. Tầm quan trọng của các tế bào bạch cầu trong việc bảo vệ vật chủ được nhấn mạnh ở những bệnh nhân bị thiếu hụt số lượng bạch cầu hoặc khiếm khuyết chức năng. Bạch cầu rất quan trọng vì vai trò trung tâm của chúng trong quá trình thực bào và tiêu diệt hoặc ngăn chặn vi khuẩn và tiêu hóa các mảnh vụn mô hoại tử. Các sản phẩm có nguồn gốc từ bạch cầu, chẳng hạn như các enzym phân giải protein và các chất trung gian oxy phản ứng, góp phần làm tổn thương mô.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tuoi-50-huyet-ap-bao-nhieu-la-tot-vi
[ "Sàng lọc tim mạch", "chỉ số huyết áp", "Gói khám tăng huyết áp", "Tim mạch", "Huyết áp bình thường", "Huyết áp của người 50 tuổi", "Huyết áp bình thường của người 50 tuổi", "Huyết áp cao" ]
Huyết áp là gì và nó đóng vai trò gì trong cơ thể?
Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch và góp phần vào quá trình đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn (từ tim đến các cơ quan trong cơ thể). Chỉ số huyết áp không cố định mà có thể thay đổi theo từng thời điểm cũng như độ tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, huyết áp còn là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Mức huyết áp bình thường và ổn định là chỉ số huyết áp của người khỏe mạnh, không mắc các bệnh lý về tim mạch.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tuoi-50-huyet-ap-bao-nhieu-la-tot-vi
[ "Sàng lọc tim mạch", "chỉ số huyết áp", "Gói khám tăng huyết áp", "Tim mạch", "Huyết áp bình thường", "Huyết áp của người 50 tuổi", "Huyết áp bình thường của người 50 tuổi", "Huyết áp cao" ]
Huyết áp bình thường ở người trưởng thành là bao nhiêu và huyết áp ở người 50 tuổi nên nằm trong khoảng nào?
Theo khuyến cáo của hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chỉ số huyết áp tối ưu ở người trưởng thành là khi cả mức huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều nhỏ hơn 120/80 mmHg (milimet thủy ngân). Theo khuyến cáo, ở độ tuổi trung niên hay người 50 tuổi huyết áp ở mức bình thường nằm trong khoảng từ 116/81 – 142/89 mmHg (Chỉ số huyết áp tâm thu từ 116 – 142 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 81 – 89 mmHg), trong đó mức huyết áp tối ưu nhất là 129/85 mmHg.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tuoi-50-huyet-ap-bao-nhieu-la-tot-vi
[ "Sàng lọc tim mạch", "chỉ số huyết áp", "Gói khám tăng huyết áp", "Tim mạch", "Huyết áp bình thường", "Huyết áp của người 50 tuổi", "Huyết áp bình thường của người 50 tuổi", "Huyết áp cao" ]
Liệt kê các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến huyết áp.
Các yếu tố bên trong: * Nhịp tim và lực co bóp của tim: Tim đập càng nhanh và co bóp càng mạnh thì áp lực của máu lên thành động mạch càng lớn. Vì vậy, khi bạn thực hiện các hoạt động mạnh như sau khi tập thể dục hoặc khi cảm xúc hưng phấn, hồi hộp sẽ làm huyết áp tăng cao hơn bình thường. Ngược lại, nhịp đập của tim chậm, lực co bóp của tim giảm thì mức huyết áp có thể sẽ giảm xuống. * Sức cản của mạch máu: Sức cản của thành động mạch lớn sẽ làm huyết áp tăng. Bên cạnh đó, thành mạch kém đàn hồi, tổn thương sẽ làm máu di chuyển khó khăn ảnh hưởng đến mức huyết áp của cơ thể. Vì vậy ở người cao tuổi thành mạch máu mất đi tính đàn hồi, lòng mạch hẹp lại nên các tình trạng bệnh lý như xơ vữa động mạch thường đi kèm với tăng huyết áp. Mức huyết áp tâm thu chịu ảnh hưởng bởi sức cản của mạch máu nhiều hơn huyết áp tâm trương. * Độ quánh của máu: Máu càng đặc hay độ quánh của máu càng lớn thì chỉ số huyết áp càng tăng. * Khối lượng máu: Các tình trạng mất máu làm khối lượng máu trong cơ thể giảm dẫn đến hạ huyết áp. Bên cạnh đó, chế độ ăn mặn, nhiều muối làm tăng áp suất thẩm thấu, tăng khối lượng máu dẫn đến mức huyết áp tăng lên. Các yếu tố bên ngoài: * Thời gian: Mức huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm. Cơ chế này cũng giúp đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động của cơ thể. * Tinh thần: Cảm xúc của cơ thể kích thích hệ thần kinh giao cảm từ đó tăng hoạt động của tim, tim đập nhanh và co bóp mạnh hơn. Vì vậy, các tình trạng tâm lý của cơ thể như căng thẳng, stress, lo lắng, kích động mạnh... đều dẫn đến tăng huyết áp. * Hoạt động: Hoạt động mạnh làm tim đập nhanh, co bóp mạnh dẫn đến mức huyết áp tăng lên. * Nhiệt độ: Ở nhiệt độ thấp, các mạch máu ngoại vi co lại, máu có xu hướng dồn về các động mạch lớn, làm tăng huyết áp. Vì vậy, mức huyết áp vào mùa đông thường tăng nhẹ so với mùa hè. * Chế độ ăn uống: Chế độ ăn mặn, chứa nhiều muối làm tăng tích trữ nước trong cơ thể, làm tăng khối lượng máu trong cơ thể dẫn đến tăng huyết áp.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-tram-cam-o-dan-ong-vi
[ "Rối loạn cương dương", "Trầm cảm", "Trầm cảm ở đàn ông", "Tầm thần", "Nghiện rượu" ]
Những dấu hiệu nào cho thấy một người đàn ông đang bị trầm cảm?
Trầm cảm đang ngày càng gia tăng và từng được xem là bệnh của phái yếu, tuy nhiên thực tế mỗi năm ở Mỹ có hơn 6 triệu đàn ông bị trầm cảm. Đặc điểm bệnh trầm cảm ở đàn ông có sự khác biệt so với phụ nữ, với những dấu hiệu như:Mệt mỏi: So với phụ nữ, đàn ông bị trầm cảm có nhiều nguy cơ trải qua cảm giác mệt mỏi, hoạt động chậm chạp hơn.Rối loạn giấc ngủ: Triệu chứng trầm cảm ở nam giới phổ biến là ngủ quá nhiều hoặc quá ít, mất ngủ hoặc thức dậy rất sớm. Một số bệnh nhân có thể ngủ đến 12 giờ/ ngày nhưng vẫn cảm thấy kiệt sức hoặc chỉ ngủ được 2 giờ đồng hồ là thức dậy.Các vấn đề về sức khỏe: Mặc dù là một tình trạng sức khỏe tâm thần, nhưng trầm cảm ở đàn ông cũng làm thay đổi mức độ serotonin và norepinephrine - chất truyền tin não chi phối nỗi đau và tâm trạng, tạo ra các triệu chứng thể chất. Đau bụng hoặc đau lưng, táo bón hoặc tiêu chảy, đau đầu... là những vấn đề về thể chất có liên quan đến trầm cảm.Khó chịu: Các đấng mày râu bị trầm cảm thường dễ phản ứng mạnh với những chuyện bình thường do luôn cảm thấy khó chịu và suy nghĩ tiêu cực.Khó tập trung: Trầm cảm ở đàn ông làm suy yếu khả năng xử lý thông tin và tập trung vào công việc, thay vào đó là những suy nghĩ tiêu cực chiếm đầy ý thức của họ.Giận dữ: Một số quý ông trầm cảm sẽ có biểu hiện tức giận, hung hăng hay thù địch. Có người dù nhận ra họ sai nhưng vẫn cố bảo thủ chứng minh mình đúng.Căng thẳng (stress): Đây không chỉ là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán và xác định mức độ trầm cảm ở nam giới, mà còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh này. Căng thẳng kéo dài sẽ tác động đến cả thể chất và tâm lý.Lo lắng: Rối loạn lo âu và trầm cảm có mối liên hệ với nhau. Trên thực tế, nam giới ít cảm thấy lo lắng hơn phụ nữ khi bị trầm cảm. Nếu có, họ sẽ dễ dàng chia sẻ cảm giác này với bác sĩ, ví dụ như đề cập đến vấn đề công việc, những khó khăn trong cuộc sống của bản thân và gia đình.Lạm dụng rượu: Người nghiện rượu có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp hai lần người bình thường. Thay vì tìm giải pháp y tế, bệnh nhân trầm cảm thường sử dụng rượu hoặc thậm chí là ma túy để che dấu cảm xúc.Rối loạn sinh dục: Trầm cảm là một nguyên nhân phổ biến khiến quý ông mất ham muốn và rối loạn cương dương. Mặc khác, rối loạn cương dương và hờ hững chuyện chăn gối cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.Không thể tự quyết định: Đàn ông bị trầm cảm hầu như mất khả năng đưa ra lựa chọn hay quyết định như một người bình thường, do não của họ gặp vấn đề về xử lý thông tin.Suy nghĩ tự tử: Dù không nhiều nam giới có suy nghĩ này, nhưng nếu có thì nguy cơ tử vong của họ sẽ cao gấp 4 lần phụ nữ do đàn ông thường chọn các phương pháp dễ chết người hơn, đặc biệt là đàn ông lớn tuổi.Một số triệu chứng trầm cảm khác có thể xảy ra ở nam giới bao gồm: Thèm ăn hoặc chán ăn, thay đổi cân nặng, không còn niềm vui, có cảm giác tội lỗi hoặc trống rỗng, tránh tiếp xúc xã hội, tham gia vào cờ bạc, quan hệ tình dục không an toàn,...Những thay đổi hành vi trên xảy ra có thể là do quý ông cố gắng che giấu căn bệnh của mình vì không muốn bị đánh giá là yếu đuối như phụ nữ. Nỗ lực theo đuổi “chuẩn mực nam tính” có thể khiến đàn ông bị ức chế tâm lý, lâu dần dẫn đến hành động tự hủy hoại bản thân.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-tram-cam-o-dan-ong-vi
[ "Rối loạn cương dương", "Trầm cảm", "Trầm cảm ở đàn ông", "Tầm thần", "Nghiện rượu" ]
Mức độ hormone nào có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của nam giới và trầm cảm?
Các nhà khoa học cho biết liệu pháp thay thế testosterone có thể giúp cải thiện tâm trạng, vì hormone này thúc đẩy sản xuất dopamine.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-tram-cam-o-dan-ong-vi
[ "Rối loạn cương dương", "Trầm cảm", "Trầm cảm ở đàn ông", "Tầm thần", "Nghiện rượu" ]
Ngoài các vấn đề về sức khỏe tâm thần, trầm cảm ở nam giới còn gây ra những ảnh hưởng gì đến sức khỏe thể chất?
Mặc dù là một tình trạng sức khỏe tâm thần, nhưng trầm cảm ở đàn ông cũng làm thay đổi mức độ serotonin và norepinephrine - chất truyền tin não chi phối nỗi đau và tâm trạng, tạo ra các triệu chứng thể chất. Đau bụng hoặc đau lưng, táo bón hoặc tiêu chảy, đau đầu... là những vấn đề về thể chất có liên quan đến trầm cảm.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/giam-cac-trieu-chung-cho-nguoi-benh-dang-hap-hoi-vi
[ "Giảm đau cho người đang hấp hối", "Chăm sóc người bệnh đang hấp hối", "Người hấp hối", "Thuốc giảm đau" ]
Chăm sóc người bệnh đang hấp hối là gì?
Chăm sóc người bệnh đang hấp hối là thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự hỗ trợ và chăm sóc y tế trong thời gian cận kề với cái chết. Việc chăm sóc như vậy không chỉ xảy ra trong thời điểm trước khi ngừng thở và tim ngừng đập. Người lớn tuổi thường sống chung với một hoặc nhiều bệnh mãn tính và cần được chăm sóc nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng trước khi chết.Có nhiều cách để chăm sóc người bệnh đang hấp hối. Việc chăm sóc như vậy thường cần sự phối hợp của cả một nhóm người. Nếu bạn đang đọc điều này, thì bạn có thể là một phần của một nhóm như vậy.Trở thành người chăm sóc cho ai đó vào cuối cuộc đời có thể khiến bạn mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Cuối cùng, hãy chấp nhận rằng có thể không có cái chết hoàn hảo, chỉ cần bạn có thể làm những gì tốt cho người mình yêu. Và, nỗi đau mất đi một người thân thiết với bạn có thể sẽ dịu đi một chút bởi vì bạn đã làm mọi thứ có thể.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/giam-cac-trieu-chung-cho-nguoi-benh-dang-hap-hoi-vi
[ "Giảm đau cho người đang hấp hối", "Chăm sóc người bệnh đang hấp hối", "Người hấp hối", "Thuốc giảm đau" ]
Cần làm gì khi người đang hấp hối?
Có nhiều cách để làm cho một người bệnh đang hấp hối cảm thấy thoải mái hơn. Cảm giác khó chịu của họ có thể đến từ nhiều vấn đề khác nhau. Những điều mà người thân hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể làm sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, một người sắp chết có thể khó chịu vì: 2.1. Đau đớn Nhìn người mình yêu chết đã đủ khó khăn, nhưng nghĩ rằng người đó cũng đang chịu đựng cảm giác đau đớn lại khiến điều đó trở nên tồi tệ hơn. Đối diện với cảm giác đau đớn dữ dội sẽ khiến người hấp hối trở nên kiệt sức. Các chuyên gia tin rằng việc chăm sóc người bệnh đang hấp hối nên tập trung vào việc giảm đau mà không cần lo lắng về các vấn đề lâu dài có thể xảy ra do lệ thuộc hoặc lạm dụng thuốc.Đừng ngại sử dụng nhiều thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Đau nên được ngăn ngừa và thực sự rất khó kiểm soát cơn đau dữ dội. Hãy liên lạc với bác sĩ hoặc y tá nếu cơn đau không được kiểm soát. Thuốc có thể được tăng hoặc thay đổi loại. Nếu điều này vẫn không hữu ích, hãy tham khảo ý kiến ​​của một chuyên gia y tế trong lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ. Thuốc morphin là một loại thuốc phiện, một loại thuốc mạnh được sử dụng để điều trị các cơn đau nghiêm trọng. Đôi khi, morphin cũng được cho để giảm bớt cảm giác khó thở. Thuốc giảm đau có thể khiến người bệnh bị lú lẫn hoặc buồn ngủ. Bạn có thể đã nghe nói rằng tiêm morphin sẽ dẫn đến tử vong nhanh hơn. Có đúng như vậy không? Hầu hết các chuyên gia cho rằng điều này khó xảy ra, đặc biệt nếu việc tăng liều được thực hiện cẩn thận, có sự giám sát của bác sĩ. Người hấp hối có thể sử dụng thuốc giảm đau 2.2. Các vấn đề về hô hấp Khó thở là một cảm giác phổ biến ở những người bệnh đang hấp hối. Hãy kê cao đầu giường, mở cửa sổ, sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để quạt lưu thông không khí trong phòng. Đôi khi, morphin hoặc các loại thuốc giảm đau khác có thể giúp giảm cảm giác khó thở.Những người bệnh đang hấp hối cũng có thể có tiếng thở ồn ào, đôi khi được gọi là tiếng lục cục. Nguyên nhân là do tăng tiết dịch trong cổ họng hoặc do cơ cổ họng giãn ra. Bạn có thể thử xoay người bệnh nằm nghiêng sang một bên. Có một điều đáng chú ý rằng tiếng thở ồn ào này không thường gây ra cảm giác khó chịu cho người hấp hối. 2.3. Kích ứng da Các vấn đề về da có thể rất khó chịu. Theo tuổi tác, làn da tự nhiên trở nên khô hơn và mỏng manh hơn, vì vậy điều quan trọng là phải chăm sóc da một cách kỹ lưỡng hơn. Nhẹ nhàng thoa kem dưỡng ẩm không chứa cồn có thể làm dịu làn da khô ráp.Khô da ở mặt, môi và mắt, có thể là nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho những người bệnh đang hấp hối. Son dưỡng môi có thể giúp tình trạng này không trở nên tồi tệ hơn. Một miếng vải ẩm đắp lên mắt nhắm có thể làm giảm khô. Nếu bên trong miệng có vẻ khô, có thể cho đá bào (nếu người đó còn tỉnh) hoặc lau bên trong miệng bằng khăn ẩm, bông gòn.Ngồi hoặc nằm ở một tư thế trong một thời gian dài có thể gây áp lực liên tục lên vùng da nhạy cảm, gây ra vết loét đau, đôi khi được gọi là loét do tì đè. Khi vết loét đầu tiên hình thành, da sẽ đổi màu hoặc sẫm màu hơn. Cẩn thận để ý những thay đổi này ở các vùng da gót chân, hông, lưng dưới và sau đầu. Lật người từ bên này sang bên kia và sang bên kia vài giờ một lần có thể giúp ngăn ngừa các vết loét khi phải nằm lâu trên giường. Hãy thử đặt một miếng đệm bọt dưới gót chân hoặc khuỷu tay để nâng cao khỏi giường và giảm áp lực. Giữ cho da sạch và đủ ẩm luôn là điều quan trọng. 2.4. Vấn đề về tiêu hóa Buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn là những vấn đề thường gặp vào cuối cuộc đời. Nguyên nhân và cách điều trị các triệu chứng này rất đa dạng, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc y tá ngay lập tức. Có những loại thuốc có thể kiểm soát buồn nôn hoặc nôn mửa và giảm táo bón, một tác dụng phụ phổ biến của các thuốc giảm đau mạnh.Nếu người bệnh đang hấp hối muốn ăn nhưng quá mệt hoặc yếu, bạn có thể cho ăn. Để giải quyết tình trạng chán ăn, hãy thử nhẹ nhàng cho ăn với những món yêu thích với số lượng ít. Chia nhỏ các bữa ăn thay vì ba bữa lớn trong ngày.Không nên ép một người hấp hối ăn quá nhiều. Việc không có thức ăn hoặc nước thường không gây đau đớn, và việc ăn uống có thể làm tăng thêm sự khó chịu. Mất cảm giác thèm ăn là một phần phổ biến và bình thường ở những người hấp hối. Nuốt cũng có thể là một vấn đề, đặc biệt là đối với những người bị sa sút trí tuệ. 2.5. Nhạy cảm với nhiệt độ Những người bệnh đang hấp hối thường không thể nêu ý kiến rằng họ đang quá nóng hoặc quá lạnh, vì vậy hãy để ý các manh mối gợi ý. Ví dụ, một người quá nóng có thể liên tục cố gắng bỏ chăn ra. Khi đó bạn có thể cởi chăn và đắp khăn mát lên đầu.Nếu một người đang khom vai, kéo tấm phủ lên hoặc thậm chí run rẩy - đó có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Đảm bảo không có gió lùa, tăng nhiệt độ phòng và đắp thêm một chiếc chăn khác. Tránh sử dụng chăn điện vì chúng có thể quá nóng và gây bỏng. Nắm tay có thể khiến một người hấp hối cảm thấy được kết nối với những người mà họ yêu thương 3. Nhu cầu về tinh thần và cảm xúc ở những người bệnh đang hấp hối Chăm sóc người hấp hối một cách hoàn chỉnh bao gồm việc giúp người đó kiểm soát sự đau khổ về tinh thần và cảm xúc. Một người nào đó tỉnh táo gần cuối đời có thể cảm thấy chán nản hoặc lo lắng là điều dễ hiểu. Điều quan trọng là phải điều trị những nỗi đau và sự đau khổ về tình cảm. Khuyến khích trò chuyện về cảm xúc. Nếu trầm cảm hoặc lo lắng nghiêm trọng, thuốc có thể giúp ích.Một người đang mất đi sự sống cũng có thể có một số nỗi sợ hãi và lo lắng cụ thể. Người đó có thể sợ hãi những điều chưa biết hoặc lo lắng về những thứ bị bỏ lại. Một số người sợ cô đơn vào những ngày cuối cùng. Cảm giác này có thể trở nên tồi tệ hơn bởi những phản ứng dễ hiểu của gia đình, bạn bè và thậm chí cả đội ngũ y tế.Ví dụ, khi gia đình và bạn bè không biết làm thế nào để giúp đỡ, đôi khi họ sẽ dừng việc thăm hỏi. Hoặc, một số người đã bắt đầu đau buồn và rút lui. Các bác sĩ có thể cảm thấy bất lực vì không thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Một số dường như tránh gặp một bệnh nhân sắp chết. Điều này có thể làm tăng thêm cảm giác cô lập của một người bệnh đang hấp hối. Các hành động tiếp xúc cơ thể một cách đơn giản như nắm tay, chạm vào hoặc xoa bóp nhẹ nhàng — có thể khiến một người hấp hối cảm thấy được kết nối với những người mà họ yêu thương.Một số chuyên gia cho rằng khi cái chết đang cận kề, âm nhạc ở mức âm lượng nhỏ và ánh sáng dịu nhẹ sẽ rất dễ dịu. Trên thực tế, gần cuối đời, liệu pháp âm nhạc có thể cải thiện tâm trạng, giúp thư giãn và giảm đau. Nghe nhạc cũng có thể gợi lại những kỷ niệm mà những người có mặt có thể chia sẻ. Đối với một số người, hạn chế tối đa tiếng ồn gây mất tập trung như tivi và radio.Thường thì chỉ cần gia đình, họ hàng, bạn bè hiện diện với người sắp chết là đủ. Sự hiện diện lặng lẽ của bạn có thể là một món quà đơn giản và sâu sắc cho những người bệnh đang hấp hối.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/giam-cac-trieu-chung-cho-nguoi-benh-dang-hap-hoi-vi
[ "Giảm đau cho người đang hấp hối", "Chăm sóc người bệnh đang hấp hối", "Người hấp hối", "Thuốc giảm đau" ]
Các vấn đề về hô hấp thường gặp ở người bệnh đang hấp hối là gì?
Khó thở là một cảm giác phổ biến ở những người bệnh đang hấp hối. Hãy kê cao đầu giường, mở cửa sổ, sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để quạt lưu thông không khí trong phòng. Đôi khi, morphin hoặc các loại thuốc giảm đau khác có thể giúp giảm cảm giác khó thở.Những người bệnh đang hấp hối cũng có thể có tiếng thở ồn ào, đôi khi được gọi là tiếng lục cục. Nguyên nhân là do tăng tiết dịch trong cổ họng hoặc do cơ cổ họng giãn ra. Bạn có thể thử xoay người bệnh nằm nghiêng sang một bên. Có một điều đáng chú ý rằng tiếng thở ồn ào này không thường gây ra cảm giác khó chịu cho người hấp hối.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-o-nguoi-rach-sun-chem-khop-goi-vi
[ "Thuốc giảm đau", "khớp háng", "Chườm lạnh khớp gối", "Bệnh lý cơ xương khớp", "khớp gối", "Rách sụn chêm khớp gối" ]
Giai đoạn phục hồi chức năng rách sụn chêm đầu gối đầu tiên diễn ra trong bao lâu sau phẫu thuật?
Giai đoạn 1 là khoảng thời gian khoảng 1 tuần sau phẫu thuật rách sụn chêm. Các bài tập phục hồi chức năng rách sụn chêm thời điểm này rất quan trọng, đóng vai trò to lớn trong việc phục hồi khả năng vận động khớp gối sau này. Mục tiêu chính của các bài tập phục hồi rách sụn chêm giai đoạn 1 là kiểm soát đau, chống sưng nề khớp, bắt đầu quay lại các động tác vận động khớp gối và tập co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi. Cụ thể như sau:Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, chống phù nề và kháng sinhChườm lạnh khớp gối sau mổ, mỗi lần chườm kéo dài khoảng 20 phút và nên cách nhau mỗi 2 giờ/lần Chườm lạnh giúp giảm cơn đau sau phẫu thuật rách sụn chêm Cho bệnh nhân mang nẹp đùi cẳng chân với tư thế gối duỗi hoàn toàn. Điều này giúp hạn chế tác động không tốt đến sụn chêm sau phẫu thuật. Việc mang nẹp này cần duy trì liên tục cả ngày và đêmKhuyến khích bệnh nhân vận động gập duỗi gối sớm, nên bắt đầu từ ngày thứ 2 sau phẫu thuật. Tuy nhiên cần lưu ý người bệnh không được gập gối quá 90o (do phải tháo nẹp khi tập) và khớp gối chỉ được gấp nhẹ ở tư thế ngồi hoặc lúc bệnh nhân không đi lạiHướng dẫn bệnh nhân tập gồng cơ đùi: Tư thế gối duỗi hoàn toàn, người bệnh gồng cơ 20 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 5 giây và nên thực hiện bài tập 3 lần/ngàyBài tập phục hồi rách sụn chêm đầu gối tiếp theo là cho người bệnh duỗi thẳng gối, có thể ở tư thế nằm hoặc ngồi và cố gắng duy trì tư thế này trong 5 phút và thực hiện 3 lần/ngày.Đeo nẹp: Phương pháp phục hồi chức năng rách sụn chêm này giúp duy trì vận động khớp háng và khớp cổ chânGiai đoạn phục hồi rách sụn chêm đầu gối này người bệnh có thể sử dụng nạng khi di chuyển (phải mang nẹp duỗi gối hoàn toàn), khuyến khích dồn trọng lượng cơ thể từ từ lên chân phẫu thuật. Khi nào hoàn toàn không thấy đau gối, bệnh nhân có thể dồn hoàn toàn như bình thường.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-o-nguoi-rach-sun-chem-khop-goi-vi
[ "Thuốc giảm đau", "khớp háng", "Chườm lạnh khớp gối", "Bệnh lý cơ xương khớp", "khớp gối", "Rách sụn chêm khớp gối" ]
Các bài tập phục hồi rách sụn chêm giai đoạn 2 nhằm mục đích gì?
Giai đoạn phục hồi rách sụn chêm này diễn ra khoảng 2 đến 6 tuần sau mổ. Các bài tập lúc này nhằm mục đích bảo vệ khớp gối, hạn chế những động tác quá sức và nâng cao hiệu quả làm lành vết thương. Bên cạnh đó, mục tiêu là giúp bệnh nhân lấy lại tầm vận động khớp gối, nâng cao giới hạn gập gối lên đến 90o và bắt đầu tập hồi phục sức mạnh của các nhóm cơ. Các bài tập cụ thể bao gồm:Bài tập gồng cơ tứ đầu đùi như giai đoạn 1: Gồng cơ 20 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 5 giây và mỗi ngày nên thực hiện 3 lần tậpBài tập duỗi thẳng khớp gối, cố gắng giữ tư thế khoảng 5 phút và 3 lần/ngày Tập các bài tập giúp nhanh cải thiện chức năng rách rụn chêm Bài tập phục hồi rách sụn chêm sau mổ tiếp theo là gập duỗi gối mỗi khi tháo nẹp, mỗi lần 20 động tác, khoảng 3 lần tập mỗi ngày. Tuy nhiên người bệnh không được gập gối quá 90oCố gắng co cơ tĩnh toàn bộ bên chân phẫu thuậtKhuyến khích người bệnh nâng chân lên khỏi mặt giường khi nằmNgười bệnh có thể đặt một gối mềm bên dưới khớp gối, sau đó cố gắng gồng cơ bắp để nâng chân thẳng lên, duy trì khoảng 5 giây rồi gập gối xuốngLưu ý người bệnh trong quá trình phục hồi rách sụn chêm nên duy trì vận động khớp cổ chân, dạng khép khớp háng ở tư thế gối duỗi thẳngMỗi khi người bệnh đứng nên cố gắng chuyển trọng lượng cơ thể lên chân phẫu thuậtBài tập phục hồi chức năng rách sụn chêm tiếp theo là cho người bệnh nhún chân, đưa trọng lượng cơ thể chịu lên mũi chân, giữ 1 giây và thực hiện khoảng 20 động tác mỗi lầnNgười bệnh có thể tập xuống tấn, để gối gấp khoảng 45o, duy trì 5 giây rồi từ từ đứng lên. Mỗi lần nên thực hiện khoảng 20 động tácỞ giai đoạn này, người bệnh khi di chuyển nên duy trì việc đeo nẹp, gối duỗi thẳng, đồng thời sử dụng nạng và cho chân phẫu thuật chịu trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau gối thì không nên cố gắng quá mức. Giai đoạn phục hồi rách sụn chêm này người bệnh có thể gấp gối khi ngồi và sau 4 tuần có thể bỏ nẹp khi di chuyển.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phuc-hoi-chuc-nang-o-nguoi-rach-sun-chem-khop-goi-vi
[ "Thuốc giảm đau", "khớp háng", "Chườm lạnh khớp gối", "Bệnh lý cơ xương khớp", "khớp gối", "Rách sụn chêm khớp gối" ]
Sau khi phẫu thuật rách sụn chêm, những bài tập nào được khuyến khích trong giai đoạn 3?
Mục tiêu của giai đoạn phục hồi rách sụn chêm này là tăng cường khả năng chịu lực vào chân phẫu thuật, sau đó lấy lại hết tầm vận động khớp gối và nâng cao sức mạnh cơ bắp.Các bài tập phục hồi rách sụn chêm đầu gối trong giai đoạn này gồm:Tập gập duỗi khớp gối chủ động để phục hồi hoàn toàn tầm vận động khớp bình thườngBắt đầu bỏ nạng để tập đi bộ chậmNgười bệnh vẫn tiếp tục duy trì các bài tập phục hồi rách sụn chêm sau mổ ở các giai đoạn trướcNgười bệnh cần đứng bằng chân đã phẫu thuật để khôi phục hoàn toàn khả năng chịu lựcBệnh nhân có thể tập chuyển đổi từ tư thế ngồi ghế sang tư thế đứng một cách chậm rãiGiai đoạn này người bệnh hoàn toàn có thể chuyển sang vận động gập duỗi gối có sức cản bằng máy tập hoặc dụng cụ trợ giúp để hạn chế việc xoắn vặn khớp gối quá mứcMột số bài tập phục hồi khác có thể áp dụng bao gồm: đi lên xuống cầu thang, đạp xe đạp từ 10-20 phút. Tuy nhiên, giai đoạn phục hồi chức năng rách sụn chêm này người bệnh chưa thể chạy và chơi thể thao.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tien-dinh-la-gi-khi-roi-loan-se-lam-sao-vi
[ "Đau đầu", "Rối loạn tiền đình", "Chóng mặt", "Thần kinh", "Tiền đình khi mang thai", "Tê bì chân tay", "Điều trị tiền đình", "Căng thẳng" ]
Tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, nằm ở tai trong. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình...Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do tổn thương dây thần kinh số VIII hoặc động mạch nuôi dưỡng cơ quan tiền đình bị tổn thương hoặc do các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho hệ tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn...
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tien-dinh-la-gi-khi-roi-loan-se-lam-sao-vi
[ "Đau đầu", "Rối loạn tiền đình", "Chóng mặt", "Thần kinh", "Tiền đình khi mang thai", "Tê bì chân tay", "Điều trị tiền đình", "Căng thẳng" ]
Những đối tượng nào dễ mắc rối loạn tiền đình?
Những đối tượng sau dễ mắc bệnh tiền định gồm:Người cao tuổi: ở độ tuổi này, rối loạn tiền đình chiếm tỷ lệ khá cao, do con người đến độ tuổi bắt đầu bị lão hóa cơ thể, một số cơ quan bị suy giảm chức năng.Người làm việc trong môi trường căng thẳng: stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn Hormone Cortisol gây suy giảm chức năng hệ thống tiền đình khiến hệ thống này không nhận được thông tin chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu, dẫn đến rối loạn. Do đó tỷ lệ mắc bệnh ở dân văn phòng, người lao động trí óc... ngày càng gia tăng. Đây cũng chính là lý do mà rối loạn tiền đình ngày càng trở nên phổ biến và đối tượng mắc cũng ngày một trẻ hơn.Phụ nữ mang thai: thường bị ốm nghén dẫn đến chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, gây thiếu máu lên não khiến thai phụ chóng mặt, choáng váng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tiền đình, dễ dẫn tới hội chứng rối loạn tiền đình khi đang mang thai.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tien-dinh-la-gi-khi-roi-loan-se-lam-sao-vi
[ "Đau đầu", "Rối loạn tiền đình", "Chóng mặt", "Thần kinh", "Tiền đình khi mang thai", "Tê bì chân tay", "Điều trị tiền đình", "Căng thẳng" ]
Rối loạn tiền đình có những triệu chứng gì?
Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Có 2 hội chứng rối loạn tiền đình thường gặp:Hội chứng tiền đình ngoại vi: gây chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng, choáng váng; rung giật nhãn cầu, giảm hoặc mất thính lực, buồn nôn hoặc nôn, mất ngủ, người mệt mỏi, mất tập trung, hạ huyết áp.Hội chứng tiền đình trung ương: cũng gây chóng mặt với tính chất đôi khi khó phân biệt với hội chứng tiền đình ngoại vi, có thể cũng có rung giật nhãn cầu nhưng có đặc điểm khác hội chứng tiền đình ngoại vi là thường kèm theo mất phối hợp động tác; nhìn đôi, nói khó, tê bì chân tay.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/40-tuoi-moc-rang-khon-co-nen-nho-vi
[ "răng khôn", "răng hàm mặt", "Hàm mặt", "40 tuổi mọc răng khôn", "Răng khôn mọc lệch", "Nhổ răng khôn" ]
Liệt kê các triệu chứng khi mọc răng khôn.
Đối với những người 40 tuổi mới mọc răng khôn nói riêng hay bất kỳ độ tuổi nào khác mọc răng khôn nói chung đều xuất hiện nhiều triệu chứng điển hình như sau: Đau nhức Vị trí mọc của răng khôn nằm ngay trên cung hàm và mọc sau cùng khi 28 chiếc răng khác đều đã hoàn thiện vị trí. Răng khôn có ít khoảng trống đến mọc hơn nên chúng thường chỉ nhú lên được một chút. Vì vậy biểu hiện đầu tiên khi mọc răng khôn là người bệnh sẽ cảm thấy rất đau phía trong cùng của hàm. Quá trình mọc của chúng thường gián đoạn, kéo dài nhiều năm nên cơn đau có thể kéo dài thành nhiều đợt. Sưng lợi Sưng lợi là triệu chứng khá phổ biến khi mọc răng khôn. Bởi vì răng khôn mọc ở giai đoạn trưởng thành của con người, từ 17 – 25 tuổi và có thể đến 40 tuổi mới mọc răng khôn.Đây là khoảng thời gian xương hàm có chất lượng xương cứng hơn, ít tăng trưởng về kích thước, mô mềm và niêm mạc phủ trên cũng dày hơn, kết hợp với các yếu tố toàn thân làm cho răng khôn dễ mọc lệch và ngầm. Vì vậy, khi chúng mọc lên, lợi có phản ứng đầu tiên là co giãn, bắt đầu sưng phồng gây răng tức và đau đớn. Sưng má, há miệng đau, hành sốt Một trong những dấu hiệu khi mọc răng khôn là hành sốt, sưng má và nặng hơn là đau khi há miệng, cử động hàm. Triệu chứng sốt khi mọc răng thường nhẹ và không kéo dài. Cảm giác đau nhức ở răng tạo điều kiện cho sự tăng nhiệt độ của cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy cung hàm trở nên nặng nề, không còn linh hoạt như trước, cảm giác đau khi há miệng to và khó khăn trong quá trình ăn uống. Các triệu chứng khi mọc răng khôn thường diễn ra cùng lúc hoặc liên tiếp nhau, trong đó triệu chứng đau nhức hầu như đều xảy ra ở mỗi người.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/40-tuoi-moc-rang-khon-co-nen-nho-vi
[ "răng khôn", "răng hàm mặt", "Hàm mặt", "40 tuổi mọc răng khôn", "Răng khôn mọc lệch", "Nhổ răng khôn" ]
Mọc răng khôn ở tuổi 40 có thể dẫn đến những biến chứng gì?
Ở bất cứ độ tuổi nào hay tuổi 40 mọc răng khôn bị lệch, mọc ngầm đều có những biến chứng về răng miệng nguy hiểm như sau: Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây chèn ép và làm đẩy nghiêng răng số 7 bên cạnh, dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn của hàm. Bên cạnh đó hiện tượng này còn làm thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và gây ra tình trạng sâu răng, đau nhức răng, hỏng răng. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức, sốt, sưng đỏ vùng lợi và nhiễm trùng tại chỗ tạo thành các ổ mủ, túi viêm. Ở một số người bệnh xảy ra tình trạng u nang xương hàm. Tình trạng này sẽ làm hỏng răng, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến các dây thần kinh, làm hỏng xương khung hàm. Nướu bị sưng to gây viêm rát và khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp, ăn uống của người bệnh. Răng khôn mọc lệch làm chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến tình trạng giảm hoặc mất cảm giác ở da, môi, niêm mạc, răng ở nửa cung hàm. Răng khôn mọc lệch gây hội chứng giao cảm như phù đỏ quanh ổ mắt, đau nửa mặt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/40-tuoi-moc-rang-khon-co-nen-nho-vi
[ "răng khôn", "răng hàm mặt", "Hàm mặt", "40 tuổi mọc răng khôn", "Răng khôn mọc lệch", "Nhổ răng khôn" ]
Khi nào thì người 40 tuổi mọc răng khôn cần phải nhổ bỏ?
Trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây ra các triệu chứng như đau nhức, viêm nhiễm, sưng má, há miệng đau... thì người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Việc nhổ răng sớm sẽ giúp hạn chế các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-cham-soc-suc-khoe-tuoi-60-vi
[ "Bệnh đái tháo đường", "Bệnh mãn tính", "Chăm sóc sức khỏe người trên 60 tuổi", "Tập thể dục", "Bệnh xương khớp", "Chế độ dinh dưỡng lành mạnh", "suy giảm trí nhớ" ]
Liệt kê những thay đổi về thể chất có thể xảy ra ở người 60 tuổi?
Mỗi người sẽ lão hóa theo những cách khác nhau, trong đó lối sống đóng một vai trò quan trọng. Đôi khi, bạn sẽ trải qua những thay đổi khó nhận thấy và không thể bỏ qua mối liên quan đến cả thể chất và tinh thần.Bạn có thể nhận thấy làn da ở tuổi 60 dần trở nên mỏng manh hơn và ngày càng có nhiều đốm đồi mồi. Ngoài ra, các nếp nhăn xuất hiện trước đó ở độ tuổi 50 ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, ở độ tuổi 60, các mạch máu nông bị giãn nở cũng dần xuất hiện trên da, phổ biến trên má, mũi, cằm và chân.Lão hóa và ít vận động có thể dẫn đến đau nhức khớp do sụn bị mài mòn, mất dịch khớp bôi trơn và các cơ yếu hơn. Khi vận động, các khớp có thể tạo ra âm thanh lạo xạo, kèm theo đau và sưng. Phụ nữ ở độ tuổi 60 phải đối diện với nguy cơ loãng xương cao hơn. Gãy xương do loãng xương cũng tăng dần theo tuổi.Ở độ tuổi 60, cơ thể sẽ tiết ra ít axit clohydric hơn, điều này làm giảm hàm lượng vitamin B12.Hoạt động làm trống dạ dày xảy ra chậm hơn, có thể làm tăng nguy cơ trào ngược. Ngoài ra, việc chậm tiêu hóa vật qua ruột già còn có thể gây táo bón.Tim người 60 tuổi vẫn có thể bơm cùng một lượng máu với mỗi nhịp đập như một trái tim trẻ hơn có thể. Tuy nhiên, thống kê cho thấy các bệnh tim mạch chiếm hơn 20% tổng số ca tử vong ở nam và nữ tuổi từ 65 đến 74. Rung nhĩ gây rối loạn nhịp tim, gia tăng nguy cơ đột quỵ. Tăng huyết áp, bệnh lý mạch vàng cũng là gánh nặng bệnh tật ở nhóm người già trên 60 tuổi.Suy giảm thính lực do tuổi tác trở nên phổ biến hơn, chủ yếu là do những thay đổi thoái hóa trong ống tai, màng nhĩ và các cấu trúc khác của tai. Khoảng 45% trong số những người 60 tuổi bị mất thính giác, tăng lên 68% trong số những người thuộc độ tuổi 70. Sau 60 tuổi, khả năng nghe các âm tần số cao cũng giảm dần.Khô mắt. Người từ 60 tuổi trở lên có thể khó nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng mờ. Và sau 60 tuổi, nguy cơ thoái hóa điểm vàng tăng lên.Do suy giảm hóc môn sinh dục, đàn ông và phụ nữ trên 60 tuổi dần suy giảm ham muốn tình dục. Việc sinh hoạt tình dục gặp nhiều trở ngại do khô âm đạo, rối loạn cương dương.Hoạt động của hệ miễn dịch không còn tích cực, có nghĩa là bạn dễ bị ốm hơn. Phản ứng viêm mãn tính, có liên quan đến bệnh tim mạch, đái tháo đường và viêm khớp, khiến cơ thể khó đạt được phản ứng miễn dịch hiệu quả hơn. Ngoài ra, phản ứng của cơ thể với các loại vắc xin cũng giảm dần theo tuổi tác, khiến nhóm người trên 60 tuổi thậm chí còn dễ mắc các bệnh như cúm và viêm phổi.Tưới máu não bộ và hệ thần kinh bắt đầu cạn kiệt theo tuổi tác. Ở độ tuổi 60, bạn sẽ dễ dàng thấy mình không còn nhanh nhạy như trước. Nhưng việc mất trí nhớ - từng được cho là bản chất của quá trình lão hóa - thường có thể phòng tránh được. Ở độ tuổi 60, chứng hay quên chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, do việc truyền các xung thần kinh giữa các tế bào bị chậm lại. Hiếm khi nó là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng. Trong khi nhiều người ở độ tuổi 60 bắt đầu lo lắng về bệnh Alzheimer, nguy cơ phát triển căn bệnh quái ác này là khá thấp trong thập kỷ này: Ít hơn 5% bệnh nhân Alzheimer dưới 65 tuổi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-cham-soc-suc-khoe-tuoi-60-vi
[ "Bệnh đái tháo đường", "Bệnh mãn tính", "Chăm sóc sức khỏe người trên 60 tuổi", "Tập thể dục", "Bệnh xương khớp", "Chế độ dinh dưỡng lành mạnh", "suy giảm trí nhớ" ]
Nêu những lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên đối với người 60 tuổi?
Tập thể dục có tác dụng cải thiện các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh đái đường và nó cũng có thể cải thiện cảm xúc của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục sẽ nuôi dưỡng não bộ tốt. Điều này cải thiện khả năng ra quyết định khi bạn già đi.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/luu-y-cham-soc-suc-khoe-tuoi-60-vi
[ "Bệnh đái tháo đường", "Bệnh mãn tính", "Chăm sóc sức khỏe người trên 60 tuổi", "Tập thể dục", "Bệnh xương khớp", "Chế độ dinh dưỡng lành mạnh", "suy giảm trí nhớ" ]
Điều gì là quan trọng nhất trong chăm sóc sức khỏe tuổi 60?
Chăm sóc sức khỏe tuổi 60 cần tập trung vào mục tiêu duy trì một thể trạng tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc các loại bệnh tật. Chế độ ăn uống và tập thể dục là hai thay đổi quan trọng nhất. Một chế độ ăn uống lành mạnh và duy trì hoạt động thể chất luôn là điều tốt ở mọi lứa tuổi. Khi già đi, những thói quen lành mạnh này sẽ giúp củng cố hệ cơ và xương. Cơ và xương chắc khỏe làm giảm chấn thương nghiêm trọng liên quan đến té ngã. Khi cơ bắp của bạn khỏe, các hoạt động như đứng dậy khỏi ghế hoặc mở cửa sẽ dễ dàng hơn. Hãy thử áp dụng những lời khuyên dưới đây để hướng đến một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống vận động tích cực.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thoai-hoa-khop-goi-cac-phuong-phap-dung-de-dieu-tri-vi
[ "Đau nhức xương khớp", "Chấn thương chỉnh hình", "điều trị thoái hóa khớp gối", "Thoái hóa khớp gối", "Nẹp gối", "Tiêm corticosteroid" ]
Liệu pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối bao gồm những gì?
Các phương thức vật lý để điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm vật lý trị liệu, tập thể dục, giảm cân và sử dụng nẹp gối hoặc nẹp gót chân. Một đánh giá về các can thiệp vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối kết luận rằng tập thể dục và giảm cân giúp giảm đau, cải thiện chức năng thể chất. Bên cạnh đó, các bài tập aerobic cường độ cao và thấp đều có hiệu quả như nhau trong việc cải thiện tình trạng chức năng khớp gối, dáng đi và cơn đau.Song song đó, để phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả, bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên ngừng bất kỳ hoạt động nào làm trầm trọng thêm tình trạng đau đầu gối. Có một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng nẹp gót chân bên làm giảm việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thoai-hoa-khop-goi-cac-phuong-phap-dung-de-dieu-tri-vi
[ "Đau nhức xương khớp", "Chấn thương chỉnh hình", "điều trị thoái hóa khớp gối", "Thoái hóa khớp gối", "Nẹp gối", "Tiêm corticosteroid" ]
Liệu pháp nào có thể giảm đau hiệu quả cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối mà ít tác dụng phụ?
Việc sử dụng các liệu pháp điều trị tại chỗ giúp tránh được nhiều tác dụng phụ liên quan đến thuốc điều trị toàn thân.Nhiều loại thuốc uống có sẵn để kiểm soát cơn đau do thoái hóa khớp gối. Trong đó, acetaminophen là thuốc được ưu tiên sử dụng, đem lại hiệu quả hơn giả dược trong điều trị đau nhức xương khớp nói chung. Độc tính với gan do acetaminophen là cực kỳ hiếm, mặc dù cần thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân uống rượu hàng ngày. Bệnh nhân dùng 3 đến 4 g acetaminophen mỗi ngày nên được theo dõi thường xuyên chức năng gan và thận.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/thoai-hoa-khop-goi-cac-phuong-phap-dung-de-dieu-tri-vi
[ "Đau nhức xương khớp", "Chấn thương chỉnh hình", "điều trị thoái hóa khớp gối", "Thoái hóa khớp gối", "Nẹp gối", "Tiêm corticosteroid" ]
Tiêm corticosteroid nội khớp được áp dụng như thế nào trong điều trị thoái hóa khớp gối?
Tiêm corticosteroid trong khớp là một cách điều trị thoái hóa khớp gối có thể giúp giảm triệu chứng trong thời gian ngắn với nguy cơ tác dụng phụ thấp. Cơ chế hoạt động của corticosteroid là có tác dụng ức chế sự tích tụ của các dòng tế bào viêm, giảm tổng hợp prostaglandin, ức chế bài tiết bạch cầu từ tế bào hoạt dịch, và giảm bài tiết interleukin của bao hoạt dịch. Liều thông thường để tiêm đầu gối là 40 mg triamcinolone acetonide với số lượng cần thiết để điều trị là hai hoặc ba lần. Tuy nhiên, phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối này áp dụng lâu dài là không được khuyến khích.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-lun-xuong-so-khong-co-chan-thuong-vi
[ "Phẫu thuật lún sọ", "Thần kinh", "Tụ máu trọng sọ", "Chảy dịch não tủy", "Chấn thương sọ não", "Viêm màng não" ]
Lún sọ là gì?
Lún sọ là tình trạng bản ngoài vùng xương sọ bị vỡ lún vào dưới bản trong của xương sọ bình thường. Đây là dạng chấn thương sọ não thường gặp nhất và phải xử trí cấp cứu đúng cách.Một số thể chẩn thương lún sọ đặt biệt bao gồm:Lún sọ kiểu bóng bàn: Là loại chấn thương thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Nếu tình trạng lún ít thì việc chỉ định phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào xác định liệu có tổn thương rách màng cứng hay tụ máu trọng sọ lớn kèm theo. Nếu tình trạng lún nhiều thì cần phải có can thiệp phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật. Phẫu thuật viên tiến hành khoan 1 lỗ cạnh diện lún xương và sử dụng dụng cụ để nâng những mảnh xương lún lên.Lún sọ tại vùng xoang tĩnh mạch: Bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn nếu không có rò dịch não tủy hoặc tắc xoang tĩnh mạch. Nếu xác định có tắc xoang tĩnh mạch thì bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa kịp thời, khi đó sẽ tùy thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương để có thể vá xoang hay thắt xoang tĩnh mạch. Bệnh nhân cần được điều trị thuốc chống đông sau mổ.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-lun-xuong-so-khong-co-chan-thuong-vi
[ "Phẫu thuật lún sọ", "Thần kinh", "Tụ máu trọng sọ", "Chảy dịch não tủy", "Chấn thương sọ não", "Viêm màng não" ]
Khi nào cần phẫu thuật lún xương sọ?
Phẫu thuật lún xương sọ được chỉ định trong các trường hợp sau đây:Phẫu thuật được chỉ định khi xương sọ bị vỡ lún sâu hơn bề dày của bản xương sọ từ 5 mm đến 1 cm và không đủ điều kiên để điều trị bảo tồn.Lún sọ kín ở đối tượng trẻ em và có rách màng cứng gợi ý trên chụp cắt lớp vi tính thì cần được chỉ định phẫu thuật nhằm tránh trường hợp vỡ xương tiến triển.Trong trường hợp bệnh nhân lún xương sọ không đủ điều kiện để bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/phau-thuat-lun-xuong-so-khong-co-chan-thuong-vi
[ "Phẫu thuật lún sọ", "Thần kinh", "Tụ máu trọng sọ", "Chảy dịch não tủy", "Chấn thương sọ não", "Viêm màng não" ]
Điều trị bảo tồn lún xương sọ là gì?
Không chỉ định phẫu thuật lún sọ bằng phương pháp gặm hoặc nâng vùng xương lún nếu:Bệnh nhân không có các bằng chứng (trên lâm sàng và hình ảnh CT-scan) của việc rách màng cứng như chảy dịch não tủy hoặc có khí nội sọ.Không có dấu hiệu của máu tụ lớn trong sọ.Diện tích vùng xương lún nhỏ hơn 1 cm.Chấn thương không liên quan đến vùng xoang trán.Vết thương không nhiễm bẩn và ít có nguy cơ nhiễm trùng hoặc nằm xa vị trí lún xương.Không ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.Bênh nhân có tình trạng quá nặng như sốc do đa chấn thương hoặc bị mất máu quá nhiều.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-su-dung-thiet-bi-do-spo2-vi
[ "Đo SpO2", "Hội chứng ngưng thở khi ngủ", "Suy hô hấp", "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", "Hen phế quản", "Thiết bị đo SpO2" ]
Chỉ số SpO2 được xem là chỉ số sinh tồn thứ mấy của cơ thể?
Bên cạnh mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở thì chỉ số SpO2 hiện được xem như dấu hiệu sinh tồn thứ 5. SpO2 - Saturation of peripheral oxygen – là chỉ số thể hiện mức độ bão hòa của oxy trong máu ngoại biên.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-su-dung-thiet-bi-do-spo2-vi
[ "Đo SpO2", "Hội chứng ngưng thở khi ngủ", "Suy hô hấp", "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", "Hen phế quản", "Thiết bị đo SpO2" ]
Chỉ số SpO2 nào được xem là biểu hiện của một ca cấp cứu lâm sàng?
SpO2 < 90%: Đây là biểu hiện của một ca cấp cứu lâm sàng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/cach-su-dung-thiet-bi-do-spo2-vi
[ "Đo SpO2", "Hội chứng ngưng thở khi ngủ", "Suy hô hấp", "Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", "Hen phế quản", "Thiết bị đo SpO2" ]
Nêu một số yếu tố làm ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2?
Không phải máy đo SpO2 cầm tay lúc nào cũng phản ánh chính xác tình trạng bão hoà oxy trong máu ngoại biên. Đo chỉ số SpO2 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:Bệnh nhân cử động nhiều, liên tụcBệnh nhân bị hạ thân nhiệt, huyết áp thấpĐo ở nơi có ánh sáng chiếu trực tiếpBệnh nhân bôi mỹ phẩm, sơn móng tay, dùng móng giả hoặc móng tay quá dài ( bộ phận cảm biến trong khe kẹp không che kín được đầu ngón tay)Bệnh nhân có bệnh lý gây bất thường về nồng độ hemoglobin trong máu (thiếu máu, bệnh lý huyết học)Sử dụng thuốc gây co thắt mạch máu nghiêm trọngBệnh nhân bị sốc (sốc giảm thể tích,...) gây ra tình trạng giảm tưới máu môNgộ độc Carbon Monoxide (CO) hoặc ngộ độc các chất methemoglobin
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-rach-sun-chem-trong-do-2-vi
[ "Nội soi khớp", "Chấn thương sụn chêm", "Rách sụn chêm", "Đau đầu gối", "Sụn chêm trong" ]
Sụn chêm trong được gắn vào những bộ phận nào của xương?
Tương tự như sụn chêm ngoài, sụn chêm trong cũng có hình khum với chiều dài khoảng 3,5cm. Sừng trước của sụn chêm trong được gắn vào mặt trước của xương chày và cách xa mâm chày. Các sợi trước của dây chằng chéo trước hợp nhất với dây chằng ngang nối các sừng trước của sụn chêm trong. Sừng sau của sụn chêm trong được gắn chặt vào mặt sau của bao khớp. Tại điểm giữa, sụn chêm trong được gắn chặt vào xương đùi và xương chày cũng bằng dây chằng, gọi là dây chằng giữa sâu.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-rach-sun-chem-trong-do-2-vi
[ "Nội soi khớp", "Chấn thương sụn chêm", "Rách sụn chêm", "Đau đầu gối", "Sụn chêm trong" ]
Tại sao rách sụn chêm trong thường khó lành?
Nguồn cung cấp mạch máu của sụn chêm bắt nguồn chủ yếu từ các động mạch gối giữa, bên dưới và bên trên. Trong năm đầu tiên của cuộc đời, sụn chêm chứa các mạch máu trên toàn bộ cấu trúc nhưng khi cơ thể lớn hơn, hệ mạch và mạng lưới tuần hoàn giảm dần và chỉ còn lại 25-33% diện tích được tưới máu bởi các mao mạch của nang khớp và màng hoạt dịch. Hệ mạch suy giảm nhiều đến mức đến năm 40 tuổi, chỉ có vùng ngoại vi là có mạch máu trong khi trung tâm của sụn chêm là vô mạch. Do phần trung tâm hoàn toàn phụ thuộc vào sự khuếch tán chất dinh dưỡng của dịch khớp, đây chính là lý do vì sao rách sụn chêm tại vị trí này luôn khó lành.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/dac-diem-rach-sun-chem-trong-do-2-vi
[ "Nội soi khớp", "Chấn thương sụn chêm", "Rách sụn chêm", "Đau đầu gối", "Sụn chêm trong" ]
Rách sụn chêm trong độ 2 thường gặp ở những ai?
Cơ chế phổ biến nhất của các chấn thương sụn chêm trong là do lực chấn thương xoắn với chân trụ trên mặt đất, thường là khi tham gia thi đấu hay tập luyện thể thao. Theo đó, việc xoay người nhanh trên sân bóng hoặc xử lý mạnh trong khi chân đang trụ vững có thể gây rách sụn chêm. Tuy vậy, lực vặn tốc độ chậm cũng có thể gây ra vết rách sụn chêm.Trong các trường hợp tổn thương sụn chêm do chấn thương, vết rách sụn chêm trong thường có các loại sau:Rách dọcRách ngangRách vòngRách vạtRách hình mỏRách dạng quai xáchSo với sụn chêm ngoài, rách sụn chêm trong thường gặp hơn vì nó dính chặt vào dây chằng chéo giữa sâu và bao khớp. Đồng thời, vì sụn chêm trong là một bộ phận giảm xóc đáng kể ở mặt trong của khớp gối và hấp thụ khoảng 50% cú sốc ở khoang giữa, khi bị chấn thương khớp gối như rách sụn chêm trong độ 2 thì việc khâu vá vết rách là rất cần thiết. Nếu không được sửa chữa, tải trọng đặt lên khoang trung gian của khớp gối mau chóng tăng lên, cuối cùng dẫn đến thoái hóa khớp và di chứng tàn phế.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-sat-huyet-thanh-la-gi-vi
[ "Xét nghiệm sắt huyết thanh", "Xét nghiệm", "Ngộ độc sắt", "Xét nghiệm Ferritin", "Thiếu sắt", "Xét nghiệm sắt trong máu" ]
Xét nghiệm sắt huyết thanh là gì?
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong số các chức năng khác, cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh (RBCs). Nó là một phần quan trọng của hemoglobin, protein trong RBCs liên kết với oxy trong phổi và giải phóng nó khi máu lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể. Xét nghiệm sắt huyết thanh đo lượng sắt trong phần chất lỏng của máu. Bên cạnh đó, Sắt là một khoáng chất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi của bạn đến phần còn lại của cơ thể. Sắt cũng rất quan trọng đối với cơ bắp khỏe mạnh, tủy xương và chức năng của các cơ quan. Hàm lượng sắt quá thấp hoặc quá cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọngLượng sắt huyết thanh hầu như luôn được đo bằng các xét nghiệm sắt khác, chẳng hạn như ferritin huyết thanh, transferrin và tổng khả năng gắn kết với sắt (TIBC). Các xét nghiệm này thường được chỉ định cùng lúc và kết quả được diễn giải cùng nhau để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán và theo dõi tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-sat-huyet-thanh-la-gi-vi
[ "Xét nghiệm sắt huyết thanh", "Xét nghiệm", "Ngộ độc sắt", "Xét nghiệm Ferritin", "Thiếu sắt", "Xét nghiệm sắt trong máu" ]
Khi nào cần định lượng sắt huyết thanh?
Xét nghiệm ferritin thường được chỉ định khi bác sĩ lo ngại rằng một người có quá ít chất sắt trong máu. Có quá nhiều hoặc quá ít chất sắt trong máu của bạn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe.Bác sĩ sẽ đề xuất xét nghiệm ferritin huyết thanh nếu:Các triệu chứng hoặc tiền sử bệnh của bạn cho thấy bạn có thể có quá ít chất sắtCác triệu chứng hoặc tiền sử bệnh của bạn cho thấy bạn có thể có quá nhiều sắtMột xét nghiệm máu khác cho thấy bạn có thể gặp vấn đề với lượng chất sắt quá ítMột thử nghiệm khác cho thấy bạn có thể gặp vấn đề với lượng chất sắt quá nhiều (ít phổ biến hơn)Bạn có một tình trạng y tế khác khiến bạn có nguy cơ thiếu sắt (chẳng hạn như bệnh thận mãn tính )Phụ nữ mang thaiXét nghiệm kiểm tra lượng sắt trước đây cho thấy kết quả khó giải thíchTrước đây bạn đã có ferritin huyết thanh bất thường và cần phải theo dõi định kỳCó một mối lo ngại về quá liều sắt (như trẻ em vô tình dùng quá liều hoặc quá tải do truyền máu quá mức)Bạn bị: đau khớp, mệt mỏi, suy nhược, thiếu năng lượng, đau bụng, mất ham muốn tình dục, tổn thương cơ quan như tim gan.Lý do phổ biến nhất cho xét nghiệm ferritin huyết thanh là do lo lắng về bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Trên thực tế, đây là xét nghiệm sắt đơn tốt nhất có thể được sử dụng để chẩn đoán tình trạng đó.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/xet-nghiem-sat-huyet-thanh-la-gi-vi
[ "Xét nghiệm sắt huyết thanh", "Xét nghiệm", "Ngộ độc sắt", "Xét nghiệm Ferritin", "Thiếu sắt", "Xét nghiệm sắt trong máu" ]
Kết quả kiểm tra lượng sắt huyết thanh như thế nào?
Phạm vi giá trị bình thường là:Sắt: 60 đến 170 microgam trên decilit (mcg / dL), hoặc 10,74 đến 30,43 micromol trên lít (micromol / L)Tổng khả năng liên kết sắt (TIBC): 240 đến 450 mcg / dL, hoặc 42,96 đến 80,55 micromol / LĐộ bão hòa của transferrin: 20% đến 50%Các con số trên là các phép đo phổ biến cho kết quả của các bài kiểm tra này. Dãy giá trị bình thường có thể thay đổi chút ít giữa các phòng thí nghiệm khác nhau.Tuy nhiên, nồng độ sắt huyết thanh thường được đánh giá cùng với các xét nghiệm sắt khác. Bảng tóm tắt về những thay đổi trong xét nghiệm sắt trong các bệnh khác nhau về tình trạng sắt được trình bày trong bảng dưới đây: Bệnh Sắt TIBC/Transferrin UIBC % Transferrin Bão hòa Ferritin Thiếu sắt Thấp Cao Cao Thấp Thấp Hemocromatosis/Hemosiderosis Cao Thấp Thấp Cao Cao Bệnh mãn tính Thấp Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Cao/Bình thường Bệnh mãn tính Thấp Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Thấp/Bình thường Cao/Bình thường Thiếu sắtGiai đoạn đầu của tình trạng thiếu sắt là sự cạn kiệt dần của các kho dự trữ sắt. Điều này có nghĩa là vẫn có đủ sắt để tạo ra các tế bào màu đỏ nhưng các cửa hàng đang sử dụng hết mà không có sự thay thế thích hợp. Mức độ sắt huyết thanh có thể bình thường trong giai đoạn này, nhưng mức độ ferritin sẽ thấp.Khi tình trạng thiếu sắt tiếp tục diễn ra, tất cả lượng sắt dự trữ sẽ được sử dụng và cơ thể cố gắng bù đắp bằng cách sản xuất nhiều transferrin hơn để tăng vận chuyển sắt. Nồng độ sắt trong huyết thanh tiếp tục giảm và transferrin, TIBC (Tổng khả năng liên kết sắt) và UIBC (Khả năng liên kết sắt không bão hòa) tăng lên. Khi giai đoạn này tiến triển, các tế bào hồng cầu được tạo ra ngày càng ít hơn, cuối cùng dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Thừa sắtNếu nồng độ sắt cao, TIBC, UIBC và ferritin bình thường và người đó có tiền sử lâm sàng phù hợp với quá liều sắt, thì có khả năng người đó bị ngộ độc sắt. Ngộ độc sắt xảy ra khi uống một lượng lớn sắt cùng một lúc hoặc trong một thời gian ngắn. Ngộ độc sắt ở trẻ em hầu như luôn cấp tính, xảy ra ở những trẻ uống phải thuốc bổ sung sắt của cha mẹ. Trong một số trường hợp, ngộ độc sắt cấp tính có thể gây tử vong.Một người bị đột biến gen HFE được chẩn đoán mắc bệnh huyết sắc tố di truyền . Tuy nhiên, trong khi nhiều người mắc bệnh huyết sắc tố sẽ không có triệu chứng trong suốt cuộc đời, những người khác sẽ bắt đầu phát triển các triệu chứng như đau khớp, đau bụng và suy nhược ở độ tuổi 30 hoặc 40. Đàn ông bị ảnh hưởng thường xuyên hơn phụ nữ vì phụ nữ mất máu trong những năm sinh sản của họ thông qua kinh nguyệt.Xóaình trạng thừa sắt cũng có thể xảy ra ở những người bị bệnh hemosiderosis và những người đã được truyền máu nhiều lần. Điều này có thể xảy ra với bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia thể nặng hoặc các dạng thiếu máu phụ thuộc truyền máu khác. Sắt từ mỗi đơn vị máu được truyền sẽ ở lại trong cơ thể, cuối cùng gây ra sự tích tụ lớn trong các mô. Một số người nghiện rượu và mắc bệnh gan mãn tính cũng bị ứ sắt.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-da-quanh-mieng-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-vi
[ "Kích ứng da", "Steroid", "Viêm da", "Viêm da quanh miệng", "Nguyên nhân viêm da quanh miệng", "Điều trị viêm da quanh miệng", "Da liễu" ]
Viêm da quanh miệng có thể gây ra những triệu chứng gì?
Viêm da quanh miệng thường có các triệu chứng phát ban dạng mụn đỏ xung quanh miệng hoặc nếp gấp mũi. Chúng cũng có thể xuất hiện: Ở vùng dưới mắt Trên trán Trên cằm Chứng viêm này có thể gây ra ngứa, bỏng rát, chứa mủ hoặc chất lỏng, tương tự như mụn trứng cá.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-da-quanh-mieng-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-vi
[ "Kích ứng da", "Steroid", "Viêm da", "Viêm da quanh miệng", "Nguyên nhân viêm da quanh miệng", "Điều trị viêm da quanh miệng", "Da liễu" ]
Làm sao để chẩn đoán bệnh viêm da quanh miệng?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da quanh miệng bằng các xét nghiệm cấy da để loại trừ nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ lấy một mảng da nhỏ ở khu vực bị ảnh hưởng để xét nghiệm. Mẫu da được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra vi khuẩn hoặc nấm. Bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết da, đặc biệt nếu phát ban không đáp ứng với các phương pháp điều trị tiêu chuẩn.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/viem-da-quanh-mieng-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-vi
[ "Kích ứng da", "Steroid", "Viêm da", "Viêm da quanh miệng", "Nguyên nhân viêm da quanh miệng", "Điều trị viêm da quanh miệng", "Da liễu" ]
Ngoài việc sử dụng thuốc, những thay đổi lối sống nào có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm da quanh miệng?
Ngoài ra, thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa bệnh: Loại bỏ các sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc sữa rửa mặt có mùi thơm. Nên sử dụng nước ấm trong thời gian bùng phát. Tránh sử dụng các loại kem steroid Ngừng sử dụng hoặc giảm sử dụng trang điểm, mỹ phẩm và kem chống nắng. Thường xuyên giặt vỏ gối và khăn tắm bằng nước nóng. Hạn chế thức ăn quá mặn hoặc cay. Chúng có thể gây kích ứng da quanh miệng.
https://www.vinmec.com//vie/bai-viet/tho-oxy-va-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-vi
[ "Thở oxy", "Khó thở", "Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính", "Suy hô hấp", "Bệnh đường hô hấp" ]
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) là gì và nó có những đặc điểm gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) là bệnh rất thường gặp trên thế giới cũng như tại Việt Nam. BPTNMT là bệnh lý phổi bị tổn thương gây ra khó thở. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí diễn tiến không hồi phục. Sự tắc nghẽn đường dẫn khí này thường diễn tiến ngày càng nặng dần. BPTNMT được chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng dựa vào việc đo chức năng hô hấp, chỉ số FEV1.BPTNMT giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất, chỉ số FEV1 rất thấp, bệnh nhân luôn cảm thấy khó thở ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh nhân BPTNMT ở giai đoạn này thường không có đủ khí oxy cần thiết cho nhu cầu cơ thể khi nghỉ ngơi hay khi gắng sức. Tình trạng này được gọi là suy hô hấp mạn.