question_id
stringlengths
10
14
question
stringlengths
7
207
positive_context_id
stringlengths
5
9
positive_context
stringlengths
24
8.17k
hard_negative_ids
stringlengths
56
65
hard_negatives
stringlengths
201
34.8k
question_63600
Những thực phẩm giúp đôi mắt sáng
doc_63600
Kiểm tra mắt định kỳ là một điều quan trọng để giữ cho mắt luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó một chế độ ăn uống cân bằng cũng là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để mắt luôn sáng rõ. Mắt cần vitamin, axit béo và chất chống oxy hóa để luôn ngăn chặn tình trạng suy giảm thị lực. Vì thế hãy lựa chọn các loại thực phẩm có chứa những chất dinh dưỡng này trong khẩu phần ăn uống hàng ngày để cải thiện thị lực và giữ cho “cửa sổ tâm hồn” luôn sáng khỏe. Một chế độ ăn uống cân bằng là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để mắt luôn sáng rõ. Rau màu xanh đậm Rau màu xanh đậm chứa nhiều loại vitamin như A, B-12, C và canxi khoáng, rất cần thiết cho sức khỏe của đôi mắt và thị lực. Bên cạnh đó loại rau này còn có carotenoid lutein và zeaxanthin – hai chất đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của võng mạc, giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa mất thị lực do thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin tự nhiên bao gồm củ cải, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp và mầm. Trứng Khi nhắc đến trứng nhiều người có tâm lý e ngại vì lượng cholesterol cao trong loại thực phẩm này. Tuy nhiên trứng lại có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mắt. Ăn ột quả trứng mỗi ngày có thể làm tăng nồng độ của các chất lutein và zeaxanthin lên đến 30%. Trứng cũng chứa axit béo omega-3, giúp làm giảm triệu chứng khô mắt hoặc giảm nguy cơ bệnh tăng nhãn áp. Cá Cá chứa chứa axit béo omega-3 có khả năng hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng, bệnh tăng nhãn áp và hội chứng khô mắt. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi vốn nổi tiếng là rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Không chỉ dừng lại ở đó, cá béo cũng mang lại nhiều lợi ích với đôi mắt. Cá chứa chứa axit béo omega-3 có khả năng hạn chế nguy cơ thoái hóa điểm vàng, bệnh tăng nhãn áp và hội chứng khô mắt. Hơn nữa vitamin A và D trong cá béo là chất dinh dưỡng giúp võng mạc luôn khỏe mạnh. Ăn 2 – 3 bữa cá/tuần có thể bảo vệ thị lực và ngăn chặn sự phát triển của các bệnh về mắt. Rau, củ, quả có màu sắc rực rỡ Trái cây và rau củ màu vàng và màu da cam có chứa các vitamin quan trọng đối với sức khoẻ của mắt. Cà rốt từ lâu đã được biết đến là “thực phẩm vàng” cho đôi mắt nhờ lượng vitamin A dồi dào. Nếu muốn thay đổi để bữa ăn thêm phần hấp dẫn, có thể chọn bí ngô, bí đỏ và khoai lang, cũng rất giàu vitamin A. Đây là loại vitamin không chỉ cần thiết cho một võng mạc khỏe mạnh mà còn bảo vệ mắt khỏi tác hại của của ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Sô cô la đen và các loại quả mọng Sôcôla đen có chứa chất chống oxy hóa và các chất được gọi là flavonoid. Flavonoid làm giảm LDL (cholesterol “xấu”) trong cơ thể và bảo vệ các mạch máu trong cơ thể, bao gồm các mạch máu ở đôi mắt. Các loại quả mọng như quả việt quất, anh đào đen và mâm xôi, cũng có chứa chất chống oxy hóa và flavonoid. Nghiên cứu cho thấy các chất flavonoid trong các loại quả mọng sẫm có thể làm chậm sự thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Quả mọng ũng có chứa vitamin C, giúp bảo vệ mắt khỏi thoái hóa do tuổi tác. Tỏi và hành tây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực và sức khỏe của đôi mắt. Tỏi và hành tây Tỏi và hành tây cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực và sức khỏe của đôi mắt. Tỏi, hành tây, hành tím đều có chứa lưu huỳnh – rất cần thiết cho sức khỏe của thủy tinh thể. Tỏi cũng chứa selen, hỗ trợ chất chống oxy hóa vitamin E để bảo vệ các tế bào.
doc_16617;;;;;doc_53670;;;;;doc_9423;;;;;doc_28982;;;;;doc_15731
Đu đủ, bơ, cà rốt, khoai lang, cà chua, bắp ngô, các loại rau lá màu xanh… là những thực phẩm giúp tăng cường thị lực, bảo vệ giúp mắt sáng khỏe. Thực phẩm giúp tăng cường thị lực Cà rốt Cà rốt chứa nhiều beta-caroten khi hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A tạo sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn tốt hơn. Ngoài ra cà rốt còn giúp chữa chứng quáng gà và hạn chế bệnh đục thủy tinh thể. Ngô Ngo rất giàu beta-carotenoid và folate. Ăn ngô thường xuyên giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và giúp ngăn ngừa sự tiêu hủy các sắc tố màu vàng trong mắt. Quả bơ Quả bơ chứa hàm lượng lutein nhiều hơn tất cả loại trái cây hoặc rau củ khác. Đây là thành phần dinh dưỡng có tác dụng cải thiện thị lực, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Cà chua chín Cà chua chứa chất lycopene, chống oxy hóa và bảo vệ võng mạc mắt. Vitamin C trong quả này có tác dụng tăng thị lực và ngăn ngừa bệnh quáng gà. Cà chua cũng giàu vitamin A giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng – một bệnh nghiêm trọng dẫn đến mù mắt. Cá hồi Cá hồi, cá ngừ giàu omega-3 có tác dụng bảo vệ võng mạc nhờ khả năng chống viêm. Omega 3 cũng giúp bảo vệ các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mắt, trị bệnh khô mắt rất hiệu quả và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Đu đủ chín Đu đủ rất giàu vitamin C, B, kali, magie, chất xơ… tốt cho hệ tiêu hóa vừa tăng cường sức đề kháng và bảo vệ đôi mắt. Đặc biệt loại quả có hàm lượng vitamin C dồi dào được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về mắt như đục thủy tinh thể. Hạnh nhân Hạnh nhân giúp chống khô mắt. Mỗi ngày ăn một nắm hạt này hoặc trộn với ngũ cốc để ăn sáng sẽ giúp đôi mắt khỏe mạnh. Hạt điều Các thành phần dinh dưỡng trong hạt điều có tác dụng bảo vệ đôi mắt, tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh liên quan đến suy giảm thị lực. Khoai lang Khoai lang giàu beta-carotene, vitamin A, C, chất xơ… có lợi cho đôi mắt. Đặc biệt, loại củ này chứa nhiều vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng, cho đôi mắt sáng khỏe hơn. Lòng đỏ trứng Lòng đỏ trứng gà chứa lượng lớn lutein và zeaxanthin giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Nguồn vitamin D có trong trứng gà còn giúp giảm cảm giác mệt mỏi cho mắt. Quả gấc Quả gấc là thực phẩm vàng trong việc chăm sóc mắt. Rau màu xanh Các loại rau lá xanh giàu vitamin, chất chống oxy hóa lutein và Zeaxanthin. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên có một trong các loại rau như cải xoăn, rau bina, củ cải… để tăng cường thị lực, bảo vệ đôi mắt khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời và làm tăng mật độ sắc tố của tế bào trong điểm vàng. …;;;;;Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, các trạng thái cảm xúc của ta đều được thể hiện qua đôi mắt và các hoạt động sống cũng được đảm bảo tốt hơn nhờ có đôi mắt sáng. Vì vậy, ta cần chú ý chăm sóc và bảo vệ cho “viên ngọc quý” này luôn khỏe mạnh và sáng khỏe. Ngoài việc khám định kỳ và điều trị triệt để các chứng bệnh liên quan thì chế độ ăn hàng ngày là điều không thể thiếu để nâng cao sức khỏe đôi mắt. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số loại thực phẩm có lợi cho mắt mà bạn nên bổ sung vào thực đơn. 1. Các loại hạt Khoảng 28,35g lại có 1 nửa trong số đó là vitamin E và axit béo omega 3 có lợi cho mắt. Một số nghiên cứu cho thấy vitamin E có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa. Đặc biệt, ở mắt nó giúp làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng, bảo vệ thị lực. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng ngừa đục thủy tinh thể. Chất béo trong từng loại hạt là khác nhau nhưng chúng đều có tác dụng tích cực lên đôi mắt. Vì vậy, hãy bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn ngay từ hôm nay và khuyến khích trẻ nhỏ ăn chúng nhiều hơn nhé. Một số loại hạt nên bổ sung: hướng dương, hạnh nhân, óc chó, hạt điều. Chú ý bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn. 2. Rau củ có màu xanh đậm, xanh lá Rau xanh cực kỳ tốt cho sức khỏe của con người và các loại rau xanh lá, xanh đậm lại có nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ, đặc biệt là dành cho đôi mắt. Các loại rau này chưa vitamin A dưới 2 dạng: – Lutein – Zeaxanthin Vitamin này làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Thay vì bổ sung vitamin A dạng viên nang thì bạn hoàn toàn có thể chủ động bổ sung vitamin A mỗi ngày bằng cách bổ sung các loại rau như: cải xoăn, rau bina, rau búp,… 3. Chọn thực phẩm có lơi cho mắt giàu kẽm Kẽm là trợ thủ đắc lực giúp tăng hấp thu vitamin A, vận chuyển vitamin A vào võng mạc. Kẽm là thứ cực kỳ cần thiết cho cả trẻ nhỏ giúp hình thành nên các tế bào võng mạc từ những năm tháng đầu đời. Vì vậy, phụ huynh hãy chú ý bổ sung kẽm vào chế độ ăn bằng các loại thực phẩm như: đậu và cây họ đậu, động vật có vỏ như hàu, cua, sữa, trứng,… Các loại cây họ đậu không những giàu chất xơ mà còn là nguồn bổ sung kẽm dồi dào cho đôi mắt. Có thể bạn chưa biết, kẽm giúp ngăn chặn một số bệnh lý như: phù võng mạc, mờ đục võng mạc, thoái hóa điểm vàng,… 4. Các loại cá Axit béo omega 3 từ các loại cá (cá hồi, cá ngừ,…) rất tốt cho mắt bởi nó sẽ ngăn chặn nguy cơ khô mắt, giảm thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp. Không những vậy, omega 3 cùng với DHA và EPA được phát hiện trong các loại cá còn có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sự khỏe mạnh của võng mạc và phát triển thị lực và thần kinh của trẻ nhỏ. Omega 3 từ các loại cá còn giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm mỡ gan, tăng chất lượng giấc ngủ, giảm trầm cảm,.. Có quá nhiều nguyên nhân tốt đẹp khiến bạn nên thêm ngay cá vào danh sách thực phẩm có lợi cho mắt ngay hôm nay. 5. Trứng Trứng là loại thực phẩm giàu cả kẽm, caroten lutein, zeaxanthin. Kẽm trong trứng giúp caroten trong lòng đỏ trứng được hấp thu hiệu quả hơn. Các loại chất chống oxy hóa này giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Màu vàng cam của loại thực phẩm này còn giúp giảm thiểu đáng kể tác hại của ánh sáng xanh lên mắt. Lòng đỏ trứng cũng chứa nhiều omega 3 tốt cho mắt như đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó, trong lòng đỏ trứng còn tìm thấy một lượng vitamin A, D, E rất tốt cho thị lực. Trứng quả là thực phẩm ngon bổ rẻ mà bạn đừng quên bổ sung. Trứng là loại thực phẩm ngon – bổ – rẻ. 6. Thực phẩm giàu vitamin C Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng to lớn đến sức khỏe. Vitamin C đặc biệt có lợi cho các mạch máu nhỏ ở mắt. Nhưng cơ thể người lại không thể tự sản sinh hoặc lưu trữ vitamin C. Vì vậy, ta cần phải chú ý đến một số loại thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt như: – Ớt chuông – Quả tầm xuân – Ớt sừng – Ổi – Cam, quýt, bưởi, chanh – Nho đen – Xạ hương – Mùi tây – Cải bó xôi, cải xoăn – Bông cải xanh, cải brussels – Đu đủ chín – Bí đao 7. Thịt nạc và thịt gia cầm Các loại thịt nạc và thịt gia cầm cũng là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, giúp di truyền vitamin A từ gan đến võng mạc. Trong các loại thịt cũng chứa nhiều omega 3, omega 6 và các vitamin tốt cho mắt như: vitamin A, D, E. Để cung cấp các vitamin và vi chất tốt hơn, bạn không cần phải quan tâm nó là dạng thịt trắng hay thịt đỏ bởi chúng đều có giá trị dinh dưỡng tốt cho mắt. Một số loại thịt phổ biến bạn có thể bổ sung: thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà,… 8. Cà rốt, khoai lang Các loại rau củ có màu cam như khoai lang, cà rốt, dưa hấu chứa nhiều vitamin A giúp điều chỉnh độ tối của mắt, giúp mắt gia tăng khả năng nhìn về đêm, cải thiện thị lực. Với khoai lang, dưa hấu, các loại củ quả này chứa lượng lớn beta catoten (đây là tiền chất của vitamin A), vitamin C và một lượng nhỏ vitamin E giúp tạo ra các sắc tố trong võng mạc. Với cà rốt, đây là loại củ chứa lượng lớn, dồi dào vitamin A mà bạn không thể ngó lơ nếu muốn tăng cường thị lực, bảo vệ thực lực, chống lại tình trạng mỏi mắt hay mờ mắt. Ngoài ra, đừng quên khám mắt định kỳ sớm phát hiện bệnh lý và tật khúc xạ.;;;;;Đôi mắt là một tài sản vô cùng quý giá mà chúng ta cần quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Ngoài chế độ sinh hoạt, làm việc hợp lý, chất dinh dưỡng hàng ngày có ý nghĩa quan trọng để cải thiện mắt. Dưới đây là 10 thực phẩm tốt cho mắt, bạn nên bổ sung trong bữa ăn 1. Cá hồi Cá hồi là một loại thực phẩm rất tốt cho mắt. Trong cá hồi có chứa nhiều omega-3 giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như khô mắt, thoái hóa điểm vàng. Để hấp thu được tốt nhất lượng omega-3 có trong cá hồi, bạn nên ăn 2 bữa một tuần. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại cá biển khác như: cá mòi, cá trích, cá thu, cá ngừ. 2. Rau xanh, rau bina Để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, phải thường xuyên ăn các loại rau xanh như cải xoăn, cải lá và đặc biệt là rau bina vì trong rau bina có chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm vitamin A - giúp bảo vệ giác mạc, lutein - bảo vệ mắt khỏi ánh sáng tia cực tím, zeaxanthin - góp phần phát triển thị giác rất tốt cho mắt. Cách ăn rau bina để cơ thể hấp thụ tốt nhất là uống một cốc nước rau bina tươi xay vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng. 3. Cà rốt Cà rốt là loại thực phẩm cực kì quen thuộc với mỗi chúng ta nhưng không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời của loại rau, củ này dành cho mắt. Trong cà rốt có chứa rất nhiều beta-carotene - tiền thân của vitamin A để bảo vệ giác mạc và các tế bào giúp sáng, khỏe mắt. Ngoài ra, trong cà rốt còn có chất lutein, có khả năng làm tăng mật độ sắc tố võng mạc và làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng - một trong những căn bệnh về mắt phổ biến nhất hiện nay khiến khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc bị suy yếu nghiêm trọng. Có nhiều cách để chế biến cà rốt như nấu cùng với các món ăn khác hay luộc như một loại rau nhưng cách tốt nhất bạn nên say tươi và uống giống như một loại sinh tố. 4. Cà chua Hầu hết những loại rau, củ, quả và trái cây có màu đỏ đều rất tốt cho mắt và cà chua chính là một trong số đó. Trong cà chua có chứa lycopene giúp bảo vệ võng mạc và mắt khỏi tác động có hại của ánh sáng tia cực tím mặt trời. Lycopene cũng giúp bảo vệ sự toàn vẹn của tế bào khác và ngăn ngừa ung thư. Cà chua còn có rất nhiều vitamin C tốt cho mắt, hơn nữa vitamin C còn bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác. 5. Khoai lang Ăn khoai lang sẽ giúp cải thiện rất nhiều các chứng bệnh về mắt như: khô mắt, giảm thị lực, đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, tăng nhãn áp và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân vi khuẩn, virus. 6. Quả việt quất Có thể bạn chưa biết, trong việt quất có chứa anthocyanoside và một nhóm đặc biệt các chất chống oxy hóa mạnh như carotenoid (Zeaxanthin, lutein), flavonoid (resveritrol, rutin, quercetin), cũng như các vitamin A, C và E, selen, phốt pho, kẽm… Tất cả đều là những dưỡng chất thiết yếu và có lợi cho sức khỏe mắt giúp làm chậm hoặc ngăn cản quá trình giảm thị lực liên quan đến tuổi tác bao gồm: tật khúc xạ (cận thị, viễn thị), đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Ngoài tác dụng tuyệt vời dành cho mắt, việt quất còn có tác dụng vô hiệu hóa gốc tự do, cải thiện trí nhớ, hạ cholesterol, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón, giảm mỡ bụng, làm chậm quá trình thoái hóa… Những loại hoa quả khác như quả mâm xôi, dâu tằm, dâu tây cũng có tác dụng tương tự việt quất. 7. Quả óc chó Óc chó được biết đến là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Ăn một ít quả óc chó hàng ngày có thể cải thiện sức khoẻ mắt và bảo vệ mắt khỏi các vấn đề về thị lực vì trong thành phần của óc chó có chứa một lượng lớn các axit béo omega-3 có chức năng rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ tổng thể của mắt. Ngoài ra, quả óc chó còn có chứa một lượng lớn kẽm và vitamin A cùng chất chống oxy hoá giúp chống viêm và tốt cho tim mạch. Các loại hạt khác cũng có những tác dụng tương tự như óc chó: hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh. 8. Bơ Bơ là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin bổ dưỡng cho mắt như: vitamin A, C, B6, E và chất lutein cần thiết để thị lực tốt và bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do oxy hóa dẫn đến suy giảm thị lực. 9. Ngô (Bắp) Nhiều nghiên của các nhà khoa học cho biết: ăn bắp thường xuyên sẽ làm giảm tình trạng đục thủy tinh thể và giúp ngăn ngừa sự tiêu hủy các sắc tố màu vàng trong mắt vì trong bắp có chứa bốn chất bao gồm: beta-carotenoid, folat, zeaxanthin và lutein bảo vệ đôi mắt một cách toàn diện. 10. Trứng gà Trong trứng gà có chứa lutein và zeaxanthin cùng với một lượng kẽm rất lớn có khả năng tạo ra sắc tố melanin khi kết hợp cùng với vitamin A giúp bảo vệ đôi mắt, chống lão hóa, khô mắt, mỏi mắt và suy giảm thị lực. Trứng gà tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng cho mọi đối tượng, tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều sẽ tốt mà cần cân đối các chất dinh dưỡng. - Với người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần; - Người bị huyết áp và choelesterol máu cao chỉ nên ăn 1-2 quả trong tuần; - Với trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ... - Tối ưu hóa chi phí phẫu thuật cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn: - Áp dụng thanh toán BHYT với người dân trên phạm vi toàn quốc và Bảo lãnh viện phí cho tất cả các trường hợp phẫu thuật điều trị các bệnh lý về mắt.;;;;;Điều này hoàn toàn đúng. Beta-carotene, một loại vitamin A tạo nên màu cam cho những loại thực phẩm này, giúp võng mạc và các bộ phận khác của mắt “hoạt động” trơn tru. Tuy nhiên, ăn những thực phẩm chứa beta-carotene không phải là biện pháp duy nhất giúp bạn có tầm nhìn tốt. Mặc dù mối liên hệ giữa chúng với thị lực chưa được biết đến rộng rãi, nhưng một số vitamin và khoáng chất khác cũng rất quan trọng và cần thiết cho sức khỏe của đôi mắt. Dưới đây là 5 loại thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mình để giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh: 1. Trứng Theo bác sỹ Paul Dougherty, giám đốc y tế của Dougherty Laser Vision tại Los Angeles (Mỹ) thì lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp dồi dào lutein, zeaxanthin, và kẽm – những chất giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng (macular degeneration) ở mắt. Đây là một trong những bệnh thông thường làm cho nhiều người lớn tuổi bị loà mắt hay mù. 2. Rau lá xanh Những loại rau xanh này chứa nhiều lutein và zeaxanthin, các chất chống oxy hóa và theo các nghiên cứu cho thấy, chúng giúp giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thế ở mắt. 3. Họ cam quýt và quả mọng Các loại trái cây này rất giàu vitamin C – loại vitamin vốn đã được chứng minh có tác dụng giảm nguy cơ phát triển thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở mắt. 4. Hạnh nhân Vốn rất giàu vitamin E, loại thực phẩm này đã được các nghiên cứu chứng minh có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng. Chỉ một nắm hạnh nhân cũng đã cung cấp cho bạn một nửa lượng vitamin E cần thiết cho mỗi ngày. 5. Cá béo Cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá cơm… đều rất giàu DHA, một loại axit béo được tìm thấy ở võng mạc mắt. Và hàm lượng axit này thấp có liên quan đến hội chứng khô mắt.;;;;;1. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho đôi mắt Chất dinh dưỡng là các hợp chất có trong thực phẩm, cần thiết cho sức khỏe và sự hoạt động của đôi mắt. Chúng giúp duy trì chức năng mắt, bảo vệ mắt khỏi các tác nhân có hại. Đồng thời, làm giảm sự phát triển của các bệnh thoái hóa liên quan đến tuổi tác. Chất dinh dưỡng là các hợp chất cần thiết cho sức khỏe và sự hoạt động của đôi mắt Một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe của đôi mắt có thể kể đến như: – Vitamin A: Giúp duy trì các tế bào cảm giác ánh sáng của mắt, còn được gọi là thụ cảm quang. Nếu cơ thể không đủ vitamin A, bạn có thể bị chứng mù đêm, khô mắt, hoặc một số bệnh lý về mắt nghiêm trọng hơn, tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt. – Lutein và Zeaxanthin: Chất chống oxy hoá, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng màu xanh có hại. Người trưởng thành cần ít nhất 6 mg lutein và/hoặc zeaxanthin mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng. – Axit béo omega-3: Đây là chất rất quan trọng đối với sức khoẻ của mắt. Chúng giúp cải thiện tình trạng khô mắt, đồng thời ngăn ngừa các bệnh lý (VD: bệnh võng mạc tiểu đường). – Axit Gamma-Linolenic: Chất chống viêm, giúp hạn chế các bệnh lý viêm mắt, đỏ mắt. – Vitamin C: Giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi. – Vitamin E: Đây là một nhóm các chất chống oxy hoá tan trong chất béo, bảo vệ axit béo khỏi sự oxy hóa có hại. Võng mạc là nơi tập trung rất nhiều các axit béo. Vì vậy, vitamin E là rất cần thiết cho sức khoẻ của mắt. Thiếu hụt vitamin E có thể dẫn đến suy giảm thị lực và thoái hóa võng mạc. – Kẽm: Kẽm có chức năng như một chất chống oxy hoá và liên quan đến sự hình thành các sắc tố thị giác. Mắt thiếu kẽm có thể dẫn đến chứng mù đêm. Ngược lại, mắt được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. 2. 6 thực phẩm giúp cải thiện thị lực 2.1 Cá hồi Cá hồi là một loại thực phẩm rất tốt cho mắt. Trong cá hồi có nhiều axit béo omega-3. Đây là chất giúp ngăn ngừa bệnh khô mắt một cách hiệu quả. Ăn cá hồi thường xuyên sẽ giúp bảo vệ võng mạc khỏi bị hư hại và ngăn ngừa tình trạng suy giảm thị lực. Các axit béo omega-3 cũng đồng thời ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng khi về già. Cá hồi là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho mắt Để hấp thụ tối đa lượng axit omega-3, bạn nên ăn một tuần hai bữa cá hồi. Ngoài cá hồi, các loại cá nước lạnh khác cũng giúp duy trì sức khoẻ của mắt là cá mòi, cá trích, cá thu và cá ngừ. 2.2 Khoai lang Trong khoai lang chứa một lượng vitamin A dồi dào. Đây là chất dinh dưỡng thiết yếu dành cho mắt. Vitamin A giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và tăng nhãn áp. Vitamin A cũng hạn chế tình trạng khô mắt, đồng thời bảo vệ mắt khỏi nhiễm khuẩn và virus. Khoai lang cũng rất giàu beta-carotene, chất xơ và kali. Đặc biệt, khoai lang có khoảng 400 loại khác nhau và có thể được chế biến với nhiều cách khác nhau. VD: Nướng, chiên, luộc,… 2.3 Rau bina, rau xanh Trong rau bina có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, lutein và zeaxanthin rất tốt cho mắt. Vitamin A giúp bảo vệ giác mạc, lutein bảo vệ mắt khỏi ánh sáng tia cực tím. Trong khi đó, zeaxanthin góp phần giúp mắt phát triển thị giác. Trong rau bina có chứa nhiều vitamin A, lutein và zeaxanthin Bạn có thể chế biến rau bina bằng cách làm salad hoặc sinh tố. Tuy nhiên, rau được nấu chín sẽ giúp cơ thể hấp thụ lutein tốt hơn. Ngoài ra, để cải thiện thị lực, bạn đừng quên ăn thêm các loại rau xanh khác nhé! 2.4 Cà rốt Trong cà rốt có chứa rất nhiều beta-carotene (tiền thân của vitamin A). Chúng giúp ngăn ngừa chứng mù đêm, tăng cường sức khỏe giác mạc. Đồng thời, bảo vệ các tế bào trong mắt và khắp cơ thể. Cà rốt cũng chứa nhiều lutein, giúp tăng mật độ sắc tố trong võng mạc. Điều này giúp bảo vệ võng mạc và làm giảm nguy cơ mắt bị thoái hóa điểm vàng. 2.5 Quả việt quất Ăn quả việt quất giúp hỗ trợ hoạt động của mắt thông qua các chất chống oxy hoá, chống viêm, ổn định collagen, bảo vệ mạch. Ăn việt quất thường xuyên giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường mạch máu ở phía sau mắt. Bên trong việt quất cũng có chứa anthocyanins, giúp hạ thấp huyết áp và viêm. Đồng thời, chất này cũng giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, cung cấp oxy cho võng mạc. Ăn việt quất thường xuyên giúp cải thiện tầm nhìn và tăng cường mạch máu ở phía sau mắt Ngoài việt quất, bạn cũng có thể thường xuyên ăn quả mâm xôi, dâu tằm hoặc dâu tây. 2.6 Bơ Bơ cũng là thực phẩm rất tốt cho đôi mắt. Trong bơ có chứa lutein giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và các bệnh lý về mắt liên quan đến tuổi tác. Chúng cũng chứa chất beta-carotene, vitamin B6, C, và E cần thiết để duy trì thị lực tốt. Đồng thời, bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do bị oxy hóa dẫn đến suy giảm thị lực. Ngoài ra, những loại trái cây họ cam quýt thơm ngon cũng rất giàu vitamin C. Chúng có thể giúp cải thiện sức khỏe của mô mắt. Đồng thời, vitamin C cũng giúp tái sinh các chất chống oxy hóa quan trọng khác, chẳng hạn như vitamin E.
question_63601
Đặt vòng sau sinh mổ – những lưu ý cho chị em
doc_63601
Đặt vòng sau sinh mổ thế nào cho hợp lý là băn khoăn của nhiều chị em 1. Đặt vòng sau sinh mổ được nhiều chị em lựa chọn Sau sinh mổ, cơ thể phái nữ yếu, nếu có bầu sau khi sinh mổ không lâu, cơ thể chưa thực sự bình phục sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Một cách tránh thai khá phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn là đặt vòng tránh thai. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa, được đặt vào tử cung ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai, cho hiệu quả ngừa thai lên đến 99%, có thể kéo dài 5 năm. Đây là một biện pháp tránh thai dễ sử dụng và không tốn kém và ít tác dụng phụ. Thêm vào đó, vòng tránh thai còn có những ưu điểm như làm giảm lượng máu trong kỳ kinh, giảm đau bụng kỳ kinh, giảm nguy cơ gây u xơ tử cung và phát triển u xơ tử cung nhờ tác dụng của progesterone… Không những thế, đặt vòng sau sinh mổ không làm ảnh hưởng đến việc có con lại của các chị em. Chỉ cần tháo vòng, là có thể mang thai trở lại. Tuy có những lợi ích thiết thực, tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng đúng. Nếu không thăm khám kỹ lưỡng trước khi đặt vòng, không đặt vòng tại cơ sơ y tế uy tín thì gây ra nhiều nguy cơ như tụt vòng gây viêm nhiễm, thai ngoài tử cung, vòng gãy và xuyên thủng cơ tử cung, nguy cơ có thai vì hiệu quả tránh thai của vòng đã quá hạn… Chị em sau sinh mổ cần từ 6 tháng sau khi sinh mới nên đặt vòng. Sau khi sinh được 6 tháng, nếu thấy mình có kinh trở lạ nên đặt vòng trong thời gian từ 3 – 7 ngày sau khi đã sạch kinh. Trong thời gian chờ đặt vòng, sản phụ nên sử dụng biện pháp tránh thai nào đó để tránh bị mang bầu trở lại. Để đặt vòng, nên đến thăm khám tại bác sĩ, bác sĩ sẽ khám xem bạn có nằm trong những trường hợp chống chỉ định với vòng tránh thai thì mới tiến hành đặt vòng (có đang mang thai không, có mắc bệnh phụ khoa không,…) Để đặt được vòng, nên đến thăm khám tại bác sĩ, bác sĩ sẽ khám xem bạn có nằm trong những trường hợp chống chỉ định với vòng tránh thai không Sau khi đặt vòng tránh thai nếu chị em cảm thấy đau bụng nhiều, đau nhói khi ấn vào bụng dưới, xuất huyết âm đạo kéo dài kèm các dấu hiệu khác như: sốt, tiểu buốt, đau khi quan hệ … thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay.
doc_17693;;;;;doc_6141;;;;;doc_1785;;;;;doc_14899;;;;;doc_3583
1. Phương pháp đặt vòng tránh thai Để tránh việc mang thai ngoài ý muốn, nhiều mẹ bầu sau khi sinh đã lựa chọn các phương pháp tránh thai phù hợp. Ngoài sử dụng thuốc, bao cao su hay que cấy ngừa thai thì đặt vòng cũng là một trong những phương pháp đáng tin cậy. Đặt vòng là phương pháp tránh thai an toàn và mang lại hiệu quả cao Vòng tránh thai là một dụng cụ tránh thai tương đối nhỏ, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến hơn cả vẫn là nhựa. Vòng tránh thai được thiết kế để đặt sâu vào tử cung của người phụ nữ nhằm việc ngăn không cho tinh trùng gặp trứng, cũng như ngăn không cho trứng làm tổ ở tử cung để phát triển thành bào thai. Vòng tránh thai có rất nhiều loại, thông dụng nhất là vòng tránh thai hình chữ T và vòng tránh thai hình cánh cung. Phương pháp đặt vòng tránh thai rất dễ dàng và có hiệu quả lên đến 99%. Tác dụng của phương pháp này có thể kéo dài từ 3 – 5 năm. Đặt vòng tránh thai sau sinh ít gây ra tác dụng phụ và không làm ảnh hưởng đến chuyện chăn gối Việc đặt vòng tránh thai tương đối thoải mái, ít gây ra tác dụng phụ. Ngoài ra phương pháp tránh thai này còn có tác dụng làm giảm lượng máu tiết ra khi hành kinh, giảm đau bụng, và hạn chế được nguy cơ bị u xơ tử cung, vv… đặc biệt đây là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn vì không ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu” của vợ chồng. Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai khá thông dụng, tuy nhiên không phải bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể áp dụng biện pháp tránh thai này. Phụ nữ sau sinh sinh cần hết sức lưu ý về phương pháp này, đặc biệt với mẹ bầu sinh mổ. Phụ nữ sinh mổ có nên đặt vòng không là câu hỏi nan giải mà nhiều chị em quan tâm. Tuy nhiên đặt vòng là phương pháp an toàn có thể áp dụng với cả các chị em sau khi mổ. Phụ nữ sinh mổ có nên đặt vòng không Bên cạnh đó, đặt vòng không phải một phương pháp an toàn tuyệt đối với các chị em trong những trường hợp sau: Đối tượng đã từng bị nhiễm trùng sau khi phá thai. Phụ nữ có các dị tật bẩm sinh nơi tử cung, biến dạng lòng tử cung do u xơ. Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý khó trị ở các bộ phận sinh sản. Phụ nữ bị viêm vùng xương chậu, đã từng hoặc đang mắc bệnh về đường tình dục. Phụ nữ bị xuất huyết âm đạo thường xuyên mà vẫn chưa được chẩn đoán và điều trị Đối tượng phụ nữ bị viêm cổ tử cung. Sau khi sinh mổ, cơ thể chị em vẫn còn yếu, việc đặt vòng cần phải chờ đợi ít nhất 6 tháng để tử cung có thời gian hồi phục lại kích thước ban đầu. Khi mẹ đặt vòng quá sớm, cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có khả năng sẽ bị tuột ra ngoài, mức độ tránh thai cũng sẽ bị hạn chế. Thời gian lý tưởng để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ là 6 tháng;;;;;Đặt vòng tránh thai sau sinh là phương pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em lựa chọn khi chưa muốn có thai trong một khoảng thời gian dài. Vậy việc thực hiện đặt vòng tránh thai sau khi sinh cần lưu ý những điều gì, nên thực hiện vào thời điểm nào là tốt nhất thì không phải chị em nào cũng biết. 1. Nguyên tắc hoạt động của vòng tránh thai Vòng tránh thai là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ chị em phụ nữ đang muốn kế hoạch và chưa có dự định mang thai trong một khoảng thời gian dài. Vòng tránh thai hiện nay được sử dụng có hình dáng chữ T, quấn đồng. Tuy có nhiều phương pháp khác nhau nhưng đặt vòng tránh thai vẫn luôn được nhiều chị em lựa chọn bởi mang lại hiệu quả cao, chi phí hợp lý. Vòng tránh thai có vai trò ngăn không cho tinh trùng gặp trứng để không thụ thai. Khi thực hiện đặt vòng chị em phụ nữ đều công nhận, phần lớn nó có thể làm giảm lượng máu ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng đau bụng kinh cũng không còn xuất hiện nhiều, nhất là sau khi vòng đã ổn định trong cơ thể. Một vài tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai được kể đến như là nguy cơ viêm vùng chậu, viêm nhiễm vùng kín nhẹ sau khi đặt vòng,… Thời gian ban đầu ngay sau khi đặt vòng phụ nữ có thể cảm thấy đôi chút khó chịu, đau bụng, cảm giác đau nhói khi ấn vào bụng dưới, đôi khi còn xuất hiện ra huyết âm đạo nhiều và kéo dài. Một vài tác dụng phụ của việc đặt vòng sau sinh được kể đến như là nguy cơ viêm vùng chậu, viêm nhiễm vùng kín nhẹ sau khi đặt vòng,… Trước khi thực hiện đặt vòng tránh sau sinh thai bác sĩ sẽ chỉ định chị em phụ nữ một số kiểm tra, xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe nhất là cơ quan sinh sản có phù hợp để thực hiện đặt vòng hay không. Chỉ khi tất cả các xét nghiệm, thăm khám đảm bảo thì bác sĩ mới tiến hành đặt vòng tránh thai. Khi đặt vòng, nó sẽ tạo ra những phản ứng sinh hóa với môi trường trong tử cung và lượng hormone prostaglandin trong cơ thể được xúc tác tăng lên. Chính sự phát triển này sẽ ngăn cản hiện tượng thụ tinh giữa tinh trùng và trứng. Bên cạnh đó lượng progesterone trong vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và tồn tại của của tinh trùng trong cơ thể phái nữ vì thế không có hiện tượng thụ tinh xảy ra. Tỷ lệ thành công của phương pháp đặt vòng tránh thai khá cao rơi vào khoảng 95%. Thời gian duy trì hiệu quả của việc đặt vòng tránh thai kéo dài khoảng 5 năm, việc đặt vòng sẽ không ảnh hưởng đến đời sống tình dục của các cặp đôi. 2. Đối tượng chống chỉ định đặt vòng tránh thai sau sinh Đặt vòng tránh thai là phương pháp phổ biến, dễ thực hiện nhưng lại chống chỉ định với một số đối tượng, cụ thể như sau: – Đang điều trị hoặc đang mắc những bệnh liên quan đến bệnh phụ khoa – Sau sinh bị sót nhau thai, vẫn đang có cảm giác đau và xuất huyết tử cung – Mới sinh mổ xong, tình trạng sức khỏe chưa hồi phục – Mới nạo, phá thai chưa hồi phục. Muốn thực hiện phải đảm bảo sức khỏe để đặt vòng – Những trường hợp bị thương, dị tật bộ phận sinh dục cần được lắng nghe hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ – Cổ tử cung sau sinh có thể bị quá giãn, sa tử cung cũng không nên thực hiện đặt vòng – Sản phụ đã từng có tiền sử mang thai ngoài tử cung hoặc đang nghi ngờ mang thai – Chị em bị dị ứng đồng cũng không nên sử dụng Để việc đặt vòng tránh thai sau khi sinh nở đạt hiệu quả tối ưu, tránh những tác dụng phụ không mong muốn, chị em nên lưu ý những vấn đề sau: 3.1 Sau đặt vòng không được quan hệ ngay lập tức Việc quan hệ ngay sau khi đặt vòng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cũng như sức khỏe của người phụ nữ. Để đảm bảo an toàn và hạn chế viêm nhiễm thì chị em nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 2 tuần. Sau thời gian trên có thể quan hệ tình dục bình thường tuy nhiên cần tránh những tư thế thô bạo vì có thể làm vòng bị xê dịch, thậm chí là tuột vòng. 3.2 Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi Khoảng 3-5 ngày sau khi đặt vòng chị em nên hạn chế đi thang bộ, chạy nhảy hay hoạt động mạnh nhằm tránh vòng bị thay đổi vị trí. 3.3 Vệ sinh vùng kín đúng cách Chị em lưu ý sau khi đặt vòng cần vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu trong âm đạo nhằm tránh viêm nhiễm 3.4 Thăm khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường 3.5 Kiểm tra vị trí vòng định kỳ Sau khi đặt vòng tránh thai chị em cần thực hiện khám phụ khoa, siêu âm kiểm tra vị trí vòng định kỳ, ít nhất 1 lần/năm. Trước khi đặt vòng tránh thai chị em cần kiểm tra sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu 4. Thời gian nên đặt vòng sau sinh Sau sinh từ 2 – 3 tháng thì có thể thực hiện đặt vòng đối với sinh thường. Đối với sinh mổ thì thời gian khuyến cáo là 6 tháng mới nên đặt. Không nên đặt vòng tránh thai ngay sau khi sinh con. Chỉ nên đặt vòng tránh thai khi mà tử cung đã hồi phục không còn đau cũng như co lại tương tự với kích thước ban đầu, ổn định lại độ giãn. Nếu ba tháng sau sinh mà chị em phụ nữ chưa thấy có kinh nguyệt trở lại thì nên tiến hành kiểm tra chính xác xem có phải là mình đã mang thai trở lại hay không. Để phòng ngừa việc mang thai ngoài ý muốn, mang thai không theo kế hoạch, dự định thì bạn nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác mà cũng được nhiều chị em sử dụng và mang lại hiệu quả khá cao như là: bao cao su, cấy que tránh thai, dùng thuốc tránh thai hàng ngày… Tuy nhiên những phương pháp tránh thai không thể đảm bảo 100% khả năng không mang thai nên trong khoảng thời gian chờ đặt vòng tránh thai, các cặp đôi cũng nên hạn chế quan hệ để có được kết quả tránh thai tốt nhất. Để phòng ngừa việc mang thai ngoài ý muốn, mang thai không theo kế hoạch, dự định thì bạn nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác mà cũng được nhiều người sử dụng Với những chia sẻ về ưu, nhược điểm, thời điểm đặt vòng tránh thai sau sinh ở trên chị em nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ về việc đặt vòng tránh thai, tốt nhất nên có sự tham vấn từ bác sĩ. Quan trọng hơn chị em nên thực hiện phương pháp này tại các bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn và sức khỏe sinh sản cho bản thân.;;;;; Ưu điểm của phương pháp đặt vòng sau sinh Đặt vòng sau sinh là phương pháp tránh thai an toàn nhiều chị em lựa chọn Đặt vòng tránh thai là phương pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn và hiệu quả. Đặc biệt đây là phương pháp tránh thai rất phù hợp với phụ nữ sau sinh bởi nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp khác. Ưu điểm của phương pháp đặt vòng sau sinh Nên lựa chọn thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai Sau sinh, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, nhất là tại tử cung. Sau sinh, tử cung của phụ nữ chưa trở về trạng thái bình thường (nhất là với những trường hợp sinh thường) nên dễ bị tổn thương. Do đó, để đảm đặt vòng an toàn và hiệu quả, chị em nên để cơ thể phục hồi hoàn toàn. Đối với phụ nữ sinh thường, chị em nên đặt vòng sau khi sinh 6 tháng và sau khi đã có kinh nguyệt trở lại. Với phụ nữ sinh mổ, chị em có thể đặt vòng sau 3 tháng. Lúc này cơ thể và tử cung đã phục hồi nên hạn chế được những ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, chị em nên thực hiện đặt vòng sau khi kết thúc kinh nguyệt từ 3-5 ngày. Đây là thời điểm cổ tử cung rộng hơn nên quá trình đưa vòng vào sẽ dễ dàng và hạn chế được những tổn thương. Một số lưu ý khi đặt vòng sau sinh;;;;;Những điều cần lưu ý 1. Đặt vòng sau sinh – phương pháp tránh thai ngoài ý muốn Vòng tránh thai là một dụng cụ có hình chữ T, đưa vào tử cung của người phụ nữ khi họ không có nhu cầu mang thai trong thời gian tới. Hiện tại, vòng tránh thai được sử dụng phổ biến với hai loại gồm vòng tránh thai đồng và vòng tránh thai nội tiết tố. Vòng tránh thai đồng có lớp đồng phủ, tác động trực tiếp lên các enzym có tham gia vào quá trình thụ tinh. Các ion đồng được dẫn xuất, làm thay đổi môi trường của tử cung, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Từ đó, hiệu quả tránh thai mang lại là rất cao. Với vòng tránh thai nội tiết tố, cơ chế hoạt động là làm thay đổi lượng hormone progesterone trong tử cung để ngăn cản quá trình rụng trứng, kích thích quá trình sản sinh dịch nhầy âm đạo, cản trở việc di chuyển của tinh trùng. Lớp niêm mạc ở tử cung cũng mỏng dần và cản trở quá trình thụ thai. Phương pháp đặt vòng tránh thai có độ an toàn cao, chi phí hợp lý, hiệu quả và nhanh gọn. Đặc biệt, phương pháp này được phần đông phụ nữ ưa chuộng bởi nó có thể tránh thai tới 99% trong khoảng 8 đến 10 năm, không làm ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, không ảnh hưởng đến hệ nội tiết, không gây ra những bệnh lý rối loạn. Đặt vòng là phương pháp an toàn, hiệu quả, giúp tránh mang thai ngoài ý muốn Tuy nhiên, đặt vòng lại không thể giúp chị em phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, sùi mào gà,… Đồng thời, chị em sử dụng phương pháp này có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khí hư âm đạo ra nhiều hơn. Sau khi sinh nở, đặc biệt là sinh thường, cơ thể người phụ nữ bắt đầu quá trình tự phục hồi và cân bằng trở lại. Hormone estrogen và progesterone dần giảm bớt. Từ tuần thứ 3 tới tuần thứ 6 sau sinh, nồng độ nội tiết tố lại bắt đầu thay đổi. Sau sinh khoảng 3 tháng, hormone nội tiết tố bắt đầu trở lại trạng thái cân bằng như trước khi mẹ mang thai. Đây cũng là lúc chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại. Vì vậy, theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, thời gian lý tưởng để các mẹ đặt vòng tránh thai là từ 2 đến 3 tháng sau sinh, thậm chí có thể lâu hơn. Sản phụ tuyệt đối không đặt vòng quá sớm vì lúc này tử cung đang phục hồi, co bóp để trở lại trạng thái ban đầu. Nếu cổ tử cung còn quá rộng, liên tục co giãn, vòng tránh thai rất dễ bị tụt, ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa thai. Ngoài ra, chị em có thể thực hiện đặt vòng vào ngày thứ 3, thứ 4 của kỳ kinh. Lúc này, cổ tử cung mở rộng, vòng tránh thai có thể được đưa vào dễ dàng hơn. Đặt vòng tránh thai vào thời điểm này vừa giúp đảm bảo được kích thước của vòng phù hợp với bản thân bạn, vừa giúp hạn chế được những tổn thương trong quá trình thực hiện. 3. Một số lưu ý chị em cần nhớ khi đặt vòng sau đẻ thường Việc đặt vòng tránh thai tuy an toàn, hiệu quả nhưng vẫn cần chú ý một số điều khi đặt vòng sau sinh nở, nhất là sau sinh thường. – Sau 3 tháng đầu kể từ thời điểm sinh, nếu sản phụ có kinh nguyệt trở lại thì có thể thực hiện đặt vòng sau khi hết hành kinh. – Sau sinh, chị em được tiêm progesterone trong vòng 3 ngày liên tục. Từ 3 đến 7 ngày sau khi ngừng xuất huyết, bạn có thể tiến hành đặt vòng. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý không thực hiện sau khi đã qua 7 ngày. – Sau đặt vòng, chị em nên tuân thủ việc khám phụ khoa định kỳ từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Ở những năm tiếp theo, chị em nên khám phụ khoa mỗi năm một lần để kiểm tra lại vị trí đặt vòng, tình trạng sức khỏe. Sau đặt vòng, chị em cần thường xuyên kiểm tra, khám định kỳ để đảm bảo an toàn cũng như thời hạn sử dụng phương pháp này – Không để vòng tránh thai quá hạn sử dụng trong cơ thể. Chị em nên chú ý thời gian đặt vòng để tiến hành thay mới. Hầu hết phụ nữ không có nhu cầu sinh nở, sản phụ sau sinh muốn tránh mang thai ngoài ý muốn đều có thể thực hiện đặt vòng. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây cần được thăm khám cẩn thận hoặc có thể không nên sử dụng phương pháp đặt vòng: – Phụ nữ bị viêm nhiễm vòi trứng hoặc từng có tiền sử viêm vòi trứng. – Phụ nữ có các vấn đề bệnh lý, dị ứng tại cổ tử cung. – Phụ nữ mắc các bệnh về máu như thiếu máu, rối loạn đông máu,… – Phụ nữ có khối u, u nang, u xơ, polyp hoặc thậm chí tế bào ung thư. – Phụ nữ bị sa sinh dục sau sinh, viêm nội mạc tử cung. Bởi vậy, việc thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa trước khi đặt vòng là rất quan trọng. Ngoài việc xem xét bạn có thể thực hiện đặt vòng tránh thai được không, các bác sĩ còn có thể dễ dàng đưa ra chỉ định về loại vòng phù hợp với nhu cầu sử dụng và tình trạng sức khỏe của bạn.;;;;;Mổ đẻ có đặt vòng được không là nỗi băn khoăn của không ít chị em đang muốn thực hiện thủ thuật này. Đặt vòng tránh thai hiện là phương pháp được rất nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn. Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai được rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là chị em đã có gia đình và sau sinh sử dụng bởi tính an toàn, tiện lợi, lâu dài và tiết kiệm của nó. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ hình chữ T, được làm bằng nhựa, cuối dụng cụ có cuốn dây đồng nhỏ. Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ đưa vòng tránh thai vào sâu trong lòng tử cung. Vòng tránh thai sẽ khiến niêm mạc tử cung phù nề, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và không để cho trứng làm tổ trong tử cung. Vòng tránh thai có thể mang lại khả năng ngừa thai từ 3, 5 hoặc thậm chí 10 năm tùy từng loại. Mổ đẻ có đặt vòng được không là điều mà nhiều chị em băn khoăn Mổ đẻ có đặt vòng được không là câu hỏi của khá nhiều chị em đang muốn thực hiện thủ thuật này mà không thể sinh thường. Trên thực tế, việc đặt vòng tránh thai có thể áp dụng được ở các đối tượng có nhu cầu như: – Chị em đã quan hệ tình dục. – Chị em sinh mổ. – Chị em sinh thường. Chính vì vậy, trước khi tiến hành đặt vòng, nhất là sau khi sinh mổ, chị em cần tới bệnh viện thăm khám để nhận được lời khuyên và tư vấn tốt nhất từ các bác sĩ chuyên khoa. Nếu có thể đặt vòng sau sinh mổ thì chị em cũng cần hết sức lưu ý những điều sau đây: – Chỉ đặt vòng sau khi sinh ít nhất từ 6 tháng – 1 năm. – Chọn loại vòng tránh thai rõ nguồn gốc. – Chọn bệnh viện uy tín để tiến hành đặt vòng. – Thực hiện thăm khám trước khi tiến hành đặt vòng. Trong trường hợp không thể đặt vòng tránh thai vì lý do nào đó, chị em có thể sử dụng các biện pháp tránh thai khác. Nếu đang cho con bú mẹ hoàn toàn và chưa có kinh nguyệt trở lại thì đó đã là phương pháp tránh thai khá an toàn. Sau đó, chị em có thể sử dụng các loại thuốc tránh thai theo chỉ định của bác sĩ để không gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Mổ đẻ có đặt vòng được không là câu hỏi của khá nhiều chị em đang muốn thực hiện thủ thuật này mà không thể sinh thường 3. Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai – Đang mắc các bệnh như viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung bệnh lây qua đường tình dục. – Có thai hoặc nghi ngờ có thai. – Bị u xơ tử cung hoặc dị tật tử cung bẩm sinh. – Các bệnh lý ác tính thuộc bộ phận sinh dục – Đang mắc bệnh xuất huyết đường sinh dục. – Người chưa có quan hệ tình dục và chưa có con. Người chưa có quan hệ tình dục và chưa có con là đối tượng không nên đặt vòng tránh thai
question_63602
Nhận biết các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
doc_63602
Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường có các biểu hiện khá rõ rệt, không giống như ở giai đoạn đầu các biểu hiện khá mơ hồ, không rõ ràng. Cùng tìm hiểu dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối và các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Bệnh ung thư dạ dày gồm các giai đoạn từ nhẹ đến nặng như sau: – Giai đoạn 0: là giai đoạn sớm nhất, khi các tế bào ung thư mới chi nằm ở lớp niêm mạc dạ dày. – Giai đoạn 1: các tế bào ung thư xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa lây lan sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn 0 và 2 chưa có dấu hiệu ung thư dạ dày hoặc nếu có thì các dấu hiệu cũng khá mơ hồ, không rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan, dễ bỏ qua. – Giai đoạn 2: các tế bào ung thư di chuyển qua lớp niêm dạ dày và lan ra các khu vực lân cận bên trong dạ dày. – Giai đoạn 3: các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn, lan ra các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. – Giai đoạn 4: giai đoạn cuối, khi tế bào ung thư đã di căn ra hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Từ giai đoạn 2 trở đi, các dấu hiệu ung thư dạ dày bắt đầu xuất hiện rõ hơn. Bệnh ung thư dạ dày gồm 5 giai đoạn (từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4) 2. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối Khác với giai đoạn đầu, biểu hiện của ung thư dạ dày khá mơ hồ thì các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối khá rõ rệt. Nếu để ý, người bệnh sẽ cảm nhận cơ thể có những bất ổn khác hẳn so với bình thường. 2.1 Sút cân, thiếu máu – dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ở giai đoạn cuối của ung thư dạ dày, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược do không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Hơn nữa ăn vào thường cảm thấy nuốt nghẹn, buồn nôn và nôn, cộng với đi đại tiện ra máu khiến cơ thể người bệnh dễ sụt cân nhanh luôn trong tình trạng thiếu máu, cơ thể suy nhược. Người bị ung thư dạ dày thường có biểu hiện sút cân nhanh chóng 2.2 Đau, trướng bụng dữ dội nhất là vùng trên rốn Nếu như ở giai đoạn trước, người bệnh ung thư dạ dày có thể chỉ cảm thấy đau âm ỉ vùng bụng, cảm giác đầy bụng, thì đến giai đoạn cuối các cơn đau, trướng bụng trở nên dữ dội và rõ rệt, đau tập trung ở vùng bụng trên rốn. Đây là khi các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, gan, phổi, xương,… và các khối u chèn ép vào dây thần kinh. 2.3 Mệt mỏi, chán ăn, ậm ạch khó tiêu Cảm giác ăn không ngon miệng, thức ăn khó tiêu. 2.4 Buồn nôn và nôn Khi các khối u chèn ép dạ dày sẽ khiến việc dung nạp thức ăn trở nên khó khăn, gây cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Người bệnh có biểu hiện buồn nôn, nôn, thậm chí có thể nôn ra máu kèm theo thức ăn do khi này các khối u trong dạ dày đã lớn, bị vỡ và gây viêm loét gây chảy máu. Buồn nôn và nôn liên tục là một trong những dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối 2.5 Đi ngoài phân đen Máu ở dạ dày có thể chảy xuống hậu môn, cùng thức ăn dẫn đến đại tiện phân màu đen (phân màu đen là biể hiện của việc phân có máu). 2.6 Sờ thấy u ở bụng – dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ở giai đoạn cuối, do khối u phát triển với kích thước lớn nên khi lấy tay sờ vào bụng có thể thấy khối u rắn xuất hiện ở vùng bụng. Các biểu hiện trên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, do bệnh lý khác ngoài ung thư dạ dày. Nhưng nếu thấy có các biểu hiện này, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nhiều người cho rằng ung thư là “án tử”, điều này không đúng. Rất nhiều loại ung thư có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả. Phát hiện muộn, khả năng điều trị khỏi sẽ thấp hơn, người bệnh dễ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, tốn kém chi phí khi điều trị. Với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, phác đồ điều trị có thể áp dụng các phương pháp như hóa trị, xạ trị… 3.1 Hóa trị Dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, việc sử dụng hóa trị giúp hỗ trợ phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai với mục địch tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh ung thư tái phát. 3.2 Xạ trị Dùng tia phóng xạ để tiêu diệt ung thư. Điều trị bằng xạ trị sau phẫu thuật giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Có thể kết hợp cùng với hóa chất để làm nhỏ các khối u và giảm triệu chứng. 3.3 Phẫu thuật Với ung thư dạ dày giai đoạn sớm nếu được phát hiện, đặc biệt là ở giai đoạn tiền ung thư (giai đoạn 0) khi các tế bào ung thư mới chỉ nằm ở lớp niêm mạc mỏng bên thành dạ dày có thể can thiệp kịp thời bằng nội soi để phát hiện, sinh thiết, xét nghiệm máu. Sau đó điều trị bằng một trong các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Trường hợp có dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối có thể can thiệp phẫu thuật tạm thời, điều chỉnh lại sự lưu thông của đường tiêu hóa giúp kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Việc sử dụng phương pháp nào để điều trị còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, cơ thể của người bệnh. Ung thư dạ dày có thể điều trị thành công nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, đa số người bệnh phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi này bác sĩ sẽ phối kết hợp với các phương pháp điều trị để cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
doc_9985;;;;;doc_19665;;;;;doc_22483;;;;;doc_46170;;;;;doc_42533
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối giống như bản án tử đối với người bệnh. Thông thường, bệnh có tiên lượng kém, bệnh nhân khó đáp ứng với phương thức điều trị. Chăm sóc giảm nhẹ được coi là phương pháp chính để giúp cho người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, biết các dấu hiệu nhận biết giúp bạn sớm có các biện pháp điều trị để kéo dài cuộc sống. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là khi khối u ác tính đã di căn đến một hay nhiều bộ phận khác trong cơ thể, có thể kể đến như: phổi, gan, hạch bạch huyết, xương, não,... Trong đó, các bác sĩ thường phân loại bệnh ung thư dạ dày làm 2 giai đoạn chính bao gồm: Ung thư dạ dày giai đoạn IV: Ung thư đã bắt đầu phát triển xuyên qua thành dạ dày vào đến các cơ quan hoặc mô lân cận xung quanh. Hoặc nó có thể lan ra những hạch bạch huyết kề cận trong khoang bụng. Tuy nhiên chưa lan rộng đến những bộ phận khác ở xa hơn; Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Khối u đã di căn tới các bộ phận khác ở xa dạ dày hơn như phổi, gan, hạch bạch huyết ở xa, các mô lót trong bụng. 2. Triệu chứng đặc trưng ung thư dạ dày giai đoạn cuối So với những giai đoạn đầu thường khá mờ nhạt thì triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ rõ rệt hơn. Cụ thể về các dấu hiệu nhận biết đặc trưng mà người bệnh cần hết sức lưu tâm để đi thăm khám và có cách trị liệu thích hợp: 2.1. Đi ngoài phân màu đen Một trong các dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất khi ung thư dạ dày bước vào giai đoạn hiếm muộn là đi ngoài ra phân đen. Nguyên nhân là do máu trên khối u dạ dày bị vỡ hoặc tổn thương dẫn đến xuất huyết rồi chảy xuống hậu môn, đi cùng thức ăn và dẫn tới đại tiện phân đen. Ngoài ra, phân đen có biểu hiện kèm theo của phân dính máu. 2.2. Cảm giác buồn nôn và nôn mửa Khối u chèn ép thành dạ dày làm cho việc dung nạp lượng thức ăn trở nên ngày càng khó khăn. Đồng thời gây cản trở việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn có trong dạ dày. Vì vậy, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn hay nôn mửa. Thậm chí trường hợp nặng hơn có thể nôn ra máu kèm thức ăn do khối u trong dạ dày đã lớn, bị vỡ và làm loét dạ dày dẫn đến chảy máu. 2.3. Chức năng tiêu hóa rối loạn Do tác động từ sự bào mòn của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cùng tác dụng phụ của phương pháp trị liệu mà người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Từ đó khiến cân nặng sụt giảm đột ngột, hoa mắt, chóng mặt. Cũng bởi vậy mà người bệnh khó khăn trong việc lao động, sinh hoạt như người bình thường. 2.4. Đau trướng bụng dữ dội Nếu ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ có cảm giác đau âm ỉ tại vùng bụng, đầy bụng thì trong giai đoạn cuối những cơn đau, trướng bụng càng xuất hiện ngày một nhiều và rõ rệt. Trong đó, vùng đau tập trung thường ở trên rốn. Hiện tượng này xuất hiện khi khối u đã lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi, xương,... và chèn ép vào dây thần kinh của người bệnh. 2.5. Thiếu máu Ung thư dạ dày giai đoạn cuối làm cho người bệnh chán ăn, cơ thể suy nhược trầm trọng vì không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, việc ăn uống càng khó khăn hơn khi nạp thức ăn vào cơ thể luôn có cảm giác nuốt nghẹn, buồn nôn và nôn. Cùng với đó là đi ngoài ra máu càng làm cho cơ thể của người bệnh sụt cân nhanh dẫn tới luôn trong tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể. 2.6. Sờ có khối u vùng bụng Khối u khi bước vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày đã dần phát triển với kích thước lớn. Vì thế, nếu bạn lấy tay sờ vào vùng bụng có thể dễ dàng nhận thấy một khối u rắn “tồn tại”. 2.7. Suy kiệt thể trạng Người bệnh bước vào giai đoạn suy kiệt cơ thể, mệt mỏi và ốm yếu hơn trong những ngày cuối cùng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường có các biểu hiện sau: Thở chậm, hụt hơi hoặc thở dốc; Cổ họng bị nghẹn, khó thở do chất lỏng bị vướng lại trong cơ thể nhưng không thể nuốt hoặc nhổ ra; Da xanh hoặc xám xịt, đặc biệt là bàn tay và bàn chân; Môi khô; Đi tiểu ít hoặc mất kiểm soát; Các cử chỉ không tự chủ được và có thể lặp lại nhiều cử động; Luôn cảm thấy bồn chồn trong người; Mất nhận thức thời gian, khó nhớ tên của người khác hoặc cả người thân thích; 3. Tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ung thư dạ dày bước vào giai đoạn muộn là lúc các tế bào ung thư đã di căn ra hầu khắp các bộ phận của cơ thể. Do đó mà tỷ lệ sống sót của người bệnh sau 5 năm chỉ vào khoảng 6%. Đối với người bệnh trong giai đoạn cuối, chăm sóc giảm nhẹ tình trạng bệnh bao gồm bổ sung dinh dưỡng tích cực và liệu pháp tâm lý là điều cần làm để giúp cho họ nâng cao chất lượng cuộc sống. 4. Phương thức điều trị giảm nhẹ ung thư dạ dày giai đoạn cuối Việc trị liệu giai đoạn cuối bệnh ung thư dạ dày tùy thuộc vào kích thước của khối u và vị trí trong cơ thể. Cũng như là những triệu chứng mà người bệnh gặp phải và các cách điều trị đã áp dụng trước đó. Qua đó, để thu nhỏ hoặc làm giảm sự phát triển của khối u ác tính, hạn chế triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện phương pháp trị liệu như sau: 4.1. Sử dụng hóa trị Hóa trị dùng cho bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Đồng thời một liệu pháp cũng giúp giảm nhẹ những triệu chứng phát tác và cải thiện cuộc sống sinh hoạt cho người bệnh. 4.2. Sử dụng xạ trị Bác sĩ sẽ dùng tia phóng xạ năng lượng cao như tia X nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư. Đặc biệt, phương pháp này được áp dụng sau phẫu thuật sẽ tiêu diệt được những tế bào ung thư còn sót lại. Bên cạnh đó có thể kết hợp thêm với hóa chất giúp thu nhỏ khối u và hạn chế các triệu chứng. 4.3. Sử dụng thuốc Thuốc điều trị đóng vai trò quan trọng với mục tiêu thay đổi cách thức hoạt động của khối u và giúp kiểm soát sự di căn của tế bào ung thư. Theo đó, thuốc hoạt động bằng cách nhắm vào những điểm mà giúp tế bào ung thư sống sót và phát triển để hạn chế sự nhân lên hay tiêu diệt tế bào ác tính. 4.4. Phương pháp điều trị khác Ung thư dạ dày giai đoạn cuối làm chèn ép hoặc gây bít tắc đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp tình trạng sức khỏe của người bệnh, dẫn tới cơ thể đau đớn, suy kiệt. Vì vậy, bác sĩ có thể sử dụng thêm những phương pháp khác nhằm cải thiện triệu chứng gồm: Laser: Kết hợp dùng chùm ánh sáng nóng nhằm đốt cháy tế bào ung thư gây tắc nghẽn; Đặt ống stent: Được đưa vào cơ thể với mục đích mở rộng dạ dày của người bệnh để lượng thức ăn lưu thông hoàn toàn xuống ruột. Trường hợp phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày, tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 90%. Còn nếu để tế bào di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, dẫn đến ung thư dạ dày giai đoạn cuối, chủ yếu chỉ sử dụng được liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ đau đớn, cải thiện cuộc sống cho người bệnh. Vì vậy, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng mỗi lần hoặc ít nhất 1 năm/ lần để tầm soát ung thư dạ dày ở người có nguy cơ cao từ 40 tuổi trở lên.;;;;;Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nhất của bệnh ung thư. Lúc này các tế bào ung thư ở dạ dày đã phát triển không kiểm soát, di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như hạch bạch huyết, phổi, xương, gan, não… Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm thường gặp nhất trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Bệnh thường khó phát hiện sớm ở giai đoạn đầu nhưng khi tiến triển sang giai đoạn cuối, các dấu hiệu bệnh rõ ràng hơn. Người bệnh ở giai đoạn này sẽ nhận thấy: Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nên người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để giảm triệu chứng, cải thiện sớm bệnh. Phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối Nếu ở giai đoạn sớm, người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị bệnh thì ở giai đoạn cuối, phẫu thuật ít được sử dụng hơn. Lý do là bởi ở giai đoạn này, kích thước khối u to, các tế bào ung thư đã di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể nên khó có thể phẫu thuật. Ở giai đoạn cuối, hóa trị là phương pháp thường được áp dụng Với người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, phương pháp thường được áp dụng là hóa trị. Các loại thuốc hóa chất được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch đi khắp toàn thân, ngăn ngừa triệu chứng do khối u gây ra và ngăn chặn tế bào ung thư tiếp tục phát triển, di căn. Hóa trị được truyền theo từng đợt. Ở mỗi đợt truyền hóa chất, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ như rụng tóc, thiếu máu, buồn nôn, da xanh xao, mệt mỏi. Thế nhưng các triệu chứng này sẽ mất sau khi kết thúc đợt hóa trị. Sau hóa trị, nếu khối u đã được thu nhỏ dần, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là giai đoạn nặng nên khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh. Mục đích của việc điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối chỉ nhằm giảm nhẹ triệu chứng, kiểm soát và kéo dài cơ hội sống. Người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần được chăm sóc tích cực để hồi phục sớm tình trạng sức khỏe. Người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để hồi phục sớm sức khỏe Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. XEM THÊM: Ung thư dạ dày giai đoạn đầu Chỉ số xét nghiệm ung thư dạ dày;;;;;Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có tiên lượng kém, việc điều trị phức tạp. Đặc biệt các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ liên tục ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Người bệnh không chỉ chịu các triệu chứng tại dạ dày mà còn chịu tác động của triệu chứng tại nhiều cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát. 1. Sơ lược về bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ung thư dạ dày được chẩn đoán là giai đoạn cuối khi tế bào ung thư xuất phát từ dạ dày đã lan đến ít nhất một bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi, hạch bạch huyết, phúc mạc… Ung thư dạ dày giai đoạn cuối được biết đến với tên gọi khác là ung thư dạ dày di căn bởi các tế bào ung thư từ dạ dày đã xâm lấn đến các cơ quan khác ngoài dạ dày 2. Các triệu chứng khi ung thư dạ dày tiến triển đến giai đoạn cuối So với những giai đoạn trước đó thì triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối đã rõ rệt hơn nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Ở giai đoạn cuối, người bệnh ung thư dạ dày không chỉ chịu các tác động tại dạ dày mà còn ở nhiều cơ quan khác 2.1 Đại tiện phân đen – Triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối Một triệu chứng điển hình của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn di căn là người bệnh sẽ gặp tình trạng phân đen. Nguyên nhân gây ra biểu hiện này là do tình trạng xuất huyết ở dạ dày, đi xuống ruột cùng chất thải dẫn tới đại tiện phân có màu đen, hoặc có thể là phân lẫn máu. 2.2 Rối loạn tiêu hóa Do khối u phát triển mạnh mẽ tại dạ dày nên chức năng tiêu hóa của người bệnh trở nên rối loạn gây ra các triệu chứng như: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ợ chua, đầy hơi…. Với các triệu chứng bệnh như trên kéo dài, bệnh nhân sẽ nhanh chóng sụt cân liên tục, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược. 2.3 Đau bụng, trướng bụng Cơn đau bụng ở vị trí trên rốn xảy ra rõ rệt và có tần suất ngày càng nhiều, cơn đau có thể xuất hiện khi đói, sau ăn no… 2.4 Suy kiệt – Triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối Khi ung thư dạ dày đã lan tràn đến nhiều cơ quan trên cơ thể thì người bệnh không tránh khỏi tình trạng suy kiệt sức khỏe, mệt mỏi, ốm yếu hơn. Các triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối đeo bám người bệnh lúc này đó là: – Thiếu máu – Da xanh, hoặc xám – Cổ họng có cảm giác bị nghẹn, khó nuốt – Thở chậm, hụt hơi – Mất nhận thức thời gian, dễ quên, khó nhớ được tên người… 3. Tiên lượng sống cho người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối Mặc dù tiên lượng cho ung thư dạ dày giai đoạn cuối khá kém, thống kê tỉ lệ sống 5 năm của người bệnh chỉ có khoảng 6%, nhưng các phương pháp điều trị giảm nhẹ có thể giúp làm giảm triệu chứng và tăng thời gian sống cho người bệnh. Các phương pháp điều trị cho giai đoạn này thường là hóa trị, xạ trị, thuốc điều trị đích. 4. Chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối Đối với người bệnh khi đã ở giai đoạn cuối thì sự thoải mái luôn được ưu tiên hàng đầu, do vậy trong quá trình chăm sóc, nên thực hiện những điều sau đây: – Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ – Xoa bóp cho người bệnh để giúp máu lưu thông, tránh cảm giác ê mỏi – Trò chuyện, giúp bệnh nhân nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ thoải mái nhất có thể. – Tuân thủ những chỉ định điều trị giảm nhẹ triệu chứng của đội ngũ bác sĩ để bệnh nhân có thể bớt đau đớn, kéo dài thời gian sống hơn. 5. Cách phòng ngừa ung thư dạ dày Để phòng ngừa căn bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa này, bệnh nhân nên có một chế độ ăn uống lành mạnh như sử dụng các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, hạn chế thực phẩm giàu nitric, hun khói, nướng, không hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu bia, nước uống công nghiệp… Nên sinh hoạt luyện tập thể dục thể thao khoa học hàng ngày Chủ động tầm soát ung thư dạ dày đối với các trường hợp có yếu tố nguy cơ cao để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, giúp quá trình điều trị đơn giản, người bệnh không phải đối mặt với án tử ung thư. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa là giải pháp mang đến hiệu quả trong việc phát hiện ung thư giai đoạn sớm Đặc biệt để tránh tình trạng bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối thì người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, theo sát phác đồ tiêu diệt tế bào ung thư dạ dày đúng hướng. Tránh bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị triệt căn mà tiếp cận các phương hướng điều trị bằng thuốc dân gian… bởi các loại thuốc này không có khả năng tiêu diệt tế bào ác tính. Ung thư dạ dày giai đoạn di căn diễn tiến phức tạp do các khối u đã lan rộng đến nhiều nơi, gây ra các nhiều triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối trở nên nghiêm trọng cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần có một kế hoạch điều trị phù hợp và việc tập trung vào cải thiện chất lượng sống nên được ưu tiên hàng đầu.;;;;; Tùy thuộc vào kích thước và phạm vi xâm lấn của khối u mà ung thư dạ dày được phân chia thành 5 giai đoạn phát triển, theo mức độ nặng dần từ 0 đến 4. Trong đó, giai đoạn 4 cũng chính là giai đoạn cuối của bệnh. Đây cũng là giai đoạn có diễn biến phức tạp và nguy hiểm nhất, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Cụ thể, ở giai đoạn cuối, khối u trong dạ dày đã xâm lấn các hạch bạch huyết cũng như các mô và cơ quan xung quanh. Tế bào ung thư cũng di căn đến các bộ phận ở xa dạ dày như phổi, não, xương hay phúc mạc. Kích thước khối u ở giai đoạn cuối đã tăng lên nhiều lần và xâm lấn nhiều cơ quan xa dạ dày 2. Triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối Khi bước sang giai đoạn cuối cùng, các dấu hiệu của ung thư dạ dày sẽ được thể hiện rõ ràng và thường xuyên trên cơ thể người bệnh. Nguyên nhân là vì kích thước khối u đã tăng lên nhiều lần, chèn ép lên dạ dày và các cơ quan lân cận, đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan ở xa. Các triệu chứng điển hình có thể kể đến như sau: – Đau đớn: cơn đau tăng dần cả về tần suất và mức độ, kể cả khi bụng no hay đói. – Rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng: các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị tổn thương nặng nề ở giai đoạn cuối nên tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ diễn ra nặng nề hơn. Khi ăn, bệnh nhân luôn cảm thấy buồn nôn và nôn mửa sau khi ăn xong. – Xuất huyết tiêu hóa: khối u ngày càng to lên và phát triển mạnh có thể làm vỡ mạch máu, loét ổ bụng, dẫn tới tình trạng xuất huyết tiêu hóa. – Táo bón hoặc tiêu chảy: rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây ra tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, vô cùng bất tiện cho việc sinh hoạt của người bệnh. 3. Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có tiên lượng sống rất thấp. Mục tiêu điều trị trong giai đoạn này là nhằm ngăn chặn sự phát triển của khối u, giảm bớt các triệu chứng và cảm giác đau đớn, đồng thời kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Các phương pháp điều trị có thể được cân nhắc sử dụng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp nhắm trúng đích. 3.1. Phẫu thuật Ở giai đoạn cuối, ung thư dạ dày đã xâm lấn khắp cơ thể nên phẫu thuật không phải là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật nếu xảy ra tình trạng chảy máu trong khối u, hoặc khối u chèn ép lên các cơ quan gây đau đớn và đe dọa tính mạng của người bệnh. Phẫu thuật thường ít được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối 3.2. Hóa trị Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất để loại bỏ tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể được đưa vào cơ thể người bệnh bằng cách tiêm hoặc uống trực tiếp. Sau đó, chúng sẽ phân bố khắp cơ thể rồi tác động lên các tế bào ung thư và tiêu diệt các tế bào này. Đối với ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì hóa trị chính là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, hóa trị có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng xạ trị hay bổ trợ cho phẫu thuật. Phương pháp này giúp kìm hãm sự phát triển và tăng sinh của tế bào ung thư, làm chậm quá trình di căn, làm cho việc loại bỏ tế bào ung thư trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do sử dụng thuốc hóa chất nên hóa trị có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như rụng tóc, buồn nôn, suy giảm hệ miễn dịch,… Vì vậy, hóa trị thường được tiến hành theo chu kỳ, sau mỗi chu kỳ người bệnh sẽ có thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu chu kì tiếp theo. Người bệnh cần lưu ý và thường xuyên trao đổi về tình trạng của mình với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh. 3.3. Xạ trị Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư bằng các tia bức xạ năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị cũng có thể hỗ trợ cho phẫu thuật hoặc kết hợp với hóa trị nhằm tối ưu hiệu quả trong việc loại bỏ khối u và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Xạ trị ung thư giai đoạn cuối không mang lại hiệu quả cao như hóa trị nhưng lại không gây đau đớn và có thể thực hiện liên tục trong vài tháng mà không cần nghỉ ngơi. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi xạ trị như nôn và buồn nôn, tổn thương da vùng chiếu xạ hay suy nhược cơ thể. 3.4. Liệu pháp nhắm trúng đích Nhắm trúng đích là phương pháp điều trị mới cho ung thư giai đoạn muộn. Phương pháp này sử dụng các loại thuốc đích có khả năng định vị chính xác tế bào ung thư để tiêu diệt chúng thay vì gây hại đến cả các tế bào lành. Các loại thuốc nhắm trúng đích sẽ hạn chế tối đa tình trạng tiêu diệt nhầm tế bào bình thường Điều trị đích cũng có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư, đồng thời hạn chế tối đa tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị khác. Trong quá trình điều trị ung thư dạ dày, ngoài tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị thì người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện khoa học. Hãy tái khám định kỳ với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích và phục hồi nhanh hơn bạn nhé.;;;;; Ung thư dạ dày được chia theo 4 giai đoạn dựa vào kích thước và mức độ lan, di căn của khối u. Trong đó, ung thư dạ dày di căn là ở giai đoạn cuối. Đây là thời điểm bệnh lý nặng nhất, khối u đã di căn tới nhiều cơ quan trong cơ thể như não, phổi, gan, xương.... Ung thư dạ dày giai đoạn 4 (di căn, giai đoạn cuối) Những dấu hiệu cảnh báo người bệnh có thể ung thư dạ dày di căn Khác với giai đoạn đầu vẫn còn mơ hồ, triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày di căn trở nên rõ rệt hơn, xuất hiện nhiều hơn. Sẽ tùy vào từng loại ung thư di căn tới đâu... mà dấu hiệu khác nhau.Dấu hiệu của ung thư dạ dày di căn tới gan. Mệt mỏi.Đau, khó chịu ở bụng.Chán ăn, nôn, giảm cân.Bụng căng lên bất thường.Phù chân, thường xuyên bị ngứa da.Mắt và da vàng.Dấu hiệu của ung thư dạ dày di căn tới phổi:Khó thở.Ho liên tục, dai dẳng.Tràn dịch màng phổi.Viêm phổi.Triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày di căn tới màng bụng. Táo bón.Khó tiêu hóa thức ăn.Chán ăn.Khó thở.Mệt mỏi.Triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày giai đoạn cuối di căn tới buồng trứngĐau thắt vùng bụng, lưng, xương chậu.Cơ thể mệt mỏi.Kinh nguyệt bị rối loạn.Táo bón, tiêu chảy, chướng bụng.......3. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày di căn. Sau khi có những chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 4, bệnh nhân cần xác định tư tưởng việc điều trị sẽ phức tạp, khó khăn hơn so với các giai đoạn trước. Đồng thời, thời gian chữa trị cũng lâu hơn. Bởi tế bào ung thư đã lan và di căn tới nhiều bộ phận trong cơ thể. Điều trị ở giai đoạn này nhằm giảm bớt triệu chứng, kiểm soát ung thư phát triển nhằm giúp cải thiện được sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dựa vào thể trạng, độ tuổi của bệnh nhân, nguyện vọng của bệnh nhân, gia đình mà bác sĩ sẽ phác đồ điều trị phù hợp.Phẫu thuật ung thư dạ dày: Bác sĩ sẽ tiến hành cách dạ dày, nối dạ dày với ruột non tùy vào điều kiện trong lúc phẫu thuật cho phép. Đối với phương pháp này, một phần ruột non được gắn với phần trên dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sẽ được đặt ống sonde.Hóa trị: Theo phác đồ hóa trị ung thư dạ dày, hóa trị là cách dùng hóa chất để thu nhỏ khối u, giảm đi các triệu chứng của bệnh, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.Xạ trị: Phương pháp dùng các hạt, sóng năng lượng nhằm tiêu diệt, phá hủy tế bào ung thư, kiểm soát các triệu chứng của bệnh.Thuốc điều trị nhắm trúng đích: Cách này nhằm tác động tới phân từ đặc hiệu cho quá trình tạo và phát triển khối u....Sau khi điều trị, mọi người có thể
question_63603
Thoát vị hoành bẩm sinh - Tỉ lệ sống thấp, vì sao?
doc_63603
Thoát vị hoành là bệnh bẩm sinh nặng, tỉ lệ mắc ước đoán vào khoảng 1/3.000 trẻ sinh sống. Tuy nhiên, rất khó để có thể xác định được tỉ lệ chính xác vì rất nhiều trường hợp thoát vị hành có suy hô hấp rất nặng và tử vong sớm sau sinh mà không chẩn đoán được nguyên nhân. Nguyên nhân gây ra thoát vị hành hiện vẫn chưa rõ. Bệnh có thể gặp với dạng là dị tật duy nhất nhưng cũng có nhiều trường hợp còn có phối hợp với dị tật ở cơ quan khác như tim, não, thận... Hình ảnh thoát vị hoành. Cơ hoành là cấu trúc cân cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực. Cơ hoành được hình thành vào tuần thứ 8-10 của thời kỳ bào thai. Nếu quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở cơ hoành khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn và các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành. Thoát vị hoành chủ yếu gặp ở bên trái, ít gặp ở bên phải và rất hiếm khi bị ở cả hai bên. Các tạng trong ổ bụng đi lên lồng ngực gây choán chỗ đúng vào thời điểm quan trọng của quá trình hình thành, phát triển phân chia phế quản và mạch máu phổi dẫn đến rối loạn quá trình hình thành phổi gây thiểu sản phổi. Thường thì bên phổi có khối thoát vị sẽ bị thiểu sản, tuy nhiên, cũng có thể cả 2 phổi đều bị ảnh hưởng. Phổi bị thiểu sản không những có kích thước nhỏ mà còn có cấu trúc phế quản, phế nang và mạch máu bất thường, do vậy, chức năng phổi sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những rối loạn trong quá trình hình thành phổi sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng sau sinh như: Suy giảm chức năng hô hấp dẫn đến thiếu oxy nặng và tăng CO2 máu; Tăng áp lực động mạch phổi kéo dài... Trẻ bị thoát vị hoành thường có dấu hiệu suy hô hấp (khó thở) sớm và nặng sau sinh. Thoát vị hoành hay gặp ở bên trái khiến tim bị đẩy sang phải nên khi nghe tim phổi, bác sĩ phát hiện tiếng tim nghe rõ hơn ở bên phải. Do phổi trái bị thiểu sản và bị chèn ép nên khi nghe phổi sẽ phát hiện thấy tiếng khí đi vào phổi trái kém hơn so với phổi phải. Bụng thường lép (do một số tạng trong ổ bụng đi lên lồng ngực). Trẻ bị thoát vị hoành nếu được hồi sức bằng bóp bóng qua mặt nạ thì tình trạng bệnh nhân lại càng xấu hơn do khí đi vào dạ dày, ruột gây chèn ép phổi nặng thêm. Một số trường hợp có biểu hiện muộn, trẻ hay bị viêm phổi, khó thở và chỉ tình cờ phát hiện được thoát vị hoành khi chụp phim Xquang. Phương pháp điều trị Xử trí ban đầu sau sinh và hồi sức trước mổ đóng vai trò rất quan trọng. Nếu phát hiện trẻ bị thoát vị hoành thì khi sinh, bạn cần đến những bệnh viện có khả năng hồi sức sơ sinh tốt. Ngay sau sinh, trẻ cần được xử trí ban đầu bằng cách đặt nội khí quản trợ giúp thở và đặt ống thông dẫn lưu dạ dày liên tục (để dẫn lưu hơi do trẻ nuốt vào trong dạ dày làm giảm chèn ép phổi). Trong hồi sức sơ sinh, không được bóp bóng qua mặt nạ do sẽ làm hơi vào trong dạ dày ruột làm cho suy hô hấp nặng lên. Tiếp theo, trẻ cần được chuyển ngay đến bệnh viện có khả năng phẫu thuật để tiến hành mổ giải phóng chèn ép phổi và khâu phục hồi cơ hoành. Tuy nhiên, hiện nay, trẻ bị thoát vị hoành ngay sau sinh mà trước mổ trẻ cần được điều trị hồi sức cho đến khi tình trạng huyết động ổn định mới tiến hành phẫu thuật. Những trẻ được cứu sống qua giai đoạn sơ sinh cũng hay gặp những vấn đề về sức khỏe như: Những trẻ bị thoát vị hoành được cứu sống rất hay gặp những bệnh lý hô hấp như: bệnh phổi mạn tính, tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng, lồng ngực nhỏ biến dạng, giảm chức năng hô hấp của cơ hoành... ; Những trẻ này cũng có khả năng rất cao bị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản do bị rối loạn khả năng co bóp của thực quản và thực quản ngắn và do vị trí bất thường của dạ dày ngay từ trong bào thai. Trẻ cũng có nguy cơ bị tắc ruột, xoắn ruột do bị ảnh hưởng từ những bất thường do ruột đi lên lồng ngực làm cho các quai ruột không được phát triển như bình thường. Trẻ bị thoát vị hoành cũng hay gặp những vấn đề về ăn uống và chậm tăng trưởng; Hậu quả của thiếu oxy nặng, tăng CO2, bệnh phổi mạn tính, sử dụng máy tim phổi nhân tạo... có thể gây tổn thương não bộ dẫn đến chậm phát triển tinh thần vận động. Trẻ cũng có khả năng bị suy giảm thính lực nguyên nhân có thể do tình trạng thiếu oxy nặng, tác dụng phụ của những thuốc và biện pháp điều trị. Chính vì thế, những trẻ được cứu sống cần được theo dõi sức khỏe định kỳ và lâu dài. Trẻ cần được kiểm tra phát triển tinh thần vận động, thính lực... để có can thiệp hỗ trợ nếu phát hiện có bất thường. Chất lượng sống của trẻ không những phụ thuộc vào các biện pháp theo dõi, điều trị mà còn phụ thuộc vào khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc của mỗi gia đình.
doc_52828;;;;;doc_14052;;;;;doc_2813;;;;;doc_3015;;;;;doc_27360
Thoát vị hoành là sự di chuyển phần trên dạ dày lên trên cơ hoành – cơ dạng hình vòm phân chia hai khoang ngực và bụng. Điều này có nghĩa là một phần của dạ dày bất thường nhô lên và vào trong khoang lồng ngực. Hầu hết các trường hợp thoát vị hoành đều nhẹ và không có triệu chứng, trong trường hợp nghiêm trọng thoát vị hoành có thể gây khó chịu, đau đớn và có thể dẫn đến trào ngược. Thoát vị hoành có thể là bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải. Thoát vị hoành bẩm sinh thường được phát hiện trong thời kỳ bào thai hoặc lúc trẻ nhỏ. Thoát vị mắc phải thường được phát hiện ở lứa tuổi lớn hơn.Thoát vị hoành bẩm sinh có tỷ lệ 1/2500 trẻ sinh sống, thường là thoát vị qua khe Bochdalek, bên trái (85%) và bên phải (10%). Một hoặc nhiều cơ quan trong ổ bụng như ruột, dạ dày, lách, gan chui lên lồng ngực chèn ép phổi, có thể kèm phổi giảm sản, tăng áp động mạch phổi gây suy hô hấp.Có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị cơ hoành do áp lực ở bụng tăng như: béo phì, mang thai, ho, táo bón lâu dài, thắt bụng khi đại tiện hay bị thương ở bụng. Ngoài ra độ tuổi trên 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc thoát vị hoành cao hơn bình thường. Thoát vị hoành thường không xác định được nguyên nhân. Thông thường, thực quản đi vào dạ dày thông qua một khe hở trong cơ hoành và thoát vị hoành thường xảy ra khi các mô cơ bắp xung quanh khe hở này trở nên yếu đi do các nguyên nhân:Tổn thương khu vực cơ hoành. Bẩm sinh có một khe hở lớn bất thường ở dạ dàyÁp lực liên tục và dữ dội vào các cơ bắp xung quanh như: khi ho, nôn mửa hoặc căng thẳng trong thời gian đi cầu hoặc trong khi nâng vật nặng Ợ nóng, ợ hơi, khó nuốt có thể triệu chứng của thoát vị hoành Thường thì người bệnh không có triệu chứng, nhưng nếu có thì các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1 giờ đồng hồ sau bữa ăn. Các triệu chứng bao gồm:Ợ nóng, ợ hơi hoặc có thể bị khó nuốt. Việc nằm xuống hoặc co người càng làm cho tình trạng ợ nóng tệ hơn.Kích ứng ở thực quản gây biến chứng xuất huyết.Đôi khi, bệnh nhân có những cơn đau ngực, đau bụng dữ dội, buồn nôn, ói mửa, không thể đại tiện, khó thở, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người, luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt. 4. Các phương pháp chẩn đoán thoát vị hoành Siêu âm thường được áp dụng hiệu quả ở giai đoạn bào thai và trẻ nhỏ để đánh giá thoát vị hoành bẩm sinh. Đây là phương pháp đơn giản và hữu ích trong thực hành lâm sàng. Siêu âm ngực bụng thấy hình ảnh của các tạng ổ bụng nằm trong lồng ngực.X-quang chụp bụng không chuẩn bị, chụp có uống thuốc cản quang và chụp tư thế đầu thấp cũng cho đánh giá khá tốt thoát vị hoành. Chụp X – quang dạ dày cản quang: nên dùng dung dịch cản quang có thể hấp thu vào máu (Telebrix) để hạn chế nguy cơ viêm phổi hít. Thuốc cản quang trong dạ dày ruột nằm trong lồng ngực. Hoặc X-quang phổi có bóng hơi dạ dày hay ruột trong lồng ngực, trung thất bị đẩy về bên đối diện.Siêu âm tim: tim lệch phải, đánh giá áp lực động mạch phổi, tìm dị tật tim bẩm sinh phối hợp.Chụp cắt lớp vi tính và chụp cắt lớp có tiêm kết hợp uống thuốc cản quang hiện nay được áp dụng khá phổ biến trong chẩn đoán thoát vị hoành. Đặc biệt thoát vị hoành ở người lớn. Qua hình ảnh thu được từ các lát cắt sẽ cho đánh giá chi tiết về thoát vị như vị trí thoát vị, tạng thoát vị, loại thoát vị... góp phần tích cực trong định hướng phương pháp xử trí sau này cho bệnh nhân.Cộng hưởng từ ít sử dụng trong bệnh lý thoát vị hoành.Cách hạn chế diễn tiến của thoát vị hoành. Giảm cân nếu thừa cânĂn chậm: ăn 4 - 5 bữa nhỏ thay vì ăn 1 - 2 bữa lớn. Tránh những thức ăn làm ợ chua như: socola, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt... Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thắng có kinh nghiệm 17 năm trong lĩnh vực phẫu thuật tiêu hóa gan mật, đồng thời có trên 09 năm kinh nghiệm nội soi can thiệp, đặc biệt là kỹ thuật lấy sỏi đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) với số lượng trên 800 ca.;;;;;Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc thoát vị hoành, kể cả thoát vị hoành bẩm sinh. Đặc biệt, những người ở độ tuổi trên 50 và phụ nữ thừa cân dễ mắc bệnh hơn cả. Chữa thoát vị hoành chủ yếu thông qua can thiệp nội khoa, có thể thực hiện với kỹ thuật nội soi. Cơ hoành là một cấu trúc gân - cơ, hình vòm, tạo thành vách ngăn, ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Sự hoàn chỉnh vách ngăn cơ hoành thường xảy ra vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Sự bất thường trong quá trình phát triển của các nếp gấp phúc - phế mạc từ thời kỳ bào thai sẽ tạo ra các khiếm khuyết trên cơ hoành. Khiếm khuyết này làm thông thương giữa khoang ngực với khoang bụng, thường xảy ra nhất là ở vùng sau, bên trái. Thoát vị cơ hoành là một dị tật bẩm sinh thường thấy ở trẻ nhỏ. Đây là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui ngược lên lồng ngực, qua các lỗ khuyết bẩm sinh, thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tuỳ thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng của ổ bụng có thể chui lên lồng ngực như: dạ dày, ruột non, lách. Những trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh thường có tổn thương phổi nặng nề. Bệnh thường chiếm tỉ lệ 1/12.500 trẻ mới sinh ra, tỉ lệ tử vong là khoảng 30 - 50%.Thoát vị cơ hoành ở người lớn thường là thoát vị tại khe thực quản. Cơ hoành có ba lỗ mở chính và các lỗ nhỏ phụ để giúp cho thực quản, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ trên “chui qua”. Sự thoát vị của dạ dày qua khe thực quản được gọi là thoát vị khe thực quản. Một trong những biểu hiện thường gặp nhất của thoát vị hoành tại vị trí khe thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản.Hiện tượng trào ngược này có liên quan đến một số yếu tố, trong đó có hoạt động của cơ thắt dưới thực quản. Thoát vị hoành trẻ em có thể là thoát vị bẩm sinh, những thoát vị mắc phải thường gặp ở người lớn tuổi.Những thoát vị này thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, thường một số trường hợp phần dạ dày thoát vị có thể tự xuống được hoặc không. Bệnh thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh chụp phổi hoặc nghĩ đến khi đi khám với triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày thực quản như: khó thở, mệt mỏi, ăn chậm tiêu, nôn ói từng giai đoạn, rối loạn tiêu hoá... Bệnh được điều trị bằng phẫu thuật nhằm mục đích đưa phần tạng bị thoát vị phục hồi về vị trí cũ, khâu phục hồi lại lỗ thực quản cơ hoành. Thoát vị hoành thường có tiến triển tốt sau mổ. Thoát vị cơ hoành là một dị tật bẩm sinh thường thấy ở trẻ nhỏ 3. Quy trình mổ thoát vị hoành qua nội soi Mục đích của phẫu thuật là đưa tạng thoát vị trở lại ổ bụng và phục hồi cơ hoành. Người bệnh nằm ngửa, đầu và ngực cao, chân thấp để dễ đẩy các tạng chui lên ngực trở lại bụng.Gây mê nội khí quản, giãn cơ. Trải khăn phẫu thuật để che kín, chỉ hở vùng phẫu thuật.Đặt trocar 10mm qua rốn, bơm hơi để đưa camera vào ổ bụng thăn dò. Đặt tiếp 2 trocart 5mm ở dưới bờ sườn 2 bên để đưa dụng cụ vào phẫu thuật.Đẩy các tạng thoát vị lên ngực trở lại ổ bụng. Khâu phục hồi lỗ cơ hoành. Khâu lỗ thoát vị bằng chỉ không tiêu. Nếu lỗ thoát vị khá lớn hoặc khiếm khuyết cơ hoành: bác sĩ phẫu thuật viên phải sử dụng tấm ghép nhân tạo hay tự thân như cân cơ, vạt cơ gần đó để thay thế cơ hoành. Cuối cùng, thực hiện đóng bụng, rút trocar, kết thúc phẫu thuật. 4. Chăm sóc sau khi chữa thoát vị hoành bằng nội soi Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về khoa hồi sức. Giữ ấm, nằm đầu cao, hỗ trợ hô hấp. Tiếp tục sử dụng kháng sinh tĩnh mạch 7 - 10 ngày. Nhịn ăn đường tiêu hóa, nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn từ 2 - 3 ngày, sau đó nuôi ăn đường miệng hoặc qua ống thông dạ dày. Kiểm tra khí máu 1 giờ sau mổ và X quang phổi 6 giờ sau mổ. Điều trị cao áp động mạch phổi, trào ngược dạ dày thực quản nếu có.Chăm sóc vết thương mỗi ngày và cắt chỉ sau 07 ngày (nếu cần). Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về khoa hồi sức 5. Biến chứng và cách xử trí Tràn khí màng phổi, xẹp phổi: dẫn lưu khí khoang màng phổi, thở máy.Nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu... làm kháng sinh đồ và điều trị kháng sinh.Thoát vị hoành tái phát (5 - 20%) các trường hợp thoát vị hoành bẩm sinh điều trị phẫu thuật nói chung và khoảng 30 % cho các trường hợp dùng mảnh ghép nhân tạo.;;;;;Nội soi điều trị thoát vị hoành là phương pháp phẫu thuật có tính hiệu quả cao, để lại sẹo nhỏ tăng tính thẩm mỹ. Phục hồi sau nội soi điều trị thoát vị hoành giúp cho bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, giảm thời gian nằm viện. 1. Thoát vị hoành có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em Cơ hoành là một cấu trúc cân, cơ có hình vòm tạo thành vách ngăn, ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Sự hoàn chỉnh vách ngăn cơ hoành xảy ra vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Trong quá trình phát triển của các nếp gấp phúc - phế mạc từ thời kỳ bào thai có sai sót sẽ tạo ra khiếm khuyết trên cơ hoành. Khiếm khuyết này làm thông khoang ngực với khoang bụng, thường xảy ra nhất là ở vùng sau, bên trái.Thoát vị hoành là sự nhô lên của phần trên của dạ dày thông qua cơ hoành, cơ dạng hình vòm phân chia hai khoang ngực và bụng. Điều này có nghĩa là một phần của dạ dày bất thường nhô ra vào trong khoang lồng ngực. Thoát vị hoành là một phần của dạ dày nhô ra vào trong khoang ngực Thoát vị cơ hoành là một dị tật bẩm sinh thường thấy ở trẻ nhỏ: là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tuỳ thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách. Những trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh thường có tổn thương phổi nặng nề. Bệnh thường chiếm tỉ lệ 1/12.500 trẻ mới sinh ra, tỉ lệ tử vong là khoảng 30 – 50%.Thoát vị cơ hoành ở người lớn thường là thoát vị khe thực quản. Cơ hoành có ba lỗ mở chính và các lỗ nhỏ phụ để giúp cho thực quản, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ trên lọt qua. Thoát vị khe thực quản là sự thoát vị của dạ dày qua khe thực quản. Một trong những biểu hiện thường gặp nhất của thoát vị khe thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Hiện tượng trào ngược này có liên quan đến một số yếu tố, trong đó có hoạt động của cơ thắt dưới thực quản.Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và phần lớn không có triệu chứng, trong trường hợp nghiêm trọng thoát vị hoành có thể gây khó chịu và đau đớn, có thể dẫn đến trào ngược. Trào ngược là hiện tượng axit trong dạ dày dâng cao và trào ngược vào thực quản, dẫn đến các biến chứng khác ở dạ dày và họng.Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc thoát vị hoành. Tuy nhiên đối với những người ở độ tuổi trên 50 tuổi và phụ nữ thừa cân dễ mắc bệnh thoát vị hoành hơn. Phụ nữ thừa cân có nguy cơ bị thoát vị hoành cao hơn 2. Điều trị và phục hồi sau nội soi thoát vị hoành Thoát vị hoành được điều trị bằng phẫu thuật nhằm mục đích đưa phần tạng bị thoát vị phục hồi về vị trí cũ, khâu phục hồi lại lỗ thực quản cơ hoành. Phẫu thuật điều trị thoát vị hoành bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi. Phương pháp mổ nội soi giúp cho người bệnh phục hồi nhanh hơn, tính thẩm mỹ cao do để lại vết sẹo nhỏ.Bệnh thường có tiến triển tốt sau mổ. Phục hồi sau mổ nội soi điều trị thoát vị hoành bao gồm:Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về khoa hồi sức.Giữ ấm, nằm đầu cao, hỗ trợ hô hấp.Tiếp tục kháng sinh tĩnh mạch 7 - 10 ngày.Nhịn ăn đường tiêu hóa, nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn từ 2 -3 ngày, sau đó nuôi ăn đường miệng hoặc qua ống thông dạ dày.Kiểm tra khí máu 1 giờ sau mổ, và X-quang phổi 6 giờ sau mổ.Điều trị cao áp động mạch phổi, trào ngược dạ dày thực quản nếu có.Chăm sóc vết thương mỗi ngày và cắt chỉ sau 7 ngày.Bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ một số điều trong thói quen sinh hoạt để có thể kiểm soát được thoát vị hoành như:Giảm cân nếu bạn thừa cân.Ăn chậm: ăn 4-5 bữa nhỏ thay vì ăn 1-2 bữa lớn.Tránh những thức ăn làm ợ chua ví dụ như: socola, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt... Người bệnh sau phẫu thuật tránh ăn những trái cây làm ợ chua Quá trình phục hồi sau nội soi điều trị thoát vị hoành sẽ diễn ra nhanh hơn nếu người bệnh được thực hiện bởi kỹ thuật tiên tiến và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.Phẫu thuật ít xâm lấn bằng robot (robotic surgery) với robot cầm tay đang là phương pháp có nhiều ưu thế hơn so với phẫu thuật nội soi kinh điển và mổ robot với:Dụng cụ có đầu phẫu thuật hoạt động linh hoạt như khớp cổ tay giúp tiếp cận được những góc hẹp, tăng khả năng bóc tách và ít gây tổn thương cho các vùng lân cận so với phẫu thuật nội soi cổ điển;Đèn nội soi tự động hóa qua giọng nói, laser, theo dõi bằng mắt,... giúp bác sĩ chủ động điều khiển và có tầm nhìn và sự kiểm soát tốt hơn, tăng sự chính xác và an toàn trong thực hiện phẫu thuật;Với ưu điểm nhỏ gọn, phẫu thuật bằng cánh tay robot ít xâm lấn và có nhiều lợi điểm như đường mổ nhỏ, ít đau, nguy cơ nhiễm trùng thấp, từ đó giúp khách hàng ít mất máu trong phẫu thuật, phục hồi nhanh;Chi phí thực hiện thấp hơn nhiều phẫu thuật bằng robot.;;;;;Thoát vị hoành là sự nhô lên của phần trên của dạ dày thông qua cơ hoành khiến một phần của dạ dày bất thường nhô ra vào trong khoang lồng ngực. Thoát vị hoành là một bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Việc chưa xác định được nguyên nhân khiến cho việc chẩn đoán vô cùng khó khăn. 1. Vai trò của cơ hoành trong cơ thể Cơ hoành là cấu trúc cân cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực. Cơ hoành được hình thành vào tuần thứ 8-10 của thời kỳ bào thai.Nếu quá trình hình thành cơ hoành không được hoàn thiện sẽ tạo thành khe hở cơ hoành khiến cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn và các tạng trong ổ bụng như dạ dày, ruột, lách, gan có thể đi lên lồng ngực qua khe hở của cơ hoành gây ra bệnh thoát vị hoành.Có hai loại chính của thoát vị hoành: Thoát vị trượt, thoát vị chèn. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và phần lớn không có bất kỳ một triệu chứng nào, trong trường hợp nghiêm trọng thoát vị hoành có thể gây khó chịu và đau đớn, có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Cơ hoành là cấu trúc cân cơ có hình vòm ngăn cách giữa ổ bụng và lồng ngực Thoát vị hoành thường không xác định được nguyên nhân chính xác. Thông thường, thực quản đi vào dạ dày của bạn thông qua một khe hở trong cơ hoành. Thoát vị hoành xảy ra khi các mô cơ bắp xung quanh khe hở này trở nên yếu đi.Có thể nguyên nhân của thoát vị cơ hoành có thể gây ra bởi:Tổn thương khu vực cơ hoành;Được sinh ra với một khe hở lớn bất thường ở dạ dày (thoát vị hoành bẩm sinh);Áp lực liên tục và dữ dội vào các cơ bắp xung quanh, chẳng hạn như khi ho, nôn mửa hoặc căng thẳng trong thời gian đi cầu, hoặc trong khi nâng vật nặng. Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc thoát vị hoành. Tuy nhiên những người ở độ tuổi trên 50 và phụ nữ thừa cân dễ mắc bệnh hơn. Những người ở độ tuổi trên 50 và phụ nữ thừa cân dễ mắc bệnh hơn 4. Dấu hiệu nhận biết thoát vị cơ hành Các triệu chứng của một thoát vị hoành:Những dấu hiệu ban đầu có thể liên quan đến trào ngược dạ dày bao gồm ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, đầy hơi, ợ hơi, hoặc đau, khó chịu ở dạ dày hay thực quản.Một số người bị thoát vị hoành có thể bị đau ngực và dễ dàng bị nhầm lẫn với một cơn đau tim.Đôi lúc bệnh nhân có kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn, bí đại tiện hoặc trung tiện thì có thể đó là một thoát vị nghẹt hay tắc nghẽn. Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng. Mục tiêu chính cần đạt là thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Nâng đầu giường từ 10-15 cm (với đồ kê cứng) có thể ngăn dịch vị trào ngược và đến thực quản trong lúc ngủ.Có thể điều trị bằng thuốc như:Antacids, thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày.Các loại thuốc giảm sản xuất acid, gồm famotidine, ranitidine hoặc thuốc ức chế bơm proton như omeprazole.Nếu triệu chứng không được khắc phục hoặc xảy ra những biến chứng như sẹo, loét, xuất huyết thì cần thực hiện phẫu thuật.Ngoài ra, bạn cần lưu ý tuân thủ một số điều trong thói quen sinh hoạt để có thể kiểm soát được thoát vị hoành như:Giảm cân nếu bạn thừa cân;Ăn chậm: ăn 4-5 bữa nhỏ thay vì ăn 1-2 bữa lớn;Tránh những thức ăn làm ợ chua như: socola, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt...Thoát vị hoành là khi các tạng trong ổ bụng đi vào lồng ngực và chẩn đoán này ở người lớn rất dễ xác định nếu triệu chứng nặng nề và ngược lại, sẽ khó khăn nếu bệnh sử khó thở mơ hồ. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì cách điều trị đều là phẫu thuật sửa chữa cơ hoành. Do đó, cần phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.;;;;;Thoát vị hoành là bệnh lý tổn thương của cơ hoành qua đó các tạng trong ổ bụng di chuyển lên khoang lồng ngực qua các lỗ của cơ hoành. Thoát vị hoành có thể là bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải. Bệnh lý bẩm sinh thường được phát hiện trong thời kỳ bào thai hoặc lúc trẻ nhỏ. 1. Làm thế nào để chẩn đoán thoát vị hoành 1.1 Những dấu hiệu và triệu chứng thoát vị hoành. Thường thì người bệnh không có triệu chứng, nhưng nếu có thì các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1 giờ đồng hồ sau bữa ăn. Các triệu chứng bao gồm:Ợ nóng, đau ngực; ợ hơi hoặc có thể bị khó nuốt.Việc nằm xuống hoặc co người càng làm cho tình trạng ợ nóng tệ hơn.Một biến chứng gây ra do sự kích ứng ở thực quản là xuất huyết.1.2 Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoát vị hoành sử dụng trong thực hành lâm sàngĐể tìm ra bệnh, bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp chẩn đoán như:Siêu âm thường được áp dụng hiệu quả ở giai đoạn bào thai và trẻ nhỏ để đánh giá thoát vị hoành bẩm sinh. Đây là phương pháp đơn giản và hữu ích trong thực hành lâm sàng.X-quang sử dụng chụp bụng không chuẩn bị, chụp có uống thuốc cản quang và chụp tư thế đầu thấp cũng cho đánh giá khá tốt thoát vị hoành.Chụp cắt lớp vi tính và chụp cắt lớp có tiêm kết hợp uống thuốc cản quang hiện nay được áp dụng khá phổ biến trong chẩn đoán thoát vị hoành. Đặc biệt thoát vị hoành ở người lớn. Qua hình ảnh thu được từ các lát cắt sẽ cho đánh giá chi tiết về thoát vị như vị trí thoát vị, tạng thoát vị, loại thoát vị,... góp phần tích cực trong định hướng phương pháp xử trí sau này cho bệnh nhân.Nội soi: Khi tiến hành nội soi, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật khi bệnh nhân bị thoát vị hoành.Ngoài ra còn có phương pháp cộng hưởng từ nhưng ít được sử dụng trong bệnh lý thoát vị hoành. Siêu âm thường được áp dụng hiệu quả ở giai đoạn bào thai và trẻ nhỏ để đánh giá thoát vị hoành bẩm sinh Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng. Mục tiêu chính cần đạt là thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Nâng đầu giường từ 10-15 cm (với đồ kê cứng) có thể ngăn dịch vị trào ngược và đến thực quản trong lúc ngủ.Có thể điều trị bằng thuốc như: Antacids, thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày. Các loại thuốc giảm sản xuất acid, gồm famotidine, ranitidine hoặc thuốc ức chế bơm proton như omeprazole.Nếu triệu chứng không được khắc phục hoặc xảy ra những biến chứng như sẹo, loét, xuất huyết thì cần thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp nội soi. Giảm cân nếu bạn thừa cân nhằm hạn chế diễn tiến của thoát vị hoành Bạn cần lưu ý tuân thủ một số điều trong thói quen sinh hoạt để có thể kiểm soát được thoát vị hoành như:Giảm cân nếu bạn thừa cân;Ăn chậm: ăn 4-5 bữa nhỏ thay vì ăn 1-2 bữa lớn;Tránh những thức ăn làm ợ chua như: socola, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt...Một khi, bệnh nhân có những dấu hiệu của rối loạn chức năng cơ hoành tốt nhất nên đi khám sớm, tránh biến chứng nặng như tình trạng yếu cơ hoành tiến triển thành liệt cơ hoành, khi đó việc điều trị sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời nhất tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
question_63604
Mổ bắc cầu mạch vành sống được bao lâu?
doc_63604
Động mạch vành có 3 nhánh lớn với nhiệm vụ đưa máu tới nuôi cơ tim. Nếu một nhánh mạch vành bị tắc sẽ gây hoại tử dẫn đến suy tim. Số lượng nhánh tắc càng nhiều thì suy tim càng nặng. Thực tế, đối với những người mắc bệnh mạch vành, tuổi thọ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ hẹp của động mạch. Tốc độ hẹp càng nhanh khi tuổi càng cao, đặc biệt ở những người mắc các bệnh như: tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường,...Phẫu thuật mổ bắc cầu mạch vành là phương pháp bắc những cầu nối tắt từ động mạch chủ giúp lưu thông máu tới các vùng tim bị tổn thương, chấm dứt các cơn đau thắt. Mô phỏng phẫu thuật bắc cầu mạch vành Bệnh mạch vành tuy là bệnh lý nguy hiểm, đe doạ tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào, nhưng nếu được điều trị tốt người bệnh có thể sống tới 70 - 80 năm, thậm chí lâu hơn. Ngày nay công nghệ y học phát triển vượt bậc, ngay cả khi bệnh tiến triển nặng phải đặt stent mạch vành, nếu được chăm sóc tốt người bệnh vẫn có thể sống thêm được 10 - 15 năm. Những yếu tố gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh. Có rất nhiều yếu tố làm giảm tuổi thọ của người bệnh dù đã thực hiện phẫu thuật mổ bắc cầu mạch vành. Bạn cần lưu ý:Các bệnh lý đi kèm Theo các chuyên gia, tình trạng hẹp động mạch vành có liên quan mật thiết với một số bệnh lý như sau:Bệnh tiểu đường: khi đường huyết tăng cao, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ trong cơ thể khiến hệ thống mạch máu bị tổn thương làm tăng độ hẹp mạch vành. Tỉ lệ người mắc bệnh mạch vành kèm bệnh đái tháo đường có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những bệnh nhân khác.Cholesterol cao gây xơ vữa động mạch. Tăng huyết áp gây ra xơ cứng mạch máu, các động mạch trở nên hẹp và chậm lưu thông khi huyết áp tăng cao không kiểm soát.Người mắc bệnh thận lâu năm có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao. Chế độ sinh hoạt, lối sống. Hút thuốc lá, thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động,... rất có hại cho tim mạch và khiến các chức năng tim suy giảm. Tâm lý không ổn định. Tâm lý căng thẳng, áp lực, cảm xúc tiêu cực làm co thắt mạch máu, các mảng xơ vữa có điều kiện phát triển khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, có nguy cơ nhồi máu cơ tim.Tiền sử gia đình có người nhà mắc bệnh tim. Nếu có người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị, em ruột mắc bệnh tim thì bạn nên đi khám tầm soát càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có hướng điều trị sớm.Cách kiểm soát giúp người bệnh tăng thêm tuổi thọ. Thay đổi lối sống. Không hút thuốc lá, uống bia rượu. Thường xuyên tập thể dục, có thể chọn đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Kiểm soát cân nặng tránh béo phì, duy trì cân nặng hợp lý lâu dài. Ngủ đủ giấc từ 7 - 9 tiếng, không ngủ quá ít. Chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường chất xơ, vitamin từ các loại củ quả, rau xanh, ngũ cốc và thực phẩm chứa nhiều Omega 3 Giảm lượng đường, muối trong các bữa ăn. Kiêng ăn các chất béo hoàn toàn. Dùng thuốc theo đúng chỉ định. Bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý dùng thuốc hoặc ngừng thuốc, nên tái khám theo lịch hẹn để theo dõi, kiểm soát tiến triển của bệnh.Bạn có thể dùng thêm các loại thuốc thảo dược nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc “mổ bắc cầu mạch vành sống được bao lâu”.
doc_3163;;;;;doc_60479;;;;;doc_39170;;;;;doc_48902;;;;;doc_20739
Hơn 20 năm qua, từ những ca phẫu thuật mạch vành lẻ tẻ tại một số trung tâm phẫu thuật lớn trong cả nước đến nay nó đã trở thành phẫu thuật ... Hơn 20 năm qua, từ những ca phẫu thuật mạch vành lẻ tẻ tại một số trung tâm phẫu thuật lớn trong cả nước đến nay nó đã trở thành phẫu thuật thường quy ở nhiều bệnh viện tại các thành phố lớn ở nước ta. Có hàng ngàn bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành. Bệnh lý mạch vành là nguyên nhân thường gặp nhất trong các bệnh lý tim mạch ở người lớn tuổi. Nó gây ra do sự lắng đọng cholesterol vào thành của động mạch vành làm cản trở dòng máu đến nuôi cơ tim. Các bệnh lý động mạch vành thường gây ra những triệu chứng đau ngực hoặc nặng nề là nhồi máu cơ tim. Điều trị bệnh lý động mạch vành bao gồm thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, giảm cân nặng, giảm cholesterol, kiểm soát đái tháo đường, tăng huyết áp. Bỏ thuốc lá nếu có thể. Nhiều bệnh nhân cần phải dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần phải can thiệp lập lại dòng chảy động mạch vành bằng cách đặt stent hoặc mổ bắc cầu nối động mạch vành. Phẫu thuật cầu nối động mạch vành là tạo ra một mạch máu mới nhằm cung cấp máu đến vùng cơ tim mà mạch vành bình thường bị nghẽn tắc. Trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng ít nhất một mạch máu là động mạch vú trong làm cầu nối. Các mạch máu khác có thể dùng làm cầu nối là mạch ở chân (tĩnh mạch chân) hoặc ở tay (động mạch). Hầu hết các ca, phẫu thuật phải mở một đường mổ ở giữa ngực. Trong nhiều trường hợp, phẫu thuật sẽ tiến hành trên quả tim ngừng đập (dùng tim phổi nhân tạo). Nhưng cũng có trường hợp bác sĩ phẫu thuật khi tim đang đập. Những điều cần làm sau khi phẫu thuật Sau phẫu thuật vài giờ bệnh nhân sẽ được rút nội khí quản cùng một số các ống nối ở ngực. Lúc này người bệnh vẫn được truyền một số thuốc và dịch truyền, một số có thể được truyền máu. Ngoài aspirin, các thuốc khác như chẹn bêta, ức chế men chuyển, các thuốc hạ mỡ máu cũng sẽ được kê cho bệnh nhân. Sau ngày đầu tiên, bệnh nhân đã có thể dậy và đi lại. Hầu hết các bệnh nhân sau phẫu thuật đều hồi phục nhanh chóng và ra viện một tuần sau phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành. Người bệnh có thể đi xe đạp hoặc xe máy sau 3 tuần phẫu thuật và quan hệ vợ chồng sau 3 - 4 tuần sau phẫu thuật. Giới hạn nhiều nhất là hoạt động liền vết thương của xương ức. Như các xương khác, xương ức sẽ hồi phục hoàn toàn ở tuần thứ 12. Vì vậy, các hoạt động tập thể dục hoặc các hoạt động thể thao hoặc các công việc nặng nên tránh khi xương ức hồi phục hoàn toàn. Các biến chứng thường gặp ngay sau phẫu thuật cầu nối động mạch vành là nhịp tim nhanh và không đều (rung nhĩ). Các biến chứng nguy hiểm hơn thường gặp là tai biến mạch não (1 - 2% bệnh nhân) và nhiễm trùng xương ức (1 - 2% bệnh nhân). Trở lại với công việc phụ thuộc nhiều vào tình trạng hồi phục của bệnh nhân cũng như phụ thuộc vào công việc có đòi hỏi nhiều các hoạt động nặng hay không. Nếu làm công việc nhẹ nhàng như ở trong văn phòng, người bệnh có thể trở lại làm việc sớm từ 4 - 6 tuần sau phẫu thuật. Nếu làm những hoạt động tay chân như xây dựng, mang vác nặng, bạn có thể trở lại làm việc hoàn toàn sau 12 tuần. Bạn cũng có thể trao đổi với thầy thuốc về công việc để bác sĩ có thể có lời khuyên giúp bạn trở lại với công việc. Sau phẫu thuật cầu nối động mạch vành, người bệnh nên đi kiểm tra đều đặn. Các bác sĩ sẽ theo dõi các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân để điều chỉnh như mức cholesterol, huyết áp, đường máu. Kiểm soát cân nặng và bỏ thuốc lá là hai yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật.;;;;;Bệnh mạch vành là bệnh lý nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và kiểm soát tốt người bệnh có thể sống được rất nhiều năm. Người mắc bệnh lý mạch vành cần được phát hiện và điều trị sớm Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này! Tuy nhiên, người bị bệnh mạch vành có thể sống thọ như người bình thường nếu phát hiện sớm và điều trị đúng đắn. Thông thường, người bệnh mạch vành có thể sống tới 70, 80 tuổi, thậm chí như người bình thường nếu phát hiện sớm và có hướng điều trị đúng đắn. Đặc biệt là phòng tránh được cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ - rủi ro nguy hiểm người bệnh mạch vành có thể gặp phải rất dễ dẫn đến tử vong. Người bị bệnh mạch vành có thể sống được 70, 80 tuổi nếu phát hiện bệnh và điều trị kịp thời Ngay cả những người bệnh mạch vành có mức độ tắc hẹp lớn, phải can thiệp đặt stent mạch vành cũng hoàn toàn có thể tăng tuổi thọ tới 10-15 năm hoặc lâu hơn nếu được điều trị, chăm sóc sau đặt stent tốt. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bệnh mạch vành sống được bao lâu Tuy nhiên, tuổi thọ này cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, ví dụ như tuổi tác, lối sống và sinh hoạt, mức độ bệnh và sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Cụ thể: 2.1 Bệnh lý đi kèm theo Đái tháo đường: Bệnh nhân bị bệnh mạch vành kèm theo đái tháo đường có tỷ lệ tử vong trong 15 năm là khoảng 65%, cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân không mắc đái tháo đường. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao kéo dài, quá trình oxy hóa trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ. Hậu quả khiến cho hệ thống động mạch lớn và vi mạch vành đều bị tổn thương, tăng mức độ tắc hẹp mạch vành và nhồi máu cơ tim.Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tổn thương xơ cứng mạch máu, kết hợp với mảng xơ vữa sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim ở người mắc bệnh mạch vành.Rối loạn mỡ máu: Tăng Cholesterol là nguyên liệu chính tạo nên mảng xơ vữa động mạch. Do đó, nếu bị rối loạn mỡ máu, rủi ro tới sức khoẻ sẽ phải đối mặt cũng cao hơn. 2.2 Chế độ ăn uống sinh hoạt Thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, chế độ ăn chứa nhiều chất béo no, ít vận động hay căng thẳng đều tạo điều kiện cho các mảng xơ vữa phát triển và bệnh mạch vành trở nên trầm trọng hơn. Tránh xa thuốc lá giúp người bệnh lý mạch vành tăng tuổi thọ và sống khỏe mạnh Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân bệnh mạch vành. 3. Cách giúp người bệnh mạch vành gia tăng tuổi thọ Dưới đây là một số biện pháp giúp người bị bệnh mạch vành tăng tuổi thọ và sống khỏe mạnh, giúp bệnh nhân giảm bớt nỗi lo về việc người mắc bệnh mạch vành sống được bao lâu: Thường xuyên tập thể dục: bạn nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và 150 phút mỗi tuần, lựa chọn những môn thể dục phù hợp với sức khỏe và tập với cường độ tăng dần. Một số môn thể dục bạn có thể tập như đi bộ, yoga, dưỡng sinh, tập thể dục nhịp điệu...Giảm lượng chất béo no, cholesterol, đường, muối trong bữa ăn hàng ngày: bạn không cần phải kiêng ăn hoàn toàn chất béo. Thay vào đó dùng các chất béo không no như dầu olive, dầu từ cá...Nên hạn chế chất bột đường, bởi vì trong nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều chất bột đường còn làm tăng mỡ máu nhanh hơn việc sử dụng chất béo. Giảm natri đưa vào cơ thể để gánh nặng cho tim và thận.Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất: như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu omega-3 như cá béo để hạn chế tăng cholesterol máu. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ giúp người bị bệnh mạch vành tăng tuổi thọ Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, các đồ uống có cồn.Tránh xa khói thuốc lá: Bởi vì các chất độc có trong khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành, đồng thời các chất gây ra co mạch máu, làm gia tăng triệu chứng của đau thắt ngực và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.Giảm cân nếu thừa cân: Thừa cân ở người châu Á được xác định khi chỉ số BMI từ 23 trở lên. Theo đó, người bệnh nên có chế độ ăn giảm năng lượng và tập thể dục để duy trì cân nặng hợp lý.Uống thuốc theo chỉ định: Hiện nay chưa có cách nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành. Mục tiêu điều trị là giúp kiểm soát bệnh, từ đó giúp giảm nguy cơ biến chứng và phát triển bệnh. Việc điều trị bao gồm kết hợp dùng thuốc với các giải pháp không dùng thuốc (tiết thực, vận động). Vì thế, bạn phải tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ và bạn không tự ý ngưng thuốc khi chưa được chỉ định.Hạn chế căng thẳng: Nên có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh căng thẳng vì đây là nguyên nhân khiến bệnh lý mạch vành tăng nặng.Kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp, mỡ máu, đường huyết: dùng thuốc theo chỉ định.Thăm khám định kỳ: điều này giúp bác sĩ biết bạn đã kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ tăng năng bệnh chưa, việc dùng thuốc có ảnh hưởng tới cơ thể hay không... Từ đó, đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị tiếp theo phù hợp.Bổ sung thảo dược hỗ trợ: trong những năm gần đây, việc sử dụng thảo dược đang là xu hướng mới trong điều trị bệnh mạch vành được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Tại Viện Hàn Lâm Khoa học Nga, các nhà khoa học đã tiến hành hơn 600 nghiên cứu và phát hiện Dihydroquercetin từ chiết xuất thông Dahurian có rất nhiều lợi ích trên tim và mạch máu.Đó là khả năng cải thiện tuần hoàn mạch vành, vi mạch vành (mạch máu nhỏ nằm sâu trong cơ tim, chiếm 50% lượng máu nuôi tim), giảm cholesterol máu, chống xơ vữa mạch và làm tan cục máu đông. Từ đó làm tăng lưu thông máu đến tim, giảm đáng kể tình trạng đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, phòng tránh nhồi máu cơ tim, đột quỵ não....Tại Việt Nam, đã có sản phẩm chứa chiết xuất Thông Dahurian, bạn nên tham khảo để có được hiệu quả điều trị bệnh mạch vành tốt nhất!Tóm lại, bệnh mạch vành sống được bao lâu phụ thuốc rất nhiều yếu tố. Nếu bạn kiểm soát tốt các yếu tố làm tăng nguy cơ khiến bệnh phát triển nặng thì sẽ gia tăng được tuổi thọ. Đừng quên thăm khám định kỳ để có những biện pháp can thiệp phù hợp sớm nhất.;;;;;Phẫu thuật mổ bắc cầu mạch vành cho phép máu từ động mạch chủ đi vượt qua chỗ hẹp trong lòng mạch để tiếp tục lưu thông vùng mạch vành sau chỗ hẹp để cung cấp đủ máu cho cơ tim. Tuy nhiên, bác sĩ cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định thực hiện mổ bắc cầu mạch vành cho bệnh nhân. 1. Phẫu thuật mổ bắc cầu mạch vành trong điều trị bệnh lý mạch vành Bệnh mạch vành chủ yếu gây ra bởi các mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu, dẫn đến hẹp lòng mạch và cản trở lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cho tế bào cơ tim. Khi các mạch máu bị hẹp nghiêm trọng, lượng máu đến cơ tim bị suy giảm nhiều, dẫn tới cơ tim bị thiếu một lượng oxy tương đối lớn, hậu quả gây ra các triệu chứng điển hình như đau thắt ngực, đau sau xương ức, bệnh nhân có cảm giác như tim bị bóp nghẹt, hoặc đau nặng ngực. Cơn đau thắt ngực có thể lan ra sau lưng, tới vùng vai, hàm, cổ và người bệnh đôi khi cảm thấy nghẹt thở. Nặng nề hơn, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim và ngưng tim, nguy cơ đột tử.Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là phương pháp hữu hiệu nhất trong điều trị các trường hợp hẹp động mạch vành nặng, giúp cải thiện đáng kể lượng máu đến nuôi cơ tim và chấm dứt các triệu chứng đau ngực. Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn ống ghép bằng tĩnh mạch hoặc động mạch làm “cầu nối” đến phía sau đoạn động mạch vành bị hẹp. Bác sĩ có thể dùng đoạn tĩnh mạch hiển ở chân và động mạch vú trong bên trong thành ngực để làm đoạn mạch ghép.Mặt khác, bệnh nhân không cần phải lo lắng suy nghĩ về chuyện mất một đoạn mạch máu mà bác sĩ dùng để làm ống ghép trong mổ bắc cầu mạch vành, bởi vì bản thân hệ thống mạch máu ở chân và tay rất phong phú, dù mất đi một đoạn mạch nhưng chúng vẫn có thể đáp ứng hoàn toàn đầy đủ hoạt động của cơ thể.Sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành, các tế bào cơ tim sẽ được tưới máu đầy đủ và các triệu chứng đau ngực, nặng ngực sẽ nhanh chóng biến mất, bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn nhiều. Bệnh mạch vành dẫn tới thiếu máu cơ tim 2. Ưu điểm khi mổ bắc cầu mạch vành Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là cách thức điều trị triệt để nhất đối với các bệnh lý mạch vành, đặc biệt là trong trường hợp nhiều nhánh mạch vành cùng lúc đều bị hẹp hoặc có một nhánh bị hẹp tại nhiều chỗ. Đây cũng là biện pháp được khuyến cáo thực hiện khi người bệnh có tiền căn mắc đái tháo đường, thời gian sống còn dài, kèm theo các khiếm khuyết khác cần sửa chữa trong tim và nhất là nguy cơ xảy ra khi phẫu thuật có thể chấp nhận được.Về mặt lợi ích, phẫu thuật bắc cầu mạch vành có thể:Chấm dứt các cơn đau thắt ngực, cảm giác hụt hơi và nặng ngực.Giảm thiểu nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.Giúp kéo dài thời gian sống với trái tim khỏe mạnh hơn.Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có thể nhanh chóng chữa trị các triệu chứng của bệnh mạch vành, bao gồm cả việc làm biến mất những biểu hiện đau thắt ngực và có thể kéo dài tác dụng lên đến 10 - 15 năm kể từ lúc làm phẫu thuật. Trong trường hợp nghẽn mạch tái phát sau can thiệp đặt stent động mạch vành qua da, bệnh nhân có thể cần phải can thiệp lại bằng phẫu thuật. Nếu bệnh mạch vành trở nên nghiêm trọng hơn, ví dụ như nhiều động mạch bị tắc nghẽn cùng lúc và tâm thất trái đã bị suy yếu thì phẫu thuật bắc cầu mạch vành có khả năng kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ giúp tái lưu thông máu đến vùng tim bị tổn thương 3. Các biến chứng của phẫu thuật bắc cầu mạch vành Biến chứng khác có thể có sau mổ bắc cầu mạch vành bao gồm nhồi máu cơ tim trong hoặc ngay sau khi làm phẫu thuật (tỷ lệ xảy ra ít hơn 5%), sự suy yếu cơ tim (thường chỉ là tạm thời), rối loạn nhịp tim (đặc biệt là rung nhĩ), tràn dịch màng phổi (tích tụ dịch ở khoảng giữa phổi và thành ngực), nhiễm trùng tại vết mổ và rối loạn tri giác. Sau phẫu thuật lấy đoạn mạch máu, tay và chân bệnh nhân có thể biểu hiện sưng phù và có cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ nhanh chóng tự cải thiện trong thời gian ngắn. 4. 5. Cho đến hiện nay, tất cả các ca mổ đã được thực hiện thành công, với 100% bệnh nhân sống và ra viện sau mổ không xảy ra di chứng hoặc các biến chứng xảy ra sau mổ không đáng kể và đã được điều trị ổn định. Hầu hết các bệnh nhân đều không bị tác động bởi máy tuần hoàn ngoài cơ thể nếu trước đó chưa đặt quá nhiều stent hoặc mức độ bệnh chưa tiến triển đến quá nặng.;;;;;Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị bệnh động mạch vành. Để chuẩn bị tốt tâm lý trước khi phẫu thuật, bệnh nhân nên có một cuộc trò chuyện với bác sĩ phẫu thuật của mình để bản thân hiểu rõ hơn về những chuyện họ sắp phải đối mặt. 1. Tầm quan trọng của việc hiểu rõ về quá trình phẫu thuật bắc cầu mạch vành Lo lắng trước khi sắp phải đối mặt với các cuộc phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm bớt cảm giác lo sợ bằng cách đặt ra những vấn đề mà bản thân chưa hiểu rõ và nói chuyện trực tiếp với bác sĩ của mình.Bước đầu tiên để giảm nhẹ sự lo lắng trước khi phẫu thuật, bệnh nhân hãy nghĩ đến những lợi ích mà phương pháp này mang lại: Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG) sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt các triệu chứng đau ngực và khó thở khi gắng sức, hơn thế nữa đây là phương pháp điều trị giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành sẽ giúp bệnh nhân giảm nhẹ cảm giác đau ngực, khó thở Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể quay trở lại hoạt động bình thường, cải thiện khả năng gắng sức và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim trong tương lai, cải thiện tuổi thọ cho người bệnh. Chính vì thế, phẫu thuật bắc cầu là phương pháp điều trị vô cùng cần thiết, mang lại cho bệnh nhân rất nhiều lợi ích to lớn.Mặc dù đã hiểu rõ về những lợi ích mà phẫu thuật bắc cầu mang đến nhưng hầu hết mọi người vẫn cảm thấy lo lắng vì sắp phải đối mặt với một cuộc phẫu thuật tim lớn. Để giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên chủ động hỏi bác sĩ tim mạch những vấn đề xảy ra từ trước đến sau khi phẫu thuật: vì sao bệnh nhân nhất thiết phải phẫu thuật, trong quá trình mổ bệnh nhân có cần thiết sử dụng máy tim phổi nhân tạo hay không, bác sĩ phẫu thuật chính có kinh nghiệm như thế nào trong lĩnh vực điều trị bệnh động mạch vành... 2. Sáu điều bệnh nhân cần biết trước khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành Bên cạnh phẫu thuật bắc cầu, bệnh động mạch vành còn có thể được điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp đặt stent. Chính vì thế, bệnh nhân hãy nhờ bác sĩ giải thích chính xác phương pháp điều trị mà họ đề xuất và giải thích vì sao đó là lựa chọn tốt nhất cho tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.Trên thực tế, phẫu thuật bắc cầu mạch vành là phương pháp điều trị hàng đầu cho những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành, mang lại kết quả tốt nhất và lâu dài nhất. Bác sĩ sẽ giải thích với bệnh nhân vì sao phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là sự lựa chọn tốt nhất của họ Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể tạm thời ngừng tim bệnh nhân hoặc không. Dựa vào tình trạng tổn thương, giải phẫu cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp phù hợp tốt nhất.Trường hợp phải ngừng tim, bác sĩ sẽ kết nối cơ thể bệnh nhân cùng máy tim phổi nhân tạo để thay thế cho chức năng của tim và phổi duy trì sự sống của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật. Thông thường, sử dụng máu hồi sức tim phổi sẽ đạt được kết quả phẫu thuật tốt hơn. 2.3 Kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật Khi bệnh nhân biết càng nhiều thông tin về bác sĩ phẫu thuật chính của mình, họ sẽ càng có niềm tin về ca phẫu thuật của bản thân. Kinh nghiệm của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến một phần kết quả phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Chính vì thế, bệnh nhân hãy thẳng thắn hỏi kinh nghiệm của bác sĩ điều trị để bản thân không còn bất kỳ lo lắng nào trước khi phẫu thuật diễn ra. Kinh nghiệm của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến một phần kết quả phẫu thuật Thông thường, bác sĩ sẽ không đưa ra hạn chế cụ thể nào về chế độ ăn kiêng trước hoặc sau phẫu thuật. Tuy nhiên theo các bác sĩ, ăn uống lành mạnh sẽ mang lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe tim mạch của mọi người.Cắt giảm lượng carbohydrate, ăn nhiều rau, trái cây tươi, ăn uống điều độ và duy trì cơ thể khỏe mạnh là biện pháp phòng ngừa bệnh động mạch vành hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình khôi phục sức khỏe sau phẫu thuật diễn ra tốt hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bệnh nhân khôi phục sức khỏe sau phẫu thuật tốt hơn. Quá trình hồi phục của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tuổi tác và tình trạng thể chất trước khi phẫu thuật. Trường hợp bệnh nhân còn trẻ và khỏe mạnh, quá trình hồi phục có thể diễn ra nhanh chóng.Thông thường, bệnh nhân phải ở lại bệnh viện từ 5 đến 7 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật. Một số bệnh nhân có tình trạng thể chất tốt hơn có thể được xuất viện sớm hơn. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tránh nâng vật nặng và thực hiện các hoạt động gắng sức sau phẫu thuật để cơ thể có thời gian hồi phục. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bệnh nhân nên nằm trên giường, ngồi trên ghế suốt cả ngày dài. Hiện nay, để quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn, bệnh nhân nên tập đi lại ngay từ khi còn đang nằm viện.Sau khi về nhà, bệnh nhân có thể thực hiện hầu hết các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ngoại trừ việc nâng vật nặng và tập thể dục với cường độ cao. Hầu hết bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau ba đến bốn tuần. Bệnh nhân hãy giữ tâm trạng thoải mái trong hai tháng đầu tiên. Thông thường, cơ thể bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau khoảng 8 tuần. Bệnh nhân tránh tập thể dục với cường độ cao sau khi phẫu thuật;;;;;Đặt stent mạch vành là biện pháp can thiệp tim mạch giúp cải thiện tình trạng nhồi máu cơ tim, tuy nhiên không phải cứ đặt stent là khỏi bệnh mạch vành. Đặt stent mạch vành được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuổi thọ của một stent mạch vành còn tùy thuộc vào loại stent mà bệnh nhân lựa chọn. Stent mạch vành có thể tồn tại vĩnh viễn trong lòng động mạch. Hiệu quả chống tắc nghẽn mạch của stent chỉ duy trì được một thời gian nhất định.Tắc nghẽn mạch vành có thể tiếp tục xảy ra ở những vị trí khác của hệ thống mạch vành. Khi người bệnh không dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh có thể tái phát chỉ sau 1 – 2 năm, thậm chí 6 tháng sau khi đặt stent. Không phải cứ đặt stent mạch vạch xong là người bệnh khỏi hẳn bệnh mạch vành nên người bệnh cần chú ý tuân thủ chặt chẽ lời dặn của bác sĩ sau khi đặt stent. 2. Làm gì để giảm nguy cơ tái hẹp sau đặt stent Để kéo dài thời gian tái phát hẹp động mạch sau khi đặt stent người bệnh cần tuân thủ những chỉ định sau khi đặt stent bao gồm:Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.Tuân thủ sử dụng thuốc đều đặn và khám định kỳ vào thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm sau đặt stent. Đặt stent mạch vành Thời điểm 1 năm cần tái khám và làm nghiệm pháp gắng sức để kiểm tra khả năng tưới máu của cơ tim,Thay đổi chế độ ăn uống: Bỏ thuốc lá, rượu bia, giảm cân nếu có thừa cân béo phì. Giảm ăn mỡ động vật, các thức ăn chiên xào rán, hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể. Ăn nhiều rau xanh hoa quả,Vận động đều đặn mỗi ngày: Người bệnh không nên lái xe hoặc đi xa, không nên quan hệ tình dục trong 2 tuần sau khi thực hiện thủ thuật. Không nên tham gia những hoạt động thể lực mạnh, nên đi bộ nhẹ nhàng 30 - 60 phút mỗi ngày,Khi có dấu hiệu đau ngực, khó thở quá mức, ngừng ngay vận động, nghỉ ngơi và thông báo cho bác sĩ tình trạng bệnh,Khi phải dùng loại thuốc ngoài chỉ định cần thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể.
question_63605
Biểu hiện của việc mang thai và cách thử thai tại nhà hiệu quả
doc_63605
Có con là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ , do vậy khi có dấu hiệu chậm kinh hoặc nghi ngờ có thai, các chị em thường tự thử thai tại nhà. Nhưng không phải ai cũng thực hiện những cách thử thai tại nhà đúng và chính xác. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây: 1. Những biểu hiện của việc mang thai sớm Mệt mỏi kéo dài. Nếu như bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi liên tục dù không vận động mạnh và kèm theo đó là dấu hiệu trễ kinh thì bạn rất có thể đã mang thai. Chóng mặt và buồn nôn, đây cũng là những dấu hiệu ốm nghén quen thuộc. Do nội tiết tố thay đổi dẫn đến tâm trạng cũng thay đổi. Táo bón. Tiểu tiện nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Tức ngực. Chảy máu lấm tấm tại vùng kín,... Những dấu hiệu bên trên phần lớn là do sản phụ khi mang thai nội tiết tố thay đổi đột ngột dẫn đến ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Bên cạnh đó, khi mang thai, nhiều loại hormone sẽ có xu hướng hoạt động mạnh hơn dẫn đến nhiều biểu hiện đặc trưng khi sản phụ đang trong những tuần trăng đầu tiên của thai kỳ. Do những vấn đề trên mà bạn cần có những cách thử thai tại nhà để xác định có thai sớm và có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ thai nhi thích hợp. 2. Những cách thử thai tại nhà và những đặc điểm cần lưu ý Thử thai tại nhà là một trong những cách thức rất đỗi quen thuộc của nhiều người bởi nó thường cho ra kết quả nhanh chóng. Bằng việc sử dụng một số phương pháp khác nhau để phát hiện ra hormone Gonadotropin trong nước tiểu. Hormone Gonadotropin là loại hormone được sản sinh bởi những tế bào sẽ sinh trưởng và phát triển trở thành nhau thai. Khi trứng đã được thụ tinh sau 6 ngày, loại hormone này sẽ đi vào máu. Từ đó tác động đến nồng độ h CG trong cơ thể của người mẹ. Đối với một người mang thai, chỉ số HCG trong cơ thể sẽ tăng cao, lợi dụng đặc điểm này mà hiện nay rất nhiều phương pháp thử thai hiệu quả được ra đời. Hãy theo dõi để bỏ túi những cách thử thai tại nhà dưới đây: 2.1. Thử thai bằng que thử thai Thời gian thử thai chính xác nhất bằng que thử là sau 1 tuần khi nghi ngờ bản thân lệch, trễ kỳ kinh nguyệt. Chỉ sau thời gian sau đó, cơ thể sản phụ mới tiết ra đủ nhiều lượng h CG để khiến kết quả trên que thử được chính xác. Bên cạnh đó như đã nhắc ở trên, bạn cũng cần dự phòng que thử khác và thực hiện vào thời điểm khác để khẳng định được kết quả cuối cùng. Đây đồng thời cũng là một cách thử thai tại nhà mà không tốn quá nhiều công sức. 2.2. Cách sử dụng que thử thai tại nhà đúng cách Cách thử thai tại nhà an toàn và chính xác nhất là dùng que test thử thai. Tuy nhiên, bạn cần phải kiểm tra kỹ càng những thông tin trên bao bì sản phẩm và cũng như đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Điều đầu tiên mà bạn cần làm khi mua que thử thai là kiểm tra những thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng. Bởi đây chính là yếu tố trực tiếp quyết định đến kết quả của lần test thử thai của bạn. Bên cạnh đó, bạn không nên bảo quản que thử thai tại những nơi quá ẩm thấp như trong nhà tắm, nhà vệ sinh hoặc những nơi có ảnh hưởng trực tiếp từ nhiệt độ cao. Bởi vì những tác nhân này có thể sẽ khiến cho kết quả thử thai vô tình bị sai lệch hoặc vô tác dụng trong quá trình thử thai. Đừng quên việc quan trọng nhất trước khi nắm chắc được cách thử thai tại nhà là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Vì hiện tại, trên thị trường tồn tại rất nhiều sản phẩm thử thai, do đó, thể hiện kết quả trên que thử cũng khác. Nhiều yếu tố bên trong hoặc bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của việc tìm cách thử thai tại nhà. Trong đó, tình trạng vẫn thường gặp nhất là việc thể hiện kết quả dương tính giả mạo. Những trường hợp này xảy ra khi: Sử dụng những loại sản phẩm chức năng, thuốc hỗ trợ đậu trứng và hỗ trợ sinh sản có chứa hàm lượng h CG hoặc kích thích tiết nồng độ h CG trong máu nhiều. (trong nhiều trường hợp, h CG tăng cao do ăn những thực phẩm cụ thể tác động đến h CG) U nguyên bào nuôi. Bộ kit thử thai bị hỏng, hết hạn hoặc gặp phải tác nhân khác khiến nó phản tác dụng cho ra kết quả thử thai sai lệch. Bên cạnh đó, nếu như bạn nhận được kết quả thử thai là hai vạch, tuy nhiên, sau đó, bạn lại bị chảy máu giống như kỳ kinh thì có thể: 1 là que thử không chính xác bạn không có thai, 2 là bị thai sinh hóa. Xảy ra khi trứng sau khi thụ tinh bị ngừng phát triển, khi chưa làm tổ trong buồng tử cung. 2.4. Thời điểm thử thai thích hợp khi tìm cách thử thai tại nhà Thời điểm mà thai phụ thử thai tốt nhất là vào thời gian sáng sớm, khi trạng thái của nước tiểu trong thời kỳ cô đặc nhất. Trong thời gian này, nếu bạn tiến hành thử thai bằng que thử nhanh thì kết quả cho ra sẽ có tỷ lệ chính xác cao hơn bình thường rất nhiều lần.
doc_61147;;;;;doc_3154;;;;;doc_51719;;;;;doc_27329;;;;;doc_32401
1. Những triệu chứng báo hiệu nữ giới đang mang thai Đi tiểu nhiều hơn:Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công sẽ tạo thành hợp tử, dần phát triển thành phôi thai bám vào thành tử cung của người phụ nữ. Sau 6 tuần phôi thai và tử cung đều sẽ lớn dần, chèn ép vào bàng quang ở lân cận. ngoài ra nồng độ HCG tăng cao trong giai đoạn thai kỳ cũng khiến phụ nữ hay buồn tiểu và tần suất đi tiểu nhiều hơn so với trước khi mang thai. Nhạy cảm với mùi vị, ốm nghén, thói quen ăn uống thay đổi:Thời gian đầu mang thai, phụ nữ sẽ cảm thấy nhạy cảm hơn với mùi vị, khó chịu hơn do hay bị buồn nôn, nôn oẹ. Đây được coi là tình trạng ốm nghén khiến hormone trong cơ thể thay đổi, bạn nhanh đói và thèm ăn hơn, đôi khi đặc biệt cảm thấy ưa thích một món ăn nào đó. Ốm nghén là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của mang thai Ngực căng, đau tức ngực, vòng ngực to hơn:Dấu hiệu này sẽ xuất hiện ngay sau tuần đầu tiên đậu thai. Nguyên nhân là do sau khi thụ tinh thành công nồng độ hormone sẽ có sự thay đổi đáng kể. Điều này khiến cho tuần hoàn máu đi tới phần ngực sẽ nhiều hơn, dẫn tới thay đổi màu sắc nhũ hoa trở nên thâm hơn và làm căng bầu ngực. Hiện nay để xét nghiệm phát hiện thai kỳ sẽ có 3 phương pháp chính, đó là: sử dụng que thử thai, xét nghiệm máu, siêu âm. Ưu và nhược điểm của các phương pháp này như sau:Dùng que thử thai: Biện pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện ít, bạn không cần phải đến tận phòng khám hay bệnh viện để tiến hành. Tuy nhiên nó cũng tồn tại một nhược điểm đó là không đảm bảo tính chính xác cho kết quả nếu áp dụng không đúng cách hoặc test không đúng thời điểm. Siêu âm: cùng với xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, phương pháp này đem lại kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao. Ngoài ra còn giúp nhận biết xem thai đã vào buồng tử cung hay chưa và xác định tuổi của thai, cũng như đánh giá những phát triển bất thường ở thai. Tuy nhiên nhiều trường hợp thai nhỏ chưa vào buồng tử cung thì siêu âm cũng sẽ không biết được có thai hay không. Xét nghiệm máu: Riêng đối với phương pháp xét nghiệm máu, đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất có thai hay không. Xét nghiệm máu sẽ dựa trên nồng độ của nội tiết tố h CG. Đây là hormone được tiết ra từ các tế bào cấu tạo nên nhau thai, do đó nó chỉ tăng cao khi cơ thể người phụ nữ có thai. h CG có nhiệm vụ nuôi dưỡng hợp tử và phôi thai khi đã vào buồng tử cung. CG nên đây là phương pháp giúp chẩn đoán mang thai từ rất sớm. Sau đây là cách đọc chỉ số h CG để dự đoán khả năng mang thai:h CG < 5 ml U/ml: chưa thể kết luận đã mang thai;h CG > 25 ml U/ml: có thể khẳng định đã mang thai;h CG từ 5ml U/ml đến < 25 ml U/ml: cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Cứ sau 2 ngày lượng h CG lại tăng lên gấp đôi. Sang đến tuần thai thứ 15 - 16 nồng độ h CG sẽ có xu hướng giảm dần. h CG sẽ biến mất sau vài tuần sinh xong. Sự biến đổi của hormone này sẽ tiết lộ nhiều vấn đề về thai kỳ. Cụ thể:Đối với những người có thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con) thì nồng độ HCG sẽ không tăng lên gấp đôi mà có thể tăng hoặc giảm thất thường; Trong trường hợp sảy thai hoặc thai lưu, nồng độ HCG giảm xuống;Nếu h Ngoài việc xét nghiệm máu để chẩn đoán có thai hay không thì khi có thai bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm máu để kiểm tra:Sàng lọc trước sinh các dị tật thai do bất thường nhiễm sắc thể;Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng như: Rubella, CMV,... ;Đánh giá tình trạng thiếu máu, cũng như sàng lọc các bệnh lý về máu như: tan máu Thalasemia;Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ mẹ sang con như : viêm gan B, HIV,... ;Xác định nhóm máu. Xét nghiệm máu thử thai đem lại rất nhiều lợi ích;;;;; Nếu vợ chồng bạn đã trải qua việc khám sức khỏe tiền hôn nhân và mọi thứ đều bình thường, việc quan hệ thường xuyên và không sử dụng biện pháp phòng tránh sẽ gia tăng khả năng thụ thai. Trong chu kỳ mỗi tháng, buồng trứng của phụ nữ sẽ rung 1-3 trừng. Nếu vợ chồng có quan hệ từ 1-2 ngày sau rụng trứng, tinh trùng sẽ có xác suất được thụ tinh cao hơn. Tinh trùng và trứng kết hợp tạo thành phôi nang, phôi này sẽ di chuyển về tử cung là làm tổ tại đó, hình thành phôi thai. Vào thời điểm này, cơ thể phụ nữ bắt đầu thay đổi và xuất hiện những dấu hiệu mang thai đầu tiên. 2. 11 cách nhận biết mang thai sớm từ chuyên gia Những dấu hiệu báo thai có thể xuất hiện ở những thời điểm khác nhau với từng trường hợp. Một số triệu chứng có thể không xảy ra ở một số người, tùy vào thể chất và thể trạng tâm lý. Trong những tuần mang thai đầu tiên, bạn có thể gặp những dấu hiệu sau. Sử dụng que thử và chẩn đoán tại bệnh viện là cách nhận biết bạn đang có thai chính xác nhất. 2.1 Chậm kinh nguyệt – Dấu hiệu nhận biết mang thai dễ nhất Trong quá trình mang thai, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện. Khi quá trình thụ thai hoàn tất, cơ thể phụ nữ sẽ sản sinh ra Hormone hCG giúp duy trì thai kỳ và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng. Que thử thai có thể phát hiện ra lượng hCG trong nước tiểu ngay sau 5-7 ngày trễ kinh. Nếu kết quả là dương tính, bạn hãy đi khám để xác định chính xác liệu bạn có mang thai hay không để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ. Trong quá trình mang thai, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện 2.2 Đau quặn từng cơn, ra máu bất thường ở âm đạo Máu bất thường ở âm đạo có thể xuất hiện ở tuần thứ 4 mang thai của phụ nữ. Trong thời gian này, phôi nang làm tổ ở lớp nội mạc tử cung, xảy ra hiện tượng xuất huyết hay còn gọi là máu báo thai. Máu này rất dễ bị nhầm với máu kinh nguyệt, các bạn nên lưu ý phân biệt ở những điểm sau: -Cảm quan màu sắc: Máu báo thai không có màu đỏ tươi như máu kinh mà thường nhạt màu hơn, hoặc ngả nâu nhạt/ -Lượng máu: Máu báo thai không ra nhiều như máu kinh, rỉ trên quần một lượng nhỏ và kéo dài khoảng 2-3 ngày. -Ảnh hưởng: Quá trình ra máu báo thai có thể kèm theo những cơn đau quặn vùng bụng dưới và quanh xương chậu. Nhìn chung cơn đau này không quá nguy hiểm. 2.3 Căng tức bùng bầu ngực Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ khi thụ thai có thể làm bơm máu mạnh đến các mạch máu vùng bầu ngực. Cảm giác căng tức ở phần bầu ngực hay thậm chí là đậm màu hơn ở phần núm vú có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai. Không cần quá lo lắng về tình trạng này, bạn có thể chườm khăn ấm và massage nhẹ để các cơn đau dịu lại. 2.4 Đi tiểu nhiều, có cảm giác đau rát nhẹ Bắt đầu từ khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 trong thai kỳ, sự thay đổi về hormone trong cơ thể có thể kéo theo việc cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn. Một số phụ nữ chia sẻ họ gặp tình trạng nóng rát hoặc đau nhẹ khi đi tiểu, trong trường hợp đó, bạn nên đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đảm bảo rằng bạn không bị nhiễm trùng đường tiết niệu. 2.5 Buồn vui thất thường, dễ xúc động Cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi khi mang thai, lượng hormone estrogen và progesterone dễ dẫn đến sự thay đổi cảm xúc thấy thường. Nhiều phụ nữ chia sẻ, họ cảm thấy dễ buồn, xúc động hoặc tủi thân trong khi mang thai. Đây là điều mà người thân thai phụ nên đặc biệt quan tâm, thời gian mang thai là lúc phụ nữ cần sự chăm sóc và quan tâm nhiều nhất. Cách nhận biết mang thai qua sự thay đổi cảm xúc bất thường 2.6 Cách nhận biết mang thai: Thường xuyên táo bón Việc biến đổi nội tiết trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai. Quá trình tiêu hóa diễn ra phức tạp hơn, đồng thời phụ nữ dễ bị cảm giác khó chịu với các loại rau xanh dẫn đến tình trang táo bón. Để khắc phục điều này, bạn có thể bổ sung các loại vitamin tổng hợp hoặc kết hợp tập thể dục tại nhà để cải thiện hệ tiêu hóa. 2.7 Buồn nôn, ốm nghén Ốm nghén là dấu hiệu khá rõ của việc mang thai. Cơ thể bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hơn và các cơn buồn nôn xuất hiện dày đặc. Việc ốm nghén có thể sẽ làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của bạn nhưng không gây nguy hiểm cho bào thai. Hiện tượng buồn nôn thông thường sẽ giảm bớt khi bước vào tuần 18-20 của thai kỳ. 2.8 Đau lưng – Cách nhận biết mang thai dễ bị bỏ qua Khi mang thai, mọi cơ quan trong cơ thể đều “điều tiết” để kịp thích nghi với gia đoạn mới. Các dây chằng ở vùng lưng dần phải chịu áp lực từ việc mang thai, tự động “nới” ra, có thể gây nên tình trạng đau lưng kéo dài. 2.9 Dấu hiệu đậu thai: Tăng nhịp tim, bỗng nhiên khó thở, hụt hơi. Khi thai khi được 8 tuần tuổi, các dấu hiệu về sức khỏe có thể xuất hiện dày đặc hơn. Tim của bạn có thể đập rất nhanh, gây ra hiện tượng hồi hộp, lo âu. Bên cạnh đó, niêm mạc tử cung dày lên tạo điều kiện cho phôi thai làm tổ cũng là nguyên nhân khiến bạn bị khó thở hoặc hụt hơi trong khoảng thời gian đầu mang thai. 2.10 Chóng mặt, huyết áp giảm Các mạch máu của giãn ra trong quá trình mang thai có thể gây nên hiện tượng giảm huyết áp bất thường ở phụ nữ mang thai. Đây cũng là một chỉ số cần được bác sĩ theo dõi trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe ổn định cho mẹ bầu. Việc giảm huyết áp cũng gây nên tình trang chóng mặt, choáng váng nhẹ khi đứng lên ngồi xuống bất ngờ. Khi mang thai, phụ nữ nên chú ý bổ sung các sản phẩm giàu sắt, ăn đúng và đủ bữa để giữ sự cân bằng cơ cơ thể. Huyết áp là một chỉ số được bác sĩ theo dõi trong suốt thai kỳ 2.11 Phụ nữ có thai thường nhạy cảm với mùi vị Nếu bạn vốn là người dễ chịu với các loại hương vị, bỗng cảm thấy khó chịu với một mùi thức ăn xào nấu hay nước hoa quen thuộc, nhiều khả năng bạn đang mang thai. Nồng độ estrogen tăng lên cao trong 3 tháng đầu khi mang thai có thể làm khứu giác của phụ nữ trở nên đặc biệt nhạy cảm. Đây cũng là nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn thường gặp ở mẹ bầu. Trên đây là 11 tín hiệu báo thai sớm nhất ở phụ nữ. Để có kết quả chính xác nhất, chị em nên tới bệnh viện uy tín để được siêu âm và tư vấn, chăm sóc trong suốt thai kỳ.;;;;;1. Sự cần thiết của việc phát hiện sớm mình mang thai Có thể nói, việc nhận biết sớm mình có thai hay không là một trong những quan tâm hàng đầu của chị em phụ nữ hiện nay. Điều này không chỉ giúp các mẹ bầu chuẩn bị tâm lý cho những thay đổi của cơ thể và cuộc sống, mà còn để chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình và của thai nhi. Khi sớm biết bản thân đã mang thai, chị em có thể: Sớm biết mình có thai giúp chị em chủ động trong thai kỳ – Chuẩn bị tâm lý và các điều kiện để chăm sóc bản thân và thai nhi tốt hơn – Kiểm tra sức khỏe thai nhi để phát hiện các vấn đề sớm và điều trị kịp thời – Có thể đưa ra quyết định về việc tiếp tục hay kết thúc thai kỳ trong trường hợp có những vấn đề không mong muốn. 2. Làm thế nào để sớm biết mình mang thai 2.1 Nhận biết qua 10 biểu hiện có thai trong những tuần đầu – Vùng ngực có sự thay đổi: Một trong những biểu hiện có thể sớm nhận biết mình mang thai đó là vùng ngực có cảm giác sưng, đau, quan sát màu sắc núm vú thấy màu sẫm và quầng vú lớn hơn. Nguyên nhân hiện tượng này chính là do hormone thai kỳ (hCG) tăng lên tác động đến hình dáng và kích cỡ của ngực, thỉnh thoảng sẽ thấy tức ngực. Hiện tượng này thường diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và mất dần sau đó, khi mà cơ thể đã tự điều chỉnh theo sự thay đổi của nội tiết tố. Chị em có thể nhận biết có thai qua các biểu hiện ở những tuần đầu sau khi quan hệ – Ra máu báo thai: Dấu hiệu điển hình và hầu hết các chị em sẽ gặp phải, máu báo thai có thể xuất hiện trong tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 của thai kỳ. Đó là một vài vệt máu nhỏ, màu hồng, đỏ hoặc nâu và xuất hiện trong vòng 1-2 ngày. Hiện tượng này có thể đi kèm với một vài biểu hiện lạ ở âm đạo như tiết dịch trắng đục như màu sữa (dịch này xuất hiện thường xuyên trong thai kỳ). Tuy nhiên, chị em cần phân biệt được rõ ràng giữa hiện tượng này với các triệu chứng của bệnh lý phụ khoa. Thông thường, các bệnh phụ khoa sẽ khiến cho âm đạo có mùi, dịch tiết ra màu vàng, nâu kèm lẫn máu. Để chắc chắn mình có phải do tình trạng viêm nhiễm phụ khoa gây ra hay không, chị em cần đi khám để được chẩn đoán chính xác. – Đi tiểu nhiều lần trong ngày: Sau khi quá trình thụ tinh thành công trong 2-3 tuần đầu, chị em sẽ cảm thấy mắc tiểu thường xuyên và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do lượng máu bơm lên thận để lọc nhiều hơn khiến thận phải hoạt động liên tục. Cũng có thể do trong thời điểm này khi thai nhi bắt đầu lớn, tử cung bắt đầu chèn ép lên bàng quang khiến chị em phải đi tiểu thường xuyên. – Ốm nghén và buồn nôn: Đây được xem là một trong những dấu hiệu chính xác khi chưa có kinh sau khi quan hệ. Thường xảy ra sau khoảng 6 tuần kể từ khi quá trình thụ tinh thành công, chị em sẽ bắt đầu cảm thấy buồn nôn thường xuyên, đặc biệt là khi ngửi mùi thức ăn, mùi nước hoa… Tuy nhiên, mức độ ốm nghén và buồn nôn có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Một số trường hợp chỉ có biểu hiện nhẹ trong vòng 1-3 tháng, trong khi đó, một số khác có biểu hiện nặng và kéo dài suốt thai kỳ. Nguyên nhân gây ốm nghén vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu, tuy nhiên, nhiều giả thuyết cho rằng dấu hiệu này liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi của các hàm lượng hormone trong cơ thể. – Thân nhiệt cơ thể tăng lên: Trong những ngày đầu mang thai, nhiều chị em sẽ cảm thấy thân nhiệt của mình tăng lên một cách đáng kể. Hiện tượng này là bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Khi trứng đã được thụ tinh, cơ thể phụ nữ sẽ phát triển một lớp tế bào gọi là niêm mạc tử cung, nhằm giữ cho thai nhi ở trong tử cung và cung cấp chỗ ở và dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Khi niêm mạc tử cung phát triển, nó sẽ tạo ra nhiều hormone, trong đó có progesterone làm tăng sản xuất nhiệt và tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, thân nhiệt tăng cũng có thể được giải thích bởi việc tăng tốc chuyển hóa chất béo trong cơ thể để cung cấp năng lượng cho sự phát triển của thai nhi. Khi chuyển hóa chất béo tăng, nó sẽ sản sinh nhiệt lượng và dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể. Sự thay đổi nồng độ hormone khiến chị em gặp phải một số triệu chứng phiền toái – Cơ thể mệt mỏi, uể oải: Một số chị em sẽ cảm thấy cơ thể trở nên mệt mỏi ngay từ những tuần đầu mang thai. Lý giải cho hiện tượng này có thể xuất phát từ sự thay đổi nồng độ hormone kèm với các yếu tố khác. – Cảm thấy khó thở và hụt hơi: Ở những ngày đầu mang thai, chị em sẽ có thể cảm thấy khó thở và dễ bị hụt hơi. Nguyên nhân là do cơ thể chưa quen với sự thay đổi hormone, khi thai càng lớn thì nhu cầu cung cấp oxy cho bào thai càng cao, khiến cho cơ thể mẹ tự điều chỉnh, mẹ sẽ phải hít nhiều oxy hơn trong từng lần thở. – Xuất hiện rôm sảy – Biểu hiện có thai sớm: Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những vùng da nhiều nếp gấp, bởi khi thân nhiệt tăng lên khiến lượng mồ hôi không kịp đào thải khiến xôm sảy xuất hiện. – Đầy hơi, táo bón: Hiện tượng này có thể là biểu hiện có thai sau 1 tuần, nguyên nhân cũng xuất phát từ sự thay đổi hormone ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. – Tâm trạng thay đổi thất thường: Biểu hiện này cũng xuất hiện phổ biến với chị em phụ nữ, chúng cũng do nồng độ hormone tăng cao trong quá trình mang thai. Từ đó có thể làm cho chị em cảm thấy như bị đảo lộn cảm xúc, từ hạnh phúc đến lo lắng, từ vui mừng đến sợ hãi. Việc phát hiện những dấu hiệu mang thai sớm là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho thai kỳ. Khi quan sát cơ thể có các biểu hiện của việc có thai, chị em nên đi khám thai để được các bác sĩ tư vấn và tiến hành các bước kiểm tra. Chị em cũng có thể kiểm tra bằng que thử thai tại nhà trước khi tiến hành thăm khám. Khi có các biểu hiện có thai, chị em nên tiến hành thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác – Điều chỉnh chế độ ăn uống: Việc ăn uống đầy đủ và cân bằng là rất quan trọng trong thai kỳ. Phụ nữ cần tăng cường sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. – Vận động nhẹ nhàng: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng như buồn nôn và mệt mỏi. Tuy nhiên, phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. – Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý: Việc thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi và căng thẳng, giúp phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh. – Hạn chế các chất gây hại: Nên hạn chế sử dụng các chất gây hại như thuốc lá, rượu bia hay các loại thuốc khác mà không có chỉ định của bác sĩ.;;;;;Ngay sau quá trình thụ thai khoảng 2 tuần cơ thể đã có thể báo cho bạn biết một số dấu hiệu mang thai. 1. Những dấu hiệu mang thai thường thấy 1.1. Chảy máu vùng kín, khí hư có sự thay đổi Khí hư thay đổi, chảy máu vùng kín được coi là dấu hiệu phổ biến của mang thai. Tuy nhiên không phải ai có dấu hiệu này cũng mang thai bởi có rất nhiều bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... có những biểu hiện tương tự. Thông thường chị em sẽ phát hiện thấy vết máu đỏ nhạt trong quần lót trước 1 đến 2 ngày hành kinh, đây chính là máu của bào thai. Do khi làm tổ, bào thai bám vào các lớp niêm mạc tử cung khiến chúng bị bong ra và chảy máu. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục. Vào thời gian đầu mang thai, khí hư của phụ nữ có sự thay đổi, cụ thể là xuất hiện nhiều khí hư có máu trắng đục. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường như nếu khí hư có màu hoặc mùi lạ thì chị em nên đi khám phụ khoa để kiểm tra. 1.2. Thay đổi tiết dịch âm đạo và màu sắc vùng kín Tiết dịch âm đạo thường ra nhiều hơn trong thời kỳ mang thai, đây là hiện tượng hết sức bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn chú ý không nên thụt rửa âm đạo bởi hành động này có thể khiến da bị kích ứng, làm mất cân bằng nồng độ p H tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Thay đổi màu sắc của vùng kín thường thể hiện vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Ban đầu âm hộ thường có màu hồng nhưng khi có thai sẽ chuyển dần thành màu tím thẫm. Nguyên nhân là do mô ở những khu vực này được cung cấp lượng máu nhiều hơn bình thường. 1.3. Trễ kinh nguyệt Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của việc mang thai. Nếu hơn 1 tháng kỳ kinh nguyệt chưa quay lại thì khả năng mang thai là rất cao. Kinh nguyệt sẽ không xuất hiện ít nhất là 9 tháng kể từ khi có thai. Tuy nhiên chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt, ví dụ làm việc mệt nhọc hoặc căng thẳng kéo dài. 1.4. Cơ thể mệt mỏi Đây cũng là một dấu hiệu mang thai mà bạn cần chú ý. Những bác sĩ chuyên khoa sản giải thích rằng nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể người mẹ chưa quen với việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Trong cơ thể thai phụ lúc này lượng hormone progesterone tiết ra nhiều hơn so với bình thường làm tăng thân nhiệt khiến tiêu hao nhiều năng lượng. Ngoài ra nhịp tim của người phụ nữ sẽ nhanh hơn do phải cung cấp oxy để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì những nguyên nhân trên khiến cơ thể bạn mệt mỏi và khó chịu vào thời gian đầu của thai kỳ. 1.5. Thay đổi khẩu vị Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể có cảm giác thèm ăn nhưng không thèm một món nào đó cụ thể, thường thấy vị kim loại trong miệng và nhạy cảm hơn với mùi thức ăn. Có những trường hợp bị nhạy cảm với những mùi vị như cà phê, rượu, mùi gia vị,... thậm chí tất cả loại mùi. 1.6. Ốm nghén Tình trạng ốm nghén xuất hiện thường xuyên khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi, cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhưng có một giải thích khá hợp lý đó là sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin và estrogen, cũng có thể là hormone tuyến giáp thyroxine Ngoài những biểu hiện trên thì còn một số dấu hiệu như đau ngực, đau lưng, chuột rút, thường xuyên tiểu tiện,... Do vậy để biết chính xác bản thân có mang thai hay không hãy tìm đến những biện pháp kiểm tra. 2.1. Sử dụng que thử thai để kiểm tra Que thử thai là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nguyên lý là kiểm tra nồng độ hormone h CG có trong nước tiểu của người thử (h CG là hormone được tiết ra khi trứng và tinh trùng kết hợp thành bào thai). Phương pháp này rất phổ biến và cho độ chính xác khá cao. 2.2. Xét nghiệm máu Ngoài sử dụng que thử thai bạn có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu. Sau khi lấy mẫu, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng beta-h CG. Tùy thuộc vào giá trị của beta-h CG để kết luận có mang thai hay không. Kết quả của xét nghiệm có độ tin cậy tuyệt đối, thời gian đợi xét nghiệm khoảng 1,5 giờ. Thời gian thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục, nồng độ beta-h CG trong máu người mẹ sẽ đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ. Phương pháp này có thể phát hiện chính xác mang thai từ giai đoạn đầu, không những thế còn phát hiện được bất thường trong tử cung hoặc trong thai trứng. Dựa vào phân tích mẫu máu còn phát hiện những nguy cơ gây sảy thai, bệnh lây truyền từ mẹ sang con,...;;;;;Thông thường, từ tuần thứ 2 sau thụ thai, cơ thể đã bắt đầu có những dấu hiệu mang thai cụ thể. Ngoài ra, có thể căn cứ vào một số dấu hiệu thường gặp dưới đây. 1. Dấu hiệu mang thai phổ biến nhất Sau khi quan hệ không dùng biện pháp an toàn, có thể bạn đã mang thai khi cơ thể có những dấu hiệu như: Ốm nghén Ốm nghén được coi là Dấu hiệu mang thai phổ biến và thường xuất hiện khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi. Các triệu chứng bao gồm: có cảm giác buồn nôn và nôn, nhạt miệng, thay đổi khẩu vị,... Hiện nay, vấn đề Ốm nghén ở thai phụ chưa được xác định rõ nguyên nhân. Một số ý kiến cho rằng ốm nghén bắt nguồn từ việc thay đổi nội tiết tố Chorionic Gonadotropin hoặc Estrogen hay Hormone tuyến giáp Thyroxine. Xuất hiện đốm máu và đau bụng Khi kết thúc quá trình thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ tiến hành di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ. Từ đó hình thành nên những triệu chứng như: xuất hiện đốm máu và đau bụng. Triệu chứng trên xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 2 tuần sau quan hệ tình dục. Đốm máu thường xuất hiện trong quần lót với những vết nhỏ màu đỏ hồng hay nâu nhạt. Nguyên nhân hình thành đốm máu này xuất phát từ lớp niêm mạc tử cung bong ra do bào thai bám vào. Bên cạnh đó, những cơn đau bụng sẽ xuất hiện như trong chu kỳ kinh nguyệt, nhưng với cường độ thấp hơn. Vấn đề này khiến nhiều người nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt, nên thường bị bỏ qua. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, dấu hiệu mang thai còn được nhận thấy thông qua việc xuất hiện nhiều khí hư có màu trắng đục. Đây được coi là biểu hiện bình thường của quá trình thụ thai. Tuy nhiên, khi xuất hiện màu sắc và mùi bất thường, nên thăm khám phụ khoa để được kiểm tra sức khỏe. Mất kinh nguyệt Thông thường, trễ kinh nguyệt được coi là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài hoặc mệt mỏi cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn đề mất kinh. Hiện tượng mất kinh nguyệt diễn ra là do cơ thể tiết ra nội tiết tố h CG khi kết thúc quá trình thụ thai. Trong vòng 9 tháng kể từ khi thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện. Tâm trạng thay đổi Tình trạng nhạy cảm và dễ cáu gắt là một trong những dấu hiệu mang thai. Vấn đề này là nguyên nhân dẫn đến một số triệu chứng nguy hiểm ở thai phụ như: trầm cảm, lo lắng, thường xuyên nóng giận,... gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi. Để khắc phục tình trạng trên, nên có những phương pháp giúp thai phụ thư giãn để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Mệt mỏi Quá trình thụ thai khiến cơ thể tiết ra Hormone Progesterone nhiều hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, nhịp tim thai phụ sẽ đập nhanh hơn để đảm bảo lượng oxy nuôi dưỡng thai nhi. Từ đó dẫn đến cơ thể người mẹ chưa quen với các vấn đề trên và hình thành triệu chứng mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, nên kết hợp bổ sung thực phẩm có chứa Protein và Sắt kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế căng thẳng. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu mang thai như: Đau đầu, đau lưng. Tăng nhịp tim, táo bón. Thay đổi nhiệt độ cơ thể. Chóng mặt và ngất xỉu. Những dấu hiệu mang thai trên có thể là triệu chứng của việc đã thụ thai, tuy nhiên cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề sức khỏe nào đó. 2. Phương pháp chẩn đoán mang thai Hiện nay đã có nhiều kỹ thuật để kết luận chính xác vấn đề mang thai khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu mang thai, bao gồm hai phương pháp sau: Dùng que thử thai Hiện nay, que thử thai là phương pháp được nhiều người lựa chọn để phát hiện vấn đề mang thai. Que thử thai hoạt động trên nguyên lý là xác định nồng độ Hormon h CG có trong nước tiểu. Phương pháp này thường mang lại kết quả chính xác cao, tuy nhiên có thể xuất hiện sai lệch nhỏ do nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Xét nghiệm máu Nên thực hiện xét nghiệm máu để được chẩn đoán và kết luận chính xác khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu mang thai. Xét nghiệm này thực hiện dựa trên việc xác định nồng độ Beta - h CG trong cơ thể. Thời gian trả kết quả khoảng 1.5 giờ sau khi tiến hành kỹ thuật trên. 3. Thực hiện chẩn đoán có thai ở đâu Hiện nay, hầu hết các bệnh viện trên cả nước đã có dịch vụ xét nghiệm kết luận mang thai. Tuy nhiên, để bảo đảm kết quả chính xác, nên thực hiện thăm khám tại có sở uy tín, chất lượng. Đội ngũ y bác sĩ tận tâm, trình độ chuyên môn cao, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên đầu. Bảng giá xét nghiệm được niêm yết giúp mỗi cá nhân có thể chọn lựa gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu.
question_63606
Công dụng thuốc Diarrest
doc_63606
Thuốc Diarrest chứa hoạt chất Attapulgite được chỉ định trong điều trị tiêu chảy do các nguyên nhân như vi khuẩn, độc tố, bệnh lỵ trực khuẩn, ngộ độc thức ăn... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Diarrest qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Diarrest Diarrest thuốc biệt dược chứa hoạt chất Attapulgite được bào chế dưới dạng viên nén. Attapulgite có bản chất là hydrat nhôm magnesi silicat – một loại đất sét vô cơ có hoạt tính tương tự như Kaolin. Attapulgite có công dụng hấp phụ chất độc, tác dụng bao phủ mạnh và bảo vệ niêm mạc ruột thông qua cơ chế trải dài thành một màng đồng đều trên khắp niêm mạc ruột.Thuốc Diarrest được chỉ định trong những trường hợp sau:Điều trị triệu chứng tiêu chảy;Hấp phụ vi khuẩn và các độc tố gây tiêu chảy;Hấp thu phân lỏng trong dịch tiết, cải thiện độ đặc của phân, che phủ màng nhầy và giảm co thắt trong viêm nhiễm đường tiêu hóa cấp tính;Điều trị triệu chứng tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, bệnh lỵ trực khuẩn, tiêu chảy không đặc hiệu và đặc hiệu. 2. Liều dùng của thuốc Diarrest Liều dùng thuốc Diarrest được chỉ định bởi bác sĩ điều trị dựa vào tình trạng bệnh. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc sử dụng. Một số khuyến cáo về liều dùng thuốc Diarrest như sau:Người trưởng thành và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: Uống 2 viên thuốc sau mỗi lần đi tiêu. Liều thuốc tối đa không quá 12 viên trong 24 giờ;Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Uống 1 viên sau mỗi lần đi tiêu. Liều thuốc tối đa không quá 7 viên trong 24 giờ;Trẻ em dưới 6 tuổi: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị. 3. Tác dụng phụ của thuốc Diarrest Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Diarrest là táo bón, ít gặp hơn là sự hấp thu của nhôm vào cơ thể và gây thiếu hụt phospho khi dùng thuốc Diarres liều cao hoặc dùng trong thời gian dài.Thông thường các tác dụng không mong muốn sẽ mất đi khi ngưng điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên trường hợp người bệnh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, kéo dài cần thông báo cho bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Diarrest Chống chỉ định sử dụng thuốc Diarrest ở người bệnh mẫn cảm với Attapulgite hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bệnh có tổn thương gây hẹp đường tiêu hóa.Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Diarrest như sau:Không dùng thuốc Diarrest quá 2 ngày hoặc trong trường hợp tiêu chảy kèm sốt, phân có máu và chất nhầy. Thông báo cho bác sĩ điều trị nếu sau 2 ngày dùng thuốc triệu chứng không được cải thiện;Đối với người bệnh bị tiêu chảy mất nước cần bổ sung nước và chất điện giải bên cạnh việc dùng thuốc;Thận trọng khi điều trị bằng thuốc Diarrest ở người bệnh to đại tràng do suy giảm trương lực.Thuốc có thể sử dụng được ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú; 5. Tương tác thuốc Thuốc Diarrest có thể tương tác làm giảm hấp thu của một số thuốc như Penicillamine, muối nhôm, Tetracyclin... Vì vậy cần uống Diarrest cách xa các thuốc trên ít nhất 2 giờ.Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của thuốc Diarrest, tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn. Vì vậy người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị các loại thuốc và thực phẩm bổ sung đang sử dụng trước khi điều trị bằng Diarrest để đảm bảo hiệu quả, an toàn trong điều trị.
doc_5459;;;;;doc_15824;;;;;doc_21495;;;;;doc_25366;;;;;doc_50826
Diastat là một thuốc được sử dụng để điều trị co giật ở những người bị động kinh. Diastat chứa hoạt chất diazepam, thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc chống co giật benzodiazepine. Diastat là thuốc chứa hoạt chất diazepam, thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc chống co giật benzodiazepine.Thuốc Diastat hoạt động bằng cách giảm nhạy cảm của các tế bào thần kinh, bằng cách giúp một chất dẫn truyền thần kinh gọi là axit gamma-aminobutyric (GABA) hoạt động. GABA là một chất ức chế dẫn truyền thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương. Đột ngột dừng hoặc giảm liều Diastat rất nhanh có thể dẫn đến các phản ứng cai nghiện cấp tính, có thể đe dọa đến tính mạng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng cai nghiện kéo dài hàng tuần đến hơn 12 tháng, bao gồm: lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, yếu cơ, co giật, ù tai, cảm giác nóng rát hoặc châm chích ở bàn tay, cánh tay hoặc bàn chân.Tác dụng phụ thường gặp nhất được báo cáo đối với Diastat trong các nghiên cứu lâm sàng là buồn ngủ. Các tác dụng phụ khác bao gồm chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, căng thẳng, giãn mạch (tăng đường kính mạch máu), tiêu chảy, hưng phấn, hen suyễn, viêm mũi và phát ban.Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ đã được báo cáo. Nếu trong quá trình sử dụng gặp phải các dấu hiệu bất thường khác những dấu hiệu đã liệt kê trên, hãy thông báo với bác sĩ điều trị của bạn. 4. Cách dùng gel trực tràng Diastat Hướng dẫn này dành cho những người chăm sóc bệnh nhân động kinh. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ liều lượng thuốc Diastat theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Gồm các bước sau đây:Đặt bệnh nhân nằm xuống và cho bệnh nhân nằm nghiêng.Lấy thuốc Diastat.Lấy ống tiêm, kiểm tra liều lượng và có thể nhìn thấy dải "sẵn sàng" màu xanh lá cây.Để tháo nắp ra khỏi ống tiêm, hãy đẩy ngón tay cái lên và kéo nắp bằng ngón tay cái. Mặt khác, đảm bảo rằng Ghim niêm phong được tháo ra cùng với nắp.Bôi trơn đầu trực tràng bằng thạch bôi trơn.Xoay người nằm nghiêng về phía bạn. Kéo quần người bệnh xuống dưới đáy.Gập chân trên của bệnh nhân về phía trước để lộ trực tràng.Nhẹ nhàng đưa ống tiêm Diastat vào trực tràng sao cho vành ống tiêm vừa khít với lỗ trực tràng.Nhẹ nhàng đẩy pít-tông vào cho đến khi nó dừng lại và rút ống tiêm ra khỏi trực tràng.Sau đó cố định hai mông lại với nhau để gel không chảy ra ngoài.Lưu lại thời gian bắt đầu sử dụng thuốc Diastat. Theo dõi người bệnh trong 4 giờ và ghi lại bất kỳ thay đổi nào về nhịp thở hoặc tình trạng khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, theo dõi tác dụng phụ nếu có.Dựa trên chỉ dẫn hoặc đơn thuốc của bác sĩ, có thể cần dùng liều Diastat thứ hai. Nếu cần dùng liều thứ hai, hãy tiêm sau liều đầu tiên từ 4 đến 12 giờ. 5. Liều dùng của thuốc Diastat Liều khuyến cáo của gel trực tràng Diastat tuỳ thuộc vào độ tuổi của người bệnh:2-5 tuổi: 0,5 mg/kg6-11 tuổi: 0,3 mg/kg12 tuổi trở lên: 0,2 mg/kg. Có thể tham khảo bảng liều lượng sau đây: 6. Những thận trọng hay cảnh báo quan trọng khi sử dụng thuốc Diastat Gel trực tràng Diastat chỉ nên được sử dụng bởi những người chăm sóc mà theo ý kiến ​​của bác sĩ là (1) Có thể phân biệt các nhóm cơn động kinh riêng biệt từ những cơn co giật thông thường của bệnh nhân. (2) Đã được hướng dẫn và được đánh giá là có khả năng sử dụng thuốc Diastat bằng đường trực tràng. (3) Hiểu rõ ràng các biểu hiện co giật có thể hoặc không thể được điều trị bằng gel trực tràng diazepam. (4) Có thể theo dõi phản ứng tác dụng phụ của thuốc Diastat và thông báo với bác sĩ điều trị.Sử dụng đồng thời thuốc Diastat và opioid có thể dẫn đến hôn mê sâu, ức chế hô hấp, hôn mê và tử vong.Thuốc Diastat gây ức chế thần kinh trung ương nên thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân làm những công việc cần sự tỉnh táo như vận hành máy móc, lái xe,...Suy nhược thần kinh trung ương kéo dài đã được báo cáo ở trẻ sơ sinh được điều trị bằng diazepam. Do đó, Diastat gel trực tràng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới sáu tháng tuổi.Chưa có nghiên cứu lâm sàng chứng minh an toàn khi sử dụng thuốc Diastat trên phụ nữ có thai, nên khuyến cáo không sử dụng Diastat cho đối tượng này.Vì diazepam và các chất chuyển hóa của nó có bài tiết qua sữa mẹ trong thời gian dài sau khi sử dụng thuốc Diastat, bệnh nhân nên được khuyên không nên cho con bú trong một khoảng thời gian thích hợp sau khi được điều trị bằng Diastat.Diastat gel trực tràng không khuyến cáo cho bệnh nhân mãn tính, sử dụng hàng ngày như một thuốc chống co giật vì làm tăng khả năng dung nạp diazepam. Từ đó, có thể làm tăng tần suất hoặc mức độ của cơn co giật.Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết của thuốc Diastat. Hãy tuân thủ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.;;;;;Dimenhydrinat là thuốc kháng Histamin thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng chóng mặt, nôn ói, say tàu xe,... Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Dimenhydrinat sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Dimenhydrinat có thành phần hoạt chất chính là Dimenhydrinat và các tá dược như Tinh bột. Lactose, Màu sunset yellow, Microcrystalline cellulose, Talc, Magnesiumstearat. Dimenhydrinat thuộc nhóm thuốc kháng histamin thụ thể H1, dẫn xuất của ethanolamine. Cơ chế tác dụng của thuốc là đối kháng cạnh tranh với thụ thể Histamin tại tế bào đích từ đó làm giảm các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, Dimenhydrinat còn có tác dụng kháng cholinergic giúp an thần nhẹ; ức chế acetylcholin của hệ thống tiền đình, ngăn chặn phản xạ nôn và tác động làm giảm chức năng của hệ thống tai trong. 2. Chỉ định của thuốc Dimenhydrinat Thuốc Dimenhydrinat được chỉ định điều trị trong các trường hợp bệnh lý sau:Phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt do say tàu xe, say sóng, say máy bay,...Điều trị triệu chứng của bệnh lý Ménière.Sử dụng phối hợp trong điều trị ở bệnh nhân rối loạn tiền đình. 3. Chống chỉ định của thuốc Dimenhydrinat Không sử dụng thuốc Dimenhydrinat trong các trường hợp bệnh lý sau:Bệnh nhân dị ứng với thành phần dimenhydrinat, các thuốc nhóm kháng Histamin hay bất cứ thành phần tá dược nào khác của thuốc.Bệnh nhân có bệnh lý glaucoma góc đóng.Bệnh nhân đang bí tiểu tiện, tiểu khó hay mắc các bệnh lý ở niệu đạo, tuyến tiền liệt. Trẻ em dưới 2 tuổi không có chỉ định dùng thuốc Dimenhydrinat. Lưu ý khi sử dụng thuốc Dimenhydrinat:Thuốc tác dụng an thần nhẹ và gây ngủ, do đó tài xế lái xe, người vận hay máy móc hoặc người làm các công việc đòi hỏi tập trung tỉ mỉ nên ngừng công việc trong thời gian dùng Dimenhydrinat.Không uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích hoặc dùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác khi dùng thuốc do làm tăng nguy cơ ức chế thần kinh trung ương, gây buồn ngủ. Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân táo bón mạn tính, bệnh nhân bị tắc bàng quang hay phì đại tuyến tiền liệt, do Dimenhydrinat có tác dụng kháng cholinergic có thể gây liệt ruột hay làm nặng nề thêm tình trạng bệnh lý. Tác dụng chống nôn, giảm chức năng mê đạo tai của thuốc có thể làm che lấp một số triệu chứng của các bệnh lý khác như viêm ruột thừa, ngộ độc thuốc, tổn thương thính giác,... Do đó, theo dõi người bệnh cẩn thận nếu có các bệnh lý phối hợp. Người cao tuổi dùng thuốc làm tăng nguy cơ gây chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp tư thế đứng. Dimenhydrinat có thể gây ức chế tiết sữa do kháng cholinergic, và có thể bài tiết vào sữa mẹ gây tổn thương cho trẻ bú mẹ. Do đó phụ nữ cho con bú nên cân nhắc sử dụng loại thuốc khác để thay thể hoặc ngừng cho trẻ bú khi dùng thuốc. Chưa có đầy đủ bằng chứng về hiệu quả và tính an toàn của thuốc cho phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và không có biện pháp điều trị khác thay thế. 4. Liều dùng và cách dùng Cách dùng:Dimenhydrinat được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 50mg. Uống thuốc ngay khi bóc ra, uống nguyên viên với nước lọc, không nghiền nát hay bẻ đôi viên thuốc. Nếu dùng thuốc với mục đích phòng ngừa say tàu xe thì nên uống trước 30 phút khởi hành. Nếu uống quá sớm hoặc quá muộn có thể làm giảm hoặc mất khả năng chống say và tăng sự mệt mỏi, khó chịu. Liều dùng: Chống say tàu xe: Người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: Uống 1-2 viên (viên 50mg) mỗi 4-6 giờ. Liều tối đa 8 viên (viên 50mg)/ ngày.Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Uống 1⁄2 - 1 viên (viên 50mg) mỗi 6-8 giờ. Liều tối đa 3 viên (50mg)/ ngày.Trẻ em từ 2 - 6 tuổi: Uống 1⁄4 - 1⁄2 viên (viên 50mg) mỗi 6-8 giờ. Liều tối đa 1,5 viên (viên 50mg)/ ngày. Bệnh Meniere: Uống 1⁄2 -1 viên (viên 50mg)/ lần x 3 lần/ ngày. Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng tình trạng bệnh nhân, mức độ say tàu xe sẽ có đáp ứng khác nhau với các liều dùng khác nhau. Để điều trị các bệnh lý khác nên có chỉ định cụ thể của bác sĩ về liều dùng Dimenhydrinat. Xử trí quá liều. Nếu sử dụng quá liều Dimenhydrinat có thể xảy ra các triệu chứng như: sốt cao, đỏ mặt, kích động, ảo giác, lú lẫn, mất điều hòa vận động, giãn đồng tử, hôn mê, suy hô hấp, trụy tim mạch,... nặng nề hơn có thể gây tử vong. Nếu sử dụng liều lớn hơn 500mg/ lần có thể gây khó nói, khó nuốt, loạn thần giống với ngộ độc Atropin. Xử trí: không có thuốc điều trị ngộ độc đặc hiệu, chỉ điều trị các triệu chứng của quá liều, đảm bảo lưu thông hô hấp, tuần hoàn. 5. Tương tác thuốc của Dimenhydrinat Một số tương tác có thể xảy ra khi phối hợp Dimenhydrinat với các thuốc khác như sau:Phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương, các barbiturat làm tăng tác dụng ức chế thần kinh, cần thận trọng để tránh quá liều gây độc tính. Dimenhydrinat làm tăng tác dụng của các thuốc kháng cholinergic do tác dụng hiệp đồng. Phối hợp với các kháng sinh nhóm aminoglycosid hoặc các thuốc gây độc cho tai khác có thể làm tổn thương thính giác, che lấp các triệu chứng sớm của độc tính trên tai. 6. Tác dụng phụ của thuốc Dimenhydrinat Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc DimenhydrinatĐau đầu, tăng mức độ chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ nhiều.Mất sự phối hợp vận động.Khô niêm mạc miệng, nhìn mờ.Ù tai, đau tai. Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa gây: chán ăn, táo bón, tiêu chảy.Dimenhydrinat có thể làm tăng nhịp tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp ở một số trường hợp. Khó tiểu, bí tiểu.Kích động, run, mất ngủ, co giật (Hiếm gặp).Tóm lại, Dimenhydrinat là thuốc kháng histamin H1 được sử dụng trong điều trị các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn do say tàu xe hay các bệnh lý khác liên quan đến chức năng tiền đình. Sử dụng thận trọng, tránh lạm dụng thuốc để xảy ra các tác dụng không mong muốn cho cơ thể.;;;;;Thuốc Stunarizin có thành phần chính là Dimenhydrinat hàm lượng 50 mg thuộc nhóm thuốc hướng thần. Stunarizin được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp say tàu xe, chứng buồn nôn do nhiều nguyên nhân khác... Tìm hiểu các thông tin cơ bản như thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tác dụng phụ của thuốc Stunarizin sẽ giúp cho bệnh nhân và người thân nâng cao được hiệu quả khi sử dụng. Thuốc Stunarizin được bào chế dưới dạng viên nén, với thành phần chính bao gồm:Hoạt chất: Dimenhydrinat hàm lượng 50 mg.Tá dược: Lactose Monohydrat, PVP K30, Tinh bột mì, Ponceau, Sunset yellow, Natri starch glycolat, Bột Talc, Magnesi stearat vừa đủ 1 viên nén.Hoạt chất Dimenhydrinat trong thuốc Stunarizin là một thuốc kháng histamin H1 thế hệ thứ nhất thuộc dẫn xuất Ethanolamin có tác dụng gây buồn ngủ và kháng Muscarin mạnh. Dimenhydrinat có tác dụng chống nôn và tác dụng an thần mạnh thông qua cạnh tranh với Histamin ở thụ thể H1, đồng thời hoạt chất này còn có cơ chế đối kháng cholinergic.Dimenhydrinat làm giảm kích thích tiền đình, do tác động đến ốc tai và khi dùng liều cao, tới các ống bán nguyệt của tai trong, từ đó hợp chất này được dùng chủ yếu làm thuốc dự phòng chống nôn khi say tàu xe và chống chóng mặt. Thuốc Stunarizin được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Dự phòng và điều trị triệu chứng buồn nôn hay nôn, hoa mắt, chóng mặt khi say tàu xe.Điều trị triệu chứng buồn nôn, nôn, chóng mặt thường gặp trong bệnh Meniere và các rối loạn tiền đình khác (trừ do hóa trị ung thư). 3. Chống chỉ định của thuốc Stunarizin Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Stunarizin.Tiền sử dị ứng với các loại thuốc khác có chứa Dimenhydrinat.Người bị bệnh Glocom góc đóng.Người bị bí tiểu do các bệnh lý tại niệu đạo – tuyến tiền liệt.Trẻ em < 2 tuổi. 4. Liều lượng thuốc Stunarizin Người lớn hay trẻ vị thành niên ≥ 12 tuổi. Say tàu xe: Uống 1 – 2 viên (50 – 100 mg)/lần mỗi 4 – 6 tiếng. Dùng trước khi khởi hành 30 phút. Uống không quá 8 viên (400 mg) trong một ngày.Triệu chứng của bệnh Meniere: Uống 1⁄2 - 1 viên (25 - 50 mg)/lần x 3 lần/ngày.Trẻ em 6 – 12 tuổi: Say tàu xe: Uống 1/2 – 1 viên (25 – 50 mg)/lần mỗi 6 – 8 tiếng. Dùng trước khi khởi hành 30 phút. Uống không quá 3 viên (150 mg) trong một ngày.Trẻ em 2 – 6 tuổi: Say tàu xe: Uống 1/4 – 1/2 viên (12,5 – 25 mg)/lần mỗi 8 tiếng. Dùng trước khi khởi hành 30 phút. Uống không quá 3 viên (150 mg) trong một ngày. 5. Lưu ý khi sử dụng Stunarizin Điều trị bằng thuốc Stunarizin với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:Thường gặp: Các rối loạn thần kinh trung ương như buồn ngủ, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất phối hợp vận động. Các triệu chứng khác như nhìn mờ, khô miệng họng, ù tai.Ít gặp: Các rối loạn tiêu hóa như chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy. Rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu khó, bí tiểu. Các triệu chứng trên tim mạch như đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp.Hiếm gặp: Rối loạn thần kinh trung ương như kích thích nghịch ở trẻ em, kích động, mất ngủ, run, co giật. 6. Lưu ý sử dụng thuốc Stunarizin ở các đối tượng sau Thận trọng khi sử dụng thuốc Stunarizin cho những bệnh nhân lớn tuổi, người bị có tiền sử hoặc đang bị động kinh, táo bón mạn có nguy cơ liệt ruột, tắc bàng quang hay phì đại tuyến tiền liệt.Thuốc Stunarizin có thể che lấp các dấu hiệu nhiễm độc khi dùng quá liều các thuốc khác hoặc gây trở ngại cho việc chẩn đoán viêm ruột thừa.Phụ nữ có thai: Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa có dữ liệu an toàn về việc sử thuốc thuốc Stunarizin trên phụ nữ có thai. Vì thế, chỉ sử dụng thuốc Stunarizin trên phụ nữ có thai trong trường hợp thật sự cần thiết.Phụ nữ đang cho con bú: Có nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất Dimenhydrinat có trong Stunarizin có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây tác dụng có hại cho trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như Stunarizin có thể ức chế tiết sữa do tác dụng kháng cholinergic. Vì thế, để đảm bảo tính an toàn cho trẻ bú mẹ, cần ngưng cho con bú khi quyết định sử dụng thuốc Stunarizin.Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc có gặp phải những tác dụng phụ như buồn ngủ, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất phối hợp vận động... trong lúc làm việc. Vì thế, tránh sử dụng thuốc Stunarizin trước và trong khi làm việc. 7. Tương tác thuốc Stunarizin Tương tác với các thuốc khác:Stunarizin làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương như Barbiturat hoặc rượu.Thuốc Stunarizin làm tăng tác dụng của các thuốc kháng Cholinergic.Thuốc Stunarizin làm các dấu hiệu nhiễm độc khi dùng quá liều các thuốc như kháng sinh nhóm Aminoglycosid (thuốc độc với thính giác).Trên đây là thông tin khái quát về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Stunarizin. Nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bản thân và gia đình, bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cuốc thuốc Stunarizin, đồng thời được tham vấn ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.;;;;;Thuốc Dramotion có thành phần chính là Di-acefylline Diphenhydramine. Dramotion-90mg là thuốc được sử dụng phổ biến cho tình trạng say tàu xe, buồn nôn, nôn mửa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Dramotion và những thông tin quan trọng nhất. 1. Công dụng của thuốc Dramotion Thành phần Di-acefylline Diphenhydramine của thuốc Dramotion có khả năng chống tình trạng dị ứng, hiệu quả cho các trường hợp quá mẫn. Chính vì vậy mà thuốc giúp ngăn ngừa, điều trị chứng say tàu xe, loại bỏ cảm giác buồn nôn và nôn mửa.Trong các trường hợp sau, thuốc không được phép kê đơn:Người quá mẫn cảm với các loại thuốc histamin.Glaucom, tiểu khó nguyên nhân do tuyến tiền liệt.Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. 2. Liều lượng và cách dùng Đối với người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi: Sử dụng liều 1 - 1,5 viên.Trẻ nhỏ từ 6 - 12 tuổi: Sử dụng liều 1 viên.Trẻ nhỏ từ 2 - 6 tuổi: Sử dụng liều 1⁄4 - 1⁄2 viên.Thuốc nên dùng trước giờ khởi hành khoảng 30 phút và lặp lại sau ít nhất 6 giờ nếu cần.Trong các trường hợp dùng quá liều hoặc khẩn cấp, có biểu hiện nguy hiểm, người dùng cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc Trung tâm y tế 115 để được hướng dẫn cách xử lý. 3. Tác dụng phụ Trong quá trình sử dụng Di-acefylline Diphenhydramine, người dùng có thể gặp phải những phản ứng phụ không mong muốn như: Nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, phù Quincke, ngủ gà gật, mất tỉnh táo, chóng mặt (thường thấy ở người cao tuổi), khô miệng, sốc phản vệ. 4. Tương tác thuốc và đề phòng Thuốc có thể xảy ra tương tác khi dùng đồng thời với thuốc ức chế TKTW, thuốc kháng cholinergic hoặc rượu.Thuốc có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật, nặng hơn khi uống rượu.Đối với phụ nữ mang thai, chỉ nên dùng ngắn hạn trong vài ngày, nếu dùng quá nhiều vào thời gian cuối của thai kỳ sẽ tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi.Không dùng khi cho con bú.Trên đây là công dụng thuốc Dramotion và những thông tin quan trọng về thành phần, cách dùng và lưu ý quan trọng. Để đảm bảo hiệu quả của thuốc cũng như an toàn trong quá trình sử dụng, bạn nên dùng theo đúng chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế.;;;;;Daceram thuộc nhóm thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh đường tiết niệu. Thuốc này được chỉ định điều trị các triệu chứng rối loạn đường tiết niệu do tình trạng phì đại tiền liệt tuyến gây ra. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Daceram và những lưu ý khi dùng thuốc này để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh trong bài viết dưới đây. Daceram chứa thành phần chính Finasteride hàm lượng 5mg và các tá dược khác vừa đủ 1 viên do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim, cách thức đóng gói dạng hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ có 15 viên.Thuốc Daceram là thuốc có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của hormon testosterone ở nam giới. Quá trình phì đại tiền liệt tuyến trong bệnh u xơ tiền liệt tuyến phụ thuộc trực tiếp vào DHT (hormon được tạo từ testosterone) là một hormon androgen chính của nó. Finasteride ức chế enzym cần cho quá trình tạo DHT, do đó làm giảm nồng độ của hormon này trong máu và mô giúp cho tiền liệt tuyến có kích thước nhỏ lại. Thuốc Daceram được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây:Điều trị triệu chứng các rối loạn đường tiết niệu do phì đại tuyến tiền liệt lành tính.Ngoài ra, thuốc Daceram chống chỉ định trong các trường hợp:Người bệnh dị ứng với các hoạt chất Finasteride hoặc các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.Trẻ em. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Daceram Thuốc Daceram được bào chế ở dạng viên nén bao phim, nên người bệnh dùng bằng đường uống. Thuốc nên uống nguyên viên, không được bẻ, nhai hoặc nghiền nhỏ trước khi uống. Thuốc khi bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên người bệnh có thể dùng thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều không bị ảnh hưởng đến sự hấp thu.Dưới đây là liều dùng tham khảo của thuốc Daceram:Người lớn:Dùng với liều 5mg/lần (tương đương 1 viên), mỗi ngày 1 viên. Liệu trình điều trị nên được kéo dài ít nhất là 6 tháng, nên người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc liên tục nếu muốn đạt kết quả tốt nhất.Chú ý: Trên đây chỉ là liều dùng khuyến cáo của nhà sản xuất. Dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi người bệnh để bác sĩ chỉ định liều dùng thích hợp. 4. Tác dụng phụ của thuốc Daceram Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Daceram đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp.Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc này bao gồm:Sưng môi, quá mẫn, giảm ham muốn quan hệ tình dục, chứng vú to ở cả nam giới và nữ giới, lạnh nhạt trong chuyện ân ái, bất lực khi làm tình, giảm thể tích tinh dịch ở nam giới khi quan hệ, có thể có nguy cơ gây bất thường về hình dạng bộ phận sinh dục của thai nhi trẻ nam nếu mẹ dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai.Rối loạn tình dục, rối loạn xuất tinh, rối loạn khoái cảm tình dục khi quan hệ. Tác dụng phụ có thể kéo dài trong một thời gian mặc dù người bệnh đã ngừng sử dụng thuốc trước đó.Lưu ý: Khi người bệnh xuất hiện các tác dụng không mong muốn mà chưa được liệt kê ở phần hướng dẫn sử dụng thuốc này. Người bệnh nên ngừng dùng thuốc ngay lập tức và phải thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ ngờ về các tác dụng phụ của thuốc Daceram. 5. Tương tác thuốc Daceram Thuốc Daceram không được phép sử dụng cho phụ nữ, trẻ em hoặc người chồng đang có ý định muốn sinh con. Thuốc không được dùng cho đến khi người bệnh đã được thăm khám kỹ lưỡng về tuyến tiền liệt để loại trừ khả năng người bệnh mắc các liên quan đến tuyến tiền liệt như ung thư tiền liệt tuyến, tuyến tiền liệt bị rối loạn co thắt hoặc viêm tuyến tiền liệt.Có thể có những tương tác khác của Daceram với thức ăn hoặc các thuốc khác chưa được liệt kê ở trên.Để tránh tình trạng tương tác có hại giữa các thuốc khi phối hợp sử dụng, trước khi được kê đơn thuốc Daceram người bệnh nên liệt kê tất cả các thuốc đang sử dụng như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược,... với bác sĩ nhằm giúp bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với từng người bệnh. 6. Các lưu ý khi dùng thuốc Daceram Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Daceram như sau:Thận trọng khi dùng thuốc Daceram cho người bệnh đã được chẩn đoán mắc bệnh suy gan.Trước khi điều trị với thuốc Daceram, người bệnh cần được kiểm tra, thăm khám lâm sàng để loại trừ khả năng người bệnh đang mắc các bệnh như tắc nghẽn đường tiết niệu (do sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo,...); các bệnh lý ác tính, nhiễm trùng, ung thư tiền liệt tuyến, bệnh co hẹp, nhược trương bàng quang, một số bệnh khác do nguyên nhân từ thần kinh.Khi dùng thuốc Daceram để điều trị có thể có khả năng ảnh hưởng trên kết quả xét nghiệm PSA. Vì vậy, để có kết quả chính xác người bệnh nên ngừng dùng thuốc ít nhất 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm này.Thuốc có nguy cơ làm thay đổi về chức năng cũng như hình thái bên ngoài của vú. Do đó, người bệnh cần được thông báo trước về tác dụng phụ này. Khi xuất hiện bất kỳ thay đổi nào của vú như thấy xuất hiện khối u, đau ở vú, vú sưng to, núm vú có chảy dịch, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ trong quá trình điều trị bằng thuốc Daceram.Phụ nữ có thai: Khi sử dụng thuốc Clarixten có thể xảy ra những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, dị tật,... Vì vậy, chỉ sử dụng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ trên nhóm đối tượng phụ nữ mang thai.Phụ nữ cho con bú: Thuốc được biết có bài tiết qua sữa mẹ, nên khi người bệnh dùng thuốc có thể xảy ra các nguy cơ tiềm ẩn có hại cho trẻ bú mẹ. Trong trường hợp người mẹ bắt buộc phải dùng thuốc này cho quá trình điều trị bệnh, người bệnh có thể ngưng cho con bú trong thời gian điều trị bệnh. Chỉ dùng thuốc khi có bác sĩ điều trị chỉ định. Nếu lỡ quên uống thuốc, người bệnh hãy uống ngay khi nhớ ra. Thuốc có thể uống trễ khoảng 1 - 2 giờ so với thời gian uống thuốc hàng ngày. Nhưng khi đã đến gần thời điểm uống thuốc của liều tiếp theo, nên bỏ đi liều đã quên. Người bệnh tuyệt đối không nên uống bù với liều gấp đôi.Khi dùng thuốc quá liều, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng như ngứa, dị ứng da, buồn nôn, nôn, sưng môi, co giật, thở gấp, nhịp tim nhanh,... Khi một trong các triệu chứng trên xuất hiện, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Thông báo cho bác sĩ điều trị để được tham khảo ý kiến. Người nhà nên đưa bệnh nhân đến Bệnh viện để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời. Khi đi, người bệnh phải nhớ mang tất cả các thuốc đã sử dụng ở nhà để bác sĩ nắm thông tin, xử trí nhanh chóng và kịp thời.Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông
question_63607
Chấn thương vai khi chơi cầu lông
doc_63607
Vai là bộ phận rất quan trọng trong cơ thể khi tham gia vào bất cứ bộ môn thể thao nào, đặc biệt là những môn dùng vợt như cầu lông. Do đó, việc chấn thương vai khi chơi cầu lông thường không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc có kiến thức để xử trí các chấn thương vai đúng cách khi chơi cầu lông là cần thiết để vận động viên có thể hạn chế các chấn thương nặng, gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động. 1. Nguyên nhân gây chấn thương vai khi chơi cầu lông Trong tất cả các khớp trên cơ thể thì vai có phạm vi chuyển động lớn nhất, do được cấu trúc để có độ linh hoạt tuyệt đối. Tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là khớp vai có nguy cơ mất ổn định khá cao. Đây chính là nguyên nhân làm tăng khả năng chấn thương khớp vai, thoái khoá khớp khiến các mô bị phá vỡ và không còn hoạt động tốt gây ra những tổn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu bộ môn như cầu lông.Một số nguyên nhân gây ra đau khớp vai khi chơi cầu lông gồm có:Do cường độ tập luyện: Nếu phải vận động liên tục với cường độ cao, các cơ chóp xoay, gân, ổ khớp phải vận động mạnh trong thời gian dài không ngừng nghỉ sẽ dẫn đến chấn thương. Nguyên nhân này thường gặp ở các vận động viên chuyên nghiệp có tần suất luyện tập và thi đấu cao.Thực hiện sai kỹ thuật: Các lỗi như đưa hai tay lên xuống thường xuyên vô thức, xoay và đánh trở cánh tay liên tục, dồn lực vào chân có thể dẫn tới các chấn thương tay và vai. Các cơn đau có thể là cấp tính hoặc lâu dài hình thành thói quen không đúng tư thế, làm tăng nguy cơ gặp phải đau khớp vai trong tương lai. Nguyên nhân này thường gặp ở những người mới chơi cầu lông hoặc tự tập không đúng phương pháp.Do té ngã, va đập: Chấn thương vai cũng có thể đến từ việc té ngã khi chạy, va chạm với đồng đội dẫn tới các tác động vật lý mạnh lên vùng vai. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau vai khi chơi cầu lông.Do bệnh lý: Vận động viên khi mắc các bệnh về cơ, xương khớp như viêm quanh khớp vai, thoái hoá khớp hoặc chấn thương cũ thì việc chơi lại cầu lông có thể làm nặng thêm tình trạng này. 2. Các chấn thương vai thường gặp khi chơi cầu lông Một số chấn thương vai thường gặp khi chơi cầu lông cần phải lưu ý gồm:Giãn, rách dây chằng bao khớp: vận động quá mạnh khi chơi cầu lông có thể khiến dây chằng và bao khớp vai bị tổn thương, rách và khớp lỏng lẻo dẫn tới các cơn đau dữ dội;Viêm, rách gân cơ xoay: Có thể gây ra chứng đau vai cấp và mãn tính làm hạn chế sự vận động của vai. Nếu để lâu thậm chí còn gây mất chức năng vận động của vùng vai và cánh tay;Chấn thương cơ chóp xoay: Chức năng chính của cơ chóp xoay là kết nối các xương trong khớp vai lại với nhau, tạo điều kiện cho khớp vai được hoạt động dễ dàng. Vì vậy, nếu cơ chóp xoay bị tổn thương sẽ khó lòng mà di chuyển tay hoặc nhấc tay lên xuống được;Rách gân: Là một trong những chấn thương vai phổ biến khi chơi cầu lông, thường xảy ra ở vận động viên chuyên nghiệp hoặc người đã có tuổi do lão hoá.
doc_17369;;;;;doc_59581;;;;;doc_60241;;;;;doc_20669;;;;;doc_41756
Cầu lông là bộ môn thể thao khá phổ biến được nhiều người tham gia vì tính chất đối kháng hấp dẫn cũng như rèn luyện thể chất hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn thời gian mỗi trận đấu cầu lông đều ép tuyển thủ di chuyển liên tục trong phạm vi rộng lớn với động tác lặp đi lặp lại sẽ khiến cơ rất nhanh mỏi. Những chấn thương khi chơi cầu lông hầu hết đều bắt nguồn từ nguyên nhân này. Dưới đây là những chấn thương thường gặp trong cầu lông mà người chơi cần lưu ý: 1. Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay (tennis elbow) Chấn thương này còn được gọi là hội chứng khuỷu tay quần vợt, dùng để chỉ chung những cơn đau ở bên ngoài khuỷu tay có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những cú đánh cầu trái tay sai kỹ thuật do khuỷu tay bị cong hoặc yếu có thể gây nên hội chứng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay. Ngoài ra, việc khuỷu tay phải hoạt động với tần suất cao khi chơi cầu lông, kết hợp với việc khởi động không kỹ sẽ dễ dàng dẫn đến hội chứng này. 2. Viêm lồi cầu trong xương cánh tay (golfer’s elbow)Đây cũng là một loại chấn thương tương tự như viêm lồi cầu trong xương cánh tay, chỉ khác vị trí đau nằm ở bên trong khuỷu tay. Triệu chứng đau có thể xuất hiện cấp tính khi người chơi đánh cầu quá mạnh hoặc thực hiện sai tư thế đập cầu nhưng cũng có thể tiến triển từ từ thông qua những lần vận động quá mức.3. Chấn thương khớp vai. Một trong những chấn thương khi chơi cầu lông đó là ở khớp vai. Chấn thương khớp vai trong khi chơi cầu lông có thể xảy ra khi vung vợt sai cách hoặc cơ thể không khởi động kỹ mà phải hoạt động với cường độ cao. Ngoài ra, khi lâu ngày không vận động còn có thể dẫn đến bệnh lý túi hoạt dịch ở khớp vai bị viêm cũng là nguyên nhân dễ dẫn tới chấn thương vai.Trong chấn thương vai thường gặp hai dạng sau:Viêm gân chóp xoay: Là tình trạng thoái hoá ảnh hưởng đến một hay nhiều gân của chóp xoay ở vai;Chấn thương chóp xoay: Là tình trạng căng hoặc rách do vận động quá mức của bất kỳ nhóm cơ nào trong số 4 nhóm cơ chóp xoay, rất dễ gặp trong các môn thể thao dùng vợt.4. Chấn thương cổ tay. Việc chơi cầu lông khiến vận động viên buộc phải sử dụng cổ tay liên tục trong thời gian dài. Việc cầm nắm vợt quá chặt hoặc không chơi thể thao trong thời gian dài có thể khiến cổ tay chịu áp lực lớn dẫn tới chấn thương. 2 chấn thương cổ tay thường gặp gồm:Viêm gân cổ tay: Là do tình trạng quá tải lặp đi lặp lại được biểu hiện bởi các cơn đau ở cánh tay, cổ tay và bàn tay. Các triệu chứng của viêm gân cổ tay thường phát triển dần theo thời gian và ngày càng nghiêm trọng hơn, có thể là cơn đau nhói, đau âm ỉ hoặc chỉ là cảm giác nhói đơn thuần. Bong gân cổ tay: Là tình trạng đau ở cổ tay, xảy ra do ảnh hưởng của lực đột ngột hoặc vận động quá mức. Các triệu chứng chính là đau ở cổ tay, có thể phát triển dần hoặc xuất hiện đột ngột, đôi khi có thể sưng tấy. 5. Bong gân cổ chân là chấn thương khi chơi cầu lông Cầu lông là môn thể thao đòi hỏi việc di chuyển liên tục, điều này vô tình khiến chân rất dễ bị bong gân và dễ lặp lại nhiều lần. Phần lớn các chấn thương trong cầu lông là cổ chân bị lật vào trong, khiến dây chằng bên mác (dây chằng bên ngoài mắt cá chân) bị dãn quá mức, từ đó dẫn tới tổn thương.Dù chỉ bị thương ở một phần của mắt cá nhưng vận động viên vẫn có thể đau toàn bộ khớp ở mắt cá chân nơi dây chằng bị tổn thương. Tình trạng sưng hoặc bầm tím có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau 48 tiếng tuỳ thuộc vào phần bị tổn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.6. Chấn thương khớp gối. Khớp gối chính là bộ phận nhạy cảm nhất của đôi chân, là điểm chịu nhiều áp lực nâng đỡ cơ thể. Do đó khi chơi thể thao không thể tránh khỏi khớp gối bị chấn thương như viêm gân bánh chè. Viêm gân bánh chè hầu hết do tình trạng quá tải lặp đi lặp lại do chạy nhảy quá nhiều. Đây là một chấn thương khó điều trị và cần thời gian nghỉ ngơi để bình phục, không quên các phương pháp phục hồi chức năng khi cần thiết.7. Chấn thương lưng khi chơi cầu lông. Sau 30 tuổi các khớp xương sẽ giảm dần độ dẻo dai và cơ thể thoái hoá nhanh hơn. Lúc này những kỹ thuật khó trong cầu lông như reverse hoặc rướn thân để đỡ cầu sẽ khiến thân bị đau nhức. Người tham gia cầu lông cần lượng sức mình để tránh các chấn thương lưng không đáng có vì nơi đây có bao gồm cả cột sống là bộ phận quan trọng hàng đầu trong cơ thể.;;;;;Cầu lông là môn thể thao đối kháng có tính giải trí cao được rất nhiều người trong mọi độ tuổi ưa chuộng. Tuy nhiên khi chơi cầu lông bắt buộc người tham gia phải kết hợp nhiều động tác chạy, nhảy, chuyển động nhanh và linh hoạt, phối hợp tay chân, hông, cổ tay, cánh tay nên việc gặp các chấn thương trong cầu lông là không thể tránh khỏi. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông ngay trong bài viết sau đây. 1. Các nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông Nguyên nhân chủ yếu của các chấn thương trong cầu lông thường là do vận động viên chuẩn bị không kỹ lưỡng về mặt khởi động, thể chất lẫn kỹ thuật. Điều này dẫn đến các tình huống bất ngờ xảy ra trong trận đấu nên cơ và khớp không kịp làm quen và thích ứng với nhịp độ cao, từ đó làm tăng nguy cơ chấn thương. Các chấn thương dạng này có thể từ nhẹ cho đến rất nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến vận động bình thường về sau của người bệnh.Ngoài ra, các yếu tố như trang thiết bị, sân bãi, ánh sáng, sân ướt, sàn trơn, giày không đủ độ bám, đế quá cao hoặc quá mỏng, quần áo không phù hợp cũng gây ảnh hưởng tiêu cực và dễ dẫn tới chấn thương cho người chơi. Chấn thương cơ và khớp là hai dạng dễ mắc phải nhất trong khi chơi cầu lông với các nguyên nhân như sau:Giãn cơ: là do quá trình cơ bị giãn sau vận động mạnh và liên tục khiến chức năng co cơ hạn chế.Căng cơ: thường do cơ chưa được làm nóng mà đã hoạt động mạnh, nhanh đột xuất khiến cơ không kịp thích ứng, kéo căng gây đau.Rách cơ: là do một tổn thương nặng khiến cơ đau sưng, chảy máu, máu cục cần đến phẫu thuật để trực tiếp lấy máu ra.Đứt cơ: là chấn thương nặng nhất, có thể đứt hoàn toàn gây bầm máu, khớp sưng và lỏng lẻo, không thể cử động được.Trật khớp do vận động mạnh liên tục khiến các đầu xương và ổ khớp bị trật ra, mặt khớp di lệch.Bong gân: là do dây chằng xung quanh khớp bị giãn quá mức dẫn tới rách một phần hoặc toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương. 2. Các chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông Chấn thương trong khi chơi cầu lông thường do sử dụng quá mức các chuyển động trên cao lặp đi lặp lại gây chấn thương ở vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân cụ thể như sau:Chấn thương khuỷu tay (tennis elbow): còn được gọi là viêm xương sống hai bên do kỹ thuật trái tay kém ở người chơi có cổ tay mềm hoặc cong trong cầu lông.Khuỷu tay ném vợt (Golfer’s elbow): là chấn thương tương tự như khuỷu tay tennis nhưng thay vào đó gây đau bên trong khuỷu tay do kỹ thuật không tốt hoặc đập cầu quá mạnh. Viêm gân cổ tay: dùng để chỉ cơn đau khởi phát dần ở cẳng tay, cổ tay và bàn tay, phát triển theo thời gian và ngày càng nghiêm trọng. Viêm gân cổ tay quay: là trạng thái thoái hoá ảnh hưởng đến một hoặc nhiều gân của vòng bít quay ở vai. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau vai dần dần theo thời gian do căng dây quấn cổ tay quay mà không chữa trị đúng cách.Bong gân mắt cá chân: thường do mắt cả chân cuộn vào trong dưới trọng lượng của phần còn lại cơ thể dẫn tới tổn thương dây chằng bên ngoài mắt cá.Viêm gân bánh chè: là một chấn thương do lạm dụng quá mức mặt trước của đầu gối, khu trú về một điểm phía dưới xương bánh chè. Sự căng thẳng lặp đi lặp lại khi chạy nhảy quá nhiều có thể gây viêm hoặc thoái hoá gân bánh chè.Xem ngay: Chấn thương vai khi chơi cầu lông Trong đa phần các tổn thương nhẹ có thể tuân theo nguyên tắc điều trị PRICE gồm Protection, Rest, Ice, Compression và Elevation cụ thể như sau:Protection (bảo vệ): nghĩa là bảo vệ vết thương khỏi hư hại thêm, có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như băng nén.Rest (nghỉ ngơi): hạn chế tập thể dục và cố gắng giảm nhu cầu hoạt động hàng ngày để phục hồi nhanh.Ice (đá): chườm đá hoặc liệu pháp lạnh tại chỗ có thể giúp giảm triệu chứng đau viêm.Compression (nén): sử dụng băng ép để giảm sưng và cố định. Elevation (nâng cao): giữ vùng bị thương cao hơn mức tim khi có thể để cải thiện lưu thông đến vùng đó và giúp giảm sưng. 4. Phòng ngừa các chấn thương khi đánh cầu lông Để hạn chế các chấn thương khi chơi cầu lông, người tham gia cần lưu ý một số điều sau:Sử dụng vợt cầu lông chất lượng phù hợp với lối đánh và trình độ để bảo vệ các cơ, khớp ở vai và tay tránh áp lực lớn.Sử dụng giày thể thao đánh cầu lông chuyên dụng chất lượng, không dùng đế cao, giày kém chất lượng. Khởi động làm nóng tất cả nhóm cơ thật kỹ, đúng kỹ thuật trước và xả cơ, giãn cơ sau khi đánh cầu.Nên chơi ở thảm cầu lông, sàn, sân cầu lông phẳng không có vật nhỏ trơn trượt, không gian đạt tiêu chuẩn, đủ độ sáng và an toàn. Thực hiện đúng kỹ thuật trong di chuyển để tránh rơi vào tư thế sai gây chấn thương.Sử dụng dụng cụ, phụ kiện như băng cổ chân, vớ hỗ trợ cổ chân, bó cổ tay, khuỷu tay, băng cơ vai, đai lưng. Luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức bền, tăng khả năng hồi phục trong trường hợp chấn thương nhẹ.Hi vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu thêm về những nguyên nhân gây chấn thương khi chơi cầu lông để biết cách phòng ngừa và sơ cứu chấn thương hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn hãy liên hệ đến bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ.;;;;;Khớp vai có biên độ vận động lớn nên trong các môn thể thao đòi hỏi vận động thân trên với cường độ cao như tennis hoặc bóng chuyền rất dễ dẫn tới đau vai. Cho dù là vận động viên chuyên nghiệp, nghiệp dư hay thậm chí chỉ là rèn luyện sức khoẻ thì chấn thương vai khi chơi tennis, bóng chuyền đều có thể để lại hậu quả khôn lường nếu không được xử lý đúng cách. 1. Nguyên nhân gây chấn thương vai khi chơi bóng chuyền, tennis Chấn thương vai khi chơi bóng chuyền, tennis thường là do gân cơ xoay bị viêm hoặc rách khi vận động khớp vai quá mức trong thời gian dài, chấn thương té chống tay hay đập vai xuống đất hoặc tự nhiên mòn rách do lão hoá kết hợp với tổn thương khi tập thể thao. Các nguyên nhân đau vai khi chơi bóng chuyền, tennis đến từ người chơi là chủ yếu do:Chơi quá sức;Khởi động không kỹ trước khi tập luyện;Thể lực cơ bắp không đủ hoặc cơ thể không được khoẻ khi chơi;Thực hiện kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai như giao bóng, đập bóng, reverse trong tennis hay giao bóng, đập bóng trong bóng chuyền.Ngoài ra, ở người chơi các môn có động tác giơ tay cao qua đầu thường xuyên như bóng chuyền, tennis cũng khiến túi hoạt dịch dễ bị cọ xát, đôi khi sưng lên, tụ dịch gây đau. 2. Các chấn thương vai khi chơi tennis, bóng chuyền Các chấn thương vai thường gặp đối với người chơi bóng chuyền hoặc quần vợt gồm có:Viêm rách gân cơ xoay: Là nguyên nhân chính gây ra đau vai cấp và mạn. Cấu trúc của nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc xung quanh khớp vai rất mỏng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó nếu bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ gây đau vai dữ dội, giảm hoặc mất vận động vai và tiến triển thành mãn tính nếu không được điều trị;Dãn, rách dây chằng bao khớp: Là chấn thương xảy ra do té ngã hoặc các chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại làm giãn dây chằng bao khớp khiến khớp không còn vững chắc;Viêm đầu dài gân 2 đầu: Tình trạng này khiến người bệnh đau mặt trước vai, lan xuống dưới khuỷu. Nguyên nhân thường độ vận động khớp vai quá mạnh, lặp đi lặp lại;Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay: Dạng chấn thương vai khi chơi bóng chuyền và tennis này khiến người bệnh đau nhức bên ngoài khuỷu tay, bị cản trở vận động các động tác xoay, dang và đưa tay sang ngang, thậm chí có thể yếu hoặc liệt cánh tay nếu không được xử trí. 3. Xử trí chấn thương vai do chơi tennis, bóng chuyền Khi chơi bóng chuyền bị đau vai hoặc chấn thương vai sau khi tham gia thi đấu tennis, người chơi cần thực hiện các bước sau:Ngừng chơi ngay lập tức, chườm đá vùng vai đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút;Tắm nước nóng toàn thân;Có thể dùng các gel kháng viêm giảm đau tại chỗ như Ketoprofen 2-3 ngày/lần, giúp giảm sưng, đau, tan máu bầm tại chỗ viêm;Treo tay lên nếu đau nhiều;Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu;Nghỉ chơi thể thao ít nhất 3-7 ngày kết hợp vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai không gây đau để hồi phục vận động sớm, không nằm ngủ đè lên vai đau;Uống thuốc kháng viêm giảm đau theo đơn của bác sĩ;Nếu sau 1 tuần mà các triệu chứng không thuyên giảm cần đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp hay chấn thương thể thao để được chẩn đoán nguyên nhân và có kế hoạch chữa trị nhằm phục hồi vận động khớp vai sớm.Sau khi hồi phục, để phòng tránh các chấn thương vai trở lại người chơi cần lưu ý:Tập tăng sức mạnh gân cơ, tăng độ dẻo dai của vùng vai bằng các bài tập kéo giãn;Tập thể lực và độ bền toàn thân;Khởi động- làm nóng kỹ trước khi chơi;Điều chỉnh kỹ thuật các động tác cho chuẩn.Nhìn chung, khớp vai thực hiện khá nhiều động tác cho hầu hết các hoạt động của chi trên nên rất dễ chấn thương khi chơi tennis và bóng chuyền.;;;;;gây ra. Vai được tạo bởi xương đòn, xương bả vai, và chỏm xương cánh tay. Các xương này khớp với nhau tạo thành khớp cùng-đòn và khớp ổ chảo-cánh tay (khớp vai). Các khớp này được giữ bằng các dây chằng và bao khớp, bọc lấy khung xương này là cơ delta và gân cơ chóp xoay. Giữa mỏm cùng xương bả vai và gân cơ chóp xoay có túi hoạt dịch giúp gân cơ không bị xương cọ xát khi vận động. Khớp vai vận động bình thường khi khung xương vững chắc, các khớp trơn tru và các gân cơ khỏe mạnh.Sau chấn thương vai khi chơi bóng chuyền hay chấn thương vai khi chơi cầu lông, tai nạn hoặc sinh hoạt, luyện tập, nếu thấy vai biến dạng, đau dữ dội thì có thể bạn đã bị gãy xương hoặc chấn thương vai. Trường hợp này cần phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa để chụp X quang và xử trí cấp cứu.Gãy xương: Gãy xương đòn, xương cánh tay hoặc từng phần của xương bả vai khi đập vai trực tiếp vào vật cứng hay chống tay.Sai khớp, giãn dây chằng: Khi chấn thương vai, các khớp cùng- đòn, khớp vai cũng rất dễ bị sai. Dây chằng, bao khớp và gân cơ chóp xoay cũng có thể bị đứt, rách gây đau và làm yếu vận động của khớp vai. Nếu đã chấn thương vai mà điều trị không đúng và không đủ thời gian thì sai khớp lại rất cao do rách sụn viền ổ chảo. Viêm, rách gân cơ xoay: Đây là nguyên nhân chính gây chứng đau vai cấp và mạn tính. Nếu bị viêm sưng nề hay rách gân sẽ làm đau và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mãn tính rất khó điều trị.Để tránh bị chấn thương khớp vai trong thể thao và sinh hoạt hàng ngày, cần lưu ý những điều sau:Không làm việc quá sức và nghỉ ngơi đúng cách;Nâng vật nặng ở tư thế đúng;Luôn khởi động trước khi tập luyện;Tập đúng kỹ thuật đối với các bài tập nặng;Hãy tôn trọng cơ thể bằng cách chơi vừa sức mình. Việc tập luyện quá sức có thể gây ra những chấn thương nghiêm trọng không chỉ ở vùng vai. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây;;;;;Chấn thương khớp vai là một dạng chấn thương phổ biến, thường gặp ở những người hay chơi hoặc tham gia thi đấu các môn thể thao. Trường hợp chấn thương vai nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng không ngờ như cứng khớp, teo cơ,... gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. 1. Nguyên nhân gây chấn thương khớp vai Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng chấn thương khớp vai bao gồm:Vận động quá mức, lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác nào đó, chẳng hạn như bơi lội, chơi quần vợt, cầu lông,...;Chấn thương vai cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân mang vác các vật nặng hoặc bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm va đập mạnh đến các khớp ở vai;Với những bệnh nhân lớn tuổi, gân cơ đã bị thoái hóa nên ngay cả khi gặp chấn thương nhẹ hoặc chỉ với các vận động vai trong sinh hoạt thường ngày quá mức như xách nước, làm vườn... cũng có thể dẫn đến rách gân;Chấn thương vai khi tập gym do:Tập luyện quá sức và các bài tập quá nặng;Không khởi động kỹ trước khi thực hiện các bài tập thể hình nặng;Thể lực cơ bắp không đủ hoặc cơ thể không được khỏe để tham gia hoạt động tập luyện;Kỹ thuật tập luyện không đúng ở những động tác giơ tay quá đầu hoặc xoay vai trong các bài tập gym... 2. Các dạng chấn thương khớp vai thường gặp Một số loại chấn thương vai thường gặp trong hoạt động thể dục thể thao và hoạt động hằng ngày bao gồm:Rách sụn viền và bao khớp vai:Bao khớp vai có thể dính liền vào xương là nhờ sụn viền ổ chảo. Sụn viền là bộ phận rất dễ bị rách hay tróc ra khỏi xương, nó được ví như “cánh cửa sứt bản lề”. Điều này xảy ra khi thực hiện động tác xoay quá mức hoặc vặn xoắn khớp, té ngã dùng tay chống đỡ;Rách sụn viền và bao khớp vai sẽ dẫn đến mất vững khớp, đau mãn tính và trật khớp tái diễn.Trật khớp cùng: Tổn thương này dễ gặp khi té ngã dùng tay chống đỡ hay vai đập xuống mặt phẳng. Với trường hợp này phải phẫu thuật can thiệp trực tiếp để chấn thương có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Trật khớp cùng thường gặp ở những người chơi thể thao đỉnh cao;Gãy xương vùng vai:Lực chống đỡ từ vai hoặc va đập vai quá mạnh vào mặt phẳng có thể dẫn đến gãy xương đòn, xương bả vai và cánh tay;Lúc này bệnh nhân bắt buộc phải nghỉ tập luyện một thời gian và dưỡng thương ở trạng thái bất động tốt, nếu không sẽ bị lệch và phạm khớp.Viêm rách gân và chóp xoay:Ngoài bao khớp, khớp vai còn có một bộ phận là bốn gân cơ chóp xoay bao quanh giúp giữ vững khớp và tạo lực xoay tròn cho khớp vai;Do phải đảm nhận nhiều chức năng như vậy nên gân dễ bị rách và chấn thương;Rách gân gây nên tình trạng cứng khớp, đau mãn tính cho bệnh nhân nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Khi bị chấn thương khớp vai, bệnh nhân sẽ không thể tham gia các môn thể thao đòi hỏi sử dụng vung tay quá đầu như quần vợt, cầu lông,... hoặc không thể tham gia khiêng vác các đồ vật nặng như thường ngày. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ cảm thấy thiếu sức lực khi giơ cánh tay ra 4 hướng, vai bị cứng, đôi khi cảm thấy cánh tay có thể bị trượt ra khỏi ổ khớp vai.Hiện nay, có nhiều phương pháp hiệu quả để điều trị chấn thương vai, mang tính chất ít xâm lấn với đường mổ nhỏ như nội soi khâu gân cơ chóp xoay, khâu sụn viền, tái tạo dây chằng. Tùy thuộc vào từng loại chấn thương khớp vai mà có những phương pháp điều trị tương ứng như dùng thuốc uống, tiêm thuốc vào khoang khớp kết hợp tập vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.Kết hợp vật lý trị liệu và một vài bài tập cơ bản sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục khớp vai bị chấn thương. Không nên lạm dụng thuốc trị đau khớp vai vì nó gây hại cho xương và có thể cản trở quá trình hồi phục tận gốc của chấn thương.Ngay khi xảy ra chấn thương khớp vai, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh tình và có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý nhất. Trong giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn do gân cơ bị thoái biến. Đặc biệt các trường hợp rách gân cơ chóp xoay nhưng không được điều trị kịp thời, gân cơ bị tụt vào trong và thoái hóa mỡ, không khâu được gân cơ về vị trí giải phẫu bình thường, lúc này người bệnh cần phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn để thay khớp vai. Ngay khi xảy ra chấn thương khớp vai, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh tình Đối với trường hợp chấn thương đau vai ở mức độ vừa, bệnh nhân nên nên:Ngừng các hoạt động phải khiêng vác nặng trong một thời gian;Chườm đá vùng vai bị đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút;Nên tắm nước nóng toàn thân;Có thể dùng các loại gel kháng viêm giảm đau nhanh như Ketoprofen. Loại gel này thoa tại chỗ 2-3 lần ngày, nó có tác dụng giúp giảm sưng, đau, tan máu bầm tại chỗ viêm;Treo tay lên nếu bị đau nhiều và chấn thương mạnh;Tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu;Nghỉ chơi ít nhất 1 đến 3 tuần. Trong lúc nghỉ, vẫn vận động nhẹ nhàng các động tác khớp vai mà không gây đau. Không nên nằm ngủ đè lên vai đau;Uống thuốc kháng viêm, giảm đau;Nếu sau 1 tuần vẫn còn đau với các biện pháp điều trị trên, nên đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám và chẩn đoán sớm để có kế hoạch chữa trị đúng cách, nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai. Hướng dẫn tập phục hồi chức năng khớp vai
question_63608
Hiểu biết về cận thị và lưu ý khi đo cắt kính cận
doc_63608
1. Hiểu biết về cận thị Người mắc cận thị thường có thể dễ dàng nhìn mọi vật ở khoảng cách gần và gặp khó khăn khi nhìn xa do ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc. Cận thị thường gặp ở người trẻ tuổi và thường được phát hiện khi trẻ đến tuổi đi học. Khi này các dấu hiệu cận thị mới trở nên rõ ràng. 1.2. Dấu hiệu cận thị Người mắc cận thị sẽ có các biểu hiện như: – Nheo mắt khi nhìn sự vật ở xa – Do phải nheo mắt khi nhìn xa khiến mắt bị mỏi, có thể gây nên những cơn nhức đầu – Nhiều người có thể nghiêng đầu sang 1 bên để quan sát, lâu ngày có thể dẫn đến chứng nhược thị rất nguy hiểm – Với trẻ em, phụ huynh có thể phát hiện con bị cận thị thông qua các dấu hiệu như: – Trẻ em có xu hướng cúi đầu thấp nhìn vở, chép bài chậm, đọc nhảy dòng, không theo kịp bài giảng – Trẻ thường xuyên dụi mắt Trẻ cúi gằm khi học bài là một dấu hiệu của cận thị. Để phát hiện cận thị ở trẻ em, phụ huynh cần kết hợp quan sát con ở nhà và thăm hỏi cô giáo về tình hình của con ở lớp. Phụ huynh cũng có thể hỏi xem con có nhìn rõ hay không. Nếu có dấu hiệu giảm thị lực thì cần cho con đi khám. Các bác sĩ có thể chỉ định cho con đo cắt kính cận hoặc sử dụng các phương pháp khác nếu con đủ điều kiện. Tuy nhiên, đo kính cận vẫn là phương pháp phổ biến và có độ an toàn cao. Dưới đây là một số lưu ý khi phụ huynh quyết định cho con khám mắt đo kính. 2. Lưu ý khi đo cắt kính cận Khám mắt đo kính là phương án được nhiều phụ huynh lựa chọn khi con mắc cận thị. Việc sử dụng kính gọng chính là một trong số những cách khắc phục cận thị cho trẻ em. Khi trẻ được thăm khám mắt thì bố mẹ nên lưu ý đến lựa chọn tròng kính cũng như gọng kính phù hợp: – Với gọng kính: phụ huynh có thể giúp con chọn các loại gọng kính phù hợp, chất lượng tốt. Bởi các con rất hiếu động, thường tham gia các hoạt động thể chất nên rất dễ bị gãy gọng nếu chọn loại gọng không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên nhiều trẻ có cá tính riêng và có thể tự chọn màu sắc cũng như kiểu dáng mà các con thích. Phụ huynh nên lựa chọn các loại gọng kính phù hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ cho con. – Với tròng kính: đây là bộ phận quan trọng nhất. Phụ huynh nên lựa chọn các loại tròng kính chất lượng tốt, có thể sử dụng loại tròng chống ánh sáng xanh hoặc tròng đổi màu. Các loại tròng này sẽ bảo vệ cho mắt trẻ tốt hơn. Ngoài ra, việc bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mặt trời, tia UV là cực kỳ cần thiết. Việc lựa chọn tròng kính chiết suất tốt còn giúp mắt con điều tiết tốt hơn, mắt không bị áp lực, từ đó kìm hãm độ cận tăng. Kính gọng chỉ là 1 trong những cách khắc phục cận thị cho trẻ. Ngày nay có thêm một số phương pháp khắc phục cận thị cho trẻ như sử dụng kính Ortho K, đeo kính áp tròng. Đây là những phương pháp phù hợp với người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, kính áp tròng dạng mềm thông thường lại không phải biện pháp có độ phù hợp cao. Bởi vì loại kính này yêu cầu vệ đảm bảo vệ sinh tuyệt đối của cả tay và mắt nếu không sẽ gây nên những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Trong khi đó, Ortho K là phương pháp có hiệu quả và phù hợp với trẻ em hơn. Ortho K là phương pháp sử dụng kính áp tròng dạng cứng hàng đêm để tạm thời định hình giác mạc. Phương pháp này được ghi nhận là có tác dụng giúp khắc phục cận thị và an toàn với trẻ dưới 18 tuổi và những người không muốn hoặc chưa thể phẫu thuật. Ngoài ra, cận thị có thể được khắc phục đem lại hiệu quả tức thì bằng cách phẫu thuật lasik. Tuy nhiên, Lasik chỉ được thực hiện với người trên 18 tuổi. Tóm lại, phụ huynh có thể lựa chọn đo cắt kính cận hoặc khám mắt đo kính Ortho K để điều chỉnh, khắc phục cận thị cho con.
doc_18605;;;;;doc_54248;;;;;doc_10669;;;;;doc_39244;;;;;doc_8718
Cần chú ý những gì khi đi cắt mắt kính cận là băn khoăn của không ít những người đang hoặc sắp đeo kính hiện nay. Có nhiều yếu tố để đánh giá tiêu chuẩn của một chiếc kính cận như: nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tròng, chất lượng gọng, thương hiệu,…Cùng tìm hiểu những thông tin đầy đủ để có được những chiếc kính cận ưng ý nhé. 1.1. Những sai lầm khi cắt mắt kính cận và đeo kính cận Rất nhiều người mắc bệnh lý cận thị nhưng vẫn thường gặp các sai lầm sau khi dùng kính cận: – Sai trong cách đeo kính Đối với các loại kính dù là cận hay viễn hay kính râm, sau một thời gian đeo sẽ bị trễ xuống mặt. Nhiều người mắc lỗi sai khi đeo kính đó là để nguyên kính trễ và mình xuống theo hướng rơi của kính. Nếu là như vậy lâu dần có thể làm mặt bị sụp xuống, mí mắt khó mở lên trên, mất đi độ tự nhiên của đôi mắt. Vì vậy, hãy tạo cho mình thói quen luôn nâng kính lên mỗi khi kính bị trễ xuống. Rất nhiều người có thói quen đeo kính sai cách – Đeo kính liên tục, không bỏ ra khi không cần thiết Bị cận dưới 1.5 độ, không nên đeo kính cận liên tục. Nên dành ra từ 10 đến 15 phút để nhìn không dùng kính trong không gian đầy đủ ánh sáng. Đây là thời điểm để mắt được nghỉ ngơi. Nếu có điều kiện nên kết hợp với các bài tập bổ trợ cho mắt là tốt nhất. – Không đeo kính cận Ngược lại với những trường hợp cận nhẹ mà đeo kính quá nhiều, là những trường hợp cận nhưng không chịu đeo kính. Thường xảy ra với những người bị cận nhẹ, họ sẽ chủ quan và cố gắng căng mắt điều tiết mỗi khi không nhìn thấy ở xa. Điều này chỉ giúp cho họ nhanh chóng bị cận nặng hơn. Vì vậy, khi đã cận đến trên 1 độ thì việc cần làm là đi đo độ cận và cắt mắt kính cận phù hợp – Để mắt hoạt động trong môi trường thiếu sáng quá lâu Đối với những người đang phải làm việc, nhất là những công việc phải ngồi trước màn hình máy tính quá lâu mà không đảm bảo điều kiện ánh sáng tốt sẽ rất ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Đối với những người bị cận thị, đôi mắt đã không còn tinh tường thì việc tạo thêm gánh nặng cho đôi mắt là điều không nên. 1.2 Lời khuyên khi đi cắt mắt kính cận – Cần phải cắt mắt kính cận đúng với độ cận của mình Khi chọn gọng kính, thường sẽ dựa vào cảm tính, sự yêu thích của mỗi cá nhân để chọn. Cụ thể như dựa vào: chất liệu của gọng (gọng kim loại, nhựa hay titan…), hình dáng của gọng (tròn, oval, vuông, đa giác,…), thương hiệu gọng, màu sắc của gọng. Những loại kính mắt có thương hiệu thường có độ bền cao và thiết kế sao cho mang lại những cảm giác thoải mái nhất cho người đeo. Ngoài ra khi lựa chọn gọng, người dung cần xét đến các yếu tố hình dáng màu sắc của gọng kính có phù hợp với khuôn mặt hay không, có hợp thời trang và đúng với lứa tuổi của mình không. Cần lựa chọn đúng loại kính phù hợp với mắt – Lựa chọn tròng kính Đối với người cận thị, chất lượng của mắt kính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đôi mắt. Nên chọn lựa những loại tròng kính chất lượng cao để vừa đáp ứng cho nhu cầu nhìn rõ của người cận, vừa để bảo vệ đôi mắt, mang lại sự thoải mái khi sử dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những loại mắt kính tốt cần đảm bảo những điều kiện như: + Chống chói sáng. Nhiều loại kính chất lượng thấp không có tính chất phản quang, vì vậy mỗi khi bị đèn xe chiếu vào khi tham gia giao thông sẽ khiến cho người đeo kính bị cản trở tầm nhìn, rất nguy hiểm khi đi lại. Những loại mắt kính chất lượng cao sẽ có một lớp phủ chống lóa, để tia sáng đi qua mắt kính nhưng không bị dội ngược lại gây lóa mắt. + Trôi nước nhanh. Với những người bị cận, việc đi lại trong mưa là một điều vô cùng khó khăn đi nước luôn đọng lại trên kính không chịu trôi đi, cản tầm nhìn gần như hoàn toàn. Những loại mắt kính chất lượng cao sẽ làm cho nước đọng lại thành giọt và trôi đi nhanh chóng, không đọng, bám dính trên bề mặt kính. + Mắt kính chống trầy xước. Kính bị trầy xước sẽ làm cản tầm nhìn, gây khó chịu cho người đeo, không chỉ vậy còn làm giảm tính thẩm mỹ của kính. Trong khi đó việc sử dụng kính rất khó để không gây nên vết xước. Chính vì vậy, khi lựa chọn kính, nên chọn những loại có khả năng chống trầy xước. + Mắt kính có khả năng cản lại ánh sáng xanh và tia cực tím. Đây là những loại tia rất có hại cho đôi mắt, làm cho đôi mắt của những người cận thị vốn đã yếu lại càng ảnh hưởng hơn. Chính vì vậy tính năng chống lại hai loại tia này là vô cùng cần thiết, giúp người dùng bảo vệ đôi mắt một cách lâu dài. 2. Địa chỉ cắt mắt kính cận tin cậy Thông thường chất lượng ở các cửa hàng kính có tên tuổi thương hiệu hoặc các quầy kính ở trong các bệnh viện, nơi được cấp giấy phép của Sở Y tế sẽ là lựa chọn tối ưu cho những người muốn mua được những chiếc kính tốt. Tại những điểm bán kính này, hàng hóa luôn phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đầy đủ tem chống hàng giả, mã vạch để khách hàng có thể kiểm tra. Lời khuyên dành cho tất cả những người đang bị bệnh lý khúc xạ mắt đó là nên lựa chọn những nơi bán kính tốt để mua cho mình những chiếc kính tốt nhằm bảo vệ cho đôi mắt của mình một cách lâu dài. – Thăm khám với các bác sĩ nhãn khoa nhiều kinh nghiệm, hoạt động lâu năm trong ngành mắt để phát hiện các bệnh lý về mắt, xác định các tật khúc xạ mà khách hàng đang mắc phải. – Các trang thiết bị như máy đo khúc xạ, bảng đo thị lực điện tử,.. đều được nhập khẩu tại các nước nổi tiếng trong nhãn khoa nhằm giúp bác sĩ có những kết quả chính xác nhất để chẩn đoán và đưa ra những loại kính phù hợp nhất với tình trạng khách hàng. – Chất lượng mắt kính cao cấp, độ chiết suất tốt, bảo vệ an toàn cho mắt. – Khi mua kính khách hàng sẽ được tặng thêm bộ phụ kiện như khăn lau kính, dây đeo. Trong vòng 12 tháng được miễn phí nắn chỉnh gọng cong vênh, thay ốc vít, thay đệm mũi.;;;;;1. Giới thiệu về kính cận Cận thị là tình trạng mắt không thể nhìn rõ các vật thể từ xa, trong khi vẫn có khả năng nhìn rõ các vật thể gần. Điều này thường xảy ra do khả năng lấy nét không đúng đắn của mắt, làm mất đi khả năng tập trung hình ảnh lên võng mạc. Kính cận là một giải pháp quan trọng và phổ biến cho những người mắc chứng cận thị Kính cận được thiết kế để điều chỉnh góc lấy nét, giúp hình ảnh tập trung vào võng mạc mắt một cách chính xác hơn. Điều này giúp cải thiện khả năng nhìn xa và mang lại cho người mắc cận thị khả năng nhìn rõ ràng và sắc nét hơn khi xem các vật thể từ xa. Kính cận có thể được làm từ kính cứng, kính nhựa hoặc cả hai chất liệu kết hợp. Kính cận không chỉ giúp khắc phục khuyết điểm thị lực mà còn đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày của những người mắc cận thị. Việc sử dụng kính cận phù hợp giúp họ thấy rõ ràng và tự tin hơn khi tham gia các hoạt động hàng ngày, như lái xe, đọc sách, làm việc trên máy tính và tham gia các hoạt động ngoại khoá. Không có quy tắc cứng nhắc về thời gian nào trong ngày là tốt để đi đo kính cận. Tuy nhiên, có một số lưu ý để bạn có thể áp dụng: – Thời gian sáng: Buổi sáng thường là khi đôi mắt đạt được trạng thái nghỉ ngơi sau khi ngủ, và sự tập trung của bạn cũng đạt cao độ. Điều này có thể giúp chuyên gia đo kính cận đánh giá chính xác khả năng nhìn và lựa chọn kính cận phù hợp. – Tránh thời gian cuối ngày: Cuối ngày, mắt có thể mệt mỏi do hoạt động liên tục và tác động của ánh sáng môi trường. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả đo kính cận. Do đó, nếu bạn đi đo kính cận vào cuối ngày, hãy chắc chắn nghỉ ngơi mắt trước khi đến phòng khám. – Đi vào thời gian phù hợp với lịch trình của bạn: Ngoài các yếu tố trên, quan trọng nhất là đi đo kính cận vào thời gian phù hợp với lịch trình của bạn. Chọn thời điểm khi bạn có đủ thời gian và không cảm thấy vội vàng để được tư vấn và thực hiện quy trình đo kính cận một cách cẩn thận và chính xác. Tóm lại, không có thời gian cụ thể nào trong ngày là tốt nhất để đi đo kính cận. Tuy nhiên, buổi sáng thường là thời gian khi đôi mắt tươi mát và tập trung tốt. Bạn nên chọn thời gian phù hợp với lịch trình và cảm thấy thoải mái để được tư vấn và đo kính cận một cách chính xác. Để có một chiếc kính cận đảm bảo đủ tiêu chí và phù hợp với độ cận và mục đích sử dụng, quy trình cắt kính cận sẽ được thực hiện theo các bước sau đây mà không có sự sao chép: 2.1 Bước kiểm tra và đo thị lực sử dụng bảng thị lực điện tử Bác sĩ sẽ yêu cầu người cắt kính ngồi ở khoảng cách phù hợp trước khi che khuất từng bên mắt để kiểm tra thị lực của từng bên. Bảng thị lực điện tử bao gồm các loại bảng chữ cái, bảng dạng vòng tròn hở của Landolt, bảng chữ E của Armaignac và bảng thị lực dành cho trẻ em. 2.2 Bước đo khúc xạ tự động với máy Bước này giúp xác định độ cận thị và loạn thị ban đầu. Bệnh nhân sẽ thực hiện đo khúc xạ tự động với máy, đặc biệt trong trường hợp thị lực kết quả là 7/10 hoặc khi thị lực qua kính lỗ có dấu hiệu tăng. 2.3 Thử kính dựa trên kết quả đo khúc xạ tự động Dựa trên kết quả đo khúc xạ tự động, bác sĩ sẽ điều chỉnh số kính sao cho phù hợp với tình trạng mắt của bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ đeo thử kính và đi lại trong khoảng thời gian 15-20 phút. Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ kiểm tra thị lực bằng cách quan sát các vật ở gần và ở xa. Nếu không có hiện tượng chóng mặt, đau đầu, thị lực không bị lóa hay mờ sau thời gian quy định, bác sĩ sẽ kê đơn kính hoàn chỉnh cho bệnh nhân. 2.4 Khám mắt bán phần và sử dụng máy sinh hiển vi Bước này giúp phát hiện các bệnh lý ở vị trí bán phần trước của mắt. Bệnh nhân sẽ nhìn qua kính hiển vi và ánh sáng sẽ được chiếu thẳng vào mắt để phát hiện các bệnh lý như mờ, đục thủy tinh thể, viêm nhiễm bên trong mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc và các vấn đề khác. Tùy vào tình trạng và đối tượng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số phương pháp khám khác như khám bán phần sau của mắt, kiểm tra khả năng điều tiết mắt và soi bóng đồng tử. 2.5 Kê đơn kính cho bệnh nhân và cắt kính Sau khi hoàn thành tất cả các bước kiểm tra và đo thị lực, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và viết đơn kính cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ tiến hành cắt mắt kính và lựa chọn gọng kính theo sở thích của mình. Quy trình đo kính cận cần được thực hiện bởi các chuyên gia kính cận Quy trình đo đạc kính cận cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kiến thức và kỹ năng, đảm bảo độ chính xác và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của từng khách hàng. Qua quy trình đo và cắt kính cận đúng cách, một chiếc kính cận sẽ được đảm bảo phù hợp với tình trạng mắt và đáp ứng các tiêu chí cần thiết. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe của đôi mắt và giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi sử dụng kính cận. 3. Ý nghĩa của việc đo kính cận chính xác Dưới đây là những ý nghĩa cụ thể của việc đo kính cận chính xác: 3.1 Xác định đúng thông số cá nhân Quy trình đo kính cận chính xác giúp xác định các thông số quan trọng như độ cận, độ gần và tâm trung gian (PD). Những thông số này cần phải được xác định chính xác để đảm bảo kính cận được thiết kế và điều chỉnh một cách phù hợp với nhu cầu của từng người sử dụng. 3.2 Cải thiện khả năng nhìn rõ Đo kính cận chính xác giúp chuyên gia lựa chọn và điều chỉnh kính cận sao cho phù hợp với mắt của người sử dụng. Điều này giúp cải thiện khả năng nhìn rõ ràng và sắc nét, giúp người sử dụng có thể nhìn rõ các vật thể từ xa một cách dễ dàng và thoải mái hơn. 3.3 Đảm bảo sự thoải mái và tương thích Việc đo kính cận chính xác giúp đảm bảo rằng kính cận phù hợp với khuôn mặt, kích thước và hình dáng của người sử dụng. Điều này giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái khi đeo kính và tránh các vấn đề như áp lực, mất cân đối hoặc mất cảm giác không thoải mái khi sử dụng kính cận. 3.4 Tối ưu hóa trải nghiệm thị lực Qua quy trình đo kính cận chính xác, người sử dụng có thể nhận được một bộ kính cận được điều chỉnh đúng đắn và phù hợp với nhu cầu của họ. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm thị lực, cho phép họ nhìn rõ ràng và tập trung tốt hơn trong các hoạt động hàng ngày như làm việc, học tập, lái xe và tham gia các hoạt động giải trí. Tóm lại, việc đo kính cận chính xác để đảm bảo rằng người sử dụng có được một trải nghiệm thị lực tốt và sự thoải mái khi sử dụng kính cận. Quy trình đo kính cận chính xác là một bước quan trọng trong quá trình lựa chọn và tạo ra bộ kính cận phù hợp với từng cá nhân.;;;;; 1. Quy trình đo thị lực và cắt kính cận Cận thị là tình trạng mắt trong điều kiện thông thường không thể nhìn rõ các vật thể xa, trong khi có thể nhìn thấy các đồ vật ở gần. Khi đó, tròng kính cận với khả năng hỗ trợ lấy nét hình ảnh, giúp cải thiện khả năng nhìn của đôi mắt với các đồ vật ở xa. Để có một chiếc kính cận phù hợp, chúng ta cần đi khám và đo độ cận chính xác, từ đó lựa chọn kính và tròng mắt phù hợp. Xem xét quy trình này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề giá thành khi cắt kính. Kính cận là giải pháp cần thiết và đơn giản nhất cho những người bị cận Quy trình cắt kính như sau: 1.1. Kiểm tra và đo thị lực Tại các bệnh viện nhãn khoa, bạn sẽ được bác sĩ và điều dưỡng kiểm tra các vấn đề về mắt, các bệnh về mắt có thể liên quan gây tình trạng nhìn kém và đo độ cận. Độ cận sẽ được đo bằng máy đo khúc xạ tự động và sử dụng bảng thị lực điện tử để kiểm tra. Bảng thị lực điện tử hiện nay thường đang dùng loại bảng chữ cái, bảng chữ E, bảng chữ C và bảng thị lực dành cho trẻ. Tại các cửa hàng kính thuốc, việc kiểm tra sẽ có quy trình khác một chút so với ở bệnh viện. Đó là, các cửa hàng thường không có mục bác sĩ thăm khám tình trạng bệnh lý về mắt. Trên thực tế, vấn đề mắt kém không chỉ do tật khúc xạ mà còn có thể từ nhiều bệnh lý. Do đó, việc khám mắt chuyên sâu là điều cần thiết để người đo kính được chẩn đoán độ cận phù hợp, điều trị các bệnh lý liên quan, từ đó đảm bảo sở hữu một chiếc kính cận phù hợp, khoong bị lệch độ so với thực tế và có thể sử dụng lâu dài, hữu ích cho bản thân. 1.2. Thử kính phù hợp dựa trên kết quả từ việc đo khúc xạ tự động Dựa trên kết quả đo khúc xạ tự động, bác sĩ sẽ điều chỉnh số kính phù hợp với độ cận, khoảng cách 2 đồng tử,… của người dùng và đưa mặt nạ thị lực có gắn tròng kính thử cho người đo kính. Khi này, bạn sẽ đeo kính thử, thử đi lại, đọc chữ,… trong tầm khoảng 20 phút. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được kết hợp với việc đọc chữ cái và ký tự trên bảng đo thị lực cũng như nhìn các đồ vật ở gần – xa. Trong khoảng thời gian này, nếu không có hiện tượng chóng mặt, đau đầu, lóa hay mờ thị lực, điều này có nghĩa tròng kính này phù hợp với bạn. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn kính hoàn chỉnh cho bạn. Thử tròng kính sau khi khám và đo tật khúc xạ 1.3. Khám mắt bán phần, dùng máy sinh hiển vi Đây là nước quan trọng nhằm phát hiện các bệnh lý ở mắt. Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi và ánh sáng chiếu thẳng vào mắt để phát hiện các bệnh lý như viêm giác mạc, viêm kết mạc, mờ, đục thủy tinh thể, hay các vấn đề về mắt khác. Với một số tình trạng mắt đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp khám khác nhằm kiểm tra khả năng điều tiết, soi bóng đồng tử,… phù hợp với người bệnh. 1.4. Kê đơn kính cho người cận thị và cắt kính Sau khi đo thị lực, kiểm tra, để người cận thử tròng kính, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận, viết đơn kính cho người đo kính. Khi này, bạn có thể tiến hành lựa chọn các tính năng bổ sung đặc biệt cho tròng kính của mình như: chống lóa, chống mờ hơi nước, chống UV, chống ánh sáng xanh, chống nắng, …. cũng như chọn loại dáng mắt kính, gọng kính phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ thông báo với kỹ thuật viên để gia công chiếc kính cận hoàn chỉnh cho bạn. Nhìn chung, quy trình đo kính cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kỹ năng, kiến thức về tật khúc xạ và về kính thuốc, có thiết bị đầy đủ đo chính xác thị lực mắt, đồng thời, đội ngũ gia công chuyên nghiệp đảm bảo độ chính xác và phù hợp cho người bị cận. Một chiếc kính cận chuẩn không chỉ giúp bạn nhìn rõ hơn, mà còn cải thiện thị lực giúp bạn, làm bạn tự tin, thoải mái hơn khi sử dụng. Hãy nhớ những điều này để chọn kính cận cho mình. 2. Vấn đề giá tiền khi cắt kính cận Xem xét quy trình cắt kính cận trên đây, có thể thấy, chi phí cắt kính cận hết mất bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố: – Chi phí khám mắt, đo thị lực và thử kính – Giá thành của gọng kính – Giá thành tròng kính Trong đó, giá của gọng kính thường theo lựa chọn của bản thân người bị cận, có thể sử dụng loại gọng nhựa, gọng kim loại, gọng trong suốt hay các mẫu gọng kính mà bản thân thấy phù hợp với mình. Tròng kính cho người bị cận cũng như vậy. Bạn có thể lựa chọn theo các tính năng như: chống xước, chống lóa, tròng kính đa tròng, tròng siêu mỏng, tròng kính đổi màu,… Ngoài ra, giá thành tròng kính còn phụ thuộc vào độ cận của người đeo kính. Thông thường, cùng một loại tròng kính, người có độ cận càng nặng thì chi phí cho tròng kính đó sẽ tốn kém hơn.000 đồng trở lên (giá tại thời điểm hiện tại).000 đồng với mỗi cặp tròng kính (giá niêm yết tại thời điểm hiện tại). Các sản phẩm đều được kiểm nghiệm chất lượng cao, có tem chống hàng giả của Bộ Công an và được bảo hành nắn chỉnh, thay đệm mũi, thay ốc kính trong 12 tháng.000 đồng), nhờ đó tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo sự chỉn chu trong quy trình cắt kính.000 đồng cho chiếc kính cận, lại được thăm khám cẩn trọng bởi các bác sĩ nhãn khoa đầu ngành để an tâm điều trị các bệnh về mắt (nếu có) và sở hữu kính thuốc phù hợp với bản thân. Nhìn chung, cắt kính cận mất bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc rất lớn vào lựa chọn của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần được khám mắt, đo thị lực đầy đủ, phát hiện các bệnh lý về mắt liên quan, từ đó có cho mình sản phẩm kính mắt phù hợp cho riêng mình cũng như an tâm sử dụng kính. Vì thế, hãy lựa chọn cho mình bệnh viện kính mắt uy tín khi cắt kính cận. Bên cạnh đó, đừng quên thăm khám độ cận thị sau khoảng 3-6 tháng để được theo dõi sức khỏe đôi thường xuyên, có giải pháp kịp thời trước sự thay đổi độ cận của bản thân.;;;;; Kính cận là một loại thấu kính phân kì giúp điều chỉnh khả năng nhìn cho người bị cận thị. Để cắt kính cận, bạn cần phải thực hiện một số bước kiểm tra thị lực và khám mắt cần thiết. Các bước này được thực hiện bởi người có chuyên môn và được đào tạo bài bản. Thông qua đó, bạn có thể biết được chính xác độ cận của mắt là bao nhiêu, mắt có bệnh lý gì hay không, có cần đeo kính hay không, đồng thời được tư vấn số kính phù hợp nhất. Để cắt kính cận, bạn cần phải thực hiện một số bước kiểm tra thị lực và khám mắt cần thiết 2.1 Đo thị lực với bảng đo thị lực điện tử Bạn sẽ được tiến hành đo thị lực với bảng đo thị lực điện tử để đánh giá khả năng nhìn xa, nhìn gần. Thiết bị này có khả năng thực hiện các bài test thị lực tinh vi được đưa ra trên thế giới. Trong đó, các loại bảng thị lực có trong bảng đo thị lực điện tử bao gồm: – Bảng thị lực chữ cái: dễ đọc và sử dụng cho những người biết chữ. – Bảng vòng tròn hở của Landolt: bảng này chứa một ký tự duy nhất và có hình vòng tròn hở. Các kẽ hở này quay theo các hướng khác nhau (trái, phải, trên, dưới). Nhiệm vụ của bạn chỉ cần đọc đúng chiều của các kẽ hở và không yêu cầu phải biết mặt chữ. – Bảng thị lực chữ E của Armaignac: dạng bảng này chỉ bao gồm một ký tự là chữ E. Tương tự như bảng vòng tròn hở, chữ E cũng hướng về các phía khác nhau (trái, phải, trên, dưới). Bạn sẽ cần đọc đúng hướng chữ theo câu hỏi của bác sĩ (từ chữ lớn đến chữ nhỏ). Bảng thị lực này áp dụng được cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em vì nó rất đơn giản. – Bảng thị lực cho trẻ em: dạng bảng với các hình ảnh thân thuộc (con vật, ngôi nhà, cây cối,…). Nhiệm vụ của bé là phân phân biệt được hình dạng của các hình này khi nhìn. 2.2 Đo khúc xạ tự động (hay đo khúc xạ máy) Đo khúc xạ máy giúp xác định độ cận ban đầu của bạn. Đo khúc xạ được thực hiện khi bạn có thị lực dưới 7/10 và thị lực nhìn qua kính lỗ tăng. Nếu kính lỗ không tăng, bạn sẽ được chuyển qua khám mắt. Đo khúc xạ được thực hiện khi bạn có thị lực dưới 7/10 và thị lực nhìn qua kính lỗ tăng 2.3 Thử kính dựa theo kết quả đo khúc xạ máy Dựa theo kết quả đo khúc xạ máy, bác sĩ sẽ căn chỉnh số kính phù hợp cho bạn. Khi số kính đã phù hợp (tức nhìn rõ, cho thị lực tối đa), bạn sẽ đeo thử kính đi lại trong 15 – 20 phút. Lúc này, bạn cần quan sát từ gần đến xa để kiểm tra khả năng nhìn của mắt khi đeo kính. Đồng thời, đây cũng là lúc để bạn tập thích nghi với số kính mới. Bước này nhằm đảm bảo kính mới được cắt đúng độ, giúp mang lại thị lực tối đa, không gây chóng mặt nhức đầu. Khi đã đạt được các tiêu chí nêu trên, bạn sẽ được cấp đơn kính hoàn chỉnh để cắt kính. 2. Nếu thủy tinh thể bị mờ đục, hoặc có viêm nhiễm trên kết mạc, giác mạc, mí mắt,… bác sĩ có thể phát hiện được ngay thông qua bước khám này. Tùy vào triệu chứng, kết quả đo thị lực, tình trạng bệnh lý của mắt, bác sĩ có thể chỉ định thêm các bước khám chuyên sâu để có những thông số chi tiết nhất. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ: – Khám bán phần sau của mắt (phần dịch kính – võng mạc). Việc kiểm tra võng mạc giúp phát hiện các bệnh lý võng mạc, sự tổn thương dây thần kinh thị giác, hoàng điểm, gai thị, rách, bong võng mạc,… – Nhỏ liệt điều tiết, soi bóng đồng tử,… với mục đích đo khúc xạ khách quan cho những trẻ có co quắp điều tiết. Đây là hai bước chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt khi bác sĩ có chỉ định (trẻ dưới 8 tuổi hoặc người có mắt điều tiết nhiều). 2.5 Tiến hành cắt kính Sau khi đã lựa chọn được số kính và loại kính phù hợp, kỹ thuật viên sẽ tiến hành cắt kính cho bạn. Sau khi đã lựa chọn được số kính và loại kính phù hợp, kỹ thuật viên sẽ tiến hành cắt kính cho bạn Như vậy, thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “đo kính cận là gì”. Nhìn chung, việc đo mắt cận và kiểm tra thị lực nên được thực hiện ít nhất 1 lần/năm. Các chứng bệnh ở mắt luôn tiềm ẩn và có nguy cơ xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, dù thị lực vẫn tốt, tầm nhìn sáng rõ thì bạn vẫn nên đi khám mắt định kỳ. Thông qua đó, sớm phát hiện những bất thường ở mắt và có hướng điều trị nhanh chóng, kịp thời;;;;; Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn cần phải biết rõ về vấn đề cận thị. Cận thị là một trong những tật khúc xạ rất phổ biến hiện nay, tập trung nhiều ở đối tượng học sinh, sinh viên và dân văn phòng. Ở người bị cận thị, họ thường gặp khó khăn trong việc nhìn các vật thể, đối tượng ở khoảng cách xa, khi càng ra xa vật càng mờ nhòe, thiếu rõ nét. Khi độ cận thị càng cao thì khả năng nhìn vật ở xa càng sụt giảm. Chính vì vậy, người cận thị cần cắt một chiếc kính cận để cải thiện tầm nhìn, giúp cho việc sinh hoạt hằng ngày trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Kính cận là giải pháp đơn giản và an toàn giúp bạn cải thiện tầm nhìn khi bị cận thị. 2. Những lợi ích của kính cận trong cuộc sống hằng ngày Một số lợi ích mà kính cận đem lại cho người bị cận thị trong cuộc sống hằng ngày là: – Cải thiện tầm nhìn nhanh chóng: Kính cận được tinh chỉnh đặc biệt để khắc phục khuyết điểm của mắt cận, giúp tập trung ánh sáng vào giác mạc một cách chính xác. Điều này mang lại hiệu suất cao khi nhìn, giúp bạn nhìn mọi vật rõ ràng hơn, giảm bớt tình trạng nhìn mờ cho những người có vấn đề về thị lực. – Hỗ trợ tối đa trong sinh hoạt hàng ngày: Kính cận hỗ trợ mọi hoạt động từ việc đọc sách, làm việc trên máy tính, xem TV, lái xe đến tham gia các hoạt động thể thao, giúp mọi công việc trở nên thuận lợi hơn. – Giảm bớt mệt mỏi và căng thẳng cho đôi mắt: Đối với những người mắt bị cận, việc điều chỉnh liên tục để nhìn rõ các đối tượng ở xa có thể gây mệt mỏi và khó chịu cho mắt. Kính cận khi ấy sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi vật từ gần tới xa mà không phải điều tiết quá nhiều. – Bảo vệ đôi mắt khỏi các vấn đề khác: Các vấn đề như đau mắt, mắt đỏ, hoặc chảy nước mắt do căng thẳng có thể xuất phát từ tình trạng mắt cận. Hơn hết, kính cận là một phương tiện hiệu quả để ngăn chặn những vấn đề này ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. – Quản lý và chăm sóc cho sức khỏe mắt: Bằng cách sử dụng kính cận, người mắc tình trạng mắt bị cận có thể tự chủ và duy trì tình trạng sức khỏe của mắt một cách hiệu quả. Cắt kính cận giá bao nhiêu hiện nay là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Cắt kính cận là một dịch vụ phổ biến có mặt ở nhiều cửa hàng kính thuốc và bệnh viện có chuyên khoa Mắt. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên khách hàng nên lựa chọn những địa chỉ cắt kính uy tín như bệnh viện để đảm bảo có kết quả chính xác nhất. Giá cắt kính cận phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (minh họa). Đương nhiên, cũng có những yếu tố khác tác động đến mức chi phí như nơi bạn chọn cắt kính, chương trình ưu đãi,… Để bạn nắm rõ hơn, dưới đây là mức giá với từng yếu tố như đo mắt cận, tròng kính và gọng kính. 3.1 Giá đo mắt cận Việc cắt kính cận nào cũng đòi hỏi bước đo mắt để xác định chính xác độ cận trước khi chuyển sang cắt kính. Giá cho việc đo mắt cận thường không quá cao, dao động trong khoảng từ 50.000 đồng đến 700.000 đồng/lượt tại bệnh viện hoặc phòng khám lớn. 3.2 Cắt kính cận giá phụ thuộc nhiều vào chi phí tròng kính Sự khác biệt về giá tròng kính này đến từ 3 yếu tố chính là: – Chiết suất tròng kính cao hay thấp. – Thương hiệu của tròng kính. – Tính năng hiện đại của tròng kính. 3.3 Cắt kính cận giá phụ thuộc nhiều vào chi phí gọng kính 4. Những lưu ý dành cho bạn khi đi cắt kính cận – Chọn địa chỉ cắt kính uy tín, tốt nhất là được khám trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt. Lý do bởi khi bạn chọn một địa chỉ uy tín, kính của bạn sẽ được bảo hành về chất lượng tốt hơn, kết quả đo mắt cũng sẽ chính xác nhất với mắt bạn. – Tham khảo trước về các tính năng của tròng kính cận mà bạn mong muốn trước khi ghé cửa hàng. Điều này giúp bạn dự trù được khoản chi phí và không bị sa đà quá mức vào các lời mời chào mua tròng kính có tính năng không cần thiết. – Nếu được hãy rủ bạn bè cùng nhau đi cắt kính, khi ấy bạn sẽ có thêm người giúp bạn đưa ra lựa chọn đeo gọng kính nào phù hợp và đẹp hơn. Chưa kể, nhiều bệnh viện hoặc quầy kính còn có ưu đãi áp dụng khi bạn đi cắt kính cùng bạn bè.
question_63609
Trẻ sinh non 7 tháng có khó nuôi?
doc_63609
Khi bé của bạn đòi ra sớm khi mới chỉ ở tháng thứ 7 của thai kỳ, điều này khiến bạn lo lắng về sức khỏe của bé cũng như cách chăm sóc em bé khi trẻ sinh non như vậy. Hệ miễn dịch của trẻ cũng như sức đề kháng của trẻ sinh non tháng sẽ kém hơn so với những đứa trẻ sinh ra đủ ngày đủ tháng. Trẻ sơ sinh được sinh ra khi chưa đủ 37 tuần thai kỳ được gọi là trẻ sinh non.Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh như bại não, các khuyết tật phát triển, vấn đề về thính lực và thị lực cao hơn.Trẻ sinh non càng sớm thì nguy cơ mắc các bệnh trên càng cao. Những trẻ sinh non thường hay gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với những đứa trẻ sinh đủ ngày đủ tháng. Sinh non chính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh trên thế giới. Sinh non chính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh trên thế giới Theo WHO, sinh non được phân loại như sau:Trẻ sinh ra trước 28 tuần được gọi là sinh cực non. Trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần 28 đến tuần 32 của thai kỳ được gọi là sinh rất non. Trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 32 đến 33 tuần 6 ngày của thai kỳ được gọi là sinh non trung bình. Trẻ sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần 34 đến 38 tuần 6 ngày được gọi là sinh non muộn. Việc chăm sóc trẻ sinh non 7 tháng thực sự là điều không hề dễ dàng Việc chăm sóc trẻ sinh non 7 tháng thực sự không hề dễ dàng. Bên cạnh sự chăm sóc của bố mẹ, bé cần có sự hỗ trợ thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ sinh càng non thì càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe đồng thời tỷ lệ tử vong cũng sẽ cao hơn.Những trẻ sinh non dưới 34 tuần thường đối mặt với một số nguy cơ như cơn ngừng thở kéo dài 20 giây hoặc lâu hơn, vấn đề về hô hấp.Những trẻ sinh non dưới 30 tuần, thường có nguy cơ cao bị xuất huyết não, thường xảy ra trong vài ngày đầu sau sinh. Bên cạnh đó là tình trạng viêm ruột hoại tử, thường xảy ra vào tuần thứ 2-3 sau sinh, chủ yếu là đối với trẻ không được bú sữa mẹ.Các bệnh lý về võng mạc ở trẻ sinh non cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không có thể gây mù lòa, thường xảy ra ở trẻ sinh non dưới 30 tuần.Bên cạnh đó trẻ sinh non còn có thể sẽ phải đối mặt với các nguy cơ khác như nhiễm trùng, vàng da, thiếu máu.Trẻ sinh non 7 tháng, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên trong thời gian đầu việc tiêu hóa và hấp thụ gặp khá nhiều khó khăn. Thêm vào đó, trẻ sinh non lại càng dễ bị viêm ruột nên việc tiêu hóa và hấp thụ càng trở nên khó khăn hơn.Trẻ sinh non 7 tháng thường sẽ được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính, vì vậy mẹ nên vắt sữa đều đặn để gửi vào cho bé thường là 3 giờ/lần, kể cả bé không ăn được thì mẹ cũng nên vắt ra để duy trì nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ chính là liều thuốc quý giá nhất dành cho trẻ giúp trẻ ít bị viêm ruột và quá trình hấp thụ trở nên tốt hơn.Với sự phát triển của y học hiện nay, đa số trẻ sinh non 7 tháng đều có thể sống và rời khỏi bệnh viện sau một thời gian được chăm sóc đặc biệt. Bố mẹ cần học cách chăm sóc trẻ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế khi được gặp bé. Cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ.Tỉ lệ sống sót của trẻ sinh non không phụ thuộc hoàn toàn vào tuổi thai, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác và một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là cách chăm sóc kịp thời và phù hợp.Việc chăm sóc trẻ sinh non 7 tháng cũng có sẽ có sự khác nhau giữa các trẻ bởi nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé cũng như quá trình chăm sóc của các bé. 3. Các phương pháp điều trị thường gặp ở trẻ sinh non 7 tháng Trẻ sinh non 7 tháng không thể tự thở, tự ăn hoặc tự giữ ấm được, chính vì vậy trẻ cần phải được chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh và tránh những biến chứng nguy hiểm.Trẻ được theo dõi huyết áp, nhịp tim, hơi thở 24/24 để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nếu có.Trẻ được đưa vào lồng ấp để được chăm sóc tốt. Giúp cho trẻ duy trì thân nhiệt ổn định. Trẻ được đưa vào lồng ấp để được chăm sóc tốt Trẻ sinh non 7 tháng khi ăn sẽ được các bác sĩ đưa qua một ống nhỏ dẫn thẳng trực tiếp vào trong dạ dày hoặc có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách tiêm qua đường tĩnh mạch.Trẻ sinh non 7 tháng sẽ cần máy hỗ trợ thở để bé duy trì sự sống.Bên cạnh đó, việc điều trị cho trẻ sinh non 7 tháng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là trình trạng sức khỏe của từng bé, chính vì vậy cách chăm sóc cũng sẽ có sự khác nhau. Bằng các trang thiết bị hiện đại như máy thở thường, máy thở tần số cao, máy thở CPAP, lồng ấp, khả năng kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ. Hướng dẫn chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh
doc_39800;;;;;doc_55675;;;;;doc_31307;;;;;doc_35386;;;;;doc_1806
Để chăm sóc trẻ sinh non đúng cách, bạn cần hiểu như thế nào là sinh non cũng như đặc điểm của các bé sinh non. Một thai kỳ “đủ ngày đủ tháng” là 40 tuần. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ được sinh ra ở tuần 38 hoặc 39, và điều này là hoàn bình thường. Thế nhưng, nếu được sinh sớm hơn, từ tuần 37 trở về trước thì được gọi là sinh non, sinh thiếu tháng. Cụ thể: Trẻ sinh ra trước 28 tuần: Cực non. Trẻ sinh ra ở tuần 28 - 34: Sinh non tháng. Trẻ sinh ra ở tuần 34 - 37: Sinh non muộn. Đặc điểm của trẻ sinh non Trẻ càng sinh non thì các vấn đề về sức khỏe càng nghiêm trọng, do đó, cần có cách chăm sóc trẻ sinh non đặc biệt. Nhìn chung, các bé sinh non sẽ có những đặc điểm sau: Cân nặng thấp, dưới 2500 gr. Dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết,… Hệ miễn dịch khiếm khuyết, dễ viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,… Phổi chưa phát triển hoàn thiện, dễ gặp các vấn đề về hô hấp như viêm phổi mạn tính, mắc bệnh màng trong, xuất hiện các cơn ngưng thở,… Nguy cơ thiếu máu, nhiễm trùng cao. Chức năng thận yếu, dễ bị mất nước, rối loạn điện giải. Các vấn đề về tiêu hóa như teo thực quản, teo ruột non, thủng dạ dày, tắc tá tràng,… Chậm tăng cân và phát triển chiều cao. 2. Cách chăm sóc trẻ sinh non Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào còn tùy thuộc vào thời điểm sinh non và tình trạng cân nặng, bệnh lý của bé. Nhìn chung, các bé sinh non sẽ được áp dụng những cách chăm sóc đặc biệt sau. Điều hòa thân nhiệt Các bé sinh non có cân nặng dưới 1700gr và thân nhiệt không ổn định sẽ được nuôi trong lồng ấp hoặc giường sưởi. Kèm theo đó là các thủ thuật như hút đờm nhớt, hỗ trợ thở, thay máu,… Hỗ trợ hô hấp Bé sinh càng non tháng thì phổi càng yếu, vì thế, các vấn đề về hô hấp khá nghiêm trọng. Do đó, hỗ trợ hô hấp cho bé là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Tùy tình trạng mà bác sĩ sẽ có phương án hỗ trợ hô hấp phù hợp, bao gồm thở áp lực dương liên tục qua đường mũi, đặt nội khí quản và thở máy, tiêm thuốc vào tĩnh mạch (nếu bé xuất hiện cơn ngưng thở),… Bổ sung dinh dưỡng “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Với những bé sinh non thì sữa mẹ lại càng quan trọng. Bởi trong sữa mẹ có chứa các protein và kháng thể rất có lợi cho hệ miễn dịch đang rất non nớt của bé. Tuy nhiên, vì bé sinh non có cân nặng nhẹ và sức đề kháng yếu, nên ngoài sữa mẹ, có thể bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng khác. Đó có thể là các chế phẩm tăng cường sữa mẹ, sữa công thức chuyên dùng cho bé sinh non, các loại vitamin,… Về đường nuôi ăn thì có 2 cách: Dinh dưỡng tĩnh mạch với các bé sinh cực non, cân nặng dưới 1000gr, gặp các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa. Dinh dưỡng đường miệng với những bé khỏe mạnh hơn, hoặc những bé sau một thời gian áp dụng dinh dưỡng tĩnh mạch, nay đã “sẵn sàng” với đường ăn qua miệng. Chú trọng giấc ngủ Sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào giấc ngủ. Hay nói cách khác, bé ngủ ngon, đủ giấc thì tăng trưởng tốt. Do đó, khi chăm sóc trẻ sinh non, nên đặc biệt chú trọng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ. Thường thì bé sinh non cần được ngủ nhiều hơn bé sinh đủ tháng, khoảng 16 - 20 giờ/ngày. Nhưng thời gian mỗi giấc không được quá 4 giờ. Khi ngủ, nên cho bé nằm ngửa trên nệm êm, không cần sử dụng gối. Ngoài ra, mặc đồ thoáng mát, rộng rãi để tạo sự thoải mái, dễ chịu. Phương pháp kangaroo Hay còn gọi là da kề da, một phương pháp được khuyến khích sử dụng ngay sau khi sinh. Ngoài da kề da ngay khi vừa sinh, thì thời gian sau này, ngay cả khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà, bố mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp này. Theo đó, không cho bé mặc quần áo, chỉ mặc tã và đặt bé nằm lên ngực trần của bố hoặc mẹ. Đầu bé quay về một phía, tai bé áp vào tim bố hoặc mẹ. Phương áp kangaroo này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé sinh non: Khi được tiếp xúc với làn da ấm áp của bố mẹ, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với môi trường bên ngoài. Điều hòa thân nhiệt, ổn định nhịp tim và nhịp thở. Tăng cường hệ miễn dịch. Phát triển trí não. Kích thích tiêu hóa, bú sữa tốt hơn. Ít quấy khóc, ngủ ngon hơn. Một vài lưu ý khác Bé sinh non thường rất “nhạy cảm”, dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh hô hấp, nhiễm trùng. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh cho bé. Nhất là giữ cuống rốn luôn khô ráo, sạch sẽ. Bên cạnh đó, luôn đảm bảo phòng ốc thoáng mát, giường ngủ được thay ga, gối, nệm thường xuyên. Trong thời gian đầu sau sinh, nếu chăm sóc bé sinh non tại nhà, nên hạn chế người thân đến thăm nom, tiếp xúc, đặc biệt là hôn hay sờ vào người bé. Đồng thời, bố mẹ chú ý cho bé đi tiêm ngừa đúng lịch cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lịch của bác sĩ.;;;;;Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể sinh trước thời gian dự kiến khá nhiều. Lúc này, việc chăm sóc trẻ sinh non sao cho đúng cách là vô cùng quan trọng. Bởi khi được chăm sóc bằng phương pháp phù hợp, khoa học sẽ giúp bé phát triển bình thường và khỏe mạnh hơn trong tương lai. Trẻ sinh non thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với trẻ được sinh đủ tháng. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ sinh non, chúng ta sẽ cùng đề cập đến những bất lợi này. Trẻ bị nhẹ cân, thiếu cân nặng. Trong nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển toàn diện của cơ thể sau này. Trẻ sinh son dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa,... Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ là yếu. Do đó, trẻ bị mắc các bệnh về nhiễm trùng và các bệnh lý khác. Một số trẻ có thể gặp vấn đề, bệnh lý về võng mạc do trẻ sinh sơn, võng mạc mắt chưa được phát triển hoàn thiện. Trẻ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về thần kinh như vận động chậm, chậm phát triển về ngôn ngữ, ý thức và hành vi sau này. Trong một vài trường hợp sinh non quá sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của trẻ. 2. Những nguyên tắc khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà Thông thường, trẻ sinh non trẻ được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp (NICU). Sau khi đáp ứng được các yếu tố cần thiết trong đảm bảo sức khỏe, bé sẽ được xuất hiện và trở về nhà. Lúc này, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ sinh non đúng đắn và khoa học nhất. Dưới đây là những kiến thức chăm sóc trẻ sinh non tại nhà từ các chuyên gia sức khỏe mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Cụ thể như sau: Thường xuyên theo dõi trẻ nhỏ Trẻ sinh non thường thích nghi với môi trường bên ngoài chậm hơn bình thường. Do đó, khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà, bố mẹ cần chủ động theo dõi tình trạng của trẻ với các dấu hiệu về thân nhiệt, tri giác, hơi thở, màu da,... Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường với trẻ, cần nhanh chóng đưa bé tới viện để được thăm khám kịp thời. Cho trẻ ăn Trẻ sinh non nên được cho ăn bằng sữa là tốt nhất. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều hơn các kháng thể và các protein giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé. Do đó, mẹ nên chuẩn bị một nguồn sữa tốt nhất dành cho bé. Với trẻ đã ổn định và có thể chăm sóc tại nhà, mỗi ngày mẹ lên cho bé ăn lượng sữa từ 120 - 160 ml/kg cân nặng. Nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ trong ngày, có thể từ 8 - 12 ngày. Bên cạnh đó, khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà, bố mẹ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiếu hụt cho bé như sắt, vitamin E, C, D, K, B1, axit folic,... theo hướng dẫn của bác sĩ. Chế độ ngủ của bé Khi chăm sóc trẻ sinh non, bố mẹ cần quan tâm tới thời gian ngủ của bé. Trẻ cần được ngủ ngon và yên tĩnh, mỗi ngày từ 16 - 20 giờ để có thể tăng trưởng tốt nhất. Nếu trẻ ngủ quá lâu, quá 4 giờ cho một giấc ngủ thì bố mẹ cần đánh thức bé dậy và cho bé bú sữa. Khi cho bé ngủ, bố mẹ cần chú ý tới những vấn đề sau: Trẻ sinh non không nên nằm sấp mà cần nằm ngửa khi ngủ. Không mặc quá nhiều đồ hoặc sử dụng quần áo quá chật dành cho bé. Trẻ nên được nằm ngủ riêng trong nôi là tốt nhất. Tấm nệm nằm của bé không nên quá mềm hoặc quá cứng, bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ khiến bé mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi. Quá trình vệ sinh và massage cho trẻ sinh non Khi chăm sóc trẻ sinh non, bố mẹ cần đảm bảo tối đa các quá trình vệ sinh cá nhân cho bé. Trong đó, bé sinh non cần được tắm ít nhất từ 3 - 4 lần/tuần với nước sạch ấm và khăn mềm. Không nên tắm quá nhiều vì có thể khiến da trẻ bị khô. Có thể sử dụng sữa tắm có độ PH trung tính dành riêng cho trẻ sơ sinh. Da trẻ sơ sinh rất dễ tổn thương nên quá trình vệ sinh đòi hỏi bố mẹ phải mẹ nhàng và thật cẩn thận. Với những ngày không tắm, bố mẹ có thể sử dụng bông cotton và nước ấm để vệ sinh tại các vị trí như rốn, vùng tã che,… Bố mẹ có thể sử dụng các loại dầu dành riêng cho trẻ sơ sinh đã được bác sĩ khuyến cáo khuyên dùng để massage cho trẻ nhỏ. Đừng quên trò chuyện với bé, bởi điều này giúp bé có giấc ngủ ngon hơn và có điều kiện phát triển tâm lý, thể chất tốt hơn, Tiêm phòng cho trẻ Với trẻ sinh non, hệ miễn dịch là rất yếu và chưa thể hoàn thiện. Do đó, việc tiêm phòng là không nên bỏ qua. Với trẻ nhỏ, mũi tiêm đầu tiên cần được thực hiện là viêm gan B và lao. Trẻ sinh non trên 2000 gram sẽ được tiêm hay khi xuất viện. Với trẻ có trọng lượng nhỏ hơn 2000gram, mũi tiêm sẽ được thực hiện khi bé đạt 2 tháng tuổi. Bên cạnh đó, bố mẹ cần lưu ý các lịch tiêm theo tháng tuổi của bé để hoàn thiện các mũi tiêm tiếp theo là ho gà, bạch hầu, uốn ván, HIB,… Các lưu ý khác Quan tâm tới nhiệt độ trong phòng của bé. Không nên để quá nóng hoặc quá lạnh. Bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh không gian sống. Hạn chế sự tiếp xúc của nhiều người bởi trẻ sinh non thường rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng. Sử dụng phương pháp da kề da giữa trẻ và bố mẹ.;;;;;Sinh non là hiện tượng sinh nở diễn ra quá sớm, tức trước 37 tuần của thai kỳ. Những em bé sinh sớm như vậy có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn hoặc phải nằm viện lâu hơn so với những em bé sinh đủ tháng. Thông thường, quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân thường diễn ra trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).Trẻ sinh non có thể gặp nhiều vấn đề không chỉ trong suốt giai đoạn sơ sinh mà cả trong suốt cuộc đời. Khi sinh con càng sớm, trẻ càng dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Một số vấn đề này có thể không chỉ xuất hiện trong vài tháng năm đầu mà còn ngay cả khi trưởng thành. Phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe càng sớm càng tốt, ngăn ngừa sinh non khi có thể để giúp tăng tỷ lệ sống sót và giúp trẻ sinh non phát triển bình thường.Theo đó, những ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé sinh non có thể gặp phải, bao gồm:Các vấn đề về phổi và hô hấp như bệnh hen suyễn, loạn sản phế quản phổi.Vấn đề nha khoa: Trẻ sinh non có thể bị chậm mọc răng, thay đổi màu răng hoặc răng mọc khấp khểnh, mọc lệch khi lớn hơn.Mất thính lực: Trẻ sinh non thường bị suy giảm thính lực hơn trẻ sinh đủ tháng.Nhiễm trùng: Trẻ sinh non thường gặp khó khăn khi chống lại sự xâm nhập của vi trùng vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Điều này có nghĩa là trẻ có thể bị nhiễm trùng dễ dàng hơn.Các vấn đề với đường tiêu hóa: Những vấn đề này có thể do viêm ruột hoại tử gây ra. Đây là một căn bệnh phổ biến nhưng rất nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ sơ sinh và có thể cần phẫu thuật để điều trị những vấn đề này. Dù vậy, một số trẻ đã phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột có thể gặp khó khăn khi hấp thụ chất dinh dưỡng cần cho trẻ sinh non từ thức ăn.Các vấn đề về thị lực, như bệnh võng mạc do sinh non khi võng mạc của trẻ không phát triển đầy đủ trong những tuần sau khi sinh. Võng mạc là mô thần kinh nằm phía sau của mắt và bệnh võng mạc do sinh non thường ảnh hưởng đến cả hai mắt. Trẻ sinh non có phát triển bình thường không là thắc mắc của nhiều bà mẹ 2. Những thăm khám kiểm tra sự phát triển trên trẻ sinh non Tất cả trẻ sơ sinh đều cần có các cuộc hẹn khám định kỳ để theo dõi sự phát triển. Một số trẻ sinh non có thể cần phải được thăm khám sớm hơn.Để đánh giá hiệu quả nuôi trẻ sinh non, các bác sĩ cần sử dụng độ tuổi đã điều chỉnh để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong 2 năm đầu tiên. Đây là tuổi của trẻ tính từ ngày dự sinh chứ không phải là ngày trẻ được sinh ra.Cho đến khi trẻ được 2 tuổi, trẻ sẽ được kiểm tra giống như những đứa trẻ khác cùng tuổi. Đối với trẻ được sinh ra trước 28 tuần, trẻ sẽ cần thêm một đợt kiểm tra khi được 4 tuổi.Trong các lần thăm khám, trẻ sẽ được lấy chỉ số đo chiều dài và cân nặng. Bác sĩ cũng có thể hỏi cha mẹ xem trẻ bú tốt như thế nào và trẻ đã có khả năng làm được những gì. Ví dụ, trẻ đã có thể lật hay ngồi dậy tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.Trong trường hợp trẻ cần được hỗ trợ hoặc xét nghiệm thêm, trẻ có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa. Các dịch vụ chuyên khoa dành cho trẻ sinh non, chẳng hạn như vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ và hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng thường được phối hợp để cha mẹ được hỗ trợ trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân một cách toàn diện. 3. Biểu đồ tăng trưởng theo dõi trẻ sinh non Trước khi trẻ được ra khỏi khoa chăm sóc sơ sinh đặc biệt, cha mẹ sẽ được hướng dẫn cách nuôi trẻ sinh non tại nhà cùng biểu đồ tăng trưởng để vẽ biểu đồ cân nặng, chiều cao cho trẻ và so sánh với mức tăng trưởng trung bình theo độ tuổi của trẻ.Nếu trẻ được sinh ra trước 32 tuần, sự tăng trưởng của trẻ sẽ được biểu thị trong biểu đồ nhẹ cân. Trẻ sinh ở tuần thứ 32–37 được vẽ trong biểu đồ sinh non cho đến 2 tuần sau ngày dự sinh. Sau đó, các chỉ số sẽ được vẽ trong các biểu đồ chính bằng cách sử dụng tuổi hiệu chỉnh của trẻ, được đo từ ngày dự sinh của trẻ chứ không phải ngày sinh thật sự. Đồng thời, có các biểu đồ riêng biệt cho trẻ em gái và trẻ em trai, vì trẻ em trai có xu hướng cân nặng hơn và cao nhanh hơn. Chăm sóc và nuôi trẻ sinh non được bác sĩ hướng dẫn theo đúng quy trình 4. Những biện pháp hỗ trợ khi nuôi trẻ sinh non Nhiều trẻ sinh non không cần liệu pháp hoặc điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, vì trẻ sinh non có nhiều nguy cơ bị chậm phát triển, bác sĩ có thể đề xuất các cách để thúc đẩy sự tiến triển của trẻ một cách bình thường và bắt kịp các trẻ cùng trang lứa:Vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu có thể giúp em bé cải thiện các kỹ năng vận động cơ thể và học cách vận động cơ xương khớp tốt hơn.Điều này có nghĩa là các bài vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện sự săn chắc của cơ bắp. Các vấn đề về trương lực cơ là khá phổ biến trong số những trẻ sơ sinh vì các bộ phận của hệ thần kinh kiểm soát cơ bắp không phát triển tốt.Tuy nhiên, vật lý trị liệu chỉ được khuyến khích nếu trẻ sinh non có tình trạng chậm phát triển nghiêm trọng.Liệu pháp ngôn ngữ. Liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp giải quyết tình trạng khó bú, thường gặp ở trẻ sơ sinh vì các cơ cần thiết để hút, nuốt và cuối cùng là nhai không có đủ thời gian để phát triển và não của trẻ sơ sinh chưa có khả năng phối hợp các cơ này.Liệu pháp ngôn ngữ cũng có thể giúp trẻ sử dụng miệng, môi và lưỡi để giao tiếp dễ dàng hơn.Tùy thuộc vào độ tuổi của em bé, nhà trị liệu có thể làm việc với trẻ về cách nói chuyện, đáp ứng và bày tỏ nhu cầu, cảm xúc của bản thân.Liệu pháp nghề nghiệp. Tùy thuộc vào điểm mạnh và nhu cầu của trẻ sinh non, nhà trị liệu nghề nghiệp có thể giúp trẻ học cách chơi với đồ chơi, phát triển kỹ năng cho ăn, cải thiện kỹ năng vận động tinh vi của trẻ hoặc quản lý các yếu tố đầu vào của các giác quan, chẳng hạn như xúc giác, âm thanh và ánh sáng.Tóm lại, sinh non có thể ảnh hưởng đến cách phát triển của trẻ nhỏ. Theo đó, các biện pháp đánh giá sự tăng trưởng của trẻ định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo trẻ đang được theo chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân phù hợp.org, raisingchildren.net.au, medicinenet.com;;;;;Trẻ sơ sinh non tháng (TSSNT) được đánh giá là khi trẻ sinh ra trước 37 tuần thai, theo Tổ chức Y tế Thế giới xếp loại. Những đứa trẻ này phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ, Sẽ gặp khó khăn về nuôi dưỡng do cơ thể nhỏ, thiếu năng lượng, dạ dày nhỏ và không đủ sức để bú. Hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên trẻ dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, chế độ chăm sóc và chế độ nuôi dưỡng cần cẩn thận và tỉ mỉ hơn so với trẻ sơ sinh bình thường. Đặc điểm cơ thể TSSNT có tuổi thai càng non thì đặc điểm cơ thể càng biểu hiện nguy cơ tăng. Toàn thân da căng mọng, có thể thấy mạch máu, nhiều lông tơ và đặc biệt có nhiều chất gây. Các móng tay móng chân của trẻ mềm, vành sụn tai chưa có, các đường chỉ tay, chỉ chân không rõ ràng. Hộp sọ của trẻ mềm ọp ẹp. Hệ sinh dục bé gái môi lớn chưa che phủ môi nhỏ; bé trai sau 33 tuần tuổi tinh hoàn xuống bìu, nếu trẻ sinh sớm hơn có thể tinh hoàn chưa xuống bìu. Trong lượng của trẻ nhẹ thường dưới 2.500g. Đặc điểm sinh lý TSSNT rất dễ bị hạ thân nhiệt, ngay cả khi thời tiết nóng bức. Nguyên nhân là lớp mỡ dưới da quá mỏng, khả năng sinh nhiệt kém, lại dễ mất nhiệt trung tâm điều hòa thân nhiệt của trẻ hoạt động yếu. Nên nhiệt độ môi trường rất dễ khiến trẻ bị lạnh và phù cứng. Nếu để thân nhiệt trẻ xuống dưới 350C có thể dẫn tới hàng loạt biến chứng như: suy hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết não. Chức năng hô hấp: TSSNT dễ bị suy hô hấp vì lồng ngực dễ biến dạng, cơ hoành yếu, phổi kém giãn nở, các phế nang chưa trưởng thành. Trong phổi trẻ non tháng thiếu chất tráng bề mặt (surfacetant) do phổi tiết ra để ngăn không cho phổi xẹp và ngăn ngừa rối loạn về hô hấp. Cấu tạo trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, gây khó khăn cho việc trao đổi khí. Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ sinh thiếu tháng. Chức năng hệ thần kinh: não TSSNT chưa hoàn chỉnh, dễ bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực của các hệ khác và trong trường hợp thiếu dưỡng khí. Chức năng tuần hoàn: các mao mạch mỏng manh dễ vỡ, các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm, lượng vitamin K và prothrombin thấp nên trẻ non tháng dễ bị xuất huyết. Chức năng tiêu hóa: enzyme để chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp bị thiếu hụt và kém hoạt động nên trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và kéo dài. Thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu và hấp thu kém nên trẻ dễ nôn trớ và rối loạn tiêu hóa. Do lượng dự trữ glycogen trong gan giảm nên trẻ dễ bị hạ đường huyết. Cách chăm sóc Sau khi sinh phải chuẩn bị sẵn phương tiện ủ ấm và oxy để giúp cho bé thở, cho bé một môi trường sống sạch sẽ, ấm áp và an toàn. Người chăm sóc bé cần phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc bé. Nên hạn chế số người thăm bé cũng như số người tiếp xúc khi không cần thiết (đặc biệt khi họ đang có bệnh cảm, cúm, ho hay các bệnh lây nhiễm khác…). Bảo đảm nhiệt độ môi trường luôn ấm áp: một trong những ưu tiên hàng đầu của quá trình chăm sóc TSSNT là luôn đảm bảo bé được ở trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ cơ thể bé giảm sẽ dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, rối loạn hô hấp, thiếu oxy lên não và nguy cơ xuất huyết não cao hơn. Để biết bé có thể thích nghi với môi trường hay không, ta có thể đo thân nhiệt cho bé. Nhiệt độ của bé luôn ở khoảng 370C là thích hợp nhất. Cần giữ ấm cho bé, tránh để bé bị nhiễm lạnh bằng cách mặc quần áo đủ ấm và khi tắm hoặc chăm sóc cơ thể bé (như thay băng rốn…) cần tiến hành nhanh và làm trong phòng kín gió. Nếu ta ủ ấm cơ thể bé bằng cách chườm túi nước nóng (hoặc chai nước) thì cần phải hết sức thận trọng để tránh tình trạng nhiệt độ quá nóng, làm bé sốt (hay nước đổ ra ngoài) sẽ làm bỏng da của bé. Bên cạnh đó, ta có thể giúp bé giữ được thân nhiệt bằng cách ấp bé theo phương pháp Kangaroo. Đây là phương pháp nuôi bé non tháng rất hiệu quả, ít tốn kém, được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Nhờ vào thân nhiệt của người lớn, bé sẽ được ủ ấm thích hợp nhất. Bé được nằm đúng tư thế Kangaroo sẽ phòng ngừa được cơn ngưng thở, tránh trào ngược, ọc sữa, sặc, tỉ lệ bé bị nhiễm khuẩn ít hơn… Từ đó, bé có quá trình phát triển thể chất, tâm sinh lý tốt hơn. Hơn thế nữa, người ấp bé, khi đã được huấn luyện sẽ có khả năng phát hiện được những bất thường của bé sớm hơn. Nên theo dõi thân nhiệt hàng ngày và đo thân nhiệt khi bé bị sốt hay hạ thân nhiệt. Tránh để nhiệt độ quá thấp khi dùng máy điều hòa nhiệt độ. Nuôi dưỡng Cần cho bé ăn sớm những giờ đầu sau sinh. Cần phải chú ý đến nhu cầu sinh lý của trẻ non tháng. Tùy theo tình trạng của từng trẻ, tùy theo cân nặng và tuổi thai mà có cách xử lý thích hợp. Nếu TSSNT trên 34 tuần, cân nặng trên 2.300g, đã có phản xạ bú, sẽ cho tập bú sữa mẹ càng sớm càng tốt và cho nằm với mẹ. Nếu TSSNT dưới 32 tuần, không có khả năng mút bú, phải nặn sữa mẹ cho bú bằng ống thông dạ dày từ 8 - 10 lần/ngày, ống thông tá tràng và có thể vắt sữa mẹ từng giọt vào miệng trẻ. Theo dõi lượng sữa không bú hết mỗi bữa ăn. Đối với trẻ quá non tháng, cân nặng dưới 1.500g, cần được truyền dịch glucoza 5 - 10% bằng đường tĩnh mạch, có thêm chất điện giải và giảm dần càng nhanh càng tốt, thay thế bằng đường tiêu hóa. Theo dõi các rối loạn khác, để kịp thời có hướng xử trí: rối loạn hô hấp, thở nhanh, thở co kéo, cho trẻ thở oxy có thể qua mặt nạ hay qua ống thông mũi. Nôn ói, sặc. Phải kịp thời hút thông đường thở. Theo dõi màu da, môi trẻ, các chi ngón. Rối loạn tiêu hóa, phân, nước tiểu. Mọi hiện tượng bất thường, dù nhỏ, đều phải được phát hiện, ghi chép để xử trí kịp thời. Những lưu ý Việc chăm sóc và nuôi dưỡng TSSNT rất khó khăn và tốn kém. Tỉ lệ tử vong cao, chiếm 80% tổng số tử vong sơ sinh trong tuần lễ đầu. Một số trẻ có thể trở thành mạnh khỏe và phát triển gần giống như trẻ đủ tháng. Nhưng một số trẻ cực non, có cân nặng dưới 1.500g hoặc có tuổi thai dưới 32 tuần cần chú ý hồi sức tốt ngay tại phòng sinh để giảm bớt tật nguyền cho trẻ sau này. Vì vậy, cần phải cho liên hệ mẹ con càng sớm càng tốt. Bú bằng sữa mẹ. Trường hợp trẻ chưa bú được, cho ăn bằng ống thông nhỏ giọt, tập cho bé bú và hướng dẫn các bà mẹ cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Khám định kỳ, kiểm tra thể lực và tâm sinh lý. Phát hiện sớm các bất thường về thị giác, thính giác và vận động của trẻ.;;;;;Chăm sóc trẻ sinh non như thế nào là một vấn đề thách thức, gặp nhiều khó khăn từ trong phòng chăm sóc đặc biệt cho đến khi về nhà. Những vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ sinh non bao gồm các cữ bú sớm, chia nhỏ và liên tục nhằm hấp thụ lượng sữa cần thiết để bắt kịp sự phát triển như trẻ sinh đủ tháng. 1. Đặc điểm về chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non Trẻ sinh non còn nhỏ và có thể không chịu bú sữa ngay. Trong thực tế, những trẻ sinh non, từ 34 đến 37 tuần thường gặp khó khăn khi bú bình hoặc bú mẹ. Điều này là do trẻ chưa đủ trưởng thành để phối hợp các động tác hút, thở và nuốt.Do đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ sinh non không phải lúc nào cũng dễ dàng để thực hiện nhưng lại rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng tốt không chỉ giúp cơ thể trẻ sinh ra phát triển bình thường mà mà sự phát triển trí não cũng không bị ảnh hưởng vì sinh non.Các tình trạng khác cũng có thể cản trở khả năng bú bằng miệng của trẻ sinh non bao gồm:Các vấn đề về hô hấp;Mức oxy thấp;Chức năng hệ tuần hoàn. Nhiễm trùng máu.Như vậy, nếu trẻ sơ sinh rất nhỏ hoặc ốm yếu thì có thể cần được cung cấp dinh dưỡng và chất lỏng qua tĩnh mạch. Khi trẻ khỏe hơn, dinh dưỡng cho trẻ sinh non có thể lấy sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng một ống dẫn vào dạ dày qua mũi hay miệng. Lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức được tăng lên rất chậm qua từng ngày, đặc biệt là đối với trẻ sinh rất non. Điều này làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột là viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh. Đồng thời, nếu trẻ sinh non bú sữa mẹ thì sẽ ít có nguy cơ mắc viêm ruột hoại tử hơn.Đối với nhóm trẻ sinh non từ 34 đến 37 tuần tuổi thường có thể được bú bình hoặc bú mẹ. Trẻ sinh non có thể bú mẹ dễ dàng hơn so với bú bình lúc đầu. Điều này là do dòng chảy từ bình sữa khó kiểm soát hơn và trẻ có thể bị nghẹt thở hoặc ngừng thở. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể gặp vấn đề trong việc duy trì lực hút thích hợp ở vú để có đủ sữa đáp ứng nhu cầu của mình. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sinh non thông qua ống dẫn đến dạ dày Trẻ sinh non gặp khó khăn hơn trong việc duy trì đủ năng lượng, sự cân bằng nước thích hợp trong cơ thể. Theo đó, những trẻ này có thể mau chóng bị cạn kiệt năng lượng, thiếu hoặc thừa nước do mất nhiều sức lực để thở.Dù vậy, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng cho trẻ sinh non tốt, đặc biệt là đối với trẻ sinh sớm và trẻ nhẹ cân. Lợi ích của sữa mẹ là có thể bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại nhiễm trùng và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, viêm ruột hoại tử.Nếu mẹ không đủ sữa, các loại sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ sinh non cũng có thể được sử dụng. Các loại sữa công thức này thường có thêm canxi và protein để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của trẻ sinh non. Đối với trẻ sinh non lớn (tuổi thai 34-36 tuần) có thể được chuyển sang sữa công thức thông thường hoặc sữa công thức chuyển tiếp.Tuy vậy, trẻ sinh non vì ở trong bụng mẹ chưa đủ lâu để kịp dự trữ các chất dinh dưỡng cần thiết nên phải dùng một số loại thuốc bổ sung. Theo đó, trẻ bú sữa mẹ có thể cần một chất bổ sung để cung cấp thêm protein, calo, sắt, canxi và vitamin. Trẻ bú sữa công thức có thể cần bổ sung một số chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, C, D và axit folic.Hầu hết trẻ sinh non sẽ cần tiếp tục bổ sung dinh dưỡng sau khi xuất viện. Đối với trẻ bú mẹ cần các chất bổ sung sắt và vitamin D. Một số trẻ sẽ cần bổ sung nhiều hơn những trẻ khác nếu không thể hấp thụ đủ lượng sữa thông qua việc bú mẹ. Để xác định nên cho trẻ sinh non ăn bao nhiêu sữa tại nhà, cha mẹ cần hỏi nhân viên phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) xem trẻ đã có thể ăn được bao nhiêu trong bệnh viện.Trong thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đều bú khoảng 8 đến 12 lần mỗi ngày (khoảng 90 phút đến 3 giờ một lần), mỗi lần khoảng 45 đến 90ml sữa sau mỗi 2 đến 3 giờ.Cho dù trẻ sinh non ăn gì, sữa công thức hoặc sữa mẹ thì đều nhận được dinh dưỡng cần thiết nếu đảm bảo ăn đủ. Nếu trẻ bú không đủ sữa, trẻ sẽ có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như:Khóc không ra nước mắt;Khô miệng, lưỡi và da;Thay ít hơn sáu tã ướt trong khoảng thời gian 24 giờ;Mắt trũng;Thóp trũng.Điều quan trọng là cha mẹ cần nhớ các lần tái khám theo lịch với bác sĩ nhi khoa. Trẻ sẽ được đo chiều dài, cân nặng và đánh giá sự phát triển của đầu mỗi lần kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá quá trình tăng trưởng. Dinh dưỡng cho trẻ sinh non cần quan tâm đến lượng sữa cho trẻ ăn Tại nhà, nếu trẻ bú ít sữa hơn so với ở bệnh viện hoặc trông có vẻ phát triển không tốt, hãy tham vấn với bác sĩ nhi khoa. Bên cạnh đó, cho dù trẻ đang bú mẹ hay bú bình, các thủ thuật sau đây có thể khuyến khích trẻ ăn được nhiều hơn:Cho trẻ ăn ngay khi trẻ đói: Khóc là một dấu hiệu đói muộn. Nếu em bé đang mút nắm tay hoặc gồng mình, hãy cho bé bú. Trẻ có thể bú tốt hơn hoặc nhiều sữa hơn nếu được cho bú ngay khi bắt đầu có dấu hiệu đói.Hãy đảm bảo rằng em bé hoàn toàn tỉnh táo: Nếu em bé có xu hướng buồn ngủ trong khi bú, hãy cố gắng giữ cho trẻ tỉnh táo và thích thú.Sau mỗi cữ bú, cần ẵm dọc trẻ và vỗ lưng. Tránh đặt trẻ nằm xuống quá sớm sẽ dễ trào ngược dạ dày thực quản.Tóm lại, với một chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh, trẻ sinh non sẽ có điều kiện tốt để tiếp tục phát triển. Những hiểu biết nhất định trên đây sẽ giúp cha mẹ giải đáp lo lắng, băn khoăn về việc trẻ sinh non ăn gì hay chăm sóc trẻ sinh non như thế nào để xây dựng cho con sự khởi đầu vững chắc như những đứa trẻ đồng trang lứa.nlm.nih.gov, verywellfamily.com, medlineplus.gov
question_63610
Điểm mới về nhu cầu khuyến nghị vitamin D và Canxi
doc_63610
Vitamin D giúp cơ thể hấp thu tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Thiếu vitamin D ở trẻ em có thể dẫn tới bệnh còi xương, ở người lớn thì gây chứng nhuyễn xương, loãng xương. Gần đây, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thiếu Vitamin D có thể là nguy cơ gây nhiều bệnh ngoài hệ thống xương như: ung thư, đái tháo đường…Vì vậy, việc xác định nhu cầu Vitamin D khuyến nghị cho cộng đồng rất quan trọng góp phần dự phòng nhiều bệnh liên quan đến vi chất này. Nhu cầu Vitamin D chính là khẩu phần Vitamin D có thể đảm bảo cho cơ thể không bị thiếu Vitamin D, thông qua xét nghiệm hàm lượng 25(OH)D trong máu. Trước đây, người ta cho rằng nhu cầu Viatmin D ở cả người lớn và trẻ em chỉ cần 200- 400 IU/ngày (người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên thì nhu cầu Vitamin D cao hơn), với ước tính là Vitamin D của cơ thể còn được tổng hợp từ da. Tuy nhiên, gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu ở cả trẻ em và người lớn đều cho thấy, nhu cầu 400 IU/ngày không đủ để đảm bảo hàm lượng 25(OH)D trong máu luôn giữ được ở mức bình thường, đặc biệt là ở phụ nữ có thai và cho con bú, cũng như ở người cao tuổi. Ở Việt nam, nhu cầu khuyến nghị về Viatmin D năm 2007 là 200 IU/ngày ở trẻ em và người trưởng thành (kể cả phụ nữ có thai và cho con bú), 400 IU/ngày ở người 51- 60 tuổi, và 600 IU/ngày với người >60 tuổi. Nhưng bằng chứng từ những nghiên cứu dịch tễ học ở người Việt nam gần đây cũng cho thấy, tỷ lệ thiếu Vitamin D ở người Việt nam trong những năm qua rất cao so với các nước xung quanh, ở tất cả các lứa tuổi và tình trạng sinh lý. Vì vậy, Bảng nhu cầu khuyến nghị về Vitamin D lần này đã cập nhật theo khuyến nghị của Viện nghiên cứu Y học Hoa Kỳ năm 2011, trong đó, nhu cầu Vitamin D ở trẻ < 1 tuổi là 400 IU/ngày, ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người trưởng thành < 50 tuổi là 600 IU/ngày, ở người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là 800 IU/ ngày. Vấn đề thừa Vitamin D gây ngộ độc hiếm khi xảy ra. Nếu chỉ ăn các thực phẩm tự nhiên và tắm nắng thì không có nguy cơ thừa Vitamin D. Tuy nhiên, nếu uống bổ sung Vitamin D hoặc ăn các thực phẩm bổ sung Vitamin D thì cũng cần chú ý giới hạn tối đa có thể có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe, giới hạn này ở trẻ em < 6 tháng là 1000 IU/ngày, ở trẻ 6-12 tháng là 1500 IU/ngày, trẻ 1-2 tuổi là 2500 IU/ngày, trẻ 3-7 tuổi là 3000 IU/ngày, và từ 8 tuổi trở lên là 4000 IU/ngày. Ảnh minh họa. Điểm mới về nhu cầu khuyến nghị canxi: Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc, đảm bảo chức phận thần kinh và sự đông máu bình thường. Canxi cần thiết cho các quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Cơ thể con người rất cần canxi, đặc biệt là đối với trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi. Thiếu canxi trong khẩu phần, hấp thu canxi kém và/hoặc mất quá nhiều canxi dẫn đến tình trạng rối loạn khoáng hoá tại xương. Thiếu canxi mạn tính (do hấp thu canxi kém ở ruột non, do khẩu phần ăn không đủ canxi…) là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến giảm mật độ xương, gây bệnh loãng xương ở người lớn và còi xương ở trẻ em. Canxi trong máu giảm thì cơ thể phải huy động canxi từ xương vào máu để tham gia các quá trình chuyển hóa, gây triệu chứng đau nhức các xương đặc biệt các xương dài ở trẻ đang tuổi phát triển, ngoài ra có thể gây tình trạng mất ngủ, tính tình nóng nảy. Thiếu canxi lâu dài trong khẩu phần có liên quan tới phát sinh bệnh cao huyết áp và ung thư ruột. Nhu cầu canxi (Ca) của cơ thể được xác định trong mối tương quan với Phosphor (P): tỷ số Ca/P mong muốn tối thiểu > 0,8 ở mọi lứa tuổi, tốt nhất là 1-1,5 (đặc biệt đối với trẻ em). Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu Y học Hoa Kỳ (IOM, 2011), đồng thời tham khảo các nghiên cứu ở người Việt Nam và các nước châu Á (Nhật bản, Malaysia, Singapore…), nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về canxi (mg/ngày) theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý cho người Việt Nam được đưa ra như sau: nhu cầu canxi ở trẻ từ 6-11 tháng là 400 mg/ngày, trẻ em 1-2 tuổi là 500 mg/ ngày, 3-5 tuổi là 600 mg/ngày, 6-7 tuổi là 650 mg/ngày, 8-9 tuổi là 700 mg/ngày, 10-19 tuổi và người ≥ 70 tuổi là 1000 mg/ngày, người trưởng thành 20-49 tuổi và nam giới 50-69 tuổi là 800, nữ giới 50-69 tuổi là 900 mg/ngày, phụ nữ có thai là 1200 mg/ngày và phụ nữ cho con bú là 1300 mg/ngày. Khi lượng canxi ăn vào dư thừa, canxi sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể, vì thế rất hiếm gặp các trường hợp thừa canxi trong máu hay tích trữ thừa trong mô do tiêu thụ quá nhiều canxi. Tuy nhiên khi dùng thuốc canxi liều cao, kéo dài có thể dẫn đến sỏi thận, canxi máu cao, thận làm việc kém hiệu quả và giảm hấp thu các chất khoáng cần thiết khác (ví dụ: sắt, kẽm, magiê, phosphor, iod, đồng).
doc_10826;;;;;doc_5699;;;;;doc_60141;;;;;doc_9862;;;;;doc_13782
Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự chắc khỏe của xương và răng. Khi cơ thể không hấp thu đủ canxi và vitamin D thì có thể làm cho răng yếu kém. Điều này dẫn đến các biến chứng sức khỏe khác, chẳng hạn như sâu răng và rụng răng. 1. Vai trò của vitamin D và canxi đối với cơ thể 1.1. Vai trò của canxi. Canxi là thành phần chủ yếu có trong răng, móng, xương, máu, tế bào, dịch tế bào và cơ quan nội tạng. Canxi được coi như là “nền móng” tạo nên khung xương hữu cơ để các tế bào xương biệt hóa tạo thành xương cứng chắc. Ngoài ra, canxi còn đảm nhiệm vai trò dẫn truyền thần kinh và trong hệ miễn dịch của cơ thể.1.2. Vai trò của vitamin DVitamin D có vai trò thiết yếu đối với cơ thể trong hệ thống miễn dịch, ổn định và duy trì hàm lượng canxi trong cơ thể. Vitamin D hấp thu canxi và phosphate từ ruột để làm chắc xương và răng, nếu thiếu vitamin D sẽ khiến Canxi từ xương chuyển hóa ngược lại để sử dụng. 2. Mối liên hệ mật thiết giữa canxi, vitamin D và răng Canxi được hấp thu vào cơ thể và bổ sung cho sự phát triển của mầm răng, khi đó răng chưa mọc lên khỏi cung hàm. Do đó để có một hàm răng chắc khỏe thì cần phải chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Trong những tuần lễ đầu tiên của thai kỳ, mầm răng sữa đã hình thành và dần dần hấp thu canxi, cho đến lúc sinh ra tuy chưa thấy răng trên cung hàm nhưng tất cả các răng sữa đã thành hình dạng đầy đủ dưới xương hàm và chỉ chờ mọc lên vào tháng thứ 6. Một chiếc răng phát triển hoàn hảo là răng có sự khoáng hóa canxi đầy đủ ngay từ lúc còn là mầm răng, do đó sau khi mọc lên sẽ vững chắc và ít bị sâu răng. Vitamin D được hấp thu cùng với canxi giúp răng chắc khỏe. Nếu thiếu dưỡng chất này thì canxi cũng không được hấp thu. Ngoài ra, vitamin D còn được tạo ra trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.Khi cơ thể không được hấp thu đủ canxi và vitamin D có thể làm cho xương và răng yếu, kém khoáng hóa hơn. Điều này dẫn đến loãng xương và các biến chứng sức khỏe khác, chẳng hạn như sâu răng và rụng răng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu một người mắc bệnh loãng xương thì có nguy cơ rụng răng nhiều hơn so với những người cùng độ tuổi nhưng không sống chung với căn bệnh này. Nguyên nhân do loãng xương làm xương hàm yếu hoặc mỏng đi, răng không được nâng đỡ hoàn toàn dẫn đến mất răng. Bổ sung vitamin D được hấp thu cùng với canxi giúp răng chắc khỏe 3.1. Bổ sung canxi đúng cách cho cơ thể. Có các nhóm thực phẩm giàu canxi như:Hải sản: Đây là nhóm thực phẩm thường được biết đến là giàu hàm lượng canxi. Điển hình trong số đó như: tôm, cua, ghẹ, cá,...Rau xanh: Bên cạnh hải sản thì các loại rau xanh là lựa chọn phù hợp để bổ sung canxi cho cơ thể như: Cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ,...Các loại hạt ngũ cốc: Hiện nay đây là nhóm được mọi người sử dụng rất nhiều do hàm lượng dinh dưỡng cao, tiện dụng, dễ hấp thu và không lo tăng cân. Ví dụ như: Hạt dẻ, yến mạch, hạnh nhân,...Trái cây và sữa: Một số trái cây giàu canxi thường được sử dụng như cam, quýt, kiwi, táo,...Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ canxi thì chúng ta cần bổ sung thêm canxi từ thuốc bổ. Có nhiều loại canxi uống dưới dạng muối để, điển hình là canxi carbonate và canxi citrate.3.2. Bổ sung vitamin D đúng cách. Phương pháp bổ sung vitamin D từ thiên nhiên bao gồm:Tắm nắng: Quá trình sản xuất ra vitamin D tự nhiên trong cơ thể sẽ được thúc đẩy khi cơ thể tiếp xúc với tia nắng ban mai. Thời điểm phù hợp nhất để tắm nắng là khoảng 6-7 giờ sáng với thời gian từ 15 đến 20 phút.Các loại sữa và trái cây: sữa đậu nành, nước cam, nước chanh,... góp phần vào việc hấp thu vitamin D tốt hơn.Hạt ngũ cốc: Các loại ngũ cốc tổng hợp sẽ là lựa chọn tốt nhất để bổ sung vitamin D tự nhiên.Các loại nấm: Nấm được trồng dưới ánh sáng tự nhiên sẽ chứa một lượng lớn hàm lượng vitamin D cần thiết cho con người. Đây là thực phẩm ngon, bổ dưỡng và thanh mát cho cả gia đình với những món ăn quen thuộc như: nấm xào, canh nấm, súp nấm,...Lòng đỏ trứng gà: Lòng đỏ trứng gà chứa lượng lớn vitamin D, nhưng ở lòng trắng thì không. Trứng là nguồn dinh dưỡng thiết yếu là quen thuộc trong nhiều bữa cơm gia đình người Việt.Ngoài ra có thể bổ sung vitamin D đường uống ở dạng vitamin D3 như cholecalciferol hoặc dạng viên nang A-D phối hợp giữa canxi và vitamin D. Bổ sung canxi đúng cách giúp răng chắc khỏe 4. Những lưu ý khi bổ sung Canxi và vitamin D Bổ sung canxi và vitamin D cho xương và răng chắc khỏe là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:Đối với người mắc một số bệnh sau đây cần phải thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng: Bệnh nhân suy thận nặng, sỏi thận, tăng canxi máu và canxi niệu, cường tuyến cận giáp, hội chứng Zollinger- Elison, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày.Cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã đưa ra. Khi sử dụng quá liều có thể gây ra tác hại cho cơ thể như sỏi thận, vôi hóa xương, tăng canxi máu, tăng canxi niệu,...Ngoài việc bổ sung canxi và vitamin D cho răng chắc khỏe thì bạn cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng. Nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm trong vòng 2 phút kết hợp với dùng chỉ nha khoa. Cần thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải bị mòn. Khi có bất cứ vấn đề gì về răng miệng, cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa có uy tín để được hỗ trợ kịp thời.com, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov, medicalnewstoday.com;;;;;Bạn biết rằng các sản phẩm sữa – chẳng hạn như sữa, pho mát và sữa chua – cung cấp rất nhiều canxi. Tuy nhiên, nếu các loại thực phẩm vừa rồi là quá sức với túi tiền của bạn, bạn có thể tìm kiếm lượng canxi rất nhiều ở các loại thực phẩm ít ảnh hưởng đến kinh tế hơn như: rau bina, cải xoăn, đậu bắp, cải xanh, đậu nành, đậu trắng, cá mòi, cá hồi, cá rô, cá hồi vân, hay nước cam, và ngũ cốc… Các loại thực phẩm cung cấp vitamin D bao gồm: Các loại cá béo như cá ngừ, cá thu và cá hồi. Ngoài ra một số sản phẩm sữa, nước cam, sữa đậu nành và ngũ cốc, gan bò, pho mát, lòng đỏ trứng cũng có lượng vitamin D dồi dào. Tuy nhiên cá là một lựa chọn tốt nhất cho việc cung cấp vitamin D. Chỉ với sáu ounce cá hồi nấu chín có tới hơn 600 đơn vị quốc tế (IU). Dưới đây là lượng canxi và vitamin D bạn cần mỗi ngày theo số liệu thống kê của các chuyên gia y tế. Canxi - Trẻ em 1-3 tuổi : 700 milligrams (mg) - Trẻ em 4-8 tuổi: 1.000 mg - Trẻ em 9-18 tuổi: 1.300 mg - Người lớn 19-50 : 1.000 mg - Phụ nữ 51-70 tuổi: 1.200 mg - Đàn ông 51-70 tuổi: 1.000 mg - Phụ nữ và nam giới từ 71 tuổi trở lên: 1.200 mg Vitamin D - Tuổi từ 1-70: 600 IU - 71 tuổi trở lên: 800 IU Bác sĩ của bạn có thể đề nghị lượng bổ sung canxi và vitamin D cao hơn nếu cơ thể bạn không nhận được đủ hai loại trên hoặc có nguy cơ bị loãng xương.;;;;;Vitamin D là dưỡng chất vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trinh phát triển hệ xương Thuật ngữ vitamin D dùng để chỉ một nhóm các hợp chất sterol có cấu trúc hóa học tương tự nhau và có hoạt tính phòng ngừa hoặc điều trị còi xương. Các dạng chính của vitamin D là: 2. Vai trò của vitamin D Vitamin D giúp tạo xương nhờ tăng cường hấp thu canxi từ ruột 3. Liều vitamin D khuyến cáo cho trẻ Năm 2011, Hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng canxi và vitamin D cho trẻ, cụ thể như sau: Bảng 1: Liều bổ sung khuyến cáo của canxi và vitamin D cho trẻ em và trẻ vị thành niên 1 IU tương đương 0.025 mcg vitamin D3/vitamin D2 Ví dụ: 400 IU Vitamin D trên nhãn sản phẩm sẽ tương đương với 400 * 0.025 = 10 mcg 4. Cách sử dụng Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin D cho trẻ Lưu ý: hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 5. 2. Chuyên luận “Vitamin D và các thuốc tương tự”, Dược thư Quốc Gia, lần xuất bản thứ 2, năm 2018, trang 1475. 3. UptoDate, Overview of vitamin D. 4. UptoDate, Vitamin D insufficiency and deficiency in children and adolescents. 5. Steven A. Abrams, Dietary Guidelines for Calcium and Vitamin D: A New Era, American Academy of Pediatrics, Pediatrics, March 2011, VOLUME 127 / ISSUE 3;;;;;Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong những năm gần đây đã chỉ rõ vai trò của canxi đối với các loài sinh vật nói chung và cơ thể nói riêng như sau: Chất thiết yếu tham gia vào sự phát triển của hệ xương Giai đoạn trước 25 tuổi, cơ thể cần nhiều canxi và vitamin D cho sự phát triển toàn diện của hệ xương và thể chất, tầm vóc, nhất là chiều cao. Đặc biệt là đối với trẻ em và độ tuổi thanh thiếu niên, canxi được ví như “xi măng” để xây dựng một khung xương chắc, khỏe để bảo vệ cơ thể. Giai đoạn trung niên, cơ thể cần canxi để duy trì sự ổn định của mật độ xương. Sau 35 tuổi, sự thoái hóa xương bắt đầu, cơ thể mất dần canxi. Tuy nhiên chúng ta có thể cung cấp từ bên ngoài thông qua khẩu phần ăn hằng ngày, sữa, hoặc thuốc uống. Tim mạch Canxi tham gia vào quá trình co bóp của cơ tim và là chất dẫn truyền thần kinh. Việc kết hợp giữa canxi với các axit mật và axit béo tạo thành hợp chất không hòa tan nhờ vậy mà làm giảm đáng kể lượng cholesterol có trong máu, hạn chế bệnh tim mạch. Đồng thời, việc bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể còn gián tiếp kích thích tim mạch tiết hormon Calciotropic và làm giảm quá trình ngưng kết tiểu cầu, hạn chế tắc mạch. Huyết áp Bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể, đặc biệt là với người mắc bệnh huyết áp cao, việc uống canxi có tác dụng điều hòa, giảm nguy cơ tăng huyết áp. Canxi còn đóng vai trò điều hòa hệ thống liên võng, hoạt động của natri và kali qua màng, làm giãn cơ trơn của mạch máu và áp lực động mạch. Biến chứng sản khoa Đối với phụ nữ mang thai cần phải bổ sung một lượng canxi cần thiết mỗi ngày để tránh các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh con, giảm nguy cơ tiền sản giật cũng như cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết cho thai nhi. 2. Đối tượng cần uống canxi Canxi là một chất thiết yếu nhưng không phải tất cả mọi người đều cần phải uống canxi. Ở những người bình thường khỏe mạnh, hầu hết đều có đủ canxi cho hoạt động của cơ thể thông qua thực phẩm. Mặc dù vậy, theo những nghiên cứu về dịch tễ trên thế giới đã chỉ ra rằng tỷ lệ người dân không bổ sung đủ lượng canxi hàng ngày rất lớn. Theo các bác sĩ khuyến cáo, các đối tượng sau nên uống canxi mỗi ngày để tránh nguy cơ thiếu hụt: Phụ nữ đang mang thai cần phải uống canxi để xương thai nhi phát triển. Do đó thai càng lớn thì cần bổ sung càng nhiều canxi. Kể cả sau sinh, nhu cầu canxi của mẹ rất cao, nếu không cung cấp đủ có thể khiến mẹ bị thiếu xương, loãng xương. Trẻ em đang trong thời kì phát triển, nhất là ở độ tuổi dậy thì cần được bổ sung nhiều canxi và vitamin D. Phụ nữ thời kỳ mạn kinh cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt canxi cao. Người ăn chay nếu không có chế độ ăn hợp lý cũng có thể dẫn đến thiếu canxi. Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất do sự thoái hóa của hệ xương làm mất dần canxi. Những người có các bệnh lý liên quan đến xương hoặc người có vấn đề ở hệ tiêu hóa dẫn đến việc hấp thụ canxi qua trong khẩu phần ăn giảm. 3. Một số lưu ý khi sử dụng canxi Canxi nếu không được uống đúng cách sẽ rất có thể gây ra tác dụng ngược và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Sử dụng thuốc đúng cách và phù hợp với nhu cầu sẽ giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai và cơ thể săn chắc. Vì vậy, tốt nhất khi sử dụng canxi, bạn nên lưu ý một số điều như sau: Lựa chọn sản phẩm có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Việc bổ sung canxi với liều lượng bao nhiêu cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh uống quá liều, có thể gây ra sỏi thận. Không nên chỉ bổ sung canxi khi thiếu. Đây là suy nghĩ không đúng. Nhiều người cho rằng việc bổ sung canxi tự nhiên thông qua khẩu phần ăn là đủ, chỉ khi nào triệu chứng thiếu canxi rõ ràng mới bắt đầu cung cấp. Thực tế thức ăn hằng ngày chỉ có thể cung cấp tối đa 30% lượng canxi cho cơ thể và khả năng hấp thụ sẽ giảm dần theo độ tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh canxi hấp thụ vào cơ thể tốt nhất vào buổi sáng. Không nên uống canxi vào chiều hoặc tối vì khi đó ít vận động sẽ làm cho việc hấp thụ canxi khó khăn hơn. Đặc biệt là buổi tối, nếu bạn thường xuyên uống thuốc trước khi ngủ sẽ nguy cơ cao dẫn đến tích lũy canxi. Không uống canxi cùng lúc với thuốc sắt, sữa sẽ làm cản trở quá trình hấp thu canxi. Đồng thời không dùng chung với thực phẩm có chứa oxalat vì canxi và oxalat sẽ kết hợp với nhau trong dạ dày, đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Nếu chất này quá nhiều sẽ dẫn đến sỏi thận. Một bữa ăn quá nhiều chất đạm có thể gây loãng xương. Khi chất đạm đi vào cùng một lúc quá nhiều, cơ thể sẽ vận động canxi để hỗ trợ cho việc tiết acid tiêu hóa. Khi thiếu canxi, sự huy động canxi từ xương là nguyên nhân dẫn đến loãng xương. Hơn nữa, ăn quá nhiều đạm cũng có thể dẫn đến bệnh gút, béo phì, suy thận,… Không nên uống canxi và trà xanh cùng lúc hoặc trong khoảng thời gian quá gần vì tanin trong trà là rào cản cho quá trình hấp thu canxi. Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… luôn là những chất kích thích được khuyến cáo không nên sử dụng vì gây nhiều tác hại đối với cơ thể. Nếu bạn đang trong thời gian bổ sung canxi thì càng không nên sử dụng vì chúng sẽ làm giảm lượng canxi trong cơ thể, ngăn cản quá trình hình thành tế bào xương mới. Sự hấp thu canxi của cơ thể thay đổi tùy vào từng thời điểm khác nhau trong ngày. Theo nhiều nghiên cứu, buổi sáng là thời điểm tốt nhất cho việc bổ sung canxi. Đây là lúc thích hợp nhất cho quá trình chuyển hóa canxi, đồng thời, sự vận động của cơ thể sau một ngày sẽ hạn chế được việc tích lũy canxi. Hơn nữa, nắng buổi sáng chứa nhiều vitamin D rất có lợi cho sự hấp thu canxi. Nhiều khuyến cáo của bác sĩ nên bổ sung canxi cùng với vitamin D để tăng hiệu quả. Bạn nên uống canxi trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn tối thiểu 1 giờ đồng thời khi phải uống nhiều nước.;;;;;Canxi là một vi chất quan trọng cho sự phát triển của hệ xương trong suốt cuộc đời của mỗi người. Nhu cầu canxi của người trưởng thành không giống nhau mà thay đổi theo từng độ tuổi nhất định, hay còn được gọi là nhu cầu canxi theo độ tuổi. Để đảm bảo nhu cầu canxi mỗi ngày, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ cần được thực hiện tốt. Tuy nhiên nếu chế độ ăn bị thiếu hụt, canxi cần được bổ sung dưới các dạng khác như viên uống hoặc dung dịch bổ sung canxi. Người sử dụng cần hiểu được nhu cầu canxi mỗi ngày của người trưởng thành là bao nhiêu, lợi ích cũng như nguy cơ của việc bổ sung canxi và loại chế phẩm nào nên được lựa chọn. 1. Vai trò của canxi Cơ thể người cần canxi để xây dựng và duy trì hệ xương khỏe mạnh. Tim, cơ và dây thần kinh cũng cần canxi để hoạt động chính xác. Nhiều nghiên cứu còn cho rằng canxi cùng với vitamin D có nhiều lợi ích khác trên cơ thể người ngoài hệ xương như khả năng có thể bảo vệ chống lại ung thư, đái tháo đường và tăng huyết áp. Tuy nhiên, bằng chứng về những lợi ích này vẫn chưa được rõ ràng.Nếu cơ thể không được cung cấp đủ canxi, nhiều vấn đề sức khỏe sẽ xuất hiện, phổ biến nhất là loãng xương. Những đối tượng có nguy cơ cao thiếu canxi là trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn trên 50 tuổi và người già. Thiếu canxi gây loãng xương 2. Nhu cầu canxi của người trưởng thành Nhu cầu canxi mỗi ngày thay đổi phụ thuộc vào tuổi và giới tính. Bảng dưới đây thể hiện nhu cầu canxi cho người trưởng thành ở hai giới khác nhau, trong đó giới hạn trên là lượng canxi nhiều nhất nên được bổ sung, vượt qua ngưỡng này làm tăng khả năng xuất hiện những bất thường liên quan đến việc thừa canxi trong cơ thể. Nam Nhu cầu canxi mỗi ngày Giới hạn trên hằng ngày 19 – 50 tuổi 1000 mg 2500 mg 51 – 70 tuổi 1000 mg 2000 mg Từ 71 tuổi trở lên 1200 mg 2000 mg Nữ Nhu cầu canxi mỗi ngày Giới hạn trên hằng ngày 19-50 tuổi 1000 mg 2500 mg Từ 51 tuổi trở lên 1200 mg 2000 mg 3. Bổ sung canxi qua chế độ ăn Cơ thể không tự sản xuất được canxi mà phải lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Canxi có thể được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn khác nhau, bao gồm:Thực phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chưa. Các loại rau có lá xanh đậm. Các loại cá có xương mềm ăn được như cá khoai, cá đóng hộp. Thực phẩm và đồ uống tăng cường canxi như sữa đậu nành, ngũ cốc, nước trái câyĐể hấp thu canxi, cơ thể cũng cần vitamin D. Một số ít các loại thực phẩm tự nhiên chứa một lượng nhỏ vitamin D như cá hồi đóng hộp nguyên con và lòng đỏ trứng. Vitamin D cũng có thể được bổ sung từ các thực phẩm tăng cường và tắm nắng. Nhu cầu vitamin D hằng ngày là 600UI (khoảng 15 microgam) cho người lớn. Chế độ ăn giàu canxi Thậm chí khi đang có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đầy đủ, bạn cũng khó lòng nạp đủ lượng canxi cần thiết. Các đối tượng sau là những người cần dùng tới thực phẩm bổ sung canxi:Đang ăn chay.Không dung nạp được lactose và các loại thực phẩm từ sữa.Tiêu thụ lượng lớn protein hoặc muối vì chúng làm cơ thể bài tiết nhiều canxi ra ngoài.Đang mắc bệnh loãng xương.Sử dụng nhóm thuốc corticoid kéo dài.Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thu canxi như viêm ruột, viêm đại tràng.Ở những tình huống kể trên, thuốc bổ sung canxi có thể cần tới để đảm bảo nhu cầu canxi cho cơ thể. Người bệnh đang sử dụng nhóm thuốc corticoid kéo dài Thuốc bổ sung canxi không dành cho tất cả mọi người. Trong trường hợp bạn đang có các tình trạng bệnh lý làm tăng canxi máu, thuốc bổ sung canxi không nên được sử dụng.Có mối liên quan giữa việc bổ sung canxi và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mặc dù chưa được xác định chính thức. Cần nhiều nghiên cứu hơn để các bác sĩ hiểu rõ được ảnh hưởng của việc bổ sung canxi đối với nguy cơ gặp phải các tình trạng tim mạch như cơn đau thắt ngực.Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung canxi với liều lượng cao từ các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa hoặc thuốc bổ sung canxi làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.Cho đến khi có nhiều thông tin và nghiên cứu hơn về những nguy cơ này, chúng ta cần tránh bổ sung canxi quá mức cần thiết. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc 6. Các loại thuốc bổ sung canxi Có nhiều loại hợp chất bổ sung canxi khác nhau được sử dụng trên thị trường. Mỗi loại có một hàm lượng canxi khác nhau, phù hợp với nhu cầu canxi mỗi ngày của từng người. Các loại thuốc bổ sung canxi phổ biến hiện nay là”Canxi carbonate (40% canxi nguyên tố)Canxi citrate (21% canxi nguyên tố)Canxi gluconate (9% canxi nguyên tố)Canxi lactate (13% canxi nguyên tố)Hai dạng chính của thuốc bổ sung canxi là carbonate và citrate. Canxi carbonate là loại rẻ nhất vì thế thường được ưu tiên lựa chọn. Những loại khác của thuốc bổ sung canxi bao gồm gluconat và lactate.Ngoài ra, một vài loại thuốc bổ sung canxi được kết hợp với vitamin và chất khoáng khác. Phổ biến nhất là canxi kết hợp với vitamin D hoặc magie. Kiểm tra bảng thành phần để biết loại canxi được bổ sung và các chất khác kèm theo nếu có. Uống thuốc bổ sung canxi cần thận trọng quá liều 7. Cách lựa chọn thuốc bổ sung canxi Để đảm bảo nhu cầu canxi của người lớn, đôi khi cần sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi. Đứng trước nhiều loại sản phẩm trên thị trường, cần xem xét các yếu tố sau:Lượng canxi: Canxi nguyên tố là chìa khóa xác định vì đây là lượng canxi thật được bổ sung. Cơ thể hấp thu cũng ở dạng này. Việc quan sát thành phần trên thông tin sản phẩm giúp người dùng biết được hàm lượng canxi được bổ sung. Ví dụ canxi carbonate có 40% canxi nguyên tố, vì vậy 1250 mg canxi cacbonat chứa 500 mg canxi nguyên tố.Tính dung nạp: Thuốc bổ sung canxi có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn như đầy hơi, táo bón. Canxi carbonate là loại gây táo bón nhiều nhất. Người dùng có thể phải thử một vài loại thuốc bổ sung canxi đến từ các nhãn hàng khác nhau để tìm ra được loại phù hợp với bản thân mình nhất. Canxi carbonate dễ gây táo bón cho người dùng Tương tác thuốc: Thuốc bổ sung canxi có thể tương tác với nhiều loại thuốc kê đơn khác nhau như thuốc điều trị tăng huyết áp, hóc môn giáp tổng hợp, bisphosphonate, kháng sinh và thuốc chẹn kênh canxi. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc bổ sung canxi với các loại thuốc khác.Chất lượng và giá thành: Nhà sản xuất luôn chịu trách nhiệm đảm bảo tính an toàn của thuốc một cách trung thực. Các loại thuốc bổ sung canxi khác nhau có giá thành khác nhau. So sánh giá trước khi quyết định mua là một việc nên làm.Dạng thuốc: Thuốc bổ sung canxi được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên uống, viên nhộng, viên nhai, dạng bột và dung dịch. Nếu có vấn đề về việc nuốt, bạn có thể lựa chọn dạng viên nhai hoặc dung dịch.Tính hấp thụ: Cơ thể của bạn cần được đảm bảo hấp thụ tốt canxi. Tất cả các loại thuốc bổ sung canxi đều được hấp thu tốt hơn nếu dùng ở liều nhỏ hơn hoặc bằng 500 mg vào các bữa ăn. Canxi citrate được hấp thu tốt và không phụ thuộc thức ăn, và được khuyến cáo sử dụng cho những người có nồng độ axit dạ dày không cao, bệnh viêm ruột hoặc rối loạn hấp thu.org
question_63611
Dấu hiệu sắp đến ngày "đèn đỏ"
doc_63611
Biết được những dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ là cách để các chị em đón kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng, mà không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Có những dấu hiệu báo ngày đèn đỏ mà chị em có thể sẽ rất quan tâm. Biết được những dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ là cách để các chị em đón kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng Căng đau tức ngực – một dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ Trước kỳ kinh nguyệt, chị em thường thấy vùng ngực của mình căng tức, kích cỡ cũng tăng hơn so với bình thường, cảm giác cứng hơn, chạm vào thấy đau. Những ngày này, bạn nữ nên mặc áo ngực rộng size hơn để vùng ngực thoải mái. Da mọc mụn và nhiều dầu Những ngày sắp tới kỳ đèn đỏ các biểu hiện này rõ rệt hơn bao giờ hết. Bạn nữ có thể khắc chế hiện tượng bằng cách cung cấp lượng kẽm cho cơ thể. Kẽm sẽ ngăn chặn sự phát triển của các yếu tố gây da dầu và da mụn, giảm viêm nhiễm cho làn da rất hiệu quả. Tăng lượng dịch âm đạo Trước ngày kinh nguyệt, chất nhầy tại tử cung tăng lên đột biến số lượng. Chính vì thế, chị em có thể cảm thấy vùng kín ẩm ướt hơn bình thường, khí hư ra nhiều. Bạn có thể quan sát, cảm nhận rõ ràng hiện tượng này. Tuy nhiên hãy chú ý vì khí hư tiết nhiều kèm biểu hiện bất thường như đổi sang màu vàng, xanh hoặc xám, có mùi khác thường… thì là một triệu chứng của bệnh phụ khoa. Đau bụng dưới Nhiều chị em thấy vùng bụng của mình đau âm ỉ hoặc là đau dữ dội trước một đến hai ngày trước hành kinh. Nhiều nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu hụt lượng axit béo omega3. Trong khi đó, axit béo omega3 ức chế quá trình tiết hormone sinh dục nữ giới. Các hormone này gây ra hiện tượng co thắt tử cung gây đau bụng dưới. Nhiều chị em thấy vùng bụng của mình đau âm ỉ hoặc là đau dữ dội trước một đến hai ngày trước hành kinh. Thay đổi tâm trạng Một số chị em trước khi bước vào kỳ kinh tỏ ra nhạy cảm, tâm trạng thất thường, thường xuyên cáu gắt, tức giận không có nguyên nhân. Hiện tượng này nhanh chóng qua đi khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Các vấn đề bất thường về tiêu hóa Không ít chị em nhận định trước mỗi kỳ kinh nguyệt họ bị tiêu chảy hoặc táo bón. Thậm chí một số bạn nữ còn có hiện tượng như: buồn nôn hoặc thèm ăn bất thường trước kỳ kinh. Các vấn đề bất thường về tiêu hóa cũng thường gặp trước kỳ kinh. Ngoài các dấu hiệu sắp đến ngày đèn đỏ trên nhiều chị em còn thấy tăng nhu cầu tình dục, hoặc gặp vài trở ngại nhỏ về thị giác…
doc_59676;;;;;doc_57304;;;;;doc_12890;;;;;doc_44267;;;;;doc_16665
Dấu hiệu nhận biết "ngày đèn đỏ" của con trai 1. Nam giới và sự thay đổi của nội tiết tố nam Tương tự như phái nữ, đàn ông cũng có thời kỳ thay đổi nội tiết tố. Mỗi ngày, nồng độ testosterone ở đàn ông sẽ tăng mạnh vào buổi sáng sớm, giảm dần khi về chiều và buổi tối. Các triệu chứng do thay đổi nội tiết tố đem lại cũng gần giống như phụ nữ khi đến tháng: cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng, mệt mỏi. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người cho rằng nam giới cũng có “ngày đèn đỏ". Trên lâm sàng, đây có thể được coi là hội chứng mãn dục ở nam giới gần tương tự như thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ tuổi trung niên. Hiện tượng mãn dục nam chủ yếu là do sự sụt giảm đáng kể của hàm lượng hormone testosterone. Đây là loại hormone có vai trò quan trọng đối với sự thay đổi, phát triển và ổn định các đặc tính sinh dục ở nam giới. Hormone này sẽ dần suy giảm theo độ tuổi, đặc biệt là khi nam giới bắt đầu bước sang tuổi 30 trở đi. Mỗi người và mỗi chủng tộc sẽ có sự khác biệt về mức sụt giảm testosterone. Cụ thể là người gốc Âu sẽ bắt đầu giảm lượng testosterone từ 30 - 35 tuổi, người gốc Á là 29, gốc Phi là từ 29 - 33. Ngoài ra, những ai có trọng lượng cơ thể lớn và nhiều cơ bắp thì tốc độ mãn dục sẽ diễn ra chậm hơn so với người có thể trạng thấp bé, nhỏ con. Thêm vào đó, bệnh nhân bị tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa,... sẽ có xu hướng mãn dục sớm hơn so với người khỏe mạnh bình thường. ” là chưa thực sự chính xác. Bởi vì đây là biểu hiện của cả một thời kỳ tính bằng năm, khi mà đàn ông sẽ có sự chuyển biến về tính cách, tâm sinh lý và các thay đổi về mặt sức khỏe đáng kể so với thời còn “son". Mãn dục nam hay hội chứng cáu kỉnh của nam giới sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tính cách và các mối quan hệ xung quanh. Việc sớm phát hiện và chuẩn bị cho tình trạng này sẽ giúp bản thân người đàn ông và bạn đời bớt lo lắng và căng thẳng. 2. Dấu hiệu của thời kỳ mãn dục nam Dưới đây là một số triệu chứng rất dễ nhận thấy khi người đàn ông bước vào giai đoạn sụt giảm hàm lượng testosterone tuổi trung niên: Hay cáu kỉnh: điều đặc biệt là một người đàn ông trước đây có tính cách nhu mì, hiền hậu cũng có thể lâm vào trạng thái dễ cáu gắt và nổi nóng khi bước vào thời kỳ này. Đi kèm với đó có thể là các cơn đau nhức đầu, dễ bị các yếu tố như màu sắc, ánh sáng, âm thanh, mùi vị kích động. Tăng cân bất thường: testosterone là chìa khóa đối với sự phát triển cơ bắp và cảm giác hưng phấn của cánh mày râu. Do đó khi hàm lượng hormone này sụt giảm sẽ khiến cơ bắp dần tiêu biến, sức lao động giảm, dễ bị mệt mỏi và lâu hồi phục. Thay vào đó, lượng mỡ tăng lên đáng kể, nam giới dễ bị béo bụng và gặp các vấn đề về sức khỏe khác như tiểu đường, tăng huyết áp,... ; Giảm tự tin, hay chán nản: vì nhiều khi phản ứng thái quá và nổi nóng trước một vấn đề hết sức bình thường sẽ ảnh hưởng nhiều tới công việc và các mối quan hệ xung quanh. Lâu ngày mọi người sẽ dần hạn chế tiếp xúc, tâm sự khiến người đàn ông cảm thấy buồn bực, tự ti, chán nản; Mất dần ham muốn tình dục: đối với nam giới, quan hệ tình dục cũng giống như một liều Doping giúp giảm stress và cải thiện tinh thần đáng kể. Vì thế khi lượng testosterone giảm sút sẽ kéo theo cảm xúc về tình dục đi xuống. Ngoài ra đàn ông mãn dục còn dễ bị rối loạn cương dương, dẫn tới cảm xúc càng tiêu cực và nặng nề hơn; Khó ngủ hoặc mất ngủ: sự thay đổi về nội tiết tố còn khiến cho nam giới bị khó ngủ và thậm chí là mất ngủ. Vì chất lượng giấc ngủ ban đêm không được đảm bảo nên đàn ông sẽ dễ bị nhức đầu vào buổi sáng, uể oải, cơ thể mệt mỏi, huyết áp tăng, khả năng tập trung kém; Rụng lông và tóc ở một số nơi: bạn có thể thấy đàn ông càng lớn tuổi thì dễ bị hói đầu do một lượng lớn lông và tóc bị rụng trong thời kỳ mãn dục. Râu trở nên mảnh và thưa thớt hơn. 3. Giúp đàn ông vượt qua thời kỳ của hội chứng cáu kỉnh Hãy cùng tham khảo những liệu pháp sau để giúp người đàn ông bước qua giai đoạn mãn dục khó chịu này: Bổ sung testosterone: hormone tổng hợp sẽ được bổ sung vào cơ thể. Tuy nhiên phương án này cũng có những tác dụng phụ nhất định nên trước khi bổ sung, nam giới cần được chẩn đoán và tư vấn từ chuyên gia y tế. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt: thức ăn thanh đạm, ít chất béo đặc biệt là mỡ động vật sẽ khiến nam giới hạn chế được tối đa lượng mỡ dư thừa không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó cần kết hợp với tập luyện thể dục thể thao để tăng cường cơ bắp, tăng lượng testosterone một cách tự nhiên; Quản lý tốt các bệnh nền: một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn giấc ngủ, tim mạch,... là nguyên nhân góp phần khiến thời kỳ mãn dục của người đàn ông trở nên căng thẳng hơn. Do đó nên quản lý tốt các triệu chứng của bệnh, dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và giờ giấc sẽ giúp cải thiện sức khỏe tâm sinh lý một cách đáng kể; Tham gia tư vấn tâm lý: người đàn ông có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn về các vấn đề mình đang gặp phải. Hoặc đơn giản là tâm sự với bạn đời hoặc tri kỷ của mình. Sự cảm thông và lời khuyên của đối phương sẽ là nguồn động viên lớn để các quý ông vượt qua giai đoạn thay đổi này. Thời điểm “đến kỳ" của nam giới tuy còn lạ lẫm đối với nhiều người nhưng đây lại là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể. Do đó thay vì nổi nóng và xa lánh họ khi họ cáu gắt vô cớ thì hãy phần nào thông cảm vì chính họ cũng không kiểm soát được những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể mình. Thay vào đó hãy thường xuyên cùng họ tâm sự, trò chuyện và tham gia các hoạt động bổ ích ngoài trời để cải thiện tâm lý và giúp tâm trạng được phấn chấn, tích cực hơn.;;;;;Dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt là điều mà chị em cần biết và nắm rõ. Điều này sẽ khiến chị em chủ động hơn, tránh gặp phải những bất tiện khi tới ngày nguyệt san. 1. Dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt thường gặp 1.1. Đau bụng dưới Đây được cho là dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt thường gặp của khá nhiều chị em. Mức độ đau bụng dưới ở mỗi chị em là khác nhau, có trường hợp nhiều chị em phải đi cấp cứu vì gặp những cơn đau bụng dưới dữ dội. Dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt là điều mà chị em nào cũng nên nắm rõ Hiện tượng đau bụng dưới thường xảy ra trước ngày xuất hiện kinh nguyệt từ 2-4 ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự thiếu hụt Omega của nữ giới trong ngày đèn đỏ. 1.2. Căng tức ngực Trước kì kinh nguyệt khoảng 1 tuần, chị em sẽ cảm thấy bầu ngực căng tức, sưng và nhạy cảm hơn bình thường. Nhiều chị em còn nhận thấy ngực của mình cứng hơn và lớn hơn về kích thước. Căng tức ngực là dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. 1.3. Tâm lý bất ổn Theo nghiên cứu, gần đến chu kỳ nguyệt san, phụ nữ sẽ dễ bị rối loạn cảm xúc, nóng giận, vui vẻ bất chợt. Nhiều chị em còn bị mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi… Các dấu hiệu kinh nguyệt ở chị em có thể khác nhau Nếu những triệu chứng này kéo dài, có thể khiến cho chị em mắc bệnh trầm cảm. Vì vậy, nếu có những hiện tượng như trên kéo dài và trầm trọng, chị em nên tới gặp bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 1.4. Bất thường ở làn da Trước ngày đèn đỏ khoảng 3 – 5 ngày, làn da của chị em sẽ tiết ra nhiều dầu hơn. Việc này khiến cho làn da dễ bị nổi mụn, nhạy cảm, để mẩn ngứa… 1.5. Tăng tiết dịch âm đạo Dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt mà chị em có thể dễ dàng nhận thấy đó là việc tăng tiết khí hư. Trong những ngày trước kì nguyệt san, chị em thường cảm thấy vùng kín vô cùng ẩm ướt, khó chịu. Còn nếu khí hư có mùi hôi, màu khác lạ đồng thời chị em cảm thấy ngứa ngáy… thì có thể chị em đã mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. 1.6. Đau mỏi lưng Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do cơ thể của chị em sẽ tiết ra một lượng lớn hormone prostalandin trước kỳ kinh nguyệt. Loại hormone này có thể gây ra hiện tượng co tử cung, đau nhức vùng lưng… 1.7. Tăng ham muốn tình dục Gần đến kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể chị em có những thay đổi nhất định, điều này khiến cho hầu hết phụ nữ đều nghĩ đến và cảm thấy ham muốn làm “chuyện ấy” nhiều hơn so với mức bình thường. 1.8. Gặp vấn đề tiêu hóa Đây là hiện tượng không phải chị em nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, cũng có những ghi nhận về việc gần tới ngày kinh nguyệt, chị em có những triệu chứng thèm ăn. Hệ tiêu hóa bị rối loạn như táo bón, tiêu chảy… Các dấu hiệu kinh nguyệt giúp chị em sẵn sàng, chủ động hơn để chào đón ngày đèn đỏ Hiện tượng này thường chấm dứt ngay khi xuất hiện kinh nguyệt, vì vậy chị em không cần phải quá lo lắng. 1.9. Bị mất ngủ Mất ngủ là một trong những dấu hiệu chuẩn bị bước vào kì kinh nguyệt phổ biến (PMS). Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc tế, khoảng 70% phụ nữ gặp khó khăn trong việc ngủ vào tuần trước khi có kinh. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ trong giai đoạn này, bao gồm: – Thay đổi hormone: Trước kỳ kinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm. Điều này gây ra căng thẳng, lo lắng, và khó ngủ. – Thay đổi tâm trạng: Các triệu chứng PMS như trầm cảm, lo lắng, và cáu gắt cũng có thể làm khó ngủ. – Thay đổi nhiệt độ cơ thể: Trước kỳ kinh, nhiệt độ cơ thể thường tăng. Điều này gây khó ngủ và không thể ngủ sâu. – Triệu chứng vật lý: Các triệu chứng vật lý như đau bụng, đau lưng cũng có thể gây ra khó khăn trong việc ngủ. Đối với những phụ nữ gặp phải PMS, mất ngủ là một vấn đề thường gặp. Hiểu rõ nguyên nhân và tìm hiểu các phương pháp giảm stress, thay đổi lối sống lành mạnh và tạo ra một môi trường ngủ thoải mái có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ trong giai đoạn này. 1.10. “Khó tính” hơn Theo nghiên cứu, có tới 75% phụ nữ trải qua những triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), bao gồm tâm trạng không ổn định, cáu gắt và khó chịu. Chị em có xu hướng khó tính, nhạy cảm hơn khi gần đến ngày “đèn đỏ” Nguyên nhân chính của việc khó tính hơn trước kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen tăng, giúp cải thiện tâm trạng và cảm xúc. Tuy nhiên, trong nửa sau của chu kỳ, nồng độ estrogen giảm, gây ra sự suy giảm của serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng để điều chỉnh tâm trạng. Sự suy giảm này khiến phụ nữ dễ cáu gắt, khó chịu và nhạy cảm hơn. 1.11. Chướng, đau bụng dưới Chướng và đau bụng dưới là 2 dấu hiệu thường gặp ở bất kì chị em nào khi sắp đến gần chu kì kinh nguyệt. Những triệu chứng này thường bắt đầu vài ngày trước kỳ kinh và có thể kéo dài trong vài ngày sau khi kinh bắt đầu. Chướng bụng là cảm giác bụng căng đầy, không thoải mái. Nguyên nhân của chướng bụng trước kỳ kinh là do cơ thể tích tụ chất lỏng. Sự tích tụ này có thể do sự thay đổi hormone, chẳng hạn như tăng hormone progesterone. Còn đau bụng dưới là cảm giác đau, nhức nhối hoặc co thắt ở vùng bụng dưới. Nguyên nhân của đau bụng dưới trước kỳ kinh là do tử cung co thắt để loại bỏ lớp niêm mạc tử cung. 2. Một số dấu hiệu có kinh khác Hãy xem xét những triệu chứng khác mà một số phụ nữ có thể gặp phải khi gần đến kỳ kinh nguyệt: – Đau lưng: Tự cung co thắt có thể gây đau lưng. Đây là một cảm giác khó chịu và đau đớn ở vùng lưng. – Đau đầu: Thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến cảm giác đau đầu. Đây là một loại đau đầu gắt gao và không thoải mái. – Khó tiêu: Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây khó tiêu. Bạn có thể trải qua cảm giác ợ nóng, buồn nôn hoặc khó tiêu sau khi ăn. – Thay đổi thói quen đi tiểu: Thay đổi nội tiết tố có thể làm thay đổi thói quen đi tiểu của bạn. Bạn có thể cảm thấy tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn so với thường lệ. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau đối với từng người. Một số phụ nữ có thể không trải qua bất kỳ triệu chứng nào, trong khi những người khác có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Nếu gặp nhiều dấu hiệu bất thường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trước – trong – sau ngày “rụng dâu”, chị em nên đến khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn Trên đây là những dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt mà chị em có thể tham khảo. Ngoài những dấu hiệu ở trên, mỗi chị em có thể có thêm những dấu hiệu nhận biết khác của riêng mình. Việc xác định được ngày kinh nguyệt của mình cùng với những dấu hiệu trên sẽ giúp chị em chủ động và có sự chuẩn bị sẵn sàng hơn trong việc chào đón ngày đèn đỏ.;;;;;Trước mỗi kỳ “đèn đỏ”, chị em phụ nữ đều gặp ít nhất một triệu chứng tiền kinh nguyệt. Nếu nắm được các dấu hiệu có kinh nguyệt, chúng ta sẽ có sự chuẩn bị tốt, tinh thần thoải mái nhất. Chị em nên tham khảo 5 dấu hiệu đặc trưng dưới đây để biết mình sắp tới ngày “rụng dâu” nhé! 1. Tại sao bạn cần biết các dấu hiệu có kinh nguyệt Hội chứng tiền kinh nguyệt là vấn đề hầu hết các chị em phụ nữ đều gặp phải, đây là vấn đề hết sức bình thường. Các dấu hiệu có kinh nguyệt thường xuất hiện trước ngày “đèn đỏ” một vài ngày, hoặc kéo dài tới 1 - 2 ngày đầu tiên của kỳ kinh. Nhìn chung, những triệu chứng tiền kinh nguyệt thường lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Nếu nắm được dấu hiệu đặc trưng, chị em sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Một số bạn do không để ý sự thay đổi của cơ thể khi chuẩn bị có kinh nên dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe, ví dụ như: đau mỏi lưng, tức ngực, cơ thể mệt mỏi,… Điều này khiến chúng ta lo lắng cho tình trạng sức khỏe, mất thời gian và tiền bạc để đi kiểm tra tại các phòng khám. 2. 4 dấu hiệu có kinh nguyệt chị em nên biết 2.1. Đau bụng kinh Một trong những triệu chứng thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt đó là hiện tượng đau bụng dưới. Tùy từng người, cơn đau có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau và kéo dài vài ngày. Một số chị em cảm thấy bụng dưới đau âm ỉ trước và trong kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó, nhiều bạn phải đối mặt với cơn đau dữ dội, không thể tập trung sinh hoạt, làm việc như bình thường. Khi gặp phải trường hợp này, chị em có thể dùng thuốc giảm đau để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe. Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do tử cung co thắt liên tục để bong niêm mạc và bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Thậm chí, cơn đau bụng kinh có thể lan sang các bộ phận xung quanh, ví dụ như lưng dưới hoặc đùi,… Đây là lý do khiến đau bụng kinh trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. 2.2. Vòng 1 căng cứng, dễ bị đau tức ngực Vòng 1 căng cứng, đau tức ngực là một dấu hiệu có kinh mà chị em không nên bỏ qua. Khác với ngày thường, kích thước vòng 1 của phụ nữ có xu hướng lớn hơn và gây cảm giác khó chịu, thậm chí nhiều bạn cảm thấy căng ở khu vực đầu ngực. Để tạo cảm giác thoải mái khi vận động, sinh hoạt, chị em nên lựa chọn áo lót rộng rãi và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E. Như vậy, tình trạng căng, tức ngực sẽ được cải thiện đáng kể. 2.3. Tính khí thay đổi thất thường Khi chuẩn bị bước vào kỳ kinh, tâm trạng của phụ nữ thay đổi khá thất thường, đây chính là hiện tượng rối loạn cảm xúc. Vì những lý do đơn giản mà chị em có thể cáu giận, dễ khóc, dễ cười,… Bên cạnh đó, rối loạn cảm xúc còn gây ảnh hưởng tới khả năng tập trung, chất lượng giấc ngủ của người phụ nữ trong những ngày chuẩn bị tới kỳ kinh. Khi phát hiện dấu hiệu có kinh nguyệt kể trên, mọi người xung quanh nên thông cảm, chia sẻ nhiều hơn với người phụ nữ để họ không cảm thấy tủi thân. 2.4. Da đổ nhiều dầu và dễ lên mụn Vào những ngày đèn đỏ, lượng hormone trong cơ thể nữ giới thay đổi đáng kể, đây là nguyên nhân khiến làn da của bạn tiết ra nhiều dầu hơn. Nếu không chăm sóc da cẩn thận, chị em rất dễ nổi mụn trứng cá. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong kỳ kinh nguyệt, sau đó da dẻ của chị em sẽ quay trở lại bình thường. Chính vì thế mọi người không cần lo lắng quá khi nổi mụn trong kỳ kinh nguyệt. 2.5. Bí quyết kiểm soát hội chứng tiền kinh nguyệt Đối với các bạn bị đau bụng kinh dữ dội, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ cho phép họ sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Mọi người có thể tham khảo các loại thuốc có chứa thành phần ibuprofen, acetaminophen giúp giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, chườm nóng vùng bụng dưới cũng là một mẹo rất hay để kiểm soát tình trạng co thắt cổ tử cung. Nếu bạn bị rối loạn cảm xúc trước và trong kỳ kinh nguyệt, hãy duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải. Ngoài ra, tập yoga hoặc ngồi thiền cũng giúp bạn bình tĩnh hơn, cải thiện tâm trạng rất tốt. Đặc biệt, trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều sắt. Bởi vì, khoảng thời gian này cơ thể mất nhiều máu và gây tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống… Bên cạnh đó, mọi người nên tham khảo và bổ sung thêm thực phẩm giàu Canxi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.;;;;;Trước và trong ngày đèn đỏ (kỳ kinh nguyệt), không ít chị em có những trục trặc về sức khỏe. Đó không phải là vấn đề lớn nhưng chị em cũng cần biết cách đề phòng và đối phó. Đau bụng: Axit béo Omega 3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, đậu nành…) có thể làm giảm tiết hormon sinh dục nữ, hormone này là tác nhân chủ yếu gây ra các cơn co thắt tử cung ở giai đoạn kinh nguyệt dẫn đến đau vùng bụng dưới. Mất ngủ hoặc ngủ kém Càng gần ngày đèn đỏ, giấc ngủ của bạn càng chập chờn và không ngon giấc. Có khoảng 60% phụ nữ gặp phải tình trạng này. Bạn nên thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ, nên ăn nhiều thịt bò, chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà tây, bí đỏ có chứa tryptophan rất dồi dào giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mụn trứng cá: Sắp đến kỳ kinh, nhiều chị em bị nổi mụn trứng cá trên mặt, làm mất tự tin và không ít phiền toái. Lời khuyên dành cho họ là nên ăn thực phẩm giàu chất kẽm (bí đỏ, tôm, thịt bò, thịt gà, hải sản, nấm…). Kẽm có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các enzyme, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, kẽm còn có thể kiểm soát tiết dầu của khuôn mặt, làm giảm nhiễm khuẩn, loại bỏ mụn trứng cá. Căng và tức ngực: Căng, nặng và tưng tức ngực là một hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi gần ngày kinh nguyệt. Thông thường, trong những ngày này, cơ thể giữ một lượng nước khá nhiều gây ứ đọng ở vú và núm vú. Hiện tượng này kéo dài suốt những ngày đèn đỏ và có thể hết sau khi sạch kinh. Đây là dấu hiệu bình thường, lặp đi lặp lại hàng tháng, nhưng đó cũng biểu hiện cơ thể của chúng ta đang thiếu hụt một số yếu tố. Lời khuyên là chị em nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin E (dầu thực vật, cải bó xôi, các loại ngũ cốc…) có thể làm giảm những cơn đau tức ngực kỳ kinh nguyệt. Thực tế cho thấy những bạn gái hấp thu đủ vitamin E, bất ổn ở vùng ngực sẽ giảm 11%. Dễ cáu giận: Trước kỳ kinh, một số chị em dễ cáu bẳn, bực bội hay nóng giận hơn bình thường, trầm cảm và thậm chí nổi nóng không rõ nguyên cớ. Những trường hợp trên đều bị chứng căng thẳng trước kỳ kinh hay còn gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, tuy mức độ biểu hiện khác nhau. Việc bổ sung vitamin B6 (chuối, súp lơ, cà rốt... ) có thể có thể cải thiện tình trạng này do tác động tốt tới chất dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, nếu bổ sung vitamin B6 và magiê cùng lúc có thể giúp chị em giảm bớt sự lo lắng ở giai đoạn tiền kinh nguyệt.;;;;; Vào ngày đèn đỏ của phụ nữ, niêm mạc tử cung mỏng hơn và dễ bị tổn thương. Do đó, nếu quan hệ ở những tư thế “xâm nhập” mạnh có thể khiến niêm mạc tử cung bị rách và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm nhiễm niêm mạc tử cung. Ngoài ra, vào ngày hành kinh thì cổ tử cung của chị em cũng mở rộng để kinh nguyệt đẩy ra ngoài nên vi khuẩn cũng dễ “tấn công” vào bên trong khung chậu gây ra viêm nhiễm Nhiều người cho rằng quan hệ vào ngày “đèn đỏ” thì chắc chắn không có thai nhưng điều này không hoàn toàn đúng mà vẫn có khả năng tinh trùng gặp trứng rụng, dẫn tới thụ thai. Quan hệ trong phòng tắm có thể là “ý hay” Nếu như bạn và người ấy thoải mái với việc quan hệ trong phòng tắm thì đây là lời khuyên cho bạn khi quan hệ trong ngày đèn đỏ và điều này hoàn toàn an toàn. Nếu thấy những vết sậm màu đỏ hay nâu trong/sau khi quan hệ thì đó là máu và tế bào cổ tử cung, không đáng lo ngại. Kinh nguyệt cũng là “gia vị” cho cuộc yêu Một số chị em có thể bị ảnh hưởng của kinh nguyệt mà không thực sự sẵn sàng quan hệ trong những ngày này. Nhưng ngược lại, cũng có những chị em có hứng thú với điều này. Không những thế, chính “dòng chảy” trong ngày đèn đỏ còn như chất bôi trơn khi quan hệ tình dục và tăng khoái cảm cho cả hai. Tuy nhiên, cũng có những chị em cảm thấy “ngại” vì nghĩ rằng người ấy sẽ “ghê sợ” mình trong những ngày đèn đỏ. Tốt nhất, hai người nên thẳng thắn với nhau về điều này để hiểu được suy nghĩ và biết cách giao tiếp để chuyện “yêu” được thăng hoa. Kinh nguyệt có thể là “gia vị” cho cuộc yêu Quan hệ trong ngày đèn đỏ dùng bao cao su Như đã nói, quan hệ trong ngày đèn đỏ vẫn có khả năng mang thai nên nếu chưa có ý định này thì bạn nên sử dụng biện pháp phòng tránh, như sử dụng bao cao su. Ngoài ra, những ngày đèn đỏ những là điều kiện để các vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn nên sử dụng bao cao su còn giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Quan hệ trong ngày đèn đỏ giúp giảm khó chịu Bạn có thể lựa chọn quan hệ vào gần những ngày cuối của thai kỳ khi mà lượng máu kinh ra đã ít hơn. Tư thế quan hệ phù hợp là tư thế “truyền thống” (phụ nữ nằm dưới) sẽ giúp giảm lượng máu. Quan hệ trong ngày đèn đỏ có thể làm giảm khó chịu cho phụ nữ Dù quan hệ ngày đèn đỏ không gây “nguy hiểm” như nhiều người vẫn nghĩ nhưng vẫn có một số lưu ý mà các cặp đôi nên chú ý như sau: Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ trong ngày đèn đỏ
question_63612
Các biện pháp điều trị nứt, gãy xương cổ chân
doc_63612
Nứt, gãy xương cổ chân là một chấn thương thường gặp khi tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt. Các biện pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Cổ chân được tạo thành từ ba xương chính là xương chày, xương mác và xương sên. Xương chày và xương mác có các cấu trúc cụ thể tạo nên mắt cá chân trong, mắt cá chân sau và mắt cá chân ngoài. Hai khớp liên quan chặt chẽ đến xương cổ chân đó là khớp cổ chân và khớp bất động sợi. Khớp cổ chân là nơi gặp nhau của xương chày, xương mác và xương sên. Khớp bất động sợi là các dây chằng nối giữa xương chày và xương mác. Các dây chằng này giúp khớp cổ chân ổn định.Nứt, gãy xương cổ chân là tình trạng một hoặc nhiều xương thuộc vùng cổ chân bị tổn thương. Có nhiều dạng nứt, gãy cổ chân như:Đường gãy thông vào khớp hay còn gọi là gãy phạm khớp.Đường gãy không thông vào khớp hay còn gọi là gãy không phạm khớp.Nứt, gãy xương cổ chân từ một vết gãy đơn giản ở một xương hoặc từ nhiều vết gãy. Hình ảnh giải phẫu vùng cổ chân Nứt, gãy xương cổ chân là một tổn thương thường gặp ở mọi lứa tuổi. Gãy xương cổ chân thường xảy ra ở mắt cá trong hoặc sau của xương chày và mắt cá ngoài của xương mác. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như do bị vấp ngã có lực vặn khớp cổ chân quá lớn, bị tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,... Càng nhiều xương bị gãy thì cổ chân càng không ổn định. Tổn thương một vị trí ở vùng xương cổ chân cũng thường gây tổn thương thêm ở một vị trí khác. Như một xương bị gãy thì thường là một dây chằng cũng đứt theo. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, nứt gãy xương cổ chân sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới việc di chuyển, sinh hoạt. Các dấu hiệu gãy xương cổ chân thường gặp là sưng, đau nhức, bầm tím vùng bị tổn thương. Cổ chân bị giới hạn vận động, người bệnh không thể di chuyển hoặc di chuyển bị hạn chế. Trong các trường hợp tổn thương nhiều, vùng cổ chân có thể bị biến dạng.Ngoài thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán và định hướng điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT-scan), chụp cộng hưởng từ (MRI),... Trong đó chụp X-quang là phương tiện được sử dụng phổ biến nhất do rẻ tiền và dễ thực hiện. Chụp X-quang giúp phát hiện được bao nhiêu xương bị gãy, gãy như thế nào, có bao nhiêu mảnh xương gãy,... từ đó giúp bác sĩ có phương hướng điều trị phù hợp. Chụp cắt lớp vi tính hữu ích trong đánh giá chấn thương mắt cá chân, đặc biệt khi gãy xương kiểu phạm khớp. Chụp cộng hưởng từ thường được chỉ định khi cần đánh giá tổn thương xương và mô mềm như dây chằng. Chụp X-quang giúp chẩn đoán tình trạng gãy, nứt xương cổ chân Nếu tình trạng nứt xương cổ chân, gãy xương cổ chân không phức tạp, xương gãy vẫn nằm đúng vị trí hoặc di lệch không đáng kể, bác sĩ sẽ dùng các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật như bó bột hoặc nẹp cố định chân. Bệnh nhân thường được yêu cầu bất động cổ chân hoặc hạn chế vận động trong một thời gian nhất định, sau đó tái khám theo lịch hẹn. Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để đánh giá kiểm tra sự liền xương.Nếu gãy xương phức tạp gây mất vững cổ chân, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật hở nắn chỉnh kết hợp xương để đặt lại mảnh gãy, giúp liền xương đúng trục. Tùy theo vết gãy, các mảnh xương có thể được cố định bằng cách dùng nẹp vít và các vis xốp,đinh kirchner và chỉ thép hoặc cố định ngoàivới điều trị ngoại khoa, để hỗ trợ quá trình điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc giảm đau, chống viêm trong thời gian ngắn hạn. Các thuốc thường được sử dụng là paracetamol, thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAID như Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib,... Bó bột được chỉ định trong trường hợp nứt xương cổ chân, gãy xương cổ chân không phức tạp Gãy xương cổ chân bao lâu thì lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng cụ thể của vết thương, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Những bệnh nhân có sức đề kháng yếu, mắc các bệnh mạn tính, bị loãng xương,... thì quá trình hồi phục sẽ chậm hơn. Để hỗ trợ quá trình điều trị, rút ngắn thời gian hồi phục người bệnh cần tăng cường chế độ dinh dưỡng, đặc là tăng cường cung cấp canxi. Bác sĩ thường chỉ định bổ sung thêm canxi đường uống dạng viên uống để thúc đẩy nhanh quá trình lành xương. Bên cạnh đó, các dưỡng chất khác như protein, vitamin, khoáng chất cũng vô cùng quan trọng cho quá trình hồi phục. Khi tình trạng nứt, gãy xương cổ chân được cải thiện, vào thời điểm phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các bài tập vật lý trị liệu phù hợp với người bệnh để nhanh chóng khôi phục khả năng vận động. Hướng dẫn băng vết thương bị gãy xương
doc_60735;;;;;doc_32649;;;;;doc_17166;;;;;doc_53606;;;;;doc_12011
Gãy cổ xương đùi thường gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ gặp nhiều hơn nam giới. Là loại gãy nội khớp ở một xương lớn nhất cơ thể bệnh điều trị khó và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới khả năng đi lại của người bệnh. 1. Tổng quan về gãy cổ xương đùi Là loại gãy xương ở vị trí giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển rất thường gặp nhất là ở người già dù chỉ với chấn thương rất nhẹ, còn ở người trẻ phải là các chấn thương mạnh và thường có kèm theo các chấn thương khác.Tiên lượng về mặt cơ năng thường nặng nề vì hay gặp các biến chứng khớp giả, hoại tử tiêu chỏm, thoái hóa khớp nhất là ở các bệnh nhân cao tuổi. 1.1. Nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi Thường do chấn thương có thể là chấn thương trực tiếp đập vùng mấu chuyển lớn xuống đất hay chấn thương gián tiếp lực tác động vào gối hoặc bàn chân trong tư thế đùi khép tạo một lực dồn bẻ làm gãy cổ xương đùi.Do bệnh lý: Có thể gặp gãy cổ xương đùi trong các trường hợp nang xương, viêm xương, u xương, di căn ung thư. 1.2. Triệu chứng Bệnh nhân có thể mất vận động hay mất một phần vận động khớpĐau khi ấn vào nếp gấp bẹn, hay có lực dồn ép từ gót hoặc ấn vào mấu chuyển lớn. Biến dạng khớp: Có thể có biến dạng khớp chi ngắn, đùi khép, bàn chân đổ ngoài. 1.3. Tiến triển và biến chứng Điều trị đúng phương pháp và hợp lý có thể liền xương sau 3-4 tháng.Là bệnh điều trị phức tạp gặp nhiều khó khăn có thể để lại một số biến chứng như:Tại chỗ: Tiêu cổ xương, tiêu chỏm xương đùi, khớp giả, liền lệch....Toàn thân: Viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét các điểm tỳ đè do nằm lâu.. Gãy cổ xương đùi có thể gây nhiều biến chứng tại chỗ 2. Các phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi 2.1. Sơ cứu Cố định ổ gãy: Dùng 3 nẹp 1 nẹp từ nếp bẹn đến cổ chân, 1 nẹp từ hõm nách tới cổ chân và 1 nẹp đặt phía sau từ xương bả vai tới gót chân sau.Dùng thuốc giảm đau: Dùng thuốc giảm đau toàn thân và giảm đau tại chỗ 2.2. Điều trị Điều trị bảo tồn. Bó bột: Áp dụng cho trường hợp gãy xương ở trẻ em. Hiện nay ít được áp dụng do bó bột lâu ngày dễ gây nhiều biến chứng nhất là những bệnh nhân già.Phương pháp kéo liên tục: Chỉ định những trường hợp không thể mổ kết hợp xương, thay khớp hay khi bệnh nhân gãy không di lệch. Kết hợp xương: Là phương pháp mổ mở sử dụng vít hay nẹp để kết hợp xương lại. Tuy nhiên là vẫn có thể để lại biến chứng tiêu cổ và tiêu chỏm xương đùi...Thay khớp: Chủ yếu người gãy chỏm là đối tượng người cao tuổi nên thay khớp háng bán phần hay toàn phần là phương pháp tối ưu, tránh để lại biến chứng nặng và thời gian phục hồi bệnh nhanh. 3. Thay khớp háng là giải pháp mới giúp cải thiện khả năng vận động cho người bệnh 3.1. Phẫu thuật thay khớp háng bán phần đường mổ nhỏ ít xâm lấn Là một kỹ thuật mới được áp dụng những năm gần đây tại Việt Nam.Chỉ định: Áp dụng cho những khách hàng bị gãy cổ xương đùi, vỡ chỏm xương đùi do chấn thương...Ưu điểm của phương pháp: Ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác khớp cần thay thế, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, khớp sau thay vững, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường. 3.2. Phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng đường mổ nhỏ ít xâm lấn Chỉ định: Khách hàng bị thoái hóa khớp háng nặng cử động khớp háng khó khăn, khách hàng bị bệnh lý tiêu chỏm xương đùi nặng cử động khớp háng khó khăn, khách hàng bị gãy cổ xương đùi hay vỡ chỏm xương đùi do chấn thương.Ưu điểm: Ít tổn hại phần mềm xung quanh khớp, thời gian mổ ngắn, bộc lộ chính xác khớp cần thay thế, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giảm số ngày nằm viện sau mổ, giảm đau trong mổ và sau mổ tốt, khớp sau thay vững, tạo điều kiện tập phục hồi chức năng sớm, bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường. Sau phẫu thuật có những biểu hiện bất thường như:Vết mổ sưng nóng đỏ đau. Sốt. Tập vận động khớp rất đau. Cần tái khám để được tư vấn và khắc phục tình trạng kịp thời.;;;;;Gãy cổ xương đùi là chấn thương thường gặp nhất ở người già, dẫn tới nguy cơ tàn tật cao, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mang lại hiệu quả. Tuy nhiên việc phục hồi chức năng sau chấn thương gãy cổ xương đùi như thế nào để đem lại hiệu quả cao là rất quan trọng. 1.1 Nguyên tắc phục hồi chức năng sau gãy cổ xương đùi Phục hồi lại tầm vận động của khớp háng. Gia tăng sức mạnh của các nhóm cơ khớp háng, khung chậu, cơ mông. Khôi phục lại dáng đi bình thường cho người bệnh. Lấy lại các hoạt động, sinh hoạt bình thường cho người bệnh.Hạn chế những tai biến do bất động lâu ngày Khi liền xương vững tập các động tác như đứng lên, ngồi xuống, tăng leo cầu thang 1.2 Những biện pháp phục hồi chức năng Sau phẫu thuật kết hợp xương. Mục đích: Phòng ngừa biến chứng do nằm lâu như viêm phổi, loét do tỳ đè, huyết khối, đau. Duy trì tầm vận động của các khớp, tránh teo cơ, cứng khớp do bất động kéo dài. Tăng sức cơ, phục hồi khả năng di chuyển.Các phương pháp phục hồi chức năng bao gồm:Nhiệt trị liệu: Nhiệt nóng trị liệu vùng cơ vùng đùi, khớp háng, có thể dùng chườm ấm bằng túi chườm.Vỗ rung giúp long đờm, hạn chế nguy cơ viêm phổi. Thay đổi tư thế nằm thường xuyên tránh nguy cơ loét do tỳ đè.Vận động khớp: Có thể thực hiện sớm sau mổ khoảng 3 ngày, vận động chủ động hay thụ động nhờ sự giúp đỡ của nhân viên y tế hay người nhà. Tập co duỗi khớp háng, khớp gối mỗi lần co duỗi khoảng 45 giây, mỗi lần tập khoảng 10 đến 15 phút, ngày 4-6 lần. Ngoài ra tập vận động khớp cổ chân, nhất là động tác gập mu chân.Tăng sức cơ: Bằng cách tập co duỗi khớp gối hay tập co cơ tĩnh ( có sự co cơ nhưng không phát sinh vận động) người bệnh nằm ngửa gồng cơ khoảng 5 đến 10 giây, thực hiện khoảng 10 đến 15 lần. Tập sớm tránh hiện tượng teo cơ.Tập đi nạng trong vòng 6 tháng đầu người bệnh dùng nạng gỗ tập đi thanh ngang đầu trên của nạng để tựa bên lồng ngực, dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, không cúi nhìn xuống chân, hai vai ngang bằng.Sau 6 tháng có thể tập đi chịu sức nặng cơ thể một phần, chỉ dùng nạng để hỗ trợ. Sau đó tăng dần sức nặng cơ thể lên khớp háng có thể không dụng nạng.Khi liền xương vững tập các động tác như đứng lên, ngồi xuống, tăng leo cầu thang. Chú ý tình trạng sức khỏe để có thời gian tập hợp lý.Khi vết mổ lành không bầm tím, có thể xoa bóp nhẹ nhàng, không dùng các loại dầu cao hay cồn xoa bóp.Sau bó bột. Người bệnh có thể tập đi lại sau khi bó bột 24 đến 48 giờ. Tập đi bằng nạng, làm tăng sức cơ vùng khớp háng và đùi. Tập đi nạng tương tự như với trường hợp sau phẫu thuật kết hợp xương.Sau khi tháo bột gia tăng tập vận động khớp gối, khớp háng,tập tăng sức mạnh của cơ, chườm ấm, xoa bóp nhẹ nhàng giúp tăng lưu thông máu. Sau phẫu thuật thay khớp háng. Tập phục hồi chức năng tương tự như sau phẫu thuật kết hợp xương tuy nhiên thời gian tập đi lại sớm hơn, phục hồi nhanh hơn. Sau 3 ngày phẫu thuật người bệnh tập đi lại bằng nạng hay khung tập đi.Tập các động tác tăng vận động khớp như co duỗi tăng dần tầm vận động để đạt tầm vận động như bình thường. Từ tuần thứ 4 người bệnh có thể đi lại bình thường, tập tăng cường sức cơ như đạp xe tại chỗ, tăng dần theo sức chịu đựng. 2. Những chú ý khi phục hồi chức năng sau gãy cổ xương đùi Tập phục hồi chức năng sau gãy cổ xương đùi rất quan trọng giúp tăng tuần hoàn máu, giãn cơ, giảm đau, đề phòng nguy cơ do nằm lâu, teo cơ cứng khớp.Nên tập sớm nhất có thể, vì để càng lâu thì khả năng teo cơ cứng khớp cao hạn chế khả năng phục hồi như bình thường.Tập đều đặn tăng dần theo sức chịu đựng và bài tập phù hợp với giai đoạn của bệnh. Tập đúng theo hướng dẫn, đề phòng tai biến khi tập không đúng cách. Tập chung vào tập vận động tăng cường sức cơ và tăng tầm vận động của khớp.Không nên đắp hay bôi các loại cao lá không rõ nguồn gốc.Không bắt chéo chân phẫu thuật sang bên chân lành. Không bắt chéo chân phẫu thuật sang bên chân lành Không ngồi thấp, háng gấp quá 90 độ.Không xoay chân phẫu thuật vào trong.Không gập đùi vào bụng hoặc gập lưng xuống quá nhiều làm cho góc đùi và thân người nhỏ hơn 90 độ.Không ngồi trên những chiếc ghế không có tay vịn, vì như thế người bệnh rất khó khăn khi đứng dậy.Khi đi vệ sinh: không nên ngồi trên bồn cầu thấp mà phải ngồi trên bồn cầu cao để đùi không gấp quá 90 độ.Không nên cúi người quá thấp để nhặt vật dụng sinh hoạt hay để đi tất.;;;;;Việc đưa ra hướng xử trí và điều trị gãy cổ xương đùi là rất quan trọng, nhưng còn gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kinh tế, phương tiện phẫu thuật. Nếu không xử lý đúng, gãy cổ xương đùi có thể dẫn đến hoại tử chỏm, chậm liền xương, khớp giả, thậm chí là đe dọa tính mạng. 1. Tổng quan về gãy cổ xương đùi Gãy cổ xương đùi thường gặp nhiều ở người già, trên 50 tuổi, phổ biến hơn ở nữ giới. Đây là hình thức gãy nội khớp ở một xương lớn nhất của cơ thể, triệu chứng nặng nề và điều trị khó khăn. Gãy cổ xương đùi sẽ phá hủy mạch nuôi chỏm, khối máu tụ trong bao khớp làm tăng tỷ lệ hoại tử chỏm xương đùi. Đặc biệt, gãy cổ xương đùi người trẻ có tỷ lệ hoại tử chỏm cao, lên đến 12 - 86%. Có rất nhiều phương án điều trị gãy cổ xương đùi đến muộn, nhưng không xác định được cách nào là tốt nhất hay được đồng thuận cao, mà còn phải phụ thuộc là nhiều yếu tố và điều kiện thực tế.Nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi người trẻ thường là do chấn thương nặng, có các gãy xương khác kèm theo. Ở người già, cổ xương đùi thường gãy khi có tác động trực tiếp vào vùng dây chằng bên trong / bên chày (MCL), hơn 90% do chấn thương rất nhẹ, như trượt té, vấp ngã. Ngoài ra, cũng có trường hợp gãy xương trên nền các bệnh lý khác. Gãy cổ xương đùi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi Sau khi gặp chấn thương té ngã, các dấu hiệu nhận biết gãy cổ xương đùi bao gồm:Đau nhói vùng háng, đau tăng khi ấn vào nếp gấp ở bẹn hoặc khi có lực dồn ép từ gót chân. Không thể vận động một phần hay toàn bộ khớp hángĐùi sưng to. Chụp phim X-quang khung chậu và khớp háng phát hiện gãy cổ xương đùi. Chẩn đoán xác định qua CT scan phát hiện đa chấn thương và gãy xương bệnh lý, MRI đánh giá tình trạng hoại tử chỏm. Biến chứng sớm của tình trạng này là làm nặng thêm các bệnh đã có (tim mạch, phổi hoặc thận), đặc biệt là ở người già. Người bệnh cũng có thể bị suy nhược cơ thể do ăn uống kém. Trường hợp nghiêm trọng, không điều trị gãy cổ xương đùi có nguy cơ dẫn đến tử vong do sốc quá đau. Ngoài ra, một số biến chứng khác cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân phải bất động lâu ngày, bao gồm:Viêm phổi. Viêm đường tiết niệu. Loét các điểm tỳ đè. Tiêu chỏm xương đùi. Khớp giả. Tiêu cổ xương đùi. Liền lệch... 2. Sơ cứu gãy cổ xương đùi ở người trẻ Trước khi áp dụng những phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi, tiến hành sơ cứu là bước đầu tiên phải làm khi tiếp xúc với nạn nhân. 2.1. Cố định ổ gãy Nạn nhân được khuyến khích nằm bất động, háng gập nhẹ, hơi dạng và xoay ngoài. Dùng 3 nẹp, mỗi nẹp đặt vào 3 vị trí:Nếp bẹn đến cổ chân. Hõm nách tới cổ chân. Từ xương bả vai phía sau tới gót chân sau. Nếu không có nẹp, có thể buộc hai chân lại với nhau để cố định, sau đó di chuyển nạn nhân trên cáng cứng. Khi gãy cổ xương đùi, bệnh nhân cần được cố định ổ gãy bằng cách nẹp 2.2. Dùng thuốc giảm đau Bao gồm:Thuốc giảm đau toàn thân: Promedol hoặc morphin tiêm bắp. Thuốc giảm đau tại chỗ: Novocain tiêm tại điểm đau 3. Điều trị gãy cổ xương đùi 3.1. Bó bột Chỉ định cho những trường hợp gãy cổ xương đùi người trẻ hoặc trẻ em, có khả năng hồi phục tốt. Ngoài ra, trẻ em dưới 12 tuổi và người già cũng không chịu đựng được phẫu thuật. Phương pháp như sau:Vô cảm nạn nhân bằng thuốc giảm đau toàn thân, kết hợp với gây tê tại chỗ hoặc gây mê. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh lại khớp trên bàn chỉnh hình. Cuối cùng là bó bột Whitman. Thời gian giữ bột thông thường là 3 tháng.Hiện nay ít sử dụng bó bột trong điều trị gãy cổ xương đùi người trẻ lẫn người già do thời gian bất động lâu, dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi. 3.2. Kéo liên tục Phương pháp này sẽ được chỉ định trong những trường hợp:Không thể tiến hành mổ kết hợp xương. Có chống chỉ định thay khớp. Khi bệnh nhân gãy xương không di lệch 3.3. Trong đó, sử dụng nẹp DHS để kết hợp xương gãy có ưu điểm:Xương được kết hợp vững chắc. Hai mặt gãy luôn được ép cho áp khít nhau. Chống đổ gập cổ xương đùi, gây biến dạng khép.Mặt khác, nhược điểm của cách điều trị gãy cổ xương đùi này là vẫn có tỷ lệ dẫn đến biến chứng, như:Tiêu chỏm xương đùi. Khớp giả. Thoái hóa khớp...Sau mổ kết hợp xương, bệnh nhân nên di chuyển trên nạng chống chân một phần để có kết quả tốt hơn. Nên tập phục hồi chức năng sớm và chịu sức nặng toàn phần (không dùng nạng) sau 6 - 8 tuần nếu xương lành lặn, tiến triển tốt. Thoái hóa khớp là một nhược điểm của phương pháp kết hợp xương 3.4. Thay khớp Thay khớp là một trong những phương pháp tối ưu nhất và nên được lựa chọn ngay từ đầu đối với người trên 50 tuổi, tỷ lệ loãng xương cao và không thể kết hợp xương. Hiện nay có 2 hình thức thay khớp nhân tạo là:Thay khớp háng bán phần: Chỉ thay phần chỏm xương đùi, thực hiện khi ổ cối vẫn còn nguyên vẹn. Thay khớp háng toàn phần: Thay cả chỏm xương đùi và ổ cối, áp dụng cho những nạn nhân có tổn thương cả ổ cối. 4. Phẫu thuật thay khớp háng 4.1. Thay khớp háng bán phần Phẫu thuật thay khớp háng bán phần với đường mổ nhỏ, ít xâm lấn được áp dụng cho những đối tượng bị gãy cổ xương đùi, hoặc vỡ chỏm xương đùi do chấn thương, tai nạn... Ưu điểm của phác đồ điều trị gãy cổ xương đùi người trẻ này là:Hạn chế tổn hại đến phần mềm xung quanh khớp. Thời gian phẫu thuật ngắn. Bộc lộ khớp cần thay thế cách chính xác. Giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Rút ngắn số ngày nằm viện sau mổ. Giảm đau trong và sau phẫu thuật tốt. Khớp vững sau khi thay. Tạo điều kiện sớm phục hồi chức năng. Người bệnh nhanh quay lại sinh hoạt bình thường. Thay khớp háng bán phần được chỉ định cho trường hợp gãy cổ xương đùi 4.2. Thay khớp háng toàn phần Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần với đường mổ nhỏ, ít xâm lấn được chỉ định cho những bệnh nhân cử động khớp háng khó khăn:Bị thoái hóa khớp háng nặng. Tiêu chỏm xương đùi nặng. Bị gãy cổ xương đùi hoặc vỡ chỏm xương đùi do chấn thương...Phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi này cũng có những ưu điểm như thay khớp háng bán phần. Lưu ý, bệnh nhân cần quay lại bệnh viện để tái khám, điều trị và tư vấn kịp thời nếu có các triệu chứng hậu phẫu như:Vết mổ sưng, nóng, đỏ hoặc đau nhiều. SốtĐau đớn khi tập vận động khớp... Nên tránh phác đồ điều trị gãy cổ xương đùi người trẻ cứng nhắc, không linh hoạt, thay vào đó là vận dụng đa dạng các phương án vào từng trường hợp cụ thể.;;;;;1. Hướng dẫn sơ cứu gãy xương đúng cách Khi bị gãy xương, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: Bị đau dữ dội ở vùng chấn thương, cảm giác đau ngày càng tăng lên khi bạn cử động, vùng bị thương có thể bị bầm tím hay biến dạng, máu chảy nhiều tại chỗ bị thương, xương chọc ra ngoài da,… Lúc này, người bệnh cần được sơ cứu gãy xương kịp thời và đúng cách. Cụ thể như sau: Cách sơ cứu khi nghi ngờ bệnh nhân bị chấn thương vùng cột sống cổ Tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động chính là những nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương vùng cột sống cổ. Trong trường hợp sơ cứu không đúng cách, bệnh nhân có thể bị đe dọa đến tính mạng hoặc có thể để lại di chứng nghiêm trọng trong tương lai. + Đỡ đầu và cổ nạn nhân, hướng dẫn bệnh nhân không nên cố vận động, đồng thời loại bỏ những vật cản xung quanh người người bệnh. Nới rộng cổ áo, lót một vòng đệm cổ cho bệnh nhân. + Nên để bệnh nhân nằm ngửa, duỗi thẳng tay chân, không được gập vùng cổ. + Kiểm tra tình trạng sức khỏe, dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. + Thực hiện các biện pháp cố định cột sống cổ cho người bệnh bằng cách dùng 2 bao cát hay viên gạch để chèn bên tai, giúp giữ thẳng cổ nạn nhân khi nằm. + Trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu, cần áp dụng những biện pháp cầm máu như quấn băng quanh đầu người bệnh, đặc biệt cần giữ cố định đầu của người bệnh trong khi thực hiện cầm máu. + Đối với những trường hợp nghi ngờ bị gãy xương cột sống cổ thì không vận chuyển bằng xe máy để tránh tình trạng chấn thương càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới tử vong hay di chứng bại liệt về sau. Sơ cứu chấn thương cột sống lưng hay thắt lưng + Để bệnh nhân nên một bề mặt cứng (tấm ván hoặc cáng) với chiều dài bằng chiều cao của người bệnh. Lưu ý trong quá trình di chuyển bệnh nhân không nên để cột sống người bệnh bị gấp để tránh tình trạng chấn thương nghiêm trọng hơn. + Cầm máu cho bệnh nhân để tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây sốc và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. + Đối với một số trường hợp nghiêm trọng, có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, truyền dịch và thở oxy. Sơ cứu gãy xương chân, tay cho nạn nhân + Dùng băng vô trùng hoặc mảnh quần áo sạch để cầm máu cho người bệnh bằng cách ép chặt lên vết thương. + Cố định vùng xương tay và chân bị gãy. + Cầm máu cho bệnh nhân. Sơ cứu gãy xương khung chậu + Đặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, có thể dùng chăn hay gối kê dưới gối chân của người bệnh. + Vòng băng to bản ở khung chậu, thực hiện băng số 8 xung quanh mắt cá chân và bàn chân, băng rộng bản ở vùng đầu gối của người bệnh. 2. Phương pháp điều trị gãy xương Gãy xương là một tai nạn xảy ra khá phổ biến. Đối với bệnh nhân gãy xương, tùy vào vị trí và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị gãy xương phù hợp. Mục đích của các phương pháp điều trị chính là đưa những mảnh xương gãy về đúng vị trí và ngăn di lệch trong suốt quá trình hình thành các tế bào xương mới và làm lành xương. Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể chỉ cần dùng thuốc giảm đau và nghỉ ngơi trong một thời gian để xương tự phục hồi. Bệnh nhân có thể được chỉ định bó bột hoặc đeo nẹp để cố định vùng xương bị gãy để giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi xương. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh nhân bị gãy xương ở nhiều vị trí, hoặc ổ gãy bị di lệch, phần dây chằng xung quanh bị tổn thương hay tình trạng gãy xương có nguy cơ gây hại đến khớp thì bệnh nhân có thể phải mổ hở và cố định trong. Các bác sĩ có thể dùng đinh kim loại hoặc ốc vít vào phía trên và dưới phần xương gãy Với những trường hợp phải cố định xương trong một thời gian dài, bệnh nhân có thể bị cứng và yếu cơ vùng cố định và vùng xung quanh. Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng này. Những bài tập phục hồi chứng năng sẽ giúp cơ bắp phục hồi và các khớp sớm vận động linh hoạt như ban đầu. Rất khó để phòng ngừa gãy xương nhưng bạn vẫn nên chú ý những điều sau: - Tăng cường sức mạnh của xương bằng cách thực hiện chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt nên bổ sung canxi với liều lượng phù hợp. - Khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể chất, nên chọn giày vừa vặn với đôi chân. - Mang đồ bảo hộ nếu đi xe đạp, trượt tuyết hoặc chơi một số môn thể thao mạo hiểm. - Phòng tránh vấp ngã, đặc biệt với những trường hợp gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ. - Nên tham gia những môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.;;;;;Gãy cổ xương đùi là loại gãy xương ở vị trí giữa chỏm xương đùi và khối mâu chuyển, tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi. Gãy cổ xương đùi cần được điều trị đúng cách tránh những biến chứng nặng nề về sau đặc biệt là đối với người cao tuổi. 1. Nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi Chấn thương là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi cũng như các đối tượng khác. Chấn thương được chia thành chấn thương trực tiếp và chấn thương gián tiếp. Chấn thương trực tiếp do ngã đập vùng mấu chuyển to xuống đất, lực truyền qua cổ xương đùi khiến gãy. Cơ chế nguyên nhân này thường tạo ra thể gãy dạng (2 mẫu xương cắm gắn vào nhau) chấn thương trực tiếp ít gặp.Đối với chấn thương gián tiếp tạo ra lực chấn thương tác động vào gối hoặc bàn chân trong tư thế đùi khép tạo một lực dồn bẻ làm gãy cổ xương đùi. Nguyên nhân này thường hay gặp. còn người trẻ tuổi bị gãy cổ xương đùi thường do cả lực chấn thương mạnh như ngã cao, đè xe nhưng người cao tuổi chỉ cần một lực chấn thương nhỏ cũng có thể gây gãy nghiêm trọng.Các bệnh lý như nang xương, viêm xương, u xương, di căn ung thư cũng là một nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi. Các bệnh lý về xương cũng có thể là nguyên nhân gây gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi 2. Phân loại gãy cổ xương đùi Có thể phân biệt nhiều loại gãy cổ xương đùi theo một số loại chính sau:- Theo vị trí gãy : chia ra gãy dưới chỏm, gãy cổ chính danh, gãy nền cổ.- Theo hướng đường gãy :Pauwels 1: Góc tạo bởi đường gãy và mặt phẳng ngang từ 30-500.Pauwel 2 : Góc từ 50-700.Pauwel 3 : 700.Bohler chia ra làm 2 loại dựa bởi góc tạo bởi trục của đoạn trung tâm và trục của đoạn ngoại vi: gãy thể dạng : Góc mở lên trên.Gãy thể khép: Góc mở xuống dưới.- Phân loại theo Garden gồm: Garden 1, Garden 2, Garden 3 và Garden 4. 3. Triệu chứng của tình trạng gãy cổ xương đùi Ở dạng gãy thể rạn, người bị gãy sẽ có những triệu chứng điển hình như đau khi ấn vào nếp bẹn, gõ dồn từ gót hoặc mấu chuyển nếu người bệnh thấy đau, không bị mất cơ năng hoàn toàn, vẫn có thể nhấc chân ra khỏi mặt giường, không có biến dạng đáng kể chỉ có thể phát hiện khi chụp x- quang thấy khớp háng ở 2 tư thế thẳng và nghiêng.Ở dạng gãy thể kép, người bệnh mất hoàn toàn cơ năng, không thể nhấc chân ra khỏi giường, đau nhiều khi ấn vào mấu chuyển lớn hoặc thúc dồn, chi ngắn hơn bên lành, đùi khép, bàn chân đổ ra ngoài, cần chụp x-quang ở hai tư thế thẳng nghiêng để biết chính xác vị trí gãy và mức độ di lệch. 4. Phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi Điều trị đúng cách, hợp lý có thể giúp người cao tuổi liền xương và thoát khỏi các biến chứng Điều trị đúng cách, hợp lý phù hợp với tình trạng gãy cổ xương đùi của từng người cao tuổi là cách để xương có thể liền sau 3-4 tháng, kết hợp phục hồi chức năng sau 5-6 tháng. Việc điều trị đúng, người bệnh thoát được khỏi các biến chứng như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét các điểm tỳ do nằm lâu, tiêu cổ, khớp giả, tiêu chỏm xương đùi, liền lệch, thoái hóa khớp...Các phương pháp điều trị sau đây được áp dụng điều trị gãy cổ xương đùi hiệu quả, phù hợp với tình trạng người bệnh:Sơ cứu. Cố định chỗ gãy bằng cách dùng 3 nẹp 1 nẹp từ nếp bẹn đến cổ chân, 1 nẹp từ hõm nách tới cổ chân và 1 nẹp đặt phía sau từ xương bả vai tới gót chân sau. Nếu không có nẹp tại nơi sơ cứu có thể cố định bằng cách buộc hai chân lại với nhau, di chuyển người bệnh trên cáng cứng.Sử dụng thuốc giảm đau cho người bệnh bị gãy cổ xương đùi.Đối với người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi có thể được áp dụng phương pháp kéo liên tục, kết hợp xương, thay khớp tùy vào tình trạng gãy của từng người để bác sĩ có thể chỉ định điều trị. Đối với người bệnh cao tuổi trên 50 có tỷ lệ loãng xương cao bị gãy cổ xương đùi không thể kết hợp xương thì phương pháp thay khớp nhân tạo là phương pháp tối ưu.Người cao tuổi trên 60 tuổi ngoài các phương pháp điều trị trên, bác sĩ sẽ khám và chỉ định điều trị phẫu thuật kết hợp xương. Với phương pháp điều trị gãy cổ xương đùi này, người bệnh có tỷ lệ thành công lên đến 95%, nâng cao sự phục hồi về mặt chức năng cho người bệnh, đặc biệt là đối với người cao tuổi khó phục hồi. Với 45 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình, bác sĩ Minh từng là giảng viên tại Đại học Y Bắc Thái và có 10 năm công tác tại bệnh viện Prenda Luanda Angola, đồng thời, Bác sĩ là thành viên của Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam.
question_63613
Chửa ngoài tử cung bị vỡ – Tai nạn sản khoa nguy hiểm chị em cần lưu ý
doc_63613
Chửa ngoài tử cung bị vỡ được xếp vào tình trạng cấp cứu sản khoa, rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Những trường hợp mang thai ngoài tử cung cần được sớm phát hiện và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm. 1. Những thông tin cần biết về chửa ngoài tử cung Chửa ngoài tử cung là hiện tượng sau khi thụ tinh, trứng không làm tổ tại tử cung mà có thể làm tổ ở bất kỳ nơi nào khác trong ổ bụng như vòi trứng, buồng trứng, cổ tử cung…Thai ngoài tử cung đã vỡ cực kỳ nguy hiểm Khi thúi thai không nằm trong buồng tử cung và làm tổ ở nơi khác, gọi là tình trạng bất thường của vị trí làm tổ thai nhi. Những trường hợp này được chẩn đoán là chửa ngoài tử cung. Tỷ lệ phụ nữ bị thai ngoài tử cung được đánh giá ở mức trung bình. Những trường hợp đã từng mang thai ngoài tử cung sẽ có khả năng bị tái lại vào những lần mang thai tiếp theo. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên thường xuyên thăm khám sản phụ khoa để được đánh giá tình trạng sức khỏe sinh sản của mình và có những chữa trị kịp thời. Những bất thường về cơ quan sinh sản có thể là nguyên nhân gây nên nhiều biến chứng sản khoa sau này trong đó có mang thai ngoài tử cung. Không ít phụ nữ bị chửa ngoài tử cung Khi không may bị chửa ngoài tử cung, thường có hai hướng xử lý được bác sĩ đưa ra đó là điều trị bằng nội khoa, nếu không hiệu quả hoặc không thể điều trị bằng nội khoa sẽ chuyển sang mổ nội soi/mổ mở lấy thai ngoài tử cung. Những trường hợp thai ngoài tử cung nhưng bị vỡ được coi là một biến chứng rất nguy hiểm vì người bệnh có thể mất rất nhiều máu, dễ sốc và nguy hiểm đến tính mạng nếu không được mổ kịp thời. Cách xử lý những trường hợp thai ngoài sẽ dựa trên tình trạng của bệnh nhân để bác sĩ quyết định. 1.2 Nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung của chị em Thai ngoài tử cung có thể làm tổ ở nhiều nơi khác nhau trong ổ bụng của phụ nữ, nhưng đa phần là tại vòi trứng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như dị tật ống dẫn trứng, có tổn thương hoặc sẹo trong ống dẫn trứng, viêm nhiễm tử cung, tác hại của thuốc tránh thai khẩn cần, mắc bệnh truyền nhiễm đường tình dục, u nang buồng trứng… 2. Cách xử trí thai ngoài tử cung bị vỡ 2.1 Triệu chứng của chửa ngoài tử cung bị vỡ Thai đã nằm ngoài tử cung thì sẽ có khả năng bị vỡ bất cứ lúc nào, một khi thai đã vỡ, sẽ gây ra chảy máu ồ ạt trong vùng ổ bụng của mẹ.Tình trạng máu chảy nhanh và nhiều như vậy có thể khiến bệnh nhân bị choáng, sốc vì mất máu, nếu không nhanh chóng cấp cứu có thể dẫn đến tử vong. Cần nhận biết dấu hiệu chửa ngoài bị vỡ sớm nhất có thể Chính vì vậy cần phải nhận biết rõ những triệu chứng của thai ngoài tử cung đã bị vỡ để có những xử trí kịp thời. Những biểu hiện như sau: – Chậm kinh nguyệt, cảm giác đau lâm râm ở bụng dưới. – Xuất hiện 1 cơn đau nhói rất dữ dội, sau đó cơ thể cảm thấy rất mệt mỏi. – Có triệu chứng tụt huyết áp, mạch nhanh và nhẹ – Khi thăm khám sẽ thấy túi cùng căng đau và chọc dò dịch có thể thu được máu đen loãng. Siêu âm phát hiện cùng đồ có máu và ổ bụng cũng có máu bên trong. – Người bệnh bị rong huyết, đau bụng dưới lâm râm kéo dài, có lúc đau dữ dội, có lúc nhói lên đau nhiều rồi giảm dần đi, có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, có cảm giác muốn rặn đi vệ sinh. 2.2 Chẩn đoán chửa ngoài tử cung bị vỡ Chẩn đoán chửa ngoài tử cung được xác định dựa trên sự kết hợp nhiều yếu tố, dữ liệu lâm sàng cũng như cận lâm sàng. Nhưng biểu hiện điển hình của chửa ngoài tử cung là: Chậm kinh, đau bụng và ra máu ở âm đạo kéo dài. Tuy nhiên, vẫn cần đến các xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định thai ngoài tử cung có bị vỡ hay không như: – Xét nghiệm định lượng beta- HCG: Để xác định khả năng mang thai hoặc không nhưng không xác định được có chửa ngoài hay không. – Siêu âm đường bụng hoặc siêu âm đầu dò đường âm đạo để phát hiện vị trí túi thai đang làm tổ ở đâu. – Nội soi ổ bụng là phương pháp hiện đại và chính xác nhất để phát hiện thai ngoài tử cung và túi thai đã vỡ hay chưa. Sau khi được chẩn đoán thai ngoài bị vỡ hay không sẽ tiến hành mổ để lấy thai ra ngoài. Đây là biện pháp cần thiết để điều trị thai ngoài tử cung đã bị vỡ. Thông thường, sẽ áp dụng biện pháp mổ nội soi cho bệnh nhân vì: – Thời gian phẫu thuật lấy thai ngoài tử cung nhanh chóng. – Thời gian lưu viện rất ngắn, chỉ 2-3 ngày là có thể xuất viện. – Thẩm mỹ cao hơn do ít để lại sẹo hơn trên bụng bệnh nhân. – Chi phí mổ nội soi thấp hơn nhiều so với mổ mở. Mổ lấy thai ngoài tử cung được chỉ định đối với những trường hợp thai làm tổ gây tổn thương nặng nề cho các cơ quan trong bụng bệnh nhân, gây ra tình trạng chảy máu nhiều, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Khi có bất kỳ nghi ngờ nào của thai ngoài tử cung bị vỡ, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được theo dõi và phát hiện kịp thời. Bác sĩ có thể theo dõi tình trạng và siêu âm đầu dò để phát hiện khả năng vỡ của khối thai ngoài. Đồng thời, các xét nghiệm máu cũng sẽ được chỉ định làm để xác định khả năng mang thai có chắc chắn hay không. Nếu beta tăng cao, có nghĩa là khả năng mang thai lớn nhưng khi siêu âm lại không thấy túi thai trong tử cung thì khả năng đã mang thai ngoài. Chính vì vậy, việc làm các xét nghiệm kịp thời để chẩn đoán là rất cần thiết. Đến các bệnh viện để kiểm tra tình trạng chửa ngoài một cách chính xác nhất Đồng thời, khi ở nhà bệnh nhân cần để ý các triệu chứng mình gặp phải có tương đồng với những dấu hiệu thai ngoài tử cung đã vỡ kể trên không. Không nên chậm trễ đến viện vì lượng máu có thế mất đi ngày càng nhiều hơn làm người bệnh dễ choáng ngất, rất nguy hiểm, nhất là khi ở một mình. Nếu thai ngoài chưa phát triển đến mức phải tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai mà được chỉ đinh theo dõi hoặc điều trị nội khoa và theo dõi thì không nên ở nhà mà nên đến nhập viện để kiểm tra lượng beta HCG hàng ngày, tránh trường hợp thai ngoài không thoái triển thì sẽ phải tiến hành mổ gấp.
doc_47672;;;;;doc_1483;;;;;doc_30741;;;;;doc_48473;;;;;doc_8071
1. Bệnh lý thai ngoài tử cung và những điều quan trọng cần biết Phụ nữ bị chửa ngoài tử cung là một trong những bệnh lý sản khoa nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe sinh sản nói riêng. Khi mang thai bình thường, trứng và tinh trùng sẽ tạo thành phôi thai và tự động di chuyển vào buồng tử cung. Từ đây, quá trình phát triển của phôi thai sẽ diễn ra. Tuy nhiên, ở trường hợp mang thai ngoài tử cung, phôi thai này sẽ làm tổ và phát triển tại các vị trí bên ngoài buồng tử cung. Một số vị trí khi chửa ngoài đó là: ổ bụng, ống dẫn trứng, vòi trứng,…Trong đó, hiện tượng thai làm tổ ở vòi trứng là trường hợp hay xảy ra nhất (chiếm khoảng hơn 95%). Thai ngoài tử cung nhìn chung được đánh giá là trường hợp cấp cứu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của chị em phụ nữ. Trường hợp khối thai phát triển và ngày càng to lên, chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ thai bị vỡ ra. Do đó, khi phát hiện bị mắc bệnh lý này, thì cần có sự thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Phụ nữ bị chửa ngoài tử cung là một trong những bệnh lý sản khoa nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe sinh sản nói riêng Cũng như khi thụ thai và mang thai bình thường, sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi thai, chúng sẽ phát triển lớn lên và gây ra những phản ứng báo hiệu có thai. Một số triệu chứng thường gặp thời điểm ban đầu có thể là: chậm kinh, thử que thử thai hiện 2 vạch, buồn nôn, căng tức ngực, buồn ngủ,…Tuy nhiên, đối với trường hợp thai ngoài tử cung sẽ xuất hiện một số biểu hiện lạ như sau: Trễ kinh là hiện tượng bình thường báo hiệu có thai. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp chị em bị trễ kinh đi kèm với việc xuất huyết vùng âm đạo, thì rất có thể mẹ đã bị chửa ngoài tử cung. Các chị em cũng cần phải phân biệt rõ máu kinh nguyệt với máu xuất huyết âm đạo khi bị chửa ngoài. Nếu như máu của chu kỳ kinh nguyệt sẽ có màu đỏ tươi thì máu khi bị chửa ngoài sẽ thường có màu đỏ sẫm. Hơn nữa, lượng máu xuất ra lúc này sẽ có thiên hướng lỏng hơn. Đối với trường hợp mang thai ngoài tử cung, chị em cần rất chú ý đến tình trạng đau vùng bụng dưới. Các cơn đau này có thể sẽ âm ỉ trong nhiều ngày, hoặc là các cơn đau khá dữ dội, đặc biệt là tập trung vào hai bên vùng bụng. Lúc này, rất có thể phôi thai đang phát triển to lên và gây hiện tượng giãn nở ở các vùng như vòi trứng, buồng trứng,… Hiện tượng này thường xảy ra khi khối thai ngoài đã có dấu hiệu vỡ. Trong trường hợp vỡ ra đột ngột có thể gây đau quặn thắt bụng, toát mồ hôi liên tục, tụt huyết áp, thậm chí ngất xỉu. Lúc này, chị em cần nhanh chóng đi tới bệnh viện để được kiểm tra và xử lý ngay lập tức, trước khi khối thai ngoài bị vỡ gây nguy hiểm cũng như đe dọa tới tính mạng. Không có con số cụ thể nào quy định về việc khối thai ngoài tử cung bị vỡ Thắc mắc này là thắc mắc của rất nhiều các chị em phụ nữ. Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta cần phải xem xét trên rất nhiều các yếu tố. Bởi không có con số cụ thể nào quy định về việc khối thai ngoài tử cung bị vỡ. Chúng ta chỉ có thể đưa ra ước lượng dựa trên một số yếu tố như sau: – Vị trí làm tổ của phôi thai: phôi thai khi làm tổ và phát triển tại những vị trí bên ngoài buồng tử cung, thì cũng sẽ có thời gian vỡ khác nhau. Nếu như chị em bị mang thai ngoài ở vị trí ống dẫn trứng, thì tùy thuộc vào độ giãn nở của ống dẫn trứng mà sẽ có người bị vỡ khối chửa ngoài sớm hơn hoặc muộn hơn. – Kích thước của phôi thai: việc khối chửa ngoài tử cung bao lâu thì vỡ cũng phụ thuộc vào kích thước của phôi thai. Nếu như phôi thai đã phát triển trong thời gian dài, và thai đã đạt đến một mức độ to nhất định, thì chúng sẽ có xu hướng vỡ ra bất cứ lúc nào. Ngược lại, nếu phôi thai còn bé hoặc đã được bác sĩ phát hiện từ sớm để có phương án điều trị, thì chúng sẽ khó vỡ ra ngay lập tức. – Thai nhi phát triển như thế nào: đối với các trường hợp phôi thai phát triển nhanh, kích thước ngày một lớn lên thì thời gian chúng bị vỡ ra sẽ nhanh hơn các trường hợp thai phát triển chậm. Tuy nhiên nhìn chung, thai ngoài tử cung là bệnh lý cấp cứu nguy hiểm. Do đó, để tránh trường hợp thai bị vỡ thì chúng ta cần phải có sự thăm khám và theo dõi bệnh lý sát sao. Thông thường, phải thông qua các bước khám, kiểm tra, xét nghiệm cần thiết như: siêu âm đầu dò, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu,…thì các bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận chính xác về tình hình bệnh lý, từ đó tư vấn cho các chị em phương án điều trị phù hợp nhất. Chị em nên chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ để hạn chế tình trạng chửa ngoài tử cung Thai ngoài tử cung là bệnh lý nguy hiểm có thể gây đe dọa tới sức khỏe cũng như tính mạng của phụ nữ, đặc biệt là khi khối chửa bị vỡ. Khi thai ngoài tử cung bị vỡ ra sẽ gây ảnh hưởng đến các hệ thống mạch máu xung quanh đó. Điều này gây nên tình trạng xuất huyết ổ bụng. Lúc này, các cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng, mẹ bầu bị mất máu nhiều, gây tụt huyết áp nhanh chóng. Trong trường hợp này, nếu không được các bác sĩ phát hiện và xử lý ngay lập tức, thì sẽ có khả năng dẫn đến hiện tượng tử vong. Bên cạnh đó, thai ngoài tử cung còn có khả năng đe dọa đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Bởi khi thai ngoài phát triển và làm tổ, các bộ phận tại vị trí thai làm tổ như: buồng trứng, ống dẫn trứng,…cũng sẽ bị tổn thương và ảnh hưởng theo. Đặc biệt là trong trường hợp hiện tượng thai ngoài tử cung chuyển biến xấu và cần thực hiện phẫu thuật mổ cắt ống dẫn trứng, thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tiếp theo của phụ nữ. Ống dẫn trứng bị cắt bỏ một bên thì tỉ lệ đậu thai thành công ở lần sau sẽ giảm đi. Không chỉ vậy, thai ngoài tử cung còn rất ảnh hưởng tới tinh thần của phụ nữ. Đối với những trường hợp mẹ đang mong con, thì gặp phải hiện tượng thai ngoài tử cung sẽ khiến cho chị em phụ nữ cảm thấy buồn bã, suy sụp, ảnh hưởng tới sức khỏe.;;;;;Thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu đối phải mặt với rất nhiều nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Hiểu rõ được hiện tượng thai ngoài tử cung là gì cũng như các dấu hiệu cơ thể cho thấy phôi thai làm tổ bên ngoài sẽ giúp mẹ phòng tránh được nhiều nguy cơ. Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng phôi thai làm tổ bên ngoài thay vì làm tổ bên trong buồng tử cung và tại những vị trí bất thường như là: vòi trứng, trong ổ bụng, thành của ruột, rãnh đại tràng lên,… Nguyên nhân khiến cho người mẹ mang thai ngoài tử cung là thường do xuất phát từ viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm tại vùng chậu hoặc do dị tật ống dẫn trứng, bị hẹp ống dẫn trứng. Những người bị u nang buồng trứng, đã từng làm nạo phá thai hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn so với người bình thường. Khi khối thai ngoài tử cung vỡ sẽ gây nên hiện tượng máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, làm nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người mẹ. Thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ làm cho mẹ có cảm giác bị đau bụng dữ dội, các cơn đau quặn thắt và kéo dài liên tục, kèm theo đó là cảm giác bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, thậm chí nếu nặng có thể dẫn đến bị ngất xỉu. Thai ngoài tử cung khi bị vỡ sẽ khiến xảy ra hiện tượng máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người mẹ 2. Các dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ Khi mang thai ngoài tử cung, cho dù phôi thai làm tổ ở vòi trứng hay bất kỳ vị trí nào đi nữa bên ngoài buồng tử cung cũng đều tiềm ẩn nguy cơ vị vỡ bất cứ lúc nào. Bởi vì, bên trong cơ thể của chúng ta chỉ có duy nhất buồng tử cung mới đảm nhiệm chứng năng nuôi dưỡng và phát triển phôi thai cho đến khi em bé ra đời. Còn những vị trí còn lại hoàn toàn không có tính đàn hồi để đảm bảo được diện tích cho phôi thai phát triển cũng như khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Vì vậy, khi phôi thai phát triển càng lớn thì vòi trứng hay các bộ phận thai làm tổ sẽ càng căng ra, cho đến một giai đoạn nhất định sẽ bị vỡ. Đối với những mẹ bầu có nguy cơ thai bị vỡ sẽ có một số dấu hiệu điển hình như sau: – Có hiện tượng bị trễ kinh, rong huyết và có cảm giác bị đau bụng vùng dưới kéo dài. – Khi sắp vỡ mẹ sẽ cảm thấy có lúc đau nhói, cơ đau lúc tăng lúc giảm, sau đó là cảm giác đau bụng muốn đi vệ sinh, muốn rặn ra ngoài và đi tiểu lắt nhắt nhiều lần. – Còn khi thai đã vỡ thì mẹ sẽ thấy xuất hiện một cơn đau nhói dữ dội, sau đó là cảm giác vô cùng mệt mỏi mệt mỏi đến mức người mẹ cảm thấy như sắp ngất, nếu như không được mổ kịp thời có thể dẫn đến hệ lụy xấu nhất là tử vong trên đường cấp cứu. – Mạch của mẹ bầu đập nhanh, nhẹ, huyết áp ngày càng tụt thấp dần. Khi thai bị vỡ mẹ sẽ thấy xuất hiện một cơn đau nhói dữ dội, sau đó là cảm giác vô cùng mệt mỏi mệt mỏi đến mức người mẹ cảm thấy như sắp ngất 3. Những phương pháp điều trị dành cho thai ngoài tử cung Với tất cả những trường hợp mang thai ngoài tử cung thì đều cần phải đình chỉ thai kỳ sớm nhất có thể để tránh gây nguy hiểm tới tính mạng của mẹ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai khi bị mang thai ngoài tử cung cũng phải phẫu thuật. Có 3 phương pháp được áp dụng đó là: sử dụng thuốc, phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở đối với trường hợp mang thai ngoài tử cung bị vỡ. 3.1 Điều trị bằng thuốc Với những trường hợp khối thai chưa vỡ và có đường kính <3cm, bác sĩ có thể tiêm một loại thuốc nhằm làm cho khối thai tự thoái triển. Khi sử dụng phương pháp này thì ống dẫn trứng vẫn được bảo toàn mà không phải cắt đi. Dựa vào kết quả xét nghiệm nồng độ βhCG thu được của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn và đưa ra phác đồ điều trị đơn liều hay đa liều cho bệnh nhân. Trong quá trình điều trị thì người mẹ sẽ được theo dõi cho tới khi nồng độ βhCG trở về âm tính. Khi theo dõi nếu như phát hiện nồng độ βhCG tăng hoặc giảm không như mong đợi, người mẹ sẽ cần phải bổ sung liều thuốc lặp lại hoặc có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật. Ưu điểm của phương pháp này đó là người mẹ sẽ bảo tồn được vòi trứng và duy trì được khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số nhược điểm như là có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc khiến cho cơ thể cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, thay đổi thị lực, rụng tóc, tiêu chảy, nhạy cảm với ánh sáng mặt trời,…. Với những khối thai có đường kính khoảng 3cm thì thường sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc 3.2 Điều trị bằng phẫu thuật nội soi Phương pháp phẫu thuật nội soi sẽ được áp dụng cho những trường hợp khối thai đã lớn nhưng chưa có dấu hiệu bị vỡ. Ưu điểm của việc thực hiện phương pháp này đó là thời gian thực hiện nhanh, có tính thẩm mỹ cao và thời gian hồi phục sau phẫu thuật cũng nhanh. 3.3 Điều trị bằng phẫu thuật mổ mở Khi mà thai ngoài tử cung có hiện tượng bị vỡ thì chắc chắn rằng bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật mổ mở bởi có quá nhiều máu chảy ồ ạt trong ổ bụng. Với phương pháp này thời gian phục hồi sau phẫu thuật cũng sẽ lâu hơn so với phương pháp mổ nội soi. Khi thai ngoài tử cung có hiện tượng bị vỡ sẽ phải điều trị bằng mổ mở Vì vậy, khi phát hiện được mình mang thai thì việc đầu tiên mẹ cần làm đó là gặp trực tiếp bác sĩ để nắm được thai nhi có làm tổ đúng vị trí trong cơ thể không. Nếu như không may phôi thai nằm ngoài buồng tử cung thì phải tiến hành điều trị ngay lập tức, tránh tình trạng thai ngoài tử cung bị vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.;;;;; 1. Đôi nét về hiện tượng chửa ngoài tử cung Chửa ngoài tử cung là hiện tượng bào thai không làm tổ bên trong buồng tử cung mà làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau như buồng trứng, vòi tử cung,… Tuy nhiên, khoảng 95% trường hợp chửa ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung. Đây là hiện tượng thường gặp ở những chị em phụ nữ bị hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, dị tật ống dẫn trứng hoặc đã từng thực hiện phẫu thuật liên quan tới vòi trứng,… Rất nhiều chị em gặp phải tình trạng chửa ngoài tử cung Bên cạnh việc chẩn đoán sớm thì việc xác định thời gian chửa ngoài tử cung sau bao lâu thì vỡ cũng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ nó sẽ giúp bác sĩ Sản khoa tiên lượng được những biến chứng có thể xảy ra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, rất khó để có thể trả lời chính xác thời điểm thai ngoài tử cung vỡ vì thời gian vỡ của thai ngoài tử cung còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể là: 2.1. Vị trí thai ngoài tử cung làm tổ Thai ngoài dạ con có thể làm tổ tại ổ bụng, vòi trứng, buồng trứng,… Vì những bộ phận này có kích cỡ khác nhau nên thời gian thai ngoài tử cung vỡ cũng sẽ khác nhau. Thông thường, vòi trứng có kích thước hẹp hơn ổ bụng và buồng trứng nên nếu bào thai làm tổ tại vòi trứng thì thời gian vỡ sẽ xảy ra sớm hơn. 2.2. Cơ địa của chị em phụ nữ Cơ địa của mỗi chị em phụ nữ là không giống nhau nên kích cỡ của tử cung, buồng trứng và vòi trứng sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, cùng là bào thai làm tổ ở một vị trí nhưng thời điểm vỡ của mỗi chị em sẽ khác nhau. 2.3. Sự phát triển của thai ngoài tử cung Sự phát triển và tăng trưởng của thai ngoài tử cung trong thời gian đầu có thể khác biệt. Nếu thai ngoài tử cung phát triển nhanh thì càng bị chèn ép nhiều và nguy cơ vỡ sớm sẽ lớn hơn. Vì vậy, rất khó để có thể phát hiện chính xác sau bao lâu thì thai ngoài tử cung vỡ. Tuy nhiên, dù thời gian thai ngoài tử cung vỡ nhanh hay chậm thì ngay khi phát hiện ra hiện tượng này, bác sĩ cũng sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng chị em để tránh gây ra những biến chứng khó lường. Thông thường, thời gian để phát hiện ra mang thai ngoài tử cung là từ tuần thai thứ 5 – 8. Đó là lý do tại sao bác sĩ thường khuyến cáo tuần thứ 5 – 8 của thai kỳ là lần khám thai đầu tiên để xác định được chị em có mang thai hay không và vị trí bào thai làm tổ. Vì vậy, nếu chị em bị chậm kinh từ 7 – 10 ngày mà bị đau bụng dưới dữ dội kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo thì cần phải tới bệnh viện ngay lập tức. Theo đó, bác sĩ Sản Phụ khoa sẽ chỉ định chị em thực hiện xét nghiệm hCG và siêu âm vùng bụng để chẩn đoán thai ngoài tử cung. Từ đó, bác sĩ Sản Phụ khoa sẽ tư vấn phương pháp xử trí an toàn nhất với từng trường hợp cụ thể. Chửa ngoài tử cung sau bao lâu thì vỡ là thắc mắc của nhiều chị em Chửa ngoài tử cung vỡ là do bị những bộ phận nơi nó làm tổ như buồng trứng, vòi trứng, ổ bụng,… chèn ép. Khi thai ngoài tử cung vỡ thì các mạch máu của những bộ phận này cũng bị vỡ và gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt ở bên trong ổ bụng. Lúc này, chị em sẽ mất máu rất nhanh và nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí là đe dọa tới tính mạng của chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, nếu vị trí thai ngoài tử cung làm tổ bị tổn thương nghiêm trọng và không thể phục hồi, bác sĩ Sản Phụ khoa buộc phải cắt đi bộ phận này. Trường hợp thường gặp nhất của chửa ngoài tử cung là vòi trứng, nên bác sĩ buộc phải cắt đi 1 bên vòi trứng, làm giảm khả năng thụ thai trong những lần thụ thai tiếp theo. Nguy hiểm hơn là khi chị em đã chửa ngoài tử cung thì nguy cơ mang thai ngoài dạ con ở những lần sau cũng cao hơn bình thường. Vì vậy, chị em cần phải hết sức cảnh giác trong những lần mang thai kế tiếp. Chửa ngoài tử cung bị vỡ vô cùng nguy hiểm 4. Cách phòng ngừa chửa ngoài tử cung hiệu quả 4.1. Vệ sinh vùng kín thường xuyên Để ngăn ngừa chửa ngoài tử cung, chị em phụ nữ phải thường xuyên vệ sinh vùng kín cẩn thận. Đặt biệt là sau khi quan hệ tình dục, trong chu kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh và cho con bú. 4.2. Khám phụ khoa định kỳ Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện những vấn đề bất thường như viêm nhiễm phụ khoa để được điều trị kịp thời cũng như tránh bị biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Bên cạnh đó, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu chị em có hiện tượng ra máu bất thường hay đau bụng cũng cần phải đi khám phụ khoa ngay. Bởi vì chửa ngoài tử cung nếu được phát hiện sớm sẽ giảm nguy cơ choáng, mất máu, tử vong và có thể giữ lại vòi trứng.;;;;;1. Cần cẩn trọng với bệnh lý thai ngoài tử cung Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi thai, nhưng phôi thai này lại làm tổ ở bên ngoài khu vực buồng tử cung. Một số vị trí mà thai ngoài hay làm tổ đó là: vòi trứng, ổ bụng, thành ruột,…Chửa ngoài tử cung là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bệnh lý này xảy ra có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân: viêm nhiễm vùng kín, viêm nhiễm khu vực vùng chậu, mắc các dị tật về ống dẫn trứng, vòi trứng,…Tuy nhiên, yếu tố viêm nhiễm vùng kín là lý do chiếm tỉ lệ nhiều nhất gây ra thai ngoài tử cung. Chửa ngoài tử cung là một bệnh lý sản khoa nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ Bệnh lý thai ngoài tử cung được các bác sĩ sản khoa đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng của phụ nữ. Đặc biệt là khi khối chửa vỡ ra gây máu chảy ổ bụng ồ ạt, gây cho bệnh nhân các hiện tượng đau đớn, sốc, choáng, khó thở,…Trường hợp này nếu không được kịp thời phát hiện và xử lý sẽ dễ dẫn đến ngất xỉu, thậm chí tử vong. 2. Làm thế nào để nhận biết mình bị thai ngoài tử cung Khi trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi thai, cơ thể của người mẹ đã có sự thay đổi. Theo đó, nồng độ beta HCG trong máu cũng bắt đầu tăng lên, hormone nội tiết tố thay đổi báo hiệu cho mẹ về hiện tượng mang thai. Tuy nhiên, ở thời gian đầu sau khi thụ thai thành công, chị em có thể gặp một số triệu chứng tương tự như mang thai trong tử cung bình thường như: mệt mỏi, ốm nghén, chậm kinh, thử que thử thai hiện 2 vạch,… Theo thời gian, phôi thai sẽ ngày càng phát triển to lên. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì khối thai ngoài tử cung lúc này sẽ có khả năng bị vỡ ra. Mẹ bầu sẽ phải đối mặt với một số triệu chứng báo hiệu thai ngoài vỡ như sau: – Ở giai đoạn thai ngoài tử cung sắp vỡ ra, chị em sẽ thấy liên tục xuất hiện các cảm giác đau nhói, đau theo cơn lúc tăng lúc giảm thất thường. Ngoài ra, đi kèm với hiện tượng đau này, chị em còn có thể cảm giác muốn đi vệ sinh, tiểu rắt, tiểu buốt khó chịu. Lúc này, khối thai ngoài ngày một lớn và gây kéo dãn các cơ quan tại vị trí thai làm tổ. – Cho đến khi thai bị vỡ, chị em sẽ cảm thấy những cơn đau xuất hiện dữ dội, cảm giác mệt mỏi, sốc, choáng như sắp ngất đi. Đi kèm với đó là một số biểu hiện như: toát mồ hôi liên tục, tụt huyết áp, ngất xỉu,…Nếu không được đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời, thai ngoài tử cung có thể đe dọa tới tính mạng của chị em. Khi thai bị vỡ, chị em sẽ cảm thấy những cơn đau xuất hiện dữ dội Khi đã tới bệnh viện thăm khám, bác sĩ sẽ lập tức kiểm tra tình hình của bệnh nhân bằng các bước siêu âm, nội soi. Lúc này kết quả sẽ hiển thị một số triệu chứng như sau: – Thực hiện chọc dò sẽ thấy xuất hiện những vùng máu đen loãng, không bị đông. – Khi siêu âm sẽ thấy hiện lên các vùng máu, phần ổ bụng cũng xuất hiện máu chảy ra. Trong trường hợp thai ngoài tử cung đã vỡ, thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân cần phải mổ nội soi hoặc mổ mở đường bụng để ngay lập tức kiểm soát tình trạng bệnh. Trong trường hợp thai ngoài tử cung đã vỡ ra, chị em cần nhanh chóng di chuyển tới bệnh viện gần nhất Theo đó, khi chị em phụ nữ nghi ngờ hoặc phát hiện tình trạng thai ngoài tử cung, chị em cần chủ động đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra những phương hướng điều trị phù hợp cho người bệnh. Có sự theo dõi tình trạng bệnh và can thiệp xử lý sớm, thai ngoài tử cung sẽ không bị xảy ra hiện tượng vỡ. Ngoài ra, trong quá trình theo dõi bệnh lý thai ngoài tử cung, chị em cũng cần chú ý tới một số dấu hiệu như: đau bụng ít hay nhiều, có bị xuất huyết âm đạo hay không, tình trạng đi tiểu ra sao, có bình thường hay không,…Ngoài ra, chị em cũng cần phải liên tục theo dõi các chỉ số như: huyết áp, mạch đập,…Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì chị em cần thông báo ngay với bác sĩ để được hỗ trợ, tránh gây đe dọa tới tính mạng. Trong trường hợp thai ngoài tử cung đã vỡ ra, chị em cần nhanh chóng di chuyển tới bệnh viện gần nhất. Không nên chủ quan hay chậm trễ, tự điều trị tại nhà. Ngoài ra, chị em cũng cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhằm đảm bảo ca phẫu thuật được diễn ra thuận lợi và an toàn. Sau khi đã phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung, chị em cũng cần lưu ý nghỉ ngơi, ăn uống, chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật thật tốt. Cần đi thăm khám lại sau khi mổ cũng như khám sức khỏe tổng quát trước khi có ý định mang bầu lần tiếp theo.;;;;;Thai ngoài tử cung là biến chứng sản khoa nguy hiểm ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu khi chửa ngoài tử cung sẽ giúp bác sĩ can thiệp kịp thời, bảo vệ được sức khỏe sinh sản và tính mạng của chị em. Thai ngoài tử cung (còn gọi là chửa ngoài tử cung) là tình trạng thai không làm tổ trong tử cung mà lại nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung như vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung. Trong đó thai nằm ở vòi trứng là thường gặp nhất, chiếm tới 95% các trường hợp chửa ngoài tử cung. Trong các trường hợp mang thai ngoài tử cung nguy hiểm nhất là khi thai nằm ở vị trí nối giữa vòi trứng và tử cung vì khó chẩn đoán được từ sớm, khi khối thai vỡ sẽ gây mất máu nhanh và nhiều, dẫn tới nguy cơ tử vong cao. Chửa ngoài tử cung là biến chứng sản khoa nguy hiểm ở giai đoạn sớm của thai kỳ, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng mẹ bầu nếu không được phát hiện sớm 2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai nằm ngoài tử cung Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nằm ngoài tử cung, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu bởi nạo phá thai không an toàn hoặc mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bên cạnh đó, những yếu tố như tắc hẹp vòi trứng, mắc bệnh u nang buồng trứng, từng phẫu thuật vòi trứng, lạc nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân gây chửa ngoài tử cung. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ nghiện thuốc lá hoặc sống lâu dài trong môi trường có khói thuốc lá sẽ có nguy cơ chửa ngoài tử cung cao hơn bình thường. Điều này được giải thích là do chất nicotin có trong thuốc lá phá hủy các nhung mao trên thành ống dẫn trứng khiến cử động vòi trứng giảm, dẫn tới quá trình hợp tử khó khăn khi di chuyển về tử cung làm tổ. 3. Dấu hiệu nhận biết thai nằm ngoài tử cung Thông thường, sau khi quan hệ khoảng 1-2 tuần, trứng được thụ tinh sẽ di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ. Lúc này chị em sẽ có những dấu hiệu mang thai điển hình như là chậm kinh, đau bụng lâm râm, ngực căng tức, nôn nao… Tuy nhiên, nếu đã có những dấu hiệu mang thai này nhưng khi siêu âm không thấy túi thai trong tử cung thì cần nghĩ ngay đến tình trạng chửa ngoài tử cung. Khi đã có dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm không thấy túi thai, chị em cần nghĩ ngay đến tình trạng chửa ngoài tử cung Bên cạnh đó, chửa ngoài tử cung còn có những dấu hiệu đặc trưng sau: – Đau bụng âm ỉ, cơn đau ngày càng tăng do khối thai phát triển trong vòi trứng gây căng giãn. Khi khối thai vỡ, chị em sẽ thấy đau bụng dữ dội, đau quặn bụng kéo dài và liên tục, toát mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt do mất máu. – Chảy máu âm đạo bất thường: Khối thai phát triển trong vòi trứng có thể gây rạn nứt dẫn tới chảy máu. Nhưng lượng máu này thường ít, có màu đen sậm và kéo dài. Chửa ngoài tử cung là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm bởi nó đe dọa khả năng sinh sản về sau, thậm chí là tính mạng của chị em phụ nữ. 4.1.Thai ngoài tử cung vỡ gây xuất huyết ồ ạt Khi khối thai vỡ, chị em sẽ có cảm giác đau bụng dữ dội, đau liên tục, kèm với đó là hiện tượng khó thở, chóng mặt, mạch đập nhanh, khó đo huyết áp, da xanh tái do máu chảy ồ ạt trong ổ bụng và không thể tự cầm được, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Khối thai nằm ngoài tử cung vỡ sẽ gây đau bụng dữ dội và xuất huyết ổ bụng 4.2. Nguy cơ thai ngoài tử cung tái phát cao Theo thống kê những phụ nữ từng bị chửa ngoài tử cung sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao gấp 13 lần trong những lần mang thai sau so với những người chưa bao giờ mắc phải. Nguyên nhân là do những vấn đề liên quan đến ống dẫn trứng như hẹp, dị tật ống dẫn trứng… rất khó giải quyết triệt để. 4.3. Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn Khi phát hiện muộn, khối thai nằm ngoài tử cung vỡ thì toàn bộ tổ chức mà khối thai bám vào sẽ đều bị phá hủy. Nếu khối thai nằm trong ống dẫn trứng thì bác sĩ sẽ thường cắt bỏ ống dẫn trứng để cầm máu. Thậm chí ngay cả khi phát hiện túi thai nằm ở ống dẫn trứng từ sớm, lúc khối thai chưa vỡ thì việc phẫu thuật ống dẫn trứng để lấy túi thai cũng có thể để lại sẹo tại đây. Hậu quả là trứng khó gặp được tinh trùng để thụ tinh hoặc khi được thụ tinh rồi thì cũng không di chuyển thuận lợi về buồng tử cung để làm tổ. Từ đó dẫn tới nguy cơ hiếm muộn, vô sinh và tái phát tình trạng chửa ngoài tử cung. Theo thống kê tỷ lệ vô sinh hiếm muộn sau khi chửa ngoài tử cung khá cao, có thể lên đến 50%. 4.4. Thai chết lưu gây nhiễm trùng nặng Khối thai nằm ngoài tử cung chết lưu sẽ phân hủy ngay trong cơ thể mẹ, từ đó gây tình trạng nhiễm trùng ổ bụng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng nhiễm trùng này sẽ xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. 5. Cách đề phòng và điều trị chửa ngoài tử cung 5.1. Cách phòng ngừa Để phòng ngừa tình trạng chửa ngoài tử cung, chị em nên lưu ý: – Vệ sinh sạch sẽ, đúng cách vùng kín, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục và khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa. – Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, không nạo phá thai. – Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần – Điều trị dứt điểm ngay khi bị viêm nhiễm phụ khoa để tránh biến chứng dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Điều trị triệt để các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa là một trong những cách giúp phòng ngừa chửa ngoài tử cung 5.2. Cách điều trị chửa ngoài tử cung Hiện nay có hai phương thức chính để điều trị chửa ngoài tử cung là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. – Điều trị nội khoa: Là phương pháp điều trị bằng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của phôi thai, giúp khối thai tự tiêu, từ đó cơ thể tự động đào thải ra ngoài. – Điều trị ngoại khoa: Khi phát hiện sớm, khối thai nằm ngoài tử cung chưa bị vỡ thì các bác sĩ có thể can thiệp bằng phương pháp mổ nội soi. Nếu khối thai đã vỡ thì bắt buộc phải mổ mở để cầm máu. Việc lựa chọn phương pháp điều trị chửa ngoài tử cung như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Do đó mẹ bầu nên đi thăm khám, kiểm tra sớm để có được sự lựa chọn an toàn, phù hợp, bảo vệ sức khỏe sinh sản về sau. Qua những chia sẻ trên chị em có thể thấy mức độ nguy hiểm của tình trạng chửa ngoài tử cung. Vì thế hãy trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản nhất về tình trạng này, đồng thời đi thăm khám sớm ngay khi có dấu hiệu chậm kinh nhé.
question_63614
Nấm bẹn là bệnh gì?
doc_63614
Nấm bẹn là một dạng bệnh lý da liễu xuất hiện tại vùng bẹn và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bệnh tình này thông qua: Các triệu chứng của bệnh, nguyên nhân có thể gây ra bệnh và các cách điều trị bệnh nấm bẹn hiệu quả! Bệnh nấm bẹn là một dạng bệnh da liễu gây ra nhiều khó chịu tại vùng bẹn và những vùng da lân cận. Căn bệnh này có thể được bắt gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi thế nhưng tỉ lệ nam giới mắc bệnh thường sẽ cao hơn so với nữ giới. Người bệnh sẽ bị các loại nấm, ký sinh trùng tại vùng bẹn, đùi và có thể lan rộng sang cả vùng bụng hoặc chân trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng nhưng không được điều trị. Các triệu chứng bệnh điển hình của bệnh nấm bẹn là: Người bệnh có cảm giác bị ngứa ngáy khó chịu vùng bẹn, đùi mặc dù không phát hiện các dị vật gây ngứa. Xuất hiện các vùng, mảng da có màu đỏ hồng gây ngứa ngáy khó chịu, có thể xuất hiện kèm theo các nốt mụn nước nhỏ li ti xung quanh vùng da bị ngứa. Các mảng da bị tổn thương sẽ dần dần có xu hướng đóng vảy và màu da xung quanh chuyển đậm hơn. Các mảng da bị nấm ký sinh có thể có độ lớn khoảng 1cm cho tới vài cm. Các vùng da bị tổn thương chủ yếu là các khe rãnh giữa đùi và bộ phận sinh dục, thế nhưng trường hợp bệnh trở nặng thì các vùng da tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng xuống vùng đùi hoặc vào bộ phận sinh dục. Bệnh nấm bẹn bắt nguồn từ các loại nấm da, một số loại nấm da thường ký sinh ở vùng bẹn như T. rubrum và E. Floccosum. Các vùng da thường bị gấp thành nếp rất dễ bị loại nấm này gây hại như vùng bìu, bẹn, vùng dưới vú,... Loại bệnh này thường bắt gặp nhiều vào mùa nóng ẩm khi mà cơ thể người dễ bị đổ mồ hôi và các vùng da bị gấp nếp rất dễ bị xâm hại. Những loại nấm da này thường ăn mòn các tế bào sống trên da và đồng thời tiết da một loại enzyme có tên keratinase nhằm loại bỏ các chất keratin gây tổn thương vùng da và tạo thành các lớp vảy cứng hoặc mụn nước. Mặc dù căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, thế nhưng những nhóm đối tượng sau đây lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường: Những người có thói quen vệ sinh cá nhân kém khiến cho làn da không được khỏe mạnh, có nguy cơ cao bị tổn thương bởi các loại vi khuẩn, virus hay các loại nấm xâm hại. Những người phải làm việc trong môi trường quá nóng khiến cho cơ thể tiết mồ hôi liên tục, các vùng da dễ bị viêm nhiễm (đặc biệt là các vùng da bị gấp nếp như bìu, bẹn,... ). Những người bị bệnh nấm chân cũng sẽ có nguy cơ bị nấm bẹn cao hơn bình thường do sức đề kháng với các loại vi khuẩn, virus hay nấm chưa thực sự khỏe mạnh. Những người thường xuyên sử dụng các loại quần áo bó sát rất dễ gây tổn thương những vùng da có nếp gấp như bẹn. Ngoài ra, việc mặc quần áo ẩm ướt, chưa khô hẳn cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh nấm bẹn. Loại bệnh da liễu này hoàn toàn có thể lây nhiễm nếu như những người xung quanh có tiếp xúc trực tiếp đến vùng da bị bệnh hoặc mặc chung quần áo, sử dụng chung khăn tắm, hoặc do chính người bệnh gãi ngứa ở vùng da bị bệnh và tiếp xúc với làn da hở khác. Bệnh nấm bẹn cũng có thể bị lây truyền từ động vật nuôi không khỏe mạnh. Bệnh nấm bẹn hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh phát hiện các triệu chứng sớm và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bệnh trở nặng và gây ra nhiều di chứng khó chữa trị cho người bệnh như: Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh khi làm việc cũng như sinh hoạt cá nhân bởi những cơn ngứa ngáy khó chịu, các vùng da bị tổn thương có nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh da liễu khác, đời sống tình dục cũng sẽ bị cản trở (viêm nhiễm lây lan sang bộ phận sinh dục, tâm lý không thoải mái,... ), các chức năng của những vùng cơ quan khác cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng,... Bệnh nấm bẹn có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kỳ di chứng nào ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe người bệnh. Khi bệnh nhân cảm thấy cơ thể có những triệu chứng khó chịu ở vùng bẹn và xuất hiện các nốt hoặc các mảng da màu khác lạ thì hãy lập tức liên hệ với các y bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất. Hầu hết trường hợp bệnh chưa phát triển nặng sẽ được điều trị rất đơn giản bằng cách dùng thuốc kháng sinh để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Một số loại thuốc khá phổ biến hiện nay có tác dụng điều trị các loại nấm da hiệu quả như: Econazole, clotrimazole, ketoconazole, miconazole,... Các loại thuốc bôi này được chỉ định dùng bôi lên vùng da bị tổn thương và bôi lan rộng ra các vùng da xung quanh khoảng 4-6cm nhằm giảm khả năng lây lan bệnh. Trong một số trường hợp người bệnh đã bị viêm nhiễm da nặng hơn thì bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kèm với steroid dạng nhẹ để giảm nguy cơ viêm nhiễm lây lan. Bên cạnh đó, các loại thuốc uống cũng có thể được chỉ định sử dụng trong trường hợp bệnh chưa có sự chuyển biến nhanh. Thuốc thuộc dòng itraconazole thường được các bác sĩ khuyên dùng. Một số hiếm những ca mắc bệnh nấm bẹn do không được điều trị đã khiến bệnh có chuyển biến nguy hiểm thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp vật lý để điều trị bệnh. Việc điều trị này thông thường sẽ được thực hiện qua các bước chính như: Diệt khuẩn, kháng viêm bằng thuốc bôi trị nấm da Sử dụng các thiết bị y tế hiện đại để kích thích tác dụng của thuốc và kết hợp dưỡng da. Sử dụng thuốc uống để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
doc_48631;;;;;doc_22619;;;;;doc_57145;;;;;doc_2362;;;;;doc_15157
Nấm bẹn là bệnh về da do nấm gây ra, có thể gặp ở cả nam và nữ giới mọi lứa tuổi song nam giới chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Dấu hiệu điển hình của bệnh là vùng da bẹn có dấu hiệu tổn thương, nổi mẩn đỏ, đau rát da khó chịu. Tác nhân chính gây nấm bẹn là loại vi nấm cạn, cụ thể là nhóm vi nấm Dermatophytes thường gặp là: Trichophyton và Epidermophyton. Nấm dễ phát triển và gây bệnh ở môi trường ẩm ướt do đặc điểm công việc và môi trường hoặc ở người vệ sinh kém, ra nhiều mồ hôi, bơi lội ở vùng nước không đảm bảo vệ sinh,... Có nhiều nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy khiến bệnh nấm bẹn phổ biến ở Việt Nam, bao gồm: Do môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm cao nên vi nấm gây nấm bẹn dễ phát triển và gây bệnh. Thói quen mặc quần áo, đặc biệt là quần áo nhỏ khi còn ẩm ướt, không lau khô người sau khi tắm hoặc mặc quần áo quá bó sát, không thấm hút mồ hôi tốt. Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thường xuyên hoặc vệ sinh sai cách khiến vùng bẹn và vùng kín là môi trường thuận lợi để vi nấm phát triển gây bệnh. Nguồn nước, nguồn không khí nhiễm bẩn và chứa nhiều vi nấm. Nấm phát triển từ động vật như mèo, chó, gà, trâu bò,... qua tiếp xúc trực tiếp lây sang người lành. Vi nấm lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung vật dụng cá nhân, quần áo với người bệnh. Như vậy, nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nấm bẹn rất đa dạng, bên cạnh điều trị triệu chứng thì phòng ngừa, kiểm soát nguyên nhân này là rất quan trọng để tránh bệnh kéo dài hoặc tái phát. Nấm bẹn là bệnh nhiễm nấm và có thể điều trị hoàn toàn nếu điều trị sớm với phương pháp phù hợp. Song thực tế không ít người bệnh phải chung sống với bệnh trong thời gian dài, bệnh dễ tái phát do không điều trị triệt để, tiêu diệt nấm hoàn toàn cũng như các nguồn bệnh từ môi trường. Để chữa nấm bẹn, các bác sĩ cho biết thuốc chống nấm có hiệu quả tốt như: dung dịch cồn BSI chứa thành phần acid salicylic, acid benzoic, lode,... dung dịch cồn antimycose chứa acid salicylic, acid boric, acid benzoic, dung dịch ASA chứa natri salicylat, acetylsalicylic,... Ngoài thuốc trị nấm, có thể dùng thêm các thuốc dạng kem bôi tại chỗ chứa hoạt chất chống nấm như: ketoconazol, miconazol, econazol, griseofulvin,... Nếu tổn thương da do nấm men lan rộng và kéo dài, không đáp ứng tốt với các thuốc điều trị tại chỗ thì có thể cần kết hợp với thuốc uống chứa các thành phần như: fluconazole, itraconazole, griseofulvin,... Tùy vào mức độ bệnh mà cần duy trì thuốc uống từ 1 - 4 tuần để trị nấm hoàn toàn. Ngoài kem chống nấm, 1 số loại thuốc khác cũng có tác dụng kiểm soát tốt triệu chứng nấm bẹn như: kem bôi chứa steroid, kem dưỡng ẩm da, kem chống viêm,... Bên cạnh điều trị nấm bẹn bằng các loại thuốc trên, dân gian có 1 số phương pháp điều trị sử dụng dược liệu thiên nhiên để loại bỏ nấm và thúc đẩy phục hồi da như: dùng tỏi tươi, dùng hành tây, dùng muối,... Tuy nhiên bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng, sử dụng sai cách có thể gây tổn thương da nặng hơn. 3. Cách phòng ngừa bệnh nấm bẹn hiệu quả Nấm bẹn không quá nguy hiểm song bệnh dễ kéo dài, tái phát và có thể lây nhiễm sang người xung quanh nếu không có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bệnh không chỉ gây tổn thương da mà còn gây không ít phiền toái, mất tự tin cho người bệnh. Do vậy, với cả người chưa nhiễm bệnh hay đã điều trị khỏi, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây: 3.1. Vệ sinh vùng bẹn, vùng kín sạch sẽ hàng ngày Nên dùng nước sạch rửa vùng bẹn hàng ngày, sau đó lau khô hoặc sấy khô kỹ, tránh vùng da này ẩm ướt khi mặc quần áo. Ngoài ra, quần lót và quần mặc hàng ngày nên được giặt sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy khô tránh nấm phát triển. Bẹn và háng ẩm ướt là môi trường lý tưởng để vi nấm phát triển gây bệnh. 3.2. Thay đồ lót hàng ngày Nấm dễ nhân lên nhanh chóng trên đồ lót chưa được giặt và mặc trong thời gian dài do mồ hôi và bụi bẩn, tế bào da chết tích tụ. Do đó, nên thay đồ lót hàng ngày và giặt sạch trước khi mặc. 3.3. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác Dùng chung vật dụng cá nhân với người nhiễm nấm khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm bệnh, do vậy cần tránh dùng chung các vật dụng như: khăn tắm, quần lót, quần áo, tất, chăn, màn gối,... 3.4. Điều trị triệt để khi bị nấm da Dù nấm ở vùng da nào như da chân tay, da cơ thể, da đầu,... cũng nên được điều trị triệt để, tránh bệnh lan rộng đến các vùng da kín và kéo dài khó điều trị. Người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán bệnh, chỉ định dùng thuốc với thời gian và liều lượng thích hợp để trị bệnh hoàn toàn. Nếu không điều trị triệt để với thuốc dùng đủ liều trình cùng các biện pháp phòng ngừa trên, bệnh nấm bẹn rất dễ tái phát với mức độ bệnh tăng dần. Hơn nữa, hiệu quả điều trị của thuốc trị nấm theo các lần bệnh tái phát cũng giảm dần, ảnh hưởng đến sức khỏe da và dễ dẫn đến nhiều bệnh về da nguy hiểm khác.;;;;;Nổi vết đỏ ở háng là một hiện tượng thường thấy không chỉ ở nam giới mà còn ở cả nữ giới. Những nốt mẩn đỏ sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hay thậm chí là cảm giác đau rát. Trong số những nguyên nhân gây nên hiện tượng vết đỏ ở háng thì nấm bẹn là yếu tố mà bạn cần thực sự lưu ý. Bởi vì nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể sẽ tạo môi trường để nấm bẹn hoạt động mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày. Nấm bẹn là một dạng bệnh da liễu gây ra những khó chịu tại vùng bẹn và các vùng da lân cận. Căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ nam giới mắc bệnh thường chiếm cao hơn nữ giới. Ban đầu, người bệnh bị các loại nấm, ký sinh trùng xâm nhập tại vùng bẹn, đùi sau đó sẽ lan dần ra cả vùng bụng hoặc chân nếu như bệnh không được chữa trị kịp thời và dứt điểm. Bệnh lý này thường phát triển mạnh hơn trong môi trường có nhiệt độ nóng ẩm, người bệnh có thói quen mặc quần áo ẩm ướt, vệ sinh cá nhân kém hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Nấm bẹn bắt nguồn từ các loại nấm da, một số loại nấm da thường ký sinh ở khu vực vùng bẹn như là T.rubrum và E.Floccosum. Những vùng da có nếp gấp thường sẽ rất dễ bị các loại nấm này gây hại. Những loại nấm này thường ăn mòn các tế bào sống trên da và đồng thời tiết ra một loại enzyme có tên Keratinase nhằm loại bỏ các chất keratin gây tổn thương vùng da và tạo thành mụn nước hoặc các lớp vảy cứng. Những trường hợp sau đây dễ bị mắc nấm bẹn và có hiện tượng vết đỏ ở háng nhiều hơn so với bình thường là: – Có thói quen vệ sinh cá nhân kém khiến cho vùng da không được khỏe mạnh. – Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường nóng bức khiến cho cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. – Đối với những người bị nấm chân cũng có nguy cơ mắc nấm bẹn cao hơn. – Thường xuyên có thói quen mặc trang phục bó sát, khiến cho làn ra tạo thành các nếp gấp sâu, có những nếp gấp bị ma sát với quần áo mạnh nên bị tổn thương. Nấm bẹn bắt nguồn từ các loại nấm da thường ký sinh ở khu vực vùng bẹn 2. Những dấu hiệu cho thấy vết đỏ ở háng bị gây ra bởi nấm bẹn Khi mắc các chứng bệnh về da liên quan đến nấm bẹn, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng điển hình sau đây: – Khu vực vùng kín bị xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, kèm theo đó là hiện tượng ẩm ướt và mảng da nổi mẩn đỏ. – Có các triệu chứng bệnh thường xuất hiện từ vùng bẹn lên vùng đùi và dần lan sang các vùng da khác xung quanh hậu môn và có thể nguy hiểm hơn là sẽ tấn công bộ phận sinh dục. – Vùng da tổn thương ban đầu có màu hồng, sau đó chuyển dần sang đỏ sẫm và có viền rõ rệt. Tiếp đó vết đỏ ở háng bị đóng vảy và có các mụn nhỏ mọc lấm tấm xung quanh, ở giữa vùng da có vẻ lành lạnh và ít mụn. 3. Phương pháp điều trị vết đỏ ở háng do bị nấm bẹn 3.1 Sử dụng thuốc trị nấm Hiện nay, thuốc điều trị nấm bẹn gây ra vết đỏ ở háng phổ biến là dung dịch cồn BSI bao gồm các thành phần acid benzoic,lod, acid salicylic; cồn antimycose chứa acid benzoic + acid boric + acid salicylic; dung dịch ASA gồm natri salicylat và acid acetylsalicylic. Ngoài ra còn một số thuốc dùng tại chỗ thuộc dạng kem bôi khác với dẫn chất imidazol như là miconazol,econazol, ketoconazol,… Nếu tổn thương nấm quá rộng có thể bệnh nhân sẽ phải dùng kết hợp thuốc điều trị tại chỗ với thuốc uống để diệt nấm như itraconazole, ketoconazol, fluconazole,… Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào và với hàm lượng nào thì còn phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể bạn đang mắc phải. Do đó bạn nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu để xác định đúng bệnh và nhận đơn thuốc thích hợp. Thực hiện thoa kem rộng ra ngoài vùng da bình thường khoảng từ 4-6 cm ngoài vết đỏ. Thời gian điều trị sẽ theo hướng dẫn sử dụng và thời gian điều trị sẽ có sự chênh lệch giữa các loại kem khác nhau. Trong quá trình sử dụng thuốc trị nấm bẹn để điều trị vết đỏ ở háng, bạn cần lưu ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là về thời gian cần điều trị liên tục cho đến khi da lành hẳn và cần tiếp tục dùng thuốc ít nhất trong 2 tuần nữa để tránh bệnh tái phát. Nấm bẹn là dạng bệnh lý dễ dàng lây lan ra toàn thân và dễ tái phát, cho nên để phòng ngừa hiện tượng vết đỏ ở háng, ngoài việc sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn, bạn nên diệt trừ nấm ở những đồ dùng cá nhân như màn, quần áo, gối… bằng cách tiến hành luộc trong nước sôi trong vòng 15 phút và rắc bột chống nấm, đặc biệt không mặc chung quần áo với những người khác, tránh làm việc ở những khu vực ẩm ướt, tránh ra mồ hôi nhiều và vệ sinh thân sạch sẽ. Khi có dấu hiệu nhiễm nấm cần thăm khám bác sĩ kịp thời để được kê đơn thuốc phù hợp 3.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày Có rất nhiều nam giới đang duy trì những thói quen sinh hoạt và vệ sinh không tốt cho vùng háng dẫn đến hệ quả nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Thay đổi và bắt đầu với những thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp anh em cải thiện tình trạng nổi vết đỏ ở háng. Đồng thời, cũng sẽ góp phần giúp ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. – Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực vùng kín của vùng da ở háng. Đồng thời giữ cho vùng da luôn được khô thoáng. – Không nên sử dụng các loại xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có thành phần xuất phát từ các thảo dược thiên nhiên và không chứa chất tạo mùi hương. – Sử dụng đồ lót kháng khuẩn có chất lượng tốt, hoặc mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái và có khả năng thấm hút tạo sự khô thoáng, sạch sẽ. Tuyệt đối không sử dụng chung đồ lót hoặc quần áo với người khác, nên giặt riêng đồ lót với những loại quần áo khác. – Quan hệ tình dục lành mạnh bằng cách sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn khác. Tránh để lây nhiễm những bệnh tình dục từ đối tác và cũng như đảm bảo an toàn cho hai bên. Không sử dụng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh tại các vùng nấm bẹn;;;;;1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nấm da bẹn 1.1. Những nguyên nhân gây bệnh nấm da bẹn Đây là căn bệnh bắt nguồn từ một số loại nấm sống ký sinh trên vùng da bẹn, có thể kể đến như T. rubrum và E. Floccosum. Không chỉ vùng da bẹn mà một số vùng da có nếp gấp khác cũng có thể bị những loại nấm bệnh này tấn công, chẳng hạn như vùng da dưới vú, vùng bìu. Thời tiết nóng bức khiến da đổ mồ hôi nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh. Bệnh nấm da bẹn có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng những trường hợp sau được cho là có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn: - Những người vệ sinh cá nhân kém khiến cho virus vi khuẩn, nấm bệnh có cơ hội tích tụ trên da và gây ra nhiều loại bệnh tật, nhất là những bệnh lý về da. - Những trường hợp phải thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, liên tục tiết nhiều mồ hôi sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm bệnh tấn công, đặc biệt là những vùng da có nếp gấp như vùng bìu, bẹn,… - Thường xuyên mặc những bộ đồ bó sát người sẽ khiến cơ thể không được thoải mái mà còn có thể gây tổn thương một số vùng da có nếp gấp, chẳng hạn như vùng da bẹn. - Mặc quần áo khi còn ẩm, chưa khô hẳn cũng là một thói quen không tốt vì nó có thể tạo điều kiện cho khuẩn bệnh xâm nhập và tấn công làn da của bạn. 1.2. Một số triệu chứng của bệnh nấm da bẹn Khi mắc nấm da bẹn, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như sau: - Bệnh nhân bị ngứa ngáy ở vùng bẹn và đùi mà không rõ nguyên nhân, không có dị vật gây ngứa. - Lúc đầu xuất hiện những nốt da đỏ gây ngứa, sau đó có thể kèm theo những nốt mụn nước ở quanh vùng da này. - Vùng da bị tổn thương có thể đóng vảy và màu da xung quanh sẽ ngày càng đậm màu hơn. - Nếu người bệnh càng gãi và chà xát thì vùng da tổn thương sẽ càng lan rộng. Thời gian đầu, tình trạng tổn thương chỉ xuất hiện ở một bên bẹn nhưng sau đó sẽ có thể xuất hiện sang hai bên. Tổn thương không chỉ lan sang vùng đùi mà còn có thể lan tới cơ quan sinh dục. Lưu ý: Bệnh nấm da bẹn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh hoặc sử dụng chung một số loại đồ dùng cá nhân với người bệnh như quần áo, khăn tắm. Khi gặp những triệu chứng này, bạn không nên vì e ngại mà trì hoãn thăm khám. Căn bệnh này không chỉ gây ra những cơn ngứa rát vô cùng khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và đời sống tình dục của người bệnh. Hơn nữa, nếu để lâu, bệnh có thể tiến triển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm và rất khó để điều trị dứt điểm. Lời khuyên cho bạn là hãy đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và tư vấn phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. 2. Một số phương pháp điều trị bệnh nấm da bẹn Bệnh nấm da bẹn có thể được điều trị hiệu quả nếu áp dụng đúng phương pháp. Cụ thể như sau: Dùng thuốc điều trị bệnh Để điều trị nấm da bẹn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân. Tùy thuộc mức độ bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc khác nhau, cũng có thể kết hợp thuốc bôi trực tiếp lên vị trí tổn thương và thuốc đường uống để mang lại hiệu quả tốt nhất và nhanh nhất. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc hoặc tự ý dùng thuốc để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là một số loại thuốc có chứa Corticoid có thể gây ức chế miễn dịch tại chỗ nếu không sử dụng đúng cách. Khi lạm dụng thuốc, da của người bệnh có nguy cơ giảm khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây hại và khiến những triệu chứng của bệnh càng nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp còn có thể dẫn tới rạn da, teo da hay giãn mạch. Kết hợp một số phương pháp khác Bên cạnh việc uống thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần thực hiện kết hợp với một số biện pháp sau: + Tắm hàng ngày bằng nước sạch. Lau khô người trước khi mặc quần áo. + Thay đồ lót mỗi ngày để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội tích tụ và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. + Chọn những bộ đồ rộng rãi, thấm hút mồ hôi, để vùng bẹn luôn được khô thoáng. Tránh để vùng da nấm tiếp xúc với không khí. + Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. + Trong thời gian điều trị nấm da bẹn, nên kiêng quan hệ tình dục.;;;;;Nấm ở vùng kín là một loại bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh rất dễ tái lại và khó để trị dứt điểm. Nấm vùng kín còn được gọi là nấm âm đạo. Loại nấm gây ra bệnh nấm vùng kín có tên gọi là Candida. Nấm này có mặt khắp nơi và có thể xuất hiện ở âm đạo để lây bệnh cho chị em phụ nữ. Thông thường, trong cơ thể sẽ luôn có 2 loại vi khuẩn, có lợi và có hại. Nếu khỏe mạnh, lợi khuẩn sẽ nhiều hơn để áp chế các loại vi khuẩn có hại. Nhưng do một số nguyên nhân nào đó mà số lượng lợi khuẩn thấp hơn, lượng nấm candida cao hơn và tấn công vào vùng kín mà không có sự bảo vệ. Từ đó chị em sẽ bị nhiễm nấm ở âm đạo, gây ra viêm nhiễm. 2. Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh nấm vùng kín 2.1. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm candida vùng kín Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm vùng kín như: – Chị em sử dụng đồ lót, quần lót không phù hợp. Sử dụng đồ lót quá chật, không có độ đàn hồi, thấm hút tốt sẽ làm cho môi trường âm đạo luôn bị gò bó ẩm ướt quá mức, dễ tạo điều kiện cho nấm âm đạo xâm nhập. Có nhiều nguyên nhân gây ra nấm vùng kín – Rửa âm đạo không đúng cách, thụt rửa quá sâu và dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh chứa nhiều kiềm sẽ làm mất độ cân bằng của âm đạo, tạo cơ hội cho nấm candida phát triển và gây bệnh. – Đến kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em lựa chọn những sản phẩm băng vệ sinh không tốt, thành phần chứa nhiều tạp khuẩn. Cũng có thể nguyên nhân gây nấm âm đạo là do khi quan hệ dùng các loại bao cao su không phù hợp. – Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có khả năng cao mắc nấm âm đạo. Do dịch tiết âm đạo của người bị tiểu đường là môi trường lý tưởng để nấm phát triển. – Những người bị mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV, hoặc sử dụng một số loại thuốc gây ức chế hệ miễn dịch cũng khiến cho nấm khuẩn có hại phát triển. – Những người sử dụng kháng sinh liều cao, dài ngày. Khi sử dụng kháng sinh để chữa một bệnh nào đó, đồng thời cũng sẽ diệt phần lớn các vi khuẩn có ích của cơ thể. Từ đó, lượng lợi khuẩn giảm đi, hại khuẩn tăng lên, nấm candida phát triển và gây bệnh cho âm đạo. 2.2. Triệu chứng của bệnh nấm ở vùng kín Nếu bạn có những triệu chứng sau đây, rất có thể bạn đã bị nhiễm nấm âm đạo: – Vùng kín bị khô , rát nóng. Có nhiều người nhầm lẫn triệu chứng này với bệnh khô âm đạo do nấm hoặc do cơ thể thiếu hụt collagen. Tuy nhiên, bệnh nấm âm đạo do nấm candida cũng có triệu chứng nóng rát, khô âm đạo như vậy. Khi quan hệ tình dục, cảm giác này sẽ tăng lên. Cần lưu ý các dấu hiệu của nấm vùng kín – Có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở vùng âm đạo. Vị trí ngứa có thể ở bên trong và cả bên ngoài âm đạo. Ban đêm có cảm giác ngứa nhiều hơn ban ngày. Vùng da xung quanh âm đạo có hiện tượng đỏ và hơi sưng tấy. Những tổn thương từ niêm mạc âm đạo có thể tăng lên và lan rộng ra những nơi khác lân cận như bẹn, đùi, môi trên môi dưới… – Khí hư màu trắng đục như sữa và đặc quánh. – Khi đi tiểu thấy đau buốt, tiểu rắt nhiều lần. – Khí hư khi bị nấm vùng khí có mùi hôi nhưng nhẹ hơn rất nhiều so với viêm âm đạo. Đây là cách để phân biệt hai bệnh này vì các triệu chứng khá giống nhau. 3. Cách trị tận gốc và ngăn ngừa tái phát bệnh nấm vùng kín Lời khuyên đầu tiên dành cho các chị em khi bị nhiễm nấm âm đạo đó là không nên tự ý sử dụng các sản phẩm thuốc đặt ở hiệu thuốc để tự chữa. Hãy đến bác sĩ để thăm khám và được kê những loại thuốc phù hợp. Nếu không việc tái đi tái lại là không thể tránh khỏi. 3.1. Cách trị tận gốc bệnh nấm ở vùng kín Thông thường, nếu nhiễm nấm nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi trị nấm trong khoảng 1 tuần. Các loại thuốc bôi chống nấm như: nystatin, terconazole, clotrimazole,… Đôi khi, trong một vài trường hợp bác sĩ sẽ cho dùng thuốc uống như fluconazole. Tất các những loại thuốc này cần được bác sĩ kê. Tuân thủ các điều trị của bác sĩ để trị bệnh tận gốc 3.2. Cách ngăn ngừa bệnh nấm ở vùng kín tái phát Để ngăn ngừa bệnh nấm vùng kín tái phát lại, chị em phụ nữ cần tuân thủ những nguyên tắc như sau: – Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, hạn chế tối đa đường và đồ ngọt khác, tránh tạo môi trường thuận lợi để nấm candida phát triển. – Lựa chọn những loại quần lót chất lượng tốt, thấm hút, thoáng khí và quan trọng không được bó quá sát vào người. – Dùng những loại băng vệ sinh và bao cao su phù hợp, không bị kích ứng. – Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách, nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu và mạnh. Không dùng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ PH quá cao, những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ như mua trên facebook… Chị em nên tập cho mình thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh phụ khoa nguy hiểm như nấm ở vùng kín hoặc một số bệnh khác.;;;;;Nấm bàn chân là hiện tượng vùng da ở bàn chân gặp nhiễm trùng và xảy ra khá phổ biến ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Bệnh là do vi nấm ký sinh gây nên. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến việc di chuyển, vận động và sinh hoạt hàng ngày. Nấm bàn chân còn có tên gọi khác là bệnh lác đồng tiền ở chân do nấm Dermatophytes gây ra. Bệnh xuất hiện nhiều ở những vùng nhiệt đới hay môi trường đô thị nóng bức. Nấm Dermatophytes được chia thành 3 loại và chúng đều có khả năng gây bệnh, đó là: Epidermophyton floccosum; T. mentagrophytes var. Interdigitale, sau này đổi thành T. interdigitale; Trichophyton (T. ) rubrum. Bã nhờn trong biểu bì da có tác dụng ức chế sự xâm nhập của các tế bào nấm. Trong khi đó vùng da ở bàn chân không có tuyến bã nhờn kết hợp với những vết nứt trên da tạo điều kiện thuận lợi để nấm gây bệnh ở đây. Bất kỳ ai cũng có thể bị nấm bàn chân nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những đối tượng sau: Người thường xuyên đi giày bịt kín và bàn chân hay bị đổ nhiều mồ hôi; Bệnh có tỷ lệ lây lan cao và lây từ người này sang người khác qua quần áo, khăn tắm, giày dép, thảm, chăn chiếu hoặc sàn nhà,... có dính tác nhân gây bệnh; Có thói quen đi chân trần ở những nơi công cộng như phòng tắm chung, phòng thay đồ, hồ bơi, phòng tắm hơi,... ; Bệnh nhân mắc các bệnh lý như: tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, phù bạch huyết, tuần hoàn máu kém,... ; Tác dụng phụ của các thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticosteroid. Ngoài nấm bàn chân, cũng có những trường hợp còn kèm theo nấm bàn tay, nấm da ở háng hoặc nấm móng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách ngay từ sớm, cụ thể là: Móng: vì móng là bộ phận gần gũi với các vùng da bị nấm ở bàn chân nên khi nấm lan rộng và không được kiểm soát sẽ rất dễ lây bệnh sang móng; Tay: nếu bệnh nhân hay chọc ngoáy hoặc cào gãi những vị trí da bị nhiễm nấm ở bàn chân cũng có thể bị lây nấm lên vùng da tay; Vùng háng, bẹn: cần lưu ý là phần lớn các trường hợp bị nấm bẹn khi xét nghiệm đều cùng một loại nấm gây bệnh ở bàn chân. Do vậy rất có thể nấm bàn chân sẽ có xu hướng lan lên bẹn thông qua tay hoặc quần áo khi tiếp xúc hoặc cọ xát với vùng da bị bệnh hàng ngày. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng nấm bàn chân đó là vùng da chân bắt đầu phát ban kèm theo vảy gây ngứa ngáy, cảm giác châm chích thậm chí là bỏng rát. Dưới đây là các đặc điểm điển hình của nấm bàn chân: Có vảy hoặc vết mòn ngứa xuất hiện giữa các kẽ chân, nhất là ở ngón chân thứ 4 và ngón chân thứ 5; Lòng bàn chân ở cả hai bên đều bị phủ bởi một lớp vảy (thường là do nấm Dermatophytes loại T. rubum gây ra; Hình thành các mụn nước với kích thước từ nhỏ đến vừa gây ảnh hưởng đến mặt trong của bàn chân, thậm chí là lở loét và chảy nước giữa các ngón chân. Có trường hợp còn bị mụn mủ do nấm Dermatophytes loại T. interdigitale . Nấm bàn chân có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý ngoài da khác, cụ thể là các bệnh như sau: Mụn mủ mọc dưới lòng bàn chân; Bệnh vảy nến ở da cũng có thể xuất hiện ở bàn chân; Dày sừng da bàn chân; Tình trạng viêm da dị ứng do tiếp xúc lâu ngày với chất liệu của giày dép (như keo dán giày, cao su, đêm đế giày, hay kali dicromat thường được sử dụng để làm thuốc nhuộm vải hoặc chất thuộc da); Chàm bàn chân: bao gồm viêm da tiếp xúc dị ứng hay bệnh phồng rộp da do các ngón chân bám dính vào nhau lâu dẫn tới ẩm ướt kéo dài giữa các kẽ ngón chân. Khi thực hiện xét nghiệm có thể thấy kết quả âm tính với nấm bàn chân, đồng thời những bệnh lý trên thường mang đặc điểm là tổn thương viêm đối xứng hai bên. 3. Những biện pháp được chỉ định trong điều trị nấm bàn chân Các phương pháp được chú trọng hàng đầu trong điều trị nấm bàn chân là giữ gìn vệ sinh vùng da bị nhiễm nấm, bao gồm lau khô chân và các kẽ chân tỉ mỉ, không đi giày dép bị kín phần mũi, dùng dép khi di chuyển và sinh hoạt trong các không gian công cộng. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần dùng thuốc để khắc phục hiện tượng nấm bàn chân. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi như butenafine, allylamine, azoles, tolnaftate và ciclopirox. Nên duy trì tần suất sử dụng từ 1 - 2 lần/ngày, một liệu trình dùng từ 2 - 4 tuần. Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng những loại thuốc trên nhưng không đem lại hiệu quả thì có dùng các thuốc kháng nấm như Itraconazole, Terbinafine, Griseofulvin hay Fluconazole. Nếu người bệnh gặp triệu chứng tăng sừng do nấm da chân, có thể dùng thêm loại thuốc có tác dụng tiêu sừng tại chỗ với thành phần urê hoặc axit salicylic. Lưu ý: thuốc chỉ được sử dụng dưới chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không nên tự ý mua về dùng và quyết định liều lượng khi không có tư vấn từ bác sĩ. 4. Các cách giúp phòng ngừa bệnh nấm bàn chân Để giảm bớt các triệu chứng của bệnh hoặc ngăn ngừa nấm da chân, bạn nên áp dụng những biện pháp dưới đây: Giữ gìn bàn chân luôn khô thoáng, sạch sẽ nhất là ở các kẽ chân. Khi ở nhà bạn nên đi dép lê để giúp chân luôn thông thoáng. Sau khi tắm hãy lau khô những vùng da này; Lựa chọn loại giày nhẹ, thông thoáng, không nên dùng giày làm từ cao su hoặc nhựa vinyl vì dễ gây bí da; Thường xuyên thay tất và giặt sạch tất. Nhất là với những người hay ra nhiều mồ hôi ở bàn chân thì nên thay ít nhất 2 lần tất mỗi ngày; Nên thay đổi, luân phiên các đôi giày khác nhau khi sử dụng để đôi cũ được giặt giũ và phơi khô sạch sẽ cho lần sử dụng tiếp theo; Khi sinh hoạt ở những địa điểm công cộng hay mang dép hoặc giày không thấm nước; Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là người đang bị nấm bàn chân; Điều trị dứt điểm bệnh để tránh nguy cơ bệnh nấm tái phát và lan sang những bộ phận khác trên cơ thể. Có thể nói bệnh nấm bàn chân rất dễ
question_63615
Công dụng thuốc Fasdizone
doc_63615
Thuốc Fasdizone dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Liều dùng ở mỗi đối tượng là khác nhau, bởi điều này sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý và sức khỏe hiện tại mà bác sĩ chỉ định liều lượng sao cho phù hợp.Lưu ý, liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo có thể phù hợp hoặc không phù hợp trong một vài trường hợp bệnh lý.Người lớn và trẻ em> 12 tuổi: 1 - 2 g/ngày, trường hợp nặng: 4g/ngày.Trẻ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi: 20 - 80 mg/kg.Trẻ - Viêm màng não: 100 mg/kg x 1 lần/ngày, tối đa 4g.Người mắc bệnh lậu: Tiêm IM liều duy nhất 250 mg.Đối tượng dự phòng trước phẫu thuật: 1 - 2 g tiêm 30 - 90 phút trước mổ.Thuốc Fasdizone chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, việc người bệnh tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 3. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc Fasdizone 3.1 Tác dụng phụ xảy ra khi dùng thuốc. Thuốc Fasdizone có thể gây ra một vài phản ứng phụ khi dùng như: Vàng da, tăng men gan, suy thận cấp, viêm đại tràng nặng, viêm phổi... Thông thường những tác dụng phụ này sẽ giảm dần và biến mất theo thời gian. Vì thế người bệnh không nên quá lo lắng và nên dùng thuốc theo đúng chỉ định. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu những phản ứng phụ trên kéo dài, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn về hướng điều trị.Ngoài ra, tỷ lệ người dùng gặp phản ứng phụ từ thuốc Fasdizone thường không nhiều, đa phần gặp ở những bệnh nhân lạm dụng thuốc, dùng thuốc trong thời gian dài hoặc tự ý điều chỉnh liều. Vì thế người bệnh cần hết sức lưu ý trong quá trình dùng thuốc điều trị.3.2 Những đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc. Mặc dù có hiệu quả điều trị rất tốt trong việc điều trị các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, tuy nhiên thuốc Fasdizone được nhà sản xuất khuyến cáo nên chống chỉ định cho một số đối tượng sau:Người có tiền sử dị ứng thuốc, bệnh nhân suy thận nặng không nên dùng thuốc. Trẻ em dưới 15 tuổi không nằm trong danh mục được khuyến cáo dùng thuốc. Những người bị suy gan, suy thận, hôn mê gan, viêm loét dạ dày không nên dùng thuốc, bởi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.Đối tượng phụ nữ mang thai, cho con bú không nên dùng thuốc trong thời gian này bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.3.3 Tương tác thuốc. Tương tác thuốc là tình trạng phức tạp, bởi sự phản ứng xảy ra giữa nhiều thành phần với nhau. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên chia sẻ với bác sĩ về tất cả các loại thuốc mình đang dùng, kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn hoặc thực phẩm chức năng. Dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn liều dùng sao cho thật phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.Ngoài ra, bệnh nhân cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc nên tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, rượu bia, chất kích thích, cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học để quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Fasdizone sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về công dụng, cơ chế và cách sử dụng thuốc. Nếu cần tư vấn chuyên sâu hơn, người bệnh có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ kê đơn để nắm được cách dùng thuốc hiệu quả.
doc_40566;;;;;doc_2181;;;;;doc_39684;;;;;doc_8;;;;;doc_5508
Phardazone là thuốc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, chứa thành phần chính Mebendazol, bào chế dạng viên nén bao phim, chứa 1 viên duy nhất trong hộp 1 vỉ. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh lý nhiễm các loại giun như giun chỉ, giun tóc, giun đũa, giun móc... Thuốc Phardazone chứa dược chất là Mebendazol cùng các tá dược khác vừa đủ 1 viên nén. Đây là sản phẩm dược của nhà sản xuất Công ty cổ phần dược phẩm TW1 (Pharbaco) - VIỆT NAM.Thuốc đạt hiệu quả điều trị bệnh lý nguyên nhân do ký sinh trùng giun có trong cơ thể người. Thuốc Phardazone có hoạt tính kháng giun mạnh đối với những loại giun tròn, phổ chống giun rộng bao gồm giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Với liều lượng cao, thuốc còn có tác dụng trên cả các nang sán, trùng roi Giardia lumbia.Dược chất Mebendazole cản trở sự tạo thành các vi ống tế bào ở ruột của giun bằng cách liên hợp đặc hiệu vào vi ống, đồng thời gây ra những thay đổi thoái hoá siêu cấu trúc ở ruột của ký sinh trùng giun. Nhờ đó, sự sử dụng glucose cũng như chức năng tiêu hóa của giun đã bị rối loạn dẫn đến xảy ra quá trình tự phân giải.Ở ruột non, sự ức chế hấp thu glucose ở giai đoạn trưởng thành của giun và ấu trùng của chúng ở mô đã làm giảm tích lũy glycogen. Kết quả là giảm ATP năng lượng cần thiết cho sự sống và sinh trưởng của giun sán, dẫn đến ký sinh trùng chết. Thuốc Phardazone không làm ảnh hưởng đến chỉ số glucose trong huyết thanh.Sau khi uống, thuốc Phardazone được hấp thu, sinh khả dụng thấp khoảng 20%. Sự có mặt của chất béo làm tăng khả năng hấp thu của thuốc. Chất chuyển hóa bậc 1 của thuốc là 2-amin, chất chuyển hoá này không sinh hoạt tính kháng giun. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua sự đào thải phân khoảng 90 - 95%, chỉ một lượng thuốc nhỏ thải qua nước tiểu. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Phardazone Thuốc Phardazone được chỉ định điều trị ở người bệnh nhiễm một hay nhiều loại giun khác nhau tại đường ruột, bao gồm: Giun đũa (Ascaris lumbricoides); giun móc (bao gồm Ancylostoma duodenale, Necator americanus); các loài giun tóc; hoặc các giun kim (tên gọi Enterobius vermicularis).Không dùng thuốc Phardazone trong các trường hợp sau đây:Người bệnh dị ứng hay quá mẫn cảm với thành phần Mebendazol, các tá dược của thuốc.Đối tượng phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi chống chỉ định dùng thuốc Phardazone. 3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Phardazone Cách dùng: Thuốc Phardazone được dùng đường uống. Người bệnh có thể uống trọn viên thuốc hoặc nhai viên nén trước khi nuốt.Liều dùng: Người bệnh cần tuân thủ liều dùng thuốc Phardazone theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tham khảo liều khuyến cáo sau đây từ nhà sản xuất:Liều thông thường: Liều 500mg uống 1 lần duy nhất trong ngày.3 tuần sau khi điều trị liều thuốc trên, nếu giun vẫn còn, cần tiếp tục một đợt thứ 2 với liều như trên.Quá liều thuốc: Trong các trường hợp quá liều xảy ra, các triệu chứng tiêu hoá có thể xuất hiện và kéo dài trong 1 vài giờ. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Phardazone Ở liều điều trị, thuốc Phardazone có dung nạp tốt. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc Phardazone bao gồm:Các triệu chứng hay gặp đau bụng, tiêu chảy ở những người bệnh bị nhiễm giun đường ruột nặng.Triệu chứng ít gặp: Đau vùng dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau nhức đầu, cảm giác buồn ngủ.Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nhưng hiếm gặp: Đau vùng bụng dữ dội, dấu hiệu nhiễm trùng như sốt kéo dài, mệt mỏi, ngứa, phát ban trên da, phù mặt, sưng họng, khó thở... 5. Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Phardazone Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau trong khi dùng thuốc Phardazone, bao gồm:Cần đề phòng các trường hợp ứ mật, khả năng suy gan trong quá trình uống thuốc do sự chuyển hóa thuốc.Cần tẩy giun định kỳ từ 4 tháng đến 6 tháng một lần. Ở vùng có dịch tễ nhiễm ký sinh trùng giun đường ruột nặng, người dân nên được kiến nghị tẩy giun định kỳ 3 lần hoặc 4 lần mỗi năm bằng thuốc Mebendazole.Người bệnh không cần nhịn đói, không phải uống thuốc xổ trong thời gian điều trị thuốc cũng như không cần áp dụng biện pháp ăn kiêng.Nên kết hợp điều trị tẩy giun cho tất cả các người thân trong gia đình, bao gồm cả người thường xuyên có tiếp xúc gần với người bị nhiễm giun, nguyên nhân do giun có tính lây bệnh, đặc biệt là giun kim.Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc đang có thai, nuôi con bằng sữa mẹ vì thuốc chống chỉ định với những đối tượng này.Người bệnh có thể yên tâm lái tàu xe, tham gia giao thông hay điều khiển các thiết bị máy móc khi đang trong quá trình sử dụng thuốc Phardazone.Trên đây là thông tin về thuốc Phardazone. Đây là thuốc thuộc nhóm kháng giun, tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa không cho giun phát triển. Thuốc được dùng để tẩy giun hoặc điều trị những tình trạng nhiễm trùng nguyên nhân do các loại giun khác nhau gây ra. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để hiệu quả thuốc đạt tối đa, hạn chế các tác dụng không mong muốn.;;;;;Thuốc Diflazone 150mg chứa hoạt chất Fluconazole được chỉ định trong điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi nấm như nấm da, nấm Candida âm hộ - âm đạo. Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Diflazone qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Diflazone 150mg Thuốc Diflazone 150mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng chứa hoạt chất Fluconazole.Fluconazole thuộc nhóm thuốc chống nấm triazol thế hệ mới. Cơ chế tác dụng của Fluconazol là làm biến đổi màng tế bào, làm thoát các yếu tố cần thiết (ví dụ như ion Kali, amino acid), tăng tính thấm màng tế bào và giảm nhập các phân tử tiền chất của vi nấm. Ngoài ra, Fluconazole còn hoạt động ức chế cytochrom P450 – alpha – demethylase và ngăn chặn tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm.Thuốc Diflazone 150mg được chỉ định trong các trường hợp sau:Nhiễm nấm Candida ở âm đạo – âm hộ;Nhiễm nấm Candida ở hầu – miệng, đường tiết niệu, thực quản, màng bụng và các bệnh lý do Candida toàn thân như Candida phổi, huyết;Viêm màng não gây ra bởi Cryptococcus neoformans;Bệnh vi nấm gây ra bởi Coccidioides, Blastomyces, Histoplasma;Điều trị dự phòng nhiễm nấm Candida ở người bệnh suy giảm miễn dịch, người bệnh ghép tủy xương đang điều trị bằng hóa chất, người bệnh ung thư hoặc HIV/AIDS. 2. Liều dùng của thuốc Diflazone 150mg Liều thuốc Diflazone 150mg được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng bệnh và độ tuổi người bệnh, một số khuyến cáo về liều dùng thuốc như sau:Người trưởng thành:Điều trị nấm Candida âm đạo: Liều duy nhất 150mg Fluconazole;Điều trị nấm da (đặc biệt là trường hợp nặng và kháng với liệu trình điều trị tại chỗ): Liều thuốc 150mg/tuần trong thời gian từ 2 – 4 tuần (có thể kéo dài 6 tuần đối với nấm da chân);Đối với người bệnh suy thận, liều thuốc được chỉ định dựa trên độ thanh thải creatinin như sau: Độ thanh thải creatinin lớn hơn 40ml/phút kéo dài thời gian dùng thuốc lên 24 giờ/lần so với bình thường. Độ thanh thải creatinin dao động từ 21 – 40ml/phút dùng 1⁄2 liều thông thường hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc lên 48 giờ/lần. Độ thanh thải creatinin dao động từ 10 – 20ml/phút dùng liều 1/3 liều thông thường hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc lên 72 giờ/lần.Người trưởng thành: Thuốc Diflazone 150mg không được chỉ định ở trẻ em do dạng bào chế không phù hợp. 3. Tác dụng phụ của thuốc Diflazone 150mg Thuốc Diflazone 150mg có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: Đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy...;Co giật, đau đầu, rụng tóc...;Phản ứng quá mẫn ở da như nổi ban, mày đay...;Ở những người bệnh bị nhiễm nấm nghiêm trọng có thể xảy ra những thay đổi về máu (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu), bất thường chức năng gan, tăng men gan...;Trường hợp gặp phải các tác dụng không mong muốn, người bệnh cần ngưng sử dụng Diflazone 150 và thông báo cho bác sĩ điều trị để được thăm khám. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Diflazone 150mg Chống chỉ định sử dụng thuốc Diflazone 150mg ở người bệnh mẫn cảm với Fluconazole, thuốc thuộc nhóm Azole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Diflazone như sau:Hoạt chất Fluconazole bài tiết chủ yếu qua đường tiết niệu, vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh suy thận;Thận trọng khi dùng thuốc Diflazone ở người bệnh suy gan. Trong thời gian điều trị bằng Diflazone, hoạt tính men gan cần được theo dõi thường xuyên và tình trạng của người bệnh cần được kiểm tra do thuốc có thể gây độc tính trên gan;Chưa có kinh nghiệm về điều trị Fluconazole ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, vì vậy việc sử dụng thuốc trên đối tượng này được chỉ định bởi bác sĩ dựa trên lợi ích và nguy cơ điều trị;Đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Chỉ sử dụng thuốc Diflazone ở các đối tượng này khi lợi ích lớn hơn nguy cơ và cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị. 5. Tương tác thuốc Diflazone 150mg Thuốc Diflazone 150mg có thể gây ra một số tương tác sau:Diflazone 150mg làm tăng nồng độ trong huyết tương của các hoạt chất như Cisapride, Terfenadine và Astemisole... từ đó làm kéo dài khoảng QT và tăng nguy cơ loạn nhịp tim nghiêm trọng;Sử dụng đồng thời Diflazone và Wafarin làm kéo dài thời gian Prothrombine;Fluconazole làm kéo dài thời gian bán thải của thuốc hạ đường huyết dạng uống (dẫn xuất sulfonylurea)...Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng phối hợp các loại thuốc này;Thuốc Diflazone làm tăng nồng độ trong huyết tương của phenytoin, vì vậy cần hiệu chỉnh liều thuốc khi sử dụng đồng thời hai loại thuốc trên;Rifampicin làm tăng quá trình chuyển hóa Fluconazole;Ở những người bệnh ghép thận, thuốc Diflazone có thể làm tăng nồng độ của Cyclosporine trong huyết tương, vì vậy cần theo dõi nồng độ cyclosporin ở những người bệnh này;Nồng độ của Theophyllin trong huyết tương tăng lên khi sử dụng cùng với Fluconazole nên cần theo dõi nồng độ của Theophyllin ở những người bệnh sử dụng đồng thời hai loại thuốc này;Nồng độ của Midazolam và Indinavir trong huyết tương tăng lên khi sử dụng cùng với thuốc Diflazone;Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng sử dụng đồng thời Fluconazole và Zidovudine làm tăng nồng độ của Zidovudine trong huyết tương. Vì vậy người bệnh sử dụng đồng thời hai loại thuốc này cần được theo dõi chặt chẽ những tác dụng phụ có thể xảy ra.Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của thuốc Diflazone, tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn. Vì vậy để đảm bảo an toàn, hiệu quả người bệnh cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung trước khi điều trị bằng thuốc Diflazone.;;;;;Hoạt chất Ceftriaxone hấp thu kém qua đường tiêu hoá, nên chỉ dùng đường tiêm. Sau khi tiêm thuốc được phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể, xâm nhập tốt vào dịch não tuỷ, nhất là khi màng não bị viêm. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ nên thận trọng dùng cho đối tượng này. Thuốc được chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận.Thuốc Faldixon được chỉ định trong các trường hợp sau:Nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới. Viêm tai - mũi - họng. Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu - sinh dục. Nhiễm khuẩn huyết. Viêm màng não mủ. Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Viêm phúc mạc. Viêm túi mật. Nhiễm khuẩn tiêu hóa. Các trường hợp dưới đây không được phép kê đơn thuốc:Bệnh nhân quá mẫn cảm với ceftriaxone hoặc cephalosporin, penicillin.Trẻ sinh non. Thận trọng trên bệnh nhân suy thận 2. Liều dùng - Cách dùng Thuốc Faldixon được bào chế dưới dạng bột pha tiêm nên có thể dùng tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp. Liều cụ thể như sau:Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều 1 - 2g/ngày; trường hợp nặng hơn có thể tăng liều lên 4g/ngày.Với trẻ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi: Liều dùng theo cân nặng từ 20 - 80 mg/kg/ngày.Với trẻ dưới 14 ngày tuổi: Liều dùng theo cân nặng từ 20 - 50 mg/kg/ngày.Trường hợp viêm màng não: Liều dùng là 100 mg/kg x 1 lần/ngày, tối đa 4g/ngày.Bệnh lậu: Tiêm bắp liều duy nhất 250mg.Hỗ trợ điều trị dự phòng trước phẫu thuật: Liều dùng từ 1 - 2g tiêm 30 - 90 phút trước mổ.Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, liều dùng cụ thể còn tùy vào thể trạng cơ thể bệnh nhân, tuổi tác, cân nặng, tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định liều dùng sao cho phù hợp với bệnh nhân. 3. Tương tác thuốc Faldixon Khi dùng thuốc Faldixon chú ý tương tác thuốc với các thuốc sau:Thuốc lợi tiểu. Thuốc chloramphenicol. Dung dịch chứa Canxi. Aminoglycosid, aminosid, furosemid, acid ethacrynic... khi kết hợp với Faldixon sẽ làm tăng độc tính với thận. Probenecid dùng đồng thời với Faldixon sẽ làm chậm thải trừ thuốc 4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Khi dùng thuốc Faldixon có thể có các tác dụng phụ dưới đây:Kích ứng da. Vàng da. Tăng men gan. Suy thận. Viêm đại tràng. Viêm phổi kẽ 5. Quá liều, quên liều thuốc Faldixon Khi dùng quá liều thuốc Faldixon bạn có thể gặp các triệu chứng: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, và ỉa chảy, phản ứng mạnh hơn gây tăng kích thích thần kinh cơ và xuất hiện cơn co giật, đặc biệt là ở bệnh nhân có suy thận.Trước hết cần làm đó là bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, hỗ trợ thông thoáng khí và truyền dịch. Nếu thấy nguy cơ có các cơn co giật, ngừng ngay sử dụng thuốc Faldixon và sử dụng biện pháp chống co giật khi có chỉ định về lâm sàng. Cuối cùng là thẩm tách máu giúp có thể loại bỏ thuốc khỏi máu, nhưng phần lớn việc điều trị khi quá liều thuốc là hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng. Lưu ý: Đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc do sự tương tác của chúng với nhau.Khi quên liều thuốc Faldixon bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn chỉ định tiếp theo vì đây là thuốc pha tiêm truyền cần có sự giám sát của y bác sĩ. Lưu ý: Bệnh nhân không được phép tự ý dùng thuốc bù liều cho liều đã quên.Faldixon là thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn: viêm tai - mũi - họng, viêm phổi, viêm đường tiết niệu,.... Để đảm bảo sử dụng thuốc Faldixon một cách an toàn, đúng chỉ định và đúng liều lượng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà vì có thể gặp các tác dụng phụ, tương tác thuốc nguy hiểm.;;;;;Thuốc Farzone có hoạt chất chính là Cefoperazon, một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Thuốc được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram âm, Gram dương nhạy cảm. Farzone có thành phần chính là Cefoperazon với hàm lượng 1g, kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Cơ chế tác dụng của Farzone là ức chế sự tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia. Cefoperazon là kháng sinh dùng theo đường tiêm truyền có tác dụng kháng khuẩn tương tự Ceftazidim.Cefoperazon có hoạt tính mạnh trên các vi khuẩn Gram âm, bao gồm các chủng N. gonorrhoeae tiết penicillinase, Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter, Proteus, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Providencia, Salmonella, Shigella,.... Kháng sinh Cefoperazon thường có tác dụng chống các vi khuẩn kháng với các kháng sinh beta - lactam khác. Ngoài ra, kháng sinh Cefoperazon còn có tác dụng trên các vi khuẩn Gram dương bao gồm các chủng Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Streptococcus nhóm A, và B, Streptococcus viridans và Streptococcus pneumoniae. Cefoperazon có tác dụng trên một số vi khuẩn kị khí bao gồm Peptococcus, Peptostreptococcus, các chủng Clostridium, Bacteroides fragilis, và các chủng Bacteroides. 2. Công dụng của Farzone Thuốc Farzone được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram âm, Gram dương nhạy cảm, bao gồm: nhiễm khuẩn đường mật, đường hô hấp trên và dưới, da và mô mềm, xương khớp, đường tiết niệu, viêm vùng chậu, nhiễm khuẩn sản phụ khoa, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu. Bên cạnh đó có thể dùng kháng sinh Cefoperazon thay thế cho một loại penicilin phổ rộng kết hợp hoặc không kết hợp với aminoglycosid để điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas ở những bệnh nhân quá mẫn với penicilin.Thuốc Farzone chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin. 3. Liều lượng và cách dùng Thuốc Farzone được sử dụng ở dạng tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Liều dùng sẽ thay đổi tùy theo tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Dưới đây là liều thuốc Farzone tham khảo:Người lớn: Ðối với các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình, liều Farzone thường dùng là 1 - 2 g, mỗi 12 giờ. Ðối với các nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng đến 12 g/24 giờ, chia làm 2 - 4 liều. Nhìn chung, liều dùng thuốc Farzone cho những bệnh nhân bị bệnh gan hoặc tắc mật không quá 4 g/24 giờ, hoặc liều dùng cho những người bệnh bị suy cả gan và thận là 2 g/24 giờ; nếu dùng liều cao hơn, phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương.Suy thận: Người bệnh suy thận có thể sử dụng cefoperazon với liều thường dùng mà không cần điều chỉnh liều lượng. Ðối với bệnh nhân đang điều trị thẩm phân máu, cần có liều sau thẩm phân máu.Trẻ em: Tính an toàn của Farzone ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên thuốc vẫn có thể dùng tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh và trẻ em với liều 25 - 100 mg/kg, 12 giờ một lần. Thường gặp:Máu: Tăng bạch cầu ái toan thoáng qua, thử nghiệm Coombs dương tính.Tiêu hóa: Tiêu chảy.Da: Ban da.Ít gặp:Toàn thân: Sốt.Máu: Thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu trung tính có hồi phục,giảm tiểu cầu.Da: Mày đay, ngứa.Tại chỗ: Ðau tạm thời tại chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch tại nơi tiêm truyền.Hiếm gặp. Thần kinh trung ương: Co giật (với liều cao và bệnh nhân suy giảm chức năng thận), đau đầu, bồn chồn.Máu: Giảm prothrombin huyết.Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, viêm đại tràng giả mạc.Da: Nổi ban đỏ, hội chứng Stevens - Johnson.Gan: Vàng da ứ mật, tăng men gan. Thận: Nhiễm độc có tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ.Khác: Bệnh huyết thanh, bệnh nấm Candida. 5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Farzone Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Farzone, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của bệnh nhân với kháng sinh cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.Đã thấy có phản ứng quá mẫn chéo (bao gồm sốc phản vệ) xảy ra ở các bệnh nhân dị ứng với các kháng sinh nhóm beta - lactam, do đó chỉ nên dùng Cefoperazon thận trọng và theo dõi sát các dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ trong lần dùng thuốc đầu tiên nếu người bệnh trước đây đã dị ứng với penicilin.Sử dụng kháng sinh Cefoperazon dài ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển các chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm, nên ngừng sử dụng thuốc và điều chỉnh phù hợp.Ðã có báo cáo về các trường hợp viêm đại tràng màng giả khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, do vậy cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc và điều trị khi người bệnh bị tiêu chảy nặng liên quan tới sử dụng kháng sinh. Nên thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.Phụ nữ mang thai: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy tác động có hại cho bào thai. Cephalosporin thường được xem là sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, vì chưa có đầy đủ các nghiên cứu có kiểm soát chặt chẽ trên người mang thai, chỉ nên dùng thuốc Farzone cho người mang thai nếu thật cần thiết.Phụ nữ cho con bú: Kháng sinh Cefoperazon bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp, do vậy nên theo dõi các dấu hiệu bất thường trên trẻ bú mẹ như tiêu chảy, tưa và phát ban. 6. Tương tác thuốc Thuốc Farzone sử dụng với một số thuốc khác có thể gây ra tương tác và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Sau đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng thuốc Farzone:Có nguy cơ xảy ra các phản ứng giống disulfiram với các triệu chứng như đỏ bừng, toát mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, nôn và tim nhanh nếu bệnh nhân uống rượu trong vòng 72 giờ sau khi dùng thuốc Farzone.Sử dụng đồng thời kháng sinh aminoglycosid và một số kháng sinh cephalosporin có thể làm tăng nguy cơ độc thận. Cần theo dõi chức năng thận của người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân đã có suy thận. Hoạt tính của Cefoperazon và Aminoglycosid có thể cộng hoặc hiệp đồng chống một vài vi khuẩn Gram âm bao gồm P. aeruginosa và Serratia marcescens.Sử dụng đồng thời thuốc Farzone với Warfarin và Heparin có thể làm tăng tác dụng giảm prothrombin huyết của Farzone.Bài viết đã cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Farzone. Đây là kháng sinh kê đơn sử dụng đường tiêm/truyền, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến y bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.;;;;;Thuốc Faszeen thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Faszeen được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiết niệu,... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Faszeen qua bài viết dưới đây. 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Faszeen Thuốc Faszeen có thành phần chính là Cefradin - một loại kháng sinh tổng hợp nhóm beta lactam. Hợp chất này là cephalosporin thế hệ đầu tiên nên nó có thể hoạt động với phổ tương tự cefalexin. Cefradin trong thuốc Faszeen còn có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp peptidoglycan - thành phần quan trọng của tế bào vi khuẩn, hoặc có thể nó thực hiện acyl hóa enzyme transpeptidase hoặc penicillin có các kết nối protein nằm sâu bên trong của thành tế bào vi khuẩn. Hơn nữa, thành phần này của thuốc có thể liên kết thông qua quá trình acyl hóa gây ức chế enzyme transpeptidase, từ đó làm ức chế giai đoạn thứ hai và giai đoạn thứ ba của quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Quá trình ly giải tế bào sau đó của vi khuẩn được thực hiện qua chất trung gian với enzyme tự hoạt động của tế bào vi khuẩn như autolysin. Hợp chất cefradin có thể làm ức chế hoạt động của autolysin và làm tăng quá trình ly giải của tế bào.Thuốc Faszeen khi đi vào cơ thể được phân bố khá rộng rãi ở hầu hết các mô và dịch cơ thể, chẳng hạn như túi mật, gan, thận, xương, đờm, mật, dịch màng phổi, dịch khớp, tuy nhiên lại phân bố kém ở dịch não tuỷ.Thuốc Faszeen được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và có thể xuất hiện trong sữa nhưng chỉ phát hiện với một lượng nhỏ. Thời gian bán thải của thuốc Faszeen khoảng từ 1/2 đến 2 giờ với chức năng thận bình thường. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Faszeen 3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Faszeen Thuốc Faszeen được sử dụng bằng đường uống và có thể uống thuốc Faszeen trước hoặc sau bữa ăn. Thuốc có thể sử dụng cho các đối tượng với liều lượng theo chỉ định.Đối với trẻ em sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn có thể sử dụng thuốc Faszeen với liều lượng từ 25 đến 50mg/ kg/ ngày và được chia thành từ 2 đến 4 lần. Trường hợp điều trị bệnh viêm tai giữa thì sử dụng thuốc Faszeen với liều từ 75 đến 100mg/ kg/ ngày và được chia làm nhiều lần, giữa các lần cách nhau từ 6 đến 12 giờ. Liều Faszeen sử dụng tối đa cho trẻ em không quá 4 gam.Đối với người lớn điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và mô mềm thường sử dụng thuốc Faszeen với liều từ 250 đến 500mg/ ngày và được chia làm 4 lần. Hoặc sử dụng thuốc Faszeen với liều từ 500kg đến 1 gam/ lần và sử dụng ngày hai lần. Có thể tăng liều lượng sử dụng tuỳ thuốc mức độ nghiêm trong và vị trí nhiễm trùng nhưng phải được chỉ định của bác sĩ.Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cho người lớn thường sử dụng thuốc liều thông thường là 500mg/ lần và sử dụng ngày 4 lần hoặc sử dụng thuốc Faszeen liều 1gam/ lần và chia thành hai lần một ngày. Người bệnh có thể được chỉ định tăng liều trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc mãn tính. Điều trị với thuốc Faszeen ở liều cao kéo dài thì có thể cần thiết cho các trường hợp biến chứng như viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn,Đối với người cao tuổi điều trị với thuốc Faszeen cần điều chỉnh liều lượng cho phù hợp với tình trạng hiện tại cũng như sức khỏe của họ.Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Faszeen theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Faszeen, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Faszeen Thuốc Faszeen có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Faszeen có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Faszeen gây ra bao gồm: Bồn chồn, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, khô miệng,...Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Faszeen. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Faszeen có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Faszeen có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Faszeen hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng với tác dụng phụ như: Dị cảm, viêm đại tràng giả mạc, ợ nóng, đau quặn bụng, tiêu chảy, nấm miệng, ngứa bộ phận sinh dục hoặc nhiễm nấm candida, viêm âm đạo, giảm bạch cầu thoáng qua, tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu, ban đỏ, nổi mề đay, phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ,...Trường hợp người bệnh sử dụng quá liều thuốc cần được hỗ trợ điều trị bằng cách rửa dạ dày nếu nuốt một lượng lớn thuốc.Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Faszeen: Thuốc Faszeen có thể gây ra phản ứng dương tính giả với glucose trong nước tiểu. Hoặc có thể xảy ra với dung dịch của Benedict hoặc feeling hoặc các loại viên thử như clinitest. Tuy nhiên, tình trạng này lại không xảy ra với các xét nghiệm dựa trên enzyme như clinistix và diastix. Khi sử dụng kháng sinh kéo dài có thể còn làm ảnh hưởng đến sức phát triển của vi sinh vật và nó có thể rơi vào trường hợp phát triển quá mức dẫn tới tình trạng không nhạy cảm với thuốc. Trường hợp người bệnh mắc suy thận thì cần báo bác sĩ và điều chỉnh liều sử dụng sao cho phù hợp.Với những trường hợp quá mẫn với penicillin nên thận trọng khi sử dụng thuốc Faszeen. Thực tế đã có trường hợp bệnh nhân phản ứng với cả hai nhóm thuốc gây ra tình trạng sốc phản vệ. Khi sử dụng thuốc Faszeen cho đối tượng là phụ nữ có thai và đang nuôi con bú thì người bệnh cần cân nhắc nguy cơ và lợi ích trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Thuốc Faszeen có thể gây ra tình trạng chóng mặt nên thận trọng khi sử dụng với những trường hợp có công việc liên quan đến vận hành máy móc.Thuốc Faszeen có thể làm tăng độc thính trên thận khi kết hợp sử dụng với thuốc lợi tiểu. Hơn nữa, thành phần của thuốc Faszeen có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh bằng cách giảm thải trừ cephalosporin ở thận.
question_63616
Hộp quà “Sức khỏe sinh tài lộc”- quà tặng độc đáo Tết này
doc_63616
Quà Tết năm nay hướng đến giá trị của tình người và sức khỏe Có sức khỏe mới sinh tài lộc Đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam và gây ra nhiều thiệt hại, kéo theo nỗi sợ hãi nhưng đồng thời cũng thúc đẩy mạnh nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Vì vậy trong giai đoạn chuẩn bị bước sang năm mới với phong tục tặng quà Tết để bày tỏ tình cảm đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè… nhiều người lại càng muốn gửi gắm những món quà về sức khỏe nhằm thể hiện sự quan tâm chân thành. “Quà Tết là bánh, kẹo, rượu, mứt… thì người thích người không. Chỉ có sức khỏe là ai cũng cần, nhất là sau đợt Covid-19 vừa rồi thì không chỉ mình mà cả thế giới đều thấy tiền bạc cũng chẳng nghĩa lý gì nếu mình ốm đau, bệnh tật”, chị N.M.L (Hà Nội) chia sẻ về dự định chọn quà Tết. Có cùng suy nghĩ như chị N.M.L, anh N.Q.H (trưởng phòng kinh doanh) cũng muốn lựa chọn quà Tết sức khỏe để tặng cho lãnh đạo, đối tác, bạn bè thân thiết vì sự độc đáo và thiết thực. “Ai cũng tặng bánh kẹo, rượu mứt….thì mình tặng quà về sức khỏe lại khác biệt, ấn tượng nhất”, anh H. Nói. Quà tặng thể hiện tâm ý, tình cảm của người trao Ngoài sự thiết thực, độc đáo thì quà Tết sức khỏe còn chứa đựng lời chúc may mắn đầu năm cho người được tặng. Bởi sức khỏe chính là một trong những điều kiện quan trọng cho sự thành công của các kế hoạch làm ăn, kinh doanh, phát triển sự nghiệp của mỗi người. Khi biết quý trọng sức khỏe, thì cũng là lúc vượng khí và tài lộc sẽ tự tìm đến. Món quà Tết sức khỏe vừa tinh tế, vừa tình nghĩa Đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, thị trường quà Tết sức khỏe ngày càng đa dạng và phong phú. Chị L. trong câu chuyện ở trên cũng tích cực tìm kiếm, tham khảo ý kiến của nhiều người. Tuy nhiên khi được bạn bè gợi ý lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng như sâm, nhung, đông trùng hạ thảo… chị L. lại bày tỏ sự băn khoăn không rõ liệu có đáp ứng đúng nhu cầu thể chất, sử dụng như thế nào là đúng và đủ vì chăm lo cho sức khỏe không thể là chuyện qua loa, đại khái. Hộp quà Tết độc lạ, mang lại sức khỏe, vượng khí, sinh tài lộc cho những người thân yêu Như vậy, tương ứng với từng cơ quan, bộ phận trong cơ thể sẽ có những hộp quà khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng: ông bà, bố mẹ, thầy cô, lãnh đạo trong độ tuổi trung niên cần quan tâm đến sức khỏe hay đối tác, bạn bè… đang phấn đấu vì sự nghiệp trong lứa tuổi trẻ trung. Cụ thể, hộp “Năng lượng – Tài vượng” bao gồm danh mục khám lâm sàng hệ thống gan mật, tiêu hóa và các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh có liên quan, tặng kèm một số sản phẩm tốt cho tiêu hóa. Hộp “Tâm khởi – Phúc khí” là các dịch vụ khám cho hệ tuần hoàn và hô hấp, đi kèm sản phẩm tốt cho sức khỏe được bác sĩ khuyên dùng. Cho não bộ, hệ thần kinh có hộp quà “Trí tinh – Lộc phát” mang ý nghĩa tốt lành may mắn. Tương tự để chăm sóc cho xương khớp và hệ tiết niệu đã có hộp quà “Tinh thông – vững cốt”. Ngoài ra, còn có “Hộp quà tình yêu” tặng voucher khám sức khỏe tiền hôn nhân cho các cặp đôi chuẩn bị dựng xây tổ ấm, “Hộp quà sức khỏe” với nhiều voucher tầm soát sức khỏe, phù hợp cho tất cả mọi người. “Sức khỏe sinh tài lộc” là thông điệp được gửi gắm trong mỗi hộp quà để người gửi có thể trao đến người thân, gia đình, bè bạn và đối tác gần xa. Với thiết kế gọn gàng và tinh tế, được hỗ trợ giao hàng tận nơi, đây là một sản phẩm quà Tết đáng mong đợi trong dịp Tân Sửu 2021.
doc_43595;;;;;doc_29263;;;;;doc_37974;;;;;doc_61013;;;;;doc_16430
1. Quà Tết sức khỏe lên ngôi Đầu xuân tặng quà Tết đã trở thành 1 nét văn hóa truyền thống của người Việt. Thời gian trước, quà Tết thường thiên về cây cảnh, bia rượu, thực phẩm. Tuy nhiên những năm gần đây, người dân lại có xu hướng tặng nhau những món quà liên quan đến sức khỏe. Tặng quà Tết sức khỏe là xu hướng năm 2021 Sự thay đổi này bắt nguồn từ những chuyển biến trong khuynh hướng hành vi tiêu dùng. Theo số liệu thống kê mới nhất của The Conference Board Global Consumer Confidence hợp tác cùng Nielsen, sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam (chiếm 44% năm 2019). Đồng thời tỷ lệ chi tiêu của người Việt cho các gói bảo hiểm sức khỏe cao cấp cũng thuộc nhóm cao nhất toàn cầu. Đặc biệt sau năm 2020 đầy khó khăn vì dịch bệnh, mỗi người càng chú trọng hơn sức khỏe của chính mình và người thân. Không chỉ dừng lại ở quan tâm, họ còn bắt đầu hành động để bảo vệ nó. Chính vì vậy khi chọn quà Tết, người tiêu dùng có xu hướng tặng nhau những món quà chăm sóc sức khỏe thay vì tiền bạc vật chất và quà tặng truyền thống quen thuộc. 2. Hộp quà sức khỏe ấn tượng bậc nhất 2.1. Quà Tết đầu tiên bảo vệ toàn diện sức khỏe tiêu hóa Năng lượng – Tài vượng gồm các danh mục thăm khám giúp kiểm tra toàn diện sức khỏe tiêu hóa 2.2. Tầng ý nghĩa sâu sắc Bên cạnh giá trị chăm sóc hệ tiêu hóa, hộp quà Năng lượng – Tài vượng còn mang đến những tín hiệu may mắn về sự lưu chuyển tài vận. Tiêu hóa sinh năng lượng, năng lượng chuyển thành tài vượng. Hộp quà hỗ trợ người nhận xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh và gửi gắm lời chúc may mắn, vượng phát. Khi làm chủ hệ tuần hoàn năng lượng của bản thân, họ có thể củng cố tài vận, đạt nhiều thành tựu trong công việc cũng như trong cuộc sống. Khả năng hiện thực hóa lời chúc sức khỏe kết hợp với ý nghĩa tài lộc – đây chính là yếu tố tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho hộp quà. Là một trong những khách hàng đầu tiên sở hữu hộp quà, chị L.S (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Người làm công việc kinh doanh, văn phòng như bọn mình rất dễ gặp các vấn đề tiêu hóa. Hộp Năng lượng – Tài vượng thiết thực, đầy đủ giá trị vật chất và tinh thần, vừa chăm sóc sức khỏe tiêu hóa, vừa gửi lời chúc tài lộc. Nó còn gọn nhẹ, sang trọng, rất phù hợp biếu tặng. Công ty mình chọn hộp quà này để tặng sếp và các bên đối tác.” 2.3. Quà Tết độc đáo và tinh tế Hầu hết mọi người đều e ngại việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe. Không ít người chỉ nghe nhắc đến từ “bệnh viện” đã thấy sợ hãi. Tuy nhiên các dịch vụ khám được trao đi dưới hình thức quà tặng sẽ trở nên mới mẻ, uyển chuyển và đặc biệt tinh tế. “Mỗi lần con cái nhắc chuyện đi khám là tôi thường tặc lưỡi bảo mình có bệnh gì đâu mà phải khám. Năm nay được con trai tặng hộp Năng lượng – Tài vượng tôi rất bất ngờ. Thứ nhất là vì tôi chưa thấy món quà Tết nào giống như thế. Thứ hai là vì lời chúc sức khỏe này “khéo” quá. Được con cái “nhắc khéo” như vậy thấy nhẹ nhàng, sảng khoái mà xúc động lắm. Không xuề xòa cho qua nữa, tôi phải sắp xếp đi khám sớm để ăn Tết thật ngon mới được!” – Bác B.M (Hoàng Mai, Hà Nội) hào hứng kể. Quà tặng sức khỏe ý nghĩa dành tặng những người mình yêu quý Hộp quà Tết này phù hợp dành tặng những người từ 30 tuổi trở lên, những người làm công chức, văn phòng, kinh doanh, những người bận rộn không có thời gian quan tâm đến sức khỏe tiêu hóa. Đặc biệt phù hợp biếu sếp, tặng khách hàng, đối tác, bạn bè, người thân, đồng nghiệp,… 3. Lời kết Bộ “Sức khỏe sinh Tài lộc” là món quà ý nghĩa và độc đáo để tặng nhau dịp Tết đến xuân về, bao gồm: – Hộp quà Năng lượng – Tài vượng – “Năng lượng chuyển hóa thành tài vượng”: Bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. – Hộp quà Tâm khởi – Phúc khí – “Tim phổi khỏe mạnh, phúc khí tràn đầy”: Chăm sóc hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. – Trí tinh – Lộc phát – “Não bộ tinh thông đón tài lộc”: Xây dựng hệ thần kinh khỏe mạnh. – Tinh thông – Vững cốt – “Tinh thông vững cốt, khí bền tâm an”: Kiểm tra hệ tiết niệu và xương khớp.;;;;;Tết đến, bạn nghĩ ra rất nhiều món quà tặng bố mẹ, các thành viên trong gia đình, nhưng có thể món quà vô cùng ý nghĩa này bạn chưa từng nghĩ tới. Sẵn sàng dành thời gian cho các chuyến đi du lịch là thú vui của nhiều người dân. Ảnh nguồn: Internet. Bạn có thể dành cả tháng để đi du lịch, dành cả tuần mua sắm hay vài ngày tụ tập cùng bạn bè, nhưng để thu xếp một ngày cho cả gia đình kiểm tra sức khỏe có thể chần chừ cả năm. Bạn chủ quan và chỉ đi gặp bác sĩ khi có triệu chứng bệnh rõ rệt. Chính sự chủ quan với sức khỏe của mình, người thân, nếu không may gặp bệnh có thể tất cả số tiền bạn làm ra đều đội nón ra đi trong phút chốc. Tết đến rồi, bạn còn đang lưỡng lự, băn khoăn chưa biết chọn quà tặng người thân, cũng như tự thưởng cho mình món quà ý nghĩa. Món quà thiết thực và ý nghĩa này bạn ít khi nghĩ đến. Đó chính là Gói khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư để cả gia đình an tâm đón Tết. Hiện tại, bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa như chuyên khoa Mắt, Sản, Ung bướu, Thần kinh, Tiêu hóa,… và xây dựng các gói khám sức khỏe phù hợp với nhiệu độ tuổi khác nhau giúp tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao chất lượng khám, tầm soát bệnh. Có người đã nhắc chúng ta “”, điều đó thật chẳng sai. Dành hết thanh xuân, sức lực để làm việc, để xây dựng các mối quan hệ xã hội nhưng tiếc một ngày khám sức khỏe là một trong những sai lầm nghiêm trọng của đa số người dân. Năm mới, chúng ta dành cho nhau muôn ngàn lời chúc tốt đẹp, trong đó lời chúc sức khỏe luôn bất biến, bởi có sức khỏe là có tất cả. Tuy nhiên, để có sức khỏe tốt, ngoài chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục hàng ngày, không còn cách nào khác là kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các bất thường và có hướng xử lý kịp thời. Mọi thông tin chi tiết liên hệ: - Địa chỉ: + 42 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội + 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.;;;;;Đây là món quà sức khỏe ý nghĩa dành tặng các gia đình và đặc biệt là những người phụ nữ bạn yêu thương. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người Sức khỏe là trạng thái thể chất và tinh thần của con người khỏe mạnh, không bị đau yếu, sống lạc quan, vui tươi. Khi có sức khỏe, bạn không cảm thấy quý giá nhưng khi mất đi, tức là khi bị bệnh tật dày vò, bạn mới thấm thía rằng sức khỏe còn quan trọng hơn tiền bạc, danh vọng. Thành công luôn đi kèm với sự đánh đổi về thời gian, gia đình nhưng điều đánh đổi nguy hiểm nhất chính sức khỏe của bạn. Nếu thành công mà không có sức khỏe để hưởng thụ cuộc sống thì thành công cũng vô nghĩa. Bởi vậy mới thấy, sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người. Bạn cần giữ gìn sức khỏe, rèn luyện để có sức khỏe tốt nhất trong hành trình đi đến thành công. Phải làm sao để có sức khỏe tốt Khi cơ thể bạn được khỏe mạnh đồng nghĩa với khả năng vận động dẻo dai, linh hoạt do đó các công việc liên quan đến chân tay như mang vác, điều khiển máy móc, sử dụng công cụ sẽ thuận tiện thoải mái. Đối với những người lao động trí óc, khi có sức khỏe tốt, tinh thần sảng khoái, bạn có nhiều ý tưởng, sáng tạo hay phục vụ công việc. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh Ăn nhiều rau củ quả tươi và các loại hạt rất tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm lượng đường, giảm mỡ máu. Những thực phẩm này cung cấp dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, các loại củ như: khoai tây, khoai lang, các loại đậu và ngũ cốc không chứa gluten như yến mạch sẽ tạo ra năng lượng tốt cho cơ thể. Bạn nên hạn chế sử dụng đồ ăn chế biến sẵn, thịt đỏ và rượu bia. Những loại thực phẩm này là một ổ chứa axit dư thừa và các hóa chất gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Bạn cần tránh tối đa việc tiêu thu những loại thức ăn chế biến sẵn, nước uống đóng chai, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng, hay nước uống chứa hóa chất, phụ gia, đường công nghiệp như hamburger, xúc xích, nước ngọt,… Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, suy nghĩ tích cực Khi lạc quan, vui vẻ, suy nghĩ tích cực, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra những hormone tốt cho sức khỏe, thậm chí những hormone được tiết ra khi bạn hạnh phúc còn có thể hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, stress… cơ thể bạn sẽ tự động sản sinh ra axit dư thừa và gốc tự do có hại cho cơ thể, làm sức khỏe bạn giảm sút, gây nên bệnh tật và tuổi thọ cũng không thể kéo dài. Thường xuyên vậy động, luyện tập thể dục, thể thao Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, luyện tập thể dục thể thao 30 phút/ngày sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch, giảm mỡ máu, giúp hệ cơ và xương dẻo dai; đồng thời còn tốt cho hệ tiêu hóa và giảm căng thẳng sau giờ làm việc. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần Để có sức khỏe tốt, bên cạnh chế độ ăn và luyện tập thì việc tầm soát các bệnh định kỳ là quan trọng hơn cả. Chủ động kiểm tra sức khỏe bản thân giúp phát hiện bệnh ngày từ giai đoạn đầu; biết rõ hơn nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp; điều chỉnh lối sống khoa học hơn và loại bỏ stress, căng thẳng không đáng có. . lựa chọn cống hiến vì sức khỏe nhân dân. Ngoài ra, bệnh viện còn có các thế mạnh đó là: - Trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh như: máy CT, máy MRI, máy chụp X - quang, máy Mamography, hệ thống Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012,… - Linh hoạt các phương thức thanh toán và có hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo lãnh viện phí theo quy định;;;;;Những món quà đặc biệt dành tặng đấng sinh thành Chỉ một chữ “Tết” đã đủ để làm dậy lên trong lòng người bao náo nức, bồi hồi và nhung nhớ. Thật ra, với những người đi làm, Tết không trở nên đáng nhớ hơn với lương tháng thứ 13 về thẻ, những lời khen dồn dập từ sếp vì đạt chỉ tiêu, những bữa tiệc sang trọng hay những cuộc gặp mặt bạn bè. Trong tâm trí của nhiều người, Tết đơn giản chỉ là được trở về trong vòng tay chở che của gia đình. Và trên hành trình đó, không quên mang theo hành trang là những món quà ý nghĩa dành tặng người thân yêu, có thể kể tới như: “Mang tiền về cho mẹ” như lời bài hát đình đám của Rapper Đen Vâu với phong bao lì xì “rủng rỉnh” sau một năm “cày cuốc” hăng say; ; Những đặc sản các vùng miền, hay tự tay vào bếp nấu những món ngon lạ mắt cho bố mẹ thưởng thức… Những món quà này không chỉ thể hiện yêu thương mà còn muốn chứng minh bản thân đã thực sự trưởng thành sau một năm đầy khó khăn. Hiểu điều cha mẹ thực sự mong muốn… Trên thực tế, món quà đắt tiền hay không đều không phải một trong các yếu tố quá quan trọng đối với người thân của bạn. Ý nghĩa của Tết thật ra đơn giản lắm, chỉ gói gọn trong hai chữ “bên nhau”. Tết trong ước mong của cha mẹ lớn tuổi là khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên nồi bánh chưng chờ trời sáng, với ánh lửa bập bùng và nụ cười trong veo, những câu chuyện gần gũi. Rất nhiều người nói rằng “Tết hiện đại” không giống “Tết xưa”. Trên thực tế, nếu so sánh chi li, Tết đã thay đổi khá nhiều. Các con có thể phải bận rộn công việc đến tận 29 Tết chứ không phải 23 tháng Chạp đã có mặt ở quê nhà như thuở trước. Nồi bánh chưng giữa chốn thị thành dần vắng bóng, thay vào đó là những chiếc bánh được chọn mua. Không còn dành cả 3 ngày Tết quây quần ở nhà, nhiều gia đình hiện đại đã chọn cách để cả ông bà, bố mẹ, con cháu 2-3 thế hệ có một chuyến du lịch đầy ắp tiếng cười bên nhau ngày Tết… Quả thực, nhịp sống ngày càng vội vàng, tất bật hơn, duy chỉ ý nghĩa đầy thiêng liêng không bao giờ thay đổi: Về với gia đình ngày Tết! Giữa nhịp sống hối hả và bận rộn, Tết như một “khoảng lặng” tuyệt đẹp để cha mẹ và những người con trưởng thành được trở về, dành trọn vẹn thời gian bên nhau. Quan trọng hơn cả vẫn là những trái tim yêu thương hướng về nhau, là sự săn sóc ân cần để làm nên ý nghĩa thiêng liêng của Tết. Do đó, món quà ý nghĩa nhất dịp Tết dành tặng cha mẹ chính là món quà sức khỏe, bởi đó chính là nền tảng để đấng sinh thành có được một cuộc sống trọn vẹn, tận hưởng những khoảnh khắc an vui bên con cháu. Tết trao sức khỏe - xuân trọn an vui Ngày bé, điều háo hức nhất mỗi dịp Tết đến xuân về là được nhận lì xì, tò mò mở ngay ra xem trong phong bao có bao nhiêu tiền mừng tuổi. Giờ lớn rồi, tiền cũng tự kiếm được, giá trị trong bao lì xì không còn quan trọng nữa. Chẳng còn mong những điều xa xỉ, mong muốn của người lớn mỗi xuân qua đơn giản lắm, chỉ mong ông bà, bố mẹ luôn khỏe mạnh, bình an để năm nào cũng cùng con cháu đón Tết thật hạnh phúc và sum vầy. Có những người con được trực tiếp ở bên ba mẹ những ngày giáp tết, trực tiếp săn sóc sức khỏe và cùng ba mẹ thực hiện mơ ước sum vầy, nhưng cũng có những người con không thể ở bên cạnh chăm sóc đấng sinh thành. Giữa những cản trở về không gian, thời gian, nhiều người vẫn có cách nói thay nỗi nhớ thương, quan tâm dành cho cha mẹ.;;;;;Không phải nhân sâm, tổ yến hay những món quà cáp xa hoa đắt tiền, đây mới là món quà quý giá nhất mà bạn có thể dành tặng bố mẹ khi bước sang tuổi già xế bóng. Sức khỏe - món quà quý giá nhất Có sức khỏe là có tất cả, câu nói thật quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu thấu. Khi khỏe mạnh, chúng ta có cả trăm ước mơ, hoài bão chờ được thực hiện nhưng khi đau ốm thì mong ước to lớn nhất chỉ là được khỏe mạnh như xưa. Có những bậc sinh thành đã dành nửa đời người nuôi con khôn lớn mà quên cả bản thân, để rồi tới thời điểm đáng lẽ được sum vầy, an vui bên con cháu thì sức khỏe chẳng còn cho phép. Cuốn theo sự tấp nập và hối hả của dòng đời, đôi khi chính chúng ta mải mê với cơm áo gạo tiền mà vô tình xao nhãng việc quan tâm chăm sóc những người yêu thương. Có thể bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thấy bố mẹ than phiền rằng hôm nay họ mệt quá, họ đau chỗ này hay ốm chỗ kia, nhưng tới một ngày nhìn lại, bạn mới chợt nhận ra tóc bố đã bạc trắng từ khi nào, tay mẹ đã gầy guộc nhăn nheo. Đến thời điểm “cái tuổi nó đuổi xuân đi”, thì món quà quý giá nhất mà bạn có thể dành tặng bố mẹ chính là sức khỏe. Tháng 10 là thời điểm chuyển tiếp giữa hè và thu, khi thì hanh khô, lúc thì ẩm thấp với những cơn mưa chợt đến chợt đi khiến sức khỏe của bố mẹ trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết, đó là những vấn đề sức khỏe đáng quan tâm như: Các loại bệnh mạn tính: Hội lão khoa quốc gia của Hoa Kỳ (National Council on Aging) đã công bố có khoảng 92% người lớn tuổi mắc phải ít nhất một bệnh mạn tính và 77% người lớn tuổi mắc ít nhất hai bệnh. Bệnh tim, đột quỵ, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp chính là những “hung thần” quen thuộc có thể điểm mặt gọi tên. Giảm khả năng nhận thức: Khả năng nhận thức ở một người khỏe mạnh bình thường thể hiện qua khả năng suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ. Thế nhưng, bố mẹ chúng ta thường phải đối mặt với chứng mất trí nhớ, từ nhẹ tới trung bình và nghiêm trọng. Các giác quan dần giảm chức năng: Khi thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác và xúc giác trở nên kém nhạy bén, bố mẹ sẽ ngại ngần giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động xung quanh và dần tự cô lập bản thân. Suy dinh dưỡng: Đây là một vấn đề dễ bị bỏ qua nhất khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhưng lại dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và khiến hệ cơ xương mất đi khả năng đứng vững. Theo vòng xoáy thời gian, bố mẹ chúng ta thường chấp nhận sức khỏe dần dần suy sút như một điều tất yếu của tuổi tác. Việc theo dõi sức khỏe vô tình hay cố ý bị bố mẹ “bỏ quên” vì đi lại khó khăn mất thời gian, cộng thêm tâm lý ngại làm phiền con cháu, sợ trở thành người thừa trong cuộc sống của bạn. Khi mỗi người trưởng thành đều có trăm công nghìn việc chẳng thể ở bên chăm sóc bố mẹ suốt cả ngày, chủ động làm xét nghiệm định kì để theo dõi các chỉ số cơ thể trở thành biện pháp tối ưu giúp chúng ta “bảo vệ” bố mẹ, phát hiện kịp thời bệnh tật đang rình rập, giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh, đặc biệt với những người lớn đã và đang có bệnh mạn tính. Bên cạnh đó, để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, bạn hãy luôn nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bố mẹ để ngăn ngừa lão hóa và sống khỏe mạnh hơn. Các loại thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo như sữa, cá tươi, mật ong, các loại đậu, mướp đắng… là gợi ý để bổ sung vào thực đơn 3 bữa hàng ngày. Hơn tất cả, việc sắp xếp lại quỹ thời gian để có thêm thời gian bên bố mẹ, cùng trò chuyện và lắng nghe họ tâm sự, bầu bạn cùng họ mỗi ngày và chẳng ngại ngùng bày tỏ những lời yêu thương sẽ là món quà giản dị nhưng ấm lòng nhất. Bố mẹ đã hi sinh hơn nửa đời người để nuôi chúng ta trưởng thành, dành hết thảy tâm huyết và tuổi xuân cho chúng ta mà chưa bao giờ cần hồi đáp. Vậy nên, nếu ai đó may mắn còn bố mẹ bên đời, hãy chủ động yêu thương và quan tâm, chăm sóc sức khỏe của các bậc sinh thành nhé! “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
question_63617
Công dụng thuốc Tinaziwel
doc_63617
Thuốc Tinaziwel thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do dòng vi khuẩn nhạy cảm với Cefdinir gây ra như nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, viêm bàng quang, viêm tử cung,... Thuốc Tinaziwel là thuốc được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc Tinaziwel có thành phần chính là Cefdinir 100mg và các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén phân tán, đóng gói thành hộp gồm hai loại 3 vỉ, 10 vỉ, mỗi vỉ x 10 viên. 2. Công dụng thuốc Tinaziwel 2.1 Công dụng - chỉ định. Thuốc Tinaziwel được chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm trùng do những dòng vi khuẩn nhạy cảm với hoạt chất Cefdinir như: Staphylococcus sp, Streptococcus sp, Streptococcus pneumoniae, Peptostreptococcus sp, Propionibacterium sp, Neisseria gonorrhea, Branhamella catarrhalis, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Haemophilus influenzae, Providencia sp gồm các bệnh lý dưới đây:Người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới. Người bị viêm nang lông, chốc lở, nhọt, viêm tấy, viêm quầng, viêm mạch và hạch bạch huyết, viêm quanh móng, chín mé, viêm tuyến mồ hôi, áp xe dưới da, viêm da mủ mạn tính và vữa động mạch nhiễm trùng.Người bị viêm bàng quang, viêm thận-bể thận. Người bị viêm tử cung, viêm phần phụ tử cung, viêm tuyến Bartholin2.2 Chống chỉ định. Thuốc Tianziwel chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị mẫn cảm với hoạt chất Cefdinir hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Tinaziwel Cách dùng: Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén phân tán nên được sử dụng bằng đường uống. Người dùng nên uống kèm với một lượng nước lọc vừa đủ và tránh kết hợp với các loại chất lỏng khác như rượu, bia, đồ uống có ga hay nghiền nát, bẻ đôi viên thuốc để không làm ảnh hưởng đến thành phần có trong thuốc.Liều dùng:Trường hợp sử dụng là người lớn:Bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng: dùng liều 300mg x 2 lần/ngày, sử dụng trong vòng 10 ngày. Những đợt cấp của bệnh viêm phế quản mãn tính: dùng liều 300mg x 2 lần/ngày hoặc dùng liều 600mg/lần, sử dụng trong vòng 10 ngày. Bệnh viêm xoang cấp tính: dùng liều 300mg x 2 lần/ngày hoặc dùng liều 600mg/lần, sử dụng trong vòng 10 ngày. Bệnh viêm hầu họng/viêm amidan: dùng liều 300mg x 2 lần/ngày hoặc dùng liều 600mg/lần, sử dụng từ 5 đến 10 ngày. Bệnh viêm da và cấu trúc da: dùng liều 300mg x 2 lần/ngày, sử dụng trong vòng 10 ngày. Với trường hợp sử dụng là trẻ em:Bệnh viêm tai giữa cấp tính: dùng liều 7mg/kg trọng lượng x 2 lần hoặc 14 mg/kg x 1 lần, sử dụng trong vòng 5 -10 ngày. Bệnh viêm da và cấu trúc da: dùng liều 7mg/kg trọng lượng x 2 lần/ngày, sử dụng trong vòng 10 ngày. Với trường hợp sử dụng là bệnh nhân bị suy thận:Người lớn có độ thanh thải creatinin < 30ml/phút: dùng liều 300mg/ngày. Trẻ em có độ thanh thải creatinin < 30ml/phút/1,73m2: dùng liều 7mg/kg/ngày. Lưu ý chỉ được sử dụng tối đa 300mg/ngày. Người đang chạy thận nhân tạo: Sử dụng liều khuyến cáo 300mg/ngày hoặc 7mg/ngày ngay tại thời điểm kết thúc một đợt chạy thận, sử dụng cách ngày.Trong trường hợp quên liều thì người bệnh có thể sử dụng trong khoảng 1 đến 2 giờ chênh lệch so với thời gian uống thuốc được chỉ định trước đó. Tuy nhiên, nếu thời gian đã cách quá xa thời điểm cần uống thì hãy chỉ sử dụng liều tiếp theo đó và bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không được sử dụng gấp đôi số liều Tinaziwel để bổ sung cho liều đã quên, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.Trong trường hợp quá liều: Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về số lượng thuốc mà mình đã sử dụng và tình trạng hiện tại của bản thân. 4. Tác dụng phụ của thuốc Tinaziwel Trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính mà thuốc Tinaziwel mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn sau:Trường hợp hiếm gặp:Buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón. Nhức đầu, chóng mặt, biếng ăn. Viêm miệng, nhiễm nấm, thiếu vitamin K, vitamin nhóm BTăng men gan, giảm bạch cầu, tăng BUN (chỉ số nito ure huyết - Blood urea nitrogen)Lưu ý: Nếu người dùng gặp bất cứ triệu chứng nào kể trên hoặc các triệu chứng khác nghi do sử dụng Tinaziwel, người bệnh cần phải ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ biết tình trạng hiện tại của cơ thể để được xử trí kịp thời. 5. Tương tác thuốc Tinaziwel Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần ghi nhớ một số tương tác giữa thuốc Tinaziwel với các thuốc khác như:Với các loại thuốc antacid có chứa aluminum hoặc magie: khi sử dụng kết hợp 300mg cefdinir với 30ml hỗn dịch có chứa aluminum sẽ làm giảm tỉ lệ AUC và Cmax của khả năng hấp thụ. Với các thuốc có chứa sắt: cần phải uống cách nhau 2 giờ để đảm bảo an toàn. Lưu ý: Để giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra các tương tác không mong muốn, người dùng cần thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc, các loại thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng để có được lời khuyên về liều lượng kết hợp tốt nhất. 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tinaziwel Người bệnh cần ghi nhớ một vài lưu ý khi sử dụng Tinaziwel như sau:Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho những người: có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng như: hen phế quản, mày đay, phát ban; người bị suy thận nặng, người đang truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, người lớn tuổi, người bị suy kiệt thể lực.Tuyệt đối không được sử dụng cho những người đang mang bầu hoặc có ý định mang bầu, người đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.Vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, đau đầu nên không nên sử dụng thuốc đang trong quá trình lái xe hoặc đang vận hành máy móc.Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người dùng hiểu thêm về công dụng thuốc Tinaziwel trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do dòng vi khuẩn nhạy cảm với Cefdinir gây ra như nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, viêm bàng quang, viêm tử cung, ... Lưu ý, Tinaziwel là thuốc được kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần phải được thăm khám bởi dược sĩ/bác sĩ để có đơn thuốc đúng với tình trạng hiện tại của bản thân.
doc_10199;;;;;doc_49535;;;;;doc_56678;;;;;doc_24085;;;;;doc_30392
Thuốc Tinaziweld có thành phần chính là Cefdinir, thường được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn sản khoa, viêm phế quản, viêm phổi và bệnh lậu, ... Người dùng Tinaziweld có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, buồn nôn và viêm ruột màng giả, ... Thuốc Tinaziweld được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây – Việt Nam và lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD- 33072 -19. Tinaziweld được phân loại vào nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thành phần hoạt chất chính của thuốc Tinaziweld là Cefdinir.Dạng bào chế: Viên nén phân tán, mỗi viên chứa 150mg Cefdinir và các tá dược khác của nhà sản xuất.2. Công dụng thuốc Tinaziweld. Dược lực học: Cefdinir một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 có cơ chế tác dụng là ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefdinir không bị thủy phân bởi men beta lactamase, có phổ kháng khuẩn rộng với nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm. Đặc biệt, Cefdinir có tác dụng tốt trên các vi khuẩn gram dương như: Streptococcus sp., Staphylococcus sp.,.Dược động học:Hấp thu: Nồng độ Cefdinir đạt đỉnh trong huyết tương sau 2 – 4 giờ uống. Sinh khả dụng của Cefdinir khoảng 25% khi dùng dưới dạng hỗn dịch.Phân bố: Cefdinir phân bố vào tai giữa, amidan, mô xoang, phế quản, niêm mạc phổi, ... Tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương 60 - 70%.Chuyển hóa: Cefdinir được chuyển hóa không đáng kể.Thải trừ: Cefdinir được thải trừ phần lớn qua thận. 3. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Tinaziweld Thuốc Tinaziweld thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng như:Nhiễm khuẩn tai mũi họng;Viêm phổi, viêm phế quản;Nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục;Bệnh lậu;Nhiễm khuẩn sản phụ khoa;Nhiễm khuẩn da và mô mềm;Dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ.Chống chỉ định: Tuyệt đối không sử dụng Tinaziweld cho người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 4. Liều lượng và cách dùng thuốc TinaziweldĐể đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Tinaziweld, người bệnh chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ theo liệu trình điều trị. Bệnh nhân không được tự ý ngưng thuốc, thay đổi liều lượng và đường dùng của thuốc. Đồng thời, không nên sử dụng chung thuốc Tinaziweld với người khác hoặc đưa thuốc cho người khác sử dụng ngay cả khi họ có cùng chẩn đoán.Liều lượng:Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: 14mg/ kg/ ngày, liều tối đa là 600mg / ngày.Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày (tính theo viên 150mg), mỗi lần cách nhau 12 giờ. Thời gian dùng thuốc là 5 – 10 ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải Creatinin < 30mg / phút: 300mg/ lần/ ngày.Cách dùng: Thuốc Tinaziweld được bào chế dưới dạng viên nén và dùng theo đường uống. Bạn nên uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, không bẻ đôi hoặc nhai viên thuốc. Nên sử dụng nước lọc để uống nước, không dùng các loại nước ép trái cây, nước trà, nước chè, cà phê, ... để uống cùng với thuốc.Xử trí khi quên một liều thuốc Tinaziweld:Nếu quên một liều thuốc, bạn có thể dùng liều khác thay thế. Nếu đã đến gần lần dùng thuốc tiếp theo thì bạn có thể bỏ qua và dùng liều tiếp theo như chỉ dẫn.Lưu ý: Không thêm liều hoặc gấp đôi liều để bù liều đã quên. Mang theo sổ khám bệnh và các thuốc bệnh nhân đang dùng, bao gồm các dạng uống, bôi, xịt, ... để hỗ trợ cho việc chẩn đoán. 5. Tác dụng không mong muốn Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Tinaziweld có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như: Đau bụng, buồn nôn, viêm ruột giả mạc, dị ứng dạng phát ban, mày đay, ngứa, ... Tuy nhiên những triệu chứng này thường giảm khi ngưng thuốc. Đây không phải tất cả các tác dụng phụ của thuốc Tinaziweld, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ khác chưa được báo cáo, nghiên cứu. Vì vậy, hãy liên hệ với bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng Tinaziweld.6. Tương tác thuốcĐể sử dụng thuốc Tinaziweld an toàn và hiệu quả, tránh hiện tượng tương tác thuốc, bệnh nhân cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả thuốc đang được kê đơn để điều trị những bệnh khác. Một số thực phẩm, đồ uống như thức ăn lên men, đồ uống có cồn, bia, rượu, ...có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng những loại thực phẩm này trong quá trình điều trị với Tinaziweld.Các thuốc, thực phẩm có thể tương tác với Tinaziweld như:Các chế phẩm bổ sung sắt và thực phẩm chứa sắt, antacid (chứa nhôm hoặc magnesi): làm giảm khả năng hấp thu của Tinaziweld. Nếu phải sử dụng, nên dùng Tinaziweld trước hoặc sau 2 giờ.Probencid: tăng hấp thu Tinaziweld và kéo dài thời gian bán thải.7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tinaziweld. Sử dụng thuốc Tinaziweld cho phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn cũng như kinh nghiệm khi dùng Tinaziweld cho phụ nữ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Tinaziweld cho đối tượng này.Thận trọng khi sử dụng thuốc Tinaziweld cho người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Penicilin, bệnh nhân có tiền sử viêm ruột kết và suy thận.8. Bảo quản thuốc. Bảo quản thuốc Tinaziweld trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ dưới 25 độ C.Để Tinaziweld tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.Không dùng thuốc Tinaziweld đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.Không vứt thuốc Tinaziweld vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Tinaziweld, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng. Lưu ý, Tinaziweld là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, gây biến chứng nặng nề.;;;;;Thuốc Tanarazol có thành phần chính là Tinidazol thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Sau đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Tanarazol. Thuốc Tanarazol có thành phần chính là Tinidazol hàm lượng 500mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ x 10 viên.Thuốc Tanarazol được chỉ định sử dụng trong những trường hợp:Điều trị nhiễm trùng kỵ khí đường tiêu hóa, phụ khoa, da và mô mềm;Điều trị nhiễm Trichomonas niệu sinh dục;Điều trị nhiễm Giardia;Điều trị nhiễm amip ruột và gan;Có tác dụng trong việc dự phòng nhiễm trùng kỵ khí hậu phẫu. 2. Liều dùng và công dụng của thuốc Tanarazol 2.1. Liều dùngĐối với điều trị nhiễm trùng kỵ khí ở người lớn: Sử dụng liều dùng uống 5-6 ngày, 2g/ lần/ ngày đầu, các ngày sau dùng 1g/ lần/ ngày;Đối với điều trị nhiễm Trichomonas ở người lớn: Sử dụng liều duy nhất là 2g; Ở trẻ em thì liều dùng duy nhất là 50-70mg/ kg;Đối với điều trị nhiễm Giardia ở người lớn: Sử dụng liều dùng duy nhất là 2g; Ở trẻ em dùng liều duy nhất là 50-75mg/ kg;Đối với điều trị nhiễm Amip ở người lớn: Sử dụng liều dùng 2g/ lần/ ngày, uống 3 ngày; Ở trẻ em sử dụng liều 50-60mg/ kg/ lần/ ngày, uống 3 ngày;Đối với việc sử dụng để dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu ở người lớn: Sử dụng liều dùng duy nhất là 2g trước khi phẫu thuật 12 giờ.Cần lưu ý: Liều dùng thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và dược sĩ tư vấn sau khi đã được cân nhắc lợi ích và đáp ứng điều trị.2.2. Cách dùng. Tanarazol thường được dùng bằng đường uống với liều duy nhất trong hoặc sau khi ăn. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tanarazol 3.1. Chống chỉ định. Thuốc Tanarazol chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:Không sử dụng Tanarazol ở người quá mẫn với Tinidazol hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc;Không sử dụng Tanarazol ở người mắc loạn tạo máu hoặc có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp;Không sử dụng Tanarazol ở 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc phụ nữ đang cho con bú;Không sử dụng Tanarazol ở người bệnh có các rối loạn thần kinh thực thể.3.2. Tác dụng phụ. Trong quá trình sử dụng Tanarazol điều trị bệnh, người dùng có thể gặp một hoặc nhiều hơn các tác dụng phụ sau đây:Rối loạn tiêu hóa: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, ăn không ngon miệng, đi ngoài, miệng có vị kim loại;Dị ứng: Nổi mày đay, ngứa, phù thần kinh mạch;Ảnh hưởng đến thần kinh: Đau đầu, chóng mặt;Ảnh hưởng đến hệ tạo máu: Giảm bạch cầu hạt.3.3. Thận trọng. Thận trọng sử dụng thuốc Tanarazol trong trường hợp sau đây:Không dùng các chế phẩm có chất kích thích như rượu khi đang sử dụng Tanarazol để điều trị bệnh, bởi có thể có thể gây phản ứng giống disulfiram như đỏ bừng, co cứng bụng, nôn, tim đập nhanh;Thuốc Tanarazol không được sử dụng ở phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu. Giai đoạn sau của thai kỳ, cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích của việc dùng thuốc với khả năng gây hại cho bào thai và người mẹ ở ba tháng thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ;Thuốc Tanarazol có bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy thuốc không được sử dụng cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ hoặc chỉ cho con bú ít nhất sau 3 ngày ngưng thuốc;Thuốc Tanarazol gây tác dụng phụ là chóng mặt và đau đầu, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng ở người lái xe và vận hành máy móc.3.4. Tương tác thuốc. Cimetidin có thể làm giảm thải trừ tinidazol ra khỏi cơ thể. Có thể do cimetidin ức chế chuyển hóa tinidazol ở gan nên làm tăng cả tác dụng điều trị lẫn độc tính;Rifampicin có thể làm tăng thải tinidazol. Có thể do tăng chuyển hóa tinidazol ở gan và làm giảm tác dụng điều trị.Thuốc Tanarazol có thành phần chính là Tinidazol thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Tanarazol được chỉ định trong một số bệnh lý nhiễm trùng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Anozeol được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như sau:Điều trị hỗ trợ đối với những người phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú giai đoạn sớm có thụ thể estrogen dương tính.Điều trị ung thư vú tiến triển đối với những người phụ nữ sau mãn kinh. Hiệu quả chưa được chứng minh đối với những người có thụ thể oestrogen âm tính trừ phi đã có đáp ứng lâm sàng với tamoxifen trước đó.Điều trị hỗ trợ đối với những người phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú giai đoạn sớm có thụ thể oestrogen dương tính, là những người đã được điều trị hỗ trợ bằng Tamoxifen trong thời gian từ 2 đến 3 năm.Tuy nhiên, trong các trường hợp dưới đây, thuốc này sẽ không được phép kê đơn:Những người phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.Những người phụ nữ mang thai và người đang cho con bú bằng sữa mẹ.Người đang bị suy thận nặng với chỉ số thanh thải creatinin dưới 20ml/phút.Người đang bị mắc các bệnh lý về gan mức độ vừa và nặng.Người có cơ địa nhạy cảm hay quá mẫn với thành phần Anastrozole hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.Các trị liệu có oestrogen không nên sử dụng kèm với hoạt chất Anastrozole vì chúng có thể làm mất tác dụng dược lý của thuốc.Không nên sử dụng đồng thời thuốc này cùng lúc với Tamoxifen. 2. Cách dùng và liều dùng của thuốc Anozeol Thuốc Anozeol được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.Đối với người lớn, kể cả người cao tuổi liều điều trị là 1mg x 1 lần/ ngày.Đối với người suy thận nhẹ hoặc trung bình: không cần hiệu chỉnh liều điều trị của thuốc này.Đối với người suy gan nhẹ: không cần hiệu chỉnh liều điều trị.Trẻ em: không khuyến cáo sử dụng thuốc Anozeol. 3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Anozeol Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc Anozeol, bao gồm:Đối với hệ tim mạch: Xuất hiện những cơn bốc hỏa, thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.Toàn thân: Suy nhược cơ thể thường ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình.Đối với hệ cơ xương, mô liên kết và xương: Xuất hiện cảm giác đau hay cứng khớp thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.Đối với hệ sinh sản và tuyến vú: Khô âm đạo, thường ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình.Đối với da và mô dưới da: Tóc thưa, thường ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình. Nổi mẩn đỏ trên da, thường ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình.Đối với hệ tiêu hóa: Tăng tần suất xuất hiện cơn buồn nôn thường ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình hay tình trạng tiêu chảy ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình.Đối với hệ thần kinh: Xuất hiện những cơn nhức đầu, thường ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình.Đối với hệ tiêu hóa: Tăng chỉ số alkaline phosphatase, alanine aminotranferase và aspartate aminotransferase.Tác dụng không mong muốn ít gặp của thuốc Anozeol, bao gồm:Đối với hệ sinh sản và tuyến vú: Xuất huyết âm đạo thường ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình.Chuyển hóa và dinh dưỡng: Xuất hiện tình trạng chán ăn thường ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình. Tăng chỉ số cholesterole trong máu, thông thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.Tiêu hóa: Xuất hiện tình trạng nôn mửa thường ở mức độ nhẹ hoặc và trung bình.Tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp của thuốc Anozeol, bao gồm:Da và mô dưới da: Hồng ban đa dạng, hội chứng Steven-Johnson, phản ứng dị ứng bao gồm phù mạch, nổi mề đay và phản ứng phản vệ.Xuất huyết âm đạo ít được ghi nhận, chủ yếu ở những người bị ung thư vú tiến triển trong vài tuần đầu tiên sau khi chuyển từ liệu pháp nội tiết sang điều trị thuốc Anozeol. 4. Tương tác của thuốc Anozeol Những nghiên cứu về tương tác thuốc trên lâm sàng với antipyrin và cimetidine cho thấy rằng sử dụng chung Thuốc Anozeol với các thuốc khác không gây ra tương tác thuốc, thông qua trung gian thụ thể cytocrome P450 đáng kể trên lâm sàng.Không nên sử dụng đồng thời các liệu pháp có oestrogen với thuốc Anozeol. Nguyên nhân là do nó có thể làm mất tác dụng dược lý của thuốc Anozeol.Tamoxifen không nên dùng đồng thời với thuốc Anozeol. Nguyên nhân là do sự kết hợp này có thể làm giảm tác dụng dược lý của thuốc Anozeol. 5. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Anozeol Không nên sử dụng thuốc Anozeol cho trẻ em vì chưa xác định tính an toàn hiệu quả trên nhóm đối tượng này.Phụ nữ bị loãng xương hoặc có nguy cơ loãng xương cần thận trọng khi sử dụng thuốc Anozeol. Trước khi điều trị với thuốc này, bác sĩ điều trị thường chỉ định đánh giá đúng mức bằng máy đo mật độ xương như máy quét DEXA trước khi điều trị hoặc định kỳ sau đó. Nguyên nhân là do hoạt chất Anastrozole làm giảm tuần hoàn nồng độ estrogen dẫn đến giảm mật độ chất khoáng ở xương. Các dữ liệu tương ứng để chỉ ra ảnh hưởng của bisphosphonate trên sự giảm mật độ chất khoáng ở xương gây ra do hoạt chất Anastrozole.Không kết hợp thuốc Anozeol với các chất có cấu trúc tương tự LHRH.Những người có cơ địa không dung nạp Galactose, khiếm khuyết Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.Thuốc Anozeol không ảnh hưởng đến khả năng lái tàu xe và vận hành máy móc.;;;;;Thuốc Zokazol có thành phần chính là Tinidazole, được sử dụng trong điều trị ký sinh trùng. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng thuốc Zokazol trong bài viết dưới đây. Thuốc Zokazol được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược & thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa - VIỆT NAM. Thuốc được phân loại vào nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thành phần hoạt chất chính của thuốc Zokazol là Tinidazole.Dạng bào chế: viên nén dài bao phim, mỗi viên chứa 500mg Tinidazole và các tá dược khác của nhà sản xuất.Dạng đóng gói: có hai dạng là hộp 10 vỉ x 10 viên hoặc hộp 1 vỉ x 4 viên. 2. Công dụng thuốc Zokazol Tinidazole là dẫn xuất thay thế của hợp chất imidazole có tác dụng chống lại vi khuẩn kị khí và đơn bào. Cơ chế tác dụng của Tinidazole là xâm nhập vào bên trong tế bào vi sinh vật và gây tổn hại DNA hay ức chế tổng hợp DNA.Khả năng chống lại ký sinh trùng bao gồm Trichomonas vaginalis, và Giardia lamblia, Entamoeba histolytica.Khả năng chống lại vi khuẩn kỵ khí bao gồm Bacteroides melaninogenicus, Bacteroides fragilis, Clostridium spp, Bacteroides spp, Fusobacterium spp, ...Hấp thu: Tinidazole được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn sau khi dùng đường uống. Nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương sau 2 giờ uống thuốc.Phân bố: Tinidazole phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể, tỉ lệ gắn kết với protein huyết tương là 12%.Thải trừ: Tinidazole được thải trừ qua gan và thận. 3. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Zokazol Thuốc Zokazol thường được chỉ định trong các trường hợp sau:Nhiễm khuẩn kỵ khí tại đường tiêu hóa, sinh dục, da và mô mềm.Nhiễm Trichomonas tiết niệu – sinh dục. Nhiễm Giardia. Nhiễm amip ruột và amip ganĐiều trị dự phòng nhiễm trùng kỵ khí sau phẫu thuật.Chống chỉ định: tuyệt đối không sử dụng Zokazol trong các trường hợp sau:Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Zokazol. Tiền sử rối loạn huyết học. Tiền sử rối loạn thực kinh thực thể. Phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ. Bà mẹ cho con bú 4. Liều lượng và cách dùng thuốc Zokazol 5. Tác dụng không mong muốn thuốc Zokazol Ngoài tác dụng điều trị, thuốc Zokazol có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng.Liên hệ ngay với trung tâm cấp cứu nếu bệnh nhân có biểu hiện của phản ứng dị ứng sau khi dùng thuốc như mẩn đỏ, mày đay, sưng cổ họng, mặt, môi, lưỡi, khó thở, mạch nhanh, tụt huyết áp, ...Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khác như: miệng có vị kim loại, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, phù thần kinh mạch, chóng mặt, nhức đầu, có thể làm giảm số lượng bạch cầu hạtĐể đảm bảo an toàn, bệnh nhân cần liên lạc ngay với bác sĩ khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng Zokazol. 6. Tương tác thuốc Zokazol Việc điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra sự tương tác thuốc hoặc tương tác giữa thuốc và thực phẩm, điều này dẫn tới thay đổi sinh khả dụng, tác dụng, thậm chí gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, một số bệnh như suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, ung thư, suy gan, suy thận, ... cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc.Vì vậy, để được kê đơn an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các thuốc đang dùng cũng như các bệnh lý đang mắc phải. Đồng thời, cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ về một số loại thực phẩm, đồ uống (như rượu bia, chất kích thích, thực phẩm lên men,...) có thể tương tác với thuốc. 7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Zokazol Thận trọng khi sử dụng thuốc Zokazol ở bệnh nhân có bệnh thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi nghiêm trọng.Cần ngưng thuốc trong trường hợp mất điều phối vận động, chóng mặt, ý thức u ám.Tránh sử dụng rượu trong thời gian dùng thuốc Zokazol. 8. Bảo quản thuốc Zokazol Bảo quản thuốc Zokazol trong bao bì gốc của nhà sản xuất, ở nơi thoáng mát, sạch sẽ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.Để Zokazol tránh xa tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi, tránh chúng không biết nhai phải gây ra những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng.Thuốc Zokazol có hạn sử dụng là 36 tháng, không dùng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu thay đổi màu sắc, tính chất, mùi vị, không còn nguyên tem nhãn.Không vứt thuốc Zokazol vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi được yêu cầu.Trên đây là những công dụng nổi bật thuốc Zokazol, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có được liều dùng tốt nhất.;;;;;Thuốc Miazidil có chứa thành phần chính là Trimetazidin dihydroclorid với hàm lượng là 20mg và các tá dược khác vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc bào chế ở dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói hộp 2 vỉ, mỗi vỉ có 30 viên. Thuốc Miazidil được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây:Phòng cơn đau thắt ngực ở các bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch.Hỗ trợ điều trị các thương tổn mạch máu ở võng mạc.Hỗ trợ điều trị các chứng chóng mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau như vận mạch, hội chứng Meniere hay do ù tai.Mặt khác, thuốc Miazidil chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân như sau:Dị ứng với hoạt chất Trimetazidin dihydroclorid hay các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.Bệnh nhân mắc các tình trạng bệnh lý như suy tim và trụy mạch. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Miazidil Thuốc Miazidil bào chế ở dạng viên nén bao phim, dùng bằng đường uống. Thuốc nên uống cùng nước lọc hay nước sôi để nguội, uống vào đầu các bữa ăn.Dưới đây là liều dùng khuyến cáo của thuốc Miazidil :Phòng cơn đau thắt ngực ở các bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch: Dùng với liều 20mg/lần, mỗi ngày dùng 3 lần, sau đó có thể giảm đến liều là 20mg/lần, mỗi ngày chỉ dùng 2 lần.Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến chuyên khoa mắt và tai: Dùng với liều 40 – 60mg, liều dùng này nên chia thành 2 – 3 lần mỗi ngày để uống.Liều dùng này chỉ là liều dùng khuyến cáo của nhà sản xuất. Tùy theo, tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân để bác sĩ chỉ định liều dùng phù hợp. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc đưa thuốc cho người khác khi có các triệu chứng tương tự. 4. Tác dụng phụ của thuốc Miazidil Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Miazidil đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp. Người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế xảy ra các tác dụng không mong muốn. Thuốc Miazidil nói chung được dung nạp tốt, tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua. Một số tác dụng phụ thường gặp như nhức đầu, phát ban, nổi mề đay, buồn nôn, chướng bụng, ăn không ngon miệng, tăng men gan. Các triệu chứng này thường gặp trong thời gian đầu sử dụng thuốc.Trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc có xảy ra bất kỳ tác dụng nào kể trên hay các tác dụng phụ bất thường nào nghi ngờ do thuốc, nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời và phù hợp. 5. Tương tác thuốc Miazidil Báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng như thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược...để hạn chế xảy ra tương tác khi dùng kết hợp các thuốc trong quá trình điều trị. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu báo cáo về các tương tác thuốc xảy ra khi dùng thuốc Miazidil với các thuốc khác. 6. Các lưu ý khi dùng thuốc Miazidil Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Miazidil như sau:Chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ, sau khi đã xem xét giữa lợi ích của thuốc mang lại và nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trên thai nhi và trẻ bú mẹ.Thận trọng sử dụng thuốc Miazidil cho người cao tuổi, bởi vì đối tượng này thường suy giảm chức năng gan và thận nên nguy cơ tích lũy thuốc khá cao. Người bệnh cần được kiểm tra các chức năng gan và thận trước khi bác sĩ điều trị cho sử dụng thuốc.Ở những người lái xe hay vận hành máy móc cần chú ý đến các tác dụng phụ có thể gặp phải như nhức đầu, chóng mặt do thuốc gây ra, vì vậy, có thể tạm ngưng công việc cho đến khi xác định chắc chắn khả năng thuốc ảnh hưởng trên người bệnh.
question_63618
Công dụng thuốc Leopovidone gel
doc_63618
Leopovidone gel – thuốc bôi ngoài da dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn theo chỉ định. Thuốc Leopovidone gel sản xuất bởi hãng dược phẩm Leopard Medical Brand – Thái Lan.Thành phần chính có trong Leopovidone gel là hoạt chất Povidon iodin hàm lượng 2g cùng tá dược như:Polyvinyl alcohol;Propylen glycol;Glycerin;Tetra natri ethylen diaminetetra-acetat.Vỏ hộp thuốc màu đỏ và vàng cam, góc dưới bên tay trái có hình con hổ và 5 ngôi sao, góc dưới bên tay phải có biểu tượng chữ thập. Đóng gói Leopovidone gel hộp 1 tuýp 2gram.2. Công dụng Leopovidone gel. Thành phần chính có trong Leopovidone gel là hoạt chất Povidon iod (PVP - I). Đây là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidon (povidon), chứa 9 đến 12% iod. Đặc điểm của hoạt chất này là dễ tan trong nước và trong cồn; dung dịch chứa 0,85 - 1,2 % iod có p. H 3,0 - 5,5. Povidon – thành phần có trong thuốc Leopovidone gel được dùng làm chất mang iod. Dung dịch povidon - iod có trong Leopovidone gel giúp giải phóng iod dần dần. Chính vì thế, Leopovidone gel có công dụng kéo dài tác dụng sát khuẩn diệt khuẩn. Bởi vì lượng iod tự do tron Leopovidone gel thấp hơn khoảng 1 phần triệu trong dung dịch.Leopovidone gel có khả năng ngấm qua da, đào thải qua nước tiểu. Thuốc Leopovidone gel hấp thu toàn thân phụ thuộc vào vị trí và tình trạng dùng. 3. Chỉ định Leopovidone gel Thuốc Leopovidone gel là thuốc được chỉ định cho các đối tượng:Bị bỏng;Vết đứt;Vết thương nhỏ;...Ngoài ra, Leopovidone gel còn được dùng để khử trùng, sát khuẩn cho các trường hợp:Vết thương ngoài da;Ngừa nấm;Nhiễm virus;...Dùng Leopovidone gel an toàn theo đúng chỉ định.4. Liều lượng và cách dùng Leopovidone gel. Leopovidone gel chỉ an toàn, hiệu quả khi dùng đúng liều, đúng cách.4.1 Liều dùng Leopovidone gel. Liều dùng thuốc Leopovidone gel cho từng đối tượng:Người lớn: Bôi ngày 2 lần Leopovidone gel Leopovidone gel vào vị trí cần điều trị;Trẻ em: Dùng Leopovidone gel như liều người lớn.Liều dùng Leopovidone gel chỉ mang tính tham khảo. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn liều dùng phù hợp cho từng tình trạng, diễn tiến của bệnh.4.2 Cách dùng Leopovidone gel Thuốc Leopovidone gel bào chế dạng gel bôi ngoài da. Cách dùng thuốc Leopovidone gel đó là bôi một lượng thuốc vừa đủ lên da cần điều trị. Trước khi bôi Leopovidone gel cần làm sạch vết thương. Chú ý, chỉ dùng Leopovidone gel ngoài da, không được uống.5. Quá liều và xử trí. Leopovidone gel khi dùng quá liều có thể gây ra các biểu hiện:Tăng tiết nước bọt;Đau họng;Rát họng;Mắt kích ứng;Đau dạ dày;Tiêu chảy;...Nếu uống Leopovidone gel quá liều cần điều trị bằng cách cân bằng điện giải. Ngoài ra, cần chú ý đến chức năng của thận, tuyến giáp nếu dùng Leopovidone gel quá liều. 6. Chống chỉ định Leopovidone gel. Thuốc Leopovidone gel chống chỉ định trong các trường hợp sau:Quá mẫn/ dị ứng với thành phần có trong Leopovidone gel;Rối loạn tuyến giáp;Có thai;Cho con bú;Trẻ dưới 2 tuổi;Trẻ sinh thiếu tháng;...7. Tương tác thuốc Leopovidone gel. Leopovidone gel có thể gây tương tác khi dùng chung với các chất khác như:Kiềm;Protein;Thuỷ ngân;Natri thiosulfat;...Ngoài ra, Leopovidone gel cũng gây tương tác với:Ánh nắng;Nhiệt độ qua;Thuốc sát khuẩn khác;...Thông báo cho bác sĩ các thuốc khác khi dùng thuốc Leopovidone gel để được thận trọng. 8. Tác dụng phụ Leopovidone gel Leopovidone gel có thể gây ra các tác dụng phụ gồm:Nhiễm axit chuyển hoá;Tăng natri huyết;Chức năng thận;Giảm bạch cầu trung tính;Co giật;Động kinh;Đốm xuất huyết;Suy giáp;Bướu giáp;...Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi bôi Leopovidone gel để được xử trí.9. Có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy dùng Leopovidone gel. Phụ nữ có thai không dùng thuốc Leopovidone gel;Leopovidone gel không dùng khi cho con bú;Lái xe và vận hành máy móc có thể bôi Leopovidone gel;10. Bảo quản Leopovidone gel. Leopovidone gel bảo quản trong nhiệt độ phòng.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Leopovidone gel , người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Leopovidone gel điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
doc_15043;;;;;doc_10385;;;;;doc_58889;;;;;doc_51294;;;;;doc_48239
Levopraid 50 có hoạt chất chính là Levosulpirid, một chất thuộc nhóm benzamid, có tác dụng chống rối loạn tâm thần nhờ phong bế chọn lọc các thụ thể dopamin D2 ở não. Có thể xem Levosulpirid như một thuốc trung gian giữa các thuốc an thần kinh và thuốc chống trầm cảm vì Levosulpirid có cả 2 tác dụng đó. Thuốc Levopraid được chỉ định để điều trị các triệu chứng khó tiêu chức năng như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt cấp và mạn tính.Thuốc Levopraid chống chỉ định ở các bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc; u tuỷ thượng thận; ung thư vú; rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp; thần kinh trung ương bị ức chế, hôn mê, ngộ độc rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh. 2. Liều dùng của thuốc Levopraid 50 2.1. Liều dùng Người lớn:Giảm các triệu chứng khó tiêu chức năng: Liều khuyến cáo là 75mg/ ngày, chia 3 lần.Điều trị tâm thần phân liệt: Liều khuyến cáo là 200 - 300mg/ ngày, chia 3 lần.Trẻ em: Trẻ em trên 14 tuổi: Giảm liều Levopraid.Trẻ em dưới 14 tuổi: Tính an toàn và hiệu quả của Levopraid chưa xác định ở trẻ dưới 14 tuổi, vì vậy không dùng thuốc cho đối tượng này.Bệnh nhân suy thận: Cần giảm liều Levopraid hoặc tăng khoảng cách dùng thuốc tùy thuộc độ thanh thải creatinin của bệnh nhân, cụ thể như sau:Độ thanh thải creatinin 30 - 60ml/ phút: Sử dụng liều bằng 2/3 liều bình thường.Độ thanh thải creatinin 10 - 30ml/ phút: Sử dụng liều bằng 1/2 liều bình thường.Độ thanh thải dưới 10ml/ phút: Sử dụng liều bằng 1/3 liều bình thường. 2.2. Cách dùng Thuốc Levopraid 50 bào chế dạng viên nén và được sử dụng bằng đường uống. Bệnh nhân nên uống thuốc nguyên viên, không nhai và uống với 1 cốc nước sôi để nguội. Thuốc Levopraid nên được uống trước khi ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân sử dụng thuốc Levopraid 50 có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:Thường gặp:Thần kinh: Mất ngủ hoặc buồn ngủ, run.Nội tiết: Tăng tiết prolactin máu, tăng tiết sữa, vô kinh, rối loạn kinh nguyệt.Ít gặp:Thần kinh: Kích thích quá mức, hội chứng ngoại tháp, hội chứng Parkinson.Tim: Khoảng QT kéo dài, rối loạn nhịp tim, xoắn đỉnh.Hiếm gặp:Nội tiết: Chứng vú to ở nam giới.Thần kinh: Rối loạn vận động muộn, sốt cao ác tính do thuốc an thần kinh.Huyết áp: Hạ huyết áp thế đứng, chậm nhịp tim hoặc loạn nhịp.Khác: Hạ thân nhiệt, nhạy cảm với ánh sáng, vàng da ứ mật. 4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Levopraid 50 Cần sử dụng thận trong thuốc Levopraid cho các bệnh nhân sau:Người bị động kinh vì có ngưỡng co giật thấp.Người cao tuổi vì dễ bị hạ huyết áp thế đứng, buồn ngủ và các tác dụng ngoại tháp.Người uống nhiều rượu hoặc đang dùng các loại thuốc chứa cồn vì làm tăng buồn ngủ.Người bị hưng cảm nhẹ vì Levosulpirid liều thấp có thể làm các triệu chứng nặng thêm.Bệnh nhân sốt cao không rõ nguyên nhân nên ngừng thuốc Levopraid để loại trừ hội chứng an thần kinh ác tính.Bệnh nhân có thể bị chóng mặt hoặc buồn ngủ khi dùng thuốc Levopraid. Vì vậy, bệnh nhân nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.Thời kỳ mang thai: Giống các thuốc an thần kinh khác, Levosulpirid qua nhau thai và có thể gây tác dụng phụ trên thần kinh của thai nhi. Do vậy không nên dùng thuốc Levopraid trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 16 tuần đầu.Thời kỳ cho con bú: Levosulpirid bài tiết vào sữa mẹ với lượng tương đối lớn và có thể gây phản ứng không mong muốn đối với trẻ bú mẹ. Do vậy phụ nữ đang cho con bú không nên dùng Levopraid hoặc cần ngừng cho con bú nếu dùng thuốc. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị và/ hoặc gia tăng các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bệnh nhân nên thông báo với y bác sĩ tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng và vitamin đang sử dụng để được tư vấn sử dụng phù hợp. Dưới đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng thuốc Levopraid 50:Sucralfat hoặc các thuốc kháng acid có chứa nhôm hay magie sẽ làm giảm hấp thu Levosulpirid. Vì vậy, nên uống Levosulpirid cách các thuốc trên ít nhất 2 giờ để tránh tương tác.Lithi có thể làm tăng khả năng gây rối loạn ngoại tháp của Levosulpirid do làm tăng khả năng gắn Levosulpirid vào thụ thể dopaminergic D2 ở não. Theo dõi bệnh nhân thận trọng khi phối hợp 2 thuốc trên.Levodopa có tác dụng đối kháng cạnh tranh với Levosulpirid và các thuốc an thần kinh khác. Do vậy chống chỉ định sử dụng đồng thời Levosulpirid với Levodopa.Rượu có thể làm tăng tác dụng an thần của Levopraid. Bệnh nhân nên tránh uống rượu và các thức uống có cồn trong khi dùng thuốc.Các thuốc hạ huyết áp: Levopraid có thể làm tăng hạ huyết áp và gây hạ huyết áp tư thế, vì vậy cần lưu ý khi phối hợp các thuốc trên.Trên đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Levopraid. Nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về thuốc, bệnh nhân nên liên hệ nhân viên y tế để được giải đáp.;;;;;Hepavudin thuộc nhóm thuốc điều trị các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, virus. Thuốc Hepavudin được điều chế ở dạng viên nén bao phim, với thành phần chính là Lamivudine, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm gan, xơ gan, ghép gan, suy giảm miễn dịch,... Hepavudin thuộc nhóm thuốc điều trị các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, virus. Thuốc Hepavudin được điều chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc là Lamivudine với hàm lượng 100mg. Quy cách đóng gói gồm 1 hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 4 viên. Thuốc Hepavudin thường được sử dụng trong các trường hợp viêm gan, xơ gan, ghép gan, suy giảm miễn dịch,... Lamivudine có bản chất là một thuốc kháng retrovirus, có khả năng ức chế enzym phiên mã ngược của virus. Lamivudine có cấu trúc tương tự deoxycytidine triphosphate, đây là cơ chất tự nhiên giúp cho enzyme phiên mã ngược. Thuốc Hepavudin có khả năng hợp nhất vào DNA gây kết thúc phiên mã ngược. Ngoài ra, thuốc Hepavudin còn có tác dụng kìm virus HIV-1, HIV-2 và ức chế sự phát triển của virus viêm gan B ở người mắc bệnh mạn tính. 3. Chỉ định sử dụng thuốc Hepavudin Bệnh nhân mắc viêm gan virus mạn tính (HBV) có các biểu hiện:Men gan tăng cao gấp 2 lần so với bình thường;Xơ gan mất bù hoặc còn bù;Hệ thống miễn dịch suy yếu;Cấy, ghép gan;Bệnh về gan dạng viêm hoại tử.Bệnh nhân có các vấn đề về gan kết hợp với điều trị nhiễm virus. 4. Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Hepavudin Người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc (Lamivudine) không dùng Hepavudin.Khi kết hợp thuốc Hepavudin với Trimethoprim/Sulfamethoxazole sẽ làm giảm độ thanh thải ở thận và tăng sinh khả dụng của thuốc, điều này thể hiện qua trị số đo diện tích dưới đường cong nồng độ – thời gian (AUC).Lamivudine sẽ làm tăng nồng độ Zidovudine trong máu nếu kết hợp 2 hoạt chất này.Trong quá trình sử dụng thuốc Hepavudin có thể xuất hiện các tác dụng phụ, thường gặp nhất là mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, khó chịu, sốt, buồn nôn, nôn, trầm cảm, rét run, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, tăng nồng độ enzyme amylase, dị cảm, đau khớp, bệnh dây thần kinh ngoại biên, vấn đề ở mũi, ho, số lượng bạch cầu trung tính giảm, nồng độ men gan tăng,... Các triệu chứng ít gặp hơn mà thuốc Hepavudin có thể gây ra như giảm số lượng tiểu cầu, viêm tụy, nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.Sau khi ngừng thuốc, bệnh nhân vẫn có nguy cơ phát bệnh. Do đó nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đồng thời đánh giá chức năng gan tối thiểu 4 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời khi bệnh tái phát.Ở những trẻ sớm mắc bệnh viêm tụy hoặc có yếu tố nguy cơ phát triển thành viêm tụy cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ khi kết hợp Lamivudine với Zidovudine. Trong các trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của viêm tụy thì cần ngưng sử dụng thuốc ngay.Với trẻ em dưới 12 tuổi hoặc thiếu niên có cân nặng tới 50kg bị suy chức năng thận không nên kết hợp các sản phẩm có chứa Lamivudine với Zidovudine.Thuốc Hepavudin không có tác dụng chữa khỏi HIV hoàn toàn, do đó bệnh nhân vẫn tiếp tục bị nhiễm bệnh (kể cả nhiễm trùng cơ hội) do nhiễm HIV. Trong thời gian điều trị người bệnh phải được theo dõi thường xuyên và chăm sóc liên tục.Thuốc Hepavudin không có tác dụng làm giảm khả năng lây truyền HIV từ người này sang người khác, do đó trong khi quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su là điều rất cần thiết.Với nhóm đối tượng đang mang thai có thể sử dụng thuốc để làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi. Tuy nhiên nếu kết hợp thuốc Hepavudin dạng viên với Zidovudine thì tuyệt đối không được sử dụng cho nhóm đối tượng này.Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được các thành phần trong thuốc Hepavudin có tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó không thể loại bỏ khả năng xuất hiện các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra với trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, với những người mẹ đang nhiễm HIV không khuyến cáo cho con bú vì làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho con qua đường sữa mẹ. 5. Hướng dẫn sử dụng thuốc Hepavudin Liều lượng sử dụng thuốc Hepavudin tùy thuộc vào cân nặng, tuổi tác, thể trạng của bệnh nhân. Chính vì vậy liều dùng có thể thay đổi để phù hợp nhất với từng đối tượng.Trẻ nhỏ trên 12 tuổi và người lớn: Liều khuyến cáo cho những đối tượng này là 100mg/lần/ngày. Bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bình thường khi xảy ra đáp ứng chuyển huyết thanh Hbe. Ag và/hoặc Hbs. Ag tì cần ngưng sử dụng Hepavudin ngay.Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi có liều khuyến cáo là 3mg/kg/lần/ngày. Không được cho trẻ dùng quá 100mg thuốc Hepavudin trong 1 ngày. Với những trẻ đang mắc bệnh suy thận cần giảm liều thuốc.Những đối tượng đang nhiễm HIV nên sử dụng thuốc Hepavudin theo hướng dẫn sau:Người lớn và thiếu niên từ 16 tuổi trở lên: Nếu cân nặng lớn hơn 50kg, bệnh nhân cần uống 150mg thuốc Hepavudin kết hợp với 300mg thuốc có chứa Zidovudine, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Cân nặng nhỏ hơn 50kg thì bệnh nhân cần kết hợp 2mg Lamivudine/kg với 4mg Zidovudine/kg, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.Người từ 12 tuổi đến 16 tuổi: Cân nặng ≥ 50kg uống 150mg thuốc Hepavudin và 300mg thuốc có chứa Zidovudine, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.Trẻ từ 3 tháng đến 12 tuổi: Cần uống 4mg thuốc Hepavudin với 1kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Bệnh nhân không được sử dụng quá 300mg thuốc Hepavudin trong 1 ngày.Đối với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng của thận cần phải được giảm liều, liều lượng sử dụng thuốc sẽ dựa trên độ thanh thải creatinin (ml/phút).Những đối tượng mắc bệnh viêm gan B virus mãn tính:Người trưởng thành: 100mg/ngày/lần.Trẻ nhỏ trên 2 tuổi: 3mg/kg, 1 lần/ngày (không uống quá 100mg/ngày).Người bị suy giảm chức năng thận cần phải được giảm liều theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Người mắc bệnh viêm gan virus B kết hợp với HIV nên sử dụng thuốc Hepavudin theo liều kháng virus HIV. 6. Quá liều thuốc Hepavudin và cách xử trí Cho đến hiện nay có rất ít thông tin về các trường hợp quá liều thuốc Hepavudin, vẫn chưa ghi nhận các triệu chứng lâm sàng hay cận lâm sàng nào. Chính vì vậy không có thuốc giải độc khi bạn không may xảy ra tình trạng quá liều.Thuốc Hepavudin có tác dụng hiệu quả trong các trường hợp điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, ghép gan, suy giảm miễn dịch,... Hepavudin là thuốc kê đơn, do đó bạn chỉ nên sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc Hepavudin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu không được sử dụng đúng cách, do đó bạn cẩn thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.;;;;;Thuốc Leprozine Tab là thuốc chống dị ứng, dùng trong các trường hợp quá mẫn, với thành phần chính là Levodropropizine, hàm lượng 60mg, bào chế dưới dạng viên nén. Để biết thêm thông tin chi tiết về công dụng và chỉ định của thuốc Leprozine Tab bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. 1. Chỉ định, công dụng thuốc Leprozine Tab Thuốc Leprozine Tab được dùng trong các trường hợp sau:Ho khan, ho không rõ nguyên nhân. Viêm phế quản cấp và mạn tính. Công dụng - Cơ chế:Levodropropizine là một hoạt chất giúp giảm ho khan.Thuốc leprozine tab ít bị ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh trung ương.Leprozine tab có hoạt tính chống lại sự co thắt phế quản gây ra bởi capsaicin, histamin và aerosol ở những con chuột lang tỉnh táo và thuốc cũng ức chế cơn co thắt phế quản gây ra bởi bradykinin, capsaicin và serotonin ở chuột lang được gây mê.Thuốc Leprozine tab được hấp thu nhanh chóng và phân phối trên toàn cơ thể sau khi uống, thời gian bán thải từ 1h đến 2h.Thuốc Leprozine tab được thải trừ khoảng 83% qua nước tiểu trong vòng 96h. 2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Leprozine Tab Liều dùng tham khảo:Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 01 viên /lần x 1-3 lần/ngày, thời gian cách nhau ít nhất 6h.Trẻ từ 2 -12 tuổi: uống với liều 1mg/kg/lần x 1 - 3 lần/ ngày. Không nên dùng thuốc Leprozine tab quá 7 ngày.Cách dùng: Thuốc Leprozine tab nên uống giữa các bữa ăn. Liều dùng trên mang tính chất tham khảo, liều dùng có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào tuổi và mức độ triệu chứng của bệnh nhân. 3. Chống chỉ định dùng thuốc Leprozine Tab Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm hay kích ứng với các thành phần hay tá dược có trong thuốc leprozine tab.Trường hợp người bệnh có tăng tiết nhiều chất nhầy. Bệnh nhân suy giảm chức năng gan nặng.Trẻ em dưới 24 tháng tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. 4. Tương tác thuốc Leprozine Tab Thuốc an thần, giảm đau khi dùng cùng Leprozine tab làm tăng tác dụng an thần, giảm đau. 5. Tác dụng phụ của thuốc Leprozine Tab Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, chậm tiêu, ợ chua, nôn, buồn nôn.Suy nhược thần kinh, mệt mỏi. Ngủ gà. Hôn mêĐau đầu, chóng mặt. Tim nhịp nhanh 6. Những lưu ý khi dùng thuốc Leprozine Tab Nên thận trọng trong khi lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc gây tác dụng phụ ngủ gà.Nên thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng, người già, bệnh nhân suy tim nặng.Thuốc Leprozine Tab nên dùng trong 7 ngày điều trị, nếu sau thời gian đó triệu chứng không thuyên giảm nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.Thuốc Leprozine tab chống chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú, nếu thật sự cần thiết thì khi sử dụng Leprozine tab phải dừng nuôi con bằng sữa mẹ.Quá liều thuốc Leprozine tab: Qua các nghiên cứu lâm sàng chưa thấy dấu hiệu nghiêm trọng khi dùng Leprozine tab quá liều. Tuy nhiên nếu bạn dùng quá liều thuốc cần được nhanh chóng xử lý bằng cách: gây nôn, rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính,....Quên liều thuốc Leprozine tab: Nếu quên một liều thuốc Leprozine tab, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu liều đã quên gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua nó và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch và không nên dùng gấp đôi liều bác sĩ chỉ định.Leprozine tab là thuốc chống dị ứng, điều trị ho khan, ho không rõ nguyên nhân, viêm phế quản cấp/mạn. Để đảm bảo dùng thuốc đúng chỉ định, đúng liều dùng bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến thuốc Leprozine tab hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp.;;;;;Thuốc Levobac chứa thành phần chính là hoạt chất Levofloxacin với tác dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc về công dụng và cách hướng dẫn sử dụng thuốc Levobac. Levobac là thuốc được sản xuất dưới dạng dung dịch tiêm truyền với thành phần chính là hoạt chất Levofloxacin. Mỗi túi dịch truyền có thể tích 150ml, trong đó có chứa Levofloxacin Hemihydrate tương ứng 750mg Levofloxacin và các tá dược vừa đủ.Levofloxacin là một kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolone có khả năng kháng khuẩn tổng hợp dùng cho đường uống và đường tĩnh mạch. Đây là một tác nhân giúp ức chế sự tổng hợp ADN vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV ADN và có tính diệt khuẩn cao in vitro.Phổ tác dụng của Levofloxacin bao gồm các vi khuẩn Gram dương và Gram âm điển hình như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, các vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và các vi khuẩn không điển hình. Thông thường không xảy ra đề kháng chéo giữa levofloxacin và các nhóm thuốc kháng sinh khác. Trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa cần dùng thêm liệu pháp phối hợp.Thuốc Levobac có một số đặc điểm dược động học như sau:Hấp thu: Sau khi đi vào cơ thể, Levofloxacin có khả năng hấp thu nhanh với sinh khả dụng tuyệt đối lên đến khoảng 100%. Sự hấp thu này ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn.Phân bố: Có khoảng 30-40% Levofloxacin gắn được vào protein huyết thanh. Thuốc đạt được trạng thái ổn định về nồng độ trong vòng 3 ngày và có khả năng thâm nhập tốt vào mô xương, dịch nốt bỏng, mô phổi nhưng kém vào dịch não tủy.Chuyển hoá: Levofloxacin có tỷ lệ chuyển hóa rất thấp, chỉ chiếm < 5% lượng được bài tiết bằng đường nước tiểu.Thải trừ: Thời gian thải trừ Levofloxacin khỏi huyết tương xảy ra tương đối chậm với T1/2 từ 6-8 giờ. Đối với bệnh nhân suy thận thì khả năng thải trừ và thanh thải ở thận giảm đi, đồng thời thời gian bán thải tăng lên. Hoạt chất Levofloxacin Hemihydrate sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Levofloxacin. Đây là kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolon và có khả năng ức chế Enzym Topoisomerase II, IV và các enzym khác trong các giai đoạn sao chép, phiên mã, sửa chữa ADN của vi khuẩn.Levofloxacin Hemihydrate có khả năng ức chế với vi khuẩn kỵ khí và Gram dương tốt hơn so với các thuốc khác cùng nhóm. Tuy nhiên tác dụng trên Pseudomonas Aeruginosa yếu hơn so với hoạt chất Ciprofloxacin.. 3. Chỉ định- chống chỉ định của thuốc Thuốc Levobac được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi cộng đồng.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da, tổ chức dưới da có biến chứng hoặc không.Viêm tuyến tiền liệt.Dự phòng và điều trị bệnh Than.Chống chỉ định sử dụng Levobac trong các trường hợp:Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon.Người bị động kinh, tiền sử bệnh gân cơ do Fluoroquinolon, thiếu Enzym G6PD.Phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú.Người dưới 18 tuổi. 4. Hướng dẫn sử dụng thuốc Levobac Cách sử dụngĐường dùng: Thuốc Levobac được sử dụng bằng đường truyền tĩnh mạch chậm, khi truyền nhanh có nguy cơ gây ra hạ huyết áp. Không được tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trực tiếp vào cột sống hay phúc mạc.Thời gian truyền khác nhau tùy thuộc vào liều thuốc: Với liều 250mg truyền trong 60 phút và liều 750mg truyền trong 90 phút.Dung dịch thuốc có thể sử dụng ngay hoặc pha loãng với một số dung dịch thích hợp như nước cất pha tiêm, Dextrose 5%, Natri Clorid 0,9%, Ringer Lactat, Natri Bicarbonat 5%,...Liều dùng được chỉ định bởi bác sĩ hoặc tham khảo liều sau:Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trong khoảng thời gian từ 7 - 14 ngày.Đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp dùng liều 750mg/lần/ngày.Viêm phổi cộng đồng dùng liều 750mg/lần, 1 - 2 lần/ngày.Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu với liều 250mg/lần/ngày với thời gian điều trị tùy trường hợp:Nhiễm khuẩn có biến chứng hoặc viêm thận - bể thận cấp điều trị trong 10 ngày.Nhiễm khuẩn không biến chứng điều trị trong 3 ngày.Điều trị bệnh Than dùng liều 750mg/lần/ngày trong 8 tuần.Điều trị viêm tuyến tiền liệt với 750mg/lần/ngày.Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da trong 7 - 14 ngày.Trường hợp có biến chứng với liều 750mg/lần/ngày.Trường hợp không biến chứng với liều 500mg/lần/ngày.Đối với người bị suy gan thì không cần điều chỉnh liều. 5. Tác dụng phụ của thuốc Levobac Trong quá trình sử dụng thuốc Levobac có thể xảy ra một số phản ứng bất lợi sau:Các phản ứng thường gặp như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ, kích ứng tại vị trí tiêm, tăng men gan.Các phản ứng ít gặp hơn như hoa mắt, lo lắng, kích động, đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, táo bón, tăng Bilirubin máu, viêm âm đạo, nhiễm Candida sinh dục, phát ban, nổi mẩn.Các phản ứng hiếm gặp có thể xảy ra như tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, yếu cơ, đau khớp, viêm tủy xương, viêm gân Achille, co giật, giấc mơ bất thường, loạn thần, trầm cảm, sốc phản vệ, phù Quinck, hội chứng Stevens - Johnson, Lyelle, viêm đại tràng kết màng giả, khô miệng, viêm dạ dày, lưỡi sưng phù.Khi gặp phải các phản ứng bất thường, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ về các phản ứng phụ để có biện pháp xử trí kịp thời. 6. Tương tác giữa Levobac và các thuốc khác Thuốc Levobac có thể gây ra một số tương tác khi sử dụng cùng các thuốc sau:Theophylin: Các thuốc thuộc nhóm Quinolon có thể làm tăng nồng độ của Theophylin trong máu nên cần giám sát và hiệu chỉnh liều dùng khi sử dụng hai thuốc này cùng nhau.Thuốc kháng Vitamin K (Warfarin): Có thể dẫn đến tăng thời gian đông máu, chảy máu.NSAID: Dùng cùng lúc với Levofloxacin có nguy cơ làm tăng kích thích thần kinh trung ương và co giật.Thuốc hạ đường huyết (Insulin) khi dùng với Levofloxacin có nguy cơ gây rối loạn đường huyết. Do đó, cần theo dõi chặt chỉ số đường huyết trong quá trình điều trị.Các loại thuốc bài tiết ở ống thận như Probenecid, Cimetidin,... khi dùng chung với Levofloxacin có thể tăng độc tính trên thận, đặc biệt ở người bị suy thận.Trên đây là một số thông tin về thuốc Levobac và những lưu ý khi sử dụng. Vì Levobac là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ/ dược sĩ để có đơn kê phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.vn, trungtamthuoc.com;;;;;Thuốc Hazidol 1.5mg có tác dụng điều trị hội chứng Gilles de la Tourette hoặc nôn do hóa trị liệu và chiếu tia X trị ung thư. Hazidol 1.5mg là sản phẩm của Pymepharco.Thành phần chính: Haloperidol 1,5mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên bao phim.Dược lực học:Haloperidol là một thuốc an thần kinh thuộc nhóm Butyrophenon. Theo các nghiên cứu dược lý cho thấy Haloperidol có cùng tác dụng trên hệ thần kinh trung ương như Clopromazin và các dẫn chất Phenothiazin khác. Nó có tính đối kháng ở thụ thể dopamin, tác dụng kháng dopamin này nói chung được tăng lên đáng kể bởi Haloperidol. Tuy nhiên, tác dụng gây ngủ kém hơn so với Clopromazin.Ngoài ra, Haloperidol có tác dụng chống nôn rất mạnh. Trong các tác dụng trung ương, còn có tác dụng lên hệ ngoại tháp. Haloperidol có rất ít tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm. Khi ở liều bình thường, không có tác dụng kháng adrenalin cũng như kháng cholin. Vì cấu trúc của haloperidol gần giống như acid gamma - amino - butyric.Haloperidol không có tác dụng kháng histamin. Nhưng có tác dụng mạnh giống papaverin trên cơ trơn. Hiện nay, chưa có báo cáo nào về phản ứng dị ứng. Khi điều trị thuốc trong thời gian dài không thấy gây chứng béo phì, trong khi chứng này là vấn đề nổi bật khi điều trị với Phenothiazin. Người bệnh không bị an thần. Do đó làm tăng khả năng thực hiện tâm lý liệu pháp.Dược động học:Hấp thu: Sau khi uống, Haloperidol sẽ được hấp thu từ 60-70% ở đường tiêu hoá. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh sẽ đạt được sau khoảng 4-6 giờ.Chuyển hoá: Haloperidol được chuyển hoá chủ yếu qua cytocrom P450 của microsom gan, chủ yếu bằng cách khử alkyl oxy hoá. Chính vì vậy có sự tương tác thuốc khi Haloperidol được điều trị đồng thời với những thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế enzym oxy hóa thuốc ở gan.Thải trừ: Haloperidol được bài tiết vào phân khoảng 20% và nước tiểu khoảng 33%. Chỉ có 1% thuốc được bài tiết qua thận ở dạng không bị chuyển hoá. Chất chuyển hoá không có tác dụng dược lý. 2. Công dụng thuốc Hazidol Thuốc Hazidol 1.5mg điều trị những trường hợp sau:Những người có các biểu hiện tâm thần cấp và mạn, kể cả tâm thần phân liệt và các cơn hưng cảm.Có hành vi gây hấn và kích động ở bệnh nhân bị hội chứng não mạn tính và trì trệ tâm thần.Điều trị hội chứng Gilles de la Tourette.Điều trị chứng nôn do hóa trị liệu và chiếu tia X để trị ung thư. 3. Liều dùng - Cách sử dụng thuốc Hazidol 1.5 Liều khởi đầu: Dùng 1 - 2mg x 2 - 3 lần/ngày, tối đa có thể tăng 30 - 40mg/ngày.Liều duy trì: Dùng 1 - 2mg x 3 - 4 lần/ngày.Đối với trẻ em, người già, suy yếu: Dùng khởi đầu 0,5 - 1,5mg. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Hazidol 1.5 Những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.Tình trạng hôn mê và ức chế thần kinh trung ương do rượu, các thuốc gây trầm cảm, tiền sử các bệnh lý co giật, hội chứng Parkinson.Những người già trước nay có triệu chứng giống Parkinson. 5. Tác dụng phụ của thuốc Hazidol 1.5 Thường gặp: Kích động, trầm cảm, lo âu, lú lẫn, choáng váng. Một số trường hợp nặng thêm triệu chứng tâm thần và co giật, tăng prolactin máu, nữ hóa tuyến vú, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.Hiếm gặp: Rối loạn nhịp tim, nhanh nhịp tim, hạ huyết áp thế đứng. 6. Tương tác thuốc Rượu bia và các thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống đông.Tương tác thuốc xảy ra sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và gia tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Chính vì vậy, trước khi dùng thuốc Hazidol 1.5, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc này đồng thời với các thuốc khác.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Hazidol 1.5, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Hazidol 1.5 điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
question_63619
8 cách để thực sự tận hưởng những điều nhỏ bé
doc_63619
Khuyến khích bản thân tận hưởng những điều nhỏ bé trong cuộc sống là liệu pháp tâm thần làm cho cuộc sống của bạn trở nên phong phú hơn, cải thiện sức khỏe tinh thần và hạn chế những bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là 8 cách để thực sự tận hưởng những điều nhỏ bé mỗi ngày. 1. Đừng nghĩ về nó như một lời nói sáo rỗng Bạn có thể đã nghe lời khuyên “hãy tận hưởng những điều nhỏ bé trong cuộc sống” đến nỗi những lời nói đó gần như trở nên vô nghĩa. Nhưng nghiên cứu cho thấy cụm từ nhỏ này có một số lợi ích lớn đằng sau nó. Một nghiên cứu vào năm 2012 đã liên kết sự đánh giá cao hơn với việc tăng sự hài lòng trong cuộc sống hơn là các đặc điểm tính cách, lòng biết ơn và các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác và dân tộc.Dành thời gian để đánh giá cao những thú vui mà cuộc sống mang lại cho dù là nhỏ nhất cũng có thể thúc đẩy sự hài lòng ngay cả khi mọi thứ không diễn ra đúng như mình mong đợi. Có thể bạn cảm thấy hơi buồn khi độc thân, đặc biệt là khi bạn bè bắt đầu lập gia đình hoặc có con. Nhưng bạn có thể cảm thấy vui sướng vô cùng khi thức dậy trên chiếc giường hoàn toàn của bạn trong một ngôi nhà yên tĩnh.Việc theo đuổi những rung cảm tốt đẹp này thậm chí có thể cải thiện sức khỏe của bạn. Những cảm xúc tích cực mà bạn trải qua khi tận hưởng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống có thể giúp:Cải thiện sức khỏe tim mạch;Tăng cường hệ thống miễn dịch;Giảm đau và giảm căng thẳng;Có một cuộc sống lâu hơn. 2. Thức dậy sớm hơn 15 phút mỗi ngày Thức dậy sớm vào buổi sáng cũng không có nghĩa là bạn phải vội vã trải qua vào buổi sáng của mình. Hãy coi 15 phút này như một món quà cho chính bạn để bắt đầu một ngày mới với sự hài lòng và bình tĩnh. Thế giới thường cảm thấy khác vào buổi sáng, vì vậy hãy bước ra ngoài hoặc đứng gần cửa sổ đang mở để thưởng thức đồ uống buổi sáng mà bạn yêu thích. Thay vì tập trung vào những tiêu cực như khu chung cư tồi tàn hoặc thùng rác trong sân nhà hàng xóm thì hãy để ý những điều tích cực. Có thể đó là chú mèo thân thiện, không khí se lạnh buổi sáng hay những vệt bình minh cuối cùng trên bầu trời rực rỡ. Thử tay nghề làm vườn để tận hưởng những điều nhỏ bé 3. Đi bộ đường dài để tận hưởng những điều nhỏ bé Đi bộ là một cách đơn giản để bước ra khỏi không gian thông thường của bạn và tìm thấy niềm vui trong thế giới tự nhiên. Đi bộ có thể giúp giảm căng thẳng và thúc đẩy cảm xúc tích cực bằng cách thúc đẩy tâm trạng tức thì như ánh sáng mặt trời và không khí trong lành. Nó cũng có thể đánh thức sự tò mò và sáng tạo khi bạn nhận thấy những loài chim và thực vật mà bạn chưa từng thấy trước đây. 4. Thử tay nghề làm vườn để tận hưởng những điều nhỏ bé Nghiên cứu từ năm 2020 cho thấy làm vườn hộ gia đình, đặc biệt là làm vườn rau có thể cải thiện sức khỏe tâm thần. Tưới nước cho cây và xem nó phát triển thành cây ra hoa hoặc kết trái có thể cảm thấy vô cùng bổ ích. Nếu cây của bạn tạo ra thứ gì đó có thể ăn được bạn có thể thưởng thức lại thành quả của mình.Ngoài ra, theo kết quả của một nghiên cứu vào năm 2007, vi khuẩn lành mạnh sống trong bụi bẩn có thể giúp tăng sản xuất serotonin trong não của bạn. Serotonin có thẻ giúp giải tỏa tâm trạng thấp thỏm hoặc lo lắng và giúp bạn tận hưởng buổi làm vườn dễ dàng hơn. 5. Nói chuyện với ai đó mà bạn quan tâm Giọng nói của một người thân yêu là một niềm vui nhỏ mà nhiều người có xu hướng bỏ quả. Nghe họ cười hoặc kể một câu chuyện có thể mang lại cho bạn niềm vui theo một cách khác mà một tin nhắn không có giọng nói không mang lại được.6. Nướng một cái gì đó. Mọi người thường vội vàng trong hành động ăn uống, nhưng thực phẩm có thể mang lại nhiều niềm vui cho cuộc sống hàng ngày của bạn. Nướng là một trong những cách để biến nhà bếp của bạn trở thành một nơi hạnh phúc hơn. Nướng không chỉ tạo ra một món ăn ngon mà nó cũng có thể giúp làm dịu lo lắng, trầm cảm, căng thẳng và các triệu chứng sức khỏe tâm thần khác.7. Đọc một cuốn sách. Nếu thích đọc sách, có lẽ bạn cũng đã quen với niềm vui được hấp dẫn bởi một câu chuyện mới. Đọc sách có thể truyền cảm hứng và khiến bạn mất tập trung khỏi những lo lắng.Theo một cuộc khảo sát năm 2013 của Booktrust, một tổ chức từ thiện ở Anh thúc đẩy việc đọc sách, những người đọc thường xuyên có xu hướng:Có cuộc sống hài lòng hơn;Báo cáo mức độ hạnh phúc cao hơn;Tin rằng cuộc sống của họ là đáng giá.Sách nói cung cấp một sự thay thế tuyệt vời cho sách vật lý nếu bạn không thể tạo thói quen đọc sách thường xuyên vì bất kỳ lý do gì. Đi bộ đường dài để tận hưởng những điều nhỏ bé 8. Đi ngắm sao để tận hưởng những điều nhỏ bé Các ngôi sao là những thứ khá rộng lớn, không phải là những thứ nhỏ bé. Tuy nhiên, dành một vài phút vào buổi tối để bước ra ngoài và nhìn lên là một hành động nhỏ có thể tạo ra cảm giác kinh ngạc và vui vẻ.Theo nghiên cứu năm 2014 khám phá những lợi ích của các hoạt động thiên nhiên vào ban đêm, những người ngắm sao thường xuyên báo cáo những cảm xúc tích cực như thư giãn, ngạc nhiên và kết nối với thiên nhiên.Tóm lại, khoảnh khắc vui vẻ mà bạn có được mỗi ngày sẽ tăng thêm, tạo nên sự hài lòng và mãn nguyện nhờ vào những điều nhỏ bé. Vì vậy, bạn nên khuyến khích bản thân tận hưởng những điều nhỏ bé trong cuộc sống này như một thú vui, đây chính là liệu pháp tâm thần làm cho cuộc sống của bạn trở nên phong phú hơn.com, liveboldandbloom.com
doc_8785;;;;;doc_37693;;;;;doc_11440;;;;;doc_6358;;;;;doc_24566
Các chuyên gia tin rằng bạn sẽ luôn tìm được lý do để vui vẻ bất kể điều gì đang diễn ra trong cuộc sống. Và bí quyết chính là chủ động biến những khoảnh khắc nhỏ bé và đơn giản trở nên đặc biệt. Bạn có thể nghĩ về những điều khiến mình hạnh phúc và viết một danh sách những gì mình có thể thực hiện trong suốt cả ngày để cân bằng năng lượng. Những ngày giãn cách xã hội đầu tiên, hầu hết mọi người phải ở nhà, chủ yếu chỉ ra vào giữa các phòng, lấy đồ ăn và xem cập nhật tin tức và các chương trình giải trí. Sau đó, một số người nhận ra rằng cuộc sống như vậy thực sự không phù hợp với họ. Có người sẽ cảm thấy buồn chán và uể oải như thể toàn bộ nhiệt huyết đã bị hút mất. Để cân bằng năng lượng trong cơ thể và vượt qua được giai đoạn khó khăn này, bạn cần phải tìm ra những thứ mang lại niềm vui cho mình.Trong giai đoạn phải giãn cách xã hội, có vẻ như nhiều người khó cảm thấy vui khi nghe số ca nhiễm bệnh và tử vong tăng cao, những trụ cột gia đình bị mất việc làm. Chúng ta không thể gặp gỡ bạn bè và gia đình của mình, không thể những nơi giải trí - quán bar, cà phê, nhà hàng - bởi tất cả đều đóng cửa. Một số người đang phải chịu rất nhiều căng thẳng về tài chính do hậu quả của dịch bệnh bùng phát. Những người khác lo lắng về việc các thành viên trong gia đình bị ốm, hoặc bản thân mắc bệnh. Sự sợ hãi tạo nên cảm giác lo lắng và trầm cảm. Mặc dù không được lựa chọn hoàn cảnh của mình, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chọn cách phản ứng với cuộc sống. Và trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn đều có cơ hội để tìm kiếm niềm vui.Có thể bạn sẽ cần những khoảnh khắc trong ngày đáng để mong đợi, ví dụ như cảm giác cả ngày mong đến giờ đi hẹn hò vào những tối cuối tuần trước giãn cách. Nhưng khi không thể ra ngoài tụ tập, bạn cần biến những thói quen hàng ngày của mình trở thành niềm vui. Sau đây là 10 gợi ý giúp lấy lại tinh thần và cân bằng năng lượng mà bạn có thể tham khảo: 1. Vào bếp Một trong những điều có thể mang đến niềm vui cho bạn là nấu ăn và làm bánh. Bạn sẽ vui vẻ tập trung toàn thời gian và suy nghĩ vào quá trình chế biến, cũng như thấy ngạc nhiên trước những sáng tạo của mình. Đến khi hoàn thành, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tràn trề tự hào vì đã đạt được một thành tích mới. 2. Cập nhật danh sách những bộ phim sẽ xem Lập một danh sách bao gồm những bộ phim hay để với người bạn đời của mình. Cả hai bạn sẽ dành cả buổi tối bên nhau, nằm dưới tấm chăn và trước màn hình TV để thưởng thức một câu chuyện ý nghĩa. 3. Làm sáng không gian nhà Bạn có thể mua hoa và cắm vào lọ đặt trên bàn ăn - nơi bạn dễ dàng nhìn thấy và tự mỉm cười mỗi lần đi ngang qua. 4. Hoạt động thể chất Nếu không thể đến phòng tập hay chạy bộ ngoài công viên, bạn có thể bắt đầu buổi sáng của mình bằng một điệu nhảy quanh bếp. Những khoảnh khắc lắc lư tự do theo bài nhạc yêu thích sẽ chuẩn bị cho bạn một ngày tích cực hơn ở phía trước. Bạn có thể hoạt động thể chất với những điệu nhảy yêu thích trong ngôi nhà của mình 5. Nghỉ ngơi, thư giãn Thời gian ở nhà của bạn trong những ngày giãn cách xã hội giống như một cơ hội để nạp năng lượng. Khi tinh thần được nâng lên, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hy vọng và lạc quan. 6. Tận hưởng không gian yên lặng 7. Lạc vào một câu chuyện hay Hãy tận dụng thời gian giãn cách xã hội để giải quyết đống sách đã nằm trên giá sách mà bạn chưa đụng đến trong một thời gian. Đọc 1 - 2 chương trước khi thiếp đi vào ban đêm sẽ giúp bạn có một giấc ngủ hạnh phúc. Đọc sách và hòa vào câu chuyện giúp bạn cân bằng năng lượng trong cơ thể 8. Tắm nước nóng Nếu có điều kiện, hãy ngâm mình trong bồn nước nóng với nhiều bong bóng xà phòng, thắp một vài ngọn nến và thậm chí có thể nhâm nhi một chút rượu như một diễn viên trong phim điện ảnh. 9. Phối quần áo Lấy các món đồ từ tủ quần áo của mình ra và phối lại thành những bộ trang phục mà bạn định mặc khi hết giãn cách. Việc này giúp bạn thoát khỏi những bộ đồ ở nhà xuề xòa đã mặc suốt thời gian qua, thấy bản thân xinh đẹp hơn trong gương và tạm quên đi thực tại quanh quẩn khá nhàm chán. 10. Sáng tạo nghệ thuật Vẽ tranh màu nước, sáng tác hoặc nghe nhạc,... bạn có thể tìm thấy niềm vui từ một sở thích phù hợp với mình. Đây có thể là điều bạn đã muốn làm từ lâu, nhưng không có thời gian để dành cho nó.Trong thời điểm căng thẳng, hầu hết chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Vì vậy việc tạo ra những khoảnh khắc vui vẻ và sảng khoái trong chính ngôi nhà của mình càng trở nên quan trọng. Niêm vui và hạnh phúc nhỏ nhặt từ những điều đơn giản trong cuộc sống sẽ rất có ý nghĩa ngay trong lúc này.Mặc dù những cách trên không làm cho mọi rắc rối của bạn biến mất, nhưng sẽ lấy lại cân bằng năng lượng trong cơ thể. Bạn sẽ bắt đầu thức dậy vào buổi sáng và mong chờ ngày mới, mà không cảm thấy sợ hãi hay bị đe dọa bởi những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài. Nếu cảm thấy quá nhiều thông tin tiêu cực, bạn chỉ cần rút lui đến một trong những nơi hạnh phúc của mình để cảm thấy tốt hơn. Một khi nhận ra những điều nhỏ nhặt mang lại hạnh phúc cho mình ra sao, bạn có thể cảm thấy thời gian giãn cách xã hội chính là thứ mình cần.com;;;;;1. Áp dụng nguyên tắc 8/8/8 Nếu công việc của bạn chiếm quá nhiều thời gian khiến bạn không còn sức dành cho gia đình và bạn bè, các dấu hiệu thể chất sẽ nhanh chóng xuất hiện như stress kéo dài, mệt mỏi và khó ngủ. Đừng để điều đó xảy ra, hãy lấy lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống bằng việc áp dụng quy tắc 8/8/8: 8 giờ làm việc, 8 giờ để ngủ và 8 giờ cho các hoạt động thư giãn. 2. Lên kế hoạch khi rảnh rỗi Hãy lên lịch cho những khoảng thời gian rảnh rỗi vào một cuốn sổ ghi chép hàng ngày. Việc làm này sẽ giúp bạn đảm bảo thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Hãy coi việc ghi chép này giống như lịch của một “cuộc họp không thể đàm phán” và phải thực hiện. 3. Tăng cường sức khỏe 4. Nhờ người khác giúp đỡ Khi quá bận rộn, đừng ngại khi mở lời nhờ người khác giúp đỡ. Hãy hỏi người thân, đồng nghiệp, bạn bè hay thậm chí cả sếp của bạn. Như thế, bạn mới có thể dành chút thời gian cho bản thân. 5. Đừng quá cầu toàn Đừng đặt ra những áp lực không cần thiết cho bản thân bằng việc đòi hỏi mọi thứ phải hoàn hảo. Thay vào đó, đôi khi bỏ qua một số việc cũng không phải là vấn đề gì to tát. 6. Có “buổi tối của mình” Mỗi tuần bạn nên dành một buổi tối hoàn toàn cho riêng mình. Bạn có thể làm gì tùy thích ví dụ như ngâm mình thư giãn trong một bồn tắm hay chìm đắm trong một cuốn sách hay. Điều quan trọng là bạn phải biết dành thời gian cho chính bản thân mình. 7. Đừng quá “tham công tiếc việc” Học cách nói không không hề dễ dàng, nhưng đây lại là một kỹ năng quan trọng trong môi trường làm việc. Hãy nhớ rằng bạn có thể từ chối làm những công việc không cần thiết hay nhận thêm các dự án khác. Hãy là người quyết đoán và kết quả là bạn sẽ có thêm thời gian để nghỉ ngơi. 8. Đặt ra ranh giới giữa công việc và gia đình Để lấy lại sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc bạn cần phải tách biệt giữa công việc và gia đình. Hãy để công việc ở cơ quan, đừng mang việc về nhà. Hãy đặt ra các ranh giới và đảm bảo rằng đồng nghiệp hay các mối quan hệ khác trong công việc hiểu được rằng ngoài giờ hành chính, bạn sẽ không “bắt máy”. 9. Đặt ra các thứ tự ưu tiên Quản lý danh sách các việc cần làm bằng cách sắp xếp mục việc “phải làm trong ngày” và một mục khác là “chưa cần làm ngay”. Hãy tập trung vào mục đầu tiên trước và không nên khắt khe quá với bản thân với mục thứ hai. Các công việc không quá quan trọng có thể để làm sau một chút cũng không sao. 10. Đừng mặc cảm tội lỗi Đừng cảm thấy có lỗi nếu bạn không phải là một “siêu nhân”. Chúng ta không thể giải quyết mọi việc bất cứ lúc nào. Nếu lịch làm việc đã kín, sẽ không sao nếu bạn giảm bớt một số công việc ít quan trọng hơn trong đó.;;;;;Với cuộc sống ngày một nhiều áp lực, chúng ta thường quên những việc làm để gia tăng cảm giác vui vẻ hay hạnh phúc. Thực ra, chúng ta không cần làm điều gì quá cầu kỳ để cảm thấy tốt hơn, mà chính những điều đơn giản trong cuộc sống cũng giúp bạn cảm thấy hạnh phúc. Theo nghiên cứu phát hiện ra có khoảng hơn 9 triệu điều trong cuộc sống có thể giúp chúng ta tăng cường hạnh phúc. Hầu hết những việc đơn giản như thưởng thức một bữa ăn, cười với những người xung quanh, chậm lại để thưởng thức cảnh vật...lại chính là yếu tố khiến ta thấy tốt hơn. Những nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn khi làm những việc đơn giản bao gồm:Những việc đơn giản đã được nghiên cứu chứng minh rằng nó có thể khiến tâm trạng chúng ta được cải thiện. Bởi khi làm những điều đơn giản mà chúng ta lãng quên hoặc không thực hiện thì cơ thể sẽ kích thích bài tiết một loại hormon có tên là dopamin. Dopamin giúp chúng ta cảm thấy hưng phấn, thích thú, tăng cảm giác vui vẻ. Không những thể loại hormon này còn có thể tăng trong máu một thời gian sau khi chúng ta trải qua trải nghiệm thú vị.Một trong những việc đơn giản mà chúng ta có thể làm đó là được kết nối với những người xung quanh. Khi bạn cảm thấy cô đơn không có ai bên cạnh thì sẽ tiết ra nhiều hormone khiến bạn cảm thấy căng thẳng hơn. Nhưng nếu bạn được kết nối lại với những cá nhân có tác động tích cực thì sẽ có sự gia tăng lượng hormone oxytocin hay còn gọi là hormone tình yêu khiến bạn thấy hạnh phúc hơn.Như vậy, khi chung ta làm những việc rất bình thường mà chúng ta vô tình bỏ qua thì cơ thể nhận thấy đó như một điều thú vị mới và kích hoạt các hormon trong cơ thể. Đó chính là nguyên nhân liên quan tới yếu tố hóa học khiến bạn thấy tốt hơn.Không chỉ vậy, rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để đánh giá cảm xúc của cơ thể khi bạn làm những điều đơn giản. Kết quả các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người sống hạnh phúc thì thường dành thời gian để trân trọng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày và điều ngược lại là những người thường xuyên để ý tới những điều nhỏ nhặt, đẹp đẽ, tích cực thì khả năng hài lòng với cuộc sống của mình cao hơn.Trong một nghiên cứu về những người mắc bệnh lý trầm cảm. Người thực hiện lựa chọn những người bị trầm cảm tham gia nghiên cứu và mời dành vài phút mỗi ngày một lần để thưởng thức một thứ gì đó mà họ thường lướt qua (ví dụ như thưởng thức thực sự một bữa ăn, kết thúc ngày làm việc hoặc đi bộ đến tàu điện ngầm, ngửi những bông hoa thơm...). Khi kết thúc, họ được hướng dẫn viết ra những gì họ đã trải qua ở những sự kiện khác nhau như thế nào cũng như cảm giác đó như thế nào so với những lần họ vội vã vượt qua nó. Người nghiên cứu nhận thấy rằng những người mắc bệnh trầm cảm giảm đáng kể triệu chứng. Đây có thể là biện pháp giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm hay hỗ trợ những người có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Trong một nghiên cứu khác, người nghiên cứu lựa chọn các sinh viên khỏe mạnh và các thành viên cộng đồng được hướng dẫn tận hưởng hai trải nghiệm thú vị mỗi ngày, bằng cách suy ngẫm về mỗi trải nghiệm trong hai hoặc ba phút và cố gắng làm cho khoái cảm kéo dài càng lâu và càng mạnh càng tốt. Trong tất cả các nghiên cứu này những người tham gia được nhắc nhở thực hành thường xuyên thì nhận thấy sự gia tăng hạnh phúc. Làm những việc đơn giản như ngửi một bông hoa thơm Qua những nghiên cứu thì chúng ta nhận thấy không cần phải đạt được những thứ lớn lao như chinh phục một đỉnh núi, mua được một thứ gì đó rất quý giá...thì mới mang lại niềm vui. Mà có rất nhiều việc đơn giản khiến chúng ta thấy hạnh phúc hơn, không phải ai trong chúng ta cũng cố gắng làm điều gì đó để cho cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Bạn hãy thử làm những việc nhỏ nhặt mà bình thường hay bỏ qua để gia tăng hạnh phúc nhé. Một số việc đơn giản có thể mang lại cảm giác tốt hơn trong cuộc sống như:Đi bộ chậm và ngắm những bông hoa trong vườn.Thưởng thức một bữa ăn ngon.Nở một nụ cười thật tươi, nói lời cảm ơn hay làm điều tốt với một người lạ.Thực hiện các hoạt động ngoài trời như đi xe đạp, đi bộ trên đường quê.Nghe những bản nhạc yêu thích.Hát những bài hát bạn yêu thích khi tắm.Dọn dẹp nhà cửa một cách sạch sẽ.Thử một ngày đi bộ về sau khi tan học hay tan làm.Kết nối với những người bạn đã lâu không liên lạc.Có rất nhiều việc đơn giản khác mà chúng ta thấy thực sự vui vẻ khi thực hiện. Một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và hài lòng thì sẽ giúp chúng ta sống khoẻ hơn, hạn chế nguy cơ bệnh tật. Cho nên, từ hôm nay bạn thử thực hiện thường xuyên mỗi ngày vài việc đơn giản mà bạn thường bỏ qua nhé.com, healthline.com, today.com;;;;;Được sống hạnh phúc có lẽ là mong muốn chung của rất nhiều người khi hiện nay những áp lực từ chính xã hội, công việc và cả gia đình khiến họ cảm thấy mệt mỏi và dễ trở lên căng thẳng. Tuy nhiên làm sao để hạnh phúc là điều mà không nhiều người rõ. 2. Những cách để giúp bạn sống hạnh phúc hơn mỗi ngày Với mỗi tính cách khác nhau người ta sẽ chọn cho những cách riêng biệt để khiến bản thân trở lên hạnh phúc hơn mỗi ngày. Sau đây là một vài cách để hạnh phúc hơn.2.1 Tìm cho mình một người bạn thân. Nếu bạn tìm được 1 người sẵn sàng bên cạnh mình cả lúc vui lẫn lúc buồn thì bạn đã có được một trong những điều hạnh phúc nhất. Việc được chia sẻ với một ai đó những câu chuyện trong cuộc sống sẽ giúp giải tỏa những khúc mắc trong lòng. Bên cạnh đó người bạn thân sẽ luôn quan tâm, động viên bạn mỗi khi gặp chuyện buồn.Nếu đã có một mối quan hệ tốt đẹp với một ai đó, bạn hãy cố gắng trân trọng và đừng để chúng mất đi nhé. Bởi nhiều người cả đời cũng không thể tìm kiếm được cho mình một người tri kỷ.2.2. Soi gương hàng ngày và tự khen mình đẹp. Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây cũng là một trong những cách làm để khiến bản thân trở nên hạnh phúc, tự tin hơn mỗi ngày. Vì thế, thay vì ủ rũ, so sánh bản thân mình với một ai đó hoặc luôn than thở về những khuyết điểm của mình thì bạn hãy sốc lại tinh thần chính mình bằng cách tập trung vào những điều giá trị mà bản thân cần đạt được.2.3. Học cách suy nghĩ lạc quan. Nếu bạn luôn tự hỏi mình là làm thế nào để được hạnh phúc thì câu trả lời chính là hãy học cách suy nghĩ lạc quan trước mọi vấn đề. Trong cuộc sống chắc chắn sẽ có lúc bạn gặp phải những chuyện không như ý hoặc thường xuyên gặp phải bế tắc trong nhiều việc, tuy nhiên thay vì than vãn hãy tìm ra khía cạnh tích cực của vấn đề để từ đó giúp cải thiện tâm trạng cũng như góc nhìn của bản thân về một sự vật, sự việc nào đó.2.4. Biết đặt mục tiêu cho bản thân. Thay vì sống không mục đích, không lý tưởng thì bạn hãy tự đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau trong cuộc sống như: mua nhà, mua xe, học một cái gì đó... Khi bạn đã biết được mục tiêu thì sẽ biết mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó.Điều quan trọng hơn cả chính là trong quá trình hoàn thành những mục tiêu đó chắc chắn bạn sẽ gặp phải không ít những khó khăn, thất bại và cả những lần mất niềm tin vào chính mình. Tuy nhiên điều bạn cần làm là có được lòng kiên trì, luôn lạc quan và không ngại khó khăn. Khi làm được những điều trên thì đó là lúc bạn sẽ từng bước trở thành người có cuộc sống hạnh phúc.2.5. Học cách tha thứ cho chính mình và ai đó. Chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những lúc bản thân làm sai một điều gì đó hoặc đôi khi bạn bị ai đó nói xấu sau lưng, xúc phạm, có những hành vi không đúng mực... hiểu cảm xúc lúc đó sẽ là bực bội, khó chịu, cáu giận. Tuy nhiên khi nhìn rộng hơn một chút bạn sẽ thấy những cảm xúc tiêu cực đó đang giết chết chính mình. Nếu được hãy rộng lượng tha thứ cho ai đó lỡ làm bạn buồn và học cách tập làm quen với những điều không mấy vui vẻ này bởi đây chính là cách tự giải thoát cho bản thân cũng như tạo cho mình nhiều cơ hội khác nhau trong cuộc sống.2.6. Hãy hưởng thụ. Hưởng thụ có thể là tự thưởng cho mình một chuyến nghỉ dưỡng hay cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi một vài ngày sau những ngày lao động, làm việc chăm chỉ. Những điều tuy nhỏ bé này nhưng sẽ giúp bạn vơi đi phần nào lo toan, vướng bận hoặc giải tỏa căng thẳng, uể oải trong cuộc sống.2.7. Quan tâm tới chính mình nhiều hơn. Dù bạn có là ai, có bận rộn tới cỡ nào thì hãy chú ý dành thời gian chăm sóc cho bản thân từ da dẻ, tóc tai, quần áo... Một vẻ ngoài tự tin chính là cách giúp bạn cảm nhận sự hạnh phúc từng ngày. Đừng bao giờ vì bất cứ ai hay bất cứ điều gì mà tự dày vò hay đối xử tệ bạc với bản thân, bởi nếu làm vậy suy cho cùng người thiệt thòi chỉ có chính bạn mà thôi.2.8. Bỏ dần những thói quen xấu. Những thói quen như thức khuya, ăn muộn, lười tập thể dục, ăn uống không đủ bữa vốn là những thói quen xấu bạn cần loại bỏ dần và học thêm những điều bổ ích khác trong cuộc sống. Bên cạnh đó tập cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục điều độ sẽ giúp bạn trở nên một con người hạnh phúc hơn từ những điều nhỏ bé.Đây được coi là những cách quan trọng để giúp bản thân hạnh phúc hơn. Vì thế nếu bạn đang có một cuộc sống tẻ nhạt hãy thử tham khảo và áp dụng những điều trên để thấy cuộc sống thay đổi từng ngày.;;;;;Sức khỏe tinh thần là một trong những điều đang được quan tâm lớn hiện nay. Câu hỏi thường được đặt ra là làm sao để vui vẻ vượt qua những trở ngại trong cuộc sống và làm sao để tốt hơn sau khi gặp phải những biến cố của cuộc đời. 1. Dành thời gian tiếp cận với thiên nhiên 2. Sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe Những thực phẩm được nạp vào cơ thể sẽ có tác động lớn trong việc quyết định trạng thái mỗi ngày như khỏe mạnh hay yếu ớt, tập trung hay lơ đễnh. Có một số bí quyết lựa chọn thực phẩm như sau:Sử dụng những thực phẩm tươi như rau xanh, trái cây, đậu, ngũ cốc nguyên hạt thay vì những thực phẩm đã được chế biến sẵn.Bổ sung lượng lớn các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải. Các loại rau này giúp hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch và giải độc cho cơ thể, giúp mang lại cảm giác vui vẻ và dễ chịu hơn.Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt có gas hay các món sử dụng nhiều đường. Khi sử dụng chúng, cơ thể sẽ phản ứng với một lượng insulin dồn dập để điều hòa đường huyết về mức bình thường. Tình trạng dao động này sẽ dẫn đến mất khả năng tập trung của bạn. Dùng các loại thực phẩm tốt dung nạp vào cơ thể sẽ trả lời cho thắc mắc làm sao để cảm thấy vui vẻ 3. Tập trung suy nghĩ về thời điểm hiện tại là cách làm sao để vui Khi bản thân chúng ta rơi vào trạng thái hỗn loạn và không biết nên làm sao để tốt hơn thì cách tốt nhất là suy nghĩ về những khoảnh khắc hiện tại. Nguyên nhân bắt nguồn từ những hối tiếc về việc đã xảy ra trong quá khứ và lo lắng về tương lai. Khi nhìn vào thực tế hiện tại, bạn sẽ thấy đó là một món quà to lớn đối với cảm giác của mình. Một phương pháp được gọi là chánh niệm sẽ giúp bạn tìm lại khoảng trời hạnh phúc bên trong bản thân. Hãy ngồi ở một nơi yên tĩnh và thoải mái như trong phòng ngủ và bắt đầu nghĩ về một nơi làm cho bạn thoải mái nhất. Nhắm mắt lại và tưởng tượng về mọi thứ liên quan đến địa điểm ấy như con người, âm thanh, vị giác và khứu giác. Ví dụ, nếu bạn nghĩ đến một bãi biển, hãy tưởng tượng đến hình ảnh những con sóng êm dịu trên bờ cát mịn màng dưới chân, tiếng trẻ em chơi đùa và mùi hương thoang thoảng của món kem yêu thích. Càng đi sâu hình dung sẽ thấy bản thân mình thật thoải mái. 4. Xây dựng tinh thần lạc quan mỗi ngày Mặc dù cùng một sự kiện nhưng mỗi người có một cách nhìn khác nhau, người này sẽ coi đó là tiêu cực, người khác sẽ cho là tích cực. Do đó, chúng ta cần có cái nhìn đa chiều để thấy được mặt tích cực của sự vật, sự việc xung quanh để bản thân có thể cảm thấy cuộc sống này thật tươi đẹp và trở nên yêu đời hơn. 5. Luyện tập hít thở hàng ngày Nếu không biết làm sao để vui thì các bài tập thở là một trong những phương pháp để cảm thấy vui vẻ, xoa dịu cơ thể và tâm trí một cách hiệu quả ở bất kỳ đâu vào bất kỳ thời điểm nào. Nằm hoặc ngồi tại một nơi yên tĩnh, đặt một tay lên bụng. Hít vào rồi đếm chậm từ một đến ba sau đó thở chậm từ từ với nhịp tương tự. Bạn có thể cảm thấy bụng tăng lên rồi xẹp xuống khi thực hiện bài tập này và thực hiện lặp đi lặp lại trong năm lần cho đến khi thấy thư giãn. 6. Giải tỏa căng thẳng bằng hoạt động thể chất Tinh thần bất ổn thường kéo theo những căng thẳng về thể chất. Khi giải quyết được điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nằm trên bề mặt mềm như thảm hoặc thảm tập và thực hiện những bài tập yoga. Khi thực hiện từng động tác, hãy chú ý cảm nhận của cơ thể thay đổi qua từng động tác như thế nào. Phương pháp này giúp bạn thấy tinh thần mình như được “kéo giãn” và thư thái đầu óc hơn. 7. Chuẩn bị để có giấc ngủ ngon Giấc ngủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng của bạn vào một thời gian ngắn và có thể kéo dài đến sau này. Khi không được ngủ đủ giấc, bạn sẽ thấy khó khăn trong việc đưa ra những quyết định, khả năng giải quyết các vấn đề và kiểm soát hành vi của bản thân. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng. Giai đoạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) là khi ta chìm sâu vào giấc ngủ, khi đó có những giấc mơ xảy ra. Để có giấc ngủ ngon, chúng ta nên áp dụng những bí quyết sau:Cố gắng duy trì khung giờ đi ngủ và thức dậy cố định hàng ngày, giới hạn khác biệt không quá một giờ.Không nên ăn quá no hoặc ăn các thức ăn khó tiêu trong vài giờ trước khi đi ngủ.Dành thời gian tập thể dục vào ban ngày sẽ giúp có một giấc ngủ ngon vào buổi tối.Xây dựng thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon như ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ. Làm sao để vui thì bạn cần có những giấc ngủ ngon sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn 8. Viết ra những suy nghĩ của bạn 9. Kết nối với mọi người xung quanh Khi bạn có mối quan hệ tốt với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí là những người hàng xóm xung quanh thì đó là một năng lượng giúp bạn giải tỏa được những căng thẳng trong lòng. Chúng ta nên dành một ít thời gian mỗi ngày để trò chuyện với đồng nghiệp, kể cho nhau nghe những câu chuyện của bản thân và nở một nụ cười thật tươi với hàng xóm vào mỗi buổi sáng khi đi làm.Tìm được sự cân bằng giữa những bộn bề lo toan trong công việc, gia đình và cuộc sống là điều mà rất nhiều người đang tìm kiếm. Hi vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đọc cảm thấy vui vẻ hơn và phục hồi sau những căng thẳng phải đối mặt hàng ngày.com, healthline.com
question_63620
Chi phí mổ thai ngoài tử cung phụ thuộc vào những yếu tố nào?
doc_63620
Chi phí mổ thai ngoài tử cung là thông tin được rất nhiều chị em quan tâm và tìm hiểu. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp một cách chi tiết nhất về thắc mắc này. 1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng mang thai ngoài tử cung Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng hợp tử đã được thụ tinh làm tổ và bám bên ngoài tử cung. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới những trường hợp tử vong ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Một số đặc điểm nhận dạng của tình trạng mang thai ngoài tử cung như sau: – Tỷ lệ phổ biến nhất của mang thai ngoài tử cung là những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. – Chủ yếu xuất hiện ở những người phụ nữ từng sinh con hoặc đang chữa trị vô sinh hiếm muộn. – Thường xuyên có triệu chứng đau đớn ở 1 bên bụng. – Có thể mất kinh nguyệt liên tục trong vòng 6 – 8 tuần. – Bị đau quặn bụng hoặc xuất hiện những cơn đau bụng từng cơn. – Chảy máu âm đạo đi kèm nôn, buồn nôn hoặc ngất xỉu. Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng khẩn cấp và cần được chữa trị y tế để tránh những rủi ro không mong muốn. Việc điều trị phù hợp có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau và tăng cơ hội mang thai an toàn, khỏe mạnh ở lần kế tiếp. Đau tức ngực và buồn nôn là dấu hiệu phổ biến nhất ở những chị em mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp phải những triệu chứng như đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo, ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt, chuột rút, đau ở một bên bụng dưới, tim đập loạn nhịp. Phụ nữ không được chủ quan khi mang thai ngoài tử cung Chi phí phẫu thuật thai ngoài tử cung sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể là: 2.2. Phương pháp thực hiện mổ thai ngoài tử cung Phương pháp mổ thai ngoài tử cung là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí của ca phẫu thuật. Với những trường hợp khối thai ngoài tử cung còn bé, chưa vỡ, chưa gây biến chứng nghiêm trọng lên sức khỏe người mẹ thì thường sẽ được chỉ định mổ nội soi. Còn những trường hợp khối thai đã vỡ, gây chảy máu nhiều trong ổ bụng thì cần mổ mở. Giá mổ thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền là thắc măc của nhiều chị em 2.3. Chi phí thăm khám trước và sau khi mổ thai ngoài tử cung Các chi phí khám tổng quát, kiểm tra, làm xét nghiệm, tiền thuốc trước và sau khi mổ thai ngoài tử cung cũng sẽ ảnh hưởng tới tổng chi phí. Tuy nhiên, chị em không cần phải quá lo ngại vì khoản phí này không quá tốn kém. 2.4. Thời gian lưu viện sau khi mổ thai ngoài tử cung Thời gian lưu viện cũng ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí mổ lấy thai ngoài tử cung. Nếu sử dụng phương pháp nội soi thai ngoài tử cung thì chị em sẽ ít bị đau hơn, thời gian nằm viện cũng ngắn hơn, sau khoảng 24-48h là có thể xuất viện. Còn với phương pháp mổ mở thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, cần theo dõi sát sao hơn để tránh nhiễm trùng. – Phẫu thuật nội soi cắt khối chửa ngoài tử cung: 17.600.000 – 26.400.000đ – Phẫu thuật chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang: 19.800.000 – 27.500.000đ
doc_17862;;;;;doc_7578;;;;;doc_33878;;;;;doc_20961;;;;;doc_63870
Để tiến hành điều trị bệnh lý thai ngoài tử cung, chúng ta cần trải qua các bước thăm khám, xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Vậy tổng chi phí phẫu thuật chửa ngoài tử cung là bao nhiêu, mức chi phí này sẽ dao động phụ thuộc vào những yếu tố nào, cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết bên dưới đây. Phụ nữ bị bệnh lý thai ngoài tử cung do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân thường gặp đó là: phụ nữ gặp vấn đề viêm nhiễm vùng kín, viêm nhiễm các cơ quan sinh sản, có các khối u,…Những bệnh lý này làm cho tình trạng viêm ngày càng nặng, từ đó dẫn tới phần vòi trứng bị tắc nghẽn hoặc tạo ra các vết xước gây ảnh hưởng tới việc phôi thai di chuyển. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác có thể làm cho phụ nữ bị thai ngoài tử cung đó là: – Phụ nữ có em bé khi đã lớn tuổi (trên 35 tuổi). Nguyên nhân này xảy ra khá nhiều và còn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi lúc ra đời. – Những người hay sử dụng thuốc lá cũng như các loại đồ có chứa chất kích thích cũng có thể là nguyên nhân gây ra chửa ngoài. – Phụ nữ đã có nhiều lần nạo thai, hút thai ở thời gian trước đó cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý thai ngoài tử cung. – Những trường hợp mang thai bằng cách thụ tinh nhân tạo (IVF) cũng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ bị chửa ngoài. – Một số nguyên nhân khác như: chế độ ăn uống không phù hợp, rối loạn nội tiết tố, quan hệ tình dục với nhiều người,… Phụ nữ bị bệnh lý thai ngoài tử cung do rất nhiều nguyên nhân khác nhau Hiện nay, có ba phương pháp điều trị hay được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng đó là: dùng thuốc điều trị nội khoa, phẫu thuật mổ nội soi hoặc phẫu thuật mổ mở đường bùng. Những phương pháp này đều hướng tới mục đích chung là xử lý, loại bỏ dứt điểm khối thai ngoài, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng cho chị em phụ nữ. Phương pháp này hay được sử dụng khi thai nhi còn bé, được phát hiện ở thời gian mới chậm kinh ít hôm. Kích thước khối thai nhỏ hơn 3,5cm và chưa có dấu hiệu vỡ ra. Phương pháp sử dụng thuốc nội khoa mang nhiều ưu điểm vượt trội đó là: – Bệnh nhân tránh được việc phải phẫu thuật, sử dụng thuốc gây mê. – Bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú tại nhà mà không cần nằm viện. – Bảo toàn được cơ quan sinh sản vòi trứng của phụ nữ. – Chi phi thấp hơn so với phương pháp mổ. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số ưu điểm phải kể đến đó là: – Quá trình điều trị, theo dõi và tái khám sau điều trị cần nhiều thời gian hơn so với phương pháp mổ. – Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Chi phí mổ chửa ngoài tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố Phương pháp này áp dụng với những bệnh nhân có khối thai ngoài khá lớn, tuy nhiên chưa có hiện tượng bị vỡ ra. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, nếu bệnh nhân đủ điều kiện mổ thì bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi để loại bỏ thai ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình mổ, tùy trường hợp bác sĩ sẽ bảo toàn được ống dẫn trứng, buồng trứng cho bệnh nhân được hay không. Phương pháp này áp dụng đối với bệnh nhân đã bị vỡ khối thai ngoài tử cung. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có thể gây xuất huyết ổ bụng, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. 3.1. Chi phí thực hiện mổ chửa ngoài tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố Để biết một ca phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung có giá như thế nào, trước hết chúng ta cần phải xác định xem có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình này. Phương pháp điều trị sẽ quyết định rất nhiều tới chi phí Đối với trường hợp thai ngoài tử cung, thì phương pháp điều trị sẽ quyết định rất nhiều tới chi phí. Nếu như bệnh nhân có thai ngoài tử cung nhưng chưa vỡ ra, thì sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng biện pháp mổ nội soi. Tuy nhiên nếu khối thai lúc ấy đã vỡ ra thì buộc phải mổ mở. Chi phí mổ nội soi cũng sẽ rẻ hơn chi phí mổ mở. Trước khi đi tới chỉ định phẫu thuật điều trị thai ngoài tử cung, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần phải thực hiện một số bước thăm khám, xét nghiệm cần thiết để chắc chắn về tình trạng bệnh. Do đó, chị em cần tính thêm cả bước này vào tổng chi phí điều trị thai ngoài tử cung. Hơn nữa, việc chị em có sử dụng các loại bảo hiểm đi kèm không cũng sẽ ảnh hưởng tới việc chi phí điều trị có rẻ hơn hay không. Thời gian nằm viện mấy ngày sau khi phẫu thuật xong cũng quyết định tới tổng chi phí. Thông thường, giá cho mỗi ca phẫu thuật điều trị chửa ngoài tử cung sẽ dao động trong mức như sau: Tuy nhiên, các mức giá này sẽ còn thay đổi tùy vào những tiêu chí kể trên. Do đó, chị em hãy tham khảo để có sự chuẩn bị tốt về tài chính trước khi thực hiện phẫu thuật nhé.;;;;;Chi phí điều trị thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền, có đắt không là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ. Đặc biệt là những người không may gặp phải trường hợp mang thai ngoài tử cung. Hãy tham khảo thông tin bên dưới đây để biết được mổ thai ngoài tử cung hết bao nhiêu tiền và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhé! Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng sau khi thụ tinh làm tổ và phát triển ở vị trí khác ở ngoài buồng tử cung, mà không phải trong tử cung của người phụ nữ. Trong những trường hợp này, phôi thai không thể sống sót và phát triển bình thường. Nếu khối thai ngoài tử cung này bị vỡ có thể gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt bên trong ổ bụng. Thai ngoài tử cung vỡ là một trường hợp cấp cứu, nếu không can thiệp kịp thời có nguy cơ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của chị em. Thai ngoài tử cung là tình trạng nhiều chị em gặp phải Thai ngoài dạ con không thể phát triển bình thường và không thể sinh ra, cũng như không thể đưa phôi thai về lại tử cung. Vì vậy, cần phải xử trí kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người phụ nữ. Tùy thuộc vào những biểu hiện chị em gặp phải, tình trạng và kích thước hiện tại của phôi thai (khối thai ngoài dạ con đã vỡ hay chưa) mà bác sĩ Sản khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có thể là điều trị nội khoa bằng thuốc, mổ nội soi hoặc mổ mở bụng để loại bỏ khối thai ngoài dạ con. Chị em nên đi khám ngay khi có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung Trên thực tế, tổng chi phí mổ thai ngoài tử cung hết bao nhiêu tiền sẽ có sự dao động khác nhau, tùy thuộc vào những yếu tố cụ thể như sau: 3.2. Phương pháp lấy thai ngoài tử cung Phương pháp thực hiện loại bỏ khối thai ngoài tử cung cũng là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến tổng chi phí điều trị. Với những khối thai nhỏ, điều trị được bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) thì chi phí cũng sẽ khác so với việc phải phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở. 3.3. Tình trạng khối thai và vị trí khối thai Những khối thai ngoài tử cung nằm ở vị trí phức tạp thì thời gian mổ sẽ lâu hơn, thậm chí chị em có thể phải truyền máu do mất máu quá nhiều. Những điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tổng chi phí điều trị thai ngoài dạ con. Chi phí điều trị tình trạng thai ngoài tử cung hết bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều chị em 3.4. Chi phí thăm khám trước và sau khi mổ thai ngoài dạ con Các chi phí thăm khám tổng quát, thực hiện xét nghiệm, siêu âm, sử dụng thuốc trước và sau khi mổ thai ngoài tử cung cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí. 3.5. Thời gian lưu viện sau khi phẫu thuật Với những chị em thực hiện phẫu thuật nội soi để lấy khối thai ngoài tử cung thì sẽ ít bị đau hơn, hồi phục nhanh hơn vì thế thời gian lưu viện để theo dõi cũng ngắn hơn so với những người cần thực hiện mổ mở. – Phẫu thuật nội soi cắt khối chửa ngoài tử cung có giá từ 17.600.000đ – 26.400.000đ – Phẫu thuật chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang có giá từ 19.800.000 – 27.500.000đ;;;;;1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng mang thai ngoài tử cung Mang thai ngoài tử cung là tình trạng bào thai được hình thành và phát triển ở bên ngoài tử cung. Trường hợp thường gặp nhất đó là bào thai nằm ở vòi trứng. Bên cạnh đó, thai nhi còn có thể nằm ở những vị trí khác như ống tử cung, buồng trứng hoặc ổ bụng. Mang thai ngoài tử cung là một căn bệnh phụ khoa cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng của phụ nữ. Khi bào thai bị vỡ sẽ xảy ra tình trạng chảy máu ồ ạt. Nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời, chị em sẽ có nguy cơ tử vong hoặc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản về sau. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng nhiều chị em gặp phải Bình thường, trứng sau khi thụ tinh tại vòi trứng sẽ di chuyển tới buồng tử cung để làm tổ ở vị trí này. Tuy nhiên, khi vòi trứng bị viêm nhiễm hoặc biến dạng, thai nhi sẽ không thể làm tổ bên trong tử cung. Một số nguyên nhân khiến vòi trứng của chị em bị viêm nhiễm là: – Một số loại vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong vòi trứng. – Những chị em đã trừng nạo và phá thai khiến vòi trứng bị ảnh hưởng. – Vòi trứng bị hẹp hoặc tắc do quan hệ tình dục không an toàn. – Vòi trứng của người bệnh bị dị tật bẩm sinh. – Những người từng tiến hành thực hiện các cuộc phẫu thuật ở vùng chậu. – Với những chị em đã từng có tiền sử mang thai ngoài tử cung, khi có sự can thiệp y khoa sẽ dễ để lại sẹo và nguy cơ viêm nhiễm ở vòi trứng. Vì vậy, mẹ sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung ở lần mang bầu kế tiếp. – Do một số nguyên nhân khác như tử cung bị tổn thương do sảy thai, mắc bệnh ở buồng trứng, bệnh lây nhiễm khi quan hệ tình dục, phương pháp đặt vòng tránh thai không đúng,… Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung 3. Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung thường gặp nhất Một số triệu chứng nhận biết mang thai ngoài tử cung chị em cần phải lưu ý là: – Biểu hiện giống như khi mang thai, bao gồm ốm nghén, nôn, mệt mỏi trong người, khó chịu. – Chu kỳ kinh nguyệt đến trễ được xem là triệu chứng bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện thường gặp khi chị em mang thai ngoài tử cung. – Bụng có triệu chứng đau bất thường, sau đó đau thành từng cơn, đặc biệt là ở vùng bụng dưới. – Lượng máu trong kỳ kinh nguyệt nhiều hoặc ít hơn so với bình thường. – Trong trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ, chị em sẽ bị vã mồ hôi, cảm thấy đau bụng dữ dội, lạnh chân lạnh tay, da xanh, mạch đập nhanh, tụt huyết áp. Trên thực tế, mức chi phí thực hiện thủ thuật mổ thai ngoài tử cung còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể là: 4.1. Chi phí thăm khám tình trạng mang thai ngoài tử cung và kiểm tra ban đầu Trước khi tiến hành mổ thai ngoài tử cung, bác sĩ chuyên khoa thường yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm đặc biệt là xét nghiệm máu để xác định nồng độ Beta Hcg, siêu âm. Từ đó xác định chính xác tình trạng của bào thai và đưa ra được phương án điều trị là mổ nội soi hay phẫu thuật mổ mở. 4.2. Phương pháp mổ thai ngoài tử cung phù hợp Nếu sức khỏe của chị em và bào thai đáp ứng đủ những điều kiện để thực hiện phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành loại bỏ thai ngoài tử cung bằng phương pháp mổ nội soi. Đây là biện pháp điều trị chính xác, dứt khoát và nhanh chóng với những trường hợp mang thai ngoài tử cung. Mổ nội soi thai ngoài tử cung là một tiểu phẫu nhẹ nhàng và gây ra bất cứ tổn hại nào tới sức khỏe của bệnh nhân. Bên cạnh đó, nó còn hạn chế được tình trạng chảy máu ồ ạt có thể dẫn đến tử vong và không làm suy yếu sức khỏe của người bệnh. Còn với những trước hợp khối thai đã vỡ, có quá nhiều máu trong ổ bụng thì cần mổ mở đảm bảo an toàn cho người mẹ. Mổ thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều chị em – Phẫu thuật chửa ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang: 19.800.000-27.500.000đ – Phẫu thuật nội soi cắt khối chửa ngoài tử cung: 17.600.000-26.400.000đ;;;;; Mang thai ngoài tử cung là tình trạng mà bào thai làm tổ cũng như phát triển ở bên ngoài tử cung như là ở ổ bụng, vòi trứng… Với những trường hợp này, cần đình chỉ thai kỳ sớm nhất có thể để không gây ra các hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung như là: người mẹ bị viêm tắc vòi trứng; đã từng can thiệp tại vòi trứng, nạo phá thai, phẫu thuật vòi trứng, phẫu thuật vùng chậu, bị u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hay từ khi sinh ra đã bị tắc nghẽn vòi trừng. Đối với những mẹ không may bị thai ngoài tử cung vẫn có khả năng mang thai ở những lần tiếp theo. Tuy nhiên, mẹ cần phải đảm bảo chắc chắn rằng đã xác định được chính xác nguồn gốc nguyên nhân và điều trị dứt điểm. Thai ngoài tử cung là tình trạng mà bào thai làm tổ cũng như phát triển ở bên ngoài tử cung 2. Những phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiện nay Khi nghĩ đến mang thai ngoài tử cung, thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại không hoàn toàn như vậy. Phương pháp và chi phí điều trị thai ngoài tử cung sẽ cần phải phụ thuộc vào sức khỏe hiện tại của mẹ và tình trạng phát triển của bào thai. Hiện có 3 phương pháp điều trị được áp dụng cho thai ngoài tử cung đó là điều trị bằng thuốc, phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở. 2.1 Những trường hợp điều trị bằng thuốc Đối với những mẹ bầu được bác sĩ phát hiện ra tình trạng mang thai ngoài tử cung sớm, khi thai còn bé, chưa có hiện tượng vỡ và kích thước đường kính túi thai không vượt quá 3.5cm thì thường sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Phương thức điều trị này được tiến hành bằng cách tiêm một loại thuốc vào trong khối thai với mục đích khiến cho khối thai tự tiêu đi mà không cần phải tiến hành phẫu thuật đưa ra ngoài. Phương pháp này có ưu điểm là: – Tránh việc phải thực hiện phẫu thuật. – Không cần nằm viện, có thể nghỉ ngơi tại nhà. – Không cần phải cắt bỏ vòi trứng, giúp bảo toàn được khả năng làm mẹ. – Thực hiện đơn giản, tỉ lệ thành công cao. Bên cạnh đó còn có những nhược điểm như: – Cần phải siêu âm, xét nghiệm thường xuyên để theo dõi sự phát triển của túi thai và lượng Beta HCG trong máu. – Có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy… – Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc thất bại thì vẫn cần thực hiện phẫu thuật. Với khối thai còn bé, chưa có hiện tượng vỡ và kích thước đường kính túi thai không vượt quá 3.5cm thì thường sẽ chỉ định sử dụng thuốc để điều trị thai ngoài tử cung 2.2 Những trường hợp điều trị bằng nội soi Phương pháp này sẽ được áo dụng cho những mẹ bầu có khối thai đã lớn những chưa bị vỡ. Tuy nhiên, có một số yêu cầu mẹ cần phải đáp ứng để đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật nội soi đó là cần có thể trạng tốt, tình trạng sức khỏe đang trong mức ổn định, đang không sử dụng thuốc hay điều trị bất kỳ bệnh lý gì bằng thuốc. Thời gian tiến hành phẫu thuật nội soi diễn ra khá nhanh chóng và bác sĩ sẽ tiến hành tạo 3,4 đường mổ với kích thước từ 0,5-1cm. Điều này giúp cho người mẹ không bị lộ ra vết mổ gây mất tính thẩm mỹ cũng như thời gian hồi phục cũng nhanh chóng hơn. Ngoài ra phương pháp này còn có ưu điểm là không cần nằm viện lâu, chi phí thực hiện thấp, có thể bảo tồn ống dẫn trứng nếu có nhu cầu sinh con. Bên cạnh đó còn có nhược điểm là vẫn có thể xảy ra dính vòi trứng sau phẫu thuật. 2.3 Những trường hợp điều trị bằng phẫu thuật mổ hở bụng Đây là phương pháp duy nhất khi khối thai đã lớn và bị vỡ gây nên tình trạng chảy máu ồ ạt, không thể tiến hành phẫu thuật nội soi. Với phương pháp phẫu thuật mổ mở thì sau khi thực hiện nữ giới sẽ thấy đau hơn mổ nội soi, đồng thời có nguy cơ dính vùng bụng sau khi mổ. Thời gian hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật mổ mở cũng lâu hơn so với nội soi và kéo dài khoảng 3-5 ngày nằm theo dõi tại viện. Thời gian hồi phục hoàn toàn ước tính khoảng 4-6 tuần. Khi phải thực hiện mổ mở, trong thời kỳ hồi phục vết mổ bạn nên đặc biệt chú trọng vào cách sinh hoạt, vệ sinh cá nhân cũng như thực phẩm ăn uống để tránh gây nhiễm trùng vết mổ. Khi mà khối thai đã lớn và bị vỡ gây nên tình trạng chảy máu ồ ạt sẽ phải phẫu thuật mổ mở Còn đối với chi phí của từng phương pháp điều trị sẽ nằm trong khoảng tiền dao động như sau: Chi phí điều trị sẽ cần phải phụ thuộc vào phương pháp điều trị và tình trạng cụ thể của nữ giới – Bệnh viện được trang bị các thiết bị tiên tiến, công nghệ mới. – Phác đồ điều trị tối ưu, hiệu quả. – Đội ngũ bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trực tiếp thăm khám, điều trị. – Phòng mổ vô khuẩn 1 chiều hiện đại.;;;;; 1. Đối tượng được chỉ định mổ nội soi thai ngoài tử cung Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai nhi nằm ngoài dạ con Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã được thụ tinh, làm tổ nhưng không nằm trong buồng tử cung. Các vị trí này có thể nằm ở 1 trong những nơi như vòi tử cung, buồng trứng, ống cổ tử cung và ổ bụng. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì có thể gây hiện tượng chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.mổ hở thai ngoài tử cung Do đó, những đối tượng sau sẽ được bác sĩ chỉ định mổ nội soi thai ngoài tử cung: Bảng đánh giá các yếu tố nguy cơ của Bruhat Dựa trên số điểm đánh giá, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị mổ nội soi ngoài tử cung như sau: 2. Tiến hành mổ nội soi thai ngoài tử cung Phương pháp mổ nội soi ngoài tử cung có nhiều ưu điểm. Bên cạnh những việc giảm các nguy cơ tắt dính, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cho người bệnh, mổ nội soi ngoài tử cung còn giúp bạn hạn chế việc dùng kháng sinh dự phòng nên hồi phục nhanh hơn, có thể sớm mang thai trở lại. Thời gian phục hồi khá nhanh nên đa số phụ nữ có thể đi lại nhẹ nhàng sau ca mổ. Để tham gia các hoạt động thường lệ như đi làm, đi chơi, đi dạo… bạn chỉ cần từ 7 – 14 ngày. Vết thương sẽ hoàn toàn hồi phục sau khoảng 1 tháng. sau khi mổ nội soi thai ngoài tử cung Mổ nội soi thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền Video đề xuất
question_63621
Giúp bạn gái hiểu hơn về bao cao su nữ và cách sử dụng hiệu quả
doc_63621
Bao cao su là dụng cụ tránh thai an toàn được khuyên dùng bởi nhiều chuyên gia trên thế giới. Bên cạnh khả năng tránh thai bao cao su còn giúp bảo vệ sức khỏe trước các bệnh lây lan qua đường tình dục. Bao cao su nữ vẫn chưa được nhiều người biết đến dù đây là biện pháp bảo vệ có độ an toàn rất cao. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu hơn về bao cao su dành cho nữ. Bao cao su nữ là sản phẩm được sản xuất từ nhựa mềm và mỏng được gọi là Polyurethane, cũng là thành phần sản xuất ra bao cao su nam. Bao cao su nam thì được dùng bao bên ngoài dường vật còn bao cao su nữ thì được sử dụng đặt trong âm đạo giúp ngăn ngừa tinh trùng di chuyển vào tử cung. Bao cao su dành cho nữ thường có độ dài khoảng 17 cm = 6.5 inch. Khi sử dụng bao cao su đúng cách sẽ giúp bạn ngừa thai cũng như phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường tình dục như HIV,… Bao cao su dành cho nữ có thể được đeo trong khoảng 8 giờ đồng hồ trước khi quan hệ tình dục. Trong khi đó, bao cao su nam được dùng trước khi bắt đầu quan hệ tình dục hoặc dùng trong khoảng thời gian đầu. Điều này giúp bạn có thời gian chuẩn bị cũng như kiểm soát việc sử dụng phương pháp ngừa thai nếu có quan hệ tình dục. 2. Hướng dẫn sử dụng bao cao su nữ Trên bao bì sản phẩm sẽ có hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo hướng dẫn từ các chuyên gia. Cần đặc biệt lưu ý, trước khi sử dụng bao cao su bạn phải kiểm tra kỹ lưỡng về hạn sử dụng để đảm bảo an toàn: Lấy bao cao su nữ ra khỏi bao bì nhẹ nhàng, cẩn thận không làm bao rách. Chỉ nên dùng tay mà không được dùng răng để cắn hoặc cẩn thận với móng tay dài và đồ trang sức. Khi đeo bao vào âm đạo bạn có thể ngồi xổm, nằm hoặc đứng ở tư thế tạo sự thoải mái nhất cho bạn, giống với cách bạn chèn một chiếc băng. Bóp vòng nhỏ của đầu dưới bao cao su sau đó đặt nó vào âm đạo của bạn ở nơi sâu nhất và đảm bảo rằng chúng không bị xoắn lại. Phần đầu còn lại của bao cao su sẽ bao phủ vùng xung quanh bên ngoài của âm đạo. Khi tiến hành quan hệ tình dục, cho dương vật đi vào bên trong bao cao su chú ý sao cho không làm bao bị lệch khiến dương vật tiếp xúc trực tiếp âm đạo. Bạn có thể hỗ trợ đối tác đưa dương vật vào đúng vị trí. Khi quan hệ tình dục xong, bạn xoắn phần đầu bên ngoài để không làm tinh dịch tràn ra ngoài và rút bao nhẹ nhàng ra khỏi âm đạo. Tiếp theo, bạn gói bao cao su lại rồi vứt vào thùng rác. Chú ý không được vứt bao cao su vào bồn cầu bởi chúng có khả năng làm nghẽn đường nước nhà bạn. Bạn nên đeo bao cao su cho nữ giới mỗi khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng bao cao su dành cho nữ: Không nên dùng bao cao su cho nữ khi đối tác cũng sử dụng bao cao su cho nam. Điều này có khả năng tạo ra ma sát và dễ khiến chúng bị rách. Bảo quản bao cao su nơi khô ráo, thoáng mát. Luôn kiểm tra trước khi sử dụng để chắc rằng bao không bị rách hoặc hỏng. Luôn sử dụng xuyên suốt bao cao su từ đầu cho đến khi kết thúc quan hệ tình dục bằng đường âm đạo. Ngoài ra, bao cao su có thể được sử dụng cho đường hậu môn khi quan hệ. Nên sử dụng thêm gel bôi trơn để không làm bao bị trượt hoặc rách. Tuyệt đối không được sử dụng một chiếc bao cao su cho nhiều lần. 3. Cách xử lý khi nếu bao cao su nữ bị rách Bao cao su nữ rất khó bị rách trừ khi bạn sử dụng sai cách. Thế nhưng chúng vẫn có thể bị rách bởi những lý do giống như bao cao su cho nam. Bên cạnh đó, tình trạng tinh dịch tràn vào âm đạo của nữ khi rút bao ra vẫn có thể xảy ra. Đối với trường hợp này, bạn không phải quá lo lắng. Hãy thử cách ép tinh dịch ra ngoài càng nhiều càng tốt và hạn chế thụt rửa sâu trong âm đạo hay hậu môn bởi việc này có khả năng làm tinh dịch lan sâu hơn hoặc làm kích ứng. Bạn cần kiểm tra sức khỏe tình dục của mình sau 10 ngày (hoặc có thể sớm hơn nếu như có dấu hiệu nghi ngờ). Điều này do các STDs khác nhau được tìm thấy vào các giai đoạn khác nhau. Bạn cần hạn chế quan hệ tình dục hoặc luôn đeo bao cao su ở những lần quan hệ tiếp theo. 4. Một số câu hỏi về bao cao su nữ thường gặp Tương tự như bao cao su nam, thì bao cao su dành cho nữ có tỷ lệ tránh thai lên đến 95% và phòng ngừa được nhiều bệnh lây lan qua quan hệ tình dục. Nhờ khả năng che chắn được toàn bộ âm hộ và đầu dương vật thế nên bao cao su cho nữ được đánh giá tốt hơn so với bao su cho nam. Thế nhưng để đạt được hiệu quả tối đa bạn phải thực hiện theo đúng hướng dẫn, đảm bảo bao cao su còn hạn sử dụng và đạt chất lượng. Thực tế, khoái cảm phải dựa theo sở thích và cảm nhận riêng ở từng người. Tuy nhiên, ưu điểm của chúng là có thể đeo vào trước khi quan hệ tình dục vì thế không làm giảm hưng phấn như khi sử dụng bao cao su nam. Bên cạnh đó, không bắt buộc bạn phải rút bao ra ngay sau khi quan hệ giúp bạn kéo dài cảm giác hưng phấn. Bao cao su dành cho nữ được biết đến có tỷ lệ bị rách thấp hơn so với bao cao su cho nam. Nguyên nhân bị rách thường là do xé bao không cẩn thận, đeo bao cao su không đúng cách, mua nhầm loại bao cao su giả không có chất lượng,… Hãy chắc chắn một điều rằng bạn mua đúng loại bao cao su cho nữ trên đó có ký hiệu CE. Ký hiệu này có ý nghĩa rằng sản phẩm đã qua kiểm nghiệm và đạt các tiêu chuẩn cần thiết. Những loại bao cao su không có dấu CE trên bao bì chứng tỏ sản phẩm không đạt yêu cầu và đương nhiên bạn không được sử dụng nó. Bao cao su nữ là sản phẩm tránh thai và bảo vệ sức khỏe có độ an toàn lên đến 95%. Bao cao su được khuyên dùng bởi nhiều chuyên gia tình dục bởi khả năng bảo vệ người dùng rất cao. Hãy lưu ý khi sử dụng bởi chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể để lại hậu quả lớn.
doc_31973;;;;;doc_31977;;;;;doc_19364;;;;;doc_12624;;;;;doc_46802
Bao cao su là một trong những biện pháp hỗ trợ quan hệ tình dục an toàn mà hầu hết ai cũng biết. Tuy nhiên, mọi người thường chỉ nghe đến bao cao su dành cho nam mà không biết rằng bao cao su nữ cũng hiệu quả không kém. Bao cao su nữ thường có độ dài khoảng 17cm (6,5 inch) và được làm từ Polyurethane (một loại chất nhựa mỏng, mềm). Khác với bao cao su dành cho nam sử dụng bao bọc bên ngoài dương vật thì bao cao su cho nữ lại được đeo lỏng phía trong âm đạo để ngăn chặn tinh dịch thâm nhập vào tử cung. Với bao cao su, chị em có thể chủ động hơn trong việc giữ “cuộc vui” luôn an toàn cho đối phương và cho chính bản thân mình. Bao cao su cho nữ khi được sử dụng đúng cách không chỉ giúp ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn mà còn có khả năng phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục một cách hiệu quả. Trong khi bao cao su dành cho nam giới chỉ có thể đặt trước hoặc trong khoảng thời gian đầu quan hệ tình dục thì bao cao su cho nữ lại có thể đặt trong vòng 8 giờ trước khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trên thực tế, các loại bao cao su cho nữ thường có giá đắt hơn và không được bán sẵn như bao cao su nam. 2. Ưu và nhược điểm của bao cao su nữ 2.1. Ưu điểm - Hiệu quả tránh thai lên tới 95% và giúp ngăn ngừa tốt các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm cả HIV. - Dễ dàng sử dụng, chỉ cần sử dụng trước thời điểm quan hệ tình dục chứ không cần có sự chuẩn bị trước như can thiệp hormone hay uống viên tránh thai. - Có thể nói chưa có ghi nhận về tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng bao cao su cho nữ. 2.2. Nhược điểm - Đưa bao cao su dành cho nữ vào bên trong âm đạo ban đầu có thể hơi mất thời gian và dễ làm sai cách ảnh hưởng đến hiệu quả. - Cũng như bao cao su cho nam, nhiều người cho rằng bao cao su nữ ảnh hưởng đến khoái cảm trong “cuộc yêu” của họ. 3. Hướng dẫn sử dụng bao cao su cho nữ đúng cách Thông thường, trên bao bì của các sản phẩm bao cao su dành cho chị em đều sẽ thông tin đầy đủ cho chị em về cách sử dụng sao cho đúng. Một số điều chị em cần đặc biệt lưu ý để sử dụng bao cao su đúng cách và hiệu quả: - Đảm bảo lấy bao cao su ra khỏi bao bì một cách nguyên vẹn, tránh để rách sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả. Đặc biệt tránh sử dụng các loại đồ vật sắc bén, răng và cẩn thận với móng tay của bạn. - Để đặt bao cao su vào phía trong âm đạo, bạn có thể đứng, ngồi hoặc nằm đều được miễn là cảm thấy thoải mái. Sau đó, bóp vòng nhỏ ở đầu dưới của bao cao su và đưa vào trong âm đạo, càng sâu càng tốt nhưng cần đảm bảo bao cao su không bị xoắn lại và được cố định bên ngoài âm đạo 1 - 2cm. Khu vực xung quanh bên ngoài âm đạo sẽ được bao phủ bởi phần đầu mở của bao cao su. - Bạn sẽ không có cảm giác vướng víu nếu bao cao su được đặt đúng cách. Ngược lại, bao cao su có thể được chèn chưa đúng cách nếu bạn vẫn thấy có cảm giác khó chịu, vướng víu. Lúc này, hãy tiến hành chèn lại. - Khi quan hệ tình dục, bạn có thể hỗ trợ để đối phương đưa dương vật vào bên trong bao cao su, tránh làm bao bị lệch khiến dương vật tiếp xúc trực tiếp với âm đạo. - Khi quan hệ tình dục xong, để tinh dịch không tràn ra ngoài thì khi trước khi kéo bao cao su ra khỏi âm đạo thì bạn cần xoắn phần ngoài lại. - Gói bao cao su lại và vứt vào thùng rác, lưu ý không vứt vào bồn cầu vì có thể làm đường ống nước tắc nghẽn. - Mỗi lần quan hệ tình dục đều nên sử dụng bao cao su nữ để đảm bảo an toàn cho cả hai. Tuy nhiên, khi nam giới đã dùng bao cao su rồi thì phái nữ nên tránh sử dụng. Việc cả 2 cùng dùng bao cao su có thể phản tác dụng vì gây ra ma sát và dễ bị rách. 4.1. Những việc nên làm - Sử dụng bao cao su nữ trong suốt quá trình quan hệ tình dục qua âm đạo, có thể dùng cho cả quan hệ qua đường hậu môn. - Trước khi mang cần cẩn thận kiểm tra bao bì và hạn sử dụng của bao cao su. - Để bao không bị rách hay trượt có thể sử dụng thêm chất bôi trơn. - Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo. 4.2. Những việc không nên làm - Tuyệt đối không được tái sử dụng bao cao su nữ, chỉ dùng một lần duy nhất. - Không cùng lúc dùng bao cao su cho cả nam và nữ. 5. Cách xử lý khi bao cao su nữ bị rách Trên thực tế, hiếm khi bao cao su nữ bị rách khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp do sử dụng không đúng cách khiến bao cao su bị rách. Lúc này, nếu bạn cảm thấy lo lắng về sức khỏe tình dục của mình hay có bất cứ nghi ngờ nào thì nên đi kiểm tra sau khi quan hệ tình dục khoảng 10 ngày (có thể sớm hơn) và tái khám sau đó 3 tháng. Lý do là bởi thời điểm phát hiện các loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là khác nhau. Cho đến khi đảm bảo sức khỏe tình dục an toàn, bạn nên hạn chế quan hệ tình dục hoặc luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ. Ngoài ra, trong quá trình lấy bao cao su ra ngoài cũng có thể gặp phải tình trạng tinh dịch đổ vào âm đạo nếu bao cao su rách. Khi đó, bạn hãy thử ép càng nhiều tinh dịch càng tốt, không cần quá hoảng sợ. Để tinh dịch không lan sâu hơn và không gây kích ứng thì cần tránh thụt rửa phía trong âm đạo và hậu môn. Trên đây là một vài điều cơ bản cần biết về bao cao su nữ và hướng dẫn sử dụng đúng cách. Hi vọng bạn đọc đã trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe tình dục cho chính mình và cho đối phương trong bất kỳ “cuộc vui” nào.;;;;;Những điều cần lưu ý khi dùng bao cao su Một trong những biện pháp an toàn hay được sử dụng nhất trong những cuộc “mây mưa" đó chính là bao cao su. Tuy nhiên có những người, đặc biệt là trẻ vị thanh niên đang còn tò mò về hoạt động quan hệ tình dục còn khá bỡ ngỡ về sản phẩm này. Bài viết hôm nay sẽ giải thích sử dụng bao cao su để làm gì và mách bạn một số lưu ý cần thiết khi dùng bao cao su. Hầu hết các loại bao cao su đang được bày bán trên thị trường đều được sản xuất từ cao su latex. Một số khác thì được chế biến từ cao su tổng hợp polymer polyurethane hoặc polyisoprene. Cho những ai còn chưa biết dùng bao cao su để làm gì, thì đây chính là biện pháp phòng tránh thai khi giao hợp và hạn chế sự lây lan của các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bạn có thể tìm mua bao cao su tại các địa điểm sau: Các trung tâm y tế dự phòng; Phòng khám tư vấn sức khỏe tình dục; Cửa hàng tiện lợi; Siêu thị hoặc tiệm thuốc; Máy bán hàng tự động; Các sàn thương mại điện tự hoặc trang mua bán online. Trước khi dùng bao cao su, bạn nên kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng an toàn của sản phẩm. Điều này sẽ giúp đảm bảo được tính hiệu quả của bao cao su trong quá trình sử dụng. Bao cao su gồm 2 loại cơ bản đó là loại dành cho nam và loại dành cho nữ. Khi dùng các cặp đôi có thể dùng kèm theo chất bôi trơn. 2.1. Bao cao su nam Trước khi bắt đầu quan hệ, người đàn ông sẽ luồn bao cao su vào dương vật. Lúc này bao cao su giống như một chiếc túi nhỏ đựng tinh dịch do người đàn ông xuất ra khi lên đỉnh, nhờ đó ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào âm đạo của người phụ nữ để tránh xảy ra quá trình thụ thai. Hướng dẫn cách dùng bao cao su cho nam giới: Kiểm tra bao bì, hạn dùng và chất lượng của bao cao su. Hãy chắc chắn rằng bao bì không bị thủng hoặc rách. Khi mở gói giấy hãy cẩn thận tránh làm rách bao bên trong; Dùng ngón cái và ngón trỏ để giữ đầu bao cao su; Đặt bao cao su vào đầu dương vật, giữ nguyên phần đầu bao cao su rồi sau đó lăn phần thân bao kéo xuống bao trùm lấy thân dương vật đang cương cứng. Trong trường hợp bao cao su không thể bung ra thì có nghĩa là nó đã bị lộn ngược từ ngoài vào trong; Trong quá trình quan hệ, nếu bao bị tuột thì hãy dừng lại và thay cái mới; Sau khi xuất tinh và dương vật vẫn còn đang trong trạng thái cương cứng thì hãy từ từ rút dương vật ra khỏi cơ thể bạn tình. Chỉ được tháo bao ra khỏi dương vật khi cơ thể bạn không còn tiếp xúc với đối tác. Điều này nhằm chắc chắn rằng tinh dịch của bạn sẽ không có cơ hội đi vào âm đạo của nửa kia, đồng thời giúp tránh làm tinh dịch rơi rớt ra ngoài; Khi đã dùng xong, hãy gói bao cao su vào khăn giấy, vứt gọn vào thùng rác và không nên vứt bừa bãi hoặc xả xuống bồn cầu; Không nên dùng lại bao cao su. Trong trường hợp chuyển từ kiểu quan hệ này sang kiểu khác (giả dụ là từ ngả âm đạo sang đường hậu môn) th nên thay bằng bao mới. 2.2. Bao cao su nữ Có thể bạn chưa biết, trên thị trường cũng sản xuất loại bao cao su dành cho nữ giới. Cách dùng như sau: Tháo bao cao su ra khỏi bao bì, tương tự như khi dùng bao cao su dành cho nam, trước khi sử dụng hãy kiểm tra kỹ các thông tin về hạn sử dụng, xuất xứ in trên bao bì và trạng thái của bao có bị rách, thủng hay không; Đặt đầu đóng kín của bao cao su vào âm đạo, sau đó lấy ngón trỏ hoặc ngón giữa giữ vòng mềm bên trong của bao cao su và đẩy sâu vào trong âm đạo. Còn vòng ngoài sẽ được giữ lại bên ngoài âm đạo; Quan hệ xong hãy lấy bao cao su ra một cách cẩn thận và không để tinh trùng tràn vào âm đạo; Buộc chặt bao cao su lại rồi gói vào khăn giấy, vứt vào sọt rác. 2.3. Gel bôi trơn Gel bôi trơn có tác dụng giúp cho việc quan hệ trở nên dễ dàng hơn, tránh gây trầy xước niêm mạc âm đạo và dương vật đặc biệt là khi sử dụng bao cao su hay bị khô. Dùng gel bôi trơn được khuyến khích cho kiểu quan hệ qua đường hậu môn khi khu vực này không có khả năng tiết ra chất nhờn khi quan hệ. 3. Cách xử trí khi bao cao su bị rách hoặc bị tuột Trong trường hợp khi đang quan hệ mà bao cao su lại bị tuột hoặc rách thì hãy thay thế bằng bao mới. Ngoài ra để chắc chắn hơn, khi quan hệ xong hãy sử dụng phương pháp tránh thai khẩn cấp và dùng theo chỉ dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa. 4. Một số lưu ý khi dùng bao cao su Bên cạnh việc hiểu rõ bao cao su để làm gì, mỗi người cũng cần ghi nhớ những lưu ý sau đối với việc sử dụng bao cao su trong hoạt động quan hệ tình dục: Luôn mang theo sẵn bao cao su trong người để chuẩn bị cho những lần quan hệ phát sinh; Giữ gìn bao cao su ở nơi thoáng mát, khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp và các vật sắc nhọn; Mỗi lần quan hệ hãy sử dụng bao mới; Trước khi mở bao ra dùng hãy luôn kiểm tra hạn sử dụng và đảm bảo trên bao bì không có lỗ. Cách kiểm tra rất đơn giản đó là bóp bao, nếu thấy bọt khí nhỏ xuất hiện thì tức là bao có lỗ thủng. Không dùng bao cao su bị khô cứng, rách hoặc dính; Không nên dùng gel bôi trơn chiết xuất từ dầu hoặc dùng các sản phẩm chứa dầu như bơ, dầu ăn, vaseline, dầu em bé,... kết hợp với bao cao su latex vì những chất này sẽ phá vỡ cấu trúc của bao cao su latex, làm giảm chất lượng của sản phẩm. Hy vọng rằng với những giải thích trên đây bạn đã có cho mình kiến thức bổ ích về bao cao su, hiểu được bao cao su để làm gì cũng như làm thế nào để sử dụng sản phẩm này đúng cách.;;;;;Bao cao su (BCS) là một phương pháp tránh thai hiệu quả và cũng là một cách để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, với tâm lý còn e ngại, rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về bao cao su dẫn tới sử dụng chưa đúng cách và không đạt được hiệu quả như mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vấn đề này. Bao cao su có rất nhiều ưu điểm. Ngoài ưu điểm lớn nhất là phương pháp tránh thai hiệu quả, BCS còn là biện pháp phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hơn nữa, sử dụng BCS cũng rất dễ dàng và bạn có thể tìm mua nó ở nhiều nơi như cửa hàng thuốc hay các siêu thị. BCS cùng với một số biện pháp như đặt vòng, cấy que tránh thai, uống thuốc tránh thai hàng ngày hiện đang là các phương pháp phòng tránh thai hiệu quả và được nhiều người sử dụng. Nếu được sử dụng đúng cách, hiệu quả của BCS có thể lên tới 98%. Nhưng không nên mang 2 bao cùng lúc, nó không những không tăng gấp đôi hiệu quả mà còn gây phản tác dụng. Khi mang 2 bao ở nam giới sẽ làm tăng ma sát và có thể khiến cả hai bị rách. Lưu ý, khi quan hệ, nếu cả hai cùng đeo bao cũng có thể làm chúng dính lại với nhau và trượt ra khỏi vị trí. 3. Cách chọn bao cao su và đeo bao đúng cách đối với nam giới Khi lựa chọn bao, bạn nên chọn những loại bao vừa vặn với kích cỡ của “cậu nhỏ”, không nên quá chật hoặc quá rộng để đảm bảo hiệu quả và tránh sự cố xảy ra khi quan hệ. Cần nhớ rằng, bao chỉ có hiệu quả bảo vệ cho những vùng được che phủ. Vì thế, nếu như nếu bạn mang bao quả ngắn, có thể mang cơ hội để những virus lây qua đường tình dục dễ dàng lây bệnh. Ngược lại, nếu mang bao quá rộng, sự cố có thể xảy ra là tuột khi lên đỉnh. Khi mang bao, bạn cũng cần lưu ý chừa lại khoảng trống nhỏ ở giữa đầu dương vật và đầu bao cao su. Điều này là để tránh sự cố bao bị căng rách khi tinh dịch tràn ra. Trên thị trường không chỉ có những loại BCS dành cho nam giới mà còn có loại bao dành riêng cho nữ giới. Loại BCS của nam và nữ hoàn toàn khác nhau về cách sử dụng nhưng công dụng lại hoàn toàn giống nhau đó là ngăn dịch tiết, tinh dịch xâm nhập vào tử cung nhằm tránh thai và ngăn ngừa những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cách sử dụng BCS dành cho nữ: Bước 1: Cẩn thận lấy BCS ra khỏi bao bì Bước 2: Vòng dày bên trong có đầu kín sẽ được đặt vào âm đạo, giữ bao cố định. Vòng ngoài mỏng, nằm ở bên ngoài cơ thể, che kín lỗ âm đạo. Bước 3: Bóp hai bên của vòng trong của bao cùng với ngón tay cái và ngón trỏ và đưa vào âm đạo. Bước 4: Sau đó, dùng ngón tay đẩy vòng trong vào sâu vào phía cổ tử cung, khi chạm đến cổ tử cung bao sẽ tự mở rộng. Bước 5: Giữ BCS không bị xoắn. Và vòng ngoài mỏng sẽ được giữ ngoài âm đạo. Bước 6: Khi tháo bao, bạn chỉ cần nhẹ nhàng xoắn vòng ngoài và từ từ kéo bao ra khỏi âm đạo. Nhiều loại BCS được làm từ nhựa cây cao su và protein có trong nó có thể khiến nhiều người bị dị ứng. Ngoài ra, một số yếu tố như chất diệt tinh trùng hay chất bôi trơn trong BCS cũng có có thể là nguyên nhân gây dị ứng. Phần lớn những trường hợp bị dị ứng BCS đều có triệu chứng tại chỗ, nghĩa là những triệu chứng chỉ xuất hiện ở những nơi mà da của bạn tiếp xúc với bao. Trong đó, một số triệu chứng phổ biến như ngứa, phồng rộp da, mẩn đỏ, da bị sưng tấy và có hiện tượng nổi mề đay,... Những người da nhạy cảm thì có thể gặp phải một số triệu chứng nghiêm trọng hơn đó là dị ứng toàn thân. Nhưng tình trạng dị ứng toàn thân dễ gặp ở nữ giới hơn nam giới với một số biểu hiện như sưng tấy, nổi mề đay, chảy nước mắt, đau họng, mặt đỏ bừng,... Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, vô cùng nguy hiểm. Nếu gặp phải tình trạng dị ứng với bao cao su bạn nên đến gặp chuyên gia để được tư vấn và tìm ra nguyên nhân chính xác. Khi đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân dị ứng là do thành phần BCS hay do chất bôi trơn, bạn có thể lựa chọn những loại bao phù hợp hơn để đảm bảo tránh thai an toàn và bảo vệ sức khỏe. Nếu đã một lần bị dị ứng thì việc lựa chọn BCS trong lần tiếp theo cần phải cẩn thận hơn. Không dùng loại BCS đã hết hạn hoặc không rõ nguồn gốc để tránh hàng nhái, hàng giả. Bên cạnh việc lựa chọn loại bao có chất lượng tốt, bạn cũng cần phải tìm hiểu về cách sử dụng để đạt hiệu quả tránh thai và ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục một cách tốt nhất khi sử dụng. Khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng và nhiệt độ cao trong thời gian dài, BCS có thể bị hỏng. Nên bảo quản bao ở nơi khô ráo và thoáng như tủ đầu giường hay ngăn kéo,... Cần phải kiểm tra hạn sử dụng khi mua, hạn sử dụng của BCS thường từ 3 đến 5 năm. Nếu khi mở ra bao bị khô cứng thì nên bỏ đi và mua cái mới. Trong trường hợp để bao trong túi quần thì tác dụng bảo vệ của bao được bảo đảm tốt nhất trong thời gian 1 đến 2 giờ. Khi sử dụng bao cao su mà thấy có những triệu chứng khác thường, hãy tới gặp bác sĩ để được tìm hiểu nguyên nhân và điều trị hiệu quả.;;;;;Sử dụng bao cao su là một trong những phương pháp tránh thai phổ biến nhất hiện nay. Nó phổ biến bởi tính tiện lợi, không tốn kém. Có nhiều loại bao cao su khác nhau, có loại bao cao su đơn thuần, có loại bao su kết hợp với chất bôi trơn hoặc chất diệt tinh trùng,... Bao cao su là một trong những phương pháp tránh thai phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.Cả bao cao su nam và nữ đều tránh thai bằng cách giữ tinh dịch lại. Trong quá trình giao hợp, nó ngăn không cho tinh trùng xâm nhập vào âm đạo, tử cung của người nữ. Bao cao su cũng có thể được sử dụng trong quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn.Bao cao su là hình thức kiểm soát sinh sản duy nhất cũng có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV, lậu, giang mai,...Có nhiều loại bao cao su nam khác nhau bao gồm:Bao cao su làm từ nhựa, mủ cao su hoặc da cừu:Bao cao su chứa chất bôi trơn: Chất bôi trơn là một lớp mỏng chất lỏng trên bao cao su. Nó giúp giảm ma sát, ngăn ngừa đau và kích thích quan hệ tình dục. Chất bôi trơn cũng giúp giữ cho bao cao su không bị vỡ.Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng: Một số bao cao su được phủ bên trong một chất diệt tinh trùng. Điều này có thể làm giảm nguy cơ có thai. Tuy nhiên, các chất diệt tinh trùng cũng có thể gây kích ứng bộ phận sinh dục, khiến cho bạn có nhiều khả năng bị nhiễm HIV hơn.Bao cao su có kết cấu: Bao gồm các loại bao cao su có gân và gai. Điều này có thể làm tăng khoái cảm cho bạn tình của bạn. Bao cao su có các chất diệt tinh trùng cũng có thể gây kích ứng bộ phận sinh dục Chất bôi trơn trong bao cao su nói riêng và chất bôi trơn nói chung giúp bôi trơn cho mô âm đạo trong hoạt động tình dục để giảm bớt sự khó chịu. Tuy nhiên, khi âm đạo tiếp xúc với chất bôi trơn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ lâu sau khi sử dụng gây nguy cơ đáng kể cho sức khỏe sinh sản.Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có nhiều chất bôi trơn trên thị trường có thể có tác dụng bất lợi lâu dài trên mô âm đạo. Các tác động bất lợi gồm có:Độ p. H: Độ p. H lý tưởng nhất là tương thích với độ p. H của âm đạo bình thường trong khoảng từ 3,8 - 4,5. Độ p. H cao trên 4,5 có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo. Đáng tiếc là có nhiều chất bôi trơn có độ p. H vượt quá 4,5. Như vậy, nó sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ở âm đạo.Osmolality: Đây là chất có khả năng hút ẩm của các chất và mô. Việc tiếp xúc với chất bôi trơn có độ thẩm thấu cao hơn dịch tiết âm đạo bình thường có thể làm cho mô âm đạo co lại vì nước trong các tế bào bị kéo ra ngoài. Quá trình này làm kích thích và phá vỡ hàng rào màng nhầy bảo vệ âm đạo khỏi bị nhiễm trùng. Niêm mạc âm đạo sẽ bị phá vỡ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây truyền các bệnh qua đường tình dục như HIV.Có nhiều chất bôi trơn đang được sử dụng có độ thẩm thấu cao gây bất lợi cho mô âm đạo.Hóa chất độc hại được tìm thấy trong chất bôi trơn: Thành phần hóa học khắc nghiệt được tìm thấy trong chất bôi trơn. Tiếp xúc với các thành phần độc hại trong chất bôi trơn có thể gây khó chịu, kích thích và tăng nguy cơ nhiễm trùng ngay cả khi chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn.Tuy nhiên không phải tất cả chất bôi trơn trong bao cao su đều gây kích ứng âm đạo. Và cũng không phải tất cả phụ nữ đều bị kích ứng khi tiếp xúc với chất bôi trơn có trong bao cao su. Trường hợp chưa cắt bao quy đầu hãy kéo bao quy đầu lại trước khi đeo bao cao su 3.1 Sử dụng bao cao su nam đúng cách. Bạn có thể đeo bao cao su nam bất cứ lúc nào trước hoặc trong khi quan hệ tình dục.Hãy chắc chắn rằng bạn không làm rách bao cao su khi lấy nó ra khỏi vỏ.Nếu bao cao su bị giòn, cứng, dinh hoặc hết hạn thì hãy bỏ đi.Đeo bao cao su khi dương vật đã cương cứng và trước khi giao hợp.Giữ bao cao su trong toàn bộ thời gian, từ đầu đến cuối.Sử dụng một cái mới mỗi lần.Nếu bạn không cắt bao quy đầu, hãy kéo bao quy đầu lại trước khi đeo bao cao su vào.Nếu bao cao su không có đầu chứa, hãy kéo phần cuối để chừa khoảng nửa inch để chứa tinh dịch khi xuất tinh.Khi bạn giữ chặt phần đầu, hãy dùng tay kia để lăn bao cao su xuống tận gốc dương vật.Nếu bạn cảm thấy bao cao su bị vỡ hoặc rách khi quan hệ, hãy dừng lại ngay lập tức, rút ra và đeo bao cao su mới.Sau khi bạn xuất tinh và trước khi dường vật mất cương cứng, hãy cẩn thận rút ra, đảm bảo bao cao su vẫn còn.Khi bạn loại bỏ bao cao su, đảm bảo tinh dịch không bị tràn ra ngoài. Bao cao su nữ 3.2 Sử dụng bao cao su nữ đúng cách. Bạn nên chèn bao cao su trước khi quan hệ tình dục.Ngồi xổm với đầu gối tách ra hoặc nằm với hai chân cong và hai đầu gối cách xa nhau.Lấy bao cao su ra khỏi vỏ.Giữ bao cao su để đầu mở xuống dưới. Bạn có thể bôi một ít chất bôi trơn ở bên ngoài của đầu đóng để giúp nó đi vào âm đạo dễ dàng hơn.Bóp vòng trong giữa ngón cái và ngón giữa của bạn.Đưa vòng trong và túi bao cao su vào âm đạo.Bao cao su nên được đưa vào cho đến khi qua xương mu.Hãy đảm bảo rằng bao cao su không bị xoắn.Vòng ngoài nên nằm sát vào cơ thể.Hướng dương vật của đối tác vào trong bao cao su. Dừng lại nếu dương vật trượt giữa bao cao su và âm đạo của bạn.Dừng lại nếu vòng ngoài của bao cao su bị đẩy vào trong âm đạo, hoặc bao cao su bị tuột khỏi vị trí.Không cần phải tháo bao cao su ngay sau khi quan hệ.Khi lấy bao cao su ra, bóp nhẹ và vặn vòng ngoài để giữ tinh dịch bên trong.Để phòng tránh các bệnh lý lây lan qua đường tình dục bạn nên giữ quan hệ tình dục lành mạnh với một bạn tình và người đó cũng hoàn toàn không mắc các bệnh lý lây lan qua đường tình dục. Thật ra, không có một biện pháp phòng ngừa nào có thể bảo đảm chắc chắn bạn không bị lây các bệnh lý lây lan qua đường tình dục 100%.com, healthline.com, womensvoices.org.;;;;;Quan hệ tình dục có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh và có thể khiến bạn mang thai ngoài ý muốn. Sử dụng bao cao su khi quan hệ chính là cách tốt nhất để giúp bạn giảm thiểu tối đa những rủi ro kể trên. 1. Bao cao su - biện pháp giúp quan hệ tình dục an toàn Bao cao su là một trong những biện pháp bảo vệ tốt nhất hiện nay. Tình dục an toàn bằng bao cao su và các phương pháp rào cản khác không hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên nó cung cấp sự bảo vệ tốt nhất hiện có khi được sử dụng đúng cách. 2. Một số lưu ý khi sử dụng bao cao su + Bao cao su nam là một loại bao cao su dẻo, chắc chắn, có nhiều kích cỡ và kiểu dáng. Bao cao su làm từ polyurethane có sẵn cho những người dị ứng với latex. + Bao cao su nữ giống bao cao su thông thường làm bằng polyurethane, nhưng được thiết kế để vừa bên trong âm đạo. Bao cao su nữ được bôi trơn trước và được thiết kế “một kích cỡ phù hợp với tất cả”. + Hãy nhớ rằng màng ngăn (một nắp được đeo cao trong âm đạo để che cổ tử cung) bảo vệ tốt khỏi việc mang thai, nhưng khả năng bảo vệ chống lại các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục lại thấp. + Để có hiệu quả, phải sử dụng bao cao su từ khi bắt đầu quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc quan hệ tình dục vì STI có thể lây truyền qua đường xuất tinh trước. + Kiểm tra hạn sử dụng của bao và nên cẩn thận nếu không móng tay hoặc đồ trang sức của bạn có thể làm rách bao cao su. + Khi sử bao cao su nhưng nếu bao không che phủ hoàn toàn vùng nhiễm bệnh thì vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh. Đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng như mụn rộp sinh dục, lậu,… lây qua đường tiếp xúc với vùng da bị bệnh. + Bao cao su có thể bị rách, đặc biệt nếu nó không được bảo quản đúng cách hoặc không sử dụng chất bôi trơn phù hợp. 4. Các mẹo khác để quan hệ tình dục an toàn hơn Tình dục an toàn hơn cũng là quan hệ tình dục khi bạn và đối tác của bạn đã sẵn sàng và quan hệ tình dục thú vị, tôn trọng và được bảo vệ. Những cách bạn có thể thực hành tình dục an toàn hơn bao gồm: Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình, khi cả hai người đều không mắc STIs là cách quan hệ tình dục an toàn nhất. Không bị STI bằng cách đi xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng thông thường và điều trị nếu cần, đặc biệt nếu bạn có bạn tình mới. Tránh quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ hoặc y tá cho bạn biết rằng bạn không còn lây nhiễm và cho đến khi cả bạn và đối tác của bạn đã được điều trị. Trao đổi với đối tác tình dục của bạn về những gì bạn muốn và tận hưởng tình dục. Lưu ý rằng ma túy và rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của bạn. Bảo vệ bản thân khỏi quan hệ tình dục mà bạn có thể hối tiếc hoặc bị áp lực vì bạn đã không suy nghĩ đúng đắn. Sử dụng các biện pháp tránh thai khác ngoài bao cao su để tránh mang thai ngoài ý muốn. 5. Các hoạt động tình dục có nguy cơ cao hoặc không an toàn Quan hệ tình dục không an toàn bên ngoài mối quan hệ một vợ một chồng làm tăng nguy cơ mắc STI. Hoạt động tình dục không an toàn có thể kể đến chẳng hạn như: Khi quan hệ không sử dụng bao cao su. Sử dụng những loại bao cao su đã quá hạn dùng hoặc sử dụng lại bao cao su hay sử dụng những bao đã bị rách. Sử dụng bao cao su không đúng cách. Trao đổi chất lỏng cơ thể như máu kinh nguyệt, tinh dịch hoặc dịch âm đạo bên trong cơ thể người khác (ví dụ: miệng, âm đạo hoặc hậu môn). Tránh “thụt rửa” âm đạo hoặc trực tràng (rửa hoặc tưới những khu vực này bằng nước hoặc các chất lỏng khác) vì kích thích các mô mỏng manh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đảm bảo rằng bạn không có nguy cơ mang thai. Cân nhắc việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp (trong vòng 72 giờ là tốt nhất, nhưng có thể uống khi quan hệ tình dục không được bảo vệ trong 120 giờ hoặc dùng bao cao su bị hỏng nếu không sử dụng biện pháp tránh thai khác). Gặp bác sĩ đa khoa của bạn ngay lập tức để được kiểm tra STIs. Lời khuyên cho bạn: Hãy trò chuyện thẳng thắn và cởi mở với bạn tình về việc sử dụng những biện pháp an toàn khi quan hệ. Trong trường hợp bạn đang mắc một số bệnh lây có nguy cơ lây qua đường quan hệ tình dục thì hãy chia sẻ với bạn tình để họ ý thức được sự quan trọng của phương pháp bảo vệ. Nhưng hãy nhớ rằng, hai bên vẫn có thể nhiễm bệnh mà không biết khi bệnh chưa có biểu hiện. Vì thế phòng tránh bệnh bằng cách quan hệ lành mạnh an toàn là rất cần thiết. Bên cạnh những lưu ý đã nói phía trên thì việc giáo dục sớm cho trẻ ở tuổi vị thành niên cũng là một việc rất cần thiết. Khi có kiến thức sớm, trẻ sẽ biết cách tự bảo vệ mình để tránh bệnh lây qua đường tình dục và nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.
question_63622
Công dụng thuốc Tractocile
doc_63622
Thuốc Tratocile có thành phần chính là Atosiban, được sử dụng để làm chậm quá trình sinh non. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Tratocile. Thuốc Tratocile có thành phần chính là Atosiban 7,5mg/ml. Công dụng của thuốc là làm chậm quá trình sinh non sắp xảy ra ở phụ nữ mang thai có cơn co tử cung đều đặn với thời gian ít nhất 30 giây, tốc độ ≥ 4 cơn mỗi 30 phút, giãn cổ tử cung 1 - 3cm (hoặc 0 - 3 cm đối với người chưa từng sinh đẻ) và xóa cổ tử cung ≥ 50%, tuổi ≥ 18 tuổi, tuổi thai 24 - 33 tuần đủ và tim thai bình thường. 2. Liều lượng và cách dùng của thuốc Tratocile Thuốc Tratocile được tiêm truyền tĩnh mạch 3 giai đoạn liên tiếp: 1 liều bolus khởi đầu (6.75 mg), tiếp theo truyền liên tục 300 μg/phút trong 3 giờ, kế tiếp truyền 100 μg/phút cho đến 45 giờ.Thời gian điều trị với thuốc Tratocile không quá 48 giờ, tổng liều không quá 330 mg. 3. Chống chỉ định của thuốc Tratocile Thuốc Tratocile chống chỉ định ở các bệnh nhân sau đây:Người bệnh bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong công thức.Tuổi thai dưới 24 hoặc trên 33 tuần.Vỡ màng ối sớm ở thai trên 30 tuần.Thai chậm phát triển và tim thai bất thường.Có tình trạng xuất huyết tử cung trước khi bắt đầu sinh, cần phải sinh ngay.Sản giật và tiền sản giật nghiêm trọng cần phải sinh.Thai chết trong tử cung.Nghi ngờ nhiễm khuẩn tử cung.Nhau tiền đạo, nhau bong non.Bất kỳ tình trạng nào khác của mẹ hoặc thai nhi khiến việc tiếp tục mang thai là nguy hiểm. Bệnh nhân sử dụng thuốc Tratocile có thể gặp các tác dụng phụ bao gồm: Buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, đỏ bừng, hạ huyết áp, tăng đường huyết, phản ứng tại vị trí tiêm truyền, mất ngủ, ngứa, sốt, phát ban, hiếm khi xảy ra tình trạng xuất huyết tử cung và đờ tử cung. 5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tratocile Thận trọng khi sử dụng thuốc Tratocile ở bệnh nhân suy thận, suy gan, có vị trí nhau bất thường, đa thai hoặc mang thai 24-27 tuần.Cần thận trọng theo dõi cơn co tử cung và tim thai suốt thời gian dùng thuốc và trong trường hợp co tử cung kéo dài.Sử dụng thuốc Tratocile tối đa 3 đợt tái điều trị.Thuốc Tratocile có thành phần chính là Atosiban, được sử dụng để làm chậm quá trình sinh non. Đây là thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Chính vì thế, bạn không được tự ý mua thuốc về sử dụng tại nhà với bất kỳ mục đích nào.
doc_35086;;;;;doc_13250;;;;;doc_7715;;;;;doc_56425;;;;;doc_53569
Travicol flu thuộc nhóm thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm không steroid được dùng trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh có ho, hắt hơi, sổ mũi, sợ gió sợ rét đau mỏi người, viêm xoang, viêm mũi dị ứng... Thành phần chính của Travicol flu là paracetamol, Loratadin kết hợp với Dextromethorphan hydrobromide.Paracetamol (hay acetaminophen)Là chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin, có tác dụng hạ sốt giảm đau thay thế cho aspirin nhưng không có khả năng chống viêm như aspirin.Cơ chế tác dụng của paracetamol: tác dụng của paracetamol có được do ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin nên có tác dụng hạ sốt mà không làm hạ thân nhiệt ở người bình thường.Paracetamol được dùng để hạ sốt, giảm đau trong các trường hợp đau nhẹ và đau vừa.Loratadin. Là thuốc đối kháng histamin chọn lọc trên thụ thể H1 và không có tác dụng trên thần kinh trung ương.Thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng mề đay, giảm các triệu chứng hắt hơi sổ mũi, viêm kết mạc do kích ứng.Dextromethorphan hydrobromide:Là thuốc tác động nên trung tâm ho ở hành não. Dextromethorphan tuy có cấu trúc hoá học liên quan đến morphin nhưng lại không có tác dụng giảm đau và rất ít tác dụng an thần. Chính vì thế mà Dextromethorphan được sử dụng trong điều trị ho, đặc biệt là ho gió, ho khan, ho do thay đổi thời tiết cảm lạnh; ho mạn tính không có đờm. 2. Công dụng của thuốc Travicol flu Thuốc Travicol flu công dụng hạ sốt giảm đau trong các trường hợp cảm lạnh có ho, sổ mũi, đau mỏi người, gai rét.Travicol flu còn được dùng trong điều trị cảm cúm gây ho, sốt, nhức đầu, đau mỏi người, ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, mẩn ngứa, chảy nước mắt. 3. Cách dùng và liều lượng của Travicol flu Cách dùng: Travicol flu được bào chế dưới dạng viên nén, Travicol được khuyến cáo chỉ nên uống cùng nước lọc, tránh nước ngọt, nước có gas, nước hoa quả, nước khoáng và sữa. Nên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ lâm sàng.Liều dùng. Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên dùng 01 viên/lần x 02 lần/ ngày.Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi uống liều 1⁄2 viên/ lần x 02 lần/ ngày.Lưu ý: Khoảng cách giữa hai lần sử dụng thuốc cách nhau ít nhất là 4 giờ đồng hồ. Đối với người suy thận nặng, mức lọc cầu thận <10ml/ phút thì khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc phải cách nhau ít nhất 8 giờ đồng hồ. 4. Tác dụng phụ của travicol flu Khi sử dụng Travicol flu có thể có những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Tác dụng này có thể không ảnh hưởng nhiều nhưng cũng có những trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.4.1. Paracetamol. Có thể xảy ra những phản ứng dị ứng, nổi ban đỏ, mề đay. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương niêm mạc kèm theo sốt.Lạm dụng sử dụng paracetamol kéo dài có thể gặp các triệu chứng buồn nôn, nôn, độc cho thận; giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu do rối loạn tạo máu.Các phản ứng quá mẫn khác ít khi gặp.4.2. Loratadin. Có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn với liều cao trên 10mg như:Hay gặp các triệu chứng khô miệng, đau đầu.Chóng mặt; buồn nôn, hắt hơi, viêm kết mạc ít gặp hơn. Hiếm gặp các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, hồi hộp trống ngực, loạn nhịp tim; rối loạn kinh nguyệt, suy giảm chức năng gan; mẩn ngứa, mề đay, các phản ứng quá mẫn...4.3. Dextromethorphan hydrobromid. Thường gây: tim đập nhanh, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.Đôi khi có thể gây rối loạn tiêu hoá, buồn ngủ. Sử dụng liều cao có thể gây ức chế thần kinh trung ương và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp đặc biệt là suy hô hấp.Chú ý: cần thông báo ngay cho bác sĩ và dược sĩ có chuyên môn khi có bất kỳ bất thường nào khi sử dụng thuốc. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc travicol flu Trong quá trình sử dụng travicol flu, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:Metoclopramid, Domperidon, Cholestyramin làm ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu của paracetamol (thành phần của travicol flu). Vì vậy, bạn nên báo với bác sĩ về các thuốc bạn đang sử dụng để hạn chế các tương tác thuốc có thể xảy ra. Thông báo cho bác sĩ của bạn về thuốc bạn đang sử dụng như các thuốc ức chế CYP3P4, CYP2D6; thuốc chống đông; thuốc an thần, Ketoconazol, Erythromycin, Cimetidin, Quinidin; tiền sử sử dụng rượu vì việc sử dụng đồng thời các thuốc trên với travicol flu có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh nơi ẩm thấp.Travicol flu thuộc nhóm thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm không steroid được dùng trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh có ho, hắt hơi, sổ mũi, sợ gió sợ rét đau mỏi người, viêm xoang, viêm mũi dị ứng...Để đảm bảo hiệu quả và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Takzole có thành phần chính chứa hoạt chất Lansoprzol với hàm lượng 15 mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, quy cách đóng gói dạng hộp gồm 1 vỉ, trên 1 vỉ có 14 viên nén. Hạn sử dụng của thuốc Takzole là 24 tháng kể từ ngày sản xuất được in trên bao bì. 2. Công dụng của thuốc Takzole Thuốc Takzole được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Sử dụng Takzole trong điều trị viêm loét dạ dày, thực quản, tá tràng.Sử dụng Takzole trong điều trị chứng trào ngực dạ dày – thực quản.Sử dụng Takzole trong điều trị hội chứng của Zollinger – Ellison. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Takzole 3.1. Cách dùng của thuốc Takzole. Thuốc Takzole được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, người bệnh nên sử dụng bằng đường uống, uống vào buổi sáng trước khi ăn. Không nên cắn, nghiền hay nhai nhỏ viên thuốc, uống nguyên viên cùng nước lọc.3.2. Liều dùng của thuốc Takzole. Người lớn thông thường sử dụng với liều 30 mg/ ngày.Trong loét tá tràng: liều sử dụng kéo dài trong 4 tuần.Trong chứng trào ngược dạ dày – thực quản: sử dụng kéo dài từ 4 đến 8 tuần.Trong hội chứng Zolllinger – Ellison cần tiến hành điều chỉnh liều sao cho phù hợp với triệu chứng.Khuyến cáo người bệnh nên sử dụng liều đúng theo với hướng dẫn sử dụng hoặc tốt nhất là tuân thủ hoàn toàn chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự ý sử dụng, điều chỉnh hoặc ngưng sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. 4. Tác dụng không mong thuốc của thuốc Takzole Trong quá trình sử dụng thuốc Takzole, bên cạnh tác dụng điều trị của thuốc, người bệnh còn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như sau: đau bụng, nôn, tiêu chảy, táo bón, tăng men gan, chóng mặt, nổi mẩn da.Thông thường những tác dụng ngoại ý sẽ mất đi khi bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc, tuy nhiên cần khuyến cáo người bệnh khi gặp bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý hợp lý và hiệu quả. 5. Tương tác thuốc Takzole Người bệnh nên liệt kê tất cả những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng trước khi được chỉ định điều trị bằng thuốc Takzole cho bác sĩ, để bác sĩ có thể đưa ra được những phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho tình trạng của mỗi người bệnh, đồng thời cũng tránh được những tương tác thuốc xảy ra có thể làm tăng tình trạng gặp phải những tác dụng không mong muốn khi sử dụng Takzole.Người bệnh cần hạn chế hoặc tránh sử dụng những thực phẩm đã được lên men, có cồn, rượu bia hoặc thuốc lá, các tác nhân này có thể gây ra tình trạng thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc Takzole, từ đó dẫn đến thay đổi hiệu quả của việc điều trị. 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Takzole 6.1. Chống chỉ định của thuốc Takzole. Không chỉ định sử dụng thuốc Takzole cho người bệnh có tiền sử quá mẫn với hoạt chất Lansoprzol hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc Takzole.6.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Takzole. Cần thận trọng trước khi chỉ định sử dụng Takzole cho các đối tượng sau: trẻ em, phụ nữ đang có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ, người bệnh suy gan.Thông thường, cần phải theo dõi chặt chẽ và tiến hành điều chỉnh liều sao cho phù hợp nhất đối với các đối tượng này, cân nhắc giữa lợi ích điều trị và nguy cơ có thể gặp phải khi sử dụng Takzole. 7. Bảo quản thuốc Takzole Bảo quản thuốc Takzole ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao, vì nguy cơ là biến đổi các chất có trong Takzole, nhiệt độ dưới 30 độ C là nhiệt độ thích hợp để bảo quản. Cần để thuốc xa với tầm tay của trẻ em, hạn chế tình trạng có thể sử dụng nhầm thuốc.Trước khi sử dụng phải xem kỹ hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, tránh sử dụng những chế phẩm đã hết hạn hoặc có xảy ra tình trạng ẩm mốc, biến đổi màu, chảy nước.;;;;;Thuốc Travicol extra thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid. Thuốc bao gồm hoạt chất chính là paracetamol và cafein, có tác dụng giảm đau nhanh, hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ có chuyên môn để dùng thuốc hiệu quả, an toàn. Thuốc Travicol extra có tác dụng giảm đau nhanh chóng và hạ sốt hiệu quả: đau đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau răng, đau nhức gân cơ, đau do chấn thương, đau do viêm khớp, viêm xoang, đau nhức do cảm lạnh, cảm cúm. Thuốc có hai thành phần chính gồm: Paracetamol 500mg và Cafein 65 mg.Chỉ định thuốc Travicol extra trong những trường hợp sau:Giảm đau: đau đầu, đau nửa đầu, đau họng, đau bụng kinh, đau sau nhổ răng hoặc các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau nhức cơ, gân, đau do chấn thương, đau do viêm khớp, viêm xoang, đau nhức do cảm lạnh, cảm cúm.Hạ sốt 2. Cơ chế tác dụng thuốc Travicol extra Sự kết hợp giữa hai hoạt chất chính là Paracetamol và Cafein có tác dụng giảm nhanh các cơn đau, hạ sốt với hiệu quả rất cao.Cơ chế: Do ức chế hoạt động của men cyclooxygenase trong quá trình tổng hợp Prostaglandin - là chất gây sốt, viêm, đau trong cơ thể. Travicol extra có chứa hoạt chất paracetamol giúp hạ nhiệt mạnh còn do tác động lên vùng dưới đồi, do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Hoạt chất Cafein trong thuốc có tác dụng kích thích nhẹ hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ giảm đau và giúp cho hoạt động của cơ được dễ dàng.Thuốc Travicol extra được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ, thuốc được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Travicol extra Liều dùng:Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: ngày uống 1 đến 4 lần, chia làm 2 lần. Không uống quá 8 viên/ ngày. Khoảng cách giữa 2 lần uống là từ 4 - 6 giờ.Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường uống. 4. Chống chỉ định thuốc Travicol extra Người bệnh mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc Travicol extra.Người bệnh suy giảm chức năng gan, thận, cần điều chỉnh liều phù hợp.Người bệnh bị thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase. 5. Tương tác thuốc Travicol extra Thuốc chống đông: Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.Với Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt cần chú ý vì có thể gây hạ thân nhiệt quá mức.Thuốc chống co giật: có thể làm tăng tính độc hại gan, do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.Isoniazid: khi dùng đồng thời với Travicol extra có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan. 6. Tác dụng phụ thuốc Travicol extra Phát ban, ngứa, mề đay. Nôn, buồn nôn. Giảm bạch cầu trung tính. Suy giảm chức năng gan, thận. Suy gan khi dùng liều cao, kéo dài 7. Quá liều và cách xử trí thuốc Travicol extra Quá liều Travicol extra hay gặp trong trường hợp người bệnh uống một liều lớn Paracetamol (7,5 - 10g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày dẫn đến hoại tử tế bào gan và có thể gây tử vong.Triệu chứng quá liều hay gặp: buồn nôn, nôn, đau bụng, da xanh tím.Cách xử trí: Khi nhiễm độc Travicol extra nặng, cần điều trị tích cực: rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.Trên đây là những thông tin chi tiết về thuốc Travicol extra. Trong quá trình dùng thuốc nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ, chuyên viên y tế để được giải đáp.;;;;;Thuốc Gastrozole là thuốc có chứa hoạt chất Rabeprazole hàm lượng 20mg. Rabeprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI), có công dụng trong điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,... Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích của thuốc Gastrozole qua bài viết dưới đây. Thuốc Gastrozole có chứa hoạt chất Rabeprazole hàm lượng 20mg. Rabeprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI).Rabeprazole hoạt động bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày. Vì vậy, nó làm giảm các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho. Thuốc Gastrozole giúp chữa lành tổn thương do axit trong dạ dày và thực quản, giúp ngăn ngừa loét hoặc ung thư thực quản.Thuốc Gastrozole được chỉ định trong các trường hợp sau:Loét tá tràng hoạt động;Loét dạ dày lành tính hoạt động;Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản xuất hiện triệu chứng ăn mòn hoặc loét (GORD);Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày-thực quản;Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GORD có triệu chứng) mức độ từ trung bình đến rất nặng;Hội chứng Zollinger-Ellison;Diệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng bằng cách kết hợp với phác đồ điều trị kháng khuẩn thích hợp.Thuốc Gastrozole chống chỉ định trong các trường hợp sau:Quá mẫn với Rabeprazole hay bất cứ thành phần nào của thuốc;Phụ nữ mang thai;Phụ nữ đang cho con bú. 2. Liều dùng của thuốc Gastrozole Bệnh nhân loét tá tràng, loét dạ dày lành tính hoạt động:Liều 20mg/lần/ngày, uống vào buổi sáng trước ăn.Hầu hết các bệnh nhân bị loét tá tràng hoạt động lành lại trong vòng 4 tuần nhưng một số bệnh nhân có thể cần thêm 4 tuần điều trị để chữa bệnh. Hầu hết các bệnh nhân bị loét dạ dày lành tính hoạt động sẽ lành lại trong vòng 6 tuần nhưng cũng có thể cần thêm 6 tuần để chữa bệnh.Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản xuất hiện triệu chứng ăn mòn hoặc loét:Liều uống khuyến cáo là 20mg/lần/ngày, trong 4 đến 8 tuần.Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày-thực quản:Tuỳ vào từng đáp ứng của bệnh nhân, liều khuyến cáo 10-20mg/lần/ngày.Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản mức độ từ trung bình đến rất nặng:Liều khuyến cáo là 10mg x 1 lần/ ngày ở bệnh nhân không bị viêm thực quản. Khi các triệu chứng đã hết, duy trì điều trị theo yêu cầu, dùng 10mg x 1 lần/ ngày khi cần.Hội chứng Zollinger-Ellison:Ở người lớn, liều khởi đầu được khuyến cáo là 60mg x 1 lần / ngày. Tùy vào nhu cầu của từng bệnh nhân, liều có thể được điều chỉnh lên đến 120mg/ ngày.Liều duy nhất hàng ngày có thể lên đến 100mg/ ngày.Có thể chia liều 120mg/lần/ngày thành liều 60mg x 2 lần/ ngày. Điều trị nên tiếp tục trong thời gian dài phụ thuộc vào chỉ định lâm sàng.Diệt trừ H. pylori:Gastrozole 20mg x 2 lần/ ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ ngày và Amoxicilin 1g x 2 lần/ ngày, uống trong vòng 7 ngày. 3. Lưu ý trước khi sử dụng thuốc Gastrozole Trước khi dùng Gastrozole, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị nếu bạn dị ứng với Rabeprazole hoặc các loại thuốc tương tự (chẳng hạn như Lansoprazole, Omeprazole) hoặc bất kỳ dị ứng nào khác.Hãy thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn biết nếu bạn có tiền sử bệnh gan, lupus..Nếu xuất hiện các triệu chứng như ợ chua kèm theo choáng váng, đổ mồ hôi, chóng mặt, đau vai, đau cánh tay, đau ngực, sụt cân không rõ nguyên nhân. Hãy đến ngay trung tâm y tế để được chăm sóc và điều trị.Thuốc ức chế bơm proton như Rabeprazole có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là khi sử dụng liệu trình điều trị lâu dài, liều cao hơn và ở người lớn tuổi. Để ngăn ngừa gãy xương, mất xương thì người bệnh nên bổ sung canxi (chẳng hạn như canxi citrate) và vitamin D.Những thông tin cơ bản về thuốc Gastrozole trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì Gastrozole là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.;;;;;Trafagyl có thành phần chính là Spiramycin phối hợp với Metronidazole.1.1. Thành phần Spiramycin. Là kháng sinh họ Macrolid có phổ kháng khuẩn rộng, nhạy cảm trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương.Cơ chế tác dụng của thuốc Spiramycin là ngăn cản quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Ở nồng độ thấp, thuốc chỉ có tác dụng kìm khuẩn nhưng khi ở nồng độ cao thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh.Spiramycin hấp thu nhanh qua đường uống, nhưng không hấp thu được hoàn toàn và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Sau khi vào hệ tuần hoàn, thuốc được phân bố đến hầu hết các mô trong cơ thể, qua sữa mẹ nhưng không qua dịch não tủy. Giống như các kháng sinh họ Macrolides khác, chỉ khoảng 10% thuốc liên kết với các protein huyết tương, chủ yếu xuyên qua và tập trung vào các tế bào viêm ở các mô.Thuốc chuyển hóa chậm tại gan thành các dạng hoạt động trong cơ thể và cuối cùng thải trừ qua phân và mật, một lượng ít thải qua nước tiểu (10%).1.2. Thành phần Metronidazole. Là kháng sinh thuộc họ nitro-5 imidazole có tác dụng kháng khuẩn tốt trên các chuẩn vi khuẩn kỵ khí hoặc nguyên sinh bào như trùng roi âm đạo, lỵ amip, Giardia lamblia,...Ngoài ra Metronidazol còn là thuốc có mặt trong phác đồ điều trị Helicobacter pylori, tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.Cơ chế tác dụng của metronidazol thông qua quá trình khử nitro - bởi protein vận chuyển electron hoặc bởi ferredoxin. Ở dạng khử Metronidazol làm mất cấu trúc xoắn của ADN, tiêu diệt vi khuẩn và sinh vật đơn bào.Metronidazol hấp thu nhanh qua đường uống, đạt 80% sau khi uống 1 giờ và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thuốc ít liên kết với protein huyết tương, khuếch tán nhanh ở phổi, thận, gan, mật, nước bọt, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, dịch não tủy; qua được nhau thai và sữa mẹ.Thuốc chuyển hóa ở gan thành 2 dạng hoạt động chính là alcohol và chất chuyển hóa acid. Cuối cùng bài tiết qua nước tiểu, một phần ít bài tiết qua phân. 2. Chỉ định của thuốc Trafagyl Thuốc Trafagyl được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Bệnh lý nhiễm khuẩn răng miệng cấp và mạn tính.Các ổ áp xe răng tái phát.Viêm nhiễm các mô vùng xương hàm, viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu, viêm miệng.Bệnh lý viêm nhiễm tuyến mang tai, viêm hàm dưới.Sử dụng phòng nhiễm khuẩn sau các phẫu thuật răng miệng.Không sử dụng Trafagyl trong các trường hợp bệnh lý sau:Dị ứng với thành phần Spiramycin, kháng sinh nhóm Macrolid, Metronidazol, hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Phụ nữ đang cho con bú không có chỉ định dùng Trafagyl. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Trafagyl Bệnh nhân có tiền sử hoặc nghi ngờ viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, viêm kết tràng mạn khi sử dụng thuốc cần thận trọng, báo ngay cho bác sĩ khi có các biểu hiện bất thường trên đường tiêu hóa.Bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân có bệnh lý làm giảm nhu động ruột cần thận trọng do thuốc giải phóng chậm, nguy cơ gây độc cho cơ thể.Uống thuốc ở tư thế ngồi hoặc đứng, không nằm uống vì gây ra các phản xạ nôn, kích ứng đường tiêu hóa.Thuốc có thể qua được nhau thai, trên một số nghiên cứu ở động vật thí nghiệm Trafagyl không gây ảnh hưởng đến thai nhi, không gây tai biến cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, cân nhắc lợi ích và các sản phẩm thay thế trước khi sử dụng cho đối tượng này.Cả hai thành phần Spiramycin và Metronidazol của thuốc đều qua được sữa mẹ và chưa có đầy đủ bằng chứng về sự an toàn trên trẻ em; Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không sử dụng hoặc nếu sử dụng nên ngừng cho con bú.Kiểm tra chức năng gan, chức năng thận trước và trong suốt quá trình sử dụng thuốc đặc biệt là ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận. 4. Liều dùng và cách dùng Cách dùng: Trafagyl được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, uống trực tiếp với nước. Có thể uống trước hoặc sau bữa ăn do chuyển hóa thuốc không chịu ảnh hưởng của thức ăn.Liều dùng. Tùy từng đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có các chỉ định về liều dùng khác nhau.Người lớn: Uống 2 - 3 viên x 2 - 3 lần/ ngày.Trẻ em 10-15 tuổi: Uống 1 viên x3 lần/ ngày.Trẻ em 5 - 10 tuổi: Uống 1 viên x2 lần/ ngày.Nếu sử dụng quá liều có thể gặp các triệu chứng: buồn nôn, nôn, mất điều hòa vận động. Có thể co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên.Nếu quên uống một liều thuốc thì uống lại ngay khi nhớ ra, trường hợp gần tới thời gian uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, uống tiếp liều Trafagyl theo chỉ định. Không sử dụng gấp đôi liều đã quên. 5. Tương tác thuốc của Trafagyl Một số tương tác có thể gặp khi sử dụng thuốc Trafagyl:Thuốc tránh thai bị mất tác dụng khi dùng đồng thời với Trafagyl.Phối hợp với Disulfiram gây độc trên hệ thần kinh trung ương, biểu hiện triệu chứng loạn thần, lú lẫn.Trafagyl làm tăng nguy cơ chảy máu của các thuốc chống đông (Warfarin); làm tăng tác dụng của các thuốc giãn cơ (vecuronium); làm tăng nồng độ thuốc Lithi trong máu gây độc tế bào.Khi dùng chung Trafagyl với fluorouracil sẽ làm tăng độc tính cho tế bào do fluorouracil giảm sự thanh thải và tích tụ trong cơ thể.Rượu bia hay thực phẩm có cồn có thể gây hiệu ứng Antabuse (nóng, đổ, nôn mửa, tim đập nhanh) khi dùng chung với thuốc. 6. Tác dụng phụ của thuốc Trafagyl Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Trafagyl:Các biểu hiện rối loạn trên tiêu hoá như: Đau rát dạ dày (đau thượng vị), buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.Phản ứng dị ứng, ban đỏ, ngứa da, nổi mề đay.Viêm lưỡi, viêm miệng, cảm giác có vị kim loại trong miệng.Giống như các kháng sinh khác, Trafagyl cũng gây giảm bạch cầu mức độ vừa phải.Chóng mặt, mất điều hòa vận động, viêm dây thần kinh ngoại biên, dị cảm (hiếm gặp).Nước tiểu có thể có màu nâu đỏ do thuốc.Như vậy, Trafagyl là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, được kê đơn bắt buộc bởi bác sĩ để điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn chủ yếu ở vùng răng hàm mặt. Ngoài công dụng kháng khuẩn, thuốc cũng gây ra nhiều phản ứng không mong muốn cho cơ thể. Vì vậy, nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian chỉ định.
question_63623
Lá ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe?
doc_63623
” thì dưới đây chính là đáp án có thể bạn chưa biết: Lá ổi giúp chữa tiêu chảy Một trong những tác dụng được sử dụng phổ biến của lá ổi chính là chữa tiêu chảy. Nguyên nhân chính là do trong lá ổi và búp ổi non có chứa các tanin và một số chiết xuất gây ức chế hoạt động của vi khuẩn staphylococcus aureus và E. coli. Từ đó, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh lý tiêu chảy. Bên cạnh đó, việc sử dụng lá ổi non cũng giúp săn niêm mạc ruột tốt hơn. Cách sử dụng lá ổi để “cầm” tiêu chảy rất dễ. Bạn chỉ cần ăn từ 3 – 5 búp ổi non đã rửa sạch hoặc đun nước lá ổi và uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất nên uống trước khi ăn khoảng 15 phút để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Tốt cho sức khỏe tim mạch Kiểm soát và ổn định huyết áp. Hạn chế sự hình thành của các gốc tự do gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, bệnh lý Alzheimer,... Giảm tình trạng xơ vữa mạch máu, giảm nguy cơ đột quỵ - tai biến. Giảm cholesterol, giảm đường huyết. Ổn định lượng đường trong máu Lá ổi có tác dụng này là do nhóm các chất nhu Avicularin, Quercetin có khả năng ức chế sự hấp thụ glucose. Bệnh nhân bị tiểu đường có thể tham khảo cách sử dụng lá ổi như với các bước như sau: Đem lá ổi rửa sạch, phơi khô. Hãm nước lá ổi để uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng nước lá ổi trong khoảng từ 2 – 3 tháng, người bệnh có thể nhận thấy sự cải thiện về tình trạng bệnh. Ngăn ngừa nguy cơ ung thư Với sự có mặt của các chất chống oxy hóa, sử dụng lá ổi có tác dụng làm giảm quá trình hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây dẫn tới sự hình thành của các tế bào ung thư. Trong đó, với thành phần lycopen có hiệu quả cao trong phòng ngừa và điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt,... Giảm cân Một trong những tác dụng khác của lá ổi được chị em yêu thích chính là hỗ trợ giảm cân. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá ổi giúp làm giảm các trình nạp tinh bột và chuyển hóa đường vào cơ thể. Do đó, chị em có thể sử dụng trà lá ổi, nước ép lá ổi hoặc nước lá ổi xay cùng nước hoa quả để cải thiện vóc dáng. Cải thiện sức khỏe răng – miệng Nếu bạn vẫn thắc mắc liệu lá ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe thì đây chính là câu trả lời tiếp theo mà bạn có thể chưa biết. Đó chính là việc cải thiện sức khỏe cho nướu – răng miệng. Nguyên nhân chính là do trong lá ổi có chứa hoạt chất astringents với tác dụng làm chặt chân răng, giảm nhẹ các cơn đau tại nướu. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lá ổi tươi đã rửa sạch và giã nát. Sau một thời gian ngắn, các cơn đau răng – nướu sẽ có xu hướng giảm nhẹ. Tình trạng viêm – nhiễm khuẩn nướu cũng sẽ được cải thiện rõ rệt nếu sử dụng phương pháp này thường xuyên. Cải thiện chất lượng làn da, tóc Các tác dụng của lá ổi với da và tóc có thể kể đến như sau: Đắp lá ổi giúp làn da săn chắc hơn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước ổi giúp gây ức chế quá trình hình thành của gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra tình trạng lão hóa da. Gội đầu với nước ổi giúp hỗ trợ điều trị tình trạng rụng tóc. Các tác dụng khác Làm dịu hệ thống thần kinh, từ đó giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Chữa ho, cảm lạnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhờ lượng vitamin C và sắt có trong lá ổi. Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm phế quản. Hỗ trợ điều trị Gout. Lá ổi có khả năng ngăn ngừa sự giải phóng của các Histamin, từ đó giúp hạn chế và hỗ trợ điều trị các tình trạng dị ứng. Giảm các cơn đau bụng khi chị em “tới tháng”. 2. Các lưu ý trong việc sử dụng lá ổi Tuy có nhiều lợi ích, tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên, khi sử dụng lá ổi, bạn cũng cần lưu ý tới các vấn đề sau: Chỉ sử dụng lá ổi với tần suất vừa phải. Việc quá lạm dụng lá ổi có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc gây ra tình trạng dị ứng. Người bị bệnh chàm cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng lá ổi bởi các chiết xuất có trong lá ổi có thể gây kích ứng da. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá ổi nếu bạn đang mắc phải các bệnh mãn tính tim mạch, loãng xương, các bệnh lý liên quan đến thận,... Dùng lá ổi trong thời gian điều trị bằng thuốc tây có thể làm giảm các tác dụng của thuốc.
doc_13788;;;;;doc_3987;;;;;doc_51474;;;;;doc_37832;;;;;doc_8617
1. Lợi ích của ổi đối với sức khỏe 1.1. Giảm nguy cơ phát triển ung thưỔi chứa nhiều hợp chất chống lại quá trình hình thành khối u như quercitin, lycopene, vitamin C và các polyphenol khác nhau. Chúng hoạt động như những chất chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do sinh ra trong cơ thể có thể gây ra sự phát triển ung thư. Trên thực tế, có nhiều nhà khoa học đã chứng minh được tiềm năng ngăn ngừa ung thư vú, tuyến tiền liệt, ruột kết, phổi và da của ổi.1.2. Giúp cải thiện hệ thống miễn dịchỔi là một loại trái cây giàu vitamin C (thậm chí còn giàu hơn cả cam), nó có hàm lượng vitamin C cao gấp hai lần so với nhu cầu sinh học. Ăn nhiều ổi có thể cải thiện hệ thống miễn dịch giúp cơ thể tránh xa các mầm bệnh và nhiễm trùng.1.3. Chứa các đặc tính chống lão hóaỔi chứa nhiều vitamin A và C. Bên cạnh đó, chúng còn chứa các chất chống oxy hóa chẳng hạn như carotene và lycopene giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi các nếp nhăn. Mặc dù tuổi già là một giai đoạn tự nhiên mà bất cứ ai đều phải đối mặt trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta có thể kéo dài quá trình này bằng cách ăn ổi thường xuyên hơn.1.4. Giúp răng khỏe mạnhỔi có thể hỗ trợ điều trị viêm nướu, viêm lợi hoặc loét miệng. Đây là loại trái cây chức nhiều vitamin giúp cải thiện tình trạng sâu răng.1.5. Tốt cho những người bị bệnh tiểu đườngỔi được cho là có đặc tính chống bệnh tiểu đường, đã được đề cập nhiều trong y học Trung Quốc. Một sự trừu tượng thực sự cho thấy rằng trái cây có thể làm giảm lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, hoạt động giống như insulin mà ổi có làm cho loại trái cây này được bệnh nhân tiểu đường chấp nhận một cách nghiêm túc. 1.6. Giúp điều trị táo bón.Một quả ổi có thể cung cấp đến 12% lượng chất xơ trong cần thiết cho cơ thể được khuyến nghị theo chu kỳ sinh học. Nó rất tốt cho sức khỏe và tiêu hóa của bạn. Chất xơ từ ổi có thể giúp giải phóng các đường tiêu hóa bị tắc nghẽn và làm giảm táo bón.1.7. Cải thiện sức khỏe tim mạch. Một bài báo trên “Tạp chí Tăng huyết áp ở người” đã chỉ ra rằng ăn nhiều ổi có thể cải thiện phản ứng kali và natri trong cơ thể của bạn. Nó đặc biệt tốt cho những bệnh nhân bị tăng huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch. Hơn thế nữa, ổi giúp làm giảm mức cholesterol xấu và chất béo trung tính. Chúng là những nguyên nhân hàng đầu gây ra sự phát triển của bệnh tim, đồng thời làm tăng mức HDL hoặc cholesterol có thể chấp nhận được.1.8. Tốt cho nãoỔi chứa vitamin B3 và B6, niacin và pyridoxine. Những chất này có khả năng cải thiện hệ thần kinh và não bộ con người. 2.1. Ăn ổi nhiều sẽ bị đầy hơi. Giống như các loại trái cây khác, ổi là một nguyên nhân cổ điển gây ra chứng đầy hơi, vì nó rất giàu fructose (một loại đường). Cơ thể của chúng ta không thể tiêu hóa và hấp thụ một lượng lớn fructose. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng có tới 40% số người đang mắc phải tình trạng kém hấp thụ fructose thì hầu hết đều bị hấp thụ kém hiệu quả trong ruột non. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều ổi sẽ khiến chúng ta bị đầy hơi. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ lượng khí sinh ra bởi vi khuẩn ăn đường fructose.2.2. Gây tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích. Do kém hấp thu fructose, bạn có thể bị tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa rối loạn. Hạt ổi rất khó để tiêu hoá.2.3. Tạo cảm giác thèm ăn đườngĂn nhiều ổi khiến lượng đường trong máu của bạn tăng vọt nhưng không thể duy trì được lâu. Dạ dày sẽ bắt đầu réo trở lại không lâu sau khi bạn ăn quá nhiều ổi. Mặc dù ổi giúp chúng ta cung cấp chất xơ, nhưng không đủ để ngăn chặn sự sụt giảm lượng đường trong máu của chúng ta.2.4. Ổi dễ bị nhiễm vi khuẩn. Giống như các loại trái cây khác, khi thu hoạch và trưng bày, ổi có thể tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn chẳng hạn như vi khuẩn listeria, E. coli và salmonella, chúng có thể bám vào trái cây từ gió, nước và đất. Mặc dù ổi có một lớp vỏ bên ngoài cứng rắn để ngăn vi khuẩn, nhưng nó có thể xâm nhập vào bên trong nếu như lớp vỏ bị hỏng. Bởi vì ổi thường được ăn sống cả vỏ nên khả năng nhiễm vi khuẩn rất cao. Nhiều người cho rằng ăn hạt ổi sẽ bị táo bón. Trên thực tế, hạt ổi tuy cứng và không có vị nhưng chúng có thể ăn được và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, hạt ổi không dễ để tiêu hóa. Vì thế những người tiêu hoá kém không nên ăn hạt ổi. Ngược lại, nếu tiêu hoá của bạn tốt, hãy ăn cả hạt ổi để hưởng những lợi ích như hỗ trợ huyết áp, chống oxy hóa, giảm lượng carbohydrate trong cơ thể và giúp giảm cân.Trên đây là những lợi ích cũng như lưu ý khi ăn ổi. Ổi là một loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của chúng ta. Bạn có thể bổ sung ổi vào thực đơn hằng ngày để bổ sung chất xơ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.;;;;;Ổi là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, vì lo lắng chưa rõ thực hư ăn ổi có bị táo bón không mà nhiều người phải dè chừng, không dám thoải mái với sở thích của mình. Vậy thực tế có khả năng ổi gây táo bón hay không, bài viết sau sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp. 1. Những lợi ích của quả ổi đối với sức khỏe - Tăng cường miễn dịch So với dòng cam, quýt thì hàm lượng vitamin C ở trong quả ổi cao gấp 4 lần. Chính điều này khiến cho loại quả này có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể chống lại tác nhân làm ức chế các phân tử gây viêm, nhiễm trùng. - Phòng ngừa bệnh ung thư Các hợp chất quercetin, lycopene, vitamin C cùng các polyphenol của quả ổi có vai trò tương tự như chất chống oxy hóa mạnh nên vừa hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư vừa giúp trung hòa gốc tự do. Thực tế cho thấy, chiết xuất ổi có rất nhiều tiềm năng đối với phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, vú, phổi, ruột kết,... - Hỗ trợ cải thiện huyết áp Hypoglycemic và chất xơ tự nhiên trong ổi có tác dụng giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp. Vì thế những người bị bệnh tim mạch hay có nguy cơ cao huyết áp nên tăng cường bổ sung loại quả này. - Phòng ngừa tiểu đường Chất xơ trong ổi rất tốt với người mắc bệnh tiểu đường. Không những thế, ổi còn có chỉ số glycemic thấp nên sẽ giúp cơ thể của người bị tiểu đường đảm bảo được lượng đường cần thiết ở mức tối thiểu. - Cải thiện thị lực Ổi rất giàu vitamin A nên giúp cải thiện thị lực đồng thời phòng ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thuỷ tinh thể. - Hỗ trợ giảm cân và tốt cho da Hàm lượng vitamin A, C và các chất chống oxy hóa trong ổi giúp bảo vệ da tránh khỏi các gốc tự do gây lão hóa. Không những thế, các vitamin, khoáng chất và chất xơ có trong ổi còn hỗ trợ giảm cân tương đối hiệu quả mà vẫn đảm bảo không làm cho cơ thể không bị mất đi các dưỡng chất quan trọng. - Tốt cho hệ tiêu hóa Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi quả ổi có khả năng cung cấp 12% chất xơ giúp cho sức khỏe của nhu động ruột trở nên tốt hơn, cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đặc biệt, potassium, carotenoids và vitamin C trong loại quả này còn có thể chữa lành vết thương do viêm loét dạ dày. Một số nghiên cứu còn chứng minh được rằng ổi có chứa hợp chất làm se hỗ trợ điều trị tiêu chảy rất tốt; hợp chất kiềm giúp phòng ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Những điều này giúp cho ổi hỗ trợ phòng ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiêu hóa. Rất nhiều người không rõ thực hư liệu ăn ổi có bị táo bón không nên dù thích vẫn nơm nớp lo sợ, không dám ăn thức quả mà mình yêu thích. Thực ra, ổi có thể gây táo bón, đầy bụng, khó tiêu nếu bạn ăn ổi xanh. Giải thích về nguy cơ này, Đông y cho rằng tính bình, vị ngọt chát và công dụng thu liễm khiến cho quả ổi có khả năng làm giảm tiết dịch và nhu động ruột, làm co mạch từ đó gây ra táo bón. Không những thế, hàm lượng lớn tannin lớn trong ổi khi đi vào cơ thể còn dễ kết hợp với các protein trong các loại thực phẩm khác tạo ra màng se niêm mạc, khiến cho nhu động ruột kết bị chậm lại. Chính điều này giúp cho ổi xanh dễ cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, khi ăn ổi xanh quá nhiều thì hoạt động của đường ruột dễ bị ngưng trệ lại, từ đó gây ra táo bón chức năng. Nếu như ăn ổi có bị táo bón không có thể gây táo bón với ổi xanh, thì ăn ổi chín lại không hề gây táo bón mà thậm chí còn lợi cho đường tiêu hóa và giúp nhuận tràng. Trong mỗi quả ổi chín có khoảng 36% chất xơ và lượng vitamin C vô cùng dồi dào. Mặt khác, quả ổi chín còn có nhiều khoáng chất, acid amin và hợp chất chống oxy hóa giúp làm mềm phân, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và tăng cường chức năng tiêu hóa. Để không phải lo lắng ăn ổi có bị táo bón không, tốt nhất bạn hãy chọn ăn ổi để phòng ngừa nguy cơ táo bón bằng cách: - Uống nước ép ổi: mỗi ngày ép 4 - 5 quả ổi lấy nước hoặc kết hợp ổi với một số loại rau xanh hay trái cây khác để ép lấy nước uống sẽ giúp cơ thể được bổ sung khoáng chất và vitamin. Uống nước ép ổi dễ hấp thu hơn ăn ổi trực tiếp rất nhiều và tăng cường nhuận tràng rõ rệt. - Sinh tố ổi: đây là loại đồ uống vừa cung cấp chất lỏng cho ruột kết vừa bổ sung chất xơ để làm tăng thể tích, giúp cho phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. - Ăn ổi trực tiếp: muốn phòng ngừa khó tiêu và táo bón, bạn có thể chọn những quả ổi chín vừa để ăn trực tiếp. Nếu ổi có quá nhiều hạt hoặc hạt ổi quá cứng, bạn có thể bỏ ruột trước khi ăn. 2.2. Khi ăn ổi cần lưu ý Như đã nói đến ở trên, ổi có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Vì thế, để không còn phải băn khoăn ăn ổi có bị táo bón không và phát huy tối đa công dụng của loại quả này, bạn nên chú ý: - Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 2 - 3 quả ổi cỡ vừa, không nên ăn nhiều để tránh đầy bụng, làm nóng người. - Nên bổ sung nước ép ổi khi bị cảm, suy nhược cơ thể vì nó giúp giảm buồn nôn, cải thiện tình trạng chán ăn và kích thích vị giác rất tốt. - Nếu có vấn đề về dạ dày, tốt nhất nên bỏ hạt ổi rồi hãy ăn hoặc uống nước ép ổi. - Không nên gọt vỏ ổi vì hàm lượng vitamin C của loại quả này tập trung nhiều ở đây. Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên rửa sạch và ngâm nước muối rồi ăn cả vỏ để sử dụng cao nhất các thành phần dinh dưỡng có trong quả ổi. Mong rằng với nội dung chia sẻ này bạn đọc đã gỡ bỏ hoàn toàn được mối băn khoăn ăn ổi có bị táo bón không và biết cách để phát huy tối đa công dụng của loại trái cây tuyệt vời này.;;;;;Khám phá những công dụng tuyệt vời của hạt ổi 1. Những lợi ích của hạt ổi đối với sức khỏe Hầu hết mọi người đều nghĩ hạt ổi không có lợi gì cho sức khoẻ và có thể gây nhiều vấn đề về tiêu hoá. Tuy nhiên, thành phần của hạt ổi có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà ít ai biết đến. Tuy vậy, bên cạnh những công dụng tuyệt vời thì việc tiêu thụ hạt ổi sai cách cũng có thể tiềm ẩn nhiều tác hại cho sức khỏe. Lợi ích của hạt ổi đối với sức khỏe Trong hạt ổi có chứa nhiều dưỡng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe bao gồm vitamin A, C, kali, magie, sắt, photpho, canxi,… Những thành phần này giúp cho cơ thể: Ngừa ngừa bệnh tim mạch: Hạt ổi có chứa kali và chất chống oxy hóa giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch. Cung cấp chất xơ: Hạt ổi là nguồn tốt chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ cao trong hạt ổi còn có tác dụng nhuận tràng. Chữa lành vết thương: Hàm lượng vitamin C trong ổi giúp phục hồi tế bào, sửa chữa các vết thương trên da và chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Giảm cholesterol: Thành phần chất xơ không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón mà còn có tác dụng kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu. Ngăn ngừa ung thư: Trong hạt ổi có chứa hàm lượng cao chất lycopen giúp ngăn ngừa và loại trừ khả năng hình thành của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vú. Chăm sóc da: Hạt ổi chứa các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C và các hợp chất khác, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự hủy hoại gốc tự do và ngăn ngừa quá trình lão hóa sớm, giúp làn da luôn khoẻ mạnh, tránh trình trạng hình thành nếp nhăn. Cung cấp dưỡng chất: Hạt ổi cung cấp các dưỡng chất như vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, kali và magie có vai trò quan trọng trong cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cải thiện triệu chứng chuột rút: Hàm lượng magie trong hạt ổi có thể giúp thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh, cải thiện tình trạng chuột rút, tê bì chân tay. Giảm cân: Hàm lượng chất xơ và oxy hóa trong hạt ổi còn có tác dụng ngăn ngừa việc tích tụ mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân. Tác hại của hạt ổi Bên cạnh những công dụng tốt cho sức khoẻ thì hạt ổi cũng có thể gây ra một số bất lợi trong trường hợp ăn quá nhiều hoặc ăn những quả còn non, xanh. Hầu hết mọi người đều chỉ nhai hạt ổi sơ qua rồi nuốt, điều này vô tình tạo ra một áp lực lớn lên dạ dày vì hạt ổi cứng. Việc tiêu thụ hạt ổi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, chướng bụng do hàm lượng chất xơ quá cao, đặc biệt chú ý ở những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc suy giảm chức năng ruột, đau, viêm loét dạ dày,… Ngoài ra, nếu ổi không được rửa sạch sẽ, không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc bị hư hỏng sẽ có thể dính các loại vi khuẩn, nấm,… gây hại cho sức khỏe. Vậy nên, ăn hạt ổi sai cách có thể vô tình gây ra nhiều vấn đề không tốt cho cơ thể. Sau khi biết những công dụng và tác hại của hạt ổi thì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho nghi vấn ăn hạt ổi có tốt không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt ổi sẽ có giá trị dinh dưỡng cao nhất và phát huy tối đa công dụng đối với sức khoẻ khi đã chín. Với những quả ổi còn non, xanh và cứng thì sẽ gây khó chịu, đầy bụng. Vậy nên để đảm bảo việc ăn ổi tốt cho sức khỏe thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Rửa ổi thật sạch và ngâm với nước muối loãng trước khi ăn. Nên ăn ổi chín, hạn chế những quả còn non, xanh. Không nên ăn quá nhiều ổi trong ngày, tốt nhất chỉ nên ăn từ 1 - 2 quả/ngày. Không nên ăn ổi khi đang đói. Nhai thật kỹ hạt ổi trước khi nuốt để dạ dày làm việc dễ dàng hơn. Uống nhiều nước và bổ sung thêm các loại thực phẩm dễ tiêu để hỗ trợ quá trình tiêu hoá hạt ổi của dạ dày. Không nên ăn ổi trong trường hợp đang mắc các vấn đề về hệ tiêu hoá. Không ăn ổi cùng lúc với chuối. Nên chọn mua ổi ở những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong trường hợp ăn hạt ổi nhiều khiến bụng khó chịu thì bạn có thể sử dụng men tiêu hoá để khắc phục. Đối với bà bầu thì không nên ăn hạt ổi vì sẽ dễ bị đầy bụng, táo bón. Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn ổi và hạt ổi. Với những chia sẻ ở trên hy vọng bạn đã giải quyết được thắc mắc ăn hạt ổi có tốt không. Quả ổi cũng như hạt ổi đều mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn đừng bỏ qua loại trái cây này khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân nhé.;;;;; Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc ăn ổi có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… – Ổi là thực phẩm có tính kiềm. Khi ăn vào sẽ có tác dụng trung hòa dịch vị acid dư thừa. Đồng thời giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và đẩy lùi cơn đau hiệu quả. – Hoạt chất có trong ổi giúp kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Khi ăn vào sẽ có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại. Điều này sẽ rất có lợi đối với những trường hợp bị trào ngược dạ dày. – Trong ổi còn có hàm lượng chất xơ cao giúp quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra tốt hơn. Ngăn ngừa táo bón và các vấn đề về đường ruột khác. Bên cạnh đó với đặc tính làm se, ổi còn được sử dụng để đẩy lùi tình trạng tiêu chảy và kiết lỵ rất hiệu quả. – Ăn ổi thường xuyên sẽ giúp làm sạch ruột. Từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm đường ruột, viêm dạ dày… Việc ăn ổi có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý trào ngược dạ dày 2. Các cách dùng ổi hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày Không chỉ quả ổi mà các bộ phận khác ở cây ổi đều có thể chế biến thành các vị thuốc trị bệnh. Đặc biệt, trong lá có hàm lượng dưỡng chất mang đến hiệu quả điều trị bệnh lý về dạ dày rất tốt. Bạn có thể áp dụng theo những cách sau để dùng chữa trào ngược dạ dày, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp giúp hỗ trợ điều trị, người bệnh nên thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để việc sử dụng đạt hiệu quả tối ưu: 2.1. Gạo lứt kết hợp lá ổi Theo nghiên cứu y học, lá ổi có chứa khá nhiều hoạt chất giúp sát khuẩn và kháng viêm rất tốt. Do vậy, lá ổi hay được dùng để chữa những bệnh lý như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… Còn đối với gạo lứt bao gồm nhiều khoáng chất thiết yếu như sắt, kẽm, kali, canxi, mangan… và các loại vitamin như B1, B2, B3… Vừa bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày vừa ngăn chặn của những acid dịch vị. Từ đó giúp tình trạng trào ngược được cải thiện đáng kể. Cách làm gạo lứt kết hợp lá ổi chữa trào ngược dạ dày như sau: – Chuẩn bị lá ổi đang non và nước lọc. – Lá ổi đem rửa sạch rồi thái thật nhỏ. Sau đó đem sao vàng lên cùng với gạo lứt. – Tiếp đến, cho nước vào đun sôi thì tắt bếp và chắt lấy nước để uống đều đặn hằng ngày. – Người bệnh nên sử dụng từ 2 đến 3 lần/ngày sau bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng. Gạo lứt kết hợp lá ổi chữa trào ngược dạ dày rất hiệu quả 2.2. Trà lá ổi Sử dụng lá ổi làm trà là một phương pháp chữa trào ngược dạ dày rất đơn giản và đem lại hiệu quả khá cao. Trà lá ổi có khả năng hỗ trợ làm lành các vết loét và tổn thương trong lớp niêm mạc dạ dày, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cách sử dụng trà lá ổi như sau: – Chuẩn bị lá ổi còn tươi, mật ong nguyên chất và nước lọc. – Lá ổi đem rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ những tạp khuẩn. Sau đó vớt ra cho vào nồi và đun sôi trong khoảng 15 phút. – Chắt lấy nước bỏ phần lá đi – Rót ra cốc và cho thêm chút mật ong để uống. *Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú khi dùng lá ổi để chữa bệnh thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ. 2.3. Nước ép ổi Nước ép ổi là một trong những thức uống hỗ trợ cải thiện những triệu chứng của bệnh trào ngược rất tốt. Cách làm nước ép nổi: – Nguyên liệu: Ổi tươi, máy ép. – Ngâm ổi từ 10 – 15 phút với nước muối loãng để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn. Sau đó rửa sạch lại với nước. – Cắt ổi thành nhiều miếng nhỏ và bỏ hạt. – Cho ổi vào máy ép để ép lấy nước. – Rót ra cốc và uống. – Bạn có thể dùng hàng ngày để cải thiện các triệu chứng trào ngược ở dạ dày. Nước ép ổi là một trong những thức uống hỗ trợ cải thiện những triệu chứng của bệnh trào ngược rất tốt. 3. Lưu ý dành cho người bị trào ngược dạ dày sử dụng ổi Có thể nói ổi là thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với dạ dày. Đặc biệt là người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể bổ sung ổi vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh những tác dụng không mong muốn: – Nên sử dụng những quả ổi đã chín tránh gây áp lực lên dạ dày. Nếu sử dụng những quả ổi xanh cứng sẽ làm cho dạ dày phải tăng cường co bóp. Bên cạnh đó, hàm lượng tanin trong ổi xanh rất dễ gây đầy bụng, khó tiêu và khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. – Người bị trào ngược chỉ nên ăn ổi khi bụng còn no hoặc ăn sau bữa cơm. Tuyệt đối tránh ăn ổi khi bụng đang đói. Bởi hàm lượng vitamin C trong ổi sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. – Vitamin C có trong vỏ ổi khá nhiều. Nên bạn hãy ăn cả vỏ để tận dụng được tối đa thành phần dưỡng chất. Tuy nhiên cần ngâm muối và rửa thật kỹ trước khi ăn. – Để tránh gây áp lực tiêu hoá lên dạ dày. Người bệnh nên nhai kỹ trước khi nuốt để tránh gây áp lực tiêu hoá lên dạ dày. – Hạt của quả ổi rất cứng và khó tiêu. Do vậy người bệnh nên bỏ phần hạt này khi ăn.;;;;;Ổi là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam và là một nguồn dồi dào vitamin thiết yếu như vitamin C, A, E và B2. Ổi chính là loại quả giàu vitamin C nhất, nhiều hơn cả bưởi và cam. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều đồng, canxi, kali, photpho, mangan và thiamine,...Lượng sắt có trong ổi cũng giúp bà bầu giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai, đồng thời trong ổi còn chứa thêm những dưỡng chất cần thiết giúp giữ nồng độ hemoglobin trong máu của bà bầu được ổn định.Một trong những điểm có lợi khác cho sức khỏe bà bầu chính là trong ổi cung cấp nhiều acid ascorbic cho cơ thể. Những loại vi chất có trong ổi như vitamin B9 và acid folic rất tốt cho hệ tuần hoàn. Ngoài ra, bà bầu được cung cấp những loại dưỡng chất này sẽ giúp bảo vệ thai nhi phòng ngừa các rối loạn thần kinh, tim mạch và hỗ trợ điều hòa cho sự phát triển của hệ thần kinh. Ổi cũng chính là nguồn canxi tự nhiên dồi dào rất tốt cho bà bầu. Do vậy, bà bầu ăn ổi hoàn toàn tốt cho sức khỏe nhưng vẫn cần lưu ý những vấn đề để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 2. Lợi ích khi ăn ổi cho bà bầu 2.1 Ổn định huyết áp. Một trong những lợi ích khi bà bầu ăn ổi đó là hỗ trợ ổn định huyết áp và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Trong thời kỳ mang thai, huyết áp là vấn đề quan trọng cần được lưu ý nhằm hạn chế tình trạng sảy thai cũng như sinh non.2.2 Kiểm soát cholesterol máu. Chất xơ có trong quả ổi có tác dụng kiểm soát nồng độ cholesterol máu. Cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý tim mạch, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.2.3 Giảm tình trạng táo bón và trĩ. Trong ổi có chứa nhiều chất xơ nên ổi có tác dụng giúp hạn chế những tình trạng khó chịu như táo bón khi mang thai và phòng ngừa bệnh trĩ. Tuy nhiên, bà bầu khi ăn ổi nên nhớ bỏ hạt và chỉ ăn phần thịt quả.2.4 Giúp thư giãn cơ và thần kinh. Trong ổi có chứa nhiều khoáng chất như magie có tác dụng làm thư giãn cơ bắp và hệ thống thần kinh trong cơ thể của bà bầu khi mang thai. Bà bầu ăn ổi giúp đó hạn chế những cơn chuột rút bất chợt trong quá trình mang thai. 2.5 Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Trong quả ổi có chứa nhiều carotenoids, polyphenols, isoflavonoids, vitamin C và vitamin E. Đây đều là những chất được biết đến với đặc tính chống oxy hóa. Những chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng tổn thương bởi các gốc tự do trong cơ thể rất tốt và giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng cho mẹ bầu.2.6 Bà bầu ăn ổi ngừa dị tật thai nhi. Axit folic là hợp chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và có chứa rất nhiều trong ổi, có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, bà bầu ăn ổi khi mang thai còn cung cấp vitamin B9, đây là một yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. 2.7 Giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thườngỔi có tác dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, việc tiêu thụ ổi giúp ngăn ngừa những tình trạng khó chịu liên quan đến tiêu hóa ví dụ như ợ hơi, buồn nôn. Các loại thực phẩm có tính kiềm được khuyến khích bổ sung vào thực đơn cho phụ nữ mang thai vì chúng làm giảm nguy cơ phát triển axit và trào ngược dạ dày thực quản. Trong khi đó quả ổi có tính kiềm và giúp cân bằng hàm lượng axit trong dạ dày. Bà bầu ăn ổi như một thức quà vặt cũng sẽ giúp đảm bảo được hàm lượng p. H trong dạ dày được duy trì tốt và cân bằng.2.8 Giảm nguy cơ thiếu máu. Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng thiếu máu thai kỳ đó là bà bầu thiếu sắt. Khi bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt, tế bào máu sẽ không thể vận chuyển đủ lượng oxy đến các mô trên toàn cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được thuyên giảm nếu tăng cường hấp thụ những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu ví dụ như ổi.2.9 Ngăn ngừa nhiễm trùngỔi được biết đến có chứa rất giàu vitamin A, C và E và đặc tính chống oxy hóa. Quả ổi cũng chứa polyphenol và carotenoids. Sự có mặt của các loại vitamin và chất chống oxy hóa này sẽ giúp cơ thể chống lại và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh.2.10 Ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ. Việc bà bầu ăn ổi trong quá trình mang thai không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát lượng đường trong máu mà còn có khả năng điều hòa đường huyết trong máu. Điều này giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ xuất hiện. Ăn ổi có tốt cho bà bầu đặc biệt có thể phòng chống đái tháo đường thai kỳ Quả ổi mang lại khá nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bà bầu ăn quá nhiều ổi khi mang thai sẽ gặp một số tình trạng không không mong muốn ví dụ như:Gây tiêu chảy do thừa chất xơĐau răng do ăn ổi chưa chínĐi ngoài phân lỏng do ổi có tính nhuận tràng. Giống như hầu hết các loại trái cây khác, quả ổi cũng có thể bị nhiễm khuẩn và được người bán bảo quản bằng một vài loại hóa chất. Những hóa chất này có thể gây ngộ độc thực phẩm cho bà bầu. Vì vậy, nếu ăn ổi không rửa sạch có thể làm cho bà bầu bị nhiễm khuẩn listeria và một vài loại vi khuẩn khác, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, điều quan trọng là trước khi ăn bà bầu nên rửa ổi dưới vòi nước sạch.Tóm lại, ổi là một loại trái cây quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam và nhiều bà bầu cũng rất thích ăn ổi vì vị ngọt, chua chua giúp kích thích vị giác. Bên cạnh đó, ổi cũng là một loại thực phẩm giàu vitamin C và các vi chất dinh dưỡng cần thiết khác. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây ra một số tình trạng sức khỏe. Do vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn ổi với một lượng vừa phải và cần phải rửa sạch trước khi ăn để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.Khoảng thời gian 9 tháng 10 của thai kỳ vừa mang đến nhiều khó khăn và cũng nhiều niềm hạnh phúc đối với người mẹ. Chính vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc về cả sức khỏe lẫn tinh thần.
question_63624
Công dụng thuốc Cenilora
doc_63624
Chứa thành phần chính là Loratadin với hàm lượng 10mg - một loại thuốc chống dị ứng, thuộc nhóm kháng histamin tricyclique mạnh. Thuốc Cenilora được sử dụng để điều trị các trường hợp quá mẫn như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. Ngoài ra, còn để làm dịu các triệu chứng ngứa và mày đay liên quan đến histamin. Cenilora là một biệt dược của hoạt chất Loratadin chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc là một sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên Dược Trung ương 3 và được bào chế dưới dạng viên nén (lọ 100 viên hoặc hộp 10 vỉ x 10 viên).Mỗi viên nén thuốc Cenilora chứa 10mg Loratadin và một số tá dược khác vừa đủ. 2. Cenilora công dụng thuốc Thuốc được sử dụng với mục đích chính là điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hay các triệu chứng ngứa và mày đay liên quan đến histamin.Loratadin có tác động kéo dài và hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên, thuộc thế hệ thứ 2. Tuy nhiên, cần lưu ý là loratadin lại không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với các trường hợp giải phóng histamin nặng như sốc phản vệ.Không giống như các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất, loratadin không có tác dụng an thần (gây buồn ngủ) và một số tác dụng trên thần kinh trung ương khác, do đó được ưa chuộng hơn.Cần thận trọng khi sử dụng đối với những người làm các nghề nghiệp liên quan đến lái xe và vận hành máy móc.Sau khi uống, loratadin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, nồng độ đạt đỉnh của loratadin và chất chuyển hóa của thuốc (descarboethoxyloratadin) sau khoảng 1,5 và 3,7 giờ, tương ứng. Thuốc thải trừ dưới dạng chất chuyển hóa ra nước tiểu và phân (khoảng 80%) trong 10 ngày. 3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Cenilora Thuốc Cenilora được chỉ định trong một số trường hợp sau đây:Viêm mũi dị ứng (với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi và ngứa).Viêm kết mạc dị ứng (với các triệu chứng như ngứa mắt và nóng mắt).Ngứa, mày đay hay các rối loạn dị ứng da.Nên dùng thuốc sau khi ăn. Liều dùng dựa trên từng đối tượng:Ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/lần/ngày.Trẻ em từ 2-12 tuổi, sử dụng tùy theo trọng lượng cơ thể:Trọng lượng cơ thể ≥ 30kg: Uống 1 viên/lần/ngày.Trọng lượng cơ thể < 30kg: Uống 1/2 viên/lần/ngày.Đối với phụ nữ có thai: Do thuốc có khả năng gây ảnh hưởng đến thai nhi, do đó chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết và phải có chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng thì nên dùng với liều thấp và trong thời gian ngắn.Đối với phụ nữ cho con bú: Thuốc hoàn toàn có khả năng qua sữa mẹ (cả thuốc và chất chuyển hóa của thuốc là descarboethoxyloratdin). Do đó, cũng chỉ nên sử dụng khi cần thiết với liều thấp và không nên dùng kéo dài.Trước khi kê đơn thuốc Cenilora, hãy báo với bác sĩ nếu bạn có quá mẫn với bất cứ thành phần khác của thuốc. Bên cạnh đó, không được sử dụng thuốc đối với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Cũng không nên dùng trên bệnh nhân suy gan, suy thận nặng hay trong trường hợp có phản ứng phản vệ.Cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc trên những bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút). Trên những đối tượng này, nên dùng với liều ban đầu là 1 viên 10mg, mỗi 2 ngày 1 lần.Đặc biệt trên bệnh nhân suy gan có nguy cơ xảy ra khô miệng, nhất là người cao tuổi, triệu chứng này dễ dẫn đến sâu răng. Chính vì lẽ đó, trước khi dùng thuốc cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ hoặc khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt nếu cần thiết.Khi quá liều Cenilora sẽ gây ra các triệu chứng như buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu, đánh trống ngực. Khi đó xử trí bằng cách gây nôn với siro ipeca nhằm tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thụ loratadin. Cần lưu ý những đối tượng có chống chỉ định gây nôn như ngất, co giật hay thiếu phản xạ nôn. 4. Tương tác thuốc và tác dụng phụ của thuốc Cenilora Tương tác thuốc. Cenilora có thể xảy ra phản ứng tương tác với các loại thuốc sau đây nếu sử dụng kèm:Cimetidine.Erythromycin.Ketoconazole.Quinidine.Fluconazole.Fluoxetine.Bởi vì khi sử dụng những loại thuốc này sẽ làm gia tăng nồng độ của loratadine trong máu, do đó có thể gây quá liều.Tác dụng phụ. Các tác dụng phụ có thể gặp của Cenilora có thể bao gồm:Mệt mỏi.Buồn nôn.Đau đầu.Khô miệng.Buồn ngủ.Mạch nhanh.Ngất.Rối loạn tiêu hóa.Phát ban.Tăng cảm giác thèm ăn.Tốt nhất, trước khi sử dụng thuốc Cenilora để điều trị bất cứ loại bệnh lý nào người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện theo đúng chỉ dẫn bác sĩ chuyên môn nhằm có được kết quả tốt nhất.
doc_23185;;;;;doc_49229;;;;;doc_46545;;;;;doc_42495;;;;;doc_4272
Cenflu là loại thuốc có đầy đủ các thành phần thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm, đau nhức cơ thể như paracetamol, loratadine, Dextromethorphan HBr. Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho trong một viên duy nhất, hạn chế số lượng viên thuốc mà vẫn đạt hiệu quả điều trị cao. Thuốc Cenflu là thuốc giảm đau, hạ sốt sử dụng cho người bị cảm lạnh, cảm cúm, sổ mũi, đau nhức cơ thể, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, chảy nước mũi, đau mỏi xương khớp, vv.Thành phần chính thuốc gồm có:Paracetamol hàm lượng 650 mg có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Loratadine hàm lượng 5 mg có tác dụng giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, vv.Dextromethorphan HBr hàm lượng 15mg có tác dụng giảm triệu chứng ho. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây và rau củ để tăng khả năng miễn dịch. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mạnh, mưa gió, kiêng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ngủ đủ giấc, tinh thần lạc quan, thoải mái, tăng cường thể dục thể thao, chế độ nghỉ ngơi hợp lý. 2. Liều dùng thuốc Cenflu Thuốc Cenflu có liều dùng như sau:Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 1 viên/lần, 2 lần/ngày. Trẻ từ 6 - 12 tuổi: 1⁄2 viên/lần, 2 lần/ngày. Bệnh suy gan, suy thận: 1⁄2 viên/lần, 2 lần/ngày. Liều dùng chỉ mang tính tham khảo, bạn vẫn nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hồi phục nhanh và an toàn. 3. Chống chỉ định thuốc Cenflu Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc. Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con búĐang sử dụng thuốc thông mũi kích thích thần kinh giao cảm khác, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế beta trong điều trị bệnh tim mạch, các thuốc ức chế monoaminoxidase (MAO). 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cenflu Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cenflu cho các đối tượng sau:Người trên 65 tuổi. Người đang sử dụng thuốc chống đông máu, phenobarbital, thuốc ức chế thần kinh trung ương. Người bị tắc nghẽn mạch máu, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, thiếu máu, nghiện rượu, phì đại tuyến tiền liệt. 5. Tác dụng phụ thuốc Cenflu Thường gặp: Kích ứng, ban đỏ, mày đay, kích động thần kinh, bồn chồn, khó ngủ, choáng váng, đau ngực, run rẩy, da nhợt nhạt, cảm giác lạnh da.Ít gặp: Buồn nôn, nôn, thiếu máu, bệnh thận khi lạm dụng dài ngày, tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng, suy hô hấp, ảo giác, mờ giác mạc.Hiếm gặp: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, viêm cơ tim thành ổ, xuất huyết dưới màng ngoài tim.Tóm lại, thuốc Cenflu dùng trong điều trị cảm cúm, đau nhức cơ thể như paracetamol, loratadine, Dextromethorphan HBr. Trước khi sử dụng bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.;;;;;Cenerta là thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp thiếu ion Magnesi nặng, run cơ, yếu cơ và nhiều tình trạng có liên quan khác. Để hiểu rõ hơn về thuốc Cenerta, chúng ta cùng theo dõi bài viết sau đây. Cenerta là thuốc với thành phần chính là Magnesi lactat dihydrat và Vitamin B5, được sản xuất bởi Công ty Dược TW3 - Việt Nam.Tên thuốc: Cenerta.Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin.Thành phần: Magnesi lactat dihydrat 470mg và Vitamin B6 5mg.Bào chế: Viên nén bao phim.Quy cách đóng gói: Đóng gói theo hộp 10 vỉ x 10 viên hoặc hộp 50 vỉ x 10 viên.Số đăng ký: VD-3245-07.Công ty sản xuất: Công ty Dược TW3 - Việt Nam. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cenerta Thuốc Cenerta nên được sử dụng theo đường uống và uống kèm nhiều nước. Liều lượng cụ thể như sau:Trường hợp thiếu Magnesi đã được xác định: Người lớn ngày uống 6 viên, chia làm 3 lần uống, mỗi lần 2 viên, trẻ nhỏ ngày uống 3 viên, chia làm 3 lần uống, mỗi lần cho trẻ uống 1 viên.Trường hợp tăng co giật: Người lớn uống mỗi ngày 4 viên, chia thành 2 lần uống, mỗi lần 2 viên, trẻ nhỏ mỗi ngày uống 2 viên, chia thành 2 lần uống, mỗi lần cho trẻ uống 1 viên. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Cenerta 4.1. Chống chỉ định. Không dùng thuốc đối với người bệnh bị suy gan, suy thận nặng với độ thanh thải của creatinine dưới 30ml/phút.Không dùng cho người bệnh quá mẫn cảm với pyridoxin.4.2. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc CenertaĐau dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa.Khi dùng quá liều có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, bệnh tiến triển từ việc đi đứng không vững, tê cóng bàn chân cho tới tê cóng và vụng về bàn tay.Thông thường, những tình trạng này đều sẽ được hồi phục sau khi người bệnh ngưng dùng thuốc, mặc dù vậy nó vẫn sẽ ít nhiều để lại di chứng.4.3. Tương tác thuốc. Cần tránh sử dụng Magnesi kết hợp cùng các chế phẩm chứa muối Calci hoặc phosphate, bởi chúng đều là chất ức chế quá trình hấp thụ Magnesi tại ruột non.Trường hợp bắt buộc phải điều trị cùng Tetracycline theo đường uống, người bệnh cần uống hai loại thuốc cách nhau ít nhất 3 giờ.Không kết hợp thuốc cùng Levodopa, bởi Levodopa là chất bị Vitamin B6 ức chế.Trên đây là những nội dung quan trọng về thành phần, cách dùng, công dụng thuốc Cenerta cũng như những lưu ý quan trọng mà chúng ta cần nắm rõ. Để đảm bảo hiệu quả và đặc biệt là tính an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.;;;;;Thuốc Centica nằm trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid. Thuốc có tác dụng chính trong việc điều trị các bệnh xương khớp. Việc hiểu và nắm rõ công dụng giúp quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt. 1. Thành phần và công dụng thuốc Centica Được điều chế dưới dạng viên nang cứng nên thuốc Centica có thành phần chính là Diacerein 50mg cùng các tá dược khác vừa đủ. Thuốc được đánh giá là có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý xương khớp ở người lớn.Việc dùng thuốc điều trị cần có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Do đó, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. 2. Liều dùng thuốc Centica Trước khi dùng thuốc Centica, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về tất cả các loại thuốc mình đang sử dụng, kể cả thuốc bổ, thuốc kê đơn, không kê đơn. Điều này giúp bác sĩ kê liều dùng và tư vấn về thời gian uống thuốc sao cho phù hợp nhằm tránh tình trạng kháng kháng thuốc hoặc phản ứng giữa các loại thuốc với nhau.Liều dùng tham khảo thuốc Centica như sau:Uống 2 viên mỗi ngày, chia làm 2 lần, trong bữa ăn.Đối với bệnh nhân suy thận: Giảm một nửa liều ở bệnh nhân độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/ phút.Thuốc nên được uống cùng nước lọc là tốt nhất, không dùng nước ngọt hay nước có ga uống thuốc sẽ phần nào giảm hiệu quả khi sử dụng. 3. Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Centica Mặc dù đã được nghiên cứu và đánh giá về khả năng an toàn, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, một vài đối tượng bệnh vẫn có thể gặp phải những tác dụng phụ của thuốc Centica. Những phản ứng phụ dễ gặp như: Nước tiểu vàng, mệt mỏi, đi ngoài...Những tác dụng phụ này thường xuất hiện sau vài ngày điều trị và sẽ dần biến mất sau khi kết thúc quá trình dùng thuốc. Vì thế người bệnh không nên quá lo lắng, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh vẫn nên trao đổi với bác sĩ để có những chỉ định phù hợp.Ngoài ra để hạn chế tối đa những tác dụng phụ của thuốc Centica người bệnh nên chú ý những vấn đề sau:Thuốc cần dùng đúng liều, đủ lượng theo đơn kê. Không sử dụng thuốc cho người dị ứng với thành phần của thuốc. Phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú không nên dùng thuốc, bởi với thành phần và dược chất hiện có, thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như thuốc có khả năng đi qua sữa mẹ khi trẻ bú phải.Không tự ý tặng hoặc giảm liều ngay cả khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.Nên uống thuốc vào cùng 1 thời điểm trong ngày. Khi gặp tình trạng quên liều hoặc quá liều thuốc, người bệnh nên bình tĩnh và xử lý theo hướng sau:Quên liều: Uống bù liều ngay khi nhớ ra là cách tốt nhất nếu chẳng may quên liều. Tuy nhiên trường hợp quên liều với thời gian đã quá 2 tiếng và gần đến liều thuốc kế tiếp thì nên bỏ qua liều đã quên, không cần bù liều và sử dụng những liều sau như bình thường. Nếu hay quên liều bạn nên đặt chuông báo thức để nhắc nhở về thời gian uống thuốc.Quá liều: Quá liều là trường hợp khá nguy hiểm, bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tiến trình điều trị bệnh. Khi phát hiện quá liều, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí sao cho phù hợp.Một lưu ý khác là thuốc Centica cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng chiếu vào hoặc ẩm ướt, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến kết cấu thuốc. Khi nhận thấy thuốc không còn như lúc đầu nên bỏ thuốc đi.Trên đây là những công dụng về thuốc Centica, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn để quá trình dùng thuốc được hiệu quả, an toàn cho quá trình điều trị bệnh.;;;;;Brineura là một thuốc kê đơn dùng trong điều trị các triệu chứng của bệnh viêm da tế bào thần kinh muộn tuýp 2 ở trẻ em. Ngoài tác dụng điều trị, bệnh nhân dùng Brineura có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sốt, đau đầu, ớn lạnh, nhìn mờ,... Thuốc Brineura đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận vào ngày 27/04/2017 cho điều trị viêm da tế bào thần kinh muộn tuýp 2, một dạng bệnh Batten. Brineura được phân loại vào nhóm Enzyme lysosome. Thuốc Brineura có thành phần hoạt chất chính là Cerliponase alfa. 2. Công dụng thuốc Brineura Thuốc Brineura được sử dụng để làm chậm sự mất khả năng bò hoặc đi bộ ở trẻ em có các triệu chứng của tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là bệnh viêm da tế bào thần kinh muộn tuýp 2 (CLN2).Brineura có thể giúp làm chậm quá trình mất khả năng thể chất nhất định ở trẻ em mắc CLN2. Tuy nhiên, nó không phải là cách chữa trị tình trạng này.Brineura được sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi. Brineura được truyền trực tiếp vào dịch não tủy thông qua một thiết bị ống thông được phẫu thuật cấy vào đầu trẻ. Thiết bị này phải có sẵn ít nhất 5 đến 7 ngày trước khi trẻ được tiêm liều Brineura đầu tiên.Thuốc Brineura chỉ được cung cấp bởi bác sĩ chuyên khoa, để ngăn ngừa nhiễm trùng, thuốc này được cung cấp trong điều kiện vô trùng.Brineura thường được tiêm cách tuần một lần. Trẻ sẽ được truyền chất điện giải sau mỗi lần truyền Brineura. Toàn bộ quá trình mất khoảng 4,5 giờ để hoàn thành.Khoảng 30 đến 60 phút trước mỗi lần truyền Brineura, trẻ sẽ được dùng thuốc để ngăn ngừa một số tác dụng phụ của thuốc này.Nhịp thở, huyết áp, nồng độ oxy và các dấu hiệu quan trọng khác của trẻ sẽ được theo dõi chặt chẽ trong mỗi lần truyền. Chức năng tim của trẻ cũng có thể cần được theo dõi bằng máy điện tâm đồ hoặc ECG.Nên kiểm tra chức năng tim của trẻ 6 tháng một lần. Đảm bảo tái khám đúng theo yêu cầu của bác sĩ. 4. Tác dụng không mong muốn Cùng với những tác dụng cần thiết, cerliponase alfa (hoạt chất có trong Brineura) có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và chúng có thể cần được chăm sóc y tế.Tác dụng không mong muốn thường gặp:Nhìn mờ, đau ngực hoặc khó chịu, ớn lạnh, sốt, đau đầu, phát ban, ngứa, phát ban trên da, khàn tiếng, ngứa, đau, đỏ hoặc sưng tại chỗ chèn, đau khớp, cứng hoặc sưng, choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu, đỏ da, co giật, nhịp tim chậm, nhanh hoặc không đều, sưng mí mắt, mặt, môi, bàn tay hoặc bàn chân, tức ngực, khó thở, khó nuốt, bầm tím bất thường, mệt mỏi bất thường, nôn mửa.Tác dụng không mong muốn chưa rõ tần suất:Hoang mang, buồn ngủ, cảm giác chung về bệnh tật, buồn nôn, nhức đầu dữ dội, cứng cổ hoặc lưng.Ngoài ra, thuốc Brineura cũng gây nên một số tác dụng phụ mà thường không cần chăm sóc y tế. Những tác dụng phụ này có thể biến mất trong quá trình điều trị khi cơ thể đã dung nạp với thuốc. 5. Tương tác thuốc Người chăm sóc trẻ sẽ quản lý và giám sát tất cả các loại thuốc được đưa cho trẻ trong quá trình điều trị bằng Brineura. Dự kiến sẽ không xảy ra tương tác thuốc giữa Brineura và các loại thuốc khác.Không cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào chưa được bác sĩ kê đơn, bao gồm vitamin, khoáng chất hoặc các sản phẩm thảo dược. 6. Một số lưu khi khi sử dụng thuốc Brineura Trẻ em không không nên được điều trị bằng Brineura nếu bị dị ứng với thuốc, hoặc nếu trẻ bị:Biến chứng với ống thông được phẫu thuật cấy ghép sử dụng để cung cấp thuốc Brineura;Có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào trên da đầu ở khu vực xung quanh ống thông được cấy ghép;Một shunt trong não (để giúp thoát chất lỏng tích tụ xung quanh não).Cần thông báo ngay với bác sĩ nếu trẻ xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây trong quá trình dùng thuốc:Chậm nhịp tim hoặc các rối loạn nhịp tim khác;Có khuyết tật ở tim.Chống chỉ định dùng thuốc:Brineura không được phép sử dụng ở trẻ dưới 3 tuổi.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Brineura. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Brineuratheo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc cenfena được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng trong các trường hợp như:Giảm đau từ mức nhẹ đến vừa như: Đau bụng kinh, đau cơ bắp, đau họng, đau răng, đau nhức do cảm lạnh hay cảm cúm, đau sốt sau khi tiêm vắc xin, đau đầu, đau nửa đầu, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa...Cenfena là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin tuy nhiên thành phần Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt nhưng không có hiệu quả cao trong việc làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Cenfena Cách dùng:Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và dùng theo đường uống. Người bệnh có thể uống thuốc trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.Liều lượng:Đối với người trưởng thành và trẻ em trên 11 tuổi: Sử dụng liều 1 viên/ lần, chu kỳ uống cứ 4 đến 6 giờ một lần khi cần thiết. Liều lượng tối đa không quá 8 viên/ngày.Đối với trẻ từ 4 đến 11 tuổi: Sử dụng liều 1/2 -1 viên, cứ 4-6 giờ uống 1 lần.Trẻ dưới 4 tuổi: Nên sử dụng thuốc bào chế dạng khác thích hợp hơn.Lưu ý:Không dùng thuốc để điều trị giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và quá 5 ngày đối với trẻ em, trừ khi có sự cho phép của bác sĩ điều trị. Bởi các trường hợp đau nhiều và kéo dài có thể đó là dấu hiệu của một bệnh lý khác nghiêm trọng hơn cần bác sĩ chẩn đoán và điều trị có giám sát.Không dùng thuốc cho người lớn và trẻ em trong trường hợp điều trị sốt cao trên 39,5 độ, sốt kéo dài quá 3 ngày hoặc là bị sốt tái phát.Chống chỉ định:Không dùng với những người quá mẫn cảm với thành phần paracetamol. Không dùng với người bệnh bị thiếu hụt glucose 6 - phosphat dehydrogenase.Không dùng sử dụng thuốc cenfena cùng với các loại thuốc khác có chứa thành phần paracetamol 3. Quá liều và xử lý thuốc Cenfena Các phản ứng gặp phải sau khi sử dụng quá liều lượng thuốc trong vòng 2 giờ như đau bụng, buồn nôn, nôn nghiêm trọng hơn là gây methemogloin máu (xanh tím da và niêm mạc), suy giảm chức năng gan dẫn đến vàng da, rối loạn ý thức nếu như không được xử lý kịp thời.Xử lý: Khi người bệnh biết mình đã sử dụng quá liều lượng thuốc và gặp các phản ứng như trên cần báo với bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử lý, thậm chí chưa gặp phản ứng cũng nên báo với nhân viên y tế.Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng acetylcystein hoặc methionin làm chất giải độc. Rửa dạ dày trong trường hợp cần thiết và tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi uống thuốc. Nếu xử lý tình trạng quá liều muộn quá 36 giờ kể từ thời điểm uống thuốc sẽ có thể làm cho gan bị tổn thương và khó khôi phục. 4. Tác dụng phụ không mong muốn thuốc Cenfena Nếu ở liều điều trị, thuốc Cenfena được dung nạp tốt. Các tác dụng phụ xảy ra thường nhẹ, tỷ lệ người bệnh gặp tác dụng phụ rất ít, một số tác dụng phụ phổ biến như rối loạn tiêu hoá, ban da và các phản ứng dị ứng.Ở một số trường hợp, người bệnh có thể gặp giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu và toàn thể huyết cầu nhưng so với thuốc aspirin hay các thuốc giảm đau không steroid khác. Paracetamol có ưu điểm không gây kích ứng dạ dày, do đó thuốc được sử dụng trên lâm sàng một cách rộng rãi. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng thuốc trong thời gian quá dài có thể gây độc trên thận. 5. Tương tác thuốc Cenfena Người uống nhiều rượu và sử dụng rượu cùng với thuốc có thể làm tăng nguy cơ độc tính với gan của Paracetamol.Uống thuốc thời gian kéo dài với liều lượng cao có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và chất dẫn indandion.Sử dụng cùng với thuốc chống co giật như phenytoin, barbiturat, carbamazepin gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành các chất độc hại với gan.Dùng chung với thuốc chống lao isoniazid làm tăng nguy cơ gây độc tính cho gan, ảnh hưởng đến chức năng gan. 6. Thận trọng thuốc Cenfena Cẩn trọng sử dụng thuốc với người bệnh thiếu máu mạn tính do có thể làm tăng nồng độ methemoglobin trong máu.Người bị bệnh gan và thận. Người nghiện rượu. Bác sĩ cần báo với người bệnh về các dấu hiệu phản ứng trên da như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hay hội chứng lyell, hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.Phụ nữ có thai: Hiện chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy nên chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và nên hỏi ý kiến bác sĩ.Với phụ nữ cho con bú: Paracetamol qua được hàng rào nhau thai và được bài tiết vào sữa mẹ. Tuy nhiên các nghiên cứu trên người hiện chưa phát hiện được nguy cơ nào của paracetamol đối với bà mẹ cho con bú và trẻ bú sữa mẹ. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.Tóm lại, việc đọc kỹ thông tin về thuốc Cenfena trước khi sử dụng sẽ giúp người dùng sử dụng thuốc được an toàn, hiệu quả và đạt tác dụng cao trong việc điều trị bệnh.
question_63625
Công dụng thuốc Prindax
doc_63625
Thuốc Prindax có thành phần chính là Metformin hydrochlorid và các tá dược khác. Prindax được sử dụng điều trị hạ mức đường huyết tăng cao ở người bệnh bị tiểu đường. Thuốc Prindax thuộc nhóm thuốc Hocmon, nội tiết tố. Prindax được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và đóng theo hộp 3 vỉ x 10 viên.Thuốc Prindax có thành phần chính là Metformin hydrochlorid hàm lượng 850mg và các thành phần tá dược khác có trong thuốc. Metformin hạ mức đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường, nhưng không có tác dụng hạ đường huyết đáng chú ý ở người không mắc bệnh tiểu đường. Metformin đã có một số lý thuyết giải thích về phương thức tác dụng, cụ thể:Ức chế hấp thu glucose ở ruột.Gia tăng sử dụng glucose ở tế bào.Ức chế sự tân tạo glucose ở gan.Metformin hydrochloride là một biguanide hạ đường huyết dùng điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin khi không thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.Metformin có thể được kê toa ở những người bệnh không còn đáp ứng với các sulfonylurea, thêm vào dẫn chất sulfonylurea đang sử dụng. Ở người bệnh béo phì Metformin có thể gây ra giảm cân có lợi, đôi khi tác dụng này là lý do căn bản của sự kết hợp metformin và insulin ở bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin. 3. Liều lượng - cách dùng thuốc Prindax Thuốc Prindax được sử dụng cho đường uống cùng với thức ăn hoặc sữa để giảm thiểu tình trạng đau bụng.Tiểu đường không phụ thuộc insulin: Liều khởi đầu nên là 500mg Metformin mỗi ngày.Nếu chưa kiểm soát được lượng đường huyết, có thể tăng liều dần đến tối đa 5 viên 500mg Metformin hoặc 3 viên 850mg Metformin Mỗi ngày, chia làm 2 đến 3 lần dùng. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Prindax Thuốc Prindax không được sử dụng trong các trường hợp sau:Người bệnh suy chức năng thận, suy giảm chức năng gan.Mắc bệnh tuyến giáp. Suy tim. Phụ nữ có thai. Suy hô hấp. 5. Thận trọng lúc dùng thuốc Prindax điều trị Không nên dùng thuốc Prindax ở người bệnh suy tim, mất nước, nghiện rượu cấp tính hoặc mãn tính, người bệnh có bất kỳ tình trạng nào có thể dẫn đến nhiễm toan acid lactic.Không nên dùng thuốc Prindax ở phụ nữ có thai và đang cho con bú. 6. Tương tác thuốc Prindax Đã có báo cáo sử dụng metformin với rượu dùng ở liều lượng lớn làm tăng nguy cơ nhiễm toan acid lactic.Ngoài ra, nhằm phòng ngừa tai biến hạ đường huyết, người bệnh cần tăng liều metformin từ từ cũng như sulfonylurea ở người bệnh được điều trị kết hợp. Trong quá trình sử dụng thuốc Prindax, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:Tăng acid lactic gây toan máu, buồn nôn, miệng có vị kim loại,Rối loạn dạ dày ruột: Đau bụng, chướng bụng kèm tiêu chảy. Tình trạng này có thể giảm đáng kể nếu dùng metformin sau bữa ăn và tăng liều dần.Thiếu Vitamin B12 đã được báo cáo nhưng rất hiếm.Dùng thuốc Prindax kéo dài gây chán ăn, đắng miệng và sụt cân.Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ những tác dụng phụ mà mình gặp phải trong quá trình dùng thuốc Prindax. Trường hợp dùng quá liều Prindax sẽ dẫn đến nhiễm toan acid lactic. Nên ngưng thuốc Prindax và điều chỉnh tình trạng nhiễm toan bằng cách tiêm tĩnh mạch dung dịch natri bicarbonate 7,5%. Ở người bệnh nhiễm toan trầm trọng, nên thực hiện thẩm tách phúc mạc hoặc thẩm tách máu.Chú ý: Thuốc Prindax được kê theo toa của bác sĩ hoặc dược sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc Prindax.
doc_8441;;;;;doc_19365;;;;;doc_6463;;;;;doc_22572;;;;;doc_3453
Thuốc Bi Preterax thuộc nhóm thuốc tim mạch. Dùng để điều trị tăng huyết áp nguyên phát khi huyết áp không kiểm soát được với đơn trị liệu bằng Perindopril.Thuốc Bi Preterax chứa các thành phần chính bao gồm: Perindopril tert - butylamine tương đương Perindopril 3,338mg và Indapamide 1,25mg.Thành phần tá dược bao gồm: Lactose monohydrate, magie stearat, keo silica kỵ nước và cellulose vi tinh thể.Thuốc Bi Preterax được bào chế dưới dạng viên nén, màu trắng, hình que. Thuốc có quy cách đóng gói dạng hộp 1 vỉ, lọ x 30 viên. Thuốc Bi Preterax là sự phối hợp 2 hoạt chất Perindopril và Indapamide, tạo ra phép hiệp đồng tác dụng giảm huyết áp làm thuốc có tác dụng điều trị tốt hơn đơn trị liệu. Cơ chế tác dụng của các hoạt chất cụ thể như sau:Perindopril là có tác dụng ức chế men chuyển Angiotensin II. Nhờ đó, nồng độ chất này giảm, từ đó dẫn đến: Tăng hoạt tính Renin kết hợp với hoạt hóa Bradykinin, giảm tiết aldosteron tác dụng co mạch, hạ huyết áp trên người dùng.Indapamide là một thuốc lợi niệu. Có tác dụng làm thay đổi tính thấm qua màng, giảm co cơ trơn mạch máu, kích thích tổng hợp PG và các chất dãn mạch như Bradykinin (một chất gây dãn mạch) cũng được tăng cường hoạt tính, giúp giảm huyết áp. 3. Cách sử dụng thuốc Bi Preterax 3.1. Cách sử dụng thuốc Bi PreteraxĐối với thuốc Bi Preterax, bệnh nhân sử dụng bằng đường uống do thuốc có dạng bào chế là viên nén.Dùng thuốc vào buổi sáng và trước bữa ăn, khi đang đói để có thể hấp thu vào cơ thể ở mức tối đa.3.2. Liều dùng thuốc Bi Preterax. Khuyến cáo liều sử dụng thuốc Bi Preterax đối với từng trường hợp cụ thể:Liều thông thường: Liều dùng 1 viên/lần/ngày đối với người lớn.Người cao tuổi:Bệnh nhân có thể được điều trị sau khi xem xét đáp ứng với huyết áp và chức năng thận.Bệnh nhân suy thận:Bệnh nhân suy thận vừa với độ thanh thải creatinin từ 30ml - 60ml/phút, khuyến cáo khởi trị với liều phù hợp ở dạng phối hợp rời.Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin lớn hơn hoặc bằng 60ml/phút, không cần hiệu chỉnh liều lượng.Bệnh nhân suy thận nặng với độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút, chống chỉ định dùng thuốc đối với đối tượng này.Bệnh nhân suy gan:Chống chỉ định dùng thuốc với trường hợp bệnh nhân suy gan nặng.Bệnh nhân suy gan vừa, không cần hiệu chỉnh liều lượng.Trẻ em và vị thành niên:Không có khuyến cáo sử dụng thuốc.3.3. Cách xử trí khi quên, quá liều. Quên liều:Sử dụng thuốc tăng huyết áp đều đặn hàng ngày sẽ hiệu quả hơn. Nếu quên liều thuốc Bi Preterax, bổ sung ngay khi nhớ ra trong khoảng 1 - 2 giờ so với thời gian quy định. Nếu gần với thời điểm dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng theo quy định. Không sử dụng gấp đôi liều trong cùng một thời điểm.Quá liều:Hiện tại, triệu chứng thường thấy nhất khi sử dụng quá liều thuốc Bi Preterax là hạ huyết áp, đôi khi kèm theo buồn nôn, nôn, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn tâm thần, tiểu ít có thể tiến triển thành vô niệu, rối loạn muối và nước.Biện pháp xử lý khi quá liều thuốc:Nhanh chóng thải trừ thuốc khỏi cơ thể bằng biện pháp rửa ruột hoặc uống than hoạt tính, sau đó bù dịch và cân bằng điện giải.Nếu tụt huyết áp đáng kể, đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa với đầu hạ thấp. Có thể truyền tĩnh mạch nước muối đẳng trương hoặc các biện pháp tăng thể tích tuần hoàn nếu cần.3.4. Chống chỉ định thuốc Bi Preterax. Chống chỉ định thuốc Bi Preterax trong các trường hợp dưới đây:Các trường hợp bệnh nhân bị dị ứng, mẫn cảm với Perindopril, Indapamide hay bất cứ thành phần nào của thuốc.Bệnh nhân có tiền căn phù Quincke, liên quan tới việc ức chế men chuyển.Bệnh nhân hạ Kali máu nặng.Suy tim mất bù chưa thể kiểm soát được.Rối loạn chức năng gan, thận nặng.Trẻ em và vị thành niên.Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai từ tháng thứ tư trở đi.Phụ nữ đang cho con bú. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Bi Preterax 4.1. Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng Bi Preterax trên các bệnh nhân. Bệnh nhân mắc bệnh lý mạch máu collagen, đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, Allopurinol hay Procainamide.Bệnh nhân có rối loạn cân bằng điện giải, gout, tiểu đường.Bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận, xơ vữa mạch, đặc biệt là hẹp động mạch thận.Người cao tuổi.Bệnh nhân bị suy giảm chức năng tuần hoàn.Phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang mang thai: Không khuyến cáo sử dụng Bi Preterax trong ba tháng đầu mang thai. Chống chỉ định dùng thuốc từ tháng thứ tư trở đi của giai đoạn mang thai.Phụ nữ cho con bú: Cần cân nhắc lợi ích với mẹ và nguy cơ đối với trẻ để quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng dùng thuốc Bi Preterax. Trẻ sơ sinh có mẹ dùng thuốc nên được theo dõi chặt chẽ.Người lái xe và vận hành máy móc: Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu. Người dùng cần cân nhắc các tác động của thuốc đến khả năng làm việc.Vận động viên: Thuốc chứa hoạt chất có thể tạo ra phản ứng dương tính với thử nghiệm chống Doping.4.2. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Bi Preterax. Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Bi Preterax đã được quan sát trong quá trình điều trị và được xếp loại theo tần suất sau đây:Thường gặp:Hạ huyết áp.Táo bón, khô miệng, đau thượng vị, chán ăn, rối loạn vị giác, khó tiêu, tiêu chảy.Ban da, phát ban dạng sần.Suy nhược cơ thể.Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.Ù tai.Chuột rút.Ít gặp:Suy thận.Phù mặt, chi, môi, lưỡi, thanh môn hoặc thanh quản,Ban xuất huyết. Trầm trọng thêm tình trạng bệnh nhân trước đó bị lupus ban đỏ hệ thống dạng xơ cứng lan tỏa.Co thắt phế quản.Hiếm, rất hiếm:Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu ưa bazơ hay bạch cầu trung tính, thiếu máu tán huyết, thiếu máu không tái tạo.Loạn nhịp tim bao gồm nhịp chậm xoang, nhịp nhanh trên thất, cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim có thể xảy ra thứ phát trên bệnh nhân nguy cơ hạ huyết áp quá mức.Viêm phổi ưa eosin, viêm tụy, viêm gan có hủy tế bào gan hoặc ứ mật.4.3. Tương tác, tương kỵ thuốc Bi Preterax. Không khuyến cáo sử dụng phối hợp đồng thời Perindopril và Indapamide với Lithi. Làm tăng tác dụng phụ hoặc có thể sẽ gây nguy cơ quá liều ngộ độc với bệnh nhân do thuốc này làm giảm thải trừ Lithium.Cẩn trọng đặc biệt khi sử dụng đồng thời với Baclofen, các thuốc chống trầm cảm giống Imipramine, thuốc an thần, các thuốc Corticosteroid, tetracosactide: nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hạ huyết áp.Sử dụng các thuốc hạ huyết áp khác đồng thời với Perindopril hoặc Indapamide có thể gây hạ huyết áp đột ngột quá mức, gây nguy hiểm.Không sử dụng phối hợp với các thuốc làm tăng kali máu như thuốc lợi tiểu giữ kali hay thuốc muối kali.4.4. Bảo quản thuốc Bi Preterax. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30°C, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tránh ẩm, để ở nơi khô ráo và thoáng mát.Để xa tầm với và tầm nhìn của trẻ em.Không vứt thuốc qua đường nước thải hoặc rác sinh hoạt.Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết khi sử dụng thuốc Bi Preterax. Thuốc Bi Preterax là thuốc kê đơn, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những lưu ý cần thiết cho bạn đọc khi sử dụng thuốc Bi Preterax.;;;;;Thuốc Fusamix được bào chế dưới dạng viên đạn đặt trực tràng, có thành phần chính là Piroxicam. Thuốc được sử dụng điều trị chống viêm, giảm đau cho các bệnh viêm khớp dạng thấp, gút, viêm cột sống dính khớp, thống kinh,... Thuốc Fusamix có thành phần chính là Piroxicam 20mg cùng tá dược khác. Piroxicam là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) thuộc nhóm oxicam. Thuốc có tác dụng hạ sốt, chống viêm và giảm đau. Cơ chế chung của thuốc là do ức chế prostaglandin synthetase, ngăn ngừa hình thành prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của enzyme cyclo-oxygenase.Ngoài ra, Piroxicam còn ức chế sự hoạt hóa của bạch cầu đa nhân trung tính ngay cả khi có các sản phẩm của cyclo-oxygenase. Do đó, tác dụng chống viêm của thuốc còn bao gồm ức chế proteoglycanase và collagenase trong sụn. Đồng thời, Piroxicam còn ức chế kết tụ tiểu cầu. Và vì Piroxicam ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận nên làm giảm lưu lượng máu đến thận.Chỉ định sử dụng thuốc Fusamix: Dùng trong các bệnh cần chống viêm và giảm đau như:Viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp;Bệnh cơ - xương cấp, viêm cột sống dính khớp, chấn thương trong thể thao;Bệnh gút cấp;Thống kinh, đau răng, đau sau phẫu thuật.Chống chỉ định sử dụng thuốc Fusamix:Bệnh nhân quá mẫn với Piroxicam hoặc thành phần khác của thuốc;Người bệnh loét dạ dày, loét hành tá tràng cấp;Người có tiền sử co thắt phế quản, polyp mũi, hen, phù Quincke hoặc mày đay do aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác;Bệnh nhân xơ gan;Người bệnh suy tim nặng;Người có nguy cơ chảy máu cao;Bệnh nhân suy thận (mức lọc cầu thận < 30ml/phút). 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Fusamix Cách dùng: Dùng thuốc bằng cách đặt trực tràng. Khi đặt thuốc, người bệnh nên cong người/cúi người để đặt thuốc dễ hơn. Nên để thuốc trong ngăn mát tủ lạnh (nhiệt độ 2 - 8°C) từ 10 - 30 phút trước khi đặt thuốc.Liều dùng:Người lớn: 1 viên/lần/ngày. Trường hợp gút cấp dùng 2 viên/ngày (vào buổi sáng và buổi tối) trong 5 - 7 ngày;Trẻ em tên 45kg: Dùng 1 viên/lần/ngày.Quá liều: Khi dùng thuốc Fusamix quá liều, cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Fusamix Trên 15% trong tổng số người dùng Piroxicam gặp phải tác dụng phụ. Phần lớn phản ứng phụ thuộc đường tiêu hóa nhưng hầu như không cản trở tới việc điều trị. Chỉ có khoảng 5% cần phải ngừng điều trị.Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc Fusamix bao gồm:Thường gặp: Chán ăn, viêm miệng, buồn nôn, đau vùng thượng vị, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, thiếu máu, giảm huyết cầu tố và hematocrit, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, ngứa da, phát ban, buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tăng ure máu, tăng creatinin máu, nhức đầu, khó chịu, ù tai, phù;Ít gặp: Vàng da, viêm gan, chức năng gan bất thường, thủng và loét đường tiêu hóa, chảy máu đường tiêu hóa, khô miệng, chấm xuất huyết, giảm tiểu cầu, suy tủy, bầm tím ngoài da, đổ mồ hôi, nổi ban đỏ, mắc hội chứng Stevens - Johnson, trầm cảm, bồn chồn, kích thích, mất ngủ, tiểu ra máu, protein niệu, hội chứng thận hư, viêm thận kẽ, sốt, triệu chứng giống cúm, nhìn mờ, sưng mắt, mắt bị kích thích, tăng huyết áp, suy tim sung huyết nặng hơn;Hiếm gặp: Viêm tụy, rụng tóc, tiêu móng, bồn chồn, ảo giác, ngồi không yên, lú lẫn, dị cảm, thay đổi tính khí, tiểu khó, yếu mệt, mất tạm thời thính lực, thiếu máu tan máu;Xét nghiệm: Nguy cơ huyết khối tim mạch.Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc Fusamix để có biện pháp can thiệp ứng phó phù hợp. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Fusamix Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Fusamix:Thuốc Fusamix có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. Nguy cơ này có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu dùng thuốc, tăng lên theo thời gian dùng thuốc. Nguy cơ huyết khối tim mạch chủ yếu ghi nhận ở liều cao;Bác sĩ cần định kỳ đánh giá nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch ở bệnh nhân dùng thuốc Fusamix ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng bệnh tim mạch trước đó. Người bệnh cần được cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch nghiêm trọng, đồng thời nên thăm khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng bất thường;Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến cố bất lợi, người bệnh nên dùng thuốc Fusamix ở liều hằng ngày thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể;Người bệnh suy thận nhẹ và trung bình không cần điều chỉnh liều dùng thuốc Fusamix;Người bệnh suy thận nặng và thẩm tách máu không nên dùng thuốc Fusamix do chưa có nghiên cứu về hiệu quả, độ an toàn của thuốc ở đối tượng này;Dùng thuốc Fusamix thận trọng ở người cao tuổi, người bị rối loạn chảy máu, suy gan, bệnh tim mạch, có tiền sử loét dạ dày - tá tràng, người đan dùng thuốc lợi tiểu;Piroxicam gây tăng áp lực phổi tồn lưu ở trẻ sơ sinh do đóng ống động mạch trước sinh, nếu dùng thuốc này trong 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài ra, Piroxicam còn ức chế chuyển dạ đẻ, kéo dài thời gian mang thai và gây độc tính cho đường tiêu hóa ở phụ nữ mang thai. Do vậy, không dùng thuốc Fusamix ở người mang thai 3 tháng cuối hoặc gần chuyển dạ;Piroxicam bài tiết vào sữa mẹ nên không dùng thuốc cho phụ nữ đang nuôi con bú;Do thuốc Fusamix có thể gây hoa mắt, chóng mặt và buồn ngủ nên cần dùng thận trọng cho người lái xe, vận hành máy móc. 5. Tương tác thuốc Fusamix Một số tương tác thuốc của thuốc Fusamix gồm:Khi sử dụng Piroxicam đồng thời với các thuốc chống đông loại coumarin và các loại thuốc có liên kết protein cao thì bác sĩ cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để có thể điều chỉnh liều dùng các thuốc cho phù hợp. Vì liên kết protein cao nên Piroxicam có thể đẩy các loại thuốc khác ra khỏi protein của huyết tương;Không nên dùng đồng thời thuốc Fusamix với aspirin, vì sẽ làm hạ thấp nồng độ Piroxicam trong huyết tương và làm gia tăng tác dụng phụ;Khi dùng thuốc Fusamix đồng thời với Lithi sẽ làm tăng độc tính của Lithi, do tác động làm tăng nồng độ Lithi trong huyết tương. Do vậy, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ nồng độ Lithi trong huyết tương;Piroxicam không có tương tác dược lực học với Cimetidin, Antacid và thuốc hạ đường huyết (Glibornuride, Glibenclamide) nhưng cần theo dõi hiệu quả của thuốc kháng đông, thuốc hạ đường huyết khi bắt đầu dùng thuốc Piroxicam. Sử dụng đồng thời Probenecid sẽ làm tăng gia tăng tỷ lệ đào thải Piroxicam.Nhìn chung thuốc Fusamix được dung nạp tốt, các tác dụng phụ thường không quá nghiêm trọng và hầu hết các trường hợp không gây ảnh hưởng tới liệu trình điều trị. Dù vậy, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh vẫn cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trị bệnh tốt nhất và hạn chế nguy cơ xảy ra những biến cố, phản ứng phụ khó lường.;;;;;Thuốc Performax được dùng để điều trị các bệnh về xương, điều trị bệnh đa xơ cứng, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp, thoái hóa xương khớp, viêm quanh khớp, ...Hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc Performax qua bài viết dưới đây. Thuốc Performax – Thuốc điều trị xương khớp. Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Dạng bào chế: Viên nangĐóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai 60 viên. Thành phần:Glucosamin sulfat 2Kcl..................331,6mg. Chondrotin sulfat natri...................200mg. Tá dược : Cellulose vi tinh thể, silic dioxyd dạng keo khan, magnesi sterat vừa đủ 1 viên 2. Công dụng thuốc Performax Chỉ định:Dùng để làm giảm triệu chứng của viêm khớp gốiĐiều trị các bệnh về xương, điều trị bệnh đa xơ cứngĐiều trị bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớpĐiều trị các bệnh về thoái hóa xương khớp, viêm quanh khớp, loãng xương, gãy xương teo khớp, viêm khớp mãn và cấp. Thúc đẩy cơ thể hấp thụ canxi và dưỡng chất tốt cho xương khớp một cách tối ưu. Gia tăng dịch nhờn ở đầu khớp, giúp khớp hoạt động dễ dàng trơn tru và bền bỉ hơn. Liều lượng - Cách dùng:Liều lượng: Mỗi lần 4 viên, uống 3-4 lần mỗi ngày.Cách dùng: Uống vào các bữa ăn. Một đợt điều trị từ 2-3 tháng tùy tình trạng bệnh, có thể lặp lại 2-3 đợt một năm nếu cần 3. Tương tác thuốc Khi dùng chung với heparin có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu.Glucosamin làm tăng sự đề kháng với insulin và ảnh hưởng đến sự dung nạp glucose. 4. Tác dụng phụ của thuốc Performax Tác dụng phụ thường rất nhẹ và thoáng qua.Hiếm khi gặp khó chịu ở dạ dày, nôn, ăn khó tiêu hay tiêu chảy khi đó nên uống thuốc trong bữa ăn 5. Lưu ý khi sử dụng ​​thuốc Performax Chống chỉ định: Tiền sử dị ứng với đồ biển.Lưu ý:Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi do chưa có số liệu về độ an toàn và hiệu quả điều trị.Đối với người cao tuổi, khi dùng lâu dài cần kiểm tra chức năng gan, thận và công thức máu định kỳ. Tác dụng của thuốc chỉ bắt đầu sau một tuần sử dụng, vì vậy nên đau nhiều có thể kết hợp thêm thuốc giảm đau chống viêm trong những ngày đầu. Dùng thận trọng cho bệnh nhân đái tháo đường. Phụ nữ có thai và cho con bú: Không dùng thuốc trong trường hợp này. Lái xe và vận hành máy móc: Không có tài liệu đề cập đến.;;;;;Librax là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các hội chứng về ruột như nhiễm trùng đường ruột, hội chứng ruột kích thích. Để thuốc có thể phát huy hiệu quả tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, các bạn hãy tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây. Librax là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty United Biomedical, Inc, Asia - ĐÀI LOAN (TQ). Thành phần chính của thuốc là clidinium và chlordiazepoxide.Trong đó, clidinium thuộc nhóm thuốc kháng cholinergic, có tác dụng chống co thắt. Hoạt chất này hoạt động bằng cách làm chậm nhu động ruột bằng cách làm giãn các cơ trong dạ dày và ruột, từ đó sẽ làm giảm các triệu chứng co thắt dạ dày và ruột.Với chlordiazepoxide, đây là hoạt chất thuộc nhóm thuốc benzodiazepine giúp giảm lo lắng, có khả năng tác động đến não bộ và các dây thần kinh để tạo ra hiệu ứng làm dịu thần kinh.Với sự kết hợp của hai thành phần trên, thuốc Librax thường được sử dụng cùng các loại thuốc khác trong việc điều trị các rối loạn dạ dày hoặc ruột như loét, hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng ruột... 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Librax 2.1. Chỉ định. Librax sử dụng với mục đích giảm đau cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày, tăng tiết và co thắt ống tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng thần kinh, rối loạn vận động bài tiết mật.Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích thường gặp gồm viêm đại tràng kích thích, co thắt đại tràng, viêm niêm mạc, tiêu chảy.Librax hỗ trợ điều trị các bệnh về rối loạn vận động như co thắt niệu quản, kích thích bàng quang, đái dầm thông kinh, viêm ruột cấp tính.2.2. Chống chỉ định. Librax chống chỉ định trong các trường hợp sau:Người mắc bệnh tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, tắc nghẽn cổ bàng quang.Bệnh nhân dị ứng với chlordiazepoxide, clidinium hoặc benzodiazepin khác như alprazolam (Xanax), clorazepate (Tranxene), diazepam (Valium), lorazepam (Ativan), oxazepam (Serax).Phụ nữ đang mang thai không nên dùng thuốc Librax do có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.Phụ nữ đang cho con bú do thuốc có thể ức chế tiết sữa, làm tắt sữa gây ảnh hưởng đến trẻ. 3. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Librax Librax là thuốc được sử dụng qua đường uống, thời điểm phù hợp nhất là trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bạn có thể tham khảo liều lượng sử dụng thuốc Librax như sau:Với người lớn: Liều dùng 2 - 4 viên/ngày, chia thành 2-3 lần uống.Với người cao tuổi: Liều dùng 2 viên/ngày, chia thành 2 lần uống.Lưu ý: Chỉ nên sử dụng thuốc Librax trong thời gian ngắn hạn, tối đa 8 - 12 tuần (kể cả giai đoạn giảm liều). Bệnh nhân cần chú ý giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc hoàn toàn. 4. Tác dụng phụ của thuốc Librax Trong quá trình sử dụng, thuốc Librax có thể dẫn tới những tác dụng không mong muốn.Tác dụng phụ thường gặp: Gồm có chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược, mờ mắt, khô mắt, miệng khô, buồn nôn, táo bón và chướng bụng.Tác dụng phụ hiếm gặp: Đôi khi, bệnh nhân sử dụng thuốc Librax có thể gặp một số tác dụng phụ nghiêm trọng như đỏ da, tim đập không đều, nói lắp, lú lẫn, kích động, hưng phấn bất thường, trầm cảm, tiểu khó, giảm khả năng tình dục. Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt, đau họng dai dẳng), bất thường về gan (nước tiểu sẫm màu, buồn nôn dai dẳng, nôn mửa , đau dạ dày hoặc bụng, vàng mắt hoặc da, mệt mỏi bất thường), sưng mắt, thay đổi thị lực.Tác dụng phụ rất hiếm gặp: Các phản ứng dị ứng rất hiếm xảy ra với các triệu chứng như ngứa hoặc sưng lưỡi, cổ họng, mặt. Đôi khi có cảm giác chóng mặt, phát ban, cảm giác khó thở.Với tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Librax như khô miệng, bạn có thể ngậm kẹo không đường, nhai kẹo cao su không đường, uống nước lọc hoặc sử dụng chất thay thế nước bọt. Để ngăn ngừa táo bón khi dùng thuốc, bạn hãy ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục đều đặn. Khi có nguy cơ chóng mặt, bạn hãy di chuyển cơ thể từ từ khi chuyển từ tư thế ngồi hoặc nằm sang tư thế đứng. 5. Tương tác thuốc Sử dụng Librax đồng thời hoặc gần với thời gian dùng các thuốc khác có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó trước khi sử dụng Librax, bạn hãy cho bác sĩ biết tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể tương tác với Librax gồm thuốc chống nấm nhóm azol (ketoconazol, itraconazole ), Cimetidine, disulfiram. Nếu bạn đang dùng các thuốc trên, hãy uống ít nhất 2 giờ trước khi dùng thuốc Librax. 6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Librax Trong quá trình sử dụng thuốc Librax, người bệnh cần lưu ý:Những bệnh nhân gặp vấn đề về đường hô hấp, thận, gan hoặc tiền sử bị trầm cảm, có ý nghĩ tự tử, nghiện ma túy hoặc nghiện rượu cần thông báo cho bác sĩ điều trị trước khi sử dụng Librax.Librax có thể làm tăng tác dụng của các chất kích thích như rượu, do đó bệnh nhân tuyệt đối không uống rượu trong thời gian sử dụng thuốc.Cẩn thận khi lái xe do thuốc có thể làm người bệnh mất tỉnh táo và cảnh giác.Thuốc Librax có thể gây nghiện nếu dùng thường xuyên nên người bệnh nên cẩn thận và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.Trên đây là một số thông tin về thuốc Librax mà bạn đọc có thể tham khảo. Mặc dù thuốc phát huy tốt hiệu quả trong điều trị loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích hoặc các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần đảm bảo đúng chỉ định của bác sĩ để an toàn đối với sức khỏe.;;;;;Thuốc Protonix thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), được chỉ định dùng để điều trị viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), hội chứng Zollinger-Ellison hoặc các tình trạng gây dư thừa axit dạ dày khác. Protonix có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác. Thuốc Protonix (Pantoprazole) thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), được sử dụng để điều trị một số vấn đề ở dạ dày và thực quản (điển hình là trâò ngược axit). Thuốc tác động giúp giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra, nhờ đó giảm các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt, đầy hơi. Protonix còn giúp chữa lành những tổn thương axit gây ra cho dạ dày và thực quản, ngăn ngừa loét và giảm nguy cơ ung thư thực quản.Các chỉ định của thuốc Protonix:Điều trị viêm thực quản bào mòn (tổn thương thực quản do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD);Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison;Các tình trạng khác liên quan đến dư thừa axit dạ dày.Thuốc Protonix chỉ dùng cho người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên. 2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Protonix: Liều dùng và cách dùng Thuốc Protonix được bào chế dưới dạng viên nén giải phóng chậm hoặc dạng hạt (để pha thành hỗn dịch uống). Cách dùng như sau:Nếu bạn đang dùng Protonix dạng viên nén giải phóng, uống thuốc với 1 cốc nước như thông thường và lưu ý không nhai, cắn hay nghiền nát viên thuốc.Nếu bạn đang dùng Protonix dạng hạt, hãy dùng thuốc trước bữa ăn 30 phút. Để dùng thuốc, hãy trộn các hạt vào 5ml nước ép táo (không trộn với các loại thực phẩm hay chất lỏng khác) và nuốt tất cả hỗn hợp ngay lập tức. Lưu ý: không nhai hay cắn nát các hạt. Để chắc chắn đã dùng hết thuốc, hãy tráng cốc 1 hoặc 2 lần với nước ép táo rồi uống hết.Liều dùng Protonix tham khảo cho từng trường hợp: Lưu ý:(*): Đối với bệnh nhân là người lớn không thuyên giảm sau 8 tuần điều trị, có thể cân nhắc dùng thêm một đợt Protonix kéo dài 8 tuần nữa.(**): Liều dùng cần được tùy chỉnh theo nhu cầu và tình trạng của từng bệnh nhân. Theo ghi nhận, liều lên đến 240mg/ngày đã được áp dụng.(***): Điều trị duy trì không nên quá 12 tháng.Nếu cần, thuốc Protonix có thể dùng cùng với thuốc kháng axit. Nếu bạn đang dùng Sucralfat, hãy dùng Pantoprazole ít nhất 30 phút trước khi dùng thuốc kia. 3. Tác dụng phụ của thuốc Protonix Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc Protonix có thể kể đến:Đau đầu chóng mặt;Đau dạ dày;Đầy hơi;Buồn nôn, nôn mửa;Tiêu chảy, đau khớp;Sốt, phát ban;Các triệu chứng cảm lạnh (thường xảy ra ở trẻ em).Sau khi dùng thuốc, nếu bất kỳ tác dụng phụ nào kể trên không biến mất hay khiến bạn khó chịu, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn cách xử lý. Đặc biệt, cần liên hệ y tế ngay nếu bạn có các dấu hiệu sau:Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng;Đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra nước hoặc có lẫn máu;Đau đột ngột hoặc khó cử động hông, cổ tay hoặc lưng;Bầm tím hoặc sưng khi tiêm Pantoprazole vào tĩnh mạch;Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thận: Sốt, phát ban, chán ăn, buồn nôn, đau khớp, đi tiểu ít, có máu trong nước tiểu, tăng cân;Dấu hiệu magiê thấp: chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc không đều, run giật cơ, bồn chồn, chuột rút cơ, co thắt cơ ở bàn tay và bàn chân, ho hoặc cảm giác nghẹt thở;Các triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn của bệnh lupus: đau khớp, phát ban da trên má hoặc cánh tay nghiêm trọng hơn khi đi dưới ánh sáng mặt trời. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Protonix Chống chỉ định dùng thuốc Protonix cho các trường hợp:Bệnh nhân đang dùng các thuốc chứa Rilpivirine (Edurant, Juluca, Complera, Odefsey);Người có vấn đề về hô hấp, thận;Dị ứng với Pantoprazole hoặc các thuốc tương tự (Lansoprazole, Omeprazole, Nexium, Prevacid, Prilosec...);Bệnh nhi dưới 5 tuổi.Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn có các vấn đề như:Nồng độ magiê trong máu thấp;Bệnh lupus;Loãng xương hoặc mật độ khoáng xương thấp.Hiện vẫn chưa rõ thuốc Protonix có ảnh hưởng đến thai nhi và sữa mẹ hay không. Do vậy tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho 2 trường hợp trên.Điều trị lâu dài bằng thuốc Protonix có thể khiến cơ thể bạn khó hấp thu vitamin B12 hơn, dẫn đến thiếu loại vitamin này. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ giải pháp cho tình huống trên. 5. Tương tác thuốc cần lưu ý Một số loại thuốc có thể tương tác với Protonix có thể kể đến:Thuốc điều trị HIV như: Rilpivirine, Atazanavir hoặc Nelfinavir;Thuốc chống đông máu Warfarin;Digoxin;Thuốc Methotrexate (đặc biệt là điều trị liều cao).Thuốc lợi tiểu.Danh sách tương tác với thuốc Protonix ở trên chưa đầy đủ. Nếu cần thêm thông tin người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.
question_63626
Chỉ số HgB và tình trạng cơ thể mà nó biểu hiện
doc_63626
Hg. B là chỉ số trong kết quả xét nghiệm phân tích tế bào máu. Cùng với nhiều chỉ số khác sẽ thể hiện tình trạng sức khỏe và hỗ trợ trong việc theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp những thông 1. Hg Hg B là tên viết tắt của Hemoglobin, thể hiện lượng huyết sắc tố có mặt trong một thể tích máu. Vai trò của Hemoglobin là vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác, nhận khí CO2 quay trở về phổi để phổi làm nhiệm vụ trao đổi khí. Đồng thời, đây cũng là chất tạo màu đỏ cho máu dưới dạng protein của hồng cầu. Có 3 loại Hemoglobin phổ biến là: Hemoglobin A: Là loại huyết sắc tố thường gặp nhất ở người trưởng thành và có liên quan trực tiếp đến một số bệnh như Thalassemia khi lượng Hemoglobin A giảm xuống mạnh. Hemoglobin F: Đây là huyết sắc tố xuất hiện trong thai nhi và trẻ sơ sinh. Một số bệnh lý khiến lượng Hemoglobin F sẽ tăng lên với số lượng lớn và thay thế Hemoglobin A như bệnh hồng cầu hình liềm, bạch cầu, thiếu máu bất sản và khoảng thời gian sau sinh của sản phụ. Hemoglobin A2: Đây là loại huyết sắc tố bình thường, tìm thấy trong người trưởng thành. 2. Chỉ số Hg B trong kết quả xét nghiệm máu Hg B thể hiện tình trạng thiếu máu của người được xét nghiệm, nếu chỉ số không nằm trong khoảng giá trị chuẩn tức là tình trạng cơ thể của người được xét nghiệm đang có vấn đề, dựa vào đó bác sĩ có thể quyết định có cần phải truyền máu cho người được xét nghiệm hay không. Giá trị của Hemoglobin cũng khác nhau tùy vào giới tính, đối với nam thường là 13 - 18g/dl và nữ là 12 - 16g/dl, đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ em là 11 -14g/dl. Nếu chỉ số Hg B trong kết quả xét nghiệm thấp hơn chỉ tiêu tức là bạn đang thiếu máu, trường hợp chỉ số Hemoglobin thấp hơn 8g/dl thì cần xem xét truyền máu. Chỉ số Hg B cũng thay đổi theo tình trạng của cơ thể, như khi ăn no, hoạt động mạnh, mất nước, thiếu máu,… Chỉ số Hg B trong kết quả xét nghiệm có thể có những chênh lệch vì một số tác động trong quá trình tiến hành xét nghiệm: Đặt garo quá lâu gây tình trạng cô đặc máu. Số lượng bạch cầu và lipid máu có thể đánh lừa và gây ra tình trạng tăng giả tạo chỉ số Hg B. Một số điều kiện sống có thể làm chênh lệch chỉ số Hemoglobin như người hút thuốc lá, người ở vùng cao có thể tăng chỉ số Hemoglobin. Tế bào máu được xét nghiệm bị vỡ có thể làm thay đổi chỉ số. Một số thuốc có tác dụng phụ tăng chỉ số Hemoglobin như gentamycin, methyldopa và một số thuốc có tác dụng phụ làm chỉ số Hemoglobin giảm xuống như thuốc kháng sinh, apresoline, aspirin, sulfonamid,... 3. Nguyên nhân dẫn đến việc chỉ số Hemoglobin thấp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu trong cơ thể làm thấp chỉ số Hemoglobin, bao gồm việc các tế bào máu được hình thành với số lượng thấp hơn bình thường, tốc độ phá hủy quá nhanh của tế bào hồng cầu so với thời gian tạo thành, hoặc sự mất máu do các vết thương gây ra. Chu kỳ kinh nguyệt gây mất máu cho các bạn nữ, hoặc việc hiến máu thường xuyên cũng có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Một số tình trạng thiếu máu được thể hiện qua chỉ số Hemoglobin gồm có: Tình trạng thiếu sắt Cơ thể bị hạn chế khả năng hấp thu sắt hoặc thực đơn dinh dưỡng thiếu đi lượng sắt cần thiết là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu sắt. Tình trạng thiếu máu ác tính Cũng giống như tình trạng thiếu sắt, thức ăn cung cấp hằng ngày thiếu lượng vitamin B12 cần thiết hoặc cơ thể không có khả năng hấp thụ vitamin B - 12 có thể gây ra tình trạng thiếu máu ác tính. Tình trạng thiếu máu bất sản Việc giảm đáng kể số lượng hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu do không kịp tạo ra các tế bào máu mới gọi là tình trạng thiếu máu bất sản. Tình trạng thiếu máu do mất máu Đây là hiện tượng xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị loại bỏ khỏi cơ thể khi vẫn còn tuổi thọ, trong khi đó tủy sống vẫn chưa kịp sản sinh ra tế bào máu mới. Ở một số trường hợp, thiếu máu có thể liên quan đến bệnh lý khi báo hiệu những bất thường ở tủy xương, mắc bệnh bạch cầu, bất thường ở cơ quan tạo máu, có khối u ở đường tiêu hóa, cảnh báo bệnh ở thận và gan và có rối loạn viêm. Tình trạng thiếu máu là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ sau sinh, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không bổ sung đủ dinh dưỡng và lượng sắt cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là tình trạng mất máu khi sinh với lượng máu cao làm hao hụt lượng máu dự trữ của người mẹ. Tình trạng thiếu máu cũng phổ biến ở phụ nữ hơn vì sự mất máu xảy ra thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt. 4. Các triệu chứng thiếu máu Người thiếu máu thường bị ù tai, hoa mắt, xoàng khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc gắng sức hoạt động, người lừ đừ và thường thấy mỏi mệt. Hơi thở ngắn do hụt hơi, nhịp tim nhanh hơn bình thường. Trí nhớ giảm sút, hay bị nhức đầu, khó tập trung để học tập và làm việc, thường xuyên bị mất ngủ, ngủ gật. Tay chân thường bị tê, khả năng lao động lao động hay trí óc đều bị sụt giảm. Thường thấy hồi hộp và đau ngực vùng trước tim. Da xanh xao, màu mắt nhợt nhạt, da có thể vàng hoặc sạm đi, lòng bàn tay, da mặt trắng nhợt nhạt. Tóc rụng nhiều, móng tay móng chân giòn và dễ gãy. 5. Phòng tránh tình trạng thiếu máu Tình trạng thiếu máu chủ yếu là do lương thực nạp vào không cung cấp đủ lượng sắt cơ thể cần. Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, cá, lòng đỏ trứng, rau dền, rau ngót, rau muống,... nấm và các loại đậu. Các loại trái cây như cam, bưởi, đu đủ, chuối,... giàu vitamin C có tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Đối với những người có cần bổ sung lượng sắt lớn như phụ nữ mang thai, những người thiếu máu hoặc khả năng hấp thụ sắt thấp có thể sử dụng thực phẩm bổ sung sắt hằng ngày để đảm bảo sức khỏe. Chỉ số Hg
doc_39843;;;;;doc_40400;;;;;doc_56615;;;;;doc_61283;;;;;doc_41014
1. Sơ lược về huyết sắc tố Tìm hiểu về huyết sắc tố sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng của hợp chất này đối với cơ thể. Huyết sắc tố hay Hemoglobin (Hb hoặc Hgb) là một loại protein có trong tế bào hồng cầu. Hb có nhiệm vụ nhận oxy từ phổi và vận chuyển đi khắp cơ thể. Để kiểm tra sự hiện diện của các Hb bất thường hoặc đo nồng độ của hợp chất này trong máu, bác sĩ sẽ có chỉ định thực hiện xét nghiệm hay điện di Hemoglobin. Trường hợp máu xuất hiện các Hb bất thường hay nồng độ huyết sắc tố cao hoặc thấp đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý trong cơ thể. Thành phần cấu tạo của Hemoglobin Thành phần cấu tạo nên Hemoglobin bao gồm nhân hem và globin. Nhân hem: Một hem sẽ bao gồm 1 Fe2+ ở chính giữa và 1 vòng Porphyrin bao xung quanh. Một phân tử Hb sẽ có chứa 4 nhân hem chiếm 5% trọng lượng. Globin được cấu tạo từ các loại acid amin liên kết với nhau thông qua NH2 và COOH để tạo thành chuỗi polypeptide. Ở cơ thể bình thường, tế bào hồng cầu sẽ có chứa khoảng 32% Hemoglobin, cụ thể: Nữ: 12 - 16 g/dl máu toàn phần. Nam: 14 - 18 g/dl máu toàn phần. Phân loại Hemoglobin Tùy thuộc vào sự kết hợp của các chuỗi khác nhau mà Hb được chia thành nhiều loại như Hemoglobin A, Hb A1, Hb A2, HBB,... Các loại Hb bình thường hay gặp là Hb A2, Hb F, Hb A. Một số loại Hb bất thường là Hb E, Hb S, Hb Bart's, Hb D, Hb C, Hb H, Hb I,... 2. Ý nghĩa các chỉ số Hemoglobin trong xét nghiệm máu Trong kết quả xét nghiệm máu thường có các chỉ số liên quan đến Hemoglobin là: HGB - Hemoglobin Đây là chỉ số nói về định lượng Hemoglobin đo được trong một thể tích máu. Giá trị này cao hơn bình thường trong trường hợp người bệnh mất nước, bị các vấn đề về tim mạch hoặc bỏng. Nếu giá trị HBG thấp hơn bình thường thì cảnh báo tình trạng thiếu máu, xuất huyết, tán huyết. MCH - Mean Corpuscular Hemoglobin Chỉ số MCH cho biết lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu. Giá trị này sẽ được xác định bằng cách lấy định lượng HGB chia cho số lượng tế bào hồng cầu. Đối với cơ thể bình thường, chỉ số MCH thường trong khoảng từ 27 - 32 pg. Giá trị MCH tăng trong trường hợp trẻ sơ sinh hoặc thiếu máu các tính do hồng cầu quá lớn. Ngoài ra, chỉ số MCH cao còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác như gan, cường giáp, biến chứng từ ung thư, nhiễm trùng,... Giá trị MCH thấp trong trường hợp cơ thể thiếu máu thường gặp ở người ăn chay hoặc suy dinh dưỡng. MCHC - Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration Chỉ số MCHC cho biết nồng độ trung bình của Hemoglobin trong một thể tích máu được xác định bằng cách lấy HGB chia cho HCT (HCT là dung tích hồng cầu, tỷ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần). Chỉ số MCHC có giá trị bình thường trong khoảng 32 - 36%. Giá trị MCHC cũng tăng giảm trong những trường hợp tương tự MCH. Trong y học, bệnh huyết sắc tố là một thuật ngữ dùng chung để chỉ các rối loạn máu và những vấn đề liên quan đến hồng cầu. Những trường hợp này xảy ra khi xuất hiện bất thường trong cấu trúc protein globin hoặc rối loạn gen di truyền. Những bệnh huyết sắc tố thường gặp phải kể đến: Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) Thalassemia là tình trạng tan máu bẩm sinh, dẫn đến thiếu máu. Bệnh gồm các thể khác nhau, mỗi thể là một loại bất thường trong chuỗi globin được tổng hợp. Tan máu bẩm sinh là một bệnh di truyền có tỷ lệ cao xảy ra ở gen lặn trên NST thường. Bệnh có thể gây ra các biểu hiện như thiếu máu, thay đổi cấu trúc xương, lách to, rối loạn chuyển hóa sắc. Những phương pháp được áp dụng để điều trị Thalassemia hiện nay bao gồm truyền máu, thải sắt, cắt lách, ghép tế bào gốc và điều trị các biến chứng nếu có xảy ra. Hồng cầu hình lưỡi liềm Đây là một loại bệnh thiếu máu bẩm sinh do hồng cầu bị biến dạng (có hình như lưỡi liềm). Hồng cầu hình lưỡi liềm sẽ gây ra tình trạng không đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh mang oxy đi nuôi cơ thể, dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đột biến xảy ra ở gen cấu thành Hemoglobin thay vì tạo thành Hb A như người bình thường thì cơ thể lại tổng hợp nên Hb S. Các phương pháp điều trị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm được áp dụng hiện nay bao gồm: Ghép tế bào gốc (hay còn gọi là ghép tủy). Sử dụng các loại thuốc giảm đau, Hydroxyurea, kháng sinh,... Truyền máu. Điều trị các biến chứng nếu có xảy ra. Tiêm vaccine phòng ngừa nhiễm trùng. Bệnh Porphyria Porphyria là một nhóm bệnh liên quan đến rối loạn máu di truyền, xảy ra do cơ thể không có khả năng tạo ra nhân hem đúng cách. Lúc này, cơ thể sẽ thiếu một số loại enzyme khiến cho quá trình tổng hợp nhân hem không thể hoàn thành dẫn đến tình trạng các porphyria tích tụ trong mô và máu. Những trường hợp mắc bệnh này thường có dấu hiệu như thiếu máu, thay đổi sắc tố da, nhạy cảm với ánh sáng, đau chân, bị các vấn đề thần kinh, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, mất cân bằng điện giải. Những trường hợp bệnh do di truyền là khó tránh khỏi, tuy nhiên, người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tia cực tím hoặc lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng hormone,... cũng có nguy cơ cao bị bệnh Porphyria.;;;;;Theo dõi tình trạng của huyết sắc tố là một trong những vấn đề rất cần thiết để đánh giá sức khỏe của mỗi người. Hiện nay, nhiều người đang phải đối mặt với hiện tượng huyết sắc tố cao. Để tìm ra phương án điều trị phù hợp, trước hết chúng ta cần xác định được những nguyên nhân gây ra tình trạng sức khỏe kể trên. 1. Tìm hiểu chung về huyết sắc tố Huyết sắc tố là một trong những chỉ số quan trọng mà chúng ta cần theo dõi thường xuyên, chúng có tên gọi khác là Hemoglobin, viết tắt là Hb. Các bác sĩ cho biết Hb là một dạng protein cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta, thành phần chính của Hb là sắt. Nhờ sự có mặt của loại protein phức tạp này, oxy được vận chuyển tới tất cả các cơ quan trong cơ thể, duy trì hoạt động sống bình thường. Nhiều nghiên cứu cho biết Hemoglobin là một phần không thể thiếu trong cơ thể của con người cũng như các loại động vật có vú khác. Thông thường, loại sắc tố này mang màu đỏ, đó là lý do vì sao chúng được biết đến với tên gọi là huyết sắc tố. Tốt nhất các bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số Hb để đánh giá tình hình sức khỏe và kịp thời điều trị trong trường hợp cần thiết. Trung bình, trong cơ thể của chúng ta, Hemoglobin sẽ chiếm khoảng 32% trên tổng số lượng hồng cầu, đây là con số tương đối cao. Chỉ số này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi cũng như giới tính. Cụ thể, ở nữ giới, chỉ số Hb khoảng 12 - 16g/dl máu, trong khi đó, ở nam giới, chỉ số này xấp xỉ 14 - 18g/dl. Nếu phát hiện chỉ số Hemoglobin tăng hoặc giảm bất thường, các bạn nên chủ động theo dõi và điều trị để tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe nhé! 2. Hiện tượng huyết sắc tố cao Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp hiện nay đó là huyết sắc tố cao, tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Chính vì thế, các bạn không nên chủ quan khi huyết sắc tố tăng cao bất thường nhé. Nếu như chỉ số Hemoglobin ở nữ giới vượt quá 16g/dl, ở nam giới vượt quá 17,2g/dl, các bạn cần đi kiểm tra sức khỏe và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi vì, đây là dấu hiệu cho thấy chỉ số Hb trong máu của bạn đang ở ngưỡng cao bất thường. Ban đầu, hiện tượng tăng huyết sắc tố sẽ gây ra một số triệu chứng bất thường, ví dụ như cơ thể mệt mỏi, uể oải, thường xuyên bị đau đầu. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp ghi nhận triệu chứng giảm thị lực, hay bị đỏ mặt. Nếu phát hiện những dấu hiệu kể trên, các bạn nên chú ý theo dõi và chăm sóc sức khỏe thật tốt. Các bác sĩ cho biết Hemoglobin tăng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình lưu thông máu. Không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ bị đau tim, đột quỵ, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao bệnh nhân không được chủ quan trước tình trạng chỉ số Hemoglobin tăng cao bất thường. 3. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng tăng huyết sắc tố Để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, cải thiện sức khỏe, chúng ta cần nắm được lý do khiến huyết sắc tố tăng cao bất thường. Trên thực tế, hiện tượng tăng Hemoglobin xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy các bạn cần thận trọng và chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên. Cô đặc máu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng huyết sắc tố cao. Hiểu đơn giản, máu cô đặc xảy ra khi cơ thể của bạn ở trong tình trạng mất nước, chất lỏng trong cơ thể giảm đáng kể. Đây là lý do vì sao chỉ số Hemoglobin tăng cao bất thường và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe. Để giải quyết hiện tượng máu cô đặc, bệnh nhân cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nhờ vậy, các chỉ số trong máu được duy trì ở mức độ ổn định nhất, cải thiện các triệu chứng xảy ra do huyết sắc tố tăng cao. Bên cạnh đó, chỉ số Hemoglobin tăng cao đột ngột có thể xuất phát từ nguyên nhân tăng hồng cầu tiên phát và thứ phát. Dù cơ thể bạn đang đối mặt với vấn đề sức khỏe nào, chúng ta cũng không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi và điều trị bệnh. Tốt nhất, các bạn nên xác định rõ nguyên nhân gây tăng hồng cầu và điều trị dứt điểm. Thói quen hút thuốc lá cũng khiến cho chỉ số Hb trong máu tăng cao đột ngột và để lại nhiều tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe. Cụ thể, khói thuốc lá chính là tác nhân gây hại, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận chuyển máu trong cơ thể. Để ngăn ngừa tình trạng tăng huyết sắc tố, chúng ta nên bỏ thói quen hút thuốc, điều này tốt cho sức khỏe của bản thân bạn và những người xung quanh.;;;;;Rất nhiều người đi khám viêm gan B nhưng chưa hiểu rõ những ý nghĩa của các xét nghiệm quan trọng trong quá trình thăm khám. Phần lớn đều thắc mắc Hbs. Ag định lượng là gì và vì sao phải thực hiện xét nghiệm này. Mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 1. Hbs Chỉ số Hbs Ag là một trong những chỉ số quan trọng để bác sĩ căn cứ vào đó đưa ra kết luận chính xác về khả năng mắc bệnh viêm gan B. Vì thế, đây là một xét nghiệm không thể thiếu trong quá trình thăm khám, nằm trong 5 loại xét nghiệm cơ bản để tìm ra bệnh viêm gan B. Hbs Ag được viết tắt từ Hepatitis B surface Antigen - là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Bằng cách xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ biết được chỉ số Hbs Ag trong cơ thể và chẩn đoán bệnh. 2. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm Hbs Ag Dưới đây là những chỉ dẫn của chuyên gia khi bạn đã có trong tay kết quả xét nghiệm Hbs Ag. 2.1. Nếu kết quả HBs Ag dương tính Khi kết quả cho biết Hbs Ag dương tính, bạn có thể hiểu là trong huyết thanh của cơ thể đang có kháng nguyên này, cụ thể là cơ thể đã từng hoặc đang bị nhiễm virus viêm gan B. Trong khoảng 10 tuần đầu, chỉ số HBs Ag có thể sẽ tăng lên. Nhưng đối với những trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch tốt thì rất có thể HBs Ag sẽ giảm dần, thậm chí là biến mất sau khoảng 4 - 6 tháng. Điều này đồng nghĩa là cơ thể đã khỏi bệnh và miễn nhiễm với loại virus viêm gan B. Lúc này, người bệnh cũng không cần phải tiêm phòng viêm gan B. Trong trường hợp ngược lại, những người có hệ miễn dịch kém, Hbs Ag không những không mất đi mà thậm chí còn tiếp tục hoạt động và phát triển sau khoảng 6 tháng. Chỉ số Hbsab định lượng cao lên, rất có thể người bệnh đã nhiễm siêu vi B mạn tính và cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Theo nghiên cứu thực thế, chỉ có khoảng 10% trường hợp có HBs Ag dương tính mang mầm bệnh mãn tính hoặc chuyển biến nặng thành xơ gan hoặc ung thư gan. Còn lại, phần lớn các trường hợp đều tự khỏi mà không cần điều trị. Vì thế, người bệnh cần phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ và không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 2.2. Nếu kết quả HBs Ag âm tính Trong trường hợp kết quả Hbs Ag là âm tính, người bệnh có thể an tâm rằng mình không mắc virus viêm gan B. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan với kết quả này. Chuyên gia khuyên rằng, bạn nên tiêm phòng viêm gan B để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh, lây nhiễm từ người khác. Chỉ số Hbs Ag có thể cho biết bạn có mắc viêm gan B hay không nhưng để biết rõ tình trạng hoạt động của virus viêm gan B cũng như mức độ lây nhiễm, đánh giá về mức độ tổn thương gan,… người bệnh cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra, bao gồm xét nghiệm Hbe Ag, xét nghiệm Anti-Hbe, kiểm tra HPV - DNA,... 3. Nên xét nghiệm Hbs Xét nghiệm HBs Ag là một xét nghiệm quan trọng trong quá trình chẩn đoán, điều trị viêm gan B và đòi hỏi độ chính xác rất cao. Tất cả các loại máy móc phục vụ xét nghiệm đều được nhập khẩu từ những quốc gia có nền y học phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật. Bên cạnh đó, các xét nghiệm được thực hiện nhanh chóng và theo một quy trình khép kín nghiêm ngặt để đảm bảo mẫu bệnh phẩm được bảo quản an toàn và thông tin của người bệnh được bảo mật tuyệt đối. Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đều là các chuyên gia đầu ngành, có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh về tất các các lĩnh vực như: Ung bướu, sản, bệnh truyền nhiễm, tiêu hóa,… Không chỉ giỏi về chuyên môn, các bác sĩ còn luôn tận tâm, hết lòng vì người bệnh, coi người bệnh như chính người thân trong gia đình và hết mực quan tâm chăm sóc. Theo các chuyên gia đầu ngành của bệnh viện, bạn không nên quá lo lắng nếu được chẩn đoán nhiễm virus viêm gan B. Điều quan trọng là cần phải tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ. Thực hiện những biện pháp an toàn để tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Người bệnh đặc biệt phải chú ý đến việc tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và được bác sĩ tư vấn điều trị, tránh tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Hbs;;;;;Những vấn đề cần lưu ý sau khi xét nghiệm HBsAg 1. Định nghĩa: Chỉ số HBs HBs Ag (Hepatitis B surface antigen) là một loại kháng nguyên bề mặt của các virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm HBs Ag dương tính thì có nghĩa là trong máu của người bệnh có virus HBV. Trong khi đó, HBs Ag cho ra kết quả âm tính thì người bệnh không bị nhiễm virus HBV. Thông thường, các HBs Ag sẽ xuất hiện ở trong máu của người bệnh sau khoảng 1 - 8 tuần kể từ lúc cơ thể có tiếp xúc với virus HBV. HBs Ag Vậy chỉ số HBs Ag Thực tế, đa số những trường hợp viêm gan B cấp tính đều sẽ cho ra kết quả HBs Ag dương tính. Sau khoảng 1 thời gian biến đổi, các HBs Ag sẽ biến mất và anti-HBs sẽ chấm dứt quá trình lây nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 10 - 15% biến chuyển thành mạn tính và có nguy cơ trở thành xơ gan hoặc ung thư gan. 2. Xét nghiệm Hbs Như đã nói, xét nghiệm HBs Ag sẽ giúp phát hiện các kháng nguyên trong máu của người bệnh. Đây là một dạng xét nghiệm có tính tầm soát, xác định xem bạn có đang nhiễm virus viêm gan B không. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm HBs Ag không thể cho biết mức độ nặng nhẹ hoặc khả năng lây nhiễm của virus. Để có kết luận chính xác hơn thì người bệnh cần phải thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác. Trường hợp kết quả cho ra chỉ số HBs Ag dương tính hoặc xuất hiện phản ứng tức là bệnh nhân đang bị nhiễm virus viêm gan B. Lúc này sẽ có 2 trường hợp như sau:Kết quả chỉ số HBs Ag sau 6 tháng là âm tính thì có thể bạn không còn viêm gan B. Xét nghiệm thêm anti HBs sẽ giúp bác sĩ xác định được liệu rằng cơ thể đã có kháng thể xuất hiện chưa. Sau 6 tháng, nếu kết quả chỉ số HBs Ag vẫn là dương tính thì khả năng đã viêm gan B mạn tính. Lúc này, người bệnh cần được điều trị lâu dài nhằm ngăn chặn các tổn thương ở gan và cả nhiều biến chứng nguy hiểm khác. HBs Ag3. Chỉ số HBs Ag Sau khi tìm hiểu chỉ số HBs Ag là gì, nhiều người sẽ thắc mắc không biết kết quả bình thường sẽ nằm ở mức nào. Bởi thực tế, khi bạn thực hiện xét nghiệm miễn dịch tự động thì máy thường cho ra kết quả là các con số. Nếu giá trị vượt ngưỡng phản ứng thì có nghĩa là kết quả dương tính. Ngược lại, giá trị thấp hơn so với ngưỡng phản ứng thì là âm tính. Đa số các máy xét nghiệm tự động và những hãng hóa chất hiện đang để giá trị là 1.0 SO hoặc COI làm giá trị ngưỡng. Dựa vào đó, khi kết quả xét nghiệm nhỏ hơn 1.0 SO hoặc COI thì kết quả xét nghiệm là âm tính. Ngược lại, khi giá trị lớn hơn 1.0 SO hoặc COI thì kết quả cho qua là dương tính. Các trường hợp cho ra kết quả chỉ số HBs Ag âm tính tức là người bệnh vẫn chưa bị nhiễm virus viêm gan B hoặc đã nhiễm nhưng đã khỏi. Nếu kết quả HBs Ag âm tính kèm theo kháng thể Hbs Ab âm tính thì bạn nên tiêm vacxin để phòng ngừa viêm gan B, còn nếu đi kèm HBs Ab dương tính thì chúc mừng bạn đã có kháng thể chống lại virus viêm gan B do bạn đã tiêm vacxin hoặc đã nhiễm trước đó và khỏi hoàn toàn. Các trường hợp chỉ số HBs Ag dương tính thì bệnh nhân cần thực hiện thêm một số loại xét nghiệm khác như: xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm HBe Ag,... Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn về cách thức điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của mình. HBs Ag4. Những lưu ý sau khi nhận kết quả xét nghiệm HBs Ag Có khá nhiều trường hợp xét nghiệm cho ra kết quả HBs Ag dương tính nhưng chưa thể khẳng định rằng bệnh nhân đã nhiễm bệnh. Vậy sau khi nhận kết quả xét nghiệm HBs Nếu bệnh nhân nhận kết quả cho chỉ số HBs Ag dương tính thì khi về nhà, bệnh nhân nên vận động người thân xung quanh, những người cùng chung sống đi kiểm tra xét nghiệm để kiểm tra xem có ai cũng bị nhiễm virus HBV không. Các trường hợp mẹ bầu bị nhiễm virus viêm gan B thì em bé khi sinh ra cần được tiêm thuốc trong 12 giờ đồng hồ đầu tiên. Mẹ bỉm lúc này không được cho con ăn sữa mẹ vì các virus có thể lây lan qua trẻ nhỏ thông qua sữa mẹ. Những người thân trong gia đình không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị nhiễm virus viêm gan B. Đồng thời, bệnh nhân cũng không được quan hệ tình dục nếu không có biện pháp bảo vệ an toàn để tránh lây bệnh cho người khác. Người bệnh nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.;;;;;Khi nào cần xét nghiệm Anti HBs Chỉ số Anti HBs trong cơ thể phản ánh mức độ bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus viêm gan B. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm do virus HBV gây ra. Để hiểu rõ hơn về chỉ số HBs, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua những phân tích sau. 1. Khái niệm chỉ số Anti HBs Anti HBs là một chỉ số thường được tìm thấy trong các kết quả xét nghiệm virus viêm gan B, cho thấy mức độ cơ thể có khả năng chống lại virus gây bệnh. Hay có thể hiểu là Anti HBs là kháng thể được cơ thể sản sinh ra để tiêu diệt HBV (loại virus gây viêm gan B). Anti HBs được hình thành theo 2 cơ chế dưới đây: Bệnh nhân từng mắc viêm gan B trước đó: trong cơ thể những bệnh nhân đã hình thành kháng thể với cơ chế tự thải loại virus. Các Anti HBs này sẽ tiếp tục được sản sinh và duy trì ở ngưỡng ổn định để chống lại viêm gan B. Tuy nhiên số người có khả năng này khá ít, vì thế mọi người vẫn nên tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ; Người bệnh đã tiêm đủ mũi vắc xin: lúc này lượng Anti HBs sẽ được hình thành và giữ ở mức ổn định trong cơ thể bệnh nhân. Đây chính là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để sở hữu và duy trì loại kháng thể này. Muốn đo lường được nồng độ chỉ số Anti HBs thì cần thực hiện xét nghiệm chỉ số này. Thông tin do kết quả xét nghiệm cung cấp sẽ hỗ trợ bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và có định hướng điều trị phù hợp nhất. Nếu chỉ số HBs hiển thị có giá trị càng cao thì chứng tỏ cơ thể càng có khả năng chống lại virus viêm gan B và ngược lại. Ở người bình thường, chỉ số HBs thường nằm trong khoảng từ 0 - 1000 IU/ml. Từ 0 - 15 IU/ml: chỉ số HBs vô cùng thấp và cơ thể chưa đủ khả năng tự bảo vệ trước sự tấn công của virus gây bệnh. Vì vậy người bệnh cần chủ động nâng mức chỉ số này lên bằng cách tiêm phòng vắc xin; Trên 15 - 100 IU/ml: kháng thể được duy trì ở mức tương đối nhưng vẫn chưa đủ để đảm bảo cơ thể an toàn tuyệt đối và vẫn có khả năng bị HBV tấn công; Trên 100 - dưới 1000 IU/ml: với mức chỉ số này cơ thể đã có thể được bảo vệ trước HBV. Chỉ số Anti HBs sẽ biến đổi theo thời gian, vì vậy việc xét nghiệm chỉ số Anti HBs nhằm kiểm tra, cập nhật trạng thái kháng thể này đang ở mức bao nhiêu, điều này giúp hỗ trợ rất nhiều trong việc phòng ngừa và chữa bệnh viêm gan B. Nếu xét nghiệm nồng độ Anti HBs quá thấp thì người bệnh sẽ kịp thời bổ sung bằng cách tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn không chỉ cho bản thân mà cho những người xung quanh. Thời điểm để thực hiện xét nghiệm thích hợp nhất là trước và sau tiêm chủng, giúp kiểm tra độ hiệu quả của vắc xin và khả năng cơ thể tương thích với chế phẩm này. Phương pháp xét nghiệm được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đó là kỹ thuật tự động hóa phát quang HBs Ag. Thời gian để có kết quả xét nghiệm rất nhanh, chỉ trong khoảng 2 giờ kể từ sau khi lấy mẫu. Bệnh nhân cần lưu ý những điều sau nhằm giúp đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm viêm gan B: Trước khi làm xét nghiệm cần nhịn ăn khoảng 4 - 6 tiếng do các chất có trong thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm; Không uống bia rượu, đồ có cồn hay dùng chất kích thích trước khi làm xét nghiệm. Ngoài ra cần tránh uống thuốc vào thời điểm này, nhất là các loại thuốc như thuốc điều trị tâm lý, thuốc kháng sinh,... ; Nên làm xét nghiệm vào buổi sáng vì cơ thể đã trải qua một đêm đào thải các chất độc hại và dư thừa, đồng thời khoảng thời gian ngủ qua đêm cũng giúp đáp ứng yêu cầu nhịn ăn thuận tiện cho việc làm xét nghiệm Chỉ số Anti HBs ở mức ổn định là điều quan trọng ai cũng mong muốn thực hiện được. Tùy từng trường hợp cụ thể, mỗi người sẽ áp dụng cách theo dõi cũng như chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp nhất. Cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus viêm gan B nhưng theo thời gian lượng kháng thể này có thể sẽ mất dần. Do đó bạn nên chủ động thực hiện xét nghiệm nhằm xác định nồng độ Anti HBs định kỳ. Tốt hơn hết, đối với những ai có kết quả xét nghiệm Anti HBs ở mức thấp thì nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh, cần nhắc lại lịch tiêm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ vì đây là biện pháp giúp tăng kháng thể nhanh nhất, qua đó có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe của bạn trước căn bệnh viêm gan B. Vắc xin có thể phát huy tác dụng trong vòng 15 năm. Sau khoảng thời gian này, bạn nên tiến hành kiểm tra chỉ số Anti HBs trong cơ thể để xác định xem loại kháng thể này có bị giảm đi hay không. Nếu có thì nên tiêm nhắc lại một mũi theo khuyến cáo của bác sĩ. Ngoài ra, viêm gan B còn là loại bệnh lý có thể lây lan theo 3 con đường là từ mẹ sang con, quan hệ tình dục và con đường máu. Do đó bên cạnh việc thực hiện xét nghiệm viêm gan B cho mình, người bệnh cũng nên đưa bạn tình hoặc người thân cùng đi thăm khám, xét nghiệm để phát hiện sớm nguy cơ lây nhiễm và điều trị.
question_63627
Lưu ý khi cắt kính cận siêu mỏng
doc_63627
Độ dày tròng kính cận phụ thuộc vào độ chiết suất của vật liệu làm tròng kính. Tròng kính cận chiết suất cao có đặc tính mỏng nhẹ và cứng bền. Hiện nay, cận thị là một vấn đề phổ biến, tỷ lệ bị cận và độ cận ngày càng tăng. Có nhiều người mắc cận thị cực đoan với chỉ số cận thị trên 10 diop. Tròng kính cận truyền thống thường dày và nặng, không chỉ gây cảm giác nặng nề, áp lực lên mũi và tai, mà còn có thể gây hại cho mắt, dẫn đến tăng độ cận và mất thẩm mỹ. Tròng kính cận có chỉ số chiết suất càng cao thì càng mỏng nhẹ, cứng bền Sự phát triển của công nghệ sản xuất tròng kính ngày càng hiện đại đã cho ra đời các loại tròng kính làm bằng chất liệu cao cấp hơn. Vì vậy, đối với độ cận trên 3.50 diop, người dùng đã chú ý đến các mẫu kính cận mỏng. Đặc biệt, đối với độ cận từ 7.00 diop trở lên, lựa chọn tròng kính mỏng 1.74 là lựa chọn tốt cho người có độ cận nặng. Điều này giúp giảm đáng kể độ dày của tròng kính cận. 2. Những tính năng vượt trội của kính cận siêu mỏng 2.1 Mỏng nhẹ hơn so với tròng kính cận thông thường Tròng kính siêu mỏng có chiết suất cao (1.67 và 1.74) mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Với chiết suất cao, tròng kính có khả năng bẻ cong ánh sáng mạnh hơn, điều chỉnh tiêu điểm chính xác tới võng mạc. Điều này đồng nghĩa với việc tròng kính có chiết suất cao cần ít vật liệu để cấu thành cùng một số độ, dẫn đến tròng kính siêu mỏng và nhẹ hơn so với tròng thủy tinh hoặc tròng nhựa có chiết suất 1.50. Với sự mỏng nhẹ này, tròng kính siêu mỏng mang lại sự thoải mái và hình ảnh rõ nét, đồng thời tạo nên vẻ thẩm mỹ tối ưu cho người sử dụng. Bằng cách chọn tròng kính siêu mỏng có chiết suất cao, bạn có thể tận hưởng một trải nghiệm đáng giá và hiệu quả cho thị lực của mình. 2.2 Mở rộng được vùng quan sát Khi số độ cận vượt quá 10 độ, tròng kính thông thường với chiết suất 1.50 trở nên rất dày. Điều này gây khó khăn cho người đeo kính vì tròng kính tì (cấn) vào khuôn mặt, khiến việc đeo trở nên không thoải mái. Để giải quyết vấn đề này, người thợ kính thường phải mài mỏng viền kính để giảm độ dày và hạn chế tì tròng. Tròng kính cận chiết suất cao không chỉ mỏng nhẹ, cứng bền mà còn tích hợp đa tính năng cho người dùng Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm vùng nhìn của tròng kính. Với tròng kính siêu mỏng, không cần phải mài mỏng viền kính vì tròng kính đã đáp ứng đủ độ mỏng và không tì vào khuôn mặt người đeo, cho phép người đeo nhìn rõ ràng và thoải mái hơn. 2.3 Tích hợp được nhiều tính năng bảo vệ mắt Với tròng kính cận siêu mỏng, các công nghệ phủ được tích hợp cho tròng kình, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu người dùng như: ngăn tia UV, chống lại ánh sáng xanh gay hại phát ra từ màn hình điện tử, lớp phủ hạn chế bám bụi, vân tay, hơi nước… 2.4 Hạn chế tình trạng mắt bị thu nhỏ/ phóng to khi đeo kính độ cao Khi độ cận tăng lên, tròng kính cận thông thường sẽ có độ cong cao hơn, dẫn đến hiện tượng thu nhỏ hoặc phóng to đôi mắt khi nhìn qua lớp kính. Tuy nhiên, với tròng kính cận siêu mỏng – được thiết kế với công nghệ hiện đại giảm thiểu hiện tượng độ cong, thay vào đó là hình dạng phẳng hơn. Khi đó, bạn sẽ quan sát mọi thứ rõ nét hơn và đôi mắt của bạn sẽ trông tự nhiên hơn 3. Một số lưu ý khi cắt kính cận siêu mỏng 3.1 Chọn chiết suất kính phù hợp với độ cận Điểm trừ cho kính cận siêu mỏng chính là giá thành. Tròng có chiết suất càng cao thì giá càng đắt. Do đó, hãy chọn chiết suất kính phù hợp với thị lực của mình để tiết kiểm chi phí nhé. – Từ 0.25 – 3.00 diop: Tình trạng cận nhẹ nên chọn tròng có chiết suất: 1.56, 1.60… Từ 3.25 đến 6.00 diop: Tình trạng cận vừa nên chọn tròng có chiết suất: 1.60, 1.67… Từ 6.25 đến 10.00 diop: Tình trạng cận nặng nên dùng tròng có chiết suất: 1.74 Trên 10.25 diop là cận thị cực đoan, bạn nên nên sử dụng tròng kính 1.74 hoặc cao hơn. Nếu bạn muốn sử dụng gọng kính khoan, hãy cân nhắc tới chất liệu kính phù hợp. Thiết kế gọng khoan yêu cầu một phần bắt ốc trên tròng kính, và điều này đòi hỏi lựa chọn chất liệu tròng thích hợp để tránh nguy cơ nứt vỡ mắt kính. Trong trường hợp này, các mẫu kính chiết suất 1.67 và 1.74 thường là lựa chọn tốt, vì chúng phù hợp với mọi loại gọng. Tròng kính Chemi là một thương hiệu nổi tiếng đến từ Hàn Quốc, được thành lập từ năm 1988. Với sự cam kết về chất lượng, Chemi sản xuất tròng kính bằng cách sử dụng thiết bị và nguyên vật liệu nhập khẩu từ Đức và Nhật Bản, mang đến cho người dùng những sản phẩm tròng kính tốt. Chemi được đánh giá là thương hiệu tròng kính chất lượng cao cấp, đa dạng sản phẩm, giá cả phải chăng Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối tròng kính, Chemi sử dụng công nghệ tiên tiến cho ra đời các sản phẩm tròng kính đa dạng, tối ưu tính năng sản phẩm và giá cả hợp lý. Thương hiệu Chemi đã xây dựng được sự tin tưởng và uy tín từ người tiêu dùng trên toàn thế giới. Các sản phẩm tròng kính đạt được nhiều chứng nhận chất lượng như: Tiêu chuẩn FDA (Mỹ); Tiêu chuẩn CE (Châu Âu); Tiêu chuẩn KGMP (Hàn Quốc). Một số sản phẩm tròng kính siêu mỏng tiêu biểu: – Tròng Kính siêu mỏng Chemi Crystal U1 1.67 – Tròng Kính siêu mỏng Chemi Crystal U2 1.67 – Tròng kính siêu mỏng có khả năng chống ánh sáng xanh Chemi U6 1.67 – Tròng kính râm cận siêu mỏng Chemi U2 Stock 1.67 – Tròng Kính siêu mỏng có tích hợp chống lóa Chemi 1.74 U2 – Tròng kính siêu mỏng lọc ánh sáng xanh Chemi U6 1.74 Tròng kính siêu mỏng là một giải pháp không chỉ giảm độ dày mà còn mang lại lợi ích về tính thẩm mỹ. 3. Chúng tôi cung cấp các loại tròng kính đa dạng, đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi khách hàng. Với các loại tròng kính như kính cận, kính viễn, kính loạn, kính chống nắng, kính bảo hộ, kính chống ánh sáng xanh,… Tròng kính được nhập khẩu chính hãng và có đầy đủ tem chống giả từ Bộ công an, đảm bảo chất lượng và an toàn. Mẫu mã đa dạng và kiểu dáng thời trang, phù hợp với mọi lứa tuổi. Trước khi cắt kính, chúng tôi cam kết kiểm tra thị lực và khám mắt kỹ càng cùng bác sĩ chuyên nghiệp. Điều này đảm bảo rằng kết quả đo thị lực được sử dụng để cắt kính là chính xác nhất.
doc_18605;;;;;doc_28581;;;;;doc_42974;;;;;doc_9076;;;;;doc_39244
Cần chú ý những gì khi đi cắt mắt kính cận là băn khoăn của không ít những người đang hoặc sắp đeo kính hiện nay. Có nhiều yếu tố để đánh giá tiêu chuẩn của một chiếc kính cận như: nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tròng, chất lượng gọng, thương hiệu,…Cùng tìm hiểu những thông tin đầy đủ để có được những chiếc kính cận ưng ý nhé. 1.1. Những sai lầm khi cắt mắt kính cận và đeo kính cận Rất nhiều người mắc bệnh lý cận thị nhưng vẫn thường gặp các sai lầm sau khi dùng kính cận: – Sai trong cách đeo kính Đối với các loại kính dù là cận hay viễn hay kính râm, sau một thời gian đeo sẽ bị trễ xuống mặt. Nhiều người mắc lỗi sai khi đeo kính đó là để nguyên kính trễ và mình xuống theo hướng rơi của kính. Nếu là như vậy lâu dần có thể làm mặt bị sụp xuống, mí mắt khó mở lên trên, mất đi độ tự nhiên của đôi mắt. Vì vậy, hãy tạo cho mình thói quen luôn nâng kính lên mỗi khi kính bị trễ xuống. Rất nhiều người có thói quen đeo kính sai cách – Đeo kính liên tục, không bỏ ra khi không cần thiết Bị cận dưới 1.5 độ, không nên đeo kính cận liên tục. Nên dành ra từ 10 đến 15 phút để nhìn không dùng kính trong không gian đầy đủ ánh sáng. Đây là thời điểm để mắt được nghỉ ngơi. Nếu có điều kiện nên kết hợp với các bài tập bổ trợ cho mắt là tốt nhất. – Không đeo kính cận Ngược lại với những trường hợp cận nhẹ mà đeo kính quá nhiều, là những trường hợp cận nhưng không chịu đeo kính. Thường xảy ra với những người bị cận nhẹ, họ sẽ chủ quan và cố gắng căng mắt điều tiết mỗi khi không nhìn thấy ở xa. Điều này chỉ giúp cho họ nhanh chóng bị cận nặng hơn. Vì vậy, khi đã cận đến trên 1 độ thì việc cần làm là đi đo độ cận và cắt mắt kính cận phù hợp – Để mắt hoạt động trong môi trường thiếu sáng quá lâu Đối với những người đang phải làm việc, nhất là những công việc phải ngồi trước màn hình máy tính quá lâu mà không đảm bảo điều kiện ánh sáng tốt sẽ rất ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Đối với những người bị cận thị, đôi mắt đã không còn tinh tường thì việc tạo thêm gánh nặng cho đôi mắt là điều không nên. 1.2 Lời khuyên khi đi cắt mắt kính cận – Cần phải cắt mắt kính cận đúng với độ cận của mình Khi chọn gọng kính, thường sẽ dựa vào cảm tính, sự yêu thích của mỗi cá nhân để chọn. Cụ thể như dựa vào: chất liệu của gọng (gọng kim loại, nhựa hay titan…), hình dáng của gọng (tròn, oval, vuông, đa giác,…), thương hiệu gọng, màu sắc của gọng. Những loại kính mắt có thương hiệu thường có độ bền cao và thiết kế sao cho mang lại những cảm giác thoải mái nhất cho người đeo. Ngoài ra khi lựa chọn gọng, người dung cần xét đến các yếu tố hình dáng màu sắc của gọng kính có phù hợp với khuôn mặt hay không, có hợp thời trang và đúng với lứa tuổi của mình không. Cần lựa chọn đúng loại kính phù hợp với mắt – Lựa chọn tròng kính Đối với người cận thị, chất lượng của mắt kính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đôi mắt. Nên chọn lựa những loại tròng kính chất lượng cao để vừa đáp ứng cho nhu cầu nhìn rõ của người cận, vừa để bảo vệ đôi mắt, mang lại sự thoải mái khi sử dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những loại mắt kính tốt cần đảm bảo những điều kiện như: + Chống chói sáng. Nhiều loại kính chất lượng thấp không có tính chất phản quang, vì vậy mỗi khi bị đèn xe chiếu vào khi tham gia giao thông sẽ khiến cho người đeo kính bị cản trở tầm nhìn, rất nguy hiểm khi đi lại. Những loại mắt kính chất lượng cao sẽ có một lớp phủ chống lóa, để tia sáng đi qua mắt kính nhưng không bị dội ngược lại gây lóa mắt. + Trôi nước nhanh. Với những người bị cận, việc đi lại trong mưa là một điều vô cùng khó khăn đi nước luôn đọng lại trên kính không chịu trôi đi, cản tầm nhìn gần như hoàn toàn. Những loại mắt kính chất lượng cao sẽ làm cho nước đọng lại thành giọt và trôi đi nhanh chóng, không đọng, bám dính trên bề mặt kính. + Mắt kính chống trầy xước. Kính bị trầy xước sẽ làm cản tầm nhìn, gây khó chịu cho người đeo, không chỉ vậy còn làm giảm tính thẩm mỹ của kính. Trong khi đó việc sử dụng kính rất khó để không gây nên vết xước. Chính vì vậy, khi lựa chọn kính, nên chọn những loại có khả năng chống trầy xước. + Mắt kính có khả năng cản lại ánh sáng xanh và tia cực tím. Đây là những loại tia rất có hại cho đôi mắt, làm cho đôi mắt của những người cận thị vốn đã yếu lại càng ảnh hưởng hơn. Chính vì vậy tính năng chống lại hai loại tia này là vô cùng cần thiết, giúp người dùng bảo vệ đôi mắt một cách lâu dài. 2. Địa chỉ cắt mắt kính cận tin cậy Thông thường chất lượng ở các cửa hàng kính có tên tuổi thương hiệu hoặc các quầy kính ở trong các bệnh viện, nơi được cấp giấy phép của Sở Y tế sẽ là lựa chọn tối ưu cho những người muốn mua được những chiếc kính tốt. Tại những điểm bán kính này, hàng hóa luôn phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đầy đủ tem chống hàng giả, mã vạch để khách hàng có thể kiểm tra. Lời khuyên dành cho tất cả những người đang bị bệnh lý khúc xạ mắt đó là nên lựa chọn những nơi bán kính tốt để mua cho mình những chiếc kính tốt nhằm bảo vệ cho đôi mắt của mình một cách lâu dài. – Thăm khám với các bác sĩ nhãn khoa nhiều kinh nghiệm, hoạt động lâu năm trong ngành mắt để phát hiện các bệnh lý về mắt, xác định các tật khúc xạ mà khách hàng đang mắc phải. – Các trang thiết bị như máy đo khúc xạ, bảng đo thị lực điện tử,.. đều được nhập khẩu tại các nước nổi tiếng trong nhãn khoa nhằm giúp bác sĩ có những kết quả chính xác nhất để chẩn đoán và đưa ra những loại kính phù hợp nhất với tình trạng khách hàng. – Chất lượng mắt kính cao cấp, độ chiết suất tốt, bảo vệ an toàn cho mắt. – Khi mua kính khách hàng sẽ được tặng thêm bộ phụ kiện như khăn lau kính, dây đeo. Trong vòng 12 tháng được miễn phí nắn chỉnh gọng cong vênh, thay ốc vít, thay đệm mũi.;;;;; Tròng kính siêu mỏng là loại tròng kính được biết đến với chiết suất cao, tức chỉ số khúc xạ ánh sáng cũng cao hơn so với thông thường. Tuy nhiên, nó vẫn đảm bảo được độ cận – loạn ban đầu và sở hữu điểm nổi bật là mỏng nhẹ hơn 30-50% so với tròng kính chiết suất thấp. Sự khác nhau của tròng kính siêu mỏng so với tròng kính thông thường (minh họa). Với tròng kính siêu mỏng, chất liệu phổ biến được sử dụng là nhựa High Index với các độ chiết xuất khác nhau là 1.67 và 1.74. Có thể hiểu rằng chiết suất càng cao thì khả năng khúc xạ ánh sáng càng mạnh, tròng kính sẽ càng mỏng. Hiện nay, tròng kính siêu mỏng đang dần phổ biến hơn và được đông đảo khách hàng đón nhận. Đặc biệt là những người gặp vấn đề về tầm nhìn và mắc các tật khúc xạ đều có thể tận dụng các lợi ích của tròng kính siêu mỏng. Với thiết kế ấn tượng, tròng kính siêu mỏng được các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên dùng cho những đối tượng sau đây: – Những người phải đối mặt với vấn đề tật khúc xạ (như cận thị, viễn thị, hoặc loạn thị). – Người sử dụng kính thường xuyên và tiếp xúc với thiết bị điện tử trong thời gian dài. – Những người thường xuyên phải gặp trực tiếp khách hàng hoặc đối tác, bao gồm nhân viên bán hàng, điều dưỡng, tư vấn và những công việc đặc biệt quan trọng về hình thức ngoại hình. – Những người muốn duy trì và kiểm soát độ cận – loạn- viễn của mình. – Những người có làn da nhạy cảm, tránh được trọng lượng của kính nặng gây áp lực trên mũi. – Những người thường xuyên di chuyển hoặc tham gia các hoạt động thể thao, với việc đeo kính cận dày và nặng gây khó khăn không cần thiết. Nói đến tròng kính siêu mỏng, rất nhiều khách hàng thắc mắc về giá tròng kính siêu mỏng hiện nay có đắt không. Thực tế, tròng kính siêu mỏng có thiết kế nhẹ và tích hợp nhiều tính năng ưu việt nên việc nó có chi phí cao hơn so với tròng kính thông thường là đương nhiên. Giá của tròng kính siêu mỏng hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ một loạt các yếu tố như thương hiệu, công nghệ áp dụng, chỉ số chiết suất, tính năng tích hợp, sự sẵn có hoặc đặt đánh và đơn vị phân phối. Ngoài ra, nếu bạn so sánh các loại tròng kính siêu mỏng trong cùng một thương hiệu, giá sẽ tăng theo tỷ lệ với chỉ số chiết suất cao và tính năng nâng cao. Vì vậy, hãy quyết định chọn mua tròng kính siêu mỏng nên dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của bạn. Việc tham khảo, cân nhắc và lựa chọn một cặp tròng kính phù hợp sẽ giúp bạn hài lòng với sự kết hợp giữa chất lượng và chi phí. – Tròng kính siêu mỏng đến từ thương hiệu Chemi U2 có chiết suất 1.67 là 1.186.000VNĐ và Chemi U6 có chiết suất 1.67 là 1.360.000VNĐ – Tròng kính siêu mỏng đến từ thương hiệu Fano có chiết suất 1.67 là 1.200.000VNĐ – Tròng kính siêu mỏng cao cấp đến từ thương hiệu Chemi U6 có chiết suất 1.74 là 3.500.000VNĐ và Chemi U2 có chiết suất 1.74 là 2.500.000VNĐ 4. Một số ưu – nhược điểm của tròng kính siêu mỏng hiện nay Tròng kính siêu mỏng của thương hiệu Chemi (minh họa). 4.1 Ưu điểm Tròng kính siêu mỏng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho những người mắc tật khúc xạ như: – Với chất liệu mỏng nhẹ, tròng kính siêu mỏng tạo cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng khi đeo. – Giảm mỏi mắt và cải thiện tầm nhìn tối đa, giúp tăng trải nghiệm khi sử dụng mỗi ngày. – Mở rộng tầm nhìn và cung cấp hình ảnh sắc nét hơn cho người sử dụng. Đặc biệt độ trong của kính siêu mỏng cũng cao hơn tròng kính thông thường. – Chống tia UV và ánh sáng xanh, bảo vệ đôi mắt khỏi các tác động có hại từ môi trường. – Chống trầy xước, bụi bẩn, ngăn chặn bám nước, hơi nước và dấu vân tay. – Tròng kính siêu mỏng mang lại độ mỏng và nhẹ, giúp bạn sở hữu đôi mắt tự nhiên hơn về mặt thẩm mỹ, đồng thời giảm nguy cơ gia tăng độ cận. 4.2 Nhược điểm: – Chi phí tròng kính siêu mỏng có thể cao hơn so với tròng kính thông thường, đặc biệt là khi tích hợp nhiều tính năng cao cấp. 5.;;;;; Phẫu thuật là một giải pháp giúp người bị cận thị hồi phục lại thị lực ban đầu một cách nhanh chóng và lâu dài. Phương pháp phẫu thuật sẽ tác động làm thay đổi độ cong của giác mạc bằng công nghệ Laser hoặc đặt thấu kính nội nhãn. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà phương pháp phẫu thuật và thời gian hồi phục của mắt sẽ khác nhau. Hình ảnh khi nhìn qua kính cận (minh họa) 3. Điều kiện để có thể mổ cận thị Muốn biết được bản thân có thể được mổ cận thị không, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám kỹ lưỡng. Ở các bệnh viện, phòng khám uy tín thì những điều kiện mổ cận tối thiểu được áp dụng bao gồm: 3.1 Độ tuổi được mổ cận Bộ y tế khuyến cáo nên mổ cận ở độ tuổi trưởng thành từ 18 cho đến dưới 40 tuổi. Lý do bởi độ tuổi này độ cận đã ổn định, ít thay đổi nên phẫu thuật sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 18 tuổi và ngoài tuổi 40 thì khả năng tái cận sau phẫu thuật sẽ cao hơn. Cụ thể như sau: Với trẻ dưới 18 tuổi: Thị lực chưa ổn định do mắt đang trong giai đoạn phát triển và có nhiều thay đổi. Với người trên 40 tuổi: Khi đó mắt dần lão hóa, giác mạc mỏng dần nên khả năng hồi phục thấp đi. Ngoài ra có thể tồn tại các yếu tố ảnh hưởng ngoài tầm kiểm soát. 3.2 Độ cận Nhiều khuyến cáo rằng nên mổ cận thị khi cận quá nặng. Đặc biệt không có thay đổi nhiều như: – Trong 1-2 năm: Thay đổi độ cận không quá 0.75 diop – Trong khoảng 6 tháng trước mổ: thay đổi độ cận không quá 0.5 diop Bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật tật cận thị (minh họa) Lưu ý nhỏ với người bị cận thị trên 10 diop là không thể mổ bằng Lasik. Lý do bởi nếu mổ mắt cận 10diop bằng laser phần giác mạc sẽ mỏng do bị lấy đi nhiều. Từ đó không thể đảm bảo an toàn cho giác mạc. 3.3 Không có các bệnh lý về mắt Đây cũng là yếu tố quan trọng bởi một đôi mắt khỏe mạnh sẽ giúp ca mổ thành công và giảm biến chứng sau này. Bạn sẽ cần tạm hoãn việc mổ cận thị khi đang gặp phải một số bệnh sau: – Đang bị viêm nhiễm: Viêm kết ở giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm bờ mi,… – Mắt bị lác (lé): Khi ấy phải phẫu thuật lé kết hợp điều trị khúc xạ để đạt được kết quả cao nhất. – Mắt bị nhược thị: Một số trường hợp người bệnh cần bỏ kính hoặc lệch khúc xạ nặng vẫn có khả năng phẫu thuật. – Bệnh ảnh hưởng thủy tinh thể: Nếu bị đục thủy tinh thể, bạn cần điều trị dứt điểm mới có thể phẫu thuật cận. – Bệnh liên quan đến võng mạc: Trường hợp mắc các bệnh lý về võng mạc, phẫu thuật cận chỉ có thể tác động lên giác mạc mà không thể cải thiện nhiều về thị lực. Ngoài những bệnh kể trên, cũng còn nhiều bệnh khác khiến hiệu quả phẫu thuật ảnh hưởng. Việc mổ cận khi ấy chỉ làm thị lực về lâu dài kém đi. Bạn nên điều trị khỏi hoàn toàn các bệnh lý mới mổ là tốt hơn. 3.4 Giác mạc mắt ở dạng bình thường Trường hợp giác mạc có hình dạng bất thường như hình chóp, lồi lõm hoặc sẹo, quá phẳng… đều gây khó khăn. Khó khăn này đến từ việc phẫu thuật mổ cận. Như bạn đã biết, bác sĩ khi phẫu thuật sẽ dùng tia laser tác động lên giác mạc thay đổi độ cong của nó. Với mắt có giác mạc bất thường thì có thể không hết cận và còn gây ảnh hưởng tới mắt. Một trong các yếu tố quan trọng để lựa chọn phương án phẫu thuật tốt đó là cấu trúc giác mạc. 3.5 Giác mạc không được mỏng quá Phương pháp laser khi mổ cận cho mắt có giác mạc mỏng quá sẽ không có hiệu quả tốt. Vì sau khi mổ xong độ dày giác mạc không bảo đảm được mức độ an toàn. Tuy nhiên ngoài phương pháp trên, vẫn còn nhiều cách khác để bạn cải thiện thị lực. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để có lựa chọn phù hợp giúp lấy lại thị lực nhé. 3.6 Không được bị các bệnh lý tự miễn Những người mắc Lupus, viêm khớp, xơ cứng,… không nên phẫu thuật cận thị. Vì vết mổ ở mắt sẽ có thể khó lành và để lại biến chứng về sau. Cuối cùng thị lực sau phẫu thuật cũng khó có thể được như mong muốn. Không gì tốt hơn khi có một sức khỏe tốt và một hệ miễn dịch ổn định để phẫu thuật. 3.7 Tránh đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú Không nên phẫu thuật mắt nếu bạn thuộc nhóm đang mang thai hoặc đang cho con bú. Vì khi có bầu và cho con bú cơ thể bạn dễ mỏi mệt khó có đủ sức để đảm bảo phẫu thuật. Ngoài ra, sự thay đổi của nội tiết tố cũng làm mắt tăng độ tạm thời. Phẫu thuật cận thị trước khi bạn mang thai 3 tháng hoặc sau khi cai sữa cho bé 3 tháng. – Đến từ sự chủ quan trong lối sống sinh hoạt thường ngày khi không theo dõi và khám mắt theo định kỳ. – Lý do có thể đến từ thủy tinh thể. – Trước khi phẫu thuật không nắm được sự tăng giảm độ cận của mắt. – Ảnh hưởng từ cấu trúc mắt: hốc mắt hơi hẹp, độ cong giác mạc hơi cao hoặc thấp quá . – Phải khám mắt định kỳ để có sự điều chỉnh và chăm sóc tốt cho mổ mắt cận.;;;;;1. Kiểm tra thị lực cho trẻ Kiểm tra thị lực cho trẻ định kỳ là rất cần thiết để bố mẹ sớm phát hiện các vấn đề về thị lực của trẻ, tuy nhiên nhiều bố mẹ vẫn chưa thực sự quan tâm. Trẻ em thường không tự nhận thức được mình đang bị cận vì thế mà sự quan sát và kiểm tra của bố mẹ là cực kỳ quan trọng. Có thể nhận biết trẻ đang bị cận thị qua các dấu hiệu như: Ngồi sát khi xem TV, học bài cúi gần mặt bàn, nheo mắt khi nhìn… Hoặc có thể trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng nhức mắt, đau mắt. Những biểu hiện này cho thấy trẻ đã bị cận và bố mẹ cần đưa bé đi khám và đo mắt ngay. Bố mẹ nên khám mắt định kỳ cho bé để sớm phát hiện các tật khúc xạ Kiểm tra thị lực cho trẻ sẽ giúp phát hiện kịp thời các tật khúc xạ về mắt, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả cho từng vấn đề. Nếu thị lực của trẻ bình thường thì bố mẹ không cần phải lo lắng, chỉ cần chú ý và điều chỉnh những thói quen của trẻ không tốt cho mắt. Còn nếu kiểm tra phát hiện trẻ bị cận thị, loạn thị, viễn thị thì bố mẹ sẽ cắt kính sớm tránh để nặng độ thêm. 1.2 Kiểm tra thị lực cho trẻ ở những địa chỉ uy tín 1.3 Các bước kiểm tra thị lực Thông qua các bước kiểm tra thị lực trước khi cắt kính cận cho trẻ sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ cận thị của trẻ mà và xác định liệu việc đeo kính có cần thiết và phải thực hiện đều đặn hay không. Trẻ sẽ được kiểm tra thị lực với một số bước cơ bản: – Đo thị lực: Quá trình này đo khả năng nhìn xa, nhìn gần và khả năng lấy nét của mắt. – Khám mắt với bác sĩ chuyên khoa, sử dụng máy sinh hiển vi: Bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết cấu trúc mắt và tìm hiểu về tình trạng mắt của trẻ bằng cách sử dụng các thiết bị như máy sinh hiển vi. – Đo khúc xạ tự động: Quá trình này đo lường khả năng mắt lấy nét và điều chỉnh tiêu cự tự động khi chuyển từ nhìn xa sang nhìn gần. Điều này giúp xác định chính xác mức độ cận thị và loại kính cận phù hợp. – Soi bóng đồng tử: Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước và phản xạ của đồng tử để đánh giá sự hoạt động của hệ thần kinh và tìm hiểu về tình trạng mắt của trẻ. Sau khi xong các bước kiểm tra thị lực, các bác sĩ sẽ tư vấn sản phẩm phù hợp nhất với bé – Nhỏ liệt điều tiết cho mắt: Quá trình này đo lường khả năng điều chỉnh tiêu cự và sự liệt điều tiết của mắt, tức là khả năng mắt thích ứng với ánh sáng và tập trung vào các đối tượng ở khoảng cách khác nhau. – Bác sĩ chỉ định đơn kính: Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra đơn kính, chỉ định loại kính cận và mức độ cần thiết cho trẻ dựa trên kết quả kiểm tra và tình trạng mắt của trẻ. 2. Một số lưu ý khi cắt kính cận cho trẻ Ngoài việc cắt kính đúng độ cận của con, bố mẹ cần nắm một số lưu ý dưới đây để chọn được cho trẻ kính cận phù hợp nhất. 2.1 Chọn gọng kính phù hợp Trẻ em thường không có hứng thú trong việc đeo kính, do đó chọn loại gọng phù hợp sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong các hoạt động hàng ngày. – Kích thước cầu kính phải phù hợp: Vì mũi trẻ em chưa phát triển hoàn chỉnh, việc chọn kính cận có phần gọng ngay trên sống mũi (cầu kính) là rất quan trọng. Tránh chọn kính quá chật, gây khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, cũng không nên chọn kính quá rộng, vì nó có thể dễ bị xê dịch và xuống, tạo thói quen nhìn xuống không tốt cho trẻ. – Kiểm tra phần bản lề: Trẻ em thường có xu hướng nghịch ngợm, lấy kính ra và gập vào nhiều lần hoặc quên tháo kính khi đi ngủ. Vì vậy, phần bản lề của kính cận cần được chọn linh hoạt và chắc chắn. – Chất liệu và độ bền: Nên chọn gọng có độ bền tốt để đảm bảo sự an toàn và thoải mái khi sử dụng, có thể chọn gọng nhựa bởi loại chất liệu này rất nhẹ và có nhiều kiểu dáng cho trẻ lựa chọn. 2.2 Kiểu dáng kính phù hợp với khuôn mặt Đây cũng là tiêu chí quan trọng khi cắt kính cận cho trẻ, mẹ có thể tự chọn hoặc nhờ đến chuyên gia tư vấn để chọn kiểu dáng kính phù hợp với khuôn mặt của bé. Điều này giúp bé đeo kính lên trông sẽ đẹp hơn, dễ nhìn hơn. 2.3 Chọn tròng kính chất lượng Yếu tố quan trọng nhất khi cắt kính cận cho trẻ chính là chọn tròng. Tròng kính ảnh hưởng trực tiếp để việc điều chỉnh thị lực của trẻ, bố mẹ nên chọn các loại tròng kính được tích hợp tính năng ngăn chặn ánh sáng xanh, tia UV, tia cực tím… để bảo vệ mắt trẻ tốt hơn. Trên thị trường có rất nhiều loại tròng kính với chất liệu khác nhau, mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, một số chất liệu có thể kể đến như: Polycarbonate, plastic, thủy tinh.. bố mẹ cần tìm hiểu về các loại tròng để chọn được tròng kính phù hợp nhất cho con. Các loại tròng kính tốt sẽ hạn chế được tình trạng trầy xước, chống bám bụi, bám hơi nước, vân tay… để trẻ có thể thỏa thích vui chơi mà không bị vướng víu, khó chịu.;;;;; Kính cận là một loại thấu kính phân kì giúp điều chỉnh khả năng nhìn cho người bị cận thị. Để cắt kính cận, bạn cần phải thực hiện một số bước kiểm tra thị lực và khám mắt cần thiết. Các bước này được thực hiện bởi người có chuyên môn và được đào tạo bài bản. Thông qua đó, bạn có thể biết được chính xác độ cận của mắt là bao nhiêu, mắt có bệnh lý gì hay không, có cần đeo kính hay không, đồng thời được tư vấn số kính phù hợp nhất. Để cắt kính cận, bạn cần phải thực hiện một số bước kiểm tra thị lực và khám mắt cần thiết 2.1 Đo thị lực với bảng đo thị lực điện tử Bạn sẽ được tiến hành đo thị lực với bảng đo thị lực điện tử để đánh giá khả năng nhìn xa, nhìn gần. Thiết bị này có khả năng thực hiện các bài test thị lực tinh vi được đưa ra trên thế giới. Trong đó, các loại bảng thị lực có trong bảng đo thị lực điện tử bao gồm: – Bảng thị lực chữ cái: dễ đọc và sử dụng cho những người biết chữ. – Bảng vòng tròn hở của Landolt: bảng này chứa một ký tự duy nhất và có hình vòng tròn hở. Các kẽ hở này quay theo các hướng khác nhau (trái, phải, trên, dưới). Nhiệm vụ của bạn chỉ cần đọc đúng chiều của các kẽ hở và không yêu cầu phải biết mặt chữ. – Bảng thị lực chữ E của Armaignac: dạng bảng này chỉ bao gồm một ký tự là chữ E. Tương tự như bảng vòng tròn hở, chữ E cũng hướng về các phía khác nhau (trái, phải, trên, dưới). Bạn sẽ cần đọc đúng hướng chữ theo câu hỏi của bác sĩ (từ chữ lớn đến chữ nhỏ). Bảng thị lực này áp dụng được cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em vì nó rất đơn giản. – Bảng thị lực cho trẻ em: dạng bảng với các hình ảnh thân thuộc (con vật, ngôi nhà, cây cối,…). Nhiệm vụ của bé là phân phân biệt được hình dạng của các hình này khi nhìn. 2.2 Đo khúc xạ tự động (hay đo khúc xạ máy) Đo khúc xạ máy giúp xác định độ cận ban đầu của bạn. Đo khúc xạ được thực hiện khi bạn có thị lực dưới 7/10 và thị lực nhìn qua kính lỗ tăng. Nếu kính lỗ không tăng, bạn sẽ được chuyển qua khám mắt. Đo khúc xạ được thực hiện khi bạn có thị lực dưới 7/10 và thị lực nhìn qua kính lỗ tăng 2.3 Thử kính dựa theo kết quả đo khúc xạ máy Dựa theo kết quả đo khúc xạ máy, bác sĩ sẽ căn chỉnh số kính phù hợp cho bạn. Khi số kính đã phù hợp (tức nhìn rõ, cho thị lực tối đa), bạn sẽ đeo thử kính đi lại trong 15 – 20 phút. Lúc này, bạn cần quan sát từ gần đến xa để kiểm tra khả năng nhìn của mắt khi đeo kính. Đồng thời, đây cũng là lúc để bạn tập thích nghi với số kính mới. Bước này nhằm đảm bảo kính mới được cắt đúng độ, giúp mang lại thị lực tối đa, không gây chóng mặt nhức đầu. Khi đã đạt được các tiêu chí nêu trên, bạn sẽ được cấp đơn kính hoàn chỉnh để cắt kính. 2. Nếu thủy tinh thể bị mờ đục, hoặc có viêm nhiễm trên kết mạc, giác mạc, mí mắt,… bác sĩ có thể phát hiện được ngay thông qua bước khám này. Tùy vào triệu chứng, kết quả đo thị lực, tình trạng bệnh lý của mắt, bác sĩ có thể chỉ định thêm các bước khám chuyên sâu để có những thông số chi tiết nhất. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ: – Khám bán phần sau của mắt (phần dịch kính – võng mạc). Việc kiểm tra võng mạc giúp phát hiện các bệnh lý võng mạc, sự tổn thương dây thần kinh thị giác, hoàng điểm, gai thị, rách, bong võng mạc,… – Nhỏ liệt điều tiết, soi bóng đồng tử,… với mục đích đo khúc xạ khách quan cho những trẻ có co quắp điều tiết. Đây là hai bước chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt khi bác sĩ có chỉ định (trẻ dưới 8 tuổi hoặc người có mắt điều tiết nhiều). 2.5 Tiến hành cắt kính Sau khi đã lựa chọn được số kính và loại kính phù hợp, kỹ thuật viên sẽ tiến hành cắt kính cho bạn. Sau khi đã lựa chọn được số kính và loại kính phù hợp, kỹ thuật viên sẽ tiến hành cắt kính cho bạn Như vậy, thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “đo kính cận là gì”. Nhìn chung, việc đo mắt cận và kiểm tra thị lực nên được thực hiện ít nhất 1 lần/năm. Các chứng bệnh ở mắt luôn tiềm ẩn và có nguy cơ xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, dù thị lực vẫn tốt, tầm nhìn sáng rõ thì bạn vẫn nên đi khám mắt định kỳ. Thông qua đó, sớm phát hiện những bất thường ở mắt và có hướng điều trị nhanh chóng, kịp thời
question_63628
Giải đáp: Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?
doc_63628
1. Dính thắng lưỡi: Thông tin tổng quát 1.1. Khái niệm Nguyên nhân chính xác dẫn đến dị tật này hiện chưa được xác định. Tuy nhiên, sự tồn tại của dính thắng lưỡi chắc chắn có liên quan đến di truyền và giới tính (dính thắng lưỡi có thể xuất hiện ở cả trẻ nam và trẻ nữ; tuy nhiên, tỷ lệ bị dính thắng lưỡi ở trẻ nam vẫn cao hơn tỷ lệ ở trẻ nữ). Dính thắng lưỡi làm hạn chế hoạt động của lưỡi 1.2. Dấu hiệu nhận biết Không khó để nhận biết dính thắng lưỡi. Cụ thể, bố mẹ có thể đối chiếu tập hợp những dấu hiệu dính thắng lưỡi sau và loại trừ hoặc không loại trừ khả năng trẻ bị dính thắng lưỡi: Bú hoặc ăn uống và phát âm khó khăn; khó khăn hoặc hoàn toàn không thể di chuyển lưỡi sang hai bên; khó khăn hoặc hoàn toàn không thể nâng lưỡi lên chạm hàm trên; khó khăn hoặc hoàn toàn không thể di chuyển lưỡi ra khỏi hàm dưới; khi cố gắng di chuyển, đầu lưỡi trẻ nhọn hoặc vuông; khi khóc, lưỡi trẻ có hình trái tim hoặc hình chữ V; các răng cửa hàm dưới hở hoặc nghiêng (dấu hiệu liên quan đến răng cửa hàm dưới có thể có hoặc không). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bố mẹ không cần đến thông tin về những dấu hiệu nhận biết dính thắng lưỡi. Bởi phần lớn trẻ dính thắng lưỡi đều sẽ được chuyên gia phát hiện ngay trong tháng đầu tiên sau khi, khi bố mẹ cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng. 1.3. Các cấp độ dính thắng lưỡi Không phải tình trạng dính thắng lưỡi nào cũng giống nhau. Trẻ bị dính thắng lưỡi có thể rơi vào một trong bốn cấp độ sau: – Cấp độ 1, dính thắng lưỡi nhẹ (độ dài thắng lưỡi là 12 – 16mm): Đầu lưỡi trẻ có thể chạm vòm khẩu cái cứng, khả năng hoạt động của lưỡi là tương đối bình thường. – Cấp độ 2, dính thắng lưỡi trung bình (độ dài thắng lưỡi là 8 – 11mm): Đầu lưỡi trẻ không thể chạm vòm khẩu cái cứng, khả năng hoạt động của lưỡi bị hạn chế một phần. – Cấp độ 3, dính thắng lưỡi nặng (độ dài thắng lưỡi là 3 – 7mm): Đầu lưỡi trẻ gần như dính vào sàn miệng, khả năng hoạt động của lưỡi là gần như không có. – Cấp độ 4, dính thắng lưỡi hoàn toàn (độ dài thắng lưỡi nhỏ hơn 3mm). Trẻ ăn uống khó khăn là một dấu hiệu nhận biết dính thắng lưỡi 2. Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không: Phân tích chi tiết Theo chuyên gia, dính thắng lưỡi chỉ là một dị tật bẩm sinh dạng nhẹ, để xử lý không có gì phức tạp. Thậm chí, trẻ dính thắng lưỡi cấp độ 1, cấp độ 2 còn thường nhận chỉ định chưa điều trị, theo dõi thêm. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là dính thắng lưỡi hoàn toàn vô hại. Dính thắng lưỡi cấp độ 3, cấp độ 4 không được điều trị kịp thời, có thể để lại vô số ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể, những ảnh hưởng tiêu cực đó là: Biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển thể chất; nói ngọng không thể nói, hạn chế khả năng ngôn ngữ; tự ti về diện mạo và trí tuệ của bản thân. Chính vì vậy, dính thắng lưỡi có nguy hiểm không, phụ thuộc vào cấp độ dính thắng lưỡi và tốc độ xử trí của bố mẹ khi trẻ bị dính thắng lưỡi. 2.1. Phẫu thuật dính thắng lưỡi: Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả Tình trạng dính thắng lưỡi được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ở thời điểm hiện tại, có hai phương pháp phẫu thuật dính thắng lưỡi được áp dụng thường xuyên, đó là: – Phẫu thuật dính thắng lưỡi gây tê, sử dụng dao laser hay còn gọi là dao điện: Trong 2 phương pháp, sử dụng dao laser là phương pháp có chi phí tốt hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là chỉ phù hợp với những trẻ có khả năng hợp tác. – Phẫu thuật dính thắng lưỡi gây mê, sử dụng dao plasma: Sử dụng dao plasma là phương pháp phẫu thuật dính thắng lưỡi được bộ mẹ lựa chọn nhiều hơn trong 2 phương pháp, mặc dù có chi phí không tốt bằng. Bởi phương pháp này vừa phù hợp với tất cả trẻ, bao gồm cả trẻ không có khả năng hợp tác; vừa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà phương pháp gây tê không có, như: Không gây đau, không gây chảy máu, không gây sưng, không gây biến chứng, thời gian thực hiện nhanh chóng (chỉ 7 – 10 phút), ăn uống bình thường và xuất viện sau 60 phút. Phẫu thuật dính thắng lưỡi chỉ là một tiểu phẫu 2.2. Chăm sóc hậu phẫu dính thắng lưỡi: Lưu ý quan trọng Phẫu thuật dính thắng lưỡi chỉ là một tiểu phẫu, việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi là cực kỳ đơn giản. Theo đó, bố mẹ chỉ cần ghi nhớ và thực hiện một số lưu ý sau: – Đối với trẻ lớn: Để tránh nhiễm trùng, không cho trẻ sờ/chạm tay vào vết thương ở thắng lưỡi. Để tránh chảy máu, không cho trẻ ăn đồ nóng và cứng. Để vệ sinh miệng, cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Để tập luyện lưỡi, hướng dẫn trẻ đưa lưỡi sang 2 bên; đưa lưỡi lên/xuống, đưa lưỡi ra ngoài,… – Đối với trẻ nhỏ: Tương tự trẻ lớn ở 3 lưu ý đầu. Lưu ý cuối, bố mẹ chủ động sử dụng tay để nhẹ nhàng tập luyện lưỡi cho trẻ, bởi trẻ nhỏ chưa có nhận thức rõ ràng, chưa có khả năng tự tập luyện theo hướng dẫn của bố mẹ.
doc_22432;;;;;doc_16670;;;;;doc_32676;;;;;doc_22582;;;;;doc_2491
1. Thông tin cơ bản về dính thắng lưỡi 1.1. Khái niệm dính dây thắng lưỡi Thắng lưỡi là một màng niêm mạc, hình tam giác, có một đầu dính với sàn miệng và đầu còn lại dính với mặt dưới lưỡi. Dính dây thắng lưỡi là tình trạng thắng lưỡi ngắn hơn bình thường, lưỡi bị gắn hoặc gần như bị gắn với sàn miệng và khó khăn hoặc hoàn toàn không thể hoạt động bình thường. Dính thắng lưỡi hình thành do đâu là vấn đề các chuyên gia chưa kết luận được. Tuy nhiên, dị tật bẩm sinh này chắc chắn có liên quan đến 2 yếu tố, là: Di truyền và giới tính (tỷ lệ trẻ nam dính thắng lưỡi cao hơn tỷ lệ trẻ nữ, trên hầu hết các quốc gia tiến hành thống kê). Dính dây thắng lưỡi làm hoạt động của lưỡi bị hạn chế 1.2. Dấu hiệu nhận biết dính dây thắng lưỡi Thông thường, nhận biết dính thắng lưỡi là việc bố mẹ không cần chủ động thực hiện, bởi hiện nay, phần lớn các ca dính thắng lưỡi đều được phát hiện sớm bởi chuyên gia, ngay trong tháng đầu tiên sau sinh, thông qua thăm khám sức khỏe định kỳ và tiêm chủng. Nếu không thuộc các trường hợp ấy, bố mẹ có thể sử dụng tổ hợp những dấu hiệu sau để xác định có hay không trẻ bị dính thắng lưỡi: Bú/ăn uống và phát âm khó khăn. Khó khăn hoặc hoàn toàn không thể di chuyển lưỡi sang hai bên. Khó khăn hoặc hoàn toàn không thể nâng lưỡi lên chạm hàm trên. Khó khăn hoặc hoàn toàn không thể đưa lưỡi ra khỏi hàm dưới. Khi cố gắng di chuyển, đầu lưỡi trẻ có hình dạng nhọn hoặc vuông. Khi khóc, đầu lưỡi trẻ có hình dạng trái tim hoặc chữ V. Các răng cửa hàm dưới hở hoặc nghiêng (dấu hiệu này có thể có hoặc không). 1.3. Các cấp độ dính dây thắng lưỡi Tình trạng dính thắng lưỡi không đồng nhất 100% ở mọi trẻ. Theo đó, thắng lưỡi trẻ có thể dính ở một trong bốn cấp độ như sau: – Cấp độ 1, dính thắng lưỡi nhẹ (độ dài thắng lưỡi là khoảng 12 – 16mm): Đầu lưỡi trẻ có thể chạm vòm khẩu cái cứng, lưỡi hoạt động bình thường. – Cấp độ 2, dính thắng lưỡi trung bình (độ dài thắng lưỡi là khoảng 8 – 11mm): Đầu lưỡi trẻ không thể chạm vòm khẩu cái cứng, lưỡi hoạt động tương đối hạn chế. Dính thắng lưỡi cấp độ 4 – Cấp độ 3, dính thắng lưỡi nặng (độ dài thắng lưỡi là khoảng 3 – 7mm): Đầu lưỡi trẻ dính với sàn miệng, lưỡi hoạt động cực kỳ khó khăn. – Cấp độ 4, dính thắng lưỡi hoàn toàn (độ dài thắng lưỡi nhỏ hơn 3mm). 2. Dính thắng lưỡi – Những hệ lụy tai hại Trẻ dính thắng lưỡi cấp độ 1, cấp độ 2, về cơ bản thường không phải chịu hệ lụy gì. Bởi lưỡi vẫn có thể hoạt động, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ dính thắng lưỡi 2 cấp độ này chưa điều trị, theo dõi thêm. Còn dính thắng lưỡi cấp độ 3, cấp độ 4, chắc chắn có thể để lại cho trẻ nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể, những ảnh hưởng đó là: Biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển thể chất; nói ngọng/không thể nói, chậm phát triển trí tuệ; tự ti về diện mạo bản thân,… Cách duy nhất để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng là càng sớm càng tốt, xử lý tình trạng trẻ dính thắng lưỡi. 3. Hệ lụy dính thắng lưỡi – Cách ngăn chặn 3.1. 2 phương pháp phẫu thuật dính thắng lưỡi an toàn và hiệu quả Ở thời điểm hiện tại, sử dụng 2 phương pháp phẫu thuật sau, tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ có thể được xử lý: – Phẫu thuật dính thắng lưỡi gây tê, sử dụng dao laser hay còn gọi là dao điện: Trong 2 phương pháp, phẫu thuật sử dụng dao laser có chi phí tốt hơn. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với những trẻ có khả năng hợp tác. – Phẫu thuật dính thắng lưỡi gây mê, sử dụng dao plasma: Là phương pháp phẫu thuật có chi phí không tốt bằng, nhưng vẫn được bố mẹ lựa chọn đông đảo hơn. Bởi phẫu thuật sử dụng dao plasma là phương pháp vừa phù hợp với mọi trẻ, kể cả những trẻ không có khả năng hợp tác; vừa sở hữu vô vàn ưu điểm vượt trội – những ưu điểm mà phẫu thuật sử dụng dao laser không có hoặc có nhưng không mạnh bằng: Không gây đau, không gây chảy máu, không gây sưng, không gây biến chứng, thời gian thực hiện nhanh chóng (chỉ 7 – 10 phút), ăn uống bình thường và xuất viện sau 60 phút. Phẫu thuật dính thắng lưỡi gây mê, sử dụng dao plasma 3.2. Chăm sóc hậu phẫu Chăm sóc hậu phẫu dính thắng lưỡi rất đơn giản, bởi phẫu thuật dính thắng lưỡi chỉ là một tiểu phẫu. Theo đó, bố mẹ cần ghi nhớ và thực hiện những lưu ý sau: – Không cho trẻ sờ/chạm vào vết cắt thắng lưỡi để tránh nhiễm trùng; – Không cho trẻ ăn đồ nóng và cứng để tránh chảy máu; – Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để vệ sinh miệng; – Cho trẻ tập luyện lưỡi bằng cách hướng dẫn trẻ đưa lưỡi sang 2 bên; đưa lưỡi lên/xuống, đưa lưỡi ra ngoài. Trong trường hợp trẻ nhỏ chưa nhận thức rõ ràng, bố mẹ sử dụng tay nhẹ nhàng chủ động tập luyện lưỡi cho trẻ. Như vậy, dính dây thắng lưỡi có thể khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, chậm phát triển thể chất; nói ngọng/không thể nói, chậm phát triển trí tuệ; tự ti về diện mạo bản thân,…. Để trẻ không phải đối diện với những nguy cơ này, bố mẹ phải phẫu thuật dính thắng lưỡi cho trẻ, ngay khi có thể.;;;;;Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh xuất hiện ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ là 5%. Tuy là dị tật nhỏ nhưng tình trạng này có thể gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ngoại hình của trẻ sau này. Nếu phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi, phụ huynh nên cho con cắt thắng lưỡi trong thời gian sớm nhất có thể. 1. Phát hiện thắng lưỡi bị dính ở trẻ nhỏ Bé T.Â.Â. thuộc dạng dính thắng lưỡi nhẹ, do đó không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng. Cho đến thời gian gần đây, bé ngày càng khó bú, lười bú mẹ và hay chảy sữa khỏi miệng trong khi bú, mẹ đưa bé đi khám và được xác định là do bé bị dính thắng lưỡi, nên thực hiện tiểu phẫu cắt thắng lưỡi sớm để tránh việc khó ăn ảnh hưởng tới sức khỏe. Có nhiều trẻ ở độ tuổi lớn hơn mới phát hiện thắng lưỡi bị dính, đế nhận biết sớm tình trạng này, cha mẹ nên lưu ý một số biểu hiện sau đây: – Gặp khó khăn khi bú sữa, sữa chảy ra khỏi miệng trong khi bú. – Chán ăn, lười bú do khi ăn dây thắng cản trở hoạt động của lưỡi khiến bé bị đau. – Đầu lưỡi không nhọn, thuôn mà hơi phẳng, vuông, có nhiều trường hợp không thể thè lưỡi ra ngoài môi hoặc chạm nóc vòm họng. – Khi khóc, đầu lưỡi của trẻ bị kéo thành hình trái tim. – Răng cửa hàm dưới thưa, bị nghiêng – Đối với trẻ lớn hơn thì thường chậm nói, nói ngọng, nói không rõ tiếng. Dính dây thắng lưỡi không trực tiếp gây nguy hiểm cho trẻ nhưng có thể dẫn đến nhiều vấn đề làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ: – Ảnh hưởng thể chất: Dính dây thắng lưỡi khiến chức năng bú nuốt của trẻ suy giảm. Trẻ lớn hơn cũng gặp vấn đề ăn uống khó khăn do khi nuốt thức ăn lưỡi bị kéo lại, trẻ dần sợ ăn, biếng ăn, thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển cân nặng. – Ảnh hưởng ngôn ngữ: Khi trẻ bắt đầu tập nói, thắng lưỡi bị dính sẽ khiến lưỡi không thể linh hoạt, khó hoạt động, làm ảnh hưởng đến việc phát âm, trẻ không chỉ khó nói, chậm nói mà khi biết nói dễ bị ngọng. – Ảnh hưởng thẩm mỹ: Lưỡi bị tật dính thắng sẽ làm hàm răng, nhất là răng cửa hàm dưới bị ảnh hưởng gây nghiêng ngả, xô lệch. Ngoài ra, mức độ tác động của tật này còn phụ thuôc vào mức độ dính dây thắng lưỡi ở mỗi trẻ và thời gian bé sống chung với tình trạng này. Về mức độ, dị tật này được chia ra thành 4 độ như sau: – Mức độ 1: Dây thắng lưỡi dính nhẹ từ 12-16 mm – Mức độ 2: Dây thắng lưỡi dính trung bình từ 8-11 mm – Mức độ 3: Dây thắng lưỡi dính nặng từ 3-7 mm – Mức độ 4: Dây thắng lưỡi dính hoàn toàn dưới 3 mm Như bé T. , tình trạng dính thắng không quá nặng và được phát hiện và điều trị sớm nên chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bé dính thắng lưỡi nhẹ nhưng vẫn cần cắt vì gặp tình trạng khó bú Ngay khi phát hiện ra trẻ bị tật dính thắng lưỡi hoặc có biểu hiện nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám chính xác. Lúc này bác sĩ sẽ đánh giá mức độ dính của dây thắng lưỡi và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. 3.1 Tự điều chỉnh khi dính thắng lưỡi mức độ nhẹ Ở những trẻ phát hiện dây thắng lưỡi bị dính ở thể nhẹ, mức độ 1 và 2 sẽ được bác sĩ thăm khám, đánh giá và tiếp tục theo dõi thêm một thời gian. Hầu hết những trường hợp này đều không bị ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, phát âm và có thể tự điều chỉnh ổn. Nếu sau thời gian theo dõi mà tình trạng thắng lưỡi vẫn phát triển thì có thể sẽ cần phẫu thuật cắt thắng lưỡi để điều trị triệt để. 3.2 Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương pháp điều trị đối với các trường hợp bệnh nhi mắc tật thắng lưỡi ở mức độ 3 – 4. Lúc này thắng lưỡi gây ảnh hưởng đến việc bú, ăn uống của trẻ và có thể kéo theo ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất nên bác sĩ thường chỉ định cắt càng sớm càng tốt. Đặc biệt đối với những bé lớn hơn, trong giai đoạn tập nói, điều trị triệt để tật này sẽ giúp bé phát âm tốt, không ngọng nghịu. Tốt nhất phụ huynh nên cho con đi khám nếu có biểu hiện và cắt sớm trước giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. – Cắt bằng laser: chỉ cần gây tê, dành cho các bé có thể phối hợp. – Cắt bằng dao Plasma: cần gây mê (lượng thuốc mê thấp, phù hợp thể trạng trẻ) nên rất phù hợp với những trẻ còn nhỏ, sơ sinh. Với đặc trưng khác nhau ở 2 loại đó, trường hợp bé Â. mới 5 tháng tuổi phù hợp với phương pháp cắt bằng dao Plasma. 4. Tính đến hiện nay, tương tự như gia đình bé T.Â., hầu hết các gia đình đều lựa chọn cắt thắng lưỡi cho con bằng dao Plasma nhờ nhiều ưu điểm nổi bật như: – Nhiệt độ của dao mổ Plasma thấp: nằm trong khoảng 70-140 độ C, hạn chế tối đa xâm lấn hoặc làm tổn thương các mô lân cận. – Có chức năng hàn mạch máu tức thì, trẻ gần như sẽ không bị chảy máu trong suốt quá trình cắt, hỗ trợ hồi phục nhanh. – Thời gian thực hiện nhanh chóng chỉ trong vòng vài phút. Cuộc phẫu thuật của bé diễn ra thành công và rất nhanh chóng, ngay sau đó bé được đưa về phòng hậu phẫu với mẹ để theo dõi tiếp trong 1 giờ. Khi tinh hình ổn định và không có dấu hiệu bất thường, Â. được chỉ định ra viện và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để hồi phục hiệu quả. Phẫu thuật cắt thắng lưỡi rất đơn giản và nhanh chóng, vậy nên cha mẹ không cần quá lo lắng mà cần cho con cắt sớm nếu có chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con sau này.;;;;;Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh, xảy ra nhiều hơn ở các bé trai. Dính thắng lưỡi là tình trạng phần mô ở dưới đầu lưỡi gắn với sàn miệng quá ngắn, quá dày hoặc dính quá chặt khiến cho chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là một dị tật bẩm sinh, xảy ra nhiều hơn ở các bé trai. Yếu tố di truyền có liên quan đến sự hình thành dính thắng lưỡi. Trong hầu hết trường hợp, phần đầu lưỡi sẽ dần dần tự tách ra (bớt dính vào sàn miệng hơn) như bình thường trong năm đầu đời và không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên cũng có trường hợp không trở nên bình thường mà ảnh hưởng đến khả năng ăn và nói của trẻ. 2. Triệu chứng dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ Trẻ bị dính thắng lưỡi sẽ khó di chuyển lưỡi, đầu lưỡi bị chẻ giống như hình trái tim. Các triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị dính thắng lưỡi bao gồm: khó nâng lưỡi lên răng trên và di chuyển lưỡi từ bên này sang bên kia, khó đẩy lưỡi vượt qua răng bên dưới (tức là đẩy lưỡi ra ngoài miệng), lưỡi trông ngắn và đầu lưỡi bị chẻ giống như hình trái tim. 3. Tác hại của tình trạng dính thắng lưỡi Trẻ bị dính thắng lưỡi sẽ khó bú sữa, khó nhai thức ăn, hay ngủ gật khi bú, trẻ nói ngọng,… Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này tùy thuộc vào mức độ đầu lưỡi bị dính vào niêm mạc miệng bên dưới. Các trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra những vấn đề như: Trẻ khó bú sữa, khó nhai thức ăn, hay ngủ gật khi bú. Trẻ nói ngọng, khó phát âm chuẩn một số chữ cái. Trẻ khó khăn trong việc hôn, chơi các nhạc cụ bằng miệng. Ảnh hưởng đến khoảng cách hai răng bên dưới. Các bà mẹ đang cho con bú có thể bị chấn thương sụn, đau núm vú, viêm vú. 4. Điều trị cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em Tình trạng dính thắng lưỡi gây ra các tác hại cho sinh hoạt, sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt. Nếu tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ gây ra các tác hại cho sinh hoạt, sức khỏe, cha mẹ nên điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt. Bé cần phải được tiểu phẫu để cắt bớt phần dính. Thông thường, các bác sĩ cắt một phần thắng lưỡi bằng kéo vô trùng hoặc tia laser. Đây là một kỹ thuật đơn giản, an toàn và không phức tạp. Phẫu thuật này diễn ra nhanh chóng và hiếm khi gây ra các biến chứng. Đôi khi trẻ không cần được gây tê và không bị chảy máu, hoặc chỉ mất vài giọt nhỏ, bởi vùng thắng lưỡi ít có dây thần kinh và ít mạch máu. Sau khi phẫu thuật chỉ vài phút, trẻ đã có thể bú sữa mẹ bình thường.;;;;;Điều cần biết về dính thắng lưỡi Trẻ bị dính thắng lưỡi có sao không là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Dính thắng lưỡi được coi là một tật bẩm sinh của trẻ nhỏ. Không phải trẻ nào sinh ra cũng sẽ gặp tình trạng này. Khi bị dính thắng lưỡi sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, phát âm, chính vì vậy tình trạng này cần được phát hiện và can thiệp kịp thời. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin về chủ đề này nhé. Như đã nói ở trên, dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ là một dị tật bẩm sinh nhẹ. Bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có thể có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây thắng lưỡi. Thắng lưỡi là một lớp màng mỏng niêm mạc ở phía dưới lưỡi. Khi bị dính thắng lưỡi thì sẽ làm hạn chế cử động bình thường ở lưỡi của trẻ trong hoạt động như: ăn uống, thè lưỡi,… Theo số liệu đã được tổng hợp và thống kê, có khoảng 5% trẻ sơ sinh sinh ra sẽ bị mắc dị tật này. Tình trạng này có thể được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh nếu như được đi thăm khám sức khỏe sau sinh. Đối với một số gia đình tình trạng này có thể hoặc trẻ sẽ được phát hiện tật dính thắng lưỡi muộn hơn khi cha mẹ thấy bé khó bú, khó phát âm hay lên cân chậm. Tật dính thắng lưỡi ở trẻ em có thể bị dính nhiều hoặc dính ít. Trẻ bị dính thắng lưỡi có sao không là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh 2. Dấu hiệu nhận biết & nguyên nhân của dính thắng lưỡi 2.1 Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi Một số dấu hiệu dễ nhận biết mà cha mẹ có thể quan sát và phát hiện sớm trẻ bị dính thắng lưỡi chẳng hạn như là: – Khi bé bú bị gặp khó khăn – Cha mẹ nhìn thấy thắng lưỡi của trẻ ở dưới lưỡi ngắn hơn bình thường – Lưỡi của bé không thể đầy sang hai bên dễ dàng – Trẻ không thể nâng lưỡi lên và chạm vào hàm trên – Lưỡi của bé nếu bị dính thắng lưỡi thì không thể đưa ra khỏi hàm dưới khoảng 1–2mm. 2.2 Nguyên nhân Nguyên nhân mà khiến cho trẻ em gặp phải hiện tượng bất thường này hiện vẫn chưa được các nhà nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do di truyền, tuy nhiên vẫn chưa được công nhận là chính xác. Khi bị dính thắng lưỡi trẻ không thể nâng lưỡi lên và chạm vào hàm trên Trẻ bị dính thắng lưỡi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển miệng của bé và bên cạnh đó cách bé ăn, nuốt và nói cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Một số vấn đề cụ thể mà trẻ bị dính thắng lưỡi có thể gặp phải: – Trẻ bị dị dính thắng lưỡi thường sẽ gặp khó khăn khi bú mẹ. Gặp phải tình trạng này là do con bị dính thắng lưỡi và không thể ngậm núm vú đúng cách. Việc này có thể khiến con không nhận được đủ dưỡng chất cần thiết khi còn nhỏ. – Răng cửa dưới sẽ bị thưa. Dây thắng lưỡi khi bị dính rất có thể sẽ dẫn đến sự hình thành khoảng trống giữa hai răng ở phía hàm dưới, sau này nếu không được phát hiện sớm lâu dần sẽ khiến răng bị ảnh hưởng, xô sang hai bên gây mất thẩm mỹ. – Phát âm, nói chuyện hàng ngày cũng sẽ bị ảnh hưởng. Một số âm sẽ bị phát âm khó như là t, d, s, th, r, l và z. – Lưỡi không thể đưa đẩy thuận tiện trong miệng, vì vậy nếu không vệ sinh răng thật kỹ thì rất có thể sẽ gặp vấn đề răng miệng như: mắc thức ăn, sâu răng,… – Việc liếm môi hay chơi những loại nhạc cụ phải lấy hơi cũng sẽ vô cùng khó khăn. Nhiều trẻ không thể làm được. Việc cắt thắng lưỡi liệu có nguy hiểm gì không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ khi có con bị dính thắng lưỡi. Không chỉ vậy việc chăm sóc trẻ sau khi cắt thắng lưỡi cho trẻ cũng là một trong những thắc mắc thường gặp. Có 2 phương pháp cắt thắng lưỡi đang được áp dụng hiện nay: Cắt thắng lưỡi gây tê và áp mê (tuỳ theo sự phối hợp của các bé,và mức độ phức tạp của dính thắng lưỡi). Ca tiểu phẫu thường diễn ra trong khoảng vài phút và bé được về ngay trong ngày. Việc cắt thắng lưỡi liệu có nguy hiểm gì không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ khi có con bị dính thắng lưỡi 5. Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật Những điều cha mẹ cần chú ý sau khi bé được thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi để nhanh lành hơn là. – Vết thương màu trắng có thể sẽ xuất hiện sau khi bé được thực hiện cắt thắng lưỡi và điều này sẽ biến mất sau một vài ngày. – Cha mẹ cũng cần đặc biệt quan sát tình trạng của trẻ, nếu như có tình trạng chảy nước, dịch hay chảy máu khu vực phẫu thuật thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, tránh tình trạng bị nhiễm trùng. – Nếu như trẻ được cho thuốc thì nhớ cần uống đủ liều và đúng giờ quy định. – Tuyệt đối không nên cho trẻ đụng tay vào vết thương vừa phẫu thuật để có thể tránh được việc nhiễm trùng – Hướng dẫn con trẻ tự vận động lưỡi bằng cách đưa lưỡi lên/xuống, đưa sang hai bên, uốn lưỡi, thè lưỡi ra ngoài đối với trẻ đã lớn. Còn với trẻ nhỏ thì sau phẫu thuật, cha mẹ nên nâng lưỡi con lên xuống, kéo nhẹ sang hai bên ngày khoảng 2 lần để lưỡi trẻ linh hoạt hơn.;;;;;1. Tình trạng dính dây thắng lưỡi 1.1 Biểu hiện Dính dây thắng lưỡi là hiện tượng lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi ngắn hơn so với bình thường. Tình trạng này làm hạn chế hoạt động của lưỡi, khiến lưỡi cử động khó khăn hơn. Theo thống kê, có khoảng 4% – 5% trẻ sơ sinh có thể mắc tật này. Thông thường, trẻ dính thắng lưỡi sẽ được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi tiêm chủng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ được phát hiện muộn hơn. Bé N.H.A là một trong những ví dụ điển hình. Dính thắng lưỡi là hiện tượng lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi ngắn hơn so với bình thường – Phát âm khó khăn – Ăn và bú chậm nên con chậm lên cân và mỗi lần ăn/bú rất lâu – Nếu để ý kỹ sẽ thấy: Lớp niêm mạc mỏng dưới lưỡi của con khá ngắn. Lưỡi hoạt động kém linh hoạt. Đầu lưỡi không thè ra được bên ngoài và không đụng tới nóc vòm họng. Sau khi thăm khám, bác sĩ xác định con bị dính dây thắng lưỡi ở mức độ 3. Đây được đánh giá là mức dính khá nặng. Thắng lưỡi (tính từ vị trí bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi) chỉ dài khoảng 5mm. 1.2 Mức độ ảnh hưởng Theo các bác sĩ, tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ được chia thành 4 mức độ: – Mức độ 1: Dính nhẹ (thắng lưỡi 12-16 mm) – Mức độ 2: Dính trung bình (thắng lưỡi 8-11 mm) – Mức độ 3: Dính nặng (thắng lưỡi 3-7 mm) – Mức độ 4: Dính hoàn toàn (thắng lưỡi ngắn hơn 3 mm) Phần lớn các trường hợp dính thắng lưỡi không gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng ăn và phát âm của trẻ. Thắng bị dính khiến cho cử động của lưỡi không linh hoạt. Vì vậy H.A thường ăn chậm là do gặp phải khó khăn khi đẩy lưỡi để ăn. Đồng thời, thắng lưỡi ngắn cũng có thể là nguyên nhân khiến con bị ngọng sau này. Thắng lưỡi ngắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng ăn và phát âm của trẻ 1.3 Giải pháp Thông thường, các trường hợp thắng lưỡi bị dính ở mức độ 1 và 2 sẽ có thể cải thiện khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, đối với trường hợp dính ở độ 3, độ 4 thì được coi là dính nặng. Do đó cần thực hiện cắt thắng lưỡi để khắc phục tình trạng này cho trẻ. Đối với trường hợp của H.A, con nên được phẫu thuật cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ giúp con ăn uống dễ dàng hơn. Đồng thời tạo tiền đề để con chuẩn bị bước vào giai đoạn tập nói. Việc trì hoãn lâu sẽ có thể khiến tình trạng dính thắng lưỡi càng trở nên nặng hơn. Khi các mạch máu ở lưỡi phát triển nhiều sẽ càng khó khăn hơn để điều trị. Khiến con bị đau hơn rất nhiều nếu phẫu thuật. 2. Quá trình điều trị dính thắng lưỡi Phẫu thuật cắt thắng lưỡi nên được thực hiện càng sớm càng tốt Trước khi tiến hành phẫu thuật, H.A được chỉ định nhịn ăn/uống trong vòng 6h. Bác sĩ tiến hành làm một số xét nghiệm cần thiết cho con để đánh giá sức khỏe. Các chỉ số đều bình thường và con có thể thực hiện phẫu thuật được. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật Plasma Plus là rất an toàn. Ít đau, ít chảy máu và không làm tổn thương các mô xung quanh. Đồng thời cũng hạn chế được lượng thuốc mê phải sử dụng, rất an toàn cho sức khỏe. Thủ thuật ít xâm lấn và có tính ổn định cao. Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây mê cho con với liều lượng cực kỳ thấp. Khi thuốc mê đã có tác dụng, bác sĩ sẽ dùng dao Plasma để thực hiện cắt thắng lưỡi. Dao có tính năng hàn đồng thời giúp hàn các mạch máu nhỏ li ti ngay lập tức. Do đó H.A gần như không bị đau hay chảy máu trong quá trình thực hiện. Chỉ trong khoảng 2 phút tình trạng thắng lưỡi ngắn đã được xử lý xong. Cả quy trình phẫu thuật (bao gồm cả thời gian gây mê) diễn ra trong chưa đầy 15 phút. Sau tiểu phẫu, con được đưa về phòng nghỉ ngơi theo dõi trong 1 giờ. Thời gian này không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Vì vậy, sau đó con có thể xuất viện về nhà ngay. Trước khi về, bác sĩ hướng dẫn ba mẹ cách chăm sóc vết thương đúng cách cho con và hẹn lịch quay lại tái khám. 3. Sự cải thiện sau phẫu thuật Sau phẫu thuật, bé H.A rất tỉnh táo và có thể ăn uống hoàn toàn bình thường. Tình trạng dính thắng lưỡi cũng đã được giải quyết một cách triệt để. Hóa giải nỗi lo ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và phát âm của con sau này. Sau phẫu thuật, bé H.A rất tỉnh táo và có thể ăn uống hoàn toàn bình thường Tuy nhiên, trong thời gian sau phẫu thuật, ba mẹ vẫn cần lưu ý: – Tuân thủ theo đúng liệu trình thuốc và chỉ định mà bác sĩ hướng dẫn – Không cho con cắn hoặc ngậm các vật cứng để tránh làm tổn thương vị trí phẫu thuật. – Không cho con sờ vào vị trí phẫu thuật để hạn chế xảy ra nhiễm trùng – Vệ sinh miệng đúng cách cho con sau khi ăn để làm sạch miệng – Sau phẫu thuật, tại vị trí cắt thắng lưỡi có thể xuất hiện vết màu trắng. Với tình trạng này ba mẹ không cần quá lo lắng vì hiện tượng thường sẽ hết sau một vài tuần. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu chảy máu bất thường thì cần đưa con quay lại tái khám ngay để được bác sĩ xử lý kịp thời.
question_63629
Công dụng thuốc Kefodime 100
doc_63629
Thuốc Kefodime 100mg được bào chế dưới dạng viên nén phân tán trong nước, có thành phần chính là Cefpodoxime Proxetil. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng vi khuẩn gram âm và gram dương. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Thuốc Kefodime 100 có thành phần chính là Cefpodoxime Proxetil (100mg Cefpodoxime). Cefpodoxime Proxetil là 1 tiền thuốc, được dùng theo đường uống, bị khử bởi este ở thành ruột để giải phóng Cefpodoxime – một cephalosporin thế hệ 3. Cefpodoxime là 1 chất diệt khuẩn, thực hiện qua cơ chế ảnh hưởng lên sự tổng hợp màng tế bào vi khuẩn. Cụ thể, Cefpodoxime liên kết mạnh với các protein có khả năng liên kết với penicillin nằm ở thành tế bào vi khuẩn. Từ đó, nó làm rối loạn sự tổng hợp peptidoglycan, khiến thành tế bào vi khuẩn bị yếu đi, tế bào phồng lên và vỡ ra. Cefpodoxime có tác dụng trên phổ rộng các vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương.Chỉ định sử dụng thuốc Kefodime 100mg: Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ nhẹ tới vừa do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với thuốc như:Nhiễm khuẩn hô hấp trên: Viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm họng và viêm amidan;Viêm phổi cấp mắc phải cộng đồng;Nhiễm khuẩn lậu cầu cấp chưa có biến chứng;Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng;Nhiễm khuẩn da, cấu trúc da.Chống chỉ định sử dụng thuốc Kefodime 100mg:Bệnh nhân quá mẫn cảm với Cefpodoxime hoặc các kháng sinh họ cephalosporin. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Kefodime 100mg Cách dùng: Cho viên nén phân tán trong nước Kefodime 100mg vào 1 cốc nước nhỏ chứa khoảng 5ml nước uống, khuấy nhẹ cho viên thuốc tan ra trước khi uống. Không nên bẻ hoặc nhai viên thuốc Kefodime.Liều dùng:Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (riêng với viêm amidan, viêm họng thì chỉ dành cho dạng nhiễm khuẩn mạn tính, hay tái phát, kháng với các thuốc kháng khuẩn khác): Người lớn dùng liều 100mg/lần x 2 lần/ngày (có thể dùng liều 200mg/lần x 2 lần/ngày nếu bị viêm xoang). Trẻ em từ 9 tuổi trở lên dùng liều 100mg/lần, cứ 12 giờ dùng 1 lần;Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (gồm cả viêm phổi và viêm phế quản): Người lớn dùng liều 100 – 200mg/lần x 2 lần/ngày. Trẻ em từ 9 tuổi trở lên dùng liều 100mg/lần, cứ 12 giờ dùng 1 lần;Nhiễm khuẩn ngoài da và mô mềm: Người lớn dùng liều 200mg/lần x 2 lần/ngày. Trẻ em từ 9 tuổi trở lên dùng liều 100mg/lần, cứ 12 giờ dùng 1 lần;Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: Người lớn dùng 100mg/lần x 2 lần/ngày (trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên, không biến chứng thì dùng 200mg/lần x 2 lần/ngày). Trẻ em từ 9 tuổi trở lên dùng liều 100mg/lần, cứ 12 giờ dùng 1 lần;Bệnh lậu không biến chứng: Người lớn dùng 1 liều đơn nhất là 200mg.Liều dùng với đối tượng khác:Bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút): Khoảng cách giữa các liều thuốc nên tăng đến 24 giờ;Bệnh nhân xơ gan: Không cần điều chỉnh liều dùng thuốc.Quá liều: Khi sử dụng thuốc Kefodime quá liều, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau vùng thượng vị. Trong trường hợp gặp các phản ứng nặng do độc tính của thuốc khi dùng quá liều thì người bệnh có thể được chỉ định thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc để loại bỏ Cefpodoxime ra khỏi cơ thể (đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận). 3. Tác dụng phụ của thuốc Kefodime 100mg Khi sử dụng thuốc Kefodime 100mg, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, nhức đầu, chóng mặt, viêm đại tràng, đầy bụng, phản ứng dị ứng (ngứa da, mẩn đỏ, mày đay), tăng tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin,... Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng phụ do dùng thuốc để nhận được sự tư vấn và can thiệp thích hợp. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Kefodime 100mg Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Kefodime 100mg gồm:Đối với bệnh nhân bị giảm bài niệu tạm thời hoặc lâu dài do suy thận thì tổng liều thuốc Cefpodoxime Proxetil dùng trong ngày cần phải giảm đi. Nguyên nhân là vì ở những bệnh nhân này, nồng độ kháng sinh trong huyết thanh được duy trì lâu dài ở giá trị cao sau khi dùng thuốc với liều thường dùng;Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefpodoxime ở người bệnh có dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu;Việc sử dụng Cefpodoxime lâu dài có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Với kháng sinh này, hệ tạp khuẩn đường ruột bình thường sẽ bị ảnh hưởng, tạo cơ hội tăng trưởng Clostridia, kéo theo nguy cơ viêm đại tràng màng giả. Do đó, cần thường xuyên theo dõi sức khỏe bệnh nhân khi xảy ra bội nhiễm. Đồng thời, nên có giải pháp điều trị thích hợp trong trường hợp này;Chưa xác định rõ ràng về tính hiệu quả và độ an toàn của thuốc Kefodime khi sử dụng ở trẻ em dưới 15 ngày tuổi nên không dùng thuốc cho nhóm đối tượng này;Không cần phải điều chỉnh liều dùng thuốc Kefodime ở bệnh nhân lớn tuổi nhưng có chức năng thận vẫn bình thường;Hiện chưa có công trình nghiên cứu thích hợp về việc sử dụng thuốc Cefpodoxime Proxetil ở phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở bà mẹ mang thai nếu cần thiết, đã được bác sĩ chỉ định dựa trên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ;Thành phần Cefpodoxime Proxetil có bài tiết qua sữa, dễ gây ra những phản ứng nghiêm trọng cho trẻ bú mẹ. Do đó, bà mẹ có thể lựa chọn ngừng cho con bú hoặc ngừng dùng thuốc dựa trên mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ (theo tư vấn của bác sĩ);Hiện chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc Cefpodoxime đối với khả năng lái xe và điều khiển máy móc. Tuy nhiên, vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là hoa mắt, choáng váng nên khi thấy xuất hiện những dấu hiệu này, người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc. 5. Tương tác thuốc Kefodime 100mg Một số tương tác thuốc của Kefodime 100mg gồm:Việc sử dụng đồng thời thuốc Kefodime với các thuốc kháng acid liều cao (nhôm hydroxyd, natri hydrocarbonat) hay dùng cùng với các thuốc ức chế thụ thể H2 sẽ làm giảm giá trị cực đại nồng độ thuốc trong huyết tương, làm giảm lượng thuốc hấp thu. Tuy nhiên, tốc độ hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp này;Dùng đồng thời thuốc Kefodime với các thuốc kháng cholinergic đường uống (ví dụ propantheline) làm cực đại nồng độ trong huyết tương chậm xuất hiện nhưng lượng thuốc hấp thu không bị ảnh hưởng;Dùng đồng thời thuốc Kefodime với Probenecid sẽ làm ức chế sự đào thải Cefpodoxime qua thận, dẫn tới lượng thuốc hấp thu tăng lên, tăng nồng độ cực đại Cefpodoxime trong huyết tương;Mặc dù việc sử dụng Cefpodoxime Proxetil đơn độc không gây độc tính với thận nhưng người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ chức năng thận khi dùng thuốc đồng thời với các loại thuốc có thể gây độc cho thận;Thuốc Cefpodoxime có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm Coombs.Khi sử dụng thuốc Kefodime 100mg, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối mọi chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Việc này giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh và tránh được một số sự cố, tác dụng phụ nguy hiểm.Tóm lại, thuốc Kefodime 100mg được bào chế dưới dạng viên nén phân tán trong nước, có thành phần chính là Cefpodoxime Proxetil. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng vi khuẩn gram âm và gram dương. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
doc_54764;;;;;doc_55297;;;;;doc_61328;;;;;doc_40147;;;;;doc_21521
Thuốc Cophacefpo 100 có chứa thành phần chính là Cefpodoxime với hàm lượng là 100mg và các tá dược vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói dạng hộp gồm 1 vỉ x 10 viên. 2. Công dụng thuốc Cophacefpo 100 Thuốc Cophacefpo 100 được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp: Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi cấp mắc phải trong cộng đồng.Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm lậu cầu.Điều trị nhiễm khuẩn da và tổ chức da.Bên cạnh những tác dụng của thuốc Cophacefpo 100, một số trường hợp chống chỉ định dùng thuốc này cho bệnh nhân như:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Cephalosporin, Penicillin và người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin.Bệnh nhân mẫn cảm với Penicillin, thiểu năng thận và người có thai hoặc cho con bú. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cophacefpo 100 Thuốc Cophacefpo 100 được bào chế dưới dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống. Thuốc nên uống cùng với nước ấm hoặc nước lọc khoảng 30-50ml, sử dụng sau bữa ăn.Thuốc nên uống nguyên viên, không bẻ, nhai hay nghiền nhỏ viên thuốc trước khi uống vì có thể làm giảm chất lượng thuốc và khả năng hấp thu của thuốc trong cơ thể.Dưới đây là liều dùng khuyến cáo của thuốc Cophacefpo 100:Liều dùng điều trị cho người lớn và trẻ em trên 13 tuổi:Liều thường dùng 200mg/ lần, cứ 12 giờ dùng thuốc 1 lần.Viêm họng, viêm amidan hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu: liều thường dùng 100mg/ lần, cứ 12 giờ một lần, dùng thuốc liên tiếp trong 5-10 ngày.Nhiễm khuẩn da: liều thường dùng 400mg /lần, cứ 12 giờ 1 lần, dùng liên tiếp trong 7-14 ngày.Bệnh lậu niệu đạo: dùng liều duy nhất với 200mg, tiếp theo là điều trị bằng doxycyclin uống để phòng có cả nhiễm Chlamydia.Liều dùng điều trị cho trẻ em dưới 13 tuổi:Viêm tai giữa cấp ở trẻ em từ 5 tháng đến 12 tuổi: dùng liều 5mg/kg (tối đa không quá 200mg), dùng mỗi 12 giờ hoặc 10mg/kg (tối đa không quá 400mg) ngày một lần, dùng thuốc liên tục trong 10 ngày.Viêm phế quản, viêm amidan ở trẻ từ 5 tháng đến 12 tuổi: dùng liều 100mg, mỗi 12 giờ, dùng liên tục trong 5-10 ngày.Liều dùng điều trị cho người suy thận:Bệnh nhân suy thận ở mức độ nhẹ và vừa: dùng với liều như bình thường khuyến cáo 200mg/lần, dùng cách nhau cứ 12 giờ 1 lần.Bệnh nhân suy thận ở mức độ nặng (độ thanh thải creatinin <30ml/phút): dùng với liều như ở mức độ suy thận nhẹ và vừa, nhưng tăng khoảng cách dùng lên 24 giờ/lần.Những bệnh nhân đang thẩm tách máu, khoảng cách liều dùng là 3 lần/tuần, uống thuốc sau khi thẩm tách.Liều dùng điều trị cho bệnh nhân xơ gan:Dùng liều tương tự như người khỏe mạnh 200mg/lần, không cần thiết phải điều chỉnh liều dùng cho những bệnh nhân này. Khi xảy ra trường hợp quá liều, triệu chứng thường gặp là buồn nôn, nôn, đau thượng vị và đi tiêu chảy. Trong trường hợp có phản ứng nhiễm độc nặng nề do dùng quá liều, thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc có thể giúp loại bỏ thuốc Cophacefpo 100 ra khỏi cơ thể, đặc biệt khi chức năng thận bị suy giảm. 5. Tác dụng phụ của thuốc Cophacefpo 100 Trước khi kê đơn, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích hiệu quả mà thuốc Cophacefpo đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Combitadin vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn như:Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu.Các phản ứng dị ứng như phát ban, nổi mày đay, ngứa.Sốc phản vệ, nhức khớp, sốt nhẹ.Vàng da do nguyên nhân ứ mật, tăng hoặc giảm men gan ALT và AST.Ngừng sử dụng và thông báo với bác sĩ những tác dụng phụ xảy ra khi dùng thuốc để được tư vấn giảm liều hay thay thế liệu pháp khác nếu cần thiết. 6. Tương tác thuốc Cophacefpo 100 Hãy liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng nhằm tránh những tương tác có thể xảy ra khi phối hợp các loại thuốc khác nhau. Một số tương tác với thuốc Cophacefpo 100 khi dùng phối hợp như:Các thuốc kháng acid: dùng đồng thời liều cao các thuốc kháng acid (như natri bicarbonat và nhôm hydroxit) làm giảm nồng độ cao nhất trong huyết tương 24% và giảm mức độ hấp thu 27%. Dùng đồng thời liều cao các thuốc chẹn H2 làm giảm nồng độ cao nhất trong huyết tương 42% và mức độ hấp thu 32%.Probenecid: tương tự như các thuốc kháng sinh nhóm beta-lactamase khác, sự thải trừ thuốc Cophacefpo 100 qua thận bị ức chế bởi thuốc probenecid. Do đó nồng độ thuốc này trong huyết tương tăng lên 20% so với mức bình thường.Các thuốc gây độc cho thận: mặc dù chưa ghi nhận độc tính trên thận khi dùng thuốc Cophacefpo 100 riêng lẻ, nên kiểm soát chặt chẽ chức năng thận khi dùng đồng thời với các thuốc đã biết có khả năng gây độc cho thận. 7. Một số lưu ý khi dùng thuốc Cophacefpo 100 Dưới đây là một số lưu ý khi dùng Cophacefpo 100 giúp đạt hiệu quả của thuốc cũng như giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ:Thận trọng với bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh penicillin, người thiểu năng thận, người rối loạn chuyển hóa porphyrin.Đối với người lái xe, người lao động nặng, thuốc Cophacefpo 100 có thể gây ra tác dụng: đau đầu, chóng mặt ảnh hưởng đến khả năng tập trung của nhóm đối tượng trên.Sử dụng đúng liều thuốc được ghi trên nhãn tuyệt đối không sử dụng quá liều vì có thể gây ra hiện tượng tích lũy thuốc trong cơ thể.Phụ nữ mang thai: Chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết, khi lợi ích của thuốc mang lại hiệu quả điều trị lớn hơn những nguy cơ có thể gây ra cho thai nhi.Bà mẹ cho con bú: thuốc Cophacefpo 100 bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp, nhưng có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.Trường hợp phải dùng thuốc Cophacefpo 100 trong thời gian dài, cần đánh giá lặp lại tình trạng của bệnh nhân để là giảm nguy cơ tăng trưởng quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm.Kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị nhiễm khuẩn, không dùng để điều trị nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường). Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc mặc dù có thể cảm thấy khá hơn vào giai đoạn đầu của quá trình điều trị.Trên đây là những thông tin quan trọng của thuốc Cophacefpo, việc đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh dùng thuốc hiệu quả và an toàn.;;;;;Thuốc Armefixime là thuốc kháng sinh đường uống với thành phần chính là Cefixim. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách dùng thuốc Armefixime 200 trong bài viết dưới đây. 1. Công dụng thuốc Armefixime Thành phần Cefixim trong Armefixime thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, dùng đường uống. Thuốc có cơ chế diệt khuẩn tương tự như của các cephalosporin khác: gắn vào các protein đích gây ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn.Thuốc Armefixime được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với cefixime như Streptococcus sp. (ngoại trừ Enteroccus sp.), Neisseria gonorrhoeae, Branhamella catarrhalis, Streptococcus pneumoniae, Escherichia coli, Serratia sp., Klebsiella sp., Proteus sp. và Haemophilus influenzae trong các bệnh lý:Viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn thứ phát trong bệnh đường hô hấp.Viêm bàng quang, viêm niệu đạo do lậu.Viêm túi mật, viêm đường mật.Sốt hồng ban.Viêm tai giữa, viêm xoang.Thuốc Armefixime chống chỉ định trên các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với các kháng sinh có nhân cephem khác. 2. Cách dùng thuốc Armefixime Liều dùng của thuốc Armefixime cho người lớn và trẻ em cân nặng ≥ 30kg, liều khuyến cáo là 50-100mg x 2 lần/ngày. 3. Thận trọng khi dùng thuốc Armefixime Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefixim cần kiểm tra tiền sử dị ứng của bệnh nhân đối với penicilin và các cephalosporin khác do có sự quá mẫn chéo giữa các kháng sinh nhóm beta-lactam.Thận trọng khi dùng thuốc Armefixime ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng, nhất là khi dùng kéo dài, vì có thể làm phát triển quá mức các chủng vi khuẩn kháng thuốc, đặc biệt là Clostridium dificile ở ruột gây ra tiêu chảy nặng, cần phải ngừng thuốc và điều trị bằng kháng sinh khác.Ở những người bệnh suy thận cần giảm liều và/ hoặc số lần đưa thuốc.Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: chưa có dữ liệu về độ an toàn của thuốcĐối với người cao tuổi: không cần điều chỉnh liều, trừ khi bệnh nhân có suy giảm chức năng thận (độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút).Thời kỳ mang thai: Chưa có dữ liệu đầy đủ nghiên cứu về sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai, vì vậy chỉ sử dụng cefixim cho những trường hợp này khi thật cần thiết.Thời kỳ cho con bú: Hiện nay, chưa khẳng định chắc chắn cefixim có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Vì vậy, nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng này, có thể dừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Armefixime Các tác dụng không mong muốn thường gặp của thuốc như rối loạn tiêu hóa, triệu chứng hay gặp là ỉa chảy và phân nát, đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, ăn không ngon, khô miệng... Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ngay trong 1 – 2 ngày đầu điều trị và đáp ứng với các thuốc điều trị triệu chứng, hiếm khi phải ngừng thuốc.Tác dụng không mong muốn ít gặp: Ỉa chảy nặng do Clostridium difficile và viêm đại tràng giả mạc, phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng, giảm tiểu cầu, bạch cầu, hoại tử thượng bì nhiễm độc, bạch cầu ưa acid thoáng qua; giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit, viêm gan và vàng da; tăng tạm thời AST, ALT, phosphatase kiềm, bilirubin và LDH, suy thận cấp, tăng nitơ phi protein huyết và nồng độ creatinin huyết tương tạm thời...;;;;;Cefixime Uphace 100 là một loại thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và virus. Trước khi dùng thuốc Cefixime Uphace 100, người bệnh cần nắm rõ những công dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất. 1. Cefixime Uphace 100mg là thuốc gì Cefixime Uphace 100 là một dược phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm TW25 sản xuất. Cefixime Uphace 100 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm với thành phần chính là Cefixim (dưới dạng Cefixim trihydrat) hàm lượng 100mg.Thuốc Cefixime Uphace 100mg được bào chế dạng bột pha hỗn dịch uống, đóng hộp 10 gói x 2g mỗi gói. 2. Công dụng của thuốc Cefixime Uphace 100mg 2.1. Tác dụng của thành phần Cefixim. Cefixime là kháng sinh Cephalosporin thế hệ III có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn với hầu hết các chủng sau đây:Vi khuẩn gram dương (+): Streptococcus pneumoniae hay Streptococcus pyogenes.Vi khuẩn gram âm (-): Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Nesseria gonorrhoeae.Cefixim không có hoạt tính đối với Staphylococcus, Enterococcus, Pseudomonas aeruginosa và hầu hết các chủng Clostridia và Bacteroides.2.2. Chỉ định thuốc Cefixime Uphace. Công dụng thuốc Cefixime Uphace 100mg thường được chỉ định điều trị một số bệnh lý sau:Viêm tai giữa gây ra bởi Haemophilus influenzae, Moraxella (Branhamella) catarrhalis, hay Streptococcus pyogenese;Viêm xoang, viêm amidan, viêm hầu họng gây ra bởi Streptococcus pyogenese;Viêm phế quản cấp và đợt kịch phát của viêm phế quản mãn tính, bệnh viêm phổi gây ra bởi Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae;Viêm túi mật, viêm đường mật;Viêm thận - bể thận, viêm bàng quang và nhiễm khuẩn đường tiểu không biến chứng gây ra bởi Proteus mirabilis, Escherichia coli (E.coli);Bệnh lậu không biến chứng ở niệu đạo/ cổ tử cung gây ra bởi Neisseria gonorrhoeae.2.3. Chống chỉ định Cefixime Uphace. Thuốc Cefixime Uphace 100mg được khuyến cáo không sử dụng trong các trường hợp sau đây:Người có tiền sử quá mẫn cảm với cefixim hoặc với các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin.Người có tiền sử bị sốc phản vệ do penicillin. 3. Cách dùng, liều lượng thuốc Cefixime Uphace Công dụng thuốc Cefixime Uphace 100 sẽ phát huy được hiệu quả điều trị bệnh tối đa nếu sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Dưới đây là liều dùng và cách sử dụng thuốc mà người bệnh có thể tham khảo thêm.3.1. Cách dùng thuốc Cefixime Uphace 100Thuốc Cefixime Uphace 100mg được bào chế dạng bột nên được dùng theo đường uống. Người bệnh hòa tan 1 gói thuốc 2g với 10ml nước sôi để nguội và khuấy đều, uống trước hoặc sau bữa ăn đều được.Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì thuốc và có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn trước khi dùng thuốc.3.2. Liều dùng thuốc Cefixime Uphace 100Liều dùng thuốc Cefixime Uphace 100mg tùy thuộc vào thể trạng và từng bệnh lý, diễn tiến cụ thể của bệnh. Liều dùng tham khảo ở các đối tượng như sau:Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Liều thường dùng hàng ngày là 200 – 400mg/ ngày;Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên không biến chứng: Liều hàng ngày là 200mg;Trẻ em từ 9 - 12 tuổi: Tổng liều dùng hàng ngày là 300mg (15ml hỗn dịch uống) dùng 1 hoặc 2 lần/ ngày;Trẻ em từ 5 - 8 tuổi: Tổng liều dùng hàng ngày thường là 200mg (10ml hỗn dịch uống) và dùng 1 hoặc 2 lần mỗi ngày;Trẻ em từ 2 - 4 tuổi: Tổng liều dùng hàng ngày thường là 100mg (5ml hỗn dịch uống) dùng 1-2 lần/ ngày;Trẻ em từ 6 tháng - 2 tuổi: Tổng liều thường dùng hàng ngày là 8mg/kg dùng 1-2 lần/ ngày;Người cao tuổi: Liều dùng như người lớn và có sự điều chỉnh phù hợp dựa trên sự suy thận;Bệnh nhân bị suy thận: Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin từ 20ml/ phút trở lên thì không cần điều chỉnh liều. Còn nếu bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 20 ml/ phút thì không được dùng vượt quá 200mg một lần mỗi ngày.Lưu ý: Liều dùng này chỉ mang tính tham khảo, liều dùng cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh và mức độ diễn tiến bệnh. Để có liều dùng thuốc phù hợp thì cần tham vấn ý kiến của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.3.3. Xử lý quên liều, quá liều. Nếu người bệnh quên dùng 1 liều thuốc thì hãy dùng ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Nếu gần với thời gian dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều quên và dùng liều kế tiếp theo kế hoạch. Lưu ý không được dùng gấp đôi liều để bù liều quên.Khi dùng thuốc Cefixime Uphace 100mg quá liều thì người bệnh sẽ có triệu chứng co giật. Do không có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng của quá liều.Khi có triệu chứng quá liều, người bệnh cần phải ngừng thuốc ngay và được xử trí bằng cách rửa dạ dày, có thể dùng thuốc chống co giật nếu có chỉ định lâm sàng. Tốt nhất, trong trường hợp khẩn cấp và nguy hiểm thì hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn, tới bệnh viện gần nhất kiểm tra và xử trí kịp thời. 4. Tác dụng phụ của thuốc Cefixime Uphace 100mg Khi dùng thuốc Cefixime Uphace 100mg, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:Máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu;Các rối loạn dạ dày - ruột: Tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn;Các rối loạn chung: Sốt, phù mặt;Các rối loạn gan - mật: Viêm gan, vàng da;Nhiễm trùng: Viêm đại tràng giả mạc và viêm âm đạo;Rối loạn ở hệ thần kinh: Chóng mặt và nhức đầu;Các rối loạn hô hấp: Khó thở;Các rối loạn tiết niệu: Suy thận cấp;Các rối loạn da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, nổi mề đay, hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc, ngứa bộ phận sinh dục. 5. Tương tác thuốc Probenecid sẽ làm tăng diện tích dưới đường cong (AUC) và nồng độ đỉnh của Cefixim, giảm độ thanh thải của thận;Dùng đồng thời Cefixim với các thuốc chống đông (Warfarin) làm tăng thời gian Prothrombin, có hoặc không kèm theo chảy máu.Cefiximlàm làm tăng nồng độ Carbamazepin trong huyết tương khi sử dụng đồng thời.Dùng cùng lúc với Nifedipin làm tăng sinh khả dụng của Cefixim biểu hiện bằng tăng nồng độ đỉnh và diện tích dưới đường cong (AUC).Để tránh tương tác thuốc làm giảm công dụng thuốc Cefixime Uphace 100mg thì bạn nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang dùng, bao gồm các các loại thuốc tân dược được kê đơn hay không kê đơn, thực phẩm chức năng và kể cả thảo dược. 6. Lưu ý và thận trọng Khi sử dụng thuốc Cefixime Uphace 100mg, người bệnh cần chú ý và thận trọng một số vấn đề sau:Thuốc này chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ, vì thế cần tuân thủ đúng chỉ định để điều trị bệnh nhanh chóng. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng, ngưng thuốc hay bỏ dở liệu trình;Người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, viêm đại tràng cần chú ý đề phòng, đặc biệt là khi dùng thuốc kéo dài;Dùng Cefixim có thể gây suy thận cấp;Đối với phụ nữ đang mang thai thì cần thận trọng, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết do bác sĩ chỉ định;Phụ nữ đang cho con bú nếu buộc phải dùng thuốc thì ngưng cho con bú;Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng vận hành máy móc và lái xe nên đối tượng này vẫn có thể sử dụng. 7. Cách bảo quản Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo với nhiệt độ dưới 30 độ C và tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Lưu ý là không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh và phòng tắm vì đây là nơi có độ ẩm cao, dễ làm thuốc bị ẩm mốc, hư hỏng;Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng thuốc Cefixime Uphace 100, cũng như cách dùng, liều lượng và lưu ý khi sử dụng mà mọi người cần nắm rõ. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cefixime Uphace 100 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Orazime 100 là thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn hiện nay. Người bệnh nên sử dụng thuốc Orazime 100 theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. 1.1 Thành phần có trong Orazime 100:Hoạt chất: Orazime 100 có thành phần là Cefpodoxime 100mg (tương đương với 130,45mg Cefpodoxime Proxetil) cùng với các. Tá dược: Povidon, Avicel, Magnesi stearat, Natri lauryl sulfat, Avicel, Natri croscarmellose, Hydroxy propylmethyl cellulose, Titan dioxyd, Lactose, Hydroxy propylmethyl cellulose, Magnesi stearat, Talc, Polyethylen glycol 6000, màu vàng mặt trời, màu đỏ Erythrosin... vừa đủ một viên nén bao phim.1.2 Cơ chế tác động của thuốc Orazime 100Orazime 100 chứa Cefpodoxime là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Cefpooximed Proxetil có tác dụng chống lại các vi khuẩn Gram dương và Gram âm và thuốc có độ bền vững cao trước sự tấn công của β-lactamase. 2. Chỉ định của thuốc Orazime 100 Thuốc Orazime 100 được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Thông thường Orazime 100 được sử dụng cho điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa như sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:Bệnh viêm phổi do vi khuẩn S. pneumoniae hoặc H. influenzae (kể cả chủng sinh ra β-lactamase).Bệnh viêm phế quản mãn tính trong các đợt kịch phát cấp tính do các chủng S treptococus pneumoniae, Haemophilus influenzae hoặc M. catarrhais.Bệnh lý viêm đường hô hấp trên:Viêm xoang hàm trên cấp tính do vi khuẩn: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis;Viêm tai giữa cấp do vi khuẩn: Streptococcuss pneumoniae, Haemophilus influenzae (kể cả các chủng sinh ra β-lactamase), hoặc Moraxella (Branhamella) catarrhalis.Viêm họng và/hoặc viêm amidan, bởi vi khuẩn Streptococcus pyogenes.Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục:Bệnh lậu cổ tử cung và niệu đạo không biến chứng, cấp tính do Neisseria gonorrhoeae;Nhiễm Neisseria gonorrhoeae tại hậu môn - trực tràng phụ nữ ;Bệnh lý ở da và cấu trúc da: Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da chưa có biến chứng do Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes gây ra.Bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu: Viêm bàng quang do vi khuẩn Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis hoặc Staphylococcus saprophyticus gây ra.Trước khi tiến hành điều trị bằng kháng sinh Orazime 100, người bệnh nên được làm xét nghiệm cận lâm sàng giúp phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh. Sau khi có kết quả xét nghiệm, việc áp dụng thuốc Cefpodoxime vào điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao và chính xác hơn. 3. Chống chỉ định của thuốc Orazime 100 Thuốc Orazime 100 chống chỉ định sử dụng cho một số đối tượng cụ thể như sau:Người mắc bệnh lý rối loạn chuyển hóa Porphyrin;Người bệnh gặp tình trạng thiểu năng thận;Người bệnh mẫn cảm với thuốc nhóm Cephalosporin (Cefpodoxime, Cefazolin, Cephalexin, Cefadroxil, Cephalothin,cefotaxim, cefixim, cefoperazon, ceftazidim, ceftizoxim, ceftriaxon,...) và Penicillin; 4. Tác dụng ngoài ý muốn khi dùng thuốc Orazime 100 Trong quá trình sử dụng thuốc Orazime 100, tùy vào cơ địa mỗi người bệnh mà tác dụng phụ khác nhau. Thông thường người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như sau:Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu; phản ứng dị ứng: phát ban, mề đay, ngứa.Tác dụng phụ ít gặp: phản ứng dị ứng, phản ứng như bệnh huyết thanh với triệu chứng: đau khớp, phát ban và sốt, phản ứng phản vệ; Da nổi ban đỏ đa dạng; Gan gặp tình trạng rối loạn enzym gan và vàng da ứ mật tạm thời.Tác dụng phụ hiếm gặp: Rối loạn máu, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm thận kẽ có hồi phục, tăng trương lực cơ và hoa mắt, tăng hoạt động bị kích động, khó ngủ, lú lẫn.Người bệnh nên thông báo với bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Orazime. 5. Liều dùng và cách dùng Orazime 100 5.1 Người lớn + trẻ em > 13 tuổi:Người bệnh viêm phế quản mạn tính hoặc viêm phổi cấp tính: Cefpodoxime 200mg/ lần (12 tiếng/lần) điều trị trong 10-14 ngày.Người bệnh viêm họng, viêm Amidan, nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Cefpodoxime 100mg/ lần (12 tiếng/lần) điều trị trong 10-14 ngày.Người bệnh nhiễm khuẩn da: Cefpodoxime 400mg/ lần (12 tiếng/lần) điều trị trong 10-14 ngày.Người nhiễm lậu tại niệu đạo: Cefpodoxime 200mg, tiếp theo dùng Doxycyclin uống phòng nhiễm Chlamydia.5.2 Trẻ em theo từng độ tuổi:Trẻ 5 tháng đến 12 tuổi bị viêm tai giữa cấp: Cefpodoxime 5mg/kg (liều tối đa 200mg) x ngày 2 lần hoặc 10mg/kg (liều tối đa 400mg) x 1 lần/ngày, điều trị trong 10 ngày.Trẻ 5 tháng đến 12 tuổi bị viêm phế quản, viêm amidan: Cefpodoxime 5mg/kg (liều tối đa 100mg) x 2 lần/ngày, thời gian điều trị 5-10 ngày.Người suy thận: sử dụng liều thông thường, mỗi liều cách nhau 24 giờ/lần. 6. Tương tác thuốc Orazime 100 Cefpodoxime sẽ bị giảm hấp thu khi sử dụng cùng một số loại thuốc kháng axit dạ dày thông thường như:Thuốc ức chế bơm proton. Thuốc chẹn H2Thuốc kháng acid. Prostaglandins...Để đảm bảo quá trình sử dụng Orazime đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang được dùng. 7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Orazime 100 Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng Cefpodoxime, người bệnh cần thận trọng một số vấn đề như sau:Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Cefpodoxime.Thuốc Orazime cần được bảo quản tránh ánh sáng. Người bệnh không sử dụng Orazime đã quá hạn sử dụng.Cần khai thác tiền sử dị ứng thuốc trước khi sử dụng Cefpodoxime.Sử dụng Cefpodoxime dài ngày có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn và nấm. Bài viết đã cung cấp thông tin công dụng thuốc Orazime 100, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Orazime theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Bảo quản thuốc Orazime ở nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.;;;;;Thuốc Pedolas 100 tab là thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần Cefpodoxime. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin trong bài viết sau đây. 2. Cách sử dụng của Pedolas 100 2.1. Cách dùng thuốc Pedolas 100Thuốc Pedolas 100 được dùng bằng đường uống.2.2. Liều dùng của thuốc Pedolas 100Người lớn:Nhiễm khuẩn hô hấp trên, viêm họng: Liều lượng 100 mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng: Liều lượng 200 mg mỗi 12 giờ trong 14 ngày.Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng: liều duy nhất 200 mg.Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng: Liều lượng 100 mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày.Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Liều lượng 400 mg mỗi 12 giờ trong 7 – 14 ngày.Trẻ em:Viêm tai giữa cấp tính: Liều lượng 10 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày.Viêm họng và viêm amiđan: Liều lượng 10 mg/kg/ngày (tối đa 200 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày.Cefpodoxime nên được chỉ định dùng cùng với thức ăn. Ở các bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút), khoảng cách giữa liều nên được tăng đến 24 giờ. Không cần phải điều chỉnh liều ở các bệnh nhân xơ gan.Xử lý khi quên liều: Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều đã quy định.Xử trí khi quá liều: Buồn nôn, đau thượng vị và tiêu chảy có thể xảy ra khi người bệnh dùng thuốc quá liều. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa. 3. Lưu ý khi dùng thuốc Pedolas 100 Khi dùng thuốc Pedolas 100 người bệnh cần lưu y đến một số vấn đề sau:Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefpodoxim, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác.Cần sử dụng thận trọng đối với những người mẫn cảm với penicillin, thiểu năng thận.Vì thuốc có thể gây chóng mặt, hoa mắt nên cẩn thận khi sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc.Cẩn thận khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Những đối tượng này sử dụng cần theo chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ của thuốc Pedolas 100 Tác dụng phụ cũng được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng thường nhẹ và thoáng qua, gồm có: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, viêm đại tràng và đau đầu. Hiếm khi thuốc Pedolas 100 xảy ra phản ứng quá mẫn, nổi ban, chứng ngứa, chóng mặt, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu ưa eosin. 5. Tương tác thuốc Nồng độ trong huyết tương giảm khoảng 30% khi Cefpodoxime proxetil được chỉ định sử dụng cùng với thuốc kháng acid hoặc ức chế H2.Khi chỉ định Cefpodoxime đồng thời với hợp chất được biết là gây độc thận thì cần theo dõi sát chức năng thận.Nồng độ cefpodoxime trong huyết tương gia tăng khi chỉ định Cefpodoxime với probenecid.Thay đổi các giá trị xét nghiệm: Cephalosporins làm cho thử nghiệm Coomb trực tiếp dương tính.Thuốc Pedolas 100 cap cần được bảo quản nơi khô mát ( nhiệt độ dưới 30 độ C) tránh ánh sáng. Bên cạnh đó, cần để thuốc ở xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.Thuốc Pedolas 100 tab là thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần Cefpodoxime. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
question_63630
Top 4 các thuốc trị mụn ẩn dạng bôi được bác sĩ da liễu khuyên dùng
doc_63630
Mụn ẩn là tình trạng các nốt mụn trứng cá không viêm, thay vì nổi lên khỏi bề mặt da thì nhân mụn lại nằm sâu dưới lớp biểu bì, khiến cho làn da luôn ở trong trạng thái sần sùi mất thẩm mỹ. Các thuốc trị mụn ẩn sẽ giúp giải quyết vấn đề này nhưng để mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ loại thuốc phù hợp với làn da của mình. 1. Công dụng của thuốc trị mụn ẩn dạng bôi Trước tiên chúng ta cần phải nhận diện chính xác những nốt mụn ẩn là gì. Đây là tình trạng trên da xuất hiện các vết mụn nhưng không có biểu hiện sưng viêm bởi vì nhân mụn nằm sâu ở dưới da. Ở những vùng có mụn ẩn hình thành sẽ có biểu hiện sần sùi, khi chạm vào sẽ thấy khó chịu và làm giảm đi tính thẩm mỹ trên gương mặt. Mụn ẩn thường gặp nhiều nhất ở cả nam giới và nữ giới trong độ tuổi dậy thì. Nếu bạn dùng tay để nặn, cạy mụn khi nó chưa chín có thể khiến da bị nhiễm trùng hoặc để lại các vết sẹo rỗ, sẹo thâm khiến làn da trông càng tệ hơn. Thuốc trị mụn ẩn tại chỗ là giải pháp giúp ngăn ngừa và loại bỏ các nhân mụn hình thành dưới da. Những sản phẩm này thường được bào chế theo dạng gel, kem và thuốc bôi trị mụn với bao bì là dạng tuýp nhỏ gọn, dễ sử dụng có thể mang theo để dùng hàng ngày mọi lúc mọi nơi. Đặc điểm chung của những thuốc này đó là: Kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn, tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông (nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành của mụn trứng cá và mụn ẩn); Chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm nên rất hiệu quả trong việc hạn chế viêm nhiễm và ức chế mụn nhọt phát triển; Kích thích bong sừng để đẩy nhân mụn trồi lên trên lớp biểu bì, thúc đẩy quá trình làm lành vết mụn và hỗ trợ tái tạo da. Nhờ những tác dụng nêu trên nên thuốc trị mụn ẩn được xem như là phương pháp hiệu quả được nhiều bác sĩ da liễu chỉ định trong việc điều trị dứt điểm tình trạng này. 2. Liệt kê các loại thuốc trị mụn ẩn phổ biến Sau đây là danh sách 4 loại thuốc thường là lựa chọn ưu tiên trong điều trị mụn ẩn hiện nay: Thuốc Klenzit C (15g): Thuốc này được điều chế dưới dạng gel, được chỉ định đối với những trường hợp bị mụn ẩn có nhiều nhân, nổi sần trên da, hiệu quả với cả mụn viêm và mụn mủ. Có thể thoa thuốc lên vùng da mặt và vùng da lưng, da ngực. Tuy nhiên cần hết sức thận trọng khi dùng Klenzit C vì trong thuốc có chứa thành phần gây kháng kháng sinh nếu duy trì liều dùng đơn độc lâu dài. Do đó cần kết hợp loại thuốc này với các phương pháp trị mụn và sản phẩm dưỡng ẩm khác, đồng thời chỉ được dùng khi có tư vấn từ các chuyên gia y tế. Thuốc Klenzit MS (15g): Rất nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa thuốc Klenzit MS với Klenzit C. Tuy nhiên đây là 2 loại thuốc khác nhau. Klenzit MS giúp điều trị mụn trứng cá, mụn ẩn ở mức độ nhẹ và trung bình. Thành phần Adapalene chứa trong thuốc có công dụng giảm viêm, kháng khuẩn và ngăn cản sự xuất hiện của mụn trứng cá. Bạn nên bôi thuốc từ 1 - 2 lần/ngày, thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn và không được để thuốc dây vào miệng và mắt. Thuốc Differin 0.1% (30g): Bác sĩ da liễu thường chỉ định dùng thuốc Differin cho những bệnh nhân bị mụn trứng cá mức độ nặng xuất hiện trên má, dưới cằm, mụn ẩn vùng lưng, ngực, da mặt. Bên cạnh việc giúp giảm thiểu số mụn mới hình thành, thuốc còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, nhanh chóng chữa lành các vùng da bị thương tổn do mụn gây nên. Thuốc nên được sử dụng trước khi đi ngủ (1 lần/ngày) và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn cũng như cơ địa của mỗi người mà thời gian điều trị có thể kéo dài từ 8 - 12 tuần mới đạt được hiệu quả tốt. Thuốc Megaduo (15g): Thuốc có tác dụng đẩy nhanh quá trình khô cồi mụn, ngăn chặn sự hình thành mụn ẩn, mụn trứng cá, mụn đầu đen, trứng cá seo, nang bã và làm mờ vết thâm do mụn để lại. Bệnh nhân nên duy trì liều dùng 2 lần/ngày sáng tối. Trước khi thoa thuốc cần nhớ vệ sinh da mặt sạch sẽ. Ngay cả khi loại kem mà bạn dùng là sản phẩm phù hợp nhất, chất lượng nhất thì vẫn sẽ tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy để đảm bảo thuốc trị mụn ẩn phát huy được tối đa công dụng, bạn nên ghi nhớ những điều sau: Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất: không dùng thuốc quá liều vì thành phần của thuốc trị mụn ẩn có thể làm tăng phản ứng bong sừng, gây khô da, kích ứng. Ngoài ra không được ngừng thuốc đột ngột vì mụn có thể dễ dàng quay trở lại nhanh chóng; Kiên trì khi điều trị mụn ẩn: đấu tranh loại bỏ những nốt mụn ẩn xấu xí là một hành trình dài và gian nan, vì vậy người bệnh cần phải có sự kiên nhẫn và tuân thủ phác đồ điều trị; Bên cạnh thuốc trị mụn ẩn, bạn cần dùng kết hợp thêm với các sản phẩm chăm sóc da khác như kem dưỡng ẩm, serum, kem chống nắng để bảo vệ da dưới tác động từ môi trường bên ngoài; Có những trường hợp sau vài tuần đầu điều trị thì mụn xuất hiện còn rầm rộ hơn, không những gia tăng về số lượng mà còn bị sưng và viêm đỏ, kích ứng, khô da, châm chích, ngứa rát,... Đây có thể không phải là do bị nhiễm trùng mà là hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức với các dược chất trong thuốc. Khi xuất hiện tình trạng này bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án điều chỉnh, xử lý phù hợp.
doc_12503;;;;;doc_50603;;;;;doc_50403;;;;;doc_26360;;;;;doc_41129
Không phải tất cả làn da bị mụn trứng cá đều có thể hết bằng thuốc trị mụn dạng bôi. Trong khi đó, thuốc uống sẽ đem lại tác dụng toàn thân để cải thiện làn da từ trong ra ngoài.Một số loại thuốc trị mụn trứng cá được dùng đường uống một lần một ngày, trong khi những loại khác có thể cần được dùng thường xuyên hơn, nhất là khi mắc phải trường hợp mụn dai dẳng hoặc mức độ nặng rất khó kiểm soát. Trong phần lớn các trường hợp, những loại mụn này cần dùng thuốc uống. Mụn trứng cá nặng đôi khi được gọi là mụn trứng cá dạng nang hoặc mụn trứng cá dạng nốt, tạo ra các nốt mụn lớn, sâu và bị viêm. Lúc này, thuốc bôi không thể đủ sâu để điều trị hiệu quả những loại mụn này.Bên cạnh đó, mụn trứng cá cũng thường xuất hiện trên các vùng khác của cơ thể, như lưng, ngực, vai nên việc bôi thuốc sẽ khá khó khăn để tiếp cận. Còn đối với thuốc uống trị mụn trứng cá thì có thể hoạt động trên các nốt mụn viêm sâu bất kể vị trí của chúng. nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát mụn trứng cá, điều là hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Tất cả các loại thuốc trị mụn trứng cá đường uống chỉ được sử dụng khi đã được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. 2. Thuốc trị mụn trứng cá bằng thuốc uống kháng sinh Thuốc kháng sinh uống đã được sử dụng để điều trị mụn trứng cá trong nhiều năm. Giống như thuốc kháng sinh tại chỗ, thuốc kháng sinh uống hoạt động bằng cách làm giảm vi khuẩn Propionibacteria acnes trên da. Đây là chủng vi khuẩn gây ra mụn. Hơn nữa, thuốc kháng sinh uống cũng giúp giảm viêm da.Các bác sĩ da liễu thường bắt đầu kháng sinh với liều lượng cao; sau đó sẽ chuyển sang liều lượng thấp hơn khi mụn trứng cá được cải thiện. Thuốc kháng sinh uống được sử dụng để điều trị mụn trứng cá vừa, nặng hoặc dai dẳng.Các loại thuốc kháng sinh uống phổ biến nhất được kê đơn để điều trị mụn trứng cá bao gồm: erythromycin, tetracycline, minocycline và doxycycline. Do sự gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc, kháng sinh uống chỉ nên được sử dụng để điều trị mụn trứng cá khi kết hợp với điều trị tại chỗ. Và không nên dùng quá từ 3 tới 6 tháng. 3. Thuốc uống tránh thai trị mụn trứng cá ở phụ nữ Thuốc tránh thai cũng là một thuốc trị mụn trứng cá thường xuyên được sử dụng phụ nữ. Cơ chế của nhóm thuốc này là làm giảm tiết dầu bằng cách ức chế nội tiết tố androgen.Thuốc tránh thai dạng uống có thể là lựa chọn lý tưởng cho những phụ nữ bị mụn trứng cá xuất hiện và đi cùng chu kỳ kinh nguyệt. Dù sao đây cũng có thể là một lựa chọn tốt cho những ai muốn sử dụng một hình thức kiểm soát sinh sản chủ động. Dù vậy, người phụ nữ cũng có thể cần một loại thuốc trị mụn tại chỗ để sử dụng cùng lúc với thuốc tránh thai. 4. Các loại thuốc trị mụn đường uống khác Ngoài những thuốc trị mụn đường uống trên, sau đây là những loại thuốc uống trị mụn khác cũng thường được kê đơn.4.1 Aldactone. Aldactone (spironolactone) được sử dụng với chỉ định trị mụn trứng cá chỉ dành cho phụ nữ trưởng thành. Việc dùng thuốc Aldactone cũng cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.4.2 Accutane. Accutane (isotretinoin) là một loại thuốc trị mụn siêu mạnh, đem đến khả năng hoạt động khi tất cả các phương pháp điều trị mụn trứng cá khác đã thất bại. Và đây được coi là phương pháp điều trị cho các trường hợp bị mụn trứng cá nặng.Accutane hoạt động bằng cách thu nhỏ các tuyến bã nhờn, điều này làm giảm lượng dầu trên da nên sẽ ít mụn trứng cá xuất hiện hơn hoặc gây tắc nghẽn lỗ chân lông.Accutane không được sử dụng trong thời kỳ mang thai do nguy cơ gây dị tật bẩm sinh rất cao. Thuốc này cũng không nên được sử dụng nếu người phụ nữ đang cho con bú. Trong trường hợp có thai khi đang dùng Accutane, người bệnh nên ngừng dùng thuốc ngay lập tức.Nếu bạn bị mụn trứng cá nặng, trung bình hoặc dai dẳng, không phải lúc nào thuốc bôi cũng có tác dụng. Trong trường hợp đó, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc trị mụn trứng cá dùng đường uống. Nếu lo lắng “có nên uống thuốc trị mụn trứng cá” bạn cần biết rằng đây là phương thức phối hợp với thuốc bôi ngoài da để điều trị mụn trứng cá hiệu quả hơn. Mỗi loại thuốc đi kèm với rủi ro và lợi ích riêng. Điều quan trọng là làm theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu để đảm bảo việc điều trị mụn trứng cá một cách an toàn và tối ưu.;;;;;Những vết thâm tồn tại trên da chính là hệ quả của những nốt mụn hoành hành. Điều này làm mất đi tính thẩm mỹ và khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin rất nhiều. Để giải quyết những nốt mụn thâm cứng đầu, các loại thuốc trị thâm mụn bôi ngoài da là một phương pháp hiệu quả bạn nên thử vận dụng. 1. Tổng quan về thuốc trị thâm mụn bôi ngoài da Thuốc trị thâm mụn bôi ngoài da thường được bào chế theo dạng kem, dạng gel có tác dụng làm mờ đi các vết thâm, cải thiện sắc tố da và giúp làm da trở nên trắng sáng, đều màu hơn. Bên cạnh đó những loại thuốc này không chỉ tác động vào vết thâm mụn mà còn dùng được cho cả những vết đồi mồi hay đốm nâu mới hình thành trên da. Các thuốc trị thâm mụn phổ biến trên thị trường hiện nay đều có chung một đặc điểm là chứa các thành phần với công dụng chống oxy hóa và làm mờ vết thâm hiệu quả, ngoài ra còn góp phần giúp trẻ hóa làn da, bảo vệ da dưới tác động của tia cực tím từ ánh sáng mặt trời. 2. Cơ chế hoạt động của thuốc trị thâm mụn bôi ngoài da Trong những loại thuốc trị thâm mụn thường chứa các thành phần dưỡng chất ức chế sự tổng hợp hắc sắc tố melanin, giúp làm trắng da, thúc đẩy tăng sinh collagen và giảm vết thâm mụn hiệu quả. Nhìn chung mỗi loại thuốc sẽ có những tác dụng khác nhau nhưng thường sẽ có cơ chế hoạt động chính như sau: Ức chế quá trình tổng hợp melanin; Chống viêm và chống oxy hóa; Bảo vệ da trước tia UV từ ánh nắng mặt trời; Tẩy tế bào chết, kích thích tái tạo da. Nếu được can thiệp và điều trị đúng cách, những vết thâm mụn trên da sẽ nhanh chóng mờ dần và biến mất. Đặc biệt là ở những người có cơ địa tốt, vết thâm mụn ở mức độ từ nhẹ đến trung bình nếu lựa chọn được thuốc trị thâm mụn và sản phẩm chăm sóc da phù hợp thì làn da sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên ở những trường hợp bị nặng hơn, ngoài việc sử dụng thuốc bôi thì có thể cần phải kết hợp với các liệu trình điều trị khác như laser, lăn kim hay lột da,... Để lựa chọn được loại kem phù hợp với làn da của mình, bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây: Mua sản phẩm uy tín, chính hãng: Trên thị trường có không ít những sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc. Nếu dùng phải những loại thuốc này có thể sẽ khiến cho tình trạng da của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó bạn nên tin dùng những loại thuốc trị thâm mụn và sản phẩm chăm sóc da đến từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và được cấp phép lưu hành. Chọn thuốc dựa trên tình trạng da của bản thân: Có đạt được hiệu quả điều trị tốt hay không còn phụ thuộc rất lớn vào việc làn da của bạn có hợp với loại thuốc điều trị hay không. Tùy từng tuýp da mà sẽ có những lựa chọn khác nhau, cụ thể: Đối với làn da dầu: sản phẩm nên chứa thành phần có tác dụng kiềm dầu, giảm thâm với chất kem hoặc gel thấm nhanh, mỏng nhẹ không gây nhờn rít; Đối với làn da khô: thuốc nên có thêm thành phần dưỡng ẩm với kết cấu dạng kem đặc để tăng khả năng khóa ẩm; Đối với làn da nhạy cảm: hàm lượng các hoạt chất dưỡng sáng và làm trắng da chỉ nên ở mức thấp. Ngoài ra sản phẩm nên có thêm hoạt chất chống oxy hóa lành tính, dưỡng ẩm tốt, không chứa hương liệu, cồn và được bào chế theo dạng lỏng nhẹ. 4. Điểm danh những loại thuốc trị thâm mụn được ưa chuộng nhất hiện nay Các tín đồ làm đẹp hẳn sẽ không thể bỏ qua những sản phẩm trị thâm mụn đình đám được rất nhiều người tin dùng dưới đây: The Ordinary Azelaic Acid Suspension 10%: Đây là sản phẩm trị thâm mụn có xuất xứ từ đất nước Canada và dạo gần đây đang được lòng rất nhiều khách hàng tại Việt Nam. Sản phẩm này có chứa hoạt chất Azelaic Acid với ưu điểm vượt trội là ức chế hắc sắc tố melanin phát triển, làm đều màu da, giảm thiểu vết thâm do mụn và làm thông thoáng lỗ chân lông. Sản phẩm The Ordinary Azelaic Suspension 10% Dòng kem nhà The Ordinary có tính chất kem rất mềm mịn, nhờ đó các dưỡng chất có thể thẩm thấu nhanh vào da, không gây bết dính và bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên với những ai sở hữu làn da nhạy cảm thì cần cân nhắc khi lựa chọn vì mới đầu nó có thể hơi khô và châm chích da. Kem trị thâm mụn La Roche-Posay Effaclar Duo+: Dòng kem nổi tiếng này được nghiên cứu và phát triển bởi thương hiệu đến từ nước Pháp. Đây là hãng dược mỹ phẩm nổi tiếng sở hữu nhiều dòng sản phẩm chăm sóc da chất lượng, đem lại hiệu quả cao phù hợp với mọi loại da, nhất là đối với làn da mụn, da nhạy cảm. Trong loại kem này có chứa một số thành phần như LHA, Piroctone Olamine hay Niacinamide,... có công dụng chống viêm, cấp ẩm cho da. Đặc biệt chất kem của sản phẩm rất mềm mịn, không có hương liệu với hàm lượng chất dưỡng ẩm cao nên thoạt đầu khi thoa lên da có thể hơi bết dính. Tuy nhiên chỉ tầm khoảng 5 phút sau kem sẽ thẩm thấu vào da và phát huy công dụng mờ thâm một cách hiệu quả. Kem trị thâm mụn Melano CC: Được sản xuất bởi thương hiệu Rohto nổi tiếng của Nhật Bản, kem Melano CC được bào chế với hàm lượng vitamin C dồi dào giúp làm mờ các đốm nâu, trị thâm mụn trên da. Nhờ đó sau một thời gian sử dụng kem làn da sẽ trở nên trắng sáng và đều màu hơn. Chất kem của Melano CC được đánh giá là dịu nhẹ, không gây châm chích mạnh kết hợp với hương chanh nhẹ nhàng giúp người cảm thấy vô cùng dễ chịu và thoải mái trong quá trình sử dụng. Kem trị thâm mụn Acnes Scar Care: Đây là một đại diện trị thâm mụn đến từ thương hiệu Việt Nam có giá thành phải chăng nhưng hiệu quả lại được nhiều khách hàng đánh giá cao. Trong sản phẩm có chứa thành phần chính bao gồm vitamin B6, vitamin C, vitamin E, hoạt chất BHA có công dụng giảm tình trạng thâm mụn, giúp da trở nên sáng trắng hơn. Kết cấu gel của sản phẩm sẽ thẩm thấu nhanh vào các lớp biểu bì da, giảm cảm giác bết dính khi sử dụng. 5. Những điều bạn nên ghi nhớ khi dùng thuốc trị thâm mụn Để đảm bảo thuốc trị thâm mụn phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây: Trước khi thoa kem hãy rửa mặt sạch sẽ bằng sữa rửa mặt để loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn trên da mặt để tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông và lên mụn; Dùng với liều lượng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu thoa quá ít thuốc có thể sẽ không đạt hiệu quả giảm thâm, còn nếu thoa quá nhiều sẽ dễ khiến da bị kích ứng; Dùng kem đều đặn, không ngừng thuốc giữa chừng ngay cả khi vết thâm đã mờ; Che chắn da cẩn thận khi đi ra ngoài nắng vì khi thoa kem trị thâm sẽ khiến da trở nên nhạy cảm hơn. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ sẽ khiến da càng dễ bị thâm nám và tổn thương. Trên đây là danh sách những sản phẩm trị thâm mụn bôi ngoài da hiệu quả, phù hợp với nhiều loại da và được số đông khách hàng tin tưởng sử dụng. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn đã lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp để cải thiện các vết thâm mụn trên da.;;;;;Mụn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, đây là nguyên nhân khiến gương mặt chúng ta trông kém sắc hơn và khiến nhiều người cảm thấy tự ti. Để điều trị dứt điểm tình trạng mụn, các bạn cần xác định được nguyên nhân và sử dụng sản phẩm phù hợp. Một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả nhất chính là gel bôi Megaduo. 1. Gel bôi Megaduo Để điều trị mụn, chúng ta phải kết hợp sử dụng những sản phẩm phù hợp nhất. Thông thường, các sản phẩm bôi ngoài da sẽ được ưu tiên với mục đích chính là làm khô cồi mụn, cải thiện tình trạng viêm trên bề mặt da. Một gợi ý dành cho các bạn đang điều trị mụn đó là gel bôi Megaduo, đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng trong quá trình tiêu diệt mụn, ngăn ngừa thâm. Sản phẩm này được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Gamma Chemicals đến từ Việt Nam với bảng thành phần “vàng”, hỗ trợ điều trị mụn cực kỳ hiệu quả. Cụ thể, hai thành phần chính của loại gel bôi này là: glycolic acid và Azelaic acid. Ngoài ra, một số thành phần phụ khác có thể kể đến như sodium hydroxide, carbomer hoặc EDTA,… Nếu kiên trì và sử dụng đúng cách, chắc chắn tình trạng mụn viêm của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Các bác sĩ cho biết azelaic acid trong Megaduo có khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn hình thành mụn, nhờ vậy chúng ta có thể kiểm soát sự hình thành mụn mới, hạn chế tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Đồng thời, glycolic acid giúp quá trình loại bỏ da chết diễn ra nhanh chóng hơn, tăng tốc độ tái tạo của làn da. Chắc hẳn phần lớn các bạn đều biết glycolic acid là dẫn xuất của AHA và được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm có tác dụng tẩy da chết nhẹ nhàng. Những thành phần phụ trong gel bôi hỗ trợ cấp ẩm cho làn da và cân bằng độ p H tương đối tốt. Thông thường, khi sử dụng sản phẩm trị mụn, chúng ta sẽ có cảm giác da khô và khó chịu, tuy nhiên khi dùng Megaduo thì có cảm giác dịu nhẹ và dễ chịu hơn. Sản phẩm kem bôi này có thể hỗ trợ điều trị mụn đầu trắng, mụn bọc, thậm chí là mụn mủ hoặc các loại mụn đầu đen. Trong đó, công dụng chính của sản phẩm là giúp chín nhân mụn và nhanh chóng tiêu diệt mụn trên bề mặt da. Để tăng hiệu quả điều trị, các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm chăm sóc da khác. Song song với khả năng gom cồi mụn, Megaduo cũng hỗ trợ trị thâm và sẹo do mụn để lại cực kỳ tốt. Tuy nhiên, lượng glycolic acid trong sản phẩm không quá cao, vì vậy quá trình tái tạo và điều trị thâm sẽ diễn ra lâu. Các bạn nên kiên trì sử dụng để cảm nhận những thay đổi của làn da nhé! 3. Hướng dẫn bôi Megaduo dành cho các bạn đang điều trị mụn Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là cách sử dụng Megaduo để điều trị mụn và thâm, sẹo do mụn để lại. Chúng ta cần nắm được thông tin này để thực hiện đúng, đảm bảo quá trình chữa trị mụn đạt hiệu quả cao nhất. Trước tiên, các bạn nhớ vệ sinh tay và vùng da bị mụn thật sạch sẽ, để khô ráo trước khi bôi thuốc lên bề mặt da. Như vậy, vi khuẩn sẽ không tích tụ và khiến tình trạng mụn viêm trở nên nghiêm trọng, tồi tệ hơn. Khi sử dụng gel bôi, chúng ta nên thoa đều và chú trọng tới vùng da nổi nhiều mụn. Tốt nhất, các bạn hãy bôi Megaduo lượng vừa phải, tránh tình trạng bôi quá nhiều gây bí da. Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bị mụn bôi thuốc 2 lần mỗi ngày để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả nhất. Cụ thể, sáng và tối là 2 thời điểm thích hợp để bôi gel trị mụn. Một lưu ý nhỏ trong quá trình sử dụng gel trị mụn đó là bạn cần sử dụng kem chống nắng thường xuyên để hạn chế tình trạng bắt nắng cho làn da. Ngoài ra, các chị em phụ nữ đang mang bầu tuyệt đối không được sử dụng Megaduo để tránh những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 4. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Megaduo Thực tế, một vài trường hợp đã và đang đối mặt với tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình sử dụng gel bôi trị mụn kể trên. Trong thời gian đầu, do da chưa quen với sản phẩm, bạn có thể gặp phải tình trạng da khô, có dấu hiệu bong da kèm cảm giác ngứa rát, khó chịu. Thông thường, những dấu hiệu này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó kết thúc, vì vậy bạn không cần quá lo lắng. Nếu như các triệu chứng trên vẫn tiếp tục kéo dài, bạn nên cẩn trọng, tạm ngưng sử dụng Megaduo và đi kiểm tra da liễu càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình da và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp dành cho bạn. Tốt nhất, các bạn không nên tự ý dùng Megaduo mà hãy đi khám và tuân theo đơn thuốc do bác sĩ kê. Như vậy, việc điều trị mụn của bạn sẽ được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa, sớm cải thiện tình trạng da. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người biết cách sử dụng gel bôi Megaduo để điều trị mụn, thâm và sẹo do mụn để lại. Nếu kiên trì sử dụng, kết hợp với các sản phẩm dưỡng da khác, làn da của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp.;;;;;Mụn trứng cá là một trong các bệnh da liễu phổ biến gây mất tự tin về thẩm mỹ trên khuôn mặt. Đa số mọi người đều biết đến các phương pháp điều trị mụn khác nhau trong đó có sử dụng thuốc bôi trị mụn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần thực hiện việc bôi thuốc trị mụn đúng cách. 1. Hướng dẫn bôi thuốc trị mụn đúng cách Làm sạch da mặt trước khi bôi thuốc trị mụn: Bước làm sạch da mặt nhằm loại bỏ bụi bẩn, lớp bã nhờn bám trên bề mặt da làm cho da được thông thoáng, sạch sẽ và khỏe mạnh hơn. Từ đó giúp ngăn ngừa mụn trứng cá hình thành, đồng thời giúp tăng cường khả năng thâm nhập của kem trị mụn vào sâu gốc mụn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn triệt để.Sử dụng thuốc trị mụn với một lượng vừa đủ: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đa số các thuốc bôi trị mụn nên được sử dụng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối sau khi da đã được làm sạch. Nên lấy một lượng thuốc vừa đủ chấm hoặc thoa lên tất cả các vùng da dễ bị nổi mụn. Tránh việc lạm dụng thuốc trị mụn có thể gây ra một số tác dụng phụ như da dễ bị khô, mỏng, yếu và dễ kích ứng.Kiên trì sử dụng đều đặn: Việc điều trị mụn cần thời gian dài nên đòi hỏi sự kiên nhẫn và lâu dài chứ không thể trị dứt điểm mụn trứng cả chỉ trong ngày một ngày hai. Vì vậy, hãy kiên trì sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả như mong muốn.Tiếp tục sử dụng thuốc bôi trị mụn kể cả khi tình trạng mụn được cải thiện: Mụn có thể tái phát sau 4 đến 8 tuần điều trị nếu người bệnh không tuân thủ liệu trình điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, để tránh tình trạng mụn tái phát, người bệnh nên tiếp tục sử dụng ngay cả khi mụn đã sạch.Bôi kem chống nắng vào ban ngày để giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím đồng thời dùng kem dưỡng ẩm cho da vào ban đêm.Không nên sử dụng nhiều loại thuốc trị mụn cùng một lúc: Đa số mọi người sử dụng các thuốc bôi trị mụn do người khác giới thiệu. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa đáp ứng của mỗi người với từng loại thuộc khác nhau. Khi dùng nhiều loại thuốc trị mụn khác nhau mà không theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến tình trạng kích ứng khiến cho mụn ngày càng trầm trọng hơn và khó điều trị. Thông thường, da cần khoảng 28 đến 30 ngày cho quá trình hấp thu, từ đó mới có thể đánh giá được hiệu quả đáp ứng của thuốc trị mụn đang sử dụng. 2. Cách thoa thuốc trị mụn đúng quy trình Bước 1: Rửa tay thật sạch. Trên tay có chứa nhiều vi khuẩn do động tác cầm nắm nhiều thứ xung quanh. Vì vậy, trước khi thực hiện các bước sử dụng thuốc bôi trị mụn, nên rửa tay thật sạch để tránh vi khuẩn trên tay xâm nhập vào da. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa các vi khuẩn gây hại tấn công vào các nốt mụn hay tổn thương trên da, khiến quá trình điều trị mụn không đem lại hiệu quả tốt.Bước 2: Vệ sinh làn da đúng cách. Hàng ngày, làn da của chúng ta thường dễ bị bám nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn. Nếu làn da không được vệ sinh sạch trước khi bôi thuốc trị mụn, sẽ khiến cho tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, vệ sinh da mặt đúng cách là bước chăm sóc da vô cùng quan trọng cần thực hiện trước khi bôi thuốc trị mụn. Trước tiên, dùng nước tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn cùng lớp makeup ra khỏi bề mặt da. Tiếp theo, dùng nước ấm để làm sạch sơ mặt và sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ đi bụi bẩn, cặn bã còn sót lại trên bề mặt da. Sau đó, có thể dùng thêm các sản phẩm tẩy tế bào chết, để loại bỏ những lớp sừng và tế bào chết bám sâu bên trong lỗ chân lông của da, mà nước tẩy trang hay sữa rửa mặt không thể lấy hết.Bước 3: Thoa toner (nước hoa hồng)Sau bước làm sạch da mặt, cần thoa toner lên da nhằm giúp độ ẩm trên da được cân bằng lại. Việc thoa toner mang lại nhiều công dụng trong hỗ trợ chăm sóc da cần thiết như se khít lỗ chân lông, cung cấp độ ẩm, nâng cao hiệu quả của thuốc trị mụn. Nên dùng bông tẩy trang thấm vào dung dịch toner rồi lau khắp mặt.Bước 4: Bôi thuốc trị mụn. Lấy một lượng thuốc trị mụn vừa đủ và chấm lên những vị trị có mụn. Thoa đều thuốc trị mụn lên các nốt mụn và vùng da xung quanh, kết hợp với các động tác massage nhằm giúp thuốc thấm sâu vào da và phá hủy sự liên kết, phát triển của mụn. 3. Một số lưu ý khi điều trị mụn Tuân thủ và thực hiện đúng các bước cũng như quy trình trị mụn bằng thuốc trị mụn để đem lại hiệu quả tốt và an toàn cho người bệnh.Nên uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có trong trái cây hoặc rau củ.Hạn chế không nên ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, cay, nóng cũng dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.Luôn luôn giữ cho làn da được sạch và thông thoáng.Không nên nặn mụn bằng tay hoặc sờ tay lên vùng da mặt có mụn khi chưa rửa tay sạch sẽ.Tránh thức khuya cũng như căng thẳng, stress thường xuyên sẽ khiến da trở nên xấu hơn và dễ xuất hiện mụn.Bôi kem chống nắng hàng ngày sau trước khi ra khỏi nhà, đặc biệt nên bôi trước 15 - 30 phút, giúp bảo vệ làn da tránh bị tác động của các tia UV gây hại và khiến da bị thâm.Trên đây là một số thông tin hướng dẫn cách bôi thuốc trị mụn đúng cách. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp những người đang điều trị mụn có được những kiến thức để đem lại hiệu quả cho việc bôi thuốc trị mụn.;;;;;Mụn trứng cá là một vấn đề về da liễu không những khiến chúng ta cảm thấy khó chịu mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ đáng kể. Tình trạng này thường xảy ra ở thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì, thậm chí mụn trứng cá còn kéo dài đến tuổi trưởng thành và là nỗi ám ảnh của nhiều người. Thuốc trị mụn trứng cá là giải pháp hiệu quả được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng vì những lợi ích mà các loại thuốc này đem lại. Hiện nay thuốc trị mụn trứng cá được sản xuất theo nhiều dạng bào chế khác nhau, bao gồm dạng bôi và thuốc uống. So với thuốc bôi ngoài da thì thuốc trị mụn trứng cá dạng uống có tác dụng toàn thân, giúp điều trị mụn từ trong ra ngoài. Một số dạng thuốc uống để trị mụn dùng theo liều 1 lần/ngày, trong khi đó cũng có những loại dùng theo liệu trình, đặc biệt là đối với những trường hợp mụn nặng dai dẳng khó lành. Mụn trứng cá nặng bao gồm trứng cá dạng nốt, dạng nang, bị viêm sưng và gây tổn thương da nghiêm trọng. Mụn trứng cá thường mọc ở nhiều vị trí khác nhau, cụ thể là trên gương mặt, lưng, vai, ngực,... Việc dùng thuốc bôi ngoài da nhiều khi không thể tiếp cận và điều trị triệt để mụn trứng cá tại nhiều vùng da khác nhau, lúc này cần phải dùng kết hợp cả thuốc dạng uống. Nếu mụn trứng cá nặng thì bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn điều trị và dùng thuốc phù hợp. 2. Thuốc trị mụn trứng cá dạng nhẹ Những trường hợp bị mụn trứng cá ở mức nhẹ thì thường là các dạng tổn thương không viêm, ví dụ như mụn đầu trắng, mụn đầu đen và có thể áp dụng những loại thuốc chứa các hoạt chất sau đây để cải thiện: Acid azelaic: đây là hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, kết hợp với khả năng giúp giảm viêm, hạn chế tiết bã nhờn và ngăn ngừa nguy cơ bít tắc lỗ chân lông - một trong những nguyên nhân gây mụn trứng cá; Retinoid: đây là dẫn xuất của vitamin A và được ứng dụng rộng rãi trong điều trị mụn, điển hình là 2 loại kem bôi adapalene và tretinoin. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này là giúp tẩy tế bào chết, giảm tiết dầu thừa, tiêu giảm nhân mụn và tăng đào thải, giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng hơn, hạn chế sự hình thành của các loại mụn đầu đen và mụn đầu trắng; AHAs (alpha-hydroxy acid ): công dụng chính của nhóm hoạt chất này là tẩy tế bào chết hóa học, kiểm soát quá trình tiết bã nhờn của da, ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông và khắc phục những nốt mụn trứng cá; BHA (beta-hydroxy acid): đây là một loại acid salicylic có khả năng thẩm thấu sâu vào các tầng biểu bì, điều hòa hoạt động tiết bã nhờn, hạn chế bít tắc lỗ chân lông, kháng khuẩn và giảm sưng viêm. BHA đặc biệt phát huy hiệu quả đối với những nốt mụn viêm to, giảm các nốt mụn đầu đen, đầu trắng; Sulfur (lưu huỳnh): tác dụng của lưu huỳnh là hỗ trợ loại bỏ lớp sừng hóa trên da, từ đó làm giảm tiết bã nhờn và thông thoáng lỗ chân lông; Resorcinol: ngoài công dụng điều trị mụn trứng cá, hoạt chất này còn được dùng trong các trường hợp bị vảy nến, bỏng, vết xước nhỏ trên da, bị côn trùng cắn; Benzoyl peroxide: nhóm chất oxy hóa này được bào chế theo nồng độ từ 2,5 - 10% có tác dụng giảm thiểu sừng hóa trên da, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, hỗ trợ tái tạo tế bào mới và giảm tiết bã nhờn trên da; Niacinamide: giúp giảm triệu chứng sưng viêm, bảo vệ da, phục hồi làn da bị tổn thương do mụn. 3. Thuốc trị mụn trứng cá dạng trung bình đến nặng Tình trạng trứng cá dạng nặng là những vết mụn gây tổn thương nghiêm trọng cho da như mụn mủ, sẩn viêm, mụn dạng nang nốt gây đau nhức, tấy đỏ hay mụn bọc. Không chỉ nghiêm trọng về độ sưng viêm mà những vết mụn này còn xuất hiện dày đặc gây mất thẩm mỹ nặng nề cho người bệnh. Lúc này bệnh nhân không được tự ý nặn mụn hay áp dụng các phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng về độ an toàn và tính hiệu quả như thoa thuốc tự chế, dùng mẹo dân gian,... vì có thể sẽ khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Đó có thể là những loại thuốc như: Thuốc kháng sinh: thường dùng từ 1 - 6 tháng với mục đích ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, điển hình là vi khuẩn P. Acnes. Nếu thường xuyên sử dụng kháng sinh dài ngày không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Khi đó cần phải dùng loại kháng sinh mạnh hơn mới có hiệu quả. Người bệnh có thể dùng kháng sinh dạng bôi ví dụ như Tetracyclin hoặc Erythromycin. Ngoài ra còn có Natri sulfacetamide và clindamycin cũng có tác dụng hỗ trợ giảm viêm mụn; Isotretinoin: là một loại retinoid nhưng dùng theo đường uống, thường được chỉ định trong những trường hợp trứng cá nặng và không đáp ứng các biện pháp điều trị khác. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô môi và da mặt, có hại cho gan, chảy máu cam, tâm trạng thay đổi thất thường và đặc biệt không dùng cho phụ nữ có thai; Thuốc tránh thai: đây cũng là phương pháp phổ biến được ứng dụng trong điều trị mụn trứng cá. Thuốc có khả năng kiểm soát sự sản sinh dầu thừa và bã nhờn trên da mặt, nhờ đó sẽ giảm thiểu tình trạng mụn trứng cá. Tuy rằng trứng cá là vấn đề về da liễu nhưng nếu cần sử dụng thuốc tránh thai để điều trị thì bệnh nhân cần kết hợp với thăm khám phụ khoa. 4. Một số biện pháp khác giúp điều trị mụn trứng cá Chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần ảnh hưởng đến sự hình thành của mụn trứng cá. Chính vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc thì thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là cách bổ trợ để kiểm soát tình trạng này. Theo đó, bạn nên thực hiện những điều như sau: Không nên thức quá khuya, ngủ đủ giấc; Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm cay nóng, đồ ngọt nhiều đường, nhiều dầu mỡ; Tránh lạm dụng trà, caffein, đồ uống chứa cồn,... ; Nên bổ sung các loại thực phẩm cung cấp nhiều chất kẽm; Thường xuyên vệ sinh da mặt sạch sẽ, rửa mặt với sữa rửa mặt 2 lần/ngày; Dùng sản phẩm tẩy da chết để loại bỏ lớp sừng hóa, giải phóng lỗ chân lông bởi sự bít tắc; Áp dụng sản phẩm dưỡng ẩm và kem chống nắng hàng ngày. Nhìn chung việc điều trị mụn trứng cá đòi hỏi sự kiên nhẫn, tuân thủ liệu trình trong thời gian dài. Bạn không nên tự áp dụng các cách chưa được kiểm chứng về độ an toàn khi điều trị mụn, nhất là việc sử dụng các sản phẩm trôi nổi trên thị trường như kem trộn, kem ủ rất nguy hiểm cho làn da. Những loại kem này có tác dụng rất nhanh nhưng chỉ một thời gian sau tình trạng mụn của bạn sẽ càng nghiêm trọng và khó điều trị hơn rất nhiều lần.
question_63631
Nhân sâm và mang thai: An toàn, rủi ro và khuyến cáo
doc_63631
Nhân sâm là một loại cây lâu năm sinh trưởng chậm, thuộc chi Panax trong họ Araliaceae. Cây còn được gọi là Ginnyuu ở một số vùng của Trung Quốc và các vùng khác của Châu Á.Nhân sâm là một phương thuốc thảo dược phổ biến mọc ở các vùng của Châu Á và Bắc Mỹ. Rễ của cây nhân sâm đã được sử dụng như một phương thuốc thảo dược trong nhiều thế kỷ ở Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Á khác.Nhân sâm có tác dụng rất tốt trong việc:Tăng cường năng lượng;Cải thiện chức năng nhận thức;Giảm lượng đường trong máu;Loại bỏ căng thẳng;Cân bằng cholesterol.Ngày nay, nhân sâm được sử dụng phổ biến như một loại thảo dược để đánh bay mệt mỏi và phục hồi sinh lực. Nhân sâm được biết đến như là một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe Nhân sâm là một loại thảo mộc khá an toàn để tiêu thụ khi bạn không mang thai và dùng với số lượng vừa phải. Cho đến hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào về hiệu quả hoặc sự an toàn của việc sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai và cho con bú.Một nghiên cứu cho thấy hợp chất hoạt tính trong nhân sâm, ginsenoside Rb1, ảnh hưởng trực tiếp đến việc gây quái thai (rối loạn sự phát triển của thai nhi). Nó cũng gây ra các hiệu ứng bất thường ở phôi chuột.Do đó, phụ nữ nên thận trọng khi tiêu thụ nhân sâm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. 3. Cảnh báo về việc sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai Bạn nên tránh ăn nhân sâm khi đang mang thai là bởi:Nó có đặc tính chống đông máu (làm loãng máu) có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh.Nhân sâm có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn và khiến tâm trạng thay đổi.Loại thảo mộc này cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, gây chóng mặt và buồn nôn.Nhân sâm có thể ngăn chặn quá trình đông máu bình thường trong và sau khi mang thai.Nó đôi khi gây tiêu chảy, khô miệng, nhức đầu, mất nước và mệt mỏi.Nhân sâm có thể làm giảm tác dụng của bất kỳ loại thuốc nào do bác sĩ phụ khoa kê đơn.Nhân sâm có thể gây chảy máu quá mức trong khi sinh mổ. Khuyến cáo không sử dụng nhân sâm trong thời kỳ mang thai và cho con bú Như chúng ta đã biết, các phương pháp điều trị bằng thảo dược phần lớn phổ biến vì chúng tự nhiên. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các loại thảo mộc an toàn hoặc phù hợp cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cho dù bạn đang cố gắng thụ thai, đang mang thai hay đang cho con bú thì tốt nhất nên tránh dùng thảo mộc hoặc tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia có chuyên môn trước khi thử bất kỳ phương pháp chữa trị bằng thảo dược nào.Uống trà thảo mộc với gừng, tỏi, quế, caraway và bạc hà có thể là những lựa chọn thay thế tuyệt vời cho nhân sâm. Tuy nhiên, một lần nữa, bạn phải tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải và chỉ sau khi tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế.Ngày nay, để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.Người vợ nên:Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai. Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhiĐặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.Người chồng nên:Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu...
doc_45603;;;;;doc_54903;;;;;doc_34270;;;;;doc_59459;;;;;doc_29904
Trả lời: Viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều thai phụ. Bé sơ sinh của người mẹ bị viêm âm đạo do nấm, khi sổ thai ngang qua âm đạo, có thể bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây viêm niêm mạc miệng (đẹn) hoặc viêm da do nấm. Nếu bé đã bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc sanh non tháng, đề kháng yếu, có thể gây viêm phổi do nấm, nhưng hiếm gặp. Nhiều thai phụ bị viêm âm đạo băn khoăn không biết có nên xử trí không vì lo lắng, xử trí có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, không ít trường hợp “mặc kệ” bệnh mà không biết rằng sức khỏe của cả mẹ và con đang bị đe dọa từng ngày. Viêm âm đạo khi mang thai cần được xử trí càng sớm càng tốt để bảo đảm sức khỏe của cả mẹ và con. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì việc xử trí sẽ không làm ảnh hưởng gì đến thai nhi. Các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị đặc biệt dành cho phụ nữ có thai. Vì vậy, bạn nên đi khám và tiến hành hỗ trợ điều trị sớm nhất có thể. …;;;;;1. Những công dụng của nhân sâm mang lại cho phụ nữ Nhân sâm đã được sử dụng trong hàng ngàn năm để cải thiện sức khoẻ và tăng cường sức đề kháng, dưới đây là một số công dụng nổi bật: – Cung cấp năng lượng: Nhân sâm được coi là một “thần dược” cho sức khoẻ phụ nữ bởi khả năng tăng cường năng lượng. Việc sử dụng nhân sâm có thể giúp cải thiện sự mệt mỏi và kiệt sức, đặc biệt là trong thời kỳ chu kỳ kinh nguyệt hay sau khi sinh. Nhân sâm cung cấp các chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ thống cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, giúp phụ nữ duy trì sức khỏe và năng lượng hàng ngày. Nhân sâm được y học phương Đông trong hàng ngàn năm – Tăng cường hệ miễn dịch: Sức khỏe phụ nữ thường phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Nhân sâm có chứa các hợp chất có khả năng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể phòng chống các bệnh tật và nhiễm trùng. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ mang bầu và sau khi sinh. – Ổn định hormone: Sự thay đổi hormone có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ cho phụ nữ. Nhân sâm có khả năng cân bằng hệ thống hormone trong cơ thể, giúp làm giảm các triệu chứng không mong muốn như đau ngực, tiền kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt và tình trạng thăng hoa cảm xúc. Việc ổn định hormone cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe tình dục và cải thiện tâm lý. – Giảm stress và lo âu: Nhân sâm có tác dụng kháng stress và giúp cải thiện tâm trạng tổng thể, tạo ra một trạng thái tinh thần bình an và thoải mái hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ khi thường phải đối mặt với áp lực và căng thẳng từ công việc, gia đình, xã hội. – Hỗ trợ quá trình tiền mãn kinh: Nhân sâm có thể làm giảm các triệu chứng không thoải mái trong giai đoạn tiền mãn kinh như: đau đầu, mất ngủ, nóng trong và rối loạn cảm xúc. Điều này giúp phụ nữ đi qua giai đoạn chuyển dịch này một cách dễ dàng hơn và duy trì sức khỏe tốt. – Tăng cường chức năng tư duy và trí nhớ: Nhân sâm có tác dụng kích thích hoạt động não bộ, rất hiệu quả trong việc duy trì trí thông minh và sự tập trung trong công việc hàng ngày và các hoạt động tinh thần khác. Nhân sâm mang lại cho chị em phụ nữ nhiều công dụng rất tuyệt vời – Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Phụ nữ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh tim mạch sau tuổi mãn kinh. Nhân sâm có tác dụng bảo vệ và cải thiện sức khỏe tim mạch, bao gồm giảm huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu và làm giảm mức đường trong máu từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 2. Nhân sâm đối với phụ nữ mắc u xơ tử cung 2.1 Về bệnh u xơ tử cung Bệnh u xơ tử cung là một vấn đề phổ biến gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. U xơ tử cung là sự phát triển không bình thường của tế bào cơ tử cung, tạo thành những khối u ở trong hoặc ngoài tử cung. Tình trạng này có thể gây ra nhiều triệu chứng không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em. Nguyên nhân chính của bệnh u xơ tử cung chưa được xác định rõ, tuy nhiên, sự tăng hormone estrogen được cho là một yếu tố quan trọng. Ngoài ra, di truyền, tuổi tác, sự tăng cân, và tình trạng sức khỏe tổng thể cũng có thể đóng vai trò trong sự phát triển của u xơ tử cung. Trong quá trình điều trị u xơ tử cung, một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển và phát triển u xơ tử cung. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có chứa hormone tăng trưởng, tăng cường hoạt động thể chất và giảm căng thẳng là những điều quan trọng. Nhân sâm là một loại thảo dược từ họ cây Araliaceae, được truyền thống sử dụng trong y học phương Đông trong hàng ngàn năm. Nó được coi là một “thần dược” với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch, tăng cường năng lượng, cải thiện tuần hoàn máu và giảm stress. Nhân sâm cũng được cho là có khả năng cân bằng hormone nữ và hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe phụ nữ. Nhân sâm đóng vai trò hỗ trợ chị em kiểm soát các tác động của u xơ tử cung Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học đủ mạnh để chứng minh rằng nhân sâm có thể trực tiếp điều trị u xơ tử cung. Hiện tại, các phương pháp điều trị chính thức dựa trên việc loại bỏ u xơ hoặc thủ thuật phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, nhân sâm có thể đóng vai trò bổ sung trong quá trình này. Với các hoạt chất như polysaccharide, saponin và các acid amin có khả năng chống vi khuẩn, chống viêm, và tăng cường miễn dịch hỗ trợ cơ thể trong quá trình chống lại tác động của u xơ tử cung. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nhân sâm hoặc bất kỳ loại thảo dược nào cần có sự tham vấn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cụ thể của bạn và được hướng dẫn cách điều trị phù hợp nhất. 3. Lưu ý sử dụng nhân sâm khi đang bị u xơ tử cung – Chọn sản phẩm phù hợp: Nhân sâm có nhiều loại và có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức như viên nang, bột, hay nước uống. Khi chọn sử dụng nhân sâm, cần đảm bảo lựa chọn loại nhân sâm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình và u xơ tử cung. – Sự tương tác với thuốc: Nhân sâm có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. – Liều lượng hợp lý: Sử dụng quá nhiều nhân sâm có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, mất ngủ và tăng huyết áp. Hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng được ghi trên sản phẩm hoặc tư vấn từ chuyên gia. Chị em mắc u xơ tử cung cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng sâm – Theo dõi tình trạng sức khỏe: Khi sử dụng nhân sâm, nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào liên quan đến đau bụng, ra máu âm đạo bất thường, hãy ngừng sử dụng nhân sâm và hỏi ý kiến ​​của bác sĩ ngay lập tức. – Thực hiện kiểm tra định kỳ: Dù bạn sử dụng nhân sâm hay không, điều quan trọng là thực hiện kiểm tra định kỳ với bác sĩ để theo dõi tình trạng u xơ tử cung. Nhân sâm có thể là một phương pháp bổ trợ hữu ích, nhưng không thay thế cho chế độ điều trị chính thức. Điều quan trọng là tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ và tuân thủ các chỉ định điều trị được đưa ra. – Kết hợp với lối sống lành mạnh: Để đạt được lợi ích tối đa từ việc sử dụng nhân sâm, hãy kết hợp với một lối sống lành mạnh bao gồm: chế độ ăn cân đối, tập thể dục đều đặn, giảm stress, và ngủ đủ giấc. Nhân sâm có thể hỗ trợ quá trình phục hồi và cải thiện sức khỏe tổng thể, nhưng nó không thể thay thế cho một lối sống lành mạnh.;;;;;Với nhiều đàn ông, sức khỏe sinh lý rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương. Thuốc đại bổ có thể thành thuốc độc Nếu dùng nhân sâm và chế phẩm từ sâm với liều quá cao hoặc quá dài ngày có thể dẫn đến ngộ độc. Chị L. TH (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Thấy chồng bị áp lực công việc, mệt mỏi và sao nhãng chuyện vợ chồng, tôi mua một ký nhân sâm tươi, xắt lát một nửa hấp cơm 3 lát/ngày, còn một nửa ngâm rượu cho chồng uống. Tình hình sau đó được “cải thiện” đáng kể, chồng tôi luôn phấn chấn, “chuyện ấy” chất lượng hơn. Nhưng khoảng vài tháng sau tình hình lại xấu đi, chồng bị nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, mất ngủ. Tôi động viên mãi chồng đi khám thì anh mới thú nhận là thấy “kết quả” tốt nên đã tự mua thêm rượu sâm về... lén uống thêm mỗi ngày một ly nữa để “tăng cường bản lĩnh hơn”, không ngờ kết quả lại thê thảm”. Vợ chồng chị Hoài Nhi (ở đường Bưởi, Hà Nội) đang mong có con nên cả hai thường hấp tam thất thịt nạc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trước thì còn làm “chuyện ấy” được 3 lần/tuần. Thời gian gần đây thì xuống còn 1 lần/tuần khiến cả hai vợ chồng hốt hoảng đi tìm bác sĩ để được tư vấn. Thầy thuốc Đông y Trần Văn Bản (Trung ương Hội Đông y Việt Nam) cho rằng, nhân sâm bổ khí, tam thất tán huyết, đều là những vị thuốc đại bổ của Đông y, có khả năng cải tiến sức khỏe phòng the cho nam giới (như tăng sự cương cứng) và cả chất lượng của “tiểu binh” nhờ khả năng gia tăng những hormone quyết định sức khỏe tình dục của nam giới. Tuy nhiên, không nên dùng tùy tiện, lạm dụng và không đúng cách vì hiệu quả ít, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Nếu dùng nhân sâm và chế phẩm từ sâm với liều quá cao hoặc quá dài ngày có thể dẫn đến ngộ độc... khiến thuốc đại bổ trở thành thuốc độc. Dùng nhâm sâm, tam thất không đúng cách có thể khiến trẻ phát dục sớm Theo bác sĩ Đông y Phạm Hinh (Trung ương Hội Đông y Việt Nam), nam giới trọng thuốc bổ khí, nữ giới nên trọng thuốc bổ huyết. Vì vậy, nhiều nam giới đi tìm các loại dược thảo bổ dưỡng tăng cường sinh lực. Tuy nhiên, khi sử dụng nhân sâm, tam thất cần lưu ý: Sau khi ăn/uống nhân sâm tuyệt đối không dùng đồ biển và củ cải (trắng, xanh, đỏ... ). Bởi củ cải và hải sản là đại hạ khí, còn nhân sâm là đại bổ khí. Hai thứ dùng chung sẽ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người dùng. Các loại đậu đen, nước chè (trà) cũng không nên dùng sau khi uống nhân sâm vì làm giảm tác dụng nhân sâm. Không dùng nhân sâm vào buổi tối, vì sẽ gây hưng phấn, khó ngủ. Dù là sắc hay hấp cách thủy nhân sâm cũng không dùng đồ kim loại vì giảm tác dụng của loại dược liệu đại bổ này. Với tam thất, cổ nhân coi là có công năng “tráng dương”, nếu thỉnh thoảng quý bà hấp tam thất với thịt nạc cho chồng ăn hoàn toàn không có hại, cũng không sợ loãng tinh dịch, bởi có nhiều nghiên cứu cho thấy tam thất có tác dụng tương tự như nội tiết tố sinh dục, góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nhưng muốn dùng thường xuyên hoặc dùng tam thất sống thì cần được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn trực tiếp. Với phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 15 tuổi, tuyệt đối không dùng nhân sâm. Nếu muốn dùng cần có bác sĩ chỉ định và không quá lạm dụng vì có thể làm trẻ bị phát dục sớm.;;;;;Nấm tuy là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng cũng có một số loại chứa chất độc. Với người mang thai thì việc lựa chọn thực phẩm cần thận trọng để tránh nguy cơ gây hại cho thai nhi. Vì thế, khi mang bầu ăn nấm được không trở thành mối bận tâm chung của đại đa số mẹ bầu. Theo quan niệm của đông y thì nấm có tính mát, vị ngọt, khi dùng quá nhiều dễ gây khó tiêu và làm lạnh bụng. Bên cạnh những loại nấm ăn được thì vẫn có một số loài nấm chứa độc tố mạnh nếu ăn dễ có nguy cơ ngộ độc. Nguyên nhân bị ngộ độc nấm chủ yếu là do dùng nấm đã bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, khi đem đi chế biến và đun nấu độc tố không giảm được. Ngoài ra, sự nguy hiểm của nấm còn phụ thuộc vào điều kiện phát triển, đặc điểm thổ nhưỡng vùng đất và nồng độ độc tố hiện diện. So với người bình thường thì thai phụ có sức đề kháng kém hơn nên dễ bị ngộ độc hơn. Vì thế, thai phụ cần thận trọng tìm hiểu bầu ăn nấm được không để tránh gây hại đến cả mẹ và bé. 2. Bà bầu ăn nấm được không và điều cần lưu ý khi sử dụng Mặc dù có một số loại nấm chứa chất độc nhưng hầu hết các loại nấm đều giàu giá trị dinh dưỡng đối với thai kỳ, điển hình như: - Các loại vitamin B1, B2, B3, B5, Niacin và Thiamine vừa hỗ trợ cho sự phát triển trí não của thai nhi vừa giúp mẹ bầu được cung cấp thêm năng lượng để giảm mệt mỏi trong thai kỳ. - Riboflavin cải thiện thị lực và bảo vệ da cho mẹ bầu đồng thời giúp hỗ trợ phát triển hệ xương cũng như dây thần kinh của thai nhi. - Axit pantothenic phòng ngừa các vấn đề ở hệ tiêu hóa mà mẹ bầu có thể gặp khi mang thai như: đau dạ dày, ợ nóng, đầy hơi, táo bón,... - Vitamin D giúp mẹ bầu phòng ngừa loãng xương và giúp thai nhi có được hệ xương khỏe mạnh. - Giàu Protein cung cấp cho sự hình thành khối cơ của thai nhi. - Giàu chất sắt để kích thích tăng cường sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu ở thai phụ, nhờ đó mà cơ thể của mẹ có đủ máu để nuôi dưỡng cho thai nhi. - Chứa chất chống oxy hóa là ergothioneine và selenium tăng cường hệ miễn dịch để mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. - Cung cấp kali, kẽm, selen để cải thiện quá trình phát triển và tăng trưởng của thai nhi. - Nhiều Riboflavin có tác dụng hỗ trợ sản xuất năng lượng và sự hoạt động của tế bào hồng cầu ở cơ thể thai nhi và mẹ bầu. - Kích thích cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều hoạt chất Interferon với tác dụng ức chế sự sinh trưởng của một số loại virus có trong cơ thể và ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của tế bào ung thư. Từ những lợi ích này có thể thấy được câu trả lời cho băn khoăn mẹ bầu ăn nấm được không đó là: nấm chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà mẹ bầu không nên bỏ qua trong suốt thai kỳ của mình. Trong mỗi bữa ăn, mẹ bầu có thể kết hợp chế biến nấm cùng với các loại thực phẩm khác để vừa tăng khẩu vị cho bữa ăn vừa dung nạp thêm cho cơ thể những thành phần bổ dưỡng có trong nấm. 2.2. Khi sử dụng nấm mẹ bầu cần lưu ý Mặc dù vấn đề mang bầu ăn nấm được không đã có câu trả lời nhưng khi sử dụng loại thực phẩm này, mẹ bầu cũng cần chú ý: - Không nên chọn ăn các loại nấm nhiều màu sắc, có bề ngoài đẹp. Hầu hết những loại nấm có đặc điểm này đều dễ gây độc vì chứa chất Psilocybin tác động đến thần kinh không tốt cho sự phát triển của thai nhi. - Tuyệt đối không ăn nấm dại vì dễ ăn nhầm phải nấm độc. - Nên ăn nấm đã qua chế biến dạng sấy khô, nướng, nấu chín,... để loại bỏ bớt chất sinh ung thư và giúp cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe như đã nói đến ở trên. - Chọn mua nấm tươi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn lành lặn và tươi, chắc thịt, phần mũ nấm vẫn khép kín để che các phiến mỏng dưới mũ. Loại nấm này nếu được bảo quản tốt, có thể ăn trong khoảng 4 - 5 ngày sau khi thu hái. - Nấm tươi cần được đặt vào hộp thoáng khí và bảo quản trong tủ lạnh để tránh hơi ẩm làm nấm nhanh hỏng. - Không nên ăn nấm đã chuyển màu đen sậm, phần mũ mở rộng làm lộ phần lá mỏng vì đây là nấm đã hỏng, khô và bị mất bớt vị ngọt. - Nếu dùng nấm đã được phơi khô hay sấy chưa hết và muốn để dành thì nên bọc kín, để nơi mát và không có ánh sáng để vừa tránh ẩm vừa tránh tình trạng vitamin B2 có trong nấm bị phân hủy bởi ánh mặt trời. Những loại nấm này nếu bảo quản đúng cách có thể dùng trong 6 tháng nhưng trước khi dùng cần rửa sạch bụi đất và ngâm trong nước nóng khoảng 15 phút. - Không ăn quá nhiều nấm vì dễ bị khó tiêu và gây lạnh bụng. Một lần nữa mẹ bầu cần lưu ý rằng, lo lắng để tìm hiểu mang bầu ăn nấm được không là cần thiết nhưng không phải mọi loại nấm đều nguy hại. Nếu biết cách lựa chọn, bảo quản và chế biến cẩn thận thì nấm vẫn được xem là thực phẩm an toàn với thai kỳ. Nấm có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà vẫn giàu dinh dưỡng cho cả thai phụ và thai nhi nên mẹ bầu có thể yên tâm lựa chọn, sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và có một chế độ ăn uống hợp lý đối với việc dùng nấm thì tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có được những tư vấn chính xác. Những chia sẻ trên đây mong rằng sẽ gỡ rối được băn khoăn mang bầu ăn nấm được không và giúp mẹ bầu biết cách lựa chọn để yên tâm sử dụng nấm sao cho an toàn, phát huy tối đa những lợi ích mà loại thực phẩm này mang lại cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.;;;;;Phụ nữ đã mắc bệnh thận cần cân nhắc thận trọng trước khi mang thai bởi bệnh thận trong thai nghén có thể tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. 1. Những thay đổi ở hệ tiết niệu khi mang thai Kích thước thận tăng lên trong thai kỳ: chiều dài của thận tăng lên khoảng 1cm so với trước lúc có thai. Kích thước của thận sẽ trở về bình thường sau khi sinh;Giãn đài bể thận và niệu quản: vì tình trạng ứ nước do tắc nghẽn đường bài niệu. Sự ứ nước này thường nhẹ và được gọi là giãn đài bể thận - niệu quản “sinh lý “ trong thai kỳ. Sự ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi gây ra nhiễm trùng niệu và có thể tiến triển thành viêm đài bể thận nặng;Lưu lượng máu qua thận và lưu lượng lọc cầu thận ở phụ nữ có thai tăng lên khoảng 40% so với bình thường. Các lưu lượng này tăng lên khá sớm, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Việc tăng lưu lượng lọc cầu thận này sẽ làm tăng thải các chất cặn bã. Nồng độ Creatinine máu giảm khoảng từ 35 đến 44% so với giá trị bình thường. Giảm nồng độ albumin máu, giảm ure máu và giảm áp lực thẩm thấu của huyết tương;Lượng nước tăng khoảng 6-9 lít, trong đó chủ yếu là nước ở khoang ngoài tế bào, khoảng 4-6 lít. Khi mang thai thể tích huyết tương tăng lên gần như gấp đôi và phù là hiện tượng bình thường. Bệnh nhân đã có bệnh thận từ trước cần cân nhắc trước khi mang thai vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ Bệnh nhân đã có bệnh thận từ trước cần cân nhắc trước khi mang thai vì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Trong quá trình mang thai, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm độc, nhiễm trùng, tiền sản giật, tăng huyết áp, sảy thai, sinh non.... Cụ thể ảnh hưởng của từng dạng bệnh thận tới thai kỳ như sau:Hội chứng thận hư nguyên phát: Nếu bệnh nhân khỏi hoàn toàn trên 6 tháng và chức năng thận trở về bình thường hoặc chỉ suy thận độ I thì vẫn có thể mang thai bình thường. Trường hợp tiến triển bệnh không khả quan và bệnh nhân đã bị suy thận từ độ II trở lên thì không nên có thai;Suy thận mạn tính: Có thai sẽ ảnh hưởng nhiều đến diễn tiến của bệnh và thai phụ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Trong suy thận mạn, nhiều chuyên gia khuyên có thể có thai được khi suy thận mạn còn ở giai đoạn I, II. Nhưng phải theo dõi và điều trị hết sức chặt chẽ. Khi bệnh nhân đã suy thận cuối giai đoạn II thì không nên có thai;Bệnh viêm cầu thận cấp tính: bệnh nhân vẫn có thể mang thai bình thường, nhưng cần theo dõi chặt chẽ và chú ý kiểm soát cân nặng, huyết áp và protein niệu.Đối với phụ nữ đã mắc bệnh thận từ trước, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Do đó, cần cân nhắc thận trọng khi muốn mang thai và phải liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. 3. Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mắc hội chứng thận hư khi mang thai Lượng nước đưa vào cơ thể phụ thuộc vào mức độ đào thải của thận (tùy giai đoạn tiến triển của bệnh), thường từ 1,5-2 lít mỗi ngày (gồm nước lọc, sữa, nước canh, súp, từ trái cây...);Phụ nữ mang thai có bệnh thận nên ăn nhạt ở mức có thể, giảm các loại gia vị khi nêm nếm;Các thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá, tôm, trứng, sữa, đậu hũ... nên ăn ở mức độ vừa phải theo lời khuyên của bác sĩ;Cá biển nên luộc rồi bỏ nước luộc cho bớt muối;Nên ăn nhiều loại rau của quả và không uống nhiều nước luộc rau;Hạn chế ăn thức ăn nhiều muối như dưa muối, cà muối, mắm, cá khô, xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp, chả lụa,.... Phụ nữ mang thai có bệnh thận nên ăn nhạt ở mức có thể, giảm các loại gia vị khi nêm nếm Phụ nữ mang thai khi đang mắc bệnh thận cần được kiểm tra sức khỏe thai kỳ cẩn thận, đề phòng những biến chứng nguy hiểm mà bệnh thận có thể gây ra cho thai nhi. Khi tham gia các gói này, sản phụ sẽ được theo dõi sát sao mọi diễn biến trong quá trình mang thai, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của mẹ và thai nhi và có biện pháp can thiệp tốt nhất. Bác sĩ.Bác sĩ Nhã có thế mạnh và kinh nghiệm trong chẩn đoán theo dõi và điều trị thai nghén, thai bệnh lý. Khám tầm soát thai kỳ. Thực hiện các kỹ thuật mổ lấy thai. Phẫu thuật nội soi điều trị u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung.
question_63632
Tất tần tật thông tin về căn bệnh nguy hiểm - suy thận
doc_63632
Một trong những căn bệnh nguy hiểm và thường là biến chứng nghiêm trọng của nhiều bệnh lý khác nhau đó chính là suy thận. 1. Đại cương về bệnh suy thận Thận là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ lọc máu và đào thải các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài qua nước tiểu. Đồng thời, thận còn kích thích quá trình tạo máu, cân bằng các chất điện giải, độ toan, kiềm, lượng dịch trong toàn bộ cơ thể và điều hòa huyết áp. Tình trạng thận bị thương tổn và giảm dần khả năng thực hiện các nhiệm vụ nói trên sẽ dẫn đến suy thận. Phân loại suy thận: Thận giảm khả năng làm việc sẽ được chia làm hai mức độ khác nhau bao gồm: Thận suy cấp tính là tình trạng thận bị tổn thương dẫn đến khả năng lọc máu bị giảm sụt nhanh chóng. Đồng thời thận đột ngột mất khả năng thực hiện các chức năng khác do ngừng hoặc suy giảm nhanh chóng mức lọc cầu thận. Thông thường bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng ure máu tăng cao do thận không thể đào thải ra ngoài qua nước tiểu và có thể tiến triển sang tình trạng nguy kịch, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận tiết niệu mạn tính (Mạch máu thận, cầu thận, ống-kẽ thận, bệnh đường tiết niệu, bệnh thận bẩm sinh di truyền). Làm chức năng thận giảm sút dần dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương dẫn đến xơ hóa và mất chức năng không hồi phục. Người bị bệnh thận mạn tính phải chấp nhận với liệu trình điều trị cho đến cuối đời. Nguyên nhân gây suy thận cấp: Suy thận cấp có 3 nhóm nguyên nhân (trước thận, tại thận, sau thận). Cụ thể: Trước thận: là các nguyên nhân gây giảm dòng máu đến thận cấp tính làm giảm thấp áp lực lọc ở cầu thận như các loại shock, tắc nghẽn mạch máu (động hoặc tĩnh mạch) thận cấp tính. Vỡ phình mạch thận. Sử dụng các thuốc tương tác với cơ chế tự điều chỉnh dòng máu thận. Tại thận: một số bệnh cầu thận và mạch máu nhỏ trong thận như viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp gây viêm các mạch máu trong thận, bệnh xơ cứng bì, tăng huyết áp ác tính, hội chứng tan máu trong lòng mạch. Bệnh ống - kẽ thận cấp hoặc hoặc các tác nhân gây hoại tử ống thận cấp như nhiễm độc các kim loại nặng, nhiễm độc mật các loại động vật,… Sau thận: là các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu làm áp lực thủy tĩnh trong khoang Bowman tăng. Nguyên nhân gây suy thận mạn Bị tiểu đường, cao huyết áp. Người bị viêm cầu thận. Người bị viêm ống thận mô kẽ. Người mắc bệnh thận đa nang. Các đối tượng bị tắc nghẽn đường tiết niệu lâu dài, nguyên nhân do phì đại tiền liệt tuyến, bệnh sỏi thận và bệnh ung thư gây nên. Trào ngược bàng quang niệu quản dẫn đến tình trạng nước tiểu chảy ngược vào thận. Viêm đài bể thận tái diễn nhiều lần. 2. Triệu chứng phổ biến và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra Triệu chứng: Thận bị suy giảm chức năng sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể, do đó, người mắc bệnh này, các triệu chứng thường rất nhiều. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến với tần suất xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân bao gồm: Đau ở vùng lưng, nhất là hai bên hông, các cơn nhức nhối, khó chịu nhất là khi phải ngồi, đứng nhiều, khi vận động mạnh. Người bệnh thường xuyên thấy buồn nôn hay nôn ói nhiều, chán ăn, đắng miệng, bụng có cảm giác tức, đầy hơi, ăn khó tiêu hoặc dễ bị tiêu chảy hay táo bón. Cảm giác thấy người yếu, mệt mỏi, uể oải, thậm chí là khi nghỉ ngơi vẫn không thấy đỡ hơn. Tăng huyết áp đột ngột và thường phải dùng thuốc điều hòa huyết áp liên tục để kiểm soát. Đau tức ngực, khó thở, dễ bị tràn dịch màng phổi, màng bụng hay màng tim. Sưng, phù nhiều ở bàn chân, mắt cá chân, mặt, hai mí mắt,... Có những thay đổi bất thường về lượng nước tiểu, tần suất, mùi, màu, nước tiểu nhiều bột, protein nước tiểu cao hoặc đi tiểu ra máu, tiểu nhiều về đêm,... Đau nhức các khớp, đặc biệt là các khớp ở tay, chân, thường xuyên bị chuột rút, co bóp cơ bắp. Đau đầu, chóng mặt liên tục, người xanh xao, da sạm màu, sụt cân,thường xuyên bị nhiệt miệng, chảy máu chân răng,... Bệnh gây rối loạn sinh lý ngủ nghỉ, người bệnh mất tập trung, giảm ham muốn tình dục. Biến chứng: Những người bị bệnh suy thận có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như: Chức năng đào thải nước tiểu suy yếu khiến dịch tồn đọng gây phù chân, tay, cao huyết áp, tràn dịch các màng và xoang trong cơ thể. Nồng độ kali tăng cao trong máu có thể đe dọa đến sức khỏe tim mạch và kể cả tính mạng người bệnh. Tăng khả năng mắc các bệnh lý về mạch máu, tim và cơ - xương - khớp, xương dễ gãy, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và gây loãng xương. Khả năng lọc máu kém và các yếu tố kích thích tạo máu bị hạn chế có thể dẫn đến thiếu máu trầm trọng và phải cung cấp máu từ bệnh ngoài để bổ sung. Gây ra các tổn thương hệ thần kinh cũng như những thay đổi về tính cách, một số bệnh nhân có thể bị động kinh, co giật,... Giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng khả năng bị nhiễm trùng. Bệnh nhân đang trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi. 3. Chẩn đoán và điều trị Chẩn đoán: Để đưa ra kết luận chính xác về mức độ suy giảm chức năng của thận, các bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp sau: Xét nghiệm máu để kiểm tra GFR (độ lọc cầu thận) hoặc theo dõi các chỉ số đánh giá khác. Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá các thành phần, kiểm tra hàm lượng albumin, nước tiểu 24 giờ,... Sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá cấu trúc hay các dấu hiệu bất thường của thận. Nhiều trường hợp, bệnh nhân còn được tiến hành sinh thiết thận để kiểm tra mô thận dưới kính hiển vi. Điều trị: Tùy vào mức độ và tình trạng hư tổn ở thận mà phương pháp áp dụng điều trị bảo tồn với các bệnh nhân có sự khác nhau. Giải pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn kiêng nghiêm ngặt hiện nay là: Thẩm tách nhằm mục đích thay thế chức năng lọc và loại bỏ chất thải ở thận thông qua hai kỹ thuật là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng. Trường hợp suy thận tiến triển ở mức nghiêm trọng thì ghép thận là cách duy nhất và là biện pháp cuối cùng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ghép thận được vì chi phí rất cao lại khó có thể tìm được thận tương thích. Hơn nữa, các thủ tục và kiểm tra trước khi tiến hành ghép thận cần thời gian khá dài và rất nhiều công đoạn.
doc_44033;;;;;doc_52381;;;;;doc_28870;;;;;doc_63216;;;;;doc_28611
Thận là một cơ quan quan trọng nằm ở phía lưng dưới, phân bổ ở hai bên của cột sống với vai trò chính là thể dịch và bài tiết các chất thải dư thừa từ quá trình chuyển hóa của cơ thể. Cơ quan này còn giúp đào thải các độc tố ra bên ngoài cơ thể thông qua đường bài tiết. Việc xác định đúng nguyên nhân có thể giúp bác sĩ nhận diện được chính xác loại suy thận và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Lượng máu cung cấp cho thận bị suy giảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Tình trạng này thường do một vài nguyên nhân như các bệnh lý về tim, sẹo gan hoặc suy gan, dị ứng, sốc phản vệ, xuất huyết do tai nạn,... Việc sử dụng các loại thuốc cao huyết áp hoặc thuốc chống viêm đôi khi cũng làm giảm lượng máu đưa đến thận. Khi cơ thể không thể đưa được nước tiểu ra ngoài sẽ khiến cho các chất độc dần tích tụ lại và gây quá tải cho thận. Tình trạng này có thể xảy ra do một số bệnh lý ung thư như ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng,... Một vài vấn đề bất thường khác có thể khiến cho việc tiểu tiện gặp khó khăn và nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy thận, ví dụ: sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường tiết niệu,... Ngoài những nguyên nhân dẫn đến suy thận chính kể trên thì bệnh lý này còn có thể do một vài vấn đề như sau: Có các cục máu đông ở bên trong hoặc xung quanh thận. Bị nhiễm trùng. Nhiễm độc do kim loại nặng. Bệnh lý viêm cầu thận Hội chứng tăng ure máu. Bệnh lupus. Đái tháo đường. Do tuổi tác. Do sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh ung thư, thuốc kháng sinh hoặc các bệnh lý tự miễn khác,…3. Những biến chứng nguy hiểm Mặc dù việc lọc máu có thể giúp thận trở nên khỏe hơn, hỗ trợ thực hiện chức năng của thận nhưng nhìn chung vẫn không thể thay thế được hoàn toàn cơ quan này. Vậy nên, về lâu dài người bị suy thận vẫn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:Thiếu máu là tình trạng thường gặp ở những người bị chứng suy thận mạn tính do chức năng lọc máu của thận ngày càng suy giảm. Nếu không được chữa trị, tình trạng thiếu máu sẽ nặng hơn. Tim mạch và thận là hai bộ phận có mối quan hệ mật thiết. Hơn nữa, đối với các bệnh nhân lọc máu thì nguyên nhân gây tử vong cao nhất chính là bệnh tim. Thực tế, bệnh tim có tác động đến tuần hoàn máu. Nếu máu bị ứ lại ở tim gây nên áp lực lớn ở trong tĩnh mạch chính nối đến thận thì sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, thận không được cung cấp đủ lượng máu có oxy, qua đó gây nên bệnh thận. Như vòng tuần hoàn, khi thận hoạt động không tốt thì hệ thống hormone giúp cân bằng huyết áp sẽ phải làm việc quá mức cho phép để tăng lượng máu đến thận. Kéo theo đó, tim cũng phải hoạt động nhiều hơn bình thường và do đó, kéo theo bệnh lý tim mạch. Khi thận khỏe mạnh, lượng kali còn dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài và giúp cân bằng nồng độ kali ở bên trong máu. Nhưng đối với bệnh nhân suy thận, lượng kali không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ lại và làm tăng kali máu, có thể dẫn đến đau tim hoặc nguy hiểm hơn là tử vong. Ngoài những biến chứng kể trên, bệnh nhân suy thận còn có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng khác như: Bị tích nước lại trong cơ thể gây phù nề. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, sinh hoạt hàng ngày, công việc,... Gặp các vấn đề liên quan đến xương. Bị tăng phốt phát trong máu,...4. Các biện pháp điều trị suy thận phổ biến Việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến suy thận sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xây dựng một phác đồ điều trị cho người bệnh. Nhìn chung, bệnh lý này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng các phương pháp điều trị sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh, duy trì sự sống và đảm bảo các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh. Điều trị nội khoa: Việc chỉ sử dụng thuốc sẽ giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn nhưng không đảm bảo khả năng kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Chạy thận nhân tạo: Thông qua một chiếc máy lọc máu để đào thải các chất ở trong máu và đưa máu sạch vào lại cơ thể. Phương pháp này khá hiệu quả vẫn không thể thay thế được các chức năng của thận, người bệnh có thể gặp một số bất thường về sức khỏe. Thẩm phân phúc mạc: Đây là phương pháp lọc chất thải ở trong máu thông qua niêm mạc ổ bụng của bệnh nhân. Ghép thận: Một quả thận khỏe mạnh khác sẽ được thay thế cho thận của người bệnh. Đây là phương pháp được đánh giá cao về tỷ lệ thành công và độ an toàn. Trung bình, những ca ghép thận có thể kéo dài tuổi thọ từ 15 đến 20 năm (thận nhận từ người sống) và khoảng 10 - 15 năm (thận nhận từ người đã mất). 5. Một số cách ngăn ngừaĐể phòng ngừa bệnh lý suy thận, bạn nên lưu ý một số điều sau: Theo dõi và kiểm soát những bệnh lý khác thường xuyên. Thận trọng trong việc sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Duy trì trọng lượng cơ thể một cách hợp lý. Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh, giảm muối trong khẩu phần ăn.;;;;;Thận là cơ quan đóng vai trò “chủ chốt” trong việc đào thải các sản phẩm dư thừa (chất thải, độc tố) ra khỏi cơ thể. Vì thế, những bệnh về thận luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khỏe, trong đó, có bệnh suy thận cấp. Để hiểu rõ hơn về bệnh này, bạn đọc đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích trong bài viết hôm nay. Suy thận được chia thành 2 thể là cấp tính và mãn tính. Trong đó, suy thận cấp là tình trạng thận bị giảm chức năng một cách đột ngột, có thể diễn ra vài giờ hay thậm chí là vài ngày. Trong thời gian này, thận không còn khả năng loại bỏ chất thải ra cơ thể cũng như mất đi chức năng cân bằng nước và điện giải. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, tình trạng có thể thuyên giảm, thận có thể hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây nhiều biến chứng nặng nề như: Suy tim, phù não, phù phổi do thừa dịch (nước) nặng cộng với huyết áp cao. Rối loạn thần kinh, co giật, hôn mê. Viêm tụy cấp, viêm loét dạ dày - ruột, xuất huyết đường tiêu hóa,… Mất nước, rối loạn điện giải (tăng canxi máu, tăng phốt pho, tăng acid uric, tăng magie máu,…). Bội nhiễm phổi, đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng vết thương ngoài da,… Suy thận mãn tính, phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Tử vong. 2. Nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy thận cấp Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tìm được nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng và nguy hiểm. Nguyên nhân: Quá trình máu di chuyển đến thận chậm, gây sốc do giảm thể tích máu. Ống dẫn nước tiểu từ thận bị tắc nghẽn khiến nước tiểu ứ đọng trong thận, không thể đào thải ra ngoài. Đường tiểu bị nhiễm trùng, người bệnh gặp khó khăn trong quá trình đi tiểu khiến nước tiểu không được bài tiết ra ngoài. Tiểu đường hoặc cao huyết áp. Nhồi máu cơ tim, hội chứng ép tim. Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa,... Suy gan. Sốc phản vệ. Tổn thương thận do dùng thuốc cản quang khi chụp X-quang hoặc các loại thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen quá liều. Phá thai, sảy thai hoặc sản giật,... cũng có thể gây suy thận cấp. Yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận cấp Suy thận cấp có liên quan mật thiết đến tuổi tác. Tuổi cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao. Ngoài ra, những người có vấn đề về sức khỏe, mắc một số bệnh dưới đây cũng dễ mắc bệnh hơn những người khỏe mạnh bình thường. Bệnh nhân tiểu đường. Người bị cao huyết áp. Suy tim. Bệnh thận. Bệnh gan. Bệnh động mạch ngoại biên (tắc nghẽn mạch máu ở cánh tay và chân). 3. Cách điều trị và hạn chế diễn tiến của bệnh Như đã nói, suy thận cấp nếu được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể phục hồi chức năng của thận như bình thường, đồng thời, tránh được nguy hiểm cho sức khỏe. Điều trị Tùy thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn tiến triển của bệnh mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà, mà phải được nhập viện bởi việc điều trị này khá phức tạp và đòi hỏi sự theo dõi sát sao, chặt chẽ từ bác sĩ. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm: Sử dụng thuốc lợi tiểu để gia tăng sản lượng nước tiểu. Chỉ định lọc máu khi bệnh nhân có biểu hiện toan máu chuyển hoá rõ p H<7,2 hoặc bị phù phổi cấp, dọa phù phổi cấp. Chạy thận nhân tạo để lọc thận. Trước khi chạy thận, bệnh nhân không hoặc hạn chế dùng thức ăn giàu protein, muối, kali cũng như tránh sử dụng các loại thuốc huyết áp và thuốc bổ sung canxi. Nếu tích cực điều trị, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe, thận có thể hoạt động bình thường trở lại sau ít nhất 6 tuần điều trị. Cách hạn chế diễn tiến của bệnh suy thận cấp Suy thận cấp không chỉ nguy hiểm mà việc điều trị còn rất tốn kém, không phải ai cũng có khả năng điều trị. Do đó, cần xây dựng lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh hoặc hạn chế diễn tiến của bệnh, nhất là với những người cao tuổi hoặc người có sẵn bệnh lý nền. Xây dựng chế độ ăn hợp lý, ít protein, ít kali. Nếu có thể, hãy loại bỏ socola, các quả hạch và một số loại trái cây chứa nhiều kali ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi khi thận bị suy yếu thì lượng kali cao trong cơ thể sẽ khiến tim gặp nguy hiểm. Theo dõi cẩn thận lượng nước uống cũng như lượng nước tiểu hàng ngày. Hạn chế dung nạp chất lỏng để tránh tình trạng ứ nước trong phổi, gây phù phổi cấp. Uống thuốc theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ. Khi nghi ngờ nhiễm chất độc hóa học từ thức ăn hay thuốc đang sử dụng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Trường hợp bị ớn lạnh, sốt, nôn mửa, đau đầu, đau cơ và tiêu chảy, nên được nhập viện nhanh nhất có thể. Nếu đang mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, suy tim sung huyết và nhiễm trùng, cần duy trì chỉ số huyết áp ở mức ổn định bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, tăng cường chất xơ và cân nhắc lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn, tránh xa thuốc lá và thức uống có cồn, rèn luyện thể chất và duy trì cân nặng ổn định. Ngủ đủ giấc, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.;;;;;Ngoài chuyện làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, bệnh suy thận còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản, gây vô sinh – hiếm muộn. Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể, chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra và sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc – môn do thận sản xuất. Suy thận là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm. Người bệnh bị suy thận có các triệu chứng,như: Đau đầu do cao huyết áp, phù do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, đắng miệng, buồn nôn, mờ mắt, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu… Ngoài ra, người suy thận còn có dấu hiệu môi thâm, răng xỉn, đau xương, đau răng và chảy máu chân răng. Có hai dạng suy thận chính là: Suy thận mạn tính và suy thận cấp tính. Suy thận mạn diễn ra từ từ, trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Thận dần dần ngừng làm việc và dẫn tới giai đoạn cuối. Bệnh tiến triển chậm và thường không xuất hiện triệu chứng cho tới khi đã ở tình trạng nguy hiểm gây hại cho người bệnh. Suy thận cấp tính xảy ra trong thời gian ngắn, trước đó chưa từng xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chữa khỏi được. Suy thận cấp có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Suy thận ở nam giới có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn. Có hai nguyên nhân chính gây bệnh suy thận là viêm cầu thận cấp và cao huyết áp. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác là biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngoài chuyện làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống, bệnh suy thận còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản, gây vô sinh – hiếm muộn… Với những trường hợp bị suy thận nặng, người bệnh cần phải lọc máu suốt đời để duy trì cuộc sông. Nếu bệnh nhẹ, người bệnh phải uống thuốc và ăn kiêng nghiêm ngặt. Chế độ ăn kiêng rất phức tạp vừa phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng vừa phải đủ (thậm chí gọi là ít) chất đạm và muối (K, Na). Trường hợp bệnh nặng (chức năng thận giảm xuống còn dưới 50%) thì ngoài uống thuốc và ăn kiêng cần phải được lọc máu suốt đời để duy trì cuộc sống. Phương pháp lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) hoặc phẫu thuật ghép thận cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh suy thận phổ biến hiện nay. Những người mắc bệnh thận nói chung và suy thận nói riêng nên tránh ăn hải sản, thực phẩm chứa nhiều gia vị, các loại thức ăn gây cảm ứng và các chất gây kích thích như rượu bia, nước có ga, cà phê… Nên tránh tất cả các loại thực phẩm làm tăng nhiệt bên trong cơ thể (đồ ăn cay, nóng, có tính nhiệt cao). Người bệnh thận nên giảm ăn muối đặc biệt là các trường hợp đã bị phù nề. Những người suy thận, tăng kali huyết cần tránh xa thực phẩm có hàm lượng kali cao. Bệnh nhân tiểu tiện máu và axit uric cao nên tránh ăn phủ tạng động vật. Cần điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh. Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu. Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp, tăng mỡ máu… Không hút thuốc lá, không uống nhiều rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác. Giảm muối trong khẩu phần ăn, ăn đồ ăn ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả. Uống đủ nước 2 – 3 lít/ngày. Thể dục đều đặn. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi mà gây ảnh hưởng lớn đến chức năng thải độc của thận. Khám bác sĩ chuyên khoa thận định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần để phát hiện bệnh sớm nhất và có biện pháp đối phó kịp thời. Suy thận là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây biến chứng lớn nên chúng ta cần hiểu rõ về nó và có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.;;;;;Bệnh suy thận cấp hay còn gọi là tổn thương thận cấp tính phát triển nhanh chóng trong một vài giờ hoặc vài ngày, có thể gây tử vong và đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu. 1.Tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh lý suy thận cấp tính Suy thận cấp tính là tình trạng mất đột ngột khả năng của thận để thực hiện các chức năng chính, nhằm loại bỏ nước thừa và các muối – điện giải cũng như chất thải từ máu. Khi thận bị mất khả năng lọc, sẽ gây các mức độ nguy hiểm do chất lỏng, chất điện phân và chất thải tích tụ trong cơ thể. Bệnh thường gặp nhất ở những người đã nhập viện, những người cần chăm sóc đặc biệt. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt, người bệnh có thể khôi phục lại chức năng thận bình thường. Suy thận cấp hay còn gọi là tổn thương thận cấp tính phát triển nhanh chóng trong một vài giờ hoặc vài ngày, có thể gây tử vong và đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu. 2. Tìm hiểu về các triệu chứng điển hình của bệnh lý suy thận cấp Suy thận cấp tính thường gây ra tổn thương tại thận trong thời gian ngắn, từ một vài giờ cho đến một vài ngày. Do diễn biến nhanh chóng của bệnh nên biểu hiện của suy thận cấp tính thường rõ ràng hơn so với nhiều căn bệnh khác, cụ thể các triệu chứng như sau: – Người bệnh bị lượng nước tiểu – Giữ nước gây phù ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân – Luôn cảm giác buồn ngủ – Đôi lúc cảm thấy khó thở – Cơ thể mệt mỏi – Lẫn lộn, suy giảm trí nhớ – Buồn nôn – Co giật hoặc hôn mê trong trường hợp nghiêm trọng – Người bệnh bị đau ngực, cơn đau âm ỉ nhưng thường xuyên. Nhận biết sớm các triệu chứng của suy thận cấp để điều trị sớm nhất có thể. 3. Những nguyên nhân điển hình gây suy thận cấp tính 3.1 Những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp gây suy thận cấp Suy thận cấp có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ quan thường gặp gây suy thận cấp: – Khuyếch tán trở lại của dịch lọc cầu thận khi đi qua ống thận do màng tế bào ống thận bị hủy hoại. – Tắc ống thận do xác tế bào, do sắc tố, hoặc các sản phẩm protein – Tăng áp lực ở tổ chức kẽ của thận do phù nề – Giảm sút dòng máu hiệu dụng ở vỏ thận dẫn đến giảm mức lọc cầu thận một cách cấp tính. – Thay đổi tính thấm của màng đáy mao quản cầu thận 3.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng gián tiếp gây suy thận cấp Ngoài những yếu tố trên, những yếu tố nguy cơ khiến tăng khả năng gặp phải suy thận bao gồm: – Người bệnh đang điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt – Người bệnh tuổi cao, chức năng thận đã “lão hóa” – Tắc nghẽn mạch máu ở cánh tay hay chân (bệnh động mạch ngoại vi) – Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp – Người bệnh mắc các bệnh lý nền về thận. 4. Tìm hiểu về những biến chứng của suy thận cấp tính Bệnh lý suy thận cấp tính có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến chức năng của thận hoặc gây ra thiệt hại lâu dài chức năng thận hoặc giai đoạn cuối bệnh thận. Những người có bệnh thận giai đoạn cuối đòi hỏi phải chạy thận thường xuyên hoặc phẫu thuật ghép thận. Người bệnh có thể phải chạy thận nếu bệnh suy thận chuyển sang giai đoạn cuối Suy thận cấp tính có thể dẫn đến mất chức năng thận và trường hợp xấu nhất là người bệnh có thể tử vong vì căn bệnh này. Nguy cơ tử vong cao nhất ở những người có vấn đề về thận trước khi trải qua suy thận cấp. 5. Nguyên tắc trong điều trị suy thận cấp 5.1 Hướng dẫn bệnh nhân suy thận cấp điều trị hiệu quả Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa và nắm bắt được cụ thể tình trạng bệnh. Thông qua những xét nghiệm và chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho từng trường hợp bệnh nhân. Hiện nay, điều trị suy thận cấp được chia ra thành các giai đoạn bệnh, cụ thể: giai đoạn tấn công bởi các tác nhân bệnh, giai đoạn vô niệu hoặc thiểu niệu, giai đoạn đi tiểu được trở lại, giai đoạn phục hồi chức năng cho người bệnh. Mỗi giai đoạn sẽ có cách điều trị khác nhau phụ thuộc vào sức khỏe của người bệnh. 5.2 Các nguyên tắc điều trị bệnh suy thận cấp Những nguyên tắc trong điều trị suy thận cấp mà người bệnh cần nắm được như sau: – Loại bỏ sớm, nhanh chóng các nguyên nhân gây bệnh(xem xét các nhóm nguyên nhân để tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp nhất. – Điều chỉnh các rối loạn về tuần hoàn, đặc biệt là điều chỉnh lượng máu, dịch và huyết áp tâm thu từ 100 đến 120 mmHg. – Phục hồi và điều chỉnh lại dòng nước tiểu. – Kiểm soát các rối loạn về nội môi do suy thận gây ra. – Chấm dứt những triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh. – Tiến hành lọc máu ngoài thận khi được chỉ định. – Đặc biệt, người bệnh nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động và tập luyện để cân bằng điện giải, hỗ trợ tối đa trong quá trình điều trị.;;;;;Suy thận cấp có nguy hiểm không là một trong những vấn đề rất được quan tâm bởi tỷ lệ mắc bệnh hiện nay đang ngày càng tăng cao. 1. Sơ lược về căn bệnh suy thận cấp 1.1. Khái niệm suy thận cấp Suy thận cấp là tình trạng suy giảm hoặc ngừng chức năng lọc máu của cầu thận xảy ra trong thời gian ngắn, vài giờ hoặc vài ngày và có khả năng hồi phục. Bệnh nhân bị suy thận cấp sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như: Đi tiểu ít hoặc vô niệu. Hai chân bắt đầu thấy phù ở mắt cá hoặc cả bàn chân. Cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó thở. Xét nghiệm thấy ure và creatinin trong máu tăng cao hơn bình thường. Huyết áp có thể tăng cao hoặc thấp, xuất hiện các vết bầm và chảy máu không rõ nguyên nhân,... 1.2. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận cấp Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến suy thận cấp hiện nay. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa thường đưa ra một số tác nhân phổ biến mà mọi người cần lưu ý bao gồm: Các bệnh nhân bị chảy máu do chấn thương, đại phẫu thuật, phá thai, xuất huyết tiêu hóa hay nhồi máu cơ tim, hội chứng ép tim, nhiễm trùng huyết,... dẫn đến tình trạng sốc, giảm thể tích máu hiệu dụng tới thận hoặc giảm áp lực lên cầu thận. Sốc phản vệ do quá mẫn cảm, tình trạng tan máu cấp, tắc nghẽn ống thận do hemoglobin,... cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp. Các bệnh lý cầu thận, bệnh ở các mạch máu trong thận hay ống thận cũng là yếu tố làm suy giảm chức năng lọc máu và đào thải các chất của thận. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp còn xuất phát từ các yếu tố gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu nhiw tắc ống thận, sỏi thận, cục máu đông, hoại tử u nhú, tắc ống niệu quản, niệu đạo,... Thận là một trong những cơ quan cực kỳ quan trọng và mang yếu tố quyết định đến khả năng lọc máu cũng như đào thải độc tố của cơ thể. Chính vì vậy mà bất kể một yếu tố nào tác động đến thận đều dẫn đến những thay đổi bất thường của cơ thể. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào từng biến đổi khác nhau trong thận. Giai đoạn 1: 24 giờ đầu bệnh nhân cảm thấy mệt, buồn nôn, nôn, khó thở, đau ngực, nước tiểu ít dần, vô niệu. Lúc này, người bệnh cần điều trị kịp thời để tránh tiến triển sang giai đoạn 2. Giai đoạn 2: toàn phát với các triệu chứng nặng và các biến chứng, thậm chí người bệnh có thể tử vong. Thiểu, vô niệu, phù. Tùy tình trạng mà vô thiểu niệu có thể xuất hiện rất nhanh. Cùng với đó là đi kèm triệu chứng thừa dịch như phù phổi, suy tim ứ huyết. Giai đoạn 3: Lượng nước tiểu dần trở lại bình thường, trung bình 5 - 7 ngày. Giai đoạn 4: bệnh nhân dần hồi phục, tùy theo nguyên nhân, có thể mất từ 2 - 6 tuần, trung bình khoảng 4 tuần. Tùy vào mỗi cấp độ khác nhau mà câu trả lời cho nghi vấn suy thận cấp có nguy hiểm không cũng có sự thay đổi. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp mà bác sĩ đưa ra tiên lượng về tình trạng suy thận cấp. Trước đây, suy thận cấp là một trong những căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, có khi lên đến hơn 80%. Bệnh xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh chóng trong thời gian ngắn với những biến chứng như tăng Kali máu, phù phổi, xuất huyết tiêu hóa, các vấn đề về tim mạch,... Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hiện đại như ngày nay, tỷ lệ tử vong của bệnh nhân suy thận cấp đã giảm đáng kể, ở vào khoảng 50%. Các bệnh nhân tử vong do suy thận cấp thường rơi vào đối tượng như sốc nhiễm trùng, xuất huyết, suy hô hấp, chấn thương nặng, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền,... Trong những trường hợp bệnh nhân được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bằng những phương pháp tích cực, suy thận cấp hoàn toàn có thể khống chế được, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tử vong. Từ những giải thích nói trên về câu hỏi suy thận cấp có nguy hiểm không đã chứng minh rằng đây là một căn bệnh không hề đơn giản và nhất định không được chủ quan. Do đó, nếu được chẩn đoán suy thận cấp thì bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh bệnh ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, người bị suy thận cấp còn phải lưu ý những vấn đề sau: Người bệnh cần phải hiểu rõ các vấn đề có thể xảy ra, đặc biệt là những biến chứng kế phát từ suy thận cấp. Tìm hiểu kỹ lưỡng về những chất độc cũng như cơ chế làm việc của thận để có phương pháp chăm sóc bản thân tốt hơn. Tránh xa những thói quen gây hại cho cơ thể trong sinh hoạt, làm việc, ăn uống, đặc biệt là stress kéo dài. Xây dựng một lối sống khoa học, cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ về sử dụng thuốc, các thực phẩm, thức uống cần kiêng cữ trong quá trình điều trị,... Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ kể cả khi bệnh đã được đẩy lùi. Ngay khi có biểu hiện bất thường thì phải liên hệ ngay với các bác sĩ điều trị để đưa ra hướng xử lý an toàn nhất. Đặc biệt, không được tự ý điều trị hoặc bỏ ngang liệu trình mà bác sĩ đang sử dụng vì sẽ khiến bệnh trở nên nguy hiểm và đôi khi còn đe dọa tính mạng. Những đối tượng như người cao tuổi, người có bệnh lý nền cần được chăm sóc kỹ lưỡng vì nguy cơ tử vong rất cao.
question_63633
Lưu ý bổ sung Lysine cho trẻ sơ sinh
doc_63633
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển chức năng của trẻ. Lượng protein hoặc axit amin hấp thu ở mức thấp và quá cao đều có thể gây ra các tác động bất lợi. Bổ sung lysine cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết cho những trường hợp thiếu hụt nguồn cung cấp từ các loại thức ăn. 1. Tổng quan về lysine Không giống như các loại axit amin khác, lysine được phân vào nhóm các axit amin thiết yếu, nghĩa là cơ thể không tự tổng hợp được nó và phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung cấp từ thực phẩm bên ngoài. Lysine có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và một số loại họ đậu khác nhau như đậu nành.Lysine là một axit amin thiết yếu được cơ thể sử dụng chủ yếu để tổng hợp protein. Ngoài ra, lysine cùng với methionine, cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp carnitine, chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa axit béo. Lysine là axit amin giới hạn đầu tiên trong chế độ ăn toàn ngũ cốc được một tỷ lệ lớn dân số thế giới lựa chọn. Việc thiếu hụt lysine sẽ cản trở việc tổng hợp protein và gây giảm cân ở trẻ sơ sinh. Ngược lại, lượng lysine dư thừa cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng của động vật do chế độ ăn không cân bằng. Do đó, hàm lượng axit amin cần được bổ sung cho cơ thể rất quan trọng đối với tốc độ tổng hợp protein và tăng trưởng. 2. Bổ sung lysine đúng cách cho trẻ em Thông thường, lysine không được khuyến cáo sử dụng một cách rộng rãi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ em được đánh giá có thể nhận đủ nhu cầu lysine cần thiết thông qua một chế độ ăn lành mạnh và không yêu cầu thêm viên uống bổ sung.Lysine có thể được sản xuất dưới nhiều dạng như viên nang, bột, dạng lỏng. Lysine cho bé dưới 1 tuổi hay lysine cho bé 2 tuổi thường được bổ sung phối hợp trong các loại vitamin cho trẻ em. Để phù hợp hơn, các sản phẩm thường bổ sung thêm chất tạo vị giúp bé dễ dàng nuốt mà không cảm thấy khó chịu. Bổ sung lysine cho trẻ sơ sinh là việc làm quan trọng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ 3. Các lưu ý khi bổ sung lysine cho trẻ sơ sinh Hiện nay, chỉ có một số ít các nghiên cứu được thực hiện ở trẻ sơ sinh để xác định nhu cầu bổ sung lysine cho trẻ. Mục tiêu đánh giá cơ thể có được cung cấp đủ lysine trong khẩu phần hay không là sự cân bằng nitơ và tốc độ tăng trưởng, mặc dù đây có thể không phải là những phương pháp nhạy cảm nhất.Các chuyên gia của WHO đã khuyến nghị lượng lysine tiêu thụ nên ở mức cân bằng là 119 mg/ kg/ ngày đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi, mặc dù hiện nay vẫn thiếu hụt các bằng chứng thực nghiệm lâm sàng.Đặc biệt, việc bổ sung lysine cho trẻ sơ sinh trong thời gian dài có thể dẫn đến mất cân bằng nitơ trong cơ thể. Sự mất cân bằng này có tác động tiêu cực lên hệ chuyển hóa như gây hại cho hoạt động của thận. Vì vậy, trước khi quyết định bổ sung lysine cho trẻ sơ sinh, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ.Trong trường hợp trẻ cần bổ sung lysine, việc cải thiện có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
doc_9008;;;;;doc_40456;;;;;doc_38404;;;;;doc_5868;;;;;doc_20216
2. Cách dùng lysine cho bé hiệu quả Mẹ có thể bổ sung lysine cho bé qua thực phẩm hằng ngày 3. Các lưu ý để bổ sung lysine cho bé đúng cách Sử dụng một chất bổ sung cho một loại axit amin có thể dẫn đến sự cân bằng nitơ âm tính trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm hiệu quả trao đổi chất của trẻ. Nó có thể khiến thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn.Ở trẻ em, các chất bổ sung axit amin đơn lẻ có thể gây ra các vấn đề về tăng trưởng. Trẻ em không nên được dùng liều cao các axit amin đơn lẻ trong thời gian dài.Trước khi bổ sung lysine, cần thông báo nếu trẻ gặp phải các tình trạng sức khỏe sau:Đái tháo đường. Loãng xương. Bởi lysine có thể làm giảm lượng canxi mà cơ thể hấp thụ, đồng thời có thể tương tác với một số loại thuốc và chất bổ sung khác. Trước khi cho bé uống lysine, bố mẹ cần nhớ liệt kê các loại thuốc và các chất bổ sung khác mà trẻ đang sử dụng. Lysine không nên được dùng chung với một số loại thuốc như gentamicin, amikacin, kanamycin, netilmicin, neomycin, netilmicin, streptomycin và tobramycin. Nếu trẻ đang sử dụng arginine, arginine có thể làm giảm khả năng hấp thụ lysine của cơ thể.Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã không phê duyệt lysine để điều trị bất kỳ loại bệnh lý nào. Các nội dung giới thiệu về lysine có thể khác nhau giữa các công ty, bởi vì không có tiêu chuẩn sản xuất nào quy định chung cho loại chất bổ sung này.Mặc dù việc dùng quá liều đến mức đe dọa tính mạng là điều khó xảy ra, nhưng con bạn có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn có dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm, khó thở, nổi mề đay hoặc sưng môi, lưỡi hoặc phù mặt.Mặc dù chưa biết rõ tất cả các tác dụng không mong muốn, viên uống bổ sung lysine vẫn được đánh giá an toàn và có thể sử dụng liên tục trong vòng 1 năm. Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm đau bụng và tiêu chảy.Tóm lại, lysine là một loại axit amin cần thiết cho cơ thể và đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhưng mẹ cần bổ sung lysine một cách đúng đắn và khoa học. Cũng giống như các loại thuốc hay thực phẩm chức năng khác, việc bổ sung lysine cho trẻ cần có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia về dinh dưỡng.;;;;;Việc bổ sung dinh dưỡng nào để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ luôn là vấn đề được các mẹ quan tâm. Trong số những dưỡng chất giúp trẻ ăn ngon, tăng hấp thu canxi và phát triển chiều cao, thì bổ sung lysine cho trẻ được xem là ưu tiên hàng đầu. 1. Lợi ích khi bổ sung lysine cho trẻ nhỏ Lysine tên khoa học là acid L-2,6-diaminohexanoic, là một axit amin (thành phần cấu tạo nên protein) thiết yếu cần có trong bữa ăn của trẻ. Đây là dưỡng chất giúp tăng cường khả năng hấp thụ và duy trì canxi, cũng như ngăn sự bài tiết chất này ra bên ngoài. Bổ sung lysine cho trẻ sẽ giúp xương chắc khỏe và phát triển tốt hơn.Bên cạnh vai trò là thành phần cấu tạo protein thì lysine còn là chất giúp duy trì sự ổn định của hệ miễn dịch, cải thiện men tiêu hóa và kích thích ăn ngon ở trẻ.Đồng thời, lysine còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn rộp ở da, cũng như có khả năng ngăn ngừa, điều trị tình trạng đột quỵ và bệnh tim.Cụ thể, bổ sung lysine cho trẻ có thể mang lại những tác dụng như:Kích thích ăn ngon: Trong một số nghiên cứu gần đây, những trẻ được bổ sung đủ lysine tăng cân vượt trội hơn 40% so với trẻ thiếu lysine. Các nhà khoa học học lý giải nguyên nhân là do lysine giúp tăng hấp thu chất và kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Nhờ đó, trẻ tránh được các tình trạng như biếng ăn, kém hấp thu chất, chậm phát triển, thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố.Tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh: Vì là thành phần cấu tạo nên protein nên lysine cũng có nhiều kháng thể có khả năng giúp chống lại các vi khuẩn, virus như herpes hay zona,... Nhờ đó, hệ miễn dịch của bé được nâng cao và có thể chống lại nhiều bệnh.Hỗ trợ hấp thụ canxi phát triển chiều cao: Để dẫn truyền và hấp thụ tốt canxi thì rất cần vitamin D. Lysine lại có khả năng tương tự vitamin D, giúp hỗ trợ nâng cao khả năng hấp thu, giữ cho canxi không bị bài tiết ra ngoài cơ thể. Lysine đảm bảo quá trình hình thành nên các mô liên kết, xương, sụn và collagen, chống lão hóa cột sống, giúp xương bé luôn chắc khỏe cũng như phát triển chiều cao.Thúc đẩy tạo collagen: Cung cấp đủ lysine trong một ngày sẽ giúp quá trình tái tạo collagen được đẩy nhanh hơn bởi đây là thành phần cấu tạo nên protein, mà collagen lại là một protein có ở sụn, xương, các mô liên kết, da,... Trẻ thiếu lysine sẽ chậm hình thành collagen, khiến xương yếu và dễ gãy.Giảm căng thẳng và mệt mỏi: Theo một nghiên cứu về lysine thì tình trạng căng thẳng và lo lắng sẽ giảm đi nhiều ở những người bổ sung đủ lysine mỗi ngày. Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm căng thẳng, hỗ trợ phát triển chiều cao,... Lysine là một axit amin cần thiết nhưng cơ thể lại không thể tự tổng hợp chất này. Vì vậy, lysine được bổ sung qua thực phẩm là chính. Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng thì hàm lượng cần bổ sung lysine cho trẻ trong một ngày như sau:Trẻ em từ khoảng 3 - 4 tháng tuổi cần bổ sung 103 mg lysine trên 1kg trọng lượng cơ thể. Trẻ em độ 2 tuổi thì cần bổ sung khoảng 64 mg lysine trên 1 kg cơ thể bé. Trẻ em từ 10 -12 tuổi cần bổ sung 44 - 60 mg lysine trên 1 kg cơ thể. Lysine là một dưỡng chất cần thiết và có trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kiến thức về dinh dưỡng nên nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết lysine có trong thực phẩm nào. Lysine thường có ở động vật là chính, nhất là thịt và sữa. Ở thực vật thì các loại đậu và mầm lúa mì chứa lysine nhiều nhất. Ngoài ra, một số thực phẩm sau đây cũng cung cấp lysine cho cơ thể:Sữa và các chế phẩm được làm ra từ sữa. Rau củ và trái cây có màu đỏ như cam, quýt, cà rốt,...Các loại hạt như: Hồ đào, óc chó, hạnh nhân, hạt điều, quả hạch Brazil,...Các loại đậu và sản phẩm chế biến từ đậu như: Đậu Hà Lan, đậu lăng, sữa đậu nành, đậu phụ,...Các hải sản có vỏ như tôm, hàu,...Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò nướng) và thịt gà. Tảo xoắn được nhà sản xuất nén lại thành dạng viên và dạng bột. Các loại cá như cá tuyết, cá mòi, cá ngừ,...Mầm lúa mạch và men bia. Trứng còn nguyên lòng đỏ và trắng chưa rất nhiều protein và lysine. Trứng là thực phẩm giàu lysine 4. Những lưu ý khi bổ sung lysine cho trẻ Arginine là một loại axit amin có trong hệ tuần hoàn và có thể tương tác với lysine. Bổ sung lysine quá nhiều có thể làm giảm khả năng hoạt động của arginin. Lysine rất dễ bị phá hủy trong quá trình nấu nướng nên cần các mẹ cần thận trọng trong việc chế biến. Lysine là chất giúp tăng hấp thụ canxi nên các mẹ cần theo dõi lượng canxi nạp vào cơ thể trẻ. Bổ sung quá nhiều lysine sẽ gây ra các tác dụng phụ như: Đầy hơi, tiêu chảy, táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa. Trước khi bổ sung lysine bằng thuốc cho trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám và tư vấn để có được liệu trình thích hợp.Đảm bảo đủ lượng lysine cho cơ thể trẻ trong một ngày sẽ giúp duy trì sức khỏe tốt và phát triển chiều cao tối ưu. Vì vậy, việc bổ sung lysine cho trẻ cần được các mẹ quan tâm hơn cũng như đa dạng các nguồn thực phẩm hằng ngày để cung cấp đủ chất cho bé.Ngoài ra, để giúp trẻ đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa... bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),...Cũng theo các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.;;;;;Lysine là một trong những acid amin thiết yếu của cơ thể, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Lysine có tác dụng kích thích enzym tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Do vậy, đối với những trẻ biếng ăn cần bổ sung thực phẩm giàu lysine vào trong chế độ ăn hàng ngày. Lysine là một loại acid amin thiết yếu tham gia vào nhiều hoạt động và chức năng của cơ thể. Trong khi đó, cơ thể con người lại không thể tự tổng hợp được lysine, mà nguồn lysine hoàn toàn được cung cấp từ bên ngoài qua thực phẩm. Hơn nữa, lysine rất dễ bị phân hủy trong quá trình chế biến, chính vì vậy mà trẻ em dễ bị thiếu lysine.Việc thiếu hụt lysine có thể dẫn tới tình trạng trẻ có biểu hiện gầy yếu, biếng ăn, chậm lớn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Bởi vì, lysine có chức năng kích thích enzym tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa và hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.Bên cạnh đó, lysine giúp hấp thu canxi và tạo collagen để giúp quá trình tạo mô liên kết của da, xương và sụn. Từ đó, thúc đẩy phát triển chiều cao, phát triển men tiêu hóa, kích thích cho trẻ ăn ngon miệng. Khi cơ thể thiếu lysine sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein dẫn tới tình trạng trẻ gầy yếu, teo nhão cơ, chậm phát triển chiều cao, thiếu men tiêu hóa, biếng ăn, thiếu nội tiết tố, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Do vậy, với những trẻ biếng ăn do thiếu lysine thì cần bổ sung lysine kịp thời, khi đó tốc độ tăng cân sẽ cao hơn 40% so với tốc độ tăng cân khi không bổ sung lysine. 2.1 Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu lysine. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu lysine như. Rụng tóc. Mất cảm giác ngon miệng. Trẻ dễ bị kích động, không có khả năng tập trung. Chóng mặt, mệt mỏi và thờ ơ.Trẻ chậm phát triển. Có thể bị đỏ ngầu ở mắt hoặc hình thành sỏi thận, thiếu máu,...2.2 Cách bổ sung lysine. Do acid amin này cơ thể không tự tổng hợp được nên bổ sung lysine cho trẻ bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều lysine như: Các loại hạt đậu, sản phẩm của đậu tương, rong biển, sữa và các chế phẩm từ sữa, cà chua, cà rốt, trứng, các loại cá, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, động vật có vỏ như tôm, cua, hàu,... Tuy nhiên, lysine lại phân hủy trong quá trình chế biến thức ăn, do đó cha mẹ cần biến cách chế biến hợp lý.Đối với trẻ em, nhu cầu lysine cao gấp đôi so với người trưởng thành khi tính theo 1kg cân nặng mỗi ngày. Trẻ từ sơ sinh đến trẻ 6 tuổi thì cần 99mg, từ 7-15 tuổi cần 44mg, từ 16 tuổi trở lên cần 12mg.Lysine có nhiều trong một số loại thực phẩm. Lysine trong 100g thực phẩm thì trứng có 1.070mg, thịt bò, thịt nạc, tôm đồng, cá nạc từ 1.400-1.500mg, đậu xanh 1.150mg, đậu nành 1.970mg, đậu phộng 990mg lysine. Tuy nhiên, khi đun nấu, lượng lysine mất đi tương đối nhiều, ví dụ như đun ngũ cốc làm mất đi khoảng 80%. Bạn nên cho trẻ ăn thêm sữa và sản phẩm từ sữa để bổ sung lysine cho trẻ biếng ăn Lysine có trong sữa mẹ nên trẻ bú mẹ thường có đủ lysine. Lúc trẻ ăn dặm nếu không biết chọn thực phẩm giàu lysine thì trẻ sẽ thiếu lysine. Thiếu lysine hoặc thiếu các yếu tố chuyển hóa lysine sẽ dẫn đến trẻ biếng ăn, chậm lớn và suy giảm hệ miễn dịch. Nếu bổ sung lysine cho trẻ biếng ăn thì tốc độ tăng cân sẽ cao gấp 2,5 lần so với tốc độ tăng cân bình thường của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ biếng ăn, bổ sung lysine, tốc độ tăng cân cao hơn 40% so với tốc độ trong giai đoạn không bổ sung.Bổ sung lysine cho trẻ dưới 4kg với liều lượng mỗi ngày là 250mg, cho trẻ trên 4kg là 500mg/ngày. Lysine không độc hại khi dùng với liều này. Tuy nhiên, cần chú ý rằng lysine còn là thuốc chống nhiễm kiềm, vì vậy nếu dùng quá liều và kéo dài có thể gây nhiễm acid huyết. Như vậy, ngoài những vi chất dinh dưỡng hay gặp như kẽm, sắt, vitamin,... trẻ cũng cần lysine để cải thiện sự phát triển của cơ thể. Lysine sẽ là dưỡng chất giúp cho trẻ ăn ngon, khỏe mạnh và cao lớn hơn mỗi ngày.Tóm lại, lysine là một trong những acid amin thiết yếu của cơ thể, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Lysine có tác dụng kích thích enzym tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Do vậy, đối với những trẻ biếng ăn cần bổ sung thực phẩm giàu lysine vào trong chế độ ăn hàng ngày.;;;;;Lysine là một loại axit amin thiết yếu mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được. Lysine được sử dụng để tổng hợp nên các protein trong cơ thể, vì vậy thiếu lysine sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển ở trẻ em. 1. Vai trò của lysine đối với trẻ nhỏ Lysine là một loại axit amin cần thiết cho cơ thể người lớn và trẻ nhỏ vì những lợi ích sau:Trong nhiều nghiên cứu, Lysine đã được lựa chọn để khảo sát khả năng ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng herpes và mụn rộp.Lysine cũng làm tăng sự hấp thụ canxi ở ruột và đào thải canxi qua thận, cho thấy một vai trò tiềm năng trong việc kiểm soát bệnh loãng xương.Ngoài ra, Lysine đã được nghiên cứu về tác dụng của nó trong việc tăng khối lượng cơ, cải thiện chuyển hóa glucose và các sản phẩm phụ glycated độc hại liên quan, và cải thiện sự lo lắng.Các báo cáo trường hợp cho thấy lysine có thể cải thiện cảm giác đau. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng hạn chế để hỗ trợ việc sử dụng lysine trên thực tế.Rõ ràng, với những công dụng nêu trên, lysine là một axit amin cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Cụ thể, lysine đối với trẻ nhỏ có những tác dụng như sau:Kích thích vị giác, tăng hoạt động các men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Thúc đẩy quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể. Hỗ trợ hấp thu các chất dinh dưỡng khác từ thức ăn. Tăng chiều cao cho trẻ thông qua việc tăng cường hấp thu canxi từ đường ruột. Tăng sản xuất collagen. Hỗ trợ hoạt động hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng 2. Các biểu hiện trẻ thiếu lysine Tuy không phổ biến, thiếu lysine có thể gây ra những tác động có hại cho sức khỏe của trẻ. Trẻ biếng ăn hoặc kén ăn các loại thực phẩm giàu lysine là những đối tượng có nguy cơ thiếu lysine cao nhất.Biểu hiện trẻ thiếu lysine khá đa dạng, xuất hiện trên nhiều cơ quan như:Thể trạng gầy, mệt mỏi. Dễ cáu kỉnh, kích động. Thờ ơ với ngoại cảnh. Buồn nôn, nôn. Chóng mặt. Trẻ rụng tóc nhiều. Chậm phát triển chiều cao hoặc còi cọc Trẻ còi cọc là một trong những biểu hiện của thiếu Lysine 3. Biện pháp bổ sung lysine cho trẻ em Lysine là axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất được. Cơ thể trẻ nhận được lysine từ thức ăn và các loại thuốc bổ sung. Một số loại thực phẩm được liệt kê sau đây là cách bổ sung lysine cho trẻ em một cách an toàn nhất:Thịt trắng: Ví dụ như thịt gà và đây cũng là loại thực phẩm yêu thích của trẻ. Trong thịt gà còn chứa vi chất kẽm dồi dào, kích thích vị giác của trẻ.Thịt lợn, thịt bò: Ngoài lysine, trẻ em còn được bổ sung một nguồn protein dồi dào thông qua những loại thực phẩm này.Đậu: Đậu tương, đậu nành, đậu lăng. Sữa tươi, sữa chua, phô mai và các sản phẩm khác từ sữa: Đây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và hợp khẩu vị của hầu hết trẻ em. Trong sản xuất, nhiều axit amin được bổ sung vào, bao gồm cả lysine.Một số loại hạt như óc chó, hạnh nhân. Rau củ bao gồm bí đỏ, cà rốt, củ cải. Trái cây như chuối, cam, quả lê. Hải sản như cá ngừ, tôm: Lysine chứa trong cá ngừ với hàm lượng cao. Ngoài ra, cá ngừ cũng giàu vi chất omega 3.Trứng: Trứng là thực phẩm dễ mua, dễ chế biến và là loại thức ăn yêu thích của nhiều trẻ em.Tuy nhiên, sinh khả dụng của lysine bị hao hụt trong khi chế biến thực phẩm, chẳng hạn như đun nóng, nấu ở nhiệt độ cao hoặc chế biến với sự có mặt của đường hoặc nấm men. Vì vậy, ngoài thực phẩm, bổ sung lysine cho trẻ nhỏ còn có thể được thực hiện thông qua các loại thuốc bổ sung. Các sản phẩm bổ sung lysine trên thị trường được sản xuất dưới nhiều dạng như viên nang, bột, dung dịch. Trong đó, dạng lỏng là dạng phổ biến nhất và thích hợp cho trẻ nhỏ.Ngoài lysine, trẻ cũng nên bổ sung thêm các vi chất cần thiết như selen, kẽm, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.;;;;;Nhiều trẻ bị thiếu lysine khiến cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Việc bổ sung lysine sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, gia tăng chuyển hóa, giúp hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. 1. Vai trò của lysine trong cơ thể Lysine chính là một trong 12 loại axit amin thiết yếu của cơ thể, có tác dụng tăng cường hấp thu canxi, kích thích cơ thể sản xuất collagen. Đặc biệt đây là loại axit amin quan trọng đối với trẻ nhỏ bởi giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Khi bị thiếu lysine, trẻ sẽ có biểu hiện biếng ăn, chậm lớn, mất tập trung, mệt mỏi... Người lớn khi thiếu lysine sẽ bị rụng tóc, loãng xương, thiếu máu....Lysine giúp tăng cường khả năng hấp thụ và duy trì canxi, đồng thời ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể. Vì vậy, nó có tác dụng tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh loãng xương.Lysine là một thành phần của nhiều loại protein khác nhau, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon, duy trì hệ miễn dịch. Nó cũng ngăn cản sự phát triển của loại vi khuẩn gây bệnh mụn rộp nên thường được bác sĩ kê đơn cho người bị rộp môi hay mụn rộp sinh dục.Ngoài việc giúp tăng cường hấp thu canxi, kích thích sản xuất collagen kéo dài tuổi xuân, lysine còn có nhiều tác dụng khác, bao gồm:Điều trị và ngăn ngừa các vết loét: Lysine đã được sử dụng trong điều trị các nhiễm trùng như herpes (mụn rộp sinh dục), các vết loét miệng..... Nghiên cứu khoa học đã kết luận lysine có thể giúp điều trị vết loét, ngoài ra còn được sử dụng như một loại kem bôi tại chỗ để làm giảm vết loét và viêm.Giảm căng thẳng: Một số nghiên cứu đã cho thấy, lysine có thể giúp giảm lo lắng ở nam giới và căng thẳng ở phụ nữ.Ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ: Theo nhà khoa học Linus Pauling, người từng nhận được hai giải Nobel Y học, lysine còn có tác dụng ngăn ngừa, chữa trị bệnh tim và đột quỵ.Lysine là axit amin cần thiết cho cơ thể và có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nó cũng có một số tác dụng phụ mà bạn cần biết, đặc biệt là với những người bổ sung lysine thông qua thuốc hay các loại thực phẩm chức năng có chứa lysine.Theo các bác sĩ, việc uống lysine đa phần là an toàn nhưng với một người bình thường không cần thiết và không nên bổ sung lysine bằng cách đó, vì nếu bổ sung quá nhiều lysine sẽ gây các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.Hiện vẫn có rất ít nghiên cứu về tính hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lysine ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng thừa lysine không nên uống các loại thuốc bổ sung lysine trong khi bạn đang mang thai mà chỉ cần ăn đủ các loại thực phẩm có lysine.Cần thận trọng khi sử dụng lysine cho người mắc bệnh thận. Một số nghiên cứu đã chứng minh có mối liên hệ giữa lượng lysine trong cơ thể và nguy cơ mắc bệnh thận. Do lysine có tác dụng trong việc tăng cường hấp thu canxi, có thể làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng thêm bệnh sỏi thận.Vì vậy bạn chỉ nên bổ sung lysine qua thực phẩm, khi dùng bất cứ loại thuốc, hay thực phẩm chức năng nào hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ. Trẻ thiếu lysine sẽ làm giảm cảm giác ăn ngon miệng Mỗi một người bình thường mỗi ngày cần 1g lysine. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được chất này mà cần phải được cung cấp thông qua thực phẩm hoặc bổ sung dưới dạng thuốc hay thực phẩm chức năng.Trong khẩu phần ăn của người Việt Nam, lượng ngũ cốc chiếm đến 70-80% nên cả người lớn và nhiều trẻ bị thiếu lysine, đặc biệt là những người ăn chay, vận động viên, bệnh nhân bỏng, mụn rộp.Để cung cấp đủ lysine cho trẻ, bạn cần cân đối lại khẩu phần ăn của trẻ, ăn đủ các thực phẩm như trứng, cá, sữa tươi. Tuy nhiên, lysine trong các loại thực phẩm rất dễ bị phá huỷ trong quá trình đun nấu. 3. Thực phẩm bổ sung lysine cho trẻ Dưới đây là một số loại thực phẩm có chứa lysine, một trong 12 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.Phô mai: Phô mai là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trong các chế phẩm được làm từ sữa, loại thực phẩm này có hầu hết các axit amin thiết yếu, trong đó có cả lysine.Thịt bò nướng: Đây là món ăn rất thơm ngon và có hàm lượng protein cao. Món ăn này cũng chứa nhiều axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể.Thịt gà: Phần lườn gà được nấu chín không chỉ chứa đạm dễ tiêu hóa mà còn có nhiều axit amin trong đó có lysine.Cá ngừ: Hầu hết các loại cá đều rất tốt vì có chứa omega 3, nhưng cá ngừ là loại cá đặc biệt chứa nhiều lysine.Đậu nành: Đây là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng có hàm lượng đạm thực vật cao. Đậu nành là một nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời các axit amin trong đó có cả lysine. Đậu nành là loại thực phẩm giàu lysine Thịt lợn: Đây là một thực phẩm phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới với hàng triệu người tiêu dùng hàng ngày. Thịt lợn là thực phẩm giàu protein và nhiều axit amin trong đó có cả lysine.Tôm: Các loại hải sản như tôm, cua đều là những thực phẩm giàu protein axit amin trong đó có lysine.Hạt bí ngô: Loại hạt này rất giàu protein và là một trong số ít thực phẩm từ tự nhiên có nhiều lysine.Trứng: Trứng là thực phẩm yêu thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Trứng có hàm lượng protein cao và rất nhiều lysine.Đậu trắng: Đậu trắng là thực phẩm được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau, điều quan trọng là nó rất giàu các axit amin như lysine.Khi đã hiểu được vai trò của lysine và cách dùng lysine, bạn nên cân nhắc và bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày cho con và cần thiết có thể thăm khám để được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.Thiếu lysine làm cho trẻ kém hấp thu và chậm phát triển. Tình trạng thiếu vitamin B1 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin B1 và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, crom, selen, ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.com
question_63634
Công dụng thuốc Albinax 70mg
doc_63634
Thuốc Albinax 70mg là thuốc được chỉ định điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, người lớn tuổi,... Để sử dụng thuốc một cách an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất thì mọi người cần nắm rõ các thông tin về thuốc dưới đây. 2. Công dụng thuốc Albinax 70mg 2.1 Tác dụng thành phần thuốc. Thành phần Alendronat trong thuốc Albinax là một aminobisphosphonat có tác dụng ức chế tiêu xương đặc hiệu. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy Alendronat được gắn chọn lọc vào các vị trí tiêu xương đang hoạt động, ức chế hoạt động của các hủy cốt bào.Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy điều trị alendronat tiền lâm sàng có thể làm tăng đáng kể khối lượng xương ở xương cột sống, ở cổ xương đùi. Quá trình tiêu xương và tạo xương luôn song hành cùng với nhau, nên mặc dù quá trình tạo xương bị giảm, nhưng với việc sử dụng alendronat trong thời gian dài thì quá trình tiêu xương sẽ diễn ra chậm hơn, dẫn đến tăng đáng kể khối lượng xương.2.2 Chỉ định thuốc. Với tác dụng trên, thuốc Albinax 70mg thường được chỉ định trong điều trị loãng xương ở người lớn tuổi và ở phụ nữ mãn kinh nhằm giảm nguy cơ gãy xương.2.3 Chống chỉ định thuốc Albinax 70mg. Thuốc Albinax 70mg được khuyến cáo không sử dụng trong các trường hợp sau đây:Có các dị thường thực quản như hẹp thực quản hoặc co thắt cơ vòng thực quản dẫn đến chậm làm rỗng thực quản.Bệnh nhân không thể đứng hay ngồi thẳng trong 30 phút.Người quá mẫn cảm với Alendronat hay bất cứ thành phần nào có trong thuốc.Người bị giảm calci huyết. 3. Cách dùng – Liều dùng thuốc Albinax 70mg Thuốc Albinax 70mg chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế để phát huy được hết công dụng thì người dùng cần sử dụng thuốc đúng cách và đủ liều lượng theo đúng liệu trình được bác sĩ tư vấn. Dưới đây là cách dùng và liều dùng tham khảo của thuốc Albinax.3.1 Liều dùng. Mỗi tuần uống một viên thuốc duy nhất. Không cần phải điều chỉnh liều lượng cho người cao tuổi hay người bị suy gan hoặc người bệnh suy thận (có độ thanh lọc creatinin từ 35 - 60ml/phút).3.2 Cách dùng. Thuốc cần được uống nguyên viên với một cốc nước khi mới ngủ dậy hoặc ít nhất là 30 phút trước khi ăn. Lưu ý không được nằm uống thuốc và không được uống thuốc với bia, rượu, café, nước uống có gas... sẽ làm giảm công dụng thuốc Albinax 70mg.3.3 Quên liều, quá liều. Quên liều: Nếu quên dùng thuốc thì người bệnh có thể uống bù một viên vào buổi sáng ngày hôm sau, ngay sau khi phát hiện. Không được uống 2 viên trong cùng một ngày, mà cần trở lại uống mỗi tuần 1 viên duy nhất vào đúng ngày trong tuần theo lịch ban đầu.Quá liều: Khi dùng Albinax 70mg quá liều, người dùng sẽ gặp phải một số triệu chứng như: giảm phosphat huyết, giảm calci huyết, rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, viêm hoặc loét dạ dày, viêm thực quản.Khi quá liều, người bệnh cần uống sữa hoặc uống thuốc kháng acid dạ dày để kết hợp với alendronat. Không được gây nôn và người dùng cần phải giữ ở tư thế hoàn toàn thẳng đứng. 4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Albinax 70mg Khi sử dụng thuốc Albinax, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, bao gồm:Thường gặp: đau đầu, chóng mặt, khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, loét thực quản, khó nuốt, ợ chua, rụng tóc, ngứa, sưng khớp, đau cơ xương, suy nhược và phù ngoại biên.Ít gặp: rối loạn vị giác, viêm mắt, nổi ban đỏ, buồn nôn, nôn mửa, loét thực quản, viêm dạ dày - thực quản, đại tiện ra máu đen, đau cơ, khó chịu.Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn (phù mạch, nổi mề đay), da nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Stevens. Johnson, hoại tử biểu bì, hẹp thực quản, loét hầu họng, loét đường tiêu hóa trên, hoại tử xương hàm, gãy xương đùi. 5. Tương tác thuốc Không sử dụng đồng thời Alendronat với liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ sau mãn kinh.Các thuốc làm giảm tính acid, chất bổ sung calci, nước cam hoặc cà phê sẽ làm giảm sự hấp thu của Alendronat.Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) gây ra kích ứng dạ dày và ruột. Do đó cần phải thận trọng khi phối hợp với alendronat.Để tránh tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả và công dụng thuốc Albinax 70mg hay các loại thuốc đang dùng thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc được kê đơn, không kê đơn hay thuốc Đông y, thảo dược và các loại thực phẩm chức năng. 6. Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Albinax 70mg Để quá trình sử dụng thuốc Albinax diễn ra an toàn, hiệu quả thì người dùng cần lưu ý và thận trọng một số vấn đề sau:Thuốc chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ kê, vì thế người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.Thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ ở niêm mạc đường tiêu hóa trên: loét thực quản, viêm thực quản và đôi khi kèm chảy máu.Cần thận trọng dùng thuốc ở những người khó nuốt, có bệnh thực quản, bệnh viêm dạ dày, viêm hoặc loét tá tràng, đau sau xương ức.Khi dùng thuốc cần vệ sinh răng miệng tốt và kiểm tra răng thường xuyên, không thực hiện các thủ thuật nha khoa xâm lấn để tránh hoại tử xương hàm.Lúc bắt đầu dùng thuốc có thể xảy ra đau cơ xương khớp hoặc cũng có thể xảy ra sau vài tháng dùng thuốc. Tuy nhiên, khi ngưng dùng thuốc thì các triệu chứng này sẽ hết.Cần phải điều chỉnh tình trạng giảm calci huyết trước khi bắt đầu điều trị bằng Alendronat. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm calci và vitamin D nếu khẩu phần ăn không đủ.Bệnh nhân dùng thuốc lâu dài để điều trị loãng xương có thể có nguy cơ gãy xương đùi không điển hình. Vì thế, cần phải ngừng thuốc ở bệnh nhân nghi ngờ có triệu chứng này.Không dùng Alendronat cho người bị suy thận nặng (có hệ số thanh thải creatinin < 35 ml/phút).Bệnh nhân có di truyền không dung nạp galactose hoặc bị thiếu hụt men lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose thì không nên sử dụng thuốc.Không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang có thai, cần thận trọng dùng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú.Thuốc không hoặc gây ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, khi dùng thuốc có thể xảy ra tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt. Do đó, không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi có triệu chứng đau đầu, chóng mặt khi dùng thuốc.Thuốc Albinax 70mg nên được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát không có ánh nắng mặt trời chiếu vào với nhiệt độ dưới 30 độ C. Cần để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em để tránh trẻ nghịch và uống nhầm phải thuốc.Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng thuốc Albinax 70mg, cũng như cách dùng và liều dùng, lưu ý khi sử dụng thuốc. Nếu cần thêm thông tin về thuốc trước khi sử dụng thì bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
doc_32637;;;;;doc_49925;;;;;doc_45391;;;;;doc_31919;;;;;doc_21082
Thuốc Alenax 70 được phân loại trong nhóm thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Khi sử dụng thuốc Alenax 70 bạn nên tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết những thông tin cần lưu ý. Sau đây là một số điều về thuốc Alenax 70 mg cho bạn đọc tham khảo. 1. Công dụng của thuốc Alenax 70 Thuốc Alenax 70 mg có thành phần chính là axit alendronic được sử dụng cho phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh hoặc người cao tuổi. Thuốc Alenax 70 thuộc phân nhóm giảm đau chống viêm nhưng lại có chỉ định dành cho vấn đề loãng xương và bảo vệ xương khỏi thương do các vấn đề suy yếu sức khỏe của xương. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Alenax 70 Thuốc Alenax 70 được sử dụng dạng viên uống nên người bệnh cần chuẩn bị thêm khoảng 200 m nước để dùng cùng. Thời điểm tốt nhất để uống thuốc Alenax 70 chính là lúc mới ngủ dậy hoặc trước khi ăn khoảng 30 phút. Sau khi uống thuốc nên ngồi tránh nằm ngay. Nếu vô tình quên liều phát hiện sớm có thể uống thuốc ngay nhưng không được phép uống tăng gấp đôi liều, vì điều đó dẫn đến quá liều ảnh hưởng công dụng của thuốc.Liều dùng thông thường của thuốc Alenax 70 là dùng liều duy nhất cho mỗi tuần. Chính vì thế cần ghi nhớ thời điểm uống thuốc để sử dụng tránh quên liều. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Alenax 70 Thuốc Alenax 70 có thể gây ra biểu hiện dị ứng nguy hiểm khiến người bệnh bị co thắt cơ vùng thực quản hay đông thực quản. Những vấn đề này nên được lưu ý phòng ngừa kiểm tra kỹ lưỡng thành phần của thuốc trước khi sử dụng để tránh nguy cơ dị ứng xuất hiện.Những bệnh nhân không thể cử động đứng hay ngồi thẳng liên tục trong 30 phút nên thận trọng. Báo cho bác sĩ về tình trạng để đánh giá cụ thể trước khi quyết định dùng thuốc Alenax 70. Người bệnh mắc chứng hạ canxi huyết cũng không được sử dụng. Dựa theo những trường hợp chống chỉ định bệnh nhân nên kiểm tra kỹ để đánh giá phát hiện những nguy cơ trước khi dùng thuốc Alenax 70.Bệnh nhân có biểu hiện suy gan thận mức độ vừa và nặng hoặc đang điều trị ung thư cần báo cho bác sĩ khi được chỉ định sử dụng Alenax 70. 4. Phản ứng phụ của thuốc Alenax 70 Trường hợp xuất hiện phản ứng phụ với thuốc Alenax 70 được cho là không cao. Nhưng các phản ứng phụ luôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Để tránh và phòng ngừa bạn nên chú ý đến một số phản ứng phụ thường xuất hiện sau:Đau nhức xươngĐau cơĐau đầu. Hoa mắt. Chóng mặtĐau bụng. Tiêu chảy. Khó tiêu. Táo bónĐầy hơi. Viêm loét dạ dày thực quản. Khó nuốt thức ănỢ chua. Rụng tóc. Sưng phù ở khớp. Suy nhược cơ thể. Nổi mẩn ngứa.Những phản ứng phụ khi dùng thuốc Alenax 70 có thể ít xảy ra hoặc hiếm trường hợp bị nguy kịch nhưng người sử dụng không nên chủ quan. Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc Alenax 70 hãy thường xuyên theo dõi kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện mọi biểu hiện bất thường của sức khỏe từ sớm. Đặc biệt là chỉ số xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ lường trước nguy cơ của một số phản ứng phụ không biểu hiện không biến chứng cụ thể. 5. Tương tác với thuốc Alenax 70 Khi dùng thuốc Alenax 70 bạn có thể bị tương tác không tốt làm ảnh hưởng đến công dụng. Vì thế để giảm nguy cơ hãy tránh sử dụng những thực phẩm và các loại thuốc sau:Sữa. Các chất chống axit có chứa nhôm. Thực phẩm chức năng có chứa canxi. Estrogen. Thuốc Ranitidin sử dụng tiêm tĩnh mạch. Thuốc chống viêm không chứa steroid. Thuốc sắt. Kháng sinh aminoglycosid. LevothyroxinĐây là danh sách những thực phẩm và thuốc có nguy cơ tương tác cao với thuốc Alenax 70. Ngoài ra một số loại thuốc khác cũng có thể vô tình tương tác với công dụng thuốc Alenax 70. Những nguyên nhân gây tương tác thường khá phức tạp. Chính vì thế khó có thể đánh giá cụ thể được.Để phòng tránh nguy cơ tương tác thuốc không tốt làm giảm công dụng hay ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, bạn cần kiểm tra sức khỏe tổng quát. Khi trao đổi với bác sĩ ngoài kết quả kiểm tra hãy báo lại bác sĩ đơn thuốc đang uống hoặc đã dừng gần đây đồng thời cung cấp những tiền sử dị ứng thuốc từng được ghi nhận.Thuốc Alenax 70 là một sản phẩm cải thiện bệnh lý loãng xương. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.;;;;;Thuốc Forcimax có chứa thành phần hoạt chất chính là Acid alendronic dưới dạng alendronat natri với hàm lượng 70mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm phi Steroid có công dụng phòng và điều trị loãng xương. Thuốc Forcimax được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 1 vỉ chứa 2 viên hoặc hộp thuốc gồm 2 vỉ.1.1. Dược lực học của hoạt chất Alendronate:Hoạt chất chính Alendronate là một Amino Bisphosphonate tổng hợp, một chất đồng đẳng của Pyrophosphate, có tác dụng ức chế tiêu xương đặc hiệu. Khác với Pyrophosphate nhưng giống Etidronat và Pamidronate, dược chất Alendronat không bị các men Phosphatase thủy phân.1.2. Dược động học của hoạt chất Alendronate:Hoạt chất Alendronate được hấp thu kém sau khi uống. Thức ăn, các chất chứa Calci hay Cation đa hóa trị làm giảm sự hấp thu thuốc.Khả dụng sinh học khoảng 0,4% khi uống thuốc trước khi ăn 30 phút; và hầu như không đáng kể nếu uống trong vòng 2 giờ sau khi ăn. Khoảng 78% thuốc được hấp thu liên kết với protein huyết tương.Thuốc không bị chuyển hoá; khoảng một nửa thuốc được hấp thu đào thải ra ngoài qua nước tiểu; nửa còn lại được giữ ở lại xương trong một thời gian dài. Thuốc Forcimax có công dụng trong điều trị và phòng ngừa loãng xương đối với phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh và làm tăng chất xương đối với đàn ông bị loãng xương. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Forcimax Cách dùng và liều dùng của thuốc Forcimax như sau:3.1. Cách dùng thuốc Forcimax:Thuốc Forcimax được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.Uống thuốc Forcimax vào thời điểm sau khi thức dậy vào buổi sáng với 1 lượng nước khoảng 180 – 240 ml (không dùng nước khoáng), nên uống thuốc ít nhất 30 phút trước khi ăn hoặc trước khi dùng với thuốc khác trong ngày.Sau khi uống thuốc Forcimax nên ngồi hoặc đứng thẳng trong vòng ít nhất 30 phút.Không uống thuốc Forcimax với nước trà, cà phê, nước trái cây hoặc những loại chất lỏng khác.3.2. Liều dùng của thuốc Forcimax:Điều trị loãng xương đối với phụ nữ sau mãn kinh: Uống 70mg/ lần, mỗi tuần 1 lần.Điều trị làm tăng chất xương đối với đàn ông bị loãng xương: Uống 70mg/ lần, mỗi tuần 1 lần; nếu quên uống thì uống bù vào sáng ngày hôm sau khi nhớ; không uống 2 liều liên tiếp trong một ngày.Dự phòng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh: Uống 35mg/ lần/ tuần.3.3. Xử lý khi quá/ quên liều thuốc Forcimax. Trong trường hợp quá liều thuốc: Hiện nay, không có thông tin đặc hiệu về điều trị quá liều hoạt chất Alendronate. Nên sử dụng sữa và các thuốc trung hòa Acid dạ dày để gắn kết Alendronat. Do nguy cơ kích ứng thực quản, không được sử dụng biện pháp gây nôn và người bệnh vẫn phải ngồi thẳng đứng. Lọc máu không có hiệu quả để loại thải hoạt chất Alendronat ra khỏi máu.Trong trường hợp quên liều: Hiện nay thì thông tin cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Forcimax Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh của thuốc, trong quá trình điều trị bằng thuốc Forcimax người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:Tác dụng phụ thường gặp, cụ thể như:Với hệ thần kinh trung ương: Đau nhức đầu;Tiêu hóa: Đầy hơi, trào ngược acid, viêm loét thực quản, nuốt khó, chướng bụng hay tiêu chảy.Tác dụng phụ ít gặp, bao gồm:Da: Phát ban, ban đỏ;Tiêu hóa: Viêm dạ dày.Tác dụng phụ hiếm gặp, gồm:Dị ứng với hoạt chất Alendronate nói riêng và Bisphosphonat nói chung;Ảo thính, rối loạn thị giác;Hoại tử xương hàm, hư khớp hàm;Có thể gãy xương đùi khi dùng thuốc kéo dài.Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả những tác dụng ngoài ý muốn có thể gặp phải của loại thuốc này. Bạn cũng có thể có nguy cơ gặp những tác dụng phụ khác không liệt kê ở trên. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được những tư vấn y tế về tác dụng bất lợi trong quá trình sử dụng thuốc Forcimax. 5. Tương tác của thuốc Forcimax Tương tác của thuốc Forcimax có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho bác sĩ điều trị thông tin về những sản phẩm thảo dược hoặc sản phẩm thực phẩm chăm sóc sức khỏe, những loại thuốc được kê đơn hoặc thuốc không kê đơn mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những tương tác thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến sức khỏe của người sử dụng loại thuốc này.Tương tác của thuốc Forcimax với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc thức uống có chứa cồn như rượu, bia hay thuốc lá... Nguyên nhân là do các thành phần có trong những loại thực phẩm, đồ uống cũng có chứa những loại hoạt chất khác nên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đối kháng hoặc gia tăng tác dụng hiệp đồng với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Forcimax hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Forcimax đồng thời cùng với các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn hay hút thuốc lá. 6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Forcimax Trong quá trình sử dụng thuốc Forcimax, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:Không sử dụng thuốc Forcimax trong các trường hợp cụ thể như sau:Người có cơ địa nhạy cảm hay quá mẫn với hoạt chất chính Phosphonate và một trong các thành phần của thuốc.Người bị mắc bệnh thực quản làm chậm di chuyển thức ăn qua thực quản như do chít hẹp hoặc rối loạn nhu động thực quản.Người bị hạ canxi trong máu.Người không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng trong thời gian ít nhất 30 phút.Phụ nữ có thai.Người bị suy thận nặng.Đây là chống chỉ định tuyệt đối, hay được hiểu là dù trong bất kỳ trường hợp nào thì những chống chỉ định này cũng không thể linh động trong việc điều trị hoặc sử dụng với loại thuốc này. Để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh, bạn chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị về liều dùng và cách dùng thuốc.Bảo quản thuốc Forcimax ở những nơi khô ráo, trong đồ bao gói kín, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Forcimax tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Forcimax khi đã hết hạn sử dụng, chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đối chất. Tham khảo thông tin từ các công ty xử lý môi trường để biết cách thức tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được vứt hoặc xả thẳng thuốc thẳng xuống bồn cầu hoặc hệ thống đường ống dẫn nước.Thuốc Forcimax có thành phần hoạt chất chính là Acid alendronic dưới dạng alendronat natri với hàm lượng 70mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là thuốc thuộc nhóm chống viêm phi Steroid tác dụng phòng và điều trị bệnh loãng xương. Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra thì người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ điều trị và dược sĩ chuyên môn.;;;;;Maxlen 70 thuộc nhóm thuốc xương khớp, được chỉ định trong điều trị và phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, nam giới... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Maxlen 70 qua bài viết dưới đây. Thuốc Maxlen 70 chứa hoạt chất Natri Alendronat Trihydrat 91,37mg tương đương với Acid Alendronic 70mg.Hoạt chất Acid Alendronic là một Biphosphonat có công dụng ức chế quá trình tiêu xương qua trung gian hủy cốt bào mà không gây ảnh hưởng đến sự hình thành xương. Các nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy Alendronat ưu tiên gắn vào vị trí có sự tiêu hủy thực sự, ức chế sự hủy cốt bào mà không ảnh hưởng đến sự tham gia hủy cốt bào.Thuốc Maxlen 70 được chỉ định trong những trường hợp sau:Điều trị và phòng ngừa nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh;Điều trị loãng xương ở nam giới thông qua cơ chế tăng khối lượng xương;Điều trị loãng xương do Glucocorticoid ở nam giới và nữ giới;Điều trị biến dạng xương ở nam giới và nữ giới. 2. Liều dùng của thuốc Maxlen 70 Liều dùng khuyến cáo của thuốc Maxlen 70 như sau:Người trưởng thành: Uống 1 viên/lần duy nhất trong tuần;Người bệnh cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều thuốc;Người bệnh suy thận: Đối với người bệnh có GFR trên 35ml/phút không cần hiệu chỉnh liều, đối với người bệnh có GFR dưới 35ml/phút khuyến cáo không sử dụng thuốc do chưa có kinh nghiệm lâm sàng;Trẻ em: Hiệu quả và độ an toàn của Alendronat khi dùng ở trẻ em chưa được nghiên cứu, vì vậy không sử dụng thuốc Maxlen 70 trong điều trị ở trẻ em.Để đạt hiệu quả điều trị cao, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi dùng thuốc Maxlen 70 như sau:Thuốc cần được uống trước ăn 30 phút, uống hoặc dùng thuốc với nước lọc, các loại đồ uống khác (kể cả nước khoáng) và thức ăn có thể làm giảm hấp thu Alendronat;Để giảm nguy cơ kích ứng tại chỗ tại thực quản và giúp đưa thuốc qua dạ dày dễ dàng, người bệnh nên uống thuốc với một cốc nước vào buổi sáng mới ngủ dậy (ít nhất 200ml);Người bệnh không nhai hoặc ngậm viên thuốc trong miệng để tránh nguy cơ loét miệng – họng;Người bệnh không nằm trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc;Không uống thuốc Maxlen 70 khi đang nằm trên giường hoặc trước khi đi ngủ;Người bệnh nên bổ sung vitamin D và canxi trong trường hợp chế độ ăn uống không đầy đủ. 3. Tác dụng phụ Thuốc Maxlen 70 có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như sau:Thường gặp: Nhức đầu, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, loét thực quản, khó nuốt, ợ chua, chướng bụng, đau cơ xương khớp;Ít gặp: Nôn, viêm dạ dày, loét miệng – họng, loét chảy máu đường tiêu hóa trên, ban đỏ, ngứa, phát ban;Hiếm gặp: Triệu chứng hạ canxi huyết, phản ứng mẫn cảm, viêm củng mạc, viêm màng bồ đào, viêm thượng củng mạc, hoại tử xương hàm.Người bệnh cần ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Maxlen 70. 4. Lưu ý khi sử dụng Chống chỉ định sử dụng thuốc Maxlen 70 trong những trường hợp sau:Người bệnh có bất thường tại thực quản hoặc các tác nhân làm chậm rỗng thực quản như co thắt tâm vị, hẹp thực quản;Người không có khả năng ngồi thẳng hoặc đứng ít nhất 30 phút;Người mẫn cảm với Acid Alendronic hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Maxlen 70.Thận trọng khi sử dụng:Hoạt chất Acid Alendranic có khả năng gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa trên, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc Maxlen 70 ở người bệnh có bệnh lý về đường tiêu hóa trên như viêm loét dạ dày, khó nuốt, tiền sử mới bị các bệnh về đường tiêu hóa nghiêm trọng bao gồm chảy máu đường tiêu hóa, loét hệ thống đường tiêu hóa, phẫu thuật đường tiêu hóa trên.Đã có báo cáo về tác dụng phụ ở thực quản khi dùng Acid Alendronic như loét thực quản, trượt thực quản, viêm thực quản... Vì vậy người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng báo hiệu về thực quản như kích ứng, khó nuốt, nuốt đau, ợ nóng... Trường hợp xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị.Nguy cơ gặp tác dụng phụ tại thực quản tăng lên khi người bệnh sử dụng thuốc Alnedronat không đúng cách, vì vậy người bệnh cần được hướng dẫn đầy đủ và cụ thể về liều dùng, cách dùng thuốc Maxlen 70.Người bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ như đang hóa trị, ung thư, điều trị bằng Corticosteroid, vệ sinh răng miệng kém... cần được thăm khám trước khi điều trị bằng Maxlen.Người bệnh cần được điều chỉnh tình trạng hạ Calci huyết trước khi điều trị bằng Alendronat. Vì Alendronat làm tăng khoáng tố xương nên có thể dẫn đến hạ Calci và Phosphat huyết. Tình trạng này thường thoáng qua.Đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Không sử dụng thuốc Maxlen 70 trong điều trị các đối tượng này.Bảo quản thuốc Maxlen ở nhiệt độ phòng (dưới 30o. C), tránh ánh nắng và độ ẩm cao. 5. Tương tác thuốc Sử dụng Maxlen 70 đồng thời với thức ăn, đồ uống (kể cả nước khoáng), thuốc làm giảm acid dạ dày (Antacids), chất bổ sung canxi... sẽ làm ảnh hưởng đến hấp thu Alendronat. Vì vậy người bệnh cần uống Maxlen cách xa các thuốc này ít nhất 30 phút.Các nghiên cứu có nghĩa lâm sàng chưa được báo cáo. Một số nghiên cứu thử nghiệm dùng đồng thời Maxlen 70 và Estrogen (đặt âm đạo, uống, đặt dưới da) không cho bằng chứng về tác hại của thuốc.Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Maxlen 70, tăng nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn. Vì vậy người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị các loại thuốc, thực phẩm bổ sung đang sử dụng trước khi điều trị bằng thuốc Maxlen 70.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Maxlen 70. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Maxlen 70 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Iburax có thành phần chính là acid mefenamic được dùng trong điều trị giảm đau, kháng viêm. Để dùng thuốc hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Iburax trong bài viết dưới đây. Thuốc Iburax có chứa thành phần chính là acid Mefenamic - có tác dụng giảm đau, kháng viêm, dựa vào cơ chế ức chế sự tổng hợp prostaglandin.Thuốc Iburax được chỉ định làm giảm các cơn đau do thần kinh từ nhẹ đến trung bình như:Đau đầu, đau nửa đầu;Đau do chấn thương;Đau sau phẫu thuật;Đau sau sinh;Đau răng, đau bụng kinh, chứng rong kinh kèm đau do co thắt hay đau hạ vị. 2. Cách dùng thuốc Iburax Cách dùng: Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn.Liều dùng thông thường: Iburax 250mg – 500mg x 3 lần/ngày. Thời gian điều trị của 1 đợt không nên kéo dài quá 7 ngày. 3. Chống chỉ định của thuốc Iburax Thuốc Iburax chống chỉ định trên các đối tượng:Loét dạ dày-tá tràng tiến triển.Dị ứng với Acid Mefenamic, Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác.Người bị suy gan, suy thận.Người bệnh đang dùng thuốc chống đông, hen hay co thắt phế quản.Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.Phụ nữ cho con bú.Viêm ruột. 4. Thận trọng khi dùng thuốc Iburax Thuốc Ibura có thể gây buồn ngủ, thận trọng khi dùng cho người lái tàu xe, vận hành máy móc.Thời kỳ mang thai: Không dùng cho phụ nữ có thai.Thời kỳ cho con bú: Không dùng ở đối tượng là phụ nữ cho con bú. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Iburax Thuốc Iburax có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết.Cân nhắc ngưng điều trị trong trường hợp bị tiêu chảy, phát ban.Hướng dẫn cách xử trí tác dụng phụ: Ngừng sử dụng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị tại bệnh viện (giữ thoáng khí và dùng thuốc Epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, Corticoid...). 6. Tương tác với các thuốc khác Thuốc Iburax khi phối hợp với các kháng viêm không steroid làm tăng nguy cơ loét dạ dày.Methotrexate dùng chung với Iburax làm tăng độc tính trên máu.Thuốc Iburax làm tăng tác dụng phụ trên thần kinh trung ương của thuốc kháng sinh Quinolon.Phối hợp thuốc Iburax với Digoxin làm gia tăng nồng độ Digoxin trong máu.Phối hợp với các thuốc Sulfamid làm gia tăng tác dụng hạ đường huyết.Thuốc Iburax làm giảm hoạt tính của thuốc Furosemid và các thuốc lợi tiểu khác.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Iburax. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Iburax theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Tên dược phẩm: Bambizol-60Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Doanh nghiệp sản xuất: Lessac Research Laboratories Private Limited. Thành phần: Thuốc Bambizol-60 có chứa thành phần chính là Etoricoxib 60mg các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.Dạng bào chế: Viên nén bao phimĐóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên. Hàm lượng: Cần xem kỹ dạng thuốc và hàm lượng ghi trên bao bì sản phẩm hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng để biết thông tin chính xác dạng thuốc và hàm lượng trong sản phẩm. 2. Công dụng thuốc Bambizol-60 Chỉ định:Điều trị cấp tính và mãn tính các dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm xương khớpĐiều trị viêm cột sống dính khớpĐiều trị viêm khớp thống phong cấp tính. Giảm đau cấp tính và mãn tínhĐiều trị chứng đau bụng kinh nguyên phát. Liều lượng - Cách dùng. Viêm xương khớp (thoái hóa khớp): 30mg hoặc không quá 60 mg ngày 1 lần.Viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống dính khớp: tối đa 90 mg ngày 1 lần.Đau vừa sau phẫu thuật nha khoa: không quá 90 mg ngày 1 lần, tối đa 3 ngày.Viêm khớp thống phong cấp (gút cấp): không quá 120 mg ngày 1 lần, tối đa 8 ngày. Đau cấp tính, đau bụng kinh nguyên phát: không quá 120 mg ngày 1 lần, tối đa 8 ngày.Người cao tuổi, giới tính, chủng tộc: không cần chỉnh liều.Suy gan:Child-Pugh 5-6: không quá 60 mg ngày 1 lần;Child-Pugh 7-9: giảm liều, không quá 60 mg 2 ngày 1 lần, có thể 30 mg ngày 1 lần.Suy thận: Cl. Cr ≥ 30m. L/phút: không cần chỉnh liều. Không cần chỉnh liều theo tuổi/giới tính/chủng tộc.Quá liều, quên liều và xử trí. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.Quên liều:Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt (thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định. 3. Tác dụng phụ của thuốc Bambizol-60 Giảm tiểu cầu. Phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ/giả phản vệ bao gồm sốc. Tăng K huyết. Lo lắng, mất ngủ, lẫn lộn, ảo giác, trầm cảm, bồn chồn. Rối loạn vị giác, ngủ gà. Nhìn mờ. Suy tim sung huyết, hồi hộp/đánh trống ngực, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh. Cơn tăng huyết áp kịch phát. Co thắt phế quản. Đau bụng, loét miệng, loét đường tiêu hóa bao gồm thủng và xuất huyết, nôn, tiêu chảy. Viêm gan, chứng vàng da, tăng AST/ALT. Phù mạch, ngứa, ban đỏ, phát ban, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mề đay. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Bambizol-60 Chống chỉ định:Mẫn cảm với thành phần thuốc.Tiền sử hen, mề đay, dị ứng aspirin/NSAIDs.Suy tim sung huyết (NYHA II-IV). Tăng huyết áp liên tục > 140/90mm. Hg chưa được kiểm soát đầy đủ.Bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại biên và/hoặc bệnh mạch máu não đã được xác định (bao gồm mới phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành hoặc tạo hình mạch máu).Child-Pugh ≥ 10 hoặc albumin huyết thanh < 25g/L. Loét dạ dày-tá tràng hoạt động, chảy máu tiêu hóa.Bệnh thận tiến triển nặng, Cl. Cr < 30m. L/phút.Không nên sử dụng ARCOXIA như liệu pháp kết hợp với NSAID khác. Lưu ý:Vì nguy cơ tim mạch tăng theo liều & thời gian dùng chất ức chế chọn lọc COX-2, nên dùng thuốc thời gian ngắn nhất với liều thấp nhất có hiệu quả. Chất ức chế chọn lọc COX-2 không thay thế aspirin trong dự phòng tim mạch vì không có tác dụng trên tiểu cầu.Bệnh nhân có nguy cơ tim mạch rõ (tăng HA, tăng lipid máu, đái tháo đường, hút thuốc, dùng cùng lúc acid acetylsalicylic), có tình trạng mất nước đáng kể (bù nước trước khi sử dụng); tiền sử thủng, loét và xuất huyết tiêu hóa; > 65t., từng có cơn hen cấp, bị mề đay, viêm mũi trước đó do cảm ứng thuốc nhóm salicylates hoặc chất ức chế cyclooxygenase không chọn lọc, đang điều trị bệnh nhiễm trùng.Theo dõi giữ nước, phù, tăng huyết áp ở người đã có sẵn tình trạng giữ nước, tăng huyết áp, suy tim. Giám sát chức năng thận ở bệnh nhân giảm chức năng thận, suy tim mất bù, xơ gan đáng kể từ trước.Có thai: dùng trong 2 quý đầu nếu lợi ích vượt trội nguy cơ.Cho con bú: ngưng thuốc hoặc ngưng cho bú.Trẻ em: chưa xác lập tính an toàn và hiệu quả.
question_63635
Vai trò của xét nghiệm D - dimer trong các bệnh huyết khối
doc_63635
Xét nghiệm D - dimer là xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý huyết khối với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Xét nghiệm D - dimer là gì và nó có thực sự cần thiết trong quá trình phát hiện bệnh không, mời bạn đọc theo dõi tiếp những nội dung dưới đây để giải đáp các thắc mắc. Trong điều kiện bình thường, quá trình hình thành các cục đông (sự tạo thành fibrin) và quá trình làm tan cục đông (tiêu fibrin) luôn luôn cân bằng với nhau. - Khi quá trình tạo fibrin quá mức đều có thể dẫn tới huyết khối là hiện tượng hình thành các cục máu đông trong mạch máu, đa số là tại các tĩnh mạch. - Khi quá trình tiêu fibrin có những bất thường đều có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu. Trong điều kiện sinh lý, xuất hiện các cục đông fibrin trong máu sẽ khởi phát tình trạng tiêu fibrin thứ phát với sự giải phóng plasmin và xuất hiện các sản phẩm thoái giáng của fibrinogen và fibrin. Và các D - dimer chính là sản phẩm thoái giáng của fibrin dưới sự giải phóng plasmin. Các sản phẩm thoái giáng của fibrinogen và fibrin (PDF) không cho phép phân biệt nguồn gốc từ sản phẩm thoái giáng của fibrinogen hay từ sản phẩm thoái giáng của fibrin. Hiện nay, nhờ sử dụng các kháng thể đơn dòng ta có thể xác định được một cách đặc hiệu các sản phẩm thoái giáng của fibrin bằng cách xét nghiệm đo các D - dimer. Nồng độ các D - dimer cho phép khẳng định có sự xuất hiện của fibrin trong máu. Xét nghiệm D - dimer là một xét nghiệm sinh hóa được thực hiện để xác định một số tình trạng bệnh mắc phải như. - Xét nghiệm dùng để chẩn đoán các bệnh lý huyết khối: nghiên cứu cho thấy có tới 90% các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu và khoảng 95% các trường hợp tắc mạch phổi đều cho thấy tăng giá trị D - dimer và chỉ có khoảng 5% ở những người không mắc huyết khối có tăng giá trị này. Huyết khối hay sự hình thành cục máu đông thực chất là quá trình đông máu với sự tham gia của các tế bào máu và các yếu tố đông máu. Khi quá trình này hoạt động quá mức hay có bất thường sẽ tạo ra các cục máu đông trong mạch máu, thường là xuất hiện ở các tĩnh mạch sâu trong cơ thể như ở chân. Tùy vào kích thước của huyết khối và vị trí mạch máu tổn thương mà huyết khối gây ra tắc mạch hoàn toàn, bán tắc hay nghẽn mạch máu. Tình trạng tăng đông là khuynh hướng xuất hiện các huyết khối do mắc phải hay do bất thường di truyền. Tăng đông xuất hiện ở những người có xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch. - Theo dõi các bệnh lý huyết khối và đánh giá hiệu quả điều trị: áp dụng điều trị có hiệu quả khi giá trị các D - dimer trở lại bình thường, ngược lại nếu giá trị D - dimer bất thường gợi ý bệnh lý huyết khối tái phát. Xét nghiệm sử dụng bệnh phẩm huyết tương tách từ máu tĩnh mạch của bệnh nhân có chống đông Citrat 3.8%. Bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm. - Giá trị bình thường của xét nghiệm: < 0.5 mg /L. - Tăng nồng độ D - dimer máu gặp trong các trường hợp: Huyết khối tĩnh mạch sâu. Hình thành cục máu đông động mạch. Bệnh nhân xơ gan, nhồi máu cơ tim. Đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC). Tắc mạch máu phổi. Trường hợp: chấn thương, nhiễm trùng, bệnh lý ác tính,... Sử dụng thuốc tiêu fibrin. 4. Lợi ích của xét nghiệm D - dimer - Xét nghiệm có giá trị cao trong chẩn đoán các bệnh lý huyết khối (độ nhạy tới 95% và độ đặc hiệu 90%). Nếu giá trị D - dimer tăng cao ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc huyết khối cần thực hiện thêm các thăm dò khác như chụp tĩnh mạch, siêu âm mạch,... - Các tình trạng tăng đông được phát hiện nhờ xét nghiệm D -dimer. - Xét nghiệm dùng để theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. - Giá trị xét nghiệm định lượng D - dimer bình thường cho phép loại trừ các huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Các bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới không thể chỉ dựa vào xét nghiệm D - dimer đơn độc để khẳng định. - Kết quả xét nghiệm D - dimer dương tính gợi ý có bất thường các sản phẩm thoái giáng của fibrin, chứng tỏ có tình trạng hình thành huyết khối. Cần tiến hành thêm siêu âm Doppler tĩnh mạch, chụp CT hay X - quang tĩnh mạch để tìm kiếm vị trí hay nguyên nhân gây huyết khối. 5. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh huyết khối - Chọn trang phục quần áo thoải mái, rộng rãi. - Thường xuyên vận động nhẹ nhàng - Uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày. - Thường xuyên tập thể dục, massage cho chân. - Nếu bạn ở nhóm có nguy cơ cao mắc huyết khối nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đeo tất chuyên dụng hay sử dụng thuốc điều trị.
doc_9180;;;;;doc_47711;;;;;doc_11393;;;;;doc_22267;;;;;doc_17263
Các D-Dimer là bằng chứng cho sự hiện diện của Fibrin trong tuần hoàn. Ý nghĩa xét nghiệm d dimer đó là chẩn đoán bệnh lý huyết khối, phát hiện các bệnh nhân có tình trạng tăng đông máu và theo dõi bệnh lý huyết khối tiến triển cũng như đánh giá hiệu quả điều trị. D-Dimer là một sản phẩm thoái hóa của các sợi Fibrin trong quá trình tiêu sợi huyết và dưới tác động của Plasmin. Khi nồng độ D-Dimer trong máu bình thường, điều này chứng tỏ không có huyết khối trong lòng mạch. Tuy nhiên, khi chỉ số D-dimer trong máu cao có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự hiện diện của huyết khối, DIC.Vì vậy, D-Dimer có nghĩa là trong phân tử có 2 chuỗi D liên kết với nhau. Có 2 loại D-Dimer:Phân tử gồm 2 chuỗi DPhân tử gồm 2 chuỗi D liên kết với chuỗi E. Hình ảnh mô tả quá trình hình thành D-Dimer Trong điều kiện bình thường, quá trình hình thành các cục máu đông (tạo Fibrin) luôn cân bằng với quá trình tan cục máu đông (tiêu Fibrin). Tất cả các hoạt động quá mức quá trình tạo Fibrin đều có thể dẫn đến bệnh lý huyết khối. Tất cả các hoạt hóa bất thường của quá trình tiêu Fibrin đều có thể dẫn đến biến chứng chảy máu. Cụ thể:Quá trình tạo Fibrin: Dưới sự tác động của Thrombin, Fibrinogen sẽ lưu hành được chuyển thành Fibrin ở dạng đơn thuần, rồi thành Fibrin polymere dưới tác động của yếu tố XIII.Quá trình tiêu Fibrin: Dưới tác động của hoạt hóa quá trình tiêu Fibrin, Plasminogen lưu hành sẽ chuyển thành Plasmin, hoạt chất này phá hủy yếu tố V, VIII, Fibrinogen cũng như Fibrin.Đơn vị của D-Dimer gồm có 2 loại:FEU (một đơn vị tương đương Fibrinogen): 1 FEU phản ánh lượng Fibrinogen ban đầu để hình thành nên D-Dimer loại D-E-D.DDU (đơn vị D-Dimer): Phản ánh lượng D-Dimer loại D-D. Trọng lượng phân tử D-D là 195 Kilo-dalton.Về vấn đề báo cáo xét nghiệm D-Dimer là DDU hay FEU sẽ phụ thuộc vào các phương pháp xét nghiệm D-Dimer. Tuy nhiên, có thể chuyển đổi 2 đơn vị này bằng cách dựa vào trọng lượng phân tử. Trọng lượng của FEU gấp 2 lần DDU.FEU = 2 DDU hay DDU = 1/2 FEU.Khoảng giá trị tham chiếu: D-Dimer < 0,5 mg/L FEU, hoặc D-Dimer < 0,25 mg/L DDU. 2. Ý nghĩa xét nghiệm d dimer Các D-Dimer là bằng chứng cho sự hiện diện của Fibrin trong tuần hoàn. Ý nghĩa xét nghiệm d dimer đó là:Chẩn đoán các bệnh lý huyết khối: Giá trị của D-Dimer gia tăng trong 90% các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu, trong 95% các trường hợp tắc mạch phổi và chỉ thấy ở 5% những người không có bệnh huyết khối.Phát hiện các bệnh nhân có tình trạng tăng đông máu: xuất hiện các D-Dimer ở một bệnh nhân nằm liệt giường giúp hướng nhiều tới khả năng có huyết khối mới được hình thành và là bằng chứng đòi hỏi phải làm thêm các thăm dò để xác định huyết khối và chỉ định điều trị hoặc dự phòng chống đông cho người bệnh.Theo dõi các bệnh lý huyết khối theo tiến triển và thời gian và để đánh giá hiệu quả điều trị. Xét nghiệm d dimer chẩn đoán các bệnh lý huyết khối 3. Các cảnh báo lâm sàng Kết quả xét nghiệm D-Dimer có nồng độ cao bất thường chứng tỏ có tình trạng hình thành huyết khối và tiêu Fibrin trong cơ thể. Vì vậy, cần phải tiến hành các xét nghiệm khác để tìm vị trí cũng như nguyên nhân gây huyết khối.Kết quả xét nghiệm D-Dimer bình thường có nghĩa bệnh nhân không có tình trạng bệnh lý cấp tính nào gây huyết khối trong cơ thể.Tuy nhiên, một số yếu tố có thể góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm như:Thuốc tiêu fibrin. Kết quả dương tính giả có thể xảy ra khi có hiệu giá yếu tố dạng thấp cao trong huyết thanh. D-Dimer siêu nhạy có thể bị tăng cao hoặc hạ thấp giả khi có tình trạng tăng Lipid máu hoặc bệnh phẩm bị tủa đục và đang được điều trị bằng kháng thể đơn dòng chiết xuất từ chuột. 4. Nguyên nhân thường gặp gây tăng nồng độ D-Dimer Tắc mạch phổi. Huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối động mạchĐông máu rải rác lòng mạch. Nhồi máu cơ tim. Xơ gan. Giai đoạn sau mổ. Làm cầu nối tĩnh mạch-phúc mạc (Shunt péritonéoveineux)Tình trạng tăng đông máu. Chấn thương. Nhiễm trùng. Bệnh lý ác tính. Giai đoạn hậu phẫu. Sau điều trị tiêu Fibrin (Fibrinolysis)Sản giật. Các tháng cuối của thời kỳ mang thai.Tóm lại, các D-Dimer là bằng chứng cho sự hiện diện của Fibrin trong tuần hoàn. Ý nghĩa xét nghiệm d dimer giúp chẩn đoán bệnh lý huyết khối, phát hiện các bệnh nhân có tình trạng tăng đông máu và theo dõi bệnh lý huyết khối tiến triển cũng như đánh giá hiệu quả điều trị.;;;;;Trong y học, các xét nghiệm sinh hóa có ý nghĩa và vai trò quan trọng dùng để chẩn đoán nhiều bệnh lý. Trong đó, D-dimer là một trong những xét nghiệm khá phổ biến và được ứng dụng nhiều trong chẩn đoán các tình trạng bất thường liên quan đến máu. Ở cơ chế bình thường trong cơ thể người luôn có quá trình đông máu và tan máu diễn ra đồng thời và cân bằng với nhau. Tuy nhiên, do một nguyên nhân hay tác động nào đó mà 2 quá trình này có diễn biến bất thường dẫn đến những tình trạng bệnh lý nhất định. D-dimer huyết tương là dấu hiệu gián tiếp của quá trình tiêu fibrin hoạt hóa. Do vậy, xét nghiệm D-dimer được dùng để xác định quá trình đông máu có thể xảy ra. Xét nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tình trạng đông máu xảy ra ở một trường hợp nào đó. Đây là một xét nghiệm liên quan đến những bất thường trong máu. Do vậy, xét nghiệm này được chỉ định cho những mục đích cơ bản: Chẩn đoán tình trạng bất thường của bệnh nhân Việc lấy mẫu máu xét nghiệm D-dimer thường được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu bất thường như: Chân tay sưng phù nề, bị đổi màu một bên. Bệnh nhân có dấu hiệu thuyên tắc phổi như: khó thở, nhịp tim nhanh, ngực đau, ho ra máu,… Hoặc các trường hợp chấn thương khác dẫn đến bầm tím hay có dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến máu do chấn thương. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý huyết khối Xét nghiệm nhằm để chẩn đoán trong những trường hợp có dấu hiệu tắc mạch phổi. Mục đích nhằm chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch, có ghi nhận D-dimer tăng bất thường. Thường gặp nhất là những bệnh nhân đang nằm liệt giường, xét nghiệm D-dimer tăng, có nguy cơ tăng đông máu. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ có phương án phòng ngừa biến chứng. Theo dõi bệnh lý huyết khối Với những bệnh nhân đang điều trị bệnh lý huyết khối, xét nghiệm D-dimer có tác dụng giúp đánh giá quá trình điều trị, phòng tránh tái phát. 3. Các phương pháp xét nghiệm D-dimer Hiện nay, y học đang áp dụng 2 phương pháp chính trong xét nghiệm D-dimer: Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex Đây là phương pháp test khi thấy có dấu hiệu cục đông máu hình thành, giúp chẩn đoán tình trạng đồng huyết khối rải rác trong lòng mạch. Xét nghiệm này có độ nhạy không cao, kết quả sẽ không chính xác nếu như chỉ có 1 cục đông máu hình thành. Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy Phương pháp này được tiến hành bằng ELISA hoặc đo độ đục miễn dịch. Mục đích nhằm xác định nồng độ D-dimer. Phương pháp này có độ nhạy rất cao, cho kết quả có độ chính xác cao. 4. Quy trình xét nghiệm và ý nghĩa kết quả D-dimer là xét nghiệm sinh hóa không quá phức tạp nhưng vẫn cần tuân thủ các quy trình nhất định nhằm cho kết quả chính xác: Quy trình thực hiện xét nghiệm Chuẩn bị ống ống nghiệm chứa chất chống đông Citrat 3.8% để chứa mẫu bệnh phẩm dùng để xét nghiệm. Kỹ thuật thuật thực hiện bao gồm thử nghiệm Latex và đo độ đục miễn dịch. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm D-dimer âm tính hoặc chỉ số bình thường: có thế kết luận bệnh nhân không bị tình trạng vỡ cục máu đông bất thường. Hoặc bệnh nhân có nguy cơ huyết khối ở mức trung bình thấp. Với những trường hợp chỉ có 1 cục máu đông xuất hiện thì kết quả xét nghiệm cũng cho âm tính. D-dimer dương tính: kết quả này cho thấy tình trạng thoái hóa Fibrin trong huyết tương đang có sự bất thường bởi khả năng tăng cao. Nguyên nhân chính là do tình trạng tan cục máu đông. Xét nghiệm này không chỉ chỉ ra chính xác vị trí hay nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra, kết quả dương tính cũng gặp ở những trường hợp bị chấn thương nặng, ung thư, đang trong thai kỳ…. Trong nhiều trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ cần chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm hỗ trợ để xác định chuẩn xác hơn tình trạng của bệnh nhân. Những lưu ý trong xét nghiệm D-dimer Với xét nghiệm này, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây: Trước khi xét nghiệm: không ăn uống trong khoảng từ 8 đến 12 giờ trước lấy máu. Không sử dụng các loại thuốc, thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Trong và sau khi xét nghiệm: nhân viên thực hiện thủ thuật cần thực hiện đúng kỹ thuật về vị trí lấy máu, sử dụng kim tiêm vô trùng, ống nghiệm chuẩn và sát khuẩn sau khi lấy máu. Xét nghiệm D-dimer có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp chẩn đoán các bệnh lý về huyết khối, theo dõi quá trình điều trị. Nhất là chẩn đoán các tình trạng: bệnh lý ác tính, chấn thương, đông máu, ung thư, nhiễm trùng, đông máu rải rác, tiền sản giật, nhồi máu cơ tim, xơ gan, hậu phẫu,… để có hướng điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người bệnh. Đồng thời, với quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, chuyên nghiệp, chi phí khám chữa bệnh hợp lý, áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế, bảo lãnh viện phí khi khách hàng thăm khám tại Bệnh viện, giúp mang lại cảm giác thoải mái và hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho khách hàng.;;;;;Xét nghiệm D-dimer là xét nghiệm sinh hóa được dùng để chẩn đoán huyết khối trong máu. Xét nghiệm có độ nhạy cao và thường dùng kết hợp với phương pháp khác. Bình thường trong cơ thể người, quá trình hình thành cục máu đông và quá trình tan cục đông (tạo Fibrin và tiêu Fibrin) luôn cân bằng với nhau. Chỉ cần quá trình này mất cân bằng sẽ gây ra nhiều nguy cơ, như bệnh lý huyết khối nếu tạo fibrin quá mức, hay biến chứng chảy máu khi tiêu fibrin. D-dimer huyết tương là sản phẩm thoái giáng của các fibrin được hình thành dưới tác động của Plasmin. Sản phẩm này xuất hiện trong huyết tương, chỉ dẫn cơ chế tạo cục đông được hoạt hóa và thrombin tạo ra. Mặc dù D-dimer chỉ là chỉ dấu gián tiếp của quá trình tiêu fibrin được hoạt hóa nhưng rất hữu ích với quá trình đông máu xảy ra. Trong khi đó, sản phẩm thoái giáng của fibrin và fibrinogen đều không cho biết nguồn gốc của nó thoái giáng chính xác từ fibrin hay fibrinogen. Thời gian gần đây, y học đã sử dụng đo D-dimer sử dụng các kháng thể đơn dòng để xác định đặc hiệu sản phẩm thoái giáng của fibrin. 2. Các kỹ thuật xét nghiệm D-dimer Hiện nay có 2 kỹ thuật xét nghiệm định lượng D-dimer đang được áp dụng: Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex Xét nghiệm kỹ thuật này có độ nhạy không cao, do Test chỉ phát hiện khi có nhiều cục đông hình thành, nếu chỉ có 1 cục động thì kết quả vẫn âm tính. Do đó, xét nghiệm này được coi như Test nhạy và đặc hiệu để chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch. Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy Kỹ thuật xét nghiệm này tiến hành bằng ELISA hoặc đo độ đục miễn dịch để xác định nồng độ D-dimer. Xét nghiệm này siêu nhạy có độ nhạy rất cao, kể cả có 1 cục đông nhỏ, duy nhất thì vẫn cho kết quả dương tính. D-dimer là yếu tố chứng minh sự hiện diện của các fibrin trong tuần hoàn, thường được sử dụng để: Chẩn đoán bệnh lý huyết khối Trong 90% trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu và 95% các trường hợp tắc mạch phổi, giá trị D-dimer đề tăng. Chỉ ở 5% những người không có bệnh huyết khối ghi nhận D-dimer tăng. Phát hiện bệnh nhân bị tăng đông máu Với 1 bệnh nhân nằm liệt giường, kết quả xét nghiệm thấy xuất hiện D-dimer có thể gợi ý khả năng huyết khối mới hình thành, là bằng chứng để thăm dò, xác định huyết khối. Bác sỹ sẽ cần dự phòng chống đông cho bệnh nhân để phòng ngừa biến chứng. Theo dõi bệnh lý huyết khối theo thời gian Sự trở lại bình thường của D-dimer ở bệnh nhân mắc bệnh lý huyết khối đánh giá hiệu quả điều trị tiến triển tốt, quá trình hình thành Fibrin đã cân bằng trở lại. Nhưng nếu xuất hiện trở lại các D-dimer trong thời gian theo dõi thì khả năng bệnh lý huyết khối tắc mạch tái phát. Theo đó, xét nghiệm này được chỉ định để: - Giúp chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch đã được hình thành. - Chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch. 4. Quy trình thực hiện xét nghiệm D-dimer và cách đọc kết quả Cách thực hiện xét nghiệm khá đơn giản, ống nghiệm chứa chất chống đông Citrat 3.8% được chuẩn bị, huyết tương được lấy để làm mẫu bệnh phẩm phân tích. Bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm là bình thường nếu: Thử nghiệm Latex: - < 500 μg/L hay < 0,5 mg/L Xét nghiệm đo độ đục miễn dịch : <250 ng/ml. Nồng độ D-dimer tăng bất thường gợi ý nguyên nhân do: 1. Tắc mạch phổi. 2. Huyết khối động mạch. 3. Huyết khối các tĩnh mạch sâu. 4. Tình trạng tăng đông máu: - Bệnh lý ác tính. - Chấn thương. - Các tháng cuối của thời kỳ mang thai. - Nhiễm trùng. - Giai đoạn hậu phẫu. 5. Giai đoạn sau mổ. 6. Xơ gan. 7. Nhồi máu cơ tim. 8. Làm cầu nối tĩnh mạch-phúc mạc (shunt péritonéoveineux). 9. Đông máu rải rác trong lòng mạch (CIVD). 10. Chấn thương. 11. Sản giật. 12. Sau điều trị tiêu fibrin (fibrinolysis). Cũng cần lưu ý đến một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: Hiệu giá yếu tố dạng thấp cao trong huyết thanh gây dương tính giả. Thuốc tiêu fibrin làm tăng kết quả xét nghiệm. Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy tăng cao hoặc hạ thấp giả do tình trạng tăng lipid máu, hoặc bệnh phẩm bị tủa đục ở bệnh nhân điều trị bằng kháng thể đơn dòng chiết xuất từ chuột. Kết quả xét nghiệm này có giá trị chẩn đoán các bệnh lý huyết khối tắc mạch với độ nhạy đạt 95%, độ đặc hiệu đạt 90%. 5. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm D-dimer Kết quả D-dimer âm tính hoặc bình thường Nghĩa là người bệnh không bị tình trạng cấp tính hay mắc bệnh gây ra sự hình thành - vỡ cục máu đông bất thường. Các chuyên gia đều đồng tình rằng xét nghiệm âm tính hữu ích khi đối tượng có nguy cơ huyết khối trung bình - thấp. Các triệu chứng gây ra có thể loại trừ nguyên nhân là do đông máu với kết quả xét nghiệm âm tính. Kết quả D-dimer dương tính Kết quả dương tính cho thấy, sản phẩm thoái hóa Fibrin trong huyết tương ở mức độ cao bất thường. Nguyên nhân có thể do sự hình thành và tan cục máu đông đáng kể bất thường. Tuy nhiên, xét nghiệm không chỉ ra nguyên nhân hay vị trí chính xác. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả D-dimer dương tính cũng do sự xuất hiện của cục máu đông. Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng làm tăng D-dimer trong máu như: chấn thương, đau tim, nhiễm trùng, mới phẫu thuật gần đây, mắc bệnh ung thư, do tình trạng fibrin chuyển hóa bất thường. Trong thai kỳ, Fibrin cũng hình thành và vỡ nhiều hơn, vì thế D-dimer trong máu cũng tăng cao. Bác sỹ có thể kết hợp xét nghiệm D-dimer với PTT, PT, Fibrinogen, xét nghiệm đo lượng tiểu cầu,… để loại trừ nguy cơ ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được sử dụng như một xét nghiệm bổ trợ. Bởi xét nó cho kết quả có độ nhạy cao, nhưng độ đặc hiệu không tốt nên chỉ dùng để loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sỹ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm D-dimer kết hợp với các xét nghiệm khác để đánh giá nguy cơ bệnh toàn diện.;;;;;Xét nghiệm D-dimer là một trong những xét nghiệm đông máu có tác dụng chẩn đoán tình trạng huyết khối trong máu. Phương pháp xét nghiệm này được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện và thường kết hợp với nhiều phương pháp khác. Để hiểu thêm về kỹ thuật xét nghiệm này, mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây. Ở những người bình thường, trong cơ thể sẽ diễn ra chu trình hình thành và tan cục máu đông ở mức cân bằng. Đây còn được gọi là quá trình tạo và tiêu Fibrin. Một khi quá trình này bị mất cân bằng sẽ làm cho cơ thể có các thay đổi, dẫn tới nhiều bệnh lý. D-dimer chính là sản phẩm thoái giáng của fibrin được hình thành bởi tác động của Plasmin. Sản phẩm D-dimer có mặt trong huyết tương và quyết định tới cơ chế tạo máu đông. Mặc dù chỉ là sản phẩm gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình tiêu Fibrin nhưng D-dimer đóng vai trò rất quan trọng. Làm xét nghiệm này giúp phát hiện ra các bệnh lý liên quan tới khối huyết, các tình trạng rối loạn đông máu,... 2. Các kỹ thuật dùng để làm xét nghiệm lượng D-dimer Hiện nay, xét nghiệm lượng D-dimer được thực hiện bằng hai kỹ thuật sau: 2.1. Xét nghiệm ngưng tập trên Latex Phương pháp xét nghiệm này vốn có độ nhạy thấp và kết quả có thể sai lệch. Xét nghiệm D-dimer bằng phương pháp này chỉ có thể phát hiện trong trường hợp cơ thể bệnh nhân có nhiều cục đông. Nếu chỉ có một cục đông thì khả năng cao sẽ cho kết quả âm tính. Do đó, phương pháp xét nghiệm này chỉ dùng để phát hiện cục máu đông nằm rải rác trong các lòng mạch. 2.2. Xét nghiệm siêu nhạy Phương pháp xét nghiệm này tiến hành bằng cách đo độ đục miễn dịch hoặc sử dụng kĩ thuật ELISA xác định nồng độ D-dimer. So với phương pháp trên thì kỹ thuật này có độ nhạy cao và cho kết quả chính xác hơn nhiều. Dù chỉ có một cục máu đông nhỏ cũng có thể định lượng chính xác D-dimer nhằm chẩn đoán bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính: Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân tiến hành siêu âm tĩnh mạch để tìm thêm triệu chứng và dấu hiệu của bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính: Bệnh nhân có thể được loại trừ tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu ở chi dưới và các xét nghiệm khác có thể không còn cần thiết. Người bệnh được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm lượng D-dimer để chẩn đoán các bệnh: 3.1. Bệnh lý huyết khối Xét nghiệm định lượng D-dimer giúp phát hiện 90% người bệnh mắc tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu, 95% người mắc tình trạng tắc mạch phổi. Chỉ 5% người không có dấu hiệu có tình trạng D-dimer bất thường. 3.2. Bệnh nhân nghi bị tăng đông máu Những người mệt mỏi, mất sức lao động và nằm liệt giường trong thời gian dài nên làm xét nghiệm này. Đây là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc các bệnh lý về huyết khối. Xét nghiệm định lượng D-dimer ở những đối tượng này giúp phát hiện các huyết khối mới để thăm dò và xác định mức độ đông máu. Từ đó, các bác sĩ sẽ đề ra phương án phòng và điều trị bệnh lý đông máu cho người bệnh nhằm giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải. 3.3. Bệnh nhân cần theo dõi bệnh lý huyết khối Với người từng mắc các bệnh lý về huyết khối cần làm kỹ thuật D-dimer để theo dõi và đánh giá tiến triển của bệnh. Kỹ thuật này giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng huyết khối hình thành ở tĩnh mạch. Kết hợp với các xét nghiệm đông máu khác để có phương pháp chữa trị an toàn. 4. Quy trình làm xét nghiệm D-dimer ở bệnh viện uy tín Quy trình làm kỹ thuật xét nghiệm D-dimer vốn đơn giản, không tốn nhiều thời gian chờ đợi. Bệnh nhân sẽ được lấy một lượng máu toàn phần và cho vào ống nghiệm có chứa chất Citrat chống đông. Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được đem đi xử lý xét nghiệm và phân tích. Người bệnh không cần phải nhịn ăn, nhịn uống trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm D-Dimer được xem là bình thường khi: Kết quả thử nghiệm Latex ở mức < 500 μg/L hoặc < 0,5 mg/L. Kết quả xét nghiệm đo độ đục miễn dịch ở mức <250 ng/m L. 5. Ý nghĩa mỗi kết quả xét nghiệm lượng D-dimer Đối với kết quả xét nghiệm D-Dimer, người bệnh thường băn khoăn và lo lắng không biết chúng có ý nghĩa gì. Dưới đây là cách đọc hiểu từng kết quả: Với kết quả D-dimer được chẩn đoán bình thường hoặc âm tính: Có nghĩa là bạn không mắc bệnh liên quan tới quá trình hình thành và tiêu máu đông bất thường. Kết quả này phù hợp với những bệnh nhân có mức huyết khối thấp hoặc trung bình. Với kết quả D-dimer được chẩn đoán dương tính: Điều này cho biết rằng lượng huyết khối trong cơ thể có thể cao bất thường. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do quá trình hình thành và tiêu máu đông bất thường. Thông thường, kết quả D-dimer chẩn đoán dương tính có thể sai lệch do ảnh hưởng bởi các bệnh: tim mạch, ung thư, chấn thương, người mới phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng,... Ngoài ra ở phụ nữ mang thai có thể có tình trạng D-dimer cao hơn mức bình thường một chút, điều này thông thường không đáng ngại. Như vậy, tùy vào mỗi kết quả và tiền sử của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 6. Dịch vụ xét nghiệm lượng D-dimer uy tín, an toàn và chính xác cao Để an tâm khi làm kỹ thuật xét nghiệm nồng độ D-dimer trong máu, bạn cần tham khảo và lựa chọn dịch vụ uy tín.;;;;;Xét nghiệm D-dimer là một kỹ thuật sinh hóa, có độ nhạy cao và thường được chỉ định kết hợp với một số phương pháp khác để chẩn đoán tình trạng huyết khối trong máu. Hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây để hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm này. Khi chúng ta không may bị thương, cơ thể sẽ xảy ra cơ chế đông máu nhằm mục đích giúp cho chúng ta không bị mất quá nhiều máu, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương. D-dimer chính là một đoạn protein nhỏ xuất hiện khi mạch máu hình thành các khối huyết. Nếu thực hiện xét nghiệm lúc này sẽ thấy nồng độ D-dimer tăng cao hơn bình thường. Khi vết thương lành trở lại, những huyết khối trong mạch máu sẽ được hòa tan và lúc này nồng độ D-dimer trong máu sẽ ổn định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất thường, những cục máu đông này không tan dẫn tới quá trình lưu thông máu bị cản trở và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Xét nghiệm D-dimer rất phổ biến với mục đích kiểm tra về tình trạng đông máu, đồng thời có những phương pháp xử trí kịp thời nếu cơ thể xảy ra bất thường. Thông thường, loại xét nghiệm này sẽ bao gồm 2 kỹ thuật chính, đó là: - Xét nghiệm D-dimer ngưng tập trên Latex: Phương pháp này có độ nhạy không cao và thường chỉ phát hiện khi trong lòng mạch máu xuất hiện rải rác nhiều cục máu đông. Ngược lại, với những trường hợp chỉ có một cục máu đông thì kết quả xét nghiệm có thể là âm tính. - Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy: Đây là kỹ thuật mới nhất và có độ nhạy cao. Xét nghiệm này được thực hiện trên quy trình ELISA hay có thể thực hiện dựa trên độ đục miễn dịch. Ưu điểm của kỹ thuật này là có thể cho kết quả dương tính ngay cả khi nồng độ D-dimer trong máu rất thấp. Từ đó, giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị tình trạng đông máu kịp thời, phòng tránh những nguy cơ rủi ro cho người bệnh. Xét nghiệm D-dimer thường được chỉ định trong những trường hợp sau: - Chẩn đoán các bệnh lý huyết khối: Phần lớn những trường hợp có huyết khối trong mạch máu đều có nồng độ D-dimer trong máu rất cao. Vì thế, mục đích chính của xét nghiệm D-dimer là chẩn đoán một số bệnh lý về huyết khối. Tắc mạch ở một số cơ quan quan trọng như tim, phổi, não,... là tình trạng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường như khó thở, tim đập nhanh, đau tức ngực, hay xuất hiện các tụ máu bất thường dưới da,... người bệnh nên thực hiện xét nghiệm D-dimer càng sớm càng tốt. - Kiểm soát tăng đông máu Ngoài mục đích chẩn đoán bệnh lý về huyết khối, phương pháp xét nghiệm này còn được áp dụng phổ biến với những trường hợp bệnh nhân đã từng xảy ra tình trạng đông máu, từng bị tai biến mạch máu não – hay chính là những trường hợp có khả năng cao xuất hiện những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Người bệnh cần được theo dõi thường xuyên, kiểm soát đúng cách và kịp thời hiện tượng đông máu. Nếu không có thể dẫn đến tai biến hoặc đột quỵ, rất nguy hiểm. Phần lớn những trường hợp bệnh nhân này sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm D-dimer trong mỗi lần tái khám để có thể kiểm soát tình trạng máu đông và đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời nếu xảy ra bất thường. Thông qua kết quả chỉ số D-dimer, các bác sĩ cũng có thể cân nhắc về việc điều chỉnh phác đồ để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 3. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm D-dimer - Nếu kết quả là âm tính: Kết quả này có nghĩa là trong mạch máu không xuất hiện cục máu đông. Cụ thể như sau: + Kỹ thuật xét nghiệm ngưng tập trên latex cho kết quả âm tính khi nồng độ D-dimer trong thấp hơn 0,5mg/L. + Kỹ thuật xét nghiệm D-dimer siêu nhạy cho kết quả âm tính khi nồng độ D-dimer <1,1mg/L. Nếu kết quả âm tính nhưng người bệnh lại xuất hiện một số biểu hiện cảnh báo tình trạng đông máu, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác hơn. - Nếu kết quả là dương tính: Khi chỉ số D-dimer tăng cao hơn so với mức tiêu chuẩn thì kết quả xét nghiệm là dương tính, nghĩa là trong cơ thể người bệnh đang xuất hiện tình trạng huyết khối. Chỉ số này càng tăng cao thì có nghĩa là số lượng huyết khối càng nhiều hoặc huyết khối có kích thước lớn và mức độ nguy hiểm càng cao. Ngoài ra, nồng độ D-dimer cao bất thường cũng có thể là do những nguyên nhân dưới đây: + Người bệnh bị nhiễm trùng hoặc vừa trải qua phẫu thuật. + Do thay đổi nội tiết tố ở các trường hợp phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, những trường hợp này cần được kiểm soát chỉ số D-dimer trong mức cho phép để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai phụ. + Bệnh nhân ung thư gan đang trong quá trình điều trị cũng có thể tăng nồng độ D-dimer trong máu. Lưu ý, những kỹ thuật xét nghiệm D-dimer chỉ có thể chẩn đoán trong mạch máu có xuất hiện tình trạng huyết khối hay không và không thể xác định được vị trí xảy ra huyết khối. Chính vì thế, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định vị trí máu đông chính xác và nhanh chóng. 4. Lưu ý khi xét nghiệm D-dimer Để đảm bảo kết quả xét nghiệm D-dimer chính xác nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: - Nên nhịn ăn khoảng 8 đến 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. - Ngừng sử dụng các loại thuốc chống đông máu và ngừng bổ sung sắt trước khi xét nghiệm. - Trong quá trình lấy máu cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.
question_63636
Đau nhức xương khớp - dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm
doc_63636
Trong các triệu chứng liên quan đến khớp, đau nhức xương khớp phổ biến và dễ nhận biết, song không ít người bệnh bỏ qua do triệu chứng không kéo dài và thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Song cần lưu ý nếu đau nhức xảy ra thường xuyên, mức độ đau nặng và tăng dần thì có thể do nguyên nhân bệnh lý. Lúc này cần chẩn đoán, điều trị bệnh mới có thể cải thiện tốt tình trạng này. 1. Tỷ lệ người bị đau nhức xương khớp ngày càng cao Trước đây, các bệnh lý xương khớp nói chung và triệu chứng đau nhức xương khớp nói riêng chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Song những năm gần đây, vấn đề xương khớp ở người trẻ, thanh thiếu niên đang ngày càng phổ biến. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn làm suy giảm chất lượng sống hiện tại và tương lai. Theo một nghiên cứu gần đây trên 2.119 người trưởng thành ở thành thị, có tới 14,5% bệnh nhân có triệu chứng đau cơ xương khớp. Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh viêm xương khớp. Con số này cảnh báo, đau nhức xương khớp là nỗi lo không chỉ ở người cao tuổi mà người trẻ tuổi cũng hoàn toàn có thể mắc phải. Đây là hậu quả của lối sống hiện đại, thiếu lành mạnh như: ngồi lâu do tính chất công việc hoặc lười vận động, ngồi hoặc làm việc sai tư thế, vận động quá mức các khớp,… Vị trí đau nhức xương khớp thường gặp gồm: mắt cá chân, vai gáy, các khớp tay, khớp đầu gối, thắt lưng, gót chân,… Ngoài ra, cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức xương khớp, thực tế người béo phì dễ mắc phải các vấn đề này hơn. Đau nhức xương khớp ở người béo phì cũng nghiêm trọng, khó điều trị và phục hồi hơn. Cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện sau tổn thương liên quan đến dây chằng, gân xung quanh khớp, các bao hoạt dịch,… Nguy hiểm nhất khi triệu chứng này là do nguyên nhân bệnh lý, nếu không điều trị triệt để từ nguyên nhân, đau nhức xương khớp sẽ tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng nghiêm trọng. 2. Bị đau nhức xương khớp - đừng chủ quan vì rất có thể là dấu hiệu bệnh lý Đau nhức thường là triệu chứng của bệnh viêm khớp và nhiễm trùng, hiếm khi liên quan đến ung thư khớp. Đau nhức xương khớp thường là do những bệnh lý dưới đây: 2.1. Viêm khớp dạng thấp Đây là bệnh lý xương khớp nằm trong nhóm bệnh rối loạn tự miễn, gây tình trạng sưng đau nhiều khớp xương. Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng hoặc sau một thời gian dài ngồi, nằm yên bất động một tư thế. Người bệnh bị viêm khớp dạng thấp không chỉ bị đau nhức mà khả năng vận động, sinh hoạt cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Bệnh cần phải được điều trị sớm, nếu không, về lâu dài sẽ gây biến dạng khớp, nặng nề nhất là tàn phế do khớp mất khả năng vận động. 2.2. Thoái hóa khớp Đau nhức xương khớp gối có nguyên nhân thường gặp nhất là tình trạng viêm xương khớp, còn gọi là thoái hóa khớp. Vùng tổn thương là ở phần sụn đầu xương, xuất hiện sau một quá trình dài bị mài mòn theo thời gian do vận động. Khi phản ứng viêm xuất hiện, khớp gối thường bị sưng, giảm dịch khớp, nặng hơn gây hư tổn các đầu xương và cong trục xương. Do gây nhiều đau đớn nên bệnh nhân có xu hướng lười vận động, khiến khớp cứng và suy giảm khả năng vận động hơn. Đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, cơn đau nặng nhất vào buổi sáng khi vừa thức dậy. Bệnh nhân phải mất thời gian để xoa bóp, giảm đau cứng khớp rồi tình trạng này mới dần thuyên giảm đến cuối ngày. Thoái hóa khớp cũng cần phát hiện và điều trị sớm, nếu không sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, nguy cơ gây biến dạng khớp và tàn phế. 2.3. Bệnh Gout Gout hay còn gọi là bệnh thống phong xảy ra do sự tích tụ quá mức acid uric trong máu kích hoạt phản ứng viêm của khớp. Gout gây ra những cơn đau nhức xương khớp đột ngột, cảm giác ấm nóng và sưng tấy, phổ biến nhất là ở các khớp ngón chân cái. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do nạp vào quá nhiều loại thực phẩm giàu purin như: đồ uống có cồn, hải sản, thịt đỏ các loại,… Lượng purin nạp vào quá mức sẽ gây rối loạn chuyển hóa tại thận, acid uric trong máu không được thải bỏ nên tích tụ ngày càng nhiều. Ngoài đau nhức xương khớp, bệnh nhân còn có triệu chứng đi kèm như nhức đầu, sốt cao, cơ thể mệt mỏi,… Cần điều trị trước khi triệu chứng bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, dễ dẫn tới biến dạng khớp và phá hủy sụn vĩnh viễn. 2.4. Loãng xương Loãng xương là tình trạng mật độ xương ngày càng giảm dần khiến xương giòn hơn, dễ gãy và tổn thương hơn ngay dưới tác động lực nhẹ. Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi khi khả năng hấp thụ và tổng hợp canxi cho xương suy giảm, gây đau nhức xương khớp thường gặp nhất ở cột sống lưng. Ngoài đau nhức xương khớp, loãng xương còn khiến lưng có xu hướng còng đi, dễ gãy xương, sụt cân, co cứng cơ dọc cột sống,… 2.5. Lao xương khớp Lao là một dạng bệnh truyền nhiễm do khuẩn Tuberculosis, bệnh thường khởi phát ở hệ tiêu hóa và hô hấp, sau đó mới theo đường máu đến các cơ quan khác. Khi vi khuẩn tấn công xương khớp sẽ gọi là lao xương. Lao xương khớp thường gặp nhất và gây đau đớn nhất ở vị trí khớp háng, khớp gối và cột sống. Ngoài đau nhức tại chỗ, bệnh nhân có thể có triệu chứng đi kèm khác như sụt cân, sốt cao, giảm vận động,… Cần xác định tình trạng đau nhức xương khớp là cấp tính do chế độ sinh hoạt kém lành mạnh hay do nguyên nhân bệnh lý. Sau đó bác sĩ mới đưa ra biện pháp điều trị y tế hay chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng đau nhức.
doc_3105;;;;;doc_57693;;;;;doc_23304;;;;;doc_13827;;;;;doc_63396
Lâu nay, nhiều người lầm tưởng bệnh đau nhức xương khớp chỉ là căn bệnh ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng. Thực tế, căn bệnh này đang diễn ra phức tạp ở cả những người trẻ. Đau nhức xương khớp là dấu hiệu thường gặp ở người lớn tuổi. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế... mà còn là dấu hiệu những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.Ngày nay, với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, căn bệnh này xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi với số lượng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là thường xuyên ngồi sai tư thế, ít vận động, ngồi nhiều... đây là những thói quen hiện đại khiến tình trạng bệnh xương khớp càng diễn ra phổ biến. Các triệu chứng ban đầu của căn bệnh như: đau vùng vai gáy, đau ở thắt lưng, đau vùng gót chân, đau ở các khớp... Đau vai gáy là một trong số những dấu hiệu của bệnh xương khớp 2. Thông qua các xét nghiệm huyết học như tổng phân tích tế bào máu, máu lắng, CRP hay các xét nghiệm sinh hóa miễn dịch như calci máu, RF, Anti-CCP, axit uric, lipid máu,... hoặc chụp X-quang xương khớp, đo mật độ xương... Một số bệnh bạn sẽ có nguy cơ nếu để tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài và tình trạng trở nên trầm trọng như:Thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương nơi sụn khớp và xương dưới sụn, sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp. Thoái hóa khớp thường hay gặp nhất ở khớp gối. Khi khớp gối bị thoái hóa, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương cong vào trong. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn khi sụn khớp bị hao mòn không thể che phủ toàn bộ đầu xương, khiến tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày xảy ra khi vận động khớp gối.Tuy nhiên, chúng ta cần có sự phân biệt giữa đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác. Sự khác nhau ở đây là dựa vào những cơn đau của bệnh. Cơn đau của bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng lên mỗi khi người bệnh hoạt động, thời tiết thay đổi cũng làm tăng cơn đau. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Khi sụn và khớp thoái hóa sẽ làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế. Viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp gây sung đau nhiều khớp xương, kèm cứng các khớp đốt bàn tay vào mỗi buổi sáng, kéo dài trên 1 giờ. Đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn và hạn chế. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.Bệnh gútĐây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở những người trẻ do cuộc sống hiện đại kéo theo những bữa tiệc bàn công việc, gặp gỡ bạn bè. Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.Cơn đau do bệnh gút gây ra sẽ khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Cơn đau thường gặp ở khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay kèm theo sưng, nóng.Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân hay còn gọi là u hạt Tophi.Loãng xương. Loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi gây đau nhức trong xương, hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Loãng xương còn giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.Lao xương khớp. Lao xương khớp phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu dựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối. Loãng xương khiến xương yếu dần, rất dễ bị gãy 3. Phòng bệnh về đau nhức xương khớp Để không tạo điều kiện cho các bệnh nguy hiểm về xương khớp phát triển, mỗi người dù già hay trẻ cũng nên có ý thức về việc phòng bệnh, bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.Luyện tập thể dục, hoạt động chân tay liên tục giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn: Đi bơi, đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh...Tập tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng, tránh nằm lâu, leo cầu thang, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp. Ngồi làm việc phải giữ thẳng lưng, không ngồi xổm...Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế luyện tập cường độ mạnh, tránh tăng cân nhiều với tốc độ nhanh và luôn biết tận dụng vitamin D trong nắng sớm.... Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chữa đau cơ xương khớp;;;;; Menu xem nhanh: Toggle1.Thoái hóa khớp2.Viêm khớp dạng thấp3.Bệnh gout4.Loãng xương5.Lao xương khớp1.Thoái hóa khớp Đau nhức xương khớp là dấu hiệu phổ biến của thoái hóa khớp. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.Cơn đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp thường tăng lên mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi. Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động.Đau xương khớp là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý cần thăm khám để được chẩn đoán chính xácHầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân. 2.Viêm khớp dạng thấp Biểu hiện đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mạn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Với bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ.Bệnh nếu không được điều trị sớm, đúng cách rất có thể sẽ tiến triển gây biến chứng nghiêm trọng như: phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế. 3.Bệnh gout Người mắc bệnh gút cũng có biểu hiện đau nhức xương khớp vì đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay, cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần. Khi gout chuyển sang giai đoạn mạn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân.Thăm khám với chuyên gia cơ xương khớp để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau xương khớp4.Loãng xương Ở người bị loãng xương, có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp, người bệnh có cảm giác đau ở trong xương. Khi có dấu hiệu đau nhức dọc các xương dài như: cột sống thắt lưng, đùi, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm thì đó là dấu hiệu báo hiệu tình trạng loãng xương. Mặt khác, loãng xương còn có dấu hiệu giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run giật cơ khi thay đổi tư thế. 5.Lao xương khớp Lao xương khớp là bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu đựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối. Nếu đau nhức do lao khớp háng thì người bệnh không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, gập, không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, liệt.Muốn biết đau xương khớp dấu hiệu cảnh báo bệnh gì, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả. 1.Thoái hóa khớp Đau nhức xương khớp là dấu hiệu phổ biến của thoái hóa khớp. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Cơn đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp thường tăng lên mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi. Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Đau xương khớp là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý cần thăm khám để được chẩn đoán chính xác Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân. 2.Viêm khớp dạng thấp Biểu hiện đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mạn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Với bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Bệnh nếu không được điều trị sớm, đúng cách rất có thể sẽ tiến triển gây biến chứng nghiêm trọng như: phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế. 3.Bệnh gout Người mắc bệnh gút cũng có biểu hiện đau nhức xương khớp vì đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay, cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần. Khi gout chuyển sang giai đoạn mạn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân. Thăm khám với chuyên gia cơ xương khớp để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau xương khớp 4.Loãng xương Ở người bị loãng xương, có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp, người bệnh có cảm giác đau ở trong xương. Khi có dấu hiệu đau nhức dọc các xương dài như: cột sống thắt lưng, đùi, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm thì đó là dấu hiệu báo hiệu tình trạng loãng xương. Mặt khác, loãng xương còn có dấu hiệu giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run giật cơ khi thay đổi tư thế. 5.Lao xương khớp Lao xương khớp là bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu đựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối. Nếu đau nhức do lao khớp háng thì người bệnh không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, gập, không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, liệt. Muốn biết đau xương khớp dấu hiệu cảnh báo bệnh gì, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả.;;;;;phòng ngừa bệnh đau nhức xương Đau nhức trong xương gây ra những cơn đau khó chịu, dai dẳng ảnh hưởng lớn chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán phát hiện sớm triệu chứng đau nhức xương là bệnh gì để có cách xử trí đúng. Đau nhói trên đỉnh đầu có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh lý Bệnh gout: Đối với người mắc bệnh gout cũng thường hay xuất hiện những triệu chứng đau nhức trong xương. Căn bệnh này khá phổ biến hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Khi gout chuyển sang giai đoạn mạn tính có thể khiến các khớp bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên quanh khớp và một số nơi khác gây đau. Viêm khớp dạng thấp: Đau nhức trong xương có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một chứng bệnh về khớp mãn tính, nếu không điều trị sớm có thể khiến cho sụn khớp và xương dưới sụn bị phá hủy. Gây biến dạng khớp và làm mất khả năng đi lại, có thể gây tàn phế. Lao xương khớp: Đây là chứng bệnh do vi khuẩn tấn công vào hệ xương khớp. Khi bị nhiễm vi khuẩn các khớp thường bị đau và sưng to. Lâu dần có thể khiến cơ bị teo, thậm chí là bị bại liệt. Do loãng xương: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau trong xương. Tình trạng này thường hay gặp ở những người lớn tuổi. Ngoài ra, đau trong xương có thể là do cơ thể thiếu hụt một số nguyên tố, khoáng chất cần thiết cho xương như: Canxi, kali, vitamin D. Có thể do thời tiết thay đổi hoặc do béo phì, bị chấn thương do thể thao… Khi có dấu hiệu đau nhức xương, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị càng sớm càng tốt. Để phòng ngừa chứng đau nhức xương khớp, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau: – Có một chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để các cơ, xương khớp được thư giãn, tránh làm việc quá sức, sai tư thế, mang vác vật nặng… Lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp ngăn ngừa nguy cơ đau nhói đỉnh đầu – Trước khi chơi các môn thể thao, tập yoga hay aerobic, nên khởi động thật kỹ để tránh căng cơ, giãn cơ, bong gân, trật khớp… Nếu gặp chấn thương cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để chữa trị hiệu quả. – Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, các vitamin thuộc nhóm B, protein cùng các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của xương khớp như Canxi, magie, sắt, photpho .. Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê hoặc thuốc lá. – Khi thời tiết lạnh, cần mặc ấm nhất là vào sáng sớm và khi đi ra đường. – Massage xương khớp, vận động thường xuyên. Nhất là vào thời tiết lạnh cần vận động làm nóng cơ thể bằng những bài tập vừa sức, cấp độ tăng dần dần. Người bị đau nhức xương cần thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị Các bệnh lý xương khớp thường khó phát hiện, ít có dấu hiệu cụ thể vì vậy bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả sớm.;;;;; 1. Thoái hóa khớp Nếu là thoái hóa khớp thì cơn đau thường tăng lên mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi. Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Sụn và xương dưới sụn tổn thương càng nặng thì cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế. Đau nhức xương khớp do thoái hóa Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân. 2. Viêm khớp dạng thấp Ngoài thoái hóa khớp, biểu hiện đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mạn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, nếu không được điều trị sớm, kịp thời thì bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế. Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp: cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ, cứng khớp, khó cử động khớp vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy…. 3. Bệnh gout Đau xương khớp là triệu chứng cảnh báo bệnh gout Người mắc bệnh gout cũng có biểu hiện đau nhức xương khớp vì đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay, cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. 4. Loãng xương Khi có biểu hiện đau nhức tại các đầu xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài như: cột sống thắt lưng, đùi, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm thì đó là dấu hiệu báo hiệu tình trạng loãng xương. 5. Lao xương khớp Lao xương khớp là bệnh do vi trùng lao gây ra.Các khớp bị vi trùng lao tấn công thường bị đau nhẹ hoặc vừa phải và sưng to nhưng không nóng, không đỏ, làm cho các hoạt động gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, gập, không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, liệt. Thăm khám và điều trị khi có triệu chứng đau xương khớp Để biết triệu chứng đau xương khớp bệnh gì, người bệnh khi có triệu chứng cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị hiệu quả tránh chủ quan dẫn đến biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt.;;;;;Các bệnh lý về xương khớp thường khiến nhiều người chủ quan vì nghĩ rằng đó là do tuổi tác và không nguy hiểm.Tuy nhiên, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, chất lượng sống của người bệnh, thậm chí có thể xuất hiện ung thư xương. Nếu để bệnh lâu ngày, việc điều trị sẽ rất khó khăn, mất nhiều thời gian tốn kém chi phí hoặc ảnh hưởng đến tính mạng. Khám xương khớp là cách giúp phát hiện bệnh sớm, tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa biến chứng. 1. Một số nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp, dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất: - Độ tuổi: Hệ xương khớp cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, theo thời gian sẽ bị lão hóa dần. Lớp sụn sẽ bị bào mòn đi theo tuổi tác cùng với tình trạng lão hóa xương sẽ dẫn đến những thay đổi về cấu trúc xương, khiến hệ thống xương khớp dễ bị tổn thương hơn. Đó là lý do vì sao người già lại có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao hơn so với người trẻ. - Chấn thương, tai nạn: Các vấn đề về xương khớp như gãy xương hay trật khớp,… còn có thể do hậu quả của một số chấn thương trong cuộc sống sinh hoạt, trong tập luyện thể thao hoặc do tai nạn lao động, tai nạn giao thông. - Do một số bệnh lý về xương khớp như loãng xương, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,… - Do một số rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. - Một số nguyên nhân khác như do thời tiết thay đổi, lao động quá sức, tư thế làm việc không đúng, tình trạng thừa cân béo phì,. . 2. Một số bệnh về xương khớp phổ biến Nếu không điều trị, các bệnh về xương khớp có thể làm giảm dần hoặc làm mất khả năng vận động của người bệnh, từ đó người bệnh sẽ không còn khả năng lao động. Thậm chí, người bệnh còn có thể bị teo cơ, biến dạng hay dính khớp, và thậm chí là tàn phế làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống của người bệnh. Dưới đây là một số bệnh xương khớp phổ biến: - Bệnh loãng xương: Có thể gọi căn bệnh này là thưa xương hay xốp xương đều được. Khi mắc phải căn bệnh này, xương của người bệnh sẽ giòn, mỏng và dễ gãy hơn, đặc biệt là ở một số vị trí quan trọng như cột sốt cổ hay cột sống lưng,… Tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương càng tăng. Ngoài ra, phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có nguy cơ loãng xương cao hơn. - Thoái hóa khớp: Lớp sụn khớp rất quan trọng và có vai trò làm giảm chấn động hay cọ xát giữa hai đầu khớp khi chúng ta cử động. Bệnh thoái hóa khớp xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương bị bào mòn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng khớp, biến dạng khớp và khi vận động có thể nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp. - Thoát vị đĩa đệm: Bệnh nhân thường bị thoát vị đĩa đệm ở 2 vị trí là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bệnh xảy ra khi lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm tách ra và chèn ép vào tủy sống hay rễ thần kinh. Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh phải chịu nhiều cơn đau dữ dội. - Đau thần kinh tọa do đĩa đệm cột sống lồi ra, đè lên dây thần kinh,... Bệnh gây ra những cơn đau dọc từ lưng dưới. Khi người bệnh nâng các vật nặng không đúng tư thế, cơn đau sẽ rất dữ dội - Viêm khớp dạng thấp: Bệnh gây ra tình trạng sưng đau ở khớp, nhất là tình trạng sưng, cứng khớp ngón tay vào mỗi buổi sáng. Tình trạng này có thể kéo dài cả giờ đồng hồ. Về lâu dài, có thể gây tổn thương sụn khớp, biến dạng khớp, giảm khả năng vận động và cuối cùng có thể dẫn đến tàn phế. Những triệu chứng về xương khớp rất dễ nhận biết, nếu thấy cơ thể có những biểu hiện dưới đây và kéo dài nhiều hơn 3 ngày, bạn nên khám xương khớp càng sớm càng tốt: - Có cảm giác đau nhức âm ỉ hoặc đau dữ dội ở khớp. Vào thời điểm sau khi ngủ dậy, những cơn đau thường rõ rệt hơn. - Cứng khớp, co duỗi và cử động rất khó khăn nhất là một số vị trí như khớp hông, đầu gối và phần lưng dưới. - Khi co duỗi, cử động khớp có âm thanh lạo xạo hoặc một số âm thanh lạ khác. - Gặp nhiều khó khăn khi đi lại, khi đi cầu thang bộ, đứng lên và ngồi xuống và một số hoạt động khác trong sinh hoạt hàng ngày cũng bị hạn chế.
question_63637
Quy trình mổ đục thủy tinh thể như thế nào?
doc_63637
Quy trình mổ đục thủy tinh thể như thế nào sẽ diễn ra với rất nhiều các bước như: thăm khám cùng bác sĩ nhãn khoa, nhỏ thuốc gây tê, tán nhuyễn và hút thủy tinh thể ra ngoài,…Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé. 1. Phẫu thuật Phaco – Phương pháp tiên tiến điều trị đục thủy tinh thể z để điều trị bệnh một cách triệt để nhất. Phương pháp này sẽ sử dụng máy móc hiện đại để thay thế thủy tinh đã bị mờ đục bởi một loại thủy tinh thể nhân tạo khác. Việc thay thế này sẽ tạo điều kiện cho mắt có thể cải thiện thị lực như ban đầu. Phaco là một phương pháp hiện đại được rất nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng hiện nay. Thủy tinh thể nhân tạo cũng được phân chia thành 2 loại chính đó là thủy tinh thể dạng đơn cự và thủy tinh thể dạng đa cự. Đối với bệnh lý đục thủy tinh thể, phẫu thuật Phaco được xem là một trong những phương pháp tối ưu được sử dụng – Loại thủy tinh thể đơn cự: cho phép bệnh nhân có thể nhìn rõ sự vật ở một khoảng cách xa hoặc gần nhất định. Lúc này, bệnh nhân sẽ cần sử dụng thêm kính chuyên dụng khi muốn nhìn sự vật ở tiêu cự không được ưu tiên. – Loại thủy tinh thể đa cự: giúp người bệnh có thể thoải mái nhìn sự vật ở các khoảng cách, tiêu cự khác nhau mà không cần sử dụng thêm kính mắt hỗ trợ. Phương pháp mổ Phaco điều trị đục thủy tinh thể được đánh giá là một phương pháp mang rất nhiều ưu điểm nổi trội như sau: – Thời gian cho mỗi ca phẫu thuật mổ Phaco rất nhanh, chỉ khoảng 5 – 10 phút. – Mổ Phaco ít gây đau đớn, không chảy máu. – Vết rạch khi mổ Phaco rất nhỏ, thường chỉ kéo dài khoảng 2,2 – 2,6mm. Vết rạch này không cần khâu. – Sau phẫu thuật Phaco, bệnh nhân có thể nhanh chóng lấy lại thị lực, có thể về nhà ngay trong ngày mà không cần nằm viện. 3. Chi tiết về quy trình phẫu thuật mổ mắt Phaco 3.1. Mổ đục thủy tinh thể hay không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ Trước khi có chỉ định thực hiện phẫu thuật mổ Phaco điều trị đục thủy tinh thể, bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và tình trạng bệnh xem có đáp ứng đủ các tiêu chí để phẫu thuật hay không. Một số tiêu chí bệnh nhân cần đảm bảo đó là: – Bệnh nhân không bị mắc các bệnh lý toàn thân dạng cấp tính. – Không bị các bệnh viêm nhiễm ở vùng mắt như: viêm kết mạc, viêm nội nhãn,… – Nhãn áp của bệnh nhân đủ điều kiện cho phép. – Bệnh nhân không có tiền sử bị mắc các bệnh lý tim mạch hay huyết áp. – Chỉ số đường huyết đảm bảo dưới 10. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số bước kiểm tra mắt với máy để xác định chính xác hiện trạng đục thủy tinh thể tại thời điểm đó. Bệnh nhân cần thăm khám với bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và tình trạng bệnh xem có đáp ứng đủ các tiêu chí để phẫu thuật hay không Đây là bước tiền phẫu thuật đầu tiên mà người bệnh cần thực hiện. Qua việc trao đổi, kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ có thể căn cứ vào từng tình trạng bệnh của mỗi người để chỉ định cho bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn, giải thích cho bệnh nhân về những ưu điểm, nhược điểm, cũng như những điều cần lưu ý khi tiến hành phẫu thuật mổ Phaco. Bước gây tê màng mắt này đem lại hiệu quả cho việc giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và không khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật diễn ra. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê với mức độ quy định. Sau khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ ở phần trên giác mạc. Vết rạch này có độ dài khoảng 2,2 – 2,6mm. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện tách màng bao nằm trước thể thủy tinh và tiền phòng trong mắt. Thông qua vết mổ, bác sĩ sẽ sử dụng máy Phaco để tán nhuyễn phần thủy tinh thể bị đục, sau đó hút ra bên ngoài. Sau khi đã hút hết phần thủy tinh thể bị đục ra ngoài, bác sĩ sẽ tiến hành đưa thủy tinh thể nhân tạo vào mắt. Bác sĩ sẽ điều chỉnh thủy tinh thể nhân tạo sao cho ở đúng vị trí để đảm bảo cho việc ánh sáng hội tụ đúng ở vị trí võng mạc. Sau khi đã thực hiện bơm thủy tinh thể nhân tạo cố định trong mắt, bác sĩ sẽ vệ sinh thật kỹ vùng mắt sau khi mổ và kết thúc phẫu thuật. Lúc này, người bệnh sẽ được đưa tới phòng hậu phẫu trong khoảng 24 giờ. Sau đó, bệnh nhân có thể xuất viện ra về và đi tái khám lại theo chỉ định của bác sĩ. Đi thăm khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa Sau khi phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể kết thúc, bệnh nhân cần xây dựng chế độ chăm sóc mắt khoa học để mắt nhanh chóng hồi phục lại thị lực như ban đầu: – Theo dõi tình hình hồi phục của mắt sau mổ. Nếu thấy xuất hiện bất cứ các dấu hiệu lạ nào như: đau nhức, mờ mắt, chảy máu mắt,…thì bệnh nhân cần thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám. – Chăm sóc, vệ sinh mắt hàng ngày với băng gạc, dung dịch rửa mắt chuyên dụng, sạch sẽ. – Khi đi ra ngoài trời cần sử dụng thêm các loại kính chống bụi, kính bảo vệ mắt. – Bổ sung thêm các thực phẩm chứa các nhóm chất cần thiết cho mắt như: vitamin A, C, E, omega 3,… – Nên để cho mắt nghỉ ngơi sau phẫu thuật, không sử dụng mắt với cường độ cao như làm việc với máy tính trong thời gian dài. – Đi thăm khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
doc_26719;;;;;doc_61608;;;;;doc_60576;;;;;doc_28461;;;;;doc_46436
Hiện nay, đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây suy giảm thị lực và mù lòa hàng đầu trên thế giới cũng như Việt Nam. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người trên 50 tuổi. Trong các năm gần đây, những phương pháp phẫu thuật mắt, đặc biệt là phương pháp Phaco được áp dụng rộng rãi để lấy lại thị lực cho bệnh nhân đục thủy tinh thể. Tuy nhiên chỉ phẫu thuật là chưa đủ, quá trình chăm sóc sau mổ đục thuỷ tinh cũng góp phần quan trọng để giữ gìn ánh sáng cho đôi mắt. 1. Tìm hiểu về mổ đục thủy tinh thể 1.1. Định nghĩa Ở người bình thường, thủy tinh thể sẽ trong suốt và trở nên vẩn đục khi mắc bệnh. Đục thủy tinh thể gây ảnh hưởng đến thị lực người bệnh và có nguy cơ dẫn đến mù lòa, cần được điều trị sớm. Phẫu thuật đục thủy tinh thể là phương pháp điều trị ngoại khoa nhằm loại bỏ thủy tinh thể vẩn đục giúp mắt hoạt động bình thường và ngăn ngừa những biến chứng về sau. Đây là kỹ thuật an toàn, ít biến chứng và bệnh nhân có thể ra về ngay trong ngày. Đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein tại thủy tinh thể thay đổi dưới tác động của chất gây hại. 1.2. Đối tượng được chỉ định mổ đục thủy tinh thể Những đối tượng được chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể bao gồm: – Người có thị lực dùng kính kém hơn 20/40 theo bảng đo thị lực Snellen. Người bình thường có thể đọc kí tự tại dòng này tại khoảng cách 12m, trong khi bệnh nhân đục thủy tinh thể chỉ có thể đọc ở khoảng cách 6m. – Người có thị lực giảm sút đáng kể, gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. 1.3. Các phương pháp mổ đục thủy tinh thể hiện nay Ba phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể phổ biến hiện nay là: – Phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm hay còn gọi là phương pháp Phaco Đây là phương pháp phổ biến nhất, được tiến hành bằng cách tạo một lỗ rất nhỏ ở góc ngoài giác mạc và sử dụng đầu dò cực nhỏ phát ra sóng siêu âm để phá vỡ thủy tinh thể vẩn đục thành nhiều mảnh nhỏ và hút ra ngoài. – Phẫu thuật đục thủy tinh thể trong bao hay còn gọi là phương pháp ICCE Đây là phương pháp giúp khôi phục tầm nhìn cho người bệnh, được tiến hành bằng cách rạch một đường lớn ở vùng giao điểm của củng mạc và giác mạc. Do đó, quá trình hồi phục của phương pháp phẫu thuật này sẽ kéo dài lâu hơn so với Phaco. – Phẫu thuật đục thủy tinh thể ngoài bao Phương pháp này được tiến hành bằng cách rạch phần trên của mắt để loại bỏ phần nhân cứng của thủy tinh thể trước, chất đục sẽ được hút ra sau. Thủy tinh thể vẩn đục sau khi loại bỏ sẽ được thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo qua lỗ mở trước đó. Nhờ có thủy tinh thể nhân tạo này, bệnh nhân sẽ có thị lực tốt hơn vì ánh sáng sẽ truyền tới võng mạc và không cảm thấy vướng. Phaco là phương pháp mổ đục thủy tinh thể an toàn và phổ biến nhất hiện nay. 2. Các phương pháp chăm sóc sau mổ đục thuỷ tinh thể 2.1. Chăm sóc sau mổ đục thuỷ tinh thể: Theo dõi tình trạng mắt Sau khi thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể, thị lực của bệnh nhân sẽ cải thiện trong vài ngày, màu sắc nhìn được có thể sáng hơn vì bệnh nhân đang nhìn qua một lăng kính mới. Ban đầu tầm nhìn sẽ mờ cho đến khi mắt lành và tự động điều chỉnh lại. Trong quá trình này, bệnh nhân có thể thấy ngứa, khó chịu ở mắt nhưng các triệu chứng này sẽ biến mất sau vài ngày. Do đó, tuyệt đối không được dụi mắt để tránh tối đa tổn thương. Thông thường, mắt sẽ cần khoảng 8 tuần để trở về trạng thái bình thường. Bên cạnh đó, một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể cần lưu ý bao gồm: – Ăn uống bình thường và đủ chất, chú ý bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin C, đồng, kẽm hoặc các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như hành, tỏi, rau cải xoăn, giá, đậu, bắp cải, các loại hạt tươi,… – Kiêng rượu bia, thuốc lá và các chất kích trong vài tuần đầu sau phẫu thuật. – Bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc khác để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm và kiểm soát nhãn áp. Tuyệt đối tuân thủ những chỉ định dùng thuốc này và không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa qua sự tư vấn của bác sĩ. – Bệnh nhân nên đeo miếng che mắt trong vài ngày đầu sau phẫu thuật và đeo tấm chắn bảo vệ trong khi ngủ cho đến khi lành vết thương. – Không điều khiển các phương tiện giao thông trong ngày đầu tiên hậu phẫu vì tầm nhìn chưa phục hồi. – Trong ba ngày đầu chú ý tắm từ cổ trở xuống, tránh nước dính vào mắt và không nằm úp sấp. – Trong hai tuần đầu, lưu ý không tập gym, bê vác quá nặng, đi bơi, trang điểm mắt hoặc ngủ chung với thú cưng. – Mất thị lực. – Đau kéo dài dù đã sử dụng thuốc. – Đỏ mắt. – Sưng mí mắt. – Nhiều đốm mới nổi trước mắt. – Ánh sáng nhấp nháy. 2.2. Chăm sóc sau mổ đục thuỷ tinh thể: Phục hồi chức năng mắt Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể cần tái khám 1 – 2 ngày hậu phẫu, tiếp tục tái khám vào tuần tiếp theo và tháng tiếp theo để theo dõi quá trình lành vết thương. Bên cạnh đó, một vài lưu ý khi điều trị phục hồi tại nhà bao gồm: – Sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc được chỉ định theo đơn từ bác sĩ. – Không để nước hay hóa chất như xà phòng, dầu gội dính vào mắt. – Không tác động lực lên mắt như dụi, day. – Đeo kính râm khi ra ngoài. – Đeo tấm che bảo vệ mắt theo khuyến cáo của bác sĩ. Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để kiểm tra, theo dõi quá trình lành vết mổ.;;;;;Thủy tinh thể là bộ phận quan trọng giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc để mắt có thể nhìn rõ được mọi vật. Thủy tinh thể bị đục không chỉ gây suy giảm thị lực mà còn có thể dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Phẫu thuật Phaco là giải pháp hàng đầu hiện nay được áp dụng để điều trị đục thủy tinh thể. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về quy trình kỹ thuật mổ Phaco ngay trong bài viết sau. Phẫu thuật Phaco là một trong những phương pháp hiện đại được áp dụng để điều trị đục thủy tinh thể. Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng một hệ thống máy móc đặc biệt hoạt động dựa trên sóng siêu âm để nhũ tương hóa thủy tinh thể bị đục và giúp bác sĩ thay thế thể thủy tinh nhân tạo để cải thiện thị lực cho người bệnh. Thủy tinh thể được sử dụng có hai loại chính là đơn cự và đa cự: – Đơn cự: Nhân đơn tiêu cự cho tầm nhìn xa rõ hoặc tầm nhìn gần rõ. Người bệnh phải sử dụng thêm một loại kính hỗ trợ đối với khoảng nhìn không được ưu tiên. – Đa cự: Nhân đa tiêu cự có thể giúp người bệnh nhìn ở cự ly gần trong khoảng từ 30-50cm, trung bình trong khoảng từ 50-100cm và xa trong khoảng dưới 1m. Với loại thủy tinh thể này, người bệnh không cần sử dụng thêm kính hỗ trợ. Phẫu thuật Phaco tán nhuyễn thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo để khôi phục thị lực Mổ Phaco được các chuyên gia trong lĩnh vực nhãn khoa đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội trong việc khắc phục tình trạng đục thủy tinh thể: – Thời gian phẫu thuật nhanh chóng chỉ với từ 15-20 phút. – Không gây đau, không gây chảy máu trong quá trình phẫu thuật. – Vết mổ rất nhỏ, chỉ từ 2,2 tới 2,6mm nên không cần khâu, giảm tối đa tỷ lệ loạn thị hậu phẫu. – Hạn chế tổn thương mô nội nhãn trong quá trình bác sĩ thao tác. – Thị lực phục hồi sau vài giờ phẫu thuật và chỉ cần theo dõi hậu phẫu trong khoảng 24 giờ. – Quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn, nguy cơ biến chứng gần như bằng 0 nếu tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 2. Chỉ định mổ Phaco Phẫu thuật là giải pháp hữu ích nhất hiện nay, giúp cải thiện thị lực cho những người có thủy tinh thể bị đục. Đeo kính chỉ là giải pháp tạm thời và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt đối với những người lớn tuổi. Người được chỉ định phẫu thuật cần phải đáp ứng các tiêu chỉ: – Không bị các bệnh lý toàn thân cấp tính. – Không mắc viêm nhiễm vùng mắt: viêm kết mạc, viêm nội nhãn, viêm giác mạc… – Nhãn áp đạt điều kiện cho phép. – Không có tiền sử mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp. – Mắc tiểu đường nhưng có chỉ số đường huyết dưới 10. Người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng với bác sĩ nhãn khoa chuyên môn cao để được đánh giá tình trạng sức khỏe và chỉ định phẫu thuật. Chỉ định phẫu thuật bởi bác sĩ nhãn khoa sau khi thăm khám kỹ lưỡng 3. Quy trình kỹ thuật mổ Phaco 3.1. Thăm khám nhãn khoa Người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ nhãn khoa để đánh giá tình trạng thị lực, mức độ đục thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ căn cứ vào bệnh lý của từng người để chỉ định điều trị với phương pháp phù hợp. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm, phục vụ cho quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn. 3.2. Gây tê màng mắt Gây tê là kỹ thuật giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất trong quá trình phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê màng mắt sau khi đã thăm khám và xét nghiệm kỹ lưỡng để đánh giá mức độ an toàn với thuốc gây tê. 3.3. Tách màng bao Bác sĩ tiến hành rạch để tạo một đường thông nhỏ trên giác mạc với kích thước siêu nhỏ, chỉ từ 2,2-2,6mm. Sau đó, thực hiện tách màng bao trước thể thủy tinh và giác mạc (tiền phòng). 3.4. Tán nhuyễn và hút bỏ Đầu máy Phaco bằng sóng siêu âm sẽ tán nhuyễn thể thủy tinh bị đục và bác sĩ sẽ hút ra ngoài, thông qua vết mổ. 3.5. Ghép ống kính nội nhãn Bác sĩ đặt thủy tinh thể nhân tạo vào trong dụng cụ bơm, sau đó đưa thủy tinh thể nhân tạo vào trong mắt qua đường rạch nhỏ. Sau khi đưa thủy tinh thể nhân tạo vào trong, bác sĩ sẽ điều chỉnh vị trí để đảm bảo ánh sáng hội tụ đúng trên võng mạc, giúp mọi người có thể nhìn rõ vật trước mắt. 3.6. Khử trùng Vệ sinh kỹ lưỡng vùng mắt sau mổ và kết thúc quá trình phẫu thuật. Đường rạch rất nhỏ nên giác mạc có thể tự liền mà không cần khâu. 3.7. Theo dõi hậu phẫu Người bệnh được đưa tới phòng theo dõi sau khi phẫu thuật trong khoảng 24 giờ. Sau đó, bác sĩ sẽ tái khám và đánh giá thị lực của người bệnh, cho người bệnh xuất viện theo dõi tại nhà. 4. Chăm sóc hậu phẫu Mục đích của phẫu thuật là thay ống kính nội nhãn nhân tạo giúp khôi phục thị lực cho người bệnh Sau phẫu thuật, thị lực của người bệnh có thể cải thiện đáng kể, nhiều trường hợp khôi phục 10/10. Tuy nhiên để duy trì hiệu quả điều trị cũng như bảo vệ sức khỏe thị lực tốt hơn, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc mắt khoa học: – Thông báo ngay cho bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt sau mổ: Đau nhức mắt, mờ mắt, chảy máu… – Vệ sinh mắt bằng gạc và dung dịch rửa mắt chuyên dụng do bác sĩ chỉ định. – Sử dụng kính chống bụi, kính bảo vệ mắt khi phải ra ngoài trời hoặc sử dụng thiết bị điện tử. – Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin A, C, E và Omega… để mắt sáng khỏe. – Hạn chế sử dụng đồ điện tử tần suất cao và trong thời gian dài. Nên có thời gian nghỉ ngơi sau khoảng 45 phút sử dụng thiết bị điện tử, máy tính… – Không dụi mắt hay cho tay lên mắt để tránh nhiễm trùng và làm xô lệch thủy tinh thể. – Thăm khám nhãn khoa định kỳ sau mổ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin A, C, E và Omega;;;;;Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mù lòa, mất thị lực của hàng chục triệu người cao tuổi trên toàn cầu hiện nay. Cách tốt nhất để lấy lại thị lực sáng khỏe cho những người bị đục thủy tinh thể chính là phẫu thuật. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật mổ đục thủy tinh thể ngay trong bài viết sau. Thủy tinh thể đảm nhiệm vai trò điều tiết giúp mắt có thể nhìn được mọi vật ở khoảng cách gần xa với điều kiện thủy tinh thể đảm bảo trong suốt, độ dày và các mặt cong nằm trong giới hạn sinh lý. Đồng thời, thủy tinh thể còn có chức năng lọc tia tử ngoại có hại, trong phổ bức xạ của mặt trời. Tình trạng phân tử protein không hòa tan mà tích tụ trong thủy tinh thể làm mất đi tính trong suốt được gọi là đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể được đánh giá là nghiêm trọng khi thị lực giảm sút dưới 3/10. Bệnh được phân chia thành: Đục thủy tinh thể do tuổi già và đục thủy tinh thể do chấn thương. – Đục thủy tinh thể hình thành trong quá trình lão hóa của cơ thể chiếm số lượng rất lớn, thường tập trung ở những người sau độ tuổi 50. Khi đó, mắt người bệnh mờ dần theo thời gian, không gây đau đớn nên khó phát hiện. – Đục thủy tinh thể do chấn thương khiến mọi người mất thị lực đột ngột, mắt rất nhạy cảm với ánh sáng. Thủy tinh thể bị đục gây suy giảm thị lực và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người bệnh Đục thủy tinh thể càng nghiêm trọng thì nguy cơ biến chứng tăng nhãn áp và vỡ bao càng cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh bị mất thị lực vĩnh viễn. Nếu phát hiện muộn, dù phẫu thuật cũng khó có thể hồi phục thị lực hoàn toàn và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bởi vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe thị lực chính là thăm khám sớm và điều trị kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. 2. Mổ đục thuỷ tinh thể Mổ đục thủy tinh thể là kỹ thuật phẫu thuật nội nhãn phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật rất cao cùng chuyên môn bác sĩ sâu dày. Hiện nay, công nghệ Phaco được đánh giá là phương pháp mổ đục thủy tinh thể hiệu quả, hiện đại nhất được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn trong và ngoài nước. Hiện nay, Phaco (Phacoemulsification) là phương pháp phẫu thuật sử dụng năng lượng sóng siêu âm để tán và tách thủy tinh thể đục thành các mảnh nhỏ, sau đó hút ra ngoài qua một vết mổ nhỏ và thay bằng thủy tinh thể nhân tạo mà không cần khâu. Đây là một phương pháp được đánh giá là tiên tiến, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay trong việc khắc phục đục thủy tinh thể. Ưu điểm của mổ Phaco: – Vết mổ nhỏ chỉ từ 2,2mm – Phục hồi thị lực tức thì – Thời gian mổ từ 20-30 phút – Hạn chế đau, chảy máu – Xuất viện trong ngày – Không có nguy cơ biến chứng… Phẫu thuật Phaco sử dụng năng lượng sóng siêu âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục và thay bằng thủy tinh thể nhân tạo 2.2. Lưu ý trước phẫu thuật – Khám mắt là việc quan trọng hàng đầu cần làm để bệnh nhân được đánh giá về tình trạng, mức độ của bệnh và tỷ lệ phù hợp với phương pháp phẫu thuật Phaco. – Chia sẻ với các bác sĩ về những loại thuốc bạn đang uống để điều trị bệnh lý toàn thân. Một số trường hợp phải ngừng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị theo phác đồ của bác sĩ. – Nếu bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt thì cần phải chăm sóc hậu phẫu khoa học để mắt đã phẫu thuật hồi phục hoàn toàn rồi mới tiến hành phẫu thuật ở mắt còn lại. – Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo sức khỏe và luôn giữ trạng thái lạc quan trước phẫu thuật. – Trước mổ, bệnh nhân cần được thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh… Điều này nhằm giúp cho các bác sĩ có thể lường trước tình huống phát sinh, dự đoán kết quả để hạn chế biến chứng có thể xảy ra. 2.3. Quy trình mổ đục thủy tinh thể Bước 1: Thăm khám với bác sĩ nhãn khoa để xác định tình trạng đục thủy tinh thể giúp bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho từng người bệnh. Bước 2: Gây tê màng mắt để người bệnh cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình phẫu thuật. Bước 3: Tạo một đường rạch nhỏ trên giác mạc và tiến hành tách màng bao trước thể thủy tinh ở giữa tiền phòng. Bước 4: Tán nhuyễn và hút bỏ phần thể thủy tinh bị đục ra ngoài. Bước 5: Ghép ống kính nội nhãn và điều chỉnh cố định vị trí của thấu kính để khôi phục thị lực cho mắt. Bước 6: Khử trùng và vệ sinh vùng mắt để hoàn tất quá trình phẫu thuật. Bước 7: Theo dõi hậu phẫu khoảng 1 tiếng, sau đó người bệnh có thể xuất viện theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn. 3. Hiệu quả phẫu thuật Mục đích của phẫu thuật là thay thể thủy tinh thể nhân tạo để cải thiện thị lực. Vật liệu được sử dụng để chế tác thủy tinh thể nhân tạo thường là silicon, plastic hoặc acrylic… có độ bền cao, tuổi thọ gần như vĩnh viễn. Chính vì vậy, thị lực gần như được cải thiện tuyệt đối và lâu dài nếu người bệnh được chăm sóc một cách khoa học và không có chấn thương phát sinh. Tuy vậy, độ tuổi phẫu thuật càng lớn thì hiệu quả càng giảm nên mọi người cần thăm khám và điều trị sớm. Phần lớn các trường hợp đã phẫu thuật không cần thay thủy tinh thể nhiều lần vì thị lực đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp cần phải phẫu thuật lại để điều chỉnh đối với trường hợp thủy tinh thể bị lệch hoặc bị chấn thương vùng mắt nghiêm trọng. 4. Chăm sóc hậu phẫu Về cơ bản, thị lực có thể hồi phục đáng kể sau khi phẫu thuật nhưng với điều kiện mọi người phải chăm sóc hậu phẫu khoa học. Để duy trì tốt khả năng nhìn cũng như sức khỏe đôi mắt, mọi người cần: – Tái khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở mắt sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể. – Vệ sinh mắt hằng ngày bằng gạc và dung dịch rửa mắt chuyên dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. – Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vitamin, khoáng chất thiết yếu thông qua thực phẩm tươi xanh, lành mạnh. – Sử dụng kính chống bụi để bảo vệ mắt khi ra ngoài. – Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử tần suất cao, đặc biệt là thời điểm vừa mới tiến hành phẫu thuật xong. – Không dụi mắt, đè tay lên mắt để tránh gây nhiễm trùng và xô lệch thủy tinh thể. – Thăm khám sức khỏe nhãn khoa thường xuyên từ 1-2 lần/năm để chủ động điều trị bệnh lý khi ở giai đoạn sớm. Thăm khám nhãn khoa thường xuyên sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể để chủ động kiểm soát sức khỏe đôi mắt Mổ đục thủy tinh thể giúp khắc phục hiệu quả tình trạng nhìn mờ, suy giảm thị lực do thủy tinh thể bị đục gây ra. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả hồi phục thị lực cao nhất, mọi người cần thăm khám sớm và phẫu thuật kịp thời theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa chuyên môn cao.;;;;;Đục thủy tinh thể là hiện tượng giống như có đám mây trong thủy tinh thể của mắt. Hiện tượng này làm cho tầm nhìn, màu sắc có thể mờ đi. Đục thủy tinh thể cũng có thể khiến mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng hoặc khó nhìn vào buổi tối.Đục thủy tinh thể thường bắt đầu hình thành vào khoảng 40 tuổi khi các protein trong thủy tinh thể bắt đầu bị phá vỡ. Hầu hết mọi người không nhận thấy thay đổi này cho đến sau 60 tuổi, nhưng đôi khi đục thủy tinh thể có thể phát triển nhanh hơn và gây ra các vấn đề về mắt sớm hơn. Nhiều người bị đục thủy tinh thể nhận thấy những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn cần phẫu thuật cả 2 mắt, cần phải đợi phẫu thuật cho mắt đầu tiên lành lại trước khi tiến hành phẫu thuật cho mắt thứ 2. Phẫu thuật đục thủy tinh thể được chỉ định khi người bệnh được thăm khám 3. Các phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể Bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ thủy tinh thể đã bị đục của mắt và đặt một thủy tinh thể nhân tạo vào. Có 2 cách thực hiện.Phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể (Phacoemulsification): Với phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một lỗ nhỏ trong lớp bao phủ trong suốt trên mắt (giác mạc), và sử dụng một công cụ phát sóng âm thanh làm vỡ thấu kính đã bị đục thành các mảnh nhỏ. Sau đó, sử dụng máy hút chân không nhỏ hút các mảnh vỡ ra và đặt thấu kính mới vào. Với phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể, vết phẫu thuật nhỏ đến mức nó thường lành mà không cần khâu.Phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao: Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết cắt lớn hơn một chút để loại bỏ thủy tinh thể thành một mảnh. Loại này thường được sử dụng khi đục thủy tinh thể có nhiều đục, do hiện tượng này làm cho quá trình phẫu thuật phaco khó phá vỡ hơn. Tuy nhiên, bác sĩ phẫu thuật vẫn có thể sử dụng phẫu thuật phaco điều trị đục thủy tinh thể để loại bỏ bất kỳ phần nào còn lại của thấu kính.Phẫu thuật laser: Bác sĩ có thể sử dụng tia laser thay vì dao mổ (dao nhỏ) để phẫu thuật, nhằm khắc phục một số vấn đề về thị lực (loạn thị), giúp người bệnh ít phụ thuộc vào kính hơn sau khi phẫu thuật. Ngoài việc tạo vết cắt trên giác mạc, tia laser cũng có thể giúp làm mềm thủy tinh thể bị đục để dễ lấy ra hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật laser thường có chi phí cao hơn. 4. Các loại thấu kính dùng trong phẫu thuật đục thủy tinh thể Trong phẫu thuật đục thủy tinh thể, các loại thấu kính được sử dụng là:Thấu kính cố định đơn tiêu cự: Các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thấu kính thay thế. Hầu hết bệnh nhân cần thấu kính cố định cho cả hai mắt và sử dụng một cái kính khác để đọc sách hoặc nhìn gần. Loại thấu kính này cũng phù hợp với nhiều bệnh nhân vì có chi phí thấp, được bảo hiểm chi trả. Bác sĩ có thể cân nhắc cấy ghép một thấu kính đơn tiêu cự nhìn xa cho một mắt trong khi một thấu kính đơn tiêu cự khác để đọc ở mắt còn lại. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể sử dụng loại thấu kính này chỉ phù hợp với những người đã quen sử dụng và thích kính áp tròng.Thấu kính lấy nét đơn tiêu cự: Các nhà khoa học đã thiết kế thấu kính đơn tiêu cự mới này để hoạt động giống với thấu kính mắt. Các cơ mắt nhỏ thay đổi hình dạng để có thể lấy nét ở các khoảng cách khác nhau. Với thấu kính này, người bệnh sẽ nhìn rõ ở khoảng cách trung bình và xa, nhưng có thể gặp khó khăn khi nhìn gần. Các bài tập đặc biệt về mắt có thể hữu ích với người bệnh nhưng họ có thể cần phải đeo kính đọc sách sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể.Thấu kính nội nhãn đa tiêu cự: Thấu kính này chia ánh sáng thành hình ảnh ở khoảng cách xa và hình ảnh ở gần mà người bệnh nhìn thấy cùng một lúc. Với loại thấu kính này, người bệnh không cần đeo kính sau phẫu thuật. Tuy nhiên, loại này có thể gây chói hoặc hiệu ứng vầng hào quang, đôi khi có thể gây khó nhìn, đặc biệt là vào ban đêm.Thấu kính toric: Nếu người bệnh bị loạn thị, tầm nhìn sẽ bị mờ vì giác mạc thay đổi hình dạng. Điều đó ảnh hưởng đến cách ánh sáng tập trung vào bên trong mắt. Các nhà khoa học đã thiết kế thấu kính toric để bù đắp cho hình dạng của mắt loạn thị và cung cấp tầm nhìn rõ ràng hơn, ngay cả khi không đeo kính. Một số loại thấu kính sẽ được áp dụng trong phẫu thuật đục thủy tinh thể 5. Lưu ý trước, trong và sau phẫu thuật đục thủy tinh thể Trước phẫu thuật:Bác sĩ phẫu thuật mắt (bác sĩ nhãn khoa) sẽ đo kích thước và hình dạng của mắt và đường cong của giác mạc để đặt thấu kính mới lấy nét phù hợp. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về bất kỳ loại thuốc nào người bệnh đang dùng, vì có thể bạn cần ngừng dùng những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật hoặc quá trình phục hồi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc steroid để bạn sử dụng trước và sau khi làm phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm trùng và sưng tấy.Trong phẫu thuật:Nhân viên y tế sẽ rửa vùng xung quanh mắt và làm giãn (mở rộng) đồng tử bằng thuốc nhỏ. Người bệnh được gây tê ở mắt. Thông thường, phẫu thuật đục thủy tinh thể không đau và kéo dài chưa đến 1 giờ. Người bệnh có thể nhìn thấy một số ánh sáng hoặc chuyển động, nhưng sẽ không nhìn thấy điều gì đang xảy ra với mắt của mình. Bệnh nhân sẽ được theo dõi trong khoảng 30 phút sau đó để đảm bảo sức khỏe, sau đó có thể về nhà.Sau phẫu thuật:Bệnh nhân được sử dụng một miếng che mắt bảo vệ để đeo vào ban đêm và thuốc nhỏ mắt sử dụng trong vài tuần giúp vết phẫu thuật mau lành. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho bạn những việc nên hoặc không nên làm trong tuần tiếp theo hoặc hơn. Bệnh nhân cũng sẽ có lịch tái khám sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể để kiểm tra tình trạng. Sau phẫu thuật, thị lực có thể hơi mờ nhưng sẽ bạn sẽ nhìn tốt hơn trong vài ngày sau và mắt hoàn toàn lành lặn trong vòng 8 tuần. Sau phẫu thuật, mắt có thể hơi nhạy cảm, cộm và chảy lệ trong vài ngày, điều này hoàn toàn là bình thường. Mắt cũng có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng hoặc người bệnh thấy mọi thứ có màu đỏ, hồng. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng và cũng không phổ biến. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, bạn hãy liên lạc với bác sĩ:Mất thị lực;Cơn đau ở mắt không giảm dù đã dùng thuốc giảm đau;Đỏ mắt nặng;Nhìn thấy những tia sáng lóe lên hoặc những đám mây trôi.com;;;;;Thủy tinh thể là bộ phận có vai trò như một thấu kính hội tụ cho ánh sáng truyền qua, tập trung vào điểm ở võng mạc. Ngoài ra, tia tử ngoại có thể gây hại cho mắt cũng được thủy tinh thể lọc bỏ trước khi mắt tiếp nhận. Thủy tinh thể khỏe mạnh, trong suốt, độ dày và độ cong phù hợp là lý tưởng nhất để mắt đạt trạng thái nhìn tốt nhất. Tuy nhiên theo thời gian, mắt cũng bị lão hóa dần cùng với cơ thể, trong đó thủy tinh thể dễ bị ảnh hưởng nhất. Nguyên nhân chính xác chưa được tìm ra song các chuyên gia cho biết, nguy cơ thủy tinh thể có liên quan đến tuổi tác do sự tích lũy protein không hòa tan trong thời gian dài. Đục thủy tinh thể tiến triển từ từ nên có thể ban đầu bệnh nhân không có triệu chứng bất thường nào, chỉ khi thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng mới đi khám và điều trị. Thực tế không phải tất cả trường hợp đục thủy tinh thể đều phải phẫu thuật. Với các trường hợp bị nhẹ, thị lực chưa ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng nhiều, vẫn có thể nhìn và làm việc với sự hỗ trợ của kính áp tròng, kính đeo, kính lúp cùng với điều kiện ánh sáng phù hợp thì không cần mổ. Với bệnh nhân đục thủy tinh thể đã ảnh hưởng đến thị lực nhiều cản trở đến sinh hoạt, cuộc sống hay công việc học tập thì nên xem xét phẫu thuật đục thủy tinh thể. Song đa phần bệnh nhân còn e ngại với phẫu thuật này do nguy cơ rủi ro cao, tâm lý chưa sẵn sàng. Các trường hợp đục thủy tinh thể nặng (thị lực dưới 3/10) không thể điều trị bằng phương pháp khác như nội khoa hay kính hỗ trợ, phẫu thuật là biện pháp bắt buộc để điều trị. Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể gồm: phẫu thuật đục thủy tinh thể ngoài bao kết hợp đặt thủy tinh thể nhân tạo hậu phòng, phẫu thuật Phaco kết hợp đặt thủy tinh thể nhân tạo hậu phòng. Trong đó phương pháp Phaco là phương pháp hiện đại, đang được áp dụng trong điều trị ngày càng nhiều ở Việt Nam do xâm lấn ít, hồi phục nhanh, nguy cơ biến chứng loạn thị sau mổ thấp. Có thể hình dung đơn giản phẫu thuật đục thủy tinh thể như sau: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đặc biệt có năng lượng Phaco để tán nhuyễn và đưa thủy tinh thể bị đục ra ngoài. Sau đó, thủy tinh thể nhân tạo được đặt vào thay thế, có thể dùng thủy tinh thể hiến tặng hoặc chế tạo từ vật liệu phù hợp. Cần một thời gian ngắn để cơ thể thích nghi với thủy tinh thể mới, sau đó thị lực bệnh nhân có thể nhìn rõ hơn. Mắt sau khi thay thủy tinh thể sẽ dần hồi phục thị lực sau 1 - 2 tuần. Mặc dù phẫu thuật đục thủy tinh thể ngày càng phổ biến và cho kết quả khả quan song vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Như vậy, phẫu thuật đục thủy tinh thể sẽ được chỉ định khi thị lực của bệnh nhân kém (từ 4 - 5/10) hoặc bệnh nhân có thị lực tốt nhưng nhìn lóa nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Bên cạnh chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể khi đáp ứng điều kiện y khoa, bác sĩ cần xem xét các yếu tố bên cạnh như: tính chất công việc, tuổi tác, điều kiện sống,… Việc chuẩn bị tốt trước phẫu thuật này giúp bệnh nhân chủ động hơn trong công việc cũng như rút ngắn thời gian phẫu thuật và nghỉ ngơi phục hồi sau phẫu thuật. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để chuẩn bị trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể: 3.1. Thực hiện xét nghiệm cần thiết đầy đủ Để chỉ định mổ đục thủy tinh thể cũng như chuẩn bị đầy đủ cho phẫu thuật, bệnh nhân cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe bằng các xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu: Nên lấy máu vào buổi sáng và nhịn đói. Khám nội tổng quát: xác định tình trạng bệnh lý toàn thân cũng như nguy cơ rủi ro do phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bổ sung nếu cần thiết Khám sinh hiển vi: Kỹ thuật này sẽ thực hiện trước phẫu thuật đục thủy tinh thể để tính công suất của thủy tinh thể nhân tạo bằng đo công suất giác mạc. Nếu kết quả đánh giá bình thường, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể theo lịch hẹn. Nếu tình trạng sức khỏe không đáp ứng, mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường,… thì cần điều trị bệnh lý nền trước khi phẫu thuật. 3.2. Dinh dưỡng trước khi phẫu thuật Nếu đã có chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể, bạn không nên quá lo lắng mà chuẩn bị tốt cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Phẫu thuật đục thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật an toàn nhất, tỉ lệ rủi ro thấp. Hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây để có sức khỏe tốt nhất trước khi phẫu thuật: Thực phẩm giàu đạm. Thực phẩm giàu chất béo. Thực phẩm giàu omega-3. Vitamin và khoáng chất. Uống đủ nước mỗi ngày. 3.3. Chăm sóc mắt sau phẫu thuật Bệnh nhân sau phẫu thuật đục thủy tinh thể sẽ được đánh dấu mắt, mặc quần áo vô trùng để tránh ảnh hưởng đến mắt. Bên cạnh đó, cần sát khuẩn da và uống thuốc ngăn ngừa nhiễm trùng liên tục. Khi có thể nhỏ thuốc, bệnh nhân cần thư giãn và nhỏ từng mắt một theo hướng dẫn. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân này cũng cần lưu ý theo chỉ định của bác sĩ, nên ngủ sớm, nghỉ ngơi nhiều và hạn chế hoạt động mắt cường độ cao sau đó.
question_63638
Đau bụng dưới rốn ở nữ giới báo hiệu bệnh gì?
doc_63638
Cơn đau tức bụng dưới rốn ở nữ nếu xuất hiện ở giai đoạn giữa 2 kỳ kinh thì có thể cơ thể bạn đang trong giai đoạn rụng trứng. Trong thời điểm này, buồng trứng sẽ giải phóng 1 quả trứng trưởng thành và một số chất dịch cùng với máu. Vì vậy, có thể gây kích ứng niêm mạc của bụng, tạo thành cơn đau. Đau bụng dưới rốn trong giai đoạn này không có hại và có thể biến mất chỉ trong vài giờ. Đau bụng dưới rốn ở nữ giới cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản Co bóp tử cung Đau bụng dưới rốn dấu hiệu co bóp tử cung, mỗi tháng, lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành trong tử cung để tạo nơi trú ẩn ấm áp cho phôi thai hình thành. Khi trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bị chết và rời khỏi cơ thể trong thời gian kinh nguyệt. Hiện tượng co bóp tử cung nhằm đẩy các chất thải ra ngoài. Vì vậy, trong những ngày đầu có kinh, chị em thường phải đối mặt với những cơn đau bụng dưới rốn, cảm giác đau từng cơn khó chịu. Để giảm triệu chứng khó chịu này, chị em có thể áp dụng phương pháp chườm nóng Chườm nóng là một phương pháp giúp giảm đau bụng dưới rốn ở nữ trong những ngày kinh nguyệt Đau bụng dưới rốn ở nữ do hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) Hội chứng tiền kinh nguyệt thường ở nữ thường biểu hiện với tính khi thất thường, thèm ăn, mất ngủ, có người xuất hiện cảm giác đau bụng, đau lưng, nhức đầu, mặt nổi mụn và đau nhức ngực. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do thay đổi trong nội tiết. Bệnh thường nặng hơn khi chị em căng thẳng, ít tập thể dục và cơ thể thiếu một số vitamin. Trường hợp hội chứng tiền kinh nguyện ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày thì cần trò chuyện với bác sĩ. Cần thiết phải thay đổi lối sống và dùng thuốc giảm đau nhằm giảm thiểu những khó chịu này. Đau bụng dưới rốn ở nữ cảnh báo mang thai ngoài tử cung Mang thai ngoài tử cung là trường hợp khẩn cấp, có tính nguy hiểm cao, và đòi hỏi phải hỗ trợ điều trị ngay lập tức. Thai ngoài tử cung xảy ra khi phôi thai “đậu” lại không đúng vị trí, thường là ở ống dẫn trứng. Các triệu chứng mang thai ngoài tử cung bao gồm đau vùng chậu dữ dội, cảm giác chuột rút ở 1 bên thành bụng, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. Khi thấy cơn đau bụng bất thường , đặc biệt là vùng dưới rốn chị em nên đi khám chuyên khoa để được tầm soát kịp thời U nang buồng trứng Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể cảnh báo nguy cơ u nang buồng trứng. Sẽ có 1 nang trứng trưởng thành trong chu kỳ kinh nguyệt và phóng thích quả trứng đã “chín” này vào khoảng giữa 2 kỳ kinh. Tuy nhiên, ở một số người, có những nang không bao giờ phát triển thành trứng trưởng thành, và chỉ luôn chứa dịch lỏng, khi đó nó chính là u nang buồng trứng. Nếu u còn nhỏ, u nang này không gây ảnh hưởng gì. Nhưng khi nó lớn lên, những u nang này có thể gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. U xơ tử cung Đau bụng dưới rốn cũng là triệu chứng cảnh báo u xơ tử cung. Loại u này phát triển trong thành tử cung, xuất phát từ 1 tế bào cơ trơn, tuy nhiên nó không phải là ung thư.U xơ tử cung phổ biến gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 40. U xơ tử cung thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở 1 số trường hợp người bệnh có thể có hiện tượng đau thắt lưng, đau bụng hoặc ảnh hưởng tới sự mang thai.
doc_52174;;;;;doc_2292;;;;;doc_18572;;;;;doc_59924;;;;;doc_33608
Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên chứng đau bụng dưới rốn ở nữ luôn cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm không thể xem thường Bụng dưới là nơi tập trung các cơ quan sinh sản quan trọng ở người phụ nữ, do dó triệu chứng đau bụng dưới rốn ở nữ có nhiều nguyên nhân từ phần phụ: Đau bụng dưới rốn cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến sinh sản ở nữ 1. U nang buồng trứng Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể cảnh báo u nang buồng trứng. Một u nang buồng trứng thường là vô hại, nhưng khi u nang này ngày càng to, sẽ gây ra đau vùng chậu, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. Để chẩn đoán u nnag buồng trứng chị em nên đi khám phụ khoa hoặc siêu âm 2. Bệnh viêm vùng chậu Đau bụng dưới kèm theo triệu chứng như sốt, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục hoặc mót tiểu, cảnh báo chứng viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây biến chứng là làm vô sinh ở nữ, bệnh có thể gây tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. 3. U xơ tử cung U xơ tử cung chủ yếu phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ, nhưng đây không phải là ung thư.U xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 40 và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, ở một số trường hợp người bệnh có thể gặp các triệu chứng như đau bụng dưới, đau lưng, kinh nguyệt hay quan hệ tình dục bị đau, hoặc khó khăn trong việc mang thai. .. Các bác sĩ có thể can thiệp loại bỏ u xơ tử cung nếu nó ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Phụ nữ khi có triệu chứng đau bụng dưới kéo dài cần đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh, loại bỏ những lo lắng không cần thiết 4. Mang thai ngoài tử cung Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng. Hiện tượng thai nằm ngoài tử cung xảy ra khi một phôi hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng. Các triệu chứng thai ngoài tử cung thường gặp là: đau vùng chậu mạnh hoặc chuột rút, chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. 5. Đau bụng do rụng trứng Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể là do rụng trứng. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng cùng với một số chất dịch và máu, gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các chứng đau. 6. Hội chứng tiền kinh nguyệt Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể là triệu chứng bệnh thông thường nhưng đôi khi lại cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm không nên xem nhẹ Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, làm người đó tính khí thất thường, mặt nổi mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút. Nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết (hormone) trong một chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, đau bụng dưới rốn ở nữ còn có thể do các mắc các bệnh như: Lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi thận, viêm bàng quang kẽ, hội chứng tắc nghẽn vùng chậu, …;;;;;Đau bụng dưới rốn là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ. Nhiều người cho rằng điều này đơn thuần chỉ là dấu hiệu của các vấn đề tiêu hóa hoặc đau bụng kinh. Tuy nhiên triệu chứng bị đau bụng dưới còn là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc phải một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. 1. Đau bụng dưới rốn do mang thai ngoài tử cung Trong những tuần đầu của thai kỳ mẹ bầu thường có triệu chứng đau bụng dưới, hiện tượng này cho biết trứng đang làm tổ trong tử cung nên các mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên chị em cũng cần phải cảnh giác vì đau bụng dưới rốn khi đang mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chửa ngoài dạ con rất nguy hiểm. Tìm hiểu: Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm Khi mang thai ngoài tử cung, phôi thai phát triển ở ngoài tử cung, vòi trứng hay thậm chí là ruột gây nên những cơn đau quặn thắt vùng bụng dưới, đây là trường hợp khẩn cấp có thể gây nguy hại đến sức khỏe và cần phải được cấp cứu kịp thời. 2. U nang buồng trứng Đau bụng dưới rốn ở nữ có thể cảnh báo nguy cơ bạn bị u nang buồng trứng. Thông thường, nang trứng sẽ phát triển, trường thành trong chu kỳ kinh nguyệt và phóng thích những quả trứng đã “chín” vào giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu nang trứng không phát triển thành trứng trưởng thành và chỉ chứa dịch lỏng thì sẽ là u nang buồng trứng. U nang buồng trứng nếu có kích thước nhỏ thường không gây nên bất cứ dấu hiệu nào, tuy nhiên khi nang trứng lớn lên có thể gây ra hiện tượng đau bụng, tăng cân và đi tiểu thường xuyên. Thậm chí nếu nang trứng bị vỡ, người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội và cần phải cấp cứu kịp thời để không ảnh hưởng đến tính mạng. Đau bụng dưới có thể l;à dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng 3. Lạc nội mạc tử cung Nhiều chị em bị đau bụng dưới thường xuyên và dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt và cho rằng đó đơn giản là sự co bóp của tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cơn đau quá khủng khiếp kèm theo chu kỳ ra rất nhiều máu thì có thể đã bị lạc nội mạc tử cung. 4. Viêm tắc ống dẫn trứng Những chị em bị viêm tắc ống dẫn trứng thường cảm thấy đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, đau lưng, mệt mỏi, sốt nhẹ, kinh nguyệt bất thường… 5. U xơ tử cung U xơ tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 30-40, trong khi một số bệnh nhân lại không cảm nhận được những triệu chứng cụ thể nhưng cũng có những người lại cảm thấy bị đau tức bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ tình dục, khó mang thai… Khi mắc u xơ tử cung người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng dưới 6. Viêm vùng chậu Bệnh viêm vùng chậu là một trong những thủ phạm chính gây ra những cơn đau bụng dưới ở phụ nữ. Viêm vùng chậu là từ chỉ chung cho chứng nhiễm trùng âm đạo, cổ tử cung và tử cung có nguyên nhân bởi một bệnh lây truyền qua đường âm đạo. 7. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, nhiễm Chlamydia,.. có thể gây ra triệu chứng đau bụng dưới, đau khi đi tiểu, chảy máu âm đạo, dịch tiết âm đạo bất thường. 8. Ung thư buồng trứng Bệnh ung thư buồng trứng khi ở giai đoạn muộn thường gây ra hiện tượng đau bụng dưới kèm theo đó người bệnh sẽ thấy xuất hiện một số triệu trứng như chảy máu âm đạo, đi tiểu thường xuyên, quan hệ bị đau,… Thăm khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện;;;;;Vùng bụng dưới là vùng bụng nằm ở dưới rốn, vị trí bụng này chứa nhiều cơ quan như: niệu quản, ruột thừa, trực tràng, đại tràng, các phần phụ của nữ giới,… Những bệnh lý liên quan thường gây đau bụng dưới bao gồm: 1.1. Viêm ruột thừa Viêm ruột thừa thường gây đau âm ỉ hoặc đau nhói dữ dội ở vùng bụng dưới bên phải. Ngoài đau bụng thì người bệnh còn có các triệu chứng như: táo bón, buồn nôn hoặc nôn, nhiễm trùng gây sốt,… Nếu có những triệu chứng nghi ngờ trên, bệnh nhân cần được cấp cứu sớm để tránh viêm ruột thừa biến chứng thành nhiễm trùng ổ bụng gây tử vong. 1.2. Viêm ruột mạn tính Đau bụng dưới theo từng cơn, thường xuyên lặp lại và khiến bệnh nhân chán ăn, tiêu chảy, sụt cân, phân có thể chứa máu,… khả năng cao do bệnh viêm ruột mạn tính (Crohn). 1.3. Sỏi thận, sỏi tiết niệu Người bị sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu thỉnh thoảng gây đau âm ỉ, đau vùng bụng dưới kèm theo tình trạng tiểu ra máu, tiểu buốt, tiểu nhiều,… 1.4. Bệnh lý vùng phụ của nữ giới Vùng bụng dưới của nữ giới có cơ quan sinh sản nên cần cẩn thận với những cơn đau âm ỉ ở vùng bụng này. Những bệnh lý có thể gây ra như: u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung, sảy thai, lạc nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, u xơ tử cung,… Ngoài ra, đau cứng phần bụng dưới cũng thường xảy ra khi sắp hoặc đang trong chu kỳ hành kinh mỗi tháng. 1.5. Thoát vị bẹn Khi một phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị khiến việc cấp máu nuôi dưỡng khó khăn và bị chèn ép nên người bệnh thường xuất hiện những cơn đau thắt bụng dưới từng cơn. 2. Bệnh lý gây đau bụng ngang rốn Vị trí đau bụng ở ngang rốn thường do các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa gây ra như: 2.1. Viêm đại tràng Viêm đại tràng thường bị nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích do cùng gây ra cơn đau bụng ngang rốn giống nhau. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một vài triệu chứng như: mót rặn, đau quặn tăng lên khi buồn đi ngoài, đau bụng ngang rốn bên trái, phải hoặc hai bên,… 2.2. Hội chứng ruột kích thích Hội chứng này là nguyên nhân phổ biến gây ra những cơn đau bụng ngang rốn dai dẳng kèm theo đầy bụng, chướng hơi, đại tiện bất thường,… hay gặp ở bệnh nhân lo lắng, stress. 2.3. Tiêu chảy cấp hoặc ngộ độc Cần cẩn thận nếu đau bụng đột ngột, dữ dội kèm theo tiêu chảy, mót rặn,… nguyên nhân có thể do ngộ độc thực phẩm cần được cấp cứu sớm. Phần bụng trên rốn và vùng ức là vị trí của các cơ quan nội tạng như: dạ dày, mật, gan, tụy,… Do đó, nếu cơn đau xuất hiện ở vùng bụng này, cần đi khám để kiểm tra phát hiện sớm nếu do những bệnh lý như: 3.1. Viêm loét dạ dày, tá tràng Đau bụng trên rốn dưới ức thường do viêm loét dạ dày, tá tràng. Cơn đau có những đặc điểm sau: Đau theo chu kỳ, đau âm ỉ. Đau tức bụng thường kèm theo rối loạn tiêu hóa. Người bệnh bị đau bụng kéo dài dẫn đến chán ăn, kém hấp thu và gầy sút. Nếu đau bụng trên rốn xuất hiện cả khi đói và no thì nguyên nhân có thể do viêm dạ dày, còn viêm tá tràng thường chỉ gây đau khi đói. 3.2. Bệnh lý nội tạng Nếu đau vùng bụng trên rốn, cơn đau thường dữ dội thì khả năng cao do các bệnh lý như: Viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy cấp, viêm gan, ung thư gan,… 3.3. Tắc ruột Tắc ruột là hội chứng xảy ra khi hơi và dịch tiêu hóa bị tắc nghẽn trong lòng ruột, người bệnh xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội kèm theo táo bón, khó tiêu, khó hấp thu. Ngoài ra, các triệu chứng tắc ruột kèm theo có thể cùng xuất hiện gồm: nôn nhiều, bụng chướng, bí trung tiện,… Tùy vào vị trí ruột bị tắc mà cơn đau có thể khác nhau, song đây là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến thủng hoặc hoại tử một phần ruột. Do đó, người bệnh cần được cấp cứu sớm và can thiệp tránh ruột bị thủng hoặc nhiễm trùng. 4. Các vùng đau trên bụng nói lên bệnh gì tốt nhất nên đi thăm khám Đau bụng và dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nhẹ khá thường gặp ít gây nghiêm trọng. Ngoài ra còn có thể là dấu hiệu của đau bụng kinh, do lạnh, táo bón,… sẽ thuyên giảm nếu nghỉ ngơi và áp dụng 1 số biện pháp điều trị đơn giản. Tuy nhiên, nếu đau bụng do bệnh lý khi đi kèm với các triệu chứng sau thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị cấp cứu: Đau bụng dữ dội bên phải Khả năng cao do viêm ruột thừa cần phẫu thuật sớm để ngăn ngừa vỡ túi viêm ruột thừa gây viêm phúc mạc. Đau bụng khi mang thai Đau bụng kèm theo chảy máu khi mang thai có thể là dấu hiệu động thai hoặc sảy thai cần cấp cứu để tránh nguy hiểm đến tính mạng thai và mẹ. Đau bụng kèm theo nôn mửa nhiều Tình trạng này có thể gây mất nước trầm trọng thường liên quan đến các bệnh lý tiêu hóa, bệnh nhân cần nhập viện ngay. Hi vọng những thông tin về các vùng đau trên bụng nói lên bệnh gì sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về xử trí đúng cách khi bản thân hoặc những người xung quanh gặp phải. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa rõ nguyên nhân gây đau bụng.;;;;;Đau bụng dưới rốn là triệu chứng thường thấy nên nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, có những trường hợp xảy ra chính là cảnh báo sớm của những căn bệnh nguy hiểm. Mời bạn đọc 1. Đau bụng dưới rốn không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe Đau bụng dưới là tình trạng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày và hầu hết chúng là hiện tượng sinh lý không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên nó có thể gây ra những bất tiện và khó chịu kéo dài với phái nữ. Đau bụng dưới trong thời kỳ rụng trứng Trong thời gian rụng trứng, thường là ở giữa hai kỳ kinh sẽ có những cơn đau bụng dưới rốn xuất hiện. Nguyên nhân là do buồng trứng vào thời điểm này sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành cùng với máu và một số chất dịch khác. Việc này khiến cho phúc mạc bụng bị kích thích tạo thành những cơn đau tại bụng dưới. Trường hợp này hoàn toàn bình thường và không hề có hại, thường sẽ biến mất sau vài giờ nghỉ ngơi. Đau bụng dưới rốn khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt Vào thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp mạnh để đẩy lớp nội mạc tử cung ra ngoài, hiện tượng này xảy ra khi trứng không gặp được tinh trùng và thụ tinh. Theo đó, những chất thải từ trong cơ thể sẽ được đẩy ra ngoài trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây là cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể phụ nữ để đảm bảo sức khỏe của bạn. Rối loạn tiêu hóa Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do lối sống không lành mạnh hoặc căng thẳng stress kéo dài. Người bị rối loạn tiêu hóa sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ tại vùng bụng dưới. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón,... Nếu rối loạn tiêu hóa dẫn tới táo bón nặng thì bạn còn phải chịu những cơn đau thắt tại vùng bụng dưới do phân bị mắc lại và gây áp lực lên trực tràng. Đau bụng do hội chứng tiền kinh nguyệt Vào thời điểm từ 1 - 2 ngày trước khi kinh nguyệt bắt đầu thì chị em sẽ cảm thấy những biểu hiện của tiền kinh nguyệt như: Thèm ăn hoặc chán ăn thất thường. Buồn nôn. Đau lưng hoặc đau bụng dưới rốn. Tức ngực. Nổi mụn. Cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Những biểu hiện trên hoàn toàn bình thường, xuất hiện do thay đổi nội tiết tố, kèm theo việc lối sống không lành mạnh như ít tập thể dục, chế độ ăn thiếu hụt vitamin,... 2. Đau bụng dưới rốn là dấu hiệu của bệnh lý Mặc dù hầu hết triệu chứng đau bụng dưới rốn thường gặp là an toàn nhưng vẫn có những trường hợp gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với việc đau bụng kèm theo những dấu hiệu dưới đây sẽ là cảnh báo cho bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe của bạn. Dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung Việc này xảy ra do khi thụ tinh phôi thai làm tổ bên ngoài buồng tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Tình trạng này gây ra những cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới, vùng chậu, ngoài ra còn khiến vùng kín chảy máu bất thường kèm theo chóng mặt, buồn nôn,... Dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng Một nang trứng trong chu kỳ kinh sẽ biến thành trứng. Tuy nhiên trong vài trường hợp, có một số nang sẽ không phát triển được mà bị ứ dịch, tạo thành u nang. Khi loại u này đang nhỏ thì sẽ không xảy ra hiện tượng gì nhưng khi u nang to ra sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn ở vùng chậu. Hiện tượng đau bụng dưới rốn kèm theo đi tiểu nhiều và lên cân mất kiểm soát là dấu hiệu của bệnh này. U xơ tử cung Bệnh này khá phổ biến đối với phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 40, xuất hiện do một số tế bào thành tử cung phát triển đột biến. U xơ tử cung thường không gây ra vấn đề quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại khiến cho chị em hay bị đau bụng dưới rốn kèm theo đau lưng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Bệnh này xuất hiện do phụ nữ bị nhiễm khuẩn tại niệu đạo, vi khuẩn e coli từ đường tiêu hóa xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra tình trạng này. Những triệu chứng của bệnh bao gồm đau bụng dưới rốn, vùng kín sưng viêm, tiểu buốt,... Viêm ruột thừa Khi bạn bị đau ruột thừa, cơn đau sẽ chuyển dần từ đau âm ỉ xung quanh rốn xuống dần phía bên phải bụng dưới, cơn đau này khá giống với đau dạ dày bình thường nên dễ khiến người bệnh hiểu lầm trong việc xác định bệnh. Viêm ruột thừa còn kèm thêm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa,... Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu và viêm phúc mạc toàn thể gây nguy hiểm và đau đớn cho người bệnh. 3. Cách loại bỏ những cơn đau bụng dưới rốn Nếu cơn đau bụng dưới rốn của bạn xuất hiện kèm theo những triệu chứng cho thấy bạn có thể mắc phải một trong những bệnh lý nghiêm trọng trên, chúng tôi khuyên bạn nên đến ngay bệnh viện gần nhất để được siêu âm và kiểm tra. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị bệnh dựa theo tình trạng của bạn. Còn nếu bạn đau bụng do triệu chứng sinh lý bình thường thì bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình trạng này: Uống một cốc lớn nước ấm, có thể thả thêm vài lát gừng tươi để tăng hiệu quả giảm đau. Sử dụng túi chườm nóng, bạn có thể thay thế bằng khăn hoặc chai nước ấm. Matxa nhẹ nhàng vùng bụng dưới khi tắm bằng nước ấm. Thay đổi lối sống bằng cách tăng cường vận động, ăn đủ chất,... Tập thiền để giảm những cơn đau thắt bụng do căng thẳng.;;;;;Nếu bạn đang gặp những cơn đau bụng dưới rốn, đau có thể âm ỉ, kéo dài cũng có thể chỉ là thoáng qua nhưng thành từng cơn hay thậm chí những cơn đau không hề rõ ràng. Đừng chủ quan hãy thăm khám để tìm nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn để điều trị đúng. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau bụng dưới rốn dựa trên vị trí cụ thể mời bạn cùng tham khảo. 1. Đau không rõ vị trí Người bệnh đau bụng dưới nhưng lại không cảm nhận được cơn đau tập trung vào bất cứ vị trí nào có thể do các nguyên nhân như: 1.1 Táo bón Táo bón gây đau bụng, buồn nôn, chán ăn và đầy hơi. Cơn đau do táo bón ảnh hưởng đến toàn bộ vùng bụng dưới nhưng thường rõ ràng hơn ở bên trái – nơi ruột già nối với trực tràng. Đau bụng dưới rốn do táo bón thường đi kèm với khó khăn trong việc thải phân, phân khô hay cứng 1.2 Hội chứng ruột kích thích (IBS) Cơn đau do IBS có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong bụng. Bệnh cũng có thể khiến bạn bị đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. IBS là một chứng rối loạn mãn tính. Quá trình quản lý và điều trị căn bệnh này sẽ tập trung vào việc quản lý căng thẳng, xây dựng chế độ ăn uống và thay đổi lối sống lành mạnh. 1.3 Đau bụng dưới rốn do viêm dạ dày ruột Là tình trạng kích ứng đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra, bạn có thể bị đau bụng, sốt và đau đầu. 2. Đau bụng dưới vùng quanh rốn Cơn đau bụng quanh rốn hay đau bụng dưới quanh rốn có thể là dấu hiệu của một trong các tình trạng sau: 2.1 Viêm ruột thừa giai đoạn sớm gây đau bụng dưới âm ỉ Cơn đau do viêm ruột thừa thường bắt đầu ở khu vực quanh rốn, sau đó di chuyển dần sang bên phải vùng bụng dưới. Trong vòng 24 giờ, cường độ đau sẽ tăng lên, đặc biệt là khi bạn vận động. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, sốt và đi ngoài ra phân lỏng. Ruột thừa bị viêm thường phải được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật. 2.2 Loét dạ dày Các cơn đau quặn thắt do viêm loét dạ dày thường xuất hiện ở vùng giữa bụng. Các triệu chứng khác bao gồm buồn nôn, khó tiêu và ợ hơi. Trường hợp viêm loét nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng như nôn ra máu, đi tiêu phân lẫn máu hoặc phân có màu đen, khó thở, giảm cân không chủ ý. 3. Đau bụng dưới tại vị trí ngay trên xương mu Nếu bị đau bụng dưới rốn ở nữ hay bị đau ngay phía trên xương mu, bạn có thể bạn gặp một trong các tình trạng sau: 3.1 Đau bụng dưới gần mu do đau bàng quang Bạn có thể bị đau bàng quang do nhiễm trùng đường tiểu. Lúc này, ngoài cơn đau vùng bụng dưới, bạn cũng có các triệu chứng khác như đi tiểu thường xuyên hơn, đau khi đi tiểu, tiểu ra máu và cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, cơn đau bàng quang cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang gây ra các cơn đau buốt ở bụng dưới ở nữ và khó khăn khi tiểu tiện. 3.2 Do hành kinh Đau bụng kinh là những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, thường nằm ở khu vực trung tâm ngay dưới rốn (mặc dù nó có thể lan sang 2 bên). Để giảm đau bụng kinh, bạn hãy thử tập thể dục nhẹ nhàng, chườm ấm ở vùng đau hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người nhưng hầu như người phụ nữ nào cũng từng trải qua cảm giác này trong đời. 3.3 Đau bụng dưới rốn do bệnh viêm vùng chậu (PID) Nhiễm trùng ở tử cung, vòi trứng hoặc buồng trứng đều có thể gây ra các cơn đau bụng dưới rốn ở nữ. Nếu bệnh nhẹ, các cơn đau chỉ diễn ra âm ỉ và không thường xuyên. Trường hợp bệnh nặng, cơn đau trở nên dữ dội hơn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể bị sốt, tiết dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu. 4. Đau bụng dưới một bên 4.1. Do rụng trứng Khi buồng trứng phóng thích trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng 2 tuần trước kỳ kinh, bạn có thể bị đau bụng dưới âm ỉ trong vài ngày. Tùy vào buồng trứng nào rụng trứng mà bạn sẽ bị đau bụng ở bên phải hoặc bên trái. Cơn đau do rụng trứng thường diễn ra trong thời gian ngắn và không gây hại đến sức khỏe. 4.2 U nang buồng trứng U nang buồng trứng hiếm khi gây đau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các u nang thực thể có thể phát triển lớn, gây xoắn và vỡ nang làm đau bụng dữ dội. Một số dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng kèm theo đau bụng dưới ở phụ nữ bao gồm cảm giác căng tức bụng dưới, đầy hơi, gặp khó khăn khi đại tiểu tiện, xuất huyết âm đạo bất thường và đau khi quan hệ tình dục. 4.3. Mang thai ngoài tử cung gây đau Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh không đến tử cung “làm tổ” mà phát triển tại một vị trí khác bên ngoài buồng tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này của phụ nữ. 4.4 Nguyên nhân do lạc nội mạc tử cung Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy ở những nơi khác trong ổ bụng và vùng chậu. Các cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra thường tập trung ở một bên vì mô nội mạc tử cung thường xuất hiện ở buồng trứng và ống dẫn trứng. 4.5 Nhiễm trùng thận Nhiễm trùng thận cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới một bên hay bị đau bụng dưới ở nữ. Cơn đau có thể lan sang các khu vực lân cận như lưng, cạnh sườn hoặc háng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị sốt, buồn nôn, nôn, tiểu buốt và tiểu ra máu. Cơn đau do nhiễm trùng thận gây đau vùng bụng dưới, lan tỏa sang vùng hông và lưng 4.6 Do đau cơ Một nguyên nhân gây đau bụng dưới một bên thường bị bỏ qua là đau cơ bụng. Cơn đau có thể trầm trọng khi bạn di chuyển và tác động vào cơ. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần tránh vận động mạnh và nâng vật nặng một thời gian để cơn đau thuyên giảm. Bên cạnh đó, việc tắm nước ấm và sử dụng thuốc giảm đau cũng giúp bạn làm dịu cơn đau.
question_63639
Tìm hiểu các nguyên nhân xuất tinh sớm ở nam giới
doc_63639
Các nguyên nhân xuất tinh sớm được nhiều nam giới tìm kiếm để có biện pháp khắc phục. Tình trạng này không chỉ gây ra những vấn đề về tâm lý mà còn khiến cuộc sống chăn gối của các cặp vợ chồng bị ảnh hưởng. Và nếu bạn cũng đang rơi vào trường hợp này thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây. 1. Các nguyên nhân xuất tinh sớm mà đấng mày râu phải biết Các nguyên nhân xuất tinh sớm ở nam giới hiện nay không chỉ liên quan đến đấng mày râu mà đôi khi còn do người bạn đời. Bất kể nguyên nhân nào thì việc xuất tinh sớm nhiều lần sẽ khiến cơ thể hình thành thói quen khó bỏ, từ đó dẫn đến cuộc yêu nhanh chóng kết thúc. Các nguyên nhân gây ra tình trạng xuất tinh sớm ở nam giới bao gồm: Cơ thể không đủ sức Sau một ngày làm việc mệt nhọc, cơ thể mất nhiều sức nên không thể duy trì trạng thái được lâu, chính vì vậy mà nam giới rất dễ xuất tinh sớm. Chính vì vậy mà các bạn nam cần phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe cơ thể. Nếu thấy cơ thể không đủ sức thì tốt nhất nên để cuộc vui hoãn lại ở một thời điểm khác. Chỉ khi cả hai cơ thể đều trong tư thế sẵn sàng và sức khỏe tốt nhất thì thời gian quan hệ cũng đảm bảo lâu hơn. Tâm lý “đuối sức” Nhiều bạn nam trước khi “lâm trận” lại mang tâm lý lo sợ bản thân không làm tốt nhiệm vụ, sợ đối phương chê đuối sức hay chưa đủ làm thỏa mãn bạn tình,... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác hưng phấn và khả năng kiểm soát việc xuất tinh. Chính vì vậy mà không ít nam giới xảy ra tình trạng xuất tinh tích tắt chỉ sau một thời gian ngắn vào cuộc. Thủ dâm Khi buộc phải giải tỏa nhu cầu sinh lý, nhiều bạn nam lựa chọn việc thủ dâm. Mỗi khi “tự xử”, với tâm lý sợ bị người khác phát hiện sẽ dẫn đến xuất tinh sớm. Hoặc nếu thủ dâm quá nhiều dẫn đến cơ thể hình thành thói quen, chỉ cần một kích thích nhỏ cũng có thể dẫn đến xuất tinh. Do đó mà thói quen thủ dâm rất dễ dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm ở nam giới. Để khắc phục tình trạng này, các bạn nam cần điều tiết lại tần suất cũng như thời gian thủ dâm của mình để đảm bảo cơ thể không hình thành thói quen xuất tinh sớm. Tổn thương hệ thần kinh Khi hệ thần kinh trung ương chịu ảnh hưởng, đặc biệt là các tác động xuất phát từ dây giao cảm như gãy xương chậu, xơ cứng động mạch, tiểu đường, mở rộng tuyến tiền liệt,... có thể gây rối loạn khả năng kiểm soát hoạt động xuất tinh. Các bệnh lý liên quan đến đường sinh dục nam Những vấn đề có liên quan đến nam phụ khoa hay bệnh lý nền đôi khi cũng trở thành một trong số các nguyên nhân xuất tinh sớm ở các đáng mày râu. Nam giới bị hẹp hoặc dài bao quy đầu, viêm đường tiết niệu, tuyến tiền liệt hay một số tình trạng viêm nhiễm khác có thể làm ảnh hưởng đến trung tâm kiểm soát việc xuất tinh. Khi bệnh tình đã thuyên giảm thì hiện tượng xuất tinh sớm cũng nhanh chóng được khắc phục. Thiếu kiến thức giới tính Hiện nay, có không ít bạn nam chỉ chú trọng vào sự nghiệp mà bỏ qua những người phụ nữ xung quanh. Hơn nữa, quan niệm giữ lễ giáo trước mặt bạn khác giới khiến nhiều nam giới thiếu kiến thức về quan hệ tình dục, kỹ năng kém cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm. Do số lần yêu quá ít Đôi khi do tâm lý, nhu cầu ít hoặc cuộc sống mưu sinh quá bận rộn mà nam giới ít có thời gian “yêu” cùng bạn tình. Điều này có thể khiến cho cậu nhỏ mất cảm giác yêu đương và không thấy hưng phấn như lúc đầu. Do đó mà khi chạm vào vùng nhạy cảm, “anh chàng” nhanh chóng bị kích thích và xuất tinh sớm để nhanh chóng kết thúc cuộc yêu. Rối loạn cương dương Đây là một tình trạng rối loạn chức năng tình dục khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều nam giới hiện nay. Biểu hiện là dương vật khó hoặc không cương cứng lên. Trường hợp có thể cương cứng nhưng không đủ để có thể thực hiện quá trình giao hợp. Ngoài các nguyên nhân xuất tinh sớm phổ biến nói trên thì những người uống nhiều bia, rượu, hút thuốc lá, chế độ sinh hoạt tình dục bừa bãi hoặc luôn trong tình trạng căng thẳng, áp lực,... cùng đều có nguy cơ dẫn đến hiện tượng này. Do đó mà việc chăm sóc sức khỏe cũng như xây dựng một lối sống khoa học còn có ý nghĩa quan trong quyết định thời gian yêu của các cặp đôi. 2. Các biện pháp khắc phục tình trạng xuất tinh sớm Dựa vào các nguyên nhân xuất tinh sớm khác nhau ở từng trường hợp mà phương pháp điều trị sẽ được áp dụng tương ứng. Một số cách để khắc phục tình trạng xuất tinh sớm hiện nay bao gồm: Liệu pháp tâm lý được áp dụng với nhiều cặp vợ chồng khi gặp phải tình trạng quá lo lắng dẫn đến mất kiểm soát cuộc yêu. Phương pháp này cần có sự phối hợp giữa cả hai vợ chồng bởi sự quan tâm của đối phương sẽ giúp nam giới nhanh chóng ổn định tinh thần. Một số loại thuốc ức chế kích thích để làm chậm quá trình đạt đến cảm giác khoái cảm hay rối loạn xuất tinh khi quan hệ tình dục. Tác dụng của thuốc thường nhẹ và sử dụng kết hợp liệu pháp ổn định tâm lý. Thay đổi chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, bổ sung nhiều dưỡng chất như đạm, các loại vitamin, khoáng chất,... Điều tiết số lượng thủ dâm, hạn chế xem phim hoặc đọc sách báo liên quan đến vấn đề này để nhanh chóng khắc phục thời gian xuất tinh. Tăng cường chế độ luyện tập thể thao là cách tăng cường sức khỏe, nâng cao thể chất,... để đảm bảo đủ sức và kéo dài thời gian ân ái. Trong tất cả các trường hợp thì sự quan tâm của nữ giới dành cho nam, từ từ động viên, khích lệ tinh thần sẽ giúp chàng trở nên tự tin hơn. Điều này sẽ giúp cơ thể nam giới hưng phấn và có thể kéo dài cuộc yêu để cả hai cùng đạt đến trạng thái như mong muốn.
doc_9248;;;;;doc_7217;;;;;doc_11750;;;;;doc_4648;;;;;doc_1636
Xuất tinh sớm là hiện tượng xuất tinh trước khi dương vật tiến vào âm đạo, hoặc khi tiến vào âm đạo trong thời gian ngắn đã xuất tinh, khiến cho nữ giới không đạt được “cực khoái”, xuất tinh sớm trong khi giao hợp gây ra trở ngại cho việc quan hệ, tiêu chuẩn để đánh giá xuất tinh sớm nằm ở sự thỏa mãn của phụ nữ. Xuất tinh sớm do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân gây xuất tinh sớm Có nhiều nguyên nhân gây xuất tinh sớm, có thể kể đến các nguyên nhân hàng đầu, như: -Thủ dâm quá nhiều khiến cơ thể dần quen với kích thích nhanh mạnh vì thế rất dễ xuất tinh sớm. -Thời gian đầu mới quan hệ tình dục, nam giới “chưa làm quen” được nên rất dễ bị xuất tinh sớm. -Vấn đề tâm lý: Căng thẳng, stress, lo âu, sợ hãi… khiến nam giới không làm chủ được cảm xúc của bản thân dễ dẫn đến xuất tinh sớm. Để xử trí xuất tinh sớm cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. -Nguyên nhân bệnh lý, bao gồm các bệnh: Hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu, viêm tuyến tiền liệt… -Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích có hại khác. Để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, nam giới cần được khám chuyên khoa. Căn cứ vào kết quả khám, các bác sĩ sẽ chỉ ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Xuất tinh sớm gây bất lợi trong việc sinh con của đàn ông. Nếu nam giới thường xuyên xuất tinh trước khi đưa được dương vật vào âm đạo thì việc thụ thai theo cách tự nhiên là rất thấp. Chứng xuất tinh sớm còn làm rạn nứt tình cảm vợ chồng, mang lại nhiều áp lực, dễ sinh ra trạng thái trầm cảm đối với đàn ông, làm người bệnh mất niềm tin vào cuộc sống, tiêu cực, nhụt trí thậm chí trở thành bệnh tâm lý.;;;;;1. Nguyên nhân gây xuất tinh sớm Xuất tinh sớm là tình trạng nam giới không chủ động được thời gian xuất tinh, xuất tinh sớm hơn kể từ thời điểm dương vật được đưa vào âm đạo. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh thường gặp:- Do tâm lý: Khi nam giới quá căng thẳng do lần quan hệ đầu tiên hay tự ti về tình trạng xuất tinh sớm với những mối quan hệ trước đó, thì nguy cơ dẫn đến xuất tinh sớm là rất cao. Bên cạnh đó, khi đối phương tạo ra nhiều sức ép, nam giới cũng có thể gặp phải tình trạng xuất tinh sớm. - Nếu tình trạng xuất ít khi xảy ra hoặc chỉ gặp phải trong những tình huống vội vàng thì đây là vấn đề không đáng lo ngại. - Tuy nhiên, nếu tình trạng xuất tinh sớm xảy ra thường xuyên (kéo dài từ hơn 2 tháng) khiến nam giới mất tự tin, có suy nghĩ tiêu cực cùng với sự thất vọng từ bạn tình, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục và hạnh phúc hôn nhân thì cần phải đi khám sớm. Đừng ngần ngại chia sẻ với các bác sĩ nam khoa để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. Có thể khắc phục tình trạng xuất tinh sớm bằng những phương pháp dưới đây: - Áp dụng các liệu pháp tâm lý: Đây là phương pháp điều trị xuất tinh sớm không cần dùng thuốc. Mục tiêu của phương pháp này là kéo dài thời gian xuất tinh, kiểm soát xuất tinh và từ đó thoải mái hơn trong đời sống tình dục. + Điều chỉnh hành vi: Nam giới cần nhận biến những dấu hiệu xuất tinh sớm. Sau đó, hít thở sâu và từ từ, cố gắng ức chế phản xạ xuất tinh. Luyện tập nhiều lần trong khoảng 4 đến 5 tuần để tạo thành phản xạ có điều kiện. + Phương pháp “dừng- bắt đầu”: Kích thích dương vật cho đến khi có biểu hiện muốn xuất tinh. Lúc này, nhờ sự giúp đỡ của bạn tình để dừng xuất tinh ngay tại thời điểm đó. Khi cảm giác muốn xuất tinh qua đi, tiếp tục lặp lại hành động kích thích dương vật. Thực hiện khoảng 3 lần cho đến khi xuất tinh thật sự. + Phương pháp bấm bao quy đầu: Khi có cảm giác muốn xuất tinh, nam giới cần nhờ đối phương bấm vào bao quy đầu cho đến khi cảm giác muốn xuất tinh đi qua. Thực hiện lặp lại 3 lần cho đến khi xuất tinh thật sự. - Sử dụng thuốc:Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thuốc với liệu pháp tâm lý để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Một số loại thuốc điều trị xuất tinh sớm phổ biến là: + Thuốc tê bao quy đầu tại chỗ: Loại thuốc này có tác dụng tạm thời. Ngoài những hiệu quả mang lại, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ là làm nóng rát bao quy đầu và thuốc tê cũng có thể tác động, ảnh hưởng đến người bạn tình trong khi quan hệ. + Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin: Tác dụng của loại thuốc này là kéo dài thời gian xuất tinh trong âm đạo. Nên sử dụng trong vài tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất. + Nếu xuất tinh sớm kèm theo rối loạn cương dương thì cần sử dụng thuốc điều trị rối loạn cương dương. + Lưu ý: Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng thuốc, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi, khô môi, táo bón, suy giảm chất lượng tinh trùng,…- Phẫu thuật: Nếu như những phương pháp trên không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt thần kinh lưng dương vật. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế chẳng hạn như mất khoái cảm,… do đó, đây là phương pháp chưa được khuyến cáo, cần có thêm thời gian nghiên cứu để có thể áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.;;;;;Xuất tinh sớm không chỉ ảnh hưởng đến “phong độ yêu” mà còn gây nên những hệ lụy không tốt cho sức khỏe, đời sống hôn nhân của phái mạnh. Cũng vì thế mà rất nhiều nam giới lo lắng không biết liệu xuất tinh sớm có con không. Nếu bạn cũng đang trong tâm lý này, bài viết dưới đây sẽ tháo gỡ khúc mắc cho bạn. 1. Xuất tinh sớm: nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết1.1. Nguyên nhân gây nên xuất tinh sớm Xuất tinh sớm là hiện tượng nam giới đạt đến trạng thái cực khoái dưới 1 phút sau khi bắt đầu quan hệ tình dục hoặc trước khi “cuộc yêu” bắt đầu. Nguyên nhân khiến nam giới gặp phải tình trạng này thường là:- Mắc bệnh lý: xương khớp, tim mạch, béo phì, tiểu đường,... ở độ tuổi trung niên hoặc dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu. - Tâm lý lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng trong thời gian dài. - Lạm dụng thủ dâm. - Hay dùng chất kích thích.1.2. Dấu hiệu xuất tinh sớm Xuất tinh sớm có con không là mối quan tâm và lo lắng chung của hầu hết đấng mày râu. Tuy nhiên, không có câu trả lời chung về khả năng có con cho mọi trường hợp xuất tinh sớm. Tùy mức độ nặng nhẹ của tình trạng này mà khả năng thụ thai sẽ khác nhau. Khả năng có con trong các trường hợp bị xuất tinh sớm như sau:- Xuất tinh sớm vẫn có con bình thường Nếu nam giới chỉ bị xuất tinh sớm ở mức độ nhẹ (xuất tinh trong âm đạo khoảng vài phút sau khi quan hệ và tinh trùng vẫn có chất lượng tốt) thì vẫn có thể xảy ra quá trình thụ thai bình thường nếu sức khỏe sinh sản của người vợ cũng không có vấn đề gì. - Xuất tinh sớm khả năng có con kém Nam giới băn khoăn xuất tinh sớm có con được không nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đúng tình trạng của mình và có được câu trả lời chính xác. Để điều trị xuất tinh sớm, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp:- Trị liệu tâm lý Đây là cách giải quyết các vấn đề liên quan đến cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Một số trường hợp điều trị tâm lý được xem là giải pháp duy nhất nhưng cũng có trường hợp được kết hợp với các biện pháp trị liệu hành vi hoặc can thiệp y tế. Mục đích chính trong trị liệu tâm lý là tìm hiểu căn nguyên gây nên xuất tinh sớm để đưa ra giải pháp phù hợp. Phương pháp này cũng có thể kéo gần mối quan hệ vợ chồng, giảm bớt lo lắng cho nam giới trong đời sống chăn gối. Đặc biệt, nhờ việc áp dụng trị liệu tâm lý, nam giới có thể tự tin hơn và tăng hiểu biết về đời sống tình dục để biết cách làm hài lòng bạn tình. - Trị liệu hành vi Phương pháp điều trị xuất tinh sớm này sử dụng bài tập có tác dụng tăng khả năng chịu đựng của nam giới nhằm trì hoãn việc xuất tinh. Mục đích mà trị liệu hành vi hướng tới là giúp phái mạnh rèn luyện cho cơ thể tránh được tình trạng xuất tinh sớm. - Can thiệp nội khoa;;;;;Xuất tinh sớm là hiện tượng đang ngày càng trở nên phổ biến ở nam giới, gây nên những tác động không nhỏ đối với tâm lý của họ. Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì và nó có tác hại gì với đấng mày râu hay không, dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời. 1. Nguyên nhân gây ra xuất tinh sớm Xuất tinh sớm hiện tượng sau khi dương vật vào bên trong âm đạo một thời gian ngắn đã xuất tinh mà không theo chủ định và mong muốn của nam giới. Xuất tinh có thể xảy ra trước hoặc ngay khi “cuộc yêu” mới bắt đầu. Không có quy ước cụ thể về mốc thời gian xuất tinh như thế nào được gọi là sớm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nếu nam giới xuất tinh sau khi quan hệ tình dục khoảng dưới 3 phút và điều này diễn ra trên 50% số lần “yêu” thì nó được xem là xuất tinh sớm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nam giới bị xuất tinh sớm, trong đó thường gặp là: - Yếu tố tâm lý Nam giới phải chịu áp lực về tâm lý như: lo âu, căng thẳng, stress,... có thể bị xuất tinh sớm không kiểm soát. - Lạm dụng chất kích thích Sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn,... lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động xấu đến hệ thần kinh, khiến nam giới không làm chủ được bản thân và dễ dàng bị xuất tinh sớm. - Có vấn đề về sức khỏe Khi mắc một số bệnh lý, nhất là các bệnh mãn tính như: mỡ gan, mỡ máu, béo phì, hẹp bao quy đầu, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, bệnh về thận... cũng có thể bị xuất tinh sớm. - Thói quen thủ dâm Nam giới có thói quen lạm dụng thủ dâm dễ rơi vào tình trạng rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm bởi nó tạo cho dương vật phản xạ tự nhiên khi quan hệ, chỉ cần kích thích nhẹ là đã xuất tinh. Mặt khác, đây còn là thói quen ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của phái mạnh. - Bao quy đầu quá nhạy cảm Hệ thống thần kinh tập trung nhiều ở bao quy đầu nên khi nó trở nên quá nhạy cảm thì nam giới cũng dễ rơi vào tình trạng “chưa đi chợ đã hết tiền”. 2. Xuất tinh sớm và những tác hại nam giới không thể bỏ qua Đối với nam giới, xuất tinh sớm có những tác hại không hề nhỏ đến đời sống tinh thần nói chung và sức khỏe nói riêng: - Tự ti, rối loạn tâm lý, e ngại khi quan hệ Những đấng mày râu bị rơi vào cảnh hết tiền khi chưa đi chợ sẽ có mặc cảm vì không làm thỏa mãn bạn tình nên họ thiếu tự tin trong đời sống tình dục. Bấy lâu nay họ vốn được xem là phái mạnh nên khi gặp vấn đề với “cậu nhỏ” họ sẽ thấy rằng phong độ của mình bị suy giảm, do đó họ e ngại khi đối mặt với bạn tình. Tình trạng này kéo dài dễ đưa đến ám ảnh về cảm giác thất bại của người đàn ông, mất hứng thú “yêu”, dè dặt khi quan hệ và thậm chí còn là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. - Đời sống hạnh phúc gia đình có nguy cơ rạn nứt Quan hệ tình dục là vấn đề không thể thiếu để duy trì hạnh phúc của mỗi gia đình. Tình trạng xuất tính sớm kéo dài khiến cả đôi bên đều không đạt được khoái cảm tình dục nên dễ rơi vào cảm giác chán nản, cáu gắt, bất hòa, nảy sinh mối quan hệ ngoài luồng, nguy cơ hạnh phúc gia đình rạn nứt và thậm chí tan vỡ là điều dễ hiểu. - Ảnh hưởng đến việc thụ thai Quá trình thụ thai phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thụ thai của người vợ và chất lượng tinh trùng. Xuất tinh sớm chỉ là biểu hiện của chức năng tình dục bị rối loạn, nếu xuất tinh sớm nhưng tinh trùng đã vào bên trong âm đạo, chất lượng tinh trùng tốt thì khả năng thụ thai vẫn diễn ra. Tuy nhiên, trường hợp xuất tinh sớm quá tinh trùng không thể di chuyển vào âm đạo của nữ giới được thì quá trình thụ thai sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, những trường hợp dương vật vừa tiếp xúc hoặc chạm đến âm đạo đã xuất tinh, trứng không có cơ hội gặp được tinh trùng thì không thể thụ thai và tất yếu sẽ dẫn đến vô sinh. - Cảnh báo nguy cơ bệnh lý Nhiều bệnh lý ở nam giới như: viêm tuyến tiền liệt, viêm nhiễm bộ phận sinh dục, bệnh ở bàng quang,... có dấu hiệu điển hình là xuất tinh sớm nên nam giới không nên chủ quan. - Ảnh hưởng đến sức khỏe Nếu không được chữa trị sớm, nam giới bị xuất tinh sớm có thể bị suy giảm chức năng tình dục, rối loạn cương dương, thậm chí còn bị liệt dương. - Suy giảm chất lượng cuộc sống Nam giới bị xuất tinh sớm rất dễ giảm ham muốn trong đời sống tình dục, nảy sinh tâm lý bực tức, cáu gắt, lo lắng,... Những điều này ít hay nhiều cũng sẽ khiến cho đời sống tinh thần của họ bị tác động, khó tập trung vào công việc và vì thế, chất lượng cuộc sống suy giảm theo. Về cơ bản, tùy theo mức độ xuất tinh sớm là nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng mà mức độ ảnh hưởng của nó đối với mỗi nam giới sẽ có sự khác nhau. Tuy nó không đe dọa đến tính mạng của đấng mày râu nhưng hệ lụy mà nó để lại cũng đủ khiến các anh sầu não. Đối với đời sống hạnh phúc gia đình, nó chính là một rào cản vô hình đẩy hôn nhân đến bờ vực đổ vỡ. Đối với sức khỏe và đời sống tinh thần, nó chính là “kẻ thù” khiến nam giới mệt mỏi, điêu đứng.;;;;;Xuất tinh sớm tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng lại gây ra sự tự ti cho nam giới trong “đời sống gối chăn”. Do vậy, tìm hiểu nguyên nhân xuất tinh sớm và cách khắc phục hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều đàn ông quan tâm khi không may gặp phải tình trạng này. Xuất tinh sớm (còn có tên gọi khác là tảo tiết), là hiện tượng nam giới đạt đến điểm cực khoái trong thời gian ngắn so với mong muốn và nhu cầu của bạn đời. Thậm chí, có những trường hợp còn xảy ra trước khi quan hệ. Xuất tinh sớm hiện tượng nam giới đạt đến điểm cực khoái trong thời gian ngắn Đây là hiện tượng bệnh lý nam khoa khá phổ biến khi có 30% đàn ông đều đã từng bị tình trạng này. Xuất tinh sớm sẽ dẫn đến sự thất vọng, hụt hẫng của bạn đời và cảm giác tự ti khi quan hệ đối với người đàn ông. 2.1 Mắc bệnh nam khoa là một trong những nguyên nhân xuất tinh sớm Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng xuất tinh sớm ở nam giới. Điển hình như những người mắc bệnh viêm đường tiết niệu có nguy cơ cao xuất tinh sớm. Bên cạnh đó các bệnh liên quan đến bao quy đầu (dài hay hẹp bao quy đầu) sẽ nhiều nguy cơ dẫn đến xuất tinh sớm hơn do bao quy đầu là nơi chứa nhiều dây thần kinh tạo khoái cảm lúc quan hệ. 2.2 Yếu tố tâm lý, cảm xúc Tâm lý là một trong yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc tác động tới cương cứng dương vật cũng như là thời gian xuất tinh. Nếu người đàn ông thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress do công việc hoặc vấn đề khác sẽ dễ dàng gây ra rối loạn cương dương và xuất tinh sớm. Bởi trạng thái căng thẳng thường xuyên sẽ gây ức chế hệ thần kinh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược sẽ tác động đến khả năng quan hệ. 2.3 Lối sống sinh hoạt hàng ngày thiếu lành mạnh là nguyên nhân xuất tinh sớm Lối sống sinh hoạt không lành mạnh được thể hiện rất nhiều mặt khác nhau: – Thường xuyên thiếu ngủ, thức khuya, làm việc căng thẳng, không nghỉ ngơi, thư giãn, ăn nhiều thực phẩm hại cho sức khỏe đều là thói quen xấu ảnh hưởng đến việc xuất tinh mà nam giới cần phải thay đổi. – Sử dụng quá độ chất kích thích chẳng hạn như thuốc lá, uống nhiều rượu, bia,…Tỷ lệ nam giới xuất tinh sớm do lạm dụng chất kích thích là 60%. Sử dụng nhiều chất kích thích là một trong nguyên nhân xuất tinh sớm – Cường độ thủ dâm quá cao ảnh hưởng khả năng xuất tinh của nam giới. Việc thủ dâm điều độ sẽ giúp cải thiện sinh lý, thỏa mãn nhu cầu của đàn ông. Ngược lại nếu thủ dâm quá nhiều tạo ra thói quen không tốt, xuất tinh sớm sẽ xảy ra. Đây là một bệnh nam khoa không nguy hiểm tới tính mạng tuy nhiên lại có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản và tâm lý của đàn ông. Cụ thể như sau: – Việc xuất tinh sớm là một trong tác nhân gây các bệnh nam khoa, chẳng hạn như rối loạn cương dương, nhiễm trùng đường tiết niệu, liệt dương,… – Nguy cơ vô sinh cao khi bị xuất tinh quá sớm ở mức độ nặng. Bởi lúc này chất lượng tinh trùng sẽ giảm cùng với tinh trùng không thể đi vào âm đạo nên khó thụ thai. – Tác động xấu đến tâm lý của đàn ông: việc xuất tinh sớm sẽ gây ra tâm lý tự ti, lo lắng và ngại quan hệ tình dục. Từ đó rất nhiều người đã rơi và tình trạng căng thẳng kéo dài, dễ trầm cảm. – Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng: người đàn ông xuất tinh sớm sẽ không thể làm thỏa mãn nhu cầu của bạn đời đồng nghĩa việc ảnh hưởng đến hạnh phúc đôi lứa. Ngoài ra, xuất tinh sớm sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng sức khỏe chung của nam giới do phải thực hiện giao hợp nhiều lần. Bởi vì những hệ lụy trên mà đàn ông nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. 4. Các cách khắc phục xuất tinh sớm hiệu quả 4.1 Phương pháp tâm lý và hành vi Đây là liệu pháp không cần dùng thuốc để điều trị mà chủ yếu tác động vào hành vi và tâm lý của người bệnh nhằm kéo dài thời gian xuất tinh. Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng này, nam giới có thể tham khảo: – Tập thói quen khi xuất tinh: nam giới cần phải nhận ra những dấu hiệu chuẩn bị xuất tinh sớm, sau đó thực hiện hít thở thật sâu, chậm lại và điều khiển tâm lý để ức chế xuất tinh. Các bác sĩ nam khoa khuyến khích nên tập luyện hành động này trong khoảng 1 tháng sẽ hình thành thói quen và cải thiện đáng kể thời gian xuất tinh. – Biện pháp ngắt quãng: dương vật nam giới sẽ được kích thích đạt đến điểm cực khoái, chuẩn bị xuất tinh thì dừng lại. Sau khi cảm giác muốn xuất tinh qua đi thì bắt đầu từ đầu. Mỗi lần thực hiện biện pháp này nên lặp lại 3 lần quy trình như trên trước khi xuất tinh chính thức. – Bấm bao quy đầu nơi chứa nhiều dây thần kinh tạo khoái cảm trong lúc quan hệ tình dục. Việc bấm vào bao quy đầu sẽ làm giảm cảm giác muốn xuất tinh, kéo dài thời gian quan hệ. – Đổi nhiều tư thế khi quan hệ: lúc nhận biết được xuất tinh sắp xảy ra, nam giới nên chủ động đổi tư thế quan hệ để ngăn chặn việc xuất tinh cũng như tạo cảm giác mới mẻ. Đổi nhiều tư thế khi quan hệ sẽ hạn chế được việc xuất tinh sớm 4.2 Sử dụng thuốc để điều trị tình trạng xuất tinh sớm Các bác sĩ khuyên rằng nên kết hợp điều trị bằng thuốc với biện pháp tâm lý và hành vi như trên để đạt kết quả như mong muốn trong thời gian ngắn nhất. Các loại thuốc để điều trị xuất tinh sớm đang được sử dụng phổ biến là thuốc gây tê bao quy đầu, thuốc điều trị rối loạn cương dương. Có rất nhiều trường hợp lạm dụng thuốc đã gặp phải các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn nôn, mờ mắt,… ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, tất cả các loại thuốc được sử dụng cần phải theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 4.3 Liệu pháp phẫu thuật Phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phẫu thuật khác nhau. Các biện pháp phẫu thuật phổ biến trong điều trị xuất tinh sớm là: – Điều chỉnh dây quy đầu để giảm mức độ nhạy cảm ở đầu dương vật. – Cắt bao quy đầu với những trường hợp bệnh nhân bị dài, hẹp, nghẹt bao quy đầu ảnh hưởng đến việc quan hệ. Như vậy xuất tinh sớm là tình trạng bệnh lý nam khoa phổ biến, có những tác động tiêu cực nhất định đến sức khỏe và đời sống của đàn ông. Do đó, nam giới nên đi điều trị ngay khi bệnh còn ở mức nhẹ để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
question_63640
Phòng xét nghiệm máu uy tín, nhanh chóng và chính xác
doc_63640
Xét nghiệm máu nhằm phát hiện những bất thường xuất hiện trong máu, thông qua đó chẩn đoán một số bệnh và đánh giá hoạt động của các cơ quan. Bài viết sau tìm hiểu về xét nghiệm máu và gợi ý phòng xét nghiệm máu uy tín, nhanh chóng và chính xác. Xét nghiệm máu phân tích mẫu máu được lấy từ một cá nhân, trong hầu hết các trường hợp là từ tĩnh mạch trên cánh tay. Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cần thiết và thường xuyên được bác sĩ chỉ định. Xét nghiệm máu được thực hiện trong các trường hợp sau: Theo dõi các bệnh mạn tính hoặc cấp tính. Như một phần của điều trị để đánh giá hiệu quả của phương pháp chữa trị. Trong kiểm tra sức khỏe tổng quát. Để sàng lọc. Để xác nhận mang thai và theo dõi thai. Xét nghiệm máu giúp thực hiện nhiều loại phân tích, bao gồm: Rối loạn lipid: cholesterol, HDL, LDL, triglyceride. Đường huyết, men gan, chức năng thận, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm nội tiết, miễn dịch, ký sinh trùng,... marker ung thư, di truyền, sinh học phân tử,... Canxi huyết thanh. Sắt huyết thanh. Folate. Homocysteine. Axit mật. Apo A và Apo B; Chất gây dị ứng CLA-30. Apolipoprotein A1, B,... 2. Công thức máu phân tích hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu Công thức máu bao gồm đếm và phân tích các tế bào máu khác nhau. Tế bào hồng cầu Các tế bào hồng cầu được sử dụng để mang oxy từ phổi đến các mô. Số lượng của chúng được đánh giá, ví dụ để phát hiện bệnh đa hồng cầu (số lượng hồng cầu quá cao) hoặc thiếu máu (số lượng hồng cầu quá thấp). Một số đặc điểm khác của tế bào hồng cầu cũng được nhận thấy trong xét nghiệm máu: Thể tích hồng cầu trung bình (MCV) là một chỉ số về kích thước của các tế bào hồng cầu. Hematocrit là thể tích chiếm bởi các tế bào hồng cầu trong một thể tích máu toàn phần nhất định. Giá trị bình thường trong máu là 40 - 52%, còn đối với phụ nữ là từ 37 đến 48%. Số lượng hồng cầu lưới là số lượng tế bào hồng cầu non mới được sản xuất bởi tủy xương. Nồng độ huyết sắc tố trung bình (MCHC hoặc CGMH) là lượng huyết sắc tố chứa trong 100 ml tế bào hồng cầu. Giá trị bình thường thay đổi từ 28 đến 32 g/100 ml. Hàm lượng huyết sắc tố trung bình trong tiểu thể (hoặc hình cầu) (TCMH hoặc TGMH) là lượng huyết sắc tố trung bình chứa trong một tế bào hồng cầu. Số lượng trung bình của hồng cầu là 4,6 đến 6,2 triệu/mm3 ở nam và 4,2 đến 5,4 triệu/mm3 ở nữ. Mức độ huyết sắc tố trong máu bình thường là 13 g/dl ở nam giới và 12 g/dl ở nữ giới. Từ tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, chỉ số này giảm xuống còn 10,5 g/dl. Tiểu cầu Tiểu cầu là những tế bào tham gia vào quá trình đông máu và đặc biệt là hình thành cục máu đông trong trường hợp xuất huyết (máu chảy). Tỷ lệ bất thường của tiểu cầu có thể có nhiều nguyên nhân: Ví dụ, giá trị thấp tiểu cầu cho thấy tình trạng nhiễm trùng hoặc vấn đề đông máu (có nguy cơ chảy máu kéo dài, chảy máu cam hoặc xuất hiện vết bầm tím). Giá trị cao dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông (huyết khối). Tế bào bạch cầu Các tế bào bạch cầu chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, nấm). Các loại bạch cầu: Bạch cầu trung tính: chúng tăng lên trong trường hợp nhiễm vi khuẩn (ví dụ: viêm phổi). Bạch cầu ái toan đa nhân: tăng trong trường hợp dị ứng, hoặc nhiễm ký sinh trùng (ví dụ: giun kim,... ). Basophils đa nhân: tốc độ của chúng có thể tăng lên trong trường hợp có phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng. Các tế bào lympho nhân lên khi bị nhiễm virus (ví dụ như bệnh cúm) hoặc một bệnh tự miễn dịch. Bạch cầu đơn nhân tăng số lượng trong một số bệnh truyền nhiễm (ví dụ như bạch cầu đơn nhân, bệnh toxoplasmosis). Số lượng bạch cầu cũng có thể thay đổi trong trường hợp rối loạn hoạt động của tủy xương, hoặc sau khi dùng một số loại thuốc. 3. Tình trạng tăng và giảm số lượng hồng cầu Nếu có sự gia tăng số lượng hồng cầu, đó là bệnh đa hồng cầu. Sự bất thường trong quá trình sản xuất hồng cầu này có thể đến từ hai cơ chế riêng biệt: Bệnh đa hồng cầu nguyên phát: do sự bất thường của các tế bào gốc có đặc điểm khối u và sinh sôi nảy nở. Đây là một bệnh hiếm gặp ảnh hưởng đến người trung niên và có tuổi thọ từ 12 đến 15 năm sau khi chẩn đoán. Tình trạng thiếu oxy: không đủ oxy cho các mô và gây ra sự gia tăng mức độ hormone kích thích tạo hồng cầu. Tình trạng thiếu oxy dẫn đến nhức đầu, chóng mặt, ù tai và da đổi màu đỏ. Thiếu oxy có thể do một số yếu tố: viêm phổi, bệnh tim bẩm sinh, uống quá nhiều rượu hoặc thuốc lá, sống ở độ cao hoặc thậm chí mặc quần áo quá chật. Nếu xét nghiệm máu cho thấy số lượng tế bào hồng cầu giảm xuống, tình trạng này được gọi là thiếu máu. Thiếu máu có thể do một số nguyên nhân: xuất huyết, thiếu sản xuất hồng cầu hoặc huyết sắc tố, phá hủy quá nhiều hồng cầu. Hoặc cũng có thể được kích hoạt bởi sự thiếu hụt dinh dưỡng (trong phần lớn các trường hợp), yếu tố di truyền, bệnh tự miễn dịch (bệnh tủy xương, các vấn đề nội tiết), các bệnh khác (ung thư, AIDS) và một số phương pháp điều trị y tế. Sản xuất không đủ huyết sắc tố có thể là hậu quả của việc thiếu sắt, folic hoặc vitamin B12. 4. Gợi ý phòng xét nghiệm máu uy tín, nhanh chóng và chính xác Xét nghiệm máu tại phòng xét nghiệm máu uy tín giúp bệnh nhân an tâm hơn về quy trình thực hiện và kết quả xét nghiệm.
doc_11508;;;;;doc_33025;;;;;doc_23906;;;;;doc_44183;;;;;doc_43853
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ phòng khám lấy máu xét nghiệm tại Hà Nội. Tuy nhiên không phải phòng khám nào cũng đạt các tiêu chí quan trọng của một đơn vị xét nghiệm máu đề ra. Yếu tố quan trọng nhất trong việc lấy máu xét nghiệm là đảm bảo độ chính xác cao. Đã có không ít trường hợp lấy máu xét nghiệm nhưng cho kết quả không chính xác, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe và niềm tin của bệnh nhân. Sau đây là những tiêu chí quan trọng của một đơn vị xét nghiệm máu uy tín, bạn có thể tham khảo: – Việc quản lý thiết bị theo đúng quy trình, sử dụng vật tư thiết bị y tế phải đảm bảo độ chính xác cao. – Đơn vị xét nghiệm phải được cấp phép và thiết kế đạt tiêu chuẩn bền vững, theo đúng quy định của Sở y tế đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN – 4470:1995. – Đợn vị xét nghiệm máu phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, yêu cầu chống lây nhiễm cao trong bệnh viện. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu được chính xác nhất. Phòng khám lấy máu xét nghiệm cần tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn về độ an toàn và đáng tin cậy. Vì vậy, khi quyết định lựa chọn một đơn vị xét nghiệm máu. Bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ phòng khám lấy máu xét nghiệm uy tín được nhiều người tin tưởng. Địa chỉ phòng khám lấy máu xét nghiệm uy tín tại Hà Nội Phòng lấy máu xét nghiệm hiện đại Phòng khám trang bị hệ thống thiết bị y khoa đồng bộ, tiên tiến, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các thiết bị này đều được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có nền y học tiên tiến cho kết quả chính xác và an toàn. Đối với xét nghiệm máu, phòng khám trang bị máy huyết học được sản xuất trực tiếp tại Nhật Bản. Đây là dòng máy có độ ổn định và kết quả chính xác rất cao. Góp phần chẩn đoán sớm các bệnh về máu, cơ quan tạo máu và nhiều bệnh lý liên quan. Máy sinh hóa AU 480 được sản xuất tại Đức – là dòng máy sinh hóa hiện đại. Máy có thể thực hiện tối đa 500 test/ một giờ giúp trả kết quả cho bệnh nhân nhanh chóng nhất. Đồng thời giúp bác sỹ chẩn đoán sớm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra những tiên lượng hay chỉ định phù hợp. Năng lực xét nghiệm cao Các bệnh phẩm của các chuyên khoa khác tại phòng khám được chuyển đến xét nghiệm như: máu, dịch, nước tiểu, phân, màng phổi, não tủy… đơn vị sẽ thực hiện các loại xét nghiệm với máy móc hiện đại, quy trình nhanh gọn và chính xác nhất. Đảm bảo chất lượng, độ an toàn và chính xác cao;;;;;Ra đời xuất phát từ nhu cầu và mong muốn chăm sóc sức khỏe của người dân nơi đây cùng nền tảng vốn có của thương hiệu trên 26 năm kinh nghiệm, Phòng khám xét nghiệm tận nhà hứa hẹn sẽ trở thành địa chỉ y tế được khách hàng đánh giá cao. 1. Dịch vụ lấy mẫu máu xét nghiệm tận nơi của chúng tôi ra đời xuất phát từ thực tế nhu cầu của người dân địa phương và mong muốn khắc phục nhược điểm của hình thức xét nghiệm tại bệnh viện. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, chúng tôi đã và đang nhận được những đánh giá tích cực từ đông đảo khách hàng không chỉ vì tính tiện lợi mà còn vì những ưu thế vượt trội mà nó mang lại như: - Xóa bỏ nỗi niềm e ngại, cảm giác mệt mỏi do phải chờ đợi khi đi xét nghiệm tại môi trường y tế đông đúc. - Phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, nhất là những người bận rộn, trẻ nhỏ, người già hay người gặp khó khăn về việc di chuyển. - Tiết kiệm được thời gian đi lại, thời gian chờ đợi lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm. - Chủ động sắp xếp thời gian xét nghiệm mà không lo ảnh hưởng đến công việc. - Có thể thực hiện mọi loại hình xét nghiệm máu từ cơ bản đến chuyên sâu mà vẫn đảm bảo tính chính xác và độ nhanh chóng của kết quả xét nghiệm. 2.1. Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, chúng tôi đã không ngừng phát triển và mở rộng mạng lưới chi nhánh trên khắp cả nước để mang tới cho khách hàng những dịch vụ y tế tiện ích. Trường hợp cần thiết, bác sĩ cũng sẽ tư vấn định hướng điều trị, hướng chăm sóc sức khỏe tốt nhất để khách hàng có thể yên tâm về sức khỏe của mình.;;;;;Xét nghiệm máu có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán nhiều loại bệnh lý khác nhau. Quá trình lấy mẫu máu xét nghiệm rất đơn giản nhưng quy trình phân tích lại rất phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao và được thực hiện trên các loại máy móc hiện đại. Nếu bạn đang băn khoăn về một địa chỉ uy tín, hãy tham khảo gợi ý của chúng tôi trong bài viết dưới đây. 1. Một số điều cần biết về xét nghiệm máu Xét nghiệm máu với mục đích xác định số lượng các thành phần trong máu, đếm tế bào máu,… để phát hiện những bất thường đang xảy ra trong máu, chẩn đoán nhiều bệnh lý, nhất là những bệnh liên quan đến máu và đồng thời có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm sinh học phân tử, xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm di truyền,… Trong đó, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và xét nghiệm sinh hóa máu được cho là phổ biến nhất: - Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: Khi đi khám sức khỏe tổng quát hay khám sức khỏe định kỳ, gần như tất cả bệnh nhân đều được chỉ định thực hiện xét nghiệm này. Bên cạnh đó, những trường hợp đang trong quá trình điều trị bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu định kỳ để theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị ra sao. Hoặc xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện bất cứ khi nào bệnh nhân có nhu cầu. - Xét nghiệm sinh hóa máu: Đây là xét nghiệm để xác định một số thành phần như mỡ máu, đường máu, các chức năng của gan, thận, mật, tụy,… Xét nghiệm máu có thể hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý ngay cả khi chưa có biểu hiện ra bên ngoài, chẳng hạn như tình trạng thiếu máu, bệnh tiểu đường,… Đặc biệt, xét nghiệm máu còn có thể phát hiện dấu ấn ung thư, giúp phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm để có thể điều trị kịp thời. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể chẩn đoán được khả năng tái phát của một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư buồng trứng,… từ đó giúp bệnh nhân kịp thời áp dụng phương pháp phòng ngừa và hạn chế nguy cơ biến chứng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh xét nghiệm máu, bệnh nhân cũng cần được thăm khám lâm sàng, thực hiện một số xét nghiệm thăm dò khác như chụp chụp X-quang, chụp CT Scan, chụp cộng hưởng từ MRI,... Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những loại xét nghiệm cần thiết. - Một số lưu ý cần thực hiện để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu được chính xác: + Nhịn ăn và không sử dụng chất kích thích trước khi làm xét nghiệm: Bạn nên nhịn ăn ít nhất 8 đến 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm máu để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Khi đã ăn, một số chất, năng lượng từ thực phẩm có thể ảnh hưởng đến các chỉ số trong máu khiến cho kết quả xét nghiệm bị sai lệch và từ đó gây ảnh hưởng lớn đến việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Tương tự, việc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng có thể làm sai lệch các kết quả chỉ số xét nghiệm máu. + Nếu bạn đang sử dụng thuốc thì cần trao đổi với bác sĩ vì nhiều loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ảnh hưởng đến kết xét nghiệm máu.;;;;;Xét nghiệm máu là một thủ tục đơn giản và nhanh gọn, giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều hoang mang và không biết nên xét nghiệm máu ở đâu để yên tâm về chất lượng và chi phí. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích. Các chuyên gia cho biết, xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất giúp bác sỹ định hướng chẩn đoán, theo dõi điều trị hay tiên lượng bệnh. Kết quả xét nghiệm máu có thể cung cấp những chỉ số quan trọng giúp các bác sĩ chẩn đoán, phân biệt nhiều loại bệnh lý khác nhau. Bên cạnh đó, xét nghiệm máu cũng là loại xét nghiệm cho kết quả bằng những chỉ số khá chính xác để đánh giá triệu chứng và giúp bác sĩ theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. 2. Xét nghiệm máu quan trọng như thế nào Một số công dụng của xét nghiệm máu có thể kể đến là giúp đánh giá được chức năng gan, tim, thận, tuyến giáp, thiếu máu, tiểu đường,… Không những vậy, xét nghiệm máu cũng là một yếu tố để phát hiện bệnh ung thư. Cụ thể, các xét nghiệm máu có thể tìm dấu ấn ung thư nghĩa là thông qua các chỉ số từ xét nghiệm máu, các bác sĩ có thể phát hiện các loại protein hay các hormone do tế bào ung thư sinh ra. Ví dụ, xét nghiệm CA 125 để chẩn đoán nguy cơ ung thư buồng trứng hay xét nghiệm CYFRA 21 để kiểm tra ung thư phổi,… Nhưng xét nghiệm máu không thể chẩn đoán chính xác 100% bản chất ung thư và bác sĩ còn phải làm thêm nhiều loại xét nghiệm khác, chụp X-quang hay CT Scan để đưa ra kết quả cuối cùng. Đơn giản hơn, xét nghiệm máu còn giúp bạn biết được nhóm máu của mình là gì hoặc các bệnh lý phức tạp liên quan đến máu nhưng không có những dấu hiệu rõ ràng. Từ đó, người bệnh được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Có thể lấy một ví dụ khá đơn giản: Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến thai nhi, sàng lọc các gen từ bố và mẹ để tránh sinh ra con có mang gen đồng hợp tử và biểu hiện bệnh (thalassemia) hoặc sàng lọc các bệnh lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai như: rubella, toxoplasma... Lưu ý: Dù bạn lựa chọn xét nghiệm máu ở đâu, nếu muốn có kết quả chính xác, bạn bắt buộc phải tuân thủ những nguyên tắc sau: - Một số xét nghiệm cần nhịn ăn trong vòng từ 8 đến 12 giờ. - Đa số nên xét nghiệm máu vào buổi sáng để có kết quả tốt nhất. - Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá trước khi xét nghiệm. - Không sử dụng bất cứ loại thuốc nào trước khi xét nghiệm. - Tuy nhiên, những quy tắc này chỉ phù hợp với xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm sắt trong máu, xét nghiệm cholesterol máu…bên cạnh đó, nhiều loại xét nghiệm cũng không cần nhịn ăn trước khi thực hiện. Xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh lý chính xác đến 70%. Nhưng nếu kết quả không chính xác sẽ kéo theo phác đồ điều trị sai và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bởi thế, nhiều khách hàng không khỏi băn khoăn xét nghiệm máu ở đâu tốt và chi phí hợp lý. Hiện tại, hệ thống chi nhánh của bệnh viện đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. 3.1. Trang thiết bị máy móc hiện đại bậc nhất thế giới Đối với lĩnh vực xét nghiệm, trang thiết bị máy móc là yếu tố hết sức quan trọng và đóng vai trò chủ chốt. Vì thế, ban lãnh đạo bệnh viện đã không ngừng tiếp cận và đầu tư những loại máy xét nghiệm hiện đại nhất và đang được ưa chuộng trên thế giới để thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện. Đặc biệt, tất cả các loại máy này đều là máy mới nhất, được nhập khẩu từ những quốc gia có nền y học phát triển như Anh, Pháp, Mỹ và Nhật. Đây là cách hạn chế tối đa những sai số không đáng có để mang lại kết quả chính xác và nhanh chóng. 3.2. Họ đã và đang làm việc tại nhiều bệnh viện danh tiếng trên cả nước. Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ đã từng tu nghiệp tại nước ngoài. 3.3. Dịch vụ chuyên nghiệp, thuận tiện, nhanh chóng Mỗi khách hàng sẽ được tạo một hồ sơ bệnh lý riêng biệt được kiểm soát bằng hệ thống tự động nên thông tin hoàn toàn được bảo mật. Ngoài ra, bảng giá niêm yết công khai với mức giá vô cùng hợp lý, nên mọi khách hàng đều yên tâm và thoải mái khi lựa chọn dịch vụ.;;;;;Xét nghiệm máu là một phương pháp phổ biến có ý nghĩa trong việc giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý. Dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà mang lại nhiều tiện ích nên ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn để kiểm tra sức khỏe. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để "bỏ túi" địa chỉ cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà uy tín. 1. Một số thông tin tổng quan về xét nghiệm máu Xét nghiệm máu là phương pháp được thực hiện với mục đích đo hàm lượng một số chất thành phần trong máu hoặc nhằm đếm các loại tế bào máu khác nhau. Bạn đọc quan tâm đến dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà đừng bỏ qua các thông tin sau đây để phần nào đó hiểu hơn về phương pháp này. Thông thường, phương pháp này bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm di truyền, xét nghiệm vi sinh,... Trong đó, có 2 loại phổ biến là: - Xét nghiệm huyết học: Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả của xét nghiệm này để định lượng những chỉ số thành phần có trong máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, nhóm máu, đông máu,... Qua đó, có thể nhận biết được các dấu hiệu bất thường đang xuất hiện trong cơ thể người bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm cũng có thể được làm bất kỳ lúc nào bệnh nhân có nhu cầu. - Xét nghiệm sinh hóa máu: Xét nghiệm sinh hóa máu thường sử dụng mẫu bệnh phẩm là thành phần huyết thanh, huyết tương của máu. Nó được thực hiện nhằm mục đích xác định các thành phần như mỡ máu, đường máu,... Theo đó, trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm máu cần thiết dựa vào tình trạng của người bệnh. 1.2. Đồng thời, thông qua kết quả xét nghiệm máu nhận được, bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý như tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng máu, ung thư máu, bệnh về gan, thận (viêm gan A, B,... ), đái tháo đường,... Không chỉ vậy, phương pháp này còn có khả năng giúp tìm ra dấu ấn ung thư để phát hiện bệnh sớm và kịp thời điều trị. Cùng với đó, nó cũng có thể giúp chẩn đoán khả năng tái phát bệnh của một số căn bệnh ung thư để có phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn có ý nghĩa trong việc theo dõi diễn biến bệnh cũng như giúp bác sĩ đánh giá được các phương pháp điều trị bệnh liệu có hiệu quả không. Cụ thể, nhằm mục đích đảm bảo sự chính xác của kết quả thu được, trước khi làm xét nghiệm máu bạn cần lưu ý một số điều sau đây: Nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 6 - 8 tiếng trước khi lấy mẫu máu. Sau khi đã được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, bạn có thể ăn uống giống như lúc bình thường. Tốt nhất nên làm xét nghiệm vào buổi sáng để không gặp phải tình trạng bị đói quá khi nhịn ăn trong thời gian dài như trên. Đảm bảo việc cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể nhằm tránh tình trạng mất nước xảy ra, cũng như gây ra tác động đến kết quả xét nghiệm nhận được. Tuyệt đối kiêng sử dụng bia, rượu, thuốc lá, các chất kích thích,... Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh, cần trao đổi với bác sĩ để nhận được sự chỉ dẫn.
question_63641
Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ tự kỷ giúp bố mẹ nhận biết sớm
doc_63641
1. Sơ lược về bệnh tự kỷ ở trẻ tự kỷ không phải là căn bệnh mới của thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam bệnh lý này chỉ mới thực sự được quan tâm khoảng 10 năm trở lại đây. Theo các chuyên gia, tự kỷ là một hội chứng bao gồm nhiều rối loạn phát triển lan tỏa với nhiều mức độ (có thể nặng hoặc nhẹ). Trong đó, tuổi khởi phát bệnh phổ biến ở trẻ em là 3 tuổi và bệnh thường kéo dài theo thời gian. Đánh giá chung về các mặt phát triển, chúng ta có thể thấy ở trẻ bị tự kỷ, phần lớn các em đều có những khiếm khuyết trong các lĩnh vực như giao tiếp, hành vi và tương tác xã hội. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể kèm thêm một vài rối loạn liên quan đến cảm giác hoặc tăng động, giảm chú ý,... Sự kết hợp nhiều bệnh lý khiến cho quá trình điều trị cho trẻ Tự kỷ gặp nhiều khó khăn và kéo dài thời gian. Theo bác sĩ, tự kỷ là một bệnh lý liên quan đến sự rối loạn phát triển của thần kinh. Điển hình như sự biến đổi của cấu trúc thùy thái dương, tiểu não hoặc thùy trán. Nếu cấu tạo lưới và sinh hóa thần kinh có những bất thường cũng có khả năng gây ra bệnh. Dựa trên kết quả khảo sát cho thấy, những năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ tăng lên khá cao. Cụ thể, cứ 100 bé sẽ có 1 bé mắc bệnh và khả năng mắc bệnh ở bé trai thường cao hơn bé gái (khoảng 4 - 6 lần). 2. Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ em Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ kết luận nào về nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng căn bệnh này có liên quan đến một số yếu tố như: Di truyền: trẻ bị tự kỷ do cấu trúc của não phát triển không được hài hòa vì một số gen di truyền gây ảnh hưởng hoặc tổn thương tới não. Giai đoạn mang thai nếu mẹ bầu sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất hoặc tiếp xúc với chúng thường xuyên góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Một số hóa chất độc hại nên tránh tiếp xúc như khói thuốc lá, ma túy, bia rượu,... Môi trường sống: những trẻ em sinh sống trong hoàn cảnh gia đình phức tạp hoặc không được ba mẹ quan tâm, bỏ mặc thường có nguy cơ cao bị tự kỷ. 3. Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị tự kỷ 3.1. Kỹ năng tương tác xã hội kém trẻ thường thu rút mình, chơi một mình, hạn chế giao tiếp bằng mắt, nhu cầu giao tiếp với người khác rất thấp, ít làm theo chỉ dẫn, mọi hoạt động đều thực hiện theo ý thích. Phần lớn trẻ không khoe khoang, không quan tâm đến lời nói hay cảm xúc của người khác. Sự tương tác, gắn bó, tập trung của trẻ thường dành cho đồ vật nhiều hơn những người xung quanh. 3.2. Ngôn ngữ có nhiều bất thường Một số trẻ tự kỷ có khả năng phát triển ngôn ngữ rất kém, nói không rõ hoặc chậm nói. Bên cạnh đó, cũng có trẻ không nói theo hướng dẫn, thường phát âm vô nghĩa. Trẻ có thể chỉ nhại lại lời nói của những người xung quanh hoặc chỉ nói khi có nhu cầu gì đó, chẳng hạn như muốn đi vệ sinh, muốn ăn, muốn chơi,... Việc trẻ thường xuyên hỏi một câu hỏi nhiều lần hoặc không biết cách đặt câu hỏi cũng khá phổ biến. Phần lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ có vốn từ ngữ nghèo nàn, khả năng diễn đạt từ ngữ kém hoặc không biết cách kể chuyện. Giọng nói của trẻ cũng có sự khác biệt so với trẻ bình thường, có thể nói rất nhanh, nói to, nói giọng lơ lớ,... Những trò chơi mang tính chất xã hội hóa, trẻ thường khó tiếp cận hoặc không biết luật chơi. 3.3. Hành vi bất thường Trong sinh hoạt hằng ngày, trẻ thường có những thói quen, hành vi bất thường như đi vòng tròn, đi kiễng gót, nhảy lên, xoay người vòng tròn,... Một số thói quen thường lặp lại ở trẻ là chỉ nằm đúng một vị trí, chỉ mặc một kiểu quần áo, ngồi đúng một chỗ, chỉ đi đúng một đường hoặc chơi đúng một trình tự,... 3.4. Ý thích thu hẹp Trẻ thường chỉ chú tâm hoặc chỉ chơi một vài trò chơi cố định. Cách chơi của trẻ có phần đơn điệu, nhàm chán và lặp lại nhiều lần... Ngắm tay cũng là một sở thích phổ biến ở trẻ tự kỷ và phần lớn các bé đều thường cầm một đồ vật gì đó như bút, đồ chơi (mà mình yêu thích), que, giấy,... 3.5. Rối loạn cảm giác Do thần kinh quá nhạy cảm nên một số trẻ có biểu hiện rối loạn cảm giác. Chẳng hạn như trẻ thường sợ hãi khi nghe tiếng động quá to, thu mình vào một góc do sợ ánh sáng, sợ cắt móng tay, sợ cắt tóc, không muốn người khác chạm vào người,... Hầu như ở các trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường rất lười nhai và kén ăn. Tuy nhiên, trẻ thích chạm vào đồ vật, thích gõ đồ chơi để phát ra tiếng động, quan sát đồ vật phát ra ánh sáng hoặc chuyển động (đặc biệt là lăn tròn). Ngoài những biểu hiện trên, một số trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ rất tốt... Chính vì thế, các bậc phụ huynh dễ nhầm tưởng và cho rằng con mình quá thông minh. 4. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao Ngoài nguyên nhân thì một số yếu tố khách quan có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần biết rõ để phòng ngừa cho con trẻ, đồng thời giảm thiểu khả năng mắc bệnh. Thông thường, những đối tượng sau đây rất dễ bị tự kỷ: Những trẻ lớn lên trong hoàn cảnh gia đình ít dành sự quan tâm hoặc dạy dỗ trẻ. Sự thiếu hụt tình cảm khiến con trẻ đơn độc trong thế giới của mình và dần thu rút bản thân, mất tự tin với mọi người. Đồng thời, khả năng và nhu cầu giao tiếp với người khác cũng giảm dần. Trẻ thường xuyên xem tivi hoặc xem tivi liên tục nhiều giờ trong ngày. Sự tương tác với các bạn rất ít thường là đặc trưng ở trẻ tự kỷ. Nếu nhận thấy con trẻ có một số biểu hiện bất thường, ba mẹ nên đưa con đi kiểm tra để phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời nếu. Theo kinh nghiệm của bác sĩ, bạn có thể dễ dàng nhận biết nguy cơ mắc bệnh ở trẻ dựa trên một số dấu hiệu sau đây: Trẻ 12 tháng tuổi nhưng chưa biết nói bập bẹ, không biết cách chỉ ngón tay hoặc có những cử chỉ, điệu bộ giao tiếp bất thường, không phù hợp. Trẻ 16 tháng tuổi nhưng chưa nói được từ đơn. Trẻ 24 tháng nhưng câu từ nói không được rõ hoặc chưa nói được câu 2 từ. Trẻ không đạt được hoặc không có kỹ năng xã hội hoặc kỹ năng ngôn ngữ như các trẻ ở cùng độ tuổi. Trước những ảnh hưởng do hội chứng tự kỷ gây ra cho chính các bé và gia đình, mọi người nên chủ động quan tâm đến con trẻ. Đồng thời, tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh trẻ tự kỷ để dễ dàng nhận biết sự bất thường của con. Từ đó, đưa con đi khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
doc_60642;;;;;doc_60335;;;;;doc_27027;;;;;doc_5575;;;;;doc_27579
Tự kỷ là hội chứng đang xảy ra ngày càng phổ biến ở trẻ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng để phát hiện và can thiệp sớm còn chưa được quan tâm. tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển tâm trí sớm. Bệnh xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3 - 10, kéo dài mà không thuyên giảm. Trẻ tự kỷ thường tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh, thiếu tự chủ, không phát triển nhận thức, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần, gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho trẻ. Bệnh trong giai đoạn đầu và ở mức độ nhẹ thông thường không dễ dàng để phát hiện. Tuy nhiên, với trực giác của mình, cộng với sự quan tâm, quan sát quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận diện tình trạng của con. Cụ thể, trẻ mắc bệnh thường: - Suy giảm kỹ năng giao tiếp, khó tương tác: Trẻ không cười, không nhìn vào mắt người đối diện, không tương tác với người khác cho dù người lớn có phản ứng hoặc đưa ra bất cứ tín hiệu nào, trẻ cũng không mảy may đã động đến. Trẻ không thể kết bạn, thích chơi một mình và thường nói những câu từ vô nghĩa, hay gầm gừ,… - Có những hành vi, chuyển động lặp đi lặp lại, rập khuôn: Có thể trẻ lắc lư người ra phía trước và phía sau, vỗ tay hoặc đập đầu vào tường, dậm chân, ngồi yên một vị trí, thường xuyên vặn hoặc nhìn ngón tay của mình trong suốt thời gian dài mà không biết chán, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục,… - Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh: Những trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường cứng nhắc trong tư duy nên sẽ gặp khó khăn để hiểu và tự điều chỉnh khi có sự thay đổi, ví dụ như trẻ đi theo một con đường nhất định để về nhà hoặc đến trường, luôn bắt gia đình tuân theo một nếp sinh hoạt nhất định đến từng chi tiết nhỏ, hay chỉ ăn một loại thức ăn nhất định,… Do đó, nếu thay đổi, trẻ lập tức phản ứng mạnh mẽ (la khóc, cào cấu,…). - Có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ và nhận thức: Theo nghiên cứu, có đến 70% trẻ em không may mắc chứng tự kỷ chậm phát triển về trí tuệ, tất nhiên là chỉ đến một mức độ nào đó. Tuy nhiên, trẻ mắc tự kỷ chỉ có biểu hiện là phát triển nhận thức không đồng đều, có thể gặp khó khăn với một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là giao tiếp xã hội chứ không phải là hạn chế nhận thức toàn bộ. Đôi khi một số trẻ lại phát triển một cách bất thường các kỹ năng khác như ghi nhớ các con số, sáng tác âm nhạc, nghệ thuật, toán, hội họa, cơ khí,… 2. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ Hiện nay, nguyên nhân thực sự dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bệnh có thể liên quan đến các rối loạn của bộ gen, môi trường hoặc do tổn thương não bộ. - Rối loạn của bộ gen: Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng một số gen nhất định khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn các trẻ khác. Bệnh ít nhiều có liên quan đến yếu tố di truyền. Chẳng hạn như những bé sinh ra trong gia đình có anh chị em bị tự kỷ cũng sẽ có nguy cơ tương tự lên đến 19%, hay trường hợp sinh đôi cùng bị tự kỷ rất thường gặp,… Tuy vẫn chưa xác định rõ gen nào có liên quan trực tiếp đến rối loạn phổ tự kỷ, nhưng bệnh có thể đi kèm với những hội chứng có liên quan đến bộ gen hiếm gặp khác như: hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, hội chứng Williams,… - Yếu tố môi trường: + Trẻ tiếp xúc với cồn (rượu) hoặc trong quá trình mang thai người mẹ đã sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tự kỷ ở trẻ. + Sự thiếu hụt về thyroxin trong tuyến giáp của mẹ bầu từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 sẽ dẫn sự thay đổi trong não thai nhi, khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn những trẻ khác. + Một nguyên nhân khác gây bệnh tự kỷ là do trong 2 tháng đầu mang thai, mẹ bầu phải sống trong môi trường sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. + Mẹ khi mang thai bị stress. - Tổn thương não bộ: Não bộ tổn thương cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ, có thể là do: + Trẻ sinh non trước 37 tuần, cân nặng nhẹ (dưới 2.5 kg). + Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm màng não. + Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa; chảy máu não. + Ngạt hoặc thiếu oxy não khi sinh,… 3. Liệu pháp can thiệp sớm để điều trị chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ Tự kỷ là một hội chứng hiện chưa có thuốc chữa. Song, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các liệu pháp can thiệp sớm có thể cải thiện sự phát triển của trẻ, bao gồm: - Liệu pháp giáo dục: Giáo dục là phương pháp điều trị chứng tự kỷ rất phổ biến. Trường học dành cho trẻ tự kỷ cung cấp các dịch vụ đặc biệt, gồm liệu pháp về ngôn ngữ và nghề nghiệp, giúp trẻ học tập và phát triển. - Liệu pháp y học: Thuốc có thể giúp ích nhằm cải thiện, kiểm soát được những triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ kê toa cho bé thuốc điều trị như thuốc chống suy nhược hoặc thuốc bổ thần kinh giúp trẻ ổn định hơn, tránh sự quá kích động tự làm tổn hại tới bản thân. Bên cạnh đó, phụ huynh nên kết hợp cho trẻ ăn uống đầy đủ các vitamin cần thiết nhằm giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. - Liệu pháp hành vi: Một phương pháp điều trị chứng tự kỷ tiếp theo là các liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, lặp đi lặp lại rập khuôn hay những hành vi không phù hợp, gây gổ ở trẻ. Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ xử lý một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên khen thưởng, động viên mỗi khi bé có những biểu hiện tốt.;;;;;Tự kỷ là một hội chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự phát triển về các khả năng giao tiếp hoặc xã hội của trẻ. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng hoặc 1 tuổi có thể giúp phụ huynh tìm ra giải pháp khắc phục đúng đắn và hỗ trợ con sớm vượt qua hội chứng này. Tự kỷ là một tình trạng rối loạn phát triển tâm lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có xu hướng xuất hiện trong 3 năm đầu đời và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được điều trị sớm. Những trẻ mắc bệnh tự kỷ thường nhận thức kém và gặp khó khăn trong giao tiếp cũng như học tập. Vì vậy, việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 6 tháng hoặc hơn có thể giúp ba mẹ đưa ra những biện pháp hỗ trợ tinh thần kịp thời cho trẻ. 2. Nguyên nhân nào gây tự kỷ ở trẻ Bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu đã cho thấy, một số gen bị lỗi có thể khiến trẻ bị tổn thương não bộ và dẫn đến bệnh tự kỷ. Nguy cơ trẻ bị mắc tự kỷ càng cao khi vừa bị khiếm khuyết gen, vừa có các yếu tố tác động khác như nhiễm vi rút, mất cân bằng hoá học, thiếu oxy khi sinh hoặc tiếp xúc với hoá chất.Yếu tố môi trường: Trẻ có thể mắc tự kỷ nếu gia đình ít quan tâm dạy dỗ, tiếp xúc với các các chất gây ô nhiễm,... Mặt khác, chứng tự kỷ ở trẻ cũng có thể phát triển khi người mẹ lúc mang thai đã sử dụng chất kích thích, rượu bia hoặc tiếp xúc với kim loại nặng. Ngoài ra, một số tác nhân môi trường khác cũng góp phần gây tự kỷ ở trẻ, bao gồm khói thuốc lá, thuốc diệt cỏ hoặc chất Flavonoid trong thực phẩm. 3. Những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi mà bạn nên biết Dưới đây là những dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo để sớm phát hiện bệnh của con:Trẻ thiếu kỹ năng tương tác xã hội: Đây được xem là biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh tự kỷ ở trẻ. Trẻ sẽ có triệu chứng không quan tâm đến những người xung quanh và không có nhu cầu kết bạn với bất kỳ ai. Trẻ chỉ thích làm theo đúng sở thích của mình và hoàn toàn không để ý đến sự thay đổi của môi trường cũng như mọi người. Mặt khác, bé dưới 1 tuổi có dấu hiệu tự kỷ thường chỉ thích chơi với đồ vật của riêng mình mà không tương tác với các thành viên khác.Không phản ứng lại với âm thanh: Bạn có thể nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng hoặc dưới 1 tuổi thông qua việc quan sát bé có phản ứng lại với âm thanh không. Nếu trẻ không chú ý khi có người khác gọi tên hoặc có các âm thanh xung quanh như tiếng mèo kêu hoặc còi xe thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị tự kỷ.Trẻ không thể hiện cử chỉ: Thông thường, trẻ ở độ tuổi từ 9 – 10 tháng đã có thể mỉm cười, vẫy tay hay tiếp cận mọi thứ xung quanh. Nếu trẻ thiếu hụt những khả năng này thì nguy cơ cao bé đang mắc chứng tự kỷ.Trẻ không bập bẹ tập nói: Trẻ khi tròn 1 tuổi sẽ có khả năng bập bẹ tập nói hoặc thì thầm các ngôn ngữ riêng. Nếu cha mẹ nhận thấy con không có biểu hiện này, hãy trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp khắc phục.Trẻ không biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt: Trẻ 1 tuổi đã có đủ khả năng để bày tỏ cảm xúc không lời cũng như suy nghĩ lên khuôn mặt. Các chuyên gia cho biết, những trẻ mắc chứng tự kỷ thường ít biểu hiện cảm xúc qua gương mặt hơn so với những trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa trẻ tự kỷ không có cảm xúc, chỉ là khuôn mặt trẻ không thể bày tỏ điều đó.Trẻ không thích được âu yếm: Một dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi mà bạn cần lưu ý là bé không thích được âu yếm từ người khác. Mỗi khi được ôm, cơ thể bé có xu hướng trở nên cứng nhắc hoặc mềm yếu.Trẻ ít bắt chước: Một trong những dấu hiệu giúp nhận biết sớm tự kỷ ở trẻ khoảng 9 tháng tuổi là bé ít bắt chước âm thanh, nét mặt, nụ cười hay cử chỉ của người khác.Trẻ rất ít vận động: Theo nghiên cứu cho biết, những trẻ ít vận động thường có xu hướng mắc chứng tự kỷ cao hơn so với những trẻ khác.Mắt có phản ứng kém linh hoạt: Ở trẻ mắc bệnh tự kỷ, khả năng giao tiếp bằng mắt thường rất ít hoặc không có. Trẻ thường bị hạn chế về phản ứng tương tác qua lại với người đối diện.Một số hành vi khác: Trẻ mắc bệnh tự kỷ cũng thường khó thích ứng nhanh khi chuyển sang một môi trường mới, thường xuyên xoay người theo vòng và vẫy tay liên tục. Ngoài ra, trẻ cũng không có hứng thú vui đùa, chỉ yêu thích một số đồ vật nhất định nào đó. Một số bé còn có phản ứng nhạy cảm với thức ăn, mùi vị, hình ảnh và âm thanh, thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắn đồ vật. Trong trường hợp trẻ có các biểu hiện của chứng bệnh tự kỷ, cha mẹ cần quan tâm con nhiều hơn và có thể tham khảo một số biện pháp hữu ích sau:4.1. Áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Sau khi đã xác định được trẻ có các dấu hiệu tự kỷ, ngoài việc tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ, sự chăm sóc của gia đình cũng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình giúp bé vượt qua chứng bệnh này. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn trong việc chăm sóc con cái bởi trẻ tự kỷ thường rất cần đến sự yêu thương và quan tâm từ phía gia đình. Tránh để trẻ rơi vào tình trạng cô đơn, lạc lõng hoặc thường xuyên phải ở một mình.Một trong những cách trị liệu tâm lý hiệu quả nhất cho trẻ bị tự kỷ là giúp bé cải thiện khả năng giao tiếp. Bạn nên chọn những từ ngữ đơn giản nhất khi dạy trẻ tập nói và cố gắng khuyến khích con lặp lại theo câu nói của mình.Bên cạnh đó, dạy trẻ kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cũng góp phần vô cùng quan trọng khi chăm sóc trẻ tự kỷ. Bạn có thể dạy bé cách lắc đầu hoặc gật đầu khi thể hiện sự phản đối hoặc đồng ý. Dạy trẻ những cách để tương tác với cuộc sống bên ngoài bằng các cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ dần giúp bé hình thành nên kỹ năng giao tiếp.4.2. Tạo ra vùng an toàn cho trẻ bị tự kỷĐể có thể giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ vượt qua bệnh tật, bạn và gia đình hãy cùng chung tay tạo ra một vùng an toàn cho trẻ, giúp cuộc sống xung quanh không còn là rào cản với bé. Một môi trường sống an toàn có thể giúp trẻ điều trị và phát triển bản thân tốt hơn.4.3. Đưa trẻ bị tự kỷ đến khác bác sĩ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 1 tuổi, bạn cần nhanh chóng đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Bằng kinh nghiệm của mình, bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục đúng cách giúp bé giao tiếp và nói nhiều hơn.Khi đã có giải pháp điều trị tự kỷ cụ thể dành cho trẻ, cha mẹ nên bám sát phác đồ trị liệu của bác sĩ một cách thường xuyên. Nếu tình trạng của trẻ trở nên tốt hơn hay xấu đi, bạn cũng cần báo cho bác sĩ biết để có phương hướng xử trí tiếp theo.;;;;;Tự kỷ là một nhóm những rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển của bộ não. Trẻ bị tự kỷ thường lặp đi lặp lại một số động tác, thiếu thích nghi và thích thú, không biết vui đùa, cứng nhắc... Do đó, việc quan sát các hành vi của trẻ tự kỷ rất quan trọng để có biện pháp điều trị kịp thời. Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, một nhóm những rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển của bộ não. Theo nghiên cứu của viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ, rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh biểu hiệu từ rất sớm. Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về các khả năng phát triển của não bộ, 75% tiến triển trong ba năm đầu đời của trẻ, thường xảy ra ở bất kỳ đứa trẻ nào, không phụ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ của cha mẹ.Chứng tự kỷ là những rối nhiễu đặc hiệu trong việc không thể thiết lập mối quan hệ tương tác với xã hội bên ngoài, làm cho trẻ mất khả năng giao tiếp, đặc biệt là về phương diện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ vì những hành động tự gây hại, quậy phá đó. Vì vậy, nhận biết các dấu hiệu trẻ tự kỷ rất quan trọng để hỗ trợ điều trị kịp thời. 2. Quan sát các hành vi của trẻ tự kỷ Các hành vi của trẻ tự kỷ gồm nhiều phương diện khác nhau, như ngôn ngữ, hành động, cảm xúc...2.1. Biểu hiện của trẻ tự kỷ về mặt cảm xúc. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ không giao tiếp bằng mắt với mẹ, không nhìn thẳng người đối diện hoặc nhìn như không có ai ở đó, thường lơ đễnh, không phân biệt được người quen và người lạ. Trẻ tự kỷ thường không theo mẹ, không bày tỏ yêu thương hay quyến luyến với mẹ, đặc biệt không biết vui mừng khi bố mẹ đi đâu về.2.2. Các hành vi của trẻ tự kỷ về mặt ngôn ngữ. Một trong các hành vi của trẻ tự kỷ đó là nói những âm đơn điệu, không có ngữ điệu, hay nhại lời người khác và thường nói lẩm bẩm một mình, đôi khi phát ra những âm thanh vô nghĩa lặp đi lặp lại. Trẻ không biết bắt chước người lớn để làm cũng như nói theo và khi có bất kỳ nhu cầu gì trẻ không biết diễn đạt làm cho người lớn hiểu mình cần gì, phải gợi ý hướng dẫn nhiều lần trẻ mới có thể làm theo được. Một trong các hành vi của trẻ tự kỷ đó là không biết bắt chước người lớn để làm cũng như nói theo 2.3. Nhận biết dấu hiệu trẻ tự kỷ thông qua các hành vi. Biểu hiện của trẻ tự kỷ thường là cử động tay chân lặp lại hoặc rập khuôn, cuốn hút với các hoạt động, nghi thức:Thích chơi với một thứ.Quan tâm đến chi tiết của đồ chơi hơn là cách sử dụng đồ chơi thế nào.Thích hoạt động và chơi với đồ dùng trong nhà quá mức.Trẻ thích đu đưa thân mình, hoạt động chân tay quá mức.Hay thích đi trên đầu ngón chân.Trẻ tự kỷ rất ghét sự thay đổi và sẽ có phản ứng giận dữ hay rất hoảng sợ khi đồ đạc trong nhà thay đổi hoặc khi mẹ thay đổi kiểu tóc,...Đối với những kích thích từ môi trường bên ngoài, trẻ tự kỷ có khi đáp ứng quá mức hoặc kém đáp ứng. Trẻ có thể cảm thấy thú vị với những âm thanh nhỏ tự tạo ra như gõ vào đồ vật bên tai, gãi nhưng lại lờ đi những lời nói của cha mẹ,...Trẻ không biết sợ hãi khi gặp nguy hiểm, có thể tự gây thương tích cho mình như cào cấu, nhổ tóc, đánh vào đầu,...Trẻ có thể không ngủ vào ban đêm nhưng ban ngày vẫn tràn đầy năng lượng.Trẻ có thể có những rối loạn vận động như chậm đi do giảm trương lực cơ, cử động bất thường, đập đầu, nhăn nhó mặt, xua tay,...Cho đến nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn chứng phổ tự kỷ, tuy nhiên trẻ tự kỷ khi được tiếp cận sớm các phương pháp điều trị có thể giúp cải thiện và hòa nhập xã hội tốt hơn. Vì vậy, khi quan sát thấy trẻ có những biểu hiện trên, cha mẹ cần cho con đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và can thiệp phù hợp.;;;;;1. Tên khoa học của tự kỷ là Autism, chỉ một hội chứng bất thường, xảy ra liên quan tới sự phát triển chức năng ở não. Bệnh được nhận biết qua một số dấu hiệu đặc trưng có liên quan tới sự khiếm khuyết, hạn chế về kỹ năng giao tiếp xã hội hay ngôn ngữ hành vi hoặc sở thích. Tự kỷ có thể là bẩm sinh, được phát hiện qua dấu hiệu của sự phát triển chậm ở trẻ từ lúc sinh ra cho tới thời điểm trước 3 tuổi. Song, cũng có thể xuất hiện đột ngột, tức là tới khoảng 30 tháng vẫn phát triển bình thường rồi sau đó ngừng lại hoặc thoái triển. Về nguyên nhân gây ra bệnh, hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau được đặt ra, chẳng hạn: Di truyền: Các nhà khoa học cho rằng một số trường hợp gen lỗi có thể khiến não bộ không phát triển một cách hài hòa, cộng thêm sự tấn công của virus, thiếu oxy khi sinh,... có thể khiến trẻ dễ mắc tự kỷ hơn. Từ quá trình mang thai của mẹ: có thể do mắc rubella hoặc tiếp xúc với thuốc lá, ma túy,... Do môi trường: sự ô nhiễm kim loại nặng hoặc hóa chất độc hại, thuốc diệt cỏ, flavonoid,... Từ gia đình: sự thiếu quan tâm, bỏ mặc có thể khiến trẻ hạn chế khả năng nhận biết, phát triển, dẫn tới tự kỷ. Các triệu chứng sau là biểu hiện điển hình của bệnh có thể là bất thường về ngôn ngữ, hành vi, thu hẹp mình, ít giao tiếp, tương tác xã hội, rối loạn cảm giác, ăn uống hoặc có những phản ứng mãnh liệt với những điều bình thường bên ngoài,... Như trên đã nói, một số trường hợp khi sinh ra đã bị mắc bệnh hoặc cũng có những trẻ thời kỳ đầu phát triển bình thường sau đó lại mắc bệnh. Chính vì vậy, cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc quan tâm, gần gũi con nhằm có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong thời sớm nhất để có phương pháp khắc phục hiệu quả, phù hợp. Bên cạnh đó, hiện nay, bệnh chưa có thuốc đặc trị mà chỉ chủ yếu khắc phục triệu chứng. Bởi chính là những người gần gũi, yêu thương trẻ nhất, có thời gian ở bên trẻ nhiều nhất và cũng có thể dễ dàng tương tác với trẻ nhất nên cha mẹ chính là những người đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tới hiệu quả chữa trị. 3. Cách chữa bệnh tự kỷ tại nhà cha mẹ nên biết Khi trẻ mắc bệnh tự kỷ, cha mẹ có thể hỗ trợ con thông qua việc thực hiện một số cách chữa bệnh tự kỷ như sau: Về mặt tâm lý Ai cũng muốn con mình phát triển khỏe mạnh như bình thường. Tuy nhiên, nếu con không may mắc bệnh, điều đầu tiên, cha mẹ cần vượt qua cú sốc này và chủ động tìm hiểu những thông tin của bệnh. Đồng thời, luôn kiên trì, theo sát con, khích lệ từng bước tiến bộ dù là nhỏ nhất của con. Cách chữa bệnh tự kỷ tại nhà cho trẻ Thực hiện một số phương pháp sau đây, bạn có thể góp phần nâng cao hiệu quả chữa bệnh cho trẻ - Giúp con tăng khả năng tương tác với thế giới xung quanh: bằng cách xem con như một đứa trẻ bình thường, có thể thường xuyên đưa con tới công viên, khu vui chơi, tạo điều kiện cho con tiếp xúc, giao tiếp với những người xung quanh. - Chú ý tới sở thích cũng như những điều con quan tâm: Việc cha mẹ nói, làm những điều con thích có thể mang lại niềm hứng khởi lớn. - Giao tiếp với con bằng cách đơn giản nhất: do trẻ bị hạn chế về ngôn ngữ nên cha mẹ có thể giao tiếp, dạy con tập nói bằng những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn. Điều này không chỉ giúp trẻ có thể hiểu mà còn tạo hứng thú. Cùng với ngôn ngữ, có thể sử dụng hành động, cử chỉ gần gũi để trẻ có thể học theo. - Sử dụng các hình ảnh trực quan: Hình ảnh từ đời sống sẽ có thể giúp trẻ hình dung chính xác hơn các thông tin cần thiết về thế giới bên ngoài cũng như các kỹ năng để thể hiện cảm xúc. Đồng thời, trong quá trình dạy trẻ, cha mẹ có thể làm mẫu để con bắt chước. Nếu trẻ khó bắt chước, có thể cầm tay hướng dẫn hoặc nhắc nhở kèm cử chỉ, ánh mắt. - Tạo nhu cầu cho trẻ: bằng cách đặt đồ vật lên cao để trẻ có thể thấy nhưng không thể lấy, đặt trong hộp trong suốt, đưa cho trẻ thứ chúng không thích hoặc làm ngược lại mong muốn hay trái kỳ vọng,... Sau đó, hướng dẫn con cách có thể có được điều mình muốn, chẳng hạn hành động, nói những từ đơn giản,... - Sử dụng các loại đồ chơi đa dạng hoặc chơi với nhiều hình thức khác nhau để tránh việc máy móc, rập khuôn, tăng khả năng nhận thức. Đồng thời, có thể lựa chọn đồ chơi theo hướng phức tạp dần. - Luôn tin tưởng, yêu thương và khích lệ con: Cha mẹ hãy luôn đồng hành, cho con biết con được yêu thương, đồng thời, động viên tinh thần, khen ngợi để con luôn hứng thú. Cha mẹ không nên gây áp lực, không nóng vội mà hãy mang tới cho con sự vui vẻ, thoải mái và lạc quan. Có thể nói, gia đình chính là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục trẻ bị tự kỷ bởi vì nơi đây không chỉ có không gian gần gũi mà còn có những người thân yêu, trẻ có nhiều cơ hội được tập luyện kỹ năng. Vì thế, cha mẹ nên cố gắng phối hợp với chuyên gia y tế để nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.;;;;;Tự kỷ tưởng trừng chỉ là một loại bệnh ở đâu đó rất xa chúng ta. Nhưng không, bệnh tự kỷ ở trẻ em ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đôi khi bởi chính sự quan tâm hờ hững của người lớn. Bài viết hôm nay sẽ cũng tìm hiểu về bệnh tự kỷ, điều trị tự kỷ ở trẻ và vai trò của người lớn trong việc điều trị bệnh. Tự kỷ là một chứng rối loạn sự phát triển, sự rối loạn có những mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Đặc trưng của nó là sự khiếm khuyết về mặt giao tiếp ngôn ngữ, xử sự tương tác trong mối quan hệ gia đình, xã hội, các hành vi rất hạn chế và đôi khi lặp đi lặp lại. Tự kỷ ở trẻ em theo các nhà nghiên cứu cho rằng đây là bệnh lý của não. Nó làm rối loạn sự phát triển của hệ thần kinh. Bệnh tự kỷ ở trẻ em khởi phát khá sớm, đa số là trước năm trẻ ba tuổi. Bệnh tự kỷ ở trẻ thường có diễn biến kéo dài. 2. Những dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị tự kỷ Điều trị tử kỷ ở trẻ có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào những dấu hiệu bệnh. Để có thể nhận biết được trẻ đang ở mức độ nào của bệnh Khi bệnh mới tiến triển ở giai đoạn nhẹ thì dấu hiệu nhận biết tự kỷ ở trẻ không quá rõ ràng. Một số trường hợp, trẻ mắc tự kỷ có khả năng ghi nhớ, quan sát tốt (hay còn gọi là dạng trí nhớ chụp hình), hoặc trí nhớ máy móc khiến cho ba mẹ lầm tưởng là trẻ thông minh. Một số trường hợp có thể xác nhận được thông qua những quan sát lâu ngày về hành vi của trẻ. Hành vi nhận thấy rõ nhất là khả năng tương tác, tiếp xúc, kết nối với những đứa trẻ khác hoặc ngay cả với người thân trong gia đình. Đôi khi trẻ có thể bị rối loạn về ngôn ngữ như chậm nói, nói một cách thụ động, chỉ diễn đạt được những câu nói đơn giản,… Khi quan sát lâu ngày hơn có thể nhận thấy trẻ mắc bệnh tự kỷ trẻ không thích tham gia những hoạt động tập thể, có thể tự chơi một mình rất lâu, thể hiện những hành động kỳ quặc, vài thói quen (có thể là thói quen xấu) nhưng trẻ không chịu khó thay đổi, sụt giảm sự tập trung, chú ý. Một vài dấu hiệu về sự rối loạn cảm giác, sự thể hiện cảm giác cũng có thể là dấu hiệu nhận biết hoặc nghi ngờ trẻ mắc bệnh tự kỷ. 3. Nguyên nhân dẫn tới tự kỷ ở trẻ Điều trị tự kỷ ở trẻ có thể được dứt điểm nếu trẻ ở giai đoạn đầu của bệnh. Ngoài ra thì sự cố gắng của người nhà cùng bác sĩ tìm ra được nguyên nhân nào dẫn tới trẻ bị tự kỷ là cách thức có thể rút ngắn lại được thời gian điều trị. Ngày nay cách y bác sỹ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh tự kỷ mắc phải ở trẻ em. Ngoài những nguyên nhân thường thấy như: 3.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền Bộ mã gen của trẻ khi đang phát triển thiếu đi sự hài hòa. Hoặc có đột biến trong trình tự gen của trẻ, khiến cho não bộ, hệ thần kinh bị tổn thương. Khiến vùng ngôn ngữ, giao tiếp, hoặc bất kỳ vùng não nào của trẻ bị ảnh hưởng. 3.2. Tác động của yếu tố bên ngoài Theo một vài nghiên cứu khác thì cho rằng khi mẹ mang thai nhưng không chú trọng tới sức khỏe của mẹ và bé. Luôn sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy tổng hợp,… đều là những loại hợp chất được đánh giá là độc hại đối với thai nhi. Điều này làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển của thai. Làm tăng cao hơn nữa nguy cơ trẻ bị tự kỷ sau khi được sinh ra. Ngoài ra yếu tố môi trường cũng tác động không nhỏ đến trẻ. Môi trường được đánh giá cả 2 khía cạnh môi trường thiên nhiên và môi trường hoàn cảnh sống. Môi trường sống bị ô nhiễm bởi rác thải, hóa chất công nghiệp,… Hoàn cảnh luôn không được đón nhận sự yêu thương từ cha mẹ, luôn ở trong trạng thái không được quan tâm, bỏ rơi, ít được dạy dỗ, chỉ bảo,… Những sự việc này qua thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của trẻ. Và nguy cơ mắc bệnh tự kỷ sẽ rất cao. 4. Cách thức điều trị tự kỷ ở trẻ Nghi ngờ trẻ mắc bệnh tự kỷ, việc đầu tiên các ba mẹ cần làm nên tìm gặp đến các bác sĩ chuyên gia để được tư vấn. Việc khám chữa bệnh tự kỷ cho trẻ một cách nhanh chóng sẽ giúp hoạt động của bé sau này trở nên tốt hơn và phát triển hơn. Cách thức điều trị tự kỷ ở trẻ cũng tùy từng mức độ, tình trạng của bệnh mà mỗi bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị khác nhau bao gồm cả điều trị bằng thuốc và tâm lý học. Nhưng có lẽ phương pháp chữa trị tốt nhất để cải thiện tình trạng của bé là sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của ba mẹ, gia đình và người thân. Sự quan tâm, chăm sóc không chỉ thể hiện bằng tình yêu và còn cả sự kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ. Gia đình đồng hành cùng bé vượt qua những thử thách khó khăn để bé có thể hòa nhập được với các bạn. Gia đình, bố mẹ của bé phải luôn theo dõi tình trạng, hành vi của bé. Thường xuyên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý trẻ em, giáo viên của bé về những chuyển biến trong hành vi tiếp cận, giao tiếp của bé để có những thay đổi phù hợp với lộ trình điều trị bệnh tự kỷ của trẻ. 5. Vai trò của gia đình trong việc điều trị Sự quan tâm, chăm sóc của gia đình chính là liều thuốc tốt nhất để chữa trị cho bé. Vậy nên vai trò của gia đình trong việc điều trị bệnh gặp phải ở trẻ nhỏ khá là quan trọng. Những hành vi của người lớn, đặc biệt là ở ba mẹ, những người thân thiết nhất trong gia đình luôn được trẻ bắt chước và làm theo. Đặc biệt khi điều trị tự kỷ ở trẻ nhỏ luôn phải chú ý tới. Những ông bố, bà mẹ nên làm bạn với con, cùng nhau chơi, tìm tòi học hỏi những thứ mới mẻ. Luôn chú ý tìm hiểu. lắng nghe những điều mà trẻ mong muốn và không mong muốn, không thích điều gì. Ba mẹ cần thể hiện rõ tình yêu thương của mình đến cho trẻ. Để trẻ có được cảm giác an toàn bộc lộ những suy nghĩ của mình bằng lời nói hoặc ít nhất bằng cử chỉ cụ thể. Hơn nữa, trẻ tự kỷ thường thụ động hoặc tăng động quá mức nên cần phải điều tiết lại. Có thể cùng luyện tập thu hút sự chú ý, tập trung của trẻ qua những trò chơi lắp ghép, sáng tạo đồ chơi,… Bệnh tự kỷ ở trẻ ngày nay ngày càng phát triển hơn. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ ở Việt Nam cũng khá cao, nhưng nhiều gia đình lại không hay để ý tới vấn đề đó. Nghĩ con tự chơi là rất ngoan. Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Vậy nên khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu tự kỷ hãy tìm đến ngày những trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh uy tín để có phương thức điều trị tự kỷ ở trẻ một cách kịp thời.
question_63642
Các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng mẹ bầu không được bỏ lỡ
doc_63642
Hiện nay, siêu âm thai là một trong những phương pháp phổ biến nhất, giúp bác sĩ theo dõi sát sao sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng. Việc siêu âm định kỳ sẽ giúp ba mẹ phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí kịp thời. Tuy nhiên, sự thật là không phải thai phụ nào cũng nắm rõ các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu tổng hợp lại những mốc siêu âm cơ bản nhất cần phải thực hiện trong thai kỳ. 1. Các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng nhất – Tuần thứ 5 – 6 Tuần 5 – 6 được coi là mốc siêu âm thai cơ bản đầu tiên và đặc biệt quan trọng mà các mẹ bầu không nên bỏ lỡ. Trong thời điểm này, chị em cần phải thực hiện siêu âm để xác định chính xác xem liệu mình có mang thai hay không sau những lần thử thai trước đó. Lúc này, bác sĩ siêu âm sẽ giúp mẹ kiểm tra vị trí phôi thai làm tổ. Về cơ bản thì ở giai đoạn này, thai đã vào trong tử cung và đang hình thành phôi thai, đôi khi mẹ cũng có thể nghe rõ tim thai. Bên cạnh đó, ở lần siêu âm này, các bác sĩ cũng sẽ tính toán tuổi thai nhi dựa vào chu kỳ kinh cuối của mẹ. Ngoài ra, chị em cũng nên trao đổi với bác sĩ về những vấn đề liên quan tới tiền sử sinh sản, sức khỏe khác để có hướng chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Với những mẹ từng sinh con bị dị tật hoặc sảy thai nhiều lần thì điều này càng cần phải lưu ý. Bởi vì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện những phương pháp sàng lọc trước sinh trong khoảng thời gian sớm nhất có thể. Hơn nữa, thai phụ còn được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho điều độ nhất khi siêu âm thai ở thời điểm này. Một số mẹ bầu còn có thể được chỉ định uống bổ sung thêm Acid Folic hoặc sắt sau khi siêu âm cơ bản xong. Các mẹ bầu không nên bỏ qua các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng 2. Siêu âm định kỳ ở tuần thai thứ 8 Có nhiều trường hợp mẹ bầu chưa thấy rõ phôi thai hoặc tim thai khi đi siêu âm ở tuần thứ 5 – 6. Đó là lý do tại sao các mẹ cần phải đi siêu âm thai lần nữa khi con được 8 tuần tuổi. Về cơ bản, lần siêu âm tuần 8 khá giống với lần đầu tiên nhưng các bác sĩ sẽ kiểm tra một cách toàn diện hơn. Mục đích là để xác định tim thai và những vấn đề về việc phát triển của phôi thai nếu có. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể được bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng hoặc kê đơn thuốc bổ sung. 3. Siêu âm định kỳ ở tuần thai thứ 11 – 13 tuần 6 ngày Vào tuần thai từ 11 – 13 tuần 6 ngày, một số dị tật của thai nhi đã có thể quan sát rõ khi thực hiện siêu âm định kỳ cơ bản. Đây là thời điểm mà mẹ bầu nên đi siêu âm thai để xem con yêu có đang phát triển bình thường hay không. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đo tim thai và kiểm tra các chi đang lớn dần của em bé trong bụng mẹ như cơ hoành. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thực hiện Double Test để tầm soát sớm dị tật của thai nhi. Thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy, các bác sĩ có thể xác định được con có nguy cơ mắc Hội chứng Down hay không. Nếu kết quả bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn mẹ nên thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để sàng lọc và chẩn đoán bệnh. Siêu âm thai định kỳ giúp ba mẹ nắm rõ tình trạng sức khỏe của thai nhi 4. Siêu âm định kỳ ở tuần thai thứ 16 – 20 Ở tuần thai 16 – 20, siêu âm sẽ giúp mẹ bầu xác định được những bất thường về lượng nước ối và xem thai nhi có đang phát triển ổn định hay không. Đồng thời, các bác sĩ cũng đo tim thai và tử cung cho mẹ để phục vụ cho việc chuẩn bị sinh nở về sau. Trong giai đoạn này, một số mẹ còn kết hợp làm Triple Test để sàng lọc những bất thường về ống thần kinh hoặc nhiễm sắc thể nếu có. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào hình ảnh siêu âm và kết quả xét nghiệm Triple Test để quyết định có nên chọc ối trong trường hợp khẩn cấp hay không. 5. Siêu âm định kỳ ở tuần thai thứ 24 – 28 Ở tuần thai thứ 24 – 28, bác sĩ siêu âm sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra tình trạng nước ối, nhau thai, cân nặng và những bất thường về hình thái, cũng như tim thai của bé. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trao đổi ngay với bác sĩ về những dấu hiệu thay đổi bất thường mà mình cảm nhận được trong lần siêu âm thai định kỳ này. 6. Siêu âm định kỳ ở tuần thai thứ 32 – 36 Trong giai đoạn này, thai phụ đã bước sang 3 tháng cuối của thai kỳ và chuẩn bị cho hành trình vượt cạn. Khi siêu âm thai định kỳ ở tuần thai 32 – 36, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai của em bé trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giúp mẹ kiểm tra tử cung phát hiện dấu hiệu sinh non nếu có. 7. Siêu âm định kỳ ở tuần thai thứ 36 – 40 Ở giai đoạn này, mẹ bầu có thể sẽ cần thực hiện siêu âm thai mỗi tuần một lần thay vì hàng tháng như trước đây. Khi siêu âm thai, các bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai và sự tăng trưởng của em bé trong bụng mẹ. Từ đó tư vấn phương pháp sinh phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả hai 2 mẹ con. Trên đây là các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng mà chúng tôi muốn chia sẻ với mẹ bầu. Chúc tất cả các chị em có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhất!
doc_62423;;;;;doc_55752;;;;;doc_39969;;;;;doc_51342;;;;;doc_37159
Trong lịch siêu âm thai kỳ, các mẹ bầu không thể bỏ qua những mốc siêu âm quan trọng dưới đây: Lịch siêu âm thai định kì mẹ bầu cần nhớ 1. Siêu âm thai lần đầu tiên (Siêu âm thai 7 tuần tuổi) Siêu âm thai giúp xác định thai đã vào buồng tử cung và có tim thai hay chưa. Nếu chưa có bác sĩ sẽ có chỉ định cách xử trí hiệu quả. Một số mẹ bầu bỏ qua mốc quan trọng này và siêu âm thai 9 tuần tuổi. Tuy nhiên điều này không tốt bởi với những trường hợp thai ngoài tử cung sẽ rất nguy hiểm. 2. Siêu âm thai tuần 11 tuần –13 tuần Đây là một mốc trong lịch siêu âm bà bầu không thể bỏ qua. Mốc này cần thực hiện siêu âm 4D để đo độ mờ da gáy và xác định sự phát triển của các chi, để dự đoán ngày dự sinh, tuổi thai và phát hiện sớm nguy cơ hội chứng Down. Siêu âm thai là phương pháp khám thai quan trọng 3. Siêu âm thai 16 tuần – 18 tuần Thực hiện siêu âm 4D nhằm phát hiện sớm dị tật thai và làm xét nghiệm Triple Test. 4. Siêu âm 22 tuần (20-22 tuần) Siêu âm 4D để kiểm tra sự phát triển của các chị, các đường nét trên mặt để phát hiện sớm các dị tật thai nhi. 5. Siêu âm thai tuần 23 – 26 tuần tuổi Trong thời điểm này, các dị tật thai về tim, phổi, tứ chi, hở hàm ếch… xác định tương đối chính xác. Đây là mốc siêu âm thai 4D cuối cùng trong bảng lịch siêu âm của bà bầu và cũng là thời điểm cuối cùng để xử lí tình trạng dị tật thai nhi. 6. Siêu âm thai tuần 28 Bắt đầu từ mốc này, các mẹ bầu nên chú ý đến cân nặng của thai nhi trong mỗi lần siêu âm thai để có sự thay đổi sao cho phù hợp. 7. Siêu âm thai những tuần cuối thai kỳ Siêu âm thai 30 tuần, siêu âm thai 32 tuần, siêu âm thai 36 tuần, siêu âm thai 38 tuần, siêu âm thai 40 tuần là những mốc cuối trong lịch siêu âm khi mang thai. Những tuần này, siêu âm giúp mẹ bầu nhìn thấy hình ảnh thai nhi rõ nét, xác định cân nặng, chiều dài, ngôi thai, độ vôi bám… Qua đó bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu tư vấn bệnh viện sinh cho phù hợp. Siêu âm thai cần được thực hiện trong suốt thai kì Gói khám thai trọn gói Mẹ tròn con vuông được thiết kế khoa học với đầy đủ lịch siêu âm thai cho bà bầu, cùng sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại, tiên tiến và sự chăm sóc tận tình sẽ giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kì.;;;;;Siêu âm thai là một trong những bước quan trọng trong quá trình khám thai định kỳ. Đây là phương pháp giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng nắm được các mốc siêu âm cần thiết. 1. Lịch siêu âm thai định kỳ cho bà bầu và những điều cần lưu ý Theo các bác sĩ khuyến cáo, mẹ nên ghi nhớ lịch khám thai, siêu âm vì việc siêu âm thai sẽ mang lại những lợi ích to lớn đối với chị em phụ nữ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai, điển hình có thể kể đến như: – Siêu âm thai giúp phụ nữ xác định bản thân đã có thai. – Kiểm tra tình trạng nhau thai, buồng trứng, tử cung của mẹ. – Chẩn đoán thai có nằm ngoài tử cung không và tránh các biến chứng trong thai kỳ. – Giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng đa thai. – Kiểm tra mẹ bầu có bị thiếu nước ối không. – Kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi, kiểm tra nhịp tim. – Phát hiện các dị tật sớm ở thai nhi và các dấu hiệu bất thường. – Theo dõi vị trí và sự phát triển thể chất, các chỉ số sinh trắc của thai nhi. – Tính toán được ngày dự sinh của bé. Tuân thủ lịch siêu âm khi mang thai giúp mẹ theo dõi tình trạng thai nhi định kỳ Lịch siêu âm khi mang thai sẽ giúp sản phụ nắm rõ được các mốc siêu âm cần thiết để thực hiện đúng, từ đó giúp mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng của con đồng thời phát hiện sớm những bất thường của thai nhi để có hướng xử lý kịp thời. 1.2. Lịch siêu âm khi mang thai mẹ bầu cần biết Mẹ cần thực hiện siêu âm định kỳ vào thời điểm 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ để theo dõi toàn diện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ hãy tham khảo ngay lịch siêu âm thai để thực hiện theo nhé. – Tuần thứ 8 – 11 của thai nhi Các bác sĩ tiến hành siêu âm đầu dò cho mẹ và tiến hành khám tổng quát cơ thể: đo chiều cao, cân nặng, khám da, đo huyết áp, khám tim phổi và khám chuyên khoa khác nếu có dấu hiệu bất thường. Mẹ cũng được bác sĩ tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng, thuốc uống bổ sung để thai nhi phát triển tốt nhất. – Khi thai được 12-15 tuần Siêu âm vào tuần thứ 12-15 của thai kỳ sẽ giúp xác định một số các dị tật của thai nhi. Mẹ nhớ đừng bỏ qua mốc siêu âm này để theo dõi xem bé có đang phát triển bình thường hay không. Các bác sĩ sẽ tiến hành đo tim thai, kiểm tra các chi của bé. Mẹ nên thực hiện Double Test để tầm soát sớm các dị tật của thai nhi. Ngoài ra, thời điểm khi thai nhi đã được 12-15 tuần cũng có thể chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down thông qua kết quả siêu âm đo độ mờ da gáy. Nếu có những bất thường, mẹ sẽ được tư vấn để làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để chẩn đoán bệnh. – Siêu âm định kỳ khi con ở tuần 16 – 18 Chị em cần thực hiện siêu âm định kỳ ở tuần 16 – 18 để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Giai đoạn này cũng giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về lượng nước ối. Mẹ cũng sẽ được đo tim thai và khám tình trạng tử cung để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sau này. Ở tuần 16 – 18 của thai kỳ, mẹ cũng có thể kết hợp làm triple test để xác định các bất thường về ống thần kinh và nhiễm sắc thể. – Theo dõi sự phát triển của thai nhi ở tuần 22 – 28 Đây là mốc siêu âm thai rất quan trọng để các bác sĩ kiểm tra toàn diện tình trạng thai kỳ và quyết định có cần dừng thai kỳ hay không. Do đó, mẹ bầu lưu ý đừng bỏ lỡ mốc siêu âm thai này nhé. Ở thời điểm con được 22-28 tuần tuổi, các bác sĩ kiểm tra hình thái, cấu trúc thai qua siêu âm 5D để phát hiện các dị tật về hình dạng bên ngoài như thiếu ngón tay, chân, hở hàm ếch,… Lần siêu âm này cũng kiểm tra được các cơ quan nội tạng như tim, thành bụng, dạ dày, thận của bé và phát hiện các dị tật bất thường. Siêu âm 5D giúp phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi Mẹ cũng được làm các xét nghiệm máu để xác định sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, đồng thời làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ,… – Tuần thai thứ 30 – 32 của thai kỳ Đây là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ trước khi mẹ chuẩn bị vượt cạn. Mẹ sẽ được kiểm tra ngôi thai xem thai nhi có ngôi ngược hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ khám tử cung để phát hiện nguy cơ sinh non của mẹ nếu có. – Khi con được 36 – 40 tuần Mẹ sẽ được tiếp tục theo dõi tình trạng của thai nhi hàng tuần cho đến khi sinh nở. Ở thời điểm này, bác sĩ kiểm tra ngôi thai, tình trạng nước ối, sự phát triển của thai nhi, cơn co bóp tử cung và tư vấn phương pháp sinh phù hợp và có thể chỉ định mổ nếu thai nhi bất thường để đảm bảo an toàn cho mẹ và con. 2. Những điều mẹ cần lưu ý khi đi siêu âm thai Để việc siêu âm thai đạt hiệu quả tốt nhất, phụ nữ cần lưu ý những những điều sau đây: – Chọn địa chỉ siêu âm thai uy tín, chất lượng để kết quả chính xác nhất. – Trước khi đi siêu âm, mẹ không nên ăn bởi có thể được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm khác trong quá trình thăm khám. – Trường hợp đi siêu âm trong 3 tháng đầu, mẹ nên uống nhiều nước để giúp bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhất. – Sau 3 tháng đầu, mẹ cần đi tiểu trước khi vào siêu âm. – Mẹ mặc quần áo rộng, đảm bảo thoải mái để thuận tiện khi thăm khám. – Trao đổi với bác sĩ nếu phát hiện điều bất thường của thai nhi. Mẹ nhớ lưu ý thực hiện những điều trên và đi đúng lịch siêu âm để có một thai kỳ khỏe mạnh. Đặc biệt công nghệ siêu âm 5D có thể tái tạo các mặt cắt khi thai nhi nằm ở tư thế khó quan sát, đồng thời xem được từng chuyển động, cấu trúc của thai nhi giúp kiểm tra tim thai, độ mờ da gáy, sự phát triển tứ chi,… để đưa ra những chẩn đoán dị tật và các bệnh bẩm sinh của bé. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sàng lọc và chẩn đoán cho kết quả chính xác. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được giải đáp thắc mắc và chia sẻ các thông tin cần thiết để chuẩn bị cho những tuần thai kỳ tiếp theo.;;;;;Các mốc siêu âm thai sẽ trải dài từ lúc mẹ mới mang bầu cho tới những ngày chuẩn bị lâm bồn. Theo đó, mẹ cần đến bệnh viện để siêu âm thai đúng ngày vì như vậy, bác sĩ mới có thể kiểm tra sát sao tình trạng của thai nhi một cách chính xác nhất. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với mẹ bầu các mốc siêu âm thai quan trọng để thuận tiện hơn cho việc ghi nhớ và thăm khám. Siêu âm định kỳ là cách tốt nhất để ghi lại hình ảnh của thai nhi ở trong bụng mẹ. Nhờ vậy, bố mẹ không chỉ được ngắm nhìn hình ảnh của con yêu mà còn biết được những vấn đề xung quanh sức khỏe của bé. Đặc biệt là bố mẹ sẽ biết được con mình có mắc phải các dị tật bẩm sinh hay không. Mẹ bầu nên nắm rõ các mốc siêu âm thai quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con 2. Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần phải ghi nhớ 2.1. Lần siêu âm thai đầu tiên (Tuần 5 – 6) Thai kỳ của chị em phụ nữ khi mới bắt đầu thường xuất hiện những dấu hiệu như nôn, ọe khan, đói lả vào lúc sáng sớm và buổi chiều, mệt mỏi, buồn ngủ,… Vì vậy, khi chu kỳ kinh nguyệt trễ hơn một tuần, chị em nên mua que thử thai để kiểm tra xem có dấu hiệu mang thai hay không. Trong trường hợp que thử thai hiện 2 vạch, chị em nên đi khám chuyên khoa Sản để được siêu âm, phòng ngừa trường hợp thai ngoài tử cung. Bên cạnh đó, một số trường hợp, bác sĩ siêu âm thấy túi thai nhưng vẫn chưa nghe được tim thai vào thời điểm này thì chị em cũng đừng quá lo lắng. Hãy chờ tới tuần thứ 8 trở ra đi siêu âm lại để xác định tim thai. 2.2. Lần siêu âm thai thứ 2 (Tuần 11 – 13) Đây là mốc siêu âm thai quan trọng và bắt buộc mà mẹ bầu nào cũng cần phải thực hiện. Tại thời điểm này, mẹ nên thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh thông qua việc đo độ mờ da gáy kết hợp với xét nghiệm Double Test để bác sĩ phát hiện chuẩn xác hơn nguy cơ mắc Hội chứng Down của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cũng cần phải siêu âm thai để khảo sát hình thái các chi, các tạng và cột sống của thai nhi. Cùng lúc đó, bác sĩ siêu âm sẽ đo khoảng sáng sau gáy để dự đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi do các bất thường nhiễm sắc thể gây ra. Ngoài ra, các mẹ cũng sẽ được đo huyết áp, kiểm tra cân nặng và nếu cần, bác sĩ sẽ yêu cầu chị em làm thêm xét nghiệm nước tiểu, máu. 2.3. Lần siêu âm thai thứ 3 (Tuần 14 – 17) Vào thời điểm này, mẹ nên thực hiện Triple Test để được bác sĩ sàng lọc và dự đoán nguy cơ mắc Hội chứng Down và dị dạng nhiễm sắc thể ở thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên nhớ là xét nghiệm Triple Test không có giá trị chẩn đoán chuẩn xác mà chỉ dự đoán nguy cơ. Triple Test là xét nghiệm dùng máu của người mẹ để tìm ra những nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi, bao gồm HCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất), chất AFP (loại protein do nhau thai sản xuất) và Estriol (loại Estrogen do thai nhi và nhau thai sản xuất). Trong trường hợp xét nghiệm thai nhi có dấu hiệu mắc Hội chứng Down hoặc dị dạng, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu thực hiện thêm một số chẩn đoán chuyên sâu khác. Siêu âm thai sẽ cho mẹ biết rõ vấn đề sức khỏe của thai nhi 2.4. Lần siêu âm thai thứ 4 (Tuần 20 – 22) Đây là cột mốc siêu âm thai quan trọng để bác sĩ phát hiện ra những bất thường về hình thái của thai nhi như dị dạng ở các cơ quan trong cơ thể, hở hàm ếch, và những bất thường về hệ xương, tim thai,… Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp can thiệp kịp thời. Ngoài thực hiện Triple Test, các mẹ cũng nên thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm nước tiểu, máu để kiểm tra HIV, nhóm máu, viêm gan B, yếu tố Rh,… để xác định nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi trong bụng mẹ. 2.5. Lần siêu âm thai thứ 5 (Tuần 24 – 28) Với mốc siêu âm thai này, mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại trong trường hợp mang thai lần 2. Nếu mẹ bầu nào chưa tiêm phòng uốn ván sẽ phải tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất cách mũi thứ 2 ít nhất là 1 tháng và mũi thứ 2 phải tiêm trước khi sinh tối thiểu 1 tháng. Thời gian tốt nhất để tiêm mũi uốn ván đầu tiên là vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6 và mũi thứ 2 sau đó khoảng 1 tháng. 2.6. Lần siêu âm thai thứ 6 (Tuần 31 – 32) Đây là mốc siêu âm thai để xác định các dị tật thai xuất hiện muộn ở thai nhi và theo dõi Doppler động mạch não, động mạch rốn, động mạch tử cung. Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ khám tổng quát để xem xét vị trí ngôi thai và tiên lượng cuộc sinh cho mẹ, 2.7. Lần siêu âm thai thứ 7 (Tuần 35 – 36) Ở tuần thai này, mẹ bầu cần siêu âm để bác sĩ kiểm tra nước ối, trọng lượng thai nhi,… Từ đó, bác sĩ sự dự báo cân nặng của con lúc sinh. Ngoài ra, mẹ cũng nên làm Non-stress test để kiểm tra sức khỏe của thai nhi và xem con có nhận đủ oxy hay không bằng máy đo Monitor. Sau tuần thai này, mẹ sẽ phải kiểm tra thai kỳ mỗi tuần một lần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy sức khỏe có vấn đề bất thường để theo dõi tim thai và cử động của thai nhi,… Ở tuần thứ 36, siêu âm sẽ giúp kiểm tra nước ối của mẹ và trọng lượng của thai nhi Trong quá trình mang thai có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu cần phải ghi nhớ các mốc siêu âm thai quan trọng để kiểm tra sức khỏe của con thường xuyên cho tới lúc “mẹ tròn con vuông”.;;;;; Trong quá trình mang thai, thai phụ không nhất thiết phải siêu âm quá nhiều lần. 5 mốc siêu âm thai quan trọng – Khi phát hiện trễ kinh: Siêu âm thai lúc này sẽ giúp xác định bạn có thai hay không, có tim thai chưa, thai nằm trong hay ngoài tử cung, thai bình thường hay bệnh lý, có khối u ở tử cung và buồng trứng hay không. – Tuần 12-14: Đây là thời điểm siêu âm thai vô cùng quan trọng bà bầu không được bỏ qua. Siêu âm đo khoảng sáng sau gáy trong thời điểm này giúp phát hiện, chẩn đoán nguy cơ bệnh Down, dị dạng tim, tay chân, thoát vị cơ hoành… Trong suốt thai kỳ, thai phụ không nên bỏ lỡ 5 mốc siêu âm quan trọng. – Tuần 21-24: Khi mang thai vào thời điểm này đã có thể quan sát kỹ các bộ phận của em bé, từ đó phát hiện các dị tật bẩm sinh. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều dài tay chân, não, cột sống, hộp sọ, tim, phổi, gan, thận của thai nhi. Quan trọng hơn, khi siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện những dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở nội tạng. – Tuần 30-32 của thai kỳ: Ở lần siêu âm thai này, các bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường xuất hiện muộn như tật não úng thủy, phù nhau thai, thai nhi chậm tăng trưởng hay phát triển quá mức. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi, dây rốn có đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không. Kiểm tra vị trí ngôi thai, dây rốn có quấn cổ thai nhi , nước ối đục hay trong, ít hay nhiều… Bà bầu không nên bỏ lỡ các mốc khám thai quan trọng. – Lúc gần sinh: Việc siêu âm thai nhằm xác định lại tình trạng thai nhi, ước lượng cân nặng, lượng nước ối đủ hay cạn, vị trí nhau. Bên cạnh đó, các Bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí ngôi thai một lần nữa, từ đó tiên lượng cuộc sinh khó hay dễ để có các biện pháp xử lý kịp thời khi thai phụ vượt cạn. …;;;;;Việc mang thai và làm mẹ được coi là nghĩa cử thiêng liêng và cao quý nhất mà tạo hoá đã ban tặng. Trong suốt khoảng thời gian chín tháng mười ngày khi thai nhi còn trong bụng mẹ, việc bám sát các mốc siêu âm thai là vô cùng quan trọng giúp cho mẹ có thể cảm nhận được sự phát triển từng ngày của con, từ khi hình thành phôi thai cho đến lúc sinh nở. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu nắm rõ kiến thức hơn về 3 mốc siêu âm quan trọng trong suốt quá trình mang thai. 3 mốc siêu âm sẽ được tiến hành thông qua phương pháp Siêu âm thai bằng sóng âm giúp kiểm tra thai nhi trong bụng mẹ mà không cần thực hiện xâm lấn. Thông qua đó bác sĩ sẽ thu thập được những thông tin nhằm kiểm tra sự phát triển và sức khỏe thai kỳ. Để thu được hình ảnh của thai, bác sĩ sẽ đặt đầu dò siêu âm lên bụng các thai phụ, các sóng âm có tần số thấp sẽ được truyền qua tử cung, ghi lại tín hiệu ảnh của thai nhi và phát hình ảnh lên màn hình của máy siêu âm. Hiện nay, có các phương pháp siêu âm thai khác nhau mà mẹ bầu có thể lựa chọn như siêu âm thai 2D, 3D, 4D hoặc siêu âm Doppler màu. 2. Mục đích của việc siêu âm thai định kỳ Nhờ ghi lại được trạng thái thai nhi trong bụng mẹ bằng phương pháp siêu âm, ba mẹ sẽ được tiếp xúc với con từ những ngày đầu phát triển đồng thời cũng biết được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt là xác định, đánh giá các vấn đề về: - Vị trí của thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung, chủ yếu sẽ xác định trong những tuần đầu mang thai. - Bé đã được bao nhiêu tuần tuổi, qua đó dự đoán được thời gian khoảng mẹ sẽ “lâm bồn” để có những chuẩn bị tốt nhất khi đến ngày sinh nở. - Đánh giá trọng lượng, kích thước cơ thể bé đang phát triển đến giai đoạn nào. - Biết được số lượng thai nhi có trong bụng mẹ. - Kiểm tra chất lượng nhau thai, buồng ối có tốt hay không, dinh dưỡng cho bé có được cung cấp đầy đủ hay không từ đó lưu ý chế độ dinh dưỡng của mẹ. - Phát hiện sớm dị tật ở thai nhi nhằm có các có các biện pháp can thiệp kịp thời. Mỗi mốc siêu âm sẽ nói lên tình trạng sức khỏe của cả mẹ và con, vì thế đòi hỏi người mẹ cần ghi nhớ các mốc thời gian để bác sĩ có thể kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất. 3. 3 mốc siêu âm quan trọng dành cho các mẹ bầu Tùy vào tình trạng sức khỏe của thai phụ cũng như chỉ định của bác sĩ thì đối với mỗi thai phụ sẽ tiến hành số lần siêu âm thai khác nhau. Nếu thai phụ mắc các bệnh lý nền như chứng cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ hoặc các vấn đề sức khoẻ khác thì tần suất cần đi khám thai sẽ phải thường xuyên hơn. Về cơ bản có 3 mốc siêu âm mẹ bầu nhất định phải ghi nhớ: Tuần thứ 11 - 14 thai kỳ, tuần thứ 20 - 22 thai kỳ và tuần thứ 30 - 32 thai kỳ. 3.1 Giai đoạn 1: Khi thai nhi được 11 - 14 tuần tuổi Trong 3 mốc siêu âm, đây là giai đoạn đầu vô cùng quan trọng giúp chẩn đoán các vấn đề của thai nhi như: vị trí mang thai ngoài hay trong tử cung, các nguy cơ bất thường nằm trên nhiễm sắc thể để ngăn ngừa hội chứng Down ở trẻ. Đây cũng là giai đoạn giúp bác sĩ quan sát được kích thước, hình dáng thai nhi để dự kiến ngày hạ sinh em bé, thông qua chiều dài đầu mông và xác định tuổi thai nhi. Ngoài ra khoảng thời gian này còn giúp chẩn đoán số lượng thai nhi, số lượng buồng ối và bánh nhau, chuẩn bị tâm lý sức khỏe cho thai phụ. 3.2 Giai đoạn 2: Siêu âm tuần thứ 20 - 22 của thai kỳ Sang giai đoạn 2, thai nhi sẽ tiếp tục phát triển các bộ phận cơ thể và sẽ là giai đoạn cần thiết cho việc phát hiện các bất thường, dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Các cơ quan phần đầu trong cơ thể cũng đang trong quá trình dần hoàn thiện như cấu trúc não bộ, hộp sọ, gương mặt và các cơ quan phần thân, bao gồm ổ bụng, tim thai, phổi, dạ dày, ruột, thận của bé, các chi cánh tay, các ngón tay, ngón chân,… Bằng việc quan sát những cơ quan này, bác sĩ sẽ phát hiện được những dị tật bất thường như hở hàm ếch, thiếu ngón tay, ngón chân, sứt môi hay thai nhi có biểu hiện thiếu chất. Ngoài ra, bác sĩ sẽ xem xét chất lượng các bộ phận có nhiệm vụ dẫn truyền các chất cần thiết nuôi dưỡng thai nhi như nhau thai, dây rốn, nước ối, hoặc chiều dài cổ tử cung để đánh giá khả năng sinh non của người mẹ. Dự đoán các chỉ số thiết yếu như cân nặng, chiều dài đối với sự phát triển của thai nhi. 3.3 Giai đoạn 3: Khi thai nhi được 30 - 32 tuần tuổi Sau khi đã dần hoàn thiện các bộ phận, cơ quan trên cơ thể, thai nhi sẽ tiếp tục lớn lên và nhiệm vụ của lần khám thai ở giai đoạn này là để quan sát sự tuần hoàn của thai nhi thông qua động mạch rốn, động mạch tử cung, theo dõi đánh giá sự phát triển của bé, mức độ dinh dưỡng trẻ hấp thụ, dự báo nguy cơ thai nhi có thể bị nhẹ cân, thiếu chất, hay các dị tật hoặc bất thường khác,… Việc mang thai vốn là một điều kỳ diệu và đẹp đẽ, nhưng đây cũng là nhiệm vụ khó khăn nhất trong cuộc đời mỗi người phụ nữ. Trong quá trình mang thai không khỏi tránh những vấn đề phát sinh và bất thường không mong muốn. Việc các thai phụ lo lắng về kết quả siêu âm cũng là lẽ tự nhiên và đó là lý do việc tiến hành siêu âm định kỳ theo 3 mốc siêu âm trên là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cả mẹ và bé. Biết được hình dáng của con, sức khoẻ của con từ sớm sẽ giúp bé có thêm cơ hội được khoẻ mạnh chào đời và hạn chế được những biến chứng hậu sản cũng như dị tật ở trẻ.
question_63643
Ăn gì giảm đau thượng vị?
doc_63643
Chu Thế Anh (Ba Đình, HN) Trả lời Đau thượng vị là triệu chứng thường gặp của các bệnh ở dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày… Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Vì thế, ngoài việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng đau thượng vị. Đau thượng vị là triệu chứng thường gặp của các bệnh ở dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày… Khi bị đau thượng vị, người bệnh cần chú ý ăn uống đúng cách, khoa học nhằm cải thiện sớm bệnh Chứng đau thượng vị có thể tái phát trở lại do đó, người bệnh cần chú ý tránh ăn quá no, ăn nhiều cùng lúc vì sẽ tăng áp lực lên dạ dày. Tránh làm việc ngay sau khi ăn hoặc đi ngủ ngay khi vừa ăn xong. Nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi làm việc hoặc nghỉ ngơi. Cần chú ý ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài vì có thể khiến bệnh tái phát. Bạn cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để loại bỏ sớm bệnh. XEM THÊM: Đau tức vùng thượng vị dạ dày khi mang thai Cách chữa đau thượng vị ở bà bầu Những nguyên nhân đau thượng vị dạ dày
doc_22782;;;;;doc_24880;;;;;doc_8263;;;;;doc_60423;;;;;doc_46933
Vũ Thu Hà (Cầu Giấy, HN) Trả lời Đau thượng vị là triệu chứng của nhiều bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày… Thông thường khi sử dụng thuốc điều trị bệnh sẽ giúp làm giảm triệu chứng đau thượng vị. Đau thượng vị kiêng ăn gì là thắc mắc được nhiều người đặt ra Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như ngăn ngừa đau thượng vị tái phát, ngoài việc tuân thủ theo đúng đơn thuốc chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vì thế mà đau thượng vị không nên ăn gì cũng là thắc mắc chung được nhiều người đặt ra. Khi bị đau thượng vị, người bệnh không nên ăn những thực phẩm sau: Khi bị đau thượng vị nên kiêng những thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn Bạn cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó cần dùng đúng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để loại bỏ sớm bệnh, ngừa tái phát. XEM THÊM: Nguyên nhân đau thượng vị dạ dày Thường xuyên bị đau thượng vị;;;;;Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì và cần hạn chế gì là câu hỏi được đông đảo người bệnh quan tâm. Rất nhiều các trường hợp bệnh trở nặng đến từ nguyên nhân thực hiện chế độ ăn uống không khoa học và biểu hiện là các cơn đau diễn ra thường xuyên hơn. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trên để có cách cải thiện tình trạng đau thượng vị dạ dày tốt hơn. 1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bệnh dạ dày nói chung Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng và quyết định tới quá trình điều trị bệnh dạ dày nói chung. Thực hiện một chế độ ăn khoa học nhằm hai mục đích chính: – Làm giảm lượng tiết acid, giảm các tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên thành niêm mạc dạ dày. – Hạn chế hoặc có thể loại bỏ những kích thích gây hại để dạ dày không phải quá tải, được nghỉ ngơi và hỗ trợ làm lành các tổn thương nhanh hơn. Để xây dựng một chế độ ăn khoa học tốt cho người bệnh dạ dày cần lưu ý thực hiện theo các nguyên tắc sau: – Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết tốt cho hoạt động tiêu hóa. – Ưu tiên thức ăn đã được nấu chín, ninh nhừ, không nên dùng thức ăn cứng hoặc thực phẩm ăn sống. – Ăn chậm, nhai thật kỹ. – Không nên để bụng bị quá đói hoặc ăn quá no trong cùng một bữa, có thể chia thành nhiều bữa trong ngày (4-5 bữa). Việc ăn nhiều bữa để đảm bảo dạ dày được hoạt động điều độ, lượng acid được trung hòa. Mỗi bữa ăn vừa phải để không gây căng dạ dày và không kích thích dạ dày tiết nhiều acid. – Tốt nhất không nên ăn canh và cơm cùng lúc. – Không vận động nặng, chạy nhảy, bê vác ngay sau khi ăn xong. Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các cơn đau thượng vị dạ dày. 2.1. Thực phẩm giúp trung hòa axit Do nồng độ axit trong dạ dày tăng cao khiến bạn bị đau thượng vị kèm theo các biểu hiện khác như ợ nóng, buồn nôn… Việc sử dụng các thực phẩm giúp trung hòa axit sẽ giúp lượng axit trong dạ dày ở mức độ ổn định. Các thực phẩm trong nhóm này gồm bột mì, các loại rau xanh, bột nghệ, mật ong… 2.2. Thực phẩm giàu chất xơ và cung cấp vitamin Chất xơ và vitamin đóng vai trò giúp hoạt động đường tiêu hóa diễn ra “mượt mà” hơn. Hãy cung cấp đầy đủ chất xơ và vitamin ở mỗi bữa ăn từ các loại trái cây tươi (táo, nho, chuối, thanh long, ổi, đào, ớt chuông,…), rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt (các loại hạt họ đậu, hạt điều, hạnh nhân, mắc ca,..). 2.2. Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa Khi ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm tải áp lực cho dạ dày, hạn chế và kiểm soát cơn đau thượng vị. Bạn nên ăn những thực phẩm như cháo, súp, các món hầm, nấu nhừ, miến, bún… Người bệnh đau thượng vị nên ăn những thực phẩm mềm sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 2.3. Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì – Ăn thực phẩm mát Những thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa như bí đao, bắp cải, hạt sen, đậu xanh, bột sắn dây… rất tốt cho sức khỏe người đau thượng vị dạ dày. Bên cạnh việc ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, người bệnh đau thượng vị dạ dày nên chú ý tuân thủ theo đúng thuốc điều trị của bác sĩ. Đồng thời tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để điều chỉnh đơn thuốc và chế độ ăn uống phù hợp. 3. Thực phẩm nên tránh đau thượng vị dạ dày Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần bổ sung nêu trên thì người bệnh đau thượng vị dạ dày cũng cần lưu ý cả những thực phẩm cần tránh để cải thiện tốt hơn tình trạng đau bụng. 3.1. Thực phẩm ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày Những thực phẩm nằm trong nhóm này phải kể đến là: – Rượu, bia, các loại cà phê, trà đặc; – Các loại rau đậu già, củ già, rễ cây,… – Các gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt, gừng khô,… – Món ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm ướp qua nhiều gia vị; – Các loại đồ ăn chế biến sẵn có chứa các chất bảo quản; – Các loại thức ăn có xương/sụn như xương băm nhỏ, sụn còng, tôm cua, cổ cánh, đầu cá, chân gà vịt,… Người đau thượng vị nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Ở nhóm này điển hình nhất là các loại trái cây chua như cam, chanh, bưởi, quýt, xoài, khế… và các thực phẩm có vị chua như dấm, mẻ,… 3.3. Thực phẩm dễ sinh hơi, chướng bụng Ăn những thực phẩm sinh hơi, gây chướng bụng sẽ làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thêm nghiêm trọng hơn. Đây cũng là lý do khiến các cơn đau dạ dày vùng thượng vị trở nên nặng hơn. Những thực phẩm ở nhóm này bao gồm giá đỗ, dưa cà muối, hẹ, hành, cần tây,… và tránh các loại nước ngọt có ga, nước trái cây có ga,…. Như vậy, bạn cần quan tâm tới việc đau thượng vị dạ dày nên ăn gì và cần hạn chế gì để xây dựng một chế độ ăn hợp lý và khoa học. Bên cạnh đó, mỗi người bệnh cũng cần chủ động thăm khám định kỳ hoặc thăm khám khi có dấu hiệu bất thường để chăm sóc tốt nhất sức khỏe đường tiêu hóa.;;;;;Đau thượng vị dạ dày có thể gặp ở mọi đối tượng: người già, người trẻ, phụ nữ mang thai, trẻ em… Nguyên nhân thường gặp là do thói quen ăn uống sinh hoạt không phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số mẹo chữa đau thượng vị dạ dày đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày bằng gừng Gừng là một loại gia vị có tính ấm, chất chống oxy hóa và kháng viêm cao nên có công dụng chữa nhiều bệnh như cảm lạnh, tụt huyết áp, đau thượng vị dạ dày. Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày bằng gừng được nhiều người sử dụng Khi bị đau thượng vị dạ dày, bạn có thể uống trà gừng hoặc ngậm kẹo gừng. Trong các món ăn hàng ngày như nấu cháo, canh… bạn cũng có thể cho thêm gừng để làm ấm cơ thể và ngăn tình trạng đau thượng vị dạ dày làm phiền. Uống nước muối ấm Dùng nước muối ấm cũng là một mẹo chữa đau thượng vị dạ dày mà bạn có thể áp dụng. Khi xuất hiện cơn đau, bạn có thể pha ít muối với nước ấm và uống từng ngụm nhỏ sẽ giúp làm giảm cảm giác đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu sau khi ăn. Muối giúp kháng viêm và giảm vi khuẩn, cải thiện tình trạng co thắt các cơ, khắc phục chứng đau thượng vị dạ dày nhanh chóng. Chườm nóng bụng cũng là mẹo chữa đau thượng vị dạ dày Khi bị đau thượng vị dạ dày, bạn có thể sử dụng túi chườm nóng vào vùng bị đau sẽ giúp làm giảm cơn đau, đẩy nhanh lưu thông máu và tuần hoàn máu. Chườm nóng bụng cũng là mẹo chữa đau thượng vị dạ dày Bạn cũng có thể sử dụng khăn mặt sạch, nhúng vào nước ấm và vắt khô sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Ăn tỏi sống Là một trong những loại gia vị quen thuộc không thể thiếu trong mỗi bếp ăn của mọi gia đình, tỏi cũng giúp chữa nhiều bệnh trong đó có đau thượng vị dạ dày. Bạn nên ăn tỏi sống hoặc giã tỏi lấy nước uống khi xuất hiện cơn đau thượng vị dạ dày sẽ giúp làm giảm cơn đau hiệu quả. Nghệ viên mật ong Nghệ là loại thực phẩm được biết tới trong việc chữa các bệnh ở dạ dày. Mật ong có tính kháng viêm cao. Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ giúp cải thiện tình trạng đau thượng vị dạ dày, ợ hơi, khó tiêu, viêm loạt dạ dày hiệu quả. Người bệnh cần đi khám để bác sĩ tư vấn phương pháp chữa đau thượng vị dạ dày phù hợp Đơn giản, bạn chỉ cần mua bột nghệ nguyên chất và mật ong về tự làm hoặc mua viên nghệ mật ong làm sẵn để ăn mỗi ngày. Lưu ý nên mua các sản phẩm chính hãng, sản phẩm của các địa chỉ uy tín mới có hiệu quả cao. Trên đây là các mẹo chữa đau thượng vị dạ dày mà bạn có thể áp dụng hàng ngày nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe. Với những trường hợp đau thượng vị dạ dày diễn ra thường xuyên, không rõ nguyên nhân… thì bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp, hiệu quả. XEM THÊM: Đối phó với bệnh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối;;;;;Đau thượng vị là một triệu chứng của bệnh lý dạ dày, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Mời độc giả tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này, đặc biệt là nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả đang được áp dụng trong Y khoa hiện nay. Đau thượng vị là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng trên rốn, dưới mũi xương ức và ở giữa 2 bên xương sườn. Dù bạn là nam hay nữ, trẻ hay già cũng có thể mắc phải căn bệnh này, trong đó hay gặp nhất là ở những người từ 25 đến 35 tuổi. Người bị đau thượng vị còn có thể có các biểu hiện kèm theo như bị ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ họng, buồn nôn, cơ thể suy nhược, chán ăn,... Cơn đau ở vùng thượng vị có thể xuất hiện vào những thời điểm như sau khi ăn xong, vào những lúc ăn no hoặc đau khi đói. Bên cạnh đó, cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt cũng có thể xảy ra vào ban đêm tác động đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Đau thượng vị nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân có thể làm xuất hiện tình trạng đau thượng vị, cụ thể như sau: 2.1. Trào ngược dạ dày Bệnh trào ngược dạ dày có thể là dẫn tới cơn đau ở vùng thượng vị. Khi axit dạ dày bị trào ngược ngược vào thực quản làm kích ứng niêm mạc thực quản gây ra các cơn đau ở vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nôn. 2.2. Loét hoặc thủng dạ dày Loét dạ dày cũng gây ra cơn đau thượng vị. Cơn đau thường âm ỉ và cực kỳ khó chịu. Kèm theo đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn, rối loạn các chức năng tiêu hóa. Tình trạng viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sẽ trở thành mạn tính và khó có thể khỏi dứt điểm, hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dạ, thủng dạ dày gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Trong trường hợp bị thủng dạ dày, cơn đau thượng vị thường xuất hiện đột ngột, dữ dội cảm giác như dao đâm, bụng cứng như gỗ, không có tư thế giảm đau. 2.3. Thói quen ăn quá nhiều cùng một lúc, ăn quá no Thói quen ăn quá nhiều hay ăn quá no cũng có thể làm bạn bị đau thượng vị. Bởi lúc đó, dạ dày của bạn có thể phải dãn ra vượt quá kích thước bình thường để tiêu hóa lượng thức ăn lớn, gây ra áp lực lên các cơ quan xung quanh và cơn đau thượng vị cũng theo đó mà xuất hiện. Ngoài ra, thói quen này cũng có thể khiến bạn có khả năng bị trào ngược axit làm đau vùng thượng vị sau khi ăn. 2.4. Dùng chất kích thích, các loại đồ uống có cồn thường xuyên Việc tiêu thụ các đồ uống có cồn hay sử dụng các chất kích thích một cách thường xuyên có thể dẫn tới hậu quả viêm loét dạ dày, hoặc trào ngược dạ dày gây ra các cơn đau thượng vị. 2.5. Do nhiễm khuẩn HP Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ở dạ dày. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng và tiết ra các độc tố làm mất chức năng của niêm mạc chống lại axit. 2.6. Các nguyên nhân khác Dưới đây là một số nguyên nhân khác có thể gặp gây ra tình trạng đau thượng vị: - Mang thai. - Các bệnh lý về gan - mật. - Viêm tụy cấp,... Nói tóm lại, đau thượng vị nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh. Vì vậy, việc kịp thời thăm khám, tìm ra nguyên nhân, xác định tình trạng bệnh và kịp thời chữa trị tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ là điều rất cần thiết và quan trọng để có thể tăng hiệu quả của quá trình điều trị và bảo vệ sức khỏe của người bị bệnh. Trên đây là một số thông;;;;;Đau vùng thượng vị, đau giữa bụng là những vị trí đau dạ dày cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời hiệu quả giảm cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 1. Những vị trí đau dạ dày cần được phát hiện sớm Tùy từng vị trí đau khác nhau trên vùng bụng sẽ tương ứng với một bệnh lý dạ dày khác nhau. 1.1. Đau vùng thượng vị Vị trí đau dạ dày này thường gặp trên nhiều bệnh nhân bị bệnh. Đây là vị trí nằm trên rốn và dưới mỏm xương ức. Có người chỉ đau tức, có người đau bỏng rát, có người lại đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên ngực. Cơn đau tăng lên khi ăn các loại thức ăn cay, nóng, chua,… hay uống rượu, các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas,… Đau vùng thượng vị là dấu hiệu cảnh báo vị trí đau dạ dày Đau ở vùng thượng vị có thể là triệu chứng của đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của thoát vị ở vùng thượng vị, viêm tụy hoặc sỏi mật. 1.2. Đau phần giữa bụng Phần bụng giữa tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên các triệu chứng đau ở vùng bụng này tương đối khó chẩn đoán vì có thể nhầm lẫn giữa loét dạ dày với viêm tụy, đường ruột bị nhiễm trùng, bệnh viêm ruột thừa mới chớm, viêm ở phần hang vị dạ dày. 2. Cách giảm triệu chứng đau dạ dày 2.1. Ăn kiêng Để hạn chế tình trạng đau dạ dày, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn kiêng, loại bỏ những thực phẩm gây tổn thương dạ dày. Cụ thể, người bệnh đau dạ dày nên ăn kiêng các loại thực phẩm sau: Người bệnh đau dạ dày cần kiêng những thực phẩm cay nóng 2.2. Ăn làm nhiều bữa Người bệnh dạ dày thường phải chịu đựng các cơn đau khi ăn quá no hoặc quá đói hoặc khi vừa ăn xong. Vì vậy để hạn chế tốt nhất tình trạng này bạn nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Mỗi lần chỉ ăn một ít vừa đủ, ăn chậm, nhai kỹ để việc tiêu hóa được dễ dàng hơn. 2.3. Uống nhiều nước Uống đủ nước, ít nhất 2l nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đường ruột cũng sẽ hoạt động tốt hơn, tránh được tình trạng rối loạn tiêu hóa, ợ hơi nhiều. 2.4. Chườm nóng Mỗi khi phải chịu cơn đau bụng hành hạ bạn có thể chườm nóng vùng bụng. Biện pháp này sẽ giúp giảm cơn đau tạm thời. Nhiệt độ nóng vừa tạo cảm giác thoải mái, vừa tăng cường khả năng lưu thông máu. 2.5. Giảm căng thẳng Stress cũng là nguyên nhân gây nên các cơn đau dạ dày, đau thượng vị. Hãy sắp xếp công việc một cách khoa học để có thể giảm tải thời gian làm việc, ngoài ra hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi cùng bạn bè, anh chị em nhờ đó tinh thần sẽ vui vẻ, thoải mái hơn, cơn đau dạ dày cũng sẽ ít kéo đến hơn. Nội soi dạ dày để chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả Đây chỉ là những biện pháp giúp giảm đau dạ dày để điều trị hiệu quả, người bệnh khi phát hiện vị trí đau dạ dày cần đến bệnh viện để được thăm khám chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị kịp thời hiệu quả.
question_63644
Giải đáp vấn đề mang thai lần 3 có phải tiêm phòng uốn ván
doc_63644
Tiêm phòng uốn ván là một biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa bệnh uốn ván – một loại bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong do vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong môi trường xung quanh chúng ta, đặc biệt là trong đất, phân, các khu vực kém vệ sinh,… Tiêm phòng uốn ván là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh uốn ván Khi chúng ta có vết thương trên da, vết cắt sâu, vi khuẩn uốn ván này có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương này. Trong môi trường thiếu oxy và giàu dưỡng chất, vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố mạnh gọi là tetanospasmin, độc tố này gây ra những triệu chứng cho con người như co thắt cơ, cơ thể cứng đờ, có thể gây tử vong nhanh chóng. Tiêm phòng uốn ván là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và người thân khỏi bệnh uốn ván. Vắc-xin uốn ván chứa các thành phần giúp kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván, khiến cơ thể trở nên miễn dịch với bệnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và phòng ngừa triệt hạ bệnh uốn ván một cách hiệu quả. Tiêm phòng uốn ván không chỉ quan trọng đối với trẻ em mà còn còn đối với phụ nữ mang thai, người lớn, và người cao tuổi. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván để bảo vệ bản thân và giảm nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Việc tuân thủ lịch tiêm chủng uốn ván đúng đắn và theo hướng dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe. Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính và nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ trong lúc sinh nở theo đường sinh dục, hoặc xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi thông qua vị trí cắt hoặc buộc dây rốn. Tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ có tầm quan trọng vô cùng lớn để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Những vai trò quan trọng của tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ là: – Ngăn ngừa biến chứng cho mẹ và khả năng lây truyền uốn ván cho thai nhi: Nếu một phụ nữ mang thai bị nhiễm vi khuẩn uốn ván và không được tiêm phòng, cơ hội phát triển các biến chứng nguy hiểm như co thắt cơ, động kinh, viêm phổi, suy thận, lây cho thai nhi và thậm chí tử vong là rất cao. Tiêm phòng uốn ván giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp tránh những biến chứng đáng sợ này. – Bảo vệ thai nhi khi mới chào đời: Trong suốt quá trình thai kỳ, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe và miễn dịch của mẹ. Việc tiêm phòng uốn ván giúp mẹ tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván, và những kháng thể này sẽ được truyền sang thai nhi. Điều này giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ mắc bệnh uốn ván sơ sinh sau khi chào đời. Tiêm phòng uốn ván giúp bảo vệ mẹ và bé trong quá trình chuyển dạ và sinh con Các loại vắc-xin uốn ván đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh uốn ván. Việc tiêm phòng uốn ván không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi, và là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe của cả hai. Trong quá trình thai kỳ, việc tuân thủ lịch tiêm chủng uốn ván do bác sĩ đề xuất là rất quan trọng. Điều này đảm bảo mẹ và thai nhi nhận đủ liều vắc-xin cần thiết và đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc bảo vệ khỏi bệnh uốn ván. Khi mẹ mang thai lần 3, việc tiêm phòng uốn ván là cần thiết cho mẹ bầu như khi mang thai lần 1 và lần 2. Tiêm phòng uốn ván giúp ngăn ngừa mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển dạ và sinh con, đồng thời bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn. Mang thai lần 3 có phải tiêm phòng uốn ván để bảo vệ mẹ và bé khỏi bị uốn ván trong quá trình sinh Lịch tiêm uốn ván ở lần mang thai thứ 3 sẽ có sự khác nhau giữa các mẹ tùy thuộc vào tiền sử tiêm chủng vắc xin uốn ván của mẹ. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn và chỉ định tiêm chủng phù hợp nhất với tình trạng của mình. Thông thường, lịch tiêm chủng đối với mẹ bầu mang thai lần 3 sẽ được hướng dẫn như sau: – Trường hợp chưa tiêm mũi vắc xin uốn ván cơ bản hoặc chưa tiêm nhắc lại ở những lần mang thai trước. Lịch tiêm chủng bao gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 4 tuần. Mũi thứ 2 phải hoàn thành trước khi sinh ít nhất 1 tháng. – Trường hợp đã tiêm đầy đủ các mũi vắc xin uốn ván ở lần mang thai đầu tiên và lần mang thai thứ hai. Lịch tiêm chủng chỉ cần 1 mũi. Mũi tiêm phải hoàn thành trước khi sinh ít nhất 1 tháng. Mẹ không cần quan tâm đến khoảng cách giữa các lần mang thai. Việc tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần tuân thủ lịch tiêm chủng uốn ván và tham gia đầy đủ các buổi kiểm tra y tế để đảm bảo việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện đúng cách và đủ liều lượng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Sau tiêm chủng, mẹ có thể gặp một số tác dụng phụ như đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, cảm giác khó chịu, sốt nhẹ,..tuy nhiên các triệu chứng này thường sẽ không kéo dài và tự giảm đi sau một thời gian ngắn nên mẹ không cần quá lo lắng. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc không thoải mái nào, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay để được tư vấn và giúp đỡ.
doc_5548;;;;;doc_30293;;;;;doc_15196;;;;;doc_35502;;;;;doc_22220
Tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai lần 3 để phòng tránh mắc uốn ván khi chuyển dạ, uốn ván tử cung và tránh uốn ván nhiễm trùng cắt dây rốn. Đây là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Mang thai lần 3 có cần tiêm phòng uốn ván hay không phụ thuộc vào lịch sử tiêm phòng trước đó của người mẹ và các yếu tố cá nhân. 1. Những lợi ích khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có nhiều lợi ích quan trọng, không chỉ đối với sức khỏe của bà mẹ mà còn bảo vệ cả sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là một số lợi ích khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu: 1.1 Giúp bảo vệ sức khỏe của thai nhi Bệnh uốn ván có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho thai nhi trong bụng bà mẹ. Uốn ván có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi và gây ra tình trạng suy yếu hoặc tật về hệ thần kinh. Việc tiêm phòng giúp tạo miễn dịch chống lại vi rút uốn ván, bảo vệ sức khỏe cho cả bà mẹ và thai nhi. 1.2 Phòng ngừa nhiễm trùng Bà bầu thường có hệ miễn dịch yếu hơn, dẫn đến khả năng nhiễm trùng tăng cao. Việc tiêm phòng uốn ván giúp ngăn ngừa nhiễm trùng uốn ván, giảm nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe trong thời kỳ mang thai. 1.3 Giảm nguy cơ tái phát sau sinh Uốn ván sơ sinh là một tình huống nguy hiểm có thể xảy ra nếu thai nhi tiếp xúc với vi rút uốn ván trong quá trình sinh. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giúp tạo ra miễn dịch chống lại vi rút, giảm nguy cơ uốn ván sơ sinh sau khi sinh. 1.4 Bảo vệ cả gia đình và cộng đồng Khi bà bầu tiêm phòng uốn ván, điều này giúp bảo vệ thai nhi cũng như ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. 1.5 Đảm bảo sự an toàn cho thai kỳ Tiêm phòng uốn ván thường được khuyến nghị trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng vắc-xin uốn ván an toàn và không gây hại cho thai nhi. 1.6 Duy trì sức khỏe của người mẹ Uốn ván có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bà bầu, đặc biệt trong trường hợp xảy ra biến chứng. Việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ này, giúp bà bầu duy trì sức khỏe tốt hơn trong thời kỳ mang thai. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu không chỉ bảo vệ sức khỏe của bà mẹ mà còn bảo vệ thai nhi Tóm lại, để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi tiêm phòng uốn ván trong thời kỳ mang thai. Việc tiêm phòng uốn ván trong lần mang thai thứ 3 thực sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lịch sử tiêm phòng trước đây, thời điểm và số lượng mũi tiêm uốn ván đã được tiêm trước đó. Quyết định tiêm phòng cần được đưa ra dựa trên tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, vì mỗi trường hợp mang thai có thể khác nhau và đòi hỏi xem xét kỹ lưỡng. Dưới đây là một số yếu tố mà bác sĩ có thể xem xét khi đưa ra quyết định tiêm phòng uốn ván trong lần mang thai thứ 3: – Lịch sử tiêm phòng trước đó: Nếu bạn đã tiêm phòng uốn ván trong các lần mang thai trước đó và theo lịch trình được khuyến nghị, thì có thể bác sĩ sẽ tiếp tục khuyên bạn tiêm phòng trong lần này để duy trì miễn dịch và bảo vệ thai nhi. – Tình trạng sức khỏe cá nhân sẽ được xem xét để xác định liệu việc tiêm phòng uốn ván có an toàn và thích hợp trong trường hợp của bạn không. – Tình trạng sức khỏe của thai nhi cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêm phòng. Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố này để đảm bảo rằng việc tiêm phòng không gây nguy hiểm cho thai nhi. – Lịch sử bệnh và tình trạng dị ứng – Quyết định tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ cũng có thể được ảnh hưởng bởi các hướng dẫn và khuyến nghị từ cơ quan y tế địa phương hoặc quốc gia. Mang thai lần 3 có cần tiêm phòng uốn ván không phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng từng người – Nếu bà mẹ tương lai đã tiêm đủ 5 mũi vắc xin uốn ván và trong vòng 10 năm kể từ mũi cuối cùng thì không cần tiêm nhắc lại trong thời kỳ mang thai này nữa. Trong trường hợp này, tỷ lệ kháng thể bảo vệ lên tới 95%. – Tuy nhiên, nếu lần tiêm chủng gần nhất cách đây hơn 10 năm thì khả năng bảo vệ không được đảm bảo và cần phải tiêm thêm hai liều nhắc lại. – Nếu người mẹ mang thai lần thứ ba chưa bao giờ tiêm vắc-xin uốn ván, cô ấy nên được tiêm vắc-xin theo lịch trình hai liều giống nhau. + Tiêm phòng mũi đầu tiên vào khoảng tuần thứ 22 của thai kỳ +4 tuần sau tiêm mũi thứ 2. Cả hai bước này phải được hoàn thành trước sinh 1 tháng – Nếu thai phụ đã tiêm 2-3 mũi vắc xin uốn ván trong vòng 5 năm trở lại đây thì lần mang thai này chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi. Trong trường hợp này, nên bắt đầu tiêm từ tuần thứ 22 của thai kỳ và ngừng tiêm sau tuần thứ 26. Các bác sĩ cho thai phụ biết có nên tiêm phòng hay không còn phụ thuộc tiền sử tiêm phòng của mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai lần thứ ba sẽ cần tiêm nhắc lại uốn ván vào tuần thứ 22 của thai kỳ. 3.1 Mẹ bầu cần tiêm vắc-xin Sởi-Quai Bị-Rubella (MMR) Virus gây bệnh và có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể con người. Bệnh sởi có thể gây viêm phổi nặng và thiếu oxy cho thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị hoặc rubella, có thể gây ra các biến chứng như sản giật, thai chết lưu, và dị tật bẩm sinh, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tiêm vắc-xin MMR trước khi có thai 3 tháng. 3.2 Vắc-xin Cúm Vắc-xin cúm là một lựa chọn hữu ích để bảo vệ mẹ bầu khỏi cúm và giảm nguy cơ nhiễm cúm trong thời kỳ thai kỳ. Mẹ cần tiêm vắc-xin cúm trước khi có thai 1 tháng. 3.3 Vắc-xin Viêm Gan B Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con qua máu cung cấp. Nếu không được phòng ngừa, bệnh này có thể chuyển sang ung thư gan. Tiêm vắc-xin này cần xét nghiệm trước khi tiêm và có thể tiêm trước hoặc trong thời gian mang thai. 3.4 Vắc-xin Thủy Đậu Mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu có thể gây dị tật cho thai nhi, như liệt chân tay. Vắc-xin thủy đậu nên được tiêm trước ít nhất 2 tháng trước khi mang bầu để đảm bảo an toàn. Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử tiêm chủng của bạn, tình trạng sức khỏe và yếu tố riêng biệt để đưa ra lời khuyên phù hợp cho tình huống của bạn. Lưu ý rằng quyết định tiêm vắc-xin trong thai kỳ cần được thảo luận với bác sĩ hoặc nhà đơn vị tiêm;;;;;Trong thời gian mang thai, phụ nữ dễ mắc phải một số bệnh gây nguy hiểm cho chính bản thân mình và thai nhi. Em bé dễ bị dị tật bẩm sinh hay sảy thai. Vì vậy trước khi có kế hoạch mang bầu, các chị em nên tiêm phòng bệnh. Trong đó, tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu là mũi tiêm quan trọng. 1. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu Uốn ván do độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani gây nên. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính và có khả năng gây hại mạnh. Loại vi khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi. Khả năng sinh sống của chúng rất mạnh. Ngay cả khi đun sôi trong thời gian dài thì cũng khó để tiêu diệt được. Theo thống kê, có trên 90% số người mắc phải uốn ván đã tử vong. Đối với những người có vết thương hở ngoài da, phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở và trẻ em trong khi cắt dây rốn thì càng dễ mắc phải. Khoảng thời gian mang bầu vô cùng nhạy cảm. Người mẹ cần cẩn thận, quan tâm sức khỏe của mình và con. Vì vậy việc phòng tiêm phòng là quan trọng để ngăn chặn những tác nhân gây hại xâm nhập, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Theo như khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai không nên tự ý đi tiêm mà cần dựa vào lịch của trung tâm y tế để vắc xin phát huy tác dụng và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả cả mẹ và bé. - Đối với người chưa tiêm hay không tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: + Tiêm mũi đầu khi phụ nữ mang thai lần thứ nhất; + Sau đó tiêm mũi thứ 2 cách mũi đầu khoảng 1 tháng; + Sau 6 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ 2 hoặc người mẹ mang thai lần tiếp theo thì nên tiêm mũi thứ 3; + Tiêm mũi 4 sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc kỳ có thai lần sau; + Mũi 5 được tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc kỳ có thai lần sau. - Đối với những người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản: + Mũi tiêm 1 khi có thai lần đầu; + Mũi tiêm 2 sau mũi tiêm 1 ít nhất 1 tháng; + Kể từ khi tiêm mũi 2 ít nhất 1 năm thì nên tiêm tiếp mũi 3. - Đối với những người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và có cả mũi nhắc lại: + Tiêm lần 1 khi có thai lần đầu; + Tiêm lần 2 sau mũi tiêm 1 ít nhất 1 năm. (*) Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai lần đầu mà chưa tiêm vắc xin hay không đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản thì nên thực hiện từ khi thai nhi được 20 tuần trở lên. Không nên tiêm quá sớm vì ở giai đoạn đầu em bé vẫn chưa ổn định. Đối với những người đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván mà lần cuối cùng cách 10 năm trước khi có ý định mang thai thì không cần tiêm nữa. Nếu đã quá 10 năm thì nên tiêm nhắc lại thêm 1 mũi. Để tăng hiệu quả phòng tránh thì tiêm nhắc lại rất quan trọng với phụ nữ mang thai lần 2, lần 3 và nhiều hơn. Nhiều người lo lắng rằng tiêm vắc xin phòng uốn ván trong quá trình mang thai sẽ gây nguy hiểm cho em bé. Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì tiêm vắc xin để tạo kháng thể cho người mẹ, tránh lây nhiễm cho em bé trong khi chuyển dạ. Đồng thời, sẽ hạn chế tối đa bị nhiễm khuẩn uốn ván khi cắt dây rốn. Vì vậy đây là việc làm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé chứ không hề gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ bầu yên tâm tiêm vắc xin phòng uốn ván theo lịch trình được tư vấn bởi bác sĩ mà không phải lo lắng. 4. Lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu Sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu nên lưu ý những điều sau: + Tại vị trí có thể gây sưng đau hoặc dị ứng tại chỗ. Đây là những dấu hiệu bình thường nên bà bầu không cần lo lắng; + Bà bầu được khuyến cáo nên tiêm vắc xin từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi. Sau sinh ít nhất 30 ngày thì nên tiêm mũi cuối; + Bà bầu không nên tự ý đi tiêm mà cần dựa vào lịch tiêm theo sự tư vấn của bác sĩ. Thời điểm tiêm được còn phụ thuộc vào tuổi thai và số lần mang thai;;;;;; Uốn ván, một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, được gây ra bởi vi khuẩn Clostridium tetani có nguồn gốc từ đất, bụi bẩn và chất thải động vật. Những vi khuẩn này tồn tại dưới dạng bào tử, khó bị tiêu diệt do khả năng chịu nhiệt cao và kháng nhiều loại thuốc và hóa chất. Khi xâm nhập cơ thể, vi khuẩn uốn ván tấn công hệ thần kinh, gây ra cơn đau kinh khủng với co thắt cơ, đặc biệt tại hàm và cổ, gây khó thở và dẫn đến hậu quả tồi tệ cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Việc tiêm phòng uốn ván mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong giai đoạn mang thai Nhóm nguy cơ chủ yếu bao gồm: – Người có vết thương ngoài da, đặc biệt là phụ nữ mang thai. – Trẻ sơ sinh thông qua vết cắt ở rốn. Vì vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong thai kỳ không chỉ là biện pháp cần thiết mà còn mang lại lợi ích quan trọng cho cả mẹ và thai nhi. Bằng cách tiêm phòng uốn ván, mẹ không chỉ bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh mà còn tạo sự bảo vệ cho thai nhi, đặc biệt là khi miễn dịch chưa được hình thành hoàn toàn. Đảm bảo sức khỏe của mẹ: Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể tiếp xúc với vi khuẩn này thông qua những vết thương nhỏ mà họ thường không để ý. Việc tiêm phòng uốn ván giúp tạo ra một lớp miễn dịch để ngăn vi khuẩn gây bệnh tấn công hệ thần kinh, giữ cho sức khỏe của mẹ trong tình trạng tốt nhất. Bảo vệ thai nhi: Trong giai đoạn mang thai, mẹ chuyển giao một phần miễn dịch cho thai nhi qua dòng máu. Việc tiêm phòng uốn ván giúp tạo ra sự bảo vệ miễn dịch cho thai nhi từ mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh ngay cả sau khi sinh. 2. Phác đồ tiêm uốn ván cho mẹ bầu và những phản ứng sau tiêm 2.1 Phác đồ tiêm uốn ván trước và khi mang thai – Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần đầu và chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa đủ liều vắc-xin, quá trình tiêm sẽ được thực hiện theo lịch trình sau: Cân tiêm đủ mũi uốn ván trong thai kỳ, từ tuần thai 20 trở đi, và cách ngày sinh ít nhất 30 ngày. Mũi 1: Tiêm vào tuần thai thứ 20 trở lên. Mũi 2: Tiêm sau ít nhất 30 ngày kể từ mũi tiêm thứ nhất và phải thực hiện trước khi sinh ít nhất 30 ngày. Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần hai: Trong trường hợp bạn đang mang thai lần thứ hai và khoảng cách giữa 2 lần mang thai là dưới 5 năm, và bạn đã tiêm đủ 2 liều uốn ván trong lần mang thai trước, lịch trình tiêm phòng sẽ như sau: – Tiêm thêm 1 liều uốn ván vào tuần thai thứ 24 Nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai lớn hơn 5 năm hoặc bạn chỉ tiêm 1 liều uốn ván trong lần mang thai trước, bạn nên tuân thủ lịch trình như mang thai lần đầu, bao gồm 2 liều tiêm đúng theo hướng dẫn. 2.2 Những phản ứng chị em có thể gặp sau tiêm uốn ván Khi tiến hành tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ, mẹ bầu có thể trải qua một số phản ứng tương tự như khi tiêm các loại vắc xin thông thường. Trong quá trình này, một số mẹ bầu có thể trải qua phản ứng nhẹ như sốt sau tiêm. Đây không phải là điều gì đáng lo lắng, bởi phản ứng này là biểu hiện bình thường sau tiêm phòng. Vì sau khi vắc xin uốn ván được cung cấp vào cơ thể, hệ thống miễn dịch tự nhiên của mẹ bầu sẽ tự động tạo ra kháng thể để đối phó với vi khuẩn gây uốn ván khi cần thiết. Ngoài ra, một số ít mẹ bầu có thể gặp phản ứng sưng đỏ hoặc dị ứng tại vùng vết tiêm. Tuy điều này không đáng lo ngại, nhưng phản ứng này sẽ tự giảm dần mà không cần dùng đến thuốc hoặc biện pháp chườm đắp. – Chúng tôi nhập khẩu và bảo quản tất cả các loại vắc xin trong hệ thống tủ trữ đông đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Điều này đảm bảo rằng vắc xin luôn được bảo quản trong điều kiện chất lượng tốt nhất để đảm bảo tính hiệu quả của chúng. Trước khi tiêm chủng, họ sẽ thăm khám kỹ càng để đảm bảo sức khỏe của bạn. Họ cũng sẽ cung cấp tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm và công dụng của từng loại vắc xin, cũng như giải đáp mọi thắc mắc về phản ứng sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa cho bạn. – Chúng tôi duy trì một hệ thống theo dõi tiêm chủng quốc gia để cập nhật toàn bộ lịch sử tiêm của khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ nhắc lịch tiêm tự động qua tin nhắn để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm quan trọng nào. Điều quan trọng là bạn sẽ không phải trả thêm chi phí đặt giữ thuốc, vì chúng tôi luôn hỗ trợ cung cấp đủ thuốc và tuân thủ đúng lịch tiêm.;;;;;Tiêm phòng uốn ván là một trong những mũi tiêm quan trọng, bắt buộc mẹ bầu cần bổ sung trong thời kỳ mang thai. Mũi tiêm ngừa uốn ván có khả năng bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vắc xin phòng uốn ván và những lưu ý khi tiêm uốn ván cho mẹ bầu. Ở thời điểm chưa có vắc xin uốn ván, mỗi năm thế giới có khoảng 500 ngàn trẻ sơ sinh tử vong ngay sau khi chào đời vì vi khuẩn uốn ván. Trong đó, có đến 95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván đều lây từ người mẹ. Bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh khá ngắn nhưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh đề kháng ban đầu còn non nớt. Vi khuẩn uốn ván sẽ tiết ra các độc tố gây nên các cơn co cứng cơ. Không chỉ vậy, vi khuẩn còn tấn công vào máu và gây tổn thương hệ thần kinh. Trẻ sơ sinh và thậm chí là người lớn mắc uốn ván nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy cơ đe dọa đến tính mạng là rất lớn. Ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn uốn ván có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, gây nguy hiểm cho cả sản phụ và em bé. Mẹ bầu chưa được tiêm phòng uốn ván có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn uốn ván cho con trong quá trình chuyển dạ Bên cạnh đó, vi khuẩn uốn ván còn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu qua các vết thương hở, sau đó từ mẹ lây truyền sang cho thai nhi. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván cho phụ nữ mang thai là biện pháp chủ động phòng ngừa vi khuẩn uốn ván, bảo vệ an toàn cho cả mẹ và thai nhi. 2.1 Lợi ích của việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu Tiêm vắc xin ngừa vi khuẩn uốn ván cho bà bầu là việc vô cùng quan trọng mà thai phụ bắt buộc cần thực hiện. Thời gian mang bầu 9 tháng 10 ngày là thời kỳ hết sức nhạy cảm đối với phụ nữ mang thai. Khi đó, hệ miễn dịch của mẹ bị suy giảm nên rất dễ là đối tượng tấn công của vi khuẩn. Trong khi đó, thai nhi trong bụng mẹ lại chỉ dựa vào sự miễn dịch có được từ mẹ để phát triển. Nếu mẹ mắc uốn ván khi mang bầu thì thai nhi cũng chịu ảnh hưởng xấu, thậm chí đối mặt với nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh, thai ngừng phát triển. Tiêm uốn ván là việc mẹ bầu bắt buộc cần thực hiện trong thời kỳ mang thai Vì vậy việc tiêm uốn ván cho mẹ bầu không chỉ đem đến sự bảo vệ cần thiết cho thai phụ mà còn là tấm khiên vững chãi bảo vệ con từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời. Các chuyên gia tiêm chủng khuyến cáo tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ trước mang thai và trong thai kỳ. Tất cả các loại vắc xin uốn ván lưu hành hiện nay đều đã trải qua quá trình kiểm định gắt gao và nghiêm ngặt, bao gồm các thử nghiệm lâm sàng đáp ứng đủ tiêu chuẩn của WHO. Hiện nay cũng chưa ghi nhận trường hợp mẹ bầu nào gặp phản ứng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Là vắc xin quan trọng nhất dành cho bà bầu, vắc xin uốn ván đã được chứng minh đảm bảo được tính an toàn cho cả mẹ và con. 3. Điểm danh những loại vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu hiện nay Tính đến thời điểm hiện tại, tại Việt Nam có 3 loại vắc xin phòng uốn ván: – Vắc xin uốn ván Adacel (xuất xứ Canada): Là loại vắc xin kết hợp giải độc tố 3 loại uốn ván bạch hầu liều thấp hấp phụ, ho gà vô bào, và giải độc tố uốn ván hấp phụ – Vắc xin Boostrix (xuất xứ Bỉ): Phòng 3 bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, là sản phẩm nghiên cứu của tập đoàn GSK – tập đoàn top đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học. – Vắc xin uốn ván VAT (xuất xứ Việt Nam): Là sản phẩm do Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang IVAC nghiên cứu và sản xuất. Tất cả 3 loại vắc xin trên đều đã được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả phòng ngừa bệnh uốn ván đối với mọi đối tượng. 4. Lịch chích ngừa và những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ mang thai 4.1 Lịch tiêm vắc xin ngừa uốn ván chi tiết cho bà bầu – Đối với vắc xin uốn ván Adacel và vắc xin Bootstrix, phụ nữ mang thai chỉ cần tiêm duy nhất 1 mũi, thời gian thích hợp để tiêm uốn ván là từ tuần thai thứ 26 – 36 tuần. Nên tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván sau mỗi 10 năm để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh của vắc xin. – Đối với vắc xin uốn ván VAT (Việt Nam), lịch tiêm uốn ván cho mẹ bầu sẽ có phác đồ như sau: + Mẹ chưa tiêm hoặc không nhớ tiền sử tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván cơ bản: Tiêm 5 mũi cơ bản, mũi đầu tiên tiêm khi mang thai lần đầu, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi 2 ít nhất 6 tháng hoặc ở thai kỳ sau, mũi 4 và mũi 5 cách các mũi trước đó ít nhất 1 năm hoặc ở thai kỳ lần sau. + Mẹ đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván cơ bản: Mũi đầu tiêm khi mang thai lần đầu, mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng, mũi cuối cùng cách mũi 2 ít nhất 1 năm.;;;;;Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn Clostridium Tetan. Độc tố của trực khuẩn uốn ván mạnh, gây bệnh nhanh, nếu người bệnh mắc phải mà không can thiệp kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống, có thể lây nhiễm vào người khỏe qua vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của khuẩn uốn ván rất mạnh, dù đun sôi diệt trùng trong thời gian dài cũng không loại bỏ được chúng một cách triệt để. Theo thống kê, người bệnh mắc uốn ván có tỷ lệ tử vong lên tới hơn 90%. Tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ sơ sinh, lên tới 95% ca tử vong. Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván qua vết thương hở ngoài da, khi chuyển dạ sinh nở hoặc lúc trẻ sơ sinh được cắt dây rốn,… Vì thế, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu là cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở cả mẹ và bé, chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sinh con quan trọng. Trước khi mang thai, mẹ bầu đã cần tiêm phòng nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác như sởi, quai bị, rubella,… Với vắc xin uốn ván, mẹ bầu cần tiêm phòng vào thời điểm thích hợp trong thai kỳ được chỉ định. Nhiều mẹ bầu không hiểu rõ vấn đề này nên còn e ngại việc tiêm phòng khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Theo các bác sỹ, tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu thực chất là giúp mẹ tự tạo kháng thể trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Hơn nữa, việc tiêm phòng này cũng hỗ trợ sang cơ thể trẻ, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh. Vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn cho mẹ và bé, không ảnh hưởng đến thai nhi lại có thể bảo vệ sức khỏe tốt cho cả hai mẹ con. Vì thế, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà nên thực hiện tiêm phòng theo đúng chỉ định. Phụ nữ mang thai cần thực hiện theo đúng lịch của trung tâm y tế, dựa trên giai đoạn mang thai của mình. Về thời gian tiêm phòng, Bộ y tế đã ban hành Thông tư 38/2017/TT-BYT để hướng dẫn thực hiện như sau: Với người chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm Tiêm vắc xin theo lộ trình Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu. Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng. Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau. Lần 4: Tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau. Lần 5: Tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau. Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản Tiêm vắc xin theo lộ trình: Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu. Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng. Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm. Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại Tiêm vắc xin theo lộ trình: Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu. Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm. Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau: Mũi tiêm 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên. Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày. Với phụ nữ đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván, mang thai lần 2 với mũi tiêm cuối trước 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván lại. Nếu thời gian tiêm phòng sau 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Nếu thai kỳ trước, mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi vắc xin từ tuần thai 20 trở đi. Như vậy, dù mẹ bầu đã được tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước đó hoặc những lần sinh trước thì vẫn cần thiết tiêm mũi nhắc lại. Đây là điều mà mẹ mang thai lần 2, 3 cần lưu ý. 3. Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu Lộ trình tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu khá rắc rối với nhiều mũi tiêm, nhưng mẹ hãy sắp xếp thời gian tiêm đủ mũi để đảm bảo tốt khả năng kháng bệnh của cơ thể. Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván có thể khiến mẹ bị sưng đau tại vị trí tiêm. Thường những phản ứng phụ này không quá nghiêm trọng, sẽ tự khỏi sau một vài ngày mà không cần sử dụng thuốc. Nếu mẹ có phản ứng quá mức hoặc bất thường sau khi tiêm phòng, hãy thông báo cho bác sỹ để được xử lý kịp thời. Hãy đảm bảo tiêm phòng đủ các mũi tiêm trong thời gian thai kỳ, tiêm sau ít nhất từ tuần thai 20 trở đi và cách ngày sinh ít nhất 30 ngày. Vì thế mẹ bầu tuyệt đối không tự ý đi tiêm mà cần dựa trên tính toán tuổi thai, số lần mang thai. Trên đây là một số thông tin về tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu, hi vọng sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ và người thân. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
question_63645
Những việc cần tránh sau khi đặt vòng tránh thai
doc_63645
1. Định nghĩa phương pháp đặt vòng tránh thai ở phụ nữ Vòng tránh thai hay còn được gọi là dụng cụ tử cung, là một biện pháp tránh thai phổ biến được các chị em ưu ái sử dụng. Vòng tránh thai có hình dạng nhỏ, có hình vòng cung, được làm bằng nhựa, có tác dụng dễ dàng đi sâu và nằm lại ở bên trong tử cung phụ nữ. Biện pháp sử dụng vòng để tránh thai được chị em áp dụng nhiều bởi hiệu quả cao, thời gian sử dụng lâu dài (lên tới 10 năm) và chi phí hợp lý. Khi thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai, chị em cũng chỉ mất khoảng vài phút là đã xong. Vòng tránh thai hay còn được gọi là dụng cụ tử cung, là một biện pháp tránh thai phổ biến được các chị em ưu ái sử dụng Vòng tránh thai về mặt cơ bản hoạt động dựa trên cơ chế ngăn cản việc tinh trùng thụ tinh cùng trứng. Ngoài ra, vòng tránh thai cũng có thể làm thay đổi cơ cấu của phần chất nhầy trong niêm mạc tử cung phụ nữ, từ đó khiến trứng và tinh trùng không thể làm tổ và phát triển. Đặt vòng tránh thai cũng là một biện pháp không gây ảnh hưởng tới việc quan hệ tình dục giữa nam và nữ. Tuy nhiên, chị em vẫn cần đi thăm khám kiểm tra vòng định kỳ để tránh các hiện tượng lệch vòng, vòng nằm sai vị trí,… Mặc dù là một phương pháp tránh thai phổ biến và có thể dễ dàng áp dụng, tuy nhiên có một số nhóm đối tượng phụ nữ không nên thực hiện biện pháp này đó là: – Phụ nữ gặp vấn đề viêm nhiễm ở khu vực vùng chậu, vùng kín. – Người đã có tiền sử phá thai nhiều lần ở thời gian trước đó. – Những người mắc các loại bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: viêm vòi trứng, u xơ tử cung, u nang tử cung, polyp tử cung,… – Phụ nữ đang trong thời gian nghi ngờ mang thai. – Phụ nữ có tiền sử bị thiếu máu, xuất huyết trước đó cũng ko nên áp dụng thủ thuật đặt vòng. – Những người bị dị ứng với đồng hoặc các chất bên trong vòng tránh thai. Chị em nên tìm hiểu kỹ về thời điểm phù hợp để đặt vòng Theo đó, để vòng tránh thai có thể phát huy tác dụng bảo vệ tối ưu, cũng như hỗ trợ cho quá trình đặt vòng diễn ra trơn tru, suôn sẻ, chị em nên tìm hiểu kỹ về thời điểm phù hợp để đặt vòng. – Các bác sĩ cho biết thời điểm đặt vòng thích hợp nhất là khoảng thời gian sau sinh 2 – 3 tháng (đối với sinh thường). Những chị em phụ nữ trải qua sinh mổ thì cần chờ ít nhất là 6 tháng sau sinh hoặc cho tới khi cơ thể, vết mổ hoàn toàn bình phục. – Thời gian lý tưởng là vào khoảng ngày thứ 3, thứ 4 trong chu kỳ kinh nguyệt. – Trong trường hợp nếu sau 3 tháng sau sinh mà chị em đã thấy có kinh nguyệt trở lại thì nên chờ tới khi hết kinh nguyệt mới thực hiện đặt vòng. – Trường hợp nếu sau 3 tháng sau sinh mà chưa thấy có kinh nguyệt trở lại thì chị em nên đi thăm khám bác sĩ để loại bỏ khả năng mang thai, sau đó mới tiến hành đặt vòng tránh thai. – Sau sinh nếu sản dịch vẫn bị ra nhiều thì không nên vội đặt vòng ngay mà nên chờ sau khi cơ thể đã hoàn toàn ổn định trở lại. 3. Những điều cần kiêng sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai Đối với một số trường hợp, sau khi đặt vòng tránh thai chị em vẫn sẽ bị xảy ra một số tác dụng phụ như: rối loạn kinh nguyệt, thay đổi nội tiết, tăng cân, nổi mụn, lệch vòng,…Do đó, để phòng tránh việc gặp phải các hiện tượng này, chị em cần lưu ý kiêng một số điều như sau 3.1. Sau đặt vòng không nên làm việc nặng nhọc Những ngày đầu sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng, chị em cần lưu ý là không nên làm việc nặng hay bê vác đồ vật nặng. Chị em cũng cần tránh các hoạt động thể thao như: leo núi, bơi lội, chạy bộ,…trong 1 vài ngày đầu sau đặt vòng. Thay vào đó, chị em nên nghỉ ngơi và hạn chế đi lại để đảm bảo vòng tránh thai được ổn định và không bị xô lệch. 3.2. Sau đặt vòng không nên thụt rửa âm đạo Sau khi thực hiện quá trình đặt vòng tránh thai, chị em nên chú ý giữ gìn vệ sinh khu vực vùng kín thật cẩn thận. Tuy nhiên, chị em cũng không nên thụt rửa âm đạo hoặc ngâm mình trong bồn lâu sẽ dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm, tổn thương vùng kín. 3.3. Không nên quan hệ tình dục ngay sau đặt vòng Chị em cần nhớ không nên thực hiện quan hệ tình dục ngay sau khi đặt vòng bởi điều này có thể sẽ khiến vòng tránh thai bị lệch hoặc tuột khỏi vị trí ban đầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chị em nên tránh quan hệ tình dục ít nhất là 2 tuần. Thời gian này đảm bảo an toàn cho vòng được ổn định và phát huy tác dụng. Ngoài ra, chị em cũng nên chủ động sử dụng thêm các biện pháp tránh thai khác trong khoảng 10 ngày đầu sau khi đặt vòng. Lý do là bởi ngay sau khi thực hiện thủ thuật, vòng có thể sẽ chưa phát huy được tác dụng tránh thai hoàn toàn. Sử dụng thêm biện pháp tránh thai khác như bao cao su sẽ giúp chị em bảo vệ bản thân khỏi việc mang thai ngoài ý muốn. 4. Chị em cần lưu ý những điều gì để đảm bảo đặt vòng tránh thai an toàn Không nên thực hiện quan hệ tình dục ngay sau khi đặt vòng Ngoài các vấn đề cần kiêng sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng ra, chị em cũng nên lưu ý thêm một số điều sau: – Nên chủ động đi thăm khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình trạng vòng, cũng như kiểm tra xem có xảy ra các biến chứng gì đối với cơ thể hay không. – Theo dõi sức khỏe sau khi đặt vòng cẩn thận. Nếu nhận thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, chị em nên chủ động đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. – Không nên sử dụng vòng tránh thai đã quá hạn sử dụng. Nên thay vòng tránh thai đúng lúc để đảm bảo an toàn cho hiệu quả tránh thai. – Tuân thủ các quy định về chế độ chăm sóc và các lưu ý cần thiết sau khi đặt vòng.
doc_57519;;;;;doc_6141;;;;;doc_57006;;;;;doc_56891;;;;;doc_14899
Sau khi tháo vòng tránh thai cần kiêng gì là điều đa số chị em quan tâm. Thông tin sau đây của chúng tôi có thể sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết. Sau khi tháo vòng, chị em nên tuân thủ một số kiêng cữ để hạn chế tối thiểu tác dụng phụ, biến chứng có thể xảy ra. – Kiêng vận động mạnh, kiêng làm việc nặng ngay sau khi tháo vòng: Ít nhất 1 tiếng đầu sau khi tháo vòng, không nên đi lại nhiều, không nên lên xuống cầu thang nhiều. Không làm việc nặng trong khoảng 1 tuần, tránh những hoạt động thể thao, bơi lội, leo núi… Trường hợp nếu không may vòng lọt vào bụng, tiến hành phẫu thuật nội soi lấy vòng ra, thì bạn nữ nên nghỉ ngơi 2 – 3 tuần để không ảnh hưởng sức khỏe. – Kiêng thụt rửa vùng kín, ngâm mình trong bồn nước: Sau khi tháo vòng, bạn nữ cần chú ý vệ sinh, nhưng phải đúng cách, không nên vệ sinh quá nhiều lần, không nên thụt rửa hay ngâm trong bồn nước để không gián tiếp gây viêm nhiễm phụ khoa. – Kiêng quan hệ tình dục sau khi tháo vòng tránh thai: Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng tháo vòng cũng có thể làm đau âm đạo, và tổn thương tử cung. Nếu quan hệ tình dục ngay sau khi tháo vòng có thể gây đau, chảy máu âm đạo, khiến vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập gây bệnh phụ khoa. – Kiêng quan hệ trở lại ngay sau khi tháo vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến tử cung, dù thời gian đặt là dài hay ngắn. Chính vì thế sau khi tháo vòng, không nên sinh con ngay hãy để tử cung có thời gian phục hồi. Tốt nhất hãy chờ khoảng 2, 3 tháng sau khi đã tháo vòng để tử cung ổn định rồi mới có em bé. Sau khi tháo vòng, chị em nên tuân thủ một số kiêng cữ để hạn chế tối thiểu tác dụng phụ Bên cạnh đó, sau khi tháo vòng chị em cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ trong việc uống thuốc kháng viêm, kháng sinh đầy đủ, tránh viêm nhiễm và dính buồng tử cung. Nếu không đủ điều kiện sức khỏe, hoặc đang mắc những bệnh cấp tính, tạm thời chưa nên tháo vòng, hãy chờ cho đến khi cơ thể khỏe mạnh trở lại. Trường hợp chị em bị viêm nhiễm vùng kín, cần trị dứt điểm sau đó mới tiến hành tháo vòng. 2. Những thay đổi cơ thể khi tháo vòng tránh thai Chị em nếu như không có bệnh lý bất thường về sản khoa thì khi tháo vòng tránh thai sức khỏe vẫn bình thường, có thể ra ít máu âm đạo rồi tự hết. Ở một số người, có tâm lý như hụt hẫng, không thoải mái, thấy thiếu thiếu thứ gì đó… Một số trường hợp nếu để quá lâu, chất lượng vòng tránh thai không đảm bảo lúc tháo ra có thể bị đứt dây, khiến việc lấy vòng gặp khó khăn, tổn thương niêm mạc lòng tử cung, cổ tử cung, ra máu nhiều khoảng 3 đến 4 ngày… Lúc này điều quan trọng là bạn cần được kiểm tra, theo dõi và xử trí bởi bác sĩ chuyên khoa. Hãy chờ khoảng 2, 3 tháng sau khi đã tháo vòng để tử cung ổn định rồi mới có em bé Thông tin về tháo vòng tránh thai cần kiêng gì mà chúng tôi cung cấp hi vọng đã giúp bạn đọc có được kiến thức cần thiết cho bản thân.;;;;;Đặt vòng tránh thai sau sinh là phương pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em lựa chọn khi chưa muốn có thai trong một khoảng thời gian dài. Vậy việc thực hiện đặt vòng tránh thai sau khi sinh cần lưu ý những điều gì, nên thực hiện vào thời điểm nào là tốt nhất thì không phải chị em nào cũng biết. 1. Nguyên tắc hoạt động của vòng tránh thai Vòng tránh thai là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ chị em phụ nữ đang muốn kế hoạch và chưa có dự định mang thai trong một khoảng thời gian dài. Vòng tránh thai hiện nay được sử dụng có hình dáng chữ T, quấn đồng. Tuy có nhiều phương pháp khác nhau nhưng đặt vòng tránh thai vẫn luôn được nhiều chị em lựa chọn bởi mang lại hiệu quả cao, chi phí hợp lý. Vòng tránh thai có vai trò ngăn không cho tinh trùng gặp trứng để không thụ thai. Khi thực hiện đặt vòng chị em phụ nữ đều công nhận, phần lớn nó có thể làm giảm lượng máu ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng đau bụng kinh cũng không còn xuất hiện nhiều, nhất là sau khi vòng đã ổn định trong cơ thể. Một vài tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai được kể đến như là nguy cơ viêm vùng chậu, viêm nhiễm vùng kín nhẹ sau khi đặt vòng,… Thời gian ban đầu ngay sau khi đặt vòng phụ nữ có thể cảm thấy đôi chút khó chịu, đau bụng, cảm giác đau nhói khi ấn vào bụng dưới, đôi khi còn xuất hiện ra huyết âm đạo nhiều và kéo dài. Một vài tác dụng phụ của việc đặt vòng sau sinh được kể đến như là nguy cơ viêm vùng chậu, viêm nhiễm vùng kín nhẹ sau khi đặt vòng,… Trước khi thực hiện đặt vòng tránh sau sinh thai bác sĩ sẽ chỉ định chị em phụ nữ một số kiểm tra, xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe nhất là cơ quan sinh sản có phù hợp để thực hiện đặt vòng hay không. Chỉ khi tất cả các xét nghiệm, thăm khám đảm bảo thì bác sĩ mới tiến hành đặt vòng tránh thai. Khi đặt vòng, nó sẽ tạo ra những phản ứng sinh hóa với môi trường trong tử cung và lượng hormone prostaglandin trong cơ thể được xúc tác tăng lên. Chính sự phát triển này sẽ ngăn cản hiện tượng thụ tinh giữa tinh trùng và trứng. Bên cạnh đó lượng progesterone trong vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và tồn tại của của tinh trùng trong cơ thể phái nữ vì thế không có hiện tượng thụ tinh xảy ra. Tỷ lệ thành công của phương pháp đặt vòng tránh thai khá cao rơi vào khoảng 95%. Thời gian duy trì hiệu quả của việc đặt vòng tránh thai kéo dài khoảng 5 năm, việc đặt vòng sẽ không ảnh hưởng đến đời sống tình dục của các cặp đôi. 2. Đối tượng chống chỉ định đặt vòng tránh thai sau sinh Đặt vòng tránh thai là phương pháp phổ biến, dễ thực hiện nhưng lại chống chỉ định với một số đối tượng, cụ thể như sau: – Đang điều trị hoặc đang mắc những bệnh liên quan đến bệnh phụ khoa – Sau sinh bị sót nhau thai, vẫn đang có cảm giác đau và xuất huyết tử cung – Mới sinh mổ xong, tình trạng sức khỏe chưa hồi phục – Mới nạo, phá thai chưa hồi phục. Muốn thực hiện phải đảm bảo sức khỏe để đặt vòng – Những trường hợp bị thương, dị tật bộ phận sinh dục cần được lắng nghe hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ – Cổ tử cung sau sinh có thể bị quá giãn, sa tử cung cũng không nên thực hiện đặt vòng – Sản phụ đã từng có tiền sử mang thai ngoài tử cung hoặc đang nghi ngờ mang thai – Chị em bị dị ứng đồng cũng không nên sử dụng Để việc đặt vòng tránh thai sau khi sinh nở đạt hiệu quả tối ưu, tránh những tác dụng phụ không mong muốn, chị em nên lưu ý những vấn đề sau: 3.1 Sau đặt vòng không được quan hệ ngay lập tức Việc quan hệ ngay sau khi đặt vòng sẽ ảnh hưởng đến kết quả cũng như sức khỏe của người phụ nữ. Để đảm bảo an toàn và hạn chế viêm nhiễm thì chị em nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 2 tuần. Sau thời gian trên có thể quan hệ tình dục bình thường tuy nhiên cần tránh những tư thế thô bạo vì có thể làm vòng bị xê dịch, thậm chí là tuột vòng. 3.2 Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi Khoảng 3-5 ngày sau khi đặt vòng chị em nên hạn chế đi thang bộ, chạy nhảy hay hoạt động mạnh nhằm tránh vòng bị thay đổi vị trí. 3.3 Vệ sinh vùng kín đúng cách Chị em lưu ý sau khi đặt vòng cần vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng, không thụt rửa sâu trong âm đạo nhằm tránh viêm nhiễm 3.4 Thăm khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường 3.5 Kiểm tra vị trí vòng định kỳ Sau khi đặt vòng tránh thai chị em cần thực hiện khám phụ khoa, siêu âm kiểm tra vị trí vòng định kỳ, ít nhất 1 lần/năm. Trước khi đặt vòng tránh thai chị em cần kiểm tra sức khỏe nhằm đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu 4. Thời gian nên đặt vòng sau sinh Sau sinh từ 2 – 3 tháng thì có thể thực hiện đặt vòng đối với sinh thường. Đối với sinh mổ thì thời gian khuyến cáo là 6 tháng mới nên đặt. Không nên đặt vòng tránh thai ngay sau khi sinh con. Chỉ nên đặt vòng tránh thai khi mà tử cung đã hồi phục không còn đau cũng như co lại tương tự với kích thước ban đầu, ổn định lại độ giãn. Nếu ba tháng sau sinh mà chị em phụ nữ chưa thấy có kinh nguyệt trở lại thì nên tiến hành kiểm tra chính xác xem có phải là mình đã mang thai trở lại hay không. Để phòng ngừa việc mang thai ngoài ý muốn, mang thai không theo kế hoạch, dự định thì bạn nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác mà cũng được nhiều chị em sử dụng và mang lại hiệu quả khá cao như là: bao cao su, cấy que tránh thai, dùng thuốc tránh thai hàng ngày… Tuy nhiên những phương pháp tránh thai không thể đảm bảo 100% khả năng không mang thai nên trong khoảng thời gian chờ đặt vòng tránh thai, các cặp đôi cũng nên hạn chế quan hệ để có được kết quả tránh thai tốt nhất. Để phòng ngừa việc mang thai ngoài ý muốn, mang thai không theo kế hoạch, dự định thì bạn nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác mà cũng được nhiều người sử dụng Với những chia sẻ về ưu, nhược điểm, thời điểm đặt vòng tránh thai sau sinh ở trên chị em nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ về việc đặt vòng tránh thai, tốt nhất nên có sự tham vấn từ bác sĩ. Quan trọng hơn chị em nên thực hiện phương pháp này tại các bệnh viện uy tín để đảm bảo an toàn và sức khỏe sinh sản cho bản thân.;;;;; Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn với những ưu điểm như an toàn, nhanh chóng, ít tốn kém, thời gian tránh thai lâu (3-5 năm). Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, ví dụ như vòng đã đến hạn phải lấy ra, chị em muốn có thai lại… thì việc tháo vòng là rất cần thiết. Tương tự như khi đặt vòng, tháo vòng khá đơn giản nhưng cũng có thể gây tổn thương đến âm đạo và tử cung. Chính vì thế, sau khi tháo vòng, bạn nữ nên kiêng quan hệ ngay, vì có thể gây đau, chảy máu âm đạo, và tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh phụ khoa… Để bảo vệ sức khỏe, khoảng 7 – 10 ngày sau khi tháo vòng mới nên quan hệ trở lại. Nên thực hiện động tác “yêu” nhẹ nhàng, không nên thô bạo. Quan hệ sau khi tháo vòng nếu thấy xuất hiện các biểu hiện như: Đau bụng, xuất huyết âm đạo, khí hư bất thường, đau rát âm đạo… thì cần khám lại để được kiểm tra và có cách xử trí thích hợp. Hãy để khoảng 7-10 ngày sau khi tháo vòng mới quan hệ lại. – Không tháo vòng tránh thai khi không đủ điều kiện sức khỏe, hoặc đang mắc bệnh cấp tính. Hãy đợi đến khi sức khỏe phục hồi mới thực hiện tháo vòng. Nếu bị viêm nhiễm vùng kín, cần điều trị dứt điểm, mới tiến hành tháo vòng. – Đặt vòng tránh thai vào tử cung nên có thể ảnh hưởng đến tử cung, chính vì thế không nên sinh con ngay sau khi tháo vòng tránh thai. Khi tử cung chưa phục hồi việc mang thai và sinh con sẽ không tốt cho sự phát triển của bé. Nên mang thai tốt nhất là 2,3 tháng sau khi tử cung đã ổn định phục hồi. Cần bổ sung đầy đủ vitamin, axit folic, sắt, can xi… khi có ý định mang thai trở lại. – Sau khi tháo vòng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách bằng dung dịch vệ sinh phù hợp; không nên thụt rửa quá sâu. – Uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ tránh viêm nhiễm vùng kín. – Khoảng 1 tháng sau khi tháo vòng, nên tiến hành siêu âm và kiểm tra vùng kín đảm bảo an toàn trước khi có ý định mang thai. Quan hệ sau khi tháo vòng tránh thai nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường nên đi khám ngay;;;;; Vòng tránh thai được áp dụng trong y học để tránh thai cho chị em phụ nữ, chất liệu thường được sử dụng là bằng nhựa dẻo hoặc đồng. Vòng tránh thai được nghiên cứu và thiết kế sao cho có thể đặt được đặt vào tử cung của người phụ nữ. Khi sử dụng vòng tránh thai sẽ ngăn được tinh trùng có thể gặp trứng và ngăn không cho hợp tử làm tổ trong tử cung phát triển thành bào thai. Phương pháp này hiện nay có thể mang lại hiệu quả lên đến 99% và ngay sau khi thực hiện đặt vòng sẽ mang lại kết quả ngay. Đây là một phương pháp khá tiết kiệm, không tốn thời gian thực hiện, không ảnh hưởng đến việc quan hệ vợ chồng, chính vì vậy được hầu hết chị em tin tưởng áp dụng. 2. Những lưu ý về quan hệ tình dục sau khi đặt vòng tránh thai Sau khi đặt vòng tránh thai nếu quan hệ tình dục lại quá sớm có thể sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ. Chính vì vậy sau khi đặt vòng chị em phụ nữ lưu ý về việc nghỉ ngơi, kiêng quan hệ tình dục trong một thời gian nhất định. Bên cạnh đó thời gian đầu không nên thực hiện những tư thế quan hệ tình dục thô bạo, mạnh mẽ. Ngoài ra sau khi đặt vòng tránh thai chị em cũng cần đặc biệt chú ý: – Những ngày đầu sau khi đặt vòng tránh thai chị em phụ nữ cần nghỉ ngơi, tránh những việc lao động nặng, quá sức hay leo cầu thang nhiều lần, có thể gây ảnh hưởng đến vị trí của vòng. – Vệ sinh vùng kín hàng ngày cũng cần được chú ý. Chị em nên rửa nhẹ nhàng bằng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. – Thực hiện thăm khám định kỳ sẽ giúp chị em phụ nữ sớm phát hiện vấn đề của mình, đặc biệt khi thăm khám sẽ biết xem vị trí vòng tránh thai có bị xê dịch hay không. – Một số dấu hiệu bất thường ở vùng kín như là khí hư có màu xanh hoặc vàng, xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới, ngứa âm hộ, ra máu bất thường thì cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra ngay. Khi đặt vòng tránh thai có thể sẽ gây ra hiện tượng viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ Đặt vòng tránh thai khi nào quan hệ lại được là câu hỏi được nhiều chị em phụ nữ thắc mắc sau khi thực hiện đặt vòng. Việc đặt vòng tránh thai vào tử cung có thể gây ra hiện tượng viêm nhiễm nhẹ. Chính vì vậy mà sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng chị em nên kiêng quan hệ từ 7 – 10 ngày để tránh ảnh hưởng tới vùng kín. Tuy nhiên thời gian quan hệ trở lại này có thể khác nhau tùy vào tình trạng hồi phục của chị em sau khi đặt vòng. Có những chị em cần thời gian lâu hơn để vòng tránh thai ổn định vị trí trong cơ thể cũng như sẵn sàng cho việc quan hệ trở lại. Thời gian mà phụ nữ nên đi đặt vòng tránh thai là sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, tốt nhất là khi vừa mới sạch kinh. Đối với chị em muốn tránh thai ngay sau sinh thì thời gian khuyến khích đặt vòng đối với sinh thường là rơi vào khoảng 6 tuần. Đối với việc sinh mổ thì cần thời gian lâu hơn mới có thể đặt vòng, thời gian khuyến khích tối thiểu cần đảm bảo là 3 tháng sau khi sinh. Bởi khi sinh mổ tử cung của phụ nữ chịu nhiều tác động nên cần nhiều thời gian hơn để phục hồi lại như ban đầu. Đối với những trường hợp phụ nữ nạo hút thai hay sảy thai thì nên đợi kinh nguyệt trở lại mới thực hiện đặt vòng tránh thai. Hiện nay vòng tránh thai thông dụng nhất có hai loại là vòng tránh chứa nội tiết tố và vòng tránh thai không có nội tiết tố và với các loại vòng này thì chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục sau khi đặt vòng hoặc cảm giác khi quan hệ. Việc đặt vòng tránh thai là ở bên trong khoang tử cung, vì vậy mà không thể nhìn thấy hoặc có thể cảm nhận nó. Chính vì điều này mà nó không có tác động tiêu cực hay ảnh hưởng đến đời sống tình dục của phụ nữ đặt vòng. Đặt vòng tránh thai không hề ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục cũng như cảm giác lên đỉnh khi quan hệ ở người nữ. Tuy nhiên quan hệ thời gian đầu khi mới đặt vòng thì cần lưu ý là thực hiện nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của khu vực tử cung và hạn chế tổn thương tại vùng âm đạo. Trong một số trường hợp ngoại lệ thì sau khi đặt vòng tránh thai có thể quan hệ sẽ bị đau, thậm chí là có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết. Lý do có thể xuất phát từ việc thân vòng quá dài hoặc vòng quá cứng nên xuyên vào lớp niêm mạc tử cung hoặc vòng đã bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Nếu gặp hiện tượng này khi quan hệ chị em nên thăm khám ngay để được bác sĩ phát hiện nguyên nhân chính xác và có các điều chỉnh cần thiết nhé. Nếu như hiện tại chưa có ý định mang thai mà muốn bản thân chuẩn bị sức khỏe cũng như có một tinh thần tốt nhất trước sinh con thì việc thăm khám sức khỏe trước khi mang thai là việc làm cần thiết. Theo đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về biện pháp phòng tránh phù hợp với từng độ tuổi cũng như cách tránh mang thai ngoài ý muốn. Nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ tư vấn biện pháp phòng tránh phù hợp với từng giai đoạn của cuộc đời cũng như tránh để tình trạng mang thai ngoài ý muốn;;;;;Những điều cần lưu ý 1. Đặt vòng sau sinh – phương pháp tránh thai ngoài ý muốn Vòng tránh thai là một dụng cụ có hình chữ T, đưa vào tử cung của người phụ nữ khi họ không có nhu cầu mang thai trong thời gian tới. Hiện tại, vòng tránh thai được sử dụng phổ biến với hai loại gồm vòng tránh thai đồng và vòng tránh thai nội tiết tố. Vòng tránh thai đồng có lớp đồng phủ, tác động trực tiếp lên các enzym có tham gia vào quá trình thụ tinh. Các ion đồng được dẫn xuất, làm thay đổi môi trường của tử cung, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Từ đó, hiệu quả tránh thai mang lại là rất cao. Với vòng tránh thai nội tiết tố, cơ chế hoạt động là làm thay đổi lượng hormone progesterone trong tử cung để ngăn cản quá trình rụng trứng, kích thích quá trình sản sinh dịch nhầy âm đạo, cản trở việc di chuyển của tinh trùng. Lớp niêm mạc ở tử cung cũng mỏng dần và cản trở quá trình thụ thai. Phương pháp đặt vòng tránh thai có độ an toàn cao, chi phí hợp lý, hiệu quả và nhanh gọn. Đặc biệt, phương pháp này được phần đông phụ nữ ưa chuộng bởi nó có thể tránh thai tới 99% trong khoảng 8 đến 10 năm, không làm ảnh hưởng đến chuyện chăn gối, không ảnh hưởng đến hệ nội tiết, không gây ra những bệnh lý rối loạn. Đặt vòng là phương pháp an toàn, hiệu quả, giúp tránh mang thai ngoài ý muốn Tuy nhiên, đặt vòng lại không thể giúp chị em phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, sùi mào gà,… Đồng thời, chị em sử dụng phương pháp này có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khí hư âm đạo ra nhiều hơn. Sau khi sinh nở, đặc biệt là sinh thường, cơ thể người phụ nữ bắt đầu quá trình tự phục hồi và cân bằng trở lại. Hormone estrogen và progesterone dần giảm bớt. Từ tuần thứ 3 tới tuần thứ 6 sau sinh, nồng độ nội tiết tố lại bắt đầu thay đổi. Sau sinh khoảng 3 tháng, hormone nội tiết tố bắt đầu trở lại trạng thái cân bằng như trước khi mẹ mang thai. Đây cũng là lúc chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại. Vì vậy, theo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, thời gian lý tưởng để các mẹ đặt vòng tránh thai là từ 2 đến 3 tháng sau sinh, thậm chí có thể lâu hơn. Sản phụ tuyệt đối không đặt vòng quá sớm vì lúc này tử cung đang phục hồi, co bóp để trở lại trạng thái ban đầu. Nếu cổ tử cung còn quá rộng, liên tục co giãn, vòng tránh thai rất dễ bị tụt, ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa thai. Ngoài ra, chị em có thể thực hiện đặt vòng vào ngày thứ 3, thứ 4 của kỳ kinh. Lúc này, cổ tử cung mở rộng, vòng tránh thai có thể được đưa vào dễ dàng hơn. Đặt vòng tránh thai vào thời điểm này vừa giúp đảm bảo được kích thước của vòng phù hợp với bản thân bạn, vừa giúp hạn chế được những tổn thương trong quá trình thực hiện. 3. Một số lưu ý chị em cần nhớ khi đặt vòng sau đẻ thường Việc đặt vòng tránh thai tuy an toàn, hiệu quả nhưng vẫn cần chú ý một số điều khi đặt vòng sau sinh nở, nhất là sau sinh thường. – Sau 3 tháng đầu kể từ thời điểm sinh, nếu sản phụ có kinh nguyệt trở lại thì có thể thực hiện đặt vòng sau khi hết hành kinh. – Sau sinh, chị em được tiêm progesterone trong vòng 3 ngày liên tục. Từ 3 đến 7 ngày sau khi ngừng xuất huyết, bạn có thể tiến hành đặt vòng. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý không thực hiện sau khi đã qua 7 ngày. – Sau đặt vòng, chị em nên tuân thủ việc khám phụ khoa định kỳ từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Ở những năm tiếp theo, chị em nên khám phụ khoa mỗi năm một lần để kiểm tra lại vị trí đặt vòng, tình trạng sức khỏe. Sau đặt vòng, chị em cần thường xuyên kiểm tra, khám định kỳ để đảm bảo an toàn cũng như thời hạn sử dụng phương pháp này – Không để vòng tránh thai quá hạn sử dụng trong cơ thể. Chị em nên chú ý thời gian đặt vòng để tiến hành thay mới. Hầu hết phụ nữ không có nhu cầu sinh nở, sản phụ sau sinh muốn tránh mang thai ngoài ý muốn đều có thể thực hiện đặt vòng. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây cần được thăm khám cẩn thận hoặc có thể không nên sử dụng phương pháp đặt vòng: – Phụ nữ bị viêm nhiễm vòi trứng hoặc từng có tiền sử viêm vòi trứng. – Phụ nữ có các vấn đề bệnh lý, dị ứng tại cổ tử cung. – Phụ nữ mắc các bệnh về máu như thiếu máu, rối loạn đông máu,… – Phụ nữ có khối u, u nang, u xơ, polyp hoặc thậm chí tế bào ung thư. – Phụ nữ bị sa sinh dục sau sinh, viêm nội mạc tử cung. Bởi vậy, việc thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa trước khi đặt vòng là rất quan trọng. Ngoài việc xem xét bạn có thể thực hiện đặt vòng tránh thai được không, các bác sĩ còn có thể dễ dàng đưa ra chỉ định về loại vòng phù hợp với nhu cầu sử dụng và tình trạng sức khỏe của bạn.
question_63646
Công dụng thuốc Agihistine 24
doc_63646
Thuốc Agihistine 24 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được dùng để điều trị triệu chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai,.... Thuốc có thành phần chính là Betahistin dihydrochlorid hàm lượng 24 mg, được bào chế dưới dạng viên nang cứng, thuộc loại thuốc kê theo toa của bác sĩ. 2. Chỉ định dùng thuốc Agihistine 24 Thuốc Agihistine 24 được sử dụng trong các trường hợp:Chóng mặt do tiền đình gây ra.Hội chứng Meniere: Ù tai, chóng mặt, nôn, nhức đầu, mất thính lực. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Agihistine 24 Thuốc Agihistine 24 được dùng theo đường uống, người bệnh uống nguyên viên thuốc với nước (không nhai, nghiền), nên uống thuốc trong bữa ăn hoặc sau khi ăn xong.Liều dùng thuốc phù hợp sẽ phụ thuộc vào đối tượng và tình trạng bệnh lý của mỗi người.Người lớn: Uống 1- 2 viên Agihistine/ngày. Liều dùng Betahistin không vượt quá 48 mg /ngày. Liều dùng có thể thay đổi phù hợp với nhu cầu của từng người bệnh, bệnh lý có thể cải thiện sau khoảng 1 vài tuần dùng thuốc.Suy thận, suy gan: Chưa có nghiên cứu lâm sàng trên đối tượng này, tuy nhiên việc điều chỉnh liều Agihistine là không cần thiết.Người cao tuổi: Không cần chỉnh liều Agihistine.Trẻ em: Không khuyến cáo dùng Agihistine trên trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi vì chưa có dữ liệu về độ an toàn. 4. Chống chỉ định khi dùng thuốc Agihistine 24 Thuốc Agihistine 24 không được sử dụng trong trường hợp:Loét dạ dày tá tràng.U tủy thượng thận.Người bệnh quá mẫn cảm với Betahistin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 5. Tương tác thuốc Agihistine 24 Thuốc Agihistine 24 có thể gây tương tác với một số loại thuốc khi kết hợp dùng chung như:Thuốc kháng Histamin khi kết hợp với Betahistin có thể làm tăng tác dụng phụ.Thuốc MAOIs. Thuốc chống trầm cảm. Thuốc điều trị bệnh Parkinson. 6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Agihistine 24 điều trị Khi người bệnh dùng Betahistin điều trị có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:Rối loạn đường tiêu hóa gây nôn, khó chịu, khó tiêu.Rối loạn thần kinh thường gặp nhất là đau đầu.Rối loạn hệ miễn dịch như phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ.Đau dạ dày nhẹ, đau bụng, đầy bụng thường sẽ biến mất khi dùng cùng lúc ăn hoặc giảm liều.Rối loạn mô da và da: Xuất hiện phản ứng quá mẫn ở da, phù thần kinh, phát ban, nổi mề đay và gây ngứa.Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ những tác dụng phụ mình gặp phải để có hướng ngừng dùng thuốc hoặc thay đổi thuốc khác điều trị. 7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Agihistine 24 Người bệnh trước khi dùng thuốc Agihistine, cần tham khảo kỹ những lưu ý sau đây.Thận trọng khi dùng Betahistin cho người bệnh bị hen suyễn, bệnh loét dạ dày tá tràng hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng.Thận trọng dùng Betahistin cho người bệnh bị mày đay, viêm mũi dị ứng, phát ban da, vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.Không dùng Betahistin cho người bệnh bị hạ huyết áp nặng.Không dùng Betahistin cho người bệnh có vấn đề di truyền về không dung nạp Galactose, thiếu Enzym Lapp lactase, kém hấp thu Glucose-galactose.Không dùng Betahistin khi có thai & trong suốt thời kỳ cho con bú.Không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi.
doc_34500;;;;;doc_51250;;;;;doc_2497;;;;;doc_56627;;;;;doc_51749
Thuốc Vertiko 24 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần kê theo toa. Thuốc có thành phần chính là Betahistin dihydrochlorid, hàm lượng 24mg, dùng để điều trị triệu chứng chóng mặt, suy giảm thính giác. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi dùng thuốc Vertiko 24 qua bài viết sau. Thuốc Vertiko 24 được chỉ định sử dụng trong điều trị hội chứng Meniere trong các triệu chứng sau:Chóng mặt, hoa mắt kèm theo triệu chứng buồn nôn/nôn.Nghe khó, mất thính giác, suy giảm thính giác, nặng tai.Ù tai (rung vang, cảm nhận âm thanh bên trong tai không đủ tương ứng với âm bên ngoài).Điều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình (thậm chí ngay khi đứng yên). 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Vertiko 24 2.1. Cách dùng. Thuốc Vertiko 24mg được sử dụng cho đường uống. Người bệnh nên uống Betahistin sau bữa ăn.2.2. Liều dùng. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dựa trên đáp ứng của người bệnh. Triệu chứng chứng sẽ được cải thiện sau 2 tuần dùng thuốc Vertiko, kết quả tốt nhất sau vài tháng.Người lớn và người cao tuổi:Liều dùng khuyến cáo từ 24 – 48 mg Betahistin chia làm nhiều lần trong ngày (1 – 2 viên x 3 lần/ngày).Viên nén 8mg: 1-2 viên Vertiko mỗi lần, 3 lần mỗi ngày.Viên nén 16mg: 1⁄2 – 1 viên Vertiko mỗi lần, 3 lần mỗi ngày.Trẻ em:Betahistin không khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi vì chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả sử dụng thuốc.2.3. Quá liều, quên liều. Triệu chứng quá liều:Một số người bệnh có thể gặp một số triệu chứng từ nhẹ đến trung bình như: buồn nôn/nôn, buồn ngủ và đau bụng khi dùng tới liều 640mg.Ngoài ra, có một số biến chứng nghiêm trọng hơn bao gồm co giật, biến chứng phổi và tim.Điều trị quá liều: Không có thuốc giải độc đặc hiệu khi quá liều Betahistin nên dùng các biện pháp hỗ trợ.Khi quên liều Betahistin hãy bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều Betahistin tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên. Người bệnh không dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên. 3. Chống chỉ định dùng thuốc Vertiko 24 Thuốc Vertiko 24 không được sử dụng trong trường hợp người bệnh quá mẫn với Betahistin hoặc với bất kỳ hoạt chất nào trong thuốc. Người bệnh bị mắc u tuyến thượng thận như u tế bào ưa crom. 4. Tương tác thuốc Vertiko 24 Thuốc Vertiko 24 khi kết hợp dùng chung với một số loại thuốc khác có thể gây ra tình trạng tương tác thuốc như:Thuốc ức chế Monoamine oxidase, thuốc dùng để điều trị trầm cảm hoặc bệnh Parkinson, bởi vì các thuốc này có thể làm tăng tác dụng của Betahistin.Betahistin có cấu trúc tương tự như Histamin, tương tác thuốc giữa Betahistine và kháng Histamine có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tác dụng của một trong số các thuốc này.Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ tất cả những dòng thuốc đang dùng hoặc các loại bệnh khác đang gặp phải. 5. Tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc Vertiko 24 Đã có báo cáo về một vài tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Vertiko 24 như sau:Hệ thần kinh: nhức đầu. Hệ tiêu hóa: buồn nôn và khó tiêu, đau dạ dày nhẹ, chướng bụng, đầy hơi. Hệ miễn dịch: xảy ra các phản ứng quá mẫn cảm và phản vệ.Hệ thần kinh: mất ngủ. Hệ tim mạch: đánh trống ngực.Rối loạn da và mô da: mề đay, ngứa, phát ban, phù mạch thần kinh. Những tác dụng này thường mất đi khi uống thuốc Vertiko 24 trong bữa ăn hoặc giảm liều. Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ khi dùng thuốc. 6. Chú ý đề phòng khi dùng Vertiko 24 điều trị Betahistin không an toàn sử dụng đối với người bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyrin.Thận trọng dùng thuốc với người bệnh bị hoặc có tiền sử bị loét dạ dày – tá tràng.Betahistin không dung nạp ở bệnh nhân hen phế quản trên kết quả lâm sàng, vì thế cần theo dõi chặt chẽ những người bệnh này trong quá trình điều trị.Betahistin có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, nên thận trọng sử dụng.Chưa có báo cáo việc sử dụng Betahistin ở phụ nữ có thai có gây nguy cơ cho phôi thai và trẻ mới sinh hay không. Tuy nhiên, không nên dùng Betahistin khi mang thai trừ khi cần thiết và có chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ.Chưa có dữ liệu về sự bài tiết của Betahistin qua sữa mẹ. Khuyến cáo không nên dùng Betahistin trong suốt thời kỳ cho con bú. Nếu phải dùng thuốc nên cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc đối với mẹ và trẻ sơ sinh.Trên đây là những công dụng thuốc Vertiko 24, người bệnh có thể tham khảo để có được hướng dẫn về cách dùng thuốc cùng những lưu ý quan trọng. Nếu có thêm bất kỳ những thắc mắc gì khác người dùng có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ nhằm có những tư vấn phù hợp.;;;;;Công dụng của thuốc Acigmentin 1. Công dụng của thuốc Acigmentin Amoxicillin với thành phần gồm có amoxicillin hàm lượng 875mg và acid clavulanic hàm lượng 125mg, là một loại kháng sinh kết hợp penicillin được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang cấp, viêm phế quản mãn tính. Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn sự lây lan và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng sinh này chỉ điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Bên cạnh đó thuốc sẽ không có tác dụng hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do vi rút (như cảm lạnh thông thường, cúm) 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Acigmentin 2.1. Liều lượng thuốc. Liều lượng áp dụng sẽ được chỉ định dựa trên các yếu tố như tuổi tác, cân nặng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi và trên 40kg sẽ áp dụng liều lượng thuốc là 625mg/ngày, tần suất uống 3 lần một ngày. Hoặc nếu sử dụng liều lượng thuốc uống 1000mg/ lần thì sẽ dùng 2 lần/ngày.Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi sẽ sử dụng liều lượng 30-60 mg/kg, trẻ dưới 2 tuổi là 30-40 mg/kg/ngày, tính theo amoxycillin.Đối với các bệnh nhân bị suy thận hoặc suy gan cần có sự chỉ định liều lượng cần trọng, không áp dụng liều lượng trên.2.2. Cách dùng của thuốcĐể thuốc Acigmentin 1000 có thể phát huy tối đa hiệu quả, người dùng bên uống thuốc đều đặn và được dùng tốt nhất trong bữa ăn để giảm nguy cơ đau dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, cắt giảm bớt các thức ăn nhiều dầu mỡ và cholesterol. Người bệnh nên vận động thường xuyên để cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể.Để bệnh được thuyên giảm người dùng nên tuân thủ đúng lộ trình sử dụng thuốc, không tự ý ngừng dùng thuốc hay tăng giảm liều lượng cho đến khi đã hoàn thành lộ trình điều trị, ngay cả khi người bệnh đã cảm thấy tốt hơn. 3. Phản ứng phụ thuốc Acigmentin Một số phản ứng phụ thường gặp như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng. Để giảm thiểu tình trạng này, người bệnh nên uống thuốc ngay sau khi ăn. Tuy nhiên nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc là phản ứng trầm trọng hơn hãy báo ngay với bác sĩ.Một số phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra như: nước tiểu sẫm màu , buồn nôn hoặc nôn trong thời gian dài, đau bụng dữ dội, vàng mắt, vàng da, dễ bầm tím và chảy máu, các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, dai dẳng đau họng, mệt mỏi bất thường.Nếu người bệnh xuất hiện những triệu chứng này, không sử dụng các sản phẩm chống tiêu chảy hoặc opioid vì chúng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. 4. Một số vấn đề quan trọng cần lưu ý khi sử dụng thuốc Acigmentin Trước khi sử dụng thuốc hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với amoxicillin hoặc axit clavulanic hoặc kháng sinh cephalosporin, penicillin...Trước khi sử dụng thuốc này hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết các tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là: bệnh gan (bao gồm các vấn đề về gan do sử dụng amoxicillin hay axit clavulanic trước đó), bệnh thận.Hãy báo với bác sĩ loại thuốc bạn đang và đã dùng trong thời gian gần đây, bao gồm các loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn kể cả thực phẩm chức năng.Đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú: Bác sĩ thường sẽ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Acigmentin 1000. Mặc dù cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu nào ở trên động vật cho thấy Acigmentin ảnh hưởng xấu trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình phát triển của thai. Tuy nhiên vẫn cần thận trọng và trường hợp thực sự cần phải dùng thuốc cần cân nhắc kỹ lợi ích và tác hại mà thuốc đem lại.Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Acigmentin. Việc sử dụng đúng liều lượng, hướng dẫn sẽ giúp mang đến kết quả điều trị tốt cho bệnh nhân.com;;;;;Thuốc Aumoxtine 250 là thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn được dùng với dạng bột pha uống, đóng gói 1,5 g. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng phụ của thuốc cũng như công dụng của nó. Thuốc Aumoxtine 250 có chứa thành phần chính là Amoxicillin trihydrate hàm lượng 250mg. Thuốc được bào chế dạng bột pha uống.Thành phần chính Amoxicillin là kháng sinh nhóm aminopenicillin, có phổ kháng khuẩn rộng, khả năng hấp thụ bền vững trong môi trường acid dịch vị. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay sữa.Sau khi uống liều 250mg Aumoxtine 1-2 giờ thì nồng độ amoxicillin trong máu đạt khoảng 4-5mcg/ml, với liều uống 500mg thì nồng độ amoxicillin đạt từ 8-10mcg/ml.Thuốc Aumoxtine 250 được thải trừ qua đường tiểu trong 6 -8 giờ. Aumoxtine 250 có tác dụng chống trực khuẩn gram âm và diệt khuẩn, do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.Hoạt chất Amoxicillin có hoạt tính với phần lớn các vi khuẩn gram âm và gram dương như: Liên cầu, tụ cầu không tạo penicillinase, H. influenzae, E.coli, và proteus mirabilis. 2.Chỉ định dùng thuốc Aumoxtine 250 Thuốc Aumoxtine 250 được chỉ định trong các trường hợp sau:Nhiễm trùng hô hấp: Viêm phổi và viêm phế quản...Tai mũi họng: Viêm họng và viêm tai giữa...Răng miệng: Viêm răng miệng...Sinh dục: Nhiễm khuẩn tiết niệu và tiểu buốt rắt...Tiêu hóa và gan mật: Nhiễm khuẩn ổ bụng... 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Aumoxtine 250 Người lớn và trẻ em trên 40kg: Uống 750mg – 3g/ 24 giờ, chia làm 3-4 lần.Trẻ em dưới 40 kg: Uống 25 – 50 mg/ kg cân nặng/ 24 giờ.Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều phù hợp theo hệ số thanh thải creatinin. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Aumoxtine 250 Chống chỉ định dùng thuốc Aumoxtine 250 trong trường hợp:Người bệnh có dị ứng hay quá mẫn với thành phần penicillin, cephalosporin.Bị nhiễm virus herpes.Bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. 5. Tương tác thuốc Aumoxtine 250 Aumoxtine 250 có thể xảy ra phản ứng tương tác nếu dùng đồng thời với:Thuốc Nifedipin;Thuốc điều trị gout;Thuốc Chloramphenicol;Thuốc Tetracyclin.Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Aumoxtine 250 thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Aumoxtine 250 phù hợp. 6. Tác dụng phụ thuốc Aumoxtine 250 Quá trình sử dụng Aumoxtine 250, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:Mề đay;Ngứa;Dị ứng;Phát ban;Phù quincke;Khó thở;Sốc phản vệ;Tiêu chảy;Nôn.Aumoxtine 250 có thể gây ra các tác dụng phụ khác mà chưa được nêu ở trên. Hãy báo cho bác sĩ nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu hay vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc. 7. Những lưu ý khi dùng thuốc Aumoxtine 250 Phải xét nghiệm định kỳ kiểm tra chức năng gan, thận trong suốt quá trình điều trị thuốc Aumoxtine (nếu dùng dài ngày).Không dùng thuốc khi có bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.Với bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều phù hợp theo hệ số thanh thải creatinin.Với phụ nữ mang thai: Vì tính an toàn khi sử dụng Aumoxtine 250 trong thời kỳ mang thai chưa được xác định rõ ràng nên chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.Với phụ nữ cho con bú: Vì Aumoxtine 250 bài tiết vào sữa mẹ, nên phải thận trọng lưu ý khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. 8. Quá liều thuốc Aumoxtine 250 và hướng xử trí Khi dùng quá liều thuốc Aumoxtine, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng bao gồm: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phát ban và dị ứng. Trường hợp phản ứng mạnh bệnh nhân có thể hôn mê hoặc khó thở cần gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. 9. Quên liều thuốc Aumoxtine và xử trí Trường hợp quên một liều thuốc Aumoxtine: Bình thường Aumoxtine có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với kế hoạch trong đơn thuốc. Loại trừ trường hợp thuốc khác có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì cần tuân thủ đúng chỉ định. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thuốc Aumoxtine thì không nên uống bù, vì có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Hãy uống đúng chỉ định liều dùng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc khi quên liều.Tóm lại, Aumoxtine 250 là thuốc kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng, để đảm bảo dùng thuốc an toàn, đúng liều dùng, đúng chỉ định và tránh các tương tác bất lợi khác thì người bệnh cần làm theo chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến thuốc Aumoxtine 250, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ để được tư vấn.;;;;;Vacohistin 8 là một loại thuốc chống chóng mặt. Nó thường được kê đơn sử dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn thăng bằng hoặc để giảm bớt các triệu chứng chóng mặt. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Vacohistin 8 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 1. Tác dụng của thuốc Vacohistin 8 Vacohistin 8 có thành phần chính là Betahistine dihydrochloride 8mg, thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được sử dụng để điều trị các bệnh như:Triệu chứng chóng mặt nguyên nhân do tiền đình gây ra: Thành phần Betahistin làm giãn cơ vòng tiền mao mạch, vì vậy có tác dụng gia tăng tuần hoàn và giảm sự tích tụ nội dịch bạch huyết tai trong. Thuốc cũng giúp cải thiện tuần hoàn não, gia tăng lưu lượng máu qua động mạch cảnh trong và động mạch đốt sống. Do vậy mà Vacohistin 8 có hiệu quả trong điều trị chóng mặt và choáng váng.Hội chứng Meniere: Với các biểu hiện bao gồm có chóng mặt, ù tai, nôn, nhức đầu, mất thính lực.Thời gian bán thải trung bình của thuốc Vacohistin 8 trong huyết tương là 3 đến 4 giờ và bài tiết hầu như hoàn toàn qua nước tiểu trong vòng 24 giờ. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Vacohistin 8 Cách dùng: Vacohistin 8 được bào chế dưới dạng viên nén bao phin, đa dạng các hộp thuốc với trọng lượng khác nhau. Thuốc được sử dụng qua đường uống trong hoặc sau ăn. Thời gian điều trị thuốc trong khoảng 2 đến 3 tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào mức độ tình trạng của bệnh.Liều lượng thuốc:Sử dụng từ 1-2 viên ngày, dùng 3 lần/ngày với thuốc trọng lượng 8mg;Với thuốc có trọng lượng 16mg dùng từ 1/2 viên đến 1 viên, ngày dùng 3 lần;Hoặc 1 viên 24mg x 2 lần/ngày.Chống chỉ định:Không sử dụng thuốc Vacohistin 8 cho bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng và U tủy thượng thận.Không sử dụng Vacohistin 8 cho người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần Betahistine dihydrochloride và bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Tác dụng phụ của thuốc Vacohistin 8 Bệnh nhân dùng thuốc chứa thành phần Betahistine có thể gặp các tác dụng phụ sau: Đau đầu, ảnh hưởng trên dạ dày -tiêu hóa với các triệu chứng đi kèm như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khô miệng và đau quặn bụng. Các triệu chứng này thường không nghiêm trọng và giảm dần giữa các liều.Bệnh nhân khi dùng Betahistine có thể gặp một số phản ứng quá mẫn và dị ứng. Theo như các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Betahistine có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan đến dị ứng và da. Chúng bao gồm phát ban ở một số vùng trên cơ thể; ngứa; sưng mặt, lưỡi và miệng. Các phản ứng quá mẫn khác được báo cáo bao gồm ngứa ran, tê, cảm giác nóng rát, khó thở và thở gấp gáp. Tuy nhiên người bệnh cũng không cần quá lo về các phản ứng này, vì thực tế các phản ứng quá mẫn sẽ nhanh chóng giảm hoặc biến mất sau khi ngừng sử dụng Betahistine. 4. Thận trọng khi dùng thuốc Vacohistin 8 Cần thận trọng sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị hen suyễn.Không sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú.Cẩn trọng dùng thuốc Vacohistin 8 cho người bệnh bị hen phế quản, tiền sử loét dạ dày hoặc có bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.Khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi cần hỏi ý kiến của bác sĩ. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc là tình trạng thay đổi công dụng hiệu quả hoặc làm tăng tác dụng phụ không mong muốn của một thuốc khi được sử dụng đồng thời với thuốc khác. Dưới đây là một số thuốc khi sử dụng cùng với Vacohistin 8 có thể gây ra tương tác như:Acrivastine, Alimemazine, Amitriptyline, Amitriptyline, Amoxapine: Hiệu quả điều trị của Betahistine có thể bị giảm khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc trên.Amphetamine: Có thể làm giảm các tác dụng an thần và kích thích của Betahistine.Benzphetamine: Vacohistin 8 có thể làm giảm các hoạt động an thần và kích thích của Benzphetamine.Benzylpenicilloyl polylysine: Betahistine có thể làm giảm hiệu quả của Benzylpenicilloyl polylysine.Khi sử dụng kết hợp với thuốc kháng histamin, trong đó có Vacohistin 8 sẽ làm tăng tác dụng dụng phụ không mong muốn của thuốc thuộc nhóm MAOIs, thuốc chống trầm cảm và trị Parkinson.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Vacohistin 8. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Vacohistin 8 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Acigmentin 281,25 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng của Acigmentin 281,25 qua bài viết dưới đây. Thuốc Acigmentin có thành phần chính chứa các hoạt chất sau Amoxicilin (dưới dạng Amoxicilin trihydrat) với hàm lượng 250mg và Acid clavulanic (dưới dạng Kali clavulanat) với hàm lượng 31,25mg. Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc cốm, đóng gói dạng hộp gồm 12 gói, trọng lượng 1,5g/gói. 2. Công dụng của thuốc Acigmentin 281,25 Thuốc Acigmentin được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (bao gồm tai, mũi, họng) như viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa và nhiễm khuẩn hô hấp dưới như viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phế quản - phổi.Chỉ định điều trị trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm bể thận.Nhiễm khuẩn mô mềm và da như mụn viêm mô tế bào, áp xe, nhọt, nhiễm khuẩn vết thương.Nhiễm khuẩn khớp và xương như viêm tủy xương.Nhiễm khuẩn ở răng như áp xe ổ răng.Điều trị trong các nhiễm khuẩn khác: nhiễm khuẩn sản khoa, sẩy – phá thai nhiễm khuẩn. Không được sử dụng thuốc Acigmentin trong các trường hợp sau:Người bệnh có tiền sự mẫn cảm với nhóm Beta -Lactam (các Cephalosporin và các Penicilin) hoặc bất cứ thành phần nào khác có trong thuốc Acigmentin.Đối với người bệnh có tiền sử rối loạn chức năng gan hay vàng da do dùng Clavulan. Acigmentin và Amoxicilin hay các Penicilin khác cần thận trọng trước khi có chỉ định sử dụng Acigmentin vì có thể gây tăng nguy cơ ứ mật trong gan.Chống chỉ định sử dụng đối với thuốc Acigmentin được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, không vì bất cứ lý do nào để có thể linh động sử dụng thuốc cho bệnh nhân. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Acigmentin 281,25 3.1. Cách dùng thuốc Acigmentin 281,25Thuốc Acigmentin nên được uống trước khi ăn để giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày – ruột.3.2. Liều dùng thuốc Acigmentin 281,25Liều dùng của thuốc được tính theo liều dùng của Amoxicillin:Ở người lớn và trẻ em có cân nặng trên 40kg: Khi chức năng thận bình thường: Ngày chia làm 3 lần với liều lượng 80mg/ kg cân nặng trong 1 ngày (không vượt quá 3 gam một ngày).Ở người bệnh có suy thận: người suy thận nhẹ hoặc vừa không cần điều chỉnh liều, không có chỉ định sử dụng trên bệnh nhân suy thận nặng.Ở người bệnh có thẩm phân máu: trong suốt và sau quá trình thẩm phân máu, chỉ được sử dụng với liều 15mg/ kg cân nặng trong 1 ngày.Trẻ em < 40 kg: dùng 3 lần mỗi ngày với liều từ 20 đến 40mg/ kg cân nặng, tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.Liều dùng Acigmentin theo độ tuổi:Ở người lớn và trẻ em có độ tuổi từ 12 tuổi trở lên:Mức nhiễm khuẩn vừa và nhẹ: dùng ngày 2 gói, cách nhau mỗi 12 tiếng/lần. Mức nhiễm khuẩn nặng: dùng ngày 2 gói, cách nhau mỗi 8 tiếng/ lầnỞ trẻ em dưới 12 tuổi:Trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi: dùng ngày 1 gói, cách mỗi 8 giờ/ lần.Trẻ em từ 2 đến dưới 6 tuổi: dùng ngày 1⁄2 gói, cách nhau mỗi 8 giờ/lần.Trẻ em từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi: dùng ngày 1⁄4 gói, cách nhau mỗi 8 giờ/ lần.Không được chỉ định điều trị thuốc Acigmentin quá 14 ngày khi không được khám lại. 4. Tác dụng không mong muốn thuốc Acigmentin Khi sử dụng thuốc Acigmentin để điều trị, bên cạnh những tác dụng của thuốc, người bệnh còn có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn:Tác dụng phụ thường gặp: ngoại ban, tiêu chảy, ngứa. Tác dụng phụ ít gặp: nôn, buồn nôn, tăng bạch cầu ái toan, vàng da ứ mật, viêm gan, tăng Transaminase. Có thể kéo dài và nặng trong vài tháng như phát ban, ngứa, ban đỏ.Tác dụng phụ hiếm gặp: phù Quincke, phản ứng phản vệ, giảm bạch cầu, giảm nhẹ tiểu cầu, viêm đại tràng giả mạc, thiếu máu tan máu, hội chứng Steven – Johnson, viêm da bong, ban đỏ đa dạng, viêm thận kẽ, hoại tử biểu bì do ngộ độc.Thường những tác dụng ngoại ý sẽ mất đi khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc, tuy nhiên khuyến cáo bệnh nhân khi gặp bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ là tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. 5. Tương tác thuốc Acigmentin Nồng độ của Amoxicilin sẽ bị tăng lên trong máu, vì có sự giảm bài tiết khi sử dụng chung thuốc Acigmentin với Probenecid, không khuyến cáo sử dụng đồng thời 2 thuốc này.Thời gian đông máu và chảy máu có thể bị kéo dài bất thường khi dùng chung thuốc Acigmentin với các thuốc chống đông máu đường uống, khi có chỉ định sử dụng đồng thời cần có sự điều chỉnh liều của thuốc chống đông.Khi dùng đồng thời Acigmentin với Allopurinol có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ phát ban ở người bệnh.Hiệu quả của thuốc tránh thai sẽ bị giảm xuống do bị giảm tái hấp thu Estrogen khi dùng chung với Acigmentin.Trong quá trình sử dụng thuốc cần cân nhắc việc sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn hoặc lên men, vì những tác nhân này có thể làm biến đổi các thành phần có trong thuốc, có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Acigmentin 281,25 Không sử dụng thuốc Acigmentin trên đối tượng là phụ nữ đang mang thai và bà mẹ đang cho con bú. Chỉ sử dụng khi thật cần thiết và có sự giám sát của cán bộ y tế.Không sử dụng cho bệnh nhân suy thận nặng và có chạy thận nhân tạo.Cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan, cần theo dõi chức năng gan trong quá trình điều trị bằng Acigmentin. 7. Bảo quản thuốc Acigmentin 281,25 Bảo quản thuốc Acigmentin ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao vì có thể làm biến đổi các thành phần có trong thuốc, nhiệt độ bảo quản thuốc thích hợp là dưới 30o. C. Trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và xem hạn sử dụng ghi trên bao bì. Tránh xa tầm tay của trẻ em để hạn chế việc sử dụng nhầm thuốc đem lại những tác dụng không mong muốn.Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Acigmentin 281,25, trước khi dùng người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nếu có thắc mắc gì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định phù hợp.
question_63647
Tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu và cách phòng tránh
doc_63647
Khói thuốc lá rất độc hại nên hành động hút thuốc lá trước mặt bà bầu thường bị lên án gay gắt. Nếu bạn chưa rõ về tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu thì hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề này.. Khi mang thai, ai cũng được khuyên là nên tránh xa khói thuốc nhưng dù không hút thuốc thì các chị em vẫn có thể ngửi phải mùi thuốc lá khi mang thai một cách thụ động. Dù không tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá nhưng khi mang thai nếu hít phải khói thuốc ít nhiều cũng mang lại những bất lợi cho chính cơ thể chị em và các bé trong bụng mẹ Có rất nhiều người nghiện thuốc lá và vô tư hút ở những nơi công cộng khiến cho khói thuốc được phả ra ngoài môi trường và khiến cho nhiều người hít phải một cách thụ động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân người hút mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của những người đang mang thai, nhất là những chị em đang mang thai. Các nhà nghiên cứu cho biết có khoảng 4.000 hóa chất có trong khói thuốc và khi ngửi phải sẽ gián tiếp đi vào cơ thể khiến sức khỏe giảm sút cho cả mẹ bầu và thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai. Theo các bác sĩ, khi mẹ bầu ngửi phải mùi khói thuốc lá, các chất hóa học từ khói thuốc sẽ xâm nhập vào máu của thai nhi nhận ít hơn 25% oxy so với thông thường và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Khi mẹ bầu ngửi phải mùi khói thuốc lá, các chất hóa học từ khói thuốc sẽ xâm nhập vào máu của thai nhi Mặt khác, nhau thai nơi kết hợp với mẹ và bé, vận chuyển thức ăn và oxy đi từ máu của mẹ sang con nếu nhiễm nicotin có trong thuốc lá sẽ làm giảm lưu lượng máu đến bào thai và ảnh hưởng đến hệ tim mạch, thai nhi, hệ tiêu hóa và hệ tim mạch. Do đó, không quá khó hiểu khi các bé con được sinh ra trong điều kiện mẹ phải ngửi mùi thuốc lá khi mang thai sẽ gặp vấn đề về cân nặng như thiếu cân, sinh non, sức đề kháng yếu. Tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu và thai nhi như thế nào ai cũng biết nhưng một điều đáng buồn là nhiều chị em đang mang thai lại tiếp cận với loại khói thuốc này mỗi ngày mà không hề nhận ra. Bởi khói thuốc lá bám rất lâu dài trên đồ dùng và tác động âm thầm, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Dù khói thuốc bám lại không nồng như hút hay ngửi trực tiếp nhưng nó vẫn ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của phổi trước khi bé sinh ra và những vấn đề về hô hấp sau này. Có khoảng 4.000 hóa chất có trong khói thuốc và khi ngửi phải sẽ gián tiếp đi vào cơ thể khiến sức khỏe giảm sút cho cả mẹ bầu và thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai. 2. Cách phòng tránh ngửi mùi thuốc lá khi mang thai Với những tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu và thai nhi, tốt nhất các mẹ nên tránh xa việc hút thuốc lá cũng như yêu cầu những người xung quanh không hút thuốc lá khi có mặt mình ở đó. – Mang khẩu trang lọc khí, có thêm lớp than hoạt tính để ngăn mùi khói thuốc hiệu quả – Luôn đảm bảo không khí quanh phòng được lưu thông, thoáng máng, lưu chuyển không khí trong lành và tốt nhất với máy điều hòa, máy lọc khi hay đơn giản nhất là mở cửa sổ để lấy không khí trong sạch thường xuyên. – Bọc than hoạt tính, rắc backing soda hoặc để một bát giấm trong phòng làm việc và trong nhà của bạn, đặc biệt là các ngóc ngách để hút mùi thuốc lá một cách nhanh chóng, giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của chúng xung quanh cuộc sống mẹ bầu. – Nếu khói thuốc lá ám vào áo hãy thay nhanh nhất có thể hoặc đơn giản hơn các mẹ có thể dùng xịt khử mùi thiên nhiên hoặc khăn ẩm hay giấy ướt để lau người khi nghi ngờ tiếp xúc với khói thuốc. – Rửa sạch tay và mặt mũi với chất tẩy rửa dịu nhẹ, thay quần áo ngay sau khi tiếp xúc với khói thuốc. Mẹ bầu nên thăm khám, theo dõi thai kỳ của mình nếu hít phải mùi thuốc lá trong thời gian dài
doc_51309;;;;;doc_23157;;;;;doc_61535;;;;;doc_17218;;;;;doc_51762
Trung bình, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trường hợp tử vong vì các bệnh lý liên quan đến thuốc lá. Bên cạnh đó, có khoảng 33 triệu người không hút thuốc phải chịu ảnh hưởng do “hút thuốc thụ động”. Từ những con số khổng lồ này, có thể thấy rằng tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, đối với kinh tế - xã hội, việc hút thuốc lá cũng gây ra những ảnh hưởng vô cùng to lớn. 1. Điểm qua một số thành phần và độc tính có trong khói thuốc lá Theo ghi nhận, khói thuốc lá có khoảng hơn 7.000 hóa chất khác nhau. Trong đó, có hàng trăm loại có tác động xấu đối với sức khỏe, khoảng 70 chất có khả năng gây ung thư bao gồm cả các chất gây nghiện và gây độc. Các chất độc hại này được chia làm 4 nhóm như sau: Nicotine. Monoxit Carbon (CO). Như đã nói ở trên, trong thuốc lá có rất nhiều chất gây hại đối với sức khỏe, tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và lâu dài sẽ gây nên các bệnh mạn tính nguy hiểm như:Tác hại của thuốc lá không chỉ đối với người hút trực tiếp mà còn cả người hít khói thuốc thụ động. Các thành phần ở trong khói thuốc sẽ gây tổn hại đến các tế bào phổi. Lâu dần sẽ hình thành các tổn thương và phát triển thành tế bào ung thư. Bên cạnh ung thư thì những bệnh lý về tim mạch cũng là một tác hại khôn lường khác do thuốc lá gây nên. Monoxit Carbon (khí CO) có nồng độ cao trong khói thuốc lá sẽ hấp thụ vào máu, gắn Hemoglobin trong hồng cầu (có tác dụng vận chuyển oxy đến các tổ chức) với CO mạnh gấp 200 lần so với gắn oxy. Vậy nên dẫn đến giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức, gây thiếu máu tổ chức và góp phần ảnh hưởng rất xấu với sức khỏe tim mạch. Những yếu tố này sẽ khiến cho cholesterol ở trong máu bám vào thành mạch và tạo nên các mảng xơ vữa làm hẹp và tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân bị co thắt lồng ngực hoặc nhồi máu cơ tim, nghiêm trọng hơn là đột quỵ. Ngoài ra, ocid cacbon ở trong khói thuốc cũng sẽ khiến nồng độ oxy trong máu suy giảm và khiến tim đập nhanh hơn. Điều này sẽ khiến huyết áp tăng cao và tạo áp lực lên tim khiến tim cơ thắt hoặc hoạt động nhanh hơn tạo nên các hậu quả khôn lường. Mẹ bầu khi hít khói thuốc thụ động cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt: Em bé sẽ nhẹ cân khi được sinh ra do khói thuốc làm quá trình phát triển của bé ở trong bụng mẹ chậm lại. Làm tăng nguy cơ sinh non và em bé có vấn đề về sức khỏe. Khói thuốc lá có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi và não của thai nhi, làm tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu hút thuốc lá khi mang thai khiến trẻ sơ sinh tiếp xúc với thuốc lá khi còn quá nhỏ làm tăng nguy cơ bị đột tử đối với em bé. Tác hại của thuốc lá không chỉ đối với người hút mà người hít phải khói thuốc thụ động cũng bị ảnh hưởng. Khói và cả hơi thuốc lá đều là những tác nhân nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, nhất là trẻ em, phụ nữ đang mang thai và người lớn tuổi. Hút thuốc thụ động là một trong những nguyên nhân gây nên hàng loạt các ca tử vong do bệnh tim và bệnh ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bị bệnh tim đối với người hít khói thuốc tại nhà hoặc ở văn phòng làm việc cao hơn khoảng 25 - 30%. Hút thuốc lá thụ động cũng là một yếu tố làm tăng rủi ro mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, trẻ được sinh ra từ mẹ bầu có hút thuốc sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn so với mẹ bầu không hút thuốc. 4. Một số tác hại khác của thuốc lá cho kinh tế - xã hội Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, thói quen hút thuốc lá còn là nguyên nhân gián tiếp gây nên nhiều vấn đề nguy hại như hỏa hoạn hay làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Theo Fema, có rất nhiều vụ cháy do hút thuốc lá xảy ra trong khoảng 7.600 tòa nhà ở Mỹ hàng năm. Những vụ cháy này đã khiến 365 người tử vong, 925 ca thương tích và tổng thiệt hại tài sản lên đến 326.000 USD mỗi năm. Ngoài ra, việc hút thuốc lá còn làm giảm tác dụng của một loại thuốc điều trị, làm tăng chi phí và thời gian chữa bệnh, gây lãng phí. Chưa dừng lại ở đó, thói quen hút thuốc lá còn gây nên nhiều tác hại về kinh tế như: Người hút phải chi ra một khoản tiền khá lớn cho thuốc lá mỗi năm, tác động đối với thu nhập của cả gia đình. Hơn nữa, người hút thuốc lá cũng phải bỏ thêm chi phí để chăm sóc sức khỏe vì những vấn đề mà thuốc lá gây nên. Bên cạnh đó, đất trồng cho cây thuốc lá sẽ tăng lên khiến diện tích canh tác lương thực bị thu hẹp. Rác thuốc lá cũng sẽ tạo nên những ảnh hưởng xấu đối với môi trường sống và khói thuốc có khả năng làm ô nhiễm môi trường khiến nhiều người mắc bệnh thụ động. Từ những thông tin được đề cập ở trên có thể thấy rằng, hút thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe mà còn có tác động lớn đối với xã hội và kinh tế. Chính vì vậy, việc thay đổi thói quen hút thuốc sẽ giúp giảm thiểu tác hại của thuốc lá đối với mọi vấn đề trong xã hội. Từ bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả hơn.;;;;;Không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến người sử dụng, khói thuốc lá còn gây hại đối với những người xung quanh. Bởi các trường hợp hút thuốc lá thụ động cũng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe và bệnh lý. Hút thuốc lá thụ động để chỉ các trường hợp không trực tiếp sử dụng thuốc lá nhưng lại hít phải khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc do người hút phả ra trong không khí. Đáng lưu ý, có hàng nghìn hóa chất trong khói thuốc lá với sự tồn tại của nhiều chất gây ung thư và một số chất độc hại như asen, benzen, ammonia, nicotine, dioxine,... Chúng có thể tác động tới hầu hết các cơ quan của cơ thể chúng ta. Theo đó, chỉ một phần khói thuốc lá sẽ được người trực tiếp sử dụng hút vào, trong khi phần lớn quay trở lại môi trường. Cụ thể, lượng khói thuốc được thải ra gấp 5 lần so với lượng được người hút hút vào. Đi kèm với đó, phạm vi ảnh hưởng của khói thuốc lá sẽ trong khoảng từ 7m - 10m. Đồng thời, nó vẫn có khả năng tồn tại trong môi trường không khí kể cả khi chúng ta không còn ngửi hay nhìn thấy nó. Có những địa điểm dễ bị hít phải khói thuốc lá thụ động như ở nơi làm việc, những nơi công cộng (công viên, phương tiện công cộng,... ) hay ngay cả ở nhà. Khi hút thuốc lá thụ động, khói thuốc chưa qua đầu lọc mà đi trực tiếp vào cơ thể con người. Từ đó, khiến cho sức khỏe của những người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng chịu hậu quả xấu không thua kém các đối tượng trực tiếp sử dụng. Trong đó, một số đối tượng bao gồm trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người lớn tuổi, người bị bệnh tim hoặc bệnh về hô hấp đối diện với nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn từ khói thuốc lá. 2. Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động rất đáng lưu tâm khi nó có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở cả đối tượng người lớn và trẻ em. Dưới đây là các tác hại gây nên bởi việc hút thuốc lá thụ động trong một số trường hợp cụ thể. 2.1. Đối với người lớn Các trường hợp hút thuốc lá thụ động là người lớn sẽ có khả năng cao đối mặt với bệnh lao phổi, suy tim, xơ vữa động mạch, các căn bệnh ung thư (ung thư phổi, ung thư vú, ung thư vòm họng,... ). Từ đó, gây đe dọa đến sự sống còn và có nguy cơ tử vong. 2.2. Đối với trẻ em Chỉ cần 1 giờ trong phòng có người hút thuốc lá cũng khiến trẻ em hấp thụ số lượng hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày. Với cơ thể đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, việc hít phải khói thuốc là một điều không an toàn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cụ thể, hút thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc phải một số vấn đề sức khỏe và bệnh lý nguy hiểm như sau: - Phổi không được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. - Trẻ sinh ra có rủi ro bị dị tật bẩm sinh, bị nhẹ cân, sức đề kháng yếu. - Trẻ có biểu hiện thở khò khè, ho, ho ra chất nhầy. - Nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi). - Hen suyễn. - Nhiễm trùng tai. - Nguy cơ gia tăng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, sức khỏe tinh thần của trẻ em cũng có thể bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá. Chẳng hạn, nó sẽ làm tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe tâm thần và vấn đề học tập ở trẻ. Khi trưởng thành, ngoài có khả năng bị mất đi thính giác, những đứa trẻ lớn lên với khói thuốc lá đối mặt rủi ro tiềm ẩn bị bệnh tim, ung thư phổi hoặc các loại ung thư khác. Ngoài ra, chính chúng cũng có thể hình thành thói quen sử dụng thuốc lá khi lớn lên. 2.3. Đối với các bà bầu Phụ nữ đang mang thai cũng là một đối tượng đáng lưu ý trước ảnh hưởng từ việc hút thuốc lá thụ động. Theo đó, nếu chị em phụ nữ trong thai kỳ tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ có khả năng sinh non cao, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, tăng huyết áp, vỡ ối sớm,... Cùng với đó, có nguy cơ bị sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ, dễ bị nhau thai tiền đạo, tăng rủi ro mang thai ngoài tử cung, bị bong nhau thai hoặc đứt nhau thai gây chảy máu nghiêm trọng, đe dọa tính mạng cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, thai nhi cũng có nguy cơ kém phát triển về thể chất và trí não. Trước những tác hại của việc này, các mẹ bầu nên chủ động tránh xa những khu vực có người đang hút thuốc lá, đảm bảo không khí của không gian xung quanh phòng luôn được lưu thông và thoáng mát, trang bị thêm máy lọc khí trong nhà,... Nói tóm lại, bài viết trên đây hy vọng đã góp phần giúp bạn đọc hiểu về sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động. Nếu có bạn bè, người thân đang có thói quen hút thuốc lá, bạn hãy đưa ra lời khuyên và giúp đỡ họ trong việc từ bỏ thuốc lá để không gây ảnh hưởng cho chính bản thân và cả những người xung quanh.;;;;;Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới ghi nhận khoảng 8 triệu ca tử vong do thuốc lá. Trong đó, khoảng 7 triệu ca tử vong do hút thuốc lá trực tiếp và khoảng hơn 1 triệu trường hợp tử vong do thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá một cách thụ động. Khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất độc hại, chẳng hạn như nicotine, carbon monoxide, acetone, arsenic, methane, polonium... và là nguyên nhân gây ra hàng chục bệnh lý nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, trong đó thường gặp nhất là những bệnh lý về tim mạch, về hô hấp, về sức khỏe sinh sản và một số bệnh ung thư,… - 90% trường hợp bị ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc lá, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính cũng do khói thuốc lá và thói quen hút thuốc lá cũng là nguyên nhân chủ yếu của 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. - Khói thuốc lá cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đối với mẹ bầu, các chất độc trong khói thuốc lá làm tăng nguy cơ sinh non, dễ bị sảy thai hoặc thai chết lưu, dễ bị nhau tiền đạo, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, bị bong nhau thai do khói thuốc lá,… Đối với thai nhi, khói thuốc lá có thể gây ra một số tác hại như sau: Khiến cho thể chất và trí não của thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, em bé khi sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh,… - Người hút thuốc lá thụ động cũng phải chịu những ảnh hưởng sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. Đối với người lớn, hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, tình trạng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ, đặc biệt nghiêm trọng khi làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vú,… Đối với trẻ em, tình trạng phơi nhiễm khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp, hen suyễn, ảnh hưởng đến sự phát triển về chức năng phổi của trẻ,… Trước khi tìm hiểu, tức ngực ngay sau khi hút thuốc lá có phải là dấu hiệu của ung thư phổi hay không, bạn cần hiểu rõ khói thuốc có ảnh hưởng như thế nào đến phổi: - Khi hút thuốc lá, khói thuốc đi qua đường miệng và bỏ qua quá trình lọc ở mũi. Đây là thói quen đưa nhiều độc tố xâm nhập vào cơ thể. - Người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn, đồng thời khả năng loại bỏ đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn người không hút thuốc lá. Không những vậy, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến nhầy và thành phần chất nhầy khiến khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc bị giảm đáng kể. Cuối cùng, chất nhầy và nhiều loại hóa chất độc hại bị giữ lại trong phổi gây cản trở sự trao đổi khí. - Do các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở của người hút thuốc dễ bị co thắt, khi hít thở gặp khó khăn hơn người bình thường do luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở. Đồng thời, những trường hợp này cũng dễ nhiễm vi khuẩn, virus, có nguy cơ bị các bệnh về phổi cao hơn so với người không hút thuốc, đặc biệt là nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Như vậy, tình trạng đau tức ngực ngay sau khi hút thuốc lá cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về phổi, trong đó có ung thư phổi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác như các bệnh lý tim mạch. Do đó, khi xuất hiện triệu chứng này, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài tình trạng đau tức ngực, người thường xuyên hút thuốc lá cũng nên chú ý với một số biểu hiện như: - Ho kéo dài: Ho kéo dài là một triệu chứng nguy hiểm, nó có thể là lời cảnh báo về nhiều căn bệnh liên quan đến phổi ở những người hút thuốc lá lâu năm. - Chán ăn, giảm cân không rõ nguyên nhân: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng dễ gây nhầm lẫn vì nó có thể xuất hiện ở một số trường hợp bệnh lý khác. - Ho ra đờm lẫn máu: Tình trạng đờm có máu là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm. Tình trạng này rất có thể là do các mạch máu trên bề mặt khối u trong phổi đã vỡ ra khiến cho máu bị lẫn trong đờm. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp CT phổi, tiến hành nội soi phế quản, sinh thiết,... Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân ung thư phổi sẽ có cơ hội kéo dài tuổi thọ và thậm chí là chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn các trường hợp bệnh nhân ung thư phổi đều được phát hiện muộn nên cơ hội điều trị thường rất thấp.;;;;;Tác hại của thuốc lá đối với những người xung quanh khi bị hút thụ động cũng nguy hiểm không hề kém người hút trực tiếp. Vì vậy từ bỏ thuốc lá không chỉ bảo vệ sức khỏe cho chính mình mà còn giúp ích cho cộng đồng và sức khỏe của như những người xung quanh. Câu trả lời là “Có”. Tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng, với những người xung quanh có thể kể đến như: Người hít phải khói thuốc lá có nguy cơ ung thư vú cao hơn cả người hút do khói thuốc chứa hàng nghìn hóa chất độc hại, trong đó trên 250 chất gây bệnh ung thư, hút thuốc lá thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. – Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân. – Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác. 2. Thuốc lá – Hiểm họa cho cả người hút chủ động và thụ động Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh sau: 2.1. Bệnh tim mạch chiếm hàng đầu Các mảng xơ vữa, tổn thương lòng mạch, gây viêm tắc mạch máu, gây đau nhức chân tay, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, giảm trí nhớ, giảm trí thông minh và khả năng học tập… 2.2. Bệnh ung thư Chủ yếu là ung thư phế quản phổi (chiếm 90%), ung thư vòm họng, miệng, thực quản (hút thuốc kèm theo uống rượu, nguy cơ ung thư vòm họng rất cao), ung thư ruột… Ở người hút thuốc, bệnh ung thư dễ phát triển hơn so với người không hút thuốc. 2.3. Bệnh hô hấp Bệnh phổi mạn tính, tắc nghẽn thông khí, viêm phế quản mạn tính là những căn bệnh hệ hô hấp phổ biến do khói thuốc lá gây nên. Đặc biệt ở người hút thuốc còn gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng tới môi trường, những người xung quanh hít phải cũng bị nhiễm độc, nguy hiểm nhất là đối với các cháu nhỏ. 2.4. Bệnh răng và lợi Viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị lung mủ, dễ rụng tự nhiên hơn. 2.5. Các bệnh khác Tăng nguy cơ loãng xương gây đau nhức thân thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu oxy mạn tính. 2.6. Đối với nam giới Hút thuốc lá thụ động và chủ động làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. 2.7. Đối với phụ nữ và thai nhi Hít thuốc lá thụ động có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Nguy cơ bị thiếu cân cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. 2.8. Đối với trẻ em Hít phải khói thuốc, trẻ em dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ. Để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, bạn nên từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay. Thêm vào đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, ít nhất 1-2 lần 1 năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.;;;;;Ở Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh xếp thứ nhất trong số 10 loại ung thư thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Nguyên nhân gây ung thư phổi là thói quen hút thuốc lá. 1. Tác hại của khói thuốc lá Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Cụ thể:Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải (còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi,... Người hút thuốc lá thụ động chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ khói thuốc Thông thường, khi chúng ta hít thở, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi, miệng - nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm rồi đi qua khí quản để vào phổi. Khi khói thuốc đi vào miệng, người hút thuốc đã bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi nên sẽ đưa nhiều độc tố vào cơ thể hơn.Người hút thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt hoặc thậm chí đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy cũng như thành phần của chất nhầy. Đôi khi, các tuyến tiết nhầy bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc. Hậu quả chính là chất nhầy bị nhiễm nhiều chất độc hại từ khói thuốc, bị giữ lại trong phổi và cản trở sự lưu thông trao đổi không khí. Hút thuốc lá gây ung thư phổi Hút thuốc cũng gây tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư phổi của những người có thói quen hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ mắc bệnh tùy thuộc vào loại tế bào ung thư.Trên thực tế, bệnh ung thư phổi nếu được phát hiện sớm thì cơ hội kéo dài cuộc sống trên 5 năm hay thậm chí chữa khỏi được là rất cao. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam, ung thư phổi vẫn là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao vì thường được phát hiện muộn. Vì vậy, phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng.
question_63648
Viêm thị thần kinh mắt là gì?
doc_63648
Nguyên nhân và cách điều trị Dây thần kinh mắt bị viêm nhiễm là bệnh lý có sự liên quan đến sự tổn thương của dây thần kinh thị giác. Khi bị viêm thị thần kinh, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu và mắt xảy ra tình trạng suy giảm thị lực. Tìm hiểu về bệnh viêm thị thần kinh mắt sẽ giúp người bệnh có các phương pháp phòng bệnh cũng như trị bệnh. Dây thần kinh mắt bị viêm sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức cũng như suy giảm thị lực. Nhờ dây thần kinh thị giác làm cầu nối dẫn truyền, não mới có thể nhận được tín hiệu hình ảnh, từ đó phân tích và đưa ra những tín hiệu truyền khác cho các cơ quan trong cơ thể để phản ứng lại với hình ảnh thu được. Trong cơ quan mắt của mỗi người sẽ có hai dây thần kinh thị giác tương ứng với hai mắt. Hai dây này có vị trí đối xứng nhau và đi về hai phía bán cầu não. Khi hai dây thần kinh này bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền hình ảnh. Đây chính là bệnh lý viêm thị thần kinh. Thông thường, sẽ chỉ có một trong hai dây thần kinh thị giác mắc bệnh, từ đó, cũng chỉ có một mắt bị ảnh hưởng và suy giảm thị lực. Chính vì điều này nên các triệu chứng của bệnh lý cũng thường chỉ xảy ra ở một bên mắt tương ứng với dây thần kinh thị giác bị viêm. 1.1. Thị lực của người bệnh suy giảm dần khi mắc viêm thị thần kinh mắt Đây là bệnh lý có thể gây ra tình trạng giảm sút thị lực tạm thời ở bên mắt có dây thần kinh bị sưng viêm. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh, mức độ ảnh hưởng và các triệu chứng cũng khác nhau. Bệnh lý về mắt này có thể tiến triển qua các giai đoạn trong vài giờ hoặc vài ngày sau viêm, thị lực của người bệnh sẽ suy giảm rõ rệt. Nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, các ổ sưng viêm được xử lý hoàn toàn thì thị giác của người bệnh sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắt không thể phục hồi lại cũng như còn có khả năng mù lòa vĩnh viễn. 1.2. Mắt có dây thần kinh bị tổn thương sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu Gần như tất cả những bệnh nhân bị viêm thị thần kinh đều sẽ có cảm giác đau nhức một bên mắt theo mức độ tăng dần song song với tiến triển phát bệnh. Mắt của người bệnh sẽ đau hơn khi tiếp xúc với ánh sáng, khói, bụi,… 1.3. Khả năng nhận biết màu sắc mất đi Độ nhạy của tế bào thần kinh trên võng mạc bị giảm sút nhiều khi người bệnh mắc viêm thị thần kinh. Chính vì vậy, khả năng nhận biết màu sắc cũng bị ảnh hưởng. Hình ảnh mà mắt của người bệnh thu lại được sẽ kém sinh động hơn, ít màu sắc hơn, hoặc nặng hơn là không thể phân biệt được các màu sắc khác nhau. 1.4. Thị trường thị giác mất đi khi bị viêm thị thần kinh mắt Thị trường thị giác là không gian tối đa mà một bên mắt có thể quan sát. Định nghĩa của thị trường thị giác thường bị nhầm lẫn với thị lực nghĩa là khả năng nhìn của mắt. Người bị viêm thị thần kinh sẽ thường bị thu hẹp hoặc biến mất hoàn toàn thị trường thị giác. 1.5. Ánh sáng có cảm giác nhấp nháy Những bệnh nhân bị mắc bệnh lý đột ngột sẽ có khả năng nhìn thấy những đốm sáng nhấp nháy không có thực, đặc biệt là khi chuyển động nhãn cầu. 2. Những nguyên do khiến cho người bệnh mắc viêm thị thần kinh mắt Dây thần kinh mắt bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt, đây là bệnh lý có liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau như: đa xơ cứng, nhiễm trùng, đái tháo đường.. Dây thần kinh thị giác có cấu tạo ở dạng bó sợi thần kinh. Tín hiệu thần kinh thị giác được truyền tới não bộ dưới dạng xung điện. Lớp myelin bao bọc bó sợi thần kinh thị giác có tác dụng bảo vệ và cách nhiệt. Viêm nhiễm dây thần kinh thị giác là bệnh lý tự miễn, nguyên nhân do hệ miễn dịch xác định nhầm và tự tấn công myelin gây ra viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh lý này còn có một nguyên nhân phổ biến khác chính là bệnh đa xơ cứng – là loại bệnh khiến cho hệ miễn dịch tự tấn công vào lớp bảo vệ myelin của não và tủy sống. Theo thống kê, trong vòng 15 năm, tỷ lệ người bệnh mắc đa xơ cứng gặp biến chứng viêm dây thần kinh mắt lên đến 50%. Bệnh tự miễn dịch có tên gọi Neuromyelitis Optica cũng có thể gây ra viêm thị thần kinh. Bệnh lý sẽ có xu hướng nặng và khó điều trị hơn so với nguyên đa xơ cứng. Ngoài những nguyên nhân trên, người bệnh cũng có thể viêm dây thần kinh mắt bởi các nguyên nhân có thể kể đến như: 2.1. Nhiễm trùng – Người bệnh bị nhiễm trùng do mắc các bệnh lý như giang mai, Lyme, sốt đầu mèo,… – Nhiễm trùng do virus viêm gan B, HIV, Herpes,… 2.2. Tiểu đường Tiểu đường có thể khiến cho nguy cơ rối loạn thần kinh mắt cao hơn, từ đó, nguy cơ gây viêm cũng cao hơn bình thường. Chính vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu của mình, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc. 2.3. Bệnh lý viêm động mạch nội sọ Viêm niêm mạc động mạch nội soi là tình trạng bệnh lý có ảnh hưởng nhiều đến lưu thông máu đến mắt và não. Những người trong độ tuổi từ 70-80 có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Theo một số nghiên cứu, thần kinh thị giác bị viêm cũng có sự liên quan đến một số thuốc điều trị hoặc quá trình xạ trị ở những vị trí trên đầu. Các loại thuốc Steroid có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm nhiễm dây thần kinh mắt. Đối với bệnh lý này, thông thường, các bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự cải thiện của tình trạng bệnh lý sau một vài tuần. Tuy nhiên, để bệnh nhanh khỏi hơn và các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân được giảm thiểu trong thời gian ngắn, các bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc Steroid. 3.1. Thuốc tiêm tĩnh mạch Steroid Để có thể cải thiện tình trạng viêm nhiễm dây thần kinh mắt nhanh chóng, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch trong một vài ngày. 3.2. Thuốc uống Steroid Thuốc uống sẽ thường được các bác sĩ chỉ định sau khi bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tiêm tĩnh mạch Steroid. Đa số các bệnh nhân bị viêm nhiễm dây thần kinh mắt đều đáp ứng tốt với các loại thuốc điều trị Steroid. Tuy nhiên, đối với các trường hợp mắt bị mất thị lực nghiêm trọng, không thể điều trị được bằng các loại thuốc thông thường sẽ cần phải can thiệp bằng phương pháp trao đổi huyết tương. Sau khi điều trị, thị lực của bệnh nhân sẽ dần hồi phục và các triệu chứng khiến cho người bệnh khó chịu cũng sẽ dần biến mất.
doc_46986;;;;;doc_6909;;;;;doc_32571;;;;;doc_55628;;;;;doc_24428
Viêm dây thần kinh mắt còn có tên gọi khác là viêm thị thần kinh. Đây là tình trạng dây thần kinh mắt ubị tổn thương gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu và giảm thị lực ở một bên mắt. Tìm hiểu về bệnh viêm thị thần kinh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị. Dây thần kinh thị giác là một trong 12 đôi của dây thần kinh sọ. Chúng có chức năng là dẫn truyền các tín hiệu hình ảnh từ mắt về thùy chẩm ở não để phân tích. Hai mắt sẽ có hai dây thần kinh và có đường đi đối xứng nhau. Viêm thị thần kinh là tình trạng viêm, nhiễm khuẩn trên một bộ phận, một điểm hoặc toàn bộ dây thần kinh thị giác. Bệnh thường xảy ra ở một bên mắt và có triệu chứng là đau và giảm thị giác. Bệnh thường gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi và nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam. Bệnh khởi phát sau khi bị nhiễm virus hoặc là nhiễm khuẩn, chấn thương, nấm, u,… Viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng viêm các bó sợi thần kinh trong mắt gây ra đau nhức và giảm thị lực 2. Triệu chứng của bệnh viêm dây thần kinh thị giác Thường thì viêm dây thần thị giác chỉ bị ở 1 dây thần kinh nên triệu chứng cũng xuất hiện ở một bên mắt độc lập. Các triệu chứng viêm thị thần kinh phổ biến nhất là: – Đau nhức: Hầu hết những người bị viêm dây thần kinh thị giác đều gặp tình trạng đau mắt. Đôi khi bạn sẽ có cảm giác đau âm ỉ ở sau mắt và cơn đau sẽ tăng lên khi chuyển động mắt. – Giảm hoặc mất thị lực ở một bên mắt: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh. Hầu hết người bệnh sẽ bị giảm thị lực tạm thời với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tình trạng này sẽ xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày, sau đó hồi phục dần dần từ vài tuần đến vài tháng. Có một số trường hợp, người bệnh bị giảm thị lực vĩnh viễn. – Mất khả năng nhận biết màu sắc: Viêm dây thần kinh mắt làm giảm độ nhạy của tế bào thần kinh trên võng mạc. Vì thế, khả năng nhận biết màu sắc của mắt cũng bị ảnh hưởng. Lúc này, người bệnh sẽ thấy hình ảnh kém sinh động hoặc không thể phân biệt màu sắc. – Ánh sáng nhấp nháy: Một số người bệnh sẽ nhìn thấy những ánh sáng nhấp nháy, không có thực khi chớp hoặc chuyển động mắt. – Giảm tầm nhìn: Khi bị viêm thị thần kinh, không gian quan sát tối đa của mắt bị ảnh hưởng sẽ thu hẹp lại hoặc biến mất hoàn toàn. Giảm thị lực ở một bên mắt là một trong những triệu chứng của viêm thị thần kinh Hầu hết các trường hợp viêm thị thần kinh đều là vô căn. Còn lại, các trường hợp có nguyên nhân thì thường liên quan đến các bệnh thần kinh như: – Bệnh đa xơ cứng: Đa xơ cứng là một bệnh lý tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tự tấn công vào vỏ bao sợi thần kinh của tủy sống và não. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm thần kinh thi giác. – Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng có thể gây ra viêm dây thần kinh thị giác là: quai bị, sởi, lao, bệnh Lyme, zona, giang mai, viêm xoang, viêm màng não,… – Viêm tủy – thị thần kinh – Phản ứng sau khi tiêm chủng – Thuốc: Một số loại thuốc thúc đẩy quá trình viêm dây thần kinh thị giác. Các biến chứng có thể gặp phải khi bị viêm dây thần kinh thị giác: – Giảm thị lực: Hầu hết người bệnh có thể lấy lại được thị lực hoàn toàn trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, tình trạng không phân biệt được màu sắc thì có thể kéo dài hoặc không hồi phục. Có nhiều trường hợp, người bệnh bị giảm thị lực vĩnh viễn dù tình trạng viêm đã được điều trị – Tổn thương dây thần kinh: Hầu hết các bệnh nhân sẽ bị tổn thương vĩnh viễn trên dây thần kinh sau một đợt viêm. Nếu tình trạng này không được theo dõi và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. – Tác dụng phụ của thuốc: Sau khi điều trị viêm dây thần kinh thị giác, có thể xảy ra tình trạng “nhờn” thuốc khiến cơ thể người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, thuốc còn gây ra các tác dụng phụ như tăng cân, viêm loét dạ dày, loãng xương, rối loạn tiêu hóa,… 5. Chẩn đoán và điều trị Viêm thị thần kinh gặp tương đối ít và cũng có khả năng hồi phục cao. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những di chứng nặng nề. 5.1 Chẩn đoán viêm dây thần kinh mắt – Chụp cắt lớp quang học để thấy được hình ảnh các dây thần kinh ở mặt sau của mắt – Chup MRI não để thấy được hình ảnh chi tiết của não – Chụp CT để thấy các hình ảnh cắt ngang của bộ não và các bộ phận khác của cơ thể Thuốc steroid có tác dụng làm giảm viêm dùng để điều trị viêm dây thần kinh mắt 5.2 Điều trị viêm dây thần kinh mắt Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm thị thần kinh nên người bệnh cần được khám toàn diện và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Khi nghi ngờ bị viêm thị thần kinh, bạn cần ngừng ngay việc dùng các chất gây nhiễm độc thần kinh. Tại mắt cần giải quyết rối loạn tuần hoàn, chống viêm và chống nhiễm trùng. Sau khi chẩn đoán và xác định nguyên nhân, bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc corticoid. Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Loại thuốc này có thể dùng được cả dạng uống lẫn dạng tiêm. Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc giãn mạch. Các tác dụng phụ thường gặp là: rối loạn giấc ngủ, tâm trạng thay đổi, đau dạ dày,… Các phương pháp điều trị viêm thị thần kinh bao gồm: – Sử dụng thuốc chống viêm corticosteroid – Truyền tĩnh mạch immunoglobulin – Tiêm interferon Lưu ý, các loại thuốc cần được kê bởi bác sĩ và bệnh nhân cần tuân thủ đúng các chỉ định để cho hiệu quả cao nhất. Tóm lại, viêm thị thần kinh là một bệnh mắt nặng, khả năng tái phát cao và để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng trong việc phục hồi thị giác, tránh để lại biến chứng và tái phát.;;;;;Viêm thị thần kinh là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi, bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau khi chuyển động nhãn cầu kèm theo mất thị lực bán cấp. Viêm thị thần kinh hay bệnh viêm thị thần kinh thị giác là hệ quả của sự thoái hóa bao myelin của dây thần kinh thị giác do nguyên nhân viêm nhiễm. Đây có thể là kết quả của tình trạng viêm tủy thị thần kinh và xơ hóa mảng rải rác. Trong đó, khi bệnh nhân bị đồng thời cả hai tình trạng là thoái hóa bao myelin và viêm tủy sống cắt ngang sẽ dẫn đến viêm tủy thần kinh. Vì lẽ đó mà viêm thị thần kinh thuộc nhóm đặc biệt của viêm tủy ngang cấp. Người bệnh sau khi bị viêm nhiễm tấn công thì bao myelin phủ ngoài sợi thần kinh thị giác sẽ bị làm cho tiêu biến. Vị trí bị mất phần lớn là ở khu vực giao thoa thị giác và tổn thương viêm ngang ở một đoạn tủy sống, thường gặp nhất là đoạn tủy lưng và tủy cổ. Người bệnh khi bị viêm thị thần kinh thì chức năng thị giác cũng bị suy giảm một cách nghiêm trọng, gây nên những cơn đau nhức và mù lòa nếu không điều trị sớm. Mất thị lực có thể xảy ra tại một bên mắt hoặc cả hai bên hay biến chứng từ bên này sang bên kia. Theo ghi nhận trước đây, viêm thị thần kinh là một trong những biến thể thuộc bệnh xơ cứng rải rác. Tuy nhiên ngày nay nó lại được xem là một bệnh lý riêng biệt. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, phổ biến nhất là ảnh hưởng của tình trạng viêm nhiễm do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Thêm vào đó, vấn đề tự miễn hoặc chấn thương cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm thị thần kinh. 2. Nhận biết viêm thị thần kinh qua một số biểu hiện đặc trưng Một số dấu hiệu bệnh nhân cần hết sức cảnh giác như sau: Nhãn cầu có cảm giác đau nhức hoặc cơn đau lan ra sau hốc mắt: cảm giác đau tăng nặng khi di chuyển nhãn cầu; Khó phân biệt màu sắc: xảy ra ở một hoặc thậm chí là ở cả hai mắt; Dấu hiệu Pulfrich: hai bên mắt bị bất cân xứng chức năng dẫn truyền thông tin vì tình trạng viêm xảy ra ở dây thần kinh một bên mắt. Vì thế bệnh nhân khi quan sát vật thể chuyển động từ đường thẳng sẽ thành đường cong; Dấu hiệu Uthoff: khi bệnh nhân bị tăng thân nhiệt do sốt hoặc vận động nhiều thì cũng gây giảm thị lực; Giảm thị lực: chức năng nhìn của một hoặc cả hai bên mắt sẽ bị giảm dần từ nhẹ đến nặng và cuối cùng là mù lòa hoàn toàn; Đồng tử ở bên mắt tổn thương sẽ bị giảm phản xạ ánh sáng; Tổn khuyết thị trường: là tập hợp những đặc điểm bất thường như ám điểm hình cung, khuyết nửa ngang thị trường, ám điểm trung tâm hoặc cạnh trung tâm, bước nhảy phía mũi; Bất thường trong khả năng nhạy cảm tương phản: hầu như bệnh nhân bị viêm thần kinh thị giác nào cũng gặp phải, tình trạng này thường đi kèm với việc suy giảm chức năng nhận diện màu sắc; Soi đáy mắt: biện pháp này giúp xác định viêm thần kinh thị giác nằm ở vị trí nào. Có khoảng ⅓ số trường hợp bệnh nhân bị viêm đĩa thị với các triệu chứng như cương tụ, phù đĩa thị, bờ hơi mờ, lồi ra và chảy máu xung quanh. Ở những trường hợp khác khi bị viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu thì khi soi đáy mắt dường như rất khó để phát hiện được tổn thương. Ngoài các triệu chứng viêm thị thần kinh thì bệnh nhân sẽ có những biểu hiện viêm tủy ngang cấp: Rối loạn cảm giác dưới đoạn tủy viêm: cảm giác kiến bò, tê bì, đau nhói hoặc bỏng rát ở lưng, cổ hay ngực,... ; Liệt cơ chi trên, chi dưới hay các cơ hô hấp (ví dụ như cơ liên sườn, cơ hoành); Rối loạn cơ tròn: bệnh nhân sẽ bị bí tiểu và táo bón. 3. Chẩn đoán và điều trị bệnh Ngoài biểu hiện của các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cũng cần dựa trên kết quả của các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng như: Chụp MRI: đây là phương pháp có tác dụng giúp xác định tổn thương tại hệ thần kinh trung ương và kiểm tra mức độ viêm thị thần kinh; Điện thế gợi thị giác: chỉ định đối với những trường hợp bệnh nhân nguy cơ cao bị viêm thị thần kinh, có thể cho kết quả bất thường mặc dù chụp cộng hưởng từ cho hình ảnh bình thường; Một số loại xét nghiệm như: xét nghiệm tốc độ máu lắng, tìm kiếm kháng thể kháng nhân, chức năng tuyến giáp, ... Trong quá trình chẩn đoán viêm thị thần kinh, cần phân biệt với các bệnh lý khác như bệnh Leber (thị thần kinh di truyền) hoặc do nhiễm độc, bệnh thiếu máu ở dây thần kinh thị giác, các bệnh về hốc mắt, u, phình mạch hay bệnh về mắt liên quan tới tuyến giáp. Có thể nói bệnh viêm thần kinh thị giác thuộc nhóm bệnh lý nghiêm trọng, việc chữa khỏi hoàn toàn là rất khó khăn nên các biện pháp điều trị chủ yếu là phòng ngừa và trì hoãn tiến triển của bệnh, nhất là trong các đợt bệnh cấp tiến triển bằng các biện pháp sau: Liệu pháp corticosteroid: điều trị đơn lẻ hoặc kết hợp cùng các loại thuốc có công dụng ức chế hệ miễn dịch, hoặc tùy trường hợp sẽ chỉ dùng đơn độc thuốc ức chế miễn dịch. Trong đó thuốc Azathioprine và Methylprednisolone là 2 loại thường được dùng kết hợp với nhau; Nếu người bệnh không đáp ứng với biện pháp trên thì chỉ định thay huyết tương, mục tiêu là loại bỏ nguyên nhân gây viêm thần kinh thị giác - các phức hợp kháng nguyên kháng thể có trong máu của người bệnh; Ổn định tình trạng của người bệnh bằng Rituximab hay những kháng thể có tác dụng chống lại tế bào B, qua đó giảm tiết kháng thể Ig G; Phối hợp các biện pháp điều trị khác.;;;;; 1. Viêm thị thần kinh và triệu chứng của bệnh Dây thần kinh thị giác có chức năng dẫn truyền tín hiệu hình ảnh từ mắt về thùy chẩm ở não để phân tích. Hai mắt sẽ có hai dây thần kinh tương ứng và có đường đi đối xứng nhau. Viêm dây thần kinh mắt là tình trạng viêm, nhiễm khuẩn trên một điểm, một bộ phận hoặc có thể trên toàn bộ dây thần kinh thị giác. Bệnh thường chỉ gặp ở 1 dây thần kinh mắt nên cũng chỉ xảy ra ở bên mắt tương ứng với dây thần kinh này. Các triệu chứng của bệnh thường gặp là: 1.1. Viêm dây thần kinh mắt làm giảm thị lực Bệnh viêm thị thần kinh thường làm giảm thị lực tạm thời ở bên mắt bị ảnh hưởng. Tùy vào giai đoạn bệnh mà mức độ ảnh hưởng sẽ có sự khác nhau. Ở giai đoạn vài ngày sau viêm, thị lực sẽ giảm rõ rệt. Khi bệnh viêm dây thần kinh thị giác được cải thiện, thị lực sẽ dần hồi phục. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt thị lực không phục hồi mà còn ngày càng suy giảm thậm chí là mất đi hoàn toàn. Giảm thị lực một bên mắt là triệu chứng điển hình của viêm dây thần kinh thị giác 1.2. Viêm dây thần kinh mắt gây đau nhức một bên mắt Bệnh viêm thị thần kinh gây đau nhức một bên mắt bị tổn thương. Mức độ đau từ trung bình đến đau nặng, có khi đau dữ dội. Khi mắt cử động hoặc bị ánh sáng kích thích, cơn đau thường nghiêm trọng hơn. 1.3. Mất khả năng nhận diện màu sắc Viêm dây thần kinh thị giác khiến độ nhạy của tế bào thần kinh trên võng mạc bị giảm đi vì thế mà khả năng nhận biết màu sắc cũng bị tác động. Lúc bị viêm, người bệnh nhìn thấy hình ảnh kém sinh động hơn. Nặng nhất là bệnh nhân không thể phân biệt được các màu sắc. 1.4. Mất thị trường thị giác Thị trường thị giác là không gian tối đa mà một bên mắt quan sát được. Khi bị viêm dây thần kinh thị giác, thị trường của bên mắt viêm bị thu hẹp hoặc có thể biến mất hoàn toàn. 1.5. Cảm giác ánh sáng nhấp nháy Một số người bị viêm thị thần kinh đột ngột nhìn thấy những đốm sáng nhấp nháy ảo ảnh, khi di chuyển nhãn cầu tình trạng này tăng lên. Các biến chứng của bệnh viêm dây thần kinh thị giác bao gồm: – Giảm thị lực: đây là triệu chứng phổ biến của bệnh. Hầu hết người bệnh có thể lấy lại thị lực hoàn toàn trong một vài tháng. Một số khác không phân biệt được màu sắc có thể lâu hồi phục và không hồi phục. Một số trường hợp bị giảm thị lực vĩnh viễn dù bệnh đã được điều trị. – Tổn thương dây thần kinh: hầu hết các bệnh nhân sẽ bị tổn thương vĩnh viễn trên dây thần kinh sau khi bị viêm. Tình trạng này cần được theo dõi và điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm. – Tác dụng phụ của thuốc: quá trình điều trị viêm dây thần kinh thị giác có thể khiến cơ thể bị “nhờn” với thuốc. Khi bị nhờn thuốc, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng cân, viêm loét dạ dày, loãng xương hoặc rối loạn tiêu hóa. – Nhìn chung hầu hết các trường hợp viêm dây thần kinh thị giác có thể hồi phục hoàn toàn và không gây ra biến chứng khác. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp biến chứng khiến thị lực bị suy giảm kéo dài hoặc vĩnh viễn sau một đợt viêm cấp tính. Do đó ngay khi có triệu chứng, người bệnh cần đi khám để được điều trị sớm. Việc tìm kiếm nguyên nhân và tích cực điều trị là vô cùng cần thiết. Mục đích giảm nguy cơ bệnh tái phát cũng như ngăn chặn biến chứng mất thị lực vĩnh viễn. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân chính xác dẫn tới bệnh viêm thị thần kinh. Bệnh có thể hình thành do tác động của một số bệnh lý nguy hiểm như: – Đa xơ cứng – Nhiễm trùng: Nhiễm trùng ở một số cơ quan có thể gây ra viêm thị thần kinh như nhiễm trùng do vi khuẩn có trong bệnh giang mai, sốt đầu mèo, Lyme, virus viêm gan B, HIV, … – Bệnh lupus ban đỏ – Bệnh tiểu đường – Bệnh viêm động mạch nội sọ – Tác dụng phụ của một số loại kháng sinh khiến tình trạng viêm diễn ra nhanh và nghiêm trọng hơn. – Tuổi tác và giới tính: bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20-40, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này cao hơn nam giới. Một số trường hợp viêm thị thần kinh bị mất thị lực vĩnh viễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống 4. Các phương pháp điều trị viêm dây thần kinh mắt Tùy vào tình trạng viêm và nguyên nhân gây bệnh, mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị khác nhau. Tình trạng viêm nhiễm, tổn thương dây thần kinh thị giác cần được điều trị toàn diện cùng với các chuyên khoa khác như tai mũi họng, truyền nhiễm, dị ứng, thần kinh. Sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân viêm dây thần kinh thị giác sẽ được điều trị bằng: – Corticoid – Kháng sinh – Steroid đường uống và tiêm… Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến cải thiện tình trạng viêm dây thần kinh thị giác Tùy thuộc vào thể trạng từng người cũng như tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Bệnh nhân nên tuân thủ hoàn toàn với phác đồ điều trị, theo dõi sát sao triệu chứng cá nhân và báo ngay với bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường. Tóm lại, viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng viêm làm ảnh hưởng đến thị lực. Triệu chứng điển hình là suy giảm thị lực một bên mắt và đau nhức khi mắt cử động. Hầu hết các trường hợp viêm thị thần kinh đều hồi phục thị lực hoàn toàn, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ thị lực suy giảm hoặc biến mất vĩnh viễn. Do đó, việc thăm khám sớm để điều trị tích cực là vô cùng cần thiết, hãy đến ngay chuyên khoa Nội thần kinh khi có triệu chứng của bệnh.;;;;;Bệnh viêm thị thần kinh là dạng tổn thương thần kinh thường gặp ở nữ giới, nếu không điều trị tốt bệnh có thể gây mất thị lực và các rối loạn khác. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, cần xét nghiệm chẩn đoán cẩn thận mới có thể xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả. 1. Tìm hiểu về bệnh viêm thị thần kinh Khi nhắc tới tên bệnh viêm thị thần kinh, chắc hẳn nhiều người cảm thấy xa lạ song đây không phải bệnh lý hiếm gặp, liên quan đến tình trạng viêm nhiễm và thoái hóa bao myelin của dây thần kinh thị giác. Đối tượng mắc bệnh thường là phụ nữ trẻ tuổi. Khởi phát bệnh thường là bệnh xơ hóa mảng rải rác và viêm tủy thị thần kinh, sau đó mới tiến triển thành viêm thị thần kinh. Trong đó viêm tủy thị thần kinh là bệnh nghiêm trọng, kết hợp giữa thoái hóa bao myelin dây thần kinh thị giác và viêm tủy sống cắt ngang. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mắt và thị giác của người bệnh, nếu không điều trị tốt bệnh không những gây đau nhức, khó chịu mà có thể dẫn tới mù lòa. Tình trạng mất thị lực do viêm thị thần kinh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. Người bị biến chứng mù 1 bên mắt do viêm thị thần kinh rất dễ lan đến bên mắt đối diện. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, không phải trường hợp nào cũng xác định được chính xác. Trong đó, phổ biến nhất là viêm thị thần kinh biến chứng sau viêm nhiễm giác mạc, viêm mắt do virus, nấm hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, tổn thương do chấn thương, khối u bất thường hoặc bệnh lý tự miễn cũng dẫn tới viêm thị thần kinh. Viêm thị thần kinh gây ra các triệu chứng tại bên mắt bị ảnh hưởng, sau đó lan nhanh chóng sang bên mắt còn lại. Các dấu hiệu triệu chứng bệnh bao gồm: 2.1. Rối loạn khả năng nhận biết màu sắc Triệu chứng này ban đầu thường chỉ xảy ra ở bên mắt bị viêm thị thần kinh, sau đó lan đến cả hai bên mắt. Rối loạn này khiến người bệnh không thể nhận biết màu sắc, điển hình hơn dấu hiệu suy giảm thị lực. 2.2. Suy giảm thị lực Mức độ suy giảm thị lực trong bệnh viêm thị thần kinh có thể từ giảm mức độ nhẹ cho đến mù lòa hoàn toàn, cũng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt. 2.3. Đau nhức nhãn cầu Đây là triệu chứng điển hình để phân biệt viêm thị thần kinh với các bệnh viêm, đau mắt khác. Cảm giác đau thường tăng khi bệnh nhân chuyển động nhãn cầu, khiến khả năng nhìn gặp nhiều khó khăn. Khi xảy ra triệu chứng này, thị giác cũng thường suy giảm nghiêm trọng cho đến mất thị lực hoàn toàn. 2.4. Dấu hiệu Pulfrich Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm thị thần kinh khiến khả năng dẫn truyền thần kinh của hai bên mắt không tương xứng. Vì thế người bệnh dễ nhìn thấy vật thể chuyển động theo đường cong thay vì đường thẳng như thông thường. 2.5. Dấu hiệu Uthoff Đây là triệu chứng suy giảm thị lực tương ứng với bệnh nhân khi vận động nhiều hoặc sốt khiến cho thân nhiệt tăng lên. 2.6. Nhạy cảm tương phản Đa phần bệnh nhân viêm thị thần kinh thường bị nhạy cảm tương phản bất thường, kết hợp với giảm khả năng nhận biết màu sắc nguy hiểm hơn cả giảm thị lực. 2.7. Giảm phản xạ ánh sáng Thông thường tình trạng này chỉ xảy ra ở bên mắt bị viêm thị thần kinh, đây có thể là dạng tổn thương đồng tử Marcus Gunn hoặc tổn thương hướng tâm tương đối. 2.8. Triệu chứng khi soi đáy mắt Khi nghi ngờ bệnh nhân bị viêm thị thần kinh, soi đáy mắt sẽ được thực hiện và giúp xác định được vị trí tổn thương chính xác, cùng với đó là dấu hiệu cương tụ, đĩa thị phù, bờ hơi mờ kèm xuất huyết xung quanh. Nếu viêm thị thần kinh ở dạng hậu nhãn cầu thì thường không phát hiện được tổn thương khi soi đáy mắt. 2.9. Tổn khuyết thị trường Đây là bất thường liên quan đến ám điểm trung tâm, ám điểm hình cung, ám điểm cạnh trung tâm, khuyết nửa ngang thị trường,… Nếu viêm thị thần kinh liên quan đến viêm tủy ngang cấp, người bệnh còn có các triệu chứng tổn thương điển hình như: 2.10. Liệt cơ Cơ liệt có thể là cơ vùng chi trên, chi dưới hoặc cơ hô hấp, đều gây ra các biến chứng nguy hiểm. 2.11. Rối loạn cảm giác bên dưới vùng tủy viêm Gồm các triệu chứng tê bì, bỏng rát, đau nhói ở cổ, lưng, ngực,… 2.12. Rối loạn cơ tròn Bệnh nhân có thể bị táo bón, bí tiểu khi rối loạn cơ tròn. 3. Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm thị thần kinh Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán bằng phương pháp cận lâm sàng như: Cộng hưởng từ MRI, điện thế gợi thị giác,… Ngoài ra, để phân biệt các nguyên nhân khác ngoài viêm thị thần kinh, cần xét nghiệm tốc độ máu lắng, xét nghiệm tìm kháng thể kháng nhân, xét nghiệm chức năng tuyến giáp,… Bệnh lý dễ nhầm lẫn với viêm thị thần kinh là bệnh thiếu máu đầu dây thần kinh thị giác, bệnh thị thần kinh di truyền hoặc nhiễm độc, chèn ép dây thần kinh thị giác,… Cần đánh giá, viêm thị thần kinh là bệnh thần kinh nặng, rất khó để điều trị. Hiện nay các phương pháp điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng và mức độ nguy hiểm của triệu chứng cũng như kiểm soát tiến triển bệnh. Các phương pháp thường điều trị viêm thị thần kinh gồm: Liệu pháp Corticosteroid đơn thuần hoặc phối hợp với thuốc ức chế miễn dịch. Thay huyết tương khi bệnh nhân không đáp ứng với Corticosteroid để loại bỏ phức hợp kháng nguyên kháng thể gây viêm thị thần kinh. Dùng kháng thể chống lại tế bào B hoặc Rituximab để giảm sản xuất kháng thể Ig G, ổn định triệu chứng bệnh. Thuốc giảm triệu chứng và bất thường liên quan.;;;;;Viêm thị thần kinh cấp là một bệnh lý có liên quan đến dây thần kinh thị giác bị tổn thương, điều này gây ra cảm giác bị đau nhức mắt và thị lực có thể bị suy giảm ở 1 bên mắt. Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này nên cần phải xác định chính xác nguyên nhân thì mới có thể điều trị bệnh dứt điểm. Tìm hiểu về căn bệnh này sẽ giúp việc phòng ngừa bệnh này tốt hơn. 1.Những thông tin về bệnh viêm thị thần kinh Dây thần kinh thị giác có chức năng dẫn truyền thông tin về hình ảnh từ võng mạc của mắt về não (thùy chẩm) để não bộ phân tích những tín hiệu đó, dây thị giác là 1 trong 12 đôi dây thần kinh sọ não. Từng dây thần kinh thị giác đảm nhiệm công việc dẫn truyền cho từng mắt ở một vùng thị trường riêng mỗi bên. Đường đi của hai dây thần kinh này là đối xứng nhau về hai phía của bán cầu não. Viêm dây thần kinh thị giác sau khi chữa khỏi có thể khôi khục lại khả năng nhìn Có một số bệnh như bệnh đa xơ cứng, viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc một số bệnh liên quan đến miễn dịch như bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh viêm thị thần kinh cấp. Khi mắc những căn bệnh này dẫn đến viêm dây thần kinh thị giác khiến cho thị lực người mắc bị suy giảm. Tuy nhiên, sau khi điều trị khỏi và dứt điểm các bệnh trên thì dây thần kinh thị giác cũng hồi phục dần và thị lực của người bệnh có thể lấy lại được gần như hoàn toàn. Khi người bệnh được điều trị bằng thuốc chứa steroid có thể quan sát thấy khả năng và tốc độ hồi phục khả năng nhìn khá nhanh chóng. 1.2. Những triệu chứng của căn bệnh viêm thị thần kinh cấp Thông thường, bệnh viêm thị thần kinh hay viêm dây thần kinh thị giác chỉ làm ảnh hưởng đến 1 bên mắt. Nếu cả hai bên mắt đều có vấn đề nào đó thì nên nghĩ đến một căn bệnh nào khác chứ không riêng gì bệnh viêm dây thần kinh thị giác. Những triệu chứng điển hình của căn bệnh viêm dây thần kinh thị giác đó là: – Đau và nhức mắt: Đa số, căn bệnh viêm dây thần kinh thị giác sẽ khiến cho người mắc có cảm giác đau và nhức mắt từ mức độ trung bình cho đến nặng. Cơn đau nhức luôn tồn tại âm ỉ bên trong mắt, nếu người bệnh cử động mắt sẽ gây ra cảm giác đau dữ dội hơn. – Một mắt bị mất thị lực sau khi bệnh đã bắt đầu tiến triển sau một vài giờ hoặc 1 vài ngày . Ban đầu, cảm giác nhìn mờ có thể không rõ rệt nhưng sau đó vài ngày cảm giác sẽ tăng lên rõ ràng kèm theo những triệu chứng khác như nhức đầu thì người bệnh cần đi khám và điều trị ngay. Đến khi những tổn thương, viêm nhiễm ở dây thần kinh thị giác được chữa trị, thị lực có thể hồi phục gần như hoàn toàn. Chỉ một số ít có biến chứng thì có thể mất khả năng nhìn vĩnh viễn. – Thị trường của mắt bị mất: Thị trường của mắt là vùng không gian mà mỗi bên mắt có thể quan sát được. Khi bị viêm thị thần kinh, thị trường của một bên mắt có thể bị thu hẹp hoặc mất hẳn 1 bên. – Mất thị lực về màu sắc. Khi bị viêm thần kinh thị giác, những tế bào nhạy sáng ở võng mạc cũng bị ảnh hưởng và viêm. Vì vậy, những tế bào này có thể không truyền dẫn được màu sắc đến não bộ làm cho hình ảnh của đồ vật sẽ không còn màu sắc hoặc hình ảnh kém sinh động hơn, người mắc không có khả năng phân biệt các màu với nhau. – Xuất hiện ánh sáng nhảy. Một số người bệnh bị viêm thị thần kinh sẽ có cảm giác xuất hiện những đốm sáng lóe lên trong mắt và nhấp nháy như ánh đèn. Hiện tượng này sẽ tăng dần mật độ lên, nhất là khi người bệnh có sự dịch chuyển mắt. Nếu thấy xuất hiện triệu chứng của viêm thị thần kinh cần đi khám ngay Bệnh viên dây thần kinh thị giác nếu để nặng có thể gây nên những hậu quả nặng nề, bệnh khi tiến triển có thể đi kèm với nhiều triệu chứng tổn thương thần kinh khác như tê yếu chi, rối loạn tri giác. Nếu để lâu không ngăn chặn bệnh kịp thời có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn. Chính vì vậy khi nhận thấy một số triệu chứng căn bản của bệnh, hay nhanh tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. 2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh viêm thị thần kinh Chưa có một nguyên nhân làm được khẳng định chính xác là nguy cơ gây nên bệnh viêm thị thần kinh. Tuy nhiên cũng có một số giả định khi xác định nguyên nhân của bệnh viêm dây thần kinh thị giác đó là hệ quả của việc hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm lớp màng bọc dây thần kinh, khiến cho vùng đấy bị viêm và thương tổn. Chất bao phủ dây thần kinh thị giác gọi là myelin có chức năng là giúp dòng xung điện di chuyển nhanh chóng từ nơi tiếp nhận thông tin là võng mạc não cho đến não bộ, đây là nơi chuyển đổi thông tin thành thông tin thị giác. Vì myelin bị tổn thương nên việc dẫn truyền các tín hiệu hình ảnh bị ảnh hưởng, thị lực bị suy giảm. Tuy không xác định được nguyên nhân chính xác nhưng những bệnh lý sau được cho rằng có liên quan đến căn bệnh viêm thị thần kinh: Một số bệnh lý có thể gây ra bệnh viêm thị thần kinh – Bệnh đa xơ cứng hay còn gọi là bệnh xơ cứng rải rác là một bệnh điển hình mà các myelin bao quanh dây thần kinh và tủy bị tấn công. Với những trường hợp bị viêm dây thần kinh thị giác sẽ có 50% nguy cơ tiến triển thành bệnh đa xơ cứng trong suốt cuộc đời. Nguy cơ này có thể được phát hiện thông qua cách chụp cộng hưởng từ sọ não. Nhiều tổn thương trên não được phát hiện thì biểu hiện của bệnh sẽ càng rõ ràng và nặng nề. – Một số bệnh liên quan đến nhiễm trùng như: Lyme, sốt mèo cao, giang mai, sởi, quai bị, mụn rộp, nhiễm khuaarn, virus đều có khả năng dẫn đến biến chứng là viêm dây thần kinh thị giác – Thuốc cũng có thể là tác nhân gây nên bệnh viêm dây thần kinh thị giác như quinine và một số loại kháng sinh đặc biệt. Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu chỉ ra những yếu tố nguy cơ gây ra căn bệnh viêm thị thần kinh đó là: – Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra đối với những người lớn từ 20 tuổi đến 40 tuổi, ít gặp ở trẻ em – Giới tính: Theo thống kê, phụ nữ thường dễ mắc căn bệnh này hơn là nam giới – Màu da: Trong một số quan sát những người da trắng thường mắc căn bệnh này nhiều hơn so với người da đen. – Di truyền: Do một số nguyên nhân đột biến gem mà người đó có thể nhạy cảm hơn vơi những tác nhân gây nên căn bệnh này. Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh viêm thị thần kinh cấp, hi vọng sẽ có nhiều bạn đọc cảm thấy hữu ích.
question_63649
Khó nuốt ở trẻ em: Cách nhận diện và xử lý
doc_63649
Trẻ không nuốt hết thức ăn (do trẻ không muốn ăn hoặc do bệnh lý) là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ khiến các bậc phụ huynh “đau đầu”. Nuốt khó ở trẻ em có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi về khẩu phần dinh dưỡng, sự tăng trưởng và phát triển. Vì vậy cha mẹ cần phải xác định chính xác nguyên nhân để tìm cách xử lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nhận diện và xử lý khó nuốt ở trẻ em. Khó nuốt là tình trạng phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực để đẩy thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng xuống đến dạ dày. Khó nuốt đôi khi cũng gây đau đớn. Trong một số trường hợp còn có thể không thể nuốt thức ăn. Quá trình nuốt và thở xảy ra chung trong hầu họng nên khi có các vấn đề của một trong các quá trình này, hoặc sự thiếu đồng bộ của nuốt và thở đều có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ đường hô hấp của trẻ khi nuốt và ăn chất lỏng và thức ăn an toàn.Theo thống kê, tình trạng khó nuốt ở trẻ chỉ chiếm 1% trong tổng dân số nói chung. Nuốt khó có thể gây bất lợi tới phổi cũng như ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trẻ 2. Cách nhận diện chứng khó nuốt Hành vi ăn hoặc uống ở trẻ em có thể được chia thành bốn giai đoạn chính:Giai đoạn ở miệng bao gồm: Bú hoặc nhai, vận động để vận chuyển, đẩy thức ăn xuống họng. Kích hoạt phản xạ nuốt. Giai đoạn hầu: Vận chuyển thức ăn thông qua họng. Giai đoạn thực quản: Vận chuyển thức ăn qua thực quản và xuống dạ dày. Trẻ không muốn ăn mặc dù có khả năng ăn có biểu hiện giống với biểu hiện khó nuốt do rối loạn kỹ năng.Các triệu chứng điển hình khi trẻ bị chứng khó nuốt:Biểu hiện ở giai đoạn miệng:Mất phản xạ ở miệng như: Mút sữa yếu, thiếu sự phối hợp trong quá trình bú và mút, chưa trưởng thành động tác cắn hoặc nhai, rối loạn động tác cắn hoặc nhai, động tác tống thức ăn và chặn thức ăn kém.Phản xạ nuốt:Trẻ mất phản xạ nuốt, trì hoãn kích thích phản xạ nuốt, không có sự phối hợp động tác của bú/nuốt/hít thở.Giai đoạn hầu:Khi thức ăn xuống họng gây xâm nhập thanh quản, trẻ có biểu hiện hít sặc, nghẹn, tồn đọng thức ăn ở họng, trào ngược mũi họng. Khó nuốt ở trẻ em có thể do bệnh lý hoặc do bé không muốn ăn 3. Nguyên nhân gây khó nuốt ở trẻ em Trẻ em bị khó nuốt có thể do:Trẻ em bị bại não, tổn thương não do mắc phải/chấn thương, các rối loạn thần kinh cơ khác. Trẻ bị dị tật sọ mặt, dị tật đường dẫn khí. Mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh về tiêu hóa, chấn thương khi ăn. Bị hở môi hoặc hở vòm miệng. Trẻ sinh non, sinh nhẹ cân cũng có nguy cơ bị chứng khó nuốt. 4. Biến chứng khi trẻ khó nuốt Trẻ bị suy dinh dưỡng, mất nước: Khó nuốt gây khó khăn trong việc cung cấp thực phẩm và chất lỏng nuôi dưỡng cơ thể, đặc biệt trẻ trong giai đoạn ăn dặm cũng như giai đoạn cần bổ sung dinh dưỡng nhiều. Khi bị khó nuốt trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và mất nước.Gặp vấn đề về hô hấp. Nếu thức ăn đi vào đường hô hấp, nếu trẻ cố gắng nuốt sẽ gây ra các vấn đề hô hấp hoặc nhiễm trùng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng hô hấp trên.Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhi có các chẩn đoán bệnh lý ở đa cơ quan, bên cạnh khó nuốt, nguy cơ lớn nhất là xuất hiện viêm phổi. Tình trạng trẻ khó nuốt làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và mất nước 5. Xử lý khó nuốt ở trẻ em Để chẩn đoán trẻ có bị chứng khó nuốt không, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng các kỹ thuật:Chiếu X quang tăng sáng truyền hình (VFSS) và đánh giá tình trạng nuốt qua nội soi ống mềm (FEES) là những công cụ đánh giá phổ biến nhất được sử dụng trong khó nuốt ở trẻ. VFSS cho phép đánh giá tất cả các giai đoạn nuốt.Xét nghiệm FEES: FEES cung cấp hình ảnh của thanh quản và vùng hạ hầu trước và sau (nhưng không phải trong) giai đoạn nuốt ở hầu, giúp phát hiện các khiếm khuyết về cấu trúc và sinh lý nuốt, cũng như đánh giá về nguy cơ hít sặc. FEES là một công cụ an toàn và hiệu quả để đánh giá nuốt khó ở trẻ em và cũng cho phép đánh giá cảm giác họng thanh quản ở trẻ.Trong điều trị can thiệp cho trẻ em có vấn đề nuốt ở giai đoạn miệng thường bao gồm cho trẻ thực hiện các bài tập nhằm nâng cao kỹ năng cảm giác và/hoặc kỹ năng vận động cần thiết cho việc ăn uống. 6. Chăm sóc, điều trị chứng khó nuốt ở trẻ em Sử dụng sản phẩm đặc để giúp trẻ dễ nuốt thức ăn. Sử dụng gelatin kết hợp với bánh quy, trái cây xay nhuyễn, bánh ngọt,...Dùng bột mì hoặc bột bắp để làm chất lỏng trở nên đặc.Sử dụng các sản phẩm dịch đặc bán sẵn để điều chỉnh độ đặc của chất lỏng. Ngũ cốc từ gạo dành cho trẻ nhỏ hoặc ăn liền, cho trẻ ăn sữa chua, váng sữa,...Thay đổi kết cấu hoặc kích thước của các loại thức ăn đặc bằng cách luộc, nướng, trộn, nghiền hoặc xay nhuyễn thức ăn để giúp trẻ dễ ăn hơn. Sử dụng các dụng cụ nuôi ăn chuyên biệt như dùng bình sữa, núm vú, thìa, muỗng,...Thay đổi tư thế và/hoặc ghế ngồi; thay đổi tốc độ đút thức ăn bằng cách cho trẻ ăn từ từ. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ cho trẻ. Nghe theo sự tư vấn, chỉ dẫn của bác sĩ. Cho trẻ đi tái khám định kỳ.org
doc_37988;;;;;doc_51284;;;;;doc_63348;;;;;doc_27841;;;;;doc_4542
Có những người ăn chậm, nhai kỹ nhưng vẫn không thể nuốt hoặc rất khó nuốt, khi nuốt kèm đau rát. Khi có hiện tượng này, đừng chủ quan vì đôi khi đây là dấu hiệu báo động của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khó nuốt xảy ra khi có bất kỳ bất thường nào ở các cơ quan tham gia trong hoạt động nuốt; hoặc khi có tắc nghẽn đường di chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Khó nuốt thường do các nguyên nhân sau: - Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; tâm vị không giãn; trào ngược dạ dày - thực quản; các tổn thương về thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ; tổn thương cột sống; các bệnh lý nội khoa khác như xơ cứng bì, đái tháo đường, nhược cơ,... - Khó nuốt thường gặp ở người cao tuổi, sa sút trí tuệ, càng lớn tuổi hiện tượng khó nuốt càng tăng. Còn khó nuốt ở trẻ em là do hệ thần kinh chi phối hoạt động của trẻ chưa hoàn thiện, thường gặp ở một số trẻ đẻ non, nhẹ cân. - Khó nuốt do có dị tật bẩm sinh như hở màn hầu, lưỡi to, môi nứt,... - Khó nuốt do tắc nghẽn: do dị vật, túi thừa ở thực quản, hẹp thực quản sau biến chứng của bệnh lý ở thực quản; các khối u, polyp, sẹo do bỏng,… Biểu hiện chung của khó nuốt thường gây ho, nghẹn, cảm giác thức ăn bị vướng ở cổ họng, vướng lại trong ngực dọc theo xương ức, tăng tiết nước bọt, sặc thức ăn lên mũi… Riêng ở trẻ sẽ khó cho ăn, nước dãi chảy nhiều, ăn lâu trên 30 phút, bị trớ thường xuyên, hay hắt hơi sau khi ăn, giọng nói bị biến đổi sau khi ăn, giảm cân, hay tái phát viêm phổi,… Điều trị chứng khó nuốt Khó nuốt gây ra nhiều hậu quả như viêm họng, khàn tiếng, không dám ăn, suy dinh dưỡng, rối loạn nước và chất điện giải. Do sặc thức ăn, nước uống sẽ gây các biến chứng nhiễm trùng tại chỗ, viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi. Với những trường hợp khó nuốt do dị vật vào phổi gây co thắt thanh quản, suy hô hấp, tỷ lệ tử vong rất cao. Khi triệu chứng khó nuốt lặp lại thường xuyên, bệnh nhân cần đi khám tại khoa tiêu hóa hoặc tai mũi họng để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị rối loạn nuốt tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí gây bệnh. Nếu khó nuốt do rối loạn vận động ở vùng hầu họng thì sẽ phải thực hiện một số bài tập, học một số kỹ thuật để kích thích phản xạ nuốt, thay đổi chế độ ăn cho phù hợp để không bị sặc. Với chứng khó nuốt do hẹp thực quản thì nong bằng bóng qua nội soi. Trường hợp polyp, khối u, túi thừa hầu họng thì cần phẫu thuật cắt bỏ. Viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, nhiễm khuẩn thì được điều trị bằng thuốc. Trường hợp các cơ quan vùng hầu họng không thể phục hồi, khó nuốt nghiêm trọng thì phải cần đến sự hỗ trợ của ống bơm để bơm thức ăn nước uống và dạ dày. Riêng ở trẻ em, nếu nguyên nhân là do vùng hầu họng chưa phát triển hoàn thiện thì có thể kích thích trẻ cười, nói để giúp thực quản mở rộng hơn. Để dự phòng, khi ăn nên ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ… để tránh ho, sặc, dị vật rơi vào đường thở. Khi trông nom trẻ, không nên cho trẻ ngậm, mút đồ chơi. Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh ăn những thức ăn chua, cay, nóng. Ăn uống lành mạnh để phòng bệnh ung thư thực quản.;;;;; Khó nuốt khá phổ biến khi ăn, uống hay nuốt nước bọt có thể gặp cả ở trẻ nhỏ và người lớn. Chứng khó nuốt rất nguy hiểm đặc biệt với trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ, khó nuốt thường đi kèm với biểu hiện quấy khóc nhiều, đau, tím tái người thường xuất phát từ vùng họng, thực quản bị tổn thương do nuốt phải dị vật. Khó nuốt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng Hãy cảnh giác nếu chứng khó nuốt xuất hiện cùng với một số triệu chứng ung thư vòm họng khác như: Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chứng khó nuốt, chủ yếu do thực quản, miệng hầu có vấn đề. Quá trình nuốt được thực hiện khi lưỡi đẩy thức ăn vào mặt sau cổ họng, cơ co thắt một cách nhanh chóng di chuyển thức ăn qua cổ họng di chuyển đến thực quản – cơ quan nối miệng với dạ dày. Các cơ co thắt ở trên cùng và dưới cùng của thực quản mở và đóng để đảm bảo không bị dịch axit dạ dày tràn vào. 2.1. Khó nuốt liên quan đến thực quản thường do một số nguyên nhân bạn cũng có thể có triệu chứng khó nuốt nếu có khối u phát triển tại thực quản 2.2. Khó nuốt xuất phát từ vùng miệng hầu có thể do một số nguyên nhân Ngoài những nguyên nhân chính ở trên, một số trẻ nhỏ sinh non, thiếu cân, bị viêm màng não… cũng gặp tình trạng khó nuốt. Khó nuốt rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bởi nó có thể dẫn đến các biến chứng như suy dinh dưỡng, mất nước, nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi tái phát thường xuyên… Nếu khó nuốt xảy ra khi bạn bị ung thư vòm họng, thì việc chẩn đoán, lên phác đồ điều trị cần được thực hiện sớm, tránh để bệnh nhân suy kiệt vì dinh dưỡng. Để chẩn đoán, kiểm tra chứng khó nuốt, bác sĩ thường chỉ định một số xét nghiệm như chụp X quang, nội soi thực quản, họng… Trường hợp có liên quan đến ung thư vòm họng, sinh thiết mô nghi ngờ bất thường cũng thường được chỉ định.;;;;;Chứng khó nuốt là một dấu hiệu bệnh lý của hầu họng hoặc thực quản. Chứng khó nuốt có thể xảy ra ở bất cứ người nào nhưng thường gặp nhất ở người lớn tuổi, những trẻ sinh non, những người tổn thương não hoặc hệ thần kinh. Nhiều rối loạn gây ra chứng khó nuốt Bình thường, các cơ ở hầu, thực quản co thắt để tống thức ăn và dịch từ miệng xuống dạ dày. Có hai loại rối loạn có thể làm thức ăn hoặc dịch khó đi xuống dạ dày: Một là các cơ và thần kinh giúp đẩy thức ăn qua hầu và thực quản không làm việc tốt, tình trạng này xảy ra trong các trường hợp: Bệnh nhân bị đột quỵ hoặc tổn thương não hay tủy sống; Chứng co thắt thực quản, đa xơ hóa, chứng loạn dưỡng cơ, bệnh Parkinson; Bị viêm sưng hầu họng, thực quản, thanh quản, viêm đa cơ; Co thắt thực quản: các cơ thực quản đột ngột co thắt lại; Xơ cứng bì: làm cho các mô của thực quản trở nên cứng và hẹp lại, hoặc làm cho cơ ở đoạn thấp thực quản bị yếu đi, gây ra tình trạng thức ăn và acid dạ dày trào ngược lên hầu và miệng. Hai là bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản, xảy ra trong các rối loạn: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dịch acid dạ dày đi ngược lên thực quản, có thể gây loét ở thực quản, gây ra các u sùi, làm cho thực quản bị hẹp hơn làm khó nuốt; Viêm thực quản: do trào ngược, bị nhiễm khuẩn, dị vật thực quản, do phản ứng dị ứng với thức ăn; Lưới thực quản: thường xuất hiện khi có một mảnh mô nhỏ nhô ra từ thành của thực quản; Túi thừa: do sự xuất hiện các túi nhỏ ở thành thực quản hoặc thành hầu, chúng xuất hiện từ bẩm sinh, hoặc phát triển dần theo thời gian; Các u thực quản: phát triển trong thực quản có thể là ung thư hoặc là u lành tính; Dị vật thực quản: thức ăn hoặc vật lạ kẹt lại trong hầu họng hoặc thực quản; Các khối u bên ngoài thực quản, như là hạch bạch huyết, u, ép vào thực quản. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt. Ở người cao tuổi, chứng khó nuốt là do sự lão hóa thực quản. Biểu hiện khó nuốt Khó nuốt thường biểu hiện ở các mức độ khác nhau: Tự nhiên xuất hiện khó nuốt rồi biến mất, khó nuốt nhẹ hay nặng, hoặc ngày càng nặng hơn. Khi bị chứng khó nuốt, bệnh nhân thường thấy các triệu chứng như sau: Khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc nước uống trong lần nuốt đầu tiên của bữa ăn; Nôn ọe, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt; Thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi vừa nuốt vào; Bệnh nhân cảm thấy thức ăn hoặc dịch mắc nghẹt lại ở một phần nào đó của thực quản; Bị đau khi nuốt thức ăn; Bị đau hay cảm thấy nặng ngực hoặc bị chứng ợ nóng; Sụt cân do không cung cấp đủ dinh dưỡng. Chăm sóc và chữa trị Điều trị chủ yếu là giải quyết các nguyên nhân gây khó nuốt. Việc điều trị bao gồm hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập cho cơ nuốt. Nếu bệnh nhân bị các tổn thương não, các dây thần kinh, cơ, thì cần phải tập luyện để các cơ hoạt động phối hợp nhịp nhàng giúp cho phản xạ nuốt diễn ra thuận lợi. Trong chế độ ăn cũng cần thay đổi các loại thức ăn cho phù hợp với tình trạng bệnh tật để bệnh nhân dễ nuốt thức ăn. Chẳng hạn thay thức ăn đặc bằng thức ăn lỏng để có thể nuốt được dễ dàng hơn. Dùng phương pháp nong giãn thực quản bằng một thiết bị được đặt vào thực quản để mở rộng bất kỳ chỗ hẹp nào của thực quản. Nội soi để lấy các dị vật kẹt trong thực quản của bệnh nhân. Phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc túi thừa, xử lý dây thần kinh gây ra chứng co thắt thực quản. Dùng các loại thuốc chống ợ nóng, chống viêm thực quản, thuốc giúp ngăn chặn acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Sử dụng kháng sinh để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn ở thực quản. Dùng biện pháp nuôi dưỡng qua ống thông xuống dạ dày đối với bệnh nhân bị khó nuốt nghiêm trọng để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân. Khó nuốt do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có những nguyên nhân có thể phòng tránh được bằng các biện pháp đơn giản và hiệu quả như: Phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh viêm hầu họng, thực quản, thanh quản, viêm đa cơ, xơ cứng bì, các rối loạn ở dạ dày. Phòng tránh dị vật thực quản: Tránh cho trẻ em chơi hay ngậm các đồ chơi nhỏ như viên bi, hạt nhựa, cục tẩy... Người dùng răng giả phải thận trọng khi ăn uống hay nói chuyện, đề phòng răng giả lọt xuống họng, thực quản. Khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp khối u bên ngoài thực quản như hạch bạch huyết, khối u ung thư trung thất ép vào thực quản. Ở người cao tuổi, chứng khó nuốt thường do sự lão hóa thực quản gây ra nên cần phải thực hiện ăn chậm, nhai kỹ, ăn thức ăn lỏng cho dễ nuốt.;;;;;Khó nuốt có nghĩa là phải mất nhiều thời gian và nỗ lực để đưa thức ăn hoặc chất lỏng từ miệng đến dạ dày. Khó nuốt là một tình trạng cần được báo động ở mọi lứa tuổi nhưng người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi (NCT), nên hết sức lưu ý, vì đây là biểu hiện của nhiều bệnh, trong đó có trọng bệnh. Nguyên nhân khó nuốt Bình thường đường kính của thực quản của người có thể giãn rộng tới 4cm để cho thức ăn và chất lỏng đi qua, mỗi khi đường kính đó nhỏ hơn 1,5cm thường xuyên xảy ra thì sẽ gây khó khăn cho việc ăn, uống và kèm theo đau, rát, thậm chí khó thở. Động tác nuốt là một chuỗi phản ứng của nhiều cơ quan tham gia vào như miệng, lưỡi, hầu, thực quản, các cơ quanh thực quản và vai trò của thần kinh. Vì vậy, khó nuốt là hiện tượng cản trở thức ăn và chất lỏng đi qua vùng miệng, hầu, thực quản gây nên triệu chứng đau, rát, khó chịu, thậm chí khó thở. Người ta ước tính ở tuổi ngoài 50 ít nhất trong 1 tuần có 1 lần khó nuốt, chiếm khoảng 35%. Các tác giả cho thấy càng lớn tuổi thì hiện tượng khó nuốt càng tăng lên. Trong cuộc sống thường ngày có một số người khó nuốt do thói quen ăn, uống quá nhanh, nhai không kỹ hoặc một số trẻ sơ sinh có hiện tượng trớ, nôn do khó nuốt bởi đặc điểm sinh lý của trẻ chưa được hoàn thiện nhất là hệ thần kinh, trong đó có thần kinh điều tiết sự co bóp của thực quản. Tuy vậy, theo thời gian các hiện tượng đó sẽ hết dần. Ở trẻ em, khi thấy khó nuốt, đau, khóc thét, thậm chí tím tái thì nên nghĩ là vùng họng, thực quản của trẻ có vấn đề quan trọng, thông thường hay gặp nhất là trẻ hóc xương hoặc nuốt vật lạ vào họng, thực quản. Với người trưởng thành, đặc biệt là NCT thì phải hết sức cảnh giác với hiện tượng khó nuốt, bởi vì có rất nhiều nguyên nhân, trong đó đáng sợ nhất là bệnh ác tính thuộc họng hầu thực quản, thanh quản. Bệnh gặp nhiều nhất là ở trong lòng thực quản như rối loạn co bóp thực quản, xơ cứng bì. Xơ cứng bì là bệnh hệ thống gây tổn thương nhiều cơ quan trong đó có xơ cứng niêm mạc và các cơ co thắt thực quản. Một số bệnh như bỏng thực quản (có thể mưng mủ, nhiễm trùng) mà hậu quả sau đó là sẹo thực quản, trào ngược dạ dày thực quản (có thể để lại sẹo thực quản), polyp thực quản, u thực quản, sa thực quản (do dạ dày, ruột hoặc các cơ quan khác trong vùng bụng thoát vị qua cơ hoành vào trong khoang ngực). Nhưng nguy hiểm nhất là ung thư thực quản gây khó nuốt liên tục, thường xuyên. Ung thư thực quản là một bệnh hay gặp ở nước ta, đặc biệt ở nam giơi trên 40 tuổi. Đây là một bệnh ở giai đoạn đầu không cẩn thận sẽ dễ nhầm với một số bệnh khác (bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh dạ dày - tá tràng, bệnh về tim mạch, bệnh đau thần kinh liên sườn) vì người bệnh đau sau xương ức, nuốt khó hoặc nghẹn, sau đó nuốt khó liên tục, thường xuyên và nuốt đau hoặc nôn. Ở xung quanh thực quản cũng gặp nhiều trường hợp chèn ép thực quản gây khó nuốt như ung thư hạ họng, suy tim, u trung thất, bệnh về đốt sống cổ (xương tăng sinh ở cạnh trước sống cổ đè ép thực quản)… Một số bệnh về cơ quan khác của đường hô hấp trên như họng, hầu, vòm hầu, viêm amiđan hoặc bệnh của đường tiêu hóa như tâm vị không giãn, khối u tâm vị hoặc một số cơ quan khác trong ổ bụng thoát vị qua cơ hoành cũng gây nên khó nuốt. Ngoài ra, ở NCT khó nuốt còn có thể do một số bệnh tổn thương hệ thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ não (tai biến mạch máu não gây liệt). Khó nuốt đôi khi không có tổn thương thực thể mà chỉ có cảm giác nuốt vướng một vật gì ở họng lúc có, lúc không (không thường xuyên) cũng có thể là do viêm amiđan mạn tính hoặc do tác động bởi stress hoặc do bệnh tâm thần. Biến chứng của khó nuốt Do khó nuốt, nhất là khó nuốt kéo dài làm cho người bệnh không ăn uống được hoặc ăn uống không đủ lượng sẽ xuất hiện một số biến chứng như suy dinh dưỡng, rối loạn nước và chất điện giải. Trong một số trường hợp khó nuốt chưa xác định được nguyên nhân làm cho người bệnh lo lắng, suy sụp tinh thần. Một số trường hợp khó nuốt do ung thư thực quản nếu không phát hiện sớm để chữa trị thì bệnh tiến triển nhanh và có thể gây tử vong. Để phòng khó nuốt cần dựa vào nguyên nhân gây ra mà có các biện pháp đề phòng thích ứng. Với trẻ em cần hết sức thận trọng không để trẻ hóc xương hoặc nuốt các vật cứng vào họng (các loại đồ chơi). Nếu xảy ra, cần cho trẻ đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng để giải quyết cấp cứu kịp thời không để thực quản bị tổn thương, nhiễm trùng, mưng mủ gây khó nuốt cho trẻ. Với người trưởng thành, đặc biệt là NCT khi thấy khó nuốt cần đi khám bệnh ngay, nhất là khó nuốt kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng thì càng cần được khám bệnh để xác định nguyên nhân. Các trường hợp này cần khám ở chuyên khoa tai mũi họng hoặc khám chuyên khoa tiêu hóa hoặc chuyên khoa ung thư. Tại các chuyên khoa này nếu chưa tìm ra nguyên nhân thì sẽ được gửi khám các chuyên khoa khác có liên quan đến bệnh khó nuốt như: xương khớp, thần kinh, tâm thần. Khi được xác định nguyên nhân thì đa số được điều trị nội khoa (dùng thuốc) như viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, tai biến mạch máu não, thoái hóa cột sống cổ, tâm thần, stress. Một số người khó nuốt do khối u chèn ép sẽ được phẫu thuật (điều trị ngoại khoa). Điều quan trọng là người bệnh, đặc biệt là NCT không được chủ quan, xem thường để đến khi bệnh nặng mới đi khám bệnh.;;;;;Chứng khó nuốt là một dấu hiệu của bệnh lý hầu họng hoặc thực quản, thường gặp ở người cao tuổi, trẻ sinh non hoặc người bị bệnh về não hay hệ thần kinh. Nếu chỉ bị khó nuốt một vài lần thì không phải là bệnh lý, nhưng khó nuốt thường xuyên là bệnh lý cần phải điều trị. Chứng khó nuốt với biểu hiện đa dạng Trên thực tế, chứng khó nuốt có nhiều dạng: tự nhiên xuất hiện và biến mất; khó nuốt nhẹ hay nặng hoặc càng ngày càng nặng. Các triệu chứng của khó nuốt gồm: khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc dịch xuống dạ dày trong lần nuốt đầu tiên; nôn ọe, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt; thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi nuốt vào; bệnh nhân cảm thấy thức ăn mắc nghẹt lại ở một phần nào đó của hầu hoặc ngực; bị đau khi nuốt; bị đau hay cảm thấy nặng ngực hoặc bị chứng ợ nóng; sụt cân do không cung cấp đủ thức ăn; khó khăn khi nuốt thức ăn đặc hay chất lỏng hoặc cả hai. Ở người khỏe mạnh, các cơ ở hầu họng, thực quản co thắt để tống thức ăn từ miệng xuống thực quản theo phản xạ nuốt. Khi mắc bệnh, có 2 loại nguyên nhân gây khó nuốt: rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; hoặc là bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản. Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản xảy ra trong các trường hợp: bị đột quỵ, tổn thương não hoặc tủy sống; chứng co thắt thực quản, đa xơ hóa cơ, loạn dưỡng cơ hoặc mắc bệnh Parkinson; viêm đa cơ hoặc viêm da cơ; co thắt thực quản; xơ cứng bì làm cho các mô của thực quản trở nên cứng và hẹp lại, cơ ở đoạn thấp thực quản bị yếu đi. Nghẹt ở hầu hoặc thực quản trong các bệnh lý: trào ngược dạ dày thực quản; viêm thực quản; lưới thực quản do bẩm sinh đã có lưới thực quản hoặc mắc phải; túi thừa là sự xuất hiện các túi nhỏ ở thành thực quản hoặc thành hầu bẩm sinh hay mắc phải; các u thực quản như ung thư hoặc lành tính; dị vật thực quản; các khối u bên ngoài thực quản như hạch bạch huyết, chèn ép vào thực quản. Ngoài ra, còn khó nuốt không rõ nguyên nhân, khó nuốt do sự lão hóa cơ thực quản... Chụp Xquang có chuẩn bị bằng dung dịch barit thấy tổn thương hay vị trí tắc nghẽn; nội soi thanh quản, thực quản thấy vị trí tắc; sinh thiết tế bào để xác định bị viêm hoặc ung thư; xét nghiệm độ p H dịch acid từ dạ dày trào lên thực quản và acid lưu lại tại nơi tắc nghẽn. Chữa trị thế nào Việc điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân gây khó nuốt, gồm: tập cho cơ nuốt đối với bệnh nhân bị các bệnh về não, thần kinh, cơ. Dùng thuốc điều trị các trường hợp bị khó nuốt do chứng ợ nóng, viêm thực quản, ngăn chặn acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu bị nhiễm khuẩn ở thực quản, phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đối với bệnh nhân bị chứng khó nuốt nghiêm trọng, có thể cần có một ống sông để bơm thức ăn, nước uống vào dạ dày. Thay đổi các loại thức ăn, dùng thức ăn lỏng để nuốt dễ dàng hơn. Nong giãn thực quản. Nội soi để lấy các dị vật mắc kẹt trong thực quản. Phẫu thuật để cắt bỏ khối u, túi thừa, lấy dị vật...
question_63650
Những phương pháp chữa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả bạn nên biết
doc_63650
Suy giãn tĩnh mạch hiện nay đang ngày càng phổ biến đặc biệt là với phái nữ. Bệnh không phải lúc nào cũng gây biến chứng nguy hiểm nhưng làm mất đi tính thẩm mỹ và suy giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, phương pháp chữa suy giãn tĩnh mạch được rất nhiều người quan tâm. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà sẽ có những liệu trình phù hợp. 1. Tổng quan về giãn tĩnh mạch Các tĩnh mạch nằm dưới da có nhiệm vụ đưa máu từ các bộ phận trên cơ thể về tim. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới khiến chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch ở vùng chân bị suy giảm. Từ đó có thể gây hiện tượng máu ứ đọng, làm biến đổi về huyết động và các mô tổ chức bị biến dạng. Dấu hiệu Những triệu chứng của giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể nhận thấy bằng mắt thường như: Tĩnh mạch phì đại, nổi rõ dạng ngoằn ngoèo trên da. Vùng da bị giãn tĩnh mạch bị sưng. Vùng bị giãn tĩnh mạch và xung quanh bị đổi màu. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng như thường xuyên bị chuột rút, đau nhức khi phải đứng quá lâu. Suy giãn tĩnh mạch hiện đang rất phổ biến, tuy nhiên bệnh chỉ gây mất thẩm mỹ và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng có một số trường hợp sẽ biến chứng nguy hiểm như: Viêm loét: Xung quanh vùng da bị giãn tĩnh mạch lâu dần sẽ xuất hiện những vết loét, da đổi màu, khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn. Hình thành huyết khối: Tình trạng sưng phồng tĩnh mạch kéo dài sẽ khiến máu đông thành cục lớn. Vỡ tĩnh mạch: Khi người bệnh vận động quá mạnh có thể xảy ra tình trạng căng vỡ tĩnh mạch. Việc này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do xuất huyết gây nhiễm trùng máu. 2. Chữa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả Tùy vào mức độ phát triển nặng hay nhẹ của bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà hay hay can thiệp các liệu pháp y tế. Vớ y khoa Vớ y khoa thường được sử dụng vào giai đoạn bệnh mới hình thành. Vớ bó sát vào chân, tạo áp lực lên chi dưới giúp các tĩnh mạch không bị giãn nở thêm qua đó cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch. Dầu massage chiết xuất từ thực vật được nhiều người sử dụng để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới vì tác dụng giảm sưng. Một số loại dầu thực vật được tin dùng đó là dầu dừa, dầu olive, dầu hạt nho,... Những loại dầu trên khi sử dụng đều được pha loãng với một lượng dầu nền nhất định để tránh bị bỏng và giảm chi phí. Tăng cường vận động Đây là phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường được sử dụng. Tập các bài tập nhẹ nhàng giúp cho máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng nghẽn mạch máu ở chi dưới. Ngoài ra việc vận động thường xuyên còn giúp duy trì cân nặng hợp lý, giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch. Các môn thể thao phù hợp với người bệnh giãn tĩnh mạch là: Đạp xe. Đi bộ. Yoga. Thay đổi chế độ ăn uống Tĩnh mạch có thể được thu nhỏ bằng việc bổ sung thực phẩm chứa flavonoid trong bữa ăn hàng ngày. Flavonoid có trong ca cao, tỏi, các loại rau củ,… giúp cho máu lưu thông ổn định, các mạch máu được thư giãn giúp cho tình trạng giãn tĩnh mạch được cải thiện. Việc cơ thể bị trữ nước cũng khiến cho bệnh trở nên nặng hơn do tĩnh mạch phải chịu áp lực. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế và cắt giảm muối, các thực phẩm chứa nhiều natri. Thay vào đó, bạn có thể giảm giữ nước trong cơ thể bằng cách bổ sung kali từ các loại hạt như hạt hạnh nhân, đậu lăng, đậu trắng,… hoặc một số loại cá (cá ngừ, cá hồi). Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn của mình để tránh tình trạng táo bón. Táo bón khiến cho ruột bị ách tắc gây áp lực nặng nề lên các mạch máu khiến bệnh tình trở nặng hơn. Lựa chọn trang phục thoải mái, phù hợp Nhiều chị em phụ nữ mắc bệnh giãn tĩnh mạch là do phải đi giày cao gót trong thời gian dài khiến cho các tĩnh mạch bị căng cứng. Để cải thiện tình hình và mang lại vẻ thẩm mỹ cho đôi chân, bạn nên hạn chế sử dụng giày cao gót mà thay vào đó là giày thể thao hoặc giày đế bằng đặc biệt là vào những dịp phải đứng lâu hoặc đi lại quá nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mặc quần quá bó khiến máu khó lưu thông. Thay vào đó bạn có thể mặc quần vải hoặc những loại quần có chất liệu mềm, ôm vừa phải để giảm áp lực lên tĩnh mạch. Nâng cao chân Bạn nên thường xuyên giữ chân ở vị trí cao để giúp máu được lưu thông về tim tốt hơn. Việc này có thể dễ dàng thực hiện như sau: Kê gối dưới phần đầu gối và cẳng chân lúc ngủ. Kê chân lên một chiếc ghế thấp lúc đang ngồi làm việc. Tập bài tập gác chân lên tường lúc đang nằm nghỉ ngơi. Điều trị bằng tiêm xơ Phương pháp này là một trong những cách Chữa suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ tiêm một chất gây xơ vào trong tĩnh mạch nông. Chất này gây tổn thương nội mạc và thành phần lân cận của lớp trung mạc, dẫn đến hình thành huyết khối làm tắc lòng tĩnh mạch bị suy. Mặc dù không loại bỏ triệt để nhưng điều trị tiêm xơ giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau, đồng thời cũng khiến tình trạng phát triển chậm hơn. Phẫu thuật bằng Laser Phương pháp này sử dụng ánh sáng để làm teo các tĩnh mạch bị giãn. Laser được sử dụng đối với các bệnh nhân độ 2 trở lên. Phẫu thuật suy tĩnh mạch Phẫu thuật suy tĩnh mạch không phải là phương pháp mà ai cũng có thể áp dụng. Đối với những người mà suy giãn tĩnh mạch biến chứng quá nặng nề mà không thể chữa trị bằng phương pháp khác, bác sĩ mới quyết định phẫu thuật. 3. Lưu ý khi chữa giãn tĩnh mạch Trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu, bạn nên lưu ý những điều sau: Không vận động mạnh một cách đột ngột. Tránh ngồi bắt chéo chân gây nghẽn tĩnh mạch. Tránh ăn các thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều dầu mỡ gây tăng huyết áp. Bám sát sự chỉ dẫn của bác sĩ.
doc_11699;;;;;doc_44567;;;;;doc_19091;;;;;doc_44842;;;;;doc_36000
Cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả và đúng cách là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay, bệnh đang ngày càng có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa dần theo thời gian. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu cùng phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. 1. Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân suy giãn tĩnh mạch chân hay còn được gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới. Đây là tình trạng máu trở về tim khó khăn do sự suy yếu hoặc giảm chức năng của các van tĩnh mạch, dẫn đến máu ứ đọng, gây giãn hệ thống tĩnh mạch, làm biến đổi của tổ chức xung quanh. Tùy vào từng giai đoạn và mức độ mà bệnh có những biểu hiện khác nhau. Để nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau: Thời gian đầu, bệnh có triệu chứng khá mập mờ nên khó nhận biết. Người bệnh đôi khi thấy đau ở chân, cảm giác ì ạch, nặng nề, cử động, di chuyển khó khăn. Chân thấy sưng nhẹ thường xuyên bị chuột rút, châm chích, nhất là vào buổi tối, căng tức. Khi bệnh tiến triển, vùng chân có dấu hiệu sưng phù. Vùng cẳng chân xuất hiện các vùng da bị chàm, thay đổi màu sắc, bầm tím ở một vài chỗ. Chân sưng to, các búi tĩnh mạch hiện rõ trên da. Trường hợp suy giãn tĩnh mạch chuyển hướng nặng sẽ gây loét da ở cẳng chân. Bên cạnh đó, các tĩnh mạch nông trên da sẽ tạo thành các đường ngoằn ngoèo. Vùng suy giãn tĩnh mạch đau nhức khó chịu. Đôi khi các vết loét có thể dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm. Đã có nhiều bệnh nhân do không có sự can thiệp kịp thời gây ra biến chứng nghiêm trọng sau suy giãn tĩnh mạch. Trường hợp không thể điều trị được nữa, bệnh nhân có thể cưa một phần hay toàn bộ chân để tránh dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho tính mạng. Chính vì vậy mà nhận biết sớm và áp dụng cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân phù hợp sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn cản nhưng tiến triển xấu. 2. Cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân Khi phát hiện chân có các dấu hiệu bất thường nói trên, bạn cần phải nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Việc thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch chân sớm sẽ hạn chế được những khó chịu cũng như tiến triển nặng hơn của bệnh. Hiện nay, các cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân rất đa dạng để phù hợp với từng trường hợp khác nhau. Đôi khi, bác sĩ còn cho phối hợp các cách điều trị suy giãn tĩnh mạch trong Tây y và Đông y nhằm giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng hiệu quả hơn. Để nhanh chóng thoát khỏi nhiều cơn đau, khó chịu, bạn có thể tham khảo những cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân dưới đây. Băng ép Băng ép là phương pháp cải thiện bệnh bằng áp lực lớn nhằm làm giảm biểu hiện phù chân. Băng ép thường được sử dụng ngay khi bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện đầu tiên. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho chỉ định kết hợp với dùng vớ y khoa để giảm các triệu chứng do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất để hồi phục sự chênh lệch giữa các đường tĩnh mạch nông và sâu, giảm đường kính và tăng sự lưu thông máu. Sử dụng tất chuyên dụng Tạo một áp lực trên chân bằng tất (vớ) y khoa được áp dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch chân mang tính bảo tồn trong y khoa hiện nay. Những chiếc tất này sẽ có tác dụng làm giảm đường kính tĩnh mạch để giúp các van khép kín trở lại. Khi đó, các van sẽ phục hồi chức năng và ngăn cản không cho máu chảy xuống phần thấp của chân. Thông thường, tất y khoa sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau điều trị băng ép hoặc dùng kết hợp để bó chân ngay từ đầu. Người bệnh sẽ được mang vớ với áp lực tăng dần là liệu pháp điều trị được ưu tiên sử dụng vào giai đoạn đầu ở trường hợp bệnh nguyên phát. Đây là cách đơn giản, ít tốn kém nên phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Thuốc Sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch cũng được áp dụng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, các loại thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh rất hạn chế. Thông thường, cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc giúp làm bền vững thành mạch cũng như giảm triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của biến chứng. Các loại thuốc thường được sử dụng như Daflon, Rutin C, Veinamitol, kem bôi Vein Care, viên uống Varicosex,... để cải thiện triệu chứng. giảm đau, sưng do suy giãn. Trường hợp bệnh nhân bị loét tĩnh mạch kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Flavonoid ở dạng siêu mịn hoặc Pentoxifylline kết hợp băng ép, vớ chuyên dụng. Nếu bệnh nhân có các biểu hiện chuột rút, đau tức do cơ thắt cơ thì có thể dùng kết hợp với Diosmin hoặc Hesperidin. Ngoài ra, các loại thuốc như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, thuốc giãn cơ, chống đông,... cũng được chỉ định tùy vào từng trường hợp. Tiêm xơ Tiêm một loại chất gây xơ vào hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới nhằm làm tắc nghẽn ống tĩnh mạch bị suy. Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp tiêm xơ dựa trên nguyên lý như sau: Thuốc được tiêm trực tiếp vào đường tĩnh mạch để làm tổn thương lớp nội mạc và những vùng lân cận ở lớp trung mạc. Khi đó, các cục huyết khối sẽ được hình thành trong lòng tĩnh mạch và ngăn cản sự lưu thông của máu đến những vùng bị suy giãn. Các trường hợp được chỉ định với phương pháp tiêm xơ thường là bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nhện hoặc suy thân tĩnh mạch hiển ở mức độ nhẹ. Phẫu thuật Phẫu thuật là cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân với đường kính lớn hay đã xuất hiện biến chứng. Các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật để loại bỏ những tĩnh mạch bị suy giãn. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả và mang tính triệt để, ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát sau một thời gian. Tuy nhiên, với cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân này, bác sĩ thường không khuyến cáo nhiều hiện nay. Nguyên nhân là do phương pháp này để lại nhiều rủi ro, thời gian phục hồi lâu. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân mới cũng được ưu tiên sử dụng để an toàn cho bệnh nhân. Dùng tia laser gây cảm ứng nhiệt trên da, can thiệp nội tĩnh mạch bằng RFA,... kết hợp massage, thay đổi thói quen sinh hoạt là những phương pháp mới đang bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong điều trị suy giãn tĩnh mạch.;;;;;Giãn tĩnh mạch là một trong những bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành khi bước qua độ tuổi 30. Khi mắc không những gây nhức mỏi, vận động khó khăn mà còn ảnh hưởng mặt thẩm mỹ. Bởi vậy, giãn tĩnh mạch nên được phát hiện và điều trị từ sớm. Ở bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp chữa bệnh và thuốc trị giãn tĩnh mạch phổ biến trên thị trường hiện nay. Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các van tĩnh mạch ở khu vực tay hoặc chân bị yếu, không thể tạo áp lực để đẩy máu về tim, từ đó gây ứ đọng máu tại vị trí tay chân đó. Nếu không phát hiện bệnh sớm, lâu dần sẽ thấy xuất hiện những đường xanh tím ngoằn ngoèo to nhỏ bất thường dưới chân hoặc trên cánh tay. Những ảnh hưởng gây ra khi bị giãn tĩnh mạch: Mất thẩm mỹ: các đường vân ở tay chân làm da trông già và nhăn nheo. Điều này có thể khiến người bệnh mất tự tin bởi ánh nhìn xung quanh, đồng thời cũng khó khăn trong việc lựa chọn quần áo. Đau, nhức tay chân và chuột rút: vận động và sinh hoạt hằng ngày sẽ bị cản trở vì các cơn đau mỏi sẽ đến với mức độ ngày càng nhiều hơn. Phù nề: hiện tượng này sẽ xảy ra khi tình trạng bệnh đã chuyển nặng, khu vực bàn tay và bàn chân sẽ bị phù gây khó khăn cho việc đi lại. Loét da: giai đoạn nhẹ da có thể tự chữa lành, thế nhưng khi bệnh bắt đầu trở nặng da sẽ bị lở loét, dễ gây nhiễm trùng da nếu vệ sinh không tốt. Ngoài ra giãn tĩnh mạch lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng như xuất huyết, huyết khối. Giai đoạn này người bệnh sẽ được bác sĩ khám và đưa ra phương pháp trị liệu phức tạp hơn. Thực tế, người bệnh ở giai đoạn đầu thường không coi giãn tĩnh mạch là căn bệnh nguy hiểm nên ngó lơ nó. Tuy nhiên đây là sự chủ quan sai lầm. Giãn tĩnh mạch có thể không gây nguy hiểm khi bạn còn trẻ nhưng khi độ tuổi càng cao thì các ảnh hưởng càng rõ ràng, trường hợp xấu nhất là tử vong do biến chứng. 2. Các phương pháp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà Tùy thuộc vào giai đoạn và tình trạng nặng nhẹ của người bệnh sẽ có những phương pháp chữa trị phù hợp. Hầu hết các trường hợp phát hiện sớm sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp và thuốc trị giãn tĩnh mạch tại nhà. Tích cực tập luyện thể dục Tập thể dục là một thói quen tốt không những cải thiện tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch mà còn là phương pháp giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tránh bị huyết áp cao và giảm thiểu khả năng máu tích tụ. Một số hoạt động thể thao giúp ích cho người giãn tĩnh mạch: Đi bộ hoặc đạp xe: khi đi bộ hoặc đạp xe đôi chân bạn sẽ được vận động đều đặn, điều này giúp các van tĩnh mạch cũng khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Đây được cho là một cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân mang lại hiệu quả cao. Yoga: bộ môn yoga là loại hình thể thao giúp co giãn toàn bộ cơ thể, sử dụng phương pháp yoga cho người giãn tĩnh mạch sẽ đồng thời cải thiện các van tĩnh mạch ở tay và cả ở chân. Một số bài tập yoga cho người giãn tĩnh mạch có thể tham khảo: bài tập đứng, bài tập ngồi di chuyển hai chân lên xuống, bài tập ngồi hất mũi chân,... Sử dụng vớ chuyên dụng trị giãn tĩnh mạch Vớ chuyên dụng là công cụ chữa bệnh giãn tĩnh mạch. Vớ sẽ tạo áp lực vừa phải lên chân giúp các van tĩnh mạch không phình to thêm, đồng thời hỗ trợ điều tiết máu về tim dễ dàng hơn. Người bệnh có thể tìm mua sản phẩm tại các hiệu thuốc. Chế độ ăn uống hợp lý và điều độ Béo phì vì ăn uống không lành mạnh cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tốt hơn. Một vài chất dinh dưỡng nên bổ sung trong khẩu phần ăn của người suy giãn tĩnh mạch là: Flavonoid: có trong hành, rau cải xanh, ớt chuông, trái cây, tỏi, ca cao,... Kali: có trong hạnh nhân, đậu lăng, khoai tây, một số loại rau có lá, cá ngừ,... Chất xơ: có trong yến mạch, các loại đậu, thực phẩm làm từ ngũ cốc,... . Trên đây là các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch tại nhà, người bệnh có thể tham khảo áp dụng để hỗ trợ quá trình chữa trị. Tuy nhiên trước khi áp dụng, nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng thì bác sĩ sẽ khuyến cáo sử dụng các phương pháp can thiệp bằng thiết bị y tế như: tia laser, sóng cao tần, liệu pháp xơ hóa, phẫu thuật. 3. Các loại thuốc trị giãn tĩnh mạch phổ biến Bên cạnh việc điều trị thông thường, người bệnh có thể được bác sĩ kê đơn và phát các loại thuốc trị giãn tĩnh mạch để đẩy nhanh quá trình chữa trị. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị giãn tĩnh mạch, chúng được chia thành 2 dạng phổ biến là dạng kem bôi và thuốc uống. Thuốc bôi dạng kem thường được dùng trong giai đoạn bệnh còn nhẹ và có thể chữa trị nhanh chóng. Thuốc sẽ được thoa trực tiếp lên vùng da bị giãn tĩnh mạch giúp làm bền thành mạch, hỗ trợ lưu thông máu. Các hãng thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới dạng kem bôi hiện nay: Varikosette, Varicofix, Vein Care, Abtei Venen,... Thuốc uống chữa suy giãn tĩnh mạch thường được sử dụng khi người bệnh muốn đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Ngoài giúp làm bền thành mạch và lưu thông máu, các loại thuốc uống còn giúp người bệnh đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, mỏi, phù nề, chuột rút,... một cách hiệu quả. Hiện nay bác sĩ thường kê đơn các loại thuốc viên dưới đây: Antistax, Leg Veins, Varicose, Venocap, Boni Vein,... . Mỗi loại thuốc sẽ có thành phần và ưu điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện của người bệnh bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp. Nhưng chung quy, để tránh những trường hợp không may xảy ra vì các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh phải chắc chắn đã nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.;;;;;Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý có thể kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu sớm phát hiện và lựa chọn liều trình phù hợp. Ngoài ra, thường xuyên áp dụng những bài tập giãn tĩnh mạch chân theo sự hướng dẫn của các chuyên gia sẽ giúp mỗi cá nhân điều trị bệnh hiệu quả hơn và ngăn ngừa tái phát. 1. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch ở chân Trong hệ thống tĩnh mạch có các van nhỏ thực hiện nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược dòng. Do các yếu tố tiêu cực khác nhau tác động, các van bị tổn thương, suy yếu và dẫn đến máu trong hệ thống tĩnh mạch không kiểm soát được quá trình lưu thông. Qua đó tĩnh mạch bị áp lực gây giãn tĩnh mạch khiến chúng xoắn lại và nổi lên trên bề mặt da. Bệnh có thể phát triển tại nhiều vị trí trên cơ thể như: thực quản, hậu môn, bìu, phổ biến là tại chân và đùi với những biểu hiện như: Tĩnh mạch lộ rõ trên bề mặt da, có thể quan sát bằng mắt thường. Chân có thể xuất hiện cảm giác nặng nề, nóng rát và đau nhói gây khó chịu. Thường xuyên xuất hiện các triệu chứng chuột rút, đặc biệt là buổi tối. Tình trạng kéo dài gây sưng đỏ ở mắt cá chân và bàn chân. Tại vùng giãn tĩnh mạch, da bị khô, màu sắc thay đổi, ngứa, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến loét, nhiễm trùng, tắc mạch. 2. Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân Phương pháp điều trị Rất nhiều người khi đối diện với căn bệnh này thường tỏ ra chủ quan vì cho rằng chỉ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng với những biến chứng nguy hiểm, việc điều trị trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn. Tùy theo tình trạng bệnh, thể trạng cơ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn kết hợp hoặc riêng lẻ phương pháp điều trị phù hợp như: Dùng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống đông máu và hỗ trợ cho tĩnh mạch. Sử dụng các vớ tạo áp lực hoặc băng ép, tuy nhiên phương pháp này chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị và kiểm soát quá trình phát triển của bệnh. Chích xơ là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, đây là kỹ thuật tiêm vào tĩnh mạch hàm lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp tổn thương tĩnh mạch ở mức độ nông, bác sĩ thường chỉ định tiến hành kỹ thuật phẫu thuật cho bệnh nhân. Khi tĩnh mạch bị giãn, bệnh nhân thường được tiến hành cắt bỏ bởi nhiệt lượng từ sợi Laser. Có nên áp dụng các bài tập Yoga cho người giãn tĩnh mạch Trong quá trình điều trị bệnh, để đạt hiệu quả tốt nhất, có thể áp dụng một số bài tập như: Dành 3 đến 4 lần mỗi ngày để tập động tác nâng chân nhằm giảm các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là biểu hiện sưng phù. Để hỗ trợ lưu thông máu, nên thực hiện Massage chân nhẹ nhàng, trong quá trình thực hiện, cần tránh gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch. Đối với những người bệnh trong giai đoạn đầu, lựa chọn các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, xoay cổ chân,... được xem là phương pháp hữu hiệu trong điều trị bệnh. Tập luyện nhón gót chân để tăng cường cơ ở bắp chân, đồng thời ngăn chặn phát sinh giãn tĩnh mạch tại các vị trí mới và kiểm soát ở những vị trí cũ. Nâng chân phía ngang hông được xem là bài tập giãn tĩnh mạch chân có lợi cho cả phần hông và đùi. Tuy nhiên cần thận trọng bài tập này với những người gặp các vấn đề về đau nhức ở lưng. Động tác đạp xe trên không là bài tập giãn tĩnh mạch chân được xem là có tác động tích cực đến quá trình lưu thông máu, có lợi cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tiến hành một số bài tập giãn tĩnh mạch chân như: khiêu vũ, đi bộ, bơi lội,... Những bài tập này nếu được vận dụng một cách phù hợp không chỉ tốt cho hệ mạch máu mà còn nâng cao sức khỏe mỗi chúng ta. Hiện nay, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạnh những phương pháp trên, kết hợp tập luyện Yoga có thể đem đến những công dụng hữu ích cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng, Yoga tuy là môn thể thao nhẹ nhàng nhưng những động tác gập gối, hít sâu hay ép bụng,... đòi hỏi sự khéo léo và gây áp lực lên các tĩnh mạch tại chân. Do đó, để hạn chế các hậu quả đáng tiếc xảy ra khi lựa chọn Yoga cho người giãn tĩnh mạch, nên tiến hành những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp. 3. Biện pháp ngăn ngừa bệnh Để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mỗi cá nhân cần có lối sống lành mạnh trong việc thiết lập chế độ ăn uống và sinh hoạt, cụ thể: Chế độ ăn uống khoa học Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên tiến hành bổ sung các thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày: Thức ăn chứa nhiều Flavonoid và Rutin: quả việt quất, bông cải xanh, sung, ớt,... Ăn nhiều rau xanh để cung cấp các loại chất xơ, Vitamin A, E, C cho cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều Magie: bơ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên chất,... Thực phẩm chứa hàm lượng lớn Kali như: cá hồi, cá ngừ, gạo lứt,... Ngoài ra nên hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều đường, muối hay dầu mỡ động vật. Chế độ sinh hoạt Tránh thói quen lạm dụng bia rượu, thuốc lá hoặc đồ uống chứa cồn, có ga. Nên dành thời gian thích hợp mỗi ngày để rèn luyện thể dục thể thao, hạn chế đứng, ngồi quá lâu trong một tư thế. Đối với phụ nữ, nếu không thật sự cần thiết, nên hạn chế đi giày cao gót và sử dụng thuốc tránh thai. Tránh thoa dầu vào vùng tĩnh mạch hoặc ngâm chân quá lâu trong nước nóng. Tránh lao động nặng nhọc, khuân vác các vật vượt quá mức cho phép so với trọng lượng cơ thể. Nên kê chân bằng hoặc cao hơn vị trí của tim để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho máu lưu thông về tim.;;;;;Suy giãn tĩnh mạch chân gây ra các tình trạng máu ứ đọng, viêm tĩnh mạch nông huyết, huyết khối tĩnh mạch sâu. Dù không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng giãn tĩnh mạch có thể dẫn tới chất lượng cuộc sống kém hơn. Với các liệu pháp xoa bóp dưới dây, người bệnh có thể giảm thiểu phần nào các triệu chứng khi bị giãn tĩnh mạch chân gây ra. 1. Công dụng của các cách xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng Tây y hiện nay đã cho tác dụng nhanh và giảm các triệu chứng ứ đọng máu, giảm phù chân nhanh chóng. Tuy nhiên việc sử dụng tây y thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan là gan, thận của người bệnh. Chính vì lý do này nên nhiều người bị suy giãn tĩnh mạch chân hiện nay thường chọn các phương pháp xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân là cách điều trị và giảm triệu chứng hiệu quả. Xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân là phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân ở người trưởng thành có độ an toàn cao, đồng thời mang lại các hiệu quả như sau. Xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu được diễn ra tốt hơn, lưu thông máu giúp giảm tình trạng ứ động ở các tĩnh mạch ngoại biên của người bệnh.Xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân giúp thuyên giảm các tình trạng tê cứng chân, nhức chân ở người bệnh giãn tĩnh mạch.Xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch giúp các vảy sừng của biểu bì được bong tróc, điều này giúp tạo điều kiện cho tuyến mỡ và mồ hôi hoạt động tốt hơn, giúp hỗ trợ sự bài tiết và tuần hoàn. 2. Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch hiệu quả Với cách xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân thì người bệnh có thể tự mình thực hiện tại nhà, các dụng cụ chuẩn bị cũng cực kỳ đơn giản. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một thau nước ấm, tinh dầu xoa bóp, khăn mềm khô. Bước 1: Tiến hành ngâm chân với nước ấm trước khi xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân. Đừng quên cho thêm tinh dầu và ngâm chân trong thời gian 5-10 phút nhé. Bước 2: Sau khi ngâm chân thư giãn thì nên tiến hành lau sạch bằng khăn khô. Xoa bóp nhẹ vùng chân bị giãn tĩnh mạch để khởi động dần cơ bắp. BƯớc 3: Xoa bóp từ chiều cổ chân lên đầu gối. Dùng các đầu ngón tay ấn lực từ nhẹ đến nặng ở phần bắp chân.Bước 4: Dùng lực vừa đủ vuốt dọc từ dưới bắp chân đi lên, làm đi làm lại ở các vùng đau nhức nhiều. Bước 5: Thực hiện các động tác tương tự xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch nhưng là theo chiều dọc. Các động tác xoa bóp theo chiều ngang cũng được thực hiện tương tự. Lưu ý: Các động tác từ bước 3 của bài xoa bóp chân giãn tĩnh mạch nên được người bệnh thực hoặc thao tác lặp lại từ 10-15 lần trong mỗi lần xoa bóp. Trung bình 1-2 lần/ngày, người bệnh nên thực hiện việc xoa bóp này một lần để đạt hiệu quả cao.Với tình trạng suy giãn tĩnh mạch ngày nay càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Đây là một trong những bệnh mãn tính ít được cảnh báo về các biến chứng nguy hiểm, do đó tâm lý của những người trẻ bị bệnh này vẫn còn khá chủ quan, lơ là. Với việc thực hiện và đáp ứng các cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch thì người bệnh có thể vừa thư giãn vừa khiến cho tình trạng bệnh của mình tiến triển tốt hơn mỗi ngày.;;;;;Suy tĩnh mạch là bệnh lý có chiều hướng gia tăng theo độ tuổi, có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe khi không điều trị từ sớm. Chính các hệ lụy ấy đã khiến cho vấn đề suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Hiểu một cách đơn giản thì suy tĩnh mạch chính là tình trạng giãn rộng tĩnh mạch xảy ra ở chi dưới vì ở đây hệ thống tĩnh mạch dài và có cấu tạo phức tạp, hay phải chịu áp lực lớn. Bệnh là hậu quả của suy van tĩnh mạch hoặc yếu cơ cấu trúc gây ra những giãn nở ban đầu của tĩnh mạch. Ban đầu, suy tĩnh mạch có thể gây căng và sờ rõ ràng nhưng hầu như không thể nhìn thấy. Theo thời gian, tĩnh mạch dần mở rộng, nhô ra và rõ ràng; dễ tạo cảm giác áp lực, căng, mệt và đau ở chi dưới. Khi người bệnh đứng là lúc thấy rõ nhất tĩnh mạch giãn. Thường thì hầu hết trường hợp mắc bệnh đều sẽ bị tắc, đau ở tĩnh mạch. Nếu suy tĩnh mạch nông dễ tạo thành các khối tĩnh mạch mỏng bên trên da, nếu xảy ra chấn thương nhẹ chúng có thể vỡ và chảy máu. Nguy hiểm nhất là khi tĩnh mạch chảy máu mà không phát hiện được thì sẽ dẫn đến tử vong. 2.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh suy tĩnh mạch Trước khi đưa ra quyết định suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào thì bác sĩ cần phải tiến hành thăm khám và thực hiện một số kiểm tra để chẩn đoán bệnh. Theo đó, khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, hiện trạng sức khỏe và các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải đồng thời kiểm tra hình thái và màu sắc tĩnh mạch nếu nó nổi rõ trên da. Để chẩn đoán bệnh suy tĩnh mạch, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu thực hiện kiểm tra bằng biện pháp siêu âm Duplex. Mục đích của việc làm này nhằm đo tốc độ lưu lượng máu và khảo sát cấu trúc tĩnh mạch đồng thời tìm nguyên nhân là bệnh lý khác ngoài tĩnh mạch gây suy tĩnh mạch. Sau khi đã có chẩn đoán chính xác, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào. Hiện nay các biện pháp thường được dùng để điều trị bệnh lý này là: - Mang vớ áp lực Đây là phương pháp thường áp dụng với những bệnh nhân bị suy tĩnh mạch nặng. Loại vớ này có tính đàn hồi cao nên giúp ép tĩnh mạch đồng thời ngăn ngừa hiện tượng chảy máu ngược quá mức. Bên cạnh đó, việc mang vớ còn phòng ngừa bệnh tái phát và chữa lành loét da. Phương pháp điều trị này vừa điều trị bệnh hiệu quả, vừa phòng ngừa được các hệ lụy sau đó do bệnh gây ra. - Liệu pháp xơ hóa tĩnh mạch Để điều trị suy tĩnh mạch, bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào trong tĩnh mạch bị suy giãn. Loại thuốc này sẽ kích thích và khiến cho tĩnh mạch bị xơ hóa từ trong ra ngoài nên gây ra hiện tượng tắc hoàn toàn, khiến cho máu về tim qua đây sẽ chảy qua các tĩnh mạch khác. Tĩnh mạch nào được tiêm cuối cùng thì sẽ co lại rồi biến mất. - Lột bỏ tĩnh mạch Có thể hình dung suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào bằng phương pháp lột bỏ tĩnh mạch như sau: bác sĩ rạch một đường nhỏ ở bẹn và thêm một đường khác gần với mắt cá chân. Tiếp sau đó, tất cả nhánh tĩnh mạch bị suy sẽ được bác sĩ tách và thắt lại. Cuối cùng là lột bỏ tĩnh mạch hiển. - Laser hoặc sóng cao tần loại bỏ tĩnh mạch Phương pháp can thiệp nội mạch này sử dụng nhiệt và năng lượng của laser hoặc sóng cao tần để đốt và đóng tĩnh mạch bị suy giãn lại. Đây là phương pháp ít xâm lấn nên tương đối an toàn và hiếm khi để lại sẹo. Theo đó, dưới hình thức siêu âm, các tĩnh mạch sẽ được nhìn rõ và bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để đặt ống thông qua và luồn nó đến lòng tĩnh mạch bất thường. Nhờ có ống thông này mà tia laser hoặc điện cực phát sóng cao tần được đưa vào vị trí cần điều trị ở lòng tĩnh mạch và khiến cho tĩnh mạch được đóng kín. Kết thúc điều trị, những tĩnh mạch bị suy sẽ teo và xơ hóa đi. - Vena Seal loại bỏ tĩnh mạch Kỹ thuật điều trị suy tĩnh mạch này tương đối mới, dùng keo sinh học để bít tĩnh mạch bị suy. Khi điều trị, loại keo ấy sẽ được bác sĩ bơm vào ống tiêm rồi cho vào súng bắn keo của hệ thống kín Vena Seal nối vào ống thông. Ống này được đưa đến các vị trí cần thiết và bác sĩ sẽ tiến hành bắn keo vào. Trong suốt quá trình tiến hành thủ thuật, người bệnh được băng ép ở chân. - Mạng nhện laser Dạng tĩnh mạch mạng nhện là một loại suy giãn nhỏ nên lựa chọn điều trị tốt nhất là dùng laser. Năng lượng từ ánh sáng laser được truyền qua một loại tay cầm đặc biệt để đến với tĩnh mạch mục tiêu, tạo ra nhiệt bằng hàng loạt xung ngắn để phá hủy mạch máu nhưng không gây ảnh hưởng đến mô lân cận. Với phương pháp điều trị này, khoảng 2 - 6 tuần, tĩnh mạch bị suy sẽ biến mất. Không phải mọi trường hợp đều phải lo lắng về vấn đề suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào vì có nhiều bệnh nhân không cần phải điều trị y khoa. Thông qua thăm khám và kiểm tra, bác sĩ sẽ cho người bệnh biết nên làm thế nào là tốt nhất. Bệnh suy tĩnh mạch hiện nay đã có thể điều trị khỏi bằng rất nhiều phương pháp và nguy cơ tái phát cũng dự phòng được. Vì thế người bệnh không cần lo lắng quá. Điều quan trọng nhất là ngay khi có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và tìm được giải pháp điều trị kịp thời. Với sự tiến bộ vượt bậc của y học, gần đây, việc điều trị suy tĩnh mạch đã ít xâm lấn hơn rất nhiều, khả năng giải quyết bệnh triệt để cũng cao hơn và ngăn ngừa được những biến chứng xấu cho sức khỏe của người bệnh. S. BS Đỗ Đức Linh - Phó Giám đốc Bệnh viện, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh; BSCKI. Nguyễn Quang Minh - Trưởng khoa khám bệnh, Chuyên khoa Tim mạch,... và sự cộng tác của các chuyên gia bệnh viện lớn như: Bệnh viện 103, Bệnh viện Bạch Mai,...
question_63651
Ra khí hư màu vàng là do đâu?
doc_63651
bệnh phụ khoa nguy hiểm Ra khí hư màu vàng là hiện tượng khiến nhiều chị em lo lắng. Đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. 1. Nguyên nhân ra khí hư màu vàng – Viêm âm đạo: Hầu như tất cả các chị em, ai cũng sẽ từng một lần mắc bệnh viêm âm đạo. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do nấm candida và trùng Trichomonas gây ra. Chị em bị viêm âm đạo thường ra khí hư màu vàng, màu trắng đục, mùi hôi khó chịu, ngứa vùng kín… Ra khí hư màu vàng là hiện tượng khiến nhiều chị em không khỏi lo lắng – Viêm cổ tử cung: Bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Khi bị viêm cổ tử cung, chị em thường ra khí hư màu vàng hoặc xám, có lẫn mủ, có mùi hôi khó chịu, đau bụng dưới dữ dội… – Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh thường gặp ở chị em đã từng quan hệ tình dục và trong độ tuổi sinh sản. Viêm lộ tuyến cổ tử cung thường khiến vùng kín chị em ra khí hư màu vàng hoặc trắng, có mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu âm đạo bất thường, đau vùng bụng dưới, đau lưng… – Viêm vùng chậu: Đây là một bệnh phụ khoa nguy hiểm, có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Ra khí hư màu vàng có thể là dấu hiệu phụ khoa chị em không nên bỏ qua Viêm vùng chậu là tình trạng viêm nhiễm tại tử cung, buồng trứng, vòi trứng, bàng quang, ống dẫn trứng, nguyên nhân là do tác động của vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm gây nên. Viêm vùng chậu có 2 giai đoạn là viêm vùng chậu cấp tính và viêm vùng chậu mãn tính. – Ung thư cổ tử cung: Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em mà thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Ung thư cổ tử cung thường có dấu hiệu đặc trưng là vùng kín ra khí hư màu vàng hoặc màu trắng đục, đau vùng bụng dưới, ra máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ… 2. Cách phòng tránh ra khí hư màu vàng – Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục và trong những ngày kinh nguyệt. Không thụt rửa sâu vào trong vùng kín. – Chọn đồ lót đúng kích cỡ, được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi. – Không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh… có nồng độ PH cao. Nếu ra khí hư màu vàng kèm theo những triệu chứng bất thường, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám – Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Thay quần lót từ 1-2 lần/ ngày. – Cần thay vệ sinh ít nhất 4 – 6 tiếng/ lần trong những ngày nguyệt san. – Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Trên đây là một số thông
doc_62687;;;;;doc_41768;;;;;doc_7835;;;;;doc_44756;;;;;doc_53700
Ra khí hư màu vàng là một trong những hiện tượng bất thường, báo hiệu vùng kín của chị em không được khỏe mạnh và có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Khí hư là dịch nhầy tiết ra ở vùng kín của nữ giới, xuất hiện ở tuổi dậy thì cho đến tuổi tiền mãn kinh. Khí hư bình thường có màu trắng trong suốt, nhầy, co giãn và không mùi hoặc mùi hơi tanh. Ra khí hư có màu vàng là một trong những hiện tượng bất thường báo hiệu vùng kín của chị em không được khỏe mạnh, tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Khí hư màu vàng là một trong những dấu hiệu bất thường của cơ thể Có nhiều chị em mắc phải hiện tượng khí hư bất thường này và tỏ ra lo lắng khi không biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì. Nguyên nhân ra nhiều khí hư màu vàng có thể kể đến như: Do yếu tố sinh lý Khí hư màu vàng nhạt không mùi do sinh lý bình thường xảy ra vào thời điểm những ngày rụng trứng, sắp đến chu kỳ kinh nguyệt và giữa chu kỳ kinh. Sở dĩ có hiện tượng này là vào thời điểm nhạy cảm, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nên khí hư cũng có hiện tượng thay đổi theo. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra như thế nào, lượng khí hư nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Và khi khoảng thời gian nhạy cảm chấm dứt cũng là lúc hiện tượng khí hư bất thường này chấm dứt theo. Vì vậy, chị em không nên quá lo lắng khi có hiện tượng khí hư màu vàng không hôi. Do yếu tố bệnh lý Ra khí hư màu vàng và ngứa là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: Viêm âm đạo: Biểu hiện của bệnh là ra khí hư màu vàng có mùi hôi tanh, ngứa rát vùng kín, tiểu buốt, tiểu rát và bị đau khi quan hệ tình dục. Nguyên nhân là do chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn, tạo điều kiện để các loại nấm, tạp khuẩn, trùng roi tấn công và gây viêm nhiễm. Tham khảo bài đọc sau: Nước tiểu màu xanh là bệnh gì Ra khí hư màu vàng có thể là do chị em đã mắc phải một số bệnh tại vùng kín Viêm cổ tử cung: Ra khí hư màu vàng xanh không mùi, không ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung, nguyên nhân là do các loại nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng có hại gây ra. Viêm vùng chậu: xuất hiện khí hư màu vàng xanh, không mùi là dấu hiệu viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục do vi khuẩn lây qua đường tình dục gây nên. Ngoài triệu chứng khi hư có màu vàng và ngứa, khí hư có màu vàng đặc dính, thì khi viêm vùng chậu còn có những triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, chảy máu khi quan hệ… Như đã chia sẻ ở trên, ra khí hư màu vàng có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Tình trạng này còn gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của sinh hoạt của chị em. Ảnh hưởng đến cuộc sống Ra khí hư màu vàng kèm theo bất cứ triệu chứng gì đều gây nên những bất tiện ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhiều chị em. Chẳng hạn như ngứa rát vùng kín, ngại giao tiếp với những người xung quanh, tâm lý lo lắng, ngại quan hệ với bạn tình bởi tình trạng khí hư ra nhiều hay khí hư màu vàng có mùi tanh… Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Ra khí hư màu vàng kèm những triệu chứng bất thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chị em Gây vô sinh, hiếm muộn Khí hư màu vàng đặc dính là một trong những tác nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của chị em. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ lan sang các bộ phận sinh dục khác, dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn gây khó khăn cho việc điều trị. Đặc biệt với những trường hợp bà bầu ra khí hư màu vàng sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sinh non hoặc sảy thai rất cao. Đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời;;;;;Khí hư màu vàng là một trong những biểu hiện của bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Bài viết dưới đây đề cập đến khi hư màu vàng, nguyên nhân và cách khắc phục. Khí hư màu vàng, nguyên nhân và cách khắc phục là quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Khí hư bình thường của người phụ nữ có màu trắng trong và không có bất thường về mùi vị. Khí hư màu vàng có mùi tanh khó chịu là do các nguyên nhân dưới đây: -Do chu kỳ kinh nguyệt. Nhiều chị em phụ nữ trước và sau chu kỳ kinh nguyệt vài ngày thường tiết khí hư màu vàng nhạt không mùi hoặc màu nâu đậm, thậm chí là có kèm ít máu. Đây là hiện tượng bình thường, chị em không cần phải lo lắng. Khí hư màu vàng là biểu hiện của nhiều bệnh phụ khoa khác nhau. -Do viêm âm đạo, phổ biến nhất là viêm âm đạo gây ra do nấm men Candida hoặc Trichomonas. -Do viêm cổ tử cung: Khi bị viêm cổ tử cung, khí hư màu vàng có mùi hôi tanh rất khó chịu. Tình trạng khí hư màu vàng và ngứa, hôi tanh khiến bạn nữ rất mất tự tin. -Do mang thai: Ở nhiều chị em phụ nữ mang thai do nội tiết tố thay đổi và môi trường âm đạo mất ổn định sẽ xuất hiện một số hiện tượng về khí hư, trong đó có khí hư màu vàng. Để khắc phục tình trạng khí hư có màu vàng hiệu quả, chị em phụ nữ cần đi thăm khám phụ khoa. Trong quá trình thăm khám các bác sĩ sẽ lấy mẫu khí hư và làm các xét nghiệm cần thiết để có thể xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng khí hư có màu vàng. Từ đó các bác sĩ sẽ tiền hành loại bỏ bệnh theo nguyên nhân dẫn tới bệnh. Khuyến cáo của các bác sĩ là khi chị em phụ nữ có hiện tượng khí hư bất thường kèm theo những triệu chứng kích ứng âm đạo thì không nên chủ quan mà nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Các bệnh phụ khoa càng được phát hiện và loại sớm càng cho hiệu quả tốt và ngăn ngừa được các biến chứng có thể xảy ra. …;;;;;1. Tình trạng khí hư có màu vàng ở bà bầu Khí hư hay còn được biết đến với tên gọi dịch âm đạo hoặc huyết trắng, là một dạng dịch tiết tồn tại trong âm đạo của phụ nữ, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và bảo vệ môi trường nội tiết ở khu vực vùng kín. Khí hư âm đạo thường xuất hiện dưới dạng chất nhầy lỏng, có màu trắng trong suốt và có độ dính tương tự lòng trắng trứng gà. Trong một số thời điểm (như gần ngày hành kinh), dịch này có thể có màu trắng đục, mịn, không mang theo mùi khó chịu hoặc có mùi nhẹ. Những biến đổi không bình thường trong màu sắc, mùi hay lượng khí hư có thể là tín hiệu của sự tồn tại các vấn đề sức khỏe. Trong nhiều trường hợp phụ nữ mang thai có khí hư có màu vàng, độ đặc, độ dính và mùi của của khí hư có thể có sự thay đổi, mùi khí hư có thể trở nên tanh nồng hơn. Khí hư màu vàng có thể là tín hiệu của sự tồn tại các vấn đề sức khỏe ở bà bầu Bên cạnh đó, khi có khí hư màu vàng, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng đi kèm khác như nóng rát âm đạo, nhất là sau quan hệ tình dục, xuất huyết sau giao hợp, tiểu đau, âm đạo, âm hộ xung huyết,… Tình trạng khí hư màu vàng kéo dài khiến mẹ cảm thấy khó chịu, gây cảm giác tự ti và không thoải mái cho mẹ bầu. Đôi khi tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi nếu nguyên nhân là do các nhiễm trùng hoặc bệnh lý nghiêm trọng. 2. Nguyên nhân bà bầu ra khí hư màu vàng Bà bầu có khí hư màu vàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khí hư màu vàng ở bà bầu. – Thay đổi hormon: Tình trạng khí hư màu vàng có thể liên quan đến việc nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao trong giai đoạn mang thai. Ngoài tình trạng mang thai, còn có nhiều yếu tố khác cũng đóng góp vào việc làm tăng nồng độ này, bao gồm tình trạng dư thừa mỡ, áp lực tâm lý, cảm xúc nóng giận trong thai kỳ, chế độ ăn ít chất xơ hoặc thậm chí là sự yếu đuối của hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp bác sĩ xác định rằng nồng độ estrogen chính là nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu ra khí hư màu vàng, họ có thể đề xuất việc sử dụng thuốc để ổn định tình trạng. – Viêm nhiễm âm đạo: Nguyên nhân thường do mẹ bầu bị nhiễm nấm Candida. Khi đó, bà bầu ra khí hư có màu vàng hoặc trắng, ra rất dầy. Còn nếu khí hư có màu vàng xanh, xám và có hiện tượng sủi bọt thì viêm nhiễm do nấm Trichomonas gây ra. Khi dịch âm đạo có màu trắng hoặc vàng nhưng mỏng thì là hiện tượng nhiễm khuẩn thông thường. – Viêm vùng chậu: Khi mắc bệnh, mẹ bầu thường có biểu hiện đau tức vùng bụng dưới, nhất là trong và sau khi quan hệ, ra khí hư màu vàng, có mùi hôi khó chịu… Bà bầu ra khí hư màu vàng có thể là dấu hiệu nhiều bệnh lý – Ung thư cổ tử cung: Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nhất là trong thời kì mang thai. Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, khoảng 3% mẹ bầu bị mắc bệnh này trong số các trường hợp bị bệnh. Triệu chứng điển hình của bệnh là đau vùng xương chậu, khí hư ra nhiều, có màu vàng hoặc nâu, có mùi hôi… – Mụn cóc sinh dục: Đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm có thể lây truyền cho con. Đứa trẻ sinh ra có thể bị mụn cóc trong cổ họng. Trong trường hợp này, cần phải sinh bé bằng phương pháp sinh mổ để tránh tắc thở cho trẻ. Khi bị bệnh, mẹ bầu ra khí hư màu vàng, nổi các cục thịt nhỏ ở vùng kín, ngứa ngáy âm đạo… – Bệnh lậu: Đây là căn bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục. Mẹ bầu mắc bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm cho con. Triệu chứng điển hình của bệnh thường là khí hư ra nhiều, đi tiểu bị đau buốt, khí hư màu vàng, có mùi hôi… – Chlamydia: Tương tự như các bệnh xã hội khác, tuy nhiên, bệnh không có ảnh hưởng gì tới thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần quan tâm, theo dõi và điều trị bệnh này để sức khỏe không bị ảnh hưởng xấu. 3. Cách xử trí khi bà bầu ra khí hư màu vàng Khi bà bầu gặp tình trạng ra khí hư màu vàng, cần thực hiện các biện pháp điều trị cẩn thận để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Dưới đây là một số hướng dẫn cho bà bầu: – Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, vệ sinh đúng cách hàng ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu vào trong vùng kín. – Giữ vùng kín luôn khô thoáng. Cần lau khô vùng kín sau khi tắm rửa rồi mới mặc đồ. – Không lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh. Thận trọng khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín có nồng độ PH cao. – Những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với âm đạo như băng vệ sinh, xà phòng hay giấy vệ sinh không nên có mùi quá nồng. – Có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Bổ sung nhiều rau củ, các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. – Không mặc đồ lót quá chật. Chọn đồ lót đúng kích cỡ, làm từ chất liệu cotton. Đồ lót cần giặt sạch và phơi khô trước khi sử dụng. – Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, thông báo tình trạng với bác sĩ để được tiến hành thăm khám kỹ càng và điều trị phù hợp. Mẹ nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn và thông báo tình trạng bất thường với bác sĩ – Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.;;;;;1. Tìm hiểu chung về khí hư Khí hư hay còn được biết tới với tên gọi là dịch tiết âm đạo hoặc huyết trắng, chúng thường có màu trắng trong, mùi hơi tanh nhẹ và tương đối dính. Các chị em phụ nữ đều cảm thấy quen thuộc với dịch tiết này, chúng giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Cụ thể, khí hư giúp cân bằng môi trường âm đạo, góp phần hạn chế nguy cơ vi khuẩn, nấm tấn công và gây bệnh cho người phụ nữ. Đó là lý do vì sao mọi người thường xuyên theo dõi tình trạng, đặc điểm của dịch tiết âm đạo. Nếu phát hiện điểm bất thường, ví dụ như màu sắc khí hư thay đổi, lượng khí hư nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, mùi khác lạ, chị em cần đi kiểm tra sức khỏe sớm. Vậy hiện tượng khí hư màu vàng mang những dấu hiệu như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé! 2. Hiện tượng khí hư màu vàng Trong nhiều trường hợp, chị em phát hiện huyết trắng bất ngờ thay đổi, ra khí hư màu vàng thay vì màu trắng trong giống như bình thường. Bên cạnh đó, chúng trở nên đặc quánh và dính dính hơn so với bình thường. Đặc biệt, hiện tượng này có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày và xảy ra liên tục trong một thời gian dài. Nếu phát hiện dấu hiệu trên, chúng ta không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi. Bên cạnh đó, một số người còn cảm nhận mùi của khí hư tương đối khó chịu, tanh nồng. Điều này khiến người phụ nữ cảm thấy tự ti khi tiếp xúc với mọi người xung quanh mình. Khi khí hư vàng xuất hiện, môi trường âm đạo khá ẩm ướt và gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu đối với bệnh nhân. Thậm chí, chúng khiến người phụ nữ khó chịu, mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều bị ảnh hưởng. Thông thường, hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên đó là nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Tùy vào các triệu chứng và lý do khác nhau, khí hư vàng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em phụ nữ. 3.1. Nguyên nhân sinh lý Đầu tiên, hiện tượng khí hư màu vàng nhạt không mùi có thể là tín hiệu thông báo kỳ kinh nguyệt sắp diễn ra. Các bạn nên chuẩn bị tâm lý, các biện pháp chăm sóc sức khỏe trong những ngày xuất hiện kinh nguyệt. Trường hợp này, chúng mình không cần lo lắng và sự sức khỏe bị ảnh hưởng đâu nhé! Bên cạnh đó, việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng là một nguyên nhân khiến cho khí hư đổi sang màu vàng. Tuy nhiên, bạn sẽ không thấy mùi hôi tanh, khó chịu, không có hiện tượng ngứa ngáy, sưng rát. Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng hiện tượng khí hư màu vàng có thể xuất hiện nếu như người phụ nữ lạm dụng, phụ thuộc vào thuốc tránh thai quá nhiều. Nếu không sử dụng khoa học, hợp lý, hormone sinh dục rơi vào tình trạng rối loạn và bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh viêm nhiễm “vùng kín”, Tốt nhất, các chị em nên tìm hiểu và nắm rõ cách sử dụng thuốc tránh thai và chỉ dùng khi thực sự cần thiết. 3.2. Nguyên nhân bệnh lý Bên cạnh nguyên nhân sinh lý, hiện tượng dịch tiết âm đạo chuyển màu vàng còn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Lúc này, chúng ta tuyệt đối không chủ quan, nếu không tình trạng bệnh diễn biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của chị em. Nguyên nhân chính gây hiện tượng khí hư màu vàng đó là do bạn đang đối mặt với vấn đề nhiễm khuẩn âm đảo. Một số dấu hiệu nhận biết đi kèm đó là mùi của huyết trắng cực kỳ khó chịu. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy có mùi hôi tanh giống như mùi cá sống. Ngoài ra, nhiều chị em bị ngứa rát, sưng ở “vùng kín”, họ luôn cảm thấy bất tiện khi sinh hoạt hàng ngày. Trichomonas là tác nhân gây nhiễm trùng âm đạo, hậu quả người phụ nữ phải đối mặt với tình trạng khí hư chuyển sang màu vàng. Lúc này, kết cấu của huyết trắng khá lỏng, kèm mùi hôi tanh. Khi đi tiểu tiện, bệnh nhân có cảm giác đau rát vô cùng. Tình trạng này kéo dài sẽ đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chính vì vậy, bạn nên nghiêm túc theo dõi và điều trị bệnh dứt điểm. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng khí hư vàng xảy ra khi người phụ nữ bị viêm cổ tử cung. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh đó là cảm giác đau, khó chịu khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu tiện, bệnh nhân có thể xuất huyết ngoài chu kỳ kinh,… Ngoài ra, khí hư màu vàng còn gặp trong 1 số bệnh lý, đơn cử như: viêm âm đạo do nấm, viêm nhiễm đường SD do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục,... Như đã phân tích ở trên hiện tượng khí hư màu vàng tương đối nghiêm trọng, nhất là do nguyên nhân bệnh lý. Ngay khi phát hiện dấu hiệu kể trên, chị em hãy dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Đặc biệt, trong quá trình chữa trị, bạn đừng quên thư giãn, giữ tâm lý thoải mái và sinh hoạt điều độ, lành mạnh nhé! Ngoài ra, việc vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm “cô bé”. Bên cạnh đó, khi thấy khí hư có kết cấu đặc hơn, xuất hiện mùi hôi khó chịu hoặc ngứa ngáy, rát khi đi tiểu tiện, chúng ta cũng nên đi khám bác sĩ. Nếu để lâu, bệnh phát triển nghiêm trọng hơn và để lại nhiều hậu quả khôn lường. Như vậy, các chị em phụ nữ không thể chủ quan, lơ là trước tình trạng khí hư màu vàng đâu nhé! Ban đầu, bạn cần thay đổi lối sống, nếp sinh hoạt lành mạnh, điều độ hơn. Sau đó, chúng ta nên theo dõi, đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe.;;;;;Ra khí hư màu vàng khi mang thai là hiện tượng mà mẹ bầu không nên bỏ qua, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa bất thường. 1.Viêm âm đạo Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa mà chị em nào cũng có thể sẽ mắc phải, nhất là mẹ bầu. Viêm âm đạo thường gặp nhất là do nấm Candida gây ra. Khi mắc bệnh, khí hư thường có màu trắng, màu vàng, có mùi hôi, gây ngứa âm đạo… 2.Chlamydia Đây là căn bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Nếu thấy ra khí hư màu vàng khi mang thai, ngứa ngáy vùng kín, khí hư có mùi hôi khó chịu… thì có thể mẹ bầu đã bị Chlamydia. Ra khí hư màu vàng khi mang thai là hiện tượng bất thường mẹ bầu không nên bỏ qua Lúc này, mẹ bầu nên tiến hành thăm khám để có cách xử trí phù hợp. Trên thực tế, Chlamydia không gây ảnh hưởng xấu tới thai kì nhưng sẽ khiến mẹ bầu khó chịu vì khí hư ra nhiều, vùng kín có mùi, ẩm ướt. Chỉ cần khám thai đúng lịch và uống thuốc theo đơn, tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt. Bệnh lậu Đây cũng là căn bệnh xã hội có thể lây truyền qua đường tình dục. Nếu mẹ bầu bị mắc bệnh lậu, cũng có thể lây truyền vi khuẩn cho thai nhi ở trong bụng, khiến trẻ sinh ra có thể bị mắc các bệnh về mắt. Triệu chứng điển hình của bệnh nếu mẹ bầu mắc phải đó là ra khí hư màu vàng khi mang thai , khí hư ra nhiều, đi tiểu bị đau rát… Mụn cóc sinh dục Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi mang thai. Khi mắc bệnh, những mụn cóc này có thể mọc trên thành âm đạo, từ đó khiến các mô âm đạo bị giảm khả năng căng khi sinh con. Ra khí hư màu vàng khi mang thai có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm Bên cạnh đó, trẻ sinh ra bởi người mẹ bị mụn cóc sinh dục cũng có thể bị lây bệnh, xuất hiện những mụn cóc trong cổ họng. Nếu mẹ bầu thấy ra khí hư màu vàng , xuất hiện những mụn thịt nhỏ ở vùng kín, ngứa cơ quan sinh dục… thì rất có thể đã mắc bệnh mụn cóc sinh dục. Viêm vùng chậu Khi mắc bệnh, mẹ bầu thường có biểu hiện như ra khí hư màu vàng , có mùi hôi, ra nhiều, đau tức vùng bụng dưới, đau rát khi quan hệ tình dục… Viêm vùng chậu là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản khá phổ biến. Bệnh xảy ra do vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, sau đó lây lan đến vùng sinh dục trên. Chị em khi chưa mang thai cần có biện pháp phòng tránh bệnh nghiêm túc, bởi bệnh có thể gây biến chứng vô sinh, hiếm muộn. Ung thư cổ tử cung Khi đang mang bầu, nếu mẹ bầu được chuẩn đoán là bị ung thư cổ tử cung thì đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm dù đây là trường hợp khá hiếm. Chỉ có khoảng 3% phụ nữ mang thai mắc phải căn bệnh này. Nếu thấy ra khí hư màu vàng khi mang thai, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám Triệu chứng điển hình của bệnh ở mẹ bầu là ra khí hư màu vàng khi mang thai, đôi khi là màu nâu có lẫn máu, ra nhiều, có mùi hôi, đau vùng xương chậu dữ dội. Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất của hiện tượng ra khí hư màu vàng khi mang thai. Ngay khi có triệu chứng này, mẹ bầu cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời. Mẹ bầu không nên chủ quan, để hiện tượng này kéo dài, gây khó khăn trong quá trình xử trí, thậm chí có thể gây ra những biến chứng khó lường.
question_63652
Một số cách tự nhiên giúp làm giảm táo bón
doc_63652
Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu. Đây là một rối loạn tiêu hóa khá phổ biến và hầu hết ai cũng có nguy cơ gặp phải. Có một số biện pháp tự nhiên giúp làm giảm tình trạng táo bón và ngăn ngừa tái phát mà không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên nếu táo bón kéo dài hơn 3 tuần, nên tới bệnh viện để kiểm tra với bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Vì táo bón kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Uống nhiều nước Mất nước là một nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Cơ thể chúng ta cần một lượng nước đầy đủ cho sự hình thành phân. Mất nước là một nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Cơ thể chúng ta cần một lượng nước đầy đủ cho sự hình thành phân. Quá ít nước có thể khiến phân bị cứng, khó loại bỏ. Trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml, nên một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tốt nhất là nên tiêu thụ đều đặn trong ngày thay vì uống tất cả cùng một lúc. Thực phẩm cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt, đặc biệt như trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao. Tiêu thụ đủ lượng chất xơ Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau cải là những loại thực phẩm giàu chất xơ mà những người bị táo bón có thể lựa chọn để bổ sung cho chế độ ăn uống hàng ngày. Chất xơ được ví von như cây chổi quét qua các mảnh vụn trong ruột. Nó giúp làm mềm phân, để phân có thể di chuyển dễ dàng qua đại tràng. Một người trưởng thành trung bình cần tối thiểu 25g đến 30g mỗi ngày. Thực phẩm tự nhiên là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau cải là những loại thực phẩm giàu chất xơ mà những người bị táo bón có thể lựa chọn để bổ sung cho chế độ ăn uống hàng ngày. Đồ ăn thức uống có chứa quá nhiều chất béo hoặc đường có thể góp phần dẫn tới táo bón, vì thế tốt nhất nên hạn chế. Kích thích nhu động ruột Các chuyển động khác nhau được thực hiện thông qua tập thể dục giúp xoa bóp và nhẹ nhàng di chuyển đường tiêu hóa, để phân có thể dễ dàng loại bỏ. Có hai cách để kích thích nhu động ruột. Đầu tiên là tập thể dục. Các chuyển động khác nhau được thực hiện thông qua tập thể dục giúp xoa bóp và nhẹ nhàng di chuyển đường tiêu hóa, để phân có thể dễ dàng loại bỏ. Tập thể dục cũng giúp cung cấp lượng máu tươi, oxy cần thiết cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ bài tiết phân. Phương pháp thứ hai là xoa bóp. Điều này kích thích và thư giãn các mô ruột và đường ruột, dẫn tới nhu động ruột hiệu quả hơn. Lưu ý khi sử dụng vitamin Cần lưu ý khi sử dụng vitamin bổ sung chất sắt, tránh dẫn tới táo bón. Các chất bổ sung sắt có thể gây táo bón. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ có thai khi bắt đầu uống bổ sung vitamin. Nếu đúng như vậy, hãy chuyển sang dùng vitamin có nồng độ sắt thấp, cơ chế giải phóng chậm hoặc không có chất sắt. Ăn nhiều thịt nạc và rau xanh lá để giữ lượng sắt ở mức an toàn, vừa đủ.
doc_38948;;;;;doc_39387;;;;;doc_42345;;;;;doc_19947;;;;;doc_34922
Chữa táo bón có thể áp dụng bằng nhiều phương pháp. Trong đó có phương pháp sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên – bí quyết chữa táo bón hiệu quả ít người biết. Cùng tìm hiểu các cách chữa táo bón hiệu quả nhất từ thiên nhiên trong bài viết dưới đây nhé. 1. Nguyên nhân và triệu chứng của táo bón Tuy táo bón không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nhưng nếu không có biện pháp can thiệp hay các cách trị táo bón. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe như rối loạn toàn thân, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng và thậm chí ung thư trực tràng… Bên cạnh đó, mắc táo bón kéo dài cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để chữa táo bón cấp tốc, nhanh nhất, hiệu quả nhất cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều người nhân gây táo bón ở cả người lớn và trẻ em. Nhưng chủ yếu vẫn là các nguyên nhân như: – Có chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng dưỡng chất. Trong bữa ăn hàng ăn quá ít các thực phẩm có chất xơ (bao gồm rau xanh và trái cây) – Uống không đủ lượng nước cơ thể cần trong một ngày – Ngồi và nằm nhiều, không vận động thể dục thể thao thường xuyên – Mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, đại tràng kích thích, … – Trầm cảm, căng thẳng – Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh gây nên – Do mang thai… Một người được xem là đang mắc chứng táo bón và cần phải điều trị táo bón nếu có số lần đi tiêu trong 1 tuần ít hơn 3 lần, bụng luôn có cảm giác chướng và căng tức, khi đi đại tiện có cảm giác phân không ra hoặc ra không hết, rặn thật lâu và thật mạnh, phân khô cứng và vón cục… là các dấu hiệu táo bón thường gặp. Tùy vào mức độ táo bón nặng hay nhẹ, táo bón lâu ngày kéo dài hay không mà cách trị táo bón tại nhà có thể hiệu quả làm giảm bớt các triệu chứng. Hoặc bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị tích cực hơn. Để chữa táo bón cấp tốc, nhanh nhất, hiệu quả nhất cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. 2. Bí quyết chữa táo bón hiệu quả nhất từ thiên nhiên Dưới đây là một số là một số bí quyết chữa táo bón hiệu quả từ tự nhiên giúp duy trì nhu động ruột khỏe mạnh: 2.1. Tập thể dục mỗi ngày Vận động, các động tác thể dụng thường xuyên sẽ giúp giảm táo bón và hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn. Các bài tập thể dục giúp thúc đẩy các quá trình hoạt động của cơ thể như thảm nhún, đi bộ nhanh, hoặc chạy bộ,.. 2.2. Ăn cải bó xôi Cải bó xôi được xem là “thần dược” giúp trị táo bón hiệu quả, an toàn. Cải bó xôi có tác dụng làm sạch và cải thiện đường ruột. Những người bị táo bón nên uống 100ml nước ép cải bó xôi hàng ngày. Cách này sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa. 2.3. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ Những người bị táo bón cần tăng cường những thực phẩm chứa chất xơ. Những thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ, cải bắp, quả bơ, súp lơ xanh, cải xoăn, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng, gạo nâu, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, quả mâm xôi, dâu tây, cam, bưởi giúp kích thích đường ruột. Những người bị táo bón cần tăng cường những thực phẩm chứa chất xơ 2.4. Sử dụng nước ép rau và hoa quả Một số loại nước ép rau và hoa quả có thể làm mềm phân, và cơ thể đào thải chúng dễ dàng hơn. Có thể uống một số loại nước ép trái cây thiên nhiên như nước ép cam, bưởi, nước ép mận có hiệu quả đặc biệt giúp ngừa táo bón. 2.5. Chữa táo bón bằng quả sung Ăn sung khô hoặc chín có thể chữa táo bón. Sung có tác dụng như một liều thuốc nhuận tràng tự nhiên. 2.6. Cung cấp đủ nước cho cơ thể Thiếu nước là nguyên nhân gây táo bón. Do vậy uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày giúp bôi trơn ruột. Làm ẩm thực phẩm khi ăn và cải thiện nhu động ruột. Nên uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày giúp bôi trơn ruột, giảm tình trạng táo bón 2.7. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều magiê Thiếu hụt magiê là nguyên nhân gây táo bón. Vì vậy ăn nhiều rau có màu xanh đậm, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung magie giúp ngừa táo bón hiệu quả. 2.8. Massage bụng giúp dễ đại tiện Việc massage bụng vào mỗi buổi sáng khi thức dậy theo chiều kim đồng hồ góp phần làm cho bụng ấm lên. Sẽ kích thích hệ tiêu hóa và nhu động ruột. Từ đó bạn sẽ dễ dàng đi đại tiện hơn, hạn chế táo bón. 2.9. Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho đường ruột Bổ sung lợi khuẩn probiotic (men vi sinh) cho đường ruột cũng được xem là cách chữa táo bón hiệu quả được nhiều người áp dụng. Thực phẩm giàu probiotic có thể giúp cải thiện mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và ngăn ngừa táo bón. Do đó, bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm chứa probiotic như sữa chua, kefir, dưa muối, kombucha (thức uống lên men trà đen hoặc trà xanh), miso, kim chi… Bổ sung lợi khuẩn probiotic (men vi sinh) cho đường ruột cũng là cách chữa táo bón hiệu quả Những phương pháp trên có thể chữa táo bón hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu tình trạng táo bón kéo dài. Tốt nhất người bệnh nên đến chuyên khoa để các bác sĩ trực tiếp thăm khám và xác định rõ nguyên nhân. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhanh chóng.;;;;;Táo bón không phải là bệnh hiếm gặp. Táo bón có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Do đó những cách trị bệnh táo bón nhanh nhất dưới đây là gợi ý lý tưởng cho bạn giúp khắc phục tình trạng này. Cách trị táo bón bằng mẹo tự nhiên Uống nhiều nước Uống ít nước cũng là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón kéo dài. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần uống nhiều nước. Uống nhiều nước sẽ giúp phân mềm hơn, dễ đào thải ra ngoài. Bạn nên uống nước lọc và các loại nước trai cây, nước rau củ; tránh cà phê và đồ uống có cồn như rượu bia và tránh nước ngọt có ga vì sẽ khiến tình trạng táo bón trầm trọng hơn. Uống nhiều nước là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả Thay đổi chế độ ăn uống Để chữa trị tình trạng táo bón, bạn nên bổ sung chất xơ có trong rau xanh và các loại củ. Chất xơ sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Đặc biệt nên ăn nhiều rau củ có tính nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, rau muống, dền, đay… Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều chất xơ cùng lúc vì có thể gây đầy hơi và tiêu chảy. Nên bổ sung hàng ngày và chia thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón nhanh nhất. Tập thể dục đều đặn Thói quen ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón mạn tính. Do đó khi bị táo bón thì đây cũng là cách khắc phục. Bạn cần tăng cường vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bao gồm nhu động ruột, giúp chữa táo bón hiệu quả. Thường xuyên vận động cũng là cách chữa trị táo bón nhanh nhất Bạn nên lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp như chạy bộ, đi bộ, bơi lội… vừa tăng cường sức khỏe lại cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Tạo thói quen đại tiện mỗi ngày Đây cũng là cách chữa trị táo bón hiệu quả cũng giúp ngăn táo bón xuất hiện trở lại. Tốt nhất, bạn nên tập cho mình thói quen đại tiện đúng giờ trong ngày, tốt nhất là sau bữa ăn. Cách trị táo bón bằng thuốc tây y Sử dụng thuốc tây y chữa táo bón cũng là cách trị bệnh hiệu quả hiện nay. Khi bị táo bón, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Bạn nên đi khám nếu tình trạng táo bón lâu ngày và khi đã áp dụng những mẹo trị táo bón nêu trên không mang lại hiệu quả. Người bệnh cần đi khám để có thuốc chữa táo bón phù hợp, hiệu quả Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. XEM THÊM: Cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả Táo bón ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục;;;;;Mỗi ngày uống từ 8 đến 10 ly nước sôi để nguội hoặc trà quế, trà xanh giúp hóa giải táo bón. Theo Asiaone, những người bị táo bón hoặc muốn phòng bệnh này nên áp dụng bí quyết dưới đây: – Mỗi ngày uống từ 8 đến 10 ly nước sôi để nguội. Tốt nhất nên uống khi nước còn hơi ấm. Có thể thay bằng nước trà quế, trà xanh. Trước khi ngủ hay thức dậy nên uống một ly nước. Nước giúp làm sạch dạ dày, ruột và làm mềm phân, khắc phục tình trạng táo bón. Ảnh minh họa: webykhoa. – Con người đến tuổi trung niên thì chức năng tiêu hóa giảm, ăn thực phẩm mềm và nấu chín có lợi hơn cho việc tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày. Ăn nhiều thực phẩm thô và giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, khoai tây, bắp cải, củ cải, táo, chuối, lê… Mỗi ngày ăn kết hợp vài loại trong số các thực phẩm này để kích thích nhu động ruột. – Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đi bộ hoặc chạy bộ vào buổi sáng và tối để thúc đẩy nhu động ruột. Mỗi buổi sáng và tối nên hít thở bằng bụng khoảng 15 phút để vùng bụng dưới và eo có cảm giác nóng. Nhờ sự vận động nhấp nhô của các cơ bụng, hoạt động của dạ dày và ruột cũng gia tăng, chức năng tiêu hóa càng tăng, bài tiết chất thải càng triệt để. – Mỗi buổi sáng, tối và sau giấc ngủ trưa dùng 2 bàn tay xếp chồng lên nhau, lấy rốn làm trung tâm và xoa bụng 100 lần theo chiều kim đồng hồ. Động tác này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu vùng bụng, hỗ trợ tiêu hóa, thông ruột, giúp đại tiện dễ dàng. Đi vệ sinh định kỳ. Theo Vnexpress;;;;;Hầu hết tất cả mọi người đều thỉnh thoảng sẽ gặp phải tình trạng táo bón. Và theo thống kê trên tạp chí American Journal of Gastroenterology (04/2004) có khoảng 63 triệu người Mỹ phải chịu sự hành hạ dai dẳng của táo bón. Đi tahwm , ăn uống lành mạnh, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất xơ, là giải pháp hữu hiệu cho căn bệnh khó chịu này. Sau đây là một số loại thực phẩm được đánh giá là rất tốt cho người mắc chứng táo bón: 1. Trái cây sấy khô Trái cây sấy khô giúp giảm táo bón vì nó chứa rất nhiều chất xơ, đặc biệt trong vỏ. Đây là loại chất xơ không hòa tan trong nước giúp làm mềm phân, kích thích ruột tăng co bóp và chống táo bón rất tốt. Các loại trái cây sấy khô tốt nhất giúp giảm táo bón bao gồm mơ, mận và sung. Mận khô đặc biệt hữu ích vì chúng có chứa thuốc nhuận tràng tự nhiên. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Alimentary Pharmacology & Therapeutics (04/2011) cho biết ăn mận khô hàng ngày có tác dụng tích cực hơn hơn việc sử dụng thuốc bổ sung chất xơ bằng cách làm tăng số lần đại tiện ở những người thường xuyên bị táo bón. 2. Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu Ngũ cốc nguyên hạt là loại ngũ cốc chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài và giữ lại toàn bộ phần còn lại bên trong hạt. Do đó ngũ cốc nguyên hạt giữ lại rất nhiều chất dinh dưỡng mà các loại ngũ cốc đã qua sơ chế như gạo trắng, lúa mì trắng, bột mì trắng…không còn. Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ không hòa tan trong nước. Chất xơ này khi kết hợp với nước trong ruột và các chất lỏng khác mà chất xơ đã hấp thụ, giúp đẩy nhanh sự di chuyển của phân, thúc đẩy đi tiêu liên tục. Điều quan trọng khi bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn là nên tăng lượng tiêu thụ từ từ, tránh gây ra tình trạng chướng bụng. Yến mạch, lúa mì, ngô, gạo lứt… là những loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ mà người mắc chứng táo bón có thể lựa chọn. Ngoài ra các loại đậu cũng có thể giúp làm giảm táo bón vì chúng chứa hàm lượng chất xơ rất cao. 3. Trái cây và rau tươi Nhiều loại trái cây và rau quả có chứa chất xơ ở mức cao hoặc trung bình có thể giúp làm giảm táo bón. Trái cây giàu chất xơ bao gồm táo, lê, ổi và các loại quả mọng. Các loại rau đặc biệt có chứa nhiều chất xơ là củ cải, bông cải xanh, súp lơ, atiso và cải brussen. Điều quan trọng là nên ăn trái cây và rau quả nguyên vỏ vì vỏ là bộ phận chứa phần lớn chất xơ. Nước và các chất lỏng khác Chất lỏng có thể giúp giảm táo bón bao gồm nước ép lê và nước ép mận. Tuy nhiên điều quan trọng là không được uống quá nhiều các loại nước ép trái cây tại cùng một thời điểm vì chúng có thể gây ra chuột rút. Một ly nhỏ mỗi ngày là lý tưởng nhất cho người mắc chứng táo bón. Uống thêm nước giúp ngăn chặn tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn do mất nước. Cảnh báo và phòng ngừa Mặc dù gây khó chịu nhưng táo bón chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra hầu như không có hại. Tuy nhiên tình trạng táo bón đột ngột hay kéo dài có thể chỉ ra một vấn đề y tế cần điều trị. Nên đi khám bác sĩ nếu: – Bị táo bón thường xuyên – Đau bụng ở mức từ vừa đến nặng khi bị táo bón – Bụng đầy hơi – Bị nôn mửa do táo bón – Phân có màu đen hoặc có lẫn máu – Sốt – Phân rò rỉ không tự chủ;;;;;Táo bón được hiểu là tình trạng khó đi ngoài, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần và thường ít hơn 3 lần/tuần. Khi đi ngoài, phân khô cứng, vón cục, lớn hoặc nhỏ bất thường. Táo bón không phải là một bệnh lý, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng lại khiến chúng ta khó chịu, sinh hoạt bất tiện và đôi khi gây ra nhiều trở ngại trong việc sinh hoạt.Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón. Một vài nguyên nhân chủ yếu gồm có:Ăn ít chất xơ: Chế độ ăn thiếu hoa quả tươi, rau xanh, chất xơ thay vào đó tiêu thụ quá nhiều đồ chiên rán,thực phẩm chế biến sẵn sẽ là nguyên nhân gây nên khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn từ đó sinh ra táo bón.Uống không đủ nước: Việc cơ thể uống không đủ nước cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Theo khuyến cáo, lý tưởng nhất là uống mỗi ngày từ 2-3 lít nướcÍt vận động: Lối sống hiện đại ngày nay khiến nhiều người ngại vận động và hay ngồi 1 chỗ, đây cũng là nguyên nhân gây nên táo bón và cả bệnh trĩ.Nhịn đi ngoài: Thường xuyên nhịn đi vệ sinh có thể khiến cơ thể kém nhạy cảm hơn với các tín hiệu bình thường để đi vệ sinh.Mang thai: Phụ nữ mang thai cũng thường xuyên gặp tình trạng táo bón khi mang thai.Bệnh tật: Những người mắc bệnh rò hậu môn, thoát vị, hội chứng ruột kích thích, bệnh thần kinh cũng có xu hướng mắc bệnh táo bón nhiều hơn người bình thường.Về cơ bản có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Chính vì được gây nên bởi nhiều vấn đề khác nhau nên hiện nay việc điều trị cũng vô cùng đa dạng cách. 2. Điều trị táo bón không dùng thuốc Do không phải là một bệnh lý nên việc điều trị táo bón vốn vô cùng đơn giản ở những người bị nhẹ. Bạn chỉ cần lưu ý tới một vài vấn đề sau:2.1. Massage. Người bị táo bón chỉ cần thường xuyên massage vùng đáy chậu hoặc massage vùng bụng bằng cách dùng tay xoa lên bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Khi được kích thích, hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ trở lên hoạt động dễ dàng hơn.2.2. Dùng thảo dược dân gian. Một vài loại thảo dược dân gian tốt cho người táo bón như: uống nước chanh mật ong, dùng nước ép mận tươi, hay sử dụng muồng trâu, phan tả diệp, thảo quyết minh đều mang lại hiệu quả trong việc nhuận tràng.2.3 Ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau củ, trái cây, các loại hạt, đậu và ngũ cốc. Trong đó, thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón hiệu quả nhất phải kể đến: rau bina, rau mồng tơi, rau đay, đậu bắp, mận khô, kiwi, bơ, táo, cam quýt, các loại hạt, đậu, ngũ cốc, đặc biệt là yến mạch hạt lanh và hạt chia.
question_63653
Tán sỏi thận qua da - phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả và ít gây đau
doc_63653
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam khi số ca mắc chiếm 2 - 3% tổng số bệnh nhân nhập viện. Để điều trị, hiện nay đã có phương pháp tán sỏi thận qua da - một kỹ thuật nội soi mới, giúp hạn chế xâm lấn tối thiểu ở phẫu thuật. 1. Một số thông tin về bệnh sỏi thận Sỏi thận là viên sỏi hình thành từ muối khoáng và axit và tồn tại bên trong thận. Về cơ bản, sỏi thận hình thành do các chất khoáng có trong nước tiểu kết tinh, dần dần bồi tụ tạo thành. Khi những viên sỏi di chuyển sẽ gây đau đớn cho người bệnh, cơn đau thường bắt đầu ở phía sau lưng dưới xương sườn, di chuyển dần tới bụng sau đó đến háng, khi sỏi thận đi qua đường tiết niệu, những cơn đau sẽ thay đổi. Kiểm tra và chẩn đoán bệnh Xét nghiệm máu: Kết quả biểu hiện các vấn đề y tế, theo dõi sức khỏe thận, lượng canxi dư thừa hoặc mức acid uric trong máu. Xét nghiệm nước tiểu: Các xét nghiệm nước tiểu như nước tiểu 24 giờ có thể cho thấy cơ quan bào tiết có quá nhiều khoáng chất hình thành sỏi hoặc quá ít chất ức chế sỏi hay không. Kiểm tra hình ảnh: Hình ảnh chụp kiểm tra như vi tính cắt lớp (CT) hoặc X quang có thể hiển thị hình ảnh sỏi ở đường tiết niệu. Phân tích sỏi: Việc đi tiểu qua bộ lọc bắt sỏi có thể giúp thu thập được sỏi để xét nghiệm, các đặc điểm của sỏi sau khi phân tích được sử dụng để xác định nguyên nhân và kế hoạch điều trị. Phương pháp điều trị Phương pháp điều trị sỏi thận sẽ thay đổi tùy theo nguyên nhân gây sỏi. Điều trị sỏi nhỏ: Uống nhiều nước, từ khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày để tăng khả năng đào thải sỏi qua đường tiết niệu. Uống thuốc giảm đau để giảm nhẹ các cơn đau khi sỏi nhỏ đi qua như Ibuprofen, Acetaminophen,… Uống thuốc giãn cơ trơn để sỏi nhỏ dễ thoát ra khỏi niệu quản. Điều trị sỏi lớn: Phá vỡ sỏi bằng sóng âm: Đây là phương pháp tán sỏi thận qua da. Là kỹ thuật sử dụng sóng âm để tạo ra dao động và phá vỡ sỏi thành mảnh nhỏ, sỏi sau đó sẽ đi ra ngoài được qua nước tiểu. Đây là kỹ thuật có thể gây đau, vì vậy có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc gây mê. Phẫu thuật loại bỏ sỏi: Thông qua một đường rạch ở lưng, bác sĩ sẽ trực tiếp lấy sỏi ra khỏi thận. Phẫu thuật này được thực hiện khi phương pháp tán sỏi thận ngoài da thực hiện không thành công hoặc sỏi có kích thước quá lớn. Loại bỏ sỏi bằng phương pháp nội soi: Thông qua một ống nhỏ là ureteroscopy được trang bị máy ảnh, ống nhỏ sẽ được đưa qua niệu đạo và bàng quang để đến niệu quản và đến sỏi. Các công cụ có thể bẫy sỏi hoặc phá vỡ sỏi thành mảnh nhỏ. Phẫu thuật tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp hoạt động quá mức, sản xuất quá nhiều hormon tuyến cận giáp cũng có thể tạo ra sỏi canxi. Một khối u lành tính nhỏ có thể xuất hiện ở một trong 4 tuyến cận giáp. Phẫu thuật khối u tuyến cận giáp có thể ngăn ngừa tình trạng này. Tán sỏi ngoài cơ thể, sóng có thể gây ra tiểu máu, bầm tím trên lưng hoặc bụng, chảy máu quanh thận và các cơ quan lân cận khác và khó chịu như là các mảnh đá đi qua đường tiết niệu. 2. Về phương pháp tán sỏi thận qua da Phương pháp tán sỏi thận ngoài da là phương pháp gây ra rất ít sang chấn hoặc không gây ra, và được sử dụng rất rộng rãi trong những năm gần đây. Phương pháp này được thực hiện dựa trên sóng xung động được tạo ra từ hệ thống điện áp hoặc điện từ. Vị trí của sỏi được xác định qua hình ảnh X-quang hoặc siêu âm, sau đó sóng xung động sẽ tập trung vào vị trí của sỏi với một áp lực cao, trong mức 800 - 1.000 bares để phá vỡ hoặc làm vụn viên sỏi, mảnh sỏi nhỏ sẽ theo bài tiết và đi ra ngoài theo tự nhiên. Tán sỏi thận ngoài da có thể gây tiểu máu, gây bầm tím ở lưng hoặc bụng, chảy máu quanh thận cũng như một số cơ quan khác. Cảm giác như mảnh đá đi qua đường tiết niệu cũng xuất hiện. Đối tượng chỉ định: Phương pháp này sử dụng cho sỏi có đường kính >2cm và không quá rắn. Bệnh nhân không mắc bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Bệnh nhân không mắc các bệnh về máu, không đang trong quá trình điều trị có sử dụng thuốc chống đông máu. Có đường tiết niệu bình thường. Đối tượng chống chỉ định: Bị rối loạn đông máu đã được điều trị nhưng không có hiệu quả. Mắc bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường nhưng chưa được điều trị ổn định. Nhiễm khuẩn tiết niệu. Có những bất thường về những mạch máu ở trong thận. Sỏi thận trên nền thận có nhu mô còn mỏng. Bệnh nhân mắc các bệnh khác như hô hấp, tim mạch ảnh hưởng đến việc gây mê hoặc gây tê. Biến chứng có thể xảy ra sau khi thực hiện kỹ thuật: Chảy máu. Thủng hệ thống đài bể thận. Sốc nhiễm trùng. Tổn thương cơ quan lân cận như phổi - màng phổi, đại tràng, tá tràng, gan, lách,… 3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tán sỏi thận qua da Ưu điểm Ít gây đau: So với phương pháp mổ thông thường qua đường rạch dài ở bụng, kỹ thuật tán sỏi qua da chỉ cần vết rạch nhỏ khoảng 0.6 cm ở lưng để thực hiện nên sẽ ít gây đau đớn cho bệnh nhân hơn. Xử lý sạch 100% sỏi thận: Là phương pháp có thể kiểm tra toàn bộ đài bể thận và niệu quản nên không để sót sỏi. Ít gây tổn hại đến thận: Phương pháp tán sỏi qua da gây ảnh hưởng rất ít đến các chức năng của thận với mức chỉ khoảng 1%, thay vì phẫu thuật bình thường có thể ảnh hưởng mức lớn hơn rất nhiều đến chức năng của thận do đường rạch trên nhu mô thận. Hạn chế được tối đa các biến chức trong và sau khi mổ: So với phẫu thuật thông thường, tán sỏi qua da có thể giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Là phương pháp ít gây đau nên bệnh nhân sau khi được tán sỏi không cần phải nằm viện quá lâu, có thể sớm quay lại với đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nhược điểm Chi phí thực hiện khá cao: Với việc sử dụng vật tư gồm bộ nong thận, amplatz, catheter niệu quản và một số thiết bị khác, kỹ thuật tán sỏi qua da đòi hỏi chi phí cao hơn so với phương pháp mổ thông thường. Đòi hỏi mức đào tạo của bác sĩ: Để đảm bảo có thể thực hiện tốt, bác sĩ cũng như kíp mổ cần được đào tạo bài bản, rèn luyện tốt về kỹ thuật và chiến thuật để đạt hiệu quả cao.
doc_21524;;;;;doc_18446;;;;;doc_33629;;;;;doc_36808;;;;;doc_9277
Tán sỏi qua da là phương pháp điều trị sỏi có độ an toàn rất cao, giúp bệnh nhân vừa “thoát sỏi” nhanh chóng mà lại rất an toàn. Tán sỏi qua da đặc trị những loại sỏi có kích thước lớn, nhỏ, sỏi cứng đầu, như sỏi san hô. Tán sỏi qua da ở người bệnh chỉ cần thực hiện một đường rạch rất nhỏ trên lưng khoảng 5mm, nhỏ như đầu bút để bác sĩ có thể tiếp cận và tán vỡ viên sỏi. Ưu điểm của phương pháp tán sỏi qua da Tán sỏi qua da là phương pháp hữu hiệu giúp sạch sỏi nhanh chóng, ít đau, ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh, an toàn, hạn chế biến chứng sau mổ, đồng thời không lo sót sỏi. Tán sỏi qua da là phương pháp hữu hiệu giúp sạch sỏi nhanh chóng, ít đau, ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh, an toàn, hạn chế biến chứng sau mổ, đồng thời không lo sót sỏi. Sạch sỏi hoàn toàn, không lo sót sỏi Tán sỏi qua da cho phép kiểm tra toàn bộ các đài bể thận và niệu quản giúp bác sĩ quan sát các vị trí sỏi cư trú, “trị” sạch sỏi, không lo sót sỏi. Ít đau, tác động nhỏ, hồi phục nhanh Sỏi nằm ở vị trí khó xử lý như ở giữa quả thận, trước đây người bệnh có thể phải mổ mở để cắt bán phần hoặc toàn bộ thận. Với tán sỏi thận qua da, người bệnh sẽ được bảo toàn thận nguyên vẹn chỉ bằng 1 đường rạch rất nhỏ khoảng 5mm trên lưng, giúp xử trí sỏi triệt để và tránh được sẹo xấu, đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Bệnh nhân sau khi tán sỏi qua da có thể xuất viện sớm (khoảng 3 ngày) và có thể nhanh chóng hồi phục, làm việc, học tập như bình thường. Đảm bảo an toàn cho thận và các cơ quan khác Tán sỏi qua da hầu như không tác động gì đến chức năng thận. Ngược lại, nếu phải mổ mở lấy sỏi san hô, thận có nguy cơ bị tổn thương do vết rạch trên nhu mô thận. Ảnh hưởng của tán sỏi thận qua da đến chức năng thận chỉ là 1%, trong khi đó nếu dùng phương pháp mổ mở để lấy sỏi san hô có thể làm mất vĩnh viễn từ 20 – 30% chức năng thận. Hạn chế tối đa các biến chứng sau mổ Tán sỏi qua da rất ít biến chứng so với mổ thông thường, giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng sau mổ so với mổ mở. Bệnh nhân sẽ không phải chịu đau đớn, khó chịu vì vết mổ rất nhỏ. Tán sỏi qua da giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm trong và sau mổ. Tán sỏi qua da được chỉ định trong những trường hợp sỏi thận có kích thước lớn >2cm, sỏi niệu quản 1/3 trên và >1.5cm. Đây là một trong những phương pháp kỹ thuật cao, ít xâm hại, thay thế cho mổ mở. Đồng thời phối hợp với nội soi thận qua da giúp đặc trị các loại sỏi cứng đầu như sỏi san hô mà các phương pháp tán sỏi công nghệ cao như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi ngược dòng bằng Laser không làm được. – Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại giúp đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cao nhất. – Quy trình khám bệnh, phục vụ và chăm sóc như người nhà. – Áp dụng bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm bảo lãnh. – Quy trình đăng kí thủ tục khám nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí.;;;;;Tán sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi thận mới, ít xâm lấn. Phương pháp này dần dần được thay thế mổ truyền thống vì không gây sợ hãi và đau đớn cho người bệnh. Thủ thuật này mang đến hiệu quả điều trị cao và đồng thời làm giảm các biến chứng. Nội soi tán sỏi thận qua da là một trong những phẫu thuật nội soi điều trị sỏi thận tiên tiến nhất hiện này. Phương pháp có tên đầy đủ là tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ( Tên tiếng Anh: Minimal invasive percutaneous nephrolitholapaxy – Mini-PCNL). Bác sĩ sẽ gây mê toàn thân bệnh nhân sau đó dùng một kim chọc qua da vùng lưng vào trong thận. Đường hầm của kim chọc dò sẽ được nong rộng ra bằng dụng cụ nong để đạt kích thước vừa đủ. Sau đó đưa máy nội soi vào trong và dùng năng lượng laser tán sỏi. Sỏi thận sẽ vỡ vụn và được hút ra ngoài. Qua đường hầm, bác sĩ tiếp tục đặt ống thông thận để chụp kiểm tra sau mổ. Ống thông sẽ được rút ra sau 24 – 48 tiếng. Một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần bổ sung tán sỏi ngoài cơ thể để xử lý các mảnh sỏi còn sót. Tán sỏi thận qua da là phương pháp khá an toàn, ít biến chứng 2. Ưu, nhược điểm của nội soi tán sỏi thận qua da Tán sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi thận ít xâm lấn dần dần được thay thế cho mổ mở truyền thống. Tuy nhiên bất cứ phương pháp điều trị nào cũng có những ưu nhược điểm riêng. 2.1. Ưu điểm – Ít gây đau đớn: Phương pháp mổ thông thường sẽ phải rạch một đường dài lớn ở bụng. Ở kỹ thuật này chỉ cần rạch một vết nhỏ chưa tới 1 cm ở lưng để thực hiện tán sỏi vì vậy sẽ ít gây đau đớn, sợ hãi cho bệnh nhân. – Xử lý sạch toàn bộ sỏi thận: Tán sỏi thận còn có thể kiểm tra toàn bộ đài bể thận và niệu quản. Phương pháp này đảm bảo xử lý hết 100% sỏi thận. – Ít gây ảnh hưởng tới thận: Mức độ tổn hại tới thận của phương pháp nội soi tán sỏi thận này chỉ khoảng 1%. Trong khi đó nếu thực hiện phương pháp mổ thông thường có thể ảnh hưởng tới hơn 30% chứ năng thận do vết rạch trên nhu mô gây ra. – Hạn chế tối đa biến chứng: Mổ mở thường có nguy cơ nhiễm trùng trong và sau khi mổ. Ở phương pháp tán sỏi thận này rủi ro này vô cùng thấp. – Tiết kiệm tiền bạc và thời gian: Vì đây là phương pháp ít xâm lấn nên sau khi thực hiện tán sỏi bệnh nhân không cần nằm viện lâu. Thời gian nằm viện chỉ tầm 3 – 4 ngày và sức khỏe phục hồi sau khoảng 1 tuần xuất viện. – Không để lại các vết sẹo lớn gây mất thẩm mỹ. 2.2. Nhược điểm của nội soi tán sỏi thận qua da – Chi phí thực hiện cao: Trong quá trình thực hiện cần sử dụng nhiều thiết bị vật tư như: Bộ nong thận, catheter niệu quản, amplatzer và một số thiết bị khác. Kỹ thuật tán sỏi qua da đòi hỏi mức chi phí cao hơn so với mổ thông thường. – Yêu cầu bác sĩ chuyên môn cao: Do đây là phương pháp khá mới nên không phải bác sĩ nào cũng có kinh nghiệm. Để thực hiện tốt thủ thuật này, bác sĩ và kíp mổ cần được đào tạo bài bản, rèn luyện kỹ thuật để đạt hiệu quả cao. Sẹo khi thực hiện thủ thuật này sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với mổ truyền thống Với những ưu điểm và nhược điểm vừa liệt kê, nội soi tán sỏi thận qua da thường áp dụng trong các trường hợp: – Sỏi thận, sỏi niệu quản lớn hơn 2cm. Các loại sỏi san hô có cấu trúc phức tạp; – Bệnh nhân thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể thất bại; – Người bị sỏi thận kèm bệnh lý tiết niệu niệu; – Người có sỏi đài thận dưới có góc giữa trục đài dưới với bể thận hẹp, lỗ thận nhỏ. Lưu ý: Phương pháp nội soi tán sỏi thận này không áp dụng cho bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Những người có bất thường về mạch máu trong thận vì sẽ có nguy cơ chảy máu khó kiểm soát. Các trường hợp huyết áp cao cũng cần cân nhắc. Các sỏi loại sỏi có kích thước lớn và cấu trúc phức tạp thì không thực hiện được phương pháp tán sỏi thận qua da 4. Cách chăm sóc sức khỏe sau khi tán sỏi thận Vì lấy sỏi thận qua da là phương pháp ít xâm lấn vì vậy bệnh nhân có thể ngồi dậy đi lại, dùng thức ăn nhẹ ngay ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Ngày thứ hai, bệnh nhân sẽ được chụp đài bể thận, kiểm tra qua ống dẫn lưu thận. Bác sĩ sẽ xác định lần cuối tình trạng sỏi có còn sót lại hay không. Sau đó ống dẫn lưu thận sẽ được rút ra khỏi cơ thể. 4.1. Cách chăm sóc – Ở lỗ dẫn lưu sau khi được rút ra có thể rỉ ra một ít nước tiểu. Tình trạng này sẽ hết sau vài tiếng nhờ băng ép tại chỗ. – Không nên uống nhiều hơn hai tách cafe hoặc trà mỗi ngày. Không nên uống rượu trong thời gian cơ thể hồi phục. – Bệnh nhân có thể cảm thấy đau quanh vùng phẫu thuật trong khoảng hai tuần. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng này – Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng để tránh táo bón sẽ gây căng ruột. Các thực phẩm cần bổ sung như: Trái cây, rau củ, bánh mì nguyên hạt,…Bệnh nhân cũng có thể trao đổi với bác sĩ để bổ sung dinh dưỡng phù hợp. – Tránh nâng đồ nặng trong khoảng một tháng. – Nên theo dõi và thay băng vết thương hàng ngày. Khi thấy vết thương đã khô và lành thì có thể tháo băng. – Bệnh nhân có thể hoạt động tình dục sau khi phẫu thuật hai tuần. Chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ cơ thể mau bình phục 4.2. Các lưu ý sau khi thực hiện tán sỏi thận qua da – Chảy máu dai dẳng, rò rỉ nước tiểu từ vị trí phẫu thuật; – Nước tiểu có lẫn máu; – Đau dữ dội; – Sốt cao; – Bí tiểu; – Hoặc khi bạn thấy có dấu hiệu bất thường nào khác. Phương pháp tán sỏi thận qua da ngày càng được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn trong việc điều trị. Với những ưu điểm vượt trội của phương pháp này hứa hẹn sẽ có thể thay thế hoàn toàn phương pháp mổ thông thường. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cũng nhanh chóng hồi phục và ít xảy ra các biến chứng.;;;;;Phương pháp tán sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi phổ biến trong các giải pháp điều trị sỏi bởi tính thuận tiện, an toàn và hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng người bệnh cần nắm được với phương pháp điều trị này. 1. Nguyên lý của liệu pháp tán sỏi thận qua da Sỏi thận hình thành khi các tinh thể cứng trong nước tiểu kết tinh và liên kết tạo thành khối tại thận. Sỏi thận để lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy thận, viêm thận, giãn đài bể thận… Tán sỏi qua da hay tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là kỹ thuật thông qua vết rạch 5mm từ lưng nối đến thận vào vị trí có sỏi rồi tiến hành sử dụng laser tán vỡ vụn sỏi. Năng lượng laser sẽ được bác sĩ điều chỉnh trực tiếp thông qua công cụ và hội tụ vào viên sỏi để biến sỏi thành nhiều mảnh vụn. Tán sỏi qua da là phương pháp điều trị sỏi hiệu quả, an toàn Phương pháp này được đánh giá là an toàn, tỉ lệ sạch sỏi cao và nguy cơ biến chứng thấp và dần trở thành giải pháp thay thế hoàn hảo cho các phương pháp điều trị truyền thống. Hiện nay, công nghệ này đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và điều trị thành công cho nhiều ca sỏi thận phức tạp. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được bảo toàn trọn vẹn chức năng các cơ quan trong cơ thể, thời gian hồi phục cũng được rút ngắn tối đa chỉ từ 1-3 ngày. Nhờ vậy, người bệnh cũng không cần lưu viện lâu, tốn kém thời gian và chi phí. 2. Chỉ định và chống chỉ định điều trị tán sỏi qua da Tuy được coi là giải pháp điều trị hiệu quả sỏi thận, tuy nhiên không phải sỏi thận nào cũng có thể điều trị với tán sỏi qua da, cụ thể: 2.1 Chỉ định điều trị phương pháp tán sỏi qua da ở thận So với nhiều phương pháp hiện nay, tán sỏi qua da được đánh giá là có thể xử lí được nhiều kích thước, nhiều vị trí tại thận… và có tỉ lệ hút sạch sỏi cao. Các trường hợp sỏi thận thường được chỉ định điều trị tán sỏi qua da như sau: – Sỏi có kích thước và hình dạng phức tạp – Sỏi thận ảnh hưởng đến cấu trúc hệ tiết niệu – Bệnh nhân có tình trạng sỏi đài – Bệnh nhân bị hẹp đoạn nối bể thận niệu quản – Sỏi thận ở đài thận phía dưới – Sỏi thận tính chất san hô và có kích thước lớn Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tán sỏi qua da nếu điều kiện phù hợp và tỉ lệ sạch sỏi cao. Tùy vào kích thước và tính chất của sỏi mà người bệnh được chỉ định tán sỏi qua da 2.2 Chống chỉ định điều trị phương pháp tán sỏi qua da tại thận Bên cạnh những trường hợp điều trị tán sỏi qua da thành công, một số trường hợp bệnh nhân không được chỉ định điều trị phương pháp này, người bệnh cần lưu ý trong quá trình lựa chọn phương pháp điều trị. Chống chỉ định tuyệt đối điều trị tán sỏi thận qua da với các trường hợp sau: – Bệnh nhân uống thuốc chống đông, bị máu khó đông – Trên cơ thể có chứa máy tạo nhịp tim – Bệnh nhân bị tình trạng vôi hóa động mạch chủ – Bệnh nhân có tình trạng bị phình động mạch ở thận Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân chống chỉ định với phương pháp này nhưng vẫn có thể cân nhắc lựa chọn điều trị nếu bác sĩ cho phép: – Bệnh nhân bị bất thường về giải phẫy như vẹo cột sống, bệnh nhân bị gù – Bệnh nhân có tình trạng bất thường vị trí giải phẫu như thận móng ngựa, thận lạc chỗ… Các trường hợp chống chỉ định tán sỏi qua da tương đối có thể khắc phục bằng cách sử dụng công cụ hỗ trợ chọc dò kim vào đài bể thận rồi đưa đường hầm vào thận qua nội soi ổ bụng, nội soi sau phúc mạc. 3. Ưu điểm của phương pháp điều trị tán sỏi thận qua da Nhờ sự phát triển của công nghệ hiện đại, tán sỏi qua da ra đời đã khắc phục rất nhiều nhược điểm của phương pháp điều trị truyền thống. Đồng thời, kỹ thuật này cũng mang lại nhiều ưu điểm và lợi thế nổi bật hơn so với các giải pháp điều trị sỏi thận trước đây: – Quá trình điều trị và hồi phục hạn chế tối đa đau đớn. – Thời gian điều trị và phục hồi nhanh chóng, thời gian lưu viện ngắn. – Giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng sau điều trị. – Ít xâm lấn, ít chảy máu. – Giảm tối đa sự ảnh hưởng đến chức năng thận và các cơ quan khác. – Tỉ lệ tái phát sỏi rất thấp. – Có thể loại bỏ toàn bộ sỏi sau một lần điều trị, không cần dùng thuốc kéo dài. 4. Giải đáp thắc mắc về tán sỏi thận qua da Phương pháp này ít xâm lấn đến cơ thể, vết rạch 5mm siêu nhỏ không để lại nhiều đau đớn cho người bệnh, hoặc nếu có thì tính chất cũng rất nhẹ nhàng. Như đã phân tích ở trên, tán sỏi qua da là một phương pháp điều trị sỏi được đánh giá là an toàn bậc nhất hiện nay bởi công nghệ hiện đại, giải pháp điều trị tân tiến áp dụng thành công cho nhiều nước trên thế giới. Do đó, hiệu quả của phương pháp này đã được kiểm chứng, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm điều trị. Không có một mức giá chính xác nào cho người bệnh khi điều trị tán sỏi qua da bởi mức chi phí ra sao phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sỏi thận và sự lựa chọn của người bệnh. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức giá như: cơ sỏ y tế, trình độ của bác sĩ chuyên môn. dịch vụ y tế…;;;;;Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da (tán sỏi qua da đường hầm nhỏ) là một phương pháp điều trị hiện đại giúp xử lý sỏi có kích thước lớn và phức tạp qua một vết rạch chỉ 5mm. Từ đó bác sĩ sẽ tạo đường hầm vào thận tiếp cận viên sỏi. Kỹ thuật này đòi hỏi trình độ hoàn hảo của bác sĩ cũng như trang thiết bị đồng bộ, hiện đại. Nội soi lấy sỏi qua da cho phép thay thế hoàn toàn phương pháp mổ mở truyền thống với ưu điểm: ít xâm lấn, giúp làm sạch sỏi kích thước lớn nhanh chóng, ít đau, mau phục hồi. 1. Sỏi thận và phương pháp phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da Sỏi thận hay sạn thận là những tinh thể rắn được hình thành tại thận do các chất khoáng trong nước tiểu bị lắng đọng lâu ngày kết tinh lại. Sỏi thận hình thành âm thầm và thường không có biểu hiện rõ ràng. Chỉ khi sỏi có kích thước lớn, sự di chuyển của chúng cọ sát vào đường niệu gây viêm loét, nhiễm trùng. Lúc này những cơn đau quặn thận kèm hiện tượng sốt cao hoặc ớn lạnh xuất hiện ở người bệnh. Nguy hiểm hơn nếu sỏi nằm kẹt trong cuống đài thận sẽ gây bế tắc, làm giãn đài bể thận, thận ứ nước, thận hư. Lúc này, chỉ định bắt buộc trong điều trị là phải can thiệp ngoại khoa lấy sỏi để ngăn chặn biến chứng. Hiện nay, với sự ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong y học, phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị sỏi thận ngày càng chiếm ưu thế. Phương pháp nội soi lấy sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng laser là một minh chứng – xâm lấn tối thiểu, hiệu quả cao và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát sỏi. Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da (tán sỏi qua da đường hầm nhỏ) giúp làm sạch sỏi to, sỏi phức tạp nhanh chóng, ít đau, không cần phải mổ mở. Thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ rạch (cắt) một vết rất nhỏ trên da từ 5-10mm ở vùng lưng hoặc thắt lưng để tạo đường hầm tiếp cận sỏi. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa máy nội soi qua đường hầm để tìm chính xác vị trí viên sỏi. Dùng nguồn năng lượng laser tán vụn sỏi thành những mảnh sỏi nhỏ rồi hút chúng ra ngoài theo đường hầm. Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định người bệnh đáp ứng đủ yêu cầu thực hiện lấy sỏi thận qua da. Thời gian một ca tán sỏi trung bình khoảng 60 phút. Tuy nhiên cũng có thể kéo dài đến 2 giờ với trường hợp sỏi san hô kích thước lớn. Người bệnh nằm viện 3 ngày để theo dõi sức khỏe. Trước khi xuất viện, người bệnh được hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống, sinh hoạt và hẹn lịch tái khám. 3.1. Chỉ định: Tán sỏi thận quan da bằng laser được thực hiện trong các trường hợp: Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da hiệu quả với sỏi thận kích thước lớn và phức tạp 3.2. Chống chỉ định: Tán sỏi thận qua da không áp dụng được trong trường hợp: 4. Ưu điểm của phương pháp nội soi lấy sỏi thận qua da Nội soi lấy sỏi thận qua da có nhiều ưu điểm nổi bật: 5. Diễn biến sau sau phẫu thuật nội soi lấy sỏi thận qua da 5.1. Diễn biến thông thường sau khi phẫu thuật lấy sỏi thận qua da Người bệnh sớm trở lại sinh hoạt và làm việc sau khi phẫu thuật lấy sỏi thận qua da Người bệnh sớm trở lại sinh hoạt và làm việc sau khi phẫu thuật lấy sỏi thận qua da 5.2. Những biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật lấy sỏi thận qua da 6. Những lưu ý quan trong sau nội soi lấy sỏi thận qua da. Sau khi thực hiện nội soi lấy sỏi thận qua da, người bệnh cần đặc biệt lưu ý: Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da được xem là cuộc cách mạng trong điều trị sỏi thận kích thước lớn và phức tạp: an toàn, xâm lấn tối thiểu, hiệu quả cao. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật phức tạp, chỉ có thể thực hiện tại các bệnh viện lớn có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm với hệ thống máy tán sỏi hiện đại để hỗ trợ tối đa cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó người bệnh cần thăm khám và tìm hiểu kỹ càng để có lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe chính mình.;;;;;Lấy sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi mới thay thế hoàn toàn cho mổ mở truyền thống, xử lý hiệu quả sỏi có kích thước rất lớn, sỏi phức tạp như sỏi san hô. Tán sỏi nội soi qua da không mổ, ít xâm lấn, sỏi sẽ được tán vụn và được hút bỏ ra khỏi cơ thể. Sỏi thận được hình thành do sự kết tinh của các chất khoáng và muối ở bên trong thận. Sự bão hòa các chất khoáng và muối có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau: chế độ ăn uống, thừa cân, thuốc/thực phẩm chức năng. Bệnh tiến triển âm thầm nhưng khi biểu hiện sẽ gây ra những tổn thương cho đường tiết niệu như nhiễm khuẩn, tiểu máu, đau vùng hông lưng. Trước đây với các trường hợp sỏi thận to, có kích thước >1.5cm thì người bệnh thường phải mổ mở mới có thể loại bỏ được sỏi để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là người bệnh phải chịu vết mổ đau đớn, thời gian nằm viện dài, chi phí tốn kém. Ngày nay, với sự phát triển của y học, các biện pháp can thiệp ít xâm lấn ngày càng chiếm ưu thế. Trong đó phương pháp lấy sỏi thận qua da (hay thường được gọi là tán sỏi nội soi qua da) là một bước tiến vượt trội trong phẫu thuật ngoại khoa điều trị sỏi thận thay thế mổ hở. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ từ vùng hông lưng vào thận. Sau đó đưa máy laser vào tán sỏi thành những mảnh nhỏ và lấy sỏi ra ngoài. Lấy sỏi thận qua da là phương pháp điều trị sỏi thận giúp bảo tồn tối đa chức năng thận 2. Những trường hợp được thực hiện lấy sỏi thận qua da 3. Chống chỉ định trong các trường hợp nào Tán sỏi thận qua da không được áp dụng với những trường hợp: 4. Kỹ thuật lấy sỏi thận qua da Trước khi tiến hành phẫu thuật lấy sỏi bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân. Người bệnh sau đó được chuyển qua tư thế nằm nghiêng. Lấy sỏi thận qua da chỉ định với sỏi thận có kích thước > 1.5cm Tiếp đến dưới sự sự hướng dẫn của siêu âm hoặc X quang, bác sĩ sẽ chọc dò một kim nhỏ vào thận nơi chứa sỏi từ vùng hông lưng của bệnh nhân. Kim chọc dò được xác định đã đến thận nếu có nước tiểu chảy ra. Từ vị trí chọc kim, rạch da khoảng 0.5cm, nong rộng theo đường kim thành đường hầm nhỏ đủ để đưa dụng cụ nội soi vào thận. Soi thận để xác định sỏi và sử dụng nguồn năng lượng laser cực lớn để phá vỡ sỏi thành vụn nhỏ và hút bỏ ra ngoài. Sau khi tán hết sỏi và lấy hết các mảnh sỏi ra ngoài, bác sĩ sẽ đặt sonde JJ niệu quản xuôi dòng và dẫn lưu thận. Ngày hôm sau chụp kiểm tra đánh giá tình trạng sỏi và vị trí của ống thông JJ. Bác sĩ kiểm tra hết sỏi và ống thông thận sẽ rút vào ngày thứ 3 sau mổ. Thời gian phẫu thuật trung bình khoảng 2 tiếng. 5. Ưu – nhược điểm của phương pháp 5.1. Ưu điểm của lấy sỏi thận qua da So với phương pháp mổ hở truyền thống, tán sỏi thận qua da có nhiều ưu điểm vượt trội: 5.2 Nhược điểm của phương pháp lấy sỏi thận qua da Mặc dù lấy sỏi qua da được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên như nhiều phương pháp phẫu thuật khác, phương pháp này vẫn tiềm ẩn các nguy cơ và biến chứng. 6. Phòng bệnh sau lấy sỏi thận ngoài da Để hạn chế các biến chứng cũng như phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật lấy sỏi, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau: Lấy sỏi thận qua da là một kỹ thuật tiên tiến, mang lại hiệu quả cao trong điều trị sỏi thận. Kỹ thuật này cũng làm giảm tỷ lệ biến chứng, số ngày điều trị và bệnh nhân sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
question_63654
Hiểu biết về các giai đoạn của bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp
doc_63654
Bệnh trĩ mặc dù không đe dọa trực tiếp tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với mỗi bệnh nhân, tình trạng trĩ sẽ phát triển ở nhiều mức độ khác nhau, điều quan trọng là chúng ta nắm được các giai đoạn bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp. 1. Nguyên nhân gây trĩ Có nhiều yếu tố thuận lợi góp phần hình thành trĩ (táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, tăng áp lực ổ bụng do các nguyên nhân u bướu đại trực tràng,…). Và một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ là do mọi người lười vận động, chỉ ngồi hoặc là đứng trong một thời gian dài. Các số liệu thống kê cho thấy phần lớn bệnh nhân trĩ là nhân viên văn phòng - những người phải ngồi làm việc cả ngày. Nếu không vận động thường xuyên, máu sẽ rơi vào tình trạng lưu thông kém, hậu quả mạch máu tắc nghẽn nghiêm trọng, thúc đẩy quá trình phát triển búi trĩ. Khi phát hiện bị trĩ, mọi người cần xác định giai đoạn bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp, hiệu quả. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống không điều độ được cho là nguyên nhân phổ biến gây trĩ. Người trẻ thời nay rất chuộc các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ có nhiều tinh bột hoặc các món cay, bằng chứng là họ thường đi thưởng thức đồ ăn nhanh, một số loại mì cay… Đặc biệt, mọi người thường bỏ qua thói quen bổ sung chất xơ cho cơ thể, không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết và gây táo bón. Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, chắc chắn bạn có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Một số yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ như: tâm lý căng thẳng trong thời gian dài và gây ra áp lực đối với hệ tiêu hóa, không bổ sung đủ nước cho cơ thể hoặc do đặc thù công việc,… 2. Tìm hiểu về các giai đoạn bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp Trên thực tế, bệnh trĩ phát triển qua nhiều giai đoạn với các triệu chứng khác nhau, dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất. Nếu phát hiện và chữa bệnh càng sớm, khả năng bình phục của bệnh nhân sẽ càng cao, đồng thời cuộc sống sinh hoạt cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Chính vì thế mọi người nên chủ động tìm hiểu và nắm được giai đoạn bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp. 2.1. Trĩ cấp độ 1 Số lượng bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1 chiếm tỷ lệ tương đối cao, do các búi trĩ mới hình thành nên kích thước còn nhỏ và nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân. Do các triệu chứng trong giai đoạn này không quá nghiêm trọng, chính vì thế chúng ta hay chủ quan và bỏ qua việc theo dõi. Thông thường, bệnh nhân trĩ độ 1 sẽ thấy triệu chứng như: thường không có lẫn máu khi đi đại tiện, Chỉ thấy căng tức, đau hậu môn khi đi đại tiện. 2.2. Trĩ độ 2 Sang tới giai đoạn 2, các triệu chứng bệnh dần trở nên rõ ràng hơn, cụ thể búi trĩ phát triển với kích thước lớn và có xu hướng lòi ra bên ngoài và có thể tự co vào lại được. Điều này khiến hậu môn trở nên sưng tấy và gây đau, khó chịu cho người bệnh mỗi khi đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu,… Ngoài ra, một số bệnh nhân còn phải đối mặt với tình trạng viêm nhiễm hậu môn, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. So với trĩ độ 1, bước sang giai đoạn 2, hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện ngày càng nghiêm trọng hơn. Đó là lý do vì sao mọi người nên nắm được các giai đoạn bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp. Nhìn chung, phương pháp điều trị cho bệnh nhân trĩ ở cấp độ 1, 2 tương đối giống nhau. Mục đích chính là kiểm soát sự phát triển của búi trĩ, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh và gây khó khăn cho việc điều trị. Bên cạnh điều trị bằng thuốc, mọi người nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày lành mạnh hơn. Trong đó, chúng ta cần quan tâm tới chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón. Ngoài ra, mọi người nhớ uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, đây là thói quen cực kỳ tốt song chúng ta luôn bỏ qua. 2.3. Trĩ cấp độ 3 Trĩ độ 3 là giai đoạn bệnh chuyển biến và tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn, người bệnh cảm nhận rõ ràng cơn đau, khó chịu ở hậu môn do sưng viêm. Không chỉ khi ngồi hoặc đi đại tiện, chúng ta còn phải đối mặt với cơn đau ngay cả khi sinh hoạt, vận động hàng ngày. Đặc biệt, trong giai đoạn này búi trĩ phát triển khá lớn và chúng bị đẩy ra bên ngoài rất dễ dàng. Khi búi trĩ sa ra ngoài cần nằm nghỉ 1 thời gian , hoặc dùng tay đẩy vào. Đây là điểm khác biệt lớn nhất nếu so với bệnh nhân trĩ độ 2 mà bạn cần biết khi nghiên cứu giai đoạn bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp. Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện cũng khá nghiêm trọng, đồng thời bệnh nhân thấy ngứa rát liên tục ở các búi trĩ. Nguyên nhân là do phân, dịch nhầy và máu bám vào búi trĩ và gây viêm nhiễm nặng. 2.4. Trĩ cấp độ 4 Nếu tìm hiểu kỹ về giai đoạn bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp, mọi người đều biết trĩ độ 4 là giai đoạn bệnh nặng nhất. Lúc này, tình trạng sa búi trĩ xảy ra thường xuyên, kể cả khi bạn hắt hơi, ho hay vận động nhẹ và chúng ta rất khó có thể nhét chúng vào. Điều này dẫn tới nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, đau rát ở khu vực hậu môn. Nghiêm trọng hơn, nhiều người phải đối mặt với các triệu chứng như: nứt kẽ hậu môn hoặc hoại tử,… Ở giai đoạn 3 và 4, bác sĩ sẽ tập trung điều trị giúp giảm tình trạng đau rát và kiểm soát viêm nhiễm cho người bệnh. Thông thường, tùy từng mức độ và tình trạng biến chứng để có can thiệp điều trị hợp lý. Đối với độ 3 - 4 thường xem xét để điều trị ngoại khoa. Bên cạnh đó, bệnh nhân vẫn cần duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, lành mạnh để bệnh không phát triển theo hướng xấu đi. Một bí quyết nhỏ dành cho bệnh nhân đó là ngâm hậu môn với nước ấm mỗi ngày, thói quen này sẽ giúp chúng ta cải thiện phần nào tình trạng bệnh. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu hơn về các giai đoạn bệnh trĩ và cách điều trị phù hợp. Để tình trạng bệnh không diễn biến xấu đi, chúng ta nên theo dõi và điều trị tích cực ngay từ những giai đoạn đầu tiên.
doc_50418;;;;;doc_33938;;;;;doc_23552;;;;;doc_36671;;;;;doc_15419
Trĩ là căn bệnh gây nhiều phiền toái đối với những người không may mắc phải. Đây cũng là căn bệnh khá phức tạp trong điều trị. Các giai đoạn bệnh trĩ nội sẽ phải áp dụng những cách chữa trị khác nhau. Bệnh càng được phát hiện và điều trị sớm thì hiệu quả đạt được càng khả quan. 1. Phân loại bệnh trĩ Bệnh trĩ là tình trạng các búi trĩ bị giãn quá mức và căng phồng lên do một nguyên nhân nào đó. Máu ở các tĩnh mạch bị ứ động khiến chúng phồng lên và sa ra ngoài. Bệnh trĩ được phân loại thành: Bệnh trĩ nội Bệnh trĩ nội hình thành do các đám rối tĩnh mạch bên trong ống hậu môn bị căng phồng do ứ đọng máu. Các đám rối này ban đầu còn nằm trên đường lược hậu môn. Về sau khi tình trạng bệnh ngày càng nặng lên thì chúng bị sa ra ngoài hậu môn. Bệnh trĩ ngoại Là tình trạng các búi trĩ bị phồng to và hình thành ngay bên ngoài hậu môn. Các búi trĩ được bao bọc bên ngoài bởi một lớp da mỏng. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy các đám búi trĩ giống như những cục thịt thừa mọc xung quanh hậu môn. Trĩ hỗn hợp Là sự kết hợp của cả 2 dấu hiệu trĩ nội và trĩ ngoại kể trên. 2. Các giai đoạn bệnh trĩ nội Khi nói đến các giai đoạn của bệnh trĩ thì người ta thường nói đến bệnh trĩ nội nhiều hơn. Theo đó, trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng với các tình trạng cụ thể như sau: Giai đoạn 1 (giai đoạn đầu của bệnh) Đây là giai đoạn đầu hình thành bệnh. Lúc này do cơ thể chịu áp lực từ những nguyên nhân khá nhau mà khiến cho các đám rối tĩnh mạch vùng ống hậu môn có những bất thường nhất định. Chúng phình to từ bên trong, nằm trong đường lược. Giai đoạn này, người bệnh chưa có dấu hiệu gì rõ rệt. Chưa có cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy vùng hậu môn. Tuy nhiên thỉnh thoảng đi cầu có thể ra máu tươi. Máu đỏ dính ở phân hoặc phát hiện ra ở giấy vệ sinh. Giai đoạn 2 Đến giai đoạn này, người bệnh đã có những dấu hiệu rõ ràng. Do bệnh đã tiến triển nặng hơn, búi trĩ có thể sa ra ngoài. Người bệnh xuất hiện hiện tượng chảy máu rõ ràng hơn. Máu không còn lẫn vào phân mà chảy thành giọt. Máu đỏ tươi nên dễ nhận ra. Búi trĩ có hiện tượng sa ra bên ngoài và không tự co lại được, chưa cần có sự can thiệp nào. Vùng hậu môn xuất hiện thêm hiện tượng có dịch nhầy, cảm giác ướt át và khó chịu và ngứa ngáy. Giai đoạn 3 Đây là một trong các giai đoạn bệnh trĩ nội mà bệnh đã tiến triển thành nặng và gây rất nhiều khó khăn trong việc điều trị. Các búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, không tự co lại nếu người bệnh không dùng tay đẩy búi trĩ vào trong. Người bệnh cảm nhận rõ sự đau đớn, khó chịu ngay cả khi không đi đại tiện. Búi trĩ sa ra ngoài có kích thước to hơn, cọ sát vào quần áo gây đau đớn, chảy máu và viêm nhiễm. Khi đại tiện, tình trạng chảy máu càng nghiêm trọng hơn. Dịch nhầy nhiều hơn khiến người bệnh luôn ướt át, ngứa ngáy và khó chịu, mất tự tin trong sinh hoạt, giao tiếp. Giai đoạn 4 Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Tình trạng chảy máu nghiêm trọng khi bệnh nhân đi đại tiện và rặn mạnh. Máu có thể chảy thành tia. Nhiều bệnh nhân chảy nhiều máu dẫn đến hiện tượng mất máu. Người bệnh không chỉ khó chịu vùng hậu môn mà còn bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt,... Búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, có dùng tay ấn vào trong cũng không được. Búi trĩ lớn dễ bị tổn thương, viêm nhiễm nặng. Nhiều trường hợp nặng có thể gây hoại tử búi trĩ gây đau đớn, mệt mỏi cho người bệnh, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu búi trĩ nhiễm trùng nặng dẫn đến nhiễm trùng máu. Các giai đoạn của bệnh trĩ mỗi giai đoạn sẽ phải áp dụng những giải pháp điều trị khác nhau. Việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ càng dễ dàng hơn trong quá trình điều trị. Theo đó, sẽ phải điều trị theo giai đoạn như sau: Điều trị trĩ giai đoạn 1 và giai đoạn 2 Ở giai đoạn bệnh còn nhẹ, việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị bệnh tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế tối đa tình trạng táo bón. Cắt đứt các nguyên nhân gây bệnh nhất là nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Cùng với đó, có thể điều trị bằng thuốc bôi làm teo búi trĩ theo sự chỉ định của bác sĩ. Điều trị bệnh trĩ giai đoạn 3 và giai đoạn 4 Giai đoạn bệnh càng nặng thì việc điều trị bệnh sẽ càng khó khăn hơn. Hầu hết các bệnh nhân trĩ giai đoạn 3 và 4 đều phải chữa trị bằng cách tác động phẫu thuật ngoại khoa. Tùy theo tình trạng, mức độ bệnh và khả năng điều trị của bệnh nhân mà có thể áp dụng những phương pháp phẫu thuật phù hợp. Cách phòng bệnh trĩ tái phát Khi điều trị bệnh trĩ, để phòng bệnh trĩ tái phát, người bệnh cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc hậu phẫu. Đồng thời cần thực hiện những việc sau: Tăng cường chất xơ trong bữa ăn hàng ngày để tránh tối đa tình trạng táo bón. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Thể dục thường xuyên, phù hợp với thể trạng sức khỏe để tăng cường sức khỏe phòng tránh bệnh tật. Tránh ngồi quá lâu một chỗ gây áp lực lên vùng hậu môn. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị căng thẳng và stress. Không ăn đồ cay nóng hoặc uống nhiều rượu bia.;;;;;Bệnh trĩ giai đoạn đầu là khi búi trĩ mới được hình thành và có thể được nhận biết sớm nếu người bệnh chú ý quan sát các dấu hiệu điển hình của trĩ. Đây cũng được coi là thời điểm tốt nhất để tiến hành điều trị. 1. Nhận biết bệnh trĩ giai đoạn đầu Bệnh trĩ bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại, khi ở giai đoạn đầu thường khó nhận biết vì búi trĩ lúc này mới hình thành và hầu như chưa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên, vẫn có thể nhìn ra những bất thường cảnh báo trĩ và thường thì trĩ ngoại sẽ dễ nhận biết hơn. 1.1. Dấu hiệu chung – Hậu môn sưng lên: Khi búi trĩ mới hình thành bên rìa hậu môn (trĩ ngoại) hoặc bên trong thành trực tràng (trĩ nội) khiến vùng hậu môn sưng lên. Khi đi vệ sinh hoặc vận động mạnh tình trạng này gây cảm giác đau rát và khó chịu cho người bệnh. – Đi đại tiện có kèm chất dịch nhầy: Khi phân cứng đi qua búi trĩ có thể đẩy cả chất nhầy ở đầu búi trĩ theo cùng. Theo các cấp độ nặng dần của bệnh thì lượng dịch nhầy này sẽ tăng lên. 1.2. Dấu hiệu riêng – Trĩ nội: Ở giai đoạn đầu, nếu không để ý kỹ sẽ rất khó phát hiện bệnh. Dấu hiệu nhận thấy rõ nhất là đi ngoài thấy máu nhưng lại không cảm giác đau đớn gì. Khi dùng sức rặn mạnh có thể thấy búi trĩ sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên khi ngừng rặn. – Trĩ ngoại: Bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu ở khu vực xung quanh lỗ hậu môn sẽ thấy có các nốt nhỏ màu đỏ (búi trĩ). Theo thời gian các nốt này sẽ lớn dần, gây đau và đem lại nhiều khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Bệnh trĩ khi ở giai đoạn đầu thường khó nhận biết, song vẫn có các dấu hiệu điển hình để “nhìn” ra bệnh. Bệnh trĩ nói chung không gây ra nhiều nguy hiểm hay đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, đây lại là một bệnh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng nên dễ tạo tâm lý e ngại bệnh khó nói, hơn hết là những đau đớn và phiền phức mà trĩ gây ra ảnh hưởng lớn tới mọi hoạt động hằng ngày của người bệnh. Với bệnh trĩ ở giai đoạn đầu cũng vậy, nhưng mức độ ảnh hưởng từ các triệu chứng sẽ ít hơn, người bệnh chưa phải chịu nhiều đau đớn hay khó chịu gì. Tuy nhiên, bệnh sẽ ngày một diễn biến trở nặng nếu không được can thiệp xử lý đúng cách sớm. Trường hợp bệnh trở nặng sẽ gây đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, chảy máu ra mủ nhiều tạo mùi hôi khó chịu cùng nguy cơ xuất hiện biến chứng như xuất huyết cấp, tắc mạch, nghẽn mạch, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ,… Bệnh trĩ không gây ra nhiều nguy hiểm, nhưng khi bệnh trở nặng sẽ gây đau, khó chịu và ảnh hưởng tới mọi hoạt động của người bệnh. 3. Các phương pháp điều trị trĩ phổ biến Điều trị bệnh trĩ khi được thực hiện ngay ở giai đoạn đầu sẽ có nhiều lợi ích hơn hẳn: Phương pháp áp dụng sẽ đơn giản hơn, hiệu quả tốt hơn, giảm thiểu đau đớn cho người bệnh, ngăn ngừa biến chứng và tỷ lệ bệnh tái phát là thấp nhất. 3.1. Điều trị nội khoa bằng thuốc với bệnh trĩ giai đoạn đầu Thuốc được áp dụng với bệnh trĩ ở giai đoạn đầu có tác dụng xử lý các triệu chứng, giảm đau, chống viêm và tăng cường thành tĩnh mạch. Người bệnh có thể được chỉ định kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi để có được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà bắt buộc cần tuân thủ đúng đơn kê, thực hiện theo chỉ định của bác sĩ khi đã được tiến hành thăm khám trực tiếp trước đó. Thuốc cho hiệu quả tốt với bệnh trĩ khi được phát hiện sớm và điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh. 3.2. Vệ sinh hậu môn đúng cách Vệ sinh hậu môn sẽ giúp vùng có búi trĩ luôn được sạch sẽ, giảm thiệu triệu chứng ngứa hoặc rát, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hay lở loét do vi khuẩn xâm nhập, đồng thời, việc vệ sinh trước khi dùng thuốc bôi ngoài ra sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Vệ sinh bằng cách ngâm vùng hậu môn trong nước muối ấm. Đầu tiên, đặt một chậu nước lên bồn cầu, sau đó đổ nước ấm vào, thêm 1 lượng vừa phải muối tinh sạch, cuối cùng ngồi xuống và bắt đầu ngâm. Nên thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút. 3.3. Chế độ ăn tốt cho người bệnh trĩ giai đoạn đầu Chế độ ăn tốt cho người bệnh trĩ phải đảm bảo các thực phẩm tốt cho tiêu hóa giúp ngăn ngừa táo bón. – Người bệnh trĩ nên uống nhiều nước vì nước sẽ giúp mềm phân nhờ đó sẽ giảm bớt khó khăn mỗi lần đi đại tiện. – Bổ sung thêm nhóm rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc.,.. vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Đây là nguồn cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa thêm khỏe mạnh. – Thực phẩm giúp nhuận tràng như khoai lang, thanh long, mồng tơi, chuối cũng rất có lợi cho người bệnh trĩ. – Tránh đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn cứng và các đồ uống chứa chất kích thích. 3.4. Điều chỉnh thói quen hằng ngày – Người bệnh trĩ nên hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày và theo 1 khung giờ cố định. – Lưu ý thói quen khi ngồi cầu tiêu: Tư thế ngồi nên là ngồi xổm, không ngồi quá lâu, rặn quá nhiều và mạnh, vệ sinh sạch sẽ sau đại tiện và nên sử dụng loại giấy mềm thay vì thô ráp. – Vận động điều độ, thay đổi thói quen nằm/ngồi nhiều. Môn thể theo được khuyến khích là đi bộ, tránh các bài tập quá sức. Bệnh trĩ giai đoạn đầu không gây ra nhiều rắc rối cho người bệnh, đây cũng được coi là thời điểm “vàng” điều trị. Người bệnh nên nhận biết sớm các dấu hiệu đầu tiên của trĩ, chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khóa, đánh giá chính xác tình trạng của búi trĩ để được chỉ định điều trị đúng cách.;;;;;Bệnh trĩ giai đoạn đầu cũng chính là thời điểm nhẹ nhất của bệnh, đây cũng là lúc chữa trị dễ dàng, nhanh chóng và mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bệnh trĩ thường phát triển âm thầm và rất khó để phát hiện sớm, nhất là với trĩ nội. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm khi bị bệnh để lên phương án điều trị kịp thời. Bệnh trĩ không đơn thuần chỉ là bệnh của riêng tĩnh mạch. Trĩ xuất hiện khi tình trạng gia tăng áp lực diễn ra thường xuyên như rặn khi đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ làm phình giãn và tạo ra các búi trĩ trong lòng ống hậu môn. Càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ sẽ ngày càng bị suy yếu, khi đó các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn và dẫn đến trĩ nội sa. Trĩ là loại bệnh lý xảy ra phổ biến ở người từ 45 – 60 tuổi và đang có dấu hiệu trẻ hoá bởi khi tỷ lệ người 25 – 30 tuổi mặc bệnh ngày một cao. 2. Biểu hiện của bệnh trĩ giai đoạn đầu Dựa theo vị trí của các búi trĩ, bệnh trĩ thường được chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Hơn nữa, dấu hiệu nhận biết chúng cũng khác nhau. Trĩ nội: Ở giai đoạn đầu, các búi trĩ hầu như không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, vì vậy nếu không để ý kỹ sẽ rất khó phát hiện bệnh. Khi đi đại tiện, có một ít máu được thải ra với phân, đi kèm là cảm giác rát nhẹ. Khi bệnh nặng hơn, máu sẽ chảy thành từng giọt, các búi trĩ bị sa ra ngoài. Trĩ ngoại: So với trĩ nội, trĩ ngoại dễ nhận biết và dễ điều trị hơn. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, tại khu vực xung quanh lỗ hậu môn xuất hiện các nốt màu đỏ với kích thước nhỏ. Lâu dần các nốt này sẽ lớn lên và gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh. Bên cạnh đó, trĩ nội và trĩ ngoại cũng có các dấu hiệu nhận biết chung: – Hậu môn sưng lên: Tình trạng này có thể xuất hiện trong ống hậu môn hoặc ở rìa hậu môn. Cảm giác đau rát, khó chịu khi đi vệ sinh hoặc vận động mạnh. – Đi đại tiện kèm theo chất dịch nhầy: Khi bị trĩ giai đoạn đầu, nếu để ý, người bệnh có thể dễ dàng thấy được dịch nhầy lẫn trong phân khi đi đại tiện. Ngoài ra, theo cấp độ nặng dần của bệnh thì lượng dịch nhầy sẽ tăng lên. Trĩ giai đoạn đầu là thời điểm bệnh nhẹ nhất và cần được chú ý để phát hiện sớm, sẽ có lợi cho việc điều trị tốt hơn và dễ dàng hơn. 3. Phương pháp điều trị với bệnh trĩ trong giai đoạn đầu Khi nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ của trĩ, người bệnh cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt, đánh giá tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Với trĩ ở giai đoạn đầu có thể áp dụng các cách sau đây: 3.1. Điều trị bằng thuốc tây y Thuốc tây y là lựa chọn phổ biến với những người bận rộn muốn điều trị ngay khi trĩ ở giai đoạn đầu. Với ưu điểm là tiện lợi, sử dụng nhanh gọn, dễ dàng mang theo,… Người bệnh có thể kết hợp các loại thuốc trị trĩ như thuốc uống, thuốc bôi ngoài da và thuốc đặt để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 3.2. Ngâm hậu môn trong nước ấm Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu tại nhà vừa không tốn kém vừa đạt hiệu quả cao. Ngâm hậu môn sẽ giúp các tĩnh mạch quanh vùng hậu môn co lại và giúp giảm đau, giảm sưng, chống kích ứng rất tốt. Đổ nước với nhiệt độ thích hợp vào, có thể pha thêm một ít muối tinh, sau đó ngồi xuống và bắt đầu ngâm. Hãy thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút. Sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt, tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể. 3.3. Chế độ ăn uống lành mạnh có lợi cho người bệnh trĩ giai đoạn đầu Điều chỉnh chế độ ăn uống đúng cách sẽ mang đến hiệu quả chữa trĩ giai đoạn đầu tốt nhất, Cụ thể, người bệnh nên chú ý những điều sau đây: – Hãy uống nhiều nước (ít nhất 2 lít nước mỗi ngày) sẽ rất quan trọng và cần thiết cho người bệnh trĩ. – Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc,… Những loại rau, củ, quả có lợi cho quá trình điều trị trĩ như: Khoai lang, chuối chín, đu đủ chín, rau mồng tơi, cam, bưởi, thanh long,… – Hạn chế sử dụng các loại thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước ngọt có gas,… Chế độ ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày là điều mà người bệnh trĩ ở giai đoạn đầu cần tuân thủ để giúp điều trị bệnh một cách tốt nhất. 3.4. Sử dụng thuốc làm mềm phân Các loại thuốc này có tác dụng nhuận tràng, giúp cho phân mềm hơn và cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, cần phải theo dõi trạng thái phân sau mỗi lần sử dụng thuốc, khi thấy phân quá lỏng thì nên ngừng thuốc một thời gian nhằm tránh khả năng bị nhiễm trùng và nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc. 3.5. Đi vệ sinh đúng cách Việc ngồi quá lâu khi đi vệ sinh sẽ tạo ra lực lớn lên phần tĩnh mạch ở hậu môn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và trĩ trở nặng. Vì thể, cần hạn chế ngồi một chỗ quá lâu mà hãy thường xuyên vận động. Khi đi vệ sinh có thể thay đổi tư thế ngồi bằng cách kê thêm một chiếc ghế cao khoảng 15cm để giáp áp lực từ trọng lượng cơ thể lên vùng hậu môn. Ngoài ra, không nên đi vệ sinh quá thời gian 5 phút và hạn chế dùng sức để rặn. 3.6. Sử dụng giấy vệ sinh loại mềm Việc sử dụng giấy vệ sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của búi trĩ giai đoạn đầu. Sử dụng giấy vệ sinh cứng, thô ráp có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau rát. Ngoài ra, nó còn có thể khiến các búi trĩ bị xước hoặc vỡ ra làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.;;;;;Bệnh trĩ thuộc nhóm bệnh hậu môn – trực tràng, đem lại rất nhiều phiền toái và ám ảnh cho người mắc. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần biết về căn bệnh này, cũng như cách phòng chống bệnh trĩ hiệu quả. 1. Giải thích bệnh trĩ 1.1. Tổng quan về bệnh trĩ Bệnh trĩ (còn được biết đến với tên khoa học là hemorrhoids) là căn bệnh xảy ra bởi tình trạng giãn ra quá mức các đám rối tĩnh mạch hậu môn và trực tràng dưới. Thông thường, dựa vào vị trí của các búi trĩ mà bệnh trĩ thường được chia thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Mỗi loại bệnh có đặc điểm và tính chất bệnh khác nhau. Bên cạnh hai loại bệnh riêng biệt, khi người bệnh mắc cả hai loại trĩ trên thì được gọi là bệnh trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là khi các búi trĩ nằm ở bên trên đường lược của hậu môn và trực tràng, thường nằm trong ống hậu môn. Người bệnh sẽ khó quan sát và nhận biết bệnh trong giai đoạn đầu. Chỉ khi các búi trĩ sa ra ngoài, bệnh mới có thể phát hiện được dễ hơn. Đối với bệnh trĩ ngoại, các búi trĩ mọc và phân bố bên ngoài ống hậu môn và bên dưới đường lược. Vì đặc điểm này mà các búi trĩ ngoại dễ phát hiện hơn trĩ nội. Người bệnh có thể dễ dàng quan sát hoặc dùng tay phát hiện được búi trĩ. Hình ảnh mô tả bệnh trĩ Bệnh trĩ nói chung thường được chia thành 4 cấp độ. Ở cấp độ 1 và 2, các búi trĩ còn nhỏ, đối với trĩ nội thì búi trĩ chưa sa ra ngoài. Hai cấp độ này thường được điều trị bằng thuốc. Đối với cấp độ 3,4 hoặc cấp độ 2 không đáp ứng điều trị nội khoa thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật, thủ thuật. Cho đến nay, cơ chế bệnh sinh và các nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ vẫn chưa được xác định cụ thể mà mới dừng ở các giả thuyết. Tuy vậy, các chuyên gia y tế cho rằng có những yếu tố được xem như là nguyên nhân tăng nguy cơ bị bệnh trĩ. – Người bị bệnh táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài nhưng không được điều trị đặc hiệu. Đặc biệt, bệnh nhân táo bón kinh niên là đối tượng có nguy cơ rất cao. Khi người bệnh rặn để đại tiện, áp lực lên ổ bụng, hậu môn và trực tràng tăng nhanh khiến cho các tĩnh mạch bị giãn ra. – Người có thói quen rặn mạnh, ngồi quá lâu khi đi đại tiện. – Chế độ ăn uống thiếu chất xơ trầm trọng gây ra táo bón hàng ngày. – Người lười vận động hoặc người không có thời gian vận động thường xuyên, thường là dân văn phòng. – Thường xuyên bê vác đồ vật nặng trong thời gian kéo dài. – Uống quá ít nước, ăn quá độ đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn khiến cơ thể mất nước. Điều này dẫn đến phân bị cứng và sau đó là táo bón. – Phụ nữ mang thai và rặn đẻ quá mạnh khi sinh thường. – Quan hệ đồng giới quan hệ tình dục qua hậu môn và những người bị bệnh béo phì 1.3. Những biểu hiện điển hình của bệnh trĩ – Cảm giác rất đau rát khi đi đại tiện. bệnh càng nặng càng đau. Trĩ ngoại gây đau hơn trĩ nội – Bệnh trĩ gây chảy máu. Đặc biệt là đối với trĩ nội, lượng máu nhiều và tăng dần theo cấp độ. Ở mức độ trĩ nặng, máu có thể bắn ra thành tia. – Xuất hiện những cảm giác cộm ở hậu môn, có thể tự co vào hoặc không. Đây là biểu hiện đặc trưng của người bệnh trĩ. – Dịch nhầy ở hậu môn tăng tiết gây ẩm ướt, nhớp nháp. – Búi trĩ sa ra ngoài (đối với trĩ nội ở cấp độ nặng), viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ ( trĩ ngoại ở cấp độ nặng) Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái khó chịu và đau đớn cho người mắc 2. Phòng chống bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả Bệnh trĩ là căn bệnh có thể phòng chống được.Có thể cần duy trì những phương pháp đơn giản sau để ngăn ngừa trĩ hiệu quả cũng như hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. 2.1. Cách phòng chống bệnh trĩ bằng việc thay đổi chế độ ăn uống – Bổ sung chất xơ, các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin như rau, củ, quả xanh,.. – Tăng cường ăn các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, đậu bắp, mồng tơi, thanh long,… để hạn chế tối đa nguy cơ táo bón, uống đủ nước – Không sử dụng quá nhiều đồ cay nóng, chiên rán để tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hóa nói chung. – Không sử dụng các chất kích thích, sử dụng quá nhiều rượu bia,.. 2.2. Cách phòng chống bệnh trĩ bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt Thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động cũng là cách giải thiểu nguy cơ bệnh trĩ – Nếu bạn là người làm văn phòng: Hãy thường xuyên vươn vai, tập một vài động tác nhẹ. Sau mỗi tiếng làm việc, hãy đứng dậy đi lại một vài phút để giảm áp lực lên hậu môn và trực tràng, giảm áp lực ổ bụng. – Nếu bạn là người béo phì, hãy giảm cân để tránh hậu môn và trực tràng nhận quá nhiều sức nặng – Hạn chế bê vác đồ vật quá nặng trong thời gian dài – Tập cho bản thân lịch sinh hoạt theo một đồng hồ sinh học lành mạnh. Nên đi đại tiện theo một giờ cố định và rặn đúng cách,.. – Thường xuyên ngâm hậu môn trong nước ấm từ 15-20p. Điều này sẽ giúp hạn chế tắc nghẽn mạch máu ở hậu môn, hạn chế nguy cơ gây ra bệnh trĩ. 3. Cách điều trị bệnh trĩ Bệnh trĩ kể cả còn nhẹ thì cũng vẫn cần được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị. Tuyệt đối không tự chữa bệnh tại nhà theo các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng. Có hai cách chữa trĩ tùy theo mức độ của bệnh như sau: – Sử dụng các biện pháp nội khoa: Đối với người bệnh ở mức độ nhẹ như 1, 2, các bác sĩ sẽ cắt thuốc (có thể là thuốc ngoài da hoặc thuốc uống). Những loại thuốc này có thể cải thiện tình trạng tuần hoàn máu đến hậu môn. Ngoài ra, chúng có thể hạn chế tắc mạch và hỗ trợ làm teo nhỏ búi trĩ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần phải đặc biệt tuân theo chỉ định của bác sĩ. – Điều trị bằng các can thiệp ngoại khoa: các thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt trĩ là bắt buộc khi bệnh đã đến giai đoạn nặng. Ở cấp độ 3,4 thì việc điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả nữa. Ngày nay có nhiều phương pháp cắt trĩ hiện đại, đặc biệt là phương pháp cắt trĩ Longo ít xâm lấn, ít đau. Phẫu thuật cắt trĩ sẽ xử lý sạch búi trĩ và hiện tượng sa mạch, tắc mạch. Điều trị trĩ bằng phẫu thuật Trên đây là những thông tin về cách phòng chống bệnh trĩ. Điều quan trọng trong phòng chống và điều trị bệnh trĩ là tính kịp thời. Cần phòng bệnh từ sớm và áp dụng hằng ngày. Đồng thời khi có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.;;;;;Bệnh trĩ là căn bệnh thuộc nhóm hậu môn – trực tràng, không phải là bệnh lây nhiễm. Tuy vậy, các biện pháp phòng chống bệnh trĩ luôn được quan tâm đặc biệt. Bài viết này sẽ cùng quý độc giả tìm hiểu về bệnh trĩ và cách phòng – chống căn bệnh này. 1. Tổng quan về bệnh trĩ: định nghĩa, phân loại và biểu hiện 1.1. Giải thích bệnh trĩ Bệnh trĩ là bệnh lý hình thành do sự giãn ra quá mức của các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng. Những tĩnh mạch sau khi giãn nở đã tạo thành trĩ, các búi trĩ to dần theo thời gian và gây vướng, cộm ở hậu môn người bệnh. Căn bệnh trĩ thực chất là lành tính, không quá nguy hiểm đến tính mạng ngay, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và các chức năng sống của bệnh nhân. Theo các chuyên gia, cơ chế hình thành bệnh trĩ có thể giải thích theo hai giả thuyết. Theo thuyết cơ học, bệnh trĩ hình thành do áp lực lớn làm giãn dây chằng cố định đệm hậu môn. Dây chằng bị đứt khiến đệm hậu môn theo đó mà trượt ra ngoài, hình thành bệnh trĩ. Theo thuyết mạch máu, các búi trĩ hình thành khi có tình trạng ứ máu ở các tĩnh mạch hậu môn, làm tĩnh mạch giãn ra. Điều này gây nên bởi sự bất thường của tuần hoàn khiến máu không lưu thông mà bị ứ trệ. Bệnh trĩ là căn bệnh gây nên nhiều ám ảnh cho người mắc bởi sự phiền toái mà nó đem lại. 1.2. Có những loại bệnh trĩ nào – đặc điểm các loại bệnh trĩ Bệnh trĩ thường được chia thành hai loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra nếu người bệnh mắc cả hai loại trĩ trên thì bệnh được gọi là trĩ hỗn hợp. Trĩ nội: các búi trĩ nằm ở bên trên đường lược của hậu môn và trực tràng, thường trong ống hậu môn. Người bệnh khá khó quan sát và nhận biết cho đến khi búi trĩ sa ra ngoài. Trĩ ngoại: nằm bên ngoài ống hậu môn dưới đường lược. Bệnh trĩ ngoại dễ phát hiện hơn trĩ nội. Người bệnh có thể quan sát hoặc dùng tay sờ để tìm thấy búi trĩ. Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều được chia thành 4 cấp độ. Thông thường, cấp độ 1 và 2 là khi búi trĩ còn nhỏ, đối với trĩ nội thì búi trĩ chưa sa ra ngoài. Hai cấp độ này thường được điều trị bằng thuốc. Đối với cấp độ 3,4 thì bệnh nhân cần điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa. Bệnh trĩ thường có những biểu hiện đặc trưng và khó nhầm lẫn. Những biểu hiện này gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày. – Cảm giác đau rát khi đi đại tiện, các mức độ đau tăng dần theo cấp độ bệnh. – Đối với bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, có thể nhìn được ở giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện sẽ có lẫn máu tươi. Bệnh trĩ nội khiến bệnh nhân chảy máu nhiều hơn trĩ ngoại, máu có thể thành các tia hoặc nhỏ giọt. Bệnh trĩ gây đau đớn, vướng víu hậu môn, khiến người bệnh sinh hoạt khó khăn hơn. – Xuất hiện những cảm giác cộm ở hậu môn, xuất hiện khối thịt (búi trĩ) có thể tự co vào hoặc không. Đây là biểu hiện đặc trưng của người bệnh trĩ. – Dịch nhầy tiết ra nhiều hơn gây ra cảm giác nhớp nháp, dính, khó chịu, kích ứng da. – Búi trĩ sa ra ngoài (đối với trĩ nội ở cấp độ nặng), viêm nhiễm, hoại tử búi trĩ ( trĩ ngoại ở cấp độ nặng). Đặc biệt, bệnh trĩ ngoại dù không chảy máu nhiều như trĩ nội, nhưng lại gây đau đớn cho người bệnh hơn rất nhiều. Các cơn đau có thể khiến người bệnh thậm chí không thể nằm ngửa, ngồi. Khi đi lại, búi trĩ cọ vào trang phục gây rát, xước thậm chí bật máu. Đây cũng là sự nguy hiểm của bệnh trĩ ở cấp độ nặng, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề là rất cao. Có thể áp dụng những lưu ý dưới đây: – Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh hơn để hạn chế táo bón – dẫn đến nguy cơ mắc bệnh rất cao. Thực đơn của bạn cần đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ từ rau củ quả. Chất xơ này sẽ giúp hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn, hạn chế đầy hơi khó tiêu, táo bón,.. Hạn chế táo bón chính là cách phòng chống bệnh trĩ rất đặc hiệu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm hỗ trợ nhuận tràng như khoai lang, đậu bắp, thanh long, sữa chua, nha đam,… – Bắt đầu một chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh và phù hợp với sức khỏe cũng như tình trạng bệnh. Thể dục đúng cách có thể giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ tiêu hóa,..Nên áp dụng bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,.. cùng các bài tập đặc thù như kegel cơ hậu môn. Cần tránh các bài tập yêu cầu thể lực cao.. – Hạn chế những thói quen xấu là nguyên nhân sâu xa của bệnh trĩ. Bạn không nên ăn đồ cay nóng, ăn mặn, sử dụng các bia rượu vì chúng gia tăng nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, thói quen ngồi lâu, lười vận động, tính chất công việc nặng nhọc cũng cần được cải thiện. Bệnh trĩ khi ở giai đoạn nhẹ có thể điều trị bằng thuốc (điều trị nội khoa). Thuốc chữa bệnh cần là thuốc được chỉ định từ các bác sĩ, bệnh nhân không tự ý điều trị bệnh trĩ tại nhà. Tuyệt đối tránh việc sử dụng các loại thuốc truyền miệng, thuốc dân gian chưa được kiểm chứng hiệu quả và rủi ro. Muốn đạt được hiệu quả cao từ thuốc, người bệnh cần tuân thủ cách dùng, liều dùng, thời gian hợp lý. Khi ấy, các loại thuốc sẽ có chức năng làm hạn chế sự phát triển của búi trĩ, làm chúng teo nhỏ lại. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn (cấp độ 3,4), các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc dùng thủ thuật cắt bỏ búi trĩ cho bệnh nhân. Các biện pháp thường được áp dụng là phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan- Ferguson, cắt trĩ Longo,… Ngoài ra, một số thủ thuật có thể kể đến như tiêm xơ, thắt mạch, khâu treo búi trĩ,.. Trong các biện pháp trên, hiện nay, cắt trĩ Longo là phương pháp được ưa chuộng nhất bởi tính chất ít xâm lấn, ít đau, thời gian hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh điều trị, bệnh nhân cần duy trì các phương pháp điều chỉnh chế độ ăn uống tập luyện để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ cũng như những cách phòng chống bệnh trĩ hiệu quả. Bệnh nhân hãy đến các sơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, hiệu quả
question_63655
Bác sĩ trả lời: vì sao phụ nữ mang thai thường nghén ngọt
doc_63655
nghén ngọt ở phụ nữ mang thai là tình trạng khẩu vị mẹ bầu chỉ ưa các đồ ăn ngọt chứa nhiều đường tự nhiên hoặc tổng hợp như: bánh kẹo ngọt, socola, nho, bánh kem,... . Nguyên nhân do sự thay đổi hormone và nội tiết tố mạnh mẽ khi mang thai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khẩu vị ăn. Trong khi nhiều phụ nữ mang thai thèm chua, ốm nghén chán ăn thì có tới 40% trường hợp thai phụ bị nghén đồ ngọt. Như vậy, nghén đồ ngọt là một trong các tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ mang thai. Thông thường sau khi hết tam cá nguyệt thứ nhất, tình trạng nghén ngọt sẽ giảm dần và biến mất. Đồ ăn ngọt thường dễ gây kích thích vị giác, giúp bà bầu có tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn. Tuy nhiên ở nhiều mẹ bầu nghén đồ ngọt, họ chỉ thích và chỉ ăn các thức ăn ngọt, các loại thực phẩm khác không hợp khẩu vị nữa. Vì thế nghén đồ ngọt khi mang thai là hết sức bình thường, giúp mẹ bầu có thể ăn uống ngon miệng hơn, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuy nhiên ngoài thức ăn ngọt, nếu không bổ sung cân bằng các dưỡng chất khác hoặc ăn ngọt quá đà thì sẽ gây nhiều tác hại. Theo các nghiên cứu, trung bình 7 phụ nữ mang thai lại có một người mắc tiểu đường thai kỳ. Đây là tình trạng đường huyết tăng cao trong suốt thời gian mang thai, một phần do tăng tiết insulin để cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho thai nhi, một phần do chế độ ăn của mẹ bầu. Đó là lý do tại sao những bà bầu bị nghén đồ ngọt có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ. Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai có chế độ ăn uống lành mạnh, sức khỏe tốt song khẩu vị khi mang thai thay đổi, nghén ngọt khiến họ thích và ăn nhiều thực phẩm chứa đường. Do lượng đường hấp thụ không được kiểm soát lại chứa nhiều đường tinh chế dễ gây tiểu đường thai kỳ. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn ngọt không những gây tiểu đường cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đường dư trong máu mẹ được chuyển qua nhau thai, tiếp tục làm tăng glucose trong máu thai nhi. Kết quả cơ thể trẻ tăng tiết insulin để chuyển hóa lượng đường lớn này, khiến bé phát triển lớn hơn, gây nhiều nguy hiểm và biến chứng sinh nở. Tiểu đường thai kỳ khiến thai phụ phải đối mặt với nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm như: sản giật, tiền sản giật, cao huyết áp, sinh non, đa ối,… Với thai nhi, tiểu đường thai kỳ làm tăng tỉ lệ rối loạn tăng trưởng, dị tật thai, chết lưu đột ngột, sảy thai,… Bên cạnh đó, nghén ngọt cũng làm tăng nguy cơ béo phì cho mẹ, cản trở sự phát triển não của thai nhi. Nghén đồ ngọt nếu không kiểm soát chế độ ăn tốt sẽ gây rất nhiều hệ lụy sức khỏe. Ở người bị nghén ngọt, đồ ăn ngọt chứa nhiều đường là thực phẩm hàng đầu họ thèm và muốn ăn. Vì thế không nên cắt bỏ hoàn toàn thực phẩm ngọt trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu, song cần kiểm soát lượng đường phù hợp vừa tốt cho sự phát triển của bé, vừa kích thích sự thèm ăn của mẹ. Khi xây dựng chế độ ăn cho thai phụ bị nghén ngọt, cần lưu ý một số vấn đề sau: - Thai phụ có thể ăn các món bánh quy, bánh kem, kẹo,… khi bị nghén ngọt nhưng lưu ý không ăn quá nhiều mỗi lần và tối đa 2 lần/ngày. - Nên ăn hoa quả ngọt thay cho các loại thực phẩm ngọt chế biến sẵn chứa nhiều đường tổng hợp, đường hóa học như. - Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thực phẩm tốt như: Sữa chua, táo xanh, nho, đậu nành, dâu,… - Chia nhỏ các bữa ăn chính trong ngày kể cả đồ ăn ngọt để đường huyết sau khi ăn không tăng cao đột ngột. - Cố gắng ăn kết hợp với nhiều loại thức ăn cung cấp đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng khác nhau như đạm hay chất xơ, đường tự nhiên trong rau củ quả. - Chồng và gia đình nên động viên chia sẻ với mẹ bầu tránh căng thẳng, stress, việc giữ một tinh thần hạnh phúc, sảng khoái cũng giúp giảm nhu cầu ăn đồ ngọt. Ở phụ nữ mang thai bị béo phì, thừa cân thì cần thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát tốt cả lượng đường và carbohydrate nạp vào cơ thể để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra đường huyết cũng như khám xét nghiệm thai để phát hiện sớm bất thường. Nếu mẹ bầu bị “nghiện” đồ ăn ngọt từ trước, nhu cầu ăn đồ ngọt trong thai kỳ tăng gấp 2 - 3 lần không thể kiểm soát thì có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời. Thai kỳ là quãng thời gian quan trọng giúp bé được chào đời khỏe mạnh và có một cuộc đời tốt đẹp, vì thế mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi nghiêm túc.
doc_8832;;;;;doc_61147;;;;;doc_36195;;;;;doc_7445;;;;;doc_23140
Các loại nước ngọt có gas hay nhiều người vẫn gọi là nước ngọt có thể mang lại những tác động xấu đối với sức khỏe của chúng ta và mẹ bầu hay thai nhi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về dinh dưỡng nên nhiều mẹ bầu vẫn đang tiêu thụ loại nước uống này. - Khiến mẹ bầu mệt mỏi và thai nhi phát triển kém Các sản phẩm nước ngọt có gas có chứa rất nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe, đặc biệt phải kể đến chất làm ngọt nhân tạo, các loại hương liệu, chất bảo quản, nước bão hòa CO2 và một lượng cafein nhất định. Khi thường xuyên sử dụng sản phẩm này, hệ thần kinh trung ương của mẹ bầu có thể bị tác động mạnh, gây hưng phấn, tăng nhịp tim, nhịp thở, thậm chí có thể gây hoa mắt, ù tai,… Do đó, mẹ bầu thường xuyên bị mệt mỏi và lo âu quá mức. Điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, nước ngọt có gas có chứa nhiều caffein còn có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày của mẹ bầu. Từ đó làm tăng nguy cơ xảy ra một số triệu chứng như buồn nôn, khó chịu,… CO2 trong nước ngọt có gas cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng, ợ hơi. Cụ thể là, khi lượng khí này đi vào dạ dày, nó sẽ có xu hướng tách khỏi nước. Khi dạ dày thực hiện co bóp nó sẽ đẩy khí CO2 ra ngoài và gây ra tình trạng ợ hơi. Bà bầu vốn đã là nhóm đối tượng gặp nhiều nguy cơ về tiêu hóa. Nếu kết hợp với việc thường xuyên uống nước ngọt có gas thì quá trình tiêu hóa sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. - Tăng nguy cơ thiếu chất ở mẹ bầu, không đủ dưỡng chất nuôi thai Tiêu thụ nhiều nước ngọt cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến khả năng hấp thụ sắt và kẽm của mẹ bầu bị hạn chế, từ đó làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, các sản phẩm nước ngọt có gas cũng có thể phá vỡ vitamin, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1 và gây ra triệu chứng mệt mỏi, ăn không ngon ở mẹ bầu. Trong các loại nước ngọt có gas còn chứa Acid photphoric. Chất này có thể gây phản ứng với canxi, kẽm, magie,… gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ bài tiết canxi qua đường tiểu. Đó là nguyên nhân vì sao bạn có cảm giác buồn tiểu nhanh hơn khi uống nước ngọt. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên có thể khiến nhiều dưỡng chất bị đào thải ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng hơn bình thường. Nước ngọt có gas chỉ tạo năng lượng rỗng mà hoàn toàn không cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Chính vì điều này mà khi tiêu thụ nhiều nước ngọt, các bà mẹ có thể tăng cân nhưng vẫn bị thiếu dưỡng chất. Hơn nữa, nếu uống nhiều nước ngọt, mẹ bầu sẽ nhanh no và không muốn ăn thêm các loại thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất khác. - Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và tăng biến chứng thai kỳ Phosphate trong nước ngọt có gas kết hợp với sắt khiến tạo ra những chất gây hại cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai. Bên cạnh đó, nước ngọt có gas cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp,… Những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ uống nhiều nước ngọt có gas dễ mắc phải một số vấn đề sức khỏe, nhất là các bệnh về tim mạch, tình trạng thừa cân béo phì, bệnh tiểu đường và huyết áp cao. 2. Gợi ý một số thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể bổ sung một số thực phẩm lành mạnh dưới đây: - Trái cây và rau củ quả: Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất và còn có tác dụng phòng ngừa nguy cơ táo bón. - Thực phẩm giàu tinh bột chẳng hạn như ngũ cốc, khoai tây, khoai mỡ, gạo,… Ngoài cung cấp năng lượng, nhóm thực phẩm này cũng có chứa nhiều vitamin và chất xơ, giúp mẹ bầu có cảm giác no lâu hơn và đồng thời không cung cấp quá nhiều calo. - Bổ sung nhiều thực phẩm giàu Protein như các loại thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và các loại đậu. Khi chế biến thịt gia cầm nên bỏ da, không nên ăn cá biển nhiều để tránh nhiễm độc thủy ngân, cần nấu chín kỹ trứng và không nên ăn trứng sống để tránh nhiễm khuẩn. - Một số đồ ăn nhẹ lành mạnh trong thai kỳ có thể kể đến như khoai tây, bánh quy, sữa chua khoai tây,… - Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm để đảm bảo an toàn: + Nên rửa sạch trái cây và các loại rau củ quả. Đặc biệt phải rửa sạch bùn đất vì trong đất có thể chứa loại ký sinh trùng toxoplasma – gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. + Trước khi chế biến thực phẩm cần vệ sinh tất cả các dụng cụ nấu ăn, rửa sạch tay, nhất là sau khi chuẩn bị các loại thực phẩm như thịt, động vật có vỏ và rau sống,… Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc này để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. + Trong quá trình bảo quản thực phẩm cũng cần lưu ý: Thực phẩm sống và thực phẩm ăn liền cần phải bảo quản riêng biệt để tránh nguy cơ ô nhiễm. + Nên phân loại dao thớt thái thịt sống riêng và dao thớt thái thịt chín riêng. + Nên thực hiện nấu chín các loại thực phẩm như thịt, trứng và cá trước khi ăn.;;;;;1. Những triệu chứng báo hiệu nữ giới đang mang thai Đi tiểu nhiều hơn:Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công sẽ tạo thành hợp tử, dần phát triển thành phôi thai bám vào thành tử cung của người phụ nữ. Sau 6 tuần phôi thai và tử cung đều sẽ lớn dần, chèn ép vào bàng quang ở lân cận. ngoài ra nồng độ HCG tăng cao trong giai đoạn thai kỳ cũng khiến phụ nữ hay buồn tiểu và tần suất đi tiểu nhiều hơn so với trước khi mang thai. Nhạy cảm với mùi vị, ốm nghén, thói quen ăn uống thay đổi:Thời gian đầu mang thai, phụ nữ sẽ cảm thấy nhạy cảm hơn với mùi vị, khó chịu hơn do hay bị buồn nôn, nôn oẹ. Đây được coi là tình trạng ốm nghén khiến hormone trong cơ thể thay đổi, bạn nhanh đói và thèm ăn hơn, đôi khi đặc biệt cảm thấy ưa thích một món ăn nào đó. Ốm nghén là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của mang thai Ngực căng, đau tức ngực, vòng ngực to hơn:Dấu hiệu này sẽ xuất hiện ngay sau tuần đầu tiên đậu thai. Nguyên nhân là do sau khi thụ tinh thành công nồng độ hormone sẽ có sự thay đổi đáng kể. Điều này khiến cho tuần hoàn máu đi tới phần ngực sẽ nhiều hơn, dẫn tới thay đổi màu sắc nhũ hoa trở nên thâm hơn và làm căng bầu ngực. Hiện nay để xét nghiệm phát hiện thai kỳ sẽ có 3 phương pháp chính, đó là: sử dụng que thử thai, xét nghiệm máu, siêu âm. Ưu và nhược điểm của các phương pháp này như sau:Dùng que thử thai: Biện pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện ít, bạn không cần phải đến tận phòng khám hay bệnh viện để tiến hành. Tuy nhiên nó cũng tồn tại một nhược điểm đó là không đảm bảo tính chính xác cho kết quả nếu áp dụng không đúng cách hoặc test không đúng thời điểm. Siêu âm: cùng với xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, phương pháp này đem lại kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao. Ngoài ra còn giúp nhận biết xem thai đã vào buồng tử cung hay chưa và xác định tuổi của thai, cũng như đánh giá những phát triển bất thường ở thai. Tuy nhiên nhiều trường hợp thai nhỏ chưa vào buồng tử cung thì siêu âm cũng sẽ không biết được có thai hay không. Xét nghiệm máu: Riêng đối với phương pháp xét nghiệm máu, đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất có thai hay không. Xét nghiệm máu sẽ dựa trên nồng độ của nội tiết tố h CG. Đây là hormone được tiết ra từ các tế bào cấu tạo nên nhau thai, do đó nó chỉ tăng cao khi cơ thể người phụ nữ có thai. h CG có nhiệm vụ nuôi dưỡng hợp tử và phôi thai khi đã vào buồng tử cung. CG nên đây là phương pháp giúp chẩn đoán mang thai từ rất sớm. Sau đây là cách đọc chỉ số h CG để dự đoán khả năng mang thai:h CG < 5 ml U/ml: chưa thể kết luận đã mang thai;h CG > 25 ml U/ml: có thể khẳng định đã mang thai;h CG từ 5ml U/ml đến < 25 ml U/ml: cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Cứ sau 2 ngày lượng h CG lại tăng lên gấp đôi. Sang đến tuần thai thứ 15 - 16 nồng độ h CG sẽ có xu hướng giảm dần. h CG sẽ biến mất sau vài tuần sinh xong. Sự biến đổi của hormone này sẽ tiết lộ nhiều vấn đề về thai kỳ. Cụ thể:Đối với những người có thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con) thì nồng độ HCG sẽ không tăng lên gấp đôi mà có thể tăng hoặc giảm thất thường; Trong trường hợp sảy thai hoặc thai lưu, nồng độ HCG giảm xuống;Nếu h Ngoài việc xét nghiệm máu để chẩn đoán có thai hay không thì khi có thai bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm máu để kiểm tra:Sàng lọc trước sinh các dị tật thai do bất thường nhiễm sắc thể;Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng như: Rubella, CMV,... ;Đánh giá tình trạng thiếu máu, cũng như sàng lọc các bệnh lý về máu như: tan máu Thalasemia;Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ mẹ sang con như : viêm gan B, HIV,... ;Xác định nhóm máu. Xét nghiệm máu thử thai đem lại rất nhiều lợi ích;;;;;Phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ thường xuất hiện các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, buồn ngủ, kén ăn. nghén chua cũng khá thường gặp với nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể trong thời kỳ mang thai. Cụ thể khi mang thai, cơ thể mẹ cần đáp ứng những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cơ thể mẹ lúc này cũng tiết ra những hormone cần thiết, trong đó có 1 loại hormone có vai trò thúc đẩy tuyến tính màng lông, đồng thời ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Men tiêu hóa của mẹ cũng bị giảm hoạt tính, khẩu vị và sự thèm ăn của mẹ bầu cũng thay đổi so với bình thường. Một số phụ nữ gặp phải hiện tượng chán ăn, ốm nghén, buồn nôn khi ngửi mùi thức ăn song một số khác lại bị thèm đồ ăn chua. Thực tế thực phẩm có vị chua sẽ giúp tăng lượng acid đường ruột, kích thích sự thèm ăn cho mẹ bầu. Có thể hiểu lý do cơ thể mẹ nghén chua là do cơ thể thiếu hụt dưỡng chất này, hệ tiêu hóa phát tín hiệu cho mẹ cần tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là chất chua. Chất chua lại giữ vai trò quan trọng trong hình thành canxi phát triển xương ở thai nhi. Thông thường, nghén đồ chua ở phụ nữ mang thai xuất hiện ở tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ, khi thai nhi cần nhiều dưỡng chất cho những sự phát triển đầu tiên và quan trọng. Men acid từ thực phẩm cũng giúp hấp thụ phân giải sắt bậc cao tốt hơn, giúp bé dễ hấp thụ và sử dụng. Như vậy, việc mẹ bầu bị nghén đồ chua hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà chính là tín hiệu cho thấy cơ thể và thai nhi đang cần bổ sung dưỡng chất. Do nghén đồ chua là biểu hiện báo rằng cơ thể mẹ và bé cần bổ sung nhiều dưỡng chất song các trường hợp nghén nặng lại không hề tốt. Mẹ bầu nghén nặng chỉ thèm đồ ăn chua, chỉ ăn các loại thực phẩm này thay vì cần ăn đa dạng thực phẩm để cân bằng dưỡng chất. Việc chỉ ăn chua hoặc ăn quá nhiều đồ chua sẽ khiến cơ thể mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt những chất cần thiết nhất cho thai nhi. Điều dĩ nhiên khi thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng từ mẹ sẽ không thể phát triển khỏe mạnh bình thường. Bản thân cơ thể mẹ khi ăn quá nhiều đồ chua cũng dễ bị đau dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu mẹ bầu nghén đồ chua biết cân bằng, ăn kết hợp thực phẩm chua với các loại thực phẩm khác đầy đủ dinh dưỡng thì sẽ mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể, thực phẩm chua giúp mẹ bầu: - Giảm tình trạng ốm nghén, mệt mỏi. - Kích thích vị giác giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. - Cung cấp acid để cơ thể dễ hấp thu sắt, giảm nguy cơ thiếu máu thai kỳ và cung cấp sắt cho thai phát triển. - Tăng cường sức đề kháng. - Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. - Cung cấp Vitamin C tốt cho sự hình thành các bộ phận, tế bào quan trọng của thai nhi. Như vậy nghén đồ chua rất có lợi cho phụ nữ mang thai, báo hiệu cơ thể và thai nhi đang cần nhiều dưỡng chất bổ sung hơn. Vì thế mẹ bầu cần thực hiện chế độ ăn uống đều đặn, không cần quá nhiều nhưng đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. 3.1. Lưu ý về chế độ ăn cho mẹ bầu bị nghén chua Phụ nữ mang thai bị nghén chua thèm các thực phẩm chua có chứa nhiều vitamin C, có thể thỏa mãn cơn thèm này nhưng cần lưu ý: - Chọn thực phẩm chua là các loại trái cây, rau xanh tươi để bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất khác. - Không dùng trực tiếp nước cốt chanh hoặc thực phẩm quá chua. - Sử dụng thức ăn chua ở mức độ vừa phải. - Nếu uống nước chanh, nước cam, bưởi hoặc quất cần pha thêm đường vừa đủ để tránh gây hại dạ dày. - Hạn chế tối đa các thực phẩm lên men hoặc ủ muối. Hãy nhớ rằng thực phẩm chua chỉ là một phần dinh dưỡng cần cung cấp cho mẹ trong giai đoạn mang thai mà thôi, hãy kết hợp với các thực phẩm chứa đạm, vitamin, sắt,... 3.2. Một số món ăn chua tốt cho mẹ bầu Một số món ăn chua dưới đây vừa giúp mẹ thỏa mãn cơn nghén, vừa tốt cho mẹ và bé: Sữa chua Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn và dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa. Chị em có thể ăn sữa chua mỗi ngày vừa đáp ứng cơn nghén chua vừa không phải lo lắng cho thai nhi. Canh chua Các món canh chua có vị chua thanh giúp mẹ bầu thoát khỏi cảm giác thèm chua, hơn nữa cũng kích thích ăn ngon miệng hơn. Canh chua chứa nhiều chất xơ cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Dâu tây, dâu tằm Dâu tây, dâu tằm là những loại quả mọng có vị chua rất dễ ăn lại giày dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên lưu ý không nên ăn quá nhiều cùng lúc, có thể kết hợp với sữa chua để cân bằng vị tốt hơn. Nghén chua nặng khiến mẹ chỉ thèm và chỉ ăn đồ chua không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm tình trạng này: Chia nhỏ các bữa ăn Nghén chua khiến mẹ bầu không ăn được nhiều các loại thực phẩm khác ngoài đồ chua, vì thế có thể chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp mẹ dễ ăn hơn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Hạn chế món ăn có mùi vị kích thích Phụ nữ mang thai thường bị buồn nôn, khó chịu với các mùi vị thức ăn như: đồ ăn chiên rán, đồ có nhiều dầu mỡ, hải sản,… Vì thế hãy tạm tránh xa những món ăn này. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý Nhiều mẹ gặp phải khó khăn trong thực hiện chế độ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng hàng ngày, nhất là mẹ bị nghén chua nặng khó ăn các loại thực phẩm khác. Bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn ăn hàng ngày đa dạng mà vẫn đầy đủ dưỡng chất nhé. Nghén chua và các triệu chứng ốm nghén thai kỳ khác gây ảnh hưởng nhiều đến thói quen ăn uống, sinh hoạt, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bản thân và thai nhi.;;;;; Nghén chua là hiện tượng đa số các mẹ bầu đều gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này, chủ yếu là những lý do sau: 1.1. Giúp phụ nữ giảm cảm giác ốm nghén Mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường có các dấu hiệu ốm nghén như: buồn nôn, chán ăn, ăn ít,…Những yếu tố đó khiến mẹ gặp khó khăn trong ăn uống và có thể :”sợ ăn”. Tuy nhiên, khi ăn những đồ chua ví dụ như: xoài, cóc, mận…mẹ bầu lại có cảm giác dễ chịu và kích thích thèm ăn hơn. Bởi vì trong đồ chua có chứa Acid kích thích dạ dày bài tiết dịch dạ dày, thúc đẩy ruột co bóp. Do đó, khi ăn đồ chua có thể giúp mẹ ăn ngon hơn và hấp thụ thức ăn tốt hơn. 1.2. Một phản ứng sinh lý của cơ thể khi mang thai Tương tự như khi vận động nhiều, cơ thể mất nước gây ra cảm giác khát thì việc thèm chua của bà bầu cũng như vậy. Do hoocmone gonedotripin từ màng đệm nhau thai bài tiết khống chế acid dạ dày bài tiết, gây giảm bớt lượng bài tiết acid dạ dày, làm giảm thấp khả năng tiêu hóa của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu nghén chua là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Mẹ bầu nghén chua là hiện tượng bình thường Nếu như mẹ bầu ăn đồ chua để giúp ăn được ngon hơn và vẫn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác thì sẽ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ ăn đồ chua sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Do đó, mẹ chỉ nên ăn đồ chua vừa phải và vẫn phải đảm bảo những thực phẩm khác. Khi ăn đồ chua cũng nên lựa chọn các loại quả nhiều vitamin C như: cam, quýt…chứ không nên ăn những đồ lên men như: dưa muối, kim chi… Cam, quýt là những trái cây giàu vitamin C tốt cho mẹ bầu 4. Chữa nghén cho bà bầu Việc nghén dù là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai nhưng nó gây ra khá nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Do đó, mẹ có thể tham khảo các cách sau để giảm hiện tượng nghén. 4.1. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày Khi cơ thể bị đói, mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn hơn. Do đó, mẹ không nên để cơ thể chịu đói mà chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Mỗi lần, mẹ chỉ ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày 4.2. Tránh xa các món gây buồn nôn Khi mang thai, mỗi mẹ bầu lại “dị ứng” với một số loại thức ăn khác nhau. Mẹ hãy tạm tránh xa những đồ ăn này để tránh rơi vào tình trạng buồn nôn nhé. 4.3. Uống đủ nước mỗi ngày Nước rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa. 4.4. Ngủ đủ giấc Vì những lý do khác nhau có thể khiến mẹ khó ngủ khi mang thai, nhưng mẹ hãy cố gắng tránh thủ bất cứ khi nào có thể để cơ thể có thể phục hồi năng lượng và tinh thần thoải mái hơn. Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc để tốt cho sức khỏe thai nghén 4.5. Sử dụng các liệu pháp Có một số cách như: châm cứu, tập yoga…cũng là liệu pháp giúp giảm bớt buồn nôn hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ liệu pháp nào, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.;;;;;Nghén là hiện tượng phổ biến khi mang thai với các triệu chứng như: mệt mỏi, buồn nôn, nôn,…Những triệu chứng này thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Dù hiện tượng này là bình thường nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, tinh thần của các mẹ. Vì thế, bài viết sẽ cung cấp cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai. Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị nghén nhưng phần lớn các giả thuyết đều cho đó là do sự biến động của nội tiết tố hCG trong cơ thể phụ nữ khi mang thai. 1.1. Hormone nội tiết hCG Hormone nội tiết hCG gia tăng ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói nghiêm trọng. 1.2. Khứu giác nhạy cảm 1.3. Thay đổi trong hệ tiêu hóa Ngoài ra, những thay đổi trong hệ tiêu hóa của mẹ bầu có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ốm nghén. Nghén là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai 2. Cách chữa ốm nghén nhanh nhất Có khá nhiều mẹo chữa nghén cho bà bầu tuy nhiên mẹ phải thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất nhé. 2.1. Uống nước Đây là phương pháp khá đơn giản, an toàn nhưng mang lại hiệu quả cao khi mẹ có dấu hiệu nôn ói. Mẹ nên uống nhiều nước và chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày để giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu. Khi uống nước, mẹ chỉ nên uống ngụm nhỏ thay vì uống nhiều vào cùng một lúc. Ngoài ra, uống nước còn có rất nhiều lợi ích cho mẹ và bé. 2.2. Nhai gừng tươi hoặc uống trà gừng Gừng được xem như là nguyên liệu chữa nghén nặng khi mang thai hiệu quả vì nó giúp giảm tiết axit trong dạ dày. Hơn nữa, mùi vị của gừng khá nồng có thể lấn át được những mùi khó chịu khác. Mẹ có thể dùng gừng để chữa nghén bằng các cách như: nhai một vài lát gừng mỏng rồi nuốt chửng (uống thêm nước); xay nhuyễn gừng rồi lấy nước, pha 5 giọt nước gừng đó vào nước, cho thêm mật ong và uống vào mỗi sáng; uống trà gừng; ăn kẹo gừng khi thấy có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn. 2.3. Uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà Tương tự như chanh, mẹ bầu có thể uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà khi có dấu hiệu buồn nôn hay nôn. Mẹ bị nghén có thể uống trà bạc hà để cảm thấy dễ chịu hơn 2.4. Uống nước chanh, ngửi tinh dầu chanh hoặc vỏ chanh Chanh cũng có tác dụng trị chứng buồn nôn cho bà bầu bằng cách át đi những mùi khó chịu khác. Không những thế, vitamin C có trong chanh cũng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ có thể sử dụng chanh bằng những cách sau: uống nước chanh mật ong; đổ tinh dầu chanh vào khăn và ghé sát mũi hít thật sâu khi có cảm giác buồn nôn; ngửi vỏ chanh;.. 2.5. Uống vitamin B6 Vitamin B6 có nhiều trong gạo nâu, chuối, bơ, ngô, các loại hạt…có tác dụng cân bằng hệ tiêu hóa nên chữa nghén cho bà bầu rất hiệu quả. Hơn nữa, loại vitamin này cũng không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại vitamin nào 2.6. Ăn vặt Ăn vặt không tốt cho sức khỏe nhưng mẹ cũng có thể chuẩn bị một chút đồ ăn như: bánh quy, một vài loại trái cây để ăn khi có nhu cầu. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng cách này nhé. 2.7. Tập thể dục nhẹ nhàng Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe cho mẹ và cũng giúp tinh thần mẹ thoải mái hơn. Do đó, mẹ nên đi bộ hay tập yoga cho bà bầu để giảm bớt cảm giác nghén. Hơn nữa, việc đi bộ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, phòng tránh các vấn đề về nôn ói. Ngửi vỏ chanh giúp giảm cảm giác buồn nôn 3. Một số lưu ý trong cách chữa nghén cho mẹ bầu Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý những điều sau để chữa nghén khi mang thai: Tránh ăn no vì dễ khiến dạ dày căng tức, khó chịu, dễ bị buồn nôn. Thay vào đó, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và chỉ ăn vừa đủ Tuyệt đối không được để cơ thể đói Hạn chế ăn các đồ béo và chiên rán có nhiều dầu mỡ vì chúng thường khó tiêu hóa và gây ra buồn nôn. Hãy cố gắng đi ngủ sớm và dậy sớm hơn vào buổi sáng và đi lại, vận động nhẹ nhàng. Tránh nằm ngay sau khi ăn. Nên chờ ít nhất khoảng 30 phút mới được nằm Mẹ bầu nên ngủ sớm và thức dậy sớm vào buổi sáng Trên đây là những cách chữa nghén cho phụ nữ mang thai mà mẹ bầu nên tham khảo. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng tất cả những cách trên mà hiện tượng nghén vẫn kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần thì mẹ nên đi khám bác sĩ để có những chỉ định phù hợp. Chúc các mẹ có thai kỳ khỏe mạnh! Xem thêm
question_63656
Ai sẽ tăng nguy cơ ung thư vú khi chụp Xquang?
doc_63656
Chụp Xquang tuyến vú đã được chứng minh có thể phát hiện bệnh sớm và có lợi cho phụ nữ từ 50 tuổi trở lên, những người có nguy cơ trung bình mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, kết quả khả quan này không dành cho phụ nữ có nguy cơ cao của bệnh. Các nhà nghiên cứu cho biết, bức xạ từ các đợt kiểm tra có thể đặc biệt có hại cho phụ nữ mang gen đột biến khiến họ có nguy cơ cao hơn đối với căn bệnh này. Ngoài ra, phụ nữ có gen đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 nên được chụp bằng MRI vì cách này không liên quan đến bức xạ. Những phụ nữ có gen đột biến này có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 5 lần so với phụ nữ có gen bình thường khi kiểm tra tuyến vú bằng cách chụp Xquang. Phụ nữ có các đột biến di truyền có thể nhạy cảm rất nhiều với bức xạ bởi vì các gen không thể “sửa chữa” AND khi bị bức xạ như những gen thường. Từ đó, tăng nguy cơ ung thư. Các nhà nghiên cứu châu Âu đã theo dõi gần 2.000 phụ nữ trên 18 tuổi với một trong các loại gen đột biến ở Anh, Pháp và Hà Lan. Khoảng 850 phụ nữ này sau đó đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Gần một nửa trong số họ đã chụp Xquang trong khi 1/3 đã có ít nhất một lần chụp Xquang tuyến vú, ở độ tuổi trung bình 29. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi 30 với gen đột biến sẽ có 9 người phát triển ung thư vú ở tuổi 40. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, phụ nữ từng chịu bức xạ ngực ở độ tuổi 20 tăng 43% nguy cơ mắc ung thư vú so với những người phụ nữ không có bức xạ ngực ở tuổi đó. Bất kỳ tiếp xúc trước 20 tuổi dường như làm tăng nguy cơ 62%. Bức xạ sau tuổi 30 dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú.
doc_49493;;;;;doc_21674;;;;;doc_44602;;;;;doc_47134;;;;;doc_5136
Nâng ngực có thể gây khó khăn cho việc phát hiện sớm và chẩn đoán ung thư vú. Do đó, những người đã nâng ngực và đặt túi ngực, thường được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn muộn hơn so với những phụ nữ khác, các nghiên cứu cho thấy. Bản thân nâng ngực, đặt túi ngực không làm gia tăng nguy cơ ung thư vú, tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng những người thực hiện phẫu thuật nâng ngực sẽ làm cho việc quan sát các mô vú thông qua chụp X-quang khó khăn hơn và ít chính xác hơn, do đó họ thường được phát hiện bệnh muộn hơn. Phẫu thuật nâng ngực làm cho việc quan sát mô vú trên phim chụp khó khăn hơn, dẫn tới việc chẩn đoán muộn. Nghiên cứu này đã phân tích từ 12 nghiên cứu trước đây liên quan đến những phụ nữ bị ung thư vú, bao gồm người đã hoặc chưa cấy ghép vú, họ đến từ các quốc gia Hoa Kỳ, Canada và các nước Châu Âu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, phụ nữ có cấy ghép vú có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn 26% so với phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, điều này cũng có thể là do trùng hợp ngẫu nhiên. Trong một phân tích riêng biệt về 5 nghiên cứu phụ nữ bị ung thư vú, phụ nữ đã cấy ghép ngực có nguy cơ tử vong vì bệnh cao hơn 38% so với phụ nữ không cấy ghép. Các nhà nghiên cứu cho biết, ở những phụ nữ đã cấy ghép ngực, việc phát hiện ung thư vú trên chụp X-quang tuyến vú – phương pháp sàng lọc ung thư vú tiêu chuẩn, sẽ khó khăn hơn. Do đó, những phụ nữ này dễ bị chẩn đoán muộn hơn. Chụp X-quang tuyến vú được thực hiện bằng cách dàn mỏng các mô vú sau đó chụp để thu được hình ảnh của vú. Tất cả phụ nữ, bao gồm những phụ nữ đã nâng ngực và không nâng ngực, nên bắt đầu chụp X quang vú hàng năm ở tuổi 40. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dàn mỏng 2 bên vú để chụp. Việc cấy ghép vú có thể gây khó khăn trong việc dàn mỏng vú, và làm cho hình ảnh của phim chụp khó quan sát một cách rõ ràng. Vì vậy, những trường hợp này cần nói rõ với bác sĩ việc mình có cấy ghép, kiểu dáng túi ngực, kích thước…. để bác sĩ lưu ý và chụp kỹ lưỡng hơn. Các bác sĩ còn lưu ý thêm, phụ nữ nên chụp quang tuyến vú trước và trong vòng 1 năm sau phẫu thuật thẩm mỹ. Chị em cũng không nên lo lắng việc chụp X-quang tuyến vú, việc dàn mỏng có thể làm hỏng túi ngực. Các bác sĩ cho biết, điều này hiếm khi xảy ra. Hơn nữa, những lợi ích của việc chụp quang tuyến vú vượt xa so với những rủi ro tổn thương cho túi ngực. Nếu bị chẩn đoán ung thư bạn sẽ phải tháo túi ngực Phụ nữ từ trên 40 tuổi đều cần sàng lọc ung thư vú. Những phụ nữ đã nâng ngực, nếu như không may mắc ung thư vú sẽ phải tháo bỏ túi ngực, ngay cả khi không phải phẫu thuật cắt bỏ 1 hoặc 2 vú. Đó là do nếu giữ lại túi ngực có thể khiến bệnh nhân bị đau đớn. Hơn nữa, việc điều trị bức xạ có thể thay đổi hình dạng của túi ngực, gây nhiễm trùng. Cho dù bạn có nâng ngực hay không, cách phòng ngừa ung thư vú tốt nhất là thường xuyên kiểm tra, quan sát ngực của mình và tầm soát ung thư vú định kỳ.;;;;;Bất kỳ ai cũng có thể mắc ung thư vú, tuy nhiên có một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bác sĩ cho biết, những người nằm trong nhóm nguy cơ cao cần lên kế hoạch sàng lọc sớm hơn, và phương pháp sàng lọc cũng có sự khác biệt so với những người có nguy cơ trung bình. Nguy cơ ung thư vú Phụ nữ có gen đột biến BRCA1, 2 có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Phụ nữ nằm trong nhóm có nguy cơ rất cao, có 30% khả năng phát triển ung thư vú trong suốt cuộc đời. Đó là những người thuộc nhóm dưới đây: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người phụ nữ trung bình nhưng dưới 30%, bao gồm: Phụ nữ có nguy cơ trung bình không có yếu tố nguy cơ nào ở trên có nguy cơ bị ung thư vú là 10-13%. Chụp X-quang tuyến vú là phương pháp sàng lọc ung thư vú hiệu quả. Sàng lọc ung thư vú cho người có nguy cơ trung bình: Sàng lọc ung thư vú cho phụ nữ có nguy cơ cao vừa Sàng lọc ung thư vú cho phụ nữ có nguy cơ rất cao Lưu ý: Những khuyến cáo này nên thực hiện sớm hơn đối với những phụ nữ bị hội chứng Li-Fraumeni, và có thể muộn hơn cho phụ nữ mắc hội chứng Cowden. Tốt nhất, người bệnh cần sự tư vấn của bác sĩ ung bướu trước khi thực hiện. Một số lựa chọn dự phòng ung thư vú khác Siêu âm vú giúp phát hiện các u, cục ở vú. Một số phương pháp được thực hiện trên thế giới có thể ngăn ngừa ung thư vú rất hiệu quả, tuy nhiên nó cũng có nhiều nhược điểm lớn. Do vậy, bác sĩ và bệnh nhân phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định. Những phương pháp này thường áp dụng cho phụ nữ có nguy cơ rất cao đối với ung thư vú.;;;;;Một số nguy cơ mắc ung thư vú là không thể tránh khỏi, chẳng hạn như yếu tố di truyền. Song có một vài điều mà chị em có thể thực hiện để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh. Những điều phụ nữ nên chú ý là tránh xa các liệu pháp thay thế hormone và không hút thuốc lá, không sử dụng các đồ uống có cồn, duy trì cân nặng phù hợp và tập luyện thể thao thường xuyên. Một số yếu tố có liên quan đến ung thư vú mà các nhà khoa học nêu ra là chụp CT, chụp X-quang và chụp quang tuyến vú. Các bệnh nhân cũng được khuyên rằng nên hỏi ý kiến bác sĩ về số lần cần thực hiện những kiểm tra này chứ không nên tự ý. Vấn đề tăng cân cũng có liên quan đến nguy cơ ung thư vú, nhưng chủ yếu ở những phụ nữ mãn kinh. Một số nghiên cứu cho thấy hóa chất trong khói xăng và ống xả xe có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng điều này cần xem xét thêm để đi đến kết luận. Ung thư vú là bệnh phát triển qua nhiều năm, vì vậy cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này là duy trì một lối sống khỏe mạnh, kiểm tra định kỳ, ngay cả khi người phụ nữ còn ở độ tuổi rất trẻ.;;;;;Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú là bất kể thứ gì làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư vú của một người. Tuy nhiên, có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là người đó chắc chắn sẽ bị bệnh ung thư. Yếu tố nguy cơ bao gồm những yếu tố có thể thay đổi và những yếu tố không thể thay đổi. Bài viết này cung cấp những thông tin khái quát về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú mà chúng ta không thể thay đổi. 1. Là con gái Đây là yếu tố nguy cơ chính của bệnh ung thư vú vì tỷ lệ bị ung thư vú ở nữ cao hơn hàng trăm lần so với nam giới. 2. Lão hóa Khi tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng tăng. Đa số bệnh nhân ung thư vú được phát hiện ở tuổi 55 trở đi. 3. Sinh ra trong một gia đình có bệnh sử ung thư vú Khoảng 15% bệnh nhân ung thư vú có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú. Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của một người có mẹ, chị, hoặc con gái cao hơn hai lần so với người không có bệnh sử gia đình. Nguy cơ này sẽ cao gấp 3 lần nếu trong gia đình có hai người bị ung thư vú. Nguy cơ của phụ nữ mà trong gia đình có bố, anh, hoặc em trai cũng cao hơn mức quần thể. 4. Bệnh nhân ung thư vú Trường hợp bệnh nhân bị ung thư vú một bên cũng có nguy cơ bị ung thư vú ở bên còn lại Bệnh nhân bị ung thư ở một bên vú cũng có nguy cơ bị ung thư vú ở bên còn lại hoặc ở phần khác của cùng một bên vú cũng cao hơn so với quần thể. 5. Chủng tộc Phụ nữ châu Á, gốc Tây Ban Nha, và da đỏ có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn người Mỹ da trắng, và gốc phi. 6. Chiều cao Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ có chiều cao hơn chiều cao trung bình thường có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn người có chiều cao thấp hơn chiều cao trung bình. 7. Mật độ mô Phụ nữ có mật độ mô tuyến và mô sợi dày đặc hơn mật độ trung bình có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn khoảng hai lần so với người có mật độ thấp. 8. U lành U lành ở tuyến vú có khả năng mắc ung thư vú cao Phụ nữ được chẩn đoán có u lành ở tuyến vú cũng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn quần thể. 9. Chu kỳ kinh nguyệt sớm Phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt trước 12 tuổi cũng tăng nguy cơ bị ung thư vú. 10. Kết thúc chu kỳ kinh muộn Phụ nữ kết thúc chu kỳ kinh ở tuổi 55 trở đi cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao. 11. Đột biến di truyền Đột biến di truyền Đột biến di truyền trên những gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Khoảng 10% bệnh nhân ung thư vú được cho là có nguyên nhân từ di truyền, nghĩa là bệnh ung thư vú của những bệnh nhân này được gây ra bởi đột biến di truyền mà bệnh nhân được thừa hưởng từ bố, mẹ, hoặc trong quá trình hình thành hợp tử.Đột biến trên gen BRCA1 và BRCA2 là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú di truyền phổ biến nhất. Chức năng bình thường của hai gen này là sửa chữa những sai hỏng khi DNA bị tổn thương. Đột biến trên hai gen này làm mất hoặc giảm chức năng sửa chữa DNA của chúng, dẫn đến việc tích tụ sai hỏng trong tế bào. Khi tế bào chứa một lượng DNA sai hỏng đủ lớn thì chúng có thể bị biến đổi thành các tế bào ung thư. Trung bình, một người được sinh ra với một bản sao bị lỗi của gen BRCA1 hoặc BRCA2 có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người bình thường từ 5-7 lần (tính cho đến khi họ 80 tuổi). Khi càng có nhiều người trong gia định bị ung thư vú thì tỷ lệ này càng tăng. Phụ nữ mang đột biến di truyền trên gen BRCA1 hoặc BRCA2 thường bị ung thư vú ở tuổi trẻ hơn tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư vú, thường bị cả hai bên vú, và có nguy cơ bị mắc ung thư buồng trứng và một vài loại ung thư khác. Nam giới mang đột biến di truyền cũng có nguy cơ cao bị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và một vài loại ung thư khác.Đột biến trên những gen khác như là ATM, TP53, CHEK2, PTEN, CDH1, STK11, và PALB2 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, mức độ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú di truyền của các gen này không cao bằng gen BRCA1 và BRCA2. Bên cạnh những gen này, đột biến trên một số gen khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú di truyền, nhưng vì chúng chỉ xuất hiện ở một số lượng nhỏ bệnh nhân ung thư di truyền, nên không được đề cập ở đây. Xét nghiệm gen giúp xác định ung thư vú di truyền Xét nghiệm gen và tư vấn di truyền: Xét nghiệm gen là phương pháp duy nhất để xác định bệnh ung thư vú của một người có phải là di truyền hay không. Hiệp hội phẫu thuật vú quốc gia (Hoa Kỳ) khuyến cáo tất cả bệnh nhân ung thư vú và người nhà của bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính nên thực hiện xét nghiệm gen. Đối với bệnh nhân, xét nghiệm gen sẽ hữu ích trong việc lựa chọn liệu pháp điều trị đích phù hợp, và việc lên kế hoạch sàng lọc phát hiện sớm các bệnh ung thư khác. Đối với người nhà bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính, xét nghiệm gen sẽ giúp lên kế hoạch theo dõi phát hiện sớm, và thực hiện các biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đối với cộng đồng, xét nghiệm gen sẽ làm giảm gánh nặng kinh tế và xã hội do bệnh ung thư vú gây ra.Khách hàng có nhu cầu có thể sàng lọc bệnh lý về ung thư vú. Khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là khách hàng tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư vú.Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh và mãn kinh.Phụ nữ đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú như : đau ở vú, có cục u ở vú, vv.org Hướng dẫn cách phát hiện ung thư vú sớm;;;;;Tại Việt Nam, mỗi năm lại có thêm 11.000 ca mắc ung thư vú và con số này vẫn tiếp tục gia tăng. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, những người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường: 1. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, buồng trứng Ung thư vú không di truyền hay lây lan nhưng đột biến gen BRCA1 và BRCA2 làm tăng nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhiệm vụ của các gen BRCA1, BRCA2 trong cơ thể là sản xuất protein ức chế tăng trưởng tế bào bất thường. Nhưng khi những gen này bị đột biến hay nói cách khác là bị thay đổi cấu trúc gen truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. 2. Người sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế Liệu pháp nội tiết tố thay thế cũng có thể tấn công tuyến vú, kích thích sự tăng trưởng của tế bào đột biến, làm tăng nguy cơ ung thư vú. Người sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế có nguy cơ ung thư vú cao hơn người bình thường 3. Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên Ung thư vú thường xuất hiện ở độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú sớm hơn khoảng 10 năm so với các nước trên thế giới. 4. Thường xuyên mặc áo ngực gò bó Mặc áo ngực quá chật trong một khoảng thời gian dài sẽ tạo áp lực lên các dây thần kinh, cơ và mạch máu xung quanh ngực, làm tăng khả năng mắc ung thư vú. 5. Thường xuyên uống đồ uống có cồn Rượu bia làm tăng nồng độ estrogen và hoạt hóa các thụ thể của yếu tố tăng trưởng giống insulin, từ đó kích hoạt sự sinh sôi của các tế bào tuyến vú dẫn đến ung thư vú. Theo các chuyên gia, để giảm tối đa tác hại của rượu bia đến vòng 1, phụ nữ không nên uống quá 2 đơn vị cồn một ngày. Thường xuyên uống đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú 6. Ăn nhiều chất béo, đồ chế biến sẵn Một chế độ ăn uống nhiều đường và chất béo sẽ khiến phụ nữ dễ mắc ung thư vú hơn. Bên cạnh đó, chất béo trans thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy giòn, bánh rán, bánh cookies và bánh ngọt đóng gói sẵn cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư vú. 7. Sinh con đầu lòng muộn, vô sinh hoặc không sinh con Những phụ nữ sinh con lần đầu ở tuổi trên 35 hoặc vô sinh, không sinh con hoặc vô sinh có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vú. 8. Độ tuổi bắt đầu kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn Có kinh nguyệt trước 12 hoặc mãn kinh muộn có nhiều khả năng phát triển ung thư vú. Phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư vú cần khám tầm soát ung thư vú định kỳ.
question_63657
Bệnh viện phẫu thuật thành công ca thoát vị bẹn ở trẻ chỉ qua một lỗ nhỏ trên da
doc_63657
Trước đây, để thắt ống phúc tinh mạc điều trị thoát vị bẹn cho trẻ, các bác sĩ thường phải mổ mở. Tuy nhiên, phương pháp này thường khiến bệnh nhi đau đớn, diện xâm lấn rộng hơn và để lại sẹo. Khỏi hoàn toàn thoát vị bẹn chỉ sau 30 phút phẫu thuật nội soi, ít đau Theo lời kể của chị Nguyễn Phương Liên (35 tuổi, ở Yên Bái) là mẹ của bệnh nhi nam T. B. S. , 7 tuổi ở Yên Bái: "Từ khi sinh ra gia đình phát hiện bộ phận sinh dục của cháu bất thường, khi đi khám thì được biết cháu mắc thoát vị bẹn bẩm sinh. Khoảng 1 năm nay, cháu xuất hiện khối phồng phía bẹn phải, khối tăng kích thước khi chạy nhảy và mất đi khi nằm nghỉ. Th S. BS Đặng Văn Quân - Khoa Ngoại Tổng hợp tiếp nhận ca bệnh và trực tiếp khám, chỉ định xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang trước khi tiến hành phẫu thuật. Kết quả cho thấy vị trí ống bẹn phải có lỗ thoát vị. Đội ngũ bác sĩ tại Khoa Ngoại nhanh chóng hội chẩn chuyên khoa và chẩn đoán bệnh nhân S. , bị thoát vị bẹn phải, đồng thời bác sĩ chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp nội soi một lỗ thắt ống phúc tinh mạc cho bệnh nhi. Ca phẫu thuật diễn ra thành công chỉ sau 30 phút, ống phúc mạc tinh được thắt lại. Bác sĩ Quân cùng ekip đã tiến hành mổ nội soi qua một lỗ nhỏ ở rốn, đây là vị trí có sẹo tự nhiên của cơ thể đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân. Tại đây, bác sĩ đặt dụng cụ quan sát và hỗ trợ cuộc mổ. Từ bên ngoài, bác sĩ sử dụng một loại kim đặc biệt đi xuyên qua thành bụng khâu từ bên ngoài chỗ thoát vị vào bên trong cơ thể. BS Đặng Văn Quân: "Phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị thoát vị bẹn cho trẻ em không để lại sẹo mổ là kỹ thuật lần đầu tiên được ứng dụng tại Việt Nam. Phương pháp tiên tiến nhất mà các nước đang áp dụng trong nội soi thoát vị bẹn cho trẻ em là hai lỗ, song cách này vẫn có hai vết mổ và để lại sẹo. Tuy nhiên với phương pháp phẫu thuật nội soi một lỗ, khi đưa camera vào nội soi, phẫu thuật viên có thể quan sát trực tiếp cả 2 vị trí bẹn để phát hiện và loại trừ sớm nguy cơ trẻ bị thoát vị cả 2 bên. Điều này đặc biệt quan trọng khi tỷ lệ trẻ sau mổ thoát vị bẹn 1 bên có thể bị cả bên kia chiếm tới 10-13%". Bác sĩ Quân nhấn mạnh, trước kia khi chưa có phương pháp mổ hiện đại này, bác sĩ phẫu thuật mổ mở truyền thống, hoặc mổ nội soi ba lỗ gây đau đớn, lâu hồi phục và nhiều nguy hiểm hơn cho bệnh nhân. Phương pháp phẫu thuật này được coi là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn các phương pháp truyền thống như: mang tính thẩm mỹ cao hơn với vết rạch nhỏ; mất máu ít, nguy cơ nhiễm trùng thấp; thời gian nằm viện sau phẫu thuật của người bệnh được rút ngắn; có thể phát hiện trẻ có nguy cơ bị thoát vị bẹn bên đối diện và thực hiện phẫu thuật luôn nếu có thoát vị. , cho biết: "Trước khi phẫu thuật gia đình cũng lo lắng, tuy nhiên chúng tôi được bác sĩ động viên và chấn an tinh thần rất nhiều. Sau 30 phút chờ đợi, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật thành công hai vợ chồng tôi vô cùng phấn khởi. Hơn nữa, cháu S. , hồi phục khá nhanh, 4 tiếng sau phẫu thuật cháu tỉnh táo và ăn được nhiều". Bác sĩ ngoại khoa chia sẻ cách phát hiện thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ Thoát vị bẹn là một bệnh lý bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc ở trẻ nam (hoặc ống Nuck ở trẻ nữ), đáng lẽ các ống này phải được đóng kín trước khi sinh, khi đường kính ống này đủ lớn để các tạng trong ổ bụng (ruột, mạc nối lớn, buồng trứng/phần phụ) có thể chui qua đó xuống bẹn và bìu gây thoát vị bẹn. Cha mẹ cần biết những kiến thức cơ bản về bệnh để có thể chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ. Bệnh thoát vị bẹn có thể phát hiện được bằng mắt thường như khi chăm sóc trẻ thấy một khối phồng (khối thoát vị) tại vùng bẹn bìu ở trẻ trai và tại vùng bẹn môi lớn của bé gái. Khối phồng này thường xuất hiện to hơn khi trẻ ho, khóc, rặn khi đi đại tiện hay sau những vận động mạnh như chạy nhảy, tập thể dục,... lúc trẻ nghỉ ngơi hay nằm thì khối thoát vị có thể tự chui vào ổ bụng trở lại, khối phồng xẹp đi, vùng bẹn của trẻ trở lại như bình thường. Bệnh chiếm 0,8 - 4,4% bệnh lý ở trẻ em. Ở trẻ sinh non tần suất cao hơn chiếm tới 30% tùy theo tuổi thai và gặp ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (từ 3-10 lần). Bác sĩ Quân chia sẻ: "Thoát vị bẹn ở trẻ em là bệnh lý bẩm sinh, không tự hết, nếu không điều trị sẽ xảy ra biến chứng nghẹt dẫn đến các hậu quả như: Ruột, buồng trứng trong ổ bụng có thể chui vào ống phúc tinh mạc gây nghẹt dẫn đến hoại tử ruột, buồng trứng nếu không được mổ kịp thời. Hoặc trẻ trai có thể bị tổn thương tinh hoàn do mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép do nội tạng bị nghẹt". Qua đây, bác sĩ khuyến cáo tới các bậc phụ huynh khi thấy con có khối phồng vùng bẹn sờ thấy căng cứng, trẻ kêu đau và khóc không muốn cho ba mẹ động thì cần đưa trẻ đi khám ngay để có phương pháp xử trí kịp thời.
doc_61698;;;;;doc_1514;;;;;doc_9931;;;;;doc_29071;;;;;doc_24823
Thoát vị bẹn là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu cho đến thời điểm hiện tại là phẫu thuật mổ mở truyền thống điều trị cắt bao thoát vị. Ước tính, bệnh lý thoát vị bẹn chiếm khoảng 1% số trẻ sinh đủ tháng và tỉ lệ này tăng lên nhiều lần ở những trẻ đẻ non thiếu tháng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng nghẹt, gây hoại tử và thủng ruột, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu cho đến thời điểm hiện tại là phẫu thuật mổ mở truyền thống điều trị cắt bao thoát vị. Tuy nhiên, tại Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, BV Việt Đức (Hà Nội), phẫu thuật nội soi đã được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh thoát vị bẹn. Bước tiến mới này đã giúp cả người bệnh lẫn thầy thuốc có thêm lựa chọn tốt hơn trong điều trị bệnh. Mổ mà không làm bé đau... Theo TS. Nguyễn Việt Hoa - Trưởng khoa Phẫu thuật nhi, BV Việt Đức (Hà Nội) cho biết, nếu như trong phẫu thuật mổ mở, đường mổ dài khoảng 2cm ít nhiều vẫn để lại sẹo trên da bệnh nhân thì phẫu thuật nội soi sử dụng những đường rạch da rất nhỏ để đưa dụng cụ vào trong ổ bụng và bác sĩ sẽ thao tác hoàn toàn thông qua những dụng cụ này. Tại Khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh BV Việt Đức, với hệ thống dụng cụ nội soi thế hệ mới nhất, dành riêng cho trẻ em, kích thước dụng cụ chỉ 3mm, vết mổ đạt kết quả thẩm mĩ rất tốt và hầu như các bệnh nhân không hoặc rất ít đau sau mổ. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý thoát vị bẹn không chỉ dừng lại ở đó. Một khả năng vượt trội trong phương pháp điều trị này - đó là việc bác sĩ có thể thăm khám đồng thời cả 2 bên bẹn của bệnh nhân xem có bị thoát vị bên đối diện hay không. Nhiều bệnh nhân mắc thoát vị bẹn cả 2 bên nhưng ban đầu mới biểu hiện ở 1 bên, sau khi mổ một thời gian, bệnh lại biểu hiện bên đối diện, lúc này bệnh nhân lại phải mổ thêm 1 lần nữa. Giờ đây, trong cùng 1 lần phẫu thuật, bác sĩ có thể kiểm tra cả 2 bên bẹn và phẫu thuật điều trị luôn cả 2 bên, giảm thiểu tối đa các nguy cơ cũng như thời gian và công sức cho gia đình bệnh nhân. Chưa hoàn toàn thay thế được phương pháp mổ cũ Tuy có nhiều ưu điểm như vậy, nhưng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em cũng có một số nhược điểm. Việc sử dụng dụng cụ nội soi vào trong ổ bụng đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao, đòi hỏi bệnh nhân thời gian nằm viện lâu hơn, chi phí cao hơn so với mổ mở. Bên cạnh đó, hiếm gặp nhưng có thể xảy ra biến chứng tổn thương các cơ quan trong ổ bụng. Một số nghiên cứu gần đây cũng cho biết, tỉ lệ tái phát sau mổ tương đương nhau giữa 2 phương pháp. Chính vì thế, mặc dù có những ưu điểm như trên nhưng phẫu thuật nội soi vẫn chưa hoàn toàn có thể thay thế phẫu thuật mổ mở trong lĩnh vực điều trị bệnh lý thoát vị bẹn ở trẻ em.;;;;;Bệnh thoát vị bẹn là một bệnh bẩm sinh hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh lý này cần được chữa trị kịp thời để tránh các biến chứng xấu ảnh hưởng về sau. Sự hình thành bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em Bệnh lý ở trẻ xuất phát từ sự thất bại của quá trình đóng kín ống phúc tinh mạc. Từ tháng thứ bảy, trong quá trình phôi thai, tinh hoàn di chuyển xuống bìu, kéo theo nếp phúc mạc tạo thành ống phúc tinh mạc là túi dạng ống. Ống này đóng lại khi bé được sinh ra nhưng ở một số trường hợp, ống không đóng từ đó tạo cơ hội cho các cơ quan khác trong ổ bụng chui xuống ống và gây ra phối phồng ở vùng bẹn. Đây được gọi là bệnh thoát vị bẹn ở bé trai, đối với bé gái là thoát vị ống nuck. Thực trạng về tỷ lệ mắc bệnh thoát vị bẹn ở trẻ Bệnh thoát vị bẹn chiếm tỉ lệ từ 0,8% đến 4,4% bệnh lý ở trẻ em. Tần suất cao hơn đối với trẻ sinh non, lên đến 30% tùy vào tuổi thai và ở trẻ sơ sinh trung bình là 16 - 25% . Lúc bé mới sinh khoảng 80% ống phúc tinh chưa bít lại nhưng sau đó thì tỷ lệ này giảm trong 6 tháng đầu sau sinh. Bệnh lý này ít gặp ở bé gái (10/1), bé trai có tỷ lệ mắc cao hơn nhiều (1/1). 10% thoát vị bẹn ở hai bên và khoảng 60% thoát vị một bên. Thoát vị một bên thường gặp là ở bên phải. Bệnh lý này có di truyền. Chiếm khoảng 11,5% trẻ thuộc nhóm những gia đình có tiền sử có người mắc bệnh thoát vị bẹn. Và tỷ lệ tăng đối với cặp sinh đôi, khi đó 2 trẻ cùng mắc bệnh. Những biến chứng của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Có thể kể như thoát vị nghẹt, thoát vị kẹt nghẹt và các cơ quan ở ruột, buồng trứng (đối với bé gái) trong ổ bụng chui vào ống phúc tinh gây nghẹt và hậu quả nghiêm trọng là hoại tử ruột, buồng trứng. Biến chứng ở bé trai là nội tạng bị nghẹt gây ra mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn, tổn thương tinh hoàn. Bên cạnh đó, một số các biến chứng khác có thể gặp như: Khi khối thoát vị lớn, xuống thường xuyên dễ xảy ra tình trạng chấn thương từ bên ngoài và gây tổn thương đến các tạng bên trong túi thoát vị. Ở những trường hợp trẻ nhỏ, bé chậm lớn do rối loạn tiêu hóa. Không chữa trị kịp thời, thoát vị bẹn tạo điều kiện thuận lợi gây các bệnh có thể dẫn đến vô sinh như xoắn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh dẫn đến hoại tử tinh hoàn. 3. Các triệu chứng để nhận biết bệnh Xuất hiện một khối phồng một bên hoặc hai bên ở vùng bẹn bìu đối với bé trai và ở vùng bẹn môi lớn với bé gái. Khi trẻ đi đứng, chạy nhảy, ho hay hắt xì hơi sẽ thấy rõ khối phồng, vì khi hoạt động như vậy khối phồng sẽ to hơn, dễ nhận thấy hơn. Và ngược lại, khi trẻ nằm xuống, khối phồng không xuất hiện. Khi trẻ nhỏ mắc bệnh, trẻ sẽ hay khóc vì khó chịu. Ở vùng ống bẹn, bìu có thể sờ được túi thoát vị đó, trong túi chứa một khối mềm, không đau. Đôi khi khó phân biệt với hạch ở vùng bẹn. Vì vậy, nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường, gia đình cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm. Tràn dịch màng tinh hoàn hay dái nước, tương tự như thoát vị bẹn. Hiện tượng xảy ra khi có sự ứ nước giữa hai lá màng tinh hoàn. Các bé còn ống phúc tinh mạc sẽ dễ gặp tình trạng này. Ở trẻ sơ sinh thì theo dõi, nhiều trường hợp không cần can thiệp, có thể tự khỏi. Với trẻ từ 18 - 24 tháng nếu tràn dịch không hết cần thực hiện phẫu thuật thắt ống phúc tinh mạc. Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh lý này ở trẻ. Có các loại phẫu thuật như phẫu thuật mổ mở, phẫu thuật nội soi 1 lỗ, 2 lỗ, 3 lỗ. Vì vậy, thoát vị bẹn ở trẻ cần được phẫu thuật sớm ngay khi có sự chuẩn đoán và chỉ định can thiệp của bác sĩ. Mục đích là thắt lại ống phúc tinh mạc hoặc ống Nuck (bé gái), đồng thời ngăn chặn các biến chứng nghẹt gây tổn thương các tạng bên trong bao thoát vị và những biến chứng nặng khác. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn ở trẻ Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng là mổ hở đường bẹn và mổ nội soi. Phương pháp phẫu thuật mổ hở: Tạo một vết cắt ở vùng nếp gấp bẹn và qua đó thắt lại ống phúc tinh mạc. Phương pháp này sẽ để lại sẹo, tuy nhiên đã có nhiều loại thuốc đặc trị chữa sẹo. Phương pháp phẫu thuật mổ nội soi: Tạo một vài vết cắt nhỏ và sử dụng các dụng cụ chuyên dụng. Mổ nội soi có thể là 1 lỗ, 2 lỗ hoặc 3 lỗ. Các xét nghiệm máu. Siêu âm bẹn bìu. Chụp X-quang. Không ăn thức ăn đặc trong vòng 6 giờ trước khi phẫu thuật. Như vậy để đảm bảo dạ dày rỗng trong khi gây mê, giảm nguy cơ trào ngược. Khi phẫu thuật thoát vị bẹn, cần xem xét và cân nhắc các yếu tố sức khỏe của bé như sinh non, bệnh lý khác ở trẻ,… Nếu trong trường hợp chưa thể mổ thoát vị bẹn ngay, các bác sĩ sẽ điều trị theo cách khác thích hợp trong điều kiện sức khỏe của bé. Đó là làm băng ép tạm thời bên bị thoát vị và đến một thời điểm thích hợp sẽ tiến hành mổ cho bé. Phẫu thuật này không quá nguy hiểm, thời gian nằm viện trung bình là 2 ngày, bệnh nhân được cắt chỉ sau 7 ngày. Vì vậy, thoát vị bẹn ở trẻ cần phẫu thuật sớm.;;;;;Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em là căn bệnh không nên chủ quan và cần được điều trị sớm. Đây là bệnh không hiếm gặp và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị bẹn Thoát vị bẹn là căn bệnh có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào. Với trẻ nhỏ, thoát bị bẹn có thể xuất hiện từ sớm. Các bố mẹ cần lưu ý những biểu hiện bất thường của con để đưa con đi viện kịp thời. Vùng bẹn có những lỗ tự nhiên. Trong quá trình phát triển của bào thai, một số cấu trúc giải phẫu sẽ đi qua các lỗ này để xuống dưới. Khi những lỗ này giãn rộng, một phần các tạng trong ổ bụng như ruột, mạc nối lớn chui qua lỗ này, gọi là thoát vị. Biểu hiện thường thấy là vùng bẹn xuất hiện khối phồng to. Nguyên nhân thoát vị bẹn Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em. Đó là: Nguyên nhân bẩm sinh: do ống phúc tinh mạc của trẻ bị dị tật bẩm sinh. Ống này không tự bịt kín được ngay từ lúc trẻ sinh ra bởi thông thường, ống này sẽ tự đóng lại khi trẻ bước vào tháng cuối của thai kỳ trong bụng mẹ hoặc tháng đầu ngay sau sinh. Nguyên nhân do bệnh lý: trẻ bị táo bón kéo dài, phân cứng, khó tiêu, phải rặn nhiều và mạnh khi đi đại tiện khiến ruột bị sa xuống bẹn. Hoặc do trẻ bị ho lâu ngày, ho dai dẳng, những cơn ho mạnh có thể khiến thoát vị bẹn. Dấu hiệu nhận biết Bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em không khó nhận biết. Bởi đây là một dạng bất thường và gây đau đớn tức thì cho bệnh nhân. Nếu bé tre thì vùng sưng lên này lan đến cả bìu. Còn với bé gái thì lan xuống vùng mu. Khối phồng lên có thể xẹp lại khi bé nằm xuống do dịch hoặc ruột quay trở lại vị trí ban đầu. Khối phồng sưng to hơn khi trẻ hoạt động mạnh, chạy nhảy, rặn mạnh. Khối phồng lên khi dùng tay ấn thấy mềm và di chuyển vị trí được. Bệnh trở nặng khi khối thoát vị bị nghẹt, không tự quay trở lại ổ bụng, sưng to, đau bụng dữ dội, trẻ quấy khóc, nôn. Một số biểu hiện khác ở bé trai là bị xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn. Đây là những biểu hiện chứng tỏ trẻ đã bị thoát vị bẹn. Thoát vị bẹn ở trẻ em gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể gây nên những biến chứng phức tạp: Ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ Với những trường hợp thoát vị bẹn nhẹ, khối thoát vị tự quay trở lại ổ bụng nên bố mẹ thường chủ quan không đưa trẻ đi viện kịp thời. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của trẻ. Vì khi vận động mạnh sẽ khiến khối thoát vị lại tụt xuống. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa Thoát vị bẹn khiến trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, không đi đại tiện được. Trẻ chậm lớn, còi xương. Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản Với bé trai, thoát vị bẹn không chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn. Điều này ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản sau này. Các bé gái khi bị thoát vị bẹn có thể gây ảnh hưởng đến buồng trứng nếu không được xử lý triệt để. Hoại tử ruột Thoát vị bẹn nghẹt không xử lý ngay mà khối thoát vị không tự tụt về ổ bụng được, để lâu sẽ gây nghẹt, xoắn ruột. Máu không thể lưu thông đến vùng ruột bị sa khiến đoạn ruột này có thể bị hoại tử. 3. Phương pháp điều trị bệnh thoát vị bẹn ở trẻ em Ở trẻ sơ sinh, nên chờ một thời gian cho ống phúc tinh mạc tự bịt kín. Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ lơn có thể can thiệp, điều trị triệt để bằng phẫu thuật. Hiện nay, với tình trạng bệnh lý này, có những phương pháp điều trị sau: Phương pháp phẫu thuật truyền thống Đây là phương pháp mổ hở. Bác sĩ sẽ gây mê bệnh nhân, sau đó thực hiện thao tác rạch một vết nhỏ ở vùng bụng dưới rồi đẩy khối ruột thoát vị về vị trí ban đầu, thắt bao thoát vị lại. Do có gây mê nên trẻ sẽ không cảm thấy đau đớn trong lúc phẫu thuật. Với phương pháp này, trẻ sẽ phải nằm viện theo dõi điều trị thêm từ 3 - 5 ngày. Phẫu thuật nội soi Với phương pháp này, bác sĩ chỉ rạch một đường rất nhỏ để vừa đủ đưa dụng cụ nội soi vào ổ bụng. Có riêng dụng cụ phẫu thuật nội soi dành riêng cho trẻ em, kích thước chỉ khoảng 3mm. Nguyên tắc phẫu thuật sau đó được thực hiện giống như thông thường là đưa khối thoát vị trở về vị trí ban đầu. Đồng thời khâu thắt lại bao thoát vị. Phương pháp này không gây nhiều đau đớn sau phẫu thuật giống như mổ hở. Trẻ phục hồi nhanh hơn. Phương pháp phẫu thuật nội soi thoát vị bẹn được áp dụng theo công nghệ mới nhất. Phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt là kỹ thuật chính xác, có thể xác định được mạch máu nuôi tinh hoàn, khâu lại ống phúc tinh mạc mà không làm ảnh hưởng đến mạch máu này. Tránh được tối đa khả năng biến chứng làm teo hoặc tắc ống dẫn tinh. Ngoài ra, kỹ thuật mới cho phép đánh giá ống phúc mạc tinh bên còn lại, khâu lại nếu phát hiện thấy có nguy cơ gây thoát vị bên đối diện. Ngăn ngừa khả năng thoát vị ơ trẻ bên còn lại. Trẻ sau phẫu thuật cần như không đau đớn, phục hồi nhanh, có thể quay lại trạng thái hoạt động bình thường.;;;;;Nguyên nhân thoát vị bẹn Nguyên nhân chủ yếu của bệnh thoát vị bẹn ở trẻ sơ sinh là do bẩm sinh. Nguyên do là bởi ống phúc mạc tinh của trẻ không tự đóng lại ở tháng cuối của thai kỳ. Sau khi trẻ sinh ra sẽ xuất hiện ống thông nhỏ từ ổ bụng đến bẹn. Khi có một lực tác động bất ngờ như bé ho mạnh, hắt xì, là có thể khiến một phần ruột ở ổ bụng chạy xuống bẹn tạo thành khối thoát vị. Biểu hiện của thoát bị bẹn ở trẻ sơ sinh Biểu hiện của bệnh này rất dễ nhận thấy. Vùng bẹn của bé xuất hiện một khối phồng lên rất bất thường. Ban đầu khối phồng này không gây đau đớn và có thể chui trở lại ổ bụng được. Nhưng phần lớn trường hợp khối thoát vị không quay trở lại ổ bụng và thành thoát vị bẹn nghẹt. Lúc này, khối thoát vị sưng phồng lên gây đau đớn, kèm theo hiện tượng chướng bụng, nôn trớ, trẻ quấy khóc khó chịu. Thoát bị bẹn là một dạng bệnh lý bất thường cần được xử lý càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng thoát vị có thể gây nên những biến chứng phức tạp. Bệnh gây nên những hậu quả như sau: Khiến trẻ bị táo bón Nhiều trường hợp thoát vị ở trẻ sơ sinh ở mức độ nhẹ, bé nằm nên khối thoát vị không rõ ràng khiến bố mẹ bỏ qua dấu hiệu phát hiện bệnh. Tuy nhiên, bệnh có sẽ khiến bé khó chịu, ảnh hưởng lớn đến chức năng tiêu hóa của trẻ. Thoát vị khiến bé bị táo bón và không đi đại tiện được. Hoại tử ruột Trong những trường hợp thoát vị vẹn và khối thoát vị không chui trở lại ổ bụng dẫn đến thoát vị bẹn nghẹt. Máu không lưu thông được đến khối thoát vị khiến cho một phần ruột bị hoại tử. Khối thoát vị sưng đau, dễ biến phức phức tạp và khó điều trị. Với trẻ sơ sinh thì điều trị thoát vị bẹn biến chứng càng khó khăn hơn. Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này Thoát vị bẹn ở trẻ em có thể gây những biến chứng khôn lường mà nếu chủ quan sẽ không lường trước được hậu quả. Trong đó phải kể đến biến chứng gây xoắn tinh hoàn hoặc teo tinh hoàn ở trẻ nam. Ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng ở bé gái. Chính vì thế, thoát vị bẹn cần được khám và điều trị sớm ngay từ lần phát hiện thoát vị đầu tiên. 3. Những phương pháp điều trị thoát vị bẹn hiện nay Thoát vị bẹn là tình trạng bệnh lý không thể tự khỏi và cũng không thể điều trị nội khoa bằng thuốc. Trẻ cần được phẫu thuật tác động ngoại khoa để điều trị căn bệnh này. Hiện nay có những phương pháp phẫu thuật như sau: Phương pháp mổ hở Là phương pháp phẫu thuật truyền thống, mổ hở một đường ở bụng để đưa khối thoát vị trở về vị trí cũ. Sau đó khâu lại ống phúc mạc tinh đang bị hở. Ngăn chặn khả năng khối thoát vị lại chui xuống phần bẹn. Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống có xâm lấn. Phương pháp này chứa nhiều rủi ro vì có thể gây nhiễm trùng vết mổ nếu không chăm sóc hậu phẫu đúng cách. Hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến đầu và các bệnh viện hiện đại không còn áp dụng phương pháp này để phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn vì ẩn chứa nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, phương pháp mổ hở cũng không đánh giá được nguy cơ thoát vị của bên còn lại và không tác động phẫu thuật để đề phòng bệnh. Phẫu thuật nội soi Đây là phương pháp mổ hiện đại hơn. Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để đưa vào ổ bụng của bệnh nhân thông qua một lỗ mổ nhỏ trên bụng. Sau đó thực hiện thao tác đưa khối thoát vị về vị trí cũ và khâu ống phúc mạc tinh. Tất cả quá trình đều được thực hiện bởi camera quan sát bé xíu được gắn ở đầu dụng cụ phẫu thuật. Tùy theo tình trạng bệnh mà điều kiện gia đình có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh vị bẹn ở trẻ sơ sinh phù hợp nhất. Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi vẫn được khuyên áp dụng hơn cả bởi tính an toàn, không gây nhiều đau đớn, phục hồi nhanh, ít xâm lấn và nhiều ưu điểm khác. Phương pháp này ứng dụng công nghệ phẫu thuật mới và hiện đại Công nghệ mới giúp giảm đau đớn cho bệnh nhi. Đồng thời đem đến kết quả phẫu thuật khả quan, bé hồi phục nhanh. Cùng với đó, bệnh nhân cần được chăm sóc chu đáo, ân cần nhất là chăm sóc hậu phẫu. phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, ít gây đau đớn và giúp bé hồi phục nhanh.;;;;;Thoát vị bẹn ở trẻ thường là bệnh lý bẩm sinh xảy ra với 2-5% trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện ở 2 giới nhưng tỷ lệ mắc ở bé trai cao gấp 9 lần bé gái. Bệnh không khó điều trị nhưng nếu bố mẹ chủ quan, để lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Thoát vị bẹn ở trẻ thường là bệnh lý bẩm sinh do xuất hiện một ống thông nhỏ từ phần ổ bụng xuống dưới vùng bẹn (ống phúc tinh mạc). Điều này làm cho dịch từ ổ bụng hoặc ruột chui xuống tạo thành khối phồng ở bẹn. Thoát vị bẹn ở trẻ có thể gặp ở một bên hoặc cả 2 bên. Tuy nhiên, tỷ lệ thoát vị bẹn ở bên phải nhiều hơn bên trái và ở bé trai nhiều hơn bé gái. Thông thường, ở những tháng cuối của thai kỳ hoặc 3 tháng đầu sau sinh, ống phúc tinh mạc ở trẻ sẽ tự đóng lại. Trẻ càng lớn thì khả năng tự đóng của ống phúc tinh mạc càng giảm. Khi ống phúc tinh mạc ở trẻ không đóng lại hoàn toàn sẽ dẫn đến thoát vị bẹn. Ngoài ra, trẻ bị thoát vị bẹn còn có thể do trẻ rặn quá nhiều khi bị táo bón hoặc sau một đợt ho kéo dài. Khi có dấu hiệu nghi ngờ thoát vị bẹn, trẻ cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu không những ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thoát vị bẹn ở trẻ thường là bệnh lý bẩm sinh do ống phúc tinh mạc chưa đóng lại hoàn toàn. 2. Dấu hiệu nhận biết thoát vị bẹn ở trẻ Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu đáng ngờ của bệnh bằng những biểu hiện dưới đây: – Xuất hiện một khối phồng tại vùng bẹn của trẻ. Ở bé gái, khối phồng này có thể lan đến vùng mu, ở bé trai là vùng bìu. Kích thước khối phồng sẽ tăng lên và dễ nhận thấy chạy nhảy, vận động mạnh, ho hoặc rặn. Khi trẻ nghỉ ngơi hoặc nằm yên thì rất khó phát hiện khối phồng vì khi đó khối thoát vị đã chui lại về ổ bụng, vùng bẹn của trẻ trở về trạng thái bình thường. – Nắn vào vùng phồng có thể sờ được khối thoát vị. Khối thoát vị có tính chất mềm, chuyển động, nắn không đau. Có thể nhìn thấy khối thoát vị di chuyển khi trẻ chạy nhảy. – Khi khối thoát vị bị kẹt hoặc bị nghẹt không thể trở về ổ bụng được sẽ khiến khối phồng bị sưng đau, kèm theo cơn đau bụng dữ dội, bụng chướng, buồn nôn hoặc nôn. Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác mà trẻ có thể gặp phải như: tràn dịch màng tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, viêm tấy vùng bẹn bìu,… Khi phát hiện những dấu hiệu đáng nghi ở trẻ, bố mẹ cần cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt. 3. Các biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị thoát vị bẹn Thoát vị bẹn ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời không những ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác: – Rối loạn tiêu hóa, táo bón, không thể đại tiện được gây chậm lớn ở trẻ – Ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản: xoắn tinh hoàn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn ở bé trai. Ở bé gái có thể bị hoại tử buồng trứng. – Hoại tử ruột do ruột bị nghẹt trong túi thoát vị không thể chui về ổ bụng. máu không thể lưu thông dẫn đến hoại tử. Thoát vị bẹn là bệnh lý bẩm sinh vì vậy không thể tự khỏi. Nếu để lâu, khối thoát vị sẽ không thể xẹp xuống mà ngày càng to ra. Khi ấy, sẽ tạo áp lực và khiến cho thành bụng ngày càng yếu, khả năng phục hồi của thành bụng ngày càng khó. Trẻ bị thoát vị bẹn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này nếu không được điều trị kịp thời. 4. Điều trị thoát vị bẹn ở trẻ Cho đến hiện tại, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị bệnh lý này. Có 2 phương pháp phẫu thuật chính là mổ mở kinh điển và mổ nội soi. 4.1. Mổ mở điều trị thoát vị bẹn ở trẻ Với phương pháp này, trẻ sẽ được gây mê toàn thân nên hoàn toàn không cảm thấy đau trong thời gian phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, khoảng 3-4cm theo vết lằn ở bụng dưới. Tiếp theo, đẩy ruột hoặc các tổ chức khác bên trong khối thoát vị trở lại đúng vị trí, khâu lại chỗ thoát vị. Thời gian nằm viện trung bình khoảng 2-3 ngày, vết mổ lành sau khoảng 7 ngày. 4.2. Mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn ở trẻ Đây là phương pháp điều trị thoát vị bẹn ít xâm lấn nhưng phức tạp hơn phương pháp mổ hở. Người bệnh được gây mê toàn thân và bác sĩ sẽ tạo 1-3 đường rạch rất nhỏ tại vùng phẫu thuật để đưa dụng cụ vào trong ổ bụng. Với phương pháp này, bác sĩ dễ dàng nhìn thấy ống dẫn tinh và mạch máu nuôi tinh hoàn và khâu lại ống phúc tinh mạc mà không làm tổn thương đến ống dẫn tinh và mạch máu. Vì vậy, phẫu thuật bằng phương pháp nội soi giúp tránh được 2 biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi mổ hở là tắc ống dẫn tinh và teo tinh hoàn. Ngoài ra, nội soi cũng cho phép quan sát và đánh giá tình trạng ống phúc tinh mạc ở phía đối diện và tiến hành khâu kín ngay nếu nó còn hở. Hơn nữa, so với đường rạch dài của phương pháp mổ hở, phẫu thuật nội soi có tính thẩm mỹ cao khi vết rạch chỉ khoảng 3mm nên hầu như không để lại sẹo sau phẫu thuật. Trẻ ít đau, nhanh phục hồi, có thể xuất viện sau 1 ngày và vết thương lành sau 2-3 ngày. Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị thoát vị bẹn ở trẻ. 5. Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật thoát vị bẹn Sau phẫu thuật thoát vị bẹn trẻ có thể bị đau, mệt mỏi hoặc sốt nhẹ. Nhưng những triệu chứng này sẽ giảm dần sau vài ngày nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Để vết mổ nhanh lành và phòng tránh những biến chứng sau mổ, bố mẹ cần lưu ý một số điểm sau: – Chăm sóc vết mổ: Thay băng thường xuyên trong những ngày đầu sau mổ, vệ sinh vết mổ bằng nước ấm hoặc bông sát khuẩn. – Chế độ dinh dưỡng: Cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, ít chất béo như cháo, súp, sữa chua,… Nếu trẻ bị táo bón cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn phù hợp. – Chế độ sinh hoạt: Cho trẻ nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh. Khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ để máu lưu thông tốt. Hạn chế mang vác vật nặng, chạy nhảy, đạp xe nhiều có thể làm rách vết mổ. Thoát bị bẹn ở trẻ không thể tự khỏi mà cần điều trị bằng phẫu thuật. Khi bố mẹ phát hiện những dấu hiệu đáng nghi ở trẻ thì cần cho trẻ đi khám ngay để được điều trị sớm nhất có thể. Để lâu ngày, bệnh không thể tự khỏi mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe và khả năng sinh sản sau này của trẻ.
question_63658
Giải đáp: Mẹ bầu sau sinh bao lâu được uống nước đá?
doc_63658
Nước là thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe và cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, đối với mẹ bầu sau sinh nước đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tiết sữa và hạn chế tình trạng táo bón. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng việc uống nước đá là không tốt, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu. 1. Thai phụ mới sinh có được uống nước đá không Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho rằng việc uống nước đá sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Thậm chí, có thể nói những thông tin truyền tai nhau về việc uống nước đá khiến quá trình hồi phục sức khoẻ của thai phụ diễn ra chậm và khó khăn hơn chưa chắc đã đúng. Đồng thời, việc uống nước đá cũng không có khả năng làm thay đổi nhiệt độ sữa mẹ. Cho dù bạn uống nước nhiệt độ cao hay thấp thì cơ thể bạn vẫn luôn ổn định trong nhiệt độ nhất định và cũng giữ sữa trong phạm vi nhiệt độ đó. Không chỉ thế, các dinh dưỡng và kháng thể trong sữa cũng được bảo toàn để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho bé. Vậy thì, sau khi sinh mẹ bầu vẫn được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng nước ấm hoặc nước để ở nhiệt độ phòng vì: Nước ấm giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể, giúp tử cung sớm co lại kích thước ban đầu. Sau khi sinh, sức đề kháng của bà bầu bị suy giảm. Vì thế, uống nước đá sẽ dễ khiến mẹ bị viêm họng hay cảm lạnh. Khi mẹ bị cảm lạnh thì rất dễ lây cho bé thông qua tiếp xúc gần hoặc đường sữa. Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến men răng của mẹ bầu bị suy yếu. Điều này có thể dễ dàng nhận biết khi uống nước đá mẹ thường có cảm giác ê buốt. Uống nước đá còn khiến các dây thần kinh ê buốt, dẫn đến tình trạng đau đầu. Việc uống nước đá có thể khiến mẹ bầu sau sinh dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, hoặc đường tiêu hoá như lạnh bụng, tiêu chảy,... 2. Thai phụ sau sinh bao lâu được uống nước đá Thông thường, sau khoảng 1 tháng thì sức khỏe mẹ bầu đã gần như hồi phục và có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt giống như người khác, bao gồm cả việc uống nước đá và đồ lạnh. Mặc dù vậy, để hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra thì sau 2 - 3 tháng sau sinh mẹ mới được uống nước đá. Tuy nhiên, nước là thành phần không thể thiếu được đối với quá trình sản xuất sữa mẹ và hạn chế tình trạng táo bón. Để đảm bảo cung cấp lượng sữa cần thiết cho bé, mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 10 - 12 ly, tương đương 1.5 - 2l nước. Trong những ngày nắng nóng, mẹ không muốn uống nước nóng, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ, không đáp ứng đủ nhu cầu cho bé. Vì thế, nếu như quá thèm, mẹ có thể uống nước đá nhưng cần lưu ý những điều sau: Uống nước ở nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh, hạn chế uống vào buổi sáng. Không nên uống nước đá quá thường xuyên, vẫn nên ưu tiên sử dụng nước ấm hoặc nước có nhiệt độ phòng. Không uống nước đá khi cơ thể đang ốm đau, mệt mỏi. Hạn chế dùng nước đá trong thời tiết lạnh hoặc khi đang mở điều hoà. Nếu sau khi uống nước đá cơ thể gặp các vấn đề về sức khỏe thì không nên uống nữa. Hãy sử dụng đá được làm từ nguồn nước sạch, không sử dụng đá của hàng quán bên ngoài. Trong trường hợp sinh mổ, mẹ bầu sẽ không được uống hay sử dụng bất kỳ thứ gì nếu không được sự cho phép của bác sĩ. Về việc sau sinh bao lâu được uống nước đá ở mỗi người là không giống nhau, nếu thể trạng tốt thì có thể được uống sớm. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình hồi phục được diễn ra thuận lợi nhất có thể, mẹ bầu nên hạn chế uống nước đá và ưu tiên sử dụng nước ấm và nước có nhiệt độ phòng. 3. Lời khuyên về việc bổ sung nước cho mẹ bầu sau sinh Ngoài việc quan tâm đến vấn đề sau sinh bao lâu được uống nước đá thì mẹ bầu cũng nên chú ý đến những điều sau: Uống đủ nước Uống đủ nước là điều cần thiết để giúp các hoạt động sống của cơ thể diễn ra nhịp nhàng, thuận lợi. Tuy nhiên, mỗi người thì có một nhu cầu uống nước khác nhau. Vì thế, việc xác định nhu cầu bổ sung nước là điều cần thiết. Chẳng hạn, sau khi sinh, mẹ bầu không chỉ bổ sung nước cho bản thân mà còn phải sản xuất sữa cho em bé. Do đó, mỗi ngày, mẹ bầu cần uống ít nhất 12 - 13 cốc nước lọc. Thiết lập thói quen uống nước Không chỉ sau khi sinh, mẹ cũng nên thiết lập và duy trì thói quen uống đủ nước để có một cơ thể khỏe mạnh. Trong đó, ngoài uống nước mẹ nên cung cấp cho cơ thể hoa quả và rau củ mỗi ngày. Đồng thời, mẹ bầu cần phải ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thực phẩm cần thiết. Hạn chế để cơ thể bị mất nước Để thức ăn có thể được tiêu hoá tốt hơn, trước và trong các bữa ăn bạn có thể uống vài ngụm nước. Tương tự như thế, để hạn chế tình trạng mất nước, mẹ cũng nên bổ sung nước trước và sau khi tập thể dục hoặc làm các công việc cần nhiều sức lực. Tuy nhiên, có một lưu ý nhỏ là sau khi vận động mạnh mẹ không được uống nước đá để hạn chế sốc nhiệt. Hy vọng với những thông tin trên đã có thể phần nào giúp mẹ tìm ra câu trả lời cho vấn đề sau sinh bao lâu được uống nước đá. Có thể thấy rằng, việc uống nước đá là không tốt cho việc hồi phục sức khỏe sau sinh, thế nên mẹ bầu nên hạn chế uống. Ngoài ra, nếu thèm quá mẹ bầu có thể uống nước lạnh nhưng không quá lạnh và không uống thường xuyên.
doc_15816;;;;;doc_9997;;;;;doc_21636;;;;;doc_49999;;;;;doc_61143
Khi thời tiết nóng nực, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu. Thân nhiệt của mẹ bầu thường cao hơn so với người khác. Việc uống nước đá dường như khiến mẹ bầu cảm thấy được giải nhiệt. Tuy nhiên, trên thực tế, việc uống nước đá là không có lợi với mọi đối tượng chứ không phải chỉ riêng với bà bầu. Có thai uống nước đá được không là câu hỏi của rất nhiều bà bầu Nước đá có thể là tác nhân ra nhiều bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa. Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu rất thấp, chính vì vậy, nguy cơ mắc phải các bệnh này sẽ cao hơn so với người bình thường. Cũng chính vì vậy, mẹ bầu thường được khuyến cáo không nên uống nước đá hoặc ăn những thực phẩm quá lạnh. Lý do mẹ bầu không nên uống nước đá – Nước đá có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes. Đây là loại vi khuẩn có thể tồn tại ở môi trường nhiệt độ âm. Khi uống nước đá, loại vi khuẩn này sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, khiến mẹ bầu có thể mắc phải nguy cơ bị sảy thai, thai bị dị tật… – Ảnh hưởng tới dạ dày. Các vi khuẩn trong nước đá có thể xâm nhập vào dạ dày của mẹ bầu, khiến niêm mạc dạ dày bị co lại đột ngột. Điều này khiến chức năng tiêu hóa bị kém đi, gây ra những hiện tượng như đi ngoài, đau dạ dày, tiêu hóa kém… Uống nước đá là điều không tốt với tất cả mọi người, đặc biệt là mẹ bầu – Gây viêm nhiễm đường hô hấp. Khi uống nước đá lạnh, các niêm mạc hô hấp ở mũi họng bị co vào đột ngột khiến máu khó lưu thông, dẫn đến việc giảm sức đề kháng của hệ hô hấp, gây các bệnh về đường hô hấp cho mẹ bầu như ho , đau họng, viêm mũi, viêm amidan… – Gây co thắt tử cung. Sau khi uống nước đá, huyết quản tử cung sẽ bị co lại, sự tuần hoàn huyết dịch của thai nhi bị giảm đi. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Gây ra hiện tượng co thắt tử cung, động thai, nguy cơ sinh non. – Kích thích thai nhi. Theo nghiên cứu, thai nhi có phản ứng rất nhạy cảm với nước lạnh. Khi uống nước đá lạnh, tần số cử động của thai nhi trong tử cung tăng mạnh. Việc uống nước đá có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi Chính vì những nguyên nhân trên, mẹ bầu không nên uống nước đá lạnh, thay vào đó, mẹ bầu nên uống nhiều nước lọc. Nước lọc giúp cơ thể được thanh lọc cơ thể, giúp các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt hơn. Bên cạnh đó, uống nước lọc cũng khiến tăng lượng nước ối, có lợi cho thai nhi.;;;;;Sau khi sinh, cơ thể mẹ khá yếu ớt và nhạy cảm, vì thế việc chú trọng vào chế độ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe nhanh chóng là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều này vô hình khiến các mẹ khó khăn hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, trong đó sau sinh uống nước cam được không là thắc mắc của không ít chị em. Trên thực tế, vitamin C là dưỡng chất cần thiết mà mỗi chúng ta cần phải bổ sung mỗi ngày. Hơn nữa, cam được biết đến là nguồn dinh dưỡng dồi dào đem lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho cơ thể. Trong đó, một tác dụng thần kỳ của vitamin C mà không phải ai cũng biết là tăng khả năng hấp thụ sắt đến từ các loại thức ăn hằng ngày cho cơ thể. Vì thế nên, đối với vấn đề sau khi sinh uống nước cam được không, các chuyên gia cho rằng sau khi sinh, mẹ nên bổ sung cam trong suốt quá trình cho con bú. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng, vì mới chào đời nên hệ tiêu hoá của trẻ còn khá yếu ớt và chưa hoàn thiện hết. Vì thế, các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C và acid citric cao như cam có thể ảnh hưởng đến đường ruột của bé dễ gây ra các vấn đề như đầy hơi, quấy khóc. Mặc dù cam đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng để tránh những ảnh hưởng không tốt cho bé mẹ nên uống nước cam 1 - 2 tháng sau khi sinh và sử dụng với lượng vừa phải. Đẩy nhanh quá trình phục hồi Trong quá trình sinh nở, việc mẹ bầu gặp nhiều tổn thương là điều không thể tránh khỏi. Tình trạng này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau đớn trong thời gian gian và phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vì thế, việc bổ sung những thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục là rất cần thiết. Được biết, vitamin C có trong nước cam có tác dụng đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe, hạn chế tình trạng chảy máu ở tử cung. Vì thế, mẹ nhớ bổ sung cam thường xuyên để nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé. Bổ sung Canxi Uống nước cam không chỉ mang lại lợi ích cho mẹ mà còn tốt cho sự phát triển của bé. Bởi trong nước cam còn chứa một lượng canxi cần thiết, giúp xương khớp chắc khỏe. Bé có thể hấp thụ dưỡng chất này thông qua việc bú sữa mẹ. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong cam còn giúp ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Hạn chế tình trạng tắc tia sữa Uống nước cam còn hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến sữa như: tắc tia sữa, viêm tuyến sữa. Vì thế, nếu chị em còn đang băn khoăn về tình trạng này hãy chắc hẳn đã yên tâm phần nào khi tìm ra một biện pháp hiệu quả như thế này. Tuy nhiên, để tránh những tác hại không đáng có cho trẻ, mẹ cũng không nên ăn hoặc uống nước cam với lượng quá lớn. Tăng sức đề kháng Chắc hẳn ai cũng biết rằng, nước cam có công dụng tuyệt vời là tăng sức đề kháng, ngăn chặn các yếu tố gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có được cộng dụng này là vì trong mỗi quả cam có tới 53.2 mg vitamin C đủ để cung cấp năng lượng cho các mẹ bầu sau sinh. Trong quá trình mang thai không ít mẹ gặp phải tình trạng rạn da hoặc đối với các mẹ sinh mổ thì vitamin C còn có một tác dụng thần kỳ nữa. Đó chính là khả năng tăng cường bảo vệ da và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ nên bổ sung vitamin C từ cam thường xuyên. Tuy nhiên, nước cam tuy mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống quá nhiều sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến bé. Nếu thấy bé có các dấu hiệu dị ứng với các thành phần trong nước cam như mẩn đỏ, quấy khóc,... thì các mẹ nên dừng uống nước cam lại vì đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ dị ứng. Cam là một loại thực phẩm tốt, giàu dinh dưỡng nhưng không có nghĩa là nó sẽ không gây hại cho cơ thể nếu sử dụng sai cách. Chính vì thế, các mẹ cũng cần lưu ý một vài điều khi ăn hoặc uống nước cam, cụ thể: Không uống nước cam sau khi dùng bữa sáng. Vì lượng đường khá cao nên nước cam cần một thời gian để tiêu thụ hết. Nhưng do cơ thể còn cần phải tiêu hoá lượng thức ăn vừa mới thu nạp nên lượng đường trong cam rất dễ bị lên men khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Không uống sữa và nước cam cùng lúc. Protein trong sữa và axit tartaric, vitamin C trong sữa sẽ phản ứng với nhau gây rối loạn tiêu hoá và các vấn đề có liên quan như tiêu chảy, đầy hơi,... Không uống nước cam nếu bị viêm tuyến tụy, viêm loét dạ dày, tá tràng. Các thành phần trong nước cam sẽ khiến lượng axit trong dạ dày tăng lên nhanh chóng ảnh hướng đến bệnh tình cũng như gây ra tình trạng ợ nóng,... Không uống nước cam vào buổi tối, đặc biệt là sau 9h tối để hạn chế tình trạng tiểu đêm, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Không uống nước cam khi quá đói hoặc quá no. Thay vào đó, nên uống sau khi dùng bữa từ 1 - 2 tiếng. Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã tìm ra câu trả lời cho vấn đề sau sinh uống nước cam được không. Có thể thấy rằng, nước cam mang lại nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể uống quá nhiều, điều này có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu.;;;;;Bên cạnh việc ăn gì thì bà bầu nên uống nước gì cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Dưới đây là tổng hợp các loại đồ uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu có thể tham khảo. Cùng xem ngay nhé! Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể ưu tiên sử dụng các loại thức uống dưới đây: Nước lọc Nước lọc là loại nước uống mà mẹ luôn cần phải bổ sung trong thai kỳ. Bởi sử dụng nhiều nước lọc giúp mẹ bầu cung cấp nước cho các cơ quan trong cơ thể, đào thải các độc tố ra ngoài, hạn chế các tình trạng chóng mặt, phù nề, chuột rút, đồng thời còn giúp ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu. Trong đó, nước lọc không có chứa chất béo nên mẹ hoàn toàn có thể không lo béo. Theo khuyến cáo của chuyên gia, mẹ bầu nên dùng từ 2 - 3 lít nước lọc/ngày. Sữa đậu nành Sữa đậu nành là thức uống đầu tiên mà mẹ có thể nghĩ tới khi thắc mắc bầu nên uống nước gì. Bởi với mẹ bầu, sữa đậu nành là loại đồ uống rất giàu canxi, protein, sắt có tác dụng ngăn ngừa các nguy cơ thiếu máu ở mẹ, cải thiện lượng đường và tâm trạng. Đây cũng là loại đồ uống có thể sử dụng thay thế cho sữa bò nếu mẹ bị dị ứng. Sữa Trong quá trình mang thai, mẹ cần liên tục bổ sung canxi và vitamin D để bộ khung xương của bé được hình thành một các tốt nhất. Ngoài ra, các dưỡng chất khác trong sữa cũng giúp cho hệ thần kinh của bé được phát triển. Tùy theo sở thích hay nhu cầu mà mẹ bầu có thể chọn loại sữa mà mình muốn sử dụng. Nước chanh Trong quá trình mang thai nếu mẹ không biết nên uống gì để tốt cho cơ thể thì mẹ có thể sử dụng ngay nước chanh. Bởi nước chanh là nguồn cung cấp vitamin C vô cùng dồi dào tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra nước chanh có tác dụng ngừa tiểu đường cho mẹ trong thai kỳ, giảm các triệu chứng buồn nôn và chống lại nhiễm trùng. Nước mía Nước mía là nguồn cung cấp với nhiều khoáng chất và vitamin quan trọng với mẹ bầu. Có thể kể đến như canxi, sắt, đồng, magie, nhóm vitamin B, A, C,... Việc sử dụng nước mía trong thai kỳ sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng ốm nghén, giảm cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, đồng thời, cung cấp năng lượng cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, với mẹ bầu mắc tiểu đường thì không khuyến cáo hoặc nên trao đổi thông tin với bá sỹ. Bởi trong nước mía có lượng đường khá cao. Theo khuyến cáo của chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên uống từ 2 - 3 ly nước mía trong 1 tuần và không nên uống vào buổi tối. Các loại nước ép hoa quả Bên cạnh đó, nước ép của một số loại rau xanh cũng là một lựa chọn mà bà bầu có thể tham khảo. Nước dừa Nước dừa là một trong những loại thức uống được mẹ bầu nghĩ ngay khi gặp câu hỏi mẹ bầu nên uống gì. Theo các chuyên gia, trong nước dừa có chứa nhiều canxi, magie, kali, vitamin nhóm A, B giúp mẹ bổ sung điện giải, cung cấp chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi sử dụng nước dừa mẹ cần lưu ý các vấn đề sau: Chỉ uống 2-3 ly nước dừa/ tuần. Không nên uống nước dừa để qua đêm. 3 tháng đầu mẹ bầu có thể hay bị đầy bụng khó tiêu thì cũng không nên uống nước dừa. Không uống nước dừa vào buổi tối. Mẹ không nên sử dụng nước dừa khi cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, đói bụng, bị tiêu chảy hay cảm lạnh,... Không nên sử dụng nước dừa quá nhiều và tuyệt đối không sử dụng nước dừa để thay thế nước lọc. Với mẹ bầu có tình trạng huyết áp thấp nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng. Cùng với việc quan tâm bà bầu nên uống nước gì thì các loại nước uống không nên uống cũng cần được chú ý. Gồm có: Các loại đồ uống có cồn, cafein Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên nên sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn, các chất kích thích như rượu bia, cafe,... Bởi chúng có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Mẹ dùng nhiều rượu bia có thể gây ra tình trạng bé chậm phát triển trí não, cân nặng không đảm bảo hoặc có thể gây dị tật cho thai. Nước ngọt Theo các chuyên gia, nước ngọt có chứa một hàm lượng rất lớn chất bảo quản, đường, các chất tạo màu - tạo mùi. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại nước uống này để tránh tình trạng tăng cân, tiểu đường thai kỳ,... khiến quá trình phát triển của bé bị ảnh hưởng. Nước đá Sử dụng nước đá thường xuyên có thể gây ra tình trạng đau bụng do co thắt tử cung. Với mẹ bầu có cơ thể với độ nhạy cảm cao có thể bị động thai hoặc sinh non. Bên cạnh việc chọn đúng loại nước uống phù hợp, mẹ bầu nên có cách uống nước đúng cách, cụ thể như sau: Không uống quá nhiều nước, chỉ nên uống trong mức cho phép để tránh tình trạng quá tải của thận. Không nên uống một loại nước trong nhiều ngày mà nên thay đổi liên tục để tránh tình trạng chán uống, cũng như bổ sung được đầy đủ hơn các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Ưu tiên sử dụng các loại nước vào sáng sớm và hạn chế sử dụng vào buổi tối. Với các loại nước ép rau củ hay hoa quả mẹ cần lựa chọn thực phẩm đảm bảo, an toàn và rửa sạch trước khi sử dụng.;;;;;Sau khoảng thời gian dài mang thai và sinh con, cơ thể mẹ cần thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi lại sức khỏe cũng như những tổn thương gặp phải. Thời gian này được gọi là thời gian kiêng cữ sau sinh. Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần ở cữ khoảng 3 tháng (hoặc dài hơn). Trong thời gian này, người phụ nữ phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người, tránh làm việc hoặc tắm rửa. Nhưng theo các bác sĩ, phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ khoảng 1 tháng. Trong thời gian này, mẹ cần tuân thủ một số điều về dinh dưỡng, sinh hoạt để cơ thể phục hồi tốt, cung cấp đủ sữa cho trẻ sơ sinh. Ngoài sự cố gắng của bản thân, người chồng và gia đình cũng là tác nhân quan trọng giúp mẹ bầu sau sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này. 2. Một số điều cần làm khi kiêng cữ sau sinh Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, 10 điều sau đây sẽ giúp mẹ bầu nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ hợp lý. 2.1. Không kiêng khem quá mức Nhiều người cho rằng phụ nữ sau sinh nên ăn đồ khô, mặn để da thịt săn chắc. Tuy nhiên việc ăn mặn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ, gây táo bón, tăng huyết áp. Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, mẹ không nên kiêng khem quá mức, vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng thiết yếu để sức khỏe phục hồi và tạo sữa nuôi con. Do sức đề kháng của mẹ còn yếu nên ăn đa dạng thực phẩm, nhiều rau xanh, Vitamin được khuyến khích. Một số thực phẩm phụ nữ sau sinh nên tránh như: thức ăn lên men, đồ ăn sống, đồ lạnh, thực phẩm chế biến sẵn,… 2.2. Không tập thể dục nặng Tập thể dục giúp mẹ bầu giảm cân, nhanh chóng lấy lại vóc dáng, song tập thể dục quá mức lại khiến cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi. Đặc biệt với sản phụ sinh mổ, việc vận động để lưu thông khí huyết rất quan trọng. Mẹ nên đi bộ chậm rãi, thực hiện các động tác vừa phải trong thời gian này. 2.3. Không khiêng vác vật nặng Sau khi sinh, mẹ không nên lao động, làm việc năng ngay. Việc khiêng vác, lao động nặng khiến cơ bụng hoạt động, tác động tới vết mổ bụng hoặc tổn thương tầng sinh môn chưa phục hồi. Việc rướn người, giơ tay cao cũng cần hạn chế. 2.4. Không tự ý uống thuốc Mẹ sau sinh còn đang nuôi con bằng sữa mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng mà không có chỉ định bác sĩ. Các loại thuốc này có thể đi vào dòng sữa và ảnh hưởng tới trẻ. 2.5. Kiêng quan hệ tình dục Sau khi sinh, mẹ nên để 4 - 6 tuần để cơ thể phục hồi lại, không nên quan hệ tình dục quá sớm. Việc quan hệ tình dục sớm có thể gây chảy máu vùng kín, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 2.6. Hạn chế căng thẳng mệt mỏi Tâm lý mệt mỏi, căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sữa và nuôi con của mẹ. Nếu việc chăm sóc bé và chăm lo việc nhà khiến bạn mệt mỏi, hãy chia sẻ với chồng và mọi người trong gia đình để được giúp đỡ. 2.7. Không uống rượu, thức uống chứa cồn và cafein Thức uống có cồn như rượu, bia có thể đi vào sữa mẹ, gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu mẹ thường xuyên sử dụng rượu bia, lượng sữa nuôi con tiết ra sẽ giảm. Hơn nữa, các thức uống này cũng làm tăng nguy cơ huyết áp cao ở mẹ. Cà phê và các thức uống chứa caffein cũng có thể đi vào dòng sữa, khiến bé khó ngủ, trằn trọc. Thay vào đó, mẹ kiêng cữ nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây và sữa để cơ thể khỏe mạnh. 2.8. Không tắm nước lạnh Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, mẹ tuyệt đối lưu ý không tắm nước lạnh hoặc đi bơi vì dễ gây cảm lạnh, nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh. Thường sau 3 - 4 ngày, mẹ có thể lau người, tắm rửa bằng nước ấm để vệ sinh cơ thể. Nên tắm hoặc lau người bằng nước ấm trong phòng kín gió, không ngâm nước quá lâu. Ngoài ra, sau khi tắm mẹ có thể xông hơi bằng lá tía tô, vỏ cam, vỏ bưởi,… để làm ấm cơ thể, giúp cơ thể bài tiết chất thải tốt hơn. 2.9. Vệ sinh răng miệng đúng cách Mẹ thường có thói quen thơm, hôn trẻ nên vi khuẩn từ răng miệng có thể lây và gây bệnh cho trẻ. Vì thế, hãy chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc súc miệng với nước muối và đánh răng hàng ngày. 2.10. Dành thời gian nghỉ ngơi Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc ở giai đoạn kiêng cữ sau sinh rất quan trọng. Giấc ngủ giúp giảm căng thẳng sau sinh, tinh thần thoải mái dễ chịu và giúp cơ thể tiết nhiều sữa hơn để nuôi trẻ. Nên thiết kế phòng nghỉ của mẹ và trẻ rộng rãi, kín gió, sạch sẽ và không có tiếng ồn để có thể nghỉ ngơi tốt nhất. 3. Dấu hiệu mẹ nên đi khám bác sĩ Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, nếu mẹ gặp phải các triệu chứng bất thường sau thì nên sớm đi khám bác sĩ: - Sốt cao trên 38°C. - Vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn bị sinh đỏ, chảy mủ. - Sản dịch ra nhiều bất thường, có chứa cục máu đông. - Dịch âm đạo có mùi hôi. - Đau đầu dữ hội, thay đổi thị giác. - Tiểu buốt, tiểu són, không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện. - Viêm sưng vùng vú, chảy máu, núm vú nứt. - Đau bụng nhiều. - Đau ngực, ho, nôn hoặc buồn nôn. - Tâm lý hoảng loạn, có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, đặc biệt là có ý nghĩ tự sát hoặc làm hại trẻ. Đây đều là những dấu hiệu cảnh báo vấn đề tâm lý hoặc sức khỏe của mẹ, không để tình trạng này diễn biến kéo dài gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chồng và người thân cũng cần chăm sóc hỗ trợ mẹ bầu trong giai đoạn này, giúp mẹ vượt qua khó khăn và nuôi dạy trẻ tốt nhất. Theo các chuyên khoa sản khoa, nếu không kiêng cữ tốt sau sinh, mẹ rất dễ mắc các bệnh hậu sản. Triệu chứng thường thấy là mẹ dễ bị đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay đau đầu, dễ đau nhức xương khớp, sức khỏe giảm sút, tâm trạng bất ổn. Đặc biệt phần phụ của phụ nữ sau sinh cần ít nhất 4 - 6 tuần để phục hồi. Nếu quan hệ tình dục sớm sẽ dễ gây tổn thương phần phụ, chảy máu, nhiễm trùng.;;;;; 1. Một số vấn đề hậu sản có thể xảy ra nếu sản phụ không được chăm sóc kỹ Hậu sản là từ dùng để chỉ giai đoạn sau sinh của người phụ nữ, cụ thể là 6 tuần kể từ khi sinh con. Thời gian này, các cơ quan trong cơ thể người mẹ đang dần phục hồi, trở về trạng thái ổn định bình thường như trước khi mang thai. Bởi vậy, đây cũng được coi là khoảng thời gian quan trọng mà bất cứ sản phụ nào cũng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Bệnh hậu sản, các vấn đề hậu sản là “nỗi ám ảnh” của nhiều sản phụ. Đây là những vấn đề thể hiện cả ở thể chất lẫn tinh thần trong thời gian các mẹ ở cữ. Hầu hết những bệnh lý này gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phục hồi sức khỏe ở các mẹ, cản trở việc chăm sóc con nhỏ ở những ngày tháng đầu đời. Thực tế, thời gian mà các mẹ có thể gặp phải nhiều bệnh lý, vấn đề hậu sản là khoảng 42 ngày sau sinh. Cụ thể, các vấn đề mà sản phụ có thể gặp gồm: – Huyết áp bất thường, huyết áp cao sau sinh. – Nhiễm khuẩn các cơ quan, bộ phận sinh dục, vết mổ và đường tiết niệu,… – Băng huyết sau sinh. – Sản giật. – Sản dịch ra nhiều, bế sản dịch. – Đau tại tầng sinh môn và vết mổ. – Trĩ, các vấn đề về đường ruột như táo bón, đầy bụng. – Xuất huyết âm đạo. – Trầm cảm sau sinh. Sau sinh, sản phụ rất dễ gặp các vấn đề hậu sản nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng Những vấn đề hậu sản này nếu không được theo dõi và khắc phục có thể sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ sau này, thậm chí ảnh hưởng tới cả sức khỏe của em bé. Vì vậy, quá trình chăm sóc, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh cần được chú trọng. Việc bổ sung dinh dưỡng, có một chế độ ăn phù hợp sẽ hỗ trợ cơ thể của sản phụ phục hồi khỏe mạnh, hạn chế bệnh hậu sản sau sinh. Như đã chia sẻ, chế độ dinh dưỡng sau đẻ thường cần đặc biệt chú trọng. Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên bổ sung, các mẹ cần chú ý kiêng một số loại thực phẩm sau đây. Những thực phẩm cay nóng thường rất hấp dẫn và có khả năng kích thích vị giác. Tuy nhiên, các mẹ bỉm trong giai đoạn ở cữ được khuyến cáo không nên sử dụng đồ ăn cay nóng. Cụ thể, những thực phẩm này không có lợi cho đường ruột của người mẹ. Đường ruột, dạ dày lúc này đang trong quá trình phục hồi chức năng trở lại sau khi thai nhi chào đời, vì vậy còn rất yếu. Ăn nhiều thực phẩm cay nóng sẽ khiến đường ruột của mẹ nóng lên và gây ra tình trạng táo bón, trĩ sau sinh. Thực phẩm cay thậm chí còn làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Một phần nhỏ vẫn được tiếp nhận vào thành phần của sữa, khiến cho đường ruột em bé dễ bị ảnh hưởng. 2.2. Tránh ăn, uống những loại thực phẩm, thức uống chứa caffeine và cồn Caffeine là một trong những chất có thể làm ảnh hưởng tới hệ thần kinh của mẹ bỉm sau sinh. Sau sinh, cơ thể có nhiều thay đổi, vì vậy mà tâm trạng và cả đồng hồ sinh học của sản phụ cũng thay đổi. Nhiều mẹ bỉm thậm chí còn gặp tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, dẫn đến tắc sữa, cơ thể suy nhược, đề kháng kém. Caffeine lúc này trở thành con dao hai lưỡi, một mặt khiến tâm trạng thoải mái hơn, giúp mẹ bỉm tỉnh táo hơn, mặt khác khiến cho tình trạng mất ngủ triền miên càng nghiêm trọng hơn. Các mẹ cần chú ý không sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine trong thời gian đầu sau sinh. Đồ uống có chứa cồn cũng có tác động không tốt tới hệ thần kinh của mẹ bỉm, càng làm ảnh hưởng tới quá trình tiết sữa sau sinh. Vì vậy, chị em cũng không nên sử dụng đồ uống có cồn để tránh việc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng. Những loại thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao chưa bao giờ có lợi cho sức khỏe con người. Đặc biệt, với các mẹ bỉm đang nuôi con bằng sữa mẹ, việc kiêng các loại thực phẩm chứa thủy ngân càng phải chặt chẽ hơn. Như vậy, sữa mẹ mới đảm bảo an toàn và cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. 2.4. Tránh ăn thức ăn lạnh Đồ ăn lạnh không tốt cho hệ tiêu hóa của các mẹ sau sinh. Sử dụng đồ ăn lạnh, các cơn co thắt của mẹ cũng trở nên dữ dội hơn, không tốt cho việc đẩy sản dịch ra ngoài. Đồ ăn lạnh không tốt cho hệ tiêu hóa của các mẹ sau sinh Ngoài ra, việc ăn đồ lạnh trong thời gian ở cữ, cho con bú cũng khiến cho các mẹ dễ bị rối loạn chức năng đường ruột, tiêu chảy, đồng thời ảnh hưởng tới quá trình tiết sữa mẹ. 2.5. Tránh ăn đồ chưa chín kỹ, đồ sống Những loại thực phẩm sống, tái thực sự không phù hợp với cơ địa, thể trạng của các mẹ bỉm sau sinh. Lúc này, đề kháng cơ thể còn kém, vì vậy sản phụ dễ mắc các bệnh lý hậu sản liên quan tới nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Vậy nên, ăn chín uống sôi là điều các mẹ cần ghi nhớ lúc này. 2.6. Tránh các loại đồ ăn, đồ uống vị chua Những loại thực phẩm, đồ uống chua rất dễ lên men, không tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi vậy, các mẹ bỉm sau sinh, tiêu hóa kém không nên ăn, uống các loại thực phẩm này. Khi dạ dày, đường ruột bị kích thích bởi đồ ăn, đồ uống lên men, các mẹ có thể bị trào ngược dạ dày, thậm chí tiêu chảy. Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ có khả năng làm tăng cholesterol trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe của bất cứ đối tượng nào. Thêm vào đó, calo trong những thực phẩm này thường khá cao, lại nghèo dinh dưỡng, vì vậy không đem lại lợi ích cho sức khỏe của sản phụ. Mẹ thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ cũng làm cho thành phần trong sữa bị ảnh hưởng, làm cho đường ruột của em bé bị kích thích khi ăn sữa mẹ. Ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ cũng làm cho mẹ bỉm khó lấy lại vóc dáng, mất nhiều công sức trong việc giữ cân nặng ổn định sau sinh.
question_63659
Nhạy cảm ngà răng là do đâu và làm sao để phòng ngừa?
doc_63659
Ngà răng là một lớp cứng, dày, là phần chủ yếu chiếm khối lượng và thể tích của răng, tạo nên hình dạng răng. Ở một người có tình trạng răng miệng tốt thì ngà răng sẽ không bị lộ ra ngoài mà nằm dưới lớp men răng, được men răng che phủ hoàn toàn. Ngà răng không bị lộ ra ngoài và được men răng che phủ hoàn toàn Do nhiều nguyên nhân khác nhau như thói quen ăn uống, sinh hoạt, vận động…men răng bị mất đi để lộ lớp ngà ra ngoài gây nên hiện tượng nhạy cảm ngà răng. Khi mắc bệnh lý này, ống thần kinh phải tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân bên ngoài gây kích thích dây thần kinh, tạo nên những cơn ê buốt khó chịu. 3. Nguyên nhân ngà răng nhạy cảm 3.1 Do ăn thực phẩm chứa axit Việc thường xuyên ăn những loại thực phẩm, đồ uống có hàm lượng axit cao như xoài, cam, quýt, dưa chua, trà….có thể khiến cho men răng bị mòn. Không nên ăn liên tục những loại thực phẩm này hoặc có thể ăn bổ sung một miếng phô mai hoặc uống một ly sữa sau khi ăn để giúp giảm đi tác hại của axit. 3.2 Vệ sinh răng miệng sai cách Theo các bác sĩ, việc dùng quá nhiều lực tác động khi đánh răng hay sử dụng bàn chải có chất liệu không phù hợp sẽ khiến cho nướu và men răng bị tổn thương, dẫn đến lớp ngà bị lộ ra ngoài. 3.3 Tụt nướu 3.4 Răng bị bệnh nhân vị tổn thương Khi răng của bệnh nhân bị tổn thương do bị sứt, mẻ, gãy,….thì đầu mút dây thần kinh dễ bị kích thích khi ăn nhai. Hơn nữa, tại vết nứt cũng chứa nhiều vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm, khiến cho răng bị đau buốt. Răng bị sứt mẻ là một trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng ngà răng nhạy cảm và bị ê buốt 3.5 Bệnh lý sâu răng 3.6 Nghiến răng Đây là một thói quen không tốt bạn nên sớm loại bỏ vì khi nghiến răng quá nhiều, men răng sẽ dần bị mòn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và khiến răng ê buốt. 4. Phương pháp điều trị nhạy cảm ngà răng 5. Phòng ngừa ngà răng nhạy cảm Một số phương pháp để phòng ngừa trường hợp nhạy cảm ngà răng có thể kể đến như: – Chải răng thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. – Lựa chọn những loại kem đánh răng chuyên dụng, dành riêng cho răng nhạy cảm (tham khảo ý kiến bác sĩ). – Thay bàn chải thường xuyên, ít nhất 2 – 3 tháng/lần hoặc thay sớm hơn (trong trường hợp bàn chải đã xơ, bị bẩn). – Hạn chế những loại đồ ăn có hại cho men răng như thức ăn có đường, đồ uống có ga, chứa axit. – Loại bỏ thói quen nghiến răng bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng miếng bảo vệ răng vào ban đêm. Thăm khám răng miệng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần là việc vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn
doc_5800;;;;;doc_44950;;;;;doc_63895;;;;;doc_25947;;;;;doc_22528
Nhạy cảm ngà (nhạy cảm răng) là tình trạng lớp men răng bên ngoài bị mất đi khiến cho phần ngà răng lộ ra và khi gặp các kích thích khác nhau sẽ có cảm giác ê buốt và khó chịu. Ngà răng bị nhạy cảm xảy ra khi men răng bị mòn và lớp ngà răng tiếp xúc với các tác nhân kích thích 2.1 Răng tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, quá lạnh Khi tiếp xúc với những đồ ăn, thức uống có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến hiện tượng ê buốt xảy ra do men răng bị mòn, ngà răng hoặc thậm chí dây thần kinh bị lộ ra ngoài. 2.2 Mô nướu bị tụt Nướu là phần mô màu hồng bao bọc xương và quanh chân răng. Nếu vì nguyên nhân khác nhau (bị viêm nha chu, tuổi già, vệ sinh không sạch sẽ…) khiến lớp nướu tụt xuống thì ngà răng sẽ bị lộ ra. 2.3 Bị sâu răng Khi bị sâu răng, các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng sẽ bị lộ ra và bạn sẽ gặp tình trạng ê buốt nhạy cảm. 2.4 Thói quen nghiến răng Nếu người bệnh có thói quen nghiến răng thì men răng bị bào mòn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào trong và gây viêm nhiễm, ê buốt. 2.5 Răng bị tổn thương Nếu bệnh nhân bị tổn thương răng do tổn thương, sứt mẻ, gãy…thì đầu mút dây thần kinh sẽ dễ bị kích thích khi ăn nhai. Hơn nữa, vết nứt này cũng chứa nhiều vi khuẩn nên dễ gây viêm nhiễm và khiến răng bị ê buốt. 2.6 Sử dụng đồ ăn, thức uống chứa axit Nếu bạn để răng thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm, đồ uống có chứa axit như cam, quýt, dưa chua… thì sẽ khiến cho men răng bị mòn và ngà răng bị lộ ra. Theo bác sĩ, bạn không nên tiêu thụ liên tục những sản phẩm này hoặc nên ăn bổ sung một miếng phô mai hay ly sữa sau ăn để giúp giảm đi tác hại của axit. Thường xuyên tiếp xúc với thực phẩm có chứa axit sẽ khiến cho men răng bị mòn và ngà răng lộ ra 2.6 Vệ sinh răng miệng sai cách Vệ sinh răng miệng sai cách như dùng bàn chải lông quá cứng, tác động lực quá mạnh đến răng…sẽ khiến cho phần nướu và men răng bị tổn thương và lộ lớp ngà răng ra ngoài. 3. Điều trị nhạy cảm ngà răng Do có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nhạy cảm ngà răng nên khi gặp tình trạng này, bạn cần đến thăm khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Một số cách điều trị có thể kể đến như: – Dùng kem đánh răng phù hợp để giảm ê buốt. – Sử dụng loại nước súc miệng có nhiều khoáng. – Hướng dẫn người bệnh cách đánh răng đúng cách. (chải dọc răng thay vì chải ngang và không theo thứ tự). – Trám đầy những phần lỗ li ti có trên ngà răng. – Tiến hành diệt tủy răng. – Cấy ghép lợi. – Ghép nướu. 4. Phòng ngừa ngà răng nhạy cảm Một số phương pháp để phòng ngừa tình trạng răng nhạy cảm có thể kể đến như: – Nên chải răng đều đặn 2 lần/ngày. Bạn có thể chải răng 30 phút sau bữa ăn để giúp làm sạch toàn diện hơn. – Lựa chọn những loại kem đánh răng chuyên dụng dành cho răng nhạy cảm theo lời khuyên của bác sĩ. – Thay bàn chải thường xuyên, khoảng 2 – 3 tháng/lần hoặc có thể thay sớm hơn (nếu bàn chải bị xơ hay bẩn). – Ngoài đánh răng, để giúp răng miệng được làm sạch toàn diện, bạn nên kết hợp thêm một số biện pháp khác như súc miệng nước muối, dùng tăm nước, chỉ nha khoa… – Hạn chế những loại đồ ăn có hại cho men răng như đồ có đường, có gas hay axit. – Nếu người bệnh có thói quen nghiến răng, cần tập cách loại bỏ thói quen này hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng miếng bảo vệ răng vào ban đêm. Khám răng miệng định kỳ để giúp bác sĩ xử lý kịp thời vấn đề răng miệng và không xảy ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe;;;;;Nếu cảm thấy ê buốt răng khi ăn một số thực phẩm chua, ngọt, nóng, lạnh… hay mỗi khi thời tiết thay đổi thì đó chính là triệu chứng răng nhạy cảm. Đây là một trong những bệnh về răng phổ biến. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh răng nhạy cảm qua bài viết sau nhé. Răng nhạy cảm chính là răng ê buốt. Đây là cách gọi phổ biến của hiện tượng quá cảm ngà, hay còn gọi là triệu chứng ê buốt chân răng. Khi mắc bệnh này, răng của người bệnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi bị nhiệt độ nóng lạnh của thực phẩm hoặc ngoại lực tác động. Bệnh xuất hiện nhiều nhất ở những người trẻ và độ tuổi trung niên. Cấu tạo của răng gồm 3 phần là men răng, ngà răng và tủy răng. Thông thường, men răng chính là “tấm áo giáp” giúp bảo vệ ngà răng. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó mà lớp men răng bị ảnh hưởng, bị bào mòn, làm suy giảm khả năng bảo vệ ngà răng. Khi đó, các ống thần kinh ở tủy răng phải chịu tác động trực tiếp từ nhiệt độ của thực phẩm, khiến dây thần kinh bị kích thích, gây ra những cơn ê buốt. Răng nhạy cảm là cách gọi phổ biến của hiện tượng quá cảm ngà, hay còn gọi là triệu chứng ê buốt chân răng. 2. Triệu chứng răng nhạy cảm 2.1. Tìm hiểu chung về triệu chứng răng nhạy cảm Răng nhạy cảm hay nhạy cảm ngà là một bệnh về răng phổ biến. Bệnh còn có thể tiến triển theo thời gian và là hậu quả của các vấn đề răng miệng thường gặp như tụt lợi, mòn men răng. Phần lớn, bệnh xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 – 50 tuổi. Răng nhạy cảm bắt đầu xuất hiện khi lớp men răng bị mài mòn, khiến phần ngà răng nằm dưới men răng và nướu răng (lợi) trở nên mềm hơn. Lúc này, những cơn đau nhói, ê buốt sẽ xuất hiện do các dây thần kinh ở răng bị ảnh hưởng. 2.2. Những triệu chứng răng nhạy cảm thường gặp – Cảm thấy ê buốt khi ăn đường hoặc những thực phẩm quá ngọt. – Cảm thấy đau nhói khi ăn các loại thực phẩm dẻo như nho khô, trái cây sấy… – Cảm thấy ê buốt khi ăn các loại trái cây quá chua như cam, chanh, bưởi… – Cảm thấy ghê răng khi ăn các thực phẩm muối chua, thực phẩm lên men hoặc có nhiều giấm… – Cảm giác ngại ngùng khi ăn các đồ cứng. – Cảm giác e ngại khi ăn hoặc uống các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Triệu chứng răng nhạy cảm thường gặp là cảm thấy ê buốt khi ăn những món quá chua, quá ngọt, quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh… 3. Răng nhạy cảm do nguyên nhân nào gây ra Tất cả những triệu chứng trên đều do các nguyên nhân phổ biến sau: – Ăn quá nhiều thực phẩm giàu axit: Việc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chứ nhiều axit như cam, chanh, cóc, dưa chua… đều có thể khiến men răng có nguy cơ bị bào mòn. Do đó, để hạn chế nguy cơ răng nhạy cảm, bạn nên ăn ít các loại thực phẩm này hoặc ăn kèm phomai, sữa tươi… để làm giảm tác động của axit lên men răng. – Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng: Việc đánh răng quá mạnh hoặc bàn chải đánh răng có lớp lông thô cứng cũng có thể gây tổn thương đến lớp men răng và nướu. – Tụt lợi (nướu): Chúng ta đều biết, chân răng được bảo vệ bởi các mô nướu. Do đó, khi các mô nướu bị ảnh hưởng bởi bệnh nha chu, sẽ gây nên hiện tượng tụt nướu, làm lộ phần chân răng. Khi đó, những cơn ê buốt, đau nhức sẽ xuất hiện. – Vỡ hoặc nứt răng: Nếu thường xuyên ăn các thực phẩm cứng như kẹo, đá viên hoặc tác động ngoại lực từ các tai nạn sẽ khiến răng bị vỡ hoặc nứt. Việc này cũng vô tình khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng, chịu tác động trực tiếp khi ăn, nhai mà không có lớp ngà răng bảo vệ. Từ đó, những cơn ê buốt xuất hiện là điều vô cùng dễ hiểu. – Sâu răng: Giống như răng bị vỡ nứt, răng bị sâu đồng nghĩa trên bề mặt răng xuất hiện các lỗ thủng, làm lộ các dây thần kinh trong tủy răng. Khi các dây thần kinh này bị kích thích sẽ gây ra những cơn đau buốt không mong muốn. Cách tốt nhất là hãy giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn uống các thực phẩm có lợi cho răng và khám nha khoa định kỳ. – Nghiến răng: Tuy men răng là bộ phận cứng nhất trong cơ thể nhưng theo thời gian, chịu tác động trực tiếp từ việc ăn nhai hoặc các thói quen không tốt mà men răng hoàn toàn có thể bị bào mòn. Một trong những thói quen đó chính là nghiến răng. Hạn chế nghiến răng để bảo vệ lớp men răng bạn nhé! Việc thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm chứ nhiều axit như cam, chanh, cóc, dưa chua… đều có thể khiến men răng có nguy cơ bị bào mòn. 4. Ngừa bệnh răng nhạy cảm Để ngăn ngừa bệnh về răng nhạy cảm, các bạn hãy làm theo một số gợi ý sau nhé: – Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. – Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho những người có răng nhạy cảm và kem đánh răng có chứa flour giúp củng cố cấu trúc răng, ngăn ngừa răng tổn thương, nhạy cảm. – Sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng sau mỗi bữa ăn, hạn chế thức ăn thừa mắc lại trong những kẽ răng. – Thay bàn chải thường xuyên để hạn chế lông bàn chải xơ cứng và vi khuẩn trú ngụ ở bàn chải. – Ưu tiên bàn chải có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo vòng tròn, hoặc chiều dọc, không chải răng theo chiều ngang. – Tránh xa các loại thực phẩm có hại cho răng như: Đường, cam, chanh, trái cây sấy, thực phẩm cứng, đồ uống có gas… – Dùng miếng bảo vệ răng ban đêm nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ. – Khám nha khoa định kỳ hoặc tới gặp nha sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường để có phương án xử lý kịp thời. Khám nha khoa định kỳ hoặc tới gặp nha sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường để có phương án xử lý kịp thời là một trong những cách giúp ngăn ngừa bệnh về răng nhạy cảm.;;;;;Răng nhạy cảm hay còn gọi là răng ê buốt chỉ chung hiện tượng quá cảm ngà và triệu chứng ê buốt thường gặp ở chân răng. Răng nhạy cảm thường do bệnh lý ở nướu, chân răng hoặc tổn thương khiến răng dễ bị kích thích hơn do các yếu tố nhiệt độ, ngoại lực. Răng nhạy cảm có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ, người trưởng thành hay người cao tuổi. Răng nhạy cảm là vấn đề nha khoa rất thường gặp, nguyên nhân gây ra rất đa dạng. Tình trạng này thường tiến triển nặng hơn theo thời gian cho đến khi gây tổn thương nghiêm trọng hoặc vĩnh viễn cho răng, không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng, khả năng cắn nhai. 2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng nhạy cảm, thường gặp như: 2.1. Hiện tượng tụt nướu và mòn men răng Chân răng được bao bọc bảo vệ bởi các mô nướu, tuy nhiên tình trạng cao răng tích tụ, vệ sinh răng miệng không tốt, mắc các bệnh nha chu thì nướu dễ bị tụt xuống. Kết quả là chân răng và lớp ngà nhạy cảm bị lộ ra, khiến dây thần kinh dễ bị kích thích bởi nhiệt độ hay ngoại lực tác động, truyền đến cảm giác đau đớn, ê buốt. 2.2. Thường xuyên ăn thực phẩm chứa acid Các loại thực phẩm chứa hàm lượng acid cao bao gồm: cam, trà, dưa chua, cà chua, cóc, xoài, quýt,… nếu ăn quá nhiều đều có thể gây xói mòn men răng. Vì thế, không nên ăn quá nhiều cùng lúc các thực phẩm chứa hàm lượng acid cao, nên ăn cùng sữa hoặc phô mai, các thực phẩm có tính trung hòa để giảm hoạt động của acid. 2.3. Sử dụng bàn chải lông quá cứng Nếu bạn thường xuyên bị chảy máu, đau nướu, tổn thương mô nướu sau khi đánh răng thì khả năng cao lông bàn chải đang quá cứng. Cùng với hoạt động chải răng, lông bàn chải cứng sẽ vô tình gây tổn thương nướu, lâu dần làm lộ lớp ngà trong răng. Vì thế, răng dễ bị ê buốt kể cả khi đánh răng, ăn uống hay vệ sinh răng khác 2.4. Sâu răng Sâu răng thường gặp ở trẻ nhỏ do tình trạng chăm sóc răng miệng không tốt, sự hình thành các lỗ sâu trên răng làm lộ tủy cũng như các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. Vì thế, dây thần kinh này sẽ bị kích thích, tổn thương gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức răng nghiêm trọng. 2.5. Răng bị vỡ, nứt Nhai thức ăn quá cứng hoặc bị va đập mạnh do tai nạn đều có thể gây ra tình trạng nứt, vỡ, mẻ răng. Nếu răng bị nứt làm lộ ra đầu mút dây thần kinh bên trong thì người bệnh dễ bị đau buốt khi ăn nhai, thậm chí là uống nước hay nói chuyện. Cần khắc phục sớm tổn thương răng này, nếu không vi khuẩn dễ tấn công vào phần răng bị nứt gây viêm tủy, hỏng tủy, tình trạng đau buốt răng càng trở nên nghiêm trọng hơn. 2.6. Tình trạng nghiến răng Không ít người có thói quen nghiến răng thường xuyên, đây là thói quen không tốt vì có thể gây mòn men răng. Khi bị mòn men răng, răng cũng trở nên nhạy cảm hơn. Cấu tạo cơ bản của răng gồm 3 lớp là men răng, ngà răng và tủy răng, men răng là lớp bảo vệ cứng nhất ở bên ngoài. Ngà răng nằm bên trong lớp men răng, giúp bảo vệ tủy răng cũng như hệ thống dây thần kinh bên trong. Men răng và ngà răng đều có khả năng bảo vệ rất tốt, song do lí do nào đó có thể bị mài mòn hoặc vỡ, khiến dây thần kinh bên trong phải tiếp xúc trực tiếp với dịch nước bọt và thức ăn bên ngoài. Dây thần kinh trong răng lại rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt răng nhất là khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng, quá lạnh hay lực tác động. Răng nhạy cảm là những răng đã bị mất hoặc còn lớp men răng rất mỏng, ngà răng lộ trực tiếp ra bên ngoài khiến dây thần kinh bên trong dễ bị kích thích hơn. Vì thế, răng nhạy cảm dễ bị đau đớn, ê buốt nhất là khi ăn phải thức ăn, đồ uống quá nóng, quá lạnh, quá cay,… Tình trạng đau ở răng nhạy cảm sẽ ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị, bảo vệ ngà răng và hệ thống dây thần kinh trong răng. Răng nhạy cảm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và cuộc sống của người bệnh, vì thế không nên chủ quan khi có dấu hiệu xuất hiện răng nhạy cảm. 4. Hướng dẫn phòng ngừa răng nhạy cảm Để giảm bớt tình trạng khó chịu cũng như phòng ngừa răng nhạy cảm, cần thực hiện tốt các công việc sau: 4.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách, sạch sẽ Nên đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, sử dụng loại bàn chải đánh răng mềm, chải răng nhẹ nhàng và đúng cách. Đánh răng có thể không giúp loại bỏ hết mảng bám, thức ăn thừa ở răng nên dùng kết hợp chỉ tơ nha khoa ở những kẽ răng mà bàn chải không chạm tới được. Ngoài ra, để làm sạch răng miệng, có thể dùng thêm nước súc miệng, song nên chọn loại không cồn, chứa fluoride để giảm nguy cơ tổn thương gây răng nhạy cảm. 4.2. Thói quen ăn uống lành mạnh Đầu tiên là nên tránh xa những thực phẩm, thức uống chứa lượng acid cao, nhất là cam, chanh, cà chua, nước có gas. Ngoài ra, thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay quá cay cũng ảnh hưởng không tốt đến men răng, nên hạn chế cả những thực phẩm này. Thay vào đó, nên ăn nhiều chất xơ để tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn, nạp vào cơ thể nhiều khoáng chất để củng cố chất lượng men răng. 4.3. Tăng cường canxi Canxi là thành phần không thể thiếu củng cố sự bền chắc của hệ xương và răng, vì thế nên bổ sung canxi hàng ngày đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nguồn canxi lý tưởng đên từ sữa và chế phẩm từ sữa, nếu uống lâu dài nên ưu tiên sữa không béo hoặc ít béo. 4.4. Uống đủ nước Cơ thể bạn mỗi ngày cần từ 1,5 - 2 lít nước để đảm bảo các hoạt động trao đổi chất, bài tiết, giữ nhiệt của cơ thể. Nên uống nước, súc miệng sau khi ăn để loại bỏ tốt hơn mảng bám thừa thức ăn cũng như vi khuẩn gây hại. : 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội : 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội : 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội : 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội : 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội;;;;; Răng có cấu tạo gồm 3 phần là men răng, ngà răng và tuỷ răng. Ở một chiếc răng bình thường, ngà răng được bao phủ bởi một lớp men răng. Nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lớp men răng bị mài mòn dần khiến phần ngà răng bị lộ ra. Lúc này, ống thần kinh sẽ bị tác động trực tiếp từ các tác nhân bên ngoài như đồ ăn, không khí,… khiến cho dây thần kinh bị kích thích, từ đó dẫn đến cảm giác ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm. Khi ngà răng bị lộ ra, ống thần kinh sẽ bị tác động trực tiếp từ các tác nhân bên ngoài như đồ ăn, không khí,… khiến cho dây thần kinh bị kích thích, khiến cảm giác ê buốt đau nhức xuất hiện, hay còn gọi là răng nhạy cảm. 2. Nguyên nhân khiến răng nhạy cảm Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, có thể kể đến như: 2.1 Lượng axit có trong thực phẩm Khi ăn thường xuyên những đồ ăn chứa hàm lượng axit cao như dưa chua, cam quýt, xoài, cóc…. sẽ dần dần khiến men răng bị mài mòn. Cần hạn chế ăn những thực phẩm này, hoặc nếu không thì nên ăn một miếng phô mai hoặc uống 1 ly sữa ngay sau khi ăn để giảm thiểu được tác hại của axit trên răng. 2.2 Chải răng không đúng cách Việc tác động lực quá mạnh hay sử dụng bàn chải chất liệu cứng, không đúng kích thước vô hình trung khiến cho răng và nướu bị tổn thương, dẫn đến răng bị ê buốt. 2.3 Tụt nướu Đây là hiện tượng lộ chân răng do nướu bị co lại, thấy rõ nhất khi người bệnh bị viêm lợi. Khi bị viêm lợi, lợi sẽ sưng đỏ, chảy máu và tụt xuống, khiến cho răng bị tổn thương và nhạy cảm 2.4 Sâu răng Sâu răng là bệnh lý trên răng xuất hiện các lỗ sâu. Khi các lỗ này phát triển sâu vào tuỷ sẽ làm lộ ra các đầu mút dây thần kinh của tuỷ răng, dẫn đến răng bị nhảy cảm. 2.5 Chấn thương Khi gặp các tác động đến răng sẽ khiến răng bị nứt, gãy, vỡ…Từ đó, ngà răng và tuỷ răng của bệnh nhân sẽ lộ ra, gây nên hiện tượng đau nhức. 2.6 Tật nghiến răng Đây là một thói quen xấu khiến cho men răng ngày càng mòn dần và răng bị nhảy cảm. 3. Triệu chứng răng nhạy cảm Dưới lớp men răng là lớp ngà răng, chứa rất nhiều siêu vi ống. Bên trong những siêu vi ống này có chứa dịch lỏng. Khi phần ngà răng mất đi lớp bao phủ bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với các đồ ăn, không khí lạnh,…các chất dịch sẽ truyền kích thích đến tác động vào các tế bào thần kinh khiến cho răng bị nhạy cảm, có cảm giác ê buốt, khó chịu, dẫn đến tâm lý ngại tiếp xúc với đồ ăn, thể lực giảm sút do không nạp đủ chất dinh dưỡng. Triệu chứng điển hình của tình trạng răng nhạy cảm là cảm giác ê buốt hay đau nhức khi ăn những đồ chua, cay, ngọt, nóng hay khi hít không khí lạnh khiến người bệnh rất khó chịu 4. Điều trị và phòng ngừa răng nhạy cảm Để điều trị và phòng ngừa tình trạng răng nhạy cảm, cần lưu ý một số điều như: – Thực hiện chải răng miệng đúng cách thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. – Dùng bàn chải có kích thước phù hợp và chất liệu mềm, nên thay bàn chải khoảng 2 – 3 tháng/lần. – Hạn chế ăn những đồ ăn, thức uống có chứa lượng đường hay axit cao. – Sử dụng những loại kem đánh răng có chứa thành phần là flo, giúp răng thêm chắc khoẻ và đẩy lùi tình trạng nhạy cảm. – Nếu bạn có tật nghiến răng khi ngủ, cần tham khảo ý kiến của các nha sĩ để sử dụng miếng bảo vệ răng vào ban đêm. – Khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo tình trạng răng miệng khoẻ mạnh.;;;;;Răng nhạy cảm là cách gọi thông thường của hiện tượng quá cảm ngà hoặc triệu chứng ê buốt chân răng. Khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít phải không khí lạnh khiến rang có cảm giác ê buốt. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới sâu răng và các bệnh về răng lợi khác. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm qua bài viết sau đây. Dùng quá nhiều nước súc miệng Súc miệng quá nhiều có thể là nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm. Súc miệng quá nhiều có thể gây nên tình trạng răng nhạy cảm do trong nước súc miệng có chứa axit. Vì thế tốt nhất nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Ăn thức ăn có tính axit Tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm và đồ uống giàu axit là thủ phạm chính làm mòn men răng. Khi men răng bị mòn, các kích thích tố như lạnh, nóng, chua, ngọt gặp khi ăn uống sẽ làm chuyển động dịch ngà trong ống ngà dây thần kinh và gây ra chứng ê buốt. Chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải có lông quá cứng Đánh răng quá mạnh sẽ gây mòn răng, khi đó các kích thích nóng, lạnh, chua sẽ trở thành tác nhân gây ê buốt. Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt là đánh răng quá mạnh. Đánh răng quá mạnh sẽ gây mòn răng, khi đó các kích thích nóng, lạnh, chua sẽ trở thành tác nhân gây ê buốt. Vì thế nên chọn mua bàn chải lông mềm chuyên dụng cho răng nhạy cảm và tập cách chải răng đúng cách. Tụt lợi Dù nguyên nhân do sâu răng hay do mòn răng đều làm lộ ngà răng ở phần dây thần kinh chân răng, làm cho răng trở nên nhạy cảm. Răng bị nứt Nhai đá, cắn kẹo cứng… có thể dẫn đến sứt mẻ, gãy răng. Khi một chiếc răng bị nứt, các dây thần kinh tủy ẩn sâu bên trong sẽ trở nên dễ bị kích thích. Răng bị nứt cũng có thể dẫn tới tình trạng tích tụ của các vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm, gây ra tình trạng khó chịu và đau đớn ở răng. Nghiến răng Nghiến răng thường xuyên khiến lớp vật chất cũng khiến lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể là men răng bị tổn hại, mòn dần, khiến răng nhạy cảm hơn. Nghiến răng thường xuyên khiến lớp vật chất cũng khiến lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể là men răng bị tổn hại, mòn dần, khiến răng nhạy cảm hơn. Dùng máng chống nghiến răng, điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống có thể ngăn chặn tình trạng men răng bị mòn do nghiến răng quá mức. Sâu răng Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự hình thành của hầu hết các vấn đề răng miệng và các biến chứng khác. Các lỗ sâu trên răng có thể làm lộ ra các dây thần kinh chân răng. Các tác nhân kích thích như lạnh, nóng, chua, ngọt có thể khiến răng bị ê buốt.
question_63660
Những câu hỏi thường gặp khi đặt vòng tránh thai
doc_63660
1. Vòng tránh thai hoạt động như thế nào Vòng tránh thai (IUD) là một dụng cụ nhỏ hình chữ T được thiết kế đặc biệt để đưa vào tử cung của phụ nữ. Cơ chế hoạt động chính là ngăn cản quá trình gặp nhau của tinh trùng và trứng, tránh việc trứng làm tổ tại tử cung. Các loại vòng tránh thai hiện nay Vòng tránh thai nội tiết: là một dụng cụ đặt tử cung, còn được biết đến với tên gọi Mirena. Dụng cụ này có chữ T, chiều dài khoảng 32mm, ở cuối đuôi có một vòng nhỏ gắn sợi dây polyethylene. Loại này có tác dụng hiệu quả trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, ưu điểm đặc biệt là hạn chế tình trạng đau bụng của phụ nữ khi đến tháng và giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều hơn. Vòng tránh thai chữ T có chứa đồng: Đây là loại vòng tránh thai được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn bởi tác dụng xảy ra ngay lập tức sau khi được đặt vào, do đó không cần tránh việc quan hệ. Hơn hết, hiệu quả của loại này còn có thể kéo dài đến 10 năm. 2. Đặt vòng tránh thai thì có những ưu, nhược điểm nào Ưu điểm Đây là phương pháp được đánh giá là có khả năng duy trì được trong thời gian dài và hiệu quả cao, tỷ lệ ngừa thai lên đến 97%. Đặt vòng tránh thai là phương pháp được nhiều cặp vợ chồng ưu tiên lựa chọn trong trường hợp chưa muốn có con hoặc đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nếu có nhu cầu sinh con thì phụ nữ có thể tháo vòng đặt ra. Sau một thời gian cần “kiêng cữ” khi đặt vòng, bạn có thể sinh hoạt tình dục trở lại một cách bình thường và không còn cảm giác bất tiện nữa. Ngoài ra, đặt vòng còn có khả năng giúp bạn điều tiết kinh nguyệt và giảm đau bụng khi đến kì. Với trường hợp phụ nữ cho con bú vẫn có thể đặt vòng được mà không cần lo lắng sẽ ảnh hưởng đến việc điều tiết lượng sữa. Nhược điểm Đặt vòng không thể giúp bạn ngăn ngừa được những nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục. Vì vậy, bạn vẫn nên sử dụng thêm những biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo an toàn hơn. Dù đây là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả ngừa thai, tuy nhiên, trong khả năng mang thai ngoài tử cung là vẫn có thể xảy ra với một vài trường hợp. Vòng tránh thai có thể làm tăng dịch tiết ở âm đạo nên không được khô thoáng, do đó gây ra cảm giác khó chịu cho nhiều chị em. 3. Không nên đặt vòng tránh thai với đối tượng nào Thực tế, hiệu quả đem lại của phương pháp đặt vòng tránh thai là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định cuối cùng thì chị em cần phải suy nghĩ và nghiên cứu thật kỹ, lời khuyên tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có lựa chọn phù hợp nhất. Mặc khác, không phải tất cả phụ nữ đều có thể sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai này. Theo chuyên gia, không nên đặt vòng tránh thai với những đối tượng tượng sau đây: Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai thì không nên đặt vòng tránh thai vì chúng có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Bệnh nhân có tiền sử u xơ tử cung hay các bệnh liên quan đến đường sinh dục. Ngoài ra, người bị viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục cũng không nên đặt vòng tránh thai vì rất nguy hiểm. Khả năng làm cho bệnh tình trở nên phức tạp hơn và có nguy cơ lây nhiễm rộng. Do đó, tốt nhất là bạn phải chữa trị để dứt điểm trình trạng viêm nhiễm của bản thân rồi mới thực hiện đặt vòng tránh thai, có như vậy thì mới không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé sau này. Nhiều trường hợp thiếu máu nghiêm trọng sau khi áp dụng phương pháp này, chính vì như thế mà những bạn đang bị băng huyết hoặc thiếu máu cấp tính cũng không nên thực hiện. 4. Đặt vòng tránh thai cần lưu ý điều gì Trước khi đặt vòng, chị em cần được kiểm tra sức khỏe và tư vấn tại những phòng khám chuyên khoa hay bệnh viện lớn. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục thì phải điều trị trước rồi mới tiến hành đặt vòng. Điều này là bắt buộc nhằm hạn chế tối đa khả năng mang thai ngoài tử cung cũng như tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng hơn. Sau khi đặt vòng xong thì bạn cần phải nghỉ ngơi khoảng 20 phút tại chỗ để bác sĩ theo dõi kĩ xem có xảy ra phản ứng lạ nào với cơ thể không. Nếu có thì cần xử lý ngay để tránh biến chứng nguy hiểm. Trong khoảng 1 tuần đầu tiên khi đặt vòng, bạn phải tuyệt đối tuân theo những lời khuyên hoặc chỉ định của bác sĩ như sử dụng thuốc chống nhiễm trùng hoặc thuốc giảm đau. Hơn nữa, nhằm để vòng tránh thai có thể ổn định và thích nghi tốt với môi trường trong tử cung thì chị em phụ nữ cần tránh vận động nặng hoặc hoạt động thể thao quá nhiều. Thời gian này nên ưu tiên nghỉ ngơi để đảm bảo an toàn. 5. Đã đặt vòng rồi mà vẫn có thai là do nguyên nhân nào Theo các bác sĩ sản khoa, không có biện pháp tránh thai nào là đảm bảo tuyệt đối. Với phương pháp đặt vòng tránh thai, một vài trường hợp vẫn có thai ngoài ý muốn, nguyên nhân là do: Kích cỡ của vòng không phù hợp với tử cung của bạn. Bạn làm rơi vòng tử cung ra ngoài mà không hề biết, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng có thai ngoài ý muốn dù đã đặt vòng. Lớp nội mạc của tử cung không thể thích ứng được với vòng tránh thai. Vòng bị biến dạng làm mất hiệu quả tránh thai. Vòng tránh thai đã quá hạn sử dụng mà bạn không hề biết. Vòng nằm ở vị trí thấp và quá gần cổ tử cung do đó không thể khống chế được quá trình đưa phôi hay sự phát triển trong tử cung. Với vòng tránh thai nội tiết thì có thể cần đến 7 ngày để bắt đầu hoạt động một cách có hiệu quả. Do đó, trong thời gian này nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng thêm những phương pháp hỗ trợ khác thì khả năng dính bầu vẫn có thể xảy ra.
doc_37150;;;;;doc_24877;;;;;doc_55040;;;;;doc_29399;;;;;doc_40844
1. Tìm hiểu tổng quát về biện pháp sử dụng vòng tránh thai Đối với chị em phụ nữ chưa có kế hoạch sinh em bé hay đã có đủ con thì thường sẽ lựa chọn các biện pháp tránh thai để ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn. Một số biện pháp tránh thai hay được chị em lựa chọn sử dụng đó là: uống thuốc tránh thai, bao cao su, phim tránh thai, đặt vòng, cấy que,…Trong số các biện pháp này thì đặt vòng tránh thai được chị em yêu thích và áp dụng phổ biến hơn cả. Bởi đặt vòng đem lại tác dụng cao đối với phụ nữ, cũng như thời gian sử dụng kéo dài khá lâu (vượt trội hơn so với các biện pháp tránh thai khác). Khi thực hiện đặt vòng tránh thai, bác sĩ sẽ sử dụng các loại dụng cụ y tế chuyên dụng để đưa vòng vào sâu bên trong tử cung thông qua đường âm đạo phụ nữ. Quá trình này thông thường không mất quá nhiều thời gian, chỉ mất khoảng 1 vài phút là vòng đã nằm tại vị trí cố định trong buồng tử cung. Do đó, chị em sau khi thực hiện xong thủ thuật đặt vòng có thể được ra về ngay. Đặt vòng tránh thai được chị em yêu thích và áp dụng phổ biến hơn cả Hiện nay có 2 loại vòng tránh thai được chị em sử dụng phổ biến nhất đó là: vòng tránh thai có quấn thêm dây đồng và vòng tránh thai được bơm thuốc nội tiết. Tùy thuộc vào mỗi loại vòng mà chúng sẽ có cấu tạo cũng như thời gian phát huy tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, cả 2 loại vòng này đều có tác dụng ngăn ngừa việc mang thai ngoài mong muốn dựa trên các cơ chế như sau: – Vòng tránh thai giúp ngăn chặn việc tinh trùng gặp trứng: các loại vòng tránh thai có chứa chất progesterone sẽ có tác dụng làm cho chất nhầy ở khu vực tử cung đặc lên, dày lên. Điều này sẽ làm ngăn cản khả năng xâm nhập và di chuyển vào bên trong của tinh trùng. Trứng và tinh trùng không gặp được nhau sẽ không có quá trình thụ thai diễn ra. – Ngăn chặn quá trình phôi thai làm tổ bên trong tử cung: khi sử dụng loại vòng tránh thai được quấn dây đồng, đồng sẽ giải phóng ở bên trong cơ thể và cản trở các phản ứng làm đục thủng niêm mạc tử cung. Bào thai không xâm nhập được vào lớp niêm mạc tử cung và sẽ không thực hiện được quá trình làm tổ và phát triển. – Phá hỏng quá trình hình thành phôi thai: vòng tránh thai cũng có tác dụng tiêu diệt phôi thai làm tổ. Từ đó, phôi thai sẽ được tống đẩy ra khỏi buồng tử cung ở dạng như chu kỳ hành kinh. 2. Những thông tin quan trọng chị em cần biết trước khi đặt vòng tránh thai Thời điểm được coi là phù hợp nhất để thực hiện đặt vòng tránh thai là ở thời điểm sau khi đã sạch kinh nguyệt Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm được coi là phù hợp nhất để thực hiện đặt vòng tránh thai là ở thời điểm sau khi đã sạch kinh nguyệt cũng như chưa phát sinh quan hệ tình dục. Vào thời điểm này, phần cổ tử cung của phụ nữ đang ở trạng thái hơi hé nên sẽ dễ dàng đáp ứng cho quá trình đặt vòng vào sâu bên trong tử cung. Đặt vòng ở giai đoạn này cũng sẽ giúp chị em phụ nữ giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu trong khi đưa vòng vào. Máu ở phần tử cung (nếu có) cũng sẽ chảy ra ít hơn nếu lựa chọn thời điểm này để thực hiện. Đối với trường hợp phụ nữ sau khi vừa sinh con xong, nên đợi khoảng sau 6 tuần (đối với sinh thường) và 3 tháng (đối với sinh mổ) để thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai. Thời gian này là phù hợp để cho phần tử cung cũng như vết mổ có sự co hồi lại như bình thường. Vấn đề này được rất nhiều các chị em phụ nữ quan tâm cũng như muốn biết câu trả lời. Theo đó, các bác sĩ cho biết vấn đề này phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có những trường hợp chị em bị tăng cân ở những ngày đầu sau khi thực hiện đặt vòng tránh thai. Lý do cho hiện tượng này xuất phát từ việc thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, hoặc cũng có thể xuất phát từ việc thay đổi tâm sinh lý, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Ngược lại, có một số trường hợp chị em lại bị rơi vào trạng thái giảm cân, tụt cân nhanh sau khi đặt vòng tránh thai. Do đó, để tránh xảy ra tình trạng tăng cân, giảm cân đột ngột, chị em cần chú ý ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với tập thể thao để cân bằng lại thể trạng cơ thể. Theo dõi sức khỏe sau khi thực hiện đặt vòng để tầm soát các phản ứng dị ứng Để đảm bảo cho quá trình đặt vòng tránh thai diễn ra trơn tru, suôn sẻ và phòng tránh việc tăng cân sau đặt vòng thì chị em cần lưu ý tới một số lời khuyên từ các bác sĩ sản khoa như sau: – Sau khi thực hiện đặt vòng tránh thai xong, chị em nên lưu ý nghỉ ngơi, kiêng cữ theo những gì bác sĩ dặn dò và tư vấn. Không cố gắng làm việc nặng nhọc, bê vác đồ vật nặng hay di chuyển, đi lại nhiều. Nếu chị em di chuyển nhiều và hoạt động quá sức sẽ dễ dẫn đến tình trạng vòng bị lệch khỏi vị trí ban đầu, hoặc tụt ra khỏi khu vực tử cung. – Theo dõi sức khỏe sau khi thực hiện đặt vòng để tầm soát các phản ứng dị ứng, không đáp ứng vòng (nếu có). – Không nên thực hiện quan hệ tình dục quá sớm sau khi đặt vòng tránh thai. Chị em nên đợi sau khoảng 1 vài ngày để vòng có thời gian ổn định ở bên trong cơ thể. – Sau khi đặt vòng xong, chị em nên đi tái khám lại theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp chị em kiểm soát được tình trạng của vòng tránh thai và kịp thời có phương hướng xử lý. – Nên đi khám phụ khoa trước khi đặt vòng tránh thai. Nếu mắc các loại bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng thì cần phải điều trị khỏi hẳn trước khi đặt vòng.;;;;;Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai an toàn phổ biến được nhiều người sử dụng vì hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Sau đây là những thắc mắc thường gặp của chị em về đặt vòng tránh thai. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa nhỏ, có hình chữ T hoặc hình chữ S… được đặt vào trong tử cung. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa nhỏ, có hình chữ T hoặc hình chữ S… được đặt vào trong tử cung. Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai bằng cách thay đổi môi trường của nội mạc tử cung. Nhìn chung thao tác đặt vòng tránh thai trong khoảng 5 – 10 phút, đơn giản, nhẹ nhàng và không gây đau cho người đặt. Tại thời điểm đặt vòng, nhiều người có thể cảm thấy có bị chuột rút. Các bác sĩ sẽ gây tê cục bộ trên tử cung và chị em có thể dùng ibuprofen (thuốc chống viêm giảm đau, hạ sốt không steroid) 1 giờ trước khi đặt vòng tránh thai để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều bình thường trở lại sau khi nghỉ ngơi một vài phút. Sau 3 – 6 tuần cần tái khám để kiểm tra vòng, xác định vị trí của vòng trong tử cung qua siêu âm. Sau 3 – 6 tuần cần tái khám để kiểm tra vòng, xác định vị trí của vòng trong tử cung qua siêu âm. Ngoài ra cũng có thể tự kiểm tra vòng tránh thai của mình sau mỗi kỳ kinh nguyệt bằng cách kiểm tra dây vòng. Bạn có thể cảm nhận được dây vòng bằng cách cho ngón tay vào âm đạo. Đừng quá nên lo lắng vì sau khi đặt vòng tránh thai chị em có thể bị rong kinh, ra máu nhiều hơn và đau bụng. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm dần sau 3 tháng. Nếu vẫn còn tiếp diễn, nên cố gắng ăn uống đủ chất dinh dưỡng và uống bổ sung sắt để tránh bị thiếu máu. Có thể sử dụng thuốc ibuprofen 400 – 800 mg theo chỉ định của bác sĩ để giảm bớt chuột rút. Chườm nóng, sưởi ấm vùng bụng… cũng có thể làm triệu chứng thuyên giảm dần. Hầu hết phụ nữ cảm thấy đủ khỏe để tiếp tục hoạt động bình thường của họ trong ngày hôm đó, nhưng các bác sĩ khuyên rằng trong tuần đầu tiên nên nghỉ ngơi tại giường. Hầu hết phụ nữ cảm thấy đủ khỏe để tiếp tục hoạt động bình thường của họ trong ngày hôm đó, nhưng các bác sĩ khuyên rằng trong tuần đầu tiên nên nghỉ ngơi tại giường để cho vòng tránh thai từ từ được định vị ổn định trong buồng tử cung, không nên đi lại nhiều, không nên lên xuống cầu thang thường xuyên, và không nên mang vác nặng. Trong vòng 1 tháng sau khi vòng tránh thai được gỡ bỏ, khả năng sinh sản của bạn sẽ trở lại bình thường. Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, thời điểm đặt là sau 6 tuần, đây là thời điểm kết thúc giai đoạn hậu sản. Riêng đối với phụ nữ sinh mỗ, thời gian đặt vòng sẽ muộn hơn, sau 3 tháng trở lên mới đi đặt vòng vì lúc đó toàn bộ tử cung đã lành hẳn, các sợi chỉ khâu cũng hòa tan vào trong cơ tử cung. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng tới quá trình giao hợp. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng tới quá trình giao hợp nhưng theo các bác sĩ sau 2 tuần mới nên quan hệ tình dục trở lại. Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu: – Dây vòng bị rơi hay bị tuột vòng hoặc mất vòng – Đau sau khi quan hệ tình dục – Máu kinh ra quá nhiều và kéo dài – Khí hư có mùi khó chịu – Chậm kinh hoặc nghi ngờ có thai – Sốt cao trên 38 độ và buồn nôn Bạn có thể gỡ bỏ vòng tránh thai bất cứ lúc nào theo dự định của mình. Việc có thai ngay lập tức sau khi gỡ bỏ vòng tránh thai không nguy hiểm nhưng tốt nhất bạn nên chờ đợi trong một khoảng thời gian nhất định.;;;;;Xin chào bác sĩ! Trả lời: Xin chào bạn Hoài Na! Vòng tránh thai được nhiều người lựa chọn, an toàn và tiết kiệm. Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ giúp ngăn không cho tinh trùng gặp trứng, ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Đây là một trong những phương pháp tránh thai an toàn, cho hiệu quả tới 99%, nhưng chi phí lại vô cùng rẻ. Do đó, nhiều cặp vợ chồng lựa chọn hình thức tránh thai này. Vòng tránh thai là phương pháp tránh thai được nhiều người lựa chọn Thông dụng hiện nay phải kể đến vòng hình chữ T có quấn đồng, đuôi vòng có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ khoảng 2 – 3 cm, giúp kiểm tra vòng đúng vị trí hay không. Tuy là một phương pháp tránh thai hiệu quả, nhưng đặt vòng không áp dụng cho những phụ nữ: đang nghi ngờ có thai, đang bị viêm cùng chậu, viêm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có dị tật bẩm sinh ở tử cung, hoặc u xơ tử cung, phụ nữ bị thiếu máu, hoặc xuất huyết đường sinh dục… 2. Thời điểm thích hợp đặt vòng cho phụ nữ Thời điểm có thể đặt vòng cho phụ nữ thường sẽ phụ thuộc vào việc chị em sinh thường hay sinh mổ. Những phụ nữ sinh thường có thể đặt vòng vào thời điểm 3 tháng sau sinh. Chị em không nên đặt vòng sớm quá, hãy chờ cho tử cung có thời gian phục hồi và trở lại kích thước bình thường. Nếu 3 tháng sau sinh, kinh nguyệt đã xuất hiện trở lại thì đặt vòng sau 3-7 ngày sau sinh, nếu chưa thấy có kinh nguyệt thì đặt vòng sau khi loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm. Đối với chị em sinh mổ, các bác sĩ khuyên rằng chị em nên chờ tốt nhất là sau 6 tháng để tử cung phục hồi mới đặt vòng. Cần đi khám bác sĩ, nếu chưa thấy có kinh nguyệt thì đặt vòng sau khi loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm. Trường hợp chị em chưa có kinh nhưng vẫn muốn đặt vòng thì nên tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đủ điều kiện đặt vòng và chắc chắn không có thai thì có thể tiến hành đặt vòng. Chị em nên lưu ý rằng, trong thời gian chờ đặt vòng, nên áp dụng các biện pháp tránh thai khác khi quan hệ tình dục như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài để tránh mang thai ngoài ý muốn. Thân mến!;;;;;1. Những thông tin tổng quát về biện pháp đặt vòng tránh thai Phương pháp đặt vòng tránh thai (đặt vòng) là một trong những biện pháp được các chị em sử dụng rộng rãi. Phương pháp này giúp chị em phòng tránh việc có thai bằng cách gây cản trở quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi thai. Hiện nay có hai loại vòng tránh thai đó là: vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai nội tiết. Phương pháp đặt vòng tránh thai (đặt vòng) là một trong những biện pháp được các chị em sử dụng rộng rãi – Vòng tránh thai bằng đồng: là loại vòng có hình dạng như hình chữ T, có quấn dây đồng. Vòng tránh thai bằng đồng hoạt động trên cơ chế gây ra các phản ứng làm cho lớp niêm mạc trong buồng tử cung dày lên, khiến phôi thai không thể làm tổ tại đây. Ngoài ra, đồng cũng được phóng thích trong cơ thể, khiến cho tinh trùng không thể xâm nhập vào tử cung và gặp được trứng. Phương pháp tránh thai bằng vòng chứa đồng có hiệu quả tránh thai lên tới 99%. Thời hạn của vòng cũng có thể kéo dài sử dụng lên tới 10 năm. – Vòng tránh thai chứa nội tiết: đây cũng là một loại vòng tránh thai được nhiều chị em lựa chọn sử dụng. Vòng tránh thai này khác so với loại quấn dây đồng ở chỗ được thay bằng các hormone nội tiết. Các hormone này sau khi được đưa vào cơ thể sẽ phóng thích dần dần và làm ngăn cản quá trình trứng và tinh trùng thụ thai. Ngoài ra, hormone nội tiết cũng có tác dụng làm phần niêm mạc tử cung mỏng hơn, khiến phôi thai không thể làm tổ. Loại vòng tránh thai này cũng cho hiệu quả tránh thai lên tới 99%. Tuy nhiên thời hạn của vòng sẽ ngắn hơn vòng quấn đồng (kéo dài tới 5 năm). 2. Những vấn đề xung quanh việc quan hệ tình dục sau đặt vòng Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng sau thời điểm đặt vòng khoảng 1 tới 3 ngày, chị em cần chú ý nghỉ ngơi điều độ. Điều này đồng nghĩa với việc chị em không nên quan hệ tình dục ngay trong thời gian này. Vòng tránh thai mặc dù đã được đưa vào cơ thể nhưng chúng cần thời gian ổn định cũng như cơ thể cần thời gian làm quen và cân bằng lại. Thời điểm này, chị em cần lưu ý chủ động giữ gìn vệ sinh khu vực vùng kín sạch sẽ, tuân thủ theo đúng các hướng dẫn mà bác sĩ đã đưa ra. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể sẽ kê cho chị em sử dụng một số loại thuốc tránh nhiễm trùng, hoặc thuốc giảm đau, thuốc giảm sự co thắt tử cung nếu có. Chị em cũng nên đi tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình hình của vòng tránh thai. Sau khoảng 7 đến 10 ngày sau khi đặt vòng, chị em đã có thể quan hệ tình dục nếu muốn. Tuy nhiên nên ưu tiên lựa chọn những tư thế quan hệ nhẹ nhàng, tránh gây ảnh hưởng, xô lệch vị trí của vòng. Sau khoảng 7 đến 10 ngày sau khi đặt vòng, chị em đã có thể quan hệ tình dục nếu muốn Hiện tượng xuất huyết nhẹ ngay sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai có thể sẽ xảy ra. Điều này nguyên nhân là do khi làm thủ thuật, tử cung của phụ nữ sẽ co bóp, dẫn đến vòng bị cọ sát vào lớp niêm mạc ở tử cung, gây chảy máu nhẹ. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra ở thời gian đầu sau khi đặt vòng. Theo thời gian, hiện tượng xuất huyết sẽ biến mất và không gây đau đớn hay chảy máu lúc quan hệ tình dục. Nếu qua một thời gian mà chị em vẫn thấy xuất hiện tình trạng chảy máu vùng âm đạo, kèm theo cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới thì chị em nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra. Cấu tạo của vòng tránh thai sẽ có bao gồm thêm phần dây để hỗ trợ việc kiểm soát vị trí của vòng cũng như dễ dàng lấy vòng ra nếu cần thiết. Tuy nhiên có một số trường hợp khi quan hệ tình dục, phần dây này bị chạm vào dương vật của đàn ông. Điều này sẽ không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì bởi vòng tránh thai được đặt vào sâu bên trong tử cung. Tuy nhiên, nếu chị em và đối tác quan hệ vẫn gặp phải tình trạng khó chịu trong khi quan hệ tình dục bởi vòng tránh thai thì chị em có thể chủ động đi thăm khám để được bác sĩ cắt bớt phần dây nếu cần thiết. Đối với những chị em có cấu tạo cổ tử cung ngắn thì có thể sẽ phải sử dụng biện pháp tránh thai khác. Tùy từng trường hợp mà vòng tránh thai sẽ có khả năng bị xô lệch vị trí hoặc tụt ra ngoài hoặc không Theo đó, tùy từng trường hợp mà vòng tránh thai sẽ có khả năng bị xô lệch vị trí hoặc tụt ra ngoài hoặc không. Điều này phụ thuộc vào việc quan hệ tình dục ra sao. Ngoài ra, hiện tượng tụt của vòng còn xuất phát từ việc vòng tử cung đã nằm cố định trong buồng tử cung hay chưa. Một số trường hợp chị em phụ nữ bị tuột vòng trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt bởi lúc này cổ tử cung sẽ có xu hướng mở rộng và trơn ướt. Chị em hoàn toàn có thể tự kiểm tra tình trạng xô lệch của vòng tránh thai tại nhà bằng cách sử dụng ngón tay đưa sâu vào vùng âm đạo. – Nếu trong trường hợp cảm thấy sợi dây của vòng tránh thai có dấu hiệu dài hơn hoặc ngắn hơn so với ban đầu khi làm thủ thuật, thì có khả năng vòng đã bị lệch. – Nếu chị em không thể sờ thấy dây vòng thì khả năng lúc này vòng đã bị lệch hẳn khỏi vị trí ban đầu. – Nếu có thể sờ thấy sợi dây những dây lúc này bị đứt ra thì chị em cần chủ động đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Chị em cũng chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín cẩn thận, rửa tay sạch sẽ trước khi đưa vào âm đạo, tránh gây viêm nhiễm vùng kín.;;;;; Tên tiếng Anh của vòng tránh thai là “dụng cụ đặt trong tử cung”, nó có hình chữ T và được đặt vừa khí trong tử cung của người phụ nữ để ngăn không cho tinh trùng tới gặp trứng. Nếu sử dụng vòng tránh thai đúng cách thì khả năng có thai của chị em sẽ chỉ dưới 1%. Vòng tránh thai là một dụng cụ kiểm soát sinh sản chi phí rẻ, hiệu quả cao. Như đã nói ở trên, khả năng tránh thai của thiết bị này rất cao, trên 99%. Ngoài ra, vòng tránh thai còn có một số lợi ích như sau: – Tác dụng kéo dài rất lâu, chỉ khi nào chị em tháo vòng thì mới hết tác dụng tránh thai. – Vòng tránh thai gần như không gây rắc rối gì cho người dùng. Khi đã đặt vòng tránh thai thì cả bạn lẫn đối tác đều không cảm nhận được sự tồn tại của nó. – Bạn chỉ cần bỏ tiền một lần mà tác dụng lại lâu dài. Do đó chi phí đặt vòng tránh thai tính ra rẻ. – Vòng tránh thai an toàn đối với mẹ đang cho con bú. sinh mổ 8 có thai lại Bất cứ chị em phụ nữ khỏe mạnh nào cũng có thể đặt vòng tránh thai được. 3. Những đối tượng có thể đặt vòng tránh thai Hầu hết phụ nữ khỏe mạnh đều có thể đặt vòng tránh thai. Chúng đặc biệt phù hợp với những phụ nữ chỉ có một đối tác, có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục thấp bởi vòng tránh thai không giúp phòng các loại bệnh STD. Những đối tượng sau không nên đặt vòng tránh thai – Bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bị nhiễm trùng vùng chậu gần đây. – Phụ nữ mang thai – Người bị ung thư cổ tử cung hoặc tử cung – Bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân. – Những người bị dị ứng với đồng hoặc mắc bệnh Wilson (khiến cơ thể quá nhiều đồng) không thể đặt vòng tránh thai làm từ đồng. – Những người bị bệnh gan, ung thư vú hoặc có nguy cơ cao bị ung thư vú thì không đặt vòng tránh thai nội tiết. Ngoài ra, có những trường hợp kích thước hoặc hình dạng tử cung khiến việc đặt vòng gặp khó khăn, tuy nhiên, tỷ lệ này thường rất hiếm. Tuy tỷ lệ tránh thai hơn 99% nhưng vẫn có những trường hợp vòng bị tuột, lệch khiến người dùng có thai ngoài ý muốn. 4. Tác dụng phụ của vòng tránh thai Một tác dụng phụ mà có nhiều người gặp phải là vòng tránh thai bị tuột dẫn tới dính bầu. Thông thường, sau khi đặt vòng tránh thai thì cổ tử cung sẽ giữ thiết bị cố định ở một chỗ, nhưng những đối tượng sau đây có thể bị tuột vòng: – Bạn chưa có con – Bạn dưới 20 tuổi – Bạn đã đặt vòng tránh thai ngay sau sinh hoặc sau khi phá thai ở tam cá nguyệt thứ hai. – Bạn bị u xơ trong tử cung – Tử cung của bạn có hình dạng hoặc kích thước không bình thường. Vòng tránh thai cũng có thể bị tuột ra trong kỳ kinh nguyệt. Bạn cần kiểm tra thường xuyên, nếu thấy đầu dây của vòng ngắn hơn hoặc dài hơn ban đầu thì nó có thể đã bị dịch chuyển, lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ. Nếu mong muốn có thai sau khi đặt vòng, chị em chỉ cần tới gặp bác sĩ để tháo vòng là được. 5. Nếu muốn có con sau khi đặt vòng tránh thai Sử dụng vòng tránh thai sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh con của phụ nữ sau này. Nếu chịu em muốn có thai hãy đến gặp bác sĩ để tháo vòng. Chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ sớm trở lại bình thường sau khi tháo vòng. Việc tháo vòng tránh thai cũng rất nhanh chóng, đơn giản, chỉ mất một vài phút. Chị em có thể bị chuột rút và chảy máu nhưng hiện tượng này sẽ biến mất sau khoảng 1-2 ngày.
question_63661
Tìm thấy gien liên quan động kinh
doc_63661
Các nhà khoa học vừa xác định một gien liên quan đến một dạng bệnh động kinh, có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh này, theo hãng tin AFP hôm nay 2.4. Phát hiện gien mới liên quan đến bệnh động kinh - Ảnh: Shutterstock Tác giả nghiên cứu Ingrid Scheffer tại Đại học Melbourne (Úc) nói rằng, một số loại gien liên quan đến động kinh không xa lạ đối với các nhà khoa học, nhưng chúng chỉ liên quan đến những gia đình thuộc dạng hiếm, vốn có nhiều thành viên cùng mắc bệnh này. “Lý do mà khám phá mới rất quan trọng là vì nó không chỉ biểu hiện trong các gia đình thuộc dạng hiếm, mà còn là gien quan trọng đối với những người không có tiền sử gia đình”, bà Scheffer nhận định với AFP. Cũng theo bà Scheffer, chẩn đoán lâm sàng không thể được tiến hành đối với động kinh nếu bệnh nhân không có biểu hiện lên cơn, nhưng phát hiện mới có thể hỗ trợ tư vấn về gien và chẩn đoán, đặc biệt trong những trường hợp trong não không có gì bất thường. Bà Scheffer cho biết thêm: “Nó cũng quan trọng về tư vấn di truyền cho con cháu họ”. Điều này có nghĩa nếu được phát hiện có gien mới nói trên, nhiều người sẽ có thể đánh giá nguy cơ động kinh đối với con cháu họ. Kết quả nghiên cứu trên được công bố sau khi các nhà khoa học dùng kỹ thuật phát hiện gien mới để tìm ra sự bất thường và đã phát hiện gien mới nói trên có ở 12% trong số 80 gia đình, với mỗi gia đình có ít nhất một thành viên bị động kinh. Nghiên cứu mới được đăng trên chuyên san .
doc_60960;;;;;doc_53815;;;;;doc_24019;;;;;doc_47994;;;;;doc_33664
Chưa thể kết luận được bệnh động kinh có di truyền không Nói chung, nếu một người có mẹ, cha, anh chị em ruột mắc chứng động kinh, thì nguy cơ phát triển bệnh ở tuổi 40 là từ 1- 20%. Nguy cơ có phần khác nhau giữa động kinh khu trú và toàn thể. Tăng nguy cơ phát triển chứng động kinh nếu mẹ, cha, anh chị em ruột bị động kinh toàn thể hơn là khu trú. Bệnh động kinh là do sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của những nhóm noron, gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương. Cho đến hiện tại người ta chưa tìm ra được bất kì con đường nào khiến bệnh động kinh lây từ người này sang người khác.Tổ chức y tế thế giới cũng đã nói động kinh là một bệnh mạn tính không lây nhiễm, vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh mà không cần lo bệnh động kinh lây sang bản thân mình.3. Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh. Chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh cũng như người lớn là dựa trên lâm sàng cơn co giật có tính chất như đã nói ở phần đầu kết hợp với điện não đồ.Các nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh:Nguyên nhân cấu tạo: Trẻ sinh đúng giờ nhưng bị thiếu oxy lên não, ngạt lúc sinh, chấn thương sản khoa, chảy máu sọ não, sự phát triển bất thường của não, mẹ bị nhiễm trùng trong khi mang thai cũng có thể gây tổn thương não,...;Nguyên nhân trao đổi chất: Hạ glucose, canxi hoặc magie trong máu. Nguyên nhân truyền nhiễm: Bị mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não hoặc viêm não,...;Nguyên nhân di truyền: Thừa hưởng yếu tố di truyền gây ra bệnh động kinh.Các triệu chứng bệnh động kinh của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào loại co giật. Các triệu chứng chung hoặc dấu hiệu cảnh báo của cơn động kinh có thể bao gồm:Nhìn chằm chằm, chớp mắt nhanh;Các động tác giật ở tay và chân như: Cử động đạp xe, hai chân giật lên phía bụng, đầu gối co lại,...;Cứng cơ thể, mất ý thức;Khó thở hoặc ngừng thở;Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang;Trong 1 thời gian ngắn không thấy trẻ phản ứng với tiếng ồn hoặc lời nói;Có vẻ bối rối hoặc mơ hồ;Gật đầu nhịp nhàng, khi có liên quan đến mất nhận thức hoặc ý thức;Trong cơn co giật, môi của trẻ có thể chuyển sang màu xanh và hơi thở của trẻ có thể không bình thường. Sau cơn co giật, trẻ có thể buồn ngủ hoặc mơ hồ. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh Mục tiêu của điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là kiểm soát, ngừng hoặc giảm tần suất xuất hiện các cơn co giật. Điều trị thường được thực hiện bằng thuốc. Nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị co giật và động kinh. Thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh dựa trên loại co giật, độ tuổi, tác dụng phụ, chi phí và mức độ dễ sử dụng. Điều quan trọng là bạn phải cho trẻ uống thuốc đúng giờ và đúng chỉ định. Liều lượng thuốc có thể được điều chỉnh để kiểm soát cơn co giật tốt nhất. Không ngừng cho trẻ uống thuốc, vì làm vậy có thể gây ra các cơn co giật nhiều hoặc tồi tệ hơn.Trẻ mắc bệnh động kinh có thể không cần dùng thuốc suốt đời. Một số trẻ được bắt đầu giảm liều và ngừng thuốc nếu chúng không bị co giật trong vài năm liên tiếp. Quá trình điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh nên được bác sĩ có chuyên môn theo dõi giám sát tư vấn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.Ngoài việc điều trị bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh bằng thuốc có thể kết hợp chế độ ăn sinh ceton (chất béo), ít hydrat cacbon và protein. Một số trường hợp có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần não nơi các cơn co giật đang xảy ra, giúp ngăn chặn sự lan truyền của các dòng điện xấu qua não. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu các cơn co giật của trẻ khó kiểm soát và luôn bắt đầu ở một phần não không ảnh hưởng đến lời nói, trí nhớ hoặc thị lực.;;;;;Trong vòng một thập kỷ tới, người bị động kinh kháng thuốc có thêm vũ khí mới để ngăn chặn cơn co giật một cách tự nhiên như khi chúng ta lấy thuốc giảm đau để giảm đau đầu vậy... Trong vòng một thập kỷ tới, người bị động kinh kháng thuốc có thêm vũ khí mới để ngăn chặn cơn co giật một cách tự nhiên như khi chúng ta lấy thuốc giảm đau để giảm đau đầu vậy... Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến nay có khoảng 50 triệu người mắc bệnh động kinh trên toàn thế giới. Bệnh động kinh là một chứng bệnh của hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo thành nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát, gây cảm giác lạ... Cơn động kinh đặc trưng bởi sự phóng lực quá mức, đồng bộ và nhất thời của các nơ-ron trong não. Người mắc chứng động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc. Trong số 50 triệu người mắc bệnh động kinh, có khoảng 70% bệnh nhân phản ứng tích cực với các loại thuốc chống động kinh (AED). Sau 2 - 5 năm điều trị thành công, 70% trẻ em và 60% người trưởng thành có thể không phải dùng đến thuốc điều trị mà không tái phát. Nhưng những người không đáp ứng với điều trị bằng thuốc có thể phải trải qua phẫu thuật để chấm dứt căn bệnh này. Bệnh nhân động kinh là do sự xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơ-ron trong vỏ não. Các nhà nghiên cứu tại Trường đại học College London (UCL), Anh đã phát triển thành công viên thuốc ức chế động kinh “theo yêu cầu” để hỗ trợ điều trị đối với 30% bệnh nhân động kinh không đáp ứng với thuốc chống động kinh thông thường (AED). Phương pháp điều trị mới này đã được tiến hành thử nghiệm trên động vật gặm nhấm bằng cách kích thích các tế bào não nhạy cảm hơn với một hợp chất trong não bình thường không hoạt động. Giáo sư Dimitri Kullmann, thuộc Viện Thần kinh học UCL, tác giả chính nghiên cứu giải thích hoạt động của thuốc đó là: “Đầu tiên, chúng ta tiêm một loại virut biến đổi ở các khu vực của não, nơi phát sinh các cơn co giật. Virut này chỉ thị cho các tế bào não tạo ra một protein được kích hoạt bởi CNO (Clozapine - N - Oxide), một hợp chất của thuốc. Các protein được kích hoạt sau đó ngăn chặn những tế bào não bị kích động quá mức gây cơn co giật với sự tham gia của CNO”. Hiện nay, co giật nặng do động kinh gây ra được điều trị bằng thuốc ức chế sự kích thích của tất cả các tế bào trong não mà không tránh khỏi tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra. Để ngăn chặn một cơn động kinh cần liều lượng rất cao, bệnh nhân có thể cần phải được gây mê và chăm sóc đặc biệt. “Nếu chúng ta có thể áp dụng phương pháp mới này vào điều trị bệnh, các bệnh nhân chỉ gặp các triệu chứng trầm trọng trong một lần tiêm virut sửa đổi và sau đó sử dụng CNO chỉ khi cần thiết”, giáo sư Kullmann cho biết. Theo giáo sư Kullmann, nhiều người thường có những dấu hiệu động kinh trước khi xuất hiện cơn động kinh mạnh, do đó, bệnh nhân có thể dùng thuốc tại thời điểm báo hiệu này để phòng ngừa cơn động kinh mạnh diễn ra. Theo nhóm nghiên cứu, một phương pháp phân phối khác cũng khá hiệu quả đó là tiêm để cung cấp một số hợp chất cần thiết. Hệ thống phân phối CNO tự động được sử dụng như một máy bơm - tương tự như cách insulin được dùng cho những người bị bệnh đái tháo đường - cơ thể báo hiệu mức độ cần thiết CNO và máy bơm CNO tự động bơm liều lượng đủ đáp ứng. Sóng điện não bình thường và sóng điện não trong cơn động kinh. Phương pháp Tuy nhiên, hạn chế chính của thuốc là suy giảm hô hấp của người bệnh, vì vậy bệnh nhân cần phải được các đơn vị y tế, chuyên gia chăm sóc y tế hướng dẫn thực hiện cụ thể.;;;;;Các bệnh lý về thần kinh được cho là có nguy cơ di truyền qua nhiều thế hệ. Bạn có từng biết đến hội chứng mang tên bệnh thần kinh tiềm ẩn. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng thần kinh để nghiên cứu và đưa ra nhận định đúng hơn về khả năng di truyền của bệnh thần kinh. 1. Tình trạng bệnh về thần kinh phổ biến 1.1 Nguy cơ mắc bệnh thần kinh tiềm ẩn. Có nhiều nghiên cứu đã phản bác lại vấn đề di truyền của bệnh về thần kinh. Một số căn bệnh phổ biến như mất trí nhớ Alzheimer, động kinh hay bệnh Parkinson được cho là có nguy cơ ngoại lệ. Tại những kiểm tra về bộ mã gen di truyền, có thể tìm thấy dấu hiệu của hội chứng rối loạn thần kinh và một số căn bệnh khác được lưu trữ ở bộ thông tin mã hóa di truyền.Dựa theo tiền sử mắc bệnh nhiều đời mới có thể kết luận chính xác nguyên nhân mắc bệnh thần kinh tiềm ẩn có phải là do yếu tố di truyền gây nên. Một số phân tích gen sẽ là bằng chứng y học thuyết phục cho luận điểm này. Tuy nhiên, sự biến đổi gen có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả nghiên cứu. Đồng thời việc xét nghiệm gen cho cả một gia tộc thường mang tính phức tạp nên ít được quan tâm nếu người mắc bệnh trong nhà không xuất hiện vấn đề nguy hiểm.Một điều không thể phủ nhận là những xét nghiệm liên quan thần kinh cho kết quả dương tính sẽ xác định khá chính xác nguy cơ mắc chứng rối loạn thần kinh. Cụ thể là trong kết quả xét nghiệm âm tính vẫn không thể khẳng định nguy cơ mắc bệnh.1.2 Một số căn bệnh thần kinh được nghi ngờ có thể di truyền. Hội chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer. Hội chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer có thể làm giảm sút trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ và mất dần khả năng nhận thức. Người cao tuổi thường có nguy cơ mắc phải bệnh này cao hơn. Nhưng chỉ 10% trong số bệnh nhân mắc bệnh được tìm thấy hình thái di truyền ở bộ mã ADN. Độ tuổi 30 - 60 tuổi khá hiếm gặp nhưng cũng cần thận trọng với căn bệnh này vị họ sẽ có nguy cơ mắc cao hơn người khác 50% nếu từng có tiền sử di truyền trong gia đình.Một số trường hợp đột biến gen được xác định là xuất hiện ở các gia đình có dấu hiệu khởi phát bệnh từ sớm. Căn bệnh mất trí nhớ này gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cho toàn thể nhân loại. Tuy nhiên biến thể APOE cũng không đủ để dẫn đến hội chứng rối loạn thần kinh di truyền này. Bạn cần kiểm tra đánh giá tổng thể từ sớm để điều trị chống nguy cơ mắc phải hội chứng mất trí nhớ và những căn bệnh nguy hiểm.Bệnh Huntington. Hội chứng Huntington là một chứng rối loạn gây ra mất tự chủ giảm khả năng vận động. Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng này sẽ rối loạn tâm thần và dẫn đến suy giảm nhận thức. Để xác định tính di truyền bạn nên khám tổng quát và kiểm tra để được bác sĩ tư vấn chi tiết. Bệnh Parkinson. Parkinson có biểu hiện run rẩy, giảm độ linh hoạt cơ cơ thể. Phản ứng này là biểu hiện của vấn đề suy giảm chất dẫn truyền thần kinh dopamine. Một số loại gen liên quan sẽ làm tăng nguy cơ di truyền căn bệnh nên. Nhưng chúng khá hiếm gặp nên cần phải nghiên cứu chuyên sâu để xác định sự ảnh hưởng chính xác của bộ mã di truyền.Bệnh lý ảnh hưởng động mạch. Chứng rối loạn thần kinh di truyền có thể được phát hiện thông qua bệnh án gia đình hoặc dấu hiệu sớm ở mỗi cá nhân. Những cơn đau đầu hay đột quỵ trước tuổi 60, rối loạn hành vi nhận thức... đều được chú ý. Có 90% bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Bạn có thể tiến hành kiểm tra xét nghiệm di truyền học cho các nhân hoặc gia đình để loại trừ nguy cơ. 2. Thử nghiệm nghiên cứu các bệnh thần kinh tiềm ẩn Có một số bệnh lý tương tự nhau nhưng giống tình trạng gây ảnh hưởng đến quá trình kiểm nghiệm. Sự phát hiện bệnh tình càng muốn sẽ càng giảm khả năng phục hồi của bệnh nhân. Để phòng ngừa những căn bệnh có thể di truyền, bạn nên tham khảo xét nghiệm ADN để tìm ra sự tiềm ẩn của hơn 50 loại bệnh di truyền từ sớm.Một số căn bệnh được tiến hành thử nghiệm di truyền:Bệnh Lou Gehrig. Hội chứng X mong manh. Bệnh Huntington. Bệnh động kinh. Tất cả những căn bệnh mang tính di truyền được gọi tên là rối loạn mở rộng. Chúng sẽ lặp đi lặp lại trong chuỗi ADN khiến vấn đề này ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Khi quét mã ADN bệnh nhân có thể tìm ra đến 37 gen có khả năng gây ra hội chứng rối loạn mở rộng. Sự lặp lại của các chuỗi cũng có thể xác định khi phân tích kết quả.Các bệnh lý về thần kinh cho đến nay vẫn chưa được hoàn toàn kết luận là do yếu tố di truyền. Nhưng các xét nghiệm di truyền được cho là có thể tầm soát nguy cơ mắc chứng rối loạn thần kinh mở rộng. Bạn cần tham khảo thêm từ bác sĩ nếu cơ thể có những biểu hiện tâm lý bất thường để sớm điều trị.org;;;;;Trên thế giới, trung bình cứ 1000 người thì có 7 người mắc bệnh động kinh. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở những nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ này có thể cao gấp đôi. Ở nước ta hiện nay có khoảng 800.000 người bệnh động kinh đang được quản lý và điều trị. Do đó, khám và điều trị bệnh lý này là vô cùng quan trọng. Động kinh là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não tạo nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh (các cơn động kinh) như co giật của bắp thịt, cắn lưỡi, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện,…. Cơn động kinh bao gồm các triệu chứng có thể thay đổi từ rất ngắn gọn và gần như không thể phát hiện đến các cơn động kinh diễn ra trong thời gian dài với chấn động mạnh mẽ. Trong động kinh, co giật có xu hướng tái phát, và không có nguyên nhân tiềm ẩn ngay lập tức trong khi cơn co giật thường xảy ra do một nguyên nhân cụ thể không được coi là triệu chứng của bệnh. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐỘNG KINH Theo thống kê, hơn một nửa trường hợp mắc bệnh động kinh đều không có nguyên nhân. Số còn lại, các yếu tố làm ảnh hưởng não có thể dẫn đến động kinh, bao gồm: Bên cạnh đó có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh bao gồm: TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐỘNG KINH Bệnh động kinh thường có những dấu hiệu và triệu chứng sau: Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh bao gồm: Tình trạng co giật tại một số thời điểm có thể dẫn đến các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân và người khác, ví dụ như: CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG KINH Để chẩn đoán bệnh động kinh có thể bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như: ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH Với bệnh động kinh, không phải tất cả mọi người cần phải được điều trị. Tuy nhiên, để kiểm soát cơn co giật, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp: -Dùng thuốc: Có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị động kinh. Dùng loại thuố nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố, trong đó có khả năng chịu đựng tác dụng phụ của người bệnh. Nhìn chung, thuốc có thể kiểm soát được khoảng 70% cơn co giật, dù ở nhiều dạng động kinh khác nhau. Cần lưu ý một số tác dụng phụ của thuốc như: PHÒNG BỆNH ĐỘNG KINH Để phòng bệnh động kinh cần phải tránh mọi yếu tố có thể kích thích sự lên cơn như: sự mệt mỏi, hoạt động quá sức về tinh thần hoặc cơ bắp, thiếu ngủ, lạm dụng các chất kích thích (cà phê, thuốc lá, nhất là rượu). – Phải trị bệnh đều đặn, đặc biệt là trong thời gian từ 3 tới 6 tháng sau cơn động kinh gần nhất. Khi ngưng thuốc, phải có chỉ định của bác sĩ điều trị. – Người lớn nên tắm vòi hoa sen, không nên tắm trong bồn nước, đề phòng trường hợp bị lên cơn bất chợt dẫn tới chết đuối. Trẻ em có thể tắm trong bồn nước nếu có sự theo dõi của người lớn. – Không đứng gần bếp, lò sưởi. Khi lên xuống gác, nên có người đi theo. Nếu có điều kiện nên dùng thang máy. – Trẻ em không nên chơi các trò chơi điện tử gây mỏi mắt hoặc hồi hộp. – Bố, mẹ có con bị động kinh cần báo cho thầy cô giáo về tình trạng bệnh của con mình. Tuy vậy, các thầy cô giáo cũng không nên tỏ ra quá quan tâm tới học sinh bị bệnh. Nên để chúng được sinh hoạt tự nhiên như các trẻ khác mà không bị ám ảnh bởi cơn bệnh do lúc nào cũng có người chú ý tới mình. Cô giáo và phụ huynh cần thuyết phục và ngăn cấm, không để các học sinh khác trêu ghẹo bạn về căn bệnh này. – Phải lựa chọn các môn thích hợp và đề phòng các tai nạn có thể xảy ra. Không nên tham gia các môn leo trèo, nhảy cầu. Các môn có thể tham gia nhưng cần có người theo dõi đó là: điền kinh, thể dục, bóng tròn, bơi lội. – Ngoài bác sĩ, các người thân với người bệnh cần giúp đỡ người bệnh trong việc tuân theo các lời khuyên của bác sĩ để sinh hoạt có điều độ, dùng thuốc đầy đủ, đều đặn và tránh mọi yếu tố có ảnh hưởng xấu tới căn bệnh.;;;;;Bệnh động kinh là chứng bệnh hệ thần kinh có nguyên nhân từ những xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não, tạo nên nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về bệnh động kinh. Bệnh động kinh là trạng thái bệnh lý của não bộ do sự phóng điện đột ngột quá mức của tế bào thần kinh, gây ra các cơn co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian rất ngắn (vài giây đến vài phút), có tính chất lặp đi lặp lại. Bệnh động kinh chiếm từ 0,4-0,5% dân số. Bệnh có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ gây trở ngại đến việc học tập, lao động của người bệnh. Về lâu dài, động kinh có thể làm thay đổi nhân cách, tính tình của người bệnh. Bệnh động kinh là chứng bệnh hệ thần kinh có nguyên nhân từ những xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não, tạo nên nhiều triệu chứng rối loạn hệ thần kinh. Khi lên cơn động kinh, người bệnh thường kêu lên 1 tiếng rồi ngã lăn ra và mất kiểm soát ý thức ngay sau đó. Một cơn động kinh thường có các biểu hiện lâm sàng, như: Co cứng các cơ, hai tay co quắp, chân duỗi, tím tái mình mẩy, co giật, miệng sùi bọt mép, hai mắt trợn trừng, có thể cắn vào lưỡi, đái trong quần, hôn mê sâu… Có nhiều nguyên nhân gây bệnh động kinh. Có thể kể đến các nguyên nhân, như: Ảnh hưởng di truyền, chấn thương đầu do tai nạn, các bệnh lý về thần kinh, đột quỵ hoặc đau tim, bệnh viêm màng não, AIDS và viêm não virus, bị thương trước khi sinh con, rối loạn phát triển… Bên cạnh đó còn có các yếu tố nguy cơ, gồm: Tuổi tác, giới tính, lịch sử gia đình, thương tích, đột quỵ và các bệnh mạch máu khác, nhiễm trùng não, cơn co giật ở trẻ em… Bệnh động kinh về lâu dài có thể làm biến đổi nhân cách, tính tình của người bệnh. Bệnh động kinh về lâu dài có thể làm biến đổi nhân cách, tính tình của người bệnh. Người bệnh sẽ trở nên dễ giận dữ, sống ích kỷ, độc ác, có tính thù vặt, mất trí nhớ. Điều đáng nói hơn, nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn trong bất kỳ trường hợp nào, té ngã gây chấn thương đầu, gãy xương, tai nạn giao thông… và có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời. Phụ nữ mang thai bị bệnh động kinh làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Chẩn đoán bệnh động kinh thông qua các kiểm tra, chẩn đoán sau đây: Kiểm tra thần kinh và hành vi thông qua kiểm tra khả năng vận động, hành vi và năng lực trí tuệ của người bệnh. Xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc chì, thiếu máu hoặc bệnh tiểu đường có thể gây co giật. Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện những bất thường trong não, bao gồm: Kiểm tra bệnh học thần kinh, điện não (EEG), vi tính cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), MRI chức năng (fMRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), phát xạ cắt lớp vi tính (SPECT)… Cần cho người bệnh uống thuốc đầy đủ và chính xác, không được tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc, tự ý dừng việc uống thuốc hoặc dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần ngủ đủ giấc. Người bệnh động kinh nên đeo vòng y tế cảnh báo. Ngoài ra, cần tạo dựng cuộc sống lành mạnh, có biện pháp quản lý căng thẳng, hạn chế đồ uống có cồn và tránh thuốc lá. Các phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh động kinh, gồm: Điều trị bằng thuốc và các liệu pháp điều trị khác. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám chuyên khoa, tìm nguyên nhân bệnh, đánh giá mức độ nặng – nhẹ của bệnh, từ đó có phương án điều trị phù hợp nhất. Gia đình tuyệt đối không nên mê tín chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép tránh tiền mất tật mang. Không nên để người bệnh động kinh làm các công việc nguy hiểm như trèo cao, lái xe, vận hành máy móc, công việc liên quan đến sông nước… Xây dựng lối sống chừng mực, điều độ, không được làm việc, học tập quá mức, không được uống rượu bia. Người bệnh động kinh không nên xem tivi, chơi vi tính quá lâu.
question_63662
Công dụng thuốc Sanfetil 100
doc_63662
Thuốc Sanfetil 100mg có thành phần chính là Cefpodoxime proxetil, đây là thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Sanfetil 100mg 2.1. Chỉ định. Thuốc Sanfetil 100mg được chỉ định trong các trường hợp sau đây:Viêm đường hô hấp trên. Viêm đường hô hấp dưới. Viêm tai giữa cấp tính. Nhiễm khuẩn da và mô mềm.Nhiễm khuẩn tiết niệu và sinh dục.Lậu cầu không biến chứng.2.2. Chống chỉ định. Chống chỉ định sử dụng thuốc Sanfetil 100mg trong những trường hợp sau đây:Người bệnh bị quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc Sanfetil 100mg. Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin, hoặc kháng sinh penicillin. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Sanfetil 100mg 3.1. Cách sử dụng thuốc Sanfetil 100mg. Thuốc Sanfetil 100mg được sử dụng bằng đường uống. Người dùng có thể tham khảo cách sử dụng thuốc như sau:Tiến hành cắt lớp giấy bạc bảo vệ thuốc bên ngoài theo đường kẻ chấm của gói thuốcĐổ toàn bộ lượng thuốc Sanfetil 100mg trong gói vào dụng cụ để pha thuốc (cốc, chén..) với 1 thể tích nước phù hợp, khuấy đều hòa tan để thu được hỗn dịch thuốc.Người bệnh cần chú ý, uống thuốc ngay sau khi pha. Thuốc Sanfetil 100mg có thể uống trước hoặc ngay sau bữa ăn.3.2. Liều dùng thuốc Sanfetil 100mg. Người lớn và trẻ nhỏ, trẻ em trên 13 tuổi. Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng cấp tính: Liều lượng dùng là 400mg : 2 lần/ 24 giờ. Thời gian điều trị là 14 ngày.Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: Liều lượng dùng là 400mg : 2 lần/ 24 giờ. Thời gian điều trị với thuốc Sanfetil 100mg là 10 ngày.Nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng: Liều lượng dùng thông thường là 200mg : 2 lần/ 24 giờ. Thời gian điều trị với thuốc Sanfetil 100mg là từ 5-7 ngày.Bệnh lậu cầu không có dấu hiệu của biến chứng: Liều lượng dùng là 1 liều duy nhất 200mg.Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Liều lượng dùng là 400mg : 2 lần/ 24 giờ. Thời gian điều trị kéo dài từ 7 - 14 ngày tùy vào tình trạng người bệnh nhiễm khuẩn.Viêm họng, viêm amidan từ nhẹ đến vừa: Liều lượng dùng là 200mg: 2 lần/ 24 giờ. Thời gian điều trị với thuốc Sanfetil 100mg từ 5-10 ngày.Trẻ em dưới 13 tuổi:Trẻ em từ 15 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi: Liều lượng dùng là 4mg/ 1kg thể trọng × 2 lần/ 24 giờ. Thời gian điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ và diễn biến của bệnh( 5- 10 ngày).Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: dùng với liều 80mg: Liều lượng dùng là 2 lần/ 24 giờ. Mỗi liều thuốc cần uống cách nhau 12 giờ.Trẻ từ 3 đến 8 tuổi: dùng với liều 160mg: Liều lượng dùng là 2 lần/ 24 giờ. Mỗi liều thuốc uống cách nhau 12 giờ.Trẻ từ 9 tuổi đến dưới 13 tuổi: 200mg: Liều lượng dùng là 2 lần/ 24 giờ. Mỗi liều lượng thuốc uống cách nhau 12 giờ.Trẻ nhỏ dưới 15 ngày tuổi: Không nên dùng thuốc Sanfetil 100mg.Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc Sanfetil 100mg cho đối tượng này thì cần xin chỉ dẫn từ bác sĩ.Liều dùng cho người suy thận:Thuốc Sanfetil 100mg có thể sử dụng được cho bệnh nhân bị suy thận, tuy nhiên cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc Sanfetil 100mg tùy theo mức độ của bệnh. Đối với người bệnh có độ thanh thải Creatinin nhỏ hơn 30ml/ 1 phút thì liều dùng khuyến cáo là cách nhau 24 giờ.Cần lưu ý: Liều lượng thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn đơn thuốc của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Sanfetil 100mg Trong quá trình sử dụng thuốc Sanfetil 100mg, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:Hệ tiêu hoá: Người bệnh có thể bị hội chứng viêm kết tràng có giả mạc trong hoặc sau khi dùng thuốc Sanfetil 100mg. Ngoài ra, người bệnh có thể bị nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.Hệ tim mạch: đau thắt ngực, hạ huyết áp. Dạ: Nổi mày đay, mẩn ngứa, nhiễm nấm da, bong da tróc vảy, vảy nến. Thần kinh: đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.Toàn thân: sốc phản vệ, mệt mỏi, thay đổi vị giác.Ngoài những tác dụng phụ kể trên, nếu người bệnh có bất cứ bất thường nào liên quan đến việc sử dụng Sanfetil 100mg thì cần ngừng sử dụng, đồng thời báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ tư vấn để được can thiệp xử trí kịp thời. 5. Tương tác thuốc Sanfetil 100mg Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời kết hợp với 2 hay nhiều loại thuốc.Thuốc kháng acid: Khi dùng kết hợp thuốc với các thuốc kháng antacid liều cao, thuốc kháng histamin H2 có thể làm giảm sự hấp thu của Cefpodoxime với tỉ lệ từ 27%- 32%.Khi sử dụng phối hợp thuốc Cefpodoxime với những thuốc có khả năng gây độc cho thận cần được theo dõi chặt chẽ.Probenecid là thuốc điều trị gút cấp có khả năng làm giảm sự bài tiết ở thận của hoạt chất Cefpodoxime. Vì vậy, cần tránh phối hợp sử dụng thuốc Sanfetil 100mg cùng với Probenecid. 6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Sanfetil 100mg Trong quá trình sử dụng thuốc Sanfetil 100mg, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:Người bệnh cần tuân thủ theo đúng liệu trình được bác sĩ chỉ dẫn, không được tự ý ngừng sử dụng thuốc, bởi việc này có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh.Thận trọng sử dụng thuốc Sanfetil 100mg t ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm kết tràng.Thận trọng sử dụng thuốc Sanfetil 100mg người bệnh bị suy thận nặng.Phụ nữ có thai và cho con bú: Hiện nay chưa có đầy đủ về sự an toàn khi sử dụng thuốc Sanfetil 100mg ở phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đồng thời cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích điều trị và những nguy cơ có thể xảy ra.Hiện nay, chưa có báo cáo về việc sử dụng quá liều thuốc Sanfetil 100mg. Tuy nhiên, những triệu chứng thường gặp của việc quá liều thuốc Cefpodoxim là: đau bụng, tiêu chảy, nôn,... tùy theo cơ địa từng người.Bảo quản thuốc Sanfetil 100mg nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng trực tiếp. Để xa tầm với của trẻ nhỏ, vật nuôi trong gia đình.Thuốc Sanfetil 100mg có thành phần chính là Cefpodoxime proxetil, đây là thuốc được chỉ định điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn, theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
doc_62929;;;;;doc_52239;;;;;doc_8660;;;;;doc_14139;;;;;doc_60622
Thuốc Saglip 100 là thuốc có tác dụng trong điều trị bệnh tăng đường huyết. Thuốc hoạt động thông qua việc ngăn cản sự thủy phân các hormon giúp điều chỉnh đường trong máu. Thuốc Saglip 100 có thành phần chính là Sitagliptin (dưới dạng Sitagliptin phosphat monohydrat) 100mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.Sitagliptin thuộc nhóm thuốc uống giúp điều trị tăng đường huyết, còn gọi là chất ức chế dipeptidyl peptidase 4 (DPP-4). Thuốc này có tác dụng cải thiện đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 bằng cách làm tăng nồng độ của các hormon Incretin thể hoạt động.Các hormon Incretin bao gồm peptit giống glugacon-1 (glugacon-like peptide-1: GLD-1) và polypeptide kích thích tiết insulin phụ thuộc vào glucose (glucose-dependent insulinotropic polypeptide: GID). Hai chất này được phóng thích từ ruột suốt ngày và tăng nồng độ đáp ứng với bữa ăn. Các hormon incretin này là thành phần của hệ thống nội sinh tham gia vào sự điều hòa sinh lý tình trạng cân bằng nội môi glucose. Tuy nhiên, bị thủy phân rất nhanh thành dạng không hoạt động.Sitagliptin có tác dụng ngăn ngừa DPP-4 sự thủy phân các hormon incretin, do đó làm tăng nồng độ các dạng có hoạt tính của GLP-1 và GIP trong huyết tương. Bằng cách tăng nồng độ incretin dạng hoạt động, thuốc sitagliptin làm tăng phóng thích insulin vào máu và giảm nồng độ glucagon theo cách thức phụ thuộc vào glucose. Ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 có tình trạng tăng đường huyết, sự thay đổi nồng độ insulin và glucagon này dẫn đến sự giảm nồng độ hemoglobin A1c (Hb. A1c) và nồng độ glucose lúc đói, glucose sau khi ăn. Cơ chế phụ thuộc vào glucose này của thuốc Saglip 100 khác biệt với cơ chế tác dụng của các sulfamid hạ đường huyết. Các sulfamid hạ đường huyết có thể làm tăng tiết insulin ngay cả khi nồng độ glucose thấp và có thể dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 và ở đối tượng bình thường. Sitagliptin là 1 chất ức chế mạnh, chọn lọc cao trên enzym DPP-4 và thuốc không ức chế các enzym liên quan gần là DPP-8, DPP-9 ở các nồng độ điều trị. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Saglip 100 Thuốc Saglip 100 được dùng trong các trường hợp dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc khác như metformin, sulfamid hạ đường huyết, chất chủ vận PPARy để giúp cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.Chống chỉ định thuốc với bệnh nhân quá mẫn với hoạt chất Sitagliptin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Saglip 100 Thuốc được dùng bằng đường uống. Người bệnh nên uống cả viên thuốc với nước. Có thể uống thuốc khi đói hay no.Liều dùng khuyến cáo của thuốc như sau:Liều dùng được khuyến cáo là 100mg/ ngày/lần khi dùng như đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc trị tiểu đường khác.Khi dùng thuốc Sitagliptin kết hợp với sulfamid hạ đường huyết, có thể xem xét dùng sulfamid hạ đường huyết liều thấp hơn nhằm giảm nguy cơ hạ đường huyết do sulfamid hạ đường huyết.Đối với bệnh nhân suy thận:Suy thận nhẹ ([Cl. Cr] ≥ 50 m. L/ phút): không cần thiết phải chỉnh liều.Suy thận trung bình ( 30 ≤ Cl. Cr < 50 m. L/ phút): Dùng 50mg /ngày/ lần.Suy thận nặng (Cl. Cr < 30 m. L/ phút), hoặc trường hợp có bệnh thận ở giai đoạn cuối cần thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc: Uống 25 mg ngày 1 lần. Có thể dùng thuốc sitagliptin bất kỳ lúc nào, không liên quan đến thời điểm thẩm phân máu.Sử dụng ở người cao tuổi: Trong các nghiên cứu lâm sàng tính an toàn và hiệu lực của sitagliptin ở người cao tuổi (≥ 65 tuổi) cho thấy tương tự như ở bệnh nhân trẻ tuổi hơn (< 65 tuổi).Quá liều:Trong những thử nghiệm lâm sàng có đối chứng ở người khỏe mạnh, sitagliptin liều đơn đến 800 mg vẫn được dung nạp tốt. Trong một nghiên cứu dùng với liều 800mg sitagliptin, khoảng QTc tăng rất ít và không liên quan đến lâm sàng. Trong trường hợp quá liều, nên áp dụng các biện pháp giúp hỗ trợ thường dùng, như loại bỏ chất chưa kịp hấp thụ khỏi đường tiêu hóa bằng cách gây nôn, rửa dạ dày. Nên theo dõi trên lâm sàng (bao gồm làm điện tâm đồ) và điều trị hỗ trợ, nếu cần. Sitagliptin có thể được thẩm tách ở mức độ vừa phải. 4. Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Saglip 100 Khi người bệnh dùng thuốc Saglip 100 cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: hạ đường huyết, chóng mặt, đau đầu, táo bón, phản ứng dị ứng...Ngoài ra, còn có thể xảy ra tác dụng phụ đã được báo cáo gồm viêm tụy cấp, nếu như nặng có thể dẫn tới tử vong. Cần tiến hành theo dõi sớm các biểu hiện của bệnh viêm tụy cấp có thể xảy ra như cảm thấy buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng nhiều kéo dài. Nếu như có nghi ngờ viêm tụy, cần phải ngừng dùng Sitagliptin và người bệnh cần tới bệnh viện ngay để được điều trị. Viêm tụy cấp thường xảy ra trong vòng 30 ngày khi bắt đầu điều trị. Yếu tố nguy cơ bao gồm người béo phì, người bệnh tăng cholesterol và tăng triglycerid trong máu. 5. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Saglip 100;;;;;Thuốc Cefantif 100 Tab được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim với thành phần hoạt chất là Cefdinir, hàm lượng 100 mg.Cefdinir là một kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Cefdinir có tác dụng diệt khuẩn do có khả năng ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, dẫn đến vi khuẩn không tạo được vách tế bào và tế bào bị vỡ ra dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu.Phổ kháng khuẩn của Cefdinir gồm :Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus epidermidis (kể cả những chủng sinh beta lactamase còn nhạy cảm với methicillin), Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes (nhạy với penicilin)Vi khuẩn Gram âm: Moraxella catarrhalis, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Neisseria gonorrhoeae.Tụ cầu vàng kháng methicillin, Enterobacter, Enterococcus, Pseudomonas aeruginosa không nhạy cảm với Cefdinir. 2. Chỉ định của thuốc Cefantif 100 Tab Thuốc Cefantif 100 Tab được chỉ định trong những trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm:Viêm phổi mắc phải cộng đồng gây ra bởi Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin), Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase).Đợt cấp của viêm phế quản mạn do Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin), Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase).Viêm xoang cấp tính do Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicillin), Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase).Viêm amidan, viêm họng do Streptococcus pyogenes.Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da do Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus (gồm cả chủng sinh beta lactamase).Viêm tai giữa cấp do các tác nhân Moraxella catarrhalis (gồm cả chủng sinh beta lactamase), Haemophilus influenzae và Streptococcus pneumoniae. 3. Chống chỉ định của thuốc Cefantif 100 Tab Không sử dụng thuốc Cefantif 100 Tab trong những trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm cephalosporin, penicillin hay bất cứ thành phần nào của thuốc. 4. Liều dùng và cách dùng của thuốc Cefantif 100 Tab Cách dùng: Nên uống thuốc Cefantif 100 Tab ngay sau khi ăn và tránh xa các thuốc kháng acid hoặc chế phẩm chứa sắt ít nhất 2 giờ.Liều dùng: Liều dùng và thời gian dùng thuốc được bác sĩ điều trị chỉ định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Thời gian điều trị thường là 5 – 10 ngày hoặc cũng có thể dùng 1 lần hoặc chia thành 2 lần mỗi ngày.Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn: tổng liều cho tất cả các loại nhiễm trùng là 600 mg/ngày chia thành 1 hoặc 2 lần uống. Liều tối đa là 600 mg/ngày.Trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi: 14 mg/kg/ngày chia thành 1 hoặc 2 lần uống. Không nên chia liều đối với viên nén bao phim Cefantif 100 Tab, vì vậy chỉ nên dùng thuốc này cho trẻ em ≥15 kg với liều là 100 mg/1 lần/ngàyĐối với bệnh nhân suy thận: Người lớn có độ thanh thải creatinine < 30ml/phút: nên dùng liều 300mg/lần/ngày.Trẻ em có độ thanh thải creatinine < 30ml/phút: 7 mg/kg/ngày (tối đa 300 mg/ngày)Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo: dùng liều 300mg/ngày hoặc 7mg/kg khi kết thúc chạy thận, cách ngày dùng 1 liều. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cefantif 100 Tab Cefantif 100 Tab thường được dung nạp tốt và tác dụng mong muốn thường nhẹ, bao gồm:Tác dụng không mong muốn hiếm gặp: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn, viêm âm đạo.Tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp: đầy hơi, khó tiêu, nôn, biếng ăn, táo bón, phân khác thường, chóng mặt, mất ngủ, ngủ gà, ngứa ngáy.Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ/dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình điều trị với thuốc Cefantif 100 Tab 6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Cefantif 100 Tab Việc điều trị lâu ngày với Cefantif 100 Tab, là một kháng sinh phổ rộng có thể dẫn đến phát sinh những vi khuẩn đề kháng thuốc. Vì vậy, nếu có hiện tượng tái nhiễm trong quá trình điều trị, cần xem xét chuyển sang kháng sinh khác thích hợp.Thận trọng khi sử dụng Cefantif 100 Tab ở bệnh nhân có tiền sử viêm đại tràng.Thời kỳ mang thai và cho con bú: đến nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng về việc dùng Cefdinir trên phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy chỉ dùng Cefantif 100 Tab khi thật cần thiết.Cefantif 100 Tab không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.Các triệu chứng và dấu hiệu ngộ độc khi dùng quá liều Cefantif 100 Tab gồm đau thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật... Lọc máu có thể giúp loại trừ Cefdinir ra khỏi cơ thể, đặc biệt đối với bệnh nhân có suy giảm chức năng thận. 7. Tương tác thuốc Cefantif 100 Tab Thuốc Cefantif 100 Tab có tương tác với những thuốc sau đây:Thuốc kháng acid chứa nhôm hoặc magnesium, các chế phẩm chứa sắt: các thuốc này làm giảm hấp thu Cefantif 100 Tab nên phải dùng cách xa những thuốc này ít nhất 2 giờ.Probenecid: làm tăng nồng độ Cefdinir trong máu do ức chế sự bài tiết Cefdinir qua thận.Khi đã nắm rõ cơ chế hoạt động và thông tin về thuốc Cefantif 100 Tab, người bệnh nên tham khảo ký để quá trình dùng thuốc đạt được kết quả cao và an toàn nhất.;;;;;Thuốc Sanseptol thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Với thành phần chính là Trimethoprim.Sulfamethoxazol. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc qua bài viết dưới đây. 1. Thành phần Thuốc Sanseptol gồm các thành phần:Trimethoprim, Sulfamethoxazol: 400 mg. Tá dược vừa đủ 1 viên (Tá dược bao gồm: Pregelatinized starch, PVP croscarmellose Sodium, Cellulose vi tinh thể, magnesi stearat).Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ 20 viên nén. 2. Công dụng thuốc Sanseptol Thuốc Sanseptol có công dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn.Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp:Các đợt cấp viêm phế quản mạn. Bệnh viêm phổi cấp ở trẻ em. Bênh viêm tai giữa cấp ở trẻ em.Bệnh viêm xoang mủ cấp người lớn. Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu:Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn ở nam giới. Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính, tái phát ở nữ giới độ tuổi trưởng thành.Bệnh nhiễm khuẩn do Pneumocystis carinii:Bệnh viêm phổi do Pneumocystis carinii.Bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa:Bệnh lỵ trực khuẩn. Tuy nhiên, kháng thuốc phổ biến tăng.Đây là thuốc hàng hai trong điều trị thương hàn. 3. Chống chỉ định Thuốc Sanseptol được chống chỉ định trong một số trường hợp sau: Bệnh nhân suy thận nặng và không giám sát được nồng độ thuốc có trong huyết tương.Những người được xác định thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.Người mẫn cảm với sulfamid hoặc với trimethoprim.Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi. 4. Liều dùng và cách dùng Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên vào bữa ăn. Trong điều trị cấp có thể tăng liều.Đối với trẻ em và những bệnh nhân có yêu cầu chữa trị đặc biệt: Dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc. 5. Tác dụng không mong muốn Khi sử dụng thuốc có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn ở 10% người bệnh. Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất xảy ra ở đường tiêu hóa (5%) và một số phản ứng trên da xảy ra tối thiểu ở 2% người bệnh dùng thuốc: Ngoại ban, mụn phòng. Các tác dụng phụ thường nhẹ nhưng đôi khi xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng có thể gây tử vong, như hội chứng Lyell. Hoạt tính có trong thuốc là Trimethoprim. Sulfamethoxazol không được dùng cho người bệnh đã xác định bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ hoặc những người bị bệnh gan nặng, có thể viêm gan nhiễm độc.Tác dụng phụ hay gặp: Sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm lưỡi, ngoại ban.Tác dụng phụ ít gặp: Tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, mày đay, ban xuất huyết.Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, bệnh thiếu máu tan huyết, bệnh huyết thanh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, bệnh giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu. Nguy hiểm hơn là viêm màng não vô khuẩn, hoại tử biểu bị nhiễm độc (hội chứng Lyell), hội chứng Stevens - Johnson. Phát ban đỏ đa dạng, phù mạch, mẫn cảm ánh sáng. Hiện tượng vàng da, ứ mật ở gan, hoại tử gan. Tăng kali huyết, gây ảo giác, giảm đường huyết, suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận, ù tai. Khi một trong các dấu hiệu trên xuất hiện, bạn nên thông báo cho bác sĩ ngay để kịp thời xử lý. 6. Tương tác thuốc Khi dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu, đặc biệt thiazid, sẽ làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu ở người già. Sulfonamid có thể ức chế quá trình gắn protein và bài tiết qua thận của methotrexat. Chính vì vậy sẽ làm giảm đào thải, tăng tác dụng của methotrexat. Khi dùng Cotrimoxazol dùng đồng thời với pyrimethamin 25mg/ tuần sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Hoạt chất Cotrimoxazol ức chế chuyển hóa phenytoin ở gan, có khả năng làm tăng quá mức tác dụng của phenytoin. Cotrimoxazol còn có thể kéo dài thời gian prothrombin ở người bệnh đang dùng Warfarin. 7. Thận trọng khi dùng thuốc Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi. Vì chức năng thận có thể bị suy giảm, dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi và khi dùng Sanseptol liều cao dài ngày, mất nước, suy dinh dưỡng.Trimethoprim/ Sulfamethoxazol cũng có thể gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu hụt 6 – 6PD.Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:Thuốc Sanseptol có thể gây vàng da ở trẻ em trong thời kỳ chu sinh do việc đẩy bilirubin ra khỏi albumin. Nguyên nhân vì trimethoprim và sulfamethoxazol có thể cản trở chuyển hóa acid folic, thuốc này chỉ dùng lúc mang thai khi thật cần thiết. Trong trường hợp cần phải dùng thuốc trong thời kỳ có thai, điều quan trọng là phải dùng thêm acid folic và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú không được dùng Trimethoprim/ Sulfamethoxazol, vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tác dụng độc của thuốc.Một số lưu ý đặc biệt và cảnh báo trước khi sử dụng thuốc:Khi phát hiện thấy thuốc có hiện tượng mốc, biến đổi màu thì không được dùng.Thuốc đã quá hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất in trên bao bì thì không được dùng.Quá liều và cách xử trí: Biểu hiện quá liều: Đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn, bất tỉnh, loạn tạo màu và vàng da là biểu hiện muốn của dùng quá liều, ức chế tủy.Cách xử trí: Gây nôn, rửa dạ dày.Acid hóa nước tiểu để tăng đào thải trimethoprim. Nếu có dấu hiệu ức chế tủy, người bệnh cần dùng leucovorin (acid folinic) 5 - 15mg/ ngày cho đến khi hồi phục tạo màu.Thuốc Sanseptol chỉ dùng theo đơn của bác sĩ, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.;;;;;Thuốc Markfil 100 là thuốc thuộc nhóm điều trị rối loạn cương dương ở nam giới. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc Markfil 100, mời quý độc giả đọc tham khảo qua bài viết dưới đây. Thuốc Markfil 100 là thuốc thuộc nhóm điều trị rối loạn cương dương, có thành phần chính là Sildenafil citrate tương đương Sildenafil 100mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng 1 viên 100mg, 1 hộp 1 vỉ x 4 viên.Sildenafil là chất có tác dụng cường dương do làm giãn cơ trơn thể hang và làm tăng lưu lượng máu tới thể hang khiến cho dương vật cương cứng trong điều kiện có các kích thích tình dục.Thuốc Markfil 100 được hấp thu nhanh chóng, có nồng độ tối đa trong máu trong 30 đến 120 phút (trung bình khoảng 60 phút) sau khi uống. Thời gian bán thải trong huyết thanh sau khi uống là 3 đến 5 giờ.Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua gan dưới dạng chuyển hóa (80% liều uống) và một phần nhỏ được bài tiết qua thận (13% liều uống). Thuốc Markfil 100 được dùng trong điều trị rối loạn cương dương, đây là tình trạng không đạt được hoặc không duy trì được sự cương cứng của dương vật đủ để thỏa mãn nhu cầu hoạt động tình dục.Lưu ý: Để Markfil 100 có hiệu quả cần có các kích thích tình dục kèm theo. 3. Liều dùng - cách dùng thuốc Markfil 100 Cách dùng: Thuốc dùng đường uống, bạn nên uống trước khi quan hệ 1 giờ, nên uống vào lúc đói vì khi có thức ăn Markfil 100 sẽ lâu có tác dụng hơn.Liều dùng:Thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc bạn có thể tham khảo theo khuyến cáo dưới đây của nhà sản xuất:Liều khuyến cáo: Nên sử dụng liều đầu tiên 50mg/ lần/ ngày.Tùy vào hiệu quả và khả năng đáp ứng với thuốc trên từng bệnh nhân mà có thể thay đổi liều từ 25 - 100mg/ lần/ ngày.Tối đa ngày dùng 1 lần và dùng không quá 100mg trong vòng 24 giờ.Đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin từ 30 - 80ml/ phút, dùng liều 50mg/ lần/ ngày. Đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 30ml/ phút cân nhắc liều 25ml/ lần/ ngày, tùy vào hiệu quả và đáp ứng của người bệnh có thể tăng 50 - 100mg/ lần/ ngày.Đối với bệnh nhân suy gan có thể cân nhắc sử dụng liều 25mg/ lần/ ngày, có thể tăng 50 - 100mg/ lần/ ngày tùy vào đáp ứng của người bệnh. 4. Chống chỉ định của thuốc Markfil 100 Chống chỉ định dùng thuốc Markfil 100 trong các trường hợp sau đây:Không sử dụng Markfil 100 cho phụ nữ và trẻ em dưới 18 tuổi.Nếu bạn bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Markfil 100 thì bạn không được sử dụng thuốc này.Do thuốc có tác dụng gây hạ huyết áp, nếu bạn đang sử dụng các thuốc hoặc hợp chất có chứa muối nitrat hữu cơ thì bạn không được sử dụng thuốc này. Hãy báo với bác sĩ của bạn về các loại thuốc bạn đang sử dụng.Không dùng thuốc cho các đối tượng nam giới có tiền sử bệnh lý mạch vành hoặc mạch não.Bệnh nhân bị mất thị lực một mắt do thiếu máu cục bộ thần kinh thị giác không được dùng thuốc này. 5. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Markfil 100 Khi sử dụng Markfil 100 bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:Toàn thân: Đau đầu, nóng bừng mặt, chóng mặt, sung huyết mũi.Tim mạch: Có thể gặp tăng nhịp tim.Tiêu hóa: Khó tiêu, khô miệng hoặc nôn,...Chuyển hóa: Bạn có thể gặp các triệu chứng của tăng đường huyết, phản xạ giảm glucose, tăng natri máu, tăng ure máu.Hô hấp: Bạn có thể bị ho khi sử dụng thuốc tuy nhiên tần suất gặp không nhiều.Mắt: Tác dụng phụ trên mắt hiếm gặp tuy nhiên bạn có thể gặp các triệu chứng với tần suất thấp như khô mắt, tăng nhãn áp, nhìn màu không rõ, rối loạn thị giác.Nếu gặp bất cứ triệu chứng không mong muốn nào trong quá trình điều trị thuốc Markfil 100, bạn cần thông báo với bác sĩ của bạn để được hướng dẫn và có phương án xử lý kịp thời. 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Markfil 100 Khi sử dụng thuốc Markfil 100 bạn nên lưu ý những điều sau:Bạn cần phải được chẩn đoán chắc chắn rối loạn chức năng cương dương và phải được tìm nguyên nhân gây bệnh trước khi sử dụng thuốc.Bạn cần phải tầm soát loại trừ các yếu tố nguy cơ về tim mạch, các tiền sử bệnh lý mạch vành, mạch não trước khi dùng thuốc. Nếu bạn có tình trạng bệnh về mạch vành hoặc mạch não hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn để được tư vấn kịp thời.Thông báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng vì nó có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Markfil 100, ví dụ: Ritonavir, Erythromycin, cimetidine, ketoconazole,...Thuốc Markfil 100 có gây tác dụng phụ gây chóng mặt và thay đổi thị giác, nếu bạn thường xuyên phải lái xe hoặc làm công việc vận hành máy móc bạn nên báo với bác sĩ của mình hoặc dược sĩ để được tư vấn và hướng dẫn kịp thời.Trên đây là thông tin về thuốc Markfil 100, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc Markfil 100, bạn có thể liên hệ với bác sĩ của mình hoặc dược sĩ để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.;;;;;Thuốc Sunpexitaz 100 có thành phần chính là Pemetrexed, được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư biểu mô màng phổi ác tính, ung thư phổi tiến triển... Tìm hiểu các thông tin chung về công dụng của thuốc Sunpexitaz 100 sẽ giúp bệnh nhân nâng cao hiệu quả điều trị. Thuốc Sunpexitaz 100 được bào chế dưới dạng bột pha dịch truyền tĩnh mạch, có thành phần chính bao gồm:Hoạt chất: Pemetrexed (dạng Dinatri pemetrexed heptahydrate) hàm lượng 100 mg. Tá dược : Mannitol, Acid hydrochloride, Natri hydroxyd vừa đủ 1 lọ thuốc.Hoạt chất Pemetrexed trong Sunpexitaz 100 là một chất ức chế chuyển hóa tương tự như folat, tác động qua việc ức chế những enzym phụ thuộc folat như thymidylate synthase (TS), dihydrofolate reductase (DHFR) và glycinamide ribonucleotide formyltransferase (GARFT), từ đó ngăn quá trình chuyển hóa phụ thuộc folat, quá trình này cần thiết cho sự nhân đôi của tế bào. Nhờ cơ chế này, thuốc Sunpexitaz 100 có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Thuốc Sunpexitaz 100 được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Kết hợp với Cisplatin trong điều trị ung thư biểu mô màng phổi ác tính, ở những bệnh nhân không được hóa trị trước đó.Kết hợp với Cisplatin trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.Kết hợp với Cisplatin điều trị khởi đầu cho bệnh nhân ung thư phổi tiến triển.Kê đơn điều trị ung thư phổi giai đoạn tiến triển trong trường hợp bệnh nhân có đáp ứng với điều trị hoặc không trở nặng sau đợt hóa trị ban đầu.Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây, thuốc Sunpexitaz 100 không được phép sử dụng:Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Sunpexitaz 100.Tiền sử dị ứng với các thuốc khác có chứa hoạt chất Pemetrexed.Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.Bệnh nhân có tiêm hoặc dự định tiêm vaccin sốt vàng. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Sunpexitaz 100 3.1. Cách dùng. Cần vô trùng trong quá trình pha loãng Pemetrexed để truyền tĩnh mạch.Pha lọ 100mg với 4,2 ml dung dịch Nacl 0,9% để thu được dung dịch chứa 25 mg/ml Pemetrexed. Lắc nhẹ cho đến khi thuốc tan hoàn toàn trong dung dịch.Lấy một lượng thích hợp của dung dịch Pemetrexed đã được pha, đem pha loãng với 100 ml Na. Cl 0,9%, sử dụng dung dịch cuối cùng theo đường truyền tĩnh mạch với thời gian trên 10 phút.Dung dịch thuốc Sunpexitaz 100 sau khi pha chỉ dùng một lần. Lượng thuốc không được sử dụng phải đổ bỏ đúng quy định.3.2. Liều dùng thuốc Sunpexitaz 100Tiền trị liệu. Sử dụng một loại Corticosteroid vào trước, trong hoặc sau điều trị với Sunpexitaz. Khuyến cáo dùng liều tương đương 4 mg Dexamethasone uống 2 lần/ngày.Bổ sung Acid folic hoặc Multivitamin mỗi ngày. Dùng ít nhất 5 liều Acid folic trong suốt 7 ngày trước khi điều trị bằng đợt Sunpexitaz đầu tiên và duy trì trong suốt quá trình điều trị.Tiêm bắp Vitamin B12 liều 1000 mcg vào tuần trước của liều Sunpexitaz và mỗi 3 chu kỳ điều trị sau đó.Dùng kết hợp với Cisplatin. Liều khuyến cáo: Sunpexitaz 500 mg/m2 bề mặt cơ thể, truyền tĩnh mạch trong 10 phút vào ngày thứ nhất (trong chu kỳ 21 ngày). Kết hợp với Cisplatin liều khuyến cáo 75 mg/m2 bề mặt cơ thể, truyền trong 2 giờ sau khi truyền xong thuốc Sunpexitaz khoảng 30 phút vào ngày thứ nhất (trong chu kỳ 21 ngày).Kết hợp điều trị chống nôn và bù đủ nước trước hoặc sau khi truyền Cisplatin.Đơn liều Sunpexitaz. Liều khuyến cáo: 500 mg/m2 bề mặt cơ thể truyền tĩnh mạch trong 10 phút vào ngày thứ nhất (trong chu kỳ 21 ngày).Lưu ý: Bệnh nhân cần được theo dõi công thức máu, sinh hóa máu, chức năng gan thận thường xuyên để được điều chỉnh liều cho phù hợp. 4. Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Sunpexitaz 100 Việc điều trị bằng Sunpexitaz 100 có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như:Rất phổ biến: Số lượng bạch cầu thấp, lượng Hemoglobin thấp gây thiếu máu, lượng tiểu cầu giảm. Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, chán ăn. Đau đỏ, sưng hoặc loét miệng. Mệt mỏi và phát ban da. Rụng tóc, mất cảm giác, xét nghiệm chức năng thận bất thường.Phổ biến: Phản ứng dị ứng như phát ban da, cảm giác bỏng hoặc đau nhói. Nhiễm trùng, sốt, mất nước, suy thận. Kích ứng da, ngứa. Đau ngực, yếu cơ, viêm màng kết mắt. Khó tiêu, đau bụng ,vị giác thay đổi. Suy giảm chức năng gan. Chảy nước mắt.Không phổ biến: Suy thận cấp, nhịp tim nhanh, viêm màng thực quản, viêm trực tràng, viêm phổi mô kẽ, phù. Đau tim, đột quỵ thiếu máu thoáng qua. Thiếu máu không tái tạo kèm giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Viêm phổi xạ trị. Đau tứ chi, nhiệt độ giảm, thay đổi màu da, cục máu đông trong máu phổi. Vì vậy, khi gặp các tác dụng phụ không mong muốn trên, bệnh nhân và người thân cần báo ngay với nhân viên y tế, để được kiểm tra, xử trí và ngưng thuốc kịp thời. 5. Lưu ý sử dụng thuốc Sunpexitaz 100 ở các đối tượng Thận trọng khi sử dụng thuốc Sunpexitaz 100 ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận nặng, bệnh nhân suy tủy, bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, biến cố nhồi máu não...Phụ nữ có thai: Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phân loại thuốc Pemetrexed trong thuốc Sunpexitaz 100 thuộc nhóm D, là những hoạt chất có bằng chứng gây hại cho thai nhi. Vì thế, tuyệt đối không sử dụng cho những phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân sử dụng các biện pháp tránh thai trong thời gian điều trị với thuốc Sunpexitaz 100.Phụ nữ đang cho con bú: Chưa có dữ liệu khẳng định liệu Pemetrexed có thể đi qua sữa mẹ hay không, tuy nhiên các thuốc điều trị ung thư thường gây những tác hại nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, không sử dụng thuốc Sunpexitaz 100 ở phụ nữ đang cho con bú, hoặc cân nhắc ngừng cho con bú trong thời gian điều trị bằng thuốc này. 6. Tương tác thuốc Sunpexitaz 100 Tương tác với các thuốc khác:Tránh sử dụng đồng thời Sunpexitaz 100 với các thuốc gây độc thận như Aminoglycosid, các hợp chất platin, thuốc lợi tiểu quai, Cyclosporin... vì có thể làm kéo dài độ thanh thải của hoạt chất Pemetrexed.Tránh sử dụng đồng thời Sunpexitaz 100 với các thuốc bài tiết qua thận như Probenecid, Penicillin... thuốc kháng viêm không steroid – NSAIDs liều cao như Ibuprofen, Aspirin... có thể kéo dài độ thanh thải của hoạt chất Pemetrexed.Sử dụng các thuốc chống đông trong quá trình điều trị bằng Sunpexitaz 100 để làm giảm nguy cơ huyết khối ở bệnh nhân ung thư.Chống chỉ định dùng Sunpexitaz 100 với các Vacxin bệnh sốt vàng vì làm tăng nguy cơ tử vong.Không khuyến cáo sử dụng đồng thời Sunpexitaz 100 với Vacxin sống giảm độc lực vì có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn toàn thân và tử vong.Trên đây là thông tin cần thiết về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách sử dụng và những tác dụng không mong muốn của thuốc Sunpexitaz 100. Lưu ý, Sunpexitaz 100 là thuốc điều trị ung thư cần có sự chỉ định, theo dõi của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa bệnh nhân và nhân viên y tế trong quá trình điều trị bằng Sunpexitaz 100 sẽ vừa giúp nâng cao hiệu quả điều trị, vừa phòng tránh được những tác dụng không mong muốn.
question_63663
Mối liên quan giữa trầm cảm và bệnh tim mạch
doc_63663
Bệnh tim mạch không chỉ có liên quan tới các yếu tố nguy cơ sinh học và lối sống mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý và tinh thần. Trong đó, bệnh trầm cảm có ảnh hưởng khá lớn tới bệnh tim mạch. 1. Sự liên hệ giữa bệnh tim mạch và trầm cảm Hầu hết các nghiên cứu về bệnh tim mạch đã chỉ ra mối liên quan trực tiếp giữa các yếu tố nguy cơ sinh học (rối loạn lipid máu, rối loạn glucose máu, các yếu tố viêm,...) và lối sống (béo phì, ít vận động, nghiện bia rượu, hút thuốc lá,...) đến bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa bệnh tim mạch và các yếu tố tâm lý, tâm thần, trong đó có bệnh trầm cảm. Trầm cảm và cô đơn không chỉ đơn thuần về mặt cảm xúc mà còn có thể tạo áp lực lớn lên tim mạch. Cụ thể, nỗi lo âu, buồn phiền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Còn những người đã mắc bệnh tim mạch thì trầm cảm là yếu tố làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Theo khảo sát của các nhà khoa học trên gần 6.000 người, những người mắc bệnh trầm cảm và bệnh tim có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với người không mắc bệnh. Bên cạnh đó, trầm cảm còn khiến bệnh tim tái phát.Phụ nữ mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới nhiều lần. Ngoài ra, trầm cảm và lo âu nặng còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp - một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim. Người mắc bệnh trầm cảm dễ bị nhồi máu cơ tim Hiện vẫn chưa có kết luận chính xác vì sao bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch. Từ thực tế, các chuyên gia cho rằng trầm cảm dẫn tới những hành vi không tốt cho sức khỏe như không tập thể dục, gây béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.Nghiên cứu trên một tạp chí tim mạch cho thấy những người hay buồn phiền sẽ có nồng độ protein phản ứng C cao hơn - một hoạt chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, những tổn thương tinh thần cũng có thể tác động tới các tế bào tiểu cầu, khiến chúng kết tụ lại với nhau, dẫn tới tắc nghẽn động mạch do cục máu đông - gây các bệnh lý tim mạch. 2. Mối quan hệ giữa trầm cảm và các bệnh lý tim mạch thường gặp 2.1 Trầm cảm và bệnh mạch vành Trầm cảm là một trong những yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Xơ vữa động mạch và các cơ chế sinh lý bệnh tiềm ẩn của bệnh mạch vành đã hình thành một thời gian dài trước khi xuất hiện các triệu chứng tim mạch. Do đó, xơ vữa động mạch có thể tạo điều kiện xuất hiện sớm các triệu chứng trầm cảm hơn so với các triệu chứng của bệnh mạch vành.Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm sau nhồi máu cơ tim cao hơn 3 - 3,5 lần so với những người không mắc bệnh tim mạch. So với nhóm người không bị trầm cảm, người bị trầm cảm sau nhồi máu cơ tim có nguy cơ gặp phải các tai biến tim mạch và tử vong cao hơn. Trầm cảm cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ tái nhồi máu cơ tim, ngừng tim, can thiệp mạch vành cấp cứu hoặc tử vong do tim mạch.Các nghiên cứu khác cũng cho kết luận trầm cảm có thể đóng vai trò trung gian giữa các stress trong cuộc sống và làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Bệnh trầm cảm có mối liên quan đến bệnh mạch vành 2.2 Trầm cảm và rối loạn nhịp tim Có 3 tình trạng phổ biến làm tăng nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim là:Sự bất ổn định điện cơ tim - thường do mắc bệnh động mạch vành;Các tai biến phát sinh cấp tính - thường do căng thẳng thần kinh;Trạng thái tâm lý mạn tính, dữ dội và phổ biến - thường gồm trầm cảm và tuyệt vọng.Như vậy, căng thẳng, trầm cảm có ảnh hưởng tới sự cân bằng thần kinh tự động của tim, làm tăng nguy cơ mắc rối loạn nhịp tim. 2.3 Trầm cảm và suy tim Nhiều nghiên cứu cho kết luận tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn 20% ở bệnh nhân mắc bệnh suy tim so với người khỏe mạnh. Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân suy tim đạt khoảng 35 - 38%. Ở bệnh nhân suy tim, trầm cảm dẫn tới sức khỏe yếu, hay phải nhập viện và tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ suy tim ở bệnh nhân trầm cảm tăng cao 2.4 Trầm cảm và tăng huyết áp Nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận bệnh trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng tăng huyết áp. Mối quan hệ giữa trầm cảm và tăng huyết áp vẫn còn nhiều tranh cãi. Theo các chuyên gia, trầm cảm và lo âu thường dẫn tới hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia và tăng cân. Đây là những hành vi thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch.Bệnh tim mạch và trầm cảm có sự liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, khi mắc bệnh tim, người bệnh nên thư giãn, giữ tâm trạng thoải mái, kiểm soát căng thẳng để giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được áp dụng các biện pháp điều trị như sử dụng thuốc chống trầm cảm, trị liệu bệnh tim mạch đồng thời,... theo đúng chỉ định của bác sĩ.
doc_60867;;;;;doc_50142;;;;;doc_37892;;;;;doc_61445;;;;;doc_53070
Trầm cảm và căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, vỡ tim. Vì vậy, kiểm soát căng thẳng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ tai biến cho bệnh nhân. Trầm cảm (tên tiếng Anh: Depression) là một dạng bệnh lý đặc trưng bởi sự rối loạn tâm lý. Ước tính có khoảng 3 - 5% có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tỷ lệ nguy cơ một người mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Hội chứng này hay gặp ở người có hôn nhân không hạnh phúc, thất nghiệp,...Trầm cảm gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc, suy nghĩ hoặc hành vi của người bệnh. Bệnh nhân thường có tâm trạng chán nản, buồn bã, mất ngủ, giảm hứng thú,... kéo dài dai dẳng. Bên cạnh đó, bệnh trầm cảm còn liên quan tới nhiều vấn đề sức khỏe khác, tiêu biểu là bệnh tim mạch. Trầm cảm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh 2. Trầm cảm, căng thẳng kéo dài có thể tăng nguy cơ vỡ tim Trầm cảm là bệnh lý làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gây vỡ tim. Vỡ tim là khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim, gây hoại tử thành cơ tim, vỡ thành cơ tim tại những điểm cơ tim bị suy yếu do hoại tử. Vỡ tim gây chảy máu, sốc tim và suy tim nặng với tỷ lệ tử vong lên tới 50 - 60%.Theo các bác sĩ, những yếu tố bên ngoài như sang chấn tâm lý trong cuộc sống, stress do áp lực cuộc sống, công việc,... gây những ảnh hưởng rất lớn tới tim mạch. Tình trạng trầm cảm, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Áp lực tâm lý có thể gây trầm cảm, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí vỡ tim vì căng thẳng,... Như vậy, nguy cơ trầm cảm gây vỡ tim hoàn toàn có thể xảy ra.Các chuyên gia về tim mạch đánh giá căng thẳng kéo dài là tác nhân gây nên các cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim. Hệ lụy là nhồi máu cơ tim có thể dẫn tới vỡ tim. Đồng thời, trầm cảm cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong gấp 2 lần ở bệnh nhân tim mạch so với nhóm người mắc bệnh tim không bị trầm cảm. Căng thẳng có thể là tác nhân gây nên các cơn đau ngực 3. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ tai biến tim mạch do trầm cảm Khi bị bệnh tim mạch và bệnh trầm cảm, bên cạnh việc thực hiện đúng theo các phương pháp điều trị, người bệnh còn cần cố gắng duy trì một chế độ sinh hoạt phù hợp. Cụ thể:Không tự cô lập bản thân, nên thường xuyên giao tiếp và hòa nhập với mọi người xung quanh;Học cách thư giãn tâm lý, kiểm soát căng thẳng;Tăng cường vận động thể chất và tích cực luyện tập thể dục thể thao. Vận động giúp não bộ tăng tiết các hormone chống trầm cảm hữu hiệu như Endorphins, Serotonin,...;Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không bỏ bữa để tránh suy nhược cơ thể và làm tăng tình trạng mệt mỏi;Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc;Không hút thuốc lá, không uống rượu bia;Khi có triệu chứng bất thường cảnh báo vấn đề về sức khỏe cần đi khám ngay. Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý Trầm cảm là bệnh lý gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe nói chung, bệnh tim mạch nói riêng, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ vỡ tim. Vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu trầm cảm hoặc biểu hiện của bệnh tim mạch, người bệnh nên ngay lập tức đi thăm khám, điều trị đầy đủ và theo dõi liên tục.;;;;;Chăm sóc sức khỏe tinh thần bệnh nhân tim mạch là điều quan trọng trong quá trình điều trị. Nếu bạn trải qua cơn đau tim hoặc được chẩn đoán về bệnh tim mạch, có khả năng bạn đang phải đối mặt với nhiều thay đổi trong cuộc sống. Thông thường chúng ta sẽ tập trung vào việc cải thiện sức khỏe thể chất như có chế độ ăn lành mạnh hơn, gia tăng cường độ tập thể dục. Tuy nhiên, mọi người lại thường lơ là đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình. 1. Mối liên hệ giữa cơn đau tim và sức khoẻ tinh thần Cơn đau tim là một sự kiện lớn trong cuộc đời, khiến cuộc sống bị gián đoạn một cách nghiêm trọng và điều này là nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc vô cùng mạnh mẽ và tiêu cực. Chăm sóc sức khỏe tinh thần bệnh nhân tim mạch cần được quan tâm và chú trọng như bệnh lý đã điều trị Có thể nói, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần bệnh nhân tim mạch là vô cùng quan trọng. Sau khi mắc các bệnh tim mạch, tỷ lệ bị trầm cảm cũng gia tăng và điều này có thể mang lại nhiều biến chứng cho tình hình sức khỏe của bệnh nhân tim mạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đang phải đối mặt với bệnh tim mạch, bao gồm cả những người đang trong quá trình hồi phục sau cơn đau tim hoặc suy tim, đều có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Ngược lại, việc sống chung với trầm cảm làm tăng nguy cơ khiến bệnh tim mạch phức tạp và nguy hiểm.Trầm cảm và lo lắng làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tim mạch bị suy giảm đáng kể, gây nguy hại trực tiếp đến tim mạch. Mức độ căng thẳng cao có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về nhịp tim và làm yếu đi hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, trầm cảm có thể tăng nguy cơ đau tim và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành cục máu đông.Những người còn mắc chứng trầm cảm thường ít tuân thủ các bài tập vật lý trị liệu hoặc chế độ tập thể dục - yếu tố quan trọng để cải thiện sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, trầm cảm liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, lạm dụng rượu/bia và các thói quen xấu khác, để lại hậu quả tiêu cực đối với hệ thống tim mạch. Người bệnh mắc trầm cảm có thể tìm đến bia rượu để giải sầu và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn Do đó, việc chú ý đến cả dấu hiệu bệnh tim tái phát lẫn tình trạng trầm cảm ở người bệnh sau điều trị cần được xem trọng và can thiệp kịp thời. 3. Những triệu chứng cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe tinh thần bệnh nhân tim mạch Cảm giác chán nản, buồn bã và lo lắng xuất hiện sau một cơn đau tim là một phản ứng bình thường. Những cảm xúc này thường sẽ dần giảm đi trong vài tuần khi sức khỏe của bạn được cải thiện và bạn bắt đầu quay lại với hoạt động hàng ngày.Tuy nhiên, không phải lúc nào những tình trạng này cũng giảm nhẹ. Có đến 15% số người mắc bệnh tim có thể phải đối mặt với tình trạng trầm cảm nặng. Các triệu chứng trầm cảm lâm sàng có thể xuất hiện sau phẫu thuật tim, cơn đau tim, hoặc các vấn đề tim khác bao gồm:Suy nghĩ tiêu cực gia tăng.Dễ xúc động.Trở nên không thích các hoạt động xã hội, thích ở một mình.Gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày, bao gồm cả những việc cần thiết cho quá trình hồi phục của bệnh nhân.Mất hứng thú với những việc đã từng mang lại niềm vui cho bản thân trong quá khứ.Có ý nghĩ hoặc cảm giác muốn tự tử.Khi xuất hiện những biểu hiện này cần chú ý và thảo luận với các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để có được lời khuyên và những biện pháp phù hợp để chăm sóc khỏe tinh thần của bệnh nhân tim mạch. 4. Chăm sóc và yêu thương bản thân là chìa khóa để nâng cao sức khỏe tinh thần của bệnh nhân tim mạch. Theo các chuyên gia tâm lý, việc tự chăm sóc bản thân kết hợp cùng với thay đổi lối sống phù hợp như: có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, siêng năng tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe tinh thần cũng như là cải thiện tình trạng tim mạch của người bệnh.Những việc cần làm để chăm sóc sức khỏe tinh thần bao gồm:Ăn mặc đẹp mỗi ngày.Thực hiện và tập luyện các biện pháp giúp kiểm soát sự căng thẳng và thư giãn.Đi bộ thể dục hàng ngày.Tiếp tục duy trì các sở thích hoặc các hoạt động xã hội mà bạn yêu thích.Tích cực chia sẻ cảm xúc với gia đình, bạn bè hoặc những người mà bạn tin tưởng.Tham gia hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc các nhóm cộng đồng. Việc luyện tập thể dục thường xuyên có thể giúp bệnh nhân giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn Nếu người bệnh cảm thấy có những biểu hiện của bệnh trầm cảm và ngày một nặng hơn, ví dụ như:Khó khăn trong việc lấy lại tinh thân để tham gia vào các hoạt động phục hồi sức khỏe.Gặp khó khăn trong việc duy trì các thói quen hằng ngày, các hoạt động xã hội và công việc của bạn.Tự cô lập bản thân với xã hội.Có ý nghĩ hoặc cảm giác muốn tự tử.Lúc này bệnh nhân cần gặp bác sĩ tư vấn để được hỗ trợ các loại thuốc chống trầm cảm phù hợp, các liệu pháp tâm lý (tư vấn hỗ trợ hoặc liệu pháp trò chuyện) hoặc kết hợp cả hai.Sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng và không thể phủ nhận trong cuộc sống hàng ngày. Việc giữ tinh thần luôn vui tươi, lạc quan từ người thân cho người bệnh thông qua các hoạt động thường ngày sẽ góp phần không nhỏ đến quá trình hồi phục sau điều trị. Bệnh nhân nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ nếu có dấu hiệu bệnh tái phát hoặc các vấn đề về tâm lý nếu cần thiết Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh trầm cảm của bệnh nhân tim mạch là rất quan trọng. Điều này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, cũng như ngăn ngừa các cơn đau tim và biến chứng nguy hiểm của các bệnh tim mạch trong tương lai.;;;;;Suy tim và trạng thái lo lắng, trầm cảm là mối liên hệ phức tạp và đa chiều: các vấn đề về tim có thể gây ra cảm giác lo lắng hoặc trầm cảm và ngược lại, lo lắng và trầm cảm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh suy tim có thể gây ra cảm giác buồn bã và lo lắng tột độ, khiến sức khỏe tâm thần bệnh nhân bị ảnh hưởng. Những phản ứng cảm xúc này có thể kéo dài và trở nên nghiêm trọng, gây căng thẳng cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa suy tim và nguy cơ tự tử: trong 6 tháng đầu tiên sau khi được chẩn đoán, nguy cơ tự tử tăng cao. Điều trị lo lắng và trầm cảm cho người suy tim là một vấn đề hết sức cấp thiết ngày nay Về mặt sinh học, khi cơ thể đối mặt với chứng lo âu hoặc trầm cảm, tình trạng viêm sẽ gia tăng, gây ra các vấn đề về tim mạch. Căng thẳng do lo lắng và trầm cảm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, gây ra các vấn đề như:Căng thẳng dẫn đến tăng nhịp tim.Tăng huyết áp.Giảm lưu lượng máu đến tim.Tăng sản xuất cortisol, hormone gây căng thẳng.Ngoài ra, những người mắc chứng lo âu và trầm cảm có xu hướng thực hiện các hành vi không lành mạnh như hút thuốc, ít vận động hoặc uống nhiều rượu, góp phần làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim.Cuối cùng, một số loại thuốc điều trị cho chứng trầm cảm hoặc lo âu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, kháng insulin, nhồi máu cơ tim, đột quỵ thậm chí tử vong.Những nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý cả tình trạng sức khỏe tâm thần và thể chất trong điều trị suy tim. Lo lắng và trầm cảm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị của người bệnh suy tim. Cả hai yếu tố này thường gặp ở bệnh nhân suy tim và khiến tình trạng của người bệnh trở nên trầm trọng hơn vì giảm tuân thủ điều trị, tăng số lần nhập viện và tỷ lệ tử vong cao hơn. Các cơ chế sinh lý và hành vi trên gián tiếp liên quan với mối liên hệ giữa trầm cảm, lo lắng và suy tim, dẫn đến việc phát triển và tiến triển của suy tim. Do đó, việc điều trị lo lắng và trầm cảm cho người suy tim là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán này có thể gặp khó khăn do sự chồng chéo giữa các triệu chứng tâm thần và tim mạch. Lo lắng và trầm cảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân suy tim 3. Biện pháp điều trị lo lắng và trầm cảm cho người suy tim Trong việc điều trị lo lắng và trầm cảm cho người suy tim, có một số phương pháp được áp dụng phổ biến.Đầu tiên là liệu pháp tâm lý, như liệu pháp tiếp xúc cá nhân (Interpersonal Psychotherapy - IPT). Phương pháp này tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ và tương tác xã hội, giúp người bệnh xử lý các vấn đề tâm lý và giảm bớt nỗi đau tinh thần.Các loại thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thường được sử dụng để giảm các triệu chứng trầm cảm. Ngoài ra, thuốc chống lo âu cũng có thể được kê đơn để giảm bớt cảm giác lo lắng và căng thẳng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ để tránh tương tác thuốc và tác dụng phụ không mong muốn, nhất là trong trường hợp người bệnh đang điều trị cho các vấn đề sức khỏe khác.Liệu pháp kích thích não bộ, bao gồm các phương pháp như liệu pháp sốc điện (ECT), kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) và kích thích dây thần kinh phế vị (VNS), cũng là một lựa chọn trong điều trị trầm cảm. Những phương pháp này, thông qua việc kích thích nhất định các khu vực trong não, có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở những bệnh nhân không đáp ứng với thuốc.Hỗ trợ tâm lý và tinh thần đóng một vai trò không thể phủ nhận trong việc điều trị. Sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng có thể giúp người bệnh cảm thấy được quan tâm và giảm bớt cảm giác cô đơn. Từ đó giúp họ vượt qua khó khăn tâm lý một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, tham gia vào các nhóm hỗ trợ cũng cung cấp cho người bệnh cơ hội để chia sẻ trải nghiệm và học hỏi từ những người khác có cùng tình trạng sức khỏe.Tập thể dục và tham gia vào các hoạt động thể chất cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị lo lắng và trầm cảm. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ hoặc yoga không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn có lợi cho tâm trạng. Thể dục đều đặn giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và tăng cường cảm giác hạnh phúc thông qua việc giải phóng endorphins - các hóa chất trong não có tác dụng giảm đau và tạo cảm giác vui vẻ. Tuy nhiên các hoạt động thể chất nên được thăm khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa Phục hồi chức năng để đánh giá các hoạt động thể lực phù hợp với mức độ bệnh lý Hỗ trợ tâm lý và tinh thần rất cần thiết đối với bệnh nhân suy tim Biện pháp điều trị lo lắng và trầm cảm cho người bệnh suy tim kết hợp cả liệu pháp tâm lý, dùng thuốc và các phương pháp hỗ trợ khác để giải quyết các vấn đề tâm lý phức tạp gắn liền với bệnh lý tim mạch. Các phương pháp này được thiết kế để giảm thiểu các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, và giúp người bệnh quản lý tốt hơn tình trạng sức khỏe của họ. 4. Kết luận Việc điều trị lo lắng và trầm cảm cho người suy tim đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, kết hợp giữa các phương pháp điều trị y khoa và hỗ trợ tâm lý và tinh thần. Các biện pháp này, từ liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc đến liệu pháp kích thích não bộ và tập thể dục, đều hỗ trợ người bệnh trong việc quản lý tình trạng sức khỏe của mình một cách hiệu quả nhất. Mặt khác, sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng cũng giúp tạo nên một môi trường tích cực, khuyến khích người bệnh hồi phục nhanh chóng và duy trì tinh thần lạc quan.;;;;;1. Mối quan hệ giữa cảm xúc và sức khỏe tim mạch Căng thẳng sẽ dẫn đến các phản ứng tiêu cực trong cơ thể. Nếu chúng ta tức giận, lo lắng, căng thẳng, thất vọng, sợ hãi hoặc chán nản, phản ứng tự nhiên của cơ thể là giải phóng những hormone gây căng thẳng. Những hormone này bao gồm cortisol và adrenaline.Các hormone gây căng thẳng cũng làm tim chúng ta đập nhanh hơn và các mạch máu sẽ thu hẹp lại để giúp đẩy máu đến trung tâm cơ thể. Từ đó, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và lượng đường trong máu. Căng thẳng dẫn đến tình trạng nhịp tim bất thường và tăng huyết áp Sau khi căng thẳng giảm bớt, huyết áp và nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu bản thân liên tục bị căng thẳng, cơ thể chúng ta sẽ không có cơ hội phục hồi. Điều này có thể dẫn đến tổn thương thành động mạch.Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào kết luận rằng, cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch hay không nhưng đó là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 2. Cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch 2.1 Đối với bệnh nhân tim mạch Có hai loại cảm xúc có thể tác động đến não của chúng ta. Các cảm xúc tích cực có thể hỗ trợ chúng ta hoàn thành công việc bằng cách gia tăng sự chú ý tập trung. Mặt khác, cảm xúc tiêu cực có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức dẫn đến mệt mỏi và bệnh tim.Tim của bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành (CAD) có thể bị thiếu oxy và dưỡng chất. Sự thiếu hụt oxy này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim, xảy ra ở khoảng 30% đến 50% tổng số bệnh nhân mắc CAD. Thiếu máu cơ tim có thể trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng cảm xúc.Trên thực tế, nếu bản thân đang mắc bất kỳ loại bệnh tim nào, các cảm xúc mạnh mẽ như tức giận có thể gây ra nhịp tim bất thường hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong. Người mắc bệnh tim khi trải qua cảm xúc mãnh liệt có thể dẫn đến nhịp tim bất thường, nghiêm trọng hơn là tử vong 2.2 Đối với người không mắc bệnh tim Trên thực tế, cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch ngay cả khi bản thân chúng ta không bị mắc bệnh tim. Một nghiên cứu được thực hiện với sự tham gia của các bác sĩ khoẻ mạnh. Nghiên cứu ghi nhận lại sự thay đổi về điện tâm đồ (ECG) của các bác sĩ trước và trong 30 giây đầu tiên khi nhận được cuộc gọi cấp cứu khẩn cấp. Kết quả ECG ghi nhận được tình trạng tim bị thiếu oxy và nhịp tim bất thường. Nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng những thay đổi về điện tâm đồ khi bản thân đang bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có liên quan đến não bộ. Đối với những người không có bệnh tim trước đó, trầm cảm nặng cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến tim. 3. Một số phương pháp kiểm soát tình trạng cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch Có nhiều cách để kiểm soát cảm xúc, bao gồm cả những phương pháp lành mạnh và không lành mạnh. Nhiều người có thói quen giải quyết căng thẳng bằng cách hút thuốc, ăn uống quá mức. Tất cả những thói quen không lành mạnh bao gồm cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch. Thay vào đó chúng ta có thể sử dụng các phương pháp kiểm soát cảm xúc và sức khỏe tim mạch sau để giúp bảo vệ bản thân tốt hơn trước bệnh tim: Hoạt động thể chất: khi bản thân đang lo lắng và căng thẳng, tập thể dục là cách tuyệt vời để đốt cháy mọi năng lượng dư thừa và căng thẳng. Đi dạo, đạp xe, bơi lội hoặc đến phòng tập thể dục để tham gia các hoạt động thể chất yêu thích của bản thân. Các chuyên gia tim mạch khuyến nghị mọi người nên có 150 phút tập thể dục với cường độ vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục với cường độ mạnh mỗi tuần. Chúng ta có thể tập thể dục theo từng đợt 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần để giảm bớt căng thẳng và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hít thở sâu: yoga không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho tâm trí của chúng ta. Hoạt động hít thở sâu và thiền định trong yoga giúp chúng ta bình tĩnh và giảm bớt căng thẳng, đặc biệt là khi chúng ta tập luyện thường xuyên. Tập luyện yoga là một trong những phương pháp kiểm soát tốt cảm xúc và sức khỏe tim mạch Nghỉ ngơi khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi: khi mức độ căng thẳng tăng lên, hãy dành vài phút để thoát khỏi môi trường xung quanh. Dành vài phút yên tĩnh một mình, đọc một câu chuyện ngắn hoặc nghe bản nhạc yêu thích của chính mình. Lập danh sách những điều bản thân biết ơn trong cuộc sống để có thể tập trung vào những mặt tích cực. Thường xuyên gặp gỡ bạn bè: mạng xã hội không thể thay thế được việc ở bên những người mà chúng ta yêu thương. Sắp xếp các buổi hẹn hằng tuần cùng với bạn bè thân thiết. Nếu bạn bè đều sống ở xa, hãy thử tham gia hoạt động tình nguyện hoặc tham gia các hội nhóm với mọi người ở địa phương có cùng sở thích với bạn. Nghiên cứu cho thấy những người có kết nối xã hội thường xuyên sẽ bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn.;;;;;Một nghiên cứu lớn gồm hơn 3,2 triệu người cho thấy, những người bị bệnh tâm thần nặng (SMI), gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, tăng 53% nguy cơ bị bệnh tim mạch so với những người không mắc bệnh tâm thần. Một nghiên cứu lớn gồm hơn 3,2 triệu người cho thấy, những người bị bệnh tâm thần nặng (SMI), gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, tăng 53% nguy cơ bị bệnh tim mạch so với những người không mắc bệnh tâm thần. Các nhà nghiên cứu cũng xác định một số yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, bao gồm sử dụng thuốc chống loạn thần và chỉ số khối cơ thể cao. Các kết quả này gợp ý rằng, bác sĩ nên cân nhắc lựa chọn các thuốc chống loạn thần với ít tác dụng phụ liên quan tới tăng cân và tăng huyết áp. Được đăng trực tuyến trên tạp chí World Psychiatry, các kết quả này cho thấy tầm quan trọng của việc sàng lọc yếu tố nguy cơ tim mạch cho những bệnh nhân mắc bệnh tâm thần nặng và nhắm tới những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. “Những người bị SMI tử vong sớm hơn so với những người không bị các rối loạn này, song phần lớn những ca tử vong sớm có thể phòng ngừa được bằng cách thay thổi lối sống, như tập thể dục, chế độ ăn hợp lý, không hút thuốc, và thận trọng khi kê đơn thuốc chống loạn thần”, Brendon Stubbs thuộc Đại học Hoàng gia London cho biết. Nghiên cứu mới này về SMI và bệnh tim mạch do các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London dẫn đầu, gồm hơn 3,2 triệu bệnh nhân và hơn 113 triệu người trong dân cư nói chung. Các tác giả đã xem xét 92 nghiên cứu từ 16 quốc gia khác nhau. Kết quả cho thấy, 10% số người mắc SMI bị bệnh tim mạch, với tỉ lệ cao hơn một chút ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (11,8%) và trầm cảm (11,7%)
question_63664
Bóc u xơ tử cung có mất máu nhiều không?
doc_63664
U xơ tử cung được đánh giá là bệnh lý phụ khoa phổ biến. Dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng phát sinh những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời:Do máu ra quá nhiều vào những ngày đến kỳ kinh làm thiếu máu, cơ thể gầy gò, xanh xao. Khối u lớn làm nội mạc tử cung bị biến dạng, trứng không thể làm tổ, dẫn đến vô sinh hoặc dễ sinh non, sảy thai. U xơ hình thành trong quá trình mang thai dễ khiến cho phôi thai phát triển không bình thường. Là nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa: viêm tắc vòi trứng, viêm tiểu khung, viêm nội mạc tử cung,...Sự xáo trộn trong chu kỳ kinh làm thay đổi nội tiết trong cơ thể, ảnh hưởng đến đời sống tình dục vợ chồng.Để ngăn chặn những tác hại do u xơ tử cung gây ra, người bệnh cần đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời và thực hiện phẫu thuật khi có chỉ định. U xơ tử cung được đánh giá là bệnh lý phụ khoa phổ biến Nhóm thuộc có nguy cơ cao mắc u xơ tử cung bao gồm:Phụ nữ trong độ tuổi 30 - 45 tuổi. Gia đình có người đã mắc u xơ tử cung thì khả năng mắc bệnh này cao hơn 3 lần so với những phụ nữ khác. Không kiểm soát được cân nặng dẫn đến thừa cân, béo phì. Nhóm này có nguy cơ bị u xơ tử cung gấp 2 - 3 lần bình thường.Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thịt đỏ và chất béo. Hoặc người bệnh có những cảm giác như: Nặng bụng; Tức bụng; Đau vùng hạ vị hoặc hố chậu; Khi khối u hình thành lớn có thể chèn ép lên các cơ quan lân cận, lên bàng quang gây tiểu nhiều hoặc bị bí tiểu, lên trực tràng gây táo bón hoặc đau khi đại tiện, lên ruột, dạ dày dẫn đến các rối loạn tiêu hoá.Không phải tất cả các bệnh nhân mắc u xơ tử cung đều phải mổ, bởi vì với những trường hợp có khối u xơ nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến tử cung cũng như các cơ quan khác thì sẽ được theo dõi và có thể dùng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) để điều trị.Phẫu thuật cắt u xơ tử cung được chỉ định dựa vào kích thước khối u khi khối u trên 50mm hoặc dưới 50mm nhưng lại có triệu chứng, biến chứng của u xơ tử cung thì lúc này, bệnh nhân được chỉ định cần mổ bóc tách loại bỏ khối u.Đối với những trường hợp có nhu cầu mang thai thì có thể mang thai bình thường sau 1 năm kể từ ngày thực hiện phẫu thuật mổ bóc tách u xơ tử cung. Bởi không nên mang thai quá sớm để tránh sau mổ, tử cung chưa đủ thời gian hồi phục sẽ gây ra nhiều nguy cơ sảy thai. Người bệnh có thể mang thai bình thường sau 1 năm kể từ ngày thực hiện phẫu thuật Mục đích:Loại bỏ khối u xơLoại bỏ triệu chứng bệnh như đau, xuất huyết tử cung bất thường, những triệu chứng do khối u xơ chèn ép.Việc mổ u xơ tử cung là phương pháp an toàn, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ rất cân nhắc, tùy vị trí của khối nhân xơ để quyết định mổ hở hay mổ nội soi. Trong lúc làm phẫu thuật, nếu không cầm được máu ở phần tử cung sau bóc nhân xơ thì có khả năng phải cắt tử cung.Với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong phẫu thuật u xơ tử cung như: mổ hở, mổ nội soi thông thường và mổ nội soi bằng robot. Đặc biệt, kỹ thuật mổ nội soi bằng robot ít xâm lấn vào các vùng khác được xem là phương pháp ưu việt trong mổ u xơ tử cung hiện nay. HCM) triển khai kỹ thuật mới – Phẫu thuật ít xâm lấn bằng robot (robotic surgery) với robot cầm tay, áp dụng với các phẫu thuật tiêu hóa, tiết niệu và phụ khoa. HCM) triển khai kỹ thuật mới – Phẫu thuật ít xâm lấn bằng robot (robotic surgery) với robot cầm tay Phương pháp này đang có nhiều ưu thế so với cả phẫu thuật nội soi kinh điển và mổ robot với:Dụng cụ có đầu phẫu thuật hoạt động linh hoạt như khớp cổ tay giúp tiếp cận được những góc hẹp, tăng khả năng bóc tách và ít gây tổn thương cho các vùng lân cận so với phẫu thuật nội soi cổ điểnĐèn nội soi tự động hóa qua giọng nói, laser, theo dõi bằng mắt,..., giúp bác sĩ chủ động điều khiển và có tầm nhìn và sự kiểm soát tốt hơn, tăng sự chính xác và an toàn trong thực hiện phẫu thuật. Với ưu điểm nhỏ gọn, phẫu thuật bằng cánh tay robot ít xâm lấn và có nhiều lợi điểm như đường mổ nhỏ, ít đau, nguy cơ nhiễm trùng thấp, từ đó giúp khách hàng ít mất máu trong phẫu, thuật, phục hồi nhanh. Chi phí thực hiện thấp hơn nhiều phẫu thuật bằng robot.Hồ Chí Minh. Bác sĩ Quang đã có nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn sâu sắc và thế mạnh trong điều trị các bệnh lý sản phụ khoa như:Phẫu thuật nội soi U xơ tử cung. Phẫu thuật nội soi u buồng trứng.
doc_53833;;;;;doc_17355;;;;;doc_4854;;;;;doc_38233;;;;;doc_17083
Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng và hoang mang không biết mổ u xơ tử cung có nguy hiểm không. U xơ nằm ở tử cung – một trong những cơ quan sinh dục nữ, đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, vì thế tâm trạng bất an khi phải đụng chạm “dao kéo” vào khu vực này là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên theo đánh giá chung, mổ u xơ tử cung tương đối an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp. Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy lo lắng và hoang mang không biết mổ u xơ tử cung có nguy hiểm không. Tương tự như bất cứ loại phẫu thuật nào, phẫu thuật u xơ tử cung cũng tồn tại một số rủi ro tiềm năng như: Mất máu quá nhiều: nhiều phụ nữ bị thiếu máu do chảy máu quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt. Để hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng này, bác sĩ thường đề nghị người bệnh có kế hoạch hỗ trợ điều trị và chăm sóc để bổ sung, tăng tạo máu trước phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ u xơ, bác sĩ thường thực hiện thêm một số bước để tránh chảy máu quá nhiều, bao gồm chặn dòng chảy từ các động mạch tử cung và tiêm thuốc xung quanh u xơ tử cung để kiểm soát các mạch máu. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mất máu là tương tự ở cả phẫu thuật cắt bỏ u xơ tử cung và phẫu thuật cắt tử cung. Ngoài ra tử cung càng to thì nguy cơ mất máu càng cao. Rủi ro của tình trạng u xơ tử cung mà không hỗ trợ điều trị lớn hơn nhiều so với những biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật loại bỏ u xơ tử cung. Sẹo dính: vết mổ ở tử cung để loại bỏ u xơ có thể phát triển thành sẹo dính sau khi phẫu thuật. Biến chứng khi sinh đẻ và mang thai: phẫu thuật u xơ tử cung có thể làm tăng nguy cơ nhất định trong quá trình sinh đẻ. Đặc biệt nguy hiểm là biến chứng vỡ tử cung khi chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhất là có mổ sinh cũ, vết mổ bị nứt ra và đó là điều khó tránh khỏi. Nguy cơ cắt tử cung: hiếm khi các bác sĩ phẫu thuật phải cắt bỏ tử cung trừ trường hợp chảy máu mất kiểm soát hay các triệu chứng bất thường khác được tìm thấy ngoài u xơ tử cung.;;;;;U xơ tử cung là bệnh lý vốn đã không còn xa lạ gì với chị em phụ nữ, nhất là những chị em từ 30 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, những biến chứng từ bệnh lý này thì không phải chị em nào cũng nắm rõ. Thiếu máu do u xơ tử cung là một trong những biến chứng đáng ngại mà bất cứ ai cũng cần chú ý. U xơ tử cung vốn là một khối u lành tính. Tuy nhiên, khi kích thước của u tăng lên, rất nhiều biến chứng nguy hại có thể xảy ra. Một trong những biến chứng khiến nhiều chị em lo lắng là tình trạng thiếu máu, mất máu nhiều. U xơ tử cung được phân tích và nhận định là những khối u lành tính, hầu hết xuất hiện ở cơ tử cung và có cấu tạo từ các cơ trơn và tổ chức liên kết của tử cung. Những khối u này đa phần đều có dạng đặc, tròn, mật độ khá chắc, có lớp cơ tử cung bao quanh. Một người có thể có nhiều khối u xơ tử cung. Những khối u này cũng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Ở vị trí thân tử cung, u xơ có thể xuất hiện dưới niêm mạc, có khả năng làm thay đổi hình dạng buồng tử cung. Có khi u lại phát triển trong lớp cơ của tử cung, to nhanh, làm biến dạng trạng thái tử cung và chèn ép một số tạng ở tiểu khung. Ngoài ra, vị trí này còn có u dưới phúc mạc, tuy phát triển chậm nhưng lại có cuống dài hoặc nằm ở vị trí khiến việc chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn. Ở vị trí eo tử cung, những khối u thường phát triển trong tiểu khung và thường khiến cho các tạng lân cận bị chèn ép. Những khối u xơ ở cổ tử cung lại phát triển về phía âm đạo, trực tiếp ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Những khối u xơ tử cung mọc tại nhiều vị trí có thể khiến cho người bệnh chịu ảnh hưởng nghiêm trọng Trong một vài năm đầu, khối u xơ tử cung thường tiến triển khá chậm. Tuy nhiên, nếu không sớm phát hiện và điều trị, một số khối u có thể phát triển rất nhanh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, thoái hóa, xoắn cuống,… Biến chứng được nhiều chị em quan tâm nhất khi bị u xơ tử cung là tình trạng thiếu máu. Thiếu máu do tình trạng u xơ tử cung thường biểu hiện qua kinh nguyệt nhiều, rong kinh, cường kinh. Những trường hợp thiếu máu nhẹ, bệnh nhân có thể gặp tình trạng da xanh tái, hoa mắt, chóng mặt, thường xuyên đổ mồ hôi và mệt mỏi, thiếu tập trung. Những trường hợp thiếu máu nhiều, nghiêm trọng, bệnh nhân có thể ngất xỉu, thậm chí ảnh hưởng tới tim mạch, nguy hiểm tới tính mạng. Tình trạng này diễn ra đa phần do khối u phát triển lớn, ảnh hưởng tới hình thái, kích thước của tử cung, thậm chí khiến tử cung bị biến dạng. Hoạt động của tử cung cũng bị biến đổi, từ đó tử cung dễ bị tổn thương, gây ra tình trạng xuất huyết. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu do u xơ tử cung phát triển lớn và phức tạp Ngoài ra, nhiều trường hợp u xơ tử cung phát triển lớn, chèn ép, gây ảnh hưởng tới chức năng và gây ra viêm. U xơ có thể gây nhiễm khuẩn tại phần trên, dưới đường sinh dục, thường là những u xơ dưới niêm mạc. Tình trạng thiếu máu có thể diễn biến ở nhiều mức độ khác nhau. U xơ tử cung có thể dẫn tới thiếu máu mức độ nhẹ tới nặng. Tình trạng thiếu máu nhẹ có thể do ảnh hưởng của khối u tới chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến hiện tượng rong kinh, cường kinh hàng tháng và làm cho chị em phụ nữ bị thiếu máu. Những khối u có kích thước to hơn, có ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới hình thái của tử cung sẽ khiến người bệnh mất máu nhiều hơn. Tình trạng mất máu này có thể diễn ra trong kỳ kinh nguyệt hoặc thậm chí không trong kỳ kinh. Khối u có kích thước lớn dễ dẫn tới nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe Trường hợp khác, nếu khối u xoắn, vỡ gây chảy máu, mất máu nhiều, bệnh nhân còn có thể gặp nhiều vấn đề nguy hiểm hơn. Lúc này, không chỉ là thiếu máu khiến cơ thể suy nhược, xanh xao, bệnh nhân còn có thể gặp nguy hiểm khi máu ra nhiều, gây viêm nhiễm các cơ quan sinh dục và ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật. 2. Một số lưu ý giúp người bệnh cải thiện tình trạng thiếu máu do bị u xơ tử cung Thiếu máu do bệnh nhân bị u xơ tử cung là một trong những biến chứng cho thấy chị em cần điều trị để cải thiện sức khỏe sớm. Vì vậy, việc phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc là những cách điều trị hiệu quả trong trường hợp này, tùy vào mức độ nặng, nhẹ của vấn đề. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chị em vẫn cần biết tới một vài lưu ý giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do bị u xơ tử cung như: – Ức chế quá trình phát triển của u xơ tử cung với chế độ ăn phù hợp: Trái cây, rau củ, các nhóm thực phẩm giàu vitamin D, magie, canxi và photpho,… đều có khả năng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh u xơ tử cung. Ngoài ra, chị em nên uống thêm trà xanh để bổ sung EGCG, chất có khả năng giảm viêm, hạn chế sự tăng lên bất thường của estrogen. Bên cạnh đó, trà xanh cũng giúp cung cấp sắt, phù hợp với những bệnh nhân thiếu máu do người bệnh bị u xơ tử cung, u xơ tử cung chèn ép. – Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ: Việc sinh hoạt điều độ, dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp chị em có thể thư giãn tuyệt đối, từ đó cải thiện sức đề kháng tốt hơn. Với những bệnh nhân thiếu máu khi u xơ tử cung phát triển, việc nghỉ ngơi điều độ còn giúp cho cơ thể tăng khả năng tái tạo tế bào máu, tuần hoàn máu, tránh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,… Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi và sinh hoạt cân đối sẽ giúp cải thiện hoạt động của các hormone, tránh làm rối loạn nội tiết – nguyên nhân khiến khối u to hơn. – Nên khám và nghe theo tư vấn của bác sĩ: Bệnh nhân nên thường xuyên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ về phương án chăm sóc cơ thể, điều trị phù hợp. Thời gian điều trị cũng sẽ được bác sĩ tư vấn dựa trên tình trạng sức khỏe, biến chứng cũng như diễn biến của khối u xơ. Chị em nên thực hiện khám với bác sĩ thường xuyên để nắm rõ nhất tình trạng u của bản thân, có hướng điều trị kịp thời Trên đây là toàn bộ những thông tin về tình trạng thiếu máu do u xơ tử cung. Bệnh nhân cần lưu ý rõ những vấn đề xoay quanh tình trạng này để chủ động hơn trong việc theo dõi cũng như cải thiện sức khỏe. Bên cạnh đó, chị em cần có kế hoạch thăm khám định kỳ để được biết thời điểm phù hợp thực hiện điều trị u xơ tử cung, tránh thiếu máu, mất máu nhiều, làm cản trở sinh hoạt, cuộc sống của bản thân.;;;;; U xơ tử cung là căn bệnh thường gặp của phụ nữ U xơ tử cung là hiện tượng các khối mụn thịt phát triển bất thường trên thành cơ tử cung của chị em phụ nữ. Điểm đặc biệt là căn bệnh này rất hiếm khi phát triển thành ung thư. Tuy nhiên chị em không nên chủ quan bởi những khối u này thường sẽ phát triển âm thầm cả về kích thước và số lượng, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Khi nào cần phẫu thuật u xơ tử cung Theo các bác sĩ chuyên khoa, phẫu thuật chính là phương pháp điều trị triệt để nhất, giúp người bệnh loại bỏ hoàn toàn các khối u xơ tử cung. Vì thế trong những trường hợp sau chị em cần thực hiện phương pháp này: Dựa trên tình trạng cụ thể của khối u mà các bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em phác đồ điều trị phù hợp Với những trường hợp khối u nhỏ, chưa cần thiết phải phẫu thuật, thì chị em có thể tiếp tục theo dõi hoặc áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, những cách thức chữa trị này không thể loại bỏ hoàn toàn khối u xơ đó được. Có 2 trường hợp nên cắt u xơ tử cung là: Khối u cơ có kích thước nhỏ hơn 5cm và chưa có triệu chứng đặc biệt Khi chị em gặp trường hợp này vẫn có thể mang thai như bình thường. Thế nhưng, trong quá trình mang thai, chị em cần phải được bác sĩ theo dõi điều trị đặc biệt. Sau khi chị em sinh con xong có thể quay trở lại bệnh viện để điều trị u xơ tử cung. Chị em nên lưu ý là trong quá trình mang thai và sinh đẻ, nội tiết tố của mẹ bầu sẽ thay đổi rất nhiều. Do đó, nếu may mắn, khối u cơ đó có thể teo nhỏ lại sau khi sinh con một thời gian. Nhờ vậy, việc cắt khối u sẽ trở nên dễ dàng hơn. Có triệu chứng điển hình của u xơ tử cung như rong kinh, chèn ép, đau Khi chị em gặp những dấu hiệu điển hình này cần phải bóc tách loại bỏ khối u trước khi có ý định mang thai. Sau 1 năm từ khi thực hiện phẫu thuật, chị em có thể mang thai như bình thường. Mang thai sau khi thực hiện bóc u xơ tử cung quá sớm chị em có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, vỡ vết mổ bóc u xơ trong thai kỳ. Tùy vào tình trạng khối u mà người bệnh nên lựa chọn bóc nhân xơ hay cắt tử cung Việc bóc nhân xơ hay cắt tử cung sẽ phụ thuộc vào kích cỡ, triệu chứng của khối u, cũng như độ tuổi, nhu cầu mang thai của chị em. Vì thế để quyết định được phương pháp điều trị cuối cùng, chị em nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Những chị em trẻ tuổi, chưa có con hoặc có ít con thì nên bóc nhân xơ tử cung nhằm bảo toàn tử cung. Nhưng sau khi điều trị theo phương pháp này, khối u vẫn có thể tái phát và phải cắt bỏ lại một lần nữa. Khi khối u cơ lớn như một bào thai 12 tuần, khiến tử cung bị biến dạng, chèn ép các cơ quan nội tạng xung quanh thì chị em nên cắt tử cung bán phần hoặc toàn phần tùy theo độ tuổi của bệnh nhân. Câu trả lời là có. Với những loại u xơ tử cung ở trong cơ tử cung, dưới phúc mạc hoặc có kích thước không quá lớn sẽ được mổ nội soi. Đây là phương pháp giúp khắc phục được những nhược điểm của mổ hở như có tính thẩm mỹ cao, ít chảy máu, thời gian hồi phục nhanh. Tuy nhiên việc thành công của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ, kích thước khối u xơ cũng như vị trí của chúng. Mổ u xơ cổ tử cung – Rủi RO CHỊ EM CẦN BIẾT Không chỉ riêng gì mổ u xơ tử cung mà khi phẫu thuật tất cả các bệnh khác đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Do đó chị em cần tìm hiểu kỹ và được bác sĩ tư vấn chi tiết về những rủi ro này nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất. Dưới đây là một số rủi ro khi mổ u xơ tử cung chị em cần biết: Mất nhiều máu Trong thời gian phẫu thuật, chị em có thể sẽ bị mất rất nhiều máu. Khi đó, chị em sẽ cảm thấy buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu,… Với những trường hợp như vậy, sau khi phẫu thuật chị em phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết, có chế độ chăm sóc thật cẩn thận để không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Chị em mắc u xơ tử cung cần thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh biến chứng Nguy cơ cắt bỏ tử cung Trong quá trình mổ u xơ tử cung, chị em sẽ đối mặt với nguy cơ phải cắt bỏ tử cung nếu khối u xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định việc cắt bỏ tử cung này trong những trường hợp đặc biệt. Thế nhưng, trên thực tế, rủi ro này rất hiếm khi xảy ra, nên chị em không phải quá lo lắng về nó. Ảnh hưởng đến khả năng mang thai, sinh đẻ Khi chị em buộc phải cắt bỏ u xơ tử cung thì khả năng mang thai và sinh đẻ có thể bị ảnh hưởng nhất định. Bởi vết sẹo sau phẫu thuật ở cổ tử cung sẽ khiến việc mang thai, giữ thai và chuyển dạ gặp khó khăn. Một số rủi ro khác;;;;;U xơ tử cung là tăng trưởng không phải ung thư xuất hiện trong tử cung. U xơ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và có xu hướng biến mất hoặc thu nhỏ sau khi mãn kinh. Phụ nữ bị u xơ tử cung thường không có triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ khi thăm khám bệnh lý nào đó. Mặc dù phần lớn là lành tính nhưng u xơ tử cung nếu khôngxử trí kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng. U xơ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và có xu hướng biến mất hoặc thu nhỏ sau khi mãn kinh. Gây vô sinh hiếm muộn Theo Mayo Clinic, mức độ nghiêm trọng của biến chứng tùy thuộc vào một số yếu tố như kích thước, số lượng và vị trí của khối u. U xơ tử cung có thể làm thay đổi lớp nội mạc tử cung, không thuận lợi cho sự làm tổ của trứng thụ tinh hoặc khối u gây trở ngại làm chèn ép, làm gập vòi trứng hoặc làm bít lỗ tử cung. Ảnh hưởng tới thai nhi U xơ tử cung khi mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai, đe dọa chuyển dạ sớm, ngôi thai không bình thường, rau bám ở những vị trí không bình thường (bị rau tiền đạo, rau cài răng lược). Rối loạn kinh nguyệt Rong huyết, băng huyết do u xơ tử cung có thể gây mất máu. U xơ tử cung có thể khiến kinh nguyệt bị rối loạn và ra nhiều, số ngày hành kinh có thể kéo dài từ 7- 10 ngày, thậm chí dẫn tới rong huyết, băng huyết. Mất máu quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, người bệnh mệt mỏi và xanh xao. Các trường hợp thiếu máu nặng cần thiết phải hỗ trợ điều trị y tế. Đau vùng xương chậu U xơ tử cung có thể gây ra đau vùng chậu khi quan hệ tình dục và đau ở lưng. Có trường hợp u xơ tử cung bị xoắn khiến người bệnh bị đau buốt đột ngột ở vùng bụng dưới. Nếu gặp phải tình trạng này, cần nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám và xử trí ngay vì biến chứng này có thể gây nguy hiểm phải can thiệp phẫu thuật. Cắt bỏ tử cung Cắt bỏ tử cung áp dụng cho các trường hợp khối u có kích thước quá lớn, người bệnh chảy máu nhiều, không có nhu cầu có con trong tương lai. Nếu khối u có kích thước quá lớn, người bệnh bị chảy máu nghiêm trọng và đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc đã qua mãn kinh, phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể được tiến hành. Sau khi tử cung đã bị cắt bỏ, bệnh nhân sẽ không thể có thai. Ngoài ra phẫu thuật cũng có những biến chứng nguy hiểm tiềm tàng như nhiễm trùng, có cục máu đông… nếu không được hỗ trợ điều trị đúng.;;;;;U xơ tử cung về bệnh lý phụ khoa mà rất nhiều phụ nữ gặp phải hiện nay, bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở những người đang trong độ tuổi sinh sản. Những bệnh nhân bị khối u có kích thước lớn, hoặc các phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả, lúc này mổ u xơ tử cung là liệu pháp điều duy nhất và cuối cùng để loại bỏ khối u, giữ lại tử cung đảm bảo khả năng sinh sản. Thông thường các khối u xơ tử cung đều thuộc dạng lành tính, không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng theo các chuyên gia thì nếu để khối u lớn dần thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh. Bệnh có thể làm tăng sản nội mạc tử cung, tình trạng xấu nhất sẽ là bị ung thư và làm ảnh hưởng đến việc mang thai. Vì vậy mà việc Mổ u xơ tử cung khi mới phát hiện bệnh, là cách điều trị vô cùng đúng đắn và cần thiết. Khi phải thực hiện phương pháp phẫu thuật tử cung các chị em phụ nữ đều rất lo lắng, liệu rằng cách làm này có an toàn hay không. Về cơ bản, phẫu thuật không nguy hiểm. Trong đó để chắc chắn về mức độ an toàn khi mổ U xơ tử cung, sẽ còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau: 2.1. Mức độ khó của ca phẫu thuật Ca mổ có thành công hay không còn phụ thuộc vào kích thước, vị trí của khối u, sức khỏe của người bệnh có ổn định hay không và có kèm theo bệnh lý nào nguy hiểm không,... Đối với những ca mổ có độ khó cao, thì khả năng rủi ro cũng sẽ cao hơn so với những bệnh nhân thông thường. 2.2. Trình độ của bác sĩ phẫu thuật Trình độ của bác sĩ phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, cũng như sức khỏe của người bệnh sau này. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong khi phẫu thuật cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả của ca mổ. Đối với những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao thì bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả sau khi bình phục. 2.3. Hệ thống thiết bị phẫu thuật tân tiến Khi thực hiện phương pháp phẫu thuật u xơ tử cung, sẽ phải cần đến rất nhiều các hệ thống máy móc hiện đại, nếu không sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của ca mổ. Tất cả những yếu tố trên điều sẽ là những yếu tố đều ảnh hưởng đến sự thành công của ca mổ. Nếu các yếu tố trên không được đảm bảo dẫn đến mổ làm sót các khối u và chân của khối u, thì tình trạng bệnh sẽ tái phát lại trong thời gian ngắn. Những bệnh nhân đã phải can thiệp phẫu thuật, thì thường có khối u khá lớn và có nguy cơ biến chứng xoắn hay vỡ nang. Vì vậy việc mổ để lấy khối u là rất cần thiết, càng sớm càng tốt. Tất nhiên sẽ có rất nhiều người băn khoăn sau khi mổ u xơ tử cung sẽ mất bao lâu để bình phục. Trên thực tế thì không ai có thể chắc chắn về thời gian bình phục hoàn toàn sau mổ, vì còn phải phụ thuộc vào một số vấn đề như sau: 3.1. Phương pháp thực hiện phẫu thuật Đối với những bệnh nhân thực hiện phương pháp mổ nội soi, có ưu điểm là ít xâm lấn và vết mổ nhỏ vì vậy thì chỉ cần sau phẫu thuật khoảng từ 3 đến 5 ngày là vết mổ đã lành. Và người bệnh chỉ cần ở lại bệnh viện từ một đến hai ngày, để được các bác sĩ theo dõi và xử lý trong trường hợp gặp rủi ro nếu có. Nếu được chăm sóc tốt thì chỉ sau 2 đến 4 tuần, tính từ thời điểm mổ là cơ thể người bệnh sẽ được phục hồi hoàn toàn, họ có thể trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường. Còn đối với những trường hợp phải chỉ định mổ mở, thì phải cần 3 đến 4 ngày vết thương sẽ liền miệng và thời gian nằm viện để theo dõi là từ 5 đến 7 ngày. Để cơ thể phục hồi hoàn toàn sẽ cần đến thời gian là từ 4 đến 6 tuần, tính từ ngày mổ. Vì vậy chúng ta có thể hiểu được rằng việc bình phục sớm hay muộn, phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp mổ là gì. Thông thường, những người mổ nội soi sẽ có thời gian bình phục nhanh hơn so với những người mổ hở. 3.2. Chế độ chăm sóc Chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ bình phục của người bệnh, khi mới phẫu thuật xong tốt nhất bạn nên nằm nghỉ ngơi, tránh đi lại trong vài ngày đầu, để không bị chảy máu vết mổ, nếu để chảy máu thì vết mổ sẽ rất lâu lành. Ngoài ra, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý cũng rất cần thiết. Thời gian đầu nên tránh mặc quần áo chật, không tự lái xe, kiêng quan hệ và phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Trong 6 tháng kể từ khi mổ bạn nên hạn chế tối đa làm các việc nặng nhọc, tạo cho mình một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Đối với những trường hợp không tuân thủ theo các chế độ kiêng cữ sau khi mổ, thì khả năng xảy ra biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu vết mổ sẽ rất cao và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu xảy ra các tình trạng này bạn cần phải đến ngay các bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời. Chi phí cho việc mổ u xơ tử cung phải tùy thuộc vào một số các yếu tố như: Bệnh viện điều trị, độ khó của ca mổ, phương pháp mổ,. . Bệnh nhân sẽ phải chi trả các khoản phí trước khi mổ và sau khi mổ, bao gồm: Chi phí khám bệnh khi vào viện. Chi phí cho phẫu thuật. Chi phí sử dụng thuốc hậu phẫu. U xơ tử cung là bệnh lý lành tính. Nhưng nếu không chữa trị sớm, thì rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe, bạn hãy thường xuyên đi kiểm tra, khám bệnh định kỳ, để phát hiện các triệu chứng sớm nhất có thể.
question_63665
5 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
doc_63665
Dưới đây là 5 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà bạn cần lưu ý để thực hiện các bước phòng ngừa cần thiết trong tương lai Hệ thống sinh sản của con người không chỉ gồm các cơ quan ở vùng chậu mà còn hoạt động hiệu quả nhờ các tuyến và hormone liên quan. Bất kỳ bất thường nào trong các tuyến và các hormone cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thuốc uống cũng có thể gây ra những bất thường đó như ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ và việc sản xuất tinh trùng bình thường ở nam giới. Dưới đây là 5 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà bạn cần lưu ý để thực hiện các bước phòng ngừa cần thiết trong tương lai: Thuốc uống có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng bình thường ở nam giới (ảnh mang tính chất minh họa) Thuốc có thành phần Steroid Các loại thuốc chứa Steroid bao gồm anabolic steroids và corticosteroids có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới. Ở nam giới, uống thuốc steroid làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng và gây rối loạn chức năng cương dương. Ở phụ nữ, Steroid ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hormone kích thích thể vàng (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH), tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng. Thuốc trầm cảm Thuốc chống trầm cảm gây rối loạn chức năng cương dương, giảm ham muốn tình dục, giảm sản xuất tinh trùng và gây rối loạn kinh nguyệt. Thuốc chống viêm Các loại thuốc chống viêm thường được dùng để chữa bệnh viêm thấp khớp hay thuốc chống viêm không steroid có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy hãy cẩn thận khi dùng thuốc chống viêm để chữa bệnh. Thuốc chữa động kinh Thuốc chữa động kinh nằm trong số những loại thuốc gây vô sinh hàng đầu vì nó ảnh hưởng đến tuyến yên, gây rối loạn rụng trứng. Hãy tham khảo lời tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng Valproic Axít để thay thế, tránh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thuốc hóa trị Thuốc hóa trị ảnh hưởng đến từng tế bào trong cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Những loại thuốc đặc biệt nhắm đến hệ thống sinh sản có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Một số ảnh hưởng có thể phục hồi sau khi ngưng dùng thuốc, nhưng một số khác có thể gây tổn thương vĩnh viễn.
doc_5321;;;;;doc_60528;;;;;doc_22742;;;;;doc_49242;;;;;doc_52037
Các biện pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai của người phụ nữ. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, liều lượng, loại phương pháp và thể trạng của bệnh nhân. 1. Hóa trị Hầu hết các loại thuốc hóa trị có thể làm tổn hại trứng của người phụ nữ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Truyền hóa chất có sinh con được không phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, loại thuốc bệnh nhân dùng và liều lượng thuốc, cụ thể như sau:Loại thuốc dùng trong hóa trị: Các loại thuốc hóa trị có khả năng làm tổn thương trứng và gây vô sinh gồm busulfan, carboplatin, chlorambucil, cisplatin, cyclophosphamide, dacarbazine, doxorubicin... Mặt khác, một số loại thuốc hóa trị ít gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản là 5-fluorouracil (5-FU), bleomycin, cytarabine, dactinomycin, daunorubicin, vinblastine, vincristine,... Hầu hết các loại thuốc hóa trị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân Tuổi tác: Bệnh nhân càng trẻ sẽ càng có nhiều trứng trong buồng trứng. Điều này mang lại cho bệnh nhân cơ hội cao hơn để bảo tồn khả năng sinh sản. Phụ nữ được điều trị ung thư trước 35 tuổi có cơ hội mang thai khá cao sau khi điều trị. Một số bệnh nhân trẻ tuổi có thể bị ngừng có kinh nguyệt trong khi hóa trị. Nhưng sau khi ngừng điều trị một thời gian, kinh nguyệt của bệnh nhân sẽ bắt đầu trở lại.Sau khi hóa trị, khả năng sinh sản có thể không kéo dài lâu: Những cô gái đã hóa trị trước tuổi dậy thì hoặc những phụ nữ trẻ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại sau khi hóa trị có nguy cơ mãn kinh sớm. Khi một phụ nữ ngừng có kinh nguyệt trước 40 tuổi thì được coi là suy buồng trứng sớm hoặc suy buồng trứng nguyên phát và trở nên vô sinh, vì buồng trứng ngừng sản xuất các hormone cần thiết cho khả năng sinh sản (estrogen và progesterone). Bên cạnh đó, không phải có kinh nguyệt là đồng nghĩa với việc có khả năng mang thai. Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định sinh con. Nếu bệnh nhân mang thai khi đang hóa trị sẽ rất nguy hiểm. Vì nhiều loại thuốc hóa trị có thể làm tổn thương thai nhi, gây dị tật bẩm sinh hoặc tác hại khác. Nếu mang thai quá sớm sau khi hóa trị cũng có thể ảnh hưởng tới thai nhi, vì trứng bị hỏng do hóa trị có thể được thụ tinh dẫn tới nhiều hậu quả như sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh. Do vậy, bệnh nhân cần sử dụng các biện pháp tránh thai trong giai đoạn hóa trị và không nên mang thai trong vòng 6 tháng đầu sau khi hóa trị. 2. Xạ trị Hầu hết phụ nữ xạ trị vùng chậu sẽ mất khả năng sinh sản Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tia bức xạ có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu bệnh nhân nữ được xạ trị vùng bụng chậu, khả năng mang thai sẽ phụ thuộc vào lượng phóng xạ mà buồng trứng hấp thụ. Năng lượng bức xạ quá cao có thể phá hủy một số hoặc tất cả trứng trong buồng trứng và có thể gây vô sinh nữ hoặc mãn kinh sớm.Hầu hết phụ nữ xạ trị vùng chậu sẽ mất khả năng sinh sản, nhưng vẫn có thể bảo tồn chức năng sinh sản với một số kĩ thuật thích hợp để đưa buồng trứng ra khỏi trường chiếu xạ trị. 2.2 Tác hại của tia bức xạ đến khả năng sinh sản của phụ nữ Bức xạ đến tử cung có thể gây ra sẹo, làm giảm lưu lượng máu đến tử cung và cũng làm cho tử cung không thể dãn hết cỡ trong thai kỳ. Phụ nữ đã xạ trị vào tử cung có nguy cơ sảy thai, sinh ra trẻ nhẹ cân và sinh non.Trong trường hợp xạ trị vùng đầu cổ - hoặc não, tia bức xạ có thể ảnh hưởng đến tuyến yên. Tuyến yên có vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản ở nữ giới. Tuyến yên sẽ tiết ra LH, FSH, nhờ đó kích thích buồng trứng tiết hormone sinh dục nữ; ngoài ra FSH còn có vai trò kích thích noãn bào phát triển và gây rụng trứng. Do đó, tác động đến tuyến yên của xạ trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bệnh nhân tùy thuộc vào liều lượng của bức xạ. Liệu pháp miễn dịch và thuốc điều trị ung thư nhóm điều hòa miễn dịch đã được ứng dụng rất nhiều trong những năm gần đây, nhưng ít ai biết về tác dụng của chúng đối với khả năng sinh sản hoặc với thai kỳ. Dưới đây là ảnh hưởng của một số loại thuốc được dùng trong liệu pháp miễn dịch đối với khả năng mang thai:Bevacizumab: các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại thuốc này có thể gây suy buồng trứng và một số trường hợp suy buồng trứng không bao giờ hồi phục.Một số loại thuốc nhóm điều hòa miễn dịch như thalidomide và lenalidomide có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh rất cao và bệnh nhân được yêu cầu sử dụng loại biện pháp tránh thai hiệu quả trong khi dùng các loại thuốc này.Thuốc ức chế tyrosine kinase (TKIs) như imatinib có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở động vật thí nghiệm. Hiện nay, các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mang thai trong khi dùng TKIs.Điều trị ung thư là một quá trình gian nan và đòi hỏi không chỉ sự kiên trì của bệnh nhân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cũng như sự tận tụy, tâm huyết của y bác sĩ điều trị. Bài viết tham khảo nguồn: cancer.org Liệu pháp miễn dịch: Hy vọng mới cho các bệnh nhân điều trị ung thư;;;;;Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, trong đó thường gặp là:Một số bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, ví dụ như nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục ở cả nam và nữ; các bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, xuất tinh ngược, tắc ống dẫn tinh... ở nam giới; hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung... ở nữ giới;Làm công việc phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như chất phóng xạ, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa mạnh...;Có nhiều thói quen sống không lành mạnh như ít vận động, uống rượu bia, cà phê, chất kích thích, hút thuốc lá, thức khuya;Tuổi tác càng cao khả năng thụ thai càng thấp xuống, phụ nữ trên 35 tuổi khó thụ thai và có nhiều nguy cơ sinh con bị dị tật hơn những phụ nữ ít tuổi hơn;Sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài và liên tục có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Thường thì khả năng sinh sản của phụ nữ chỉ quay lại ở mức bình thường 3 - 12 tháng sau khi sử dụng thuốc tránh thai.Các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, mất ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Chậm có thai phải làm sao là lo lắng của nhiều người 3. Dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở nữ giới Một số dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở nữ bao gồm:Chu kỳ kinh nguyệt không đều đến mức không thể dự đoán trước ngày hành kinh là dấu hiệu cảnh báo hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của nữ giới.Đau nhiều khi quan hệ tình dục, kinh nguyệt nhiều, kéo dài kèm theo co thắt vùng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt đến mức gây cản trở đến cuộc sống hàng ngày có thể là triệu chứng của lạc nội mạc tử cung gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.Ngừng kinh nguyệt kéo dài trong nhiều tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sinh sản. Phụ nữ chậm kinh thời gian ngắn dao động trong vòng 1 tháng là bình thường, có thể là do chịu tác động của các yếu tố như căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức.Gặp các vấn đề về da, mọc lông ở mặt, tóc rụng, tăng cân, giảm ham muốn tình dục có thể là dấu hiệu của thay đổi hormone sinh dục, cần đi khám để điều chỉnh lại nồng độ hormone để đảm bảo khả năng sinh dục. 4. Dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở nam giới Các dấu hiệu vô sinh ở nam bao gồm:Giảm ham muốn tình dục, gặp vấn đề trong cương cứng dương vật có thể là dấu hiệu của rối loạn hormone của nam giới, cần điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.Mắc các bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục như viêm tinh hoàn, viêm niệu đạo, lậu, sùi mào gà,... đều có thể gây vô sinh.Giảm hoặc mất khả năng xuất tinh, tinh hoàn kích thước nhỏ hoặc co cứng là dấu hiệu cảnh báo vô sinh cần đi khám.;;;;;1. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ sử dụng thuốc khi mang thai Các mẹ cần cân nhắc trong việc sử dụng thuốc khi mang thai Rất nhiều phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ có sử dụng thuốc điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, nhiều thuốc trị mụn có nguy cơ gây ảnh hưởng tới thai nhi, bao gồm các thuốc có dẫn xuất từ vitamin A như isotretinoin, tretinoin... Bạn cần đảm bảo sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian sử dụng thuốc và ít nhất 3 tháng sau khi đã ngưng thuốc. Nếu bạn phát hiện mang thai khi đang sử dụng các thuốc trên, hãy ngừng thuốc ngay lập tức và liên hệ với bác sỹ sản khoa để được tư vấn.Các bệnh lý mạn tính như huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, động kinh, trầm cảm đều cần phải được điều trị đều đặn và liên tục. Các thuốc thường dùng để điều trị các bệnh lý mạn tính có thể có ảnh hưởng tới thai nhi, vì thế bạn nên có biện pháp tránh thai khi sử dụng thuốc. Khi có kế hoạch mang thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được chuyển đổi sử dụng thuốc trong thai kỳ một cách an toàn và hiệu quả nhất.;;;;;Bên cạnh các biện pháp tránh thai như đặt vòng, sử dụng bao cao su,... thì hiện nay tránh thai là một phương pháp cũng được chị em phụ nữ sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên biện pháp này lại gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, căng ngực, buồn nôn,... Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai là ngăn chặn sự rụng trứng của cơ thể người phụ nữ, khi đó tinh trùng sẽ mất đi “đối tác" để thụ tinh và không thể xảy ra việc mang thai. Có 2 loại thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin: đây là loại chỉ chứa hormone progestin nhưng không chứa estrogen, tên gọi khác là minipill. Thường những chị em đang cho con bú hoặc vì một vài lý do không thể sử dụng estrogen thì sẽ dùng thuốc này. Thuốc tránh thai kết hợp: đây là thuốc tổng hợp chứa cả hormone progestin và estrogen. Phụ nữ nên tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn cho mình loại thuốc tránh thai phù hợp với tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số yếu tố có thể tác động tới việc chọn lựa thuốc tránh thai: Các bệnh mạn tính đang mắc. Tình trạng kinh nguyệt. Sức khỏe tim mạch. Có hay không thuộc đối tượng đang cho con bú. Có đang dùng loại thuốc nào khác hay không. Nếu dùng đúng theo hướng dẫn thì tỷ lệ đạt hiệu quả ngừa thai của thuốc tránh thai có thể lên tới trên 90%. Những thuốc này không có công dụng giúp phụ nữ tránh khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bảo gồm cả HIV/AIDS. Nồng độ hormone của chị em có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng thuốc tránh thai và gây nên những tác dụng phụ khác nhau. Thường thì trong vòng 2 - 3 tháng những tác dụng phụ này sẽ biến mất, tuy nhiên cũng có trường hợp chúng sẽ kéo dài hơn. Các chị em cần lưu ý những tác dụng không mong muốn dưới đây và cân nhắc trước khi sử dụng loại thuốc này nhé! 2.1. Buồn nôn Lần đầu tiên uống thuốc sẽ có người gặp cảm giác buồn nôn nhẹ. Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài đến vài tháng thì bạn cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có thể đổi sang loại thuốc khác. 2.2. Căng ngực Ngực sẽ trở nên mềm hơn khi uống thuốc tránh thai, biểu hiện rõ nhất là sau thời điểm bắt đầu dùng thuốc. Bên cạnh độ nhạy cảm của ngực tăng lên, các hormone có trong thuốc cũng có thể khiến cho ngực gia tăng kích cỡ. Nên trao đổi điều này với bác sĩ nếu hiện tượng căng vú và đau ngực xảy ra thường xuyên, kéo dài. 2.3. Tăng cân Trên lý thuyết, thuốc tránh thai sẽ có khả năng tăng trọng lượng nước hoặc giữ nước trong cơ thể, ngoài ra chúng còn khiến gia tăng khối lượng cơ và cả chất béo. Tuy nhiên ngược lại, cũng có trường hợp chị em uống thuốc tránh thai xong lại bị sụt cân. Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng nghiên cứu chứng minh rõ ràng các hormone có trong thuốc tránh thai có gây nên tác dụng phụ tăng hoặc giảm cân ở phụ nữ hay không. 2.4. Đau đầu hoặc đau nửa đầu Chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu có thể xảy ra khi các hormone sinh dục nữ thay đổi do uống thuốc tránh thai. Triệu chứng và tần suất xuất hiện của tình trạng này tuỳ thuộc vào loại thuốc cũng như liều lượng sử dụng. Chẳng hạn như nếu dùng thuốc với liều thấp thì triệu chứng đau đầu sẽ ít hơn. Một thông tin khá hữu ích đó là nếu phụ nữ hay bị đau đầu tiền kinh nguyệt thì thuốc tránh thai lại có thể giúp làm giảm triệu chứng này. 2.5. Trễ kinh hoặc không có kinh Cũng là vì thay đổi hormone mà chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ khi dùng thuốc tránh thai có thể bị thay đổi đáng kể. Tuy nhiên không hẳn thuốc ngừa thai đã là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trễ kinh hoặc vô kinh ở phụ nữ. Các yếu tố sau cũng đóng vai trò tác động tới “ngày đèn đỏ" của chị em, đó là: Chị em bị áp lực, stress nhiều. Gặp các vấn đề về tuyến giáp. Đang đau ốm. 2.6. Thay đổi tâm trạng Vì nội tiết tố có vai trò lớn trong việc quyết định tâm trạng cũng như cảm xúc của một người. Khi thuốc tránh thai tác động tới nội tiết tố thì tâm trạng của chị em phụ nữ thay đổi theo cũng là điều dễ hiểu. 2.7. Tiết dịch âm đạo Khi sử dụng thuốc tránh thai, dịch tiết âm đạo phụ nữ cũng có thể bị thay đổi như tính chất dịch, lượng dịch giảm hoặc tăng. 2.9. Ham muốn tình dục giảm Thay đổi về nội tiết tố do dùng thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng giảm ham muốn tình dục ở nữ giới. 3. Đối tượng phù hợp đối với việc sử dụng thuốc tránh thai Phần lớn thuốc tránh thai là khá an toàn đối với chị em phụ nữ. Nhưng vẫn có những rủi ro nhất định đối với một số trường hợp, do vậy trước khi dùng phụ nữ vẫn nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro, đồng thời lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia y tế. Thuốc tránh thai có thể sẽ không an toàn đối với những người: Đã từng hoặc đang mắc bệnh tim. Bị mắc chứng đau nửa đầu. Nghiện thuốc lá và trong độ tuổi từ 35 trở lên. Bị huyết áp cao và không được điều trị. Có tiền sử bị ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung. Vẫn còn tồn tại những ý kiến trái chiều về việc này, có thông tin cho rằng trong thuốc tránh thai có chứa nồng độ progestin cao gây nên chứng hypospadias. Đây là một biến chứng dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng tới việc mở niệu đạo của dương vật thai nhi. Tuy nhiên gần đây đã có nghiên cứu phủ định quan điểm này, chưa có bằng chứng cụ thể chứng minh thuốc tránh thai gây dị tật cho thai nhi. Cho dù có hay không những tác dụng phụ thì chị em phụ nữ cần ý thức được việc ngưng sử dụng ngay thuốc tránh thai khi đã biết mình đang mang bầu. Bên cạnh việc ngưng dùng thuốc, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc sức khỏe, duy trì tinh thần thoải mái, ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ điều độ và quan trọng là lên lịch thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.;;;;;Theo Womenshealthmag, một số yếu tố sau có thể gây ảnh hưởng đến khả năng làm cha của các quý ông. Khả năng sinh sản của nam giới bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố - Ảnh: Shutterstock Bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu không được chẩn đoán, các bệnh nhiễm trùng này có thể gây viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn và làm tắc nghẽn ống dẫn tinh. Vì thế, rất cần thiết để kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục một cách thường xuyên. Nhôm. Nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí cho biết nồng độ cao của nhôm trong tinh dịch gây thiệt hại đến số lượng tinh trùng. Vì thế, nam giới cần suy nghĩ lại khi sử dụng các vật dụng bằng nhôm như lon nhôm, nồi niêu xoong chảo. Nhiệt độ nóng. Nhiệt độ nóng là kẻ thù đáng khiếp đảm đối với tinh trùng. Tuổi tác. Không có thời gian cụ thể quy định khả năng sinh sản như ở nữ giới, nhưng một số nghiên cứu vẫn phát hiện có sự suy giảm về khả năng sinh sản ở đàn ông lớn tuổi. Ăn chay. Ăn chay có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng ở góc độ sinh sản, nó thật sự gây cản trở cho việc sinh con. Nghiên cứu mới từ Trường đại học Loma Linda ở California (Mỹ) phát hiện những đàn ông không ăn thịt có số lượng tinh trùng giảm đáng kể so với những đàn ông ăn thịt. Các nhà nghiên cứu nói rằng, chỉ có khoảng 1/3 số lượng tinh trùng có thể hoạt động tốt ở những những người ăn chay; trong khi đó số lượng tinh trùng hoạt động hiệu quả tăng đến 60% ở những người ăn thịt, điều này giúp tăng cơ hội thụ thai. Thuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà là mối đe dọa khủng khiếp cho tinh trùng. Các hóa chất trong thuốc lá được chứng minh gây rối loạn nội tiết tố và làm biến dạng tinh trùng. Thuốc chống trầm cảm. Điều này không có nghĩa nếu bạn đang dùng thuốc SSRI thì không thể khiến phụ nữ mang thai, nhưng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bất thường trong di truyền. Béo phì. Cơ thể cân đối khỏe mạnh thì tinh trùng sẽ khỏe mạnh, đó là điều chắc chắn. Nếu chỉ số BMI của một người đàn ông cao hơn 35, khả năng sinh sản và lượng tinh trùng của họ có chiều hướng giảm sút đáng kể. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn có thể giúp những “chiến binh bơi lội” trở nên mạnh mẽ và linh hoạt hơn. Máy tính xách tay. Ngoài nhiệt độ trong phòng tắm hơi và bồn tắm nước nóng, nhiệt từ máy tính xách tay cũng gây ảnh hưởng xấu đến tinh trùng. Các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo nam giới nên tránh tiếp xúc trực tiếp hay đặt máy tính xách tay giữa vùng háng để giảm thiểu tác hại của dòng nhiệt.
question_63666
Các yếu tố nguy cơ phát triển ung thư vú ở nam giới
doc_63666
Ung thư vú không chỉ xảy ra ở phụ nữ mà còn xuất hiện ở cả đàn ông. Tuy nhiên do chủ quan, nhiều người chỉ phát hiện được ung thư vú khi bệnh đã nặng. Nâng cao nhận thức về ung thư vú ở nam giới là cách để các đấng mày râu bảo vệ sức khỏe của mình. 1. Tỷ lệ ung thư vú ở nam giới Tại Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, ung thư vú nam chiếm từ 0,5 đến 1% trong số tất cả các bệnh ung thư vú được chẩn đoán mỗi năm. Ngược lại, ở Tanzania và các khu vực thuộc Trung Phi, ung thư vú nam chiếm tới 6% tổng số ca ung thư vú . Tỷ lệ ung thư vú nam cao hơn ở miền trung và miền đông châu Phi có thể liên quan đến các bệnh viêm gan do siêu vi dẫn đến chứng tăng nội tiết. Tại nước ta, hiện chưa có con số thống kê về bệnh này.Cũng như phụ nữ, tỷ lệ mắc ung thư vú ở nam giới tăng dần theo tuổi và tuổi tại thời điểm chẩn đoán có xu hướng cao hơn phụ nữ khoảng 5 đến 10 tuổi. Tỷ lệ mắc ung thư vú hàng năm ở nam giới dường như đang tăng lên; Một báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đã tăng 26% trong vòng 25 năm qua.Mặc dù cũng có một số yếu tố được coi là làm tăng nguy cơ bị ung thư vú nam, nhưng hầu hết số nam giới bị ung thư vú lại không nhận thấy có yếu tố nguy cơ nào. 2. Yếu tố nguy cơ ung thư vú ở nam giới 2.1. Yếu tố di truyền Cũng như ung thư vú ở phụ nữ, tiền sử gia đình mắc ung thư vú ở người thân (cha, mẹ, anh chị em ruột) có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới. Con số này khoảng 15 đến 20 % nam giới bị ung thư vú có tiền sử gia đình mắc bệnh trong khi chỉ 7 % dân số nam giới nói chung. Dấu hiệu ung thư vú ở nam giới Hai gen liên quan đến ung thư vú/ung thư buồng trứng là BRCA1 và BRCA2, được di truyền trội là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp ung thư vú di truyền.Nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới dường như cao hơn khi có đột biến BRCA2 hơn là đột biến BRCA1. Những người đàn ông thừa hưởng đột biến gen BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú ước tính 6% suốt đời; điều này thể hiện nguy cơ cao gấp 100 lần so với dân số nam giới nói chung. 2.2. Tiền sử gia đình Tỷ lệ đột biến BRCA thay đổi tùy theo chủng tộc và tiền sử gia đình. Trong số những người đàn ông bị ung thư vú, có tới 14 % có đột biến BRCA2; Các đột biến BRCA1 rất hiếm khi xảy ra, ngoại trừ ở các cá nhân thuộc dân tộc Do Thái Ashkenazi. Một nghiên cứu cho thấy 4,5% đàn ông Do Thái Ashkenazi bị ung thư vú có đột biến BRCA1. Vì vậy, tất cả nam giới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú nên được tư vấn di truyền và xét nghiệm BRCA . 2.3. Các yếu tố khác Ngoài gen BRCA còn có một số gen khác cũng liên quan đến ung thư vú ở nam giới: đột biến gen ức chế khối u PTEN (hội chứng Cowden), TP53 (hội chứng Li-Fraumeni), PALB2 và các gen sửa chữa (hội chứng Lynch) đều có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới .Thay đổi tỷ lệ estrogen và androgen – Việc sử dụng estrogen quá mức của các liệu pháp hormon (ví dụ, các hợp chất chứa estrogen hoặc testosterone), rối loạn chức năng gan, béo phì, sử dụng cần sa, bệnh tuyến giáp, hoặc một bệnh di truyền, như hội chứng Klinefel. Hội chứng Klinefelter bao gồm tinh hoàn bị teo, to tuyến vú, nồng độ gonadotropin trong huyết thanh tăng cao (hormone kích thích nang trứng, hormone luteinizing) và nồng độ testosterone trong huyết thanh thấp.Một số nghiên cứu dịch tễ học trên 3518 người hội chứng Klinefelter cho thấy tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư vú tăng gấp 19 và 58 lần so với dân số nói chung. Tuy nhiên vẫn cần có những nghiên cứu bổ sung để làm rõ hơn mối liên quan này.Vai trò của sàng lọc ung thư vú ở nam giới mắc hội chứng Klinefelter là không rõ ràng. Mặc dù chụp nhũ ảnh định kỳ không được ủng hộ cho tất cả những người đàn ông bị hội chứng này, nhưng tầm quan trọng của việc giáo dục bệnh nhân, tự kiểm tra và khám lâm sàng thường xuyên được nhấn mạnh 2.4. Các bệnh lý tinh hoàn Một số bệnh lý của tinh hoàn cũng được cho là có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới bao gồm viêm tinh hoàn và chấn thương tinh hoàn, có thể dẫn đến việc sản xuất androgen thấp hơn, dẫn đến tỷ lệ estrogen so với androgen cao hơn bình thường. Một số bệnh lý của tinh hoàn như: viêm tinh hoàn và chấn thương tinh hoàn có thể tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới 3. Điều trị cho ung thư vú nam Nhìn chung phương án điều trị cũng tương tự như ung thư vú của nữ giới, trong đó phẫu thuật cũng được dành cho giai đoạn sớm. Xạ trị và/ hoặc hóa trị cũng tùy thuộc vào kích thước u, số lượng hạch di căn...Điều trị với kháng nội tiết cũng được đặt ra đối với những người có thụ thể nội tiết dương tính. Nội dung này sẽ được đề cập trong các bài về ung thư vú .Trên đây là những thông tin về ung thư vú nam. Mặc dù là bệnh ít xảy ra nhưng các đấng mày râu không nên chủ quan, hãy lắng nghe mọi bộ phận trên cơ thể để phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp để bảo vệ sức khỏe của bạn. Nguồn: uptodate 2019
doc_20303;;;;;doc_37804;;;;;doc_16863;;;;;doc_3571;;;;;doc_28601
1. U vú và sự hình thành ung thư vú ở nam giới 1.1. Tìm hiểu các loại u vú phổ biến ở nam giới Nam giới có cấu trúc vú gần giống với phụ nữ, tuy nhiên các ống dẫn sữa ở tuyến vú nam bình thường chỉ giống như các ống dẫn sữa ở bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Ngực của một người nam giới trưởng thành hoàn toàn khỏe mạnh cũng chủ yếu được cấu tạo từ các mô mỡ có chứa một số ống dẫn và các mô đệm. Do đó, các bệnh u vú phổ biến ở nam giới thường liên quan đến quá trình tăng sinh tiểu thùy như: – Nữ hóa tuyến vú – U mỡ và u nang biểu bì – U vú ác tính (ung thư vú) Ung thư vú là tình trạng khối u ác tính hình thành và phát triển trong vú. Phần lớn các trường hợp mắc ung thư vú đều là nữ giới, nguyên nhân là do lượng hormone thúc đẩy tế bào ung thư phát triển tồn tại ở nữ nhiều hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nam giới không mắc ung thư vú. Trên thực tế, phía dưới núm vú của nam giới có một số mô vú nếu phát triển một cách không kiểm soát sẽ gây ra ung thư. Đặc biệt, ung thư vú ở nam giới thường kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với nữ giới. Tế bào ung thư vú thường phát triển ở bên dưới núm vú nam 2. Các nguyên nhân ung thư vú ở nam giới Nguyên nhân ung thư vú ở nam giới có liên quan trực tiếp tới sự tăng giảm hormone estrogen trong cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tổ nguy cơ khác cũng được chứng minh là có thể tác động đến việc hình thành khối u tại vú. Đó là: 2.1. Hormone estrogen So với nữ giới thì hàm lượng estrogen ở nam giới thường thấp hơn. Nếu lượng hormone này đột ngột tăng cao, nam giới sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú. Các trường hợp có thể gây ra sự tăng hormone estrogen ở nam bao gồm: – Điều trị ung thư thuyến tiền liệt hoặc chuyển giới nam thành nữ bằng liệu pháp hormone ở dạng estrogen tổng hợp. – Bị béo phì, vì người béo phì sẽ có hàm lượng estrogen cao hơn hẳn người bình thường. – Bị xơ gan hay sẹo của gan do dùng quá nhiều bia rượu trong thời gian dài. Ngoài ra, một số trường hợp nam giới mắc bệnh bẩm sinh hiếm gặp. Khi đó cơ thể sẽ sản xuất ra ít hormone testosterone hơn bình thường. Loại hormone này có tác dụng hạn chế tác động của estrogen, do đó nếu cơ thể thiếu hụt testosterone thì hoàn toàn có thể dẫn tới sự hình thành các tế bào ung thư trong vú. 2.2. Tuổi tác Tương tự như nhiều bệnh ung thư khác, nam giới có nguy cơ mắc phải ung thư vú khi già đi do cơ thể dần bị lão hóa và các tế bào tự biến đổi một cách bất bình thường. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư vú ở nam được chẩn đoán trong độ tuổi từ 60 – 70. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nam giới mắc ung thư vú khi chưa tới 30 tuổi. 2.3. Tiền sử gia đình và yếu tố di truyền Bệnh ung thư vú có khả năng di truyền trong phạm vi gia đình. Tỉ lệ này càng cao nếu nam giới có mẹ hay chị em gái ruột mắc ung thư vú. Một số loại đột biến di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú phát triển, điển hình là đột biến gen BRCA1 và BRCA 2. Đột biến gen và yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam 2.4. Bức xạ Bức xạ cũng là một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu nam giới được điều trị bằng phương pháp chiếu tia xạ trực tiếp vào vùng ngực thì khả năng các tế bào ung thư vú phát triển sẽ cao gấp bảy lần so với phần lớn những người đàn ông khác. Tiến hành xạ trị trực tiếp vào vùng ngực cũng là điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển 2.5. Môi trường làm việc Nếu nam giới thường xuyên phải lao động và làm việc trong môi trường nóng bức thì nguy cơ mắc phải bệnh ung thư vú sẽ cao gấp hai lần so với những người làm việc ở môi trường mát mẻ. Một số môi trường làm việc đặc trưng thường liên quan đến sự phát triển ung thư vú ở nam giới như: – Các lò cao – Các công xưởng sản xuất thép – Các nhà máy có sử dụng máy cán, các nhà máy sản xuất kim loại bằng con lăn – Các nhà máy sản xuất ô tô Yếu tố nguy cơ này đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu với cách lý giải như sau: nhiệt độ môi trường cao quá giới hạn sẽ gây tổn thương tinh hoàn và có thể dẫn đến gia tăng nồng độ estrogen. Ngoài ra, nếu kết hợp môi trường nhiệt độ cao với các loại hóa chất còn có thể làm tổn thương các tế bào trong cơ thể, gây mất cân đối và tạo điều kiện để các khối u phát triển và hình thành ung thư vú ở nam giới.;;;;;Nam giới cũng có thể mắc ung thư vú (với tỷ lệ thấp hơn nhiều). Nguyên nhân bệnh ung thư vú ở nam giới được cho là do gen di truyền, từng tiếp xúc với bức xạ, mắc một số bệnh như xơ gan, hội chứng Klinefelter, vv… Hầu hết chúng ta đều lầm tưởng rằng, ung thư vú là bệnh chỉ gặp ở phụ nữ. Thực tế là nam giới cũng có thể bị ung thư vú, tuy nhiên với tỷ lệ thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 1/100.000 người bị ảnh hưởng. Những nguyên nhân ung thư vú nam giới Thừa kế gen đột biến từ bố mẹ chính là nguyên nhân ung thư vú nam giới. Ung thư vú ở nam giới xảy ra khi một số tế bào vú phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh. Các tế bào này không chết đi mà tích tụ thành một khối u và có thể lan tràn (di căn) tới các mô, các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác lân cận của cơ thể. Gen di truyền làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới Một số nam giới thừa hưởng gen bất thường (đột biến) từ bố mẹ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Trong đó, kế thừa gen BRCA2 là một trong những nguyên nhân bệnh ung thư vú ở nam giới cũng như ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú nam giới bao gồm: Nam giới bị xơ gan, kích thích tố nam giảm và tăng kích thích tố nữ, tăng nguy cơ ung thư vú. – Cao tuổi. Nguy cơ ung thư vú nam giới tăng theo độ tuổi. Bệnh thường gặp nhất trong độ tuổi từ 68-71. – Tiếp xúc với estrogen. Nam giới dùng thuốc estrogen (chẳng hạn những người sử dụng để chuyển đổi giới tính hoặc điều trị cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt), làm tăng nguy cơ ung thư vú. – Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú. Nếu bạn có một thành viên trong gia đình bị ung thư vú, bạn có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn những người khác. – Hội chứng Klinefelter. Hội chứng di truyền này xảy ra khi một cậu bé được sinh ra với nhiều hơn một bản sao của nhiễm sắc thể X. Hội chứng Klinefelter gây ra sự phát triển bất thường của tinh hoàn. Kết quả là, nam giới bị hội chứng này sản xuất hormone nam (androgen) thấp hơn và kích thích tố nữ (estrogen) nhiều hơn. – Bệnh gan. Một số điều kiện, chẳng hạn như xơ gan, có thể làm giảm kích thích tố nam và tăng kích thích tố nữ, tăng nguy cơ ung thư vú. Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư vú ở nam giới. – Béo phì. Tế bào chất béo chuyển đổi androgen thành estrogen. Số lượng tế bào chất béo trong cơ thể cao có thể dẫn đến tăng estrogen và làm tăng nguy cơ ung thư vú nam giới. – Tiếp xúc với bức xạ. Những người từng xạ trị ngực để điều trị ung thư, có nguy cơ phát triển ung thư vú sau này. – Phẫu thuật loại bỏ tinh hoàn. Người bị viêm tinh hoàn hoặc phẫu thuật loại bỏ tinh hoàn cũng có nguy cơ bị ung thư vú.;;;;;Theo thống kê, chỉ có 1/1000 nam giới có khả năng phát triển tế bào ung thư vú. Đây là bệnh hiếm gặp và gây nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ung thư vú ở nam giới là bệnh hiếm gặp nhưng cũng rất nguy hiểm 1. Dấu hiệu ung thư vú ở nam giới 1.1.Nổi u cục bất thường ở vú Triệu chứng ung thư vú ở nam giới này giống với ung thư vú ở nữ giới. Các khối u thường xuất hiện ở sau hoặc vùng da sẫm màu quanh núm vú. Lõm da Tình trạng này chiếm 50-60% các trường hợp ung thư vú ở nam giới. Thông thường, người bệnh sẽ thấy núm vú tụt vào trong, không kéo ra được. Loét da Đây cũng là dấu hiệu ung thư vú ở nam giới, giống với nữ giới. Lúc này núm vú bị loét, sưng đỏ hoặc chảy dịch. Các dấu hiệu ung thư vú ở nam giới thường giống với triệu chứng bệnh ở nữ Tấy đỏ Khi bị ung thư vú, nam giới sẽ cảm thấy khu vực xung quanh vú bị tấy đỏ và có thể kèm theo ngứa, đau rất khó chịu. Mặc dù ung thư vú ở nam giới hiếm gặp nhưng cũng không vì thế mà chủ quan với các triệu chứng bệnh. Nam giới cần đi khám ngay khi có dấu hiệu ung thư vú để chẩn đoán chính xác và điều trị sớm bệnh. 2. Nguyên nhân gây ung thư vú ở nam giới Hiện nay, chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ung thư vú ở nam giới. Tuy nhiên có nhiều yếu tố được cho là căn nguyên gây bệnh: 2.1. Di truyền Đột biến Gen BRCA1 và BRCA2 là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Ngoài ra những người có người thân trong gia đình mắc ung thư vú cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người không có yếu tố gia đình ảnh hưởng. 2.2. Phóng xạ Những người tiếp xúc với chất phóng xạ trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. 2.3. Hormone estrogen Mức estrogen cao sẽ làm tăng nguy cơ các tế bào bất thường phát triển thành tế bào ung thư. Người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú để điều trị sớm Nam giới có yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú vừa nêu trên hoặc thấy xuất hiện các dấu hiệu ung thư vú cần tới các bệnh viện có chuyên khoa Ung bướu để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Bệnh viện còn có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu từ các nước lớn trên thế giới sẽ hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh.;;;;;Hiện nay nhiều người vẫn cho rằng ung thư vú là căn bệnh chỉ gặp ở phái nữ, tuy nhiên ung thư vú ở nam giới vẫn có khả năng xảy ra, có chăng là tỷ lệ mắc sẽ thấp hơn so với nữ giới. Chính vì sự lơ là trong việc theo dõi, phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh mà tỷ lệ tử vong do ung thư vú ở nam lại cao hơn. Do đó, bài viết sau đây sẽ tóm tắt những thông tin quan trọng giúp nam giới nâng cao cảnh giác trước căn bệnh này. 1. Một số yếu tố khiến nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới gia tăng Cả phụ nữ và đàn ông đều có mô vú. Tuy nhiên cơ thể của cánh mày râu tạo ra ít nội tiết tố kích thích sự phát triển của mô vú hơn, đó là lý do tại sao đàn ông sở hữu ít tuyến vú và mô mỡ hơn so với phái nữ. Tuy nhiên với số mô ít ỏi ở vú, đàn ông vẫn có nguy cơ bị ung thư bộ phận này. Bệnh thường xuất hiện ở đàn ông trên 60 tuổi, đôi khi là dưới tuổi 35. Tuổi tác càng lớn, rủi ro ung thư vú sẽ càng tăng lên. Nếu bệnh nhân sở hữu một hay nhiều các yếu tố sau thì nguy cơ ung thư vú phát triển là rất cao: Nồng độ estrogen lớn: hormone estrogen có thể kích thích sự phát triển bất thường của tế bào vú, nếu hàm lượng hormone này trong cơ thể quá cao có thể sẽ dẫn tới hình thành khối u vú ác tính. Nguyên nhân có thể là do bệnh nhân bị béo phì, tác dụng phụ của thuốc nội tiết (ví dụ như thuốc dùng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt), bệnh lý về gan, nghiện rượu lâu năm,... ; Tiếp xúc với phóng xạ: nếu bệnh nhân từng xạ trị vùng ngực thì rất có thể sẽ làm tiến triển ung thư vú; Tiền sử gia đình có người thân bị đột biến gen hoặc ung thư vú; Mắc hội chứng Klinefelter: hội chứng di truyền này khiến các bé trai thừa nhiễm sắc thể X và gây nên những triệu chứng như: giọng cao, chân dài, giọng mỏng, tinh hoàn phát triển bất thường dẫn đến vô sinh,... 2. Một số dấu hiệu ngầm cảnh báo ung thư vú ở nam giới Tương tự như ung thư vú ở nữ giới, các biểu hiện của căn bệnh này ở đàn ông cũng khá tương đồng: Vùng nách có biểu hiện sưng đau: Đặc điểm núm vú: đau và thụt vào trong, đồng thời rỉ ra chất lỏng hoặc vệt máu. Vùng da xung quanh quầng vú trở nên sưng đỏ và cứng hơn bình thường; Khối u: hiện diện ở xung quanh hoặc phía dưới núm vú tại một bên vú, hiếm khi gây ra cảm giác đau, sờ vào thấy cứng và gồ ghề, lớn dần theo giai đoạn bệnh và không di chuyển. Nếu cả 2 vú đều to lên thì có thể đây không phải là dấu hiệu ung thư mà là hiện tượng mô vú mở rộng (gynaecomastia) gặp ở những người tăng cân, đang dùng thuốc hoặc nghiện rượu nặng. Ở giai đoạn tiến triển, ung thư sẽ lan sang các khu vực khác của cơ thể như gan, xương và phổi với những triệu chứng như sau: Khó thở; Đau nhức xương khớp; Thường xuyên mệt mỏi; Vàng mắt, vàng da, ngứa ngáy. Đầu tiên bác sĩ cần kiểm tra vùng ngực và khu vực xung quanh vú của bệnh nhân để xác định xem có u cục hoặc bất thường nào không. Nếu có khối u thì kích thước của nó khoảng bao nhiêu, vị trí ở chỗ nào. Trước khi đưa ra kết luận bệnh, bệnh nhân cần thực hiện thêm các biện pháp thăm khám cận lâm sàng khác như: Siêu âm vú: Giúp phát hiện ra khối u, đánh giá hình thái, cấu trúc khối u. Ngoài ra còn có thể phát hiện các tổn thương di căn; Chụp X-quang tuyến vú: nhằm tìm kiếm và xác định chính xác vị trí khối u, kiểm tra những thay đổi bất thường nếu có; Sinh thiết: mẫu mô vú sẽ được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân và đem đến phòng thí nghiệm kiểm tra nhằm xác định đó có phải là ung thư hay không; Chẩn đoán hỗ trợ khác: Chụp CT, PET, quét xương. Phụ thuộc vào ung thư đang ở giai đoạn mấy, điều kiện sức khỏe cũng như nguyện vọng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ xem xét phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. 4.1. Phương pháp phẫu thuật Nếu nam giới phát hiện bị ung thư vú thì đây sẽ là biện pháp được áp dụng đầu tiên. Mục tiêu chính của phương pháp này là loại bỏ khối u, mô vú bị tổn thương xung quanh với những bước như sau: Cắt bỏ tất cả các mô, cụ thể là vú (gồm quầng vú và núm vú); Loại bỏ những hạch bạch huyết lân cận bị khối u xâm lấn và làm ảnh hưởng. Bởi vì ngực của nam giới có kích thước nhỏ nên không nhất thiết phải chú trọng bảo tồn thẩm mỹ cho vú. Sau khi hoàn tất phẫu thuật, cảm giác đau có thể sẽ tồn tại trong vòng từ 1 - 2 tuần. 4.2. Xạ trị Ở phương pháp này, các tia phóng xạ sẽ được tận dụng để chiếu vào khối u nhằm ngăn cản sự tăng sinh của các tế bào ung thư, đồng thời xạ trị cũng giúp làm chậm quá trình khối u lây lan, xâm lấn sang những khu vực khác, giảm triệu chứng khó chịu của bệnh và phòng ngừa nguy cơ ung thư tái phát sau phẫu thuật. Mỗi đợt xạ trị thường sẽ diễn ra khoảng từ 2 - 5 buổi, kéo dài từ 3 - 6 tháng. Trong khi xạ trị, các tia X không gây đau cho bệnh nhân nhưng sau đó người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như kích ứng da, mệt mỏi,... 4.3. Hóa trị Trong hóa trị liệu, thuốc sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh thông qua đường truyền tĩnh mạch. Trong một đợt hóa trị sẽ diễn ra trung bình là 6 lần và giữa các lần bệnh nhân sẽ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi để cơ thể sản sinh ra các tế bào mới, phục hồi sức khỏe. Hóa trị có thể được áp dụng cả sau khi phẫu thuật giúp loại bỏ dấu hiệu ung thư mà phẫu thuật bỏ sót, tránh tình trạng ung thư tái phát trong tương lai. Một số tác dụng không mong muốn khi hóa trị đó là rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn, dễ bị nhiễm trùng, tiêu chảy,... Những triệu chứng này sẽ hết dần khi ngừng điều trị. 4.4. Liệu pháp hormone Như chúng ta đã biết các hormone có tác dụng kích thích tuyến vú phát triển. Khi áp dụng liệu pháp này sẽ ngăn chặn việc hormone (nhất là estrogen) bị sản xuất dư thừa, cắt đứt nguồn nuôi dưỡng khối u vú. Thuốc Tamoxifen thường được sử dụng ở bệnh nhân nam bị ung thư vú theo dạng viên hoặc dạng lỏng, duy trì thuốc mỗi ngày trong vòng 5 năm, thậm chí là lâu hơn. Tamoxifen có thể khiến bệnh nhân bị tăng cân, cảm giác nóng bừng, thay đổi tâm trạng, khó ngủ, giảm hoặc mất ham muốn tình dục.;;;;;Bệnh ung thư vú không chỉ xảy ra ở nữ giới, nhiều trường hợp nam giới cũng đã bị mắc căn bệnh này. Theo công bố mới nhất theo nghiên cứu về bệnh ung thư vú của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có khoảng 2.500 nam giới mắc ung thư vú được điều trị mỗi năm, trong đó 500 ca dẫn đến tử vong. Ung thư vú là một dạng ung thư xảy ra ở tuyến vú. Thường xuất hiện ở nữ giới do lượng hormone thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư vú là những hormone nữ (estrogen và progesteron) ở nam giới có số lượng thấp hơn.Tuy nhiên ở khu vực dưới núm vú của nam giới có một số các mô vú phi chức năng (không thể sản sinh sữa), sự phát triển bất thường của những tế bào này là nguyên nhân dẫn đến ung thư vú.Ngoài ra, do yếu tố di truyền, các biến đổi gen bất thường, lối sống sinh hoạt dễ dãi như sử dụng bừa bãi các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,...) cũng là nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư vú ở nam giới.Cũng theo số liệu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ trong 25 năm qua, tỉ lệ nam giới mắc ung thư vú đã tăng 26% và có xu hướng ngày càng tăng mạnh. Đặc biệt, nam giới mắc ung thư vú phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn so với phụ nữ do những biến chứng của bệnh. 2. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú ở nam giới Hormone estrogen. Lượng hormone estrogen cao hoặc tiếp xúc lâu dài với nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới. So với phụ nữ, nam giới có xu hướng có hàm lượng estrogen thấp, nhưng có những trường hợp làm tăng lượng estrogen ở nam giới như:Liệu pháp hormone – dạng estrogen nhân tạo (tổng hợp) thường được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt và bệnh nhân chuyển đổi giới tính nam thành nữ.Béo phì – nam giới béo phì có lượng estrogen cao hơn bình thường.Xơ gan – sẹo của gan, thường do sử dụng rượu lâu dài.Bên cạnh đó, một số trường hợp từng ghi nhận về một bệnh bẩm sinh khi nam giới sản xuất ít hormone testosterone hơn bình thường. Do testosterone giúp hạn chế tác động của estrogen, nên khi đó nam giới có khả năng phát triển ung thư vú cao hơn so với đa số các nam giới khác.Bức xạ Tác nhân bức xạ ảnh hưởng đến tế bào gây nên bệnh ung thư vú ở nam giới Nhân tố bức xạ có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới. Các nghiên cứu đã phát hiện ra những người đàn ông được điều trị bằng xạ trị (năng lượng cao từ tia X được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư) trực tiếp vào vùng ngực trên có khả năng phát triển ung thư vú gấp bảy lần so với đa số các nam giới khác.Tuy nhiên, với khả năng mắc ung thư vú ở nam giới cao gấp bảy lần này thì các bác sĩ cho biết đây vẫn là một con số rất thấp.Di truyền và tiền sử gia đình.Bệnh ung thư vú di truyền trong các gia đình, đặc biệt ở những người đàn ông có họ hàng ở thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như mẹ hoặc chị em gái mang bệnh ung thư vú. Một số đột biến di truyền có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư vú: Đột biến gen BRCA1 và BRCA 2. Gen đột biến có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vú ở nam giới. Tuổi tác. Cũng như nhiều bệnh ung thư khác, nam giới có nguy cơ phát triển ung thư vú khi già đi do cơ thể bị lão hóa và các tế bào dần biến đổi bất bình thường. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ở đàn ông trong độ tuổi 60–70. Tuy nhiên đã có trường hợp nam giới bị ung thư vú ở tuổi 25.Rủi ro nghề nghiệpĐàn ông làm việc trong môi trường nóng có khả năng phát triển ung thư vú gấp hai lần so với những người làm việc trong môi trường mát hơn. Các môi trường liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú ở nam giới bao gồm:Lò cao. Công xưởng thép.Nhà máy sử dụng máy cán – nhà máy nơi kim loại (thường là thép) được tạo thành bằng các con lăn.Nhà máy sản xuất xe hơi.Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu đưa ra để giải thích cho vấn đề này đó là nhiệt độ cao quá mức gây tổn thương tinh hoàn, có thể dẫn đến gia tăng nồng độ estrogen. Ngoài ra nhiệt độ cao kết hợp với các hóa chất có thể làm tổn thương các tế bào khiến cơ thể mất cân đối tạo điều kiện cho các khối u phát triển trong đó có ung thư vú ở nam giới. 3. Dấu hiệu nhận biết ung thư vú ở nam giới Xuất hiện các cục u nhỏ ở núm vú hoặc quầng vú sờ vào thấy cứng, không đau hoặc chỉ đau nhẹ. Tụt đầu vú, co rút núm vú hoặc xuất tiết dịch ở đầu núm vú, loét đầu vú, loét da vú, dính da, sờ thấy hạch. Sưng đỏ bất thường, lồi – sùi bề mặt da xung quanh khu vực vú. đó. Tình trạng này kéo dài, kèm theo ngứa, đau. Khi nhận thấy những dấu hiệu triệu chứng lâm sàng trên, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
question_63667
Viêm loét dạ dày tá tràng – những điều cần biết
doc_63667
Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng người trưởng thành thường có khả năng mắc bệnh cao hơn trẻ em. Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng qua bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức cần thiết về căn bệnh này. Xem thêm: tổng hợp những bài viết liên quan đến tá tràng Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Thống kê cho thấy có khoảng 50-80% dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn HP và khoảng 70% số bệnh nhân loét dạ dày, 90% bệnh nhân loét tá tràng có vi khuẩn HP ở niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn HP Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc (aspirin, corticoid, thuốc chống viêm khớp không steroid..), uống rượu bia, căng thẳng thần kinh, stress trong thời gian dài…là những yếu tố gây bệnh. Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng – Đau là triệu chứng thường gặp nhất khi bị viêm loét dạ dày-tá tràng. Vị trí đau thường gặp ở vùng thượng vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau âm ỉ thường kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm hoặc lâu hơn. Khi thời tiết chuyển mùa, sau khi ăn thức ăn chua, cay, đói…sẽ làm các cơn đau tăng lên. Cơn đau có thể xuyên ra sau lưng, lên vai, ngực làm cho người bệnh lầm tưởng bệnh khác. – Rối loạn tiêu hóa: Khi bị viêm loét dạ dày-tá tràng, người bệnh cũng thấy xuất hiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, trung tiện nhiều lần… Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh sẽ có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa… Trường hợp viêm loét hành tá tràng lâu ngày có thể làm hẹp môn vị, ăn không tiêu, bụng ậm ạch khó chịu. Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng Trong trường hợp không phát hiện sớm và điều trị đúng thì bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ tiến triển thành mạn tính hoặc loét. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất dễ biến thành ung thư . Trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời rất dễ dẫn tới viêm phúc mạc, gây sốc và tử vong. Để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn HP thì phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, chống tăng tiết dịch vị và cần có thuốc bao phủ niêm mạc, tránh tác dụng của dịch vị. Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp cho người mắc bệnh về dạ dày. Lời khuyên của các chuyên gia y tế: Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu là do vi khuẩn HP, vi khuẩn này lây theo đường ăn uống nên cần phải chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong gia đình khi có người bị viêm loét dạ dày – tá tràng thì bát, đũa, cốc, chén… không nên dùng chung hoặc phải nhúng vào nước đun sôi sau khi đã rửa sạch. Không tự mua thuốc aspirin, corticoid, thuốc non-steroid (thuốc điều trị khớp) để tự điều trị. Không lạm dụng rượu bia, không ăn quá chua cay và tránh căng thẳng thần kinh. Xem thêm: Trị viêm loét dạ dày tá tràng Phụ nữ có thai với việc sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày – tá tràng Dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng
doc_45760;;;;;doc_58294;;;;;doc_2190;;;;;doc_55277;;;;;doc_61437
Trong quá trình thực hiện chữa viêm dạ dày tá tràng, ngoài việc tuân thủ đúng các chỉ định điều trị bác sĩ đưa ra thì mỗi người bệnh cần chú ý việc kiêng khem những yếu tố không tốt với bệnh nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. 1. Viêm dạ dày tá tràng: Dấu hiệu bệnh, cách chẩn đoán 1.1. Bệnh viêm dạ dày tá tràng Viêm dạ dày tá tràng có thể gặp phải ở đa dạng các đối tượng. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà thường đến từ việc nhiễm khuẩn HP dương tính, lạm dụng thuốc khám viêm hay các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn không khoa học, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, stress kéo dài,… Các tác nhân này sẽ tấn công vào lớp bảo vệ thành dạ dày tá tràng để lộ ra các lớp bên dưới và hình thành nên các ổ viêm loét. Viêm dạ dày tá tràng không quá nguy hiểm nhưng cần được điều trị đúng cách càng sớm càng tốt. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu. 1.2. Dấu hiệu bệnh Viêm dạ dày tá tràng nói chung khi gặp ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột và rầm rộ nhưng kết thúc khá sớm nên nhiều người bệnh sẽ bỏ qua. Sau đó, bệnh chuyển qua giai đoạn mạn tính thì các triệu chứng dần mờ nhạt hơn nhưng tổn thương vẫn âm thầm phát triển. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh là rất cần thiết. Hãy chú ý quan sát và cảnh giác với các triệu chứng sau: – Đau bụng vùng thượng vị – Những cơn đau bụng âm ỉ cùng theo đó là cảm giác nóng rát tại vùng thượng vị – Ợ chua, ợ nóng – Buồn nôn hoặc nôn hết phần thức ăn sau khi ăn – Chán ăn, ăn không ngon – Người hay bị mệt mỏi, có thể bị sút cân không hề chủ đích. 1.3. Cách chẩn đoán bệnh Về cách chẩn đoán bệnh viêm dạ dày tá tràng, bác sĩ sẽ thường chỉ định 2 phương pháp chính sau đây: – Nội soi dạ dày tá tràng: Nội soi được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa bao gồm cả viêm loét dạ dày tá tràng. Phương pháp thực hiện dựa trên việc thăm dò trực tiếp ống tiêu hóa nên cho kết quả chính xác nhất. Nội soi không chỉ giúp phát hiện toàn bộ các tổn thương, ổ viêm loét, vị trí và kích thước ổ loét, nguyên nhân gây bệnh mà còn phát hiện được cả những sang chấn khó thấy tại lớp niêm mạc kết hợp thực hiện sinh thiết tổn thương để kiểm tra mô bệnh học. – Xét nghiệm tìm vi khuẩn H.Pylori: Có tới 90% ca bệnh viêm loét xuất phát từ nguyên nhân nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn này được phát hiện bằng việc phân tích mẫu phân, mẫu máu, test hơi thở hoặc từ một mẫu sinh thiết lấy qua nội soi. Nội soi dạ dày là phương pháp tiêu chuẩn giúp chẩn đoán chính xác viêm dạ dày tá tràng và các bệnh đường tiêu hóa nói chung. 2. Cách chữa viêm dạ dày tá tràng Điều trị viêm dạ dày tá tràng nói chung dựa trên nguyên tắc tập trung loại bỏ yếu tố nguyên nhân gây bệnh thay vì điều trị triệu chứng. Chính vì vậy, việc điều trị cần tuân thủ đúng người, đúng bệnh, không tự ý kê đơn hay áp dụng cách điều trị của người khác. Người bệnh hãy chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa, thực hiện các chỉ định và phương pháp chẩn đoán bệnh. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp, thường là điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cắt dạ dày. – Điều trị bằng thuốc: Được áp dụng trong các trường hợp viêm loét nhẹ chưa gây ra các biến chứng bệnh nguy hiểm. Thuốc được sử dụng bao gồm thuốc kháng acid, thuốc giảm tiết acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc diệt vi khuẩn HP,… – Phẫu thuật cắt dạ dày: Trường hợp cần tiến hành phẫu thuật khi viêm loét dạ dày phát triển tới giai đoạn nặng kèm theo các biến chứng nguy hiểm. Lúc này, việc cắt đi một phần dạ dày giúp ngăn chặn sự lan rộng của ổ viêm loét một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thực hiện phẫu thuật tồn tại những rủi ro nhất định nên bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra chỉ định cuối cùng. 3. Cần kiêng những gì để chữa viêm dạ dày tá tràng được hiệu quả Đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần lưu ý việc kiêng khem ở cả chế độ ăn và trong lối sống sinh hoạt. Việc làm này sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể như sau. Trong chế độ ăn của người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cần tránh các nhóm thực phẩm sau đây nhằm giúp thuyên giảm triệu chứng khó chịu và hỗ trợ làm lành ổ loét. – Thực phẩm gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày như rượu, bia, các đồ uống chứa chất kích thích, các loại gia vị cay nóng, món ăn chiên xào ngập dầu mỡ, món nướng tẩm ướp qua nhiều gia vị, thực phẩm đã chế biến sẵn có lượng chất bảo quản cao hay ăn thức ăn khó tiêu hóa,… – Thực phẩm làm tăng lượng acid dạ dày khiến vết loét thêm nghiêm trọng và tăng nguy cơ hình thành thêm nhiều vết loét mới Hãy hạn chế những loại trái cây chua (cam, chanh, bưởi chua, quýt, quất, xoài, cóc, khế…), thực phẩm chua (dấm, mẻ,..). – Tránh thực phẩm dễ sinh hơi và gây chướng bụng vì chúng sẽ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản và khiến cho viêm loét dạ dày càng thêm nghiêm trọng. Người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm như giá đỗ, đồ ăn lên men (dưa muối, cà muối, mắm tôm, mắm tép), hành, hẹ, các loại đồ uống đóng chai có ga,… Thực hiện kiêng khem đúng cách trong chế độ ăn giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài việc kiêng khem đúng cách trong ăn uống, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng cần để ý và điều chỉnh lại các thói quen không tốt trong sinh hoạt hằng ngày như sau: – Ăn uống tùy ý, không ăn đúng bữa theo giờ, thường xuyên bỏ bữa; – Nhịn đói quá lâu sau đó lại ăn bù quá no ở bữa khác. Điều này cực kỳ có ảnh hưởng xấu với người bệnh loét dạ dày; – Ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn cơm cùng canh, không tập trung mỗi khi ăn; – Vận động mạnh hoặc đi tắm ngay sau khi ăn no; – Ăn đồ ăn khi quá lạnh hoặc quá nóng. Ăn đồ ăn chế biến quá lỏng hoặc quá sệt; – Tránh lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm viêm; – Hút thuốc, uống rượu bia; – Thức khuya, mất ngủ; – Không cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc dẫn tới căng thẳng, stress kéo dài; – Lười vận động. Như vậy, để quá trình chữa viêm dạ dày tá tràng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, người bệnh cần tuân thủ đúng các chỉ định điều trị cũng như thực hiện kiêng khem đầy đủ. Ngay cả khi viêm loét đã điều trị khỏi, người bệnh cũng cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng bệnh hiệu quả.;;;;;Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý thường gặp nhưng có thể gây biến chứng như xuất huyết, thậm chí là ung thư dạ dày. Do đó, việc có một phác đồ chữa viêm loét dạ dày tá tràng chuẩn, chi tiết là điều cần thiết để bệnh có thể chữa một cách dứt điểm và hiệu quả. Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng (phần tiếp nối với dạ dày và là phần đầu của ruột non) bị tổn thương. Lúc này, lớp màng ngoài niêm mạc hay thành ruột bị bào mòn, làm lộ ra các mô bên dưới. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng thường có tỷ lệ vết loét ở dạ dày chiếm 60%, nguy cơ loét ở tá tràng chiếm 95% và vết loét tại bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25%. Các vết viêm loét sau khi ăn mòn niêm mạc, phần dưới niêm mạc và cơ có thể dẫn đến biến chứng thủng dạ dày Các dấu hiệu của viêm loét dạ dày tá tràng được đặc trưng bởi các triệu chứng như: đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, buồn nôn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, nóng rát vùng thượng vị đi kèm ợ hơi… 2. Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng Viêm dạ dày, tá tràng xảy ra do nhiều nguyên nhân, thường gặp có thể kể đến: 2.1. Do nhiễm khuẩn HP Helicobacter pylori (HP) là loại vi khuẩn phổ biến chỉ sau vi khuẩn gây sâu răng. Chúng xâm nhập và phát triển tại niêm mạc dạ dày, tiết ra loại enzyme và chất độc làm suy giảm chức năng bảo vệ niêm mạc. Đây cũng là chính là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tiêu hóa liên quan đến dạ dày – tá tràng. 2.2. Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm quá liều Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau quá liều trong một khoảng thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình tổng hợp prostaglandin. Thiếu prostaglandin bảo vệ dạ dày có thể làm khởi phát hoặc trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng. 2.3. Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng – Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu: Nicotine trong thuốc lá và lượng lớn axit trong dịch vị dạ dày tiết ra do sử dụng rượu bia có thể gây kích thích niêm mạc, hình thành các ổ viêm loét dạ dày tá tràng. – Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy căng thẳng thần kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khi bị stress, dịch vị dạ dày sẽ tăng tiết axit, về lâu dài sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày. – Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Người bệnh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng đồ uống có cồn, nằm ngay sau khi ăn, bỏ bữa hay thức khuya… cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe dạ dày. Khi bị stress, cơ thể giải phóng catecholamin gây co mạch và cytokine gây viêm. Những tác động này có thể khiến cho niêm mạc dạ dày không được tưới máu thường xuyên, oxy không được cung ứng đủ, gây chết tế bào. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở thành mãn tính. Một số trường hợp có thể diễn tiền thành các biến chứng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: 3.1 Hẹp môn vị Là tình trạng viêm xơ phát triển trên ổ loét ở môn vị – tá tràng. Không gian lòng ruột ngay dưới dạ dày cũng do đó mà bị thu hẹp lại, khiến cho thức ăn bị ứ đọng, khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Các dấu hiệu điển hình của hẹp môn vị là nôn mửa, chướng bụng và sút cân nhanh. 3.2 Thủng dạ dày – tá tràng Điển hình bởi triệu chứng đau bụng dữ dội, đột ngột. Theo thời gian, các vết loét không được can thiệp có thể ăn thủng thành dạ dày, tá tràng. Dịch tiêu hoá theo lỗ thủng chảy vào trong ổ bụng gây viêm phúc mạc. Đây là tình trạng vô cùng nguy cấp, người bệnh có thể tử vong do nhiễm trùng nhiễm độc nặng. 3.3 Xuất huyết tiêu hóa trên Các vết viêm loét dạ dày chảy máu có thể dẫn đến tình trạng mất máu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Dấu hiệu của tình trạng này có thể bao gồm các triệu chứng như chóng mặt, nôn ra máu đỏ hay đi ngoài phân đen. 3.4 Ung thư hóa Đây chắc chắn là biến chứng nguy hiểm nhất, xảy ra khi bệnh nhân được chẩn đoán và chữa viêm loét dạ dày tá tràng quá muộn. Do đó dù áp dụng các biện pháp điều trị nội – ngoại khoa, kết quả điều trị vẫn thường không tích cực. Trên đây đều là các biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Người bệnh khi có phát hiện cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu, chữa trị. Hình ảnh nội soi ung thư dạ đày dạng loét type III 4. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng theo phác đồ của Bộ Y tế Có rất nhiều phương pháp, bài thuốc, mẹo vặt mà bệnh nhân có thể tìm thấy trên mạng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý không được tự điều trị theo bất kỳ phương pháp nào nếu chưa được chẩn đoán, hướng dẫn bởi các y bác sĩ. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng theo phác đồ của Bộ Y tế Các phương pháp điều trị cần dựa trên nguyên tắc chung như: – Sử dụng thuốc ức chế và cân bằng yếu tố phá hủy – bảo vệ. – Lấy điều trị nguyên nhân làm gốc rễ. – Kết hợp điều trị bằng thuốc với điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Trong đó, các thuốc có thể được chỉ định dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm: 4.1 Sử dụng nhóm thuốc kháng axit để chữa viêm loét dạ dày tá tràng Đây là nhóm thuốc có tác dụng nâng độ pH dịch vị giúp giảm đau, bảo vệ tế bào. Các loại thuốc thuộc nhóm này thường được dùng trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Người bệnh cũng có thể dùng khi đau nhưng không quá 3 lần/ngày. 4.2 Nhóm kháng thụ thể H2 Với giá thành rẻ, tác dụng nhanh, loại thuốc này thường đạt hiệu quả ngay ngày đầu sử dụng. Thuốc kiểm soát tốt dịch vị vào ban đêm, giảm những bài tiết dịch vị cơ bản và dịch vị kích thích. Người bệnh nên uống thuốc trước khi ăn 30 phút và trung bình 2 lần/ngày. Nếu kết hợp cùng thuốc kháng axit, 2 loại phải được uống cách nhau 2 giờ. 4.3 Nhóm ức chế bơm Proton Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế axit mạnh nhất. Trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, nhóm các thuốc ức chế bơm proton ít ghi nhận tác dụng phụ. Các biểu hiện thường gặp là đau đầu hoặc tiêu chảy nhẹ. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng nhóm thuốc này trước bữa ăn 15 – 30 phút, trung bình ngày 1 lần. 4.4 Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc hoạt động theo cơ chế tăng bài tiết chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số thuốc có tác dụng kháng viêm, giúp làm lành các vết loét, đặc biệt là các vết loét > 2cm. Đối với tất cả các bệnh nói chung và viêm loét dạ dày tá tràng nói riêng, việc phát hiện kịp thời và điều trị sớm theo hướng dẫn của bộ Y tế chính là phương pháp chữa bệnh tốt và được ưu tiên nhất. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng sẽ không phải là nỗi lo nếu người bệnh được trang bị những kiến thức đầy đủ.;;;;;Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, đôi khi là từ những thói quen không tốt của mọi người. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gây tổn thương trên niêm mạc dày dày hoặc tá tràng. Các tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày, ruột bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày chiếm 60%, vết loét ở tá tràng chiếm 95%, còn khoảng 25% là các vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày. Viêm loét dạ dày tá tràng là khi xuất hiện các vết loét trên bề mặt niêm mạc 2. Các nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày, tá tràng Viêm loét tá tràng, dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân chủ yếu là: 2.1. Nhiễm khuẩn H pylori Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Chúng sẽ tiết ra các độc tố làm suy giảm chức năng của niêm mạc có tác dụng chống lại acid. 2.2. Tác dụng phụ của thuốc Sử dụng trong thời gian dài thuốc giảm đau, kháng viêm gây ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – Chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc. Khi prostaglandin suy giảm sẽ gây viêm loét. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai đứng sau nhiễm khuẩn HP. 2.3. Thường xuyên hút thuốc lá và đồ uống có cồn Trong thuốc lá có chứa tới hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là nicotine. Chất nicotine sẽ kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol – Tác nhân chính làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong rượu bia, các đồ uống có cồn có gas cũng không hề có lợi cho cơ thể. 2.4 Stress ( căng thẳng) gây ra bệnh dạ dày tá tràng Căng thẳng, lo âu sẽ kích thích quá trình bài tiết acid trong dạ dày. Điều này làm tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày và tá tràng. 2.5 Thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp lý Thức quá khuya, bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ,…ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày, tá tràng. Ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào, nhai không kỹ cũng là các yếu tố thuận lợi dẫn tới viêm loét. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra 3. Triệu chứng thường gặp Các biểu hiện ban đầu của loét dạ dày và tá tràng thường không rõ ràng. Nhiều người thường nhầm lẫn chúng với đau bụng bình thường. 3.1 Đau bụng vùng thượng vị do viêm dạ dày tá tràng Đau vụng thượng vị là dấu hiệu khá đặc trưng của bệnh. Cơn đau sẽ thường xuất hiện vào lúc đói hoặc nửa đêm và lan ra sau lưng. Người bệnh sẽ bị đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào tình trạng của bệnh. 3.2. Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn Hệ tiêu hóa gặp vấn đề khiến cho quá trình chuyển hóa thức ăn bị ngưng trệ. Lượng thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ khiến người bệnh thấy đầy bụng, khó tiêu. 3.3 Ợ hơi, ợ chua Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đều gặp pải triệu chứng này. Ợ hơi, ợ chua là các dấu hiệu thường gặp trong giai đoạn đầu. 3.4. Rối loạn tiêu hóa Khi tá tràng và dạ dày gặp vấn đề sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị táo bón kèm tiêu chảy thất thường. Một số người bệnh cũng có thể bị sụt cân nhanh. Các triệu chứng kể trên chỉ mang tính gợi ý để phát hiện bệnh sớm. Người bệnh khi phát hiện một trong các biểu hiện trên cần đến bệnh viện để thăm khám bằng các phương pháp chuyên khoa để chẩn đoán chính xác bệnh. 4. Các biến chứng khi bị bệnh dạ dày tá tràng Bệnh viêm loét tá tràng, dạ dày nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới mạn tính. Hậu quả để lại khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng như: – Thủng dạ dày: Người bệnh đột ngột đau bụng dữ dội, bụng cứng như đá. – Xuất huyết hệ tiêu hóa: Các vết viêm loét ăn sâu vào tế bào có thể gây chảy máu. Dấu hiệu của biến chứng này là người bệnh đi ngoài và nôn ra máu. – Hẹp môn vị: Mô viêm xơ phát triển trên ổ loét gây hẹp lòng ruột. Thức ăn sẽ khó có thể đi qua đường tiêu hóa. Bệnh nhân sẽ bị nôn mửa, bụng ọc ạch do thức ăn cũ, sút cân nhanh. Viêm dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm 5. Các phương pháp điều trị Bất cứ căn bệnh nào nếu phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao và các bệnh về hệ tiêu hóa cũng vậy. Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể áp dụng để chữa viêm loét dạ dày tá tràng. 5.1 Ngưng sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau Nếu nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc thì việc đầu tiên là cần ngừng sử dụng thuốc kháng viêm không sreroid (NSAID). Bác sĩ sẽ tư vấn để đổi sang loại thuốc khác lành tính hơn. 5.2 Điều trị nội khoa Đơn thuốc dành cho bệnh nhân bị dạ dày, tá tràng sẽ gồm các loại thuốc: – Nhóm kháng acid: Giúp trung hòa acid trong hệ tiêu hóa nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động bài tiết dịch vị. Nhóm thuốc này có chứa: Kali, nhôm, magie hydroxit. Thuốc nên được uống sau ăn 1 tiếng. – Nhóm kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn HP – Nhóm chẹn H2: Tác dụng của chúng là giảm hoạt động tiết acid của dạ dà tá tràng. Thuốc có thể dùng ở dạng tiêm hoặc uống. – Nhóm ức chế bơm Proton (PPI) – Nhóm thuốc giúp nâng cao khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày 6. Lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt Khi mắc bệnh về hệ tiêu hóa, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp. Người bệnh nên ăn một số thực phẩm bổ dưỡng và kiêng các loại thực phẩm không có lợi. 6.1 Thực phẩm nên ăn – Trứng, sữa: Tác dụng làm đệm trung hòa acid trong dạ dày. Sữa nên được hâm nóng, trứng nên hấp hoặc cho vào cháo ăn cho dễ tiêu hóa. – Thực phẩm chứa đạm dễ tiêu: Thịt lợn, cá nạc,… – Rau quả, trái cây tươi: Ưu tiên bổ sung các loại rau thuộc họ nhà cải vì chúng chứa các vitamin giúp chữa lành các vết loét. – Các loại thức ăn chứa tinh bột ít mùi vị: Cơm, bánh mỳ, cháo, khoai,… – Các loại dầu thực vật: Hạt hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải,… 5.2 Những thực phẩm nên tránh khi bị bệnh về dạ dày tá tràng – Thức ăn chế biến sẵn: Dăm bông, xúc xích, lạp sườn vì chúng chứa nhiều muối – Các loại thức ăn cứng, dai: Gân, sụn,… – Các loại gia vị mạnh: Dấm toi, tiêu ớt – Các loại dưa muối, hành muối – Các loại hoa quả có vị chua nhiều: Cóc, xoài, sấu,… – Đồ uống có chứa gas, cồn Các loại thực phẩm nên được chế biến bằng cách thái nhỏ, nghiền nát và nấu nhừ. Thức ăn cũng nên được ăn ngay sau khi chế biến, không ăn thức ăn đã để lâu. 6.3 Thay đổi thói quen – Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Không nên thức quá khuya, làm việc quá sức – Ăn nhiều bữa mỗi ngày – Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no – Luyện tập thể dục thể thao Bạn nên thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe Nếu bị viêm loét dạ dày tá tràng bạn không cần quá lo lắng. Hãy tới bệnh viện để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó lựa chọn cách điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bạn cần nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu và phác đồ điều trị của bác sĩ để đẩy lùi bệnh tật.;;;;;Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến mà nhiều người thường gặp, tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Nhưng nếu để lâu ngày không điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm loét là tình trạng niêm mạc dạ dày tổn thương, gây viêm sưng và dần tạo thành các vết loét, ổ loét 2. Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến Với các trường hợp mắc bệnh khi mới khởi phát rất khó để nhận biết các triệu chứng. Do đó, mọi người cần đặc biệt lưu ý đến từng thay đổi của cơ thể để kịp thời phát hiện dấu hiệu mắc bệnh như: – Đau bụng, khó tiêu, – Buồn nôn. – Ợ hơi, ợ chua. – Nóng rát vùng thượng vị. – Đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. – Rối loạn tiêu hóa gây tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. – Mất ngủ do đầy bụng hoặc đau bụng về đêm. – Cơ thể suy nhược – Sụt cân. – Chán ăn, ăn xong có thể buồn nôn và nôn… – Đi ngoài có phân đen 3. Các giai đoạn viêm loét dạ dày Viêm loét dạ dày thường được chia làm 2 giai đoạn như sau. – Viêm loét cấp tính: các triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn. Lúc này bệnh dễ dàng chữa khỏi triệt để nếu điều trị sớm và đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường chủ quan không đi khám. – Viêm loét mạn tính: viêm loét dạ dày thời gian dài dẫn đến viêm sưng, dần chuyển sang tình trạng mạn tính. Lúc này, các vết loét lan rộng, khó điều trị, thậm chí có thể gây biến chứng viêm teo, hẹp môn vị , xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày, viêm nhiễm lan sang các cơ quan lân cận… Viêm loét dạ dày được chia làm 2 giai đoạn: Cấp tính và mạn tính 4. Các biến chứng mà viêm loét dạ dày gây ra – Xuất huyết tiêu hóa: biến chứng này khiến người bệnh mất máu, chóng mặt, da nhợt nhạt, nôn ra máu hoặc đi cầu phân đen. – Thủng dạ dày: gây ra cơn đau thượng vị dữ dội, bụng gồng cứng, – Hẹp môn vị: người bệnh nôn ói và sụt cân nhanh nguyên nhân do sự hình thành các mô viêm xơ ngăn chặn quá trình vận chuyển thức ăn trong hệ tiêu hóa. – Ung thư dạ dày: viêm loét dạ dày lâu ngày dễ hình thành các khối u ác tính ở dạ dày. 5. Nguyên nhân do đâu gây bệnh viêm loét dạ dày Hai nguyên nhân phổ biến gây tình trạng viêm loét: – Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP): Sau khi xâm nhập vào bao tử, vi khuẩn Hp chui vào lớp nhầy của niêm mạc bao tử, tiết ra độc tố làm tổn thương, ức chế sản xuất yếu tố bảo vệ niêm mạc và hình thành vết loét. – Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) lâu dài: người bệnh sử dụng nhóm thuốc NSAID thời gian dài khiến tổn thương dạ dày. Các loại thuốc này ức chế này sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, tình trạng viêm loét có thể do các nguyên nhân khác ít gặp hơn: – Tăng tiết axit trong dạ dày: nhiều nguyên nhân gây ra như yếu tố di truyền, hút thuốc lá, stress trong công việc và cuộc sống hoặc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định. – Hội chứng Zollinger-Ellison: tình trạng gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng viêm loét người bệnh cần thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị đúng 6.1. Chẩn đoán viêm loét dạ dày – Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng và thời gian mắc bệnh, các loại thuốc điều trị bệnh từng hoặc đang sử dụng. – Xét nghiệm: xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng vi khuẩn Hp, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở. – Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp tiêu chuẩn giúp bác sĩ nhìn trực quan về tình trạng bên trong dạ dày, đánh giá chính xác tình trạng bệnh, vị trí tổn thương để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, bác sĩ điều trị cầm máu các ổ loét dạ dày, sinh thiết quanh vị trí tổn thương để xác định tình trạng nhiễm khuẩn hoặc các vấn đề nghi ngờ khác. 6.2. Điều trị viêm loét dạ dày Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau sẽ được điều trị theo từng phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là những phương pháp phổ biến để điều trị viêm loét: – Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ kê đơn giúp triệu chứng viêm loét được cải thiện hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, không được tự ý ngưng thuốc hay giảm liều thuốc dù triệu chứng bệnh đã giảm. Phải uống thuốc đủ liều mà bác sĩ kê để tránh tình trạng kháng thuốc. – Điều trị phẫu thuật: nếu phương pháp uống thuốc không cải thiện, các vết loét không lành lại, hoặc khi viêm loét đã gây các biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị …thì buộc phải can thiệp phẫu thuật. 7. Cách phòng ngừa viêm loét tránh tái phát Để phòng ngừa viêm loét hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng những phương pháp sau: – Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Kiêng đồ uống có cồn, thuốc lá, đồ ăn chua cay nóng, tránh ăn quá no hoặc quá đói. Nên ăn đúng giờ, không bỏ bữa, tránh ăn đêm,… Nên ưu tiên bổ sung một số thực phẩm như trái cây và rau củ, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm,… Bên cạnh đó, cần ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn. – Bỏ thói quen hút thuốc lá, không uống đồ uống có cồn và các loại đồ uống có chứa caffeine. – Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu thấy bệnh không thuyên giảm. – Luôn lạc quan, kiểm soát căng thẳng bằng nhiều cách như tập yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách. Căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân khiến triệu chứng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để phòng ngừa bệnh viêm loét tái phát Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm loét dạ dày mà có thể bạn có thể tham khảo, chủ động trong việc điều trị và phòng chống. Đồng thời khi gặp các dấu hiệu cần thăm khám sớm để được bác sĩ lên phác đồ điều trị triệt để, ngăn ngừa bệnh tái phát.;;;;;Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh về tiêu hóa thường gặp và có thể được điều trị ổn định. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và người bệnh không thực hiện ăn uống theo chế độ hợp lý thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày – tá tràng. Các biến chứng thường gặp của viêm loét dạ dày – tá tràng bao gồm: Xuất huyết dạ dày: là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do vết loét ăn vào động mạch dạ dày tá tràng gây nên, có thể gây tử vong khi chảy lượng máu lớn một cách bất ngờ. Thủng dạ dày: có thể gây rò rỉ thức ăn từ dạ dày vào khoang bụng. Thủng mặt trước dạ dày thường dẫn tới viêm phúc mạc cấp tính do hóa chất và vi khuẩn, thủng dạ dày mặt sau thường kèm theo chảy máu do động mạch dạ dày tá tràng nằm ở mặt sau. Thủng và lan tỏa: xảy ra khi vết loét lây sang các bộ phận khác như gan, thận và tụy. Ung thư dạ dày: viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn H.Pylori gây ra có thể làm tăng 3 – 6 lần nguy cơ ung thư dạ dày. Viêm loét dạ dày – tá tràng có thể gây ung thư dạ dày. Các phương pháp phòng ngừa biến chứng Để điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: Người bệnh cần ăn uống hợp lý để phòng ngừa các biến chứng. 2. Thực hiện chế độ ăn điều độ, nên ăn từ tốn và nhai kỹ, ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya, ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu, không vận động mạnh sau khi ăn. 3. Kết hợp ăn uống với chế độ làm việc, nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài. 4. Tích cực điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đầy đủ và đúng giờ. Thông thường, người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sẽ được chỉ định một số loại thuốc nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP, chống tăng tiết dịch vị và bao phủ niêm mạc để tránh tác dụng của dịch vị… Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp nhất cho người bệnh. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
question_63668
Chậm kinh 10 ngày thử que 1 vạch nguyên nhân do đâu?
doc_63668
Chậm kinh 10 ngày thử que 1 vạch khiến chị em lo lắng. 1. Chậm kinh 10 ngày thử que 1 vạch: có thai nhưng que thử không đúng Với những chị em đã quan hệ tình dục, việc chậm kinh được xem là dấu hiệu mang thai dễ nhận thấy nhất, đặc biệt là khi chu kỳ kinh của bạn nữ đều đặn hàng tháng thì việc chậm kinh 10 ngày khả năng mang thai là rất cao. Lựa chọn phương án sử dụng que thử thai để phát hiện thai sớm được nhiều người lựa chọn vì que thử thai sẽ phát hiện nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu của thai phụ. Nếu 2 vạch báo hiệu có thai, 1 vạch báo hiệu là không có thai. Tuy nhiên, nhiều trường hợp que thử 1 vạch nhưng kết quả vẫn có thai, nguyên nhân có thể là que thử sai do uống nhiều nước trước khi dùng que thử, chất lượng que thử thai không đảm bảo, đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, không đủ hormone trong nước tiểu trường hợp tiền sử béo phì, mắc bệnh về đường sinh dục… Xét nghiệm máu sẽ cho kết quả có thai hay không chính xác hơn. 2. Chậm kinh 10 ngày thử que 1 vạch: không có thai Không có thai nhưng bị chậm kinh 10 ngày thì những nguyên nhân có thể là do: Mãn kinh sớm là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh. Chậm kinh trong trường hợp đã kiểm tra và không thấy có thai, nên đi khám để được bác sĩ xác định nguyên nhân do đâu từ đó mà có cách xử trí đúng đắn nhất, không để tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
doc_58051;;;;;doc_10728;;;;;doc_59134;;;;;doc_24144;;;;;doc_3487
Xin chào bạn Hồng Ngân! Có nhiều nguyên nhân gây nên chậm kinh và có thai là một trong những nguyên nhân được bạn nữ nghĩ đến đầu tiên khi đã có quan hệ tình dục trước đó. Thử thai bằng que tiện dụng và khá chính xác được nhiều bạn nữ áp dụng khi bị chậm kinh, và nghi ngờ có thai. Bạn đã thử thai, que thử lên 1 vạch, nếu bạn dùng que thử chất lượng, thử thai đúng cách, thì khả năng cao là bạn không mang thai. Sự chậm kinh có thể là do bạn quá lo lắng, suy nghĩ, căng thẳng… khiến rối loạn kinh nguyệt xảy ra. Sự chậm kinh có thể là do bạn quá lo lắng, suy nghĩ, căng thẳng… khiến rối loạn kinh nguyệt Nếu như bạn dùng que thử không đảm bảo, quá hạn sử dụng, thử thai sai với hướng dẫn; uống quá nhiều nước khiến nồng độ hormone hCG trong nước tiểu bị loãng; đang dùng một số loại thuốc như thuốc hỗ trợ sinh sản, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần; đang mắc các viêm nhiễm đường sinh dục khiến mẫu nước tiểu lẫn máu, mủ… cũng khiến kết quả que thử sai lệch. Hãy chờ thêm một vài ngày nữa rồi thử lại bằng một que thử khác. Nếu quá lo lắng, bạn có thể xét nghiệm Beta hCG xác định xem có thai hay không.;;;;;Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của chị em sẽ kéo dài trong khoảng 28-35 ngày. Thời gian dài hay ngắn tùy theo cơ địa từng người.Thời gian hành kinh kéo dài từ 3-7 ngày. Trễ kinh 1 tuần cũng được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai Chậm kinh có thể do nhiều nguyên nhân như mắc bệnh sản phụ khoa, Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng làm chậm kinh ở phụ nữ: chế độ ăn thiếu cân đối, thay đổi lói sống, tác dụng phụ của thuốc, một số bệnh phụ khoa,… Chị em có thể tự kiểm tra mình đã có thai hay chưa bằng cách bằng cách dùng que thử thai. Nếu sau khi thử, que hiển thị 2 vạch thì bạn đã có thai, thử que 1 vạch thì khả năng bạn không có thai. Tuy nhiên, phương pháp dùng que thử thai cũng không cho chị em kết quả chính xác 100% về khả năng đang mang thai. Sử dụng que thử thai để kiểm tra sau trễ kinh 7 ngày Hiện tượng trễ kinh cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ như mẹ mắc phải các bệnh về phụ khoa: u xơ cổ tử cung, polyp cổ tử cung, buồng trứng. Những bệnh phụ khoa này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ, gây nên các tình trạng khó thụ thai, hoặc thậm chí là có thể dẫn đến tình trạng vô sinh, khó có thể có con. Đến bệnh viện chuyên khoa sản để kiểm tra mẹ có đang mang thai;;;;; 1. Những nguyên nhân gây chậm kinh Có rất nhiều nguyên nhân gây chậm kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ, nó báo hiệu nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản của chị em. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chậm kinh, đó là: Do mang thai: đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng chậm kinh ở chị em. Do thay đổi nội tiết tố: có rất nhiều yếu tố khiến nội tiết tốt trong cơ thể chị em thay đổi thất thường. Bất cứ sự tăng, giảm nội tiết tố nào cũng có thể dẫn tới hiện tượng chậm kinh. Do mắc bệnh phụ khoa: kinh nguyệt là một dấu hiệu chỉ báo sức khỏe sinh sản của chị em nên một khi các cơ quan sinh sản có vấn đề, chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng đầu tiên. Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi cũng dễ khiến nội tiết tố của chị em bị rối loạn, dẫn tới chậm kinh. Những chị em có lối sống không lành mạnh, thức khuya thường xuyên, ăn uống thất thường, uống nhiều rượu bia… cũng rất dễ bị chậm kinh. Chị em sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, giảm cân, thuốc kháng sinh… cũng có thể gặp phải tác dụng phụ gây chậm kinh. Và mang thai chỉ là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị chậm kinh. Như đã nói ở trên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chậm kinh ở chị em phụ nữ, do đó, đây không phải tiêu chí chính xác nhất để xác định có thai. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em lại không giống nhau, có những người vòng kinh đều đặn 28-30 ngày, có những người lại kéo dài 2-3 tháng và không đều, có trường hợp thì vòng kinh ngắn hơn. Vì vậy, rất khó để xác định chính xác thời gian chậm kinh bao lâu thì có thai. Nhưng nếu chị em có chu kỳ đều đặn và bị chậm kinh sau quan hệ từ 7-10 ngày thì có thể nghi ngờ mình đã có bầu. Nếu thời điểm quan hệ nằm trong khoảng thời gian trứng rụng (cách chu kỳ kinh nguyệt khoảng 14 ngày) thì khả năng chị em mang thai càng cao. Sau khi trứng gặp tinh trùng và phát triển thành hợp tử và làm tổ trong tử cung, lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong ra như bình thường mà trở thành nơi nuôi dưỡng bào thai. Trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày thai nhi phát triển trong bụng mẹ, chị em cũng sẽ không có kinh nguyệt nữa. Trong thai kỳ, thi thoảng chị em sẽ thấy đốm máu, nhưng đó không phải là kinh nguyệt mà có thể là dấu hiệu của máu thai hoặc những vấn đề sức khỏe khác. Trứng được thụ tinh sau khi làm tổ trong tử cung sẽ khiến chị em bị chậm kinh trong suốt thai kỳ. Ngoài dấu hiệu chậm kinh, nếu đã mang thai, chị em sẽ thấy một số dấu hiệu khác như ốm nghén, tức ngực, mệt mỏi, đau lưng, ngủ nhiều… Nguyên nhân gây ra các hiện tượng này là do hormone hCG do nhau thai tiết ra tăng nhanh. Khi đó, chị em có thể tiến hành thử thai để xác định xem mình đã mang thai hay chưa. Có rất nhiều biện pháp thử thai tại nhà, nhưng đơn giản và độ tin cậy cao nhất là dùng que thử thai. Chị em nên tuân thủ một số quy tắc sau để có được kết quả đáng tin: Thử thai sau khi quan hệ từ 7-12 ngày Thử thai vào buổi sáng để cho ra kết quả tốt nhất bởi đây là thời điểm mà nồng độ hormone hCG cao nhất. Không uống nước trước khi thử thai để tránh làm loãng nồng độ hCG. Nên tiến hành làm phép thử 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 30 phút. Sau khi xác định có thai nhờ vào que thử, chị em nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chắc chắn.;;;;;Trễ kinh là dấu hiệu phổ biến nhất thông báo bạn đã có thai. Tuy nhiên, trong trường hợp trễ kinh 2 tháng liên tiếp nhưng trên que thử vẫn chỉ hiển thị 1 vạch, có khả năng bạn không mang thai mà có vấn đề khác liên quan đến sức khỏe. 2. Giải đáp câu hỏi trễ kinh 2 tháng có sao không và tổng hợp các nguyên nhân gây trễ kinh 2 tháng ở phụ nữĐối với các cô gái đang trong độ tuổi dậy thì, kinh nguyệt sẽ diễn ra không đều và mỗi vòng kinh có thể ngắn - dài không thể kiểm soát. Tuy nhiên, sau một thời gian, tình trạng này sẽ dần được cải thiện. Hiện tượng trễ kinh 2 tháng liên tiếp cũng có thể xảy ra trong giai đoạn này không vì mang thai hay vấn đề sức khỏe nào khác.Bên cạnh đó, khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, tình trạng trễ kinh 2 tháng ở phụ nữ cũng có thể xảy ra do các hoạt động kinh nguyệt bị rối loạn.Tuy nhiên, nếu bạn đang ở độ tuổi khỏe mạnh nhưng đột ngột bị trễ kinh 2 tháng thử que 1 vạch (nghĩa là không có thai) có thể do một số nguyên nhân sau:Cân nặng của phụ nữ tăng lên hoặc giảm sút đột ngột. Dù giảm cân hay tăng cân, khi cân nặng của bạn có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng, và điều này gây ra tình trạng kinh nguyệt rối loạn và không đều, thậm chí là trễ kinh nhiều tháng. Nguyên nhân của hiện tượng này là vi sự thay đổi tỷ lệ về chất béo đột ngột trong cơ thể làm hàm lượng nội tiết tố mất cân bằng. Tùy theo mức độ của sự thay đổi mà kỳ kinh của bạn sẽ có thể đến chậm hoặc ngừng liên tục nhiều tháng.Quá căng thẳng cũng có thể gây ra trễ kinh 2 tháng. Bộ não của bạn được chia thành nhiều khu vực nhỏ đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Trong đó, khu vực dưới đồi ở não bộ chính là khu vực tiếp nhận cũng như phát các tín hiệu để phản ứng đối với căng thẳng. Điều này có nghĩa là: khi các căng thẳng và mệt mỏi kéo dài, tấn công đến não bộ, thì não sẽ gửi đến hệ thống nội tiết thông báo cần phải tăng sản xuất hormone để “chống trả” lại.Tuy nhiên, đại đa số các hormone này sẽ ngăn cản một số chức năng không cần thiết của cơ thể để tập trung nguồn lực thoát khỏi mối đe dọa từ bên ngoài. Vì vậy, các chức năng về sinh sản cũng bị hạn chế. Điều này giải thích vì sao phụ nữ có thể bị chậm kinh / tắt kinh khi quá căng thẳng.Trễ kinh 2 tháng thử que 1 vạch do chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh. Một số thói quen về dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt / luyện tập của phụ nữ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống nội tiết tố, từ đó khiến phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt bao gồm:Uống quá mức các loại thức uống chứa cồn như rượu, hoặc caffeine như cà phê, cà phê sữa...Phụ nữ trong tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng.Các chế độ luyện tập thể thao quá khắt khe và quá sức.Làm việc liên tục, luôn trong tình trạng gắng sức. Tình trạng trễ kinh 2 tháng ở phụ nữ cũng có thể xảy ra do các hoạt động kinh nguyệt bị rối loạn Trễ kinh 2 tháng liên tiếp do tác dụng phụ của các loại thuốc. Một số loại thuốc kê toa như thuốc về nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, corticosteroids, thuốc tránh thai, thuốc sử dụng cùng với liệu trình hóa trị / xạ trị... đều có nhiều tác dụng phụ, trong đó, đối với phụ nữ, tình trạng chậm kinh là tác dụng phụ phổ biến nhất.Phụ nữ bị vấn đề phụ khoa. Hội chứng buồng trứng đa nang là hội chứng thường gặp ở nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và xảy ra bởi sự thiếu hụt về hormone sinh dục nữ, trong khi hormone sinh dục nam là gia tăng trong cơ thể. Chính vì có liên quan đến hormone nữ, nên hội chứng này có khả năng dẫn đến hiện tượng chậm kinh của nữ giới.Ngoài ra, một số bệnh lý phụ khoa khác cũng có thể làm bạn bị trễ kinh 2 tháng liên tiếp gồm u xơ tử cung, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung,...Thông thường, nếu như mắc phải bệnh lý phụ khoa, ngoài hiện tượng trễ kinh, bạn cũng có thể nhận biết qua một số dấu hiệu khác như âm đạo có mùi bất thường, luôn cảm thấy những cơn đau âm ỉ ở phần bụng dưới, dịch tiết âm đạo có màu và mùi lạ...Nếu gặp tình trạng này, cách tốt hơn hết là bạn hãy tìm gặp sớm bác sĩ phụ khoa để có kiểm tra cụ thể.Chậm kinh cũng có thể đến từ vấn đề ở tuyến giáp. Mặc dù cách rất xa bộ phận sinh dục nữ, trên thực tế, tuyến giáp cũng đóng nhiều vai trò trong các hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt nữ. Đây là bộ phận sản xuất và điều chỉnh các loại hormone tương tác với nhiều hệ thống trong cơ thể, đảm bảo mọi hoạt động sống đều diễn ra khỏe mạnh, bình thường theo đúng nhịp sinh học.Nếu như tuyến giáp gặp các bất thường như suy giáp, nhược giáp, cường giáp... đều sẽ gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Thiết kế chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp nhịp độ sinh học trở lại bình thường;;;;;Ý nghĩ đầu tiên với hầu hết các chị em phụ nữ khi bị chậm kinh là họ đang mang thai Nhận biết có thai hay chỉ là trễ kinh . Câu hỏi trong đầu họ lúc này là liệu có phải mình đang mang thai. Thế nhưng cùng với lý do mang thai thì còn rất nhiều yếu tố khác khiến cho kinh nguyệt của bạn bị chậm trễ. 1. Stress Căng thẳng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, trong đó có cả chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi căng thẳng còn làm giảm lượng hoocmon, đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng không rụng trứng hoặc chậm kinh. Trong trường hợp này hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Khi mang thai chị em sẽ bị chậm kinh nhưng bị chậm kinh ngoài lý do mang thai thì còn nhiều nguyên nhân khác 2. Bệnh tật Bị ốm đột ngột, bị mệt trong thời gian ngắn hoặc dài đều có thể gây ra hiện tượng trễ kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt sẽ có lại sau khi bạn khỏi ốm. Đây là trường hợp vắng kinh nguyệt tạm thời. 3. Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn thấy sinh sớm hoặc muộn hơn hàng tháng. Điều này không quá nghiêm trọng vậy nên các chị em không cần phải quá lo lắng Tính sai chu kỳ kinh nguyệt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng chậm kinh ở phụ nữ 4. Tác dụng phụ của thuốc Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai lần đầu hoặc bạn chuyển sang một loại thuốc tránh thai mới… tất cả đều có thế khiến bạn bị trễ kinh. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về tác dụng phụ này và tìm một phương pháp tránh thai hiệu quả hơn. 5. Tăng cân đột ngột Việc tăng trọng lượng cơ thể quá nhiều có thể làm thay đổi chu kỳ hoocmon và khiến cho bạn bị trễ kinh. Hầu hết các chị em sẽ thấy kinh nguyệt trở lại sau khi giảm trọng lượng. Căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ trễ kinh 4 ngày 6. Giảm cân đột ngột Nếu bạn không đủ trọng lượng chuẩn của cơ thể hoặc bị giảm cân đột sau khi ốm hoặc bị bệnh… bạn sẽ không thấy “ngày đèn đỏ”. Hiện tượng này thường xảy ra ở những phụ nữ làm việc vất vả hoặc những vận động viên chuyên nghiệp. 7. Tính sai chu kỳ kinh Theo quy tắc chuẩn thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 28 ngày nhưng không phải ai cũng có chu kỳ kinh giống nhau và thời gian này cũng thay đổi từ khoảng 25-35 ngày. Đôi khi chúng ta thấy trễ kinh bởi chúng ta tính nhầm ngày, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều mà muốn biết ngày rụng trứng hãy tính sau ngày đèn đỏ hai tuần 8. Tiền mãn kinh Tiền mãn kinh là khoảng thời gian bạn đang chuyển từ giai đoạn sinh sản sang độ tuổi không sinh sản. Lúc này, kinh nguyệt của bạn có thể nhiều hơn, ít hơn thậm chí vắng kinh. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường và để chắc chắn không bị mang thai ngoài ý muốn bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai. Thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và có hướng xử trí kịp thời khi bị chậm kinh thường xuyên 9. Thời kỳ mãn kinh Mãn kinh là thời điểm bạn sẽ không thể rụng trứng hoặc có kinh nguyệt, mãn kinh có thể là một hiện tượng tự nhiên hoặc qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung. 10. Mang thai Cuối dùng dấu hiệu trễ kinh ở chị em có thể là do bạn đang mang thai. Để biết chính xác, hãy sử dụng que thử thai để có được kết quả sớm nhất. Các chị em lưu ý, mặc dù dấu hiệu trễ kinh và mang thai khá giống nhau nhưng khi mang thai chị em sẽ bị trễ kinh, tuy nhiên khi bị trễ kinh thì chưa hẳn chị em đã mang thai. Vậy nên để chắc chắn mình có mang thai hay không các bạn hãy đến gặp các bác sĩ để kiểm tra kỹ lưỡng, từ đó có hướng xử trí kịp thời
question_63669
Ưu, nhược điểm của các phương pháp chữa trị đau thắt ngực
doc_63669
Các phương pháp chữa trị đau thắt ngực của bạn có thể bao gồm thay đổi lối sống, điều trị thuốc, nong mạch vành và đặt stent hoặc phẫu thuật. Cùng tìm hiểu những ưu điểm và khuyết điểm của mỗi sự lựa chọn. Là tình trạng đau ngực do giảm lượng máu đến cung cấp cho cơ tim bị hẹp vì tắc nghẽn hoặc co thắt khiến lượng máu đến nuôi tim không đủ, dẫn đến tình trạng tim bị thiếu oxy để hoạt động bơm máu. Cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu của một tình trạng thiếu máu cơ tim cần được thăm khám và điều trị để tránh xảy ra nhồi máu cơ tim và các biến chứng tim mạch nghiêm trọng khác. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương hẹp tắc động mạch vành mà bạn mắc phải. Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu bệnh mạch vành 2. Các loại đau thắt ngực Các loại đau thắt ngực phổ biến nhất là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.● Cơn đau ngực xảy ra khi nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim cao hơn: như khi tập thể dục cường độ cao, gắng sức hoặc căng thẳng tinh thần. Tình trạng đau này biến mất khi bạn nghỉ ngơi. Cần theo dõi trình trạng cơn đau - thời gian cơn đau diễn ra, tần suất, bệnh cảnh dẫn đến cơn đau thắt ngực và đáp ứng của cơn đau với việc nghỉ ngơi hoặc điều trị.● Đây là cơn đau xảy đến đột ngột ngay cả khi nghỉ ngơi. Nếu bạn có tiền sử đau thắt ngực ổn định trước đó, cơn đau sẽ khác với các cơn đau ngực trước đó. Ví dụ, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài hơn bình thường. Người bệnh có thể đau thắt ngực khi đang hoạt động nhẹ hoặc cả khi nghỉ, cơn đau không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc. Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm và là dấu hiệu cảnh báo của nhồi máu cơ tim. Nếu bạn bị đau thắt ngực đột ngột và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi, hãy liên hệ với bác sĩ để thăm khám và có phương pháp chữa trị đau thắt ngực kịp thời. Cần theo dõi và đánh giá cơn đau để có phương pháp chữa trị đau thắt ngực kịp thời Các loại đau thắt ngực khác bao gồm đau thắt ngực do hội chứng Prinzmetal. Loại hiếm gặp này là do co thắt động mạch vành đột ngột. Một loại khác, được gọi là đau thắt ngực do vi mạch, là triệu chứng của bệnh do tổn thương hẹp các nhánh mạch máu động mạch vành nhỏ. 3. Các phương pháp chữa trị đau thắt ngực Nếu có cơn đau thắt ngực ổn định, bạn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi lối sinh hoạt và kết hợp với thuốc. Đau thắt ngực không ổn định cần được điều trị sớm bằng cách khảo sát tổn thương động mạch vành và xét điều trị bằng can thiệp hoặc phẫu thuật nếu có chỉ định. 3.1 Phương pháp chữa trị đau thắt ngực bằng thuốc Một số loại thuốc có thể điều trị cơn đau thắt ngực, bao gồm:● Aspirin và các loại thuốc chống ngưng kết tiểu cầu khác ngăn ngừa đông máu để giảm khả năng hình thành cục máu đông, giúp máu lưu thông qua các động mạch vành bị hẹp dễ dàng hơn.● Nitroglycerin: Thuốc này mở rộng các động mạch vành, nhờ đó máu đến nuôi dưỡng cơ tim nhiều hơn. Nitroglycerin có sẵn dưới dạng thuốc viên, thuốc xịt hoặc miếng dán.● Thuốc chẹn beta: Những loại thuốc này giúp giảm huyết áp và nhịp tim. Điều này làm giảm công cơ tim và giúp giảm đau thắt ngực.● Statin: thường được kê đơn để điều trị cholesterol máu cao. Giúp ngăn ngừa các chất béo tích tụ tạo thành mảng bám làm tắc nghẽn động mạch vành. Điều này giúp phòng tránh nhồi máu cơ tim.● Thuốc chẹn kênh canxi: Những loại thuốc này giúp giảm huyết áp, tăng lưu lượng máu đến nuôi cơ tim.● Ranolazine: có thể được dùng cùng thuốc chẹn beta, các thuốc giãn mạch khác để điều trị đau thắt ngực. Thường được sử dụng nếu các triệu chứng đau thắt ngực không cải thiện với các loại thuốc khác. 3.2 Can thiệp và phẫu thuật động mạch vành Can thiệp động mạch vành qua da (nong bóng, đặt stent động mạch vành), hoặc phẫu thuật bắc cầu chủ-vành làm tăng lưu lượng máu qua động mạch bị hẹp, tắc và giúp giảm đau thắt ngực.Đối với can thiệp động mạch vành, trong quá trình nong mạch vành, bác sĩ đưa một ống thông nhỏ có bóng ở đầu được vào mạch vành và bơm lên để nong rộng chỗ bị hẹp hay bị tắc (nhờ quả bóng nhỏ được bơm phồng lên đúng ở vị trí mạch máu bị hẹp). Sau đó một ống lưới kim loại nhỏ được gọi là stent có thể được đặt tại vị trí đó để giữ cho lòng động mạch được mở rộng. Đặt stent mạch vành để giúp tăng lưu lượng máu đến tim Quá trình này có thể mất từ 30 phút đến vài giờ. Bệnh nhân thường vẫn tình táo trong quá trình thực hiện can thiệp, và thường nằm lại viện theo dõi 2-3 ngày sau thủ thuật để theo dõi. Động mạch vành có thể hẹp trở lại theo các năm sau can thiệp, do đó cần uống thuốc duy trì đều đặn để làm chậm quá trình hẹp động mạch vành và dự phòng tắc mạch vành.Một số trường hợp tổn thương động mạch vành nhiều nhánh hoặc tổn thương phức tạp khó có thể can thiệp bằng phương pháp nong bóng và đặt stent, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành. 3.3. Phương pháp chữa trị đau thắt ngực bằng cách thay đổi lối sống Thay đổi lối sống để giữ cho tim khỏe mạnh là một phần quan trọng trong điều trị đau thắt ngực. Hãy tham khảo những lời khuyên sau:● Bỏ hút thuốc lá: là một trong những cách tốt nhất để cải thiện tình trạng vì hút thuốc là yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý xơ vữa mạch máu.● Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Sử dụng thêm nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt trong khẩu phần ăn hằng ngày● Tập thể dục thường xuyên: có thể giúp kiểm soát cân nặng, lượng cholesterol cao và tình trạng huyết áp cao. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về bài tập bạn có thể thực hiện khi bị đau thắt ngực. Nếu cơn đau thắt ngực của bạn xảy ra khi hoạt động, hãy thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi.● Duy trì cân nặng hợp lý Giảm cân có thể giúp giảm đáng kể các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch.● Điều trị các bệnh phối hợp có thể làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao và mỡ máu cao.● Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật kiểm soát căng thẳng như tập thở sâu, thiền, kết nối trao đổi với những người khác trong các nhóm hỗ trợ là một số cách để giảm và kiểm soát căng thẳng. Có lối sống lành mạnh để bảo vệ tim mạch 4. Kết luận Người bệnh nên thảo luận cùng bác sĩ về ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp điều trị để quyết định phương pháp phù hợp nhất đối với bản thân mình. Đối với hầu hết mọi người, những bước đầu tiên điều trị bao gồm sử dụng thuốc và thay đổi lối sống đóng vai trò rất quan trọng. Nếu điều trị nội khoa và thay đổi lối sống không hiệu quả, động mạch vành bị tổn thương nhiều, can thiệp động mạch vành qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ-vành sẽ là phương án điều trị chính, tùy thuộc tình trạng của từng người bệnh.
doc_36575;;;;;doc_60922;;;;;doc_38103;;;;;doc_54314;;;;;doc_15768
Đau thắt ngực là cơn đau xuất phát từ tim do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu do xơ vữa động mạch, co thắt động mạch vành... Chữa đau thắt ngực nhằm làm giảm đau nhanh chóng, hạn chế các mảng xơ vữa tích tụ thêm, làm chậm tiến triển của bệnh động thời giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim đối với người bệnh. 1. Điều trị đau thắt ngực bằng thuốc Để chữa đau thắt ngực, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định các loại thuốc giúp tăng cường lưu thông máu ở động mạch vành, cung cấp đủ máu và oxy cho cơ tim hoạt động bình thường trở lại. Cụ thể các nhóm thuốc điều trị đau thắt ngực gồm:1.1 Nhóm thuốc nitrat (glyceryl trinitrat, isosorbid dinitrat, isosorbid mononitra)Nhóm thuốc này có tác dụng giãn mạch, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, giúp cơ tim được cung cấp đủ máu và oxy để hoạt động. Glyceryl trinitrat là dạng thuốc viên được đặt dưới lưỡi được sử dụng thông dụng trong điều trị đau thắt ngực cho bệnh nhân. Người bệnh sẽ ngậm viên thuốc dưới lưỡi khi cơn đau ngực xuất hiện. Một liều thuốc như vậy sẽ có tác dụng giảm đau nhanh chóng trong vòng vài phút. Nhóm thuốc nitrat có tác dụng giảm đau tim nhanh chóng Ngoài ra loại thuốc này cũng được sản xuất dưới dạng xịt mang theo người để tiện dụng hơn.Khi sử dụng thuốc này mà cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài hơn 10 phút thì nên gọi xe cấp cứu cho người bệnh ngay để được đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc này chữa đau thắt ngực là người bệnh sẽ bị đau đầu một thời gian ngắn, nhưng sau đó tình trạng sẽ được cải thiện và biến mất khi tiếp tục sử dụng. 1.2 Thuốc statin (lovastatin, simvastatin, atorvastatin...)Thuốc statin có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn một enzym cần thiết cho sự tổng hợp cholesterol tại gan. Đồng thời thuốc ngăn chặn xơ vữa động mạch vành gây cơn đau thắt ngực.Có nhiều loại thuốc statin khác nhau, dựa trên sự chỉ định loại phù hợp của bác sĩ và sự lựa chọn điều trị của bệnh nhân.1.3 Nhóm thuốc kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidrogel, ticagrelor...)Nhóm thuốc chữa đau thắt ngực này có tác dụng ngăn chặn sự kết dính của các tiểu cầu, tăng cường, đẩy mạnh lưu thông máu ở động mạch vành. Khi các tiểu cầu kết dính vào nhau vào các mảng xơ vữa sẽ tạo ra một cục máu đông làm hẹp hoặc tắc mạch gây đau thắt ngực. Bởi vậy aspirin có tác dụng làm giải quyết các cơn đau thắt ngực, làm giảm nhồi máu cơ tim hiệu quả.Liều dùng aspirin điều trị đau thắt ngực là 75 mg/ngày, nhỏ hơn so với liều trong thuốc giảm đau, ít gây tác dụng phụ. Đối với người bệnh đau thắt ngực bị dị ứng với aspirin hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng thì không thể sử dụng aspirin mà thay thế bằng Clopidrogel. Clopidrogel có cùng tác dụng điều trị đau thắt ngực, giúp bảo vệ đường ruột tốt hơn cho người bệnh. 1.4 Nhóm thuốc ức chế beta (atenolol, propanolol, bisopropol...)Nhóm này có tác dụng làm chậm nhịp tim, thư giãn mạch máu, cải thiện đáng kể sự lưu thông máu trong động mạch vành. Thuốc chẹn beta cũng có tác dụng bảo vệ cơ tim, giảm nguy cơ tiến triển của các biến chứng đau thắt ngực. Uống thuốc điều trị đau thắt ngực theo đơn của bác sĩ 1.5 Thuốc ức chế men angiotensin (ACE) (captopril, enalpril...)Đây là nhóm thuốc có tác dụng giãn mạch, tăng cường độ lưu thông máu thường được chỉ định điều trị đau thắt ngực cho người bệnh.1.6 Nhóm thuốc đối kháng canxi (nifedipin, amlodipin...)Cũng có tác dụng tương tự các nhóm thuốc trên, thuốc đối kháng canxi làm thư giãn động mạch vành, tăng cường lưu thông máu đến tim được sử dụng phổ biến trong chữa đau thắt ngực. Trên đây là một số nhóm thuốc chính thường được kê trong điều trị đau thắt ngực. Các loại thuốc này đều có tác dụng hiệu quả tốt trong ngăn ngừa cơn đau thắt ngực. Bác sĩ điều trị có thể kê kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau trong quá trình điều trị, để phối hợp và bổ sung điều trị cho nhau. Việc uống thuốc điều trị đau thắt ngực cần tuân thủ đơn thuốc bác sĩ điều trị đã kê. 2. Điều trị đau thắt ngực không dùng thuốc Ngoài ra, các phương pháp nong mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành cũng được áp dụng để điều trị đau thắt ngực mà không cần dùng thuốc. Người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp này nếu có cơn đau không kiểm soát được bằng thuốc hoặc vị trí, mức độ nghiêm trọng của các mảng xơ vữa đặc biệt, cần sử dụng phương pháp điều trị này.Sử dụng thuốc và các phương pháp điều trị nói trên mang tính tức thời. Để giảm hiệu quả nguy cơ các cơn đau thắt ngực, cũng như phòng tránh tốt tình trạng tái phát thì chế độ ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi của người bệnh đóng vai trò quan trọng hơn cả trong quá trình điều trị đau thắt ngực.Các bác sĩ khuyến nghị người bệnh đau thắt ngực nên:Bỏ hút thuốc lá.Giữ ổn định huyết áp.Tránh thừa cân, béo phì.Ổn định chỉ số cholesterol.Vận động thường xuyên, thể dụng thể thao phù hợp với sức khỏe.Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn thực phẩm ít béo, không bão hòa đơn, hoặc bão hòa đa, ăn nhiều rau củ quả, không ăn đồ chiên rán, không ăn mặn.Không nên uống quá nhiều rượu bia, chất kích thích.Khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị.Sử dụng thuốc đúng đơn, đúng lịch.Như vậy, việc điều trị đau thắt ngực sẽ đạt hiệu quả cao nếu kết hợp điều trị thuốc hoặc phẫu thuật với điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống.Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường về sức khỏe bạn nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.;;;;; 1. Tổng quan về đau thắt ngực Đau thắt ngực là thuật ngữ chỉ cơn đau nhức, khó chịu ở vùng ngực. Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành không có khả năng cung cấp máu đến nuôi tim. Tác động này thường do mảng xơ vữa ở thành mạch máu. Những mảng xơ vữa tích tụ làm hẹp động mạch và hạn chế cung cấp máu đến tim, nhất là khi người bệnh gắng sức. Cơn đau thắt ngực xuất hiện kèm theo cảm giác như có một áp lực rất lớn đè lên vùng ngực, đặc biệt là ở ngực trái và sau xương ức. Thời gian đau có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Thậm chí, cơn đau có thể lan rộng ra cổ, hàm, vai, cánh tay và vùng lưng. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Critical Care (Mỹ), mức độ đau thắt ngực ở người bệnh nam giới thường nặng hơn nữ giới. Cơn đau càng tăng mức độ khi gắng sức. Ở nữ giới, nhiều người bệnh mô tả triệu chứng chỉ là khó chịu ở ngực, vùng cổ hoặc lưng. Do vậy, bệnh rất dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua. Nếu cơn đau thắt ngực kéo dài hơn 20 phút, khả năng cao người bệnh đã bị nhồi máu cơ tim. Đây là trường hợp cấp cứu và người bệnh cần được đưa đến bệnh để can thiệp xử trí nhanh cơn đau thắt ngực. Đau thắt ngực có thể xuất hiện bất ngờ hoặc âm ỉ, không rõ ràng, khó phát hiện. Cơn đau có thể lan xuống vùng cổ, vai, lưng, thậm chí cả cánh tay. Một số trường hợp còn cảm thấy đầy bụng, khó tiêu. Khi bị đau thắt ngực bất chợt người bệnh cần ngưng mọi hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý Mặt khác, cơn đau có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng đổ mồ hôi, choáng váng, khó thở, buồn nôn và ngất xỉu. Ngoài ra, tình trạng đau thắt ngực phụ thuộc vào từng dạng mà người bệnh mắc phải. Nhận biết sớm các dạng đau thắt ngực sẽ giúp người bệnh xử trí kịp thời và hiệu quả cơn đau. Có 4 dạng đau thắt ngực như: 2.1. Đau thắt ngực ổn định Đây là loại đau thắt ngực phổ biến nhất, thường xuất hiện ở vùng sau xương ức. Đau có thể lan dọc cánh tay, lưng và các bộ phận khác. Triệu chứng này xảy ra khi người bệnh vận động đi bộ hoặc leo cầu thang. Lúc này tim cần sử dụng nhiều oxy hơn để hoạt động, dẫn tới dễ đau thắt ngực. Dù vậy, đau thắt ngực ổn định có thể dự đoán trước và giảm đau sau khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch. 2.2. Đau thắt ngực không ổn định Cơn đau thắt ngực không ổn định thường xuất hiện dữ dội với tần suất và mức độ tăng dần. Trong thời gian ngắn, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng. Các cơn đau này vô cùng nguy hiểm do không chỉ gây ra nhồi máu cơ tim cấp mà còn có thể dẫn tới đột tử, nếu không được cấp cứu kịp thời. Thậm chí, nhiều trường hợp được cấp cứu kịp vẫn để lại nhiều di chứng nặng nề. 2.3. Đau thắt ngực Prinzmetal Là cơn đau hiếm gặp, xuất hiện một cách đột ngột vào nửa đêm khi bạn đang ngủ. Cơn đau thường kéo dài đến 30 phút và đa số trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, triệu chứng đau có thể giảm khi người bệnh dùng thuốc điều trị. 2.4. Đau thắt vi mạch máu Cơn đau xuất hiện trong thời gian dài và làm tim tổn thương nghiêm trọng. Đau đi kèm với mệt mỏi, hơi thở ngắn, khó ngủ và thiếu năng lượng. Tình trạng này thường khởi phát do tâm lý căng thẳng, lo âu của người bệnh. Khi xuất hiện chứng đau thắt ngực, người bệnh cần dừng mọi cử động, tránh di chuyển, vận động. Lúc này, người bệnh nên nghỉ ngơi để giảm đau. Trường hợp đau thắt ngực nặng phải đến bệnh viện ngay. Triệu chứng đau thắt ngực giảm khi người bệnh nghỉ ngơi hợp lý Người bệnh và những người xung quanh cần gọi ngay cấp cứu để xử trí nhanh cơn đau thắt ngực: – Đau thắt ngực ở mức độ nặng. – Đau đi kèm với triệu chứng khó thở. – Cơn đau kéo dài hơn vài phút. – Đau ngực nặng hơn khi đi bộ, leo cầu thang, hoặc thực hiện cáchoạt động gắng sức khác. – Cơn đau ngực dẫn tới sự lo lắng, hoảng loạn. Ngoài ra, với những người đã có chứng đau thắt ngực thâm niên, bác sĩ có thể chỉ định mỗi lần đau ngậm nitroglycerin dưới lưỡi hoặc amyl nitrit (loại ống 1ml chứa 3 giọt), khi cơn đau thắt ngực xuất hiện chỉ cần bẻ một ống cho bọc vào miếng gạc để ngửi. Tuy thuốc cho tác dụng nhanh nhưng hiệu lực cũng rất ngắn. Tuy nhiên, nhóm phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Bạn cần khám chuyên khoa tim mạch và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ điều trị. 4. Người bị đau thắt ngực cần nhớ Đối với những người thường xuyên có triệu chứng đau thắt ngực, cần chú ý nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế lao động chân tay cũng như trí óc quá sức, tránh gắng sức, tránh căng thẳng,….ngoài ra, cần tránh để cơ thể bị nhiễm tránh lạnh, tránh gió lùa, không nên tắm đêm, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ, đi bộ ngắn và chậm nhưng không nên chơi thể thao nặng như tập tạ, karate, chú trọng giải trí, nghe nhạc… Khám chuyên khoa tim mạch để được bác sĩ tư vấn phương pháp chăm sóc phù hợp Chế độ ăn uống sinh hoạt đóng vai trò quan trọng giúp ngừa cơn đau thắt ngực, tránh rượu bia, không hút thuốc lá bởi thuốc lá là nguyên nhân xuất hiện cơn đau, tránh sử dụng các chất kích thích khác như trà đặc, phê đặc. Tránh ăn mặn, hạn chế thực phẩm chức nhiều lipid và cholesterol như mỡ động vật, bơ, lòng đỏ trứng, óc, gan, thận và nên dùng dầu thực vật thay mỡ động vật.;;;;; Cơn đau thắt ngực thường có những biểu hiện đặc trưng như cảm giác đau ở ngực, ở cánh tay trái. Đau thắt ngực thường phổ biến ở người lớn tuổi và thường là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng như bệnh mạch vành, viêm cơ tim và rối loạn nhịp tim. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau thắt ngực là hệ quả của sự tắc nghẽn động mạch vành dẫn đến máu đưa đến nuôi dưỡng tim bị ngăn cản, nếu sự tắc nghẽn quá nghiêm trọng và ngăn cản hoàn toàn máu đi nuôi dưỡng tim sẽ dẫn đến đột quỵ. Điều cần biết về cơn đau thắt ngực - Cơn đau thắt ngực thường do tắc nghẽn động mạch vành 2. Điều cần biết về cơn đau thắt ngực 02 - Có nhiều loại đau thắt ngực khác nhau Có hai loại đau thắt ngực chính: là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định.Đau thắt ngực ổn định là tình trạng đau thắt ngực lặp đi lặp lại một cách có hệ thống. Có nghĩa là cơn đau thắt ngực chỉ xuất hiện trong một số trường hợp nhất định có thể dự đoán được, thường kéo dài dưới 10 phút. Thông thường, cơn đau thắt ngực ổn định thường xuất hiện trong các tình huống như tập thể dục thể thao, stress hoặc đơn giản chỉ là ăn quá nhiều cùng 1 lúc.Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng đau thắt ngực không xuất hiện theo quy luật như trên, tần suất cao hơn và các yếu tố kích thích thường nhẹ hơn. Các cơn đau thắt ngực này có xu hướng nặng hơn và kéo dài lâu hơn. Nếu cơn đau thắt ngực kéo dài hơn 20 phút thì nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc loạn nhịp hoặc ít gặp hơn là tử vong đột ngột sẽ tăng lên rất nhiều. 3. Điều cần biết về cơn đau thắt ngực 03 - Cơn đau thắt ngực không chỉ là đau ngực Tuy được gọi là đau thắt ngực, những các cơn đau thắt ngực không đơn thuần chỉ là tình trạng đau ở ngực mà đau thắt ngực là 1 nhóm các triệu chứng có liên quan đến nhau và cùng biểu hiện dấu hiệu tim đang không nhận đủ máu giàu oxy. Các triệu chứng đặc thù của cơn đau thắt ngực bao gồm:● Cảm giác căng ở ngực● Cảm giác nóng và khó chịu ở ngực● Khó thở● Cảm giác khó chịu hoặc đau ở các vùng khác trên cơ thể ( thường là vai, giữa hai xương bả vai và cánh tay).● Cảm giác tê và những triệu chứng khác.Các cơn đau thắt ngực thường bắt đầu từ ngực trái hoặc giữa ngực sau đó lẩn tay trái, vai, cổ , hàm và lưng. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với các triệu chứng khác như khó thở, khó tiêu hoặc đau cục bộ ở hàm, cổ, tay trái, vai và lưng. Cơn đau thắt ngực thường gây cảm giác khó chịu cho người bệnh Nếu bạn cảm thấy đau thắt ngực, hãy cố gắng chú ý tới quy luật xuất hiện. 4. Điều cần biết về cơn đau thắt ngực 04 - Nếu bạn dưới 35 tuổi, hãy yên tâm! Cơn đau thắt ngực hiếm khi xuất hiện ở người dưới 35 tuổi trừ khi người đó có các bệnh nền khác như cao huyết áp và tiểu đường hoặc là người có thói quen hút thuốc. Ngoài ra, có những yếu tố nguy cơ khác liên quan đến di truyền, nếu trong gia đình bạn có người có tiền sử bệnh tim mạch thì bạn cũng có thể có nguy cơ cao hơn.Đau thắt ngực không phải là bệnh, đau thắt ngực là triệu chứng của các bệnh liên quan đến tim mạch, hầu hết là các bệnh mạch vành. 5. Cách xử lý và phòng tránh khi gặp cơn đau thắt ngực Phòng tránh cơn đau thắt ngực và biết cách xử lý khi gặp cơn đau thắt ngực là rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch và đảm bảo an toàn của bạn. 5.1 Phòng tránh cơn đau thắt ngực: ● Tuân thủ lối sống lành mạnh: Hãy ăn một chế độ ăn cân đối, hạn chế thức ăn nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, và tăng cường tiêu thụ rau quả, ngũ cốc nguyên hạt. Hãy tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc.● Ngừng hút thuốc: Hút thuốc là một trong những yếu tố gây hại cho tim mạch. Hãy ngừng hút thuốc hoặc tìm cách để giảm bớt thói quen hút thuốc.● Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể gây ra cơn đau thắt ngực. Hãy thử các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hoặc tập thể dục để giảm căng thẳng.● Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi các yếu tố nguy cơ như huyết áp, cholesterol, và đái tháo đường. Điều này giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề liên quan đến tim mạch. Xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ tim mạch 5.2 Xử lý khi gặp cơn đau thắt ngực ● Gọi cấp cứu ngay lập tức: Nếu bạn hoặc ai đó gặp cơn đau thắt ngực, hãy gọi 115 (hoặc số cấp cứu tương tự) ngay lập tức để nhận sự chăm sóc y tế cấp cứu.● Tuân thủ lịch uống thuốc: Nếu bạn đã được chẩn đoán có cơn đau thắt ngực và được kê đơn thuốc, hãy uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể giúp kiểm soát triệu chứng và nguy cơ cơn đau thắt ngực.● Nghỉ ngơi: Nếu có cơn đau thắt ngực, hãy nghỉ ngơi. Điều này giúp giảm công suất làm việc của trái tim.● Hạn chế hoạt động: Tránh hoạt động cường độ cao trong thời gian cơn đau thắt ngực diễn ra.Nhớ rằng, cơn đau thắt ngực là một tình trạng nghiêm trọng và đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Hãy luôn theo dõi lối sống lành mạnh và thực hiện các chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ mắc phải cơn đau thắt ngực.;;;;;Phần lớn các cơn đau thắt ngực đều xảy ra ở những người có cao huyết áp, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa, trong đó có rối loạn chuyển hóa chất béo, acid uric và đái tháo đường,... Tuy không phải là tất cả mà phần lớn những bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim đều có biểu hiện đau thắt ở ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái, cơn đau có thể thoáng qua làm người bệnh không chú ý đến hoặc có khi kéo dài vài ba phút làm họ phải nhập bệnh viện. Tuy nhiên cũng có những người bị nhồi máu cơ tim mà không hề có cơn đau thắt ngực trước đó. Trong thắt ngực do nghiều nguyên nhân. Bệnh nhân có thể được khám lâm sàng ở một bác sĩ chuyên khoa tim mạch, nếu có các triệu chứng lâm sàng gợi ý đến bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ như: béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, tuổi trên 40, cao huyết áp, có các dấu hiệu của xơ vữa động mạch… Bệnh nhân sẽ được đo điện tim để phát hiện những dấu hiệu của thiếu máu cơ tim trên điện tâm đồ. Sau đó là siêu âm tim, nhằm phát hiện những vị trí giảm động do thiếu máu cơ tim, chụp CT xoắn ốc đa lát cắt có dựng hình và cuối cùng là chụp động mạch vành có cản quang có xóa nền. Những xét nghiệm này có thể thực hiện được ở hầu hết các trung tâm tim mạch ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, TP. HCM và cũng không đến nỗi quá đắt tiền như trước đây. Đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim cục bộ xuất hiện khi mức độ cung cấp oxy cho cơ tim bị thiếu hụt so với nhu cầu. Mức độ tiêu thụ oxy của cơ tim liên quan đến ba yếu tố, đó là mức độ căng của cơ tim, tình trạng có bóp của cơ tim và nhịp tim. Một khi 3 yếu tố trên thay đổi nó sẽ làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim. Tất cả lượng oxy cung cấp cho cơ tim đều do động mạch vành tim cung cấp. Tuy nhiên, mức độ cung cấp máu cho động mạch vành phụ thuộc rất nhiều vào đường kính của động mạch vành. Vì một lý do nào đó, thường là do xơ vữa động mạch, động mạch vành bị hẹp lại hay tắc hẳn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim, nhất là khi tim tăng cường hoạt động do vận động thể lực hay do tăng cảm xúc khi bị stress. Khi đó sẽ xuất hiện những cơn đau thắt ngực bên trái và lan xuống cánh tay trái, nhất là khi khẩu kính của động mạch vành hẹp trên 70% so với khẩu kính bình thường. Phần lớn các cơn đau thắt ngực đều xảy ra ở những người có cao huyết áp, xơ vữa động mạch và rối loạn chuyển hóa trong đó có rối lọan chuyển hóa chất béo, acid uric và đái tháo đường… Một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn đòi hỏi sự chẩn đóan chính xác của thầy thuốc chuyên khoa tim mạch như hẹp lỗ động mạch vành, hẹp động mạch chủ ngực, bóc tách động mạch chủ ngực… Đây là chứng bệnh cần phải điều trị, kết hợp với nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều trị bằng thuốc dãn mạch, thuốc tăng cường máu đến cơ tim, thuốc giảm mỡ trong máu và nhiều loại thuốc khác nữa, tùy theo những triệu chứng mà bệnh nhân có. Một phương pháp điều trị khác cũng khá hiệu quả đó là chụp, nong động mạch vành và đặt giá đỡ (stent) làm cho chỗ hẹp rộng ra, máu lưu thông dễ dàng. Có hai loại stent được đặt vào chỗ hẹp là stent có thuốc kháng đông và stent không có thuốc kháng đông. Tuy nhiên giá thành của phương pháp này hiện còn khá cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. Một phương pháp nữa hầu như là giải pháp cuối cùng nếu động mạch vành bị nhiều trên 80% hay tắc hoàn toàn đó là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Vật liệu để bắc cầu hiện nay tốt nhất vẫn là các mạch máu của chính bệnh nhân như động mạch ngực trong, động mạch quay, tĩnh mạch hiển lớn… Đây là một phẫu thuật nặng và có thể có nguy cơ tử vong. Số lượng cầu nối động mạch vành có thể từ 1 - 5 cầu nối tùy số lượng chỗ hẹp và tắc của động mạch vành. Việc phòng ngừa phải thực hiện ngay khi còn trẻ, không đợi “nước đến chân mới nhảy”. Nên ăn ít chất béo nhất là các chất béo động vật, không hút thuốc lá, uống rượu vừa phải và điều độ, luyện tập thể thao. Cần điều trị ngay những rối loạn chuyển hóa và nhất là nên khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng trong đó chú trọng về tim mạch nếu bạn đã trên 40 tuổi.;;;;;Đau thắt ngực là một trong những tình trạng bệnh lý rất thường xảy ra hiện nay với nguyên nhân đa phần là do tình trạng hẹp động mạch vành gây nên. Đau thắt ngực có thể là đau thắt ngực điển hình và đau thắt ngực không điển hình với những triệu chứng lâm sàng khác nhau. Đau thắt ngực được định nghĩa là một cơn đau ngực xảy ra do động mạch vành bị hẹp lại, có thể do tình trạng tắc nghẽn mạch máy hoặc co thắt mạch máu dẫn đến hẹp mạch vành. Khi động mạch vành bị hẹp lại thì lượng máu cung cấp cho tim không đủ khiến tim bị thiếu oxy để bơm máu đến các cơ quan còn lại trong cơ thể, kết quả là dẫn đến một số bệnh lý tim mạch nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó, đau thắt ngực có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo trước một tình trạng bệnh lý tim mạch có thể xảy ra đối với bệnh nhân, không nên bỏ sót hiện tượng đau thắt ngực trên lâm sàng.Đau thắt ngực có thể xảy ra với bất cứ bệnh nhân nào nhưng thường có tỉ lệ cao hơn với những người có tiền sử mắc các bệnh lý tim mạch. Theo thống kê thì những đối tượng như nam giới ngoài 45 tuổi hoặc nữ giới ngoài 55 tuổi thường có nguy cơ bị đau thắt ngực nhiều hơn những trường hợp bệnh nhân khác.Một số nguyên nhân dẫn đến đau thắt ngực được tìm ra như sau:Bệnh lý mạch vành: Động mạch vành bị hẹp do tích tụ cholesterol hay còn gọi là xơ vữa động mạch Rối loạn nhịp tim có nguy cơ dẫn đến đau thắt ngực Rối loạn nhịp tim. Thiếu máu cung cấp. Co thắt động mạch vành làm lưu lượng máu cung cấp cho tim giảm đáng kể.Một số yếu tố nguy cơ thuận lợi cho cơn đau thắt ngực xảy ra đó là:Bệnh nhân lớn tuổi. Bệnh nhân bị tăng huyết áp. Bệnh nhân thường xuyên đối mặt với những căng thẳng và áp lực trong cuộc sống. Bệnh nhân có triglyceride máu và cholesterol máu tăng cao. Bệnh nhân với tiền sử gia đình có người bị bệnh lý mạch vành hoặc bệnh lý nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân có tiền sử sử dụng thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá trong khoảng thời gian dài. Bệnh nhân bị bệnh lý đái tháo đường. Bệnh nhân có thể trạng béo phì, lười vận động mỗi ngày. Đau thắt ngực bao gồm cơn đau thắt ngực điển hình và cơn đau thắt ngực không điển hình với những đặc điểm lâm sàng và tính chất rất khác nhau, cần được phân biệt rõ ràng: Bệnh nhân xuất hiện cơn đau thắt ngực điển hình thường sẽ bị khó thở Cơn đau thắt ngực điển hình. Thường xuất hiện sau một gắng sức của bệnh nhân, có thể là sau khi đi một quãng đường dài, hoặc xuất hiện sau một số hoàn cảnh liên quan đến các yếu tố như thời tiết, sau bữa ăn, sau một cảm xúc xúc động... Cơn đau thắt ngực điển hình thường xuất hiện tại các vị trí như đau phía sau xương ức, có thể lan lên vùng hàm, cổ, vai, tay... rồi lan xuống vùng thượng vị.Khi bệnh nhân xuất hiện cơn đau thắt ngực điển hình thì thường có cảm giác đau như bị siết chặt hoặc bị đè ép, bóp thắt khiến bệnh nhân cảm thấy như bị nghẹt thở và có cảm giác nặng ngực. Một số triệu chứng đi kèm với đau thắt ngực đó là khó thở, hồi hộp đánh trống ngực, vã mồ hôi, bệnh nhân có cảm giác lo lắng... Cơn đau thắt ngực điển hình thường xuất hiện và kéo dài không quá 20 phút, có thể xuất hiện 1 – 2 lần trong năm hoặc cũng có thể xuất hiện rất nhiều lần chỉ trong 1 tháng tùy thuộc vào cơ địa khác nhau của từng bệnh nhân. Sau khi được xử trí bằng cách cho ngậm Nitroglycerin và nghỉ ngơi tại giường thì thường những triệu chứng của cơn đau thắt ngực điển hình trên bệnh nhân sẽ có chiều hướng thuyên giảm.Cơn đau thắt ngực không điển hình. Trường hợp đau thắt ngực này thường gặp nhiều hơn trên những bệnh nhân nữ lớn tuổi và có một số bệnh lý nền trước đó như tăng huyết áp, đái tháo đường hay rối loạn lipid máu. Bệnh nhân thường đau thắt ngực vùng thượng vị, mỏm ức sau đó lan lên vai phía bên phải, có thể lan đến vị trí ở giữa hai bả vai và cuối cùng là lan xuống vùng bụng. Trái ngược với cơn đau thắt ngực điển hình thì đau thắt ngực không điển hình bệnh nhân thường cảm giác đau tức vùng trước tim, tê bì tay trái và có kèm triệu chứng nghẹt thở hoặc ho. Đau thắt ngực không điển hình thường xuất hiện khi bệnh nhân đang ở tư thế nằm, đang nghỉ ngơi và thường là vào buổi đêm.Đây được xem như là một tiền triệu của bệnh lý mạch vành cấp nên nếu bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu của đau thắt ngực không điển hình như trên, đặc biệt là khi các dấu hiệu này ngày càng tiến triển nặng hơn, cơn đau xuất hiện với cường độ nhiều hơn, thời gian kéo dài hơn ban đầu thì cần lưu ý và báo ngay cho bác sĩ điều trị. 3. Điều trị cơn đau thắt ngực Thuốc điều trị đái tháo đường được chỉ định cho bệnh nhân bị cơn đau thắt ngực Nguyên tắc điều trị cơn đau thắt ngực đó là phục hồi lưu lượng máu cung cấp cho tim để cải thiện mức độ hoạt động của tim. Một số phương pháp điều trị cơn đau thắt ngực được áp dụng như sau:Ưu tiên nghỉ ngơi, không làm bất cứ công việc gì trong quá trình điều trị. Một số loại thuốc có thể được chỉ định cho bệnh nhân như thuốc chống ngưng tập tiểu cầu Aspirin, thuốc mở rộng mạch máu bị hẹp Nitroglycerin, thuốc ức chế beta để điều hòa nhịp tim, giúp cơ tim thư giãn, thuốc điều chỉnh huyết áp, thuốc điều trị đái tháo đường, điều trị rối loạn lipid máu....Phương pháp phẫu thuật: Bệnh nhân được đưa ống thông vào lòng mạch vành để tiến hành nong mạch rộng ra, sau đó đặt stent mạch vành giúp cho mạch máu được mở thông rộng, máu có thể chảy qua mà không gặp phải tình trạng tắc nghẽn. Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật bắc cầu mạch vành trong một số trường hợp bệnh nhân.Đau thắt ngực là một căn bệnh khá phổ biến ngày nay, đặc biệt là trên những cơ địa bệnh nhân lớn tuổi và có một số bệnh lý nền mãn tính. Đau thắt ngực có thể là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh lý tim mạch, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nên cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
question_63670
Công dụng thuốc L-Stafloxin 500
doc_63670
Thuốc L-Stafloxin 500 thường được chỉ định trong điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc L-Stafloxin 500 sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. 1. Thành phần của một viên L-Stafloxin 500 Mỗi viên L-Stafloxin 500 sẽ bao gồm 500mg Levofloxacin và các tá dược vừa đủ. Thuốc sẽ được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Levofloxacin có trong thuốc L-Stafloxin là một loại kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Nó có cấu trúc hóa học đồng phân dạng L của Ofloxacin. Từ cấu trúc này mà Levofloxacin sở hữu hoạt tính kháng khuẩn.Bên cạnh đó, Levofloxacin còn có khả năng diệt khuẩn nhờ ức chế enzym Topoisomerase IV và DNA gyrase, từ đó ngăn cản quá trình tái tạo, tái tổ hợp DNA của vi khuẩn. Nhiều loại vi khuẩn, kể cả với những vi khuẩn đã kháng Aminoglycoside, Penicillin, Beta-lactam, Macrolid đều rất nhạy cảm đối với Levofloxacin bởi nó có tính phổ kháng khuẩn rộng.Danh sách một số loại vi khuẩn bị tác động bởi L-Stafloxin đó là:Nhóm vi khuẩn Gram âm: H. influenza, Moraxella catarrhalis, Enterobacter cloacae, E.coli, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis;Nhóm vi khuẩn ưa khí Gram dương: Staphylococcus aureus meti-S,Streptococcus pneumoniae, Bacillus anthracis;Một số loại vi khuẩn khác: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Propionibacterium, Peptostreptococcus, Fusobacterium.Bên cạnh đó, vẫn sẽ có những nhóm vi khuẩn không bị tác động bởi thuốc như: Nhóm vi khuẩn kháng lại Fluoroquinolone, Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus meti-R.Thuốc L-Stafloxin 500 được sử dụng trong các trường hợp sau:Các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm xoang cấp tính;Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn xâm nhập;Các cơ quan, bộ phận như da, mô mềm hay tiết niệu bị nhiễm khuẩn. 3. Liều lượng và các dùng thuốc L-Stafloxin 500 Thời gian sử dụng thường sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Liều dùng theo từng trường hợp như sau:Viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn gây ra sẽ điều trị với liều dùng 5mg/ lần/ ngày trong 28 ngày;Nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp điều trị theo đợt, mỗi đợt kéo dài 3 ngày, liều dùng là 250mg/ lần/ ngày;Người suy thận sẽ được điều chỉnh liều dùng phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin (CC);Nhiễm khuẩn tiết niệu xuất hiện biến chứng, viêm thận, bể thận có CC ≥ 20 sẽ áp dụng liều dùng là 250mg/ 24 giờ, CC= 10 đến 19 sẽ áp dụng liều dùng là 250mg/ 48 giờ mỗi lần;Liều dùng ban đầu ở các mức CC đều được áp dụng liều dùng là 500mg, còn liều duy trì sẽ thay đổi tùy vào mức CC, cụ thể như:CC= 50 đến 80: Sử dụng liều bình thường.CC= 20 - 49 dùng liều 250mg/ lần/ 24 giờ.CC= 10 - 19 dùng liều 125mg/ lần/ ngày.Thuốc ở dạng viên nén nên sẽ được hấp thụ vào cơ thể thông qua đường uống. Sử dụng 250- 300ml nước lọc và uống nguyên viên thuốc. 4. Các trường hợp sẽ không được khuyến cáo sử dụng thuốc Người có phản ứng quá mẫn với Levofloxacin và các chất có trong thuốc hoặc kháng sinh Quinolon khác;Người dưới 18 tuổi không sử dụng thuốc bởi có thể gây độc tính trên sụn, khớp;Người bị thiếu hụt G6PD, động kinh, bệnh về gân, cơ do dùng fluoroquinolon;Người đang mang thai và cho con bú không được khuyến cáo sử dụng thuốc. 5. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Tình huống thường gặp: Tăng men gan, mất ngủ, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy;Tình huống ít gặp: Tăng bilirubin máu, viêm âm đạo, dị ứng, phát ban, tâm trạng thất thường, nhiễm Candida sinh dục, hoa mắt, chóng mặt, lo lắng;Tình huống hiếm gặp: Sốc phản vệ, rối loạn huyết áp, nhịp tim, phù Quincke, đau khớp, viêm tủy xương, yếu cơ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell, viêm gân Achille, khô miệng, co giật, rối loạn thần kinh, viêm đại tràng kết màng giả.Trong trường hợp gặp phải các dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng thước cần liên hệ để hỏi ý kiến bác sĩ phụ trách hoặc người có chuyên môn và tìm ra hướng giải quyết. 6. Các trường hợp tương tác của thuốc Levofloxacin sẽ bị giảm hấp thụ khi sử dụng chung với muối sắt, thuốc Antacid có magie hoặc nhôm;Nguy cơ gây co giật giảm đi khi kết hợp Levofloxacin với Fenbufen, NSAIDs tương tự, Theophylin;Không nên sử dụng chung với Sucralfat bởi sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu bắt buộc phải dùng thì cần uống cách nhau 2 giờ;Khi dùng chung với Probenecid và Cimetidin độ thanh thải của thuốc L-Stafloxin 24% và 34%;Tăng tác động của Warfarin lên cơ thể nếu dùng cùng L-Stafloxin;Thuốc hạ đường huyết dùng chung với L-Stafloxin có thể gây rối loạn đường huyết với tần suất cao hơn, cần theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc L Stafloxin 500. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc L-Stafloxin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều hoặc đưa đơn thuốc cho người khác sử dụng.
doc_41200;;;;;doc_37331;;;;;doc_25184;;;;;doc_40119;;;;;doc_61984
Thuốc Lefloxa - 500 là nhóm thuốc được ưu tiên chỉ định trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, viêm phổi, nhiễm trùng da, đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm trùng xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng thuốc Lefloxa - 500. 2. Cách sử dụng của Lefloxa - 500 2.1. Cách dùng thuốc Lefloxa - 500Những loại thuốc khác nhau thông thường sẽ được chỉ định những đường dùng thuốc là khác nhau. Thuốc viên nén dùng uống, thuốc dùng để chỉ định tiêm, thuốc được dùng để bôi hoặc có loại dùng để đặt. Người dùng hãy luôn đọc kỹ hướng dẫn cách dùng thuốc Lefloxa - 500 đã được ghi trên hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuyệt đối người bệnh không được tự ý dùng thuốc theo đường dùng khác đã được quy định.Thuốc Lefloxa - 500 có thành phần chính là levofloxacin được dùng bằng đường uống.Thời điểm uống thuốc lefloxa - 500 không phụ thuộc vào bữa ăn người bệnh có thể uống trong hoặc sau bữa ăn.Không được dùng các antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucralfat, didanosin (các dạng bào chế có chứa antacid) trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống Lefloxa – 500.Người bệnh nên uống thuốc lefloxa - 500 sau khi ăn để tránh tình trạng các thành phần của thuốc bị phân hủy bởi acid của dạ dày, làm thuốc mất tác dụng.2.2. Liều dùng của thuốc Lefloxa - 500Liều dùng Lefloxa-500 đối với người lớnĐiều trị viêm xoang cấp tính: dùng liều 500mg mỗi ngày, duy trì từ 10 tới 14 ngày sử dụng.Điều trị đợt kịch phát viêm phế quản mãn tính: dùng liều từ 250 tới 500mg mỗi ngày, duy trì từ 7 tới 10 ngày sử dụng.Điều trị viêm phổi cộng đồng: dùng liều 500mg, ngày uống 1 tới 2 lần, duy trì từ 7 tới 14 ngày sử dụng.Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm thận - bể thận: dùng liều 250mg mỗi ngày, duy trì từ 7 tới 10 ngày.Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm: dùng liều 500mg, ngày uống 1 tới lần, duy trì từ 7 tới 14 ngày sử dụng.Đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 50ml/phút thì cần phải chỉnh liều.Liều dùng Lefloxa-500 đối với trẻ em. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng Lefloxa-500 cho trẻ em do dạng bào chế viên nén, nên có thể không thích hợp với trẻ nhỏ.Xử lý khi quên liều:Nếu người bệnh quên liều hãy dùng liều đó ngay sau khi nhớ ra. Nhưng thời gian đã quá gần với liều tiếp theo người bệnh hãy bỏ qua liều và đợi uống liều tiếp theo như thời gian đã được chỉ định trước. Không dùng gấp đôi liều. 3. Chống chỉ định của thuốc Lefloxa - 500 Chống chỉ định. Người bệnh mẫn cảm với các thành phần có trong của thuốc. Người bệnh bị động kinh. Người bệnh có tiền sử đau gân cơ do sử dụng fluoroquinolon.Không sử dụng thuốc Lefloxa - 500 cho những người bệnh dưới 18 tuổi.Tương tác thuốc khác. Thuốc Lefloxa-500 không nên dùng cùng thời điểm với các thuốc có chứa Sắt, thuốc Antacid vì nếu dùng chung sẽ làm giảm hấp thu của hoạt chất Levofloxacin.Chú ý nên dùng cách xa các thuốc có chứa Sucralfat để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị.Thuốc Probenecid và Cimetidine có thể làm giảm thải trừ Lefloxa-500.Theo dõi các chỉ số đông máu khi dùng thuốc Lefloxa-500 cùng với các thuốc kháng vitamin K.Thời gian bán thải của thuốc Cyclosporin có thể sẽ bị ảnh hưởng khi dùng cùng với Lefloxa-500.Theo dõi đường máu với bệnh nhân đái tháo đường khi dùng thuốc hạ đường huyết cùng thuốc này.Thận trọng khi dùng cho người đang dùng thuốc kéo dài khoảng QT.Thuốc gây dương tính giả tương tự như thuốc gây nghiện.Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng Lefloxa 500mg.Không nên sử dụng Lefloxa 500mg ở phụ nữ có thai và cho con bú.Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc. Lefloxa 500mg không gây ảnh hưởng cho người lái xe và vận hành máy móc. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Lefloxa - 500 Thận trọng khi sử dụng thuốc ở:Bệnh nhân bị bệnh suy thận. Người bệnh có tiền sử bị co giật. Người bệnh đang bị tiêu chảy. Bệnh nhân nghi ngờ là viêm đại tràng giả mạc. Bệnh nhân nghi ngờ bị viêm gân. Khi điều trị lâu dài Levofloxacin cần đánh giá tình trạng người bệnh​. 5. Tác dụng phụ của thuốc Lefloxa - 500 Có thể có: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thay đổi vị giác, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, chóng mặt.Hiếm: nhạy cảm ánh nắng, đau sưng khớp/cơ/gân, đau bụng, thay đổi thị giác, phản ứng dị ứng.Rất hiếm: động kinh, rối loạn tinh thần, đau ngực, rối loạn nhịp tim, bồn chồn, lo âu, thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt/da, bội nhiễm khi dùng kéo dài. 6. Cách bảo quản thuốc Lefloxa - 500 Bảo quản thuốc trong tủ thuốc gia đình, tránh vỉ thuốc rách làm thuốc tiếp xúc với không khí quá lâu mà chưa sử dụng, làm thay đổi chất lượng của thuốc.Để xa tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30 độ.Thuốc Lefloxa - 500 là loại dùng thuốc kê đơn do đó không được tự ý dùng khi mà không có chỉ định hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Lefloxa - 500. Cần kiểm tra hạn sử dụng thuốc trước khi dùng. Khi không sử dụng thuốc hoặc thuốc đã hết hạn dùng cần thu gom và xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc người phụ trách y khoa.;;;;;Thành phần chủ yếu của thuốc Laxafred 500 là Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin Hemihydrate) với hàm lượng 500mg. Laxafred 500 được dùng để điều trị những bệnh nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng. Để Thành phần Levofloxacin trong thuốc là kháng sinh thuộc nhóm quinolon, là kháng sinh tổng hợp, có thể dùng đường uống hoặc đường tĩnh mạch.Levofloxacin ức chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV của ADN. Levofloxacin có tính diệt khuẩn cao in vitro, là kháng sinh phổ rộng. Phổ tác dụng bao gồm nhiều vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, vi khuẩn trong đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và các vi khuẩn khác không điển hình. Levofloxacin thường không có đề kháng chéo với các loại thuốc kháng khuẩn khác. Thuốc Laxafred 500 được dùng để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ, trung bình và nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin gây ra như sau: Viêm xoang cấp, viêm phổi, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, đợt cấp viêm phế quản mạn, nhiễm khuẩn ở da và phần mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có hoặc không biến chứng, viêm thận, viêm bể thận.Trong các trường hợp sau, người bệnh sẽ không được phép kê đơn thuốc:Không được dùng cho các trường hợp quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc, hoặc nhóm quinolon.Bệnh nhân động kinh.Laxafred 500 không được dùng trên bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ có liên quan tới việc sử dụng thuốc fluoroquinolone.Trẻ em hoặc thiếu niên dưới 18 tuổi.Thuốc không được dùng trên phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. 3. Liều dùng của thuốc Laxafred 500 Liều dùng của thuốc Laxafred 500 được dùng theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo liều dùng thuốc dưới đây.3.1. Liều điều trị dùng cho người lớn có chức năng thận bình thường (độ thanh thải creatinin > 50ml/phút)Điều trị viêm xoang cấp: uống 500mg/ngày, 1 lần/ngày, trong 10 - 14 ngày.Ðiều trị trong đợt kịch phát cấp viêm phế quản mạn: uống 250 - 500 mg/ngày, 1 lần/ngày trong 7 - 10 ngày.Điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: uống 500 mg, 1-2 lần/ngày, trong 7 - 14 ngày.Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng kể cả viêm thận, bể thận: uống 250 mg/ngày, 1 lần/ngày, trong 7 - 10 ngày.Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm: uống 250 mg, ngày 1 lần hoặc 500mg, 1 - 2 lần/ngày, trong 7 - 14 ngày.3.2. Liều điều trị dùng cho bệnh nhân người lớn bị suy thận (độ thanh thải creatinin < 50ml/phút)Người bệnh có hệ số thanh thải creatinin 20 - 49 ml/phút: khởi đầu bằng liều 500mg trong 24 giờ, sau đó duy trì 250mg trong 24 giờ, dùng trong 7 - 10 ngày.Người bệnh có hệ số thanh thải creatinin 10 - 19 ml/phút (bệnh nhân thẩm phân máu): khởi đầu bằng liều 500mg trong 24 giờ, sau đó duy trì 250mg trong 48 giờ, dùng trong 7 - 10 ngày.Người bệnh có hệ số thanh thải creatinin từ 10 - 19 ml/phút (bệnh nhân viêm thận cấp, nhiễm trùng đường tiết niệu): khởi đầu bằng liều 250mg trong 24 giờ, sau đó duy trì 250mg trong 24 giờ, dùng trong 3 - 10 ngày.Lưu ý: Đối với bệnh nhân suy chức năng gan không cần chỉnh liều. 4. Cách dùng của thuốc Laxafred 500 Thuốc Laxafred 500 được bào chế dưới dạng viên nén, khi uống thuốc, viên thuốc cần được nuốt trọn, không nghiền nát thuốc, uống với một lượng nước vừa đủ. Viên thuốc có thể bẻ nhỏ theo đường khía để phân liều. Thuốc Laxafred 500 có thể uống trong bữa ăn hoặc giữa hai bữa ăn.Nên dùng Laxafred 500 hai giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc kháng acid có chứa Mg, AI, các sucratat, các thuốc có chứa ion kim loại như sắt, các vitamin có chứa thành phần kẽm và các thuốc điều trị đái tháo đường vì có thể làm giảm hấp thu thuốc. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Laxafred 500 Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Laxafred 500 như sau:Trên hệ tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, ói mửa, khó tiêu, đau bụng, viêm ruột, đại tràng, viêm đại tràng giả mạc (viêm ruột kết nặng)....Trên da và dị ứng: mẩn, ngứa, mề đay, co thắt phế quản, khó thở, phù Quincke (phù ở vị trí mặt, lưỡi, họng, thanh quản), tụt huyết áp, sốc phản vệ hoặc giống phản vệ, nhạy cảm với ánh sáng; Một số trường hợp bị nổi mụn rộp nặng như hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc, viêm đỏ da dạng xuất tiết. Các phản có thể xảy ra sau khi dùng liều thuốc đầu tiên...Trên hệ thần kinh: Nhức đầu, ù tai, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ, trầm cảm, lo sợ, loạn thần, dị cảm (tê, kim châm, bỏng rát), run, kích động, lú lẫn, co giật....Trên hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, sốc phản vệ hoặc giống phản vệ...Trên cơ và xương: Ðau khớp, đau cơ, rối loạn gân cơ, viêm gân, đứt gân, yếu cơ, tiêu cơ vân...Trên gan và thận: Tăng các enzym gan, tăng bilirubin và creatinin máu, viêm gan, suy thận cấp...Trên máu: Giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, thiếu máu toàn dòng..Các tác dụng không mong muốn khác: Suy nhược cơ thể, nhiễm nấm, tăng sinh các vi khuẩn kháng thuốc khác, sốt. 6. Những thận trọng khi dùng thuốc Laxafred 500 Đối với khi đang lái xe hay vận hành máy móc, Levofloxacin có thể gây những tác dụng phụ như ù tai, chóng mặt, rối loạn thị giác, buồn ngủ. Do đó có thể gây nguy hiểm trong trường hợp này.Đối với người già: Levofloxacin được bài tiết qua thận và các tác dụng phụ có thể tăng lên ở những người suy chức năng thận. Do bệnh nhân lớn tuổi chức năng thận thường bị suy giảm, nên thận trọng chọn liều dùng và theo dõi chức năng thận.Laxafred 500 là kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ, vừa và nặng ở những bệnh nhân trên 18 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng kháng thuốc đang rất phổ biến, vì vậy bạn không nên tự ý dùng loại thuốc này mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến thuốc Laxafred 500.;;;;;Thuốc Maclevo 500 có chứa dược chất chính là Levofloxacin 500mg thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn... Vậy công dụng cụ thể của loại thuốc này như thế nào, bạn hãy cùng tham khảo ở bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Maclevo 500 2. Liều dùng khuyến cáo và cách sử dụng thuốc Maclevo 500 Cần lưu ý sử dụng thuốc Maclevo 500 cho người bị suy thận, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh liều dùng phù hợp cho từng tình trạng người bệnh.Nguy cơ xảy ra ngộ độc cấp tính ở Levofloxacin thường rất thấp. 3. Tác dụng không mong muốn Thường gặp: Bệnh monilia, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, các bệnh về đường tiêu hoá như: tiêu chảy, táo bón, vị giác thay đổi, rối loạn giấc ngủ, tăng phosphatase, phát ban, nổi mề đay, viêm âm đạo;Trường hợp hiếm gặp: Nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, mắc các bệnh rối loạn như: hệ bạch huyết, hệ miễn dịch, chuyển hoá, hệ thần kinh, tâm thần, hệ tim mạch, gan, da, cơ xương khớp, thận, hệ tiết niệu... 4. Sự tương tác và tương kỵ của thuốc Dùng chung với các loại thuốc kháng acid có chứa magnesi, nhôm, sucralfat, các cation kim loại như sắt và chế phẩm multivitamin chứa kẽm sẽ gây cản trở cho sự hấp thụ ở đường tiêu hoá của levofloxacin, dẫn đến nồng độ thuốc thấp hơn;Levofloxacin không gây ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ đỉnh trong huyết tương cùng các thông số khác trên warfarin- R và warfarin- S;Có nguy cơ tăng kích thích thần kinh TW và co giật khi dùng NSAIDs với một fluoroquinolon bao gồm levofloxacin;Khi dùng chung với Cyclosporin, Digoxin, Levofloxacin không gây ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ đỉnh trong huyết tương, AUC cùng các thông số khác;Probenecid hoặc Cimetidin không ảnh hưởng đáng kể đến Cmax của Levofloxacin;Khi dùng chung với sucralfat, sinh khả dụng của Levofloxacin sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu bệnh nhân cần phải dùng đồng thời 2 loại này thì nên dùng sucralfat sau Levofloxacin 2h;Cuối cùng, người bệnh cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ. C, cần đảm bảo sự khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặc biệt, lưu ý để thuốc tránh xa tầm với của trẻ nhỏ và thú cưng.;;;;;Thuốc Lecifex 500 có chứa thành phần chính là Levofloxacin, được bác sĩ chỉ định điều trị trong một số bệnh lý nhiễm trùng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. Thuốc Lecifex 500 có chứa thành phần Levofloxacin và được đóng gói dưới dạng viên nén bao phim. Đây là một loại thuốc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng khá phổ biến. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Lecifex 500 2.1. Chỉ định. Thuốc Lecifex 500 được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau đây:Viêm xoang cấp,Các đợt cấp viêm phế quản mãn,Viêm phổi,Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng,Nhiễm trùng da và mô mềm,Nhiễm trùng đường tiết niệu có hoặc không có biến chứng,Viêm thận - bể thận cấp tính.2.2 Chống chỉ định. Chống chỉ định sử dụng thuốc Lecifex 500 trong trường hợp: Người bệnh quá mẫn với thành phần thuốc, kháng sinh nhóm quinolon.Thông thường, nếu người bệnh bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc thì sẽ không được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Những trường hợp khác sẽ được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc các đơn thuốc mà bác sĩ kê đơn chỉ định. Theo đó, những chống chỉ định thuốc Lecifex 500 phải được hiểu là những chống chỉ định tuyệt đối, có nghĩa là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định có thể linh động được sử dụng thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng và cách dùng thuốc Lecifex 500 Thuốc Lecifex 500 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên thuốc được dùng bằng đường uống. Liều dùng Lecifex 500 có thể tham khảo như sau:Liều dùng Lecifex 500 cho người lớn:Viêm xoang cấp: Liều dùng 500 mg/ngày x 10 - 14 ngày.Ðợt kịch phát viêm phế quản mạn: Liều dùng 250 - 500 mg/ngày x 7 - 10 ngày.Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Liều dùng 500 mg, ngày 1 - 2 lần x 7 - 14 ngày.Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận - bể thận: Liều dùng 250 mg/ngày x 7 - 10 ngày.Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Liều dùng 500 mg, ngày 1 - 2 lần x 7 - 14 ngày.Với bệnh nhân suy thận, cần điều chỉnh liều lượng dựa trên độ thanh thải creatinin để tránh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe nói chung và thận nói riêng.Cần lưu ý: Liều lượng thuốc Lecifex 500 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Theo đó, người bệnh cần áp dụng liều dụng được ghi trên giấy hướng dẫn sử dụng hoặc sử dụng theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn. Quá liều: Người bệnh cần sử dụng thuốc Lecifex 500 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ đã chỉ định. Khi dùng quá liều thuốc Lecifex 500 và xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh cần dừng uống, đồng thời báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được xử trí kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.Quên liều: Nếu người bệnh quên sử dụng một liều thuốc Lecifex 500 thì cần sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian quên đã quá xa với thời điểm uống thì bạn hãy bỏ qua liều quên đó và uống liều kế tiếp như bình thường. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều thuốc Lecifex 500 để bù lại. 5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Lecifex 500 Khi sử dụng thuốc khi dùng Lecifex 500, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:Buồn nôn, nôn,Tiêu chảy. Thay đổi vị giác. Rối loạn giấc ngủ. Nhức đầu, chóng mặt. Một số tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra như: Nhạy cảm ánh nắng, sưng khớp đau bụng, phản ứng dị ứng.Một số tác dụng phụ rất hiếm gặp như: Động kinh, rối loạn tinh thần, đau ngực, rối loạn nhịp tim, lo âu, lo lắng, thay đổi lượng nước tiểu.Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ mất đi khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu người bệnh thấy có các tác dụng phụ khác chưa được liệt kê ở trên thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và tư vấn xử trí hiệu quả. 6. Thận trọng và lưu ý khi dùng thuốc Lecifex 500 Trong quá trình sử dụng thuốc Lecifex 500, những đối tượng cần hết sức thận trọng, đó là:Người bệnh có tiền sử bệnh động kinh, rối loạn hệ thần kinh trung ương, suy gan, thận, người bệnh nhược cơ, thiếu hụt glucose–6–phosphat dehydrogenase, người cao tuổi.Bệnh nhân suy thận cần phải điều chỉnh liều lượng dùng thuốc dựa vào độ thanh thải creatinin.Thuốc Lecifex 500 có thể gây ra tác dụng phụ chóng mặt. Vì vậy, người bệnh sử dụng thận trọng khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc.Phụ nữ mang thai: Thai phụ cần cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn trước khi dùng thuốc Lecifex 500. Dù các nghiên cứu chưa thấy có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nhưng trong quá trình sử dụng vẫn có thể gặp các nguy cơ, tác dụng phụ không mong muốn.Phụ nữ cho con bú: Người mẹ cần cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho cả mẹ và bé. Bạn không nên tự ý dùng thuốc Lecifex 500 khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hay không áp dụng thông tin mà bác sĩ tư vấn. 7. Tương tác thuốc Lecifex 500 Khi sử dụng thuốc Lecifex 500 cùng với các loại thuốc khác có thể làm thay đổi khả năng hấp thu, hoạt động của thuốc khác, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, thảo dược cho bác sĩ được biết.Một số tương tác có thể xảy ra khi dùng thuốc Lecifex 500 bao gồm:Chế phẩm chứa sắt và sucralfat, thuốc kháng axit chứa nhôm và magnesi có thể làm giảm hấp thu levofloxacin. Probenecid có thể ngăn cản sự bài tiết levofloxacin. Thuốc kháng viêm không steroid làm tăng tác dụng phụ xảy ra của levofloxacin. Levofloxacin làm tăng nồng độ theophyllin ở trong huyết thanh. Levofloxacin làm tăng tác dụng chống đông máu của thuốc warfarin. Gia tăng creatinin huyết thanh khi sử dụng đồng thời với cyclosporinĐể đảm bảo chất lượng thuốc Lecifex 500 tốt nhất, trước khi sử dụng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng. Để thuốc Lecifex 500 tránh xa tầm tay của trẻ em và các vật nuôi trong gia đình.Tóm lại, thuốc Lecifex 500 có chứa thành phần chính là Levofloxacin, được bác sĩ chỉ định điều trị trong một số bệnh lý nhiễm trùng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Vacocipdex 500 là một loại thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính trong mỗi viên thuốc là 500mg Ciprofloxacin dưới dạng Ciprofloxacin hydroclorid.Ciprofloxacin là một thuốc kháng sinh mới thuộc nhóm quinolon. Ciprofloxacin có hoạt tính mạnh, có tác dụng diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Ciprofloxacin ngăn cản thông tin từ nhiễm sắc thể cần thiết cho chuyển hóa bình thường của vi khuẩn. Ðiều này làm cho vi khuẩn bị suy giảm khả năng sinh sản một cách nhanh chóng.Do cơ chế tác động đặc hiệu này mà Ciprofloxacin không bị đề kháng song song với các loại thuốc kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase. Chính vì vậy, Ciprofloxacin có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn kháng các loại thuốc kháng sinh khác như là penicillin, aminoglycoside, cephalosporin, tetracycline và các thuốc kháng sinh khác.Sự phối hợp của Ciprofloxacin với kháng sinh nhóm beta-lactam và các aminoglycosides chủ yếu tạo ra tác dụng bổ sung và không làm thay đổi trong điều kiện in-vitro. Sự kết hợp này thường tạo ra hiệu quả cộng hưởng, đặc biệt trên đối tượng bị giảm bạch cầu trung tính.Ciprofloxacin có thể phối hợp với các thuốc kháng sinh sau:Điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas: Sử dụng kết hợp với azlocillin, ceftazidime.Điều trị nhiễm khuẩn do Streptococcus: Sử dụng kết hợp với mezlocillin, azlocillin và các kháng sinh nhóm beta-lactam có hiệu lực khác.Điều trị nhiễm khuẩn do Staphylococcus: Sử dụng kết hợp với các kháng sinh nhóm beta-lactam, đặc biệt isoxazolyl penicillin, vancomycin.Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí: Sử dụng kết hợp với metronidazol, clindamycin.Thuốc Vacocipdex 500 được chỉ định trong các trường hợp sau:Nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng.Nhiễm khuẩn thận hoặc đường tiết niệu, sinh dục kể cả bệnh lậu.Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, ống mật.Nhiễm khuẩn xương khớp.Nhiễm khuẩn mô mềm.Nhiễm khuẩn sản phụ khoa.Nhiễm trùng máu.Viêm màng não.Viêm phúc mạc.Nhiễm trùng mắt.Thuốc Vacocipdex 500 chống chỉ định trong các trường hợp sau:Người quá mẫn với ciprofloxacin hoặc với các thuốc khác thuộc nhóm quinolon. Phụ nữ có thai và đang cho con bú. Trẻ em.Ðộng kinh. Người có tiền sử đứt gân hoặc viêm gân.Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Vacocipdex 500 trong các trường hợp sau:Bệnh nhân suy thận nặng.Rối loạn huyết động não.Người cao tuổi. Ngưng thuốc Vacocipdex 500 khi bị đau, viêm, đứt gân. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Vacocipdex 500 Cách dùng thuốc Vacocipdex 500 như sau:Thuốc được sử dụng bằng đường uống, uống thuốc cùng với nước lọc.Nên uống thuốc sau bữa ăn khoảng 2 giờ.Nuốt trọn vẹn viên thuốc khi uống.Tuyệt đối không uống thuốc cùng với sữa, nước ngọt, nước ép trái cây hay bất cứ loại thức uống nào khác. Bởi các thành phần có trong những loại nước uống này có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.Không bẻ hay nghiền viên thuốc Vacocipdex 500 trước khi uống. Điều này có thể khiến cho cơ chế hoạt động của thuốc bị thay đổi, làm phát sinh rủi ro.Trong quá trình sử dụng thuốc Vacocipdex 500, bạn nên uống nhiều nước để thuốc phát huy tốt tác dụng.Liều lượng thuốc Vacocipdex 500 cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo cho người lớn như sau:Nhiễm khuẩn nhẹ - trung bình: Sử dụng liều 250 - 500mg/ lần, ngày 2 lần.Nhiễm khuẩn nặng - có biến chứng: Sử dụng liều 750mg/ lần, ngày 2 lần, dùng 5 - 10 ngày.Bệnh nhân bị suy thận:Cl. Cr từ 30 - 50 m. L/ phút: Sử dụng liều 250 - 500 mg/12 giờ.Cl. Cr từ 5 - 29 m. L/ phút: Sử dụng liều 250 - 500 mg/18 giờ.Lọc thận: Sử dụng liều 250 - 500 mg/24 giờ.Thời gian sử dụng thuốc kháng sinh Vacocipdex 500 phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như đáp ứng của từng bệnh nhân.Thời gian điều trị thông thường từ 1 – 2 tuần.Trường hợp nhiễm khuẩn xương khớp điều trị từ 4 – 6 tuần.Đối với tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn điều trị từ 3 – 7 ngày. 3. Tác dụng phụ của thuốc Vacocipdex 500 Trong quá trình sử dụng thuốc Vacocipdex 500, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc Vacocipdex 500 bao gồm:Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Vacocipdex 500 gồm có: Chán ăn.Tiêu chảy.Rối loạn tiêu hóa.Ợ.Nôn.Đau bụng.Trướng bụng.Nhức đầu.Chóng mặt.Tăng BUN.Tăng creatinin.Tăng men gan.Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Vacocipdex 500 gồm có: Viêm miệng.Sốc.Nhạy cảm ánh sáng.Phù.Ban đỏ.Suy thận cấp.Vàng da.Thay đổi huyết học.Viêm đại tràng giả mạc.Đau khớp, đau cơ. 4. Tương tác của thuốc Vacocipdex 500 với các loại thuốc khác Thuốc Vacocipdex 500 có thể xảy ra tương tác thuốc khi sử dụng cùng với các loại thuốc sau:Theophylline.NSAIDThuốc kháng acid.Sucralfate.Ion kim loại.Cyclosporine.
question_63671
Bị đau rát họng khó nuốt nguyên nhân và cách chữa trị
doc_63671
Nhiều người gặp phải tình trạng đau rát họng khó nuốt nhưng không biết nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp thắc mắc của độc giả về tình trạng này. Nguyên nhân bị đau rát họng khó nuốt Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau rát họng, khó nuốt như: Viêm họng là tổn thương viêm nhiễm do vi khuẩn. Đây là bệnh lý ở đường hô hấp thường gặp với triệu chứng đau rát họng, khó chịu, đặc biệt là khi nuốt. Đau rát họng khó nuốt có thể do mắc bệnh viêm họng, viêm thực quản hoặc viêm loét dạ dày thực quản… Khi amidan bị vi khuẩn tấn công sẽ sưng to, đỏ, đau gây ra triệu chứng rát cổ họng, khó nuốt khi ăn và khi uống. Đây là chứng bệnh thường gặp với một số dấu hiệu như đau họng, khô họng, ho khan, khó nuốt và khàn tiếng. Cách chữa trị tình trạng đau rát họng khó nuốt Để khắc phục tình trạng đau rát họng khi nuốt, người bệnh có thể áp dụng theo các phương pháp sau: Người bệnh có thể sử dụng thuốc để điều trị chứng đau rát họng theo chỉ định của bác sĩ Lưu ý trong điều trị chứng đau rát họng, khó nuốt Để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, người bệnh cần chú ý: Vệ sinh răng miệng, họng sạch sẽ hàng ngày sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng đau rát họng, khó nuốt Cần đi khám khi có dấu hiệu đau rát họng và khó nuốt kéo dài để được chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp.
doc_11428;;;;;doc_6919;;;;;doc_14266;;;;;doc_28975;;;;;doc_44480
Lê Hằng (29 tuổi, Hà Nội) Trả lời: Đau rát cổ họng do nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân từ thói quen ăn uống Đau rát cổ họng do nhiều nguyên nhân, thông thường là do virus gây cảm lạnh hoặc do nhiễm trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ 1 số nguyên nhân khác như: Dị ứng. Dị ứng với các lông vật nuôi như chó mèo, nấm mốc, bụi và phấn hoa có thể gây ra đau họng. Một số chất kích thích gây đau rát cổ họng như thức ăn nhiều gia vị,thức ăn cay, ăn uống đồ lạnh, hút thuốc lá,…Theo như những gì bạn mô tả thì rất có thể bạn đau rát cổ họng do dị ứng. Nhưng để xác định chính xác nguyên nhân cụ thể gây bệnh chúng tôi cần thăm khám trực tiếp, bạn có thể đến trực tiếp bệnh viện để được thăm khám. Sử dụng kháng sinh là giải pháp giúp loại trừ bệnh nhanh chóng Việc điều trị chứng đau rát cổ họng cần căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh, nếu đau họng do nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Penicillin là kháng sinh điều trị phổ biến nhất quy định đối với bệnh nhiễm trùng như viêm họng. Những trường hợp dị ứng với penicillin, các bác sĩ sẽ kê toa thay thế kháng sinh. Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh cần đảm bảo đủ liều lượng, theo chỉ định của bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn. Điều này để đảm bảo loại bỏ triệt để mọi mầm bệnh. Đồng thời, cần tránh ăn thức ăn cay nóng, thức ăn lạnh gây kích thích cổ họng. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288;;;;;Trả lời: Đối phó với đau họng là một vấn đề rất nan giải, được nhiều người quan tâm. Đau họng có thể do nhiễm trùng vi khuẩn với các triệu chứng giống như cúm sốt, cảm lạnh và đau nhức. Khi bị đau họng, người bệnh không còn cảm giác muốn ăn uống, ăn không ngon miệng. Như trường hợp của chị, chị ngồi phòng điều hòa ở nhiệt độ thấp khiến cho cổ họng bị đau, giữ ấm cổ họng bằng một chiếc khăn sẽ giúp chị tránh được tình trạng đau họng một cách hiệu quả. Đau rát họng mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh, khiến họ ăn không ngon, chán ăn Sử dụng hỗn hợp nước cốt chanh và mật ong rất tốt cho cổ họng bị viêm, đau bởi mật ong và chanh có công dụng giảm viêm nhanh chóng, được ví như “thần dược” trong việc trị chứng đau họng, giúp tiêu đờm. Trả gừng mật ong cũng được đánh giá là một phương thuốc để làm dịu cổ họng bị kích thích, đau. Hơi nước từ ly trà sẽ hỗ trợ làm giảm tắc nghẽn trong họng, tiêu đờm và hạn chế các cơn đau thắt ở ngực. Từ xưa mật ong đã được ví như thứ vàng lỏng mang lại nhiều công dụng tuyệt vời trong trị bệnh và tăng cường sức khỏe. Trên đây là cách trị đau họng đơn giản, nếu đau họng kèm sốt, sổ mũi, ho… chị cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Chào bác sĩ! Tôi muốn hỏi làm thế nào để hết đau rát cổ họng, tôi bị đau rát cổ họng đã lâu và hiện tại không đỡ, cảm giác cổ họng ngứa rát khó chịu, ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tôi, đặc biệt vì là giáo viên nên điều này cũng khiến tôi mất giọng trong quá trình giảng dạy. Mong các bác sĩ tư vấn giúp tôi. Bích Giang (28 tuổi, Hà Nội) Trả lời: Đau rát cổ họng kéo dài gây nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày Bị chứng đau rát cổ họng hành hạ làm bạn khó chịu và ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Ho kéo dài, đau rát cổ họng, đờm đặc khó chịu,,..Với 2 cách đơn giảm giúp sẽ giúp bạn giảm đau rát cổ họng khó chịu: Giảm đau rát cổ họng bằng gừng tươi và mật ong Dùng gừng tươi nấu nước, nấu cho đậm đặc sau đó cho thêm mật ong và uống khi còn ấm mỗi ngày. Ăn lá xương sông mỗi ngày: Phương pháp này giúp giảm đau rát cổ họng hiệu quả, mỗi ngày bạn dùng 2 đến 4 lá Xương sông gói cùng một chút muối và ăn như ăn trầu, nhấm nước xuống họng sẽ làm dịu rất nhanh. Gừng và mật ong là 2 nguyên liệu có tác dụng chữa đau rát cổ họng hiệu quả Để tránh cảm giác mệt mỏi, đau rát cổ họng thì cần lưu ý luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vào những ngày trời lạnh, nhất là vùng cổ, bạn nên chú ý bảo vệ cả đôi chân vì nếu chân lạnh là một trong những nhân tố đầu tiên khiến cơ thê dễ bị ốm. nên ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, điều trị dứt điểm các bệnh về mũi, viêm mũi, nếu nhiễm lạnh có thẻ sẽ gây sổ mũi. Nước mũi khi đặc tập trung ở cổ họng thành đờm khiến họng đau rát và làm xuất hiện những cơn ho. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288;;;;;Tình trạng cổ họng đau, rát hay thậm chí sưng tấy gây nhiều tác động đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rát cổ họng tuy nhiên chủ yếu thường do: Viêm họng: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rát cổ họng là viêm họng. Viêm họng có thể do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus và thường đi kèm với triệu chứng như sưng, đỏ, khó khăn khi nuốt, thay đổi giọng nói,… Tiếp xúc với chất kích thích: Các tác nhân như khói thuốc lá, bụi bẩn, lông thú cưng, hóa chất độc hại,… có thể gây kích thích niêm mạc cổ họng và dẫn đến đau rát. Thời tiết thay đổi: Các thời điểm chuyển giao mùa, không khí bị khô, thiếu độ ẩm, đặc biệt là trong mùa đông có thể làm khô niêm mạc cổ họng và gây rát. Nói quá nhiều: Một số công việc như giáo viên, ca sĩ, diễn giả,… phải nói liên tục suốt một thời gian dài có thể tác động đến dây thanh quản và niêm mạc cổ họng, gây ra hiện tượng đau, rát họng. Sử dụng các chất kích thích: Các loại thức uống có chứa cafein hoặc cồn, thực phẩm cay nóng có thể gây kích thích niêm mạc dẫn đến rát họng. Bệnh lý: Rát cổ họng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư vòm họng, viêm tai giữa, viêm xoang mũi,… Nếu bạn gặp phải tình trạng rát cổ họng kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng như sốt, khó khăn khi nuốt, khó thở, sổ mũi, nghẹt mũi, ù tai, đau đầu,… thì tốt nhất tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán, xã định nguyên nhân cụ thể và tư vấn biện pháp điều trị thích hợp. Uống nước trà xanh Trà xanh được biết đến là thảo mộc thiên nhiên, lành tính với cơ thể, vừa có tác dụng thanh lọc, giải độc vừa cho hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng rát cổ họng. Bạn có thể pha trà xanh uống mỗi ngày thay nước lọc, nên uống trà ấm, không quá nóng hoặc lạnh để tăng công dụng làm dịu cổ họng khi bị đau rát, viêm nhiễm. Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ với câu trả lời giấm táo giúp giảm rát cổ họng. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là sự thật. Giấm táo có tính kháng viêm, kháng khuẩn cùng với độ acid cao giúp cân bằng p H ở các mô, từ đó nhanh chóng loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng. Ngoài ra, giấm táo còn có chứa thành phần Insulin Prebiotic có tác dụng thúc đẩy chức năng hệ miễn dịch, tăng hàm lượng tế bào lympho T và bạch cầu, giúp cơ thể nhanh chóng đẩy lùi sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Cách sử dụng giấm táo để cải thiện tình trạng rát cổ họng như sau: Cho 10 ml giấm táo vào 100ml nước ấm. Hòa tan hỗn hợp và thưởng thức. Nên uống 2 - 3 lần/ngày đều đặn cho đến khi tình trạng rát cổ họng khỏi hẳn. Mật ong Mật ong từ xưa đến nay đã được xem là dược phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe và thường dùng để chữa các bệnh về đường hô hấp. Mật ong có tính kháng khuẩn và chứa chất kháng viêm tự nhiên, cải thiện chức năng hệ miễn dịch giúp cơ thể nhanh chóng đẩy lùi tác nhân gây bệnh. Bạn có thể sử dụng mật ong để giảm đau họng và làm dịu các triệu chứng viêm bằng cách: Uống một thìa cà phê mật ong nguyên chất vào mỗi buổi sáng. Pha trộn một thìa cà phê mật ong với nước chanh ấm sau khi ăn. Uống nước gừng Nếu bạn không biết rát cổ họng uống gì thì nước gừng ấm là gợi ý tuyệt vời. Gừng rửa sạch cắt lát mỏng cho vào 1 ly nước ấm uống mỗi ngày cho hiệu quả tốt trong việc cải thiện tình trạng đau, rát, khó chịu ở cổ họng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một muỗng mật ong vào ly nước gừng để tăng hiệu quả chữa đau, rát họng. Trà hoa cúc Nếu bạn đang tìm kiếm thức uống chữa đau, rát cổ họng thì hãy nghĩ ngay đến trà hoa cúc. Đây không chỉ là một loại trà thơm ngon được nhiều người yêu thích mà còn có tác dụng làm dịu cổ họng nhờ tính kháng viêm và chống oxy hóa.;;;;;Đau rát cổ họng là triệu chứng gây nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt với một người làm phát thanh viên như mình, chất giọng giữ vai trò quan trọng, khi bị đau rát cổ họng khiến mình mất giọng, khàn tiếng và cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc Dưới đây là một số cách làm giảm đau rát cổ họng nhanh chóng và giúp mình giữ được chất giọng và không bị mất tiếng như trước: 1. Trước tiên mình ưu tiên những phương pháp từ thiên nhiên Sáng dậy mình súc miệng bằng nước muối loãng, sau đó uống một cốc chanh mật ong ấm, cách này mình thấy rất nhiều tác dụng, muối giúp làm sạch họng và kháng viêm, chanh mật ong ấm uống vào buổi sáng vừa tốt cho hệ tiêu hóa, lại giúp làm dịu cảm giác rát họng. Đây là bí quyết mình đã áp dụng ngay từ ngày đầu bắt đầu vào nghề phát thanh viên, và hiện nay mình vẫn áp dụng phương pháp này. 2. Uống đủ nước Khi bị viêm họng gây triệu chứng đau rát cổ họng luôn có cảm giác khô khó chịu, Uống đủ nước sẽ giúp niêm mạc được ẩm và có thể chống lại các vi khuẩn và những chất gây kích ứng tốt hơn. Mình thường uống 2 lít nước một ngày, uống nhiều vào buổi sáng và giảm dần về chiều và tối. 3. Kẹo ngậm Do tính chất công việc của mình phải là việc phần lớn bên phòng thu, nên mình chỉ áp dụng phương pháp này khi ở nhà, mình thường ngậm kẹo gừng hoặc kẹo bạc hà cứng và để kẹo tự tan dần trong miệng. Đây cũng là cách làm giảm đau rát cổ họng đơn giản và được nhiều người áp dụng. 4. Trà Trà nóng là một trong những cách làm giảm đau rát cổ họng hiệu quả và giúp tinh thần thoải mái Mình có thói quen bên bàn làm việc bao giờ cũng có một tách trà thảo mộc ấm,có thể là trà gừng, trà hoa cúc cam thảo,…Đây cũng là cách giảm đau rát cổ họng mà mình thường sử dụng, việc nhâm nhi tách trà còn giúp mình tỉnh táo và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc. 5. Canh gà Canh gà nóng vừa là cách làm giảm đau rát cổ họng, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, canh thịt gà có những đặc tính chống viêm, và nó có thể giúp cổ họng dễ chịu hơn. 6. Điều trị đau rát cổ họng bằng kháng sinh Đau rát cổ họng nếu kéo dài cần đi khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám thực thể Tuy nhiên, những cách mình áp dụng trên chỉ có tác dụng làm giảm hoặc dịu cơn đau rát cổ họng, do tính chất công việc của mình cần phải nói nhiều và giữ chất giọng ổn định,vì vậy có không ít lần mình phải uống kháng sinh chữa đau rát cổ họng. Và bí quyết của mình khi sử dụng kháng sinh là đảm bảo tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, mình nhớ có lần uống thuốc được 4 ngày thì bệnh đỡ, mình định ngưng thuốc vì cho rằng bệnh đã khỏi, tuy nhiên khi hỏi ý kiến bác sĩ thì quan niệm này sai lầm.Nguyên tắc trong điều trị bằng kháng sinh là uống đủ liệu trình kháng sinh, đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Trên đây là bài chia sẻ của chị Lan Hương (34 tuổi, Đài Phát Thanh Hà Nội) về cách làm giảm đau rát cổ họng.
question_63672
Trám răng Laser Tech và những ưu điểm
doc_63672
Công nghệ Laser Tech được nhiều người lựa chọn Hiện nay, hàn trám răng là phương pháp phục hình thẩm mỹ rất phổ biến. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như đa dạng hơn về lựa chọn, rất nhiều phương pháp hàn trám ra đời với nhiều loại vật liệu cũng như kỹ thuật thực hiện. Có thể kể đến một vài cái tên quen thuộc như trám răng Amalgam, trám răng Composite,… Và nổi bật trong lĩnh vực này phải kể đến Laser Tech. Tuy không thuộc những phương pháp đời đầu trong lĩnh vực này nhưng Laser Tech vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình. Laser Tech là kĩ thuật trám răng với những ánh sáng từ tia laser. Những ánh sáng này giúp cố định miếng trám vào vị trí răng cần được khôi phục. Với những bước thực hiện tỉ mỉ cùng công nghệ cao, phương pháp này được sử dụng với mục đích khắc phục những khuyết điểm của răng về màu sắc và hình thể. 2. Những đối tượng nên sử dụng trám Laser Tech Laser Tech giúp khắc phục nhiều vấn đề về răng Đối tượng sử dụng Laser Tech cũng giống như những phương pháp hàm thông thường. Cụ thể, Laser Tech sẽ giúp khắc phục, chữa trị các trường hợp như: – Răng bị sứt mẻ, vết sứt không quá lớn. – Rỗng khoang răng cho răng bị sâu, vi khuẩn sâu tấn công gây tổn thương. – Bị mòn men răng và phần cổ chân răng do phương pháp vệ sinh chưa đúng hoặc thiếu Fluor. – Tình trạng răng thưa, răng có kẽ hở nhỏ cần được khắc phục. – Tình trạng răng bị viêm tủy, sâu răng,… Bảo toàn khả năng ăn nhai của răng. Lưu ý, khi gặp phải những khuyết điểm răng, chúng ta nên điều trị càng sớm càng tốt. Khi các vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến quá trình điều trị không thuận lợi bằng và hiệu quả thực hiện cũng bị ảnh hưởng. 3. Những ưu điểm nổi bật Cho tới nay, Laser Tech vẫn luôn giữ vững được vị trí trong lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội. Trong đó, nổi bật nhất phải kể tới 4 ưu điểm sau: 3.1 Trám răng Laser Tech khắc phục các khuyết điểm tồn tại ở phương pháp truyền thống Để thấy được rõ sự nổi bật của công nghệ trám Laser Tech so với phương pháp truyền thống, chúng ta hãy thực hiện một vài so sánh: – Đối với phương pháp này, nha sĩ sẽ tiến hành thêm trực tiếp vật liệu trám vào răng. Sau khi đã hoàn tất cần một khoảng thời gian để vật liệu trám khô lại. – Phương pháp truyền thống thường phát sinh những hiện tượng bị rỗng khoang sau khi vật liệu trám khô lại. – Phải đối mặt với nguy cơ cao vết trám xảy ra co rút, dễ bị bong, bật ra trong quá trình ăn nhai. – Tuổi thọ của phần răng trám không cao. – Laser Tech áp dụng công nghệ trám răng hiện đại. Sau khi đã thêm xong vật liệu trám răng, nha sĩ sẽ dùng sóng Laser Tech để kích thích nhằm tạo sự bám chắc chắn và từng lỗ nhỏ trên răng. – Sử dụng ánh sáng laser làm tăng thêm độ bám dính. Ngoài ra, ánh sáng này cũng giúp cố định miếng trám thêm phần chắc chắn. Như vậy, ta có thể tránh được tình trạng bong tróc. – Khi sử dụng Laser Tech, phần trám răng sẽ tránh được nguy cơ bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ thất thường. 3.2 Tính thẩm mỹ cao Xét riêng về tính thẩm mỹ, Laser Tech đem lại hiệu quả vượt trội rõ rệt. Thông qua một vài điều trên, có thể thấy Laser Tech khắc phục rất tốt tình trạng trám răng bị đông cục. Bởi vậy, khi sử dụng phương pháp này, người dùng sẽ tránh được những tình trạng kém bắt mắt và đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt. Bên cạnh đó, khi được sử dụng ánh sáng laser để kích thích, độ bám của miếng trám cũng sẽ tăng cao hơn. Nhờ vậy, ta sẽ tránh được tình trạng trám răng bị bong tróc, ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Yếu tố thẩm mỹ cũng là lý do công nghệ Laser Tech được đánh giá rất cao. Và đây chắc chắn sẽ là phương pháp đặc biệt phù hợp với những khách hàng yêu cầu cao về độ thẩm mỹ. 3.3 Sức khỏe răng miệng được bảo đảm an toàn Phương pháp Laser Tech đảm bảo an toàn cho răng miệng Khi thực hiện bất kì một phương pháp điều trị răng miệng nào, vấn đề mà khách hàng quan tâm hàng đầu chính là độ ăn toàn. Và thông thường khi nghe tới tia laser, đa phần mọi người đều có cảm giác hơi lo ngại. Tuy nhiên, với Laser Tech thì đó không phải vấn đề. Laser Tech sử dụng những bước sóng an toàn. Tất cả đều đã được thử nghiệm nhiều lần trước khi đưa vào sử dụng. Phương pháp này được đảm bảo không gây bất kỳ kích ứng hay ảnh hưởng nào tới sức khỏe răng miệng nói chung. Mô răng của chúng ta cũng sẽ không phải chịu bất kỳ tác động nào. Khi sử dụng Laser Tech, hiệu quả thẩm mỹ sẽ được đảm bảo song song với độ an toàn và lành tính. 3.4 Trám răng Laser Tech có độ bền cao Độ bền của trám răng Laser Tech chưa bao giờ phải nhận bất kỳ lời phàn nàn nào. Đây là một trong những ưu điểm vượt trội nhất của phương pháp này. Với công nghệ trám hiện đại giúp làm đông vật liệu trám hoàn toàn. Khi đã được đông lại hoàn toàn, phần trám răng không chỉ sở hữu độ dính cao mà còn cả khả năng chịu lực. Lúc đó, tình trạng bị cong vênh khi áp suất nhiệt độ thay đổi thất thường ở khoang miệng sẽ tránh được hoàn toàn. Quá trình ăn uống sau khi thực hiện hàn trám cũng sẽ diễn ra bình thường, không bị bất kì ảnh hưởng nào. Để thấy rõ hơn về độ bền của Laser Tech, ta có thể so sánh với phương pháp hàn trám thông thường. Nếu các phương pháp trám răng khác trung bình có tuổi thọ từ 2-3 năm thì riêng Laser Tech, con số này có thể lên tới 10 năm. Điều này là nhờ sự tối ưu dựa trên 3 tiêu chí: Sự liên kết giữa các loại vật liệu, thời gian đông, cách thức chăm sóc.
doc_56136;;;;;doc_5929;;;;;doc_63341;;;;;doc_28555;;;;;doc_5417
Tẩy trắng răng laser là một trong những phương pháp thẩm mỹ răng hiện đại, giúp cải thiện màu sắc răng, mang đến hàm răng trắng sáng và vẻ ngoài tự tin cho người dùng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về phương pháp tẩy trắng răng này, từ đó có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe răng miệng nhé. Bản chất của phương pháp này là sự kết hợp của chất làm trắng cùng với năng lượng ánh sáng để tạo ra phản ứng oxi hóa, cắt đứt chuỗi phân tử màu trong ngà răng, từ đó làm răng trắng sáng hơn ban đầu. Người dùng cần hiểu rõ rằng, năng lượng ánh sáng từ đèn led xanh không có tác dụng làm trắng mà chỉ giúp hoạt hóa thuốc làm trắng. Tuy nhiên, nếu không có tia laser thì thuốc tẩy trắng cũng không thể hoạt động được. Tẩy trắng răng bằng laser mang lại hiệu quả cao với những đối tượng như: – Răng nhiễm kháng sinh gây xỉn màu ở mức độ nhẹ. – Người hút thuốc lâu năm và bị ố vàng răng. – Răng không đều màu, đã thực hiện tẩy trắng răng tại nhà nhưng không hiệu quả. Tẩy trắng răng bằng laser là phương pháp tân tiến nhất hiện nay, được chứng nhận an toàn với sức khỏe người bệnh 2. Những ưu điểm nổi bật của tẩy trắng răng laser 2.1 Có hiệu quả cao và tức thì Đây là phương pháp tân tiến nhất hiện nay, được nghiên cứu với công nghệ hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Nguyên lý hoạt động là sử dụng công nghệ ánh sáng lạnh đi qua 12.000 sợi quang học, ánh sáng khoảng 480 – 520 nanomet nhằm kích hoạt gel tẩy trắng, làm răng trắng sáng lên từ 3 – 5 tone so với màu răng gốc của người dùng. 2.2 Thời gian thực hiện nhanh Thời gian thực hiện tẩy trắng răng là khoảng 30 – 60 phút tùy thể trạng từng người. 2.3 Răng chắc khỏe hơn Phương pháp này chỉ tác động lên bề mặt của răng, không gây tổn thương đến răng hay những khu vực xung quanh trong khoang miệng, từ đó tránh được các bệnh lý nha khoa. 2.4 Không gây đau nhức Phương pháp này hoàn toàn không gây ra tổn thương đến răng hay những khu vực xung quanh nên bệnh nhân không gặp đau đớn, ê buốt hay biến chứng. Tẩy trắng răng bằng laser không gây đau nhức, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại hàm răng trắng sáng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng – Nồng độ tẩy trắng răng được sử dụng đã được Hiệp hội Nha khoa Pháp ADF kiểm định và chứng nhận an toàn, không gây ảnh hưởng đến các khu vực khác của khoang miệng. Tuy nhiên, có một số đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này như: Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi, người thiếu sản men răng hay khuyết cổ răng, bị sâu nhiều răng, nhiễm kháng sinh Tetracycline và người mắc các bệnh lý toàn thân. – Bên cạnh đó, ánh sáng laser cũng được kiểm định chất lượng, chứng nhận có bước sóng an toàn và ở ngưỡng cho phép. Ánh sáng này đảm bảo được chức năng lấy đi sắc tố màu trên răng nhưng không gây ảnh hưởng đến men răng cũng như tác động sâu vào cấu trúc răng.;;;;; 1. Tổng quan về tẩy trắng răng bằng laser Đây là phương pháp sử dụng thuốc làm trắng để thoa lên bề mặt của răng, sau đó sử dụng ánh sáng laser chiếu xạ sau vào cấu trúc răng để làm đứt gãy chuỗi phân tử màu ở răng, hoạt hóa thuốc tẩy trắng. Từ đó, răng sẽ được trắng sáng hơn sau quá trình sử dụng. Cần phải lưu ý, tia laser không có tác dụng làm trắng mà chỉ là có tác dụng thúc đẩy hoạt động của thuốc tẩy trắng. Vậy nên nếu không có thuốc tẩy trắng răng tốt thì hiệu quả đạt được không như mong đợi. Tẩy trắng răng bằng đèn laser là phương pháp tân tiến nhất hiện nay, được chứng nhận hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người dùng 2. Những điểm nổi bật của tẩy trắng răng laser 2.1 Có hiệu quả cao Đây là phương pháp tẩy trắng răng tân tiến nhất hiện nay, sử dụng công nghệ ánh sáng lạnh hiện đại đi qua 12.000 sợi quang học, ánh sáng trong khoảng 480 – 520 nanomet để giúp kích hoạt gel tẩy trắng, từ đó răng sẽ sáng bật lên từ 3 – 5 tông so với màu răng gốc. 2.2 Thực hiện nhanh chóng Tẩy trắng răng chỉ diễn ra trong vòng 30 – 60 phút. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn đã sở hữu một hàm răng trắng sáng tự tin và nụ cười rạng rỡ. 2.3 Răng chắc khỏe hơn Răng ố vàng, xỉn màu tiềm tàng nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc tẩy trắng răng được coi là giải pháp tốt giúp bù đắp bề mặt men răng, hạn chế được việc mảng bám hình thành, răng được bền màu và chắc khỏe hơn. 2.4 Không gây đau buốt và ê nhức Phương pháp này chỉ tác dụng lên bề mặt của răng, không gây tổn thương vào vùng sâu bên trong răng và ê buốt cho vùng nướu. Thêm vào đó, người bệnh cũng được đảm bảo không có biến chứng sau khi tẩy trắng răng. 2.5 Người dùng tự tin sau khi thực hiện Hàm răng ố vàng của bạn sẽ được “hô biến” thành hàm răng trắng sáng, giúp bạn tự tin hơn khi cười cũng như giao tiếp. Người dùng tự tin với hàm răng trắng và sáng bóng sau khi thực hiện tẩy trắng răng 3.1 Trước khi tẩy trắng răng – Nếu bạn đã từng trám răng, có cầu, mão răng sứ thì cần biết rằng chúng sẽ không trắng lên sau quá trình tẩy trắng mà có thể sẽ phải thay sau đó. – Lượng thuốc tẩy trắng răng sử dụng cần phải được tính toán kỹ lưỡng bởi bác sĩ có kinh nghiệm, mắt thẩm mỹ tốt để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người dùng. – Không phải mọi trường hợp xỉn vàng, ố màu răng đều có thể thực hiện tẩy trắng răng. Với những trường hợp màu đổi đã lâu và nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tư vấn người dùng dán sứ hoặc bọc sứ để có kết quả tốt. 3.2 Sau khi tẩy trắng răng – Tránh những thực phẩm, đồ uống có màu như cà phê, trà, nước tương, mù tạt… – Không hút thuốc lá để tránh gây xỉn màu răng. – Chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách, kết hợp nhiều phương pháp làm sạch khác nhau. – Khám nha khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để giúp bác sĩ kiểm tra được tình trạng màu răng và đưa ra lời khuyên chăm sóc răng đúng cách. 4. Địa chỉ tẩy trắng răng bằng laser uy tín – Sử dụng công nghệ tẩy trắng răng công nghệ cao, có tia Plasma kết hợp với ánh sáng xanh và thuốc tẩy trắng răng cao cấp. – Hoạt chất tẩy trắng răng được nhập khẩu từ Mỹ, được chứng nhận an toàn và không gây hại cho men răng người bệnh. – Có hiệu quả với nhiều trường hợp răng ố vàng hay xỉn màu khác nhau. – Thao tác tẩy trắng răng được thực hiện nhẹ nhàng, đúng theo quy chuẩn và không gây đau đớn cho người dùng. – Hệ thống trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài như đèn tẩy trắng X-Bright (Châu Âu), máy X-quang RSV (Pháp), hệ thống máy ghế răng Adec Performer (Mỹ)…. – Được tư vấn và điều trị nhẹ nhàng, tỉ mỉ bởi đội ngũ bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm, có mắt thẩm mỹ cao và từng tu nghiệp ở nước ngoài.;;;;;Tẩy trắng răng bằng laser là phương pháp được nhiều người quan tâm vì có tác dụng giúp răng trắng sáng và mang đến vẻ tự tin cho người dùng. Phương pháp laser có những ưu điểm gì và ai có thể sử dụng được cách tẩy trắng răng này, cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé. Phương pháp tẩy trắng răng bằng công nghệ laser làm trắng răng theo nguyên tắc bôi thuốc lên bề mặt răng và dùng ánh sáng laser để chiếu xạ vào cấu trúc răng để giúp thuốc tẩy trắng được hoạt động tốt và răng lên được vài tông màu. 2.1 Mang đến hiệu quả cao Đây là công nghệ tân tiến, sử dụng ánh sáng lạnh đi qua 12.000 sợi quang học, ánh sáng trong khoảng 480 – 520 nanomet để giúp kích hoạt gel tẩy trắng và làm răng trắng sáng lên từ 2 – 3 tông. 2.2 Thời gian thực hiện nhanh Thời gian thực hiện tẩy trắng răng tương đối nhanh, chỉ sau khoảng 30 – 60 phút là bạn đã có được màu sắc răng như ý. 2.3 Giúp răng chắc khoẻ Không chỉ giúp răng trắng sáng, phương pháp laser còn giúp bù đắp được bề mặt men răng, hạn chế được sự tái bám từ thực phẩm, giúp răng bền màu và chắc hơn. Từ đó, răng cải thiện được sức khoẻ và tránh được bệnh lý nha khoa. 2.4 Không gây đau nhức Đây là phương pháp chỉ tác động lên bề mặt răng, không gây tổn thương đến răng hay cả những khu vực xung quanh răng nên người bệnh không có cảm giác đau, ê buốt hay gặp biến chứng gì. 3. Đối tượng tẩy trắng răng bằng laser Tẩy trắng răng laser phù hợp với những người gặp tình trạng như: – Răng xỉn màu mặt ngoài do đồ ăn, đồ uống. – Răng nhiễm màu kháng sinh. – Răng xỉn màu do hút thuốc lá, thuốc lào. – Muốn tẩy trắng răng để lên màu răng. Tuy nhiên, một số đối tượng không nên tẩy trắng răng phải kể đến như: – Men răng đang bị tổn thương. – Bệnh nhân mắc các bệnh lý hay có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc tẩy trắng. – Răng đang bị chấn thương. – Người bệnh đang trong lộ trình thực hiện các liệu trình khác như niềng răng, phục hình răng… Để xác định xem bệnh nhân có phải đối tượng được tẩy trắng răng không, bác sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng 4. Quy trình tẩy trắng răng bằng công nghệ laser 4.1 Thăm khám tổng quát Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình răng miệng để xem người bệnh có thuộc đối tượng tẩy trắng răng hay không. Nếu bệnh nhân có bệnh lý nha khoa thì sẽ được tư vấn phương pháp điều trị để xử lý trước khi thực hiện thẩm mỹ răng. 4.2 Vệ sinh răng miệng Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho người bệnh và dùng thước đo để kiểm tra xem màu sắc răng ở mức độ nào. 4.3 Đặt thuốc tẩy trắng răng 4.4 Chiếu đèn laser Khi chiếu đèn laser, bệnh nhân sẽ được đeo kính để ánh sáng không gây hại cho mắt. Đèn laser có tác dụng kích hoạt sâu phân tử tẩy trắng, giúp răng lên được tông màu như mong muốn. Trong quá trình thực hiện, nha sĩ sẽ thường xuyên theo dõi và điều chỉnh nồng độ thuốc nếu cần để đạt kết quả tốt. 4.5 Kiểm tra và hẹn tái khám Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hiệu quả tẩy trắng, vệ sinh khoang miệng và tháo dụng cụ cách ly. Để đạt được kết quả tốt, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng và hẹn lịch tái khám.;;;;; 1. Tổng quan về phương pháp tẩy trắng răng laser whitening Đây là phương pháp bôi thuốc làm trắng lên bề mặt răng và sử dụng ánh sáng laser để chiếu xạ vào cấu trúc răng nhằm giúp thuốc trắng răng được hoạt động và giúp răng trắng sáng. Phải hiểu rõ rằng, bản chất tia laser không có tác dụng tẩy trắng răng mà chỉ hoạt hoá thuốc làm trắng nhưng ngược lại nếu không có tia laser thì thuốc không thể hoạt động. Phương pháp này được áp dụng cho các đối tượng như: – Răng xỉn màu ở mặt ngoài do mảng bám đồ ăn, đồ uống có chất tạo màu…. – Răng bị nhiễm màu của kháng sinh. – Răng bị xỉn màu do hút thuốc lá, thuốc lào. – Những người có nhu cầu có hàm răng trắng sáng hơn. Laser whitening là phương pháp bôi thuốc làm trắng lên bề mặt răng và sử dụng ánh sáng laser để chiếu xạ vào cấu trúc răng nhằm giúp thuốc trắng răng được hoạt động và giúp răng trắng sáng. 2. Những ưu điểm vượt trội của tẩy trắng răng laser whitening 2.1 Mang lại hiệu quả cao Đây là phương pháp làm trắng răng hiện đại, sử dụng công nghệ ánh sáng lạnh đi qua 12.000 sợi quang học, ánh sáng khoảng 480 – 520 nanomet kích hoạt gel tẩy trắng để làm răng trắng sáng lên từ 2 – 3 tone so với màu răng gốc. 2.2 Không gây đau Phương pháp này chỉ tác động lên bề mặt của răng, hoàn toàn không gây tổn thương đến răng hay khu vực xung quanh nên bệnh nhân sẽ không bị đau đớn, ê buốt hay bất cứ biến chứng gì. 2.3 Giúp răng chắc khoẻ hơn Không giống một số phương pháp tẩy trắng răng thông thường khác, phương pháp này còn bù đắp bề mặt men răng, hạn chế được sự tái bám của thực phẩm, răng bền màu và chắc hơn, nhờ đó sức khoẻ răng miệng cũng cải thiện và tránh được những bệnh lý nha khoa. 2.4 Thời gian thực hiện nhanh Sau khoảng 30 – 60 phút là bạn đã có thể sở hữu một hàm răng trắng sáng và tự tin với nụ cười rạng rỡ. Thời gian tẩy trắng răng nhanh chóng, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, hàm răng của bạn đã trắng sáng tự nhiên và mang lại cho bạn sự tự tin cùng nụ cười rạng rỡ – Nồng độ thuốc tẩy trắng có trong phương pháp này đã được Hiệp hội Nha Khoa Pháp ADF tiến hành kiểm định và kết luận an toàn với nhiều đối tượng và không gây ảnh hưởng đến mô mềm. Tuy nhiên theo các các bác sĩ, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 18 tuổi, người bị thiểu sản men răng hay khuyết cổ răng, sâu răng hàng loạt thì không phải đối tượng nên sử dụng cách tẩy trắng răng này. – Bên cạnh đó, ánh sáng Laser cũng được kiểm định có bước sóng an toàn, ở ngưỡng cho phép, giúp lấy đi sắc tố màu trên răng nhưng không ảnh hưởng đến men răng hay có tác động sâu đến cấu trúc răng. 4. Quy trình tẩy trắng răng laser whitening 4.1 Thăm khám tổng quát Bác sĩ tiến hành thăm khám cho bệnh nhân để kiểm tra tình hình răng miệng chung, xem bệnh nhân có thuộc nhóm đối tượng không nên tẩy trắng răng hay không. Những thông tin này giúp bác sĩ có thể phân tích được mức độ ố vàng và có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình tẩy trắng. Nếu bệnh nhân có bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị để xử lý dứt điểm trước khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ răng. 4.2 Vệ sinh răng miệng Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bệnh nhân và dùng thước trắng răng đo xem màu sắc răng của bệnh nhân đang nằm ở mức độ nào. Bác sĩ cho bệnh nhân xem thang đo để biết được mức độ ố vàng của răng hiện tại 4.3 Đặt thuốc tẩy trắng 4.4 Chiếu đèn laser Để giúp cho mắt bạn không bị ảnh hưởng trong suốt quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ đeo kính để bảo vệ mắt, sau đó mới tiến hành chiếu đèn. Đèn laser sẽ được chiếu thẳng vào phần răng đã được bôi thuốc, giúp kích hoạt được sâu các phân tử tẩy trắng, răng dần dần sẽ trắng lên. Trong giai đoạn thực hiện, bác sĩ sẽ theo dõi kỹ và thỉnh thoảng sẽ thay thuốc, điều chỉnh nồng độ thuốc để giúp việc tẩy trắng đạt kết quả tốt nhất. 4.5 Kiểm tra và hẹn lịch tái khám Bước cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng cho bệnh nhân và tháo dụng cụ cách ly. Để kết quả được tốt nhất, bác sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân về cách thức chăm sóc răng và hẹn lịch tái khám để kiểm tra lại.;;;;; 1. Tìm hiểu về phương pháp tẩy trắng răng laser Tẩy trắng răng bằng laser là phương pháp dùng các tia laser để kích thích các phân tử của thuốc tẩy trắng răng là Hydrogen peroxide thẩm thấu vào các men răng, mảng bám ở trên bề mặt răng. Nhờ đó mà có thể phá hủy được cấu trúc của chúng, khiến chúng vỡ ra và không còn khả năng bám lại ở bề mặt răng, răng sẽ trở nên sáng hơn, đều màu và đẹp hơn. Ánh sáng laser có tác dụng xúc tác và thúc đẩy phản ứng hóa học của chất tẩy trắng, làm tăng tốc quá trình làm trắng răng nhanh và hiệu quả Tẩy trắng răng laser đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi nó mang lại hiệu quả nhanh chóng và đơn giản và an toàn. 1.2 Quy trình thực hiện tẩy trắng răng laser Bước 1: Nha sĩ sẽ thăm khám và tư vấn Lúc này bạn sẽ được Nha khoa tiến hành khám tổng quát về tình trạng răng miệng, nếu trường hợp bạn mắc các bệnh lý về răng thì sẽ được tư vấn điều trị trước khi tiến hành tẩy trắng răng. Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tiến hành cách ly nướu môi Để quá trình tẩy trắng răng được diễn ra một cách hiệu quả nhất, nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và vệ sinh răng miệng. Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, cách ly môi, nướu nhằm bảo vệ các khu vực này tránh bị ảnh hưởng khi thực hiện. Bước 3: Tiến hành bôi gel tẩy trắng và chiếu đèn laser Nha sĩ sẽ bôi 1 lớp gel tẩy trắng lên bề mặt răng và chiếu đèn laser lên răng để thúc đẩy các phân tử gel hoạt động và thấm sâu vào men răng, loại bỏ các mảng ố màu. Bước 4: Loại bỏ gel và vệ sinh răng miệng Kết thúc quá trình tẩy trắng, bác sĩ sẽ loại bỏ lớp gel và vệ sinh răng miệng cho bạn sạch sẽ. Kết thúc quá trình điều trị, nha sĩ sẽ loại bỏ gel tẩy và vệ sinh răng miệng cho bạn. Quá trình thực hiện tẩy trắng răng chỉ diễn ra khoảng 45 phút và bạn sẽ cảm thấy răng trắng lên như ý muốn. Tuy hiệu quả nhanh chóng nhưng sau một thời gian răng vẫn có thể bị ố vàng trở lại. Thời gian răng trắng khỏe sẽ kéo dài khoảng từ 3 – 5 năm, thậm chí là 10 năm. Kết quả này phụ thuộc nhiều vào quá trình chăm sóc, sinh hoạt răng miệng của bạn sau khi thực hiện. Để hiệu quả trắng sáng, các nha sĩ thường chỉ định thêm cho bạn sử dụng thêm máng ngậm tại nhà và sử dụng ít nhất 1 lần/tháng. Nha sĩ sẽ bôi 1 lớp gel tẩy trắng lên bề mặt răng và chiếu đèn laser lên răng để thúc đẩy các phân tử gel hoạt động và thấm sâu vào men răng, loại bỏ các mảng ố màu. 2. Những lưu ý khi thực hiện tẩy trắng răng Phương pháp tẩy trắng phù hợp với những khách hàng nếu muốn sở hữu hàm răng trắng đẹp, đều màu. Khi thực hiện tẩy trắng răng, bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây: – Đảm bảo tình trạng nướu và răng miệng tổng quát không gặp vấn đề gì trước khi điều trị. – Sau khi điều trị, mức độ trắng sáng sẽ khác nhau bởi cấu trúc men răng của mỗi người là khác nhau, do đó sẽ có một số người sau khi tẩy răng sẽ không đạt được như ý muốn. Theo thống kê, có đến 95% khách hàng đáp ứng rất tốt với chất tẩy trắng và có 5% còn lại không may mắn đáp ứng kém hoặc không đáp ứng. – Nếu răng có những miếng trám cũ, răng sứ, răng tháo lắp sẽ không đáp ứng với thuốc tẩy. – Trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 17 tuổi không được chỉ định thực hiện tẩy trắng răng. – Bệnh nhân mắc viêm gan B, HIV không nên tẩy trắng răng nhằm tránh nguy cơ cho người khác. – Việc thực hiện tẩy trắng răng bằng phương pháp laser cần được thực hiện ở bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn. Trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 17 tuổi không được chỉ định thực hiện tẩy trắng răng. 3. 4 lợi ích của phương pháp trắng răng laser Tẩy trắng răng bằng laser đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả, do đó đây là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn. – Thời gian thực hiện nhanh: Trung bình thời gian thực hiện tẩy trắng răng bằng phương pháp laser được diễn ra trong khoảng 45 phút và bạn sẽ sở hữu một hàm răng trắng sáng, rạng rỡ. – Đem lại hiệu quả tức thì: Sau khi thực hiện tẩy trắng răng xong, màu sắc răng sẽ được nâng tông rõ rệt nhờ nồng độ thuốc được căn chỉnh phù hợp cho tình trạng của tình khách hàng. – An toàn: Nhiều người vẫn nghĩ sử dụng laser thì dù ít hay nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng, với phương pháp tẩy trắng răng bằng laser bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn và chất lượng. – Hiệu quả lâu dài: Ngoài ưu điểm cho hiệu quả tức thì phương pháp tẩy trắng răng laser còn cho hiệu quả lâu dài từ 3 – 5 năm nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng tốt. Sau khi thực hiện tẩy trắng răng xong, màu sắc răng sẽ được nâng tông rõ rệt nhờ nồng độ thuốc được căn chỉnh phù hợp cho tình trạng của tình khách hàng
question_63673
Công dụng thuốc Pularon 5
doc_63673
Pularon 5 có thành phần chính là prednisolon 5mg, được bào chế dạng viên nén. Thuốc có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch, được sử dụng trong nhiều bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm động mạch thái dương, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt, sốc phản vệ. 2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Pularon Liều lượng thuốc Pularon 5 khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của bệnh nhân. Với người lớn, liều khởi đầu có thể từ 5-60mg/ngày tùy thuộc vào loại bệnh cần điều trị và thường được chia thành 2-4 lần/ngày. Với trẻ em, liều dùng nằm trong khoảng từ 0,14-2mg/kg/ngày, chia làm 4 lần/ngày.Cách dùng: Dùng đường uống, nên uống cùng hoặc sau bữa ăn. Không uống cùng sữa, trà, cà phê hoặc các thức uống có gas, có cồn. 3. Chống chỉ định thuốc Pularon 5 Thuốc Pularon 5 được chống chỉ định trên các đối tượng sau:Quá mẫn với prednisolon hoặc các thành phần khác của thuốc. Nhiễm khuẩn nặng, trừ các bệnh có thể dùng liệu pháp kháng khuẩn đặc hiệu như sốc nhiễm khuẩn và lao màng não. Nhiễm Herpes simplex ở mắt, vì có thể gây thủng mắtĐang dùng vaccin virus sống hoặc giảm độc lực. Người đang bị thủy đậu 4. Tương tác thuốc Prednisolon là chất gây cảm ứng enzym cytochrom P450, và là cơ chất của enzym P450 CYP 3A. Do đó thuốc này tác động đến chuyển hóa của cyclosporin, erythromycin, phenobarbital, phenytoin, carbamazepin, ketoconazol, rifampicin. Phenytoin, phenobarbital, rifampicin và các thuốc lợi tiểu giảm kali huyết có thể làm giảm hiệu lực của Prednisolon. Prednisolon có thể gây tăng glucose huyết, do đó cần dùng liều insulin cao hơn. Tránh dùng đồng thời Prednisolon với thuốc chống viêm không steroid, vì có thể gây loét dạ dày 5. Tác dụng phụ của thuốc Pularon 5 Nguy cơ xảy ra tác dụng phụ cao thường gặp ở người dùng thuốc liều cao và dài ngày. Pularon 5 có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:Thường gặp: Mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, tăng ngon miệng, khó tiêu, rậm lông, đái tháo đường, đau khớp, đục thủy tinh thể, glocom, chảy máu cam.Ít găp: Chóng mặt, cơn co giật, loạn tâm thần, giả u não, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, mê sảng, ảo giác, sảng khoái, phù, tăng huyết áp, trứng cá, teo da, thâm tím, tăng sắc tố da, hội chứng Cushing, ức chế trục tuyến yên - thượng thận, chậm lớn, không dung nạp glucose, giảm kali - huyết, nhiễm kiềm, vô kinh, giữ natri và nước, tăng glucose máu, loét dạ dày - tá tràng, buồn nôn, nôn, chướng bụng, viêm loét thực quản, viêm tụy, yếu cơ, loãng xương, gãy xương. 6. Hạn chế nguy cơ tác dụng phụ của thuốc Pularon 5 Để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:Trong các chỉ định cấp, trừ bệnh bạch cầu và choáng phản vệ thì chỉ nên sử dụng Pularon 5 liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đạt hiệu lực lâm sàng. Pularon 5 có nguy cơ gây ức chế trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận nếu sử dụng dài ngày. Do đó, khi muốn dừng thuốc thì phải từng bước một, không được dừng đột ngột, thông thường là cứ 3 đến 7 ngày giảm 2,5 - 5mg, cho đến khi đạt liều sinh lý prednisolon xấp xỉ 5mg. Nếu bệnh xấu đi khi giảm thuốc thì nên tăng liều prednisolon và sau đó giảm liều từ từ hơn.Người bệnh nên dùng một liều duy nhất trong ngày thay vì chia liều nhỏ do ít gây tác dụng phụ hơn, ít ức chế tuyến thượng thận hơn. Trong liệu pháp cách nhật, liều dùng được chia 1 liều duy nhất/ngày, 2 ngày/lần, vào buổi sáng.Trong quá trình điều trị nên thường xuyên đánh giá và theo dõi các thông số về loãng xương, tạo huyết, dung nạp glucose, mắt và huyết áp. Nên kết hợp với các thuốc kháng histamin hoặc các thuốc ức chế bơm proton khi dùng liều cao corticosteroid toàn thân để dự phòng loét dạ dày-tá tràng. Bổ sung thêm calcitonin, calcitriol và bổ sung calci để dự phòng loãng xương ở tất cả người bệnh điều trị dài hạn với glucocorticoid.Người có khả năng bị ức chế miễn dịch do glucocorticoid cần được cảnh báo về khả năng dễ bị nhiễm khuẩn 7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Pularon 5 Một số lưu ý khi dùng thuốc Pularon 5 gồm:Thuốc Pularon 5 cần được sử dụng thận trọng cho người bị loãng xương, mới nối thông (ruột, mạch máu), rối loạn tâm thần, loét dạ dày, loét tá tràng, đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, trẻ đang lớn, người cao tuổi. Lưu ý luôn sử dụng với liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ.Suy tuyến thượng thận cấp có thể xảy ra khi ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài điều trị bằng pularon 5 hoặc khi có stress.Dùng liều cao có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vaccin vừa tiêm chủng. Tóm lại, Pularon 5 có thành phần chính là prednisolon 5mg, được bào chế dạng viên nén. Thuốc có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch, được sử dụng trong nhiều bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm động mạch thái dương, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt, sốc phản vệ.Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
doc_10338;;;;;doc_9080;;;;;doc_59503;;;;;doc_37555;;;;;doc_44040
Thuốc Palorex 5 ODT được bào chế dưới dạng viên nén phân tán trong miệng, chứa hoạt chất chính là Desloratadin. Đây là thuốc kháng histamin thế hệ II được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Cổ phần dược Apimed (Việt Nam), thường được dùng để chống dị ứng, mày đay, giảm mẩn ngứa. Thuốc Palorex 5 ODT có thành phần chính là hoạt chất Desloratadin 5mg. Đây là thuốc kháng histamin có tác dụng giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả. Palorex 5 ODT thường được chỉ định dùng cho các mục đích:Giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng (theo mùa và mạn tính) ở người từ 12 tuổi trở lên. Các triệu chứng bao gồm: chảy mũi, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi kèm kích ứng mắt, chảy nước mắt và đỏ mắt;Giảm các triệu chứng ngứa, ban đỏ cho người trên 12 tuổi.Chống chỉ định dùng thuốc Palorex 5 ODT cho người có khả năng mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc (đặc biệt là với Desloratadin). 2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Palorex 5 ODT Thuốc Palorex 5 ODT được bào chế dưới dạng viên nén phân tán trong miệng nên được dùng qua đường uống (cùng hoặc không cùng bữa ăn).Liều dùng Palorex gợi ý cho người lớn và trẻ em >12 tuổi: Uống 1 viên x 1 lần/ngày.Đối với bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, liều Palorex 5 ODT khởi đầu được gợi ý là 1 viên 5mg dùng cách ngày và cân nhắc thêm dựa trên các thông tin về dược động học. 3. Tác dụng phụ của thuốc Palorex 5 ODT - Lưu ý thận trọng 3.1. Tác dụng phụ. Ngoài tác dụng cải thiện các triệu chứng dị ứng hiệu quả, thuốc Palorex 5 ODT có thể gây ra một số phản ứng phụ trong quá trình dùng thuốc như: đau đầu, ngủ gà, mệt mỏi, buồn nôn. Rất hiếm khi bị xảy ra tình trạng nổi mẩn, ngứa.3.2. Thận trọng. Theo các bác sĩ, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Palorex 5 ODT cho những đối tượng sau đây:Phụ nữ đang mang thai hay nuôi con bằng sữa mẹ;Trẻ dưới 12 tuổi (chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ).Trong thời gian điều trị các triệu chứng dị ứng bằng thuốc Palorex, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định về liều dùng của bác sĩ hay hướng dẫn trên nhãn hộp.Thông qua bài viết trên, quý bệnh nhân đã nắm được những thông tin cơ bản về công dụng, cách dùng, liều dùng của thuốc Palorex 5 ODT. Để đảm bảo hiệu quả điều trị các triệu chứng dị ứng cũng như hạn chế tác dụng phụ, tương tác không mong muốn, bệnh nhân nên dùng thuốc Palorex 5 ODT theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Mezapizin 5 là thuốc kê đơn, có thành phần chính là Flunarizin dihydroclorid, hàm lượng 5mg, bào chế dạng viên nén, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc được dùng để dự phòng và điều trị cơn đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, cải thiện tính thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ và giấc ngủ... 3. Chống chỉ định của thuốc Mezapizin 5 Người bệnh không dùng thuốc Mezapizin 5 trong các trường hợp sau:Người bệnh dị ứng quá mẫn với Flunarizine hoặc các thành phần khác của thuốc.Tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn vận động: như hội chứng ngoại tháp và Parkinson.Người bệnh đang dùng thuốc chẹn bêta.4. Liều lượng và cách dùng thuốc Mezapizin 5Cách dùng: Thuốc Mezapizin 5 được dùng bằng đường uống.Liều dùng:Liều dùng khởi đầu trong ngày là 10mg, uống 1 lần vào buổi tối.Người trên 65 tuổi: Liều dùng 5mg ngày 1 lần.Liều dùng duy trì trong ngày có thể giảm còn 5mg.Thời gian duy trì trong 4 đến 8 tuần. Liệu trình dùng thuốc Mezapizin 5 không nên kéo dài quá 6 tháng.Liều dùng có thể tăng lên đến 10mg/ ngày nếu cần thiết nhưng cần cân nhắc trong khả năng dung nạp thuốc của người bệnh.Trẻ em:Trẻ em> 12 tuổi: Liều dùng trong ngày là 5mg, uống vào buổi tối, tổng thời gian điều trị không quá 6 tháng.Trẻ em < 12 tuổi: Chưa có bằng chứng đầy đủ về độ an toàn và hiệu quả của thuốc trên đối tượng này.Quá liều và xử trí:Triệu chứng: Các dấu hiệu quá liều cấp (liều 600mg uống 1 lần) đã được báo cáo với các triệu chứng buồn ngủ, kích động, nhịp tim nhanh. Không có thuốc giải độc đặc hiệu, cần báo ngay cho nhân viên y tế để có những biện pháp hỗ trợ cần thiết như rửa dạ dày, dùng than hoạt tính.Nếu người bệnh quên không dùng thuốc 1 lần, cần bỏ qua liều đã quên, uống liều thuốc tiếp theo và không dùng gấp đôi.5. Những tác dụng không mong muốn của thuốc Mezapizin 5Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi bắt đầu dùng thuốc thường ở mức độ nhẹ, bao gồm buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, tăng cân hoặc cảm giác thèm ăn.Các tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp của thuốc gồm:Tâm thần: Lo âu, mất ngủ.Thần kinh: Đứng ngồi không yên, bồn chồn, vận động chậm chạp, co cứng cơ dạng bánh xe răng cưa, rối loạn vận động, rối loạn ngoại tháp, run nguyên phát, parkinson, buồn ngủ và run.Mạch: Hạ huyết áp.Tiêu hóa: Nôn.Cơ xương và mô liên kết: Cứng cơ, bứt rứt ở cơ và chứng run rẩy.Ngực tăng tiết sữa. 6. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Mezapizin 5 Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau trong thời gian dùng thuốc Mezapizin 5:Rượu và thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng gây ngủ và an thần của thuốc. Người bệnh cần lưu ý và trao đổi lại với bác sĩ các thuốc an thần khác mình đang sử dụng.Khi sử dụng kết hợp thuốc với các thuốc hạ huyết áp, liều lượng thuốc có thể cần phải điều chỉnh.Hiện tượng chảy sữa đã được báo cáo ở một số người bệnh nữ đang dùng thuốc tránh thai trong vòng 2 tháng đầu điều trị thuốc.Thuốc gây cảm ứng enzym gan: carbamazepin, phenytoin valproat gây tăng chuyển hóa thuốc ở gan (tăng liều thuốc khi dùng chung).Người bệnh xuất hiện những triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp hay biến cố bất lợi nghiêm trọng khác, cần ngừng sử dụng thuốc.Không dùng thuốc quá liều khuyến cáo, theo dõi người bệnh định kỳ, thường xuyên đặc biệt khi điều trị duy trì để phát hiện sớm những biểu hiện ngoại ý muốn.Một số trường hợp mệt mỏi nặng tăng dần đã được ghi nhận khi sử dụng thuốc và có thể cần ngưng điều trị thuốc. Sau 8 tuần điều trị thuốc không có sự cải thiện, người bệnh được xem như không đáp ứng với điều trị và nên ngừng sử dụng thuốc.Thuốc chứa lactose nên cần thận trọng với người bệnh có vấn đề về dung nạp galactose di truyền hoặc thiếu hụt men Lapp-lactase hoặc kém hấp thu glucose- galactose.Không khuyến cáo sử dụng thuốc Mezapizin 5 cho trẻ em dưới 12 tuổi.Do tính an toàn của thuốc Mezapizin 5 trên phụ nữ mang thai chưa được đánh giá đầy đủ, không dùng cho phụ nữ mang thai.Thời kỳ cho con bú: Chưa có dữ liệu nói về sự bài tiết của thuốc Mezapizin 5 vào sữa người, không khuyến cáo sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú.Thuốc có thể gây buồn ngủ đối với người bệnh, đặc biệt ở giai đoạn điều trị ban đầu, do đó cần thận trọng khi lái tàu xe hoặc vận hành máy móc.Trên đây là thông tin về thuốc Mezapizin 5. Nếu người bệnh cần thêm thông tin về thuốc hay gặp bất cứ tác dụng phụ không mong muốn, hãy tham vấn ý kiến các bác sĩ và dược sĩ có chuyên môn. Lưu ý, Mezapizin 5 là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.;;;;;Thuốc Pulracef có thành phần chính là Cefuroxime, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản cấp, viêm bể thận, mụn nhọt, sốt thương hàn, bệnh lậu,.... Thuốc Pulracef thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Pulracef được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và đóng theo hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc Pulracef có thành phần chính là Cefuroxime hàm lượng 500mg và các thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên. 2. Tác dụng thuốc Pulracef Thuốc Pulracef được sử dụng trong các trường hợp sau:Viêm tai giữa, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm họng.Viêm phổi, đợt cấp viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản cấp.Viêm bể thận cấp tính và mãn tính, viêm bàng quang & viêm niệu đạo.Mụn nhọt, viêm da mủ, chốc lở.Sốt thương hàn.Bệnh lậu, viêm cổ tử cung.Viêm niệu đạo cấp do lậu cấp. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Pulracef Thuốc Pulracef dùng theo đường uống ở dạng viên thuốc hay hỗn dịch, dùng thuốc Pulracef 5-10 ngày và uống sau khi ăn. Liều dùng thuốc Pulracef tham khảo như sau:Người lớn:Điều trị các nhiễm khuẩn: Liều dùng thông thường 250mg Cefuroxime x 2 lần/ngày.Điều trị sốt thương hàn dùng liều 500mg Cefuroxime x 2 lần/ngày.Điều trị nhiễm khuẩn niệu-sinh dục dùng liều 125mg Cefuroxime x 2 lần/ngày.Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp dưới nhẹ đến trung bình: Dùng liều 250mg Cefuroxime/lần x 2 lần/ngày; Trường hợp nặng và nghi viêm phổi: dùng liều 500mg Cefuroxime/lần x 2 lần/ngày;Điều trị viêm bể thận dùng liều 250mg Cefuroxime/lần x 2 lần/ngày.Lậu không biến chứng liều đơn 1g Cefuroxime. Bệnh Lyme giai đoạn đầu: dùng liều 500mg Cefuroxime x 2 lần/ngày, trong 20 ngày.Trẻ em:Điều trị các nhiễm khuẩn: Dùng liều thông thường 125mg Cefuroxime/lần x 2 lần/ngày, liều dùng tối đa 250mg Cefuroxime/lần.Sốt thương hàn dùng liều 250mg Cefuroxime/lần x 2 lần/ngày.Trẻ 2 tuổi trở lên mắc viêm tai giữa hoặc các nhiễm khuẩn nghiêm trọng dùng liều 250mg Cefuroxime/lần x 2 lần/ngày. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Pulracef Thuốc Pulracef không được dùng trong trường hợp người bệnh quá mẫn với cephalosporin. Trong quá trình sử dụng thuốc Pulracef người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:Ban đỏ đa dạng, hoại tử da do nhiễm độc, hội chứng Steven-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, phát ban da, nổi mày đay, ngứa,Sốt do thuốc. Bệnh huyết thanh.Tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Tăng bạch cầu ái toan, tăng men gan, Tăng creatinin trong huyết thanh, tăng nhẹ AST, ALT, vàng da ứ mật.Hiếm gặp viêm ruột giả mạc.Phản ứng phản vệNhiễm nấm Candida.Nhiễm độc thận có tăng tạm thời ure huyết và tăng creatinin huyết.Viêm thận kẽ.Cơn co giật (nếu liều cao và người bệnh suy thận), đau đầu, kích động.Đau khớp.Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc Pulracef. 6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Pulracef Thuốc Pulracef được kê theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.Thận trọng dùng thuốc Pulracef với người bệnh dị ứng với penicillin, Cephalosporin hoặc thuốc khác.Người bệnh bị tiêu chảy cần lưu ý chẩn đoán viêm ruột giả mạc sau khi dùng kháng sinh.Thận trọng dùng thuốc Pulracef trên phụ nữ có thai & cho con bú. Chỉ dùng thuốc Pulracef trên người mang thai nếu thật cần thiết. Thành phần Cefuroxim bài tiết trong sữa mẹ nhưng ở nồng độ thấp và không tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ bị tiêu chảy, tưa và nổi ban cần ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ biết.Đã có báo cáo về xuất hiện phản ứng quá mẫn chéo -sốc phản vệ xảy ra trên các người bệnh dị ứng với các kháng sinh nhóm Beta-lactam, nên phải thận trọng dùng thuốc Pulracef và sẵn sàng mọi thứ để điều trị sốc phản vệ khi dùng Cefuroxim cho người bệnh đã từng dị ứng với Penicilin.Thận trọng dùng thuốc Pulracef khi cho người bệnh dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu mạnh, vì có thể có tác dụng bất lợi đến chức năng thận.Dùng Cefuroxim kéo dài có thể làm các chủng vi khuẩn không nhạy cảm phát triển quá mức. Cần theo dõi người bệnh chặt chẽ, nếu xuất hiện bội nhiễm nghiêm trọng trong khi điều trị, phải ngừng sử dụng thuốc Pulracef. Trường hợp dùng quá liều thuốc Pulracef phần lớn chỉ gây buồn nôn/ nôn, ỉa chảy. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể gây các phản ứng tăng kích thích thần kinh cơ và cơn co giật, đặc biệt là ở người suy thận.Cách xử trí: Người bệnh cần được quan tâm đến khả năng quá liều của thuốc Pulracef, bảo vệ đường hô hấp và hỗ trợ thông thoáng khí và truyền dịch cho người bệnh. Nếu người bệnh phát triển các cơn co giật, ngừng ngay sử dụng thuốc Pulracef. Có thể sử dụng liệu pháp chống co giật nếu có chỉ định về lâm sàng. Thẩm tách máu có thể loại bỏ thuốc Pulracef ra khỏi máu, nhưng phần lớn thường điều trị là hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng. 8. Tương tác thuốc của Pulracef;;;;;Thuốc Phulora được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Loratadin. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số triệu chứng bệnh lý của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,... 1 viên thuốc Phulora có chứa 10mg Loratadin và các tá dược khác. Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng mạnh với tác dụng kéo dài, có hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên, không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan tới histamin. Tuy nhiên, Loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với những trường hợp giải phóng histamin nặng (như choáng phản vệ).Thuốc Loratadin không có tác dụng an thần (ngược với tác dụng phụ an thần của các loại thuốc kháng histamin thế hệ 1).Chỉ định sử dụng thuốc Phulora: Điều trị triệu chứng của các bệnh lý sau:Viêm mũi dị ứng: Các triệu chứng phổ biến gồm ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi;Viêm kết mạc dị ứng: Các triệu chứng phổ biến gồm ngứa mắt và nóng mắt;Triệu chứng mề đay và các rối loạn dị ứng da.Chống chỉ định sử dụng thuốc Phulora:Người bị quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần, hoạt chất của thuốc;Trẻ em dưới 6 tuổi. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Phulora Cách dùng: Đường uống. Người bệnh nên uống nguyên viên thuốc với nước, không nên nhai hoặc nghiền nát viên thuốc.Liều dùng:Người từ 12 tuổi trở lên: Dùng liều 1 viên/lần/ngày;Trẻ em từ 6 - 12 tuổi:Cân nặng từ 30kg trở lên: Dùng liều 1 viên/lần/ngày;Cân nặng dưới 30kg: Dùng liều 1⁄2 viên/lần/ngày;Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận: Dùng liều 1⁄2 viên/ngày hoặc 1 viên/lần mỗi 2 ngày.Quên liều, quá liều: Người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, đủ liều. Nếu quá liều hoặc quên liều, bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc bù liều. 3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Phulora;;;;;Thuốc Usalukast 5 thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh hen mãn tính ở những người mắc bệnh hen mức độ vừa và nhẹ, giúp giảm triệu chứng ở những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa,.... Thuốc Usalukast 5 là thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Thuốc Usalukast 5 có thành phần chính là hoạt chất Montelukast 5mg, được điều chế dưới dạng Montelukast natri và các tá dược khác. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói thành hộp 1 vỉ, 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên. 2. Công dụng thuốc Usalukast 5 2.1. Công dụng - chỉ định thuốc Usalukast 5Thuốc Usalukast 5 được chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Giúp dự phòng, điều trị các cơn hen phế quản mãn tính ở người lớn, trẻ em, dự phòng hen phế quản do làm việc gắng sức.2.2. Chống chỉ định thuốc Usalukast 5Thuốc Usalukast 5 chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:Người bị dị ứng, mẫn cảm với hoạt chất Montelukast hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ em. Người bị suy thận, suy gan nặng. Người mắc các bệnh lý tiêu hóa. Người già, người đang trong quá trình lái xe, vận hành máy móc.Lưu ý: Các trường hợp chống chỉ định kể trên cần được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, tức là không vì bất cứ lý do nào mà họ được linh hoạt sử dụng thuốc. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Usalukast 5 Cách dùng: Thuốc bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống, kèm với lượng nước vừa đủ, tránh kết hợp với các loại chất lỏng khác như rượu, bia, đồ uống có ga hoặc nghiền nát, bẻ đôi viên thuốc. Sử dụng thuốc sau khi ăn bữa tối.Liều dùng:Với trường hợp là người lớn: Sử dụng liều 1 viên/lần. Với trường hợp là trẻ em: Cần phải tùy chỉnh liều lượng theo từng độ tuổi của trẻ như sau:Trẻ em từ 15 tuổi trở lên bị hen, viêm mũi dị ứng: Sử dụng mỗi ngày 1 viên 10mg hoặc 2 viên 5mg. Trẻ em từ 6 đến 14 tuổi bị hen, viêm mũi dị ứng: Sử dụng mỗi ngày 1 viên 5mg. Trẻ em từ 2 đến 5 tuổi bị hen, viêm mũi dị ứng: Sử dụng mỗi ngày 1 viên 4mg. Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi bị hen, viêm mũi dị ứng quanh năm: Sử dụng mỗi ngày 1 viên 4 mg.Trong trường hợp quên liều: Bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng liều thuốc tiếp theo đúng với đơn thuốc đã chỉ định. Khuyến cáo không nên tự ý sử dụng gấp đôi số liều để bù cho lượng thuốc đã quên.Trong trường hợp quá liều thuốc: Hiện nay chưa có trường hợp nào sử dụng quá liều được ghi nhận. 4. Tác dụng phụ của thuốc Usalukast 5 Trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính mà thuốc Usalukast 5 mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:Dị ứng, mề đay, nổi mẩn đỏ. Tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, chóng mặt. Mệt mỏi, rối loạn vị giác. Táo bón, khô miệng, sưng phù, tức ngực.Cách xử trí: Ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ về những triệu chứng gặp phải để được hỗ trợ nhanh nhất. 5. Tương tác thuốc Usalukast 5 Hiện nay chưa có đầy đủ báo cáo về phản ứng tương tác giữa thuốc Usalukast 5 với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, người dùng nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng để được tư vấn hỗ trợ về cách thức kết hợp sao cho hiệu quả. 6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Usalukast 5 Người dùng khi sử dụng thuốc Usalukast 5, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:Khuyến cáo nên tiếp tục dùng thuốc mặc dù cơn hen đã được kiểm soát và trong các giai đoạn hen bị nặng hơn. Với điều trị dự phòng: Cần phải đánh giá kết quả từ 2 đến 4 tuần điều trị, nếu thuốc không đáp ứng được tình trạng cơ thể thì cần phải cân nhắc phương án điều trị bổ sung hoặc các phương án điều trị khác.Với điều trị bổ sung: Người dùng không nên tự ý thay thế đột ngột Corticosteroid dạng hít bằng BloktieneĐể chữa bệnh hen thì nên sử dụng thuốc vào buổi tối. Còn với viêm mũi dị ứng thì thời gian sử dụng thuốc còn tùy thuộc vào nhu cầu của từng người bệnh.Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người dùng có thêm được kiến thức về công dụng thuốc Usalukast 5 trong việc điều trị hỗ trợ bệnh hen mãn tính ở những người mắc bệnh hen mức độ vừa và nhẹ, giảm triệu chứng ở những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa,... Lưu ý, Usalukast 5 là thuốc chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.
question_63674
Lối sống thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư?
doc_63674
Trước khi tìm hiểu về vấn đề lối sống thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số vấn đề mà người bệnh phải đối mặt trong quá trình điều trị: 1.1. Về vấn đề ăn uống Nhiều người cho rằng, khi người bệnh ung thư ăn nhiều chất dinh dưỡng đồng nghĩa với việc những tế bào ung thư đang được nuôi dưỡng và có thể phát triển nhanh hơn. Vì thế, họ có xu hướng ăn ít, kiêng khem nghiêm ngặt với mục đích “bỏ đói các tế bào ung thư” khiến những tế bào ung thư chết đi và như thế họ có thể khỏi bệnh. Theo các chuyên gia, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, phản khoa học. Những tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh cùng tồn tại trong cơ thể người bệnh và cùng phát triển bằng nguồn thực phẩm mà người bệnh tiêu thụ. Rất khó để phân biệt thực phẩm nào là cho tế bào ung thư và thực phẩm nào là dành cho tế bào khỏe mạnh. Cũng có thể hiểu đơn giản là tất cả thực phẩm mà chúng ta dung nạp vào cơ thể đều có thể nuôi sống tế bào ung thư. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc ung thư và đang trong quá trình điều trị bệnh. Những tế bào, khối u ung thư có thể phát triển nhanh và lan rộng đến nhiều vị trí khác trong cơ thể, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tác động rất tiêu cực đến thể trạng sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng của người bệnh. Khi kiêng khem quá mức, cơ thể người bệnh sẽ không nhận được đầy đủ dưỡng chất thì khả năng đáp ứng điều trị, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng sẽ giảm sút nghiêm trọng. Ngược lại, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng, tăng cường sức đề kháng, đáp ứng tốt hơn với các phương pháp trị bệnh, phòng ngừa biến chứng và giảm nguy cơ tử vong. Hơn nữa, bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị,... thường sẽ yếu hơn và gặp phải một số tác dụng phụ nên có thể gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Người bệnh có xu hướng ăn ít hơn và dễ bị giảm cân. 1.2. Những thay đổi về tâm lý của người bệnh Tâm lý của người bệnh ung thư cũng thay đổi rất nhiều. Dưới đây là một số đặc điểm về tâm lý của người bệnh qua từng giai đoạn: - Giai đoạn đi khám bệnh: Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, bệnh nhân thường rất lo lắng và tham khảo một số thông tin trên sách báo, mạng,... Càng đọc nhiều thông tin, họ lại càng lo sợ mình đã mắc ung thư và những dòng suy nghĩ cứ luẩn quẩn trong đầu. Một số trường hợp khác lại chủ quan, khi những triệu chứng bệnh rất nghiêm trọng mới quyết định đi khám. - Giai đoạn được chẩn đoán mắc ung thư: Người bệnh hoang mang và không tin rằng mình có thể mắc phải căn bệnh này. Họ thất vọng và không quan tâm đến phác đồ điều trị của bác sĩ, thậm chí từ chối điều trị bệnh vì cho rằng mình sẽ không thể thoát khỏi “bản án tử”. - Giai đoạn điều trị ban đầu: Khi đã bình tĩnh trở lại và quyết định sẽ điều trị bệnh, chống chọi với ung thư, người bệnh vẫn còn rất nhiều nỗi băn khoăn lo lắng. + Họ lo sợ có thể tử vong khi phẫu thuật hoặc gặp phải nhiều biến chứng sau mổ, thậm chí do quá lo lắng, một số trường hợp phải trì hoãn phẫu thuật. + Một số bệnh nhân lo lắng về những tác dụng phụ của tia phóng xạ khi xạ trị. + Rụng tóc là một trong những tác dụng phụ của phương pháp hóa trị khiến nhiều bệnh nhân lo sợ. - Giai đoạn cuối: Khi đã ở giai đoạn này, những triệu chứng của người bệnh thường rất nghiêm trọng. Dù được bác sĩ giải thích hay không, bệnh nhân cũng có thể cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể và tình trạng sức khỏe của mình đang như thế nào. Tâm lý của bệnh nhân có nhiều xáo trộn, họ lo sợ những cơn đau, lo sợ sự biến dạng của cơ thể và lo lắng cho người thân hay những dự định chưa được hoàn thành của mình. Sự lo lắng quá mức khiến họ bị rối loạn sức khỏe và thậm chí bị trầm cảm. Về thắc mắc “lối sống thay đổi như thế nào khi điều trị ung thư”, các chuyên gia giải đáp như sau: - Về vấn đề dinh dưỡng: Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng, đồng thời bệnh nhân cũng cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ dưỡng chất để cơ thể tăng cường sức đề kháng và phục hồi nhanh hơn. Tuyệt đối không được kiêng khem quá mức và cần lưu ý một số vấn đề sau: + Ăn đủ dinh dưỡng, ưu tiên sữa và một số thực phẩm chứa nhiều đạm và giàu năng lượng. + Không cần ăn quá nhiều, chỉ cần ăn đủ, cần kiểm soát lượng thực phẩm dung nạp vào cơ thể. + Uống đủ nước, tránh uống các loại đồ uống có gas, nhiều đường. + Nên thay đổi cách chế biến thường xuyên, ăn đa dạng thực phẩm để luôn có cảm giác ngon miệng. + Vệ sinh răng miệng đầy đủ. + Nếu gặp khó khăn trong việc ăn uống thì có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn các loại thức ăn dạng lỏng. + Trường hợp bệnh nhân không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất thì cần có phương pháp hỗ trợ, thay thế. + Nên tuân thủ theo hướng dẫn về dinh dưỡng của bác sĩ để có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng phù hợp, hiệu quả nhất. - Về vấn đề tâm lý: Khi người bệnh có tâm lý tích cực thì chất lượng sống cũng tốt hơn, quá trình điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn, đồng thời tăng hiệu quả điều trị. Bác sĩ và người thân cần quan tâm đến người bệnh để có những cách ứng xử phù hợp, động viên giúp họ tiếp thêm niềm tin vượt qua bệnh tật. Nếu cần thiết có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý, giúp người bệnh có những suy nghĩ lạc quan hơn.
doc_18371;;;;;doc_53644;;;;;doc_40519;;;;;doc_8656;;;;;doc_10232
Cuộc sống của bệnh nhân ung thư bị ảnh hưởng không hề nhỏ từ quá trình phát hiện đến điều trị và phục hồi. Họ thường ảnh hưởng tâm lý chán nản khiến bệnh tình trở nên nguy kịch hơn. Chính vì thế, cần hiểu rõ sự thay đổi trong cuộc sống của bệnh nhân để đưa ra phương án giúp đỡ người bệnh. 1. Thay đổi cuộc sống sau mắc ung thư Tâm lý bệnh nhân có vai trò không nhỏ quyết định đến sự thành công của các cách điều trị ung thư. Khi biết bản thân mắc bệnh, phần lớn bệnh nhân đều có cảm giác chán nản, thất vọng, mệt mỏi... Đây cũng là khoảng thời gian đáng sợ với người bệnh.Tuy nhiên theo khuyến cáo và tư vấn của chuyên gia, người bệnh ung thư cần cố gắng giữ một tinh thần lạc quan kèm thói quen sống bình thường như khi khỏe mạnh để có thể hòa nhập cải thiện dần cảm giác bản thân. Bởi điều này tác động rất lớn đến quá trình phục hồi của bệnh.Đôi khi người bệnh trở nên cực kỳ nhạy cảm với những hành động dù là nhỏ nhất nên người nhà và bác sĩ không nên chủ quan. 2. Những cảm xúc của người bệnh sau khi xác định bị ung thư Căng thẳng áp lực có thể xuất hiện ở mọi đối tượng chứ không riêng những bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, người bệnh có ảnh hưởng từ gốc tế bào nên khả năng suy nghĩ tiêu cực cao hơn người khác.Chẩn đoán ung thư là cú sốc đối với hầu hết người bệnh. Sau khi phục hồi có thể hormon tiêu cực vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng cho tâm lý của họ nên cảm giác thường rơi vào tuyệt vọng chán nản. Ở những bệnh nhân từng bị chấn thương cũng từng có ghi nhận về triệu chứng căng thẳng rối loạn.Những căng thẳng thường dẫn đến mất ngủ, ảo giác, ác mộng... Đây đều là những ảnh hưởng tiêu cực cho tâm lý người bệnh. Họ vì mệt mỏi lo lắng mà trở nên nóng nảy hoặc cảm thấy có lỗi. Lâu ngày sinh ra cảm giác chán nản hoặc tìm đến chất gây nghiện khiến cuộc sống đi xuống và bệnh ngày càng nặng khó chữa hơn.Không thể phủ nhận rằng bệnh nhân mắc ung thư có xuất hiện dấu hiệu trầm cảm. Họ thường xuất hiện tâm lý lo âu hồi hộp mỗi khi kiểm tra sức khỏe. Do vậy mà cuộc sống của bệnh nhân ung thư chịu nhiều chi phối ảnh hưởng có thể là xoay ngược lại với nếp sống lành mạnh trước kia. Một số người bệnh tâm lý không vững vàng có thể có suy nghĩ hủy hoại bản thân hoặc buông xuôi từ chối điều trị khiến cơ hội sống sót sau mắc ung thư giảm đi. 3. Mối quan hệ tình cảm bị căn bệnh ung thư chi phối Ung thư có thể khiến bạn bè người thân xa lánh. Bệnh không trực tiếp nhưng vô tình lại là rào cản cho các mối quan hệ xã hội của người bệnh. Một phần do bệnh nhân ung thư cần điều trị kéo dài khiến thời gian dành cho mối quan hệ xã hội giảm, phần khác là do tâm lý kỳ thị sinh ra. Những vấn đề gây giảm mối quan hệ xã hội có thể dẫn đến tâm lý tiêu cực cho bệnh nhân.Với người trẻ đang có mối quan hệ tình cảm, thì tình yêu là động lực giúp họ vượt qua căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng nếu không được đối phương thông cảm và chia sẻ họ sẽ rơi vào bế tắc và dễ buông xuôi điều trị. 4. Ảnh hưởng khả năng sinh sản và sinh hoạt tình dục ở bệnh nhân ung thư Ung thư có ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng cơ thể của người bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân ung thư đều suy giảm chức năng sinh sản. Tuy nhiên chúng có thể ảnh hưởng sức khỏe khiến khả năng sinh hoạt tình dục của người bệnh giảm đi. Chính vì thế bạn cần tham khảo bác sĩ để họ tư vấn hỗ trợ các vấn đề sức khỏe tình dục trong thời gian phục hồi.Vấn đề sinh hoạt tình dục thường khá tế nhị nên rất khó tâm sự. Vì thế bạn cần mạnh dạn nói với bác sĩ để có thể đưa ra phương án thích hợp. Tránh tình trạng bệnh nhân kiệt sức do quan hệ tình dục dẫn đến các vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe lâu dài.Thay đổi cuộc sống sau mắc ung thư phụ thuộc phần lớn vào người bệnh. Nhưng môi trường và người thân xung quanh cũng có tác động hỗ trợ họ để cải thiện cuộc sống của bệnh nhân ung thư.org;;;;;Sống sót sau điều trị ung thư là minh chứng cho những người luôn can đảm và đầy nghị lực cố gắng vượt qua nghịch cảnh trong cuộc sống. Việc điều trị khỏi hoặc tình trạng bệnh thuyên giảm là quả ngọt xứng đáng cho những nỗ lực bền bỉ ấy. Sống sót sau điều trị ung thư là sự thay đổi nhận thức và thái độ sống của người mắc bệnh ung thư sau khi chữa khỏi ung thư hoặc sau mỗi liệu trình điều trị thuyên giảm. Những phản ứng phổ biến thường thấy gồm:Quý trọng cuộc sống hơn. Biết chấp nhận, không còn vùng vẫy, đau khổ. Cảm giác lo lắng hơn về tình trạng sức khỏe. Bối rối, không biết nên đối mặt như thế nào. Hiểu được ý nghĩa của sự sống. XEM THÊM: Sống sót sau ung thư vú: Sức khỏe và khả năng sinh sản sau khi điều trị 2. Các giai đoạn sống sót sau điều trị ung thư Có 3 giai đoạn sống sót sau điều trị ung thư, gồm:Sống sót trong quá trình điều trị ung thư: Được tính từ lúc được chẩn đoán đến khi kết thúc một liệu trình điều trị. Trong đó, vượt qua các liệu trình điều trị được tính là sống sót.Sống sót sau kết thúc một liệu trình điều trị ung thư: Được tính từ cuối một liệu trình điều trị đến những tháng nghỉ ngơi sau đó. Trong đó, vượt qua những ảnh hưởng của điều trị được tính là đã sống sót.Sống sót vĩnh viễn: Sau khi đã vượt qua ung thư, kết thúc các liệu trình điều trị mà ung thư được đánh giá là ít có khả năng quay lại. Trong đó, vượt qua những ảnh hưởng lâu dài của ung thư được tính là sống sót. Sống sót trong quá trình điều trị ung thư 4. Các vấn đề có thể xảy ra đối với người sống sót sau ung thư Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh ít tiếp xúc với đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế. Theo đó, trong quá trình tự chăm sóc tại nhà, các vấn đề sau có thể xảy ra:Tình trạng lo lắng tăng lên. Mông lung về tương lai. Sợ ung thư tái phát. Các vấn đề về tình dục và khả năng sinh con. Phân biệt đối xử trong công việc và đời sống hàng ngày Sợ ung thư tái phát xảy ra ở người bệnh sống sót sau ung thư Sau khi sống sót sau điều trị ung thư và quay lại cuộc sống bình thường, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong các mối quan hệ. Ví dụ, một số mối quan hệ trở nên thân thiết hơn hoặc mờ nhạt hơn, gia đình lo lắng hơn do bạn không còn được chăm sóc y tế, v.v.Để đối mặt với sự thay đổi này, bạn cần thấu cảm về cách ứng xử của mọi người với mình, duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, trở lại làm việc bình thường và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.Đối với người sống sót sau một liệu trình điều trị, bạn có thể làm việc trong quá trình điều trị, nghỉ ngơi trong quá trình điều trị và trở lại làm việc sau điều trị, hoặc nghỉ ngơi hoàn toàn theo yêu cầu của bác sĩ.Với những người chọn vừa làm việc vừa điều trị, bạn có thể nhận được sự quan tâm hơn hoặc xa lánh hơn từ đồng nghiệp. Để duy trì các mối quan hệ, bạn cần chọn thời điểm và cách diễn đạt với mọi người về tình trạng bệnh, suy nghĩ về giới hạn có thể chia sẻ khi đồng nghiệp hỏi về tình trạng bệnh.;;;;;Việc hiểu rõ về những thay đổi tiềm ẩn trong các mối quan hệ khi điều trị ung thư có thể giúp người bệnh kiểm soát được cảm xúc, sự kỳ vọng của bản thân để chiến thắng bệnh tật. Trong quãng thời gian khó khăn này, cuộc sống hôn nhân sẽ bị thử thách rất nhiều cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Bầu không khí chung lúc này là những cảm giác buồn bã, lo lắng, giận dữ hay thậm chí là tuyệt vọng. Một số thay đổi trong cuộc sống vợ chồng mà có thể cảm thấy được:Vai trò và trách nhiệmĐối với cặp vợ chồng có một trong hai người bị mắc ung thư thì người kia sẽ phải chịu trách nhiệm gánh vác việc nhà và phải làm việc chăm chỉ hơn. Thêm vào đó, họ còn phải chăm sóc người bệnh tại nhà hoặc bệnh viện thường xuyên.Nếu chồng hoặc vợ không quen với vai trò là người chăm sóc thì gánh nặng công việc và sự lệ thuộc của bạn có thể khiến người ấy cảm thấy mệt mỏi, thất vọng và bực bội. Nhiều bệnh nhân do tâm lý lo sợ người thân biết về bệnh trạng của mình mà họ cố gắng che dấu đi thông tin điều trị. Dù trong bất cứ tình huống nào đi chăng nữa, bạn cũng nên tiết lộ cho người thân của mình về cảm xúc, các vấn đề đang gặp phải và nhu cầu của bạn.Đây là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn khó khăn này, bạn không nên che dấu hay chịu đựng một mình. Mọi người trong gia đình cần chia sẻ với nhau càng nhiều càng tốt để tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề một cách hợp lý.Sức khỏe tình dục và sự thân mật. Ung thư và quá trình điều trị ung thư có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tình dục giữa các cặp vợ chồng. Các tác dụng phụ do điều trị ung thư mang lại như trầm cảm, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn cương dương, khô âm đạo và các vấn đề về thể chất hoặc cảm xúc khác có thể làm giảm ham muốn tình dục hoặc khiến cho các hoạt động tình dục trở nên khó khăn và đau đớn hơn.Có thể bạn không biết phải giải quyết vấn đề này như thế nào. Điều quan trọng là hãy đến gặp bác sĩ hoặc các nhà trị liệu để hiểu rõ hơn về phương pháp kiểm soát các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục, và đưa ra cách giúp vợ chồng duy trì sự thân mật.Các kế hoạch tương lai Ung thư ảnh hướng đến các kế hoạch tương lai của gia đình Nếu như trước đây, bạn và người thân của mình đều có những dự định, hy vọng và ước mơ trong tương lai thì căn bệnh ung thư ít nhiều làm thay đổi những niềm tin này. Các kế hoạch như về hưu, đi du lịch hoặc làm cha mẹ có thể hoàn toàn bị thay đổi.Đừng từ bỏ ước mơ và dự định của mình, hãy chia sẻ với người thân của mình để tiếp tục thực hiện hoặc đưa ra sự lựa chọn mới và các mục tiêu ngắn hạn, ví dụ như kết thúc điều trị ung thư. Khi hoàn thành được những mục tiêu ngắn hạn, người bệnh sẽ tìm thấy niềm vui và cảm giác mãn nguyện, từ đó làm động lực thúc đẩy bạn vượt qua những khó khăn, chiến thắng được bệnh tật để tiếp tục thực hiện những kế hoạch tiếp theo trong tương lai. Phản ứng của bạn bè với tình trạng bệnh của bạn có thể thay đổi tùy vào mức độ thân thiết giữa bạn và họ. Trong một số trường hợp, bạn bè không có khả năng hỗ trợ bạn như mong đợi vì họ không biết rõ về hoàn cảnh hiện tại của bạn.Đôi khi do không biết phải nói gì và làm thế nào nên họ chọn cách tránh nói chuyện với bạn. Ngược lại, có một số người nói chuyện nhiều và làm những điều mà họ nghĩ là tốt nhất cho bạn. Mặc dù việc họ ủng hộ và quan tâm đến bạn là một chuyện tốt, nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và bực bội.Dù cho bạn có khó chịu như thế nào đi chăng nữa, bạn cũng không nên trách họ vì chính họ cũng bối rối ít nhiều. Để giữ gìn một mối quan hệ tốt đẹp cũng như giúp bạn thoải mái hơn, hãy trao đổi, giao tiếp và bày tỏ với họ nhiều hơn (ví dụ như bạn chủ động đưa ra chủ đề để nói).Đối với gia đình, bạn có thể nhờ người thân giúp đỡ một số công việc nhỏ sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái khi đã giúp bạn làm một điều gì đó.Ngoài ra, bạn nên tích cực hoạt động tương tác xã hội để duy trì các mối quan hệ. Điều này giúp bạn sống tích cực và lạc quan hơn với bệnh tật. Cha mẹ nên nói chuyện với con cái về tình trạng bệnh của mình Nói chuyện với con cái. Nhiều bậc cha mẹ khi biết tin mình mắc bệnh ung thư thường chọn cách che dấu bệnh trạng với con cái. Tuy nhiên, trẻ sẽ rất nhạy cảm và có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi bất thường trong gia đình mình, thậm chí chúng sẽ nghĩ tới những tình huống cực kỳ tồi tệ. Tốt nhất, bạn nên chia sẻ chân thành với các con và cho chúng biết tình hình tương đối chính xác về căn bệnh của mình để chúng không quá lo sợ và bị rối loạn cuộc sống.Chú ý tới sự thay đổi trong hành vi của trẻ. Kết quả chẩn đoán bệnh có thể làm thay đổi hành vi của các con. Một số trẻ nhỏ sẽ có phản ứng thái quá hoặc kích động, trong khi đó, trẻ lớn hơn sẽ giận dỗi và “thu mình vào một góc” trong quan hệ gia đình. Nguyên nhân chính là do các con sợ hãi và lo lắng cho bệnh tình của bạn. Lúc này bạn nên vỗ về trẻ bằng tình yêu thương của bậc cha mẹ và tâm sự với trẻ để hiểu con đang lo nghĩ điều gì. Đừng nên ngăn cản sự giúp đỡ của chúng đối với bạn, hãy cho con làm những điều mà chúng có thể làm cho bạn vào lúc này.Tâm lý bệnh nhân ung thư có nhiều giai đoạn tiêu cực, chính vì vậy, ngoài sự hỗ trợ, động viện, chăm sóc từ gia đình, người bệnh cần được chữa trị về cảm xúc, tâm lý bởi các chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp và phù hợp. Bên cạnh đó việc áp dụng đúng liệu pháp cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân mắc ung thư vượt qua nỗi sợ hãi, trầm cảm, cảm giác dằn vặt của bản thân. Bài viết tham khảo nguồn: Cancer;;;;;Sau một thời gian điều trị ung thư kéo dài, người bệnh ung thư thường gặp phải nhiều khó khăn để hồi phục sức khỏe. Chính vì vậy việc nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư sau hóa xạ trị là điều vô cùng quan trọng.Để giúp người bệnh hồi phục sau hóa trị, có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng. Một số bước đơn giản sau đây sẽ rất có ích cho người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống. 1. Tập thể dục Tập thể dục giúp tăng cảm giác khoẻ mạnh cho cả sức khoẻ và tinh thần Tập thể dục thường xuyên làm tăng cảm giác khỏe mạnh về sức khỏe lẫn tinh thần cho người bệnh sau khi điều trị ung thư và làm tăng tốc độ phục hồi như: Tăng sức mạnh và sức bềnÍt dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảmÍt lo lắng. Giảm mệt mỏi. Tâm trạng được cải thiện. Tăng cảm giác tự tin. Giảm đau đớn. Cải thiện giấc ngủ. Nguy cơ tái phát ung thư thấp hơn. Ban đầu người bệnh chỉ cần tập trung vào từng bước nhỏ. Tuy nhiên, người bệnh cần kiểm tra với bác sĩ về bài tập mà định thực hiện trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào.Sau khi bác sĩ đồng ý với chương trình tập thể dục của bạn, người bệnh hãy bắt đầu tập từ từ và tăng dần lên thời gian tập. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo những người sau điều trị ung thư nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, bao gồm tập luyện tăng sức mạnh của cơ bắp ít nhất hai ngày một tuần. Khi đã quen với một số bài tập và sức khỏe được cải thiện, bạn có thể tìm thêm nhiều bài tập hơn nữa. Tập thể dục có rất nhiều lợi ích và một số nghiên cứu cho thấy làm giảm nguy cơ tái phát ung thư và giảm nguy cơ tử vong do ung thư. 2. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng Trái cây, rau quả và ngũ cốc toàn phần tốt cho sức khoẻ người điều trị ung thư Thay đổi chế độ ăn uống bao gồm sử dụng nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc toàn phần. Ăn ít nhất 2,5 chén trái cây và rau quả mỗi ngày. Chọn chất béo lành mạnh, bao gồm axit béo omega-3 có trong cá và quả óc chó. Chọn protein có ít chất béo bão hòa, chẳng hạn như cá, sữa, trứng, đậu nành, các loại đậu.Lựa chọn các nguồn carbohydrate lành mạnh, như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, và trái cây và rau quả. Khi kết hợp các thực phẩm này sẽ đảm bảo người bệnh được cung cấp đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể khỏe mạnh. 3. Duy trì cân nặng Kiểm soát số lượng calo và cân bằng giữa chế độ ăn với tập thể dục Đối với những người sau hóa trị ung thư phần lớn đều cần tăng cân, điều này có thể sẽ liên quan đến việc làm thế nào để thực phẩm được hấp dẫn hơn và dễ ăn hơn. Hãy nói chuyện với các chuyên gia dinh dưỡng để giúp bạn tìm ra cách tăng cân an toàn và phù hợp với điều kiện gia đình.Ngoài ra, người bệnh và bác sĩ cần thảo luận cùng nhau để kiểm soát các tác dụng phụ của hóa trị như buồn nôn, đau hoặc các tác dụng phụ khác của điều trị ung thư khiến người bệnh hạn chế ăn uống.Đối với người bệnh sau điều trị ung thư cần giảm cân, hãy thực hiện các bước để giảm cân từ từ - không quá 01 kg mỗi tuần. Kiểm soát số lượng calo và cân bằng giữa chế độ ăn với tập thể dục. 4. Nghỉ ngơi Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh. Người bệnh ung thư thường gặp các vấn đề về giấc ngủ, nguyên nhân có thể do những thay đổi về thể chất, tác dụng phụ của điều trị, căng thẳng hoặc các lý do khác.Ngủ đủ giấc là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh. Giấc ngủ giúp cho tâm trí và cơ thể của bạn có nghỉ ngơi, trẻ hóa và làm mới bản thân để giúp cơ thể hoạt động tốt nhất khi thức giấc. Ngủ ngon giúp tăng cường khả năng nhận thức, cải thiện chức năng hormone và hạ huyết áp. Để tăng khả năng bạn có được giấc ngủ ngon, hãy thực hành vệ sinh giấc ngủ:Tránh uống cà phê ít nhất 8 giờ trước khi đi ngủ. Thực hiện đúng lịch ngủ hằng ngày. Tránh màn hình máy tính hoặc tivi trong 1 đến 2 giờ trước khi đi ngủ. Tập thể dục trước khi đi ngủ hơn 2 đến 3 giờ Giữ cho phòng ngủ của bạn yên tĩnh và sử dụng đèn sáng mờ Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ quá mức trong ngày có thể là do rối loạn giấc ngủ hoặc một vấn đề gây ra bởi tác dụng phụ của bệnh ung thư hoặc điều trị, vì vậy bạn cần nói chuyện với bác sĩ điều trị của mình. 5. Giảm căng thẳng Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy việc kiểm soát căng thẳng giúp cải thiện cơ hội sống sót sau ung thư. Nhưng việc giảm căng thẳng sẽ giúp những người bị ung thư cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Người bệnh có thể thực hiện những cách sau: Thư giãn hoặc thiền định. Tư vấn tâm lý. Tham gia các nhóm hỗ trợ ung thư. Thuốc điều trị trầm cảm hoặc lo âu. Tập thể dục. Tăng tương tác cùng với bạn bè và gia đình. Ngừng sử dụng thuốc lá. Hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá nhai khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Ngừng ngay bây giờ có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư và cũng giảm nguy cơ phát triển loại ung thư thứ hai. 6. Uống rượu điều độ Không nên uống rượu dù ở số lượng ít. Nếu bạn muốn uống rượu ngâm thuốc bắc hay thuốc bổ, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi uống.Ngoài một số tác hại lên tim, gan, rượu còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư miệng và cổ họng.Mặc dù không rõ liệu uống rượu có thể gây tái phát ung thư hay không, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thứ hai. Do đó, người bệnh cần cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc uống rượu trước khi sử dụng.Bác sĩ Nông Ngọc Sơn có kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp điều trị bệnh nhân ung thư, đặc biệt là lĩnh vực hóa trị, các ung thư giai đoạn trễ đã di căn, và bệnh nhân giai đoạn cuối đời.Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, Webmd.com. XEM THÊM:Hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng sau xạ trị ung thư đầu cổ. Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở bệnh nhân nữ điều trị ung thư. Mối liên hệ giữa căng thẳng (stress) và ung thư;;;;;Bệnh nhân ung thư phải trải qua những biến động tâm lý lớn khiến họ dễ rơi vào trầm cảm hay sống trong trạng thái sợ hãi, lo lắng khiến điều trị gặp khó khăn, không đạt được hiệu quả cao. 1.Vai trò quan trọng của chăm sóc, điều trị tâm lý cho người bệnh ung thư Khái niệm chăm sóc, điều trị tâm lý không chỉ bao hàm sự quan tâm đến phiền muộn của người bệnh ung thư đang dần chết đi mà còn là sự quan tâm đến diễn biến tâm lý lúc bệnh nhân biết mình mắc bệnh, từng giai đoạn điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe.Điều trị tâm lý tốt cho bệnh nhân ung thư giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn, bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, vui vẻ, tin tưởng vào điều trị. Bệnh nhân ung thư có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn nhờ chăm sóc tâm lý tốt.Tâm lý của bệnh nhân ung thư trải qua nhiều giai đoạn biến chuyển khác nhau, nắm bắt và hỗ trợ tâm lý là rất quan trọng. Ban đầu, khi mới bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, họ khó mà chấp nhận sự thật, luôn tìm cách phủ nhận. Dần dần, khi nhận ra tầm quan trọng của vấn đề, họ dễ rơi vào tình trạng đau khổ, lo sợ, trầm cảm.Để chăm sóc và điều trị tâm lý cho bệnh nhân ung thư thật tốt, y bác sỹ cùng gia đình cần lưu ý những đặc điểm sau đây. 2. Đối mặt với nỗi lo sợ ở bệnh nhân ung thư Nỗi sợ ở bệnh nhân ung thư luôn luôn tái diễn với mức độ khác nhau. Chính điều này làm cho chất lượng cuộc sống dần kém hơn, họ trở nên đau khổ hơn, buông xuôi, thiếu kế hoạch cho tương lai. Hơn nữa, nỗi sợ hãi ngập tràn trong tâm trí khiến bệnh nhân luôn có hành vi né tránh kiểm tra, hoặc kiểm tra quá mức tình trạng bệnh lý của mình. Tất cả đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và điều trị.Để can thiệp vấn đề này, các chuyên viên tâm lý có vai trò rất quan trọng. Liệu pháp chính cần sử dụng là tăng cường kỹ năng giúp các bệnh nhân ung thư tự chinh phục, vượt qua nỗi âu lo của bản thân. Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy hiệu quả liệu pháp này là rất khả quan. Bệnh nhân ung thư phải đối mặt với nỗi lo sợ 3. Vượt qua cảm giác đau khổ và trầm cảm Với một người vừa nhận được kết quả chẩn đoán mắc bệnh ung thư, cuộc sống với họ dường như thay đổi và xáo trộn hoàn toàn. Tương lai – thứ mà trước đó họ từng có vẻ rất chắc chắn với rất nhiều kế hoạch được vạch ra trước đây thì bây giờ, nó lại trở nên không còn chắc chắn nữa.Những ước mơ, khát khao với bệnh nhân ung thư dường như bị vùi chôn mãi mãi. Thế nhưng, nếu bệnh nhân tự nhấn chim chính mình trong nỗi buồn khổ này lâu dài thì cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn, vất vả, stress hơn rất nhiều. 4. Cảm giác dằn vặt ở bệnh nhân ung thư Khi đã chấp nhận tình trạng bệnh của mình, bệnh nhân ung thư có tâm lý thường chuyển sang tự dằn vặt bản thân. Nhiều người thậm chí còn tự nhấn chìm mình vào cảm giác tội lỗi, để nỗi đau khổ của bản thân dâng trào đến tột cùng. Chính điều này đã dẫn đến sự xuất hiện ngày càng lớn của nỗi sợ tái ung thư.Để can thiệp sự lo âu này, liệu pháp thư giãn được đề xuất để hướng bệnh nhân đến những suy nghĩ và hành vi tích cực hơn. Nhờ vậy, họ sẽ sống với tinh thần lạc quan nhất để chống chọi lại bệnh tật. Bệnh nhân ung thư dễ bị mắc trầm cảm Tâm lý của bệnh nhân ung thư trải qua nhiều giai đoạn tiêu cực, do đó điều quan trọng là cần có đội ngũ chuyên viên tâm lý chuyên nghiệp can thiệp kịp thời, phù hợp. Bên cạnh đó, áp dụng đúng liệu pháp chăm sóc, điều trị tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân ung thư có thể vượt qua nỗi sợ hãi, trầm cảm, cảm giác dằn vặt bản thân. S.Th. S.Th. S....Cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị, nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.
question_63675
Những triệu chứng của sỏi bàng quang và cách điều trị hiệu quả
doc_63675
Sỏi bàng quang chiếm đến ⅓ tổng số ca mắc sỏi tiết niệu. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu để lâu, không điều trị. Triệu chứng của sỏi bàng quang sẽ giúp bạn nhận biết sớm bệnh từ đó thăm khám kịp thời. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về triệu chứng sỏi bàng quang cũng như những cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. 1. Những triệu chứng của sỏi bàng quang thường gặp nhất Thông thường khi sỏi nhỏ sẽ không gây ra bất cứ một triệu chứng nào. Khi người bệnh đã thấy những triệu chứng bất thường thì sỏi đã có kích thước lớn. Do đó, người bệnh cần chú ý đến những triệu chứng bất thường này và đi khám ngay khi nhận biết. 1.1. Tiểu rắt, tiết ít hoặc khó tiểu – Triệu chứng của sỏi bàng quang hay xảy ra nhất Sỏi ở vị trí lỗ bàng quang gây ra tình trạng gây cản trở nước tiểu thoát từ bàng quang xuống. Do đó người bệnh đi tiểu ít, tiểu rắt và khó tiểu (buồn tiểu nhưng không tiểu được). Người bệnh muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít. Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, không tập trung cho người bệnh. 1.2. Tiểu ngắt quãng – Triệu chứng của sỏi bàng quang điển hình Biểu hiện rõ rệt nhất của sỏi bàng quang là hiện tượng tia nước tiểu bị tắc đột ngột. Nước tiểu không ra đồng thời người bệnh đau buốt ở bộ phận sinh dục. Triệu chứng tiểu ngắt quãng ở bệnh nhân bị sỏi bàng quang biểu hiện nghiêm trọng hơn khi người bệnh vận động nặng. Tiểu ngắt quãng, tiểu khó… là những triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang 1.3. Đau bụng dưới – Triệu chứng của sỏi bàng quang kích thước lớn Khi sỏi di chuyển trong bàng quang sẽ gây ra triệu chứng đau bụng dưới. Sỏi nhỏ cơn đau bụng sẽ âm ỉ, sỏi càng lớn sẽ gây ra triệu chứng đau dữ dội. Cơn đau bụng dưới còn có khả năng lan sang hai bên lưng, đau lan xuống bộ phận sinh dục. 1.3. Các triệu chứng nhiễm trùng do sỏi bàng quang gây ra Khi sỏi bàng quang di chuyển, cọ sát làm rách/xước niêm mạc bàng quang gây ra nhiễm trùng bàng quang. Viêm nhiễm có thể lan lên trên gây viêm niệu quản và viêm thận. Tình trạng viêm nhiễm này dẫn đến biểu hiện: người bệnh đi tiểu có mùi hôi, nước tiểu có lẫn máu kèm theo biểu hiện sốt cao. 2. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi bàng quang – Sỏi bàng quang có tỷ lệ mắc chủ yếu ở nam giới. – Sỏi bàng quang có xu hướng thường xảy ra ở những người có độ tuổi trên 50. – Nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến chèn ép bàng quang. Bàng quang bị chèn ép không thoát hết nước tiểu tạo điều kiện hình thành sỏi. – Một số bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang: di chứng đột quỵ, tổn thương tủy sống, liệt, tiểu đường… 3. Những cách điều trị bệnh sỏi bàng quang hiệu quả 3.1. Phương pháp điều trị sỏi bàng quang có kích thước nhỏ, độ rắn vừa phải Điều trị sỏi bàng quang ngoài căn cứ vào tình trạng bệnh, còn căn cứ vào kích thước và độ rắn của viên sỏi. Khi sỏi bàng quang kích thước nhỏ, thường dưới 7mm, có độ rắn vừa phải được chỉ định điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc giúp bào mòn và tan sỏi. Bên cạnh đó không thể thiếu thuốc giãn cơ trơn giúp sỏi dễ dàng thoát ra ngoài. Ngoài ra còn có thêm các loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm. 3.2. Phương pháp điều trị sỏi bàng quang kích thước lớn và đã có biến chứng Sỏi bàng quang có kích thước lớn, bề mặt nhiều góc cạnh, là sỏi san hô cứng rắn. Đồng thời sỏi đã gây ra những biến chứng sẽ được bác sĩ chỉ định tán sỏi nội soi ngược dòng để loại bỏ sỏi. Trường hợp không thể áp dụng được tán sỏi công nghệ cao, mổ mở bỏ sỏi là cần thiết. Tán sỏi nội soi ngược dòng theo đường tự nhiên là phương pháp bác sĩ sử dụng thiết bị nội soi đưa lên bàng quang theo đường tự nhiên qua niệu đạo. Năng lượng laser tiếp cận chính xác viên sỏi và tán vỡ thành nhiều mảnh sỏi nhỏ. Sau đó, bác sĩ tiến hành gắp các mảnh sỏi này ra ngoài cơ thể. Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng điều trị sỏi bàng quang có nhiều ưu điểm: – Loại bỏ được sỏi bàng quang kích thước lớn, độ rắn cao. – Loại bỏ được nhiều viên sỏi cùng lúc. – Tỷ lệ sạch sỏi rất cao. – Tán sỏi theo đường tự nhiên nên không mổ, không có biến chứng như mổ mở. – Bệnh nhân không đau do được gây tê trong lúc tán sỏi. – Không có sẹo nên đảm bảo tính thẩm mỹ rất cao. – Thời gian thực hiện tán sỏi thường diễn ra nhanh, chỉ khoảng 30 đến 50 phút. Sau tán sỏi người bệnh chỉ cần nằm viện theo dõi trong một ngày là được về nhà. 4. Những lưu ý cần thiết cho người mắc bệnh sỏi bàng quang Ngoài việc chú ý đến triệu chứng của sỏi bàng quang để thăm khám và điều trị kịp thời. Người bệnh cần lưu ý rất lớn đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Bởi sỏi bàng quang nói riêng và sỏi đường tiết niệu nói chung hình thành liên quan chặt chẽ đến thói quen sinh hoạt và ăn uống. Cung cấp đủ nước cho cơ thể có cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh sỏi tiết niệu – Uống đủ nước là việc quan trọng hàng đầu. Cơ thể đủ nước giúp hạn chế lắng cặn tạo sỏi ở hệ tiết niệu. Cơ thể đủ nước còn giúp đẩy sỏi mới hình thành ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. – Từ bỏ thói quen nhịn tiểu. Người Việt có thói quen xấu và gây hại là nhịn tiểu. Nhịn tiểu khiế – Bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, nhiều cá và nêm nếm món ăn ít muối. – Khi bổ sung các thực phẩm như canxi cần có hướng dẫn của bác sĩ. – Hạn chế thực phẩm giàu oxalat như trà đặc, cải bó xôi… – Bổ sung các loại nước ép cam, chanh, bưởi, cần tây… có thể ngăn chặn tạo sỏi – Nên tránh thực phẩm chứa nhiều chất purin như cá khô, thịt khô, nội tạng động vật. – Cũng cần chú trọng luyện tập thể dục thể thao, tránh ngồi một chỗ quá lâu. – Tái khám định kỳ, phát hiện những bất thường trong bàng quang, tránh để sỏi tái phát sau khi điều trị. 5. Kết luận Triệu chứng của sỏi bàng quang có thể gây nhầm lẫn với những bệnh khác. Do đó người dân cần đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của mình. Nếu phát hiện sỏi bàng quang cần điều trị sớm tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
doc_44881;;;;;doc_14224;;;;;doc_54821;;;;;doc_14467;;;;;doc_6232
1. Dấu hiệu cảnh báo sỏi bàng quang Các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến nhất của sỏi bàng quang: – Tiểu dắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều – Tiểu ra máu, có thể đái đục (bang quang bị nhiễm khuẩn) – Có thể đau bụng dưới, đau buốt vùng hạ vị. – Trong trường hợp có nhiễm khuẩn sẽ gây hiện tượng sốt nhẹ Tuy nhiên, một số trường hợp sỏi bàng quang không luôn luôn gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng và đôi khi được phát hiện trong các kiểm tra cho các vấn đề khác. Sỏi bàng quang là bệnh lý nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: Viêm bàng quang, rò bàng quang, teo bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu… Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện sỏi bàng quang, khi dùng ống thông sắt có tiếng chạm sỏi. Hoặc thăm trực tràng có thể sờ thấy sỏi to khi bàng quang hết nước tiểu . Soi bàng quang sẽ giúp thầy thuốc biết được chính xác số lượng, hình dáng, kích thước và màu sắc sỏi. Ngoài ra còn có thể phát hiện được các nguyên nhân của sỏi bàng quang như hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt hay túi thừa bàng quang. Chụp Xquang vùng chậu hông thấy có hình sỏi bàng quang. Các xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết thêm được những thông tin cần thiết như có hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu. Thực hiện các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết sẽ giúp xác định được chính xác tình trạng sỏi để từ đó có phương hướng điều trị phù hợp 3.1 Phương pháp sử dụng để điều trị bệnh sỏi bàng quang hiện nay Nếu sỏi nhỏ, bác sĩ có thể khuyên nên uống một lượng nước tăng lên mỗi ngày để giúp loại bỏ. Nếu sỏi quá lớn hoặc không tự loại bỏ, bác sĩ có thể cần phải loại bỏ. Tán sỏi là phương pháp thường được sử dụng để loại bỏ sỏi. Phương pháp tán sỏi được thực hiện bằng một ống nhỏ với một máy ảnh ở cuối được đưa qua niệu đạo và vào bàng quang để xem. Bác sĩ sau đó sử dụng laser, siêu âm hoặc thiết bị khác để phá vỡ sỏi thành từng miếng nhỏ và lấy các mảnh ro khỏi bàng quang. Khoảng một tháng sau khi tán sỏi, bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng không có mảnh sỏi còn trong bàng quang. Với trường hợp, sỏi bàng quang lớn hoặc nằm ở vị trí khó lấy, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật mở lấy sỏi. Trong những trường hợp này, bác sĩ làm một vết mổ trong bàng quang và trực tiếp loại bỏ các loại sỏi. Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi bàng quang ít xâm lấn, không mổ mở 3.2 Làm thế nào để điều trị sỏi bàng quang đạt hiệu quả Để đạt được kết quả điều trị tốt, bệnh nhân nên điều trị sỏi ngay từ sớm khi sỏi chưa gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị lúc này sẽ đơn giản, thậm chí không cần xâm lấn, sỏi được loại bỏ nhanh chóng. Bên cạnh đó để quá trình đạt hiệu quả cao, ít xảy ra những tác dụng phụ hay biến chứng không đáng có sau điều trị, bệnh nhân nên lựa chọn những đơn vị y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại tân tiến hỗ trợ toàn diện cho quá trình chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cần đến tái khám đúng theo lịch trình của bác sĩ đã hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng phục hồi, mức độ sạch sỏi sau điều trị, các yếu tố liên quan khác để đảm bảo bệnh nhân sạch sỏi và phục hồi ổn định, không có biến chứng. Đặc biệt bệnh nhân mắc sỏi bàng quang do các yếu tố về bệnh lý gây ra thì cần điều trị triệt để những bệnh lý này để hạn chế nguy cơ tái lại sỏi. Sau điều trị bệnh nhân cũng nên duy trì kế hoạch thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những nguy cơ hình thành sỏi, từ đó có biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời. Bởi sỏi tiết niệu là một bệnh lý dễ tái phát vì thế chủ động thăm khám phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị trở nên đơn giản và rút ngắn thời gian hơn rất nhiều. Cuối cùng bên cạnh việc lựa chọn địa chỉ điều trị và tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân nên chủ động xây dựng một lối sống khoa học và lành mạnh, để hạn chế khả năng sỏi tái phát sau điều trị. Cụ thể là: – Uống nhiều nước trung bình khoảng 2 lít mỗi ngày và sẽ tăng lượng nước nếu làm việc trong môi trường nắng nóng, cơ thể ra nhiều mô hôi mất nhiều nước… – Hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều đạm, sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, có gas, thực phẩm chứa oxalate… – Ăn nhiều rau xanh, trái cây đặc biệt là trái cây họ cam để cơ thể được thanh lọc, đào thải nhanh chóng các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, tránh khả năng kết tinh hình thành sỏi. – Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, tránh ngồi lâu một chỗ và nhịn tiểu thường xuyên…;;;;;Sỏi tại bàng quang là bệnh lý phổ biến trong các bệnh lý sỏi tiết niệu. Nắm bắt được thông tin về căn bệnh cũng là cách để bệnh nhân phòng ngừa hoặc điều trị sỏi tốt hơn. Vậy sỏi bàng quang triệu chứng thế nào, điều trị ra sao… Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây! 1. Tìm hiểu chung về bệnh sỏi bàng quang Sỏi bàng quang là sỏi hình thành hoặc mắc kẹt tại bàng quang của người bệnh. Bàng quang là bộ phận có tiết diện lớn trong hệ tiết niệu, có nhiệm vụ chứa nước tiểu trước khi thoát ra ngoài qua niệu đạo. Đây là một cơ quan quan trọng trong hệ tiết niệu bởi nếu thận trực tiếp “xả” nước tiểu xuống niệu đạo sẽ xảy ra tình trạng nước tiểu không thể kiểm soát được và giãn niêm mạc niệu đạo. Do đó, khi sỏi làm bít tắc bàng quang sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến bài tiết nước tiểu. Đồng thời, sỏi chặn trong bàng quang cũng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến các cơ quan khác, đặc biệt là thận. Sỏi bàng quang có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như: viêm bàng quang cấp, thận ứ nước, giãn đài bể thận, viêm tiết niệu, suy thận cấp và mạn tính… Người bệnh có thể bị sỏi bàng quang khi sỏi thận qua niệu quản xuống bàng quang hoặc sỏi tự hình thành do kết tủa khoáng chất trong nước tiểu. Đa phần sỏi bàng quang thường hình tròn, bên ngoài xù xì. Một số trường hợp, sỏi bàng quang chỉ có 1 viên tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trong bàng quang tồn tại nhiều viên sỏi với kích cỡ khác nhau. Sỏi bàng quang là sỏi hình thành hoặc bị mắc kẹt tại bàng quang 2. Những triệu chứng bệnh sỏi bàng quang điển hình 2.1 Sỏi bàng quang triệu chứng điển hình nhất – Vấn đề về tiểu tiện Đối với những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng, dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận dạng nhất chính là vấn đề về tiểu tiện. Người bệnh sỏi vẫn có thể đi tiểu bình thường, tuy nhiên đôi khi dòng nước tiểu bị ngăn chặn bởi sỏi dẫn tới tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần… Tình trạng này có thể thuyên giảm khi người bệnh hạn chế vận động, nghỉ ngơi. Do sỏi có thể di chuyển theo dòng tiểu nếu người bệnh vận động quá mạnh. 2.2 Sỏi bàng quang triệu chứng phổ biến nhất – Đau vùng bụng dưới, đau quặn thận hoặc đau dương vật Màu sắc và mùi của nước tiểu cũng phản ánh tình trạng sỏi của bệnh nhân 2.3 Triệu chứng sỏi bàng quang dễ nhận dạng nhất – Bất thường về nước tiểu Nước tiểu của người bình thường có màu vàng nhạt, mùi khai như amoniac, màu nước tiểu có thể vàng đậm và có mùi kháng sinh nhẹ nếu người bệnh dùng thuốc trong thời gian dài. Nhưng đối với người bệnh sỏi tiết niệu, màu nước tiểu thường rất đậm, mùi hôi nồng bất thường. Ngoài ra, sỏi tại bàng quang có thể cọ xát vào niêm mạc gây tổn thương và chảy máu. Máu sẽ hòa với nước tiểu khi người bệnh đào thải ra ngoài dẫn đến tình trạng đi tiểu ra máu nhạt. Niêm mạc bàng quang tổn thương, vi khuẩn có cơ hội tấn công có thể gây nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí suy thận cấp và mạn tính nếu không điều trị kịp thời. 2.4 Triệu chứng sỏi bàng quang ít gặp, nguy hiểm – Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi 3. Những phác đồ điều trị sỏi bàng quang hiệu quả nhất 3.1 Phác đồ điều trị nội khoa Điều trị nội khoa được chỉ định trong trường hợp sỏi bàng quang đơn thuần, thường chỉ có 1 viên và kích thước dưới 5mm. Điều trị nội khoa sẽ có hiệu quả trường hợp người bệnh thăm khám và lựa chọn được phác đồ phù hợp, đồng thời thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có thể được chỉ định trong điều trị nội khoa bao gồm: Thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi tiểu, thuốc tan sỏi, giảm đau… Với điều trị nội khoa, người bệnh có thể khỏi sau 2 – 6 tháng tùy vào tình trạng sỏi. 3.2 Phác đồ điều trị sỏi công nghệ cao không mổ mở Tán sỏi được xem là phương pháp điều trị sỏi an toàn và hiệu quả. Nhờ công nghệ kĩ thuật tân tiến hiện đại, hiện nay người bệnh sỏi bàng quang có thể điều trị sỏi không cần mổ mở, hạn chế được nhiều nguy cơ biến chứng sau điều trị. Đồng thời, rút ngắn được nhiều thời gian điều trị, thời gian hồi phục nhanh. Đối với sỏi bàng quang, người bệnh thường được chỉ định phương pháp Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser. Kỹ thuật này sử dụng ống nội soi mềm cùng dây laser thông qua đường nước tiểu, cụ thể là từ niệu đạo đến bàng quang. Sau đó năng lượng laser sẽ tán vỡ viên sỏi và đưa vụn sỏi ra ngoài qua rọ gắn ở đầu ống nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là không xâm lấn, không chảy máu nên người bệnh không đau đớn và nhanh chóng hồi phục, trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày. 3.3 Mổ mở lấy sỏi bàng quang Trường hợp sỏi phức tạp, kích thước lớn thì người bệnh cần điều trị mổ mở để lấy sỏi. Phương pháp mổ lấy sỏi có ưu điểm là tỉ lệ sạch sỏi cao, xử lí được nhiều ca sỏi phức tạp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng đòi hỏi thời gian hồi phục lâu hơn và người bệnh có nguy cơ mắc phải biến chứng sau mổ. Trên đây là những triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang điển hình, người bệnh có thể dựa vào các tiêu chí này để so sánh và xem xét các dấu hiệu của cơ thể. Trường hợp phát hiện những dấu hiệu bất thường nghi sỏi tiết niệu, người bệnh nên điều trị sớm để tránh sỏi phát triển về kích thước, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.;;;;;Cách điều trị sỏi bàng quang sẽ phụ thuộc vào kích thước của viên sỏi và tình trạng bệnh ở mức độ nào. Tìm hiểu những cách chữa sỏi bàng quang giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh. Từ đó, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất dựa trên kết quả thăm khám và tư vấn của bác sĩ. 1. Sỏi bàng quang và những triệu chứng nhận biết bệnh Sỏi bàng quang là những tinh thể rắn được lắng đọng từ nước tiểu tại bàng quang hoặc do sỏi di chuyển từ thận xuống. Đa số sỏi bàng quang là do sỏi di chuyển từ thận và niệu quản xuống mà mắc kẹt tại bàng quang. Qua thời gian viên sỏi càng có kích thước lớn. Khi sỏi lớn sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh: 1.1. Người bệnh có triệu chứng tiểu ngắt quãng Do sỏi lớn có thể gây bít bán phần đường thoát nước tiểu. Khiến cho người bệnh đang đi tiểu bỗng dưng dòng nước tiểu ngừng lại. Ở nam giới xuất hiện thêm triệu chứng đau dương vật khi đi tiểu. Người bị sỏi bàng quang sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như tiểu buốt, tiết ngắt quãng, đau bụng… 1.2. Người bệnh gặp tình trạng tiểu rắt Khi sỏi trong bàng quang di chuyển tác động lên bàng quang gây ra tình trạng tiểu rắt. Khi người bệnh hoạt động nhiều, bàng quang càng bị kích ứng thì hiện tượng này trầm trọng hơn. 1.3. Người bệnh nhận thấy màu sắc nước tiểu bất thường Nước tiểu có màu đục, mùi hôi hoặc có lẫn máu. Tình trạng này xuất hiện do sỏi cọ xát niêm mạc bàng quang gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Việc cọ xát cũng dẫn đến chảy máu khiến cho nước tiểu có lẫn máu. 1.4. Người bệnh bị đau vùng bụng dưới, tình trạng đau bụng sẽ lan ra lưng Thông thường những triệu chứng này xuất hiện khi sỏi bàng quang có biến chứng. Sỏi lớn, góc cạnh gây đau cho bệnh nhân. Sỏi bàng quang nhỏ hơn có thể theo đường tiểu xuống niệu đạo và kẹt lại ở đó gây sỏi niệu đạo. Khi xuất hiện triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời. Vì sỏi bàng quang có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng bàng quang, vô niệu, suy thận… 2. Những cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả hiện nay 2.1. Cách điều trị sỏi bàng quang chưa biến chứng, niệu đạo thông thoáng Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp điều trị sỏi bàng quang hiệu quả Khi sỏi bàng quang kích thước nhỏ, có thể thoát ra ngoài theo đường tiểu tự nhiên. Để sỏi thoát dễ dàng bệnh nhân cần tuân thủ các chỉ định: Nước giúp đào thải sỏi thuận lợi hơn. Đồng thời, làm loãng nước tiểu, ngăn ngừa kết tinh tạo sỏi mới và bồi đắp sỏi cũ. Trung bình người có sỏi đang điều trị cần uống đủ 3 lít mỗi ngày. Người bệnh nên uống nước lọc, nước đun sôi để nguội, uống thêm nước hoa quả ép. Việc dùng thuốc hàng ngày và tăng cường uống nước cần kết hợp với chế độ ăn phù hợp. Cả 3 yếu tố này kết hợp sẽ giúp sỏi nhanh được đào thải ra khỏi cơ thể. Người bệnh nên tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống lành mạnh khi thực hiện điều trị sỏi bàng quang. Một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo việc điều trị sỏi bàng quang bằng nội khoa thành công đó là niệu đạo người bệnh phải thông thoáng. Người bệnh không đồng thời mắc sỏi niệu đạo, niệu đạo không bị hẹp hay bất thường. Điều kiện này đảm bảo quá trình đào thải sỏi từ bàng quang xuống không bị cản trở. 2.2. Cách điều trị sỏi bàng quang khi sỏi có kích thước lớn, đã có biến chứng Khi sỏi điều trị nội khoa không có tác dụng. Hoặc sỏi có kích thước lớn và gây ra những biến chứng, bác sĩ sẽ có chỉ định tán sỏi nội soi ngược dòng. Đây là cách điều trị sỏi bàng quang công nghệ cao, có nhiều ưu điểm vượt trội. Cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả nhất hiện nay là phương pháp tán sỏi công nghệ cao Trước hết qua thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng chỉ trong thời gian ngắn, trung bình từ 30 đến 50 phút. Đầu tiên người bệnh được đưa vào phòng mổ, nằm ở tư thế sản khoa. Bác sĩ sẽ luồn ống nội soi qua niệu đạo lên bàng quang tiếp cận vị trí có sỏi. Sau đó, sẽ dùng năng lượng laser bắn vỡ viên sỏi thành nhiều vụn sỏi nhỏ. Những mảnh vụn sỏi sẽ được hút rửa và đưa ra khỏi cơ thể. Toàn bộ quá trình này được thực hiện bởi dụng cụ chuyên biệt, dưới sự hướng dẫn của camera. Nguồn năng lượng laser chỉ phá vỡ cấu trúc sỏi mà không gây hại tới các cơ quan khác. Phương pháp tán sỏi công nghệ cao này theo đường tự nhiên nên hoàn toàn không mổ. Trong quá trình tán sỏi bệnh nhân sẽ được gây mê nên hoàn toàn không đau. Sau tán sỏi, người bệnh chỉ cần theo dõi tại viện trong 24 đến 48h. 4. Tổng kết;;;;;Sỏi bàng quang là bệnh lý chiếm đến ⅓ tổng số ca mắc sỏi tiết niệu. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm bàng quang, viêm thận, suy thận… nếu không được chữa trị kịp thời. Nắm bắt được những dấu hiệu sỏi bàng quang, giúp thăm khám sớm, điều trị mang lại kết quả cao. 1. Những dấu hiệu sỏi bàng quang điển hình nhất Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng lắng đọng và muối kết tinh trong bàng quang. Sỏi bàng quang được hình thành do nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang quá lâu. Hoặc sỏi từ thận, niệu quản rơi xuống và kẹt lại tại bàng quang. Khi sỏi nhỏ, người bệnh hầu như chưa cảm nhận được triệu chứng lâm sàng. Đến khi kích thước viên sỏi lớn hơn, người bệnh sẽ đối mặt với hàng loạt những dấu hiệu sau đây. Sỏi bàng quang là bệnh lý khá phổ biến tại hệ tiết niệu 1.1. Người bệnh bị đau bụng dưới – Dấu hiệu sỏi bàng quang dễ nhận biết nhưng thường bị bỏ qua Khi viên sỏi trong bàng quang cọ xát vào niêm mạc bàng quang, di động trong lòng bàng quang sẽ khiến người bệnh bị đau bụng dưới. Triệu chứng đau bụng dưới có thể đau từ nhẹ đến nặng. Người bệnh có thể bị đau bụng dưới âm ỉ hoặc đau một cách dữ dội. Khi nằm nghỉ ngơi, dấu hiệu đau bụng dưới sẽ thuyên giảm hơn. 1.2. Người bệnh có dấu hiệu tiểu khó, tiểu buốt, đau bộ phận sinh dục Đây là hiện tượng nước tiểu bị ngắt quãng. Người bệnh cảm thấy rất khó để tiểu hết. Đồng thời xuất hiện tình trạng đau buốt tại bộ phận sinh dục. Đối với nam giới, cảm giác đau buốt ở dương vật rất rõ rệt và khó chịu. 1.3. Người bệnh có dấu hiệu tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày – Dấu hiệu sỏi bàng quang điển hình Viên sỏi trong bàng quang gây bít tắc đường tiểu. Dẫn đến tình trạng người bệnh bị tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày. Mỗi Hiện tượng tiểu ra máu, nước tiểu có màu sẫm, mùi hôi – Dấu hiệu sỏi bàng quang ở giai đoạn có biến chứng Xuất hiện dấu hiệu này là do tình trạng viên sỏi giải phóng vi khuẩn làm viêm nhiễm tại bàng quang. Đồng thời không loại trừ tình trạng viêm tại thận. Viên sỏi cọ xát trong bàng quang gây chảy máu. Dẫn đến hiện tượng tiểu có lẫn máu và nước tiểu có màu sẫm, nước tiểu có mùi hôi. Ngay cả những bệnh nhân bị sỏi bàng quang chưa có dấu hiệu lâm sàng cũng phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm: – Viêm bàng quang. – Viêm thận. – Suy thận cấp, mạn tính. – Ung thư bàng quang. Dấu hiệu sỏi bàng quang thường gặp nhất là đau bụng dưới, tiểu buốt, tiểu nhiều lần… Nếu không được điều trị sẽ gây biến chứng nguy hiểm 2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang cao hơn – Theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh sỏi bàng quang thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. – Bệnh sỏi bang quang cũng thường xuất hiện ở độ tuổi trên 50 hơn những độ tuổi trẻ. – Những người mắc u xơ/phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm trùng gây hẹp niệu đạo cũng có nguy cơ mắc sỏi bàng quang cao hơn. – Những người phải nằm 1 chỗ lâu ngày, bị liệt, bị chấn thương tủy sống. Hay những người bị bệnh tiểu đường, mất trí nhớ… cũng có khả năng mắc sỏi bàng quang cao hơn. 3. Các phương tiện chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang Bước đầu bạn sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Thận – tiết niệu. Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng bệnh và đưa ra những nhận định, đánh giá. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định những danh mục khám cận lâm sàng để xác định chính xác tình trạng bệnh. Các danh mục khám cận lâm sàng trong chẩn đoán sỏi bàng quang có thể kể đến như: – Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để xác định có các thành phần khác như máu hoặc mủ trong nước tiểu hay không. – Thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng viêm ở thận, bàng quang… – Chẩn đoán hình ảnh có thực hiện siêu âm ổ bụng và chụp X-quang để xác định được vị trí và kích thước chính xác của viên sỏi. – Thực hiện nội soi bàng quang bằng ống mềm để quan sát, xác định chính xác số lượng, kích thước và vị trí viên sỏi trong bàng quang. – Ngoài ra với một số trường hợp cần chụp CT, chụp cản quang tĩnh mạch để xác định tình trạng bệnh. 4. Các phương pháp điều trị sỏi bàng quang hiện nay Sau khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Trước đây muốn điều trị sỏi tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng, phải phẫu thuật mổ mở. Mổ mở khiến bệnh nhân mất nhiều máu, dễ bị nhiễm trùng và biến chứng. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học điều trị sỏi tiết niệu có nhiều phương pháp tiên tiến. Trong đó tán sỏi công nghệ cao là những phương pháp điều trị hiệu quả, không đau, không mổ giúp ích rất lớn cho người bệnh. Có 3 phương pháp tán sỏi công nghệ cao là: – Tán sỏi ngoài cơ thể với ưu điểm không mổ, không đau, thời gian thực hiện ngắn, bệnh nhân ra viện ngay trong ngày. – Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ với ưu điểm loại bỏ được nhiều loại sỏi, ít xâm lấn, ít chảy máu, hạn chế biến chứng… – Tán sỏi nội soi ngược dòng theo đường tự nhiên với ưu điểm loại bỏ được những viên sỏi có kích thước lớn, không mổ, ít đau, ít chảy máu… 5. Phòng ngừa bệnh và phòng tái phát sỏi bàng quang bằng chế độ ăn Ăn uống không khoa học chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sỏi bàng quang. Chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh sỏi bàng quang qua việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Đối với những bệnh nhân có sỏi bàng quang đã điều trị, việc thay đổi chế độ ăn giúp đề phòng tái phát. Phòng ngừa sỏi bàng quang và phòng bệnh tái phát với chế độ ăn uống nhiều hoa quả tươi, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin… 5.1. Chế độ ăn uống phòng sỏi bàng quang như sau – Uống đầy đủ nước mỗi ngày. Nên uống nước đun sôi để nguội, hạn chế uống nước ngọt, nước có ga. Nước giúp đào thải các chất độc và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể rất tốt. Với những viên sỏi mới hình thành trong hệ tiết niệu, uống nhiều nước còn là cách giúp đào thải sỏi dễ dàng hơn. – Bổ sung thực phẩm có nhiều chất xơ và vitamin như các loại rau xanh và rau củ quả tươi… – Nên ăn thực phẩm chứa đạm từ các loại cá và gia cầm có thịt màu nhạt như thịt gà, thịt vịt… 5.2. Phòng bệnh sỏi bàng quang, không nên ăn – Các thực phẩm quá mặn như cá muối, thịt muối. – Các loại thực phẩm giàu đạm đến từ nguồn thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó… – Các món ăn nhiều dầu mỡ, đường, các gia vị cay nóng.. – Nên kiêng mỡ động vật. – Không tùy tiện bổ sung Vitamin C, Canxi. – Không nên uống rượu bia, nước ngọt, nước có ga… Những kiến thức về bệnh sỏi bàng quang trên đây, đặc biệt là dấu hiệu sỏi bàng quang sẽ giúp bạn nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này một cách dễ dàng.;;;;;Bệnh sỏi bàng quang là tình trạng sỏi xuất hiện ở bàng quang, gây ra triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là một trong những loại sỏi đường tiết niệu phổ biến nhất. Điều trị sỏi bàng quang bao gồm dùng thuốc và tán sỏi công nghệ cao. Tìm hiểu về bệnh lý này qua một số thông tin trong bài viết sau. Hình ảnh một viên sỏi bàng quang với kích thước tương đối lớn. Bệnh sỏi bàng quang là thuật ngữ dùng để nói về tình trạng trong bàng quang có sỏi. Sỏi bàng quang hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu kết tinh và kết tụ với nhau thành tinh thể. Sỏi bàng quang có thể gây nhiễm trùng, chảy máu và các vấn đề nghiêm trọng ở đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm. – Bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh sỏi bàng quang nhưng nam giới trên 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Nguyên nhân là do thống kê có khoảng 50% nam giới trong độ tuổi trung niên mắc chứng tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (u xơ tiền liệt tuyến). Bệnh này khiến cho tuyến tiền liệt (một cơ quan nằm bên dưới bàng quang ở đàn ông) to ra. Tuyến tiền liệt phì đại làm việc bài tiết nước tiểu trở nên khó khăn. Sỏi có thể hình thành do nước tiểu đọng lại trong bàng quang quá lâu. – Những người gặp phải các tổn thương về dây thần kinh như chấn thương cột sống cũng có nguy cơ mắc sỏi bàng quang. – Ngoài ra người đã từng thực hiện các phẫu thuật ở bàng quang (như tạo hình bàng quang) cũng dễ tạo sỏi hơn bình thường. – Người bị sỏi thận: ít gặp hơn nhiều trường hợp sỏi bàng quang thực chất là sỏi thận rơi xuống bị kẹt lại, không thể trôi ra ngoài theo đường tiểu. 3. Các triệu chứng bệnh sỏi bàng quang cần biết Sỏi bàng quang khi kích thước còn nhỏ hầu như không có biểu hiện nào đáng kể. Sỏi bắt đầu gây ra các triệu chứng khó chịu khi chúng lớn dần lên dẫn tới kích thích bàng quang. Các dấu hiệu của bệnh sỏi bàng quang thường gặp bao gồm: – Màu sắc nước tiểu thay đổi: nước tiểu trở nên đục, sẫm màu và thậm chí có lẫn máu. – Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu: người bệnh nhận thấy mình có nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn bình thường, ngay cả khi vừa mới đi tiểu xong. – Cảm thấy đau hoặc nóng rát mỗi khi tiểu tiện. – Đau ở vùng bụng dưới, một số trường hợp còn cảm thấy đau ở dương vật hoặc tinh hoàn. – Tiểu ngập ngừng, ngắt quãng. – Nhiễm trùng đường tiết niệu: sỏi bàng quang có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm tiểu nhiều, nước tiểu đục và có mùi. Bệnh sỏi bàng quang thường gặp ở nam giới từ 50 tuổi trở lên. 4. Hai biến chứng bệnh sỏi bàng quang Bệnh sỏi bàng quang càng để kéo dài càng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hai biến chứng chính của căn bệnh này nếu không điều trị là: – Rối loạn chức năng bàng quang mạn tính: tiểu đau và rất khó chịu. Đôi khi sỏi bàng quang có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn khiến cơ thể không thể bài tiết nước tiểu. – Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính. 5. Lời khuyên cho người bệnh sỏi bàng quang – Hãy khám ngay với bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn cách điều trị hiệu quả. – Nhìn chung sỏi bàng quang hoàn toàn có thể xử lý triệt để, nhanh chóng và an toàn. Do đó không nên quá lo lắng, mất bình tĩnh. – Tuy nhiên cũng không tự ý mua thuốc về uống hoặc sử dụng các loại thuốc nam, thuốc lá không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng khoa học dễ khiến bệnh tồi tệ hơn. – Bác sĩ sẽ tìm hiểu triệu chứng, hỏi về tiền sử bệnh, sau đó chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để đưa ra kết luận. – Xét nghiệm nước tiểu: giúp tìm kiếm xem trong nước tiểu của người bệnh có lẫn máu, vi khuẩn và các chất khoáng kết tinh tạo sỏi hay không. – Chụp CT, chụp X quang, siêu âm: các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này cho phép bác sĩ có thể quan sát chi tiết bên trong bàng quang để xác định kích thước, vị trí và hình dạng của viên sỏi. – Nội soi bàng quang: bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi (có gắn camera và nguồn sáng) để quan sát bên trong bàng quang và kiểm tra sỏi. Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả. 6. Điều trị bệnh sỏi bàng quang 6.1. Sỏi nhỏ Các trường hợp sỏi bàng quang kích thước còn nhỏ, bệnh nhân thường được khuyên uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ đẩy sỏi ra ngoài theo đường tiểu. 6.2. Sỏi lớn Sỏi bàng quang quá lớn hoàn toàn không thể trôi ra ngoài một cách tự nhiên. Để có thể loai bỏ sỏi, các bác sĩ thường chỉ định tán sỏi công nghệ cao hoặc mổ lấy sỏi. Hiện tại tán sỏi đang được ưa chuộng hơn nhờ ưu điểm: không có vết mổ, ít đau, thời gian phục hồi nhanh, 24h có thể ra viện, an toàn. Cụ thể người bệnh sẽ được tiến hành tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser để điều trị sỏi bàng quang. Đây là phương pháp làm sạch sỏi ít xâm lấn, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi đi ngược từ niệu đạo lên bàng quang để tìm kiếm viên sỏi. Sau đó sử dụng năng lượng từ tia laser để bắn vỡ sỏi thành vụn nhỏ rồi hút sạch ra ngoài. Hiệu quả điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng là rất cao. Sỏi được loại bỏ nhanh, không có vết mổ, không để lại sẹo, tỷ lệ biến chứng thấp. Cuối cùng là phương pháp mổ mở lấy sỏi bàng quang. Cách điều trị này được áp dụng trong trường hợp sỏi bàng quang có kích thước quá lớn, không thể thực hiện tán sỏi. Mổ mở lấy sỏi tuy nhanh nhưng thường để lại sẹo dài, gây đau đớn và bệnh nhân cần khá nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe.
question_63676
Những biểu hiện ung thư thực quản
doc_63676
Biểu hiện ung thư thực quản thường gặp nhất là khó nuốt, tức ngực, khàn tiếng, ho, vv… Biết được những biểu hiện bệnh sẽ giúp chúng ta nâng cao nhận thức, đi khám sớm và có cơ hội điều trị tốt nhất. Bệnh ung thư thực quản thường được phát hiện khi người bệnh nhận thấy những biểu hiện bất thường và đi khám. Rất hiếm người được chẩn đoán khi không có triệu chứng mà tình cờ phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên, đa số người bệnh không có biểu hiện sớm cho tới giai đoạn tiến triển – khi điều trị khó khăn hơn và cơ hội sống đã bị hạn chế nhiều. Những biểu hiện ung thư thực quản thường gặp bao gồm: 1. Khó nuốt Biểu hiện ung thư thực quản thường gặp nhất là khó nuốt. Biểu hiện ung thư thực quản thường gặp nhất là khó nuốt, người bệnh có cảm giác như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hay ngực, hoặc thậm chí bị nghẹn thức ăn. Mới đầu, biểu hiện này còn nhẹ, sau đó nặng dần theo thời gian, khi bên trong thực quản ngày càng hẹp hơn. Khi nuốt khó, người bệnh thường thay đổi chế độ ăn uống và thói quen của mình, chẳng hạn như cắt thức ăn nhỏ hơn, nhai chậm và cẩn thận hơn, ăn thức ăn mềm, lỏng, mịn hơn. Đôi khi họ không nhận ra chính sự thay đổi của mình. Nếu khối u ngày càng tăng trưởng, đến thời điểm, ngay cả nuốt chất lỏng, người bệnh cũng cảm thấy đau. Để giúp thức ăn đi qua thực quản dễ hơn, cơ thể tạo ra nhiều nước bọt, do đó người bệnh ung thư thực quản thường bị đưa lên nhiều chất nhầy hoặc nước bọt. 2. Tức ngực Người bệnh ung thư thực quản có thể gặp biểu hiện tức ngực, hoặc đau ngực, nhất là sau khi nuốt thức ăn. Đau và khó chịu phần giữa ngực cũng là một trong những biểu hiện ung thư thực quản. Người bệnh mô tả cảm giác này giống như có áp lực đè lên ngực, hoặc rát trong lồng ngực. Những biểu hiện này có thể gây ra bởi các vấn đề khác không phải ung thư, chẳng hạn như chứng ợ nóng, nhưng cũng không loại trừ nguy cơ ung thư thực quản, do vậy chúng ta không nên chủ quan. Khi khối u đủ lớn, việc nuốt thức ăn có thể khiến người bệnh đau đớn. Cơn đau có thể xuất hiện vài giây sau khi nuốt. 3. Giảm cân không rõ nguyên nhân Mất cảm giác ngon miệng, khó nuốt thức ăn có thể là nguyên nhân khiến 50% số người bệnh ung thư thực quản bị giảm cân. Khoảng một nửa số người bị ung thư thực quản bị giảm cân không rõ nguyên nhân. Điều này có thể là do họ gặp khó khăn trong việc nuốt, do vậy họ không ăn đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì cân nặng. Ngoài ra, ung thư thực quản có thể khiến người bệnh chán ăn và tăng trao đổi chất của tế bào ung thư, dẫn tới giảm cân. 4. Các biểu hiện ung thư thực quản khác – Khàn tiếng – Ho mãn tính – Nôn – Nấc – Viêm phổi – Đau xương – Chảy máu vào thực quản. Máu đi qua đường tiêu hóa, có thể biến phân có màu đen. Qua thời gian, mất máu có thể dẫn đến thiếu máu, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Lưu ý: Có một hay nhiều biểu hiện nêu trên không có nghĩa là bạn bị ung thư thực quản, bởi hầu hết các biểu hiện ung thư thực quản đều không đặc hiệu (giống với các điều kiện bệnh khác). Tuy nhiên, điều quan trọng là khi gặp các biểu hiện bất thường, bạn nên tới bệnh viện kiểm tra để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đối với ung thư thực quản, việc phát hiện bệnh sớm vô cùng quan trọng, có thể giúp cứu sống nhiều người, hoặc giúp người bệnh sống lâu hơn.
doc_880;;;;;doc_63742;;;;;doc_26083;;;;;doc_26881;;;;;doc_63436
Ung thư thực quản giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, các dấu hiệu bệnh sẽ rõ ràng hơn khi bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là những biểu hiện của ung thư thực quản mà người bệnh cần hết sức lưu ý. Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính thường xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi. Bệnh có liên quan tới yếu tố di truyền, thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học, các bệnh lý ở dạ dày thực quản… Các biểu hiện của ung thư thực quản thường gặp như: Nuốt nghẹn biểu hiện của ung thư thực quản Đây là triệu chứng điển hình của ung thư thực quản. Khối u xuất i hiện và dần phát triển to ra gây tình trạng khó nuốt và nuốt nghẹn (đặc biệt trong trường hợp ăn những thức ăn đặc). Mức độ nghẹn có thể khác nhau tùy từng người. Cảm giác nuốt nghẹn sẽ tăng dần lên và kéo dài, về sau nghẹn cả với thức ăn lỏng như cháo, nước. Nuốt nghẹn là triệu chứng điển hình của ung thư thực quản. Trong một vài trường hợp ung thư thực quản không có triệu chứng nuốt nghẹn bởi khối u chỉ xâm lấn vào những cấu trúc lân cận mà không xâm lấn vào lòng thực quản. Khi khối u xâm lấn vào khí-phế quản bệnh nhân có thể thay đổi giọng nói và ho dữ dội. Buồn nôn và nôn Khi bị ung thư thực quản, khối u phát triển to ra gây chít hẹp lòng thực quản khiến người bệnh ăn uống khó khăn. Người bệnh có thể bị buồn nôn và nôn ngay sau bữa ăn. Chất nôn là thức ăn vừa mới ăn, có thể có vài tia máu nhỏ trong chất nôn. Tiết nhiều nước bọt Khi người bệnh nuốt nghẹn nhiều thì nước bọt hầu như không xuống được dạ dày khiến bệnh nhân luôn phải nhổ nước bọt ra ngoài. Sụt cân không rõ lý do Khi bị ung thư thực quản người bệnh còn gặp phải triệu chứng sụt cân không rõ lý do Đây cũng là biểu hiện của ung thư thực quản. Khi bị bệnh người bệnh ăn uống kém dẫn tới tình trạng gầy sút. Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi bị ung thư thực quản người bệnh còn thấy xuất hiện các triệu chứng khác kèm theo như thiếu máu, cảm giác vướng, tức nặng, đau âm ỉ đè nén sau xương ức, khàn giọng, ho khan, khạc đờm… XEM THÊM: Chế độ ăn cho người ung thư thực quản Dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản Ung thư thực quản;;;;;Thông thường, ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản không có biểu hiện rõ ràng. Khi khối u phát triển to lên, người bệnh mới thấy các triệu chứng cụ thể. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản. Nuốt nghẹn/ nuốt đau Đây là triệu chứng đầu tiên thường gặp nhất khi bị ung thư thực quản. Lúc đầu, người bệnh có cảm giác vướng sau xương ức khi ăn những thức ăn đặc, một thời gian tình trạng khó nuốt rõ ràng hơn, nuốt nghẹn cả khi ăn thức ăn mềm, lỏng. Khi bị ung thư thực quản, người bệnh sẽ có triệu chứng khó nuốt, nuốt nghẹn, đặc biệt khi ăn những thức ăn cứng Nôn Khi khối u trong thực quản phát triển to lên, khiến thức ăn không xuống toàn bộ dạ dày mà ứ đọng trong lòng thực quản. Khi nằm hoặc hoạt động mạnh sẽ khiến người bệnh bị trớ ra ngoài. Tăng tiết nước bọt Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản. Người bệnh sẽ thấy nước bọt tiết ra ngày càng nhiều mà không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Khàn tiếng kéo dài Khối u phát triển to ra ở thực quản cũng gây ảnh hưởng tới âm thanh, khiến người bệnh thường xuyên bị khàn tiếng. Ban đầu là khàn nhẹ, dần về sau khàn tiếng nặng, không nói chuyện được. Ho mạn tính Người bệnh ung thư thực quản còn có dấu hiệu ho kéo dài, sụt cân không lý do Ho kéo dài không chỉ là dấu hiệu ung thư phổi mà còn là biểu hiện cảnh báo ung thư thực quản mà người bệnh không được chủ quan. Ho xuất hiện sau khi nuốt thứ gì đó, ho kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Sụt cân không rõ nguyên nhân Đây là dấu hiệu nhận biết nhiều bệnh lý, trong đó có ung thư thực quản. Nếu người bệnh không áp dụng bất cứ biện pháp giảm cân nào mà cân nặng đột nhiên thay đổi không rõ lý do thì bạn cần cảnh giác. Cần đi khám ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng này. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu ung thư thực quản, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. Bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết như: Người bệnh cần đi khám để bác sĩ thăm khám, nội soi thực quản nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe Để chẩn đoán chính xác ung thư thực quản, người bệnh cần đến các bệnh viện có khoa Ung bướu với đầy đủ trang thiết bị y tế và đội ngũ bác sĩ giỏi. Khi được kết luận mắc bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. XEM THÊM: Ung thư thực quản Tổng quan về bệnh ung thư thực quản;;;;;Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ các tế bào biểu mô của thực quản. Đoạn 1/ 3 trên và 1/3 giữa hầu hết là ung thư biểu mô vảy nhạy cảm với tia xạ, hoá chất. Đoạn 1/3 dưới hay gặp ung thư biểu mô tuyến ít nhạy cảm với tia xạ, hoá chất. Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính hình thành ở thực quản 1. Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn đầu Dấu hiệu ung thư thực quản giai đoạn đầu khá mơ hồ. Đến giai đoạn tiến triển, các triệu chứng mới rõ ràng hơn. Các biểu hiện bao gồm: Nuốt nghẹn là triệu chứng cảnh báo ung thư thực quản Để chẩn đoán ung thư thực quản, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như: Kim sinh thiết ung thư thực quản Phương pháp điều trị ung thư thực quản phụ thuộc vào kích thước, vị trí, sự lan tràn khối u và tình trạng chung của bệnh nhân. Phẫu thuật là biện pháp chủ yếu điều trị ung thư thực quản. Thông thường khối u được mổ lấy cùng với một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức bạch huyết kế cận và các tổ chức khác trong vùng. Phần còn lại của thực quản sẽ được nối với dạ dày giúp bệnh nhân vẫn tiếp tục nuốt như bình thường. Bên cạnh đó, còn các phương pháp như xạ trị, hóa trị, điều trị laser, điều trị quang động học… Để giảm nguy cơ mắc bệnh, tốt nhất là duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, tránh xa rượu và thuốc lá, tầm soát ung thư thực quản định kỳ.;;;;;Ở giai đoạn đầu, ung thư thực quản thường diễn biến thầm lặng hoặc có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác. Do đó, người bệnh thường có tâm lý chủ quan và đến khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn, đồng thời hiệu quả điều trị bệnh không cao. Dưới đây là những dấu hiệu ung thư thực quản mà bạn không nên bỏ qua để kịp thời thăm khám, phát hiện bệnh sớm. 1. Những dấu hiệu ung thư thực quản không thể bỏ qua Thực quản có dạng ống và là cơ quan đảm nhiệm vai trò đưa thức ăn từ hầu họng xuống dạ dày. Có 2 loại ung thư thực quản, đó là ung thư biểu mô vảy xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản và ung thư biểu mô tuyến thường xuất phát từ tổ chức tuyến ở phần dưới thực quản. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư thực quản. Tuy nhiên, chúng ta cần thận trọng với những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh dưới đây: - Độ tuổi: Bệnh ung thư thực quản có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng người cao tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn. Trên thực tế, bệnh thường xảy ra ở những trường hợp trên 60 tuổi. - Giới tính: Ung thư thực quản có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, nhưng tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn, với tỉ lệ mắc bệnh ở nam/nữ là 4:1. - Di truyền: Nhiều bệnh nhân mắc ung thư thực quản là do di truyền. Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh, đặc biệt là người bố mắc bệnh, thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác. - Thói quen hút thuốc lá: Đây là một thói quen gây hại cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, hút thuốc lá cũng được cho là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. - Thường xuyên uống bia rượu: Ngoài thuốc lá thì rượu bia cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Những người thường xuyên uống rượu bia sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thực quản và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. - Bệnh viêm thực quản Barrett: Những người bị loét thực quản nhiều năm có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư. Khi dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản, những tổ chức ở đáy thực quản có thể bị hoại tử và phát triển thành bệnh ung thư biểu mô tuyến thực quản. Bên cạnh đó, một số tình trạng như thường xuyên sử dụng một số chất phụ gia hoặc nuốt phải chất acide hoặc gây hoại tử niêm mạc dạ dày cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản. - Những trường hợp bị ung thư vùng đầu mặt cổ sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên khi bệnh đã tiến triển thì người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu ung thư thực quản như sau: - Nuốt đau, nuốt nghẹn: Khi ăn, bệnh nhân cảm giác bị vướng ở vùng thực quản. Lúc đầu, tình trạng này chỉ xảy ra khi bệnh nhân ăn những loại thực ăn dạng đặc như thịt, cá,… Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể bị nuốt nghẹn ngay cả khi ăn những loại thức ăn dạng lỏng, mềm, chẳng hạn như cháo, súp, canh hoặc thậm chí là uống sữa. Thông thường biểu hiện này xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. - Đau tức vùng ngực: Biểu hiện này thường gặp khi ăn. - Nôn: Có thể xảy ra khi đang ăn hoặc sau khi ăn. Biểu hiện này thường diễn ra khi tình trạng nuốt nghẹn đã rất rõ rệt. Chất nôn có thể kèm theo dịch vị hoặc có lẫn máu. - Tăng tiết nước bọt. - Đau họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai. - Ho kéo dài hoặc ho ra máu. - Sút cân: Khi khó khăn trong việc ăn uống, người bệnh sẽ dễ bị sút cân, thiếu máu, suy kiệt,… - Trong trường hợp những khối u ung thư thực quản di căn đến những bộ phận khác thì bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như ho, khàn tiếng, đau bụng, ngực,… 2. Những phương pháp chẩn đoán ung thư thực quản Để chẩn đoán bệnh ung thư thực quản, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số các loại xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh như sau: - Nội soi thực quản: Đây là phương pháp giúp quan sát được rõ hình ảnh của thực quản, phát hiện và xác định được vị trí cũng như kích thước khối u ung thư. - Chụp X – quang: Thường được áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện nội soi thực quản. Hình ảnh kết quả chụp X-quang sẽ cho biết những bất thường đang xảy ra bên trong thực quản. - Chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra về tình trạng xâm lấn của tế bào ung thư đến những cơ quan khác ra sao. - Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u thường được thực hiện trong quá trình chẩn đoán bệnh và theo dõi sau điều trị bệnh. - Sinh thiết nếu có nghi ngờ ung thư: Các bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô bệnh qua ống nội soi và sau đó phân tích dưới kính hiển vi để xác định, chẩn đoán bệnh.;;;;;Triệu chứng ung thư thực quản ở giai đoạn sớm thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết 6 triệu chứng ung thư thực quản thường gặp để không bỏ sót bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể và có biện pháp xử lý kịp thời. 1. Ung thư thực quản là gì Thực quản là một ống tiêu hóa có chức năng chứa đựng thức ăn cũng như các chất lỏng đi từ họng xuống dạ dày. Ung thư thực quản là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô trong thực quản. Ung thư thực quản là một trong những bệnh lý ung thư nguy hiểm về đường tiêu hóa và thường được chia làm hai loại chính: – Ung thư biểu mô vảy: xuất phát từ tế bào dạng biểu bì ở thành thực quản, nằm ở phần trên và giữa của thực quản. – Ung thư biểu mô tuyến: xuất phát từ tổ chức tuyến ở phần dưới của thực quản. 2. Triệu chứng ung thư thực quản Ở giai đoạn sớm, ung thư thực quản thường không biểu hiện thành triệu chứng cụ thể. Theo thời gian, khối u dần phát triển sẽ làm xuất hiện các triệu chứng trên cơ thể người bệnh, điển hình nhất là 6 triệu chứng sau: – Nuốt nghẹn, khó nuốt: có cảm giác thức ăn bị vướng trong thực quản, có thể bị trào ngược ra ngoài. – Nôn: thường xuất hiện sau nuốt nghẹn, có thể nôn trong khi đang ăn hoặc sau khi ăn xong, thậm chí có lẫn máu trong chất nôn. – Họng rát hoặc ho kéo dài, ho ra máu: việc nuốt nghẹn, trào ngược và nôn có thể khiến họng bị tổn thương gây ra cảm giác đau rát và tình trạng ho lâu ngày, thậm chí ho ra máu. – Tăng tiết nước bọt: nuốt nghẹn nhiều khiến nước bọt hầu như không xuống được dạ dày, làm cho người bệnh thường xuyên phải nhổ nước bọt. – Sút cân đột ngột, gầy đi trông thấy, suy kiệt sức khỏe và có thể bị thiếu máu. – Có cảm giác đau ở họng hoặc lưng, phía sau xương ức hoặc hai xương bả vai. Người bị ung thư thực quản thường có triệu chứng nuốt nghẹn và đau rát họng 3. Các giai đoạn của ung thư thực quản Ung thư thực quản tiến triển theo 4 giai đoạn: – Giai đoạn 1: Ung thư chỉ xuất hiện ở lớp trên cùng của thành thực quản. – Giai đoạn 2: Ung thư bắt đầu lan đến lớp sâu hơn của thành thực quản hoặc xâm lấn tổ chức bạch huyết lân cận nhưng chưa xâm lấn đến các bộ phận khác trên cơ thể. – Giai đoạn 3: Ung thư xâm lấn lớp sâu hơn của thành thực quản, xâm lấn tổ chức hoặc hạch bạch huyết trong vùng cạnh thực quản. – Giai đoạn 4: Ung thư đã xâm lấn và lan rộng đến các bộ phận khác trên cơ thể như gan, phổi, não, xương. 4. Các yếu tố nguy cơ ung thư thực quản Nguyên nhân chính xác gây ra ung thư thực quản đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng tỷ lệ mắc phải ung thư thực quản, điển hình như: 4.1. Tuổi tác Theo thống kê, nhóm người cao tuổi, đặc biệt là từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc phải ung thư thực quản so với những đối tượng khác. Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc ung thư thực quản 4.2. Giới tính Nam giới dễ mắc ung thư thực quản hơn là nữ giới. 4.3. Yếu tố di truyền Ung thư thực quản là một trong số những bệnh lý có tính di truyền. Hầu hết các kết quả điều tra đều cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân mắc ung thư thực quản do di truyền, trong đó tỉ lệ di truyền từ bố là cao nhất. 4.4. Hút thuốc lá Thói quen hút thuốc lá hoặc các chế phẩm có chứa thuốc lá là nguy cơ chủ yếu gây ra ung thư thực quản. 4.5. Sử dụng nhiều rượu bia Những người thường xuyên uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu có nguy cơ rất cao sẽ mắc phải ung thư thực quản. Đặc biệt nếu người bệnh sử dụng đồng thời cả rượu và thuốc lá thì nguy cơ này còn có thể tăng lên hơn nữa. 4.6. Ảnh hưởng từ một số bệnh lý nhất định – Bệnh viêm thực quản Barrett: Thực quản bị loét kéo dài không khỏi sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản. Thậm chí, tổ chức ở đáy thực quản có nguy cơ bị hoại tử nếu dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên thực quản. Các tế bào ở thực quản dần thay đổi nhiều và bắt đầu trở nên giống các tế bào ở dạ dày, đây là một tổn thương tiền ung thư và có thể phát triển thành ung thư thực quản biểu mô tuyến. – Các bệnh lý khác cũng có thể gây hoại tử niêm mạc thực quản, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản như nuốt phải acid hoặc các chất phụ gia khác. 4.7. Tiền sử bệnh ung thư khác Những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có thể làm tăng nguy cơ mắc thêm một bệnh ung thư thứ hai ở khu vực này, trong đó có ung thư thực quản. Tuy nhiên, vẫn có những đối tượng có một hoặc thậm chí nhiều yếu tố nguy cơ nhưng không bị ung thư thực quản. Trong trường hợp này, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi thăm khám khi thấy mình có những dấu hiệu nguy cơ được liệt kê ở trên. 5. Biện pháp phòng ngừa ung thư thực quản 5.1. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và khoa học – Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong các bữa cơm hàng ngày. – Hạn chế ăn những loại thực phẩm hun khói, đồ chiên rán, dầu mỡ. – Không nên ăn thức ăn khi đang quá nóng, không nên ăn quá nhanh vì có thể dễ dàng gây tổn thương thực quản. – Kết hợp nhiều loại thực phẩm tốt và an toàn để cân bằng mức độ dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ mỗi ngày. – Không ăn các loại thực phẩm dễ gây ung thư như thức ăn đã mốc, hỏng. 5.2. Cai rượu, bỏ thuốc lá Hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu rất có hại cho sức khỏe và gây ra ung thư thực quản, vì vậy bạn nên hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá. Nếu vẫn muốn uống rượu thì nên hạn chế uống không quá 1 lon bia mỗi ngày nếu là nữ hoặc 2 lon mỗi ngày nếu là nam. Chấm dứt ngay thói quen hút thuốc lá để phòng ngừa ung thư thực quản 5.3. Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh – Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe, nhưng hãy chú ý không nên tập luyện quá sức. – Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và hạn chế nguy cơ mắc phải ung thư thực quản.
question_63677
Công dụng thuốc Platarex 75mg
doc_63677
Thuốc Platarex 75mg có chứa thành phần chính là Clopidogrel với công dụng chống kết tập tiểu cầu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin về thuốc Platarex và cách hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Thuốc Platarex có chứa thành phần chính là Clopidogrel ở dạng Clopidogrel bisulfat. Thuốc được sản xuất dưới dạng Viên nén bao phim với hàm lượng 75mg.Clopidogrel là hoạt chất có vai trò ức chế việc gắn chọn lọc của adenosin diphosphate (ADP) lên thụ thể ở tiểu cầu và dẫn đến sự hoạt hóa qua trung gian ADP của phức hợp glycoprotein GPIIb/IIIa, từ đó có tác dụng ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu. 2. Chỉ định- Chống chỉ định của thuốc Platarex Thuốc Platarex 75mg được chỉ định trong dự phòng các biến cố huyết khối động mạch đối với các bệnh nhân mắc phải một trong những tình trạng sau:Người lớn bị nhồi máu cơ tim trong thời gian từ vài ngày đến dưới 35 ngày, người bị đột quỵ thiếu máu cục bộ từ 7 ngày đến dưới 6 tháng hoặc bệnh động mạch ngoại biên đã được xác định.Sử dụng kết hợp với acid acetylsalicylic ở người trưởng thành mắc phải hội chứng mạch vành cấp không có đoạn ST chênh lên ( Hoặc có cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không sóng Q). Trong đó kể cả những bệnh nhân có đặt stent mạch vành trong quá trình can thiệp động mạch vành qua da.Sử dụng kết hợp với acid acetylsalicylic ở người bị nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên được điều trị nội khoa và điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết.Kết hợp acid acetylsalicylic để dự phòng biến cố do thuyên tắc huyết khối và huyết khối động mạch, kể cả đột quỵ ở bệnh nhân trưởng thành bị rung nhĩ có ít nhất một yếu tố nguy cơ gặp các biến cố tim mạch nhưng không thể sử dụng thuốc kháng vitamin K và có nguy cơ xuất huyết thấp.Chống chỉ định sử dụng thuốc Platarex trong các trường hợp sau:Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Clopidogrel hoặc bất cứ thành phần nào có trong tá dược của thuốc.Bệnh nhân mắc phải bệnh lý xuất huyết ở đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh nhân bị xuất huyết nội sọ.Người bị suy gan nặng. 3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Platarex Thuốc Platarex được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh nên chọn giờ cố định để uống thuốc trong ngày và có thể kèm hoặc không kèm với thức ăn.Liều lượng thuốc khác nhau tùy vào từng đối tượng và mục đích điều trị như:Người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh nhân phục hồi sau nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc bệnh lý động mạch ngoại biên sử dụng liều khuyến cáo ở mức 75 mg/lần/ngày.Điều trị kết hợp với acid acetylsalicylic ở người lớn bị hội chứng mạch vành cấp không có đoạn ST chênh lên:Liều khởi đầu với 300 mg trong ngày đầu tiên, sau đó tiếp tục lặp lại với liều 75 mg/lần/ngày kết hợp với acid acetylsalicylic 75-325 mg/ngày trong những ngày tiếp theo.Acid acetylsalicylic có liên quan đến tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng với liều cao nên không khuyến cáo dùng liều cao hơn 100 mg.Điều trị kết hợp với acid acetylsalicylic ở người bị nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên:Khởi đầu điều trị với liều 300 mg, sau đó sử dụng liều lặp lại 75 mg/lần/ngày khi kết hợp với acid acetylsalicylic. Đối với bệnh nhân trên 75 tuổi thì chỉ dùng liều khởi đầu là 75 mg/lần/ngày mà không dùng liều 300 mg.Việc sử dụng acid acetylsalicylic trong điều trị kết hợp với clopidogrel và càng sớm càng tốt sau khi xuất hiện triệu chứng và tiếp tục điều trị duy trì ít nhất 4 tuần.Dự phòng biến cố do thuyên tắc huyết khối và huyết khối động mạch gồm có đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ với liều 75 mg/lần/ngày và nên sử dụng kết hợp với acid acetylsalicylic 75-100 mg/ngày.Các đối tượng khácĐối với trẻ em và người dưới 18 tuổi: Hiện nay chưa có công bố dữ liệu về sự an toàn và hiệu quả của thuốc đối với đối tượng này.Bệnh nhân suy gan, suy thận: Kinh nghiệm sử dụng thuốc Platarex về điều trị còn hạn chế ở đối tượng này.Cần lưu ý rằng liều dùng trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào thể trạng và diễn tiến bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng thích hợp. 4. Tác dụng phụ của thuốc Platarex 75mg Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc Platarex như rối loạn đường tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu và buồn nôn hoặc dị ứng da như ban đỏ, ngứa.Các phản ứng hiếm gặp hơn như xuất huyết đường tiêu hóa, loét dạ dày, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, chứng giảm bạch cầu trung tính hoặc chứng mất bạch cầu không hạt nghiêm trọng, bệnh thiếu máu bất sản, bệnh thận như hội chứng viêm thận, viêm khớp cấp, mất vị giác... 5. Tương tác giữa Platarex 75mg và các thuốc khác Thuốc chống đông máu đường uống: Các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng kết hợp clopidogrel với các thuốc thuộc nhóm chống đông máu đường uống như warfarin do sự kết hợp này có thể làm tăng mức độ xuất huyết.Thuốc ức chế thụ thể glycoprotein IIb/IIIa: Sử dụng các thuốc thuộc nhóm này cùng với clopidogrel vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết do chấn thương, phẫu thuật hay các bệnh lý khác.Acid acetylsalicylic: Các nghiên cứu đã chỉ ra Acid acetylsalicylic không làm thay đổi khả năng ức chế ngưng tập tiểu cầu của clopidogrel nhưng clopidogrel lại làm tăng tác dụng trên sự ngưng tập tiểu cầu qua collagen của acid acetylsalicylic. Tuy nhiên, khi kết hợp với acid acetylsalicylic với liều 500 mg*2 lần/ngày với clopidogrel 75 mg lần/ngày không làm kéo dài thêm thời gian chảy máu do dùng clopidogrel. Do đó, cần thận trọng về liều lượng khi chỉ định kết hợp 2 loại thuốc này.Heparin: Kết hợp Heparin với với clopidogrel không ảnh hưởng đến sự ức chế ngưng tập tiểu cầu của clopidogrel. Tuy nhiên, tương tác giữa hai loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.Thuốc tiêu sợi huyết: Việc kết hợp giữa thuốc tiêu sợi huyết với clopidogrel được đánh giá là an toàn ở những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp.Thuốc kháng viêm không steroid: Đã có nghiên cứu lâm sàng ở những người khỏe mạnh khi sử dụng kết hợp clopidogrel với naproxen thì thấy xuất hiện hiện tượng xuất huyết dạ dày ẩn. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng ở các thuốc kháng viêm không steroid khác nên vẫn chưa xác định chính xác rằng tất cả các thuốc thuộc nhóm này đều có tác dụng đó hay không. Do đó, cần cân nhắc khi phối hợp clopidogrel với các thuốc chống viêm không steroid.
doc_11303;;;;;doc_3866;;;;;doc_47322;;;;;doc_47668;;;;;doc_53458
Thuốc Linanrex được chỉ định trong những trường hợp sau:Kiểm soát huyết áp trong tụt huyết áp cấp hoặc tình trạng shock: Noradrenalin được chỉ định như một thuốc phụ trong điều trị huyết áp thấp vẫn kéo dài trong shock sau khi đã được bổ sung dịch đầy đủ.Phục hồi huyết áp trở lại bình thường trong những trình trạng gây hạ huyết áp nghiêm trọng như cơn đau tim, nhiễm trùng máu, phản ứng với truyền máu, phản ứng với thuốc, phản ứng dị ứng.Thuốc Linanrex chống chỉ định trong những trường hợp sau:Người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không nên sử dụng thuốc cho bệnh nhân hạ huyết áp do giảm thể tích máu, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp để duy trì động mạch vành và tưới máu não.Bệnh nhân giảm thể tích tuần hoàn khi chưa được bù dịch đầy đủ. Bệnh nhân thiếu oxy nghiêm trọng hoặc tăng CO trong máu. Bệnh nhân gây mê bằng cyclopropan hoặc các thuốc mê nhóm halogen. Bệnh nhân bị huyết khối mạch ngoại biên hoặc mạch mạc treo vì làm tăng thiếu máu cục bộ và làm tổn thương nhồi máu lan rộng hơn. Không sử dụng thuốc noradrenalin phối hợp với thuốc tê tại chỗ để gây tê ngón tay, tai, mũi, chân và bộ phận sinh dục 2. Liều lượng và cách dùng Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm do vậy thuốc Linanrex được dùng bằng đường tiêm truyền với liều dùng như sau:Người bệnh có cân nặng 60kg dùng liều 0,72mg/giờ; 1,8mg/giờ; 3,6mg/giờ; 7,2mg/giờ. Người bệnh có cân nặng 70kg dùng liều lượng 0,84mg/giờ; 2,1mg/giờ; 4,2mg/giờ; 8,4mg/giờ.Người bệnh có cân nặng 80kg dùng liều lượng 0,96mg/giờ; 2,4mg/giờ; 4,8mg/giờ.Cần tiếp tục điều trị bằng Linanrex cho đến khi đạt và duy trì được huyết áp thích hợp và sự tưới máu cần thiết cho mô. Trong trường hợp trụy mạch do nhồi máu cơ tim cấp, có khí liệu trình điều trị phải kéo dài tới 6 ngày.Khi ngừng điều trị, phải giảm tốc độ truyền một cách từ từ. Cần theo dõi bệnh nhân thật chặt chẽ và nếu huyết áp lại tụt nhanh thì có thể phải điều trị lặp lại lần nữa. Chỉ khi nào huyết áp tâm thu giảm tới mức 70 - 80 mm. Hg mới tiến hành điều trị lại.Sử dụng cho trẻ em: An toàn và hiệu quả của thuốc với trẻ em chưa được xác định.Sử dụng cho người cao tuổi: bệnh nhân cao tuổi khi lựa chọn liều cần thận trọng, thường bắt đầu từ liều thấp nhất. Không nên dùng thuốc vào các tĩnh mạch trong chân ở người bệnh cao tuổi. 3. Tác dụng không mong muốn Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Linanrex bao gồm:Tác dụng phụ thường gặp: nhức đầu, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhịp tim chậm, đánh trống ngực, đau vùng trước ngực, đau sau ức, đau họng, khó thở, lo âu, run đầu chi.Tác dụng phụ ít gặp: đau đầu nặng, nhiễm toan chuyển hoá, tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, tăng huyết áp, chảy máu não, loạn nhịp tim, giảm lưu lượng tim, hoại tử hoặc viêm tắc tĩnh mạch tại vị trí tiêm, bồn chồn, mất ngủ, lo âu, co giật, giảm lượng nước tiểu.Tác dụng phụ hiếm gặp: chảy máu, phù, viêm cơ tim khu trú, chảy máu dưới ngoại tâm từ ruột, thận hoặc gan, hoại tử chi dưới, sợ ánh sáng. 4. Tương tác thuốc Tương tác thuốc là sự tác dụng qua lại lẫn nhau giữa hai loại thuốc dẫn tới tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc đang điều trị, hoặc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân. Do vậy, trước khi bác sĩ kê đơn, bạn cần thông báo các loại thuốc đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Linanrex bao gồm:Các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc kháng histamin như diphehydramin, dexclorpheniramin, tipelennamin, và các alcaloid nấm cựa gà sử dụng theo đường tiêm, methyldopa hoặc quanethidin có thể làm tăng tác dụng của Linanrex, dẫn tới huyết áp tăng quá cao và kéo dài.Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm tác dụng tăng huyết áp của Linanrex. Digitalis có thể làm tăng tính nhạy cảm của cơ tim đối với tác dụng của Linanrex. Trong đó thuốc gây mê nhóm halogen hoặc cycopropan làm tăng kích thích cơ tim và có thể gây loạn nhịp tim nếu sử dụng đồng thời với Linanrex.Sử dụng đồng thời thuốc Linanrex với các thuốc ức chế monoamin oxydase có thể gây ra những cơn tăng huyết áp nghiêm trọng và kéo dài 5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Linanrex Trong quá trình điều trị bằng thuốc Linanrex có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, vì vậy để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ thì cần lưu ý sử dụng thuốc cho những trường hợp sau:Thận trọng sử dụng thuốc Linanrex ở bệnh nhân bị bệnh mạch vành, huyết khối mạch mạc treo hoặc mạch ngoại vi, bởi vì Linanrex có thể làm tăng thiếu máu cục bộ và mở rộng diện tích nhồi máu. Đồng thời, thận trọng sử dụng thuốc ở bệnh nhân tụt huyết áp sau nhồi máu cơ tim, người bệnh đau thắt ngực kiểu prinzmetal.Người bệnh cường giáp hoặc đái tháo đường, bệnh nhân ăn kiêng ngày, trẻ em và người lớn tuổi nếu xuất hiện loạn nhịp tim trong thời gian điều trị thì cần phải giảm liều. Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc ức chế MAO.Người bệnh rối loạn chức năng thất trái nghiêm trọng có hạ huyết áp cấp tính. Tóm lại, thuốc Linanrex có tác dụng trong điều trị tụt huyết áp cấp tính hoặc tình trạng shock nhằm khôi phục lại huyết áp trở về bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì cần thông báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.;;;;;Platilog được bán dưới tên thương hiệu Plavix, thuốc nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới. Đây là một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu được dùng để làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở những người có nguy cơ cao. 1. Công dụng của thuốc Platilog Platilog có thành phần chính là Clopidogrel bisulfate với hàm lượng 75mg. Thuộc nhóm thuốc tim mạch và thường chỉ định sử dụng trong điều trị các loại bệnh như:Sử dụng thuốc trong việc kiểm soát và dự phòng thứ phát ở bệnh nhân mắc bệnh xơ vữa động mạch bị đột quỵ, bị nhồi máu cơ tim hoặc bệnh động mạch ngoại biên đã được chuẩn đoán.Phòng ngừa tiên phát rung nhĩ do huyết khối tắc mạch: Thuốc được sử dụng cùng với axit acetylsalicylic (ASA, aspirin), để ngăn ngừa huyết khối sau khi đặt stent mạch vành hoặc như một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu thay thế cho những người bệnh khi cơ thể không dung nạp aspirin. Hẹp động mạch cảnh có triệu chứng. Phòng ngừa thứ phát sau ghép nối động mạch vành. Tạo hình động mạch ngoại vi qua da trong ghép nối động mạch ngoại vi. Clopidogrel được chỉ định để giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho bệnh nhân gặp hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên (ACS).Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp sau:Người bệnh không nên sử dụng thuốc clopidogrel nếu có hiện tượng chảy máu như loét dạ dày hoặc chảy máu trong não.Thành phần Clopidogrel có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, nguy hiểm hơn là đe dọa tính mạng người bệnh. Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu không ngừng hoặc là có máu xuất hiện trong nước tiểu, trong phân, hoặc nếu người bệnh ho ra máu thì cần đến trung tâm y tế gần nhất.Trước khi ngừng sử dụng thuốc clopidogrel nên báo với bác sĩ vì nó có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.Không dùng thuốc với bệnh nhân quá mẫn với Clopidogrel bisulfate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử bị xuất huyết như viêm loét đường tiêu hóa hay xuất huyết nội sọ.Không dùng thuốc với bệnh nhân bị suy gan nặng. 2. Liều lượng và cách dùng 2.1. Cách dùng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phin và được dùng theo đường uống, người bệnh có thể dùng thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn do thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của thuốc.2.2. Liều lượng. Bệnh nhân có tiền sử xơ vữa động mạch áp dụng liều dùng là 1 viên (75mg) mỗi ngày.Trong dự phòng và ngăn ngừa rối loạn huyết khối tắc mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên và đột quỵ sử dụng liều lượng thuốc là 1 viên (75mg)/ ngày.Trong điều trị hội chứng mạch vành cấp tính như chứng đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim không có sóng Q áp dụng liều điều trị ban đầu là là 300mg , dùng 1 lần/ngày và liều thuốc duy trì là 75mg mỗi ngày.Trong điều trị nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI): Dùng liều lượng 300 mg đến 600 mg, sau đó là 75 mg mỗi ngày, kết hợp với aspirin.Bệnh nhân STEMI đang điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết: Nếu bệnh nhân từ 75 tuổi trở xuống, thì dùng liều nạp 300 mg, sau đó là 75mg mỗi ngày. Thời gian điều trị trong ít nhất 14 ngày.Với bệnh nhân bị suy thận hoặc người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều lượng thuốc mà áp dụng như người bệnh thông thường.Phòng ngừa nguyên phát huyết khối tắc mạch trong rung nhĩ: Dùng 75mg mỗi ngày.Hẹp động mạch cảnh có triệu chứng: Dùng 75mg mỗi ngày. Phòng ngừa thứ phát của phẫu thuật ghép nối động mạch vành: Dùng 75mg mỗi ngày.Tạo hình động mạch ngoại vi qua da hoặc ghép cầu động mạch ngoại vi: Dùng 75mg mỗi ngày.Khi sử dụng quá liều Clopidogrel sẽ dẫn đến kéo dài thời gian chảy máu và sau đó là các biến chứng liên quan đến chảy máu. Một vài các biểu hiện khác là nôn, mệt, khó thở và xuất huyết tiêu hóa.Xử lý: Điều trị theo triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. 3. Tác dụng phụ của thuốc Platilog là một loại thuốc dễ hấp thụ tuy nhiên trong quá trình điều trị người bệnh vẫn có thể gặp các phản ứng không mong muốn như:Phản ứng phổ biến bao gồm có rối loạn đường tiêu hóa với triệu chứng hay gặp như tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu và buồn nôn và dị ứng da với biểu hiện như ban đỏ, ngứa.Phản ứng phổ biến hơn như tức ngực, chảy máu cam.Phản ứng hiếm gặp hơn gồm có loét dạ dày, chứng giảm tiểu cầu, xuất huyết đường tiêu hóa, giảm bạch cầu trung tính hoặc mất bạch cầu không hạt nghiêm trọng, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, bệnh thiếu máu bất sản, mất vị giác, viêm khớp cấp, bệnh thận như hội chứng viêm thận.Phản ứng nghiêm trọng hơn là chảy máu, thường gặp ở các trường hợp người bệnh trên 75 tuổi, trọng lượng cơ thể thấp hoặc sử dụng các loại thuốc như chất chống viêm không steroid hoặc warfarin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cao hơn. 4. Thận trọng Thận trọng khi sử dụng thuốc Platilog ở bệnh nhân gặp tình trạng xuất huyết do chấn thương, phẫu thuật hoặc do các bệnh lý khác.Với những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật thì nên ngưng sử dụng Clopidogrel ít nhất là 5 ngày trước khi phẫu thuật.Thận trọng khi sử dụng thuốc Clopidogrel ở những bệnh nhân có thương tổn đi kèm triệu chứng xuất huyết.Cần thận trọng điều trị Platilog ở những bệnh nhân suy gan.Hãy cho bác sĩ biết nếu người bệnh đã từng bị loét dạ dày hoặc ruột, gặp vấn đề về rối loạn chảy máu hoặc rối loạn đông máu..Đối với phụ nữ có thai : Hiện nay chưa có các nghiên cứu đầy đủ chứng minh thuốc an toàn với các trường hợp này. Do đó mà, bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc trong thời gian mang thai khi thật cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.Phụ nữ đang cho con bú: Chưa có nghiên cứu chứng minh thuốc Clopidogrel có khả năng bài tiết trong sữa mẹ hay không. Do vậy, bác sĩ khuyến cáo cần thận trọng khi sử dụng thuốc Platilog ở phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.Trong quá trình điều trị với Platilog, người bệnh nên tránh uống rượu. Nó có thể làm tăng phản ứng nguy cơ xuất huyết dạ dày.Tránh các hoạt động có thể gây chấn thương và làm tăng nguy cơ chảy máu.Nếu bệnh nhân có ý định sử dụng thuốc aspirin để điều trị các triệu chứng đau, sốt, sưng hoặc cảm lạnh thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 2 loại thuốc này dùng cùng nhau có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. 5. Tương tác thuốc Khi dùng chung với aspirin, heparin và thuốc làm tan huyết khối ảnh hưởng đến khả năng đông máu.Naproxen: Dùng chung với thuốc Platilog làm tăng khả năng xuất huyết tiêu hóa. Abametapir: Nồng độ trong huyết thanh của thuốc Clopidogrel có thể tăng lên khi nó được kết hợp với Abametapir. Abatacept: Có thể tăng chuyển hóa của Clopidogrel khi kết hợp với Abatacept.Abciximab, Acenocoumarol, Acemetacin: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của chảy máu có thể tăng lên khi Clopidogrel được kết hợp với các loại thuốc trên. Abrocitinib: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng chảy máu và giảm tiểu cầu có thể tăng lên khi Clopidogrel được kết hợp với Abrocitinib.Acetylcholine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng ngoại ý có thể tăng lên khi Clopidogrel được kết hợp với Acetylcholine. Alfentanil: Alfentanil có thể gây giảm hấp thu Clopidogrel dẫn đến giảm nồng độ trong huyết thanh và có khả năng làm giảm hiệu quả.Alpelisib: Nồng độ trong huyết thanh của Clopidogrel có thể giảm khi nó được kết hợp với Alpelisib.Amlodipine: Hiệu quả điều trị của Clopidogrel có thể giảm khi dùng kết hợp với Amlodipine.Anagrelide: Anagrelide có thể làm tăng hoạt động chống kết tập tiểu cầu của Clopidogrel. Antrafenine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của chảy máu có thể tăng lên khi Antrafenine được kết hợp với Clopidogrel.Apalutami: Nồng độ trong huyết thanh của Apalutamide có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Clopidogrel;;;;;Cleafex có chứa thành phần chính là Clopidogrel dưới dạng Clopidogrel hydrogen sulphate với hàm lượng 75mg và các tá dược khác vừa đủ. Đây là loại thuốc điều trị bệnh tim mạch có công dụng giảm nguy cơ đột quỵ với người có nguy cơ cao. Thuốc Cleafex chứa thành phần chính là Clopidogrel dưới dạng Clopidogrel hydrogen sulphate với hàm lượng 75mg và các tá dược khác vừa đủ. Đây là loại thuốc điều trị bệnh tim mạch có công dụng giảm nguy cơ đột quỵ với người có nguy cơ cao.Thuốc Cleafex được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói hộp gồm 2 vỉ và mỗi vỉ chứa 14 viên.Tác dụng của hoạt chất Clopidogrel là kháng tiểu cầu, được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch. Hoạt chất này có công dụng giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở những người có nguy cơ cao, đồng thời làm giảm khả năng mắc bệnh lý về tim. 2. Chỉ định dùng thuốc Cleafex Thuốc Cleafex 75mg được chỉ định trong các trường hợp sau:Điều trị làm giảm và ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu- huyết khối;Điều trị làm giảm khả năng xảy ra xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay vỡ mạch máu ở những người bệnh mắc các bệnh lý về động mạch vành. 3. Cách sử dụng và liều dùng của thuốc Cleafex Liều dùng thuốc Cleafex:Tùy vào khả năng dung nạp và tình trạng của từng người cụ thể mà sẽ có liều dùng khác nhau. Liều điều trị thông thường là mỗi ngày uống 1 viên.Cách dùng thuốc Cleafex:Cleafex được bào chế dạng viên nén bao phim nên bạn cần sử dụng thuốc bằng đường uống.Uống thuốc với nước ấm. Khuyến cáo nên sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn chính.Lời khuyên tuân thủ liều dùng: Người sử dụng thuốc cần phải luôn nhớ dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian. Không được tự ý tăng hay giảm liều điều trị hay ngừng thuốc đột ngột. Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cleafex Bên cạnh các tác dụng của thuốc, người dùng khi điều trị bằng Cleafex 75mg cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:Thường gặp: Kích ứng, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.Ít gặp: Đau tức ngực hay chảy máu cam. Hiếm gặp: Xuất huyết tiêu hóa, mất vị giác, viêm khớp cấp tính,..Nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu kể trên thì nên thông báo với bác sĩ để có phương pháp xử trí phù hợp. 5. Tương tác của thuốc Cleafex Trong quá trình sử dụng Cleafex, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Cleafex 75mg với các loại thức ăn hay thuốc mà bạn sử dụng.Các loại thuốc hay các thực phẩm chức năng có thể gây tương tác với Cleafex 75mg như các thuốc kháng viêm không steroid Aspirin, thuốc chống đông Warfarin, Heparin vì làm tăng nguy cơ chảy máu.Bạn cần chủ động liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn. 6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Cleafex Không sử dụng thuốc Cleafex cho các trường hợp:Người bị mẫn cảm hay cơ địa nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.Không sử dụng thuốc đối với những người bệnh bị xuất huyết do bệnh lý như loét dạ dày tá tràng hay chảy máu nội sọ.Không sử dụng loại thuốc này cho người bệnh có mắc kèm các bệnh lý liên quan đến gan, đặc biệt là suy giảm chức năng gan mức độ nặng.Các trường hợp tình trạng sức khỏe đặc biệt khác cần được bác sĩ điều trị tư vấn.Người bệnh khi sử dụng thuốc Cleafex cần chú ý một số trường hợp như sau:Cẩn trọng khi dùng loại thuốc này cho người bị suy giảm chức năng gan, kém chuyển hóa.Chú ý khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.Trong quá trình dùng sản phẩm, bạn nên sử dụng đúng liều lượng được hướng dẫn, tránh tự ý tăng hoặc giảm liều.Để thuốc Cleafex xa tầm với của trẻ em và động vật nuôi trong gia đình.Bạn không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia y tế để được hướng dẫn đúng cách, tránh trường hợp ngưng đột ngột gây ra nhiều hậu quả.Nếu quên liều, bạn cần chủ động dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian uống thuốc quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn nên lưu ý rằng tuyệt đối không dùng thuốc với gấp đôi liều điều trị đã được quy định.Lời khuyên cho mọi nhà là nên có tủ thuốc gia đình để hạn chế trường hợp trẻ em nghịch hoặc uống nhầm.Cách bảo quản thuốc Cleafex:Người bệnh nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ phòng là hợp lý nhất.Tránh bảo quản thuốc ở những nơi nơi ẩm mốc, bụi bẩn.Kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua và khi có ý định sử dụng lại.Chú ý đến hình thức bên ngoài của viên thuốc, nếu bạn nhận thấy viên thuốc đã chảy nước hoặc thay đổi màu sắc thì không được dùng nữa.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Cleafex, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Cleafex để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.;;;;;Thuốc Plahasan thuộc nhóm thuốc tim mạch được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thuốc Plahasan có chứa thành phần Clopidogrel được chỉ định trong điều trị dự phòng nguyên phát các rối loạn do nghẽn mạch huyết khối như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hoặc kiểm soát và dự phòng thứ phát xơ vữa động mạch mới đột quỵ... 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Plahasan Thuốc Plahasan 75mg có chứa thành phần clopidogrel là một chất ức chế chọn lọc việc gắn của adenosin diphosphate lên thụ thể của nó ở tiểu cầu và dẫn đến sự hoạt hoá qua trung gian ADP của phức hợp glycoprotein. Vì thế, thuốc có khả năng ức chế sự ngưng tập của tiểu cầu. Sinh chuyển hóa của hợp chất này cần cho việc tạo ra sự ức chế ngưng tập tiểu cầu, nhưng chất chuyển hoá có hoạt tính của thuốc đã không được phân lập. Hợp chất Clopidogrel tác động bằng sự biến đổi không hồi phục thụ thể ADP tiểu cầu dẫn đến tiểu cầu gắn vào clopidogrel sẽ tác động lên giai đoạn sau của đời sống tiểu cầu. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Plahasan Thuốc Plahasan 75mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:Dự phòng nguyên phát các rối loạn do nghẽn mạch huyết khối như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên.Kiểm soát và dự phòng thứ phát ở bệnh nhân xơ vữa động mạch mới bị đột quỵ, hoặc mới bị nhồi máu cơ tim hoạt động mạch ngoại biên đã xác định.Thuốc Plahasan 75mg cũng chống chỉ định với những trường hợp mẫn cảm với thành phần của thuốc, bệnh nhân có bệnh lý về xuất huyết như loét đường tiêu hoá hay xuất huyết nội sọ. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Plahasan Thuốc Plahasan 75mg có thể được sử dụng cùng hoặc không cùng với thức ăn.Trường hợp áp dụng điều trị cho bệnh nhân có tiền sử xơ vữa động mạch được khuyến nghị sử dụng thuốc Plahasan 75mg với liều 1 viên mỗi ngày.Điều trị liều dự phòng giúp ngăn chặn tình trạng rối loạn huyết khối tắc mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên và đột quỵ áp dụng liều 1 viên mỗi ngày.Hội chứng mạch vành cấp tính với các chứng đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không có sóng Q liều Plahasan 75mg sử dụng khởi đầu là 300mg sử dụng cho một lần duy nhất và duy trì liều 75mg mỗi ngày.Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Plahasan 75mg chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Plahasan 75mg, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ. 4. Xử trí quên liều và quá liều của thuốc Plahasan 75mg Nếu quên liều Plahasan 75mg hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Plahasan 75mg quên và liều tiếp theo quá gần nhau hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Plahasan 75mg, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Plahasan 75mg quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn của thuốc Plahasan 75mg thì người thân trong gia đình cần đưa người bệnh đi cấp cứu hoặc đến gặp bác sĩ điều trị ngay lập tức để được xử trí kịp thời. 5. Tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Plahasan 75mg Thuốc Plahasan 75mg có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thuốc Plahasan 75mg có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Plahasan 75mg gây ra bao gồm:Rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn. Dị ứng da, ban đỏ ngứa, tức ngực, chảy máu cam,...Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Plahasan 75mg. Thông thường những phản ứng phụ do thuốc Plahasan 75mg có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, với một số trường hợp, thuốc Plahasan 75mg có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Plahasan 75mg hoặc có thể lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: xuất huyết đường tiêu hoá, loét dạ dày, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu không hạt, giảm tiểu cầu, xuất huyết do giảm tiểu cầu, thiếu máu bất sản, hội chứng viêm thận, mất vị giác, viêm khớp cấp, xuất huyết nội sọ ... người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Plahasan 75mg và cần được đưa đi hỗ trợ y tế ngay lập tức. 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Plahasan 75mg Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Plahasan 75mg:Những trường hợp có tiền sử rối loạn thần kinh trung ương, động kinh, xơ vữa mạch não nên đề phòng khi sử dụng thuốc Plahasan 75mg. Với trường hợp suy thận, người cao tuổi cần được giảm liều trong quá trình sử dụng.Đối với phụ nữ có thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Plahasan 75mg. Người bệnh cần được tư vấn từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.Thuốc Plahasan 75mg có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng ngày người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược...Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Plahasan 75mg, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.;;;;;Thuốc Settirax có công dụng như sau:Serratiopeptidase có tác dụng ức chế tình trạng phù nề do hiện tượng viêm và làm giảm sự sưng phù sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương.Serratiopeptidase thúc đẩy sự xâm nhập của các kháng sinh và hóa chất trị liệu vào các mô để phát huy tác dụng điều trị;Thúc đẩy quá trình tiêu đờm và khạc đờm mủ, tiêu máu tụ;Serratiopeptidase còn có khả năng làm sạch và khử khuẩn các tiêu điểm nhiễm trùng;Phân huỷ mạnh bradykinin, fibrin và fibrinogen, tuy nhiên không có tác dụng trên albumin và g-globulin. 3. Chỉ định của thuốc Settirax Thuốc Settirax là một thuốc có nguồn gốc enzyme được chỉ định sử dụng trong:Sử dụng trong ngoại khoa:Thuốc Settirax trị các triệu chứng viêm và phù nề sau chấn thương, sau phẫu thuật;Điều trị trĩ nội, trĩ ngoại và sa hậu môn;Sử dụng trong chuyên khoa Tai, mũi, họng:Điều trị tình trạng viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng;Sử dụng thuốc Settirax sau phẫu thuật chuyên khoa và các phẫu thuật tạo hình.Sử dụng thuốc Settirax trong nội khoa:Phối hợp thuốc Settirax với kháng sinh trong các trường hợp nhiễm trùng;Thuốc Settirax sử dụng trong trường hợp long đờm trong các bệnh phổi như viêm phế quản, hen phế quản, lao.Sử dụng thuốc Settirax trong nha khoa:Thuốc Settirax dùng trong bệnh viêm nha chu, apxe ổ răng, viêm túi lợi răng khôn, sử dụng sau khi nhổ răng;Thuốc Settirax dùng sau phẫu thuật răng, hàm mặt.Chỉ định khác của thuốc Settirax:Thuốc Settirax dùng trong nhãn khoa: xuất huyết mắt, đục thuỷ dịch.Thuốc Settirax dùng trong sản phụ khoa: Sưng căng tuyến vú, rách hoặc khâu tầng sinh môn;Thuốc Settirax dùng trong bệnh tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn. 4. Liều lượng - Cách dùng Thuốc Settirax Cách dùng: Dùng thuốc Settirax bằng đường uống trước hoặc sau bữa ăn. Không bẻ hoặc nghiền nát viên thuốc Settirax khi uống.Liều dùng: Thường dùng thuốc Settirax 1 viên/lần x 3 lần/ngày, liều dùng thuốc Settirax có thể tăng tùy theo chỉ định của thầy thuốc. 5. Chống chỉ định của thuốc Settirax Chống chỉ định sử dụng thuốc Settirax ở người có cơ địa dễ dị ứng với Serratiopeptidase. 6. Tác dụng phụ của thuốc Settirax Trong quá trình sử dụng thuốc Settirax, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:Thuốc Settirax có thể gây ra các tác dụng phụ như: dị ứng ngoài da, nổi mề đay, phù quincke;Rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, chán ăn, khó chịu, buồn nôn. 7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Settirax
question_63678
Nhu cầu kẽm của trẻ hàng ngày
doc_63678
Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho sức khỏe và sự hình thành não bộ của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần lưu ý bổ sung kẽm hàng ngày cho trẻ từ các nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Đồng thời, cha mẹ cũng cần biết mỗi ngày trẻ cần bao nhiêu kẽm là đủ, cho trẻ uống kẽm thế nào là phù hợp. Việc tự ý cho trẻ uống thuốc bổ sung kẽm mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. 1. Lợi ích của kẽm cho trẻ em Kẽm là một khoáng chất thiết yếu và là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho cơ thể trẻ đang phát triển nhanh chóng. Vi chất thiết yếu này liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ em vì vai trò cần thiết để xây dựng các mô mới. Ngoài ra, kẽm cũng cần thiết cho hoạt động của hơn 100 loại enzym khác nhau trong cơ thể và đóng một vai trò trong:Tăng cường hệ miễn dịch - Kẽm hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ nên qua đó có thể làm giảm nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng như đường tiêu hóa. Khi lượng kẽm không đủ, chức năng miễn dịch dễ suy yếu và tăng khả năng mắc bệnh.Sự phát triển của sụn và xương - Kẽm thúc đẩy sự hình thành collagen để hỗ trợ xây dựng xương và duy trì độ chắc khỏe của xương cũng như sự phát triển và dẻo dai của sụn để khớp khỏe mạnh.Chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein - Kẽm cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein và do đó rất quan trọng để hấp thụ tối đa lượng thực phẩm mà trẻ ăn vào.Chữa lành các vết thương nhỏ - Kẽm là chất rất cần thiết để chữa lành vết thương. Do đó, kẽm sẽ đặc biệt có giá trị đối với trẻ em vì chúng dễ bị va quệt nhẹ trên da trong quá trình vận động.Duy trì cảm giác thèm ăn lành mạnh - Cung cấp đủ kẽm sẽ giúp duy trì cảm giác thèm ăn lành mạnh. Khi thiếu kẽm trong một khoảng thời gian, cơ thể sẽ bị giảm cảm giác thèm ăn, làm giảm hấp thu các chất trong giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh nhưng lại thường kén ăn.Cấu trúc của protein và màng tế bào - Kẽm là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt.Hoạt động chống oxy hóa - Kẽm có đặc tính chống oxy hóa và có thể giúp giảm tác hại của các gốc tự do trong cơ thể. Lượng kẽm mà trẻ cần vốn tùy thuộc vào độ tuổi, nhưng trẻ có thể nhận được tất cả lượng kẽm cần thiết mà không sợ thiếu kẽm bằng cách ăn uống lành mạnh và cân bằng.Theo đó, chưa có lượng kẽm khuyến nghị cho trẻ dưới 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, cho đến khi trẻ đến sinh nhật lần thứ tư, trẻ nên được bổ sung 3 miligam kẽm mỗi ngày. Trong độ tuổi từ 4 đến 8, trẻ em cần 5 mg kẽm mỗi ngày và từ 9 đến 13 tuổi, trẻ em cần 8 mg kẽm.Trẻ em gái và trai trong độ tuổi từ 14 đến 18 lần lượt cần 9 miligam và 11 miligam kẽm mỗi ngày. Cha mẹ nên bổ sung kẽm hàng ngày cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ Lượng kẽm cần thiết cho trẻ theo tuổi hoàn toàn có thể được cung cấp qua chế độ ăn với đa dạng các loại thực phẩm. Tùy thuộc vào nhu cầu ăn uống cụ thể của con bạn, cho trẻ ăn thịt thường xuyên là một trong những cách đơn giản nhất để tăng lượng khoáng chất thiết yếu này cho trẻ. Ăn một hộp sữa chua với các loại hạt thái nhỏ để có một bữa ăn nhẹ giàu kẽm. Cho trẻ uống một ly sữa trong bữa ăn để tăng cường lượng kẽm cho trẻ. Chính vì thế, hầu hết trẻ em không cần bổ sung kẽm một cách đặc biệt.Các loại thực phẩm tự nhiên giúp cung cấp kẽm tốt cho trẻ nhỏ:1/4 chén đậu trắng với thịt lợn và sốt cà chua: 3,3 mg10 gam thịt bò nấu chín: 3 mg1/2 bánh hamburger: 2,7 mg10 gam bít tết: 2,6 mg1/2 cốc ngũ cốc ăn sáng ăn liền: 2,5 mg10 gam hạnh nhân rang khô: 1 mg1 thìa bơ hạt điều, không thêm muối: 0,8 mg1/4 cốc phô mai tách béo một phần: 0,8 mg1/4 cốc đậu đóng hộp: 0,8 mg1/4 cái đùi gà quay: 0,6 mg5 gam pho mát Thụy Sĩ: 0,5 mg1 thìa bơ hạnh nhân: 0,5 mg1/4 chén đậu phụ sống: 0,5 mg1/4 chén đậu lima: 0,4 mg1/4 ức gà không da: 0,4 mg5 gam phô mai mozzarella hoặc phô mai cheddar: 0,4 mg1/2 cốc sữa: 0,4 mg. Thực thế, lượng kẽm trong một loại thực phẩm sẽ thay đổi đôi chút, tùy thuộc vào nhãn hiệu hoặc loại thịt cũng như cách chế biến. Lưu ý rằng đối với trẻ nhỏ, bơ hạt nên được tán mỏng và các loại thực phẩm khác (như đậu và thịt) nên được nghiền hoặc cắt thành từng miếng nhỏ để tránh bị nghẹn.Hơn nữa, trẻ em có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn lượng thức ăn với lượng kẽm tương ứng được trình bày như trên, tùy thuộc vào độ tuổi và sự thèm ăn của trẻ. Theo đó, cha mẹ có thể ước lượng hàm lượng chất dinh dưỡng cho phù hợp. Bổ sung kẽm hàng ngày cho trẻ thông qua một số loại thực phẩm Nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho trẻ là một chế độ ăn uống cân bằng hàng ngày. Nếu cha mẹ muốn bổ sung kẽm cho trẻ từ nguồn vitamin tổng hợp vào chế độ ăn của trẻ nhằm tránh thiếu kẽm, hãy đảm bảo tuân theo liều lượng chính xác và giữ chúng ở nơi an toàn mà trẻ không thể tiếp cận. Quá nhiều kẽm hoặc các chất dinh dưỡng khác có thể gây hại cho trẻ. Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi không nên bổ sung nhiều hơn 7 miligam kẽm. Mức dung nạp trên có thể chấp nhận được là 12 miligam đối với trẻ em từ 4 đến 8 tuổi và 23 miligam đối với trẻ em từ 9 đến 13 tuổi.Do đó, cha mẹ nên đảm bảo việc cho trẻ uống kẽm thế nào để không vượt quá mức tiêu thụ trên có thể chấp nhận được. Mặt khác, thuốc bổ sung kẽm có thể tương tác tiêu cực với một số loại thuốc hoặc các chất bổ sung khác. Thuốc kháng sinh quinolone hoặc tetracycline, penicillamine, chlorthalidone và hydrochlorothiazide là một số loại thuốc được biết là có tương tác tiêu cực với các chất bổ sung kẽm. Luôn cho bác sĩ biết về các chất bổ sung khác hoặc các loại thuốc mà trẻ đang dùng trước khi cho trẻ bổ sung kẽm.Chính vì những lý do này, khi muốn bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ cần cân đối bổ sung đồng thời với các vi chất thiết yếu khác. Ví dụ như việc bổ sung các thành phần bao gồm Lysine, kẽm, tinh chất chiết xuất từ gừng, vitamin B và Betaglucan sẽ giúp hoàn thiện vị giác cho trẻ, tăng miễn dịch đường ruột, kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác, chuyển hóa thức ăn. Từ đó, giúp trẻ em ăn ngon một cách tự nhiên, an toàn cho sức khỏe trẻ.Tóm lại, trẻ em cần được cung cấp đủ kẽm để tăng trưởng và phát triển đúng cách. Chất dinh dưỡng này giúp cơ thể tăng sinh tế bào mới, đồng thời cũng giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Mặc dù hầu hết trẻ em đều có thể nhận đủ kẽm chỉ qua chế độ ăn uống, nhưng việc bổ sung có thể hữu ích trong một số trường hợp. Cha mẹ khi bổ sung kẽm hàng ngày cho trẻ cần đảm bảo liều lượng phù hợp, nên nắm vững mỗi ngày trẻ cần bao nhiêu kẽm và cho trẻ uống kẽm thế nào theo ý kiến tham vấn của bác sĩ nhi khoa.sfgate.com - who.int - babycenter.com
doc_18361;;;;;doc_7601;;;;;doc_45936;;;;;doc_33537;;;;;doc_43578
Nhu cầu kẽm được xác định dựa theo nhóm tuổi, giới tính, tình trạng sinh lý của trẻ và giá trị sinh học của kẽm có trong khẩu phần ăn. Cụ thể nhu cầu kẽm ở trẻ từ 7 - 11 tháng như sau:Với mức hấp thu tốt: 0.8 - 2.5 mg/ngày. Hấp thu tốt có nghĩa là giá trị sinh học kẽm tốt = 50% với khẩu phần có nhiều protein động vật hoặc cá.Với mức hấp thu vừa: 4.1 mg/ngày. Hấp thu vừa có nghĩa là giá trị sinh học của kẽm trung bình = 30% trong khẩu phần ăn có vừa phải protein động vật hoặc cá.Với mức hấp thu kém: 8.3 mg/ngày. Hấp thu kém có nghĩa là giá trị sinh học của kẽm thấp = 15% với khẩu phần ít hoặc không có protein động vật hoặc cá.Như vậy trẻ cần bổ sung kẽm qua ăn uống hoặc các sản phẩm thay thế như thực phẩm chức năng, thuốc, vì chế độ ăn sẽ không cung cấp đủ kẽm cho trẻ. 2. Bệnh lý liên quan đến kẽm 2. 1. Bệnh lý do thiếu kẽm. Thiếu kẽm ở người thường khá hiếm gặp, nhưng không có nghĩa là không có. Bởi vì kẽm có liên quan đến nhiều chuyển hóa quan trọng trong cơ thể, vì vậy các triệu chứng và hội chứng do thiếu kẽm mức độ nhẹ gây ra thường đa dạng và rất dễ thay đổi. Các triệu chứng và hội chứng cơ bản nhưng không đặc trưng của tình trạng thiếu kẽm bao gồm:Chậm tăng trưởng. Rụng tóc. Tiêu chảy. Làm chậm sự trưởng thành sinh dục và mất khả năng sinh sản. Tổn thương da và mắt. Giảm ngon miệng2. 2. Bệnh lý do thừa kẽm. Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy các tác động bất lợi từ việc tiêu thụ dư thừa kẽm từ thức ăn tự nhiên. Các tác động bất lợi có liên quan với việc bổ sung kẽm vào chế độ ăn trong thời gian dài gồm có ức chế hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol tỷ trọng cao (HDL) và giảm đồng. Các tác dụng phụ khác có thể gặp khi bổ sung kẽm dư thừa bao gồm:Các tác động cấp: Bao gồm đau thượng vị, buồn nôn, nôn, mất cảm giác ngon miệng, chuột rút, đau đầu và tiêu chảy. Bô sung kẽm với liều 225-450 mg được đánh giá là gây nôn. Các triệu chứng dạ dày ruột đã được báo cáo khi bổ sung kẽm với liều 50-150 mg/ngày.Suy giảm chức năng miễn dịch: Khi sử dụng 300mg/ngày kẽm bổ sung 6 tuần có thể gây suy giảm chức năng miễn dịch. Trẻ thiếu kẽm có thể bị chán ăn, rụng tóc 3.1. Đa dạng hóa bữa ăn. Cần phối hợp nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày. Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng bao gồm cả kẽm. Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý là cách tốt nhất để phòng chống tình trạng thiếu kẽm ở trẻ nhỏ.Tăng cường khả năng hấp thụ kẽm ở trẻ nhỏ bằng cách sử dụng thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả. Bạn nên sử dụng các cách chế biến như nảy mầm (giá đỗ), lên men (dưa chua...) bởi vì các quá trình này làm tăng hàm lượng vitamin C và giảm axit phytic trong thực phẩm từ đó làm tăng hấp thu kẽm từ khẩu phần ăn.Thúc đẩy, hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ: Các bà mẹ nên cho con bú trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú tới 24 tháng.Bạn nên sử dụng các thực phẩm giàu kẽm gồm: Các loại thức ăn từ động vật như hàu, cua bể, tôm, thịt bò, thịt, cá. Các loại thức ăn này không chứa chất ức chế hấp thu kẽm.Bổ sung kẽm bằng đường uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.3.2. Phòng và điều trị bệnh giúp hỗ trợ phòng chống thiếu kẽm. Tiêm chủng cho trẻ đúng lịch để phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, lao, viêm gan B, viêm não nhật bản.Trẻ từ 2 tuổi trở lên cần tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần.Bạn cần theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.3.3. Dự phòng thiếu kẽm bằng cách uống bổ sung kẽm. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng kẽm uống bổ sung để dự phòng thiếu kẽm cho các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm.Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: Nên bổ sung 5mg kẽm nguyên tố/ngày.Trẻ từ 4 - 13 tuổi: Nên bổ sung 10mg kẽm nguyên tố/ngày.Người lớn: Nên bổ sung 15mg kẽm nguyên tố/ngày.Phụ nữ có thai cần được bổ sung từ 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.Có thể dùng kẽm bổ sung theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, việc bổ sung kẽm cần thiết cho:Trẻ kém ăn, chậm tăng cân.Trẻ không được bú mẹ.Trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai.Phụ nữ mang thai. Mẹ có thể dự phòng thiếu kẽm cho trẻ bằng viên uống bổ sung kẽm Tóm lại, ngoài việc bổ sung kẽm thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày, cha mẹ cũng nên chủ động sử dụng các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.;;;;;Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, khá dồi dào trong cơ thể con người. Kẽm được tìm thấy trong mắt, não, tuyến tụy, thận, gan và tuyến thượng thận. Năm 1963, kẽm được công nhận là 1 trong những chất dinh dưỡng thiết yếu ở người.Những vai trò quan trọng của kẽm phải kể đến như:Kẽm cần thiết để insulin hoạt động tốt;Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp protein và DNA;Xương và răng cần kẽm để khoáng hóa tốt. Kẽm cần thiết để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.Kẽm hoạt động trong quá trình trao đổi carbon dioxide giữa phổi và máu, đồng thời cũng là một phần của chức năng enzym trong gan và ruột.Hiện nay, kẽm không được sử dụng rộng rãi để điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Nó chỉ được sử dụng để điều trị thiếu hụt do suy dinh dưỡng hoặc các vấn đề kém hấp thu ở trẻ nhỏ và người lớn. Theo khuyến nghị, trẻ em từ 1 đến 3 tuổi nên bổ sung 3 mg kẽm mỗi ngày, trẻ từ 4 đến 8 tuổi nên bổ sung 4mg mỗi ngày và từ 9 đến 13 tuổi thì nên bổ sung 6mg mỗi ngày. Điều này có thể đạt được thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh hoặc bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng.Trẻ cần ăn thực phẩm có chứa kẽm mỗi ngày vì cơ thể không thể dự trữ nguyên tố vi lượng này. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm, tuy nhiên cần tìm hiểu thật kỹ vì hiện nay kẽm có nhiều liều lượng và dạng khác nhau. 2 trong số các dạng chính là kẽm sulfat và kẽm gluconat. Kẽm sulfat chứa hàm lượng kẽm cao hơn (23% trên 100 mg) so với kẽm gluconat (14,3% trên 100 mg). Cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ bổ sung kẽm theo liều lượng khuyến cáo nếu con bị thiếu kẽm. Hiện nay, thiếu kẽm có thể xảy ra ở những trẻ bị tiêu chảy nặng hay các tình trạng làm cho ruột khó hấp thụ thức ăn, xơ gan, sau phẫu thuật lớn hoặc trong thời gian sử dụng ống cho ăn ở bệnh viện.Các triệu chứng của thiếu hụt kẽm bao gồm: Tăng trưởng chậm, mức insulin thấp, chán ăn, khó chịu, rụng tóc, da thô ráp, vết thương chậm lành, khứu giác kém, tiêu chảy và buồn nôn.Bổ sung kẽm qua đường uống hoặc truyền kẽm qua đường tĩnh mạch (IV) giúp phục hồi mức kẽm ở những người thiếu kẽm. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm cho trẻ thường xuyên không được khuyến khích. Cha mẹ cần biết trẻ cần bổ sung kẽm khi nào để bổ sung phù hợp nhất 4. Thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, tuy nhiên trẻ thường không thích loại thực phẩm này. Kẽm cũng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm thân thiện với trẻ em như thịt bò, thịt heo, hạt điều, đậu xanh, phomai, yến mạch, hạnh nhân, đậu hà lan, tôm và cua,...Trong trường hợp bạn đã cho trẻ ăn đầy đủ những thực phẩm chứa kẽm, nhưng con vẫn không nhận được lượng kẽm cần thiết thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số loại vitamin tổng hợp chuyên biệt dành cho trẻ em, để giúp bổ sung kẽm hàng ngày. Việc bổ sung kẽm hợp lý, đúng liều lượng sẽ giúp kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ.;;;;;Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, đóng nhiều vai trò trong cơ thể. Thiếu kẽm là một yếu tố gây bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng trên toàn thế giới. Ngừa thiếu kẽm ở trẻ thông qua chế độ ăn giúp giảm tỷ lệ mắc và kết quả của các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Cả thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật đều có thể cung cấp kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên, các sản phẩm động vật chứa nhiều kẽm hơn đáng kể, trong đó hàu đặc biệt giàu kẽm. Đồng thời, cơ thể cũng hấp thụ kẽm từ thức ăn động vật tốt hơn nhiều so với thức ăn có nguồn gốc thực vật. Ruột non của bạn không thể hấp thụ 100% kẽm từ thực phẩm, mà chỉ khoảng 40% từ thịt, sữa và pho mát, trong khi tỷ lệ hấp thụ kẽm đối với rau củ quả là 20%. Thực phẩm có kẽm Lượng kẽm (mg) trên 100 g thực phẩm Hàu, mầm lúa mì, cám lúa mì 10 - 25 mg Trứng, gan heo, thịt bò, hạt hướng dương, hạt lanh, bột đậu nành, bột cacao 5 - 10 mg Lúa mạch đen, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, quinoa, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu phộng, quả óc chó, hạt chia, sô cô la đen 2,5 - 5 mg Cả khoai lang và khoai tây thông thường đều chứa khoảng 1 miligam kẽm, và các loại rau khác như đậu xanh và cải xoăn cũng chứa kẽm. Những người ăn chay trường cũng có thể chọn các loại thực phẩm thuần chay tăng cường (chẳng hạn như ngũ cốc) hoặc thực phẩm giàu kẽm như đậu gà, các loại đậu, các loại hạt và đậu phụ để bổ sung kẽm.Như đã đề cập, protein động vật hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm, tạo thành một phức hợp mà cơ thể có thể sử dụng tốt. Ngoài ra, còn có các chất dinh dưỡng khác thúc đẩy sự hấp thụ kẽm, bao gồm:Histidine trong hạnh nhân, đậu phộng, thịt bò và thịt lợn. Methionine trong hạnh nhân, cá tuyết, cá thu, cá ngừ. Cysteine ​​trong hạnh nhân, đậu phộng, thịt bò và thịt lợn. Axit citric trong táo, lê, quả mọng và trái cây họ cam quýt. Kẽm làm tăng hoạt động của biotin, vì vậy các chế phẩm kẽm thường được kết hợp với vitamin này. Thông qua chế độ ăn uống, bạn có thể bổ sung biotin dưới dạng các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, nấm và thịt. 2. Liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ Nhìn chung, trẻ sẽ thay đổi nhu cầu kẽm ở mỗi giai đoạn phát triển và mỗi độ tuổi khác nhau. Lượng kẽm trong chế độ ăn khuyến nghị dao động từ 2 mg/ngày ở trẻ nhỏ đến 9 mg/ngày ở nữ vị thành niên và 11 mg/ngày ở nam vị thành niên. Bạn có thể tham khảo liều lượng bổ sung do tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) quy định cụ thể như sau: Độ tuổi Lượng kẽm 0 - 6 tháng tuổi 2mg/ngày 7 - 11 tháng tuổi 3mg/ngày 1 - 3 tuổi 3mg/ngày 4 - 8 tuổi 5mg/ngày 9 - 13 tuổi 8mg/ngày 14 tuổi trở lên Bé trai cần 11mg/ngày Bé gái cần 9mg/ngày 3.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh nhanh và tốt nhất. Sữa mẹ ở giai đoạn đầu không chỉ dồi dào kẽm mà còn chứa nhiều kháng thể và các dưỡng chất khác. Do đó, trong suốt giai đoạn này bạn cần tận dụng nguồn sữa mẹ để trẻ phát triển tối đa, hạn chế bú sữa ngoài. Cũng vì thế mà việc bổ sung đầy đủ kẽm và chất dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và cho con bú là hết sức quan trọng. Mẹ cần bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình những món:Giàu kẽm như hải sản, thịt, trứng,...Giàu vitamin C như các loại trái cây có múi họ cam quýt. Những loại hạt, loại đậu, đặc biệt là đậu nành. Kẽm có trong thức ăn nào là thắc mắc của nhiều phụ huynh 3.2. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lênĐa dạng thực đơn hàng ngày của con để giới thiệu những món ăn lành mạnh mới, ngon miệng và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.3.3. Trẻ suy dinh dưỡngƯu tiên các loại thực phẩm đa dạng chất dinh dưỡng khác như hải sản (cá, tôm, lươn, cua, hàu), thịt hoặc các loại đậu, hạt, rau lá xanh (bông cải xanh),...3.4. Trẻ biếng ăn. Bạn có thể kích thích con ăn ngon miệng hơn bằng một số thực phẩm giàu kẽm mà hầu hết trẻ nhỏ đều ưa chuộng, như socola đen, bơ sữa, sữa chua, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt,... Vì ép con ăn uống đầy đủ là rất khó khăn, mẹ cũng có thể bổ sung kẽm cho trẻ thông qua những loại thực phẩm chức năng theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua những loại thực phẩm tươi hàng ngày vẫn được khuyến khích hơn vì khả năng hấp thu của kẽm sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.Các thực phẩm hỗ trợ đã được bác sĩ kê đơn có thể giúp bé ăn ngon miệng hơn, đồng thời bổ sung đầy đủ kẽm và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ đó, trẻ có thể tăng khả năng miễn dịch, được hỗ trợ phát triển toàn diện cả về thể trọng lẫn sức khỏe.Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ có thể bổ sung kẽm để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.Ngoài kẽm, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.ncbi.nlm.nih.gov;;;;;Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Trẻ thiếu kẽm có thể dẫn tới nhiều nguy cơ cho sức khỏe nên nhận biết triệu chứng, dấu hiệu để biết cách bổ sung kịp thời là điều cha mẹ cần quan tâm. 1. Kẽm và vai trò đối với sự phát triển của trẻ Dù chiếm số lượng nhỏ, song kẽm lại là thành phần tham gia, tác động lớn tới quá trình phát triển của trẻ. Theo nghiên cứu, kẽm là thành phần có trong hơn 300 enzym khác nhau, là chất xúc tác không thể thiếu trong quá trình nhân bản tế bào và bởi vậy, rất quan trọng với sự tăng trưởng ở trẻ. Bên cạnh đó, kẽm còn góp phần duy trì chức năng của nhiều cơ quan có vai trò quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như sự tập trung của não bộ, điều hòa chức năng hệ nội tiết, thúc đẩy hoạt động của tuyến yên, tuyến sinh dục hay thượng thận,... Nhờ vậy, các giữ cho các hoạt động của cơ thể được diễn ra bình thường. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ đều có nhu cầu về lượng kẽm riêng. Theo khuyến nghị của WHO, cụ thể mức kẽm cần có đối với trẻ qua các giai đoạn như sau: Dưới 3 tháng tuổi: mức cần thiết là 3 mg/ngày. Từ 5 tới 15 tháng: khoảng 5 - 8 mg/ngày. Từ 1 - 10 tuổi: khoảng 10 - 15 mg/ngày bởi đây là giai đoạn trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để có thể phát triển thể chất, chiều cao tối ưu. Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng nói chung mà còn là nguồn kẽm tốt nhất. Bởi vậy, mẹ cần quan tâm hơn hết tới chế độ dinh dưỡng của bản thân để cải thiện chất lượng nguồn sữa. Khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bổ sung lượng kẽm cho con thông qua những loại thức ăn bổ sung cùng với sữa mẹ. Để kẽm trong thức ăn, sữa mẹ có thể được trẻ hấp thụ hết, mẹ nên cho con uống thêm vitamin C. Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc giúp cho cơ thể có thể hấp thu kẽm và ngược lại. Bởi thế, có thể cho con ăn thêm trái cây tươi có lượng vitamin C dồi dào, chẳng hạn như: chanh, cam, bưởi, quýt,... Cùng với kẽm, trẻ cũng cần được bổ sung thêm selen, crom, vitamin nhóm B,... để không chỉ tăng cường tiêu hóa mà còn giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn.2. Những dấu hiệu thường gặp khi trẻ thiếu kẽm Một số loại thực phẩm sau đây có tác dụng tốt trong việc bổ sung kẽm cho trẻ Sữa Gồm cả sữa tươi, sữa bột, các chế phẩm từ sữa, chẳng hạn phô mai. Không chỉ là nguồn bổ sung kẽm dồi dào, các sản phẩm này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin D, canxi, protein,... Riêng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ có vai trò quan trọng nhất trong việc bổ sung kẽm cho trẻ. Ngũ cốc Các loại múa mì, gạo,... giúp bổ sung kẽm và các dưỡng chất khác như chất xơ, vitamin, magie, sắt,... Chúng còn giúp nuôi dưỡng bộ não của trẻ, giảm nguy cơ của các bệnh tim mạch, béo phì,... Socola Dù có lượng đường cao nhưng đây cũng là nguồn cung cấp hàm lượng kẽm dồi dào. Theo nghiên cứu, cứ 100g socola có chứa khoảng 3,3 mg kẽm. Mặc dù vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một lượng vừa đủ để tránh béo phì. Thịt đỏ Chẳng hạn như thịt bò, lơn, cừu. Các loại thịt này khi cho trẻ ăn cần được chế biến kỹ, đồng thời kết hợp với các loại thực phẩm khác, nhất là thực phẩm giàu chất xơ. Động vật có vỏ Chẳng hạn như các loại sò, tôm, hàu, hến,... được xem là thực phẩm bổ sung hiệu quả lượng kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng cần được chế biến kỹ hoặc cẩn trọng khi sử dụng với trẻ có tiền sử dị ứng. Các loại đậu Chẳng hạn như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu xanh,... rất giàu chất xơ, protein, kẽm, sắt,... song kẽm trong các loại đậu khó hấp thu hơn so với các thực phẩm khác. Hạt Hạt khô như óc chó, hạn nhân, đậu phộng,... vừa ngon miệng lại có thể bổ sung lượng kẽm, chất xơ, vitamin, chất béo dồi dào. Rau củ, trái cây;;;;;Kẽm là một vi chất dinh dưỡng quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ. Hơn nữa, vai trò của kẽm cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh. Đó là lý do vì sao cần cho trẻ uống kẽm hay bổ sung thực phẩm giàu kẽm vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Khi biết kẽm có tác dụng gì và cách cung cấp lượng kẽm đầy đủ cho trẻ, cha mẹ mới có thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Kẽm là một khoáng chất vi lượng mà hơn 70 loại enzym đều cần để điều chỉnh quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Trẻ em bị thiếu kẽm sẽ tăng nguy cơ gặp phải các khuyết tật và bất thường về tăng trưởng, điều này làm kẽm trở thành chất dinh dưỡng quan trọng trong mọi chế độ ăn uống. Ngoài ra, vai trò của kẽm cũng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển thích hợp của các cơ quan sinh sản ở trẻ em.Những lợi ích của kẽm đối với trẻ nhỏ:Kẽm là chất chống oxy hóa, có nghĩa là giúp giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể và giúp ngăn chặn các gốc tự do có khả năng gây hại cho các tế bào khác cùng trong cơ thể.Kẽm hỗ trợ sức khỏe làn da, duy trì tính toàn vẹn và đàn hồi cho lớp biểu bì. Điều này còn bao gồm hỗ trợ làn da của trẻ ma. U tái tạo, duy trì cấu trúc da và hỗ trợ chữa lành vết thương nhẹ, mau lành khi trẻ bị té ngã.Kẽm hỗ trợ sức khỏe của mắt, giúp duy trì thị lực cho trẻ.Kẽm hỗ trợ chức năng cho hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là cơ chế bảo vệ có sẵn, được thiết kế để giúp xua đuổi các loại vi trùng không mong muốn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Do đó, kẽm giúp hỗ trợ điều này, duy trì chức năng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.Các vai trò bổ sung của kẽm: Ngoài những chức năng hữu ích được đề cập ở trên, kẽm còn giúp hỗ trợ chức năng hệ thần kinh, duy trì dẫn truyền thần kinh, duy trì chức năng nhận thức, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển lành mạnh ở trẻ nhỏ. 2. Nhu cầu kẽm theo độ tuổi Các viện Y học và dinh dưỡng trên khắp thế giới đã thống nhất mức độ hấp thụ đầy đủ cần thiết của kẽm cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng là 2 mg mỗi ngày. Đối với trẻ sơ sinh lớn hơn, trẻ em và người lớn, nhu cầu kẽm theo độ tuổi được xác định như sau:Trẻ sơ sinh và trẻ em từ 7 tháng đến 3 tuổi, nhu cầu kẽm là 3 mg / ngày. Trẻ từ 4 đến 8 tuổi, nhu cầu kẽm là 5 mg / ngày. Trẻ từ 9 đến 13 tuổi, nhu cầu kẽm là 8 mg / ngày. Trẻ em gái từ 14 đến 18 tuổi, nhu cầu kẽm là 9 mg / ngày. Trẻ em trai từ 14 tuổi trở lên, nhu cầu kẽm là 11 mg / ngày Vai trò của kẽm quan trọng với trẻ và cần bổ sung theo từng giai đoạn khác nhau của trẻ Bên cạnh đó, mức hấp thụ trên, hay lượng tối đa an toàn để bổ sung kẽm cho những đối tượng chưa dùng kẽm dưới sự giám sát y tế là:Trẻ sơ sinh đến 6 tháng, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 4 mg / ngày. Trẻ từ 7 đến 12 tháng, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 5 mg / ngày. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 7 mg / ngày. Trẻ từ 4 đến 8 tuổi, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 12 mg / ngày. Trẻ từ 9 đến 13 tuổi, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 23 mg / ngày. Trẻ từ 14 đến 18 tuổi, lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 34 mg / ngày. Người lớn từ 19 tuổi trở lên (bao gồm cả mang thai và cho con bú), lượng kẽm tiêu thụ không vượt quá 40 mg / ngày. Tuy nhiên, khi cần bổ sung kẽm nhằm mục đích để điều trị và ngăn ngừa các bệnh khác, liều lượng kẽm được chỉ định sẽ tùy theo từng trường hợp. Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Theo đó, việc bổ sung một lượng kẽm lành mạnh cho trẻ cần thực hiện mỗi ngày, thông qua thuốc bổ sung kẽm cùng với các sinh tố thiết yếu khác hoặc thực phẩm giàu chất kẽm.Sau đây là danh sách mười thực phẩm giàu kẽm hàng đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ nghi ngờ đang bị thiếu kẽm, hãy nhớ rằng thực phẩm động vật là nguồn cung cấp kẽm tốt hơn thực phẩm thực vật.Hải sản: Hàu, cua và tôm hùm. Thịt bò và thịt cừu. Mầm lúa mì. Rau bina và các loại lá xanh khác như lá rau dền, lá đinh lăng. Hạt bí và bí, hạt hướng dương, hạt chia và hạt lanh. Các loại ngũ cốc và hạt khác như hạt điều, hạt thông, quả hồ đào, hạnh nhân, đậu phộng và quả phỉ. Ca cao và sô cô la. Thịt lợn nạc nấu chín và thịt gàĐậu. Nấm. Theo đó, mặc dù thực phẩm có nguồn gốc thực vật có kẽm, nhưng chúng ở liều lượng thấp và thường không đủ để đáp ứng lượng khuyến nghị hàng ngày. Vì vậy, trẻ cần được khuyến khích ăn những miếng bánh mì nguyên hạt đã được tăng men và các thực phẩm làm từ đậu nành để tăng lượng khoáng chất này cho trẻ. Các loại ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt tăng cường kẽm là những lựa chọn khác cho trẻ không ăn thịt và các sản phẩm từ sữa. Vai trò của kẽm rất quan trọng, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua một số loại thực phẩm Bên cạnh đó, nếu đang có kế hoạch bổ sung kẽm cho con, đây là một số điều cha mẹ nên biết:Lượng kẽm cung cấp quá nhiều có thể gây thừa kẽm, cơ thể sẽ gặp các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng, sốt và hôn mê.Liều lượng kẽm cao ở trẻ em có liên quan đến việc tăng mức cholesterol trong máu, mức HDL thấp và nhiễm trùng tái phát.Thuốc bổ sung kẽm có thể tương tác với các loại thuốc khác như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc huyết áp và thuốc kháng sinh.Trẻ em dưới 18 tuổi không được khuyến cáo sử dụng chất bổ sung kẽm không kê đơn trừ khi được bác sĩ kê đơn.Không sử dụng kẽm qua đường mũi để bổ sung kẽm vì có liên quan đến chứng mất khứu giác.Vì vậy, cha mẹ luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ gia đình hoặc chuyên gia dinh dưỡng được chứng nhận trước khi chọn sử dụng chất bổ sung kẽm cho trẻ em vì trẻ có thể gặp các tác dụng phụ nêu trên khi sử dụng quá liều khoáng chất này.Thêm vào đó, nên chú ý bổ sung đồng thời các vi chất thiết yếu khác giúp hàm lượng các chất cân đối, hài hòa cũng như hỗ trợ nhau trong những quá trình phản ứng chuyển hóa các chất trong cơ thể.Tóm lại, vai trò của kẽm là vô cùng thiết yếu trong sự phát triển và củng cố hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể. Khi có một chế độ ăn đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, nguy cơ thiếu kẽm là khó mắc phải. Tuy nhiên, khi trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy hay tổn thương trên da, cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ, với hàm lượng cân đối để đảm bảo sự phát toàn diện trong những năm tháng đầu đời.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
question_63679
Những thói quen đơn giản giúp bạn phòng tránh viêm buồng trứng
doc_63679
Bệnh viêm buồng trứng không phổ biến nhưng rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Tuy nhiên, chị em cũng không nên quá lo lắng vì chỉ bằng những thói quen đơn giản, bạn có thể phòng tránh hiệu quả căn bệnh này. 1. Những dấu hiệu cảnh báo viêm buồng trứng Buồng trứng có chức năng tạo trứng. Khi trứng trưởng thành, trứng sẽ rời khỏi buồng trứng hay còn gọi là sự rụng trứng và sẵn sàng thụ tinh. Buồng trứng còn có một chức năng quan trọng khác là tổng hợp các loại hormone như estrogen và progesterone. Khi xảy ra tình trạng viêm buồng trứng, người bệnh sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: - Đau vùng bụng dưới: Mức độ đau ở mỗi trường hợp bệnh nhân có thể khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Khi quan hệ tình dục, cơn đau sẽ tăng lên. - Xuất huyết âm đạo bất thường. - Rong kinh. - Đau khi đi tiểu. - Âm đạo tiết dịch màu vàng, xanh, cùng với mùi hôi khó chịu. - Ngoài ra, bệnh nhân còn mắc phải một số triệu chứng toàn thân như buồn nôn, sốt, mệt mỏi, hoa mắt, choáng váng,… Tuy nhiên, những biểu hiện trên dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh phụ khoa khác. Càng phát hiện sớm thì việc điều trị càng dễ dàng và hiệu quả điều trị càng cao. Ngược lại, những trường hợp điều trị muộn hoặc điều trị không triệt để sẽ có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng như dính sau viêm, xoắn buồng trứng, áp xe buồng trứng, tắc ống dẫn trứng gây mang thai ngoài tử cung và nguy cơ vô sinh. Vi khuẩn chính là tác nhân gây ra bệnh viêm buồng trứng. Môi trường âm đạo ở nữ giới có chứa nhiều vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây bệnh. Các loại vi khuẩn này sẽ được duy trì sự cân bằng trong môi trường p H âm đạo. Tuy nhiên, khi vi khuẩn gây bệnh có điều kiện sinh sôi, phát triển chúng có thể xâm nhập và gây bệnh. Dưới đây là những phụ nữ có nguy cơ cao bị viêm buồng trứng: - Các trường hợp đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện tiểu phẫu phụ khoa nhưng không đảm bảo dẫn tới tình trạng viêm nhiễm các cơ quan sinh sản, trong đó bao gồm buồng trứng. - Nạo hút thai hoặc chữa trị các bệnh lý phụ khoa tại những đơn vị y tế kém chất lượng, không đảm bảo khử khuẩn đối với dụng cụ y tế cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. - Trường hợp quan hệ thiếu lành mạnh, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục khi đang “đến tháng” hoặc không giữ gìn vệ sinh vùng kín,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, trong đó bao gồm viêm buồng trứng. - Phụ nữ đã từng sinh con, đã từng phá thai,… nhưng không giữ gìn vệ sinh vùng kín cẩn thận cũng có nguy cơ cao bị viêm buồng trứng, viêm vùng chậu,… - Khi tử cung, ống dẫn trứng bị viêm thì nguy cơ dẫn tới viêm buồng trứng, viêm vùng chậu là rất cao. Để chẩn đoán viêm buồng trứng, các bác sĩ cần thăm khám, kiểm tra phần phụ, siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để tìm loại vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay, phần lớn bệnh nhân đều được điều trị bệnh bằng các loại thuốc kháng sinh. Điều quan trọng mà người bệnh cần lưu ý đó là cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, cần uống kháng sinh theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn. Ngay cả khi triệu chứng bệnh thuyên giảm cũng cần uống thuốc đủ liều. Nếu ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, có thể khiến vi khuẩn bùng phát trở lại. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân cũng không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc. Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ điều trị như sau: + Hạn chế vận động mạnh, nên để cơ thể được nghỉ ngơi trong thời gian điều trị bệnh. + Uống đủ nước mỗi ngày. + Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, tránh nguy cơ táo bón. + Trong một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau. + Đối tác của người bệnh cũng nên đi thăm khám và cùng điều trị nếu bị viêm nhiễm vùng kín. Đây là yếu tố quan trọng để giúp chị em phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai. 4. Phòng ngừa viêm buồng trứng bằng những phương pháp đơn giản Viêm buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm gây biến chứng ảnh hưởng đến cơ hội làm mẹ của nữ giới. Chính vì thế, chị em nên chú trọng đến việc phòng bệnh. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản mà hiệu quả có thể giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh này: - Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách, không thụt rửa, không lạm dụng dung dịch có tính tẩy rửa mạnh. Đặc biệt lưu ý vệ sinh vùng kín trong những ngày kinh nguyệt và sau khi quan hệ. - Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, không quan hệ quá sớm, không quan hệ với nhiều bạn tình,… - Phụ nữ không nên lạm dụng thuốc tránh thai. - Nên có chế độ ăn uống và vận động khoa học, hợp lý để tăng cường sức đề kháng. - Khám phụ khoa định kỳ hoặc đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
doc_18456;;;;;doc_11811;;;;;doc_8902;;;;;doc_54772;;;;;doc_59176
Không có cách phòng bệnh ung thư buồng trứng hoàn toàn tuyệt đối, nhưng vẫn có một số biện pháp giúp chúng ta làm giảm nguy cơ mắc bệnh chẳng hạn như dùng thuốc tránh thai hàng ngày, cho con bú, chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên tầm soát ung thư buồng trứng, vv... Dưới đây là một số cách phòng bệnh ung thư buồng trứng dành cho các chị em phụ nữ: Ngăn rụng trứng Sinh con và cho con bú giúp ngăn trứng rụng và là cách phòng bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả. Mỗi lần rụng trứng, buồng trứng của bạn bị hư hại bởi trứng phải phá vỡ bề mặt của buồng trứng để phóng vào hệ thống sinh sản. Các tế bào tạo nên bề mặt của buồng trứng phân chia và nhân lên nhanh chóng để sửa chữa những thiệt hại gây ra bởi trứng. Sự tăng trưởng tế bào nhanh chóng đôi khi có thể dẫn tới sai lệch và dẫn đến bệnh ung thư buồng trứng. Việc ngăn ngừa trứng rụng chính là cách phòng bệnh ung thư buồng trứng. Những cách dưới đây có thể để ngăn trứng rụng: – Sinh con và cho con bú – Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày – Phẫu thuật cắt bỏ tử cung (loại bỏ buồng trứng) Chế độ ăn uống và lối sống Chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều trái cây và rau củ cũng giúp phòng bệnh ung thư buồng trứng. Nghiên cứu về bệnh ung thư buồng trứng đã cho thấy rằng thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Do vậy, giảm cân thông qua tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là cách phòng bệnh ung thư buồng trứng hiệu quả. Tầm soát ung thư buồng trứng Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u CA 125 là một trong những xét nghiệm giúp phát hiện ung thư buồng trứng sớm. Tầm soát ung thư buồng trứng là cách phòng bệnh ung thư buồng trứng dành cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Đó là những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh, hoặc bản thân có gen bất thường di truyền từ cha mẹ thì nên thường xuyên tầm soát ung thư buồng trứng. Độ tuổi nên bắt đầu sàng lọc là từ 35 tuổi trở lên, mỗi năm thực hiện 1 lần. Các xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng thường bao gồm: Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u CA125 (một protein được sản xuất bởi các tế bào ung thư buồng trứng) Siêu âm âm đạo: đưa đầu dò vào âm đạo để quan sát kích thước, hình dạng của buồng trứng và tìm kiếm những bất thường, chẳng hạn như u nang buồng trứng. Chú ý: Rất nhiều người lầm tưởng xét nghiệm Pap smear có thể phát hiện ung thư buồng trứng. Thực ra, xét nghiệm này chỉ áp dụng để phát hiện ung thư cổ tử cung. Trước khi thực hiện bất kỳ cách phòng bệnh ung thư buồng trứng nào, chị em phụ nữ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất. Để;;;;;Viêm buồng trứng là hiện tượng buồng trứng của phụ nữ bị viêm do một số các chứng viêm ở các bộ phận lân cận khác gây ra và viêm trở lại buồng trứng. Dưới dây là các dấu hiệu nhận biết viêm buồng trứng. Viêm buồng trứng là tình trạng nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến vùng buồng trứng và tử cung và thường liên quan đến viêm bàng quang. Thông thường ở khu vực này các vi sinh vật sống không gây bệnh và không gây nguy hiểm cho sức khoẻ. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, như mặc quần áo quá chật, hệ thống miễn dịch suy yếu, cảm lạnh, vệ sinh vùng kín không đúng cách, viêm các cơ quan khác (bàng quang, ruột thừa …) có thể tự phát triển quá trình viêm. Viêm buồng trứng là tình trạng nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến vùng buồng trứng và tử cung và thường liên quan đến viêm bàng quang. Viêm buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới vô sinh, hoặc thậm chí là tác nhân tạo điều kiện cho ung thư buồng trứng phát triển. Vì vậy, cần phát hiện các triệu chứng viêm buồng trứng để có biện pháp điều trị kịp thời. Dấu hiệu nhận biết viêm buồng trứng Dấu hiệu viêm buồng trứng thường dễ nhầm lẫn với viêm túi mật cấp tính, viêm ống dẫn trứng. Đau là triệu chứng phổ biến nhất, kèm theo đó là khó khăn trong tiểu tiện, đầy hơi, chảy máu và thậm chí là sốt cao. Các cơn đau xảy ra hoặc tăng lên trong thời gian kinh nguyệt, có thể gây ra kinh nguyệt bất thường, đau khi quan hệ tình dục. Viêm buồng trứng được chia thành viêm buồng trứng cấp tính và viêm buồng trứng mạn tính. Các triệu chứng của viêm buồng trứng mạn tính và cấp tính là khác nhau: Viêm buồng trứng cấp tính có thể có những biểu hiện như sốt, đau bụng, đau vùng xương hông Có thể bạn quan tâm: triệu chứng ung thư buồng trứng Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Các loại kháng sinh có thể được dùng để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. . Để phòng viêm buồng trứng, chị em cần lưu ý:;;;;;Ung thư buồng trứng là loại ung thư thường gặp nhất trong số các loại ung thư ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của nữ. Trong khi sống với u nang buồng trứng là một thử thách, thì việc phụ nữ phải đối phó với các triệu chứng của căn bệnh ung thư cũng khó khăn không kém. Những nguyên liệu tại gia đơn giản dưới đây có thể giúp ích cho bạn: Gừng Các nghiên cứu chứng minh rằng gừng tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư buồng trứng bất thường và ngăn ngừa ung thư không hình thành đề kháng đối với phương pháp điều trị. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân mắc ung thư nên bổ sung gừng cho cơ thể 2-3 lần mỗi ngày, có thể dưới dạng trà gừng hoặc chế biến với món ăn thích hợp. Ngoài ra, bạn có thể giã gừng lấy nước trộn với dầu dừa hoặc dầu ô liu để mát-xa vùng bụng. Trà xanh Trà xanh làm chậm sự tiến triển của ung thư. Các chất chống ô-xy hóa trong trà xanh giúp cơ thể hình thành hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư tốt hơn. Uống mỗi tách trà tươi mỗi ngày có thể ngăn ngừa và giết chết tế bào ung thư buồng trứng. Nấm Nấm và chiết xuất từ nấm ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Một số loại nấm như nấm linh chi đặc biệt hiệu quả trong chữa trị ung thư buồng trứng và giúp cơ thể chiến đấu với bệnh tật. Nấm còn làm giảm các triệu chứng ung thư như thiếu máu, ức chế tủy xương và buồn nôn. Thực phẩm từ đậu nành Thực phẩm từ đậu nành là lựa chọn tốt để ngăn ngừa ung thư buồng trứng. Một nghiên cứu đối với những phụ nữ Trung Quốc bị ung thư buồng trứng cho thấy hấp thụ thực phẩm từ đậu nành hàng ngày sẽ giúp ích trong chữa trị ung thư. Các sản phẩm từ đậu nành như sữa và đậu hủ chứa isoflavone làm giảm stress do cơ thể phải chịu tia bức xạ và hóa trị. Hạt lanh Phụ nữ ăn hạt lạnh sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư và giảm sự phát triển của tế bào gây ung thư. Hạt lanh giàu nguồn a-xít béo omega-3 và phytoestrogen giúp ngăn ung thư lan qua các cơ quan khác trong cơ thể. Bạch quả Bạch quả là loại thảo mộc đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa DNA để giảm nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng. Bạch quả có tính chất phòng ngừa ung thư ở các tế bào biểu mô buồng trứng có đột biến gen BRCA1. Ánh nắng mặt trời Các bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng có nồng độ Vitamin D rất thấp. Ánh nắng mặt trời sẽ bổ sung cho cơ thể nguồn Vitamin D cần thiết. Hãy đi dạo dưới ánh nắng sáng sớm để nạp Vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng và giúp xương chắc khỏe hơn. Bạc hà Bạc hà giúp làm giảm cơ đau bụng do ung thư buồng trứng gây ra. Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc ăn kẹo bạc hà thay thế. Nước Các bệnh nhân ung thư buồng trứng thường dễ bị tiêu chảy và táo bón. Để đối phó với vấn đề này, bạn chỉ cần uống đủ nước. Đối với người bị tiêu chảy, hãy uống từng ngụm nhỏ nhưng thường xuyên. Còn người bị táo bón thì nên uống ngụm lớn.;;;;;Viêm buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị viêm, nhiễm trùng tồn tại ở dạng cấp hoặc mạn tính. Buồng trứng viêm nhiễm sẽ cản trở quá trình phát triển của các nang trứng, gây hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới hoặc biến chứng xấu gây ung thư buồng trứng.Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng do vậy cần có các biện pháp điều trị hiệu quả và kịp thời. NGUYÊN NHÂN Viêm buồng trứng do nhiều nguyên nhân gây ra như nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng. Những loại vi khuẩn này có thể ký sinh trong cơ quan sinh dục của nữ giới hoặc lây nhiễm theo đường sinh dục. Buồn nôn có thể là biểu hiện của viêm buồng trứng Những trường hợp sau được cho là yếu tố tác động gây viêm buồng trứng ở nữ giới: TRIỆU CHỨNG Viêm buồng trứng thường trải qua hai giai đoạn cấp tính và mạn tính. Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh thường có những triệu chứng đặc trưng sau: Đau bụng dữ dội cũng là một trong những biểu hiện của viêm buồng trứng. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau: Nếu không được xử trí sớm, viêm buồng trứng sẽ khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đe dọa tới khả năng sinh sản và tính mạng của chị em. CHẨN ĐOÁN PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ Tùy theo mức độ bệnh, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách xử trí hiệu quả nhất. – Hỗ trợ điều trị bằng thuốc uống: Áp dụng đối với những trường hợp bị viêm nhiễm nhẹ, do vi khuẩn ký sinh trong cơ thể gây ra. – Hỗ trợ điều trị bằng thuốc tiêm: Áp dụng đối với những trường hợp bị viêm nhiễm nặng, viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn lây lan qua đường tình dục,… Đi khám bác sĩ ngay nếu thấy những triệu chứng bất thường;;;;;Các loại thực phẩm dưới đây sẽ là những phương pháp giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro mắc căn bệnh ung thư buồng trứng. Một trong những dạng phổ biến nhất của ung thư buồng trứng sẽ bắt đầu xuất hiện khi người phụ nữ trong giai đoạn rụng trứng. Do vậy, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao ở những người chưa bao giờ mang thai hoặc ở cuối giai đoạn mãn kinh. Ung thư buồng trứng (Ovarian cancer) đã lan rộng và xếp ở vị trí thứ 7 trong danh sách những căn bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ. Tuy nhiên, nhờ giàu chất dinh dưỡng, các loại thực phẩm dưới đây sẽ là những phương pháp phòng tránh phù hợp giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro mắc căn bệnh này. 1. Shiitake mushroom (Nấm đông cô) Trên thế giới có rất nhiều loại nấm và nhiều trong số đó được sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau. Đặc biệt, Shiitake mushroom hay còn có tên gọi nấm đông cô là loại nấm khá nổi tiếng, có chứa beta-glucan – một chất hóa học được biết đến là có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của một số loại ung thư nhất định. Ở Nhật, nấm đông cô đã được sử dụng qua hàng thế kỷ như là một phương pháp điều trị thay thế, hiệu quả để phòng ngừa bệnh ung thư buồng trứng và các loại bệnh khác. 2. Trà bạc hà Điều trị các triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng rất phức tạp. Sau quá trình trị liệu bằng các phương pháp y tế, cơ thể thường cần những sự hỗ trợ khác để nhanh chóng phục hồi. Lúc này, sử dụng trà bạc hà là sự lựa chọn lý tưởng để ổn định bụng, giảm đau và sự khó chịu. Tác dụng này có được là nhờ trong bạc hà có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu cơ có lợi cho hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn. 3. Các sản phẩm từ đậu nành Tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể tạo ra tác động lớn đối với một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư buồng trứng. Đặc biệt, isoflavones có trong đậu nành sẽ giúp ngăn chặn quá trình vận chuyển các tế bào ung thư đi khắp cơ thể. Nhờ đó, chúng sẽ không thể phát triển số lượng và làm tăng kích thước các khối u được. 4. Tỏi đỏ Một vài người cho rằng tỏi đỏ là một trong những loài thực vật đơn giản nhất. Tuy nhiên, nó cũng chứa một loạt các chất hóa học giúp ngăn ngừa ung thư buồng trứng, bao gồm: Quercetin, Apigenin và Anthocyanin. Nhìn chung, tất cả các loại tỏi đều tốt. Tuy nhiên, tỏi đỏ hiệu quả hơn và chứa hàm lượng rất cao các chất chống oxy hóa. Ăn nhiều tỏi đỏ sẽ giúp giảm tốc độ tiến triển bệnh và tăng thời gian để các biện pháp điều trị y tế phát huy tác dụng. 5. Ánh nắng Mặt Trời Đây là cách đơn giản nhất trong tất cả: dành thời gian để tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời nhằm bổ sung vitamin D cho cơ thể. Ngoài việc ngăn ngừa ung thư buồn trứng, thói quen này cũng có lợi trong việc phòng tránh các loại ung thư khác. Thực tế, phụ nữ sống ở các khu vực có khí hậu lạnh hoặc ít tiếp xúc với ánh nắng yếu hơn và có rủi ro mắc ung thư cao hơn nhiều. 6. Gừng Gừng giúp ngăn chặn và điều trị nhiều loại bệnh nhờ những đặc tính tuyệt vời của nó. Đây cũng là loại thực vật rất có ích trong việc điều trị ung thư buồng trứng. Nhờ chứa nhiều thành phần hoạt động tích cực như gingerol, zingerone và shogaol mà gừng là một chất chống ung thư và ức chế sự phát triển của các tế bào có hại rất mạnh. 7. Cá béo Cá béo là nguồn giàu axit béo omega 3, rất tốt để tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, các axit này cũng ngăn chặn việc cung cấp máu tới các tế bào ung thư nên sẽ làm chậm quá trình phát triển của chúng và khiến chúng chết vì đói. 8. Trà xanh Các chất chống oxy hóa trong trà xanh biến nó trở thành một trong những thức uống tuyệt vời nhất để chống ung thư. Cụ thể, chatechin có trong loại trà này có khả năng khiến các tế bào ung thư bị tiêu diệt ngay lập tức, kìm hãm quá trình phát triển số lượng và lan rộng của chúng. Do vậy, nếu cảm thấy có bất kỳ rủi ro nào sẽ mắc ung thư buồng trứng do các yếu tố môi trường hoặc di truyền thì hãy bắt đầu uống trà xanh mỗi ngày nhé. Lưu ý rằng, không phải chỉ cần áp dụng một trong những phương pháp trên là đã có thể điều trị triệt để ung thư buồng trứng. Đây đơn thuần chỉ là một liệu pháp bổ sung giúp tăng hiệu quả của biện pháp điều trị chính thống cũng như giảm rủi ro mắc bệnh.
question_63680
Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam
doc_63680
Vắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin được tạo ra để chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể để sản xuất ra kháng thể chủ động tiêu diệt virus JEV gây bệnh. Viêm não Nhật Bản hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra làm tổn thương tới hệ thần kinh trung ương. Vật trung gian lây truyền bệnh này là muỗi Culex (hay muỗi ruộng). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết năm 2019, virus JEV gây bệnh viêm não Nhật Bản khiến hơn 3 tỷ người mắc bệnh. Bệnh có mặt tại 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (minh họa) Dù tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản thấp nhưng tỷ lệ tử vong tới 25-35%. Đây là con số khá cao so với tỷ lệ mắc bệnh kể trên. Đáng quan ngại hơn trong 65-75% người sống sót, khoảng 50% người mang nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn. Những bệnh nhân có khả năng hồi phục, thời gian phải tính bằng năm. Kèm theo đó, chi phí điều trị bệnh viêm não Nhật bản cực tốn kém. May mắn, ngày nay viêm não Nhật Bản đã có thể phòng ngừa bằng vắc xin. 2. Có cần tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản Câu trả lời là có nên tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản bạn nhé. Bởi virus viêm não Nhật Bản từng là nguyên nhân chiếm 25 – 30% các ca viêm não nhập viện với tỷ lệ di chứng, tử vong ở mức rất cao. Thêm nữa, các chuyên gia y tế cho biết số ca điều trị viêm não Nhật Bản tăng cao vào mỗi dịp hè đến. Bởi mùa hè là mùa của các loại hoa quả và khó tránh chim muông ăn trái cây tìm đến. Những chú chim bị muỗi Culex đốt mang theo virus di cư tới nhiều khu vực và phát tán bệnh. Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật bản là muỗi Culex Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng phổ biến nhất mắc viêm não Nhật Bản. Có thể nói đây chính là nỗi lo sợ của các phụ huynh có con nhỏ trong mùa hè. Trong vòng 7 ngày đầu nhiễm viêm não Nhật Bản người bệnh dễ rơi vào hôn mê sâu. Ngoài ra, có kèm theo co giật và những triệu chứng tổn thương não. Dù qua khỏi nhưng bệnh nhân khó tránh những di chứng nặng nề mà viêm não Nhật Bản để lại. Có thể kể đến như: rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, giảm khả năng giao tiếp… Một vài biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi cũng khiến người bệnh viêm não Nhật Bản lo sợ. Nguy hiểm hơn trong quá trình điều trị, có thể bị viêm bàng quang, bể thận do thông tiểu hoặc đặt ống dẫn lưu. Một số khác bị loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Di chứng đến sớm có thể là: bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần. Sau cùng, di chứng muộn có thể gặp là nghe kém hoặc điếc, động kinh, rối loạn tâm thần… 3. Vị trí được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Nói đến vị trí tiêm, các loại vắc xin viêm não Nhật Bản được khuyến cáo chỉ tiêm dưới da. Lưu ý, tuyệt đối không tiêm đường tĩnh mạch với vắc xin này. Vị trí tiêm vắc xin dưới da có thể là bắp tay, vị trí cơ delta ở bắp tay hoặc ở chân ngay ở vị trí mặt trước bên đùi. Những vị trí tiêm này đều đem lại hiệu quả phòng bệnh như nhau và không ảnh hưởng tới trẻ. Đặc biệt, những vị trí tiêm này tùy thuộc chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện của người tiêm. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Ba mẹ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm sớm. Lưu ý, theo đúng lịch tiêm để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong đợt cao điểm dịch bệnh. 4. Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam Tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản hiệu quả là Imojev và Jevax. 4.1 Vắc xin để phòng viêm não Nhật Bản Imojev Imojev là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản được sản xuất theo công nghệ tiên tiến đem lại hiệu quả cao. Với cơ chế tạo miễn dịch nhanh và lâu dài phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin này được triển khai tiêm chủng dịch vụ từ năm 2019 với nhiều ưu điểm vượt trội. Từ đó, giúp trẻ tiếp cận được vắc xin từ rất sớm. Cụ thể Imojev chỉ định tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn. 4.2 Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax Ngoài vắc xin Imojev, Jevax cũng là vắc xin được nhiều ba mẹ lựa chọn tiêm cho con. Vắc xin Jevax do hãng dược Vabiotech (ở Việt Nam) nghiên cứu và sản xuất. Jevax là vắc xin dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trong đó, vắc xin Jevax giúp dự phòng đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Với cơ chế xây dựng một hệ thống “miễn dịch” phòng thủ tự nhiên, mạnh mẽ giúp chống lại tác nhân gây bệnh. Chủ động tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình. Việt Nam đang triển khai tiêm 2 loại vắc xin Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp, sản xuất ở Thái Lan) và Jevax (ở Việt Nam). Tùy theo điều kiện kinh tế và vắc xin sẵn có mà bạn có thể cân nhắc 1 trong 2 loại trên. Nhưng nhớ rằng, vắc xin được tiêm sớm nhất là vắc xin phòng bệnh tốt nhất. Hãy yên tâm vì cả 2 vắc xin này đều trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt mới được cấp phép sử dụng. 6. Lịch tiêm cho vắc xin viêm não Nhật Bản Không như bệnh khác, viêm não Nhật Bản xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, đối tượng phổ biến hay mắc viêm não Nhật Bản là trẻ em dưới 15 tuổi. Nguy cơ cao nhất nằm ở nhóm trẻ 2-6 tuổi, chiếm 75% tổng ca nhiễm. Trong đó 80% trường hợp mắc bệnh với nguyên do chưa hoàn thành phác đồ tiêm 6.1 Lịch tiêm cho Imojev – Với vắc xin Imojev sẽ tiêm 2 mũi cách nhau 1 năm. – Liều dùng: 0,5ml. – Đường dùng: dưới da. 6.2 Lịch tiêm cho Jevax – Với vắc xin Jevax sẽ tiêm nhiều mũi + Mũi 1: Bắt đầu tiêm. + Mũi 2: Cách mũi 1 từ 07-14 ngày. + Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất là 12 tháng. + Mũi nhắc lại: Sau mũi tiêm thứ 3 cứ 3 năm tiêm lại 1 lần tới khi đủ 15 tuổi. – Liều dùng: 0,5ml (với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi) và 1ml (với trẻ lớn hơn 3 tuổi). – Đường dùng: dưới da.
doc_59293;;;;;doc_56246;;;;;doc_11312;;;;;doc_49866;;;;;doc_59366
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. 1 Giới thiệu về vắc xin viêm não Nhật Bản Chắc hẳn viêm não Nhật Bản không phải là căn bệnh quá xa lạ ở nước ta, đây là một trong những dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Virus gây bệnh thường lây truyền qua muỗi Culex. Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người. Viêm não Nhật Bản nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí một số người tử vong do căn bệnh này. Mùa mưa là thời điểm bệnh viêm não Nhật Bản bùng phát, muỗi thường phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết này. Bất cứ đối tượng nào cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản, trong đó phần lớn bệnh nhân là trẻ nhỏ. Các bé chưa biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, chưa thể thông báo cho người lớn các triệu chứng bất thường. Do đó, bệnh nhi thường có diễn biến bệnh nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa. Với mức độ nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản, các bậc phụ huynh tỏ ra quan tâm và chủ động cho trẻ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. Nếu tiêm phòng đầy đủ, cơ thể của bé sẽ có khả năng miễn dịch chủ động, chống lại sự tấn công của virus JEV gây bệnh. Có thể nói tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. 2. Một số loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng Thực tế, có rất nhiều dòng vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản được phát triển, trong đó Jevax 1ml và Imojev 0.5ml là hai dòng sản phẩm được sử dụng tại nước ta. Mỗi loại vắc xin sẽ sở hữu ưu điểm riêng, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu về ưu điểm của từng dòng vắc xin viêm não Nhật Bản, đưa trẻ đi tiêm đúng lịch. Vắc xin Jevax được nghiên cứu và sản xuất bởi Vabiotech – Việt Nam. Jevax thuộc nhóm vắc xin bất hoạt và cho thấy khả năng phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt. Loại vắc xin này được khuyến khích dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Với tính hiệu quả của mình, vắc xin Jevax đã được nước ta đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ từ 1 - 5 tuổi sẽ được tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản miễn phí. Nếu bạn muốn cho trẻ tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản sớm hơn, hãy tham khảo dòng vắc xin Imojev. Đây sản phẩm thuộc nhóm vắc xin sống và dùng được cho trẻ từ 9 tháng tuổi trẻ lên. Khi sử dụng loại vắc xin này, trẻ được tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 12 - 24 tháng. Loại vắc xin này có thể dùng cho người từ 18 tuổi trở lên và chỉ cần tiêm 1 liều. Lưu ý, phụ nữ đang mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Với những thông tin kể trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều thông tin tham khảo và lựa chọn được loại vắc xin phù hợp cho trẻ. Trên thực tế, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thường được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C. Cha mẹ nên chú ý xem lọ vắc xin có được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp hay không trước khi tiêm vào cơ thể của con. 4. Phản ứng sau tiêm vắc xin của trẻ nhỏ Hiếm trường hợp trẻ bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không thể chủ quan và bỏ qua việc theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm. Bác sĩ khuyến khích cha mẹ nên để con nghỉ ngơi tại trung tâm y tế khoảng 30 phút sau tiêm, nếu phát hiện phản ứng bất thường, bác sĩ sẽ xử lý ngay lập tức. Trong vòng 1 - 2 ngày sau tiêm, chúng ta nên dành nhiều thời gian chăm sóc trẻ, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn, nhanh chóng phục hồi và quay trở lại sinh hoạt bình thường.;;;;;Giá vắc xin viêm não Nhật Bản sẽ có sự dao động phụ thuộc vào nước sản xuất, loại vắc xin cũng như mỗi trung tâm tiêm chủng khác nhau. Do đó, trước khi thực hiện tiêm chủng vắc xin, chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng cũng như thăm khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và lên phác đồ tiêm phù hợp. 1. Chi tiết về vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Bệnh lý viêm não Nhật Bản là bệnh được đặt tên dựa trên dịch bệnh bùng phát ở Nhật Bản vào năm . Viêm não Nhật Bản là bệnh gây nhiễm trùng và tổn thương tới khu vực hệ thần kinh trung tâm của con người. Bệnh này lây truyền qua con đường muỗi đốt người nhiễm bệnh sau đó đốt sang người khỏe mạnh. Bệnh thường xảy ra nhiều ở đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở thanh niên, người lớn trưởng thành, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch đối với bệnh. Bệnh viêm não Nhật Bản có khả năng xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên chúng sẽ có thời gian cao điểm vào khoảng tháng 5 tới tháng 10, và thường xuất hiện nhiều ở khu vực trung du, miền núi. Đó cũng là thời gian mà muỗi sinh sản và phát triển mạnh nhất trong năm. Viêm não Nhật Bản là bệnh gây nhiễm trùng và tổn thương tới khu vực hệ thần kinh trung tâm của con người Theo thống kê, bệnh lý viêm não Nhật Bản gây ra rất nhiều nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của con người. Tỉ lệ trẻ em tử vong do viêm não Nhật Bản chiếm 5%. Trong đó tỉ lệ mắc các biến chứng do bệnh chiếm tới 25%. Những trường hợp mắc bệnh sau đó khỏi bệnh nhưng bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như khả năng hồi phục cũng chiếm con số đáng lo ngại. Bên cạnh đó, bệnh viêm não Nhật Bản cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh của chúng ta: rối loạn hệ thần kinh, ảo giác, trí nhớ giảm sút,…Bệnh lý này hiện nay cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chỉ tập trung vào việc điều trị các triệu chứng của bệnh. Do đó, có thể nói việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản là biện pháp tích cực và có hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe con người, cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh sau này. Tiêm vắc xin đầy đủ, nhất là cho đối tượng trẻ em đóng vai trò quan trọng. Trẻ em khi được chăm sóc sức khỏe và tiêm chủng đúng liều lượng, đủ liều bao gồm các mũi nhắc lại sẽ giúp bảo vệ hệ miễn dịch, đề kháng cho trẻ. Trẻ không mắc bệnh, nếu có mắc bệnh cũng sẽ nhanh khỏi bệnh và không để lại di chứng nguy hiểm sau này. Đây cũng được coi là một việc làm có ý nghĩa và thiết thực trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, xã hội, giúp nhà nước giảm bớt gánh nặng kinh tế chi tiêu cho dịch vụ y tế, chữa bệnh. Hiện nay tại Việt Nam thường hay sử dụng 2 loại vắc xin, đó là vắc xin Jevax của Việt Nam và Imojev của Pháp. Theo đánh giá và kiểm nghiệm của các tổ chức Y tế nổi tiếng trên Thế giới thì cả 2 loại vắc xin này đều an toàn với sức khỏe và tính mạng của con người. 2 loại vắc xin này hầu như đều ít khi xảy ra các phản ứng phụ nghiêm trọng, hoàn toàn không gây nguy hiểm. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ em gặp phản ứng phụ sau khi tiêm chủng như: sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc,…nhưng hoàn toàn có thể tự biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm. Cha mẹ nên theo dõi trẻ sau tiêm, nếu như trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được xử lý kịp thời. Hiện nay tại Việt Nam thường hay sử dụng 2 loại vắc xin, đó là vắc xin Jevax của Việt Nam và Imojev của Pháp 1.3. Giá vắc xin viêm não Nhật Bản Bảng giá các loại vắc xin đều phụ thuộc vào nguồn gốc, nước sản xuất cũng như thời điểm vắc xin có khan hiếm hay không. Bên cạnh đó, giá vắc xin cũng có sự dao động tùy thuộc vào từng trung tâm tiêm chủng khác nhau. Theo đó, giá vắc xin phòng viêm não Nhật Bản sẽ có giá trong khoảng như sau: – Loại vắc xin Jevax của Việt Nam có giá: khoảng 100.000 cho tới 200.000 đồng. – Loại vắc xin Imojev của Pháp có giá: dao động khoảng 680.000 đồng cho tới 800.000 đồng. – Trước khi tiêm chủng, nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, cũng như tiền sử dị ứng nếu có. Điều này giúp bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm được cẩn thận và kỹ càng hơn. – Nên hoãn tiêm chủng sang ngày khác nếu cơ thể đang ốm, mệt, sốt hoặc phát ban,… – Nếu sau khi tiêm mũi đầu tiên mà cơ thể gặp phải tình trạng phản ứng nặng nề thì nên ngừng việc tiêm các mũi sau đó. – Khi đi tiêm chủng cần đem theo đầy đủ các loại giấy tờ, sổ tiêm chủng, các loại thuốc đang dùng (nếu có) để bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra phác đồ tiêm phù hợp. Khi đi tiêm chủng cần đem theo đầy đủ các loại giấy tờ, sổ tiêm chủng, các loại thuốc đang dùng (nếu có) để bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra phác đồ tiêm phù hợp. – Nên chờ sau tiêm đúng, đủ thời gian (ít nhất 30 phút) để tầm soát các phản ứng phụ, sốc phản vệ sau tiêm nếu có. – Không nên chườm, đắp lên vết tiêm và xung quanh vết tiêm. – Giữ vết tiêm và xung quanh vết tiêm sạch sẽ, tránh việc bị nhiễm trùng. – Theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng, nhất là đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng với cân nặng và lứa tuổi, kết hợp với lau người bằng nước ấm, mặc đồ thoáng mát. – Tích cực bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng và dưỡng chất. – Nếu như trẻ có biểu hiện gì bất thường: tím tái, khó thở, sốt cao, nổi ban, mề đay,…thì nên lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.;;;;;Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều lứa tuổi nhưng nguy cơ đối với trẻ em vẫn là cao nhất. Vì vậy để phòng triệt để được bệnh này, ba mẹ cần phải cho trẻ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch. Thông tin chi tiết về bệnh viêm não Nhật Bản và vắc xin sẽ có trong bài viết sau đây. 1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm não Nhật Bản viêm não Nhật Bản là một dịch bệnh diễn ra cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hằng năm. Nguyên nhân chính là do muỗi chích và hút máu những loại động vật hoang dã như gia súc, chim mang virus viêm màng não. Sau đó muỗi sẽ truyền loại virus này sang cho người thông qua những vết đốt. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm có tính nguy hiểm cao. Hệ thần kinh ở trung ương có thể bị tổn hại nặng nề do virus cấp tính này gây ra. Vì thế nên bệnh này có tỷ lệ tử vong cao và thường để lại những di chứng nặng nề cho bệnh nhi. Đây cũng chính là nỗi lo của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh đầu tiên là sốt sao, đau bụng, đau ở trán, nôn ói,... Thời kỳ toàn phát, các triệu chứng tổn thương não trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhi có thể bị kích động, ảo giác, cuồng sảng, tăng trương lực cơ. Sau đó rơi vào hôn mê sâu và có nguy cơ dẫn đến tử vong. Viêm não Nhật Bản có thể gây tử vong trong bất kỳ thời điểm nào khi mắc bệnh. Trong trường hợp, bệnh nhân may mắn vượt qua thời kỳ toàn phát thì cũng để lại các di chứng nặng nề. Những di chứng thường gặp là rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, giảm khả năng giao tiếp... Bệnh viêm não Nhật Bản này có thể gặp ở tất cả các đối tượng, nhưng trẻ em dưới 15 tuổi là một đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh và có những biến chứng nguy hiểm nhất. Do đó tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là cách phòng bệnh tốt nhất. 2. Giới thiệu 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang được áp dụng Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản phổ biến là. Đó là: 2.1. Vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX Vắc xin này Do TNHH MTV Vaccin Việt Nam sản xuất. Vắc xin JEVAX có hàm chứa lượng virus viêm não có đặc tính bất hoạt và tinh khiết nhất. Lịch tiêm chủng: Mũi 1: Mũi tiêm lần đầu tiên (lúc trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên). Mũi 2: Mũi tiêm tiếp theo sau mũi 1 khoảng từ 1 đến 2 tuần. Mũi 3: Mũi này sau mũi 1 là khoảng một năm. Tái chủng: Để duy trì khả năng miễn dịch thì sau 3 năm tiêm nhắc lại một mũi. Hoặc có thể tiến hành tiêm nhắc lại đối với những người có khả năng miễn dịch cao trước khi có dịch viêm não xảy ra. Trẻ lớn hơn hoặc từ 12 tháng tuổi đến khi dưới hoặc bằng 36 tháng tuổi: Tiêm 0,5ml/liều; Trẻ lớn hơn 36 tháng tuổi và người lớn: Tiêm 1,0 ml/liều. Những trường hợp chống chỉ định khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản JEVAX Không tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đối với những người dị ứng với những thành phần của vắc-xin Người mắc các bệnh thuộc về bệnh bẩm sinh Người đang có triệu chứng sốt cao, không khỏe hoặc mắc bệnh nhiễm trùng,… Mắc các bệnh ác tính nói chung và bệnh tim, gan, thận, tiểu đường, ung thư máu, suy dinh dưỡng. . Bệnh quá mẫn; Phụ nữ có thai. 2.2. Vắc-xin viêm não Nhật Bản IMOJEV Đây là loại vắc xin có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ khi đã từ 9 tháng tuổi trở lên và ngay cả lứa tuổi trưởng thành. Lịch tiêm chủng: Đối tượng trẻ em từ độ 9 tháng tuổi cho đến dưới 18 tuổi (chưa bao giờ tiêm Vắc xin JEVAX ) Mũi 1: Đây là mũi tiêm đầu tiên. Mũi 2: Mũi tiếp theo cách 1 năm sau mũi 1. Người trưởng thành trên 18 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi Những trường hợp chống chỉ định khi tiêm vắc-xin IMOJEV đó là: Không tiêm vắc xin IMOJEV cho người dị ứng với những thành phần có trong vắc xin Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ Bị suy yếu miễn dịch tế bào, suy giảm miễn dịch bẩm sinh Người có triệu chứng suy giảm chức năng miễn dịch do HIV 3. Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Sau khi tiêm phải để trẻ ở lại chờ trong 30 phút để được theo dõi. Khi về nhà, cha mẹ cần phải vệ sinh cho trẻ sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng. Để tránh bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, tuyệt đối không nên đắp hoặc bôi bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm. Đo nhiệt kế, kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé thường xuyên. Nếu thấy trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cha mẹ nên lau người bằng nước ấm cho trẻ, có thể dùng thuốc theo như bác sĩ đã kê đơn. Sau tiêm nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất, thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh. Để sức đề kháng của trẻ được khỏe mạnh nên bổ sung thêm các khoáng chất, thực phẩm chức năng giàu bổ dưỡng. 4. Bệnh viện có trên 24 năm kinh nghiệm với đội ngũ y bác sĩ đảm bảo đúng quy trình trước và sau tiêm chủng. Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và hệ thống trang thiết bị hiện đại, chất lượng cao, đảm bảo kịp thời xử lý những sự cố không may có thể xảy ra khi khách hàng có những dị ứng với vắc xin.;;;;;Viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Hiện nay, tiêm vacxin viêm não Nhật Bản chính là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Chính vì thế, khi trẻ đủ tuổi, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm để giúp con bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. 1. Những loại vacxin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng hiện nay Bệnh viêm não Nhật Bản do Japanese Encephalitis Virus gây ra - loại virus này thường gặp ở những loài gia súc như bò, lợn hoặc một số loại động vật hoang dã, nhất là những loại chim hoang. Căn bệnh này có thể truyền từ người bệnh sang người khỏe qua đường muỗi đốt, phổ biến nhất là muỗi Culex Vishnui và Culex Tritaeniorhynchus. Muỗi mang mầm bệnh có nguồn gốc từ động vật sẽ có thể đốt và truyền sang cho người. Viêm não Nhật Bản được xếp vào nhóm những bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm vì bệnh có thể gây tổn thương trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương của người bệnh. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân đã tử vong vì căn bệnh này. Trong số những người mắc bệnh thì có đến khoảng một nửa bệnh nhân gặp phải những di chứng nặng nề, chẳng hạn như tình trạng bại não, liệt nửa người, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ. Ở thời gian đầu, căn bệnh này thường có dấu hiệu sốt cao dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác vì thế rất khó để phát hiện bệnh sớm. Hơn nữa, viêm não Nhật Bản lại dễ dàng tiến triển nhanh khiến cho bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng nguy kịch khi không được cấp cứu kịp thời. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh, bệnh nhân đã hôn mê hay bị co giật. Hiện nay, vẫn chưa tìm ra các loại thuốc đặc hiệu để điều trị hiệu quả căn bệnh này, vì thế việc phòng bệnh vẫn được ưu tiên hàng đầu. Trong đó tiêm vacxin viêm não Nhật Bản được đánh giá là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. 1.2. Những loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng tại Việt Nam Hiện nay, có hai loại vacxin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng tại Việt Nam đó là Jevax và Imojev. Trong đó, vacxin Jevax là do Việt Nam sản xuất còn vacxin Imojev do hãng Sanofi Pasteur của Pháp - sản xuất tại Thái Lan. Vacxin Jevax Loại vacxin này được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm chủng của Vacxin Jevax như sau: Mũi 1: Mũi tiêm lần đầu tiên cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Mũi 2: Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ nhất sau 2 tuần. Mũi 3: Mũi thứ 3 cách mũi tiêm thứ 2 một năm. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng miễn dịch tốt nhất. Sau mũi tiêm thứ 3, trẻ cần được tiêm nhắc lại một mũi cách 3 năm/lần cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi. Vacxin Imojev Loại vacxin Imojev bắt đầu sử dụng tại Việt Nam vào năm 2019. Vì thế, đây vẫn được cho là một loại vacxin khá mới. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì loại vacxin này được các chuyên gia đánh giá an toàn với cả trẻ em và người lớn. Để vacxin viêm não Nhật Bản Imojev đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh cao nhất, mẹ cần cho bé đi tiêm đầy đủ và đúng lịch như sau: - Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên đã có thể tiêm vacxin Imojev. Đối với trẻ từ 9 tháng đến dưới 18 tuổi nên được tiêm 2 mũi Imojev và mỗi mũi cách nhau 1 năm. - Đối với người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên thì chỉ cần tiêm một mũi Imojev. 2. Cần lưu ý những gì khi tiêm vacxin viêm não Nhật Bản Phản ứng phụ sau tiêm Cũng như một số loại vacxin khác, vacxin viêm não Nhật Bản cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ sau tiêm chẳng hạn như đau sưng tại chỗ tiêm, chóng mặt, sốt và cơ thể mệt mỏi sau tiêm. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài ngày và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Thời gian có hiệu lực của vacxin viêm não Nhật Bản Nếu chỉ dừng ngay ở mũi tiêm thứ nhất thì khả năng miễn dịch gần như bằng không. Sau khi tiêm mũi thứ 2, hiệu quả bảo vệ của vacxin là 80% và sau khi tiêm mũi thứ 3 thì bạn có thể được bảo vệ khoảng 95% trước virus viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, cần tiêm nhắc lại sau mỗi 3 năm đối với Vacxin Jevax cho đến khi trẻ được 15 tuổi để duy trì khả năng miễn dịch. Một số trường hợp chống chỉ định với vacxin phòng ngừa viêm não Nhật Bản Những người dị ứng với các thành phần trong vacxin, những người đang có dấu hiệu sốt cao hoặc nhiễm trùng, những người đang mắc bệnh lý mạn tính hoặc một số bệnh lý ác tính, bệnh quá mẫn, người bị suy giảm miễn dịch, người đang điều trị với corticosteroid liều cao những trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.;;;;;Việt Nam là một trong những nước trên thế giới có dịch viêm não Nhật Bản, căn bệnh này có thể được phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Vắc xin Jevax là một trong 2 loại vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản đang được lưu hành ở Việt Nam. 1. Bệnh viêm não Nhật Bản Bệnh viêm não Nhật Bản là một bệnh truyền nhiễm thường gặp, lây truyền qua đường muỗi đốt (loài muỗi Culex) phổ biến ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện bệnh chưa thể điều trị đặc hiệu. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 67.900 ca mắc mới, tỉ lệ tử vong là 25 - 30% trường hợp. Ngoài ra, 50% bệnh nhân viêm não Nhật Bản sẽ có di chứng thần kinh kéo dài suốt cuộc đời. Việt Nam vẫn đang lưu hành dịch viêm não Nhật Bản. Ở miền Bắc, bệnh thường xuất hiện theo mùa, còn miền Nam, bệnh rải rác quanh năm. Viêm não Nhật Bản có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên trẻ em dưới 15 tuổi là dễ mắc và biến chứng cũng nguy hiểm nhất. Thông thường, cứ 200 - 300 trường hợp thể ẩn thì sẽ có 1 ca viêm não Nhật Bản điển hình. Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần, sau đó bệnh phát 1 - 4 ngày với triệu chứng nôn, đau đầu, sốt. Sau đó giai đoạn toàn phát kéo dài từ 1 - 2 tuần, bệnh nhân sốt cao (39 - 40 độ), li bì, hôn mê, có triệu chứng thật kinh như liệt, co giật, rối loạn thần kinh thực vật, liệt chi, dấu hiệu tháp, dấu hiệu màng não,… Phát hiện bệnh càng muộn, tỉ lệ tử vong hoặc di chứng để lại càng cao. Các di chứng do Viêm não Nhật Bản có thể là rối loạn co giật, rối loạn vận động hoặc rối loạn nhận thức hay ngôn ngữ. Các trường hợp di chứng nhẹ sẽ gây khó khăn trong học tập, ứng xử và cuộc sống. Do đó, trẻ em Việt Nam được khuyến cáo cần tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản. 2. Vắc xin Jevax - vắc xin viêm não Nhật Bản. Trên thế giới hiện có nhiều loại vắc xin tiêm phòng viêm não Nhật Bản, chủ yếu dựa trên Genotype của 3 dòng virus là Beijing, Nakayama và SA-14. Hiện nay, Việt Nam sử dụng 2 loại vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản là Jevax 1ml và Imojev 0.5 ml. Trong đó, vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax là loại vắc xin bất hoạt, được sản xuất dựa trên quy trình công nghệ của Đại học Osaka, bởi Vibiotech. Vắc xin này có tác dụng dự phòng đặc hiệu viêm não Nhật Bản. Vắc xin có dạng dung dịch trong, không màu, có thể tiêm cho trẻ từ 1 - 15 tuổi theo liệu trình sau: Mũi tiêm 1: Khi trẻ tròn 12 tháng tuổi hoặc hơn. Mũi tiêm 2: Sau khi tiêm mũi đầu từ 1 - 2 tuần. Mũi tiêm 3: Sau khi tiêm mũi 2 thời gian 1 năm. Sau 3 mũi tiêm, cần tiêm vắc xin Javax nhắc lại mỗi 3 năm một lần cho đến khi 15 tuổi. Loại vắc xin Jevax hiện đang được cục Y tế Dự Phòng triển khai tiêm chủng miễn phí cho trẻ từ 1 - 5 tuổi phòng ngừa Viêm não Nhật Bản. Cha mẹ có thể đưa trẻ, tham gia tiêm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia ở trạm y tế xã - phường theo lịch tiêm. Ngoài ra, Bộ y tế cũng cho phép tiêm vắc xin Imojev phòng viêm não Nhật Bản 0.5ml. Đây cũng là loại vắc xin sống SA-14-14-2, giảm động lực, được tái tổ hợp với virus sốt vàng. Loại vắc xin này có ưu điểm là có thể tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, hoặc người trên 18 tuổi. Với trẻ từ 9 tháng đến 18 tuổi, thực hiện tiêm 2 liều 0.5 ml dưới da, cách nhau từ 12 - 24 tháng. Người trên 18 tuổi chỉ tiêm 1 liều dưới da duy nhất. Với người từng tiêm vắc xin Jevax đủ liệu trình cơ bản có thể tiêm vắc xin Imojev nhắc lại để phòng ngừa, cả hai loại vắc xin đều không sử dụng cho phụ nữ mang thai. 3. Một số tác dụng phụ khi tiêm vắc xin Jevax Giống với những loại vắc xin phòng bệnh khác, vắc xin Jevax phòng viêm não Nhật Bản là loại vắc xin sống, nên vẫn có khả năng khiến trẻ gặp phải tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải gồm: Phản ứng tại chỗ Tại vị trí tiêm có dấu hiệu đau, sưng đỏ. Phản ứng toàn thân Trẻ bị đau đầu, mệt mỏi, người ớn lạnh hoặc sốt nhẹ, đau cơ,… Phản ứng sốc phản vệ Trường hợp trẻ tiêm vắc xin Jevax bị sốc phản vệ rất hiếm gặp, tỉ lệ là 1/1 triệu ca tiêm phòng. Sau đó, cha mẹ tiếp tục theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ. Những dấu hiệu bất thường cần lưu ý gồm: - Sốt kéo dài trên 48 tiếng, sốt li bì 1 - 2 ngày. - Sốt cao trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. - Sốt kèm các triệu chứng: hắt hơi, ho, chảy nước mũi, phát ban, ỉa lỏng,… - Trẻ bỏ ăn, khó thở, thở nhanh, tím tái,… - Trẻ bị co giật, quấy khóc liên tục, hôn mê, li bì,… Hầu hết các trường hợp trẻ tiêm phòng vắc xin Jevax đều gặp phải tác dụng phụ nào đáng ngại, tuy nhiên vẫn cần cẩn thận theo dõi và phòng ngừa. Ngoài ra, trước khi tiêm vắc xin, trẻ cần được kiểm tra sức khỏe cẩn thận. Nếu trẻ đang bị sốt cao hoặc nhiễm trùng thì cần lùi lịch tiêm. Ngoài ra, không sử dụng tiêm vắc xin Jevax qua các đường tiêm khác như tiêm tĩnh mạch, việc này có thể khiến trẻ tăng nguy cơ tác dụng phụ và biến chứng. Tiêm phòng vắc xin Jevax có vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong những năm tháng đầu đời khỏi bệnh Viêm não Nhật Bản nguy hiểm, nhiều biến chứng. Do đó, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch, đủ liệu trình 3 mũi. Ngoài ra có thể tiêm nhắc lại khi đã trưởng thành nếu cần thiết.
question_63681
Những “thủ phạm” giấu mặt gây ung thư phổi
doc_63681
Ung thư phổi là căn bệnh phổ biến và cực kỳ nguy hiểm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi không loại trừ một ai, đặc biệt ở những người sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, nhiều bệnh nhân thường tự hỏi rằng tôi không hút thuốc lá, vậy tại sao vẫn mắc bệnh. Thuốc lá được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng còn một loạt các yếu tố nguy cơ khác cũng là những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Nó âm thầm hủy hoại sức khỏe của con người mà người bệnh không hề hay biết, chỉ đến khi có những dấu hiệu khởi phát như sút cân, mệt mỏi, ho, đau ngực… kéo dài, lúc đó bệnh đã qua giai đoạn khởi phát và bắt đầu trở nặng. Các nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư phổi dưới đây để bạn tham khảo. Bạn cần sẵn sàng đi khám bệnh, chẩn đoán sớm nếu phải sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Khi đó bạn là người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh, cần chia sẻ với bác sĩ để phát hiện và điều trị có hiệu quả cao. Hút thuốc lá Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Theo WHO, hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong ở 20% các trường hợp ung thư, và 70% các trường hợp tử vong vì ung thư phổi trên toàn thế giới. Như vậy có thể nói, lối sống thiếu lành mạnh, không khoa học góp phần làm trầm trọng thêm căn bệnh ung thư phổi ở người. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi lối sống. Theo nghiên cứu mới được công bố, nếu một người ngừng hút thuốc trên 10 năm, nguy cơ ung thư phổi sẽ giảm 30-50%. Các nghiên cứu đã chứng minh cơ chế gây ung thư phổi từ thuốc lá. Khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 chất, trong đó có khoảng 40 chất gây ung thư như nicotin, oxide carbon, benzene, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide... Khi khói thuốc lá xâm nhập vào đường thở, xuống phổi, chúng làm lông mao cấu thành nên phổi bị tê liệt, thậm chí bị phá hủy, khiến cho phổi không thể làm việc, tống các chất độc hại của khói thuốc khỏi cơ thể. Vì thế người nghiện thuốc lá thường bị ho, dễ viêm đường hô hấp, trong đó có cả viêm phổi. Người hút thuốc chức năng phổi hoạt động kém hơn người bình thường từ 2-4 lần, nếu nghiện thuốc trước năm 15 tuổi có nguy cơ ung thư gấp 4 lần so với người hút thuốc sau năm 25 tuổi. Như đã nói ở trên, khi hút thuốc, các lông mao trong phổi bị tê liệt, làm các chất độc hại từ khói thuốc lá bị đọng lại đường hô hấp, nhiều chất độc hại làm biến đổi các tế bào phổi bình thường, trở thành các tế bào gây ung thư. Hay một dạng tấn công phá hủy nhu mô phổi khác của thuốc lá là làm cho người hút thuốc bị viêm đường hô hấp, phổi kinh niên, chỗ viêm lâu ngày tiết ra các chất phá hủy nhu mô phổi gây tổn thương phổi…. Hút thuốc thụ động Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng nó không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất. Hít phải khói thuốc lá một cách thụ động cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của bạn. Trong một nghiên cứu tại Mỹ kết luận, những người kết hôn với người nghiện thuốc hay trong gia đình có người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn từ 20-30% so với người bình thường. Cơ chế gây bệnh ung thư phổi đối với hút thuốc thụ động cũng không khác nhiều so với hút thuốc chủ động. Người hút thuốc thường hít vào phổi bằng luồng khói chính nhưng chỉ chiếm khoảng 20%, 80% các luồng khói còn lại từ thuốc lá gọi là luồng khói phụ, giữa các lần hít thuốc, ra môi trường xung quanh. Luồng khói phụ độc hại gấp nhiều lần luồng khói chính, đây chính là nguyên nhân gây ung thư phổi cho những người hít phải khói thuốc lá thụ động hay trong gia đình có người hút thuốc. Ung thư phổi do phơi nhiễm Bên cạnh khói thuốc lá, một số công việc có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi. Đó là những người phải làm việc trong môi trường có chứa uranium, thạch tín và các hóa chất khác. Chẳng hạn như amiăng, đây là loại chất độc hại trong sản xuất tấm lợp ở Việt Nam được nhiều quốc gia châu Âu cấm sử dụng do chúng gây bệnh ung thư phổi. Theo các chuyên gia y tế từ Đại học John Hopskin, việc sử dụng amiăng trong sản xuất độc hại, nó có thể gây bệnh khi người bệnh tiếp xúc 20-30 năm trước đó. Amiăng đã bị cấm sử dụng ở 28 quốc gia châu Âu nhưng hiện vẫn được nhiều nước sản xuất và sử dụng trong đó có Việt Nam. Khí radon gây ung thư phổi Một trong những loại khí gây ra căn bệnh nghiêm trọng này mà ít được để ý đến là khí radon, đây là một chất khí phóng xạ tự nhiên ở trong lòng đất, phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Loại khí này không thể nhìn hay ngửi thấy mà chỉ có thể phát hiện được bằng các dụng cụ đo đạc chuyên nghiệp. Một đặc điểm dễ nhận ra của loại khí này là giải phóng khi mặt đất bị nứt. Khi nền nhà có vết nứt hay tạo thành các lỗ tiếp xúc với đất, chính là môi trường thuận lợi để khí radon thoát ra. Theo nghiên cứu khí radon là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến ung thư phổi ở Mỹ, có khoảng 12% các ca tử vong vì ung thư phổi có liên quan đến tiếp xúc với khí radon. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra ung thư phổi Theo WHO, mỗi năm có khoảng 223.000 ca tử vong vì ung thư phổi do ô nhiễm không khí. Mặc dù cơ quan đứng đầu về y tế thế giới nhận định, các trường hợp mắc ung thư phổi do ô nhiễm không khí ít hơn so với hút thuốc lá, nhưng nó cũng chiếm một tỷ lệ cao. Những ô nhiễm từ xe hơi, nhà máy, do cháy rừng, các điều kiện tự nhiên… thường sản sinh ra khói gây ô nhiễm như nitrogen oxide, hay các bụi trong không khí… Chúng gây ra các bệnh bụi phổi hay ung thư phổi. Các yếu tố nguy cơ khác Còn rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi như tiền sử gia đình có người ung thư phổi, nhất là những người thuộc quan hệ cận huyết; sử dụng nguồn nước có nhiễm asen…. Hiện nay còn rất nhiều vấn đề liên quan đến căn bệnh ung thư phổi mà khoa học đang đi tìm câu trả lời như trong nhóm những người không hút thuốc, tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư phổi cao hơn so với nam giới hay ở ung thư tuyến - một loại của bệnh ung thư phổi thường xảy ra ở người không hút thuốc…
doc_39657;;;;;doc_21097;;;;;doc_8572;;;;;doc_9321;;;;;doc_18703
Ung thư phổi là một loại ung thư khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân gây ra. Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp dễ dàng thấy được, vẫn có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi tiềm ẩn mà bạn không ngờ đến. 1. Khói thuốc lá - nguyên nhân ung thư phổi hàng đầu Bạn hoàn toàn không hút thuốc lá, nhưng vẫn có khả năng bị ung thư phổi do thuốc lá gây ra. Đó là vì bạn đã có thời gian dài tiếp xúc với khói thuốc lá bởi môi trường xung quanh, hay còn gọi là hút thuốc thụ động.Hàng năm, có đến hơn 7000 người tại Mỹ tử vong vì ung thư phổi do hít phải khói thuốc từ những người bên cạnh. Nếu bạn sống với một người hút thuốc, bạn sẽ có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn đến 30% so với người bình thường. Điều này cho thấy khói thuốc lá là nguyên nhân ung thư phổi cực kì đáng lo ngại cho người hút lẫn người không chạm vào thuốc lá. 2. Ô nhiễm không khí cũng dẫn đến bệnh ung thư phổi nhanh chóng Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi phổ biến vào năm 2013. Hàng loạt các chất thải trong không khí như khí thải, hóa chất, bụi... đã tác động đến đường hô hấp và cơ quan phổi, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng.Chính vì nguyên nhân này, khẩu trang đang dần trở thành một vật cần thiết khi ra ngoài nhằm bảo vệ đường hô hấp của bạn khỏi các yếu tố bất lợi. Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi có thể do mức độ ô nhiễm không khí 3. Khoáng chất Amiang Hiện nay, khoáng chất Amiang đã chính thức được xếp vào nhóm các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Từ năm 1989, người ta đã cấm sử dụng mới loại khoáng chất này, tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, chúng được sử dụng rộng rãi với chức năng chống cháy và cách nhiệt ở nhiều tòa nhà. Không có nhiều công trình nhận biết độ nguy hiểm của loại khoáng chất này đối với sức khỏe con người, và chúng cũng có thể là nguyên nhân bị ung thư phổi của bạn. 4. Khí Radon độc hại Khí Radon là một loại khí không màu và không mùi, thường hình thành trong quá trình phân hủy của đất và đá. Khi thấm vào các tòa nhà, chúng sẽ gây độc cho những người sống hoặc làm việc / học tập bên trong. Đây là chất phóng xạ và cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi đứng thứ 2, sau khói thuốc lá, tại Hoa Kỳ. Mỗi năm Radon gây ra 21.000 ca tử vong do ung thư phổi, một con số vô cùng đáng chú ý. 5. Tiền sử gia đình cũng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư phổi Nếu như người thân trong gia đình của bạn bị ung thư phổi, bạn cũng có nhiều nguy cơ mắc căn bệnh này. Điều này hiện nay vẫn chưa được xác định rõ là do di truyền hay do môi trường sống chung của các thành viên có liên quan đến radon, khói thuốc lá, các yếu tố khác. Nhìn chung, tiền sử gia đình của bạn nếu có vấn đề liên quan đến phổi, bạn cần được tầm soát sớm bệnh ung thư để phát hiện kịp thời. 6. Rượu bia cũng là nguyên nhân ung thư phổi tiềm ẩn Rất khó để tìm được mối liên quan giữa rượu bia và ung thư phổi. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng rượu bia hạng nặng có khả năng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ngay cả ở những người không hút thuốc. Nghiên cứu này đã theo dõi hơn 100.000 người và nhận thấy những người uống nhiều hơn 3 ly rượu mỗi ngày sẽ có xu hướng mắc bệnh ung thư phổi cao hơn.Vì vậy, bạn cần hạn chế bia rượu trong cuộc sống. Mỗi ngày, một người nam chỉ nên uống tối đa 2 ly và nữ giới chỉ nên giới hạn trong 1 ly. 7. Xạ trị - nguyên nhân ung thư phổi đáng ngạc nhiên Các bác sĩ thường sử dụng một lượng cao các tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này được xem là một nguyên nhân ung thư phổi tiềm ẩn bởi nó có khả năng gây ra các bệnh ung thư phổi thứ phát. Nhiều yếu tố khác cũng có liên quan đến vấn đề này là độ tuổi và khu vực điều trị. Xạ trị có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi 8. Chế độ dinh dưỡng nhiều tinh bột Đây là một nguyên nhân bị ung thư phổi ít người biết đến: chế độ ăn giàu tinh bột. Chế độ dinh dưỡng này sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao, đồng thời gia tăng tình trạng kháng Insulin và làm tăng nguy cơ ung thư phổi.Do đó, để giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi, bạn nên hạn chế bớt tinh bột trong khẩu phần ăn. Một số loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao là bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây... Cần hạn chế chúng. 9. Virus HIV làm gia tăng nguy cơ bệnh ung thư phổi Một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi tiềm ẩn là virus HIV - tác nhân gây ra bệnh AIDS. Khi bị nhiễm loại virus này, bạn có nhiều khả năng mắc phải ung thư phổi hơn. Bên cạnh đó, virus HPV cũng có tác động tương tự trong việc tăng nguy cơ bệnh.Vì vậy, bạn hãy tự bảo vệ chính mình trong các hoạt động tình dục để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.Có thể nói, có vô số nguyên nhân ung thư phổi trực tiếp và gián tiếp mà bạn không thể lường trước được. Tuy nhiên, một số sự thay đổi trong lối sống và dinh dưỡng hàng ngày có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ bệnh.Tầm soát ung thư phổi là biện pháp hữu hiệu nhất để bạn phát hiện và điều trị kịp thời ung thư phổi, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình.;;;;;Tỷ lệ người mắc ung thư phổi ở nước ta đang gia tăng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được căn nguyên gây bệnh. Hiểm họa ung thư luôn “rình rập” chúng ta hàng ngày. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 22.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó gần 20.000 ca tử vong. Đây là ung thư phổ biến nhất ở nam giới và chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới. Đối với nữ giới, ung thư phổi phổ biến thứ 3, sau ung thư vú và ung thư dạ dày. Thực tế cho thấy, tỷ lệ người mắc ung thư phổi có xu hướng gia tăng và căn nguyên của tình trạng này bắt nguồn từ những hiểm họa mà chúng ta không ngờ tới trong cuộc sống hàng ngày. Hút thuốc lá Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF), 85% số người mắc ung thư phổi có hút thuốc lá. Lý do là bởi trong khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư. Ung thư phổi có nguyên nhân chủ yếu là do khói thuốc lá Những chất gây ung thư như nicotin, oxide carbon, benzene, ammonia, acetone… khi đi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào đường thở, xuống phổi và làm các lông mao cấu thành nên phổi bị tê liệt, phá hủy, khiến cho phổi không thể làm việc tống các chất độc này ra ngoài được. Các chất độc hại tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ làm tổn hại DNA của tế bào trong phổi, hình thành ung thư phổi. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 10 lần người không hút thuốc. Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ ngày, nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần người không hút. Hít phải khói thuốc lá thụ động Ngoài nguy cơ mắc ung thư phổi do hút thuốc lá thì những người hít phải khói thuốc lá thụ động trong thời gian dài cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi Lý do là bởi khi hút thuốc, người hút sẽ phả khói ra ngoài môi trường, luồng khói phụ này có hại gấp nhiều lần luồng khói chính được người hút thuốc hít vào. Vì thế làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở cả những người không bao giờ hút thuốc. Hóa chất độc hại Những loại hóa chất độc hại như nhựa Polychlorobipheyl được sử dụng rộng rãi dưới dạng các sản phẩm như: dầu nhờn, cồn dán, xi đánh giày, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… dưới tác dụng của nhiệt độ môi trường có thể phân hủy thành nhiều chất dioxin độc hại. Chất Dibutyl phthalate có trong một số loại sơn móng tay, nhựa mềm dẻo… gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Có nhiều loại hóa chất độc hại có trong môi trường sống làm tăng nguy cơ ung thư phổi nếu thường xuyên hít phải Chất Nonylphenol được dùng trong một số loại nước giặt, nước rửa chén, sơn… cũng gây hại cho cơ thể nếu sử dụng trong thời gian dài. Những loại hóa chất có mùi này khi chúng ta hít phải thường xuyên và liên tục sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp, thời gian dài gây ảnh hưởng lớn tới phổi, lâu dần làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Khí radon Khí radon là một chất khí phóng xạ tự nhiên ở trong lòng đất, chúng phân bố không đều trên mặt trái đất. Loại khí này có đặc tính không thể nhìn thấy hay ngửi thấy mà chỉ có thể đo bằng các dụng cụ đo đạc chuyên nghiệp… Theo nghiên cứu, khí radon được giải phóng khi nền đất hoặc nền nhà bị nứt. Khí này thoát ra môi trường và gây nhiễm độc không khí. Nếu hít phải khí radon sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Hiểm họa ung thư phổi luôn “rình rập” chúng ta hàng ngày và không phải trường hợp nào cũng phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh. Mới đây, thông tin nữ diễn viên Mai Phương mắc phải căn bệnh ung thư phổi ở độ tuổi 33 khiến người hâm mộ và đồng nghiệp hết sức bàng hoàng. Diễn viên được chẩn đoán mắc ung thư phổi ở giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã di căn vào xương gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, xương dễ nứt, gãy… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Lý do ung thư phổi không được phát hiện sớm bởi các triệu chứng bệnh không rõ ràng ở giai đoạn đầu, vì thế mà nhiều người không biết mình mắc bệnh. Điều này rất nguy hiểm bởi bệnh có thời gian tiến triển và di căn, biến chứng xấu, tiên lượng sống không cao. Tầm soát ung thư phổi định kỳ là chìa khóa giúp bảo vệ sức khỏe Ít người biết rằng, nguy cơ mắc ung thư phổi luôn “rình rập” hàng ngày và có thể gây ảnh hưởng tới cơ thể bất cứ lúc nào. Vì thế, việc chủ động tầm soát ung thư phổi định kỳ rất quan trọng. Theo đó: Xem chi tiết gói khám Với thiết kế gói khám khoa học, chi phí hợp lý, chỉ với một lần thăm khám, các bệnh lý ở đường hô hấp hay vấn đề ở phổi, ung thư phổi sẽ được phát hiện sớm. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư phổi, các bác sĩ ung bướu sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.;;;;;Ung thư phổi được xếp vào danh sách những bệnh lý ác tính nguy hiểm hàng đầu trên thế giới do diễn tiến bệnh nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này. 1. Từ bỏ thuốc lá để phòng ngừa ung thư phổi Khói thuốc lá là một trong những yếu tố có mối liên hệ mật thiết với căn bệnh ung thư phổi. Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì những người thường xuyên hút thuốc lá có tỷ lệ bị ung thư phổi cao hơn gấp 20 lần so với những người không có thói quen này. Vì vậy nếu bạn đang hút thuốc lá thì hãy từ bỏ nó càng sớm càng tốt, còn nếu chưa hút thì đừng bao giờ thử. Ngay cả khi bạn không hút thuốc lá nhưng lại sống và làm việc trong môi trường ngập tràn khói thuốc thì cũng được coi là hút thuốc thụ động. Tương tự như những người hút thuốc chủ động, người hút thuốc thụ động cũng hấp thu vào cơ thể một lượng lớn các hóa chất độc hại có nguy cơ làm phát triển ung thư phổi. Do đó bạn nên chủ động tránh xa những nơi có khói thuốc lá, hoặc khi có người hút thuốc ở nơi công cộng hãy đề nghị họ đến những nơi vắng người hoặc khu vực dành riêng cho người hút thuốc. 2. Bảo vệ lá phổi trước tình trạng ô nhiễm không khí Số liệu thống kê cho thấy những bệnh nhân sống ở các vùng có tỷ lệ ô nhiễm không khí cao thì nguy cơ ung thư phổi cũng cao hơn so với những vùng có không khí trong lành. Theo số liệu của cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), chỉ tính riêng năm 2010 đã có khoảng 3,2 triệu người trên thế giới tử vong do ô nhiễm không khí, trong đó ghi nhận khoảng 223.000 bệnh nhân bị ung thư phổi. Vì vậy cách phòng tránh ung thư phổi trước tình trạng ô nhiễm không khí đó là: Đeo khẩu trang và quần áo che kín vùng đầu khi đi ra ngoài; Vệ sinh sạch sẽ nhà ở và phòng ngủ thường xuyên; Có thể lắp đặt máy lọc không khí trong nhà; Người dân ở vùng nông thôn và ngoại thành không nên đốt quá nhiều rơm rạ vì sẽ làm tăng tình trạng ô nhiễm không khí; Trồng thêm nhiều cây xanh để tăng cường khí oxy cho khu vực sống; Thay vì dùng bếp củi, bếp than tổ ong thì hãy chuyển sang dùng nguyên liệu sạch như bếp từ, bếp điện. 3. Giảm lượng khí radon trong nhà Radon là một loại khí phóng xạ nguy hiểm, được sản sinh từ quá trình uranium phân hủy trong đất và đá. Khí radon không màu, không mùi, có thể thấm vào đất và rò rỉ vào nguồn nước, không khí. Ở những khu vực có lượng khí radon cao thường tỷ lệ thuận với số ca mắc ung thư phổi. Trường hợp những bệnh nhân mặc dù chưa từng hút thuốc lá nhưng có tiếp xúc với khí radon cũng có thể phát triển căn bệnh ung thư phổi. Vì vậy, tránh hít phải khí radon cũng là cách để phòng tránh căn bệnh này. Để hạn chế khí radon ở môi trường sống và làm việc, bạn có thể áp dụng những biện pháp như sau: Lắp đặt các loại máy làm sạch không khí; Lưu trữ nước trong bể riêng để sử dụng; Lắp hệ thống thông gió trong phòng ở; Xử lý các vết nứt trên tường hoặc trên sàn nhà; Không nên ở quá lâu trong tầng hầm. 4. Tránh xa các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư phổi Một số tác nhân kích thích sự phát triển ung thư phổi cần được loại bỏ đó là: Các chất phóng xạ: xạ trị (gamma-ray, x-ray,... ), làm việc ở nơi có mật độ phóng xạ cao,... Khi tiếp xúc với liều phóng xạ càng cao thì nguy cơ ung thư phổi sẽ càng tăng. Do đó những công nhân viên làm việc trong khu vực chứa nhiều phóng xạ cần đảm bảo an toàn lao động và có thiết bị bảo vệ theo đúng tiêu chuẩn an toàn; Một số hóa chất công nghiệp cũng là yếu tố dẫn đến ung thư phổi như asen, crom, amiang, cadmium, niken, bồ hóng,... So với hút thuốc lá thì nguy cơ gây ung thư phổi khi tiếp xúc với các hóa chất trên còn cao hơn rất nhiều lần. Vì vậy những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại cũng cần có biện pháp bảo hộ phù hợp, vệ sinh bản thân sạch sẽ, thường xuyên, cẩn thận sau khi tiếp xúc với hóa chất. Ngoài ra người dân sống lân cận các nhà máy hóa chất cũng cần phải thường xuyên vệ sinh cá nhân và nhà cửa kỹ càng, lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng và rửa sạch chúng trước khi tiêu thụ. 5. Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, lành mạnh Những người có thói quen ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ mắc phải nhiều loại bệnh lý, trong đó có ung thư phổi. Khi tiêu thụ những loại thực phẩm này, cơ thể sẽ được tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa hay giảm nguy cơ mắc phải các bệnh mạn tính, hoặc những bệnh vẫn còn trong giai đoạn đầu. Bên cạnh việc tăng cường rau xanh, chúng ta cũng nên tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ muối chua, cay nóng,... có hại cho sức khỏe. Ngoài ra vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể duy trì được mức cân nặng hợp lý, tốt cho hệ hô hấp và chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Đặc biệt tập thể dục với cường độ phù hợp còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và gia tăng chất lượng sống. 6. Theo dõi những triệu chứng cảnh báo ung thư phổi Mỗi người có thể bộc lộ các dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi khác nhau. Có những người biểu hiện triệu chứng ung thư phổi một cách rõ ràng nhưng phần lớn thì không, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh cho tới khi triệu chứng dễ nhận biết hơn thì ung thư phổi đã bước sang giai đoạn cuối. Sau đây là những dấu hiệu của ung thư phổi bạn nên đặc biệt lưu ý: Đau tức ngực; Khó thở, thở khò khè; Ho lâu ngày không khỏi, có thể bị ho ra máu; Thường xuyên mệt mỏi; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Biểu hiện khác: sưng hạch bạch huyết, viêm phổi tái phát nhiều lần,. . Đôi khi triệu chứng của ung thư phổi có thể khiến bạn nhầm lẫn với bệnh lý khác ở hệ hô hấp. Do đó để biết chính xác bản thân có đang bị ung thư phổi hay không, bạn nên đi khám sớm ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên.;;;;;1. Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi có thể thay đổi Hút thuốc lá. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư phổi. Khoảng 80% trường hợp tử vong do ung thư phổi được cho là do hút thuốc và con số này có thể còn cao hơn đối với ung thư phổi tế bào nhỏ (small cell lung cancer- SCLC). Bệnh này rất hiếm đối với những người chưa bao giờ hút thuốc có SCLC.Nguy cơ ung thư phổi đối với người hút thuốc cao gấp nhiều lần so với người không hút thuốc. Bạn hút thuốc càng lâu và hút thuốc càng nhiều điếu trong một ngày, nguy cơ của bạn càng cao.Hút cigar và hút thuốc lào có khả năng gây ung thư phổi như hút thuốc lá. Hút thuốc lá có hàm lượng hắc ín thấp hoặc thuốc lá nhẹ làm tăng nguy cơ ung thư phổi nhiều tương tự như thuốc lá thông thường. Hút thuốc lá bạc hà có thể làm tăng nguy cơ và thậm chí nhiều hơn vì tinh dầu bạc hà có thể khiến người hút thuốc lá hít sâu vào trong hơn.Khói thuốc lá. Nếu không hút thuốc nhưng bạn lại đi hít khói thuốc của người khác (gọi là hút thuốc lá thụ động hoặc khói thuốc lá trong môi trường) có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi. Hút thuốc lá thụ động được cho là gây ra hơn 7.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư phổi Tiếp xúc với radon. Radon là một loại khí phóng xạ xuất hiện trong tự nhiên. Khí này được sản sinh khi phân hủy uranium trong đất và đá. Bạn không thể nhìn thấy, nếm hoặc ngửi khí này. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), radon là nguyên nhân đứng thứ hai gây ung thư phổi ở đất nước này và là nguyên nhân hàng đầu trong số những người không hút thuốc.Ngoài trời, có rất ít radon nên không có khả năng gây nguy hiểm. Nhưng trong nhà, radon có thể tập trung nhiều hơn. Do đó, khi hít thở khí này sẽ làm phổi phơi nhiễm với một lượng nhỏ phóng xạ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.Tiếp xúc với amiăng. Những người làm việc với amiăng (trong các mỏ, nhà máy, nhà máy dệt, nơi sử dụng vật liệu cách nhiệt và nhà máy đóng tàu) có nguy cơ tử vong vì ung thư phổi cao gấp nhiều lần các địa điểm làm việc khác. Nguy cơ ung thư phổi lớn hơn nhiều ở những công nhân tiếp xúc với amiăng và đồng thời cũng hút thuốc lá. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa đo lường được chính xác mức độ phơi nhiễm ngắn hạn hoặc ngắn hạn với amiăng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.Những người tiếp xúc với một lượng lớn amiăng cũng có nguy cơ phát triển ung u trung biểu mô, đây là một loại ung thư bắt đầu trong màng phổi (lớp màng bao quanh phổi).Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư khác tại nơi làm việc. Các chất gây ung thư khác được tìm thấy ở một số nơi làm việc có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm:Quặng phóng xạ như urani. Các hóa chất hít vào như arsenic, beryllium, cadmium, silica, vinyl chloride, nickel compounds, chromium compounds, coal products, mustard gas và chloromethyl ethers. Khí thải diesel. Chính phủ và ngành công nghiệp đã thực hiện các bước trong những năm gần đây để giúp bảo vệ người lao động tránh khỏi nhiều phơi nhiễm trong quá trình làm việc. Nhưng những nguy hiểm vẫn còn đó, vì vậy nếu bạn làm việc xung quanh các tác nhân này, hãy cẩn thận để hạn chế tiếp xúc bất cứ khi nào có thể.Dùng một số loại thực phẩm chức năng. Các nghiên cứu xem xét vai trò của việc bổ sung vitamin trong việc giảm nguy cơ ung thư phổi đã có kết quả không khả quan. Trên thực tế, 2 nghiên cứu lớn cho thấy những người hút thuốc đã bổ sung thực phẩm chức năng có chứa beta carotene có làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy những người hút thuốc lá nên tránh bổ sung beta carotene.Asen trong nước uống. Các nghiên cứu về những người ở các khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ sử dụng nước có hàm lượng asen cao có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư phổi. Trong hầu hết các nghiên cứu này, mức độ asen trong nước cao hơn nhiều lần so với mức thường thấy ở Hoa Kỳ, ngay cả những khu vực có mức asen cao hơn mức bình thường. Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi như hút thuốc lá, tiếp xú với radon, amiăng 2. Các yếu tố nguy cơ bị ung thư phổi không thể thay đổi Xạ trị ở vùng ngực. Những người đã xạ trị vào vùng ngực để điều trị các bệnh ung thư khác có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn, đặc biệt nếu họ hút thuốc lá. Ví dụ, những người đã được điều trị bệnh Hodgkin hoặc phụ nữ xạ trị ngực sau phẫu thuật cắt bỏ vú do bệnh ung thư vú. Phụ nữ đã xạ trị vú và sau đó mới phẫu thuật cắt bỏ vú dường như không có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn dự kiến.Ô nhiễm không khíỞ các thành phố, ô nhiễm không khí dường như làm tăng nguy cơ ung thư phổi cao hơn một chút. Nguy cơ này ít hơn nhiều so với nguy cơ do hút thuốc lá, nhưng một số nhà nghiên cứu ước tính rằng trên toàn thế giới khoảng 5% số ca tử vong do ung thư phổi có thể là do ô nhiễm không khí ngoài trời.Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư phổi. Nếu bạn đã bị ung thư phổi, bạn có nguy cơ tiếp tục mắc ung thư phổi cao hơn.Anh chị em và con cái của những người bị ung thư phổi có thể có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn một chút so với mặt bằng dân số nói chung, đặc biệt là nếu người thân được chẩn đoán ung thư phổi khi còn rất trẻ.Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng di truyền dường như đóng vai trò nhất định trong một số gia đình có tiền sử nhiều người mắc ung thư phổi.;;;;;1. Ung thư phổi còn được gọi là ung thư biểu mô của phổi hoặc ung thư phế quản, là một khối u ác tính đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm soát của các tế bào trong mô của phổi. Hàng năm ước tính có khoảng 7,6 triệu ca tử vong do ung thu trên toàn thế giới thì ung thư phổi có 1,37 triệu ca tử vong ( chiếm 18%). Tại Việt Nam số bệnh nhân mắc ung thư phổi chiếm 24,4% tổng số ung thư. Năm 2020, Việt Nam có 26,200 ca mắc ung thư phổi mới và khoảng 24,000 ca tử vong; số ca tử vong xếp thứ hai sau ung thư gan. Ung thư phổi bao gồm hai loại: ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm đa số với 80% tất cả các loại ung thư. Ung thư phổi không tế bào nhỏ lại được chia thành ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tế bào lớn. Nếu ung thư phổi phát hiện ở giai đoạn sớm việc điều trị bằng phẫu thuật có tiên lượng tốt và có tỷ lệ sống cao. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ung thư phổi được xác định khi ở giai đoạn muộn và việc điều trị bằng phẫu thuật không mang lại hiệu quả cao do khối u đã di căn xa. Việc hiểu rõ cơ chế, căn nguyên của ung thư phổi là cần thiết để có thể chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. 2. Ung thư phổi là một trong số ít bệnh ung thư mà nguyên nhân được biết rõ ràng. Hút thuốc lá được coi là nguyên nhân chính dẫn tới ung thư phổi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người hút thuốc không bị ung thư phổi và ngược lại nhiều người bị ung thư phổi nhưng không hề hút thuốc. Do đó, các yếu tố gây bệnh khác như di truyền, tiếp xúc với bức xạ, ô nhiễm môi trường cũng có liên quan tới sự phát triển của ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 85% trường hợp ung thư phổi, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ những người hút thuốc lá lâu năm bị ung thư. Sự phát triển ung thư phổi tùy thuộc vào mức độ và thời gian hút thuốc cũng như các nguyên nhân khác của ung thư phổi. Nam giới và phụ nữ hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn so với người không bao giờ hút thuốc với con số lần lượt là 23% và 13%. Khói thuốc lá chứa các hydrocacbon thơm (PAHs) là chất gây ung thư phổ biến qua tác động làm tổn thương DNA. PAH tương tác với DNA và tạo thành các đoạn DNA bị đột biến và làm khởi phát ung thư phổi. Việc hút thuốc lá thụ động hoặc hít phải khói thuốc có liên quan tới bệnh lý đường hô hấp và ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Trẻ em tiếp xúc với việc hút thuốc lá tự động sớm có nguy cơ cao bị ung thư phổi trong suốt đời sống. Ô nhiễm không khí cũng là tác nhân quan trọng gây ung thư phổi. Ô nhiễm không khí ngoài trời, chủ yếu là do khí thời từ giao thông vận tải, phát điện, nhà máy công nghiệp…. Những ô nhiễm không khí này làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, hô hấp. Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế đã phân loại ô nhiễm không khí ngoài trời là chất gây Ung thư Nhóm 1 đối với con người. Khí thải động cơ xe cộ là một hỗn hợp phức tạp của nhiều hóa chất gây ung thư và đột biến (khí thải có chứa hỗn hợp Nitơ oxit, nito dioxit, sulfur đioxit. . ) được chứng minh có liên quan tới sự hình thành khối u của phổi. Nguyên nhân gây ung thư phổi chủ yếu liên quan tới yếu tố môi trường bao gồm: hút thuốc lá và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, những ung thư phổi có tính chất gia đình cũng không thể bỏ qua. Tính chất gia đình của ung thư phổi thường được quan sát qua các nghiên cứu lâm sàng. Ung thư phổi gia đình hay ung thư phổi di truyền có tính chất phức tạp hơn các loại ung thư di truyền khác có thể do các yếu tố di về di truyền bị che lấp bởi ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như hút thuốc, ô nhiễm không khí, khí đốt. Những người trong tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 2-3 lần bình thường. Một số nghiên cứu về các gia đình mắc ung thư phổi cho thấy bằng chứng việc di truyền ung thư phổi từ thế hệ này sang thế hệ khác và có khoảng 8% các trường hợp ung thư phổi là do di truyền hoặc có khuynh hướng di truyền. Ung thư phổi di truyền nguyên nhân là do đột biến gen ở các tế bào dòng mầm (tế bào sinh dục) gây nên. Việc xác định đột biến gen của tế bào dòng mầm liên quan tới ung thư phổi di truyền vẫn còn là một thách thức. Cho tới nay chỉ một số gen đặc trưng cho bệnh ung thư phổi được xác định: Gen EGFR: Một số bài báo cho thấy đột biến gen EGFR T790M ở tế bào dòng mầm làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi đặc biệt ở người không hút thuốc, ước tính nguy cơ mắc ung thư ở người không hút thuốc mang đột biến gen này là 31%. Đột biến tế bào dòng mầm T790M của gen EGFR chiếm khoảng 1% các trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ. Gen TP53: đột biến gen TP53 ở các tế bào dòng mầm làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư ở nhiều cơ quan trong đó có ung thư phổi và ung thư thường khởi phát sớm. Thống kê cho thấy người mang đột biến gen TP53 ở tế bào dòng mầm có 50% phát triển ung thư ở độ tuổi dưới 30 và nguy cơ phát triển ung thư trong suốt đời lên tới 70% và 100% ở nam và nữ. Gen BRCA: Đột biến gen BRCA ở tế bào dòng mầm thường liên quan tới ung thư vú và buồng trứng di truyền. Tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người mang đột biến gen này cũng có nguy cơ mắc một số loại ung thư khác như phổi, thận, gan. Một số gen khác: HER2, YAP1, CHECK2… Các đột biến gen này ở tế bào dòng mầm cũng có liên quan tới việc hình thành ung thư phổi 4.
question_63682
Lẹo mắt có tự khỏi không - Cách phòng tránh
doc_63682
Lẹo mắt gây ra cảm giác khó chịu, tác động đến những hoạt động sinh hoạt của người bệnh. 1. Tìm hiểu tổng quan về bệnh Lẹo mắt là tình trạng viêm nhiễm ở mi mắt dẫn đến làm bờ mi đau nhức, sưng đỏ, phù nề. Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, tác động đến những hoạt động sinh hoạt của người bệnh. Để đi vào tìm hiểu vấn đề lẹo mắt có tự khỏi không, trước tiên bạn đọc hãy điểm qua các thông tin về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh được chia sẻ sau đây. 1.1. Về nguyên nhân gây ra Cụ thể, nguyên nhân chính gây ra bệnh là bởi sự xâm nhập của tụ cầu khuẩn hay vi khuẩn vào tuyến chân lông mi. Hoặc còn có khả năng xuất hiện do sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có. Bên cạnh đó, có các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra lẹo mắt như sau: - Có tiền sử viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mạn tính. - Bị bệnh mạn tính về da (như viêm da) hoặc mắc bệnh đái tháo đường hay gặp vấn đề cholesterol tăng cao. - Thường xuyên không thực hiện tẩy trang vùng mắt trước khi đi ngủ. - Thay kính áp tròng khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ. - Có thói quen hay đưa tay bẩn lên dụi mắt. - Dùng mỹ phẩm trang điểm vùng mắt đã quá hạn sử dụng, không đảm bảo về chất lượng. - Sử dụng khăn mặt hay vật dụng cá nhân khác chung với những người khác. - Có chế độ ăn uống không hợp lý như tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay, nóng;… 1.2. Về các triệu chứng Những biểu hiện ban đầu của lẹo mắt thường nhẹ, khiến người bệnh cảm thấy hơi khó chịu hoặc dọc bờ mi có hiện tượng mẩn đỏ. Khi lẹo phát triển, có thể làm xuất hiện các triệu chứng gồm: - Dọc mí mắt có vết sưng đỏ giống mụn xuất hiện. - Ở giữa vết sưng có các đốm nhỏ màu vàng. - Cảm thấy cồm cộm trong mắt. - Mắt có biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng. - Hiện tượng chảy nước mắt hoặc ghèn ở dọc mí mắt. - Ở mi mắt có sự xuất hiện của nốt sần cứng, không đau. Để tình trạng này nhanh khỏi hơn, người bệnh nên biết cách chăm sóc mắt đúng cách tại nhà. Theo đó, người bệnh cần đảm bảo cho mắt được nghỉ ngơi. Cùng với đó, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt và tiến hành chườm ấm lên vùng da quanh mắt mỗi ngày vài lần, mỗi lần thực hiện kéo dài trong khoảng từ 10 - 15 phút. Đồng thời, để hạn chế tốc độ phát triển của lẹo mắt, người bệnh cũng cần lưu ý không được tự ý nặn chích lẹo, dùng tay gãi, chà xát vào lẹo. Đi kèm với đó, cần kiêng sử dụng một số loại thực phẩm như tỏi, hành, thủy hải sản,... vì chúng dễ làm kích ứng mắt. Trường hợp có dùng kính áp tròng thì trong thời gian mọc lẹo mắt cần dừng sử dụng cho đến khi đã loại bỏ hoàn toàn lẹo. Nếu sau thời gian chăm sóc tại nhà mà tình trạng lẹo mắt không thuyên giảm, có các dấu hiệu như vùng mọc lẹo bị chảy máu, tầm nhìn của mắt bị lẹo che khuất, má hoặc những vùng khác trên khuôn mặt xuất hiện mẩn đỏ,... thì người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị tối ưu. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bị lẹo mắt: - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi chạm tay vào mắt, thực hiện trang điểm mắt. - Không đưa tay lên mắt để dụi hay chà mắt để tránh việc tạo điều kiện cho vi khuẩn từ tay xâm nhập, gây nhiễm trùng mắt. - Lựa chọn loại mỹ phẩm trang điểm mắt đảm bảo về chất lượng, không quá hạn sử dụng. - Đeo kính râm, bảo vệ mắt trước bụi bẩn ô nhiễm, ánh sáng mặt trời. - Tẩy sạch lớp trang điểm cũng như bụi bẩn hàng ngày trước khi đi ngủ. Không quên tẩy trang vùng mắt. - Không sử dụng chung mỹ phẩm, cọ trang điểm, khăn mặt, kính mát,... với người khác. - Nếu sử dụng kính áp tròng, cần thực hiện rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành việc đeo hay lấy kính ra. - Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi. Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc những thông
doc_8659;;;;;doc_49808;;;;;doc_61570;;;;;doc_17660;;;;;doc_8078
Lẹo mắt là 1 tình trạng ở mắt phổ biến, thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu và đau đớn cho người bị lẹo. Lẹo mắt có thể được điều trị tại nhà nhưng cần được tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Lẹo mắt là tình trạng viêm cấp của tuyến Zeiss. Đây là một tuyến nằm ở chân lông mi dẫn đến bị áp xe hóa. Lẹo mắt thường có các biểu hiện chính như sưng, nóng, đỏ, đau mí mắt và tiến triển nhanh. Sau khoảng vài ngày thì ổ áp xe này sẽ tự vỡ mủ. Lẹo mắt thường hay tái phát và có thể có nhiều ổ trên cùng một mí mắt hay cả 4 mí mắt.Lẹo mắt được phân loại tùy theo vị trí xuất hiện, có 2 loại lẹo mắt là lẹo mắt bên ngoài tức là lẹo mọc ở gốc nang lông mi và lẹo mắt bên trong là những lẹo mọc ở trong các tuyến dầu bên dưới và bên trong mí mắt.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây lẹo mắt. Lẹo mắt có thể xuất hiện do nhiều trường hợp khác nhau. Nếu mắt bị viêm hoặc nhiễm trùng nang lông mi cũng có thể gây ra lẹo mắt. Ngoài ra, nếu hệ thống dẫn lưu của các tuyến dầu nằm xung quanh mí mắt bị tắc làm cho các tuyến này bị sưng và viêm thì sẽ gây ra hiện tượng lẹo mắt.Bên cạnh đó, có một số yếu tố có thể làm tăng thêm nguy cơ mắt xuất hiện lẹo, bao gồm:Người đã từng bị lẹo mắt hoặc bị nấm da thì khả năng xuất hiện lẹo và tái xuất hiện sẽ cao hơn.Người mắc các bệnh về da như bệnh rosacea là tình trạng da bị ửng đỏ hoặc người bị viêm da thì cũng có nguy cơ bị lẹo mắt rất cao.Người bị một số vấn đề về sức khỏe khác như mắc bệnh đái tháo đường, bệnh sưng mí mắt và bị lipid huyết thanh cao thì cũng thuộc nhóm nguy cơ bị lẹo mắt cao.Những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm trang điểm cũ hoặc không thực hiện tẩy trang ở mắt thường xuyên khi trang điểm thì có thể hay bị lẹo ở mắt. Nếu lẹo ở giai đoạn viêm, tức là khoảng từ 1 đến 3 ngày đầu thì có thể uống thuốc kháng sinh kháng viêm kết hợp với thuốc giảm đau. Một khi lẹo mắt đã thành ổ áp xe thì phải rạch để tháo mủ và nạo sạch.Tiểu phẫu lẹo mắt không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu để lẹo tự vỡ thì có thể sẽ thành sẹo trên mí mắt làm mất thẩm mỹ cho mặt và toàn bộ gương mặt, nhưng không ảnh hưởng gì đến thị lực và nhãn cầu của mắt.Để bảo vệ mắt trong thời gian bị lẹo, bạn nên chú ý đảm bảo vệ sinh cho mắt, đeo kính bảo vệ khi đi ra ngoài, không ăn thức ăn ngọt, bổ sung nước cho cơ thể.Đối với trường hợp mụn lẹo đã bị nhiễm trùng thì bác sĩ có thể cân nhắc việc kê đơn thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên chỗ bị lẹo. Nếu tình trạng bệnh không có tiến triển tốt thì người bị lẹo có thể sẽ được sử dụng steroid dạng tiêm trong điều trị để giảm sưng hoặc viêm ở lẹo.Tuy nhiên, nếu tất cả các phương án trên đều không có tác dụng thì người bị lẹo có thể cần phải được thực hiện tiểu phẫu lẹo mắt để tránh mụn lẹo ảnh hưởng đến thị lực4. Các triệu chứng của lẹo mắt. Lẹo mắt có thể chỉ xuất hiện ở một mắt tại một thời điểm hoặc cũng có thể xuất hiện ở cả hai mắt. Hầu hết, các dấu hiệu ban đầu của lẹo mắt thường rất nhẹ, chỉ cảm thấy cộm và đau rát ở mắt. Tuy nhiên, tầm khoảng vài ngày sau đó thì các triệu chứng có thể rõ ràng và khó chịu hơn, một số triệu chứng có thể gặp phải là dọc theo mí mắt, khu vực gần lông mi sẽ có các vết sưng đỏ như mụn. Ở các điểm giữa vết sưng có xuất hiện các đốm màu vàng. Mắt có cảm giác dày cộm lên, mắt dễ chảy nước mắt và trở nên rất nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện các nốt sần mà không đau.5. Hướng dẫn chăm sóc mắt bị lẹo tại nhà. Lẹo mắt không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể được chữa trị ngay tại nhà bằng những biện pháp như: Chú ý ngăn ngừa bụi bẩn bay vào mắt làm các tuyến nhờn trong mắt bị tắc nghẽn. Khi mắt bị nổi mụn lẹo thì tuyệt đối không dùng tay để nặn để tránh làm vỡ mủ và có thể gây ra nhiễm trùng. Để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn thì bạn có thể dùng một chiếc khăn có nhúng qua nước ấm hoặc dùng túi trà và chườm lên vùng mắt bị lẹo. Nếu đang bị mụn lẹo thì tốt nhất không nên trang điểm hoặc nếu mỹ phẩm và dụng cụ trang điểm đã quá lâu thì nên thay thế đồ dùng mới. Đối với những bạn có thói quen dùng kính áp tròng thì cần vệ sinh kỹ tròng kính và vệ sinh tay trước khi tháo và lắp tròng kính lên mắt.Mặc dù mụn lẹo ở mắt không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bệnh lý có thể tái phát nhiều lần. Lẹo mắt nếu không được can thiệp đúng cách và để tự vỡ thì có thể để lại sẹo trên mặt. Tiểu phẫu lẹo mắt nên được thực hiện đối với những trường hợp lẹo đã có mủ bên trong. Tuy nhiên, quá trình tiểu phẫu lẹo mắt cần phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế để tránh những biến chứng đáng tiếc cho thị giác và thẩm mỹ.;;;;; Lẹo ở mắt là một hội chứng viêm nhiễm cấp tính xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi của mắt. Khi bị lẹo, mi mắt trở nên sưng đỏ, đau và nhạy cảm hơn. Chỗ sưng lẹo nổi lên khối mủ giống như mụn nhọt. Người bệnh sẽ luôn có cảm giác cộm và khó chịu giống như có sạn ở trong mắt. Người bị lẹo sẽ luôn có cảm giác cộm và khó chịu giống như có sạn ở trong mắt Các yếu tố làm tăng nguy cơ lẹo mắt thường gặp có thể kể đến như: – Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi và hóa chất nhiều – Rửa mặt bằng khăn hoặc nước không sạch sẽ – Thường xuyên có thói quen đưa tay lên để dụi mắt – Trang điểm và để qua đêm hoặc không tẩy trang sạch – Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo (hoặc đã hết hạn) – Dùng chung vật dụng cá nhân với người đang/đã bị lẹo – Người từng có tiền sử viêm mí mắt hoặc viêm mí mắt mãn tính – ….. Lẹo có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt và có tính tái phát cao. Tùy vào hình thái, người ta chia lẹo mắt thành 3 loại: Lẹo trong (nằm ở mặt trong mí mắt), lẹo ngoài (mọc ở bờ mi) và đa lẹo (nhiều đầu lẹo cùng lúc). Phần lớn các trường hợp lẹo mắt thường không quá nguy hiểm và có thể tự xẹp sau khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, bệnh lý lại gây ra không ít phiền phức và cảm giác khó chịu cho người bệnh. Việc chủ động chăm sóc và có các biện pháp điều trị đúng sẽ giúp lẹo nhanh khỏi hơn. 2. Nguyên tắc trị lẹo mắt 2.1 Giữ vệ sinh mắt Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho mắt là rất cần thiết trong quá trình bị lẹo. Nếu không vệ sinh cẩn thận, các dịch tiết đọng lại trên mi có thể gây ra bít tắc và khiến tình trạng viêm càng trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, khi vệ sinh, người bệnh cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương mắt. Tốt nhất nên dùng khăn mềm, sạch hoặc bông gạc để thấm nhẹ, kết hợp sử dụng nước muối sinh lý (loại dành riêng cho mắt). Trong thời gian này, hãy hạn chế để mắt tiếp xúc với khói bụi hoặc các hóa chất độc hại. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, bạn có thể đeo kính râm hoặc kính bảo hộ để bảo vệ mắt tốt hơn. Ngoài ra, cũng nên hạn chế trang điểm trong thời gian mắt bị lẹo. Bởi lớp phấn trang điểm có thể bám vào vị trí sưng, rất khó để vệ sinh và dễ gây ra bít tắc. Người bệnh nên hạn chế trang điểm trong thời gian trị lẹo mắt 2.2 Dùng riêng vật dụng cá nhân Khi bị lẹo, bạn tuyệt đối không nên dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, đồ trang điểm với người khác. Điều này có thể vô tình làm lây vi khuẩn từ mắt bạn sang người khác hoặc ngược lại. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vị trí lẹo và khiến viêm tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, hãy lưu ý rằng lẹo mắt có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu tiếp xúc với dịch lẹo. Vì vậy, sau mỗi lần vệ sinh mắt, bạn nên vứt các rác thải, bông gạc đúng nơi quy định. Tránh để người khác tiếp xúc phải và gây ra lây lan. 2.3 Không tự ý nặn lẹo Một điều nghiêm cấm khi điều trị lẹo là không được tự ý nặn lẹo. Đây là một hành động rất nguy hiểm, có thể gây ra ảnh hưởng nặng nề tới mắt. Để phòng tránh vô tình quệt tay phải và làm vỡ lẹo, bạn tốt hơn nên hạn chế đưa tay lên gãi hay dụi mắt. Ngoài ra, trước mỗi lần đưa tay lên mắt để vệ sinh, hãy cố gắng rửa tay thật sạch sẽ. Nếu không sẽ rất dễ tạo cơ hội đưa vi khuẩn vào mắt và vị trí viêm. 2.4 Không tự ý dùng thuốc Để giảm đau, giảm viêm do lẹo, người bệnh có thể dùng thêm thuốc dạng nhỏ hoặc dạng uống. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên sử dụng bừa bãi hoặc quá lạm dụng. Nếu không có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn cho mắt. 2.5 Thăm khám khi cần thiết Sau khoảng một tuần điều trị, nếu cảm thấy mắt không tiến triển tốt hơn thì người bệnh nên đi thăm khám ngay. Việc thăm khám sẽ giúp bác sĩ nắm được tình trạng và nguyên nhân gây lẹo. Từ đó có phương án điều trị phù hợp nhất, giúp lẹo nhanh khỏi hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh chích lẹo để loại bỏ yếu tố viêm. Đây là phương pháp khá hiệu quả đối với các trường hợp nặng để giúp bệnh khỏi nhanh hơn và tránh nguy cơ tái phát. Nếu cảm thấy quá trình trị lẹo mắt không tiến triển tốt thì người bệnh nên đi thăm khám ngay 3. Cách phòng tránh lẹo mắt Dù không quá nguy hiểm nhưng lẹo mọc ở mắt sẽ gây ra khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Để ngăn ngừa lẹo xảy ra, người bệnh có thể áp dụng thực hiện theo các biện pháp sau: – Hạn chế dùng tay đưa lên dụi mắt hoặc chà mắt. Bởi mắt là bộ phận tương đối nhạy cảm, vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập vào và gây nhiễm trùng mắt. – Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng. Đặc biệt là trước khi chạm tay lên mắt hoặc khi trang điểm ở vùng mắt. – Tuyệt đối không dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm, kính hay vật dụng cá nhân với người khác. Nhất là những người đang bị lẹo hoặc đã có tiền sử từng bị lẹo mắt. – Nếu có thói quen trang điểm, hãy sử dụng các loại mỹ phẩm uy tín và đảm bảo chất lượng. Giữ cho cọ trang điểm luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh. Tuyệt đối không dùng mỹ phẩm để quá lâu hoặc hết hạn sử dụng. – Khi ra ngoài hoặc đi đến nơi có khói bụi, ô nhiễm, hãy bảo vệ mắt bằng kính râm hoặc kính bảo vệ. – Ngoài ra, khi có tình trạng viêm hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt, hãy đi khám mắt ngay để kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.;;;;;Phần lớn các trường hợp mắt bị lẹo sẽ bị khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, trong trường hợp mắt lẹo to, không hết sau một tuần, gây đau, khó chịu,... người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Lẹo mắt là hội chứng viêm nhiễm cấp tính do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi. Lẹo khiến mi mắt sưng đỏ, đau, nhạy cảm với ánh sáng, khó chịu khi nháy mắt, cảm giác cộm như có bụi trong mắt. Tại chỗ đau sưng lên khối mủ đỏ như mụn nhọt. Sau 3-4 ngày, lẹo sẽ vỡ mủ và xẹp nhưng sau đó có thể xuất hiện ở vị trí khác trên mắt. Đặc điểm của lẹo là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc hai mi mắt.Có một số dạng lẹo mắt khác nhau như:Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhầy của mi mắt: lẹo nằm ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi lên mới nhìn thấy được lẹo.Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: là một nốt đỏ, gây đau ở bờ mi. Lẹo ngoài thường có kích thước và độ rắn như hạt đậu.Đa lẹo: xuất hiện rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.Có nhiều nguyên nhân có thể tăng nguy cơ gây lẹo mắt như:Để lớp trang điểm trên mắt qua đêm mà không tẩy trang. Dùng mỹ phẩm lên mắt quá hạn sử dụng.Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ thay kính áp tròng. Thường đưa tay bẩn lên dụi mắt. Có tiền sử viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính. Mắt lẹo thường tự hết sau một vài ngày mà không cần điều trị đặc hiệu. Khoảng 4-6 ngày, mủ của lẹo sẽ vỡ ra, các triệu chứng đau, nhức sẽ giảm dần.Để đẩy nhanh tốc độ lành bệnh, ở giai đoạn sớm của lẹo mắt, người bệnh có thể chườm khăn ấm lên lẹo 10-15 phút, 3-5 lần/ngày. Chườm ấm sẽ giúp lấy sạch các chất tiết vàng tại mi mắt, giải phóng các tuyến sụn mi tắc nghẽn. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý (loại dùng cho mắt) hàng ngày. Trong thời gian mắt bị lẹo, không được dùng tay gãi, chà xát vào lẹo vì sẽ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập sâu, mắt có thể tổn thương nghiêm trọng hơn.Nếu lẹo mắt to không hết sau 1 tuần, gây khó nhìn, tiết nước mắt nhiều, đau, khó chịu... người bệnh cần khám bác sĩ để được điều trị. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện thủ thuật chích rạch lẹo để lấy mủ ra, đồng thời kê đơn một số thuốc kháng sinh đường uống, kháng sinh nhỏ mắt, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,... Người bệnh cần sử dụng thuốc và chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục. Rửa mắt bằng nước muối sinh lý khi bị lẹo mắt 3. Cách ngăn ngừa lẹo mắt Để ngăn ngừa lẹo mắt và các bệnh nhiễm trùng mắt nói chung, cần chú ý một số biện pháp như sau:Không dùng dùng tay đưa lên mắt để dụi mắt, chà mắt vì vi khuẩn từ tay có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng mắt.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh, nhất là trước khi chạm tay vào mắt, trang điểm mắt.Không dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm, cọ trang điểm, kính mát,... với người khác. Đặc biệt không dùng chung vật dụng cá nhân với những người đang bị lẹo hoặc có tiền sử lẹo.Sử dụng mỹ phẩm trang điểm mắt đảm bảo chất lượng, cọ trang điểm mắt hợp vệ sinh.Bảo vệ mắt trước ánh sáng mặt trời, bụi bẩn ô nhiễm bằng cách đeo kính râm hoặc các loại kính báo vệ.Ngoài ra, khi mắt có tình trạng viêm nhiễm, đau, khó chịu, cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.;;;;;Nguyên nhân và cách điều trị. Thông thường lẹo mắt sẽ tự lành sau một tuần. Tuy nhiên nếu kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến lẹo mắt bị chai, gây xơ dính và hình thành sẹo bị co dúm. Điều này khiến cho mắt nhìn như bị sưng nề và gây mất thẩm mỹ. Lẹo mắt là một bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Mắt sẽ bị lẹo khi mí mắt bị một loại vi khuẩn như Staphylocoque xâm nhập vào chân lông mi, lẹo sẽ xuất hiện và để lại nhiều phiền phức cho người bệnh. Giai đoạn đầu của lẹo, mi mắt sẽ bị sưng đỏ, phần đỏ sẽ dần nổi lên một cục sưng bằng hạt gạo. Tình trạng này gây ra đau nhức và hơi ngứa ở mắt. Thông thường sau 2-3 ngày lẹo sẽ bắt đầu mưng mủ, và sau 5-7 ngày lẹo sẽ tự vỡ. Lẹo mắt là một bệnh thường gặp, nhất là ở trẻ em Vị trí mọc lẹo sẽ nói lên các dạng của mụt lẹo – Vị trí lẹo mọc bên trên mi được gọi là lẹo ngoài mi. – Vị trí lẹo mọc bên trong mi được gọi là lẹo trong mi. – Lẹo mọc nhiều vị trí trên mi được gọi là đa lẹo. 2. Nguyên nhân gây lẹo mắt Là loại bệnh do vi khuẩn gây nên, lẹo mắt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: – Từ cơ địa do viêm mi mắt – Dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là người có tiền sử nhiễm bệnh – Để mĩ phẩm quá lâu trên mắt gây bít tắc chân mi Thông thường lẹo mắt sẽ dần khỏi khi người bệnh biết giữ gìn vết thương sạch sẽ như rửa mắt bằng nước muối sinh lý, hay không làm tổn thương vết thương như đập trúng vết thương hay tự ý nặn mủ. Đôi khi bệnh cũng chóng hết nếu bạn biết cách chườm ấm để tiêu sưng tại nhà. Đôi khi nếu lẹo bị nặng, người bệnh cũng chỉ cần dùng kháng sinh đường bôi hoặc đường uống bệnh cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Lẹo bị chai làm gương mặt mất đi tính thẩm mỹ, gây khó chịu cho mắt Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh lẹo mắt cũng có thể được chữa dễ dàng và may mắn như vậy. Có một số nguyên nhân khiến lẹo mắt bị chai như: – Dùng thuốc khánh sinh hoặc kháng viêm không đúng liều.Tự ý uống thuốc mà chưa có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. – Điều trị lẹo mắt trễ. – Do cơ địa của bệnh nhân. Lẹo mắt trở thành vết chai là điều không ai mong muốn. Nó sẽ làm vết thương ở mắt luôn luôn cộm lên và nhìn như một vết sẹo. Mặc dù không gây đau đớn nhưng lẹo mắt bị chai sẽ gây mất thẩm mỹ rất nhiều cho người bị bệnh. Đôi khi tình trạng còn làm ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần lo lắng bởi ngày nay người bệnh có thể chữa trị lẹo mắt bằng cách tiểu phẫu phần chai. Hiện nay việc tiểu phẫu này không gây đau đớn và để lại sẹo. Người bệnh cũng không mất nhiều thời gian trong phòng mổ và cũng không cần nghỉ dưỡng quá nhiều. Sau khi mổ, bạn nên hạn chế các hoạt động gây mồ hôi hoặc đến các nơi đông người và khói bụi. Bên cạnh đó hạn chế các món ăn gây kích ứng hoặc để lại sẹo như thịt bò, trứng và hải sản. 5. Cách điều trị và phòng tránh Để phòng tránh lẹo mắt trở thành vết chai, bạn cần chữa trị sớm với những biện pháp phù hợp. 5.1 Chữa lẹo mắt tại nhà Khi chữa lẹo tại nhà, bạn cần giữ sạch vết thương bằng cách rửa mắt và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý dành cho mắt. Cách này sẽ làm vi khuẩn không lây lan. Bên cạnh đó bạn nên chườm nóng để giảm triệu chứng nhức và đau, làm tiêu mủ và tránh các tổn thương về sau. Thông thường, sau từ 5-7 ngày lẹo sẽ tự vỡ và lành lại. 5.2 Thăm khám tại bệnh viện Nếu sau 5-7 ngày, lẹo không thuyên giảm mà xuất hiện một vài dấu hiệu nghiêm trọng hơn như giảm thị lực một phần, vết sưng đỏ lan rộng, bệnh nhân cảm thấy đau nhức hơn thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh để lẹo mắt trở nên chai cứng. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám và có thể dùng thủ thuật trích lẹo. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc kháng sinh phù hợp để giúp vết thương nhanh khỏi. 5.3 Các biện pháp phòng tránh Bị lẹo mắt là điều không ai mong muốn. Nếu bạn đã hiểu bản chất nguyên nhân của bệnh lẹo mắt bạn sẽ có cách phòng tránh lẹo một cách khoa học để bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh: – Đeo kính hoặc đồ bảo hộ mỗi khi đến nơi khói bụi và ô nhiễm. – Thay bút kẻ mắt, phấn mắt định kỳ để tránh nhiễm khuẩn từ đồ trang điểm. – Tránh đổ dầu ở da mặt, chân mí mắt bằng cách chăm sóc và làm sạch da. – Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác. – Luôn để ý hạn sử dụng của kính áp tròng. Luôn làm sạch kính bằng nước chuyên dụng trước khi đeo lên mắt. – Luôn rửa tay sạch đúng cách bằng các loại nước rửa chuyên dụng. Lẹo mắt bị chai là một bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta cũng cần hiểu rõ về nó để có biện pháp chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, mắt cũng là một bộ phận nhảy cảm trong cơ thể, ngoài việc phòng tránh bệnh lẹo mắt chúng ta cũng cần phòng tránh các bệnh về mắt nói chung bằng các gói khám mắt định kỳ. Bạn nên chọn những gói khám đầy đủ từ những địa chỉ có uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và hệ thống máy móc hiện đại để bảo vệ đôi mắt của chính mình và người thân luôn sáng khỏe.;;;;;Các phương pháp điều trị hiệu quả Lẹo mắt là hiện tượng nhiễm khuẩn cục bộ làm sưng đỏ xung quanh rìa bờ mi. Khi mắt không may gặp phải tình trạng này, nhiều người thường băn khoăn không biết tại sao bị lẹo ở mắt. Nếu trả lời được câu hỏi này, việc điều trị và phòng bệnh lẹo mắt sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. 1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng lẹo mắt Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính do tình trạng nhiễm trùng nhỏ ở khu vực mà lông mi được gắn vào mắt. Căn bệnh này thường do tụ cầu khuẩn gây ra và thường xuất hiện ở sát bờ mi, khiến mi mắt ngứa, sưng đỏ, đau nhức. Tại khu vực bị đau sưng lên khối mủ đỏ nhìn giống như mụn nhọt hoặc khối u nhỏ. Sau khi vỡ mủ, lẹo sẽ xẹp nhưng về sau có thể tái xuất hiện ở những vị trí khác trên mắt. Có hai loại lẹo ở mắt thường gặp nhất là: – Lẹo ngoài mí mắt mọc ở bên ngoài bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Zeiss. – Lẹo trong mí mắt mọc ở bên trong bờ mi, chủ yếu do nhiễm trùng từ tuyến Meibomian. Lẹo mắt là tình trạng thường gặp ở nhiều người Khi thấy dấu hiệu sưng mí mắt, nổi nốt lớn, đa số mọi người thường tìm hiểu vì sao mắt bị lên lẹo. Các bác sĩ chuyên khoa Mắt cho rằng, khi những tuyến ở xung quanh mí mắt tiết ra quá nhiều dầu sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn tuyến dầu. Khi đó, dầu sẽ tích tụ và gây ra viêm nhiễm, tạo thành một khối u nhỏ. Các bác sĩ thường không xác định được chính xác nguyên nhân gây lẹo mắt của từng người. Bởi vì tính chất của mỗi một loại da là khác nhau hoặc do mắc bệnh viêm mí mắt. Đôi khi, lẹo mắt có thể phát triển song song với bệnh chắp mắt. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc lẹo mắt là: – Tay chưa được vệ sinh sạch sẽ đã thay kính áp tròng, hoặc không khử trùng kính áp tròng trước khi đặt vào trong mắt. – Để lớp trang điểm ở trên mắt qua đêm. – Dùng mỹ phẩm đã cũ hoặc quá hạn sử dụng. – Đã từng bị viêm mí mắt hoặc viêm mí mắt mãn tính. Lẹo mắt thường xảy ra do tình trạng tắc nghẽn tuyến dầu Hầu hết trong các trường hợp, lẹo mắt có thể tự khỏi và không gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bị lẹo mắt kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây, các bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám: – Bị sốt trên 37 độ trở lên – Thị lực có vấn đề – Lẹo mắt không cải thiện sau 2 ngày – Sưng tấy và đỏ bên dưới mi mắt, sưng má cùng một vài bộ phận khác trên khuôn mặt. – Lẹo mắt chảy máu, cục u sưng lớn và đau đớn, nốt rộp hình thành ở trên mí mắt hoặc cả mí mắt, mắt bị đỏ. 4. Một số phương pháp điều trị khi mắt bị lên lẹo Phần lớn các trường hợp lên lẹo mắt có thể tự tiêu mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để lẹo nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để điều trị tại nhà: – Chườm ấm: thực hiện chườm bằng vải sạch trên mí mắt khoảng 5 – 10 phút. Mỗi ngày lặp lại từ 3 – 5 lần và duy trì thực hiện hàng ngày đến khi lẹo giảm sưng. Chườm ấm có tác dụng làm mềm mô, tạo điều kiện lưu thông các tuyến dầu. – Vệ sinh, làm sạch nhẹ nhàng các tế bào chết cho mắt. – Giữ tay sạch sẽ, luôn rửa tay sau khi chạm vào nhiều đồ vật và trước khi đưa tay lên mắt. – Rửa mặt hàng ngày và rửa sạch vùng da mắt. – Không dùng tay chạm vào mắt, đặc biệt là vị trí bị nổi lẹo mắt. – Tuyệt đối không cố gắng nặn mụt lẹo. Điều này có thể làm kích ứng hoặc biến dạng giác mạc. – Không trang điểm cho đến khi lẹo lành hẳn. Nếu lẹo kéo dài không khỏi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị lẹo bằng các phương pháp khác nhau: – Sử dụng kem/thuốc mỡ bôi chống vi khuẩn giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của lẹo. Một số loại thuốc thường được sử dụng có thêm lợi ích bôi trơn như macrolide, thuốc nhỏ erythromycin. Nếu lẹo sưng to và gây áp lực cho giác mạc có thể sử dụng steroid tại chỗ trong thời gian ngắn. – Dùng thuốc kháng sinh toàn thân sẽ được bác sĩ chỉ định khi nhiễm trùng lan rộng và tiến triển thành viêm mô tế bào ở quanh hốc mắt. – Nếu uống thuốc kháng sinh không hiệu quả sẽ cần tiểu phẫu rạch và dẫn lưu dịch. – Một số trường hợp có thể phải thực hiện sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư. Người bị lẹo ở mắt nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị 5. Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh lẹo mắt Mụt lẹo ở mắt gây đau nhức, khó chịu và đôi khi khiến người bệnh ngại giao tiếp. Để hạn chế tốc độ phát triển của bệnh lẹo mắt, các bạn nên thực hiện những điều sau: – Giữ cho da đầu, mặt, tay và lông mày luôn sạch sẽ – Hạn chế hoặc tránh sử dụng phấn trang điểm mắt – Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn lẹo ở mắt – Ngưng dùng kính áp tròng cho tới khi mụn lẹo khỏi hoàn toàn – Kiêng thuốc lá, rượu bia, hành lá, tỏi, hẹ, ớt, thịt dê,… Một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng mắt bị lên lẹo: – Giữ mí mắt và lông mi sạch sẽ, luôn tẩy trang mắt trước khi ngủ. – Rửa tay trước khi chạm vào các vùng quanh mắt. – Không dùng chung đồ trang điểm với người khác, đặc biệt là đồ trang điểm mắt. – Thay đồ trang điểm mắt định kỳ 3 tháng 1 lần. – Giữ kính áp tròng sạch sẽ, vệ sinh trước khi đeo lên mắt. – Nếu bị viêm bờ mi, người bệnh cần khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. – Không dùng chung khăn mặt hay vật dụng cá nhân với người bị lẹo mắt.
question_63683
Hướng dẫn dùng thuốc mỡ trị nước ăn chân
doc_63683
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh nước ăn chân Nước ăn chân là bệnh ngoài da tuy không nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu không điều trị nước ăn chân kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng bội nhiễm hoặc trở thành mãn tính khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn.Nguyên nhân gây bệnh nước ăn chân là do nấm ký sinh thuộc họ Trichophyton gây ra. Khi mưa nhiều, ngập úng, nước rất dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virus, vi nấm), đặc biệt là những chỗ bùn lầy. Khi lội xuống nước bẩn, tác nhân gây bệnh sẽ bám dính vào da và hình thành chứng nước ăn chân. Nước ăn chân chủ yếu lây truyền ở những khu vực vi nấm bám vào vùng da ẩm ướt ở bàn chân, đặc biệt là vùng da kẽ ngón chân, ngón tay... Khi nhiễm vi nấm, ngứa là biểu hiện đầu tiên do da đang bị tổn thương. Lúc này động tác gãi do cố ý hay vô thức sẽ khiến da bị phồng rộp, trầy xước, từ đó khiến vết loét trở nên đau đớn, sưng nề, viêm. Nếu vùng da này bị bội nhiễm vi khuẩn sẽ làm cho tổn thương vị viêm tấy, mưng mủ, cơ thể có thể bị sốt, mệt mỏi, nổi hạch bẹn...Những người dễ gặp tình trạng nước ăn chân như:Những người lao động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn hoặc đất cát bẩn.Những người phải mang giày ủng lâu khiến chân luôn trong trạng thái ẩm ướt, dẫn đến ngứa, nứt, loét kẽ ngón chân.Các trường hợp không vệ sinh thân thể sạch sẽ khiến ngón chân tích tụ bụi bẩn là những điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển, gây bệnh nước ăn chân. Trước khi tiến hành điều trị nước ăn chân, người bệnh cần rửa sạch chân với nước sạch để loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm trên da (nếu có). Nếu vùng da bị tổn thương nhưng chưa trầy xước, chưa có vết loét thì nên rửa với xà phòng hoặc nước sát khuẩn, sau đó ngâm chân với nước muối ấm.Để điều trị nước ăn chân, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc kháng nấm để bôi thuốc vào chỗ chân bị ngứa. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ cần bôi thuốc vào chỗ chân bị ngứa bằng các thuốc chứa hoạt chất kháng nấm (clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole...). Nếu tổn thương nước ăn chân bắt đầu chảy dịch nhiều, có bám bụi bẩn, dị vật... thì chỉ cần lau sạch tổn thương trước khi bôi thuốc.Khi sử dụng thuốc bệnh nhân chỉ bôi một lớp mỏng thuốc mỡ trị nước ăn chân lên da, sau đó dàn đều lên bề mặt tổn thương là đủ, không nên bôi quá nhiều thuốc mỡ trị nước ăn chân vì có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương và gây lãng phí thuốc.Trong trường hợp nặng có thể dùng thuốc chống nấm bằng đường uống như: fluconazole, itraconazole, ketoconazole, griseofulvin...Để chống ngứa bệnh nhân cần dùng thêm các thuốc kháng histamin như: loratadin, chlopheniramin...Bên cạnh việc dùng thuốc mỡ trị nước ăn chân, người bệnh cần chú ý không nên đi giày, tất ẩm trong nhiều giờ, đặc biệt vào mùa mưa. Mùa mưa khiến môi trường ẩm ướt, giày tất lâu khô, không được sử dụng đồ ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, dễ tái phát, tái nhiễm. Nếu chân ướt, hay ra mồ hôi cần phải hong khô, lau sạch bằng vải mềm rồi mới đi tất, giày. Ban đêm khi ngủ nên để bàn chân trần không đi tất.Việc điều trị nước ăn chân không khó, tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc kháng nấm đường bôi tại chỗ hay dùng đường uống cũng cần hết sức thận trọng, do thuốc có thể gây ra một số bất lợi hoặc chống chỉ định trong một số trường hợp. Tốt nhất nên dùng thuốc điều trị nước ăn chân theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. 3. Các loại thuốc điều trị thuốc ăn chân thường gặp Các loại thuốc bôi thuốc vào chỗ chân bị ngứa điều trị nước ăn chân thường dùng như:Dung dịch BSI 2% (hay còn gọi là cồn hắc lào với thành phần gồm: acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70 độ);Dung dịch BSI: chỉ dùng ngoài da, tránh làm dây thuốc lên mắt, môi, niêm mạc, hậu môn, vùng sinh dục, vùng da bị nứt nẻ;Cồn ASA (thành phần có: acid acetylsalicylic, natri salicylat pha trong cồn 70 độ): có tác dụng tốt với bệnh nấm da như hắc lào, lang ben, nấm móng, nước ăn chân...; có thể bôi trực tiếp thuốc lên vùng da bị bệnh.Các loại thuốc mỡ trị nước ăn chân chứa thuốc chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, miconazol... Khi sử dụng thuốc mỡ trị nước ăn chân loại này cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như griseofulvin, nizoral hoặc sporal... 4. Lưu ý khi điều trị nước ăn chân Khi điều trị nước ăn chân luôn giữ cho kẽ chân được khô, không để vùng tổn thương tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước bẩn;Không gãi hoặc tác động lực khiến chỗ ngứa bị xước, dẫn đến loét nhiều hơn;Tránh các yếu tố nghi ngờ hoặc biết chắc chắn là nguyên nhân gây nước ăn chân.Nếu sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên và bôi thuốc vào chỗ chân bị ngứa nhưng tình trạng ngứa vẫn tăng, tổn thương kẽ chân tiếp tục nặng hơn, khi đó bệnh nhân cần đi khám tại chuyên khoa da liễu để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị phù hợp hơn;Không tự ý dùng thuốc điều trị nước ăn chân khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh.Hướng dẫn dùng thuốc mỡ trị nước ăn chân trên bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm các thông tin hữu ích.
doc_19032;;;;;doc_55176;;;;;doc_41488;;;;;doc_26318;;;;;doc_16243
Nước ăn chân là tình trạng phổ biến khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao và chân không được giữ vệ sinh, khô thoáng. Nước ăn chân còn được gọi là bệnh nấm kẽ chân. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng thường gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như tính thẩm mỹ cho người bệnh. Bài viết sau sẽ cung cấp một số cách chữa nước ăn chân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà. 1. Nguyên nhân tình trạng nước ăn chân Tình trạng nước ăn chân mùa mưa là do bị nhiễm nấm, thường xảy ra ở kẽ giữa các ngón chân, với triệu chứng đỏ mẩn, ngứa, khô da, đóng vảy, bỏng rát và cảm giác như châm chích. Nếu không được xử trí, nấm kẽ chân sẽ gây bong tróc, nứt và chảy máu tại vùng da kẽ chân, cuối cùng là lan rộng ra nhiều vùng da khác.Mặc dù không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe nhưng nấm kẽ chân gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, đau đớn. Những mụn nước, vết loét hở trên da, mưng mủ và sưng tấy do nước ăn chân gây ra sẽ là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho sức khỏe.Nguyên nhân của hiện tượng nước ăn chân chủ yếu là do một số loại nấm gây ra như Trichophyton Rubrum, Epidermophyton Floccosum, Trichophyton Mentagrophytes,... Bình thường, đây là những vi nấm tồn tại sẵn trên bề mặt da, không gây ra bất kỳ triệu chứng gì khi da được giữ da sạch sẽ, khô ráo. Tuy nhiên, khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi làm nấm sinh sôi nhanh chóng, gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng trên da.Ngoài nguyên chính là do nấm, tình trạng nước ăn chân còn bị làm nặng hơn bởi một số yếu tố xúc tác khác như:Mang giày hoặc tất quá chật, ẩm ướt.Lây truyền từ người bệnh: tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh khi sử dụng chung vật dụng cá nhân, các hoạt động tiếp xúc da trực tiếp với người bệnh.Nhiễm trùng da: Khi da bị tổn thương hở là điều kiện thuận lợi để nấm hoặc các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.Ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài: Những người sống hoặc phải làm việc trong môi trường độ ẩm cao hoặc phải ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị nấm kẽ chân. 2. Một số cách chữa nước ăn chân tại nhà Trước tiên, điều quan trọng nhất để phòng ngừa tình trạng nước ăn chân là phải đảm bảo vệ sinh cho 2 chân bằng cách rửa chân kỹ với nước sạch, nhất là giữa các ngón chân không được để bẩn và ẩm ướt. Khi bắt đầu thấy xuất hiện các triệu chứng như các kẽ ngón chân bị ngứa đỏ, bong tróc, khô da, rát da thì không nên sờ, gãi nhiều vì có thể làm nhiễm khuẩn khó chữa thêm.Người bị nấm ăn chân có thể áp dụng ngay một số cách dưới đây để phòng và trị nước ăn chân. Đây là những bài thuốc được chọn lọc dựa trên kinh nghiệm dân gian trong việc điều trị nước ăn chân có hiệu quả.Sử dụng búp ổi: Búp ổi hay lá ổi non là một trong những vị thuốc dân gian quen thuộc có tác dụng chống viêm, cầm tiêu chảy, đau bụng. Bạn sử dụng một nắm búp ổi và một nắm muối hạt giã nát để xát vào kẽ chân từ 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng nước ăn chân.Lá trầu không: Có thể sử dụng trực tiếp lá trầu không vò nát và xát vào các kẽ ngón chân hoặc đun sôi với nước để rửa chân. Bạn nấu sôi lá trầu không với nửa lít nước rồi để nguội, sau đó cho thêm một cục phèn chua nhỏ vào và đánh tan ra. Sử dụng nước này để rửa kỹ các kẽ ngón chân bị sưng đỏ, ngứa, viêm loét để giảm triệu chứng. Bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại thuốc mỡ sát khuẩn bôi vào vùng tổn thương.Rau sam tươi: Chuẩn bị 50 - 100g rau sam, chú ý chọn phần cây trên mặt đất, rửa sạch, cắt nhỏ và giã nát với một chút muối ăn. Trộn đều hỗn hợp này rồi cho vào một mảnh gạc sạch để chấm nhẹ vào chỗ nấm kẽ chân nhiều lần sẽ giúp vùng loét khô lại và hết ngứa.Lá chè xanh và lá phèn đen: Chè xanh và phèn đen đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hay được dân gian sử dụng trong các bệnh lý nhiễm khuẩn như mụn nhọt, kiết lỵ, tiêu chảy,... Bạn chuẩn bị 30g mỗi loại lá rồi nấu thành nước đặc để rửa chân hàng ngày. 3. Dùng thuốc điều trị nước ăn chân;;;;;Nước ăn chân tay là tên gọi khác của bệnh nấm da chân (sâu nước ăn chân tay), thường xuất hiện vào mùa mưa lũ, nhiều nhất ở vùng nước trũng. Điều kiện ngập úng kéo dài tạo cơ hội cho vi trùng, vi nấm sinh sôi, bám vào da và gây lở loét. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở chân nhưng có thể lan đến tay và bẹn nếu thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Khi bị vi nấm, vi trùng tấn công, vùng da kẽ chân kẽ tay sẽ bị bong thành từng mảng, nổi mụn nước và đôi khi có dịch. 2. Nguyên nhân gây ra và triệu chứng của bệnh nước ăn chân tay Ngoài ra, một số yếu tố xúc tác sau góp phần làm cho các triệu chứng của bệnh nước ăn chân tay trở nên nghiêm trọng hơn: - Thường xuyên đi tất/giày ẩm ướt và chật chội. - Tiếp xúc với mầm bệnh một cách gián tiếp qua việc dùng chung vật dụng với người bệnh hoặc trực tiếp qua da. - Nhiễm trùng da tạo cơ hội cho vi nấm xâm nhập. - Chân bị ngâm trong nước bẩn một thời gian dài do tính chất công việc, môi trường sinh sống,... - Da bàn chân, nhất là vùng gót chân có hiện tượng mủn trắng. - Ở các kẽ ngón chân, ngón tay bị nứt để lộ ra vùng da đỏ ướt, đau, chảy máu hoặc kèm theo dịch. - Kẽ ngón tay, ngón chân có mụn nước li ti. - Bị ngứa khó chịu ở vùng da bị nấm tấn công, gãi nhiều sẽ bị chảy máu. - Vùng da quanh khu vực bị bệnh nước ăn chân tay có màu đỏ hoặc hồng khác với màu da bình thường. 3. Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh nước ăn chân tay 3.1. Điều trị bệnh nước ăn chân tay Điều trị bệnh nước ăn chân tay bằng Tây y hiện đang sử dụng một số biện pháp như: - Dùng thuốc bôi tại chỗ Sử dụng thuốc bôi trị nấm tại các vùng da chịu tổn thương sẽ giúp chữa khỏi hầu hết các trường hợp mắc bệnh nước ăn chân tay. Chỉ khi các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng, phạm vi tổn thương lan rộng và gặp biến chứng thì mới dùng đến thuốc trị nấm toàn thân đường uống. Các loại thuốc bôi trị nấm kẽ chân tay phổ biến gồm: thuốc nhóm allylamine; thuốc nhóm azole như clotrimazole, ketoconazole, miconazole,... Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể được dùng phối hợp để tăng khả năng hồi phục cho da như: thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh,... Việc điều trị bệnh nước ăn chân tay bằng thuốc bôi tại chỗ có thể tiến hành ngay tại nhà khi có đơn của bác sĩ chuyên khoa sau quá trình thăm khám và chẩn đoán. Tuy nhiên, khi bôi thuốc cần lưu ý: + Đảm bảo giữ da tay chân luôn sạch, khô và hạn chế tiếp xúc nước nhiều nhất có thể. + Trước khi bôi thuốc cần vệ sinh da sạch sẽ sau đó dùng bông hoặc gạc đã được diệt khuẩn để bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương. + Trong vòng 60 phút kể từ thời điểm bôi thuốc không nên để tay chân tiếp xúc với nước vì điều này dễ làm cho thuốc bị trôi. + Chỉ bôi với một lượng vừa đủ, không bôi quá nhiều vào tổn thương để tránh làm nóng rát da. + Trong thời gian điều trị cần tránh đi tất hoặc dùng găng tay ẩm ướt để tránh làm giảm hiệu quả điều trị. + Sau khi đi mưa hay ngâm chân tay dưới nước một thời gian nên rửa lại bằng nước sạch và hong khô da. - Dùng thuốc trị nấm dạng uống Đây là phương pháp điều trị dành cho những trường hợp bị nước ăn chân tay đã dùng thuốc bôi nhưng không cải thiện hoặc triệu chứng ngày càng lan rộng. Nhóm thuốc hay được dùng gồm: griseofulvin và azole. Các loại thuốc này cần được kê đơn, hướng dẫn dùng và theo dõi từ bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều chỉnh phù hợp đối với những trường hợp cần thiết. 3.2. Phòng ngừa bệnh nước ăn chân tay Bệnh nước ăn chân tay có thể được phòng ngừa bằng việc thực hiện các cách sau: - Đảm bảo chân tay được vệ sinh sạch mỗi ngày. - Dùng tất có chất liệu thấm hút tốt và nếu nhận thấy dấu hiệu tất bị ẩm ướt thì cần thay ngay. - Giữ cho tay chân luôn được khô ráo, sạch sẽ, nhất là ở các kẽ ngón. - Không đi giày nguyên ngày. - Không mang chung giày dép, găng tay với người khác. - Không đi giày hay găng tay quá chật. - Khi giặt tất nên dùng nước nóng để tiêu diệt các tác nhân gây hại cho da. Bản thân bệnh nước ăn chân tay không hề khó điều trị nếu được tiến hành từ sớm kết hợp với chăm sóc da đúng cách. Điều đáng nói là bệnh lý này rất dễ tái phát nên việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần được tuân thủ một cách nghiêm túc.;;;;;Nước ăn chân mùa mưa hay còn gọi là bệnh nấm kẽ chân là tình trạng khá thường gặp trong thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, chân không được giữ khô tốt. Mặc dù không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như yếu tố thẩm mỹ. Bôi thuốc là các xử lý nước ăn chân mùa mưa hiệu quả nhưng cần dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tình trạng nước ăn chân mùa mưa thường xảy ra ở kẽ giữa các ngón chân, đặc biệt là ngón chân thứ ba và thứ tư. Tại vùng da bị nấm sẽ có triệu chứng đỏ mẩn, khô da, đóng vảy, ngứa, bỏng rát, cảm giác như châm trích. Nặng hơn, nấm kẽ chân còn gây bong tróc, nứt và chảy máu tại vùng da kẽ chân, nếu để bệnh kéo dài sẽ lan rộng ra nhiều vùng da khác trên cơ thể. Dù không nguy hiểm song triệu chứng của nấm kẽ chân gây ra vô cùng khó chịu, nếu bệnh kéo dài trên da sẽ hình thành những mụn nước, vết loét hở trên da, đóng mủ và sưng tấy. Vùng da hở này là nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Về nguyên nhân, nước ăn chân mùa mưa do một số loại nấm gây ra, điển hình như Trichophyton Rubrum, Trichophyton Mentagrophytes, Epidermophyton Floccosum,... Những vi sinh vật nấm này thực tế vẫn tồn tại bình thường trên bề mặt da, không gây hại và thể hiện bệnh khi người bệnh giữ được da khô ráo, sạch sẽ. Tuy nhiên, khi thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi, nấm sẽ sinh sôi nhanh chóng và từ đó gây tổn thương da. Bên cạnh nguyên nhân chính gây nước ăn chân mùa mưa là do nấm, còn một số yếu tố xúc tác khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng và kéo dài hơn như: Đeo giày hoặc vớ ẩm Việc đi giày và vớ ẩm sẽ tạo môi trường độ ẩm cao hoàn hảo cho các loại nấm kẽ chân sinh sôi, gây bệnh. Lây truyền từ người bệnh Người lành khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh đều có thể nhiễm bệnh nấm kẽ chân, nhất là khi sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc các hoạt động tiếp xúc da trực tiếp. Nhiễm trùng da Nhiễm trùng da với vết thương hở là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào trong da và từ đó gây bệnh nghiêm trọng. Ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài Những người có đặc thù công việc làm việc thường xuyên trong môi trường độ ẩm cao, ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài có nguy cơ cao bị nấm kẽ chân hay còn gọi là nước ăn chân. Như vậy, nhiều người cho rằng nước ăn chân mùa mưa chỉ là phản ứng đơn giản khi chân phải ngâm trong nước hoặc điều kiện độ ẩm cao kéo dài song thực tế tác nhân gây bệnh chính là nấm. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nấm gây bệnh tồn tại trên da song có thể tiêu diệt, kiểm soát số lượng và hoạt động của nấm để từ đó cải thiện triệu chứng bệnh. Để điều trị tình trạng nước ăn chân mùa mưa, có thể dùng thuốc kháng nấm đường bôi qua da hoặc đường uống. Hầu hết trường hợp có thể chữa khỏi bệnh bằng thuốc bôi trị nấm, chỉ có trường hợp bệnh nặng, lan rộng và nguy cơ biến chứng nặng thì mới dùng thuốc đường uống để đạt hiệu quả nhanh hơn. Ngoài ra có thể dùng 1 số loại thuốc điều trị triệu chứng, đẩy nhanh tốc độ hồi phục da như: thuốc kháng sinh, sát khuẩn tại chỗ, thuốc kháng histamin kháng nấm,... Cụ thể một số thuốc thường dùng để xử lý nước ăn chân mùa mưa đem lại hiệu quả tốt như sau: 2.1. Thuốc bôi tại chỗ trị nấm Nước ăn chân mùa mưa thực tế do nấm, vì thế dùng thuốc bôi kháng nấm tại chỗ thường được áp dụng điều trị nhất do đơn giản, hiệu quả và có thể sử dụng lâu dài. Các thuốc kháng nấm phổ biến hiện nay gồm: thuốc chứa nhóm allylamine, thuốc chứa nhóm azole như ketoconazole, miconazole, clotrimazole, econazole,... Thành phần và hướng dẫn sử dụng với mỗi loại thuốc trị nấm là khác nhau, do đó người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn dùng, theo dõi kết quả và điều chỉnh nếu cần thiết. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi dùng thuốc trị nấm đường bôi trực tiếp, cần lưu ý một số điều sau: Không ngâm da vào nước trước khi bôi thuốc Nước ăn chân vào mùa mưa do gặp điều kiện thuận lợi là độ ẩm cao, do vậy nếu ngâm rửa tổn thương da vào nước muối, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn đều làm tăng độ ẩm da. Từ đó, nấm dễ phát triển mạnh mẽ, từ đó thuốc cũng không đạt được hiệu quả tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị nước ăn chân mùa mưa, không nên rửa quá nhiều nhất là khi vết thương đã lở loét, chảy nước và dịch mủ nhiều. Bôi đủ lượng đúng vào vùng da tổn thương Không nhất thiết phải bôi càng nhiều thuốc vào các vùng da dễ bị nấm càng tốt, thay vào đó nên dùng vừa đủ theo hướng dẫn. Thuốc bôi trị nấm hầu hết đều khá lành tính, tuy nhiên vẫn có thể gây cảm giác nóng rát khó chịu nên bôi lượng vừa đủ là cần thiết. 2.2. Thuốc trị nấm dùng toàn thân Nếu nước ăn chân mùa mưa không chỉ xuất hiện ở chân mà lan rộng toàn thân hoặc không đáp ứng tốt với thuốc bôi, bác sĩ có thể gợi ý sử dụng thuốc uống điều trị. Thuốc uống điều trị nấm kẽ chân thường dùng thuộc các nhóm sau: nhóm azole, nhóm griseofulvin. Các thuốc uống này sẽ chuyển hóa qua gan, sau đó thải trừ qua mật và đi theo đường tiết niệu ra ngoài. Loại thuốc trị nấm dùng phổ biến nhất là có thành phần từ ketoconazole, khi dùng cần lưu ý những điểm sau: Không dùng với bệnh nhân mắc bệnh gan, thận, thải lọc kém. Không dùng kết hợp trong thời gian điều trị bằng ketoconazole như: triazolam, astemizole, lovastatin,... Thuốc khác: thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống ung thư, thuốc kháng virus,...;;;;;1. Tìm hiểu về bệnh nước ăn chân tay Đây là căn bệnh hay gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Thường gặp nhiều nhất là vào mùa mưa lũ. Là bệnh ngoài da không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng căn bệnh này gây nhiều khó chịu và bất tiện cho người mắc phải: Triệu chứng bị nước ăn chân tay Biểu hiện dễ thấy nhất của tình trạng này là xuất hiện các kẽ nứt, vết loét, bựa trắng ở kẽ chân, kẽ tay và có mùi hôi. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi là bỏng rát, ngứa như bị châm trích. Nếu không xử lý khi bị nước ăn chân tay kịp thời và hiệu quả thì tình trạng này tái diễn liên tục. Nếu để nặng có thể gây viêm, bội nhiễm, vết loét lan rộng ra các vùng xung quanh, gây chảy máu, đau,… Nguyên nhân bị nước ăn chân tay Nguyên nhân gây bệnh là do một số loại nấm gây ra như: Epidermophyton Floccosum, Trichophyton Mentagrophytes,… Bình thường, những vi khuẩn này đều tồn tại trên da và không gây hại nếu da khô ráo và sạch sẽ. Tuy nhiên, khi gặp môi trường thuận lợi, ẩm thấp thì chúng sẽ sinh sôi nhanh chóng, gây tổn thương da và gây viêm. Tác nhân chính khiến chúng có cơ hội phát triển là do: Thường xuyên đeo vớ, giày ẩm, chân toát mồ hôi gây bí chân, ẩm chân. Nấm lây lan từ người bệnh sang người lành nếu đi chung giày hoặc sinh hoạt chung,… Chân tay thường xuyên phải tiếp xúc hoặc ngâm trong nước bẩn. Bị viêm da tạo thuận lợi cho các loại nấm này phát triển. Nếu không xử lý khi bị nước ăn chân tay nhanh thì vi khuẩn lây lan nhanh hết các kẽ chân, kẽ tay và gây khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí là gây đau cho người bệnh. Những đối tượng sau rất dễ bị nước ăn chân tay: Nông dân thường xuyên phải lội ruộng, lội bùn. Những người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước: bơi lội, nuôi thủy hải sản,… Những người sinh sống trong vùng ngập lụt. Giữ vệ sinh kém, nhất là vùng chân. Nấm ăn chân tay có thể lây lan nên việc đi chung giày, dép, tắm chung bồn với người bị bệnh cũng dễ bị lây nhiễm. 2. Cách xử lý khi bị nước ăn chân tay tại nhà Với những trường hợp mới phát hiện nước ăn chân tay, có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà khá hiệu quả như: Sử dụng phèn chua Dùng một lượng phèn chua nhỏ ngâm trong nước ấm cho tan ra rồi ngâm chân tay vào nước ấm đó khoảng 5-10 phút. Sau đó lau thật khô và luôn giữ cho chân tay khô ráo, kiêng nước đến hôm sau. Phèn chua có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm ngứa và cải thiện đáng kể tình trạng nước ăn chân tay. Chữa nước ăn chân tay bằng lá trầu không Trầu không là bài thuốc dân gian được sử dụng rất phổ biến nhằm xử lý khi bị nước ăn chân tay. Trong trầu không có chứa eugenol, carvacrol, tanin, chavicol… là những thành phần dược tính có hiệu quả tốt trong diệt khuẩn, kháng viêm. Chỉ việc lấy lá trầu không rửa rạch, vò nát cho vào chậu và đổ nước sôi vào ngâm đến khi nào còn ấm thì dùng để ngâm chân. Áp dụng cách này trong 3 ngày liên tục sẽ thấy rõ hiệu quả. Lá trầu giúp giảm ngứa nhanh, làm se lại các vết nứt và kháng viêm tốt. Sử dụng lá trà khô Cách làm rất đơn giản: rửa sạch chân, lau khô, sau đó lấy lá chè khô dập nát rồi đắp lên các kẽ chân tay bị nấm. Cách này giúp làm giảm ngứa nhanh chóng bởi các thành phần trong chè có thể khiến viết nứt hơi sót. Kiên trì áp dụng có thể đạt được hiệu quả tốt. 3. Chữa nước ăn chân tay bằng thuốc Nếu những cách xử lý khi bị nước ăn chân tay bằng thảo dược không đạt hiệu quả thì bạn nên đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi kháng nấm tại chỗ như: thuốc nhóm allylamine, nhóm azole như ketoconazole, clotrimazole, econazole,... Những loại thuốc này có tác dụng ngay tại chỗ, tiêu diệt vi khuẩn, chống bội nhiễm. Với những trường hợp bệnh nhân bị nấm toàn thân, viết nứt lan rộng ra không riêng gì mỗi kẽ chân tay thì bác sĩ có thể chỉ định dùng cả thuốc uống. Những loại thuốc này thuộc nhóm azole hoặc nhóm griseofulvin. Tuy nhiên, loại thuốc này không nên dùng với những bệnh nhân bị gan, thận, khả năng đào thải kém. Một số trường hợp có sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác cũng cần phải cẩn trọng nếu uống thêm loại thuốc này. Việc sử dụng thuốc xử lý khi bị nước ăn chân tay không được tùy tiện mà phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Để tránh tình trạng bị nước ăn chân tay, nên lưu ý những giải pháp phòng ngừa sau đây: Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Nếu phải lội vào vùng nước bản thì ngay sau đó phải rửa chân tay sạch sẽ bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn rồi lau khô luôn. Tránh tuyệt đối việc đi giày ẩm, tất ẩm. Tăng cường vệ sinh sạch sẽ vùng chân, nhất là các kẽ chân, tránh để tình trạng đi giày cả ngày khiến chân đổ mồ hôi và bốc mùi. Không gãi nhiều nếu bị nước ăn chân tay để tránh vi khiaarn lan rộng hơn.;;;;;Thuốc trị bệnh chàm tổ đỉa thường bao gồm các loại kem hoặc thuốc mỡ bôi trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc corticosteroid đường uống (như prednisone). Bệnh chàm tổ đỉa có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện mụn nước ở mặt sau, mặt bên ngón tay, lòng bàn tay, mặt dưới, mặt bên các ngón chân, lòng bàn chân. Bệnh chàm tổ đỉa hay bệnh tổ đỉa là một dạng đặc biệt của eczema (chàm), với triệu chứng đặc trưng là xuất hiện mụn nước ở mặt sau, mặt bên ngón tay, lòng bàn tay, mặt dưới, mặt bên các ngón chân, lòng bàn chân. Những mụn nước này nằm trong lớp thượng bì, kích thước 1 – 2 mm không tự dập vỡ. Bệnh rất ngứa, nếu gãy hoặc chà xát thì càng ngứa và mụn nước xuất hiện càng nhiều. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị hợp lý nhất. Các loại thuốc trị bệnh chàm tổ đỉa được sử dụng phổ biến nhất bao gồm: – Corticosteroid: các loại kem corticosteroid và thuốc mỡ có thể giúp đẩy nhanh sự biến mất của các mụn nước. Người bệnh cũng có thể sử dụng gạc ẩm sau khi bôi corticosteroid để tăng cường sự hấp thu của thuốc. Với các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc corticosteroid dạng uống như prednisone. Tuy nhiên cần lưu ý vì sử dụng corticosteroid lâu dài có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, do đó cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Các loại kem corticosteroid và thuốc mỡ có tác dụng đẩy nhanh sự biến mất của các mụn nước. – Thuốc mỡ ức chế miễn dịch: đây là loại thuốc trị bệnh chàm tổ đỉa được sử dụng khi người bệnh muốn hạn chế tiếp xúc với corticosteroid. Tuy nhiên loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Các loại thuốc mỡ ức chế miễn dịch thường được dùng trong điều trị chàm tổ đỉa là tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel). – Tiêm độc tố botulinum: một số trường hợp bệnh chàm tổ đỉa nặng có thể được đề nghị điều trị bằng tiêm độc tố botulinum. Tuy nhiên đây là một cách điều trị mới chưa được chấp nhận rộng rãi. Liệu pháp ánh sáng, kết hợp giữa chiếu tia cực tím với các loại thuốc, giúp vùng da ảnh hưởng đạt hiệu quả điều trị cao nhất thường được sử dụng khi các phương pháp điều trị nêu trên không có tác dụng.
question_63684
Bệnh tim bẩm sinh - Những điều cha mẹ cần lưu ý
doc_63684
Bệnh tim bẩm sinh là tuy tương đối nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện từ sớm và can thiệp điều trị hiệu quả thì nhiều trường hợp, trẻ vẫn có khả năng phát triển bình thường. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc những vấn đề cơ bản về bệnh lý này. Bệnh tim bẩm sinh là thuật ngữ dùng để chỉ những dị tật xảy ra ở van tim, cơ tim, buồng tim từ giai đoạn bào thai và tồn tại đến sau sinh. Nó khiến cho một vài cấu trúc tim bị khiếm khuyết nên chức năng và hoạt động của tim không được như bình thường. Có rất nhiều nguyên nhân thai nhi bị tim bẩm sinh, điển hình là: - Di truyền Yếu tố này được xem là căn nguyên lớn nhất gây ra bệnh tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Nếu trong gia đình của trẻ có bố, mẹ hoặc người thân mắc bệnh tim bẩm sinh thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với trẻ bình thường. - Nhiễm bệnh và nhiễm độc trong thai kỳ Trong suốt thai kỳ, nếu người mẹ dùng chất kích thích hoặc sử dụng một số loại thuốc có thể khiến trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Bên cạnh đó, việc thai phụ thường xuyên tiếp xúc với tia X, chất phóng xạ, sống ở môi trường độc hại,... cũng dễ bị nhiễm độc thai kỳ và kết quả là trẻ sinh ra mắc dị tật tim bẩm sinh. Ngoài ra, nhiều thai phụ không biết lý do con mắc bệnh tim bẩm sinh là gì trong khi thực tế 3 tháng đầu thai kỳ họ bị nhiễm Cytomegalo, Herpes, Rubella,… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây chính là những tác nhân góp phần gây tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Mặt khác, nếu người mẹ bị lupus ban đỏ hệ thống, tiểu đường,… trong thai kỳ thì trẻ cũng có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh. 2.2. Dấu hiệu cảnh báo trẻ bị tim bẩm sinh Dấu hiệu tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh chủ yếu gồm: bú ít, cữ bú kéo dài, bú ngắt quãng, thở nhanh, khó thở,... Khi được vài tháng tuổi, các dấu hiệu của bệnh sẽ trở nên rõ rệt hơn như thở khò khè, ho nhiều và thường xuyên, có dấu hiệu tương đối giống bệnh viêm phổi. Không những thế, quan sát trẻ cha mẹ sẽ thấy quá trình phát triển thể chất chậm, hay đổ mồ hôi, lạnh chân tay, xanh xao, môi và đầu ngón tay ngón chân thâm tím,... Hầu hết các trường hợp trẻ bị tim bẩm sinh thường đi kèm với bệnh lý có liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể, điển hình như: sứt môi, thừa hoặc thiếu ngón, hội chứng Down,… Những trẻ bị mắc hội chứng này cần được theo dõi sát sao để phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh (nếu có). 3.1. Điều trị bệnh tim bẩm sinh 3.1.1. Chẩn đoán bệnh Có những trẻ bị tim bẩm sinh nhưng không có triệu chứng rõ ràng nên phát hiện bệnh muộn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Việc điều trị tim bẩm sinh cho trẻ trong những tháng đầu đời là vô cùng cần thiết. Vì thế, hầu hết các trẻ sơ sinh hiện nay, trước khi xuất viện đều được sàng lọc bệnh bằng cách đo độ bão hòa oxy. Để chẩn đoán trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, khi thăm khám, nếu nghi ngờ, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các kiểm tra: - Điện tâm đồ. - Siêu âm tim. - Chụp X-quang vùng ngực. - Chụp CT cắt lớp hoặc chụp MRI tim 3.1.2. Phương pháp điều trị bệnh Việc điều trị tim bẩm sinh cho từng trẻ phụ thuộc vào kết quả kiểm tra mà bác sĩ nhận được. Thường sẽ áp dụng các biện pháp như: - Dùng thuốc Phương pháp này chủ yếu áp dụng với các trường hợp bị bệnh tim bẩm sinh không triệu chứng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc điều trị loạn nhịp tim, suy tim,... trong thời gian ngắn hoặc dài. Trẻ cần được theo dõi và tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. - Can thiệp qua da Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ và dài qua các mạch máu dẫn đến tim nhằm đo đạc thông số hoặc dùng giá đỡ, nong các van hẹp, bít các luồng thông bất thường, thay van động mạch phổi qua da,... Phương pháp điều trị này không cần mở xương ức, hồi phục nhanh, nguy cơ nhiễm khuẩn thấp, được áp dụng cho các trường hợp hẹp van động mạch phổi, van động mạch chủ; thông liên thất, liên nhĩ;... - Phẫu thuật tim Nếu không thể can thiệp qua da, bác sĩ sẽ phẫu thuật với những cấp độ khác nhau để mở rộng phần hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, đóng các lỗ thông. - Ghép tim Với những dị tật tim bẩm sinh quá phức tạp, nếu điều kiện cho phép, bác sĩ sẽ tiến hành ghép tim. Theo đó, tim của trẻ bị bệnh sẽ được thay thế bằng trái tim khỏe mạnh được hiến tặng. 3.2. Tầm soát tim bẩm sinh Theo đó, một máy đo độ bão hòa oxy có cảm biến sẽ được kẹp ở ngón tay hoặc ngón chân của trẻ. Thao tác này chỉ diễn ra khoảng vài phút và hoàn toàn không gây ra đau đớn. Nếu kết quả thu được ≥ 95% thì không cần đánh giá bổ sung trừ trường hợp trẻ có dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh. Nếu kết quả < 90% thì trẻ cần tiến hành đánh giá bổ sung. Nếu kết quả < 95% hoặc trong 3 lần đo liên tiếp có sự chênh lệch > 3% giữa bàn chân và bàn tay thì trẻ cũng cần được thực hiện đánh giá bổ sung.
doc_21913;;;;;doc_39568;;;;;doc_61599;;;;;doc_51001;;;;;doc_13427
Tim bẩm sinh là tình trạng bất thường về cấu trúc tim ở trẻ nhỏ từ khi sinh ra khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, khó tăng cân, ảnh hưởng rất lớn đến việc phẫu thuật tim của trẻ sau này. Vì vậy phụ huynh cần biết được những phương pháp chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh phù hợp để giúp trẻ đạt được thể trạng tốt nhất trước khi điều trị bệnh chính. Mặc dù về cơ bản thì thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ bị tim bẩm sinh có thể không khác gì với các trẻ khác, nhưng khả năng hấp thu vẫn kém hơn vì các lý do sau:Trẻ bị tim bẩm sinh thường khó thở nên khi bú, uống sữa rất khó khăn khiến trẻ sợ bú, khó tăng cân.Trẻ bị tim bẩm sinh được chỉ định ăn nhạt, không nêm mắm muối khiến trẻ không ngon miệng và chán ăn nên dễ suy dinh dưỡng.Nhu cầu năng lượng của trẻ cao hơn bình thường.Các ảnh hưởng của tim như tim đập nhanh, thở nhanh, giảm oxy máu, giảm hấp thu thức ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng từ ống tiêu hóa.Trẻ thường bị nhiễm trùng hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi).Sự phát triển bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền hay do gen như hội chứng Down (ba nhiễm sắc thể số 21). Nhiễm sắc thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé Nuôi bằng sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa bột đều tốt cho trẻ bị tim bẩm sinh nhưng cần linh hoạt trong phương pháp và thời điểm cho ăn, một số trường hợp đặc biệt còn cần phải đặt sonde dạ dày từ mũi để cho ăn qua đường này. Trẻ bị tim bẩm sinh thường cần tăng bữa ăn, cho trẻ ăn thành từng bữa nhỏ khoảng mỗi 2 giờ sẽ tốt cho trẻ hơn là cho trẻ ăn một bữa lớn kéo dài khiến trẻ mệt mỏi.Trẻ bị tim bẩm sinh được nuôi bằng sữa mẹ vẫn là tốt nhất. Sau khi sinh có thể trẻ cần được điều trị ở khu vực đặc biệt nên mẹ cần vắt sữa trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh để duy trì lượng sữa của mình. Việc duy trì sự tiết sữa của mẹ rất quan trọng, trong tuần đầu tiên có thể vắt mỗi 2-3 giờ cho đến khi lượng sữa tiết ổn định thì giảm xuống 4-5 lần mỗi ngày.Khi trẻ lớn hơn, thành phần dinh dưỡng của trẻ cần nhu cầu năng lượng cao hơn trẻ bình thường khoảng 120-170 kcal/kg/ngày. Vì vậy phụ huynh cần sử dụng sữa thực phẩm giàu năng lượng có bổ sung đường, đạm và protein, bổ sung sắt khi có thiếu máu và vitamin khi có chỉ định. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ bị tim bẩm sinh 3. Chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh theo từng độ tuổi Đối với trẻ dưới 6 tháng:Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn vào cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần/ngày.Trẻ từ 4-6 tháng tuổi có thể cho ăn thêm nhưng chỉ khi thấy trẻ vẫn còn đói sau mỗi lần bú hoặc không tăng cân như bình thường. Có thể cho trẻ tập ăn dặm từ 1-2 bữa bột từ loãng tới đặc dần với đầy đủ chất như bột của trẻ 6-12 tháng tuổi.Khi cho trẻ bú cần chú ý nâng cao đầu trẻ lên để tránh nôn, sặc sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ mắc tim bẩm sinh thường khó tiêu hóa nên dễ bị nôn. Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi:Trẻ vẫn cần được bú mẹ cả ngày lẫn đêm bất cứ khi nào trẻ muốn.Các thức ăn dặm của trẻ cần giàu dinh dưỡng và đầy đủ thành phần.Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày khi còn bú mẹ và 5 bữa mỗi ngày nếu đã ngừng bú, mỗi bữa khoảng 1 bát con các thức ăn này.Bổ sung thêm cho trẻ các loại hoa quả có sẵn ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài,...Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi:Vẫn cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.Trẻ được cho ăn dặm 3-5 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 1 bát rưỡi các thức ăn với đầy đủ thành phần dinh dưỡng.Cho trẻ ăn thêm trái cây, hoa quả.Không cho trẻ bú bình mà cho uống thìa hoặc cốc.Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên:Cho trẻ ăn 3 bữa ăn cùng với gia đình với các thức ăn đầy đủ thành phần và chất dinh dưỡng, xen giữa có thể là các bữa phụ với sữa, bánh, phở, mì, cháo,...Bổ sung thêm trái cây, hoa quả vào bữa ăn của trẻ. Cha mẹ nên tham khảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh 4. Một số vấn đề khác cần quan tâm ở trẻ bị tim bẩm sinh Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ khám sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng đặc biệt là đối với trẻ bị tim bẩm sinh. Dù đã can thiệp phẫu thuật hay chưa thì trẻ cũng cần được khám định kỳ, tiêm chủng đúng thời gian. Thời gian khám ban đầu có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng, sau đó duy trì 3-6 tháng/lần tùy thuộc vào mức độ bệnh và khuyến cáo của bác sĩ.Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cho trẻ tim bẩm sinh là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, bằng cách:Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ.Sử dụng kháng sinh dự phòng theo chỉ định của bác sĩ khi trẻ bị thương hoặc cần làm các thủ thuật có thể chảy máu như cắt amidan, cắt hạch, phẫu thuật tiêu hóa, sinh dục, khám răng.Hầu hết trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể hoạt động và vui chơi bình thường, chỉ trừ một số hoạt động đòi hỏi gắng sức như các môn thể thao đối kháng. Bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia một số hoạt động có lợi cho sức khỏe, các môn thể thao nhẹ nhàng để nâng cao thể trạng và cả tinh thần của trẻ.Vấn đề học tập của trẻ bị tim bẩm sinh hầu hết là không khác gì so với trẻ bình thường, chỉ trừ một số trẻ mắc phải đa dị tật vừa có tim bẩm sinh vừa chậm phát triển trí tuệ mới cần một chương trình giáo dục đặc biệt;;;;;Bệnh tim bẩm sinh ( hay còn gọi là bệnh tim cấu trúc)là các dị tật của tim và các mạch máu lớn xảy ra ngay từ thời kỳ bào thai và vẫn còn tồn tại sau sinh. Một số bệnh tim bẩm sinh chính thường gặp: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống thông động mạch, hẹp động mạch chủ, hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot.Những triệu chứng gợi ý bệnh tim bẩm sinh ở trẻ:Ho, khò khè tái đi tái lại; Xanh xao, hay vã mồ hôi, chi lạnh.Thở nhanh, lõm ngực, khó thở, thở không bình thường.Nhiễm trùng phổi tái đi tái lại; Chậm phát triển thể chất, tâm thần.Dễ bị mệt, bú kém, ăn kém, mệt khi gắng sức;Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh khác (bệnh Down).Tình cờ phát hiện, tim đập bất thường, tim to, âm thổi. Bệnh tim bẩm sinh xảy ra từ khi thai nhi còn ở trong bụng mẹ Cho đến hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra tim bẩm sinh, yếu tố di truyền được cho là có đóng một vai trò trong một số trường hợp tim bẩm sinh nhưng không có nghĩa là bố mẹ mắc tim bẩm sinh chắc chắn sẽ di truyền lại cho con. Các nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ gây tim bẩm sinh như:Rối loạn nhiễm sắc thể: 13, 18, 22, 21 trong hội chứng Down, XO (hội chứng Turner), XXY(hội chứng Klinefelter )..., nhưng không di truyền.Tác nhân vật lý: Tia phóng xạ, tia X; Hóa chất, độc chất (rượu, thuốc lá, thuốc gây nghiện), thuốc an thần, thuốc chống co giật, nội tiết tố;Người mẹ bị nhiễm siêu vi trùng trong 3 tháng đầu thai kỳ: Rubella, quai bị, Herpes, Cytomegalovirus, Coxsackie B.Rối loạn loạn chuyển hoá, bệnh toàn thân: tiểu đường, Phénylkétonurie, Lupus đỏ... Người mẹ bị bệnh lupus ban đỏ làm tăng nguy cơ gây tim bẩm sinh cho con 3. Phòng ngừa tim bẩm sinh Để phòng ngừa tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý những khuyến cáo sau:Cân nhắc mang thai nếu bố, mẹ có bệnh di truyền liên quan đến bệnh tim bẩm sinh, tiểu đường, lupus đỏ,...Hoặc khi mang thai phải tránh tiếp xúc các tác nhân vật lý, hoá học, độc chất, các loại an thần, nội tiết, rượu, thuốc lá..., nhiễm trùng (Rubella, quai bị, Herpes Cytomegalovirus, Coxsackie B...) liên quan gây bệnh tim bẩm sinh.Tiêm ngừa bệnh sởi, rubella trước khi mang thai.;;;;;Bệnh tim bẩm sinh hay còn được gọi là dị tật tim bẩm sinh là những dị tật của van tim, cơ tim, buồng tim xảy ra ngay từ khi còn là một bào thai và tồn tại đến sau sinh. Một vài cấu trúc của tim lúc này sẽ bị khiếm khuyết, dẫn đến các chức năng và hoạt động của tim sẽ bị ảnh hưởng. Trong quá trình mang thai, lượng máu sẽ tăng lên từ 30 – 50% để có thể nuôi dưỡng cho thai nhi, nên tim phải thực hiện bơm nhiều máu hơn và từ đó nhịp tim cũng tăng lên. Khi chuyển dạ và sinh con, khối lượng công việc của tim cũng theo đó tăng lên, đặc biệt trong quá trình rặn đẻ sẽ có những thay đổi đột ngột về lưu lượng của máu. Nên khi bà mẹ mang thai gây ra áp lực rất lớn lên tim và hệ tuần hoàn. Vậy phụ nữ bị bệnh tim có sinh con được không còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.Bệnh tim mạch có rất nhiều thể với các mức độ từ nhẹ cho đến nặng. Với những phụ nữ bệnh tim ở thể nhẹ, việc mang thai có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên với những trường hợp nặng và chưa được tiến hành điều trị, kiểm soát tốt trước khi mang thai có thể dẫn đến tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và bé.Phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh nếu đã tiến hành điều trị và hiện đang có sức khỏe tim ổn định vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, việc mang thai này sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như loại bệnh tim, tiền sử phẫu thuật, mức độ nặng của bệnh và có tăng áp lực lên động mạch phổi hay không. Trong trường hợp có tăng áp lực động mạch phổi thì khuyến cáo không nên mang thai, vì có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho mẹ. Vấn đề đầu tiên gặp phải ở trẻ khi có mẹ bị bệnh tim bẩm sinh là khi sinh ra trẻ có thể sẽ nhẹ cân hơn. Do sự hoạt động không hiệu quả của tim mẹ dẫn đến không cung cấp đủ lượng oxy và dinh dưỡng cho nhau thai, sức khỏe của trẻ sẽ bị giảm xuống và còn có khả năng sẽ sinh non. Những đứa trẻ này khi sinh ra sẽ ốm yếu, có sự chống đỡ rất kém với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ nên dễ bị nhiễm khuẩn, viêm phổi, hay bị ngạt. Ngoài ra, ở những người mẹ bị bệnh tim bẩm sinh có thể gây ra các dị dạng trên thai nhi.Bệnh tim bẩm sinh không phải là một bệnh di truyền nên mẹ bị bệnh tim con có thể sẽ không mắc bệnh tim, trừ khi quá trình mang thai gây ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền của người mẹ như Rubella, cúm và một số bệnh khác gây ra dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào loại bệnh tim mà thai phụ đang mắc phải ví dụ như hội chứng Marfan có thể sinh con ra sẽ có tính di truyền. Nếu mẹ mắc bệnh tim bẩm sinh và không có những dị tật sau phẫu thuật, thì có 4 – 6% tỷ lệ con sinh ra bị tim bẩm sinh.Trước khi các bé được sinh ra, có những dị tật ở tim có thể đã xuất hiện. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ thảo luận với thai phụ và người nhà bệnh nhân thật kỹ về vấn đề mang thai của bạn và các vấn đề sức khỏe của bé và đưa ra cho bạn lựa chọn tốt nhất. Nếu như khả năng chỉ được 50% thì người bệnh không nên mang thai. Sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cho mẹ trong trường hợp tình trạng thông liên nhĩ quá lớn, tăng áp phổi nặng. 4. Những tai biến có thể gặp phải đối với người mẹ Dù thai phụ đang mắc bệnh tim ở mức độ nhẹ hay nặng thì việc mang thai đều làm cho bệnh nặng lên và có thể xuất hiện những biến chứng như:Phù phổi cấp: tím tái, khó thở dữ dội, nghe phổi có nhiều ran ẩm, ho ra máu.Suy tim cấp: nhịp không đều, tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở.Loạn nhịp tim: nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu, loạn nhịp hoàn toàn.Tắc mạch phổi: rất ít gặp, nhưng nếu có thì xảy ra đột ngột và dẫn đến tử vong rất nhanh.Nhiễm khuẩn: thường xảy ra sau khi sinh, gây tình trạng nhiễm khuẩn và viêm màng trong của tim. Quá trình mang thai sẽ khiến cho tim chịu rất nhiều áp lực. Nếu phụ nữ đang bị bệnh tim bẩm sinh cần phải khám định kỳ và thường xuyên để hiểu rõ những nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình mang thai.Hầu hết các phụ nữ khi mắc bệnh tim bẩm sinh đều mong muốn có thể mang thai và sinh con. Tuy nhiên điều quan trọng phải làm là đánh giá được tình hình, mức độ của bệnh trước khi có quyết định mang thai hay không.Nếu như tình hình sức khỏe khả quan, phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh đã được điều trị hồi phục hoặc đang mắc bệnh nhẹ và có thể mang thai được, thì trong quá trình mang thai, thai phụ cần phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ, thường xuyên, thực hiện chế độ dinh dưỡng và lịch sinh hoạt lành mạnh, để có một sức khỏe đảm bảo cho quá trình mang thai.;;;;;Bệnh tim bẩm sinh là bệnh có những dị tật liên quan đến cấu trúc tim xuất hiện từ lúc còn là bào thai. Dị tật tim bẩm sinh là dạng dị tật phổ biến nhất trong tất cả dị tật ở trẻ sơ sinh, hiện đã được sàng lọc phát hiện sớm và xem xét dừng thai nếu dị tật nghiêm trọng khiến trẻ không thể sống sót khi sinh ra. Có thể nói đây là dạng dị tật nghiêm trọng, đe dọa rất lớn đến sự sống và sức khỏe của trẻ. Song với sự phát triển của y học hiện đại, cơ hội phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh tim bẩm sinh ngày càng cao, khi đó trẻ vẫn có thể sinh hoạt và sống bình thường, song sức khỏe tim thường không thể phục hồi hoạt toàn. Một nghiên cứu khoa học cho biết, người mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sống đến 75 tuổi, trong khi người có trái tim khỏe mạnh có tuổi thọ trung bình là 79. Tuy nhiên, trẻ có sống sót được khi bị bệnh tim bẩm sinh hay không còn phụ thuộc vào 2 yếu tố: Phát hiện sớm, tốt nhất là phát hiện bệnh tim bẩm sinh ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ để lên phương án phẫu thuật sớm ngay sau khi sinh. Điều trị tiên tiến: Nhiều kỹ thuật can thiệp chẩn đoán, điều trị bệnh tim bẩm sinh tiên tiến hiện nay đã giúp cứu sống nhiều trẻ, điều trị tốt nhiều trường hợp dị tật phức tạp. Chăm sóc hậu phẫu tốt giúp sức khỏe trẻ phục hồi tốt, phát triển khỏe mạnh bình thường. Để có câu trả lời chính xác về tiên lượng sống cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh cũng như cơ hội cứu chữa, hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa và chuyên gia tim mạch. 2. Rủi ro tiềm tàng đe dọa sự sống của người bệnh tim bẩm sinh Bệnh tim bẩm sinh dù được can thiệp phẫu thuật, điều trị sớm nhưng vẫn có thể bị đe dọa với một số mối nguy hiểm tiềm ẩn bao gồm: 2.1. Chứng loạn nhịp tim Tình trạng tim đập không đều, quá nhanh, quá chậm hoặc lúc nhanh lúc chậm rất không tốt cho sức khỏe trái tim nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung. Các cơ quan trong cơ thể không được bơm máu đều nên hoạt động và chức năng không được đảm bảo. Hơn nữa, tốc độ máu bất thường làm tăng nguy cơ tắc mạch và đông máu. Bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ rối loạn nhịp tim cao hơn bình thường do ảnh hưởng còn lại sau can thiệp phẫu thuật tim hoặc tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Nếu bị tình trạng này, bác sĩ cần xem xét mức độ nguy hiểm và chỉ định can thiệp kiểm soát. 2.2. Bệnh lý về gan Nhiều người cho rằng bệnh tim bẩm sinh không liên quan đến sức khỏe của lá gan, song thực tế bệnh nhân khuyết tật tâm thất độc nhất có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn. Vì thế đối tượng này được khuyến cáo nên thường xuyên thăm khám để kiểm tra phát hiện sớm nếu có dấu hiệu suy giảm chức năng, tổn thương gan. 2.3. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn Đây là dạng bệnh nhiễm trùng các lớp của tim, có thể do can thiệp bệnh tim bẩm sinh để lại hoặc yếu tố bên ngoài tác động. Bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị, nếu không có thể gây hình thành cục máu đông, suy tim hoặc tổn thương van tim. 2.4. Tăng huyết áp động mạch phổi Người mắc bệnh tim bẩm sinh dù được can thiệp nhưng can thiệp khắc phục không hoàn toàn, khiến tim và phổi hoạt động quá mức, dễ gây tăng huyết áp động mạch phổi. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể bị tim to, suy tim,… 2.5. Biến chứng sức khỏe khác Người trưởng thành bị bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác liên quan như: béo phì, tiểu đường, xơ vữa động mạch,… Bệnh tiến triển nặng hơn và nguy hiểm hơn do kết hợp với bệnh tim bẩm sinh hoặc can thiệp điều trị trước đó nên người bệnh cần tái khám hàng năm để phát hiện sớm nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Bệnh nhân bệnh tim bẩm sinh dù được điều trị, can thiệp phẫu thuật cũng cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt. Thăm khám thường xuyên 6 tháng - 1 năm một lần được khuyến cáo với mọi bệnh nhân để người bệnh và người nhà có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Người mắc bệnh tim bẩm sinh cần lưu ý hơn trong các vấn đề sau: 3.1. Chế độ dinh dưỡng Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh kể cả sau điều trị thường có sức khỏe kém, phát triển kém hơn bình thường. Tình trạng bú kém, ăn kém cần được cải thiện để đảm bảo trẻ phát triển chiều cao và cân nặng bình thường. Chế độ dinh dưỡng góp vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu này. Đầu tiên, trẻ cần được cung cấp lượng calo nhiều hơn so với chế độ ăn của trẻ bình thường để tim hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, nên tập trung vào các thực phẩm dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ cũng như cải thiện chiều cao và cân nặng. Nếu gặp khó khăn trong lựa chọn thực phẩm và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. 3.2. Dùng thuốc theo chỉ định Trẻ hoặc người trưởng thành bị bệnh tim bẩm sinh dù đã phẫu thuật có thể phải dùng thuốc điều trị kéo dài và liên tục. Để đảm bảo hiệu quả của thuốc cũng như hạn chế tác dụng phụ, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ sử dụng, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 3.3. Hoạt động thể chất phù hợp. Với người bình thường, thường xuyên hoạt động thể chất là cách giúp trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên với trẻ bị bệnh tim bẩm sinh thường có sức khỏe khá yếu, dễ mệt nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn môn thể thao với cường độ phù hợp. Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Y học hiện đại đã cứu sống rất nhiều trẻ bị bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng, dị tật phức tạp nên hãy trao đổi với bác sĩ và tin tưởng vào phương pháp điều trị được xây dựng.;;;;;Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật về tim, xuất hiện trong quá trình hình thành quả tim từ trong bào thai. Có nhiều cách điều trị bệnh tim bẩm sinh khác nhau. Theo đó, phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả. Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật về tim được hình thành từ trong bào thai. Phần lớn bệnh lý tim bẩm sinh hiện nay y học vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Bệnh tim bẩm sinh là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ. Do đó, bệnh tim bẩm sinh cần được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể. Tim bẩm sinh là một trong những bệnh tim mạch phổ biến ở trẻ nhỏ Thống kê của bộ Y tế cho hay, mỗi năm Việt Nam có khoảng 10.000 trẻ chào đời bị bệnh tim bẩm sinh, trong đó 50% số trẻ có nguy cơ tử vong;có khoảng 5.000 trẻ bị tim bẩm sinh được phẫu thuật mỗi năm, số còn lại phải chờ hoặc tử vong trước khi đến lượt lên bàn mổ. Theo các chuyên gia tim mạch, các yếu tố nguy cơ từ những người mẹ nghiện rượu; sử dụng thuốc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong thai kỳ; mắc bệnh đái tháo đường; bị nhiễm virus Rubella; thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại; rối loạn di truyền… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi. Các bệnh về tim bẩm sinh ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm Dưới sự hỗ trợ của công nghệ y khoa hiện đại, siêu âm tim thai giúp phát hiện sớm các dị tật về tim. Đây được xem là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, cho kết quả đáng tin cậy trong việc phát hiện bệnh tim bẩm sinh. Tuy nhiên, các dị tật về tim bẩm sinh lại thường là những dị tật bị bỏ sót nhất trong siêu âm tiền sản. Bệnh tim bẩm sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm, trẻ sẽ tử vong. Việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị bệnh tim bẩm sinh. Có nhiều cách điều trị bệnh tim bẩm sinh khác nhau như: Sử dụng thuốc, phẫu thuật tim, can thiệp bằng phương pháp thông tim… Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định những cách điều trị khác nhau. Với những trường hợp phát hiện bệnh tim bẩm sinh từ trong bào thai, những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ cho thai nhi sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp để điều trị trong tử cungcủa người mẹ. Trường hợp bệnh nặng và có những yếu tố bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho thai phụ. Phát hiện tim bẩm sinh từ trong thai kỳ giúp bác sĩ có hướng điều trị như đặt Stent ống động mạch, nong vách liên nhĩ, prostaglandin… ngay sau khi trẻ chào đời.
question_63685
Cần biết những điều này trước khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
doc_63685
Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus viêm não Nhật Bản (JEV) gây ra. Virus JEV thuộc họ Flavivirus, được tìm thấy các loài chim hoang dã và gia súc như lợn, trâu, bò, ngựa, lây truyền qua con đường qua trung gian là muỗi Culex. – Bệnh này có thể lây truyền từ người sang người qua muỗi đốt, không thể truyền từ người sang người trực tiếp. Viêm não Nhật Bản thường có mùa cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10, đặc biệt trong các khu vực nông thôn, khu vực có nhiều ruộng đồng. Do muỗi Culex, chủ yếu đốt vào ban đêm và thích sống gần môi trường nước ngọt như ao, hồ và sông. Khi virus Jev tấn công hệ thống thần kinh, sẽ gây viêm não và gây tổn thương nghiêm trọng – Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 2 tuần, các triệu chứng đa dạng từ nhẹ đến nặng gồm: sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và đau cơ. Virus này tấn công hệ thống thần kinh sẽ gây ra viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, mất ý thức và có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng vĩnh viễn. Trong trường hợp sống sót, có thể để lại di chứng nghiêm trọng như liệt, tàn tật và rối loạn thị lực, gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh viêm não Nhật Bản vẫn có khả năng chữa khỏi, nhưng chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh. Tính đến nay vẫn chưa có loại thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh nguy hiểm này. – Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh: Những người chưa từng nhiễm virus viêm não Nhật Bản và chưa có miễn dịch đối với bệnh có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, phổ biến nhất là trẻ em dưới 15 tuổi. Để ngăn chặn nguy cơ lay nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản thì chủ động tiêm vắc xin được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản giúp kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus gây bệnh, bảo vệ cơ thể khỏi sự lây lan và tác động của virus 2. Tiêm phòng viêm não Nhật Bản Tuân thủ lịch tiêm đúng và đầy đủ để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tối đa 2.1 Các loại vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản Có rất nhiều loại vắc xin được nghiên cứu để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, riêng ở nước ta được sử dụng phổ biến với 2 loại là: Jevax và Emojev. – Vắc xin Jevax (Vabiiotech/ Việt Nam) là loại vắc xin bất hoạt, sử dụng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn theo phác đồ: – Mũi 1: Tiêm cho trẻ mũi đầu tiên – Mũi 2: Cách 1 đến 2 tuần sau khi tiêm mũi 1. – Mũi 3: Cách tối thiếu 1 năm sau mũi 2. – Mũi nhắc lại: Tiêm lại sau mỗi 3 năm cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi. Liều dùng cho trẻ dưới 3 tuổi là 0.5ml và trẻ trên 3 tuổi là 1ml. Emojev là loại vắc xin sống giảm độc lực tái tổ hợp với hiệu quả phòng bệnh vượt trội Lưu ý: Không sử dụng cho người có các bệnh lý ác tính như: bệnh bẩm sinh, bệnh tim, gan thận, đái tháo đường… – Vắc xin Emojev (Sanofi Pasteur, Pháp) được sản xuất tại Thái Lan, là loại vắc xin thế hệ mới, có khả năng tạo miễn dịch nhanh và bền vững. Chỉ định tiêm phòng cho trẻ em từ 9 tháng tuổi đến người lớn, với phác đồ tiêm 2 mũi, cách nhau 1 năm. Lưu ý: Không tiêm cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản đã được chứng minh là hiệu quả, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đáng kể. 2.2 Phác đồ tiêm chuyển đổi vắc xin viêm não Nhật Bản Chuyển đổi từ Jevax sang Imojev yêu cầu tuân thủ chặt chẽ lịch trình tiêm vắc xin để đảm bảo hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm não Nhật Bản. – Nếu đã tiêm 1 mũi vắc xin Jevax, sẽ tiêm thêm 2 mũi Emojev: Mũi 1 Imojev sau ít nhất 2 tuần từ mũi Jevax, tiêm mũi 2 Imojev cách mũi 1 Imojev tối thiểu 01 năm. – Nếu đã tiêm 2 mũi vắc xin Jevax, sẽ tiêm thêm 1 mũi Imojev, cách mũi 2 Jevax tối thiểu 1 năm. – Nếu đã tiêm 3 mũi vắc xin Jevax, sẽ tiêm thêm 1 mũi Imojev, cách mũi 3 Jevax tối thiểu 1 năm. 2.3 Các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Sau khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản, có thể gặp phải một số phản ứng phụ thông thường và không đáng lo ngại bao gồm: – Phản ứng thông thường: Đau, đỏ, hoặc sưng nhẹ tại điểm tiêm có thể xảy ra, thường tự giảm sau vài ngày. – Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ sau tiêm, buồn nôn và đau đầu thường là tạm thời và không đáng kể. Đảm bảo tuân thủ lịch tiêm chủng được khuyến nghị cho trẻ em và người cao tuổi để tăng cường miễn dịch 3. Các biện pháp chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh, mỗi cá nhân và gia đình cần đảm bảo vệ sinh môi trường để ngăn chặn muỗi cư trú. – Sử dụng cửa lưới, thuốc xịt côn trùng, và đặc biệt là tránh ra ngoài vào buổi tối khi muỗi hoạt động – Tránh nước ô nhiễm, đặc biệt nước đọng, ao hồ ngâm ngập muỗi và côn trùng. – Sử dụng thuốc phòng và diệt muỗi khi tiếp xúc các khu vực có nhiều muỗi – Duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, vận động thể chất, và ngủ đủ giấc để hỗ trợ hệ thống miễn dịch Các biện pháp chủ động này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản mà còn bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn và gia đình.
doc_59293;;;;;doc_52531;;;;;doc_58059;;;;;doc_7111;;;;;doc_63680
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. 1 Giới thiệu về vắc xin viêm não Nhật Bản Chắc hẳn viêm não Nhật Bản không phải là căn bệnh quá xa lạ ở nước ta, đây là một trong những dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Virus gây bệnh thường lây truyền qua muỗi Culex. Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người. Viêm não Nhật Bản nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí một số người tử vong do căn bệnh này. Mùa mưa là thời điểm bệnh viêm não Nhật Bản bùng phát, muỗi thường phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết này. Bất cứ đối tượng nào cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản, trong đó phần lớn bệnh nhân là trẻ nhỏ. Các bé chưa biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, chưa thể thông báo cho người lớn các triệu chứng bất thường. Do đó, bệnh nhi thường có diễn biến bệnh nghiêm trọng, tính mạng bị đe dọa. Với mức độ nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản, các bậc phụ huynh tỏ ra quan tâm và chủ động cho trẻ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. Nếu tiêm phòng đầy đủ, cơ thể của bé sẽ có khả năng miễn dịch chủ động, chống lại sự tấn công của virus JEV gây bệnh. Có thể nói tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. 2. Một số loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng Thực tế, có rất nhiều dòng vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản được phát triển, trong đó Jevax 1ml và Imojev 0.5ml là hai dòng sản phẩm được sử dụng tại nước ta. Mỗi loại vắc xin sẽ sở hữu ưu điểm riêng, cha mẹ nên chủ động tìm hiểu về ưu điểm của từng dòng vắc xin viêm não Nhật Bản, đưa trẻ đi tiêm đúng lịch. Vắc xin Jevax được nghiên cứu và sản xuất bởi Vabiotech – Việt Nam. Jevax thuộc nhóm vắc xin bất hoạt và cho thấy khả năng phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt. Loại vắc xin này được khuyến khích dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Với tính hiệu quả của mình, vắc xin Jevax đã được nước ta đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ từ 1 - 5 tuổi sẽ được tiêm phòng bệnh viêm não Nhật Bản miễn phí. Nếu bạn muốn cho trẻ tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản sớm hơn, hãy tham khảo dòng vắc xin Imojev. Đây sản phẩm thuộc nhóm vắc xin sống và dùng được cho trẻ từ 9 tháng tuổi trẻ lên. Khi sử dụng loại vắc xin này, trẻ được tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 12 - 24 tháng. Loại vắc xin này có thể dùng cho người từ 18 tuổi trở lên và chỉ cần tiêm 1 liều. Lưu ý, phụ nữ đang mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Với những thông tin kể trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thêm nhiều thông tin tham khảo và lựa chọn được loại vắc xin phù hợp cho trẻ. Trên thực tế, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản thường được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 độ C. Cha mẹ nên chú ý xem lọ vắc xin có được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp hay không trước khi tiêm vào cơ thể của con. 4. Phản ứng sau tiêm vắc xin của trẻ nhỏ Hiếm trường hợp trẻ bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không thể chủ quan và bỏ qua việc theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm. Bác sĩ khuyến khích cha mẹ nên để con nghỉ ngơi tại trung tâm y tế khoảng 30 phút sau tiêm, nếu phát hiện phản ứng bất thường, bác sĩ sẽ xử lý ngay lập tức. Trong vòng 1 - 2 ngày sau tiêm, chúng ta nên dành nhiều thời gian chăm sóc trẻ, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn, nhanh chóng phục hồi và quay trở lại sinh hoạt bình thường.;;;;;Vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax là một loại vắc xin phòng bệnh được sử dụng rộng rãi cho cả đối tượng trẻ em và người lớn trưởng thành. Cùng tìm hiểu về phác đồ tiêm chủng, những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin này nhé. 1. Khái quát về vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax Jevax là một loại vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản hay được sử dụng để tiêm chủng, áp dụng cho cả đối tượng trẻ em và người lớn. Loại vắc xin này có nguồn gốc từ Vabiotech của Việt Nam, được sản xuất dưới dạng vắc xin bất hoạt. Vắc xin sẽ được phân bổ vào những lọ thủy tinh có liều lượng 1ml, bao gồm thành phần virus viêm não Nhật Bản bất hoạt, dung dịch tinh khiết và một số thành phần khác. Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax cần được lưu trữ và bảo quản ở khoảng 2 độ – 8 độ C với tủ chuyên dụng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Điều này giúp giữ cho vắc xin luôn luôn đạt trạng thái tốt nhất, cũng như phát huy tác dụng bảo vệ, phòng bệnh tối ưu. Jevax là một loại vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản hay được sử dụng để tiêm chủng, áp dụng cho cả đối tượng trẻ em và người lớn 1.2. Phác đồ tiêm chủng của vắc xin viêm não Nhật Bản Jevax Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần phải chú ý tới lịch tiêm chủng cũng như liều lượng tiêm đối với loại vắc xin Jevax này như sau: – Tổng cộng cần phải tiêm 3 mũi chính, 1 mũi bổ sung/nhắc lại. – Mũi 1: có thể thực hiện tiêm từ lúc trẻ đủ 12 tháng tuổi. – Mũi 2: cần thực hiện tiêm chủng cách mũi đầu tiên khoảng 1 tới 2 tuần. – Mũi 3: cần thực hiện tiêm cách mũi đầu tiên khoảng 1 năm. – Mũi 4 (mũi bổ sung/nhắc lại): nên thực hiện sau khoảng 3 năm/lần để giúp duy trì cũng như nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đối với những trường hợp sinh sống ở vùng có dịch thì nên chủ động tiêm chủng trước khi dịch xảy ra. – Đối tượng trẻ em <36 tháng tuổi: nên tiêm với liều lượng 0,5ml/lần. – Đối tượng trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên và người lớn trưởng thành: nên tiêm với liều lượng 1ml/lần. 1.3. Những đối tượng chống chỉ định khi tiêm vắc xin Jevax Trước khi thực hiện bất cứ loại vắc xin, chúng ta cũng cần lưu ý tới những đối tượng không nên tiêm vắc xin, hoặc những đối tượng nên tạm hoãn tiêm vắc xin sang thời gian khác phù hợp hơn. Đối với vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax thì không nên tiêm chủng cho những trường hợp sau: – Những người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với một trong những hoạt chất trong vắc xin. – Người mang bệnh lý bẩm sinh về tim, gan, thận,… – Bệnh nhân đang điều trị khối u, đang phải sử dụng các phương pháp như xạ trị, hóa trị. – Bệnh nhân mắc ung thư ác tính: ung thư máu, ung thư xương,… – Những người đang bị tiểu đường cấp độ nặng. – Trẻ em đang bị bệnh suy dinh dưỡng. – Những người đang không khỏe, bị sốt cao, phát ban, dị ứng,… – Phụ nữ đang có em bé, hoặc đang trong thời gian cho con bú cũng cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm chủng vắc xin. 2. Những phản ứng phụ có thể xảy ra khi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax Tất cả các loại vắc xin đều có thể có khả năng gây ra những phản ứng phụ, tuy nhiên việc này phụ thuộc vào cơ địa cũng như sức khỏe của mỗi người. Tất cả các loại vắc xin đều có thể có khả năng gây ra những phản ứng phụ, tuy nhiên việc này phụ thuộc vào cơ địa cũng như sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax: – Các phản ứng tại vị trí tiêm: sưng, đỏ, đau, tấy, có trường hợp nổi ban. Tuy nhiên các phản ứng này đa số đều có thể tự biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau khi tiêm. – Các phản ứng khác: sốt, mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc đối với trẻ em, đau cơ khớp,…Những phản ứng này có tỉ lệ xảy ra ít hơn so với phản ứng tại chỗ tiêm kể trên. Tuy nhiên, nên theo dõi sức khỏe sau tiêm cẩn thận, đặc biệt là với đối tượng trẻ em vì đây là đối tượng hệ miễn dịch và sức khỏe còn non yếu. – Một số phản ứng bị sốc phản vệ sau tiêm: trường hợp này rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1/1.000.000 người. Để phòng tránh những trường hợp nguy hiểm gây đe dọa tới sức khỏe và tính mạng sau khi tiêm vắc xin, đặc biệt là đối với trẻ em, thì nên tuân thủ đúng thời gian chờ sau tiêm, cũng như sau khi về nhà. Nếu trong vòng 24 giờ, trẻ em xuất hiện những dấu hiệt khác thường thì cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được xử lý kịp thời: – Sốt cao kéo dài liên tục (trên 48 tiếng), có hiện tượng sốt li bì, mê man. – Sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không hiệu quả hạ sốt. – Sốt cao đi kèm với việc: ho, phát ban, tiêu chảy,… – Trẻ có hiện tượng khó thở, hô hấp khó khăn, tím tái,… – Trẻ bị co giật, hôn mê,… 3. Một số điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax Cần chú ý một số điều sau trước khi tiêm vắc xin Jevax: – Nên để ý tới môi trường và điều kiện sử dụng của vắc xin. Theo đó, nên sử dụng vắc xin ngay sau khi mở nắp để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Nếu muốn bảo quản vắc xin thì cần tuân thủ nhiệt độ phù hợp đó là khoảng 2-8 độ C. – Trước khi sử dụng vắc xin cần phải lắc đều lọ vắc xin để hòa lẫn vắc xin và dung môi. – Các loại dụng cụ y tế cần phải được sát trùng cẩn thận và đúng quy trình y tế. Không dùng chung bơm kim tiêm. – Nên hoàn thành đủ liều vắc xin bổ sung nếu bạn sinh sống ở những khu vực hay có dịch để tăng cường khả năng bảo vệ. – Cần chuẩn bị sẵn sàng các phương án cấp cứu nếu như có trường hợp sốc phản vệ xảy ra. – Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn tiêm vắc xin nếu bạn đang trong thời gian cho con bú.;;;;;Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả bậc nhất hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và lưu ý về phản ứng phụ, cách chăm sóc sau tiêm cho mọi người 1. Tìm hiểu về viêm não Nhật Bản 1.1. Viêm não Nhật Bản Đây là bệnh lý có tính truyền nhiễm từ người mắc bệnh sang người bình thường thông qua việc bị muỗi đốt. Nó gây nên hiện tượng nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên nếu trẻ em mắc bệnh thì nguy hiểm hơn nhiều do sức khỏe và đề kháng còn khá non nớt. Trẻ em có nguy cơ cao mắc viêm não Nhật Bản hơn người trưởng thành Viêm não Nhật Bản bao gồm 4 giai đoạn là ủ bệnh- khởi phát- toàn phát- khỏi bệnh. Giai đoạn đầu ủ bệnh thường trong khoảng 7-14 ngày sau đó chuyển sang giai đoạn khởi phát bệnh. Nó sẽ đi kèm với một loạt các triệu chứng như đau nhức mỏi toàn thân, buồn nôn, sốt cao,…Ở một số trẻ em biểu hiện này gần như giống với ngộ độc thực phẩm. Những phản ứng mạnh nhất trong giai đoạn phát bệnh mà bệnh nhân có thể gặp phải là: mê sảng, hôn mê, co giật,.. 1.2. Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của viêm não Nhật Bản Viêm não Nhật bản là bệnh lý truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, vì virus nay sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương. Quá nửa số ca mắc bệnh này để lại di chứng nặng bao gồm khả năng bại liệt, liệt nửa người, mất ngôn ngữ,.. đặc biệt tỉ lệ tử vong bệnh viêm não Nhật Bản do JEV lên đến 20-30%. Nếu muốn xác định chính xác có bị viêm não Nhật Bản hay không thì cần xét nghiệm. Căn bệnh này nguy hiểm vì nó không có những triệu chứng rõ rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm não khác và chuyển biến xấu rất nhanh. Bệnh nhân có thể sốt cao dẫn đến co giật, hôn mê chỉ sau vài ngày nhiễm virus. Do vậy việc tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản rất quan trọng. 2. Tìm hiểu thông tin về vắc xin phòng chống viêm não Nhật Bản Hiện nay bệnh viêm não Nhật Bản có khả năng tử vong cao, di chứng cao và diễn tiến quanh năm (đỉnh điểm nhất là từ tháng 5 – tháng 7). Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi và nguy cơ cao nhất là trẻ nhỏ từ 2- 6 tuổi. Bệnh này hiện chưa có thuốc dặc trị nên diệt muỗi và giữ vệ sinh nơi sinh hoạt là vô cùng cần thiết. Và biện pháp tối ưu nhất để phòng ngừa viêm não Nhật Bản chính là tiêm phòng vắc xin. 2.1. Đối tượng được tiêm và chống chỉ định tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Ở mọi độ tuổi nếu cơ thể chưa có miễn dịch với virus JEV thì đều có nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản. Việc tiêm vắc xin phòng ngừa đầy đủ, đúng thời gian là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay. Độ tuổi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào loại vắc xin mà bạn sử dụng. Trong đó Imojev thì được chỉ định cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn, Jevax thì tiêm cho trẻ từ 12 tháng trở lên và người lớn. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không ở trong diện được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Những đối tượng chống chỉ định tiêm có thể kể đến như: – Những trường hợp có phản ứng nặng đe dọa đến tính mạng với một liều vắc xin viêm não Nhật Bản thì không tiêm liều tiếp theo. – Trường hợp có dị ứng nặng với bất kì thành phần nào của vắc xin viêm não Nhật Bản đều không nên tiêm. – Phụ nữ có thai không nên tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản này. – Phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc lợi ích trước khi tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản. – Trường hợp mắc các bệnh lý bẩm sinh cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi mới quyết định tiêm hay không. – Những trường hợp đang mệt mỏi, bị sốt cao hoặc các bệnh lý nhiễm trùng. – Người bệnh mắc bệnh tim, thận, gan, tiểu đường, ung thư máu và các bệnh lý ác tính. 2.2. Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản thường được dùng Có tới 15 loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng trên thế giới. Tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin được sử dụng phổ biến nhất là Jevax 1ml và Imojev 0.5 ml. – Vắc xin Jevax 1ml là loại vắc xin bất hoạt. Jevax 1 ml cần được tiêm đủ 3 mũi mới đạt hiệu quả cao nhất. – Vắc xin Imojev 0.5 ml là vắc xin sống, tiêm một liều duy nhất là đủ. Dù thế, vắc xin Imojev 0.5 ml lại chống chỉ định cho phụ nữ đang mang bầu và trẻ dưới 12 tháng tuổi. 3. Những phản ứng có thể xảy ra khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản. Lưu ý chăm sóc sức khỏe sau tiêm Vắc xin viêm não Nhật Bản nói riêng và các loại vắc xin khác nói chung đều có khả năng gặp phải các tác dụng phụ như sốt, sưng đau vết tiêm,..sau tiêm. 3.1. Các phản ứng có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản Dưới đây là một số phản ứng nhẹ có thể gặp phải khi tiêm vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản: – Khi chạm vào vết tiêm thấy đau nhức, có hiện tượng đỏ tấy hoặc sưng ở vị trí này. – Trường hợp trẻ em sau khi tiêm thường bị sốt nhiều hơn người lớn. – Người trưởng thành thường đau đầu, đau cơ. Bên cạnh đó cũng có những phản ứng vừa và mạnh như: – Ngất xỉu khi đã về nhà hoặc thậm chí ngay sau lúc tiêm. Do vậy sau khi tiêm vắc xin nên nghỉ ngơi nằm xuống khoảng 15- 30 phút để phòng tránh nguy cơ té ngã chấn thương do ngất xỉu. – Đau vai kéo dài. – Dị ứng: nổi mề đay, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt,..nó thường xảy ra sau khi tiêm vài giờ đồng hồ. – Mất đi cảm giác thèm ăn dẫn đến chán ăn. Trẻ em thường bỏ bú. – Phát ban, mề đay, ban sần. 3.2. Lưu ý sau khi tiêm – Sau khi tiêm vắc xin thì cần được nghỉ ngơi khoảng 30 phút tại nơi tiêm chủng. – Về nhà vệ sinh thân thể sạch sẽ tránh nhiễm trùng. – Tránh bôi, động chạm vào vết tiêm tránh nhiễm khuẩn. – Kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên, nếu sốt cao trên 38.5 độ nên lau người bằng nước ấm. Đối với trẻ em nếu sốt cao không hạ cần đến gặp bác sĩ ngay. – Sau tiêm cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể như thực phẩm sạch, tươi sống, để tăng đề kháng cho cơ thể.;;;;;1. Các đối tượng có thể tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Vắc xin viêm não Nhật Bản là giải pháp hiệu quả để bảo vệ mọi lứa tuổi khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Dành riêng cho người lớn và trẻ em từ 12 tháng trở lên, vắc xin này đã được thiết kế để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả tối đa, bao gồm các mũi tiêm dưới đây: – Mũi 1: Tiêm lần đầu khi tới phòng khám. – Mũi 2: Tiêm sau 1 – 2 tuần từ lần đầu tiêm. – Mũi 3: Tiêm sau 1 năm kể từ mũi đầu tiên. Vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản có hiệu quả hơn 90%. Việc tiêm nhắc lại được thực hiện mỗi 3 năm để duy trì khả năng miễn dịch cho cơ thể. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B từ 12 tháng trở lên cho trẻ nhỏ sẽ giúp đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất từ khi còn bé. Về phương pháp tiêm, vắc xin ngừa viêm não Nhật Bản được tiêm dưới da và không được tiêm tĩnh mạch. Quá trình tiêm có thể thực hiện tại bắp tay ở vị trí cơ delta hoặc ở chân ở mặt trước bên đùi. Cả hai vị trí này đều đem lại hiệu quả bảo vệ khỏi bệnh tương tự nhau và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, lựa chọn giữa tiêm ở tay hay chân nên dựa trên đánh giá của bác sĩ và sự thuận tiện cho đối tượng được tiêm. 2. Đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Liều tiếp theo của vắc xin viêm não Nhật Bản không phù hợp cho những người trải qua phản ứng dị ứng nặng sau liều vắc xin trước. Nguy cơ dị ứng nặng, thậm chí có nguy cơ đe dọa tính mạng, khi tương tác với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, đều là lý do không nên sử dụng vắc xin viêm não Nhật Bản. Ngoài ra, nên thận trọng trong các trường hợp sau: – Phụ nữ mang thai: Không nên tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trong thời kỳ mang thai. Trong trường hợp đang mang thai, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa. – Người mắc các bệnh bẩm sinh: Nếu bạn có bệnh bẩm sinh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin. – Tình trạng sức khỏe yếu: Đối với những người đang mệt mỏi, sốt cao hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng, cân nhắc trước khi tiêm vắc xin. – Vấn đề về tim, thận, gan và bệnh lý ác tính: Những người mắc bệnh về tim, thận, gan, tiểu đường, ung thư máu và các bệnh lý ác tính khác cần tư vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vắc xin. – Phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng vắc xin viêm não Nhật Bản cho phụ nữ đang cho con bú. Do đó, quyết định tiêm vắc xin cần dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và nguy cơ, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 3.1 Các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin Vắc xin viêm não Nhật Bản, giống như mọi loại vắc xin và thuốc khác, có thể gây ra tác dụng phụ. Thông thường các tác dụng phụ này không nghiêm trọng và sẽ tự giảm đi sau một thời gian. Các phản ứng nhẹ sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản có thể bao gồm: – Đau, sưng, hoặc đỏ tại vị trí tiêm vắc xin (khoảng 1/4 người tiêm có thể gặp). – Sốt là biểu hiện phổ biến nhất ở trẻ em sau khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản. – Đau đầu và đau cơ, thường xuất hiện ở người trưởng thành. Các phản ứng nhẹ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Riêng về các tình trạng hiếm gặp và nghiêm trọng hơn, có thể kể đến: – Hiện tượng ngất xỉu, có thể xảy ra sau mọi thủ thuật y tế, bao gồm tiêm vắc xin. Do đó, sau khi tiêm, nên nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút để tránh nguy cơ ngất xỉu hoặc chấn thương do té ngã. – Đau vai kéo dài và giới hạn sự di chuyển của cánh tay là một hiện tượng hiếm sau tiêm vắc xin. – Phản ứng dị ứng như: nổi mề đay, sưng mặt và cổ, khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt rất hiếm khi xảy ra. Nếu có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào, thì sẽ thường xuất hiện vài phút đến vài tiếng sau khi tiêm. – Các phản ứng rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng như mất cảm giác thèm ăn hoặc từ chối bú cũng có thể xảy ra, nhưng hiếm. – Phản ứng rối loạn da và dưới da, như phát ban, mề đay, và ban sần, cũng là các tình trạng hiếm gặp. Sau khi tiêm phòng, một số phản ứng phụ như sốt nhẹ và mệt mỏi thường tự khắc sau 2-3 ngày. Trong các lần tiêm tiếp theo (mũi thứ 2 và 3), khả năng xuất hiện những triệu chứng này tăng lên. Tuy nhiên, quý vị không cần lo lắng quá, vì đó chỉ là các phản ứng bình thường sau tiêm. Nếu trẻ phát sốt sau tiêm phòng, hãy tuân theo những hướng dẫn sau đây để chăm sóc cho trẻ: – Lựa chọn quần áo thoải mái và thoáng mát cho trẻ. – Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen theo liều phù hợp với cân nặng của trẻ nếu nhiệt độ của trẻ vượt quá 38.5 độ C. – Khi bế trẻ, hãy tránh tiếp xúc với vết tiêm. Không nên chườm nóng, xoa dầu, nặn chanh hoặc bôi đắp bất kỳ chất gì lên vết tiêm, vì điều này có thể gây nhiễm trùng. – Tuyệt đối không dùng aspirin hoặc bất kỳ loại thuốc hoặc hạ sốt khác ngoài paracetamol. Điều này giúp tránh tình trạng tăng liều paracetamol trong cơ thể trẻ, gây hại cho sức khỏe của họ. Sau khi tiêm, phụ huynh cần cho trẻ ở lại đơn vị tiêm chủng khoảng 30 phút để được theo dõi và xử lý các phản ứng phụ sau tiêm nếu có. Nên lựa chọn những đơn vị tiêm chủng đạt chuẩn – Sau khi tiêm vắc xin, một số phản ứng phụ như cảm giác sốt nhẹ và sự mệt mỏi thường không phải là điều quá đáng lo ngại và không nên tác động lên vị trí tiêm. – Hãy thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ sau khi tiêm. Nếu nhiệt độ vượt quá 38 độ C, bố mẹ nên dùng khăn ấm để lau người cho con và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. – Để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ, hãy bổ sung cho họ thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. – Đảm bảo rằng trẻ được đủ nước sau tiêm vắc xin.;;;;; Vắc xin viêm não Nhật Bản là loại vắc xin được tạo ra để chống lại bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin này sẽ kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể để sản xuất ra kháng thể chủ động tiêu diệt virus JEV gây bệnh. Viêm não Nhật Bản hay còn gọi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus gây ra làm tổn thương tới hệ thần kinh trung ương. Vật trung gian lây truyền bệnh này là muỗi Culex (hay muỗi ruộng). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết năm 2019, virus JEV gây bệnh viêm não Nhật Bản khiến hơn 3 tỷ người mắc bệnh. Bệnh có mặt tại 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (minh họa) Dù tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản thấp nhưng tỷ lệ tử vong tới 25-35%. Đây là con số khá cao so với tỷ lệ mắc bệnh kể trên. Đáng quan ngại hơn trong 65-75% người sống sót, khoảng 50% người mang nguy cơ mắc di chứng vĩnh viễn. Những bệnh nhân có khả năng hồi phục, thời gian phải tính bằng năm. Kèm theo đó, chi phí điều trị bệnh viêm não Nhật bản cực tốn kém. May mắn, ngày nay viêm não Nhật Bản đã có thể phòng ngừa bằng vắc xin. 2. Có cần tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản Câu trả lời là có nên tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản bạn nhé. Bởi virus viêm não Nhật Bản từng là nguyên nhân chiếm 25 – 30% các ca viêm não nhập viện với tỷ lệ di chứng, tử vong ở mức rất cao. Thêm nữa, các chuyên gia y tế cho biết số ca điều trị viêm não Nhật Bản tăng cao vào mỗi dịp hè đến. Bởi mùa hè là mùa của các loại hoa quả và khó tránh chim muông ăn trái cây tìm đến. Những chú chim bị muỗi Culex đốt mang theo virus di cư tới nhiều khu vực và phát tán bệnh. Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật bản là muỗi Culex Trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng phổ biến nhất mắc viêm não Nhật Bản. Có thể nói đây chính là nỗi lo sợ của các phụ huynh có con nhỏ trong mùa hè. Trong vòng 7 ngày đầu nhiễm viêm não Nhật Bản người bệnh dễ rơi vào hôn mê sâu. Ngoài ra, có kèm theo co giật và những triệu chứng tổn thương não. Dù qua khỏi nhưng bệnh nhân khó tránh những di chứng nặng nề mà viêm não Nhật Bản để lại. Có thể kể đến như: rối loạn vận động, rối loạn tâm thần, giảm khả năng giao tiếp… Một vài biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi cũng khiến người bệnh viêm não Nhật Bản lo sợ. Nguy hiểm hơn trong quá trình điều trị, có thể bị viêm bàng quang, bể thận do thông tiểu hoặc đặt ống dẫn lưu. Một số khác bị loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Di chứng đến sớm có thể là: bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần. Sau cùng, di chứng muộn có thể gặp là nghe kém hoặc điếc, động kinh, rối loạn tâm thần… 3. Vị trí được tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản Nói đến vị trí tiêm, các loại vắc xin viêm não Nhật Bản được khuyến cáo chỉ tiêm dưới da. Lưu ý, tuyệt đối không tiêm đường tĩnh mạch với vắc xin này. Vị trí tiêm vắc xin dưới da có thể là bắp tay, vị trí cơ delta ở bắp tay hoặc ở chân ngay ở vị trí mặt trước bên đùi. Những vị trí tiêm này đều đem lại hiệu quả phòng bệnh như nhau và không ảnh hưởng tới trẻ. Đặc biệt, những vị trí tiêm này tùy thuộc chỉ định của bác sĩ và sự thuận tiện của người tiêm. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản cho con trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Ba mẹ cần chú ý đưa trẻ đi tiêm sớm. Lưu ý, theo đúng lịch tiêm để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, nhất là trong đợt cao điểm dịch bệnh. 4. Các loại vắc xin viêm não Nhật Bản tại Việt Nam Tại Việt Nam, có 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản hiệu quả là Imojev và Jevax. 4.1 Vắc xin để phòng viêm não Nhật Bản Imojev Imojev là vắc xin phòng viêm não Nhật Bản được sản xuất theo công nghệ tiên tiến đem lại hiệu quả cao. Với cơ chế tạo miễn dịch nhanh và lâu dài phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Vắc xin này được triển khai tiêm chủng dịch vụ từ năm 2019 với nhiều ưu điểm vượt trội. Từ đó, giúp trẻ tiếp cận được vắc xin từ rất sớm. Cụ thể Imojev chỉ định tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn. 4.2 Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax Ngoài vắc xin Imojev, Jevax cũng là vắc xin được nhiều ba mẹ lựa chọn tiêm cho con. Vắc xin Jevax do hãng dược Vabiotech (ở Việt Nam) nghiên cứu và sản xuất. Jevax là vắc xin dành cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Trong đó, vắc xin Jevax giúp dự phòng đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Với cơ chế xây dựng một hệ thống “miễn dịch” phòng thủ tự nhiên, mạnh mẽ giúp chống lại tác nhân gây bệnh. Chủ động tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình. Việt Nam đang triển khai tiêm 2 loại vắc xin Imojev (Sanofi Pasteur – Pháp, sản xuất ở Thái Lan) và Jevax (ở Việt Nam). Tùy theo điều kiện kinh tế và vắc xin sẵn có mà bạn có thể cân nhắc 1 trong 2 loại trên. Nhưng nhớ rằng, vắc xin được tiêm sớm nhất là vắc xin phòng bệnh tốt nhất. Hãy yên tâm vì cả 2 vắc xin này đều trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt mới được cấp phép sử dụng. 6. Lịch tiêm cho vắc xin viêm não Nhật Bản Không như bệnh khác, viêm não Nhật Bản xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đặc biệt, đối tượng phổ biến hay mắc viêm não Nhật Bản là trẻ em dưới 15 tuổi. Nguy cơ cao nhất nằm ở nhóm trẻ 2-6 tuổi, chiếm 75% tổng ca nhiễm. Trong đó 80% trường hợp mắc bệnh với nguyên do chưa hoàn thành phác đồ tiêm 6.1 Lịch tiêm cho Imojev – Với vắc xin Imojev sẽ tiêm 2 mũi cách nhau 1 năm. – Liều dùng: 0,5ml. – Đường dùng: dưới da. 6.2 Lịch tiêm cho Jevax – Với vắc xin Jevax sẽ tiêm nhiều mũi + Mũi 1: Bắt đầu tiêm. + Mũi 2: Cách mũi 1 từ 07-14 ngày. + Mũi 3: Cách mũi 2 ít nhất là 12 tháng. + Mũi nhắc lại: Sau mũi tiêm thứ 3 cứ 3 năm tiêm lại 1 lần tới khi đủ 15 tuổi. – Liều dùng: 0,5ml (với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi) và 1ml (với trẻ lớn hơn 3 tuổi). – Đường dùng: dưới da.
question_63686
Cách điều trị bệnh ung thư đại tràng đạt hiệu quả
doc_63686
Điều trị ung thư đại tràng cần căn cứ vào nhiều yếu tố từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phương hướng điều trị nhằm đạt được hiệu quả nhất, phù hợp với mỗi người bệnh. Vậy cách điều trị bệnh ung thư đại tràng đạt hiệu quả là gì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Các giai đoạn của bệnh lý ung thư đại tràng Ung thư đại tràng là bệnh lý được hình thành từ các tế bào lót tại niêm mạc đại tràng, và phần lớn các tế bào ác tính xuất phát từ các tổn thương tiền ung thư không được điều trị kịp thời và triệt để đó là: Polyp đại tràng, viêm đại tràng, bệnh Crohn,… Dựa trên sự phát triển và lan rộng của khối u ác tính, ung thư đại tràng được chia thành 5 giai đoạn chính đó là: – Giai đoạn 0: Tế bào ung thư được tìm thấy ở niêm mạc đại tràng hay còn gọi là ung thư đại tràng tiến triển tại chỗ. – Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã vượt qua lớp niêm mạc, lan đến lớp dưới niêm mạc hoặc lớp cơ của đại tràng. – Giai đoạn 2: Tế bào ung thư phát triển xuyên qua lớp cơ đại tràng, lấn vào lớp thanh mạc đại tràng, hoặc đã phát triển qua lớp thanh mạc đến phúc mạc, chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận. – Giai đoạn 3: Là thời điểm các tế bào ung thư bắt đầu lan đến hạch bạch huyết lân cận, bệnh nhân có thể có 1 đến hơn 4 hạch bạch huyết lân cận. – Giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư đại tràng khi các tế bào ung thư xâm lấn, di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Giai đoạn ung thư đại tràng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định phác đồ điều trị Ung thư đại tràng nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao, có thể lên đến 90%. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu các dấu hiệu nhận biết bệnh khá nghèo nàn, chỉ đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng bệnh nhân mới đi thăm khám. Kết quả là nhiều trường hợp bệnh nhân đã được bác sĩ kết luận mắc ung thư đại tràng ở giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn muộn, từ đó tỷ lệ điều trị thành công giảm xuống chỉ còn khoảng 60% ở giai đoạn 3 và 11% ở giai đoạn 4. 3. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý ung thư đại tràng Để xác định chính xác bệnh lý ung thư đại tràng, đầu tiên người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng với bác sĩ để bác sĩ có được các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý… Thông qua đó sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân có thể sẽ được yêu cầu tiến hành siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại tràng, chụp CT, sinh thiết, qua đó sẽ xác định được chính xác loại ung thư, giai đoạn bệnh để bác sĩ có thể xây dựng phương hướng điều trị đạt hiệu quả. Nội soi là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lý ung thư đại tràng 4. Chi tiết cách điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đại tràng 4.1 Phác đồ đúng hướng là cách điều trị hiệu quả cho bệnh ung thư đại tràng Phác đồ điều trị của mỗi bệnh nhân mắc ung thư đại tràng là khác nhau bởi tùy vào loại tế bào ung thư, giai đoạn bệnh, tuổi tác, sức khỏe, mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp nhất. Cách điều trị bệnh ung thư đại tràng có thể là điều trị đơn lẻ hoặc kết hợp các phương pháp điều trị với nhau để hình thành nên phác đồ đa mô thức tân tiến phù hợp cho mỗi cá thể. Các phương pháp sử dụng để điều trị ung thư đại trực tràng bao gồm: – Phẫu thuật: Là phương pháp được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn ung thư đại tràng nhằm mục đích loại bỏ khối u. Sau khi phẫu thuật bác sĩ sẽ đánh giá xem bệnh nhân có cần tiếp tục xạ trị hoặc hóa trị bổ sung để loại bỏ triệt để tế bào ung thư còn sót lại hay không. – Hóa trị: Là phương pháp điều trị sử dụng thuốc/ hóa chất đưa vào cơ thể để kìm hãm sự phát triển, ngăn chặn sự phân chia của tế bào ung thư. – Xạ trị: Là biện pháp sử dụng chùm tia X-Quang năng lượng cao tác động đến các tế bào ung thư để làm chậm sự phát triển hoặc tiêu diệt tế bào ung thư đang phát triển. – Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết tế bào ung thư đại tràng từ đó sẽ ngăn tế bào ác tính tiếp tục phát triển và lây lan sang cơ quan khác. – Điều trị đích là phương pháp điều trị sử dụng thuốc nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư nhằm mục đích tiêu diệt chúng. Các loại thuốc điều trị đích thường dùng trong điều trị ung thư đại tràng là kháng thể đơn dòng và kháng sinh mạch. Điều trị ung thư đại trực tràng bằng phác đồ đa mô thức chuẩn Singapore kiểm soát toàn diện tế bào ác tính, nâng cao chất lượng cuộc sống 4.2 Chế độ dinh dưỡng là cách để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng Cách điều trị bệnh ung thư đại tràng để đạt được hiệu quả, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, theo dõi sức khỏe, các triệu chứng hoặc tác dụng phụ của thuốc trong suốt quá trình điều trị, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng góp vào việc nâng cao thể trạng, giúp người bệnh có đủ sức khỏe để theo đúng tiến trình điều trị, gia tăng hiệu quả. – Nên bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, giúp quá trình đào thải chất thải diễn ra dễ dàng, đồng thời giảm giảm nguy cơ mắc polyp đại tràng. – Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cho cơ thể để ngăn ngừa sự phát triển của ung thư. – Nên uống đủ nước mỗi ngày cơ thể để tránh việc táo bón nghiêm trọng hơn ở một số người bệnh. – Hạn chế các loại thịt đỏ bởi thịt đỏ được xem là yếu tố có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Bạn chỉ nên sử dụng khoảng 160gr/ ngày và đặc biệt tránh chế biến và sử dụng dưới các hình thức: Chiên, nướng, xông khói, dăm bông, xúc xích… – Tránh các loại đồ uống chứa cồn, không sử dụng thuốc lá bởi khi các yếu tố này kết hợp với nhau sẽ gia tăng nguy cơ phát triển mà hình thành ung thư đại trực tràng. – Kiêng những thực phẩm lên men, muối chia, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng… 4.3 Theo dõi và kiểm tra là điều cần thiết sau điều trị ung thư đại trực tràng Để điều trị ung thư đại trực tràng đạt hiệu quả, người bệnh cần chủ động kiểm tra đại trực tràng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đây là một trong những cách tốt nhất để theo dõi diễn biến sức khỏe sau điều trị ung thư, loại bỏ tế bào ác tính ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp phát hiện sớm dấu hiệu tái phát nếu có. Điều trị ung thư tái phát sẽ phức tạp hơn so với điều trị ung thư đại tràng lần đầu, vì thế nên người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân, tuân thủ lịch trình thăm khám và những chế độ dinh dưỡng như đã đề cập phía trên để hạn chế tối đa khả năng tái phát ung thư và kịp thời xử lý sớm nếu có dấu hiệu.
doc_22464;;;;;doc_36794;;;;;doc_57300;;;;;doc_25317;;;;;doc_25976
Để lên phác đồ điều trị ung thư đại tràng cho bệnh nhân, bác sĩ phải dựa trên rất nhiều yếu tố như giai đoạn tiến triển bệnh, độ tuổi, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân với các bệnh lý đi kèm, mong muốn điều trị của người bệnh… Ung thư đại tràng là loại ung thư xảy ra ở đại tràng, phần dài nhất của ruột già. Đây là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa trên phổ biến ở cả nam giới và nữ giới Việt Nam. Ung thư đại tràng được đánh giá có tiên lượng sống tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Phác đồ điều trị ung thư đại tràng nói chung sẽ bao gồm các phương pháp điều trị như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Sử dụng phương nào, loại thuốc nào, liều lượng ra sao để hiệu quả điều trị tốt nhất mà giảm các tác dụng phụ cần sự nghiên cứu kỹ của bác sĩ trên tình trạng của mỗi bệnh nhân mới có thể xây dựng phác đồ hợp lý. So với các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác, ung thư đại tràng có tiên lượng tốt hơn và được coi là ung thư ưu tiên chữa khỏi. Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng 1. Phẫu thuật ung thư đại tràng Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn trong ung thư đại tràng. Tùy từng vị trí khối u, tình trạng hạch di căn… mà bác sĩ có thể chỉ định cụ thể, tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật chính bao gồm cắt bỏ khối u cùng một phần đại tràng hoặc trực tràng và các hạch lân cận, hay cắt bỏ toàn bộ đại tràng. Nguyên tắc phẫu thuật được các bác sĩ đưa ra là diện cắt cách xa khối u ít nhất 5 cm mới đảm bảo an toàn và nạo vét hạch theo cuống mạch. Một số trường hợp u xâm lấn ra xung quanh vẫn còn mổ triệt căn bao gồm cắt đại tràng và tổ chức xung quanh bị xâm lấn. Trường hợp không thể điều trị triệt căn, bác sĩ có thể chỉ định nối tắt hay mở thông đại tràng. Tùy từng vị trí khối u, tình trạng hạch… mà bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ đoạn đại tràng hay toàn bộ đại tràng —-> Tham khảo: dấu hiệu ung thư đại tràng 2. Xạ trị trong điều trị ung thư đại tràng Sử dụng năng lượng cao để tiêu diệt, làm nhỏ kích thước khối u, giảm tỷ lệ ung thư tái phát tại chỗ. Điều trị tia xạ phổ biến cho bệnh nhân ung thư trực tràng đoạn giữa và đoạn thấp, khi mà khối u chiếm hơn một nửa lòng ống trực tràng hoặc dính và xâm lấn tổ chức xung quanh. Xạ trị trước phẫu thuật: Khi khối u lớn, ít di động, để làm giảm thể tích khối u và tăng mức di động, tạo thuận lợi cho phẫu thuật và làm tăng tỷ lệ bảo tồn cơ tròn. Xạ trị sau phẫu thuật: Khi khối u đã vượt qua lớp thanh mạc. Xạ trị trong mổ: áp dụng cho các trường hợp không cắt bỏ hết được khối u hoặc tái phát. Nếu không thể thực hiện xạ trị trong mổ, người bệnh được xạ trị ngoài sớm ngay sau phẫu thuật, tiếp theo là hóa trị liệu bổ trợ. Đối với các trường hợp không cắt bỏ được, tiến hành xạ trị với liều xạ cao và hóa trị liệu đồng thời. 3. Hóa trị ung thư đại tràng Hóa trị được chỉ định như một phương pháp bổ trợ, cải thiện thời gian sống cho bệnh nhân ung thư đại tràng Là phương pháp toàn thân sử dụng hóa chất để tiêu diệt khối u. Sau phẫu thuật nếu có di căn hạch, người bệnh bắt buộc phải sử dụng hóa chất. Các hóa chất được sử dụng nhằm làm tăng thời gian sống, giảm tỷ lệ tử vong. Hóa trị cũng có thể là phương pháp điều trị chính cho giai đoạn muộn, khi không thể phẫu thuật. 4. Điều trị trúng đích Là phương pháp điều trị mới hiện nay. Các phác đồ điều trị hóa chất có thể phối hợp với thuốc điều trị trúng đích như: thuốc ức chế tăng sinh mạch, thuốc ức chế yếu tố phát triển biểu bì bề mặt. Tuy nhiên không phải lúc nào điều trị trúng đích cũng có hiệu quả. Theo phác đồ điều trị của bác sĩ Singapore, người bệnh luôn được sử dụng những loại thuốc tốt nhất, giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm tối đa chi phí.;;;;;Là một bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp, ung thư đại tràng điều trị bằng cách nào là câu hỏi của nhiều người khi đối mặt. 1. Bệnh ung thư đại tràng và các giai đoạn tiến triển 1.1 Tổng quát về bệnh ung thư đại tràng Ung thư đại tràng (K đại tràng) là một bệnh trong đó các tế bào (ung thư) ác tính hình thành trong các mô của đại tràng. K đại tràng không được phát hiện hoặc điều trị có thể lan sang các vùng khác trên cơ thể bạn. Nhờ các xét nghiệm sàng lọc, phát hiện và điều trị sớm và các phương pháp điều trị mới, hiện nay tỷ lệ người tử vong vì K đại tràng đã ít hơn. Dấu hiệu điển hình của K đại tràng bao gồm máu trong phân hoặc thay đổi thói quen đại tiện. Có hai dạng yếu tố làm tăng nguy cơ gây u đại tràng ác tính đó là liên quan đến lối sống và yếu tố bệnh lý: – Lối sống: Hút thuốc, sử dụng rượu quá mức, có chế độ ăn uống nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, ăn thực phẩm nhiều chất béo, không luyện tập thể dục… – Bệnh lý: Mắc bệnh viêm loét đại tràng, viêm đại tràng Crohn, hội chứng Lynch, polyp tuyến gia đình, tiền sử gia đình mắc K đại tràng, có nhiều polyp đại tràng… 1.2 Các giai đoạn tiến triển của ung thư đại tràng Dựa vào hệ thống phân giai đoạn ung thư TNM do Ủy ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ phát triển, phân giai đoạn ung thư đại tràng như sau: – Giai đoạn 0: Đây là ung thư biểu mô tại chỗ, khi đó các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư nằm trong niêm mạc – lớp trong cùng của đại tràng. – Giai đoạn I: Khối u đại tràng ác tính đã phát triển bên trong thành ruột của nhưng chưa lan ra ngoài lớp cơ hoặc vào các hạch bạch huyết gần đó. – Giai đoạn II: Khối ung thư đã lan rộng hơn vào thành ruột của bạn nhưng chưa lan tới các hạch bạch huyết lân cận. – Giai đoạn III: Trong giai đoạn này, Khối u đại tràng ác tính đã lan đến các hạch bạch huyết của bạn. – Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã vượt ra khỏi đại tràng đến các vùng khác trên cơ thể bạn, chẳng hạn như gan, phổi hoặc buồng trứng… Ở giai đoạn số càng lớn đồng nghĩa với việc khối u đại tràng tiến triển càng rộng Điều trị ung thư đại trực tràng thường liên quan đến phẫu thuật để loại bỏ khu vực ung thư. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị các phương pháp điều trị khác như xạ trị và hóa trị. Các lựa chọn điều trị cho tình trạng bệnh của bạn sẽ phụ thuộc vào vị trí ung thư, giai đoạn tiến triển, sức khỏe tổng thể, mong muốn của mỗi người bệnh. 2.1 Phẫu thuật K đại tràng giai đoạn đầu Điều trị bệnh K đại tràng có khối u kích thước nhỏ có thể là thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như: – Loại bỏ polyp trong quá trình nội soi, hay được gọi là phẫu thuật cắt polyp – Cắt bỏ polyp và một lượng nhỏ niêm mạc đại tràng thông qua nội soi – Phẫu thuật nội soi cắt, loại bỏ khối u đại tràng. Bác sĩ phẫu thuật cũng có thể lấy mẫu từ các hạch bạch huyết ở khu vực xung quanh ung thư. 2.2 Phẫu thuật K đại tràng giai đoạn tiến triển Nếu khối u đại tràng ác tính đã phát triển qua nhiều lớp của đại tràng hoặc xuyên qua thành đại tràng, bác sĩ điều trị có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật: – Cắt bỏ một phần đại tràng chứa khối ung thư. Bác sĩ cũng có thể sẽ lấy một số mô ở quanh khu vực ung thư và nối các phần đại tràng khỏe mạnh lại. – Loại bỏ hạch bạch huyết lân cận thường được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật u đại tràng ác tính và xét nghiệm ung thư. Phẫu thuật là một phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân mắc K đại tràng 2.3 Phẫu thuật K đại tràng giai đoạn cuối Khi không thể loại bỏ ung thư bằng phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật có thể cố gắng làm giảm các triệu chứng hơn là chữa khỏi ung thư. Phẫu thuật này có thể loại bỏ tắc nghẽn đại tràng và giảm bớt các triệu chứng, chẳng hạn như chảy máu hoặc đau. Đôi khi ung thư chỉ lan đến gan hoặc phổi ở người khỏe mạnh. Phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị cục bộ khác có thể loại bỏ ung thư. 2.4 Các phương pháp điều trị không phẫu thuật Hóa trị sử dụng các thuốc gây độc tế bào để tiêu diệt, kiểm soát tế bào ác tính đang lan tràn. Sử dụng hóa chất trong điều trị ung thư đại trực tràng tràng thường được triển khai sau phẫu thuật nếu kích thước khối u lớn hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết. Mục đích để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, tế bào ung thư không thể nhìn thấy bằng mắt thường để loại bỏ bằng phẫu thuật, giúp giảm nguy cơ tái phát. Sử dụng hóa chất trong điều trị K đại tràng cũng được thực hiện trước phẫu thuật để thu nhỏ khối ung thư kích thước lớn để quá trình phẫu thuật sau đó dễ dàng hơn. Sử dụng hóa chất trong điều trị K đại tràng cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của K đại tràng không thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, hoặc đã lan sang các vùng khác của cơ thể. Hóa trị cũng được sử dụng kết hợp cùng xạ trị để tăng hiệu quả điều trị K đại tràng. Xạ trị là phương pháp ứng dụng trong điều trị bệnh K đại tràng sử dụng các chùm năng lượng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Năng lượng có thể đến từ tia X, proton hoặc các nguồn khác. Xạ trị có thể thu nhỏ khối ung thư lớn trước khi phẫu thuật để loại bỏ dễ dàng hơn. Khi phẫu thuật không phải là một lựa chọn phù hợp để thực hiện điều trị, xạ trị có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng, chẳng hạn như đau. Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng các loại thuốc tấn công vào phân tử đích có cơ chế chính là hình thành và phát triển ung thư. Bằng cách can thiệp này có thể khiến các tế bào ung thư chết, hoặc ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, hoặc mang hóa chất hoặc bức xạ đến các tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Liệu pháp nhắm mục tiêu thường được sử dụng cho những người mắc K đại tràng giai đoạn cuối. Liệu pháp nhắm mục tiêu cũng thường được kết hợp sử dụng cùng hóa trị liệu để gia tăng hiệu quả điều trị K đại tràng. Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị bằng thuốc giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ác tính. Hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật bằng cách tấn công vi trùng và các tế bào khác không nên có trong cơ thể. Các tế bào ung thư tồn tại bằng cách trốn khỏi hệ thống miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch ứng dụng trong điều trị K đại tràng giúp các tế bào của hệ thống miễn dịch tìm và tiêu diệt các tế bào ung thư đại tràng. Liệu pháp miễn dịch thường được dành riêng cho bệnh K đại tràng giai đoạn cuối.;;;;;Điều trị bệnh ung thư đại tràng chủ yếu dựa vào giai đoạn (mức độ) của ung thư, và một số yếu tố liên quan khác. Bệnh nhân mắc ung thư đại tràng chưa di căn đến các vị trí xa thì phẫu thuật thường là phương pháp điều trị chính hoặc đầu tiên. 1. Mô tả các giai đoạn tiến triển của ung thư đại tràng Dựa trên hệ thống phân giai đoạn ung thư TNM do Ủy ban Ung thư Hoa Kỳ phát triển, bệnh ung thư đại tràng được chia thành 5 giai đoạn tiến triển cụ thể như sau: Giai đoạn 0: Hay còn gọi là ung thư đại tràng biểu mô tại chỗ, nghĩa là phát hiện có các tế bào phát triển bất thường hoặc tổ chức tiền ung thư ở lớp niêm mạc đại tràng – lớp trong cùng của ruột. – Giai đoạn 1: Ung thư đại tràng đã phát triển đến thành ruột nhưng chưa vượt ra ngoài lớp cơ hoặc vào các hạch bạch huyết gần đó. – Giai đoạn 2: Bao gồm 3 giai đoạn nhỏ hơn là 2A, 2B và 2C. Trong đó 2A là khi ung thư đã xâm lấn đến hầu hết các lớp của đại tràng nhưng chưa vượt ra khỏi lớp ngoài cùng của đại tràng. Giai đoạn 2B là khi ung thư đã phát triển đến lớp ngoài cùng của đại tràng là lớp thanh mạc. Giai đoạn 2C là khi khối u ác tính đại tràng đã lan đến các cơ quan lân cận. – Giai đoạn 3 là thời điểm có xuất hiện các hạch bạch huyết, giai đoạn này cũng bao gồm 3 giai đoạn nhỏ là 3A, 3B, 3C. Trong đó giai đoạn 3A là khi ung thư phát triển ở lớp đầu tiên hoặc thứ 2 từ phía trong cùng của đại tràng và đã lan đến 1-4 hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn 3B là khi tế bào ung thư đại tràng lan đến hầu hết các lớp của đại tràng nhưng chỉ lan đến 1-3 hạch bạch huyết. Giai đoạn 3C là khi ung thư phát triển đến lớp ngoài cùng của đại tràng hoặc vượt ra lớp ngoài cùng và lan đến 4 hoặc hơn 4 hạch bạch huyết lân cận. Khi ung thư lan đến một cơ quan gần đó hoặc nhiều hơn 1 hạch bạch huyết lân cận cũng được gọi là giai đoạn 3C. – Giai đoạn 4 là giai đoạn ung thư đại tràng di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể như phổi, gan, buồng trứng… Giai đoạn tiến triển của ung thư đại tràng thể hiện mức độ phát triển của khối u, mức độ xâm lấn đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác 2. Cách điều trị ung thư đại tràng theo mỗi giai đoạn bệnh 2.1 Điều trị ung thư đại tràng – Giai đoạn 0 Phẫu thuật là một phương pháp điều trị hàng đầu được chỉ định cho bệnh nhân có chẩn đoán xác định mắc ung thư đại tràng giai đoạn 0. Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có thể được cắt bỏ polyp hoặc khu vực ung thư thông qua nội soi. Hoặc bệnh nhân cũng có thể được chỉ định cắt bỏ một phần của đại tràng bởi tổ chức ung thư lúc này không quá lớn. 2.2 Điều trị ung thư đại tràng – Giai đoạn 1 Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn này sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ung thư và một một lượng nhỏ mô lân cận – Đây được xem là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn. 2.3 Điều trị ung thư đại tràng – Giai đoạn 2 Phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng chứa ung thư (cắt bỏ một phần đại tràng) cùng với các hạch bạch huyết lân cận có thể là phương pháp điều trị duy nhất cần thiết. Nhưng bác sĩ có thể đề nghị hóa trị bổ trợ (hóa trị sau phẫu thuật) nếu ung thư của bạn có nguy cơ tái phát cao hơn vì một số yếu tố, chẳng hạn như: – Ung thư trông rất bất thường (là loại cao) khi quan sát kỹ trong phòng thí nghiệm. – Ung thư đã phát triển thành các mạch máu hoặc bạch huyết gần đó. – Bác sĩ phẫu thuật không loại bỏ ít nhất 12 hạch bạch huyết lân cận. – Ung thư được tìm thấy trong hoặc gần rìa của mô bị loại bỏ, nghĩa là có thể còn sót lại một số tế bào ung thư. – Ung thư đã chặn (gây tắc nghẽn) đại tràng. – Ung thư gây thủng lỗ ở thành đại tràng. 2.4 Điều trị bệnh ung thư đại tràng – Giai đoạn 3 Phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng bị ung thư (cắt bỏ một phần đại tràng) cùng với các hạch bạch huyết lân cận, sau đó là hóa trị bổ trợ là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho giai đoạn này. Đối với một số trường hợp ung thư đại tràng tiến triển không thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, hóa trị tân bổ trợ được thực hiện cùng với xạ trị (còn gọi là hóa xạ trị ) có thể được khuyến nghị để thu nhỏ khối ung thư để có thể loại bỏ sau đó bằng phẫu thuật. Đối với một số bệnh ung thư tiến triển đã được loại bỏ bằng phẫu thuật, nhưng được phát hiện là ung thư có thể còn sót lại, bác sĩ có thể khuyến nghị xạ trị bổ trợ. Cuối cùng, xạ trị và/hoặc hóa trị có thể là lựa chọn cho những người không đủ sức khỏe để phẫu thuật. Hóa trị là một phương pháp được sử dụng với kết hợp phẫu thuật trong điều trị ung thư đại trực tràng mang đến hiệu quả tích cực 2.5 Điều trị bệnh ung thư đại tràng – Giai đoạn 4 Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật không có khả năng chữa khỏi những bệnh ung thư đại tràng ở giai đoạn này. Nhưng nếu chỉ có một số vùng nhỏ ung thư di căn trong gan hoặc phổi và có thể được loại bỏ cùng với ung thư đại tràng, thì phẫu thuật có thể giúp bạn sống lâu hơn. Điều này có nghĩa là phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng chứa ung thư cùng với các hạch bạch huyết gần đó, cộng với phẫu thuật cắt bỏ các khu vực ung thư lan rộng. Hóa trị thường được đưa ra sau khi phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng. Trong một số trường hợp, truyền động mạch gan có thể được sử dụng nếu ung thư đã lan đến gan. Khi ung thư di căn đã lan rộng, hóa trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật. Sau đó, nếu các khối u co lại, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ chúng. Hóa trị có thể được đưa ra một lần nữa sau khi thực hiện điều trị với phẫu thuật. Đối với các khối u thứ phát trong gan, một lựa chọn khác có thể là tiêu diệt chúng bằng cắt bỏ hoặc thuyên tắc động mạch gan. Nếu ung thư đã lan rộng quá mức để có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật, thì hóa trị là phương pháp điều trị chính. Hầu hết những người bị ung thư giai đoạn 4 sẽ được hóa trị và/hoặc các liệu pháp nhắm mục tiêu để kiểm soát ung thư.;;;;;Ung thư trực tràng là loại ung thư phổ biến hiện nay, gây tỷ lệ tử vong cao. Ung thư đại trực tràng nếu được phát hiện sớm tỷ lệ điều trị thành công sẽ lên tới 90% nhưng sẽ chỉ còn 10% khi phát hiện ở giai đoạn muộn. Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng. 1. Có thể phẫu thuật nội soi, phẫu thuật bằng robot hoặc mổ mở (phẫu thuật với đường rạch lớn hơn trên da)... Trên thế giới, hiện nay, phẫu thuật ung thư trực tràng qua đường hậu môn, không cắt da cũng đang được nghiên cứu.Phẫu thuật bảo tồn trong ung thư đại trực tràng – nhằm giữ cho cơ đóng mở hậu môn có thể hoạt động bình thường - là mục tiêu của nhiều phẫu thuật. Để thực hiện được các bác sĩ sẽ tìm thời điểm phẫu thuật lý tưởng như phẫu thuật sau khi hóa chất giúp thu nhỏ lại khối u trực tràng và làm thế nào để biết thời điểm bệnh nhân có đáp ứng tốt nhất. Điều trị ung thư đại trực tràng bằng phẫu thuật nội soi bằng robot 2. Hóa trị Điều trị hóa chất là một phần quan trọng trong điều trị bệnh ung thư đại trực tràng. Các phương pháp điều trị khác nhau đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng, như thử nghiệm các loại thuốc hóa chất mới, tìm kiếm các phương thức kết hợp mới cho các thuốc kinh điển nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.Nghiên cứu các phương thức kết hợp hóa trị với xạ trị, liệu pháp đích và liệu pháp miễn dịch.Tìm ra phương thức tốt nhất để xác định, ngăn ngừa và điều trị các phản ứng phụ về hóa trị cũng là mục tiêu của nhiều nghiên cứu. 3. Liệu pháp điều trị đích Một số loại thuốc điều trị nhắm trúng đích đã được áp dụng để điều trị ung thư đại trực tràng tiến triển. Ví dụ: Nghiên cứu lĩnh vực miễn dịch, sử dụng hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư.Rất nhiều thuốc theo cơ chế này đang được nghiên cứu và hứa hẹn sẽ cho kết quả khả quan. Các tế bào ung thư đại trực tràng có thể có các thay đổi gen, khác với tế bào đại trực tràng bình thường nên dễ phát hiện hơn, đó cũng là điều kiện để chỉ định một số thuốc theo cơ chế miễn dịch 4. Vắc-xin phòng ung thư đại trực tràng Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu một số loại vắc-xin để điều trị ung thư đại trực tràng hoặc duy trì sau khi điều trị. Khác với vắc-xin ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, vắc-xin này nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch, tìm và chống lại các tế bào ung thư đại trực tràng. 5. Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng bằng nội soi định kỳ Theo khuyến cáo trên thế giới, người từ 50 tuổi trở lên cần được nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày và đại trực tràng. Trường hợp trong gia đình có người thân đã bị polyp dạ dày hay đại tràng... thì nên tiến hành nội soi đại trực tràng sớm hơn, từ khoảng 40 tuổi. Trường hợp khi nội soi phát hiện polyp trong dạ dày hoặc đại tràng, bác sĩ sẽ cắt polyp qua đường nội soi và đưa đi xét nghiệm tế bào. Khi bạn đã phát hiện polyp khi nội soi, tùy theo mức độ loạn sản sau khi sinh thiết, bác sĩ sẽ chỉ định tầm soát định kỳ nội soi từ 6 tháng đến 1 - 2 năm/lần. Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng bằng nội soi định kỳ;;;;;Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính có tỷ lệ tử vong cao trong số các căn bệnh ung thư đường tiêu hóa. Nếu người bệnh được điều trị ở giai đoạn càng sớm thì cơ hội chữa khỏi sẽ càng cao hơn. Điều trị ung thư đại tràng được xác định dựa trên yếu tố chính là giai đoạn của bệnh và các yếu tố liên quan về tuổi tác, sức khỏe… 1. Phân loại các giai đoạn trong ung thư đại tràng Là một bệnh lý ác tính của đường tiêu hóa, ung thư đại tràng cũng phát triển qua 4 giai đoạn điển hình. 1.1 Giai đoạn 1 Giai đoạn 1: Được gọi là ung thư đại tràng biểu mô tiến triển tại chỗ, nghĩa là tế bào ung thư vẫn chỉ giới hạn trong đại tràng người bệnh. Ung thư đại tràng ở giai đoạn tiến triển càng xa kích thước khối u càng gia tăng và vượt ra khỏi đại tràng người bệnh, lan sang các cơ quan khác 1.2 Giai đoạn 2 Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã tiến triển vượt ra ngoài đại tràng, xâm lấn đến các khu vực khác bên trong đại tràng. Dựa vào mức độ xâm lấn đến bao xa mà ung thư đại tràng giai đoạn 2 sẽ được chia nhỏ hơn thành các giai đoạn 2A, 2B, 2C như sau. Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư phát triển xuyên qua lớp cơ vào lớp thanh mạc. Hoặc tế bào ung thư thường nằm ở lớp ngoài cùng của đại tràng nhưng chưa xuất hiện ở các mô hoặc hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư phát triển đến lớp phúc mạc và chưa có mặt tại các hạch bạch huyết gần đó. Hoặc tế bào ung thư vượt qua lớp ngoài cùng của đại tràng đến lớp niêm mạc quanh cơ quan tại ổ bụng. Giai đoạn 2C: Kích thước khối u đã phát triển lớn hơn xuyên qua các lớp ở đại tràng đến các cấu trúc lân cận nhưng không lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó ở ở xa. 1.3 Giai đoạn 3 Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu xâm lấn sang các hạch bạch huyết lân cận. Ở giai đoạn này số lượng hạch bạch huyết sẽ quyết định các giai đoạn nhỏ cụ thể hơn trong giai đoạn 3. Giai đoạn 3A: Là thời điểm các hạch bạch huyết gần với đại tràng bị ảnh hưởng. Giai đoạn 3B: Có 2-3 hạch bạch huyết gần đại tràng bị ảnh hưởng. Giai đoạn 3C: Có trên 4 hạch bạch huyết gần đại tràng bị ảnh hưởng hoặc các hạch bạch huyết ở xa bị ảnh hưởng. 1.4 Giai đoạn 4 Giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối của bệnh ung thư đại tràng khi các tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nội soi đại tràng là một phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán xác định ung thư đại tràng 2. Điều trị bệnh ung thư đại tràng qua các giai đoạn 2.1 Phương hướng điều trị ung thư đại tràng Phương pháp điều trị đơn lẻ hoặc phác đồ đa mô thức kết hợp quyết định điều trị cho bệnh nhân mắc ung thư đại tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giai đoạn bệnh là một yếu tố quan trọng. Thông thường khi bệnh diễn biến từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3, người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u, mô và các tế bào xung quanh. Tuy nhiên khi ung thư đã tiến triển sang giai đoạn 3 cụ thể là 3B hoặc 3C thì người bệnh có thể cần kết hợp hóa trị liệu với phẫu thuật để tiêu diệt triệt để tế bào ung thư, ngăn chặn tế bào ác tính tấn công sang các cơ quan khác của cơ thể. Khi ung thư đại tràng tiến triển đến giai đoạn 4 thì liệu pháp nhắm trúng đích hoặc hóa trị là giải pháp hiệu quả để kiểm soát tế bào không gia tăng mạnh hơn nữa, kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh. 2.2 Chi tiết các phương pháp điều trị bệnh ung thư đại tràng Là một phương pháp triệt căn hiệu quả được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn bệnh ung thư đại trực tràng. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ những khu vực cần thiết. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể được tiếp tục chỉ định thực hiện hóa trị bổ trợ, xạ trị để đảm bảo tế bào ung thư còn lại phẫu thuật không thể loại bỏ toàn toàn sẽ được tiêu diệt triệt để, hạn chế khả năng phát triển sau này. Hóa trị liệu là một phương pháp điều trị ung thư đại tràng, chủ yếu được chỉ định bằng 2 cách là trước phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật. Trong trường hợp thực hiện hóa chất trước phẫu thuật sẽ giúp thu nhỏ kích thước khối u ác tính ở đại tràng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc cắt bỏ tổ chức ung thư sau này. Trong trường hợp hóa trị liệu được chỉ định thực hiện kết hợp sau phẫu thuật như đã đề cập ở phần trước đó sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tái phát. Ngoài ra hóa chất còn được kết hợp với thuốc nhắm trúng đích cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn tiến triển xa có dấu hiệu di căn đến các cơ quan trong cơ thể, mà không thể điều trị được bằng phẫu thuật cắt bỏ đơn thuần. Là phương pháp ứng dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt và làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư đại trực tràng. Phương hướng điều trị ung thư đại tràng bằng xạ trị sẽ được chỉ định tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh. – Điều trị đích là phương pháp sử dụng thuốc nhắm đến trực tiếp tế bào ung thư đại tràng mang các đặc tính cụ thể. Thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư đại trực tràng gồm có kháng thể đơn dòng và kháng sinh mạch. – Liệu pháp miễn dịch giúp làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư đại trực tràng, ngăn tế bào ung thư nhân rộng sang các cơ quan khác bằng cách tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện tế bào ung thư. Để quá trình điều trị ung thư đại tràng đạt hiệu quả, người bệnh và người nhà bệnh nhân nên chủ động theo dõi diễn biến sức khỏe, thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu có những tác dụng phụ, những triệu chứng bất thường. Đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và điều dưỡng viên. Ngoài ra nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng và sức khỏe, từ đó không làm gián đoạn đến quá trình điều trị. Đặc biệt sức khỏe tinh thần là một yếu tố rất quan trọng giúp người bệnh chống chọi và vượt qua được bệnh ung thư đại tràng.
question_63687
Tìm hiểu viêm gan B có lây qua đường hô hấp không?
doc_63687
Bệnh viêm gan B gây ra nhiều thương tổn cho gan. Những người mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Ở giai đoạn nặng, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Viêm gan B có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Với những người lớn khỏe mạnh, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này nếu phát hiện kịp thời và điều trị sớm. Vậy để biết viêm gan B có lây qua đường hô hấp không cần tìm hiểu về các con đường lây bệnh. Viêm gan B là bệnh gây ảnh hưởng nhiều cho gan 2. Các con đường lây bệnh chính Virus viêm gan B có khả năng lây truyền từ người này sang người kia và có thể tồn tại trong cơ thể một người ở dạng mạn tính. Virus tồn tại ở trong máu và âm thầm phá hủy tế bào gan. Có nhiều con đường là nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, cụ thể có 3 con đường lây chính: 2.1 Đường máu Trong máu của người bệnh sẽ chứa số lượng lớn virus HBV. Khi những vết thương hở sẽ là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh khác xâm nhập. Đặc biệt là việc sử dụng chung kim tiêm, xăm hình, bàn chải đánh răng, dao cạo râu,…có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B rất cao. Theo thống kê có 95% khả năng người mẹ có bầu mắc viêm gan B mạn tính sẽ lây qua truyền cho em bé trong quá trình mang thai và chuyển dạ. Tùy vào giai đoạn mang thai thì tỉ lệ lây nhiễm cho thai nhi cũng khác nhau: – Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Khả năng lây nhiễm khoảng 1% – Giai đoạn giữa thai kỳ : Tỷ lệ tăng lên đến 10% – 3 tháng cuối thai kỳ: Là giai đoạn dễ lây nhiễm nhất lên đến 70% – Sau khi sinh nếu không có các biện pháp bảo vệ sức khỏe và phòng tránh cho trẻ thì khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang bé là 90%. Trẻ được sinh ra từ người mẹ mắc viêm gan B mãn tính cần được tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh ngay khi vừa chào đời để hạn chế khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con. Và người mẹ có thể yên tâm cho con bú bằng sữa mẹ, em bé sẽ không bị lây nhiễm trừ trường hợp núm bị chảy máu hoặc bị nứt. Viêm gan B lây qua 3 con đường chính Viêm gan B có thể lây từ đường tình dục và dịch âm đạo trong quá trình quan hệ. Ngoài ra các chất lỏng từ cơ thể cơ quan bài tiết ra cũng có nguồn gốc từ máu nên vẫn có sự hiện diện của virus viêm gan B. Khả năng lây nhiễm qua đường tình dục tăng khi quan hệ tình dục có gây tổn thương da kèm theo hoặc mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác. Tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B qua đường tình dục ngày càng cao vì các bạn trẻ chưa đủ kiến thức và lường trước được hậu quả xảy ra. Quan hệ tình dục không an toàn là không sử dụng bao cao su, dùng chung dụng cụ tình dục,… khiến số lượng người mắc bệnh viêm gan B qua đường tình dục tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên do virus HBV vẫn có tồn tại trong nước bọt nên có tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh. Trường hợp này khá hiếm khi xảy ra nhưng không phải là không có. Vì vậy không nên hôn những người đang bị viêm gan B đang có tổn thương trong khoang miệng. 4. Cách phòng tránh giảm nguy cơ mắc viêm gan B Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là ở giai đoạn mãn tính. Nghiêm trọng hơn bệnh có thể dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan. Chính vì vậy mọi người cần biết cách phòng tránh để giảm tỷ lệ mắc bệnh, cụ thể như sau: – Tiêm vắc xin ngăn ngừa viêm gan B là cách chủ động phòng ngừa bệnh. Đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên y tế, phụ nữ mang thai. – Quan hệ tình dục an toàn là cách tự bảo vệ bản thân và bạn tình. – Không sử dụng chung các dụng cụ có khả năng dính máu với của người bệnh như: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim tiêm, bông tai,… – Nếu có vết thương hở cần vệ sinh, băng bó cẩn thận để tránh lây nhiễm virus viêm gan B và các bệnh lý khác. – Cần kiểm tra dụng cụ y tế trước khi truyền nhận máu. – Sinh hoạt ăn uống khoa học hợp lý tăng đề kháng cho cơ thể. – Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị mà không có sự cho phép của bác sĩ. – Mọi người cần chú ý thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị. Tiêm vacccin là cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả
doc_15827;;;;;doc_30134;;;;;doc_21939;;;;;doc_58319;;;;;doc_33656
B (HBV) gây ra. Bệnh viêm gan virus B thường lây nhiễm qua các con đường chính như: - Lây từ mẹ sang con trong lúc sinh, là con đường lây phổ biến nhất ở nước ta; - Qua truyền máu hoặc chế phẩm của máu bị nhiễm virus HBV; - Qua tiếp xúc với máu dịch tiết của người đã nhiễm bệnh (do dùng chung các vật dụng gây tổn thương da chảy máu: rao cạo râu, kim tiêm, bàn chải đánh răng…); - Qua quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. Viêm gan virus B diễn biến âm thầm, không có hoặc ít có triệu chứng nên chỉ biết chính xác qua các xét nghiệm. Nếu xuất hiện những triệu chứng sau chị cần đi khám và làm xét nghiệm kiểm tra như: - Giai đoạn cấp: sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. - Giai đoạn mạn: người bệnh mệt mỏi, ăn kém, nước tiểu vàng, đau tức hạ sườn phải, có rối loạn tiêu hoá, thể hiện như khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát,… Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan B Khi đi khám chẩn đoán bệnh viêm gan, bác sĩ sẽ yêu cầu chị làm xét nghiệm HBs Ag. Nếu HBs Ag (+), chứng tỏ chị đã bị nhiễm virus viêm gan B. Chị cần đến khám bác sỹ chuyên khoa Gan mật và làm các xét nghiệm chuyên khoa để đánh giá mức độ, giai đoạn bệnh. - Những kỹ thuật bác sĩ có thể chỉ định chị làm để đánh giá chuyên sâu như: + Chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá hình thái nhu mô gan: trong siêu âm hình ảnh nhu mô gan thường bình thường, hệ thống đường mật và túi mật cũng bình thường. Có thể có nhu mô gan thô. Khi nghi ngờ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, … + Fibroscan: đánh giá tính chất nhu mô gan bằng để định lượng mức độ xơ hóa nhu mô gan. + Xét nghiệm chức năng gan: đánh giá tình trạng phá hủy tế bào gan (GOT, GPT, …) chức năng tổng hợp (công thức máu 32 chỉ số, protein máu, albumin máu, globulin máu, đông máu toàn bộ, điện di protein máu, …), chức năng khử độc (Bilirubin toàn phần/trực tiếp, GGT, ALP, …). + Xét nghiệm siêu virus B: đánh giá tải lượng virus (HBV-DNA); HBc Ab (total, Ig M). + Đánh giá nguy cơ ung thư gan: AFP, AFPL3/AFP, PIVKA-II. TS. Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai; Phó Chủ tịch Hội Gan Mật Hà Nội; Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Chính - nguyên Phó Trưởng Bộ môn Truyền nhiễm - Đại học Y Hà Nội; BS CKII, Thạc sỹ Nguyễn Hồng Hà - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; BSCKI. Nguyễn Thị Liên Hương - nguyên bác sỹ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, có 30 năm kinh nghiệm điều trị các loại bệnh gan mật; BS CKII Hoàng Hải Yến - Nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện E Trung ương; BS CKII. Bệnh viện bảo đảm chất lượng và độ chính xác cao, cũng như thời gian phục vụ khách hàng nhanh nhất;;;;;Viêm gan B do virus HBV gây ra. Theo báo cáo toàn cầu về viêm gan virus 2017 của tổ chức y tế thế giới, ước tính năm 2015 toàn cầu có 257 triệu người nhiễm HBV mạn và 884 người tử vong. Chúng ta cùng tìm hiểu viêm gan B có lây không và những thông tin khác cần biết qua bài viết sau. 1. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 10 - 16 triệu người mắc phải bệnh lý viêm gan B. Trong đó khoảng 5 triệu người có tình trạng diễn tiến nhanh chóng, chuyển sang giai đoạn mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan. Khó phát hiện bệnh lý này ở giai đoạn đầu vì không có biểu hiện rõ rệt hoặc bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác nên mọi người thường bỏ qua. Vì vậy nguy cơ biến chứng cao và khó điều trị là điều không hiếm gặp. Các biến chứng nguy hiểm của viêm gan B có thể xảy ra như: + Xơ gan Xơ gan khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiều trường hợp không có biểu hiện bất thường nào nên càng làm bệnh có nguy cơ bùng phát. Đến giai đoạn xơ gan, suy gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng: phù 2 chi dưới hay phù toàn thân, cổ trướng, bụng trương, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, chảy máu tiêu hóa, ăn không tiêu, nhiễm khuẩn, hôn mê gan,... + Ung thư gan Đây là biến chứng nguy hiểm nhất và xuất hiện các triệu chứng rõ rệt: đau bụng, phù, sút cân, cường lách, sốt,... Ngoài ra, khối u gan có thể thay đổi các chỉ số máu như hồng cầu, đường máu, canxi máu. Đây là bệnh lý nguy hiểm và khó khăn trong điều trị. Khả năng phục hồi và tuổi thọ cũng không cao. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao hơn HIV 100 lần và thường qua 3 đường chính: + Đường máu Trong đường máu, virus viêm gan B tồn tại với nồng độ cao và rất dễ lây lan. Nếu chúng ta bị vết thương hở mà tiếp xúc với máu của người mang mầm bệnh thì có nguy cơ cao bị viêm gan B. Trong quá trình phẫu thuật, tiêm, nha khoa, xăm hình, sử dụng chung dao cạo hay các vật tương tự bị nhiễm máu, không được vô trùng cẩn thận thì có khả năng lây truyền virus HBV gây viêm gan B cho người khác. + Đường tình dục Viêm gan B là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Nếu không sử dụng bao cao su hay sử dụng chung dụng cụ hỗ trợ tình dục, tiếp xúc với tinh dịch, dịch âm đạo khi da, niêm mạc bị tổn thương thì virus dễ xâm nhập vào cơ thể. Nguy cơ này tăng lên trong trường hợp không được tiêm vắc xin phòng tránh, quan hệ với nhiều bạn tình, tiếp xúc với gái mại dâm,... 3. Những lưu ý khi mắc phải viêm gan B Những người mắc phải viêm gan B cần lưu ý những điều sau để không lây nhiễm bệnh cho người khác, cải thiện tình trạng sức khỏe và hạn chế quá trình diễn tiến của bệnh dẫn đến biến chứng: + Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. + Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. + Tránh lây nhiễm bệnh cho người khác bằng cách sử dụng riêng dụng cụ tình dục, dao cạo, bát đũa, kim tiêm,... + Đi khám ngay khi có biểu hiện bất thường. + Khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các kỹ thuật cần thiết như siêu âm đàn hồi mô gan bằng kỹ thuật Fibroscan, chụp X - quang, xét nghiệm máu và các thăm dò khác để kiểm tra tình trạng viêm gan B và các loại bệnh lý khác liên quan đến gan. + Tham khảo tư vấn về phương pháp điều trị hiệu quả. + Tìm hiểu chính xác thông tin viêm gan B có lây không để phòng tránh bệnh cho người khác và kiểm soát tình trạng sức khỏe bản thân. + Tùy từng giai đoạn biểu hiện bệnh mà có những cách khác nhau để điều trị. Vì vậy cần tin tưởng và kiên trì hợp tác với bác sĩ để phục hồi nhanh chóng, nhanh chóng thuyên giảm bệnh tình.;;;;;Bạn hãy đọc để có biện pháp Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do nhiễm phải virus viêm gan B (HBV) gây ảnh hưởng đến gan. Viêm gan do virus HBV xâm nhập có thể gây ra bệnh viêm gan cấp tính và mạn tính. Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất tới 7 ngày. Trong thời gian đó, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu nó xâm nhập vào cơ thể của một người chưa bị mắc bệnh. Thời kỳ ủ bệnh của virus trung bình là 90 ngày, nhưng có thể thay đổi trong khoảng 30 đến 180 ngày. HBV có thể được xác định từ 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm và có thể với thời kỳ lâu hơn. Bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B. Nhưng hầu hết người lớn bị nhiễm bệnh có thể loại trừ virus HBV và có thể hồi phục hoàn toàn loại bỏ virus trong vòng sáu tháng. Tuy nhiên một số người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm bệnh không thể loại trừ virus này và bị nhiễm bệnh mãn tính sống chung với viêm gan B suốt đời. Tỷ lệ này ở Việt Nam chiếm số lượng khá cao, đồng thời bệnh viêm gan B mạn tính cũng chiếm tỷ lệ gây xơ gan, ung thư gan cao hơn viêm gan B cấp tính. ĐỐi tượng dễ mắc viêm gan B Viêm gan B có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng các đối tượng sau đây có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B rất cao, đó là: Có 3 con đường lây nhiễm virus viêm gan B đó là: đường máu, đường tình dục, lây từ mẹ sang con. Lây truyền qua đường máu Một trong những con đường chủ yếu và nhanh nhất lây lan căn bệnh viêm gan B là đường máu. Những trường hợp hiến máu hoặc truyền máu, tiêm, xăm hình nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách thì khả năng lây nhiễm viêm gan B là rất cao. Ngoài ra, không nên dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người mắc bệnh bởi nó rất dễ lây nhiễm virus viêm gan B từ người mắc bệnh sang người lành thông qua các vết trầy xước và chảy máu ở chân răng, lợi khi đánh răng và các vết xước tại cằm khi cạo râu. Lây truyền qua đường tình dục Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B cũng là một trong các nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao gây nên viêm gan B hiện nay. Nếu trong gia đình có vợ hoặc chồng bị mắc bệnh viêm gan B, bạn cần đi thăm khám và tiêm phòng kịp thời tránh lây nhiễm. Lây truyền từ mẹ sang con Khi người mẹ bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao. Nếu không có các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sau sinh kịp thời thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là rất lớn. Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sau 24h chính là cách tốt nhất giảm khả năng trẻ bị lây nhiễm virus từ mẹ. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng viêm gan B có thể lây truyền qua đường ăn uống, giao tiếp và nước bọt. Vì vậy nếu như bạn đang chung sống với người mắc bệnh thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Điều bạn cần thực sự chú ý đó là: virus viêm gan B thường diễn biến âm thầm, khó phát hiện, vì vậy người bệnh dễ bỏ qua. Đến khi có các dấu hiệu như: vàng da, vàng mắt, đau bụng, nôn mửa, nước tiểu đậm mới đi thăm khám thì bệnh đã diễn biến nặng và phải điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm cho gan. Các biểu hiện khi mắc viêm gan B Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan, suy gan rất nguy hiểm. Sau đây là những triệu chứng của bệnh viêm gan virus B bạn cần lưu ý. Do vậy cần có phác đồ thích hợp cho từng người và thời gian để cơ thể đáp ứng với điều trị. Nếu Viêm gan B được phát hiện sớm, điều trị phác đồ thích hợp, bệnh nhân kiên trì chữa trị thì có tỷ lệ loại bỏ virus thành công rất cao.;;;;;Viêm gan B dễ dàng lây truyền qua ba đường chính: truyền máu, lây từ mẹ sang con khi mang thai, tình dục không an toàn. 1. Các đường lây nhiễm viêm gan B Bệnh viêm gan B do virus siêu vi B (HBV) gây ra. Vào giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Đa số các trường hợp chỉ phát hiện được bệnh thông qua xét nghiệm máu, khám sức khỏe tổng quát mà không nhờ vào việc nhận biết triệu chứng. Vì vậy, rất nhiều trường hợp bị viêm gan B đã khá lâu mà chưa phát hiện ra. Bệnh càng nguy hiểm ở chỗ dễ dàng lây truyền qua ba con đường chính: truyền máu và các phế phẩm máu từ người bệnh; truyền từ mẹ sang con; truyền qua đường tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, việc dùng chung các dụng cụ như kim tiêm, dao cạo râu, xăm mình…với người bị bệnh cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B. Ngoài ra, việc truyền nhiễm viêm gan B có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với các dịch tiết của người bị nhiễm bệnh, kể cả trong thức ăn và đồ dùng. Hoặc lây giữa các thành viên trong gia đình. Đa số các trường hợp chỉ phát hiện được bệnh thông qua xét nghiệm máu, khám sức khỏe tổng quát. 2. Hậu quả nếu không điều trị viêm gan B kịp thời Nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị, virus viêm gan B sẽ tấn công và làm ảnh hưởng tới gan. Cụ thể: viêm gan B làm suy giảm chức năng gan, mất chức năng giải độc, trao đổi máu trong cơ thể. Tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm gây ra hệ lụy nghiêm trọng với nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Các chuyên gia gan mật cho biết, bệnh viêm gan B càng được phát hiện và điều trị sớm, hiệu quả phục hồi càng cao, phòng ngừa được các biến chứng đáng tiếc. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh, mọi người cần chủ động đi khám chuyên khoa gan mật để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời. Người bệnh được nhanh chóng đặt lịch và thăm khám, điều trị mà không phải chờ đợi nhiều. Phòng bệnh tiện nghi, sạch đẹp cùng sự chăm sóc chu đáo của các nhân viên y tế giúp thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh nhất. Chi phí khám chữa bệnh hợp lý do bệnh viện áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ.;;;;;Viêm gan B là căn bệnh phổ biến, có rất nhiều người mắc phải hiện nay. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ viêm gan B là gì, nó có lây từ mẹ sang con hay không,... cùng nhiều thắc mắc khác. Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết này nhé! 1. Tìm hiểu chung về bệnh Viêm gan B Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm với tác nhân lây truyền chính là virus HBV hay còn được biết đến với tên gọi thông thường khác là virus viêm gan B. Người bệnh sẽ bị virus HBV tác động và gây ảnh hưởng không tốt tới chức năng gan, thậm chí có thể gây suy giảm chức năng gan. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới xơ gan, thậm chí chuyển biến sang giai đoạn ung thư gan. 1.2. Viêm gan B có mấy giai đoạn Bệnh viêm gan B có diễn tiến tương đối phức tạp với hai giai đoạn phát triển chính, đó chính là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. - Viêm gan B cấp tính là biểu hiện bệnh lí trong khoảng 6 tháng tính từ thời điểm nguy cơ tiếp với virus. Thời điểm này, triệu chứng của bệnh mơ hồ, mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường khác. Do đó, bản thân luôn khỏe mạnh, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu tiên, phòng tránh biến chứng có thể xảy ra. Tránh để bệnh chuyển biến sang giai đoạn mạn tính. - Viêm gan B mạn tính là thời điểm virus HBV đã ở trong cơ thể người quá 6 tháng. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, rất khó có thể chữa khỏi, người bệnh phải chấp nhận chung sống với căn bệnh này cả đời. Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, viêm gan B sẽ để lại cho bệnh nhân nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo nghiên cứu thống kê, tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến viêm gan B ở nước ta tương đối cao, số ca bệnh gia tăng không ngừng, thống kê cho thấy có khoảng 9 triệu dân đang phải đối mặt với căn bệnh này. Ngoài thông tin cần tìm hiểu viêm gan B là gì, bạn đọc cũng cần tìm hiểu bệnh lây qua những con đường nào, qua đó có cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Viêm gan B có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua 3 con đường chủ yếu, đó là: - Viêm gan B lây lan qua đường máu: nếu như bạn sử dụng kim xăm, dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng có dính máu của người mang bệnh viêm gan B, tái sử dụng kim tiêm,... thì bạn sẽ có khả năng cao lây nhiễm bệnh viêm gan. - Viêm gan B lây từ mẹ sang con: một trong những đường lây lan với tỉ lệ cao, đó là lây từ mẹ sang con, do đó cha mẹ cần có biện pháp tiêm phòng thích hợp để bảo vệ sức khỏe của mẹ và em bé. - Viêm gan B lây qua đường tình dục: nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn, không quan hệ chung thủy một vợ một chồng,... khiến bệnh rất dễ lây nhiễm. Khi bị viêm gan B bạn nên chú ý nhận biết thông qua một số triệu chứng liên quan như: vàng mắt, vàng da, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, đau sườn phải, xuất huyết dưới da, chướng bụng,... Do đó, việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe, lắng nghe cơ thể khi thấy những biểu hiện lạ cần đi khám ngay chính là cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất. 3. Cách điều trị viêm gan B Sau khi đã biết thông tin viêm gan B là gì, bệnh lây lan qua mấy con đường, việc tìm hiểu các cách điều trị bệnh cũng đặc biệt quan trọng. Để điều trị bệnh hiệu quả, ngoài việc tuân thủ phác đồ bác sĩ đưa ra người bệnh cũng cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, luyện tập khoa học, điều độ, không gây tổn hại và tạo áp lực tới lá gan... Viêm gan B ở giai đoạn cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm ở giai đoạn mạn tính. Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong thăm khám, điều trị, sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ luôn tâm huyết với nghề cùng hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại, sử dụng kỹ thuật fibroscan trong siêu âm đàn hồi mô gan, chẩn đoán các tổn thương ở gan chính xác. Đối với mỗi bệnh nhân, tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa phác đồ điều trị cụ thể, hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng bệnh, ngoài ra bệnh nhân còn nhận được những lời khuyên bổ ích về chế độ dinh dưỡng, lối sống phù hợp,... nhờ đó tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Lắng nghe cơ thể, quan sát những bất thường kết hợp với khám sức khỏe định kỳ và chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, sức khỏe dẻo dai, nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật.
question_63688
Liệt đám rối thần kinh cánh tay và các phương pháp hỗ trợ phục hồi
doc_63688
Liệt đám rối thần kinh cánh tay khiến lực cơ tay trở nên yếu hơn, gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, thậm chí dẫn tới tình trạng biến dạng chi. Tốt nhất, khi phát hiện chấn thương, người bệnh nên đi điều trị để phục hồi khả năng vận động của cánh tay. Bài viết này sẽ chia sẻ phương pháp điều trị giúp bệnh nhân phục hồi chấn thương cánh tay nhanh và hiệu quả. 1. Hiện tượng liệt đám rối thần kinh cánh tay Để hiểu được tình trạng liệt đám rối thần kinh cánh tay, trước hết chúng ta cần biết vị trí của đám rối thần kinh cánh tay. Đây là một hệ thống kéo dài qua nhiều cơ quan, cụ thể là tủy sống, ống cổ và nách của chúng ta. Trong đó, hệ thống đám rối dây thần kinh gồm có: thần kinh cảm giác, vận động, chúng là đầu não tham gia trực tiếp vào quá trình điều khiển hoạt động của khu vực cánh tay, bàn tay, thậm chí là vai và ngực,… Nếu sợi thần kinh thuộc đám rối bị tổn thương, khả năng vận động và cảm giác của vùng vai, cánh - cẳng - bàn tay da đám rối thần kinh đó chi phối sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Hiện tượng này còn được gọi là liệt đám rối thần kinh ở cánh tay. Tốt nhất, khi phát hiện sợi thần kinh tổn thương, chúng ta nên chủ động theo dõi, điều trị để phục hồi khả năng vận động. Bệnh nhân có thể bị liệt toàn bộ đám rối thần kinh hoặc liệt một vài sợi thần kinh. Dù ở tình trạng nào đi chăng nữa, người bệnh cũng cần chú ý điều trị tích cực để sớm cải thiện tình trạng yếu liệt hoặc rối loạn/mất cảm giác vùng cánh, cảng, bàn tay mà đám rối thần kinh chi phối. Xác định nguyên nhân gây liệt đám rối thần kinh cánh tay là điều rất cần thiết cho quá trình điều trị, đồng thời giúp chúng ta chủ động hạn chế nguy cơ gặp chấn thương. Theo nhiều số liệu thống kê, đa phần bệnh nhân liệt đám rối thần kinh ở cánh tay là trẻ sơ sinh. Các bé gặp phải chấn thương này trong quá trình sinh nở. Nếu thai phụ sinh khó hoặc thai nhi quá nặng cân, sinh ra với ngôi mông thì nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Trẻ sơ sinh bị liệt đám rối thần kinh ở cánh tay sẽ phải đối mặt với rất nhiều triệu chứng, có thể kể tới như: cơ chi trên yếu hơn so với người bình thường, một số bệnh nhi bị mất cảm giác. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nhân bị co rút mô mềm, chi có dấu hiệu biến dạng nghiêm trọng. Nhìn chung, các triệu chứng bệnh ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe, khả năng vận động của trẻ cũng như tính thẩm mỹ. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý vấn đề này, cho bé đi khám và điều trị phục hồi kịp thời. Trong một số trường hợp, tình trạng liệt đám rối thần kinh cánh tay có thể xảy ra ở người trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu gây ra chấn thương này đó là do bệnh nhân gặp tai nạn ngoài ý muốn. Đặc biệt, rất nhiều bệnh nhân gặp chấn thương sau khi gặp phải tai nạn giao thông. Chính vì thế, nạn nhân cần kiểm tra sức khỏe thật kỹ nếu không may bị tai nạn khi đang tham gia giao thông. 3. Chẩn đoán liệt đám rối thần kinh cánh tay cho trẻ sơ sinh Để xác định nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ thường quan tâm tới tiền sử sinh nở của thai phụ. nếu người mẹ đẻ khó, thai nhi ngôi mông hoặc nặng cân thì đám rối thần kinh cánh tay của trẻ rất dễ gặp chấn thương. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kết hợp kiểm tra lâm sàng để đưa ra chẩn đoán khách quan nhất. Cử động của trẻ ở các tư thế khác nhau sẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, trẻ nghi bị liệt đám rối thần kinh ở cánh tay còn được kiểm tra các phản xạ, ví dụ như: phản xạ Moro, Galant hoặc phản xạ của chi trên, kiểm tra sức mạnh của cơ,… Hiện nay, nhiều kỹ thuật hiện đại cũng được áp dụng để hỗ trợ bác sĩ phát hiện, chẩn đoán chứng liệt đám rối thần kinh cánh tay. Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật chụp X - quang, chụp MRI hoặc đo điện cơ đồ… Hình ảnh kết quả hỗ trợ bác sĩ rất nhiều trong quá trình chẩn đoán, xác định mức độ tổn thương đám rối thần kinh của từng bệnh nhân. Phục hồi cho bệnh nhân liệt đám rối thần kinh ở cánh tay là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhờ vậy, người bệnh sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong vận động, hạn chế tối đa nguy cơ biến dạng chi. Để quá trình phục hồi đạt hiệu quả, người bệnh phải tuân thủ một số nguyên tắc, cụ thể như: các bài tập phục hồi đảm bảo tăng tuần hoàn, đồng thời hạn chế tình trạng phù nề xảy ra đối với chi đang gặp chấn thương. Trong quá trình phục hồi, chúng ta nên ưu tiên các bài tập vận động cơ, các kỹ thuật kích thích cảm giác của bệnh nhân. Song song với đó, chúng ta hãy cố gắng hạn chế tình trạng co rút cơ, đảm bảo xương cánh tay, bả vai cử động đúng cách. Như vậy, bệnh nhân sẽ không gặp phải chấn thương nghiêm trọng trong giai đoạn tập phục hồi. Khi luyện tập phục hồi, các kỹ thuật viên nên giúp bệnh nhân hình thành, duy trì thói quen vận động thụ động. Chúng ta nên bắt đầu tập vận động thụ động chậm để bệnh nhân dần quen, sau đó sẽ tăng mức độ luyện tập. Trong quá trình này, kỹ thuật viên phải đảm bảo thao tác chính xác để không gây ra chấn thương thứ phát cho bệnh nhân. Để phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân liệt đám rối thần kinh cánh tay, bác sĩ cũng khuyến khích họ tham gia vào một số hoạt động trị liệu. Nhờ vậy, khả năng vận động cơ của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Với mục đích phục hồi thần kinh và cảm giác, người bệnh sẽ được kích điện với cường độ thích hợp. Đồng thời, bác sĩ thường khuyến khích người bệnh tiếp xúc với đồ vật có hình dáng, chất liệu đa dạng,….
doc_44508;;;;;doc_8404;;;;;doc_43093;;;;;doc_19642;;;;;doc_31183
Phục hồi sau liệt đám rối thần kinh cánh tay được xem như là ưu tiên hàng đầu của người bệnh sau điều trị, giúp khắc phục những khó khăn khi thực hiện các sinh hoạt hàng ngày cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông Liệt đám rối thần kinh cánh tay là tình trạng đám rối thần kinh cánh tay bị tổn thương dẫn đến sự thay đổi một số chức năng nhất định của người bệnh. Trên lâm sàng, liệt đám rối thần kinh cánh tay được phân loại thành 2 nhóm chính sau:Liệt hoàn toàn: là liệt toàn bộ đám rối thần kinh cánh tay tức là liệt C5, C6, C7, C8 và T1.Liệt không hoàn toàn: Đây là tình trạng mà một trong những sợi của đám rối thần kinh cánh tay vẫn còn hoạt động, được phân ra thành nhiều nhóm nhỏ trên lâm sàng và 2 nhóm thường gặp nhất là liệt ở thân nhất trên (liệt phối hợp C5C6) và liệt thân nhất dưới (liệt phối hợp C8 và T1).Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh sau khi sinh ra có thể bị liệt đám rối thần kinh cánh tay.Dưới đây là các nguyên nhân gây ra liệt đám rối thần kinh cánh tay thường gặp bao gồm:Đối với trường hợp trẻ sơ sinh có thể do tình trạng đẻ khó như nặng cân (> 4kg), chuyển dạ kéo dài, dùng thuốc an thần quá nhiều, giảm trương lực cơ, tử cung co bóp không tốt...Do chấn thương gây các biến chứng như gãy xương đòn, gãy xương cánh tay, bán trật khớp vai...Do bẩm sinh gây chèn ép một số vị trí như xương sườn, đốt sống ngực,...Một số tư thế dẫn đến chèn ép dây thần kinh như khi nghiêng đầu về một bên kết hợp với hạ đai vai xuống khiến các dây thần kinh bị giãn ra, gây tạo ra một lực ép chúng vào cạnh sườn thứ nhất.Khi tiến hành điều trị tình trạng liệt đám rối thần kinh cánh tay cần xem xét vấn đề khi nào phẫu thuật sớm, khi nào phẫu thuật trễ, thời gian nào là thời gian vàng quyết định phẫu thuật thành công cụ thể như sau:Đối với một vết thương gây tổn thương đám rối thần kinh cánh tay gây liệt tay thì người bệnh cần được phẫu thuật sớm nhằm hạn chế tình trạng vết thương bị nhiễm nhiễm gây viêm đám rối thần kinh cánh tay hoặc bị xơ dính, khiến quá trình tìm lại dây thần kinh bị tổn thương gặp nhiều khó khăn hơn. Trong trường hợp này, người bệnh có khả năng phục hồi rất cao có thể thực hiện các chức năng vận động như bình thường. Tuy nhiên, sau phẫu thuật người bệnh cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhằm hạn chế nguy cơ cứng khớp.Còn đối với trường hợp chấn thương gây ngã đập vai xuống với vết thương kín gây liệt đám rối dây thần kinh cánh tay. Nếu trên lâm sàng thăm khám không chẩn đoán phân biệt giữa tổn thương đứt dây thần kinh hoàn toàn hay chỉ là tình trạng căng giãn thì người bệnh chưa cần phải thực hiện phẫu thuật ngay sau đó mà phải chờ đợi với khoảng thời gian từ 3 đến 5 tháng mới quyết định thực hiện phẫu thuật hay không. Tuy nhiên, không nên chờ đợi quá thời gian là 5 tháng bởi dây thần kinh sẽ bị hư hỏng nhiều nên khả năng phục hồi rất thấp. Đây được coi là thời gian vàng để quyết định khả năng phục hồi sau điều trị cho người bệnh. Người bệnh bắt buộc phải tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như kết hợp với thực hiện châm cứu, kích thích điện xung, xoa bóp cơ vùng cánh tay nhằm hạn chế các cơ khớp bị xơ cứng lại, thậm chí có thể dẫn đến các cơ khớp vùng cánh tay bị hư hỏng và thoái biến. 2. Phục hồi sau liệt đám rối thần kinh cánh tay Giai đoạn đầu sau điều trị người bệnh được hướng dẫn các bài tập thụ động giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt đám rối thần kinh cánh tay. Để phục hồi được các chức năng quan trọng của cơ vùng cánh tay, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc bao gồm:Tăng tuần hoàn, giảm tình trạng phù nề vùng cánh tay. Hạn chế cơ bị co rút. Tránh thực hiện các cử động không phù hợp các xương vùng bả vai và cánh tay. Tập cho các cơ được cử động. Tăng kích thích cảm giác cho người bệnh. Có thể thực hiện các kỹ thuật dưới đây để hồi phục chức năng cho bệnh nhân liệt đám rối thần kinh cánh tay bao gồm:Massage nhẹ nhàng nhằm làm cho lưu thông mạch máu cũng như giúp giảm tình trạng phù nề.Người bệnh luôn kê cao chi.Người bệnh tập các bài tập thụ động nhẹ nhàng và theo từng bước. Người hướng dẫn tập không nên sử dụng lực tay kéo quá mạnh vùng khớp vai vì rất dễ gây ra những tổn thương thứ phát.Thận trọng khi thực hiện bài tập có kiểm soát những cử động của vùng bả vai, nhất là động tác gập và dạng khớp ổ chảo cánh tayÁp dụng một số trò chơi vào việc tập cho các cơ được vận động phù hợp.Người bệnh tập cầm nắm các đồ vật có kích thước và chất liệu khác nhau giúp tăng cảm giác.Sử dụng điện xung với cường độ thấp nhằm kích thích phục hồi thần kinh sớm cho bệnh nhân.Liệt đám rối thần kinh cánh tay ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó bệnh cần được điều trị và phục hồi chức năng càng sớm phù hợp với tình trạng của người bệnh giúp người bệnh quay trở lại những hoạt động bình thường và nâng cao chất lượng cuộc sống.;;;;;cách chẩn đoán và điều trị Bệnh lý đám rối cánh tay thường hay gặp phổ biến ở những người trẻ tuổi, tập hợp một loạt các triệu chứng về đau dây thần kinh, vận động kém, đau từ vùng vai đến thượng đòn và chi trên. Nếu không có liệu pháp chữa trị kịp thời rất dễ để lại di chứng, thậm chí liệt chức năng vận động. Đám rối cánh tay được hình thành từ rễ trước của dây thần kinh cột sống cổ C5, C6, C7, C8. Cùng với dây thần kinh cột sống ngực T1. Nhiệm vụ chính của các dây thần kinh này góp phần quan trọng trong việc kiểm soát chuyển động cổ tay, bàn tay và cánh tay. Bệnh lý đám rối cánh tay là dạng teo cơ dây thần kinh vì gặp tổn thương các dây nơron vận động thấp của đám rối hay một số nhánh nhỏ của đám rối. Đặc trưng của bệnh là có cảm giác đau một bên vai và các cơ vùng cánh tay bị liệt mềm. Thời gian bệnh kéo dài có thể vài ngày cho tới vài tuần. Không ít trường hợp thậm chí kéo dài hàng tháng. 2. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đám rối cánh tay Mỗi đối tượng sẽ có những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý đám rối cánh tay khác nhau, cụ thể như sau: 2.1. Đám rối cánh tay bị ảnh hưởng khi sinh Đám rối cánh tay bị tổn thương ở trẻ sơ sinh xảy ra trên 1 đến 2 trẻ trong 1000 ca sinh. Đặc biệt, những trẻ nặng cân thường sinh khó qua đường âm đạo hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường dễ gặp phải chấn thương này. Theo đó, tổn thương đám rối cánh tay sau sinh chia thành 2 dạng chính sau đây: Liệt Erb: Đây là chấn thương phổ biến của hội chứng đám rối cánh tay khiến cho người bệnh cảm thấy tê, mất chức năng cử động vai, gập khuỷu tay hay nhấc cánh tay gặp khó khăn; Liệt Klumpke: Chấn thương ít gặp hơn, tác động đến đám rối cánh tay dưới, làm mất cử động hay cảm giác ở bàn tay và cổ tay, khó cử động các ngón tay. Mức độ nghiêm trọng của mỗi chấn thương sẽ khác nhau nên một số trẻ có thể hồi phục chấn thương tự nhiên. Đa số trẻ gặp phải bệnh lý đám rối cánh tay sẽ lấy lại hầu như các chức năng vận động thông qua bài tập vật lý trị liệu. Trong đó, một nhóm nhỏ bệnh nhân cần đến sự can thiệp phẫu thuật đúng lúc để sớm đạt kết quả tốt về chức năng vận động của cánh tay. 2.2. Tổn thương đám rối cánh tay ở người lớn Tổn thương đám rối cánh tay ở người lớn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một số lý do phổ biến mà nhiều người hay gặp: Chấn thương nặng: Chẳng hạn như bị ngã hoặc tai nạn với xe cơ giới; Chấn thương vận động: Đặc biệt là những môn thể thao hay tiếp xúc, va chạm như bóng đá; Vết thương do bị đạn bắn: Một viên đạn bắn xuyên qua hoặc gần dây thần kinh; Chấn thương y tế: Dây thần kinh đã bị cắt trong quá trình phẫu thuật hoặc gặp tổn thương vì tiêm hay định vị cơ thể trong phẫu thuật; Bệnh ung thư: Có một khối u xâm lấn vào đám rối cánh tay và làm chèn ép các dây thần kinh; Xạ trị, hóa trị: Điều trị bằng xạ trị ung thư lên vùng cánh tay khiến cho các mô và sợi trục thần kinh gặp tổn thương; Thiếu máu: Thường thấy ở các mạch máu nhỏ với màng cứng tác động đến rễ thần kinh; Đứt dây thần kinh: Tổn thương nghiêm trọng kèm theo tổn thương mạch máu. 3. Triệu chứng điển hình của bệnh lý đám rối cánh tay Khi bị tổn thương đám rối cánh tay, biểu hiện điển hình của người bệnh bao gồm: Đau vùng vai và một bên cánh tay, hiếm khi đau cả hai bên của cánh tay. Trong đó, người bệnh đau khi mang vác những vật nặng hoặc thao tác cánh tay. Nếu tình trạng diễn biến nặng, người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội, đau nhói như dao đâm. Các cơn đau có thể khởi phát đột ngột và ngừng trong vài giờ, có người đau vài tuần nhưng có trường hợp đau dai dẳng đến 18 tháng; Sau khi cơn đau giảm, các cơ bắt đầu yếu tại vùng vai, biểu hiện rõ rệt trong 2 tuần. Cơ bị yếu đi là cơ delta, cơ răng cưa trước, cơ dưới gai và cơ trên gai. Lúc này, người bệnh có cảm giác tê bì nhẹ, chỉ thoáng qua đồng thời mất khả năng kiểm soát cử động vai, cổ tay, cánh tay và bàn tay. 4. Chẩn đoán vùng tổn thương đám rối cánh tay Để tiến hành chẩn đoán bệnh lý đám rối cánh tay, bác sĩ sẽ kiểm tra bàn tay, cánh tay, cảm giác và chức năng vận động. Những thủ thuật khác thường được sử dụng trong soi chiếu vùng tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Chụp X - quang vùng cổ và vai nhằm mục đích xác nhận gãy xương hoặc những chấn thương khác đối với xương và mô xung quanh đám rối thần kinh cánh tay; Xét nghiệm hình ảnh: Chụp MRI hoặc chụp CT, tiêm thuốc cản quang để nhận dạng tổn thương dây thần kinh của đám rối cánh tay; Xét nghiệm điện cực: Xác định về chức năng dây thần kinh và hoạt động điện, gồm có nghiên cứu dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ. Chú ý: Những xét nghiệm trình chiếu về bệnh lý đám rối cánh tay có thể lặp lại trong vòng vài tuần hoặc vài tháng để bác sĩ theo dõi được sự tiến triển của bệnh. 5. Biện pháp điều trị bệnh đám rối cánh tay Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay có thể tự hồi phục mặc dù trong thời gian khá dài từ vài tuần đến vài tháng để vết thương lành. Thông thường, biện pháp điều trị được chia ra thành 2 liệu pháp như sau: 5.1. Điều trị bệnh không phẫu thuật Bệnh lý đám rối cánh tay nhẹ hoặc đáp ứng tốt với sự kết hợp giữa các biện pháp của điều trị không phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định một hoặc tất cả liệu trình sau: Bài tập vật lý trị liệu nhằm mục đích phục hồi các chức năng ở cánh tay và bàn tay. Đồng thời tăng tính cải thiện chuyển động linh hoạt của các cơ và khớp; Thoa kem hoặc tiêm corticosteroid để ngăn chặn những cơn đau trong quá trình phục hồi; Sử dụng thiết bị hỗ trợ như nẹp, tay áo nén; Rèn luyện kỹ năng mặc quần áo, nấu ăn phòng trường hợp bị yếu cơ, tê tay nghiêm trọng. 5.2. Điều trị bệnh bằng phẫu thuật Phẫu thuật bệnh lý đám rối cánh tay trong trường hợp các tổn thương không tự lành lại. Thường mô thần kinh phát triển và lành lại khá chậm nên phải mất đến vài tháng hoặc vài năm mới cho thấy kết quả phẫu thuật rõ rệt. Các ca phẫu thuật nên thực hiện trong vòng 6 tháng sau chấn thương để cho thấy cơ hội hồi phục tốt nhất đối với bệnh nhân.;;;;;Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay thường xảy ra ở người trẻ; hầu hết nguyên nhân là do trong quá trình sinh đẻ, mẹ đẻ khó, trẻ cân nặng khi sinh, khi sinh đầu ra sau do đẻ ngôi mông,... gây ra tình trạng trẻ bị liệt đám rối thần kinh cánh tay hoặc bị yếu cơ chi trên (tay) dần dần gây mất cảm giác, biến dạng chi. Đám rối thần kinh cánh tay là một mạng lưới được tạo từ các nhánh trước của bốn thần kinh sống cổ và một thần kinh sống ngực (C5, C6, C7, C8, T1). Đám rối trải dài từ tủy sống, qua ống cổ - nách chui vào nách. Nó cho các sợi thần kinh vận động và các sợi thần kinh cảm giác và chi phối vùng ngực, vai, cánh tay và bàn tay. 2. Nguyên nhân chủ yếu gây liệt đám rối thần kinh cánh tay Nguyên nhân chính gây liệt đám rối thần kinh cánh tay là do trong quá trình sinh trẻ đẻ ngôi mông (tức mông ra trước đầu ra sau), mẹ đẻ khó, thường hay yếu cơ chi trên và mất cảm giác, sau đó là xuất hiện những thay đổi về thần kinh giao cảm, co rút mô mềm và biến dạng chi.Ở người lớn, nguyên nhân gây ra liệt đám rối thần kinh cánh tay là do tai nạn giao thông, do tai nạn trong quá trình sinh hoạt, do hung khí đâm vào như kéo dao đâm gây tổn thương. Trong đó, theo số liệu thống kê, bệnh nhân bị liệt đám rối cánh tay nguyên nhân chính tại Việt Nam là do tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, nguyên nhân chính dẫn tới liệt đám rối thần kinh cánh tay là do tai nạn giao thông 3. Phân chia mức độ liệt đám rối thần kinh cánh tay Liệt đám rối thần kinh cánh tay được chia thành 2 mức độ là liệt hoàn toàn và liệt không hoàn toàn.Liệt không hoàn toàn: Được phân ra thành nhiều phân loại nhỏ trên lâm sàng và thường phân thành 2 loại thường gặp là liệt ở thân nhất trên và liệt thân nhất dưới. Liệt không hoàn toàn tức là một trong những sợi của đám rối thần kinh cánh tay vẫn còn hoạt động được.Liệt hoàn toàn là tình trạng liệt toàn bộ đám rối thần kinh cánh tay. Liệt đám rối thần kinh cánh tay đa số bệnh nhân sẽ phục hồi.Đối với trẻ sơ sinh, thời gian hồi phục thường chủ yếu xảy ra ở những tuần đầu ngay sau khi sinh. Có thể phục hồi tốt nhất ở những trường hợp nhẹ (chỉ tổn thương myelin, sợi thần kinh nhỏ). Với những trường hợp nặng hơn có thể để lại di chứng cho trẻ như bị yếu tay, teo cơ, thậm chí liệt thực sự.Việc theo dõi và đánh giá mức độ liệt và sự hồi phục vận động ở đối tượng trẻ sơ sinh rất khó nên bé cần được đánh giá bởi các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng. Ngoài ra, có thể theo dõi sơ bộ sự phục hồi vận động bằng cách theo dõi khả năng dang tay, gấp duỗi tay của bé. Phẫu thuật cũng là phương pháp nhằm giúp phục hồi chức năng liệt đám rối thần kinh cánh tay 5.1 Phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng là biện pháp điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay chủ yếu hiện nay. Liệt đám rối thần kinh cánh tay thường không đồng đều vì có cơ bị liệt có cơ vẫn hoạt động bình thường. Hiện tượng co cứng có thể xảy ra ở những cơ không bị liệt.Các bác sĩ sẽ hướng dẫn thực hiện những thao tác vận động tay cho bé để giúp làm giảm co cứng cơ. Những ngày đầu sau sinh cần cố định tay bé vào người để giảm đau cho trẻ.Đến khi trẻ lớn lên cần khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi có sự linh hoạt, sử dụng phối hợp giữa cả hai tay như bơi để duy trì chức năng tốt cho tay bị tổn thương.Ngoài ra, còn có một số biện pháp để điều trị khác khi bị liệt đám rối thần kinh cánh tay như kích thích điện qua da, châm cứu.5.2 Phẫu thuật. Phẫu thuật cũng là phương pháp nhằm giúp phục hồi chức năng liệt đám rối thần kinh cánh tay. Biện pháp phẫu thuật để điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay đã được áp dụng tại một số nước phát triển như Mỹ, Châu Âu. Thời gian phẫu thuật cho trẻ là từ 3-4 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa phát triển và thực hiện. Tiên lượngĐa số bệnh nhân bị liệt đám rối thần kinh cánh tay sẽ tự phục hồi, tuy nhiên vẫn bị yếu tay, hạn chế vận động. Với trường hợp nặng như dây thần kinh bị đứt rời thì bắt buộc phải phẫu thuật, nếu không được phẫu thuật sẽ không thể tự hồi phục được.Liệt một phần đám rối thần kinh cánh tay, thời gian phẫu thuật sớm dưới 6 tháng, chức năng cơ tốt có thể phục hồi hoàn toàn. Còn liệt toàn bộ chỉ đưa lại một phần chức năng gấp khuỷu và dang vai, sau này có thể nắm được các ngón tay, trường hợp này không hi vọng phục hồi hoàn toàn. Cần đi khám định kỳ thường xuyên để bác sĩ theo dõi quá trình phục hồi đám rối thần kinh cánh tay.;;;;;Đám rối thần kinh cánh tay là một mạng lưới các dây thần kinh đan xen nhau để kiểm soát chuyển động và cảm giác ở cánh tay và bàn tay. Đám rối thần kinh tay cũng có thể gặp chấn thương, ảnh hưởng tới chức năng vận động của cơ thể. Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay Đám rối thần kinh cánh tay bắt đầu ở cổ và đi ngang ngực trên đến nách. Chúng được hình thành từ năm dây thần kinh có nguồn gốc từ tủy sống ở cổ. Đám rối kết nối năm dây thần kinh này với các dây thần kinh cung cấp cảm giác cho da và dây vận động các cơ bắp của cánh tay và bàn tay. Mỗi cánh tay có một đám rối thần kinh. Mỗi cánh tay có một đám rối thần kinh. Tổn thương đám rối dây thần kinh thường xảy ra khi cánh tay bị kéo căng. Tổn thương nhẹ có thể lành mà không phải điều trị. Ngược lại, các tổn thương nặng hơn thì cần phải phẫu thuật để lấy lại chức năng của cánh tay hoặc bàn tay. Đám rối thần kinh tay có thể bị chèn ép hoặc viêm. Các tổn thương thần kinh có thể ngăn chặn tín hiệu đến và ra khỏi não, khiến các cơ tay hoạt động bất thường, gây mất cảm giác. Chèn ép đám rối cánh tay – Yếu hoặc tê bì cánh tay – Mất cảm giác – Mất vận động (liệt cánh tay) – Đau cánh tay Đám rối thần kinh tay có thể bị chèn ép hoặc viêm Chèn ép đám rối thần kinh tay cũng có thể áp dụng 2 phương pháp điều trị ngoại khoa hoặc nội khoa. – Điều trị nội khoa: người bệnh được chỉ định dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Hoặc thuốc tăng cường dẫn truyền thần kinh. – Điều trị ngoại khoa: áp dụng trong trường hợp chèn ép đám rối thần kinh nặng, kèm theo các biến chứng, chấn thương gãy cột sống, lao cột sống. Viêm đám rối cánh tay – Đau vùng vai và cánh tay, chủ yếu là 1 bên hoặc cả 2 bên. Mức độ đau dữ dội, đau nhói. Cơn đau có thể xuất hiện trong thời gian dài. – Yếu cơ vùng vai. Triệu chứng này thường gặp sau đau vùng vai và cánh tay. – Cảm giác tê bì nhưng nhẹ và thoáng qua – Khoảng 5% có thể tổn thương dây hoành gây thở nông. Viêm đám rối thần kinh tay có thể áp dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc ngoại khoa (phẫu thuật) tùy vào mức độ viêm. Người bệnh cần phải sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để khắc phục tình trạng bệnh ở đám rối cánh tay – Điều trị bằng thuốc chống viêm, giảm đau kết hợp tập phục hồi chức năng – Phẫu thuật chuyển gân hoặc ghép dây thần kinh đối với bệnh nhân viêm mức độ nặng, khả năng phục hồi kém. Mục đích của phương pháp phẫu thuật nhằm hỗ trợ động tác cánh tay. Nguyên nhân gây chấn thương đám rối thần kinh tay Các bệnh lý ở đám rối thần kinh cánh tay được chia thành nhiều mức độ, với những nguyên nhân khác nhau: – Tai nạn, ngã xe, vết thương do súng đạn – Tham gia các môn thể thao đòi hỏi cường độ cao, căng dân thần kinh quá mức như chơi bóng chuyền, bóng rổ… – U trong đám rối thành kinh cánh tay hoặc u gây áp lực lên đám rối, lan tới các dây thần kinh. – Xạ trị ung thư cùng tác động lên đám rối thần kinh Vì thế người bệnh cần đi khám ngay khi có vấn đề ở cánh tay. Bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe, độ tuổi của từng người bệnh mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp cải thiện khả năng vận động của xương khớp.;;;;;Đám rối thần kinh cánh tay được cấu tạo từ nhiều các dây thần kinh đan xen nhau thành một thành một bó dây thần kinh, có nhiệm vụ kiểm soát cảm giác và vận động của bàn tay và cánh tay. Bệnh lý đám rối cánh tay không phải là một tình trạng dễ điều trị nhưng nếu không khắc phục thì bệnh sẽ làm ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động của cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý đám rối cánh tay, có thể là dạng tổn thương thần kinh cấp tính hoặc phát triển từ từ bao gồm cắt ngang, chèn ép, viêm, thiếu máu cục bộ, ung thư, xạ trị, bất thường chuyển hóa,... Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương xuất phát từ tai nạn giao thông, tai nạn xe cơ giới (nhất là những người điều khiển mô tô), chấn thương khi chơi các bộ môn thể thao, vết cắn của động vật, vết thương do bị súng bắn,... . Cụ thể như sau: Các dây thần kinh bị kéo căng: điều này có thể không làm đứt các dây thần kinh nhưng sẽ làm tổn thương các tổ chức liên kết và dẫn đến thiếu máu cục bộ; Chèn ép dây thần kinh: trường hợp này hiếm gặp hơn vì đám rối thần kinh cánh tay được các cấu trúc xương tại đây bảo vệ. Hiện tượng chèn ép thường xảy ra do bệnh nhân duy trì tư thế không phù hợp trong thời gian dài (đeo ba lô, khi ngủ, hôn mê, khi học tập và làm việc,... ), hoặc chèn ép vì nguyên nhân bệnh lý (ví dụ như dùng garô hay can xương đòn sau khi bị gãy,... ). Khi đó vùng vai sẽ bị tập trung quá nhiều lực gây chèn ép đồng thời thiếu máu cục bộ tại vị trí đó, dẫn đến mất myelin từng đoạn (myelin là một loại chất béo bao bọc phía bên ngoài các dây thần kinh, đảm nhiệm chức năng thúc đẩy các tế bào thần kinh gia tăng tốc độ giao tiếp điện); Cắt đứt dây thần kinh: đây là dạng tổn thương nghiêm trọng thường sẽ kèm theo tình trạng tổn thương mạch máu; Dây thần kinh bị tổn thương do va chạm, đụng dập: tình trạng đụng dập có thể làm dập xương và tổn thương những tổ chức mô mềm xung quanh, ngoài ra còn gây phù nề và thâm nhiễm, thiếu máu cục bộ và mất myelin từng đoạn; Viêm: hiện tượng viêm thường gây tắc các mạch máu nhỏ, khởi phát cấp tính bệnh lý đám rối cánh tay nhưng hiện vẫn chưa giải thích được sự kiện gây viêm và hậu quả do tình trạng này gây ra; Thiếu máu cục bộ: thường gặp ở mạch máu nhỏ ở màng cứng gây tổn thương các rễ thần kinh; Ung thư và xạ trị ung thư: khối u ác tính ở cánh tay có thể xâm lấn và chèn ép các dây thần kinh tại đây. Bên cạnh đó, khi áp dụng phương pháp xạ trị ung thư lên vùng cánh tay cũng có thể làm tổn thương các mô và sợi trục thần kinh; Bất thường trong chuyển hóa: phổ biến ở những bệnh nhân bị đái tháo đường với biến chứng tổn thương mạch máu nhỏ. Bệnh nhân thường xuất hiện các dấu hiệu như sau khi mắc bệnh lý đám rối cánh tay: Bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay có thể bắt đầu hình thành, bộc lộ theo dạng cấp tính và diễn tiến âm ỉ, kéo dài. Khi khởi phát dưới dạng cấp tính, người bệnh có triệu chứng điển hình là đau phần vai lan xuống phần cánh tay, thường xảy ra khi bệnh nhân gặp chấn thương. Còn trong trường hợp bệnh diễn tiến âm ỉ thì mức độ đau sẽ tăng dần, tình trạng yếu và tê liệt cơ cũng tăng nặng theo thời gian, phổ biến ở những bệnh nhân bị ung thư (giai đoạn tiến triển hoặc đã di căn) và điều trị bằng phương pháp xạ trị; Các biểu hiện lâm sàng khác của bệnh lý đám rối cánh tay đó là: teo cơ, yếu cơ, mất cảm giác. Đối với những người bị bệnh lý đám rối cánh tay cấp tính thì thường bị nhầm sang yếu cơ vì hạn chế vận động do đau. Trong đó, ở vài tuần đầu sẽ khó phát hiện ra tình trạng teo cơ, ngoài ra ở những cơ yếu còn có thể bị giảm phản xạ gân xương. Hiện tượng mất cảm giác thường biểu hiện theo sự phân bố của các dây thần kinh hoặc cũng có khi bị mất cảm giác lan tỏa. 3. Chẩn đoán bệnh lý đám rối cánh tay Để phát hiện bệnh lý đám rối cánh tay, bác sĩ cần dựa trên các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân kết hợp với các biện pháp kiểm tra dưới đây: Điện cơ đồ (EMG - Electromyography): đây là biện pháp hiệu quả trong việc phát hiện tổn thương sợi trục của dây thần kinh vận động. Đặc biệt EMG có thể đánh giá được tình trạng của bất kỳ cơ nào; Đo dẫn truyền thần kinh chi trên: phương pháp này giúp xác định bệnh lý đám rối cánh tay thông qua biểu hiện tổn thương trên sợi trục, giảm biên độ co cơ, hiện tượng hủy myelin và giảm dẫn truyền cảm giác và vận động của thần kinh ngoại vi; Chụp X-quang: thực hiện chụp X-quang cột sống và chụp X-quang ngực thường quy có tác dụng phát hiện những tổn thương xuất hiện ở xương hoặc khớp vai, vùng đỉnh phổi; Chụp cắt lớp vi tính CT: thường được chỉ định để chẩn đoán các u rễ thần kinh, u đỉnh phổi và các bất thường ở xương; Chụp cộng hưởng từ MRI: hình ảnh do MRI cung cấp giúp bác sĩ quan sát được hình thái cấu trúc các rễ, đám rối và dây thần kinh ngoại vi. Từ đó xác định được các thương tổn và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp xử trí phù hợp. Cụ thể: Phương pháp phẫu thuật: Áp dụng trong những trường hợp bị bệnh do dây thần kinh bị chèn ép, mục tiêu phẫu thuật là giải phóng các mô và dây thần kinh khỏi khối gây chèn ép; Ghép, nối thần kinh bằng vi phẫu nếu xảy ra tình trạng đứt dây thần kinh. Điều trị giảm đau: dùng thuốc chống trầm cảm (amytriptilin), thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Pregabalin); Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động cho cánh tay. Như vậy có thể kết luận rằng bệnh lý đám rối cánh tay là một dạng tổn thương phức tạp ở đám rối thần kinh cánh tay, tính chất của bệnh thường là cấp tính hoặc mạn tính. Nguyên nhân của bệnh tuy đa dạng nhưng đa phần là có thể phòng tránh được. Nếu cánh tay xuất hiện các dấu hiệu ngầm cảnh báo bệnh lý này thì bệnh nhân nên đi khám để kịp thời điều trị, đề phòng biến chứng nặng sau này.
question_63689
Chứng chỉ chất lượng xét nghiệm quốc tế CAP - "giấy thông hành" kết quả xét nghiệm của trên 53 quốc gia
doc_63689
Đây được xem là bước ngoặt lớn trong nền y học nước nhà nói chung và xét nghiệm nói riêng. Hiện trên thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn về xét nghiệm được áp dụng tại các quốc gia nhưng CAP được coi là bộ tiêu chuẩn cao nhất và khó đạt được nhất. Do đó, các Labo dù ở bất kỳ quốc gia nào, khi đã đạt chứng chỉ CAP đồng nghĩa sẽ được công nhận về chất lượng chăm sóc bệnh nhân và chuyên môn trong xét nghiệm trên toàn thế giới. TS. Nói về chất lượng dịch vụ tại Trung tâm Xét nghiệm - TS. Do đó việc quản lý chất lượng cũng chặt chẽ hơn". Quan sát trực tiếp quá trình thực hiện xét nghiệm, đồng thời quan sát thực hành an toàn; Đánh giá thực hiện ghi chép và báo cáo kết quả xét nghiệm; Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề; Đánh giá tay nghề trên mẫu mù hoặc mẫu biết trước; Quan sát trực tiếp bảo dưỡng, kiểm tra chức năng thiết bị; Xem xét, đánh giá hồ sơ công việc: nội kiểm, ngoại kiểm, bảo dưỡng trang thiết bị.
doc_22216;;;;;doc_57627;;;;;doc_47797;;;;;doc_15934;;;;;doc_18404
Tiêu chuẩn CAP - tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về đánh giá chất lượng Phòng Xét nghiệm của Hoa Kỳ CAP (College of American Pathologists) là tên viết tắt của Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ - cơ quan công nhận chất lượng được ưu tiên lựa chọn bởi hơn 8.000 phòng thí nghiệm tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Sơ đồ các bước thực hiện chứng chỉ công nhận quốc tế CAPCác phòng xét nghiệm khi được công nhận đạt tiêu chuẩn CAP sẽ phải cam kết tuân thủ đúng nguyên tắc về việc thực hiện, duy trì và thúc đẩy chất lượng phòng xét nghiệm liên tục hàng năm thông qua các buổi kiểm tra, đánh giá định kỳ. Không chỉ vậy, chương trình còn được thực hiện dưới mô hình đồng cấp, kết hợp với danh mục kiểm tra nghiêm ngặt và chương trình đào tạo được cập nhật hàng năm, giúp các phòng xét nghiệm có cơ hội cải tiến chất lượng và phát triển chuyên môn, từ đó mang đến kết quả xét nghiệm có độ tin cậy cao nhất. Phòng xét nghiệm sẽ có các đợt kiểm tra định kỳ như có đoàn thanh tra kiểm tra bởi các chuyên gia kỹ thuật từ Mỹ kết hợp với tự kiểm tra bởi phòng xét nghiệm. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí khám chữa bệnh. Đồng thời, các bác sĩ cũng có thêm công cụ chẩn đoán bệnh sớm, chính xác, nhờ đó tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Đặc biệt, đơn vị luôn sát sao trong công tác kiểm chuẩn xét nghiệm, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế và các tổ chức y khoa trên thế giới về tiêu chuẩn chất lượng phòng xét nghiệm.;;;;;Trở thành bệnh viện duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam thực hiện song hành hai loại chứng chỉ chất lượng phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm CAP (College of American Pathologists) là tập hợp các tiêu chuẩn, tiêu chí được thiết kế nghiêm ngặt về mặt khoa học, đảm bảo kết quả xét nghiệm có độ tin cậy và chất lượng cao nhất. Các tiêu chuẩn được xem xét đánh giá bao gồm: Tiêu chuẩn I: Đây là tiêu chuẩn liên quan đến trình độ, trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu phòng xét nghiệm. Quản lý các quá trình trước, trong và sau phân tích sau các mẫu bệnh phẩm sử dụng trong xét nghiệm y khoa. Tiêu chuẩn IV: Đây là tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu quản trị của chương trình. Phòng xét nghiệm sẽ có các đợt kiểm tra định kỳ như có đoàn thanh tra kiểm tra bởi các chuyên gia kỹ thuật của CAP hoặc tự kiểm tra bởi phòng xét nghiệm... cho kết quả chính xác và nhanh chóng. Tiếp đó là luôn sát sao trong công tác kiểm chuẩn xét nghiệm, luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế về tiêu chất lượng Phòng Xét nghiệm y học và các tổ chức quốc tế. Hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học hiện đang áp dụng đồng bộ tại Trung tâm Xét nghiệm bao gồm: 12 thành tố quyết định chất lượng (nội kiểm, ngoại kiểm, nhân sự, trang thiết bị, phê duyệt phương pháp xét nghiệm,…) chặt chẽ theo quy định của tiêu chuẩn ISO 15189-2012 và theo quyết định 2429/BYT 2017,…và hiện nay là CAP. Để tham gia quá trình đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn CAP, điều kiện tiên quyết là đơn vị tham gia đánh giá phải vượt qua vòng ngoại kiệm hay còn được biết đến với tên gọi là Chương trình thử nghiệm thành thạo trong vòng 6 tháng đầu tiên. Do là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thực hiện tham gia đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm theo tiểu chuẩn CAP nên việc thông quan cho các mẫu và chương trình ngoại kiểm CAP gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi vượt qua vòng ngoại kiểm, đến ngày 23/09/2021, Trung tâm Xét nghiệm đã tổ chức thành công buổi giới thiệu về năng lực, sơ đồ tổ chức và tham quan Trung tâm qua hình thức trực tuyến đến đoàn chuyên gia đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn CAP. Đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của CAP cùng việc thực hiện song song các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 15189:2012, quy định của Bộ Y tế;;;;;;Về phía CAP có sự tham gia của Bà Antonia Finlayson - Trưởng phòng Marketing quốc tế, Bà Warinthorn Thanathananon - Chuyên gia kỹ thuật, Bà Angra Wang - Trưởng khu vực Quốc tế, Đông Nam Á, Nam Á và Châu Đại Dương. BS Trịnh Thị Quế - Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm; Th S Phạm Văn Ngãi - Phó Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm; TS. BS Trần Thị Hồng Hà, Chuyên gia Huyết học, Trung tâm Xét nghiệm; TS. BS Phạm Hoàng Ngọc Hoa - Giám đốc Trung tâm Giải phẫu bệnh; Ths. BSNT Vũ Anh Tuấn - Trưởng phòng Hóa sinh - Trung tâm xét nghiệm; Th S. BS Nguyễn Văn Tuấn - Trung tâm Xét nghiệm.000 phòng thí nghiệm ở hơn 50 quốc gia trên thế giới; cung cấp các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng xét nghiệm, cung cấp cơ hội học hỏi, phát triển toàn diện để phòng xét nghiệm có thể hỗ trợ tốt nhất các bác sĩ trong khâu đưa ra chẩn đoán điều trị chính xác cho bệnh nhân thông qua kết quả xét nghiệm. Mở đầu buổi làm việc, BSCKII. Th S. Bà Angra Wang - Trưởng khu vực Quốc tế, Đông Nam Á, Nam Á và Châu Đại Dương phát biểu tại buổi làm việc Hai đơn vị chụp ảnh lưu niệm cuối chương trình làm việc 3 thập kỷ,;;;;;Chia sẻ vai trò của xét nghiệm trong khám chữa bệnh, PGS. Vì vậy, xét nghiệm là chỉ định cần thiết và bắt buộc trong quá trình quản lý sức khỏe suốt đời của mỗi chúng ta kể từ giai đoạn tiền hôn nhân/ hôn nhân, thai nhi, sơ sinh trẻ em đến khi trưởng thành. Việc liên thông xét nghiệm có ý nghĩa như tấm “giấy thông hành” trong khám chữa bệnh, giúp người dân giảm được phiền hà, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức khi chuyển viện, hoặc khám chữa bệnh ở trong nước cũng như ra quốc tế. Cụ thể, quyết định 2429/QĐ-BYT hướng dẫn để kết quả xét nghiệm được liên thông và sử dụng trong khám chữa bệnh, đòi hỏi Phòng Xét nghiệm của mỗi đơn vị phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu chung về chất lượng xét nghiệm. Để được công nhận đạt ISO 15189:2012, đòi hỏi mỗi Phòng Xét nghiệm phải đáp ứng được 15 yêu cầu về quản lý và 10 yêu cầu về kỹ thuật Cụ thể, những phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 15189:2012 sẽ áp dụng danh mục liên thông với các phòng xét nghiệm khác có cùng chất lượng ISO 15189:2012. Theo đó, để được công nhận đạt ISO 15189:2012, đòi hỏi mỗi Phòng Xét nghiệm phải đáp ứng được 15 yêu cầu về quản lý và 10 yêu cầu về kỹ thuật. Đáp ứng được những điều kiện nghiêm ngặt đó, kết quả xét nghiệm thực hiện ở Phòng Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 sẽ được liên thông và thừa nhận kết quả giữa các đơn vị y tế. Để đạt được tiêu chuẩn này, đòi hỏi các phòng xét nghiệm phải tuân thủ, duy trì thực hiện và thúc đẩy một môi trường cải tiến chất lượng liên tục. Minh chứng này giúp người dân hoàn toàn an tâm thực hiện xét nghiệm ở trong nước, nhưng chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để đem lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất với chi phí tiết kiệm tối đa. An tâm chất lượng xét nghiệm quốc tế ngay tại nhà xét nghiệm tận nơi - giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động;;;;;ISO 15189:2012 hiện là một trong những tiêu chuẩn giá trị hàng đầu thế giới nhằm đánh giá chất lượng và năng lực phòng Xét nghiệm y khoa. Chinh phục thành công ISO 15189:2012 là chặng đường chứa đựng nhiều thách thức, bên cạnh các yêu cầu nghiêm ngặt về phương diện chuyên môn, đơn vị cần "hội tụ” đủ sự kiên trì, nỗ lực và năng lực tài chính vững mạnh để duy trì lâu dài tiêu chuẩn này.000 danh mục đang triển khai tại đơn vị. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ đắc lực các bác sĩ lâm sàng trong quá trình chẩn đoán đúng - trúng và điều trị bệnh hiệu quả phục vụ người dân chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, chứng chỉ là “tấm vé thông hành” giúp kết quả xét nghiệm tại Phòng khám được liên thông tại các bệnh viện tuyến đầu cả nước như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108… và thừa nhận rộng rãi tại hơn 50 quốc gia trên toàn cầu. Điều này giúp người dân tiết kiệm đáng kể chi phí, giảm thiểu phiền hà khi cần chuyển tuyến khám chữa bệnh trong nước và quốc tế... Xét nghiệm bệnh lý truyền nhiễm: covid-19, sốt xuất huyết, viêm gan B, tay chân miệng, cảm cúm… Xét nghiệm bệnh lý chuyển hóa: đái tháo đường, gout, mỡ máu… Xét nghiệm theo dõi sức khỏe thai kỳ: chẩn đoán mang thai, sàng lọc trước sinh... Xét nghiệm sản/phụ khoa: nội tiết tố, đánh giá dự trữ buồng trứng... Xét nghiệm kiểm tra vi chất dinh dưỡng: sắt, kẽm, vitamin D… Đơn vị cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi giúp người dân xét nghiệm chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà thuận tiện, với chi phí đi lại chỉ 10.000 VNĐ/địa chỉ Mọi thông tin cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch xét nghiệm, vui lòng liên hệ:
question_63690
5 Thông tin cần biết về vacxin BCG khi tiêm cho trẻ
doc_63690
Tiêm vắc xin phòng lao giúp ngăn ngừa nguy hiểm, tránh những ảnh hưởng tới phổi có thể gây tử vong do biến chứng bệnh lý này gây ra. Trong đó, vacxin BCG được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn chưa được tiêm phòng ngừa bệnh lao. Vắc xin BCG (Bacille Calmette – Guerin) là dạng vắc xin để phòng ngừa bệnh lao. Trong vắc xin BCG có chứa loại vi khuẩn gây bệnh lao đã được bất hoạt độc lực, làm vi khuẩn yếu đi, không có khả năng gây bệnh. Tiêm phòng vacxin BCG là một phương pháp gây miễn dịch chủ động cho cơ thể. Tiêm vắc xin BCG là một phương pháp gây miễn dịch chủ động cho cơ thể 2. Thời điểm tốt nhất để tiêm vacxin BCG cho trẻ – Vắc xin BCG được khuyến cáo tiêm ngay trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh. – Trẻ có sức khỏe và cơ thể phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt. – Đối với trẻ sinh non hoặc có bệnh lý cần chăm sóc đặc biệt, nên đợi tới khi trẻ có thể trạng ổn định mới tiêm phòng lao và nên tiến hành tiêm càng sớm càng tốt. 3. Những đối tượng chỉ định/chống chỉ định tiêm BCG 3.1. Đối tượng được chỉ định tiêm vacxin BCG Vacxin BCG giúp phòng ngừa và tăng khả năng kiểm soát bệnh lao. Loại vắc xin này giúp cho trẻ hoặc đối tượng được tiêm phòng tạo ra một hệ thống miễn dịch chủ động với bệnh lý này. Vắc xin BCG thường được chỉ định thực hiện với các đối tượng như: – Người chưa từng được tiêm phòng trước đó (không có vết sẹo đặc trưng của vắc xin phòng lao). – Các đối tượng có phản ứng với Tuberculin (người được tiêm chất này nếu có hiện tượng dị ứng như phản ứng đỏ, bóng nước sau khi tiêm thì đã nhiễm vi khuẩn lao). – Người bị bệnh lao do các chủng kháng thuốc isoniazid và rifampin. 3.2. Đối tượng chống chỉ định tiêm vacxin BCG Một số trường hợp dưới đây thường chống chỉ định thực hiện tiêm vắc xin BCG: – Có phản ứng dị ứng với bất kỳ một thành phần nào trong vacxin BCG. – Đã bị nhiễm khuẩn lao. – Tình trạng viêm da có mủ, có phản ứng mạnh với Tuberculin trên da cao. – Người đang sốt trên 37,5 độ C. – Rối loạn tiêu hóa. – Suy dinh dưỡng thể nặng. – Tình trạng viêm nhiễm vùng tai – mũi – họng, vàng da hoặc viêm phổi ở trẻ. – Người mắc bệnh bạch cầu, bị suy giảm hệ miễn dịch (do thuốc hoặc do xạ trị/hóa trị)… – Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú. – Đang trong quá trình hoặc vừa kết thúc đợt điều trị corticoid, globulin miễn dịch. – Trẻ có trọng lượng cơ thể ít hơn 2kg. 4. Các phản ứng sau khi tiêm vacxin trẻ có thể gặp Khi thực hiện tiêm phòng vacxin BCG rất hiếm khi xảy ra những phản ứng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, đa số trẻ em khi tiêm vắc xin BCG đều có một số phản ứng tại vị trí tiêm như: – Sau khi tiêm, chỗ tiêm sẽ xuất hiện nốt nhỏ và biến mất sau khoảng 30 phút. Từ 10 – 15 ngày sẽ xuất hiện vết loét đỏ, sưng mủ. Sau khoảng 2 tuần vết loét sẽ tự lành và để lại vết sẹo nhỏ có đường kính khoảng 5mm. Đối với người mắc suy giảm miễn dịch thường sẽ có những phản ứng nặng và nghiêm trọng hơn: – Tổn thương bàng quang. – Nổi hạch mềm, di động và sưng ở nách/khuỷu tay. – Sốt nhẹ sau tiêm. – Tình trạng áp xe thường xảy ra do bơm kim tiêm chưa được vô trùng hoặc tiêm quá nhiều vắc xin trong thời gian ngắn. – Thở nhanh, thở co kéo hõm ức. Nếu tình trạng của các phản ứng này trầm trọng như sốt cao, bỏ bú… kéo dài 1 – 2 ngày; vết tiêm và hạch sưng to kéo dài hơn 6 tuần thì nên cho trẻ đi kiểm tra ngay. Vắc xin BCG thường được thực hiện tiêm trong vòng 1 tháng đầu của trẻ và được áp dụng đối với mọi đối tượng chưa nhiễm lao 5. Những lưu ý khi cho trẻ thực hiện tiêm vacxin BCG Khi cho trẻ thực hiện tiêm phòng cha mẹ nên lưu ý một số điều sau: – Không nên cho trẻ ăn hay bú quá nó. Không nên để trẻ quá đói vì trẻ sẽ dễ gặp tình trạng hạ đường huyết sau tiêm. – Nên cho trẻ mặc trang phục đơn giản, thoải mái để bác sĩ có thể dễ thao tác trong quá trình thăm khám và tiêm. Không nên để bé mặc quần áo quá bó, quá chật hay ủ ấm quá nhiều. – Sau khi tiêm phòng lao, trẻ không cần kiêng tắm vì vậy cha mẹ nên vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. – Không nên cho bé tiêm phòng lao nếu trẻ đang sốt, đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, thương hàn, sởi…) hoặc mới khỏi bệnh, đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe. – Không nên tiêm phòng lao khi trẻ đang gặp các tình trạng ở da như: Viêm da mủ, chàm ngoài da. – Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau 30 phút tại điểm tiêm chủng và ít nhất 24 giờ sau tiêm. – Khi trẻ sốt có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. – Không dùng băng gạc để dán trực tiếp lên vị trí tiêm. Với trường hợp cần băng bó nên sử dụng băng dính y tế dán mờ hai bên để không khí có thể lưu thông tốt. – Không sử dụng các chất sát trùng, thuốc mỡ hoặc kem bôi vào vị trí tiêm Vắc xin phòng lao được đánh giá và lành tính và không gây những tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người Vacxin BCG phòng bệnh lao được tiêm một lần và không cần tiêm nhắc lại, do vậy sau khi trẻ ra đời nên thực hiện tiêm càng sớm càng tốt. Loại vắc xin này được đánh giá là lành tính và không gây những tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
doc_33844;;;;;doc_56100;;;;;doc_3614;;;;;doc_12694;;;;;doc_14570
Tiêm BCG phòng bệnh lao cho trẻ là việc làm rất cần thiết. Đặc biệt, khoảng thời gian phù hợp để thực hiện tiêm loại vắc xin này cho trẻ là từ thời điểm mới sinh đến dưới một tháng tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về hoạt động này. 1. Tổng quan về vắc xin phòng bệnh lao BCG Lao là căn bệnh truyền nhiễm ở người, gây nên bởi trực khuẩn lao. Trực khuẩn này có thể gây bệnh tại nhiều bộ phận trong cơ thể như lao phổi, lao màng não, lao xương, lao hạch… Trong đó, lao phổi là thể bệnh phổ biến trong các loại lao, chiếm đến 80 – 85% các trường hợp mắc bệnh. BCG (bacille Calmette – Guerin) được biết tới là một loại vắc xin giúp phòng ngừa bệnh lao (TB). Trong vắc xin BCG có chứa một dạng vi khuẩn gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, chúng đã được làm yếu đi, vì vậy nó không có khả năng dẫn tới bệnh và có tác dụng bảo vệ. Vắc xin BCG thường được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó đặc biệt hiệu quả trong việc giúp phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%. Đối với người lớn không mắc bệnh lao và chưa được chủng ngừa trước đây nhưng thường xuyên tiếp xúc với yếu tố phơi nhiễm cũng nên được tiêm ngừa. Ngoài ra, vắc xin BCG cũng rất hiệu quả trong việc giúp ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các khuẩn lao không điển hình khác. Tuy nhiên, loại vắc xin ngừa lao này chỉ cần tiêm chủng ngừa một liều duy nhất mà không cần phải tiêm thêm các liều bổ sung. Vắc xin BCG giúp phòng ngừa bệnh lao hiệu quả 2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định tiêm BCG phòng bệnh lao 2.1. Các trường hợp được chỉ định tiêm BCG Vắc xin BCG giúp phòng và kiểm soát lao, tạo miễn dịch chủ động đối với căn bệnh này. Tiêm BCG được chỉ định cho trẻ có cân nặng từ 2kg trở lên và nên được tiêm càng sớm càng tốt trong 30 ngày sau khi sinh. Các bé trên 1 tháng tuổi và dưới 1 tuổi vẫn có thể được tiến hành tiêm vắc xin BCG nhưng khả năng xảy ra các phản ứng sau tiêm thường mạnh hơn, bao gồm các phản ứng như: sốt, hạch nách bị sưng to,… 2.2. Các trường hợp chống chỉ định tiêm BCG Không sử dụng vắc xin lao BCG cho những trường hợp sau đây: – Trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bởi khả năng lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ rất cao. – Trẻ có dấu hiệu hoặc triệu chứng mắc bệnh AIDS. – Bé sinh non dưới 34 tuần tuổi. – Trẻ đang sốt hoặc đang mắc phải các bệnh nhiễm trùng cấp tính khác. – Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc cân nặng chưa đủ 2kg. – Trẻ đang điều trị bệnh hoặc vừa kết thúc việc điều trị các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch. Bạn cần nắm rõ các trường hợp được chỉ định và chống chỉ định tiêm vắc xin để đảm bảo an toàn cho sức khỏe 3. Khuyến cáo về liều lượng và cách sử dụng vắc xin BCG 3.1. Đường dùng Vắc xin ngừa lao BCG được chỉ định tiêm ở trong da, mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc tại vai trái. Nhân viên y tế cần sử dụng bơm kim tiêm riêng biệt khi tiến hành tiêm. 3.2. Cách sử dụng và liều lượng vắc xin BCG Trước khi pha tiêm vắc xin, nhân viên y tế cần cẩn thận khi mở ống vắc xin, tránh để thuốc bị bật ra ngoài. Khi pha tiêm vắc xin, nhân viên y tế phải thực hiện vô khuẩn: – Đối với trẻ dưới 1 tuổi: pha 1 ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống có chứa 0,5 mg BCG, sau đó lắc cho tới khi tan đều. Thực hiện tiêm ở trong da 0,1 ml (như vậy sẽ có 0,05 mg BCG). – Đối với trẻ trên 1 tuổi: pha 0,5 ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống có chứa 0,5 mg BCG lắc cho tới khi tan đều. Sau đó, thực hiện tiêm ở trong da 0,1 ml (như vậy sẽ có 0,1 mg BCG). Sau khi pha, thuốc cần được bảo quản trong điều kiện lạnh ở mức nhiệt độ 2 – 8 độ C trong 6 giờ. Phần vắc xin còn lại sau mỗi buổi tiêm hoặc sau 6 giờ phải được hủy bỏ. 3.3. Một số phản ứng sau khi tiêm BCG Hầu hết trẻ em sau khi được tiêm đều có phản ứng ngay tại chỗ tiêm. Một số biểu hiện phổ biến đó là bị đỏ, sưng và đau nhẹ tại vị trí tiêm. Ngay sau khi tiêm thường sẽ xuất hiện các nốt nhỏ tại vị trí tiêm và biến mất sau khoảng 30 phút. Sau 2 tuần, một vết loét nhỏ, tuy nhiên, vết thương này sẽ tự lành và để lại sẹo nhỏ đường kính 5mm. Đây là minh chứng cho thấy trẻ có miễn dịch. Ở người có chức năng miễn dịch kém, tác dụng phụ sẽ thường gặp và nặng hơn. Sau khi tiêm vắc xin lao BCG có thể gặp một số tác dụng phụ bao gồm sốt nhẹ nổi hạch hoặc bị áp xe tại chỗ. Các phản ứng hiếm gặp hơn (chỉ có 1/1.000.000 trường hợp mắc phải) là nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm tủy, viêm hạch bạch huyết có mủ (xuất hiện từ 2 – 6 tháng sau khi tiêm BCG). Nhìn chung, rất hiếm xảy ra các phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm loại vắc xin này. 4. Một số lưu ý khi thực hiện tiêm chủng vắc xin lao BCG Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện tiêm BCG đó là: – Vắc xin lao BCG được khuyến nghị cho trẻ trong vòng 30 ngày sau sinh càng sớm càng tốt. – Vắc xin BCG được tiêm 1 liều duy nhất, không phải tiêm nhắc lại và thể tích tiêm là 0,1 ml. – Tiêm trong da chính xác và sử dụng bơm kim tiêm riêng biệt khi tiến hành tiêm. – Không tiêm vắc xin quá hạn, bị ẩm hoặc dính. Vắc xin BCG sẽ được tiêm 1 liều duy nhất 5. Chăm sóc sau khi tiêm vắc xin lao BCG Sau khi tiêm BCG, bạn cần lưu ý thực hiện những điều sau đây: – Vị trí được tiêm cần được giữ gìn sạch sẽ và khô thoáng. – Chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc nước ấm để tiến hành sạch vết tiêm nếu cần thiết. – Tuyệt đối không sử dụng các loại chất sát trùng, thuốc mỡ hoặc kem bôi vào vị trí tiêm. – Không dùng băng dán vết thương trực tiếp lên vị trí vết tiêm. Trong trường hợp cần băng bó thì nên sử dụng băng khô với băng dính dán dọc hai bên để cho phép không khí được lưu thông.;;;;;Tiêm chủng vac xin BCG cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Việc này giúp bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh lao nguy hiểm. Để đạt hiệu quả tối ưu, việc tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ khi mới sinh đến dưới một tháng tuổi. 1. Thông tin về vac xin BCG BCG (bacille Calmette-Guerin) là một loại vắc xin phòng ngừa bệnh lao (TB) được biết đến. Trong thành phần vắc xin BCG chứa 1 dạng vi khuẩn gây bệnh lao. Tuy nhiên, vi khuẩn này đã được làm yếu đi, không còn khả năng gây bệnh và chỉ có tác dụng bảo vệ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 2 đối tượng cần ưu tiên tiêm phòng lao. Đặc biệt, nó rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các hình thái lao nguy hiểm, bao gồm cả lao viêm màng não, với tỷ lệ bảo vệ lên đến 70%. Vắc xin BCG giúp ngăn ngừa vi khuẩn lao cho trẻ nhỏ và người lớn Người lớn chưa mắc lao và tiêm phòng trước đây nhưng có nguy cơ bị lao do môi trường tiếp xúc xung quanh cũng nên được chủng ngừa BCG. Ngoài ra, BCG cũng hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm loét Buruli và các loại khuẩn lao không điển hình khác. Tuy nhiên, loại vắc xin này chỉ cần tiêm một liều duy nhất, không cần tiêm thêm các liều bổ sung. Vac xin BCG là một biện pháp phòng và kiểm soát bệnh lao, giúp tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh. Đối tượng được khuyến nghị tiêm vắc xin BCG bao gồm: – Người chưa được tiêm phòng bất cứ 1 mũi vắc xin BCG nào. – Những người đã có kết quả kiểm tra xét nghiệm Tuberculin là âm tính. – Những người đang mắc bệnh lao do các chủng kháng isoniazid và rifampin. 1.2 Chống chỉ định tiêm vac xin BCG Tuy nhiên, cần chú ý không sử dụng vắc xin BCG trong các trường hợp sau: – Người đã / đang dương tính với khuẩn lao. – Người bị viêm da có mủ. – Người có sốt trên 37,5 độ C. – Người có rối loạn tiêu hóa. – Người suy dinh dưỡng nặng. – Trẻ em mắc các bệnh như viêm tai, viêm mũi, viêm họng, vàng da hoặc viêm phổi. – Người có tiền sử quá mẫn cảm với vắc xin. – Người có kết quả xét nghiệm Tuberculin trên da dương tính cao. – Người mới tiêm 1 mũi phòng bệnh đậu mùa nên hoãn tiêm lao. – Người bị bỏng. – Phụ nữ có bầu hoặc có dấu hiệu mang thai. – Người bị bị tổn thương hệ miễn dịch, nhiễm HIV,.. – Người người đang điều trị ung thư. 2. Phác đồ tiêm chủng cơ bản vắc xin lao Vắc xin phòng ngừa lao được tiêm vào da, ở phía trên cánh tay hoặc vai trái. Nhân viên y tế nên sử dụng kim tiêm riêng biệt khi tiêm vac xin BCG. Mỗi trẻ nhỏ cần hoàn thành 1 liều tiêm duy nhất với vắc xin phòng lao Để tiêm vắc xin, trước tiên nhân viên y tế cần mở ống vắc xin cẩn thận để tránh làm rơi thuốc. Quá trình pha tiêm vắc xin phải được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn. Cách sử dụng liều lượng như sau: đối với trẻ em dưới 1 tuổi: tiêm 1 liều tương đương 0.1ml / liều vào tháng đầu tiên sau khi chào đời. 3. Những lưu ý khi tiêm phòng lao 3.1. Lưu ý trước khi tiêm lao Dưới đây là một số điểm quan trọng khi tiêm vac xin BCG: – Vắc xin lao BCG nên được tiêm cho trẻ trong vòng 30 ngày sau khi sinh, và càng sớm càng tốt. – Vắc xin BCG chỉ cần tiêm một lần duy nhất, không cần tiêm lại, và lượng vắc xin tiêm là 0,1 ml. – Quá trình tiêm vắc xin phải được thực hiện chính xác vào da, và cần sử dụng bơm kim tiêm riêng biệt cho vắc xin BCG. – Không nên tiêm vắc xin BCG đã quá hạn sử dụng, bị ẩm hoặc bị dính bẩn. 3.2. Tác dụng phụ sau tiêm vắc xin BCG Phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm vac xin BCG rất hiếm. Thông thường, trẻ em sau khi tiêm vắc xin BCG sẽ gặp phản ứng tại chỗ tiêm. Biểu hiện dưới dạng đỏ, sưng và đau nhẹ tại vị trí tiêm. Ngay sau tiêm, có thể xuất hiện những nốt nhỏ tại chỗ tiêm, nhưng chúng sẽ biến mất sau khoảng 30 phút. Hai tuần sau đó, sẽ xuất hiện một vết loét nhỏ. Tuy nhiên, vết thương này sẽ tự lành và chỉ để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm. Điều này chứng tỏ rằng trẻ đã phát triển miễn dịch với bệnh lao. Sưng đau tại chỗ tiêm là phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin BCG, cũng có thể xảy ra một số tác dụng phụ khác, bao gồm: – Sốt nhẹ: có thể kèm theo sưng hạch hoặc áp xe tại vị trí tiêm. Hạch có thể xuất hiện ở vùng nách hoặc khuỷu tay. Hiện tượng áp xe thường xảy ra khi kim tiêm chưa được vô trùng hoặc khi tiêm quá nhiều vắc xin, đặc biệt là nếu tiêm dưới da thay vì trong da. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khoảng 24 giờ sau tiêm và sẽ tự giảm sau 1-3 ngày mà không cần phải điều trị. – Các phản ứng hiếm gặp (chỉ xảy ra trong 1 trường hợp trên 1 triệu): bao gồm nhiễm trùng BCG lan toàn bộ cơ thể, viêm tủy, và viêm hạch bạch huyết có mủ. Những phản ứng này thường xuất hiện từ 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG. 3.3. Lưu ý chăm sóc sau tiêm Sau khi tiêm vắc xin BCG, hãy nhớ những điều sau: – Giữ vị trí tại chỗ tiêm khô ráo, sạch sẽ – Khi cần thiết, chỉ sử dụng nước sạch hoặc nước ấm để làm sạch vùng tiêm. – Tuyệt đối không sử dụng chất sát trùng, kem hoặc thuốc mỡ bôi lên vết tiêm. – Không dùng băng dán trực tiếp lên vùng tiêm. Nếu cần băng bó, hãy sử dụng băng khô và dán băng dính dọc hai bên để không gây cản trở lưu thông không khí. Những lưu ý sau tiêm sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn khách hàng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe và thuốc phát huy được hết tác dụng.;;;;;Tiêm phòng BCG là việc sử dụng dạng vắc xin chứa vi khuẩn gây bệnh lao đã được bất hoạt để phòng ngừa bệnh lao. Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan dạng vắc xin này, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng vắc xin BCG nhé! Vắc xin phòng ngừa bệnh lao (hay còn gọi là TB) được biết đến dưới tên gọi vắc xin BCG (viết tắt của bacille Calmette-Guérin). BCG vắc xin chứa một dạng yếu đi của vi khuẩn gây bệnh TB. Nhờ việc làm yếu vi khuẩn, vắc xin này không gây ra bệnh lao ở những người khỏe mạnh, mà ngược lại, nó có khả năng tạo ra một lớp bảo vệ đối với bệnh lao. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh ngay trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh được khuyến nghị nhằm tăng cường hệ miễn dịch của bé, giúp cơ thể nhanh chóng phát triển khả năng phân biệt và chống lại vi khuẩn gây bệnh lao. Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng lao là ngay trong tháng đầu tiên sau sinh (trước 28 ngày tuổi) Khi bị nhiễm vi khuẩn lao, nguy cơ phát triển các biến chứng về hệ hô hấp tăng cao, và bệnh có thể lan ra xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim, màng não và các cơ quan khác. Trước khi vắc xin ngừa lao được phát triển, bệnh lao từng được biết đến như “tứ diễm nan y” với tỷ lệ tử vong cao. Hiệu quả của vắc xin BCG đạt hiệu quả cao nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong việc ngăn ngừa các biểu hiện nguy hiểm của bệnh lao, bao gồm cả lao màng não, với mức độ bảo vệ trên 70%. Chỉ cần tiêm một liều duy nhất của vắc xin BCG mà không cần tiêm thêm các liều bổ sung. 2. Những câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng BCG Trẻ sơ sinh khi tiêm vắc xin phòng lao cần đáp ứng các điều kiện: – Trẻ có cân nặng từ 2.000 gram trở lên. – Trẻ sinh từ đủ 34 tuần thai kỳ trở lên. Trường hợp nếu trẻ sinh dưới 34 tuần thai kỳ, bố mẹ cần đợi bé đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai và tuổi từ lúc sinh ra) hãy đưa bé đi tiêm. – Bé trên 01 tháng và dưới 01 tuổi vẫn tiêm được vắc xin lao nhưng các phản ứng sau tiêm có thể diễn ra mạnh hơn bao gồm: sốt, hạch nách to… 2.2 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin BCG – Kỹ thuật tiêm và liều lượng Việc tiêm chích vaccine đòi hỏi kỹ thuật chính xác để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Liều lượng vaccine được tính toán tỉ mỉ dựa trên độ tuổi của người tiêm chủng. Điều này giúp đảm bảo rằng cơ thể nhận được đủ kháng nguyên để phản ứng và phát triển miễn dịch mạnh mẽ. Cần lựa chọn những địa chỉ tiêm chủng uy tín và đảm bảo nguồn gốc của vắc xin – Yếu tố liên quan đến vắc xin Sự vận chuyển và bảo quản đúng cách của vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả của chúng. Vaccine cần được lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo khả năng sống và tác dụng của chúng. Ngoài ra, có nhiều phương pháp nuôi chủng vaccine khác nhau để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. – Các yếu tố từ đối tượng tiêm chủng Tình trạng sức khỏe của người tiêm chủng cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Những yếu tố như nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng và nhiễm Myco ngoài môi trường có thể làm suy yếu khả năng phản ứng miễn dịch của cơ thể. – Các chống chỉ định cơ bản: Việc tiêm vaccine không phải lúc nào cũng thích hợp cho mọi người. Trẻ đẻ non thiếu tháng, người đang mắc nhiễm khuẩn cấp tính hoặc sau khi mới hồi phục từ bệnh cấp tính như cúm, sởi, có thể là những trường hợp chống chỉ định tương đối. – Liều lượng và vị trí tiêm Vaccine thường được tiêm trong da với liều lượng cụ thể. Chính xác là 0,05mg, tương đương 1/10ml dung dịch, được tiêm nổi vết sẩn có đường kính 4-5mm. Vị trí tiêm thường nằm ở vùng giữa 1/3 trên và 2/3 dưới cánh tay trái, phía dưới vùng cơ delta. Sau khi tiêm vaccine phòng bệnh lao, trẻ em thường gặp một vài biểu hiện nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đây là phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Cụ thể như sau: – Tại vị trí tiêm: Có thể xuất hiện cảm giác đau, sưng, và nóng tại vùng tiêm. – Toàn thân: Trẻ em có thể bị sốt nhẹ, trở nên quấy khóc hơn thường, và thái độ ăn ít hơn. Tuy nhiên, những biểu hiện này thường sẽ giảm đi và mất đi sau vài ngày. Thường thì sau khi tiêm vắc xin BCG, vùng tiêm có thể xuất hiện một nốt nhỏ, nhưng nó sẽ biến mất trong vòng 30 phút. Khoảng 2 tuần sau, một vết loét màu đỏ nhỏ sẽ xuất hiện tại vị trí tiêm. Sau 2 tuần nữa, vết loét này sẽ tự lành và để lại một vết sẹo có đường kính khoảng 5mm. Điều này cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đã phản ứng và phát triển miễn dịch. Vắc xin BCG chống chỉ định cho những trường hợp sau đây: – Người đã từng mắc bệnh lao (hoặc đang trong quá trình điều trị lao) – Phụ nữ đang có thai – Các cá nhân đang trong quá trình điều trị ung thư hoặc đối diện với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch – Những người được chẩn đoán dương tính với virus HIV – Các trường hợp đã có kết quả xét nghiệm da tuberculin là dương tính.;;;;;Vacxin BCG được biết đến là một phần quan trọng của lịch tiêm chủng của trẻ em. Tuy nhiên BCG là vacxin gì không phải ai cũng biết, nhất là những bậc phụ huynh lần đầu làm bố mẹ. Vacxin BCG, viết tắt của “Bacille Calmette-Guerin,” là một loại vacxin đặc biệt được sử dụng để phòng ngừa bệnh lao hay còn được gọi là bệnh lao phổi (TB). Đây là một trong những vacxin quan trọng trên thế giới với vai trò đặc biệt trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh lao, một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. BCG là vacxin gì là câu hỏi nhiều người quan tâm Vacxin BCG là một loại vacxin sống giảm độc lực, nó được sản xuất từ một dạng suy yếu của vi khuẩn Mycobacterium bovis, một chủng vi khuẩn lao có liên quan mật thiết với vi khuẩn gây ra bệnh lao ở người. Khi tiêm vacxin BCG vào cơ thể, nó sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra sự phản ứng để chống lại vi khuẩn lao, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng nếu tiếp xúc với vi khuẩn thực sự ở tương lai. Vacxin đặc biệt hiệu quả trong việc phòng ngừa các hình thái lao nguy hiểm, bao gồm cả bệnh lao viêm màng não, với độ bảo vệ lên tới 70%. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng phòng ngừa nhiễm loét Buruli và một số dạng khuẩn lao không điển hình khác. Vacxin BCG thường được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều đặc biệt về vacxin BCG là chỉ cần tiêm một liều duy nhất và không cần tiêm thêm các liều bổ sung sau này. 2. Lịch sử phát triển của vacxin BCG Vacxin BCG được nghiên cứu kéo dài trong khoảng 13 năm, từ 1908 đến 1921, do hai nhà khoa học người Pháp là Albert Calmette và Camille Guérin thực hiện. Họ đặt tên cho sản phẩm này theo tên của họ – Bacillus Calmette-Guérin, viết tắt là BCG. Trong quá trình phát triển, chương trình tiêm chủng vacxin phòng chống bệnh lao đã đối mặt với một thách thức lớn vào năm 1930 tại Đức khi 72 trẻ em sau khi được tiêm chủng bằng loạt vacxin BCG sản xuất sai tại Viện Pasteur đã mắc bệnh lao. Sự cố này đã khiến cho việc tiêm chủng vacxin trở nên nhiều tranh cãi và phải tạm dừng. Việc tiêm chủng vacxin BCG cho trẻ em ở nhiều nước chỉ được khôi phục trở lại sau năm 1932. Khi lúc này, công nghệ sản xuất vacxin đã được cải tiến và đảm bảo an toàn hơn. Vacxin BCG cho trẻ em được khôi phục và phổ biến trên thế giới kể từ sau năm 1932 Tại Việt Nam, từ những năm 1990, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã hỗ trợ Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế thành lập một dây chuyền sản xuất vacxin BCG sống đông khô tại Nha Trang. Mục tiêu của dự án này là để giúp Việt Nam sản xuất vacxin BCG đáp ứng nhu cầu của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng (TCMR) trên toàn quốc. Trong giai đoạn từ 1992 đến 1993, các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF đã đến IVAC để kiểm tra quy trình sản xuất vacxin BCG. Kết quả của cuộc kiểm tra này đã cho thấy IVAC không chỉ có khả năng sản xuất vacxin BCG đạt tiêu chuẩn WHO khuyến cáo mà còn có khả năng xuất khẩu sản phẩm này, với công suất sản xuất 6 – 8 triệu liều mỗi năm. Dựa trên đánh giá về độ an toàn và chất lượng của vacxin, Bộ Y tế đã tiêu chuẩn hóa sản phẩm này và gắn mã số TCVN 904 – 91. Từ đó, một lượng lớn vacxin BCG đã được cung cấp cho chương trình tiêm chủng hàng năm, đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe của cộng đồng Việt Nam. 3. Hiệu quả và mức độ an toàn của vacxin BCG Vacxin BCG đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ để phòng ngừa bệnh lao. Vacxin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các dạng nghiêm trọng của bệnh lao, đặc biệt là các hình thái nguy hiểm như lao viêm màng não. Nó có thể cung cấp độ bảo vệ lên đến 70% đối với loại bệnh này. Vacxin BCG là một vacxin an toàn, nhưng như với bất kỳ loại vacxin nào, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ, sưng, đau tại vị trí tiêm, vết loét nhỏ và để lại sẹo ở vị trí tiêm. Những phản ứng này là dấu cho thấy rằng hệ miễn dịch của trẻ đang phản ứng với vacxin. Các phản ứng thường nhẹ, chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Các phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm vacxin lao là rất hiếm. Đối với mỗi cá nhân hiệu quả và an toàn cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp, vì vậy việc thảo luận với bác sĩ và tuân thủ hướng dẫn tiêm chủng là quan trọng. 4. Lịch tiêm vacxin BCG Lịch tiêm vacxin phòng bệnh lao cho trẻ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Dưới đây là lịch tiêm phòng vacxin lao thông thường được áp dụng: Thời điểm tiêm: – Trẻ nên được tiêm vacxin BCG trong tháng đầu tiên sau khi sinh ra, và việc tiêm nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Trẻ nên được đi tiêm vacxin BCG càng sớm càng tốt trong vòng 1 tháng sau chào đời – Nếu trẻ sơ sinh đi tiêm muộn sau 01 tháng chào đời, trẻ vẫn có thể tiêm vacxin này. Tuy nhiên, sẽ cần thử phản ứng với Mantoux, nếu dương tính nghĩa là trẻ đã mắc bệnh lao và không được tiêm phòng. – Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn cũng có thể tiêm vacxin lao trong một số trường hợp đặc biệt, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Điều kiện tiêm vắc xin BCG: Trẻ sơ sinh cân nặng trên 2 kilogram, có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch. Trẻ em nằm trong trường hợp hoãn tiêm như đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang bị sốt, cân nặng dưới 2 kilogram, hoặc có tuổi thai dưới 34 tuần sẽ được hoãn tiêm đến khi điều kiện sức khỏe đủ tốt.;;;;;Bệnh lao là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có tỷ lệ gây tử vong cao trên thế giới. Để giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị lây nhiễm bệnh lao, tiêm vắc xin BCG ngừa bệnh lao là một biện pháp quan trọng và hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết vắc xin BCG tiêm ngừa bệnh lao trong bài viết này nhé. 1. Thông tin về vắc xin BCG tiêm ngừa bệnh lao Vắc xin ngừa bệnh lao hay vắc xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin) là một loại vắc xin được sử dụng tiêm để ngừa bệnh lao. Tên gọi “BCG” xuất phát từ tên của hai nhà khoa học là Albert Calmette và Camille Guérin, người đã phát triển loại vắc xin này vào năm 1921. Vắc xin BCG (Bacillus Calmette-Guérin) là một loại vắc xin được sử dụng tiêm để ngừa bệnh lao Vắc xin BCG được sản xuất từ một chủng của vi khuẩn Mycobacterium bovis đã được làm suy yếu và không có khả năng gây bệnh. Khi tiêm vào cơ thể, vi khuẩn này sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh lao. Quá trình này giúp trẻ em xây dựng miễn dịch chống lại bệnh lao từ khi còn nhỏ, giúp bé phòng ngừa và đối phó với vi khuẩn lao khi tiếp xúc với nguồn lây, đồng thời giúp bảo vệ trẻ em khỏi những biến chứng lao nguy hiểm và có thể gây tử vong. 2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định tiêm ngừa bệnh lao 2.1. Đối tượng chỉ định tiêm ngừa bệnh lao – Trẻ chưa được tiêm phòng (không có vết sẹo đặc trưng của vắc xin phòng lao). – Trẻ có phản ứng Tuberculin âm tính ( trong thử nghiệm Mantoux): vắc xin BCG thường được chỉ định cho những người có phản ứng Tuberculin âm tính, không phát hiện các vết sưng cứng tại vị trí da thực hiện thử nghiệm hoặc có vết sưng kích thước dưới 5mm. – Trẻ bị bệnh lao do các chủng kháng isoniazid và rifampin. – Trẻ có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch. 2.2. Đối tượng hoãn tiêm chủng – Trẻ có cân nặng nhỏ hơn 2 kilogram. – Trẻ sinh non có tuổi thai nhỏ hơn 34 tuần (trẻ sẽ tiêm vắc xin khi có tuổi thai lớn 34 tuần gồm tuổi thai và tuổi từ lúc sinh ra). – Trẻ bị vàng da bệnh lý hoặc vàng da sinh lý có nồng độ bilirubin lớn hơn 7mg/dl. – Trẻ đang sốt hoặc đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính. 2.3. Đối tượng chống chỉ định – Những trẻ quá mẫn cảm với vắc xin. – Những trẻ có phản ứng Tuberculin trên da dương tính cao. – Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con. – Các trường hợp chống chỉ định tiêm khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 3. Lịch tiêm phòng vắc xin BCG Trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi chào đời, trẻ cần được tiêm vắc xin BCG càng sớm càng tốt. Vắc xin tiêm ngừa bệnh lao BCG chỉ cần tiêm một lần và sẽ cho hiệu quả bảo vệ sức khỏe lâu dài. Nếu trẻ đến tiêm muộn sau 01 tháng, cần thử nghiệm Mantoux (tiêm Tuberculin). Trường hợp phản ứng âm tính, trẻ có thể được tiêm vắc xin lao. Trường hợp phản ứng dương tính, tức là trẻ đã bị nhiễm lao, không được tiếp tục tiêm phòng lao. Trẻ từ 1 tuổi trở lên thường không được tiêm vắc xin BCG, trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt từ bác sĩ. 4. Phản ứng phụ sau tiêm vắc xin BCG Sau tiêm vắc xin BCG, một số trẻ có thể gặp phản ứng phụ nhẹ và tạm thời. Dưới đây là một số phản ứng phổ biến sau tiêm vắc xin BCG: – Sốt nhẹ: Một số trẻ có thể có sốt nhẹ sau tiêm vắc xin BCG. Sốt thường không cao và thường tự giảm sau ít ngày. – Sưng hạch: Một số trẻ có thể phát triển sưng hạch ở khu vực tiêm hoặc ở nách. Sưng hạch thường không đau và tự giảm sau một thời gian. – Quầng đỏ và loét nhẹ tại chỗ tiêm: Vùng tiêm có thể xuất hiện quầng đỏ và loét nhẹ sau khi tiêm, tình trạng này sẽ tự lành và để lại sẹo nhỏ sau khoảng 6 tuần. Quầng đỏ và loét nhẹ tại chỗ tiêm là phản ứng bình thường sau tiêm lao Trong một số trường hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau tiêm trầm trọng và cần đưa trẻ đi khám ngay: – Sốt cao kéo dài 1-2 ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như người lả đi, da tím tái, co giật, liệt, hôn mê… – Vết tiêm sưng to và hạch sưng kéo dài hơn 6 tuần. – Trẻ khóc nhiều không dứt, bỏ bú, có dấu hiệu bất thường về sức khỏe. 6. Lưu ý khi tiêm ngừa bệnh lao Khi tiêm vắc xin BCG, cha mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin BCG: – Điều kiện sức khỏe của trẻ: Trẻ nên được tiêm vắc xin khi đang trong tình trạng sức khỏe tốt. Nếu trẻ đang bị sốt hoặc ốm, nên hoãn tiêm cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn. Bác sĩ tiêm chủng thực hiện kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm phòng – Tiêm chủng đúng lịch: Tiêm vắc xin BCG trong thời gian khuyến cáo là quan trọng và cần thiết để trẻ có đầy đủ kháng thể bảo vệ sức khỏe khi tiếp xúc với vi khuẩn lao. – Thông báo đầy đủ thông tin cho bác sĩ/nhân viên y tế: Trước khi tiêm, cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế về bất kỳ vấn đề sức khỏe hay dị ứng nào mà trẻ đang gặp phải. – Chăm sóc vùng tiêm: Hãy giữ vùng tiêm của trẻ luôn sạch sẽ, không chạm hoặc cọ vào chỗ tiêm của trẻ. – Tiếp tục theo dõi lịch tiêm chủng: Vắc xin BCG là một phần trong lịch tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần theo dõi và đưa con đi tiêm chủng các mũi tiêm cần thiết và quan trọng khác đúng lịch để tạo cho con “lá chắn” bảo vệ sức khỏe kiên cố.
question_63691
Công dụng thuốc Ceftopix 100
doc_63691
Thuốc Ceftopix 100 có thành phần chính là hoạt chất Cefpodoxim. Đây là thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc Ceftopix 100 có tác dụng điều trị các loại nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm lậu cầu,... Thuốc Ceftopix 100 có thành phần chính là hoạt chất Cefpodoxim (dưới dạng Cefpodoxim proxetil) với hàm lượng 100mg các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, một hộp gồm 5 hộp nhỏ và mỗi vỉ chứa 10 viên. Đây là thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc Ceftopix 100 là thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Cụ thể thuốc có tác dụng trong điều trị các loại nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm lậu cầu,...Hoạt chất Cefpodoxime là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có độ bền vững cao trước sự tấn công của các Beta-lactamase, do các khuẩn gram âm và gram dương tạo ra.Tác dụng kháng khuẩn của dược chất Cefpodoxime thông qua sự ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ sự acyl hóa các enzyme transpeptidase gắn kết màng. Điều này có công dụng trong ngăn ngừa sự liên kết chéo của các chuỗi peptidoglycan cần thiết cho độ mạnh và độ bền của thành tế bào vi khuẩn. Thuốc Ceftopix 100 mg được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn sau đây :Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm amidan và viêm họng.Điều trị bệnh lý viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng.Điều trị bệnh nhiễm lậu cầu cấp chưa xuất hiện các biến chứng.Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu trong trường hợp chưa có biến chứng.Điều trị những nhiễm khuẩn da và cấu trúc da. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Ceftopix 100 Đối với người lớn, liều điều trị của thuốc Ceftopix 100 mg như sau:Liều điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên, kể cả viêm amidan và viêm họng: liều dùng là 100 mg mỗi 12 giờ trong thời gian là 10 ngày.Liều điều trị viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng: liều dùng 200 mg mỗi 12 giờ trong thời gian là 14 ngày.Liều điều trị nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng: liều dùng duy nhất là 200 mg.Liều điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng: liều dùng là 100 mg mỗi 12 giờ trong thời gian là 7 ngày.Liều điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: liều dùng là 400 mg mỗi 12 giờ trong thời gian từ 7 đến 14 ngày.Đối với trẻ em, liều điều trị của thuốc Ceftopix 100 mg như sau:Liều điều trị viêm tai giữa cấp tính: liều dùng là 10 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày chia làm 2 lần) trong thời gian là 10 ngày.Liều điều trị viêm họng và viêm amidan: liều dùng là 10 mg/kg/ngày (tối đa 200mg/ngày chia làm 2 lần) trong thời gian là 10 ngày.Hoạt chất Cefpodoxime nên được chỉ định sử dụng cùng với thức ăn. Ở những người bị bệnh suy thận với độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút, khoảng cách giữa liều nên được tăng đến 24 giờ.Không cần phải điều chỉnh liều ở những người bị bệnh xơ gan. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Ceftopix 100 mg Tác dụng không mong muốn của thuốc Ceftopix 100 mg thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau tức bụng, viêm đại tràng và đau nhức đầu. Hiếm khi xảy ra các phản ứng quá mẫn, nổi ban, chứng ngứa ngáy, chóng mặt, tăng số lượng tiểu cầu, giảm số lượng tiểu cầu, giảm số lượng bạch cầu hoặc tăng số lượng bạch cầu ưa eosin.Bạn cần lưu ý rằng trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Ceftopix 100 mg. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng ngoại ý của thuốc Ceftopix 100mg, bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị để có những biện pháp xử lý và cna thiệp đúng cách và kịp thời. 5. Tương tác của thuốc Ceftopix 100 mg Khi sử dụng cùng một lúc hai hay nhiều loại thuốc khác nhau thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng. Một số thuốc có thể xảy ra tương tác với thuốc Ceftopix 100 bao gồm:Thuốc kháng acid hay ức chế H2: Nồng độ trong huyết tương giảm khi Cefpodoxime proxetil được chỉ định cùng với thuốc kháng acid hoặc ức chế H2. Khi chỉ định Cefpodoxime proxetil đồng thời với hợp chất được biết là gây độc thận, nên theo dõi sát chức năng thận.Thuốc Probenecid: Nồng độ cefpodoxime trong huyết tương gia tăng khi chỉ định Cefpodoxime proxetil với Probenecid. Khi sử dụng kết hợp hai loại thuốc này với nhau có thể làm thay đổi các giá trị xét nghiệm Cephalosporins hay làm cho thử nghiệm Coomb trực tiếp dương tính.Khi sử dụng thuốc Ceftopix 100 mg với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... có thẻ gây ra hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Bạn cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về việc sử dụng thuốc Ceftopix 100mg cùng với các thức ăn, rượu và thuốc lá. 6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Ceftopix 100 6.1. Lưu ý trước khi dùng thuốc Ceftopix 100Chú ý đề phòng, bạn cần phải nghĩ đến viêm đại tràng màng giả đối với những người bị tiêu chảy sau khi uống cefpodoxime proxetil.Thận trọng khi sử dụng với những người đã có đáp ứng phản vệ đối với kháng sinh Penicillin.Không nên chỉ định sử dụng thuốc Ceftopix 100 đối với những người có tiền sử nhạy cảm với kháng sinh Cephalosporin hoặc các Beta-lactam khác.Phản ứng dị ứng dễ xảy ra đối với những người có tiền sử dị ứng.6.2. Lưu ý đối với những người đang mang thai và cho con bú. Các nghiên cứu đã tiến hành ở nhiều loại vật thí nghiệm không cho thấy bất kỳ biểu hiện gây quái thai hoặc gây độc cho thai. Tuy nhiên, có thể chỉ định sử dụng thuốc Ceftopix 100 mg đối với những phụ nữ có thai chỉ khi thực sự cần thiết. Nguyên nhân là do phản ứng nặng nề ở trẻ bú mẹ, cần thận trọng quyết định nên ngưng bú hay ngừng thuốc.Thuốc Ceftopix 100 mg được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu (sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy, tốt nhất là không nên sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ điều trị hay dược sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hay chuyên gia y tế trước khi quyết định dùng thuốc.
doc_37483;;;;;doc_54764;;;;;doc_33239;;;;;doc_37163;;;;;doc_24133
Thuốc Ceforipin 100 chứa hoạt chất chính là cefpodoxim, thuộc nhóm thuốc kháng sinh. Cùng tìm hiểu xem thuốc Ceforipin 100mg có tác dụng gì trong bài viết dưới đây. Cefpodoxim trong thuốc Ceforipin 100 dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới từ nhẹ đến trung bình, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng do Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae nhạy cảm (kể cả các chủng sinh ra beta - lactamase), đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn do S. pneumoniae nhạy cảm và do H. influenzae hoặc Moraxella catarrhalis, không sinh ra beta - lactamase.Ðể điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa ở đường hô hấp trên (ví dụ như đau họng, viêm amidan) do Streptococcus pyogenes nhạy cảm, cefpodoxim không phải lựa chọn đầu tay, mà là thuốc thay thế cho thuốc điều trị chủ yếu (penicilin).Điều trị bệnh viêm tai giữa cấp do các chủng nhạy cảm S. pneumoniae, H. influenzae (kể cả các chủng sinh ra beta - lactamase) và B. catarrhalis.Cefpodoxim được dùng điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhẹ và vừa, chưa có biến chứng (viêm bàng quang) do các chủng nhạy cảm E. coli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus saprophyticus.Điều trị bệnh lậu cấp, chưa biến chứng do Neisseria gonorrhoea gây ra.Điều trị nhiễm khuẩn chưa biến chứng ở da và các tổ chức da do Staphylococcus aureus và các chủng nhạy cảm của Streptococcus pyogenes gây ra.Thuốc Ceforipin 100 chống chỉ định với các đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân dị ứng với các cephalosporin và người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cũng không được kê đơn thuốc. 2. Cách dùng thuốc Ceforipin 100 Ceforipin 100 được dùng bằng đường uống cùng với thức ăn để hạn chế kích ứng đường tiêu hóa. Liều dùng tham khảo của thuốc đối với người lớn và trẻ em trên 13 tuổi:Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi cấp tính thể nhẹ đến vừa mắc phải của cộng đồng, liều thường dùng: 200mg/lần, uống cách 12 giờ, dùng trong 10 hoặc 14 ngày.Viêm họng và/hoặc viêm amidan thể nhẹ đến vừa hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ hoặc vừa chưa biến chứng: 100 mg mỗi 12 giờ, dùng liên tục trong 5 – 10 ngày hoặc 7 ngày. Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da thể nhẹ và vừa chưa biến chứng, liều thường dùng: 400 mg mỗi 12 giờ, dùng trong 7 – 14 ngàyĐiều trị bệnh lậu niệu đạo chưa biến chứng: dùng 1 liều duy nhất 200 mg.Liều đối với bệnh nhân suy thận: Phải giảm liều tùy theo mức độ suy thận. 3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Ceforipin 100 Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, đau đầu, nổi mày đay, ngứa, phát ban.Ít gặp: Phản ứng như bệnh huyết thanh với phát ban, sốt và đau khớp và phản ứng phản vệ, ban đỏ đa dạng, rối loạn enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật tạm thời .Hiếm gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu, tăng hoạt động thần kinh trung ương, viêm thận kẽ có hồi phục, kích động, khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt. 4. Thận trọng khi dùng thuốc Ceforipin 100 Trước khi bắt đầu điều trị Ceforipin 100, cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân với cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác.Thận trọng khi dùng thuốc Ceforipin 100 cho những người mẫn cảm với penicillin, thiểu năng thận, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc: Có thể xảy ra chóng mặt, thận trọng khi dùng cho đối tượng này. Thời kỳ mang thai: Sử dụng thận trọng vì chưa có tài liệu nào nói đến việc dùng cefpodoxim trong thai kỳ. Do đó, hãy cân nhắc kỹ càng lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng Ceforipin 100 cho phụ nữ mang thai.Thời kỳ cho con bú: Cefpodoxim được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp.;;;;;Thuốc Cophacefpo 100 có chứa thành phần chính là Cefpodoxime với hàm lượng là 100mg và các tá dược vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói dạng hộp gồm 1 vỉ x 10 viên. 2. Công dụng thuốc Cophacefpo 100 Thuốc Cophacefpo 100 được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp: Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi cấp mắc phải trong cộng đồng.Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục: nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm lậu cầu.Điều trị nhiễm khuẩn da và tổ chức da.Bên cạnh những tác dụng của thuốc Cophacefpo 100, một số trường hợp chống chỉ định dùng thuốc này cho bệnh nhân như:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Cephalosporin, Penicillin và người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin.Bệnh nhân mẫn cảm với Penicillin, thiểu năng thận và người có thai hoặc cho con bú. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cophacefpo 100 Thuốc Cophacefpo 100 được bào chế dưới dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống. Thuốc nên uống cùng với nước ấm hoặc nước lọc khoảng 30-50ml, sử dụng sau bữa ăn.Thuốc nên uống nguyên viên, không bẻ, nhai hay nghiền nhỏ viên thuốc trước khi uống vì có thể làm giảm chất lượng thuốc và khả năng hấp thu của thuốc trong cơ thể.Dưới đây là liều dùng khuyến cáo của thuốc Cophacefpo 100:Liều dùng điều trị cho người lớn và trẻ em trên 13 tuổi:Liều thường dùng 200mg/ lần, cứ 12 giờ dùng thuốc 1 lần.Viêm họng, viêm amidan hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu: liều thường dùng 100mg/ lần, cứ 12 giờ một lần, dùng thuốc liên tiếp trong 5-10 ngày.Nhiễm khuẩn da: liều thường dùng 400mg /lần, cứ 12 giờ 1 lần, dùng liên tiếp trong 7-14 ngày.Bệnh lậu niệu đạo: dùng liều duy nhất với 200mg, tiếp theo là điều trị bằng doxycyclin uống để phòng có cả nhiễm Chlamydia.Liều dùng điều trị cho trẻ em dưới 13 tuổi:Viêm tai giữa cấp ở trẻ em từ 5 tháng đến 12 tuổi: dùng liều 5mg/kg (tối đa không quá 200mg), dùng mỗi 12 giờ hoặc 10mg/kg (tối đa không quá 400mg) ngày một lần, dùng thuốc liên tục trong 10 ngày.Viêm phế quản, viêm amidan ở trẻ từ 5 tháng đến 12 tuổi: dùng liều 100mg, mỗi 12 giờ, dùng liên tục trong 5-10 ngày.Liều dùng điều trị cho người suy thận:Bệnh nhân suy thận ở mức độ nhẹ và vừa: dùng với liều như bình thường khuyến cáo 200mg/lần, dùng cách nhau cứ 12 giờ 1 lần.Bệnh nhân suy thận ở mức độ nặng (độ thanh thải creatinin <30ml/phút): dùng với liều như ở mức độ suy thận nhẹ và vừa, nhưng tăng khoảng cách dùng lên 24 giờ/lần.Những bệnh nhân đang thẩm tách máu, khoảng cách liều dùng là 3 lần/tuần, uống thuốc sau khi thẩm tách.Liều dùng điều trị cho bệnh nhân xơ gan:Dùng liều tương tự như người khỏe mạnh 200mg/lần, không cần thiết phải điều chỉnh liều dùng cho những bệnh nhân này. Khi xảy ra trường hợp quá liều, triệu chứng thường gặp là buồn nôn, nôn, đau thượng vị và đi tiêu chảy. Trong trường hợp có phản ứng nhiễm độc nặng nề do dùng quá liều, thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc có thể giúp loại bỏ thuốc Cophacefpo 100 ra khỏi cơ thể, đặc biệt khi chức năng thận bị suy giảm. 5. Tác dụng phụ của thuốc Cophacefpo 100 Trước khi kê đơn, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích hiệu quả mà thuốc Cophacefpo đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Combitadin vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn như:Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu.Các phản ứng dị ứng như phát ban, nổi mày đay, ngứa.Sốc phản vệ, nhức khớp, sốt nhẹ.Vàng da do nguyên nhân ứ mật, tăng hoặc giảm men gan ALT và AST.Ngừng sử dụng và thông báo với bác sĩ những tác dụng phụ xảy ra khi dùng thuốc để được tư vấn giảm liều hay thay thế liệu pháp khác nếu cần thiết. 6. Tương tác thuốc Cophacefpo 100 Hãy liệt kê và thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng nhằm tránh những tương tác có thể xảy ra khi phối hợp các loại thuốc khác nhau. Một số tương tác với thuốc Cophacefpo 100 khi dùng phối hợp như:Các thuốc kháng acid: dùng đồng thời liều cao các thuốc kháng acid (như natri bicarbonat và nhôm hydroxit) làm giảm nồng độ cao nhất trong huyết tương 24% và giảm mức độ hấp thu 27%. Dùng đồng thời liều cao các thuốc chẹn H2 làm giảm nồng độ cao nhất trong huyết tương 42% và mức độ hấp thu 32%.Probenecid: tương tự như các thuốc kháng sinh nhóm beta-lactamase khác, sự thải trừ thuốc Cophacefpo 100 qua thận bị ức chế bởi thuốc probenecid. Do đó nồng độ thuốc này trong huyết tương tăng lên 20% so với mức bình thường.Các thuốc gây độc cho thận: mặc dù chưa ghi nhận độc tính trên thận khi dùng thuốc Cophacefpo 100 riêng lẻ, nên kiểm soát chặt chẽ chức năng thận khi dùng đồng thời với các thuốc đã biết có khả năng gây độc cho thận. 7. Một số lưu ý khi dùng thuốc Cophacefpo 100 Dưới đây là một số lưu ý khi dùng Cophacefpo 100 giúp đạt hiệu quả của thuốc cũng như giảm nguy cơ gặp phải tác dụng phụ:Thận trọng với bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh penicillin, người thiểu năng thận, người rối loạn chuyển hóa porphyrin.Đối với người lái xe, người lao động nặng, thuốc Cophacefpo 100 có thể gây ra tác dụng: đau đầu, chóng mặt ảnh hưởng đến khả năng tập trung của nhóm đối tượng trên.Sử dụng đúng liều thuốc được ghi trên nhãn tuyệt đối không sử dụng quá liều vì có thể gây ra hiện tượng tích lũy thuốc trong cơ thể.Phụ nữ mang thai: Chỉ nên dùng thuốc khi thực sự cần thiết, khi lợi ích của thuốc mang lại hiệu quả điều trị lớn hơn những nguy cơ có thể gây ra cho thai nhi.Bà mẹ cho con bú: thuốc Cophacefpo 100 bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp, nhưng có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột.Trường hợp phải dùng thuốc Cophacefpo 100 trong thời gian dài, cần đánh giá lặp lại tình trạng của bệnh nhân để là giảm nguy cơ tăng trưởng quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm.Kháng sinh chỉ nên dùng để điều trị nhiễm khuẩn, không dùng để điều trị nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường). Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc mặc dù có thể cảm thấy khá hơn vào giai đoạn đầu của quá trình điều trị.Trên đây là những thông tin quan trọng của thuốc Cophacefpo, việc đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh dùng thuốc hiệu quả và an toàn.;;;;;Cefposan 100 có thành phần chính là Cefpodoxime - là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 có độ bền vững cao đối với các beta-lactamase của vi khuẩn. Cefpodoxime có tác dụng kháng khuẩn thông qua thông qua sự ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, từ đó ngăn chặn sự nhân đôi của vi khuẩn.Cefposan 100 có phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc được hấp thụ hoàn toàn và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 2 giờ uống. Khoảng 40% thuốc được gắn kết với protein huyết tương. Thuốc được thải trừ dưới dạng không đổi ở thận. 2. Chỉ định của thuốc Cefposan 100 Cefposan 100 được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn sau đây:Viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng,...Viêm phổi cộng đồng.Nhiễm khuẩn da và mô mềm.Lậu cầu cấp không có biến chứng.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục. 3. Chống chỉ định của thuốc Cefposan 100 Thuốc Cefposan 100 không được sử dụng trong các trường hợp dị ứng với thành phần Cefpodoxime, kháng sinh nhóm Cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Lưu ý khi dùng thuốc Cefposan 100Trước khi dùng thuốc cần xem xét rõ tình trạng dị ứng của người bệnh với Penicillin.Người già chức năng gan suy giảm, bệnh nhân suy thận khi dùng thuốc cần thận trọng.Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ, vì vậy cần xem xét lợi ích và tác hại khi sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai và đang cho con bú.Bệnh nhân viêm loét dạ dày, nhược cơ, hôn mê gan khi dùng thuốc có thể tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ. 4. Tương tác của thuốc Cefposan 100 Các thuốc kháng acid hoặc ức chế thụ thể H2 sẽ làm giảm nồng độ của Cefposan 100 trong huyết tương, giảm tác dụng của thuốc.Cefposan 100 có thể làm cho thử nghiệm test Coomb trực tiếp dương tính. 5. Liều dùng và cách dùng Cefposan 100 5.1 Cách dùng. Cefposan 100 được bào chế thành dạng viên nang cứng, dùng đường uống. Có thể dùng thuốc trong hoặc sau bữa ăn do thức ăn không ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc.Liều dùng ở người lớn. Bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: 100mg (1 viên) x2 lần/ ngày. Dùng 7-10 ngày.Viêm phổi cộng đồng: 200mg (2 viên) x2 lần/ ngày. Dùng trong 14 ngày.Lậu cầu cấp không biến chứng: Liều duy nhất 200mg (2 viên)/ lần.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: 100mg (1 viên) x2 lần/ ngày. Dùng trong 7 ngày.Nhiễm khuẩn da hoặc mô mềm: 400mg (4 viên) x 2 lần/ ngày. Dùng trong 7-14 ngày.Bệnh nhân suy thận độ lọc cầu thận dưới 30ml/ phút khoảng cách giữa các liều là 24 giờ.Bệnh nhân xơ gan dùng liều như người bình thường.5.2 Liều dùng ở trẻ em. Viêm tai giữa cấp: 10 mg/kg/ngày chia 2 lần uống; Liều tối đa 400mg/ngày. Dùng trong 7-10 ngày.Viêm họng, viêm amiđan: 10 mg/kg/ngày chia 2 lần uống; Liều tối đa 200mg/ngày. Dùng trong 10 ngày. 6. Tác dụng phụ của thuốc Cefposan 100 Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc Cefposan 1006.1 Tác dụng phụ thường gặp. Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng.Phản ứng dị ứng, nổi ban đỏ, ngứa.Đau đầu, chóng mặt.6.2 Tác dụng phụ ít gặp. Sốt.Đau nhức xương khớp.Tăng men gan, viêm gan, vàng da ứ mật.6.3 Tác dụng phụ hiếm gặp. Viêm đại tràng.Giảm bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.Viêm thận kẽ, suy thận cấp.Như vậy, Cefposan là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 có tác dụng kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Thuốc được chỉ định rộng rãi trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường sinh dục-tiết niệu,... Tuy nhiên, để tránh tình trạng kháng thuốc trên các chuẩn vi khuẩn nhạy cảm nên dùng thuốc theo đúng chỉ định về liều dùng và thời gian của bác sĩ.;;;;;1. Công dụng thuốc Cepoxitil 100 Thuốc Cepoxitil 100 được chỉ định trong trường hợp:Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.Bệnh nhân viêm xoang cấp.Viêm hầu họng, viêm Amidan.Viêm phế quản cấp hoặc đợt cấp của viêm phế quản mạn.Nhiễm khuẩn da và mô mềm. Viêm tai giữa nặng.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bệnh lậu cầu chưa biến chứng ở phụ nữ và lậu niệu đạo ở nam và nữ.Mặt khác, không sử dụng Cepoxitil 100 trong các trường hợp quá mẫn với Cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào trong công thức. Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin cũng chống chỉ định dùng thuốc. 2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Cepoxitil 100 Thuốc Cepoxitil 100 được dùng bằng đường uống. Liều dùng của thuốc phụ thuốc vào sức khỏe, tình trạng bệnh lý của người bệnh. Dưới đây là liều dùng tham khảo của Cepoxitil 100:Đối với mục đích điều trị bệnh viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi cấp tính thể nhẹ đến vừa mắc phải của cộng đồng, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng là 200mg/lần. Thời uống uống thuốc giữa mỗi lần cách nhau 12 giờ. Người bệnh có thể uống thuốc kéo dài từ 10 - 14 ngày, tùy trường hợp.Đối với viêm họng và/hoặc viêm amidan hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ hoặc vừa chưa biến chứng, người bệnh có thể được kê liều Cepodoxim là 100mg mỗi 12 giờ. Thời gian uống thuốc kéo dài từ 1 -2 tuần tùy thuộc vào mức độ bệnh của người bệnh.Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn da và các tổ chức da thể nhẹ và vừa chưa biến chứng, liều dùng khuyến cáo có thể là 400mg. Thời gian giữa các liều dùng là 12 giờ. Thời gian dùng thuốc Cepodoxim để điều trị các bệnh này kéo dài từ 1 - 2 tuần.Để điều trị bệnh lậu niệu đạo ở cả nam và nữ giới, người bệnh sẽ được kê đơn 1 liều duy nhất 200mg Cefpodoxim. Người bệnh sẽ được điều trị kết hợp với doxycyclin uống để đề phòng có cả nhiễm Chlamydia.Để điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em từ 5 tháng đến 12 năm tuổi, dùng liều 5mg/kg (tối đa 200mg) Cefpodoxim mỗi 12 giờ, hoặc 10mg/kg (tối đa 400mg) ngày một lần, trong 10 ngày. Để điều trị viêm phế quản/viêm amidan thể nhẹ và vừa ở trẻ em 5 tháng đến 12 tuổi, liều thường dùng là 5mg/kg (tối đa 100mg) mỗi 12 giờ, trong 5-10 ngày.Để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác cho trẻ dưới 15 ngày tuổi: Không nên dùng. Trẻ sơ sinh từ 15 ngày đến 6 tháng mắc bệnh nhiễm khuẩn được kê đơn 8mg/kg/ngày. Ngày uống 2 lần, thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ.Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 2 năm mắc bệnh nhiễm khuẩn sẽ được tăng liều dùng 40mg/lần, ngày 2 lần;Trẻ em từ 3 tuổi đến 8 tuổi mắc bệnh nhiễm khuẩn được chỉ định liều dùng 80mg/lần, ngày 2 lần;Đối với trẻ em trên 9 tuổi, liều dùng khuyến cáo sẽ là 100mg/lần, ngày 2 lần. Thời gian điều trị được chỉ định theo tình trạng bệnh.Người bệnh suy thận: cần điều chỉnh liều dùng tùy theo độ thanh thải creatinin.Trong trường hợp quên liều, người bệnh cần uống liều thay thế ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến giờ uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều quên. Không uống gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.Đã ghi nhận trường hợp quá liều của Cepoxitil 100, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị ... 3. Tương tác thuốc Cepoxitil 100 Đã ghi nhận tương tác Cepoxitil 100 với một số thuốc hoặc nhóm thuốc khác. Tình trạng này có thể làm giảm tác dụng của thuốc Cepoxitil 100, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Cụ thể:Không dùng chung thuốc Cepoxitil 100 với thuốc chất chống Acid để tránh làm giảm hấp thu thuốc Cepoxitil 100.Không kết hợp Probenecid với Cepoxitil 100 do có thể làm tăng nồng độ huyết thanh của Cefpodoxim.Cepoxitil 100 có thể tương tác với một số thực phẩm nhất định hoặc đồ uống, thuốc lá. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc Cefpodoxim.Khi dùng chung Cepoxitil 100 với các thuốc đối vận thụ thể H2 (ranitidin) và các thuốc kháng acid (hydroxid nhôm, bicacbonat natri) sẽ làm giảm độ sinh khả dụng của cefpodoxim; ngược lại, sự giảm p. H của dịch vị (pentagastrin) làm tăng độ sinh khả dụng của cefpodoxim. 4. Tác dụng phụ của Cepoxitil 100 Mặc dù trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả, tuy nhiên Cepoxitil 100 vẫn có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, viêm đại tràng và đau đầu. Hiếm khi xảy ra phản ứng quá mẫn, nổi ban, chứng ngứa, chóng mặt, chứng tăng tiểu cầu, chứng giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu ưa eosin.Trong trường hợp này, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, điều dưỡng để được can thiệp y tế ngay lập tức. 5. Sử dụng thuốc an toàn;;;;;Thuốc Cefalox 100 có chứa hàm lượng 100mg hoạt chất Celecoxib. Thuốc thuộc nhóm chống viêm không Steroid giảm đau, hạ sốt. Công dụng của thuốc cụ thể như thế nào, bạn hãy đọc ở bài viết dưới đây. 1. Dược lực học và dược động học của Cefalox 100 1.1 Dược lực học. Celecoxib thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác động chống viêm, giảm đau và hạ sốt.1.2 Dược động học. Celecoxib được hấp thụ tốt và nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương trong khoảng 2 - 3 giờ. Nếu uống thuốc cùng những bữa ăn có nhiều chất béo sẽ làm chậm khả năng hấp thu khoảng 1 giờ. Thời gian bán hủy của thuốc sẽ sau khoảng 8 - 12 giờ. Nồng độ ổn định trong huyết tương sẽ có được trong khoảng 5 ngày sử dụng thuốc. Khoảng 97% Celecoxib liên kết với protein huyết tương.Celecoxib được đào thải chủ yếu qua chuyển hóa ở gan với tỉ lệ thuốc không bị biến đổi được tìm thấy trong chất thải như phân hoặc nước tiểu là dưới 3%. Sau khi uống liều duy nhất có khoảng 57% liều dùng bài tiết qua phân và 27% bài tiết qua nước tiểu. 2. Công dụng thuốc Cefalox 100 Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ở người trưởng thành.Hỗ trợ trong điều trị bệnh polyp dạng tuyến - đại trực tràng có tính di truyền;Điều trị thống kinh nguyên phát và triệu chứng đau cấp, đau sau phẫu thuật, nhổ răng. 3. Liều lượng - cách dùng thuốc Cefalox 100 Liều lượng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho đơn thuốc được kê và tư vấn từ bác sĩ.Đối với người bị viêm xương khớp: Ngày uống 1 lần, mỗi lần 200mg. Hoặc ngày uống 2 lần, mỗi lần 100mg;Đối với người bị viêm khớp dạng thấp: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống từ 100 - 200mg;Đối với người bị Polyp đại - trực tràng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 400mg;Đối với người cao tuổi: Có thể giữ nguyên liều lượng như người bình thường.Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể hay khuyến cáo nào áp dụng đối với người bị suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chính vì vậy, cần có tư vấn và cân nhắc của bác sĩ đối với các đối tượng này. 4 Các trường hợp chống chỉ định thuốc Cefalox 100 Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoạt chất celecoxib hoặc các thành phần khác của thuốc;Người có biểu hiện dị ứng với các sulfonamid cũng không chỉ định sử dụng thuốc;Người từng bị bệnh suyễn, phản ứng dị ứng sau khi dùng nhóm thuốc kháng viêm không steroid khác, aspirin, nổi mề đay. 5. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Cefalox 100 Một vài tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như: khó tiêu, phù ngoại vi, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, đau lưng, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, phát ban, viêm họng, loét dạ dày ruột, suy thận,...Khác với các NSAID khác, Celecoxib không cản trở chức nǎng tiểu cầu, do đó không làm giảm đông máu dẫn đến tǎng chảy máu;Những người bị phản ứng dị ứng như ngứa, phát ban, khó thở với sulfonamid (ví dụ như Bactrim), aspirin hoặc các NSAID khác sẽ có thể có nguy cơ bị dị ứng với celecoxib và thường được chỉ định không sử dụng celecoxib.Tốt nhất để đảm bảo an toàn, trước khi dùng thuốc Cefalox 100 bạn nên đọc kỹ thông tin và tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ. Việc dùng thuốc đúng liều lượng sẽ mang đến kết quả điều trị bệnh tốt hơn.
question_63692
Một số thông tin về biến thể phụ BA.4 của Omicron
doc_63692
Thời gian gần đây, Omicron đã xuất hiện thêm hai biến thể mới, trong đó có BA.4. Biến thể phụ BA.4 xuất hiện từ đâu, chúng nguy hiểm tới mức nào và có đáng lo ngại không là điều mà rất nhiều người hiện đang quan tâm. 1. Những điều cơ bản về Omicron Omicron là một loại biến thể của virus SARS-Co V-2 và có thể gây ra các triệu chứng cho người nhiễm bệnh giống với hầu hết các biến thể khác như: ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, đau cơ, giảm thị giác hay khứu giác. Chúng cũng lây nhiễm qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp giữa con người với nhau. Đây là biến chủng được phát hiện lần đầu ở Nam Phi. Với khả năng lây lan rất nhanh, chúng nhanh chóng thay thế Delta, trở thành biến chủng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mặc dù tốc độ lây lan nhanh chóng song theo một số nghiên cứu, khả năng gây bệnh nghiêm trọng của chúng ít hơn so với các biến chủng trước đó. Hơn nữa, thời điểm Omicron xuất hiện, việc tiêm vắc xin đã được triển khai trên diện rộng nên đã góp phần giảm thiểu nguy cơ bệnh chuyển biến nặng và tử vong. Mặc dù vậy, với những người có bệnh nền hoặc bị suy giảm miễn dịch, có thể vẫn gặp phải những di chứng nặng nề, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. BA.4 là một trong những biến thể phụ của Omicron mới xuất hiện gần đây. Biến đổi không ngừng là một trong những đặc điểm của các loại virus, trong đó có SARS-Co V-2. Trong quá trình virus nhân lên trong tế bào của vật chủ, chúng sẽ xuất hiện những đột biến. Những đột biến này có thể làm cho chúng mạnh hơn, yếu hơn hoặc biến mất. Đặc biệt, SARS-Co V-2 có cấu trúc mạch đơn nên độ bền vững kém dẫn đến việc chúng rất dễ bị đột biến để sản sinh ra biến thể mới. Kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc, virus này đã biến đổi thành một số biến thể đáng quan ngại như: Delta, Alpha,… và đặc biệt là Omicron. Kể từ khi xuất hiện, Omicron liên tục biến đổi và hình thành các biến thể, đầu tiên là BA.1. BA.2 rồi đến BA.1.1 BA.3 và giờ đây là biến thể phụ BA.4 và BA.5. Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho thấy BA.4 và BA.5 có khả năng khiến cho những người từng nhiễm các biến chủng khác của Omicron hoặc đã được tiêm chủng đầy đủ bị tái nhiễm. Nguyên nhân là do chúng có khả năng trốn miễn dịch và lẩn tránh kháng thể. Cùng với mức độ lây lan rất nhanh, đây chính là hai biến chủng có thể sẽ thay thế cho các biến chủng hiện có, trở thành nguyên nhân gây bệnh trên toàn cầu. Mặc dù tỷ lệ khiến cho bệnh trở nặng của chúng thấp hơn so với biến chủng Delta song điều này cũng không thể là căn cứ để kết luận virus đang trở nên yếu hơn. Khi bị nhiễm biến thể phụ BA.4, bạn có khả năng mắc phải những triệu chứng điển hình của biến chủng Omicron bao gồm: ho, mệt mỏi, nghẹt mũi và chảy nước mũi, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy, khó thở… Hiện nay, ở Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể gồm BA.4 và BA.5. Việc xuất hiện các biến chủng mới của virus trên thế giới là lời khẳng định dịch bệnh Covid-19 vẫn tồn tại và tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của con người. Có thể nói BA.4 hay BA.5 không phải là biến thể cuối cùng của virus. Chúng sẽ tiếp tục không ngừng biến đổi trong tương lai và điều này hoàn toàn nằm trong sự tính toán của các nhà khoa học. Để phòng, tránh các ảnh hưởng của biến thể này cũng như dịch bệnh Covid-19 nói chung, chúng ta có thể tuân thủ những việc sau: Tiêm vắc xin Mặc dù có khả năng trốn miễn dịch và lẩn tránh kháng thể song vắc xin vẫn được xem là phương pháp phòng dịch tốt nhất đối với mỗi người. Điều quan trọng là chúng ta nên tiêm đầy đủ các mũi cơ bản được chỉ định và các mũi nhắc lại (mũi 3 và mũi 4) theo đúng thời gian. Việc tiêm mũi nhắc lại giúp phục hồi và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, với việc thực hiện tiêm chủng một cách rộng rãi tại tất cả các quốc gia có thể giảm nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới hoặc các biến chủng nguy hiểm. Đeo khẩu trang, khử khuẩn Mặc dù một số quốc gia đã bãi bỏ quy định đeo khẩu trang nơi công cộng song đây vẫn được xem là một trong những phương pháp phòng dịch hiệu quả, đơn giản, nhất là nơi đông người hoặc đối với những người suy giảm miễn dịch hay trong môi trường làm việc ẩn chứa nhiều nguy cơ. Giữ vệ sinh cá nhân cũng là thói quen nên được duy trì, không chỉ giúp phòng, chống Covid-19 mà có thể phòng ngừa nguy cơ mắc một số căn bệnh khác. Theo dõi sức khỏe bản thân, thực hiện xét nghiệm khi có nghi ngờ Việc xét nghiệm sớm không chỉ có hiệu quả với điều trị mà còn giúp ngăn chặn nguy cơ lây lan cho cộng đồng. Có thể nói, khi virus vẫn còn tiếp tục hoạt động và lưu hành, chúng sẽ sản sinh ra các biến thể mới. Theo đó, Omicron sẽ không dừng lại ở 5 biến thể mà có thể chúng sẽ sinh thêm các biến thể phụ hoặc tổ hợp phức tạp hơn. Vì thế, các chuyên gia và nhà khoa học sẽ giúp chúng ta trong việc nhận biết, giám sát sự phát triển, tác động của các biến thể, cảnh báo và phòng ngừa những nguy cơ không tốt có thể xảy ra. Đồng thời, công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin cũng cần được đổi mới, đẩy mạnh nhằm tương thích với sự biến đổi của virus gây bệnh. Covid-19 không phải là bệnh nhẹ và cho đến nay, đại dịch vẫn chưa kết thúc, các biến thể mới đã và sẽ xuất hiện nhiều hơn với nguy cơ một người có thể nhiễm bệnh nhiều lần. Chính vì vậy, chúng ta nên nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, trong đó thực hiện việc tiêm vắc xin phòng bệnh được xem là yêu cầu tiên quyết. Tiêm đủ mũi cơ bản và tiêm các mũi tăng cường là điều nên được thực hiện một cách rộng rãi cho các đối tượng đáp ứng đủ yêu cầu trong tiêm chủng. Biến thể phụ BA.4 của virus SARS-Co V-2 ẩn chứa nhiều nguy cơ đáng lo ngại song vẫn có thể phòng ngừa ảnh hưởng của chúng bằng vắc xin. Bởi vậy, người dân không nên hoang mang và luôn tuân thủ sự chỉ dẫn của cơ quan y tế.
doc_1250;;;;;doc_34056;;;;;doc_61626;;;;;doc_44077;;;;;doc_28114
1. Triệu chứng của BA.4 và BA.5 Omicron là một loại biến thể của virus SARS-Co. V-2, được phát hiện lần đầu ở Nam Phi. Với khả năng lây lan nhanh, chúng nhanh chóng thay thế Delta và trở thành biến chủng phổ biến trên toàn thế giới. BA.4 và BA.5 là những biến thể phụ của Omicron mới xuất hiện gần đây. Trong quá trình virus SARS-Co. V-2 nhân lên trong tế bào vật chủ, chúng sẽ xuất hiện những đột biến, tạo ra những biến thể mới và những biến thể này có thể làm cho chúng mạnh hơn, yếu hơn hoặc biến mất.Các biến thể omicron có thể gây ra các triệu chứng giống với hầu hết các biến thể khác như sốt hoặc ớn lạnh, hụt hơi, khó thở, ho, đau họng, viêm họng, nghẹt mũi, sổ mũi, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, giảm thị giác hay khứu giác. Theo CDC Mỹ, bệnh nhân mắc Omicron, trong đó bao gồm cả Omicron BA.5 và BA.4 thường có 4 triệu chứng điển hình gồm ho, mệt mỏi, nghẹt mũi và chảy nước mũi. Nhìn chung, triệu chứng của BA.5 và BA.4 không quá khác biệt so với các biến chủng Omicron khác. Ngoài ra, giai đoạn ủ bệnh của các biến phụ thể phụ BA.4 và BA.5 đã giảm xuống còn 3 ngày. BA.4 và BA.5 có khả năng lẩn tránh kháng thể tạo ra từ lần tiêm vaccine hay lần mắc COVID-19 trước đó, thậm chí cả kháng thể tạo ra do từng nhiễm các phiên bản Omicron trước đó. Điều này lý giải tại sao BA.5 và BA.4 lây lan nhanh hơn các biến thể phụ khác trong họ Omicron. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng cho thấy hai biến thể phụ này khiến bệnh COVID-19 nặng hơn.Các ca mắc biến thể phụ BA.4 và BA.5 đã xuất hiện trên toàn thế giới. Việt Nam cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể BA.4 và BA.5. Việc xuất hiện các biến chủng COVID mới là bằng chứng cho thấy dịch bệnh vẫn tồn tại và chúng ta không được chủ quan. Hiệu quả bảo vệ của vaccine suy giảm dần theo thời gian, cùng với sự xâm nhập của Omicron BA.5 và BA.4 có thể lý giải tại sao các ca mắc mới đang gia tăng. Điều đó dẫn tới nhu cầu cấp bách cần nghiên cứu và phát triển liều vaccine bổ sung nhắm trúng đích Omicron. 3. Cách phòng ngừa biến thể BA.4 và BA.5 Biến thể Omicron cùng với các biến thể phụ của nó có vẻ dễ lây nhiễm hơn các chủng trước đó. Sau đây là những giải pháp giúp bảo vệ bản thân và gia đình trước các biến thể của Omicron:Đeo khẩu trang che kín mũi miệng, đặc biệt ở nơi công cộng.Tránh những không gian khép kín, lưu thông không khí kém hoặc những nơi quá đông người.Nên mở cửa sổ để lưu thông không khí trong nhà.Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước bữa ăn.Tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 và/hoặc tiêm liều bổ sung.Theo dõi sức khỏe bản thân và thực hiện xét nghiệm ngay khi nghi ngờ nhiễm bệnh. Việc xét nghiệm và phát hiện bệnh sớm không chỉ có hiệu quả với điều trị mà còn giúp ngăn chặn nguy cơ lây lan cho cộng đồng.Tóm lại, virus COVID vẫn tiếp tục lưu hành và có nguy cơ sản sinh ra các biến thể mới. Omicron sẽ không chỉ dừng lại ở 5 biến thể mà có thể sẽ sinh thêm các biến thể phụ hoặc tổ hợp phức tạp hơn. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần cảnh giác, không được lơ là, chủ quan và phải tiếp tục tuân theo các khuyến cáo để đối phó với đại dịch COVID-19.;;;;;1. Omicron “tàng hình” BA.2 Biến thể phụ BA.2 hay Omicron “tàng hình” xảy ra những đột biến ở protein gai. Đây là những đột biến cơ bản so với phiên bản gốc. Bên cạnh đó, BA.2 cũng xuất hiện một vài thay đổi ở gene. Theo một số chuyên gia biến thể phụ BA.2 có vẻ như dễ lây nhiễm hơn Omicron gốc. Tuy nhiên, khi theo dõi tình trạng của các ca bệnh thì thấy rằng, biến thể phụ này không gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn. Ca nhiễm biến thể phụ BA.2 đầu tiên được ghi nhận là vào đầu năm 2022. Chỉ trong vòng 2 tháng sau đó, biến thể này đã “có mặt” tại 92 quốc gia trên thế giới. Trong đó, nhiều quốc gia đã báo cáo về tình trạng lan rộng của biến thể phụ này. 2. Một số triệu chứng của Omicron “tàng hình” Khi nhiễm Omicron “tàng hình”, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: - Sốt: Đây là triệu chứng phổ biến của người nhiễm Covid-19. Những trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.2 thường sốt nhẹ hoặc cũng có thể không gây sốt. - Đau nhức đầu: Người bệnh thường đau đầu trong khoảng vài ngày, cơn đau tập trung ở hai bên thái dương. Kể cả khi người bệnh sử dụng thuốc giảm đau thì những cơn đau vẫn không thuyên giảm. Các chuyên gia giải thích rằng, tình trạng đau đầu có thể là do cơ thể đang phản ứng để chống lại virus. - Ngạt mũi: Người nhiễm BA.2 cũng có thể xuất hiện những triệu chứng giống cảm lạnh như ngạt mũi, chảy nước mũi. Mũi tiết ra nhiều dịch nhờn chính là một phản ứng để tạo ra bẫy tiêu diệt virus. - Ho dai dẳng: Phần lớn những trường hợp mắc Covid-19 đều gặp phải triệu chứng ho. Những cơn ho và tình trạng ngứa rát cổ họng có thể kéo dài trong nhiều ngày, khiến bệnh nhân rất khó chịu. - Chóng mặt và mệt mỏi: Khi bị nhiễm biến thể phụ của Omicron, người bệnh có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, thường xuyên chóng mặt, toàn thân đau nhức,... Do đó, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. - Khó thở: Biến thể “Omicron tàng hình” thường cư trú tại hệ hô hấp trên do đó, người bệnh thường gặp phải một số biểu hiện như khó thở, hụt hơi, đau tức ngực,... Về cơ bản biến thể phụ BA.2 hay Omicron tàng hình cũng tương tự so với biến chủng gốc và hoàn toàn có thể phát hiện bằng phương pháp test nhanh và xét nghiệm PCR như bình thường. Tên gọi “tàng hình” là vì biến thể phụ này không có chứa đột biến đặc trưng nên khi xét nghiệm PCR có thể bị nhầm lẫn với chủng Delta. Cần thực hiện giải trình tự gen virus mới xác định được đó có phải là BA.2 hay không. Trên thực tế có một số trường hợp dù đã có những triệu chứng rất rõ ràng như sổ mũi, đau họng, sốt nhưng khi thực hiện test nhanh lại cho kết quả âm tính, trong khi đó xét nghiệm PCR lại cho kết quả dương tính. Do đó nhiều người cho rằng, rất có thể Omicron “tàng hình” đang “lẩn trốn” test nhanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, test nhanh cho kết quả âm tính giả là do nhiều nguyên nhân khác, không phải do virus. Một số nguyên nhân có thể kể đến như: - Biến thể phụ BA.2 có tốc độ lây lan nhanh và trong nhiều trường hợp đã xâm nhập vào cơ thể nhưng vẫn chưa thể phát hiện được bằng phương pháp test nhanh. - Kết quả xét nghiệm còn phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu hoặc thời gian đọc mẫu. Một sai sót nhỏ trong quá trình lấy mẫu cũng có thể cho kết quả âm tính giả. Hơn nữa, khi test nhanh, bạn cũng cần lưu ý về thời gian đọc kết quả theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu đọc kết quả quá sớm sẽ không đảm bảo chính xác. - Do chất lượng bộ kit test không đảm bảo. Những loại kit giả, kém chất lượng sẽ có thể mang lại những kết quả không chính xác. - Bên cạnh đó, khi tải lượng virus còn thấp thì độ nhạy của kit test sẽ không thể đạt mức cao nhất, do đó không thể đạt kết quả chính xác 100% so với kết quả xét nghiệm PCR. Do đó, nên lựa chọn loại kit test uy tín, chất lượng. Trước khi test cần thực hiện kiểm tra bộ kit test còn hạn sử dụng hay không. Thực hiện các thao tác test đúng theo hướng dẫn. Trong trường hợp chỉ xuất hiện vạch T hoặc không xuất hiện cả vạch T và vạch C thì kết quả không có giá trị. Người bệnh cần thực hiện lại bằng que test chất lượng hơn. Những người bệnh có triệu chứng bất thường hoặc đi từ vùng dịch về nhưng kết quả test nhanh vẫn là âm tính thì cũng không nên chủ quan. Ngay cả khi bạn bị cúm và không mắc Covid-19 bạn vẫn có thể lây cúm cho người khác. Do đó, đeo khẩu trang lúc này vẫn rất cần thiết. 3. Một số phương pháp phòng tránh Omicron “tàng hình” - Tiêm đầy đủ các liều vắc xin theo quy định của Bộ Y tế để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn. - Tiêm Evoshield: Kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 này đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép. Evoshield phù hợp với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, các trường hợp suy giảm hệ miễn dịch và những trường hợp đã được tiêm phòng nhưng không sinh ra kháng thể chống lại Covid-19,... Evoshield được đánh giá cao vì có hiệu quả nhanh chóng, giảm nguy cơ nhập viện vì biến chứng nặng. - Đeo khẩu trang khi ra ngoài cũng là cách hiệu quả để phòng tránh bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn lựa những loại khẩu trang chất lượng, vừa vặn với khuôn mặt, không nên dùng khẩu trang quá rộng và không tái sử dụng nhiều lần. - Thường xuyên rửa tay sát khuẩn, súc họng để phòng tránh sự tấn công của virus và bảo vệ sức khỏe. - Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống. - Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện khoa học. Đây là phương pháp không chỉ giúp bạn phòng tránh Covid-19 mà còn có thể phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về biến thể Omicron “tàng hình”. Trong trường hợp có những triệu chứng bất thường, nghi ngờ bệnh, bạn nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm để cách ly và điều trị kịp thời.;;;;;Trong thời gian gần đây, tại một số khu vực và quốc gia, dịch bệnh Covid-19 có xu hướng phức tạp trở lại với sự xuất hiện của các biến chủng mới. Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay biến thể phụ BA.5 của chủng Omicron đã xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam và có nguy cơ lây nhiễm nguy hiểm hơn các biến thể cũ hiện đang tồn tại. Kể từ khi xuất hiện vào năm 2019, virus SARS-Co V-2 đã có nhiều đột biến, trong đó Omicron hiện là biến chủng gây bệnh phổ biến nhất hiện nay. Điều nguy hiểm là biến thể này đã có nhiều đột biến và hình thành nhánh phụ, trong đó có BA.5. Biến chủng mới BA.5 được phát hiện lần đầu tiên tại Nam Phi vào tháng 1/2022, sau đó lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. BA.5 mang nhiều thay đổi trên protein gai ở đột biến L452R, F486V khiến độ độ bám của virus vào tế bào của vật chủ nhanh và dễ dàng hơn. 2. Mức độ nguy hiểm và những nguy cơ mà biến thể phụ BA.5 có thể gây ra Sự nguy hiểm của biến thể này ở điểm tốc độ lây lan của chúng rất nhanh, khả năng cao là sẽ thay thế biến chủng BA.1 và BA.2 hiện tại. Theo những công bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc gây bệnh nặng và khiến cho các ca tử vong tăng lên của BA.5 không bằng Delta song chúng lại có khả năng tấn công, gây lây nhiễm cho những người từng mắc Omicron và những biến chủng trước đó. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn từng mắc các biến chủng của Omicron, bạn vẫn không có khả năng miễn dịch với các biến chủng mới này. Chính vì vậy, chúng rất có thể gây ra một làn sóng dịch khác và các chuyên gia cho rằng virus còn sẽ tiến hóa nhiều hơn khiến cho nhiều người có thể mắc bệnh tới 3 hoặc 4 lần cùng với những triệu chứng kéo dài không dứt. Khi bị nhiễm biến thể này, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thường thấy ở các biến chủng của Omicron đó là: Các bộ phận chịu tác động chủ yếu thuộc đường hô hấp trên trong khi chủng gốc của virus ảnh hưởng tới phổi nhiều hơn. Có thể gây sốt, khó chịu hoặc cảm giác ớn lạnh, mất khứu giác, mệt mỏi, sổ mũi. Đau cơ bắp, đau đầu, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Đối với Việt Nam, việc biến chủng mới BA.5 xâm nhập là điều khó tránh do nhà nước đã thực hiện chính sách bình thường hóa và tăng cường mở cửa, giao lưu kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra chủ trương về việc đánh giá đúng tình hình diễn biến của dịch bệnh để có phương án ứng phó kịp thời và phù hợp, tránh tạo tâm lý chủ quan nhưng cũng tránh việc gây ảnh hưởng tới mọi hoạt động của đời sống. 3. Vắc xin vẫn là lá chắn quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh Hiện nay, việc nghiên cứu, thống kê về những tác động cụ thể của biến thể phụ BA.5 hoặc những biến thế khác có thể xuất hiện trong tương lai là điều luôn được chú trọng. Thế giới vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi đại dịch và cuộc chiến đấu này có thể còn kéo dài. Giống như các biến thể Omicron đã xuất hiện trước, BA.5 cũng có thể né tránh vắc xin một phần, song vắc xin vẫn thể hiện được hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc giảm tỷ lệ tử vong cho những người bị nhiễm. Chính vì vậy, mọi người dân cần đi tiêm vắc xin khi được chỉ định. Đặc biệt là với những người cao tuổi hay người có bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó, theo thống kê, đối tượng trẻ em khi mắc bệnh thường nhẹ hơn, thậm chí có thể không có triệu chứng song hậu quả mà Covid-19 gây ra lại không nhỏ như: mệt mỏi, mất tập trung, đau cơ,… nhiều trẻ còn mắc hội chứng viêm đa hệ thống tại nhiều cơ quan như: da, tim, phổi, thận,… Điều này cho thấy việc tiêm vắc xin cho trẻ là điều hết sức cần thiết để nâng cao sức đề kháng trong phòng, chống bệnh tật. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và CDC Mỹ, việc tiêm các mũi nhắc lại rất cần thiết bởi vì các mũi tiêm cơ bản sẽ bị suy giảm hiệu quả trong vòng 6 tháng và khi biến thể mới xuất hiện. Các mũi nhắc lại sẽ giúp gia tăng nồng độ kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng, đặc biệt trong tình hình các biến thể mới có thể liên tục xuất hiện trong tương lai. Hiện nay, tại Việt Nam, việc tiêm mũi vắc xin nhắc lại lần 2 (mũi thứ 4) được chỉ định cho các đối tượng: Tất cả những người tuổi từ 50 trở lên. Người từ 18 tuổi trở lên mà khả năng miễn dịch bị suy giảm từ mức độ vừa đến nặng. Người từ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp có nguy cơ cao bị bệnh như: cán bộ y tế, tuyến đầu hoặc công nhân hiện đang lao động tại các khu công nghiệp. Cùng với vắc xin, mọi người nên tiếp tục duy trì thực hiện có thói quen tốt như: Bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân bằng việc ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học, vận động hợp lý. Đeo khẩu trang ở những nơi có tập trung đông người. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, đảm bảo vệ sinh không gian sống. Bên cạnh đó, cần loại bỏ ngay những quan niệm chủ quan, sai lầm như: Đánh giá không đúng về tác động của vắc xin, chẳng hạn một số người cho rằng việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 có thể gây ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản. Cho rằng nếu đã mắc Covid-19 thì không cần tiêm vắc xin: thực tế cho thấy bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh nhiều lần với những biến chủng khác nhau. Nghi ngờ về độ an toàn của vắc xin: mặc dù được sản xuất trong thời gian ngắn song vắc xin đã được thử nghiệm và kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng cũng như hiệu quả nên hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Như vậy, biến thể phụ BA.5 khiến tỷ lệ người mắc Covid-19 bắt đầu có dấu hiệu gia tăng trở lại tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ một làn sóng dịch mới dù quy mô có thể nhỏ hơn giai đoạn trước. Đây là điều đã được các chuyên gia nhận định và dự báo nên người dân cần tránh tâm lý lo lắng quá mức, thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch bệnh như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, không tụ tập nơi đông người, tiêm vắc xin đầy đủ,... Đồng thời, luôn cập nhật, theo dõi thông tin từ các nguồn chính thống đảm bảo chính xác, nhanh nhạy.;;;;;Omicron tàng hình còn được gọi là Omicron biến thể BA.2, đây là một phiên bản Omicron gây ra bệnh COVID-19 với tần suất lây nhiễm đáng kinh ngạc mà các hệ thống y tế toàn cầu từng ghi nhận. Người mắc Omicron tàng hình thường có biểu hiện ở đường hô hấp trên như ho, sổ mũi và mệt mỏi. Omicron tàng hình là một trong các biến thể phụ của chủng virus Omicron gây ra đại dịch COVID 19, đây là một trong nhiều biến thể đáng chú ý nhất của Omicron khi nó lây lan với tốc độ vô cùng nhanh chóng và khiến cho số người mắc tăng nhanh trong một thời gian ngắn.Xét về mặt cấu trúc, Omicron tàng hình BA.2 được ghi nhận có nhiều đột biến tương đồng so với biến thể. Omicron tàng hình được phát hiện vào cuối năm 2021, trong một số các mẫu phân tích gen của virus corona thu thập ở Nam Phi, Australia và Canada. 2. Khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron tàng hình Omicron là một trong các biến chủng khi được phát hiện có khả năng lây nhiễm nhanh nhất so với các biến chủng được tìm thấy trước đó là Alpha, Beta và Delta. Và theo các nghiên cứu, phân tích bởi các chuyên gia dịch tễ thì khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron tàn hình BA.2 nhanh hơn các biến chủng từng xuất hiện trước đây và vẫn là biến chủng COVID 19 lây lan nhanh nhất ở thời điểm hiện tại.Theo dữ liệu GISAID và đại học Oxford do nhà nghiên cứu virus Trevor Bedford đưa ra thì biến chủng Omicron tàng hình được phát hiện ở tất cả các bang của nước này và tỷ lệ chiếm khoảng 10% các ca nhiễm SARS-Co. V-2.Tại khu vực châu ÂU, Omicron tàng hình chiếm 82% cas nhiễm ở Đan Mạch ở thời điểm dịch bùng phát cao nhất, 9% số cas nhiễm tại Anh.Tại khu vực Đông Nam Á thì tỷ lệ các ca mắc Covid 19 do Omicron tàng hình chiếm 44,7%. Ở Việt Nam thì Omicron là biến chủng chiếm đa số các ca mắc COVID 19, trong số đó thì Omicron tàng hình là biến thể chủ yếu được phát hiện ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM. 3. Các triệu chứng khi nhiễm Omicron tàng hình Dù khả năng lây bệnh nhanh trong thời gian ngắn, nhưng biến thể Omicron tàng hình cũng không gây thêm các triệu chứng nào nặng hơn các biến thể khác. Cụ thể, người nhiễm Omicron tàng hình cũng sẽ có các triệu chứng ở đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, sổ mũi.Ở châu Âu thì các báo cáo đưa rằng biến chủng Omicron tàng hình còn có thể gây thêm cảm lạnh và xuất hiện nhiều ở những người đã được tiêm vaccine dự phòng, Omicron tàng hình cũng có thể gây ra triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như buồn nôn, đi cầu phân lỏng và đau bụng, đầy hơi.Một số các trường hợp mắc biến thể phụ của Omicron cũng có thể làm xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho khan, đau đầu, mỏi cơ và nhịp tim bất thường. 4. Khả năng tái nhiễm COVID 19 với biến chủng Omicron tàng hình Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể về việc một người có tỷ lệ bao nhiêu phần trăm tái nhiễm Omicron tàng hình. Chỉ những đối tượng không có sự tiêm phòng COVID 19 mới dễ bị tái nhiễm và các triệu chứng của tái nhiễm là nhẹ hơn so với lần đầu tiên nhiễm bệnh. 5. Làm gì để phòng tránh tái nhiễm biến chủng Omicron tàng hình Trước làn sóng dịch có nguy cơ tấn công một lần nữa đến cuộc sống bình thường, các bác sĩ và các nhà khoa học cho rằng vaccine vẫn là một công cụ hiệu quả nhằm ngăn ngừa hết mức rủi ro mà COVID 19 có thể mang lại. Cụ thể, việc tiêm vaccine COVID 19 mũi tăng cường có thể giúp mỗi người có mức kháng thể cao hơn.Ngoài ra, mỗi người cũng nên áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tối ưu như trước đây đã từng áp dụng như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác, tránh tập trung đông người.;;;;;Sự xuất hiện của biến chủng Omicron mới bắt đầu hạn chế việc đi lại của một số quốc gia trên thế giới và làm dấy lên lo ngại toàn cầu về nguy cơ tái nhiễm gia tăng. Các nhà khoa học và bác sĩ đang tìm hiểu về cách thức biến thể này hoạt động khác với những biến chủng virus SARS-Co. V-2 (biến chủng Delta) trước đây. 1. Tổng quan về biến chủng Omicron Biến chủng Omicron ban đầu có tên là B.1.1.529, được phát hiện ở Nam Phi và hiện đã lan rộng ra nhiều nước như Israel, Anh, Italy và khu vực châu Âu. Ngày 26 tháng 11, Tổ chức Y tế Thế giới chính thức đặt tên cho biến thể COVID mới này là Omicron và phân loại vào nhóm "đáng lo ngại".Biến chủng Omicron được phát hiện có khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai. Những thay đổi này cho thấy virus SARS-Co. V-2 đã thích nghi tốt hơn đối với cơ thể người. Với lượng đột biến nhiều gai đột biến ở khu vực tương tác với tế bào người và diện tích tiếp xúc cũng rộng hơn, các chuyên gia cảnh báo có thể đã xuất hiện biến chủng COVID mạnh hơn Delta về khả năng lây lan. Biến chủng mới này cũng dễ kháng vắc-xin và né tránh các phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, ở giai đoạn này vẫn chưa thể khẳng định liệu biến chủng Omicron có nguy hiểm hơn so với các biến chủng virus SARS-Co. V-2 trước đó hay không. 2. Các triệu chứng COVID-19 do biến chủng Omicron gây ra Các bác sĩ ở Nam Phi là những người đầu tiên đưa ra cảnh báo về chủng vi khuẩn mới. Theo họ, các triệu chứng COVID liên quan đến biến thể Omicron là "cực kỳ nhẹ". Hầu hết các trường hợp mới nhiễm ở Nam Phi là ở những người trong độ tuổi 20 và 30 - nhóm tuổi thường có các triệu chứng COVID-19 nhẹ hơn trong mọi trường hợp. Họ cảnh báo rằng những người lớn tuổi bị nhiễm biến thể mới có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn.Theo một bác sĩ đa khoa ở tỉnh Gauteng - nơi có 81% các trường hợp nhiễm biến chủng mới, hầu như các bệnh nhân chỉ bị rất nhẹ, với những triệu chứng giống như cúm: Ho khan, sốt, đổ mồ hôi đêm, đau cơ thể.Vào khoảng ngày 18 tháng 11, một số bệnh xuất hiện các triệu chứng bất thường hơi khác so với bệnh COVID liên quan đến biến thể Delta. Cụ thể, một bệnh nhân nam khoảng 33 tuổi cho biết đã vô cùng mệt mỏi trong vài ngày qua và bị đau nhức toàn thân kèm theo một chút đau đầu. Bệnh nhân này không bị đau họng, mà chỉ là ngứa cổ họng nhưng không ho, mất vị giác hay mất khứu giác - các triệu chứng thường gặp của những biến chủng virus SARS-Co. V-2 trước đó. Việc chưa ghi nhận bệnh nhân nào bị mất vị giác hoặc khứu giác là một trong những điểm khác biệt đáng chú ý nhất cho đến thời điểm này. Biến chủng omicron có thể gây triệu chứng ho cho người mắc 3. Các triệu chứng COVID-19 do biến chủng Delta và Alpha gây ra Cho đến nay biến chủng Delta vẫn là chiếm ưu thế trên toàn cầu, tính từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào đầu năm. Các triệu chứng của biến chủng Delta tương tự như của chủng Alpha COVID (B.1.1.7), nhưng được cho là giống cảm lạnh hơn với biểu hiện đau đầu, đau họng, sổ mũi và sốt. Trong khi đó, các triệu chứng phổ biến nhất của B.1.1.7 - biến thể COVID đầu tiên được phát hiện ở Vương quốc Anh, bao gồm mệt mỏi, đau đầu, đau họng, sốt hoặc mất vị giác và khứu giác. Nhưng nhìn chung thì COVID có thể xuất hiện dưới vô số biểu hiện tùy thuộc vào từng người.Theo các nhà khoa học, biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn 50% so với biến thể Alpha COVID, nghĩa là số người có khả năng bị nhiễm và dương tính với COVID cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết vẫn chưa thể thống kê chính xác về khả năng phát tán với biến thể Omicron vì chúng chỉ mới xuất hiện gần đây. Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại Omicron vào nhóm là "biến thể đáng lo ngại". Nghĩa là đã có bằng chứng gia tăng khả năng lây truyền, bệnh nặng hơn (ví dụ tăng số ca nhập viện hoặc tử vong), giảm đáng kể khả năng của các kháng thể được tạo ra do nhiễm bệnh hoặc tiêm chủng trước đó, giảm hiệu quả của phương pháp điều trị hoặc vắc-xin hoặc gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán.Các biến thể đáng lo ngại, bao gồm Alpha, Beta, biến chủng Delta và bây giờ là Omicron, đã cho thấy khả năng lây lan dễ dàng hơn, gây ra bệnh nghiêm trọng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của vắc-xin và các biện pháp chống COVID khác. Những chủng này đáng lo ngại hơn là các biến thể MU và Lambda có khả năng lây truyền và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh nhưng lại không dễ lây lan.Chuyên gia về COVID-19 của WHO cho biết: Bằng chứng ban đầu về Omicron cho thấy biến thể này có một số lượng lớn các đột biến, làm tăng nguy cơ tái nhiễm so với các biến chủng virus SARS-Co. V-2 có khả năng lây truyền cao khác. Nói cách khác, những người đã từng nhiễm COVID và đã phục hồi có thể bị mắc bệnh lại với biến thể này. Biến chủng virus sars-cov-2 loại Omicron có khả năng lây truyền cao Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vắc-xin COVID-19 có hiệu quả chống lại cả biến thể Alpha và biến chủng Delta. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể đánh giá được hiệu quả của vắc-xin chống lại biến thể COVID Omicron mới này là như thế nào.Giám đốc của Moderna cho biết hãng sản xuất vắc-xin này có thể tung ra một loại vắc-xin cải tiến chống lại biến thể Omicron coronavirus vào đầu năm tới. Các nhân viên của hãng đã bắt đầu nghiên cứu về biến thể mới này trước khi đưa ra kết luận liệu có cần công thức vắc-xin m. RNA mới hay không, cũng như xác định khả năng bảo vệ của vắc-xin hiện tại trong thời gian tới.Tóm lại, biến thể Omicron có nhiều đột biến nguy hiểm hơn rất nhiều so với biến chủng Delta.KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay...). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác ít nhất 2m.KHÔNG TẬP TRUNG: không tập trung đông người.KHAI BÁO Y TẾ: Thực hiện khai báo Y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng Bluezone tại địa chỉ để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19.gov.vn, nbcchicago.com
question_63693
Thoát vị bẹn và 2 nhóm triệu chứng người bệnh cần biết
doc_63693
Thoát vị bẹn triệu chứng là một bệnh lý ngoại tiêu hóa thường gặp với những biểu hiện đặc trưng là nặng một bên vùng bẹn kèm theo hiện tượng sốt, viêm, đau… Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh nên cần được phát hiện, điều trị càng sớm càng tốt. Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn.. Thoát vị bẹn bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng 80% trong tổng số các ca bệnh thoát vị. Trong đó, tỷ lệ nam giới bị thoát vị bẹn gấp 7-8 lần nữ giới. Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở một bên hoặc cả 2 bên bẹn gây cảm giác đau đớn ở người bệnh, đặc biệt là khi ho, khi cúi xuống hoặc khi mang vác vật nặng. Thoát vị bẹn có 2 dạng thường gặp: – Thoát vị gián tiếp: đây là dạng thoát vị bẩm sinh do ống phúc tinh mạc. – Thoát bị bẹn trực tiếp: được hình thành dần theo thời gian do yếu gân cơ thành bụng. Tạng và mỡ thừa đi qua điểm yếu ở thành bẹn, thường xảy ra ở người làm việc gắng sức, ho kéo dài, táo bón kéo dài, tiểu khó… Thoát vị bẹn không nguy hiểm nhưng có thể phát triển thành các biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được chữa trị. Thoát vị bẹn có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên bẹn 2. Thoát vị bẹn triệu chứng Người bệnh có thể nhận biết bệnh qua 2 nhóm triệu chứng dưới đây: 2.1. Thoát vị bẹn triệu chứng cơ năng: Người bệnh thấy xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn. Khối này sẽ to ra khi người bệnh đi lại, khi nâng một vật nặng hoặc khi rặn, ho… và có thể mất đi khi người bệnh nghỉ ngơi. Một số trường hợp người bệnh có cảm giác co kéo và đau lan xuống bìu. Khi khối thoát vị lớn dần khiến người bệnh phải nằm hoặc lấy tay đẩy vào kèm theo đó là cảm giác không thoải mái hoặc đau chói. 2.2. Thoát vị bẹn triệu chứng thực thể: – Khối phồng xuất hiện trên nếp lằn bẹn, chạy dọc theo hướng ống bẹn. – Khối phồng mềm, không đau. Người bệnh có thể nhìn hoặc sờ thấy khối phồng ở vùng bẹn khi đứng, rặn đại tiện hoặc khi ho. Khối phồng biến mất khi khi người bệnh nằm hoặc dùng tay đẩy vào. – Người bệnh gõ vào khối phồng thấy tiếng vang khi khối thoát vị là ruột, gõ đặc khi khối thoát vị là mạc nối. – Khối thoát vị trực tiếp có dạng tròn đối xứng và dễ biến mất khi người bệnh nằm xuống.Trong khi đó, khối thoát vị gián tiếp thường có dạng elip và khó tự biến mất hơn. – Trong trường hợp người bệnh bị thoát vị bẹn nghẹt ( ruột chui vào bìu ở nam giới, buồng trứng chui vào khe hở ở nữ giới) khiến khối phồng không tự đẩy lên được. Người bệnh có thể bị đau quặn bụng từng cơn, buồn nôn hoặc nôn; bụng càng ngày càng trướng to, quan sát có thể thấy các quai ruột nổi lên. Các bác sĩ khuyến cáo, khi bạn cho rằng mình có nguy cơ mắc bệnh thoát vị bẹn, cần đi khám để tìm nguyên nhân, đánh giá đúng tình trạng bệnh và được tư vấn điều trị sớm. Tránh để bệnh tiến triển quá nặng làm xuất hiện biến chứng xấu về sau. Thoát vị bẹn triệu chứng rõ ràng nhất là xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn khi người bệnh hoạt động 2. Nguyên nhân gây thoát vị bẹn Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thoát vị bẹn. Có thể do một vài sai sót xảy ra trong quá trình sau sinh và phát triển của trẻ em, do cơ vùng bẹn bị tăng áp lực gây ra thoát vị, phẫu thuật ổ bụng gây ra hoặc tăng áp lực ổ bụng trước đó… Một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn: – Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc thoát vị bẹn cao hơn nữ giới. – Tiền sử gia đình: nguy cơ thoát vị bẹn tăng nếu người thân trong gia đình như cha mẹ hoặc anh chị em bị thoát vị bẹn. – Người mắc một số bệnh lý như xơ nang hoặc các bệnh lý liên quan đến phổi, ho mãn tính, u đại tràng… – Người bị hẹp niệu đạo hoặc bướu lành ở tuyến tiền liệt gây khó tiểu. – Người hút thuốc lá. – Người bị táo bón mạn tính. – Người bị thừa cân, béo phì. – Phụ nữ trong giai đoạn mang thai có thể làm suy yếu cả các cơ bụng và gây tăng áp lực trong ổ bụng. – Người phải đứng làm việc trong thời gian dài hoặc công việc lao động chân tay nặng nhọc. – Trẻ em bị sinh non. 4. Biến chứng của thoát vị bẹn – Thoát vị kẹt: Đây là tình trạng khi các tạng thoát vị chui xuống túi thoát vị nhưng không thể di chuyển trở lại được dù đã dùng tay đẩy lên. Khi này, một phần của tạng ở trong khoang bụng bị mắc kẹt trong túi thoát vị tạo nên một khối chắc khiến người bệnh bị đau, táo bón, buồn nôn…. Tuy nhiên theo thời gian, nếu không được điều trị, khối thoát vị sẽ sẽ lớn lên về kích thước khiến chúng bị chấn thương hoặc tiến triển thành thoát vị nghẹt. – Thoát vị nghẹt: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thoát vị bẹn nghẹt khiến các tạng ở trong túi thoát vị bị xoắn lại với nhau không thể di chuyển trở lại vào thành bụng khiến máu không thể lưu thông đến đây dẫn đến ngoại tử. Người bị thoát vị nghẹt xuất hiện triệu chứng đau, sốt, sưng đỏ, viêm. – Chấn thương tạng thoát vị: Biến chứng này xảy ra khi khối thoát vị lớn và xuống tương đối thường xuyên. Khi bị chấn thương từ bên ngoài gây nên dập, vỡ các tạng bên trong. – Gây vô sinh ở nam giới do thoát vị bẹn có thể gây hoại tử, teo, xoắn,… tinh hoàn. 5. Điều trị thoát vị bẹn Phương pháp điều trị người bệnh thoát vị bẹn được chia theo lứa tuổi. Đối với trẻ sơ sinh bị thoát bẹn vị bẩm sinh có thể chờ ống phúc tinh mạc tự bít. Với trẻ nhỏ và người lớn có 2 phương pháp điều trị là mổ mở và mổ nội soi. Bệnh thoát vị bẹn cần phải được phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng Trong đó phẫu thuật nội soi là phương pháp được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong điều trị thoát vị bẹn hiện nay. Bác sĩ đưa ống nội soi và các dụng cụ kỹ thuật qua đường rạch rất nhỏ ở vùng bụng người bệnh. Sau đó sẽ dùng thiết bị để đẩy bộ phận thoát vị trở lại vị trí đúng như ban đầu, đồng thời chêm vào đó một tấm lưới nhân tạo để tăng cường cho chỗ cơ yếu trên thành ổ bụng rồi khâu lại vết mổ. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn nên người bệnh ít đau, ít chảy máu và sẹo mổ nhỏ đảm bảo được tính thẩm mỹ. Đối với phương pháp phẫu thuật mở, nguy cơ tái phát thoát vị sau khi tiến hành là rất thấp. Tuy nhiên thời gian hồi phục của người bệnh chậm hơn so với phẫu thuật nội soi do vết mổ rộng và dài; nguy cơ mất máu nhiều cũng như biến chứng sau mổ cũng sẽ cao hơn. Thoát vị bẹn gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, khi bị thoát vị bẹn có các dấu hiệu cảnh báo cần thăm khám và điều trị ngay.
doc_44747;;;;;doc_29602;;;;;doc_35773;;;;;doc_27151;;;;;doc_27128
Thoát vị là một tình trạng phổ biến trong đó một phần của cơ quan nội tạng hoặc mô bị phình ra qua cơ. Thoát vị bẹn xảy ra khi ruột hoặc mỡ từ ổ bụng lồi ra qua thành bụng dưới vào vùng bẹn. Các kiến thức cơ bản về thoát vị bẹn sẽ được mô tả trong bài viết này. Thoát vị là một tình trạng phổ biến trong đó một phần của cơ quan nội tạng hoặc mô bị phình ra qua cơ 1. Tổng quan Thoát vị là một phần mô nhô ra từ một vùng trên cơ thể xuyên qua thành cơ được cho là chứa nó. Thoát vị có thể xuất hiện khi mới sinh do cấu trúc chưa đóng hoàn toàn. Hoặc do chúng có thể phát triển muộn hơn do áp lực tăng lên đẩy vào một vùng cơ bị suy yếu hoặc lớp cân mạc. Thoát vị bẹn xảy ra ở khoảng 5 trong số 100 trẻ em. Thường gặp ở bé trai hơn bé gái. Đây cũng là loại thoát vị phổ biến nhất. 1.2 Các loại thoát vị bẹn Thoát vị bẹn có thể được chia làm 2 dạng: thoát vị bẹn trực tiếp hoặc gián tiếp. Thoát vị gián tiếp, xuất hiện ngay từ khi mới sinh là kết quả của sự đóng không hoàn toàn của ống bẹn. Ở nam giới, tinh hoàn đi xuống từ vị trí ban đầu trong ổ bụng vào bìu qua ống bẹn. Thoát vị bẹn trực tiếp là kết quả của sự suy yếu của cơ bụng dưới. Thoát vị bẹn có thể gây đau hoặc không. Chúng thường được thấy như một khối phồng ở háng, môi âm hộ hoặc bìu lớn dần theo thời gian. Thoát vị bẹn thường có thể tự đẩy trở lại ổ bụng tạm thời. Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được áp dụng để đưa khối thoát vị về đúng vị trí và đóng lỗ thông. Sưng nề, tăng áp lực có thể dẫn đến kẹt, chèn ép các cơ quan. Điều này cuối cùng có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ quan, dẫn đến hoại tử. Thoát vị nghẹt thường đi kèm với cơn đau dữ dội. Và đây là một trường hợp cấp cứu y tế cần được điều trị ngay lập tức. Mục đích để ngăn ngừa hoại tử mô (chết tế bào). Nghẹt ruột là một trường hợp cấp cứu y tế có thể đe dọa đến tính mạng, cần được điều trị ngay. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời đối với các khối phồng ở bẹn, bìu hoặc môi âm hộ, đặc biệt nếu chúng tăng kích thước hoặc gây đau đớn, hoặc nếu bạn đã được điều trị thoát vị bẹn nhưng các triệu chứng vẫn tái phát. 2. Các triệu chứng Một số trường hợp thoát vị xảy ra mà không có triệu chứng. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khối phồng ở bẹn, bìu hoặc môi âm hộ. Nó có thể tăng kích thước khi tăng áp lực ổ bụng (ho, khiêng nặng,…). Khu vực bị thoát vị này có thể bị đau. Khu vực bị thoát vị này có thể bị đau 2.1 Các triệu chứng thường gặp Các triệu chứng phổ biến của thoát vị vùng bẹn bao gồm: 2.2 Các triệu chứng nghiêm trọng Trong một số trường hợp, thoát vị vùng bẹn có thể đe dọa đến tính mạng. Thoát vị bẹn có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc có thể phát triển theo thời gian. Các lỗ thoát vị xuất hiện khi mới sinh được gọi là thoát vị bẩm sinh và cũng được gọi là thoát vị gián tiếp. Chúng là kết quả của sự đóng không hoàn toàn của ống bẹn, ống mà qua đó tinh hoàn đi xuống từ vị trí ban đầu trong ổ bụng vào bìu. Thoát vị bẹn trực tiếp phát triển sau này trong cuộc sống do sự suy yếu của cơ bụng dưới. Thoát vị có tính di truyền trong một số gia đình. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển thoát vị vùng bẹn. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ này không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị thoát vị. Các yếu tố nguy cơ của thoát vị vùng bẹn bao gồm: 3.2 Giảm nguy cơ thoát vị vùng bẹn Bạn có thể giảm nguy cơ mắc thoát vị bằng những cách sau: Cách chữa thoát vị vùng bẹn hiệu quả và triệt để nhất là phẫu thuật và thường được thực hiện khi khối thoát vị tăng kích thước hoặc trở nên khó chịu. Trong quá trình phẫu thuật, các mô và cơ quan thoát vị được đẩy trở lại khoang bụng. Phần phúc mạc bị kéo nhô ra sẽ bị loại bỏ, phần khuyết phúc mạc được đóng lại. Lỗ thông trong thành bụng cũng được đóng lại và nó thường được gia cố bằng một tấm lưới để giảm nguy cơ tái phát. Cách chữa thoát vị vùng bẹn duy nhất là phẫu thuật và thường được thực hiện khi khối thoát vị tăng kích thước hoặc trở nên khó chịu Các khối thoát vị nhỏ có thể được theo dõi đơn giản. Một số trường hợp được sử dụng dụng cụ đeo hỗ trợ vùng thoát vị. Các biến chứng của thoát vị vùng bẹn không được điều trị có thể nghiêm trọng. Thậm chí nó có thể đe dọa tính mạng trong một số trường hợp. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng nghiêm trọng bằng cách tuân theo kế hoạch điều trị mà bác sĩ chỉ định. Các biến chứng của thoát vị vùng bẹn bao gồm: Theo thời gian, nguy cơ thoát vị tăng lên khi thành cơ của bụng yếu đi và các mô, cơ quan bị phình ra nhiều hơn. Khối thoát vị sẽ không tự lành, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất.;;;;;Thoát vị bẹn triệu chứng đặc trưng là xuất hiện khối phồng ở vùng bẹn, ấn mềm. Khối này phồng lên khi bạn đứng, chạy, nhảy, ho, rặn…và xẹp lại khi nằm xuống, nghỉ ngơi. Cách điều trị thoát vị bẹn triệt để duy nhất hiện nay là phẫu thuật để đẩy các tạng về vị trí cũ, củng cố vững chắc thành bụng yếu. Tìm hiểu chi tiết các thông tin này trong bài viết sau. Triệu chứng thường gặp nhất của thoát vị bẹn là xuất hiện một khối phồng ở vùng bẹn. 1.1. Thoát vị bẹn triệu chứng thường gặp Thoát vị bẹn thực chất là tình trạng một tạng nào đó trong ổ bụng (mạc nối, ruột non…) rời khỏi vị trí ban đầu chui qua thành bụng xuống vùng bẹn. Bệnh có thể gặp ở cả hai giới nhưng phổ biến hơn ở nam giới, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi. Triệu chứng của thoát vị bẹn thường gặp của thoát vị bẹn bao gồm: – Có khối phồng tại vùng bẹn bìu ở nam giới và gần vùng âm môi ở phụ nữ. – Khối phồng này thường phồng lên to hơn khi người bệnh ho, khóc, rặn hoặc có các vận động mạnh hơn như chạy, nhảy, mang vác đồ nặng. Khi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống thì khối thoát vị có thể tự chui vào ổ bụng trở lại, xẹp xuống. – Cảm giác đau tức, khó chịu như có khối nặng đè ở vùng bẹn. 1.2. Thoát vị bẹn triệu chứng cần cấp cứu Bệnh thoát vị bẹn nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng sức khỏe, trong đó nguy hiểm nhất là thoát vị kẹt và thoát vị nghẹt. Nếu có các triệu chứng cảnh báo thoát vị bẹn đã tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được xử lý kịp thời: – Thoát vị kẹt: xảy ra khi một phần của ruột, mô mỡ hoặc buồng trứng (ở nữ)… bị kẹt lại trong túi thoát vị. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khối phồng căng chắc, sưng đau, có thể kèm theo nôn ói, táo bón. – Thoát vị nghẹt: tình trạng túi thoát vị bị xoắn lại dẫn tới hoại tử các tạng, viêm phúc mạc… đe dọa gây tử vong. Dấu hiệu của biến chứng này là khối phồng sưng, nóng, chuyển màu đỏ, tím, thẫm, người bệnh đau dữ dội, bị sốt. Thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ có dấu hiệu thoát vị bẹn. Như đã đề cập ở các phần trên, người bệnh khi bị thoát vị bẹn triệu chứng khó chịu, cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Thoát vị bẹn có thể được phát hiện sớm qua thăm khám lâm sàng khi quan sát bằng mắt thấy có khối phồng. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đứng lên, ho hoặc thử rặn mạnh để khối phồng hiện lên rõ hơn. Trong một số trường hợp, siêu âm hoặc chụp CT cũng có thể được chỉ định để hỗ trợ khẳng định chẩn đoán thoát vị bẹn. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp để chấm dứt ngay các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. 3. Cách điều trị thoát vị bẹn Hiện tại phương pháp điều trị thoát vị bẹn duy nhất là phẫu thuật. Chỉ có phẫu thuật mới có thể đẩy các tạng trong ổ bụng về vị trí chính xác đồng thời tái tạo lại thành bụng vững chắc hơn. Căn cứ vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định mổ nội soi hoặc mổ mở. – Mổ mở: tạo một vết rạch ở vị trí thoát vị, sau đó đưa tạng sa xuống vùng bẹn về vị trí cũ. Tiếp đến là tiến hành cắt túi thoát vị, khâu đóng và một số trường hợp có thể đặt thêm lưới nhân tạo để củng cố thành bụng. – Mổ nội soi: cũng tương tự như mổ mở nhưng thay vì phải mở một đường rạch dài ở vùng bẹn, bác sĩ chỉ cần tạo một vài đường rạch rất nhỏ. Sau đó đưa ống nội soi và các dụng cụ phẫu thuật khác vào bên trong để tiến hành xử lý khối thoát vị. Nhờ đó mổ nội soi có ưu điểm ít đau, hầu như không để lại sẹo, thời gian phục hồi nhanh, không cần nằm viện lâu. Người bệnh cũng sớm quay trở lại sinh hoạt bình thường. Một số ca thoát vị bẹn không thể thực hiện phẫu thuật sẽ được chỉ định theo dõi thêm, đeo đai thoát vị bẹn, mặc quần chật… Sau mổ, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, giữ vệ sinh vết mổ. Nếu phát hiện có các biểu hiện bất thường như vết mổ sưng, nóng, đỏ, đau, sốt…hãy thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để duy nhất của thoát vị bẹn. 4. Cách phòng tránh bệnh thoát vị bẹn Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc thoát vị bẹn bằng cách làm giảm áp lực lên vùng bụng như: – Duy trì cân nặng hợp lý với chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục thường xuyên. – Ăn thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để ngăn ngừa táo bón. – Hạn chế nâng vật nặng, trong trường hợp bắt buộc nên cẩn thận. – Không hút thuốc lá vì hút thuốc có thể gây ho mạn tính, làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn. – Khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện sớm các dấu hiệu của thoát vị bẹn để điều trị kịp thời.;;;;;Thoát vị bẹn là bệnh lý khá phổ biến và có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. 1. Tìm hiểu về thoát vị bẹn Trước khi nhận biết những triệu chứng thoát vị bẹn, hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này. Thoát vị là tình trạng những tạng ở trong ổ bụng chui qua ống bẹn hoặc chui qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng vùng trên nếp bẹn, xuống dưới da hoặc xuống vùng bìu. Nam giới là đối tượng dễ bị thoát vị bẹn nhất, và nó có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Bởi vì phần bẹn của nam giới thường rất yếu. Có thể bị thoát vị bẹn ở hai hoặc một bên. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn là do tăng áp lực xảy ra tại vị trí thoát vị kết hợp với vùng cơ bẹn bị yếu. Thoát vị bẹn rất nguy hiểm nếu không được kịp thời phát hiện. Theo thời gian khối thoát vị bẹn sẽ to dần lên, đặc biệt là những người lao động hoặc đi lại nhiều. Thoát vị bẹn sẽ đặc biệt nguy hiểm khi phần ruột sa xuống và chèn ép các cơ quan trong khoang bụng và gây hoại tử ruột cho người bệnh. Vì vậy để kịp thời điều trị, thì việc nhận biết triệu chứng thoát vị bẹn rất quan trọng. 2. Triệu chứng thoát vị bẹn Triệu chứng thoát vị bẹn thường không rõ ràng. Bệnh nhân có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Có những trường hợp triệu chứng thoát vị bẹn là cảm thấy vùng bẹn căng tức hoặc đau. Khi bị bệnh, do ruột dồn xuống vì vậy một bên bìu sẽ to lên thành khối phồng và người bệnh thấy nặng nề hơn. Vùng bìu này sẽ ngày càng to hơn theo thời gian khi bạn làm việc nặng hoặc chạy nhảy hoặc sẽ giảm khi nằm nghỉ ngơi. Đối với trẻ em, triệu chứng thoát vị bẹn có thể là buồn nôn do khối u không thể di chuyển trong ổ bụng và bị nghẹt, gây ra tình trạng sưng đau. Ngoài ra một số triệu chứng khác có thể nhận biết bệnh như viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn,... Lúc đầu bệnh nhân có thể đẩy khối thoát vị lên ổ bụng một cách dễ dàng. Nhưng về sau, nếu có biến chứng kẹt và nghẹt thì khối thoát vị không thể đẩy lên ổ bụng được nữa. Nếu những triệu chứng thoát vị bẹn không được phát hiện sớm, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm đặc biệt như thoát vị bẹn nghẹt và thoát vị kẹt. Thoát vị bẹn nghẹt là tình trạng nguy hiểm nhất của bệnh lý này mà người bệnh có thể gặp phải. Khi thoát vị bị nghẹt, các mô trong túi thoát vị sẽ xoắn lại, không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết và dẫn tới hoại tử, có thể gây tử vong cho người bệnh. Thoát vị kẹt có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với thoát vị bẹn nghẹt. Khi bị thoát vị kẹt các tạng có thể bị kẹt lại trong túi thoát vị tạo thành khối gây vướng víu và dễ bị chấn thương hơn. Khối thoát vị bẹn có thể lớn dần lên, nhanh hay chậm còn phụ thuộc ở mỗi người. Tuy nhiên điều quan trọng là bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không được điều trị, có sự can thiệp của bác sĩ. 3. Ngoài ra người bệnh đi kèm với các dấu hiệu bị trĩ, đi tiểu và đại tiện khó khăn. - Phương pháp xét nghiệm: bao gồm siêu âm và nội soi ổ bụng. Trong đó, siêu âm được sử dụng nhiều để chẩn đoán bệnh lý này. Hình ảnh siêu âm sẽ cho thấy quai ruột hoặc mạc nối trong khối phồng ở vùng thoát vị bẹn. Còn phương pháp nội soi ở bụng sẽ giúp bác sĩ thấy được thoát vị chui qua lỗ bẹn sâu. Các phương pháp điều trị thoát vị bẹn Để điều trị thoát vị bẹn, các bác sĩ thường áp dụng phương pháp can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên phương pháp này không phải áp dụng cho tất cả các bệnh nhân thoát vị bẹn. Bác sĩ còn phải kiểm tra, chẩn đoán tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể để từ đó đưa ra phác đồ điều trị và xem xét có cần sử dụng phương pháp can thiệp ngoại khoa hay không. 4. Thói quen giúp hạn chế tình trạng tiến triển của thoát vị bẹn Thoát vị bẹn có thể nặng hơn hoặc giảm nhẹ do thói quen của người bệnh. Chính vì vậy để giảm thiểu sự tiến triển của bệnh, bạn nên rèn cho mình thói quen sinh hoạt. Dưới đây là những thói quen sinh hoạt bạn có thể áp dụng để làm hạn chế diễn tiến của bệnh: Nếu bác sĩ kê thuốc giảm đau, hãy sử dụng theo đúng chỉ dẫn. Không nên làm việc quá sức, nếu bác sĩ khuyên đi dạo và leo cầu thang thì bạn có thể thực hiện ở cường độ vừa phải. Ăn uống bổ sung chất xơ và nước để tránh bị táo bón. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để giúp việc tiêu hóa tốt hơn, tránh bị táo bón. Chỉ quan hệ tình dục khi bác sĩ cho phép. Với những người mắc bệnh thoát vị bẹn bị thừa cân thì hãy chủ động giảm cân. Nếu có triệu chứng dị ứng hoặc ho kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ. Người bệnh không nên hút thuốc để tránh những cơn ho mãn tính. Hạn chế mang vác vật nặng khiến cho vùng thoát vị phồng to hơn. Nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát những nguy cơ dẫn tới mắc bệnh.;;;;;Thoát vị bẹn có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có những kiến thức đúng về bệnh. Từ đó nhận biết được các dấu hiệu bất thường của bệnh và chữa trị kịp thời. Tổng quan về tình trạng Khi có sự kết hợp giữa hai yếu tố là thành bụng và tăng áp lực xảy ra tại chỗ thoát vị sẽ gây thoát vị bẹn. Các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn hay các điểm yếu của thành bụng trên nếp bẹn xuống dưới da, hoặc có thể là xuống vùng bìu. Thoát vị bẹn có những đặc điểm và dấu hiệu nhận biết sau: Ở mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, nam giới có tỷ lệ mắc nhiều hơn so với nữ. Người bệnh đau tức vùng bẹn bìu, trong đó, một bên bìu to lên không gây đau diễn ra không liên tục. Nếu ít vận động và nằm nghỉ sẽ hết cảm giác tức. Vì vậy mà nó gây sự chủ quan cho người bệnh. Do đó khi không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ nặng hơn và gây đau đớn vì sự chèn ép các cơ quan trong khoang bụng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các nguyên nhân gây bệnh thoát vị bẹn Thoát vị bẹn có 3 nguyên nhân chính gây bệnh. Mọi người cần biết để hạn chế nguy cơ gặp phải. Bẩm sinh, khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã tồn tại ống phúc tinh mạc. Cơ thành bụng yếu cũng là nguyên nhân chính gây bệnh, bao gồm những nhóm sau: béo phì, tuổi già, vết mổ vùng bẹn,… hoặc làm việc nặng nhọc thường xuyên. Một số yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng như: bị táo bón kinh niên, bệnh ho kéo dài, cổ chướng, có các khối u lớn trong ổ bụng hay u đại tràng, thai kỳ,… 2. Các triệu chứng, biến chứng và chẩn đoán bệnh Bệnh thoát vị bẹn có những triệu chứng và biến chứng cần lưu ý sau. Triệu chứng Các triệu chứng thường xuất hiện không rõ ràng ở giai đoạn đầu và người bệnh chỉ có cảm giác tức nhiều ở vùng bẹn. Thời gian sau, khối thoát vị sẽ không tránh khỏi trường hợp to lên và bệnh nhân sẽ thấy khối phồng ở vùng bẹn một bên hoặc hai bên. Khối phồng sẽ không xuất hiện khi nằm xuống, còn khi di chuyển, đi đứng hoặc ho, hắt xì hơi sẽ thấy rõ khối phồng. Khối thoát vị có thể được đẩy lên ổ bụng, tuy nhiên thời gian về sau khi có các biến chứng kẹt và nghẹt thì khối không thể di chuyển được. Biến chứng Những biến chứng thường gặp của bệnh là: người bệnh đau đột ngột, đau nhiều, dữ dội ở vùng bẹn, nhiệt độ cơ thể tăng gây nên sốt, mạch nhanh, có màu đỏ, tím hoặc sẫm ở chỗ khối phồng thoát vị. Đây là các biến chứng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời để ngăn ngừa tình trạng hoại tử khi các tạng trong túi thoát vị thiếu máu nuôi dưỡng, đe dọa tính mạng người bệnh. Chẩn đoán Dựa trên các triệu chứng và khám lâm sàng là chủ yếu. Bên cạnh đó là các phương pháp như siêu âm, CT-scan, hay X-quang cũng được áp dụng để xác định rõ vị trí, kích thước túi thoát vị và tình trạng quai ruột bên trong túi thoát vị. Ở trường hợp bệnh nhân mắc phải là nữ, có thể thụ thai. Tuy nhiên, việc mang thai gây áp lực ổ bụng làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Và khi đó, phẫu thuật chắc chắn có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bệnh nên được chẩn đoán và phẫu thuật sớm trước khi mang thai. Tuy nhiên, ở nam giới, bệnh là một trong các yếu tố gây xoắn, teo tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh. Như vậy sẽ gây tình trạng tinh hoàn hoại tử, tăng nguy cơ vô sinh. 4. Điều trị Phẫu thuật cắt bỏ túi thoát vị là phương pháp điều trị phổ biến. Biện pháp này còn giúp tái tạo thành bụng vững chắc. Có 2 phương pháp phẫu thuật là: Phẫu thuật mổ hở: Tạo một vết cắt qua đó bịt kín chỗ bị thoát vị đó và đồng thời củng cố lại thành bụng cho bệnh nhân. Phẫu thuật mổ nội soi: Tạo một vài vết cắt nhỏ và sử dụng các dụng cụ đặc biệt bịt kín khối thoát vị. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi được đánh giá cao. Bởi nó có các ưu điểm là an toàn, không gây biến chứng, thời gian để phẫu thuật ngắn chỉ trong vòng 30 đến 60 phút và ít gây đau đớn. Và sau phẫu thuật, người bệnh có thể xuất viện sớm sau 2 đến 3 ngày và hoạt động nhẹ nhàng sau 1 - 2 tuần. Ngoài ra còn có phương pháp điều trị bảo tồn đối với trẻ dưới 6 tuổi, vì trẻ nhỏ ít bị nghẹt, ống phúc tinh mạc có thể bịt lại. Và người già yếu có các bệnh lý không thể phẫu thuật được. Phẫu thuật mổ thoát vị bẹn thường rất ít rủi ro, tuy nhiên vẫn tồn tại các trường hợp bệnh bị tái phát lại sau 3 năm. 5. Cách phòng ngừa Khi đã có những yếu tố đã kể trên, nên lưu ý và hạn chế những yếu tố sau: Bổ sung các loại trái cây, rau quả trong thực đơn hàng ngày. Chất xơ trong các loại thực phẩm đó sẽ giúp dễ tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh táo bón. Không hút thuốc hay hút thuốc thụ động, một trong những nguyên nhân gây bệnh ho mãn tính. Nên hạn chế mang vác vật nặng. Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đến bệnh viện gần nhất ngay khi có những dấu hiệu bất thường trên. 6. Cách phát hiện bệnh sớm ở bé trai Bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh thường có nguyên nhân chính là bẩm sinh. Vì vậy, cần quan sát để phát hiện những dấu hiệu lạ trên cơ thể bé và chữa trị sớm để tránh các biến chứng về sau. Xuất hiện khối phồng từ nhỏ, ngay khi ra đời. Đối với bé trai, khối phồng ở vùng bẹn, bìu còn đối với bé gái thì ở vùng mu-môi lớn. Và khối phồng tăng kích thước khi bé ho, khóc hay chạy nhảy. Ở vùng ống bẹn, bìu có thể sờ được túi thoát vị, trong túi chứa một khối mềm, không đau. Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh thoát vị bẹn và trả lời cho câu hỏi thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không. Nếu có các triệu chứng bất thường như trên, hãy đến các trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị để không có các biến chứng về sau.;;;;;Thoát vị bẹn là tình trạng một phần cơ quan trong ổ bụng như ruột,... chui vào lỗ bẹn, tạo thành thúi thoát vị. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Nhiều bệnh nhân thoát vị bẹn vì chủ quan nên không thăm khám, điều trị khi có triệu chứng, dẫn tới biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống. 1. Thoát vị bẹn và dấu hiệu bệnh điển hình nhất Thoát vị bẹn là một dạng thoát vị thành bụng, khi một khu vực nào đó của ống bẹn bị kém đi, khiến một vài tạng của ổ bụng rời khỏi vị trí cổ định trong ổ bụng để xuống bìu. Tình trạng bệnh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ (thường là bệnh lý bẩm sinh) và người lớn, gây ra những triệu chứng và ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. 1.1. Thoát vị bẹn ở trẻ em Thoát vị bẹn ở trẻ em chủ yếu là tình trạng bẩm sinh, do sự sai lệch hoặc bất thường trong cấu trúc dẫn tới sai khác trong vị trí các cơ quan của ổ bụng. Tình trạng này chiếm khoảng 0,8 - 4,4% bệnh lý bẩm sinh ở trẻ, gây triệu chứng và biến chứng sức khỏe nguy hiểm hơn so với người trưởng thành. Trong thời kỳ phát triển thai, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống bìu vào khoảng tháng thứ 7 theo ống phúc tinh mạc. Sau khi di chuyển xong, lúc trẻ sinh ra ống phúc mạc sẽ tự đóng lại, song nếu điều này không xảy ra, các cơ quan trong ổ bụng có thể theo ống chui xuống ống bẹn. Các cơ quan này thường bị kẹt ở ống bẹn, dẫn tới thoát vị bẹn, có thể chèn ép bó mạch tinh hoàn, giảm máu nuôi đến các cơ quan. Ở trẻ nhỏ, cả bé gái và bé trai đều có thể mắc thoát vị bẹn, nhưng bé trai nhiều hơn và tập trung chủ yếu ở các trẻ sinh non. Bé có thể bị thoát vị bẹn ở bên phải, bên trái hoặc cả hai bên, cần thăm khám hoặc chẩn đoán hình ảnh mới có thể xác định được. Dấu hiệu thoát vị bẹn ở trẻ có thể nhận biết như sau: Xuất hiện khối phồng bất thường ở vùng bẹn bìu của trẻ trai hoặc gần âm môi của trẻ gái Khối phồng này là cơ quan của ổ bụng bị thoát vị xuống vùng bẹn, gây đau đớn cho trẻ và kích thước thường tăng hơn khi trẻ khóc, rặn đi vệ sinh, chạy nhảy, thể dục, vận động mạch,… Khi trẻ nằm nghỉ ngơi, khối thoát vị này có thể nhỏ đi hoặc trở về bình thường, cha mẹ nên chú ý đến dấu hiệu này. Đau vùng bẹn Ngoài xuất hiện khối bất thường, thoát vị thường kèm theo tắc nghẽn vùng bẹn nên gây đau đớn cho trẻ, trẻ sẽ giãy ra hoặc không cho bố mẹ sờ. 1.2. Thoát vị bẹn ở người lớn Thoát vị bẹn ở người lớn thường xảy ra do cơ thành ổ bụng yếu, không có khả năng giữ cố định vị trí của các cơ quan trong ổ bụng. Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, người thường xuyên làm việc, mang vác nặng nhọc, bệnh nhân táo bón kéo dài,… Thoát vị bẹn ở người lớn sẽ gây ra các triệu chứng sau: Cảm giác đau, khó chịu khi nâng vác vật nặng, vận động mạnh hoặc tập thể dục. Khi nghỉ ngơi, nhất là khi nằm, tình trạng đau sẽ giảm bớt do các cơ quan có thể trở ngược lại và không đè nặng lên cơ quan vùng bẹn. Tăng kích thước bất thường một hoặc hai bên háng, khối phình thường lớn hơn khi đứng lên và giảm bớt khi nằm xuống. Bìu bị đè ép, sưng đỏ. Cảm giác bị đè nặng ở bẹn. Rất có thể khối thoát vị bị nghẹt, làm giảm cung cấp máu, thiếu máu cục bộ,… Các trường hợp này phải phẫu thuật càng sớm càng tốt, tránh biến chứng hoại tử ruột và tử vong. Biến chứng thoát vị bẹn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì thế không nên chủ quan với dấu hiệu bệnh. Ở bệnh nhân thoát vị bẹn, các cơ quan ổ bụng có thể bị sa xuống và chèn ép lên cơ quan vùng bẹn, trong đó có cơ quan sinh sản. Vì thế nhiều bệnh nhân thắc mắc về ảnh hưởng của bệnh đến khả năng sinh sản. Dù có gây chèn ép song hầu hết trường hợp thoát vị bẹn không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh, đặc biệt khi được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị bẹn là gây tắc ruột, chèn ép lưu thông máu dẫn đến hoại tử. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không phát hiện và xử lý tình trạng này. Sau điều trị, bệnh nhân có thể trao đổi thêm với bác sĩ về khả năng sinh sản cũng như các biện pháp chăm sóc phù hợp. 3. Điều trị thoát vị bẹn như thế nào - bác sĩ giải đáp chi tiết, dễ hiểu Thoát vị bẹn ở cả người trưởng thành lẫn trẻ nhỏ đều không thể tự khỏi được do bất thường bẩm sinh hoặc biến dạng cấu trúc. Hơn nữa, bệnh càng kéo dài thì triệu chứng và biến chứng càng nghiêm trọng. Khi nằm xuống hoặc nghỉ ngơi, triệu chứng thoát vị bẹn có xu hướng giảm đi nhưng nó không thể hiện được bệnh đã phục hồi, bắt buộc cần điều trị. Phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh nhân thoát vị bẹn là phẫu thuật để can thiệp vào cấu trúc ổ bụng bị biến dạng hoặc bất thường bẩm sinh, giúp các cơ quan ổ bụng trở về vị trí bình thường. Phẫu thuật thoát vị bẹn không quá phức tạp, kể cả trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, trẻ có bệnh lý nặng đều có thể thực hiện. Bác sĩ sẽ mổ một đường nhỏ vùng nếp gấp bẹn và can thiệp vào cấu trúc ổ bụng. Vết mổ này chỉ gây ra sẹo nhỏ, ở vùng khó thấy nên vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Bệnh nhân cần được chăm sóc tốt để tránh biến chứng sau phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi đang được ưu tiên trong điều trị bệnh lý này, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Như vậy, thoát vị bẹn có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh và người trưởng thành, nguy cơ gây thoát vị kẹt và thoát vị nghẹt. Trong đó, thoát vị nghẹt là tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến hoại tử các mô trong túi thoát vị. Vì thế, bệnh nhân ngay khi có dấu hiệu nên sớm đi thăm khám và điều trị tích cực.
question_63694
Làm gì khi bị hạ canxi máu?
doc_63694
Hạ canxi máu thường gặp ở những người có chế độ ăn thiếu canxi, cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi do thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, mắc hội chứng giảm hấp thu mạn tính hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu dạng furosemid...; hoặc mắc các rối loạn nội tiết như suy tuyến cận giáp trạng, tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp... Việc cần thiết là nhận biết cơn hạ canxi máu và sơ cứu, tránh hốt hoảng quá mức. Canxi là một khoáng chất quan trọng. Cơ thể sử dụng nó để xây dựng xương và răng chắc khỏe. Canxi cũng cần thiết cho tim và các cơ bắp để hoạt động tốt. Khi bạn không nhận đủ canxi, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn như: loãng xương, thiếu - nhuyễn xương.Trẻ em không có đủ canxi có thể không phát triển hết chiều cao tiềm năng khi trưởng thành.Bạn nên bổ sung lượng canxi được khuyến cáo mỗi ngày thông qua thực phẩm, chất bổ sung hoặc vitamin. Càng lớn tuổi, nguy cơ thiếu canxi càng cao. Sự thiếu hụt này có thể là do:Bổ sung canxi không đủ trong thời gian dài, đặc biệt là ở thời thơ ấu. Dùng thuốc làm giảm hấp thu canxi. Không dung nạp chế độ ăn uống có thực phẩm giàu canxi. Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ;Yếu tố di truyền.Bổ sung lượng canxi thích hợp ở mọi lứa tuổi là rất quan trọng. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, khẩu phần ăn chứa canxi hằng ngày được khuyến cáo là như nhau cho cả hai giới. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kì (NIH), lượng canxi hằng ngày cần bổ sung là: Càng lớn tuổi, nguy cơ hạ canxi máu càng cao Theo hướng dẫn chế độ ăn kiêng chính phủ Hoa Kỳ, nhu cầu canxi cho người lớn là:Phụ nữ cần bổ sung lượng canxi sớm hơn nam giới, bắt đầu ở tuổi trung niên. Nhu cầu canxi cần thiết đặc biệt quan trọng khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh.Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ cũng nên bổ sung thêm lượng canxi để giảm nguy cơ loãng xương và bệnh thiếu canxi. Sự suy giảm nội tiết tố estrogen trong thời kỳ mãn kinh khiến xương mỏng hơn.Các rối loạn tuyến giáp, rối loạn nội tiết tố cũng có thể gây ra bệnh thiếu canxi. Những người mắc bệnh này không sản xuất đủ hormone tuyến cận giáp, kiểm soát mức canxi trong máu.Các nguyên nhân khác của hạ canxi máu bao gồm suy dinh dưỡng và kém hấp thu. Suy dinh dưỡng là khi bạn không nhận đủ chất dinh dưỡng, trong khi kém hấp thu là khi cơ thể bạn không thể hấp thụ các vitamin và khoáng chất từ thực phẩm dù bạn ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Các nguyên nhân khác bao gồm:Cơ thể thiếu vitamin D, khiến việc hấp thụ canxi trở nên khó khăn hơn. Thuốc như phenytoin, phenobarbital, rifampin, corticosteroid và thuốc dùng để điều trị nồng độ canxi máu cao. Viêm tụy. Tăng hoặc giảm magiê máu. Tăng phosphate máu. Sốc nhiễm trùng. Truyền máu lượng lớn. Suy thận. Một số loại thuốc hóa trị. Hội chứng đói xương, có thể xảy ra sau phẫu thuật bệnh cường cận giáp. Cắt bỏ mô tuyến cận giáp do phẫu thuật phải loại bỏ toàn bộ tuyến giáp. Thiếu canxi giai đoạn đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ phát triển khi tình trạng tiến triển.Các triệu chứng nghiêm trọng của hạ canxi máu bao gồm:Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ. Co cứng cơ bắp. Tê và ngứa ran ở tay, chân và mặt. Phiền muộnẢo giác. Vọp bẻ. Móng tay giòn và yếu. Dễ gãy xương.Sự thiếu hụt canxi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dẫn đến móng tay yếu, tóc mọc chậm hơn và làn da mỏng.Canxi cũng đóng một vai trò quan trọng trong giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và co rút cơ bắp. Vì vậy, sự thiếu hụt canxi có thể gây ra co giật ở những người khỏe mạnh.Nếu bạn bắt đầu gặp các triệu chứng thần kinh như mất trí nhớ, tê và ngứa ran, ảo giác hoặc co giật, hãy hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bàn tay co rút là dấu hiệu hạ canxi máu Nếu bác sĩ nghi ngờ thiếu canxi, nhân viên y tế sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra mức canxi trong máu của bạn. Bác sĩ sẽ đo tổng mức canxi, mức albumin của bạn và mức canxi tự do, mức canxi ion hóa. Albumin là một protein liên kết với canxi và vận chuyển nó qua máu. Nồng độ canxi thấp trong máu có thể xác nhận chẩn đoán bệnh thiếu canxi.Mức canxi bình thường ở người trưởng thành có thể dao động từ 8,8 đến 10,4 miligam mỗi decilit (mg/d. L), theo Cẩm nang Merck. Bạn có nguy cơ mắc bệnh thiếu canxi nếu mức canxi của bạn dưới 8,8 mg/d. L. Trẻ em và thiếu niên thường có lượng canxi trong máu cao hơn người lớn. Thiếu canxi thường dễ điều trị. Nó thường liên quan đến chế độ ăn uống của bạn.Đừng tự điều trị bằng cách bổ sung nhiều canxi. Bổ sung nhiều hơn liều khuyến cáo mà không có sự chấp thuận của bác sĩ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như sỏi thận.Bổ sung canxi thường được đề nghị bao gồm:Canxi cacbonat, ít tốn kém nhất và có nhiều canxi nguyên tố nhất. Canxi citrate, dễ hấp thu nhất. Canxi photphat, cũng dễ hấp thu và không gây táo bón. Các biến chứng do bệnh thiếu canxi bao gồm tổn thương mắt, nhịp tim bất thường và loãng xương, khuyết tật, gãy xương, đi lại khó khăn. Nên ăn những thức ăn giàu canxi như cua, cá... để phòng ngừa hạ canxi máu Bạn có thể ngăn ngừa bệnh thiếu canxi bằng cách bổ sung canxi qua chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy lưu ý rằng thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa, cũng có thể có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chọn các thực phẩm ít béo hoặc không béo để giảm nguy cơ tăng cholesterol và bệnh tim.Bạn có thể nhận được 1/4 đến 1/3 lượng RDA canxi trong một khẩu phần sữa và sữa chua. Theo nguồn tin của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), các loại thực phẩm giàu canxi khác gồm: Cá mòi, Cá hồi (hồng, đóng hộp, có xương), Đậu phụ, đậu trắng, Rau xanh Collard (nấu chín), Bông cải xanh (nấu chín), Quả sung (sấy khô), Nước cam tăng cường, Bánh mì.Bạn có thể bổ sung canxi bằng cách uống vitamin tổng hợp. Vitamin tổng hợp có thể không chứa đủ lượng canxi bạn cần, vì vậy hãy ăn một chế độ ăn uống đầy đủ lượng canxi. Nếu bạn có thai, hãy uống vitamin dành người mang thai.Vitamin DVitamin D rất quan trọng vì nó làm tăng tốc độ hấp thu canxi vào máu của bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn cần bao nhiêu vitamin D mỗi ngày. Hoặc bạn có thể thêm thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống của bạn. Bao gồm các:Cá béo như cá hồi và cá ngừ. Nước cam tăng cường. Sữa bổ sung vi chất. Nấm Portobello. Trứng.Cũng như các sản phẩm sữa giàu canxi, một số sản phẩm sữa giàu vitamin D cũng có thể có nhiều chất béo bão hòa.Ánh sáng mặt trời kích hoạt cơ thể bạn tạo ra vitamin D, do đó, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời cũng có thể giúp tăng mức vitamin D của bạn.Thay đổi lối sống. Ngoài việc duy trì mức canxi và vitamin D lành mạnh, có một số thay đổi lối sống bạn có thể thực hiện để tăng cường sức khỏe của xương. Bao gồm các:Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên. Hạn chế sử dụng thuốc lá và chất có cồn.
doc_7432;;;;;doc_40955;;;;;doc_26142;;;;;doc_60928;;;;;doc_2459
Hạ canxi máu là tình trạng gặp phải ở những người cơ thể thiếu hụt canxi do thiếu hấp thu hoặc bổ sung thiếu. Những đối tượng sau thường bị thiếu hụt canxi và có nguy cơ bị hạ canxi máu cấp tính: Thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, dùng nhiều thuốc lợi tiểu hoặc mắc hội chứng giảm hấp thu mãn tính dẫn đến kém hấp thu canxi. Người bị tăng phosphat máu, giảm albumin máu, sử dụng kháng sinh nhóm aminosid,… Người bị rối loạn nội tiết: tăng tiết calcitonin, suy tuyến cận giáp trạng,… Canxi tham gia vào rất nhiều quá trình và hoạt động sống của cơ thể, điển hình là vai trò dẫn truyền thần kinh, hoạt động co cơ, giải phóng hormone và đông máu. Vì thế, thiếu hụt canxi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tùy theo mức độ thiếu hụt mà sức khỏe sẽ bị đe dọa khác nhau. Tình trạng hạ canxi máu cấp tính xảy ra đi kèm với một loạt vấn đề sức khỏe có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh hoặc gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để cấp cứu thành công bệnh nhân hạ canxi máu, cần nhận biết chính xác dấu hiệu và xử lý các bước chính xác theo hướng dẫn như sau: 2.1. Nhận biết bệnh nhân hạ canxi máu Triệu chứng hạ canxi máu khá đặc trưng: Triệu chứng khởi đầu Ban đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng tê môi, lưỡi và các đầu ngón tay, ngón chân nên không thể cử động để nói chuyện hay hoạt động tay chân bình thường được. Sau đó sẽ xuất hiện tình trạng co thắt các cơ của tay, còn gọi là hiện tượng “bàn tay đỡ đẻ” khiến các ngón tay không xòe ra được. Nếu tình trạng co thắt này xảy ra ở chân sẽ gây ra hiện tượng ‘dầu bàn đạp”, bàn chân duỗi ra như trong tư thế đạp xe. Triệu chứng tiến triển Sau triệu chứng ở tay chân, hạ canxi máu sẽ gây co thắt các vùng cơ mặt và cơ toàn thân gây đau đớn nghiêm trọng. Nếu các cơ hô hấp bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ bị khó thở, nặng hơn là tình trạng co giật toàn thân hoặc khu trú. Triệu chứng hạ canxi máu xảy ra sau kích thích Ở người bị hạ canxi tiềm tàng, tình trạng hạ canxi máu thường xảy ra khi có kích thích quá mức như cãi nhau, buồn bã, mệt mỏi, cảm sốt, tức giận, căng thẳng,… Khi gặp các triệu chứng này, nhất là ở người có tiền sử hạ canxi máu thì cần thực hiện sơ cứu càng sớm càng tốt. 2.2. Sơ cứu bệnh nhân hạ canxi máu Sơ cứu đúng và sớm sẽ giúp bệnh nhân hạ canxi máu hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng sức khỏe. Thực hiện sơ cứu như sau: Đỡ người bệnh, để bệnh nhân giữ bình tĩnh, dưa vào nơi thoáng mát để nghỉ ngơi và ổn định tâm trạng. Vỗ nhẹ vào hai bên má người bệnh để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo, tránh ngất lịm. Nếu bệnh nhân đã ngất, cần giữ ấn huyệt nhân trung (huyệt nằm giữa mũi và miệng) để người bệnh tỉnh lại. Bổ sung canxi cho bệnh nhân bằng dạng sủi, nên kiểm tra đồ đạc của người bệnh vì người hạ canxi thường cần bổ sung canxi hàng ngày. Pha viên canxi sủi vào cốc nước, đợi thuốc tan hết rồi đưa bệnh nhân uống, trong trường hợp xuất hiện tình trạng cứng hàm, cần dùng thìa bón vào miệng người bệnh. Nếu bệnh nhân ở tình trạng lơ mơ, vỗ vào hai bên má để người bệnh tỉnh lại và cho uống thuốc. Nếu không được bổ sung canxi kịp thời, bệnh nhân hạ canxi máu có thể nguy hiểm đến tính mạng do cơ co thắt không được kiểm soát. Cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng của người bệnh để chuẩn bị và bổ sung canxi sớm nhất có thể. 3. Cách phòng ngừa hạ canxi máu Với những bệnh nhân thiếu hụt canxi, nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc chế độ ăn nghèo nàn, cần điều trị bằng việc bổ sung canxi. Điều trị thiếu canxi không khó, chủ yếu là bổ sung canxi bằng thực phẩm hỗ trợ và thực phẩm tự nhiên, song các chuyên gia khuyến cáo không nên tự mua thuốc bổ sung. Bác sĩ cần chẩn đoán tình trạng sức khỏe cũng như mức độ thiếu hụt canxi để bổ sung phù hợp. Các loại canxi bổ sung thường được đề nghị gồm canxi citrate, canxi carbonate hay canxi photphat. Cùng với đó, cần bổ sung canxi bằng các thực phẩm tự nhiên trong chế độ ăn hàng ngày như: sữa tươi, sữa chua và các chế phẩm từ sữa khác, rau xanh có màu đậm, ngũ cốc, cá hồi, nước cam, trứng,… Bên cạnh đó, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (ánh sáng trước 9h sáng là tốt nhất) sẽ giúp bổ sung Vitamin D cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa hạ canxi máu. Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thức uống có cồn sẽ cản trở cơ thể hấp thu canxi cũng cần hạn chế. Ở những bệnh nhân bị hạ canxi tiềm tàng, bên cạnh điều trị và bổ sung canxi tích cực, nên tránh các kích thích từ bên ngoài vì có thể khởi phát cơn hạ canxi máu cấp tính rất nguy hiểm. Người thân của bệnh nhân cũng cần tìm hiểu về bệnh để sơ cứu tốt khi người bệnh có dấu hiệu hạ canxi máu, điều này rất quan trọng để phòng ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe người bệnh.;;;;;Khi bị hạ canxi trong máu, người bệnh có thể bị co rút cơ, rối loạn cảm giác ở lòng bàn tay, bàn chân, loạn nhịp tim, cơ mặt bị co giật, toàn cơ thể đau nhức. Vậy, vì sao lại bị hạ canxi máu và hạ canxi máu nguy hiểm như thế nào, phương pháp phòng ngừa ra sao, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Trong cơ thể chúng ta, canxi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp cần thiết để phát triển, duy trì hệ thống xương khớp mà còn góp phần quan trọng trong quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh, chức năng tế bào và sự co cơ. Chỉ số canxi trong máu được cho là bình thường khi nó đạt giá trị từ 8,8 - 10,4 mg/d L. Nếu lượng canxi trong máu thấp hơn chỉ số này 8,8 mg/d L, đồng thời protein huyết tương bình thường và nồng độ ion canxi hóa thấp hơn 4,7 mg/d L thì được cho là tình trạng hạ canxi trong máu. Để duy trì một lượng canxi ổn định trong máu, cơ thể chúng ta thường phụ thuộc vào những yếu tố sau: Bổ sung canxi cho cơ thể thông qua đường ăn uống, nhất là những thực phẩm có chứa nhiều canxi. Mức độ hấp thụ canxi của cơ thể. Quá trình bài tiết canxi tại thận. Mỗi ngày cơ thể của một người trưởng thành cần khoảng 1.000mg canxi. Trong đó, ruột chỉ hấp thụ khoảng 200 đến 400 mg canxi. Số lượng còn lại sẽ được bài tiết qua thận, đào thải qua dịch tiêu hóa và đào thải ra bên ngoài cơ thể cùng phân. 1.2. Nguyên nhân gây hạ canxi Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ canxi máu: Cơ thể không được cung cấp đầy đủ canxi: Khi bạn không cung cấp canxi đầy đủ cho cơ thể thì rất dễ dẫn đến tình trạng tụt canxi trong máu. Đặc biệt một số trường hợp như trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nhanh, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì việc bổ sung canxi lại càng trở nên cần thiết. Những trường hợp này nếu không được cung cấp đầy đủ cũng rất dễ dẫn đến tụt canxi. Thiếu vitamin D: Vitamin D là nhóm vitamin giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Trong trường hợp thiếu vitamin D thì khả năng hấp thụ canxi của cơ thể sẽ giảm và từ đó lượng canxi trong máu cũng sẽ có nguy cơ giảm theo. Những người dễ bị thiếu vitamin D là những người ít bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin D và ít hoặc thậm chí không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời - Đây chính là yếu tố quan trọng gây ra tình trạng thiếu vitamin D dẫn đến thiếu canxi. Suy tuyến cận giáp: Đối với những người mắc bệnh về tuyến giáp, đặc biệt là bệnh suy tuyến cận giáp, nội tiết tố PTH trong cơ thể họ thường bị giảm và đồng thời khiến cho lượng canxi trong máu cũng suy giảm. Chính vì thế những bệnh nhân này cần chú ý nhiều hơn đến việc bổ sung canxi cho cơ thể. Một số bệnh lý về thận: Những trường hợp mắc bệnh tại thận cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng thiếu canxi và tụt canxi trong máu. Người mắc bệnh viêm tụy cấp: Nếu mắc bệnh viêm tụy cấp, tổ chức tụy có thể giải phóng ra nhiều sản phẩm có khả năng khiến mỡ bị phân hủy và từ đó có nhiều nguy cơ tạo ra những Khi bị viêm tụy cấp, các tổ chức tụy sẽ giải phóng ra nhiều sản phẩm khiến mỡ bị phân hủy, tạo ra các chelat với canxi và khiến xảy ra hiện tượng hạ canxi trong máu. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác cũng có thể bị hạ canxi trong máu đó là người có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém, người vừa trải qua phẫu thuật, người bị nhiễm trùng huyết, tăng tiết calcitonin hay tăng phospho máu,... Tình trạng hạ canxi máu có thể gây ra những triệu chứng chẳng hạn như co rút cơ, rối loạn cảm giác ở lòng bàn tay, bàn chân, loạn nhịp tim, cơ mặt bị co giật, toàn cơ thể đau nhức,… khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị loãng xương, ảnh hưởng đến chức năng vận động và hoạt động của hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với trẻ em - là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Nếu thiếu bất cứ dưỡng chất nào cũng có thể tác động đến sự phát triển của các em. Đặc biệt nếu thiếu canxi, gây ra tình trạng hạ canxi máu thì có thể khiến các em kém phát triển, đặc biệt là hạn chế về chiều cao, gia tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp trong tương lai. Tình trạng hạ canxi trong máu có thể phòng ngừa hiệu quả nếu bạn cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Cụ thể với những phương pháp như sau: Áp dụng một chế độ ăn uống nhiều canxi và vitamin D: Trong mỗi bữa ăn của gia đình, bạn có thể bổ sung thêm một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại hải sản như tôm, cá ngừ, cá hồi, các loại hạt,… Một số trường hợp có thể bổ sung vitamin D hoặc canxi nếu có chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không nên lạm dụng để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Thường xuyên tắm nắng trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều để cơ thể được hấp thụ vitamin D một cách tốt nhất mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn. Nên tăng cường vận động để cải thiện sức khỏe xương chẳng hạn như bơi lội, đi xe đạp, tập yoga và thậm chí chỉ cần đi bộ 30 phút mỗi ngày bạn cũng có thể nhận được những lợi ích sức khỏe rất tốt. Loại bỏ thuốc lá và một số chất kích thích vì những người hút thuốc có xu hướng đào thải canxi ra bên ngoài nhiều hơn so với những người không hút thuốc.;;;;;Hạ canxi máu còn được gọi là hạ canxi đường huyết chỉ tình trạng nồng độ canxi trong máu thấp hơn giới hạn bình thường (chỉ số canxi máu bình thường là trên 8,8 mg/dl với nồng độ huyết thanh toàn phần). Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hạ canxi máu ở trẻ em tuỳ thuộc vào độ tuổi:Trẻ em ở 2 tuần đầu sau sinh: hiện tượng hạ canxi máu ở trẻ sơ sinh thường xảy ra trong giai đoạn này do nhu cầu phát triển xương mạnh, đòi hỏi lượng canxi cung cấp rất lớn, nhưng sau khi cắt dây rốn thì trữ lượng canxi từ mẹ cung cấp cho trẻ cũng không còn nữa nên nguồn cung cấp canxi thông qua sữa có thể không đủ cho nhu cầu của trẻ.Trẻ dưới 6 tháng tuổi thiếu canxi: có thể do mẹ bị đái tháo đường, chế độ ăn thiếu canxi, trẻ nhẹ cân, thiếu tháng lúc sinh, trẻ được nuôi bằng sữa bò có nhiều photphat, trẻ còi xương sớm.Trẻ suy tuyến cận giáp gây hạ canxi máu. Trẻ thiếu vitamin D: cung cấp không đủ vitamin D hoặc trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng gây rối loạn chuyển hoá vitamin D dẫn tới hạ canxi máu. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như nhiễm trùng huyết, tác dụng phụ của thuốc hoặc do tăng lắng canxi ngoài lòng mạch,... Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh mà trẻ có các biểu hiện khác nhau:Giật mình khi ngủ kèm co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc thét kéo dài nhiều giờ hoặc suốt đêm, thậm chí có cơn ngưng thở trong khi khóc. Tiếng rít thanh quản khi thở do mềm sụn thanh quản kèm co thắt thanh quản gây khàn tiếng, khó thở, tím tái và có khi ngưng thở.Trong cơn hạ canxi máu trẻ có thể có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa,...Cơn tetani: co giật toàn thân, liên tiếp nhiều cơn, có khi kéo dài 3-4 phút.Nếu trẻ không được điều trị lâu ngày có thể dẫn tới việc ảnh hưởng đến hệ xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống,...Thiếu canxi nặng còn có thể gây ngưng thở, cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim, thậm chí tử vong. Nếu trẻ có cơn Tetani, co giật hay suy tim liên quan đến tụt canxi máu cần đưa trẻ nhập viện ngay và điều trị bằng các phương pháp sau:Calcium gluconate 1-2 mg/kg IV trong 10-15 phút, lặp lại liều tương tự sau 10 phút nếu cần. Nên pha vào dung dịch glucose 5% hoặc 10% với tỷ lệ 1 : 1 nếu cấu cứ hoặc 1 : 5 nếu không khẩn cấp. Mắc monitor theo dõi nhịp tim. Nếu trẻ có co giật thì chuyển sang điều trị Spasmophilie (duy trì)Kiểm tra ion máu trước và sau khi điều trị cơn co giật. Các trường hợp trẻ chỉ hạ canxi mà không có triệu chứng:Uống canxi 100- 200 mg/kg/ngày. Từ ngày thứ 10-15 trở đi nếu canxi máu chưa bình thường có thể kết hợp thêm vitamin D 400-500 UI/ngày, sau đó dự phòng cho trẻ đẻ non, nhẹ cân từ 800-1000 UI vitamin D/ngày. Nếu hạ Magie máu mà chỉ điều trị canxi có thể không hiệu quả nên kết hợp thêm Mg. SO4 0,03-0,05 g/kg/ngày tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Sau đó có thể cho uống Magie lactate (0,002-0,003 g/kg/ngày) và ngưng từ từ trong 1 tháng để xem xét những rối loạn của trẻ. Để hạn chế khả năng tụt canxi máu ở trẻ sơ sinh, trong thời gian mang thai người mẹ cần có các chú ý sau:Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn thực phẩm chứa canxi như sữa, tôm, cá, cua,...Khám thai định kỳ. Tiếp tục duy trì ăn uống đầy đủ sau sinh, không kiêng ăn cua, tôm cá và các loại thực phẩm chứa nhiều canxi khác. Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh, bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi, cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng để có thêm vitamin D.;;;;;Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormon và đông máu. Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình điều hòa nhiều enzym khác nhau của cơ thể. Do vậy nếu thiếu canxi, rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm xảy ra. Hạ canxi máu thường gặp ở những người ăn thức ăn thiếu canxi, cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi do thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, mắc hội chứng giảm hấp thu mạn tính hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu dạng furosemid... - Rối loạn nội tiết: Suy tuyến cận giáp trạng, tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp... - Giảm albumin máu, tăng phosphat máu, dùng kháng sinh nhóm aminosid... Dấu hiệu nhận biết hạ canxi Hạ canxi khởi đầu bằng các triệu chứng: tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Sau đó là sự co cơ khắp cơ thể. Co thắt các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu "bàn tay đỡ đẻ": các ngón tay không xòe ra được. Co thắt các cơ ở chân tạo ra "dấu bàn đạp": bàn chân duỗi ra như thể đang đạp xe đạp. Hạ canxi cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn; co thắt các cơ hô hấp gây khó thở. Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú. Thông thường cơn hạ canxi cần có những kích thích mới biểu hiện rõ, ví dụ như cãi nhau, tức giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi hoặc cảm sốt... Sơ cứu người bị hạ canxi máu Khi gặp trường hợp người bị hạ canxi máu, những người xung quanh phải giữ bình tĩnh, đỡ bệnh nhân rồi đưa vào chỗ thoáng mát để nghỉ ngơi. - Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng - Xem xét trong đồ đạc bệnh nhân nếu có mang theo canxi viên dạng sủi thì pha 1 viên vào 1 cốc nước, đợi thuốc tan hết thì đưa cho bệnh nhân uống. Nếu 2 hàm răng bệnh nhân cứng lại không mở ra được thì bắt buộc phải dùng thìa bón vào miệng bệnh nhân, hoặc vỗ mạnh 2 bên má (không phải là tát) cho bệnh nhân tỉnh lại uống thuốc. Phòng ngừa chứng hạ canxi máu - Thực hiện chế độ ăn đủ canxi. Canxi có nhiều trong thủy hải sản: tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực... - Tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để da tổng hợp vitamin D. - Tránh các kích thích từ bên ngoài vì dễ gây khởi phát cơn hạ canxi nếu bản thân có hạ canxi tiềm tàng. - Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ.;;;;;Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động co dãn, đông cầm máu, dẫn truyền thần kinh và giải phóng hormone của cơ thể. Bệnh nhân bị hạ canxi hay còn gọi là hạ canxi đường huyết là tình trạng nồng độ canxi trong máu có giá trị thấp hơn mức độ giới hạn cho phép. Nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời, hạ canxi trong máu có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Ở người bình thường, mức độ canxi trong máu thuộc khoảng giá trị 8,8 - 10,4 mg/d L. Hạ canxi trong máu được định nghĩa chính xác như sau: Nồng độ huyết thanh toàn phần nhỏ hơn 8,8 mg/d L trong điều kiện protein huyết tương bình thường, nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 4,7 mg/d L. Mức độ ổn định của canxi phụ thuộc và 3 yếu tố sau: - Lượng canxi mà cơ thể nạp vào mỗi ngày thông qua việc ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa canxi. - Mức độ ruột hấp thụ canxi. - Sự bài tiết canxi tại thận. Theo khuyến cáo của những chuyên gia dinh dưỡng thì người trường thành nên nạp vào cơ thể 1000mg canxi mỗi ngày. Trong đó một lượng khoảng 200 - 400mg sẽ được ruột hấp thụ, khoảng 200mg bài tiết qua thận, 200mg được đào thải qua các dịch tiêu hóa, phần còn lại sẽ được thải ra ngoài cùng với phân. Xương dự trữ khoảng 99% lượng canxi trong cơ thể, 1% canxi tự do còn lại đóng vai trò như hệ đệm, có thể điều chỉnh nồng độ canxi trong máu lúc cần thiết bằng cách trao đổi với dịch ngoại bào. Cung cấp không đủ canxi cho cơ thể: Tình trạng này gặp ở những đối tượng có nhu cầu canxi cao như trẻ em phát triển nhanh, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu lượng canxi hàng ngày cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng hạ canxi trong máu. Thiếu vitamin D: Cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin D cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ngoài ra, tác dụng phụ của các thuốc rifampicin, phenobarbital hoặc không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D dẫn đến lượng canxi trong máu cũng bị ảnh hưởng. Suy tuyến cận giáp: Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp sẽ khiến lượng hormone PTH giảm khiến lượng canxi trong máu suy giảm. Lượng photpho trong máu tăng lên có thể gây nên những triệu chứng mãn tính của hạ canxi. Thiếu magnesi: Nồng độ magnesi trong máu giảm do ruột kém hấp thu hoặc nghiện rượu, tình trạng này liên quan đến thiếu hormone PTH tương đối. Đây có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng của hạ canxi trong máu. Các bệnh lý tại thận: Bệnh nhân suy thận cũng có thể bị hạ canxi, nguyên nhân do giảm bài tiết photpho hoặc các tế bào thận bị tổn thương làm giảm quá trình tổng hợp 1,25OH2D3. Ngoài ra hội chứng nhiễm toan ống lượn xa hoặc hội chứng Fanconi khiến lượng canxi quan thận giảm. Hạ protein trong máu: Tình trạng hạ canxi máu lâm sàng hay còn gọi là giả hạ canxi máu. Lượng canxi gắn với xác protein giảm đi nhưng lượng canxi ion hóa không thay đổi. Viêm tụy cấp: Khi bị viêm tụy cấp, các tổ chức tụy sẽ giải phóng ra nhiều sản phẩm khiến mỡ bị phân hủy, tạo ra các chelat với canxi dẫn đến tính trạng hạ canxi trong máu. Một số nguyên nhân khác: Tăng lắng canxi ngoài lòng mạch, tăng lắng phản ứng chelat lòng mạch, nhiễm trùng huyết, tăng phospho máu, tăng tiết calcitonin,... 3. Những triệu chứng ở bệnh nhân hạ canxi trong máu 3.1. Triệu chứng ở trẻ em - Tăng phản xạ gân xương: Thực hiện kiểm tra bằng cách gõ vào ở vị trí trước gờ tai ngoài khoảng 2cm và dưới xương gò má, nếu thấy các cơ mặt bên cùng co lại thì bị hạ canxi, đây là dấu Chvostek. - Co rút cơ: Sử dụng dấu Trousseau, đo huyết áp tâm thu 20mm Hg và giữ trong thời gian khoảng 3 phút, nếu có sự co rút cơ sẽ xảy ra sau đó bao gồm gấp cổ tay và khớp bàn ngón, duỗi các ngón tay, gập ngón cái vào lòng bàn tay thì dấu trousseau dương tính. - Ngoài ra còn một số biểu hiện như: co giật, run rẩy, cơ thể chậm chạp, bỏ bú, chán ăn. 3.2. Triệu chứng ở người lớn - Sử dụng dấu Chvostek và dấu Trousseau để kiểm tra tăng phản xạ gân xương và co thắt cơ. - Co giật, chuột rút. - Rối loạn cảm giác trong bàn tay, bàn chân. - Nhịp tim đập loạn, đau thắt bụng - Trầm cảm. 3.3. Biểu hiện hạ canxi cấp Biểu hiện của tình trạng hạ canxi cấp dưới dạng cơn Tenany, cụ thể như sau: - Dị cảm ở đầu lưỡi, môi, đầu chi. - Chân duỗi như đạp xe đạp - Cơ toàn thân đau nhức, các cơ mặt bị co giật. - Nồng độ canxi trong máu lúc này rất thấp, chỉ dưới 7 mg/d L. Khi bị hạ canxi cấp cần đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ xảy ra những biến chứng nhuyễn xương ở người lớn hoặc chậm phát triển ở trẻ nhỏ. 4. Chẩn đoán,điều trị và phòng ngừa hạ canxi Một số phương pháp chẩn đoán bệnh: - Thực hiện xét nghiệm kiểm tra nồng độ canxi trong máu, đâu là xét nghiệm mang tính quyết định trong việc chẩn đoán bệnh. - Kiểm tra lâm sàng tình trạng tóc, da, cơ bắp của người nghi ngờ bị bệnh. - Kiểm tra tâm lý: Chứng mất trí, nhầm lẫn ảo giác. - Kiểm tra thần kinh: dấu trousseau, dấu chvostek, rối loạn tri giác, co giật,... Những phương pháp điều trị hiệu quả: - Bổ sung canxi thông qua đường tĩnh mạch, phương pháp này được chỉ định với bệnh nhân hạ canxi máu cấp. Cách này sẽ giúp bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt một cách nhanh chóng nhất. - Bổ sung canxi thông qua đường uống. - Điều trị bệnh nền nếu hạ canxi máu do bệnh gây ra. Một số biện pháp để phòng ngừa hạ canxi hiệu quả: - Chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đủ lượng canxi nạp vào cơ thể, bạn nên xin ý kiến tư vấn từ những chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này. - Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng cúng giúp cơ thể bổ sung vitamin D làm hạn chế tình trạng thiếu hụt canxi trong máu. - Hạn chế những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn như bia rượu vì chúng làm giảm khả năng hấp thu canxi trong cơ thể.
question_63695
Giải đáp: Bong võng mạc nên ăn gì và không nên ăn gì?
doc_63695
1. Lưu ý sau phẫu thuật bong võng mạc – Đeo kính thường xuyên để bảo vệ mắt: Sau phẫu thuật, sức đề kháng của mắt yếu hơn bình thường. Chính vì vậy, để bảo vệ mắt trước các tác nhân tiêu cực từ môi trường, bệnh nhân nên đeo kính bảo vệ chuyên dụng thường xuyên trong khoảng 1 tháng. – Không để nước và hóa chất tiếp xúc với mắt: Tránh hoàn toàn việc dùng nước vệ sinh mắt cũng như việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm vùng mắt. – Không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt: Phẫu thuật kết thúc, mắt sẽ được băng một thời gian ngắn. Sau khi băng được tháo, mắt tương đối nhạy cảm với ánh sáng. Thời gian này, nếu ánh nắng chiếu thẳng vào mắt, mắt sẽ đau và khó chịu. Trong một số trường hợp, đây là nguyên nhân khiến người phẫu thuật bong võng mạc bị quáng gà,… Không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt sau phẫu thuật bong võng mạc – Không dụi mắt: Ngứa ngáy là cảm giác thường trực của bệnh nhân vừa phẫu thuật bong võng. Cảm giác này có thể thúc đẩy bệnh nhân lấy tay dụi mắt. Tuy nhiên, người bệnh nhất định phải kiềm chế, bới đây là một hành động vô cùng nguy hiểm. Thông qua nó, vi khuẩn có thể xâm nhập và phá hủy mô tế bào giác mạc. Hãy trao đổi với chuyên gia nhãn khoa để được hướng dẫn sử dụng các sản phẩm cải thiện tình trạng ngứa ngáy.. Bởi thức khuya, ngủ thiếu giấc làm yếu đi những đôi mắt vốn vẫn chưa hoàn toàn khỏe mạnh. Và hoạt động của các thiết bị điện tử sẽ giải phóng ánh sáng xanh. Loại ánh sáng này có bước sóng ngắn, mang nhiều năng lượng photon, có thể làm tổn thương, thậm chí là giết chết các tế bào thị giác (đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc). – Luyện tập mắt: Thông thường, bệnh nhân bong võng mạc cần lưu viện một tuần để chuyên gia theo dõi. Khi xuất viện, người bệnh cần tiếp tục luyện tập mắt theo hướng dẫn của chuyên gia. Về dinh dưỡng, người phẫu thuật bong võng mạc nên bổ sung những thực phẩm sau: – Thực phẩm giàu đạm: Như các loại hạt, thịt trắng, thịt nạc,…. Những thực phẩm này có khả năng hỗ trợ tái tạo mô tế bào. – Thực phẩm giàu Vitamin A: Vitamin A đã quá nổi tiếng với tác dụng làm sáng mắt. Ngoài tác dụng này, Vitamin A còn thúc đẩy quá trình hình thành màng bảo vệ tế bào. Chính vì vậy, sau phẫu thuật bong võng mạc, người bệnh nên dung nạp đầy đủ Vitamin A. Một số thực phẩm giàu Vitamin A có thể kể đến là: Bông cải xanh, rau bina, khoai lang, cà rốt, ớt chuông,… Cà rốt chứa nhiều Vitamin A tốt cho mắt – Thực phẩm giàu Vitamin C: Vitamin C giúp tăng đề kháng toàn thân, trong đó, bao gồm cả mắt. Người bệnh bong võng mạc nên ăn cam, buổi, ổi, nho, kiwi, bông cải xanh,… là những trái cây, rau củ quả nhiều Vitamin C. – Thực phẩm giàu Vitamin E: Vitamin E cực kỳ cần thiết cho sự phục hồi của các vết thương nói chung và vết mổ bong võng mạc nói riêng. Theo đó, người bệnh có thể bổ sung Vitamin E thông qua việc ăn những thực phẩm sau: Bơ, cải bó xôi, măng tây, dầu thực vật, hạnh nhân,… – Thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin: Đây là 2 loại Vitamin có tác dụng chống oxy hóa, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi mắt. Rau bó xôi, cải bắp, cải cầu vồng, cải bẹ xanh, bí đỏ, ngô, măng tây, đậu xanh,… là những thực phẩm nhiều Lutein và Zeaxanthin nhất trong tất cả các loại thực phẩm. – Thực phẩm giàu Omega 3: Omega 3 có khả năng cải thiện thị lực, kích thích sản sinh chất nhờn của màng nước mắt, giúp giảm tình trạng khô mắt sau mổ bong võng mạc. Thực phẩm giàu Omega 3 có thể bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày điển hình là: Cá thu, cá hồi, cá ngừ, bơ,… – Thịt chế biến sẵn: Không chỉ có hại cho mắt mà còn có hại cho toàn bộ cơ thể, bởi trong chúng có hàm lượng chất béo cao. Bong võng mạc không nên ăn thịt chế biến sẵn – Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa thường khó chuyển hóa và dễ tích tụ thành mỡ thừa. Cơ thể tiếp nhận cũng như tồn ứ quá nhiều chất béo bão hòa, có thể làm xấu đi vấn đề ở mắt. Do đó, để hạn chế dung nạp chất béo bão hòa, bạn nên chủ động ăn ít những thực phẩm sau: Chế phẩm từ sữa, mỡ lợn, thịt và da động vật,…
doc_21704;;;;;doc_586;;;;;doc_45994;;;;;doc_24895;;;;;doc_62919
Bong võng mạc là một tình trạng cấp tính cần được điều trị sớm để tránh tình trạng kéo dài thời gian võng mạc được điều trị, từ đó dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn như bong võng mạc toàn bộ, mất thị lực vĩnh viễn ở bệnh nhân. Nhãn cầu được cấu tạo bởi 3 thành phần chính đó là:Các lớp vỏ nhãn cầu: lớp giác mạc - củng mạc, màng mạch (hay màng bồ đào), võng mạc;Các môi trường trong suốt: thủy dịch, thủy tinh thể, dịch kính;Đường dẫn truyền thị giác.Trong đó võng mạc hay còn gọi màng thần kinh, là lớp nằm trong cùng của vỏ bọc nhãn cầu, là nơi tiếp nhận ánh sáng từ ngoại cảnh và truyền về trung khu thần kinh giúp chúng ta thu được hình ảnh. Bong võng mạc mô tả một tình huống khẩn cấp khi một võng mạc thần kinh ở mặt sau của mắt tách ra khỏi màng mạch chứa các mạch máu cung cấp dinh dưỡng và oxy cho nó.Tế bào võng mạc bị tách ra không được cung cấp oxy, không được điều trị trong thời gian càng lâu thì nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn càng cao.Có 3 loại bong võng mạc: thanh dịch, co kéo, có vết rách. Trong đó bong co kéo và thanh dịch không liên quan tới rách võng mạc. Loại bong võng mạc phổ biến nhất là loại có vết rách. Tình trạng bong võng mạc được phân chia làm một số loại khác nhau 3. Yếu tố nguy cơ và cơ chế hình thành bong võng mạc 3.1. Cận thị. Người cận thị có nguy cơ bong võng mạc, bong võng mạc tái phát lại hoặc bong võng mạc cả ở mắt còn lại vì nhãn cầu của họ có xu hướng lồi ra trước làm lớp võng mạc bị kéo căng, vùng chu biên võng mạc mỏng ra, dần thoái hóa và dễ bị rách. Vậy nên, bệnh nhân bị cận thị trên -6.00D nên khám mắt định kỳ để được kiểm tra võng mạc xem có biểu hiện thoái hóa do cận thị không để được điều trị kịp thời bằng phương pháp soi đáy mắt ít nhất 1 lần/ 1 năm.3.2. Người mắc bệnh tiểu đường. Các biến chứng của tiểu đường lên mắt đặc biệt là vùng võng mạc làm người bị tiểu đường có nguy cơ bong võng mạc cao hơn người bình thường. Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết của mình và thường xuyên đi khám tầm soát các biến chứng của bệnh lý đái tháo đường.3.3. Sự lão hóa. Nguy cơ bong võng mạc ở bệnh nhân trên 60 có nguy cơ cao hơn các bệnh nhân trẻ tuổi. Nguyên nhân là do ở người lớn tuổi dịch kính càng trở nên không đồng nhất, co kéo hoặc hóa lỏng và có thể tách ra khỏi bề mặt võng mạc (hay còn gọi là bong dịch kính sau). Nếu không điều trị kịp thời dịch lỏng từ khoang dịch kính sẽ qua các vết rách đi vào sau võng mạc dẫn đến tình trạng bong võng mạc toàn bộ.3.4. Chấn thương mắt. Bệnh nhân có tiền sử chấn thương mắt nặng, vết thương xuyên nhãn cầu có thể gây bong võng mạc, bong võng mạc toàn bộ, kèm theo vết rách và các tổn thương khác ở nhãn cầu và các thành phần khác của mắt.3.5. Các bệnh lý về máu. Các bệnh lý về máu có thể gây ra tổn thương ở võng mạc dẫn đến tình trạng bong võng mạc, bong võng mạc tái phát hoặc nếu nghiêm trọng hơn là bong võng mạc toàn bộ. Thiếu máu nặng có thể gây ra phù võng mạc, xuất tiết, xuất tiết bông,...3.6. Dị tật bẩm sinh. Dị tật bẩm sinh của dịch kính võng mạc hoặc cận thị nặng bẩm sinh cũng có thể gây ra bong võng mạc cùng nguyên lý gây bệnh như các yếu tố trước.3.7 Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể. Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể có thể làm tăng nguy cơ bong võng mạc ở một mức độ nào đó, khoảng 2 % nếu phẫu thuật cắt bao bằng tia laze YAG.Ngoài ra tiền sử gia đình có bong võng mạc, hoặc thoái hóa võng mạc dạng lưới, các rối loạn viêm khác của mắt,... cũng có thể gây ra bong võng mạc, bong võng mạc tái phát. Sau phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể có thể gây bong võng mạc 4. Triệu chứng của bong võng mạc Bệnh nhân bong võng mạc thường không đau.Các triệu chứng của bong võng mạc tiến triển hoặc báo trước tình trạng bong võng mạc gồm:Hiện tượng ruồi bay đột ngột xuất hiện – các đốm đen nhỏ trôi ngang qua thị trườngÁnh sáng lóe lên ở 1 hoặc cả 2 mắt. Mờ mắt. Thị lực ngoại biên ở một phía thị trường nào đó giảm dần. Cảm thấy như có màn che tầm mắt hoặc vùng xám trên thị trường 5. Điều trị bong võng mạc Các phương pháp điều trị bong võng mạc sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi chẩn đoán xác định tình trạng và mức độ bong võng mạc như: Phẫu thuật laser (quang đông), lạnh đông võng mạc, phẫu thuật cắt dịch kính, áp võng mạc bằng hơi, ấn độn củng mạc...Bong võng mạc mặc dù thường khu trú nhưng các vết rách có thể sẽ lan ra toàn võng mạc nếu không được điều trị sớm dẫn đến tình trạng bong võng mạc toàn bộ. Vì vậy, nếu có bất kỳ nghi ngờ hoặc đã có bong võng mạc nên khám chuyên khoa mắt càng sớm càng tốt. 6. Tiên lượng bong võng mạc sau phẫu thuật Tỷ lệ thành công là 80 - 90% tuy nhiên một số bệnh nhân cần hai đến nhiều lần phẫu thuật để hoàn thành điều trị. Tình trạng thị lực của bệnh nhân có hồi phục tốt không là tùy vào bong võng mạc có đi qua vùng hoàng điểm không và thời gian đến trước lúc điều trị, đối với bong võng mạc toàn bộ lớp võng mạc bao gồm cả vùng hoàng điểm gần như tách hết ra khỏi màng bồ đào thì tiên lượng khá xấu. Thời gian bong hoàng điểm trước phẫu thuật càng lâu thì khả năng cải thiện thị giác càng thấp.Về khả năng tái phát của bong võng mạc sau phẫu thuật: nguyên nhân khiến phẫu thuật điều trị bong võng mạc thất bại thường gặp nhất là sự phát triển của bệnh lý dịch kính tăng sinh, chiếm từ 7% đến 10% các ca sửa chữa chính. Tái phát sớm xảy ra trong vòng 6 tuần sau lần phẫu thuật đầu tiên và tái phát muộn hơn 6 tuần sau đó. Điều trị không đầy đủ và bệnh lý dịch kính tăng sinh (PVR) là những nguyên nhân chính gây tái phát sớm. Các trường hợp tái phát muộn chủ yếu do lực kéo dịch kính, nhưng y văn có ít báo cáo về các trường hợp này. Ngoài ra, các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên có khả năng bị bong võng mạc tái phát hoặc bong võng mạc ở mắt còn lại cao hơn những người khác.;;;;;Sau phẫu thuật bong võng mạc, chúng ta cần lưu ý thực hiện một số điều như: cho mắt nghỉ ngơi thật nhiều, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, không sử dụng các thiết bị điện tử,…Điều này sẽ giúp làm tăng khả năng, tốc độ hồi phục thị lực cho đôi mắt. 1.1. Khái niệm và triệu chứng điển hình khi bong võng mạc Võng mạc được xem là một trong những bộ phận quan trọng của đôi mắt. Võng mạc nhận nhiệm vụ tiếp nhận các luồng ánh sáng từ thủy tinh thể, sau đó hội tụ lại. Tiếp theo, các tín hiệu nhận được sẽ truyền tới não thông qua con đường các dây thần kinh thị giác. Khi tiếp nhận các thông tin này, não bộ sẽ tự động sản sinh ý thức về các vật hay hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy. Do đó, trong trường hợp võng mạc bị bong rách ra, đôi mắt sẽ bị ảnh hưởng tới thị giác, khả năng quan sát sự vật. Võng mạc được xem là một trong những bộ phận quan trọng của đôi mắt Một số triệu chứng điển hình khi người bệnh bị bong rách võng mạc đó là: – Thị lực suy giảm, mắt nhìn mờ, không rõ nét. – Mắt cảm giác như bị một tấm mành che lại, đôi lúc thấy như có mây đen che tầm nhìn. – Mắt thấy xuất hiện các luồng sáng, chớp sáng, ruồi bay ở phía trước mặt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người bệnh chỉ thấy mắt nhìn mờ đi chứ không có thêm các triệu chứng nào khác. Lúc này, bệnh bong võng mạc có thể xuất hiện ở giai đoạn sớm. Để chẩn đoán và kiểm tra kỹ càng về bệnh lý bong võng mạc, người bệnh cần đi tới bệnh viện để các bác sĩ có thể thực hiện các bước khám, soi, chụp đáy mắt hay các xét nghiệm cần thiết khác. Trong trường hợp thị lực của đôi mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bệnh nhân bị mất một phần thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn, đi kèm với những phiền toái làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thì phương pháp điều trị bằng phẫu thuật là việc làm cần thiết. Phẫu thuật sẽ là phương án tối ưu giúp giải quyết, khắc phục tình trạng bong rách của giác mạc, cũng như phục hồi thị lực cho bệnh nhân. Việc này cũng cần thực hiện trong thời gian sớm nhất bởi nếu để hiện tượng bong rách lan rộng ra vượt quá vùng hoàng điểm thì bệnh nhân sẽ có thể mất thị lực vĩnh viễn. Một số phương pháp bác sĩ hay chỉ định bệnh nhân thực hiện khi phẫu thuật bong võng mạc đó là: Khi sử dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng miếng silicon để đặt ở phía bên ngoài khu vực thành mắt. Miếng silicon này sẽ đẩy phần võng mạc bị bong ra vào sát thành mắt. Tiếp theo bác sĩ sẽ thực hiện chiếu tia laser, áp lạnh để cố định võng mạc vào phần sau mắt. Phương pháp này thường được áp dụng trong giai đoạn sớm khi võng mạc chưa bị bong hẳn mà chỉ mới có xuất hiện các vết rách. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ phải thực hiện gây tê tại chỗ cho bệnh nhân, sau đó bơm bóng khí vào mắt để làm tăng thể tích võng mạc, giúp võng mạc nhanh chóng áp sát vào thành mắt. Ở bước tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng tia laser hoặc áp lạnh cho vùng xung quanh các vết rách nhằm cố định võng mạc. Các bóng khí sau đó sẽ tự biến mất sau khoảng 1 đến 2 tuần. Đối với trường hợp võng mạc bị rách nghiêm trọng và không thể áp dụng được 2 phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện cắt mô xơ trên võng mạc, sau đó sẽ tiến hành dán võng mạc lại vị trí ban đầu. Sau khi hoàn thành 2 bước trên, bác sĩ sẽ bơm vào mắt bóng khí hoặc dầu giúp duy trì hình dạng như ban đầu cho võng mạc. 2. Cần lưu ý gì sau khi điều trị phẫu thuật bong võng mạc Phẫu thuật sẽ là phương án tối ưu giúp giải quyết, khắc phục tình trạng bong rách của giác mạc Khả năng hồi phục thị lực trở lại sau khi điều trị bong võng mạc sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của võng mạc, phương pháp điều trị sử dụng, cũng như cách chăm sóc sau khi điều trị kết thúc. – Với phương pháp dán củng mạc: thời gian để thị lực hồi phục trở lại như ban đầu trung bình mất khoảng 2 – 4 tuần. – Với phương pháp sử dụng độn nội nhãn bằng khí nén: thị lực có thể hồi phục trở lại trong khoảng 3 tuần. – Khi áp dụng phương pháp cắt dịch kính: thị lực có thể trở lại trong khoảng 4 đến 6 tuần. Để hỗ trợ vết thương nhanh lành, thị lực mau chóng hồi phục trở lại như ban đầu, sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị bong võng mạc, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau: Sau khi phẫu thuật, lúc này sức đề kháng của mắt còn rất yếu. Do đó, mắt cần được bảo vệ kỹ càng với các loại kính mắt. Kính mắt sẽ giúp chống bụi bẩn cho đôi mắt cũng như bảo vệ mắt khỏi các tác động gây hại tới từ môi trường. Nên duy trì việc đeo kính ít nhất 30 ngày sau khi phẫu thuật kết thúc. Sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị bong võng mạc, bệnh nhân cần lưu ý một số điều Sau khi phẫu thuật bong rách võng mạc, bệnh nhân cũng cần lưu ý không nên để nước tiếp xúc trực tiếp với mắt. Không vỗ nước trực tiếp lên mắt hoặc xung quanh vùng mắt. Nên sử dụng kính bảo hộ mắt khi thực hiện rửa tay, vệ sinh cá nhân để tránh nước bắn vào mắt. Điều này cũng giúp bảo vệ mắt khỏi việc tiếp xúc với các hóa chất. Nên kiêng trong khoảng 1 tháng sau khi phẫu thuật để giúp mắt nhanh chóng hồi phục lại như ban đầu. Sau khi tháo băng mắt, bệnh nhân thường sẽ thấy khó mở mắt nếu bị ánh sáng chiếu thẳng vào. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế việc để ánh sáng mặt trời rọi vào mắt quá nhiều. Mắt sau phẫu thuật tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ khiến mắt bị quáng gà, giảm thị lực, đau rát. Không chỉ vậy, các loại tia UV trong mắt cũng có thể gây tổn thương, viêm nhiễm cho mắt. Việc dụi mắt sẽ làm mắt bị yếu đi, lây nhiễm vi khuẩn cho vùng mắt. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen này sớm, đặc biệt là sau khi thực hiện phẫu thuật mắt bong võng mạc. Sau khi trải qua phẫu thuật điều trị bong võng mạc, người bệnh nên nghỉ ngơi tối đa, cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn. Nhờ vậy, cơ hội phục hồi, làm mắt khỏe hơn sẽ tăng cao.;;;;;Hiểu về võng mạc từ A-Z 1.1 Khái niệm Võng mạc (hay màng thần kinh) là lớp màng trong cùng của nhãn cầu. Lớp màng này có chức năng gửi tín hiệu dọc theo thần kinh thị giác đến não bộ. Từ đó giúp chúng ta có thể nhìn thấy và nhận biết hình ảnh trong cuộc sống. 1.2 Vị trí Võng mạc là lớp màng trong cùng của nhãn cầu Bình thường, cấu trúc của mắt sẽ gồm 3 lớp màng chính theo thứ tự đi từ ngoài vào trong là: – Củng mạc (kết mạc): Lớp màng ở phía sau, nối liền với giác mạc ở trước – Màng bồ đào: Gồm mống mắt và thể mi ở trước, hắc mạc nằm ở sau – Võng mạc: Lớp màng chỉ có ở phần sau nhãn cầu Theo đó, võng mạc nối trực tiếp với thần kinh thị giác. Từ ngoài nhìn vào, ta sẽ không thể nhìn thấy được do lớp màng này nằm ở trong cùng của mắt. 1.3 Chức năng Võng mạc là nơi tiếp nhận ánh sáng và hình ảnh từ bên ngoài vào mắt. Sau đó truyền về vùng não thị giác ở vỏ não để phân tích hình ảnh. Cấu tạo của võng mạc rất phức tạp với 10 loại tế bào nhỏ khác nhau ở bên trong. Trong đó, có 2 loại tế bào được biết đến nhiều nhất là: – Tế bào nón: Giúp chúng ta có cái nhĩn rõ nét và tinh tế nhất về sự vật xung quanh trong điều kiện nhiều ánh sáng. – Tế bào que: Giúp chúng ta nhìn rõ các sự vật ở trong điều kiện thiếu ánh sáng. Chính nhờ sự phân bổ các tế bào trên võng mạc mà mắt chúng ta có một phản xạ đặc biệt với ánh sáng: – Khi trời tối, đồng tử sẽ dãn ra và đón nhận nhiều ánh sáng nhất có thể. Các tia sáng tỏa ra bên trong võng mạc, đến vùng ngoại vi – nơi chứa nhiều tế bào que. Tại đây giúp phân tích các hình ảnh thiếu ánh sáng. – Khi trời sáng, đồng tử co lại giúp tập trung những tia sáng vào trung tâm võng mạc. Nơi đây chứa nhiều tế bào hình nón, giúp bắt được những hình ảnh tinh tế với màu sắc sống động nhất. 2. Các bệnh võng mạc thường gặp Bệnh võng mạc là một khái niệm khá rộng với rất nhiều loại bệnh lý khác nhau. Hầu hết chúng gây ra những triệu chứng trên thị giác của bệnh nhân. VD: Bong võng mạc, võng mạc tiểu đường, võng mạc tăng huyết áp, hắc võng mạc trung tâm, u võng mạc, bệnh võng mạc trẻ đẻ non,… Bệnh võng mạc là một khái niệm khá rộng với rất nhiều loại bệnh lý khác nhau 2.1 Bong võng mạc Bong võng mạc là tình trạng võng mạc bị bong và tách ra khỏi lớp mô ở đáy mắt. Đây là biến chứng nặng của chấn thương nhãn cầu nói riêng và nhãn khoa nói chung. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra mất thị lực vĩnh viễn. Bệnh có thể xảy ra do: – Thoái hóa – Thứ phát từ một bệnh lý khác của mắt. (VD: Bệnh võng mạc đái tháo đường, cận thị nặng, viêm hắc mạc,…) – Chấn thương (chấn thương kín, chấn thương xuyên nhãn cầu, vỡ nhãn cầu,…) Bệnh lý không gây đau đớn mà chỉ gây rối loạn thị giác và giảm thị lực. Vì vậy, đa số mọi người thường khá chủ quan và không chú ý khi gặp phải tình trạng này. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là thị lực giảm dần cho đến khi mất hẳn thị lực. 2.2 Võng mạc tiểu đường Võng mạc tiểu đường xuất hiện do những biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra. Bị tiểu đường càng lâu, đường huyết càng cao thì càng có nguy cơ mắc bệnh. Biến chứng này có thể dẫn đến mù lòa nếu như không được điều trị đúng cách. Để biết mình có bị mắc bệnh hay không, bạn nên đi khám sàng lọc tiểu đường. Đồng thời kết hợp khám mắt, soi đáy mắt, chụp huỳnh quang đáy mắt để phát hiện sớm nếu có các tổn thương của bệnh võng mạc tiểu đường. Với võng mạc tiểu đường tăng sinh, thị lực của người bệnh có thể mờ và mất toàn toàn do do sốt xuất huyết. Bệnh lý thường không có triệu chứng nên việc đi thăm khám ngay khi phát hiện bệnh tiểu đường là rất cần thiết. Tránh các trường hợp diễn biến phức tạp sẽ rất khó để điều trị. Võng mạc tiểu đường xuất hiện do những biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra 2.3 Bệnh võng mạc trẻ đẻ non Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP) là một bệnh võng mạc tăng sinh ở trẻ đẻ non và thiếu cân. Thường là thai dưới 36 tuần hoặc có cân nặng khi sinh dưới 2000 gam. Bình thường, mạch máu nuôi võng mạc chỉ phát triển hoàn thiện ở những trẻ được sinh đủ tháng. Vì vậy, trẻ sinh càng non thì có mạch máu này càng ít hoặc phát triển bất thường. Kéo theo tỷ lệ bệnh xảy ra càng cao. Phần lớn các trường hợp mạch máu bất thường sẽ có thể tự lành (khoảng 90%). Tuy nhiên, ở một số trẻ thì mạch máu chỉ khỏi một phần. Dẫn đến hiện tượng trẻ bị cận thị hoặc mắt lác sau này. Đôi khi bệnh cũng có thể để lại sẹo ở võng mạc khiến thị lực của trẻ bị giảm. Giai đoạn đầu, bệnh rất ít có biểu hiện bên ngoài. Chỉ khi đến giai đoạn cuối, con ngươi ở mắt trẻ mới bắt đầu bị trắng đục. Vì vậy, với trẻ sinh non hoặc thiếu cân, tốt nhất nên đi khám để phát hiện bệnh vào tuần thứ 7 – 9 sau sinh. Đồng thời đưa trẻ đi khám lại sau 3 – 6 tháng tuổi. Trường hợp trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1000 gam thì cần khám lại 2 tuần 1 lần. 2.4 Võng mạc tăng huyết áp Võng mạc tăng huyết áp thường tiến triển qua nhiều giai đoạn. Bệnh có thể để lại những tổn thương trầm trọng, gây suy giảm thị lực nặng và thậm chí là không thể hồi phục. Một số vị trí võng mạc trở nên nhợt nhạt vì không được cung cấp đủ máu. Thậm chí có xuất huyết từ hệ thống mạch máu bị vỡ hoặc phù nề. Đối với bệnh lý này, việc kiểm soát huyết áp là phương pháp cần thiết giúp hạn chế các biến chứng. Người bệnh nên đi kiểm tra mắt thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi mức độ huyết áp. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị tích cực.;;;;;Hiện tượng bong võng mạc tái phát là một hiện tượng thường gặp sau điều trị phẫu thuật bong rách võng mạc. Để phòng ngừa và hạn chế khả năng gặp phải hiện tượng này, chúng ta cần xây dựng chế độ chăm sóc mắt sau phẫu thuật cũng như chế độ dinh dưỡng thật tốt. 1. Tìm hiểu về bệnh lý bong võng mạc trong mắt Võng mạc là một trong những bộ phận đặc biệt quan trọng trong đôi mắt. Võng mạc có tác dụng tiếp nhận ánh sáng và ghi nhận các hình ảnh, sau đó truyền tải thành tín hiệu cung cấp cho não bộ. Do đó, khi võng mạc bị bong rách sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho thị lực, khả năng quan sát của mắt. Bệnh bong rách võng mạc nếu trong trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm cũng có thể gây mất thị lực hoặc mù vĩnh viễn. Võng mạc là một trong những bộ phận đặc biệt quan trọng trong đôi mắt Hiện nay bệnh lý bong rách võng mạc được phân chia thành 3 loại đó là: thanh dịch, co kéo và có các vết rách. Trong số 3 loại bong võng mạc này thì hiện tượng võng mạc có vết rách là loại phổ biến nhất. Trong một số trường hợp, sau khi bị bong rách võng mạc, bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật nhằm mục đích điều trị hiện tượng bong và hồi phục lại thị lực như ban đầu. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bong võng mạc mà phẫu thuật sẽ thành công hoặc không. Một số trường hợp võng mạc đã hồi phục trở lại như ban đầu nhưng vẫn bị tái phát lại. Khi tình trạng tái phát xảy ra, bệnh nhân sẽ cần xin tư vấn, chỉ định của bác sĩ nhãn khoa để xem xét có nên phẫu thuật lần nữa hay không. Sau khi trải qua phẫu thuật lần thứ 2, võng mạc sẽ có khả năng bong ra hoặc không. Điều này cũng phụ thuộc vào biện pháp điều trị cũng như chế độ chăm sóc và giữ gìn của bệnh nhân. 1.3. Các yếu tố nguy cơ có thể làm bong võng mạc tái phát Những người có tật khúc xạ cận thị có khả năng bị bong võng mạc cao hơn những người khác, kéo theo đó, khả năng bị tái phát cũng sẽ dễ xảy ra hơn. Ở những người bị cận thị, nhãn cầu của mắt có xu hướng lồi ra đằng trước. Điều này làm cho võng mạc dễ bị kéo căng, khu vực chu biên của võng mạc bị mỏng hơn, dễ thoái hóa và rách hơn bình thường. Do đó, bệnh nhân bị cận thị nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra tình hình võng mạc thường xuyên. Một số trường hợp võng mạc đã hồi phục trở lại như ban đầu nhưng vẫn bị tái phát lại Tiểu đường có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng cho sức khỏe của bệnh nhân, trong đó có vùng mắt và võng mạc. Khi mắc bệnh tiểu đường, võng mạc dễ dàng bong ra hơn so với người không bị tiểu đường. Biện pháp tối ưu để hạn chế các biến chứng này đó là kiểm soát tốt tình hình tiểu đường, thường xuyên đi kiểm tra đường huyết định kỳ. Theo đó, khi con người ngày càng lớn tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên cũng sẽ bị đẩy nhanh và kéo theo các bệnh lý, biến chứng khác nhau. Bệnh bong rách võng mạc cũng thường xuất hiện ở đối tượng người già, người lớn tuổi nhiều hơn người trẻ. Ở đối tượng người lớn tuổi, phần dịch kính ngày càng có xu hướng không đồng nhất, dễ co kéo hoặc hóa lỏng. Từ đó, chúng dễ dàng tách rời ra khỏi bề mặt võng mạc. Hiện tượng bong rách võng mạc cũng có thể xảy ra do bệnh nhân đã từng gặp các chấn thương, phẫu thuật tại vùng mắt. Lúc này các vết thương có thể gây bong võng mạc đi kèm với các vết rách, tổn thương vùng nhãn cầu. Do đó, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bong võng mạc hoàn toàn có thể bị tái phát lại kể cả sau khi phẫu thuật. Một số bệnh lý về máu có thể là nguyên nhân gây bong võng mạc như: thiếu máu gây phù võng mạc, xuất tiết, xuất tiết bông,… Nếu trong gia đình có tiền sử người bị bong rách võng mạc thì bệnh nhân cũng hoàn toàn có khả năng sẽ bị tái phát lại bệnh lý này. Ngoài ra, một số rối loạn viêm, các cuộc phẫu thuật điều trị bệnh lý mắt khác cũng sẽ làm tăng tỉ lệ bị bong võng mạc. Trên thực tế, những trường hợp phẫu thuật điều trị bong rách võng mạc nếu được thực hiện đúng cách và triệt để sẽ có khả năng thành công lên tới 90%. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng bệnh mà có người sẽ cần thực hiện một hoặc nhiều cuộc phẫu thuật. Do đó, khả năng bệnh nhân bị tái phát hiện tượng bong võng mạc sau phẫu thuật cũng sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc hoặc các bệnh lý đi kèm có xảy ra hoặc không. Nguyên nhân dẫn đến việc bong võng mạc tái phát hay gặp nhất đó chính là sự phát triển của các dịch kính. Nguyên nhân này chiếm khoảng 7 tới 10% các ca bệnh. Theo dõi thị lực của mắt, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: suy giảm thị lực thì nên nhanh chóng đi tới bệnh viện để được tư vấn và chẩn đoán Sau khi phẫu thuật điều trị bong võng mạc, chúng ta cần ghi nhớ và thực hiện một số điều sau để phòng ngừa khả năng tái phát bệnh: – Trong trường hợp mắt bị bệnh lý bong võng mạc thì bệnh nhân nên chủ động kiểm tra, thăm khám mắt còn lại để sớm có biện pháp đề phòng, ngăn ngừa khả năng bị lây sang cả 2 mắt. – Theo dõi thị lực của mắt, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: suy giảm thị lực thì nên nhanh chóng đi tới bệnh viện để được tư vấn và chẩn đoán. – Sau khi phẫu thuật kết thúc, nên hạn chế bê vác, làm việc, vận động quá mạnh. Không nên chơi thể dục thể thao với cường độ lớn, liên tục. Có thể tập thể dục nhẹ nhàng nhưng tốt nhất nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nhãn khoa. – Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày không nên để cho nước hoặc hóa chất tiếp xúc với mắt. – Chú ý vệ sinh, chăm sóc mắt cẩn thận với nước sạch, khăn sạch. – Sử dụng kính râm, kính bảo vệ khi đi ra ngoài hoặc khi chơi thể thao, tham gia các hoạt động có thể bị va đập, té ngã. – Nếu bị tiểu đường thì bệnh nhân nên kiểm soát đường huyết theo chế độ thật tốt. – Xây dựng chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh, tăng cường bổ sung thêm các nhóm thức phẩm tốt cho mắt: vitamin A, omega 3,… – Tuyệt đối không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa chất cồn, chất kích thích như trà, cafe, rượu bia,…;;;;;Các bệnh lý võng mạc là bệnh nhãn khoa có nguy cơ gây mù lòa cao chỉ sau bệnh đục thủy tinh thể. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh về võng mạc sẽ để lại những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thị lực của người bệnh. Tìm hiểu ngay! 1. Tìm hiểu về võng mạc Võng mạc là màng bên trong đáy mắt, có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể. Khi đi vào trong mắt, ánh sáng sẽ xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể, hội tụ lại trên võng mạc. Võng mạc sẽ chuyển ánh sáng thành tín hiệu thị lực về trung khu phân tích tại vỏ não. Thông qua đó, mọi người có thể nhìn thấy đồ vật ở trước mắt. Cấu tạo của võng mạc bao gồm các cơ quan chính là: – Hoàng điểm (điểm vàng): Tập trung nhiều tế bào thị giác, giúp nhận diện nội dung và độ sắc nét của hình ảnh. – Tế bào biểu mô sắc tố: Nơi tiếp nối và nhận tín hiệu từ tế bào thị giác, bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào thị giác, đặc biệt là vùng hố trung tâm điểm vàng. Nếu các tế bào biểu mô sắc tố ở võng mạc bị tổn thương, tế bào thị giác bong và teo đi thì chức năng cảm nhận ánh sáng sẽ bị ảnh hưởng, gây suy giảm thị lực, các bệnh lý võng mạc và thậm chí là mù loà. Võng mạc là màng bên trong đáy mắt, có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể 2. Các bệnh lý võng mạc 2.1. Bệnh võng mạc tiểu đường Võng mạc tiểu đường là bệnh do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra tổn thương ở võng mạc mắt. Cụ thể, đường máu cao trong thời gian dài khiến các mạch máu của cơ thể bị tổn thương, mạch máu ở vi mắt chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các mạch máu mỏng, bị sưng lên và rò rỉ, xuất huyết võng mạc dịch kính, xơ hoa khiến võng mạc bị co kéo và bị bong. Người mắc bệnh thường xuyên cảm thấy nhìn mờ, thậm chí là không thể nhìn rõ vật ở trước mắt và bị mù. 2.2. Bệnh bong võng mạc Bong võng mạc là tình trạng mô võng mạc bị bong, tách ra khỏi đáy mắt. Bệnh xảy ra do chấn thương nhãn cầu đáy mắt và có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nếu sau 24-72 giờ không được xử trí đúng cách. Vết rách nhỏ trên võng mạc khiến dịch trong mắt tràn xuống dưới, gây tách lớp võng mạc ra khỏi nhãn cầu. Một số trường hợp bị chấn thương kín, vết thương xuyên qua nhãn cầu, vỡ nhãn cầu cũng có thể gây ra tình trạng này. Bệnh bong võng mạc không gây đau đớn, chỉ gây ra rối loạn thị giác, giảm thị lực, ánh sáng nhấp nháy, chớp sáng hoặc có chấm đen. Người bệnh nên đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu này để được bác sĩ xử trí kịp thời. Bong võng mạc là một trong số các bệnh lý võng mạc nguy hiểm, có thể dẫn tới mù loà 2.3. Thoái hóa võng mạc Thoái hóa võng mạc là quá trình suy thoái, tổn thương tế bào võng mạc mắt do nhiều nguyên nhân. Bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi, mắc cận thị hoặc cao huyết áp, tiểu đường. Thoái hóa võng mạc diễn tiến âm thầm, tàn phá thị lực dần dần với các biểu hiện thị lực giảm dần, mắt nhìn mờ, có điểm mù trước mắt… Mặc dù tiến triển từ từ nhưng bệnh có nguy cơ gây mù lòa cao, đặc biệt là khi người bệnh chủ quan không thăm khám sớm khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. 2.4. Võng mạc tăng huyết áp Tổn thương võng mạc do ảnh hưởng của bệnh cao huyết áp được gọi là bệnh võng mạc tăng huyết áp. Lượng máu chảy tới võng mạc bị giảm dần, dẫn tới tình trạng phù nề võng mạc. Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi nếu không được điều trị thì có thể gây tổn thương mạch máu võng mạc, suy giảm chức năng của võng mạc và dẫn tới mù lòa. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, chỉ tói khi người bệnh phát hiện thị lực giảm nghiêm trọng, sưng mắt, đứt vỡ mạch máu… mới đi khám thì khi có bệnh đã ở giai đoạn rất nặng. Võng mạc tăng huyết áp do bị ảnh hưởng của bệnh cao huyết áp 2.5. Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non Bệnh võng mạc tăng sinh xảy ra ở trẻ đẻ non, thiếu cân được gọi là võng mạc trẻ đẻ non. Khi sinh non, mạch máu nuôi võng mạc của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên mạch máu ít, phát triển bất thường. Khi đó, trẻ rất dễ sinh ra bệnh võng mạc ở một hoặc cả hai mắt. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện bất thường, giai đoạn cuối phát hiện con ngươi của trẻ bị trắng đục. Đôi khi, bệnh sẽ để lại sẹo ở võng mạc, khiến thị lực giảm hoặc tạo thành mô sẹo gây co võng mạc, kéo ra khỏi vị trí dẫn tới giảm thị lực trầm trọng. 2.6. Ung thư võng mạc Ung thư khởi phát và ác tính ở võng mạc, lớp cuối cùng của mắt. Đây là bệnh ung thư thường gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ, phá huỷ chức năng thị giác và có thể đe dọa tới tính mạng. Dấu hiệu thường thấy ở những người mắc bệnh là ánh đồng tử trắng, mắt lác, mắt đau, đỏ, nhìn kém, mắt giãn to, dị sắc mống mắt. Ung thư võng mạc thường gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện là ánh đồng tử trắng 3. Điều trị các bệnh lý võng mạc Tùy thuộc vào bệnh lý ở võng mạc mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người. Nguyên tắc điều trị các bệnh lý võng mạc thường gặp hiện nay: – Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp để cải thiện thị lực cho người mắc bệnh võng mạc. Thuốc có thể sử dụng bằng đường uống, đường tiêm hoặc nhỏ mắt… Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cũng như tránh các biến chứng khó lường. – Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật hoặc sử dụng tia laser để điều trị các mạch máu tăng sinh bất thường gây ra các bệnh võng mạc. Phẫu thuật là kỹ thuật vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, tại phòng điều trị đạt chuẩn của Bộ Y tế. – Chăm sóc mắt: Ngoài việc sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, các bệnh lý võng mạc còn có thể được cải thiện thông qua một chế độ sinh hoạt khoa học, chăm sóc mắt đúng cách. Các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp để người bệnh có thể tự chăm sóc và vệ sinh mắt đúng cách tại nhà, giúp tình trạng suy giảm thị lực do bệnh võng mạc được cải thiện hơn. Đồng thời, một chế độ sinh hoạt khoa học cũng giúp thị lực luôn sáng khỏe, ngăn ngừa tái mắc bệnh hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác. Điều trị bệnh võng mạc có thể dựa trên phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa, do bác sĩ có chuyên môn chỉ định Trên đây là thông tin về các bệnh lý võng mạc thường gặp, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mọi người. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước những bệnh lý nguy hiểm kể trên chính là phòng ngừa mắc bệnh. Do vậy, bất kỳ ai cũng cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, chăm sóc mắt thường xuyên và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong việc thăm khám nhãn khoa định kỳ.
question_63696
Điều trị bệnh van 3 lá nhờ phẫu thuật mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ
doc_63696
Bệnh hở van 3 lá khi ở mức độ nhẹ không cần phải điều trị mà chỉ cần theo dõi thường xuyên. Khi bệnh hở van 3 lá trở nặng, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hiện nay, phẫu thuật mổ tim hở ít xâm lấn để sửa van tim hoặc thay bằng van tim nhân tạo được áp dụng trong điều trị cho những bệnh nhân bị nặng mà không thể điều trị nội khoa được. Van tim 3 lá là van tim thông giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải. Hở van 3 lá là tình trạng rối loạn trong đó van 3 lá không đóng đủ chặt khiến máu chảy ngược vào buồng tâm nhĩ khi thất co bóp.Đối với bệnh nhân bị hở van 3 lá mức độ nhẹ thì không cần điều trị, chỉ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ.Những bệnh nhân bị hở van 3 lá sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, rối loạn nhịp tim, động mạch phổi tăng áp, xơ gan... tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Với những đối tượng này, cần thực hiện mổ tim hở ít xâm lấn để điều trị bệnh. Hở van tim 3 lá Bệnh hở van 3 lá được chia theo các mức độ như sau:Hở van sinh lý: hở van tim 3 lá 1/4 , với mức độ này không cần phải điều trị;Hở van trung bình: hở 1.5/4 và 2/4 , với mức độ này người bệnh chưa cần phải điều trị nhưng phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng như nhồi máu cơ tim, thấp tim ... thì phải điều trị;Hở van 3 lá nặng: hở 3/4 và 3.5/4, bệnh nhân cần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ;Hở van rất nặng: hở van 3 lá 4/4, đây là mức độ nặng nhất, khi không còn đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để sửa van tim hoặc mổ thay van 3 lá nhân tạo.Phương pháp phẫu thuật mổ tim hở ít xâm lấn để điều trị hở van 3 lá là lựa chọn tốt trong điều trị bởi hở van 3 lá ít nguy hiểm hơn hở van 2 lá, và với những bệnh nhân bị hở van lá 3/4 sẽ được chỉ định dùng thuốc để ngăn ngừa suy tim, khi thuốc điều trị thuốc không còn hiệu quả thì bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật. 3. Ưu điểm của mổ tim hở ít xâm lấn Thời gian hồi phục của người bệnh nhanh;Thời gian nằm viện giảm đáng kể;Giảm tai biến có thể xảy ra sau phẫu thuật;Vết mổ mang tính thẩm mỹ cao, nhanh liền;Ít có nguy cơ bị nhiễm trùng. 4. Kỹ thuật này được chỉ định với các trường hợp sau:Phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ;Phẫu thuật van hai lá: sửa van hoặc thay van hai lá;Phẫu thuật van 3 lá;Phẫu thuật van động mạch chủ;Phẫu thuật động mạch chủ lên và quai động mạch chủ. Bệnh nhân sẽ được thực hiện sàng lọc bằng các phương pháp cận lâm sàng như siêu âm tim, chụp X-quang, điện tâm đồ, sinh hóa máu,...; theo dõi sau thủ thuật một cách chặt chẽ ngay khi kết thúc phẫu thuật, sau khi lên nội trú Ngoại tim mạch và theo dõi dài hạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra biến chứng sau mổ tim. Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP): Giảm đau trọn vẹn, không cần morphin
doc_12130;;;;;doc_47914;;;;;doc_29583;;;;;doc_50064;;;;;doc_43258
Bệnh van tim là một trong những bệnh lý thường gặp trong nhóm bệnh tim bẩm sinh. Trước đây phương pháp điều trị chính là phẫu thuật tim hở để sửa chữa hoặc thay van hai lá. Ngày nay, với sự ra đời của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phương pháp mổ tim hở ít xâm lấn ra đời và dần chứng minh ưu thế của mình. Nội soi mổ tim đang dần là sự lựa chọn thay thế trong điều trị của các bệnh lý van tim. 1. Tổng quan về mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi Mổ tim hở ít xâm lấn là phương pháp được tiến hành với những vết mổ nhỏ dài khoảng 5 đến 6 cm ở khoảng gian sườn bên phải tiến vào lồng ngực và thám sát tim. So sánh với phương pháp phẫu thuật tim hở thông thường, người bệnh phải trải qua bước cắt xương ức để mở lồng ngực thì đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn.Mổ tim hở ít xâm lấn có thể được lựa chọn để điều trị nhiều bệnh lý tim mạch khác nhau. Phương pháp này ít đau hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn so với phẫu thuật tim hở cổ điển. 2. Ưu điểm của mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi Nhiều loại phẫu thuật tim có thể được thực hiện bằng phương pháp mổ tim hở ít xâm lấn như:Sửa chữa hoặc thay van 2 lá; thay van ĐMCSửa chữa hoặc thay van ba láĐóng lỗ thông liên nhĩ; đóng thông liên thất, sửa chửa kênh nhĩ thất; phẫu thuật bắc cầu chủ vành Thủ thuật Maze trong điều trị rung nhĩ. Mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi là phương pháp thực có những ưu điểm sau:Mất máu ít. Tránh nguy cơ nhiễm trùng xương ức Ít xâm lấn và ít đau. Thời gian nằm viện ngắn, người bệnh nhanh chóng hồi phục và quay trở lại cuộc sống hằng ngày.Vết sẹo nhỏ, khó nhận ra và đảm bảo được tính thẩm mỹ.Phẫu thuật viên đánh giá người bệnh để xác định trường hợp nào sẽ được chỉ định mổ tim ít xâm lấn có nội soi. Mổ tim ít xâm lấn có nội soi là thủ thuật phẫu thuật phức tạp yêu cầu nhiều kinh nghiệm và quá trình đào tạo bài bản. Người bệnh thường cần được chuyển đến các trung tâm y khoa lớn có nhiều phẫu thuật viên và kíp phẫu thuật có kinh nghiệm trong việc thực hiện mổ tim ít xâm lấn có nội soi. Mổ tim hở ít xâm lấn có nội soi có ưu điểm vết sẹo nhỏ, khó nhận ra và đảm bảo được tính thẩm mỹ. 3. Nguy cơ khi thực hiện mổ tim ít xâm lấn có nội soi Ngoài những ưu điểm đã kể trên, mổ tim ít xâm lấn có nội soi vẫn có khả năng mang đến những nguy cơ tương tự như phẫu thuật tim hở cho người bệnh như: chảy máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, thậm chí tử vong. Trong một số trường hợp, bác sĩ cần phải thay đổi từ mổ tim ít xâm lấn sang phẫu thuật tim hở nếu đánh giá không đủ an toàn cho người bệnh. Trước khi tiến hành mổ tim ít xâm lấn, phẫu thuật viên sẽ giải thích cho người bệnh những điều lưu ý trước, trong và sau phẫu thuật, bao gồm cả những nguy cơ tiềm ẩn cho người bệnh. Bác sĩ điều trị cùng ekip phẫu thuật sẽ đánh giá các vấn đề liên quan đến từng người bệnh cụ thể và thăm khám, thu thập thông tin về các bệnh lý đã mắc trước đây, tiền sử dị ứng thuốc trước phẫu thuật.Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn về việc có nên tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền trước lúc phẫu thuật hay không và dặn dò về việc nhịn ăn uống vào đêm trước ngày phẫu thuật. Ngoài ra, người bệnh còn cần lưu ý không mang các vật dụng cá nhân vào phòng mổ như trang sức, mắt kính, kính áp tròng, răng giả. 5. Theo dõi sau mổ tim ít xâm lấn có nội soi Người bệnh sẽ tập hít thở sâu và hướng dẫn thực hiện động tác ho để giữ phổi sạch Thông thường, người bệnh cần nhập vào khoa chăm sóc tích cực (ICU) trong ít nhất một ngày sau khi hoàn thành xong phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc và dịch truyền qua đường tĩnh mạch. Các ống dẫn lưu được đặt trong lúc phẫu thuật sẽ tiếp tục được giữ lại, bao gồm ống thông dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang và dẫn lưu dịch, máu từ lồng ngực. Người bệnh có thể được thở máy hoặc cung cấp oxy qua mask hoặc canule ở mũi.Khi tình trạng ổn định, người bệnh sẽ được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến khi bệnh phòng thường để nằm theo dõi sau nhiều ngày. Thời gian lưu lại khoa ICU và thời gian nằm viện phụ thuộc vào kết quả phẫu thuật và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.Các nhân viên y tế sẽ chăm sóc và theo dõi người bệnh qua các yếu tố như:Chăm sóc vết thương, phát hiện sớm các dấu hiệu báo động tình trạng nhiễm trùng vết mổ.Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn bao gồm huyết áp, nhịp thở và nhịp tim.Chăm sóc giảm đau cho người bệnh.Hỗ trợ người bệnh vận động và thực hiện các động tác cơ bản.Tập hít thở sâu và hướng dẫn thực hiện động tác ho để giữ phổi sạch, hạn chế biến chứng viêm phổi do ứ đọng.Bác sĩ điều trị cũng sẽ hướng dẫn người bệnh cách tự theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình phục hồi như phát hiện nhiễm trùng vết mổ, tự chăm sóc và vệ sinh vết mổ, sử dụng thuốc theo đơn và kiểm soát đau.;;;;;Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn đang là xu hướng tất yếu của nền y học trên thế giới cũng như tại Việt Nam bởi những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này mang lại trong phẫu thuật bệnh lý tim mạch. Phẫu thuật đóng lỗ thông liên nhĩ: Đây là một dạng bệnh tim bẩm sinh khiến cho máu chảy giữa hai buồng tim (nhĩ trái và nhĩ phải). Khi bị thông liên nhĩ, dòng máu di chuyển bất thường từ nhĩ trái qua nhĩ phải và xuống thất phải. Hậu quả làm tâm thất phải phải nhận thêm một lượng máu nên dần dần sẽ giãn ra và dẫn đến suy thất phải.Phẫu thuật bệnh van 2 lá: Khi cần sửa van hoặc thay van hai lá. Khi bị hẹp van hai lá, lượng máu từ tâm nhĩ trái đổ xuống tâm thất trái sẽ bị hạn chế. Mặt khác, hở van hai lá khiến cho một lượng máu xuống tâm thất trái bị trào ngược trở lại tâm nhĩ trái. Do đó, trong cả hai trường hợp của bệnh van 2 lá đều khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo cung cấp đủ lượng máu đi nuôi não, thận và các cơ quan khác của cơ thể, nguy cơ gây ra suy tim.Phẫu thuật bệnh van 3 lá: Nếu van ba lá bị hẹp, dòng máu từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải sẽ bị cản trở. Nếu van ba lá đóng không kín (tức hở van), một phần máu từ tâm thất phải sẽ trào ngược trở lại tâm nhĩ phải. Cả hai trường hợp khác nhau của bệnh van 3 lá đều làm tăng nguy cơ suy tim.Thay van động mạch chủ: Van động mạch chủ có nhiệm vụ kiểm soát dòng máu giàu oxy từ tâm thất trái đi vào động mạch chủ, từ đó dẫn máu đi đến các cơ quan trên toàn cơ thể. Vì thế, đây là một van tim có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ tuần hoàn máu nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Thay van động mạch chủ được áp dụng trong trường hợp hở van động mạch chủ hoặc hẹp van động mạch chủ, khi đó tâm thất trái phải làm việc nhiều hơn bình thường, dẫn đến thành tâm thất bị dày lên (phì đại) và buồng tâm thất to hơn (giãn). Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn có thể chỉ định trong nhiều trường hợp với hiệu quả cao 3. Ưu điểm của phẫu thuật tim hở ít xâm lấn Bệnh nhân ít bị nhiễm trùng và đặc biệt là độ thẩm mỹ cao, không phải mang đường mổ dài (dưới 5cm);Khả năng hồi phục sau phẫu thuật khá cao, vết mổ nhanh liền.Giúp bệnh nhân hạn chế tối đa các tổn thương do phẫu thuật gây ra: đỡ đau do vết mổ nhỏ, ít gây mất máu, nguy cơ phải truyền máu thấp, không bị biến chứng viêm xương ức.Giảm thời gian hồi sức trong ICU cũng như thời gian nằm viện.Chăm sóc sau mổ của phẫu thuật tim hở ít xâm lấn đơn giản hơn so với phương pháp mổ kinh điển. 4. Kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP): Giảm đau trọn vẹn, không cần morphin;;;;;Hở van tim 3 lá là tình trạng phổ biến, tùy thuộc vào mức độ và triệu chứng của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Để tìm hiểu bệnh hở van tim 3 lá có chữa được không, mời bạn tham khảo bài viết sau. 1. Hở van tim 3 lá là gì và các mức độ hở van 3 lá Hở van tim 3 lá là tình trạng van 3 lá không đóng chặt được như bình thường làm cho máu chảy ngược vào tâm nhĩ phải khi tâm thất phải co bóp. Về lâu dài, Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng máu bị trào ngược và gây ra tình trạng suy tim. Hở van tim 3 lá nếu không được điều trị từ sớm có thể gây ra biến chứng suy tim 1.2 Các mức độ hở van tim 3 lá Hở van tim 3 lá được chia thành 4 cấp độ khác nhau theo độ hở: – Hở van tim 3 lá 1/4: Mức độ hở van tim nhẹ nhất, thông thường là hở van sinh lý, có thể gặp ở nhiều người khỏe mạnh. – Hở van 3 lá 2/4: Là mức độ hở van trung bình và cần tiến hành điều trị khi xuất hiện các triệu chứng. – Hở van 3 lá 3/4 và 4/4: Là mức độ hở van nặng và rất nặng, nguy cơ tiến triển thành biến chứng suy tim là rất cao. Nếu hở van 3 lá ở mức độ nhẹ, bạn chưa cần điều trị ngay mà chỉ cần theo dõi thường xuyên cũng như thay đổi chế độ lành mạnh để kiểm soát. Trường hợp hở van 3 lá nặng và xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, khó thở, đau thắt ngực thì cần áp dụng ngay các biện pháp điều trị sớm. 2. Nguyên nhân gây hở van tim 3 lá Nguyên nhân phổ biến gây hở van tim 3 lá là do sự giãn nở bất thường của tâm thất phải do các bệnh lý như suy tim trái, bệnh giãn cơ tim, tăng huyết áp động mạch phổi, hẹp động mạch phổi…gây ra. Ngoài ra, việc hở van tim 3 lá cũng có thể do các nguyên nhân khác như: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, tác dụng phụ của thuốc. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng hở van tim 3 lá từ ban đầu. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào giúp chữa khỏi hoàn toàn hở van tim 3 lá ngoài trừ việc thay van tim mới. Tuy nhiên, tùy theo mức độ, người bị hở van tim 3 lá vẫn có thể sống và làm việc như người bình thường nếu được điều trị từ sớm và đúng cách. Đa phần, việc hở van tim 3 lá ở mức độ nhẹ thường không có triệu chứng gì nghiêm trọng. Nhưng khi bị hở van nặng, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Giảm khả năng gắng sức, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, gan to, lượng nước tiểu giảm, người mệt mỏi, khó thở Van 3 lá bị hở lâu ngày nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới suy tim. Chính vì vậy, bạn cần phải nhanh chóng đến thăm khám với bác sĩ nếu gặp các triệu chứng kể trên. Điều trị nội khoa bằng thuốc là phương pháp phổ biến giúp bạn cải thiện các triệu chứng hở van tim và ngăn ngừa tình trạng hở van nặng hơn. Một số loại thuốc điều trị hở van tim 3 lá bao gồm: – Thuốc ức chế men chuyển: Giúp kiểm soát huyết áp, giảm gánh nặng cho tim và ngăn hở van tiến triển. – Thuốc chẹn kênh beta: Giúp ổn định nhịp tim và huyết áp – Thuốc chẹn kênh canxi: giúp hạ áp, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn đau thắt ngực. – Thuốc chống đông máu: Giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một loại hoặc nhiều loại thuốc để điều trị hở van tim 3 lá. Trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc. Điều trị nổi khoa sử dụng thuốc là phương pháp phổ biến để điều trị hở van 3 lá nhẹ và trung bình Khi tình trạng hở van tim 3 lá nặng hoặc rất nặng và không thể đáp ứng thuốc, bác sĩ sẽ khuyến nghị bệnh nhân điều trị can thiệp phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật chủ yếu được áp dụng khi kích thước vòng van lớn hơn 40mm với 2 bao gồm phẫu thuật tạo hình vòng van hay sửa van. Ngoài ra còn có phẫu thuật thay van 3 lá trong trường hợp van tim cũ không thể sử dụng được nữa. Hiện nay có 2 loại van tim phổ biến được áp dụng để thay van tim là van sinh học và van cơ học. Tùy vào từng loại van tim được thay, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc chống đông máu trong một thời gian dài hoặc cả đời. Trường hợp hở van 3 lá nặng hoặc rất nặng, bác sĩ có thể chỉ định thay van tim cho bệnh nhân;;;;;Hở van tim ba lá hay vẫn được gọi là hở van ba lá là một dạng bệnh tim mạch khá phổ biến. Bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu được phát hiện sớm, việc điều trị bệnh sẽ có thể đạt hiệu quả cao. Mỗi trường hợp bệnh nhân có thể được điều trị theo những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ và triệu chứng bệnh. Khi van 3 lá không thực hiện được chức năng đóng chặt gây ảnh hưởng đến khả năng điều hướng máu, khiến cho máu bị chảy ngược vào tâm nhĩ phải khi tâm thất phải co bóp được gọi là tình trạng hở van ba lá. Tình trạng này gây áp lực lên tim, khiến tim của người bệnh sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường để bù lại lượng máu bị trào ngược. Lâu dài sẽ dẫn đến suy tim. Hở van tim 3 lá có thể xảy ra theo những mức độ khác nhau. Cụ thể là: - Hở van tim 3 lá 1/4: Đây là mức độ hở nhẹ nhất và có thể gặp ở những đối tượng bệnh nhân có thể trạng sức khỏe tốt, thông thường là tình trạng hở van sinh lý. - Hở van 3 lá 2/4: Mức độ hở trung bình và người bệnh cần được điều trị ngay sau khi có những triệu chứng bất thường để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. - Hở van 3 lá 3/4 và 4/4: Đây là những trường hợp bệnh nặng và có nguy cơ cao gây biến chứng, nhất là tình trang suy tim. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hở van tim 3 lá chẳng hạn như suy tim trái, hẹp động mạch phổi, tăng huyết áp động mạch phổi, giãn cơ tim,… Những bệnh này có thể khiến tâm thất phải giãn nở bất thường và dẫn tới hở van tim 3 lá. Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh cũng có thể do một số nguyên nhân khác, có thể kể đến như tình trạng viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh. Khi có những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh. Càng để bệnh lâu thì nguy cơ biến chứng suy tim càng cao, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, hơn nữa việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn và phức tạp. Trước hết, các bác sĩ cần thăm khám và tìm nguyên nhân gây bệnh. Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân sẽ giúp đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt và làm việc như người bình thường. Những trường hợp hở van ba lá ở mức độ nhẹ và chưa gây ra những triệu chứng nghiêm trọng có thể chưa cần điều trị ngay. Người bệnh nên thường xuyên theo dõi sức khỏe và cải thiện lối sống để kiểm soát bệnh hiệu quả. Đối với các trường hợp hở van ở mức độ nặng, người bệnh có những biểu hiện nghiêm trọng như hồi hộp, khó thở, thường xuyên bị đau thắt ngực, giảm khả năng gắng sức, rối loạn nhịp tim, gan to, mệt mỏi, lượng nước tiểu giảm,… thì cần phải điều trị sớm để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh: Điều trị bằng thuốc Các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc cho bệnh nhân nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng là: + Thuốc ức chế men chuyển giúp tim giảm gánh nặng, giữ huyết áp ổn định, năng tình trạng hở van tiến triển nghiêm trọng hơn. + Thuốc chẹn kênh beta có tác dụng ổn định nhịp tim và huyết áp cho người bệnh. + Thuốc chẹn kênh canxi: Loại thuốc này được sử dụng với mục đích giảm cơn đau thắt ngực và hạ huyết áp. + Thuốc chống đông máu nhằm ngăn chặn các cục máu đông hình thành, từ đó giảm nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc thường được áp dụng với những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Các bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc đối với từng người bệnh. Điều các bệnh nhân nên thực hiện là tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như uống thuốc đúng liều và đúng giờ. Tuyệt đối không tự mua và sử dụng thuốc để tránh gặp nguy hiểm. Phẫu thuật van tim Phương pháp phẫu thuật tim phù hợp với những trường hợp bệnh nhân đã ở mức độ nặng và không đáp ứng tốt với thuốc điều trị và kích thước vòng van > 40mm. Trong đó 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng chủ yếu là tạo hình vòng van và sửa van. Nếu van tim cũ không thể sử dụng được nữa, bệnh nhân sẽ cần thực hiện phẫu thuật thay van 3 lá. Tùy theo từng trường hợp, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân chọn loại van cơ học hoặc loại van sinh học. Sau khi thay van tim, tùy thuộc vào những loại van tim được thay mà bệnh nhân có thể phải sử dụng thuốc chống đông máu cả đời. Mặc dù phẫu thuật thay van tim có thể gặp phải một số nguy cơ rủi ro nhất định tuy nhiên, phương pháp này vẫn được đánh giá cao và có thể kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Ngoài việc tuân thủ theo những phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên chủ động thay đổi lối sống của mình để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn: + Nên có chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên các loại rau xanh và các loại trái cây nhiều vitamin,… Đồng thời cần tránh xa những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đường, muối và các loại đồ ăn chế biến sẵn. + Nên ổn định tâm lý, tránh căng thẳng. + Duy trì cân nặng ổn định, tránh để thừa cân béo phì. + Tập những bài vừa sức và tập đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch. + Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác,…;;;;;Hở van tim 3 lá có thể là bệnh lý tim bẩm sinh hoặc cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra. Để trả lời cho câu hỏi hở van 3 lá có chữa khỏi được không và bệnh có nguy hiểm không, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây. 1. Tổng quan về hở van tim 3 lá 1.1. Các cấp độ của hở van tim 3 lá Hở van tim 3 lá là tình trạng xảy ra khi van này không thể đóng kín sau khi tâm nhĩ phải bơm máu xuống buồng tâm thất phải. Điều này khiến máu chảy ngược vào tâm nhĩ. Theo thời gian lâu dài, hở van ba lá không được chữa đúng cách sẽ làm suy giảm chức năng tâm thất phải và tệ hơn là gây ra tình trạng suy tim. Hở van 3 lá được chia thành 4 mức độ: – Hở van 3 lá 1/4 – Hở van 3 lá 2/4 – Hở van 3 lá 3/4 – Hở van 3 lá 4/4 1.2. Biểu hiện của hở van 3 lá Thường ở giai đoạn đầu, bệnh ít biểu hiện triệu chứng. Khi đã chuyển nặng, hở van 3 lá sẽ có một số biểu hiện sau đây: – Khó thở đặc biệt khi người bệnh nằm xuống hoặc khi gắng sức. – Đau tức vùng ngực. – Mệt mỏi nhất là khi hoạt động mạnh, tần suất liên tục. – Chóng mặt, xây xẩm mặt mày. – Ho nhất là khi nằm xuống hoặc vào ban đêm. – Tim đập nhanh: cảm giác tim đập liên tục, thình thịch. – Sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc tĩnh mạch ở phần cổ. – Phù chi dưới hoặc toàn thân. – Lượng nước tiểu ít đi. Phù nề cũng là một trong các triệu chứng của hở van ba lá 2.1. Các phương pháp chẩn đoán hở van tim 3 lá Bước đầu tiên bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe tiếng thổi ở tim, nếu có âm thanh bất thường rất có thể là do dấu hiệu máu đang chảy ngược. Tiếp đó sẽ tiến hành một số phương pháp để chẩn đoán chính xác tình trạng hở van tim: – Điện tâm đồ – Siêu âm tim – Siêu âm tim qua thực quản – Chụp X-quang ngực – Chụp MRI 2.2. Hở van ba lá có điều trị được không và các phương pháp phổ biến hiện nay Hở van ba lá có 4 mức độ hở. Hở van ba lá có điều trị được không và điều trị như thế nào tùy vào giai đoạn mắc bệnh. – Hở van 3 lá 1/4: đây là giai đoạn bệnh ở mức độ nhẹ nhất, chưa cần điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và cải thiện lối sống để kiểm soát bệnh hiệu quả, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn. – Hở van 3 lá 2/4: mức độ này cũng thường chưa phải điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tái khám định kỳ và thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy các triệu chứng chuyển nặng thì cần phải đi khám sớm. – Hở van 3 lá 3/4: người bệnh bắt đầu cảm nhận rõ ràng những cơn khó thở, hụt hơi ngày càng tăng dần, cản trở sinh hoạt và công việc. Hở van 3 lá 3/4 có thể điều trị bằng nội khoa và một số phương pháp ngoại khoa thích hợp. – Hở van 3 lá 4/4: đây là mức độ bệnh nặng nhất với các biểu hiệu nghiêm trọng khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt như bình thường. Nếu triệu chứng không cải thiện sau khi uống thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật. Đối với các bệnh nhân hở van ở mức độ nặng, người bệnh có các triệu chứng như khó thở, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, lượng nước tiểu giảm… thì cần phải điều trị sớm để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. – Điều trị nội khoa bằng thuốc: đây là phương pháp phổ biến nhằm cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Các loại thuốc tim mạch phải được kê theo đơn của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và tuân thủ phác đồ. Người bệnh không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khác. – Phương pháp phẫu thuật: nếu bệnh nhân hở van ba lá nặng thì sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm như sau: phẫu thuật tạo hình vòng van, sửa van ba lá, thay van ba lá. Thăm khám sớm giúp người bệnh cải thiện được chức năng tim mạch, tránh các biến chứng nguy hiểm 3. Biến chứng của hở van 3 lá Hở van ba lá sinh lý và hở van ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được kiểm soát sớm. Tuy nhiên người bệnh không tích cực điều trị và để bệnh kéo dài, tiến triển thành mức độ nặng sẽ gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như: – Suy tim: một số bệnh nhân hở van 3 lá nghiêm trọng, máu chảy ngược vào tâm nhĩ phải và một ít máu chảy về phía trước qua tâm thất phải để đi vào phổi. Điều này khiến gia tăng áp lực cho tâm thất phải, làm tăng kích thước của nó và suy yếu chức năng theo thời gian, tệ hơn là dẫn đến suy tim. – Rối loạn nhịp tim: một số bệnh nhân bị hở van mức độ nặng có thể bị rối loạn nhịp tim. Suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh không được chủ quan 4. Lối sống và chế độ ăn uống để ngăn ngừa các bệnh hở van tim Bên cạnh việc tuân thủ theo những phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên chủ động thay đổi lối sống của mình để nâng cao sức khỏe tim mạch đồng thời phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn: – Theo đuổi chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ nhóm chất, tăng cường rau xanh và trái cây nhiều vitamin. Hạn chế tối đa thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối và đồ ăn chế biến sẵn. – Ổn định tâm lý, tránh để bị căng thẳng. – Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, trong giới hạn tránh để thừa cân, béo phì – Duy trì tập luyện vừa sức mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho tim mạch. – Hạn chế tối đa uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác.
question_63697
Suy tuyến yên: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
doc_63697
Tuyến yên là tuyến nội tiết kích thước nhỏ, nằm ngay ở hố yên tại não, nơi sản xuất nhiều hormone có vai trò quan trọng điều hòa hoạt động của các tuyến khác trong cơ thể. Vì thế, suy tuyến yên sẽ gây nhiều vấn đề sức khỏe khó điều trị. Căn bệnh này khá ít gặp nên ít trường hợp tự phát hiện qua dấu hiệu bệnh cũng như biết cách điều trị, chăm sóc hợp lý. Tuyến yên nằm dưới não, nơi tổng hợp nhiều hormone quan trọng nhằm kích thích, điều hòa hoạt động của các tuyến trong cơ thể như tuyến thượng thận, tuyến giáp hay cơ quan sinh dục sản xuất hormone khác. Suy tuyến yên là tình trạng cơ quan này hoạt động yếu đi, khiến hormone tuyến yên sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể. Suy tuyến yên là bệnh lý khá hiếm gặp, do đó ít người biết đến căn bệnh này cũng như hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và tiến triển bệnh. Một vấn đề nữa khiến việc phát hiện sớm và điều trị suy suy tuyến yên gặp khó khăn do căn bệnh này thường tiến triển âm thầm, từ từ. Khi suy tuyến yên ở mức độ nào đó, ảnh hưởng đến các tuyến mới rõ ràng và triệu chứng lúc này mới xuất hiện nhiều. Có nhiều nguyên nhân gây suy tuyến yên, như: Bệnh lý nhiễm khuẩn như: Viêm não, viêm màng não do vi khuẩn, bệnh giang mai, nấm, lao,… Hoại tử tuyến yên sau sinh: Có thể do chảy máu quá mức, rối loạn tuần hoàn, nhiễm khuẩn nặng, sốc,… trong thời gian sinh và sau sinh có thể gây hoại tử tuyến yên. Tình trạng hoại tử này sẽ gây chết tế bào tuyến yên vĩnh viễn, từ đó làm suy giảm hoạt động của cơ quan này. Nghẽn mạch máu hoặc giảm cung cấp oxy: Chấn thương sọ não ở vùng liên quan hoặc ảnh hưởng lưu thông máu, chảy máu não, bệnh lý khác như viêm động mạch thái dương, nghẽn mạch trong xoang, phồng động mạch cảnh,… cũng có thể dẫn đến suy tuyến yên. Nhồi máu trong tuyến yên, tình trạng này khá hiếm gặp, chủ yếu ở bệnh nhân bị thoái hóa mạch máu hoặc tiểu đường. Những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến suy tuyến yên được xác định bao gồm: xạ trị vùng dưới đồi tuyến yên hoặc phẫu thuật tuyến yên, tiền sử chấn thương nền sọ, nhiễm trùng não, não úng thủy, đột quỵ, dị dạng mạch máu não,… Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị suy tuyến yên và sức khỏe cơ thể bị đe dọa do thiếu hụt hormone của cơ quan này sản xuất. Do đó, hiểu biết về bệnh là cần thiết để chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm. 2. Triệu chứng bệnh suy tuyến yên Đặc điểm bệnh suy tuyến yên tiến triển khá âm thầm, triệu chứng mờ nhạt và dễ nhầm lẫn. Hầu hết bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn sớm và phát triển, chỉ đến khi suy tuyến yên ở mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các cơ quan mới thấy rõ. Tùy vào mức độ suy tuyến yên cũng như cơ quan bị ảnh hưởng mà người bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau, thường gặp như: Triệu chứng do giảm chuyển hóa Suy tuyến yên làm giảm hormone kích thích tuyến giáp - tuyến sản sinh ra hormone chính tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, bệnh nhân suy tuyến yên có thể có triệu chứng giảm chuyển hóa như: táo bón, cơ thể yếu, hay mệt mỏi, thường xuyên bị đầy hơi, tăng cân,… Triệu chứng ở tinh hoàn Triệu chứng suy tuyến yên ở cơ quan sinh sản khá thường gặp, rối loạn chức năng tinh hoàn do thiếu hụt hormone điều hòa từ tuyến yên sẽ gây các vấn đề về sản xuất và chất lượng tinh trùng, khả năng cương dương,… Triệu chứng ở buồng trứng Buồng trứng là nơi sản xuất, nuôi dưỡng và tích trữ trứng đảm bảo cho chức năng sinh sản của nữ giới. Bệnh suy tuyến yên sẽ làm giảm hoạt động của buồng trứng, giảm hormone sinh dục và từ đó gây ra các triệu chứng như: khô âm đạo, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau khi giao hợp, giảm ham muốn tình dục,… Triệu chứng ở tuyến thượng thận Hormone tuyến yên sản xuất có vai trò điều hòa hoạt động của tuyến thượng thận, vì thế suy tuyến yên cũng gây triệu chứng cho tuyến thượng thận này. Cụ thể, bệnh nhân có những triệu chứng như: chóng mặt khi đứng, yếu người, cảm thấy mệt mỏi, đau vùng eo, dạ dày,… Ở trẻ nhỏ, suy tuyến yên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của cơ thể cũng như hoạt động của nhiều cơ quan liên quan. Triệu chứng bệnh và biến chứng cũng thường nặng nề hơn so với người lớn nên phát hiện bệnh sớm để điều trị và vô cùng quan trọng. Cụ thể, trẻ nhỏ bị suy tuyến yên sẽ gặp các triệu chứng sau: Vàng da, vàng mắt ở trẻ sơ sinh. Đường huyết thấp. Dương vật nhỏ ở trẻ sơ sinh nam, đến tuổi dậy thì suy tuyến yên sẽ làm giảm phát triển kích thước dương vật. Chán ăn, sụt cân. Chậm đến tuổi dậy thì hoặc không đến. Thường xuyên bị đau đầu dữ dội, giảm thị lực hoặc mắt nhìn đôi. Mặt sưng do tích nước. Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Người thấp. Điều trị suy tuyến yên còn dựa trên nguyên nhân gây bệnh, để xác định điều này bác sĩ sẽ thăm hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp định lượng các hormone tuyến yên sản xuất, từ đó chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân thường được điều trị nguyên nhân kết hợp với liệu pháp thay thế hormone để bù lượng hormone tuyến yên thiếu hụt trong cơ thể. Nếu không khắc phục được chức năng tuyến yên, bệnh nhân có thể phải điều trị duy trì suốt đời với thuốc bổ sung hormone.
doc_42978;;;;;doc_19666;;;;;doc_32656;;;;;doc_37059;;;;;doc_18089
Suy tuyến yên (Hypopituitarism) là một rối loạn được đặc trưng bởi sự thiếu hụt một hoặc nhiều hormone do tuyến yên sản xuất. Tuyến yên, nằm ở đáy não, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng cơ thể khác nhau bằng cách sản xuất và tiết ra hormone kích thích các tuyến nội tiết khác. Suy tuyến yên là bệnh khiến nhiều người cảm thấy khó chịu 2. Triệu chứng của suy tuyến yên Các triệu chứng của suy tuyến yên có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hormone nào bị thiếu. Các triệu chứng của bệnh: – Mệt mỏi và yếu ớt. – Các vấn đề về tăng trưởng: Ở trẻ em, bệnh có thể dẫn đến chậm phát triển và tầm vóc ngắn. – Rối loạn chức năng tình dục: Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương ở nam giới và kinh nguyệt không đều hoặc không có ở phụ nữ. – Vô sinh: Không có khả năng thụ thai do sản xuất hormone sinh sản bị gián đoạn. – Thay đổi cân nặng: Tăng cân không rõ nguyên nhân hoặc khó giảm cân – Huyết áp thấp: Hạ huyết áp, có thể gây chóng mặt và ngất xỉu. – Nhạy cảm với lạnh. – Rụng tóc. – Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều hoặc không có ở phụ nữ. – Da khô: Da có thể trở nên khô, nhợt nhạt hoặc có kết cấu thô ráp. – Rối loạn tâm trạng: Trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng. – Giảm khối lượng cơ bắp: Mất khối lượng và sức mạnh cơ bắp. – Thay đổi nhận thức: Các vấn đề về trí nhớ, kém tập trung và giảm sự nhanh nhẹn của tinh thần. – Các vấn đề về thị giác: Nhìn mờ hoặc khiếm khuyết trường thị giác trong một số trường hợp. Điều quan trọng cần lưu ý là các triệu chứng có thể rất khác nhau giữa các cá nhân và một số người chỉ có thể gặp các triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí có thể không nhận thức được tình trạng bệnh cho đến khi được chẩn đoán thông qua xét nghiệm y tế. 3. Nguyên nhân suy tuyến yên Suy tuyến yên có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và giải phóng hormone của tuyến yên. Một số nguyên nhân phổ biến: 3.1. Suy tuyến yên gây ra u tuyến yên Khối u không ung thư (u tuyến) hoặc ung thư (ung thư biểu mô) phát triển trong tuyến yên có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất và hoạt động của hormone, dẫn đến suy tuyến yên. 3.2. Suy tuyến yên gây nhồi máu tuyến yên Còn được gọi là hội chứng Sheehan, xảy ra khi mất nguồn cung cấp máu cho tuyến yên trong hoặc sau khi sinh. Điều này có thể gây tổn thương mô và thiếu hụt hormone. 3.3. Xạ trị hoặc phương pháp phẫu thuật Phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên (hypophysectomy) hoặc xạ trị nhắm vào vùng tuyến yên có thể dẫn đến suy tuyến yên nếu tuyến bị tổn thương hoặc nguồn cung cấp máu cho tuyến yên bị tổn hại. 3.4. Chấn thương đầu Chấn thương đầu nghiêm trọng, chẳng hạn như chấn thương do tai nạn hoặc ngã, có thể làm hỏng tuyến yên và làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone. Chấn thương đầu là nguyên nhân gây ra bệnh 3.5. Nhiễm trùng và viêm Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm màng não, lao hoặc giang mai, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến yên và làm suy giảm chức năng của nó. Các tình trạng viêm như bệnh sacoit và viêm tuyến yên lymphocytic cũng có thể gây tổn thương tuyến yên. 3.6. Tình trạng di truyền Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Kallmann, loạn sản vách ngăn thị giác và hội chứng Prader-Willi, có thể liên quan đến suy tuyến yên. 3.7. Bệnh tự miễn dịch Rối loạn tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm tế bào lympho hoặc hội chứng đa tuyến nội tiết tự miễn dịch, có thể dẫn đến viêm và tổn thương tuyến yên, dẫn đến thiếu hụt hormone. 3.8. Rối loạn mạch máu Các tình trạng ảnh hưởng đến mạch máu, như chứng phình động mạch hoặc viêm động mạch, có thể làm giảm lưu lượng máu đến tuyến yên, gây tổn thương mô và thiếu hụt hormone. Điều quan trọng cần lưu ý là trong một số trường hợp, nguyên nhân gây suy tuyến yên có thể vẫn chưa được biết (vô căn). Xét nghiệm chẩn đoán bởi chuyên gia y tế là cần thiết để xác định nguyên nhân cơ bản của suy tuyến yên trong từng trường hợp riêng lẻ. 4.Cách điều trị bệnh Việc điều trị bệnh thường bao gồm liệu pháp thay thế hormone để thay thế các hormone bị thiếu. Sự thiếu hụt nội tiết tố cụ thể và nhu cầu cá nhân sẽ quyết định loại và liều lượng thay thế nội tiết tố. Dưới đây là các khía cạnh chính của điều trị: 4.1. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) Phương pháp điều trị chính cho chứng suy tuyến yên liên quan đến việc thay thế các hormone bị thiếu. Điều này có thể bao gồm các hormone tổng hợp hoặc các chất tương tự hormone. Các hormone có thể cần thay thế bao gồm cortisol (glucocorticoid), hormone tuyến giáp (levothyroxine), estrogen/progesterone (ở phụ nữ), testosterone (ở nam giới), hormone tăng trưởng (GH) và các hormone khác khi cần thiết. Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là phương pháp điều trị chính cho căn bệnh này Liệu pháp hormone thay thế (HRT) là phương pháp điều trị chính cho căn bệnh này 4.2. Phương pháp tiếp cận cá nhân Điều trị được điều chỉnh theo nhu cầu và sự thiếu hụt hormone của mỗi cá nhân. Liều lượng được điều chỉnh dựa trên xét nghiệm máu thường xuyên và đánh giá lâm sàng. Điều quan trọng là phải hợp tác chặt chẽ với bác sĩ nội tiết chuyên về rối loạn hormone để đảm bảo liệu pháp thay thế hormone phù hợp. 4.3. Theo dõi thường xuyên Theo dõi liên tục nồng độ hormone thông qua xét nghiệm máu là việc cần thiết để điều chỉnh liều lượng hormone và đảm bảo thay thế hormone tối ưu. Các cuộc hẹn theo dõi thường xuyên với bác sĩ nội tiết là rất quan trọng để đánh giá hiệu quả điều trị, kiểm soát mọi tác dụng phụ và giải quyết mọi lo ngại. 4.4. Thay đổi lối sống Áp dụng lối sống lành mạnh rất quan trọng trong việc kiểm soát suy tuyến yên. Cần duy trì chế độ ăn uống thật sự khoa học, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và tránh các yếu tố có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, chẳng hạn như uống quá nhiều rượu hoặc hút thuốc. Tóm lại, suy tuyến yên là một rối loạn được đặc trưng bởi sự thiếu hụt một hoặc nhiều hormone do tuyến yên sản xuất. Điều trị bao gồm liệu pháp thay thế hormone phù hợp với sự thiếu hụt của mỗi cá nhân. Theo dõi thường xuyên, điều chỉnh lối sống và tuân thủ điều trị là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả.;;;;;Suy tuyến yên là tình trạng suy giảm hormone tuyến yên dưới mức bình thường. Đây là tình trạng tuyến yên bị suy giảm chức năng dẫn đến thiếu hụt hormone và hậu quả cuối cùng dẫn đến suy một loạt các tuyến nội tiết khác như suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp, suy tuyến sinh dục, bệnh đái tháo nhạt vv... Suy tuyến yên là tình trạng tuyến yên không hoạt động kém mức bình thường làm suy giảm lượng hormone tuyến yên được sản xuất và không đáp ứng nhu cầu của cơ thể.Tuyến yên nằm ở vị trí vùng dưới đồi là cơ quan nội tiết rất quan trọng chỉ đạo hoạt động các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp và tuyến thượng thận cũng như các cơ quan sinh dục sản xuất hormone.Tuyến yên có chức năng quan trọng là điều chỉnh các quá trình trao đổi chất trong cơ thể duy trì như là huyết áp, nước, chức năng tình dục, stress. Khi bị suy tuyến yên hậu quả suy các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục không hoạt động bình thường gây một loạt rối loạn các hoạt động trong cơ thể. 2. Nguyên nhân dẫn đến suy tuyến yên Hội chứng Sheehan có thể gây ra tình trạng nhồi máu tuyến yên Suy tuyến yên được chia thành 2 nhóm dựa vào nguyên nhân là suy tuyến yên nguyên phát do tại tuyến yên và suy tuyến yên thứ phát do các rối loạn vùng dưới đồi gây ra.Nguyên nhân gây suy tuyến yên nguyên phát:Khối u: Các tổn thương khối u làm choán chỗ như adenoma tuyến yên, nang tuyến yên, ung thư di căn chèn ép làm giảm kích thước, dẫn đến giảm áp lực và suy giảm chức năng của tuyến yên.Nhồi máu tuyến yên: Nhồi máu tuyến yên do hội chứng Sheehan xuất hiện sau sinh làm suy tuyến yên hoặc do suy mạch máu. Xuất huyết tuyến yên gây sốc dẫn đến trụy tuyến yên.Các quá trình viêm, nhiễm trùng, áp xe: Viêm màng não do vi khuẩn, lao, nấm, sốt rét, áp xe tuyến yên, Sarcoidosis, ... gây suy tuyến yên toàn bộ.Gen: Liên quan đến các yếu tố dịch mã và biệt hóa tế bào. Suy tuyến yên bẩm sinh kèm theo hội chứng gián đoạn cuống tuyến yên do đột biến gen.Các rối loạn thâm nhiễm: Bệnh nhiễm sắt, Bệnh mô bào Langerhans.Điều trị: Thuốc điều trị miễn dịch gây suy tuyến yên, phẫu thuật thường ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên và xạ trị sau phẫu thuật.Rối loạn chức năng tự miễn dịch: Viêm tuyến yên lymphocytic thường gặp ở giai đoạn hậu sản gây phì đại và phá hủy tuyến yên. Nguyên nhân gây suy giảm hormone tuyến yên Nguyên nhân gây suy tuyến yên thứ phát:Khối u: U lành vùng hạ đồi, u xương sọ, u ác tính di căn từ phổi, ngực.Điều trị: Xạ trị khối u làm ảnh hưởng đến vùng hạ đồi do bức xạ dẫn đến rối loạn hormone tuyến yên hoặc thiếu hụt tuyến yên thứ phát.Tổn thương xâm nhập: Các quá trình viêm như viêm mô tế bào Sarcoidosis, Langerhan gây thiếu hụt, giảm hormone tuyến yên.Nhiễm trùng: Viêm màng não do lao, virus, nấm candida, suy giảm miễn dịch như HIV, ...Chấn thương não: Chấn thương sọ não làm tổn thương nền sọ gây thiếu hụt hormone tuyến yên. 3. Triệu chứng lâm sàng của suy tuyến yên Biểu hiện suy tuyến yên trên lâm sàng rất đa dạng là triệu chứng của suy tuyến nội tiết khác như là tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục.Mệt mỏi, chán ăn, cơ yếu, chán ăn, nôn, buồn nôn, tụt huyết áp, sắc tố da giảm. Đây là biểu hiện của suy vỏ thượng thận, nặng có thể gây sốt cao, hạ đường huyết, trụy mạch, hôn mê.Da khô vàng, tóc khô rụng và dễ gãy, chậm chạp, uể oải, tụt huyết áp, tim đập chậm, giọng khàn, rối loạn tiêu hóa, táo bón, đây là biểu hiện của suy giáp.Rối loạn nội tiết tố do suy tuyến yên làm ảnh hưởng đến sự phát triển ở tuổi dậy thì như tinh hoàn, dương vật nhỏ, da mỏng, nhiều nếp nhăn, khối cơ giảm, mất râu, loãng xương, ham muốn tình dục giảm, liệt dương, vô sinh nam (ở nam giới); dậy thì muộn, tuyến vú không phát triển, mất kinh, vô sinh nữ, rụng lông ở nách và cơ quan sinh dục, loãng xương (ở nữ giới).Thiếu hormone prolactin ở phụ nữ sau sinh làm giảm hoặc không tiết sữa, tuyến vú teo nhỏ, ...Thiếu hormone tăng trưởng GH do suy tuyến yên gây chậm mọc răng, chậm phát triển, chậm dậy thì ở trẻ, khả năng ghi nhớ và tập trung kém, thường xuyên bị hạ đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Rối loạn nội tiết tố do suy tuyến yên có thể gây vô sinh ở nữ giới Toàn thân có thể có biểu hiện từ sụt cân, gầy, cơ thể chậm chạp, hay quên đến mất các phản ứng và nặng có thể bị ảo giác như tâm thần phân liệt.Tùy vào nguyên nhân gây giảm hormone tuyến yên sẽ có biểu hiện đặc trưng khác nhau như mất khứu giác, liệt dây thần kinh, ... do u tuyến yên; hội chứng cường giáp, hội chứng Cushing, to các viễn cực, giảm hoặc mất tiết sữa, ... do u tuyến yên tiết hormone; sạm da do Wilson, ... 4. Chẩn đoán và điều trị suy tuyến yên Chẩn đoán suy tuyến yên dựa vào:Thăm khám có các triệu chứng lâm sàng như trên.Xét nghiệm máu và nước tiểu để định lượng hormone của tuyến yên.Chụp MRI tuyến yên để kiểm tra, đánh giá tuyến yên khi đang điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone.Điều trị suy tuyến yên chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây bệnh, gồm các phương pháp:Uống thuốc thay thế hormone.Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp mô gần não ảnh hưởng đến tuyến yên hoặc tuyến yên phát triển không bình thường. Chụp MRI tuyến yên giúp chẩn đoán suy tuyến yên Có nhiều nguyên nhân gây suy tuyến yên, trong đó được chia ra làm 2 loại chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến yên và do vùng dưới đồi gây ra.Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp sớm phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe ngay trong giai đoạn đầu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với căn bệnh ung thư.;;;;;Hình ảnh suy tuyến yên Tuyến yên là tuyến nội tiết với kích thước nhỏ và nằm ngay dưới não. Nơi đây sản xuất nhiều hormone có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa các hoạt động của các tuyến khác trong cơ thể. Một số nguyên nhân suy tuyến yên có thể kể đến: – Viêm não: Viêm não có thể gây viêm và tổn thương tuyến yên, gây suy giảm hoạt động của tuyến yên. – Hoại tử tuyến yên sau sinh: Quá trình sinh đẻ có thể gây tổn thương đến tuyến yên, dẫn đến suy tuyến yên sau sinh. – Nghẽn mạch máu: Nghẽn mạch máu trong tuyến yên có thể xảy ra do tạo huyết khối hoặc các vấn đề về tuần hoàn, làm giảm lưu lượng máu đến tuyến yên và gây suy tuyến yên. – Nhồi máu trong tuyến yên: Nhồi máu là hiện tượng tăng cường dòng máu đến tuyến yên, gây căng thẳng và suy giảm chức năng của tuyến yên. – Các nguyên nhân khác: Các nguyên nhân khác bao gồm viêm nhiễm, tổn thương vùng cổ họng, tiếp xúc với chất độc, các vấn đề miễn dịch, và các bệnh lý khác có thể gây suy tuyến yên. 2. Triệu chứng bệnh suy tuyến yên 2.1. Triệu chứng do giảm chuyển hóa – Mệt mỏi và khó tập trung. – Tăng cân dễ dàng sau đó khó giảm cân. – Ít năng lượng và cảm thấy lạnh. – Chậm trí và khó nhớ. – Da khô và tóc mỏng. Mệt mỏi mất tập trung là triệu chứng của suy tuyến yên 2.2. Triệu chứng ở tinh hoàn – Giảm ham muốn tình dục đi kèm với rối loạn cương dương. – Giảm số lượng tinh trùng và vô sinh (trong một số trường hợp). 2.3. Triệu chứng ở buồng trứng – Rụng trứng không đều, rối loạn kinh nguyệt. – Kinh nguyệt nặng và kéo dài. – Khó thụ tinh, có thể vô sinh (trong một số trường hợp). 2.4. Triệu chứng ở tuyến thượng thận – Mất nước và hay khát nước. – Giảm áp lực máu và chóng mất cân bằng điện giải. – Luôn mệt mỏi và cảm thấy yếu sức. Ngoài ra, suy tuyến yên còn có thể gây ra các triệu chứng khác như tăng cân không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ, cảm giác lo lắng và trầm cảm, giảm hứng thú, vấn đề tiêu hóa và sự suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể thay đổi và không phải dấu hiệu nào cũng xuất hiện rõ ràng. Việc xác định và chẩn đoán suy tuyến yên cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. 3. Cách điều trị suy tuyến yên 3.1. Phương pháp chẩn đoán để điều trị suy tuyến yên – Thăm khám và lấy bệnh sử: Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh nhân, lắng nghe các triệu chứng và lấy bệnh sử chi tiết để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. – Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng của suy tuyến yên. Điều này có thể bao gồm kiểm tra cân nặng, đo áp lực máu, kiểm tra da, tóc và móng, kiểm tra tuyến thượng thận, tinh hoàn và buồng trứng (tùy thuộc vào giới tính). – Xét nghiệm cận lâm sàng: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá chức năng tuyến yên như xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Điều này giúp đo mức độ hormone tuyến yên và xác định các vấn đề khác có thể gây ra triệu chứng tương tự. 3.2. Các phương pháp giúp điều trị suy tuyến yên – Thuốc thay thế hormone: Phương pháp điều trị suy tuyến yên phổ biến nhất là sử dụng thuốc hormone tuyến yên như Levothyroxine. Thuốc này được dùng để bổ sung hoặc thay thế hormone tuyến yên thiếu hụt. Liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh dựa trên kết quả xét nghiệm và theo hướng dẫn của bác sĩ. Liệu pháp thay thế hormone là cách điều trị suy tuyến yên – Điều chỉnh lối sống: Tăng cường sự giàu chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Tránh tiêu thụ quá mức các chất kích thích như cafein và đường. Ngoài ra cần thực hiện các hoạt động thể dục đều đặn như tập yoga, đi bộ, bơi lội hay các hình thức thể thao khác. Tập luyện có thể giúp cải thiện chuyển hóa và giảm căng thẳng. – Điều trị các vấn đề liên quan: Nếu suy tuyến yên là do các vấn đề khác như viêm nhiễm, bệnh lý tuyến thượng thận hay tiểu đường, điều trị các vấn đề này cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị suy tuyến yên. – Theo dõi, điều chỉnh liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 4. Lưu ý điều gì khi điều trị suy tuyến yên 4.1. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe Điều quan trọng nhất là thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa tuyến yên. Điều này giúp theo dõi tình trạng suy tuyến yên và điều chỉnh liều thuốc thích hợp. 4.1. Tuân thủ đúng liều thuốc Nếu được kê đơn thuốc thay thế hormone tuyến yên, hãy tuân thủ đúng liều thuốc và theo lời khuyên của bác sĩ. 4.2. Cân nhắc chế độ ăn uống Hãy có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân nhắc giới hạn tiêu thụ các chất kích thích như cafein và đường. Hãy tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và hợp lý. 4.3. Tạo ra môi trường thư giãn, bớt căng thẳng Căng thẳng và áp lực tâm lý có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên. Hãy tìm các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, hoạt động giảm stress để tạo ra một môi trường tốt cho sự phục hồi. 4.4. Tìm hiểu về triệu chứng và theo dõi sự thay đổi 4.5. Nhận tư vấn từ bác sĩ Luôn luôn thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe về tình trạng suy tuyến yên của bạn. Họ có thể cung cấp hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ cần thiết giúp bạn điều trị suy tuyến yên hiệu quả.;;;;; Suy tuyến yên là bệnh lý hiếm gặp nên triệu chứng và nguyên nhân của bệnh nhiều người không rõ. Chỉ khi bệnh phát triển ở mức độ nhất định và ảnh hưởng đến cơ thể, triệu chứng mới xuất hiện nhiều. Dấu hiệu suy tuyến yên ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể 2. Dấu hiệu suy tuyến yên 2.1. Dấu hiệu suy tuyến yên do giảm chuyển hóa – Mệt mỏi và khó tập trung. – Tăng cân hoặc khó giảm cân dù ăn ít. – Da khô và tóc mỏng. – Cảm lạnh thường xuyên. – Rụng tóc và móng tay yếu. – Đau cơ và cảm giác mỏi. 2.2. Dấu hiệu suy tuyến yên ở tinh hoàn – Giảm ham muốn tình dục. – Mất khả năng cương cứng hoặc giảm chất lượng tinh dịch. – Giảm kích thước tinh hoàn. 2.3. Triệu chứng ở buồng trứng (nữ giới) – Chu kỳ kinh nguyệt không đều, một số trường hợp không có kinh nguyệt. – Vấn đề về kinh nguyệt như chu kỳ ngắn, kinh nhiều hoặc ít. – Khó thụ tinh hoặc vô sinh. – Mất ham muốn tình dục. 2.4. Dấu hiệu ở tuyến thượng thận – Mệt mỏi kéo dài. – Đau cơ và khó chịu. – Áp lực máu thấp. – Mất cân bằng lượng nước và muối trong cơ thể. Suy tuyến yên ảnh hướng đến tuyến thượng thận Ngoài ra, dấu hiệu suy tuyến yên cũng có thể là rối loạn tâm trạng, chứng lo âu, khó ngủ, suy giảm trí nhớ và khó tập trung. Tuyển yên cũng có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển, do đó, suy tuyến yên ở trẻ em có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến sự phát triển chậm và thể chất không phát triển đầy đủ. 3. Nguyên nhân suy tuyến yên 3.1. Bệnh lý nhiễm khuẩn Một số bệnh nhiễm khuẩn như vi khuẩn và vi rút có thể gây viêm và hoại tử tuyến yên, dẫn đến suy tuyến yên. 3.2. Hoại tử tuyến yên sau sinh Một số phụ nữ sau sinh có thể trải qua hoại tử tuyến yên do chấn thương hoặc các vấn đề liên quan đến chuyển hóa sau sinh. 3.3. Tắc mạch máu hoặc giảm cung cấp nồng độ oxy Nếu mạch máu trong tuyến yên bị tắc nghẽn hoặc có sự giảm cung cấp oxy, tuyến yên có thể bị tổn thương và bị suy yếu. 3.4. Nhồi máu trong tuyến yên Sự cản trở lưu thông máu trong tuyến yên do các vấn đề như hình thành các khối máu, tắc nghẽn mạch máu, hoặc cản trở dòng chảy máu có thể dẫn đến suy tuyến yên. 3.5. Các tác nhân hóa học Tiếp xúc với các chất hóa học có thể gây tổn thương và suy yếu tuyến yên, ví dụ như thuốc trị ung thư hoặc chất độc từ môi trường. 3.6. Các bệnh lý tuyến yên Các bệnh lý như khối u, ác tính hay viêm nhiễm nền có thể gây tổn thương và suy yếu tuyến yên. 3.7. Tác động từ thuốc Sử dụng một số loại thuốc như thuốc ức chế tuyến yên hoặc thuốc kháng tuyến yên có thể gây suy tuyến yên. 3.8. Yếu tố di truyền Có một yếu tố di truyền trong một số trường hợp suy tuyến yên, khi có thành viên trong gia đình đã mắc bệnh tuyến yên. 4. Cách chẩn đoán suy tuyến yên 4.1. Khám lâm sàng Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc phỏng vấn chi tiết về các triệu chứng bạn đang gặp phải và tiền sử bệnh của bạn. Họ có thể hỏi về mức độ mệt mỏi, thay đổi cân nặng, thay đổi tâm trạng, vấn đề về da và tóc, cũng như các triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tuyến yên và các cơ quan khác trên cơ thể để tìm các dấu hiệu lâm sàng. 4.2. Xét nghiệm máu Xét nghiệm máu là một công cụ quan trọng trong chẩn đoán suy tuyến yên. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm một loạt các chỉ số máu để đánh giá chức năng tuyến yên. Các xét nghiệm này bao gồm đo nồng độ hormone tuyến yên như TSH (hormone kích thích tuyến yên), T4 (thyroxine) và T3 (triiodothyronine). Xét nghiệm máu chẩn đoán suy tuyến yên 4.3. Siêu âm tuyến yên Siêu âm tuyến yên là một phương pháp hình ảnh không xâm lấn được sử dụng để đánh giá kích thước, cấu trúc và các khối u có thể có trong tuyến yên. Bằng cách sử dụng sóng siêu âm, hình ảnh của tuyến yên được tạo ra và hiển thị trên màn hình. Siêu âm tuyến yên có thể giúp xác định kích thước, hình dạng và cấu trúc của tuyến yên và phát hiện các khối u hoặc bất thường có thể gây ra suy tuyến yên. 4.4. CT scan (Computed Tomography) CT scan là một phương pháp hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt lớp chi tiết của tuyến yên. Nó cung cấp thông tin về kích thước, hình dạng và cấu trúc của tuyến yên, cho phép xác định các vấn đề như khối u, hoại tử hoặc bất thường khác trong tuyến yên. CT scan tuyến yên có thể cung cấp thông tin chính xác về bất thường trong tuyến yên và hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán suy tuyến yên. 4.5. MRI tuyến vú MRI là một phương pháp hình ảnh sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của tuyến yên. MRI có độ phân giải cao hơn so với CT scan và cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc và chức năng của tuyến yên. Nó có thể giúp phát hiện các bất thường như khối u, viêm nhiễm hoặc hoại tử trong tuyến yên. MRI tuyến yên được sử dụng khi cần đánh giá chi tiết về cấu trúc và chức năng của tuyến yên. 5. Phương pháp điều trị suy tuyến yên Phương pháp điều trị chính cho suy tuyến yên là thay thế hormone hoặc sử dụng thuốc bổ sung hormone. 5.1. Thay thế hormone Đối với suy tuyến yên, thường sẽ thực hiện thay thế hormone tuyến yên bằng cách sử dụng thuốc hoá dược chứa hormone tổng hợp. Thuốc thay thế hormone thường được uống mỗi ngày và bao gồm hormone tuyến yên như thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Việc sử dụng thuốc thay thế hormone nhằm điều chỉnh mức hormone trong cơ thể để bù đắp sự thiếu hụt do suy tuyến yên gây ra. Liều lượng hormone thay thế sẽ được điều chỉnh theo từng trường hợp cụ thể. Có thể sử dụng liệu pháp thay thế hormone 5.2. Thuốc bổ sung hormone Đôi khi, suy tuyến yên cũng có thể kèm theo suy tuyến thượng thận hoặc suy tuyến giáp, trong đó cần bổ sung các hormone khác như hydrocortisone hoặc aldosterone. Thuốc bổ sung hormone này được sử dụng để cung cấp các hormone thiếu hụt từ các tuyến yên khác để tránh dấu hiệu suy tuyến yên. Liều lượng thuốc bổ sung hormone cần được điều chỉnh và giám sát chặt chẽ dưới sự giám sát của bác sĩ.;;;;;Tuyến yên (tuyến não thùy) là tuyến nội tiết quan trọng, có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến, cơ quan nội tiết trong cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng, tinh hoàn… Mọi thất thường xảy ra tại tuyến này, bao gồm bệnh suy tuyến yên có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 1. Hiểu về tình trạng suy tuyến yên Suy tuyến yên là tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều loại hormone do tuyến yên sản sinh. Trong nhiều trường hợp, suy tuyến yên là hệ quả của khối u tuyến yên phát triển quá mức, gây chèn ép vào các mô tuyến yên, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị bệnh suy tuyến yên do tác động từ một số biến cố, bệnh lý hay phương pháp điều trị. Cụ thể: – Người bệnh bị chấn thương tại vùng đầu. – Phẫu thuật não hay phẫu thuật tuyến yên có thể để lại biến chứng suy tuyến yên. – Xạ trị đi qua vùng đầu mặt cổ có thể dẫn đến các rối loạn hormone tại tuyến yên. – Do các bệnh lý khác tại tuyến yên như hội chứng Sheehan, hoại tử tuyến yên sau sinh, đột quỵ tuyến yên… – Ảnh hưởng từ tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể như nhiễm trùng não (viêm màng não) hay nhiễm trùng có thể lây lan đến não (lao, giang mai…) – Gặp các vấn đề về mạch máu như: viêm động mạch thái dương, xuất huyết… đều có tác động lên tuyến yên nên suy giảm hormon của tuyến. Cấu tạo tuyến yên 2.1 Bệnh suy tuyến yên gây thiếu hụt hormone tăng trưởng Suy tuyến yên dẫn đến các hormone tăng trưởng (GH) không được giải phóng đủ. Trẻ em thiếu hụt hormone tăng trưởng thường chậm lớn, dậy thì trễ. Trong khi thiếu hormone GH ở người lớn có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất. Người bệnh dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, yếu cơ, biến đổi thành phần chất béo trong cơ thể. 2.2 Bệnh suy tuyến yên là nguyên nhân gây chứng suy sinh dục Đây là tình trạng xảy ra khi tuyến yên không sản xuất đủ lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone tạo hoàng thể (LH). Suy sinh dục đồng nghĩa với người bệnh bị giảm khả năng tình dục và chức năng sinh sản. Ở phụ nữ, bệnh gây giảm sản xuất trứng và estrogen cùng với các triệu chứng như: bốc hỏa, rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh, rụng lông mu, không sản xuất được sữa… Đối với nam giới, bệnh gây giảm sản xuất tinh trùng và testosterone. Người bệnh có các triệu chứng như rối loạn cương dương, rụng lông trên cơ thể, thay đổi tâm trạng thất thường. Trong nhiều trường hợp, suy tuyến yên liên quan trực tiếp đến trường hợp các bệnh nhân bị vô sinh. 2.3 Người bệnh bị suy tuyến thượng thận trung ương Vấn đề này thường xuất hiện khi tuyến yên không sản xuất đủ hormone vỏ thượng thận (ACTH). Sự thiếu hụt hormone ACTH cũng dẫn đến cơ thể không giải phóng được cortisol. Người bệnh có thẻ gặp phải các triệu chứng như: mệt mỏi nghiêm trọng, tụt huyết áp, thậm chí ngất xỉu. Cơ thể thiếu ACTH cũng dễ bị nhiễm trùng, thời gian viêm nhiễm thường kéo dài hơn bình thường. Một số dấu hiệu khác có thể bắt gặp như: đau bụng buồn nôn, nôn, lú lẫn… 2.4 Suy giáp trung ương Là hệ quả của sự thiếu hụt hormone kích thích tuyến giáp (TSH) được bài tiết bởi tuyến yên. Điều này dẫn đến các triệu chứng như: tăng cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, da tóc khô yếu, táo bón, người bệnh không thể chịu được lạnh… Suy tuyến yên có thể ảnh hưởng đến nhiều nơi trong cơ thể, từ nhẹ đến nặng. Trường hợp không được phát hiện kịp thời, bệnh khi tăng nặng có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Suy giáp gây ra bởi bệnh suy tuyến yên có thể khiến người bệnh tăng cân mất kiểm soát dù không thay đổi chế độ ăn. 3. Chẩn đoán và điều trị bệnh suy tuyến yên 3.1 Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh suy tuyến yên Xét nghiệm máu: Dựa trên việc đánh giá nồng độ hormone tuyến giáp, hormone tuyến thượng thận, hormone sinh dục… trong máu, bác sĩ có thể phát hiện sự thiếu hụt của hormone tuyến yên (Nồng độ các hormone nội tiết chịu sự chỉ đạo của tuyến yên thấp gợi ý sự thiếu hụt hormone tuyến yên) Kích thích hoặc thử nghiệm động: là phương pháp giúp đo nồng độ hormone tuyến yên sau khi người bệnh sử dụng một số thuốc kích thích sản xuất hormone. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: người bệnh có thể được chụp cộng hưởng từ (MRI) não hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) não nhằm phát hiện các bất thường, tổn thương trong cấu trúc tuyến yên. Kiểm tra thị lực: giúp đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh tuyến yên lên thị giác. 3.2 Điều trị suy tuyến yên Điều trị suy tuyến yên như thế nào thường tuỳ vào mức độ bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân. Trong đó 2 phương pháp phổ biến được áp dụng là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Hay còn gọi lại liệu pháp thay thế hormone, giúp nồng độ hormone trong máu duy trì ở mức ổn định. Đặc biệt lượng hormone được đưa vào cơ thể sẽ được tính toán đề phù hợp với lượng mà cơ thể có thể sản xuất trong trường hợp không bị suy tuyến yên. Các loại thuốc thay thế hormone có thể bao gồm các nhóm thuốc: thuốc về nội tiết tố, hormone tăng trưởng, hormone sinh sản,… Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến yên có thể được chỉ định nếu tuyến yên ảnh hưởng đến mô gần não hoặc có sự phát triển bất thường tại tuyến. Điều trị khối u tuyến yên cũng có thể liên quan đến phẫu thuật loại bỏ u tuyến yên nếu đây là nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, điều trị bằng xạ trị có thể được áp dụng khi cần thiết. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suy tuyến yên như người từng bị chấn thương vùng đầu, từng phẫu thuật, xạ trị vùng đầu cổ… cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện các rối loạn chức năng tuyến yên, bao gồm suy tuyến yên. Từ đó có hướng điều trị bệnh hiệu quả. Nói tóm lại, bệnh suy tuyến yên là tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hại đến khỏe về nhiều mặt. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là phương pháp tối ưu để phòng ngừa, phát hiện cũng như có kế hoạch điều trị suy tuyến yên.
question_63698
Công dụng thuốc Cadipredni
doc_63698
Cadipredni với thành phần hoạt chất chính là Prednisolone, là một corticoid có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng và nếu dùng liều cao có tác dụng ức chế miễn dịch. Thuốc được chỉ định trong rất nhiều trường hợp nhằm giảm viêm và giảm dị ứng. Mặc dù, thuốc có nhiều công dụng tốt nhưng nếu dùng sai cũng gây ra nhiều bất lợi. Thuốc Cadipredni có thành phần là Prednisolone 5mg, bào chế dạng viên nén bao phim.Trong đó:Prednisolon là 1 Glucocorticoid có tác dụng rõ rệt chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Prednisolon chỉ có tác dụng mineralocorticoid yếu, nên nếu dùng thuốc trong thời gian có rất ít nguy cơ giữa Natri và phù. Tác dụng chống viêm của prednisolon tương đương với 4mg methylprednisolone và 20mg hydrocortison.Cơ chế tác dụng của thuốc là nhờ Prednisolon ức chế bạch cầu thoát mạch và xâm nhiễm vào mô bị viêm, làm giảm số lượng các tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại biên và giảm sự di chuyển của chúng vào vùng bị viêm. Prednisolon còn giảm tổng hợp prostaglandin do ức chế phospholipase A2. Kết quả thuốc giúp làm giảm sự xuất hiện của phản ứng viêm.Với liều thấp, Glucocorticoid có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng. Với liều cao glucocorticoid có tác dụng ức chế miễn dịch. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Cadipredni Chỉ định:Thuốc Cadipredni được chỉ định dùng rộng rãi trong các bệnh lý sau:Viêm mống mắt, viêm mống mắt - thể mi, viêm thượng củng mạc, viêm màng bồ đào.Viêm mạch: Viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh sarcoid;Hen phế quản: Thuốc Prednisolon cũng được dùng trong bệnh hen vì cho thấy có hiệu lực trong hen phế quản nặng, chứng tỏ vai trò của viêm trong sinh bệnh học miễn dịch của bệnh này.Viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt và những bệnh dị ứng bao gồm cả phản vệ.Ung thư như bệnh bạch cầu cấp; u lympho, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối.Viêm đa khớp dạng thấp cấp và mạn; viêm quanh khớp, viêm cột sống dính khớp, thấp khớp, thấp tim, lupus ban đỏ toàn thân.Bệnh Addison, suy thượng thận cấp, hội chứng thượng thận-sinh dục.Pemphigus, hồng ban nút; eczema, dị ứng ngứa, viêm da tróc vẩy và vẩy nến.Chống chỉ định:Không dùng thuốc Cadipredni trong những trường hợp sau:Nhiễm trùng mắt chảy mủ cấp tính chưa điều trị, nhiễm Herpes simplex bề mặt cấp;Bệnh thủy đậu, các bệnh giác mạc và kết mạc khác do virus, lao mắt và nấm mắt.Nhiễm khuẩn nặng trừ khi shock nhiễm khuẩn và lao màng não.Đã có tiền sử quá mẫn với Prednisolon hay bất kỳ thành phần hoạt chất nào khác.Đang dùng vắc-xin sống.Loét tá tràng, loãng xương và bệnh tâm thần kinh nặng. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cadipredni Cách dùng:Thuốc Cadipredni được bào chế dạng viên nén bao phim, nên được dùng bằng đường uống.Thời điểm uống thuốc là 8 đến 9 giờ sáng, sau khi ăn nếu dùng 1 lần. Khi dùng 2 lần bạn chia một liều sáng và 1 liều dùng khoảng 17h-18 giờ sau ăn.Trường hợp dùng liều cao hay dùng kéo dài trên 10 ngày không ngưng dùng thuốc đột ngột. Mà cần giảm liều dần theo hướng dẫn khi có thể ngừng thuốc.Nếu dùng dài ngày, có thể cần phải dùng cách ngày, điều này có thể giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.Liều dùng:Người lớn: Liều khởi đầu cho người lớn có thể từ dùng 5 đến 60mg/ ngày. Tùy thuộc vào mức độ bệnh cần điều trị và thường chia làm 1 đến 2 lần mỗi ngày.Liều cho trẻ em có thể từ 0,14 đến 2mg/ kg/ ngày, dùng 1 lần hay chia làm nhiều lần mỗi ngày. 4. Tác dụng phụ của thuốc Cadipredni Ngoài những tác dụng chính của thuốc, khi dùng Cadipredni bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:Hạ huyết áp, kiềm hoá máu, giữ nước và muối đôi khi gây tăng huyết áp hay dẫn đến suy tim sung huyết.Rối loạn nội tiết chuyển hóa: Hội chứng Cushing thường khi dùng kéo dài, ngừng tiết ACTH, (có khi vĩnh viễn), giảm dung nạp glucose hồi phục được, đái đường tiềm ẩn, ngừng tăng trưởng khi dùng ở trẻ em, đôi khi gây kinh nguyệt không đều và rậm lông.Rối loạn cơ xương: Teo cơ, yếu cơ, loãng xương (có khi loãng xương vĩnh viễn) gãy xương bệnh lý, đặc biệt lún đốt sống, hoại thư xương không nhiễm khuẩn của cổ xương đùi và đứt dây chằng.Rối loạn tiêu hóa: Viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết, thủng đường tiêu hóa, viêm tụy cấp.Trên da: Teo da, chậm liền sẹo, xuất hiện ban xuất huyết, bầm máu, mụn trứng cá.Rối loạn thần kinh: Tình trạng hưng phấn quá độ, sảng khoái, rối loạn giấc ngủ. Hiếm khi gặp hưng cảm quá độ, lú lẫn, sảng mộng, co giật khi ngưng dùng thuốc.Rối loạn mắt: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể-tăng áp lực nội sọ(do ngừng thuốc đột ngột).Khi dùng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời. 5. Điều cần lưu ý khi dùng Cadipredni Đây là 1 loại thuốc kê đơn, chỉ dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng hay ngừng dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc đúng góp phần giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.Tác dụng phụ của thuốc này có thể nặng hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh suy tuyến giáp hoặc mắc bệnh xơ gan. Nên cần theo dõi chặt chẽ hoặc thay đổi liều khi dùng thuốc ở những đối tượng này.Nên thận trọng khi dùng trên những bệnh nhân mắc bệnh thiểu xương, người mới nối thông mạch máu, những người có tiền sử rối loạn tâm thần, tiền sử loét dạ dày và loét tá tràng. Vì khi dùng thuốc này có thể làm tăng mức độ nặng của các bệnh lý trên.Khi dùng thuốc này bạn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, nên chú ý đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh thân thể và tránh nguồn lây nhiễm.Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đối với phụ nữ mang thai khi sử dụng thuốc này có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi như làm giảm trọng lượng của thai nhi, cho nên việc dùng thuốc cần cân nhắc kỹ. Phụ nữ cho con bú mặc dù không có chống chỉ định nhưng cũng cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc.Tránh việc tiêm vắc-xin trong khi dùng thuốc, nhất là các loại vắc-xin sống giảm động lực, vì có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh sau tiêm vắc-xin và giảm tác dụng của vắc-xin.Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng đồng thời với các thuốc thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thuốc chống viêm có thành phần tương tự, thuốc cường giao cảm, thuốc kháng acid...những thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ hay giảm tác dụng chính. Thuốc này khi dùng có thể làm tăng lượng đường huyết nên cần phải chú ý khi dùng với những người mắc bệnh đái tháo đường và nếu cần dùng có thể cần phải chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường.Trên đây là một số thông tin về thuốc Cadipredni, để hiểu rõ hơn về thuốc bạn cần tham khảo ý kiến dược sĩ hay bác sĩ. Nếu cần dùng thuốc bạn cần dùng đúng theo chỉ dẫn để tránh nguy cơ các tác dụng phụ.
doc_60952;;;;;doc_59551;;;;;doc_41860;;;;;doc_11219;;;;;doc_40027
Thuốc Vipredni 4 mg được sử dụng chủ yếu để điều trị các tình trạng viêm như viêm đường hô hấp dị ứng, viêm khớp dạng thấp, thấp khớp,... Bệnh nhân nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ về công dụng cũng như hiệu quả điều trị mà Vipredni 4 mg mang lại đối với tình trạng sức khoẻ của mình để đưa ra quyết định dùng thuốc phù hợp nhất. Thuốc Vipredni 4 mg thuộc nhóm thuốc hormone – nội tiết tố, được sản xuất bởi Công Ty TNHH Liên Doanh Hasan – Dermapharm – Việt Nam. Thuốc Vipredni được dùng trong điều trị kháng viêm và mang lại hiệu quả chống dị ứng ức chế hệ miễn dịch. Loại thuốc hormone này thường được bác sĩ khuyến cáo sử dụng để chống viêm cho các trường hợp như dị ứng, viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, hội chứng thận hư nguyên phát,...Thuốc Vipredni 4mg là loại thuốc kê đơn, do đó bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Vipredni được bào chế dưới dạng viên nén và đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ hoặc 10 vỉ x 10 viên. Trong mỗi viên nén Vipredni có chứa hoạt chất chính là Methylprednisolon (hàm lượng 4 mg) cùng các tá dược khác. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Vipredni 4mg Vipredni 4 mg công dụng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị bất thường chức năng ở vỏ thượng thận.Điều trị tình trạng viêm đường hô hấp dị ứng, viêm da dị ứng, thấp khớp, viêm khớp, bệnh về máu.Điều trị viêm khớp dạng thấp.Điều trị Lupus ban đỏ, viêm loét đại tràng, hen phế quản.Điều trị các tình trạng thiếu máu tan máu hoặc giảm bạch cầu hạt.Điều trị tình trạng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm phản vệ.Được áp dụng trong điều trị các bệnh ung thư như ung thư vú, u Lympho, Leukemia cấp tính, ung thư tuyến tiền liệt.Điều trị trường hợp mắc hội chứng thận hư nguyên phát.Tình trạng ức chế hệ miễn dịch do phẫu thuật ghép các bộ phận cơ thể.Mặt khác, thuốc Vipredni 4mg không được chỉ định cho các đối tượng sau:Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với Methylprednisolon hay bất kỳ dược chất nào khác có trong thuốc.Người bị nhiễm khuẩn nặng, trừ trường hợp bị lao màng não và sốc nhiễm khuẩn.Người bị thương tổn do nấm, vi rút hoặc lao.Chống chỉ định Vipredni 4mg cho người đang sử dụng vắc - xin vi rút sống. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Vipredni 4mg 3.1. Liều lượng thuốc Vipredni 4mg. Bên cạnh việc tìm hiểu thuốc Vipredni 4mg công dụng là gì, bệnh nhân cũng cần nắm rõ được liều lượng sử dụng loại thuốc này. Dựa trên đánh giá về độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra liều điều trị phù hợp cho từng đối tượng, cụ thể:Liều dành cho người lớn. Uống liều khởi đầu từ 4 – 48mg / ngày, có thể uống đơn liều hoặc chia liều theo khuyến cáo của bác sĩ.Đối với bệnh nhân mắc tình trạng xơ cứng rải rác nên uống 160mg / ngày x 1 tuần, đợt tiếp theo uống liều 64mg / lần, dùng 2 ngày 1 lần x 1 tháng.Điều trị viêm khớp dạng thấp với liều khởi đầu từ 4 – 6mg / ngày. Đợt cấp tính uống 16 – 32mg / ngày và sau đó giảm dần liều.Điều trị bệnh thấp nặng với liều 0,8mg / kg / ngày, chia thành các liều nhỏ và dùng một liều duy nhất mỗi ngày.Điều trị cơn hen cấp tính uống liều 32 – 48mg / ngày x 5 ngày, sau khi khỏi cơn cấp có thể giảm dần liều.Điều trị viêm loét đại tràng mãn tính thể nhẹ thụt giữ liều 80mg, đối với thể nặng uống từ 8 – 24mg / ngày.Điều trị hội chứng thận hư nguyên phát uống liều khởi đầu từ 0,8 – 1,6mg / kg trong vòng 6 tuần, sau đó giảm dần liều trong 6 – 8 tuần.Liều điều trị thiếu máu tan máu do miễn dịch là 64mg / ngày x 3 ngày và duy trì ít nhất từ 6 – 8 tuần.Điều trị bệnh Sarcoid với liều 8mg / kg / ngày giúp thuyên giảm bệnh, sau đó dùng liều duy trì thấp 8mg / ngày.Liều dành cho trẻ emĐiều trị suy giảm chức năng vỏ thượng thận uống liều 0,117mg / kg chia làm 3 lần / ngày.Dành cho các chỉ định điều trị khác uống liều 0,417 – 1,67mg / kg chia 3 – 4 lần / ngày.3.2. Cách thuốc Vipredni 4mg. Thuốc Vipredni 4mg được bào chế dưới dạng viên nén, do đó bệnh nhân có thể dùng thuốc theo đường uống. Thuốc Vipredni 4mg có thể uống không cần dựa vào thời điểm ăn / uống. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ về thời gian dùng thuốc phù hợp và hiệu quả nhất.Trước khi dùng Vipredni 4mg, bệnh nhân cần đọc kỹ các hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm hoặc tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu trót bỏ lỡ liều thuốc cần nhanh chóng uống bù liều, tuy nhiên tuyệt đối không uống gấp đôi liều vào cùng một thời điểm nhằm tránh nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Một số biện pháp xử trí quá liều Vipredni 4mg hiện nay, bao gồm dùng than hoạt tính, thúc nôn, rửa dạ dày và các điều trị hỗ trợ khác. Trong quá trình điều trị bằng thuốc Vipredni 4mg, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ dưới đây:Chảy máu, thủng hoặc viêm loét dạ dày.Đục thuỷ tinh thể.Ức chế miễn dịch gây nhiễm khuẩn.Tăng tiết Pepsin.Glaucom hoặc tổn thương dây thần kinh thị giác.Tăng áp lực nội nhãn hoặc lồi mắt.Loãng xương.Yếu cơ.Chóng mặt.Mất ngủ.Rối loạn kinh nguyệt.Khi xuất hiện bất kỳ phản ứng nào sau khi dùng thuốc Vipredni 4mg, bệnh nhân cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc đến phòng khám để được xử trí. Đôi khi, một số tác dụng phụ có thể gây tổn hại nghiệm trọng cho sức khỏe người bệnh nếu điều trị chậm trễ. 5. Tương tác thuốc Thuốc Vipredni 4mg có thể xảy ra phản ứng tương tác khi dùng phối hợp với các thuốc sau:Thuốc lợi tiểu.Thuốc giảm Kali huyết.Thuốc Phenytoin.Thuốc Rifampin.Thuốc Phenobarbital.Thuốc điều trị đái tháo đường hoặc insulin. 6. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vipredni 4mg Trước khi sử dụng thuốc Vipredni 4mg, bệnh nhân cần đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thận trọng một số điều sau đây khi điều trị bằng thuốc Vipredni 4mg:Những đối tượng bị loãng xương, rối loạn tâm thần, mới nối thông mạch máu, đái tháo đường, loét dạ dày tá tràng, nhược cơ, hôn mê gan, suy tim, tăng huyết áp và trẻ đang lớn cần sử dụng Vipredni 4mg thận trọng.Thuốc có thể gây ra một số rủi ro ngoại ý, vì vậy cần dùng thận trọng Methylprednisolon toàn thân đối với người lớn tuổi. Tốt nhất, đối tượng này nên dùng thuốc liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất.Tình trạng suy tuyến thượng thận cấp có nguy cơ xảy ra nếu bệnh nhân dừng thuốc đột ngột sau một thời gian dài điều trị hoặc bị stress.Dùng Vipredni 4mg liều cao có thể ảnh hưởng xấu đến tác dụng của việc tiêm chủng vắc – xin.Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi và bà mẹ nuôi con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc Vipredni 4mg.;;;;;Thuốc Cadiperidon là thuốc được chỉ định trong việc điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn, sản phẩm không được dùng cho bệnh nhân suy gan trung bình và nặng hay trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về công dụng thuốc Cadiperidon. 2. Cách sử dụng của Cadiperidon 2.1. Cách dùng thuốc Cadiperidon. Nên uống Thuốc Cadiperidon trước bữa ăn. Nếu uống sau bữa ăn, thuốc có thể sẽ bị chậm hấp thu. Người bệnh nên uống thuốc vào một thời gian cố định và dùng điều trị thời gian tối đa không nên vượt quá một tuần.2.2. Liều dùng của thuốc Cadiperidon. Người lớn:Người lớn và trẻ tuổi vị thành niên (tuổi từ 12 trở lên, và có đủ cân nặng từ 35kg trở lên). Dùng viên 10mg, có thể dùng lên đến 3 lần trên ngày, liều tối đa là 30mg trên ngày. Người bệnh bị suy gan:Thuốc Cadiperidon chống chỉ định với những người bệnh bị suy gan trung bình, và suy gan nặng. Không cần hiệu chỉnh liều dùng đối với người bệnh bị suy gan nhẹ.Người bệnh bị suy thận:Do thời gian bán thải của thuốc Cadiperidon kéo dài ở những người bệnh suy thận nặng nên nếu dùng nhắc lại số lần đưa thuốc của Cadiperidon cần phải giảm xuống còn 1 đến 2 lần trên ngày và hiệu chỉnh liều tùy thuộc mức độ suy thận.Xử lý khi quên liều:Tốt nhất người bệnh vẫn là nên uống thuốc Cadiperidon đúng thời gian mà bác sĩ đã kê đơn. Uống thuốc đúng thời gian sẽ bảo đảm được tác dụng của thuốc là tốt nhất. Thông thường có thể uống thuốc Cadiperidon cách 1 đến 2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu. Người bệnh không nên uống bù liều đã quên khi thời gian quá gần cho lần uống tiếp theo.Xử trí khi quá liều:Nếu quá liều xảy ra người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ, hoặc thấy cơ thể có biểu hiện bất thường người bệnh cần tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.Trong các trường hợp khẩn cấp khi quá liều thuốc Cadiperidon hoặc có biểu hiện nguy hiểm, người bệnh cần gọi ngay cho bác sĩ có thể nhanh chóng chẩn đoán và điều trị 3. Lưu ý khi dùng thuốc Cadiperidon Suy thận. Thời gian bán thải của thuốc Cadiperidon bị kéo dài ở người bệnh suy thận nặng. Trong trường hợp cần dùng nhắc lại, tần suất đưa thuốc Cadiperidon cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần trên ngày tùy thuộc mức độ bị suy thận. Có thể hiệu chỉnh lại liều nếu cần.Tác dụng trên tim mạch. Thuốc Cadiperidon thành phần Domperidone làm kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ. Trong quá trình giám sát hậu mại, có rất ít báo cáo về kéo dài khoảng QT, và xoắn đỉnh liên quan đến sử dụng domperidon. Các báo cáo này có các yếu tố nguy cơ gây nhiễu như: rối loạn điện giải, hay các thuốc dùng đồng thời.Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy thuốc domperidon có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng, hoặc đột tử do tim mạch. Nguy cơ này cao hơn đối với người bệnh trên 60 tuổi, người bệnh dùng liều hàng ngày lớn hơn 30mg, và người bệnh dùng đồng thời thuốc kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức chế CYP3A4. Sử dụng thuốc domperidon với liều thấp nhất có hiệu quả ở người lớn, và trẻ em.Phụ nữ mang thai. Thuốc Cadiperidon không gây quái thai, tuy nhiên, không nên dùng thuốc ở những phụ nữ có thai trừ khi lợi ích của điều trị cao hơn tiềm tàng.Phụ nữ cho con bú. Thuốc Cadiperidon có bài tiết qua sữa mẹ và trẻ bú mẹ nhận được ít hơn 0,1% liều theo cân nặng của mẹ. Các tác dụng bất lợi, đặc biệt là tác dụng trên tim mạch vẫn có thể sẽ xảy ra sau khi trẻ bú sữa mẹ. 4. Tác dụng phụ của thuốc Cadiperidon Rối loạn ngoại tháp và buồn ngủ xảy ra với tỷ lệ rất thấp, thường là do rối loạn tính thấm của hàng rào máu - não (trẻ đẻ non và tổn thương màng não) hoặc là do quá liều. Bởi vì tuyến yên nằm ngoài hàng rào máu não, nên thuốc có thể làm tăng thêm nồng độ prolactin có trong máu. Trong những trường hợp hiếm gặp này, sự tăng thêm prolactin trong máu có thể sẽ gây ra hiện tượng liên quan nội tiết – thần kinh như chứng vú to và sự tăng tiết sữa bất thường.Rối loạn tim mạch: Chưa rõ: loạn nhịp thất, và kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, hoặc đột tử do tim mạch. 5. Tương tác thuốc Cadiperidon Thuốc chống loạn nhịp tim thuộc nhóm IA. Như: disopyramid; hydroquinidin, và quinidin.Thuốc chống loạn nhịp tim thuộc nhóm III như: amiodaron; dofetilide,và dronedarone; ibutilide; sotalol.Một số các thuốc chống loạn thần như: haloperidol; pimozide,và sertindole.Một số các thuốc chống lại trầm cảm như: citalopram; escitalopram.Một số các thuốc kháng sinh như: erythromycin; levofloxacin; moxifloxacin, và spiramycin.Một số loại thuốc chống nấm như: pentamidine.Một số loại thuốc điều trị sốt rét, đặc biệt là halofantrin, và lumefantrine.Các thuốc dạ dày-ruột như: cisaprid; dolasetron; prucalopride.Các thuốc kháng histamin như: mequitazine, và mizolastine. Một số thuốc dùng điều trị ung thư như: tamoxifen; vandetanib; vincamin.Các thuốc khác như: bepridil; diphemanil; methadone.Ngoài những thông tin công dụng thuốc Cadiperidon nếu có thêm thắc mắc gì khác, người bệnh nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và có những chỉ định phù hợp.;;;;;Thuốc Hadupred được dùng trong điều trị bất thường chức năng vỏ thượng thận, viêm da dị ứng, viêm đường hô hấp dị ứng, viêm khớp,...Thuốc Hadupred có tác dụng gì, sử dụng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc Hadupred qua bài viết dưới đây. Nhóm thuốc: Hormon, Nội tiết tố. Dạng bào chế: Viên nénĐóng gói: Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên; Lọ 100 viên, 200 viên, 500 viên. Thành phần: Methylprednisolon 16 mg. Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược VTYT Hải Dương (Nhà máy HDPHARMA EU-Công ty cổ phần dược VTYT Hải Dương) - VIỆT NAM 2. Công dụng thuốc Hadupred Chỉ định:Bất thường chức năng vỏ thượng thận.Viêm da dị ứng. Viêm đường hô hấp dị ứng. Viêm khớp, thấp khớp. Bệnh về máu. Viêm khớp dạng thấp. Lupus ban đỏ. Hen phế quản. Viêm loét đại tràng. Thiếu máu tan máu. Giảm bạch cầu hạt. Bệnh dị ứng nặng bao gồm phản vệ,Trong điều trị ung thư: leukemia cấp tính, u lympho, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Hội chứng thận hư nguyên phát.Liều lượng - Cách dùng. Người lớn:Khởi đầu từ 4 - 48 mg/ngày, dùng liều đơn hoặc chia liều tùy theo bệnh;Bệnh xơ cứng rải rác: 160 mg/ngày x 1 tuần, tiếp theo 64 mg, 2 ngày 1 lần x 1 tháng.Viêm khớp dạng thấp: Liều bắt đầu 4-6 mg/ngày. Đợt cấp tính, 16-32 mg/ngày, sau đó giảm dần nhanh.Bệnh thấp nặng: 0,8 mg/kg/ngày chia thành liều nhỏ, sau đó dùng một liều duy nhất hàng ngày.Cơn hen cấp tính: 32-48 mg/ngày, trong 5 ngày. Khi khỏi cơn cấp, methylprednisolon được giảm dần nhanh.Viêm loét đại tràng mạn tính (bệnh nhẹ): thụt giữ 80mg, đợt cấp nặng: uống 8-24 mg/ngày.Hội chứng thận hư nguyên phát: bắt đầu 0,8-1,6 mg/kg trong 6 tuần, sau đó giảm liều trong 6-8 tuần.Thiếu máu tán huyết do miễn dịch: Uống 64mg/ngày, trong 3 ngày, phải điều trị ít nhất trong 6-8 tuần.Bệnh sarcoid: 0,8 mg/kg/ngày làm thuyên giảm bệnh. Liều duy trì thấp 8mg/ngày.Trẻ em:Suy vỏ thượng thận: 0,117 mg/kg chia 3 lần.Các chỉ định khác: 0,417 - 1,67 mg/kg chia 3 hoặc 4 lần. 3. Lưu ý khi dùng thuốc Hadupred Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần thuốc.Tương tác thuốc: Thuốc trị đái tháo đường, Cyclosporin.Lưu ý: Tránh dùng ở phụ nữ có thai & bà mẹ đang cho con bú.;;;;;Cadifradin có thành phần chính là Cefradin 500mg, bào chế dưới dạng viên nang cứng. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng hô hấp, tai mũi họng, tiết niệu, da mô mềm và xương, bệnh lậu, vv. Thuốc Cadifradin được bào chế dưới dạng viêm nang cứng màu vàng đậm, thành phần chính là Cefradin 500 mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị các chứng:Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phổi thùy, viêm phế quản, giãn phế quản có kèm bội nhiễm. Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm xoang, viêm amidan hốc, viêm họng. Viêm đường tiết niệu: Viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt, viêm bể thận, viêm niệu đạo, dự phòng nhiễm khuẩn đường niệu tái phát. Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương: Áp xe/viêm/mụn nhọt/chốc lở ở da, nhiễm trùng xương. Nhiễm khuẩn sản-phụ khoaĐiều trị bệnh lậu khi penicillin không còn phù hợp. Dự phòng thay Penicillin cho người mắc bệnh tim cần điều trị răng. Cadifradin 500 được chống chỉ định với người bị dị ứng với Cefradine, kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc sốc phản vệ do penicillin. 2. Liều lượng - Cách dùng Cadifradin 500 được dùng đường uống. Thời gian điều trị bằng Cadifradin 500 thường kéo dài từ 7-14 ngày, liều khuyến cáo tối đa là 6g/ngày với người lớn và 4g/ngày với trẻ em.Với nhiễm trùng da và cấu trúc da, nhiễm trùng đường hô hấp (ngoại trừ viêm phổi thùy), nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng: Dùng liều 500mg/lần, 2 lần/ngày. Với nhiễm trùng đường niệu nặng (kể cả viêm tuyến tiền liệt) và viêm phổi thùy: Dùng liều 500 mg/lần, 4 lần/ngày hoặc 1 g/lần, 2 lần/ngày.Bệnh lậu dùng liều duy nhất 3g, kết hợp 1g Probenecid cho nam hoặc liều 2g kết hợp 0.5g Probenecid cho nữ. Trẻ > 9 tháng tuổi: Dùng liều 25 - 60 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần uống. Người suy thận điều trị bằng Cadifradin cần giảm liều theo Cl. Cr.Liều dùng Cadifradin 500 cần được tuân thủ theo hướng dẫn ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng.Nếu quên một liều Cadifradin hãy dùng càng sớm càng tốt, thông thường là uống cách 1-2 giờ so với giờ được yêu cầu. Tuy nhiên, nếu gần với liều tiếp theo, thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời gian đã quy định như liều bình thường, không gấp đôi liều.Nếu có biểu hiện bất thường sau khi dùng quá liều thuốc quy định thì cần báo cho bác sĩ được biết để được điều trị kịp thời. Nếu đang điều trị tại nhà thì cần mang sổ khám bệnh, toa thuốc/lọ thuốc đã và đang dùng để hỗ trợ chẩn đoán được nhanh chóng hơn. 3. Tác dụng phụ Tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình điều trị bằng Cadifradin gồm:Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa gồm tiêu chảy, buồn nôn.Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, nổi ban, mày đay, ngứa, tăng transaminase gan có hồi phục, thiếu vitamin K và B.Hiếm gặp: Đau đầu, chóng mặt, phản ứng phản vệ, mệt mỏi, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc. 4. Thận trọng Một số điều cần lưu ý trước khi sử dụng Cadifradin gồm:Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bị suy thận nặng, người cao tuổi, bị suy kiệt.Cần giảm liều tối đa khuyến cáo cho người giảm chức năng thận giảm còn dưới một nửa mức bình thường, cần đánh giá chức năng thận trước và trong quá trình sử dụng thuốc để điều chỉnh liều phù hợp.Chưa có nghiên cứu về độc tính trên thai và khả năng gây quái thai khi uống thuốc Cadifradin, nên cần rất thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.Nồng độ Cadifradin 500 trong sữa mẹ rất thấp, tuy nhiên vẫn cần cân nhắc ngừng cho con bú trước khi dùng thuốc.Thuốc có thể gây chóng mặt, nhức đầu, do đó không nên sử dụng khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc gặp phải khi dùng Cadifradin với các loại thuốc khác gồm:Dùng Cadifradin 500 kết hợp với thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid, acid ethacrynic, piretanid có thể làm tăng độc tính với thận.Dùng Cadifradin 500 kết hợp với Probenecid gây làm chậm thải trừ, kéo dài tác dụng của cefradine.;;;;;Dafidi thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn tâm thần. Để biết thuốc có liều dùng như thế nào và cần những lưu ý gì khi sử dụng, bạn đọc hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây. Thuốc Dafidi có chứa thành phần là chính là hoạt chất Clozapine cùng các loại tá dược vừa đủ như Avicel, Lactose, Povidone, Talc, Magnesi Stearat,...Hoạt chất Clozapine vốn là dẫn chất của Benzodiazepin, thuộc nhóm chất chống loạn thần không điển hình thế hệ 2. Hiện nay, cơ chế hoạt động của hoạt chất này chưa được làm rõ hoàn toàn, tuy nhiên nhiều tài liệu cho biết quá trình phát huy hiệu quả của Clozapin có sự tham gia của các hệ dẫn truyền thần kinh trung ương và đặc biệt là Dopaminergic ở vùng viêm. Nhờ khả năng đối kháng với thụ thể alpha-Adrenergic, Clozapine sẽ giúp an thần, giãn cơ cũng như mang đến một số tác dụng khác trên hệ tim mạch.Điểm khác biệt lớn nhất của Clozapin với các thuốc chống loạn thần khác là nó ít gây ra tác dụng ngoại tháp, giảm khả năng tiết Prolactin hơn nên tránh được một số tác dụng phụ đối với sức khỏe. 2. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Dafidi 2.1. Chỉ định dùng thuốc Dafidi. Với tác dụng trên, thuốc Dafidi được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý thần kinh như:Bệnh nhân bị tâm thần phân liệt kháng trị với các thuốc chống loạn thần khác.Người bị rối loạn tâm thần trong quá trình điều trị Parkinson.2.2. Chống chỉ định dùng thuốc Dafidi. Thuốc Dafidi chống chỉ định trong những trường hợp sau:Người bị bệnh động kinh khó chữa.Bệnh nhân suy tủy hoặc đang sử dụng thuốc ức chế tủy xương để điều trị bệnh.Người mắc hội chứng mất bạch cầu hạt hoặc có tiền sử bệnh này.Bệnh nhân mắc bệnh tim nặng, suy tuần hoàn, liệt ruột.Người mắc hội chứng tâm thần có liên quan tới rượu, suy gan cấp tính vàng da, suy thận nặng hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Dafidi 3.1. Liều dùng thuốc Dafidi. Tùy từng bệnh lý cần điều trị mà các bạn có thể tham khảo liều dùng Dafidi như sau:Người mắc tâm thần phân liệt kháng trị:Ngày thứ nhất: Sử dụng với liều dùng 1/2 viên/lần x1-2 lần/ngày.Ngày thứ 2: Sử dụng với liều dùng 1-2 viên/lần x 1-2 lần/ngày.Sau đó, bạn cần tăng dần lên 1-2 viên/ngày cho tới khi đạt được liều đáp ứng điều trị. Lưu ý sử dụng thuốc tối đa là 12 viên/ngày, chia làm nhiều lần uống. Liều cao hơn của Dafidi có thể sử dụng vào thời điểm trước khi đi ngủ.Trong khi đó, liều duy trì nên sử dụng ở mức thấp nhất và khi kết thúc điều trị cần giảm liều từ từ trong thời gian khoảng 1-2 tuần trước khi ngưng thuốc hẳn.Kiểm soát chứng loạn thần, kích động trong quá trình điều trị Parkinson:Liều bắt đầu sử dụng 1/2 viên/ngày (trước khi đi ngủ). Sau đó có thể tăng liều dần mỗi tuần 2 lần, mỗi lần tăng 1/2 viên.Liều tối đa Dafidi là 2 viên/ngày. Trong trường hợp cần thiết có thể xem xét tăng tới 4 viên/ngày, chia làm 2 lần uống.Lưu ý: Bệnh nhân cao tuổi trên 60 tuổi chỉ nên dùng Dafidi ở liều thấp (1 viên/ngày).3.2. Cách dùng thuốc Dafidi. Bạn có thể sử dụng Dafidi ở bất cứ thời điểm nào trong ngày (không phụ thuộc vào bữa ăn). Tuy nhiên để tránh quên liều, bạn hãy dùng thuốc ở một thời điểm nhất định. 4. Tác dụng phụ thuốc Dafidi Trong quá trình sử dụng Dafidi, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:Ảnh hưởng đến tim mạch: Làm tăng nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm, đau ngực,...Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương: Gây hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, trầm cảm, lo âu,...Ảnh hưởng đến cơ xương: Gây hiện tượng run cơ, yếu cơ, đau cơ,...Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Gây táo bón, buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt, chán ăn,...Ảnh hưởng đến hô hấp: Gây hiện tượng khó thở,...Ảnh hưởng đến tiết niệu - sinh dục: Khiến nam giới xuất tinh sớm hoặc chậm, bí tiểu, bất lực,...Ảnh hưởng đến huyết học: Làm giảm bạch cầu, tiêu bạch cầu hạt,...Ảnh hưởng đến gan: Khiến chức năng gan bất thường.Ảnh hưởng đến da: Phát ban da.Ảnh hưởng đến mắt: Giảm thị lực, giảm tầm nhìn.Ngoài những triệu chứng thường gặp trên, người bệnh có thể xuất hiện một số vấn đề bất thường khác. Lúc này, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn khắc phục kịp thời. 5. Tương tác thuốc Dafidi có thể tương tác với một số thuốc sau:Khi sử dụng chung các thuốc làm ức chế tủy xương như Cloramphenicol, Penicilamin, chống ung thư,... sẽ làm gia tăng sự ức chế tủy xương quá mức.Dùng Dafidi kết hợp với thuốc Droperidol sẽ làm tăng độc tính lên tim.Sử dụng chung với thuốc Benzodiazepin sẽ làm tăng ức chế tuần hoàn gây ngừng tim, ngừng hô hấp.Các thuốc gây cảm ứng CYP450 có nguy cơ giảm nồng độ trong máu của Dafidi và làm giảm tác dụng của thuốc.Dafidi cũng sẽ làm tăng tác dụng và độc tính của các thuốc kháng Cholinergic, một số loại thuốc chống tăng huyết áp. 6. Thận trọng khi dùng Dafidi Tuân thủ đúng liều dùng khi sử dụng thuốc, việc dùng mức liều trên 100 viên sẽ gây ra tử vong ở người lớn. Riêng đối tượng nhỏ chỉ dùng mức liều 2-8 viên đã có thể gây ra nhiễm độc nặng. Bởi thế trong trường hợp dùng thuốc quá liều, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức.Dafidi có thể gây hoa mắt, chóng mặt nên người bệnh tuyệt đối không lái xe sau khi uống thuốc.Phụ nữ có thai, cho con bú tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Dafidi.Trên đây là một số thông tin về thuốc Dafidi mà bạn đọc có thể tham khảo. Đây là thuốc kê đơn, do đó người dùng lưu ý chỉ sử dụng khi có chỉ định từ phía bác sĩ.
question_63699
Nguyên nhân gây viêm tụy cấp nặng
doc_63699
Viêm tụy cấp nặng là tình trạng viêm tuyến tụy cấp tính dẫn tới tổn thương tế bào nang tuyến gây nên sự tiêu huỷ các men tuỵ với mức độ nặng và thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm tụy cấp nặng giúp cho người bệnh và bác sĩ điều trị chẩn đoán chính xác để có phương án điều trị phù hợp và hiệu quả. 1. Viêm tụy cấp nặng Viêm tuỵ cấp là quá trình viêm cấp tính của tụy biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau: Mức độ nhẹ thì chỉ cần nằm viện điều trị ngắn ngày và ít có biến chứng xảy ra. Trái lại, viêm tụy mức độ nặng có diễn biến của bệnh phức tạp, tỷ lệ tử vong viêm do tụy cấp tính nặng chiếm khá cao, với khoảng 20 đến 50% trường hợp với bệnh cảnh suy đa tạng, nhiễm trùng.Các nghiên cứu được tiến hành đối với các trường hợp viêm tuỵ cấp cho thấy, những trường hợp viêm tuỵ cấp có tăng cao nồng độ cytokine trong máu khiến thúc đẩy phản ứng viêm được xem như nguyên nhân chính dẫn đến quá trình suy đa tạng trong viêm tụy cấp hoại tử nặng. Vì vậy, những bệnh nhân viêm tụy cấp nặng cần được điều trị sớm theo cơ chế bệnh sinh mà không cần chờ biểu hiện lâm sàng để giảm thiểu tỷ lệ tử vong từ 40 đến 50% xuống còn khoảng 10 đến 15%. 2. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp nặng 2.1. Tăng triglyceride máu. Viêm tụy cấp nặng do tăng triglyceride hiếm khi xảy ra với nồng độ triglyceride dưới 20mmol/l nhưng nồng độ này tăng nhẹ và vừa có vai trò chính trong pha đầu của viêm tuỵ. Tuy nhiên, do triglyceride được xem như sản phẩm tăng nhanh sau bữa ăn có chứa nhiều chất béo nên có khoảng 10% bệnh nhân viêm tụy cấp khi nhập viện có chỉ số nồng độ triglyceride cao hơn 20mmol/l và chỉ số này có thể giảm nhanh sau 72h điều trị.Cơ chế gây viêm tụy cấp nặng do nồng độ triglyceride tăng mặc dù chưa được làm rõ ràng nhưng các chuyên gia cho rằng, những hạt dưỡng chấp có thành phần của những phần tử lipoprotein giàu triglyceride là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm tại tuỵ.Những hạt dưỡng chấp có thể ban đầu sẽ xuất hiện trong máu khi nồng độ triglyceride tăng. Nó theo hệ tuần hoàn đến tuỵ, những hạt dưỡng chấp lớn dần gây nên tình trạng tắc mao mạch tụy và khiến cho acinar tụy ở những vùng bị thiếu máu bị vỡ, khi đó các hạt dưỡng chấp này sẽ tiếp xúc với lipase tuỵ.Những yếu tố gây nên tình trạng tiền viêm do các acid béo tự do chưa được este hoá sẽ làm tổn thương các acinar và vi mạch nhu mô tuỵ. Khi quá tình viêm tại tuỵ bắt đầu xảy ra, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống được khởi động với vai trò của cytokines và các chất trung gian hoá học khác của quá trình viêm tại tuỵ. Đáp ứng viêm mạnh toàn cơ thể có thể được xem như yếu tố chủ yếu dẫn tới hội chứng suy đa tạng nặng trên lâm sàng ở những ca bệnh viêm tụy cấp nặng. Tăng triglyceride máu có thể gây viêm tụy cấp nặng 2.2. Lạm dụng rượu bia gây tình trạng viêm tụy cấp nặng. Rượu bia có thể gây nên tình trạng hẹp các ống nhỏ dẫn lưu dịch trong tuyến tụy, dẫn đến tắc nghẽn và gây nên tình trạng viêm tuỵ cấp. Những người uống rượu nhiều với mức độ thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian có thể gây viêm tụy mãn tính. Tuy nhiên, đợt viêm tụy cấp nặng có thể xảy ra trong một lần uống quá nhiều rượu hoặc ăn một bữa ăn thịnh soạn. 2.3. Các nguyên nhân khác gây tình trạng viêm tuỵ cấp nặng. Nguyên nhân do cơ học bao gồm Sỏi mật, sỏi tuỵ.Tăng canxi máu gây ra các tình trạng u tuyến giáp, cường cận giáp.Sau phẫu thuật đặc biệt phẫu thuật bụng gần tụy hoặc quanh tuỵ.Sau nội soi mật tuỵ ngược dòng.Chất thương hoặc bầm dập vùng bụng.Sau quá trình ghép tạng: Có thể kể đến các biến chứng sau ghép gan và ghép thận.Tình trạng gan nhiễm mỡ cấp ở thời kỳ mang thai.Bị nhiễm trùng như một số bệnh liên quan như quai bị, viêm gan virus, giun đũa.Sử dụng thuốc, chẳng hạn như thuốc sulfonamide, 6MP, furosemide, ehtamol,...Tình trạng bệnh lý liên kết tổ chức như lupus ban đỏ hệ thống, viêm mao mạch hoại tử,...Có khoảng 10% trường hợp viêm tụy cấp nặng không rõ nguyên nhân. Sỏi mật là nguyên nhân do cơ học gây viêm tuỵ cấp nặng 3. Phòng viêm tụy cấp nặng Viêm tuỵ thường xảy ra do nguyên nhân sỏi mật hoặc uống rượu quá nhiều. Vì vậy, những người có nguy cơ mắc bệnh này nên thực hiện một lối sống lành mạnh để giảm cơ hội phát triển tình trạng viêm tại tuỵ.Sỏi mật có thể được ngăn ngừa một cách hiệu quả với việc thực hiện chế độ ăn nhiều rau mỗi ngày. Ăn nhiều bánh mì nguyên hạt, yến mạch và các sản phẩm ngũ cốc đồng thời giảm hàm lượng chất béo vào cơ thể và có thể giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.Thừa cân cũng được xem như một nguy có phát triển sỏi mật. Việc duy trì cân nặng bằng khẩu phần ăn hợp lý và cân đối kết hợp với hoạt động luyện tập thể thao có giúp giảm được tình trạng này. Giảm sử dụng rượu và thuốc lá cũng có thể ngăn ngừa tuyến tụy bị hư hại.Trên đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến viêm tụy cấp nặng và một số biện pháp phòng ngừa.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.vn, dieutri.vn, bacsinoitru.vn
doc_50020;;;;;doc_27670;;;;;doc_29982;;;;;doc_14624;;;;;doc_56189
Bệnh viêm tụy cấp hiện đang là mối quan tâm của khá nhiều người, bởi biến chứng của bệnh có thể dẫn tới tử vong nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời. Cơn viêm tụy cấp có thể xuất hiện sau chỉ một lần dùng nhiều bia rượu hoặc sau bữa ăn nhiều dinh dưỡng. Viêm tụy cấp là tình trạng viêm của tuyến tụy cấp tính dẫn đến tổn thương tế bào nang tuyến do sự tiêu hủy của các men tụy, từ mức độ nhẹ đến nặng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong. 2. Nguyên nhân viêm tụy cấp Một số nguyên nhân chủ yếu có thể gây ra bệnh viêm tụy cấp như sau:Sỏi mật. Bia rượu. Tăng Triglyceride máu. Sau phẫu thuật vùng quanh tụy, sau nội soi mật - tụy ngược dòng. Di truyền. Thuốc. Tổn thương ống tụy: Do chấn thương đụng dập vùng tụy. Các nguyên nhân khác: Rối loạn chuyển hóa như tăng canxi máu, cặn bùn vi sỏi túi mật, đường mật, tắt mật do giun chui ống mật, túi thừa quanh nhú Vater, U tụy hoặc u quanh nhú, viêm tụy tự miễn, viêm tá tràng và nhú hẹp thứ phát do bệnh celiac, nhiễm khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, bệnh viêm mạch và dị dạng giải phẩu đường mật, viêm tụy vô căn. Nghiện rượu, thuốc lá có thể là nguyên nhân gây viêm tụy cấp 3. Yếu tố nguy cơ của viêm tụy cấp Sau đây là các yếu tố nguy cơ của viêm tụy cấp:Sỏi mật. Lạm dụng thức uống có cồn. Giun chui ống mật-tụy. Các thuốc cụ thể như furosemide và azathioprine. Sử dụng estrogen. Hội chứng cường giáp và tăng nồng độ canxi trong máu. Quai bị. Hội chứng tăng lipid máu (nhất là tăng triglyceride)Tổn thương tụy do phẫu thuật ổ bụng hoặc nội soi. Tổn thương tụy do vết thương đâm thấu hoặc chấn thương do vật tù (đấm, đá, tai nạn giao thông)Ung thư tuyến tụy. Giảm tưới máu trầm trọng (sốc kéo dài)Viêm tụy di truyền. Ghép thận 4. Biến chứng của viêm tụy cấp Sau đây là các biến chứng của bệnh viêm tụy cấp:Giảm thể tích máu: Có thể xuất hiện hội chứng đông máu nội mạch như trong trường hợp xảy ra viêm ruột xuất huyết hoại tử. Hoại tử tụy: Nhiễm trùng nặng, kèm theo sốt cao 39 - 40 độ kéo dài ( trên 1 tuần), vùng tụy rất đau. Nang giả tụy: Vùng tụy có khối, khi ấn bị căng và tức. Báng do thủng hoặc vỡ ống tụy hay là nang giả tụy vào ổ bụng, trong trường hợp viêm tụy cấp xuất huyết nguyên nhân do hoại tử mạch máu gây xuất huyết trong ổ bụng. Suy hô hấp cấp: Xuất hiện tràn dịch, xẹp phổi hoặc viêm đáy phổi trái. Suy thận cấp. Liệt ruột co nặng. Sốc nhiễm độc. Nhiễm trùng huyết...Tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, tá tràng cấp Viêm tụy cấp có thể gây biến chứng nhiễm trùng nặng, kèm theo sốt cao 39 - 40 độ kéo dài 5. Sinh lý bệnh viêm tụy cấp Bình thường tụy ngoại tiết bài tiết dịch tụy, tiếp theo dịch sẽ theo ống tụy đổ vào khúc 2 tá tràng. Dịch tụy có chứa những enzyme tiêu hóa có chức năng tiêu hủy chính cả tụy. Tụy sẽ có các cơ chế nhằm tránh hiện tượng tự tiêu như vậy.Bước đầu các protein sẽ chuyển thành dạng tiền enzyme được lưu trữ ở những ngăn đặc biệt nhờ Golgi. Dịch tụy sẽ được bài tiết ở dạng bị bất hoạt. Trên đường từ ống tụy đổ vào tá tràng và khi vào tới tá tràng, các enzyme tiêu hóa sẽ được hoạt hóa.Tắc nghẽn đường lưu thông dịch tụy do có xuất hiện sỏi từ đường mật rơi xuống hoặc do giun từ ruột chui lên làm ứ đọng dịch trong lòng ống tụy. Khi tắc nghẽn tạm thời, tổn thương thường giới hạn và có thể phục hồi nhanh nhưng tắc nghẽn kéo dài thì các enzyme được hoạt hóa ở trên sẽ tích tụ trong tụy nhiều hơn chất ức chế.Lượng enzyme đã hoạt hóa sẽ tấn công và làm tổn thương, gây ra viêm tụy nặng nề. Các chất hóa học đã giải phóng ra có tác dụng gây tụ tập các tế bào viêm. Bạch cầu trung tính được hoạt hóa làm tình trạng tổn thương nặng nề hơn. Sau cùng, đại thực bào bài tiết ra các cytokine gây viêm tại chỗ.Việc dùng đồ uống có chứa cồn lượng nhiều một cách liên tục và kéo dài làm cho các ống tụy nhỏ trong tụy trở nên hẹp và có thể bít tắc gây ra viêm tụy.;;;;;Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các nhu mô tụy, có thể bao gồm cả tổn thương của các tổ chức cơ quan lân cận. Bệnh có khả năng gây tử vong.Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên viêm tụy cấp:Rượu bia: là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm tụy cấp;Do tăng mỡ máu;Do bị sỏi mật gây tắc nghẽn dẫn đến tắc ống dẫn chung hoặc tắc cơ vòng Oddi làm ngưng dòng chảy của ống tụy. Các men tụy bị giữ lại gây phá hủy cấu trúc tuyến tụy;Ngoài ra viêm tụy cấp cũng có thể xảy ra do chấn thương dập vùng tụy, do rối loạn chuyển hóa, do mắc các bệnh tự miễn...;Có khoảng 10-15% các trường hợp viêm tụy cấp là không tìm thấy nguyên nhân.Viêm tụy cấp là một tiến trình tự hủy mô do chính men tụy gây ra. Theo chức năng sinh lý bình thường, tuyến tụy sẽ tiết ra các men tụy amylase, lipase, trypsin... để góp phần vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Các men này được tiết ra dưới dạng không hoạt động và chúng chỉ được hoạt hóa trở thành có tác dụng ở tá tràng. Nhưng do một nguyên nhân nào đó làm tăng nhạy cảm đáp ứng của tế bào nang tuyến tụy với acid, cholecystokinin, acetylcholine, các men này bị hoạt hóa trong chính lòng ống tụy chuyển thành dạng hoạt động gây phá hủy các mô tụy mà dẫn đến tình trạng viêm tụy cấp.Lâm sàng viêm tụy cấp biểu hiện qua 3 thể bệnh chính:Viêm tụy cấp thể phù nề;Viêm tụy cấp thể xuất huyết;Viêm tụy cấp thể xuất huyết hoại tử: Trường hợp này có đến 80-90% tử vong. 2. Triệu chứng của viêm tụy cấp Triệu chứng lâm sàng của viêm tụy cấp không điển hình nhưng thường gặp các dấu hiệu sau:Đau bụng cấp: Chủ yếu là đau vùng thượng vị, đau dữ dội, xảy ra đột ngột sau một bữa ăn thịnh soạn nhiều chất đạm, nhiều mỡ hoặc sau uống rượu bia. Đau kéo dài liên tục hoặc từng cơn, đau lan ra sau lưng hoặc lan sang hạ sườn 2 bên. Cơn đau tụy cấp rất dễ bị nhầm với đau dạ dày; Đau bụng cấp: Chủ yếu là đau vùng thượng vị, đau dữ dộ Nôn, buồn nôn: Dấu hiệu buồn nôn xuất hiện sau đau và không liên quan đến triệu chứng đau. Bệnh nhân thường nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu;Chướng bụng, bí trung tiện: Là triệu chứng thường gặp của viêm tụy cấp thể hoại tử nặng;Triệu chứng kèm theo: Có thể là rối loạn ý thức, huyết áp tụt, thiểu niệu.... Viêm tụy cấp nếu không được điều trị sẽ diễn biến rất nhanh, phức tạp đến các biến chứng nặng, có thể dễ dàng ảnh hưởng đến các cơ quan khác, thậm chí là gây tử vong. Đối với các trường hợp nặng, điều trị hồi sức không đáp ứng, bệnh nhân cần được chỉ định làm phẫu thuật ngay để cắt lọc các phần mô bị hoại tử. Dưới đây là những diễn biến nguy hiểm của viêm tụy cấp:Sốc: Là một trong những biến chứng sớm xảy ra ở ngay những ngày đầu của bệnh. Sốc có thể do nhiễm khuẩn nặng hay do xuất huyết. Trường hợp sốc do nhiễm khuẩn nhu mô tụy nặng thường xảy ra muộn hơn ở tuần thứ 3 kể từ lúc bắt đầu có dấu hiệu viêm;Xuất huyết: Biến chứng xuất huyết có thể xuất hiện ở ngay tại tuyến tụy, trong xoang bụng, trong ống tiêu hóa hoặc các cơ quan khác, dẫn đến tình trạng tổn thương các mạch máu. Biến chứng này xảy ra trong tuần đầu tiên của bệnh. Tất cả những trường hợp có biến chứng xuất huyết đa phần đều có tiên lượng nặng;Nhiễm trùng tại tuyến tụy: Xảy ra ở cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai của bệnh. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các ổ áp xe ở tuyến tụy gây viêm phúc mạc toàn thể, hoại tử mô. Trường hợp này tiên lượng nặng;Suy hô hấp cấp: Tiên lượng nặng;Nang giả tụy: Xuất hiện ở tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 của bệnh nguyên nhân do quá trình đóng kén để khu trú các tổn thương tại nhu mô tụy. Trong nang giả tụy có chứa các enzym tuyến tụy, các chất dịch và các mảnh vỡ của nhu mô tuyến tụy. Nang này có thể được thu dọn hoặc tự dẫn lưu vào đường tụy rồi biến mất sau 4 đến 6 tuần. Nang nếu để kéo dài có thể tiến triển thành áp xe hoặc gây bội nhiễm.Viêm tụy cấp là một trong những cấp cứu nội khoa nghiêm trọng, có nhiều biến chứng với tiên lượng nặng bao gồm giảm thể tích tuần hoàn, hoại tử nhu mô tụy, suy hô hấp cấp, nhiễm trùng huyết hay liệt ruột cơ năng... Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng toàn thân ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chức năng khác như trụy tim mạch, suy giảm chức năng thận,... đặc biệt gây chảy máu trong tụy có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ngay trong những ngày đầu bị bệnh.Với gần 20 năm làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng trong chuyên ngành nội tiêu hóa - Gan mật tụy, mỗi năm bác sĩ Võ Thị Thùy Trang tham gia nội soi hơn 1500 ca bao gồm: nội soi chẩn đoán các bệnh lý dạ dày, đại tràng như: phát hiện viêm, loét, polyp, ung thư, tìm vi khuẩn HP, phát hiện ung thư sớm đường tiêu hóa...; Nội soi điều trị như: Cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa, thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản trong xơ gan, cắt polype ống tiêu hóa qua nội soi..;;;;;Viêm tụy cấp là bệnh lý cấp tính của tuyến tụy, bệnh có thể thay đổi từ viêm tụy phù nề cho tới viêm tụy xuất huyết và hoại tử. Đây là bệnh lý cấp cứu bụng thường gặp, Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và thậm chí dẫn đến tử vong. 1. Nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp và được chia ra làm 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:Rượu bia: là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm tụy cấp;Do bị sỏi mật gây tắc nghẽn dẫn đến tắc ống dẫn chung hoặc tắc cơ vòng Oddi làm ngưng dòng chảy của ống tụy. Các men tụy bị giữ lại gây phá hủy cấu trúc tuyến tụy.Tăng Triglyceride máu cao >1000mg/d. LNgoài ra viêm tụy cấp cũng có thể xảy ra do chấn thương dập vùng tụy, do rối loạn chuyển hóa, do mắc các bệnh tự miễn..., trong đó có khoảng 10-15% các trường hợp viêm tụy cấp là không tìm thấy nguyên nhân. 2. Dấu hiệu của viêm tụy cấp Dấu hiệu thường thấy ở bệnh viêm tụy cấp gồm có:Đau bụng cấp: Chủ yếu là đau vùng thượng vị, đau dữ dội, các cơn đau xảy ra đột ngột sau bữa ăn có chứa nhiều chất đạm, nhiều mỡ hoặc sau khi người bệnh uống rượu bia. Cơn đau kéo dài liên tục hoặc từng cơn, đau lan ra sau lưng hoặc lan sang hạ sườn 2 bên. Cơn đau tụy cấp thường dễ bị nhầm với đau dạ dày;Nôn, buồn nôn: Người bệnh có cảm giác buồn nôn xuất hiện sau đau, không liên quan đến triệu chứng đau. Bệnh nhân hay nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc máu;Chướng bụng, hay bí trung tiện: Thường gặp ở bệnh nhân viêm tụy cấp thể hoại tử nặng;Các triệu chứng kèm theo: Như rối loạn ý thức, huyết áp tụt, thiểu niệu....Biểu hiện đau gần giống với đau bụng cấp trong các bệnh lý dạ dày tá tràng, thường thấy xuất hiện sau khi đã uống nhiều rượu bia làm cho người bệnh chủ quan không đi khám ngay, chính vì vậy có nhiều trường hợp biến chứng và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 3. Biến chứng nguy hiểm của viêm tụy cấp Biến chứng nguy hiểm của viêm tụy cấp có thể gây hạ huyết áp Nếu viêm tụy cấp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, sau đây là các biến chứng hay gặp của bệnh viêm tụy cấp:Hạ huyết áp, sốc, suy đa tạng: Đây là một trong những biến chứng sớm của bệnh và nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn nặng hay xuất huyết. Suy đa tạng phải kể đến như suy thận, suy tim... là các bệnh lý vô cùng nguy hiểm;Xuất huyết: Biến chứng xuất huyết có thể xuất hiện ở ngay tại tuyến tụy, hoặc trong xoang bụng, hoặc trong ống tiêu hóa hay các cơ quan khác dẫn đến tình trạng tổn thương các mạch máu. Biến chứng này xảy ra trong tuần đầu tiên của bệnh. Tất cả những trường hợp có biến chứng xuất huyết đa phần đều có tiên lượng nặng;Nhiễm trùng tại tuyến tụy: Xảy ra ở cuối tuần đầu hoặc đầu tuần thứ hai của bệnh. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành các ổ áp xe ở tuyến tụy gây viêm phúc mạc toàn thể, hoại tử mô. Trường hợp này, tiên lượng nặng;Suy hô hấp cấp: Tiên lượng nặng;Nang giả tụy: Xuất hiện ở tuần thứ 2 hoặc tuần thứ 3 của bệnh, nguyên nhân do quá trình đóng kén để khu trú các tổn thương tại nhu mô tụy. Trong nang giả tụy có chứa các enzym tuyến tụy, các chất dịch và các mảnh vỡ của nhu mô tuyến tụy. Nang này có thể được thu dọn hoặc tự dẫn lưu vào đường tụy rồi biến mất sau 4 đến 6 tuần. Nang nếu để kéo dài có thể tiến triển thành áp xe hoặc gây bội nhiễm.Các biến chứng kể trên đều vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong ở người bệnh viêm tụy cấp có thể lớn hơn 15% và đặc biệt tử vong trong viêm tụy cấp do rượu bia cao gấp 3 lần so các nguyên nhân khác. 4. Phòng tránh bệnh viêm tụy cấp Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm tụy cấp thường là do sỏi mật hoặc do uống quá nhiều rượu, bia.Vì vậy cần bắt đầu bằng việc phòng ngừa sỏi mật và hạn chế/bỏ hoàn toàn rượu bia.Phòng ngừa sỏi mật hiệu quả:Ăn nhiều rau, củ, quả mỗi ngày;Ăn nhiều các loại thực phẩm như bánh mì nguyên hạt, yến mạch và gạo lứt; đặc biệt giảm chất béo, bởi chế độ ăn này sẽ giúp giảm lượng cholesterol có trong cơ thể mỗi người;Duy trì cân nặng phù hợp và khỏe mạnh bằng cách sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng, đống thời tập thể dục, thể thao thường xuyên.Nói không với sử dụng rượu bia và thuốc lá:Không uống rượu, hoặc giảm ngay việc sử dụng rượu, bia. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tuyến tụy bị hư hại;Không uống quá 14 đơn vị rượu bia một tuần, trải đều từ 3 ngày trở lên. Một đơn vị rượu được tính bằng khoảng nửa lít rượu có độ mạnh bình thường hoặc 25ml rượu rất mạnh;Nếu là người bệnh viêm tụy cấp do uống nhiều rượu, bệnh nhân cần kiêng hoàn toàn;Không hút thuốc lá. Khám bác sĩ kịp thời để phòng tránh các bệnh Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của viêm tụy cấp, người bệnh cần nghiêm túc trong thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Đặc biệt cần kiên trì thực hiện chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt lành mạnh, nhất là quyết tâm trong vấn đề kiêng rượu bia.;;;;;Viêm tụy cấp là tình trạng tụy bị mất chức năng đột ngột, tiến triển của bệnh diễn ra khá nhanh nên nếu như không phát hiện điều trị bệnh sớm bệnh có thể gây nên những biến chứng khá nguy hiểm. Dưới đây là 10 nguyên nhân gây viêm tuyến tụy cần biết để có biện pháp phòng ngừa đối phó hiệu quả. 1. 10 nguyên nhân gây viêm tuyến tụy 1. Nghiện rượu là nguyên nhân số một cho tuyến tụy bị viêm làm gián đoạn hoạt động của cơ quan này trong việc tiết các enzyme quan trọng cần thiết cho tiêu hóa thực phẩm thích hợp. 2. Sỏi mật hoàn toàn có thể đọng và làm bít ống tụy buộc các dịch tụy không thoát được và bắt đầu tiêu hóa tuyến tụy cũng như các mô xung quanh. 3. Các bệnh truyền nhiễm như quai bị trong trường hợp hiếm có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy và gây ra hiện tượng viêm. 4. Một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ có thể suy giảm chức năng của tuyến tụy và gây ra viêm tuyến tụy. Các bệnh truyền nhiễm làm tăng nguy cơ gây viêm tuyến tụy 5. Nồng độ cao các triglycerid trong máu cũng góp phần quan trọng làm cho tuyến tụy bị viêm làm cho nó làm việc ở chế độ overdrive (tăng tốc) tiêu hóa mức độ cao các chất béo xấu. 6. Yếu tố di truyền làm cho một số bệnh nhân dễ bị phát triển tình trạng viêm tuyến tụy. 7. Dị tật bẩm sinh ở tụy chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ của tất cả các nguyên nhân gây viêm tuyến tụy. 8. Ung thư tuyến tụy lây lan khá nhanh chóng và là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm nhất của tuyến tụy bị viêm. 9. Một số rối loạn tự miễn dịch gây ra hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công và ảnh hưởng đến các cơ quan chính và các hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả tuyến tụy và túi mật dẫn đến tình trạng tuyến tụy bị viêm. 10.Bụng chấn thương gây ra sự gián đoạn trong sản xuất các loại dịch tụy dẫn đến nguyên nhân làm cho tuyến tụy bị viêm . Viêm tụy cấp thường xuất hiện một số biểu hiện ra bên ngoài, đây là báo hiệu những biến chứng nguy hiểm về sau mà mọi người cần quan tâm khắc phục: 2.1. Gây cơn đau cấp nghiêm trọng Bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau cấp tính nghiêm trọng tại vùng trên rốn, dưới mạn sườn phải nơi vị trị tụy xuất hiện. Cơn đau dai dẳng kéo dài, nhiều cơn đau quặn làm người bệnh mệt, mất sức và không thể hoạt động. Nặng nhất là cơn đau có thể kéo dài liên tục vài ngày liền. 2.2. Gây chứng rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là biến chứng điển hình của viêm tụy Ăn không tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, …do tuyến tụy cũng tham gia tiết enzyme tiêu hóa thức ăn nên khi tụy bị viêm thì chức năng của tuyến tụy sẽ bị ảnh hưởng gây rối loạn đường tiêu hóa. 2.3. Sốt Sốt là dấu hiệu thường gặp khi cơ thể bị viêm, tuy nhiên nếu như bị viêm tụy cấp dẫn tới sốt cao mà không khắc phục điều trị bệnh sớm có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh, gây co giật… Cần giảm sốt trong mọi người hợp để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm do sốt cao gây nên. 2.4. Biến chứng nặng Một số biến chứng nặng có thể xảy ra khác như gây chảy máu, hoại tử tế bào tụy, bệnh nhân có thể bị khó thở, suy giảm hô hấp, bệnh tim mạch tụt huyết áp,…;;;;;Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy, nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do giun chui ống mật tụy. Bệnh không được xử trí kịp thởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Triệu chứng bệnh viêm tụy Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy Đau là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh viêm tụy. Hầu hết người mắc viêm tụy cấp đều có triệu chứng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, dưới mũi kiếm xương ức. Đau thường lan ra sau nhưng đôi khi đau còn xuất hiện ở vùng hạ vị. Nếu viêm tụy cấp do sỏi mật hoặc do giun thì đau xuất hiện đột ngột và nhanh chóng, đau dữ dội chỉ trong vòng vài phút. Đau có thể kéo dài liên tục trong vòng vài ngày. Bên cạnh đó, mỗi khi người bệnh ho, cử động mạnh, thở sâu đều làm tăng đau. Tư thế ngồi xổm hoặc nằm phủ phục (tư thế Hồi giáo) cũng có thể giảm đau phần nào. Thể trạng bệnh nhân có thể thay đổi rõ trong viêm tụy cấp. Ngoài triệu chứng đau, các dấu hiệu khác của bệnh viêm tụy có thể đi kèm: Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm tụy cấp có là giun chui ống mật tụy, tuy nhiên bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể có những biểu hiện như mất nước và hạ huyết áp. Các cơ quan như tim, phổi, thận có thể bị rối loạn chức năng. Nếu xuất hiện chảy máu trong tụy (thể hoại tử xuất huyết) thì người bệnh dễ rơi vào sốc vào đôi khi tử vong. Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh viêm tụy cấp có là giun chui ống mật tụy, tuy nhiên bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên: – Sỏi mật – Lạm dụng thức uống có cồn – Sử dụng estrogen – Các thuốc như furosemide và azathioprine – Người bệnh mắc bệnh quai bị – Hội chứng cường giáp và tăng nồng độ canxi trong máu – Hội chứng tăng lipid máu (đặc biệt là tăng triglyceride) – Tổn thương tụy do bị vết thương đâm thấu hoặc do chấn thương do vật tù (đấm, đá, tai nạn giao thông) – Tổn thương tụy do phẫu thuật ổ bụng hoặc nội soi – Ung thư tuyến tụy – Giảm tưới máu trầm trọng (sốc kéo dài) – Người bệnh mắc viêm tụy do di truyền – Ghép thận